SlideShare a Scribd company logo
1 of 55
1
PHẦN I
MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp
1. Khái niệm
Thu nhập là một phạm trù trừu tượng. Để hiểu rõ về thu nhập, ta có thể tìm
hiểu chung về một số đặc điểm của thu nhập:
- Thu nhập luôn luôn gắn với một chủ thể nhất định trong nền kinh tế, xã
hội - thể hiện tính sở hữu của thu nhập.
- Thông thường việc xác định thu nhập của chủ thể khác nhau trong môt
thời gian nhất định được biểu hiện dưới hình thức giá trị - là hình thức thông qua
đó có thể biết được tổng số thu nhập từ các nguồn khác nhau của một cá nhân
hay một pháp nhân khác.
- Thu nhập được hình thành thông qua quá trình phân phối lần đầu và phân
phối lại thu nhập quốc dân.
Qua các đặc điểm trên, có thể đưa ra khái niệm chung về thu nhập:
Thu nhập là những khoản thu dưới dạng tiền tệ hoặc hiện vật của các tổ
chức hoặc cá nhân nhận được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, từ
lao động, từ quyền sở hữu quyền sử dụng về tài sản, tiền vốn mà có hoặc các
khoản thu nhập khác mà xã hội dành cho trong một thời kỳ nhất định thường là
một năm.
Căn cứ vào tiêu thức khác nhau người ta chia ra các loại thu nhập nhằm đáp
ứng các yêu cầu quản lý khác nhau như thu nhập công ty, thu nhập cá nhân, thu
nhập thường xuyên, thu nhập không thường xuyên, thu nhập từ lao động và các
thu nhập khác.
Thuế thu nhập là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế
của các tổ chức và cá nhân. Thuế thu nhập gồm có thuế thu nhập doanh nghiệp
và thuế thu nhập cá nhân.
Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) là một loại thuế trực thu đánh
vào thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Tuy nhiên, không phải toàn bộ thu nhập của cơ sở sản xuất kinh doanh đều
là đối tượng điều chỉnh của thuế TNDN. Thuế TNDN chỉ điều chỉnh phần thu
nhập chịu thuế. Vì việc đánh thuế vào loại thu nhập nào, đánh nặng hay đánh
nhẹ vào từng loại thu nhập là tuỳ thuộc vào quan điểm của mỗi Nhà nước về
điều tiết thu nhập qua thuế thu nhập, phụ thuộc vào khả năng quản lý thuế, chi
phí quản lý thuế cũng như mục tiêu của thuế thu nhập phải đạt được để góp phần
thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia trong từng
thời kỳ nhất định.
2
2. Đặc điểm thuế Thu nhập doanh nghiệp
- Thuế TNDN là một loại thuế trực thu. Tính chất trực thu của loại thuế này
được biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế.
- Thuế TNDN đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, bởi vậy mức
động viên vào NSNN đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
3. Vai trò của thuế TNDN
3.1 Thuế TNDN là khoản thu quan trọng của NSNN
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những loại thuế trực thu. Nó và
thuế thu nhập cá nhân chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu Ngân sách Nhà
nước. Ở các nước phát triển hai loại thuế chủ yếu này đã làm cho thuế trực thu
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu Ngân sách nhà nước. Ví dụ như Mỹ: thuế trực
thu chiếm 74,8%, Nhật Bản là 74%. Hầu hết các nước có thu nhập quốc dân
bình quân đầu người thấp thì thuế gián thu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
số thuế ngân sách; ví dụ như: Philipin chiếm 60%; Thái Lan chiếm 66%; Ấn Độ
63%; Kênia: 61%; Gana: 65%...
Ở Việt nam, tỷ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp trong tổng số thu Ngân
sách Nhà nước (trừ dầu thô) năm 2004 là 24%; năm 2005 là 24, 5%, năm 2006
là 24,1%.
Tuy nhiên, cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế, quy mô của các hoạt
động kinh tế ngày càng được mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao sẽ tạo
ra nguồn thu về thuế TNDN ngày càng lớn cho NSNN.
3.2 Thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết
vĩ mô nền kinh tế
Nói cách khác, thuế phải góp phần khuyến khích sản xuất, kinh doanh phát
triển theo định hướng của Nhà nước trong từng thời kỳ.
- Nhà nước ban hành một hệ thống pháp luật về thuế thu nhập doanh
nghiệp áp dụng chung cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần
kinh tế, tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
Như vậy, với các doanh nghiệp cùng sản xuất một mặt hàng như nhau, cùng bán
giá bán trên thị trường như nhau, nếu cơ sở sản xuất nào càng hạ thấp được giá
3
thảnh sản phẩm, càng thu được nhiều lợi nhuận thì càng phát triển mạnh, và
ngược lại thì dễ dẫn tới bị phá sản.
- Thông qua việc xác định phạm vi thu thuế và không thu thuế, Nhà nước
thể hiện sự ưu đãi của mình đối với một số đối tượng trong xã hội không phải
nộp thuế hoặc thể hiện sự khuyến khích của Nhà nước đối với việc phát triển
của một lĩnh vực ở một vùng nào đó.
- Ngoài việc quy định thuế suất chung cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
Nhà nước cũng đưa ra thuế suất ưu đãi để áp dụng đối với từng ngành nghề, mặt
hàng, lĩnh vực thể hiện mức độ khuyến khích hay không khuyến khích của Nhà
nước đối với những ngành nghề, mặt hàng, lĩnh vực đó trong nền kinh tế.
- Không những chỉ khuyến khích đầu tư bằng việc định ra một thuế suất
hợp lý, mà thuế thu nhập doanh nghiệp còn được sử dụng là một biện pháp
khuyến khích bỏ vốn đầu tư vào các ngành nghề, mặt hàng, các vùng mà Nhà
nước cần tập trung khuyến khích đẩy mạnh sản xuất, khai thác tiềm năng về vốn
trong dân cư và của các nhà đầu tư nước ngoài, hỗ trợ các doanh nghiệp khắc
phục khó khăn, rủi ro để phát triển sản xuất bằng việc sử dụng biện pháp miễn,
giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức độ khác nhau.
3.3 Thuế TNDN là một công cụ của Nhà nước thực hiện chính sách công
bằng xã hội
Một trong những mục tiêu của thuế thu nhập doanh nghiệp là điều tiết thu
nhập, đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập xã hội. Thuế thu nhập
doanh nghiệp được áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế, không những đảm bảo bình đẳng công bằng về chiều ngang mà
còn cả công bằng về chiều dọc. Về chiều ngang, bất kể một doanh nghiệp nào
kinh doanh bất cứ hình thức nào nếu có thu nhập chịu thuế thì phải nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp. Về chiều dọc, cùng một ngành nghề không phân biệt quy
mô kinh doanh nếu có thu nhập chịu thuế thì đều phải nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp. Với mức thuế suất thống nhất, doanh nghiệp nào có thu nhập cao thì
phải nộp thuế nhiều hơn (theo số tuyệt đối) doanh nghiệp có thu nhập thấp.
4
II. Một số nội dung cơ bản của thuế TNDN:
1. Đối tượng nộp thuế:
Về nguyên lý chung thì tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế đều thuộc đối tượng nộp thuế TNDN.
Tuy nhiên, để thu thuế thu nhập, các nước chú trọng đến việc phân loại
công ty hoạt động dưới hình thức nào. Các nước do các hệ thống pháp luật hoàn
chỉnh nên đã quy định cụ thể một hoạt động kinh doanh trước khi tiến hành phải
thực hiện việc đăng ký và hoạt động theo luật kinh doanh tương ứng. Trên cơ sở
các quy định về pháp lý, tên gọi, chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu, các sáng lập
viên… mà đã định ra 2 hình thức thu thuế thu nhập thích hợp. Nhìn chung các
nước đều quy định thu nhập của một pháp nhân kinh doanh phải nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp. Thu nhập của thể nhân kinh doanh hoặc cá nhân không kinh
doanh phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
2. Cơ sở tính thuế hay căn cứ tính thuế:
Bao gồm thu nhập chịu thuế và thuế suất.
2.1 Thu nhập chịu thuế:
2.1.1 Xác định thu nhập chịu thuế:
- Thu nhập chịu thuế là phần thu nhập làm cơ sở đánh thuế thu nhập. Nó
được xác định trên cơ sở các khoản thu nhập nhận được sau khi đã trừ một số
khoản thu nhập và chi phí để tạo ra thu nhập đó.
- Muốn xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp cần xem xét các
vấn đề sau:
+ Nguồn gốc của thu nhập.
+ Địa điểm phát sinh thu nhập và thời hạn cư trú hoặc không cư trú của chủ
sở hữu thu nhập.
Hiện nay trên thế giới có hai hệ thống cơ bản để xác định nghĩa vụ nộp thuế
thu nhập của một doanh nghiệp hay cá nhân tại một nước nào đó theo luật pháp
của nước đó. Hai hệ thống này là hệ thống xác định nghĩa vụ thuế của một đối
tượng dựa trên nơi thường trú và hệ thống dựa trên nguồn gốc thu nhập.
Đánh thuế trên cơ sở thường trú tức là phải xác định rõ thế nào là cơ sở
thường trú và thuế thu nhập sẽ được điều chỉnh trên toàn bộ thu nhập của doanh
nghiệp ở các quốc gia khác nhau không phân biệt lĩnh vực, thời gian phát sinh.
5
Nói cách khác cơ sở xác định khả năng chịu thuế của một công ty là dựa trên
khái niệm một công ty cư trú hay không cư trú ở một nước. Một công ty cư trú ở
một nước có nghĩa vụ kê khai toàn bộ thu nhập chịu thuế phát sinh ở trong nước
và ngoài nước. Còn công ty không cư trú, nhưng có cơ sở thường trú ở một nước
chỉ có nghĩa vụ kê khai thu nhập phát sinh tại nước đó.
Phương pháp đánh thuế dựa trên nguồn thu nhập (Đánh thuế trên cơ sở
xuất xứ) tức là chỉ có những thu nhập phát sinh trong lãnh thổ của cơ sơ sản xuất
kinh doanh đó bị đánh thuế.
Như vậy, việc đánh thuế dựa trên nguồn thu nhập sẽ có cơ sở tính thuế eo
hẹp hơn cách đánh thuế dựa trên tiêu chuẩn thường trú khi trên lãnh thổ 1 quốc
gia nào đó có nhiều công ty hoạt động kinh doanh của nước ngoài
+ Tính thường xuyên hay không thường xuyên của việc phát sinh thu nhập.
- Khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN cần phải quán triệt các nguyên tắc
cơ bản sau đây:
+ Thu nhập chịu thuế là thu nhập bằng tiền, tức là chỉ những thu nhập được
tính ra bằng tiền mới đưa vào thu nhập chịu thuế, theo đó thì những thu nhập
dưới dạng hiện vật phải được tính thành tiền và những thu nhập nhận được từ
các lợi ích công cộng không được tính vào thu nhập chịu thuế.
+ Thu nhập chịu thuế là thu nhập ròng, tức là thu nhập nhận được sau khi
đã trừ đi các chi phí hợp lý và cần thiết để tạo ra thu nhập đó;
+ Thu nhập chịu thuế là thu nhập thực tế. Tức là chỉ những thu nhập mà
doanh nghiệp thực sự nhận được trong kỳ tính thuế mới được tính còn những thu
nhập đang ở dạng tiềm ẩn thì không được tính vào thu nhập chịu thuế. Ví dụ
những khoản trừ chiết khấu giảm giá cho khách hàng, trị giá hàng bị trả lại sẽ
được khấu trừ không được tính vào thu nhập chịu thuế, ngược lại những khoản
trợ giá, phụ thu mà doanh nghiệp được hưởng lại được tính vào thu nhập chịu
thuế.
2.1.2 Xác định thời gian tính thuế thu nhập doanh nghiệp:
Xác định đúng đắn thời gian tính thuế thu nhập doanh nghiệp là vấn đề vô
cùng quan trọng trong quá trình xây dựng và thực thi luật thuế vì việc xác định
đúng thời gian tính thuế sẽ đảm bảo giá trị đồng tiền nộp thuế trước tình trạng
6
lạm phát, tránh sự lợi dụng chiếm dụng tiền thuế và thực hiện chi tiêu theo kế
hoạch của Nhà nước.
2.1.3 Tuỳ theo chính sách thuế thu nhập của mỗi nước mà nội dung,
phương pháp xác định các khoản chi phí có sự khác nhau. Các khoản chi phí
được khấu trừ về nguyên tắc phải có các đặc trưng sau:
+ Chi phí phải liên quan tới doanh nghiệp hay có thể nói rõ hơn đó là các
chi phí phải được chi ra cho các mục đích tạo ra thu nhập chịu thuế.
+ Chi phí phải thật được chi ra.
+ Mức trả cho chi phí phải hợp lý.
+ Chi phí phải có tính “thu nhập” hơn là tính vốn. Chi phí mang tính chất
vốn là những khoản chi liên quan đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Chi phí
mang tính chất thu nhập là những khoản chi phí liên quan trực tiếp đến tạo ra thu
nhập.
Mặc dù có những nguyên tắc chung để xác định các khoản chi phí được
khấu trừ nhưng nhiều khoản chi phí không nằm trong phạm vi các nguyên tắc
trên. Các chi phí đó là:
a. Vốn thu hoạch lại: là số tiền thanh lý tài sản, nhượng bán tài sản. Có 3
quan điểm về việc đánh thuế đối với vốn thu hoạch lại:
- Quan điểm 1: Đánh 1 phần vào 1 số loại vốn thu hồi được, chủ yếu đánh
vào đất, cổ phần.
- Quan điểm 2: Không đánh thuế thu nhập vì nói không mang tính chất thu
nhập mà mang tính chất vốn.
- Quan điểm 3: Đánh thuế thu nhập trên toàn bộ khoản vốn thu hồi lại vì
người ta coi đó là khoản thu nhập.
Để đánh thuế chính xác, ở các nước có hệ thống thuế hiện đại, người ta cho
laọi trừ các nhân tố ảnh hưởng (ví dụ như lạm phát). Ở các nước hệ thống thuế
chưa phát triển, đánh thuế trên toàn bộ khoản vốn thu hồi lại.
b. Lợi tức cổ phần: là một khoản thu nhập của doanh nghiệp do doanh
nghiệp đóng góp cổ phần vào công ty khác. Có 2 quan điểm:
- Quan điểm 1: Không nên đánh thuế vì trước khi nhận được lợi tức cỏ
phần, khoản này đã bị đánh thuế ở doanh nghiệp mà mình góp cổ phần.
7
- Quan điểm 2: Nếu coi đây là khoản thu nhập thì vấn đánh thuế.
Người ta đưa ra cách xử lý:
- Khấu trừ tiền thuế đã nộp ở khâu trước khi nhận được thu nhập.
- Đánh vào một phần thu nhập từ lợi tức cổ phần.
c. Lãi tiền gửi: Đây là khoản thu nhập của doanh nghiệp nên nên đánh thuế
thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu khuyến khích hoạt động cho vay vốn thì
không đánh vào lãi tiền gửi.
d. Thu nhập từ nước ngoài: nếu căn cứ vào tiêu thức thường trú thì nên
đánh. Tuy nhiên đây là khoản thu nhập từ nước ngoài đã bị đánh thuế thu nhập
doanh nghiệp của nước ngoài nên nếu đánh thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ dẫn
đến đánh trùng thuế, hạn chế đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.
e. Khấu hao tài sản cố định: là một yếu tố của hci phí nhưng được phân bổ
như thế nào trong từng năm khi tính thu nhập chịu thuế. Về nguyên tắc, tỷ lệ
khấu hao tài sản cố định nhằm mục đích tích luỹ và tính thuế phải tương ứng với
vòng đời kinh tế hữu dụng của tài sản, nhưng thực tế ở nhiều quốc gia, khấu hao
đưa vào chi phí để tính thuế thường không tương ứng với vòng đời hữu dụng
của tài sản.
g. Các khoản thuế được khấu trừ:
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì không được coi là khoản chi phí
khấu trừ.
Đối với thuế đánh trên hàng hoá (thuế gián thu) thì được coi là chi phí và
được phép khấu trừ vì thực chất đây là một khoản chi phí mà Công ty phải trả
khi mua hàng hoá và nó được coi như là một chi phí tạo ra lợi nhuận.
h. Chi phí quảng cáo, chi phí hội nghị, tiếp tân, tiếp khách…: Việc xác định
định mức bao nhiều là hợp lý chỉ mang tính chất ước lệ.
2.2 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế suất là mức động viên của Nhà nước trên một đơn vị của đối tượng
tính thuế. Thuế suất là linh hồn của một sắc thuế. Nó phản ánh mức độ điều tiết
của nhà nước đối với một đối tượng tính thuế; thể hiện quan điểm của Nhà nước
về yêu cầu động viên nhằm khuyến khích hay không khuyến khích sự phát triển
của một ngành nghề, một loại sản phẩm cụ thể nào đó. Thuế suất được xác định
8
bằng đại lượng tuyệt đối hay bằng tỷ suất.
Cơ cấu thuế suất thuế thu nhập công ty được thiết kế khác nhau tuỳ thuộc
điều kiện và chính sách kinh tế của từng nước. Một chính sách thuế thu nhập
thông minh không phải là đặt ra mức động viên thuế cao (thuế suất cao), điều
quan trọng là thuế suất cần quy định ở mức vừa phải trên cơ sở xem xét, cân
nhắc đến cả lợi ích: Nhà nước và doanh nghiệp, đồng thời cần phải mở rộng diện
thu thuế, đa dạng hoá đối tượng thu và không bỏ sót nguồn thu, gánh nặng thuế
được san sẻ cho nhiều người cùng chịu.
3. Ưu đãi miễn, giảm thuế
3.1 Khái niệm:
Ưu đãi về thuế là việc một quốc gia, một tổ chức Quốc tế dành những điều
kiện, những quyền lợi đặc biệt về thuế cho một tổ chức quốc tế, một quốc gia,
một doanh nghiệp hay một cá nhân nào đó hơn so với những quốc gia khác, tổ
chức khác hay đối tượng khác.
Nói cách khác, ưu đãi thuế là hình thức cho người nộp thuế được hưởng
những điều kiện thuận lợi khi thực hiện nghĩa vụ thuế.
3.2 Đặc điểm của các ưu đãi thuế
Ưu đãi thuế là một trong những bộ phận của chính sách ưu đãi nên nó
mang đầy đủ đặc điểm của chính sách ưu đãi. Ngoài ra nó còn có một số đặc
điểm chủ yếu sau:
- Chỉ có tổ chức quốc tế và các quốc gia mới có quyền đặt ra ưu đãi thuế
vì tổ chức quốc tế và quốc gia có quyền quản lý. Ưu đãi chỉ tồn tại khi nó thực
hiện được. Muốn vậy, đối tượng ban hành ra nó phải có quyền lực nhất định. Tổ
chức quốc tế có quyền lực quản lý trong phạm vi các quốc gia theo các cam kết
mà các quốc gia này đã ký kết; Nhà nước có quyền quản lý quốc gia trên mọi
phương diện hay nói cách khác có Nhà nước thì mới có thuế, mới có ưu đãi
thuế. Vì vậy, chỉ có tổ chức quốc tế và Nhà nước ở các quốc gia có quyền đặt ra
ưu đãi thuế.
- Ưu đãi thuế nhằm vào mục đích phát triển. Vì vậy, các tổ chức quốc tế,
các khu vực, Nhà nước ở các quốc gia đều đưa ra hệ thống ưu đãi thuế khác
9
nhau tuỳ hoàn cảnh của mỗi nước, tuỳ mục tiêu phát triển nền kinh tế trong từng
thời kỳ.
- Giới hạn về chủ thể và thời hạn ưu đãi thuế: Cũng như chính sách ưu
đãi, chính sách ưu đãi thuế nhằm mục đích nhất định thì phải có chủ thể nhất
định. Thời gian ưu đãi thuế cũng phải được tính đến để cho phù hợp với sự phát
triển của doanh nghiệp. Nếu thời gian quá ngắn thì các nhà đầu tư chưa có khả
năng khắc phục khó khăn nhưng nếu thời gian quá dài thì có khi không những
không có tác dụng lắm đối với kích thích đầu tư mà còn tạo ra nhiều mặt tiêu
cực vì chính sách ưu đãi nói chung và chính sách ưu đãi thuế nói riêng bên cạnh
những mặt tích cực thì còn có rất nhiều những hạn chế như: tạo ra sự mất công
bằng, gây méo mó nền kinh tế...
- Chính sách ưu đãi thuế làm giảm cơ sở thuế bao gồm có thể là giảm thuế
suất hoặc giảm số thu.
- Mặc dù việc ban hành các ưu đãi thuế để khuyến khích đầu tư rất phổ
biến tại các nước trên thế giới, hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận về tác dụng
của các biện pháp ưu đãi thuế này đối với việc thu hút đầu tư. Đối với các nhà
đầu tư, việc quyết định đầu tư vào một nước thường phụ thuộc vào toàn bộ các
yếu tố của nước sở tại, trong đó ưu đãi thuế chỉ là một trong lý do để cân nhắc
và không phải là yếu tố quan trọng nhất. Nguồn tài nguyên, sự ổn định về chính
trị và kinh tế, minh bạch trong hệ thống pháp luật, việc có đầy đủ các hệ thống
hỗ trợ (ví dụ: các hệ thống ngân hàng, vận tải, viễn thông và các tiện ích hạ
tầng), khả năng dễ chuyển lợi tức ra nước ngoài và lực lượng lao động chuyên
nghiệp và giá rẻ thường là những yếu tố quyết định hơn vấn đề về thuế khi xem
xét các vị trí đầu tư thích hợp. Nếu các yếu tố này là thuận lợi và hệ thống thuế
quốc gia phù hợp với các chuẩn mực quốc tế thì ưu đãi thuế sẽ không còn vai trò
quyết định ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư.
Một đặc điểm nữa của ưu đãi thuế là rất khó có thể định lượng phần đầu
tư tăng lên do áp dụng các ưu đãi thuế so với phần số thu đã mất, do đó các đánh
10
giá về tác dụng của từng loại ưu đãi thường mang tính chất định tính, không
mang tính chất định lượng.
3.3 Cơ chế áp dụng ưu đãi
- Cơ chế tự động: cơ chế này cho phép doanh nghiệp/ dự án đầu tư nhận
được các ưu đãi một cách tự động ngay khi đáp ứng đủ mục tiêu cụ thể theo tiêu
thức như số tiền đầu tư tối thiểu của dự án vào các khu vực nhất định của nền
kinh tế. Các tiêu thức này thường được quy định hoặc trong những luật có liên
quan hoặc trong các quy định thực hiện luật.
- Cơ chế xét duyệt: cơ chế này gắn liền với việc chấp thuận hay từ chối
đơn xin áp dụng ưu đãi trên cơ sở đánh giá mức thực tế đạt được so với các điều
kiện ưu đãi đã đưa ra ban đầu.
Đối với cả hai loại cơ chế lập ngưỡng đều có những hạn chế nhất định. Cơ
chế lập ngưỡng xét duyệt tốt hơn cơ chế tự động vì cơ chế xét duyệt có thể tạo
cho cơ quan cấp ưu đãi nhiều linh hoạt trong việc xác định ưu điểm của từng
đơn xin hưởng ưu đãi. Tuy nhiên, trên thực tế việc xét duyệt có thể thiếu minh
bạch và tạo điều kiện cho nạn tham nhũng.
3.4 Phạm vi ưu đãi:
Ưu đãi thuế có thể chia thành 2 cấp độ:
+ Ưu đãi trên phạm vi Quốc tế: Là việc một tổ chức Quốc tế, một quốc
gia nào đó dành những điều kiện, những quyền lợi đặc biệt hơn về thuế cho một
hay một số quốc gia khác trong phạm vi một công ước Quốc tế, một hiệp định
song phương, đa phương… so với các quốc gia khác khi tham gia vào thương
mại Quốc tế.
+ Ưu đãi trên phạm vi quốc gia: Là việc một quốc gia dành những điều
kiện, những quyền lợi đặc biệt hơn về thuế cho một tổ chức, một doanh
nghiệp… nhằm khuyến khích hay hạn chế sự phát triển của một lĩnh vực, một
ngành nghề hay một mặt hàng nào đó… theo mục tiêu hoặc đường lối mà Chính
phủ đă đặt ra. Việc ưu đãi trên phạm vi quốc gia được Chính phủ các nước sử
11
dụng dưới hình thức luật, các văn bản dưới luật hay đơn giản chỉ là quy định của
một địa phương nào đó. Tuy nhiên, các quyết định mà Chính phủ các nước đưa
ra phải phù hợp với các nguyên tắc, các cam kết của các tổ chức Quốc tế mà
Chính phủ đã ký kết trong tiến trình tham gia vào thương mại Quốc tế.
3.5 Hình thức ưu đãi chủ yếu
Các nước có thể sử dụng nhiều hình thức ưu đãi thuế khác nhau với mức
độ ưu đãi khác nhau tuỳ theo mục tiêu cần thu hút đầu tư của mình, tuy nhiên
các dạng ưu đãi thuế cơ bản thường gồm:
3.5.1 Miễn giảm thuế có thời hạn
Ưu đãi thuế có các hình thức cụ thể, đó là: miễn, giảm tín dụng thuế đầu
tư, mức miễn trừ (mức tối thiểu không phải chịu thuế)..v..v. Chế độ ưu đãi về
thuế được thể hiện rõ nhất thông qua các quy định miễn giảm thuế. Miễn giảm
thuế là số tiền thuế mà người nộp thuế phải nộp cho Nhà nước, song vì những lý
do kinh tế, xã hội mà Nhà nước quy định cho phép không phải nộp toàn bộ
(miễn thuế ) hay chỉ phải nộp một phần (giảm thuế) trong số thuế phải nộp.
Miễn giảm thuế có thời hạn là không đánh thuế hoặc giảm thuế thu nhập
đối với các dự án đầu tư đủ tiêu chuẩn trong một thời gian nhất định. Các thời
kỳ doanh nghiệp được miễn giảm thuế thường được gọi là các kỳ nghỉ về thuế.
Đây là hình thức ưu đãi đầu tư phổ biến tại các nước đang phát triển. Ở
những quốc gia khác nhau, chính sách miễn giảm thuế rất khác nhau cả về thời
hạn được miễn giảm và hình thức miễn giảm. Thời hạn miễn giảm ngắn có thể là
một năm, dài hơn có thể kéo dai tới 20 năm dưới hình thức cho miễn toàn bộ
thuế lợi tức ( thậm chí tất cả các loại thuế phải nộp) hoặc dưới hình thức giảm
mức thuế suất…
Thời điểm miễn giảm thuế có thể là: Ngày đăng ký thành lập công ty,
ngày bắt đầu sản xuất kinh doanh, ngày công ty bắt đầu có thu nhập, năm đầu
tiên công ty có lãi… Ở nhiều nước thời điểm miễn giảm ít nhất là một năm hay
lâu hơn trước khi một dự án đầu tư nước ngoài thực sự bắt đầu kinh doanh và
thường là khoảng 5 năm hay dài hơn trước khi công ty có lợi tức. Miễn giảm
thuế có mối liên quan chặt chẽ với các quy định về khấu hao và giảm lỗ. Trong
12
một số trường hợp, việc miễn giảm có thời hạn có thể không đem lại lợi ích cho
các nhà đầu tư.
Phần lớn các nghiên cứu đều cho thấy, miễn giảm thuế với thời hạn ngắn
có ít tác dụng trong việc thu hút đầu tư. Thời hạn miễn giảm dài hơn có tác dụng
và sức hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư, song đối với nước nhận đầu tư nó
làm tăng chi phí hay giảm số thu thuế do giảm thuế. Hơn nữa, miễn giảm thuế
tạo ra nhiều khe hở cho việc luồn lách, trốn thuế và lạm dụng như tạo cơ hội cho
tránh thuế vì các doanh nghiệp bị đánh thuế có thể sử dụng quan hệ kinh tế với
doanh nghiệp được miễn thuế để chuyển lợi nhuận của mình sang cho doanh
nghiệp miễn thuế thông qua chuyển giá hay bị các nhà đầu tư lơi dụng thông qua
việc tái tạo đầu tư mới từ đầu tư cũ..
3.5.2 Thuế suất giảm: áp dụng mức thuế suất thấp hơn thuế suất chuẩn đối
với các dự án đầu tư đạt đủ điều kiện.
3.5.3 Trừ chi phí đầu tư hoặc khấu trừ thuế; trợ cấp đầu tư và khấu hao
nhanh
Qui định tỷ lệ phần trăm của chi phí đầu tư ban đầu (ví dụ: chi phí nhà
xưởng, thiết bị) sẽ được trừ ngay trong chi phí của thời kỳ hiện hành, ngoài mức
khấu hao thông thường (biện pháp trừ chi phí) hoặc qui định tỷ lệ phần trăm chi
phí đầu tư sẽ được trừ vào nghĩa vụ thuế thu nhập công ty (biện pháp khấu trừ
thuế). Mục tiêu của loại ưu đãi này là nhằm khuyến khích việc đầu tư đối với
các nhà xưởng và thiết bị trong những ngành cần tập trung.
- Khấu hao nhanh: Là hình thức chi phí mua tài sản được khấu hao với
tốc độ nhanh hơn so với mức khấu hao được cho phép theo lịch trình khấu hao
thông thường. Nói cách khác nó cho phép trừ chi phí đầu tư trong những năm
đầu tiên nhanh hơn so với năm sau.
- Trợ cấp đầu tư: nhà nước chi từ ngân sách các khoản trợ cấp cho đầu tư,
kể cả những khoản đầu tư không mang lại lợi nhuận.
13
Xét về mặt hiệu quả, các quy định về khấu trừ đầu tư hay trợ cấp đầu tư
có thể tốt hơn so với miễn giảm thuế có thời hạn. Chi phí của các quy định này
có thể tính toán được và chi phí đó tương quan với số vốn đầu tư. Sự ưu đãi có
thể áp dụng đối với tất cả các hình thức đầu tư vốn hoặc chỉ có thể giới hạn đối
với một số loại hình nhất định như máy móc, thiết bị công nghệ thông tiên tiến,
hoặc đầu tư nghiên cứu – phát triển. Còn đối với việc miễn giảm thuế có thời
hạn thì lợi ích dành cho nhà đầu tư một phần phụ thuộc vào mối quan hệ giữa
quy định về ưu đãi với các nguyên tắc thông thường về khấu hao và giảm lỗ.
Trong trường hợp khi phần lớn các khoản đầu tư ban đầu có thể không mang lại
lợi tức trong những năm đầu, cộng với việc khấu hao nhanh sẽ không mang lại
lợi ích cho những nhà đầu tư mà ngược lại có thể làm tăng thêm gánh nặng về
thuế. Trong những trường hợp đó, việc thực hiện khấu trừ đầu tư trong những
năm đó sẽ thực sự trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
3.5.4 Trợ cấp tái đầu tư
Trợ cấp tái đầu tư thực chất là được miễn thuế lợi tức thông qua việc cho
phép số lợi tức dùng để tái đầu tư, hay một phần của nó được trừ khỏi lợi tức
chịu thuế khi tính thuế, hoặc bằng cách cho các cổ đông được hoàn thuế đã
thanh toán với một tỷ lệ nhất định của tổng số lợi tức tái đầu tư. Vốn đầu tư có
thể được đầu tư vào chính công ty đã tạo nên lợi tức đó hay đầu tư vào một số
ngành nhất định nào đó.
3.5.5 Giảm thuế khấu trừ tại nguồn
Việc giảm thuế khấu trừ tại nguồn là việc sử dụng mức thuế suất bằng
không hay cắt giảm mức thuế khấu trừ tại nguồn nhằm thu hút đầu tư nước
