SlideShare a Scribd company logo
1 of 62
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KHAI THÁC
VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN HẢI DƯƠNG ( HAMICO ).................................2
1.1. Giới thiệu công ty: .......................................................................................................2
1.1.1. Giới thiệu khái quát về HAMICO: ........................................................................2
1.1.2. Những thông tin chung về HAMICO:...................................................................2
1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển:.........................................................................3
1.1.4. Cơ cấu tổ chức và sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý: ................................................4
1.2. Lĩnh vực hoạt động ......................................................................................................5
1.2.1. Ngành nghề kinh doanh ...........................................................................................5
1.2.2. Chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường...........................................................6
1.2.3. Sản phẩm...................................................................................................................6
1.3. Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây ......................................................6
1.4. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư tại Công ty .7
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CỦA CTCP KHAI THÁC VÀ CHẾ
BIẾN KHOÁNG SẢN HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2012-2016............................ 11
2.1. Nhu cầu về vốn đầu tư và thực tế huy động vốn đầu tư tại HAMICO trong giai
đoạn 2012-2016 ................................................................................................................ 11
2.1.1. Mục tiêu của Công ty ............................................................................................ 11
2.1.2. Nhu cầu về vốn đầu tư .......................................................................................... 11
2.1.3. Thực tế huy động vốn đầu tư tại HAMICO ....................................................... 11
2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016................... 15
2.2.1. Đầu tư phát triển nâng cao năng lực khai thác đá.............................................. 16
2.2.2. Đầu tư phát triển nâng cao năng lực chế biến đá............................................... 19
2.2.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực ........................................................................ 22
2.2.4. Đầu tư cho hoạt động marketing.......................................................................... 28
2.3. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển tại HAMICO ............................................. 30
2.3.1.Những kết quả đạt được......................................................................................... 30
2.3.2. Hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển........................................................... 37
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7
2.3.3. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân ....................................................... 43
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC ĐẦU TƯ CỦA CTCP KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN
HẢI DƯƠNG (HAMICO) ............................................................................................ 49
3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển của HAMICO .......................................... 49
3.2.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.................................................. 50
3.2.1.Nguồn vốn đầu tư ................................................................................................... 50
3.2.2.Nâng cao hiệu quả đầu tư khai thác đá ................................................................ 52
3.2.3.Nâng cao hiệu quả đầu tư chế biến đá.................................................................. 53
3.2.4.Đầu tư phát triển nguồn nhân lực ......................................................................... 53
3.2.5.Đầu tư hoạt động marketing .................................................................................. 55
3.3.Một số kiến nghị với Nhà nước................................................................................ 56
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 59
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1.1: Doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2012 – 2015.........................................7
Bảng 2.1. Quy mô vốn đầu tư phát triển của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016....... 13
Bảng 2.2. Nguồn vốn đầu phát triển của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016.............. 15
Bảng 2.3. Nguồn vốn đầu tư phát triển theo nội dung đầu tư của HAMICO giai
đoạn 2012 - 2016.............................................................................................................. 16
Bảng 2.4. Máy móc, thiết bị cơ bản của HAMICO tính đến hết năm 2015.............. 17
Bảng 2.5. Nguồn vốn đầu tư phát triển của HAMICO dành cho hoạt động khai thác
đá giai đoạn 2012 - 2016 ................................................................................................. 18
Bảng 2.6. Thống kê dây chuyền phục vụ chế biến đá của HAMICO đến hết năm
2015.................................................................................................................................... 20
Bảng 2.7. Nguồn vốn đầu tư phát triển của HAMICO dành cho hoạt động chế biến
đá giai đoạn 2012 - 2016 ................................................................................................. 21
Bảng 2.8. Quy mô vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực của HAMICO giai đoạn
2012 - 2016........................................................................................................................ 24
Bảng 2.9. Nguồn vốn đầu tư cho hoạt động marketing của HAMICO giai đoạn 2012
- 2016 ................................................................................................................................. 29
Bảng 2.10. Ngân sách đầu tư dành cho hoạt động marketing của HAMICO giai
đoạn 2012 - 2016.............................................................................................................. 30
Bảng 2.11. Tài sản cố định huy động của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016............ 31
Bảng 2.12. Năng lực sản xuất tăng thêm của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016...... 32
Bảng 2.13. Năng suất lao động bình quân của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016.... 33
Bảng 2.14. Cơ cấu nhân lực của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016........................... 34
Bảng 2.15. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016... 38
Bảng 2.16. Doanh thu tăng thêm so với vốn đầu tư của HAMICO giai đoạn 2012 -
2016.................................................................................................................................... 39
Bảng 2.17. Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016......... 40
Bảng 2.18. Thu nhập người lao động của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016............ 41
Bảng 2.19. Các khoảng nộp ngân sách Nhà nước của HAMICO giai đoạn 2012 -
2016.................................................................................................................................... 43
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 1
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp khai thác mỏ luôn giữ vai trò rất quan trọng trong sự
phát triển và xây dựng của đất nước ta. Khai thác và chế biến khoáng sản phục vụ
cho các nhu cầu của nhiều ngành công nghiệp quan trọng trong đó có ngành xây
dựng. Để tạo ra những công trình kiến trúc, cầu cống, đường xá ... nhằm tạo nền
tảng phát triển cho các lĩnh vực kinh tế khác thì nhu cầu về vật liệu xây dựng là rất
lớn. Một trong những nguyên vật liệu đầu vào quan trọng cấu thành trong quá trình
đầu tư xây dựng cơ bản đồng thời là đầu ra của hoạt động khai thác mỏ lộ thiên đó
chính là đá xây dựng. Hiện nay trên khu vực các tỉnh lân cận Hà Nội có rất nhiều
đơn vị tham gia vào quá trình sản xuất loại vật liệu này trong đó có Công ty cổ phần
khai thác và chế biến khoáng sản Hải Dương ( HAMICO ).
Với gần 60 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, đến nay Công ty là
một trong những thương hiệu được nhiều nhà thầu, nhà đầu tư tin dùng sản phẩm
của Công ty để phục vụ cho các công trình lớn, yêu cầu khắt khe về chất lượng và
tiến độ phục vụ. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác mỏ thì
hoạt động đầu tư, tài nguyên và nhân lực là 3 nhân tố quan trọng tạo nên sự thành
công của doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư nắm vai trò quan trọng trong việc nâng
cao hiệu quả hoạt động của Công ty, có tác động to lớn đến các hoạt động khác của
doanh nghiệp, quyết định đầu tư có tính chất chiến lược ảnh hưởng đến sự phát triển
của Công ty, đây cũng là hoạt động có rất nhiều vấn đề nảy sinh đòi hỏi sự nhạy bén
và khả năng đưa ra quyết định tài chính đúng đắn và kịp thời của nhà quản trị. Do
đó hoạt động đầu tư đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp.
Qua thời gian học tập tại Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân và quá trình lao
động sản xuất tại Công ty, với mong muốn giúp công ty phát triển, cải thiện hiệu
quả kinh doanh thông qua hoạt động đầu tư và phát triển, tôi chọn đề tài : “ Hoàn
thiện công tác đầu tư tại Công ty cổ phần khai thác và chế biến khoáng sản Hải
Dương” để làm báo cáo thực tập tốt nghiệp. Báo cáo chuyên đề gồm có các nội
dung chính sau:
CHƯƠNG I: Giới thiệu khái quát về HAMICO.
CHƯƠNG II: Thực trạng hoạt động đầu tư của CTCP khai thác và chế biến
khoáng sản Hải Dương giai đoạn 2012 – 2016.
CHƯƠNG III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đầu
tư của CTCP khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương.
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 2
CHƯƠNG I:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KHAI THÁC VÀ CHẾ
BIẾN KHOÁNG SẢN HẢI DƯƠNG ( HAMICO ).
1.1. Giới thiệu công ty:
1.1.1. Giới thiệu khái quát về HAMICO:
Công ty cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương tiền thân là Mỏ
đá vôi Thống Nhất Hải Hưng được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1958. Đến
năm 1997 được đổi tên là Công ty khai thác, chế biến đá và khoáng sản Hải Dương.
Tháng 7 năm 2003 thực hiện cổ phần hóa - chuyển Doanh nghiệp Nhà nước
Công ty khai thác, chế biến đá và khoáng sản Hải Dương thành Công ty cổ phần
khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương theo Quyết định 2740/QĐ-UB ngày
04/07/2003 của tỉnh Hải Dương.
1.1.2. Những thông tin chung về HAMICO:
CTCP khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương (HAMICO) được thành lập
theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0800282498 do Sở Kế hoạch và
đầu tư tỉnh Hải Dương cấp, đăng ký lần đầu ngày 18/07/2003. Hiện nay Công ty
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 3
đang hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 7
ngày 30 tháng 9 năm 2015.
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần, vốn điều lệ của
Công ty là 11.449.400.000 đồng, tổng số cổ phần là 1.144.940 cổ phần, mệnh giá là
10.000 đồng/cổ phần.
Chủ sở hữu của Công ty là Công ty Cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang
và các cổ đông cá nhân khác.
Tên giao dịch: Công ty cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương. (
Hai Duong mineral eineal processing joint stock company).
Tên viết tắt: HAMICO.
Trụ sở chính: Khu 2, thị trấn Phú Thứ, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
Điện thoại : 0320.3821279; 3821338.
Fax: 0320.3821557
1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương (HAMICO), tiền
thân là Mỏ đá vôi Thống Nhất Hải Hưng được thành lập và đi vào hoạt động từ năm
1958 nhằm đáp ứng nhu cầu về vật liệu xây dựng cho công cuộc kiến thiết, phục hồi
đất nước. Mỏ đá vôi Thống Nhất ban đầu được thành lập trên cơ sở công trường
khai thác đá Trại Sơn, sau đó mở rộng một số công trường khai thác đá nhỏ ở Kinh
Môn là Phúc Sơn, Lỗ Sơn, Duyên Linh và một phân xưởng sản xuất đá vôi.
Nhiệm vụ của mỏ là khai thác nguồn đá vôi, đá Đô-lô-mít khu vực Nhị
Chiểu và sản xuất vôi cho nhu cầu xây dựng, giao thông, thủy lợi của Nhà nước để
thực hiện sự nghiệp xây dựng miền Bắc XHCN và giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước. Đến nay, Công ty đã trải qua 3 giai đoạn phát triển.
- Giai đoạn thứ nhất (1958 - 1997), trong giai đoạn này Công ty có tên gọi là
Mỏ đá vôi Thống Nhất Hải Hưng. Trong giai đoạn đầu mới thành lập, mỏ chủ yếu
sử dụng lao động thủ công, trang thiết bị thô sơ, kỹ thuật lạc hậu, nên đã gặp rất
nhiều khó khăn trong sản xuất, năng suất lao động thấp.
- Giai đoạn phát triển thứ hai (1997 - 2003), trên cơ sở phát triển của mỏ đá,
năm 1997 mỏ đá được UBND tỉnh Hải Dương quyết định đổi thành Công ty khai
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 4
thác, chế biến đá và khoáng sản Hải Dương. Với việc trở thành một công ty trực
thuộc nhà nước từ tiền thân là mỏ đá, đây là bước chuyển mình lớn của Công ty.
- Giai đoạn phát triển thứ ba (2003 - nay) thực hiện theo Quyết định
2740/QĐ-UB ngày 04/07/2003 của UBND tỉnh Hải Dương, Công ty đã thực hiện cổ
phần hóa - chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty khai thác, chế biến đá và
khoáng sản Hải Dương thành CTCP khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương. Từ
đây, Công ty đã có quyền tự chủ, tự đưa ra các quyết định, hoạt động của công ty
trở nên linh hoạt, nhạy bén hơn với thị trường.
1.1.4. Cơ cấu tổ chức và sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:
Cơ cấu tổ chức của Công ty được chia làm hai bộ phận chính:
Bộ phận thứ nhất, là bộ phận quản lý chung, bao gồm giám đốc và các phòng
ban, thực hiện việc sắp xếp, quản lý hoạt động của toàn bộ công ty, đưa ra các kế
hoạch hoạt động và giám sát việc thực hiện, giao dịch với khách hàng và mở rộng
thì trường,…
Bộ phận thứ hai, là bộ phận trực tiếp sản xuất, bao gồm các đội khai thác, chế
biến đá trực tiếp tại các mỏ đá. Hiện nay Công ty có 3 đội sản xuất, tương ứng phụ
trách việc khai thác 3 mỏ đá do Công ty quản lý, với 7 dây chuyền nghiền sàng chế
biến đá. Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 5
1.2. Lĩnh vực hoạt động
1.2.1. Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của Công ty là khai thác và chế biến đá
vôi làm vật liệu xây dựng thông thường từ nguồn đá vôi tại các mỏ đá trong khu
vực Nhị Chiểu, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương để cung cấp vật liệu xây dựng
cho các công trình giao thông, xây dựng công nghiệp và xây dựng dân dụng.
Các ngành, nghề kinh doanh được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp của công ty bao gồm:
+ Khai thác, chế biến đá làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng;
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 6
+ Khai thác và chế biến đất sét;
+ Khai thác tận thu, chế biến Bauxit;
+ Khai thác cát, đất, đồi;
+ Tận thu các loại khoáng sản đi kèm trong quá trình khai thác (nếu có);
+ Sửa chữa cơ khí - điện;
+ Xây dựng công trình: dân dụng, công nghiệp, giao thông.
1.2.2. Chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường
Chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường của Công ty được thực hiện trong
thời gian không quá 12 tháng.
1.2.3. Sản phẩm
Sản phẩm chính của Công ty là các loại đá dùng cho xây dựng, từ đá làm
đường quốc lộ, làm cầu, cảng, công trình xây dựng công nghiệp đến các công trình
xây dựng dân dụng. Các loại đá được Công ty sản xuất bao gồm:
+ Đá nguyên khai (đá gốc):
+ Đá dặm 20 x 40 mm:
+ Đá dặm 10 x 20 mm:
+ Đá dặm 5 x 10 mm:
+ Đá Base:
+ Đá SuBase:
+ Các sản phẩm khác
1.3. Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây
Qua báo cáo kết quả kinh doanh thì doanh thu của Công ty liên tục tăng
trong những năm gần đây. Kết quả đó cho thấy sản lượng chế biến không ngừng
tăng lên cùng với đó là sự cải thiện về chất lượng sản phẩm. Để làm được điều này
thì Công ty luôn chú trọng hoạt động đầu tư mua sắm thiết bị, nâng cấp sửa chữa
dây chuyền sản xuất, đầu tư nâng cao năng suất lao động.
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 7
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
2012 2013 2014 2015
Doanh thu
Lợi nhuận
Biểu đồ 1.1: Doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2012 – 2015
Giai đoạn 2012-2014 doanh thu của Công ty liên tục tăng, tuy nhiên từ năm
2015 khi thị trường xây dựng trong nước có diễn biến xấu do sự khủng hoảng của
thị trường bất động sản, sự tái cấu trúc của một số ngân hàng, ... nên Công ty cũng
chịu nhiều tác động của xu thế thị trường. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2016 cũng
sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ 2015 chỉ đạt 62.625.084.160 đồng so với
115.641.221.217 đồng. Nguyên nhân là do sự biến động chung của toàn bộ ngành,
do các quy định mới về quản lý sử dụng tài nguyên nên đây là vấn đề khách quan và
ảnh hưởng không quá nghiêm trọng đến doanh nghiệp, Công ty vẫn có thể tổ chức
kinh doanh hiệu quả với chính sách giảm chi phí hợp lý đồng thời Công ty cũng
đang có định hướng mở rộng sản xuất và tăng cường thị trường mới bằng việc xúc
tiến đầu tư thêm 2 cụm máy nghiền sàng tại Thái Nguyên vào năm 2017.
1.4. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư
tại Công ty
Chính sách quản lý của Nhà nước
Chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong định
hướng đầu tư phát triển của Công ty, tạo hành lang, môi trường pháp lý lành mạnh
và định hướng cho doanh nghiệp phát triển. Để đi đến quyết định đầu tư trước hết
doanh nghiệp cần nghiên cứu xem xét chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 8
thuế, đất đai, những ưu đãi dành cho doanh nghiệp, và đặc biệt đối với Công ty là
chính sách về quản lý và sử dụng tài nguyên môi trường .v.v...
Chính sách pháp lí bao gồm các luật và các văn bản dưới luật. Mọi quy định
về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Môi trường pháp lí tạo ra sân chơi để các doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động
kinh doanh, vừa cạnh tranh vừa hợp tác lẫn nhau. Mọi định hướng, mục tiêu của
doanh nghiệp khi đưa ra đều dựa trên cơ sở các luật định của Nhà nước, các doanh
nghiệp hoạt động dưới sự định hướng của Nhà nước thông qua các luật định. Do
vậy, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp trong mỗi thời kì hoạt động nên dựa trên
quy định của các văn bản pháp luật, tuỳ theo định hướng phát triển kinh tế của đất
nước để đề ra phương hướng cho đầu tư của doanh nghiệp mình.
Hiện nay, cơ sở hạ tầng phục vụ các nhu cầu kinh tế xã hội ở nước ta đang
trong giai đoạn phát triển nhanh chóng, nhu cầu vật liệu xây dựng cơ bản là rất lớn,
do vậy Nhà nước cũng có nhiều những chính sách, những văn bản pháp luật tạo có
tính chất thông thoáng hoặc ưu tiên cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây
dựng trong nước có nhiều điều kiện để phát triển. Đây chính là một thuận lợi rất lớn
mà môi trường pháp lí mang lại cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất
vật liệu xây dựng như Công ty cổ phần khai thác và chế biến khoáng sản Hải
Dương. Tuy nhiên, chính môi trường pháp lí đôi khi vẫn còn có những hiện tượng
quan liêu, chồng chéo lên nhau cộng với sự tha hoá của một số cán bộ làm công tác
quản lí Nhà nước đã trở thành rào cản rất lớn đối với quá trình giải ngân vốn đầu tư
hoặc các quy định về quản lý sử dụng tài nguyên được áp dụng có phần máy móc
khiến doanh nghiệp không thể đẩy mạnh đầu tư phát triển năng lực khai thác nâng
cao năng suất và sản lượng chế biến. Đây chính là những điều kiện bất lợi mà môi
trường pháp lí có thể gây ra cho Công ty.
Yếu tố thị trường
Trong thị trường cạnh tranh, vấn đề đặt ra với doanh nghiệp là sản xuất sản
phẩm phải căn cứ vào nhu cầu về sản phẩm hiện tại và tương lai của thị trường. Khi
xem xét thị trường, doanh nghiệp không thể bỏ qua yếu tố cạnh tranh. Doanh
nghiệp cần phải xem xét tình hình hiện tại, dự đoán xu hướng phát triển trong tương
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 9
lai để lựa chọn phương thức đầu tư thích hợp nhằm trao ra lợi thế của doanh nghiệp
trên thị trường.
Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế, tính cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp ngày càng khốc liệt xoay quanh việc giành khách hàng- nhân tố quyết
