SlideShare a Scribd company logo
1 of 206
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
––––––––––––––––
HÀ THỊ THANH ĐOÀN
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MỘT SỐ
VẬT LIỆU HỮU CƠ VÀ CHẾ PHẨM VI SINH
TRONG SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
––––––––––––––––
HÀ THỊ THANH ĐOÀN
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MỘT SỐ
VẬT LIỆU HỮU CƠ VÀ CHẾ PHẨM VI SINH
TRONG SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 62 62 01 10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng
2. TS. Nguyễn Văn Toàn
THÁI NGUYÊN - 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả những kết quả nghiên cứu trong công trình
này là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Nếu
sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn. Mọi trích dẫn trong Luận án đều đã
được ghi rõ nguồn gốc.
Nghiên cứu sinh
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được công trình này, tác giả xin chân thành cảm ơn sự
giúp đỡ, hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện của: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng,
TS. Nguyễn Văn Toàn, Ban Giám hiệu Trường Đại học Hùng Vương Phú
Thọ, Phòng Quản lý Đào tạo sau Đại học, Khoa Nông học trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi
phía Bắc, Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa.
Nghiên cứu sinh
Hà Thị Thanh Đoàn
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................i
Lời cảm ơn.....................................................................................................ii
Mục lục .........................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt...............................................................................vii
Danh mục các bảng .....................................................................................viii
Danh mục các hình........................................................................................xi
MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài .....................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................3
3.1. Ý nghĩa khoa học.....................................................................................3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn .....................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................3
5. Những đóng góp mới của luận án...............................................................4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................5
1.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu sản xuất chè an toàn ở Việt Nam ........5
1.1.1. Tình hình sản xuất chè an toàn ở Việt Nam ..........................................5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất chè an toàn ở Việt Nam........................7
1.2. Yêu cầu về đất trồng chè và thực trạng đất trồng chè ở một số vùng chè
chính của Việt Nam........................................................................................8
1.2.1. Yêu cầu về đất trồng chè ......................................................................8
1.2.2. Thực trạng đất trồng chè ở một số vùng chè chính của Việt Nam .........9
1.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng vật liệu tủ trong sản xuất chè ................. 13
1.3.1. Tác dụng của che tủ thực vật .............................................................. 13
1.3.2. Nghiên cứu về các loại vật liệu che tủ cho chè.................................... 15
iv
1.3.3. Nghiên cứu về kỹ thuật che tủ cho chè ............................................... 18
1.4. Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè ........................................................... 20
1.4.1. Nhu cầu về đạm.................................................................................. 20
1.4.2. Nhu cầu về lân.................................................................................... 23
1.4.3. Nhu cầu về kali................................................................................... 24
1.4.4. Các nguyên tố khác ............................................................................ 26
1.5. Nghiên cứu về phân bón vi sinh trên thế giới và Việt Nam.................... 28
1.5.1. Vai trò, thành phần của vi sinh vật...................................................... 28
1.5.2. Nghiên cứu về các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải xelluloza 30
1.5.3. Tình hình nghiên cứu về phân bón vi sinh vật trên thế giới và Việt Nam .. 32
1.6. Luận giải, phân tích các nội dụng cần đặt ra nghiên cứu........................ 41
Chƣơng 2: NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 43
2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 43
2.2. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu .............................................................. 43
2.2.1. Vật liệu nghiên cứu............................................................................. 43
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 44
2.2.3. Hóa chất và dụng cụ ........................................................................... 45
2.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................................. 46
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 46
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu ................................................ 46
2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................ 46
2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................... 51
2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................. 54
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................. 55
3.1. Ảnh hưởng của một số vật liệu che tủ hữu cơ đến năng suất, chất
lượng, tính chất đất trồng chè ....................................................................... 55
3.1.1. Một số tính chất đất trước thí nghiệm ................................................. 55
v
3.1.2. Ảnh hưởng của vật liệu che tủ hữu cơ đến một số tính chất đất trồng chè... 55
3.1.3. Ảnh hưởng của vật liệu che tủ hữu cơ đến năng suất giống chè LDP1 60
3.1.4. Ảnh hưởng của vật liệu che tủ hữu cơ đến chất lượng chè .................. 63
3.1.5. Ảnh hưởng của vật liệu che tủ hữu cơ đến mật độ sâu hại chè ............ 66
3.1.6. Đánh giá độ hoai mục của các vật liệu che tủ hữu cơ.......................... 68
3.2. Ảnh hưởng của các mức che tủ đến năng suất, chất lượng và một số
tính chất đất trồng chè .................................................................................. 69
3.2.1. Một số tính chất đất trước thí nghiệm ................................................. 69
3.2.2. Ảnh hưởng của các mức che tủ đến một số tính chất đất..................... 70
3.2.3. Ảnh hưởng của các mức che tủ đến năng suất..................................... 74
3.2.4. Ảnh hưởng của các mức che tủ đến chất lượng chè nguyên liệu ......... 77
3.3. Tuyển chọn các chủng vi sinh vật phân giải xelluloza và đánh giá khả
năng phân giải của chúng trên cành lá chè đốn............................................. 81
3.3.1. Phân lập, tuyển chọn các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải
xelluloza ....................................................................................................... 81
3.3.2. Đánh giá hiệu quả xử lý thân cành chè của vi sinh vật tuyển chọn...... 84
3.4. Ảnh hưởng của một số chế phẩm vi sinh đến năng suất, chất lượng và
một số tính chất đất trồng chè....................................................................... 93
3.4.1. Tính chất đất trồng chè........................................................................... 93
3.4.2. Năng suất giống chè LDP1 .................................................................98
3.4.3. Chất lượng chè nguyên liệu .............................................................. 100
3.5. Ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đến năng suất, chất lượng và một
số tính chất đất trồng chè............................................................................ 102
3.5.1. Tính chất đất trồng chè ..................................................................... 102
3.5.2. Năng suất giống chè LDP1 ............................................................... 107
3.5.3. Chất lượng chè LDP1 ....................................................................... 109
vi
3.6. Xây dựng mô hình ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sả n xuấ t chè an
toàn ở Phú Thọ........................................................................................... 113
3.6.1. Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ...................... 113
3.6.2. Đánh giá chất lượng.......................................................................... 113
3.6.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế trong điều kiện thâm canh của mô hình so
với sản xuất đại trà ..................................................................................... 114
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 115
1. Kết luận.................................................................................................. 115
2. Đề nghị................................................................................................... 116
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ ...................................... 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 118
KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................................... 132
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 BVTV Bảo vệ thực vật
2 CHC Chấ t hữ u cơ
3 CT Công thức
4 CLCĐ Cành lá chè đốn
5 d Dễ
6 ĐC Đối chứng
7 HCSH Hữu cơ sinh học
8 KHKT Khoa học kỹ thuật
9 KHNN Khoa học nông nghiệp
10 KL Khối lượng
11 MH Mô hình
12 SL Sản lượng
13 TB Trung bình
14 TH Tổng hợp
15 VK Vi khuẩn
16 VSV Vi sinh vật
17 XK Xạ khuẩn
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Hàm lượng kim loại cho phép trong chè .....................................8
Bảng 3.1. Một số tính chất đất trước thí nghiệm sử dụng vật liệu che tủ
hữu cơ....................................................................................... 55
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của vật liệu che tủ hữu cơ đến tính chất lý học
của đất sau thí nghiệm .............................................................. 56
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của vật liệu che tủ hữu cơ đến tính chất hó a học
của đất sau thí nghiệm .............................................................. 58
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của vật liệu che tủ đến thành phần và số lượng
một số nhóm vi sinh vật đất ...................................................... 59
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của vật liệu che tủ đến các yếu tố cấu thành năng
suất chè LDP1 qua các năm...................................................... 60
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của vật liệu che tủ đến năng suất giống chè LDP1.. 62
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của vật liệu che tủ đến phẩm cấp chè nguyên liệu .. 64
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các vật liệu tủ đến thành phần sinh hoá búp
chè nguyên liệu......................................................................... 65
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của vật liệu tủ đến mật độ rầy xanh ....................... 66
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của vật liệu tủ đến mật độ bọ cánh tơ ..................... 68
Bảng 3.11. Diễn biến độ hoai mục của các vật liệu tủ.................................69
Bảng 3.12. Một số tính chất đất trước thí nghiệm ........................................ 69
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của các mức che tủ đến tính chất lý học của đất
sau thí nghiệm .......................................................................... 70
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các mức che tủ cành lá chè đốn đến tính chất
lý học của đất sau thí nghiệm.................................................... 71
Bảng 3.15. Ảnh hưởng các mức che tủ cành lá chè đốn đến thành phần
và số lượng một số nhóm vi sinh vật đất................................... 73
ix
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các mức che tủ đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất chè LDP1 qua các năm ............................. 74
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của các mức tủ đến phẩm cấp chè nguyên liệu ....... 77
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của các mức tủ đến thành phần sinh hóa búp.......... 79
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của các mức tủ đến thử nếm cảm quan mẫu chè
xanh giống chè LDP1 ............................................................... 80
Bảng 3.20. Các chủng vi sinh vật phân lập ................................................. 81
Bảng 3.21. Hoạt tính phân giải xelluloza của các chủng vi sinh vật
phân lập .......................................................................... 82
Bảng 3.22. Tỷ lệ giảm khối lượng thân cành chè trong bình ủ ở 37 0
C sau
30 ngày..................................................................................... 83
Bảng 3.23. Biế n độ ng củ a quầ n thể xạ khuẩn trong đống ủ......................... 85
Bảng 3.24. Hàm lượng dinh dưỡng trong cành lá chè đốn sau khi xử lý ở
điều kiện đồng ruộng sau 12 tuần ............................................. 87
Bảng 3.25. Một số chỉ tiêu hoá tính đất sau 2 năm thí nghiệm .................... 88
Bảng 3.26. Ảnh hưởng của việc xử lý thân cành lá chè đến thành phần vi
sinh vật đất ............................................................................... 89
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của việc xử lý thân cành lá chè đốn đến các yếu
tố cấu thành năng suất chè qua các năm.................................... 91
Bảng 3.28. Ảnh hưởng của việc xử lý thân cành lá chè đốn đến năng suất
chè LDP1.................................................................................. 92
Bảng 3.29. Ảnh hưởng chế phẩm vi sinh đến một số tính chất lý học của
đất trồng chè............................................................................. 94
Bảng 3.30. Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến một số tính chất hóa
học của đất trồng chè ................................................................ 96
Bảng 3.31. Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến thành phần và số lượng
vi sinh vật đất ........................................................................... 97
x
Bảng 3.32. Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất giống chè LDP1 ........................................ 98
Bảng 3.33. Ảnh hưởng của các chế phẩm vi sinh đến phẩm cấp chè
nguyên liệu............................................................................. 100
Bảng 3.34. Ảnh hưởng của các chế phẩm vi sinh đến thành phần sinh hóa
búp chè................................................................................... 101
Bảng 3.35. Ảnh hưởng của các chế phẩm vi sinh đến thử nếm cảm quan
chè xanh giống chè LDP1....................................................... 102
Bảng 3.36. Ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đến tính chất lý học
của đất sau thí nghiệm ............................................................ 103
Bảng 3.37. Ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đến một số tính chất
hóa học đất trồng chè.............................................................. 105
Bảng 3.38. Ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đến thành phần và số
lượng một số nhóm vi sinh vật đất.......................................... 107
Bảng 3.39. Ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đến một số yếu tố cấu
thành năng suất chè LDP1 ..................................................... 108
Bảng 3.40. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ sinh học đến thành phần
cơ giới búp giố ng chè LDP1 ................................................... 110
Bảng 3.41. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ sinh học đến phẩ m cấ p
chè nguyên liệu giống LDP1................................................... 111
Bảng 3.42. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ sinh học đến thử nếm
cảm quan mẫu chè xanh giống chè LDP1 ............................... 112
Bảng 3.43. So sánh năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của mô
hình thí nghiệm so với mô hình sản xuất đại trà...................... 113
Bảng 3.44. So sánh điểm thử nếm cảm quan trong điều kiện sản xuất mô
hình và sản xuất đại trà ........................................................... 114
Bảng 3.45. Hiệu quả kinh tế của mô hình ................................................ 114
xi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ ảnh hưở ng củ a vậ t liệ u tủ đế n mậ t độ rầ y xanh ............ 67
Hình 3.2. Biểu đồ ảnh hưở ng củ a vậ t liệ u tủ đế n mậ t độ bọ cánh tơ ......... 68
Hình 3.3. Biểu đồ ảnh hưởng của các mức tủ đến sản lượng chè hàng năm... 76
Hình 3.4. Vòng phân giải xelluloza của các chủng vi sinh vật.................. 83
Hình3.5. Đồ thị biểu diễn biến động nhiệt độ trong quá trình xử lý thân
lá chè ........................................................................................ 85
Hình 3.6. Đánh giá cảm quan độ hoai mục giữa công thức ủ bổ sung vi
sinh vật và đối chứng................................................................ 86
Hình 3.7. Biểu đồ ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến năng suất và
các yếu tố cấu thành năng suất.................................................. 99
Hình 3.8. Biểu đồ năng suất chè ở các công thức tham gia thí nghiệm ... 109
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chè là cây công nghiệp dài ngày, có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới,
sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, tập trung chủ yếu
ở châu Á và châu Phi. Tuy nhiên hiện nay nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ
thuật, cây chè đã được trồng ở nhiều nước trên thế giới, từ 33o
vĩ Bắc đến 49o
vĩ Nam [10], [48], [59].
Cây chè được phát hiện và sử dụng làm thứ nước uống đầu tiên ở
Trung Quốc. Đến nay chè đã trở thành thứ nước uống thông dụng và phổ biến
trên toàn thế giới. Mọi người ưa thích nước chè không những vì hương thơm
độc đáo của nó, mà còn do nước chè rất có lợi cho sức khỏe. Uống chè chống
được lạnh, khắc phục được sự mệt mỏi của cơ bắp và hệ thần kinh trung
ương, kích thích vỏ đại não, làm tinh thần minh mẫn sảng khoái, hưng phấn
trong những thời gian lao động căng thẳng cả về trí óc và chân tay [60].
Thời gian gần đây, những nghiên cứu trên thế giới về lợi ích của uống
chè đối với sức khoẻ, môi trường sống, cộng với sự quảng cáo mạnh mẽ của
FAO về chè với sức khoẻ con người, đã đặt ra cách nhìn mới đối với chè toàn
cầu. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến nguồn gốc, xuất xứ
của sản phẩm, trong đó chủ yếu là các kỹ thuật sản xuất đảm bảo an toàn cho
sản phẩm, không ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường sinh thái.
Ngày nay các nước sản xuất chè đã nghiên cứu và áp dụng phương thức
canh tác sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ có chất lượng cao nhằm tăng sức
cạnh tranh trên thị trường chè thế giới và lành mạnh hoá môi trường sản xuất.
Việt Nam là một nước có ngành sản xuất chè phát triển nhanh với nhiều
vùng chè đặc sản, xuất khẩu sang 107 nước, nhưng năng suất, chất lượng và
giá trị chè Việt Nam còn thấp so với trung bình chung của chè thế giới [39].
2
Có nhiều nguyên nhân làm cho chè Việt Nam chưa đạt so với sản xuất
chè trên thế giới, trong đó có việ c lạm dụng phân hóa học trong thời gian dài
đã làm cây chè bị suy thoái rất nhanh, giảm khả năng sinh trưởng và phát
triển, tăng nguy cơ có dư lượng nitrat cao trong sản phẩm và chất lượng chè
ngày càng giảm sút. Đồng thời dẫn đến đất đai vùng chè suy kiệt về dinh
dưỡng tăng độ bạc màu và làm xấu đi thành phần lý tính của đất. Hậu quả của
việc lạm dụng phân bón hoá học cũng dẫn đến chi phí sản xuất đầu vào ngày
càng tăng, giảm hiệu quả sản xuất chè [23]. Ngoài ra đất trồng chè (thường là
đất dốc) có độ xói mòn cao, hàm lượng dinh dưỡng nghèo đặc biệt là hàm
lượng mùn và độ ẩm thấp. Xói mòn hàng năm làm mất đi hàng trăm triệu tấn
đất với hàm lượng mùn, dinh dưỡng khá cao. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử
dụng đất hay tăng cường sức sản xuất bền vững ở các vùng trồng chè , trước
tiên phải chú trọng đến những kỹ thuật sử dụng đất hiệu quả và bền vững,
thâm canh nhưng vẫn bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
Chế phẩm vi sinh có tác dụng cung cấp các chủng vi sinh vật có lợi cho
độ phì đất, đồng thời tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp tạo ra nguồn phân
hữu cơ tại chỗ cung cấp cho cây chè. Bên cạnh đó việc sử dụng các loại vật
liệu che tủ hữu cơ cũng có tác dụng làm tăng độ ẩm, độ xốp cũng như tăng
hàm lượng chất hữu cơ trong đất, hạn chế được cỏ dại và xói mòn trên đất
trồng chè [50].
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu sử dụng một số vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản
xuất chè an toàn”.
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được vật liệu hữu cơ, chế phẩm vi sinh và phân hữu cơ vi sinh
thích hợp nhất để nâng cao năng suất, chất lượng tạo sản phẩm chè an toàn,
cải thiện độ phì của đất, đảm bảo canh tác bền vững ở các vùng trồng chè.
3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học
nghiên cứu về việc sử dụng các vật liệu tủ hữu cơ và chế phẩm vi sinh vật
trong sản xuất chè an toàn.
- Kết quả phân lập một số chủng vi sinh vật mới cung cấp dẫn liệu cho
việc vật liệu tủ sẽ phát huy tác dụng cao, kịp thời khi chúng ta đưa vào vật
liệu tủ khó phân giải vi sinh vật phù hợp.
- Đây là tài liệu tham khảo có giá trị cho cán bộ khoa học kỹ thuật, cho
người sản xuất kinh doanh chè, cho giáo viên, sinh viên, học viên cao học
trong học tập, nghiên cứu về cây chè.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được vật liệu tủ hữu cơ có tác dụng làm tăng năng suất, chất
lượng chè và độ phì đất trồng chè. Đặc biệt là cành lá chè đốn hàng năm là
nguồn vật liệu hữu cơ tại chỗ cung cấp cho đất trồng chè.
- Xác định được một số chủng vi sinh vậ t có khả năng phân giải
xelluloza, chế phẩm vi sinh và phân HCSH sử dụng trên chè làm tăng năng
suất, chất lượng và tăng độ phì đất trồng chè.
- Góp phần phát triển các vùng trồng chè an toàn theo hướng VietGAP
một cách bền vững, giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả của sản xuất chè.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu về vật liệu che tủ, các mức tủ, các chế phẩm vi sinh
và phân hữu cơ sinh học trên giống chè LDP1.
- Đề tài nghiên cứu được giới hạn trong tỉnh Phú Thọ, chủ yếu là tại
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp miền núi phía Bắc
4
5. Những đóng góp mới của luận án
- Xác định được việc sử dụng cành lá chè đốn hàng năm là nguồn hữu
cơ tại chỗ rất quan trọng đối với cây chè, với lượng tủ 30 tấn/ha/năm. Đặc biệt
cành lá chè đốn phát huy hiệu quả cao khi bổ sung VSV có khả năng phân
giải xelluloza.
- Chọn được 7 chủng vi sinh vậ t có khả năng phân giải xenluloza mạnh
(kích thước vòng phân giải ≥ 30 mm) là: XK3, XK4, XK5, XK8, XK10,
XK11, VK15 và qua nghiên cứu đã khẳng định việc sử dụng các chủng vi sinh
vật tuyển chọn có khả năng làm tăng năng suất và độ phì của đất trồng chè.
- Sử dụng chế phẩm vi sinh và phân hữu cơ sinh học ảnh hưởng đến
năng suất, chất lượng chè LDP1 cũng như cải thiện độ phì nhiêu của đất trồng
chè. Trong đó sử dụng chế phẩm vi sinh vật phân giải nhanh xelloloza được
chọn tạo từ các chủng vi sinh vật năng suất sau 3 năm tăng 10,4%.
5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu sản xuất chè an toàn ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất chè an toàn ở Việt Nam
Sản xuất chè an toàn là sản phẩm chè sản xuất ra phải đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm. Các biện pháp kỹ thuật canh tác, theo hướng bảo vệ môi
trường, bảo vệ đất [19].
Hiện nay hiện tượng lạm dụng quá mức thuốc trừ sâu và phân hoá học
đang xảy ra khá phổ biến ở các vùng trồ ng chè trong cả nước. Đại bộ phận
người sản xuất chưa quan tâm nhiều đến qui trình sản xuất đồng bộ để sản xuất
ra sản phẩm chè an toàn. Trong các vùng điều tra, thì vùng Lâm Đồng và Mộc
Châu Sơn La có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi hơn để sản xuất ra sản phẩm
an toàn so với vùng Thái Nguyên (Nguyễn Văn Toàn, 2007).
Ngành chè Việt Nam đang xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001. Tuy nhiên hệ thống tiêu chuẩn này mới chỉ áp dụng
được ở các nhà máy, còn ở khâu sản xuất nguyên liệu đang gặp rất nhiều khó
khăn. Vì vậy, hệ thống quản lý chất lượng chè theo các tiêu chuẩn ISO,
HACCP, GMP đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần giải quyết.
Ở các vùng núi cao, vùng đồng bào dân tộc nơi chưa có điều kiện thâm
canh chè, chỉ thu hái búp tự nhiên, không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón
hóa học, sản phẩm chè được công nhận là chè sạch. Một số tổ chức phi chính
phủ đã tiến hành đầu tư trang thiết bị chế biến chè quy mô nhỏ, ký hợp đồng
với nông dân, bao tiêu sản phẩm trên cơ sở các hộ nông dân cam kết thực hiện
các yêu cầu của sản xuất chè hữu cơ.
Thái Nguyên là vùng chè trọng điểm của cả nước, với diện tích hơn
18.500 ha, trong đó có gần 17.000 ha chè kinh doanh, năng suất đạt 109 tạ/ha,
6
sản lượng đạt gần 185 nghìn tấn. Từ năm 2009, mô hình sản xuất chè đầu tiên
theo tiêu chuẩn VietGAP được thực hiện tại xã Hòa Bình (Đồng Hỷ), đến nay
đã được triển khai tại nhiều địa phương. Toàn tỉnh hiệ n có 15 mô hình sản
xuấ t chè theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích khoảng 200 ha.
Tại tỉnh Phú Thọ, tổ chức CIDSE phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật
Tỉnh tiến hành chương trình phát trển các vùng chè an toàn, qui mô 38 xã/6
huyện, bắt đầu năm 2003. Các mô hình được nghiên cứu kỹ, tập trung tại
huyện Thanh Ba nhằm nâng cao sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật cho người
nông dân, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, kéo dài thời gian kinh
doanh trên cây chè mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hàng năm trên các diện tích
áp dụng IPM năng suất tăng bình quân 14,7%/năm.
Tại Công ty chè Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Viện Nghiên cứu Chè đã
phối hợp xây dựng mô hình sản xuất chè theo hướng không phun thuốc trừ
sâu, tăng bón phân hữu cơ và phân hỗn hợp, không bón phân hoá học dạng
đơn trên diện tích 5 ha. Tuy nhiên, khi triển khai đã gặp nhiều khó khăn trong
việc duy trì mô hình do chưa giải quyết được những vấn đề khoa học công
nghệ có tính hệ thống trong sản xuất chè và đặc biệt là chi đầu vào cao, song
giá bán lại chưa được cải thiện.
Mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại thôn Làng
Bát, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên được triển khai thực hiện từ đầu năm
2013 với diện tích 5 ha. Qua kết quả đánh bước đầu cho thấy, việc sản xuất
chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp tăng hiệu quả kinh tế của các hộ
nông dân từ 15% - 20% so với trồng chè đại trà; giảm số lần phun thuốc từ 1
đến 3 lần; đặc biệt là đã nâng cao nhận thức cho các hộ nông dân tham gia
thực hiện mô hình trong việc sản xuất và chế biến chè theo tiêu
chuẩn VietGAP, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường
nông thôn.
7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất chè an toàn ở Việt Nam
GAP là việc áp dụng những kiến thức sẵn có vào quá trình sản xuất
nông nghiệp để hướng đến sự bền vững về môi trường, kinh tế, xã hội trong
sản xuất nông nghiệp và các quá trình sau sản xuất tạo ra các sản phẩm nông
nghiệp phi thực phẩm và thực phẩm bổ dưỡng an toàn [19].
Hướng dẫn sản xuất chè an toàn theo VietGAP gồm 12 mục:
1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
2. Giống và gốc ghép
3. Quản lý đất và giá thể
4. Phân bón và chất phụ gia
5. Nước tưới
6. Sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật
7. Thu hoạch, bảo quản và vận chuyển sản phẩm
8. Quản lý và xử lý nước thải
9. Người lao động
10. Ghi chép, lưu giữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
11. Kiểm tra nội bộ
12. Khiếu nại và giải quyết kiếu nại
Viện nghiên cứu chè phối hợp với tổ chức Cidse, trường đại học tổng
hợp Hà Nội tiến hành khảo nghiệm phân vi sinh, phân ủ trên chè vớ i lượng 30
tấn phân ủ (Compost) + N : P : K : Mg (3 : 1,5 : 1 : 0,3) kết hợp với phương
pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM và sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh
học khác, qua 3 năm năng suất chè tăng 15% so đối chứng, chất lượng chè
được cải thiện rõ rệt [1].
Khi nghiên cứu kỹ thuật sản xuất chè an toàn tác giả Nguyễn Văn Toàn
(2007) đã đề ra giải pháp cho việc sản xuất chè nguyên liệu an toàn là tăng
cường biện pháp tủ, tưới, hái chè để lại bộ tán cao 10 cm, hái kỹ, thay thế
phân khoáng bằng phân hữu cơ sinh học làm tăng 10 - 14,81% năng suất [70].
8
Đốn hái đúng kỹ thuật, quản lý cỏ bằng biện pháp tủ gốc, trồng cây che
bóng hợp lý đã làm nương chè phục hồi nhanh, có bộ khung tán to khỏe cho
năng suất cao hơn những nương không được áp dụng từ 20 - 25%. Mô hình
quản lý cỏ bằng biện pháp tủ gốc và bón phân vi sinh qua áp dụng đã chống
được cỏ dại, giữ ẩm cho đất, tăng được nguồn hữu cơ do vật liệu tự mục nát
tạo cho nương chè sinh trưởng tốt, cải tạo được độ chai cứng đất cho năng
suất tăng bình quân là 15% so với nương không áp dụng [70].
Hiện nay chúng ta cũng đã ban hành quy trình thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt cho chè búp tươi an toàn tại Việt Nam. Đây là những nguyên tắc,
thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, bảo quản và chứng
nhận chè búp tươi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng
sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội và sức khỏe người sản xuất, người tiêu
dùng và bảo vệ môi trường [19].
Theo QCVN 8-2:2011/BYT của Bộ Y tế về danh mục tiêu chuẩn vệ
sinh đối với lương thực thực phẩm, trong đó có chè như sau [19]:
Bảng 1.1. Hàm lƣợng kim loại cho phép trong chè
Đơn vị tính: mg/kg (ppm)
Tên
thực
phẩm
Asen
As
Chì
Pb
Đồng
Cu
Thiếc
Sn
Kẽm
Zn
Thuỷ
ngân
Hg
Cadimi
Cd
Atimon
Sb
Chè 1 2 150 40 40 0,05 1 1
1.2. Yêu cầu về đất trồng chè và thực trạng đất trồng chè ở một số vùng
chè chính của Việt Nam
1.2.1. Yêu cầu về đất trồng chè
So với một số cây trồng khác, chè yêu cầu về đất không nghiêm khắc
lắm. Song để cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng
chè phải đạt những yêu cầu sau: tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước. Độ
9
pH thích hợp cho chè phát triển là 4,5 - 6,0. Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là
80 cm, mực nước ngầm phải dưới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thường.
(Nguyễn Ngọc Kính, 1979 [48], Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong, 1979 [56]).
Đất trồng chè của ta ở các vùng Trung du phần lớn là feralit vàng đỏ
được phát triển trên đá granit, gnai, phiến thạch sét và mica. Ở vùng núi phần
lớn là đất feralit vàng đỏ được phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét. Về cơ
bản những loại đất này phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của chè như có độ
pH từ 4 đến 5 có lớp đất sâu hơn 1 mét và thoát nước. Những đất này thường
nghèo chất hữu cơ nhất là ở các vùng trồng chè cũ. Vì vậy vấn đề bón phân
hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho chè và cải tạo kết cấu vật lý của đất là rất
cần thiết. Bên cạnh đó, phải coi trọng việc bón đủ và hợp lý phân hóa học
hàng năm cho chè. Chè là loại cây kỵ vôi, nhiều tài liệu cho biết trong đất
trồng chè chỉ có một lượng vôi rất ít, khoảng 0,2% CaCO3 đã gây hạ i cho cây
chè. Bởi thế người ta không dùng vôi để bón vào đất trồng chè, trừ khi đất có
độ pH quá thấp, dưới 4 [56],[59].
Quan hệ giữa đất và phẩm chất chè rất phức tạp. Phẩm chất do nhiều
yếu tố quyết định và tác dụng một cách tổng hợp [68]. Song trong những
điều kiện nhất định thì điều kiện dinh dưỡng của đất có ảnh hưởng rất lớn
đến phẩm chất. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy chè sinh trưởng trên
loại đất pha cát, nhiều mùn, thích hợp cho việc chế biến chè xanh, mùi vị
hương của chè thành phẩm đều tốt. Chè trồng trên đất nặng màu vàng thì có
vị đắng và nước có màu vàng. Chè trồng trên đất xấu hương không thơm, vị
nhạt và chất hòa tan ít [60].
1.2.2. Thực trạng đất trồng chè ở một số vùng chè chính của Việt Nam
Việt Nam là nước nằm trong vành đai nhiệt đới, gió mùa Châu Á Thái
Bình Dương nên có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Do đó, môi trường đất ở
Việt Nam đặc biệt là đất dốc thường chịu tác động của các hiện tượng xói
10
mòn rửa trôi, dẫn đến sự thoái hoá đất, làm đất nghèo kiệt về dinh dưỡng, về
cấu trúc, giảm độ pH, tăng hàm lượng các chất gây độc hại cho đất và làm cho
đất bị chết về sinh học. Dưới tác động của mưa lớn, hàng năm hàng trăm triệu
tấn đấ t có chứa phần lớn hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng khác đã bị
bào mòn cuốn trôi (Bùi Huy Hiền, 2003) [43].
Đất dốc là hợp phần rất quan trọng trong quỹ đất của Việt Nam, chiếm
trên 3/4 diện tích đất tự nhiên và được phân bố tập trung ở Bắc Bộ (8,923
triệu ha), Trung Bộ (4,935 triệu ha) và Tây Nguyên (5,509 triệu ha). Đây là
những vùng đất rất giàu tiềm năng để phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh
chính trị, xã hội của nước ta. Tuy nhiên do địa hình phân cắt mạnh, môi
trường sinh thái rất nhạy cảm, lớp thực bì bị xâm hại nhiều nên xói mòn rửa
trôi diễn ra nghiêm trọng. Hầu hết diện tích đất dốc bị thoái hoá và bị chua,
nhiều diện tích bị bỏ hoang hoá vì mất khả năng sản xuất nông lâm nghiệp.
Đây thực sự là điều khó khăn để tạo ra nền nông nghiệp bền vững trên đất dốc
(Thái Phiên, Nguyễn Tư Siêm, 1998) [54].
Quá trình khai hoang trồng mới đã phá vỡ hầu hết thực bì trên bề mặt
đất hoang hóa. Phân tích đất tại điểm cố định sau khi trồng chè cho thấy:
hàm lượng mùn của đất hoang là 2,83%, sau 7 năm trồng chè còn 2,09%
(giảm 0,74%), sau 11 năm trồng chè hàm lượng mùn giảm còn 0,73%
(Nguyễn Văn Tạo, 2006) [63].
Cây chè ở Việt Nam được trồng và hình thành ở 5 vùng chính với điều
kiện đất đai, khí hậu và các giống chè khác nhau [59].
Vùng chè thượng du (miền núi) phía Bắc
Đất đai vùng đồi núi các tỉnh phía Bắc chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên
có độ cao so với mặt biển từ 200 m trở lên, phần lớn các loại đất được hình
thành tại chỗ (đã qua quá trình feralit), có hàm lượng mùn cao, càng lên cao
sự hình thành mùn càng chậm, nhưng sự phân hủy mùn yếu hơn so với vùng
11
thấp. Tầng đất có độ dày mỏng hơn đất vùng đồi, do bị xói mòn mạnh. Đất
được phát triển trên phiến thạch, sa thạch và đá gnai (ở vùng Đông Bắc), còn
ở vùng Tây Bắc đất được hình thành từ đá gnai, granit, phiến thạch. Đất có
màu vàng, đỏ vàng và nâu. Đa số đất có độ dày trung bình từ 0,6 đến 1 m, đất
khá tơi xốp, độ chua cao pHKCL từ 4 - 4,5 thành phầ n cơ giới thuộc loại thịt
nhẹ và trung bình, hàm lượng mùn biến động mạnh, hàm lượng lân tổng số và
dễ tiêu đều nghèo (lân tổng số phổ biến ở mức 0,03 - 0,05%) (Vũ Ngọc
Tuyên, Trần Khải, 1977; Nguyễn Vy, Đỗ Đình Thuận, 1977) [77], [79].
Đất ferarit vàng đỏ phát triển trên phiến thạch Mica thích hợp cho phát
triển cây chè ở miền Bắc Việt Nam, nhóm đất này luôn chịu ảnh hưởng của
quá trình ferarit hóa, đất thường chua, màu đỏ hay màu vàng, tích lũy nhiều
sắt, nhôm, hàm lượng sét vật lý cao, quá trình trồng chè có hiện tượng rửa trôi
sét xuống tầng sâu, lân dễ tiêu nghèo do bị giữ chặt dưới dạng phosphat sắt,
nhôm [49], [69].
Vùng chè trung du
Đất đồi vùng trung du có độ cao so với mặt biển từ 25 - 200 m, chiếm
1/10 diện tích cả nước, không có độ dốc đứng và lòng chảo sâu. Ranh giới
giữa núi và đồi khó phân biệt chính xác. Đất được hình thành trên nhiều loại
đá mẹ khác nhau như phiến sét, phiến thạch mica, gnai... dưới những thảm
thực vật khác nhau, có mức độ feralit khác nhau, vì lẽ đó mà đất đai vùng
trung du không đồng đều, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất chênh
lệch nhau đáng kể [44].
Thành phần cơ giới nặng vì được hình thành từ những đá mẹ giàu sét,
cấu trúc kém, ít tơi xốp. Đất thường chua, pHKCL có chỗ < 4,5. Các cation
Ca2+
, Mg2+
, K+
... rất nghèo. Đất tích lũy nhiều sắt, nhôm, hàm lượng chất hữu
cơ thấp, nhiều nương chè hàm lượng chất hữu cơ chỉ chung quanh 1%, đạm
tổng số thường < 0,2%, kali rất nghèo trung bình khoảng 0,15 - 0,2% (Vũ
12
Ngọc Tuyên, Trần Khải, 1977) [77]. Với đất đai vùng trung du như vậy nên
trong quá trình trồng và chăm sóc chè cần được chú ý tới biện pháp bảo vệ và
bồi dưỡng đất.
Vùng chè khu 4 cũ
Đất đai ở đây phần lớn là đất đỏ vàng, phát triển trên các loại đá mẹ
khác nhau. Địa hình bị chia cắt, tầng đất chỗ dày chỗ mỏng, thường gặp từ 60
- 120 cm. Đất vùng trồng chè thường chua pHKCL từ 4 - 4,5, khoáng vật chủ
yếu là kaolinit, hàm lượng kali tổng số từ 0,2 - 0,3%, hàm lượng chất hữu cơ
chênh lệch nhau nhiều [44].
Vùng khu 4 cũ mùa mưa thường đến muộn nên chè bị hạn vào mùa
khô. Đất đai thuộc diện nghèo dinh dưỡng, nên trong quá trình trồng chè phải
chú ý thâm canh ngay từ đầu.
Vùng chè Gia Lai - Kon Tum
Đất đai vùng chè Gia Lai - Kon Tum thuộc loại đất ferarit nâu vàng,
nâu đỏ, vàng đỏ và phát triển trên đá Bazan, ở độ cao 700 m so với mặt biển.
Đất có tỷ lệ sét cao, trên 50% đất có cấu trúc viên, tơi xốp, thoáng khí.
Hàm lượng lân tổng số trung bình (0,10 - 0,15%) kali tổng số ở mức nghèo
(0,08 - 0,10%), hàm lượng chất hữu cơ trong đất khá cao pHKCL: 4,5 - 5,5.
Theo Nguyễn Vy, Đỗ Đình Thuận (1977) thì đất Bazan giàu lân tổng
số, nhưng nghèo lân dễ tiêu [79].
Vùng Tây Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình. Mùa khô
hạn trầm trọng, mùa mưa lượng mưa rất lớn (từ 1800 đến trên 2000 mm),
nhiệt độ dao động ngày đếm lớn. Cây chè sinh trưởng trên vùng đất Bazan rất
thuận lợi, sản lượng thu bình quân 40 - 50 tạ/ha. Tuy nhiên về mùa khô
thường thiếu nước nên trồng chè gặp nhiều khó khăn [66].
Vùng chè cao nguyên Lâm Đồng
Chè được trồng tập trung ở các huyện: Di Linh, Đơn Dương, Đức
Trọng, Bảo Lộc. Vùng chè Lâm Đồng ở độ cao > 800 m so với mặt biển, đây
là vùng rất thuận lợi về mặt chất lượng chè.
13
Đất tích lũy nhiều sắt, nhôm, là một trở ngại lớn cho việc cung cấp lân
cho cây chè nói riêng và cây công nghiệp nói chung. Hàm lượng chất hữu cơ,
hàm lượng đạm, lân, kali tổng số đều ở mức khá, đất chua, pHKCL biến động
từ 4,5 - 5,5 [44], [59].
Cũng như đất đai vùng Gia Lai - Kom Tum, đấ t vù ng cao nguyên Lâm
Đồng có độ ẩm cây héo lớn, lượng nước khuếch tán thấp nên mùa khô hạn
hán xảy ra nghiêm trọng (Trần Công Tấu, Nguyễn Thị Dần, 1984) [64],
(Nguyễn Vy, Đỗ Đình Thuận, 1977) [79].
Nhìn chung, ở Việt Nam cây chè được trồng trên nhiều vùng sinh thái
khác nhau với điều kiện canh tác, đất đai khác nhau. Nhưng chè được trồng
nhiều nhất vẫn là trên loại đất đỏ vàng phát triển trên đá sét và biến chất tập
trung ở vùng đồi bị phân cách. Đặc biệt 90% nông dân khi trồng chè không sử
dụng phân hữu cơ dẫn đến đa phần đất đai của các vùng trồng chè ở nước ta
bị thoái hóa rất nhanh, nghèo các chất dinh dưỡng (N, P, K) kể cả tổng số và
dễ tiêu, đất chua, hàm lượng hữu cơ thấp. Đồng thời do điều kiện khí hậu thời
tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài đã dẫn đến năng suất chè giảm sút [69].
Theo tác giả Uexkull H. R. và Mutert E (1995) cho rằng có thể cải tạo
độ phì của đất, làm cho tầng đất mặt dày lên, giàu dinh dưỡng hơn là tăng sức
sản xuất của đất dốc bằng cách trồng các loài cây họ đậu và che phủ đất để
làm giàu hoạt động sinh học, làm giàu dinh dưỡng của tầng đất mặt, ngăn
chặn sự xói mòn, đóng váng, nén chặt đất. Đây là một trong những bước đầu
tiên rất quan trọng (dẫ n theo Đỗ Ngọ c Quỹ , Lê Tấ t Khương, 2000) [59].
1.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng vật liệu tủ trong sản xuất chè
1.3.1. Tác dụng của che tủ thực vật
Độ che phủ bề mặt đất và tính liên tục của lớp phủ thực vật là hai yếu
tố cơ bản để chống xói mòn, tăng cường hoạt tính sinh học và tăng các quá
trình tái tạo dinh dưỡng, tái tạo những tính chất cơ bản của đất như: cấu tượng
14
đất, độ xốp, hàm lượng mùn, hoạt tính sinh học, độ pH, giảm độ độc nhôm,
sắt. Hướng đi cơ bản để canh tác bền vững trên đất dốc ở vùng cao nhiệt đới
là cải thiện và giữ gìn đất, biện pháp rẻ tiền và đa dụng nhất là tái sử dụng tàn
dư cây trồng làm vật liệu che phủ (Lê Quốc Doanh, Nguyễn Văn Bộ, Hà Đình
Tuấn, 2005) [25].
Che phủ bề mặt đất bằng xác thực vật có những lợi ích sau:
* Lợi ích tại chỗ
- Giảm xói mòn đất do mưa gió
- Đất tơi xốp, tăng độ hấp thu nước, giảm dòng chảy bề mặt,
- Giảm bốc hơi nước, tăng độ ẩm đất.
- Dung hoà nhiệt độ bề mặt đất (ấm trong mùa đông, mát trong mùa hè)
- Tăng độ ổn định các cấu trúc bề mặt đất, chống kết vón và đóng váng,
tạo độ thông thoáng cho đất.
- Giảm cỏ dại, tăng hiệu quả phân bón.
- Tăng hàm lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng trong đất, giảm độc tố
gây hại cho cây trồng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho hạt nảy mầm tốt, bộ rễ phát triển khoẻ,
cây sinh trưởng tốt.
- Tăng và ổn định năng suất, chất lượng cây trồng một cách bền vững.
* Lợi ích về môi trường và quản lý tài nguyên
- Hạn chế du canh du cư, tạo điều kiện cải thiện nguồn tài nguyên đất,
nước và rừng.
- Giảm lũ lụt ở miền xuôi.
- Chống lắng đọng các lòng sông hồ, đặc biệt là hồ thuỷ điện.
- Giảm ô nhiễm hoá học ở các vùng lân cận.
- Việc không đốt tàn dư thực vật sẽ giảm nguy cơ cháy rừng, giảm
lượng CO2 thải vào không khí.
- Giảm nhu cầu sử dụng phân vô cơ, giảm ô nhiễm nguồn nước, tiết
kiệm năng lượng và giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
15
* Lợi ích về xã hội
- Phụ nữ và trẻ em được giải phóng khỏi các công việc nặng nhọc và
tốn thời gian như làm đất, làm cỏ. Phụ nữ có nhiều thời gian chăm sóc sức
khỏe gia đình, nuôi dạy con cái và phát triển nghề phụ. Trẻ em sẽ có nhiều
thời gian đến trường, học hành nâng cao kiến thức.
- Đất và nước ít hoặc không bị ô nhiễm, bệnh tật giảm, sức khoẻ cộng
đồng được cải thiện.
- Hiệu quả kinh tế cao nên xã hội sẽ phát triển nhanh và bền vững hơn.
Nhìn chung, khi áp dụng các biện pháp che phủ đất đã mang lại nhiều lợi
ích và đáp ứng được hầu hết các yêu cầu trong canh tác đất dốc bền vững góp
phần xoá đói giảm nghèo cho nông dân miền núi và bảo vệ môi trường [43].
1.3.2. Nghiên cứu về các loại vật liệu che tủ cho chè
Cây trồng hú t chất dinh dưỡ ng từ đất để sinh trưởng và phát triển . Một
trong những yếu tố quan trọng có khả năng duy trì và cải thiện độ phì nhiêu
của đất là nâng cao hàm lượng mùn trong đất thông qua việc bổ sung các chất
hữu cơ cho đất (Robert, 1992) [117]. Tàn dư thực vật sau thu hoạch nếu được
vùi trả lại đất trở thành nguồn dinh dưỡng đạm và chất hữu cơ quan trọng cho
các cây trồng vụ sau (Nguyễn Kim Vũ, 1995) [78].
Việc sử dụng biện pháp che tủ đối với các cây trồng nhiệt đới như chè,
cà phê đã được khuyến cáo từ lâu với rất nhiều lý do khác nhau, trong đó lý
do quan trọng nhất là bảo toàn đất và nguồn nước. Mặt khác che tủ cũng dẫn
đến việc làm tăng hay giảm nhiệt độ đất và ngăn chặn cỏ dại. Che tủ trên bề
mặt giúp duy trì độ ẩm đất bằng cách làm chậm quá trình bốc hơi nước và làm
giảm tỷ lệ hấp thụ nhiệt của đất. Nhiệt độ cao thường tăng quá trình bốc hơi
nước, đồng thời làm giảm tỷ lệ di chuyển hơi nước từ đất. Các vật liệu che tủ
hữu cơ cũng có thể làm tăng khả năng cung cấp nước của đất bằng cách tăng
tính thấm của những loại đất có cấu trúc bề mặt kém (Othieno, 1994) [114].
16
Độ ẩm đất và hàm lượng nước của cây chè vô tính bị tác động khác
nhau khi che phủ bằng 5 loại vật liệu tủ: mảnh nhựa đen, mảnh đá vụn, cỏ
Eragrostic Curvula, cỏ Napier và cỏ Guatemala. Trong điều kiện khô hạn kéo
dài, độ ẩm đất nhìn chung đạt cao nhất ở diện tích che tủ bằng cỏ Napier và
mảnh nhựa đen. Tất cả các công thức nói chung đều tốt hơn so với công thức
không được che phủ khi đánh giá độ ẩm đất ở độ sâu 90 cm. Vào thời điểm
bắt đầu mưa sau một mùa khô hạn kéo dài bất thường, tính thấm nước của đất
nhanh hơn khi che tủ bằng các loại cỏ. Sau 4 năm liên tục áp dụng biện pháp
che tủ bằng cỏ cho thấy hầu hết đều có tác dụng về khả năng giữ nước
(Othieno, 1988) [113].
Trong điều kiện che tủ , 2 năm đầu quan sát thấy có sự khác nhau về
nhiệt độ đất giữa các công thức che tủ trên chè trồng bằng bầu nhân giống vô
tính. Nhưng sự khác biệt này không còn nữa khi tán cây chè phát triển đạt độ
che phủ > 40% bề mặt mặt đất. Đường kính thân, năng suất và tổng lượng
chất khô có mối tương quan rõ ràng đến nhiệt độ đất (Othieno, 1979) [112].
Trong công trình nghiên cứu “Nông nghiệp nhiệt đới” Angladette
khuyến cáo nông dân trồng chè nên tận dụng nguồn phân xanh tại chỗ để sản
xuất phân hữu cơ bón cho chè, làm tăng trữ lượng mùn trong đất, tăng độ xốp,
tăng khả năng hút nước, tăng khả năng đệm cho đất và số lượng vi sinh vật đất
(dẫ n theo Hà Đình Tuấ n, Lê Quố c Doanh, 2005) [76].
Kế t quả nghiên cứ u củ aNguyễn Văn Toàn (2007): tủ gốc cho chè 20 tấn/ha
bằng cây tế (guột) và cỏ TD58 (cỏ Ghi nê), với chu kỳ 3 - 4 năm, làm tăng năng
suất chè 20,54% (không tưới), 37,87% (có tưới). Tủ gốc làm tăng ẩm độ đất, tăng
hàm lượng chất hữu cơ, giảm cỏ dại và tăng hiệu quả sản xuất [70].
Viện lân và kali của Canada (1995) xác nhận 80% tổng số kali cây lấy
đi nằm trong xác bã cây. Nếu các xác bã thực vật này được hoàn lại cho đất
đã canh tác thì chúng sẽ cung cấp một lượng kali đáng kể cho các cây trồng
vụ sau (dẫ n theo Nguyễ n Thị Cẩ m Mỹ , 2010)[49].
17
Việc tận dụng cành lá chè đốn, các phụ phẩm nông nghiệp ngoài việc
tăng khả năng giữ nước, dinh dưỡng của đất, chống xói mòn, rửa trôi, tăng
hiệu quả kinh tế mà còn mang lại hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường. Tuy
nhiên cành lá chè đốn cũng như một số phụ phẩm hữu cơ khác, khi đưa vào
đất sẽ cần một thời gian nhất định để phân hủy, tạo thành chất dinh dưỡng
cung cấp cho cây trồng trong khi đó hầu như tại bất kỳ thời điểm nào cây
cũng cần chất dinh dưỡng để sinh trưởng phát triển [63].
Che tủ đất bằng xác thực vật cho chè trong giai đoạn kiến thiết cơ bản
có tác dụng tích cực đối với sinh trưởng phát triển của chè (tăng chiều cao
cây, tăng chiều rộng tán, tăng chỉ số diện tích lá, giảm cỏ dại), đồng thời khắc
phục được các yếu tố hạn chế của đất dốc (đất bị chua, khô hạn...) và tăng
năng suất chè từ 14,5% đến 33,6% (Nguyễn Thị Cẩm Mỹ, 2010) [50].
Thành phần hó a họ c trong lá c hè xanh thuộc hai giống chè Nhật
được tổ ng hợ p ở cá c mứ c che tủ khác nhau. Điều đáng chú ý là tỷ lệ L-
theanine/catechin, được xem là một thông số chất lượng chè đã tăng lên khi
tăng độ che phủ cùng với sự tăng mức L- theanine và giảm hàm lượng các
catechin. Điều này cho thấy ảnh hưởng tích cực của che phủ đến chất lượng lá
chè về mặt cân bằng các thành phần hóa học (Nguyễn Đặng Dung, Lê Như
Bích, 2006) [27].
Sản phẩm cành lá chè đốn hàng năm có khối lượng xấp xỉ bằng khối
lượng búp và lá non đã thu hoạch. Mỗi năm thu hoạch từ 5 - 10 tấn/ha búp và lá
non, tương đương sẽ có 5 - 10 tấn cành lá chè đốn trên 1 ha [63]. Vì thế, lượng
dinh dưỡng trong đất mất đi khá nhiều. Cho nên, giữ lại cành lá chè đốn có tác
dụng rất lớn đối với việc cải tạo đất trồng chè vì nó là một trong những nguồn
bổ sung khối lượng chất hữu cơ tại chỗ cho cây chè. Đồng thời nó còn giữ ẩm
đất, kiểm soát cỏ dại... từ đó tăng năng suất, chất lượng chè [62].
18
Chất hữu cơ trong đất chè được duy trì trước tiên từ cành lá chè đốn giữ
lại hàng năm, tiếp sau là được làm giàu hơn bằng nguồn bổ sung qua việc tủ
gốc cho chè từ thân lá thực vật không bị nhiễm bẩn, lá rụng, cành tỉa của các
loại cây che bóng, cây trồng xen thời kỳ chè kiến thiết cơ bản, tốt nhất là các
loại cây có hàm lượng dinh dưỡng cao. Thời kỳ cây chè mới trồng cần đặc
biệt lưu ý trồng xen cây họ đậu, cây có khả năng cải tạo đất cho lượng chất
xanh lớn (cốt khí, tràm lá nhọn…), trồng xen cây cố t khí có thể cho năng suất
chè từ 30 - 40 tấn/ha nếu được đầu tư chăm sóc tốt [52].
Sử dụng vật liệu hữu cơ che tủ cho một số giố ng chè Trung Quốc nhập
nội cho thấy tổng sản lượng búp cả năm thu được ở các công thức che phủ đạt
cao hơn hẳn so với công thức đối chứng (Nguyễn Thị Ngọc Bình, Hà Đình
Tuấn, Lê Quốc Doanh, 2009) [8].
1.3.3. Nghiên cứu về kỹ thuật che tủ cho chè
Theo Daraselia M. K. (1989) nghiên cứu về tủ rác và tưới nước cho
chè ở Liên Xô lần đầu tiên được tiến hành ở Viện nghiên cứu chè và cây trồng
á nhiệt đới ở Grudia vào những năm 1934 - 1936 sau đó vào những năm 1936
- 1937. Kế t quả cho thấy hiệu quả của tủ rác và tưới nước đối với năng suất và
chất lượng chè. Tủ chè, tưới nước làm thay đổi điều kiện quang hợp, thay đổi
hoạt tính các men trong rễ chè, kể cả polifenol-oxydaza là men có mặt trong
việc tạo tanin của chè (dẫn theo Lê Tất Khương, 1997) [47].
Khi nghiên cứu các biện pháp che tủ đất phục vụ phát triển nông nghiệp
bền vững với vật liệu che phủ là tàn dư thực vật như rơm rạ, thân lá ngô, thân
lá đậu đỗ, cỏ Stylo, lạc dại, đậu nho nhe, các loại cây họ đậu hoang dại... thấ y
rằng: các kỹ thuật nâng cao độ che tủ đất và canh tác theo kiểu làm đất tối
thiểu trên đất dốc có thể hạn chế được xói mòn rửa trôi và cỏ dại; cải tạo độ
phì và các đặc tính của đất đồng thời làm tăng năng suất cây trồng; tiết kiệm
chi phí lao động (Hà Đình Tuấn, Lê Quốc Doanh, 2005) [76].
19
Độ ẩm chè tầng 0 - 30 cm có tủ tăng hơn so đối chứng là 4,57 - 5,56%
ở đất Diệp Thạch và 6,50% ở đất phù sa cổ; nhiệt độ đất chè có tủ ở tầng đất
mặt 10 cm và tầng đất 30 cm thấp và ổn định. Hàm lượng mùn và đạm dễ tiêu
đất chè có tủ sau 5 tháng đều tăng hơn so đối chứng; chè con có tủ có tốc độ
sinh trưởng gấp 2 lần so đối chứng (Đỗ Ngọc Quỹ, 1989) [58].
Biện pháp chống hạn cho chè vụ đông (tháng 11 - tháng 4) bằng cách tủ
ni lông toàn bộ hàng sông, để cỏ mọc tự nhiên, trồng cỏ Stilo giữa hàng sông,
giống chè Trung Du gieo hạt 14 tuổi trên đất Feralit phiến thạch vàng đỏ. Kết
quả cho thấy có tủ, độ ẩm đất chè vụ đông xuân và sản lượng chè có tủ đều
tăng, trồng mục túc và để cỏ tự nhiên, sản lượng đều giảm so với đối chứng
(dẫ n theo Đỗ Ngọ c Quỹ , 1989) [ 58].
Kết hợp giữa tủ và tưới nước tỉ lệ búp có tôm tăng từ 3,7% đến 18,7%;
phẩ m cấ p chè A , B tăng từ 5% đến 17,3%; hàm lượng tanin tăng từ 0,7 -
2,1%; hàm lượng chất hòa tan tăng từ 1,0 - 1,5% (Lê Tất Khương, 1997) [46].
Trên giố ng chè Trung Du từ 8 - 15 tuổ i trồ ng tại Phú Hộ, không bón
phân chuồng, thay vào đó bón ép xanh cành lá chè đốn hàng năm vào tháng 1,
cộng với 800 kg đạm amon và 100 kg clorua kali. Kết quả năng suất bình
quân trong 8 năm đạt 8000 kg búp chè/ha. Bón ép xanh cành lá già và cỏ Stilô
cũng làm năng suất chè tăng 13,9 - 24,2%. Độ xốp đất tăng 5%, độ mịn (0 -
20 cm) tăng 0,3% ở khu ép xanh bằng cành lá chè già. Độ xốp đất tăng 8,7%
và mùn tăng 0,84 - 3,87% ở khu ép xanh bằng cỏ Stilô. Tốt nhất là ép xanh
bằng 1/2 cỏ Stilô + 1/2 cành lá chè già, sản lượng chè tăng 3,19 - 16,4%, độ ẩm
tăng 3 - 5% (Đỗ Ngọc Quỹ, 1989) [58].
Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu chè về việc sử dụng toàn bộ
cành lá chè đốn hàng năm, cây cỏ dại quanh đồi và trên nương chè ủ với vôi,
supe lân đã cải thiện tốt chế độ mùn và năng suất chè tăng 8 - 10% [68].
20
1.4. Nhu cầu dinh dƣỡng của cây chè
Theo Balu L. Bumb và Carlos A. Banante (1996), năng suất đóng góp
trên 80% sản lượng cây trồng, 20% còn lại là do tăng diện tích. Hiện nay, gần
như 100% sản lượng tăng thêm của các cây trồng chính tại Việt Nam là nhờ
tăng năng suất [86].
Cây chè có khả năng liên tục hút dinh dưỡng trong chu kỳ phát dục hàng
năm cũng như trong chu kỳ phát dục cả đời sống của nó. Đối tượng thu hoạch
chè là búp và lá non. Mỗi năm thu hoạch từ 5 - 10 tấn/ha, vì thế lượng dinh
dưỡng trong đất mất đi khá nhiều, nếu không bổ sung kịp cho đất thì cây
trồng sẽ sinh trưởng kém và cho năng suất thấp [59].
Theo Eden (1958) trong búp chè non có 4,5% N; 1,5% P2O5 và 1,2 -
2,5% K2O. Những kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu dinh dưỡng khoáng
của cây chè rất lớn [97].
1.4.1. Nhu cầu về đạm
Đạm (N): là thành phần của chất hữu cơ, diệp lục tố, nguyên sinh chất,
axit nucleic, protein [40] [65]. Đạm giúp tăng chiều cao cây, ra nhiều lá và
búp mới, tăng năng suất chè.
Thiếu đạm: cây sinh trưởng phát triển kém, ít nảy đọt, búp non có màu
xanh nhạt, xanh vàng đến ửng đỏ, năng suất thấp..
Những kết quả nghiên cứu về nhu cầu phân bón và các thực nghiệm về
hiệu lực phân bón đã chứng minh: đạm là yếu tố chủ yếu đối với cây chè, có
tương quan chặt chẽ với năng suất. Đạm có tương quan tuyến tính giữa năng
suất chè với cả mức bón phân cao hơn 120 kg N/ha. Khi lượng bón trên 80 -
90 kg N/ha thì tối thiểu phải bón làm 2 lần. Hiệu ứng của đạm là tác động tích
lũy, vượt qua giới hạn của một năm mà phải tính qua các chu kỳ thu hái [48].
Trong cây, hàm lượng đạm tập trung nhiều nhất ở các bộ phận non như
búp và lá non, đạm có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của cây và có ảnh
21
hưởng trực tiếp đến năng suất. Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, lá nhỏ, búp
nhỏ và búp bị mù nhiều, do đó năng suất thấp. Yêu cầu về đạm thay đổi tùy
theo loại đất tuổi của cây và năng suất của vườn chè [45].
Theo kết quả nghiên cứu ở Assam thấy rằng hiệu lực đạm tăng đều đặn
theo thời gian: hiệu suất của 1 kg N của lần bón thứ 1, 2, 3 và 4 là 2 kg, 4 kg,
6 kg và 8 kg chè khô [59].
Ở Đông Phi hiệu suất của 1 kg N là từ 4 - 8 kg chè khô. Tác dụng đầy
đủ của đạm được thể hiện chỉ trên nền đảm bảo các yếu tố khác (Willson,
1992) [129].
Cây chè ở giai đoạn đầu sau trồng (1 - 3 tuổi) bướ c sang giai đoạn cho
thu búp (4 - 6 tuổi) lượng đạm được bón làm nhiều lần, bón từ 30 kg N/ha
tăng dần nhưng không vượt quá 100 kg N/ha. Hiệu lực của lượng đạm 100 kg
N/ha đạt cao nhất ở độ tuổi 7 - 8 đến 10 - 12 tuổi. Thời kỳ 10 - 12 tuổi lượng
đạm bón có hiệu lực cao nhất từ 200 - 300 kg N/ha, nhưng năng suất búp của
1 kg N cao nhất không quá 200 kg N/ha ở những nương chè có mức năng suất
5 - 8 tấn đọt tươi/ha, còn những nương chè có năng suất trên 10 tấn/ha đầu tư
đến 300 kg N/ha vẫn cho hiệu suất cao. Tất cả các liều lượng bón trên 300 kg
N/ha không làm tăng năng suất chè và hiệu suất giảm. Các nương chè trên 20
tuổi hiệu lực phân đạm tốt nhất với liều lượng không quá 200 kg N/ha.