ngoài hay khuyến khích một số dự án về chuyển giao công nghệ. Chẳng hạn như
một khoản lợi tức tiền vay được hưởng từ mức thuế suất ưu đãi, miễn thuế lợi
tức cho các khoản cổ tức trả cho cổ đông người nước ngoài. Hình thức này đã
được sử dụng ở nhiều nước.
3.5.6 Các khoản giảm trừ đặc biệt:
14
Khoản giảm trừ đặc biệt là khấu trừ gấp đôi cho một số loại chi phí nhất
định. Đây là hình thức ưu đãi phổ biến ở Singapo và Malaysia. Hai quốc gia này
cho phép khấu trừ gấp đôi số chi phí được phép khấu trừ đối với một loạt các chi
phí được coi là thúc đẩy xuất khẩu hay đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ cho
khách hàng nước ngoài. Malaysia còn cho khấu trừ gấp đôi các chi phí liên quan
đến du lịch và đào tạo nhân công.
3.5.7 Giảm thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm xã hội
Nhiều nước sử dụng biện pháp này như một hình thức ưu đãi đặc biệt cho
những người điều hành hay công nhân nước ngoài nhằm đảm bảo sự công bằng
trong điều tiết thuế. Việc giảm thuế đối với tiền lương và đóng góp bảo hiểm xã
hội thường được sử dụng để thu hút đầu tư vào những vùng có tỷ lệ thất nghiệp
cao hay để khai thác một số lực lượng lao động nhất định.
3.5.8 Miễn giảm thuế tài sản
Miễn giảm thuế tài sản là một hình thức phổ biến và có tác dụng lớn đối
với việc ưu đãi đầu tư. Theo quan điểm của Nhà nước thì việc miễn giảm thuế
tài sản có lợi thế là chi phí của việc miễn giảm có thể tính toán được. Còn về
phía các nhà đầu tư thì cho rằng hình thức này sẽ tạo ta lợi tức ngay lập tức và
có tính khả thi ngay cả khi không có lợi tức để đánh thuế. Hình thức ưu đãi này
nói chung thường được thực hiện trong một thời gian nhất định. Nó giống như
việc cấp tiền trong vòng một số năm và đặc biệt thích hợp với việc thức đẩy các
khoản đầu tư mới. Các ưu đãi kiểu này thường được áp dụng như một bộ phận
của chính sách phát triển vùng nói chung và nó thường do chính quyền địa
phương, chính quyền vùng quy định hơn là chính quyền trung ương.
3.5.9 Giảm thuế nhập khẩu và nghĩa vụ hải quan
Giảm thuế nhập khẩu và nghĩa vụ hải quan là một trong những hình thức
có sự khuyến khích cao nhất trong các hình thức ưu đãi đầu tư, đặc biệt là đối
với hàng hoá và tài sản thực hiện quá trình đầu tư. Hình thức ưu đãi này có
chung đặc điểm với miễn giảm thuế tài sản là không phụ thuộc vào khả năng có
lợi tức. Nó là một khoản tiền lớn có trước và tạo ra sự tiết kiệm ngay từ đầu cho
15
các nhà đầu tư. Miễn thuế quan thường được áp dụng đối với thiết bị nhập khẩu,
đôi khi đối với toàn bộ thiết bị vốn, trong một vài trường hợp nó được áp dụng
đối với một số nhất định các loại máy móc, thiết bị công nghệ tiến bộ kỹ thuật.Ở
một số nước, một nhà đầu tư khi góp vốn điều lệ vào một công ty mới thành lập,
được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, sự miễn thuế
trong những trường hợp như vậy chỉ được thực hiện cho một số nhà đầu tư nhất
định, nên có thể gây nên sự bóp méo trong cạnh tranh và trái với những nguyên
tắc thương mại quốc tế. Việc miễn giảm thuế như trên không chỉ là thuế nhập
khẩu mà còn bao gồm các loại thuế khác thu ở khâu nhập khẩu như thuế giá trị
gia tăng.
3.5.10 Quy định khởi điểm thu thuế và mức miễn thu: thể hiện sự chiếu cố
những người có thu nhập thấp, có gia cảnh khó khăn…
3.5.11 Các đặc khu kinh tế
Các đặc khu kinh tế bao gồm nhiều hình thức và quy mô khác nhau, phục
vụ cho những mục đích nhất định: Khu miễn thuế xuất nhập khẩu, khu kinh tế tự
do, khu thương mại tự do, khu thương mại quốc tế và đặc khu kinh tế. Hiện nay,
có khoảng hơn 800 đặc khu kinh tế đang tồn tại ở trên 100 nước khác nhau trên
thế giới, cung cấp việc làm cho hơn 5 triệu lao động và đóng góp một phần quan
trọng trong tổng kim ngạch thương mại thế giới. Một đặc điểm nổi bật của các
đặc khu kinh tế là các quy định xử lý đặc biệt về miễn thuế và nghĩa vụ hải quan
mà không được áp dụng ở các khu vực bên ngoài. Đặc điểm cơ bản của đặc khu
kinh tế là được hưởng miễn hay giảm các loại thuế khác mà sự miễn giảm đó
nhìn chung không được thực hiện ở các khu vực ngoài vùng. Các đặc khu kinh
tế rất khác nhau về diện tích và mục đích thành lập. Về bản chất các khu này là
các khu công nghiệp mà các nhà đầu tư được hưởng các đặc lợi; trong đó có đặc
lợi rất lớn về thuế.
3.5.12 Các vùng miễn thuế hải quan
Đặc điểm cơ bản của các hình thức khác nhau của vùng miễn thuế hải
quan là chúng được hưởng sự miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Mặc dù một
16
vùng miễn thuế hải quan được tạo nên từ một phần của lãnh thổ địa lý và vật
chất của một quốc gia nhưng nó lại không tạo nên một phần lãnh thổ của quốc
gia đó với mục đích hải quan. Trong thực tế vùng đó được đối xử như lãnh thổ
của một quốc gia khác. Hàng hoá được đưa vào vùng từ nước ngoài không bị coi
là nhập khẩu vào quốc gia của vùng đó và hàng hoá đưa từ vùng vào quốc gia đó
lại coi như nhập khẩu. Trái lại, hàng hoá được coi là xuất khẩu khi đưa từ nước
chủ nhà vào vùng và không được xem là xuất khẩu từ vùng đó vì nó nằm ngoài
phạm vi hải quan. Một số vùng miễn thuế hải quan bị hạn chế trong hoạt động
thương mại, trong khi các vùng khác được thành lập như một vùng sản xuất hay
gia công hàng hoá.
3.6 Công cụ ưu đãi
Có thể có rất nhiều các hình thức ưu đãi thuế song xét về công cụ để sử
dụng thì có thể kể đến 3 loại công cụ ưu đãi:
- Thuế suất thấp
Thuế suất thấp là mức thuế suất được đưa ra thấp hơn mức thuế suất
thông thường (thuế suất phổ thông). Thuế suất cao hay thấp ngoài việc giải
quyết vấn đề tỷ lệ phân phối giữa Nhà nước và người nộp thuế, nó chủ yếu còn
phân biệt giữa Nhà nước và người nộp thuế, nó chủ yếu còn phân biệt rất tõ ràng
giữa những đối tượng nộp thuế khác nhau, qua đó, tạo ra sự có lợi hay bất lợi,
lợi lớn hay lợi nhỏ… nhằm khuyến khích hay hạn chế đối tượng nộp thuế nào
đó. Hay nói cách khác, thuế suất thấp là cong cụ giúp cho các nhà đầu tư dễ
nhận biết đầu tư vào khu vực nào thì được Nhà nước ưu đãi hơn. Về phía cơ
quan thuế thì việc tính toán số thuế phải nộp nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên việc ban hành mức thuế suất thấp đối với các đối tượng được
ưu đãi thường thể hiện quá rõ ràng ưu ái của Chính phủ đối với các đối tượng
được ưu đãi, số tiền miễn giảm cũng lớn và vì vậy dễ gây nên tâm lý có sự phân
biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; Bên cạnh đó, việc tính toán số tiền thuế mà Nhà
nước cho các doanh nghiệp cũng khá phức tạp. Đối với các nhà đầu tư, ngay sau
thời gian áp dụng thuế suất giảm thì áp dụng ngay mức thuế suất thông thường
17
có chênh lệch khá lớn so với mức thuế suất giảm nên có thể dẫn đến tâm lý đột
ngột mất khoản lợi nhuận của các nhà đầu tư. Vì vậy, các nhà đầu tư thường tính
đầu tư trong thời gian được hưởng thuế suất thấp. Nếu thời gian chưa đủ để họ
thực hiện dự án thì họ sẽ không đầu tư.
Thuế suất thấp thường được sử dụng khi các nhà đầu tư đầu tư vào các
vùng khó khăn.
- Giảm tỷ lệ thuế:
Giảm tỷ lệ thuế là giảm tỷ lệ % nhất định trên mức thuế phải nộp. Điều
này thể hiện chính sách khuyến khích giúp đỡ hay chiếu cố. Ngược lại áp dụng
thuế suất luỹ tiến từng phần, luỹ tiến toàn phần lại thể hiện chính sách hạn chế
hay trừng phạt.
Về cơ bản, giảm tỷ lệ thuế cũng giống như thuế suất thấp nhưng nó
thường gắn với thời gian hưởng ngắn hơn. Bên cạnh đó, Nhà nước có thể tính
toán được số tiền mà Nhà nước cho miễn giảm một cách nhanh chóng. Nó
thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp mới thành lập còn non trẻ để
kích thích đầu tư vào nền kinh tế và tạo điều kiện cho những doanh nghiệp vừa
thành lập còn rất nhiều khó khăn.
- Thời gian ưu đãi: Là khoảng thời gian nhất định doanh nghiệp được áp
dụng những ưu đãi về thuế. Thời gian bắt đầu ưu đãi thuế có thể do doanh
nghiệp hoặc cơ quan thuế lựa chọn. Ưu đãi khi đã đạt mục đích thì không cần
phải sử dụng nữa vì chính sách ưu đãi bên cạnh những mặt tích cực cũng có rất
nhiều những hạn chế như: làm giảm số thu Ngân sách Nhà nước, gây phức tạp
cho thủ tục hành chính, tạo ra sự không công bằng giữa các nhà đầu tư,...
Các hình thức ưu đãi thuế đều sử dụng một, hai hoặc cả 3 công cụ ưu đãi
thuế kể trên kết hợp lại. Thông thường ở nhiều nước trên thế giới, người ta thường
sử dụng kết hợp 2 công cụ ưu đãi kết hợp lại
18
4. Tránh đánh thuế trùng:
4.1 Khái niệm và nguyên nhân của hiện tượng đánh thuế trùng:
Việc thu thuế của mỗi quốc gia dựa trên hai đặc quyền cơ bản: quyền đối
với đối tượng cư trú và quyền đối với thu nhập phát sinh từ quốc gia đó. Chính
việc thực hiện đồng thời hai đặc quyền này trong hệ thống thuế của mỗi nước đã
dẫn đến việc thu thuế trùng lắp giữa các quốc gia trong trường hợp khi một đối
tượng sống ở một nước nhưng có thu nhập từ nước khác.
Đánh thuế trùng là việc hai hay nhiều Nhà nước áp dụng một loại thuế trên
cùng một khoản thu nhập hay tài sản chịu thuế của cùng một đối tượng chịu thuế
trong cùng một kỳ tính thuế.
Nguyên nhân của việc đánh thuế trùng:
Thứ nhất: Do xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế - xã hội ngày càng mở
rộng. Với sự tồn tại và phát triển của các công ty đa quốc gia trong xu thế toàn
cầu hoá nền kinh tế nên một số cá nhân có thể có nhiều quốc tịch, cư trú ở một
nước nhưng lại làm việc ở nước khác, hoặc công ty có trụ sở điều hành tại một
nước nhưng công ty con lại đặt ở nước khác. Các công ty hoặc cá nhân có thể có
thu nhập nhận được từ các hoạt động trong và ngoài nước. Các quốc gia thường
áp dụng loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của từng đối tượng nộp thuế không
phân biệt khoản thu nhập đó có nguồn gốc từ đâu.
Thứ hai: Do xung đột về quyền đánh thuế giữa các quốc gia. Một trong các
quyền của Nhà nước là quyền ban hành các sắc thuế. Để chính sách thuế được
thực hiện hiệu quả, Nhà nước phải ban hành các sắc thuế dựa trên một số
nguyên tắc nhất định. Trên thực tế, việc đánh thuế thường được căn cứ trên
nguyên tắc nguồn thu nhập hoặc nơi cư trú, do tồn tại hai nguyên tắc trên cộng
với sự khác nhau về mức độ phát triển kinh tế và chính sách áp dụng của từng
nước đã dẫn tới sự xung đột. Các trường hợp xung đột thường là:
- Xung đột hai quốc gia về nguồn: Xảy ra khi hai hoặc nhiều quốc gia cùng
khẳng định quyền đánh thuế của mình trên cùng một đối tượng chịu thuế vì cho
rằng thu nhập đó có nguồn gốc từ nước họ.
19
- Xung đột giữa quốc gia là nguồn hình thành nên thu nhập và quốc gia nơi
cư trú: Xảy ra khi một quốc gia khẳng định quyền đánh thuế đối với nguòn thu
nhập phát sinh tại nước này, còn nước kia lại khẳng định quyền của mình đối
với đối tượng nộp thuế vì đối tượng nộp thuế đó cư trú tại nước mình.
- Xung đột giữa hai quốc gia cư trú: Xảy ra khi hai quốc gia cùng khẳng
định quyền đánh thuế đối với đối tượng nộp thuế, vì đối tượng nộp thuế cùng cư
trú tại hai quốc gia.
Ngoài ba trường hợp đã nêu trên, đánh thuế trùng còn có thể xảy ra do kết
quả của việc các quốc gia định nghĩa về “thu nhập” không giống nhau và áp
dụng những nguyên tắc tính thuế cũng như tính thời gian khác nhau.
4.2 Ảnh hưởng của việc đánh thuế trùng:
Đánh thuế trùng tạo ra một lực cản đối với sự phát triển không chỉ một
quốc gia mà cho cả quá trình phát triển kinh tế quốc tế.
a. Đối với nước đầu tư trực tiếp:
Nước đầu tư được hiểu là nơi xuất phát các khoản đầu tư trực tiếp. Đây là
những nước phát triển, có tích luỹ vốn lớn với công nghệ cao lại đi liền với các
mặt hạn chế về đất đai, tài nguyên và đây cũng chính là nơi các công ty đa quốc
gia đóng trụ sở. Những nước này muốn đầu tư ra nước ngoài nhằm thu lợi nhuận
cao nhưng hiện tượng đánh thuế trùng của các nước phát triển đã làm giảm lợi
nhuận thu được và cản trở việc đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư.
b. Đối với nước tiếp nhận đầu tư:
Các nước tiếp nhận đầu tư gồm cả những nước phát triển và đang phát
triển. Việc đánh thuế trùng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của
các nước này, bởi đã ngăn cản các luồng vốn đầu tư nước ngoài vào các nước
này. Điều đó dẫn đến làm hạn chế việc bổ sung một phần quan trọng các nguồn
vốn ĐTNN vào tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, cản trở khả năng mở rộng sản
xuất và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Khác với đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp có đặc trưng sau đây:
20
- Đầu tư trực tiếp không chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhận đầu tư mà bên
cạnh đó còn có cả kỹ thuật, công nghệ, bí quyết công nghệ, kinh nghiệm quản
lý…
- Đầu tư trực tiếp không làm gia tăng gánh nặng nợ cho nước tiếp nhận đầu
tư, phát huy tiềm năng của nước tiếp nhận đầu tư trực tiếp.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhân tố tác động mạnh đến việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế…
Vì vậy, nếu không có đối sách hợp lý của nước tiếp nhận đầu tư thì các ưu
điểm của đầu tư trực tiếp sẽ không được phát huy.
Ngoài ra, xét trên bình diện tổng thể, đánh thuế trùng làm cản trở tiến trình
toàn cầu hoá đang là xu hướng chi phối sự phát triển kinh tế thế giới. Những
nhân tố thúc đẩy toàn cầu hoáa được kể đến là : Thị trường toàn cầu, sản xuất
hàng hoá lớn, chính sách kinh tế hướng ngoại.
4.3 Các giải pháp đối phó với việc đánh thuế trùng giữa các nước:
a. Biện pháp đơn phương
Với biện pháp này, Nhà nước đơn phương đưa ra các biện pháp để cắt giảm
số thuế mà các nhà đầu tư nước ngoài phải nộp tại nước mình. Tuy nhiên, biện
pháp này rất ít được áp dụng vì việc đơn phương cắt giảm thuế đồng nghĩa với
việc Nhà nước từ bỏ quyền đánh thuế và như thế đã phàn nào từ bỏ chủ quyền
quốc gia của mình đối với một khoản thu nhập nhất định.
b. Biện pháp cam kết quốc tế
Biện pháp cam kết quốc tế được hình thành nhằm thoả mãn yêu cầu của các
bên trong vấn đề đánh thuế trùng, trong đó, các bên tham gia cam kết đồng
nghĩa với việc từ bỏ hoặc giới hạn một phần quyền đánh thuế của mình đối với
khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư nước ngoài, chuyển giao công
nghệ và phân công lao động quốc tế. Hình thức biểu hiện các cam kết quốc tế có
thể ở những mức độ và phạm vi khác nhau, nhưng nhìn chung được biểu hiện
bằng các hiệp định mang tính quốc tế, mà cụ thể là các Hiệp định thuế.
21
Trong các Hiệp định thuế hiện hành có một số phương pháp chủ yếu được
thực hiện nhằm xoá bỏ việc đánh thuế trùng của nước, nơi mà đối tượng nộp
thuế là đối tượng cư trú. Đó là:
b.1 Phương pháp miễn thuế:
Theo phương pháp này, đối tượng nộp thuế là người cư trú ở một nước thì
không bị thu thuế thu nhập đối với những khoản thu nhập mà đối tượng đó đã
nộp thuế ở nước khác. Phương pháp này có 2 hình thức áp dụng là:
- Phương pháp miễn thuế toàn phần: có nghĩa là nước có đối tượng nộp
thuế cư trú không đánh thuế thêm đối với thu nhập phát sinh mà đã bị đánh thuế
ở nước ngoài.
- Phương pháp miễn thuế luỹ tiến: có nghĩa là nước có đối tượng nộp thuế
cư trú tuy không bị đánh thuế thêm đối với thu nhập phát sinh mà đã bị đánh
thuế ở nước ngoài nhưng vẫn cộng thu nhập đó với thu nhập phát sinh ở trong
nước để xác định mức thuế suất và dùng thuế suất đó tính thuế đối với người có
thu nhập phát sinh trong nước.
b.2 Phương pháp trừ thuế: Nội dung của phương pháp này là nước mà đối
tượng nộp thuế là người cư trú khi tính thuế trên tổng thu nhập của đối tượng
nộp thuế thì cho trừ vào số thuế phải nộp ở nước cư trú số thuế đã nộp ở nước
ngoài. Phương pháp này cũng có 2 hình thức áp dụng là:
+ Phương pháp trừ thuế toàn phần: Có nghĩa là nước có đối tượng nộp thuế
cư trú cho trừ toàn bộ số thuế đã nộp ở nước ngoài.
+ Phương pháp trừ thuế thông thường: Có nghĩa là nước có đối tượng nộp
thuế cư trú cũng cho trừ vào số thuế phải nộp số thuế đã nộp ở nước ngoài
nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế tính theo biểu thuế của nước cư
trú tính trên số thu nhập ở nước ngoài.
b.3 Phương pháp trừ thuế gián tiếp: Nội dung của phương pháp này là khi
công ty mẹ nhận được lợi tức cổ phần từ công ty con của mình ở nước ngoài thì
nước có công ty mẹ là đối tượng cư trú ngoài việc cho trừ vào số thuế phải nộp
22
số thuế lợi tức cổ phần đã nộp ở nước ngoài mà còn cho trừ cả số thuế lợi tức
công ty con đã nộp ở nước ngoài trước khi hình thành lợi tức cổ phần.
b.4 Phương pháp trừ khoán thuế: Nội dung của phương pháp này là nếu
nước cư trú áp dụng các phương pháp trừ thuế nói trên thì cho trừ vào số thuế
phải nộp ở nước cư trú các khoản thuế đáng nhẽ ra phải nộp do được hưởng
miễn giảm thuế ở nước đó, tức là các khoản thuế được miễn, giảm này cũng coi
như các khoản thuế đã nộp.
23
PHẦN II
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM
1. Đối tượng chịu thuế TNDN
Đối tượng chịu thuế là thu nhập chịu thuế (tính theo năm dương lịch hoặc
năm tài chính). Bao gồm thu nhập chịu thuế của các hoạt động sản xuất kinh
doanh, dịch vụ kể cả thu nhập chịu thuế từ các hoạt động sản xuất kinh doanh,
dịch vụ ở nước ngoài và thu nhập chịu thuế khác.
2. Đối tượng nộp thuế TNDN
Đối tượng nộp thuế TNDN ở nước ta hiện nay bao gồm 3 loại sau đây:
- Các tổ chức được thành lập theo Luật pháp Việt Nam thực hiện sản xuất
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;
- Các cá nhân thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;
- Các công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở thường
trú tại Việt Nam (Cơ sở thường trú của công ty nước ngoài ở Việt Nam là cơ sở
kinh doanh mà thông qua cơ sở này công ty nước ngoài tiến hành một phần hay
toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam).
Như vậy việc xác định đối tượng nộp thuế TNDN dựa trên 2 căn cứ:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phải đóng trên lãnh thổ Việt Nam
(bao gồm cả các cơ sở thường trú của các công ty nước ngoài, các tổ chức nước
ngoài tại Việt Nam) và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp;
- Phải có thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh đó.
Hiện nay, các hộ gia đình kinh doanh cá thể ở Việt nam không đăng ký
thành lập pháp nhân và các cá nhân hành nghề tự do hiện đang là đối tượng chịu
thuế thu nhập doanh nghiệp. Về lâu dài, nhóm này cần phải được chuyển sang
chịu sự điều chỉnh của thuế thu nhập cá nhân để đảm bảo công bằng với các cá
nhân có thu nhập khác trong nền kinh tế và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy
nhiên, ngưỡng thu nhập để tính thuế thu nhập còn cao nên trước mắt chỉ đưa
những đối tượng thuộc nhóm nộp thuế ấn định sang nộp thuế thu nhập cá nhân,
còn các hộ gia đình kinh doanh cá thể và các cá nhân hành nghề tự do nộp theo
kê khai thì tạm thời vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của thuế thu nhập doanh
nghiệp.
24
3. Đối tượng không thuộc diện nộp thuế TNDN
Đối tượng không thuộc diện nộp thuế TNDN bao gồm:
Về nguyên tắc, mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đều là đối tượng
điều chỉnh của Luật thuế TNDN nhưng để nhằm hỗ trợ và khuyến khích phát
triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, đặc biệt đối với loại hình kinh doanh vừa
và nhỏ, thực hiện chính sách hỗ trợ và giảm bớt khó khăn cho nông dân, nên
Nhà nước quy định một số đối tượng có sản xuất, kinh doanh nhưng không
thuộc diện nộp thuế TNDN. Gồm:
- HTX, tổ hợp tác có thu nhập từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng thuỷ sản.
- Hộ gia đình, cá nhân nông dân sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ sản
phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trừ hộ gia đình và cá nhân sản
xuất hàng hoá lớn, có thu nhập cao.
4- Căn cứ tính thuế TNDN
Căn cứ tính thuế TNDN hiện hành là thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế
và thuế suất.
4.1. Thu nhập chịu thuế TNDN
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập
chịu thuế của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và thu nhập chịu thuế
khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài.
Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế
được xác định bằng công thức:
Thu nhập chịu
thuế trong kỳ
tính thuế
=
Doanh thu để
tính thu nhập
chịu thuế trong
kỳ tính thuế
-
Chi phí hợp lý
trong kỳ tính
thuế
+
Thu nhập
chịu thuế
khác trong
kỳ tính thuế
Chú ý:
- Thu nhập chịu thuế của những thể nhân và các pháp nhân mang quốc tịch
Việt Nam (trong đó bao gồm cả các Công ty có vốn đầu tư nước ngoài) là toàn
bộ thu nhập phát sinh ở trong nước và ở nước ngoài;
25
- Thu nhập chịu thuế của các “cơ sở thường trú” của các Công ty nước
ngoài và cá nhân người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam là thu nhập phát
sinh tại Việt Nam.
Trong trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về phương pháp xác định thu
nhập chịu thuế đối với cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp
định đó.
- Thu nhập chịu thuế được tính bằng đồng Việt Nam.
- Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch. Trường hợp cơ sở kinh
doanh áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định
theo năm tài chính áp dụng. Kỳ tính thuế của cơ sở kinh doanh mới thành lập và
kỳ tính thuế cuối cùng đối với cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh
nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản được
xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán. Cụ thể
là : Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của cơ sở kinh doanh mới thành lập
và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình
doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá
sản có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo
(đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (đối
với cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức
sở hữu, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản) để hình thành một kỳ tính thuế thu
nhập doanh nghiệp.
4.1.1. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế:
* Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế (gọi tắt là doanh thu tính thuế) là
toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ (không có thuế GTGT nếu cơ sở
kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; có cả thuế GTGT nếu
cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp) sau khi đã trừ chiết khấu
giảm giá hàng bán, trị giá hàng bị trả lại, tiền lãi trả chậm, nhưng bao gồm cả
các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Doanh
thu tính thuế còn bao gồm trị giá của hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu
tặng (tính theo giá của mặt hàng cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại
thời điểm trao đổi, biếu, tặng, trang bị, thưởng cho người lao động) và sản phẩm
tự dùng (tính theo chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó).
26
Doanh thu tính thuế được tính bằng tiền Đồng Việt Nam
Quy định nói trên là xuất phát từ các căn cứ sau đây:
- Do đặc điểm của thu nhập chịu thuế là thu nhập thực tế nên chỉ có những
khoản thu phản ánh toàn bộ giá trị của hàng hoá và dịch vụ bán ra mà doanh
nghiệp thực tế được thanh toán hoặc sẽ được thanh toán trong kỳ tính thuế thì
mới được tính vào doanh thu tính thu nhập chịu thuế. Theo đó thì những khoản
mà ban đầu nằm trong doanh số bán hàng của doanh nghiệp nhưng không được
thanh toán (như chiết khấu giảm giá hàng bán) hoặc phải thanh toán lại cho
khách hàng (như trị giá hàng bị trả lại) thì không được tính vào doanh thu tính
thu nhập chịu thuế. Khoản lãi trả chậm tuy là một khoản thu doanh nghiệp được
thanh toán nhưng đó không phải là một khoản thu nằm trong giá bán hàng của
doanh nghiệp nên phải được khấu trừ ra khỏi doanh thu tính thuế (khoản lãi trả
chậm này sẽ được hạch toán vào thu nhập từ hoạt động tài chính);
- Do thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào người tiêu dùng hàng
hoá, dịch vụ, doanh nghiệp chỉ là người thu hộ Nhà nước số thuế GTGT từ
người tiêu dùng hàng hoá dịch vụ. Số thuế GTGT mà doanh nghiệp phải nộp
theo phương pháp khấu trừ, không chịu ảnh hưởng bởi kết quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp nên không được tính vào doanh thu tính thuế TNDN.
Đối với trường hợp cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp
trực tiếp, do cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn,
chứng từ nên theo quy định của Luật thuế GTGT, trên hoá đơn bán hàng của cơ
sở kinh doanh không tách được thuế GTGT phải nộp. Do vậy doanh thu để tính
thu nhập chịu thuế có cả thuế GTGT (khoản thuế GTGT phải nộp tính trên tổng
doanh thu sẽ được hạch toán vào chi phí để loại trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế
của doanh nghiệp).
- Đối với hàng hoá và dịch vụ dùng để trao đổi biếu tặng, do doanh nghiệp
là “người bán hàng” vừa là “người mua hàng”(mua để biếu tặng) nên giá trị của
các hàng hoá dịch vụ này phải được tính vào doanh thu để tính thu nhập chịu
thuế. Tuy nhiên, do không có hoá đơn bán hàng nên hàng hoá, dịch vụ này phải
được xác định theo giá bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương
đưong trên thị trường tại thời điểm trao đổi, biếu, tặng để đảm bảo đánh giá
khách quan, đúng đắn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
27
- Đối với hàng hoá, dịch vụ tự dùng: doanh thu để tính thu nhập chịu thuế
là chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó. Trong trường hợp này,về nguyên tắc cũng
phải căn cứ vào giá bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương
đưong trên thị trường tại thời điểm tính thuế (như trường hợp hàng hoá dùng để
trao đổi, biếu, tặng). Tuy nhiên để đơn giản cho quá trình quản lý và việc tính
thu nhập chịu thuế mà không làm ảnh hưởng đến kết quả thu nhập tính thuế (vì
cho dù tính theo chi phí hay tính theo giá bán của hàng hoá tương tự trên thị
trường thì giá đó cũng đều được tính vào chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu
thuế của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp), Luật thuế
TNDN đã căn cứ vào chi phí sản xuất để tính doanh thu của hàng hoá tiêu dùng
