SlideShare a Scribd company logo
1 of 106
THUYẾT MINH DỰ ÁN
CHĂN NUÔI LỢN CHẤT LƯỢNG CAO
TỔNG CÔNG
Địa điểm:
DỰ ÁN
CHĂN NUÔI LỢN CHẤT LƯỢNG CAO
Địa điểm:
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN
ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT
Giám đốc
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 5
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ................................................................. 5
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN........................................................ 5
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ........................................................................ 5
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ......................................................................... 7
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN.............................................................. 8
5.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 8
5.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 8
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN........................ 9
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ
ÁN................................................................................................................. 9
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. .................................................. 9
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án.......................................................13
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG.....................................................16
2.1. Nhu cầu thị trường thịt ............................................................................16
2.2. Nhu cầu thị trường thịt heo toàn cầu ........................................................18
2.3. Thị trường rau quả ..................................................................................21
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN...........................................................................24
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...........................................................24
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư..................................27
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ...................................32
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
2
4.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................32
4.2. Hình thức đầu tư.....................................................................................32
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.32
5.1. Nhu cầu sử dụng đất................................................................................32
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.............32
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ...................33
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..............33
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ......34
2.1. Kỹ thuật chăn nuôi đàn lợn......................................................................34
2.2. Kỹ thuật trồng một số cây lâu năm...........................................................40
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................72
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG....................................................................72
1.1. Chuẩn bị mặt bằng ..................................................................................72
1.2. Phương án tổng thểbồi thường, giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư:................72
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật....................................72
1.4. Các phương án xây dựng công trình.........................................................73
1.5. Các phương án kiến trúc..........................................................................74
1.6. Phương án tổ chức thực hiện ...................................................................76
1.7. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý .....................76
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG................................77
I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................77
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
3
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. ...............77
III. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG ......................................78
3.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................79
3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................80
IV. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM ...............................82
4.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................82
4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................84
V. KẾT LUẬN..............................................................................................85
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ
HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .............................................................................87
I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN..................................................87
II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN.......................90
2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án........................................................90
2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án:........................90
2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: ................................................................90
2.4. Phương ánvay. ........................................................................................91
2.5. Các thông số tài chính của dự án..............................................................91
KẾT LUẬN ..................................................................................................95
I. KẾT LUẬN. ..............................................................................................95
II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. .....................................................................95
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ...............................96
Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án.................................96
Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .......................................................97
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
4
Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm....................................98
Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm.....................................................99
Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án..........................................100
Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn.................................101
Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. .........................102
Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). ...........................103
Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).......................104
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
5
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
Tên doanh nghiệp/tổ chức:
Điện thoại: …………….Fax: ……………….Email: ...................................
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án:
“Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
Địa điểm thực hiện dự án:.
Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: ha.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án:
Trong đó:
+ Vốn tự có (30%) : 10..000 đồng.
+ Vốn vay - huy động (70%) : 23.567.215.000 đồng.
Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
Doanh thu từ heo thịt 4.000 con/năm
Doanh thu từ trồng trọt 254 tấn/năm
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Nước ta hiện là một nước nông nghiệp, trong quá trình xây dựng đất nước
Đảng và nhà nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa.
Trong những năm gần đây nền kinh tế- xã hội nước ta đã phát triển một cách
mạnh mẽ. Các ngành công nghiệp, dịch vụ và công nghệ phát triển đa dạng. Tuy
nhiên đối với Việt Nam nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng trong đó
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
6
chăn nuôi đóng vai trò quan trọng thiết yếu. Đặc biệt những năm gần đây thời
tiết khắc nghiệt, dịch bệnh hoành hành, giá cả mặt hàng nông nghiệp và chăn
nuôi bấp bênh. Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, lương thực, thực
phẩm đặc biệt là thịt heo không cung cấp đủ cho thị trường nội địa dẫn đến ảnh
hưởng đến vấn đề an ninh lương thực của đất nước. Chính vì vậy, sản xuất nông
nghiệp luôn được các cấp lãnh đạo và cơ quan nhà nước quan tâm, đặc biệt là
vấn đề đầu tư và tiếp cận các công nghệ, kỹ thuật tiến bộ trong trồng trọt và chăn
nuôi từng bước nâng cao năng xuất. Đồng thời với nhiều chính sách ưu đãi đầu
tư của nhà nước trong các ngành sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho
ngành kinh tế này phát triển và từng bước đi vào hiện đại.
Các sản phẩm nuôi của Việt Nam chủ yếu vẫn để tiêu thụ ở thị trường nội
địa. Với thị trường xuất khẩu, chúng ta thường hay không thành công là do chất
lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế. Hơn
nữa, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, mà cụ thể là thịt heo hiện đang đứng trước
một thực tế khó khăn là giá bán khá cao so với một số nước khác, không cạnh
tranh được mà nguyên nhân sâu xa cũng chính vì hình thức chăn nuôi ở nước ta
vẫn là hình thức truyền thống và lạc hậu nên năng suất sản lượng thấp, chi phí
cao.
Hiện nay các cơ sở chăn nuôi kỹ thuật tiên tiến hiện đại vẫn còn ít. Quy mô
của các cơ sở vẫn còn nhỏ hẹp, chưa thể cung cấp ra thị trường cùng một lúc
một lượng sản phẩm lớn. Trong khi đó nhu cầu về nông sản thực phẩm cụ thể là
thịt heo của thị trường là rất cao, nhất là heo được chăn nuôi từ quy trình kỹ
thuật hiện đại, đảm bảo chất lượng, an toàn và vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh thị
trường trong nước còn rộng lớn thì thị trường xuất khẩu còn bỡ ngỡ.
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
7
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Chăn
nuôi lợn chất lượng cao”tại xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnhcung
cấp heo thịt và các loại nông sảnnhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của
mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật
thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngành nông nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh.
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
 Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc
hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18
tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm
2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc
Hộinước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
 Nghị định số148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ
sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm
2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp;
 Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của
Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
 Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn
xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
8
 Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn
đầu tư xây dựng công trình và giá xât dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình
năm 2020;
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN
5.1. Mục tiêu chung
 Phát triển dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” theohướng chuyên
nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm, chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế
cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp đảm bảo tiêu
chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu,
đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như
của cả nước.
 Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của
khu vực tỉnh Hà Tĩnh.
 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,
đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của
địa phương, của tỉnh Hà Tĩnh.
 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho
nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá
môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.
5.2. Mục tiêu cụ thể
 Phát triển theo mô hình “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”cung cấp heo
thịt và các loại nông sản đem lại sản phẩm chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế
cao.
 Dự án sản xuất với quy mô, công suất như sau:
Doanh thu từ heo thịt 4.000 con/năm
Doanh thu từ trồng trọt 254 tấn/năm
 Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
9
chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.
 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng
cao cuộc sống cho người dân.
 Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Hà
Tĩnhnói chung.
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN
DỰ ÁN.
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.
Vị trí địa lý
Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
10
Huyện Cẩm Xuyên có vị trí địa lý:
Phía nam giáp huyện Kỳ Anh
Phía bắc giáp Thành phố Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà
Phía tây giáp huyện Hương Khê và huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Phía đông giáp biển Đông.
Địa hình
Hà Tĩnh nằm cách thủ đô Hà Nội 340 km về phía Bắc, ở phía đông dãy
Trường Sơn với địa hình hẹp, dốc và nghiêng từ tây sang đông, độ dốc trung
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
11
bình 1,2%, có nơi 1,8%. Lãnh thổ chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam và bị
chia cắt mạnh bởi các sông suối nhỏ của dãy Trường Sơn với nhiều dạng địa
hình chuyển tiếp, xen kẻ lẫn nhau. Sườn Đông của dãy Trường Sơn nằm ở phía
tây, có độ cao trung bình 1500 mét, đỉnh Rào Cọ 2.235 mét, phía dưới là vùng
đồi thấp giống bát úp, tiếp nữa là dải đồng bằng nhỏ hẹp chạy ra biển có độ cao
trung bình 5 mét và sau cùng là dãy cát ven biển bị nhiều cửa lạch chia cắt. Tỉnh
Hà Tĩnh được chia làm bốn loại địa hình cơ bản gồm:
Vùng núi cao nằm ở phía Đông của dãy Trường Sơn, địa hình dốc bị chia
cắt mạnh, tạo nên thành những thung lũng nhỏ hẹp chạy dọc theo các triền sông
lớn của hệ thống sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu và Rào Trổ.
Vùng trung du và bán sơn địa là vùng chuyển từ vùng núi cao xuống vùng đồng
bằng, chạy dọc phía tây nam đường Hồ Chí Minh, địa hình có dạng xen lẫn giữa
các đồi trung bình và thấp với đất ruộng.
Vùng đồng bằng chạy dọc hai bên Quốc lộ 1A theo chân núi Trà Sơn và
dải ven biển với địa hình tương đối bằng phẳng do quá trình bồi tụ phù sa của
các sông, phù sa biển trên các vỏ phong hoá Feralit hay trầm tích biển.
Vùng ven biển nằm ở phía Đông đường Quốc lộ 1A, địa hình vùng này
được tạo bởi những đụn cát, ở những vùng trũng được lấp đầy bởi những trầm
tích, đầm phá hay phù sa. Ngoài ra, vùng này còn xuất hiện các dãy đồi núi sót
chạy dọc ven biển và nhiều bãi ngập mặn được tạo ra từ nhiều cửa sông.
Thời tiết khí hậu
Hà Tĩnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều.
Ngoài ra, Hà Tĩnh còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
12
và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có
một mùa đông giá lạnh của miền Bắc; nên thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt.
Hàng năm, Hà Tĩnh có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa hè.
Mùa hè: Từ tháng 4 đến tháng 10, đây là mùa nắng gắt, khô hạn kéo dài
kèm theo nhiều đợt gió phơn Tây Nam (gió Lào) khô nóng, nhiệt độ có thể lên
tới hơn 40 °C, khoảng cuối tháng 7 đến tháng 10 thường có nhiều đợt bão kèm
theo mưa lớn gây ngập úng nhiều nơi, lượng mưa lớn nhất 500 mm/ngày đêm.
Mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này chủ yếu có gió
mùa Đông Bắc kéo theo gió lạnh và mưa phùn, nhiệt độ có thể xuống tới 7 °C
Khí hậu
Hà Tĩnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều.
Ngoài ra, Hà Tĩnh còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc
và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có
một mùa đông giá lạnh của miền Bắc; nên thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt.
Hàng năm, Hà Tĩnh có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa hè:
Mùa hè: Từ tháng 4 đến tháng 10, đây là mùa nắng gắt, khô hạn kéo dài
kèm theo nhiều đợt gió phơn Tây Nam (gió Lào) khô nóng, nhiệt độ có thể lên
tới hơn 40 °C, khoảng cuối tháng 7 đến tháng 10 thường có nhiều đợt bão kèm
theo mưa lớn gây ngập úng nhiều nơi, lượng mưa lớn nhất 500 mm/ngày đêm.
Mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này chủ yếu có gió
mùa Đông Bắc kéo theo gió lạnh và mưa phùn, nhiệt độ có thể xuống tới 7 °C.
Tài nguyên thiên nhiên
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
13
Hà Tĩnh hiện có 276.003 ha rừng, gồm 199.847 ha rừng tự nhiên và
76.156 ha rừng trồng, với độ che phủ của rừng đạt 45 %. Rừng tự nhiên thường
gặp là kiểu rừng nhiệt đới, vùng núi cao có thể gặp các loại rừng lá kim á nhiệt
đới. Rừng trồng phần lớn là thông nhựa. Hà Tĩnh có thảm thực vật rừng đa dạng
với hơn 86 họ và 500 loài cây gỗ, gồm nhiều loại gỗ quý như lim xanh, sến, táu,
đinh, gụ, pơmu... và nhiều loài thú quý hiếm như hổ, báo, hươu đen, dê sừng
thẳng, trĩ, gà lôi và các loài bò sát khác.
Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km với nhiều cửa sông lớn với khoảng 267
loài cá, thuộc 90 họ, trong đó có 60 loài có giá trị kinh tế cao, 20 loài tôm,
nhuyễn thể như sò, mực,... Về khoáng sản, tỉnh có trữ lượng khoáng sản nằm rải
rác ở hầu khắp các huyện gồm than đá, sắt, thiếc, phosphorit, than bùn, cao lanh,
cát thuỷ tinh, thạch anh.
Hà Tĩnh có nhiều sông nhỏ và bé chảy qua, con sông lớn nhất là sông La
và sông Lam, ngoài ra có sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Ngàn Trươi, Rào Cái.
Tổng chiều dài các con sông khoảng 400 km, tổng sức chứa 13 tỷ m³. Còn hồ
Kẻ Gỗ, hồ Sông Rác, hồ Cửa Thờ Trại Tiểu, đập Đồng Quốc Cổ Đạm... ước
khoảng 600 triệu m³.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án.
Kinh tế
Quy mô GRDP năm 2020 theo giá hiện hành ước đạt 81.818,42 tỷ đồng.
Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 12.940,29 tỷ đồng
chiếm tỷ trọng 15,81%; khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 34.322,17 tỷ
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
14
đồng chiếm 41,95%; khu vực dịch vụ ước đạt 27.612,81 tỷ đồng chiếm 33,75%
và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước đạt 6.943,16 tỷ đồng chiếm 8,49%
trong tổng chung.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: Năm 2020 đạt mức tăng trưởng
khá. Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 3,59% đóng góp 0,38 điểm phần trăm
trong mức tăng chung; ngành lâm nghiệp tăng 2,81% đóng góp 0,03 điểm phần
trăm. Điểm sáng của khu vực này là ngành thủy sản đạt kết quả khá với mức
tăng 5,46%, nhưng do chiếm tỷ trọng nhỏ nên chỉ đóng góp 0,09 điểm phần
trăm.
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
15
Cơ cấu kinh tế Hà Tĩnh trong những năm qua đã chuyển dịch theo hướng
tích cực tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, giảm khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tuy nhiên năm 2020 do ảnh hưởng của dịch
Covid-19; thiên tai, lũ lụt và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung kéo dài từ năm
2019 đến nay đã làm thay đổi tỷ trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế, cụ thể đến
nay khu vực công nghiêp- xây dựng chiếm 41,95% giảm 1,03 điểm % so với
năm 2019; khu vực dịch vụ chiếm 33,75%, giảm 0,83 điểm %; khu vực thuế sản
phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,49% giảm 0,23 điểm % so với năm 2019 và
khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 15,81%, tăng 2,09 điểm %.
Dân số
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
16
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Hà Tĩnh đạt
1.288.866 người, mật độ dân số đạt 205 người/km². Trong đó dân số sống tại
thành thị đạt 251.968 người, chiếm 19,5% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông
thôn đạt 1.036.898 người, chiếm 80,5%. Dân số nam đạt 640.709 người, trong
khi đó nữ đạt 648.157 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương
tăng 0.49 ‰. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2020 là hơn 28%.
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
2.1. Nhu cầu thị trường thịt
Nhu cầu thị trường nội địa
Chăn nuôi lợn tiếp tục đà hồi phục trên cả nước, dịch tả lợn châu Phi được
kiểm soát, chỉ còn phát sinh những ổ dịch nhỏ lẻ. Ước tính tổng số lợn của cả
nước tính đến thời điểm cuối tháng Ba năm 2021 tăng 11,6% so với cùng thời
điểm năm 2020; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng quý I ước tính đạt 1.018,8
nghìn tấn, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước.
2. Thị trường thức ăn chăn nuôi
Báo cáo từ Tổng cục Hải quan cho biết trong tháng 2/2021, Việt Nam nhập
khẩu hơn 321,2 triệu USD giá trị thức ăn gia súc và nguyên liệu, tăng 8,8% so
với cùng kì năm 2020, dù trong giai đoạn này, thị trường nghỉ Tết Nguyên đán
một tuần.
Về nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng
2 tăng hơn 27,1% so với năm ngoái lên 394.496 tấn, với giá trị nhập khẩu tăng
33,4% lên hơn 102,6 triệu USD. Nhập khẩu ngô tăng tới 77,6% về khối lượng
lên 545.800 tấn, và tăng 130,3% về giá trị lên 146,7 triệu USD.
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
17
Nhập khẩu đậu nành cũng tăng mạnh 67,2% lên 216.369 tấn, và tăng
119,8% về giá trị lên hơn 117,85 triệu USD.
Giá trị nhập khẩu dầu mỡ động thực vật tăng hơn 38,5% so với cùng kì
năm 2020 lên 77,3 triệu USD. Trên thị trường thế giới, giá hợp đồng ngô giao
tháng 5 tăng 0,25 US cent lên 5,39.
Tình hình nhập khẩu một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (Nguồn: Tổng cục
Hải quan)
Biến động về giá
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
18
Biến động giá heo hơi trong nước tháng 2 (Nguồn:Tổng hợp thị trường. Đơn vị:
đồng/kg)
Tháng 2, giá heo hơi tiếp tục giảm mạnh ở cả ba miền do nhu cầu tiêu thụ
suy yếu. Giá đã giảm khoảng 5,5 – 8% so với đầu tháng và hiện dao động trong
khoảng 74.000 – 78.000 đồng/kg.
Tình hình tiêu thụ
Bộ Công Thương dẫn số liệu tính toán từ số liệu từ Tổng cục Hải quan
cho biết trong tháng 2, Việt Nam nhập khẩu 10.250 tấn thịt heo tươi, ướp lạnh
hoặc đông lạnh (mã HS 0203), trị giá 24,34 triệu USD, tăng 322,4% về lượng và
tăng 401,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, Nga, Canada, Brazil, Ba Lan và Mỹ là 5 thị trường lớn nhất
cung cấp thịt heo cho Việt Nam trong tháng 1/2021.
Dự báo, triển vọng
Năm 2021, Cục Chăn nuôi - Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu tăng trưởng giá
trị sản xuất toàn ngành chăn nuôi đạt khoảng 5 - 6%. Sản lượng thịt các loại đạt
khoảng 5,7 triệu tấn.
Trong đó thịt heo đạt khoảng 3,67 triệu tấn, tăng 6,1% so với năm 2020;
thịt gia cầm đạt khoảng 1,5 triệu tấn, tăng 5,8%; thịt bò đạt khoảng 395 nghìn
tấn, tăng 6%; sản lượng trứng đạt khoảng 15,6 tỷ quả, tăng 7,5% và sản lượng
sữa đạt khoảng 1,21 triệu tấn, tăng 11,5% so với năm 2020.
2.2. Nhu cầu thị trường thịt heo toàn cầu
Sản lượng thịt heo toàn cầu năm 2021 tăng gần 2% lên 103,8 triệu tấn do
ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc đang tiếp tục phục hồi từ dịch tả châu phi
ASF. Giá tăng tiếp tục khuyến khích các nhà sản xuất mở rộng quy mô nuôi, kéo
theo dự báo sản lượng của Trung Quốc tăng hơn 5%.
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
19
Xuất khẩu thịt lợn toàn cầu năm 2021 tăng gần 3% lên 11,1 triệu tấn do
nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc.
Nguồn cung dồi dào có thể xuất khẩu trên khắp thế giới dự kiến sẽ sang
thị trường Trung Quốc do tiêu thụ tại thị trường chủ chốt này tiếp tục thấp hơn
nhiều so với trước khi dịch tả diễn ra. Trong khi đó, đồng peso yếu và nền kinh
tế trong nước chậm chạp dẫn đến kỳ vọng nhập khẩu của Mexico giảm.
Sản lượng sản xuất thịt heo hơi trên thế giới – đơn vị: 1.000 tấn
Quốc gia 2017 2018 2019
Tháng
10
Tháng
1
Tháng
10
Tháng
1
2020 2020 2021 2021
Brazil 3,725 3,763 3,975 4,125 4,125 4,275 4,250
Canada 1,958 1,955 2,000 2,110 2,085 2,110 2,090
Trung
Quốc
54,518 54,040 42,550 38,000 38,000 41,500 43,500
EU 23,660 24,082 23,956 24,000 24,000 24,150 24,040
Hồng
Kông
126 128 74 61 61 75 70
Nhật Bản 1,272 1,284 1,279 1,285 1,295 1,295 1,300
Hàn Quốc 1,280 1,329 1,364 1,396 1,400 1,315 1,340
Mexico 1,267 1,321 1,408 1,460 1,450 1,520 1,495
Philippines 1,563 1,601 1,585 1,275 1,115 1,350 1,075
Hoa Kỳ 11,611 11,943 12,543 12,778 12,841 12,938 12,963
Các nước
khác
11,076 11,494 11,244 11,159 11,385 11,632 11,632
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
20
Quốc gia 2017 2018 2019
Tháng
10
Tháng
1
Tháng
10
Tháng
1
2020 2020 2021 2021
Tổng cộng 112,056 112,940 101,978 97,875 97,757 102,160 103,755
Sản lượng tiêu thụ thịt heo trên thế giới – đơn vị: 1.000 tấn
Quốc gia 2017 2018 2019
Tháng
10
Tháng
1
Tháng
10
Tháng
1
2020 2020 2021 2021
Brazil 2,951 3,043 3,116 2,927 2,949 3,030 3,025
Canada 873 913 947 900 860 905 885
Trung
Quốc
55,812 55,295 44,866 42,700 43,050 45,875 47,995
EU 20,909 21,258 20,424 20,168 19,668 20,420 19,960
Hồng
Kông
573 539 405 441 441 435 430
Nhật Bản 2,729 2,774 2,714 2,710 2,685 2,725 2,715
Hàn Quốc 1,926 2,001 2,011 1,938 1,942 1,955 1,980
Mexico 1,983 2,116 2,159 2,110 2,015 2,190 2,065
Philippines 1,801 1,883 1,806 1,424 1,264 1,549 1,274
Hoa Kỳ 9,541 9,747 10,066 9,895 10,021 10,010 10,106
Các nước
khác
12,355 12,661 12,429 11,980 12,262 12,553 12,553
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
21
Quốc gia 2017 2018 2019
Tháng
10
Tháng
1
Tháng
10
Tháng
1
2020 2020 2021 2021
Tổng cộng 111,453 112,230 100,943 97,475 97,157 101,647 102,988
2.3. Thị trường rau quả
Thị trường thế giới
Thái Lan: Theo nguồn producereport.com, tại Thái Lan, vùng trồng sầu
riêng chính ở miền đông nước này sẽ sớm bắt đầu vụ thu hoạch. Tuy nhiên, do
đại dịch Covid-19, những quy định nghiêm ngặt được triển khai tại các tỉnh
Chanthaburi, Rayong và Trat đang tác động lên xuất khẩu tất cả các loại trái cây,
đặc biệt là sầu riêng. Trong năm 2020, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu
riêng lớn nhất của Thái Lan. Để đẩy mạnh xuất khẩu sầu riêng và củng cố niềm
tin với người tiêu dùng, Ủy ban Thương mại Thái Lan triển khai hàng loạt biện