(Willson, 1992) [129]
Cũng theo Willson K. C và Lifford M. N. (1992) để thu hoạch 1 tấn chè
búp tươi cần phải bón 32,0 - 33,5 kg N; 16,5 - 18,0 kg P2O5; 2,0 – 10,0 kg
K2O. Trong đó chỉ một nửa dinh dưỡng bị lấy đi bởi thu hái búp, được tích
lũy trong 25 - 28% lượng vật chất khô trong búp thu hoạch. Bởi vậy cung cấp
lượng dinh dưỡng hằng năm cho cây chè cần quan tâm đến sự tiêu hao cho
quá trình duy trì bộ khung tán cây chè, bộ rễ, sinh khối phần đốn hằng năm,
và duy trì hệ sinh vật đất, các quá trình rửa trôi, bốc hơi, cỏ dại.... [129].
22
Cây chè là cây trồng thu hoạch lá nên đạm là chất dinh dưỡng quan
trọng nhất. Năng suất búp phụ thuộc chặt chẽ vào lượng bón (Sandanam và
Rajasingham, 1980) [119].
Về phẩm chất, nhiều tài liệu ở nước ngoài như Nhật Bản, Ấn Độ,
Xrilanca... đều cho rằng bón đạm không hợp lý, bón quá nhiều hoặc bón đơn
độc đều làm giảm chất lượng chè (đặc biệt là đối với nguyên liệu dùng để chế
biến chè đen). Những công trình nghiên cứu của Liên Xô cho thấy liều lượng
đạm 300 kg/ha thì hàm lượng tanin, cafein và vật chất hòa tan trong búp chè
đều cao, có lợi cho phẩm chất, song nếu vượt quá giới hạn trên thì phẩm chất
chè giảm thấp. Khi bón nhiều đạm hàm lượng protein ở trong lá tăng lên.
Protein kết hợp với tanin thành các hợp chất không tan vì thế lượng tanin
trong chè bị giảm đi. Mặt khác khi bón nhiều đạm, hàm lượng ancaloit trong
chè tăng lên làm cho chè có vị đắng (dẫ n theo Nguyễ n Văn Hù ng , Nguyễ n
Văn Tạ o, 2006) [45].
Tài liệu của trại thí nghiệm chè Phú Hộ - Vĩnh Phú cho thấy bón đạm
đầy đủ, sản lượng búp chè tăng 2 - 2,5 lần so với đối chứng không bón [58].
Bón đạm trên cơ sở cân đối với các yếu tố cơ bản khác, theo Đỗ Ngọc
Quỹ (1980): trên nền 100 - 200 kg N/ha, 50 kg K2O/ha hiệu lực phân lân
không rõ với mức bón 50 kg P2O5/ha. Kết quả nghiên cứu về bón hàng năm
60 -180 kg P2O5/ha trên nền hữu cơ có đạm làm tăng năng suất chè 13,04 -
16,67% [57].
Đạm làm tăng khối lượng búp, tăng lượng nước và chất hòa tan, song
làm giảm lượng tannin trong búp chè. Kali làm tăng khối lượng búp, giảm
lượng nước, tăng độ hòa tan và tăng lượng tannin đóng góp vào việc tăng
phẩm chất búp chè rõ rệt (Nguyễn Tử Siêm, Nguyễn Thị Thanh Hà và Thái
Phiên, 1997) [61].
23
1.4.2. Nhu cầu về lân
Lân (P): là thành phần của phosphatides, axit nucleic, protein… quan
trọng trong quá trình trao đổi năng lượng và protein [40], [65]. Lân cần thiết
cho sự phát triển của bộ rễ, kích thích chồi mới, tăng khả năng chịu hạn, tăng
tuổi thọ của cây, tăng năng suất và lượng đường hòa tan và tanin, tăng chất
lượng chè [45]. Bón kết hợp lân và N đã làm tăng cường sự sinh trưởng của
bộ rễ. Lân còn có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng chè chế
biến, làm tăng hương vị của chè đen.
Thiếu lân: lá có màu xanh đục mờ không sáng bóng, thân cây mảnh, rễ
kém phát triển, khả năng hấp thu đạm kém. Chè thiếu lân trầm trọng sẽ bị trụi
cành, năng suất và chất lượng đều thấp [45].
Các tài liệu nghiên cứu của Liên Xô cho thấ y bón lân có ảnh hưởng
tăng năng suất và phẩm chất búp chè rõ rệt. Đimitrôva J. (1965) cho rằng hiệu
quả của phân lân được nâng lên một cách rõ rệt trên đất đã được bón N, K.
Ngược lại hiệu quả của phân lân thấp không những do lân bị cố định trong đất
mà còn do đất thiếu N, K. Một đặc điểm cần chú ý là hiệu quả về sau của lân
kéo tới 20 - 25 năm. Trên đất đỏ (Liên Xô) hiệu quả về sau của lân thường
cao hơn những năm bón trực tiếp. Theo nghiên cứu của Urusatze F. H. thì
hiệu quả trực tiếp của 3 năm bón lân với liều lượng 120 - 960 kg/ha trên nền
N, K là tăng sản lượng búp 5 - 30% so với đối chứng bón N, K. Song hiệu
quả tăng sản bình quân trong 21 năm về sau là 60 - 78% (dẫ n theo Đinh Thị
Ngọ, 1996) [52].
Những nghiên cứu của Cuaxanop (1954), Mgaloblisvili (1966) đều
khẳng định bón phân lân trên nền N, K làm tăng hàm lượng catechin trong
búp chè, có lợi cho phẩm chất (dẫ n theo Nguyễ n Văn Hù ng , Nguyễ n Văn
Tạo, 2006) [45].
24
Lân chứa trong búp khá lớn, cứ thu hoạch 1 tấn búp, tức đưa ra khỏi đất
4 - 5 kg P2O5, mà lân có trong đất, cây trồng khó sử dụng do đất có khả năng
hấp phụ lân cao (ở đất sét 73% lượng lân bị hấp phụ, đất nâu rừng là 56%, đất
podzolic 69%, đất nâu bạc 86%) vì vậy khi bón lân cho chè cần bón với lượng
cao hơn nhiều so với yêu cầu của cây [61].
Ở nước ta, việc nghiên cứu hiệu quả của phân lân đối với năng suất và
phẩm chất búp mới tiến hành chưa được bao lâu. Song kết quả sơ bộ rút ra từ
thí nghiệm 10 năm bón phân N, P, K cho chè tại trại thí nghiệm chè Phú Hộ
cho thấy: trên cơ sở bón 100 kgN/ha, bón thêm 50 kg P2O5 qua từng năm
không có sự chênh lệch gì đáng kể về năng suất, nhưng từ năm thứ 7 trở đi
bội thu tăng dần một cách rõ rệt và để chúng qua 10 năm thì supe lân tỏ ra có
hiệu lực chắc chắn và đáng tin cậy. Bình quân 10 năm cứ 1 kg P2O5 đã làm
tăng được 3,5 kg búp chè [61].
1.4.3. Nhu cầu về kali
Kali (K): hoạt hóa enzim liên quan đến quang hợp, tổng hợp
hydratcarbon, protein, điều chỉnh pH và nước ở khí khổng [40]. Giúp cây
cứng chắc, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, rét và hạn, giảm khô lá và
rụng lá già, tăng năng suất và tăng độ ngọt, độ đậm trong chè búp [45].
Thiếu kali: cây sinh trưởng chậm, mép và chóp lá có màu xám hay nâu
nhạt sau khô dần, lá già rụng sớm, lá non ngày càng nhỏ, dễ bị sâu bệnh. Búp
thưa, vỏ cây có màng trắng bạc, cây chậm ra búp, năng suất thấp, chè kém
ngọt, chất lượng giảm [59].
Vai trò của kali đối với sự sinh trưởng và năng suất chè còn nhiều ý
kiến chưa được thống nhất, có tác giả cho rằng hiệu lực kali đối với chè là
tùy thuộc vào từng loại đất. Trên các loại đất có hàm lượng kali tổng số và
dễ tiêu thấp, bón kali cho chè đã làm tăng năng suất rõ rệt. Song cũng có
những nghiên cứu bón kali trong thời gian dài đã không làm tăng năng suất
chè ở mức độ có ý nghĩa. Thậm chí, có thí nghiệm bón kết hợp đạ m và kali
kéo dài trong 21 năm cũng không thấy tăng năng suất đáng kể (Wanyoko,
Othieno, 1987) [127].
25
Wanyoko và Othieno (1987) [127] với thí nghiệm bón K cho chè trong
thời gian 5 năm, với 4 mức bón K khác nhau (0, 50, 100 và 250 kg
K2O/ha/năm) đi tới kết luận: với mức bón kali khác nhau không làm tăng
năng suất búp chè hàng năm ở mức có ý nghĩa.
Khi nghiên cứu bón kali cho chè trong 3 năm, với 3 mức bón K2O khác
nhau (70, 140 và 200 kg/ha) trên nền bón N và P2O5 đã kết luận: chè được
bón kali năng suất tăng so với đối chứng từ 21,0; 24,0 và 30,0%.
Krishnamoothy (1985) khi nghiên cứu ảnh hưởng của bón kali trên các loại
đất khác nhau, đến năng suất chè đã cho thấy: trên các loại đất có hàm lượng
kali tổng số và dễ tiêu nghèo, việc bón kali đã làm tăng năng suất ở mức độ
tin cậy. Nhu cầu K thay đổi tùy theo loại đất, cần định ra mức bón K phù hợp
và cân đối với các loại phân khác. Trong điều kiện các chất dinh dưỡng đủ và
cân đối cây chè cho năng suất cao. Việc định ra mức bón kali chung là khó
khăn, khi mà một trong các điều kiện như đất đai, địa hình, năng suất, kỹ
thuật canh tác và thời tiết khí hậu khác nhau (dẫ n theo Nguyễ n Tử Siêm ,
1997) [61].
Xu thế hiện nay các tác giả đều cho rằng bón phân cho chè kết hợp 3
yếu tố N, P, K là cần thiết, song tỉ lệ và liều lượng bao nhiêu là hợp lý cũng
rất phụ thuộc vào điều kiện đất đai, thời tiết và khí hậu của từng vùng.
Bón kali kết hợp với N cho chè năng suất tăng khoảng 13,3 - 20,0%.
Bón lân với các dạng supe lân Lâm Thao, lân chậm tan đã có tác dụng tăng
năng suất chè từ 23 - 24% (Bùi Đình Dinh, 1995) [24].
Trên những nương chè mới trồng, phân kali không có hiệu quả vì trên
những loại đất mới khai phá hàm lượng K2O trong đất đủ cho yêu cầu sinh
trưởng phát triển của cây (20 - 25 mg K2O/100g đất) ở những nơi thường
xuyên bón N, K với liều lượng cao trong nhiều năm, đất trở nên thiếu kali thì
hiệu quả việc bón K2O rất rõ rệt [59].
26
1.4.4. Các nguyên tố khác
Lưu huỳnh (S): là thành phần của các axit amin chứa S và vitamin,
biotin, thiamin và coenzim A. Giúp cho cấu trúc protein vững chắc, tăng năng
suất, chất lượng chè.
Thiếu lưu huỳnh: xuất hiện vệt vàng nhạt giữa gân các lá non, trong
giai đoạn phát triển thiếu lưu huỳnh lá trở nên vàng, khô dần và rụng, năng
suất và chất lượng đều thấp. Trong một số trường hợp, thiếu lưu huỳnh làm
cây chết non.
- Magiê (Mg): cấu tạo diệp lục tố, enzim chuyển hóa hydratcarbon và
axit nucleic. Thúc đẩy hấp thụ, vận chuyển lân và đường trong cây, giúp cây
cứng chắc và phát triển cân đối, tăng năng suất và chất lượng chè khô.
Thiếu magiê: xuất hiện những vệt màu xanh tối hình tam giác ở giữa lá,
lá già dần chuyển vàng, hạn chế khả năng ra búp, năng suất thấp, chất lượng
chè khô giảm.
- Canxi (Ca): cần cho sự phân chia tế bào, duy trì cấu trúc nhiễm sắc
thể, hoạt hóa enzim, giải độc axit hữu cơ. Giúp cây cứng cáp, tăng khả năng
chống chịu sâu bệnh, và điều kiện thời tiết bất thuận, tăng năng suất và độ
dầy của lá, độ lớn của búp, tăng năng suất và chất lượng chè khô.
- Đồng (Cu): là thành phần của men cytochrome oxydase, ascorbic,
axit axidase, phenolase, lactase, xúc tiến quá trình hình thành vitamin A, tăng
sức chống chịu sâu bệnh, tăng năng suất và chất lượng chè.
Thiếu đồng: cây sinh trưởng phát triển kém, dễ bị nấm bệnh tấn công.
Chè thiếu đồng khi hàm lượng đồng trong lá < 12 ppm.
- Kẽm (Zn): là thành phần của men metallo-enzimes-carbonic,
anhydrase, anxohol dehydrogenase, quan trọng trong tổng hợp axit indol
acetic, axit nucleic và protein, tăng khả năng sử dụng lân và đạm của cây.
Thúc đẩy sinh trưởng, phát triển, tăng năng suất và chất lượng chè.
Thiếu kẽm: cây lùn, còi cọc, lá chuyển dần bạc trắng, số búp ít.
27
- Sắt (Fe): là thành phần của nhiều enzim, quan trọng trong chuyển hóa
axit nucleic, RNA, diệp lục tố. Tăng sinh trưởng và sức ra búp, tăng năng suất
và chất lượng chè.
- Mangan (Mn): là thành phần của pyruvate carboxylase, liên quan đến
phản ứng enzim, hô hấp, chuyển hóa đạm và sự tổng hợp diệp lục tố. Kiểm
soát thế oxyhóa - khử trong tế bào. Giúp tăng khả năng ra lá, ra búp, tăng
năng suất và chất lượng chè khô.
- Bo (B): cần cho sự phân chia tế bào, tổng hợp protein, lignin trong
cây, tăng khả năng thấm ở màng tế bào và vận chuyển hydrat carbon. Tăng
độ dẻo của búp, giảm rụng lá, tăng năng suất và chất lượng chè.
- Molypđen (Mo): là thành phần của men nitrogenase, cần cho vi khuẩn
Rhizobium cố định đạm, tăng hiệu suất sử dụng đạm, tăng năng suất và chất
lượng chè.
- Clo (Cl): là thành phần của axit auxin chloindole-3 acetic, kích thích
sự hoạt động của enzim và chuyển hóa hydrat carbon, khả năng giữ nước của
cây, tăng năng suất và chất lượng chè.
- Nhôm (Al) và Natri (Na): ảnh hưởng tốt đến hương thơm và vị đậm
của chè. Tăng năng suất và nâng cao phẩm cấp của chè búp khô. Trong 100
kg búp chè có chứa 4 kg N + 1,15 kg P2O5 + 2,4 kg K2O, tuy nhiên để tạo ra
100 kg chè thương phẩm, lượng dinh dưỡng cần rất lớn. Chè cần nhiều đạm
nhất sau tới lân, kali và các chất trung vi lượng. Chè là cây khá khác biệt so
với các cây khác đó là có nhu cầu cao về nhôm, natri, sắt và mangan.
Nhiều nguyên tố vi lượng có ảnh hưởng tốt tới quang hợp: Mn, Cu, B,
Co, Mo đẩy mạnh sự tổng hợp diệp lục trong lá và phân giải diệp lục trong
tối; B và các nguyên tố khác tăng cường sự tổng hợp Gluxit, làm cho sự tổng
hợp và vận chuyển xacaro và các gluxit khác thuận lợi hơn; Mn, Zn, Cu, Mo
làm tăng độ hô hấp và tốc độ của quá trình ôxi hóa khử [82],[83],[84].
28
Bón kết hợp NPK và MgSO4, tăng năng suất, chất lượng chè từ 1,5 - 2 lần.
Đối với giống chè Shan Chất Tiền (giai đoạn chè kiến thiết cơ bản) bón bổ sung
50 kg MgSO4/ha và giống chè LDP1 (giai đoạn chè kinh doanh) bón bổ sung 50
kg MgSO4/ha cho kết quả tối ưu nhất (Hà Thị Thanh Đoàn, 2008) [36].
Hiện nay phân vi lượng đang bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong sả n
xuấ t nông nghiệp, có khả năng tiềm tàng góp phần đẩy mạnh sự phát triển của
ngành trồng trọt và chăn nuôi. Song việc nghiên cứu và sử dụng phân vi
lượng cho chè còn rất ít. Ở Xrilanca đã nghiên cứu và sử dụng kẽm sunfat
hoặc axit kẽm để phun lên lá, hoặc bón borat phối hợp với N, P, K cho chè ở
những nơi xác định có hiện tượng thiếu kẽm và bo. Kết quả nghiên cứu của
Tranturia (1973) cho thấy bón N, P, K phối hợp với 5 kg Zn và 5 kg B, cho 1
ha, làm tăng phẩm chất của chè nguyên liệu... Ở Việt Nam bước đầu đang
nghiên cứu ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng như Zn, B, Mo, Mn,
Cu, đối với sự sinh trưởng và phát dục của chè, hoặc dùng H3BO4 (0,02%)
phun phối hợp với urê (2%) để trừ sâu và thúc sinh trưởng cho chè càng cho
kết quả tốt [38].
1.5. Nghiên cứu về phân bón vi sinh trên thế giới và Việt Nam
1.5.1. Vai trò, thành phần của vi sinh vật
1.5.1.1. Vai trò vi sinh vật đất trong hệ sinh thái nông nghiệp bền vững
- Vi sinh vật sống trong đất và trong nước tham gia tích cực vào quá
trình phân giải các xác hữu cơ biến chúng thành CO2 và các hợp chất vô cơ
khác cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
- Vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất khó tan chứa P, K, S
và tạo ra các vòng tuần hoàn trong tự nhiên.
- Tăng cường sự phân giải các hợp chất hữu cơ trong đất góp phần hình
thành chất mùn trong đất để tăng độ phì trong đất
- Vi sinh vật tham gia tích cực vào việc phân giải các phế phẩm công
nghiệp, phế thải đô thị, phế thải công nghiệp cho nên có vai trò quan trọng
trong việc bảo vệ môi trường [30],[31].
29
1.5.1.2. Thành phần
Trong đất có rất nhiều vi sinh vật. Chúng được xếp vào 5 nhóm chính: nấm,
xạ khuẩn, vi khuẩn, tảo và nguyên sinh động vật (protozoa) [33].
* Nhóm nấm: thường gặp các chi Penicillium, Aspergillus,
Trichoderma, Chaetomium, Alternaria, Rhizoctonia, Verticillium…
* Nhóm xạ khuẩn: thường gặp là các Streptomyces, có nhiều loại có
khả năng tiết ra kháng sinh chống lại sự phát triển các loài vi sinh vật khác.
* Nhóm vi khuẩn: nhóm này rất đa dạng và giữ những vai trò quan
trọng trong quá trình chuyển hóa vật chất trong đất. Tùy theo vai trò của
chúng có thể phân ra làm các tiểu nhóm:
- Vi khuẩn hiếu khí (aerobic bacteria): có nhiều ở những nơi đất cao
ráo, thoáng khí.
- Vi khuẩn kỵ khí hay yếm khí (anaerobic bacteria): thường xuất hiện
nhiều trong đất ngập nước.
- Vi khuẩn phân hủy xelluloza: thườ ng gặ p là Clostridium,
Myrothecium, Cellulomonas...
- Vi khuẩn hoá ammon (ammonifer): phân hủy N hữu cơ thành
ammonium (CH4) như: Pseudomonas, Bacillus, Clostridium, Serratia,
Micrococcus, Achromobacter...
- Vi khuẩn hóa nitrate: giữ vai trò chuyển biến NH4
+
thành NO3
-
bằng cách
cung cấp ôxy cho NH4. Quá trình này xảy ra qua hai giai đoạn do 2 tiểu nhóm:
+ Vi khuẩn oxid hóa ammon (ammonia oxidizer): chuyển biến
NH4 thành NO2 (nitrite), gồm có các chi Nitrosomonas, Nitrosococcus,
Nitrosospira, Nitrosocystis và Nitrosogloea.
+ Vi khuẩn oxi hóa nitrite (nitrite oxidizer): oxi hóa NO2 (nitrite) thành
NO3 (nitrate), gồm có 2 chi Nitrobacter và Nitrocystis.
- Vi khuẩn khử N (denitrifier): giữ vai trò khử ôxy của NO3 để chuyển
thành N2.
30
- Vi khuẩn cố định N (nitrogen fixer): cố định N của khí quyển. Có thể
là vi khuẩn cộng sinh như: Rhizobium hoặc không cộng sinh như:
Nitrobacter, Clostridium, Azospirillum.
1.5.2. Nghiên cứu về các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải xelluloza
1.5.2.1. Sự phân giải xelluloza
* Xelluloza trong tự nhiên
Xelluloza là thành phần chủ yếu của màng tế bào thực vật. Ở cây
bông, xelluloza chiếm tới 90% trọng lượng khô, ở các loại cây gỗ nói chung
xelluloza chiếm 40 - 50% [73]. Hàng ngày, hàng giờ, một lượng lớn xelluloza
được tích luỹ lại trong đất do các sản phẩm tổng hợp của thực vật thải ra, cây
cối chết đi, cành lá rụng xuống. Một phần không nhỏ do con người thải ra dưới
dạng rác, giấy vụn, phôi bào, mùn cưa .... Nếu không có quá trình phân giải
của vi sinh vật thì lượng chất hữu cơ khổng lồ này sẽ tràn ngập trái đất.
Xelluloza có cấu tạo dạng sợi, có cấu trúc phân tử là 1 polimer mạch
thẳng, mỗi đơn vị là một disaccarrit gọi là xellobioza. Xellobioza có cấu trúc từ
2 phân tử D - glucoza. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3 rất phức tạp thành cấu trúc
dạng lớp gắn với nhau bằng lực liên kết hydro. Lực liên kết hydro trùng hợp
nhiều lần nên rất bền vững, bởi vậy xelluloza là hợp chất khó phân giải [65].
* Cơ chế của quá trình phân giải xelluloza nhờ vi sinh vật
Xelluloza là một cơ chất không hoà tan, khó phân giải. Bởi vậy vi sinh
vật phân huỷ xelluloza phải có một hệ enzym gọi là hệ enzym xellulaza bao
gồm 4 enzym khác nhau. Enzym thứ nhất có tác dụng cắt đứt liên kết hydro,
biến dạng xelluloza tự nhiên có cấu hình không gian thành dạng xelluloza vô
định hình, enzym này gọi là xenlobiohydrolaza.
Enzym thứ hai là Endoglucanaza có khả năng cắt đứt các liên kết  - 1,4
bên trong phân tử tạo thành những chuỗi dài. Enzym thứ 3 là Exo - gluconaza
tiến hành phân giải các chuỗi trên thành disaccarit gọi là xellobioza [33].
31
1.5.2.2. Một số chủng vi sinh vật có khả năng phân giải xelluloza
* Nhóm vi khuẩn
Nhóm vi khuẩn là nhóm vi sinh vật được nghiên cứu nhiều nhất từ
khoảng thế kỷ 19 đến nay. Các nhà khoa học đã phân lập được một số chủng
vi sinh vật có khả năng phân giải xelluloza từ phân và dạ cỏ của động vật
nhai lại. Đầu thế kỷ 20, người ta phân lập được các nhóm vi khuẩn hiếu khí
phân giải xelluloza. Trong môi trường có độ ẩm cao thường làm tăng khả
năng phân giải xelluloza và hemixelluloza của các nhóm vi khuẩn, nhưng
chủ yếu là các nhóm vi khuẩn hiếu khí [32].
Một số nhóm vi khuẩn có khả năng phân giải Xelluloza:
- Pseudomonas
- Bacillus
- Cellulomonas
- Vibrio
- Cellvibro
- Rumicocus falvefeciens
Trong thực tế, người ta thấy chi Pseudomonas và Bacillus thuộc nhóm
hiếu khí là các chi có tần suất phân lập được cao nhất. Ngoài ra còn có các chi
kị khí phân lập được trong dạ cỏ của động vật nhai lại như Rumicocus
falvefecien, R. albus.
* Nhóm xạ khuẩn
Xạ khuẩn là một nhóm vi khuẩn đặc biệt, tế bào đặc trưng bởi sự phân
nhánh, hệ sợi chia thành khuẩn ty cơ chất và khuẩn ty khí sinh, bào tử bắn,
thường có mặt quanh năm trong các loại đất [29].
Một số nhóm xạ khuẩn phân giải xelluloza:
- Actinomyces
- Streptomyces
32
- Thermoactinomyces
- Micromonospora
- Proactinomyces
* Nhóm nấm
Có nhiều loài nấm phân giải xelluloza mạnh nhưng phần lớn chúng
thường phân hủy xelluloza khi nhiệt độ cao và ở nhiệt độ 20 – 30o
C, pH trong
khoảng từ 3,5 - 6,6. Vì vậy, chúng thường phân hủy xelluloza ở giai đoạn
cuối của bể ủ, khi nhiệt độ bể ủ lạnh đi.
Một số nhóm nấm có khả năng phân giải xelluloza:
- Trichoderma viride
- Penicillium pinophinum
- T. Reesei
- Fusarium solani
Thông thường trong các nhóm vi sinh vật chuyển hóa xelluloza và
Ligno xelluloza là các loài Aspegillus Niger, Trichoderma reesei, Aspegillus
sp., Penicillium sp., Paeceilomyces sp., Trichurus spiralis, Chetomium sp.,
1.5.3. Tình hình nghiên cứu về phân bón vi sinh vật trên thế giới và Việt Nam
1.5.3.1. Giới thiệu chung về phân bón vi sinh vật
Vi sinh vật là một thành phần của hệ thống sinh học đất. Cùng với chất
hữu cơ, vi sinh vật sống trong đất, nước và vùng rễ cây có vai trò quan trọng
trong các mối quan hệ giữa cây và đất trồng. Hầu như mọi quá trình xảy ra
trong đất đều có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của vi sinh vật. Vi sinh
vật là một yếu tố sinh học có ý nghĩa của hệ thống dinh dưỡng cây trồng
(Phạm Văn Toản, 2013).
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, phân bón VSV được hiểu là các
sản phẩm chứa các VSV tồn tại dưới dạng tế bào dinh dưỡng hoặc tiềm
sinh thuộc các nhóm VSV có khả năng cố dịnh nitơ, phân giải chất
33
phospho khó tan, sinh hoạt chất kích thích sinh trưởng thực vật...sử dụng
để chủng vào đất và cây trồng.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam năm 1996: “Phân VSV là sản phẩm chứa
các vi sinh vật sống, đã được tuyển chọn có mật độ phù hợp với tiêu chuẩn
ban hành, thông qua các hoạt động sống của chúng tạo nên các chất dinh
dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng được hay các chất sinh học, góp phần
nâng cao năng suất (hoặc) chất lượng nông sản. Phân VSV phải đảm bảo
không gây ảnh hưởng xấu đến người, động, thực vật, môi trường sinh thái và
chất lượng nông sản”.
Theo công nghệ sản xuất có thể chia phân vi sinh thành hai loại như sau:
- Phân vi sinh trên nền chất mang khử trùng có mật độ vi sinh hữu ích
>109
CFU/g(ml) và mật độ VSV tạp nhiễm thấp hơn 1/1.000 so với VSV hữu
ích. Phân bón dạng này tạo thành trên cơ sở chủng sinh khối VSV sống đã
qua tuyển chọn vào cơ chất đã được xử lý vô trùng bằng các phương pháp
khác nhau. Phân bón VSV trên nền chất mang khử trùng được sử dụng dưới
dạng chủng hạt, hồ rễ hoặc tưới phủ với liều lượng 1 - 1,5 kg hoặc lít/ha.
- Phân vi sinh trên nền chất mang không khử trùng được sản xuất bằng
cách tẩm nhiễm trực tiếp sinh khối vi sinh vật sống đã qua tuyển chọn vào cơ
chất không thông qua công đoạn khử trùng. Phân bón dạng này có mật độ VSV
hữu ích >106
CFU/g(ml) và được sử dụng từ vài trăm đến hàng ngàn kg (lít) /ha.
1.5.3.2. Nghiên cứu phân bón vi sinh vật trên thế giới
Dựa trên cơ sở tính năng tác dụng của các VSV chứa trong phân bón,
phân bón vi sinh vật còn được gọi dưới các tên: phân vi sinh vật cố định nitơ,
phân vi sinh vật phân giải hợp chất phospho khó tan, phân VSV kích thích,
điều hòa sinh trưởng thực vật và phân VSV chức năng. Tuy nhiên hiện nay
các nghiên cứu cũng như sử dụng loại chế phẩm vi sinh vật trên các loại cây
trồng nói chung và cây chè nói riêng còn chưa nhiều [75].
34
* Phân vi sinh vật cố định nitơ
Có nhiều loài vi sinh vật có khả năng cố định N từ không khí. Đáng
chú ý có các loài: tảo lam (Cyanobacterium), Atozobacter, Rhyzobium, xạ
khuẩn Actinomyces, Klebsiella...
Tại Trung Quốc phân bón vi sinh vật cố định đạm làm tăng năng suất cây
trồng từ 7 – 15%, tiết kiệm 20% phân khoáng, phân vi sinh vật phân giải lân.
Tăng năng suất cây trồng 5 – 30% (Theo Linmin P. J, 2001 ).
* Phân vi sinh vật hoà tan lân
Trong đất thường tồn tại một nhóm vi sinh vật có khả năng hoà tan lân.
Nhóm vi sinh vật này được các nhà khoa học đặt tên cho là nhóm hoà tan lân,
các nước nói tiếng Anh đặt tên cho nhóm này là PSM - phosphate solubilizing
microorganisms.
Nhóm hoà tan lân bao gồm: Aspergillus niger, một số loài thuộc các
chi vi khuẩn Pseudomonas, Bacillus, Micrococens. Nhóm vi sinh vật này dễ
dàng nuôi cấy trên môi trường nhân tạo. Nhiều nơi người ta đã đưa trộn sinh
khối hoặc bào tử các loại vi sinh vật hoà tan lân sau khi nuôi cấy và nhân lên
trong phòng thí nghiệm, với bột phosphorit hoặc apatit rồi bón cho cây. Sử
dụng các chế phẩm vi sinh vật hòa tan lân đem lại hiệu quả cao ở những vùng
đất cây bị thiếu lân [71].
Một số loài vi sinh vật sống cộng sinh trên rễ cây có khả năng hút lân để
cung cấp cho cây. Trong số này, đáng kể là loài VA mycorrhiza. Loài này có
thể hoà tan phosphat sắt trong đất để cung cấp lân cho cây. Ngoài ra loài này
còn có khả năng huy động các nguyên tố Cu, Zn, Fe… cho cây trồng. Nhiều
nơi người ta sử dụng VA mycorrhiza đã làm tăng năng suất cam, chanh, táo, cà
phê… Nuôi cấy VA mycorrhiza trên môi trường nhân tạo rất khó. Vì vậy hiện
nay các chế phẩm có chứa VA mycorrhiza chỉ có bán rất hạn chế trên thị
trường phân bón Mỹ.
35
* Phân chứa vi sinh vật kích thích tăng trưởng cây: gồm một nhóm
nhiều loài vi sinh vật khác nhau, trong đó có vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn... Nhóm
này được các nhà khoa học phân lập ra từ tập đoàn vi sinh vật đất.
* Chế phẩm EM
Chế phẩm EM do Giáo sư Teuro Higa, Trường đại học Tổng hợp
Ryukyus, Okinawa sáng chế và được áp dụng vào thực tiễn từ năm 1980
[131]. Chế phẩm được chính thức đưa vào Việt Nam từ tháng 4 năm 1997.
Tại Nhật Bản, EM (Effective Microorganisms) được áp dụng thực tiễn
vào đầu năm 1980 sau 15 năm nghiên cứu. Chế phẩm đầu tiên ở dạng dung
dịch, bao gồm 80 loài vi khuẩn từ 10 loại được phân lập từ Okinawa và các
vùng khác nhau của Nhật Bản. Sau đó, EM được sản xuất và sử dụng ở trên
40 nước trên thế giới [130].
Các nghiên cứu, áp dụng công nghệ EM đã đạt được kết quả tố t trong
các lĩnh vực xử lý môi trường, chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến phân bón
vi sinh cho cây trồng.... Qua các báo cáo khoa học tại các Hội nghị Quốc tế về
công nghệ EM cho thấy công nghệ EM có thể gia tăng cân bằng sinh quyển,
tính đa dạng của đất nông nghiệp, tăng chất lượng đất, khả năng sinh trưởng,
chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Vì thế, các nước trên thế giới đón nhận EM
như một giải pháp để đảm bảo cho một nền nông nghiệp phát triển bền vững
và bảo vệ môi trường. Nhiều nhà máy, xưởng sản xuất EM đã được xây dựng
ở nhiều nước trên thế giới và đã sản xuất được hàng ngàn tấn EM mỗi năm
như: Trung Quốc, Thái Lan (hơn 1000 tấn/năm), Myanmar, Nhật Bản, Brazil
(khoảng 1.200 tấn/năm), Srilanca, Nepal, Indonesia (khoảng 50 - 60 tấn/năm)
[130], [131], [132].
Theo Ahmad R. T. và cộng sự (1993) [82], sử dụng EM cho các cây
trồng như lúa, lúa mì, bông, ngô và rau ở Pakistan làm tăng năng suất các cây
trồng. Năng suất lúa tăng 9,5%, bông tăng 27,7%. Đặc biệt, bón kết hợp EM-2
và EM-4 cho ngô làm tăng năng suất lên rõ rệt. Bón EM-4 cho lúa, mía và rau
đã làm tăng hàm lượng chất dễ tiêu ở trong đất. Hàm lượng đạm dễ tiêu tăng
2,2% khi bón kết hợp NPK + EM-4 (Zacharia P. P., 1993) [131].
36
Theo kết quả nghiên cứu của Yamada K. và cộng sự (1996) [130], EM
Bokashi có độ pH là 5,5 và chứa 4,3 mg S, 900 mg N dễ tiêu dưới dạng NH4,
10 mg P2O5. Hiệu lực của EM Bokashi đến hàm lượng các chất dinh dưỡng
trong đất và sinh trưởng phát triển của cây trồng do các yếu tố tạo nên là
nguồn hữu cơ, nguồn vi sinh vật hữu hiệu và các chất đồng hoá có trong EM.
Milagrosa S. P. và cộ ng s ự (1996) [111] cho rằng, bón riêng biệt
Bokashi (2000 kg/ha) hoặc EM -1 (10 lít/ha với nồng độ 1/500) cho khoai tây
đã hạn chế được bệnh héo xanh vi khuẩn Pseudomonas solanacearum. Năng
suất khoai tây ở trường hợp bón riêng Bokashi cao hơn so với bón riêng EM-
1. Bón kết hợp Bokashi và EM-1 làm tăng kích củ so với bón phân gà + NPK.
Sử dụng EM cho lúa, khoai lang và ớt đã làm tăng năng suất và hàm
lượng các chất dinh dưỡng trong như P2O5, Ca, Mg (Jamal T. và cộng sự,
1997; Lee K. H., 1991) [`108], [110].
Theo Sopit V. (2006) [121], ở vùng đông bắc Thái Lan, bón riêng
Bokashi cho ngô ngọt, năng suất tăng 16% so với đối chứng, thấp hơn nhiều
so với bón NPK (15:15:15), nhưng giá phân NPK đắt gấp 10 lần so với
Bokashi. Hơn nữa, giá phân hoá học cao và lợi ích trong sản xuất nông nghiệp
hữu cơ cho người nông dân, đặc biệt đối với người nông dân nghèo là chủ của
những mảnh đất cằn cỗi thì việc ứng dụng công nghệ EM là rất hữu ích.
Kết quả thí nghiệm của Christian Bruns và Christian Schuler (2000)
cũng cho thấy nếu phân hữu cơ (làm từ phân người, gia súc và cây xanh) có
bổ sung thêm Bacillus Subtilus, Lactobaccillus Rhammossus, Bacillus
Polymyxa bón cho chè thì chất hòa tan trong chè tăng từ 47,31% (chỉ bón
phân hữu cơ) lên 51,01% (bón phân hữu cơ vi sinh).
Các thực nghiệm của Karthikeyan và cộng sự (2005) ở vùng Assam - Ấn
Độ, Vân Nam - Trung Quốc, Java - Inđonêsia khẳng định hiệu quả phối trộn
giữa phân bón hữu cơ với Mycorrhiza, Trichoderma (tạo phân hữu cơ vi sinh)
làm tăng năng suất chè 12 - 16% so với chỉ sử dụng riêng phân hữu cơ.
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè
Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè

More Related Content

What's hot

Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...Man_Ebook
 
BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM nataliej4
 
Nghiên cứu áp dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý chất thải làng nghề sản xuấ...
Nghiên cứu áp dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý chất thải làng nghề sản xuấ...Nghiên cứu áp dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý chất thải làng nghề sản xuấ...
Nghiên cứu áp dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý chất thải làng nghề sản xuấ...Man_Ebook
 
BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN nataliej4
 
Nghiên cứu công nghệ sản xuất chè xanh chất lượng cao 7540162
Nghiên cứu công nghệ sản xuất chè xanh chất lượng cao 7540162Nghiên cứu công nghệ sản xuất chè xanh chất lượng cao 7540162
Nghiên cứu công nghệ sản xuất chè xanh chất lượng cao 7540162nataliej4
 
51088910 da-dang-sinh-hoc-5977
51088910 da-dang-sinh-hoc-597751088910 da-dang-sinh-hoc-5977
51088910 da-dang-sinh-hoc-5977Manh Nguyen
 
Luận án: Nghiên cứu mô hình kết hợp giữa bãi lọc trồng cây và hồ sinh học để ...
Luận án: Nghiên cứu mô hình kết hợp giữa bãi lọc trồng cây và hồ sinh học để ...Luận án: Nghiên cứu mô hình kết hợp giữa bãi lọc trồng cây và hồ sinh học để ...
Luận án: Nghiên cứu mô hình kết hợp giữa bãi lọc trồng cây và hồ sinh học để ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Xác định các tham số hợp lý của hệ thống khai thác lò dọc vỉa phân tầng
Xác định các tham số hợp lý của hệ thống khai thác lò dọc vỉa phân tầngXác định các tham số hợp lý của hệ thống khai thác lò dọc vỉa phân tầng
Xác định các tham số hợp lý của hệ thống khai thác lò dọc vỉa phân tầngDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (18)

Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...
 
BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
 
Nghiên cứu áp dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý chất thải làng nghề sản xuấ...
Nghiên cứu áp dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý chất thải làng nghề sản xuấ...Nghiên cứu áp dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý chất thải làng nghề sản xuấ...
Nghiên cứu áp dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý chất thải làng nghề sản xuấ...
 
BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái BìnhLuận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
 
Nhà hàng đệ nhất Gà
Nhà hàng đệ nhất GàNhà hàng đệ nhất Gà
Nhà hàng đệ nhất Gà
 
Nghiên cứu công nghệ sản xuất chè xanh chất lượng cao 7540162
Nghiên cứu công nghệ sản xuất chè xanh chất lượng cao 7540162Nghiên cứu công nghệ sản xuất chè xanh chất lượng cao 7540162
Nghiên cứu công nghệ sản xuất chè xanh chất lượng cao 7540162
 
51088910 da-dang-sinh-hoc-5977
51088910 da-dang-sinh-hoc-597751088910 da-dang-sinh-hoc-5977
51088910 da-dang-sinh-hoc-5977
 
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà TĩnhLuận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
Luận án: Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh
 
Luận văn: Nghiên cứu điều chế nano bạc trong chitosan oligosaccharide
Luận văn: Nghiên cứu điều chế nano bạc trong chitosan oligosaccharideLuận văn: Nghiên cứu điều chế nano bạc trong chitosan oligosaccharide
Luận văn: Nghiên cứu điều chế nano bạc trong chitosan oligosaccharide
 
Đặc điểm quặng hóa sericit trong các thành tạo phun trào hệ tầng
Đặc điểm quặng hóa sericit trong các thành tạo phun trào hệ tầngĐặc điểm quặng hóa sericit trong các thành tạo phun trào hệ tầng
Đặc điểm quặng hóa sericit trong các thành tạo phun trào hệ tầng
 
Nghiên cứu chế tạo dầu bôi trơn tản nhiệt chứa ống nano-cacbon
Nghiên cứu chế tạo dầu bôi trơn tản nhiệt chứa ống nano-cacbonNghiên cứu chế tạo dầu bôi trơn tản nhiệt chứa ống nano-cacbon
Nghiên cứu chế tạo dầu bôi trơn tản nhiệt chứa ống nano-cacbon
 
Luận án: Điều trị bệnh trứng cá bằng dịch chiết từ rễ cây Ba bét lùn
Luận án: Điều trị bệnh trứng cá bằng dịch chiết từ rễ cây Ba bét lùnLuận án: Điều trị bệnh trứng cá bằng dịch chiết từ rễ cây Ba bét lùn
Luận án: Điều trị bệnh trứng cá bằng dịch chiết từ rễ cây Ba bét lùn
 
Luan an hoa chat phun diet muoi
Luan an hoa chat phun diet muoiLuan an hoa chat phun diet muoi
Luan an hoa chat phun diet muoi
 
Luận án: Nghiên cứu mô hình kết hợp giữa bãi lọc trồng cây và hồ sinh học để ...
Luận án: Nghiên cứu mô hình kết hợp giữa bãi lọc trồng cây và hồ sinh học để ...Luận án: Nghiên cứu mô hình kết hợp giữa bãi lọc trồng cây và hồ sinh học để ...
Luận án: Nghiên cứu mô hình kết hợp giữa bãi lọc trồng cây và hồ sinh học để ...
 
