SlideShare a Scribd company logo
1 of 37
GIỚI THIỆU TRẮC NGHIỆM TẠI VIETLOD.COM
Trong chương trình giảng dạy đại học khối ngành kinh tế, hiện nay nhiều trường đại học trên
cả nước đã và đang áp dụng hình thức trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập
của sinh viên. Nhằm đáp ứng nhu cầu ôn tập, vietlod.com đã tổng hợp hơn 90 ngàn câu hỏi
trắc nghiệm cho các chuyên ngành kinh tế, bao gồm: Chính trị, Kinh tế, Quản trị, Tài chính,
Kế toán và Thi công chức. Những câu trắc nghiệm này đã được biên soạn, tổng hợp và biên
tập lại thành những phần/chương cụ thể giúp các bạn dễ dàng trong việc ôn tập. Phần lớn
các câu trắc nghiệm đã được kiểm duyệt nhiều lần, cả về nội dung lẫn hình thức trình bày
(lỗi chính tả, dấu câu...). Đây cũng là nguồn tài liệu tốt phục vụ công tác giảng dạy.
A. CHÍNH TRỊ
1. Kinh tế chính trị
2. Triết học
3. Tư tưởng HCM
4. Pháp luật đại cương
5. Chủ nghĩa Mác-Lênin
6. Đường lối ĐCSVN
7. Giáo dục quốc phòng
B. KINH TẾ HỌC
1. Kinh tế học
2. Kinh tế vi mô
3. Kinh tế vĩ mô
4. Luật kinh tế
5. Kinh tế phát triển
C. QUẢN TRỊ
1. Quản trị học
2. Thương mại quốc tế
3. Quản trị ngoại thương
4. Quản trị dự án
5. Quản trị Marketing
6. Kinh doanh quốc tế
D. TÀI CHÍNH
1. Tài chính tiền tệ
2. Tài chính quốc tế
3. Tài chính doanh nghiệp
4. Thị trường chứng khoán
E. KẾ TOÁN
1. Kiểm toán
2. Kế toán công
3. Kế toán ngân hàng
4. Kế toán doanh nghiệp
Ngoài ra, Vietlod còn tổng hợp một số đề thi công chức (trắc nghiệm), các bạn có thể
tham khảo tại: THI CÔNG CHỨC | http://vietlod.com/tag/thi-cong-chuc
Tải về tại: http://vietlod.com/category/QUIZ
Hãy chia sẻ cùng bạn bè, nếu bạn thấy nội dung này hữu ích!
Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
1Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
LKT_1_P1_1: Có những cơ quan nào của Nhà nước tiến hành hoạt động tố tụng?
☺ Cơ quan điều tra, VKSND. Toà án nhân dân. Cơ quan thi hành án.
► Cơ quan điều tra, VKSND. Toà án nhân dân. Cơ quan thi hành án. Tổ chức luật sự.
► Cơ quan điều tra, VKSND. Toà án nhân dân. Cơ quan thi hành án, Tổ chức giám định tư
pháp.
► Cơ quan điều tra, VKSND. Toà án nhân dân. Cơ quan thi hành án. Cơ quan công chứng.
LKT_1_P1_2: Có những tổ chức nào không thuộc Nhà nước tham gia các hoạt động tố tụng.
☺ Tổ chức luật sư. Các tổ chức, đoàn thể xã hội.
► Tổ chức luật sư. Cơ quan công chứng. Các tổ chức, đoàn thể xã hội.
► Cơ quan công chứng. Tổ chức giám định tư pháp. Đoàn thanh niên.
► Tổ chức luật sư. Hội liên hiệp phụ nữ. Sở tư pháp.
LKT_1_P1_3: Trình bày các giai đoạn chủ yếu của quá trình tố tụng hành chính tại toà án.
► Khởi kiện, thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử theo trình
tự giám đốc thẩm, xét xử theo trình tự tái thẩm.
► Chuẩn bị xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử theo trình tự giám đốc thẩm, xét xử theo
trình tự tái thẩm.
► Khởi kiện, thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử, xét xử phúc thẩm, xét xử theo trình tự giám đốc
thẩm, xét xử theo trình tự tái thẩm.
☺ Xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử theo trình tự giám đốc thẩm, xét xử theo trình tự
tái thẩm.
LKT_1_P1_4: Trình bày các giai đoạn chủ yếu của quá trình tố tụng hình sự.
☺ Khởi tố vụ án hìmh sự, điều tra, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử theo trình tự giám
đốc thẩm, xét xử theo trình tự tái thẩm, thi hành án.
► Điều tra, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử theo trình tự giám đốc, xét xử theo trình
tự tái thẩm.
► Khởi động vụ án hình sự, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử theo trình tự giám đốc
thẩm xét xử theo trình tự tái thẩm.
► Khởi tố vụ án hình sự, điều tra, xét xử phúc thẩm, xét xử theo trình tự giám đốc thẩm, xét xử
theo trình tự tái thẩm.
Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
2Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
LKT_1_P1_5: Thế nào là xét xử sơ thẩm?
► Là xét xử vụ án về nội dung.
► Là xét xử lần đầu vụ án.
► Là xét xử sơ bộ vụ án.
☺ Là xét xử vụ án ở cấp thứ nhất.
LKT_1_P1_6: Thế nào là xét xử phúc thẩm?
☺ Là xét xử lại bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.
► Là xét xử lần thứ 2 đối với vụ án.
► Là xét xử lại vụ án theo yêu cầu của một bên.
► Là xét xử lại bản án đã có hiệu lực pháp luật.
LKT_1_P1_7: Thế nào là xét xử giám đốc thẩm?
☺ Là việc toà án cấp trên xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị
kháng nghị.
► Là xét xử lại bản án ở cấp thứ 3.
► Là xét xử lại các bản án đã có hiệu lực pháp luật.
► Là xét xử lại các bản án có khiếu nại của một trong các bên.
LKT_1_P1_8: Thế nào là xét xử tái thẩm?
☺ Là việc toà án cấp trên xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị
kháng nghị do có những tình tiết mới.
► Là việc toà án cấp trên xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị sai sót.
► Là việc toà án tự khắc phục si sót trong bản án trước của mình.
► Là việc xét lại bản án, quyết định có kháng caó, kháng nghị.
LKT_1_P1_9: Cấp toà án nào có quyền xét xử giám đốc thẩm?
☺ Uỷ ban thẩm phán TAND tỉnh, hội đồng thẩm phán TAND tối cao, toà hình sự, dân sự, kinh
tế, lao động, hành chính thuộc TAND tối cao.
► Uỷ ban thẩm phán TAND tỉnh, toà phúc thẩm TAND tối cao, toà hình sự TAND tối cao.
► TAND tỉnh, TAND huyện, các toà chuyên trách TAND tối cao.
► TAND tối cao, TAND tỉnh.
Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
3Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
LKT_1_P1_10: Cấp toà án nào có quyền xét xử tái thẩm?
☺ Uỷ ban thẩm phán TAND tỉnh, hội đồng thẩm phán TAND tối cao, toà hình sự, dân sự, kinh
tế, lao động, hành chính thuộc TAND tối cao.
► TAND huyện, TAND tỉnh, toà án quân sự.
► TAND tối cao, Uỷ ban thẩm phán TAND tỉnh.
► Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, toà chuyên trách TAND tối cao. Toà chuyên trách
TAND tỉnh.
LKT_1_P1_11: Trình bày các loại giám định tư pháp?
☺ Giám định pháp y (kể cả pháp y tâm thần) giám định kế toán – tài chính. Giám định văn hoá
– nghệ thuật. Giám định khoa học – kỹ thuật.
► Giám định pháp y (kể cả pháp y tâm thần). Giám định kế toán – tài chính. Giám định văn
hoá – nghệ thuật.
► Giám định pháp y (kể cả pháp y tâm thần). Giám định kế toán – tài chính. Giám định khoa
học – kỹ thuật.
► Giám định pháp y (kể cả pháp y tâm thần). Giám định văn hoá – nghệ thuật. Giám định khoa
học – kỹ thuật.
LKT_1_P1_12: Cơ quan công chứng thực hiện những nhiệm vụ gì?
☺ Thực hiện việc công chứng. Thực hiện việc chứng thực.
► Thực hiện việc công chứng. Thực hiện việc chứng nhận.
► Thực hiện việc công nhận. Thực hiện việc công chứng.
► Thực hiện dịch vụ công. Thực hiện trợ giúp pháp lý.
LKT_1_P1_13: Cơ quan nào của Nhà nước có quyền công chứng?
► Phòng công chứng ở các tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã.
☺ Phòng công chứng ở các tỉnh, UBND cấp huyện.
► Phòng công chứng ở các tỉnh, UBND cấp xã.
► UBND cấp huyện, UBND cấp xã.
LKT_1_P1_14: Các loại tranh chấp kinh tế mà luật tố tụng kinh tế điều chỉnh:
☺ Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá
nhân có đăng ký kinh doanh. Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty giữa
các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, giải thể công ty. Các tranh
Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
4Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu.
► Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty
với nhau liên quan đến việc thành lập, giải thể công ty. Các tranh chấp liên quan đến việc mua
bán cổ phiếu, trái phiếu.
► Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá
nhân có đăng ký kinh doanh. Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu.
► Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá
nhân có đăng ký kinh doanh. Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa
các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, giải thể công ty.
LKT_1_P1_15: Thẩm quyền của toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế:
☺ Những vụ án được quy định tại điều 12 của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế trừ
những việc của toà án nhân dân huyện. Những vụ án thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân
huyện nhưng toà án nhân dân tỉnh thấy cần lấy lên để xét xử.
► Những vụ án có nhân tố nước ngoài.
► Những vụ án có nhân tố nước ngoài. Những vụ án mà giá trị tranh chấp là 300 triệu đồng trở
lên.
► Những vụ án không thuộc thẩm queyèn của Toà án nhân dân huyện. Những vụ án mà giá trị
tranh chấp trên 100.000.000đ (một trăm triệu đồng).
LKT_1_P1_16: Nội dung đơn kiện về tranh chấp kinh tế gửi đến toà án ồm những điều gì?
☺ Ngày, tháng, năm viết đơn. Toà án đưa yêu cầu giải quyết vụ án. Tên của nguyên đơn, bị
đơn. Tóm tắt nội dung tranh chấp, giá trị tranh chấp. Quá trình thương lượng của các bên. Các
yêu cầu đề nghị toà án xem xét giải quyết.
► Ngày, tháng, năm viết đơn. Toà án đưa yêu cầu giải quyết vụ án. Tên của nguyên đơn, bị
đơn. Tóm tắt nội dung tranh chấp, giá trị tranh chấp. Quá trình thương lượng của các bên.
► Ngày, tháng, năm viết đơn. Toà án đưa yêu cầu giải quyết vụ án. Tên của nguyên đơn, bị
đơn. Quá trình thương lượng của các bên. Các yêu cầu đề nghị toà án xem xét giải quyết.
► Ngày, tháng, năm viết đơn. Toà án đưa yêu cầu giải quyết vụ án. Tên của nguyên đơn, bị
đơn. Tóm tắt nội dung tranh chấp, giá trị tranh chấp.
Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
5Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
LKT_1_P1_17: Các điều kiện để toà án có thể thụ lý (tiếp nhận đơn kiện) các vụ tranh chấp
kinh tế.
☺ Người khởi kiện có quyền khởi kiện. Sự việc thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án. Đơn
kiện được gửi đúng theo thời hiệu khởi kiện. Nguyên đơn đã nộp tạm ứng án phí. Sự việc chưa
được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án hoặc cơ quan có
thẩm quyền khác, Sự việc không được các bên thoả thuận trước là phải giải quyết theo thủ tục
trọng tài.
► Người khởi kiện có quyền khởi kiện. Sự việc thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án. Đơn
kiện được gửi đúng theo thời hiệu khởi kiện. Nguyên đơn đã nộp tạm ứng án phí.
► Đơn kiện được gửi đúng theo thời hiệu khởi kiện. Nguyên đơn đã nộp tạm ứng án phí. Sự
việc chưa được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án hoặc cơ
quan có thẩm quyền khác, Sự việc không được các bên thoả thuận trước là phải giải quyết theo
thủ tục trọng tài.
► Người khởi kiện có quyền khởi kiện. Sự việc thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án. Đơn
kiện được gửi đúng theo thời hiệu khởi kiện. Nguyên đơn đã nộp tạm ứng án phí. Sự việc chưa
được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án hoặc cơ quan có
thẩm quyền khác.
LKT_1_P1_18: Thủ tục hoà giải trong các vụ tranh chấp kinh tế được toà án quy định như thế
nào?
☺ Hoà giải được tiến hành trước khi mở phiên toà. Hoà giải là một thủ tục bắt buộc của tố tụng
kinh tế. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan phải có mặt trong khi toà
án tiến hành hoà giải. Nếu các bên thoả thuận được với nhau thì toà án lập biên bản hoà giải
thành.
► Hoà giải không phải là thủ tục bắt buộc của tố tụng kinh tế. Hoà giải được tiến hành khi mở
phiên toà. Hoà giải không cần sự có mặt của đương sự.
► Hoà giải được tiến hành trước khi mở phiên toà. Hoà giải là một thủ tục bắt buộc của tố tụng
kinh tế. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan phải có mặt trong khi toà
tiến hành hoà giải.
► Hoà giải được tiến hành trước khi mở phiên toà. Hoà giải là một thủ tục bắt buộc của tố tụng
kinh tế. Nếu các bên thoả thuận được với nhau thì toà án lập biên bản hoà giải thành.
Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
6Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
LKT_1_P1_19: Nếu hoà giải các vụ tranh chấp kinh tế không có kết quả thì toà án quyết định
như thế nào?
☺ Lập biên bản hoà giải không thành. Ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
► Lập biên bản hoà giải không thành. Giao hồ sơ cho toà án cấp trên xét xử.
► Ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Giao hồ sơ cho viện kiểm sát.
► Ra quyết định tiếp tục hoà giải. Giao hồ sơ cho toà án cấp trên xét xử.
LKT_1_P1_20: Phiên toà sơ thẩm xét xử các vụ tranh chấp kinh tế sẽ bị hoãn trong trường hợp
nào?
☺ Đương sự vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng, kiểm sát viên vắng mặt (khi có yêu cầu
của viện kiểm sát tham gia phiên toà). Người làm chứng vắng mặt (mà cần lấy lời khai hoặc xác
minh lại lời khai tại phiên toà). Thành viên hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà,
người giám định phiên toà, người phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay thế.
► Người làm chứng vắng mặt (mà cần lấy lời khai hặc xác minh lại lời khai tại phiên toà).
Thành viên Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định phiên dịch bị
thay đổi mà không có người thay thế.
► Đương sự vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng, kiểm sát viên vắng mặt (khi có yêu cầu
của viện kiểm sát tham gia phiên toà). Thành viên Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên
toà, người giám định phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay thế.
► Đương sự vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng, kiểm sát viên vắng mặt (khi có yêu cầu
của viện kiểm sát tham gia phiên toà). Người làm chứng vắng mặt (mà cần lấy lời khai hoặc xác
minh lại lời khai tại phiên toà).
LKT_1_P1_21: Khi xét xử sơ thẩm một vụ án kinh tế, thủ tục bắt đầu phiên toà có những việc
gì?
☺ Chủ toạ phiên toà đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, kiểm tra sự có mặt của những người
được triệu tập đến dự phiên toà và giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ. Chủ toạ phiên toà
giới thiệu thành viên của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định,
người phiên dịch và giải thích cho họ về quyền và nghĩa vụ. Người làm chứng cam đoan khai
đúng sự thật. Chủ toạ phiên toà hỏi đương sự hoặc đại diện của đương sự về việc cung cấp thế
m chứng cứ hoặc yêu cầu thế m về triệu tập người làm chứng.
► Chủ toạ phiên toà giới thiệu thành viên của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà,
người giám định, người phiên dịch và giải thích cho họ về quyền và nghĩa vụ. Người làm chứng
cam đoan khai đúng sự thật. Chủ toạ phiên toà hỏi đương sự hoặc đại diện của đương sự về việc
cung cấp thế m chứng cứ hoặc yêu cầu thế m về triệu tập người làm chứng.
Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
7Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
► Chủ toạ phiên toà đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, kiểm tra sự có mặt của những người
được triệu tập đến dự phiên toà và giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ. Người làm chứng
cam đoan khai đúng sự thật. Chủ toạ phiên toà hỏi đương sự hoặc đại diện của đương sự về việc
cung cấp thế m chứng cứ hoặc yêu cầu thế m về triệu tập người làm chứng.
► Chủ toạ phiên toà đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, kiểm tra sự có mặt của những người
được triệu tập đến dự phiên toà và giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ. Chủ toạ phiên toà
giới thiệu thành viên của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định,
người phiên dịch và giải thích cho họ về quyền và nghĩa vụ. Người làm chứng cam đoan khai
đúng sự thật.
LKT_1_P1_22: Thủ tục tranh luận tại phiên toà xét xử sơ thẩm một vụ án kinh tế có những
việc gì?
☺ Các đương sự hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự trình bày các tình tiết liên quan đến vụ án và nêu ý kiến của mình về cách thức
giải quyết vụ án. Mỗi người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác, Kiểm
sát viên trình bày ý kiến của mình. Các bên vẫn có thể tiếp tục hoà giải ở phần này. Nếu hoà
giải không thành thì hội đồng xét xử sẽ nghị án.
► Mỗi người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác, Kiểm sát viên trình
bày ý kiến của mình. Các bên vẫn có thể tiếp tục hoà giải ở phần này. Nếu hoà giải không thành
thì hội đồng xét xử sẽ nghị án.
► Các đương sự hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự trình bày các tình tiết liên quan đến vụ án và nêu ý kiến của mình về cách thức
giải quyết vụ án. Kiểm sát viên trình bày ý kiến của mình. Các bên vẫn có thể tiếp tục hoà giải ở
phần này. Nếu hoà giải không thành thì hội đồng xét xử sẽ nghị án.
► Các đương sự hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự trình bày các tình tiết liên quan đến vụ án và nêu ý kiến của mình về cách thức
giải quyết vụ án. Mỗi người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác, Các
bên vẫn có thể tiếp tục hoà giải ở phần này. Nếu hoà giải không thành thì hội đồng xét xử sẽ
nghị án.
LKT_1_P1_23: Thế nào là nghị án trong phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án kinh tế?
☺ Khi nghị án chỉ có thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Chủ toạ phiên toà nêu lên từng vấn đề
cần giải quyết, các chứng cứ đã thu thập. Hội thẩm nhân dân phát biểu trước, thẩm phán phát
biểu sau. Hội đồng xét xử quyết định theo đa số.
► Khi nghị án. Hội thẩm nhân dân chủ trù. Có đại diện viện kiểm sát tham dự. Thẩm phán
Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
8Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
quyết định cuối cùng.
► Thẩm phán chủ trì việc nghị án. Người làm chứng được tham gia nghị án. Hội đồng xét xử
quyết định theo đa số.
► Khi nghị án chỉ có thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Chủ toạ phiên toà nêu lên từng vấn đề
cần giải quyết, các chứng cứ đã thu thập. Hội thẩm nhân dân phát biểu trước, thẩm phán phát
biểu sau. Hội đồng xét xử quyết định theo đa số. Đại diện viện kiểm sát có ý kiến sau cùng.
LKT_1_P1_24: Thế nào là tuyên án trong phiên toà sơ thẩm xét xử các vụ án kinh tế?
☺ Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử trở lại phiên toà để tuyên án. Chủ toạ phiên toà công bố
trước bản án, đồng thời giải thích cho đương sự về quyền kháng cao cũng như nghĩa vụ chấp
hành bản án.
► Sau khi nghị án, hội đồng xét xử trở lại phiên toà để tuyên án. Chủ toạ phiên toà công bố
trước bản án, đồng thời giải thích cho đương sự về quyền kháng cáo cũng như nghĩa vụ chấp
hành án. Hội thẩm nhân dân tiếp tục giải thích các quyền và nghĩa vụ khác cho bị cáo.
► Chủ toạ phiên toà đọc bản án. Hội thẩm nhân dân giải thích quyền và nghĩa vụ chấp hành
bản án. Kiểm sát viên phát biểu.
► Chủ toạ phiên toà đọc bản án. Hội thẩm nhân dân giải thích quyền và nghĩa vụ chấp hành
bản án. Kiểm sát viên phát biêủ. Người làm chứng phát biểu sau cùng.
LKT_1_P1_25: Ai có quyền kháng cáo (chống án) bản án hoặc quyết định sơ thẩm về vụ án
kinh tế của toà án?
☺ Đương sự (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án). Người đại
diện của đương sự.
► Nguyên đơn. Người bào chữNgười làm chứng.
► Bị đơn. Người phiên dịch.
► Nguyên đơn, bị đơn. Tổ chức đoàn thể xã hội. Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
LKT_1_P1_26: Ai có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm về kinh tế của Toà án?
☺ Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân trên một
cấp.
► Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao. Kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
► Viện kiểm sát quân sự. Giám định viên.
► Chủ nhiệm đoàn luật sư. Người phiên dịch.
Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
9Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
LKT_1_P1_27: Những tổ chức, cá nhân nào có quyền tham gia phiên toà phúc thẩm về kinh
tế?
☺ Đương sự kháng cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
Người giám định, người làm chứng khi được toà án triệu tập. Đại diện viện kiểm sát.
► Người giám định, người làm chứng khi được toà án triệu tập. Đại diện viện kiểm sát.
► Đương sự kháng caó, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
Đại diện viện kiểm sát.
► Đương sự kháng cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
Người giám định, người làm chứng khi được toà án triệu tập.
LKT_1_P1_28: Quyền hạn của toà án cấp phúc thẩm khi xét xử các vụ án kinh tế:
☺ Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm (y án). Sửa đổi một
phần hoặc toàn bộ quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm. Huỷ bản án, quyết định sơ thẩm
để toà án cấp sơ thẩm xét xử lại khi có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Tạm đình chỉ hoặc đình
chỉ việc giải quyết vụ án.
► Sửa đổi một phần hoặc toàn bộ quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm. Huỷ bản án,
quyết định sơ thẩm để toà án cấp sơ thẩm xét xử lại khi có vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án.
► Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm (y án). Huỷ bản án,
quyết định sơ thẩm để toà án cấp sơ thẩm xét xử lại khi có vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án.
► Bác kháng cáo, giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm (y án). Sửa đổi một phần hoặc toàn
bộ quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm. Huỷ bản án, quyết định sơ thẩm để toà án cấp sơ
thẩm xét xử lại khi có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải
quyết vụ án.
LKT_1_P1_29: Các nguyên tắc đặc thù của tố tụng dân sự.
☺ Nguyên tắc tự định đoạt của các đương sự. Đương sự có nghĩa vụ thu thập và cung cấp
chứng cứ. Bình đẳng quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự. Trách nhiệm hoà giải của toà án
để giúp các bên đương sự hoà giải với nhau.
► Đương sự có nghĩa vụ thu thập và cung cấp chứng cứ. Bình đẳng quyền và nghĩa vụ của các
bên đương sự. Trách nhiệm hoà giải của toà án để giúp các bên đương sự hoà giải với nhau.
► Nguyên tắc tự định đoạt của các đương sự. Bình đẳng quyền và nghĩa vụ của các bên đương
sự. Trách nhiệm hoà giải của toà án để giúp các bên đương sự hoà giải với nhau.
► Nguyên tắc tự định đoạt của các đương sự. Đương sự có nghĩa vụ thu thập và cung cấp
Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
10Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
chứng cứ. Bình đẳng quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự.
LKT_1_P1_30: Những cơ quan nào tiến hành tố tụng dân sự?
☺ Toà án nhân dân. Viện kiểm sát nhân dân.
► Cơ quan công an. Viện kiểm sát.
► Cơ quan công chứng, chứng thực, Toà án nhân dân.
► Viện kiểm sát nhân dân. Tổ chức luật sư.
LKT_1_P1_31: Những người tham gia tố dụng dân sự:
☺ Nguyên đơn, bị đơn dân sự. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Người đại
diện của đương sự. Viện kiểm sát nhân dân và các tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung.
Người làm chứng, người giám định, người phiên dịch.
► Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Người đại diện của đương sự. Viện kiểm
sát nhân dân và các tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung. Người làm chứng, người giám
định, người phiên dịch.
► Người đại diện của đương sự. Viện kiểm sát nhân dân và các tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi
ích chung. Người làm chứng, người giám định, người phiên dịch.
► Nguyên đơn, bị đơn dân sự. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Người đại
diện của đương sự.
LKT_1_P1_32: Các giai đoạn của tố tụng dân sự:
☺ Khởi kiện, khởi tố vụ án dân sự. Chuẩn bị xét xử. Xét xử sơ thẩm. Xét xử phúc thẩm. Thi
hành án dân sự. Giám đốc thẩm và tái thẩm.
► Xét xử sơ thẩm. Xét xử phúc thẩm. Thi hành án dân sự. Giám đốc thẩm và tái thẩm.
► Chuẩn bị xét xử. Xét xử sơ thẩm. Xét xử phúc thẩm. Thi hành án dân sự. Giám đốc thẩm và
tái thẩm.
► Khởi kiện, khởi tố vụ án dân sự. Chuẩn bị xét xử. Xét xử sơ thẩm. Xét xử phúc thẩm.
LKT_1_P1_33: Cá nhân, tổ chức nào có quyền khởi kiện vụ án dân sự?
☺ Công dân. Pháp nhân.
► Công dân. Pháp nhân. Toà án.
► Pháp nhân kinh tế. Cơ quan công an.
► Công dân. Viện kiểm sát. Viện kiểm sát nhân dân.
Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
11Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
LKT_1_P1_34: Ai có quyền trực tiếp điều tra vụ án dân sự?
☺ Toà án nhân dân. Viện kiểm sát nhân dân.
► Toà án nhân dân. Cơ quan điều tra.
► Cơ quan điều tra, Cơ quan công chứng.
► Tổ chức giám định tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân.
LKT_1_P1_35: Trình bày các biện pháp điều tra vụ án dân sự.
☺ Lấy lời khai của đương sự. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ để giải
quyết vụ án. Xem xét tại chỗ. Trưng cầu giám định. Yêu cầu cơ quan chuyên môn định gia hoặc
lập hội đồng định giá tài sản đang tranh chấp.
► Xem xét tại chỗ. Trưng cầu giám định. Yêu cầu cơ quan chuyên môn định gia hoặc lập hội
đồng định giá tài sản đang tranh chấp.
► Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ để giải quyết vụ án. Xem xét tại chỗ.
Trưng cầu giám định. Yêu cầu cơ quan chuyên môn định gia hoặc lập hội đồng định giá tài sản
đang tranh chấp.
► Lấy lời khai của đương sự. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ để giải
quyết vụ án. Xem xét tại chỗ.
LKT_1_P1_36: Trước khi mở cửa phiên toà xét xử vụ án dân sự. Toà án có thể áp dụngbiện
pháp khẩn cấp tạm thời như thế nào để bảo vệ lợi ích của đương sự?
☺ Buộc một bên thực hiện việc cấp dưỡng (cấp dưỡng nuôi con). Giao người chưa thành niên
cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trông nom. Trả tiền lương hoặc tiền công lao động. Kê biên tài
sản đang tranh chấp. Cấm chuyển dịch tài sản đang tranh chấp.