nội bộ.
Căn cứ để xác định doanh thu là hoá đơn bán hàng, trường hợp người mua
không yêu cầu hoá đơn, nhưng cơ sở kinh doanh vẫn phải lập chứng từ bán hàng
bằng cách lập bảng kê bán hàng hoá hoặc xuất một hoá đơn bán hàng nhưng liên
2 không xé khỏi cuống hoá đơn.
* Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế
Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là thời điểm
chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá, hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm xuất
hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa
thu được tiền.
Như vậy là đối với hàng hoá bán ra nếu đã xuất hoá đơn nhưng chưa giao
hàng thì cũng được coi là đã tiêu thụ; ngược lại đã giao hàng nhưng chưa xuất
hoá đơn được coi là tiêu thụ. Quy định này không đề cập đến vấn đề thanh toán
vì đó là trách nhiệm của doanh nghiệp.
Đối với những trường hợp người mua thanh toán tiền cho người cung cấp
dịch vụ theo mức độ hoàn thành công việc thì căn cứ vào thời điểm người cung
cấp dịch vụ nhận tiền thanh toán từ phần dịch vụ đã hoàn thành hoặc thời điểm
lập hoá đơn cung ứng dịch vụ.
4.1.2. Các khoản chi phí hợp lí được trừ để tính thu nhập chịu thuế:
Chi phí kinh doanh hợp lý là những khoản chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ
ra để tiến hành sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế có liên quan đến việc tạo
ra doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà theo quy định của luật
thuế được phép trừ khỏi doanh thu để tính thu nhập chịu thuế.
28
Chi phí hợp lý gồm nhiều khoản chi phí khác nhau nên công tác quản lý,
theo dõi rất phức tạp. Bao gồm các chi phí liên quan đến lao động quá khứ như
chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí nguyên vật liệu (đặc điểm khoản chi này là có
hoá đơn), chi phí liên quan đến lao động sống như chi phí tiền lương, thưởng,
chi hoa hồng môi giới (đặc điểm khoản chi này là không có hoá đơn mà chỉ có
hợp đồng hoặc bảng kê chi trả) và các chi phí khác.
Như vậy, việc qui định cụ thể khoản chi nào được hạch toán vào chi phí
khoản chi nào không được hạch toán vào chi phí là cụ thể hoá 4 nguyên tắc khấu
trừ chi phí và tạo ra tính minh bạch về thuế thu nhập doanh nghiệp. Trên thực tế
khoản chi trực tiếp cấu thành sản phẩm (ví dụ: khấu hao TSCĐ, nguyên vât liệu,
tiền lương...) dễ xác định, nhưng có những khoản chi mang tính gián tiếp thì khó
xác định hơn. Ví dụ chi đi nghỉ mát cho công nhân, chi thưởng cuối năm, chi
đào tạo, lợi thế kinh doanh....
Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế TNDN bao
gồm:
4.1.2.1- Chi phí khấu hao của tài sản cố định sử dụng cho hoạt
động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Lưu ý: Về nguyên tắc, tài sản cố định được trích khấu hao và tính vào chi
phí hợp lý phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Tài sản cố định có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và các giấy tờ hợp pháp
khác chứng minh tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh.
- Tài sản cố định được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán
của cơ sở kinh doanh theo chế độ quản lý và hạch toán kế toán hiện hành.
Một số trường hợp đặc biệt:
a) Tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại cơ sở kinh
doanh như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể
chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa
đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở tập thể cho người lao động
do cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng được trích khấu hao tính vào chi phí hợp
lý.
b) Cơ sở kinh doanh có xây dựng các công trình trên đất (bao gồm cả đất
thuê, đất đang làm thủ tục chuyển quyền sở hữu sang tên công ty) mà các công
trình này phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đủ tiêu chuẩn là tài sản cố
định thì được trích khấu hao vào chi phí hợp lý. Các công trình trên đất này
được trích khấu hao vào chi phí hợp lý phải có đủ các điều kiện sau:
29
- Hoá đơn, chứng từ mua vật liệu xây dựng, thuê nhân công hoặc thanh
toán khối lượng xây lắp bàn giao kèm theo hợp đồng xây dựng công trình, thanh
lý hợp đồng, quyết toán giá trị công trình xây dựng cơ bản mang tên, địa chỉ và
mã số thuế của cơ sở kinh doanh.
- Công trình được quản lý, theo dõi hạch toán theo quy định hiện hành về
quản lý tài sản cố định.
Trường hợp các công trình trên đất này vừa phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh, vừa phục vụ cho tiêu dùng thì chi phí khấu hao tài sản cố định
tính vào chi phí hợp lý sẽ được phân bổ tương ứng với diện tích sử dụng vào
hoạt động sản xuất kinh doanh.
c) Tài sản góp vốn để thành lập doanh nghiệp; Tài sản cố định điều
chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong cơ sở kinh doanh;
Tài sản cố định điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại
hình doanh nghiệp; Tài sản cố định điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc
lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong một cơ
sở kinh doanh được trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí hợp lý. Hồ sơ,
chứng từ hợp lý để xác định nguyên giá tài sản cố định bao gồm:
- Tài sản góp vốn để thành lập doanh nghiệp phải có: Biên bản góp vốn,
hợp đồng liên doanh, liên kết trong đó quy định các bên góp vốn bằng tài sản;
Biên bản giao nhận tài sản; Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận
vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng
định giá theo quy định của pháp luật) kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.
- Tài sản cố định điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ
thuộc trong cơ sở kinh doanh; tài sản cố định điều chuyển khi chia, tách, hợp
nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì cơ sở kinh doanh có tài
sản cố định điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản kèm theo bộ hồ sơ
nguồn gốc tài sản.
- Tài sản cố định điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc
giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong một cơ sở kinh
doanh thì cơ sở kinh doanh có tài sản cố định điều chuyển phải xuất hoá đơn.
Đối với tài sản cố định phải đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử
dụng đất thì phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
Các tài sản góp vốn và tài sản cố định điều chuyển nêu trên không phát sinh thu
nhập do đó không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
4.1.2.2- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá
thực tế sử dụng vào sản xuất, kinh doanh liên quan đến doanh thu và thu nhập
chịu thuế trong kỳ.
Lưu ý:
30
a) Mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử
dụng vào sản xuất, kinh doanh hợp lý do giám đốc hoặc chủ cơ sở kinh doanh
xây dựng và quyết định. Mức tiêu hao hợp lý được xây dựng từ đầu năm hoặc
đầu kỳ sản xuất sản phẩm. Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu,
năng lượng, hàng hoá Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện
theo định mức của Nhà nước đã ban hành. Kết thúc năm cơ sở kinh doanh thực
hiện quyết toán nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá theo mức
tiêu hao thực tế, trường hợp mức tiêu hao thực tế cao hơn mức tiêu hao đã xây
dựng thì chỉ được chấp nhận tính vào chi phí theo mức tiêu hao đã xây dựng.
b) Trường hợp nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá bị tổn thất hoặc
bị hỏng không sử dụng được cho sản xuất kinh doanh, sau khi trừ các khoản bồi
thường (của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất và của các tổ chức bảo hiểm
theo hợp đồng bảo hiểm), giá trị tổn thất còn lại (bao gồm cả thuế GTGT đầu
vào không được khấu trừ) được đưa vào chi phí hợp lý. Nguyên liệu, vật liệu,
nhiên liệu, hàng hoá bị hỏng phải tiêu huỷ hoặc huỷ bỏ thì cơ sở kinh doanh
phải lập hội đồng tiêu huỷ; có biên bản xác định rõ giá trị thiệt hại, nguyên
nhân và trách nhiệm, số lượng, chủng loại, giá trị hàng tiêu huỷ, giá trị thu hồi
được (đối với các mặt hàng có quy định mức hao hụt được cơ quan có thẩm
quyền quy định thì được trừ theo định mức), giám đốc hoặc chủ cơ sở kinh
doanh ký và chịu trách nhiệm.
4.1.2.3- Chi phí tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho người lao động
theo quy định của Bộ luật Lao động, tiền ăn giữa ca, các khoản mang tính chất
tiền lương, tiền công.
4.1.2.4- Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ.
Đối với khoản chi phí này, cơ sở kinh doanh phải có dự án nghiên cứu
khoa học, công nghệ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
4.1.2.5- Chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà sáng kiến này mang lại hiệu
quả kinh doanh.
Đối với khoản chi này, cơ sở kinh doanh phải cung cấp văn bản nêu sáng
kiến được thưởng và chứng minh hiệu quả mang lại; sáng kiến được khen
thưởng phải mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn so với trước khi áp dụng
sáng kiến vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
4.1.2.6- Chi cho y tế trong nội bộ cơ sở kinh doanh bao gồm: chi phí mua
sắm dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh, chi phí khám sức khoẻ một lần trong năm
cho người lao động.
31
4.1.2.7- Chi phí đào tạo lao động bao gồm: chi phí đào tạo, dạy nghề cho
người lao động theo chế độ quy định.
4.1.2.8- Chi tài trợ cho giáo dục bao gồm: Tài trợ cho việc mở trường học
theo các hình thức công lập, dân lập và tư thục thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân theo quy định của Luật Giáo dục; Tài trợ cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy,
học tập và hoạt động của trường học; Tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên
thuộc các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở sở
giáo dục đại học được quy định tại Luật Giáo dục; Tài trợ cho các cuộc thi về
các môn học được giảng dạy trong trường học mà đối tượng tham gia dự thi là
người học.
Khoản tài trợ cho giáo dục phải có biên bản xác nhận khoản tài trợ, có
chữ ký của người đại diện cơ sở kinh doanh là nhà tài trợ, đại diện của trường
học và đại điện cơ quan quản lý giáo dục theo phân cấp quản lý (Bộ Giáo dục
và đào tạo hoặc Sở giáo dục và đào tạo hoặc Phòng giáo dục và đào tạo) theo
mẫu số 01B/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này và Phiếu thu tiền hoặc giấy
báo Có của ngân hàng (trường hợp đơn vị nhận tài trợ không có hoá đơn).
4.1.2.9- Chi phí mua hàng hoá, dịch vụ:
Chú ý:
- Đối với trường hợp thuê địa điểm sản xuất, kinh doanh mà trong hợp
đồng thuê quy định bên đi thuê chịu trách nhiệm trả các chi phí điện, nước
nhưng bên đi thuê không có hợp đồng ký trực tiếp với đơn vị cung cấp điện,
nước thì bên đi thuê được lập bảng kê số chi phí thực tế tiêu thụ trên cơ sở
chứng từ thanh toán đối với người cho thuê nhà theo mẫu số 01A/TNDN ban
hành kèm theo Thông tư này.
- Đối với chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê mà trong hợp đồng thuê
tài sản quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian
thuê thì chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê được phép hạch toán vào chi
phí hoặc phân bổ dần vào chi phí nhưng thời gian tối đa không quá 3 năm.
4.1.2.10- Các khoản chi cho lao động nữ, bao gồm:
4.1.2.11- Chi bảo hộ lao động theo số thực chi tính trên số người lao
động đang làm việc kể cả lao động theo thời vụ (nếu có). Chi mua sắm trang
phục thay cho quần áo bảo hộ lao động theo số thực chi nhưng không quá
500.000 đồng/người/năm.
4.1.2.12- Chi bảo vệ cơ sở kinh doanh kể cả thuê ngoài.
4.1.2.13- Trích nộp quĩ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công
đoàn; chi phí hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của Đảng, đoàn thể tại cơ sở kinh
doanh; chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên và đóng góp
vào các quỹ của hiệp hội theo chế độ quy định.
4.1.2.14- Chi phí lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
phải trả trong kỳ của các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế theo lãi suất thực
tế căn cứ vào hợp đồng vay. Chi phí lãi tiền vay của các đối tượng khác theo lãi
32
suất thực tế khi ký hợp đồng vay, nhưng tối đa không quá 1,2 lần mức lãi suất
cho vay cùng thời điểm của tổ chức tín dụng mà cơ sở kinh doanh có quan hệ
giao dịch.
Lưu ý:
- Đối với những khoản chi trả tiền lãi vay để góp vốn pháp định, vốn điều
lệ của các doanh nghiệp đều không được tính vào chi phí hợp lý, để xác định thu
nhập chịu thuế bởi những khoản chi trả tiền lãi vay để góp vốn pháp định, vốn
điều lệ của các doanh nghiệp mang tính vốn chứ không phải là chi phí.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh có quan hệ giao dịch với nhiều tổ chức tín
dụng thì lấy mức lãi suất cho vay cao nhất của tổ chức tín dụng mà cơ sở kinh
doanh có quan hệ giao dịch.
- Chi phí lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư tài sản cố định được
tính vào nguyên giá của tài sản đầu tư. Hết giai đoạn đầu tư, tài sản cố định
đưa vào sản xuất kinh doanh thì chi phí lãi tiền vay được tính vào chi phí sản
xuất kinh doanh trong kỳ.
4.1.2.15- Trích, lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng
tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng
bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp theo hướng dẫn của Bộ Tài
chính.
4.1.2.16- Trích, lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm và chi trợ cấp thôi
việc cho người lao động theo chế độ hiện hành.
4.1.2.17- Chi về tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ: chi phí bảo quản, đóng gói,
vận chuyển, bốc xếp, thuê kho bãi, chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí trưng
bày, giới thiệu sản phẩm và tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.
a) Chi phí nghiên cứu thị trường bao gồm: thăm dò, khảo sát, phỏng vấn,
thu thập, phân tích và đánh giá thông tin; chi phí phát triển và hỗ trợ nghiên
cứu thị trường; chi phí thuê tư vấn thực hiện công việc nghiên cứu, phát triển và
hỗ trợ nghiên cứu thị trường.
b) Chi phí trưng bày, giới thiệu sản phẩm và tổ chức hội chợ, triển lãm
thương mại bao gồm: chi phí mở phòng hoặc gian hàng trưng bày, giới thiệu
sản phẩm; chi phí thuê không gian để trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí
vật liệu, công cụ hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vận chuyển sản
phẩm trưng bày, giới thiệu.
4.1.2.18- Chi phí quảng cáo, tiếp tân, khánh tiết, khuyến mại, chi phí giao
dịch, đối ngoại, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị; Chi phí hỗ trợ tiếp thị,
chi hỗ trợ chi phí, chi phí chiết khấu thanh toán nhanh, kể cả chi bằng tiền cho
đại lý và người mua hàng hoá, dịch vụ với khối lượng lớn (khoản chi này phải
căn cứ vào hợp đồng đối với khách hàng và quy chế kinh doanh của cơ sở kinh
doanh) và các loại chi phí khác theo số thực chi nhưng tối đa không quá 10%
tổng số các khoản chi phí hợp lý từ khoản 1 đến khoản 17 của mục này. Đối với
33
hoạt động kinh doanh thương mại chi phí hợp lý để xác định mức khống chế
không bao gồm giá vốn của hàng hoá bán ra.
4.1.2.19- Các khoản thuế, phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt
động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp)
bao gồm:
4.1.2.20- Chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ
cho cơ sở thường trú tại Việt Nam theo tỷ lệ giữa doanh thu của cơ sở thường trú
tại Việt Nam và tổng doanh thu chung của công ty ở nước ngoài bao gồm cả
doanh thu của cơ sở thường trú ở các nước khác.
Căn cứ để xác định chi phí và doanh thu của công ty ở nước ngoài là báo
cáo tài chính của công ty ở nước ngoài đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm
toán độc lập trong đó thể hiện rõ doanh thu của công ty ở nước ngoài, chi phí
quản lý của công ty ở nước ngoài, phần chi phí quản lý công ty mẹ ở nước ngoài
phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Cơ sở thường trú của công ty ở nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện
chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, nộp thuế theo phương pháp kê khai thì không
được tính vào chi phí hợp lý khoản chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở
nước ngoài phân bổ.
4.1.2.21- Chi phí hợp lý của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh
xổ số kiến thiết, kinh doanh chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc
thù khác theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
4.1.3. Các khoản chi không được tính vào chi phí để khấu trừ khỏi thu
nhập chịu thuế như:
4.1.3.1 Tiền lương, tiền công do cơ sở kinh doanh không thực hiện đúng
chế độ hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể theo quy định của
pháp luật về lao động. Các khoản thưởng bằng tiền hoặc bằng hiện vật cho
người lao động.
4.1.3.2 Tiền lương tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ cá thể,
cá nhân kinh doanh; Thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng
thành viên, hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ.
4.1.3.3 Các khoản trích trước vào chi phí nhưng thực tế không chi hết như
chi phí sửa chữa lớn, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây
dựng... trừ trường hợp có văn bản thoả thuận của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
4.1.3.4 Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài
chính.
34
4.1.3.5 Các khoản chi không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp pháp.
4.1.3.6 Các khoản tiền phạt: vi phạm Luật giao thông, phạt vay nợ quá hạn,
phạt vi phạm chế độ kế toán thống kê, phạt vi phạm hành chính về thuế và các
khoản phạt khác. Đối với khoản phạt vi phạm hợp đồng kinh tế sau khi bù trừ
giữa số thu phạt và số bị phạt nếu còn dư được đưa vào thu nhập chịu thuế;
ngược lại phải hạch toán vào thu nhập sau thuế.
4.1.3.7 Các khoản chi không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế
như: chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội...( trừ
trường hợp có qui định của Chính phủ cho tính vào chi phí kinh doanh) và các
khoản chi khác không liên quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuế.
4.1.3.8 Các khoản chi do nguồn vốn khác đài thọ: chi sự nghiệp, chi ốm
đau, thai sản, chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất...
4.1.3.9 Các khoản chi phí không hợp lí khác.
4.1.4. Các khoản thu nhập chịu thuế khác
Ngoài khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nói trên, Luật thuế
TNDN hiện hành còn quy định các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp phải
được tính vào thu nhập tính thuế, bao gồm:
4.1.4.1. Thu nhập từ kinh doanh chứng khoán.
4.1.4.2. Thu nhập từ hoạt động liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, quyền
tác giả.
4.1.4.3- Thu nhập khác về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.
4.1.4.4- Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lí tài sản: là thu nhập
ròng sau khi trừ đi giá trị (hoặc giá trị còn lại của tài sản trên sổ sách kế toán) và
các khoản chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng, thanh lí tài sản.
4.1.4.5- Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.
4.1.4.6- Lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, lãi bán hàng trả trậm, lãi bán hàng trả
góp, lãi thu được do người mua thanh toán chậm so với quy định tại điều khoản
thanh toán trong hợp đồng, lãi trái phiếu (trừ các loại trái phiếu được miễn thuế
theo quy định).
4.1.4.7- Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ.
4.1.4.8- Thu nhập về chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ
của hoạt động sản xuất kinh doanh (không bao gồm lãi chênh lệch tỷ giá hối
đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính).
4.1.4.9- Hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng
tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ khó đòi và dự phòng bảo hành
35
sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp đã trích nhưng không sử dụng hoặc sử
dụng không hết.
4.1.4.10- Thu các khoản nợ khó đòi đã bù đắp bằng khoản dự phòng nay
đòi được.
4.1.4.11- Các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ.
4.1.4.12- Thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế sau khi đã trừ tiền bị
phạt vi phạm hợp đồng kinh tế.
4.1.4.13- Các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất kinh doanh,
dịch vụ của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện.
4.1.4.14- Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ ở nước ngoài.
Lưu ý:
Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có thu nhập từ hoạt động
sản xuất, kinh doanh tại nước ngoài, thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của
Việt nam, kể cả trường hợp doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi miễn, giảm
thuế thu nhập theo qui định của nước doanh nghiệp đầu tư. Mức thuế suất thuế
thu nhập doanh nghiệp để tính và kê khai thuế đối với các khoản thu nhập từ
nước ngoài là 28%, không áp dụng mức thuế suất ưu đãi (nếu có) mà doanh
nghiệp Việt nam đầu tư ra nước ngoài đang được hưởng theo Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp hiện hành.
Cơ quan thuế có quyền ấn định thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất
kinh doanh tại nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối
với các trường hợp vi phạm qui định về kê khai, nộp thuế, qui định tại Điều 16
của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam.
Trường hợp khoản thu nhập đó đã chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc
một loại thuế có bản chất tương tự như thuế thu nhập doanh nghiệp) ở nước
ngoài, khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam, doanh nghiệp
Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài hoặc đã
được đối tác nước tiếp nhận đầu tư trả thay (kể cả thuế đối với tiền lãi cổ phần),
nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo qui định của
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam. Số thuế thu nhập doanh nghiệp
Việt nam đầu tư ra nước ngoài được miễn, giảm theo luật pháp của nước doanh
nghiệp đầu tư đối với phần lợi nhuận được hưởng từ dự án đầu tư ở nước ngoài,
cũng được trừ khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt
nam.
Hồ sơ đính kèm khi kê khai và nộp thuế của doanh nghiệp Việt Nam đầu
tư ra nước ngoài đối với khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài bao
gồm:
- Quyết định của Hội đồng quản trị của doanh nghiệp về việc phân chia
lợi nhuận của dự án đầu tư tại nước ngoài.
36
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được tổ chức kiểm toán độc lập
xác nhận.
- Tờ khai thuế thu nhập của doanh nghiệp thuộc dự án đầu tư tại nước
ngoài (bản sao có xác nhận của đại diện có thẩm quyền của dự án đầu tư tại
nước ngoài);
- Biên bản quyết toán thuế đối với doanh nghiệp(nếu có);
- Xác nhận số thuế phải nộp, số thuế đã nộp tại nước ngoài hoặc số thuế
được trả thay, số thuế được miễn, giảm của cơ quan thuế tại nước doanh nghiệp
đầu tư.
Trường hợp dự án đầu tư tại nước ngoài chưa phát sinh thu nhập chịu
thuế (hoặc đang phát sinh lỗ), khi kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh
nghiệp hàng năm, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài chỉ phải nộp
Báo cáo tài chính có xác nhận của cơ quan kiểm toán độc lập hoặc của cơ quan
có thẩm quyền của nước doanh nghiệp đầu tư và Tờ khai thuế thu nhập của dự
án đầu tư tại nước ngoài (bản sao có xác nhận của đại diện có thẩm quyền của
dự án đầu tư tại nước ngoài). Số lỗ phát sinh từ dự án đầu tư ở nước ngoài được
xử lý hoặc chuyển lỗ theo quy định của nước doanh nghiệp đầu tư, không được
trừ vào số thu nhập phát sinh của doanh nghiệp trong nước khi tính thuế thu
nhập doanh nghiệp. Khi chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư tại nước ngoài
mà phát sinh khoản lỗ chưa được bù trừ hết mà doanh nghiệp Việt nam phải
gánh chịu thì doanh nghiệp Việt nam được kê khai, bù trừ số lỗ này vào thu
nhập của doanh nghiệp Việt nam kỳ tiếp theo phù hợp với quy định của Luật
thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài vay vốn để đầu
tư, nếu doanh nghiệp chứng minh được khoản lãi tiền vay chưa được khấu trừ
khi xác định thu nhập chịu thuế theo qui định của nước doanh nghiệp đầu tư thì
khoản lãi tiền vay này sẽ được khấu trừ vào số thu nhập từ dự án đầu tư tại
nước ngoài khi xác định thu nhập chịu thuế theo qui định của Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp của Việt Nam. Tỷ lệ lãi vay được khấu trừ thực hiện theo qui
định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Khoản thu nhập tại nước ngoài được kê khai vào quyết toán thuế thu nhập
doanh nghiệp của năm sau năm tài chính của dự án đầu tư tại nước ngoài theo
qui định của nước doanh nghiệp đầu tư. Doanh nghiệp có thể kê khai vào quyết
toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm tài chính cùng với năm tài chính của
dự án đầu tư tại nước ngoài nếu doanh nghiệp có đủ cơ sở và chứng từ xác định
được số thu nhập và số thuế thu nhập đã nộp của dự án đầu tư tại nước ngoài.
Đối với khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của dự án đầu
tư tại nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam, doanh nghiệp
Việt nam đầu tư ra nước ngoài kê khai và nộp thuế theo qui định tại Hiệp định.
4.1.4.15. Các khoản thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hoá, cung
cấp dịch vụ không tính trong doanh thu như: thưởng giải phóng tàu nhanh, tiền
2.......tài liu thue tndn
2.......tài liu thue tndn
2.......tài liu thue tndn
2.......tài liu thue tndn
2.......tài liu thue tndn
2.......tài liu thue tndn
2.......tài liu thue tndn
2.......tài liu thue tndn
2.......tài liu thue tndn
2.......tài liu thue tndn
2.......tài liu thue tndn
2.......tài liu thue tndn
2.......tài liu thue tndn
2.......tài liu thue tndn
2.......tài liu thue tndn
2.......tài liu thue tndn
2.......tài liu thue tndn
2.......tài liu thue tndn
2.......tài liu thue tndn

