SlideShare a Scribd company logo
1 of 8
bán lẻ trực tiếp theo đơn đặt hàng qua thư điện tử
bán lẻ trực tiếp từ nhà sản xuất
cửa hàng bán lẻ ảo
click and mortar
mô hình kinh doanh nhiều kênh
bán lẻ trong các siêu thị trực tuyến
các mô hình khác: mô giới dao dịch
cổng thôn tin, cổng cộng đồng...
the end Tài liệu BtC
http://gomm.com.vn/21627-nhan-to-khac-biet-cua-b2b-va-b2c/
http://www.slideshare.net/asksock/tho-lun-nhm-1
http://taichinh.vnexpress.net/tin-tuc/goc-chuyen-gia/2012/08/thuong-mai-dien-tu-khong-phai-ban-
gian-hang-de-kiem-loi-nhanh-18901/
sự khác biệt:
Điều thứ nhất là sự khác nhau về khách hàng
Khách hàng của các giao dịch B2B (giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp) là các công ty còn khách hàng của B2C là các cá nhân. Tuy nhiên cần phải
xem xét chữ C trong B2C là người tiêu dùng cuối cùng (End-user). Nghĩa là C còn
bao gồm cả những doanh nghiệp mua sắm hàng hóa về để tiêu dùng. Chẳng hạn
như doanh nghiệp mua bàn ghế phục vụ cho công việc văn phòng.
Xét về tổng thể, các giao dịch B2B phức tạp hơn và đòi hỏi tính an toàn cao hơn.
Ngoài ra, có 2 sự khác biệt lớn nữa:
Khác biệt về đàm phán, giao dịch:
Việc bán hàng cho các doanh nghiệp (B2B) phải bao gồm cả các yếu tố như đàm
phán về giá cả, việc giao nhận hàng và xác định quy cách, các đặc tính kỹ thuật của
sản phẩm. Bán hàng cho người tiêu dùng (B2C) không nhất thiết phải bao gồm tất
cả các yếu tố như vậy. Điều này khiến cho các nhà bán lẻ dễ dàng hơn trong việc
đưa lên mạng catalog sản phẩm dịch vụ của họ để mở một siêu thị trực tuyến. Đó
cũng chính là lý do tại sao những ứng dụng Thương mại điện tử B2B đầu tiên được
phát triển chỉ cho những hàng hóa và sản phẩm hoàn chỉnh, đơn giản trong khâu
mô tả đặc tính và định giá.
Khác biệt về vấn đề tích hợp:
Các công ty trong Thương mại điện tử B2C không phải tích hợp hệ thống của họ
với hệ thống của khách hàng. Trái lại các công ty khi bán hàng cho các doanh
nghiệp (B2B) cần phải đảm bảo rằng các hệ thống của họ có thể giao tiếp được với
nhau mà không cần sự can thiệp trực tiếp của con người dẫn đến nhu cầu phải tích
hợp hệ thống của doanh nghiệp bán hàng và doanh nghiệp mua hàng.
Cần phải hiểu chữ C trong B2C là end-users. Nghĩa là C có thể là cá nhân, song
cũng có thể là doanh nghiệp (mua sắm hàng hóa để tiêu dùng).
Vì vậy, Chữ B trong B2B để chỉ các doanh nghiệp mua hàng hóa để thương mại
hóa hoặc sản xuất.
Khái niệm này chưa đầy đủ cho B2B. B2B còn 2 mục đích nữa: mua sắm cho các
hoạt động tác nghiệp trong DN; Mua sắm phục vụ cho việc bảo trì, duy tu, sửa
chữa thiết bị.
Do đó, B2B có 3 mục đích:
+ Mua để tiêu dùng trong DN
+ Mua để thương mại hóa hoặc để sản xuất
+ MRO (Maintain, Repair, Operation).
Do đó, B2B và B2C ko đồng nghĩa với khái niệm Bán buôn và bán lẻ trong thương
mại truyền thống!
(mấy cái này em mới ngộ ra )
Theo Uỷ ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động
kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu
điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh".
Thương mại điện tử được xem là sự mô phỏng của Thương mại truyền thống. Theo
đó, tham gia giao dịch thương mại sẽ có ít nhất 2 bên tham gia, bao gồm: người
bán và người mua. Tùy theo đối tượng tham gia, giao dịch TMĐT có sự phân chia
thành:
· Người tiêu dùng
o C2C (Consumer-To-Comsumer) Người tiêu dùng với người tiêu dùng
o C2B (Consumer-To-Business) Người tiêu dùng với doanh nghiệp
o C2G (Consumer-To-Government) Người tiêu dùng với chính phủ
· Doanh nghiệp
o B2C (Business-To-Consumer) Doanh nghiệp với người tiêu dùng
o B2B (Business-To-Business) Doanh nghiệp với doanh nghiệp
o B2G (Business-To-Government) Doanh nghiệp với chính phủ
o B2E (Business-To-Employee) Doanh nghiệp với nhân viên
· Chính phủ
o G2C (Government-To-Consumer) Chính phủ với người tiêu dùng
o G2B (Government-To-Business) Chính phủ với doanh nghiệp
o G2G (Government-To-Government) Chính phủ với chính phủ
Trong đó, các loại hình giao dịch B2B và B2C là các loại hình chiếm tỷ trọng lớn
nhất và được đề cập nhiều nhất trong TMĐT.
Thương mại điện tử B2B
B2B là viết tắt của thuật ngữ Business To Business - mô hình kinh doanh thương
mại điện tử trong đó giao dịch xảy ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau.
Giao dịch B2B có thể diễn ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp hoặc thông qua một
đối tác thứ ba (hay một trung gian giao dịch) đóng vai trò cầu nối giữa người mua
và người bán, đồng thời tạo điều kiện để giao dịch giữa họ diễn ra thuận lợi hơn.
Các chủ thể tham gia giao dịch TMĐT B2B là các doanh nghiệp. Mục đích của các
doanh nghiệp bên mua tham gia là:
Mua nguyên vật liệu, hàng hóa cho quá trình sản xuất - kinh doanh (Purchasing).
Đây là mục đích thường thấy nhất của các giao dịch giữa các doanh nghiệp. Doanh
nghiệp trong quá trình sản xuất sẽ cần các nguyên liệu đầu vào hoặc trong cần
hàng hóa cho quá trình thương mại hóa.
Ở đây, doanh nghiệp bên mua sẽ tham gia vào chuỗi cung ứng (supply chain) như
một mắt xích trung gian.
Mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho quá trình hoạt động, điều hành.
Đây là hoạt động mà các doanh nghiệp bên mua sẽ mua các hàng hóa, dịch vụ để
phục vụ cho quá trình hoạt động của Doanh nghiệp. Chẳng hạn, mua máy móc, vật
tư, văn phòng phẩm, phần mềm quản lý…
Như vậy, trong hoạt động này, doanh nghiệp nằm ở cuối trong chuỗi cung ứng (đối
với sản phẩm mà doanh nghiệp tiêu thụ). Doanh nghiệp cũng đóng vai trò như 1
người tiêu dùng cuối cùng.