4.2.4. thiết kế nhà máy đồ hộp cá
4.2.4. thiết kế nhà máy đồ hộp cá4.2.4. thiết kế nhà máy đồ hộp cá
4.2.4. thiết kế nhà máy đồ hộp cá
 
Xác định các tham số hợp lý của hệ thống khai thác lò dọc vỉa phân tầng
Xác định các tham số hợp lý của hệ thống khai thác lò dọc vỉa phân tầngXác định các tham số hợp lý của hệ thống khai thác lò dọc vỉa phân tầng
Xác định các tham số hợp lý của hệ thống khai thác lò dọc vỉa phân tầng
 
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
Luận án: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm b...
 

Similar to Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè

[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...
[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...
[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...NuioKila
 
Luận văn: Đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông n...
Luận văn: Đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông n...Luận văn: Đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông n...
Luận văn: Đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông n...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
[123doc] - dieu-tra-va-khao-sat-hien-tuong-roi-loan-sinh-ly-va-cac-yeu-to-lie...
[123doc] - dieu-tra-va-khao-sat-hien-tuong-roi-loan-sinh-ly-va-cac-yeu-to-lie...[123doc] - dieu-tra-va-khao-sat-hien-tuong-roi-loan-sinh-ly-va-cac-yeu-to-lie...
[123doc] - dieu-tra-va-khao-sat-hien-tuong-roi-loan-sinh-ly-va-cac-yeu-to-lie...NuioKila
 
Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...
Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...
Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quan ly chat luong nuoc ao nuoi thuy san
Quan ly chat luong nuoc ao nuoi thuy sanQuan ly chat luong nuoc ao nuoi thuy san
Quan ly chat luong nuoc ao nuoi thuy sannhatthai1969
 
Nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thịt muối chua.pdf
Nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thịt muối chua.pdfNghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thịt muối chua.pdf
Nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thịt muối chua.pdfMan_Ebook
 
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdf
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdfNghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdf
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdfMan_Ebook
 
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.ssuser499fca
 
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAYĐề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bai giang dd_SV- 2021.pdf
Bai giang dd_SV- 2021.pdfBai giang dd_SV- 2021.pdf
Bai giang dd_SV- 2021.pdfThiKitoVn
 
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdfNghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdfMan_Ebook
 
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè (20)

Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái NguyênBiện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
 
[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...
[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...
[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...
 
Luận văn: Đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông n...
Luận văn: Đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông n...Luận văn: Đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông n...
Luận văn: Đánh giá tác động của một số yếu tố thuộc lĩnh vực kiến thức nông n...
 
[123doc] - dieu-tra-va-khao-sat-hien-tuong-roi-loan-sinh-ly-va-cac-yeu-to-lie...
[123doc] - dieu-tra-va-khao-sat-hien-tuong-roi-loan-sinh-ly-va-cac-yeu-to-lie...[123doc] - dieu-tra-va-khao-sat-hien-tuong-roi-loan-sinh-ly-va-cac-yeu-to-lie...
[123doc] - dieu-tra-va-khao-sat-hien-tuong-roi-loan-sinh-ly-va-cac-yeu-to-lie...
 
Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...
Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...
Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...
 
Quan ly chat luong nuoc ao nuoi thuy san
Quan ly chat luong nuoc ao nuoi thuy sanQuan ly chat luong nuoc ao nuoi thuy san
Quan ly chat luong nuoc ao nuoi thuy san
 
Luận văn: Xây dựng quy trình công nghệ thu nhận tinh dầu từ lá tía tô
Luận văn: Xây dựng quy trình công nghệ thu nhận tinh dầu từ lá tía tôLuận văn: Xây dựng quy trình công nghệ thu nhận tinh dầu từ lá tía tô
Luận văn: Xây dựng quy trình công nghệ thu nhận tinh dầu từ lá tía tô
 
Nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thịt muối chua.pdf
Nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thịt muối chua.pdfNghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thịt muối chua.pdf
Nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thịt muối chua.pdf
 
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdf
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdfNghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdf
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdf
 
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
 
Biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa ngắn ngày ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa ngắn ngày ở Duyên hải Nam Trung BộBiện pháp kỹ thuật sản xuất lúa ngắn ngày ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa ngắn ngày ở Duyên hải Nam Trung Bộ
 
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
 
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAYĐề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
 
Luận án: Kỹ thuật canh tác giống lúa ngắn ngày ở Quảng Bình, HAY
Luận án: Kỹ thuật canh tác giống lúa ngắn ngày ở Quảng Bình, HAYLuận án: Kỹ thuật canh tác giống lúa ngắn ngày ở Quảng Bình, HAY
Luận án: Kỹ thuật canh tác giống lúa ngắn ngày ở Quảng Bình, HAY
 
Bai giang dd_SV- 2021.pdf
Bai giang dd_SV- 2021.pdfBai giang dd_SV- 2021.pdf
Bai giang dd_SV- 2021.pdf
 
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdfNghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú ThọLuận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
 
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
 
Luận án: Sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn
Luận án: Sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toànLuận án: Sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn
Luận án: Sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