► Trả tiền lương hoặc tiền công lao động. Kê biên tài sản đang tranh chấp. Cấm chuyển dịch
tài sản đang tranh chấp.
► Giao người chưa thành niên cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trông nom. Trả tiền lương hoặc
tiền công lao động. Kê biên tài sản đang tranh chấp. Cấm chuyển dịch tài sản đang tranh chấp.
► Giao người chưa thành niên cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trông nom. Trả tiền lương hoặc
tiền công lao động.
LKT_1_P1_37: Thủ tục hoà giải các vụ án dân sự được quy định như thế nào?
☺ Hoà giải được tiến hành sau khi điều tra vụ án. Việc hoà giải chỉ được tiến hành đối với các
vụ tranh chấp giữa các đương sự. Những việc do viện kiểm sát nhân dân và tổ chức xã hội khởi
tố thì không hoà giải với đương sự.
Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
12Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
► Hoà giải là một việc làm bắt buộc đối với toà án và viện kiểm sát khi giải quyết các vụ án
dân sự. Hoà giải cho viện kiểm sát tiến hành. Kết thúc hoà giải là một bản án của toà án.
► Hoà giải là một việc làm bắt buộc đối với toà án và viện kiểm sát khi giải quyết các vụ án
dân sự. Hoà giải cho viện kiểm sát tiến hành.
► Hoà giải được tiến hành sau khi xét xử phúc thẩm. Hoà giải do tổ chức giám định tư pháp
tiến hành. Viện kiểm sát quyết định ông nhận hoà giải.
LKT_1_P1_38: Những vụ tranh chấp dân sự không được tiến hành hoà giải gồm:
☺ Huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Đòi bồi thường thiệt hại gây ra cho tài sản của Nhà nước,
Những việc phát sinh từ giao dịch trái pháp luật (đòi nợ do cờ bạc).
► Đòi bồi thường thiệt hại gây ra cho tài sản của Nhà nước, Những việc phát sinh từ giao dịch
trái pháp luật (đòi nợ do cờ bạc).
► Huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Những việc phát sinh từ giao dịch trái pháp luật (đòi nợ do
cờ bạc).
► Huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Đòi bồi thường thiệt hại gây ra cho tài sản của Nhà nước.
LKT_1_P1_39: Trình bày thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án dân sự?
☺ Xét hỏi tại phiên toà. Tranh luận tại phiên toà. Nghị án và tuyên án.
► Thủ tục bắt đầu phiên toà. Tranh luận tại phiên toà. Nghị án và tuyên án.
► Thủ tục bắt đầu phiên toà. Tranh luận tại phiên toà. Nghị án và tuyên án.
► Thủ tục bắt đầu phiên toà. Xét hỏi tại phiên toà. Tranh luận tại phiên toà.
LKT_1_P1_40: Những người có quyền kháng cáo (chống án) bản án, quyết định xét xử sơ
thẩm theo thủ tục phúc thẩm:
☺ Các đương sự. Người đại diện của đương sự. Tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung.
► Người đại diện của đương sự. Tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung.
► Các đương sự. Tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung.
► Các đương sự.
LKT_1_P1_41: Những tổ chức có quyền kháng nghị bản án, quyết định xét xử sơ thẩm vụ án
dân sự theo thủ tục phúc thẩm:
☺ Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Viện kiểm sát nhân dân trên một cấp.
► Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân trên một cấp.
► Toà án nhân dân. Cơ quan công chứng.
Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
13Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
► Viện kiểm sát nhân dân. Tổ chức luật sư.
LKT_1_P1_42: Thế nào là thủ tục giám đốc thẩm các vụ án dân sự?
☺ Là việc toà án cấp trên xét lại các bản án, quyết định dân sự của toà án cấp dưới đã có hiệu
lực pháp luật nhưng bị kháng nghị.
► Là viện kiểm sát nhân dân xem xét lại các bản án, quyết định sơ thẩm dân sự chư có hiệu lực
pháp luật.
► Là việc cơ quan điều tra xem xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
► Là việc toà án nhân dân xem xét lại các bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp
luật.
LKT_1_P1_43: Thế nào là thủ tục tái thẩm các vụ án dân sự?
☺ Là việc toà án xét lại các bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật nhưng có những
tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung bản án.
► Là việc toà án xét lại các bản án chưa có hiệu lực pháp luật.
► Là việc toà án đình chỉ các vụ án dân sự.
► Là việc viện kiểm sát.
LKT_1_P1_44: Các hình thức hành nghề của luật sư?
► Văn phòng luật sư. Công ty luật hợp danh.
► Văn phòng luật sư. Công ty cổ phần.
☺ Văn phòng luật sư. Văn phòng tư vấn pháp luật.
► Trung tâm tư vấn pháp luật. Trung tâm trợ giúp pháp lý.
LKT_1_P1_45: Các bên tranh chấp lao động (người lao động, người sử dụng lao động) có
những quyền gì?
☺ Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình để tham gia giải quyết tranh chấp. Rút đơn
hoặc thay đỏi nội dung tranh chấp. Yêu cầu thay đổi người trực tiếp tiến hành giải quyết tranh
chấp.
► Rút đơn hoặc thay đổi nội dung tranh chấp. Yêu cầu thay đổi người trực tiếp tiến hành giải
quyết tranh chấp.
► Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình để tham gia giải quyết tranh chấp. Yêu
cầu thay đổi người trực tiếp tiến hành giải quyết tranh chấp.
► Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình để tham gia giải quyết tranh chấp. Rút đơn
Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
14Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
hoặc thay đổi nội dung tranh chấp.
LKT_1_P1_46: Các bên tranh chấp lao động có những nhiệm vụ gì?
☺ Cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan giải quyết tranh chấp.
Nghiêm chỉnh chấp hành các thoả thuận đã được cũng như bản án, quyết định của toà án.
► Nghiêm chỉ chấp hành các thoả thuận đã được cũng như bản án, quyết định của toà án.
► Cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan giải quyết chanh chấp.
► Cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan giải quyết tranh chấp.
Nghiêm chỉnh chấp hành các thoả thuận đã được cũng như bản án, quyết định của toà án. Chịu
án phí cho bên kia.
LKT_1_P1_47: Các cá nhân, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động?
☺ Hội đồng hoà giải lao động cơ sở. Hoà giải viên lao động. Hội đồng trọng tài lao động cấp
tỉnh. Toà án nhân dân.
► Hoà giải viên lao động. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh. Toà án nhân dân.
► Hội đồng hoà giải lao động cơ sở. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh. Toà án nhân dân.
► Hội đồng hoà giải lao động cơ sở. Hoà giải viên lao động. Hội đồng trọng tài lao động cấp
tỉnh.
LKT_1_P1_48: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của toà án:
☺ Các tranh chấp lao động và người sử dụng lao động mà hoà giải không thành. Các tranh chấp
lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng mà một trong bên không đồng ý với
quyết định của Hội đồng trọng tài lao động. Các tranh chấp giữa cá nhân với người sử dụng lao
động mà không phải qua hoà giải: Sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bồi thường
thiệt hại cho người sử dụng lao động.
► Các tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng mà một trong bên
không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động. Các tranh chấp giữa cá nhân với
người sử dụng lao động mà không phải qua hoà giải: Sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động, bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động.
► Các tranh chấp lao động và người sử dụng lao động mà hoà giải không thành. Các tranh chấp
giữa cá nhân với người sử dụng lao động mà không phải qua hoà giải: Sa thải, đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động.
► Các tranh chấp lao động và người sử dụng lao động mà hoà giải không thành. Các tranh chấp
lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng mà một trong bên không đồng ý với
Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
15Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
quyết định của Hội đồng trọng tài lao động. Các tranh chấp giữa cá nhân với người sử dụng lao
động mà không phải qua hoà giải: Sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bồi thường
thiệt hại cho người sử dụng lao động. Các tranh chấp về kinh doanh bảo hiểm.
LKT_1_P1_49: Những cá nhân, tổ chức nào có quyền khởi kiện vụ tranh chấp lao động trước
toà án?
☺ Người lao động. Tập thể lao động. Người sử dụng lao động.
► Tập thể lao động. Người sử dụng lao động.
► Người lao động, Người sử dụng lao động.
► Người lao động. Tập thể lao động.
LKT_1_P1_50: Thời hiệu khởi kiện vụ tranh chấp lao động trước toà án được quy định như thế
nào?
☺ Thời hiệu yêu cầu khởi kiện là: Một năm đối với tranh chấp cá nhân về sa thải, đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động, 6 tháng đối với
tranh chấp lao động cá nhân khác kể từ một trong những bên bất kỳ bị vi phạm. Thời hiệu khởi
kiện tuỳ theo từng việc: 1 năm, 6 tháng, 3 tháng.
► Thời hiệu khởi kiện là: 2 năm, 6 tháng, 9 tháng. Kể từ ngày hoà giải không thành
► Thời hiệu khởi kiện 1 năm, 9 tháng, 1 tháng.
► Thời hiệu khởi kiện 2 năm, 1 tháng, 6 tháng.
LKT_1_P1_51: Trong việc chuẩn bị xét xử 1 vụ án tranh chấp lao động. Toà án phải tiến hành
những công việc gì?
☺ Thông báo cho bị đơn và các đương sự biết nội dung vụ kiện. Toà án tự mình hoặc uỷ thác
cho toà án tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ. Tiến hành hoà giải giữa các bên đương sự và
nếu hoà giải thành thì gia quyết định hoà giải thành.
► Toà án tự mình hoặc uỷ thác cho toà án tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ. Tiến hành
hoà giải giữa các bên đương sự và nếu hoà giải thành thì gia quyết định hoà giải thành.
► Thông báo cho bị đơn và các đương sự biết nội dung vụ kiện. Tiến hành hoà giải giữa các
bên đương sự và nếu hoà giải thành thì gia quyết định hoà giải thành.
► Thông báo cho bị đơn và các đương sự biết nội dung vụ kiện. Toà án tự mình hoặc uỷ thác
cho toà án tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ.
Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
16Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
LKT_1_P1_52: Sau khi chuẩn bị xong việc xét xử tranh chấp lao động. Toà án phải ra những
quyết định gì?
☺ Đưa vụ án ra xét xử. Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án. Đình chỉ việc giải quyết vụ án.
► Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án. Đình chỉ việc giải quyết vụ án.
► Đưa vụ án ra xét xử. Đình chỉ việc giải quyết vụ án.
► Đưa vụ án ra xét xử. Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.
LKT_1_P1_53: Phiên toà sơ thẩm xét xử các tranh chấp lao động có thể bị hoãn trong trường
hợp nào?
☺ Vắng mặt đại diện của Công đoàn đã khởi kiện, vắng mặt kiểm sát viên. Nguyên đơn, bị đơn
và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt lần đầu có lý do chính
đáng. Thành viên của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định người
phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay.
► Nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt
lần đầu có lý do chính đáng. Thành viên của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà,
người giám định người phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay.
► Vắng mặt đại diện của Công đoàn đã khởi kiện, vắng mặt kiểm sát viên. Thành viên của Hội
đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định người phiên dịch bị thay đổi mà
không có người thay.
► Vắng mặt đại diện của Công đoàn đã khởi kiện, vắng mặt kiểm sát viên. Nguyên đơn, bị đơn
và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt lần đầu có lý do chính
đáng.
LKT_1_P1_54: Trình bày thủ tục xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp lao động?
☺ Thủ tục bắt đầu phiên toà. Hoà giải tại phiên toà. Xét hỏi tại phiên toà. Tranh luận tại phiên
toà. Nghị án và tuyên án.
► Hoà giải tại phiên toà. Xét hỏi tại phiên toà. Tranh luận tại phiên toà. Nghị án và tuyên án.
► Xét hỏi tại phiên toà. Tranh luận tại phiên toà. Nghị án và tuyên án.
► Thủ tục bắt đầu phiên toà. Hoà giải tại phiên toà. Xét hỏi tại phiên toà.
LKT_1_P1_55: Thế nào là tố tụng hành chính?
☺ Là thủ tục khởi kiện và xét xử các vụ án hành chính.
► Là các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
► Là trình tự xem xét các vụ kiện của công dân đối với các quyết định hành chính.
Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
17Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
► Là thủ tục xem xét các hành vi hành chính khi có khiếu kiện về các hành vi đó.
LKT_1_P1_56: Những nguyên tắc đặc thù của tố tụng hành chính?
☺ Chỉ có thể khởi kiện vụ án hành chính tại toà án sau khi đã được cơ quan Nhà nước, người
đã ra quyết định hành chính giải quyết. Việc cung cấp chứng cứ là nghĩa vụ của các đương sự.
Toà án không tiến hành hoà giải đối với các vụ án hành chính. Bảo đảm hiệu lực của văn bản
pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất..
► Việc cung cấp chứng cứ là nghĩa vụ của các đương sự. Toà án không tiến hành hoà giải đối
với cac vụ án hành chính. Bảo đảm hiệu lực của văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất.
► Chỉ có thể khởi kiện vụ án hành chính tại toà án sau khi đã được cơ quan Nhà nước, người
đã ra quyết định hành chính giải quyết. Toà án không tiến hành hoà giải đối với các vụ án hành
chính. Bảo đảm hiệu lực của văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất.
► Chỉ có thể khởi kiện vụ án hành chính tại toà án sau khi đã được cơ quan Nhà nước, người
đã ra quyết định hành chính giải quyết. Việc cung cấp chứng cứ là nghĩa vụ của các đương sự.
Bảo đảm hiệu lực của văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất.
LKT_1_P1_57: Những quyết định hành chính nào có thể khiếu kiện trước toà án?
☺ Quyết định bằng văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ. Quyết định
bằng văn bản của văn phòng Chủ tịch nước, văn phòng quốc hội, cơ quan Nhà nước địa
phương. Quyết định bằng văn bản của các toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân các cấp. Các
quyết định nói trên là những quyết định được áp dụng một lần về vấn đề cụ thể với một đối
tượng nhất định.
► Quyết định bằng văn bản của văn phòng Chủ tịch nước, văn phòng quốc hội, cơ quan Nhà
nước địa phương. Quyết định bằng văn bản của các toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân các
cấp. Các quyết định nói trên là những quyết định được áp dụng một lần về vấn đề cụ thể với
một đối tượng nhất định.
► Quyết định bằng văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ. Quyết định
bằng văn bản của văn phòng Chủ tịch nước, văn phòng quốc hội, cơ quan Nhà nước địa
phương. Các quyết định nói trên là những quyết định được áp dụng một lần về vấn đề cụ thể với
một đối tượng nhất định.
► Quyết định bằng văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ. Quyết định
bằng văn bản của văn phòng Chủ tịch nước, văn phòng quốc hội, cơ quan Nhà nước địa
phương. Quyết định bằng văn bản của các toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân các cấp. Các
quyết định nói trên là những quyết định được áp dụng một lần về vấn đề cụ thể với một đối
Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
18Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
tượng nhất định.
LKT_1_P1_58: Những hành vi chính đáng nào có thể bị khiếu kiện trước toà?
☺ Là hành vi thực hiện, hoặc không thực hiện công vụ của cán bộ, viên chức Nhà nước.
► Là hành vi của những người không phải là cán bộ, viên chức Nhà nước.
► Hành vi của những người làm các công việc tự nguyện cho xã hội (chăm sóc trẻ mồ côi,
người tàn tật).
► Hành vi của những người nước ngoài khi vi phạm trẩt tự công cộng.
LKT_1_P1_59: Bên bị kiện về vụ án hành chính là những cá nhân, tổ chức nào?
☺ Cơ quan Nhà nước, Thủ trưởng, các cán bộ, viên chức Nhà nước đã ra quyết định hành chính
hoặc có hành vi hành chính trái pháp luật.
► Thủ trưởng, các cán bộ, viên chức Nhà nước đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi
hành chính trái pháp luật.
► Cơ quan Nhà nước.
► Cơ quan Nhà nước, Thủ trưởng, các cán bộ, viên chức Nhà nước đã ra quyết định hành chính
hoặc có hành vi hành chính trái pháp luật. Thẩm phán toà án nhân dân đã ra bản sai.
LKT_1_P1_60: Trình bày khái niệm luật tố tụng?
☺ Là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội khi giải quyết các tranh chấp kinh tế, dân sự, lao
động, hành chính và các vụ án hình sự.
► Là các nguyên tắc và quy định do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội khi
giải quyết các tranh chấp kinh tế, dân sự, lao động hành chính và các vụ án hình sự.
► Là thủ tục khởi tố, khởi kiện, điều tra truy tố và xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế,
hành chính, lao động.
► Là các quy phạm pháp luật quy định về thẩm quyền, trình tự điều tra, truy tố, xét xử và thi
hành các loại án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế.
LKT_1_P1_61: Những nguyên tắc chung trong hoạt động tố tụng?
☺ Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của
công dân. Tôn trọng sự thật khách quan.
► Mọi công dân đều bình đẳng trong xét xử. Bảo đảm quyền tự do thân thể của công dân.
Khách quan, toàn diện, đầy đủ trong xét xử.
Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
19Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
► Bảo đảm quyền dân chủ của công dân. Bảo đảm khách quan trong tố tụng. Bảo đảm trách
nhiệm qua lại giữa Nhà nước và công dân.
► Xét xử công bằng và nghiêm minh. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Bảo đảm
quyền và tự do của công dân.
LKT_1_P1_62: Những nguyên tắc riêng trong hoạt động tố tụng?
☺ Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nguyên tắc
2 cấp xét xử. Xét xử công khai. Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên đương sự. Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Việc xét xử tại
toà án có hội thẩm nhân dân tham gia, khi xét xử, hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm
phán. Nguyên tắc suy đoán.
► Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nguyên tắc
2 cấp xét xử. Xét xử công khai. Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên đương sự. Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Việc xét xử tại
toà án có hội thẩm nhân dân tham gia, khi xét xử, hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm
phán. Nguyên tắc suy đoán vô tội.
► Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nguyên tắc
2 cấp xét xử. Xét xử công khai. Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên đương sự. Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Việc xét xử tại
toà án có hội thẩm nhân dân tham gia, khi xét xử, hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm
phán. Nguyên tắc công minh đúng pháp luật.
► Khi xét xử, thẩm phán và chánh án độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nguyên tắc 2 cấp xét
xử. Xét xử công khai. Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền và lợi ích hợp pháp
của các bên đương sự. Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Việc xét xử có đại diện
nhân dân tham gia Nguyên tắc công minh, đúng pháp luật.
LKT_1_P1_63: Trình bày nội dung nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật?
☺ Moị công dân kể nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, địa vị và thành phần xã hội đều
bình đẳng trước pháp luật và trước toà án, không ai có đặc quyền, đặc lợi. Các bên đương sự
trong các vụ án dân sự, kinh tế,lao động, hành chính bình đẳng trong việc khởi kiện, xuất trình
chứng cứ, tranh luận tại phiên toà. Mọi người phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật cho dù họ là
ai.
► Moị công dân kể nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, địa vị và thành phần xã hội đều
bình đẳng trước pháp luật và trước toà án, không ai có đặc quyền, đặc lợi. Các bên đương sự
trong các vụ án dân sự, kinh tế,lao động, hành chính bình đẳng trong việc khởi kiện, xuất trình
Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
20Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
chứng cứ, tranh luận tại phiên toà.
► Các bên đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế,lao động, hành chính bình đẳng trong việc
khởi kiện, xuất trình chứng cứ, tranh luận tại phiên toà. Mọi người phạm tội đều bị xử lý theo
pháp luật cho dù họ là ai.
► Mọi công dân kể nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, địa vị và thành phần xã hội đều
bình đẳng trước pháp luật và trước toà án, không ai có đặc quyền, đặc lợi. Các bên đương sự
trong các vụ án dân sự, kinh tế,lao động, hành chính bình đẳng trong việc khởi kiện, xuất trình
chứng cứ, tranh luận tại phiên toà. Mọi người phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật cho dù họ là
ai. Bị cáo, các đương sự bình đẳng với Viện kiểm sát và Toà án.
LKT_1_P1_64: Trình bày nội dung nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công
dân trong luật tố tụng.
☺ Bảo đảm các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 như
quyền tự do thân thể, quyền lao động, quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu về thu nhập hợ
pháp…Các quyền nói trên được bảo đảm bằng các chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi vi
phạm các quyền cơ bản nói trên (bức cung, dùng nhục hình, làm sai lệch hồ sơ vụ án).
► Bảo đảm các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 như
quyền tự do thân thể, quyền lao động, quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu về thu nhập hợ
pháp…Các quyền nói trên được bảo đảm bằng các chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi vi
phạm các quyền cơ bản nói trên (bức cung, dùng nhục hình, làm sai lệch hồ sơ vụ án). Các
quyền nói trên được Nhà nước bảo đảm bằng bộ máy cưỡng chế.
► Các quyền nói trên được bảo đảm bằng các chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm
các quyền cơ bản nói trên (bức cung, dùng nhục hình, làm sai lệch hồ sơ vụ án). Các quyền nói
trên được Nhà nước bảo đảm bằng bộ máy cưỡng chế. Các tổ chức xã hội bảo đảm cho công
dân thực hiện các quyền cơ bản của họ.
► Bảo đảm các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 như
quyền tự do thân thể, quyền lao động, quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu về thu nhập hợp
pháp… Các quyền nói trên được Nhà nước bảo đảm bằng bộ máy cưỡng chế. Các tổ chức xã
hội bảo đảm cho công dân thực hiện các quyền cơ bản của họ.
LKT_1_P1_65: Trình bày nội dung nguyên tắc tôn trọng sự thật khách quan trong luật tố tụng.
☺ Sự thật trong vụ án là sự thật khách quan mà cơ quan tiến hành tố tụng cần tiến hành để toà
án phán quyết đúng. Nó phản ảnh trung thực sự việc đã xẩy ra và không lệ thuộc vào ý chí của
một ai. Những chứng cứ thu nhập được phải thể hiện bản chất của vụ án (ví dụ: thiệt hại đã gây
ra, hành vi làm hàng giả).
Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
21Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
► Sự thật trong vụ án là sự thật khách quan mà cơ quan tiến hành tố tụng cần tiến hành để toà
án phán quyết đúng. Nó phản ảnh trung thực sự việc đã xẩy ra và không lệ thuộc vào ý chí của
một ai. Những chứng cứ thu nhập được phải thể hiện bản chất của vụ án (ví dụ: thiệt hại đã gây
ra, hành vi làm hàng giả). Sự thật trong vụ án chỉ là tương đối.
► Sự thật trong vụ án là sự thật khách quan mà cơ quan tiến hành tố tụng cần tiến hành để toà
án phán quyết đúng. Nó phản ảnh trung thực sự việc đã xẩy ra và không lệ thuộc vào ý chí của
một ai. Những chứng cứ thu nhập được phải thể hiện bản chất của vụ án (ví dụ: thiệt hại đã gây
ra, hành vi làm hàng giả).Sự thật trong vụ án chỉ là tương đối. Bị cáo có trách nhiệm tìm ra sự
thật của vụ án.
► Sự thật trong vụ án là sự thật khách quan mà các cơ quan tiến hành tốt tụng cần tiến hành để
tòa án phán quyết đúng. Nó phản án trung thực sự việc đã xảy ra và không lệ thuộc vào ý chí
của một ai. Những chứng cứ thu thập được phải thể hiện bản chất của vụ việc (ví dụ: thiệt hại đã
gây ra, hành vi làm hàng giả…) Bị cáo có trách nhiệm tìm ra sự thật của vụ án.
LKT_1_P1_66: Trình bày nội dung của nguyên tắc khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong luật tố tụng.
☺ Khi xét xử, thẩm phán và Hội thẩm không lệ thuộc vào ý kiến của bất kỳ ai. Chỉ xem và
đánh giá chứng cứ có trong hồ sơ, nghe các bên tranh luận và phán quyết. Không một ai được
can thiệp vào việc xét xử của toà án.
► Khi xét xử, thẩm phán và Hội thẩm không lệ thuộc vào ý kiến của bất kỳ ai. Chỉ xem và
đánh giá chứng cứ có trong hồ sơ, nghe các bên tranh luận và phán quyết. Không một ai được
can thiệp vào việc xét xử của toà án. Tuy nhiên các đoàn thể báo chí có thể góp ý với toà án về
việc xét xử.
► Khi xét xử, thẩm phán và Hội thẩm không lệ thuộc vào ý kiến của bất kỳ ai. Chỉ xem và
đánh giá chứng cứ có trong hồ sơ, nghe các bên tranh luận và phán quyết. Không một ai được
can thiệp vào việc xét xử của toà án. Tuy nhiên các đoàn thể báo chí có thể góp ý với toà án về
việc xét xử. Toà án cấp trên phải chỉ đạo xét xử cụ thể từng vụ việc của toà án cấp dưới.
► Khi xét xử, thẩm phán và Hội thẩm không lệ thuộc vào ý kiến của bất kỳ ai. Không một ai
được can thiệp vào việc xét xử của toà án. Tuy nhiên các đoàn thể báo chí có thể góp ý với toà
án về việc xét xử.
LKT_1_P1_67: Trình bày nội dung nguyên tắc 2 cấp xét xử trong luật tố tụng.
☺ Toà án xét xử vụ án tranh chấp theo hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm (khi có kháng cáo, kháng
nghị). Cấp phúc thẩm là chung thẩm (án có lực thi hành ngay). Giám đốc thẩm và tái thẩm là
trình tự đặc biệt chứ không phải là một cấp xét xử.
Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
22Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
► Toà án xét xử vụ án tranh chấp theo hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm (khi có kháng cáo, kháng