pháp, bao gồm khử trùng các loại trái cây và dán nhãn “NoCOVID-19”, tạo điều
kiện cho các nhà chức trách Trung Quốc tra soát quy trình trồng, đóng gói và
vận chuyển sầu riêng.
Theo cơ quan Hải quan Thái Lan, năm 2020, trị giá xuất khẩu sầu riêng
của Thái Lan sang Trung Quốc đạt 576 nghìn tấn, trị giá 2,51 tỷ USD, giảm
4,6% về lượng, nhưng tăng 47,6% về trị giá so với năm 2019. Trị giá xuất khẩu
sầu riêng tăng mạnh là do giá xuất khẩu tăng cao. Do tác động của đại dịch, tốc
độ xuất khẩu sầu riêng giảm mạnh trong nửa cuối năm 2020. Trong nửa đầu
năm 2020 trị giá xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan đạt 1,64 tỷ USD, trong khi
trong nửa cuối năm 2020 chỉ đạt 868 triệu USD. Tính riêng tháng 12/2020, xuất
khẩu sầu riêng của Thái Lan sang Trung Quốc đạt 7.143 tấn, trị giá 38,4 triệu
USD, là mức thấp nhất theo tháng trong năm 2020.
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
22
Nhu cầu sầu riêng tại Trung Quốc tăng trong những năm gần đây đã thúc
đẩy người trồng sầu riêng Thái Lan tăng diện tích trồng, đây là nguyên nhân làm
giảm sản lượng của các cây trồng khác. Theo Văn phòng Kinh tế Nông nghiệp
của Thái Lan, sản lượng sầu riêng của miền Nam Thái Lan dự báo tăng 22%
trong năm 2021 so với năm 2020.
Tình hình xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam
Trong cơ cấu hàng rau quả xuất khẩu, nhóm quả và quả hạch xuất khẩu
trong tháng 1/2021 ghi nhận mức tăng trưởng cao, đạt 216,44 triệu USD, tăng
26,4% so với tháng 12/2020 và tăng 4,1% so với tháng 1/2020. Trong đó, trị giá
xuất khẩu thanh long tươi hoặc đông lạnh đạt 119,85 triệu USD, tăng 64% so
với tháng 12/2020 và tăng 14,7% so với tháng 1/2020. Thanh long tươi hoặc
đông lạnh là chủng loại quả xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng
rau quả xuất khẩu trong tháng 1/2021. Bên cạnh đó, trị giá xuất khẩu nhiều
chủng loại trái cây và hạt chính cũng ghi nhận mức tăng trưởng khá cao trong
tháng 01/2021 như xoài, dừa, chuối, hạt óc chó, hạt macadamia.
Đối với nhóm sản phẩm chế biến, trị giá xuất khẩu trong tháng 01/2021
đạt 64,43 triệu USD, giảm 21,1% so với tháng 12/2020, nhưng tăng 29,3% so
với tháng 1/2020. Trong đó, mặt hàng nước dừa, cơm dừa sấy xuất khẩu đạt
11,45 triệu USD, tăng 237,3% so với tháng 1/2020. Ngoài ra, trị giá xuất khẩu
một số chủng loại rau, củ, quả đã qua chế biến tăng so với tháng 12/2020 và so
với tháng 1/2020 như lá nho chế biến, nước dứa, dứa sấy, khoai lang sấy, nước
mãng cầu, thạch, nước lạc tiên.
Đáng chú ý, nhóm hàng rau củ ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất so
với các nhóm hàng khác, trong tháng 1/2021 đạt 26,9 triệu USD, tăng 35,4% so
với tháng 12/2020, tăng 46,3% so với tháng 1/2020. Trong đó, ớt là chủng loại
xuất khẩu nhiều nhất đạt 6,8 triệu USD, tăng 21,2% so với tháng 12/2020, tăng
67,2% so với tháng 1/2020. Bắp cải xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng rất cao
trong tháng 1/2021.
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
23
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
24
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án
Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục xây dựng như sau:
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 427.782,80 m2
A KHU TRUNG TÂM TRANG TRẠI -
1 Cổng 3,50 m2
2 Nhà bảo vệ và cách ly 95,04 m2
3 Nhà sát trùng xe ôtô 88,00 m2
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
25
TT Nội dung Diện tích ĐVT
4 Đường giao thông nội bộ - m2
5 Bệ xuất nhập heo 15,00 m2
6 Nhà chờ xuất heo 72,00 m2
7 Đường dẫn heo - m2
8 Nhà kho cám kho thuốc 96,00 m2
9 Nhà heo thịt 5.600,00 m2
10 Ao biogas 5.000,00 m2
11 Ao lắng 5.000,00 m2
12 Nhà sát trùng người 73,60 m2
13 Nhà điều hành 200,00 m2
14 Nhà bếp + ăn 120,00 m2
15 Nhà ở cán bộ kỹ thuật 160,00 m2
16 Nhà ở công nhân 256,00 m2
17 Nhà sát trùng người 200,00 m2
18 Sân thể thao 73,60 m2
19 Kho cám + kho thuốc 160,00 m2
20 Đường vận chuyển cám - m2
21 Khu cây xanh dự trữ 48.050,08 m2
B KHU TRỒNG CÂY 362.519,98 m2
Hệ thống tổng thể
- Hệ thống cấp nước Hệ thống
- Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống
- Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
26
TT Nội dung Diện tích ĐVT
- Hệ thống PCCC Hệ thống
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
27
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư
ĐVT: 1000 đồng
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
I Xây dựng 427.782,80 m2 17.093.528
A KHU TRUNG TÂM TRANG TRẠI - -
1 Cổng 3,50 m2 2.500 8.750
2 Nhà bảo vệ và cách ly 95,04 m2 1.700 161.568
3 Nhà sát trùng xe ôtô 88,00 m2 1.700 149.600
4 Đường giao thông nội bộ - m2 -
5 Bệ xuất nhập heo 15,00 m2 950 14.250
6 Nhà chờ xuất heo 72,00 m2 1.700 122.400
7 Đường dẫn heo - m2 -
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
28
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
8 Nhà kho cám kho thuốc 96,00 m2 1.610 154.560
9 Nhà heo thịt 5.600,00 m2 1.530 8.568.000
10 Ao biogas 5.000,00 m2 180 900.000
11 Ao lắng 5.000,00 m2 180 900.000
12 Nhà sát trùng người 73,60 m2 1.700 125.120
13 Nhà điều hành 200,00 m2 1.700 340.000
14 Nhà bếp + ăn 120,00 m2 1.700 204.000
15 Nhà ở cán bộ kỹ thuật 160,00 m2 1.700 272.000
16 Nhà ở công nhân 256,00 m2 1.700 435.200
17 Nhà sát trùng người 200,00 m2 1.700 340.000
18 Sân thể thao 73,60 m2 550 40.480
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
29
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
19 Kho cám + kho thuốc 160,00 m2 1.610 257.600
20 Đường vận chuyển cám - m2 -
21 Khu cây xanh dự trữ 48.050,08 m2 -
B KHU TRỒNG CÂY 362.519,98 m2
-
Hệ thống tổng thể
- Hệ thống cấp nước Hệ thống 1.300.000 1.300.000
- Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống 900.000 900.000
- Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 1.100.000 1.100.000
- Hệ thống PCCC Hệ thống 800.000 800.000
II Thiết bị 5.848.382
1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 300.000 300.000
2 Thiết bị chăn nuôi heo Trọn Bộ 3.248.382 3.248.382
3 Thiết bị trồng trọt Trọn Bộ 1.500.000 1.500.000
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
30
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
4 Thiết bị vận tải, đi lại Trọn Bộ 700.000 700.000
5 Thiết bị khác Trọn Bộ 100.000 100.000
III Chi phí quản lý dự án 2,629 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 603.132
IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 1.559.197
1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,468 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 107.441
2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 0,853 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 195.709
3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 2,034 GXDtt * ĐMTL% 347.650
4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 1,119 GXDtt * ĐMTL% 191.208
5
Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả
thi
0,058 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 13.234
6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 0,166 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 38.090
7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,175 GXDtt * ĐMTL% 29.845
8 Chi phí thẩm tra dự toán côngtrình 0,169 GXDtt * ĐMTL% 28.914
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
31
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 2,428 GXDtt * ĐMTL% 415.114
10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 0,718 GTBtt * ĐMTL% 41.991
11
Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi
trường
TT 150.000
V Chi phí đền bù, GPMB TT 2.200.000
VI Chi phí vốn lưu động TT 4.760.000
1 Nhập heo thịt 2.000,0 TT 1.050 2.100.000
2 Thức ăn chăn nuôi 180.000,0 TT 12 2.160.000
2 Thuốc chăn nuôi TT 200.000
Chi phí trồng trọt TT 300.000
VII Chi phí dự phòng 5% 1.603.212
Tổng cộng 33.667.451
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
32
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
4.1. Địa điểm xây dựng
Dự án“Chăn nuôi lợn chất lượng cao” được Hình thức đầu tư
Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới.
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO
5.1. Nhu cầu sử dụng đất
Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án
Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa
phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là
tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử
dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho
quá trình thực hiện.
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
33
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 427.782,80 m2
A KHU TRUNG TÂM TRANG TRẠI -
1 Cổng 3,50 m2
2 Nhà bảo vệ và cách ly 95,04 m2
3 Nhà sát trùng xe ôtô 88,00 m2
4 Đường giao thông nội bộ - m2
5 Bệ xuất nhập heo 15,00 m2
6 Nhà chờ xuất heo 72,00 m2
7 Đường dẫn heo - m2
8 Nhà kho cám kho thuốc 96,00 m2
9 Nhà heo thịt 5.600,00 m2
10 Ao biogas 5.000,00 m2
11 Ao lắng 5.000,00 m2
12 Nhà sát trùng người 73,60 m2
13 Nhà điều hành 200,00 m2
14 Nhà bếp + ăn 120,00 m2
15 Nhà ở cán bộ kỹ thuật 160,00 m2
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
34
TT Nội dung Diện tích ĐVT
16 Nhà ở công nhân 256,00 m2
17 Nhà sát trùng người 200,00 m2
18 Sân thể thao 73,60 m2
19 Kho cám + kho thuốc 160,00 m2
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ
2.1. Kỹ thuật chăn nuôi đàn lợn
a) Giữ đàn lợn nuôi trong môi trường được bảo vệ:
+ Khu vực chăn nuôi phải cách xa nhà ở;
+ Có hàng rào ngăn cách với các khu vực khác;
+ Hạn chế tối đa người lạ đi vào khu vực chăn nuôi;
+ Trước cổng, trước mỗi dãy chuồng phải có hố sát trùng;
+ Phải thường xuyên định kỳ tiêu độc khử trùng dụng cụ và khu vực chăn
nuôi;
+ Chất thải chăn nuôi được thu gom và xử lý bằng các biện pháp thích hợp.
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
35
Trang trại nuôi lợn
b) Chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý tốt đàn lợn:
+ Cung cấp đầy đủ thức ăn chăn nuôi tự chế biến theo kỹ thuật chế biến thức
ăn chăn nuôi hữu cơ.
+ Nước uống sạch cho gia lợn;
+ Chuồng nuôi đúng quy cách và đảm bảo mật độ nuôi hợp lý;
+ Định kỳ tiêm phòng và tẩy giun sán cho lợn.
c) Kiểm soát mọi thứ ra vào khu vực chăn nuôi:
+ Phải biết rõ lai lịch nguồn gốc, tình trạng bệnh tật của đàn lợn mới nhập;
+ Lợn mới mang về phải nuôi cách ly theo quy định;
+ Kiểm soát thức ăn chăn nuôi và dụng cụ chăn nuôi đưa vào trại;
+ Tránh để chim hoang dã, các loài gặm nhấm, chó, mèo, chuột và người lạ
vào khu vực chăn nuôi.
d) Sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn cho người sử dụng:
+ Thời gian ngưng thuốc trước khi bán để giết mổ đúng quy định.
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
36
+ Có sổ sách ghi chép thời gian dùng vắc-xin và thuốc phòng trị bệnh cụ thể
của từng đàn, cá thể.
e) Mục tiêu nuôi dưỡng:
- Tốn ít thức ăn, lợn khỏe mạnh, lớn nhanh.
- Chất lượng thịt tốt, tỷ lệ thịt nạc cao, tỷ lệ thịt móc hàm cao, an toàn với
người tiêu dùng.
- Chi phí thức ăn thấp nhất bằng cách tự sản xuất thức ăn cho lợn bằng
nguồn nguyên liệu sẵn có như ngô, khoai, sắn,...vừa tiết kiệm chi phí và đem lại
nguồn dinh dưỡng cao.
f) Chọn giống để nuôi lợn thịt:
- Lợn lai F1 (giữa lợn đực ngoại và cái nội), có khả năng tăng trọng khá, tỷ
lệ nạc cao hơn lợn nội thuần.
- Lợn lai 2 máu ngoại, lợn lai 3 và 4 máu ngoại thường thể hiện ưu thế lai
cao (lớn nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn, khả năng chống chịu bệnh tật tốt
hơn so với giống lợn ngoại nguyên chùng nuôi thịt).
+ Lợn lai 2 máu ngoại hiện nay là con lai F1 giữa giống lợn Landrace va
giống lợn Yorkshire.
+ Lợn lai 3 máu ngoại hiện nay là con lai giữa lợn nái F1 (Landrace x
Yorkshire) phối với đực lợn Duroc. Lợn lai 3 máu ngoại giảm từ 0,1 – 0,3 kg
thức ăn/kg tăng khối lượng, rút ngắn thời gian nuôi từ 4 – 6 ngày, tăng tỷ lệ nạc
từ 1 – 2% so với nuôi lợn thuần chủng.
Chọn lọc để nuôi thịt: Nên chọn những lợn con:
- Khỏe mạnh, không có khuyết tật (úng, chân yếu…), lông da mịn màng,
hồng hào.
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
37
- Thân hình phát triển cân đối (trường mình, rộng lưng, nở ngực, mông to, 4
chân khỏe).
g) Nhập giống lợn:
- Lợn nhập vào trang trại phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giấy chứng
nhận kiểm dịch động vật, tiêm phòng vắc xin, thuốc điều trị đã sử dụng (nếu có).
Tốt nhất nên nhập từ các trại đã có chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Chỉ nên
mua lợn mới từ 1 đến 2 trại đảm bảo an toàn dịch, hạn chế nguy cơ mang bệnh
vào trại.
- Khi lợn về đến trại, phải chuyển lợn xuống ngay, đưa vào khu cách ly để
nuôi thích nghi. Ghi nhận lại tất cả các biểu hiện bệnh tật của lợn trong quá trình
nuôi thích nghi.
- Sau khi nhập lợn phải lên kế hoạch tiêm phòng cho đàn lợn, quan tâm đến
một số bệnh như; lở mồm long móng, dịch tả, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh
sản (PRRS),….
- Cử người thường trực để kịp thời cách ly lợn bị bệnh, nghi có bệnh và điều
trị những con bị tổn thương do cắn nhau, bị bệnh.
- Tập cho lợn đi vệ sinh đúng chỗ vào vị trí quy định trong một vài ngày
đầu.
h) Kỹ thuật nuôi dưỡng:
Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần qua các giai đoạn của lợn thịt:
Khối lượng cơ thể
(kg)
Protein thô (%) Năng lượng trao đổi (ME) kcal
10-30 17-18 3100-3200
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
38
31 - 60 15 3100
61 - 100 13 3000
Cách cho ăn, uống:
- Có thể cho lợn ăn tự do hoặc theo bữa.
- Đối với lợn nhỏ dưới 30 kg cho ăn 3 bữa/ngày, lợn lớn hơn cho ăn 2
bữa/ngày.
- Lợn được cung cấp đầy đủ nước sạch bằng vòi uống tự động.
- Cho lợn ăn đúng và đủ khẩu phần đối với từng giai đoạn lợn.
- Cách tính lượng thức ăn cho một lợn thịt/ngày
Khối lượng
cơ thể (kg)
Cách tính lượng thức
ăn/ngày
Mức ăn/ngày (kg)
tính TB cho 1 giai
đoạn
Số
bữa/ngày
10-30 5,3% x Khối lượng lợn 1,05 3
31 - 60 4,3% x Khối lượng lợn 2,16 2
61 - 100 3,4% x Khối lượng lợn 3,07 2
Ví dụ lợn có khối lượng 40 kg lượng thức ăn cần 1 ngày là 40 x 4,3% = 1,72
kg.
Tuy nhiên để chăn nuôi lợn thịt đạt tỷ lệ nạc cao có thể áp dụng khuyến cáo
cho lợn ăn hạn chế từ ngoài 60 kg khối lượng cơ thể. Mức ăn hạn chế là cho ăn
giảm hơn từ 15 – 20% so với mức ăn tự do ở trên.
Định mức ăn hạn chế của lợn thịt
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
39
Khối lượng cơ thể
(kg)
Lượng thức
ăn/con/ngày (kg)
Hàm lượng Protein và Năng
lượng trong 1 kg thức ăn
18 0,9 Protein: 17%-18%
Năng lượng: 3100 Kcal
27 1,2
38 1,5
Protein: 15%
Năng lượng: 3100 Kcal
50 2
60 2,2
68 2,3-2,4
Protein: 13%
Năng lượng: 3000 Kcal
75 2,4-2,6
85 2,6-2,8
86-100 2,6-2,8
i) Kỹ thuật chăm sóc quản lý đàn lợn thịt:
* Về chuồng nuôi và mật độ nuôi
- Chuồng nuôi thoáng mát về mùa Hè và ấm áp về mùa Đông.
- Nền chuồng cần chắc chắn không trơn trượt, có độ dốc 2-3% để thoát nước
thải nhanh. Nên sử dụng công nghệ đệm lót sinh học.
- Chuồng có máng ăn và vòi uống tự động cho lợn; 1 vòi cho 10 lợn, độ cao
của núm uống tự động phải phù hợp cho từng độ tuổi của lợn thịt.
- Không nên nuôi lợn với mật độ quá dày, tối đa là 1 con/m2, số lợn/1 ô nên
từ 10-15 con.
- Nhiệt độ thích hợp cho lợn thịt từ 10-30 kg là 20-22oC, cho lợn thịt từ 30-
100 kg là 15-16oC.
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
40
* Vệ sinh thú y
- Tẩy giun sán cho lợn khi 18-22 kg
- Kết thúc nuôi 1 lứa lợn cần vệ sinh chuồng trại bằng nước vôi pha loãng
hoặc các chất sát trùng và để trống chuồng trong thời gian 1 tuần mới nuôi lứa
khác.
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo quy định
Lịch tiêm phòng cho lợn con và lợn thịt
Loại tiêm phòng Thời gian tiêm (ngày tuổi)
Tiếm sắt lần 1 3-Feb
Tiếm sắt lần 2 13-Oct
Vắc-xin dịch tả lợn lần 1 20
Vắc-xin dịch tả lợn lần 2 45
Vắc-xin thương hàn lần 1 20
Vắc-xin thương hàn lần 2 28-34
Vắc xin phù đầu 28-35
Vắc -xin tụ - dấu 60
2.2. Kỹ thuật trồng một số cây lâu năm
2.2.1. Kỹ thuật trồng bưởi
Tiêu chuẩn chọn giống
Để có những sản phẩm bưởi chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu của
thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, nhà nông cần chú ý tới xuất xứ và
chất lượng giống. Bưởi Phúc Trạch là giống bưởi đặc sản của huyện Hương Khê
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
41
tỉnh Hà Tĩnh. Phúc Trạch là tên làng nơi được cho là tạo ra thứ bưởi này ngon
nhất. Cây bưởi chiết: Đường kính từ 1 - 1,5cm, cao khoảng 60 - 80cm, có 2-3
cành cấp 1 được ươm trong bầu, có rễ thứ cấp mới được đem đi trồng. Cây bưởi
ghép: Đường kính gốc ghép từ 0,8 - 1cm, cành cao khoảng 25 - 30cm, khỏe
mạnh sạch sâu bệnh.
Thời vụ và mật độ trồng
Bưởi trồng thích hợp nhất vào 2 vụ mùa trong năm đó là:: - Vụ Xuân:
tháng 2, 3, 4 - Vụ thu đông: tháng 8, 9 ,10 - Đối với loại đất thịt tơi xốt thì
khoảng cách phù hợp giữa 2 cây trồng là 5x5m (400 cây/ha) tương đương 15 cây
trên 1 sào bắc bộ. - Còn đối với loại đất đồi chắc, cằn thì khoảng cách là
4,5x4,5m (500 cây/ha) tương đương 18 cây trên 1 sào bắc bộ.
Làm đất và đào hố trồng
Làm đất cày bừa kĩ, nhặt sạch cỏ - Lên luống cách nhau 5m có hình mui
luyện, rãnh rộng 30 - 40cm, sâu 20cm, tâm luống cao 30 - 40cm so với đáy rãnh.
- Đào hố đắp ụ: + Đào hố nơi đất xấu có kích thước: 80x80x60cm(rộng,dài,sâu)
+ Đào hố nơi đất tốt: 60x60x50cm Nơi chân đất thấp thì phải đắp ụ, ụ cao từ 50
- 60cm, đường kính ụ rộng từ 0,8 - 1m.
Phân bón lót
Phân chuồng hoai mục: 20-30kg(40kg) - Super lân: 1kg - Vôi bột: Tùy
theo pH của đất để xác định lượng vôi bột cần bón. Bà con nên xác định pH
trước khi quyết định bón vôi. Thông thường nếu pH<5 hoặc 5,5 thì bón 20-25kg
vôi bột/sào Bắc bộ, bón trước hoặc sau các loại phân bón khác khoảng 15-20
ngày.
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
42
Kỹ thuật trồng
Hố phải đào trước khi trồng khoảng 1 tháng, Trộn đều toàn bộ lượng phân
ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ
cao so với mặt hố 15 – 20 cm. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất cho chặt. Sau
đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây chết
cây. Sau đó dùng mùn rác, cỏ khô phủ kín gốc rồi tưới đẫm nước cho cây tối
thiểu 1lần/1ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh
trưởng và thời tiết để tưới (đặc biệt chú ý trong 30 ngày đầu tiên sau trồng).
Kỹ thuật chăm sóc
* Kỹ thuật chăm sóc định kỳ
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái
đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân
xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân
tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm
xới gốc 2-3 lần.
* Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình
Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ chưa mang quả: Việc cắt tỉa được tiến hành
ngay từ khi trồng. Để có được dạng hình hợp lý, cần thực hiện theo các bước
sau:
- Tạo cành cấp 1: Khi cây con đạt chiều cao 45 - 50 cm, cần bấm ngọn để
tạo cành cấp 1. Chỉ để lại 3 - 4 cành cấp 1 phân bố tương đối đều về các hướng.
Các cành cấp 1 này thường chọn cành khoẻ, ít cong queo, cách nhau 7 - 10 cm
trên thân chính và tạo với thân chính một góc xấp xỉ 45 – 60độ để khung tán đều
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
43
và thoáng.
- Tạo cành cấp 2: Khi cành cấp 1 dài 25 - 30 cm, ta bấm ngọn để tạo cành
cấp 2. Thông thường trên cành cấp 1 chỉ giữ lại 3 cành cấp 2 phân bố hợp lý về
góc độ và hướng.
- Tạo cành cấp 3: Cành cấp 3 là những cành tạo quả và mang quả cho
những năm sau. Các cành này phải khống chế để chúng không giao nhau và sắp
xếp theo các hướng khác nhau giúp cây quang hợp được tốt. + Cắt tỉa cho cây
trong thời kỳ mang quả.
- Cắt tỉa sau thu hoạch: Được tiến hành sau khi thu hoạch quả. Cắt tỉa tất
cả các cành sâu bệnh, cành chết, cành vượt, những cành quá dày, cắt tỉa bớt cành
cấp 1(nếu số cành cấp 1/cây quá dày) sao cho cây có bộ khung tán cân đối.
- Cắt tỉa vụ xuân: Được tiến hành vào giữa tháng 1 đến giữa tháng 3 hàng
năm: Cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, cành sâu bệnh, cành mọc lộn xộn
trong tán, những chùm hoa nhỏ, dầy, dị hình.
- Cắt tỉa vụ hè: được tiến hành từ tháng 4 đến hết tháng 6: Cắt bỏ những
cành hè mọc quá dày hoặc yếu, cành sâu bệnh, tỉa bỏ những quả nhỏ, dị hình.
Kỹ thuật bón phân
Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm:
+ Bón cơ bản (tháng 8 – tháng 11): Phân hữu cơ + lân Super + vôi.
+ Bón đón hoa, cành xuân từ 15/1 – 15/3: Đạm urê + kali.
+ Bón thúc tăng trọng quả vào tháng 5 – tháng7: Đạm urê + kali
Ngoài ra bón cho cây sau khi thu hoạch làm cây chóng phục hồi, lượng
bón thúc như sau:
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
44
+ Ure: 0,1 – 0,2 kg/cây
+ Super lân: 0,2 – 0,5 kg/cây
+ Kali: 0,1 - 0,3kg/cây.
Các năm sau lượng phân tăng theo tuổi cây, năng suất quả và tuỳ thuộc
loại đất.
Cách bón:
Bón phân hữu cơ: đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề
mặt rãnh rộng 30 - 40 cm, sâu 20 - 25 cm, rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm.
Hoặc có thể đào 3 rãnh theo hình vành khăn xung quanh tán để bón, năm sau
bón tiếp phần còn lại.
Bón phân vô cơ: khi đất ẩm chỉ cần rải phân lên mặt đất theo hình chiếu
của tán cách xa gốc 20 - 30 cm, sau đó tưới nước để hoà tan phân. Khi trời khô
hạn cần hoà tan phân trong nước để tưới hoặc rải phân theo hình chiếu của tán,
xới nhẹ đất và tưới nước.
+ Lần 1 (sau khi thu hoạch): bón theo vành mép tán, đào rãnh sâu 20cm,
rộng 30cm. Các loại phân trộn đều cho vào rãnh lấp kín đất, tủ rơm giữ ẩm.
+ Bón thúc vào lần 2 và 3: trộn đều các loại phân hóa học rải đều trong
vòng tán cây, xới đất sâu 4-5cm vùi đất lấp kín, tủ rơm rác giữ ẩm. Bón phân
xong tưới nước đều đặn, vừa phải cho phân tan để cây hấp thụ từ từ. Chú ý
không nên tưới quá nhiều nước cho cây vì nếu thừa nước cây sẽ ra đọt non ảnh
hưởng đến việc xử lý ra hoa.
Phòng trừ sâu bệnh
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
45
Bưởi thường bị một số loại sâu bệnh phá hoại như : Bệnh nấm, sâu vẽ
bùa, sâu đục thân, cành, nhện đỏ, nhện trắng, ruồi đục quả, bệnh chảy gôm, bệnh
khô cành, quả ám khói…
Bệnh nấm : Trên lá có đốm màu gỉ sắt, thân có các đốm đen. Sử dụng
thuốc SCORE hoặc Sun phát đồng 1% phun 3 ngày một lần cho tới khi khỏi
bệnh.
Bệnh sâu đục thân, cành : Quét vôi vào gốc cây và thân cây, dung xilanh
tiêm phun trực tiếp vào lỗ sâu đục bằng thuốc Supracide 0,2%.
Sâu vẽ bùa : Dùng Selecron phun lên lá. Thuốc này có tác dụng với cả sâu
ăn lá, nhện đỏ và các loại sâu khác.
Rệp : Khi phát hiện có rệp, phun ngay Selecron ba ngày liên tục.
Ruồi đục quả hút dịch làm quả thối, thời gian xuất hiện vào tháng 7-10.
Dùng bả Naled 5% + Metyl Eugnol 95% cho 100m2.
Bọ xít các loại : Phun Sherpa 0,2% hoặc Dipterex 0,3%. Ngoài ra nếu
thấy các loại côn trùng ít có thể bắt bằng tay và tiêu diệt.
Bệnh muội đen thân, cành, lá, quả. Thời gian xuất hiện từ tháng 2-10.
Phun Boocdo 1% hoặc Sun phát đồng 1% kết hợp với cắt tỉa cho thưa tán lá,
cành.
Bệnh chảy mủ gôm : Thời gian gây hại từ tháng 4, 5, 9, 10. Phun Aliette
0,3% lên thân, cành tuần 1 lần cho tới khi khỏi v.v…
Thu hoạch và bảo quản
Nên thu hoạch vào lúc trời mát và nhẹ tay, tránh lúc trời nắng gắt làm các
tế bào tinh dầu căng dễ vỡ, không nên thu hái quả sau cơn mưa hoặc có sương
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
46
mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ. Dụng cụ thu hoạch như kéo cắt liền
giỏ để thu hoạch trái, không được để rơi trái xuống đất. Khi thu hoạch nên mang
bao tay vải tránh móng tay làm vết thương trái và dùng giỏ nhựa loại 20kg. Kéo
cắt nên làm sạch khuẩn bằng Natri Hypocloric Sodium (NaOCl) trước khi dùng.
Tất cả dụng cụ sau khi thu hoạch phải lau chùi sạch sẽ để vào chỗ ngăn nắp. Nên
bao trái bằng lưới polostire nhặc giấy báo mềm tránh va chạm khi vận chuyển
làm hỏng trái trước khi đóng gói bằng thùng carton. Bảo quản bưởi ở nhiệt độ
100C ±10C, ẩm độ 90 ÷ 95%.
2.2.2. Kỹ thuật trồng xoài
Đặc tính nông học
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
47
- Thời gian sinh trưởng: Cho trái sau
3 năm trồng; thu hoạch trái sau khoảng 3.5
tháng kể từ khi ra hoa.
- Cây có tán tròn, đuôi lá ngắn, mép
lá ít gợn sóng; dễ ra hoa, đậu trái, nhưng
trái không to, trọng lượng trái trung bình
300 - 350g/trái, dạng trái hơi tròn, vỏ trái
có màu vàng và mỏng.
- Chất lượng trái khá ngon, thịt chắc,
thơm, không xơ, hạt tròn nhỏ và tỷ lệ thịt
ăn được khoảng 70 - 80%.
Quy trình kỹ thuật
Thời vụ: Cây xoài thường được trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 5-7 dương lịch.
Tuy nhiên, nếu cung cấp đủ nước và giữ mát cho cây thì có thể trồng vào bất cứ thời
điểm nào trong năm.
Chọn giống: Chọn mua ở những cơ sở có uy tín, chọn cây khỏe mạnh, không
nhiễm sâu, bệnh, chọn giống theo phương pháp vô tính để rút ngắn thời gian kiến thiết
cơ bản, cây ra trái ổn định.
Các bước trồng
Bước 1: Chuẩn bị đất, vệ sinh vườn trước khi trồng
- Về đất trồng: xoài là loại cây không quá kén đất nên có thể trồng được ở nhiều
vùng đất khác nhau miễn là được chăm sóc đầy đủ. Tuy nhiên muốn có năng suất cao,
phẩm chất tốt, tuổi thọ cây kéo dài thì tốt nhất là chọn chân đất cát hay thịt pha cát có
tầng canh tác dày, thoát nước tốt, pH dao động từ 5.5-7 và có đủ nguồn nước tưới tiêu.
- Vệ sinh vườn trước khi trồng: đối với những vườn trồng mới ta tiến hành thu
gom và xử lý các tàn dư cây trồng và cỏ dại trước khi trồng. Nên dùng máy cắt cỏ để
cắt và tận dụng thân cỏ khô làm vật liệu tủ gốc xoài giống sau khi trồng. Nên hạn chế
dùng thuốc trừ cỏ trong vườn xoài. Đối với vườn đã từng trồng những loại cây khác ta
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
48
nên tiến hành bứng gốc cây trồng trước đem ra khỏi vườn và sang phẳng mặt vườn
trước khi trồng.
- Khi thiết kế vườn cần chú ý hướng của liếp trồng và vị trí trồng cây sao cho cây
nhận được nhiều ánh sáng nhất. Liếp phải có hình mai rùa để nước không động lại mặt
liếp sau khi mưa.
- Giữa hai liếp cần đào một rãnh nhỏ để thoát nước khi mưa lớn không làm ứ nước
gây úng rễ ảnh hưởng sự phát triển của cây.
Bước 2: Chuẩn bị hố
- Đào hố: hố được đào với kích thước 60x60x60cm, khi đào hố nên chú ý để phần
đất mặt riêng.
- Bón lót phân vô cơ và hữu cơ cho 1 hố: Phấn hữu cơ hoai mục từ 20-30kg, phân
lân 0,35kg, vôi 0,5kg(lượng vôi xử lý để chuyển về pH đất từ 5,5-7 tùy thuộc vào kết
quả đo pH đất trước đó). Trộn đều lượng phân với lớp đất mặt đã chuẩn bị sẵn. Có thể
tăng lượng phân hữu cơ hoai mục nếu có điều kiện.
- Bón lót phân LALITHA 21: Sau khi bón lót phân vô cơ và hữu cơ từ 7 – 10 ngày.
Pha 1 lít nước với 2000 lít nước tạo thành dung dịch phân bón pha loãng, sau đó chia
đều dung dịch này để bón vào mỗi hố.
Chú ý: Công việc bón phân vô cơ và hữu cơ cần được chuẩn bị trước khi trồng 30
ngày.
Bước 3: Trồng cây
 Chuẩn bị giống:
- Yêu cầu kỹ thuật giống trồng: Nên chọn những cây khỏe mạnh, không bị sâu
bệnh, cây phát triển tốt, lá trưởng thành có màu xanh đậm, chưa phân nhánh và có từ