Sử dụng vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN –––––––––––––––– HÀ THỊ THANH ĐOÀN NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MỘT SỐ VẬT LIỆU HỮU CƠ VÀ CHẾ PHẨM VI SINH TRONG SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN –––––––––––––––– HÀ THỊ THANH ĐOÀN NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MỘT SỐ VẬT LIỆU HỮU CƠ VÀ CHẾ PHẨM VI SINH TRONG SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 62 62 01 10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng 2. TS. Nguyễn Văn Toàn THÁI NGUYÊN - 2014
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả những kết quả nghiên cứu trong công trình này là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn. Mọi trích dẫn trong Luận án đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Nghiên cứu sinh
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được công trình này, tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện của: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng, TS. Nguyễn Văn Toàn, Ban Giám hiệu Trường Đại học Hùng Vương Phú Thọ, Phòng Quản lý Đào tạo sau Đại học, Khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa. Nghiên cứu sinh Hà Thị Thanh Đoàn
  • 5. iii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................i Lời cảm ơn.....................................................................................................ii Mục lục .........................................................................................................iii Danh mục các từ viết tắt...............................................................................vii Danh mục các bảng .....................................................................................viii Danh mục các hình........................................................................................xi MỞ ĐẦU.......................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài .....................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................3 3.1. Ý nghĩa khoa học.....................................................................................3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn .....................................................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................3 5. Những đóng góp mới của luận án...............................................................4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................5 1.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu sản xuất chè an toàn ở Việt Nam ........5 1.1.1. Tình hình sản xuất chè an toàn ở Việt Nam ..........................................5 1.1.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất chè an toàn ở Việt Nam........................7 1.2. Yêu cầu về đất trồng chè và thực trạng đất trồng chè ở một số vùng chè chính của Việt Nam........................................................................................8 1.2.1. Yêu cầu về đất trồng chè ......................................................................8 1.2.2. Thực trạng đất trồng chè ở một số vùng chè chính của Việt Nam .........9 1.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng vật liệu tủ trong sản xuất chè ................. 13 1.3.1. Tác dụng của che tủ thực vật .............................................................. 13 1.3.2. Nghiên cứu về các loại vật liệu che tủ cho chè.................................... 15
  • 6. iv 1.3.3. Nghiên cứu về kỹ thuật che tủ cho chè ............................................... 18 1.4. Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè ........................................................... 20 1.4.1. Nhu cầu về đạm.................................................................................. 20 1.4.2. Nhu cầu về lân.................................................................................... 23 1.4.3. Nhu cầu về kali................................................................................... 24 1.4.4. Các nguyên tố khác ............................................................................ 26 1.5. Nghiên cứu về phân bón vi sinh trên thế giới và Việt Nam.................... 28 1.5.1. Vai trò, thành phần của vi sinh vật...................................................... 28 1.5.2. Nghiên cứu về các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải xelluloza 30 1.5.3. Tình hình nghiên cứu về phân bón vi sinh vật trên thế giới và Việt Nam .. 32 1.6. Luận giải, phân tích các nội dụng cần đặt ra nghiên cứu........................ 41 Chƣơng 2: NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 43 2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 43 2.2. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu .............................................................. 43 2.2.1. Vật liệu nghiên cứu............................................................................. 43 2.2.2. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 44 2.2.3. Hóa chất và dụng cụ ........................................................................... 45 2.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................................. 46 2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 46 2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu ................................................ 46 2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................ 46 2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................... 51 2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................. 54 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................. 55 3.1. Ảnh hưởng của một số vật liệu che tủ hữu cơ đến năng suất, chất lượng, tính chất đất trồng chè ....................................................................... 55 3.1.1. Một số tính chất đất trước thí nghiệm ................................................. 55
  • 7. v 3.1.2. Ảnh hưởng của vật liệu che tủ hữu cơ đến một số tính chất đất trồng chè... 55 3.1.3. Ảnh hưởng của vật liệu che tủ hữu cơ đến năng suất giống chè LDP1 60 3.1.4. Ảnh hưởng của vật liệu che tủ hữu cơ đến chất lượng chè .................. 63 3.1.5. Ảnh hưởng của vật liệu che tủ hữu cơ đến mật độ sâu hại chè ............ 66 3.1.6. Đánh giá độ hoai mục của các vật liệu che tủ hữu cơ.......................... 68 3.2. Ảnh hưởng của các mức che tủ đến năng suất, chất lượng và một số tính chất đất trồng chè .................................................................................. 69 3.2.1. Một số tính chất đất trước thí nghiệm ................................................. 69 3.2.2. Ảnh hưởng của các mức che tủ đến một số tính chất đất..................... 70 3.2.3. Ảnh hưởng của các mức che tủ đến năng suất..................................... 74 3.2.4. Ảnh hưởng của các mức che tủ đến chất lượng chè nguyên liệu ......... 77 3.3. Tuyển chọn các chủng vi sinh vật phân giải xelluloza và đánh giá khả năng phân giải của chúng trên cành lá chè đốn............................................. 81 3.3.1. Phân lập, tuyển chọn các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải xelluloza ....................................................................................................... 81 3.3.2. Đánh giá hiệu quả xử lý thân cành chè của vi sinh vật tuyển chọn...... 84 3.4. Ảnh hưởng của một số chế phẩm vi sinh đến năng suất, chất lượng và một số tính chất đất trồng chè....................................................................... 93 3.4.1. Tính chất đất trồng chè........................................................................... 93 3.4.2. Năng suất giống chè LDP1 .................................................................98 3.4.3. Chất lượng chè nguyên liệu .............................................................. 100 3.5. Ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đến năng suất, chất lượng và một số tính chất đất trồng chè............................................................................ 102 3.5.1. Tính chất đất trồng chè ..................................................................... 102 3.5.2. Năng suất giống chè LDP1 ............................................................... 107 3.5.3. Chất lượng chè LDP1 ....................................................................... 109
  • 8. vi 3.6. Xây dựng mô hình ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sả n xuấ t chè an toàn ở Phú Thọ........................................................................................... 113 3.6.1. Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ...................... 113 3.6.2. Đánh giá chất lượng.......................................................................... 113 3.6.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế trong điều kiện thâm canh của mô hình so với sản xuất đại trà ..................................................................................... 114 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 115 1. Kết luận.................................................................................................. 115 2. Đề nghị................................................................................................... 116 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ ...................................... 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 118 KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................................... 132
  • 9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1 BVTV Bảo vệ thực vật 2 CHC Chấ t hữ u cơ 3 CT Công thức 4 CLCĐ Cành lá chè đốn 5 d Dễ 6 ĐC Đối chứng 7 HCSH Hữu cơ sinh học 8 KHKT Khoa học kỹ thuật 9 KHNN Khoa học nông nghiệp 10 KL Khối lượng 11 MH Mô hình 12 SL Sản lượng 13 TB Trung bình 14 TH Tổng hợp 15 VK Vi khuẩn 16 VSV Vi sinh vật 17 XK Xạ khuẩn
  • 10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Hàm lượng kim loại cho phép trong chè .....................................8 Bảng 3.1. Một số tính chất đất trước thí nghiệm sử dụng vật liệu che tủ hữu cơ....................................................................................... 55 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của vật liệu che tủ hữu cơ đến tính chất lý học của đất sau thí nghiệm .............................................................. 56 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của vật liệu che tủ hữu cơ đến tính chất hó a học của đất sau thí nghiệm .............................................................. 58 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của vật liệu che tủ đến thành phần và số lượng một số nhóm vi sinh vật đất ...................................................... 59 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của vật liệu che tủ đến các yếu tố cấu thành năng suất chè LDP1 qua các năm...................................................... 60 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của vật liệu che tủ đến năng suất giống chè LDP1.. 62 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của vật liệu che tủ đến phẩm cấp chè nguyên liệu .. 64 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các vật liệu tủ đến thành phần sinh hoá búp chè nguyên liệu......................................................................... 65 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của vật liệu tủ đến mật độ rầy xanh ....................... 66 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của vật liệu tủ đến mật độ bọ cánh tơ ..................... 68 Bảng 3.11. Diễn biến độ hoai mục của các vật liệu tủ.................................69 Bảng 3.12. Một số tính chất đất trước thí nghiệm ........................................ 69 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của các mức che tủ đến tính chất lý học của đất sau thí nghiệm .......................................................................... 70 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các mức che tủ cành lá chè đốn đến tính chất lý học của đất sau thí nghiệm.................................................... 71 Bảng 3.15. Ảnh hưởng các mức che tủ cành lá chè đốn đến thành phần và số lượng một số nhóm vi sinh vật đất................................... 73
  • 11. ix Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các mức che tủ đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất chè LDP1 qua các năm ............................. 74 Bảng 3.17. Ảnh hưởng của các mức tủ đến phẩm cấp chè nguyên liệu ....... 77 Bảng 3.18. Ảnh hưởng của các mức tủ đến thành phần sinh hóa búp.......... 79 Bảng 3.19. Ảnh hưởng của các mức tủ đến thử nếm cảm quan mẫu chè xanh giống chè LDP1 ............................................................... 80 Bảng 3.20. Các chủng vi sinh vật phân lập ................................................. 81 Bảng 3.21. Hoạt tính phân giải xelluloza của các chủng vi sinh vật phân lập .......................................................................... 82 Bảng 3.22. Tỷ lệ giảm khối lượng thân cành chè trong bình ủ ở 37 0 C sau 30 ngày..................................................................................... 83 Bảng 3.23. Biế n độ ng củ a quầ n thể xạ khuẩn trong đống ủ......................... 85 Bảng 3.24. Hàm lượng dinh dưỡng trong cành lá chè đốn sau khi xử lý ở điều kiện đồng ruộng sau 12 tuần ............................................. 87 Bảng 3.25. Một số chỉ tiêu hoá tính đất sau 2 năm thí nghiệm .................... 88 Bảng 3.26. Ảnh hưởng của việc xử lý thân cành lá chè đến thành phần vi sinh vật đất ............................................................................... 89 Bảng 3.27. Ảnh hưởng của việc xử lý thân cành lá chè đốn đến các yếu tố cấu thành năng suất chè qua các năm.................................... 91 Bảng 3.28. Ảnh hưởng của việc xử lý thân cành lá chè đốn đến năng suất chè LDP1.................................................................................. 92 Bảng 3.29. Ảnh hưởng chế phẩm vi sinh đến một số tính chất lý học của đất trồng chè............................................................................. 94 Bảng 3.30. Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến một số tính chất hóa học của đất trồng chè ................................................................ 96 Bảng 3.31. Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến thành phần và số lượng vi sinh vật đất ........................................................................... 97
  • 12. x Bảng 3.32. Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất giống chè LDP1 ........................................ 98 Bảng 3.33. Ảnh hưởng của các chế phẩm vi sinh đến phẩm cấp chè nguyên liệu............................................................................. 100 Bảng 3.34. Ảnh hưởng của các chế phẩm vi sinh đến thành phần sinh hóa búp chè................................................................................... 101 Bảng 3.35. Ảnh hưởng của các chế phẩm vi sinh đến thử nếm cảm quan chè xanh giống chè LDP1....................................................... 102 Bảng 3.36. Ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đến tính chất lý học của đất sau thí nghiệm ............................................................ 103 Bảng 3.37. Ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đến một số tính chất hóa học đất trồng chè.............................................................. 105 Bảng 3.38. Ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đến thành phần và số lượng một số nhóm vi sinh vật đất.......................................... 107 Bảng 3.39. Ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đến một số yếu tố cấu thành năng suất chè LDP1 ..................................................... 108 Bảng 3.40. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ sinh học đến thành phần cơ giới búp giố ng chè LDP1 ................................................... 110 Bảng 3.41. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ sinh học đến phẩ m cấ p chè nguyên liệu giống LDP1................................................... 111 Bảng 3.42. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ sinh học đến thử nếm cảm quan mẫu chè xanh giống chè LDP1 ............................... 112 Bảng 3.43. So sánh năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của mô hình thí nghiệm so với mô hình sản xuất đại trà...................... 113 Bảng 3.44. So sánh điểm thử nếm cảm quan trong điều kiện sản xuất mô hình và sản xuất đại trà ........................................................... 114 Bảng 3.45. Hiệu quả kinh tế của mô hình ................................................ 114
  • 13. xi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Biểu đồ ảnh hưở ng củ a vậ t liệ u tủ đế n mậ t độ rầ y xanh ............ 67 Hình 3.2. Biểu đồ ảnh hưở ng củ a vậ t liệ u tủ đế n mậ t độ bọ cánh tơ ......... 68 Hình 3.3. Biểu đồ ảnh hưởng của các mức tủ đến sản lượng chè hàng năm... 76 Hình 3.4. Vòng phân giải xelluloza của các chủng vi sinh vật.................. 83 Hình3.5. Đồ thị biểu diễn biến động nhiệt độ trong quá trình xử lý thân lá chè ........................................................................................ 85 Hình 3.6. Đánh giá cảm quan độ hoai mục giữa công thức ủ bổ sung vi sinh vật và đối chứng................................................................ 86 Hình 3.7. Biểu đồ ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.................................................. 99 Hình 3.8. Biểu đồ năng suất chè ở các công thức tham gia thí nghiệm ... 109
  • 14. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chè là cây công nghiệp dài ngày, có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới, sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, tập trung chủ yếu ở châu Á và châu Phi. Tuy nhiên hiện nay nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, cây chè đã được trồng ở nhiều nước trên thế giới, từ 33o vĩ Bắc đến 49o vĩ Nam [10], [48], [59]. Cây chè được phát hiện và sử dụng làm thứ nước uống đầu tiên ở Trung Quốc. Đến nay chè đã trở thành thứ nước uống thông dụng và phổ biến trên toàn thế giới. Mọi người ưa thích nước chè không những vì hương thơm độc đáo của nó, mà còn do nước chè rất có lợi cho sức khỏe. Uống chè chống được lạnh, khắc phục được sự mệt mỏi của cơ bắp và hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não, làm tinh thần minh mẫn sảng khoái, hưng phấn trong những thời gian lao động căng thẳng cả về trí óc và chân tay [60]. Thời gian gần đây, những nghiên cứu trên thế giới về lợi ích của uống chè đối với sức khoẻ, môi trường sống, cộng với sự quảng cáo mạnh mẽ của FAO về chè với sức khoẻ con người, đã đặt ra cách nhìn mới đối với chè toàn cầu. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, trong đó chủ yếu là các kỹ thuật sản xuất đảm bảo an toàn cho sản phẩm, không ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường sinh thái. Ngày nay các nước sản xuất chè đã nghiên cứu và áp dụng phương thức canh tác sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ có chất lượng cao nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường chè thế giới và lành mạnh hoá môi trường sản xuất. Việt Nam là một nước có ngành sản xuất chè phát triển nhanh với nhiều vùng chè đặc sản, xuất khẩu sang 107 nước, nhưng năng suất, chất lượng và giá trị chè Việt Nam còn thấp so với trung bình chung của chè thế giới [39].
  • 15. 2 Có nhiều nguyên nhân làm cho chè Việt Nam chưa đạt so với sản xuất chè trên thế giới, trong đó có việ c lạm dụng phân hóa học trong thời gian dài đã làm cây chè bị suy thoái rất nhanh, giảm khả năng sinh trưởng và phát triển, tăng nguy cơ có dư lượng nitrat cao trong sản phẩm và chất lượng chè ngày càng giảm sút. Đồng thời dẫn đến đất đai vùng chè suy kiệt về dinh dưỡng tăng độ bạc màu và làm xấu đi thành phần lý tính của đất. Hậu quả của việc lạm dụng phân bón hoá học cũng dẫn đến chi phí sản xuất đầu vào ngày càng tăng, giảm hiệu quả sản xuất chè [23]. Ngoài ra đất trồng chè (thường là đất dốc) có độ xói mòn cao, hàm lượng dinh dưỡng nghèo đặc biệt là hàm lượng mùn và độ ẩm thấp. Xói mòn hàng năm làm mất đi hàng trăm triệu tấn đất với hàm lượng mùn, dinh dưỡng khá cao. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng đất hay tăng cường sức sản xuất bền vững ở các vùng trồng chè , trước tiên phải chú trọng đến những kỹ thuật sử dụng đất hiệu quả và bền vững, thâm canh nhưng vẫn bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu của đất. Chế phẩm vi sinh có tác dụng cung cấp các chủng vi sinh vật có lợi cho độ phì đất, đồng thời tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp tạo ra nguồn phân hữu cơ tại chỗ cung cấp cho cây chè. Bên cạnh đó việc sử dụng các loại vật liệu che tủ hữu cơ cũng có tác dụng làm tăng độ ẩm, độ xốp cũng như tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất, hạn chế được cỏ dại và xói mòn trên đất trồng chè [50]. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sử dụng một số vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi sinh trong sản xuất chè an toàn”. 2. Mục tiêu của đề tài Xác định được vật liệu hữu cơ, chế phẩm vi sinh và phân hữu cơ vi sinh thích hợp nhất để nâng cao năng suất, chất lượng tạo sản phẩm chè an toàn, cải thiện độ phì của đất, đảm bảo canh tác bền vững ở các vùng trồng chè.
  • 16. 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học nghiên cứu về việc sử dụng các vật liệu tủ hữu cơ và chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất chè an toàn. - Kết quả phân lập một số chủng vi sinh vật mới cung cấp dẫn liệu cho việc vật liệu tủ sẽ phát huy tác dụng cao, kịp thời khi chúng ta đưa vào vật liệu tủ khó phân giải vi sinh vật phù hợp. - Đây là tài liệu tham khảo có giá trị cho cán bộ khoa học kỹ thuật, cho người sản xuất kinh doanh chè, cho giáo viên, sinh viên, học viên cao học trong học tập, nghiên cứu về cây chè. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Xác định được vật liệu tủ hữu cơ có tác dụng làm tăng năng suất, chất lượng chè và độ phì đất trồng chè. Đặc biệt là cành lá chè đốn hàng năm là nguồn vật liệu hữu cơ tại chỗ cung cấp cho đất trồng chè. - Xác định được một số chủng vi sinh vậ t có khả năng phân giải xelluloza, chế phẩm vi sinh và phân HCSH sử dụng trên chè làm tăng năng suất, chất lượng và tăng độ phì đất trồng chè. - Góp phần phát triển các vùng trồng chè an toàn theo hướng VietGAP một cách bền vững, giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả của sản xuất chè. 4. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu về vật liệu che tủ, các mức tủ, các chế phẩm vi sinh và phân hữu cơ sinh học trên giống chè LDP1. - Đề tài nghiên cứu được giới hạn trong tỉnh Phú Thọ, chủ yếu là tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp miền núi phía Bắc
  • 17. 4 5. Những đóng góp mới của luận án - Xác định được việc sử dụng cành lá chè đốn hàng năm là nguồn hữu cơ tại chỗ rất quan trọng đối với cây chè, với lượng tủ 30 tấn/ha/năm. Đặc biệt cành lá chè đốn phát huy hiệu quả cao khi bổ sung VSV có khả năng phân giải xelluloza. - Chọn được 7 chủng vi sinh vậ t có khả năng phân giải xenluloza mạnh (kích thước vòng phân giải ≥ 30 mm) là: XK3, XK4, XK5, XK8, XK10, XK11, VK15 và qua nghiên cứu đã khẳng định việc sử dụng các chủng vi sinh vật tuyển chọn có khả năng làm tăng năng suất và độ phì của đất trồng chè. - Sử dụng chế phẩm vi sinh và phân hữu cơ sinh học ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chè LDP1 cũng như cải thiện độ phì nhiêu của đất trồng chè. Trong đó sử dụng chế phẩm vi sinh vật phân giải nhanh xelloloza được chọn tạo từ các chủng vi sinh vật năng suất sau 3 năm tăng 10,4%.
  • 18. 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu sản xuất chè an toàn ở Việt Nam 1.1.1. Tình hình sản xuất chè an toàn ở Việt Nam Sản xuất chè an toàn là sản phẩm chè sản xuất ra phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các biện pháp kỹ thuật canh tác, theo hướng bảo vệ môi trường, bảo vệ đất [19]. Hiện nay hiện tượng lạm dụng quá mức thuốc trừ sâu và phân hoá học đang xảy ra khá phổ biến ở các vùng trồ ng chè trong cả nước. Đại bộ phận người sản xuất chưa quan tâm nhiều đến qui trình sản xuất đồng bộ để sản xuất ra sản phẩm chè an toàn. Trong các vùng điều tra, thì vùng Lâm Đồng và Mộc Châu Sơn La có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi hơn để sản xuất ra sản phẩm an toàn so với vùng Thái Nguyên (Nguyễn Văn Toàn, 2007). Ngành chè Việt Nam đang xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Tuy nhiên hệ thống tiêu chuẩn này mới chỉ áp dụng được ở các nhà máy, còn ở khâu sản xuất nguyên liệu đang gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, hệ thống quản lý chất lượng chè theo các tiêu chuẩn ISO, HACCP, GMP đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Ở các vùng núi cao, vùng đồng bào dân tộc nơi chưa có điều kiện thâm canh chè, chỉ thu hái búp tự nhiên, không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học, sản phẩm chè được công nhận là chè sạch. Một số tổ chức phi chính phủ đã tiến hành đầu tư trang thiết bị chế biến chè quy mô nhỏ, ký hợp đồng với nông dân, bao tiêu sản phẩm trên cơ sở các hộ nông dân cam kết thực hiện các yêu cầu của sản xuất chè hữu cơ. Thái Nguyên là vùng chè trọng điểm của cả nước, với diện tích hơn 18.500 ha, trong đó có gần 17.000 ha chè kinh doanh, năng suất đạt 109 tạ/ha,
  • 19. 6 sản lượng đạt gần 185 nghìn tấn. Từ năm 2009, mô hình sản xuất chè đầu tiên theo tiêu chuẩn VietGAP được thực hiện tại xã Hòa Bình (Đồng Hỷ), đến nay đã được triển khai tại nhiều địa phương. Toàn tỉnh hiệ n có 15 mô hình sản xuấ t chè theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích khoảng 200 ha. Tại tỉnh Phú Thọ, tổ chức CIDSE phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật Tỉnh tiến hành chương trình phát trển các vùng chè an toàn, qui mô 38 xã/6 huyện, bắt đầu năm 2003. Các mô hình được nghiên cứu kỹ, tập trung tại huyện Thanh Ba nhằm nâng cao sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật cho người nông dân, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, kéo dài thời gian kinh doanh trên cây chè mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hàng năm trên các diện tích áp dụng IPM năng suất tăng bình quân 14,7%/năm. Tại Công ty chè Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Viện Nghiên cứu Chè đã phối hợp xây dựng mô hình sản xuất chè theo hướng không phun thuốc trừ sâu, tăng bón phân hữu cơ và phân hỗn hợp, không bón phân hoá học dạng đơn trên diện tích 5 ha. Tuy nhiên, khi triển khai đã gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì mô hình do chưa giải quyết được những vấn đề khoa học công nghệ có tính hệ thống trong sản xuất chè và đặc biệt là chi đầu vào cao, song giá bán lại chưa được cải thiện. Mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại thôn Làng Bát, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên được triển khai thực hiện từ đầu năm 2013 với diện tích 5 ha. Qua kết quả đánh bước đầu cho thấy, việc sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp tăng hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân từ 15% - 20% so với trồng chè đại trà; giảm số lần phun thuốc từ 1 đến 3 lần; đặc biệt là đã nâng cao nhận thức cho các hộ nông dân tham gia thực hiện mô hình trong việc sản xuất và chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGAP, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường nông thôn.