định đến doanh thu của bất kì một doanh nghiệp nào. Hoạt động đầu tư của doanh
nghiệp phải căn cứ tình hình hiện tại của doanh nghiệp, khả năng của các đối thủ
cạnh tranh, từ đó dự đoán tương lai để chọn phương thức đầu tư phù hợp và tạo lợi
thế riêng cho doanh nghiệp.
Trong chính sách đầu tư của Công ty, đầu tư mở rộng thị trường, chế độ
chính sách thu hút khách hàng đến với sản phẩm của Công ty luôn được chú trọng
đầu tư phát triển. Đối với Công ty, việc thu hút chăm sóc khách hàng đã trở thành
nhân tố quyết định sự sống còn. Vì vậy, khách hàng chính là một nhân tố ảnh hưởng
trực tiếp đến các kế hoạch đầu tư của Công ty, là nhân tố định hướng cho việc đầu
tư phát triển của Công ty.
Vốn và khả năng tài chính của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp đều có khả năng tài chính giới hạn bao gồm nguồn vốn tự
có và nguồn vốn huy động. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng để quyết định đầu
tư của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể quyết định đầu tư vào các dự án vượt
quá khả năng tài chính của mình.
Đối với Công ty, là một doanh nghiệp nhỏ nên nguồn vốn tự có năng lực có
hạn, do vậy Công ty thường xuyên huy động nguồn vốn góp từ CBCNV, người lao
động trong Công ty mỗi khi cần thực hiện dự án đầu tư quy mô vượt quá nguồn vốn
tự có của Công ty. Kênh huy động này chỉ hiệu quả khi lợi nhuận kỳ vọng cao, độ
tin cậy của dự án đầu tư vững chắc, tức là chỉ hiệu quả khi hoạt động kinh doanh
của Công ty đạt kết quả tốt. Do đó có thể thấy khả năng đầu tư của Công ty phụ
thuộc rất lớn vào nguồn vốn tự có.
Tiến bộ khoa học kỹ thuật
Trong hoạt động đầu tư, doanh nghiệp phải chú ý đến thành tựu khoa học,
công nghệ để hiện đại hóa trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm. Sự tiến bộ
khoa học, công nghệ đòi hỏi doanh nghiệp phải chấp nhận mạo hiểm. Nếu không,
doanh nghiệp sẽ bị tụt hậu và sẽ bị loại ra khỏi thị trường.
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 10
Sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật có thể là cơ hội cũng có thể là nguy cơ đe
dọa đối với sự đầu tư của Công ty. Tính toán được mức độ phát triển của khoa học
công nghệ ảnh hưởng đến việc lựa chọn trang thiết bị, phương pháp khấu hao tài
sản cố định, chất lượng và giá thành sản phẩm... Cùng với thời gian và sự phát triển
mạnh mẽ của nền khoa học kĩ thuật hiện đại, cơ sở vật chất của Công ty cũng ngày
càng bị mài mòn, hỏng hóc hoặc không phù hợp để chế tạo ra các sản phẩm phù hợp
với nhu cầu của thời đại. Do đó, muốn mở rộng sản xuất và hiện đại hoá sản phẩm
của mình thì trong chiến lược đầu tư Công ty phải chú trọng cả việc hiện đại hoá và
mở rộng cơ sở vật chất kĩ thuật phù hợp với định hướng sản xuất kinh doanh.
Lực lượng lao động bên trong Công ty và đặc điểm về quản trị doanh nghiệp
Do sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ sản xuất, nhân tố con người ngày
càng trở nên quan trọng, là nhân tố đảm bảo sự thành công của đơn vị. Các doanh
nghiệp muốn thành công thì cùng với sự đầu tư về máy móc thì doanh nghiệp cũng
cần phải đầu tư cho yếu tố con người. Trong bất cứ thời đại nào thì nhân tố con
người cũng luôn là nhân tố quan trọng nhất trong mỗi khâu sản xuất. Đặc biệt trong
thời đại ngày nay, khi công nghệ khoa học kĩ thuật ngày càng hiện đại thì việc nâng
cao trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ nhân lực cho phù hợp với trang thiết bị hiện
đại trong mỗi doanh nghiệp càng trở lên quan trọng hơn hết. Do đó, trong chiến
lược đầu tư của bất kì một doanh nghiệp nào, nhân tố con người cũng phải được đưa
lên hàng đầu. Cùng với các biện pháp đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ của cán
bộ công nhân viên tại Công ty thì cũng cần phải xây dựng các chính sách, đề ra các
biện pháp thu hút nhân tài cho sự phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Công
ty cũng cần có các chính sách đãi ngộ , thưởng phạt rõ ràng đối với người lao động
để họ gắn bó và đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của Công ty.
Đội ngũ các nhà quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cấp cao lãnh đạo
doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự thành đạt của doanh nghiệp. Các nhà
quản trị là người hoạch định chính sách, chiến lược phát triển cho doanh nghiệp
trong từng thời kì khác nhau, do vậy phẩm chất và năng lực của các nhà quản trị có
vai trò quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào phần lớn đặc điểm quản trị doanh nghiệp
của các nhà quản trị.
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 11
CHƯƠNG II:
TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CỦA CTCP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG
SẢN HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2012-2016
2.1. Nhu cầu về vốn đầu tư và thực tế huy động vốn đầu tư tại HAMICO
trong giai đoạn 2012-2016
2.1.1. Mục tiêu của Công ty
Mục tiêu cụ thể mà Công ty đặt ra trong giai đoạn 2012 – 2016:
+ Về sản lượng, đến năm 2016 đạt sản lượng khai thác, chế biến trên 1,5
triệu tấn đá các loại.
+ Doanh thu hàng năm trong giai đoạn 2012 - 2016 tăng 10% mỗi năm, lợi
nhuận sau thuế tăng hàng năm 5%.
+ Thu nhập bình quân người lao động phấn đấu tăng thêm 10%/năm.
+ Mục tiêu về đầu tư: đầu tư có trọng tâm, không đầu tư dàn trải mà đầu tư
theo thứ tự ưu tiên đúng với nhu cầu thực tiễn của Công ty. Đầu tư phải đảm bảo
cho phát triển bền vững, không đầu tư nóng, đầu tư quá nhiều để khai thác tài
nguyên một cách nhanh chóng. Ưu tiên cho hoạt động đầu tư cải tạo, nâng cấp máy
móc trang thiết bị nhằm tiết kiệm chi phí, lựa chọn những công nghệ tiên tiến, có
năng suất và mức độ tự động hóa cao. Đầu tư với quy mô hợp lý để tiết kiệm vốn và
tài nguyên, vật liệu, nhiên liệu.
2.1.2. Nhu cầu về vốn đầu tư
Tổng số vốn đầu tư của cả giai đoạn là 28,90 tỷ đồng, bình quân 5,78 tỷ
đồng/năm. Vấn đề đặt ra là để đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư thì phải phát huy nội
lực, khai thác tối đa các điều kiện cho phép. Công ty chủ trương huy động sử dụng
tối đa nguồn vốn tự có, rồi sau đó là huy động từ CBCNV trong Công ty nhằm đáp
ứng nhu cầu về vốn.
2.1.3. Thực tế huy động vốn đầu tư tại HAMICO
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động đầu tư phát
triển trong doanh nghiệp nói riêng, thì các doanh nghiệp cần phải có vốn. Vốn cùng với
lao động và tài nguyên là ba thành phần quan trọng nhất của bất kì hoạt động đầu tư
nào, nhất là đối với hoạt động đầu tư khai thác mỏ của Công ty. Đó là một nhân tố tổng
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 12
hợp, phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp
có thể huy động vào kinh doanh; khả năng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn
vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh.
Chính vì thế, doanh nghiệp cần phải có các biện pháp tài chính cần thiết cho
việc huy động và sử dụng các nguồn vốn nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh
cũng như đầu tư được tiến hành liên tục và có hiệu quả.
2.1.3.1. Quy mô vốn huy động đầu tư giai đoạn 2012-2016
Vốn giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản suất kinh doanh của bất
kỳ doanh nghiệp nào. Vốn là nhân tố chủ chốt quyết định tới quy mô của hoạt động
đầu tư, nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp, là sự đánh giá về hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Quy mô vốn đầu tư càng lớn thì chứng tỏ quy mô hoạt
động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp càng lớn.
Những năm trở lại đây, khi nền kinh tế Việt Nam đang trên con đường tiến
lên nền kinh tế thị trường, tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang trở nên
ngày càng khốc liệt, trong khi đó nhu cầu thị trường biến đổi không ngừng. Ở thời
điểm hiện nay, khi mà tình hình kinh tế nói chung và trong lĩnh vực xây dựng (thị
trường ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu Công ty) nói riêng đang gặp khó khăn,
gây tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, thì Công ty lại
càng cần phải có vốn để phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển để nâng cao khả
năng sản xuất của mình. Muốn phát triển trong thời buổi khó khăn hiện nay, vượt
qua khủng hoảng, thì Công ty phải tiến hành đầu tư cải tiến công nghệ, giảm thiểu
chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Với đặc điểm đặc thù là công ty hoạt động sản xuất trong lĩnh vực khai
khoáng vì vậy việc đầu tư cho việc bảo trì, sửa chữa thay thế máy móc, cải tạo và
xây dựng kho bãi luôn là một phần quan trọng trong hoạt động của Công ty, cần
được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục.
Trong những năm qua, lượng vốn Công ty đã huy động dùng cho đầu tư phát
triển được thể hiện thông qua bảng sau:
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 13
Bảng 2.1. Quy mô vốn đầu tư phát triển của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016
Đơn vị tính: nghìn đồng
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng khối lượng vốn đầu
tư thực hiện
3.446.893 4.747.589 11.048.501 5.724.711 3.917.401
Giá trị gia tăng - 1.300.696 6.300.912 -5.323.789 -1.807.310
Tốc độ tăng định gốc (%) - 37,74 220,54 66,08 13,65
Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 37,74 132,72 -48,18 -31,57
Nguồn: Tổng hợp số liệu phòng Kế toán
Tổng số vốn đầu tư thực hiện của Công ty trong giai đoạn 2012 đến 2016 là
28.885.095 nghìn đồng. Nhìn vào bảng số liệu, ta có thể thấy, có sự thay đổi khác
thường trong số liệu đầu tư phát triển của Công ty trong năm 2014. Vì trong năm
này, Công ty đã thực hiện 1 loạt các hoạt động đầu tư phát triển sản xuất trong Công
ty. Còn trong những năm còn lại, lượng vốn đầu tư phát triển trong Công ty không
có sự thay đổi, biến động lớn.
Hàng năm, Công ty luôn chú trọng đầu tư một lượng vốn cho công tác đầu tư
phát triển, tuy nhiên, khối lượng vốn này tăng giảm không đồng đều qua các năm,
phụ thuộc tình hình thực tế thị trường và nhu cầu của Công ty. Vốn đầu tư cao nhất
là vào năm 2014, với số vốn đầu tư là 11.048.501 nghìn đồng, do trong năm 2014
Công ty đã đầu tư máy xúc đào, máy xúc lật để tăng lượng đá khai thác và chế biến.
Thấp nhất là năm 2016, giảm 31,57% so với năm 2015, và so với năm đầu tiên của
kỳ nghiên cứu là 2012 chỉ tăng 13,65%. Việc giảm này là do trong năm 2016, tình
hình giảm sút chung của thị trường, thị trường xây dựng gặp khó khăn, do vậy nhu
cầu đá xây dựng giảm xuất, nên Công ty đã cắt giảm lượng đầu tư.
2.1.3.2. Nguồn vốn đầu tư
Trước năm 2003, khi Công ty còn là một doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn
đầu tư sử dụng cho hoạt động đầu tư mua sắm máy móc, sửa chữ lớn đều sử dụng
nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp là chủ yếu. Nhưng kể từ khi chuyển đổi mô
hình sang công ty cổ phẩn, nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển của
Công ty không còn được hình thành từ nguồn vốn Nhà nước, mà đến từ nguồn vốn
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 14
tự có của Công ty và nguồn vốn huy động của CBCNV trong Công ty. Nguồn vốn
tự có chủ yếu đến từ lợi nhuận giữ lại của Công ty cho vào quỹ đầu tư phát triển,
khấu hao cơ bản để lại, tăng vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, Công ty còn huy động nguồn
vốn đến từ phần đóng góp của cán bộ công nhân viên trong công ty, nhưng không
được ghi vào tài sản của Công ty.
Hàng năm, ngoài cổ tức chia cho cổ đông, Công ty đều giữ lại 10% lợi nhuận
để tái đầu tư mở rộng sản xuất. Lợi nhuận giữ lại là thành phần quan trọng, chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển của Công ty. Công ty có thể sử dụng
nguồn vốn này một cách linh hoạt, chủ động. Trong thời gian qua, do tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh thu được kết quả tốt, nên nguồn vốn đến từ nguồn này.
Cùng với lợi nhuận giữ lại, vốn đầu tư phát triển của Công ty còn được hình
thành tư việc tăng vốn chủ sở hữu. Từ năm 2010, Công ty tăng vốn điều lệ lên gấp
đôi, từ 5.724.700.000 đồng lên 11.449.400.000 nên có sự đột biến về nguồn vốn chủ
sở hữu. Việc tăng vốn điều lệ này lên nhằm tạo nguồn vốn mới đầu tư nhằm thúc
đẩy mở rộng sản xuất.
Ngoài ra, trong cơ cấu vốn đầu tư của Công ty còn có đóng góp từ CBCNV
trong công ty. Mỗi khi thực hiện dự án, Công ty đều kêu gọi đóng góp từ CBCNV
trong Công ty để thực hiện dự án. Lợi nhuận thu lại từ việc thực hiện dự án mới sẽ
được chia đều theo đóng góp của từng người, vừa giúp tăng thu nhập cho CBCNV,
vừa tạo động lực cho CBCNV làm việc và gắn bó hơn với Công ty. Nguồn vốn này
không được ghi vào tài sản của Công ty, nhưng lại phục vụ cho hoạt động đầu tư
phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty, đóng vai trò lớn trong sự phát triển của
Công ty.
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 15
Bảng 2.2. Nguồn vốn đầu phát triển của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016
Đơn vị tính: nghìn đồng
Stt Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Cả giai
đoạn
1 Tổng VĐT
phát triển
3.446.893 4.747.589 11.048.501 5.724.711 3.917,401 28.885.095
2 VĐT từ nguồn
vốn tự có
2.688.904 2.211.077 3.151.398 3.126.912 3.369.503 14.547.794
Tỷ trọng (%) 78,01 46,57 28,52 54,62 86,01 50,36
3 VĐT từ nguồn
góp CBCNV
757.989 2.536.512 7.897.103 2.597.799 547.898 14.337.301
Tỷ trọng (%) 21,99 53,43 71,48 45,38 13,99 49,64
Nguồn: Tổng hợp số liệu phòng Kế toán
Qua bảng số liệu trên, ta thấy rằng có hai nguồn vốn đầu tư của Công ty:
nguồn vốn tự có và nguồn vốn đóng góp của CBCNV Công ty. Hai nguồn vốn này
có tỷ trọng gần như tương đương nhau. Nguồn vốn tự có của Công ty được sử dụng
vào mục đích chính là hoạt động marketing, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, và
xây dựng cơ bản trong Công ty. Còn nguồn vốn đóng góp của CBCNV được thực
hiện chủ yếu vào hoạt động đầu tư mua sắm trang thiết bị, dây chuyền sản xuất mới.
Do vậy, trong những năm thị trường khả quan, tình hình tiêu thụ sản phẩm tốt thì
hoạt động đầu tư từ nguồn vốn tự có chiếm tỷ trọng thấp hơn so với nguồn vốn góp
CBCNV như trong năm 2013 và 2014. Khi thị trường kém khả quan, Công ty hạn
chế đầu tư cho mua sắm trang thiết bị mới, thì tỷ trọng vốn đầu tư từ nguồn vốn tự
có cao hơn so với vốn đầu tư đến từ vốn góp của CBCNV, ví dụ như trong năm
2012 và 2016.
2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016
Hoạt động đầu tư trong Công ty tập trung vào bốn nội dung chính, đó là các
hoạt động đầu tư nâng cao năng lực khai thác đá; đầu tư nâng cao năng lực chế biến
đá; đầu tư phát triển nguồn nhân lực; và đầu tư cho hoạt động marketing. Số liệu về
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 16
mức vốn đầu tư cho từng nội dung và tổng vốn đầu tư của các năm được trình bày
dưới bảng sau:
Bảng 2.3. Nguồn vốn đầu tư phát triển theo nội dung đầu tư của HAMICO
giai đoạn 2012 - 2016
Đơn vị tính: nghìn đồng
Stt Năm 2012 2013 2014 2015 2016
1 Đầu tư khai thác 791.559 2.637.341 5.757.136 2.707.391 1.271.920
2 Đầu tư chế biến 1.213.506 1.082.408 4.091.365 1.718.537 1.239.559
3 Đầu tư nguồn nhân lực 682.693 569.753 558.045 593.496 574.118
4 Đầu tư marketing 759.135 458.087 641.955 705.287 831.804
5 Tổng vốn đầu tư 3.446.893 4.747.589 11.048.501 5.724.711 3.917.401
Nguồn: Tổng hợp số liệu phòng Kế toán
2.2.1. Đầu tư phát triển nâng cao năng lực khai thác đá
Để có nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất chế biến đá, thì
trước tiên phải thực hiện việc khai thác đá từ các mỏ đá của Công ty. Đây là một
trong hai công đoạn chính để tạo ra sản phẩm đá xây dựng, nên có thể ảnh hưởng
nhiều đến chi phí giá thành sản phẩm. Bởi vậy việc đầu tư để phát triển hoạt động
khai thác đá là vô cùng quan trọng.
Hoạt động khai thác đá được tính từ khi khảo sát thiết kế, lựa chọn phương án
khai thác, phá núi, đến công đoạn xúc bốc, vận chuyển đá đến dây chuyền nghiền
sàng để tạo ra sản phẩm.
Trong hoạt động đầu tư phát triển để nâng cao năng lực khai thác đá, nội dung
đầu tư bao gồm việc đổi mới công nghệ khai thác đá của Công ty trở nên an toàn và
hiệu quả hơn. Hiện tại, công nghệ khai thác của công ty là khoan tay thủ công sau
đó đặt mìn phá núi, để đá nguyên khai vỡ ra thành từng mảnh nhỏ. Những hòn nào
nào quá kích cơ sẽ dùng máy dùi vỡ đá thành kích cỡ nhỏ hơn. Sau đó sẽ được máy
xúc đào xúc lên phương tiện vận chuyển, vận chuyển đến dây chuyền nghiền sàng
đá. Do đó, cùng với việc đổi mới công nghệ khai thác đá, thì một hoạt động nữa
trong đầu tư phát triển nâng cao năng lực khai thác đá của Công ty là việc đầu tư
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 17
máy móc để khoan, đào, vỡ đá, xúc bốc và và các phương tiện vận chuyển để vận
chuyển đá khai thác đến dây chuyền nghiền sàng chế biến đá.
Tính đến 2015, hiện Công ty đang có một số máy móc, trang thiết bị cơ bản
dùng cho hoạt động khai thác đá như sau:
Bảng 2.4. Máy móc, thiết bị cơ bản của HAMICO tính đến hết năm 2015
Stt Máy móc, phương
tiện
ĐVT Số
lượng
Ký hiệu Nước
sản xuất
Năng lực làm
việc của 01 TB
1 Máy khoan cầm tay Bộ 155 ∆-Y18 TQ 80m3/ca
2 Máy xúc đào Cái 5 Komatsu
PC-220
Nhật 80-100m3/ca
5 Kobelko Nhật 80-100m3/ca
3 Máy xúc lật Cái 04 Liugong TQ 150m3/giờ
06 Kawasaki Nhật 150m3/giờ
4 Ô tô tải Cái 88 Trường Hải VN Theo máy xúc
Nguồn: Hồ sơ năng lực HAMICO năm 2015
Trong Công ty, quy trình đầu tư cho hoạt động khai thác đá được tiến hành
như sau:
Đối với trang thiết bị, máy móc phục vụ khai thác:
+ Hàng năm, các đội trưởng đội sản xuất đánh giá lại số lượng và tình trạng
trang thiết bị tại đội sản xuất rồi báo cáo lại lên phòng Kinh tế - Kỹ thuật trong
Công ty. Hoặc khi có những sự cố, hỏng hóc bất ngờ liên quan đến máy móc, các
Đội trưởng sẽ báo cáo lại tình hình lên phòng Kinh tế - Kỹ thuật hoặc trực tiếp đề
xuất với Giám đốc Công ty.
+ Dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và tổng hợp báo cáo về
số lượng trang thiết bị hiện có trong Công ty, hoặc những sự cố hỏng hóc bất
thường, phòng Kinh tế - Kỹ thuật sẽ tính toán nhu cầu về mua sắm trang thiết bị để
đảm bảo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra, tìm kiếm trang thiết bị
máy móc với công nghệ, năng suất phù hợp với nhu cầu của Công ty. Kết thúc giai
đoạn tính toán, phòng Kinh tế - Kỹ thuật sẽ trình lên Giám đốc đề xuất mua sắm đầu
tư trang thiết bị cho Công ty phục vụ nhu cầu khai thác.
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 18
+ Sau khi đề xuất mua sắm đầu tư trình lên Giám đốc được thông qua,
phòng Kinh tế - Kỹ thuật sẽ chuyển bản đề xuất này sang phòng Kế toán để lấy vốn
đầu tư. Khi có vốn đầu tư, phòng Kinh tế - Kỹ thuật sẽ trực tiếp liên hệ với nhà
cung cấp bán sản phẩm để thực hiện hoạt động đầu tư mua sắm trang thiết bị.
+ Việc thực hiện quản lý đầu tư, bao gồm việc kiểm tra chất lượng máy
móc, số lượng…cũng do phòng Kinh tế - Kỹ thuật thực hiện. Sau đó, máy móc thiết
bị sẽ được chuyển xuống các đội sản xuất chế biến đá để đem vào sử dụng.
Công nghệ khai thác:
+ Phòng Kinh tế - Kỹ thuật thực hiện việc nghiên cứu, đệ trình thay đổi công
nghệ khai thác lên Ban lãnh đạo Công ty .
+ Ban lãnh đạo Công ty gồm Giám đốc, Phó giám đốc điều hành mỏ, các
Trưởng phòng, phó phòng, Đội trưởng sẽ dựa vào tình hình thực tế để từ đó đánh
giá công nghệ đặt mìn phá núi mà Công ty đang sử dụng.
+ Khi công nghệ không còn phù hợp, phòng Kinh tế - Kỹ thuật sẽ được giao
nhiệm vụ tiến hành đầu tư nghiên cứu nhằm đổi mới công nghệ. Sau khi có kết quả
của hoạt động này, phòng Kinh tế - Kỹ thuật sẽ phải trình lên Ban lãnh đạo Công ty
để được thông qua.
Trong giai đoạn từ 2012 đến 2016, Công ty đã có sự đầu tư phát triển cho
hoạt động nâng cao năng lực khai thác đá như sau:
Bảng 2.5. Nguồn vốn đầu tư phát triển của HAMICO dành cho hoạt động khai
thác đá giai đoạn 2012 - 2016
Đơn vị tính: nghìn đồng
Stt Năm 2012 2013 2014 2015 2016
1 Tổng VĐT 3.446.893 4.747.589 11.048.501 5.724.711 3.917.401
2 VĐT phát triển khai thác đá 791.559 2.637.341 5.757.136 2.707.391 1.271.920
3 Lượng tăng tuyệt đối - 1.845.782 3.119.795 -3.049.745 -1.435.471
4 Tốc độ tăng định gốc (%) - 233,18 627,31 242,03 60,68
5 Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 233,18 118,29 -52,97 -53,02
6 Tỷ trọng so với tổng VĐT
(%)
22,96 55,55 52,11 47,29 32,46
Nguồn: Tổng hợp số liệu phòng Kế toán
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 19
Nhìn vào bản số liệu trên, thấy rằng năm có số lượng vốn đầu tư được thực
hiện nhiều nhất cho hoạt động khai thác đá là vào năm 2014. Vì trong năm này,
Công ty đã thực hiện hai hoạt động đầu tư lớn vào mua sắm máy móc, đầu tiên là
máy xúc đào Kobelco - 220 xuất xứ Nhật Bản với công suất 80 - 100 m3/giờ, giá trị
đầu tư là 2,7 tỷ đồng. Cùng với đó, Công ty còn đầu tư mua 2 máy xúc dùi phá vỡ
đá quá cỡ, với giá trị vốn đầu tư là 2,1 tỷ đồng. Còn trong năm 2016, do nhận thấy
tình hình kinh tế khó khăn, doanh số bán hàng giảm, nên vốn đầu tư cho hoạt động
khai thác đá đã giảm một cách đáng kể so với các năm khác, giảm 53,02% so với