Mua thiết bị, linh kiện phục vụ cho hoạt động duy tu, bảo trì, sửa chữa máy móc,
thiết bị, tư liệu sản xuất.
Mục đích này phát sinh khi các tư liệu sản xuất của doanh nghiệp phải bảo trì, sửa
chữa. Những sản phẩm mà doanh nghiệp phải mua sắm khi đó có thể chỉ là các
linh kiện cần thay thế của máy móc, nhưng các linh kiện này sẽ rất khó kiếm trên
thị trường phổ thông.
Các mô hình kinh doanh B2B chủ yếu bao gồm:
Thị trường/ Trung tâm giao dịch B2B (B2B e-MarketPlace) như Alibaba, IBM
MarketPlace …
Nhà phân phối điện tử (e-Distributors) như Dell Primes, FPT Distributors.
Nhà cung cấp dịch vụ B2B (Services’ Providers) như Ariba, Yahoo! Business …
Môi giới giao dịch B2B (B2B e-Brokers) như PriceLine, …
Cổng thông tin (B2B Portal) như ECVN, Gophatdat …
Các hình thức giao dịch B2B có nền tảng chủ yếu là hoạt động trao đổi dữ liệu điện
tử (EDI).
Thương mại điện tử B2C
Tập đoàn Oracle, trong tài liệu “Application Developers Guide” (2000), định nghĩa
TMĐT giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) là “một thuật ngữ mô tả sự
giao tiếp giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong việc bán hàng hoá và
dịch vụ”.
Tuy nhiên, tập đoàn Sybase đưa ra định nghĩa TMĐT B2C là “khả năng của doanh
nghiệp trong việc cung ứng các sản phẩm, hàng hoá, sự hỗ trợ và thông tin trực
tiếp cho người tiêu dùng cá nhân trên Internet”.
Cũng trong hoàn cảnh tương tự, IBM định nghĩa TMĐT B2C là “việc sử dụng các
công nghệ trên cơ sở Web để bán hàng hoá, dịch vụ cho một người tiêu dùng cuối
cùng”.
Ba định nghĩa đưa ra trên đây có điểm tương đồng là cùng xem xét B2C dưới dạng
“sự giao tiếp giữa”, “khả năng của” và “việc sử dụng”, khác hẳn cách hiểu được sử
dụng phổ biến hiện nay mô tả TMĐT B2C đơn giản là “việc bán hàng hoá, sản
phẩm hoặc dịch vụ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng” . TMĐT B2C bao gồm
cả việc bán hàng hoá, sản phẩm và dịch vụ; đồng thời bao gồm cả việc trao đổi
thông tin hai chiều giữa người sử dụng (người tiêu dùng) và hệ thống thương mại
(doanh nghiệp).
Như vậy, tham gia vào quá trình giao dịch B2C là doanh nghiệp (đóng vai trò bên
bán) và các cá nhân (hoặc hộ gia đình – đóng vai trò bên mua). Việc trao đổi giữa
các doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng về hàng hoá, dịch vụ và tri thức
biểu hiện (explicit knowledge) về hàng hoá, dịch vụ (hoặc các thông tin về người
tiêu dùng) nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng; đổi lại sẽ thu được một khoản tiền
thanh toán hoặc khả năng thu một khoản tiền tương ứng.
So với TMĐT B2B, TMĐT B2C có sự đang dạng hơn rất nhiều. Chẳng hạn như
một số mô hình kinh doanh như:
Cổng nối (Portal) như Google, Yahoo, …
Nhà bán lẻ điện tử (e-Tailer) như Dell, Amazon, …
Nhà cung cấp nội dung (Content Providers) như Nhacso.net, VNExpress …
Nhà trung gian giao dịch (e-Broker) như Vatgia.com, Marofin.com …
Nhà tạo thị trường (Market Creator) như Chodientu.vn, …
Nhà cung cấp dịch vụ (Service Providers) như VNPT (dịch vụ Internet); Mobifone
(dịch vụ viễn thông di động) …
Nhà cung cấp cộng đồng (Social Network Providers) như Yahoo! 360; Facebook,
…
So sánh TMĐT B2B và TMĐT B2C
Tập đoàn IBM chỉ ra 5 nhân tố khác biệt chủ yếu của TMĐT B2B và B2C, đó là:
Một là, Đối tượng hướng tới của các giao dịch (dễ thấy nhất). TMĐT B2C hướng
tới các giao dịch tới các khách hàng cá nhân (Individual Customer), trong khi đó,
TMĐT B2B hướng tới các khách hàng doanh nghiệp (Business Customer).
Hai là, Đặc điểm về đơn hàng. Các đơn hàng của giao dịch B2B có thể mang
chủng loại hàng hóa ít nhưng khối lượng có thể rất lớn với đơn hàng trong B2C.
Thêm vào đó, B2B có sự mua lặp lại cao, phương thức định giá linh hoạt hơn so
với B2C.
Ba là, Đặc điểm về thanh toán. Trong khi, giao dịch B2C (ở mức phát triển cao)
chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán là qua thẻ tín dụng vì giá trị của các giao
dịch không lớn. Nhưng trong giao dịch B2B, phương thức thanh toán này ít được
sử dụng mà thay vào đó là các phương thức chuyển khoản giữa các doanh nghiệp
(dựa trên nền tảng công nghệ như e-banking)
Bốn là, Phương thức tìm kiếm thông tin. Trong TMĐT B2C, các catalogue điện tử
thường xuyên được sử dụng và là phương thức sử dụng chính của các website.
Trong khi đó, TMĐT B2B có phương thức sử dụng đa dạng hơn ngoài catalogue
điện tử . Thay vào đó, Các đơn đặt hàng có thể căn cứ theo số hiệu (mã) bộ phận
hoặc theo một cấu hình nhất định. Theo đó, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh thành
phần, thương lượng giá dễ dàng hơn.
Năm là, Phương thức giao dịch. Giao dịch giữa doanh nghiệp với các đối tác (B2B)
thường được tiến hành thông qua các mạng riêng ảo (VPN) hoặc mạng giá trị gia
tăng (VAN) qua các phương thức trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) nên có sự an toàn,
chính xác cao. Trong khi đó, Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng (B2C)
được tiến hành qua các phương tiện đa dạng hơn rất nhiều và có nhiều mức độ an
toàn trong giao dịch (từ thấp lên cao). Chẳng hạn như, giao dịch qua Internet có
hoặc không có sự bảo mật đường truyền; giao dịch qua mobile; giao dịch qua ATM
…
Tóm lại, sự khác biệt giữa B2B và B2C chủ yếu dựa trên:
Sự khác biệt về cách thức mua hàng và cơ chế xác nhận (Purchases and
authorizations)
Đặc điểm về đơn hàng, điều khoản thỏa thuận áp dụng cho các khách hàng.
Sự tham gia trong chuỗi cung ứng tới khách hàng (Customer's supply chain)
Sự đa dạng về nhu cầu, yêu cầu và khối lượng đơn hàng.
Nhà bán lẻ điện tử
Huyền thoại amazon.com