2-3 tầng lá.
 Mật độ và khoảng cách trồng:
- Vì là loại cây ăn trái lâu năm nên ta cần đảm bảo mật độ trồng phù hợp để cây
phát triển tốt, nhận đầy đủ ánh sáng cho cây quang hợp và đạt năng suất cao. Mật độ
trồng phổ biến là 6x8m hoặc có thể trồng 6x6m đối với các vườn thâm canh tuy nhiên
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
49
nên chú ý cắt tỉa tạo tán ngay từ giai đoạn đầu để đảm bảo cây nhận ánh sáng và quang
hợp tốt, vườn thông thoáng hạn chế sâu bệnh. Mật độ khoảng 278 cây/ha.
 Cách trồng:
- Có thể trồng theo kiểu hình vuông hoặc nanh sấu. Khi trồng, khoét một lỗ giữa hố
đã chuẩn bị sẵn sao cho vừa bầu đất của cây giống sau đó nhẹ nhàng xé bỏ bao nilon,
tránh làm vỡ bầu đất, đặt cây vào, lắp đất lại ngang cổ rễ (không nên sâu quá cũng
không nên cạn quá), nén xung quanh rồi cấm cọc chữ X để cố định cây nhằm hạn chế
động gốc ảnh hưởng phát triển rễ. Dùng rơm, cỏ khô tủ quanh gốc với bán kính 50-
80cm. Khi tủ nhớ chú ý chừa cách gốc cây khoảng 20cm để không làm nơi trú ẩn của
sâu bệnh có thể tấn công và gây hại cây. Nếu trồng vào mùa nắng to nên chú ý tìm
cách che bớt nắng cho cây. Sau khi trồng cần tưới nước và giữ ẩm cho cây.
Bón phân
a. Thời kỳ kiến thiết cơ bản
* Năm thứ nhất
Thời
điểm bón
Loại phân
bón
Liều
lượng/cây/lần/năm
(kg hoặc lít)
Tổng liều
lượng/278
cây/lần/ha/
năm (kg
hoặc lít)
Cách bón
1
tháng/lần
NPK 20-
20-15
0,018 – 0,03 5 – 8,3
Những lần bón đầu
nên pha phân vào
nước để tưới cho cây
thì hiệu quả sử dụng
phân bón sẽ tốt hơn
rải vào gốc. Sau khi
bón phân cần lắp đất
lại và cung cấp đủ
nước giữ ẩm cho
Ure 0,018 5
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
50
cây.
3 tháng
sau trồng
LALITHA
21
0,0036 1
Pha 1 lít với 2000 lít
nước. Chia đều tưới
vào gốc
6 tháng
sau trồng
LALITHA
21
0,0036 1
Pha 1 lít với 2000 lít
nước. Chia đều tưới
vào gốc
9 tháng
sau trồng
LALITHA
21
0,0036 1
Tưới theo vòng tròn
hình chiếu của tán
cây
Năm 2:
Năm 3:
b. Thời kỳ kinh doanh
Thời điểm
bón
Loại phân
bón/thuốc xử
lý
Liều
lượng/cây/lần/năm
(kg hoặc lít)
Tổng liều
lượng/278
cây/ha/năm
(kg hoặc lít)
Cách bón
Sau thu
hoạch
Vôi 1000
Liều lượng có
thể điều chỉnh
dựa trên độ pH
đất
Phân chuồng
hoai
10 - 20 2780 - 5560
Đào 4-5 lỗ xung
quanh gốc theo
hình chiếu của
tán cây sau đó
bón phân vào là
lắp đất lại.
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
51
Thời điểm
bón
Loại phân
bón/thuốc xử
lý
Liều
lượng/cây/lần/năm
(kg hoặc lít)
Tổng liều
lượng/278
cây/ha/năm
(kg hoặc lít)
Cách bón
NPK có tỷ lệ
2:1:1
0,5 – 0,6 (cây 4 – 5
năm tuổi).
1 – 1,2 (cây 6 – 7
năm tuổi).
2 – 2,5 (cây 10 – 12
năm tuổi).
139 – 166,8
(cây từ 4 – 5
năm tuổi).
278 - 333,6
(cây từ 6 – 9
năm tuổi).
556 – 695
(cây 10 – 12
năm tuổi).
Thiourea (để
kích thích ra
đọt non đồng
loạt)
Nồng độ 5% Phun lên lá
LALITHA 21 0,0036 1
Tưới theo vòng
tròn hình chiếu
của tán cây. Chú
ý bón phân
LALITHA 21
cách bón vôi từ
7 – 10 ngày
Cây ra đọt
từ 15 – 20
ngày (lá có
màu đỏ
đồng)
Paclobutrazol
(PBZ)
0,001 – 0,0015
nguyên chất
Xử lý tưới gốc
cho 1m đường
kính tán. Pha
hóa chất với 20-
50 lít nước tưới
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
52
Thời điểm
bón
Loại phân
bón/thuốc xử
lý
Liều
lượng/cây/lần/năm
(kg hoặc lít)
Tổng liều
lượng/278
cây/ha/năm
(kg hoặc lít)
Cách bón
đều xung quanh
tán cây, sau đó
tưới nước liên
tục trong vòng 7
ngày (ngày tưới
1 lần) để cây hấp
thu hóa chất.
Lưu ý: Không
nên lạm dụng
PBZ (tăng liều
và xử lý liên tục)
vì PBZ có thể
lưu tồn trong đất
1 năm nên qua
năm thứ hai nên
giảm nồng độ đi
một nữa và
ngưng sử dụng ở
năm thứ ba
Sau khi sử
lý PBZ 1
tháng
DAP+KCl
theo tỷ lệ 1:1
0,21 – 0,35 58,4 – 97,3
15 ngày sau
khi bón
phân
DAP+KCl
MKP (0-52-
34)
nồng độ 0,5-1%
Tiến hành phun
phân từ 1 đến
hai lần, cách
nhau 7 ngày
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
53
Thời điểm
bón
Loại phân
bón/thuốc xử
lý
Liều
lượng/cây/lần/năm
(kg hoặc lít)
Tổng liều
lượng/278
cây/ha/năm
(kg hoặc lít)
Cách bón
Sau khi xử
lý PBZ 1,5-
2 tháng
Thiourea hoặc
Nitrate kali
nồng độ 0,3-0,5%
(Thiourea) hoặc
nồng độ 2-2,5%
(Nitrate kali)
Tiến hành phun
phân từ 1 đến
hai lần, cách
nhau 7 ngày, và
liều lượng lần
sau giảm đi một
nửa
LALITHA 21 0,0036 1
Tưới theo vòng
tròn hình chiếu
của tán cây.
1 tuần sau
khi đậu trái
NPK 15-30-
15
nồng độ 0,5% Phun phân
LALITHA 21 0,0036 1
Tưới theo vòng
tròn hình chiếu
của tán cây.
2 tuần sau
khi đậu trái
Auxin nồng độ 10-20ppm
4 – 5 tuần
sau khi đậu
trái (30 – 40
ngày sau
khi đậu trái,
là giai đoạn
trái phát
Gibberelin nồng độ 10-20ppm
NPK có tỷ lệ
1:1:1
0,35 – 0,42 (cây 4 –
5 năm tuổi).
0,7 – 0,84 (cây 6 – 7
năm tuổi).
1,4 – 1,75 (cây 10 –
97,3 – 116,8
(cây từ 4 – 5
năm tuổi).
194,6 - 233,5
(cây từ 6 – 9
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
54
Thời điểm
bón
Loại phân
bón/thuốc xử
lý
Liều
lượng/cây/lần/năm
(kg hoặc lít)
Tổng liều
lượng/278
cây/ha/năm
(kg hoặc lít)
Cách bón
triển mạnh ) 12 năm tuổi). năm tuổi).
389,2 –
486,5 (cây
10 – 12 năm
tuổi)
LALITHA 21 0,0036 1
Tưới theo vòng
tròn hình chiếu
của tán cây.
Kỹ thuật tỉa cành tạo tán
Đây là một trong những kỹ thuật không thể thiếu trong canh tác xoài thâm canh,
cần thực hiện sớm và ngay từ đầu. Khi cây có chiều cao từ 1-1,2m ta tiến hành cắt
ngọn, vị trí cắt cách mặt đất từ 0,6-0,8m để cây ra nhiều chồi bên. Sau khi cắt cây sẽ ra
nhiều chồi bên, ta chỉ chừa lại 3 chồi khỏe mọc theo 3 hướng điều nhau, (đây là cành
cấp 1). Sau khi cành cấp 1 ra 2-3 lần đọt tiến hành bấm ngọn, từ vị trí bấm ngọn sẽ cho
ra nhiều chồi mới, ta chỉ giữ lại 3 chồi theo hướng đều nhau (cành cấp 2). Khi cành
cấp 2 ra 2-3 lần đọt ta tiếp tục bấm ngọn để cây ra cành mới, chỉ giữ lại 3 cành phát
triển theo hướng đều nhau (cành cấp 3) sau đó để cây phát triển tự nhiên.
Tưới nước
Mặc dù là cây chịu hạn tuy nhiên nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và
cho ra lá non. Trong thời kỳ cây còn nhỏ việc tưới nước có thể tiến hành quanh năm
nhằm cung cấp đủ nước cho các đợt lộc non hình thành và phát triển. Đặc biệt trong
thời gian đầu sau khi trồng mới, việc tưới nước cần phải duy trì từ 3-4 ngày/lần. Càng
về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm thường xuyên cho diện tích
đất xung quanh gốc.
Kỹ thuật chăm sóc sau thu hoạch và xử lý ra hoa
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
55
-Sau khi thu hoạch cần cắt tỉa những cành đã cho trái, những cành bị sâu bệnh,
cành bị che khuất, cành ốm yếu không có khả năng ra hoa để tạo sự thông thoáng cho
vườn cây và loại bỏ tàn dư sâu bệnh của vụ trước.
-Cần cung cấp nước liên tục để cây ra đọt non, có thể tưới 2 ngày 1 lần đến khi cây
ra đọt thì 1 tuần tưới 2 lần.
-Sau khi ra đọt nên chú ý phun thuốc bvtv ngừa các loại bọ cắt lá, bọ trĩ và nấm
bệnh tấn công gây hại đọt.
-Từ khi nhú mầm hoa đến khi trổ hoa khoảng 1 tháng. Giai đoạn này không cần
bón phân nhưng cần chú ý phun thuốc bvtv để phòng ngừa sâu ăn bông, bọ trĩ, rầy
bông xoài và bệnh thán thư gây hại.
-Khi hoa nở (bung chà) cần bổ sung Canxi và Bo để tăng khả năng thụ phấn và thụ
tinh cho hoa.
Kỹ thuật bao trái
Sau giai đoạn rụng trái sinh lý ta tiến hành tỉa trái, chừa lại 3-4 trái/cuống và tiến
hành bao trái. Mục đích của bao trái là để hạn chế sâu bệnh và hạn chế sử dụng thuốc
bvtv (có thể tiết kiệm 5-7 lần phun thuốc bvtv), trái có mẫu mã đẹp. Chú ý trước khi
bao trái cần phun thuốc bvtv để trừ sâu bệnh hại, khi bao cần xếp miệng bao kỹ để
nước không vào tiếp xúc với trái. Có hai loại bao dùng để bao trái là bao màu trắng và
bao màu vàng. Bao màu trắng mỏng, có thể cho ánh sáng xuyên qua nên vỏ trái vẫn
giữ được màu xanh, bao màu vàng là loại bao dày hơn, ánh sáng không xuyên qua
được nên vỏ trái có màu vàng. Hai loại bao này đều có tác dụng bảo vệ trái xoài rất tốt,
hạn chế sâu bệnh hiệu quả và có thể giảm 5-7 lần phun thuốc bvtv làm cho trái xoài
sạch hơn.
Phòng trừ sâu bệnh
Trên cây xoài có nhiều loại sâu hại khác nhau tuy nhiên những đối tượng như: sâu
đục trái, bọ trĩ, rầy bông xoài, rệp sáp, ruồi đục quả, bọ cắt lá, sâu đục cành non, xén
tóc cần được lưu ý đặc biệt vì chúng thường xuất hiện và gây hại nặng cho vườn xoài
ở mọi giai đoạn, đặc biệt là Bọ trĩ và bệnh Thán thư cần phải thường xuyên theo dõi và
áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp.
Sâu hại
Bọ trĩ (Bù lạch)
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
56
Thành trùng có kích thước rất nhỏ 0,1-0,2 mm, khó nhìn thấy bằng mắt thường. Cả
con trưởng thành và ấu trùng đều tập trung ở bộ phận non của cây như đọt non, lá non,
hoa và trái để chích hút nhựa. Trên lá non làm lá thâm đen và cong queo, mép lá cụp
xuống, trên trái tạo thành vùng da cám xung quanh cuống trái và tạo vết thương giúp
vi khuẩn xâm nhập gây bệnh xì mủ trái, gây hại nặng có thể làm cho cả hoa xoài cháy
khô. Bù lạch phát triển mạnh khi thời tiết nắng nóng và sinh sản rất nhanh nên rất mau
kháng thuốc.
*Phòng trị:
- Dùng vòi nước áp lực cao phun phía dưới mặt lá.
- Dùng dầu khoáng DS 98.8 EC + Actara 25 WG hoặc Mace 75 SP phun lúc cây
ra đọt và lá non giúp ngừa được cả rầy bông xoài và sâu đục đọt xoài, không phun dầu
khoáng giai đọan hoa đang nở. Phun đồng loạt trên khu vực rộng sẽ có hiệu quả cao
hơn.
- Phun thuốc hóa học: Nên dùng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học và tuân thủ
nguyên tắc 4 đúng.
b. Rầy bông xoài
-Gây hại trên các bộ phận non như bông, đọt, lá và trái non, rầy chích hút làm lá
không phát triển, lá bị cong, rìa lá khô, phát bông bị khô, trái không phát triển và rụng
đi. Rầy còn thải ra mật đường làm cho nấm bồ hóng phát triển mạnh gây đen bông và
trái. Khi vào vườn xoài có rầy hiện diện sẽ nghe những tiếng động nhỏ do rầy di
chuyển nên rất dễ phát hiện.
*Phòng trị:
- Tỉa cành tạo điều kiện thông thoáng để hạn chế sự phát triển của rầy.
- Một số loài thiên địch rầy bông xoài như: bọ xít ăn thịt (Revudiidae), ong ký sinh
và nấm Verticellium lecanii, Hirsutella sp.
c. Bọ cắt lá
-Thường gây hại nặng trong vườn ươm cây con hoặc ở vườn xoài mới ra đọt non
vào mùa khô. Thành trùng là bọ cánh cứng màu nâu vàng, đầu và ngực màu đỏ cam,
miệng là cái vòi dài. Thành trùng thường đẻ trứng trên bìa lá non vào ban đêm, sau đó
bọ cắn lá như cắt ngang chừa 1/3 lá trên cây, trứng sẽ theo 2/3 lá cắt rơi xuống đất, sau
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
57
2 ngày ấu trùng sẽ nở ra, ăn phần lá rơi và hóa nhộng dưới mặt đất. Bọ cắt lá gây ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng và ra hoa rất lớn, do làm giảm diện tích lá trên chồi.
*Phòng trị:
- Điều khiển cây ra đọt non đồng loạt.
- Thu dọn các lá bị hại trong vườn đem tiêu hủy.
d. Sâu đục trái non
-Bướm đẻ trứng trên trái xoài non (30-45 NSĐT) ở phần đít trái, sâu có khoang
trắng đỏ trên lưng, sâu non đục một lổ nhỏ và chui vào trong ăn phần thịt trái, sâu lớn
tấn công vào ăn hạt xoài, vết đục tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập làm thối
trái, trái non rụng nhiều, cắt trái xoài có sâu nằm bên trong.
*Phòng trị:
- Phải sử dụng bao trái.
- Thu gom những trái bị hại đem tiêu hủy.
e. Rệp Sáp
-Có nhiều loài rệp sáp gây hại trên xoài nhưng quan trọng là loài gây hại trên trái
vì chúng gây ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất và giá trị của trái.
-Rệp sáp ở mặt dưới lá, chích hút nhựa lá non, cuống trái, chất thải của rệp tạo
điều kiện nấm bồ hống phát triển làm cho trái chậm lớn.
*Phòng trị:
- Bảo tồn thiên địch như: ong ký sinh và bọ rùa ... để hạn chế rệp sáp.
- Phun thuốc hóa học như: dầu khoáng DS 98.8 EC, Admire 050 EC, Supracide 40
EC.
f. Ruồi đục trái
-Ruồi trưởng thành màu vàng, cánh trong, hoạt động vào ban ngày, đẻ trứng lên
quả phần tiếp giáp giữa vỏ và thịt quả, trứng hình quả chuối màu trắng ngà sau chuyển
sang màu vàng nhạt. Dòi nở ra đục vào trong ăn thịt trái, vỏ trái nơi ruồi đục vào có
màu đen, mềm, ứ nhựa, tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công làm thối trái và có thể bị
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
58
rụng hoặc vẫn đeo trên cây. Ruồi làm nhộng trong đất quanh gốc cây, sau đó vũ hóa,
chui lên mặt đất. Ruồi đục quả là đối tượng kiểm dịch khi xuất nhập khẩu trái cây.
Ruồi tấn công lên nhiều loại cây trồng, trái xoài bị ruồi đục làm giảm giá trị thương
phẩm, chất lượng và không xuất khẩu được.
*Phòng trị:
- Phải sử dụng bao trái.
- Không trồng xen các loại cây ăn trái khác trong vườn xoài.
- Thu, hái và đem tiêu hủy toàn bộ trái rụng trên mặt đất và trái còn đeo trên cây vì
là nơi ruồi lưu tồn.
- Dùng feremone dẩn dụ để giết ruồi đực.
- Phun mồi protein thủy phân: Do ruồi cái thích ăn protein để phát triển trứng, ruồi
đực phát triển tinh trùng, nên có thể dùng bả mồi protein để diệt ruồi. Pha 4cc Malate
73 EC với 55cc mồi protein trong 1 lít nước. Phun 200cc hổn hợp này cho 1 cây, phun
theo từng điểm, để dẫn dụ và diệt ruồi. Đây là phương pháp hiệu quả và phù hợp với
sản xuất trái cây theo hướng an toàn và khuyến cáo áp dụng đồng loạt cả khu vực.
g. Xén tóc
-Xén tóc đục thân xoài (còn gọi là bù xòe) có hai loại chính: xén tóc lớn và xén tóc
nhỏ. Loài xén tóc lớn thường đục trên thân chính hoặc nhánh lớn thường làm chết
nhánh hoặc suy yếu cả cây. Trưởng thành có thân mình cứng, màu nâu sậm, dài
khoảng 30-35mm. Chân và râu màu nâu đỏ, râu cứng và dài hơn cơ thể. Con cái đẻ
trứng vào các vết nứt của cây hoặc ngay cháng cây. Ấu trùng màu trắng, dài khoảng
50-60mm, đầu rất nhỏ so với mình. Khi nở ra, ấu trùng chui qua vỏ vào trong đục
thành đường hầm trong thân cây và cành cây, ăn phá ở đó. Giai đoạn ấu trùng kéo dài
sức phá hại của chúng rất lớn. Ấu trùng đủ lớn chui ra làm nhộng ngay ở dưới vỏ cây.
Nhộng được bao bọc bởi một kén trắng to, có cấu tạo bằng calcium rất cứng. Trong
một cây có thể có nhiều con gây hại cùng một lúc. Loài này thường tấn công cây lớn
khoảng 10 năm tuổi
-Rất khó để phát hiện triệu chứng gây hại vì loài này trong quá trình ăn không thải
phân ra ngoài, thường chỉ phát hiện khi ấu trùng đã vũ hóa và qua sự hiện diện của các
lổ đục.Trên cành bị đục có nhiều lổ nhỏ từ đó mủ chảy ra.
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
59
-Loài phổ biến thứ hai là xén tóc nhỏ, con trưởng thành có thân mình dài khoảng
20mm, màu nâu đen. Loài này thường đẻ trứng vào đầu mùa nắng, trên các đọt vừa
già, chuẩn bị ra bông hoặc lá non. Con trưởng thành dùng hàm cắn vòng chung quanh
đầu cành, cách chồi khoảng 40-50 mm rồi đẻ trứng vào đó. Ấu trùng có màu trắng, đầu
tròn. Sâu non đục vào đầu cành làm đoạn cành này rụng lá và khô chết. Triệu chứng để
nhận biết loài này là đọt xoài bị khô héo và có đường đục ở bên trong. Loài sâu này
thường gây hại trên xoài tơ.
*Phòng trị:
Rất khó để phòng trị các loài xén tóc vì ấu trùng ở sâu bên trong. Có thể ngừa
bằng cách sau:
+ Không nên chặt hoặc lột vỏ gốc cây để kích thích cây ra trái, đó là điều kiện cho
xén tóc đẻ trứng.
+ Xén tóc rất thích ánh đèn vì thế có thể dùng bẩy đèn để bắt trưởng thành vào đầu
mùa mưa.
+ Chăm sóc thường xuyên, phát hiện kịp thời, cắt bỏ cành tăm bị hại hoặc tỉa bớt
cành nhất là sau khi thu hoạch trái.
+ Dùng dao nhỏ khoét ngay lổ đục sẽ thấy sâu nằm bên trong, bắt sâu hoặc phát
hiện nhộng phải tiêu diệt.
+ Khi phát hiện lổ đục trong cành, thân có thể dùng dây kẽm soi lổ đục, dùng bông
gòn thấm thuốc nhét vào lổ đục và lấy đất sét trám bít lại. Nên dùng các loại thuốc có
tính lưu dẫn hoặc xông hơi như: Mappy 48EC, Basudin 50ND, Marshal 200SC,
Pegasus 500SC,… Sau khi nhét bông thuốc vào lổ đục trên cành hoặc thân nên quét
thuốc gốc đồng để phòng các loại bệnh tấn công qua lổ đục.
-Nếu cây tơ, thấp có thể đào chung quanh gốc rải thuốc hạt như Basudin 10H với
liều lượng 50-100gram/gốc sau đó lấp đất và tưới nước cho thuốc hòa tan.
Bệnh hại
a. Bệnh Thán Thư
-Bệnh gây hại nặng vào mùa mưa, những ngày có sương mù hoặc có mưa nhỏ kéo
dài nhất là mưa đêm. Bệnh gây hại trên lá, cành non, phát hoa và tất cả các giai đoạn
phát triển của trái. Trên lá non, vết bệnh ban đầu như mũi kim màu xanh đậm, sau
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
60
chuyển nâu, to dần, ở giữa bị khô và rách, có thể làm lá bị biến dạng. Hoa, trái non bị
đen sau đó khô và rụng. Trái lớn có những vết đen lõm tạo thành những vòng đồng
tâm.
*Phòng trị:
- Tạo thông thoáng cho vườn (mật độ cây trồng hợp lý, tỉa cành tạo tán).
- Cắt tỉa và tiêu hủy các lá, cành, trái bị bệnh.
- Không nên tưới nước lên tán cây khi cây bị bệnh.
- Dùng các loại thuốc như Mancozeb, Anvil,… để phòng ngừa
b. Bệnh xì mủ trái
-Bệnh này có thể gây hại cả trái và lá xoài. Trên trái, có nhiều vết nứt ngả màu
đen, có mủ rịn ra mang theo vi khuẩn. Trên lá, tạo ra các đốm đen có hình dạng bất
định, tâm hơi xám, viền đen hơi gồ lên.
Vi khuẩn lây lan qua đường nước nên trong mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho
bệnh phát triển. Vi khuẩn xâm nhập vào trái qua các vết thương, vết chích của côn
trùng (bù lạch, nhện đỏ, ruồi đục trái…)
*Phòng trị:
- Phải sử dụng bao trái.
- Không nên phun nước lên lá xoài khi cây bị bệnh để tránh lây lan bệnh ra cả
vườn.
- Bảo tồn thiên địch để hạn chế nhện đỏ và bù lạch.
c. Bệnh phấn trắng
-Nấm bệnh phát triển tạo thành lớp phấn trắng trên lá non, phát hoa và trái non.
Bệnh thường phát triển từ ngọn của phát hoa, lan dần đến cuống hoa, trái non, lá non
và cành. Thường hoa bị nhiễm bệnh trước khi thụ phấn và trái bị nhiễm bệnh sẽ bị biến
dạng, méo mó, nhạt màu, bị khô và rụng sớm.
Bệnh gây thiệt hại nặng nhất trong giai đoạn trổ hoa đến đậu trái, trong điều kiện
nóng ẩm và có sương đêm, bệnh sẽ bộc phát và lây lan nhanh.
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
61
*Phòng trị:
- Cắt tỉa cành, tạo tán cho cây phát triển mạnh, cung cấp phân bón đầy đủ.
- Thăm vườn thường xuyên để sớm phát hiện bệnh trong giai đoạn cây ra bông và
đậu trái non.
- Có thể bao trái khi xoài hết giai đoạn rụng sinh lý (từ 35 – 40 ngày tuổi) để
phòng ngừa nấm bệnh và tránh ruồi đục quả.
d. Bệnh đóm da ếch
-Bệnh thường gây hại trên xoài Bưởi, xoài cát Hoà lộc, xoài thơm... bệnh gây hại
nặng trong điều kiện ẩm độ cao.
Bệnh nhiễm rất sớm khi trái còn non, thường bắt đầu từ cuống trái và lan dần
xuống bên dưới. Vết bệnh đầu tiên là những chấm nhỏ màu đen, tròn, sau đó lan dần ra
và tạo thành các đốm màu đen rải rác trên vỏ trái xoài. Bệnh thường không làm hư trái
mà làm giảm giá trị thương phẩm, bệnh nặng sẽ làm hư vỏ trái.
*Phòng trị:
- Phải sử dụng bao trái.
- Tạo thông thoáng cho vườn (mật độ cây trồng hợp lý, tỉa cành tạo tán).
e. Bệnh Thối trái khô đọt
-Bệnh gây hại trong điều kiện nóng ẩm, nhất là trong mùa mưa, ở phần đọt có
những đốm nhỏ sậm màu, lan dần ra các cành non, cuống lá biến thành màu nâu, phiến
lá cong lên. Cành khô và đôi khi có hiện tượng chảy nhựa.
Trên trái, bệnh tấn công vào giai đoạn thu hoạch và tồn trữ, làm thịt trái bị chai
sượng, bên trong thịt trái ta thấy những sọc đen chạy dọc theo trái.
*Phòng trị:
- Khi thu hoạch nên chừa cuống trái khoảng 5cm, không làm xay xát trái trong khi
thu hoạch cũng như lúc vận chuyển.
- Không thu hoạch trái lúc sáng sớm hoặc sau mưa.
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
62
*Lưu ý: cần phải thường xuyên luân phiên các nhóm thuốc với nhau để ngăn chặn
hiện tượng kháng thuốc
Thu hoạch
Xác định thời điểm
-Xoài cát chu từ khi trổ hoa đến khi thu hoạch có thời gian khá dài, khoảng 3,5-4
tháng. Năng suất trái/cây sẽ tăng dần từ năm cho trái đầu tiên đến năm thứ 5 sẽ ổn
định. Ở giai đoạn ổn định năng suất trái thường đạt khoảng 100-200kg/cây/năm.
- Không nên thu hoạch trái quá sớm vì trái xoài sẽ cho phẩm chất kém sau khi ủ.
Cũng không nên để trái chí vàng mới thu hoạch vì dễ bị bệnh cũng như khó bảo quản,
vận chuyển.
Yêu cầu kỹ thuật thu hoạch
Nên thu hoạch vào những ngày không mưa, râm mát vào lúc sáng sớm khi nhiệt
độ còn thấp, tránh để trái tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Khi hái chú ý không nên hái sát cuống trái vì dể bị nhựa chảy ra dính vào vỏ trái
làm đen trái. Nên hái cách cuống từ 2-5cm là tốt nhất, khi hái cần nhẹ tay, tránh để xây
sát vỏ trái nhầm hạn chế xâm nhập của nấm khuẩn gây thối trái.
Trong quá trình vận chuyển và bảo quản xoài thường bị nấm bệnh tấn công như
thán thư và thối góc cuống trái. Để hạn chế nấm bệnh gây hại có thể ngâm trái trong
nước nóng 520C trong 15 phút. Sau khi nhúng vớt trái ra hong khô trong mát.
Khi xếp trái vào thùng vận chuyển cần chú ý lót một lớp rơm sạch hay giấy xốp
dưới đáy thùng, không xếp quá 5 lớp trái/thùng, mỗi trái xoài phải được bao bằng một
tờ giấy mỏng, giữa các lớp cũng phải lót một lớp giấy để ngăn cách.
2.2.3. Kỹ thuật trồng ổi hữu cơ
Cây giống:
Hiện nay có nhiều giống ổi như: ổi Bo, ổi xá lị, ổi mỡ, ổi đào, ổi nghệ; gần
đây có một số giống mới không hạt như: ổi Phugi, ổi không hạt MT1…trong đó
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
63
ổi không hạt Đài Loan có nhiều ưu điểm và đang được phát triển rộng rãi Cây
giống ghép mắt, chiều cao cây giống: 30-50 cm. Đường kính bầu 10-15cm. Cây
giống khỏe không bị sâu bệnh. Cây trồng sau 1,5 năm thi bắt đầu cho thu hoạch.
Là cây trồng lâu năm nên hiệu quả kinh tế cao.
Thời vụ trồng và mật độ trồng:
Thời gian trồng thích hợp với loài cây này ở vào đầu mùa mưa (tháng 5-
tháng 6). Thực hiện việc trồng kép 2 cây ở một gốc, mật độ trồng: 100-105 gốc/
1000 m2 điều này mang lại lợi nhuận kép khi vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa
tăng năng suất thành phẩm. Tuân thủ nghiêm túc theo quy cách thực hiện trồng
về kỹ thuật. Theo đó, hố trồng thuận lợi để trồng nhất là ở khoảng đường kính
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
64
20 cm, chiều sâu: 20 cm, cây cách cây, hàng cách hàng theo khoảng cách 3.5m x
4.5m, đào hố hình vuông hình khối: 50 x 50 x 50cm, hố cách hố: 3 x 4m.
Làm đất và đào hố trồng:
- Đất trồng: đất tơi xốp, thoáng, giữ nước tốt, tầng canh tác dày trên 50
cm;
- Đào hố: hố trồng thuận lợi để trồng nhất là ở khoảng đường kính 20 cm,
chiều sâu: 20 cm, cây cách cây, hàng cách hàng theo khoảng cách 3.5m x 4.5m,
đào hố hình vuông hình khối: 50 x 50 x 50cm, hố cách hố: 3 x 4m. Khi đào, lớp
đất mặt để riêng, lớp đất dưới trộn với phân chuồng, vôi bột, và các hợp chất
sinh học sau đó lấp hố cao hơn mặt đất 20 - 30cm.
Bón phân cho ổi hữu cơ:
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
65
Bón lót mỗi hố bón từ 5 kg phân chuồng hoai mục + 1 kg phân hữu cơ
sinh học HVP 401B + 100g vi lượng HVP Oganic và các loại phân hữu cơ, đảo
đều với đất bột (khoảng 2/3 độ sâu hố), sau đó đặt cây và cho đất bột lên trên
dày từ 10-15 cm.
Bón thúc: sau trồng một tháng, sau đó mỗi tháng bón từ 0,1-0,2 kg/cây.
Khi cây chuẫn bị ra hoa, mang trái bón mỗi tháng 0,2 – 0,3 kg/cây cho đến khi
quả bắt đầu chín.
Kỹ thuật trồng
Khi trồng, đào lỗ giữa mô, đặt bầu cây con xuống sao cho mặt bầu cao
hơn mặt mô 3 – 5cm. Sau đó dùng đất vun tới mặt bầu rồi dận chặn, tưới nước.
Khi đặt cây phải cắm cọc cố định thân để cây khỏi bị tác hại của gió.
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
66
Kỹ thuật chăm sóc
- Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái
đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc ổi để hạn chế cỏ dại; xới
phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9,
xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
- Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
Tạo tán, tỉa cành, bấm đọt, giúp tạo ra nhiều cành cho trái, tán cây chỉ cao
khoảng 1,4 - 1,5 m dễ dàng quản lý sâu bệnh và thu hoạch. Sau khi trồng cây
giống khoảng 3 tháng, từ thân cây ra những tược mới (cành cấp I) và để dài
khoảng 0,8 - 1 m. Khi vỏ tược ở độ bánh tẻ, sẽ cắt bỏ 1/2 chiều dài tược để tạo
tiền đề khung tán thấp cây sau này. Sau khi cắt đọt, mỗi cành cấp I bị cắt ấy sẽ
đâm ra 2 tược mới ở nách cặp lá gần vết cắt và từ thân cây các tược khác đâm ra
mạnh mẽ. Chờ cho các cành cấp II này thành thục lại cắt đọt, tiếp tục việc tạo
tán. Tính từ gốc tược thứ 2 trở lên, cắt ở vị trí trên 4 - 5 cặp lá, hoặc tính từ mặt
đất lên khoảng 1,2 m là vừa. Đợt ra tược thứ 3 (ra cành cấp III) sẽ tốn ít thời
gian hơn và đợt tược này, ở vị trí nách cặp lá thứ 4 hoặc thứ 5 sẽ ra 1 - 2 cặp nụ
hoa. Tiến hành tỉa bỏ những chồi nhỏ yếu, chỉ giữ lại mỗi cây 3 - 4 cành cấp I, 8
- 10 cành cấp II và hệ thống cành cấp III đều các hướng. Tiến hành bấm ngọn
tược thứ 3 ngay vị trí phía trên cặp trái ổi non đã đậu và tỉa các trái dư. Sau một
thời gian ngắn ở nách các cặp lá cành cấp II và cấp III sẽ mọc ra các chồi mới
cho trái. Tiếp tục bấm đọt những chồi mới ở vị trí trên cặp trái nhỏ như đã làm ở
trên.
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
67
Phòng trừ sâu bệnh
Nấm Glomerella cingualata làm cho quả đương lớn ngừng sinh trưởng và
đen lại do bị bào tử nấm phủ kín. Nấm Fusarium và Macrophomina ở những đất
không thoát nước có thể làm chết cây con hoặc cây 3, 4 tuổi. Một loại tảo
Cephaleuros virescens gây ra những vết màu xám trên lá và trên quả. Những loại
bệnh trên có thể trị bằng phun thuốc trong danh mục an toàn. Tuyến trùng ở
những đất cát gây hại đôi khi đáng kể. Do đó cũng phải chú ý luân canh, tăng
cường bón phân tưới nước. Sâu ổi khá nhiều. Tháng 6, 7 những quả ổi chín, cùi
đã mềm thường bị ruồi đục quả Dacus dorsalis đến đẻ, giòi đục luỗng, quả
không ăn được, tỷ lệ bị hại đôi khi đạt 70 – 80% số quả chín. Thu hoạch kịp
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
68
thời, ngay khi quả đã đạt độ chín thích hợp, nhặt những quả chín rơi vãi, đem xử
lý là những biện pháp vệ sinh rất cần thiết. Đồng thời, dùng chế phẩm sinh học
để dẫn dụ và dùng bả trộn với một chất sát trùng. Nhiều loại sâu bệnh miệng hút
nhất là rệp sáp phá hại ổi ở vườn ít chăm sóc, phổ biến nhất là Pseudococcus
Citri. Sâu đo, sâu kén đục lá lỗ chỗ, một số sâu róm rất to ăn lá và quả non. Kiến
mang rệp tới đôi khi cũng phải trị.
Thu hoạch và bảo quản
Trồng bằng cành chiết chỉ cần 1,5 năm, có thể ít hơn. Quả chín thì màu
xanh nhạt đi, sau chuyển vàng, vỏ quả nhẵn, nắn thì mềm hơn. Không để trên
cây lâu được vì chín nhanh, chim đến mổ. Từ hoa đến quả chỉ cần hơn 3 tháng.
Ở miền Bắc, ổi thường chín vào giữa mùa hè lúc này mưa nhiều chất lượng kém.
Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”
69
Tuy nhiên có thể có ổi chín quanh năm. Vào năm thứ 3 – 5 năng suất có thể đạt
15 tấn/ha, vào năm thứ 6, 7: 40 tấn/ha và hơn. Ổi rất mau chín, thu hoạch xong
nên bán cho nhanh và để trong nhà chỉ giữ được vài ngày ở nhiệt độ bình
thường. Xử lý bằng một số chất xử lý an toàn có thể giữ được lâu hơn. Ở phòng
lạnh: độ nhiệt 5 – 15°C độ ẩm không khí 85 – 90% có thể bảo quản được 3 – 4
tuần lễ.
Tưới nhỏ giọt cho ổi
Cây ổi cũng như nhiều giống cây ăn trái khác. Tuy dễ trồng nhưng cũng
cần một chế độ chăm sóc phù hợp. Ngoài bónphân định kỳ thì cấp nước cho cây
ổi là việc làm không thể thiếu mỗi ngày.
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO

More Related Content

What's hot

Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Dự án vườn ao chuồng 0918755356
Dự án vườn ao chuồng 0918755356Dự án vườn ao chuồng 0918755356
Dự án vườn ao chuồng 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Tư vấn lập dự án Chăn nuôi bò thịt và bò sữa Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng - 091875...
Tư vấn lập dự án Chăn nuôi bò thịt và bò sữa Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng - 091875...Tư vấn lập dự án Chăn nuôi bò thịt và bò sữa Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng - 091875...
Tư vấn lập dự án Chăn nuôi bò thịt và bò sữa Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng - 091875...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bò
dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bòdự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bò
dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bòLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm...
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm... Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm...
Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm...LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨMDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨMLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356
Dự án chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356Dự án chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356
Dự án chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
dự án nuôi tôm thẻ chân trắng
dự án nuôi tôm thẻ chân trắngdự án nuôi tôm thẻ chân trắng
dự án nuôi tôm thẻ chân trắngLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Thuyết minh dự án Nông nghiệp tổng hợp, kết hợp du lịch trải nghiệm 0918755356
Thuyết minh dự án Nông nghiệp tổng hợp, kết hợp du lịch trải nghiệm 0918755356Thuyết minh dự án Nông nghiệp tổng hợp, kết hợp du lịch trải nghiệm 0918755356
Thuyết minh dự án Nông nghiệp tổng hợp, kết hợp du lịch trải nghiệm 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 

What's hot (20)

Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết ...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết ...Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết ...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết ...
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...
 