nghị). Cấp phúc thẩm là chung thẩm (án có lực thi hành ngay). Giám đốc thẩm và tái thẩm là
trình tự đặc biệt chứ không phải là một cấp xét xử. Tất cả các toà án đều có thể xét xử ở phúc
thẩm.
► Toà án xét xử vụ án tranh chấp theo hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm (khi có kháng cáo, kháng
nghị). Cấp phúc thẩm là chung thẩm (án có lực thi hành ngay). Giám đốc thẩm và tái thẩm là
trình tự đặc biệt chứ không phải là một cấp xét xử. Các toà án quân sự không xét xử phúc thẩm.
► Cấp phúc thẩm chung thẩm (án có lực thi hành ngay). Giám đốc thẩm và tái thẩm là trình tự
đặc biệt chứ không phải là một cấp xét xử. Các toà án quân sự không xét xử phúc thẩm.
LKT_1_P1_68: Trình bày nội dung nguyên tắc xét xử công khai trong luật tố tụng.
☺ Tất cả các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động đều được xét xử công khai.
Những trường hợp cần giữ bí mật quốc gia, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư hay giữ gìn đạo
đức xã hội thì có thể kín. Tuy xử kín nhưng phần tuyên án phải công khai. Khi xét xử công khai
vụ án hình sự, người dưới 16 tuổi không được dự phiên toà.
► Tất cả các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động đều được xét xử công khai.
Những trường hợp cần giữ bí mật quốc gia, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư hay giữ gìn đạo
đức xã hội thì có thể kín. Khi xét xử công khai vụ án hình sự, người dưới 16 tuổi không được
dự phiên toà.
► Tất cả các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động đều được xét xử công khai.
Tuy xử kín nhưng phần tuyên án phải công khai. Khi xét xử công khai vụ án hình sự, người
dưới 16 tuổi không được dự phiên toà.
► Tất cả các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động đều được xét xử công khai.
Những trường hợp cần giữ bí mật quốc gia, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư hay giữ gìn đạo
đức xã hội thì có thể kín. Tuy xử kín nhưng phần tuyên án phải công khai. Khi xét xử công khai
vụ án hình sự, người dưới 16 tuổi không được dự phiên toà. Việc xử kín do UBND quyết định.
LKT_1_P1_69: Trình bày nội dung nguyên tắc quyền bào chữa của bị can, bị cáo và người bảo
vệ lợi ích hợp pháp của công dân trong luật tố tụng.
☺ Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác (luật sư, bào chữa viên nhân dân)
bào chữa cho mình. Các đương sự có quyền nhờ luật sư hay những người khác bảo vệ cho
quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Các cơ quan tiến hành tố tụng phải bảo đảm cho bị can, bị
áo và các đương sự thực hiện quyền bào chữa của mình
► Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác (luật sư, bào chữa viên nhân dân)
bào chữa cho mình. Các đương sự có quyền nhờ luật sư hay những người khác bảo vệ cho
Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
23Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
► Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác (luật sư, bào chữa viên nhân dân)
bào chữa cho mình. Các đương sự có quyền nhờ luật sư hay những người khác bảo vệ cho
quyền và lợi ích hợp pháp của mình..
► Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác (luật sư, bào chữa viên nhân dân)
bào chữa cho mình. Các đương sự có quyền nhờ luật sư hay những người khác bảo vệ cho
quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Các cơ quan tiến hành tố tụng phải bảo đảm cho bị can, bị
áo và các đương sự thực hiện quyền bào chữa của mình . luật sư là người của cơ quan đIũu tra
đứng ra bào chưã cho bị can, bị cáo.
LKT_1_P1_70: Trình bày nội dung nguyên tắc toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số.
☺ Toà án xét xử với thành phần tập thể (Hội đồng) ít nhất là 3 người. Khi quyết định vụ án,
phải biểu quyết theo đa số.
► Toà án xét xử theo chế độ Hợp đồng, ít lất là 2 người. Khi quyết định vụ chỉ cần 1/2 đồng ý
là được..
► Toà án xét xử theo nguyên tắc có hội đồng ít nhất là 5 người. Khi quyết định vụ án phải biểu
quyết theo đa số.
► Toà án xét xử với thành phần hội đồng xét xử gồm có thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và
kiểm sát viên. Khi quyết định vụ án, phải có ít nhất 2/3 thành viên biểu quyết tán thành
LKT_1_P1_71: Trình bày nguyên tắc suy đoán của toà án trong luật tố tụng.
☺ Trong vụ án dân sự, kinh tế có suy đoán pháp định. Trong vụ án hình sự có suy đoán vô tội.
► Trong vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính có suy đoán lỗi. Trong vụ án hình sự có
suy đoán định tội.
► Trong vụ án dân sự, kinh tế có suy đoán tranh chấp lỗi. Trong vụ án hình sự có suy đoán vô
tội.
► Trong vụ án hình sự có suy đoán định tội. Trong vụ án dân sự, kinh tế có suy đoán pháp
định.
LKT_1_P1_72: Thế nào là tố tụng dân sự?
☺ Tố dụng dan sự là toà bộ thủ tục về khởi kiện và giải quyết các vụ án dân sự và việc dân sự.
► Tố tụng dân sự là toàn bộ thủ tục về khởi kiện và giải quyết vụ án dân sự.
► Tố tụng dân sự là thủ tục về khởi kiện, khởi tố, điều tra, xét xử các vụ án dân sự và việc dân
sự.
Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
24Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
► Tố tụng dân sự là thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động.
LKT_1_P1_73: Thế nào là vụ án dân sự?
☺ Vụ án dân sự là những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,
lao động giữa các bên đương sự.
► Vụ án dân sự là những vụ việc mà cá nhân, tổ chức khởi kiện để yêu cầu toà án bảo vệ quyền
dân sự của mình.
► Vụ án dân sự là những tranh chấp giữa các bên được toà án thụ lý giải quyết.
► Vụ án dân sự là việc đương sự yêu cầu toà án công nhận cho mình một quyền về dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
LKT_1_P1_74: Tranh chấp về dân sự bao gồm:
☺ Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam, về quyền sở hữu tài sản, về hợp đồng dân sự, về quyền
sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ không có mục đích thuận lợi, về thừa kế tài sản, về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tranh chấp
liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí.
► Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, về thừa
kế tài sản, về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với
đất.
► Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về sở hữu tài sản, về hợp đồng dân sự, về quyền sở hữu
trí tuệ, chuyển giao công nghệ không có mục đích lợi nhuận, về thừa kế taì sản, về bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng.
► Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam, về hợp đồng dân sự, về quyền
sở hữu trí tuệ về thừa kế tài sản, về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
LKT_1_P1_75: Tranh chấp về hôn nhân và gia đình bao gồm:
☺ Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản kho ly hôn, tranh chấp về chia tài sản chung của
vợ chòng trong thời kỳ hôn nhân, về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, về xác
định cha mẹ cho con hoặc xác định cho cho cha, mẹ, tranh chấp về cấp dưỡng.
► Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản kho ly hôn, tranh chấp về chia tài sản chung của
vợ chòng trong thời kỳ hôn nhân.
► Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, về xác định cha mẹ cho con
hoặc xác định con cho cha, mẹ, tranh chấp về cấp dưỡng, các tranh chấp khác về hôn nhân và
Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
25Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
gia đình mà pháp luật có quy định.
► Ly hôn, chia tài sản khi ly hôn, tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân, về chấm dứt việc nuôi con nuôi, về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa
thành niên.
LKT_1_P1_76: Tranh chấp về kinh doanh, thương mại bao gồm:
☺ Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng
ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ,
chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, tranh chấp
giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan
đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức tổ
chức của công ty.
► Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau
và đều có mục đích lợi nhuận, tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các
thành viên của công ty với nhau.
► Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng
ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ,
chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức.
► Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại, Tranh chấp về quyền sở hữu
trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận,
tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, về phá sản doanh nghiệp.
LKT_1_P1_77: Tranh chấp về lao động bao gồm:
☺ Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp
lao động tập thể giữa lao động với người sử dụng lao động.
► Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp
lao động tập thể giữa tổ chức công đoàn với người sử dụng lao động.
► Tranh chấp liên quan đến việc thực hiện hợp đồng lao động giữa người lao động với người
sử dụng lao động.
► Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động đã được hoà
giải nhưng không thành.
Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
26Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
LKT_1_P1_78: Thế nào là việc dân sự?
☺ Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu toà án công nhận hoặc không công
nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác, yêu cầu
toà án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động.
► Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu toà án công nhận hoặc không công
nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động của mình.
► Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu toà án công nhận cho mình
quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động
► Việc dân sự là việc tranh chấp giữa cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến một sự kiện pháp
lý hoặc một quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại.
LKT_1_P1_79: Những vụ tranh chấp dân sự nào không được hoà giải?
☺ Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, vụ án dân sự phát sinh từ giao
dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.
► Yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật.
► Xác định cha, mẹ cho con, Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
► Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái
pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.
LKT_1_P1_80: Thẩm quyền toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong
việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại.
☺ Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về kinh doanh, thương mại, trừ một số
tranh chấp do Bộ luật tố tụng dân sự quy định.
► Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả những tranh chấp về kinh doanh, thương mại.
► Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả những tranh chấp về kinh doanh, thương mại, trừ
những tranh chấp thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toà án nhân dân cấp tỉnh và toà án
nhân dân tối cao.
► Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm tất cả những tranh chấp về kinh doanh, thương
mại.
Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
27Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
LKT_1_P1_81: Thẩm quyền toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong
việc giải quyết tranh chấp lao động.
☺ Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp lao động cá nhân giữa ngườilao động và
người sử dụng lao động.
► Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động và
người sử dụng lao động.
► Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm những tranh chấp lao động cá nhân giữa người
lao động và người sử dụng lao động.
► Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả những tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao
động tạp thể.
LKT_1_P1_82: Thẩm quyền toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc
giải quyết tranh chấp lao động.
☺ Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, tát cả những tranh chấp lao động tập thể, những tranh chấp
thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân cấp huyện nhưng có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài
hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho toà án nước
ngoài, những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án nhân dân cấp huyện mà toà án
nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.
► Giải quyết thủ tục sơ thẩm những tranh chấp thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân cấp
huyện nhưng có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan
lãnh sự ở Việt Nam ở nước ngoài, cho toà án nước ngoài.
► Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả những tranh chấp lao động tập thể và tranh chấp lao
động cá nhân.
► Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm: Tát cả những tranh chấp lao động tập thể, những tranh chấp
thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án nhân dân cấp huyện mà toà án nhân dân cấp tỉnh lên để
giải quyết.
LKT_1_P1_83: Thế nào là án phí dân sự?
☺ án phí dân sự là số tiền đương sự phải nộp ngân sách Nhà nước khi vụ án dân sự được toà án
giải quyết và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
► án phí dân sự là khoản tiền mà các bên đương sự phải cho cơ quan tiến hành tố tụng để chi
phí cho việc xét xử.
► án phí dân sự là số tiền đương sự phải nộp hco cơ quan toà án khi vụ án dân sự đã được toà
án giải quyết.
Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
28Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
► án phí dân sự là số tiền hoặc tài sản mà bên đương sự bị thua kiện phải nộp NSNN.
LKT_1_P1_84: Lệ phí toà án bao gồm:
☺ Lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định và các giấy tờ khác của toà án, lệ phí nộp đơn yêu cầu
toà án giải quyết việc dân sự, lệ phí giải quyết việc dân sự.
► Lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định và các giấy tờ khác của toà án.
► Lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định và các giấy tờ khác của toà án, lệ phí giảm định, lệ phí
thi hành án.
► Lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định và các giấy tờ khác của toà án, lệ phí nộp đơn yêu càu
toà án giải quyết việc dân sự.
LKT_1_P1_85: Các chi phí tố tụng khác bao gồm:
☺ Chi phí giám định, chi phí định giá, chi phí cho người làm chứng, chi phí cho người phiên
dịch, chi phí cho luật sư.
► Chi phí cho Hội thẩm tham gia xét xử, chi phí định giá, chi phí cho người làm chứng, chi phí
cho người phiên dịch.
► Chi phí giám định, chi phí định giá, chi phí cho người làm chứng, chi phí cho người phiên
dịch, chi phí cho nguyên đơn dân sự.
► Chi phí định giá, chi phí cho người làm chứng, chi phí cho người phiên dịch, chi phí cho luật
sư tư vấn ở các công ty luật.
LKT_1_P1_86: Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mai,
lao động được quy định như thế nào?
☺ 2 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, có thể gia hạn nhưng không quá 1 tháng.
► 2 tháng rưỡi kể từ ngày thụ lý vụ án, có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày.
► 1 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày.
► 2 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, có thể gia hạn nhưng không quá 30 ngày.
LKT_1_P1_87: Trình tự giải quyết các việc dân sự trước toà:
☺ Người yêu cầu gửi đơn đến toà án có thẩm quyền kèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh
cho yêu cầu của mìmh: Toà án mở phiên toà họp công khai để giải quyết việc dân sự. Kiểm sát
viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp. Tại phiên họp, thẩm phán xem xét, quyết
định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự.
► Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự, Toà án mở phiên
Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
29Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
họp công khai để giải quyết. Tại phiên họp, thẩm phán xem xét, quyết định chấp nhận hoặc
không chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự.
► Người yêu cầu gửu đơn đên viện kiểm sát nhân dân cung cáp, Toà án mở phiên họp kín để
giải quyết việc dân sự có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Thẩm phán xem
xét, quyết định giải quyết việc dân sự.
► Toàa án mở phiên họp công khai để giải quyết việc dân sự. Tại phiên họp, thẩm phán xem
xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự.
LKT_1_P1_88: Đương sự trong tố tụng hành chính bao gồm:
☺ Người khởi kiện, bên bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
► Người khởi kiện, bên bị kiện, nguyên đơn dân sự.
► Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
► Người khởi kiện, bên bị kiện, người giám định, người phiên dịch.
LKT_1_P1_89: Người khởi kiện trong tố tụng hành chính gồm:
☺ Cá nhân, cơ quan Nhà nước, tổ chức.
► Cơ quan Nhà nước có quyền và lợi ích hợp pháp thực tế đã bị xâm phạm.
► Cơ quan Nhà nước và các đoàn thể xã hội.
► Cá nhân công dân khi họ cho rừng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm.
LKT_1_P1_90: Những vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của Toà án:
☺ Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định hành chính, hành vi hành
chính trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác,
trong việc áp dụng hoặc thi hành các biện pháp xử lý hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi
việc cán bộ, công chức giữ chức vụ từ vụ trưởng và tương trở xuống, quyết định hành chính,
hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai, cấp giấy phép, thu hồi giấy phép về xây dựng
cơ bản, sản xuất, kinh doanh, trưng dụng, trưng mua, tịch thu tài sản trong việc thu thuế, truy
thu thuế, thu phí, lệ phí.
► Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở,
công trình, vật kiến trúc kiên cố khác, áp dụng hoặc thi hành các biện pháp xử lý hành chính
quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai, cấp giấy phép thu hồi
giấy phép về xây dựng cơ bản, sản xuất, kinh doanh, trưng dụng, trưng mua, tịch thu tài sản.
► Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định hành chính, hành vi hành
chính trong lĩnh vực quản lý đất đai, cấp giấy phép, thu hồi giấy phép về xây dựng cơ bản, sản
Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
30Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
xuất, kinh doanh, trưng dụng, trưng mua, tịch thu tài sản, thu thuế, truy thu thuế thu phí, lệ phí.
► Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở,
công trình, vật kiến trúc kiên cố khác, áp dụng hoặc thi hành các biện pháp xử lý hành chính,
quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương
trở xuống.
LKT_1_P1_91: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hành chính của Toà án nhân dân quận,
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
☺ Những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước từ cấp
huyện trở xuống trên cùng lãnh thổ và của cán bộ, công chức của cơ quan Nhà nước đó. Những
khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện
trở xuống trên cùng lãnh thổ đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ
chức đó.
► Những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước từ cấp
huyện trở xuống trên cùng lãnh thổ và của cán bộ, công chức của cơ quan Nhà nước đó.
► Những khiếu kiện quyết định hành chính, của cơ quan Nhà nước từ cấp huyện trở xuống
Những khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp
huyện trở xuống trên cùng lãnh thổ đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan,
tổ chức đó.
► Những khiến kiện của quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước và
của cán bộ công chức của cơ quan Nhà nước đó, Những khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi
việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của
cơ quan, tổ chức đó.
LKT_1_P1_92: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hành chính của Toà án nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương.
☺ Những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, văn phòng Quốc hội. Toà án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ
trưởng các cơ quan đó, Những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ
quan chức năng thuộc một trong các cơ quan Nhà nước kể trên và quyết định hành chính, hành
vi hành chính của cán bộ, công chức của cơ quan đó, Những khiếu kiện quyết định hành chính,
hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước cấp tỉnh trên cùng lãnh thổ và của cán bộ, công chức
của cơ quan Nhà nước đó, Những khiếu kiện quyết định kỷ luạt buộc thôi việc của người đứng
đầu cơ quan, tổ chức đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó,
Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
31Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
trừ những khiếu kiện thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện.
► Những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, văn phòng Quốc hội. Toà án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ
trưởng các cơ quan đó, Những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ
quan Nhà nước đó, Những khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ
quan, tổ chức đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó, trừ những
khiếu kiện thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện.
► Những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Văn phòng chủ tịch nước, Văn phòng quốc hội, Toà án nhân dân tối cao,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng
các cơ quan đó, Những khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ
quan, tổ chức đối với cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó, trừ
những khiếu kiện thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện.
► Những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, văn phòng Chủ tịch nước, văn phòng Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao.
Viện kiểm sát nhân dân tối ao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng các
cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng lãnh thổ,
Những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan chức năng thuộc một
trong các cơ quan Nhà nước kể trên và quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ,
công chức của cơ quan chức năng đó mà người khởi kiện có nơi cứ trú, nơi làm việc hoặc trụ sở
trên cùng lãnh thổ, Những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan
Nhà nước cấp tỉnh trên cùng lãnh thổ và của cán bộ, công chức của cơ quan Nhà nước đó;
LKT_1_P1_93: Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính?
☺ 60 ngày, kể từ ngày thụ lý vụ án.
► 90 ngày, kể từ ngày thụ lý vụ án.
► 45 ngày, kể từ ngày thụ lý vụ án.
► 30 ngày, kể từ ngày thụ lý vụ án.
LKT_1_P1_94: Các tranh chấp về kinh doanh giữa 2 công ty được giải quyết theo trình tự tố
tụng nào?
☺ Tố tụng dân sự.
► Tố tụng kinh doanh và thương mại.
► Tố tụng thương mại.
Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
32Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
► Tố tụng kinh doanh.
LKT_1_P1_95: Các tranh chấp về mua bán tài sản giữa 1 bên là công ty, 1 bên là công dân
được giải quyết theo trình tự tố tụng nào?
☺ Tố tụng dân sự
► Tố tụng kinh tế
► Tố tụng thương mại
► Tố tụng lao động.
LKT_1_P1_96: Các tranh chấp về đất đai giữa 1 bên là công dân, 1 bên là cơ quan Nhà nước
mới được giải quyết theo trình tự tố tụng nào?
☺ Tố tụng hành chính.
► Tố tụng kinh tế.
► Tố tụng dân sự.
► Tố tụng hình sự.
LKT_1_P1_97: Các tranh chấp về nợ giữa ngân hàng với 1 doanh nghiệp được giải quyết theo
trình tự tố tụng nào?
☺ Tố tụng dân sự.
► Tố tụng trọng tài.
► Tố tụng hành chính.
► Tố tụng kinh tế.
LKT_1_P1_98: Các tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa 1 bên là doanh nghiệp liên doanh, 1
bên là công dân được giải quyết theo trình tự tố tụng nào?
☺ Tố tụng dân sự.
► Tố tụng kinh tế.
► Tố tụng thương mại.
► Tố tụng hành chính.
LKT_1_P1_99: Khi toà án thụ lý vụ án về 1 doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản,
được giải quyết theo trình tự tố tụng nào?
☺ Luật phá sản.
Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
33Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1
► Bộ luật tố tụng dân sự.
► Bộ luật tố tụng hình sự.
► Pháp lệnh trọng tài thương mại.
LKT_1_P1_100: Các vi phạm về ô nhiễm môi trường do 1 doanh nghiệp gây ra, nếu phải đưa
ra tòa án sẽ giải quyết theo trình tự tố tụng nào?
☺ Tố tụng hình sự.
► Tố tụng kinh tế.
► Tố tụng hành chính.
► Tố tụng dân sự.
LKT_1_P1_101: Cơ quan công an tham gia vào quá trình xét xử các vụ kiện đòi nợ giữa công
dân với công dân như thế nào?
☺ Không có tư cách tham gia tố tụng.
► Tham gia một phần.
► Được tham gia.
► Nếu được mời sẽ tham gia.
LKT_1_P1_102: Các tranh chấp về quyền thương hiệu do toà án cấp nào xét xử?
☺ Cấp tỉnh.
► Cấp huyện.
► Toà án nhân dân tối cao.
► Cấp thành phố thuộc tỉnh.
LKT_1_P1_103: Việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ giữa các doanh nghiệp
được tiến hành theo thủ tục nào?
☺ Tố tụng dân sự.
► Tố tụng kinh tế.
► Tố tụng thương mại.
► Tố tụng hành chính.
LKT_1_P1_104: Theo bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, thế nào là vụ án dân sự?
☺ Vụ án dân sự là những tranh chấp trước toà án về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p1
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p1
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p1