ự phổ biến của các loại điện thoại thông minh cùng những ứng dụng so sánh giá sản phẩm trên mạng như
ShopSavvy sẽ càng nâng cao thêm nữa mối đe dọa đối với các cửa hàng truyền thống.
Nhưng dù cho người tiêu dùng Mỹ có ưu ái thương mại điện tử ra sao, thì các nhà bán lẻ truyền thống vẫn đem
lại một dịch vụ giá trị, và trong thời gian qua cá nhân tôi cũng suy nghĩ khá nhiều về việc xây dựng một hệ
thống mới, giúp họ cạnh tranh tốt hơn.
Tôi chợt nhớ đến giá trị của các nhà bán lẻ truyền thống trong lần trực tiếp đi mua sắm vào mùa lễ hội vừa qua.
Năm ngoái, mỗi lần tới cửa hàng Costco ở gần nhà, tôi đều thấy họ trưng bày một dàn TV màn hình phẳng liên
tục chiếu các hình ảnh sống động như trong rạp xi-nê. Khi mùa lễ qua đi, giá cả hạ xuống, là lúc tôi bắt tay vào
mua hàng.
Tôi lên mạng tìm kiếm và để mắt tới một chiếc TV đang được giảm giá mạnh trên một website bán lẻ trực
tuyến. Nhưng trước khi mua, tôi ghé vào cửa hàng của Sears để xem xét các mẫu sản phẩm của họ. Ngay khi
tôi bước vào, một nhân viên bán hàng đã nhiệt tình chạy tới và hỏi về ý thích của tôi. Tôi nêu thương hiệu và
độ nét hình ảnh làm các tiêu chí lựa chọn chính. Tuy nhiên, người nhân viên giải thích thêm cho tôi biết tại sao
tôi cũng nên quan tâm tới các đặc điểm khác, chẳng hạn như tốc độ phát hình (rất quan trọng khi chiếu các
hình ảnh chuyển động nhanh), và khả năng chiếu sáng nền LED backlight (giúp đem lại hình ảnh tươi sáng
hơn, có độ tương phản cao hơn). Buổi "hướng dẫn" ngắn ngủi đó đã khiến tôi suy nghĩ lại về quyết định của
mình, và thực ra, người nhân viên ấy đã giúp tôi không mua một chiếc TV mà về sau chắc chắn nó sẽ khiến tôi
cảm thấy hối hận.
TV ở cửa hàng Sears có giá cao hơn TV bán ở các website thương mại trực tuyến. Điều đó là hiển nhiên, vì các
nhà bán lẻ truyền thống phải trang trải những khoản chi phí mà các nhà bán lẻ trực tuyến không phải lo (như
chi phí thuê mặt tiền, đồ nội thất, nhân viên). Các cửa hàng trực tuyến còn có thêm một điểm lợi nữa là nhiều
bang không yêu cầu họ phải tính thuế doanh thu. Trong một thế giới mà trình độ công nghệ ngày càng phát
triển và người tiêu dùng ngày càng nhạy cảm hơn về giá cả, các cửa hàng bán lẻ truyền thống sẽ phải cạnh
tranh ra sao đây?
Quan niệm thông thường là người tiêu dùng sẽ trả thêm tiền để có được sự thuận tiện và dịch vụ của các cửa
hàng truyền thống. Nhưng sự gia tăng về thị phần của các nhà bán lẻ trực tuyến hiện nay cho thấy rằng quan
niệm đó đang bị lung lay.
Tôi lên mạng đặt mua chiếc TV mà người nhân viên ở cửa hàng Sears tư vấn và tiết kiệm được 150USD. Việc
cổ phiếu của Best Buy trượt giảm cũng thể hiện rằng rất nhiều khách hàng không muốn bỏ thêm tiền để nhận
được sự hỗ trợ của các nhân viên bán hàng, các buổi trình diễn sản phẩm trực tiếp, hay để có được sản phẩm
ngay lập tức. Mô hình bán lẻ hiện tại - vốn cho rằng người tiêu dùng sẽ trả tiền thêm cho các dịch vụ này -
dường như đang bắt đầu sụp đổ.
Đã đến lúc cần có một hệ thống mới trong đó nhà sản xuất giúp các nhà bán lẻ truyền thống trang trải những
chi phí cho giá trị mà họ đem đến cho khách hàng. Nhà sản xuất có thể áp dụng mức giá bán sỉ thấp hơn dành
cho các cửa hàng truyền thống so với các website bán lẻ trực tuyến. Tôi gọi chế độ chiết khấu này là Bộ Điều
chỉnh Cửa hàng Truyền thống (hay PSE).
Nhà bán lẻ cũng nên đi thẳng vào vấn đề này khi yêu cầu nhà sản xuất giảm giá thành cho mình: "Là nhà bán
lẻ truyền thống, chúng tôi tạo thêm giá trị và gia tăng doanh số cho sản phẩm của quý vị. Chúng tôi giúp nâng
cao nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu của quý vị, là địa điểm giúp họ có cơ hội tìm hiểu sản phẩm
trực tiếp trước khi mua (dù cuối cùng họ quyết định mua sản phẩm ở cửa hàng của chúng tôi hay trên mạng),
và đội ngũ nhân viên kinh doanh của chúng tôi sẽ giúp bổ sung kiến thức cho khách hàng của quý vị. Chúng
tôi phải chịu chi phí cho tất cả những dịch vụ đó, vì vậy mà chúng tôi không thể cạnh tranh với mức giá của
các website trực tuyến. Để công bằng, quý vị nên chiết khấu 10% giá bán sỉ cho chúng tôi so với các nhà bán
lẻ trực tuyến".
Chế độ chiết khấu có thể khác nhau tùy theo giá trị gia tăng của sản phẩm: các sản phẩm đem lại nhiều lợi ích
hơn khi được bán tại cửa hàng truyền thống (VD: các dụng cụ) nên có mức chiết khấu cao hơn những sản
phẩm có ít lợi ích hơn (VD: sản phẩm tương tự nhau, sản phẩm rẻ hơn và người tiêu dùng cũng ít để ý tới giá
cả của chúng hơn). Các điều kiện này cũng nên áp dụng với loạt sản phẩm "tương tự" nhằm đề phòng nhà sản
xuất "chơi gian" bằng cách tạo thêm các đặc tính sản phẩm không cần thiết hay thay đổi số hiệu sản phẩm.
Chiến lược này tập trung vào một nguyên tắc đặt giá chính mà tất cả các công ty hoạt động theo mô hình B2B
(giao dịch thương mại điện tử giữa các công ty) và B2C (giao dịch thương mại điện tử giữa công ty với người
tiêu dùng) cần áp dụng: làm rõ và tính phí cho giá trị mà công ty cung cấp. Trước Bộ Điều chỉnh Cửa hàng
truyền thống, nhà sản xuất sẽ phải cân nhắc xem giá trị mà cửa hàng truyền thống đem lại có xứng đáng với
những khoản lợi nhuận nhỏ hơn thu được từ họ hay cơn tức giận có thể bùng nổ từ giới bán lẻ trực tuyến hay
không.
Khi người tiêu dùng ngày càng quen thuộc với việc mua sắm trực tuyến và công nghệ so sánh giá cả trở nên
phổ biến, thì các nhà bán lẻ truyền thống phải đối mặt với vấn đề giá cả này ngay từ hôm nay. Họ phải nhận
thấy điều gì có thể chờ đợi mình phía trước nếu không nỗ lực thay đổi mô hình kinh tế hiện nay.