More Related Content

What's hot

TANET - Giai phap kich cau - 07/2010
TANET - Giai phap kich cau - 07/2010TANET - Giai phap kich cau - 07/2010
TANET - Giai phap kich cau - 07/2010Pham Ngoc Quang
 
TT96/2002/TT-BTC hướng dẫn NĐ 75/2002 về Điều chỉnh mức thuế Môn bài
TT96/2002/TT-BTC hướng dẫn NĐ 75/2002 về Điều chỉnh mức thuế Môn bàiTT96/2002/TT-BTC hướng dẫn NĐ 75/2002 về Điều chỉnh mức thuế Môn bài
TT96/2002/TT-BTC hướng dẫn NĐ 75/2002 về Điều chỉnh mức thuế Môn bàiKế Toán Việt Nam
 
Baigiangluatthuethunhapcanhan
BaigiangluatthuethunhapcanhanBaigiangluatthuethunhapcanhan
BaigiangluatthuethunhapcanhanVan Tu Nguyen
 
Tanet 2012 bai_giangthue
Tanet 2012 bai_giangthueTanet 2012 bai_giangthue
Tanet 2012 bai_giangthueTruong Tran
 
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nayVai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện naylenazuki
 
So tay thue viet nam 2013
So tay thue viet nam 2013So tay thue viet nam 2013
So tay thue viet nam 2013Hung Nguyen
 
TANET - Thuế TNDN - 2017 - phần 4 (Mới)
TANET - Thuế TNDN - 2017 - phần 4 (Mới)TANET - Thuế TNDN - 2017 - phần 4 (Mới)
TANET - Thuế TNDN - 2017 - phần 4 (Mới)Pham Ngoc Quang
 
Đề tài: Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp - Gửi miễn ...
Đề tài: Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp - Gửi miễn ...Đề tài: Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp - Gửi miễn ...
Đề tài: Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
TANET Ôn thi Công chức thuế - Thuế TNDN - Phần 4
TANET Ôn thi Công chức thuế - Thuế TNDN - Phần 4TANET Ôn thi Công chức thuế - Thuế TNDN - Phần 4
TANET Ôn thi Công chức thuế - Thuế TNDN - Phần 4Mạng Tri Thức Thuế
 
Tài liệu thuế 6
Tài liệu thuế 6Tài liệu thuế 6
Tài liệu thuế 6DHTax Tax
 
TANET - Luật Quản lý Thuế - Phần 2 (Mới 2017)
TANET - Luật Quản lý Thuế - Phần 2 (Mới 2017)TANET - Luật Quản lý Thuế - Phần 2 (Mới 2017)
TANET - Luật Quản lý Thuế - Phần 2 (Mới 2017)Pham Ngoc Quang
 
Giáo trình thuế
Giáo trình thuếGiáo trình thuế
Giáo trình thuếCong Tran
 
TANET - Luật Quản lý Thuế - Phần 3 (Mới 2017)
TANET - Luật Quản lý Thuế - Phần 3 (Mới 2017)TANET - Luật Quản lý Thuế - Phần 3 (Mới 2017)
TANET - Luật Quản lý Thuế - Phần 3 (Mới 2017)Pham Ngoc Quang
 
Thuế thu nhập doanh nghiệp 2016
Thuế thu nhập doanh nghiệp 2016Thuế thu nhập doanh nghiệp 2016
Thuế thu nhập doanh nghiệp 2016Trìu Phạm
 

What's hot (19)

TANET - Giai phap kich cau - 07/2010
TANET - Giai phap kich cau - 07/2010TANET - Giai phap kich cau - 07/2010
TANET - Giai phap kich cau - 07/2010
 
TANET - Thuế GTGT - Phần 4
TANET - Thuế GTGT - Phần 4TANET - Thuế GTGT - Phần 4
TANET - Thuế GTGT - Phần 4
 
TT96/2002/TT-BTC hướng dẫn NĐ 75/2002 về Điều chỉnh mức thuế Môn bài
TT96/2002/TT-BTC hướng dẫn NĐ 75/2002 về Điều chỉnh mức thuế Môn bàiTT96/2002/TT-BTC hướng dẫn NĐ 75/2002 về Điều chỉnh mức thuế Môn bài
TT96/2002/TT-BTC hướng dẫn NĐ 75/2002 về Điều chỉnh mức thuế Môn bài
 
Baigiangluatthuethunhapcanhan
BaigiangluatthuethunhapcanhanBaigiangluatthuethunhapcanhan
Baigiangluatthuethunhapcanhan
 
TANET - Thuế GTGT - Phần 4
TANET - Thuế GTGT - Phần 4TANET - Thuế GTGT - Phần 4
TANET - Thuế GTGT - Phần 4
 
Tanet 2012 bai_giangthue
Tanet 2012 bai_giangthueTanet 2012 bai_giangthue
Tanet 2012 bai_giangthue
 
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nayVai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay
 
So tay thue viet nam 2013
So tay thue viet nam 2013So tay thue viet nam 2013
So tay thue viet nam 2013
 
TANET - Thuế TNDN - 2017 - phần 4 (Mới)
TANET - Thuế TNDN - 2017 - phần 4 (Mới)TANET - Thuế TNDN - 2017 - phần 4 (Mới)
TANET - Thuế TNDN - 2017 - phần 4 (Mới)
 
Đề tài: Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp - Gửi miễn ...
Đề tài: Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp - Gửi miễn ...Đề tài: Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp - Gửi miễn ...
Đề tài: Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp - Gửi miễn ...
 