More Related Content

What's hot

Trắc nghiệm qth
Trắc nghiệm qthTrắc nghiệm qth
Trắc nghiệm qthhungphan2912
 
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án)
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án) Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án)
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án) nataliej4
 
đề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệđề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệNguyễn Linh
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾTS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾBùi Quang Xuân
 
Trắc nghiệm Tư tưởng HCM
Trắc nghiệm Tư tưởng HCMTrắc nghiệm Tư tưởng HCM
Trắc nghiệm Tư tưởng HCMNgananh Saodem
 
80 câu trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
80 câu trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)80 câu trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
80 câu trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)Học Huỳnh Bá
 
Hệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giải
Hệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giảiHệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giải
Hệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giảiBUG Corporation
 
Trắc nghiệm tài chính tiền tệ 1 2013
Trắc nghiệm tài chính tiền tệ 1 2013Trắc nghiệm tài chính tiền tệ 1 2013
Trắc nghiệm tài chính tiền tệ 1 2013Ce Nguyễn
 
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mởKinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mởLyLy Tran
 
Chương 2 những vấn đề cơ bản về nhà nước
Chương 2   những vấn đề cơ bản về nhà nướcChương 2   những vấn đề cơ bản về nhà nước
Chương 2 những vấn đề cơ bản về nhà nướcTử Long
 
De kiem tra trac nghiem pldc (co dap an)
De kiem tra trac nghiem pldc (co dap an)De kiem tra trac nghiem pldc (co dap an)
De kiem tra trac nghiem pldc (co dap an)Diệp Lam
 
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầupehau93
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệTrường An
 
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p6
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p6500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p6
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p6vietlod.com
 
câu hỏi trắc nghiệm hệ thống thông tin kế toán
câu hỏi trắc nghiệm hệ thống thông tin kế toáncâu hỏi trắc nghiệm hệ thống thông tin kế toán
câu hỏi trắc nghiệm hệ thống thông tin kế toánatlantic_111
 
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 1
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 1Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 1
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 1vietlod.com
 
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vnVân Võ
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)Tạ Đình Chương
 
Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.dinhtrongtran39
 

What's hot (20)

Trắc nghiệm qth
Trắc nghiệm qthTrắc nghiệm qth
Trắc nghiệm qth
 
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án)
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án) Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án)
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án)
 
đề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệđề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệ
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾTS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
 
Trắc nghiệm Tư tưởng HCM
Trắc nghiệm Tư tưởng HCMTrắc nghiệm Tư tưởng HCM
Trắc nghiệm Tư tưởng HCM
 
80 câu trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
80 câu trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)80 câu trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
80 câu trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
 
Hệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giải
Hệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giảiHệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giải
Hệ thống bài tập trắc nghiêm,bài tập và bài giải
 
Trắc nghiệm tài chính tiền tệ 1 2013
Trắc nghiệm tài chính tiền tệ 1 2013Trắc nghiệm tài chính tiền tệ 1 2013
Trắc nghiệm tài chính tiền tệ 1 2013
 
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mởKinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
 
Chương 2 những vấn đề cơ bản về nhà nước
Chương 2   những vấn đề cơ bản về nhà nướcChương 2   những vấn đề cơ bản về nhà nước
Chương 2 những vấn đề cơ bản về nhà nước
 
De kiem tra trac nghiem pldc (co dap an)
De kiem tra trac nghiem pldc (co dap an)De kiem tra trac nghiem pldc (co dap an)
De kiem tra trac nghiem pldc (co dap an)
 
Bài giảng lập và quản lý dự án đầu tư
Bài giảng lập và quản lý dự án đầu tưBài giảng lập và quản lý dự án đầu tư
Bài giảng lập và quản lý dự án đầu tư
 
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
 
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p6
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p6500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p6
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p6
 
câu hỏi trắc nghiệm hệ thống thông tin kế toán
câu hỏi trắc nghiệm hệ thống thông tin kế toáncâu hỏi trắc nghiệm hệ thống thông tin kế toán
câu hỏi trắc nghiệm hệ thống thông tin kế toán
 
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 1
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 1Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 1
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 1
 
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
 
Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.
 

Similar to 500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p1

500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p3
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p3500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p3
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p3vietlod.com
 
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p5
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p5500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p5
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p5vietlod.com
 
Trình bày trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự - TẢI FREE ZALO: 093...
Trình bày trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự - TẢI FREE ZALO: 093...Trình bày trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự - TẢI FREE ZALO: 093...
Trình bày trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự - TẢI FREE ZALO: 093...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p7
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p7500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p7
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p7vietlod.com
 
Hoi dap luat khieu nai luat to cao
Hoi dap luat khieu nai luat to caoHoi dap luat khieu nai luat to cao
Hoi dap luat khieu nai luat to caoHung Nguyen
 
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p4
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p4500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p4
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p4vietlod.com
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa...
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa...Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa...
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Đề tài: Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn theo quy định của bộ luật tố tụng dâ...
Đề tài: Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn theo quy định của bộ luật tố tụng dâ...Đề tài: Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn theo quy định của bộ luật tố tụng dâ...
Đề tài: Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn theo quy định của bộ luật tố tụng dâ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luật
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong LuậtBáo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luật
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luậtnataliej4
 
Từ Điển Pháp Lý
Từ Điển Pháp LýTừ Điển Pháp Lý
Từ Điển Pháp LýPhap Nguyen
 
Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Tại Tòa Án Cấp Sơ Thẩm Ở...
Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Tại Tòa Án Cấp Sơ Thẩm Ở...Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Tại Tòa Án Cấp Sơ Thẩm Ở...
Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Tại Tòa Án Cấp Sơ Thẩm Ở...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to 500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p1 (20)

500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p3
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p3500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p3
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p3
 
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p5
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p5500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p5
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p5
 
Trình bày trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự - TẢI FREE ZALO: 093...
Trình bày trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự - TẢI FREE ZALO: 093...Trình bày trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự - TẢI FREE ZALO: 093...
Trình bày trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự - TẢI FREE ZALO: 093...
 
Tư vấn trong vụ án hình sự – luật sư vừa phải đúng luật, vừa phải bảo vệ tối ...
Tư vấn trong vụ án hình sự – luật sư vừa phải đúng luật, vừa phải bảo vệ tối ...Tư vấn trong vụ án hình sự – luật sư vừa phải đúng luật, vừa phải bảo vệ tối ...
Tư vấn trong vụ án hình sự – luật sư vừa phải đúng luật, vừa phải bảo vệ tối ...
 