năm trước đó. Trong năm 2016, Công ty chỉ thực hiện đầu tư sửa chữa, thay thế
những thiết bị khai thác đã lạc hậu trước đây.
Ngoại trừ năm 2014 và năm 2016, trong các năm còn lại, tình hình đầu tư cho
hoạt động khai thác đá của Công ty tương đối ổn định.
2.2.2. Đầu tư phát triển nâng cao năng lực chế biến đá
Trong hoạt động đầu tư năng cao năng lực chế biến đá, nội dung chủ yếu của
hoạt động đầu tư là đầu tư vào các cụm nghiền sàng, bộ phận chế biến từ những
viên đá có kích thước to thành những viên có kích thước nhỏ hơn theo những kích
cỡ đề ra, để tạo ra sản phẩm.
Trước năm 1995, khi việc sản xuất đá hoàn thủ công, công nhân phải trực tiếp
khoan, đập đá ra thành đá thành phẩm, do đó kích thước đá không được đồng đều,
chất lượng sản phẩm thấp, đồng thời việc sản xuất kinh doanh không có hiệu quả do
tốn quá nhiều chi phí nhân lực, sử dụng lượng nhân công lớn, năng suất không cao.
Sau đó, khi công đoạn chế biến được chuyển qua các cụm máy nghiền sàng, số
lượng và chất lượng đá chế biến được đã tăng lên cao.
Hiện nay, Công ty đang có một số dây chuyền nghiền sàng phục vụ cho hoạt
động chế biến đá như sau:
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 20
Bảng 2.6. Thống kê dây chuyền phục vụ chế biến đá của HAMICO đến hết
năm 2015
Stt Máy móc,
phương tiện
Đơn vị tính Số lượng Nước sản xuất Năng lực làm việc
của 01 TB
1 Dây chuyền
nghiền sàng đá
Dây
chuyền
01 Italia 80-100m3/giờ
2 Dây chuyền
nghiền sàng đá
Dây
chuyền
06 TQ 80-120m3/giờ
Nguồn: Hồ sơ năng lực HAMICO năm2015
Trong giai đoạn từ 1995 - 2010, Công ty thực hiện đầu tư 7 dây chuyền
nghiền sàng đá, trong đó tính riêng giai đoạn 1995 - 2007, số dây chuyền được đầu
tư trong Công ty là 6 dây chuyền. Vào năm 1995, Công ty đầu tư một dây chuyền
nghiền sàng công nghệ Italia, với vốn đầu tư là 7 tỷ đồng, năng suất: 75 - 90 m3/giờ
(120 – 145 tấn/giờ). Năm 2002, Công ty đầu tư 2 dây chuyền công nghệ Trung
Quốc, với mức vốn đầu tư cho mỗi dây chuyền là 2,5 tỷ động, năng suất: 65 - 80
m3/giờ (100 - 130 tấn/giờ). Vào năm 2004, Công ty tiếp tục đầu tư 2 dây chuyền
nghiền sàng công nghệ Trung Quốc, một dây chuyền trị giá 3,2 tỷ đồng, một dầy
chuyền khác có trị giá 3,5 tỷ đồng, cùng có công suất là 100 - 125 m3/giờ (160 - 200
tấn/giờ). Năm 2007, Công ty đầu tư cụm dây chuyền nghiền sàng Áng Dâu công
nghệ Trung Quốc, vốn đầu tư 4,5 tỷ đồng, có năng suất 100 - 125 m3/giờ (160 - 200
tấn/giờ). Năm 2012, Công ty đầu tư một cụm nghiền sàng mới, cụm nghiền sàng số
6B công nghệ Trung Quốc, với năng suất 100 - 125 m3/giờ (160 - 200 tấn/giờ), vốn
đầu tư là 7 tỷ đồng.
Ngoài việc đầu tư mới các cụm nghiền sàng đá, Công ty còn thực hiện những
hoạt động đầu tư nhằm phục hồi lại năng lực sản xuất của các dây chuyền cũ hoặc
các hoạt động đầu tư nhằm cải tiến các dây chuyền cũ theo công nghệ hiện đại, mức
độ tự động hóa cao nhằm nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm chi phí, cải thiện
hiệu quả.
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 21
Bên cạnh việc đầu tư vào các cụm nghiền sàng, hoạt động đầu tư nâng cao
năng lực chế biến đá của Công ty còn liên quan đến việc đầu tư xây dựng cơ bản
nhà kho, bến bãi để chứa sản phẩm sau chế biến, dây chuyền và phương tiện vận
chuyển sản phẩm từ kho bãi ra cầu cảng, bến tàu để xuất hàng...
Quy trình thực hiện đầu tư của Công ty được tiến hành theo các bước:
+ Phòng Kinh tế - Kỹ thuật đề xuất lên Giám đốc kế hoạch việc thực hiện
đầu tư sửa chữa cải tiến dây chuyền; xây dựng, lắp đặt dây chuyền mới hoặc đầu tư
nhà kho, bến bãi, dây chuyền vận chuyển.
+ Giám đốc xem xét đề xuất từ phòng Kinh tế - Kỹ thuật gửi lên, nếu thấy
hợp lý sẽ quyết định thực hiện đầu tư. Với số vốn đầu tư dưới 500 triệu đồng, Giám
đốc có quyền tự quyết định. Với số vốn đầu tư từ 500 triệu đồng trở lên, Giám đốc
phải trình lên Hội đồng quản trị để được thông qua.
+ Sau khi đề xuất đầu tư được thông qua, phòng Kinh tế - Kỹ thuật sẽ tiến
hành thực hiện công cuộc đầu tư.
+ Việc thực hiện hoạt động đầu tư, Giám đốc sẽ trực tiếp giám sát, hoặc sẽ
phân công cho Phó giám đốc hoặc Trưởng phòng Kinh tế - Kỹ thuật tiến hành quản
lý hoạt động đầu tư.
Bảng 2.7. Nguồn vốn đầu tư phát triển của HAMICO dành cho hoạt động chế
biến đá giai đoạn 2012 - 2016
Đơn vị tính: nghìn đồng
Stt Năm 2012 2013 2014 2015 2016
1 Tổng VĐT 3.446.893 4.747.589 11.048.501 5.724.711 3.917.401
2 VĐT phát triển chiến biến đá 1.213.506 1.082.408 4.091.365 1.718.537 1.239.559
3 Lượng tăng tuyệt đối - -131.098 3.008.957 -2.372.828 -478.978
4 Tốc độ tăng định gốc (%) - -10,80 237,15 41,62 2,15
5 Tốc độ tăng liên hoàn (%) - -10,80 277,98 -57,99 -27,87
6 Tỷ trọng so với tổng VĐT (%) 35,21 22,79 37,03 30,02 31,64
Nguồn: Tổng hợp số liệu phòng Kế toán
Nhìn bảng số liệu trên, thấy rằng lượng vốn đầu tư cho việc phát triển năng
lực khai thác đá không đồng đều qua các năm, phụ thuộc vào nhu cầu đầu tư từng
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 22
năm. Như trong năm 2014, năng lực chế biến đá tăng lên đột biến do Công ty đầu tư
mua mới 2 máy xúc lật Kawasaki với số vốn 1,2 tỷ/ chiếc, cao hơn nhiều lần so với
những năm khác.
Còn trong những năm còn lại, lượng vốn đầu tư cho chế biến đá là không
lớn, hoạt động chủ yếu là đầu tư vào xây dựng nhà kho để chứa sản phẩm. Trong
năm 2012, Công ty thực hiện đầu tư xây dựng nhà kho mới cho đội khai thác, chế
biến đá Thống Nhất, nhằm phục vụ cho hai cụm nghiền sàng là cụm nghiền số 1 và
cụm nghiền sàng số 5, với mức đầu tư là trên 1,2 tỷ đồng. Năm 2015, Công ty đầu
tư xây dựng nhà kho cho đội khai thác, chế biến đá Áng Bát nhằm phục vụ cho cụm
nghiền sàng số 9, cụm nghiền sàng số 6A và cụm nghiền sàng số 6B với giá trị đầu
tư trên 1,7 tỷ đồng.
Ngoài đầu tư cho xây dựng nhà kho chứa hàng, năm 2013, Công ty tiến hành
đầu tư nâng cấp cải tiến những cụm nghiền sàng của Công ty được đầu tư, xây lắp
trước năm 2004, bao gồm các cụm nghiền sàng số 1, cụm nghiền sàng số 5 thuộc
đội chế biến, khai thác đá Thống Nhất, và cụm nghiền sàng 6A thuộc đội khai thác,
chế biến đá Áng Bát. Tổng mức đầu tư để nâng cấp, cải tiến cụm nghiền sàng trong
năm 2013 là trên 1 tỷ đồng.
Trong năm 2016, Công ty đầu tư nâng cấp cụm nghiền sàng số 9 thuộc đội
khai thác, chế biến đá Áng Bát; cụm nghiền sàng số 7 thuộc đội khai thác, chế biến
đá Thống Nhất; và cụm nghiền sàng Áng Dâu thuộc đội khai thác, chế biến đá Áng
Dâu. Các cụm nghiền sàng này đều được đầu tư trong giai đoạn 2004 - 2007, tổng
mức đầu tư để nâng cấp các cụm nghiền sàng này là trên 1,23 tỷ đồng.
Về tỷ trọng so với tổng vốn đầu tư, nguồn vốn dành cho hoạt động đầu tư
phát triển chế biến dao động từ khoảng 22% đến 35% tổng vốn đầu tư thực hiện của
Công ty. Điều này cho thấy rằng hoạt động đầu tư cho chế biến đá luôn là một phần
quan trọng trong các hoạt động đầu tư hàng năm của Công ty.
2.2.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Cùng với vốn và tài nguyên, lao động là một trong ba nhân tố tác động ảnh
hưởng mạnh nhất đến quy mô dự án và hiệu quả hoạt động. Bởi vậy, đầu tư cho
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 23
hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là một nội dung cơ bản, quan trong
của bất cứ doanh nghiệp nào.
Nguồn nhân lực của một doanh nghiệp được đánh giá là mạnh hay yếu dựa
vào hai chỉ tiêu: số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Một đội ngũ nhân lực đông
đảo, có chất lượng cao sẽ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp có nguồn lao động dồi dào chất lượng cao sẽ là một trong những
lợi thế lớn, nhờ đó mà doanh nghiệp có thể gặt hái được nhiều thành công. Đồng
thời, trong sự phát triển ngày càng nhanh của khoa học công nghệ, trình độ của đội
ngũ nhân viên cũng cần được nâng cao hơn nữa để có thể tiếp cận được với những
tiến bộ về kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động.
Chính vì lí do đó mà đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một vấn đề đáng
quan tâm trong các nội dung đầu tư. Trong Công ty, quy trình tiến hành đầu tư cho
phát triển nguồn nhân lực được tiến hành theo các bước:
+ Xác định nhu cầu nguồn nhân lực trong Công ty, mục tiêu của công tác
đào tạo, tiến hành lập kế hoạch đào tạo, hoặc các Trưởng phòng, Đội trưởng đăng
ký yêu cầu đào tạo của đơn vị mình lên phòng Tổ chức hành chính. Sau đó phòng
Tổ chức hành chính sẽ tổng hợp lại nhu cầu đào tạo của các đơn vị. Xác định đối
tượng đào tạo, bồi dưỡng và phát triển.
+ Phòng Tổ chức hành chính đề xuất Ban giám đốc để xem xét, đánh giá,
cân đối và phê duyệt các nội dung, kế hoạch đào tạo.
+ Sau khi có kết quả phê duyệt, phòng Tổ chức hành chính thông báo đến
các đơn vị. Trưởng các đơn vị có trách nhiệm đôn đốc, tạo điều kiện thuận lợi cho
CBCNV tham gia đào tạo.
+ Phòng Tổ chức hành chính theo dõi quá trình đào tạo, thu báo cáo kết quả
học tập của CBCNV được cử đi đào tạo.
+ CBCNV sau khi đào tạo được bố trí công việc với trình độ chuyên môn
phù hợp đã được đào tạo và theo nhu cầu của Công ty.
Hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực tại Công ty mang nhiều nội dung
khác nhau, trong đó có một số nội dung chủ yếu là: Đầu tư cho đào tạo nguồn nhân
lực, đầu tư cho công tác tuyển dụng, đầu tư cho cải tạo điều kiện làm việc của người
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 24
lao động, đảm bảo các phúc lợi của người lao động và nâng cao đời sống của công
nhân viên trong công ty.
Trong giai đoạn 2012 - 2016, quy mô vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực
của Công ty được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.8. Quy mô vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực của HAMICO giai
đoạn 2012 - 2016
Đơn vị tính: nghìn đồng
Stt Năm 2012 2013 2014 2015 2016
1 Tổng VĐT 3.446.893 4.747.589 11.048.501 5.724.711 3.917.401
2 VĐT phát triển nguồn nhân lực 682.693 569.753 558.045 593.496 574.118
3 Lượng tăng tuyệt đối - -112.940 -11.708 35.451 -19.378
4 Tốc độ tăng định gốc (%) - -16,54 -18,25 -13,07 -15,90
5 Tốc độ tăng liên hoàn (%) - -16,54 -2,05 6,35 -3,27
6 Tỷ trọng so với tổng VĐT (%) 19,80 12,00 5,05 10,36 14,66
Nguồn: Tổng hợp số liệu phòng Kế toán
Qua bảng số liệu trên, nhìn chung lượng vốn đầu tư cho phát triển nguồn
nhân lực công ty ở mức ổn định qua các năm, có thể thấy Công ty đã có hướng chú
ý đến đầu tư phát triền nguồn nhân lực. Năm 2012 là năm mà Công ty dành nhiều
nguồn vốn nhất cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đồng thời đó cũng là năm mà
đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực chiếm tỷ trọng cao nhất. Do trong năm này,
phát triển sản xuất gặp khó khăn, nên Công ty đã chú trọng hơn đến phát triển
nguồn nhân lực, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giúp Công ty vượt qua
thời kỳ khó khăn, tạo điều kiện để phát triển trong những năm tiếp theo.
Lượng vốn về đầu tư phát triển nguồn nhân lực các năm có sự thay đổi,
nhưng là không nhiều, biến đổi không lớn. Nhưng về tỷ trọng, nguồn vốn đầu tư
cho phát triển nguồn nhân lực so với tổng vốn đầu tư có thể thấy sự không đồng đều
qua các năm. Có năm 2012, vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực chiếm tỷ trọng
lớn, lên tới 19,80% trong khi đó, lại có năm chỉ chiếm 5,05%. Điều này cho thấy
Công ty vẫn chưa có sự đầu tư đồng đều về phát triển nhân lực và các lĩnh vực đầu
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 25
tư phát triển khác trong Công ty, điều này có thể dẫn đến sự mất cân đối trong phát
triển.
Trong hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực, vốn đầu tư cho phát triển
nguồn nhân lực được Công ty chia thành các nội dung đầu tư sau:
- Đầu tư cho công tác tuyển dụng, đào tạo:
Đào tạo và tuyển dụng là hai công tác quan trọng nhất trong việc nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực của Công ty, trước hết là công tác tuyển dụng, quá trình
sau đó là việc đào tạo, bồ dưỡng. Do vậy, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
cần làm tốt cả hai công tác này.
Đầu tiên là công tác tuyển dụng: để đảm bảo thực hiện tốt công tác này,
Công ty áp dụng chế độ quản lý và tuyển dụng nghiêm ngặt, theo đó chất lượng
nguồn nhân lực được đảm bảo.
Với công tác đào tạo: khi đánh giá nhu cầu đào tạo, người ta thường bắt đầu
từ quan điểm cho rằng kết quả làm việc tồi nên cần phải được đào tạo. Hầu như các
công ty chỉ có nhu cầu đào tạo theo phản ứng đổi với các vấn đề khi chúng nảy sinh.
Tuy nhiên đối với Công ty, ngoài việc đào tạo nhằm giúp CBCNV đáp ứng nhu cầu
đòi hỏi hiện tại của công việc, Công ty còn chủ động tiến hành đào tạo, đi trước đón
đầu.
Hiện nay, các nội dung được Công ty tiến hành đào tạo bao gồm:
+ Đào tạo kỹ năng cơ bản: dành cho những lao động mới được tuyển dụng
vào Công ty. Đó là các kỹ năng cơ bản về an toàn lao động, vận hành máy đối với
bộ phận sản xuất trực tiếp hoặc các kỹ năng về tin học, văn phòng cơ bản cho bộ
phận văn phòng trong Công ty. Hoạt động này được Công ty đứng ra tổ chức các
buổi đào tạo.
+ Đào tạo về công nghệ mới, sản phẩm mới hoặc các tiêu chuẩn thực hiện
cao hơn: khi nhập máy móc, thiết bị công nghệ mới về, hoặc khi Nhà nước ban
hành những quyết định mới về tiêu chuẩn, Công ty sẽ tiến hành đào tạo cho
CBCNV. Đối với công nghệ, sản phẩm mới, Công ty sẽ nhờ đối tác thực hiện đào
tạo, chuyển giao công nghệ.
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 26
+ Đào tạo kỹ năng chuyên môn: là hình thức đào tạo chuyên sâu cho cán bộ
ở khối văn phòng. Khi được đi đào tạo, CBCNV sẽ được đào tạo nhằm nâng cao
kiến thức chuyên môn về kinh tế hoặc quản lý doanh nghiệp. Với nội dung đào tạo
này, Công ty có thể chủ động của cán bộ đi đào tạo hoặc các cá nhân có thể chủ
động liên hệ đối với các tổ chức đào tạo rồi các khoản chi phí sẽ được Công ty hỗ
trợ một phần.
+ Đào tạo nâng cao hiểu biết về pháp luật: nhằm phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của, đặc biệt là đối với những cán bộ quản lí của Công ty, là Giám
đốc, các trưởng phòng… Nội dung đào tạo này được Công ty chủ động tổ chức, tiến
hành cử đi đào tạo và chi trả các khoản chi phí.
- Đầu tư phát triển năng lực quản lý
Ngoài bộ phận trực tiếp sản xuất, bộ phận quản lý cũng thường xuyên được
cử đi đào tạo để nâng cao trình độ quản lý lãnh đạo của mình. Ngay cả Giám đốc
công ty, cũng được đi đào tạo các lớp về kỹ năng quản lý, kiến thức về đầu tư .
Lực lượng cán bộ quản lý không trực tiếp sản xuất, tạo ra sản phẩm nhưng
lại có tính quyết định tới sự thành bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vì đây là
những người đưa ra các định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp, quyết định
những công việc hàng ngày, sắp xếp bố trí lao động trong doanh nghiệp. Hoạt động
quản lý ở doanh nghiệp có hiệu quả hay không là do việc các phòng ban, bộ phận
trong doanh nghiệp có phối hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn, thận lời để mang
lại hiệu quả cao trong kinh doanh hay không. Bộ phận quản lý phải luôn đưa ra các
quyết định chỉ đạo giải quyết các vấn đề một cách chính xác, kịp thời. Với tầm quan
trọng như vậy, cho nên hàng năm Công ty đều có những sự đầu tư cho công tác
quản lý, phát triển loại nguồn nhân lực này.
- Đầu tư cho đời sống tinh thần người lao động
Thông qua lãnh đạo của Đảng ủy và của ban chấp hành Công ty, đời sống
tình thần của người lao động trong Công ty luôn được quan tâm chú ý. Các lịp lễ tết
Công ty đều tiến hành các cuộc hội thao nội bộ trong Công ty, các hội diễn văn
nghệ, … nhằm nâng cao sức khỏe và đời sống tinh thần của CBCNV. Các phong
trào này luôn được CBCNV hưởng ứng.
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 27
Việc đầu tư cho đời sống tinh thần của CBCNV là hết sức cần thiết, vì thông
qua những hoạt động này sẽ nâng cao tình thần đoàn kết tập thể, đoàn kết giúp đỡ
nhau. Bầu không khí trong Công ty được cải thiện, tạo nên một tập thể mạnh cho
công ty góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Đầu tư đảm bảo môi trường lao động cho người lao động
Với đặc điểm đặc thù trong hoạt động sản xuất là phải thường xuyên làm
việc trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí. Do vậy, để đảm bảo
quyền lợi cho người lao động, hàng năm Công ty đều tiến hành công tác đo kiểm và
quản lý môi trường lao động để xác định mức độ ô nhiễm, xem môi trường lao động
đã vượt quá những tiêu chuẩn Nhà nước cho phép hay chưa. Ngoài các hoạt động kể
trên, Công ty còn tiến hành đầu tư mua sắm trang thiết bị bảo hộ lao động… Trong
những năm qua, trong mỗi khối đá sản xuất được, Công ty đã dành ra 200 đồng để
chi cho hạng mục bảo hộ lao động. Bên cạnh đó, cứ 3 tháng một lần, Công ty lại
tiến hành quan trắc môi trường lao động, và 6 tháng một lần thì tiến hành kiểm tra
sức khỏe định kỳ cho công nhân. Mỗi năm Công ty tổ chức đối thoại với người lao
động định kỳ 3 tháng/lần tại cơ sở và 6 tháng/lần cấp Công ty để nắm bắt nguyện
vọng của người lao động cũng như đảm bảo điều kiện, môi trường lao động cho
người lao động.
Cùng với đó, do môi trường làm việc nguy hiểm, tai nạn một khi xảy ra sẽ
gây ra hậu quả nghiêm trọng, nên việc đảm bảo an toàn trong lao động là vô cùng
cần thiết. Thời gian qua, Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm hạn chế tai nạn
lao động. Công ty cũng thường xuyên có những buổi tập huấn về an toàn lao động,
đào tạo sử dụng máy móc mới cũng như các kỹ thuật cơ bản để tránh tai nạn xảy ra.
Việc đầu tư để đảm bảo cho môi trường làm việc an toàn là vô cùng quan trọng, vì
chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Trong việc đảm bảo
an toàn lao động trong công tác khoan đá - nổ mìn, cứ hai năm một lần, Công ty lại
gửi đội ngũ này đi sát hạch tay nghề theo quy định của ngành chủ quản để đảm bảo
an toàn lao động.
- Đầu tư cho công tác nâng cao chất lượng điều kiện làm việc, đảm bảo trả
lương đúng và đủ cho người lao động:
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 28
Với đặc thù công việc vất vả, công nhân phải làm việc trong điều kiện khó
khăn, do vậy Công ty luôn chú ý đến vấn đề tiền lương, tiền bồi dưỡng cho lao động
để đảm bảo trả lương, thưởng xứng đáng, hợp lý đúng với công sức công nhân viên
đã bỏ ra. Đặc biệt, chế độ ưu đãi, lương thưởng đúng mức cũng góp phần làm công
nhân viên trong Công ty an tâm công tác và hăng say làm việc.
2.2.4. Đầu tư cho hoạt động marketing
Trong giai đoạn còn là công ty trực thuộc Nhà nước, HAMICO được Nhà
nước bao tiêu sản phẩm, lo đầu ra, chỉ phải tập trung vào sản xuất, vì vậy lúc đó
Công ty không quan tâm đến công tác marketing. Nhưng từ khi chuyển đổi sang mô
hình Công ty cổ phần, sản phẩm của Công ty không được lo khâu đầu ra, Công ty
phải tự tìm kiếm thị trường, tự tìm kiếm đối tác tiêu thụ, cùng với đó là áp lực cạnh
tranh ngày càng lớn của thị trường thúc đẩy Công ty vận dụng linh hoạt hoạt động
marketing để tạo dựng năng lực cạnh tranh tốt hơn.
Mục tiêu của Công ty là tiêu thụ được hết lượng sản phẩm sản xuất ra, để
đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên và trả cổ tức cho cổ đông. Bởi vậy
hàng năm, Công ty luôn dành một phần ngân sách cho các hoạt động thăm dò, khảo
sát thị trường; xác định nhu cầu, thị hiếu khách hàng;… để tìm kiếm khách hàng
tiềm năng cho công ty. Đồng thời, để khuyến khích việc tiêu thụ, công ty đã sử
dụng nhiều hình thức thanh toán linh hoạt như bán trả chậm, chiết khấu thanh toán,
hoa hồng môi giới…
Quy trình đầu tư cho hoạt động marketing trong Công ty được tiến hành theo
các bước sau:
+ Dự trên mục tiêu mà Công ty đã đề ra, phòng Kinh tế - Kỹ thuật tiến hành
phân tích thị trường. Rồi từ đó, hoạch định chiến lược, xây dựng giải pháp
marketing trình lên Giám đốc.
+ Giám đốc đưa bản kế hoạch ra hội đồng quản trị lấy ý kiến đóng góp và
thông qua.
+ Sau đó, hoạt động marketing sẽ do phòng Kinh tế - Kỹ thuật trong Công ty
phụ trách thực hiện.
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 29
Trong những năm qua, tình hình đầu tư cho hoạt động marketing của Công
ty được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây.
Bảng 2.9. Nguồn vốn đầu tư cho hoạt động marketing của HAMICO giai đoạn
2012 - 2016
Đơn vị tính: nghìn đồng
Stt Năm 2012 2013 2014 2015 2016
1 Tổng VĐT 3.446.893 4.747.589 11.048.501 5.724.711 3.917.401
2 Vốn đầu tư cho marketing 759.135 458.087 641.955 705.287 831.804
3 Lượng tăng tuyệt đối - -301.048 183.868 63.332 126.517
4 Tốc độ tăng định gốc (%) - -39,66 -15,43 -7,09 9,57
5 Tốc độ tăng liên hoàn (%) - -39,66 40,14 9,86 17,94
6 Tỷ trọng so với tổng VĐT
(%)
22,02 9,65 5,81 12,32 21,23
Nguồn: tổng hợp số liệu phóng Kế toán
Nhìn vào bảng số liệu trên, từ năm 2012 đến 2016, vốn đầu tư cho hoạt động
marketing của Công ty tăng giảm tùy thuộc hoạt động bán hàng của Công ty, vào
các năm 2012 và 2016 Công ty đầu tư nhiều cho hoạt động marketing do thị trường
tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn và đình trệ. Năm 2014 là năm có tốc độ tăng
vốn đầu tư cho hoạt động marketing là lớn nhất, và thấp nhất là năm 2013, khi bị