More Related Content

What's hot

Chương 7: thương mại điện tử và các hệ thống thông tin quản lý giữa các tổ chức
Chương 7: thương mại điện tử và các hệ thống thông tin quản lý giữa các tổ chức Chương 7: thương mại điện tử và các hệ thống thông tin quản lý giữa các tổ chức
Chương 7: thương mại điện tử và các hệ thống thông tin quản lý giữa các tổ chức Thạc sĩ Vũ Ngọc Hiếu
 
TL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.com
TL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.comTL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.com
TL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.com希夢 坂井
 
Thao luan ve moi truong kinh doanh tmdt b2 c p2
Thao luan ve moi truong kinh doanh tmdt b2 c   p2Thao luan ve moi truong kinh doanh tmdt b2 c   p2
Thao luan ve moi truong kinh doanh tmdt b2 c p2Việt Long Plaza
 
Internet & thương mại điện tử
Internet & thương mại điện tửInternet & thương mại điện tử
Internet & thương mại điện tửnataliej4
 
E Com Ch06 Cong Ty Trung Tam Cua Bb Su Thu Mua Dien Tu
E Com Ch06 Cong Ty Trung Tam Cua Bb Su Thu Mua Dien TuE Com Ch06 Cong Ty Trung Tam Cua Bb Su Thu Mua Dien Tu
E Com Ch06 Cong Ty Trung Tam Cua Bb Su Thu Mua Dien TuChuong Nguyen
 
E Com Ch01 Tong Quan Thuong Mai Dien Tu
E Com Ch01 Tong Quan Thuong Mai Dien TuE Com Ch01 Tong Quan Thuong Mai Dien Tu
E Com Ch01 Tong Quan Thuong Mai Dien TuChuong Nguyen
 
Thao luan ve moi truong kinh doanh tmdt b2 b
Thao luan ve moi truong kinh doanh tmdt b2 bThao luan ve moi truong kinh doanh tmdt b2 b
Thao luan ve moi truong kinh doanh tmdt b2 bViệt Long Plaza
 
Tổng quan về thương mại điện tử
Tổng quan về thương mại điện tửTổng quan về thương mại điện tử
Tổng quan về thương mại điện tửCat Van Khoi
 
Tình hình thương mại điện tử Việt Nam
Tình hình thương mại điện tử Việt NamTình hình thương mại điện tử Việt Nam
Tình hình thương mại điện tử Việt NamCat Van Khoi
 
Đánh giá một website TMĐT theo nguyên tắc 7C (Tiki.vn)
Đánh giá một website TMĐT theo nguyên tắc 7C (Tiki.vn)Đánh giá một website TMĐT theo nguyên tắc 7C (Tiki.vn)
Đánh giá một website TMĐT theo nguyên tắc 7C (Tiki.vn)Louise Phạm
 
pháp luật trong thương mại điện tử
pháp luật trong thương mại điện tửpháp luật trong thương mại điện tử
pháp luật trong thương mại điện tửmeomavcu
 
thương mại điện tử và thanh toán điện tử
thương mại điện tử và thanh toán điện tửthương mại điện tử và thanh toán điện tử
thương mại điện tử và thanh toán điện tửPhuong Anh Vuong
 
Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2015
Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2015Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2015
Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2015Nguyễn Duy Nhân
 
Pháp Lý Thương Mại Điện Tử
Pháp Lý Thương Mại Điện TửPháp Lý Thương Mại Điện Tử
Pháp Lý Thương Mại Điện TửBook Rider
 
Tong quan ve thuong mai dien tu
Tong quan ve thuong mai dien tuTong quan ve thuong mai dien tu
Tong quan ve thuong mai dien tuCat Van Khoi
 
Tổng quan về TMĐT, xây dựng website ứng dụng thương mại điện tử dogolocviet.com
Tổng quan về TMĐT, xây dựng website ứng dụng thương mại điện tử dogolocviet.comTổng quan về TMĐT, xây dựng website ứng dụng thương mại điện tử dogolocviet.com
Tổng quan về TMĐT, xây dựng website ứng dụng thương mại điện tử dogolocviet.comTú Cao
 

What's hot (20)

Ch10
Ch10Ch10
Ch10
 
Chương 7: thương mại điện tử và các hệ thống thông tin quản lý giữa các tổ chức
Chương 7: thương mại điện tử và các hệ thống thông tin quản lý giữa các tổ chức Chương 7: thương mại điện tử và các hệ thống thông tin quản lý giữa các tổ chức
Chương 7: thương mại điện tử và các hệ thống thông tin quản lý giữa các tổ chức
 
TL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.com
TL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.comTL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.com
TL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.com
 
Thao luan ve moi truong kinh doanh tmdt b2 c p2
Thao luan ve moi truong kinh doanh tmdt b2 c   p2Thao luan ve moi truong kinh doanh tmdt b2 c   p2
Thao luan ve moi truong kinh doanh tmdt b2 c p2
 
Internet & thương mại điện tử
Internet & thương mại điện tửInternet & thương mại điện tử
Internet & thương mại điện tử
 
Ch05
Ch05Ch05
Ch05
 
E Com Ch06 Cong Ty Trung Tam Cua Bb Su Thu Mua Dien Tu
E Com Ch06 Cong Ty Trung Tam Cua Bb Su Thu Mua Dien TuE Com Ch06 Cong Ty Trung Tam Cua Bb Su Thu Mua Dien Tu
E Com Ch06 Cong Ty Trung Tam Cua Bb Su Thu Mua Dien Tu
 
E Com Ch01 Tong Quan Thuong Mai Dien Tu
E Com Ch01 Tong Quan Thuong Mai Dien TuE Com Ch01 Tong Quan Thuong Mai Dien Tu
E Com Ch01 Tong Quan Thuong Mai Dien Tu
 
Thao luan ve moi truong kinh doanh tmdt b2 b
Thao luan ve moi truong kinh doanh tmdt b2 bThao luan ve moi truong kinh doanh tmdt b2 b
Thao luan ve moi truong kinh doanh tmdt b2 b
 
Ch11
Ch11Ch11
Ch11
 
Tổng quan về thương mại điện tử
Tổng quan về thương mại điện tửTổng quan về thương mại điện tử
Tổng quan về thương mại điện tử
 
Tình hình thương mại điện tử Việt Nam
Tình hình thương mại điện tử Việt NamTình hình thương mại điện tử Việt Nam
Tình hình thương mại điện tử Việt Nam
 
Đánh giá một website TMĐT theo nguyên tắc 7C (Tiki.vn)
Đánh giá một website TMĐT theo nguyên tắc 7C (Tiki.vn)Đánh giá một website TMĐT theo nguyên tắc 7C (Tiki.vn)
Đánh giá một website TMĐT theo nguyên tắc 7C (Tiki.vn)
 
pháp luật trong thương mại điện tử
pháp luật trong thương mại điện tửpháp luật trong thương mại điện tử
pháp luật trong thương mại điện tử
 
thương mại điện tử và thanh toán điện tử
thương mại điện tử và thanh toán điện tửthương mại điện tử và thanh toán điện tử
thương mại điện tử và thanh toán điện tử
 
Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2015
Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2015Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2015
Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2015
 
Pháp Lý Thương Mại Điện Tử
Pháp Lý Thương Mại Điện TửPháp Lý Thương Mại Điện Tử
Pháp Lý Thương Mại Điện Tử
 
Tong quan ve thuong mai dien tu
Tong quan ve thuong mai dien tuTong quan ve thuong mai dien tu
Tong quan ve thuong mai dien tu
 
Ptit tmdt
Ptit   tmdtPtit   tmdt
Ptit tmdt
 
Tổng quan về TMĐT, xây dựng website ứng dụng thương mại điện tử dogolocviet.com
Tổng quan về TMĐT, xây dựng website ứng dụng thương mại điện tử dogolocviet.comTổng quan về TMĐT, xây dựng website ứng dụng thương mại điện tử dogolocviet.com
Tổng quan về TMĐT, xây dựng website ứng dụng thương mại điện tử dogolocviet.com
 

Similar to Tài liệu bt c

Thao Luan Ve MThảo luận về môi trường kinh doanh TMDT B2Boi Truong Kinh Doanh...
Thao Luan Ve MThảo luận về môi trường kinh doanh TMDT B2Boi Truong Kinh Doanh...Thao Luan Ve MThảo luận về môi trường kinh doanh TMDT B2Boi Truong Kinh Doanh...
Thao Luan Ve MThảo luận về môi trường kinh doanh TMDT B2Boi Truong Kinh Doanh...Digiword Ha Noi
 
Thương mại điện tử là gì
Thương mại điện tử là gìThương mại điện tử là gì
Thương mại điện tử là gìkhoahocseo
 
Chuong01 tổng quan về tmdt
Chuong01  tổng quan về tmdtChuong01  tổng quan về tmdt
Chuong01 tổng quan về tmdthongthang1084
 
Chương 4_Nội dung mô hình kinh doanh B2C(Business To Customer)_ThS Lê Thị Bíc...
Chương 4_Nội dung mô hình kinh doanh B2C(Business To Customer)_ThS Lê Thị Bíc...Chương 4_Nội dung mô hình kinh doanh B2C(Business To Customer)_ThS Lê Thị Bíc...
Chương 4_Nội dung mô hình kinh doanh B2C(Business To Customer)_ThS Lê Thị Bíc...Hoa Le
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOOnTimeVitThu
 
Chuong 2 cac mo hinh kinh doanh dien tu
Chuong 2   cac mo hinh kinh doanh dien tuChuong 2   cac mo hinh kinh doanh dien tu
Chuong 2 cac mo hinh kinh doanh dien turoanderi
 
Thương mại điện tử - Chương 2
Thương mại điện tử - Chương 2Thương mại điện tử - Chương 2
Thương mại điện tử - Chương 2Duy Trung
 
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE Z...
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE Z...HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE Z...
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE Z...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thương mại điện tử cho doanh nghiệp
Thương mại điện tử cho doanh nghiệpThương mại điện tử cho doanh nghiệp
Thương mại điện tử cho doanh nghiệphoatuy
 
Giáo trình thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp
Giáo trình thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp Giáo trình thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp
Giáo trình thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp Cat Van Khoi
 
Cac mo hinh_kinh_doanh_dien_tu_ire0hup6_jf_20130529022232_617
Cac mo hinh_kinh_doanh_dien_tu_ire0hup6_jf_20130529022232_617Cac mo hinh_kinh_doanh_dien_tu_ire0hup6_jf_20130529022232_617
Cac mo hinh_kinh_doanh_dien_tu_ire0hup6_jf_20130529022232_617Nên Trần Ngọc
 
E Com Ch02 Cho Dien Tu Cau Truc
E Com Ch02 Cho Dien Tu Cau TrucE Com Ch02 Cho Dien Tu Cau Truc
E Com Ch02 Cho Dien Tu Cau TrucChuong Nguyen
 

Similar to Tài liệu bt c (20)

coursera
courseracoursera
coursera
 
Thao Luan Ve MThảo luận về môi trường kinh doanh TMDT B2Boi Truong Kinh Doanh...
Thao Luan Ve MThảo luận về môi trường kinh doanh TMDT B2Boi Truong Kinh Doanh...Thao Luan Ve MThảo luận về môi trường kinh doanh TMDT B2Boi Truong Kinh Doanh...
Thao Luan Ve MThảo luận về môi trường kinh doanh TMDT B2Boi Truong Kinh Doanh...
 
B2cmodels
B2cmodels B2cmodels
B2cmodels
 
Thương mại điện tử là gì
Thương mại điện tử là gìThương mại điện tử là gì
Thương mại điện tử là gì
 
Chuong01 tổng quan về tmdt
Chuong01  tổng quan về tmdtChuong01  tổng quan về tmdt
Chuong01 tổng quan về tmdt
 
Chương 4_Nội dung mô hình kinh doanh B2C(Business To Customer)_ThS Lê Thị Bíc...
Chương 4_Nội dung mô hình kinh doanh B2C(Business To Customer)_ThS Lê Thị Bíc...Chương 4_Nội dung mô hình kinh doanh B2C(Business To Customer)_ThS Lê Thị Bíc...
Chương 4_Nội dung mô hình kinh doanh B2C(Business To Customer)_ThS Lê Thị Bíc...
 
Nhóm 4-TMĐTCB.docx
Nhóm 4-TMĐTCB.docxNhóm 4-TMĐTCB.docx
Nhóm 4-TMĐTCB.docx
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
 
Chuong 2 cac mo hinh kinh doanh dien tu
Chuong 2   cac mo hinh kinh doanh dien tuChuong 2   cac mo hinh kinh doanh dien tu
Chuong 2 cac mo hinh kinh doanh dien tu
 
Thương mại điện tử - Chương 2
Thương mại điện tử - Chương 2Thương mại điện tử - Chương 2
Thương mại điện tử - Chương 2
 
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE Z...
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE Z...HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE Z...
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE Z...
 
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...
 
Thương mại điện tử cho doanh nghiệp
Thương mại điện tử cho doanh nghiệpThương mại điện tử cho doanh nghiệp
Thương mại điện tử cho doanh nghiệp
 
Cơ sở lý luận về sự hài lòng của khách hàng khi mua sắm trực tuyến.docx
Cơ sở lý luận về sự hài lòng của khách hàng khi mua sắm trực tuyến.docxCơ sở lý luận về sự hài lòng của khách hàng khi mua sắm trực tuyến.docx
Cơ sở lý luận về sự hài lòng của khách hàng khi mua sắm trực tuyến.docx
 
Chapter8_v1.0.pdf
Chapter8_v1.0.pdfChapter8_v1.0.pdf
Chapter8_v1.0.pdf
 
Giáo trình thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp
Giáo trình thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp Giáo trình thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp
Giáo trình thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp
 
TMDT_Alibaba
TMDT_AlibabaTMDT_Alibaba
TMDT_Alibaba
 
Ch1
Ch1Ch1
Ch1
 
Cac mo hinh_kinh_doanh_dien_tu_ire0hup6_jf_20130529022232_617
Cac mo hinh_kinh_doanh_dien_tu_ire0hup6_jf_20130529022232_617Cac mo hinh_kinh_doanh_dien_tu_ire0hup6_jf_20130529022232_617
Cac mo hinh_kinh_doanh_dien_tu_ire0hup6_jf_20130529022232_617
 