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
 
Dự án vườn ao chuồng 0918755356
Dự án vườn ao chuồng 0918755356Dự án vườn ao chuồng 0918755356
Dự án vườn ao chuồng 0918755356
 
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
 
Tư vấn lập dự án Chăn nuôi bò thịt và bò sữa Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng - 091875...
Tư vấn lập dự án Chăn nuôi bò thịt và bò sữa Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng - 091875...Tư vấn lập dự án Chăn nuôi bò thịt và bò sữa Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng - 091875...
Tư vấn lập dự án Chăn nuôi bò thịt và bò sữa Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng - 091875...
 
dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bò
dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bòdự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bò
dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bò
 
Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm...
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm... Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm...
Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm...
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨMDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
 
Dự án chăn nuôi bò 0918755356
Dự án chăn nuôi bò 0918755356Dự án chăn nuôi bò 0918755356
Dự án chăn nuôi bò 0918755356
 
Dự án chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356
Dự án chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356Dự án chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356
Dự án chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
 
Thuyết minh dự án Nấm ăn liền tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356
 Thuyết minh dự án Nấm ăn liền tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356 Thuyết minh dự án Nấm ăn liền tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án Nấm ăn liền tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356
 
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất bao bì Osakavina tỉnh Bắc Ninh | duanviet....
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất bao bì Osakavina tỉnh Bắc Ninh | duanviet....Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất bao bì Osakavina tỉnh Bắc Ninh | duanviet....
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất bao bì Osakavina tỉnh Bắc Ninh | duanviet....
 
dự án nuôi tôm thẻ chân trắng
dự án nuôi tôm thẻ chân trắngdự án nuôi tôm thẻ chân trắng
dự án nuôi tôm thẻ chân trắng
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
 
dự án trồng chuối
dự án trồng chuốidự án trồng chuối
dự án trồng chuối
 
Thuyết minh dự án Nông nghiệp tổng hợp, kết hợp du lịch trải nghiệm 0918755356
Thuyết minh dự án Nông nghiệp tổng hợp, kết hợp du lịch trải nghiệm 0918755356Thuyết minh dự án Nông nghiệp tổng hợp, kết hợp du lịch trải nghiệm 0918755356
Thuyết minh dự án Nông nghiệp tổng hợp, kết hợp du lịch trải nghiệm 0918755356
 

Similar to DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO

DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAODỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAOLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
TRỒNG TRỌT KẾT HỢP CHĂN NUÔI
TRỒNG TRỌT KẾT HỢP CHĂN NUÔITRỒNG TRỌT KẾT HỢP CHĂN NUÔI
TRỒNG TRỌT KẾT HỢP CHĂN NUÔILẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án nuôi heo 0918755356Thuyết minh dự án nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án nuôi heo 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356
Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356
Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án chăn nuôi công nghệ cao
Dự án chăn nuôi công nghệ caoDự án chăn nuôi công nghệ cao
Dự án chăn nuôi công nghệ caoLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án chăn nuôi công nghệ cao
Dự án chăn nuôi công nghệ caoDự án chăn nuôi công nghệ cao
Dự án chăn nuôi công nghệ caoLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAODỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAOLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAODỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAOLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
nông nghiệp công nghệ cao kết hợp
nông nghiệp công nghệ cao kết hợpnông nghiệp công nghệ cao kết hợp
nông nghiệp công nghệ cao kết hợpLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án nuôi vịt, trồng măng tây 0903034381
dự án nuôi vịt, trồng măng tây 0903034381dự án nuôi vịt, trồng măng tây 0903034381
dự án nuôi vịt, trồng măng tây 0903034381LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tâydự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tâyLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 

Similar to DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO (20)

DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAODỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO
 
dự án nuôi heo
dự án nuôi heodự án nuôi heo
dự án nuôi heo
 
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 
chăn nuôi công nghệ cao.docx
chăn nuôi công nghệ cao.docxchăn nuôi công nghệ cao.docx
chăn nuôi công nghệ cao.docx
 
TRỒNG TRỌT KẾT HỢP CHĂN NUÔI
TRỒNG TRỌT KẾT HỢP CHĂN NUÔITRỒNG TRỌT KẾT HỢP CHĂN NUÔI
TRỒNG TRỌT KẾT HỢP CHĂN NUÔI
 
Thuyết minh dự án nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án nuôi heo 0918755356Thuyết minh dự án nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án nuôi heo 0918755356
 
dự án nuôi heo
dự án nuôi heodự án nuôi heo
dự án nuôi heo
 
Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356
Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356
Dự án chăn nuôi công nghệ cao 0918755356
 
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 
Dự án chăn nuôi công nghệ cao
Dự án chăn nuôi công nghệ caoDự án chăn nuôi công nghệ cao
Dự án chăn nuôi công nghệ cao
 
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢNDỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
 
Dự án chăn nuôi công nghệ cao
Dự án chăn nuôi công nghệ caoDự án chăn nuôi công nghệ cao
Dự án chăn nuôi công nghệ cao
 
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAODỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
 
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAODỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
 
nông nghiệp công nghệ cao kết hợp
nông nghiệp công nghệ cao kết hợpnông nghiệp công nghệ cao kết hợp
nông nghiệp công nghệ cao kết hợp
 
dự án nuôi vịt, trồng măng tây 0903034381
dự án nuôi vịt, trồng măng tây 0903034381dự án nuôi vịt, trồng măng tây 0903034381
dự án nuôi vịt, trồng măng tây 0903034381
 
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tâydự án nuôi vịt, trồng măng tây
dự án nuôi vịt, trồng măng tây
 
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356
 

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT

THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxTHuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxDỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxTHuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docxTHuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxThuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docxThuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoThuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docxThuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxThuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxThuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxDự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docThuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxdự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxDự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT (20)

THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxTHuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxDỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
 
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxTHuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
 
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docxTHuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
 
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxThuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
 
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docxThuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoThuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
 
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docxThuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
 
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxThuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
 
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxThuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
 
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
 
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxDự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
 
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docThuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
 
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxdự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
 
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxDự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
 