  • 20. 7 1.1.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất chè an toàn ở Việt Nam GAP là việc áp dụng những kiến thức sẵn có vào quá trình sản xuất nông nghiệp để hướng đến sự bền vững về môi trường, kinh tế, xã hội trong sản xuất nông nghiệp và các quá trình sau sản xuất tạo ra các sản phẩm nông nghiệp phi thực phẩm và thực phẩm bổ dưỡng an toàn [19]. Hướng dẫn sản xuất chè an toàn theo VietGAP gồm 12 mục: 1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất 2. Giống và gốc ghép 3. Quản lý đất và giá thể 4. Phân bón và chất phụ gia 5. Nước tưới 6. Sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật 7. Thu hoạch, bảo quản và vận chuyển sản phẩm 8. Quản lý và xử lý nước thải 9. Người lao động 10. Ghi chép, lưu giữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm 11. Kiểm tra nội bộ 12. Khiếu nại và giải quyết kiếu nại Viện nghiên cứu chè phối hợp với tổ chức Cidse, trường đại học tổng hợp Hà Nội tiến hành khảo nghiệm phân vi sinh, phân ủ trên chè vớ i lượng 30 tấn phân ủ (Compost) + N : P : K : Mg (3 : 1,5 : 1 : 0,3) kết hợp với phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM và sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học khác, qua 3 năm năng suất chè tăng 15% so đối chứng, chất lượng chè được cải thiện rõ rệt [1]. Khi nghiên cứu kỹ thuật sản xuất chè an toàn tác giả Nguyễn Văn Toàn (2007) đã đề ra giải pháp cho việc sản xuất chè nguyên liệu an toàn là tăng cường biện pháp tủ, tưới, hái chè để lại bộ tán cao 10 cm, hái kỹ, thay thế phân khoáng bằng phân hữu cơ sinh học làm tăng 10 - 14,81% năng suất [70].
  • 21. 8 Đốn hái đúng kỹ thuật, quản lý cỏ bằng biện pháp tủ gốc, trồng cây che bóng hợp lý đã làm nương chè phục hồi nhanh, có bộ khung tán to khỏe cho năng suất cao hơn những nương không được áp dụng từ 20 - 25%. Mô hình quản lý cỏ bằng biện pháp tủ gốc và bón phân vi sinh qua áp dụng đã chống được cỏ dại, giữ ẩm cho đất, tăng được nguồn hữu cơ do vật liệu tự mục nát tạo cho nương chè sinh trưởng tốt, cải tạo được độ chai cứng đất cho năng suất tăng bình quân là 15% so với nương không áp dụng [70]. Hiện nay chúng ta cũng đã ban hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi an toàn tại Việt Nam. Đây là những nguyên tắc, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, bảo quản và chứng nhận chè búp tươi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội và sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường [19]. Theo QCVN 8-2:2011/BYT của Bộ Y tế về danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực thực phẩm, trong đó có chè như sau [19]: Bảng 1.1. Hàm lƣợng kim loại cho phép trong chè Đơn vị tính: mg/kg (ppm) Tên thực phẩm Asen As Chì Pb Đồng Cu Thiếc Sn Kẽm Zn Thuỷ ngân Hg Cadimi Cd Atimon Sb Chè 1 2 150 40 40 0,05 1 1 1.2. Yêu cầu về đất trồng chè và thực trạng đất trồng chè ở một số vùng chè chính của Việt Nam 1.2.1. Yêu cầu về đất trồng chè So với một số cây trồng khác, chè yêu cầu về đất không nghiêm khắc lắm. Song để cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng chè phải đạt những yêu cầu sau: tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước. Độ
  • 22. 9 pH thích hợp cho chè phát triển là 4,5 - 6,0. Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là 80 cm, mực nước ngầm phải dưới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thường. (Nguyễn Ngọc Kính, 1979 [48], Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong, 1979 [56]). Đất trồng chè của ta ở các vùng Trung du phần lớn là feralit vàng đỏ được phát triển trên đá granit, gnai, phiến thạch sét và mica. Ở vùng núi phần lớn là đất feralit vàng đỏ được phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét. Về cơ bản những loại đất này phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của chè như có độ pH từ 4 đến 5 có lớp đất sâu hơn 1 mét và thoát nước. Những đất này thường nghèo chất hữu cơ nhất là ở các vùng trồng chè cũ. Vì vậy vấn đề bón phân hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho chè và cải tạo kết cấu vật lý của đất là rất cần thiết. Bên cạnh đó, phải coi trọng việc bón đủ và hợp lý phân hóa học hàng năm cho chè. Chè là loại cây kỵ vôi, nhiều tài liệu cho biết trong đất trồng chè chỉ có một lượng vôi rất ít, khoảng 0,2% CaCO3 đã gây hạ i cho cây chè. Bởi thế người ta không dùng vôi để bón vào đất trồng chè, trừ khi đất có độ pH quá thấp, dưới 4 [56],[59]. Quan hệ giữa đất và phẩm chất chè rất phức tạp. Phẩm chất do nhiều yếu tố quyết định và tác dụng một cách tổng hợp [68]. Song trong những điều kiện nhất định thì điều kiện dinh dưỡng của đất có ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy chè sinh trưởng trên loại đất pha cát, nhiều mùn, thích hợp cho việc chế biến chè xanh, mùi vị hương của chè thành phẩm đều tốt. Chè trồng trên đất nặng màu vàng thì có vị đắng và nước có màu vàng. Chè trồng trên đất xấu hương không thơm, vị nhạt và chất hòa tan ít [60]. 1.2.2. Thực trạng đất trồng chè ở một số vùng chè chính của Việt Nam Việt Nam là nước nằm trong vành đai nhiệt đới, gió mùa Châu Á Thái Bình Dương nên có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Do đó, môi trường đất ở Việt Nam đặc biệt là đất dốc thường chịu tác động của các hiện tượng xói
  • 23. 10 mòn rửa trôi, dẫn đến sự thoái hoá đất, làm đất nghèo kiệt về dinh dưỡng, về cấu trúc, giảm độ pH, tăng hàm lượng các chất gây độc hại cho đất và làm cho đất bị chết về sinh học. Dưới tác động của mưa lớn, hàng năm hàng trăm triệu tấn đấ t có chứa phần lớn hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng khác đã bị bào mòn cuốn trôi (Bùi Huy Hiền, 2003) [43]. Đất dốc là hợp phần rất quan trọng trong quỹ đất của Việt Nam, chiếm trên 3/4 diện tích đất tự nhiên và được phân bố tập trung ở Bắc Bộ (8,923 triệu ha), Trung Bộ (4,935 triệu ha) và Tây Nguyên (5,509 triệu ha). Đây là những vùng đất rất giàu tiềm năng để phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh chính trị, xã hội của nước ta. Tuy nhiên do địa hình phân cắt mạnh, môi trường sinh thái rất nhạy cảm, lớp thực bì bị xâm hại nhiều nên xói mòn rửa trôi diễn ra nghiêm trọng. Hầu hết diện tích đất dốc bị thoái hoá và bị chua, nhiều diện tích bị bỏ hoang hoá vì mất khả năng sản xuất nông lâm nghiệp. Đây thực sự là điều khó khăn để tạo ra nền nông nghiệp bền vững trên đất dốc (Thái Phiên, Nguyễn Tư Siêm, 1998) [54]. Quá trình khai hoang trồng mới đã phá vỡ hầu hết thực bì trên bề mặt đất hoang hóa. Phân tích đất tại điểm cố định sau khi trồng chè cho thấy: hàm lượng mùn của đất hoang là 2,83%, sau 7 năm trồng chè còn 2,09% (giảm 0,74%), sau 11 năm trồng chè hàm lượng mùn giảm còn 0,73% (Nguyễn Văn Tạo, 2006) [63]. Cây chè ở Việt Nam được trồng và hình thành ở 5 vùng chính với điều kiện đất đai, khí hậu và các giống chè khác nhau [59]. Vùng chè thượng du (miền núi) phía Bắc Đất đai vùng đồi núi các tỉnh phía Bắc chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên có độ cao so với mặt biển từ 200 m trở lên, phần lớn các loại đất được hình thành tại chỗ (đã qua quá trình feralit), có hàm lượng mùn cao, càng lên cao sự hình thành mùn càng chậm, nhưng sự phân hủy mùn yếu hơn so với vùng
  • 24. 11 thấp. Tầng đất có độ dày mỏng hơn đất vùng đồi, do bị xói mòn mạnh. Đất được phát triển trên phiến thạch, sa thạch và đá gnai (ở vùng Đông Bắc), còn ở vùng Tây Bắc đất được hình thành từ đá gnai, granit, phiến thạch. Đất có màu vàng, đỏ vàng và nâu. Đa số đất có độ dày trung bình từ 0,6 đến 1 m, đất khá tơi xốp, độ chua cao pHKCL từ 4 - 4,5 thành phầ n cơ giới thuộc loại thịt nhẹ và trung bình, hàm lượng mùn biến động mạnh, hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu đều nghèo (lân tổng số phổ biến ở mức 0,03 - 0,05%) (Vũ Ngọc Tuyên, Trần Khải, 1977; Nguyễn Vy, Đỗ Đình Thuận, 1977) [77], [79]. Đất ferarit vàng đỏ phát triển trên phiến thạch Mica thích hợp cho phát triển cây chè ở miền Bắc Việt Nam, nhóm đất này luôn chịu ảnh hưởng của quá trình ferarit hóa, đất thường chua, màu đỏ hay màu vàng, tích lũy nhiều sắt, nhôm, hàm lượng sét vật lý cao, quá trình trồng chè có hiện tượng rửa trôi sét xuống tầng sâu, lân dễ tiêu nghèo do bị giữ chặt dưới dạng phosphat sắt, nhôm [49], [69]. Vùng chè trung du Đất đồi vùng trung du có độ cao so với mặt biển từ 25 - 200 m, chiếm 1/10 diện tích cả nước, không có độ dốc đứng và lòng chảo sâu. Ranh giới giữa núi và đồi khó phân biệt chính xác. Đất được hình thành trên nhiều loại đá mẹ khác nhau như phiến sét, phiến thạch mica, gnai... dưới những thảm thực vật khác nhau, có mức độ feralit khác nhau, vì lẽ đó mà đất đai vùng trung du không đồng đều, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất chênh lệch nhau đáng kể [44]. Thành phần cơ giới nặng vì được hình thành từ những đá mẹ giàu sét, cấu trúc kém, ít tơi xốp. Đất thường chua, pHKCL có chỗ < 4,5. Các cation Ca2+ , Mg2+ , K+ ... rất nghèo. Đất tích lũy nhiều sắt, nhôm, hàm lượng chất hữu cơ thấp, nhiều nương chè hàm lượng chất hữu cơ chỉ chung quanh 1%, đạm tổng số thường < 0,2%, kali rất nghèo trung bình khoảng 0,15 - 0,2% (Vũ
  • 25. 12 Ngọc Tuyên, Trần Khải, 1977) [77]. Với đất đai vùng trung du như vậy nên trong quá trình trồng và chăm sóc chè cần được chú ý tới biện pháp bảo vệ và bồi dưỡng đất. Vùng chè khu 4 cũ Đất đai ở đây phần lớn là đất đỏ vàng, phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau. Địa hình bị chia cắt, tầng đất chỗ dày chỗ mỏng, thường gặp từ 60 - 120 cm. Đất vùng trồng chè thường chua pHKCL từ 4 - 4,5, khoáng vật chủ yếu là kaolinit, hàm lượng kali tổng số từ 0,2 - 0,3%, hàm lượng chất hữu cơ chênh lệch nhau nhiều [44]. Vùng khu 4 cũ mùa mưa thường đến muộn nên chè bị hạn vào mùa khô. Đất đai thuộc diện nghèo dinh dưỡng, nên trong quá trình trồng chè phải chú ý thâm canh ngay từ đầu. Vùng chè Gia Lai - Kon Tum Đất đai vùng chè Gia Lai - Kon Tum thuộc loại đất ferarit nâu vàng, nâu đỏ, vàng đỏ và phát triển trên đá Bazan, ở độ cao 700 m so với mặt biển. Đất có tỷ lệ sét cao, trên 50% đất có cấu trúc viên, tơi xốp, thoáng khí. Hàm lượng lân tổng số trung bình (0,10 - 0,15%) kali tổng số ở mức nghèo (0,08 - 0,10%), hàm lượng chất hữu cơ trong đất khá cao pHKCL: 4,5 - 5,5. Theo Nguyễn Vy, Đỗ Đình Thuận (1977) thì đất Bazan giàu lân tổng số, nhưng nghèo lân dễ tiêu [79]. Vùng Tây Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình. Mùa khô hạn trầm trọng, mùa mưa lượng mưa rất lớn (từ 1800 đến trên 2000 mm), nhiệt độ dao động ngày đếm lớn. Cây chè sinh trưởng trên vùng đất Bazan rất thuận lợi, sản lượng thu bình quân 40 - 50 tạ/ha. Tuy nhiên về mùa khô thường thiếu nước nên trồng chè gặp nhiều khó khăn [66]. Vùng chè cao nguyên Lâm Đồng Chè được trồng tập trung ở các huyện: Di Linh, Đơn Dương, Đức Trọng, Bảo Lộc. Vùng chè Lâm Đồng ở độ cao > 800 m so với mặt biển, đây là vùng rất thuận lợi về mặt chất lượng chè.
  • 26. 13 Đất tích lũy nhiều sắt, nhôm, là một trở ngại lớn cho việc cung cấp lân cho cây chè nói riêng và cây công nghiệp nói chung. Hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng đạm, lân, kali tổng số đều ở mức khá, đất chua, pHKCL biến động từ 4,5 - 5,5 [44], [59]. Cũng như đất đai vùng Gia Lai - Kom Tum, đấ t vù ng cao nguyên Lâm Đồng có độ ẩm cây héo lớn, lượng nước khuếch tán thấp nên mùa khô hạn hán xảy ra nghiêm trọng (Trần Công Tấu, Nguyễn Thị Dần, 1984) [64], (Nguyễn Vy, Đỗ Đình Thuận, 1977) [79]. Nhìn chung, ở Việt Nam cây chè được trồng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau với điều kiện canh tác, đất đai khác nhau. Nhưng chè được trồng nhiều nhất vẫn là trên loại đất đỏ vàng phát triển trên đá sét và biến chất tập trung ở vùng đồi bị phân cách. Đặc biệt 90% nông dân khi trồng chè không sử dụng phân hữu cơ dẫn đến đa phần đất đai của các vùng trồng chè ở nước ta bị thoái hóa rất nhanh, nghèo các chất dinh dưỡng (N, P, K) kể cả tổng số và dễ tiêu, đất chua, hàm lượng hữu cơ thấp. Đồng thời do điều kiện khí hậu thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài đã dẫn đến năng suất chè giảm sút [69]. Theo tác giả Uexkull H. R. và Mutert E (1995) cho rằng có thể cải tạo độ phì của đất, làm cho tầng đất mặt dày lên, giàu dinh dưỡng hơn là tăng sức sản xuất của đất dốc bằng cách trồng các loài cây họ đậu và che phủ đất để làm giàu hoạt động sinh học, làm giàu dinh dưỡng của tầng đất mặt, ngăn chặn sự xói mòn, đóng váng, nén chặt đất. Đây là một trong những bước đầu tiên rất quan trọng (dẫ n theo Đỗ Ngọ c Quỹ , Lê Tấ t Khương, 2000) [59]. 1.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng vật liệu tủ trong sản xuất chè 1.3.1. Tác dụng của che tủ thực vật Độ che phủ bề mặt đất và tính liên tục của lớp phủ thực vật là hai yếu tố cơ bản để chống xói mòn, tăng cường hoạt tính sinh học và tăng các quá trình tái tạo dinh dưỡng, tái tạo những tính chất cơ bản của đất như: cấu tượng
  • 27. 14 đất, độ xốp, hàm lượng mùn, hoạt tính sinh học, độ pH, giảm độ độc nhôm, sắt. Hướng đi cơ bản để canh tác bền vững trên đất dốc ở vùng cao nhiệt đới là cải thiện và giữ gìn đất, biện pháp rẻ tiền và đa dụng nhất là tái sử dụng tàn dư cây trồng làm vật liệu che phủ (Lê Quốc Doanh, Nguyễn Văn Bộ, Hà Đình Tuấn, 2005) [25]. Che phủ bề mặt đất bằng xác thực vật có những lợi ích sau: * Lợi ích tại chỗ - Giảm xói mòn đất do mưa gió - Đất tơi xốp, tăng độ hấp thu nước, giảm dòng chảy bề mặt, - Giảm bốc hơi nước, tăng độ ẩm đất. - Dung hoà nhiệt độ bề mặt đất (ấm trong mùa đông, mát trong mùa hè) - Tăng độ ổn định các cấu trúc bề mặt đất, chống kết vón và đóng váng, tạo độ thông thoáng cho đất. - Giảm cỏ dại, tăng hiệu quả phân bón. - Tăng hàm lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng trong đất, giảm độc tố gây hại cho cây trồng. - Tạo điều kiện thuận lợi cho hạt nảy mầm tốt, bộ rễ phát triển khoẻ, cây sinh trưởng tốt. - Tăng và ổn định năng suất, chất lượng cây trồng một cách bền vững. * Lợi ích về môi trường và quản lý tài nguyên - Hạn chế du canh du cư, tạo điều kiện cải thiện nguồn tài nguyên đất, nước và rừng. - Giảm lũ lụt ở miền xuôi. - Chống lắng đọng các lòng sông hồ, đặc biệt là hồ thuỷ điện. - Giảm ô nhiễm hoá học ở các vùng lân cận. - Việc không đốt tàn dư thực vật sẽ giảm nguy cơ cháy rừng, giảm lượng CO2 thải vào không khí. - Giảm nhu cầu sử dụng phân vô cơ, giảm ô nhiễm nguồn nước, tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
  • 28. 15 * Lợi ích về xã hội - Phụ nữ và trẻ em được giải phóng khỏi các công việc nặng nhọc và tốn thời gian như làm đất, làm cỏ. Phụ nữ có nhiều thời gian chăm sóc sức khỏe gia đình, nuôi dạy con cái và phát triển nghề phụ. Trẻ em sẽ có nhiều thời gian đến trường, học hành nâng cao kiến thức. - Đất và nước ít hoặc không bị ô nhiễm, bệnh tật giảm, sức khoẻ cộng đồng được cải thiện. - Hiệu quả kinh tế cao nên xã hội sẽ phát triển nhanh và bền vững hơn. Nhìn chung, khi áp dụng các biện pháp che phủ đất đã mang lại nhiều lợi ích và đáp ứng được hầu hết các yêu cầu trong canh tác đất dốc bền vững góp phần xoá đói giảm nghèo cho nông dân miền núi và bảo vệ môi trường [43]. 1.3.2. Nghiên cứu về các loại vật liệu che tủ cho chè Cây trồng hú t chất dinh dưỡ ng từ đất để sinh trưởng và phát triển . Một trong những yếu tố quan trọng có khả năng duy trì và cải thiện độ phì nhiêu của đất là nâng cao hàm lượng mùn trong đất thông qua việc bổ sung các chất hữu cơ cho đất (Robert, 1992) [117]. Tàn dư thực vật sau thu hoạch nếu được vùi trả lại đất trở thành nguồn dinh dưỡng đạm và chất hữu cơ quan trọng cho các cây trồng vụ sau (Nguyễn Kim Vũ, 1995) [78]. Việc sử dụng biện pháp che tủ đối với các cây trồng nhiệt đới như chè, cà phê đã được khuyến cáo từ lâu với rất nhiều lý do khác nhau, trong đó lý do quan trọng nhất là bảo toàn đất và nguồn nước. Mặt khác che tủ cũng dẫn đến việc làm tăng hay giảm nhiệt độ đất và ngăn chặn cỏ dại. Che tủ trên bề mặt giúp duy trì độ ẩm đất bằng cách làm chậm quá trình bốc hơi nước và làm giảm tỷ lệ hấp thụ nhiệt của đất. Nhiệt độ cao thường tăng quá trình bốc hơi nước, đồng thời làm giảm tỷ lệ di chuyển hơi nước từ đất. Các vật liệu che tủ hữu cơ cũng có thể làm tăng khả năng cung cấp nước của đất bằng cách tăng tính thấm của những loại đất có cấu trúc bề mặt kém (Othieno, 1994) [114].
  • 29. 16 Độ ẩm đất và hàm lượng nước của cây chè vô tính bị tác động khác nhau khi che phủ bằng 5 loại vật liệu tủ: mảnh nhựa đen, mảnh đá vụn, cỏ Eragrostic Curvula, cỏ Napier và cỏ Guatemala. Trong điều kiện khô hạn kéo dài, độ ẩm đất nhìn chung đạt cao nhất ở diện tích che tủ bằng cỏ Napier và mảnh nhựa đen. Tất cả các công thức nói chung đều tốt hơn so với công thức không được che phủ khi đánh giá độ ẩm đất ở độ sâu 90 cm. Vào thời điểm bắt đầu mưa sau một mùa khô hạn kéo dài bất thường, tính thấm nước của đất nhanh hơn khi che tủ bằng các loại cỏ. Sau 4 năm liên tục áp dụng biện pháp che tủ bằng cỏ cho thấy hầu hết đều có tác dụng về khả năng giữ nước (Othieno, 1988) [113]. Trong điều kiện che tủ , 2 năm đầu quan sát thấy có sự khác nhau về nhiệt độ đất giữa các công thức che tủ trên chè trồng bằng bầu nhân giống vô tính. Nhưng sự khác biệt này không còn nữa khi tán cây chè phát triển đạt độ che phủ > 40% bề mặt mặt đất. Đường kính thân, năng suất và tổng lượng chất khô có mối tương quan rõ ràng đến nhiệt độ đất (Othieno, 1979) [112]. Trong công trình nghiên cứu “Nông nghiệp nhiệt đới” Angladette khuyến cáo nông dân trồng chè nên tận dụng nguồn phân xanh tại chỗ để sản xuất phân hữu cơ bón cho chè, làm tăng trữ lượng mùn trong đất, tăng độ xốp, tăng khả năng hút nước, tăng khả năng đệm cho đất và số lượng vi sinh vật đất (dẫ n theo Hà Đình Tuấ n, Lê Quố c Doanh, 2005) [76]. Kế t quả nghiên cứ u củ aNguyễn Văn Toàn (2007): tủ gốc cho chè 20 tấn/ha bằng cây tế (guột) và cỏ TD58 (cỏ Ghi nê), với chu kỳ 3 - 4 năm, làm tăng năng suất chè 20,54% (không tưới), 37,87% (có tưới). Tủ gốc làm tăng ẩm độ đất, tăng hàm lượng chất hữu cơ, giảm cỏ dại và tăng hiệu quả sản xuất [70]. Viện lân và kali của Canada (1995) xác nhận 80% tổng số kali cây lấy đi nằm trong xác bã cây. Nếu các xác bã thực vật này được hoàn lại cho đất đã canh tác thì chúng sẽ cung cấp một lượng kali đáng kể cho các cây trồng vụ sau (dẫ n theo Nguyễ n Thị Cẩ m Mỹ , 2010)[49].
  • 30. 17 Việc tận dụng cành lá chè đốn, các phụ phẩm nông nghiệp ngoài việc tăng khả năng giữ nước, dinh dưỡng của đất, chống xói mòn, rửa trôi, tăng hiệu quả kinh tế mà còn mang lại hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên cành lá chè đốn cũng như một số phụ phẩm hữu cơ khác, khi đưa vào đất sẽ cần một thời gian nhất định để phân hủy, tạo thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng trong khi đó hầu như tại bất kỳ thời điểm nào cây cũng cần chất dinh dưỡng để sinh trưởng phát triển [63]. Che tủ đất bằng xác thực vật cho chè trong giai đoạn kiến thiết cơ bản có tác dụng tích cực đối với sinh trưởng phát triển của chè (tăng chiều cao cây, tăng chiều rộng tán, tăng chỉ số diện tích lá, giảm cỏ dại), đồng thời khắc phục được các yếu tố hạn chế của đất dốc (đất bị chua, khô hạn...) và tăng năng suất chè từ 14,5% đến 33,6% (Nguyễn Thị Cẩm Mỹ, 2010) [50]. Thành phần hó a họ c trong lá c hè xanh thuộc hai giống chè Nhật được tổ ng hợ p ở cá c mứ c che tủ khác nhau. Điều đáng chú ý là tỷ lệ L- theanine/catechin, được xem là một thông số chất lượng chè đã tăng lên khi tăng độ che phủ cùng với sự tăng mức L- theanine và giảm hàm lượng các catechin. Điều này cho thấy ảnh hưởng tích cực của che phủ đến chất lượng lá chè về mặt cân bằng các thành phần hóa học (Nguyễn Đặng Dung, Lê Như Bích, 2006) [27]. Sản phẩm cành lá chè đốn hàng năm có khối lượng xấp xỉ bằng khối lượng búp và lá non đã thu hoạch. Mỗi năm thu hoạch từ 5 - 10 tấn/ha búp và lá non, tương đương sẽ có 5 - 10 tấn cành lá chè đốn trên 1 ha [63]. Vì thế, lượng dinh dưỡng trong đất mất đi khá nhiều. Cho nên, giữ lại cành lá chè đốn có tác dụng rất lớn đối với việc cải tạo đất trồng chè vì nó là một trong những nguồn bổ sung khối lượng chất hữu cơ tại chỗ cho cây chè. Đồng thời nó còn giữ ẩm đất, kiểm soát cỏ dại... từ đó tăng năng suất, chất lượng chè [62].
  • 31. 18 Chất hữu cơ trong đất chè được duy trì trước tiên từ cành lá chè đốn giữ lại hàng năm, tiếp sau là được làm giàu hơn bằng nguồn bổ sung qua việc tủ gốc cho chè từ thân lá thực vật không bị nhiễm bẩn, lá rụng, cành tỉa của các loại cây che bóng, cây trồng xen thời kỳ chè kiến thiết cơ bản, tốt nhất là các loại cây có hàm lượng dinh dưỡng cao. Thời kỳ cây chè mới trồng cần đặc biệt lưu ý trồng xen cây họ đậu, cây có khả năng cải tạo đất cho lượng chất xanh lớn (cốt khí, tràm lá nhọn…), trồng xen cây cố t khí có thể cho năng suất chè từ 30 - 40 tấn/ha nếu được đầu tư chăm sóc tốt [52]. Sử dụng vật liệu hữu cơ che tủ cho một số giố ng chè Trung Quốc nhập nội cho thấy tổng sản lượng búp cả năm thu được ở các công thức che phủ đạt cao hơn hẳn so với công thức đối chứng (Nguyễn Thị Ngọc Bình, Hà Đình Tuấn, Lê Quốc Doanh, 2009) [8]. 1.3.3. Nghiên cứu về kỹ thuật che tủ cho chè Theo Daraselia M. K. (1989) nghiên cứu về tủ rác và tưới nước cho chè ở Liên Xô lần đầu tiên được tiến hành ở Viện nghiên cứu chè và cây trồng á nhiệt đới ở Grudia vào những năm 1934 - 1936 sau đó vào những năm 1936 - 1937. Kế t quả cho thấy hiệu quả của tủ rác và tưới nước đối với năng suất và chất lượng chè. Tủ chè, tưới nước làm thay đổi điều kiện quang hợp, thay đổi hoạt tính các men trong rễ chè, kể cả polifenol-oxydaza là men có mặt trong việc tạo tanin của chè (dẫn theo Lê Tất Khương, 1997) [47]. Khi nghiên cứu các biện pháp che tủ đất phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững với vật liệu che phủ là tàn dư thực vật như rơm rạ, thân lá ngô, thân lá đậu đỗ, cỏ Stylo, lạc dại, đậu nho nhe, các loại cây họ đậu hoang dại... thấ y rằng: các kỹ thuật nâng cao độ che tủ đất và canh tác theo kiểu làm đất tối thiểu trên đất dốc có thể hạn chế được xói mòn rửa trôi và cỏ dại; cải tạo độ phì và các đặc tính của đất đồng thời làm tăng năng suất cây trồng; tiết kiệm chi phí lao động (Hà Đình Tuấn, Lê Quốc Doanh, 2005) [76].
  • 32. 19 Độ ẩm chè tầng 0 - 30 cm có tủ tăng hơn so đối chứng là 4,57 - 5,56% ở đất Diệp Thạch và 6,50% ở đất phù sa cổ; nhiệt độ đất chè có tủ ở tầng đất mặt 10 cm và tầng đất 30 cm thấp và ổn định. Hàm lượng mùn và đạm dễ tiêu đất chè có tủ sau 5 tháng đều tăng hơn so đối chứng; chè con có tủ có tốc độ sinh trưởng gấp 2 lần so đối chứng (Đỗ Ngọc Quỹ, 1989) [58]. Biện pháp chống hạn cho chè vụ đông (tháng 11 - tháng 4) bằng cách tủ ni lông toàn bộ hàng sông, để cỏ mọc tự nhiên, trồng cỏ Stilo giữa hàng sông, giống chè Trung Du gieo hạt 14 tuổi trên đất Feralit phiến thạch vàng đỏ. Kết quả cho thấy có tủ, độ ẩm đất chè vụ đông xuân và sản lượng chè có tủ đều tăng, trồng mục túc và để cỏ tự nhiên, sản lượng đều giảm so với đối chứng (dẫ n theo Đỗ Ngọ c Quỹ , 1989) [ 58]. Kết hợp giữa tủ và tưới nước tỉ lệ búp có tôm tăng từ 3,7% đến 18,7%; phẩ m cấ p chè A , B tăng từ 5% đến 17,3%; hàm lượng tanin tăng từ 0,7 - 2,1%; hàm lượng chất hòa tan tăng từ 1,0 - 1,5% (Lê Tất Khương, 1997) [46]. Trên giố ng chè Trung Du từ 8 - 15 tuổ i trồ ng tại Phú Hộ, không bón phân chuồng, thay vào đó bón ép xanh cành lá chè đốn hàng năm vào tháng 1, cộng với 800 kg đạm amon và 100 kg clorua kali. Kết quả năng suất bình quân trong 8 năm đạt 8000 kg búp chè/ha. Bón ép xanh cành lá già và cỏ Stilô cũng làm năng suất chè tăng 13,9 - 24,2%. Độ xốp đất tăng 5%, độ mịn (0 - 20 cm) tăng 0,3% ở khu ép xanh bằng cành lá chè già. Độ xốp đất tăng 8,7% và mùn tăng 0,84 - 3,87% ở khu ép xanh bằng cỏ Stilô. Tốt nhất là ép xanh bằng 1/2 cỏ Stilô + 1/2 cành lá chè già, sản lượng chè tăng 3,19 - 16,4%, độ ẩm tăng 3 - 5% (Đỗ Ngọc Quỹ, 1989) [58]. Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu chè về việc sử dụng toàn bộ cành lá chè đốn hàng năm, cây cỏ dại quanh đồi và trên nương chè ủ với vôi, supe lân đã cải thiện tốt chế độ mùn và năng suất chè tăng 8 - 10% [68].
  • 33. 20 1.4. Nhu cầu dinh dƣỡng của cây chè Theo Balu L. Bumb và Carlos A. Banante (1996), năng suất đóng góp trên 80% sản lượng cây trồng, 20% còn lại là do tăng diện tích. Hiện nay, gần như 100% sản lượng tăng thêm của các cây trồng chính tại Việt Nam là nhờ tăng năng suất [86]. Cây chè có khả năng liên tục hút dinh dưỡng trong chu kỳ phát dục hàng năm cũng như trong chu kỳ phát dục cả đời sống của nó. Đối tượng thu hoạch chè là búp và lá non. Mỗi năm thu hoạch từ 5 - 10 tấn/ha, vì thế lượng dinh dưỡng trong đất mất đi khá nhiều, nếu không bổ sung kịp cho đất thì cây trồng sẽ sinh trưởng kém và cho năng suất thấp [59]. Theo Eden (1958) trong búp chè non có 4,5% N; 1,5% P2O5 và 1,2 - 2,5% K2O. Những kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu dinh dưỡng khoáng của cây chè rất lớn [97]. 1.4.1. Nhu cầu về đạm Đạm (N): là thành phần của chất hữu cơ, diệp lục tố, nguyên sinh chất, axit nucleic, protein [40] [65]. Đạm giúp tăng chiều cao cây, ra nhiều lá và búp mới, tăng năng suất chè. Thiếu đạm: cây sinh trưởng phát triển kém, ít nảy đọt, búp non có màu xanh nhạt, xanh vàng đến ửng đỏ, năng suất thấp.. Những kết quả nghiên cứu về nhu cầu phân bón và các thực nghiệm về hiệu lực phân bón đã chứng minh: đạm là yếu tố chủ yếu đối với cây chè, có tương quan chặt chẽ với năng suất. Đạm có tương quan tuyến tính giữa năng suất chè với cả mức bón phân cao hơn 120 kg N/ha. Khi lượng bón trên 80 - 90 kg N/ha thì tối thiểu phải bón làm 2 lần. Hiệu ứng của đạm là tác động tích lũy, vượt qua giới hạn của một năm mà phải tính qua các chu kỳ thu hái [48]. Trong cây, hàm lượng đạm tập trung nhiều nhất ở các bộ phận non như búp và lá non, đạm có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của cây và có ảnh
  • 34. 21 hưởng trực tiếp đến năng suất. Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, lá nhỏ, búp nhỏ và búp bị mù nhiều, do đó năng suất thấp. Yêu cầu về đạm thay đổi tùy theo loại đất tuổi của cây và năng suất của vườn chè [45]. Theo kết quả nghiên cứu ở Assam thấy rằng hiệu lực đạm tăng đều đặn theo thời gian: hiệu suất của 1 kg N của lần bón thứ 1, 2, 3 và 4 là 2 kg, 4 kg, 6 kg và 8 kg chè khô [59]. Ở Đông Phi hiệu suất của 1 kg N là từ 4 - 8 kg chè khô. Tác dụng đầy đủ của đạm được thể hiện chỉ trên nền đảm bảo các yếu tố khác (Willson, 1992) [129]. Cây chè ở giai đoạn đầu sau trồng (1 - 3 tuổi) bướ c sang giai đoạn cho thu búp (4 - 6 tuổi) lượng đạm được bón làm nhiều lần, bón từ 30 kg N/ha tăng dần nhưng không vượt quá 100 kg N/ha. Hiệu lực của lượng đạm 100 kg N/ha đạt cao nhất ở độ tuổi 7 - 8 đến 10 - 12 tuổi. Thời kỳ 10 - 12 tuổi lượng đạm bón có hiệu lực cao nhất từ 200 - 300 kg N/ha, nhưng năng suất búp của 1 kg N cao nhất không quá 200 kg N/ha ở những nương chè có mức năng suất 5 - 8 tấn đọt tươi/ha, còn những nương chè có năng suất trên 10 tấn/ha đầu tư đến 300 kg N/ha vẫn cho hiệu suất cao. Tất cả các liều lượng bón trên 300 kg N/ha không làm tăng năng suất chè và hiệu suất giảm. Các nương chè trên 20 tuổi hiệu lực phân đạm tốt nhất với liều lượng không quá 200 kg N/ha. (Willson, 1992) [129] Cũng theo Willson K. C và Lifford M. N. (1992) để thu hoạch 1 tấn chè búp tươi cần phải bón 32,0 - 33,5 kg N; 16,5 - 18,0 kg P2O5; 2,0 – 10,0 kg K2O. Trong đó chỉ một nửa dinh dưỡng bị lấy đi bởi thu hái búp, được tích lũy trong 25 - 28% lượng vật chất khô trong búp thu hoạch. Bởi vậy cung cấp lượng dinh dưỡng hằng năm cho cây chè cần quan tâm đến sự tiêu hao cho quá trình duy trì bộ khung tán cây chè, bộ rễ, sinh khối phần đốn hằng năm, và duy trì hệ sinh vật đất, các quá trình rửa trôi, bốc hơi, cỏ dại.... [129].