giảm tới 39,66% so với năm 2012.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào tỷ trọng của vốn đầu tư cho hoạt động marketing
với tổng vốn đầu tư hàng năm, thì năm 2012 và 2016 là hai năm có tỷ trọng cao
nhất, chiếm tới 22,02% và 21,23%. Lí giải cho điều này, là do hai năm 2012 và
2016, hoạt động bán hàng gặp khó khăn nên Công ty ít đầu tư cho các hoạt động
nhằm nâng cao khả năng khai thác và chế biến đá, trong khi đó phải tăng cường chi
tiêu đầu tư cho hoạt động marketing nhằm đẩy mạnh bán hàng, giữ vững doanh thu.
Năm 2014 là năm có tỷ trọng vốn đầu tư cho hoạt động marketing là thấp nhất, do
năm đó Công ty đầu tư nhiều cho khai thác, chế biến đá.
Vốn đầu tư cho hoạt động marketing được đầu tư chủ yếu vào các hoạt động
đầu tư sau:
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 30
+ Đầu tư vào công tác khảo sát, nghiên cứu thị trường đầu ra, dự báo những
biến động về nhu cầu sản phẩm, những biến động thị trường có liên quan có thể tác
động đến nhu cầu sản phẩm, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, theo kịp tình hình biến
động trên thị trường.
+ Tăng cường quảng bá, giới thiệu hình ảnh đến các khách hàng tiềm năng.
+ Xúc tiến bán hàng, mở rộng quan hệ với khách hàng. Đối với khách hàng
trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và khách hàng thuộc nhóm xây dựng công nghiệp thì
có những biện pháp xúc tiến bán hàng phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng.
Trong những năm qua, tình hình đầu tư cho từng nội dung thuộc hoạt động
marketing của Công ty như sau:
Bảng 2.10. Ngân sách đầu tư dành cho hoạt động marketing của HAMICO giai
đoạn 2012 - 2016
Đơn vị tính: triệu đồng
Stt Năm 2012 2013 2014 2015 2016
1 Khảo sát, nghiên
cứu thị trường
294 197 232 247 282
2 Quảng bá, giới thiệu
sản phẩm
80 84 57 93 98
3 Xúc tiến bán hàng 385 177 352 365 451
Nguồn: Tổng hợp số liệu phòng Kế toán
2.3. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triểntại HAMICO
2.3.1.Những kết quả đạt được.
2.3.1.1. Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất tăng thêm
- Tài sản cố định huy động
Hoạt động đầu tư vào tài sản cố định luôn là hoạt động thường xuyên, liên tục
và vô cùng quan trọng của các doanh nghiệp. “Tài sản cố định huy động là các công
trình, hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc
lập, làm ra sản phẩm hàng hóa hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ cho xã hội đã
được ghi nhận trong dự án đầu tư, đã kết thúc trong quá trình xây dựng, mua sắm,
đã làm xong thủ tục nghiệm thu, có thể đưa vào hoạt động được ngay”.
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 31
Trong thời gian qua, Công ty đã thực hiện việc đầu từ vào hoạt động khai thác
và chế biến đá. Ta có bảng số liệu tài sản cố định huy động trong những năm qua
như sau:
Bảng 2.11. Tài sản cố định huy động của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016
Đơn vị tính: nghìn đồng
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Tài sản cố định huy động 1.663.267 2.420.330 6.687.663 2.393.564 1.563.766
Giá trị tăng tuyệt đối - 757.063 4.267.333 -4.294.099 -829.798
Tốc độ tăng định gốc (%) - 45,51 302,07 43,90 -5,98
Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 45,51 176,31 -64,21 -34,67
Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính HAMICO giai đoạn 2012 - 2016
Qua số liệu trên thấy rằng tài sản cố định huy động qua các năm không đồng
đều nhau, có những năm cao hơn gấp nhiều lần những năm khác, ví dụ như năm
2014. Nguyên nhân là do mua sắm mới một số máy móc, thiết bị, phương tiện vận
tải. Trong những năm khác đều có các hoạt động bàn giao xây dựng cơ bản, hoặc
cải tạo, nâng cấp máy móc, tuy nhiên không được đầu tư quy mô lớn như năm 2014.
- Năng lực sản xuất tăng thêm
Việc đầu tư vào các hoạt động của Công ty, đặc biệt là đầu tư gia tăng tài sản
cố định như xây dựng cơ bản, đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị máy móc đã
làm gia tăng năng lực sản xuất. Điều này được phản ánh qua năng lực sản xuất phục
vụ tăng thêm. Đó là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ của tài sản cố định
đã được huy động vào sủ dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt
động dịch vụ. Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm được thể hiện ở công suất hoặc
năng lực phát huy tác dụng của các tài sản cố định huy động.
Bằng định hướng chú trọng đưa máy móc dây chuyền mới vào sản xuất, hiện
đại hóa thiết bị công nghệ và cải tiến máy móc, dần dần loại bỏ những thiết bị, máy
móc, dây chuyền công nghệ lạc hậu. Cùng với đó, thiết bị trong các dây chuyền sản
xuất cũ liên tục được cải tiến cho phù hợp với mục tiêu cũng như định hướng chất
lượng sản phẩm Công ty đề ra. Nhờ đó, trong những năm qua, năng lực sản xuất
tăng thêm của Công ty đã được tăng thêm. Điều đó được thể hiện qua bảng sau:
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 32
Bảng 2.12. Năng lực sản xuất tăng thêm của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016
Stt Năm 2012 2013 2014 2015 2016
1 Năng lực khai
thác tăng thêm
250m3/giờ - 230 - 250m3/giờ - -
2 Năng lực chế
biến tăng thêm
125-150 m3/giờ
Nguồn: phân tích số liệu phòng Kế toán
+ Năng lực khai thác đá tăng thêm: năm 2012, Công ty đầu tư mới 25 máy
khoan cầm tay, với công suất mỗi máy là 10 m3/giờ, làm tăng năng suất khai thác
lên thêm 250m3/giờ. Năm 2013 Công ty đầu tư sửa chữa máy sàng 5 và 7 thuộc đội
khai thác và chế biến đá Thống Nhất, thay thế 16 xe tải vận chuyển ở đội khai thác
và chế biến đá Áng Dâu, không làm tăng thêm năng lực sản xuất. Năm 2014, Công
ty đầu tư máy xúc đào KOBELCO, làm tăng năng lực khai thác thêm 80 - 100
m3/giờ và 2 máy xúc dùi KOMATSU, năng khai thác tăng thêm 150 m3/giờ. Năm
2015, Công ty đầu tư vào mua sắm thay thế 30 máy khoan cũ không còn tiếp tục sử
dụng, và đầu tư mua sắm 8 ô tô tải Trường Hải đi theo phục vụ máy xúc, do vậy
không làm tăng năng suất khai thác. Trong năm 2016, Công ty chỉ đầu tư nhằm thay
thế máy móc cũ không còn sử dụng được, thay thế một số phương tiện vận chuyển
không còn đảm bảo an toàn kỹ thuật do vậy không làm thay đổi năng lực khai thác.
+ Năng lực chế biến tăng thêm: trong năm 2014, Công ty đầu tư mua 34 xe
tải Trường Hải thay thế các xe Đông Phong đã cũ hỏng, mua mới 2 máy xúc lật
KAWASAKI giúp cho năng lực chế biến đá của Công ty tăng thêm 125 - 150
m3/giờ (tương đương 200 - 240 tấn/giờ). Trong những năm còn lại là năm 2012,
2013, 2015 và 2016, đối với hoạt động chế biến đá, Công ty chỉ đầu tư cho việc sửa
chữa lại dây chuyền nhằm đảm bảo cho dây chuyền hoạt động tốt, ổn định do vậy
không tăng thêm năng lực chế biến.
2.3.1.2. Năng suất lao động tăng lên
Một trong những kết quả thể hiện tác dụng của đầu tư phát triển ở công ty
chính là qua năng suất lao động. Ta có bảng năng suất lao động bình quân của Công
ty trong những năm qua như sau:
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 33
Bảng 2.13. Năng suất lao động bình quân của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
NSLĐ bình quân (m3
đá/người/năm)
4.235 4.311 4.393 4.955 4.969
Lượng tăng tuyệt đối
NSLĐ bình quân đầu
người (m3
đá/người/năm)
- 76 82 562 14
Tốc độ phát triển liên
hoàn (%)
- 1,79 1,90 12,79 0,28
Tốc độ phát triển định
gốc (%)
- 1,79 1,90 17,00 17,33
Nguồn: Phân tích số liệu năng lực sản xuất và số lao động trong Công ty từ phòng Kế toán
Nhìn bảng số liệu, có thể dễ dàng nhận thấy rằng có sự gia tăng đột biến về
năng suất lao động trong năm 2015. Điều này được lí giải do kết quả đầu tư của năm
2014 đã đi vào thực tế sản xuất phát huy tác dụng. Trong năm 2014, Công ty đã đầu tư
nhiều máy móc thiết bị mới là những máy xúc, máy đào để khai thác đá, do vậy năng
lực sản xuất chung của Công ty tăng cao, kéo theo đó là năng suất lao động bình quân
đầu người tăng lên. Năm 2015 là năm năng suất lao động tăng cao nhất, trong khi đó,
năm 2016 tốc độ tăng năng suất lao động có dấu hiệu chững lại, do Công ty còn nhiều
hàng tồn kho, nên đã hạn chế sản xuất, không tiếp tục đà tăng trưởng.
Với việc tăng năng suất lao động này, Công ty sẽ có khả năng đạt hiệu quả
cao hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, và chứng tỏ tính hiệu quả của việc
đầu tư của công ty thời gian qua. Đây là điều kiện tiền đề, thuận lới cho việc Công
ty tiến hành đầu tư mới, tạo ra sự đồng bộ, phát triển hơn nữa trong những năm tới,
khi mà thị trường xây dựng phát triển ổn định trở lại.
2.3.1.3. Chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao
Tuy trong cơ cấu đầu tư, tỷ trọng đầu tư cho nguồn nhân lực còn thấp, nhưng
đã mang lại một số kết quả đáng kể. Trình độ học vấn chuyên môn của cán bộ, công
nhân viên tăng lên, trong đó số lao động có trình độ kỹ sư mỏ, cử nhân kinh tế tăng
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 34
lên, số công nhân kỹ thuật và số lao động phổ thông giảm xuống; đời sống của lao
động ngày càng được nâng cao… Điều này được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.14. Cơ cấu nhân lực của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016
Đơn vị tính: người
Trình độ 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng số 495 492 475 475 457
Kỹ sư khai thác mỏ 12 12 13 13 15
Cử nhân kinh tế 30 30 36 38 41
Cao đẳng 30 32 30 34 34
Trung cấp 50 49 44 40 38
Công nhân kỹ thuật 177 180 175 172 171
Thợ vận hành máy xúc 32 32 26 25 26
Lao động phổ thông 164 157 151 153 132
Nguồn: Tổng hợp số liệu phòng Kế toán
Nhìn vào bảng trên, ta dễ dàng thấy sự thay đổi, khi mà số kỹ sư, cử nhân tăng
lên, còn số lao động phổ thông và công nhân giảm xuống. Sự thay đổi này là do Công
ty đã cử đi đào tạo, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn của CBCNV trong Công
ty, đồng thời tuyển thêm những lao động mới có trình độ đại học. Trong năm 2014,
Công ty đã tiến hành tuyển dụng thêm 2 cử nhân kinh tế và 1 kỹ sư khai thác mỏ; trong
năm 2015, Công ty tuyển dụng thêm 2 cử nhân kinh tế; năm 2016, Công ty tiến hành
tuyển dụng thêm 1 kỹ sư khai thác mỏ nhằm đảm bảo nhân sự cho phòng Kinh tế- Kỹ
thuật. Cùng với tuyển dụng thêm, năm 2016 có 1 người được Công ty cử đi đào tạo trở
về Công ty làm việc với bằng Kỹ sư khai thác mỏ; năm 2014, có 2 người trình độ cao
đẳng được Công ty cử đi đào tạo trở về với trình độ cử nhân kinh tế, 2 người trình độ
trung cấp được cử đi đào tạo trở về với trình độ cử nhân kinh tế, trong năm 2016 Công
ty có 3 người được cử đi đào tạo trở về với trình độ cử nhân kinh tế, 1 người được cử đi
đào tạo trở về với trình độ kỹ sư khai thác mỏ.
Cùng với đó là giải quyết chế độ cho những người sắp đến tuổi về hưu về
hưu sớm theo chế độ NĐ 41 CP, vận động một số lao động tự nguyện nghỉ hưu khi
tuổi đã cao. Đó là những công nhân không còn đủ sức khỏe để đảm bảo tiếp tục
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 35
công tác. Hai công việc được tiến hành cùng lúc, giúp cho công ty giải quyết nhanh
số lao động không còn khả năng làm việc, thay vào đó là đội ngũ lao động trẻ.
Nguyên nhân của sự thay đổi này là do chính sách trẻ hóa công nhân của Công ty,
nhằm giúp Công ty hoạt động trở nên năng động hơn trong thời kỳ đổi mới.
Với việc thực hiện quy chế dân chủ và thi đua khen thưởng công bằng, đầu
tư vào hoạt động nghiên cứu ứng dụng… Công ty đã khuyến khích được đội ngũ
CBCNV của mình tích cực nghiên cứ đưa ra các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý
hóa quá trình sản xuất, nâng cao năng suất thiệt bị, năng suất lao động, cải thiện môi
trường và điều kiện làm việc cho người lao động. Tận dụng được các loại vật tư sẵn
có của công ty, giảm chi phí mua ngoài, kéo dài tuổi thọ và nâng cao được hệ số sử
dụng thời gian của thiết bị.
Hoạt động đầu tư của Công ty trong thời gian qua đã làm cho sản lượng sản
xuất được tăng cao; máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại, chất lượng sản phẩm cao
và ổn định, trình độ tay nghề của đội ngũ lao động được nâng cao.. Tất cả những
điều này đã đem lại cho CNCNV một mức thu nhập cao, góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình.
2.3.1.4. Chất lượng sản phẩm tương đối ổn định
Chất lượng sản phẩm của Công ty được đo bằng tiêu chí thành phần hạt,
trong mỗi loại đá đó gồm những loại đá có kích thước bao nhiêu, chiếm bao nhiêu
phần trăm, số lượng đá đạt tiêu chuẩn đúng loại đá cần sản xuất chiếm bao nhiêu
phần trăm. Đối với mỗi loại đá, sẽ có những thông số khác nhau. Bảng chỉ tiêu chất
lượng các loại đá của Công ty được kiểm tra năm 2015:
- Đối với loại đá dặm 20 x 40mm
Kích thước lỗ sàng (mm) Lượng sót trên sàng (%) Lượng sót tích lũy trên sàng (%)
70
60
40
20
10
5
<5
8,2
87,5
4,3
8,2
95,7
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 36
- Đối với loại đá dặm 10 x 20mm
Kích thước lỗ sàng (mm) Lượng sót trên sàng (%) Lượng sót tích lũy trên sàng (%)
70
60
40
20
10
5
<5
7,5
88,1
4,4
7,5
95,6
- Đối với loại đá dặm 5 x 10mm
Kích thước lỗ sàng (mm) Lượng sót trên sàng (%) Lượng sót tích lũy trên sàng (%)
70
60
40
20
10
5
<5
8,8
87,5
3,7
8,8
96,3
- Đối với loại đá dặm Base
Kích thước lỗ sàng (mm) Hàm lượng lọt sàng (%) Tiêu chuẩn 22 TCN 252 - 98 (%)
37,5
25
12,5
4,75
2,0
0,425
0,075
<0,075
100,0
79,3
55,3
35,0
27,4
17,3
5,1
-
100,0
72 - 100
38 - 69
26 - 55
19 - 43
9 - 24
2 - 10
- Đối với loại đá dặm Base
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 37
Kích thước lỗ sàng (mm) Hàm lượng lọt sàng (%) Tiêu chuẩn 22 TCN 252 - 98 (%)
50
37,5
25
12,5
4,75
2,0
0,425
0,075
<0,075
100,0
88,0
71,3
45,6
34,6
27,6
15,5
4,4
-
100,0
70 - 100
50 - 85
30 - 65
22 - 50
15 - 40
8 - 20
2 - 8
-
Nhờ có hoạt động đầu tư vào dây chuyền mới và bảo trì, sửa chữa lớn, sản
phẩm của Công ty luôn giữ ổn định với các chỉ tiêu chất lượng như trên qua các
năm. Qua đó đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng mà Bộ Xây dựng đề ra liên quan đến
thành phần hạt, số lượng sót trên sàng với các kích cỡ sàng khác nhau cho từng loại
đá khác nhau, lượng sót tích lũy…
2.3.2. Hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển
2.3.2.1. Hiệu quả tài chính
Doanh thu tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu
Để xem xét hiệu quả của đầu tư tác động đến doanh thu tăng lên, trước tiên ta
xem xét đến doanh thu của Công ty trong những năm qua. Công ty hoạt động trong
lĩnh vực khai thác, do vậy đặc điểm đặc trưng của công ty đó là tỷ suất sinh lời thấp
trên tổng doanh thu. Nguyên nhân là điều kiện khai thác khó khăn đòi hỏi chi phí
sản xuất đầu vào lớn, máy móc thiết bị sản xuất giá trị cao, khấu hao nhiều, chi phí
đầu tư ban đầu lớn.
Nhận thức rõ những khó khăn đó, Công ty đã không ngừng nỗ lực để phát huy
những thế mạnh của mình, đưa ra những chiến lược đầu tư cũng như những kế hoạch
mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và củng cố vị thế của
mình. Vì thế mà trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
liên tục phát triển, tuy nhiên tỷ suất sinh lời lại không ổn đinh, thể hiện qua bảng sau:
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 38
Bảng 2.15. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016
Đơn vị tính: nghìn đồng
Năm 2012 2013 2014 2015 2016 (T1-6)
Doanh thu
bán hàng
150.943.533 162.724.473 211.562.128 182.233.918 62.625.084
Lợi nhuận
trước thuế
12.732.265 13.148.000 11.258.505 20.156.033 7.163.812
Lợi nhuận
sau thuế
10.498.324 9.840.628 8.729.347 15.551.609 5.569.849
Tỷ suất lợi
nhuận/
doanh thu
(%)
6,95 6,05 4,13 8,53 8,89
Nguồn: Báo cáo tài chính sau kiểmtoán HAMICO các năm2012 - 2015 và báo cáo tài
chính quý II/2016
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của Công ty từ 2012-2014 hầu như
không có sự biến động lớn, dù cho giá trị tuyệt đối của các con số lợi nhuận sau
thuế và doanh thu có sự biến động, mức tỷ lệ này luôn duy trì ở mức trên dưới 5%,
từ đầu năm 2015 đến nay, sau khi cổ phần hóa hoàn toàn tỷ lệ lợi nhuận sau thuế
trên doanh thu của Công ty giữ mức ổn định trên 8%.
Mục đích cuối cùng của các hoạt động đầu tư bao giờ cũng là các kết quả hoạt
động kinh doanh tốt, điều đó được thể hiện qua doanh thu thu được hàng năm, lợi
nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế hàng năm. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả
của hoạt động đầu tư, ta phải dùng chỉ tiêu doanh thu tăng thêm so với vốn đầu tư
thực hiện trong các năm qua. Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh doanh
thu tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn phát huy tác
dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. Nó cho biết mức doanh thu tăng thêm
trên một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh
nghiệp.Giả sử rằng vốn đầu tư thực hiện ở năm t sẽ phát huy tác dụng ở năm t+1.
Chuyên đề tốt nghiệp
SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 39
Doanh thu tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng qua các năm được
thể hiện như sau (do năm 2016 chưa có số liệu cả năm, nên không thể tính toán
được số liệu):
Bảng 2.16. Doanh thu tăng thêm so với vốn đầu tư của HAMICO giai đoạn
2012 - 2016
Đơn vị tính: nghìn đồng
Năm 2012 2013 2014 2015
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
150.943.533 162.724.473 211.562.128 182.233.918
Doanh thu tăng thêm - 11.780.940 48.837.655 -29.328.210
Khối lượng vốn đầu tư
thực hiện trong năm
3.446.893 4.747.589 11.048.501 5.724.711
Doanh thu tăng thêm
trên một đơn vị vốn
đầu tư thực hiện
- 3,417843 10,286833 -2,654497
Nguồn: phân tích số liệu từ báo cáo tài chính sau kiểmtoán năm2012 - 2015 và số liệu
phòng Kế toán
Từ bảng trên, ta thấy, doanh thu tăng thêm trên một đơn vị vốn đầu tư thực
hiện có sự thay đổi, không ổn định qua các năm. Có năm, doanh thu trên một đơn vị
vốn đầu tư thực hiện là lớn, như năm 2014. Nhưng có năm, doanh thu tăng thêm
trên một đơn vị vốn đầu tư thực hiện lại giảm, đó là năm 2015. Trong năm 2013 tuy
không đầu tư quá nhiều, nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao cho doanh thu năm 2014.
Bởi vậy chỉ tiêu này cũng chỉ mang tính chất tương đối, vì doanh thu ngoài việc phụ
thuộc gián tiếp vào đầu tư thông qua mở rộng sản xuất, tăng số lượng sản phẩm, còn
phụ thuộc nhiều vào nhu cầu thị trường, do không phải tất cả sản phẩm làm ra đều
có thể bán được ngay.
Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư
Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư là một trong những chỉ tiêu tài chính đánh giá
hiệu quả của hoạt động đầu tư khá tốt. Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh
lợi nhuận tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư phát
Đề tài: Công tác đầu tư tại Công ty khai thác chế biến khoáng sản - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác đầu tư tại Công ty khai thác chế biến khoáng sản - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác đầu tư tại Công ty khai thác chế biến khoáng sản - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác đầu tư tại Công ty khai thác chế biến khoáng sản - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác đầu tư tại Công ty khai thác chế biến khoáng sản - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác đầu tư tại Công ty khai thác chế biến khoáng sản - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác đầu tư tại Công ty khai thác chế biến khoáng sản - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác đầu tư tại Công ty khai thác chế biến khoáng sản - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác đầu tư tại Công ty khai thác chế biến khoáng sản - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác đầu tư tại Công ty khai thác chế biến khoáng sản - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác đầu tư tại Công ty khai thác chế biến khoáng sản - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác đầu tư tại Công ty khai thác chế biến khoáng sản - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác đầu tư tại Công ty khai thác chế biến khoáng sản - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác đầu tư tại Công ty khai thác chế biến khoáng sản - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác đầu tư tại Công ty khai thác chế biến khoáng sản - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác đầu tư tại Công ty khai thác chế biến khoáng sản - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác đầu tư tại Công ty khai thác chế biến khoáng sản - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác đầu tư tại Công ty khai thác chế biến khoáng sản - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác đầu tư tại Công ty khai thác chế biến khoáng sản - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Công tác đầu tư tại Công ty khai thác chế biến khoáng sản - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty Bất Động Sản, HAY!
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty Bất Động Sản, HAY!Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty Bất Động Sản, HAY!
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty Bất Động Sản, HAY!
 