DỰ ÁN NUÔI HEO CHẤT LƯỢN CAO

  • 1. THUYẾT MINH DỰ ÁN CHĂN NUÔI LỢN CHẤT LƯỢNG CAO TỔNG CÔNG Địa điểm:
  • 2. DỰ ÁN CHĂN NUÔI LỢN CHẤT LƯỢNG CAO Địa điểm: ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT Giám đốc
  • 3. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 1 MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................... 1 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 5 I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ................................................................. 5 II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN........................................................ 5 III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ........................................................................ 5 IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ......................................................................... 7 V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN.............................................................. 8 5.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 8 5.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 8 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN........................ 9 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN................................................................................................................. 9 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. .................................................. 9 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án.......................................................13 II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG.....................................................16 2.1. Nhu cầu thị trường thịt ............................................................................16 2.2. Nhu cầu thị trường thịt heo toàn cầu ........................................................18 2.3. Thị trường rau quả ..................................................................................21 III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN...........................................................................24 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...........................................................24 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư..................................27 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ...................................32
  • 4. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 2 4.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................32 4.2. Hình thức đầu tư.....................................................................................32 V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.32 5.1. Nhu cầu sử dụng đất................................................................................32 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.............32 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ...................33 I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..............33 II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ......34 2.1. Kỹ thuật chăn nuôi đàn lợn......................................................................34 2.2. Kỹ thuật trồng một số cây lâu năm...........................................................40 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................72 I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG....................................................................72 1.1. Chuẩn bị mặt bằng ..................................................................................72 1.2. Phương án tổng thểbồi thường, giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư:................72 1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật....................................72 1.4. Các phương án xây dựng công trình.........................................................73 1.5. Các phương án kiến trúc..........................................................................74 1.6. Phương án tổ chức thực hiện ...................................................................76 1.7. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý .....................76 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG................................77 I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................77
  • 5. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 3 II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. ...............77 III. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG ......................................78 3.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................79 3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................80 IV. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM ...............................82 4.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................82 4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................84 V. KẾT LUẬN..............................................................................................85 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .............................................................................87 I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN..................................................87 II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN.......................90 2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án........................................................90 2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án:........................90 2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: ................................................................90 2.4. Phương ánvay. ........................................................................................91 2.5. Các thông số tài chính của dự án..............................................................91 KẾT LUẬN ..................................................................................................95 I. KẾT LUẬN. ..............................................................................................95 II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. .....................................................................95 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ...............................96 Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án.................................96 Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .......................................................97
  • 6. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 4 Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm....................................98 Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm.....................................................99 Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án..........................................100 Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn.................................101 Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. .........................102 Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). ...........................103 Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).......................104
  • 7. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 5 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ Tên doanh nghiệp/tổ chức: Điện thoại: …………….Fax: ……………….Email: ................................... II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án: “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” Địa điểm thực hiện dự án:. Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: ha. Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác. Tổng mức đầu tư của dự án: Trong đó: + Vốn tự có (30%) : 10..000 đồng. + Vốn vay - huy động (70%) : 23.567.215.000 đồng. Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp: Doanh thu từ heo thịt 4.000 con/năm Doanh thu từ trồng trọt 254 tấn/năm III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ Nước ta hiện là một nước nông nghiệp, trong quá trình xây dựng đất nước Đảng và nhà nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa. Trong những năm gần đây nền kinh tế- xã hội nước ta đã phát triển một cách mạnh mẽ. Các ngành công nghiệp, dịch vụ và công nghệ phát triển đa dạng. Tuy nhiên đối với Việt Nam nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng trong đó
  • 8. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 6 chăn nuôi đóng vai trò quan trọng thiết yếu. Đặc biệt những năm gần đây thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh hoành hành, giá cả mặt hàng nông nghiệp và chăn nuôi bấp bênh. Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, lương thực, thực phẩm đặc biệt là thịt heo không cung cấp đủ cho thị trường nội địa dẫn đến ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực của đất nước. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp luôn được các cấp lãnh đạo và cơ quan nhà nước quan tâm, đặc biệt là vấn đề đầu tư và tiếp cận các công nghệ, kỹ thuật tiến bộ trong trồng trọt và chăn nuôi từng bước nâng cao năng xuất. Đồng thời với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước trong các ngành sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành kinh tế này phát triển và từng bước đi vào hiện đại. Các sản phẩm nuôi của Việt Nam chủ yếu vẫn để tiêu thụ ở thị trường nội địa. Với thị trường xuất khẩu, chúng ta thường hay không thành công là do chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế. Hơn nữa, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, mà cụ thể là thịt heo hiện đang đứng trước một thực tế khó khăn là giá bán khá cao so với một số nước khác, không cạnh tranh được mà nguyên nhân sâu xa cũng chính vì hình thức chăn nuôi ở nước ta vẫn là hình thức truyền thống và lạc hậu nên năng suất sản lượng thấp, chi phí cao. Hiện nay các cơ sở chăn nuôi kỹ thuật tiên tiến hiện đại vẫn còn ít. Quy mô của các cơ sở vẫn còn nhỏ hẹp, chưa thể cung cấp ra thị trường cùng một lúc một lượng sản phẩm lớn. Trong khi đó nhu cầu về nông sản thực phẩm cụ thể là thịt heo của thị trường là rất cao, nhất là heo được chăn nuôi từ quy trình kỹ thuật hiện đại, đảm bảo chất lượng, an toàn và vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh thị trường trong nước còn rộng lớn thì thị trường xuất khẩu còn bỡ ngỡ.
  • 9. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 7 Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”tại xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnhcung cấp heo thịt và các loại nông sảnnhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngành nông nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh. IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ  Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;  Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;  Nghị định số148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;  Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;  Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;  Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
  • 10. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 8  Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xât dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020; V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 5.1. Mục tiêu chung  Phát triển dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” theohướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm, chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.  Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Hà Tĩnh.  Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Hà Tĩnh.  Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án. 5.2. Mục tiêu cụ thể  Phát triển theo mô hình “Chăn nuôi lợn chất lượng cao”cung cấp heo thịt và các loại nông sản đem lại sản phẩm chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao.  Dự án sản xuất với quy mô, công suất như sau: Doanh thu từ heo thịt 4.000 con/năm Doanh thu từ trồng trọt 254 tấn/năm  Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu
  • 11. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 9 chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.  Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.  Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Hà Tĩnhnói chung. CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN. 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. Vị trí địa lý Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam
  • 12. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 10 Huyện Cẩm Xuyên có vị trí địa lý: Phía nam giáp huyện Kỳ Anh Phía bắc giáp Thành phố Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà Phía tây giáp huyện Hương Khê và huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Phía đông giáp biển Đông. Địa hình Hà Tĩnh nằm cách thủ đô Hà Nội 340 km về phía Bắc, ở phía đông dãy Trường Sơn với địa hình hẹp, dốc và nghiêng từ tây sang đông, độ dốc trung
  • 13. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 11 bình 1,2%, có nơi 1,8%. Lãnh thổ chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam và bị chia cắt mạnh bởi các sông suối nhỏ của dãy Trường Sơn với nhiều dạng địa hình chuyển tiếp, xen kẻ lẫn nhau. Sườn Đông của dãy Trường Sơn nằm ở phía tây, có độ cao trung bình 1500 mét, đỉnh Rào Cọ 2.235 mét, phía dưới là vùng đồi thấp giống bát úp, tiếp nữa là dải đồng bằng nhỏ hẹp chạy ra biển có độ cao trung bình 5 mét và sau cùng là dãy cát ven biển bị nhiều cửa lạch chia cắt. Tỉnh Hà Tĩnh được chia làm bốn loại địa hình cơ bản gồm: Vùng núi cao nằm ở phía Đông của dãy Trường Sơn, địa hình dốc bị chia cắt mạnh, tạo nên thành những thung lũng nhỏ hẹp chạy dọc theo các triền sông lớn của hệ thống sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu và Rào Trổ. Vùng trung du và bán sơn địa là vùng chuyển từ vùng núi cao xuống vùng đồng bằng, chạy dọc phía tây nam đường Hồ Chí Minh, địa hình có dạng xen lẫn giữa các đồi trung bình và thấp với đất ruộng. Vùng đồng bằng chạy dọc hai bên Quốc lộ 1A theo chân núi Trà Sơn và dải ven biển với địa hình tương đối bằng phẳng do quá trình bồi tụ phù sa của các sông, phù sa biển trên các vỏ phong hoá Feralit hay trầm tích biển. Vùng ven biển nằm ở phía Đông đường Quốc lộ 1A, địa hình vùng này được tạo bởi những đụn cát, ở những vùng trũng được lấp đầy bởi những trầm tích, đầm phá hay phù sa. Ngoài ra, vùng này còn xuất hiện các dãy đồi núi sót chạy dọc ven biển và nhiều bãi ngập mặn được tạo ra từ nhiều cửa sông. Thời tiết khí hậu Hà Tĩnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều. Ngoài ra, Hà Tĩnh còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc
  • 14. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 12 và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc; nên thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt. Hàng năm, Hà Tĩnh có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa hè. Mùa hè: Từ tháng 4 đến tháng 10, đây là mùa nắng gắt, khô hạn kéo dài kèm theo nhiều đợt gió phơn Tây Nam (gió Lào) khô nóng, nhiệt độ có thể lên tới hơn 40 °C, khoảng cuối tháng 7 đến tháng 10 thường có nhiều đợt bão kèm theo mưa lớn gây ngập úng nhiều nơi, lượng mưa lớn nhất 500 mm/ngày đêm. Mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này chủ yếu có gió mùa Đông Bắc kéo theo gió lạnh và mưa phùn, nhiệt độ có thể xuống tới 7 °C Khí hậu Hà Tĩnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều. Ngoài ra, Hà Tĩnh còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc; nên thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt. Hàng năm, Hà Tĩnh có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa hè: Mùa hè: Từ tháng 4 đến tháng 10, đây là mùa nắng gắt, khô hạn kéo dài kèm theo nhiều đợt gió phơn Tây Nam (gió Lào) khô nóng, nhiệt độ có thể lên tới hơn 40 °C, khoảng cuối tháng 7 đến tháng 10 thường có nhiều đợt bão kèm theo mưa lớn gây ngập úng nhiều nơi, lượng mưa lớn nhất 500 mm/ngày đêm. Mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này chủ yếu có gió mùa Đông Bắc kéo theo gió lạnh và mưa phùn, nhiệt độ có thể xuống tới 7 °C. Tài nguyên thiên nhiên
  • 15. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 13 Hà Tĩnh hiện có 276.003 ha rừng, gồm 199.847 ha rừng tự nhiên và 76.156 ha rừng trồng, với độ che phủ của rừng đạt 45 %. Rừng tự nhiên thường gặp là kiểu rừng nhiệt đới, vùng núi cao có thể gặp các loại rừng lá kim á nhiệt đới. Rừng trồng phần lớn là thông nhựa. Hà Tĩnh có thảm thực vật rừng đa dạng với hơn 86 họ và 500 loài cây gỗ, gồm nhiều loại gỗ quý như lim xanh, sến, táu, đinh, gụ, pơmu... và nhiều loài thú quý hiếm như hổ, báo, hươu đen, dê sừng thẳng, trĩ, gà lôi và các loài bò sát khác. Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km với nhiều cửa sông lớn với khoảng 267 loài cá, thuộc 90 họ, trong đó có 60 loài có giá trị kinh tế cao, 20 loài tôm, nhuyễn thể như sò, mực,... Về khoáng sản, tỉnh có trữ lượng khoáng sản nằm rải rác ở hầu khắp các huyện gồm than đá, sắt, thiếc, phosphorit, than bùn, cao lanh, cát thuỷ tinh, thạch anh. Hà Tĩnh có nhiều sông nhỏ và bé chảy qua, con sông lớn nhất là sông La và sông Lam, ngoài ra có sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Ngàn Trươi, Rào Cái. Tổng chiều dài các con sông khoảng 400 km, tổng sức chứa 13 tỷ m³. Còn hồ Kẻ Gỗ, hồ Sông Rác, hồ Cửa Thờ Trại Tiểu, đập Đồng Quốc Cổ Đạm... ước khoảng 600 triệu m³. 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án. Kinh tế Quy mô GRDP năm 2020 theo giá hiện hành ước đạt 81.818,42 tỷ đồng. Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 12.940,29 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 15,81%; khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 34.322,17 tỷ
  • 16. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 14 đồng chiếm 41,95%; khu vực dịch vụ ước đạt 27.612,81 tỷ đồng chiếm 33,75% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước đạt 6.943,16 tỷ đồng chiếm 8,49% trong tổng chung. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: Năm 2020 đạt mức tăng trưởng khá. Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 3,59% đóng góp 0,38 điểm phần trăm trong mức tăng chung; ngành lâm nghiệp tăng 2,81% đóng góp 0,03 điểm phần trăm. Điểm sáng của khu vực này là ngành thủy sản đạt kết quả khá với mức tăng 5,46%, nhưng do chiếm tỷ trọng nhỏ nên chỉ đóng góp 0,09 điểm phần trăm.
  • 17. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 15 Cơ cấu kinh tế Hà Tĩnh trong những năm qua đã chuyển dịch theo hướng tích cực tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, giảm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tuy nhiên năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19; thiên tai, lũ lụt và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung kéo dài từ năm 2019 đến nay đã làm thay đổi tỷ trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế, cụ thể đến nay khu vực công nghiêp- xây dựng chiếm 41,95% giảm 1,03 điểm % so với năm 2019; khu vực dịch vụ chiếm 33,75%, giảm 0,83 điểm %; khu vực thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,49% giảm 0,23 điểm % so với năm 2019 và khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 15,81%, tăng 2,09 điểm %. Dân số
  • 18. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 16 Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Hà Tĩnh đạt 1.288.866 người, mật độ dân số đạt 205 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt 251.968 người, chiếm 19,5% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1.036.898 người, chiếm 80,5%. Dân số nam đạt 640.709 người, trong khi đó nữ đạt 648.157 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0.49 ‰. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2020 là hơn 28%. II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 2.1. Nhu cầu thị trường thịt Nhu cầu thị trường nội địa Chăn nuôi lợn tiếp tục đà hồi phục trên cả nước, dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát, chỉ còn phát sinh những ổ dịch nhỏ lẻ. Ước tính tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng Ba năm 2021 tăng 11,6% so với cùng thời điểm năm 2020; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng quý I ước tính đạt 1.018,8 nghìn tấn, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước. 2. Thị trường thức ăn chăn nuôi Báo cáo từ Tổng cục Hải quan cho biết trong tháng 2/2021, Việt Nam nhập khẩu hơn 321,2 triệu USD giá trị thức ăn gia súc và nguyên liệu, tăng 8,8% so với cùng kì năm 2020, dù trong giai đoạn này, thị trường nghỉ Tết Nguyên đán một tuần. Về nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 2 tăng hơn 27,1% so với năm ngoái lên 394.496 tấn, với giá trị nhập khẩu tăng 33,4% lên hơn 102,6 triệu USD. Nhập khẩu ngô tăng tới 77,6% về khối lượng lên 545.800 tấn, và tăng 130,3% về giá trị lên 146,7 triệu USD.
  • 19. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 17 Nhập khẩu đậu nành cũng tăng mạnh 67,2% lên 216.369 tấn, và tăng 119,8% về giá trị lên hơn 117,85 triệu USD. Giá trị nhập khẩu dầu mỡ động thực vật tăng hơn 38,5% so với cùng kì năm 2020 lên 77,3 triệu USD. Trên thị trường thế giới, giá hợp đồng ngô giao tháng 5 tăng 0,25 US cent lên 5,39. Tình hình nhập khẩu một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (Nguồn: Tổng cục Hải quan) Biến động về giá
  • 20. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 18 Biến động giá heo hơi trong nước tháng 2 (Nguồn:Tổng hợp thị trường. Đơn vị: đồng/kg) Tháng 2, giá heo hơi tiếp tục giảm mạnh ở cả ba miền do nhu cầu tiêu thụ suy yếu. Giá đã giảm khoảng 5,5 – 8% so với đầu tháng và hiện dao động trong khoảng 74.000 – 78.000 đồng/kg. Tình hình tiêu thụ Bộ Công Thương dẫn số liệu tính toán từ số liệu từ Tổng cục Hải quan cho biết trong tháng 2, Việt Nam nhập khẩu 10.250 tấn thịt heo tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh (mã HS 0203), trị giá 24,34 triệu USD, tăng 322,4% về lượng và tăng 401,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Nga, Canada, Brazil, Ba Lan và Mỹ là 5 thị trường lớn nhất cung cấp thịt heo cho Việt Nam trong tháng 1/2021. Dự báo, triển vọng Năm 2021, Cục Chăn nuôi - Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành chăn nuôi đạt khoảng 5 - 6%. Sản lượng thịt các loại đạt khoảng 5,7 triệu tấn. Trong đó thịt heo đạt khoảng 3,67 triệu tấn, tăng 6,1% so với năm 2020; thịt gia cầm đạt khoảng 1,5 triệu tấn, tăng 5,8%; thịt bò đạt khoảng 395 nghìn tấn, tăng 6%; sản lượng trứng đạt khoảng 15,6 tỷ quả, tăng 7,5% và sản lượng sữa đạt khoảng 1,21 triệu tấn, tăng 11,5% so với năm 2020. 2.2. Nhu cầu thị trường thịt heo toàn cầu Sản lượng thịt heo toàn cầu năm 2021 tăng gần 2% lên 103,8 triệu tấn do ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc đang tiếp tục phục hồi từ dịch tả châu phi ASF. Giá tăng tiếp tục khuyến khích các nhà sản xuất mở rộng quy mô nuôi, kéo theo dự báo sản lượng của Trung Quốc tăng hơn 5%.
  • 21. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 19 Xuất khẩu thịt lợn toàn cầu năm 2021 tăng gần 3% lên 11,1 triệu tấn do nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc. Nguồn cung dồi dào có thể xuất khẩu trên khắp thế giới dự kiến sẽ sang thị trường Trung Quốc do tiêu thụ tại thị trường chủ chốt này tiếp tục thấp hơn nhiều so với trước khi dịch tả diễn ra. Trong khi đó, đồng peso yếu và nền kinh tế trong nước chậm chạp dẫn đến kỳ vọng nhập khẩu của Mexico giảm. Sản lượng sản xuất thịt heo hơi trên thế giới – đơn vị: 1.000 tấn Quốc gia 2017 2018 2019 Tháng 10 Tháng 1 Tháng 10 Tháng 1 2020 2020 2021 2021 Brazil 3,725 3,763 3,975 4,125 4,125 4,275 4,250 Canada 1,958 1,955 2,000 2,110 2,085 2,110 2,090 Trung Quốc 54,518 54,040 42,550 38,000 38,000 41,500 43,500 EU 23,660 24,082 23,956 24,000 24,000 24,150 24,040 Hồng Kông 126 128 74 61 61 75 70 Nhật Bản 1,272 1,284 1,279 1,285 1,295 1,295 1,300 Hàn Quốc 1,280 1,329 1,364 1,396 1,400 1,315 1,340 Mexico 1,267 1,321 1,408 1,460 1,450 1,520 1,495 Philippines 1,563 1,601 1,585 1,275 1,115 1,350 1,075 Hoa Kỳ 11,611 11,943 12,543 12,778 12,841 12,938 12,963 Các nước khác 11,076 11,494 11,244 11,159 11,385 11,632 11,632
  • 22. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 20 Quốc gia 2017 2018 2019 Tháng 10 Tháng 1 Tháng 10 Tháng 1 2020 2020 2021 2021 Tổng cộng 112,056 112,940 101,978 97,875 97,757 102,160 103,755 Sản lượng tiêu thụ thịt heo trên thế giới – đơn vị: 1.000 tấn Quốc gia 2017 2018 2019 Tháng 10 Tháng 1 Tháng 10 Tháng 1 2020 2020 2021 2021 Brazil 2,951 3,043 3,116 2,927 2,949 3,030 3,025 Canada 873 913 947 900 860 905 885 Trung Quốc 55,812 55,295 44,866 42,700 43,050 45,875 47,995 EU 20,909 21,258 20,424 20,168 19,668 20,420 19,960 Hồng Kông 573 539 405 441 441 435 430 Nhật Bản 2,729 2,774 2,714 2,710 2,685 2,725 2,715 Hàn Quốc 1,926 2,001 2,011 1,938 1,942 1,955 1,980 Mexico 1,983 2,116 2,159 2,110 2,015 2,190 2,065 Philippines 1,801 1,883 1,806 1,424 1,264 1,549 1,274 Hoa Kỳ 9,541 9,747 10,066 9,895 10,021 10,010 10,106 Các nước khác 12,355 12,661 12,429 11,980 12,262 12,553 12,553
  • 23. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 21 Quốc gia 2017 2018 2019 Tháng 10 Tháng 1 Tháng 10 Tháng 1 2020 2020 2021 2021 Tổng cộng 111,453 112,230 100,943 97,475 97,157 101,647 102,988 2.3. Thị trường rau quả Thị trường thế giới Thái Lan: Theo nguồn producereport.com, tại Thái Lan, vùng trồng sầu riêng chính ở miền đông nước này sẽ sớm bắt đầu vụ thu hoạch. Tuy nhiên, do đại dịch Covid-19, những quy định nghiêm ngặt được triển khai tại các tỉnh Chanthaburi, Rayong và Trat đang tác động lên xuất khẩu tất cả các loại trái cây, đặc biệt là sầu riêng. Trong năm 2020, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất của Thái Lan. Để đẩy mạnh xuất khẩu sầu riêng và củng cố niềm tin với người tiêu dùng, Ủy ban Thương mại Thái Lan triển khai hàng loạt biện pháp, bao gồm khử trùng các loại trái cây và dán nhãn “NoCOVID-19”, tạo điều kiện cho các nhà chức trách Trung Quốc tra soát quy trình trồng, đóng gói và vận chuyển sầu riêng. Theo cơ quan Hải quan Thái Lan, năm 2020, trị giá xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan sang Trung Quốc đạt 576 nghìn tấn, trị giá 2,51 tỷ USD, giảm 4,6% về lượng, nhưng tăng 47,6% về trị giá so với năm 2019. Trị giá xuất khẩu sầu riêng tăng mạnh là do giá xuất khẩu tăng cao. Do tác động của đại dịch, tốc độ xuất khẩu sầu riêng giảm mạnh trong nửa cuối năm 2020. Trong nửa đầu năm 2020 trị giá xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan đạt 1,64 tỷ USD, trong khi trong nửa cuối năm 2020 chỉ đạt 868 triệu USD. Tính riêng tháng 12/2020, xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan sang Trung Quốc đạt 7.143 tấn, trị giá 38,4 triệu USD, là mức thấp nhất theo tháng trong năm 2020.