  • 35. 22 Cây chè là cây trồng thu hoạch lá nên đạm là chất dinh dưỡng quan trọng nhất. Năng suất búp phụ thuộc chặt chẽ vào lượng bón (Sandanam và Rajasingham, 1980) [119]. Về phẩm chất, nhiều tài liệu ở nước ngoài như Nhật Bản, Ấn Độ, Xrilanca... đều cho rằng bón đạm không hợp lý, bón quá nhiều hoặc bón đơn độc đều làm giảm chất lượng chè (đặc biệt là đối với nguyên liệu dùng để chế biến chè đen). Những công trình nghiên cứu của Liên Xô cho thấy liều lượng đạm 300 kg/ha thì hàm lượng tanin, cafein và vật chất hòa tan trong búp chè đều cao, có lợi cho phẩm chất, song nếu vượt quá giới hạn trên thì phẩm chất chè giảm thấp. Khi bón nhiều đạm hàm lượng protein ở trong lá tăng lên. Protein kết hợp với tanin thành các hợp chất không tan vì thế lượng tanin trong chè bị giảm đi. Mặt khác khi bón nhiều đạm, hàm lượng ancaloit trong chè tăng lên làm cho chè có vị đắng (dẫ n theo Nguyễ n Văn Hù ng , Nguyễ n Văn Tạ o, 2006) [45]. Tài liệu của trại thí nghiệm chè Phú Hộ - Vĩnh Phú cho thấy bón đạm đầy đủ, sản lượng búp chè tăng 2 - 2,5 lần so với đối chứng không bón [58]. Bón đạm trên cơ sở cân đối với các yếu tố cơ bản khác, theo Đỗ Ngọc Quỹ (1980): trên nền 100 - 200 kg N/ha, 50 kg K2O/ha hiệu lực phân lân không rõ với mức bón 50 kg P2O5/ha. Kết quả nghiên cứu về bón hàng năm 60 -180 kg P2O5/ha trên nền hữu cơ có đạm làm tăng năng suất chè 13,04 - 16,67% [57]. Đạm làm tăng khối lượng búp, tăng lượng nước và chất hòa tan, song làm giảm lượng tannin trong búp chè. Kali làm tăng khối lượng búp, giảm lượng nước, tăng độ hòa tan và tăng lượng tannin đóng góp vào việc tăng phẩm chất búp chè rõ rệt (Nguyễn Tử Siêm, Nguyễn Thị Thanh Hà và Thái Phiên, 1997) [61].
  • 36. 23 1.4.2. Nhu cầu về lân Lân (P): là thành phần của phosphatides, axit nucleic, protein… quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng và protein [40], [65]. Lân cần thiết cho sự phát triển của bộ rễ, kích thích chồi mới, tăng khả năng chịu hạn, tăng tuổi thọ của cây, tăng năng suất và lượng đường hòa tan và tanin, tăng chất lượng chè [45]. Bón kết hợp lân và N đã làm tăng cường sự sinh trưởng của bộ rễ. Lân còn có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng chè chế biến, làm tăng hương vị của chè đen. Thiếu lân: lá có màu xanh đục mờ không sáng bóng, thân cây mảnh, rễ kém phát triển, khả năng hấp thu đạm kém. Chè thiếu lân trầm trọng sẽ bị trụi cành, năng suất và chất lượng đều thấp [45]. Các tài liệu nghiên cứu của Liên Xô cho thấ y bón lân có ảnh hưởng tăng năng suất và phẩm chất búp chè rõ rệt. Đimitrôva J. (1965) cho rằng hiệu quả của phân lân được nâng lên một cách rõ rệt trên đất đã được bón N, K. Ngược lại hiệu quả của phân lân thấp không những do lân bị cố định trong đất mà còn do đất thiếu N, K. Một đặc điểm cần chú ý là hiệu quả về sau của lân kéo tới 20 - 25 năm. Trên đất đỏ (Liên Xô) hiệu quả về sau của lân thường cao hơn những năm bón trực tiếp. Theo nghiên cứu của Urusatze F. H. thì hiệu quả trực tiếp của 3 năm bón lân với liều lượng 120 - 960 kg/ha trên nền N, K là tăng sản lượng búp 5 - 30% so với đối chứng bón N, K. Song hiệu quả tăng sản bình quân trong 21 năm về sau là 60 - 78% (dẫ n theo Đinh Thị Ngọ, 1996) [52]. Những nghiên cứu của Cuaxanop (1954), Mgaloblisvili (1966) đều khẳng định bón phân lân trên nền N, K làm tăng hàm lượng catechin trong búp chè, có lợi cho phẩm chất (dẫ n theo Nguyễ n Văn Hù ng , Nguyễ n Văn Tạo, 2006) [45].
  • 37. 24 Lân chứa trong búp khá lớn, cứ thu hoạch 1 tấn búp, tức đưa ra khỏi đất 4 - 5 kg P2O5, mà lân có trong đất, cây trồng khó sử dụng do đất có khả năng hấp phụ lân cao (ở đất sét 73% lượng lân bị hấp phụ, đất nâu rừng là 56%, đất podzolic 69%, đất nâu bạc 86%) vì vậy khi bón lân cho chè cần bón với lượng cao hơn nhiều so với yêu cầu của cây [61]. Ở nước ta, việc nghiên cứu hiệu quả của phân lân đối với năng suất và phẩm chất búp mới tiến hành chưa được bao lâu. Song kết quả sơ bộ rút ra từ thí nghiệm 10 năm bón phân N, P, K cho chè tại trại thí nghiệm chè Phú Hộ cho thấy: trên cơ sở bón 100 kgN/ha, bón thêm 50 kg P2O5 qua từng năm không có sự chênh lệch gì đáng kể về năng suất, nhưng từ năm thứ 7 trở đi bội thu tăng dần một cách rõ rệt và để chúng qua 10 năm thì supe lân tỏ ra có hiệu lực chắc chắn và đáng tin cậy. Bình quân 10 năm cứ 1 kg P2O5 đã làm tăng được 3,5 kg búp chè [61]. 1.4.3. Nhu cầu về kali Kali (K): hoạt hóa enzim liên quan đến quang hợp, tổng hợp hydratcarbon, protein, điều chỉnh pH và nước ở khí khổng [40]. Giúp cây cứng chắc, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, rét và hạn, giảm khô lá và rụng lá già, tăng năng suất và tăng độ ngọt, độ đậm trong chè búp [45]. Thiếu kali: cây sinh trưởng chậm, mép và chóp lá có màu xám hay nâu nhạt sau khô dần, lá già rụng sớm, lá non ngày càng nhỏ, dễ bị sâu bệnh. Búp thưa, vỏ cây có màng trắng bạc, cây chậm ra búp, năng suất thấp, chè kém ngọt, chất lượng giảm [59]. Vai trò của kali đối với sự sinh trưởng và năng suất chè còn nhiều ý kiến chưa được thống nhất, có tác giả cho rằng hiệu lực kali đối với chè là tùy thuộc vào từng loại đất. Trên các loại đất có hàm lượng kali tổng số và dễ tiêu thấp, bón kali cho chè đã làm tăng năng suất rõ rệt. Song cũng có những nghiên cứu bón kali trong thời gian dài đã không làm tăng năng suất chè ở mức độ có ý nghĩa. Thậm chí, có thí nghiệm bón kết hợp đạ m và kali kéo dài trong 21 năm cũng không thấy tăng năng suất đáng kể (Wanyoko, Othieno, 1987) [127].
  • 38. 25 Wanyoko và Othieno (1987) [127] với thí nghiệm bón K cho chè trong thời gian 5 năm, với 4 mức bón K khác nhau (0, 50, 100 và 250 kg K2O/ha/năm) đi tới kết luận: với mức bón kali khác nhau không làm tăng năng suất búp chè hàng năm ở mức có ý nghĩa. Khi nghiên cứu bón kali cho chè trong 3 năm, với 3 mức bón K2O khác nhau (70, 140 và 200 kg/ha) trên nền bón N và P2O5 đã kết luận: chè được bón kali năng suất tăng so với đối chứng từ 21,0; 24,0 và 30,0%. Krishnamoothy (1985) khi nghiên cứu ảnh hưởng của bón kali trên các loại đất khác nhau, đến năng suất chè đã cho thấy: trên các loại đất có hàm lượng kali tổng số và dễ tiêu nghèo, việc bón kali đã làm tăng năng suất ở mức độ tin cậy. Nhu cầu K thay đổi tùy theo loại đất, cần định ra mức bón K phù hợp và cân đối với các loại phân khác. Trong điều kiện các chất dinh dưỡng đủ và cân đối cây chè cho năng suất cao. Việc định ra mức bón kali chung là khó khăn, khi mà một trong các điều kiện như đất đai, địa hình, năng suất, kỹ thuật canh tác và thời tiết khí hậu khác nhau (dẫ n theo Nguyễ n Tử Siêm , 1997) [61]. Xu thế hiện nay các tác giả đều cho rằng bón phân cho chè kết hợp 3 yếu tố N, P, K là cần thiết, song tỉ lệ và liều lượng bao nhiêu là hợp lý cũng rất phụ thuộc vào điều kiện đất đai, thời tiết và khí hậu của từng vùng. Bón kali kết hợp với N cho chè năng suất tăng khoảng 13,3 - 20,0%. Bón lân với các dạng supe lân Lâm Thao, lân chậm tan đã có tác dụng tăng năng suất chè từ 23 - 24% (Bùi Đình Dinh, 1995) [24]. Trên những nương chè mới trồng, phân kali không có hiệu quả vì trên những loại đất mới khai phá hàm lượng K2O trong đất đủ cho yêu cầu sinh trưởng phát triển của cây (20 - 25 mg K2O/100g đất) ở những nơi thường xuyên bón N, K với liều lượng cao trong nhiều năm, đất trở nên thiếu kali thì hiệu quả việc bón K2O rất rõ rệt [59].
  • 39. 26 1.4.4. Các nguyên tố khác Lưu huỳnh (S): là thành phần của các axit amin chứa S và vitamin, biotin, thiamin và coenzim A. Giúp cho cấu trúc protein vững chắc, tăng năng suất, chất lượng chè. Thiếu lưu huỳnh: xuất hiện vệt vàng nhạt giữa gân các lá non, trong giai đoạn phát triển thiếu lưu huỳnh lá trở nên vàng, khô dần và rụng, năng suất và chất lượng đều thấp. Trong một số trường hợp, thiếu lưu huỳnh làm cây chết non. - Magiê (Mg): cấu tạo diệp lục tố, enzim chuyển hóa hydratcarbon và axit nucleic. Thúc đẩy hấp thụ, vận chuyển lân và đường trong cây, giúp cây cứng chắc và phát triển cân đối, tăng năng suất và chất lượng chè khô. Thiếu magiê: xuất hiện những vệt màu xanh tối hình tam giác ở giữa lá, lá già dần chuyển vàng, hạn chế khả năng ra búp, năng suất thấp, chất lượng chè khô giảm. - Canxi (Ca): cần cho sự phân chia tế bào, duy trì cấu trúc nhiễm sắc thể, hoạt hóa enzim, giải độc axit hữu cơ. Giúp cây cứng cáp, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, và điều kiện thời tiết bất thuận, tăng năng suất và độ dầy của lá, độ lớn của búp, tăng năng suất và chất lượng chè khô. - Đồng (Cu): là thành phần của men cytochrome oxydase, ascorbic, axit axidase, phenolase, lactase, xúc tiến quá trình hình thành vitamin A, tăng sức chống chịu sâu bệnh, tăng năng suất và chất lượng chè. Thiếu đồng: cây sinh trưởng phát triển kém, dễ bị nấm bệnh tấn công. Chè thiếu đồng khi hàm lượng đồng trong lá < 12 ppm. - Kẽm (Zn): là thành phần của men metallo-enzimes-carbonic, anhydrase, anxohol dehydrogenase, quan trọng trong tổng hợp axit indol acetic, axit nucleic và protein, tăng khả năng sử dụng lân và đạm của cây. Thúc đẩy sinh trưởng, phát triển, tăng năng suất và chất lượng chè. Thiếu kẽm: cây lùn, còi cọc, lá chuyển dần bạc trắng, số búp ít.
  • 40. 27 - Sắt (Fe): là thành phần của nhiều enzim, quan trọng trong chuyển hóa axit nucleic, RNA, diệp lục tố. Tăng sinh trưởng và sức ra búp, tăng năng suất và chất lượng chè. - Mangan (Mn): là thành phần của pyruvate carboxylase, liên quan đến phản ứng enzim, hô hấp, chuyển hóa đạm và sự tổng hợp diệp lục tố. Kiểm soát thế oxyhóa - khử trong tế bào. Giúp tăng khả năng ra lá, ra búp, tăng năng suất và chất lượng chè khô. - Bo (B): cần cho sự phân chia tế bào, tổng hợp protein, lignin trong cây, tăng khả năng thấm ở màng tế bào và vận chuyển hydrat carbon. Tăng độ dẻo của búp, giảm rụng lá, tăng năng suất và chất lượng chè. - Molypđen (Mo): là thành phần của men nitrogenase, cần cho vi khuẩn Rhizobium cố định đạm, tăng hiệu suất sử dụng đạm, tăng năng suất và chất lượng chè. - Clo (Cl): là thành phần của axit auxin chloindole-3 acetic, kích thích sự hoạt động của enzim và chuyển hóa hydrat carbon, khả năng giữ nước của cây, tăng năng suất và chất lượng chè. - Nhôm (Al) và Natri (Na): ảnh hưởng tốt đến hương thơm và vị đậm của chè. Tăng năng suất và nâng cao phẩm cấp của chè búp khô. Trong 100 kg búp chè có chứa 4 kg N + 1,15 kg P2O5 + 2,4 kg K2O, tuy nhiên để tạo ra 100 kg chè thương phẩm, lượng dinh dưỡng cần rất lớn. Chè cần nhiều đạm nhất sau tới lân, kali và các chất trung vi lượng. Chè là cây khá khác biệt so với các cây khác đó là có nhu cầu cao về nhôm, natri, sắt và mangan. Nhiều nguyên tố vi lượng có ảnh hưởng tốt tới quang hợp: Mn, Cu, B, Co, Mo đẩy mạnh sự tổng hợp diệp lục trong lá và phân giải diệp lục trong tối; B và các nguyên tố khác tăng cường sự tổng hợp Gluxit, làm cho sự tổng hợp và vận chuyển xacaro và các gluxit khác thuận lợi hơn; Mn, Zn, Cu, Mo làm tăng độ hô hấp và tốc độ của quá trình ôxi hóa khử [82],[83],[84].
  • 41. 28 Bón kết hợp NPK và MgSO4, tăng năng suất, chất lượng chè từ 1,5 - 2 lần. Đối với giống chè Shan Chất Tiền (giai đoạn chè kiến thiết cơ bản) bón bổ sung 50 kg MgSO4/ha và giống chè LDP1 (giai đoạn chè kinh doanh) bón bổ sung 50 kg MgSO4/ha cho kết quả tối ưu nhất (Hà Thị Thanh Đoàn, 2008) [36]. Hiện nay phân vi lượng đang bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong sả n xuấ t nông nghiệp, có khả năng tiềm tàng góp phần đẩy mạnh sự phát triển của ngành trồng trọt và chăn nuôi. Song việc nghiên cứu và sử dụng phân vi lượng cho chè còn rất ít. Ở Xrilanca đã nghiên cứu và sử dụng kẽm sunfat hoặc axit kẽm để phun lên lá, hoặc bón borat phối hợp với N, P, K cho chè ở những nơi xác định có hiện tượng thiếu kẽm và bo. Kết quả nghiên cứu của Tranturia (1973) cho thấy bón N, P, K phối hợp với 5 kg Zn và 5 kg B, cho 1 ha, làm tăng phẩm chất của chè nguyên liệu... Ở Việt Nam bước đầu đang nghiên cứu ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng như Zn, B, Mo, Mn, Cu, đối với sự sinh trưởng và phát dục của chè, hoặc dùng H3BO4 (0,02%) phun phối hợp với urê (2%) để trừ sâu và thúc sinh trưởng cho chè càng cho kết quả tốt [38]. 1.5. Nghiên cứu về phân bón vi sinh trên thế giới và Việt Nam 1.5.1. Vai trò, thành phần của vi sinh vật 1.5.1.1. Vai trò vi sinh vật đất trong hệ sinh thái nông nghiệp bền vững - Vi sinh vật sống trong đất và trong nước tham gia tích cực vào quá trình phân giải các xác hữu cơ biến chúng thành CO2 và các hợp chất vô cơ khác cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. - Vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất khó tan chứa P, K, S và tạo ra các vòng tuần hoàn trong tự nhiên. - Tăng cường sự phân giải các hợp chất hữu cơ trong đất góp phần hình thành chất mùn trong đất để tăng độ phì trong đất - Vi sinh vật tham gia tích cực vào việc phân giải các phế phẩm công nghiệp, phế thải đô thị, phế thải công nghiệp cho nên có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường [30],[31].
  • 42. 29 1.5.1.2. Thành phần Trong đất có rất nhiều vi sinh vật. Chúng được xếp vào 5 nhóm chính: nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn, tảo và nguyên sinh động vật (protozoa) [33]. * Nhóm nấm: thường gặp các chi Penicillium, Aspergillus, Trichoderma, Chaetomium, Alternaria, Rhizoctonia, Verticillium… * Nhóm xạ khuẩn: thường gặp là các Streptomyces, có nhiều loại có khả năng tiết ra kháng sinh chống lại sự phát triển các loài vi sinh vật khác. * Nhóm vi khuẩn: nhóm này rất đa dạng và giữ những vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa vật chất trong đất. Tùy theo vai trò của chúng có thể phân ra làm các tiểu nhóm: - Vi khuẩn hiếu khí (aerobic bacteria): có nhiều ở những nơi đất cao ráo, thoáng khí. - Vi khuẩn kỵ khí hay yếm khí (anaerobic bacteria): thường xuất hiện nhiều trong đất ngập nước. - Vi khuẩn phân hủy xelluloza: thườ ng gặ p là Clostridium, Myrothecium, Cellulomonas... - Vi khuẩn hoá ammon (ammonifer): phân hủy N hữu cơ thành ammonium (CH4) như: Pseudomonas, Bacillus, Clostridium, Serratia, Micrococcus, Achromobacter... - Vi khuẩn hóa nitrate: giữ vai trò chuyển biến NH4 + thành NO3 - bằng cách cung cấp ôxy cho NH4. Quá trình này xảy ra qua hai giai đoạn do 2 tiểu nhóm: + Vi khuẩn oxid hóa ammon (ammonia oxidizer): chuyển biến NH4 thành NO2 (nitrite), gồm có các chi Nitrosomonas, Nitrosococcus, Nitrosospira, Nitrosocystis và Nitrosogloea. + Vi khuẩn oxi hóa nitrite (nitrite oxidizer): oxi hóa NO2 (nitrite) thành NO3 (nitrate), gồm có 2 chi Nitrobacter và Nitrocystis. - Vi khuẩn khử N (denitrifier): giữ vai trò khử ôxy của NO3 để chuyển thành N2.
  • 43. 30 - Vi khuẩn cố định N (nitrogen fixer): cố định N của khí quyển. Có thể là vi khuẩn cộng sinh như: Rhizobium hoặc không cộng sinh như: Nitrobacter, Clostridium, Azospirillum. 1.5.2. Nghiên cứu về các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải xelluloza 1.5.2.1. Sự phân giải xelluloza * Xelluloza trong tự nhiên Xelluloza là thành phần chủ yếu của màng tế bào thực vật. Ở cây bông, xelluloza chiếm tới 90% trọng lượng khô, ở các loại cây gỗ nói chung xelluloza chiếm 40 - 50% [73]. Hàng ngày, hàng giờ, một lượng lớn xelluloza được tích luỹ lại trong đất do các sản phẩm tổng hợp của thực vật thải ra, cây cối chết đi, cành lá rụng xuống. Một phần không nhỏ do con người thải ra dưới dạng rác, giấy vụn, phôi bào, mùn cưa .... Nếu không có quá trình phân giải của vi sinh vật thì lượng chất hữu cơ khổng lồ này sẽ tràn ngập trái đất. Xelluloza có cấu tạo dạng sợi, có cấu trúc phân tử là 1 polimer mạch thẳng, mỗi đơn vị là một disaccarrit gọi là xellobioza. Xellobioza có cấu trúc từ 2 phân tử D - glucoza. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3 rất phức tạp thành cấu trúc dạng lớp gắn với nhau bằng lực liên kết hydro. Lực liên kết hydro trùng hợp nhiều lần nên rất bền vững, bởi vậy xelluloza là hợp chất khó phân giải [65]. * Cơ chế của quá trình phân giải xelluloza nhờ vi sinh vật Xelluloza là một cơ chất không hoà tan, khó phân giải. Bởi vậy vi sinh vật phân huỷ xelluloza phải có một hệ enzym gọi là hệ enzym xellulaza bao gồm 4 enzym khác nhau. Enzym thứ nhất có tác dụng cắt đứt liên kết hydro, biến dạng xelluloza tự nhiên có cấu hình không gian thành dạng xelluloza vô định hình, enzym này gọi là xenlobiohydrolaza. Enzym thứ hai là Endoglucanaza có khả năng cắt đứt các liên kết  - 1,4 bên trong phân tử tạo thành những chuỗi dài. Enzym thứ 3 là Exo - gluconaza tiến hành phân giải các chuỗi trên thành disaccarit gọi là xellobioza [33].
  • 44. 31 1.5.2.2. Một số chủng vi sinh vật có khả năng phân giải xelluloza * Nhóm vi khuẩn Nhóm vi khuẩn là nhóm vi sinh vật được nghiên cứu nhiều nhất từ khoảng thế kỷ 19 đến nay. Các nhà khoa học đã phân lập được một số chủng vi sinh vật có khả năng phân giải xelluloza từ phân và dạ cỏ của động vật nhai lại. Đầu thế kỷ 20, người ta phân lập được các nhóm vi khuẩn hiếu khí phân giải xelluloza. Trong môi trường có độ ẩm cao thường làm tăng khả năng phân giải xelluloza và hemixelluloza của các nhóm vi khuẩn, nhưng chủ yếu là các nhóm vi khuẩn hiếu khí [32]. Một số nhóm vi khuẩn có khả năng phân giải Xelluloza: - Pseudomonas - Bacillus - Cellulomonas - Vibrio - Cellvibro - Rumicocus falvefeciens Trong thực tế, người ta thấy chi Pseudomonas và Bacillus thuộc nhóm hiếu khí là các chi có tần suất phân lập được cao nhất. Ngoài ra còn có các chi kị khí phân lập được trong dạ cỏ của động vật nhai lại như Rumicocus falvefecien, R. albus. * Nhóm xạ khuẩn Xạ khuẩn là một nhóm vi khuẩn đặc biệt, tế bào đặc trưng bởi sự phân nhánh, hệ sợi chia thành khuẩn ty cơ chất và khuẩn ty khí sinh, bào tử bắn, thường có mặt quanh năm trong các loại đất [29]. Một số nhóm xạ khuẩn phân giải xelluloza: - Actinomyces - Streptomyces
  • 45. 32 - Thermoactinomyces - Micromonospora - Proactinomyces * Nhóm nấm Có nhiều loài nấm phân giải xelluloza mạnh nhưng phần lớn chúng thường phân hủy xelluloza khi nhiệt độ cao và ở nhiệt độ 20 – 30o C, pH trong khoảng từ 3,5 - 6,6. Vì vậy, chúng thường phân hủy xelluloza ở giai đoạn cuối của bể ủ, khi nhiệt độ bể ủ lạnh đi. Một số nhóm nấm có khả năng phân giải xelluloza: - Trichoderma viride - Penicillium pinophinum - T. Reesei - Fusarium solani Thông thường trong các nhóm vi sinh vật chuyển hóa xelluloza và Ligno xelluloza là các loài Aspegillus Niger, Trichoderma reesei, Aspegillus sp., Penicillium sp., Paeceilomyces sp., Trichurus spiralis, Chetomium sp., 1.5.3. Tình hình nghiên cứu về phân bón vi sinh vật trên thế giới và Việt Nam 1.5.3.1. Giới thiệu chung về phân bón vi sinh vật Vi sinh vật là một thành phần của hệ thống sinh học đất. Cùng với chất hữu cơ, vi sinh vật sống trong đất, nước và vùng rễ cây có vai trò quan trọng trong các mối quan hệ giữa cây và đất trồng. Hầu như mọi quá trình xảy ra trong đất đều có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của vi sinh vật. Vi sinh vật là một yếu tố sinh học có ý nghĩa của hệ thống dinh dưỡng cây trồng (Phạm Văn Toản, 2013). Tại nhiều quốc gia trên thế giới, phân bón VSV được hiểu là các sản phẩm chứa các VSV tồn tại dưới dạng tế bào dinh dưỡng hoặc tiềm sinh thuộc các nhóm VSV có khả năng cố dịnh nitơ, phân giải chất
  • 46. 33 phospho khó tan, sinh hoạt chất kích thích sinh trưởng thực vật...sử dụng để chủng vào đất và cây trồng. Theo tiêu chuẩn Việt Nam năm 1996: “Phân VSV là sản phẩm chứa các vi sinh vật sống, đã được tuyển chọn có mật độ phù hợp với tiêu chuẩn ban hành, thông qua các hoạt động sống của chúng tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng được hay các chất sinh học, góp phần nâng cao năng suất (hoặc) chất lượng nông sản. Phân VSV phải đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến người, động, thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản”. Theo công nghệ sản xuất có thể chia phân vi sinh thành hai loại như sau: - Phân vi sinh trên nền chất mang khử trùng có mật độ vi sinh hữu ích >109 CFU/g(ml) và mật độ VSV tạp nhiễm thấp hơn 1/1.000 so với VSV hữu ích. Phân bón dạng này tạo thành trên cơ sở chủng sinh khối VSV sống đã qua tuyển chọn vào cơ chất đã được xử lý vô trùng bằng các phương pháp khác nhau. Phân bón VSV trên nền chất mang khử trùng được sử dụng dưới dạng chủng hạt, hồ rễ hoặc tưới phủ với liều lượng 1 - 1,5 kg hoặc lít/ha. - Phân vi sinh trên nền chất mang không khử trùng được sản xuất bằng cách tẩm nhiễm trực tiếp sinh khối vi sinh vật sống đã qua tuyển chọn vào cơ chất không thông qua công đoạn khử trùng. Phân bón dạng này có mật độ VSV hữu ích >106 CFU/g(ml) và được sử dụng từ vài trăm đến hàng ngàn kg (lít) /ha. 1.5.3.2. Nghiên cứu phân bón vi sinh vật trên thế giới Dựa trên cơ sở tính năng tác dụng của các VSV chứa trong phân bón, phân bón vi sinh vật còn được gọi dưới các tên: phân vi sinh vật cố định nitơ, phân vi sinh vật phân giải hợp chất phospho khó tan, phân VSV kích thích, điều hòa sinh trưởng thực vật và phân VSV chức năng. Tuy nhiên hiện nay các nghiên cứu cũng như sử dụng loại chế phẩm vi sinh vật trên các loại cây trồng nói chung và cây chè nói riêng còn chưa nhiều [75].
  • 47. 34 * Phân vi sinh vật cố định nitơ Có nhiều loài vi sinh vật có khả năng cố định N từ không khí. Đáng chú ý có các loài: tảo lam (Cyanobacterium), Atozobacter, Rhyzobium, xạ khuẩn Actinomyces, Klebsiella... Tại Trung Quốc phân bón vi sinh vật cố định đạm làm tăng năng suất cây trồng từ 7 – 15%, tiết kiệm 20% phân khoáng, phân vi sinh vật phân giải lân. Tăng năng suất cây trồng 5 – 30% (Theo Linmin P. J, 2001 ). * Phân vi sinh vật hoà tan lân Trong đất thường tồn tại một nhóm vi sinh vật có khả năng hoà tan lân. Nhóm vi sinh vật này được các nhà khoa học đặt tên cho là nhóm hoà tan lân, các nước nói tiếng Anh đặt tên cho nhóm này là PSM - phosphate solubilizing microorganisms. Nhóm hoà tan lân bao gồm: Aspergillus niger, một số loài thuộc các chi vi khuẩn Pseudomonas, Bacillus, Micrococens. Nhóm vi sinh vật này dễ dàng nuôi cấy trên môi trường nhân tạo. Nhiều nơi người ta đã đưa trộn sinh khối hoặc bào tử các loại vi sinh vật hoà tan lân sau khi nuôi cấy và nhân lên trong phòng thí nghiệm, với bột phosphorit hoặc apatit rồi bón cho cây. Sử dụng các chế phẩm vi sinh vật hòa tan lân đem lại hiệu quả cao ở những vùng đất cây bị thiếu lân [71]. Một số loài vi sinh vật sống cộng sinh trên rễ cây có khả năng hút lân để cung cấp cho cây. Trong số này, đáng kể là loài VA mycorrhiza. Loài này có thể hoà tan phosphat sắt trong đất để cung cấp lân cho cây. Ngoài ra loài này còn có khả năng huy động các nguyên tố Cu, Zn, Fe… cho cây trồng. Nhiều nơi người ta sử dụng VA mycorrhiza đã làm tăng năng suất cam, chanh, táo, cà phê… Nuôi cấy VA mycorrhiza trên môi trường nhân tạo rất khó. Vì vậy hiện nay các chế phẩm có chứa VA mycorrhiza chỉ có bán rất hạn chế trên thị trường phân bón Mỹ.
  • 48. 35 * Phân chứa vi sinh vật kích thích tăng trưởng cây: gồm một nhóm nhiều loài vi sinh vật khác nhau, trong đó có vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn... Nhóm này được các nhà khoa học phân lập ra từ tập đoàn vi sinh vật đất. * Chế phẩm EM Chế phẩm EM do Giáo sư Teuro Higa, Trường đại học Tổng hợp Ryukyus, Okinawa sáng chế và được áp dụng vào thực tiễn từ năm 1980 [131]. Chế phẩm được chính thức đưa vào Việt Nam từ tháng 4 năm 1997. Tại Nhật Bản, EM (Effective Microorganisms) được áp dụng thực tiễn vào đầu năm 1980 sau 15 năm nghiên cứu. Chế phẩm đầu tiên ở dạng dung dịch, bao gồm 80 loài vi khuẩn từ 10 loại được phân lập từ Okinawa và các vùng khác nhau của Nhật Bản. Sau đó, EM được sản xuất và sử dụng ở trên 40 nước trên thế giới [130]. Các nghiên cứu, áp dụng công nghệ EM đã đạt được kết quả tố t trong các lĩnh vực xử lý môi trường, chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến phân bón vi sinh cho cây trồng.... Qua các báo cáo khoa học tại các Hội nghị Quốc tế về công nghệ EM cho thấy công nghệ EM có thể gia tăng cân bằng sinh quyển, tính đa dạng của đất nông nghiệp, tăng chất lượng đất, khả năng sinh trưởng, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Vì thế, các nước trên thế giới đón nhận EM như một giải pháp để đảm bảo cho một nền nông nghiệp phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Nhiều nhà máy, xưởng sản xuất EM đã được xây dựng ở nhiều nước trên thế giới và đã sản xuất được hàng ngàn tấn EM mỗi năm như: Trung Quốc, Thái Lan (hơn 1000 tấn/năm), Myanmar, Nhật Bản, Brazil (khoảng 1.200 tấn/năm), Srilanca, Nepal, Indonesia (khoảng 50 - 60 tấn/năm) [130], [131], [132]. Theo Ahmad R. T. và cộng sự (1993) [82], sử dụng EM cho các cây trồng như lúa, lúa mì, bông, ngô và rau ở Pakistan làm tăng năng suất các cây trồng. Năng suất lúa tăng 9,5%, bông tăng 27,7%. Đặc biệt, bón kết hợp EM-2 và EM-4 cho ngô làm tăng năng suất lên rõ rệt. Bón EM-4 cho lúa, mía và rau đã làm tăng hàm lượng chất dễ tiêu ở trong đất. Hàm lượng đạm dễ tiêu tăng 2,2% khi bón kết hợp NPK + EM-4 (Zacharia P. P., 1993) [131].
  • 49. 36 Theo kết quả nghiên cứu của Yamada K. và cộng sự (1996) [130], EM Bokashi có độ pH là 5,5 và chứa 4,3 mg S, 900 mg N dễ tiêu dưới dạng NH4, 10 mg P2O5. Hiệu lực của EM Bokashi đến hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất và sinh trưởng phát triển của cây trồng do các yếu tố tạo nên là nguồn hữu cơ, nguồn vi sinh vật hữu hiệu và các chất đồng hoá có trong EM. Milagrosa S. P. và cộ ng s ự (1996) [111] cho rằng, bón riêng biệt Bokashi (2000 kg/ha) hoặc EM -1 (10 lít/ha với nồng độ 1/500) cho khoai tây đã hạn chế được bệnh héo xanh vi khuẩn Pseudomonas solanacearum. Năng suất khoai tây ở trường hợp bón riêng Bokashi cao hơn so với bón riêng EM- 1. Bón kết hợp Bokashi và EM-1 làm tăng kích củ so với bón phân gà + NPK. Sử dụng EM cho lúa, khoai lang và ớt đã làm tăng năng suất và hàm lượng các chất dinh dưỡng trong như P2O5, Ca, Mg (Jamal T. và cộng sự, 1997; Lee K. H., 1991) [`108], [110]. Theo Sopit V. (2006) [121], ở vùng đông bắc Thái Lan, bón riêng Bokashi cho ngô ngọt, năng suất tăng 16% so với đối chứng, thấp hơn nhiều so với bón NPK (15:15:15), nhưng giá phân NPK đắt gấp 10 lần so với Bokashi. Hơn nữa, giá phân hoá học cao và lợi ích trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho người nông dân, đặc biệt đối với người nông dân nghèo là chủ của những mảnh đất cằn cỗi thì việc ứng dụng công nghệ EM là rất hữu ích. Kết quả thí nghiệm của Christian Bruns và Christian Schuler (2000) cũng cho thấy nếu phân hữu cơ (làm từ phân người, gia súc và cây xanh) có bổ sung thêm Bacillus Subtilus, Lactobaccillus Rhammossus, Bacillus Polymyxa bón cho chè thì chất hòa tan trong chè tăng từ 47,31% (chỉ bón phân hữu cơ) lên 51,01% (bón phân hữu cơ vi sinh). Các thực nghiệm của Karthikeyan và cộng sự (2005) ở vùng Assam - Ấn Độ, Vân Nam - Trung Quốc, Java - Inđonêsia khẳng định hiệu quả phối trộn giữa phân bón hữu cơ với Mycorrhiza, Trichoderma (tạo phân hữu cơ vi sinh) làm tăng năng suất chè 12 - 16% so với chỉ sử dụng riêng phân hữu cơ.