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p7
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p7500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p7
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p7
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước
Luận văn: Giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nướcLuận văn: Giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước
Luận văn: Giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước
 
Hoi dap luat khieu nai luat to cao
Hoi dap luat khieu nai luat to caoHoi dap luat khieu nai luat to cao
Hoi dap luat khieu nai luat to cao
 
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p4
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p4500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p4
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p4
 
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Hòa Giải Tiền Tố Tụng Trong Giải Quyết Ly Hôn Tạ...
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Hòa Giải Tiền Tố Tụng Trong Giải Quyết Ly Hôn Tạ...Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Hòa Giải Tiền Tố Tụng Trong Giải Quyết Ly Hôn Tạ...
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Hòa Giải Tiền Tố Tụng Trong Giải Quyết Ly Hôn Tạ...
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa...
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa...Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa...
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa...
 
Đề tài: Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn theo quy định của bộ luật tố tụng dâ...
Đề tài: Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn theo quy định của bộ luật tố tụng dâ...Đề tài: Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn theo quy định của bộ luật tố tụng dâ...
Đề tài: Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn theo quy định của bộ luật tố tụng dâ...
 
Thực trạng xét xử vụ án dân sự của Toà án nhân dân Bình Định, HAY!
Thực trạng xét xử vụ án dân sự của Toà án nhân dân Bình Định, HAY!Thực trạng xét xử vụ án dân sự của Toà án nhân dân Bình Định, HAY!
Thực trạng xét xử vụ án dân sự của Toà án nhân dân Bình Định, HAY!
 
Luận văn tranh chấp hợp đồng, 9 ĐIỂM
Luận văn tranh chấp hợp đồng, 9 ĐIỂMLuận văn tranh chấp hợp đồng, 9 ĐIỂM
Luận văn tranh chấp hợp đồng, 9 ĐIỂM
 
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luật
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong LuậtBáo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luật
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luật
 
Tu dien-phap-ly
Tu dien-phap-lyTu dien-phap-ly
Tu dien-phap-ly
 
Từ Điển Pháp Lý
Từ Điển Pháp LýTừ Điển Pháp Lý
Từ Điển Pháp Lý
 
Luận văn: Giải quyết khiếu kiện hành chính về lĩnh vực đất đai
Luận văn: Giải quyết khiếu kiện hành chính về lĩnh vực đất đaiLuận văn: Giải quyết khiếu kiện hành chính về lĩnh vực đất đai
Luận văn: Giải quyết khiếu kiện hành chính về lĩnh vực đất đai
 
Luận văn: Biện pháp tăng cường công tác giải quyết khiếu nại tố cáo
Luận văn: Biện pháp tăng cường công tác giải quyết khiếu nại tố cáoLuận văn: Biện pháp tăng cường công tác giải quyết khiếu nại tố cáo
Luận văn: Biện pháp tăng cường công tác giải quyết khiếu nại tố cáo
 
Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Tại Tòa Án Cấp Sơ Thẩm Ở...
Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Tại Tòa Án Cấp Sơ Thẩm Ở...Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Tại Tòa Án Cấp Sơ Thẩm Ở...
Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Tại Tòa Án Cấp Sơ Thẩm Ở...
 
Đề tài: Giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước
Đề tài: Giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nướcĐề tài: Giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước
Đề tài: Giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước
 

More from vietlod.com

Bộ câu hỏi Kế toán Kiểm toán - phần 3
Bộ câu hỏi Kế toán Kiểm toán - phần 3Bộ câu hỏi Kế toán Kiểm toán - phần 3
Bộ câu hỏi Kế toán Kiểm toán - phần 3vietlod.com
 
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán Kiểm toán - phần 2
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán Kiểm toán - phần 2Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán Kiểm toán - phần 2
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán Kiểm toán - phần 2vietlod.com
 
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán Kiểm toán - phần 1
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán Kiểm toán - phần 1Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán Kiểm toán - phần 1
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán Kiểm toán - phần 1vietlod.com
 
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán Doanh nghiệp - phần 4
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán Doanh nghiệp - phần 4Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán Doanh nghiệp - phần 4
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán Doanh nghiệp - phần 4vietlod.com
 
Ước lượng GMM trên EViews bằng lệnh GMM
Ước lượng GMM trên EViews bằng lệnh GMMƯớc lượng GMM trên EViews bằng lệnh GMM
Ước lượng GMM trên EViews bằng lệnh GMMvietlod.com
 
Vi du-uoc-luong-du-lieu-bang-eviews
Vi du-uoc-luong-du-lieu-bang-eviewsVi du-uoc-luong-du-lieu-bang-eviews
Vi du-uoc-luong-du-lieu-bang-eviewsvietlod.com
 
Phát hiện và khắc phục phương sai thay đổi (heteroskedasticity) trên Eview, S...
Phát hiện và khắc phục phương sai thay đổi (heteroskedasticity) trên Eview, S...Phát hiện và khắc phục phương sai thay đổi (heteroskedasticity) trên Eview, S...
Phát hiện và khắc phục phương sai thay đổi (heteroskedasticity) trên Eview, S...vietlod.com
 
Bộ đề trắc nghiệm môn Kinh tế học - Chương 4
Bộ đề trắc nghiệm môn Kinh tế học - Chương 4Bộ đề trắc nghiệm môn Kinh tế học - Chương 4
Bộ đề trắc nghiệm môn Kinh tế học - Chương 4vietlod.com
 
Bộ đề trắc nghiệm môn Kinh tế học - Chương 2
Bộ đề trắc nghiệm môn Kinh tế học - Chương 2Bộ đề trắc nghiệm môn Kinh tế học - Chương 2
Bộ đề trắc nghiệm môn Kinh tế học - Chương 2vietlod.com
 
Đề thi công chức 2013 - Kế hoạch đầu tư
Đề thi công chức 2013 - Kế hoạch đầu tưĐề thi công chức 2013 - Kế hoạch đầu tư
Đề thi công chức 2013 - Kế hoạch đầu tưvietlod.com
 
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P2
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P2Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P2
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P2vietlod.com
 
Bộ đề thi công chức 2014 - môn Tin học 4
Bộ đề thi công chức 2014 - môn Tin học 4Bộ đề thi công chức 2014 - môn Tin học 4
Bộ đề thi công chức 2014 - môn Tin học 4vietlod.com
 
Bộ đề thi công chức 2014 - môn Tin học 3
Bộ đề thi công chức 2014 - môn Tin học 3Bộ đề thi công chức 2014 - môn Tin học 3
Bộ đề thi công chức 2014 - môn Tin học 3vietlod.com
 
Bộ đề thi công chức 2014 - môn Tin học 2
Bộ đề thi công chức 2014 - môn Tin học 2Bộ đề thi công chức 2014 - môn Tin học 2
Bộ đề thi công chức 2014 - môn Tin học 2vietlod.com
 
Bộ đề thi công chức 2014 - môn Tin học
Bộ đề thi công chức 2014 - môn Tin họcBộ đề thi công chức 2014 - môn Tin học
Bộ đề thi công chức 2014 - môn Tin họcvietlod.com
 
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 3
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 3Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 3
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 3vietlod.com
 
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 2
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 2Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 2
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 2vietlod.com
 
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 1
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 1Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 1
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 1vietlod.com
 
Trắc nghiệm Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Trắc nghiệm Lịch sử Đảng cộng sản Việt NamTrắc nghiệm Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Trắc nghiệm Lịch sử Đảng cộng sản Việt Namvietlod.com
 
Trắc nghiệm Triết học - Phần 2
Trắc nghiệm Triết học - Phần 2Trắc nghiệm Triết học - Phần 2
Trắc nghiệm Triết học - Phần 2vietlod.com
 

More from vietlod.com (20)

Bộ câu hỏi Kế toán Kiểm toán - phần 3
Bộ câu hỏi Kế toán Kiểm toán - phần 3Bộ câu hỏi Kế toán Kiểm toán - phần 3
Bộ câu hỏi Kế toán Kiểm toán - phần 3
 
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán Kiểm toán - phần 2
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán Kiểm toán - phần 2Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán Kiểm toán - phần 2
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán Kiểm toán - phần 2
 
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán Kiểm toán - phần 1
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán Kiểm toán - phần 1Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán Kiểm toán - phần 1
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán Kiểm toán - phần 1
 
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán Doanh nghiệp - phần 4
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán Doanh nghiệp - phần 4Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán Doanh nghiệp - phần 4
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kế toán Doanh nghiệp - phần 4
 
Ước lượng GMM trên EViews bằng lệnh GMM
Ước lượng GMM trên EViews bằng lệnh GMMƯớc lượng GMM trên EViews bằng lệnh GMM
Ước lượng GMM trên EViews bằng lệnh GMM
 
Vi du-uoc-luong-du-lieu-bang-eviews
Vi du-uoc-luong-du-lieu-bang-eviewsVi du-uoc-luong-du-lieu-bang-eviews
Vi du-uoc-luong-du-lieu-bang-eviews
 
Phát hiện và khắc phục phương sai thay đổi (heteroskedasticity) trên Eview, S...
Phát hiện và khắc phục phương sai thay đổi (heteroskedasticity) trên Eview, S...Phát hiện và khắc phục phương sai thay đổi (heteroskedasticity) trên Eview, S...
Phát hiện và khắc phục phương sai thay đổi (heteroskedasticity) trên Eview, S...
 
Bộ đề trắc nghiệm môn Kinh tế học - Chương 4
Bộ đề trắc nghiệm môn Kinh tế học - Chương 4Bộ đề trắc nghiệm môn Kinh tế học - Chương 4
Bộ đề trắc nghiệm môn Kinh tế học - Chương 4
 
Bộ đề trắc nghiệm môn Kinh tế học - Chương 2
Bộ đề trắc nghiệm môn Kinh tế học - Chương 2Bộ đề trắc nghiệm môn Kinh tế học - Chương 2
Bộ đề trắc nghiệm môn Kinh tế học - Chương 2
 
Đề thi công chức 2013 - Kế hoạch đầu tư
Đề thi công chức 2013 - Kế hoạch đầu tưĐề thi công chức 2013 - Kế hoạch đầu tư
Đề thi công chức 2013 - Kế hoạch đầu tư
 
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P2
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P2Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P2
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P2
 
Bộ đề thi công chức 2014 - môn Tin học 4
Bộ đề thi công chức 2014 - môn Tin học 4Bộ đề thi công chức 2014 - môn Tin học 4
Bộ đề thi công chức 2014 - môn Tin học 4
 
Bộ đề thi công chức 2014 - môn Tin học 3
Bộ đề thi công chức 2014 - môn Tin học 3Bộ đề thi công chức 2014 - môn Tin học 3
Bộ đề thi công chức 2014 - môn Tin học 3
 
Bộ đề thi công chức 2014 - môn Tin học 2
Bộ đề thi công chức 2014 - môn Tin học 2Bộ đề thi công chức 2014 - môn Tin học 2
Bộ đề thi công chức 2014 - môn Tin học 2
 
Bộ đề thi công chức 2014 - môn Tin học
Bộ đề thi công chức 2014 - môn Tin họcBộ đề thi công chức 2014 - môn Tin học
Bộ đề thi công chức 2014 - môn Tin học
 
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 3
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 3Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 3
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 3
 
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 2
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 2Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 2
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 2
 
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 1
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 1Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 1
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 1
 
Trắc nghiệm Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Trắc nghiệm Lịch sử Đảng cộng sản Việt NamTrắc nghiệm Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Trắc nghiệm Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
 
Trắc nghiệm Triết học - Phần 2
Trắc nghiệm Triết học - Phần 2Trắc nghiệm Triết học - Phần 2
Trắc nghiệm Triết học - Phần 2
 