  • 24. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 22 Nhu cầu sầu riêng tại Trung Quốc tăng trong những năm gần đây đã thúc đẩy người trồng sầu riêng Thái Lan tăng diện tích trồng, đây là nguyên nhân làm giảm sản lượng của các cây trồng khác. Theo Văn phòng Kinh tế Nông nghiệp của Thái Lan, sản lượng sầu riêng của miền Nam Thái Lan dự báo tăng 22% trong năm 2021 so với năm 2020. Tình hình xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam Trong cơ cấu hàng rau quả xuất khẩu, nhóm quả và quả hạch xuất khẩu trong tháng 1/2021 ghi nhận mức tăng trưởng cao, đạt 216,44 triệu USD, tăng 26,4% so với tháng 12/2020 và tăng 4,1% so với tháng 1/2020. Trong đó, trị giá xuất khẩu thanh long tươi hoặc đông lạnh đạt 119,85 triệu USD, tăng 64% so với tháng 12/2020 và tăng 14,7% so với tháng 1/2020. Thanh long tươi hoặc đông lạnh là chủng loại quả xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng rau quả xuất khẩu trong tháng 1/2021. Bên cạnh đó, trị giá xuất khẩu nhiều chủng loại trái cây và hạt chính cũng ghi nhận mức tăng trưởng khá cao trong tháng 01/2021 như xoài, dừa, chuối, hạt óc chó, hạt macadamia. Đối với nhóm sản phẩm chế biến, trị giá xuất khẩu trong tháng 01/2021 đạt 64,43 triệu USD, giảm 21,1% so với tháng 12/2020, nhưng tăng 29,3% so với tháng 1/2020. Trong đó, mặt hàng nước dừa, cơm dừa sấy xuất khẩu đạt 11,45 triệu USD, tăng 237,3% so với tháng 1/2020. Ngoài ra, trị giá xuất khẩu một số chủng loại rau, củ, quả đã qua chế biến tăng so với tháng 12/2020 và so với tháng 1/2020 như lá nho chế biến, nước dứa, dứa sấy, khoai lang sấy, nước mãng cầu, thạch, nước lạc tiên. Đáng chú ý, nhóm hàng rau củ ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các nhóm hàng khác, trong tháng 1/2021 đạt 26,9 triệu USD, tăng 35,4% so với tháng 12/2020, tăng 46,3% so với tháng 1/2020. Trong đó, ớt là chủng loại xuất khẩu nhiều nhất đạt 6,8 triệu USD, tăng 21,2% so với tháng 12/2020, tăng 67,2% so với tháng 1/2020. Bắp cải xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng rất cao trong tháng 1/2021.
  • 25. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 23
  • 26. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 24 III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục xây dựng như sau: TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 427.782,80 m2 A KHU TRUNG TÂM TRANG TRẠI - 1 Cổng 3,50 m2 2 Nhà bảo vệ và cách ly 95,04 m2 3 Nhà sát trùng xe ôtô 88,00 m2
  • 27. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 25 TT Nội dung Diện tích ĐVT 4 Đường giao thông nội bộ - m2 5 Bệ xuất nhập heo 15,00 m2 6 Nhà chờ xuất heo 72,00 m2 7 Đường dẫn heo - m2 8 Nhà kho cám kho thuốc 96,00 m2 9 Nhà heo thịt 5.600,00 m2 10 Ao biogas 5.000,00 m2 11 Ao lắng 5.000,00 m2 12 Nhà sát trùng người 73,60 m2 13 Nhà điều hành 200,00 m2 14 Nhà bếp + ăn 120,00 m2 15 Nhà ở cán bộ kỹ thuật 160,00 m2 16 Nhà ở công nhân 256,00 m2 17 Nhà sát trùng người 200,00 m2 18 Sân thể thao 73,60 m2 19 Kho cám + kho thuốc 160,00 m2 20 Đường vận chuyển cám - m2 21 Khu cây xanh dự trữ 48.050,08 m2 B KHU TRỒNG CÂY 362.519,98 m2 Hệ thống tổng thể - Hệ thống cấp nước Hệ thống - Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống - Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống
  • 28. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 26 TT Nội dung Diện tích ĐVT - Hệ thống PCCC Hệ thống
  • 29. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 27 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư ĐVT: 1000 đồng TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT I Xây dựng 427.782,80 m2 17.093.528 A KHU TRUNG TÂM TRANG TRẠI - - 1 Cổng 3,50 m2 2.500 8.750 2 Nhà bảo vệ và cách ly 95,04 m2 1.700 161.568 3 Nhà sát trùng xe ôtô 88,00 m2 1.700 149.600 4 Đường giao thông nội bộ - m2 - 5 Bệ xuất nhập heo 15,00 m2 950 14.250 6 Nhà chờ xuất heo 72,00 m2 1.700 122.400 7 Đường dẫn heo - m2 -
  • 30. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 28 TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT 8 Nhà kho cám kho thuốc 96,00 m2 1.610 154.560 9 Nhà heo thịt 5.600,00 m2 1.530 8.568.000 10 Ao biogas 5.000,00 m2 180 900.000 11 Ao lắng 5.000,00 m2 180 900.000 12 Nhà sát trùng người 73,60 m2 1.700 125.120 13 Nhà điều hành 200,00 m2 1.700 340.000 14 Nhà bếp + ăn 120,00 m2 1.700 204.000 15 Nhà ở cán bộ kỹ thuật 160,00 m2 1.700 272.000 16 Nhà ở công nhân 256,00 m2 1.700 435.200 17 Nhà sát trùng người 200,00 m2 1.700 340.000 18 Sân thể thao 73,60 m2 550 40.480
  • 31. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 29 TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT 19 Kho cám + kho thuốc 160,00 m2 1.610 257.600 20 Đường vận chuyển cám - m2 - 21 Khu cây xanh dự trữ 48.050,08 m2 - B KHU TRỒNG CÂY 362.519,98 m2 - Hệ thống tổng thể - Hệ thống cấp nước Hệ thống 1.300.000 1.300.000 - Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống 900.000 900.000 - Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 1.100.000 1.100.000 - Hệ thống PCCC Hệ thống 800.000 800.000 II Thiết bị 5.848.382 1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 300.000 300.000 2 Thiết bị chăn nuôi heo Trọn Bộ 3.248.382 3.248.382 3 Thiết bị trồng trọt Trọn Bộ 1.500.000 1.500.000
  • 32. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 30 TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT 4 Thiết bị vận tải, đi lại Trọn Bộ 700.000 700.000 5 Thiết bị khác Trọn Bộ 100.000 100.000 III Chi phí quản lý dự án 2,629 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 603.132 IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 1.559.197 1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,468 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 107.441 2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 0,853 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 195.709 3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 2,034 GXDtt * ĐMTL% 347.650 4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 1,119 GXDtt * ĐMTL% 191.208 5 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,058 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 13.234 6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 0,166 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 38.090 7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,175 GXDtt * ĐMTL% 29.845 8 Chi phí thẩm tra dự toán côngtrình 0,169 GXDtt * ĐMTL% 28.914
  • 33. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 31 TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT 9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 2,428 GXDtt * ĐMTL% 415.114 10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 0,718 GTBtt * ĐMTL% 41.991 11 Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi trường TT 150.000 V Chi phí đền bù, GPMB TT 2.200.000 VI Chi phí vốn lưu động TT 4.760.000 1 Nhập heo thịt 2.000,0 TT 1.050 2.100.000 2 Thức ăn chăn nuôi 180.000,0 TT 12 2.160.000 2 Thuốc chăn nuôi TT 200.000 Chi phí trồng trọt TT 300.000 VII Chi phí dự phòng 5% 1.603.212 Tổng cộng 33.667.451
  • 34. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 32 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 4.1. Địa điểm xây dựng Dự án“Chăn nuôi lợn chất lượng cao” được Hình thức đầu tư Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới. V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO 5.1. Nhu cầu sử dụng đất Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện.
  • 35. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 33 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 427.782,80 m2 A KHU TRUNG TÂM TRANG TRẠI - 1 Cổng 3,50 m2 2 Nhà bảo vệ và cách ly 95,04 m2 3 Nhà sát trùng xe ôtô 88,00 m2 4 Đường giao thông nội bộ - m2 5 Bệ xuất nhập heo 15,00 m2 6 Nhà chờ xuất heo 72,00 m2 7 Đường dẫn heo - m2 8 Nhà kho cám kho thuốc 96,00 m2 9 Nhà heo thịt 5.600,00 m2 10 Ao biogas 5.000,00 m2 11 Ao lắng 5.000,00 m2 12 Nhà sát trùng người 73,60 m2 13 Nhà điều hành 200,00 m2 14 Nhà bếp + ăn 120,00 m2 15 Nhà ở cán bộ kỹ thuật 160,00 m2
  • 36. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 34 TT Nội dung Diện tích ĐVT 16 Nhà ở công nhân 256,00 m2 17 Nhà sát trùng người 200,00 m2 18 Sân thể thao 73,60 m2 19 Kho cám + kho thuốc 160,00 m2 II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 2.1. Kỹ thuật chăn nuôi đàn lợn a) Giữ đàn lợn nuôi trong môi trường được bảo vệ: + Khu vực chăn nuôi phải cách xa nhà ở; + Có hàng rào ngăn cách với các khu vực khác; + Hạn chế tối đa người lạ đi vào khu vực chăn nuôi; + Trước cổng, trước mỗi dãy chuồng phải có hố sát trùng; + Phải thường xuyên định kỳ tiêu độc khử trùng dụng cụ và khu vực chăn nuôi; + Chất thải chăn nuôi được thu gom và xử lý bằng các biện pháp thích hợp.
  • 37. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 35 Trang trại nuôi lợn b) Chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý tốt đàn lợn: + Cung cấp đầy đủ thức ăn chăn nuôi tự chế biến theo kỹ thuật chế biến thức ăn chăn nuôi hữu cơ. + Nước uống sạch cho gia lợn; + Chuồng nuôi đúng quy cách và đảm bảo mật độ nuôi hợp lý; + Định kỳ tiêm phòng và tẩy giun sán cho lợn. c) Kiểm soát mọi thứ ra vào khu vực chăn nuôi: + Phải biết rõ lai lịch nguồn gốc, tình trạng bệnh tật của đàn lợn mới nhập; + Lợn mới mang về phải nuôi cách ly theo quy định; + Kiểm soát thức ăn chăn nuôi và dụng cụ chăn nuôi đưa vào trại; + Tránh để chim hoang dã, các loài gặm nhấm, chó, mèo, chuột và người lạ vào khu vực chăn nuôi. d) Sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn cho người sử dụng: + Thời gian ngưng thuốc trước khi bán để giết mổ đúng quy định.
  • 38. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 36 + Có sổ sách ghi chép thời gian dùng vắc-xin và thuốc phòng trị bệnh cụ thể của từng đàn, cá thể. e) Mục tiêu nuôi dưỡng: - Tốn ít thức ăn, lợn khỏe mạnh, lớn nhanh. - Chất lượng thịt tốt, tỷ lệ thịt nạc cao, tỷ lệ thịt móc hàm cao, an toàn với người tiêu dùng. - Chi phí thức ăn thấp nhất bằng cách tự sản xuất thức ăn cho lợn bằng nguồn nguyên liệu sẵn có như ngô, khoai, sắn,...vừa tiết kiệm chi phí và đem lại nguồn dinh dưỡng cao. f) Chọn giống để nuôi lợn thịt: - Lợn lai F1 (giữa lợn đực ngoại và cái nội), có khả năng tăng trọng khá, tỷ lệ nạc cao hơn lợn nội thuần. - Lợn lai 2 máu ngoại, lợn lai 3 và 4 máu ngoại thường thể hiện ưu thế lai cao (lớn nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn, khả năng chống chịu bệnh tật tốt hơn so với giống lợn ngoại nguyên chùng nuôi thịt). + Lợn lai 2 máu ngoại hiện nay là con lai F1 giữa giống lợn Landrace va giống lợn Yorkshire. + Lợn lai 3 máu ngoại hiện nay là con lai giữa lợn nái F1 (Landrace x Yorkshire) phối với đực lợn Duroc. Lợn lai 3 máu ngoại giảm từ 0,1 – 0,3 kg thức ăn/kg tăng khối lượng, rút ngắn thời gian nuôi từ 4 – 6 ngày, tăng tỷ lệ nạc từ 1 – 2% so với nuôi lợn thuần chủng. Chọn lọc để nuôi thịt: Nên chọn những lợn con: - Khỏe mạnh, không có khuyết tật (úng, chân yếu…), lông da mịn màng, hồng hào.
  • 39. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 37 - Thân hình phát triển cân đối (trường mình, rộng lưng, nở ngực, mông to, 4 chân khỏe). g) Nhập giống lợn: - Lợn nhập vào trang trại phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, tiêm phòng vắc xin, thuốc điều trị đã sử dụng (nếu có). Tốt nhất nên nhập từ các trại đã có chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Chỉ nên mua lợn mới từ 1 đến 2 trại đảm bảo an toàn dịch, hạn chế nguy cơ mang bệnh vào trại. - Khi lợn về đến trại, phải chuyển lợn xuống ngay, đưa vào khu cách ly để nuôi thích nghi. Ghi nhận lại tất cả các biểu hiện bệnh tật của lợn trong quá trình nuôi thích nghi. - Sau khi nhập lợn phải lên kế hoạch tiêm phòng cho đàn lợn, quan tâm đến một số bệnh như; lở mồm long móng, dịch tả, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS),…. - Cử người thường trực để kịp thời cách ly lợn bị bệnh, nghi có bệnh và điều trị những con bị tổn thương do cắn nhau, bị bệnh. - Tập cho lợn đi vệ sinh đúng chỗ vào vị trí quy định trong một vài ngày đầu. h) Kỹ thuật nuôi dưỡng: Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần qua các giai đoạn của lợn thịt: Khối lượng cơ thể (kg) Protein thô (%) Năng lượng trao đổi (ME) kcal 10-30 17-18 3100-3200
  • 40. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 38 31 - 60 15 3100 61 - 100 13 3000 Cách cho ăn, uống: - Có thể cho lợn ăn tự do hoặc theo bữa. - Đối với lợn nhỏ dưới 30 kg cho ăn 3 bữa/ngày, lợn lớn hơn cho ăn 2 bữa/ngày. - Lợn được cung cấp đầy đủ nước sạch bằng vòi uống tự động. - Cho lợn ăn đúng và đủ khẩu phần đối với từng giai đoạn lợn. - Cách tính lượng thức ăn cho một lợn thịt/ngày Khối lượng cơ thể (kg) Cách tính lượng thức ăn/ngày Mức ăn/ngày (kg) tính TB cho 1 giai đoạn Số bữa/ngày 10-30 5,3% x Khối lượng lợn 1,05 3 31 - 60 4,3% x Khối lượng lợn 2,16 2 61 - 100 3,4% x Khối lượng lợn 3,07 2 Ví dụ lợn có khối lượng 40 kg lượng thức ăn cần 1 ngày là 40 x 4,3% = 1,72 kg. Tuy nhiên để chăn nuôi lợn thịt đạt tỷ lệ nạc cao có thể áp dụng khuyến cáo cho lợn ăn hạn chế từ ngoài 60 kg khối lượng cơ thể. Mức ăn hạn chế là cho ăn giảm hơn từ 15 – 20% so với mức ăn tự do ở trên. Định mức ăn hạn chế của lợn thịt
  • 41. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 39 Khối lượng cơ thể (kg) Lượng thức ăn/con/ngày (kg) Hàm lượng Protein và Năng lượng trong 1 kg thức ăn 18 0,9 Protein: 17%-18% Năng lượng: 3100 Kcal 27 1,2 38 1,5 Protein: 15% Năng lượng: 3100 Kcal 50 2 60 2,2 68 2,3-2,4 Protein: 13% Năng lượng: 3000 Kcal 75 2,4-2,6 85 2,6-2,8 86-100 2,6-2,8 i) Kỹ thuật chăm sóc quản lý đàn lợn thịt: * Về chuồng nuôi và mật độ nuôi - Chuồng nuôi thoáng mát về mùa Hè và ấm áp về mùa Đông. - Nền chuồng cần chắc chắn không trơn trượt, có độ dốc 2-3% để thoát nước thải nhanh. Nên sử dụng công nghệ đệm lót sinh học. - Chuồng có máng ăn và vòi uống tự động cho lợn; 1 vòi cho 10 lợn, độ cao của núm uống tự động phải phù hợp cho từng độ tuổi của lợn thịt. - Không nên nuôi lợn với mật độ quá dày, tối đa là 1 con/m2, số lợn/1 ô nên từ 10-15 con. - Nhiệt độ thích hợp cho lợn thịt từ 10-30 kg là 20-22oC, cho lợn thịt từ 30- 100 kg là 15-16oC.
  • 42. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 40 * Vệ sinh thú y - Tẩy giun sán cho lợn khi 18-22 kg - Kết thúc nuôi 1 lứa lợn cần vệ sinh chuồng trại bằng nước vôi pha loãng hoặc các chất sát trùng và để trống chuồng trong thời gian 1 tuần mới nuôi lứa khác. - Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo quy định Lịch tiêm phòng cho lợn con và lợn thịt Loại tiêm phòng Thời gian tiêm (ngày tuổi) Tiếm sắt lần 1 3-Feb Tiếm sắt lần 2 13-Oct Vắc-xin dịch tả lợn lần 1 20 Vắc-xin dịch tả lợn lần 2 45 Vắc-xin thương hàn lần 1 20 Vắc-xin thương hàn lần 2 28-34 Vắc xin phù đầu 28-35 Vắc -xin tụ - dấu 60 2.2. Kỹ thuật trồng một số cây lâu năm 2.2.1. Kỹ thuật trồng bưởi Tiêu chuẩn chọn giống Để có những sản phẩm bưởi chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, nhà nông cần chú ý tới xuất xứ và chất lượng giống. Bưởi Phúc Trạch là giống bưởi đặc sản của huyện Hương Khê
  • 43. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 41 tỉnh Hà Tĩnh. Phúc Trạch là tên làng nơi được cho là tạo ra thứ bưởi này ngon nhất. Cây bưởi chiết: Đường kính từ 1 - 1,5cm, cao khoảng 60 - 80cm, có 2-3 cành cấp 1 được ươm trong bầu, có rễ thứ cấp mới được đem đi trồng. Cây bưởi ghép: Đường kính gốc ghép từ 0,8 - 1cm, cành cao khoảng 25 - 30cm, khỏe mạnh sạch sâu bệnh. Thời vụ và mật độ trồng Bưởi trồng thích hợp nhất vào 2 vụ mùa trong năm đó là:: - Vụ Xuân: tháng 2, 3, 4 - Vụ thu đông: tháng 8, 9 ,10 - Đối với loại đất thịt tơi xốt thì khoảng cách phù hợp giữa 2 cây trồng là 5x5m (400 cây/ha) tương đương 15 cây trên 1 sào bắc bộ. - Còn đối với loại đất đồi chắc, cằn thì khoảng cách là 4,5x4,5m (500 cây/ha) tương đương 18 cây trên 1 sào bắc bộ. Làm đất và đào hố trồng Làm đất cày bừa kĩ, nhặt sạch cỏ - Lên luống cách nhau 5m có hình mui luyện, rãnh rộng 30 - 40cm, sâu 20cm, tâm luống cao 30 - 40cm so với đáy rãnh. - Đào hố đắp ụ: + Đào hố nơi đất xấu có kích thước: 80x80x60cm(rộng,dài,sâu) + Đào hố nơi đất tốt: 60x60x50cm Nơi chân đất thấp thì phải đắp ụ, ụ cao từ 50 - 60cm, đường kính ụ rộng từ 0,8 - 1m. Phân bón lót Phân chuồng hoai mục: 20-30kg(40kg) - Super lân: 1kg - Vôi bột: Tùy theo pH của đất để xác định lượng vôi bột cần bón. Bà con nên xác định pH trước khi quyết định bón vôi. Thông thường nếu pH<5 hoặc 5,5 thì bón 20-25kg vôi bột/sào Bắc bộ, bón trước hoặc sau các loại phân bón khác khoảng 15-20 ngày.
  • 44. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 42 Kỹ thuật trồng Hố phải đào trước khi trồng khoảng 1 tháng, Trộn đều toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15 – 20 cm. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất cho chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây chết cây. Sau đó dùng mùn rác, cỏ khô phủ kín gốc rồi tưới đẫm nước cho cây tối thiểu 1lần/1ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới (đặc biệt chú ý trong 30 ngày đầu tiên sau trồng). Kỹ thuật chăm sóc * Kỹ thuật chăm sóc định kỳ Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần. * Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ chưa mang quả: Việc cắt tỉa được tiến hành ngay từ khi trồng. Để có được dạng hình hợp lý, cần thực hiện theo các bước sau: - Tạo cành cấp 1: Khi cây con đạt chiều cao 45 - 50 cm, cần bấm ngọn để tạo cành cấp 1. Chỉ để lại 3 - 4 cành cấp 1 phân bố tương đối đều về các hướng. Các cành cấp 1 này thường chọn cành khoẻ, ít cong queo, cách nhau 7 - 10 cm trên thân chính và tạo với thân chính một góc xấp xỉ 45 – 60độ để khung tán đều
  • 45. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 43 và thoáng. - Tạo cành cấp 2: Khi cành cấp 1 dài 25 - 30 cm, ta bấm ngọn để tạo cành cấp 2. Thông thường trên cành cấp 1 chỉ giữ lại 3 cành cấp 2 phân bố hợp lý về góc độ và hướng. - Tạo cành cấp 3: Cành cấp 3 là những cành tạo quả và mang quả cho những năm sau. Các cành này phải khống chế để chúng không giao nhau và sắp xếp theo các hướng khác nhau giúp cây quang hợp được tốt. + Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ mang quả. - Cắt tỉa sau thu hoạch: Được tiến hành sau khi thu hoạch quả. Cắt tỉa tất cả các cành sâu bệnh, cành chết, cành vượt, những cành quá dày, cắt tỉa bớt cành cấp 1(nếu số cành cấp 1/cây quá dày) sao cho cây có bộ khung tán cân đối. - Cắt tỉa vụ xuân: Được tiến hành vào giữa tháng 1 đến giữa tháng 3 hàng năm: Cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, cành sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán, những chùm hoa nhỏ, dầy, dị hình. - Cắt tỉa vụ hè: được tiến hành từ tháng 4 đến hết tháng 6: Cắt bỏ những cành hè mọc quá dày hoặc yếu, cành sâu bệnh, tỉa bỏ những quả nhỏ, dị hình. Kỹ thuật bón phân Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm: + Bón cơ bản (tháng 8 – tháng 11): Phân hữu cơ + lân Super + vôi. + Bón đón hoa, cành xuân từ 15/1 – 15/3: Đạm urê + kali. + Bón thúc tăng trọng quả vào tháng 5 – tháng7: Đạm urê + kali Ngoài ra bón cho cây sau khi thu hoạch làm cây chóng phục hồi, lượng bón thúc như sau:
  • 46. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 44 + Ure: 0,1 – 0,2 kg/cây + Super lân: 0,2 – 0,5 kg/cây + Kali: 0,1 - 0,3kg/cây. Các năm sau lượng phân tăng theo tuổi cây, năng suất quả và tuỳ thuộc loại đất. Cách bón: Bón phân hữu cơ: đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng 30 - 40 cm, sâu 20 - 25 cm, rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm. Hoặc có thể đào 3 rãnh theo hình vành khăn xung quanh tán để bón, năm sau bón tiếp phần còn lại. Bón phân vô cơ: khi đất ẩm chỉ cần rải phân lên mặt đất theo hình chiếu của tán cách xa gốc 20 - 30 cm, sau đó tưới nước để hoà tan phân. Khi trời khô hạn cần hoà tan phân trong nước để tưới hoặc rải phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và tưới nước. + Lần 1 (sau khi thu hoạch): bón theo vành mép tán, đào rãnh sâu 20cm, rộng 30cm. Các loại phân trộn đều cho vào rãnh lấp kín đất, tủ rơm giữ ẩm. + Bón thúc vào lần 2 và 3: trộn đều các loại phân hóa học rải đều trong vòng tán cây, xới đất sâu 4-5cm vùi đất lấp kín, tủ rơm rác giữ ẩm. Bón phân xong tưới nước đều đặn, vừa phải cho phân tan để cây hấp thụ từ từ. Chú ý không nên tưới quá nhiều nước cho cây vì nếu thừa nước cây sẽ ra đọt non ảnh hưởng đến việc xử lý ra hoa. Phòng trừ sâu bệnh
  • 47. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 45 Bưởi thường bị một số loại sâu bệnh phá hoại như : Bệnh nấm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, cành, nhện đỏ, nhện trắng, ruồi đục quả, bệnh chảy gôm, bệnh khô cành, quả ám khói… Bệnh nấm : Trên lá có đốm màu gỉ sắt, thân có các đốm đen. Sử dụng thuốc SCORE hoặc Sun phát đồng 1% phun 3 ngày một lần cho tới khi khỏi bệnh. Bệnh sâu đục thân, cành : Quét vôi vào gốc cây và thân cây, dung xilanh tiêm phun trực tiếp vào lỗ sâu đục bằng thuốc Supracide 0,2%. Sâu vẽ bùa : Dùng Selecron phun lên lá. Thuốc này có tác dụng với cả sâu ăn lá, nhện đỏ và các loại sâu khác. Rệp : Khi phát hiện có rệp, phun ngay Selecron ba ngày liên tục. Ruồi đục quả hút dịch làm quả thối, thời gian xuất hiện vào tháng 7-10. Dùng bả Naled 5% + Metyl Eugnol 95% cho 100m2. Bọ xít các loại : Phun Sherpa 0,2% hoặc Dipterex 0,3%. Ngoài ra nếu thấy các loại côn trùng ít có thể bắt bằng tay và tiêu diệt. Bệnh muội đen thân, cành, lá, quả. Thời gian xuất hiện từ tháng 2-10. Phun Boocdo 1% hoặc Sun phát đồng 1% kết hợp với cắt tỉa cho thưa tán lá, cành. Bệnh chảy mủ gôm : Thời gian gây hại từ tháng 4, 5, 9, 10. Phun Aliette 0,3% lên thân, cành tuần 1 lần cho tới khi khỏi v.v… Thu hoạch và bảo quản Nên thu hoạch vào lúc trời mát và nhẹ tay, tránh lúc trời nắng gắt làm các tế bào tinh dầu căng dễ vỡ, không nên thu hái quả sau cơn mưa hoặc có sương
  • 48. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 46 mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ. Dụng cụ thu hoạch như kéo cắt liền giỏ để thu hoạch trái, không được để rơi trái xuống đất. Khi thu hoạch nên mang bao tay vải tránh móng tay làm vết thương trái và dùng giỏ nhựa loại 20kg. Kéo cắt nên làm sạch khuẩn bằng Natri Hypocloric Sodium (NaOCl) trước khi dùng. Tất cả dụng cụ sau khi thu hoạch phải lau chùi sạch sẽ để vào chỗ ngăn nắp. Nên bao trái bằng lưới polostire nhặc giấy báo mềm tránh va chạm khi vận chuyển làm hỏng trái trước khi đóng gói bằng thùng carton. Bảo quản bưởi ở nhiệt độ 100C ±10C, ẩm độ 90 ÷ 95%. 2.2.2. Kỹ thuật trồng xoài Đặc tính nông học
  • 49. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 47 - Thời gian sinh trưởng: Cho trái sau 3 năm trồng; thu hoạch trái sau khoảng 3.5 tháng kể từ khi ra hoa. - Cây có tán tròn, đuôi lá ngắn, mép lá ít gợn sóng; dễ ra hoa, đậu trái, nhưng trái không to, trọng lượng trái trung bình 300 - 350g/trái, dạng trái hơi tròn, vỏ trái có màu vàng và mỏng. - Chất lượng trái khá ngon, thịt chắc, thơm, không xơ, hạt tròn nhỏ và tỷ lệ thịt ăn được khoảng 70 - 80%. Quy trình kỹ thuật Thời vụ: Cây xoài thường được trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 5-7 dương lịch. Tuy nhiên, nếu cung cấp đủ nước và giữ mát cho cây thì có thể trồng vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Chọn giống: Chọn mua ở những cơ sở có uy tín, chọn cây khỏe mạnh, không nhiễm sâu, bệnh, chọn giống theo phương pháp vô tính để rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản, cây ra trái ổn định. Các bước trồng Bước 1: Chuẩn bị đất, vệ sinh vườn trước khi trồng - Về đất trồng: xoài là loại cây không quá kén đất nên có thể trồng được ở nhiều vùng đất khác nhau miễn là được chăm sóc đầy đủ. Tuy nhiên muốn có năng suất cao, phẩm chất tốt, tuổi thọ cây kéo dài thì tốt nhất là chọn chân đất cát hay thịt pha cát có tầng canh tác dày, thoát nước tốt, pH dao động từ 5.5-7 và có đủ nguồn nước tưới tiêu. - Vệ sinh vườn trước khi trồng: đối với những vườn trồng mới ta tiến hành thu gom và xử lý các tàn dư cây trồng và cỏ dại trước khi trồng. Nên dùng máy cắt cỏ để cắt và tận dụng thân cỏ khô làm vật liệu tủ gốc xoài giống sau khi trồng. Nên hạn chế dùng thuốc trừ cỏ trong vườn xoài. Đối với vườn đã từng trồng những loại cây khác ta
  • 50. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 48 nên tiến hành bứng gốc cây trồng trước đem ra khỏi vườn và sang phẳng mặt vườn trước khi trồng. - Khi thiết kế vườn cần chú ý hướng của liếp trồng và vị trí trồng cây sao cho cây nhận được nhiều ánh sáng nhất. Liếp phải có hình mai rùa để nước không động lại mặt liếp sau khi mưa. - Giữa hai liếp cần đào một rãnh nhỏ để thoát nước khi mưa lớn không làm ứ nước gây úng rễ ảnh hưởng sự phát triển của cây. Bước 2: Chuẩn bị hố - Đào hố: hố được đào với kích thước 60x60x60cm, khi đào hố nên chú ý để phần đất mặt riêng. - Bón lót phân vô cơ và hữu cơ cho 1 hố: Phấn hữu cơ hoai mục từ 20-30kg, phân lân 0,35kg, vôi 0,5kg(lượng vôi xử lý để chuyển về pH đất từ 5,5-7 tùy thuộc vào kết quả đo pH đất trước đó). Trộn đều lượng phân với lớp đất mặt đã chuẩn bị sẵn. Có thể tăng lượng phân hữu cơ hoai mục nếu có điều kiện. - Bón lót phân LALITHA 21: Sau khi bón lót phân vô cơ và hữu cơ từ 7 – 10 ngày. Pha 1 lít nước với 2000 lít nước tạo thành dung dịch phân bón pha loãng, sau đó chia đều dung dịch này để bón vào mỗi hố. Chú ý: Công việc bón phân vô cơ và hữu cơ cần được chuẩn bị trước khi trồng 30 ngày. Bước 3: Trồng cây  Chuẩn bị giống: - Yêu cầu kỹ thuật giống trồng: Nên chọn những cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, cây phát triển tốt, lá trưởng thành có màu xanh đậm, chưa phân nhánh và có từ 2-3 tầng lá.  Mật độ và khoảng cách trồng: - Vì là loại cây ăn trái lâu năm nên ta cần đảm bảo mật độ trồng phù hợp để cây phát triển tốt, nhận đầy đủ ánh sáng cho cây quang hợp và đạt năng suất cao. Mật độ trồng phổ biến là 6x8m hoặc có thể trồng 6x6m đối với các vườn thâm canh tuy nhiên