TANET Ôn thi Công chức thuế - Thuế TNDN - Phần 4
TANET Ôn thi Công chức thuế - Thuế TNDN - Phần 4TANET Ôn thi Công chức thuế - Thuế TNDN - Phần 4
TANET Ôn thi Công chức thuế - Thuế TNDN - Phần 4
 
Tài liệu thuế 6
Tài liệu thuế 6Tài liệu thuế 6
Tài liệu thuế 6
 
TANET - Luật Quản lý Thuế - Phần 2 (Mới 2017)
TANET - Luật Quản lý Thuế - Phần 2 (Mới 2017)TANET - Luật Quản lý Thuế - Phần 2 (Mới 2017)
TANET - Luật Quản lý Thuế - Phần 2 (Mới 2017)
 
Bài 8
Bài 8Bài 8
Bài 8
 
Đề tài kế toán thuế tại doanh nghiệp sản xuất hay 2017
Đề tài  kế toán thuế tại doanh nghiệp sản xuất hay 2017 Đề tài  kế toán thuế tại doanh nghiệp sản xuất hay 2017
Đề tài kế toán thuế tại doanh nghiệp sản xuất hay 2017
 
Giáo trình thuế
Giáo trình thuếGiáo trình thuế
Giáo trình thuế
 
TANET - Luật Quản lý Thuế - Phần 3 (Mới 2017)
TANET - Luật Quản lý Thuế - Phần 3 (Mới 2017)TANET - Luật Quản lý Thuế - Phần 3 (Mới 2017)
TANET - Luật Quản lý Thuế - Phần 3 (Mới 2017)
 
Thuế thu nhập doanh nghiệp 2016
Thuế thu nhập doanh nghiệp 2016Thuế thu nhập doanh nghiệp 2016
Thuế thu nhập doanh nghiệp 2016
 
TANET - Thuế GTGT - Phần 3
TANET - Thuế GTGT - Phần 3TANET - Thuế GTGT - Phần 3
TANET - Thuế GTGT - Phần 3
 

Viewers also liked

Viewers also liked (6)

Escritura en las redes sociales
Escritura en las redes socialesEscritura en las redes sociales
Escritura en las redes sociales
 
3....tài liu thue tncn
3....tài liu thue tncn3....tài liu thue tncn
3....tài liu thue tncn
 
Tai lieuonthi qlnn
Tai lieuonthi qlnnTai lieuonthi qlnn
Tai lieuonthi qlnn
 
Mau bieu-bctc-dn-nho-va-vua-theo-qd48
Mau bieu-bctc-dn-nho-va-vua-theo-qd48Mau bieu-bctc-dn-nho-va-vua-theo-qd48
Mau bieu-bctc-dn-nho-va-vua-theo-qd48
 
Aturan Aufbau
Aturan AufbauAturan Aufbau
Aturan Aufbau
 
Seisme
SeismeSeisme
Seisme
 

Similar to 2.......tài liu thue tndn

Khấu trừ thuế tại nguồn là gì.docx
Khấu trừ thuế tại nguồn là gì.docxKhấu trừ thuế tại nguồn là gì.docx
Khấu trừ thuế tại nguồn là gì.docxtrung tâm kế toán ast
 
Acc401 bai6 v1.0013103225 123
Acc401 bai6 v1.0013103225 123Acc401 bai6 v1.0013103225 123
Acc401 bai6 v1.0013103225 123NinhTrn19
 
TANET - Thuế TNDN - 2017 - phần 1 (Mới)
TANET - Thuế TNDN - 2017 - phần 1 (Mới)TANET - Thuế TNDN - 2017 - phần 1 (Mới)
TANET - Thuế TNDN - 2017 - phần 1 (Mới)Pham Ngoc Quang
 
TANET - Luat thue TNDN - 07.2010
TANET - Luat thue TNDN -  07.2010TANET - Luat thue TNDN -  07.2010
TANET - Luat thue TNDN - 07.2010Pham Ngoc Quang
 
Tài liệu học kế toán thuế phần i thuế thu nhập cá nhân
Tài liệu học kế toán thuế phần i thuế thu nhập cá nhânTài liệu học kế toán thuế phần i thuế thu nhập cá nhân
Tài liệu học kế toán thuế phần i thuế thu nhập cá nhânthanhch
 

Similar to 2.......tài liu thue tndn (20)

Cơ sở lý luận về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về quản lý thuế thu ...
Cơ sở lý luận về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về quản lý thuế thu ...Cơ sở lý luận về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về quản lý thuế thu ...
Cơ sở lý luận về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về quản lý thuế thu ...
 
Cơ Sở Lý Luận Căn Cứ Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân Theo Pháp Luật Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Căn Cứ Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân Theo Pháp Luật Việt Nam.Cơ Sở Lý Luận Căn Cứ Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân Theo Pháp Luật Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Căn Cứ Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân Theo Pháp Luật Việt Nam.
 
Cơ Sở Lý Luận Căn Cứ Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân Theo Pháp Luật Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Căn Cứ Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân Theo Pháp Luật Việt Nam.Cơ Sở Lý Luận Căn Cứ Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân Theo Pháp Luật Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Căn Cứ Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân Theo Pháp Luật Việt Nam.
 
Luận văn: Giải pháp chống thất thu thuế ngoài quốc doanh, HAY
Luận văn: Giải pháp chống thất thu thuế ngoài quốc doanh, HAYLuận văn: Giải pháp chống thất thu thuế ngoài quốc doanh, HAY
Luận văn: Giải pháp chống thất thu thuế ngoài quốc doanh, HAY
 
Khấu trừ thuế tại nguồn là gì.docx
Khấu trừ thuế tại nguồn là gì.docxKhấu trừ thuế tại nguồn là gì.docx
Khấu trừ thuế tại nguồn là gì.docx
 
Đề tài: Kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty
Đề tài: Kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công tyĐề tài: Kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty
Đề tài: Kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty
 
Cơ sở lý luận về điều chỉnh pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về điều chỉnh pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về điều chỉnh pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về điều chỉnh pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
Cơ sở lý luận về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệpCơ sở lý luận về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
Cơ sở lý luận về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
 
Cơ sở lý luận về thuế và thuế tiêu thụ đặc biệt.docx
Cơ sở lý luận về thuế và thuế tiêu thụ đặc biệt.docxCơ sở lý luận về thuế và thuế tiêu thụ đặc biệt.docx
Cơ sở lý luận về thuế và thuế tiêu thụ đặc biệt.docx
 
Thuế nhóm 3
Thuế nhóm 3Thuế nhóm 3
Thuế nhóm 3
 
Bài mẫu Báo cáo thuế thu nhập cá nhân, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Báo cáo thuế thu nhập cá nhân, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu Báo cáo thuế thu nhập cá nhân, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Báo cáo thuế thu nhập cá nhân, HAY, 9 ĐIỂM
 
BÀI MẪU Báo cáo quản lý thuế, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo quản lý thuế, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Báo cáo quản lý thuế, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo quản lý thuế, HAY, 9 ĐIỂM
 
TANET - Thuế TNDN
TANET - Thuế TNDNTANET - Thuế TNDN
TANET - Thuế TNDN
 
Acc401 bai6 v1.0013103225 123
Acc401 bai6 v1.0013103225 123Acc401 bai6 v1.0013103225 123
Acc401 bai6 v1.0013103225 123
 
ND 1 PL thuế cho CH luật.pptx
ND 1 PL thuế cho CH luật.pptxND 1 PL thuế cho CH luật.pptx
ND 1 PL thuế cho CH luật.pptx
 
TANET - Thuế TNDN - 2017 - phần 1 (Mới)
TANET - Thuế TNDN - 2017 - phần 1 (Mới)TANET - Thuế TNDN - 2017 - phần 1 (Mới)
TANET - Thuế TNDN - 2017 - phần 1 (Mới)
 
TANET - Luat thue TNDN - 07.2010
TANET - Luat thue TNDN -  07.2010TANET - Luat thue TNDN -  07.2010
TANET - Luat thue TNDN - 07.2010
 
Tài liệu học kế toán thuế phần i thuế thu nhập cá nhân
Tài liệu học kế toán thuế phần i thuế thu nhập cá nhânTài liệu học kế toán thuế phần i thuế thu nhập cá nhân
Tài liệu học kế toán thuế phần i thuế thu nhập cá nhân
 
Thuyettrinh
ThuyettrinhThuyettrinh
Thuyettrinh
 

Recently uploaded

Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (14)

Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 

2.......tài liu thue tndn

  • 1. 1 PHẦN I MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp 1. Khái niệm Thu nhập là một phạm trù trừu tượng. Để hiểu rõ về thu nhập, ta có thể tìm hiểu chung về một số đặc điểm của thu nhập: - Thu nhập luôn luôn gắn với một chủ thể nhất định trong nền kinh tế, xã hội - thể hiện tính sở hữu của thu nhập. - Thông thường việc xác định thu nhập của chủ thể khác nhau trong môt thời gian nhất định được biểu hiện dưới hình thức giá trị - là hình thức thông qua đó có thể biết được tổng số thu nhập từ các nguồn khác nhau của một cá nhân hay một pháp nhân khác. - Thu nhập được hình thành thông qua quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại thu nhập quốc dân. Qua các đặc điểm trên, có thể đưa ra khái niệm chung về thu nhập: Thu nhập là những khoản thu dưới dạng tiền tệ hoặc hiện vật của các tổ chức hoặc cá nhân nhận được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, từ lao động, từ quyền sở hữu quyền sử dụng về tài sản, tiền vốn mà có hoặc các khoản thu nhập khác mà xã hội dành cho trong một thời kỳ nhất định thường là một năm. Căn cứ vào tiêu thức khác nhau người ta chia ra các loại thu nhập nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý khác nhau như thu nhập công ty, thu nhập cá nhân, thu nhập thường xuyên, thu nhập không thường xuyên, thu nhập từ lao động và các thu nhập khác. Thuế thu nhập là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của các tổ chức và cá nhân. Thuế thu nhập gồm có thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tuy nhiên, không phải toàn bộ thu nhập của cơ sở sản xuất kinh doanh đều là đối tượng điều chỉnh của thuế TNDN. Thuế TNDN chỉ điều chỉnh phần thu nhập chịu thuế. Vì việc đánh thuế vào loại thu nhập nào, đánh nặng hay đánh nhẹ vào từng loại thu nhập là tuỳ thuộc vào quan điểm của mỗi Nhà nước về điều tiết thu nhập qua thuế thu nhập, phụ thuộc vào khả năng quản lý thuế, chi phí quản lý thuế cũng như mục tiêu của thuế thu nhập phải đạt được để góp phần thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ nhất định.
  • 2. 2 2. Đặc điểm thuế Thu nhập doanh nghiệp - Thuế TNDN là một loại thuế trực thu. Tính chất trực thu của loại thuế này được biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế. - Thuế TNDN đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, bởi vậy mức động viên vào NSNN đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 3. Vai trò của thuế TNDN 3.1 Thuế TNDN là khoản thu quan trọng của NSNN Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những loại thuế trực thu. Nó và thuế thu nhập cá nhân chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu Ngân sách Nhà nước. Ở các nước phát triển hai loại thuế chủ yếu này đã làm cho thuế trực thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu Ngân sách nhà nước. Ví dụ như Mỹ: thuế trực thu chiếm 74,8%, Nhật Bản là 74%. Hầu hết các nước có thu nhập quốc dân bình quân đầu người thấp thì thuế gián thu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thuế ngân sách; ví dụ như: Philipin chiếm 60%; Thái Lan chiếm 66%; Ấn Độ 63%; Kênia: 61%; Gana: 65%... Ở Việt nam, tỷ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp trong tổng số thu Ngân sách Nhà nước (trừ dầu thô) năm 2004 là 24%; năm 2005 là 24, 5%, năm 2006 là 24,1%. Tuy nhiên, cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế, quy mô của các hoạt động kinh tế ngày càng được mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao sẽ tạo ra nguồn thu về thuế TNDN ngày càng lớn cho NSNN. 3.2 Thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế Nói cách khác, thuế phải góp phần khuyến khích sản xuất, kinh doanh phát triển theo định hướng của Nhà nước trong từng thời kỳ. - Nhà nước ban hành một hệ thống pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng chung cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Như vậy, với các doanh nghiệp cùng sản xuất một mặt hàng như nhau, cùng bán giá bán trên thị trường như nhau, nếu cơ sở sản xuất nào càng hạ thấp được giá
  • 3. 3 thảnh sản phẩm, càng thu được nhiều lợi nhuận thì càng phát triển mạnh, và ngược lại thì dễ dẫn tới bị phá sản. - Thông qua việc xác định phạm vi thu thuế và không thu thuế, Nhà nước thể hiện sự ưu đãi của mình đối với một số đối tượng trong xã hội không phải nộp thuế hoặc thể hiện sự khuyến khích của Nhà nước đối với việc phát triển của một lĩnh vực ở một vùng nào đó. - Ngoài việc quy định thuế suất chung cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, Nhà nước cũng đưa ra thuế suất ưu đãi để áp dụng đối với từng ngành nghề, mặt hàng, lĩnh vực thể hiện mức độ khuyến khích hay không khuyến khích của Nhà nước đối với những ngành nghề, mặt hàng, lĩnh vực đó trong nền kinh tế. - Không những chỉ khuyến khích đầu tư bằng việc định ra một thuế suất hợp lý, mà thuế thu nhập doanh nghiệp còn được sử dụng là một biện pháp khuyến khích bỏ vốn đầu tư vào các ngành nghề, mặt hàng, các vùng mà Nhà nước cần tập trung khuyến khích đẩy mạnh sản xuất, khai thác tiềm năng về vốn trong dân cư và của các nhà đầu tư nước ngoài, hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, rủi ro để phát triển sản xuất bằng việc sử dụng biện pháp miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức độ khác nhau. 3.3 Thuế TNDN là một công cụ của Nhà nước thực hiện chính sách công bằng xã hội Một trong những mục tiêu của thuế thu nhập doanh nghiệp là điều tiết thu nhập, đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập xã hội. Thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, không những đảm bảo bình đẳng công bằng về chiều ngang mà còn cả công bằng về chiều dọc. Về chiều ngang, bất kể một doanh nghiệp nào kinh doanh bất cứ hình thức nào nếu có thu nhập chịu thuế thì phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Về chiều dọc, cùng một ngành nghề không phân biệt quy mô kinh doanh nếu có thu nhập chịu thuế thì đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Với mức thuế suất thống nhất, doanh nghiệp nào có thu nhập cao thì phải nộp thuế nhiều hơn (theo số tuyệt đối) doanh nghiệp có thu nhập thấp.
  • 4. 4 II. Một số nội dung cơ bản của thuế TNDN: 1. Đối tượng nộp thuế: Về nguyên lý chung thì tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế đều thuộc đối tượng nộp thuế TNDN. Tuy nhiên, để thu thuế thu nhập, các nước chú trọng đến việc phân loại công ty hoạt động dưới hình thức nào. Các nước do các hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nên đã quy định cụ thể một hoạt động kinh doanh trước khi tiến hành phải thực hiện việc đăng ký và hoạt động theo luật kinh doanh tương ứng. Trên cơ sở các quy định về pháp lý, tên gọi, chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu, các sáng lập viên… mà đã định ra 2 hình thức thu thuế thu nhập thích hợp. Nhìn chung các nước đều quy định thu nhập của một pháp nhân kinh doanh phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Thu nhập của thể nhân kinh doanh hoặc cá nhân không kinh doanh phải nộp thuế thu nhập cá nhân. 2. Cơ sở tính thuế hay căn cứ tính thuế: Bao gồm thu nhập chịu thuế và thuế suất. 2.1 Thu nhập chịu thuế: 2.1.1 Xác định thu nhập chịu thuế: - Thu nhập chịu thuế là phần thu nhập làm cơ sở đánh thuế thu nhập. Nó được xác định trên cơ sở các khoản thu nhập nhận được sau khi đã trừ một số khoản thu nhập và chi phí để tạo ra thu nhập đó. - Muốn xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp cần xem xét các vấn đề sau: + Nguồn gốc của thu nhập. + Địa điểm phát sinh thu nhập và thời hạn cư trú hoặc không cư trú của chủ sở hữu thu nhập. Hiện nay trên thế giới có hai hệ thống cơ bản để xác định nghĩa vụ nộp thuế thu nhập của một doanh nghiệp hay cá nhân tại một nước nào đó theo luật pháp của nước đó. Hai hệ thống này là hệ thống xác định nghĩa vụ thuế của một đối tượng dựa trên nơi thường trú và hệ thống dựa trên nguồn gốc thu nhập. Đánh thuế trên cơ sở thường trú tức là phải xác định rõ thế nào là cơ sở thường trú và thuế thu nhập sẽ được điều chỉnh trên toàn bộ thu nhập của doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau không phân biệt lĩnh vực, thời gian phát sinh.
  • 5. 5 Nói cách khác cơ sở xác định khả năng chịu thuế của một công ty là dựa trên khái niệm một công ty cư trú hay không cư trú ở một nước. Một công ty cư trú ở một nước có nghĩa vụ kê khai toàn bộ thu nhập chịu thuế phát sinh ở trong nước và ngoài nước. Còn công ty không cư trú, nhưng có cơ sở thường trú ở một nước chỉ có nghĩa vụ kê khai thu nhập phát sinh tại nước đó. Phương pháp đánh thuế dựa trên nguồn thu nhập (Đánh thuế trên cơ sở xuất xứ) tức là chỉ có những thu nhập phát sinh trong lãnh thổ của cơ sơ sản xuất kinh doanh đó bị đánh thuế. Như vậy, việc đánh thuế dựa trên nguồn thu nhập sẽ có cơ sở tính thuế eo hẹp hơn cách đánh thuế dựa trên tiêu chuẩn thường trú khi trên lãnh thổ 1 quốc gia nào đó có nhiều công ty hoạt động kinh doanh của nước ngoài + Tính thường xuyên hay không thường xuyên của việc phát sinh thu nhập. - Khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN cần phải quán triệt các nguyên tắc cơ bản sau đây: + Thu nhập chịu thuế là thu nhập bằng tiền, tức là chỉ những thu nhập được tính ra bằng tiền mới đưa vào thu nhập chịu thuế, theo đó thì những thu nhập dưới dạng hiện vật phải được tính thành tiền và những thu nhập nhận được từ các lợi ích công cộng không được tính vào thu nhập chịu thuế. + Thu nhập chịu thuế là thu nhập ròng, tức là thu nhập nhận được sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý và cần thiết để tạo ra thu nhập đó; + Thu nhập chịu thuế là thu nhập thực tế. Tức là chỉ những thu nhập mà doanh nghiệp thực sự nhận được trong kỳ tính thuế mới được tính còn những thu nhập đang ở dạng tiềm ẩn thì không được tính vào thu nhập chịu thuế. Ví dụ những khoản trừ chiết khấu giảm giá cho khách hàng, trị giá hàng bị trả lại sẽ được khấu trừ không được tính vào thu nhập chịu thuế, ngược lại những khoản trợ giá, phụ thu mà doanh nghiệp được hưởng lại được tính vào thu nhập chịu thuế. 2.1.2 Xác định thời gian tính thuế thu nhập doanh nghiệp: Xác định đúng đắn thời gian tính thuế thu nhập doanh nghiệp là vấn đề vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng và thực thi luật thuế vì việc xác định đúng thời gian tính thuế sẽ đảm bảo giá trị đồng tiền nộp thuế trước tình trạng
  • 6. 6 lạm phát, tránh sự lợi dụng chiếm dụng tiền thuế và thực hiện chi tiêu theo kế hoạch của Nhà nước. 2.1.3 Tuỳ theo chính sách thuế thu nhập của mỗi nước mà nội dung, phương pháp xác định các khoản chi phí có sự khác nhau. Các khoản chi phí được khấu trừ về nguyên tắc phải có các đặc trưng sau: + Chi phí phải liên quan tới doanh nghiệp hay có thể nói rõ hơn đó là các chi phí phải được chi ra cho các mục đích tạo ra thu nhập chịu thuế. + Chi phí phải thật được chi ra. + Mức trả cho chi phí phải hợp lý. + Chi phí phải có tính “thu nhập” hơn là tính vốn. Chi phí mang tính chất vốn là những khoản chi liên quan đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Chi phí mang tính chất thu nhập là những khoản chi phí liên quan trực tiếp đến tạo ra thu nhập. Mặc dù có những nguyên tắc chung để xác định các khoản chi phí được khấu trừ nhưng nhiều khoản chi phí không nằm trong phạm vi các nguyên tắc trên. Các chi phí đó là: a. Vốn thu hoạch lại: là số tiền thanh lý tài sản, nhượng bán tài sản. Có 3 quan điểm về việc đánh thuế đối với vốn thu hoạch lại: - Quan điểm 1: Đánh 1 phần vào 1 số loại vốn thu hồi được, chủ yếu đánh vào đất, cổ phần. - Quan điểm 2: Không đánh thuế thu nhập vì nói không mang tính chất thu nhập mà mang tính chất vốn. - Quan điểm 3: Đánh thuế thu nhập trên toàn bộ khoản vốn thu hồi lại vì người ta coi đó là khoản thu nhập. Để đánh thuế chính xác, ở các nước có hệ thống thuế hiện đại, người ta cho laọi trừ các nhân tố ảnh hưởng (ví dụ như lạm phát). Ở các nước hệ thống thuế chưa phát triển, đánh thuế trên toàn bộ khoản vốn thu hồi lại. b. Lợi tức cổ phần: là một khoản thu nhập của doanh nghiệp do doanh nghiệp đóng góp cổ phần vào công ty khác. Có 2 quan điểm: - Quan điểm 1: Không nên đánh thuế vì trước khi nhận được lợi tức cỏ phần, khoản này đã bị đánh thuế ở doanh nghiệp mà mình góp cổ phần.
  • 7. 7 - Quan điểm 2: Nếu coi đây là khoản thu nhập thì vấn đánh thuế. Người ta đưa ra cách xử lý: - Khấu trừ tiền thuế đã nộp ở khâu trước khi nhận được thu nhập. - Đánh vào một phần thu nhập từ lợi tức cổ phần. c. Lãi tiền gửi: Đây là khoản thu nhập của doanh nghiệp nên nên đánh thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu khuyến khích hoạt động cho vay vốn thì không đánh vào lãi tiền gửi. d. Thu nhập từ nước ngoài: nếu căn cứ vào tiêu thức thường trú thì nên đánh. Tuy nhiên đây là khoản thu nhập từ nước ngoài đã bị đánh thuế thu nhập doanh nghiệp của nước ngoài nên nếu đánh thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ dẫn đến đánh trùng thuế, hạn chế đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. e. Khấu hao tài sản cố định: là một yếu tố của hci phí nhưng được phân bổ như thế nào trong từng năm khi tính thu nhập chịu thuế. Về nguyên tắc, tỷ lệ khấu hao tài sản cố định nhằm mục đích tích luỹ và tính thuế phải tương ứng với vòng đời kinh tế hữu dụng của tài sản, nhưng thực tế ở nhiều quốc gia, khấu hao đưa vào chi phí để tính thuế thường không tương ứng với vòng đời hữu dụng của tài sản. g. Các khoản thuế được khấu trừ: Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì không được coi là khoản chi phí khấu trừ. Đối với thuế đánh trên hàng hoá (thuế gián thu) thì được coi là chi phí và được phép khấu trừ vì thực chất đây là một khoản chi phí mà Công ty phải trả khi mua hàng hoá và nó được coi như là một chi phí tạo ra lợi nhuận. h. Chi phí quảng cáo, chi phí hội nghị, tiếp tân, tiếp khách…: Việc xác định định mức bao nhiều là hợp lý chỉ mang tính chất ước lệ. 2.2 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế suất là mức động viên của Nhà nước trên một đơn vị của đối tượng tính thuế. Thuế suất là linh hồn của một sắc thuế. Nó phản ánh mức độ điều tiết của nhà nước đối với một đối tượng tính thuế; thể hiện quan điểm của Nhà nước về yêu cầu động viên nhằm khuyến khích hay không khuyến khích sự phát triển của một ngành nghề, một loại sản phẩm cụ thể nào đó. Thuế suất được xác định
  • 8. 8 bằng đại lượng tuyệt đối hay bằng tỷ suất. Cơ cấu thuế suất thuế thu nhập công ty được thiết kế khác nhau tuỳ thuộc điều kiện và chính sách kinh tế của từng nước. Một chính sách thuế thu nhập thông minh không phải là đặt ra mức động viên thuế cao (thuế suất cao), điều quan trọng là thuế suất cần quy định ở mức vừa phải trên cơ sở xem xét, cân nhắc đến cả lợi ích: Nhà nước và doanh nghiệp, đồng thời cần phải mở rộng diện thu thuế, đa dạng hoá đối tượng thu và không bỏ sót nguồn thu, gánh nặng thuế được san sẻ cho nhiều người cùng chịu. 3. Ưu đãi miễn, giảm thuế 3.1 Khái niệm: Ưu đãi về thuế là việc một quốc gia, một tổ chức Quốc tế dành những điều kiện, những quyền lợi đặc biệt về thuế cho một tổ chức quốc tế, một quốc gia, một doanh nghiệp hay một cá nhân nào đó hơn so với những quốc gia khác, tổ chức khác hay đối tượng khác. Nói cách khác, ưu đãi thuế là hình thức cho người nộp thuế được hưởng những điều kiện thuận lợi khi thực hiện nghĩa vụ thuế. 3.2 Đặc điểm của các ưu đãi thuế Ưu đãi thuế là một trong những bộ phận của chính sách ưu đãi nên nó mang đầy đủ đặc điểm của chính sách ưu đãi. Ngoài ra nó còn có một số đặc điểm chủ yếu sau: - Chỉ có tổ chức quốc tế và các quốc gia mới có quyền đặt ra ưu đãi thuế vì tổ chức quốc tế và quốc gia có quyền quản lý. Ưu đãi chỉ tồn tại khi nó thực hiện được. Muốn vậy, đối tượng ban hành ra nó phải có quyền lực nhất định. Tổ chức quốc tế có quyền lực quản lý trong phạm vi các quốc gia theo các cam kết mà các quốc gia này đã ký kết; Nhà nước có quyền quản lý quốc gia trên mọi phương diện hay nói cách khác có Nhà nước thì mới có thuế, mới có ưu đãi thuế. Vì vậy, chỉ có tổ chức quốc tế và Nhà nước ở các quốc gia có quyền đặt ra ưu đãi thuế. - Ưu đãi thuế nhằm vào mục đích phát triển. Vì vậy, các tổ chức quốc tế, các khu vực, Nhà nước ở các quốc gia đều đưa ra hệ thống ưu đãi thuế khác
  • 9. 9 nhau tuỳ hoàn cảnh của mỗi nước, tuỳ mục tiêu phát triển nền kinh tế trong từng thời kỳ. - Giới hạn về chủ thể và thời hạn ưu đãi thuế: Cũng như chính sách ưu đãi, chính sách ưu đãi thuế nhằm mục đích nhất định thì phải có chủ thể nhất định. Thời gian ưu đãi thuế cũng phải được tính đến để cho phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu thời gian quá ngắn thì các nhà đầu tư chưa có khả năng khắc phục khó khăn nhưng nếu thời gian quá dài thì có khi không những không có tác dụng lắm đối với kích thích đầu tư mà còn tạo ra nhiều mặt tiêu cực vì chính sách ưu đãi nói chung và chính sách ưu đãi thuế nói riêng bên cạnh những mặt tích cực thì còn có rất nhiều những hạn chế như: tạo ra sự mất công bằng, gây méo mó nền kinh tế... - Chính sách ưu đãi thuế làm giảm cơ sở thuế bao gồm có thể là giảm thuế suất hoặc giảm số thu. - Mặc dù việc ban hành các ưu đãi thuế để khuyến khích đầu tư rất phổ biến tại các nước trên thế giới, hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận về tác dụng của các biện pháp ưu đãi thuế này đối với việc thu hút đầu tư. Đối với các nhà đầu tư, việc quyết định đầu tư vào một nước thường phụ thuộc vào toàn bộ các yếu tố của nước sở tại, trong đó ưu đãi thuế chỉ là một trong lý do để cân nhắc và không phải là yếu tố quan trọng nhất. Nguồn tài nguyên, sự ổn định về chính trị và kinh tế, minh bạch trong hệ thống pháp luật, việc có đầy đủ các hệ thống hỗ trợ (ví dụ: các hệ thống ngân hàng, vận tải, viễn thông và các tiện ích hạ tầng), khả năng dễ chuyển lợi tức ra nước ngoài và lực lượng lao động chuyên nghiệp và giá rẻ thường là những yếu tố quyết định hơn vấn đề về thuế khi xem xét các vị trí đầu tư thích hợp. Nếu các yếu tố này là thuận lợi và hệ thống thuế quốc gia phù hợp với các chuẩn mực quốc tế thì ưu đãi thuế sẽ không còn vai trò quyết định ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư. Một đặc điểm nữa của ưu đãi thuế là rất khó có thể định lượng phần đầu tư tăng lên do áp dụng các ưu đãi thuế so với phần số thu đã mất, do đó các đánh
  • 10. 10 giá về tác dụng của từng loại ưu đãi thường mang tính chất định tính, không mang tính chất định lượng. 3.3 Cơ chế áp dụng ưu đãi - Cơ chế tự động: cơ chế này cho phép doanh nghiệp/ dự án đầu tư nhận được các ưu đãi một cách tự động ngay khi đáp ứng đủ mục tiêu cụ thể theo tiêu thức như số tiền đầu tư tối thiểu của dự án vào các khu vực nhất định của nền kinh tế. Các tiêu thức này thường được quy định hoặc trong những luật có liên quan hoặc trong các quy định thực hiện luật. - Cơ chế xét duyệt: cơ chế này gắn liền với việc chấp thuận hay từ chối đơn xin áp dụng ưu đãi trên cơ sở đánh giá mức thực tế đạt được so với các điều kiện ưu đãi đã đưa ra ban đầu. Đối với cả hai loại cơ chế lập ngưỡng đều có những hạn chế nhất định. Cơ chế lập ngưỡng xét duyệt tốt hơn cơ chế tự động vì cơ chế xét duyệt có thể tạo cho cơ quan cấp ưu đãi nhiều linh hoạt trong việc xác định ưu điểm của từng đơn xin hưởng ưu đãi. Tuy nhiên, trên thực tế việc xét duyệt có thể thiếu minh bạch và tạo điều kiện cho nạn tham nhũng. 3.4 Phạm vi ưu đãi: Ưu đãi thuế có thể chia thành 2 cấp độ: + Ưu đãi trên phạm vi Quốc tế: Là việc một tổ chức Quốc tế, một quốc gia nào đó dành những điều kiện, những quyền lợi đặc biệt hơn về thuế cho một hay một số quốc gia khác trong phạm vi một công ước Quốc tế, một hiệp định song phương, đa phương… so với các quốc gia khác khi tham gia vào thương mại Quốc tế. + Ưu đãi trên phạm vi quốc gia: Là việc một quốc gia dành những điều kiện, những quyền lợi đặc biệt hơn về thuế cho một tổ chức, một doanh nghiệp… nhằm khuyến khích hay hạn chế sự phát triển của một lĩnh vực, một ngành nghề hay một mặt hàng nào đó… theo mục tiêu hoặc đường lối mà Chính phủ đă đặt ra. Việc ưu đãi trên phạm vi quốc gia được Chính phủ các nước sử
  • 11. 11 dụng dưới hình thức luật, các văn bản dưới luật hay đơn giản chỉ là quy định của một địa phương nào đó. Tuy nhiên, các quyết định mà Chính phủ các nước đưa ra phải phù hợp với các nguyên tắc, các cam kết của các tổ chức Quốc tế mà Chính phủ đã ký kết trong tiến trình tham gia vào thương mại Quốc tế. 3.5 Hình thức ưu đãi chủ yếu Các nước có thể sử dụng nhiều hình thức ưu đãi thuế khác nhau với mức độ ưu đãi khác nhau tuỳ theo mục tiêu cần thu hút đầu tư của mình, tuy nhiên các dạng ưu đãi thuế cơ bản thường gồm: 3.5.1 Miễn giảm thuế có thời hạn Ưu đãi thuế có các hình thức cụ thể, đó là: miễn, giảm tín dụng thuế đầu tư, mức miễn trừ (mức tối thiểu không phải chịu thuế)..v..v. Chế độ ưu đãi về thuế được thể hiện rõ nhất thông qua các quy định miễn giảm thuế. Miễn giảm thuế là số tiền thuế mà người nộp thuế phải nộp cho Nhà nước, song vì những lý do kinh tế, xã hội mà Nhà nước quy định cho phép không phải nộp toàn bộ (miễn thuế ) hay chỉ phải nộp một phần (giảm thuế) trong số thuế phải nộp. Miễn giảm thuế có thời hạn là không đánh thuế hoặc giảm thuế thu nhập đối với các dự án đầu tư đủ tiêu chuẩn trong một thời gian nhất định. Các thời kỳ doanh nghiệp được miễn giảm thuế thường được gọi là các kỳ nghỉ về thuế. Đây là hình thức ưu đãi đầu tư phổ biến tại các nước đang phát triển. Ở những quốc gia khác nhau, chính sách miễn giảm thuế rất khác nhau cả về thời hạn được miễn giảm và hình thức miễn giảm. Thời hạn miễn giảm ngắn có thể là một năm, dài hơn có thể kéo dai tới 20 năm dưới hình thức cho miễn toàn bộ thuế lợi tức ( thậm chí tất cả các loại thuế phải nộp) hoặc dưới hình thức giảm mức thuế suất… Thời điểm miễn giảm thuế có thể là: Ngày đăng ký thành lập công ty, ngày bắt đầu sản xuất kinh doanh, ngày công ty bắt đầu có thu nhập, năm đầu tiên công ty có lãi… Ở nhiều nước thời điểm miễn giảm ít nhất là một năm hay lâu hơn trước khi một dự án đầu tư nước ngoài thực sự bắt đầu kinh doanh và thường là khoảng 5 năm hay dài hơn trước khi công ty có lợi tức. Miễn giảm thuế có mối liên quan chặt chẽ với các quy định về khấu hao và giảm lỗ. Trong
  • 12. 12 một số trường hợp, việc miễn giảm có thời hạn có thể không đem lại lợi ích cho các nhà đầu tư. Phần lớn các nghiên cứu đều cho thấy, miễn giảm thuế với thời hạn ngắn có ít tác dụng trong việc thu hút đầu tư. Thời hạn miễn giảm dài hơn có tác dụng và sức hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư, song đối với nước nhận đầu tư nó làm tăng chi phí hay giảm số thu thuế do giảm thuế. Hơn nữa, miễn giảm thuế tạo ra nhiều khe hở cho việc luồn lách, trốn thuế và lạm dụng như tạo cơ hội cho tránh thuế vì các doanh nghiệp bị đánh thuế có thể sử dụng quan hệ kinh tế với doanh nghiệp được miễn thuế để chuyển lợi nhuận của mình sang cho doanh nghiệp miễn thuế thông qua chuyển giá hay bị các nhà đầu tư lơi dụng thông qua việc tái tạo đầu tư mới từ đầu tư cũ.. 3.5.2 Thuế suất giảm: áp dụng mức thuế suất thấp hơn thuế suất chuẩn đối với các dự án đầu tư đạt đủ điều kiện. 3.5.3 Trừ chi phí đầu tư hoặc khấu trừ thuế; trợ cấp đầu tư và khấu hao nhanh Qui định tỷ lệ phần trăm của chi phí đầu tư ban đầu (ví dụ: chi phí nhà xưởng, thiết bị) sẽ được trừ ngay trong chi phí của thời kỳ hiện hành, ngoài mức khấu hao thông thường (biện pháp trừ chi phí) hoặc qui định tỷ lệ phần trăm chi phí đầu tư sẽ được trừ vào nghĩa vụ thuế thu nhập công ty (biện pháp khấu trừ thuế). Mục tiêu của loại ưu đãi này là nhằm khuyến khích việc đầu tư đối với các nhà xưởng và thiết bị trong những ngành cần tập trung. - Khấu hao nhanh: Là hình thức chi phí mua tài sản được khấu hao với tốc độ nhanh hơn so với mức khấu hao được cho phép theo lịch trình khấu hao thông thường. Nói cách khác nó cho phép trừ chi phí đầu tư trong những năm đầu tiên nhanh hơn so với năm sau. - Trợ cấp đầu tư: nhà nước chi từ ngân sách các khoản trợ cấp cho đầu tư, kể cả những khoản đầu tư không mang lại lợi nhuận.