500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p1

  • 1. GIỚI THIỆU TRẮC NGHIỆM TẠI VIETLOD.COM Trong chương trình giảng dạy đại học khối ngành kinh tế, hiện nay nhiều trường đại học trên cả nước đã và đang áp dụng hình thức trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Nhằm đáp ứng nhu cầu ôn tập, vietlod.com đã tổng hợp hơn 90 ngàn câu hỏi trắc nghiệm cho các chuyên ngành kinh tế, bao gồm: Chính trị, Kinh tế, Quản trị, Tài chính, Kế toán và Thi công chức. Những câu trắc nghiệm này đã được biên soạn, tổng hợp và biên tập lại thành những phần/chương cụ thể giúp các bạn dễ dàng trong việc ôn tập. Phần lớn các câu trắc nghiệm đã được kiểm duyệt nhiều lần, cả về nội dung lẫn hình thức trình bày (lỗi chính tả, dấu câu...). Đây cũng là nguồn tài liệu tốt phục vụ công tác giảng dạy. A. CHÍNH TRỊ 1. Kinh tế chính trị 2. Triết học 3. Tư tưởng HCM 4. Pháp luật đại cương 5. Chủ nghĩa Mác-Lênin 6. Đường lối ĐCSVN 7. Giáo dục quốc phòng B. KINH TẾ HỌC 1. Kinh tế học 2. Kinh tế vi mô 3. Kinh tế vĩ mô 4. Luật kinh tế 5. Kinh tế phát triển C. QUẢN TRỊ 1. Quản trị học 2. Thương mại quốc tế 3. Quản trị ngoại thương 4. Quản trị dự án 5. Quản trị Marketing 6. Kinh doanh quốc tế D. TÀI CHÍNH 1. Tài chính tiền tệ 2. Tài chính quốc tế 3. Tài chính doanh nghiệp 4. Thị trường chứng khoán E. KẾ TOÁN 1. Kiểm toán 2. Kế toán công 3. Kế toán ngân hàng 4. Kế toán doanh nghiệp Ngoài ra, Vietlod còn tổng hợp một số đề thi công chức (trắc nghiệm), các bạn có thể tham khảo tại: THI CÔNG CHỨC | http://vietlod.com/tag/thi-cong-chuc Tải về tại: http://vietlod.com/category/QUIZ Hãy chia sẻ cùng bạn bè, nếu bạn thấy nội dung này hữu ích!
  • 2. Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 1Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 LKT_1_P1_1: Có những cơ quan nào của Nhà nước tiến hành hoạt động tố tụng? ☺ Cơ quan điều tra, VKSND. Toà án nhân dân. Cơ quan thi hành án. ► Cơ quan điều tra, VKSND. Toà án nhân dân. Cơ quan thi hành án. Tổ chức luật sự. ► Cơ quan điều tra, VKSND. Toà án nhân dân. Cơ quan thi hành án, Tổ chức giám định tư pháp. ► Cơ quan điều tra, VKSND. Toà án nhân dân. Cơ quan thi hành án. Cơ quan công chứng. LKT_1_P1_2: Có những tổ chức nào không thuộc Nhà nước tham gia các hoạt động tố tụng. ☺ Tổ chức luật sư. Các tổ chức, đoàn thể xã hội. ► Tổ chức luật sư. Cơ quan công chứng. Các tổ chức, đoàn thể xã hội. ► Cơ quan công chứng. Tổ chức giám định tư pháp. Đoàn thanh niên. ► Tổ chức luật sư. Hội liên hiệp phụ nữ. Sở tư pháp. LKT_1_P1_3: Trình bày các giai đoạn chủ yếu của quá trình tố tụng hành chính tại toà án. ► Khởi kiện, thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử theo trình tự giám đốc thẩm, xét xử theo trình tự tái thẩm. ► Chuẩn bị xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử theo trình tự giám đốc thẩm, xét xử theo trình tự tái thẩm. ► Khởi kiện, thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử, xét xử phúc thẩm, xét xử theo trình tự giám đốc thẩm, xét xử theo trình tự tái thẩm. ☺ Xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử theo trình tự giám đốc thẩm, xét xử theo trình tự tái thẩm. LKT_1_P1_4: Trình bày các giai đoạn chủ yếu của quá trình tố tụng hình sự. ☺ Khởi tố vụ án hìmh sự, điều tra, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử theo trình tự giám đốc thẩm, xét xử theo trình tự tái thẩm, thi hành án. ► Điều tra, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử theo trình tự giám đốc, xét xử theo trình tự tái thẩm. ► Khởi động vụ án hình sự, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử theo trình tự giám đốc thẩm xét xử theo trình tự tái thẩm. ► Khởi tố vụ án hình sự, điều tra, xét xử phúc thẩm, xét xử theo trình tự giám đốc thẩm, xét xử theo trình tự tái thẩm.
  • 3. Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 2Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 LKT_1_P1_5: Thế nào là xét xử sơ thẩm? ► Là xét xử vụ án về nội dung. ► Là xét xử lần đầu vụ án. ► Là xét xử sơ bộ vụ án. ☺ Là xét xử vụ án ở cấp thứ nhất. LKT_1_P1_6: Thế nào là xét xử phúc thẩm? ☺ Là xét xử lại bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. ► Là xét xử lần thứ 2 đối với vụ án. ► Là xét xử lại vụ án theo yêu cầu của một bên. ► Là xét xử lại bản án đã có hiệu lực pháp luật. LKT_1_P1_7: Thế nào là xét xử giám đốc thẩm? ☺ Là việc toà án cấp trên xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị. ► Là xét xử lại bản án ở cấp thứ 3. ► Là xét xử lại các bản án đã có hiệu lực pháp luật. ► Là xét xử lại các bản án có khiếu nại của một trong các bên. LKT_1_P1_8: Thế nào là xét xử tái thẩm? ☺ Là việc toà án cấp trên xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị do có những tình tiết mới. ► Là việc toà án cấp trên xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị sai sót. ► Là việc toà án tự khắc phục si sót trong bản án trước của mình. ► Là việc xét lại bản án, quyết định có kháng caó, kháng nghị. LKT_1_P1_9: Cấp toà án nào có quyền xét xử giám đốc thẩm? ☺ Uỷ ban thẩm phán TAND tỉnh, hội đồng thẩm phán TAND tối cao, toà hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính thuộc TAND tối cao. ► Uỷ ban thẩm phán TAND tỉnh, toà phúc thẩm TAND tối cao, toà hình sự TAND tối cao. ► TAND tỉnh, TAND huyện, các toà chuyên trách TAND tối cao. ► TAND tối cao, TAND tỉnh.
  • 4. Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 3Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 LKT_1_P1_10: Cấp toà án nào có quyền xét xử tái thẩm? ☺ Uỷ ban thẩm phán TAND tỉnh, hội đồng thẩm phán TAND tối cao, toà hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính thuộc TAND tối cao. ► TAND huyện, TAND tỉnh, toà án quân sự. ► TAND tối cao, Uỷ ban thẩm phán TAND tỉnh. ► Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, toà chuyên trách TAND tối cao. Toà chuyên trách TAND tỉnh. LKT_1_P1_11: Trình bày các loại giám định tư pháp? ☺ Giám định pháp y (kể cả pháp y tâm thần) giám định kế toán – tài chính. Giám định văn hoá – nghệ thuật. Giám định khoa học – kỹ thuật. ► Giám định pháp y (kể cả pháp y tâm thần). Giám định kế toán – tài chính. Giám định văn hoá – nghệ thuật. ► Giám định pháp y (kể cả pháp y tâm thần). Giám định kế toán – tài chính. Giám định khoa học – kỹ thuật. ► Giám định pháp y (kể cả pháp y tâm thần). Giám định văn hoá – nghệ thuật. Giám định khoa học – kỹ thuật. LKT_1_P1_12: Cơ quan công chứng thực hiện những nhiệm vụ gì? ☺ Thực hiện việc công chứng. Thực hiện việc chứng thực. ► Thực hiện việc công chứng. Thực hiện việc chứng nhận. ► Thực hiện việc công nhận. Thực hiện việc công chứng. ► Thực hiện dịch vụ công. Thực hiện trợ giúp pháp lý. LKT_1_P1_13: Cơ quan nào của Nhà nước có quyền công chứng? ► Phòng công chứng ở các tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã. ☺ Phòng công chứng ở các tỉnh, UBND cấp huyện. ► Phòng công chứng ở các tỉnh, UBND cấp xã. ► UBND cấp huyện, UBND cấp xã. LKT_1_P1_14: Các loại tranh chấp kinh tế mà luật tố tụng kinh tế điều chỉnh: ☺ Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh. Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, giải thể công ty. Các tranh
  • 5. Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 4Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu. ► Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, giải thể công ty. Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu. ► Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh. Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu. ► Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh. Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, giải thể công ty. LKT_1_P1_15: Thẩm quyền của toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế: ☺ Những vụ án được quy định tại điều 12 của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế trừ những việc của toà án nhân dân huyện. Những vụ án thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân huyện nhưng toà án nhân dân tỉnh thấy cần lấy lên để xét xử. ► Những vụ án có nhân tố nước ngoài. ► Những vụ án có nhân tố nước ngoài. Những vụ án mà giá trị tranh chấp là 300 triệu đồng trở lên. ► Những vụ án không thuộc thẩm queyèn của Toà án nhân dân huyện. Những vụ án mà giá trị tranh chấp trên 100.000.000đ (một trăm triệu đồng). LKT_1_P1_16: Nội dung đơn kiện về tranh chấp kinh tế gửi đến toà án ồm những điều gì? ☺ Ngày, tháng, năm viết đơn. Toà án đưa yêu cầu giải quyết vụ án. Tên của nguyên đơn, bị đơn. Tóm tắt nội dung tranh chấp, giá trị tranh chấp. Quá trình thương lượng của các bên. Các yêu cầu đề nghị toà án xem xét giải quyết. ► Ngày, tháng, năm viết đơn. Toà án đưa yêu cầu giải quyết vụ án. Tên của nguyên đơn, bị đơn. Tóm tắt nội dung tranh chấp, giá trị tranh chấp. Quá trình thương lượng của các bên. ► Ngày, tháng, năm viết đơn. Toà án đưa yêu cầu giải quyết vụ án. Tên của nguyên đơn, bị đơn. Quá trình thương lượng của các bên. Các yêu cầu đề nghị toà án xem xét giải quyết. ► Ngày, tháng, năm viết đơn. Toà án đưa yêu cầu giải quyết vụ án. Tên của nguyên đơn, bị đơn. Tóm tắt nội dung tranh chấp, giá trị tranh chấp.
  • 6. Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 5Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 LKT_1_P1_17: Các điều kiện để toà án có thể thụ lý (tiếp nhận đơn kiện) các vụ tranh chấp kinh tế. ☺ Người khởi kiện có quyền khởi kiện. Sự việc thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án. Đơn kiện được gửi đúng theo thời hiệu khởi kiện. Nguyên đơn đã nộp tạm ứng án phí. Sự việc chưa được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác, Sự việc không được các bên thoả thuận trước là phải giải quyết theo thủ tục trọng tài. ► Người khởi kiện có quyền khởi kiện. Sự việc thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án. Đơn kiện được gửi đúng theo thời hiệu khởi kiện. Nguyên đơn đã nộp tạm ứng án phí. ► Đơn kiện được gửi đúng theo thời hiệu khởi kiện. Nguyên đơn đã nộp tạm ứng án phí. Sự việc chưa được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác, Sự việc không được các bên thoả thuận trước là phải giải quyết theo thủ tục trọng tài. ► Người khởi kiện có quyền khởi kiện. Sự việc thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án. Đơn kiện được gửi đúng theo thời hiệu khởi kiện. Nguyên đơn đã nộp tạm ứng án phí. Sự việc chưa được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác. LKT_1_P1_18: Thủ tục hoà giải trong các vụ tranh chấp kinh tế được toà án quy định như thế nào? ☺ Hoà giải được tiến hành trước khi mở phiên toà. Hoà giải là một thủ tục bắt buộc của tố tụng kinh tế. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan phải có mặt trong khi toà án tiến hành hoà giải. Nếu các bên thoả thuận được với nhau thì toà án lập biên bản hoà giải thành. ► Hoà giải không phải là thủ tục bắt buộc của tố tụng kinh tế. Hoà giải được tiến hành khi mở phiên toà. Hoà giải không cần sự có mặt của đương sự. ► Hoà giải được tiến hành trước khi mở phiên toà. Hoà giải là một thủ tục bắt buộc của tố tụng kinh tế. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan phải có mặt trong khi toà tiến hành hoà giải. ► Hoà giải được tiến hành trước khi mở phiên toà. Hoà giải là một thủ tục bắt buộc của tố tụng kinh tế. Nếu các bên thoả thuận được với nhau thì toà án lập biên bản hoà giải thành.
  • 7. Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 6Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 LKT_1_P1_19: Nếu hoà giải các vụ tranh chấp kinh tế không có kết quả thì toà án quyết định như thế nào? ☺ Lập biên bản hoà giải không thành. Ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. ► Lập biên bản hoà giải không thành. Giao hồ sơ cho toà án cấp trên xét xử. ► Ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Giao hồ sơ cho viện kiểm sát. ► Ra quyết định tiếp tục hoà giải. Giao hồ sơ cho toà án cấp trên xét xử. LKT_1_P1_20: Phiên toà sơ thẩm xét xử các vụ tranh chấp kinh tế sẽ bị hoãn trong trường hợp nào? ☺ Đương sự vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng, kiểm sát viên vắng mặt (khi có yêu cầu của viện kiểm sát tham gia phiên toà). Người làm chứng vắng mặt (mà cần lấy lời khai hoặc xác minh lại lời khai tại phiên toà). Thành viên hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định phiên toà, người phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay thế. ► Người làm chứng vắng mặt (mà cần lấy lời khai hặc xác minh lại lời khai tại phiên toà). Thành viên Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay thế. ► Đương sự vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng, kiểm sát viên vắng mặt (khi có yêu cầu của viện kiểm sát tham gia phiên toà). Thành viên Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay thế. ► Đương sự vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng, kiểm sát viên vắng mặt (khi có yêu cầu của viện kiểm sát tham gia phiên toà). Người làm chứng vắng mặt (mà cần lấy lời khai hoặc xác minh lại lời khai tại phiên toà). LKT_1_P1_21: Khi xét xử sơ thẩm một vụ án kinh tế, thủ tục bắt đầu phiên toà có những việc gì? ☺ Chủ toạ phiên toà đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập đến dự phiên toà và giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ. Chủ toạ phiên toà giới thiệu thành viên của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định, người phiên dịch và giải thích cho họ về quyền và nghĩa vụ. Người làm chứng cam đoan khai đúng sự thật. Chủ toạ phiên toà hỏi đương sự hoặc đại diện của đương sự về việc cung cấp thế m chứng cứ hoặc yêu cầu thế m về triệu tập người làm chứng. ► Chủ toạ phiên toà giới thiệu thành viên của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định, người phiên dịch và giải thích cho họ về quyền và nghĩa vụ. Người làm chứng cam đoan khai đúng sự thật. Chủ toạ phiên toà hỏi đương sự hoặc đại diện của đương sự về việc cung cấp thế m chứng cứ hoặc yêu cầu thế m về triệu tập người làm chứng.
  • 8. Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 7Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 ► Chủ toạ phiên toà đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập đến dự phiên toà và giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ. Người làm chứng cam đoan khai đúng sự thật. Chủ toạ phiên toà hỏi đương sự hoặc đại diện của đương sự về việc cung cấp thế m chứng cứ hoặc yêu cầu thế m về triệu tập người làm chứng. ► Chủ toạ phiên toà đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập đến dự phiên toà và giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ. Chủ toạ phiên toà giới thiệu thành viên của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định, người phiên dịch và giải thích cho họ về quyền và nghĩa vụ. Người làm chứng cam đoan khai đúng sự thật. LKT_1_P1_22: Thủ tục tranh luận tại phiên toà xét xử sơ thẩm một vụ án kinh tế có những việc gì? ☺ Các đương sự hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày các tình tiết liên quan đến vụ án và nêu ý kiến của mình về cách thức giải quyết vụ án. Mỗi người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác, Kiểm sát viên trình bày ý kiến của mình. Các bên vẫn có thể tiếp tục hoà giải ở phần này. Nếu hoà giải không thành thì hội đồng xét xử sẽ nghị án. ► Mỗi người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác, Kiểm sát viên trình bày ý kiến của mình. Các bên vẫn có thể tiếp tục hoà giải ở phần này. Nếu hoà giải không thành thì hội đồng xét xử sẽ nghị án. ► Các đương sự hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày các tình tiết liên quan đến vụ án và nêu ý kiến của mình về cách thức giải quyết vụ án. Kiểm sát viên trình bày ý kiến của mình. Các bên vẫn có thể tiếp tục hoà giải ở phần này. Nếu hoà giải không thành thì hội đồng xét xử sẽ nghị án. ► Các đương sự hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày các tình tiết liên quan đến vụ án và nêu ý kiến của mình về cách thức giải quyết vụ án. Mỗi người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác, Các bên vẫn có thể tiếp tục hoà giải ở phần này. Nếu hoà giải không thành thì hội đồng xét xử sẽ nghị án. LKT_1_P1_23: Thế nào là nghị án trong phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án kinh tế? ☺ Khi nghị án chỉ có thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Chủ toạ phiên toà nêu lên từng vấn đề cần giải quyết, các chứng cứ đã thu thập. Hội thẩm nhân dân phát biểu trước, thẩm phán phát biểu sau. Hội đồng xét xử quyết định theo đa số. ► Khi nghị án. Hội thẩm nhân dân chủ trù. Có đại diện viện kiểm sát tham dự. Thẩm phán
  • 9. Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 8Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 quyết định cuối cùng. ► Thẩm phán chủ trì việc nghị án. Người làm chứng được tham gia nghị án. Hội đồng xét xử quyết định theo đa số. ► Khi nghị án chỉ có thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Chủ toạ phiên toà nêu lên từng vấn đề cần giải quyết, các chứng cứ đã thu thập. Hội thẩm nhân dân phát biểu trước, thẩm phán phát biểu sau. Hội đồng xét xử quyết định theo đa số. Đại diện viện kiểm sát có ý kiến sau cùng. LKT_1_P1_24: Thế nào là tuyên án trong phiên toà sơ thẩm xét xử các vụ án kinh tế? ☺ Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử trở lại phiên toà để tuyên án. Chủ toạ phiên toà công bố trước bản án, đồng thời giải thích cho đương sự về quyền kháng cao cũng như nghĩa vụ chấp hành bản án. ► Sau khi nghị án, hội đồng xét xử trở lại phiên toà để tuyên án. Chủ toạ phiên toà công bố trước bản án, đồng thời giải thích cho đương sự về quyền kháng cáo cũng như nghĩa vụ chấp hành án. Hội thẩm nhân dân tiếp tục giải thích các quyền và nghĩa vụ khác cho bị cáo. ► Chủ toạ phiên toà đọc bản án. Hội thẩm nhân dân giải thích quyền và nghĩa vụ chấp hành bản án. Kiểm sát viên phát biểu. ► Chủ toạ phiên toà đọc bản án. Hội thẩm nhân dân giải thích quyền và nghĩa vụ chấp hành bản án. Kiểm sát viên phát biêủ. Người làm chứng phát biểu sau cùng. LKT_1_P1_25: Ai có quyền kháng cáo (chống án) bản án hoặc quyết định sơ thẩm về vụ án kinh tế của toà án? ☺ Đương sự (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án). Người đại diện của đương sự. ► Nguyên đơn. Người bào chữNgười làm chứng. ► Bị đơn. Người phiên dịch. ► Nguyên đơn, bị đơn. Tổ chức đoàn thể xã hội. Uỷ ban nhân dân cấp huyện. LKT_1_P1_26: Ai có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm về kinh tế của Toà án? ☺ Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân trên một cấp. ► Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao. Kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. ► Viện kiểm sát quân sự. Giám định viên. ► Chủ nhiệm đoàn luật sư. Người phiên dịch.
  • 10. Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 9Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 LKT_1_P1_27: Những tổ chức, cá nhân nào có quyền tham gia phiên toà phúc thẩm về kinh tế? ☺ Đương sự kháng cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị. Người giám định, người làm chứng khi được toà án triệu tập. Đại diện viện kiểm sát. ► Người giám định, người làm chứng khi được toà án triệu tập. Đại diện viện kiểm sát. ► Đương sự kháng caó, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị. Đại diện viện kiểm sát. ► Đương sự kháng cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị. Người giám định, người làm chứng khi được toà án triệu tập. LKT_1_P1_28: Quyền hạn của toà án cấp phúc thẩm khi xét xử các vụ án kinh tế: ☺ Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm (y án). Sửa đổi một phần hoặc toàn bộ quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm. Huỷ bản án, quyết định sơ thẩm để toà án cấp sơ thẩm xét xử lại khi có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án. ► Sửa đổi một phần hoặc toàn bộ quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm. Huỷ bản án, quyết định sơ thẩm để toà án cấp sơ thẩm xét xử lại khi có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án. ► Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm (y án). Huỷ bản án, quyết định sơ thẩm để toà án cấp sơ thẩm xét xử lại khi có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án. ► Bác kháng cáo, giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm (y án). Sửa đổi một phần hoặc toàn bộ quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm. Huỷ bản án, quyết định sơ thẩm để toà án cấp sơ thẩm xét xử lại khi có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án. LKT_1_P1_29: Các nguyên tắc đặc thù của tố tụng dân sự. ☺ Nguyên tắc tự định đoạt của các đương sự. Đương sự có nghĩa vụ thu thập và cung cấp chứng cứ. Bình đẳng quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự. Trách nhiệm hoà giải của toà án để giúp các bên đương sự hoà giải với nhau. ► Đương sự có nghĩa vụ thu thập và cung cấp chứng cứ. Bình đẳng quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự. Trách nhiệm hoà giải của toà án để giúp các bên đương sự hoà giải với nhau. ► Nguyên tắc tự định đoạt của các đương sự. Bình đẳng quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự. Trách nhiệm hoà giải của toà án để giúp các bên đương sự hoà giải với nhau. ► Nguyên tắc tự định đoạt của các đương sự. Đương sự có nghĩa vụ thu thập và cung cấp
  • 11. Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 10Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 chứng cứ. Bình đẳng quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự. LKT_1_P1_30: Những cơ quan nào tiến hành tố tụng dân sự? ☺ Toà án nhân dân. Viện kiểm sát nhân dân. ► Cơ quan công an. Viện kiểm sát. ► Cơ quan công chứng, chứng thực, Toà án nhân dân. ► Viện kiểm sát nhân dân. Tổ chức luật sư. LKT_1_P1_31: Những người tham gia tố dụng dân sự: ☺ Nguyên đơn, bị đơn dân sự. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Người đại diện của đương sự. Viện kiểm sát nhân dân và các tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung. Người làm chứng, người giám định, người phiên dịch. ► Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Người đại diện của đương sự. Viện kiểm sát nhân dân và các tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung. Người làm chứng, người giám định, người phiên dịch. ► Người đại diện của đương sự. Viện kiểm sát nhân dân và các tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung. Người làm chứng, người giám định, người phiên dịch. ► Nguyên đơn, bị đơn dân sự. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Người đại diện của đương sự. LKT_1_P1_32: Các giai đoạn của tố tụng dân sự: ☺ Khởi kiện, khởi tố vụ án dân sự. Chuẩn bị xét xử. Xét xử sơ thẩm. Xét xử phúc thẩm. Thi hành án dân sự. Giám đốc thẩm và tái thẩm. ► Xét xử sơ thẩm. Xét xử phúc thẩm. Thi hành án dân sự. Giám đốc thẩm và tái thẩm. ► Chuẩn bị xét xử. Xét xử sơ thẩm. Xét xử phúc thẩm. Thi hành án dân sự. Giám đốc thẩm và tái thẩm. ► Khởi kiện, khởi tố vụ án dân sự. Chuẩn bị xét xử. Xét xử sơ thẩm. Xét xử phúc thẩm. LKT_1_P1_33: Cá nhân, tổ chức nào có quyền khởi kiện vụ án dân sự? ☺ Công dân. Pháp nhân. ► Công dân. Pháp nhân. Toà án. ► Pháp nhân kinh tế. Cơ quan công an. ► Công dân. Viện kiểm sát. Viện kiểm sát nhân dân.
  • 12. Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 11Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 LKT_1_P1_34: Ai có quyền trực tiếp điều tra vụ án dân sự? ☺ Toà án nhân dân. Viện kiểm sát nhân dân. ► Toà án nhân dân. Cơ quan điều tra. ► Cơ quan điều tra, Cơ quan công chứng. ► Tổ chức giám định tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân. LKT_1_P1_35: Trình bày các biện pháp điều tra vụ án dân sự. ☺ Lấy lời khai của đương sự. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ để giải quyết vụ án. Xem xét tại chỗ. Trưng cầu giám định. Yêu cầu cơ quan chuyên môn định gia hoặc lập hội đồng định giá tài sản đang tranh chấp. ► Xem xét tại chỗ. Trưng cầu giám định. Yêu cầu cơ quan chuyên môn định gia hoặc lập hội đồng định giá tài sản đang tranh chấp. ► Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ để giải quyết vụ án. Xem xét tại chỗ. Trưng cầu giám định. Yêu cầu cơ quan chuyên môn định gia hoặc lập hội đồng định giá tài sản đang tranh chấp. ► Lấy lời khai của đương sự. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ để giải quyết vụ án. Xem xét tại chỗ. LKT_1_P1_36: Trước khi mở cửa phiên toà xét xử vụ án dân sự. Toà án có thể áp dụngbiện pháp khẩn cấp tạm thời như thế nào để bảo vệ lợi ích của đương sự? ☺ Buộc một bên thực hiện việc cấp dưỡng (cấp dưỡng nuôi con). Giao người chưa thành niên cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trông nom. Trả tiền lương hoặc tiền công lao động. Kê biên tài sản đang tranh chấp. Cấm chuyển dịch tài sản đang tranh chấp. ► Trả tiền lương hoặc tiền công lao động. Kê biên tài sản đang tranh chấp. Cấm chuyển dịch tài sản đang tranh chấp. ► Giao người chưa thành niên cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trông nom. Trả tiền lương hoặc tiền công lao động. Kê biên tài sản đang tranh chấp. Cấm chuyển dịch tài sản đang tranh chấp. ► Giao người chưa thành niên cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trông nom. Trả tiền lương hoặc tiền công lao động. LKT_1_P1_37: Thủ tục hoà giải các vụ án dân sự được quy định như thế nào? ☺ Hoà giải được tiến hành sau khi điều tra vụ án. Việc hoà giải chỉ được tiến hành đối với các vụ tranh chấp giữa các đương sự. Những việc do viện kiểm sát nhân dân và tổ chức xã hội khởi tố thì không hoà giải với đương sự.