Phát triển nguồn nhân lực tại công ty dược phẩm Yên Bái, HAY
Phát triển nguồn nhân lực tại công ty dược phẩm Yên Bái, HAYPhát triển nguồn nhân lực tại công ty dược phẩm Yên Bái, HAY
Phát triển nguồn nhân lực tại công ty dược phẩm Yên Bái, HAY
 
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty xây dựng Việt Quang, ĐI...
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty xây dựng Việt Quang, ĐI...Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty xây dựng Việt Quang, ĐI...
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty xây dựng Việt Quang, ĐI...
 
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
 
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
 
Luận văn tốt nghiệp ngành bảo hiểm
Luận văn tốt nghiệp ngành bảo hiểmLuận văn tốt nghiệp ngành bảo hiểm
Luận văn tốt nghiệp ngành bảo hiểm
 
Đề tài: Công tác đào tạo nhân sự tại Công ty thương mại đầu tư, HAY
Đề tài: Công tác đào tạo nhân sự tại Công ty thương mại đầu tư, HAYĐề tài: Công tác đào tạo nhân sự tại Công ty thương mại đầu tư, HAY
Đề tài: Công tác đào tạo nhân sự tại Công ty thương mại đầu tư, HAY
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...
 
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sảnĐề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đề tài: Tình hình Lợi nhuận của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
 
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty cơ khí
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty cơ khíKhóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty cơ khí
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty cơ khí
 
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hùng Dũng
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hùng DũngLuận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hùng Dũng
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hùng Dũng
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
 
Luận văn: Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược phẩm, 9đ
Luận văn: Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược phẩm, 9đLuận văn: Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược phẩm, 9đ
Luận văn: Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược phẩm, 9đ
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty sứ, 9đ
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty sứ, 9đĐề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty sứ, 9đ
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty sứ, 9đ
 
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty hình ảnh 3d, HAY
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty hình ảnh 3d, HAYNâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty hình ảnh 3d, HAY
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty hình ảnh 3d, HAY
 
Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở thành p...
Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở thành p...Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở thành p...
Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở thành p...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công TyKhóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty
 
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
 

Similar to Đề tài: Công tác đầu tư tại Công ty khai thác chế biến khoáng sản - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Similar to Đề tài: Công tác đầu tư tại Công ty khai thác chế biến khoáng sản - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
 
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại công ty vận tải Tùng Phương, HAY
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại công ty vận tải Tùng Phương, HAYĐề tài: Bảng cân đối kế toán tại công ty vận tải Tùng Phương, HAY
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại công ty vận tải Tùng Phương, HAY
 
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Vận tải, HAY, 9đ
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Vận tải, HAY, 9đLuận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Vận tải, HAY, 9đ
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Vận tải, HAY, 9đ
 
Phát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀ
Phát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀPhát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀ
Phát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀ
 
20452
2045220452
20452
 
Đề tài: Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ...
Đề tài: Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ...Đề tài: Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ...
Đề tài: Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ...
 
B0206
B0206B0206
B0206
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng của công...
Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng của công...Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng của công...
Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng của công...
 
Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phầ...
Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phầ...Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phầ...
Kế toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phầ...
 
Luận văn: Kế toán chi phí doanh thu tại Công ty thiết kế công trình - Gửi miễ...
Luận văn: Kế toán chi phí doanh thu tại Công ty thiết kế công trình - Gửi miễ...Luận văn: Kế toán chi phí doanh thu tại Công ty thiết kế công trình - Gửi miễ...
Luận văn: Kế toán chi phí doanh thu tại Công ty thiết kế công trình - Gửi miễ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty đầu tư xây dựng công nghiệp, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn tại công ty đầu tư xây dựng công nghiệp, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn tại công ty đầu tư xây dựng công nghiệp, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty đầu tư xây dựng công nghiệp, ĐIỂM 8
 
Đề tài tốt nghiệp: Tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền, HOTĐề tài tốt nghiệp: Tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền, HOT
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại xí nghiệp sản xuất nhựa, HAY
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại xí nghiệp sản xuất nhựa, HAYĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại xí nghiệp sản xuất nhựa, HAY
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại xí nghiệp sản xuất nhựa, HAY
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại công ty xây dựng, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại công ty xây dựng, HAYĐề tài: Phân tích tình hình tài chính tại công ty xây dựng, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại công ty xây dựng, HAY
 
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần xây dựng đầu tư kinh doanh nhà hà nội
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần xây dựng đầu tư kinh doanh nhà hà nộiPhân tích tài chính tại công ty cổ phần xây dựng đầu tư kinh doanh nhà hà nội
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần xây dựng đầu tư kinh doanh nhà hà nội
 
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà,2018
Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà,2018Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà,2018
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà,2018
 
Luận văn: Nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Luận văn: Nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệLuận văn: Nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Luận văn: Nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
 
Thuyết minh dự án Kho bãi than và nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung Hậ...
Thuyết minh dự án Kho bãi than và nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung Hậ...Thuyết minh dự án Kho bãi than và nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung Hậ...
Thuyết minh dự án Kho bãi than và nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung Hậ...
 
Đề tài giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tư vấn, ĐIỂM 8
Đề tài  giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tư vấn, ĐIỂM 8Đề tài  giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tư vấn, ĐIỂM 8
Đề tài giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tư vấn, ĐIỂM 8
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 