  • 13. 13 Xét về mặt hiệu quả, các quy định về khấu trừ đầu tư hay trợ cấp đầu tư có thể tốt hơn so với miễn giảm thuế có thời hạn. Chi phí của các quy định này có thể tính toán được và chi phí đó tương quan với số vốn đầu tư. Sự ưu đãi có thể áp dụng đối với tất cả các hình thức đầu tư vốn hoặc chỉ có thể giới hạn đối với một số loại hình nhất định như máy móc, thiết bị công nghệ thông tiên tiến, hoặc đầu tư nghiên cứu – phát triển. Còn đối với việc miễn giảm thuế có thời hạn thì lợi ích dành cho nhà đầu tư một phần phụ thuộc vào mối quan hệ giữa quy định về ưu đãi với các nguyên tắc thông thường về khấu hao và giảm lỗ. Trong trường hợp khi phần lớn các khoản đầu tư ban đầu có thể không mang lại lợi tức trong những năm đầu, cộng với việc khấu hao nhanh sẽ không mang lại lợi ích cho những nhà đầu tư mà ngược lại có thể làm tăng thêm gánh nặng về thuế. Trong những trường hợp đó, việc thực hiện khấu trừ đầu tư trong những năm đó sẽ thực sự trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. 3.5.4 Trợ cấp tái đầu tư Trợ cấp tái đầu tư thực chất là được miễn thuế lợi tức thông qua việc cho phép số lợi tức dùng để tái đầu tư, hay một phần của nó được trừ khỏi lợi tức chịu thuế khi tính thuế, hoặc bằng cách cho các cổ đông được hoàn thuế đã thanh toán với một tỷ lệ nhất định của tổng số lợi tức tái đầu tư. Vốn đầu tư có thể được đầu tư vào chính công ty đã tạo nên lợi tức đó hay đầu tư vào một số ngành nhất định nào đó. 3.5.5 Giảm thuế khấu trừ tại nguồn Việc giảm thuế khấu trừ tại nguồn là việc sử dụng mức thuế suất bằng không hay cắt giảm mức thuế khấu trừ tại nguồn nhằm thu hút đầu tư nước ngoài hay khuyến khích một số dự án về chuyển giao công nghệ. Chẳng hạn như một khoản lợi tức tiền vay được hưởng từ mức thuế suất ưu đãi, miễn thuế lợi tức cho các khoản cổ tức trả cho cổ đông người nước ngoài. Hình thức này đã được sử dụng ở nhiều nước. 3.5.6 Các khoản giảm trừ đặc biệt:
  • 14. 14 Khoản giảm trừ đặc biệt là khấu trừ gấp đôi cho một số loại chi phí nhất định. Đây là hình thức ưu đãi phổ biến ở Singapo và Malaysia. Hai quốc gia này cho phép khấu trừ gấp đôi số chi phí được phép khấu trừ đối với một loạt các chi phí được coi là thúc đẩy xuất khẩu hay đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng nước ngoài. Malaysia còn cho khấu trừ gấp đôi các chi phí liên quan đến du lịch và đào tạo nhân công. 3.5.7 Giảm thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm xã hội Nhiều nước sử dụng biện pháp này như một hình thức ưu đãi đặc biệt cho những người điều hành hay công nhân nước ngoài nhằm đảm bảo sự công bằng trong điều tiết thuế. Việc giảm thuế đối với tiền lương và đóng góp bảo hiểm xã hội thường được sử dụng để thu hút đầu tư vào những vùng có tỷ lệ thất nghiệp cao hay để khai thác một số lực lượng lao động nhất định. 3.5.8 Miễn giảm thuế tài sản Miễn giảm thuế tài sản là một hình thức phổ biến và có tác dụng lớn đối với việc ưu đãi đầu tư. Theo quan điểm của Nhà nước thì việc miễn giảm thuế tài sản có lợi thế là chi phí của việc miễn giảm có thể tính toán được. Còn về phía các nhà đầu tư thì cho rằng hình thức này sẽ tạo ta lợi tức ngay lập tức và có tính khả thi ngay cả khi không có lợi tức để đánh thuế. Hình thức ưu đãi này nói chung thường được thực hiện trong một thời gian nhất định. Nó giống như việc cấp tiền trong vòng một số năm và đặc biệt thích hợp với việc thức đẩy các khoản đầu tư mới. Các ưu đãi kiểu này thường được áp dụng như một bộ phận của chính sách phát triển vùng nói chung và nó thường do chính quyền địa phương, chính quyền vùng quy định hơn là chính quyền trung ương. 3.5.9 Giảm thuế nhập khẩu và nghĩa vụ hải quan Giảm thuế nhập khẩu và nghĩa vụ hải quan là một trong những hình thức có sự khuyến khích cao nhất trong các hình thức ưu đãi đầu tư, đặc biệt là đối với hàng hoá và tài sản thực hiện quá trình đầu tư. Hình thức ưu đãi này có chung đặc điểm với miễn giảm thuế tài sản là không phụ thuộc vào khả năng có lợi tức. Nó là một khoản tiền lớn có trước và tạo ra sự tiết kiệm ngay từ đầu cho
  • 15. 15 các nhà đầu tư. Miễn thuế quan thường được áp dụng đối với thiết bị nhập khẩu, đôi khi đối với toàn bộ thiết bị vốn, trong một vài trường hợp nó được áp dụng đối với một số nhất định các loại máy móc, thiết bị công nghệ tiến bộ kỹ thuật.Ở một số nước, một nhà đầu tư khi góp vốn điều lệ vào một công ty mới thành lập, được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, sự miễn thuế trong những trường hợp như vậy chỉ được thực hiện cho một số nhà đầu tư nhất định, nên có thể gây nên sự bóp méo trong cạnh tranh và trái với những nguyên tắc thương mại quốc tế. Việc miễn giảm thuế như trên không chỉ là thuế nhập khẩu mà còn bao gồm các loại thuế khác thu ở khâu nhập khẩu như thuế giá trị gia tăng. 3.5.10 Quy định khởi điểm thu thuế và mức miễn thu: thể hiện sự chiếu cố những người có thu nhập thấp, có gia cảnh khó khăn… 3.5.11 Các đặc khu kinh tế Các đặc khu kinh tế bao gồm nhiều hình thức và quy mô khác nhau, phục vụ cho những mục đích nhất định: Khu miễn thuế xuất nhập khẩu, khu kinh tế tự do, khu thương mại tự do, khu thương mại quốc tế và đặc khu kinh tế. Hiện nay, có khoảng hơn 800 đặc khu kinh tế đang tồn tại ở trên 100 nước khác nhau trên thế giới, cung cấp việc làm cho hơn 5 triệu lao động và đóng góp một phần quan trọng trong tổng kim ngạch thương mại thế giới. Một đặc điểm nổi bật của các đặc khu kinh tế là các quy định xử lý đặc biệt về miễn thuế và nghĩa vụ hải quan mà không được áp dụng ở các khu vực bên ngoài. Đặc điểm cơ bản của đặc khu kinh tế là được hưởng miễn hay giảm các loại thuế khác mà sự miễn giảm đó nhìn chung không được thực hiện ở các khu vực ngoài vùng. Các đặc khu kinh tế rất khác nhau về diện tích và mục đích thành lập. Về bản chất các khu này là các khu công nghiệp mà các nhà đầu tư được hưởng các đặc lợi; trong đó có đặc lợi rất lớn về thuế. 3.5.12 Các vùng miễn thuế hải quan Đặc điểm cơ bản của các hình thức khác nhau của vùng miễn thuế hải quan là chúng được hưởng sự miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Mặc dù một
  • 16. 16 vùng miễn thuế hải quan được tạo nên từ một phần của lãnh thổ địa lý và vật chất của một quốc gia nhưng nó lại không tạo nên một phần lãnh thổ của quốc gia đó với mục đích hải quan. Trong thực tế vùng đó được đối xử như lãnh thổ của một quốc gia khác. Hàng hoá được đưa vào vùng từ nước ngoài không bị coi là nhập khẩu vào quốc gia của vùng đó và hàng hoá đưa từ vùng vào quốc gia đó lại coi như nhập khẩu. Trái lại, hàng hoá được coi là xuất khẩu khi đưa từ nước chủ nhà vào vùng và không được xem là xuất khẩu từ vùng đó vì nó nằm ngoài phạm vi hải quan. Một số vùng miễn thuế hải quan bị hạn chế trong hoạt động thương mại, trong khi các vùng khác được thành lập như một vùng sản xuất hay gia công hàng hoá. 3.6 Công cụ ưu đãi Có thể có rất nhiều các hình thức ưu đãi thuế song xét về công cụ để sử dụng thì có thể kể đến 3 loại công cụ ưu đãi: - Thuế suất thấp Thuế suất thấp là mức thuế suất được đưa ra thấp hơn mức thuế suất thông thường (thuế suất phổ thông). Thuế suất cao hay thấp ngoài việc giải quyết vấn đề tỷ lệ phân phối giữa Nhà nước và người nộp thuế, nó chủ yếu còn phân biệt giữa Nhà nước và người nộp thuế, nó chủ yếu còn phân biệt rất tõ ràng giữa những đối tượng nộp thuế khác nhau, qua đó, tạo ra sự có lợi hay bất lợi, lợi lớn hay lợi nhỏ… nhằm khuyến khích hay hạn chế đối tượng nộp thuế nào đó. Hay nói cách khác, thuế suất thấp là cong cụ giúp cho các nhà đầu tư dễ nhận biết đầu tư vào khu vực nào thì được Nhà nước ưu đãi hơn. Về phía cơ quan thuế thì việc tính toán số thuế phải nộp nhanh chóng hơn. Tuy nhiên việc ban hành mức thuế suất thấp đối với các đối tượng được ưu đãi thường thể hiện quá rõ ràng ưu ái của Chính phủ đối với các đối tượng được ưu đãi, số tiền miễn giảm cũng lớn và vì vậy dễ gây nên tâm lý có sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; Bên cạnh đó, việc tính toán số tiền thuế mà Nhà nước cho các doanh nghiệp cũng khá phức tạp. Đối với các nhà đầu tư, ngay sau thời gian áp dụng thuế suất giảm thì áp dụng ngay mức thuế suất thông thường
  • 17. 17 có chênh lệch khá lớn so với mức thuế suất giảm nên có thể dẫn đến tâm lý đột ngột mất khoản lợi nhuận của các nhà đầu tư. Vì vậy, các nhà đầu tư thường tính đầu tư trong thời gian được hưởng thuế suất thấp. Nếu thời gian chưa đủ để họ thực hiện dự án thì họ sẽ không đầu tư. Thuế suất thấp thường được sử dụng khi các nhà đầu tư đầu tư vào các vùng khó khăn. - Giảm tỷ lệ thuế: Giảm tỷ lệ thuế là giảm tỷ lệ % nhất định trên mức thuế phải nộp. Điều này thể hiện chính sách khuyến khích giúp đỡ hay chiếu cố. Ngược lại áp dụng thuế suất luỹ tiến từng phần, luỹ tiến toàn phần lại thể hiện chính sách hạn chế hay trừng phạt. Về cơ bản, giảm tỷ lệ thuế cũng giống như thuế suất thấp nhưng nó thường gắn với thời gian hưởng ngắn hơn. Bên cạnh đó, Nhà nước có thể tính toán được số tiền mà Nhà nước cho miễn giảm một cách nhanh chóng. Nó thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp mới thành lập còn non trẻ để kích thích đầu tư vào nền kinh tế và tạo điều kiện cho những doanh nghiệp vừa thành lập còn rất nhiều khó khăn. - Thời gian ưu đãi: Là khoảng thời gian nhất định doanh nghiệp được áp dụng những ưu đãi về thuế. Thời gian bắt đầu ưu đãi thuế có thể do doanh nghiệp hoặc cơ quan thuế lựa chọn. Ưu đãi khi đã đạt mục đích thì không cần phải sử dụng nữa vì chính sách ưu đãi bên cạnh những mặt tích cực cũng có rất nhiều những hạn chế như: làm giảm số thu Ngân sách Nhà nước, gây phức tạp cho thủ tục hành chính, tạo ra sự không công bằng giữa các nhà đầu tư,... Các hình thức ưu đãi thuế đều sử dụng một, hai hoặc cả 3 công cụ ưu đãi thuế kể trên kết hợp lại. Thông thường ở nhiều nước trên thế giới, người ta thường sử dụng kết hợp 2 công cụ ưu đãi kết hợp lại
  • 18. 18 4. Tránh đánh thuế trùng: 4.1 Khái niệm và nguyên nhân của hiện tượng đánh thuế trùng: Việc thu thuế của mỗi quốc gia dựa trên hai đặc quyền cơ bản: quyền đối với đối tượng cư trú và quyền đối với thu nhập phát sinh từ quốc gia đó. Chính việc thực hiện đồng thời hai đặc quyền này trong hệ thống thuế của mỗi nước đã dẫn đến việc thu thuế trùng lắp giữa các quốc gia trong trường hợp khi một đối tượng sống ở một nước nhưng có thu nhập từ nước khác. Đánh thuế trùng là việc hai hay nhiều Nhà nước áp dụng một loại thuế trên cùng một khoản thu nhập hay tài sản chịu thuế của cùng một đối tượng chịu thuế trong cùng một kỳ tính thuế. Nguyên nhân của việc đánh thuế trùng: Thứ nhất: Do xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế - xã hội ngày càng mở rộng. Với sự tồn tại và phát triển của các công ty đa quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế nên một số cá nhân có thể có nhiều quốc tịch, cư trú ở một nước nhưng lại làm việc ở nước khác, hoặc công ty có trụ sở điều hành tại một nước nhưng công ty con lại đặt ở nước khác. Các công ty hoặc cá nhân có thể có thu nhập nhận được từ các hoạt động trong và ngoài nước. Các quốc gia thường áp dụng loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của từng đối tượng nộp thuế không phân biệt khoản thu nhập đó có nguồn gốc từ đâu. Thứ hai: Do xung đột về quyền đánh thuế giữa các quốc gia. Một trong các quyền của Nhà nước là quyền ban hành các sắc thuế. Để chính sách thuế được thực hiện hiệu quả, Nhà nước phải ban hành các sắc thuế dựa trên một số nguyên tắc nhất định. Trên thực tế, việc đánh thuế thường được căn cứ trên nguyên tắc nguồn thu nhập hoặc nơi cư trú, do tồn tại hai nguyên tắc trên cộng với sự khác nhau về mức độ phát triển kinh tế và chính sách áp dụng của từng nước đã dẫn tới sự xung đột. Các trường hợp xung đột thường là: - Xung đột hai quốc gia về nguồn: Xảy ra khi hai hoặc nhiều quốc gia cùng khẳng định quyền đánh thuế của mình trên cùng một đối tượng chịu thuế vì cho rằng thu nhập đó có nguồn gốc từ nước họ.
  • 19. 19 - Xung đột giữa quốc gia là nguồn hình thành nên thu nhập và quốc gia nơi cư trú: Xảy ra khi một quốc gia khẳng định quyền đánh thuế đối với nguòn thu nhập phát sinh tại nước này, còn nước kia lại khẳng định quyền của mình đối với đối tượng nộp thuế vì đối tượng nộp thuế đó cư trú tại nước mình. - Xung đột giữa hai quốc gia cư trú: Xảy ra khi hai quốc gia cùng khẳng định quyền đánh thuế đối với đối tượng nộp thuế, vì đối tượng nộp thuế cùng cư trú tại hai quốc gia. Ngoài ba trường hợp đã nêu trên, đánh thuế trùng còn có thể xảy ra do kết quả của việc các quốc gia định nghĩa về “thu nhập” không giống nhau và áp dụng những nguyên tắc tính thuế cũng như tính thời gian khác nhau. 4.2 Ảnh hưởng của việc đánh thuế trùng: Đánh thuế trùng tạo ra một lực cản đối với sự phát triển không chỉ một quốc gia mà cho cả quá trình phát triển kinh tế quốc tế. a. Đối với nước đầu tư trực tiếp: Nước đầu tư được hiểu là nơi xuất phát các khoản đầu tư trực tiếp. Đây là những nước phát triển, có tích luỹ vốn lớn với công nghệ cao lại đi liền với các mặt hạn chế về đất đai, tài nguyên và đây cũng chính là nơi các công ty đa quốc gia đóng trụ sở. Những nước này muốn đầu tư ra nước ngoài nhằm thu lợi nhuận cao nhưng hiện tượng đánh thuế trùng của các nước phát triển đã làm giảm lợi nhuận thu được và cản trở việc đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư. b. Đối với nước tiếp nhận đầu tư: Các nước tiếp nhận đầu tư gồm cả những nước phát triển và đang phát triển. Việc đánh thuế trùng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của các nước này, bởi đã ngăn cản các luồng vốn đầu tư nước ngoài vào các nước này. Điều đó dẫn đến làm hạn chế việc bổ sung một phần quan trọng các nguồn vốn ĐTNN vào tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, cản trở khả năng mở rộng sản xuất và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Khác với đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp có đặc trưng sau đây:
  • 20. 20 - Đầu tư trực tiếp không chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhận đầu tư mà bên cạnh đó còn có cả kỹ thuật, công nghệ, bí quyết công nghệ, kinh nghiệm quản lý… - Đầu tư trực tiếp không làm gia tăng gánh nặng nợ cho nước tiếp nhận đầu tư, phát huy tiềm năng của nước tiếp nhận đầu tư trực tiếp. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhân tố tác động mạnh đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế… Vì vậy, nếu không có đối sách hợp lý của nước tiếp nhận đầu tư thì các ưu điểm của đầu tư trực tiếp sẽ không được phát huy. Ngoài ra, xét trên bình diện tổng thể, đánh thuế trùng làm cản trở tiến trình toàn cầu hoá đang là xu hướng chi phối sự phát triển kinh tế thế giới. Những nhân tố thúc đẩy toàn cầu hoáa được kể đến là : Thị trường toàn cầu, sản xuất hàng hoá lớn, chính sách kinh tế hướng ngoại. 4.3 Các giải pháp đối phó với việc đánh thuế trùng giữa các nước: a. Biện pháp đơn phương Với biện pháp này, Nhà nước đơn phương đưa ra các biện pháp để cắt giảm số thuế mà các nhà đầu tư nước ngoài phải nộp tại nước mình. Tuy nhiên, biện pháp này rất ít được áp dụng vì việc đơn phương cắt giảm thuế đồng nghĩa với việc Nhà nước từ bỏ quyền đánh thuế và như thế đã phàn nào từ bỏ chủ quyền quốc gia của mình đối với một khoản thu nhập nhất định. b. Biện pháp cam kết quốc tế Biện pháp cam kết quốc tế được hình thành nhằm thoả mãn yêu cầu của các bên trong vấn đề đánh thuế trùng, trong đó, các bên tham gia cam kết đồng nghĩa với việc từ bỏ hoặc giới hạn một phần quyền đánh thuế của mình đối với khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ và phân công lao động quốc tế. Hình thức biểu hiện các cam kết quốc tế có thể ở những mức độ và phạm vi khác nhau, nhưng nhìn chung được biểu hiện bằng các hiệp định mang tính quốc tế, mà cụ thể là các Hiệp định thuế.
  • 21. 21 Trong các Hiệp định thuế hiện hành có một số phương pháp chủ yếu được thực hiện nhằm xoá bỏ việc đánh thuế trùng của nước, nơi mà đối tượng nộp thuế là đối tượng cư trú. Đó là: b.1 Phương pháp miễn thuế: Theo phương pháp này, đối tượng nộp thuế là người cư trú ở một nước thì không bị thu thuế thu nhập đối với những khoản thu nhập mà đối tượng đó đã nộp thuế ở nước khác. Phương pháp này có 2 hình thức áp dụng là: - Phương pháp miễn thuế toàn phần: có nghĩa là nước có đối tượng nộp thuế cư trú không đánh thuế thêm đối với thu nhập phát sinh mà đã bị đánh thuế ở nước ngoài. - Phương pháp miễn thuế luỹ tiến: có nghĩa là nước có đối tượng nộp thuế cư trú tuy không bị đánh thuế thêm đối với thu nhập phát sinh mà đã bị đánh thuế ở nước ngoài nhưng vẫn cộng thu nhập đó với thu nhập phát sinh ở trong nước để xác định mức thuế suất và dùng thuế suất đó tính thuế đối với người có thu nhập phát sinh trong nước. b.2 Phương pháp trừ thuế: Nội dung của phương pháp này là nước mà đối tượng nộp thuế là người cư trú khi tính thuế trên tổng thu nhập của đối tượng nộp thuế thì cho trừ vào số thuế phải nộp ở nước cư trú số thuế đã nộp ở nước ngoài. Phương pháp này cũng có 2 hình thức áp dụng là: + Phương pháp trừ thuế toàn phần: Có nghĩa là nước có đối tượng nộp thuế cư trú cho trừ toàn bộ số thuế đã nộp ở nước ngoài. + Phương pháp trừ thuế thông thường: Có nghĩa là nước có đối tượng nộp thuế cư trú cũng cho trừ vào số thuế phải nộp số thuế đã nộp ở nước ngoài nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế tính theo biểu thuế của nước cư trú tính trên số thu nhập ở nước ngoài. b.3 Phương pháp trừ thuế gián tiếp: Nội dung của phương pháp này là khi công ty mẹ nhận được lợi tức cổ phần từ công ty con của mình ở nước ngoài thì nước có công ty mẹ là đối tượng cư trú ngoài việc cho trừ vào số thuế phải nộp
  • 22. 22 số thuế lợi tức cổ phần đã nộp ở nước ngoài mà còn cho trừ cả số thuế lợi tức công ty con đã nộp ở nước ngoài trước khi hình thành lợi tức cổ phần. b.4 Phương pháp trừ khoán thuế: Nội dung của phương pháp này là nếu nước cư trú áp dụng các phương pháp trừ thuế nói trên thì cho trừ vào số thuế phải nộp ở nước cư trú các khoản thuế đáng nhẽ ra phải nộp do được hưởng miễn giảm thuế ở nước đó, tức là các khoản thuế được miễn, giảm này cũng coi như các khoản thuế đã nộp.
  • 23. 23 PHẦN II NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1. Đối tượng chịu thuế TNDN Đối tượng chịu thuế là thu nhập chịu thuế (tính theo năm dương lịch hoặc năm tài chính). Bao gồm thu nhập chịu thuế của các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ kể cả thu nhập chịu thuế từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài và thu nhập chịu thuế khác. 2. Đối tượng nộp thuế TNDN Đối tượng nộp thuế TNDN ở nước ta hiện nay bao gồm 3 loại sau đây: - Các tổ chức được thành lập theo Luật pháp Việt Nam thực hiện sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; - Các cá nhân thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; - Các công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tại Việt Nam (Cơ sở thường trú của công ty nước ngoài ở Việt Nam là cơ sở kinh doanh mà thông qua cơ sở này công ty nước ngoài tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam). Như vậy việc xác định đối tượng nộp thuế TNDN dựa trên 2 căn cứ: - Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phải đóng trên lãnh thổ Việt Nam (bao gồm cả các cơ sở thường trú của các công ty nước ngoài, các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam) và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp; - Phải có thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Hiện nay, các hộ gia đình kinh doanh cá thể ở Việt nam không đăng ký thành lập pháp nhân và các cá nhân hành nghề tự do hiện đang là đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Về lâu dài, nhóm này cần phải được chuyển sang chịu sự điều chỉnh của thuế thu nhập cá nhân để đảm bảo công bằng với các cá nhân có thu nhập khác trong nền kinh tế và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, ngưỡng thu nhập để tính thuế thu nhập còn cao nên trước mắt chỉ đưa những đối tượng thuộc nhóm nộp thuế ấn định sang nộp thuế thu nhập cá nhân, còn các hộ gia đình kinh doanh cá thể và các cá nhân hành nghề tự do nộp theo kê khai thì tạm thời vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • 24. 24 3. Đối tượng không thuộc diện nộp thuế TNDN Đối tượng không thuộc diện nộp thuế TNDN bao gồm: Về nguyên tắc, mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đều là đối tượng điều chỉnh của Luật thuế TNDN nhưng để nhằm hỗ trợ và khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, đặc biệt đối với loại hình kinh doanh vừa và nhỏ, thực hiện chính sách hỗ trợ và giảm bớt khó khăn cho nông dân, nên Nhà nước quy định một số đối tượng có sản xuất, kinh doanh nhưng không thuộc diện nộp thuế TNDN. Gồm: - HTX, tổ hợp tác có thu nhập từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. - Hộ gia đình, cá nhân nông dân sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trừ hộ gia đình và cá nhân sản xuất hàng hoá lớn, có thu nhập cao. 4- Căn cứ tính thuế TNDN Căn cứ tính thuế TNDN hiện hành là thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế và thuế suất. 4.1. Thu nhập chịu thuế TNDN Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và thu nhập chịu thuế khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài. Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế được xác định bằng công thức: Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế = Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế - Chi phí hợp lý trong kỳ tính thuế + Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế Chú ý: - Thu nhập chịu thuế của những thể nhân và các pháp nhân mang quốc tịch Việt Nam (trong đó bao gồm cả các Công ty có vốn đầu tư nước ngoài) là toàn bộ thu nhập phát sinh ở trong nước và ở nước ngoài;
  • 25. 25 - Thu nhập chịu thuế của các “cơ sở thường trú” của các Công ty nước ngoài và cá nhân người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam là thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Trong trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về phương pháp xác định thu nhập chịu thuế đối với cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó. - Thu nhập chịu thuế được tính bằng đồng Việt Nam. - Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng. Kỳ tính thuế của cơ sở kinh doanh mới thành lập và kỳ tính thuế cuối cùng đối với cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản được xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán. Cụ thể là : Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của cơ sở kinh doanh mới thành lập và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (đối với cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản) để hình thành một kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp. 4.1.1. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế: * Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế (gọi tắt là doanh thu tính thuế) là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ (không có thuế GTGT nếu cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; có cả thuế GTGT nếu cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp) sau khi đã trừ chiết khấu giảm giá hàng bán, trị giá hàng bị trả lại, tiền lãi trả chậm, nhưng bao gồm cả các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Doanh thu tính thuế còn bao gồm trị giá của hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng (tính theo giá của mặt hàng cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi, biếu, tặng, trang bị, thưởng cho người lao động) và sản phẩm tự dùng (tính theo chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó).