  • 13. Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 12Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 ► Hoà giải là một việc làm bắt buộc đối với toà án và viện kiểm sát khi giải quyết các vụ án dân sự. Hoà giải cho viện kiểm sát tiến hành. Kết thúc hoà giải là một bản án của toà án. ► Hoà giải là một việc làm bắt buộc đối với toà án và viện kiểm sát khi giải quyết các vụ án dân sự. Hoà giải cho viện kiểm sát tiến hành. ► Hoà giải được tiến hành sau khi xét xử phúc thẩm. Hoà giải do tổ chức giám định tư pháp tiến hành. Viện kiểm sát quyết định ông nhận hoà giải. LKT_1_P1_38: Những vụ tranh chấp dân sự không được tiến hành hoà giải gồm: ☺ Huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Đòi bồi thường thiệt hại gây ra cho tài sản của Nhà nước, Những việc phát sinh từ giao dịch trái pháp luật (đòi nợ do cờ bạc). ► Đòi bồi thường thiệt hại gây ra cho tài sản của Nhà nước, Những việc phát sinh từ giao dịch trái pháp luật (đòi nợ do cờ bạc). ► Huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Những việc phát sinh từ giao dịch trái pháp luật (đòi nợ do cờ bạc). ► Huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Đòi bồi thường thiệt hại gây ra cho tài sản của Nhà nước. LKT_1_P1_39: Trình bày thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án dân sự? ☺ Xét hỏi tại phiên toà. Tranh luận tại phiên toà. Nghị án và tuyên án. ► Thủ tục bắt đầu phiên toà. Tranh luận tại phiên toà. Nghị án và tuyên án. ► Thủ tục bắt đầu phiên toà. Tranh luận tại phiên toà. Nghị án và tuyên án. ► Thủ tục bắt đầu phiên toà. Xét hỏi tại phiên toà. Tranh luận tại phiên toà. LKT_1_P1_40: Những người có quyền kháng cáo (chống án) bản án, quyết định xét xử sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm: ☺ Các đương sự. Người đại diện của đương sự. Tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung. ► Người đại diện của đương sự. Tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung. ► Các đương sự. Tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung. ► Các đương sự. LKT_1_P1_41: Những tổ chức có quyền kháng nghị bản án, quyết định xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm: ☺ Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Viện kiểm sát nhân dân trên một cấp. ► Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân trên một cấp. ► Toà án nhân dân. Cơ quan công chứng.
  • 14. Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 13Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 ► Viện kiểm sát nhân dân. Tổ chức luật sư. LKT_1_P1_42: Thế nào là thủ tục giám đốc thẩm các vụ án dân sự? ☺ Là việc toà án cấp trên xét lại các bản án, quyết định dân sự của toà án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị. ► Là viện kiểm sát nhân dân xem xét lại các bản án, quyết định sơ thẩm dân sự chư có hiệu lực pháp luật. ► Là việc cơ quan điều tra xem xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. ► Là việc toà án nhân dân xem xét lại các bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật. LKT_1_P1_43: Thế nào là thủ tục tái thẩm các vụ án dân sự? ☺ Là việc toà án xét lại các bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật nhưng có những tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung bản án. ► Là việc toà án xét lại các bản án chưa có hiệu lực pháp luật. ► Là việc toà án đình chỉ các vụ án dân sự. ► Là việc viện kiểm sát. LKT_1_P1_44: Các hình thức hành nghề của luật sư? ► Văn phòng luật sư. Công ty luật hợp danh. ► Văn phòng luật sư. Công ty cổ phần. ☺ Văn phòng luật sư. Văn phòng tư vấn pháp luật. ► Trung tâm tư vấn pháp luật. Trung tâm trợ giúp pháp lý. LKT_1_P1_45: Các bên tranh chấp lao động (người lao động, người sử dụng lao động) có những quyền gì? ☺ Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình để tham gia giải quyết tranh chấp. Rút đơn hoặc thay đỏi nội dung tranh chấp. Yêu cầu thay đổi người trực tiếp tiến hành giải quyết tranh chấp. ► Rút đơn hoặc thay đổi nội dung tranh chấp. Yêu cầu thay đổi người trực tiếp tiến hành giải quyết tranh chấp. ► Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình để tham gia giải quyết tranh chấp. Yêu cầu thay đổi người trực tiếp tiến hành giải quyết tranh chấp. ► Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình để tham gia giải quyết tranh chấp. Rút đơn
  • 15. Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 14Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 hoặc thay đổi nội dung tranh chấp. LKT_1_P1_46: Các bên tranh chấp lao động có những nhiệm vụ gì? ☺ Cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan giải quyết tranh chấp. Nghiêm chỉnh chấp hành các thoả thuận đã được cũng như bản án, quyết định của toà án. ► Nghiêm chỉ chấp hành các thoả thuận đã được cũng như bản án, quyết định của toà án. ► Cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan giải quyết chanh chấp. ► Cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan giải quyết tranh chấp. Nghiêm chỉnh chấp hành các thoả thuận đã được cũng như bản án, quyết định của toà án. Chịu án phí cho bên kia. LKT_1_P1_47: Các cá nhân, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động? ☺ Hội đồng hoà giải lao động cơ sở. Hoà giải viên lao động. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh. Toà án nhân dân. ► Hoà giải viên lao động. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh. Toà án nhân dân. ► Hội đồng hoà giải lao động cơ sở. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh. Toà án nhân dân. ► Hội đồng hoà giải lao động cơ sở. Hoà giải viên lao động. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh. LKT_1_P1_48: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của toà án: ☺ Các tranh chấp lao động và người sử dụng lao động mà hoà giải không thành. Các tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng mà một trong bên không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động. Các tranh chấp giữa cá nhân với người sử dụng lao động mà không phải qua hoà giải: Sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động. ► Các tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng mà một trong bên không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động. Các tranh chấp giữa cá nhân với người sử dụng lao động mà không phải qua hoà giải: Sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động. ► Các tranh chấp lao động và người sử dụng lao động mà hoà giải không thành. Các tranh chấp giữa cá nhân với người sử dụng lao động mà không phải qua hoà giải: Sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động. ► Các tranh chấp lao động và người sử dụng lao động mà hoà giải không thành. Các tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng mà một trong bên không đồng ý với
  • 16. Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 15Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 quyết định của Hội đồng trọng tài lao động. Các tranh chấp giữa cá nhân với người sử dụng lao động mà không phải qua hoà giải: Sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động. Các tranh chấp về kinh doanh bảo hiểm. LKT_1_P1_49: Những cá nhân, tổ chức nào có quyền khởi kiện vụ tranh chấp lao động trước toà án? ☺ Người lao động. Tập thể lao động. Người sử dụng lao động. ► Tập thể lao động. Người sử dụng lao động. ► Người lao động, Người sử dụng lao động. ► Người lao động. Tập thể lao động. LKT_1_P1_50: Thời hiệu khởi kiện vụ tranh chấp lao động trước toà án được quy định như thế nào? ☺ Thời hiệu yêu cầu khởi kiện là: Một năm đối với tranh chấp cá nhân về sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động, 6 tháng đối với tranh chấp lao động cá nhân khác kể từ một trong những bên bất kỳ bị vi phạm. Thời hiệu khởi kiện tuỳ theo từng việc: 1 năm, 6 tháng, 3 tháng. ► Thời hiệu khởi kiện là: 2 năm, 6 tháng, 9 tháng. Kể từ ngày hoà giải không thành ► Thời hiệu khởi kiện 1 năm, 9 tháng, 1 tháng. ► Thời hiệu khởi kiện 2 năm, 1 tháng, 6 tháng. LKT_1_P1_51: Trong việc chuẩn bị xét xử 1 vụ án tranh chấp lao động. Toà án phải tiến hành những công việc gì? ☺ Thông báo cho bị đơn và các đương sự biết nội dung vụ kiện. Toà án tự mình hoặc uỷ thác cho toà án tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ. Tiến hành hoà giải giữa các bên đương sự và nếu hoà giải thành thì gia quyết định hoà giải thành. ► Toà án tự mình hoặc uỷ thác cho toà án tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ. Tiến hành hoà giải giữa các bên đương sự và nếu hoà giải thành thì gia quyết định hoà giải thành. ► Thông báo cho bị đơn và các đương sự biết nội dung vụ kiện. Tiến hành hoà giải giữa các bên đương sự và nếu hoà giải thành thì gia quyết định hoà giải thành. ► Thông báo cho bị đơn và các đương sự biết nội dung vụ kiện. Toà án tự mình hoặc uỷ thác cho toà án tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ.
  • 17. Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 16Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 LKT_1_P1_52: Sau khi chuẩn bị xong việc xét xử tranh chấp lao động. Toà án phải ra những quyết định gì? ☺ Đưa vụ án ra xét xử. Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án. Đình chỉ việc giải quyết vụ án. ► Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án. Đình chỉ việc giải quyết vụ án. ► Đưa vụ án ra xét xử. Đình chỉ việc giải quyết vụ án. ► Đưa vụ án ra xét xử. Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án. LKT_1_P1_53: Phiên toà sơ thẩm xét xử các tranh chấp lao động có thể bị hoãn trong trường hợp nào? ☺ Vắng mặt đại diện của Công đoàn đã khởi kiện, vắng mặt kiểm sát viên. Nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt lần đầu có lý do chính đáng. Thành viên của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định người phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay. ► Nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt lần đầu có lý do chính đáng. Thành viên của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định người phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay. ► Vắng mặt đại diện của Công đoàn đã khởi kiện, vắng mặt kiểm sát viên. Thành viên của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định người phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay. ► Vắng mặt đại diện của Công đoàn đã khởi kiện, vắng mặt kiểm sát viên. Nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt lần đầu có lý do chính đáng. LKT_1_P1_54: Trình bày thủ tục xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp lao động? ☺ Thủ tục bắt đầu phiên toà. Hoà giải tại phiên toà. Xét hỏi tại phiên toà. Tranh luận tại phiên toà. Nghị án và tuyên án. ► Hoà giải tại phiên toà. Xét hỏi tại phiên toà. Tranh luận tại phiên toà. Nghị án và tuyên án. ► Xét hỏi tại phiên toà. Tranh luận tại phiên toà. Nghị án và tuyên án. ► Thủ tục bắt đầu phiên toà. Hoà giải tại phiên toà. Xét hỏi tại phiên toà. LKT_1_P1_55: Thế nào là tố tụng hành chính? ☺ Là thủ tục khởi kiện và xét xử các vụ án hành chính. ► Là các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. ► Là trình tự xem xét các vụ kiện của công dân đối với các quyết định hành chính.
  • 18. Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 17Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 ► Là thủ tục xem xét các hành vi hành chính khi có khiếu kiện về các hành vi đó. LKT_1_P1_56: Những nguyên tắc đặc thù của tố tụng hành chính? ☺ Chỉ có thể khởi kiện vụ án hành chính tại toà án sau khi đã được cơ quan Nhà nước, người đã ra quyết định hành chính giải quyết. Việc cung cấp chứng cứ là nghĩa vụ của các đương sự. Toà án không tiến hành hoà giải đối với các vụ án hành chính. Bảo đảm hiệu lực của văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất.. ► Việc cung cấp chứng cứ là nghĩa vụ của các đương sự. Toà án không tiến hành hoà giải đối với cac vụ án hành chính. Bảo đảm hiệu lực của văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất. ► Chỉ có thể khởi kiện vụ án hành chính tại toà án sau khi đã được cơ quan Nhà nước, người đã ra quyết định hành chính giải quyết. Toà án không tiến hành hoà giải đối với các vụ án hành chính. Bảo đảm hiệu lực của văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất. ► Chỉ có thể khởi kiện vụ án hành chính tại toà án sau khi đã được cơ quan Nhà nước, người đã ra quyết định hành chính giải quyết. Việc cung cấp chứng cứ là nghĩa vụ của các đương sự. Bảo đảm hiệu lực của văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất. LKT_1_P1_57: Những quyết định hành chính nào có thể khiếu kiện trước toà án? ☺ Quyết định bằng văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ. Quyết định bằng văn bản của văn phòng Chủ tịch nước, văn phòng quốc hội, cơ quan Nhà nước địa phương. Quyết định bằng văn bản của các toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân các cấp. Các quyết định nói trên là những quyết định được áp dụng một lần về vấn đề cụ thể với một đối tượng nhất định. ► Quyết định bằng văn bản của văn phòng Chủ tịch nước, văn phòng quốc hội, cơ quan Nhà nước địa phương. Quyết định bằng văn bản của các toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân các cấp. Các quyết định nói trên là những quyết định được áp dụng một lần về vấn đề cụ thể với một đối tượng nhất định. ► Quyết định bằng văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ. Quyết định bằng văn bản của văn phòng Chủ tịch nước, văn phòng quốc hội, cơ quan Nhà nước địa phương. Các quyết định nói trên là những quyết định được áp dụng một lần về vấn đề cụ thể với một đối tượng nhất định. ► Quyết định bằng văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ. Quyết định bằng văn bản của văn phòng Chủ tịch nước, văn phòng quốc hội, cơ quan Nhà nước địa phương. Quyết định bằng văn bản của các toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân các cấp. Các quyết định nói trên là những quyết định được áp dụng một lần về vấn đề cụ thể với một đối
  • 19. Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 18Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 tượng nhất định. LKT_1_P1_58: Những hành vi chính đáng nào có thể bị khiếu kiện trước toà? ☺ Là hành vi thực hiện, hoặc không thực hiện công vụ của cán bộ, viên chức Nhà nước. ► Là hành vi của những người không phải là cán bộ, viên chức Nhà nước. ► Hành vi của những người làm các công việc tự nguyện cho xã hội (chăm sóc trẻ mồ côi, người tàn tật). ► Hành vi của những người nước ngoài khi vi phạm trẩt tự công cộng. LKT_1_P1_59: Bên bị kiện về vụ án hành chính là những cá nhân, tổ chức nào? ☺ Cơ quan Nhà nước, Thủ trưởng, các cán bộ, viên chức Nhà nước đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính trái pháp luật. ► Thủ trưởng, các cán bộ, viên chức Nhà nước đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính trái pháp luật. ► Cơ quan Nhà nước. ► Cơ quan Nhà nước, Thủ trưởng, các cán bộ, viên chức Nhà nước đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính trái pháp luật. Thẩm phán toà án nhân dân đã ra bản sai. LKT_1_P1_60: Trình bày khái niệm luật tố tụng? ☺ Là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội khi giải quyết các tranh chấp kinh tế, dân sự, lao động, hành chính và các vụ án hình sự. ► Là các nguyên tắc và quy định do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội khi giải quyết các tranh chấp kinh tế, dân sự, lao động hành chính và các vụ án hình sự. ► Là thủ tục khởi tố, khởi kiện, điều tra truy tố và xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động. ► Là các quy phạm pháp luật quy định về thẩm quyền, trình tự điều tra, truy tố, xét xử và thi hành các loại án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế. LKT_1_P1_61: Những nguyên tắc chung trong hoạt động tố tụng? ☺ Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân. Tôn trọng sự thật khách quan. ► Mọi công dân đều bình đẳng trong xét xử. Bảo đảm quyền tự do thân thể của công dân. Khách quan, toàn diện, đầy đủ trong xét xử.
  • 20. Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 19Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 ► Bảo đảm quyền dân chủ của công dân. Bảo đảm khách quan trong tố tụng. Bảo đảm trách nhiệm qua lại giữa Nhà nước và công dân. ► Xét xử công bằng và nghiêm minh. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Bảo đảm quyền và tự do của công dân. LKT_1_P1_62: Những nguyên tắc riêng trong hoạt động tố tụng? ☺ Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nguyên tắc 2 cấp xét xử. Xét xử công khai. Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Việc xét xử tại toà án có hội thẩm nhân dân tham gia, khi xét xử, hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán. Nguyên tắc suy đoán. ► Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nguyên tắc 2 cấp xét xử. Xét xử công khai. Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Việc xét xử tại toà án có hội thẩm nhân dân tham gia, khi xét xử, hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán. Nguyên tắc suy đoán vô tội. ► Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nguyên tắc 2 cấp xét xử. Xét xử công khai. Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Việc xét xử tại toà án có hội thẩm nhân dân tham gia, khi xét xử, hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán. Nguyên tắc công minh đúng pháp luật. ► Khi xét xử, thẩm phán và chánh án độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nguyên tắc 2 cấp xét xử. Xét xử công khai. Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Việc xét xử có đại diện nhân dân tham gia Nguyên tắc công minh, đúng pháp luật. LKT_1_P1_63: Trình bày nội dung nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật? ☺ Moị công dân kể nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, địa vị và thành phần xã hội đều bình đẳng trước pháp luật và trước toà án, không ai có đặc quyền, đặc lợi. Các bên đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế,lao động, hành chính bình đẳng trong việc khởi kiện, xuất trình chứng cứ, tranh luận tại phiên toà. Mọi người phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật cho dù họ là ai. ► Moị công dân kể nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, địa vị và thành phần xã hội đều bình đẳng trước pháp luật và trước toà án, không ai có đặc quyền, đặc lợi. Các bên đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế,lao động, hành chính bình đẳng trong việc khởi kiện, xuất trình
  • 21. Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 20Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 chứng cứ, tranh luận tại phiên toà. ► Các bên đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế,lao động, hành chính bình đẳng trong việc khởi kiện, xuất trình chứng cứ, tranh luận tại phiên toà. Mọi người phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật cho dù họ là ai. ► Mọi công dân kể nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, địa vị và thành phần xã hội đều bình đẳng trước pháp luật và trước toà án, không ai có đặc quyền, đặc lợi. Các bên đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế,lao động, hành chính bình đẳng trong việc khởi kiện, xuất trình chứng cứ, tranh luận tại phiên toà. Mọi người phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật cho dù họ là ai. Bị cáo, các đương sự bình đẳng với Viện kiểm sát và Toà án. LKT_1_P1_64: Trình bày nội dung nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân trong luật tố tụng. ☺ Bảo đảm các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 như quyền tự do thân thể, quyền lao động, quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu về thu nhập hợ pháp…Các quyền nói trên được bảo đảm bằng các chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm các quyền cơ bản nói trên (bức cung, dùng nhục hình, làm sai lệch hồ sơ vụ án). ► Bảo đảm các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 như quyền tự do thân thể, quyền lao động, quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu về thu nhập hợ pháp…Các quyền nói trên được bảo đảm bằng các chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm các quyền cơ bản nói trên (bức cung, dùng nhục hình, làm sai lệch hồ sơ vụ án). Các quyền nói trên được Nhà nước bảo đảm bằng bộ máy cưỡng chế. ► Các quyền nói trên được bảo đảm bằng các chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm các quyền cơ bản nói trên (bức cung, dùng nhục hình, làm sai lệch hồ sơ vụ án). Các quyền nói trên được Nhà nước bảo đảm bằng bộ máy cưỡng chế. Các tổ chức xã hội bảo đảm cho công dân thực hiện các quyền cơ bản của họ. ► Bảo đảm các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 như quyền tự do thân thể, quyền lao động, quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp… Các quyền nói trên được Nhà nước bảo đảm bằng bộ máy cưỡng chế. Các tổ chức xã hội bảo đảm cho công dân thực hiện các quyền cơ bản của họ. LKT_1_P1_65: Trình bày nội dung nguyên tắc tôn trọng sự thật khách quan trong luật tố tụng. ☺ Sự thật trong vụ án là sự thật khách quan mà cơ quan tiến hành tố tụng cần tiến hành để toà án phán quyết đúng. Nó phản ảnh trung thực sự việc đã xẩy ra và không lệ thuộc vào ý chí của một ai. Những chứng cứ thu nhập được phải thể hiện bản chất của vụ án (ví dụ: thiệt hại đã gây ra, hành vi làm hàng giả).
  • 22. Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 21Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 ► Sự thật trong vụ án là sự thật khách quan mà cơ quan tiến hành tố tụng cần tiến hành để toà án phán quyết đúng. Nó phản ảnh trung thực sự việc đã xẩy ra và không lệ thuộc vào ý chí của một ai. Những chứng cứ thu nhập được phải thể hiện bản chất của vụ án (ví dụ: thiệt hại đã gây ra, hành vi làm hàng giả). Sự thật trong vụ án chỉ là tương đối. ► Sự thật trong vụ án là sự thật khách quan mà cơ quan tiến hành tố tụng cần tiến hành để toà án phán quyết đúng. Nó phản ảnh trung thực sự việc đã xẩy ra và không lệ thuộc vào ý chí của một ai. Những chứng cứ thu nhập được phải thể hiện bản chất của vụ án (ví dụ: thiệt hại đã gây ra, hành vi làm hàng giả).Sự thật trong vụ án chỉ là tương đối. Bị cáo có trách nhiệm tìm ra sự thật của vụ án. ► Sự thật trong vụ án là sự thật khách quan mà các cơ quan tiến hành tốt tụng cần tiến hành để tòa án phán quyết đúng. Nó phản án trung thực sự việc đã xảy ra và không lệ thuộc vào ý chí của một ai. Những chứng cứ thu thập được phải thể hiện bản chất của vụ việc (ví dụ: thiệt hại đã gây ra, hành vi làm hàng giả…) Bị cáo có trách nhiệm tìm ra sự thật của vụ án. LKT_1_P1_66: Trình bày nội dung của nguyên tắc khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong luật tố tụng. ☺ Khi xét xử, thẩm phán và Hội thẩm không lệ thuộc vào ý kiến của bất kỳ ai. Chỉ xem và đánh giá chứng cứ có trong hồ sơ, nghe các bên tranh luận và phán quyết. Không một ai được can thiệp vào việc xét xử của toà án. ► Khi xét xử, thẩm phán và Hội thẩm không lệ thuộc vào ý kiến của bất kỳ ai. Chỉ xem và đánh giá chứng cứ có trong hồ sơ, nghe các bên tranh luận và phán quyết. Không một ai được can thiệp vào việc xét xử của toà án. Tuy nhiên các đoàn thể báo chí có thể góp ý với toà án về việc xét xử. ► Khi xét xử, thẩm phán và Hội thẩm không lệ thuộc vào ý kiến của bất kỳ ai. Chỉ xem và đánh giá chứng cứ có trong hồ sơ, nghe các bên tranh luận và phán quyết. Không một ai được can thiệp vào việc xét xử của toà án. Tuy nhiên các đoàn thể báo chí có thể góp ý với toà án về việc xét xử. Toà án cấp trên phải chỉ đạo xét xử cụ thể từng vụ việc của toà án cấp dưới. ► Khi xét xử, thẩm phán và Hội thẩm không lệ thuộc vào ý kiến của bất kỳ ai. Không một ai được can thiệp vào việc xét xử của toà án. Tuy nhiên các đoàn thể báo chí có thể góp ý với toà án về việc xét xử. LKT_1_P1_67: Trình bày nội dung nguyên tắc 2 cấp xét xử trong luật tố tụng. ☺ Toà án xét xử vụ án tranh chấp theo hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm (khi có kháng cáo, kháng nghị). Cấp phúc thẩm là chung thẩm (án có lực thi hành ngay). Giám đốc thẩm và tái thẩm là trình tự đặc biệt chứ không phải là một cấp xét xử.