  • 51. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 49 nên chú ý cắt tỉa tạo tán ngay từ giai đoạn đầu để đảm bảo cây nhận ánh sáng và quang hợp tốt, vườn thông thoáng hạn chế sâu bệnh. Mật độ khoảng 278 cây/ha.  Cách trồng: - Có thể trồng theo kiểu hình vuông hoặc nanh sấu. Khi trồng, khoét một lỗ giữa hố đã chuẩn bị sẵn sao cho vừa bầu đất của cây giống sau đó nhẹ nhàng xé bỏ bao nilon, tránh làm vỡ bầu đất, đặt cây vào, lắp đất lại ngang cổ rễ (không nên sâu quá cũng không nên cạn quá), nén xung quanh rồi cấm cọc chữ X để cố định cây nhằm hạn chế động gốc ảnh hưởng phát triển rễ. Dùng rơm, cỏ khô tủ quanh gốc với bán kính 50- 80cm. Khi tủ nhớ chú ý chừa cách gốc cây khoảng 20cm để không làm nơi trú ẩn của sâu bệnh có thể tấn công và gây hại cây. Nếu trồng vào mùa nắng to nên chú ý tìm cách che bớt nắng cho cây. Sau khi trồng cần tưới nước và giữ ẩm cho cây. Bón phân a. Thời kỳ kiến thiết cơ bản * Năm thứ nhất Thời điểm bón Loại phân bón Liều lượng/cây/lần/năm (kg hoặc lít) Tổng liều lượng/278 cây/lần/ha/ năm (kg hoặc lít) Cách bón 1 tháng/lần NPK 20- 20-15 0,018 – 0,03 5 – 8,3 Những lần bón đầu nên pha phân vào nước để tưới cho cây thì hiệu quả sử dụng phân bón sẽ tốt hơn rải vào gốc. Sau khi bón phân cần lắp đất lại và cung cấp đủ nước giữ ẩm cho Ure 0,018 5
  • 52. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 50 cây. 3 tháng sau trồng LALITHA 21 0,0036 1 Pha 1 lít với 2000 lít nước. Chia đều tưới vào gốc 6 tháng sau trồng LALITHA 21 0,0036 1 Pha 1 lít với 2000 lít nước. Chia đều tưới vào gốc 9 tháng sau trồng LALITHA 21 0,0036 1 Tưới theo vòng tròn hình chiếu của tán cây Năm 2: Năm 3: b. Thời kỳ kinh doanh Thời điểm bón Loại phân bón/thuốc xử lý Liều lượng/cây/lần/năm (kg hoặc lít) Tổng liều lượng/278 cây/ha/năm (kg hoặc lít) Cách bón Sau thu hoạch Vôi 1000 Liều lượng có thể điều chỉnh dựa trên độ pH đất Phân chuồng hoai 10 - 20 2780 - 5560 Đào 4-5 lỗ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây sau đó bón phân vào là lắp đất lại.
  • 53. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 51 Thời điểm bón Loại phân bón/thuốc xử lý Liều lượng/cây/lần/năm (kg hoặc lít) Tổng liều lượng/278 cây/ha/năm (kg hoặc lít) Cách bón NPK có tỷ lệ 2:1:1 0,5 – 0,6 (cây 4 – 5 năm tuổi). 1 – 1,2 (cây 6 – 7 năm tuổi). 2 – 2,5 (cây 10 – 12 năm tuổi). 139 – 166,8 (cây từ 4 – 5 năm tuổi). 278 - 333,6 (cây từ 6 – 9 năm tuổi). 556 – 695 (cây 10 – 12 năm tuổi). Thiourea (để kích thích ra đọt non đồng loạt) Nồng độ 5% Phun lên lá LALITHA 21 0,0036 1 Tưới theo vòng tròn hình chiếu của tán cây. Chú ý bón phân LALITHA 21 cách bón vôi từ 7 – 10 ngày Cây ra đọt từ 15 – 20 ngày (lá có màu đỏ đồng) Paclobutrazol (PBZ) 0,001 – 0,0015 nguyên chất Xử lý tưới gốc cho 1m đường kính tán. Pha hóa chất với 20- 50 lít nước tưới
  • 54. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 52 Thời điểm bón Loại phân bón/thuốc xử lý Liều lượng/cây/lần/năm (kg hoặc lít) Tổng liều lượng/278 cây/ha/năm (kg hoặc lít) Cách bón đều xung quanh tán cây, sau đó tưới nước liên tục trong vòng 7 ngày (ngày tưới 1 lần) để cây hấp thu hóa chất. Lưu ý: Không nên lạm dụng PBZ (tăng liều và xử lý liên tục) vì PBZ có thể lưu tồn trong đất 1 năm nên qua năm thứ hai nên giảm nồng độ đi một nữa và ngưng sử dụng ở năm thứ ba Sau khi sử lý PBZ 1 tháng DAP+KCl theo tỷ lệ 1:1 0,21 – 0,35 58,4 – 97,3 15 ngày sau khi bón phân DAP+KCl MKP (0-52- 34) nồng độ 0,5-1% Tiến hành phun phân từ 1 đến hai lần, cách nhau 7 ngày
  • 55. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 53 Thời điểm bón Loại phân bón/thuốc xử lý Liều lượng/cây/lần/năm (kg hoặc lít) Tổng liều lượng/278 cây/ha/năm (kg hoặc lít) Cách bón Sau khi xử lý PBZ 1,5- 2 tháng Thiourea hoặc Nitrate kali nồng độ 0,3-0,5% (Thiourea) hoặc nồng độ 2-2,5% (Nitrate kali) Tiến hành phun phân từ 1 đến hai lần, cách nhau 7 ngày, và liều lượng lần sau giảm đi một nửa LALITHA 21 0,0036 1 Tưới theo vòng tròn hình chiếu của tán cây. 1 tuần sau khi đậu trái NPK 15-30- 15 nồng độ 0,5% Phun phân LALITHA 21 0,0036 1 Tưới theo vòng tròn hình chiếu của tán cây. 2 tuần sau khi đậu trái Auxin nồng độ 10-20ppm 4 – 5 tuần sau khi đậu trái (30 – 40 ngày sau khi đậu trái, là giai đoạn trái phát Gibberelin nồng độ 10-20ppm NPK có tỷ lệ 1:1:1 0,35 – 0,42 (cây 4 – 5 năm tuổi). 0,7 – 0,84 (cây 6 – 7 năm tuổi). 1,4 – 1,75 (cây 10 – 97,3 – 116,8 (cây từ 4 – 5 năm tuổi). 194,6 - 233,5 (cây từ 6 – 9
  • 56. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 54 Thời điểm bón Loại phân bón/thuốc xử lý Liều lượng/cây/lần/năm (kg hoặc lít) Tổng liều lượng/278 cây/ha/năm (kg hoặc lít) Cách bón triển mạnh ) 12 năm tuổi). năm tuổi). 389,2 – 486,5 (cây 10 – 12 năm tuổi) LALITHA 21 0,0036 1 Tưới theo vòng tròn hình chiếu của tán cây. Kỹ thuật tỉa cành tạo tán Đây là một trong những kỹ thuật không thể thiếu trong canh tác xoài thâm canh, cần thực hiện sớm và ngay từ đầu. Khi cây có chiều cao từ 1-1,2m ta tiến hành cắt ngọn, vị trí cắt cách mặt đất từ 0,6-0,8m để cây ra nhiều chồi bên. Sau khi cắt cây sẽ ra nhiều chồi bên, ta chỉ chừa lại 3 chồi khỏe mọc theo 3 hướng điều nhau, (đây là cành cấp 1). Sau khi cành cấp 1 ra 2-3 lần đọt tiến hành bấm ngọn, từ vị trí bấm ngọn sẽ cho ra nhiều chồi mới, ta chỉ giữ lại 3 chồi theo hướng đều nhau (cành cấp 2). Khi cành cấp 2 ra 2-3 lần đọt ta tiếp tục bấm ngọn để cây ra cành mới, chỉ giữ lại 3 cành phát triển theo hướng đều nhau (cành cấp 3) sau đó để cây phát triển tự nhiên. Tưới nước Mặc dù là cây chịu hạn tuy nhiên nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và cho ra lá non. Trong thời kỳ cây còn nhỏ việc tưới nước có thể tiến hành quanh năm nhằm cung cấp đủ nước cho các đợt lộc non hình thành và phát triển. Đặc biệt trong thời gian đầu sau khi trồng mới, việc tưới nước cần phải duy trì từ 3-4 ngày/lần. Càng về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm thường xuyên cho diện tích đất xung quanh gốc. Kỹ thuật chăm sóc sau thu hoạch và xử lý ra hoa
  • 57. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 55 -Sau khi thu hoạch cần cắt tỉa những cành đã cho trái, những cành bị sâu bệnh, cành bị che khuất, cành ốm yếu không có khả năng ra hoa để tạo sự thông thoáng cho vườn cây và loại bỏ tàn dư sâu bệnh của vụ trước. -Cần cung cấp nước liên tục để cây ra đọt non, có thể tưới 2 ngày 1 lần đến khi cây ra đọt thì 1 tuần tưới 2 lần. -Sau khi ra đọt nên chú ý phun thuốc bvtv ngừa các loại bọ cắt lá, bọ trĩ và nấm bệnh tấn công gây hại đọt. -Từ khi nhú mầm hoa đến khi trổ hoa khoảng 1 tháng. Giai đoạn này không cần bón phân nhưng cần chú ý phun thuốc bvtv để phòng ngừa sâu ăn bông, bọ trĩ, rầy bông xoài và bệnh thán thư gây hại. -Khi hoa nở (bung chà) cần bổ sung Canxi và Bo để tăng khả năng thụ phấn và thụ tinh cho hoa. Kỹ thuật bao trái Sau giai đoạn rụng trái sinh lý ta tiến hành tỉa trái, chừa lại 3-4 trái/cuống và tiến hành bao trái. Mục đích của bao trái là để hạn chế sâu bệnh và hạn chế sử dụng thuốc bvtv (có thể tiết kiệm 5-7 lần phun thuốc bvtv), trái có mẫu mã đẹp. Chú ý trước khi bao trái cần phun thuốc bvtv để trừ sâu bệnh hại, khi bao cần xếp miệng bao kỹ để nước không vào tiếp xúc với trái. Có hai loại bao dùng để bao trái là bao màu trắng và bao màu vàng. Bao màu trắng mỏng, có thể cho ánh sáng xuyên qua nên vỏ trái vẫn giữ được màu xanh, bao màu vàng là loại bao dày hơn, ánh sáng không xuyên qua được nên vỏ trái có màu vàng. Hai loại bao này đều có tác dụng bảo vệ trái xoài rất tốt, hạn chế sâu bệnh hiệu quả và có thể giảm 5-7 lần phun thuốc bvtv làm cho trái xoài sạch hơn. Phòng trừ sâu bệnh Trên cây xoài có nhiều loại sâu hại khác nhau tuy nhiên những đối tượng như: sâu đục trái, bọ trĩ, rầy bông xoài, rệp sáp, ruồi đục quả, bọ cắt lá, sâu đục cành non, xén tóc cần được lưu ý đặc biệt vì chúng thường xuất hiện và gây hại nặng cho vườn xoài ở mọi giai đoạn, đặc biệt là Bọ trĩ và bệnh Thán thư cần phải thường xuyên theo dõi và áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp. Sâu hại Bọ trĩ (Bù lạch)
  • 58. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 56 Thành trùng có kích thước rất nhỏ 0,1-0,2 mm, khó nhìn thấy bằng mắt thường. Cả con trưởng thành và ấu trùng đều tập trung ở bộ phận non của cây như đọt non, lá non, hoa và trái để chích hút nhựa. Trên lá non làm lá thâm đen và cong queo, mép lá cụp xuống, trên trái tạo thành vùng da cám xung quanh cuống trái và tạo vết thương giúp vi khuẩn xâm nhập gây bệnh xì mủ trái, gây hại nặng có thể làm cho cả hoa xoài cháy khô. Bù lạch phát triển mạnh khi thời tiết nắng nóng và sinh sản rất nhanh nên rất mau kháng thuốc. *Phòng trị: - Dùng vòi nước áp lực cao phun phía dưới mặt lá. - Dùng dầu khoáng DS 98.8 EC + Actara 25 WG hoặc Mace 75 SP phun lúc cây ra đọt và lá non giúp ngừa được cả rầy bông xoài và sâu đục đọt xoài, không phun dầu khoáng giai đọan hoa đang nở. Phun đồng loạt trên khu vực rộng sẽ có hiệu quả cao hơn. - Phun thuốc hóa học: Nên dùng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học và tuân thủ nguyên tắc 4 đúng. b. Rầy bông xoài -Gây hại trên các bộ phận non như bông, đọt, lá và trái non, rầy chích hút làm lá không phát triển, lá bị cong, rìa lá khô, phát bông bị khô, trái không phát triển và rụng đi. Rầy còn thải ra mật đường làm cho nấm bồ hóng phát triển mạnh gây đen bông và trái. Khi vào vườn xoài có rầy hiện diện sẽ nghe những tiếng động nhỏ do rầy di chuyển nên rất dễ phát hiện. *Phòng trị: - Tỉa cành tạo điều kiện thông thoáng để hạn chế sự phát triển của rầy. - Một số loài thiên địch rầy bông xoài như: bọ xít ăn thịt (Revudiidae), ong ký sinh và nấm Verticellium lecanii, Hirsutella sp. c. Bọ cắt lá -Thường gây hại nặng trong vườn ươm cây con hoặc ở vườn xoài mới ra đọt non vào mùa khô. Thành trùng là bọ cánh cứng màu nâu vàng, đầu và ngực màu đỏ cam, miệng là cái vòi dài. Thành trùng thường đẻ trứng trên bìa lá non vào ban đêm, sau đó bọ cắn lá như cắt ngang chừa 1/3 lá trên cây, trứng sẽ theo 2/3 lá cắt rơi xuống đất, sau
  • 59. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 57 2 ngày ấu trùng sẽ nở ra, ăn phần lá rơi và hóa nhộng dưới mặt đất. Bọ cắt lá gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và ra hoa rất lớn, do làm giảm diện tích lá trên chồi. *Phòng trị: - Điều khiển cây ra đọt non đồng loạt. - Thu dọn các lá bị hại trong vườn đem tiêu hủy. d. Sâu đục trái non -Bướm đẻ trứng trên trái xoài non (30-45 NSĐT) ở phần đít trái, sâu có khoang trắng đỏ trên lưng, sâu non đục một lổ nhỏ và chui vào trong ăn phần thịt trái, sâu lớn tấn công vào ăn hạt xoài, vết đục tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập làm thối trái, trái non rụng nhiều, cắt trái xoài có sâu nằm bên trong. *Phòng trị: - Phải sử dụng bao trái. - Thu gom những trái bị hại đem tiêu hủy. e. Rệp Sáp -Có nhiều loài rệp sáp gây hại trên xoài nhưng quan trọng là loài gây hại trên trái vì chúng gây ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất và giá trị của trái. -Rệp sáp ở mặt dưới lá, chích hút nhựa lá non, cuống trái, chất thải của rệp tạo điều kiện nấm bồ hống phát triển làm cho trái chậm lớn. *Phòng trị: - Bảo tồn thiên địch như: ong ký sinh và bọ rùa ... để hạn chế rệp sáp. - Phun thuốc hóa học như: dầu khoáng DS 98.8 EC, Admire 050 EC, Supracide 40 EC. f. Ruồi đục trái -Ruồi trưởng thành màu vàng, cánh trong, hoạt động vào ban ngày, đẻ trứng lên quả phần tiếp giáp giữa vỏ và thịt quả, trứng hình quả chuối màu trắng ngà sau chuyển sang màu vàng nhạt. Dòi nở ra đục vào trong ăn thịt trái, vỏ trái nơi ruồi đục vào có màu đen, mềm, ứ nhựa, tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công làm thối trái và có thể bị
  • 60. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 58 rụng hoặc vẫn đeo trên cây. Ruồi làm nhộng trong đất quanh gốc cây, sau đó vũ hóa, chui lên mặt đất. Ruồi đục quả là đối tượng kiểm dịch khi xuất nhập khẩu trái cây. Ruồi tấn công lên nhiều loại cây trồng, trái xoài bị ruồi đục làm giảm giá trị thương phẩm, chất lượng và không xuất khẩu được. *Phòng trị: - Phải sử dụng bao trái. - Không trồng xen các loại cây ăn trái khác trong vườn xoài. - Thu, hái và đem tiêu hủy toàn bộ trái rụng trên mặt đất và trái còn đeo trên cây vì là nơi ruồi lưu tồn. - Dùng feremone dẩn dụ để giết ruồi đực. - Phun mồi protein thủy phân: Do ruồi cái thích ăn protein để phát triển trứng, ruồi đực phát triển tinh trùng, nên có thể dùng bả mồi protein để diệt ruồi. Pha 4cc Malate 73 EC với 55cc mồi protein trong 1 lít nước. Phun 200cc hổn hợp này cho 1 cây, phun theo từng điểm, để dẫn dụ và diệt ruồi. Đây là phương pháp hiệu quả và phù hợp với sản xuất trái cây theo hướng an toàn và khuyến cáo áp dụng đồng loạt cả khu vực. g. Xén tóc -Xén tóc đục thân xoài (còn gọi là bù xòe) có hai loại chính: xén tóc lớn và xén tóc nhỏ. Loài xén tóc lớn thường đục trên thân chính hoặc nhánh lớn thường làm chết nhánh hoặc suy yếu cả cây. Trưởng thành có thân mình cứng, màu nâu sậm, dài khoảng 30-35mm. Chân và râu màu nâu đỏ, râu cứng và dài hơn cơ thể. Con cái đẻ trứng vào các vết nứt của cây hoặc ngay cháng cây. Ấu trùng màu trắng, dài khoảng 50-60mm, đầu rất nhỏ so với mình. Khi nở ra, ấu trùng chui qua vỏ vào trong đục thành đường hầm trong thân cây và cành cây, ăn phá ở đó. Giai đoạn ấu trùng kéo dài sức phá hại của chúng rất lớn. Ấu trùng đủ lớn chui ra làm nhộng ngay ở dưới vỏ cây. Nhộng được bao bọc bởi một kén trắng to, có cấu tạo bằng calcium rất cứng. Trong một cây có thể có nhiều con gây hại cùng một lúc. Loài này thường tấn công cây lớn khoảng 10 năm tuổi -Rất khó để phát hiện triệu chứng gây hại vì loài này trong quá trình ăn không thải phân ra ngoài, thường chỉ phát hiện khi ấu trùng đã vũ hóa và qua sự hiện diện của các lổ đục.Trên cành bị đục có nhiều lổ nhỏ từ đó mủ chảy ra.
  • 61. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 59 -Loài phổ biến thứ hai là xén tóc nhỏ, con trưởng thành có thân mình dài khoảng 20mm, màu nâu đen. Loài này thường đẻ trứng vào đầu mùa nắng, trên các đọt vừa già, chuẩn bị ra bông hoặc lá non. Con trưởng thành dùng hàm cắn vòng chung quanh đầu cành, cách chồi khoảng 40-50 mm rồi đẻ trứng vào đó. Ấu trùng có màu trắng, đầu tròn. Sâu non đục vào đầu cành làm đoạn cành này rụng lá và khô chết. Triệu chứng để nhận biết loài này là đọt xoài bị khô héo và có đường đục ở bên trong. Loài sâu này thường gây hại trên xoài tơ. *Phòng trị: Rất khó để phòng trị các loài xén tóc vì ấu trùng ở sâu bên trong. Có thể ngừa bằng cách sau: + Không nên chặt hoặc lột vỏ gốc cây để kích thích cây ra trái, đó là điều kiện cho xén tóc đẻ trứng. + Xén tóc rất thích ánh đèn vì thế có thể dùng bẩy đèn để bắt trưởng thành vào đầu mùa mưa. + Chăm sóc thường xuyên, phát hiện kịp thời, cắt bỏ cành tăm bị hại hoặc tỉa bớt cành nhất là sau khi thu hoạch trái. + Dùng dao nhỏ khoét ngay lổ đục sẽ thấy sâu nằm bên trong, bắt sâu hoặc phát hiện nhộng phải tiêu diệt. + Khi phát hiện lổ đục trong cành, thân có thể dùng dây kẽm soi lổ đục, dùng bông gòn thấm thuốc nhét vào lổ đục và lấy đất sét trám bít lại. Nên dùng các loại thuốc có tính lưu dẫn hoặc xông hơi như: Mappy 48EC, Basudin 50ND, Marshal 200SC, Pegasus 500SC,… Sau khi nhét bông thuốc vào lổ đục trên cành hoặc thân nên quét thuốc gốc đồng để phòng các loại bệnh tấn công qua lổ đục. -Nếu cây tơ, thấp có thể đào chung quanh gốc rải thuốc hạt như Basudin 10H với liều lượng 50-100gram/gốc sau đó lấp đất và tưới nước cho thuốc hòa tan. Bệnh hại a. Bệnh Thán Thư -Bệnh gây hại nặng vào mùa mưa, những ngày có sương mù hoặc có mưa nhỏ kéo dài nhất là mưa đêm. Bệnh gây hại trên lá, cành non, phát hoa và tất cả các giai đoạn phát triển của trái. Trên lá non, vết bệnh ban đầu như mũi kim màu xanh đậm, sau
  • 62. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 60 chuyển nâu, to dần, ở giữa bị khô và rách, có thể làm lá bị biến dạng. Hoa, trái non bị đen sau đó khô và rụng. Trái lớn có những vết đen lõm tạo thành những vòng đồng tâm. *Phòng trị: - Tạo thông thoáng cho vườn (mật độ cây trồng hợp lý, tỉa cành tạo tán). - Cắt tỉa và tiêu hủy các lá, cành, trái bị bệnh. - Không nên tưới nước lên tán cây khi cây bị bệnh. - Dùng các loại thuốc như Mancozeb, Anvil,… để phòng ngừa b. Bệnh xì mủ trái -Bệnh này có thể gây hại cả trái và lá xoài. Trên trái, có nhiều vết nứt ngả màu đen, có mủ rịn ra mang theo vi khuẩn. Trên lá, tạo ra các đốm đen có hình dạng bất định, tâm hơi xám, viền đen hơi gồ lên. Vi khuẩn lây lan qua đường nước nên trong mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Vi khuẩn xâm nhập vào trái qua các vết thương, vết chích của côn trùng (bù lạch, nhện đỏ, ruồi đục trái…) *Phòng trị: - Phải sử dụng bao trái. - Không nên phun nước lên lá xoài khi cây bị bệnh để tránh lây lan bệnh ra cả vườn. - Bảo tồn thiên địch để hạn chế nhện đỏ và bù lạch. c. Bệnh phấn trắng -Nấm bệnh phát triển tạo thành lớp phấn trắng trên lá non, phát hoa và trái non. Bệnh thường phát triển từ ngọn của phát hoa, lan dần đến cuống hoa, trái non, lá non và cành. Thường hoa bị nhiễm bệnh trước khi thụ phấn và trái bị nhiễm bệnh sẽ bị biến dạng, méo mó, nhạt màu, bị khô và rụng sớm. Bệnh gây thiệt hại nặng nhất trong giai đoạn trổ hoa đến đậu trái, trong điều kiện nóng ẩm và có sương đêm, bệnh sẽ bộc phát và lây lan nhanh.
  • 63. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 61 *Phòng trị: - Cắt tỉa cành, tạo tán cho cây phát triển mạnh, cung cấp phân bón đầy đủ. - Thăm vườn thường xuyên để sớm phát hiện bệnh trong giai đoạn cây ra bông và đậu trái non. - Có thể bao trái khi xoài hết giai đoạn rụng sinh lý (từ 35 – 40 ngày tuổi) để phòng ngừa nấm bệnh và tránh ruồi đục quả. d. Bệnh đóm da ếch -Bệnh thường gây hại trên xoài Bưởi, xoài cát Hoà lộc, xoài thơm... bệnh gây hại nặng trong điều kiện ẩm độ cao. Bệnh nhiễm rất sớm khi trái còn non, thường bắt đầu từ cuống trái và lan dần xuống bên dưới. Vết bệnh đầu tiên là những chấm nhỏ màu đen, tròn, sau đó lan dần ra và tạo thành các đốm màu đen rải rác trên vỏ trái xoài. Bệnh thường không làm hư trái mà làm giảm giá trị thương phẩm, bệnh nặng sẽ làm hư vỏ trái. *Phòng trị: - Phải sử dụng bao trái. - Tạo thông thoáng cho vườn (mật độ cây trồng hợp lý, tỉa cành tạo tán). e. Bệnh Thối trái khô đọt -Bệnh gây hại trong điều kiện nóng ẩm, nhất là trong mùa mưa, ở phần đọt có những đốm nhỏ sậm màu, lan dần ra các cành non, cuống lá biến thành màu nâu, phiến lá cong lên. Cành khô và đôi khi có hiện tượng chảy nhựa. Trên trái, bệnh tấn công vào giai đoạn thu hoạch và tồn trữ, làm thịt trái bị chai sượng, bên trong thịt trái ta thấy những sọc đen chạy dọc theo trái. *Phòng trị: - Khi thu hoạch nên chừa cuống trái khoảng 5cm, không làm xay xát trái trong khi thu hoạch cũng như lúc vận chuyển. - Không thu hoạch trái lúc sáng sớm hoặc sau mưa.
  • 64. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 62 *Lưu ý: cần phải thường xuyên luân phiên các nhóm thuốc với nhau để ngăn chặn hiện tượng kháng thuốc Thu hoạch Xác định thời điểm -Xoài cát chu từ khi trổ hoa đến khi thu hoạch có thời gian khá dài, khoảng 3,5-4 tháng. Năng suất trái/cây sẽ tăng dần từ năm cho trái đầu tiên đến năm thứ 5 sẽ ổn định. Ở giai đoạn ổn định năng suất trái thường đạt khoảng 100-200kg/cây/năm. - Không nên thu hoạch trái quá sớm vì trái xoài sẽ cho phẩm chất kém sau khi ủ. Cũng không nên để trái chí vàng mới thu hoạch vì dễ bị bệnh cũng như khó bảo quản, vận chuyển. Yêu cầu kỹ thuật thu hoạch Nên thu hoạch vào những ngày không mưa, râm mát vào lúc sáng sớm khi nhiệt độ còn thấp, tránh để trái tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Khi hái chú ý không nên hái sát cuống trái vì dể bị nhựa chảy ra dính vào vỏ trái làm đen trái. Nên hái cách cuống từ 2-5cm là tốt nhất, khi hái cần nhẹ tay, tránh để xây sát vỏ trái nhầm hạn chế xâm nhập của nấm khuẩn gây thối trái. Trong quá trình vận chuyển và bảo quản xoài thường bị nấm bệnh tấn công như thán thư và thối góc cuống trái. Để hạn chế nấm bệnh gây hại có thể ngâm trái trong nước nóng 520C trong 15 phút. Sau khi nhúng vớt trái ra hong khô trong mát. Khi xếp trái vào thùng vận chuyển cần chú ý lót một lớp rơm sạch hay giấy xốp dưới đáy thùng, không xếp quá 5 lớp trái/thùng, mỗi trái xoài phải được bao bằng một tờ giấy mỏng, giữa các lớp cũng phải lót một lớp giấy để ngăn cách. 2.2.3. Kỹ thuật trồng ổi hữu cơ Cây giống: Hiện nay có nhiều giống ổi như: ổi Bo, ổi xá lị, ổi mỡ, ổi đào, ổi nghệ; gần đây có một số giống mới không hạt như: ổi Phugi, ổi không hạt MT1…trong đó
  • 65. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 63 ổi không hạt Đài Loan có nhiều ưu điểm và đang được phát triển rộng rãi Cây giống ghép mắt, chiều cao cây giống: 30-50 cm. Đường kính bầu 10-15cm. Cây giống khỏe không bị sâu bệnh. Cây trồng sau 1,5 năm thi bắt đầu cho thu hoạch. Là cây trồng lâu năm nên hiệu quả kinh tế cao. Thời vụ trồng và mật độ trồng: Thời gian trồng thích hợp với loài cây này ở vào đầu mùa mưa (tháng 5- tháng 6). Thực hiện việc trồng kép 2 cây ở một gốc, mật độ trồng: 100-105 gốc/ 1000 m2 điều này mang lại lợi nhuận kép khi vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa tăng năng suất thành phẩm. Tuân thủ nghiêm túc theo quy cách thực hiện trồng về kỹ thuật. Theo đó, hố trồng thuận lợi để trồng nhất là ở khoảng đường kính
  • 66. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 64 20 cm, chiều sâu: 20 cm, cây cách cây, hàng cách hàng theo khoảng cách 3.5m x 4.5m, đào hố hình vuông hình khối: 50 x 50 x 50cm, hố cách hố: 3 x 4m. Làm đất và đào hố trồng: - Đất trồng: đất tơi xốp, thoáng, giữ nước tốt, tầng canh tác dày trên 50 cm; - Đào hố: hố trồng thuận lợi để trồng nhất là ở khoảng đường kính 20 cm, chiều sâu: 20 cm, cây cách cây, hàng cách hàng theo khoảng cách 3.5m x 4.5m, đào hố hình vuông hình khối: 50 x 50 x 50cm, hố cách hố: 3 x 4m. Khi đào, lớp đất mặt để riêng, lớp đất dưới trộn với phân chuồng, vôi bột, và các hợp chất sinh học sau đó lấp hố cao hơn mặt đất 20 - 30cm. Bón phân cho ổi hữu cơ:
  • 67. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 65 Bón lót mỗi hố bón từ 5 kg phân chuồng hoai mục + 1 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401B + 100g vi lượng HVP Oganic và các loại phân hữu cơ, đảo đều với đất bột (khoảng 2/3 độ sâu hố), sau đó đặt cây và cho đất bột lên trên dày từ 10-15 cm. Bón thúc: sau trồng một tháng, sau đó mỗi tháng bón từ 0,1-0,2 kg/cây. Khi cây chuẫn bị ra hoa, mang trái bón mỗi tháng 0,2 – 0,3 kg/cây cho đến khi quả bắt đầu chín. Kỹ thuật trồng Khi trồng, đào lỗ giữa mô, đặt bầu cây con xuống sao cho mặt bầu cao hơn mặt mô 3 – 5cm. Sau đó dùng đất vun tới mặt bầu rồi dận chặn, tưới nước. Khi đặt cây phải cắm cọc cố định thân để cây khỏi bị tác hại của gió.
  • 68. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 66 Kỹ thuật chăm sóc - Kỹ thuật chăm sóc định kỳ: Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc ổi để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần. - Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình: Tạo tán, tỉa cành, bấm đọt, giúp tạo ra nhiều cành cho trái, tán cây chỉ cao khoảng 1,4 - 1,5 m dễ dàng quản lý sâu bệnh và thu hoạch. Sau khi trồng cây giống khoảng 3 tháng, từ thân cây ra những tược mới (cành cấp I) và để dài khoảng 0,8 - 1 m. Khi vỏ tược ở độ bánh tẻ, sẽ cắt bỏ 1/2 chiều dài tược để tạo tiền đề khung tán thấp cây sau này. Sau khi cắt đọt, mỗi cành cấp I bị cắt ấy sẽ đâm ra 2 tược mới ở nách cặp lá gần vết cắt và từ thân cây các tược khác đâm ra mạnh mẽ. Chờ cho các cành cấp II này thành thục lại cắt đọt, tiếp tục việc tạo tán. Tính từ gốc tược thứ 2 trở lên, cắt ở vị trí trên 4 - 5 cặp lá, hoặc tính từ mặt đất lên khoảng 1,2 m là vừa. Đợt ra tược thứ 3 (ra cành cấp III) sẽ tốn ít thời gian hơn và đợt tược này, ở vị trí nách cặp lá thứ 4 hoặc thứ 5 sẽ ra 1 - 2 cặp nụ hoa. Tiến hành tỉa bỏ những chồi nhỏ yếu, chỉ giữ lại mỗi cây 3 - 4 cành cấp I, 8 - 10 cành cấp II và hệ thống cành cấp III đều các hướng. Tiến hành bấm ngọn tược thứ 3 ngay vị trí phía trên cặp trái ổi non đã đậu và tỉa các trái dư. Sau một thời gian ngắn ở nách các cặp lá cành cấp II và cấp III sẽ mọc ra các chồi mới cho trái. Tiếp tục bấm đọt những chồi mới ở vị trí trên cặp trái nhỏ như đã làm ở trên.
  • 69. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 67 Phòng trừ sâu bệnh Nấm Glomerella cingualata làm cho quả đương lớn ngừng sinh trưởng và đen lại do bị bào tử nấm phủ kín. Nấm Fusarium và Macrophomina ở những đất không thoát nước có thể làm chết cây con hoặc cây 3, 4 tuổi. Một loại tảo Cephaleuros virescens gây ra những vết màu xám trên lá và trên quả. Những loại bệnh trên có thể trị bằng phun thuốc trong danh mục an toàn. Tuyến trùng ở những đất cát gây hại đôi khi đáng kể. Do đó cũng phải chú ý luân canh, tăng cường bón phân tưới nước. Sâu ổi khá nhiều. Tháng 6, 7 những quả ổi chín, cùi đã mềm thường bị ruồi đục quả Dacus dorsalis đến đẻ, giòi đục luỗng, quả không ăn được, tỷ lệ bị hại đôi khi đạt 70 – 80% số quả chín. Thu hoạch kịp
  • 70. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 68 thời, ngay khi quả đã đạt độ chín thích hợp, nhặt những quả chín rơi vãi, đem xử lý là những biện pháp vệ sinh rất cần thiết. Đồng thời, dùng chế phẩm sinh học để dẫn dụ và dùng bả trộn với một chất sát trùng. Nhiều loại sâu bệnh miệng hút nhất là rệp sáp phá hại ổi ở vườn ít chăm sóc, phổ biến nhất là Pseudococcus Citri. Sâu đo, sâu kén đục lá lỗ chỗ, một số sâu róm rất to ăn lá và quả non. Kiến mang rệp tới đôi khi cũng phải trị. Thu hoạch và bảo quản Trồng bằng cành chiết chỉ cần 1,5 năm, có thể ít hơn. Quả chín thì màu xanh nhạt đi, sau chuyển vàng, vỏ quả nhẵn, nắn thì mềm hơn. Không để trên cây lâu được vì chín nhanh, chim đến mổ. Từ hoa đến quả chỉ cần hơn 3 tháng. Ở miền Bắc, ổi thường chín vào giữa mùa hè lúc này mưa nhiều chất lượng kém.
  • 71. Dự án “Chăn nuôi lợn chất lượng cao” 69 Tuy nhiên có thể có ổi chín quanh năm. Vào năm thứ 3 – 5 năng suất có thể đạt 15 tấn/ha, vào năm thứ 6, 7: 40 tấn/ha và hơn. Ổi rất mau chín, thu hoạch xong nên bán cho nhanh và để trong nhà chỉ giữ được vài ngày ở nhiệt độ bình thường. Xử lý bằng một số chất xử lý an toàn có thể giữ được lâu hơn. Ở phòng lạnh: độ nhiệt 5 – 15°C độ ẩm không khí 85 – 90% có thể bảo quản được 3 – 4 tuần lễ. Tưới nhỏ giọt cho ổi Cây ổi cũng như nhiều giống cây ăn trái khác. Tuy dễ trồng nhưng cũng cần một chế độ chăm sóc phù hợp. Ngoài bónphân định kỳ thì cấp nước cho cây ổi là việc làm không thể thiếu mỗi ngày.