Đề tài: Công tác đầu tư tại Công ty khai thác chế biến khoáng sản - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN HẢI DƯƠNG ( HAMICO ).................................2 1.1. Giới thiệu công ty: .......................................................................................................2 1.1.1. Giới thiệu khái quát về HAMICO: ........................................................................2 1.1.2. Những thông tin chung về HAMICO:...................................................................2 1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển:.........................................................................3 1.1.4. Cơ cấu tổ chức và sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý: ................................................4 1.2. Lĩnh vực hoạt động ......................................................................................................5 1.2.1. Ngành nghề kinh doanh ...........................................................................................5 1.2.2. Chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường...........................................................6 1.2.3. Sản phẩm...................................................................................................................6 1.3. Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây ......................................................6 1.4. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư tại Công ty .7 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CỦA CTCP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2012-2016............................ 11 2.1. Nhu cầu về vốn đầu tư và thực tế huy động vốn đầu tư tại HAMICO trong giai đoạn 2012-2016 ................................................................................................................ 11 2.1.1. Mục tiêu của Công ty ............................................................................................ 11 2.1.2. Nhu cầu về vốn đầu tư .......................................................................................... 11 2.1.3. Thực tế huy động vốn đầu tư tại HAMICO ....................................................... 11 2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016................... 15 2.2.1. Đầu tư phát triển nâng cao năng lực khai thác đá.............................................. 16 2.2.2. Đầu tư phát triển nâng cao năng lực chế biến đá............................................... 19 2.2.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực ........................................................................ 22 2.2.4. Đầu tư cho hoạt động marketing.......................................................................... 28 2.3. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển tại HAMICO ............................................. 30 2.3.1.Những kết quả đạt được......................................................................................... 30 2.3.2. Hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển........................................................... 37
  • 2. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 2.3.3. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân ....................................................... 43 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẦU TƯ CỦA CTCP KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN HẢI DƯƠNG (HAMICO) ............................................................................................ 49 3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển của HAMICO .......................................... 49 3.2.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.................................................. 50 3.2.1.Nguồn vốn đầu tư ................................................................................................... 50 3.2.2.Nâng cao hiệu quả đầu tư khai thác đá ................................................................ 52 3.2.3.Nâng cao hiệu quả đầu tư chế biến đá.................................................................. 53 3.2.4.Đầu tư phát triển nguồn nhân lực ......................................................................... 53 3.2.5.Đầu tư hoạt động marketing .................................................................................. 55 3.3.Một số kiến nghị với Nhà nước................................................................................ 56 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 59
  • 3. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ 1.1: Doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2012 – 2015.........................................7 Bảng 2.1. Quy mô vốn đầu tư phát triển của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016....... 13 Bảng 2.2. Nguồn vốn đầu phát triển của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016.............. 15 Bảng 2.3. Nguồn vốn đầu tư phát triển theo nội dung đầu tư của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016.............................................................................................................. 16 Bảng 2.4. Máy móc, thiết bị cơ bản của HAMICO tính đến hết năm 2015.............. 17 Bảng 2.5. Nguồn vốn đầu tư phát triển của HAMICO dành cho hoạt động khai thác đá giai đoạn 2012 - 2016 ................................................................................................. 18 Bảng 2.6. Thống kê dây chuyền phục vụ chế biến đá của HAMICO đến hết năm 2015.................................................................................................................................... 20 Bảng 2.7. Nguồn vốn đầu tư phát triển của HAMICO dành cho hoạt động chế biến đá giai đoạn 2012 - 2016 ................................................................................................. 21 Bảng 2.8. Quy mô vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016........................................................................................................................ 24 Bảng 2.9. Nguồn vốn đầu tư cho hoạt động marketing của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016 ................................................................................................................................. 29 Bảng 2.10. Ngân sách đầu tư dành cho hoạt động marketing của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016.............................................................................................................. 30 Bảng 2.11. Tài sản cố định huy động của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016............ 31 Bảng 2.12. Năng lực sản xuất tăng thêm của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016...... 32 Bảng 2.13. Năng suất lao động bình quân của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016.... 33 Bảng 2.14. Cơ cấu nhân lực của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016........................... 34 Bảng 2.15. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016... 38 Bảng 2.16. Doanh thu tăng thêm so với vốn đầu tư của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016.................................................................................................................................... 39 Bảng 2.17. Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016......... 40 Bảng 2.18. Thu nhập người lao động của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016............ 41 Bảng 2.19. Các khoảng nộp ngân sách Nhà nước của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016.................................................................................................................................... 43
  • 4. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 1 LỜI MỞ ĐẦU Ngành công nghiệp khai thác mỏ luôn giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và xây dựng của đất nước ta. Khai thác và chế biến khoáng sản phục vụ cho các nhu cầu của nhiều ngành công nghiệp quan trọng trong đó có ngành xây dựng. Để tạo ra những công trình kiến trúc, cầu cống, đường xá ... nhằm tạo nền tảng phát triển cho các lĩnh vực kinh tế khác thì nhu cầu về vật liệu xây dựng là rất lớn. Một trong những nguyên vật liệu đầu vào quan trọng cấu thành trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản đồng thời là đầu ra của hoạt động khai thác mỏ lộ thiên đó chính là đá xây dựng. Hiện nay trên khu vực các tỉnh lân cận Hà Nội có rất nhiều đơn vị tham gia vào quá trình sản xuất loại vật liệu này trong đó có Công ty cổ phần khai thác và chế biến khoáng sản Hải Dương ( HAMICO ). Với gần 60 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, đến nay Công ty là một trong những thương hiệu được nhiều nhà thầu, nhà đầu tư tin dùng sản phẩm của Công ty để phục vụ cho các công trình lớn, yêu cầu khắt khe về chất lượng và tiến độ phục vụ. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác mỏ thì hoạt động đầu tư, tài nguyên và nhân lực là 3 nhân tố quan trọng tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư nắm vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty, có tác động to lớn đến các hoạt động khác của doanh nghiệp, quyết định đầu tư có tính chất chiến lược ảnh hưởng đến sự phát triển của Công ty, đây cũng là hoạt động có rất nhiều vấn đề nảy sinh đòi hỏi sự nhạy bén và khả năng đưa ra quyết định tài chính đúng đắn và kịp thời của nhà quản trị. Do đó hoạt động đầu tư đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Qua thời gian học tập tại Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân và quá trình lao động sản xuất tại Công ty, với mong muốn giúp công ty phát triển, cải thiện hiệu quả kinh doanh thông qua hoạt động đầu tư và phát triển, tôi chọn đề tài : “ Hoàn thiện công tác đầu tư tại Công ty cổ phần khai thác và chế biến khoáng sản Hải Dương” để làm báo cáo thực tập tốt nghiệp. Báo cáo chuyên đề gồm có các nội dung chính sau: CHƯƠNG I: Giới thiệu khái quát về HAMICO. CHƯƠNG II: Thực trạng hoạt động đầu tư của CTCP khai thác và chế biến khoáng sản Hải Dương giai đoạn 2012 – 2016. CHƯƠNG III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đầu tư của CTCP khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương.
  • 5. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 2 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN HẢI DƯƠNG ( HAMICO ). 1.1. Giới thiệu công ty: 1.1.1. Giới thiệu khái quát về HAMICO: Công ty cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương tiền thân là Mỏ đá vôi Thống Nhất Hải Hưng được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1958. Đến năm 1997 được đổi tên là Công ty khai thác, chế biến đá và khoáng sản Hải Dương. Tháng 7 năm 2003 thực hiện cổ phần hóa - chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty khai thác, chế biến đá và khoáng sản Hải Dương thành Công ty cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương theo Quyết định 2740/QĐ-UB ngày 04/07/2003 của tỉnh Hải Dương. 1.1.2. Những thông tin chung về HAMICO: CTCP khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương (HAMICO) được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0800282498 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương cấp, đăng ký lần đầu ngày 18/07/2003. Hiện nay Công ty
  • 6. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 3 đang hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 7 ngày 30 tháng 9 năm 2015. Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần, vốn điều lệ của Công ty là 11.449.400.000 đồng, tổng số cổ phần là 1.144.940 cổ phần, mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phần. Chủ sở hữu của Công ty là Công ty Cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang và các cổ đông cá nhân khác. Tên giao dịch: Công ty cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương. ( Hai Duong mineral eineal processing joint stock company). Tên viết tắt: HAMICO. Trụ sở chính: Khu 2, thị trấn Phú Thứ, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Điện thoại : 0320.3821279; 3821338. Fax: 0320.3821557 1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển: Công ty cổ phần khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương (HAMICO), tiền thân là Mỏ đá vôi Thống Nhất Hải Hưng được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1958 nhằm đáp ứng nhu cầu về vật liệu xây dựng cho công cuộc kiến thiết, phục hồi đất nước. Mỏ đá vôi Thống Nhất ban đầu được thành lập trên cơ sở công trường khai thác đá Trại Sơn, sau đó mở rộng một số công trường khai thác đá nhỏ ở Kinh Môn là Phúc Sơn, Lỗ Sơn, Duyên Linh và một phân xưởng sản xuất đá vôi. Nhiệm vụ của mỏ là khai thác nguồn đá vôi, đá Đô-lô-mít khu vực Nhị Chiểu và sản xuất vôi cho nhu cầu xây dựng, giao thông, thủy lợi của Nhà nước để thực hiện sự nghiệp xây dựng miền Bắc XHCN và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đến nay, Công ty đã trải qua 3 giai đoạn phát triển. - Giai đoạn thứ nhất (1958 - 1997), trong giai đoạn này Công ty có tên gọi là Mỏ đá vôi Thống Nhất Hải Hưng. Trong giai đoạn đầu mới thành lập, mỏ chủ yếu sử dụng lao động thủ công, trang thiết bị thô sơ, kỹ thuật lạc hậu, nên đã gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất, năng suất lao động thấp. - Giai đoạn phát triển thứ hai (1997 - 2003), trên cơ sở phát triển của mỏ đá, năm 1997 mỏ đá được UBND tỉnh Hải Dương quyết định đổi thành Công ty khai
  • 7. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 4 thác, chế biến đá và khoáng sản Hải Dương. Với việc trở thành một công ty trực thuộc nhà nước từ tiền thân là mỏ đá, đây là bước chuyển mình lớn của Công ty. - Giai đoạn phát triển thứ ba (2003 - nay) thực hiện theo Quyết định 2740/QĐ-UB ngày 04/07/2003 của UBND tỉnh Hải Dương, Công ty đã thực hiện cổ phần hóa - chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty khai thác, chế biến đá và khoáng sản Hải Dương thành CTCP khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương. Từ đây, Công ty đã có quyền tự chủ, tự đưa ra các quyết định, hoạt động của công ty trở nên linh hoạt, nhạy bén hơn với thị trường. 1.1.4. Cơ cấu tổ chức và sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý: Cơ cấu tổ chức của Công ty được chia làm hai bộ phận chính: Bộ phận thứ nhất, là bộ phận quản lý chung, bao gồm giám đốc và các phòng ban, thực hiện việc sắp xếp, quản lý hoạt động của toàn bộ công ty, đưa ra các kế hoạch hoạt động và giám sát việc thực hiện, giao dịch với khách hàng và mở rộng thì trường,… Bộ phận thứ hai, là bộ phận trực tiếp sản xuất, bao gồm các đội khai thác, chế biến đá trực tiếp tại các mỏ đá. Hiện nay Công ty có 3 đội sản xuất, tương ứng phụ trách việc khai thác 3 mỏ đá do Công ty quản lý, với 7 dây chuyền nghiền sàng chế biến đá. Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:
  • 8. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 5 1.2. Lĩnh vực hoạt động 1.2.1. Ngành nghề kinh doanh Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của Công ty là khai thác và chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường từ nguồn đá vôi tại các mỏ đá trong khu vực Nhị Chiểu, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương để cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình giao thông, xây dựng công nghiệp và xây dựng dân dụng. Các ngành, nghề kinh doanh được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty bao gồm: + Khai thác, chế biến đá làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng;
  • 9. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 6 + Khai thác và chế biến đất sét; + Khai thác tận thu, chế biến Bauxit; + Khai thác cát, đất, đồi; + Tận thu các loại khoáng sản đi kèm trong quá trình khai thác (nếu có); + Sửa chữa cơ khí - điện; + Xây dựng công trình: dân dụng, công nghiệp, giao thông. 1.2.2. Chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường Chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường của Công ty được thực hiện trong thời gian không quá 12 tháng. 1.2.3. Sản phẩm Sản phẩm chính của Công ty là các loại đá dùng cho xây dựng, từ đá làm đường quốc lộ, làm cầu, cảng, công trình xây dựng công nghiệp đến các công trình xây dựng dân dụng. Các loại đá được Công ty sản xuất bao gồm: + Đá nguyên khai (đá gốc): + Đá dặm 20 x 40 mm: + Đá dặm 10 x 20 mm: + Đá dặm 5 x 10 mm: + Đá Base: + Đá SuBase: + Các sản phẩm khác 1.3. Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây Qua báo cáo kết quả kinh doanh thì doanh thu của Công ty liên tục tăng trong những năm gần đây. Kết quả đó cho thấy sản lượng chế biến không ngừng tăng lên cùng với đó là sự cải thiện về chất lượng sản phẩm. Để làm được điều này thì Công ty luôn chú trọng hoạt động đầu tư mua sắm thiết bị, nâng cấp sửa chữa dây chuyền sản xuất, đầu tư nâng cao năng suất lao động.
  • 10. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 7 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2012 2013 2014 2015 Doanh thu Lợi nhuận Biểu đồ 1.1: Doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2012 – 2015 Giai đoạn 2012-2014 doanh thu của Công ty liên tục tăng, tuy nhiên từ năm 2015 khi thị trường xây dựng trong nước có diễn biến xấu do sự khủng hoảng của thị trường bất động sản, sự tái cấu trúc của một số ngân hàng, ... nên Công ty cũng chịu nhiều tác động của xu thế thị trường. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2016 cũng sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ 2015 chỉ đạt 62.625.084.160 đồng so với 115.641.221.217 đồng. Nguyên nhân là do sự biến động chung của toàn bộ ngành, do các quy định mới về quản lý sử dụng tài nguyên nên đây là vấn đề khách quan và ảnh hưởng không quá nghiêm trọng đến doanh nghiệp, Công ty vẫn có thể tổ chức kinh doanh hiệu quả với chính sách giảm chi phí hợp lý đồng thời Công ty cũng đang có định hướng mở rộng sản xuất và tăng cường thị trường mới bằng việc xúc tiến đầu tư thêm 2 cụm máy nghiền sàng tại Thái Nguyên vào năm 2017. 1.4. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư tại Công ty Chính sách quản lý của Nhà nước Chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong định hướng đầu tư phát triển của Công ty, tạo hành lang, môi trường pháp lý lành mạnh và định hướng cho doanh nghiệp phát triển. Để đi đến quyết định đầu tư trước hết doanh nghiệp cần nghiên cứu xem xét chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách
  • 11. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 8 thuế, đất đai, những ưu đãi dành cho doanh nghiệp, và đặc biệt đối với Công ty là chính sách về quản lý và sử dụng tài nguyên môi trường .v.v... Chính sách pháp lí bao gồm các luật và các văn bản dưới luật. Mọi quy định về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Môi trường pháp lí tạo ra sân chơi để các doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động kinh doanh, vừa cạnh tranh vừa hợp tác lẫn nhau. Mọi định hướng, mục tiêu của doanh nghiệp khi đưa ra đều dựa trên cơ sở các luật định của Nhà nước, các doanh nghiệp hoạt động dưới sự định hướng của Nhà nước thông qua các luật định. Do vậy, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp trong mỗi thời kì hoạt động nên dựa trên quy định của các văn bản pháp luật, tuỳ theo định hướng phát triển kinh tế của đất nước để đề ra phương hướng cho đầu tư của doanh nghiệp mình. Hiện nay, cơ sở hạ tầng phục vụ các nhu cầu kinh tế xã hội ở nước ta đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng, nhu cầu vật liệu xây dựng cơ bản là rất lớn, do vậy Nhà nước cũng có nhiều những chính sách, những văn bản pháp luật tạo có tính chất thông thoáng hoặc ưu tiên cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong nước có nhiều điều kiện để phát triển. Đây chính là một thuận lợi rất lớn mà môi trường pháp lí mang lại cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng như Công ty cổ phần khai thác và chế biến khoáng sản Hải Dương. Tuy nhiên, chính môi trường pháp lí đôi khi vẫn còn có những hiện tượng quan liêu, chồng chéo lên nhau cộng với sự tha hoá của một số cán bộ làm công tác quản lí Nhà nước đã trở thành rào cản rất lớn đối với quá trình giải ngân vốn đầu tư hoặc các quy định về quản lý sử dụng tài nguyên được áp dụng có phần máy móc khiến doanh nghiệp không thể đẩy mạnh đầu tư phát triển năng lực khai thác nâng cao năng suất và sản lượng chế biến. Đây chính là những điều kiện bất lợi mà môi trường pháp lí có thể gây ra cho Công ty. Yếu tố thị trường Trong thị trường cạnh tranh, vấn đề đặt ra với doanh nghiệp là sản xuất sản phẩm phải căn cứ vào nhu cầu về sản phẩm hiện tại và tương lai của thị trường. Khi xem xét thị trường, doanh nghiệp không thể bỏ qua yếu tố cạnh tranh. Doanh nghiệp cần phải xem xét tình hình hiện tại, dự đoán xu hướng phát triển trong tương
  • 12. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 9 lai để lựa chọn phương thức đầu tư thích hợp nhằm trao ra lợi thế của doanh nghiệp trên thị trường. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế, tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt xoay quanh việc giành khách hàng- nhân tố quyết định đến doanh thu của bất kì một doanh nghiệp nào. Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp phải căn cứ tình hình hiện tại của doanh nghiệp, khả năng của các đối thủ cạnh tranh, từ đó dự đoán tương lai để chọn phương thức đầu tư phù hợp và tạo lợi thế riêng cho doanh nghiệp. Trong chính sách đầu tư của Công ty, đầu tư mở rộng thị trường, chế độ chính sách thu hút khách hàng đến với sản phẩm của Công ty luôn được chú trọng đầu tư phát triển. Đối với Công ty, việc thu hút chăm sóc khách hàng đã trở thành nhân tố quyết định sự sống còn. Vì vậy, khách hàng chính là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến các kế hoạch đầu tư của Công ty, là nhân tố định hướng cho việc đầu tư phát triển của Công ty. Vốn và khả năng tài chính của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp đều có khả năng tài chính giới hạn bao gồm nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng để quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể quyết định đầu tư vào các dự án vượt quá khả năng tài chính của mình. Đối với Công ty, là một doanh nghiệp nhỏ nên nguồn vốn tự có năng lực có hạn, do vậy Công ty thường xuyên huy động nguồn vốn góp từ CBCNV, người lao động trong Công ty mỗi khi cần thực hiện dự án đầu tư quy mô vượt quá nguồn vốn tự có của Công ty. Kênh huy động này chỉ hiệu quả khi lợi nhuận kỳ vọng cao, độ tin cậy của dự án đầu tư vững chắc, tức là chỉ hiệu quả khi hoạt động kinh doanh của Công ty đạt kết quả tốt. Do đó có thể thấy khả năng đầu tư của Công ty phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn tự có. Tiến bộ khoa học kỹ thuật Trong hoạt động đầu tư, doanh nghiệp phải chú ý đến thành tựu khoa học, công nghệ để hiện đại hóa trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm. Sự tiến bộ khoa học, công nghệ đòi hỏi doanh nghiệp phải chấp nhận mạo hiểm. Nếu không, doanh nghiệp sẽ bị tụt hậu và sẽ bị loại ra khỏi thị trường.
  • 13. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 10 Sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật có thể là cơ hội cũng có thể là nguy cơ đe dọa đối với sự đầu tư của Công ty. Tính toán được mức độ phát triển của khoa học công nghệ ảnh hưởng đến việc lựa chọn trang thiết bị, phương pháp khấu hao tài sản cố định, chất lượng và giá thành sản phẩm... Cùng với thời gian và sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học kĩ thuật hiện đại, cơ sở vật chất của Công ty cũng ngày càng bị mài mòn, hỏng hóc hoặc không phù hợp để chế tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thời đại. Do đó, muốn mở rộng sản xuất và hiện đại hoá sản phẩm của mình thì trong chiến lược đầu tư Công ty phải chú trọng cả việc hiện đại hoá và mở rộng cơ sở vật chất kĩ thuật phù hợp với định hướng sản xuất kinh doanh. Lực lượng lao động bên trong Công ty và đặc điểm về quản trị doanh nghiệp Do sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ sản xuất, nhân tố con người ngày càng trở nên quan trọng, là nhân tố đảm bảo sự thành công của đơn vị. Các doanh nghiệp muốn thành công thì cùng với sự đầu tư về máy móc thì doanh nghiệp cũng cần phải đầu tư cho yếu tố con người. Trong bất cứ thời đại nào thì nhân tố con người cũng luôn là nhân tố quan trọng nhất trong mỗi khâu sản xuất. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi công nghệ khoa học kĩ thuật ngày càng hiện đại thì việc nâng cao trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ nhân lực cho phù hợp với trang thiết bị hiện đại trong mỗi doanh nghiệp càng trở lên quan trọng hơn hết. Do đó, trong chiến lược đầu tư của bất kì một doanh nghiệp nào, nhân tố con người cũng phải được đưa lên hàng đầu. Cùng với các biện pháp đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên tại Công ty thì cũng cần phải xây dựng các chính sách, đề ra các biện pháp thu hút nhân tài cho sự phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần có các chính sách đãi ngộ , thưởng phạt rõ ràng đối với người lao động để họ gắn bó và đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của Công ty. Đội ngũ các nhà quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cấp cao lãnh đạo doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự thành đạt của doanh nghiệp. Các nhà quản trị là người hoạch định chính sách, chiến lược phát triển cho doanh nghiệp trong từng thời kì khác nhau, do vậy phẩm chất và năng lực của các nhà quản trị có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào phần lớn đặc điểm quản trị doanh nghiệp của các nhà quản trị.
  • 14. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 11 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CỦA CTCP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2012-2016 2.1. Nhu cầu về vốn đầu tư và thực tế huy động vốn đầu tư tại HAMICO trong giai đoạn 2012-2016 2.1.1. Mục tiêu của Công ty Mục tiêu cụ thể mà Công ty đặt ra trong giai đoạn 2012 – 2016: + Về sản lượng, đến năm 2016 đạt sản lượng khai thác, chế biến trên 1,5 triệu tấn đá các loại. + Doanh thu hàng năm trong giai đoạn 2012 - 2016 tăng 10% mỗi năm, lợi nhuận sau thuế tăng hàng năm 5%. + Thu nhập bình quân người lao động phấn đấu tăng thêm 10%/năm. + Mục tiêu về đầu tư: đầu tư có trọng tâm, không đầu tư dàn trải mà đầu tư theo thứ tự ưu tiên đúng với nhu cầu thực tiễn của Công ty. Đầu tư phải đảm bảo cho phát triển bền vững, không đầu tư nóng, đầu tư quá nhiều để khai thác tài nguyên một cách nhanh chóng. Ưu tiên cho hoạt động đầu tư cải tạo, nâng cấp máy móc trang thiết bị nhằm tiết kiệm chi phí, lựa chọn những công nghệ tiên tiến, có năng suất và mức độ tự động hóa cao. Đầu tư với quy mô hợp lý để tiết kiệm vốn và tài nguyên, vật liệu, nhiên liệu. 2.1.2. Nhu cầu về vốn đầu tư Tổng số vốn đầu tư của cả giai đoạn là 28,90 tỷ đồng, bình quân 5,78 tỷ đồng/năm. Vấn đề đặt ra là để đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư thì phải phát huy nội lực, khai thác tối đa các điều kiện cho phép. Công ty chủ trương huy động sử dụng tối đa nguồn vốn tự có, rồi sau đó là huy động từ CBCNV trong Công ty nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn. 2.1.3. Thực tế huy động vốn đầu tư tại HAMICO Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nói riêng, thì các doanh nghiệp cần phải có vốn. Vốn cùng với lao động và tài nguyên là ba thành phần quan trọng nhất của bất kì hoạt động đầu tư nào, nhất là đối với hoạt động đầu tư khai thác mỏ của Công ty. Đó là một nhân tố tổng