E Com Ch02 Cho Dien Tu Cau Truc
E Com Ch02 Cho Dien Tu Cau TrucE Com Ch02 Cho Dien Tu Cau Truc
E Com Ch02 Cho Dien Tu Cau Truc
 

Tài liệu bt c

  • 1. bán lẻ trực tiếp theo đơn đặt hàng qua thư điện tử bán lẻ trực tiếp từ nhà sản xuất cửa hàng bán lẻ ảo click and mortar mô hình kinh doanh nhiều kênh bán lẻ trong các siêu thị trực tuyến các mô hình khác: mô giới dao dịch cổng thôn tin, cổng cộng đồng... the end Tài liệu BtC http://gomm.com.vn/21627-nhan-to-khac-biet-cua-b2b-va-b2c/ http://www.slideshare.net/asksock/tho-lun-nhm-1 http://taichinh.vnexpress.net/tin-tuc/goc-chuyen-gia/2012/08/thuong-mai-dien-tu-khong-phai-ban- gian-hang-de-kiem-loi-nhanh-18901/ sự khác biệt: Điều thứ nhất là sự khác nhau về khách hàng Khách hàng của các giao dịch B2B (giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp) là các công ty còn khách hàng của B2C là các cá nhân. Tuy nhiên cần phải xem xét chữ C trong B2C là người tiêu dùng cuối cùng (End-user). Nghĩa là C còn bao gồm cả những doanh nghiệp mua sắm hàng hóa về để tiêu dùng. Chẳng hạn như doanh nghiệp mua bàn ghế phục vụ cho công việc văn phòng. Xét về tổng thể, các giao dịch B2B phức tạp hơn và đòi hỏi tính an toàn cao hơn. Ngoài ra, có 2 sự khác biệt lớn nữa: Khác biệt về đàm phán, giao dịch: Việc bán hàng cho các doanh nghiệp (B2B) phải bao gồm cả các yếu tố như đàm
  • 2. phán về giá cả, việc giao nhận hàng và xác định quy cách, các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm. Bán hàng cho người tiêu dùng (B2C) không nhất thiết phải bao gồm tất cả các yếu tố như vậy. Điều này khiến cho các nhà bán lẻ dễ dàng hơn trong việc đưa lên mạng catalog sản phẩm dịch vụ của họ để mở một siêu thị trực tuyến. Đó cũng chính là lý do tại sao những ứng dụng Thương mại điện tử B2B đầu tiên được phát triển chỉ cho những hàng hóa và sản phẩm hoàn chỉnh, đơn giản trong khâu mô tả đặc tính và định giá. Khác biệt về vấn đề tích hợp: Các công ty trong Thương mại điện tử B2C không phải tích hợp hệ thống của họ với hệ thống của khách hàng. Trái lại các công ty khi bán hàng cho các doanh nghiệp (B2B) cần phải đảm bảo rằng các hệ thống của họ có thể giao tiếp được với nhau mà không cần sự can thiệp trực tiếp của con người dẫn đến nhu cầu phải tích hợp hệ thống của doanh nghiệp bán hàng và doanh nghiệp mua hàng. Cần phải hiểu chữ C trong B2C là end-users. Nghĩa là C có thể là cá nhân, song cũng có thể là doanh nghiệp (mua sắm hàng hóa để tiêu dùng). Vì vậy, Chữ B trong B2B để chỉ các doanh nghiệp mua hàng hóa để thương mại hóa hoặc sản xuất. Khái niệm này chưa đầy đủ cho B2B. B2B còn 2 mục đích nữa: mua sắm cho các hoạt động tác nghiệp trong DN; Mua sắm phục vụ cho việc bảo trì, duy tu, sửa chữa thiết bị. Do đó, B2B có 3 mục đích: + Mua để tiêu dùng trong DN + Mua để thương mại hóa hoặc để sản xuất + MRO (Maintain, Repair, Operation). Do đó, B2B và B2C ko đồng nghĩa với khái niệm Bán buôn và bán lẻ trong thương mại truyền thống! (mấy cái này em mới ngộ ra ) Theo Uỷ ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh". Thương mại điện tử được xem là sự mô phỏng của Thương mại truyền thống. Theo
  • 3. đó, tham gia giao dịch thương mại sẽ có ít nhất 2 bên tham gia, bao gồm: người bán và người mua. Tùy theo đối tượng tham gia, giao dịch TMĐT có sự phân chia thành: · Người tiêu dùng o C2C (Consumer-To-Comsumer) Người tiêu dùng với người tiêu dùng o C2B (Consumer-To-Business) Người tiêu dùng với doanh nghiệp o C2G (Consumer-To-Government) Người tiêu dùng với chính phủ · Doanh nghiệp o B2C (Business-To-Consumer) Doanh nghiệp với người tiêu dùng o B2B (Business-To-Business) Doanh nghiệp với doanh nghiệp o B2G (Business-To-Government) Doanh nghiệp với chính phủ o B2E (Business-To-Employee) Doanh nghiệp với nhân viên · Chính phủ o G2C (Government-To-Consumer) Chính phủ với người tiêu dùng o G2B (Government-To-Business) Chính phủ với doanh nghiệp o G2G (Government-To-Government) Chính phủ với chính phủ Trong đó, các loại hình giao dịch B2B và B2C là các loại hình chiếm tỷ trọng lớn nhất và được đề cập nhiều nhất trong TMĐT. Thương mại điện tử B2B B2B là viết tắt của thuật ngữ Business To Business - mô hình kinh doanh thương mại điện tử trong đó giao dịch xảy ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau. Giao dịch B2B có thể diễn ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp hoặc thông qua một đối tác thứ ba (hay một trung gian giao dịch) đóng vai trò cầu nối giữa người mua và người bán, đồng thời tạo điều kiện để giao dịch giữa họ diễn ra thuận lợi hơn. Các chủ thể tham gia giao dịch TMĐT B2B là các doanh nghiệp. Mục đích của các doanh nghiệp bên mua tham gia là: Mua nguyên vật liệu, hàng hóa cho quá trình sản xuất - kinh doanh (Purchasing). Đây là mục đích thường thấy nhất của các giao dịch giữa các doanh nghiệp. Doanh nghiệp trong quá trình sản xuất sẽ cần các nguyên liệu đầu vào hoặc trong cần hàng hóa cho quá trình thương mại hóa. Ở đây, doanh nghiệp bên mua sẽ tham gia vào chuỗi cung ứng (supply chain) như