  • 23. Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 22Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 ► Toà án xét xử vụ án tranh chấp theo hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm (khi có kháng cáo, kháng nghị). Cấp phúc thẩm là chung thẩm (án có lực thi hành ngay). Giám đốc thẩm và tái thẩm là trình tự đặc biệt chứ không phải là một cấp xét xử. Tất cả các toà án đều có thể xét xử ở phúc thẩm. ► Toà án xét xử vụ án tranh chấp theo hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm (khi có kháng cáo, kháng nghị). Cấp phúc thẩm là chung thẩm (án có lực thi hành ngay). Giám đốc thẩm và tái thẩm là trình tự đặc biệt chứ không phải là một cấp xét xử. Các toà án quân sự không xét xử phúc thẩm. ► Cấp phúc thẩm chung thẩm (án có lực thi hành ngay). Giám đốc thẩm và tái thẩm là trình tự đặc biệt chứ không phải là một cấp xét xử. Các toà án quân sự không xét xử phúc thẩm. LKT_1_P1_68: Trình bày nội dung nguyên tắc xét xử công khai trong luật tố tụng. ☺ Tất cả các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động đều được xét xử công khai. Những trường hợp cần giữ bí mật quốc gia, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư hay giữ gìn đạo đức xã hội thì có thể kín. Tuy xử kín nhưng phần tuyên án phải công khai. Khi xét xử công khai vụ án hình sự, người dưới 16 tuổi không được dự phiên toà. ► Tất cả các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động đều được xét xử công khai. Những trường hợp cần giữ bí mật quốc gia, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư hay giữ gìn đạo đức xã hội thì có thể kín. Khi xét xử công khai vụ án hình sự, người dưới 16 tuổi không được dự phiên toà. ► Tất cả các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động đều được xét xử công khai. Tuy xử kín nhưng phần tuyên án phải công khai. Khi xét xử công khai vụ án hình sự, người dưới 16 tuổi không được dự phiên toà. ► Tất cả các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động đều được xét xử công khai. Những trường hợp cần giữ bí mật quốc gia, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư hay giữ gìn đạo đức xã hội thì có thể kín. Tuy xử kín nhưng phần tuyên án phải công khai. Khi xét xử công khai vụ án hình sự, người dưới 16 tuổi không được dự phiên toà. Việc xử kín do UBND quyết định. LKT_1_P1_69: Trình bày nội dung nguyên tắc quyền bào chữa của bị can, bị cáo và người bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân trong luật tố tụng. ☺ Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác (luật sư, bào chữa viên nhân dân) bào chữa cho mình. Các đương sự có quyền nhờ luật sư hay những người khác bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Các cơ quan tiến hành tố tụng phải bảo đảm cho bị can, bị áo và các đương sự thực hiện quyền bào chữa của mình ► Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác (luật sư, bào chữa viên nhân dân) bào chữa cho mình. Các đương sự có quyền nhờ luật sư hay những người khác bảo vệ cho
  • 24. Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 23Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 quyền và lợi ích hợp pháp của mình. ► Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác (luật sư, bào chữa viên nhân dân) bào chữa cho mình. Các đương sự có quyền nhờ luật sư hay những người khác bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình.. ► Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác (luật sư, bào chữa viên nhân dân) bào chữa cho mình. Các đương sự có quyền nhờ luật sư hay những người khác bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Các cơ quan tiến hành tố tụng phải bảo đảm cho bị can, bị áo và các đương sự thực hiện quyền bào chữa của mình . luật sư là người của cơ quan đIũu tra đứng ra bào chưã cho bị can, bị cáo. LKT_1_P1_70: Trình bày nội dung nguyên tắc toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. ☺ Toà án xét xử với thành phần tập thể (Hội đồng) ít nhất là 3 người. Khi quyết định vụ án, phải biểu quyết theo đa số. ► Toà án xét xử theo chế độ Hợp đồng, ít lất là 2 người. Khi quyết định vụ chỉ cần 1/2 đồng ý là được.. ► Toà án xét xử theo nguyên tắc có hội đồng ít nhất là 5 người. Khi quyết định vụ án phải biểu quyết theo đa số. ► Toà án xét xử với thành phần hội đồng xét xử gồm có thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và kiểm sát viên. Khi quyết định vụ án, phải có ít nhất 2/3 thành viên biểu quyết tán thành LKT_1_P1_71: Trình bày nguyên tắc suy đoán của toà án trong luật tố tụng. ☺ Trong vụ án dân sự, kinh tế có suy đoán pháp định. Trong vụ án hình sự có suy đoán vô tội. ► Trong vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính có suy đoán lỗi. Trong vụ án hình sự có suy đoán định tội. ► Trong vụ án dân sự, kinh tế có suy đoán tranh chấp lỗi. Trong vụ án hình sự có suy đoán vô tội. ► Trong vụ án hình sự có suy đoán định tội. Trong vụ án dân sự, kinh tế có suy đoán pháp định. LKT_1_P1_72: Thế nào là tố tụng dân sự? ☺ Tố dụng dan sự là toà bộ thủ tục về khởi kiện và giải quyết các vụ án dân sự và việc dân sự. ► Tố tụng dân sự là toàn bộ thủ tục về khởi kiện và giải quyết vụ án dân sự. ► Tố tụng dân sự là thủ tục về khởi kiện, khởi tố, điều tra, xét xử các vụ án dân sự và việc dân sự.
  • 25. Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 24Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 ► Tố tụng dân sự là thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. LKT_1_P1_73: Thế nào là vụ án dân sự? ☺ Vụ án dân sự là những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động giữa các bên đương sự. ► Vụ án dân sự là những vụ việc mà cá nhân, tổ chức khởi kiện để yêu cầu toà án bảo vệ quyền dân sự của mình. ► Vụ án dân sự là những tranh chấp giữa các bên được toà án thụ lý giải quyết. ► Vụ án dân sự là việc đương sự yêu cầu toà án công nhận cho mình một quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. LKT_1_P1_74: Tranh chấp về dân sự bao gồm: ☺ Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam, về quyền sở hữu tài sản, về hợp đồng dân sự, về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ không có mục đích thuận lợi, về thừa kế tài sản, về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí. ► Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, về thừa kế tài sản, về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. ► Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về sở hữu tài sản, về hợp đồng dân sự, về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ không có mục đích lợi nhuận, về thừa kế taì sản, về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. ► Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam, về hợp đồng dân sự, về quyền sở hữu trí tuệ về thừa kế tài sản, về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. LKT_1_P1_75: Tranh chấp về hôn nhân và gia đình bao gồm: ☺ Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản kho ly hôn, tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chòng trong thời kỳ hôn nhân, về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, về xác định cha mẹ cho con hoặc xác định cho cho cha, mẹ, tranh chấp về cấp dưỡng. ► Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản kho ly hôn, tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chòng trong thời kỳ hôn nhân. ► Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, về xác định cha mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ, tranh chấp về cấp dưỡng, các tranh chấp khác về hôn nhân và
  • 26. Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 25Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 gia đình mà pháp luật có quy định. ► Ly hôn, chia tài sản khi ly hôn, tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, về chấm dứt việc nuôi con nuôi, về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. LKT_1_P1_76: Tranh chấp về kinh doanh, thương mại bao gồm: ☺ Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. ► Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau. ► Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức. ► Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại, Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, về phá sản doanh nghiệp. LKT_1_P1_77: Tranh chấp về lao động bao gồm: ☺ Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa lao động với người sử dụng lao động. ► Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tổ chức công đoàn với người sử dụng lao động. ► Tranh chấp liên quan đến việc thực hiện hợp đồng lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động. ► Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động đã được hoà giải nhưng không thành.
  • 27. Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 26Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 LKT_1_P1_78: Thế nào là việc dân sự? ☺ Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu toà án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác, yêu cầu toà án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. ► Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu toà án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình. ► Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu toà án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động ► Việc dân sự là việc tranh chấp giữa cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến một sự kiện pháp lý hoặc một quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại. LKT_1_P1_79: Những vụ tranh chấp dân sự nào không được hoà giải? ☺ Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. ► Yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật. ► Xác định cha, mẹ cho con, Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản của Nhà nước. ► Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. LKT_1_P1_80: Thẩm quyền toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại. ☺ Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về kinh doanh, thương mại, trừ một số tranh chấp do Bộ luật tố tụng dân sự quy định. ► Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả những tranh chấp về kinh doanh, thương mại. ► Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả những tranh chấp về kinh doanh, thương mại, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toà án nhân dân cấp tỉnh và toà án nhân dân tối cao. ► Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm tất cả những tranh chấp về kinh doanh, thương mại.
  • 28. Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 27Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 LKT_1_P1_81: Thẩm quyền toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong việc giải quyết tranh chấp lao động. ☺ Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp lao động cá nhân giữa ngườilao động và người sử dụng lao động. ► Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động. ► Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm những tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động và người sử dụng lao động. ► Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả những tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tạp thể. LKT_1_P1_82: Thẩm quyền toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc giải quyết tranh chấp lao động. ☺ Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, tát cả những tranh chấp lao động tập thể, những tranh chấp thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân cấp huyện nhưng có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho toà án nước ngoài, những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án nhân dân cấp huyện mà toà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết. ► Giải quyết thủ tục sơ thẩm những tranh chấp thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân cấp huyện nhưng có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự ở Việt Nam ở nước ngoài, cho toà án nước ngoài. ► Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả những tranh chấp lao động tập thể và tranh chấp lao động cá nhân. ► Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm: Tát cả những tranh chấp lao động tập thể, những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án nhân dân cấp huyện mà toà án nhân dân cấp tỉnh lên để giải quyết. LKT_1_P1_83: Thế nào là án phí dân sự? ☺ án phí dân sự là số tiền đương sự phải nộp ngân sách Nhà nước khi vụ án dân sự được toà án giải quyết và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. ► án phí dân sự là khoản tiền mà các bên đương sự phải cho cơ quan tiến hành tố tụng để chi phí cho việc xét xử. ► án phí dân sự là số tiền đương sự phải nộp hco cơ quan toà án khi vụ án dân sự đã được toà án giải quyết.
  • 29. Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 28Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 ► án phí dân sự là số tiền hoặc tài sản mà bên đương sự bị thua kiện phải nộp NSNN. LKT_1_P1_84: Lệ phí toà án bao gồm: ☺ Lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định và các giấy tờ khác của toà án, lệ phí nộp đơn yêu cầu toà án giải quyết việc dân sự, lệ phí giải quyết việc dân sự. ► Lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định và các giấy tờ khác của toà án. ► Lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định và các giấy tờ khác của toà án, lệ phí giảm định, lệ phí thi hành án. ► Lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định và các giấy tờ khác của toà án, lệ phí nộp đơn yêu càu toà án giải quyết việc dân sự. LKT_1_P1_85: Các chi phí tố tụng khác bao gồm: ☺ Chi phí giám định, chi phí định giá, chi phí cho người làm chứng, chi phí cho người phiên dịch, chi phí cho luật sư. ► Chi phí cho Hội thẩm tham gia xét xử, chi phí định giá, chi phí cho người làm chứng, chi phí cho người phiên dịch. ► Chi phí giám định, chi phí định giá, chi phí cho người làm chứng, chi phí cho người phiên dịch, chi phí cho nguyên đơn dân sự. ► Chi phí định giá, chi phí cho người làm chứng, chi phí cho người phiên dịch, chi phí cho luật sư tư vấn ở các công ty luật. LKT_1_P1_86: Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mai, lao động được quy định như thế nào? ☺ 2 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, có thể gia hạn nhưng không quá 1 tháng. ► 2 tháng rưỡi kể từ ngày thụ lý vụ án, có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày. ► 1 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày. ► 2 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, có thể gia hạn nhưng không quá 30 ngày. LKT_1_P1_87: Trình tự giải quyết các việc dân sự trước toà: ☺ Người yêu cầu gửi đơn đến toà án có thẩm quyền kèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mìmh: Toà án mở phiên toà họp công khai để giải quyết việc dân sự. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp. Tại phiên họp, thẩm phán xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự. ► Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự, Toà án mở phiên
  • 30. Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 29Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 họp công khai để giải quyết. Tại phiên họp, thẩm phán xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự. ► Người yêu cầu gửu đơn đên viện kiểm sát nhân dân cung cáp, Toà án mở phiên họp kín để giải quyết việc dân sự có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Thẩm phán xem xét, quyết định giải quyết việc dân sự. ► Toàa án mở phiên họp công khai để giải quyết việc dân sự. Tại phiên họp, thẩm phán xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự. LKT_1_P1_88: Đương sự trong tố tụng hành chính bao gồm: ☺ Người khởi kiện, bên bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. ► Người khởi kiện, bên bị kiện, nguyên đơn dân sự. ► Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. ► Người khởi kiện, bên bị kiện, người giám định, người phiên dịch. LKT_1_P1_89: Người khởi kiện trong tố tụng hành chính gồm: ☺ Cá nhân, cơ quan Nhà nước, tổ chức. ► Cơ quan Nhà nước có quyền và lợi ích hợp pháp thực tế đã bị xâm phạm. ► Cơ quan Nhà nước và các đoàn thể xã hội. ► Cá nhân công dân khi họ cho rừng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm. LKT_1_P1_90: Những vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của Toà án: ☺ Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác, trong việc áp dụng hoặc thi hành các biện pháp xử lý hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức giữ chức vụ từ vụ trưởng và tương trở xuống, quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai, cấp giấy phép, thu hồi giấy phép về xây dựng cơ bản, sản xuất, kinh doanh, trưng dụng, trưng mua, tịch thu tài sản trong việc thu thuế, truy thu thuế, thu phí, lệ phí. ► Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác, áp dụng hoặc thi hành các biện pháp xử lý hành chính quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai, cấp giấy phép thu hồi giấy phép về xây dựng cơ bản, sản xuất, kinh doanh, trưng dụng, trưng mua, tịch thu tài sản. ► Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai, cấp giấy phép, thu hồi giấy phép về xây dựng cơ bản, sản
  • 31. Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 30Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 xuất, kinh doanh, trưng dụng, trưng mua, tịch thu tài sản, thu thuế, truy thu thuế thu phí, lệ phí. ► Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác, áp dụng hoặc thi hành các biện pháp xử lý hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống. LKT_1_P1_91: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hành chính của Toà án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: ☺ Những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng lãnh thổ và của cán bộ, công chức của cơ quan Nhà nước đó. Những khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng lãnh thổ đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó. ► Những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng lãnh thổ và của cán bộ, công chức của cơ quan Nhà nước đó. ► Những khiếu kiện quyết định hành chính, của cơ quan Nhà nước từ cấp huyện trở xuống Những khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng lãnh thổ đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó. ► Những khiến kiện của quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước và của cán bộ công chức của cơ quan Nhà nước đó, Những khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó. LKT_1_P1_92: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hành chính của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. ☺ Những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, văn phòng Quốc hội. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng các cơ quan đó, Những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan chức năng thuộc một trong các cơ quan Nhà nước kể trên và quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ, công chức của cơ quan đó, Những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước cấp tỉnh trên cùng lãnh thổ và của cán bộ, công chức của cơ quan Nhà nước đó, Những khiếu kiện quyết định kỷ luạt buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó,
  • 32. Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 31Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 trừ những khiếu kiện thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện. ► Những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, văn phòng Quốc hội. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng các cơ quan đó, Những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước đó, Những khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó, trừ những khiếu kiện thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện. ► Những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng chủ tịch nước, Văn phòng quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng các cơ quan đó, Những khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó, trừ những khiếu kiện thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện. ► Những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, văn phòng Chủ tịch nước, văn phòng Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao. Viện kiểm sát nhân dân tối ao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng các cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng lãnh thổ, Những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan chức năng thuộc một trong các cơ quan Nhà nước kể trên và quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ, công chức của cơ quan chức năng đó mà người khởi kiện có nơi cứ trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng lãnh thổ, Những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước cấp tỉnh trên cùng lãnh thổ và của cán bộ, công chức của cơ quan Nhà nước đó; LKT_1_P1_93: Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính? ☺ 60 ngày, kể từ ngày thụ lý vụ án. ► 90 ngày, kể từ ngày thụ lý vụ án. ► 45 ngày, kể từ ngày thụ lý vụ án. ► 30 ngày, kể từ ngày thụ lý vụ án. LKT_1_P1_94: Các tranh chấp về kinh doanh giữa 2 công ty được giải quyết theo trình tự tố tụng nào? ☺ Tố tụng dân sự. ► Tố tụng kinh doanh và thương mại. ► Tố tụng thương mại.
  • 33. Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 32Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 ► Tố tụng kinh doanh. LKT_1_P1_95: Các tranh chấp về mua bán tài sản giữa 1 bên là công ty, 1 bên là công dân được giải quyết theo trình tự tố tụng nào? ☺ Tố tụng dân sự ► Tố tụng kinh tế ► Tố tụng thương mại ► Tố tụng lao động. LKT_1_P1_96: Các tranh chấp về đất đai giữa 1 bên là công dân, 1 bên là cơ quan Nhà nước mới được giải quyết theo trình tự tố tụng nào? ☺ Tố tụng hành chính. ► Tố tụng kinh tế. ► Tố tụng dân sự. ► Tố tụng hình sự. LKT_1_P1_97: Các tranh chấp về nợ giữa ngân hàng với 1 doanh nghiệp được giải quyết theo trình tự tố tụng nào? ☺ Tố tụng dân sự. ► Tố tụng trọng tài. ► Tố tụng hành chính. ► Tố tụng kinh tế. LKT_1_P1_98: Các tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa 1 bên là doanh nghiệp liên doanh, 1 bên là công dân được giải quyết theo trình tự tố tụng nào? ☺ Tố tụng dân sự. ► Tố tụng kinh tế. ► Tố tụng thương mại. ► Tố tụng hành chính. LKT_1_P1_99: Khi toà án thụ lý vụ án về 1 doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản, được giải quyết theo trình tự tố tụng nào? ☺ Luật phá sản.
  • 34. Download tại Vietlod.com/quizĐề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 33Đề thi trắc nghiệm – Luật kinh tế – P1 ► Bộ luật tố tụng dân sự. ► Bộ luật tố tụng hình sự. ► Pháp lệnh trọng tài thương mại. LKT_1_P1_100: Các vi phạm về ô nhiễm môi trường do 1 doanh nghiệp gây ra, nếu phải đưa ra tòa án sẽ giải quyết theo trình tự tố tụng nào? ☺ Tố tụng hình sự. ► Tố tụng kinh tế. ► Tố tụng hành chính. ► Tố tụng dân sự. LKT_1_P1_101: Cơ quan công an tham gia vào quá trình xét xử các vụ kiện đòi nợ giữa công dân với công dân như thế nào? ☺ Không có tư cách tham gia tố tụng. ► Tham gia một phần. ► Được tham gia. ► Nếu được mời sẽ tham gia. LKT_1_P1_102: Các tranh chấp về quyền thương hiệu do toà án cấp nào xét xử? ☺ Cấp tỉnh. ► Cấp huyện. ► Toà án nhân dân tối cao. ► Cấp thành phố thuộc tỉnh. LKT_1_P1_103: Việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ giữa các doanh nghiệp được tiến hành theo thủ tục nào? ☺ Tố tụng dân sự. ► Tố tụng kinh tế. ► Tố tụng thương mại. ► Tố tụng hành chính. LKT_1_P1_104: Theo bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, thế nào là vụ án dân sự? ☺ Vụ án dân sự là những tranh chấp trước toà án về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,