  • 15. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 12 hợp, phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh; khả năng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh. Chính vì thế, doanh nghiệp cần phải có các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động và sử dụng các nguồn vốn nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh cũng như đầu tư được tiến hành liên tục và có hiệu quả. 2.1.3.1. Quy mô vốn huy động đầu tư giai đoạn 2012-2016 Vốn giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản suất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Vốn là nhân tố chủ chốt quyết định tới quy mô của hoạt động đầu tư, nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp, là sự đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Quy mô vốn đầu tư càng lớn thì chứng tỏ quy mô hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp càng lớn. Những năm trở lại đây, khi nền kinh tế Việt Nam đang trên con đường tiến lên nền kinh tế thị trường, tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang trở nên ngày càng khốc liệt, trong khi đó nhu cầu thị trường biến đổi không ngừng. Ở thời điểm hiện nay, khi mà tình hình kinh tế nói chung và trong lĩnh vực xây dựng (thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu Công ty) nói riêng đang gặp khó khăn, gây tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, thì Công ty lại càng cần phải có vốn để phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển để nâng cao khả năng sản xuất của mình. Muốn phát triển trong thời buổi khó khăn hiện nay, vượt qua khủng hoảng, thì Công ty phải tiến hành đầu tư cải tiến công nghệ, giảm thiểu chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và kinh doanh. Với đặc điểm đặc thù là công ty hoạt động sản xuất trong lĩnh vực khai khoáng vì vậy việc đầu tư cho việc bảo trì, sửa chữa thay thế máy móc, cải tạo và xây dựng kho bãi luôn là một phần quan trọng trong hoạt động của Công ty, cần được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục. Trong những năm qua, lượng vốn Công ty đã huy động dùng cho đầu tư phát triển được thể hiện thông qua bảng sau:
  • 16. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 13 Bảng 2.1. Quy mô vốn đầu tư phát triển của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016 Đơn vị tính: nghìn đồng Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng khối lượng vốn đầu tư thực hiện 3.446.893 4.747.589 11.048.501 5.724.711 3.917.401 Giá trị gia tăng - 1.300.696 6.300.912 -5.323.789 -1.807.310 Tốc độ tăng định gốc (%) - 37,74 220,54 66,08 13,65 Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 37,74 132,72 -48,18 -31,57 Nguồn: Tổng hợp số liệu phòng Kế toán Tổng số vốn đầu tư thực hiện của Công ty trong giai đoạn 2012 đến 2016 là 28.885.095 nghìn đồng. Nhìn vào bảng số liệu, ta có thể thấy, có sự thay đổi khác thường trong số liệu đầu tư phát triển của Công ty trong năm 2014. Vì trong năm này, Công ty đã thực hiện 1 loạt các hoạt động đầu tư phát triển sản xuất trong Công ty. Còn trong những năm còn lại, lượng vốn đầu tư phát triển trong Công ty không có sự thay đổi, biến động lớn. Hàng năm, Công ty luôn chú trọng đầu tư một lượng vốn cho công tác đầu tư phát triển, tuy nhiên, khối lượng vốn này tăng giảm không đồng đều qua các năm, phụ thuộc tình hình thực tế thị trường và nhu cầu của Công ty. Vốn đầu tư cao nhất là vào năm 2014, với số vốn đầu tư là 11.048.501 nghìn đồng, do trong năm 2014 Công ty đã đầu tư máy xúc đào, máy xúc lật để tăng lượng đá khai thác và chế biến. Thấp nhất là năm 2016, giảm 31,57% so với năm 2015, và so với năm đầu tiên của kỳ nghiên cứu là 2012 chỉ tăng 13,65%. Việc giảm này là do trong năm 2016, tình hình giảm sút chung của thị trường, thị trường xây dựng gặp khó khăn, do vậy nhu cầu đá xây dựng giảm xuất, nên Công ty đã cắt giảm lượng đầu tư. 2.1.3.2. Nguồn vốn đầu tư Trước năm 2003, khi Công ty còn là một doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn đầu tư sử dụng cho hoạt động đầu tư mua sắm máy móc, sửa chữ lớn đều sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp là chủ yếu. Nhưng kể từ khi chuyển đổi mô hình sang công ty cổ phẩn, nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển của Công ty không còn được hình thành từ nguồn vốn Nhà nước, mà đến từ nguồn vốn
  • 17. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 14 tự có của Công ty và nguồn vốn huy động của CBCNV trong Công ty. Nguồn vốn tự có chủ yếu đến từ lợi nhuận giữ lại của Công ty cho vào quỹ đầu tư phát triển, khấu hao cơ bản để lại, tăng vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, Công ty còn huy động nguồn vốn đến từ phần đóng góp của cán bộ công nhân viên trong công ty, nhưng không được ghi vào tài sản của Công ty. Hàng năm, ngoài cổ tức chia cho cổ đông, Công ty đều giữ lại 10% lợi nhuận để tái đầu tư mở rộng sản xuất. Lợi nhuận giữ lại là thành phần quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển của Công ty. Công ty có thể sử dụng nguồn vốn này một cách linh hoạt, chủ động. Trong thời gian qua, do tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thu được kết quả tốt, nên nguồn vốn đến từ nguồn này. Cùng với lợi nhuận giữ lại, vốn đầu tư phát triển của Công ty còn được hình thành tư việc tăng vốn chủ sở hữu. Từ năm 2010, Công ty tăng vốn điều lệ lên gấp đôi, từ 5.724.700.000 đồng lên 11.449.400.000 nên có sự đột biến về nguồn vốn chủ sở hữu. Việc tăng vốn điều lệ này lên nhằm tạo nguồn vốn mới đầu tư nhằm thúc đẩy mở rộng sản xuất. Ngoài ra, trong cơ cấu vốn đầu tư của Công ty còn có đóng góp từ CBCNV trong công ty. Mỗi khi thực hiện dự án, Công ty đều kêu gọi đóng góp từ CBCNV trong Công ty để thực hiện dự án. Lợi nhuận thu lại từ việc thực hiện dự án mới sẽ được chia đều theo đóng góp của từng người, vừa giúp tăng thu nhập cho CBCNV, vừa tạo động lực cho CBCNV làm việc và gắn bó hơn với Công ty. Nguồn vốn này không được ghi vào tài sản của Công ty, nhưng lại phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty, đóng vai trò lớn trong sự phát triển của Công ty.
  • 18. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 15 Bảng 2.2. Nguồn vốn đầu phát triển của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016 Đơn vị tính: nghìn đồng Stt Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Cả giai đoạn 1 Tổng VĐT phát triển 3.446.893 4.747.589 11.048.501 5.724.711 3.917,401 28.885.095 2 VĐT từ nguồn vốn tự có 2.688.904 2.211.077 3.151.398 3.126.912 3.369.503 14.547.794 Tỷ trọng (%) 78,01 46,57 28,52 54,62 86,01 50,36 3 VĐT từ nguồn góp CBCNV 757.989 2.536.512 7.897.103 2.597.799 547.898 14.337.301 Tỷ trọng (%) 21,99 53,43 71,48 45,38 13,99 49,64 Nguồn: Tổng hợp số liệu phòng Kế toán Qua bảng số liệu trên, ta thấy rằng có hai nguồn vốn đầu tư của Công ty: nguồn vốn tự có và nguồn vốn đóng góp của CBCNV Công ty. Hai nguồn vốn này có tỷ trọng gần như tương đương nhau. Nguồn vốn tự có của Công ty được sử dụng vào mục đích chính là hoạt động marketing, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, và xây dựng cơ bản trong Công ty. Còn nguồn vốn đóng góp của CBCNV được thực hiện chủ yếu vào hoạt động đầu tư mua sắm trang thiết bị, dây chuyền sản xuất mới. Do vậy, trong những năm thị trường khả quan, tình hình tiêu thụ sản phẩm tốt thì hoạt động đầu tư từ nguồn vốn tự có chiếm tỷ trọng thấp hơn so với nguồn vốn góp CBCNV như trong năm 2013 và 2014. Khi thị trường kém khả quan, Công ty hạn chế đầu tư cho mua sắm trang thiết bị mới, thì tỷ trọng vốn đầu tư từ nguồn vốn tự có cao hơn so với vốn đầu tư đến từ vốn góp của CBCNV, ví dụ như trong năm 2012 và 2016. 2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016 Hoạt động đầu tư trong Công ty tập trung vào bốn nội dung chính, đó là các hoạt động đầu tư nâng cao năng lực khai thác đá; đầu tư nâng cao năng lực chế biến đá; đầu tư phát triển nguồn nhân lực; và đầu tư cho hoạt động marketing. Số liệu về
  • 19. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 16 mức vốn đầu tư cho từng nội dung và tổng vốn đầu tư của các năm được trình bày dưới bảng sau: Bảng 2.3. Nguồn vốn đầu tư phát triển theo nội dung đầu tư của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016 Đơn vị tính: nghìn đồng Stt Năm 2012 2013 2014 2015 2016 1 Đầu tư khai thác 791.559 2.637.341 5.757.136 2.707.391 1.271.920 2 Đầu tư chế biến 1.213.506 1.082.408 4.091.365 1.718.537 1.239.559 3 Đầu tư nguồn nhân lực 682.693 569.753 558.045 593.496 574.118 4 Đầu tư marketing 759.135 458.087 641.955 705.287 831.804 5 Tổng vốn đầu tư 3.446.893 4.747.589 11.048.501 5.724.711 3.917.401 Nguồn: Tổng hợp số liệu phòng Kế toán 2.2.1. Đầu tư phát triển nâng cao năng lực khai thác đá Để có nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất chế biến đá, thì trước tiên phải thực hiện việc khai thác đá từ các mỏ đá của Công ty. Đây là một trong hai công đoạn chính để tạo ra sản phẩm đá xây dựng, nên có thể ảnh hưởng nhiều đến chi phí giá thành sản phẩm. Bởi vậy việc đầu tư để phát triển hoạt động khai thác đá là vô cùng quan trọng. Hoạt động khai thác đá được tính từ khi khảo sát thiết kế, lựa chọn phương án khai thác, phá núi, đến công đoạn xúc bốc, vận chuyển đá đến dây chuyền nghiền sàng để tạo ra sản phẩm. Trong hoạt động đầu tư phát triển để nâng cao năng lực khai thác đá, nội dung đầu tư bao gồm việc đổi mới công nghệ khai thác đá của Công ty trở nên an toàn và hiệu quả hơn. Hiện tại, công nghệ khai thác của công ty là khoan tay thủ công sau đó đặt mìn phá núi, để đá nguyên khai vỡ ra thành từng mảnh nhỏ. Những hòn nào nào quá kích cơ sẽ dùng máy dùi vỡ đá thành kích cỡ nhỏ hơn. Sau đó sẽ được máy xúc đào xúc lên phương tiện vận chuyển, vận chuyển đến dây chuyền nghiền sàng đá. Do đó, cùng với việc đổi mới công nghệ khai thác đá, thì một hoạt động nữa trong đầu tư phát triển nâng cao năng lực khai thác đá của Công ty là việc đầu tư
  • 20. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 17 máy móc để khoan, đào, vỡ đá, xúc bốc và và các phương tiện vận chuyển để vận chuyển đá khai thác đến dây chuyền nghiền sàng chế biến đá. Tính đến 2015, hiện Công ty đang có một số máy móc, trang thiết bị cơ bản dùng cho hoạt động khai thác đá như sau: Bảng 2.4. Máy móc, thiết bị cơ bản của HAMICO tính đến hết năm 2015 Stt Máy móc, phương tiện ĐVT Số lượng Ký hiệu Nước sản xuất Năng lực làm việc của 01 TB 1 Máy khoan cầm tay Bộ 155 ∆-Y18 TQ 80m3/ca 2 Máy xúc đào Cái 5 Komatsu PC-220 Nhật 80-100m3/ca 5 Kobelko Nhật 80-100m3/ca 3 Máy xúc lật Cái 04 Liugong TQ 150m3/giờ 06 Kawasaki Nhật 150m3/giờ 4 Ô tô tải Cái 88 Trường Hải VN Theo máy xúc Nguồn: Hồ sơ năng lực HAMICO năm 2015 Trong Công ty, quy trình đầu tư cho hoạt động khai thác đá được tiến hành như sau: Đối với trang thiết bị, máy móc phục vụ khai thác: + Hàng năm, các đội trưởng đội sản xuất đánh giá lại số lượng và tình trạng trang thiết bị tại đội sản xuất rồi báo cáo lại lên phòng Kinh tế - Kỹ thuật trong Công ty. Hoặc khi có những sự cố, hỏng hóc bất ngờ liên quan đến máy móc, các Đội trưởng sẽ báo cáo lại tình hình lên phòng Kinh tế - Kỹ thuật hoặc trực tiếp đề xuất với Giám đốc Công ty. + Dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và tổng hợp báo cáo về số lượng trang thiết bị hiện có trong Công ty, hoặc những sự cố hỏng hóc bất thường, phòng Kinh tế - Kỹ thuật sẽ tính toán nhu cầu về mua sắm trang thiết bị để đảm bảo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra, tìm kiếm trang thiết bị máy móc với công nghệ, năng suất phù hợp với nhu cầu của Công ty. Kết thúc giai đoạn tính toán, phòng Kinh tế - Kỹ thuật sẽ trình lên Giám đốc đề xuất mua sắm đầu tư trang thiết bị cho Công ty phục vụ nhu cầu khai thác.
  • 21. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 18 + Sau khi đề xuất mua sắm đầu tư trình lên Giám đốc được thông qua, phòng Kinh tế - Kỹ thuật sẽ chuyển bản đề xuất này sang phòng Kế toán để lấy vốn đầu tư. Khi có vốn đầu tư, phòng Kinh tế - Kỹ thuật sẽ trực tiếp liên hệ với nhà cung cấp bán sản phẩm để thực hiện hoạt động đầu tư mua sắm trang thiết bị. + Việc thực hiện quản lý đầu tư, bao gồm việc kiểm tra chất lượng máy móc, số lượng…cũng do phòng Kinh tế - Kỹ thuật thực hiện. Sau đó, máy móc thiết bị sẽ được chuyển xuống các đội sản xuất chế biến đá để đem vào sử dụng. Công nghệ khai thác: + Phòng Kinh tế - Kỹ thuật thực hiện việc nghiên cứu, đệ trình thay đổi công nghệ khai thác lên Ban lãnh đạo Công ty . + Ban lãnh đạo Công ty gồm Giám đốc, Phó giám đốc điều hành mỏ, các Trưởng phòng, phó phòng, Đội trưởng sẽ dựa vào tình hình thực tế để từ đó đánh giá công nghệ đặt mìn phá núi mà Công ty đang sử dụng. + Khi công nghệ không còn phù hợp, phòng Kinh tế - Kỹ thuật sẽ được giao nhiệm vụ tiến hành đầu tư nghiên cứu nhằm đổi mới công nghệ. Sau khi có kết quả của hoạt động này, phòng Kinh tế - Kỹ thuật sẽ phải trình lên Ban lãnh đạo Công ty để được thông qua. Trong giai đoạn từ 2012 đến 2016, Công ty đã có sự đầu tư phát triển cho hoạt động nâng cao năng lực khai thác đá như sau: Bảng 2.5. Nguồn vốn đầu tư phát triển của HAMICO dành cho hoạt động khai thác đá giai đoạn 2012 - 2016 Đơn vị tính: nghìn đồng Stt Năm 2012 2013 2014 2015 2016 1 Tổng VĐT 3.446.893 4.747.589 11.048.501 5.724.711 3.917.401 2 VĐT phát triển khai thác đá 791.559 2.637.341 5.757.136 2.707.391 1.271.920 3 Lượng tăng tuyệt đối - 1.845.782 3.119.795 -3.049.745 -1.435.471 4 Tốc độ tăng định gốc (%) - 233,18 627,31 242,03 60,68 5 Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 233,18 118,29 -52,97 -53,02 6 Tỷ trọng so với tổng VĐT (%) 22,96 55,55 52,11 47,29 32,46 Nguồn: Tổng hợp số liệu phòng Kế toán
  • 22. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 19 Nhìn vào bản số liệu trên, thấy rằng năm có số lượng vốn đầu tư được thực hiện nhiều nhất cho hoạt động khai thác đá là vào năm 2014. Vì trong năm này, Công ty đã thực hiện hai hoạt động đầu tư lớn vào mua sắm máy móc, đầu tiên là máy xúc đào Kobelco - 220 xuất xứ Nhật Bản với công suất 80 - 100 m3/giờ, giá trị đầu tư là 2,7 tỷ đồng. Cùng với đó, Công ty còn đầu tư mua 2 máy xúc dùi phá vỡ đá quá cỡ, với giá trị vốn đầu tư là 2,1 tỷ đồng. Còn trong năm 2016, do nhận thấy tình hình kinh tế khó khăn, doanh số bán hàng giảm, nên vốn đầu tư cho hoạt động khai thác đá đã giảm một cách đáng kể so với các năm khác, giảm 53,02% so với năm trước đó. Trong năm 2016, Công ty chỉ thực hiện đầu tư sửa chữa, thay thế những thiết bị khai thác đã lạc hậu trước đây. Ngoại trừ năm 2014 và năm 2016, trong các năm còn lại, tình hình đầu tư cho hoạt động khai thác đá của Công ty tương đối ổn định. 2.2.2. Đầu tư phát triển nâng cao năng lực chế biến đá Trong hoạt động đầu tư năng cao năng lực chế biến đá, nội dung chủ yếu của hoạt động đầu tư là đầu tư vào các cụm nghiền sàng, bộ phận chế biến từ những viên đá có kích thước to thành những viên có kích thước nhỏ hơn theo những kích cỡ đề ra, để tạo ra sản phẩm. Trước năm 1995, khi việc sản xuất đá hoàn thủ công, công nhân phải trực tiếp khoan, đập đá ra thành đá thành phẩm, do đó kích thước đá không được đồng đều, chất lượng sản phẩm thấp, đồng thời việc sản xuất kinh doanh không có hiệu quả do tốn quá nhiều chi phí nhân lực, sử dụng lượng nhân công lớn, năng suất không cao. Sau đó, khi công đoạn chế biến được chuyển qua các cụm máy nghiền sàng, số lượng và chất lượng đá chế biến được đã tăng lên cao. Hiện nay, Công ty đang có một số dây chuyền nghiền sàng phục vụ cho hoạt động chế biến đá như sau:
  • 23. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 20 Bảng 2.6. Thống kê dây chuyền phục vụ chế biến đá của HAMICO đến hết năm 2015 Stt Máy móc, phương tiện Đơn vị tính Số lượng Nước sản xuất Năng lực làm việc của 01 TB 1 Dây chuyền nghiền sàng đá Dây chuyền 01 Italia 80-100m3/giờ 2 Dây chuyền nghiền sàng đá Dây chuyền 06 TQ 80-120m3/giờ Nguồn: Hồ sơ năng lực HAMICO năm2015 Trong giai đoạn từ 1995 - 2010, Công ty thực hiện đầu tư 7 dây chuyền nghiền sàng đá, trong đó tính riêng giai đoạn 1995 - 2007, số dây chuyền được đầu tư trong Công ty là 6 dây chuyền. Vào năm 1995, Công ty đầu tư một dây chuyền nghiền sàng công nghệ Italia, với vốn đầu tư là 7 tỷ đồng, năng suất: 75 - 90 m3/giờ (120 – 145 tấn/giờ). Năm 2002, Công ty đầu tư 2 dây chuyền công nghệ Trung Quốc, với mức vốn đầu tư cho mỗi dây chuyền là 2,5 tỷ động, năng suất: 65 - 80 m3/giờ (100 - 130 tấn/giờ). Vào năm 2004, Công ty tiếp tục đầu tư 2 dây chuyền nghiền sàng công nghệ Trung Quốc, một dây chuyền trị giá 3,2 tỷ đồng, một dầy chuyền khác có trị giá 3,5 tỷ đồng, cùng có công suất là 100 - 125 m3/giờ (160 - 200 tấn/giờ). Năm 2007, Công ty đầu tư cụm dây chuyền nghiền sàng Áng Dâu công nghệ Trung Quốc, vốn đầu tư 4,5 tỷ đồng, có năng suất 100 - 125 m3/giờ (160 - 200 tấn/giờ). Năm 2012, Công ty đầu tư một cụm nghiền sàng mới, cụm nghiền sàng số 6B công nghệ Trung Quốc, với năng suất 100 - 125 m3/giờ (160 - 200 tấn/giờ), vốn đầu tư là 7 tỷ đồng. Ngoài việc đầu tư mới các cụm nghiền sàng đá, Công ty còn thực hiện những hoạt động đầu tư nhằm phục hồi lại năng lực sản xuất của các dây chuyền cũ hoặc các hoạt động đầu tư nhằm cải tiến các dây chuyền cũ theo công nghệ hiện đại, mức độ tự động hóa cao nhằm nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm chi phí, cải thiện hiệu quả.
  • 24. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 21 Bên cạnh việc đầu tư vào các cụm nghiền sàng, hoạt động đầu tư nâng cao năng lực chế biến đá của Công ty còn liên quan đến việc đầu tư xây dựng cơ bản nhà kho, bến bãi để chứa sản phẩm sau chế biến, dây chuyền và phương tiện vận chuyển sản phẩm từ kho bãi ra cầu cảng, bến tàu để xuất hàng... Quy trình thực hiện đầu tư của Công ty được tiến hành theo các bước: + Phòng Kinh tế - Kỹ thuật đề xuất lên Giám đốc kế hoạch việc thực hiện đầu tư sửa chữa cải tiến dây chuyền; xây dựng, lắp đặt dây chuyền mới hoặc đầu tư nhà kho, bến bãi, dây chuyền vận chuyển. + Giám đốc xem xét đề xuất từ phòng Kinh tế - Kỹ thuật gửi lên, nếu thấy hợp lý sẽ quyết định thực hiện đầu tư. Với số vốn đầu tư dưới 500 triệu đồng, Giám đốc có quyền tự quyết định. Với số vốn đầu tư từ 500 triệu đồng trở lên, Giám đốc phải trình lên Hội đồng quản trị để được thông qua. + Sau khi đề xuất đầu tư được thông qua, phòng Kinh tế - Kỹ thuật sẽ tiến hành thực hiện công cuộc đầu tư. + Việc thực hiện hoạt động đầu tư, Giám đốc sẽ trực tiếp giám sát, hoặc sẽ phân công cho Phó giám đốc hoặc Trưởng phòng Kinh tế - Kỹ thuật tiến hành quản lý hoạt động đầu tư. Bảng 2.7. Nguồn vốn đầu tư phát triển của HAMICO dành cho hoạt động chế biến đá giai đoạn 2012 - 2016 Đơn vị tính: nghìn đồng Stt Năm 2012 2013 2014 2015 2016 1 Tổng VĐT 3.446.893 4.747.589 11.048.501 5.724.711 3.917.401 2 VĐT phát triển chiến biến đá 1.213.506 1.082.408 4.091.365 1.718.537 1.239.559 3 Lượng tăng tuyệt đối - -131.098 3.008.957 -2.372.828 -478.978 4 Tốc độ tăng định gốc (%) - -10,80 237,15 41,62 2,15 5 Tốc độ tăng liên hoàn (%) - -10,80 277,98 -57,99 -27,87 6 Tỷ trọng so với tổng VĐT (%) 35,21 22,79 37,03 30,02 31,64 Nguồn: Tổng hợp số liệu phòng Kế toán Nhìn bảng số liệu trên, thấy rằng lượng vốn đầu tư cho việc phát triển năng lực khai thác đá không đồng đều qua các năm, phụ thuộc vào nhu cầu đầu tư từng
  • 25. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 22 năm. Như trong năm 2014, năng lực chế biến đá tăng lên đột biến do Công ty đầu tư mua mới 2 máy xúc lật Kawasaki với số vốn 1,2 tỷ/ chiếc, cao hơn nhiều lần so với những năm khác. Còn trong những năm còn lại, lượng vốn đầu tư cho chế biến đá là không lớn, hoạt động chủ yếu là đầu tư vào xây dựng nhà kho để chứa sản phẩm. Trong năm 2012, Công ty thực hiện đầu tư xây dựng nhà kho mới cho đội khai thác, chế biến đá Thống Nhất, nhằm phục vụ cho hai cụm nghiền sàng là cụm nghiền số 1 và cụm nghiền sàng số 5, với mức đầu tư là trên 1,2 tỷ đồng. Năm 2015, Công ty đầu tư xây dựng nhà kho cho đội khai thác, chế biến đá Áng Bát nhằm phục vụ cho cụm nghiền sàng số 9, cụm nghiền sàng số 6A và cụm nghiền sàng số 6B với giá trị đầu tư trên 1,7 tỷ đồng. Ngoài đầu tư cho xây dựng nhà kho chứa hàng, năm 2013, Công ty tiến hành đầu tư nâng cấp cải tiến những cụm nghiền sàng của Công ty được đầu tư, xây lắp trước năm 2004, bao gồm các cụm nghiền sàng số 1, cụm nghiền sàng số 5 thuộc đội chế biến, khai thác đá Thống Nhất, và cụm nghiền sàng 6A thuộc đội khai thác, chế biến đá Áng Bát. Tổng mức đầu tư để nâng cấp, cải tiến cụm nghiền sàng trong năm 2013 là trên 1 tỷ đồng. Trong năm 2016, Công ty đầu tư nâng cấp cụm nghiền sàng số 9 thuộc đội khai thác, chế biến đá Áng Bát; cụm nghiền sàng số 7 thuộc đội khai thác, chế biến đá Thống Nhất; và cụm nghiền sàng Áng Dâu thuộc đội khai thác, chế biến đá Áng Dâu. Các cụm nghiền sàng này đều được đầu tư trong giai đoạn 2004 - 2007, tổng mức đầu tư để nâng cấp các cụm nghiền sàng này là trên 1,23 tỷ đồng. Về tỷ trọng so với tổng vốn đầu tư, nguồn vốn dành cho hoạt động đầu tư phát triển chế biến dao động từ khoảng 22% đến 35% tổng vốn đầu tư thực hiện của Công ty. Điều này cho thấy rằng hoạt động đầu tư cho chế biến đá luôn là một phần quan trọng trong các hoạt động đầu tư hàng năm của Công ty. 2.2.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực Cùng với vốn và tài nguyên, lao động là một trong ba nhân tố tác động ảnh hưởng mạnh nhất đến quy mô dự án và hiệu quả hoạt động. Bởi vậy, đầu tư cho
  • 26. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 23 hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là một nội dung cơ bản, quan trong của bất cứ doanh nghiệp nào. Nguồn nhân lực của một doanh nghiệp được đánh giá là mạnh hay yếu dựa vào hai chỉ tiêu: số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Một đội ngũ nhân lực đông đảo, có chất lượng cao sẽ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có nguồn lao động dồi dào chất lượng cao sẽ là một trong những lợi thế lớn, nhờ đó mà doanh nghiệp có thể gặt hái được nhiều thành công. Đồng thời, trong sự phát triển ngày càng nhanh của khoa học công nghệ, trình độ của đội ngũ nhân viên cũng cần được nâng cao hơn nữa để có thể tiếp cận được với những tiến bộ về kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động. Chính vì lí do đó mà đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một vấn đề đáng quan tâm trong các nội dung đầu tư. Trong Công ty, quy trình tiến hành đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực được tiến hành theo các bước: + Xác định nhu cầu nguồn nhân lực trong Công ty, mục tiêu của công tác đào tạo, tiến hành lập kế hoạch đào tạo, hoặc các Trưởng phòng, Đội trưởng đăng ký yêu cầu đào tạo của đơn vị mình lên phòng Tổ chức hành chính. Sau đó phòng Tổ chức hành chính sẽ tổng hợp lại nhu cầu đào tạo của các đơn vị. Xác định đối tượng đào tạo, bồi dưỡng và phát triển. + Phòng Tổ chức hành chính đề xuất Ban giám đốc để xem xét, đánh giá, cân đối và phê duyệt các nội dung, kế hoạch đào tạo. + Sau khi có kết quả phê duyệt, phòng Tổ chức hành chính thông báo đến các đơn vị. Trưởng các đơn vị có trách nhiệm đôn đốc, tạo điều kiện thuận lợi cho CBCNV tham gia đào tạo. + Phòng Tổ chức hành chính theo dõi quá trình đào tạo, thu báo cáo kết quả học tập của CBCNV được cử đi đào tạo. + CBCNV sau khi đào tạo được bố trí công việc với trình độ chuyên môn phù hợp đã được đào tạo và theo nhu cầu của Công ty. Hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực tại Công ty mang nhiều nội dung khác nhau, trong đó có một số nội dung chủ yếu là: Đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cho công tác tuyển dụng, đầu tư cho cải tạo điều kiện làm việc của người
  • 27. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 24 lao động, đảm bảo các phúc lợi của người lao động và nâng cao đời sống của công nhân viên trong công ty. Trong giai đoạn 2012 - 2016, quy mô vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực của Công ty được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.8. Quy mô vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016 Đơn vị tính: nghìn đồng Stt Năm 2012 2013 2014 2015 2016 1 Tổng VĐT 3.446.893 4.747.589 11.048.501 5.724.711 3.917.401 2 VĐT phát triển nguồn nhân lực 682.693 569.753 558.045 593.496 574.118 3 Lượng tăng tuyệt đối - -112.940 -11.708 35.451 -19.378 4 Tốc độ tăng định gốc (%) - -16,54 -18,25 -13,07 -15,90 5 Tốc độ tăng liên hoàn (%) - -16,54 -2,05 6,35 -3,27 6 Tỷ trọng so với tổng VĐT (%) 19,80 12,00 5,05 10,36 14,66 Nguồn: Tổng hợp số liệu phòng Kế toán Qua bảng số liệu trên, nhìn chung lượng vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực công ty ở mức ổn định qua các năm, có thể thấy Công ty đã có hướng chú ý đến đầu tư phát triền nguồn nhân lực. Năm 2012 là năm mà Công ty dành nhiều nguồn vốn nhất cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đồng thời đó cũng là năm mà đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực chiếm tỷ trọng cao nhất. Do trong năm này, phát triển sản xuất gặp khó khăn, nên Công ty đã chú trọng hơn đến phát triển nguồn nhân lực, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giúp Công ty vượt qua thời kỳ khó khăn, tạo điều kiện để phát triển trong những năm tiếp theo. Lượng vốn về đầu tư phát triển nguồn nhân lực các năm có sự thay đổi, nhưng là không nhiều, biến đổi không lớn. Nhưng về tỷ trọng, nguồn vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực so với tổng vốn đầu tư có thể thấy sự không đồng đều qua các năm. Có năm 2012, vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực chiếm tỷ trọng lớn, lên tới 19,80% trong khi đó, lại có năm chỉ chiếm 5,05%. Điều này cho thấy Công ty vẫn chưa có sự đầu tư đồng đều về phát triển nhân lực và các lĩnh vực đầu
  • 28. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 25 tư phát triển khác trong Công ty, điều này có thể dẫn đến sự mất cân đối trong phát triển. Trong hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực, vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực được Công ty chia thành các nội dung đầu tư sau: - Đầu tư cho công tác tuyển dụng, đào tạo: Đào tạo và tuyển dụng là hai công tác quan trọng nhất trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty, trước hết là công tác tuyển dụng, quá trình sau đó là việc đào tạo, bồ dưỡng. Do vậy, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần làm tốt cả hai công tác này. Đầu tiên là công tác tuyển dụng: để đảm bảo thực hiện tốt công tác này, Công ty áp dụng chế độ quản lý và tuyển dụng nghiêm ngặt, theo đó chất lượng nguồn nhân lực được đảm bảo. Với công tác đào tạo: khi đánh giá nhu cầu đào tạo, người ta thường bắt đầu từ quan điểm cho rằng kết quả làm việc tồi nên cần phải được đào tạo. Hầu như các công ty chỉ có nhu cầu đào tạo theo phản ứng đổi với các vấn đề khi chúng nảy sinh. Tuy nhiên đối với Công ty, ngoài việc đào tạo nhằm giúp CBCNV đáp ứng nhu cầu đòi hỏi hiện tại của công việc, Công ty còn chủ động tiến hành đào tạo, đi trước đón đầu. Hiện nay, các nội dung được Công ty tiến hành đào tạo bao gồm: + Đào tạo kỹ năng cơ bản: dành cho những lao động mới được tuyển dụng vào Công ty. Đó là các kỹ năng cơ bản về an toàn lao động, vận hành máy đối với bộ phận sản xuất trực tiếp hoặc các kỹ năng về tin học, văn phòng cơ bản cho bộ phận văn phòng trong Công ty. Hoạt động này được Công ty đứng ra tổ chức các buổi đào tạo. + Đào tạo về công nghệ mới, sản phẩm mới hoặc các tiêu chuẩn thực hiện cao hơn: khi nhập máy móc, thiết bị công nghệ mới về, hoặc khi Nhà nước ban hành những quyết định mới về tiêu chuẩn, Công ty sẽ tiến hành đào tạo cho CBCNV. Đối với công nghệ, sản phẩm mới, Công ty sẽ nhờ đối tác thực hiện đào tạo, chuyển giao công nghệ.