  • 4. một mắt xích trung gian. Mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho quá trình hoạt động, điều hành. Đây là hoạt động mà các doanh nghiệp bên mua sẽ mua các hàng hóa, dịch vụ để phục vụ cho quá trình hoạt động của Doanh nghiệp. Chẳng hạn, mua máy móc, vật tư, văn phòng phẩm, phần mềm quản lý… Như vậy, trong hoạt động này, doanh nghiệp nằm ở cuối trong chuỗi cung ứng (đối với sản phẩm mà doanh nghiệp tiêu thụ). Doanh nghiệp cũng đóng vai trò như 1 người tiêu dùng cuối cùng. Mua thiết bị, linh kiện phục vụ cho hoạt động duy tu, bảo trì, sửa chữa máy móc, thiết bị, tư liệu sản xuất. Mục đích này phát sinh khi các tư liệu sản xuất của doanh nghiệp phải bảo trì, sửa chữa. Những sản phẩm mà doanh nghiệp phải mua sắm khi đó có thể chỉ là các linh kiện cần thay thế của máy móc, nhưng các linh kiện này sẽ rất khó kiếm trên thị trường phổ thông. Các mô hình kinh doanh B2B chủ yếu bao gồm: Thị trường/ Trung tâm giao dịch B2B (B2B e-MarketPlace) như Alibaba, IBM MarketPlace … Nhà phân phối điện tử (e-Distributors) như Dell Primes, FPT Distributors. Nhà cung cấp dịch vụ B2B (Services’ Providers) như Ariba, Yahoo! Business … Môi giới giao dịch B2B (B2B e-Brokers) như PriceLine, … Cổng thông tin (B2B Portal) như ECVN, Gophatdat … Các hình thức giao dịch B2B có nền tảng chủ yếu là hoạt động trao đổi dữ liệu điện tử (EDI). Thương mại điện tử B2C Tập đoàn Oracle, trong tài liệu “Application Developers Guide” (2000), định nghĩa TMĐT giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) là “một thuật ngữ mô tả sự giao tiếp giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong việc bán hàng hoá và dịch vụ”. Tuy nhiên, tập đoàn Sybase đưa ra định nghĩa TMĐT B2C là “khả năng của doanh
  • 5. nghiệp trong việc cung ứng các sản phẩm, hàng hoá, sự hỗ trợ và thông tin trực tiếp cho người tiêu dùng cá nhân trên Internet”. Cũng trong hoàn cảnh tương tự, IBM định nghĩa TMĐT B2C là “việc sử dụng các công nghệ trên cơ sở Web để bán hàng hoá, dịch vụ cho một người tiêu dùng cuối cùng”. Ba định nghĩa đưa ra trên đây có điểm tương đồng là cùng xem xét B2C dưới dạng “sự giao tiếp giữa”, “khả năng của” và “việc sử dụng”, khác hẳn cách hiểu được sử dụng phổ biến hiện nay mô tả TMĐT B2C đơn giản là “việc bán hàng hoá, sản phẩm hoặc dịch vụ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng” . TMĐT B2C bao gồm cả việc bán hàng hoá, sản phẩm và dịch vụ; đồng thời bao gồm cả việc trao đổi thông tin hai chiều giữa người sử dụng (người tiêu dùng) và hệ thống thương mại (doanh nghiệp). Như vậy, tham gia vào quá trình giao dịch B2C là doanh nghiệp (đóng vai trò bên bán) và các cá nhân (hoặc hộ gia đình – đóng vai trò bên mua). Việc trao đổi giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng về hàng hoá, dịch vụ và tri thức biểu hiện (explicit knowledge) về hàng hoá, dịch vụ (hoặc các thông tin về người tiêu dùng) nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng; đổi lại sẽ thu được một khoản tiền thanh toán hoặc khả năng thu một khoản tiền tương ứng. So với TMĐT B2B, TMĐT B2C có sự đang dạng hơn rất nhiều. Chẳng hạn như một số mô hình kinh doanh như: Cổng nối (Portal) như Google, Yahoo, … Nhà bán lẻ điện tử (e-Tailer) như Dell, Amazon, … Nhà cung cấp nội dung (Content Providers) như Nhacso.net, VNExpress … Nhà trung gian giao dịch (e-Broker) như Vatgia.com, Marofin.com … Nhà tạo thị trường (Market Creator) như Chodientu.vn, … Nhà cung cấp dịch vụ (Service Providers) như VNPT (dịch vụ Internet); Mobifone (dịch vụ viễn thông di động) … Nhà cung cấp cộng đồng (Social Network Providers) như Yahoo! 360; Facebook, … So sánh TMĐT B2B và TMĐT B2C
  • 6. Tập đoàn IBM chỉ ra 5 nhân tố khác biệt chủ yếu của TMĐT B2B và B2C, đó là: Một là, Đối tượng hướng tới của các giao dịch (dễ thấy nhất). TMĐT B2C hướng tới các giao dịch tới các khách hàng cá nhân (Individual Customer), trong khi đó, TMĐT B2B hướng tới các khách hàng doanh nghiệp (Business Customer). Hai là, Đặc điểm về đơn hàng. Các đơn hàng của giao dịch B2B có thể mang chủng loại hàng hóa ít nhưng khối lượng có thể rất lớn với đơn hàng trong B2C. Thêm vào đó, B2B có sự mua lặp lại cao, phương thức định giá linh hoạt hơn so với B2C. Ba là, Đặc điểm về thanh toán. Trong khi, giao dịch B2C (ở mức phát triển cao) chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán là qua thẻ tín dụng vì giá trị của các giao dịch không lớn. Nhưng trong giao dịch B2B, phương thức thanh toán này ít được sử dụng mà thay vào đó là các phương thức chuyển khoản giữa các doanh nghiệp (dựa trên nền tảng công nghệ như e-banking) Bốn là, Phương thức tìm kiếm thông tin. Trong TMĐT B2C, các catalogue điện tử thường xuyên được sử dụng và là phương thức sử dụng chính của các website. Trong khi đó, TMĐT B2B có phương thức sử dụng đa dạng hơn ngoài catalogue điện tử . Thay vào đó, Các đơn đặt hàng có thể căn cứ theo số hiệu (mã) bộ phận hoặc theo một cấu hình nhất định. Theo đó, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh thành phần, thương lượng giá dễ dàng hơn. Năm là, Phương thức giao dịch. Giao dịch giữa doanh nghiệp với các đối tác (B2B) thường được tiến hành thông qua các mạng riêng ảo (VPN) hoặc mạng giá trị gia tăng (VAN) qua các phương thức trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) nên có sự an toàn, chính xác cao. Trong khi đó, Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng (B2C) được tiến hành qua các phương tiện đa dạng hơn rất nhiều và có nhiều mức độ an toàn trong giao dịch (từ thấp lên cao). Chẳng hạn như, giao dịch qua Internet có hoặc không có sự bảo mật đường truyền; giao dịch qua mobile; giao dịch qua ATM … Tóm lại, sự khác biệt giữa B2B và B2C chủ yếu dựa trên:
  • 7. Sự khác biệt về cách thức mua hàng và cơ chế xác nhận (Purchases and authorizations) Đặc điểm về đơn hàng, điều khoản thỏa thuận áp dụng cho các khách hàng. Sự tham gia trong chuỗi cung ứng tới khách hàng (Customer's supply chain) Sự đa dạng về nhu cầu, yêu cầu và khối lượng đơn hàng. Nhà bán lẻ điện tử Huyền thoại amazon.com ự phổ biến của các loại điện thoại thông minh cùng những ứng dụng so sánh giá sản phẩm trên mạng như ShopSavvy sẽ càng nâng cao thêm nữa mối đe dọa đối với các cửa hàng truyền thống. Nhưng dù cho người tiêu dùng Mỹ có ưu ái thương mại điện tử ra sao, thì các nhà bán lẻ truyền thống vẫn đem lại một dịch vụ giá trị, và trong thời gian qua cá nhân tôi cũng suy nghĩ khá nhiều về việc xây dựng một hệ thống mới, giúp họ cạnh tranh tốt hơn. Tôi chợt nhớ đến giá trị của các nhà bán lẻ truyền thống trong lần trực tiếp đi mua sắm vào mùa lễ hội vừa qua. Năm ngoái, mỗi lần tới cửa hàng Costco ở gần nhà, tôi đều thấy họ trưng bày một dàn TV màn hình phẳng liên tục chiếu các hình ảnh sống động như trong rạp xi-nê. Khi mùa lễ qua đi, giá cả hạ xuống, là lúc tôi bắt tay vào mua hàng. Tôi lên mạng tìm kiếm và để mắt tới một chiếc TV đang được giảm giá mạnh trên một website bán lẻ trực tuyến. Nhưng trước khi mua, tôi ghé vào cửa hàng của Sears để xem xét các mẫu sản phẩm của họ. Ngay khi tôi bước vào, một nhân viên bán hàng đã nhiệt tình chạy tới và hỏi về ý thích của tôi. Tôi nêu thương hiệu và độ nét hình ảnh làm các tiêu chí lựa chọn chính. Tuy nhiên, người nhân viên giải thích thêm cho tôi biết tại sao tôi cũng nên quan tâm tới các đặc điểm khác, chẳng hạn như tốc độ phát hình (rất quan trọng khi chiếu các hình ảnh chuyển động nhanh), và khả năng chiếu sáng nền LED backlight (giúp đem lại hình ảnh tươi sáng hơn, có độ tương phản cao hơn). Buổi "hướng dẫn" ngắn ngủi đó đã khiến tôi suy nghĩ lại về quyết định của mình, và thực ra, người nhân viên ấy đã giúp tôi không mua một chiếc TV mà về sau chắc chắn nó sẽ khiến tôi cảm thấy hối hận. TV ở cửa hàng Sears có giá cao hơn TV bán ở các website thương mại trực tuyến. Điều đó là hiển nhiên, vì các nhà bán lẻ truyền thống phải trang trải những khoản chi phí mà các nhà bán lẻ trực tuyến không phải lo (như chi phí thuê mặt tiền, đồ nội thất, nhân viên). Các cửa hàng trực tuyến còn có thêm một điểm lợi nữa là nhiều bang không yêu cầu họ phải tính thuế doanh thu. Trong một thế giới mà trình độ công nghệ ngày càng phát triển và người tiêu dùng ngày càng nhạy cảm hơn về giá cả, các cửa hàng bán lẻ truyền thống sẽ phải cạnh tranh ra sao đây? Quan niệm thông thường là người tiêu dùng sẽ trả thêm tiền để có được sự thuận tiện và dịch vụ của các cửa hàng truyền thống. Nhưng sự gia tăng về thị phần của các nhà bán lẻ trực tuyến hiện nay cho thấy rằng quan niệm đó đang bị lung lay. Tôi lên mạng đặt mua chiếc TV mà người nhân viên ở cửa hàng Sears tư vấn và tiết kiệm được 150USD. Việc cổ phiếu của Best Buy trượt giảm cũng thể hiện rằng rất nhiều khách hàng không muốn bỏ thêm tiền để nhận được sự hỗ trợ của các nhân viên bán hàng, các buổi trình diễn sản phẩm trực tiếp, hay để có được sản phẩm ngay lập tức. Mô hình bán lẻ hiện tại - vốn cho rằng người tiêu dùng sẽ trả tiền thêm cho các dịch vụ này - dường như đang bắt đầu sụp đổ.
  • 8. Đã đến lúc cần có một hệ thống mới trong đó nhà sản xuất giúp các nhà bán lẻ truyền thống trang trải những chi phí cho giá trị mà họ đem đến cho khách hàng. Nhà sản xuất có thể áp dụng mức giá bán sỉ thấp hơn dành cho các cửa hàng truyền thống so với các website bán lẻ trực tuyến. Tôi gọi chế độ chiết khấu này là Bộ Điều chỉnh Cửa hàng Truyền thống (hay PSE). Nhà bán lẻ cũng nên đi thẳng vào vấn đề này khi yêu cầu nhà sản xuất giảm giá thành cho mình: "Là nhà bán lẻ truyền thống, chúng tôi tạo thêm giá trị và gia tăng doanh số cho sản phẩm của quý vị. Chúng tôi giúp nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu của quý vị, là địa điểm giúp họ có cơ hội tìm hiểu sản phẩm trực tiếp trước khi mua (dù cuối cùng họ quyết định mua sản phẩm ở cửa hàng của chúng tôi hay trên mạng), và đội ngũ nhân viên kinh doanh của chúng tôi sẽ giúp bổ sung kiến thức cho khách hàng của quý vị. Chúng tôi phải chịu chi phí cho tất cả những dịch vụ đó, vì vậy mà chúng tôi không thể cạnh tranh với mức giá của các website trực tuyến. Để công bằng, quý vị nên chiết khấu 10% giá bán sỉ cho chúng tôi so với các nhà bán lẻ trực tuyến". Chế độ chiết khấu có thể khác nhau tùy theo giá trị gia tăng của sản phẩm: các sản phẩm đem lại nhiều lợi ích hơn khi được bán tại cửa hàng truyền thống (VD: các dụng cụ) nên có mức chiết khấu cao hơn những sản phẩm có ít lợi ích hơn (VD: sản phẩm tương tự nhau, sản phẩm rẻ hơn và người tiêu dùng cũng ít để ý tới giá cả của chúng hơn). Các điều kiện này cũng nên áp dụng với loạt sản phẩm "tương tự" nhằm đề phòng nhà sản xuất "chơi gian" bằng cách tạo thêm các đặc tính sản phẩm không cần thiết hay thay đổi số hiệu sản phẩm. Chiến lược này tập trung vào một nguyên tắc đặt giá chính mà tất cả các công ty hoạt động theo mô hình B2B (giao dịch thương mại điện tử giữa các công ty) và B2C (giao dịch thương mại điện tử giữa công ty với người tiêu dùng) cần áp dụng: làm rõ và tính phí cho giá trị mà công ty cung cấp. Trước Bộ Điều chỉnh Cửa hàng truyền thống, nhà sản xuất sẽ phải cân nhắc xem giá trị mà cửa hàng truyền thống đem lại có xứng đáng với những khoản lợi nhuận nhỏ hơn thu được từ họ hay cơn tức giận có thể bùng nổ từ giới bán lẻ trực tuyến hay không. Khi người tiêu dùng ngày càng quen thuộc với việc mua sắm trực tuyến và công nghệ so sánh giá cả trở nên phổ biến, thì các nhà bán lẻ truyền thống phải đối mặt với vấn đề giá cả này ngay từ hôm nay. Họ phải nhận thấy điều gì có thể chờ đợi mình phía trước nếu không nỗ lực thay đổi mô hình kinh tế hiện nay.