  • 26. 26 Doanh thu tính thuế được tính bằng tiền Đồng Việt Nam Quy định nói trên là xuất phát từ các căn cứ sau đây: - Do đặc điểm của thu nhập chịu thuế là thu nhập thực tế nên chỉ có những khoản thu phản ánh toàn bộ giá trị của hàng hoá và dịch vụ bán ra mà doanh nghiệp thực tế được thanh toán hoặc sẽ được thanh toán trong kỳ tính thuế thì mới được tính vào doanh thu tính thu nhập chịu thuế. Theo đó thì những khoản mà ban đầu nằm trong doanh số bán hàng của doanh nghiệp nhưng không được thanh toán (như chiết khấu giảm giá hàng bán) hoặc phải thanh toán lại cho khách hàng (như trị giá hàng bị trả lại) thì không được tính vào doanh thu tính thu nhập chịu thuế. Khoản lãi trả chậm tuy là một khoản thu doanh nghiệp được thanh toán nhưng đó không phải là một khoản thu nằm trong giá bán hàng của doanh nghiệp nên phải được khấu trừ ra khỏi doanh thu tính thuế (khoản lãi trả chậm này sẽ được hạch toán vào thu nhập từ hoạt động tài chính); - Do thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ, doanh nghiệp chỉ là người thu hộ Nhà nước số thuế GTGT từ người tiêu dùng hàng hoá dịch vụ. Số thuế GTGT mà doanh nghiệp phải nộp theo phương pháp khấu trừ, không chịu ảnh hưởng bởi kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên không được tính vào doanh thu tính thuế TNDN. Đối với trường hợp cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, do cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ nên theo quy định của Luật thuế GTGT, trên hoá đơn bán hàng của cơ sở kinh doanh không tách được thuế GTGT phải nộp. Do vậy doanh thu để tính thu nhập chịu thuế có cả thuế GTGT (khoản thuế GTGT phải nộp tính trên tổng doanh thu sẽ được hạch toán vào chi phí để loại trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp). - Đối với hàng hoá và dịch vụ dùng để trao đổi biếu tặng, do doanh nghiệp là “người bán hàng” vừa là “người mua hàng”(mua để biếu tặng) nên giá trị của các hàng hoá dịch vụ này phải được tính vào doanh thu để tính thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, do không có hoá đơn bán hàng nên hàng hoá, dịch vụ này phải được xác định theo giá bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đưong trên thị trường tại thời điểm trao đổi, biếu, tặng để đảm bảo đánh giá khách quan, đúng đắn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 27. 27 - Đối với hàng hoá, dịch vụ tự dùng: doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó. Trong trường hợp này,về nguyên tắc cũng phải căn cứ vào giá bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đưong trên thị trường tại thời điểm tính thuế (như trường hợp hàng hoá dùng để trao đổi, biếu, tặng). Tuy nhiên để đơn giản cho quá trình quản lý và việc tính thu nhập chịu thuế mà không làm ảnh hưởng đến kết quả thu nhập tính thuế (vì cho dù tính theo chi phí hay tính theo giá bán của hàng hoá tương tự trên thị trường thì giá đó cũng đều được tính vào chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp), Luật thuế TNDN đã căn cứ vào chi phí sản xuất để tính doanh thu của hàng hoá tiêu dùng nội bộ. Căn cứ để xác định doanh thu là hoá đơn bán hàng, trường hợp người mua không yêu cầu hoá đơn, nhưng cơ sở kinh doanh vẫn phải lập chứng từ bán hàng bằng cách lập bảng kê bán hàng hoá hoặc xuất một hoá đơn bán hàng nhưng liên 2 không xé khỏi cuống hoá đơn. * Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá, hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm xuất hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Như vậy là đối với hàng hoá bán ra nếu đã xuất hoá đơn nhưng chưa giao hàng thì cũng được coi là đã tiêu thụ; ngược lại đã giao hàng nhưng chưa xuất hoá đơn được coi là tiêu thụ. Quy định này không đề cập đến vấn đề thanh toán vì đó là trách nhiệm của doanh nghiệp. Đối với những trường hợp người mua thanh toán tiền cho người cung cấp dịch vụ theo mức độ hoàn thành công việc thì căn cứ vào thời điểm người cung cấp dịch vụ nhận tiền thanh toán từ phần dịch vụ đã hoàn thành hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ. 4.1.2. Các khoản chi phí hợp lí được trừ để tính thu nhập chịu thuế: Chi phí kinh doanh hợp lý là những khoản chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế có liên quan đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà theo quy định của luật thuế được phép trừ khỏi doanh thu để tính thu nhập chịu thuế.
  • 28. 28 Chi phí hợp lý gồm nhiều khoản chi phí khác nhau nên công tác quản lý, theo dõi rất phức tạp. Bao gồm các chi phí liên quan đến lao động quá khứ như chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí nguyên vật liệu (đặc điểm khoản chi này là có hoá đơn), chi phí liên quan đến lao động sống như chi phí tiền lương, thưởng, chi hoa hồng môi giới (đặc điểm khoản chi này là không có hoá đơn mà chỉ có hợp đồng hoặc bảng kê chi trả) và các chi phí khác. Như vậy, việc qui định cụ thể khoản chi nào được hạch toán vào chi phí khoản chi nào không được hạch toán vào chi phí là cụ thể hoá 4 nguyên tắc khấu trừ chi phí và tạo ra tính minh bạch về thuế thu nhập doanh nghiệp. Trên thực tế khoản chi trực tiếp cấu thành sản phẩm (ví dụ: khấu hao TSCĐ, nguyên vât liệu, tiền lương...) dễ xác định, nhưng có những khoản chi mang tính gián tiếp thì khó xác định hơn. Ví dụ chi đi nghỉ mát cho công nhân, chi thưởng cuối năm, chi đào tạo, lợi thế kinh doanh.... Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế TNDN bao gồm: 4.1.2.1- Chi phí khấu hao của tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Lưu ý: Về nguyên tắc, tài sản cố định được trích khấu hao và tính vào chi phí hợp lý phải đáp ứng các điều kiện sau: - Tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. - Tài sản cố định có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh. - Tài sản cố định được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh theo chế độ quản lý và hạch toán kế toán hiện hành. Một số trường hợp đặc biệt: a) Tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại cơ sở kinh doanh như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở tập thể cho người lao động do cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng được trích khấu hao tính vào chi phí hợp lý. b) Cơ sở kinh doanh có xây dựng các công trình trên đất (bao gồm cả đất thuê, đất đang làm thủ tục chuyển quyền sở hữu sang tên công ty) mà các công trình này phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định thì được trích khấu hao vào chi phí hợp lý. Các công trình trên đất này được trích khấu hao vào chi phí hợp lý phải có đủ các điều kiện sau:
  • 29. 29 - Hoá đơn, chứng từ mua vật liệu xây dựng, thuê nhân công hoặc thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao kèm theo hợp đồng xây dựng công trình, thanh lý hợp đồng, quyết toán giá trị công trình xây dựng cơ bản mang tên, địa chỉ và mã số thuế của cơ sở kinh doanh. - Công trình được quản lý, theo dõi hạch toán theo quy định hiện hành về quản lý tài sản cố định. Trường hợp các công trình trên đất này vừa phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa phục vụ cho tiêu dùng thì chi phí khấu hao tài sản cố định tính vào chi phí hợp lý sẽ được phân bổ tương ứng với diện tích sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. c) Tài sản góp vốn để thành lập doanh nghiệp; Tài sản cố định điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong cơ sở kinh doanh; Tài sản cố định điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; Tài sản cố định điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong một cơ sở kinh doanh được trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí hợp lý. Hồ sơ, chứng từ hợp lý để xác định nguyên giá tài sản cố định bao gồm: - Tài sản góp vốn để thành lập doanh nghiệp phải có: Biên bản góp vốn, hợp đồng liên doanh, liên kết trong đó quy định các bên góp vốn bằng tài sản; Biên bản giao nhận tài sản; Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật) kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản. - Tài sản cố định điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong cơ sở kinh doanh; tài sản cố định điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì cơ sở kinh doanh có tài sản cố định điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản. - Tài sản cố định điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong một cơ sở kinh doanh thì cơ sở kinh doanh có tài sản cố định điều chuyển phải xuất hoá đơn. Đối với tài sản cố định phải đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. Các tài sản góp vốn và tài sản cố định điều chuyển nêu trên không phát sinh thu nhập do đó không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. 4.1.2.2- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá thực tế sử dụng vào sản xuất, kinh doanh liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ. Lưu ý:
  • 30. 30 a) Mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hợp lý do giám đốc hoặc chủ cơ sở kinh doanh xây dựng và quyết định. Mức tiêu hao hợp lý được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm. Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành. Kết thúc năm cơ sở kinh doanh thực hiện quyết toán nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá theo mức tiêu hao thực tế, trường hợp mức tiêu hao thực tế cao hơn mức tiêu hao đã xây dựng thì chỉ được chấp nhận tính vào chi phí theo mức tiêu hao đã xây dựng. b) Trường hợp nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá bị tổn thất hoặc bị hỏng không sử dụng được cho sản xuất kinh doanh, sau khi trừ các khoản bồi thường (của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất và của các tổ chức bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm), giá trị tổn thất còn lại (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ) được đưa vào chi phí hợp lý. Nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá bị hỏng phải tiêu huỷ hoặc huỷ bỏ thì cơ sở kinh doanh phải lập hội đồng tiêu huỷ; có biên bản xác định rõ giá trị thiệt hại, nguyên nhân và trách nhiệm, số lượng, chủng loại, giá trị hàng tiêu huỷ, giá trị thu hồi được (đối với các mặt hàng có quy định mức hao hụt được cơ quan có thẩm quyền quy định thì được trừ theo định mức), giám đốc hoặc chủ cơ sở kinh doanh ký và chịu trách nhiệm. 4.1.2.3- Chi phí tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, tiền ăn giữa ca, các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công. 4.1.2.4- Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ. Đối với khoản chi phí này, cơ sở kinh doanh phải có dự án nghiên cứu khoa học, công nghệ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. 4.1.2.5- Chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà sáng kiến này mang lại hiệu quả kinh doanh. Đối với khoản chi này, cơ sở kinh doanh phải cung cấp văn bản nêu sáng kiến được thưởng và chứng minh hiệu quả mang lại; sáng kiến được khen thưởng phải mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn so với trước khi áp dụng sáng kiến vào hoạt động sản xuất kinh doanh. 4.1.2.6- Chi cho y tế trong nội bộ cơ sở kinh doanh bao gồm: chi phí mua sắm dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh, chi phí khám sức khoẻ một lần trong năm cho người lao động.
  • 31. 31 4.1.2.7- Chi phí đào tạo lao động bao gồm: chi phí đào tạo, dạy nghề cho người lao động theo chế độ quy định. 4.1.2.8- Chi tài trợ cho giáo dục bao gồm: Tài trợ cho việc mở trường học theo các hình thức công lập, dân lập và tư thục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Luật Giáo dục; Tài trợ cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và hoạt động của trường học; Tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở sở giáo dục đại học được quy định tại Luật Giáo dục; Tài trợ cho các cuộc thi về các môn học được giảng dạy trong trường học mà đối tượng tham gia dự thi là người học. Khoản tài trợ cho giáo dục phải có biên bản xác nhận khoản tài trợ, có chữ ký của người đại diện cơ sở kinh doanh là nhà tài trợ, đại diện của trường học và đại điện cơ quan quản lý giáo dục theo phân cấp quản lý (Bộ Giáo dục và đào tạo hoặc Sở giáo dục và đào tạo hoặc Phòng giáo dục và đào tạo) theo mẫu số 01B/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này và Phiếu thu tiền hoặc giấy báo Có của ngân hàng (trường hợp đơn vị nhận tài trợ không có hoá đơn). 4.1.2.9- Chi phí mua hàng hoá, dịch vụ: Chú ý: - Đối với trường hợp thuê địa điểm sản xuất, kinh doanh mà trong hợp đồng thuê quy định bên đi thuê chịu trách nhiệm trả các chi phí điện, nước nhưng bên đi thuê không có hợp đồng ký trực tiếp với đơn vị cung cấp điện, nước thì bên đi thuê được lập bảng kê số chi phí thực tế tiêu thụ trên cơ sở chứng từ thanh toán đối với người cho thuê nhà theo mẫu số 01A/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này. - Đối với chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê mà trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí nhưng thời gian tối đa không quá 3 năm. 4.1.2.10- Các khoản chi cho lao động nữ, bao gồm: 4.1.2.11- Chi bảo hộ lao động theo số thực chi tính trên số người lao động đang làm việc kể cả lao động theo thời vụ (nếu có). Chi mua sắm trang phục thay cho quần áo bảo hộ lao động theo số thực chi nhưng không quá 500.000 đồng/người/năm. 4.1.2.12- Chi bảo vệ cơ sở kinh doanh kể cả thuê ngoài. 4.1.2.13- Trích nộp quĩ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn; chi phí hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của Đảng, đoàn thể tại cơ sở kinh doanh; chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên và đóng góp vào các quỹ của hiệp hội theo chế độ quy định. 4.1.2.14- Chi phí lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải trả trong kỳ của các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế theo lãi suất thực tế căn cứ vào hợp đồng vay. Chi phí lãi tiền vay của các đối tượng khác theo lãi
  • 32. 32 suất thực tế khi ký hợp đồng vay, nhưng tối đa không quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay cùng thời điểm của tổ chức tín dụng mà cơ sở kinh doanh có quan hệ giao dịch. Lưu ý: - Đối với những khoản chi trả tiền lãi vay để góp vốn pháp định, vốn điều lệ của các doanh nghiệp đều không được tính vào chi phí hợp lý, để xác định thu nhập chịu thuế bởi những khoản chi trả tiền lãi vay để góp vốn pháp định, vốn điều lệ của các doanh nghiệp mang tính vốn chứ không phải là chi phí. - Trường hợp cơ sở kinh doanh có quan hệ giao dịch với nhiều tổ chức tín dụng thì lấy mức lãi suất cho vay cao nhất của tổ chức tín dụng mà cơ sở kinh doanh có quan hệ giao dịch. - Chi phí lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư tài sản cố định được tính vào nguyên giá của tài sản đầu tư. Hết giai đoạn đầu tư, tài sản cố định đưa vào sản xuất kinh doanh thì chi phí lãi tiền vay được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. 4.1.2.15- Trích, lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. 4.1.2.16- Trích, lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm và chi trợ cấp thôi việc cho người lao động theo chế độ hiện hành. 4.1.2.17- Chi về tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ: chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, bốc xếp, thuê kho bãi, chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí trưng bày, giới thiệu sản phẩm và tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại. a) Chi phí nghiên cứu thị trường bao gồm: thăm dò, khảo sát, phỏng vấn, thu thập, phân tích và đánh giá thông tin; chi phí phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; chi phí thuê tư vấn thực hiện công việc nghiên cứu, phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường. b) Chi phí trưng bày, giới thiệu sản phẩm và tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại bao gồm: chi phí mở phòng hoặc gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí thuê không gian để trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vật liệu, công cụ hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vận chuyển sản phẩm trưng bày, giới thiệu. 4.1.2.18- Chi phí quảng cáo, tiếp tân, khánh tiết, khuyến mại, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị; Chi phí hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chi phí chiết khấu thanh toán nhanh, kể cả chi bằng tiền cho đại lý và người mua hàng hoá, dịch vụ với khối lượng lớn (khoản chi này phải căn cứ vào hợp đồng đối với khách hàng và quy chế kinh doanh của cơ sở kinh doanh) và các loại chi phí khác theo số thực chi nhưng tối đa không quá 10% tổng số các khoản chi phí hợp lý từ khoản 1 đến khoản 17 của mục này. Đối với
  • 33. 33 hoạt động kinh doanh thương mại chi phí hợp lý để xác định mức khống chế không bao gồm giá vốn của hàng hoá bán ra. 4.1.2.19- Các khoản thuế, phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) bao gồm: 4.1.2.20- Chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam theo tỷ lệ giữa doanh thu của cơ sở thường trú tại Việt Nam và tổng doanh thu chung của công ty ở nước ngoài bao gồm cả doanh thu của cơ sở thường trú ở các nước khác. Căn cứ để xác định chi phí và doanh thu của công ty ở nước ngoài là báo cáo tài chính của công ty ở nước ngoài đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập trong đó thể hiện rõ doanh thu của công ty ở nước ngoài, chi phí quản lý của công ty ở nước ngoài, phần chi phí quản lý công ty mẹ ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam. Cơ sở thường trú của công ty ở nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, nộp thuế theo phương pháp kê khai thì không được tính vào chi phí hợp lý khoản chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ. 4.1.2.21- Chi phí hợp lý của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số kiến thiết, kinh doanh chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính. 4.1.3. Các khoản chi không được tính vào chi phí để khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế như: 4.1.3.1 Tiền lương, tiền công do cơ sở kinh doanh không thực hiện đúng chế độ hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động. Các khoản thưởng bằng tiền hoặc bằng hiện vật cho người lao động. 4.1.3.2 Tiền lương tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh; Thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. 4.1.3.3 Các khoản trích trước vào chi phí nhưng thực tế không chi hết như chi phí sửa chữa lớn, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây dựng... trừ trường hợp có văn bản thoả thuận của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 4.1.3.4 Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính.
  • 34. 34 4.1.3.5 Các khoản chi không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp pháp. 4.1.3.6 Các khoản tiền phạt: vi phạm Luật giao thông, phạt vay nợ quá hạn, phạt vi phạm chế độ kế toán thống kê, phạt vi phạm hành chính về thuế và các khoản phạt khác. Đối với khoản phạt vi phạm hợp đồng kinh tế sau khi bù trừ giữa số thu phạt và số bị phạt nếu còn dư được đưa vào thu nhập chịu thuế; ngược lại phải hạch toán vào thu nhập sau thuế. 4.1.3.7 Các khoản chi không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế như: chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội...( trừ trường hợp có qui định của Chính phủ cho tính vào chi phí kinh doanh) và các khoản chi khác không liên quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuế. 4.1.3.8 Các khoản chi do nguồn vốn khác đài thọ: chi sự nghiệp, chi ốm đau, thai sản, chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất... 4.1.3.9 Các khoản chi phí không hợp lí khác. 4.1.4. Các khoản thu nhập chịu thuế khác Ngoài khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nói trên, Luật thuế TNDN hiện hành còn quy định các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp phải được tính vào thu nhập tính thuế, bao gồm: 4.1.4.1. Thu nhập từ kinh doanh chứng khoán. 4.1.4.2. Thu nhập từ hoạt động liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả. 4.1.4.3- Thu nhập khác về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. 4.1.4.4- Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lí tài sản: là thu nhập ròng sau khi trừ đi giá trị (hoặc giá trị còn lại của tài sản trên sổ sách kế toán) và các khoản chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng, thanh lí tài sản. 4.1.4.5- Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất. 4.1.4.6- Lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, lãi bán hàng trả trậm, lãi bán hàng trả góp, lãi thu được do người mua thanh toán chậm so với quy định tại điều khoản thanh toán trong hợp đồng, lãi trái phiếu (trừ các loại trái phiếu được miễn thuế theo quy định). 4.1.4.7- Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ. 4.1.4.8- Thu nhập về chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động sản xuất kinh doanh (không bao gồm lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính). 4.1.4.9- Hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ khó đòi và dự phòng bảo hành
  • 35. 35 sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp đã trích nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết. 4.1.4.10- Thu các khoản nợ khó đòi đã bù đắp bằng khoản dự phòng nay đòi được. 4.1.4.11- Các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ. 4.1.4.12- Thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế sau khi đã trừ tiền bị phạt vi phạm hợp đồng kinh tế. 4.1.4.13- Các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện. 4.1.4.14- Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ở nước ngoài. Lưu ý: Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại nước ngoài, thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của Việt nam, kể cả trường hợp doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập theo qui định của nước doanh nghiệp đầu tư. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp để tính và kê khai thuế đối với các khoản thu nhập từ nước ngoài là 28%, không áp dụng mức thuế suất ưu đãi (nếu có) mà doanh nghiệp Việt nam đầu tư ra nước ngoài đang được hưởng theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Cơ quan thuế có quyền ấn định thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với các trường hợp vi phạm qui định về kê khai, nộp thuế, qui định tại Điều 16 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam. Trường hợp khoản thu nhập đó đã chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc một loại thuế có bản chất tương tự như thuế thu nhập doanh nghiệp) ở nước ngoài, khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài hoặc đã được đối tác nước tiếp nhận đầu tư trả thay (kể cả thuế đối với tiền lãi cổ phần), nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam. Số thuế thu nhập doanh nghiệp Việt nam đầu tư ra nước ngoài được miễn, giảm theo luật pháp của nước doanh nghiệp đầu tư đối với phần lợi nhuận được hưởng từ dự án đầu tư ở nước ngoài, cũng được trừ khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt nam. Hồ sơ đính kèm khi kê khai và nộp thuế của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài bao gồm: - Quyết định của Hội đồng quản trị của doanh nghiệp về việc phân chia lợi nhuận của dự án đầu tư tại nước ngoài.
  • 36. 36 - Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận. - Tờ khai thuế thu nhập của doanh nghiệp thuộc dự án đầu tư tại nước ngoài (bản sao có xác nhận của đại diện có thẩm quyền của dự án đầu tư tại nước ngoài); - Biên bản quyết toán thuế đối với doanh nghiệp(nếu có); - Xác nhận số thuế phải nộp, số thuế đã nộp tại nước ngoài hoặc số thuế được trả thay, số thuế được miễn, giảm của cơ quan thuế tại nước doanh nghiệp đầu tư. Trường hợp dự án đầu tư tại nước ngoài chưa phát sinh thu nhập chịu thuế (hoặc đang phát sinh lỗ), khi kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài chỉ phải nộp Báo cáo tài chính có xác nhận của cơ quan kiểm toán độc lập hoặc của cơ quan có thẩm quyền của nước doanh nghiệp đầu tư và Tờ khai thuế thu nhập của dự án đầu tư tại nước ngoài (bản sao có xác nhận của đại diện có thẩm quyền của dự án đầu tư tại nước ngoài). Số lỗ phát sinh từ dự án đầu tư ở nước ngoài được xử lý hoặc chuyển lỗ theo quy định của nước doanh nghiệp đầu tư, không được trừ vào số thu nhập phát sinh của doanh nghiệp trong nước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư tại nước ngoài mà phát sinh khoản lỗ chưa được bù trừ hết mà doanh nghiệp Việt nam phải gánh chịu thì doanh nghiệp Việt nam được kê khai, bù trừ số lỗ này vào thu nhập của doanh nghiệp Việt nam kỳ tiếp theo phù hợp với quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài vay vốn để đầu tư, nếu doanh nghiệp chứng minh được khoản lãi tiền vay chưa được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo qui định của nước doanh nghiệp đầu tư thì khoản lãi tiền vay này sẽ được khấu trừ vào số thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài khi xác định thu nhập chịu thuế theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam. Tỷ lệ lãi vay được khấu trừ thực hiện theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Khoản thu nhập tại nước ngoài được kê khai vào quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm sau năm tài chính của dự án đầu tư tại nước ngoài theo qui định của nước doanh nghiệp đầu tư. Doanh nghiệp có thể kê khai vào quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm tài chính cùng với năm tài chính của dự án đầu tư tại nước ngoài nếu doanh nghiệp có đủ cơ sở và chứng từ xác định được số thu nhập và số thuế thu nhập đã nộp của dự án đầu tư tại nước ngoài. Đối với khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của dự án đầu tư tại nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam, doanh nghiệp Việt nam đầu tư ra nước ngoài kê khai và nộp thuế theo qui định tại Hiệp định. 4.1.4.15. Các khoản thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ không tính trong doanh thu như: thưởng giải phóng tàu nhanh, tiền