  • 29. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 26 + Đào tạo kỹ năng chuyên môn: là hình thức đào tạo chuyên sâu cho cán bộ ở khối văn phòng. Khi được đi đào tạo, CBCNV sẽ được đào tạo nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về kinh tế hoặc quản lý doanh nghiệp. Với nội dung đào tạo này, Công ty có thể chủ động của cán bộ đi đào tạo hoặc các cá nhân có thể chủ động liên hệ đối với các tổ chức đào tạo rồi các khoản chi phí sẽ được Công ty hỗ trợ một phần. + Đào tạo nâng cao hiểu biết về pháp luật: nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của, đặc biệt là đối với những cán bộ quản lí của Công ty, là Giám đốc, các trưởng phòng… Nội dung đào tạo này được Công ty chủ động tổ chức, tiến hành cử đi đào tạo và chi trả các khoản chi phí. - Đầu tư phát triển năng lực quản lý Ngoài bộ phận trực tiếp sản xuất, bộ phận quản lý cũng thường xuyên được cử đi đào tạo để nâng cao trình độ quản lý lãnh đạo của mình. Ngay cả Giám đốc công ty, cũng được đi đào tạo các lớp về kỹ năng quản lý, kiến thức về đầu tư . Lực lượng cán bộ quản lý không trực tiếp sản xuất, tạo ra sản phẩm nhưng lại có tính quyết định tới sự thành bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vì đây là những người đưa ra các định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp, quyết định những công việc hàng ngày, sắp xếp bố trí lao động trong doanh nghiệp. Hoạt động quản lý ở doanh nghiệp có hiệu quả hay không là do việc các phòng ban, bộ phận trong doanh nghiệp có phối hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn, thận lời để mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh hay không. Bộ phận quản lý phải luôn đưa ra các quyết định chỉ đạo giải quyết các vấn đề một cách chính xác, kịp thời. Với tầm quan trọng như vậy, cho nên hàng năm Công ty đều có những sự đầu tư cho công tác quản lý, phát triển loại nguồn nhân lực này. - Đầu tư cho đời sống tinh thần người lao động Thông qua lãnh đạo của Đảng ủy và của ban chấp hành Công ty, đời sống tình thần của người lao động trong Công ty luôn được quan tâm chú ý. Các lịp lễ tết Công ty đều tiến hành các cuộc hội thao nội bộ trong Công ty, các hội diễn văn nghệ, … nhằm nâng cao sức khỏe và đời sống tinh thần của CBCNV. Các phong trào này luôn được CBCNV hưởng ứng.
  • 30. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 27 Việc đầu tư cho đời sống tinh thần của CBCNV là hết sức cần thiết, vì thông qua những hoạt động này sẽ nâng cao tình thần đoàn kết tập thể, đoàn kết giúp đỡ nhau. Bầu không khí trong Công ty được cải thiện, tạo nên một tập thể mạnh cho công ty góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Đầu tư đảm bảo môi trường lao động cho người lao động Với đặc điểm đặc thù trong hoạt động sản xuất là phải thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, hàng năm Công ty đều tiến hành công tác đo kiểm và quản lý môi trường lao động để xác định mức độ ô nhiễm, xem môi trường lao động đã vượt quá những tiêu chuẩn Nhà nước cho phép hay chưa. Ngoài các hoạt động kể trên, Công ty còn tiến hành đầu tư mua sắm trang thiết bị bảo hộ lao động… Trong những năm qua, trong mỗi khối đá sản xuất được, Công ty đã dành ra 200 đồng để chi cho hạng mục bảo hộ lao động. Bên cạnh đó, cứ 3 tháng một lần, Công ty lại tiến hành quan trắc môi trường lao động, và 6 tháng một lần thì tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ cho công nhân. Mỗi năm Công ty tổ chức đối thoại với người lao động định kỳ 3 tháng/lần tại cơ sở và 6 tháng/lần cấp Công ty để nắm bắt nguyện vọng của người lao động cũng như đảm bảo điều kiện, môi trường lao động cho người lao động. Cùng với đó, do môi trường làm việc nguy hiểm, tai nạn một khi xảy ra sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, nên việc đảm bảo an toàn trong lao động là vô cùng cần thiết. Thời gian qua, Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm hạn chế tai nạn lao động. Công ty cũng thường xuyên có những buổi tập huấn về an toàn lao động, đào tạo sử dụng máy móc mới cũng như các kỹ thuật cơ bản để tránh tai nạn xảy ra. Việc đầu tư để đảm bảo cho môi trường làm việc an toàn là vô cùng quan trọng, vì chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Trong việc đảm bảo an toàn lao động trong công tác khoan đá - nổ mìn, cứ hai năm một lần, Công ty lại gửi đội ngũ này đi sát hạch tay nghề theo quy định của ngành chủ quản để đảm bảo an toàn lao động. - Đầu tư cho công tác nâng cao chất lượng điều kiện làm việc, đảm bảo trả lương đúng và đủ cho người lao động:
  • 31. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 28 Với đặc thù công việc vất vả, công nhân phải làm việc trong điều kiện khó khăn, do vậy Công ty luôn chú ý đến vấn đề tiền lương, tiền bồi dưỡng cho lao động để đảm bảo trả lương, thưởng xứng đáng, hợp lý đúng với công sức công nhân viên đã bỏ ra. Đặc biệt, chế độ ưu đãi, lương thưởng đúng mức cũng góp phần làm công nhân viên trong Công ty an tâm công tác và hăng say làm việc. 2.2.4. Đầu tư cho hoạt động marketing Trong giai đoạn còn là công ty trực thuộc Nhà nước, HAMICO được Nhà nước bao tiêu sản phẩm, lo đầu ra, chỉ phải tập trung vào sản xuất, vì vậy lúc đó Công ty không quan tâm đến công tác marketing. Nhưng từ khi chuyển đổi sang mô hình Công ty cổ phần, sản phẩm của Công ty không được lo khâu đầu ra, Công ty phải tự tìm kiếm thị trường, tự tìm kiếm đối tác tiêu thụ, cùng với đó là áp lực cạnh tranh ngày càng lớn của thị trường thúc đẩy Công ty vận dụng linh hoạt hoạt động marketing để tạo dựng năng lực cạnh tranh tốt hơn. Mục tiêu của Công ty là tiêu thụ được hết lượng sản phẩm sản xuất ra, để đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên và trả cổ tức cho cổ đông. Bởi vậy hàng năm, Công ty luôn dành một phần ngân sách cho các hoạt động thăm dò, khảo sát thị trường; xác định nhu cầu, thị hiếu khách hàng;… để tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho công ty. Đồng thời, để khuyến khích việc tiêu thụ, công ty đã sử dụng nhiều hình thức thanh toán linh hoạt như bán trả chậm, chiết khấu thanh toán, hoa hồng môi giới… Quy trình đầu tư cho hoạt động marketing trong Công ty được tiến hành theo các bước sau: + Dự trên mục tiêu mà Công ty đã đề ra, phòng Kinh tế - Kỹ thuật tiến hành phân tích thị trường. Rồi từ đó, hoạch định chiến lược, xây dựng giải pháp marketing trình lên Giám đốc. + Giám đốc đưa bản kế hoạch ra hội đồng quản trị lấy ý kiến đóng góp và thông qua. + Sau đó, hoạt động marketing sẽ do phòng Kinh tế - Kỹ thuật trong Công ty phụ trách thực hiện.
  • 32. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 29 Trong những năm qua, tình hình đầu tư cho hoạt động marketing của Công ty được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây. Bảng 2.9. Nguồn vốn đầu tư cho hoạt động marketing của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016 Đơn vị tính: nghìn đồng Stt Năm 2012 2013 2014 2015 2016 1 Tổng VĐT 3.446.893 4.747.589 11.048.501 5.724.711 3.917.401 2 Vốn đầu tư cho marketing 759.135 458.087 641.955 705.287 831.804 3 Lượng tăng tuyệt đối - -301.048 183.868 63.332 126.517 4 Tốc độ tăng định gốc (%) - -39,66 -15,43 -7,09 9,57 5 Tốc độ tăng liên hoàn (%) - -39,66 40,14 9,86 17,94 6 Tỷ trọng so với tổng VĐT (%) 22,02 9,65 5,81 12,32 21,23 Nguồn: tổng hợp số liệu phóng Kế toán Nhìn vào bảng số liệu trên, từ năm 2012 đến 2016, vốn đầu tư cho hoạt động marketing của Công ty tăng giảm tùy thuộc hoạt động bán hàng của Công ty, vào các năm 2012 và 2016 Công ty đầu tư nhiều cho hoạt động marketing do thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn và đình trệ. Năm 2014 là năm có tốc độ tăng vốn đầu tư cho hoạt động marketing là lớn nhất, và thấp nhất là năm 2013, khi bị giảm tới 39,66% so với năm 2012. Tuy nhiên, nếu nhìn vào tỷ trọng của vốn đầu tư cho hoạt động marketing với tổng vốn đầu tư hàng năm, thì năm 2012 và 2016 là hai năm có tỷ trọng cao nhất, chiếm tới 22,02% và 21,23%. Lí giải cho điều này, là do hai năm 2012 và 2016, hoạt động bán hàng gặp khó khăn nên Công ty ít đầu tư cho các hoạt động nhằm nâng cao khả năng khai thác và chế biến đá, trong khi đó phải tăng cường chi tiêu đầu tư cho hoạt động marketing nhằm đẩy mạnh bán hàng, giữ vững doanh thu. Năm 2014 là năm có tỷ trọng vốn đầu tư cho hoạt động marketing là thấp nhất, do năm đó Công ty đầu tư nhiều cho khai thác, chế biến đá. Vốn đầu tư cho hoạt động marketing được đầu tư chủ yếu vào các hoạt động đầu tư sau:
  • 33. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 30 + Đầu tư vào công tác khảo sát, nghiên cứu thị trường đầu ra, dự báo những biến động về nhu cầu sản phẩm, những biến động thị trường có liên quan có thể tác động đến nhu cầu sản phẩm, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, theo kịp tình hình biến động trên thị trường. + Tăng cường quảng bá, giới thiệu hình ảnh đến các khách hàng tiềm năng. + Xúc tiến bán hàng, mở rộng quan hệ với khách hàng. Đối với khách hàng trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và khách hàng thuộc nhóm xây dựng công nghiệp thì có những biện pháp xúc tiến bán hàng phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng. Trong những năm qua, tình hình đầu tư cho từng nội dung thuộc hoạt động marketing của Công ty như sau: Bảng 2.10. Ngân sách đầu tư dành cho hoạt động marketing của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016 Đơn vị tính: triệu đồng Stt Năm 2012 2013 2014 2015 2016 1 Khảo sát, nghiên cứu thị trường 294 197 232 247 282 2 Quảng bá, giới thiệu sản phẩm 80 84 57 93 98 3 Xúc tiến bán hàng 385 177 352 365 451 Nguồn: Tổng hợp số liệu phòng Kế toán 2.3. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triểntại HAMICO 2.3.1.Những kết quả đạt được. 2.3.1.1. Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất tăng thêm - Tài sản cố định huy động Hoạt động đầu tư vào tài sản cố định luôn là hoạt động thường xuyên, liên tục và vô cùng quan trọng của các doanh nghiệp. “Tài sản cố định huy động là các công trình, hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập, làm ra sản phẩm hàng hóa hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ cho xã hội đã được ghi nhận trong dự án đầu tư, đã kết thúc trong quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu, có thể đưa vào hoạt động được ngay”.
  • 34. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 31 Trong thời gian qua, Công ty đã thực hiện việc đầu từ vào hoạt động khai thác và chế biến đá. Ta có bảng số liệu tài sản cố định huy động trong những năm qua như sau: Bảng 2.11. Tài sản cố định huy động của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016 Đơn vị tính: nghìn đồng Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Tài sản cố định huy động 1.663.267 2.420.330 6.687.663 2.393.564 1.563.766 Giá trị tăng tuyệt đối - 757.063 4.267.333 -4.294.099 -829.798 Tốc độ tăng định gốc (%) - 45,51 302,07 43,90 -5,98 Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 45,51 176,31 -64,21 -34,67 Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính HAMICO giai đoạn 2012 - 2016 Qua số liệu trên thấy rằng tài sản cố định huy động qua các năm không đồng đều nhau, có những năm cao hơn gấp nhiều lần những năm khác, ví dụ như năm 2014. Nguyên nhân là do mua sắm mới một số máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải. Trong những năm khác đều có các hoạt động bàn giao xây dựng cơ bản, hoặc cải tạo, nâng cấp máy móc, tuy nhiên không được đầu tư quy mô lớn như năm 2014. - Năng lực sản xuất tăng thêm Việc đầu tư vào các hoạt động của Công ty, đặc biệt là đầu tư gia tăng tài sản cố định như xây dựng cơ bản, đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị máy móc đã làm gia tăng năng lực sản xuất. Điều này được phản ánh qua năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm. Đó là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ của tài sản cố định đã được huy động vào sủ dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ. Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm được thể hiện ở công suất hoặc năng lực phát huy tác dụng của các tài sản cố định huy động. Bằng định hướng chú trọng đưa máy móc dây chuyền mới vào sản xuất, hiện đại hóa thiết bị công nghệ và cải tiến máy móc, dần dần loại bỏ những thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ lạc hậu. Cùng với đó, thiết bị trong các dây chuyền sản xuất cũ liên tục được cải tiến cho phù hợp với mục tiêu cũng như định hướng chất lượng sản phẩm Công ty đề ra. Nhờ đó, trong những năm qua, năng lực sản xuất tăng thêm của Công ty đã được tăng thêm. Điều đó được thể hiện qua bảng sau:
  • 35. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 32 Bảng 2.12. Năng lực sản xuất tăng thêm của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016 Stt Năm 2012 2013 2014 2015 2016 1 Năng lực khai thác tăng thêm 250m3/giờ - 230 - 250m3/giờ - - 2 Năng lực chế biến tăng thêm 125-150 m3/giờ Nguồn: phân tích số liệu phòng Kế toán + Năng lực khai thác đá tăng thêm: năm 2012, Công ty đầu tư mới 25 máy khoan cầm tay, với công suất mỗi máy là 10 m3/giờ, làm tăng năng suất khai thác lên thêm 250m3/giờ. Năm 2013 Công ty đầu tư sửa chữa máy sàng 5 và 7 thuộc đội khai thác và chế biến đá Thống Nhất, thay thế 16 xe tải vận chuyển ở đội khai thác và chế biến đá Áng Dâu, không làm tăng thêm năng lực sản xuất. Năm 2014, Công ty đầu tư máy xúc đào KOBELCO, làm tăng năng lực khai thác thêm 80 - 100 m3/giờ và 2 máy xúc dùi KOMATSU, năng khai thác tăng thêm 150 m3/giờ. Năm 2015, Công ty đầu tư vào mua sắm thay thế 30 máy khoan cũ không còn tiếp tục sử dụng, và đầu tư mua sắm 8 ô tô tải Trường Hải đi theo phục vụ máy xúc, do vậy không làm tăng năng suất khai thác. Trong năm 2016, Công ty chỉ đầu tư nhằm thay thế máy móc cũ không còn sử dụng được, thay thế một số phương tiện vận chuyển không còn đảm bảo an toàn kỹ thuật do vậy không làm thay đổi năng lực khai thác. + Năng lực chế biến tăng thêm: trong năm 2014, Công ty đầu tư mua 34 xe tải Trường Hải thay thế các xe Đông Phong đã cũ hỏng, mua mới 2 máy xúc lật KAWASAKI giúp cho năng lực chế biến đá của Công ty tăng thêm 125 - 150 m3/giờ (tương đương 200 - 240 tấn/giờ). Trong những năm còn lại là năm 2012, 2013, 2015 và 2016, đối với hoạt động chế biến đá, Công ty chỉ đầu tư cho việc sửa chữa lại dây chuyền nhằm đảm bảo cho dây chuyền hoạt động tốt, ổn định do vậy không tăng thêm năng lực chế biến. 2.3.1.2. Năng suất lao động tăng lên Một trong những kết quả thể hiện tác dụng của đầu tư phát triển ở công ty chính là qua năng suất lao động. Ta có bảng năng suất lao động bình quân của Công ty trong những năm qua như sau:
  • 36. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 33 Bảng 2.13. Năng suất lao động bình quân của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016 Năm 2012 2013 2014 2015 2016 NSLĐ bình quân (m3 đá/người/năm) 4.235 4.311 4.393 4.955 4.969 Lượng tăng tuyệt đối NSLĐ bình quân đầu người (m3 đá/người/năm) - 76 82 562 14 Tốc độ phát triển liên hoàn (%) - 1,79 1,90 12,79 0,28 Tốc độ phát triển định gốc (%) - 1,79 1,90 17,00 17,33 Nguồn: Phân tích số liệu năng lực sản xuất và số lao động trong Công ty từ phòng Kế toán Nhìn bảng số liệu, có thể dễ dàng nhận thấy rằng có sự gia tăng đột biến về năng suất lao động trong năm 2015. Điều này được lí giải do kết quả đầu tư của năm 2014 đã đi vào thực tế sản xuất phát huy tác dụng. Trong năm 2014, Công ty đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị mới là những máy xúc, máy đào để khai thác đá, do vậy năng lực sản xuất chung của Công ty tăng cao, kéo theo đó là năng suất lao động bình quân đầu người tăng lên. Năm 2015 là năm năng suất lao động tăng cao nhất, trong khi đó, năm 2016 tốc độ tăng năng suất lao động có dấu hiệu chững lại, do Công ty còn nhiều hàng tồn kho, nên đã hạn chế sản xuất, không tiếp tục đà tăng trưởng. Với việc tăng năng suất lao động này, Công ty sẽ có khả năng đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, và chứng tỏ tính hiệu quả của việc đầu tư của công ty thời gian qua. Đây là điều kiện tiền đề, thuận lới cho việc Công ty tiến hành đầu tư mới, tạo ra sự đồng bộ, phát triển hơn nữa trong những năm tới, khi mà thị trường xây dựng phát triển ổn định trở lại. 2.3.1.3. Chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao Tuy trong cơ cấu đầu tư, tỷ trọng đầu tư cho nguồn nhân lực còn thấp, nhưng đã mang lại một số kết quả đáng kể. Trình độ học vấn chuyên môn của cán bộ, công nhân viên tăng lên, trong đó số lao động có trình độ kỹ sư mỏ, cử nhân kinh tế tăng
  • 37. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 34 lên, số công nhân kỹ thuật và số lao động phổ thông giảm xuống; đời sống của lao động ngày càng được nâng cao… Điều này được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 2.14. Cơ cấu nhân lực của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016 Đơn vị tính: người Trình độ 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng số 495 492 475 475 457 Kỹ sư khai thác mỏ 12 12 13 13 15 Cử nhân kinh tế 30 30 36 38 41 Cao đẳng 30 32 30 34 34 Trung cấp 50 49 44 40 38 Công nhân kỹ thuật 177 180 175 172 171 Thợ vận hành máy xúc 32 32 26 25 26 Lao động phổ thông 164 157 151 153 132 Nguồn: Tổng hợp số liệu phòng Kế toán Nhìn vào bảng trên, ta dễ dàng thấy sự thay đổi, khi mà số kỹ sư, cử nhân tăng lên, còn số lao động phổ thông và công nhân giảm xuống. Sự thay đổi này là do Công ty đã cử đi đào tạo, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn của CBCNV trong Công ty, đồng thời tuyển thêm những lao động mới có trình độ đại học. Trong năm 2014, Công ty đã tiến hành tuyển dụng thêm 2 cử nhân kinh tế và 1 kỹ sư khai thác mỏ; trong năm 2015, Công ty tuyển dụng thêm 2 cử nhân kinh tế; năm 2016, Công ty tiến hành tuyển dụng thêm 1 kỹ sư khai thác mỏ nhằm đảm bảo nhân sự cho phòng Kinh tế- Kỹ thuật. Cùng với tuyển dụng thêm, năm 2016 có 1 người được Công ty cử đi đào tạo trở về Công ty làm việc với bằng Kỹ sư khai thác mỏ; năm 2014, có 2 người trình độ cao đẳng được Công ty cử đi đào tạo trở về với trình độ cử nhân kinh tế, 2 người trình độ trung cấp được cử đi đào tạo trở về với trình độ cử nhân kinh tế, trong năm 2016 Công ty có 3 người được cử đi đào tạo trở về với trình độ cử nhân kinh tế, 1 người được cử đi đào tạo trở về với trình độ kỹ sư khai thác mỏ. Cùng với đó là giải quyết chế độ cho những người sắp đến tuổi về hưu về hưu sớm theo chế độ NĐ 41 CP, vận động một số lao động tự nguyện nghỉ hưu khi tuổi đã cao. Đó là những công nhân không còn đủ sức khỏe để đảm bảo tiếp tục
  • 38. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 35 công tác. Hai công việc được tiến hành cùng lúc, giúp cho công ty giải quyết nhanh số lao động không còn khả năng làm việc, thay vào đó là đội ngũ lao động trẻ. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do chính sách trẻ hóa công nhân của Công ty, nhằm giúp Công ty hoạt động trở nên năng động hơn trong thời kỳ đổi mới. Với việc thực hiện quy chế dân chủ và thi đua khen thưởng công bằng, đầu tư vào hoạt động nghiên cứu ứng dụng… Công ty đã khuyến khích được đội ngũ CBCNV của mình tích cực nghiên cứ đưa ra các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa quá trình sản xuất, nâng cao năng suất thiệt bị, năng suất lao động, cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động. Tận dụng được các loại vật tư sẵn có của công ty, giảm chi phí mua ngoài, kéo dài tuổi thọ và nâng cao được hệ số sử dụng thời gian của thiết bị. Hoạt động đầu tư của Công ty trong thời gian qua đã làm cho sản lượng sản xuất được tăng cao; máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại, chất lượng sản phẩm cao và ổn định, trình độ tay nghề của đội ngũ lao động được nâng cao.. Tất cả những điều này đã đem lại cho CNCNV một mức thu nhập cao, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình. 2.3.1.4. Chất lượng sản phẩm tương đối ổn định Chất lượng sản phẩm của Công ty được đo bằng tiêu chí thành phần hạt, trong mỗi loại đá đó gồm những loại đá có kích thước bao nhiêu, chiếm bao nhiêu phần trăm, số lượng đá đạt tiêu chuẩn đúng loại đá cần sản xuất chiếm bao nhiêu phần trăm. Đối với mỗi loại đá, sẽ có những thông số khác nhau. Bảng chỉ tiêu chất lượng các loại đá của Công ty được kiểm tra năm 2015: - Đối với loại đá dặm 20 x 40mm Kích thước lỗ sàng (mm) Lượng sót trên sàng (%) Lượng sót tích lũy trên sàng (%) 70 60 40 20 10 5 <5 8,2 87,5 4,3 8,2 95,7
  • 39. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 36 - Đối với loại đá dặm 10 x 20mm Kích thước lỗ sàng (mm) Lượng sót trên sàng (%) Lượng sót tích lũy trên sàng (%) 70 60 40 20 10 5 <5 7,5 88,1 4,4 7,5 95,6 - Đối với loại đá dặm 5 x 10mm Kích thước lỗ sàng (mm) Lượng sót trên sàng (%) Lượng sót tích lũy trên sàng (%) 70 60 40 20 10 5 <5 8,8 87,5 3,7 8,8 96,3 - Đối với loại đá dặm Base Kích thước lỗ sàng (mm) Hàm lượng lọt sàng (%) Tiêu chuẩn 22 TCN 252 - 98 (%) 37,5 25 12,5 4,75 2,0 0,425 0,075 <0,075 100,0 79,3 55,3 35,0 27,4 17,3 5,1 - 100,0 72 - 100 38 - 69 26 - 55 19 - 43 9 - 24 2 - 10 - Đối với loại đá dặm Base
  • 40. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 37 Kích thước lỗ sàng (mm) Hàm lượng lọt sàng (%) Tiêu chuẩn 22 TCN 252 - 98 (%) 50 37,5 25 12,5 4,75 2,0 0,425 0,075 <0,075 100,0 88,0 71,3 45,6 34,6 27,6 15,5 4,4 - 100,0 70 - 100 50 - 85 30 - 65 22 - 50 15 - 40 8 - 20 2 - 8 - Nhờ có hoạt động đầu tư vào dây chuyền mới và bảo trì, sửa chữa lớn, sản phẩm của Công ty luôn giữ ổn định với các chỉ tiêu chất lượng như trên qua các năm. Qua đó đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng mà Bộ Xây dựng đề ra liên quan đến thành phần hạt, số lượng sót trên sàng với các kích cỡ sàng khác nhau cho từng loại đá khác nhau, lượng sót tích lũy… 2.3.2. Hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển 2.3.2.1. Hiệu quả tài chính Doanh thu tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu Để xem xét hiệu quả của đầu tư tác động đến doanh thu tăng lên, trước tiên ta xem xét đến doanh thu của Công ty trong những năm qua. Công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác, do vậy đặc điểm đặc trưng của công ty đó là tỷ suất sinh lời thấp trên tổng doanh thu. Nguyên nhân là điều kiện khai thác khó khăn đòi hỏi chi phí sản xuất đầu vào lớn, máy móc thiết bị sản xuất giá trị cao, khấu hao nhiều, chi phí đầu tư ban đầu lớn. Nhận thức rõ những khó khăn đó, Công ty đã không ngừng nỗ lực để phát huy những thế mạnh của mình, đưa ra những chiến lược đầu tư cũng như những kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và củng cố vị thế của mình. Vì thế mà trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty liên tục phát triển, tuy nhiên tỷ suất sinh lời lại không ổn đinh, thể hiện qua bảng sau:
  • 41. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 38 Bảng 2.15. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016 Đơn vị tính: nghìn đồng Năm 2012 2013 2014 2015 2016 (T1-6) Doanh thu bán hàng 150.943.533 162.724.473 211.562.128 182.233.918 62.625.084 Lợi nhuận trước thuế 12.732.265 13.148.000 11.258.505 20.156.033 7.163.812 Lợi nhuận sau thuế 10.498.324 9.840.628 8.729.347 15.551.609 5.569.849 Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu (%) 6,95 6,05 4,13 8,53 8,89 Nguồn: Báo cáo tài chính sau kiểmtoán HAMICO các năm2012 - 2015 và báo cáo tài chính quý II/2016 Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của Công ty từ 2012-2014 hầu như không có sự biến động lớn, dù cho giá trị tuyệt đối của các con số lợi nhuận sau thuế và doanh thu có sự biến động, mức tỷ lệ này luôn duy trì ở mức trên dưới 5%, từ đầu năm 2015 đến nay, sau khi cổ phần hóa hoàn toàn tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của Công ty giữ mức ổn định trên 8%. Mục đích cuối cùng của các hoạt động đầu tư bao giờ cũng là các kết quả hoạt động kinh doanh tốt, điều đó được thể hiện qua doanh thu thu được hàng năm, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế hàng năm. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư, ta phải dùng chỉ tiêu doanh thu tăng thêm so với vốn đầu tư thực hiện trong các năm qua. Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh doanh thu tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. Nó cho biết mức doanh thu tăng thêm trên một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.Giả sử rằng vốn đầu tư thực hiện ở năm t sẽ phát huy tác dụng ở năm t+1.
  • 42. Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Hoàng Xuân Quý – QTKDTH K7 39 Doanh thu tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng qua các năm được thể hiện như sau (do năm 2016 chưa có số liệu cả năm, nên không thể tính toán được số liệu): Bảng 2.16. Doanh thu tăng thêm so với vốn đầu tư của HAMICO giai đoạn 2012 - 2016 Đơn vị tính: nghìn đồng Năm 2012 2013 2014 2015 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 150.943.533 162.724.473 211.562.128 182.233.918 Doanh thu tăng thêm - 11.780.940 48.837.655 -29.328.210 Khối lượng vốn đầu tư thực hiện trong năm 3.446.893 4.747.589 11.048.501 5.724.711 Doanh thu tăng thêm trên một đơn vị vốn đầu tư thực hiện - 3,417843 10,286833 -2,654497 Nguồn: phân tích số liệu từ báo cáo tài chính sau kiểmtoán năm2012 - 2015 và số liệu phòng Kế toán Từ bảng trên, ta thấy, doanh thu tăng thêm trên một đơn vị vốn đầu tư thực hiện có sự thay đổi, không ổn định qua các năm. Có năm, doanh thu trên một đơn vị vốn đầu tư thực hiện là lớn, như năm 2014. Nhưng có năm, doanh thu tăng thêm trên một đơn vị vốn đầu tư thực hiện lại giảm, đó là năm 2015. Trong năm 2013 tuy không đầu tư quá nhiều, nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao cho doanh thu năm 2014. Bởi vậy chỉ tiêu này cũng chỉ mang tính chất tương đối, vì doanh thu ngoài việc phụ thuộc gián tiếp vào đầu tư thông qua mở rộng sản xuất, tăng số lượng sản phẩm, còn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu thị trường, do không phải tất cả sản phẩm làm ra đều có thể bán được ngay. Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư là một trong những chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư khá tốt. Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh lợi nhuận tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư phát