SlideShare a Scribd company logo
1 of 91
Download to read offline
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
                       KHOA KINH Tế NGOạI THươNG




          KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH MÍA ĐƯỜNG
VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ:THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPGiáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Phúc
KhanhSinh viên thực hiện     : Phùng Nguyệt Minh Lớp                    : A13
- K38 Hà Nội - 2003Mục lục
                    TrangMở đầu
                          1Chương 1: Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam và               3mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành mía
đường1.1      Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
      31.1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế – Xu thế tất yếu đối với Việt Nam
      31.1.2 Đặc trưng cơ bản của tiến trình hội nhập
      51.1.3 Những kết quả ban đầu của Việt Nam trong tiến trình hội
      8             nhập vào khu vực và thế giới.1.2     Tác động của hội nhập
kinh tế quốc tế đến ngành mía đường 121.2.1        Lộ trình cam kết
                                      121.2.2      Các tác động
                                      131.3 Khái niệm về cạnh tranh và năng
lực cạnh tranh                  151.3.1 Khái niệm về cạnh tranh
                                151.3.2 Khái niệm về     năng lực cạnh tranh
                                161.4 Xây dựng mô hình đánh giá năng lực
cạnh tranh của ngành            18         mía đường Việt Nam1.4.1 Các phương


                                       1
pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngành 181.4.2 Mô hình đánh giá
năng lực cạnh tranh của ngành mía đường 20             Việt Nam Chương 2: Đánh
giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành mía 26đường Việt Nam bằng mô
hình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Năng lực sản xuất
                                               262.1.1 Điều kiện sản xuất
                                               262.1.2 Kết quả năng lực sản xuất
                                332.2 Thị trường tiêu thụ
                          452.2.1 Thị trường trong nước
                    452.2.2 Thị trường thế giới
                    482.3 Đối thủ cạnh tranh và sản phẩm bổ sung, thay thế
              502.3.1     Đối thủ cạnh tranh
              502.3.2     Sản phẩm bổ sung, thay thế
              542.4 Các ngành hỗ trợ, liên quan
              572.4.1 Các ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm sau đường
              572.4.2     Các ngành liên quan đến cơ sở hạ tầng
                    582.5 Môi trường cơ chế, chính sách
              592.5.1 Những thuận lợi
        592.5.2 Các hạn chế
        60Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành mía
        64đường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế3.1 Các định
hướng lớn của ngành mía đường Việt Nam trong quá            64trình hội nhập kinh
tế quốc tế                3.1.1 Định hướng hội nhập
                    643.1.2 Định hướng phát triển
              663.1.3 Định hướng cạnh tranh
              673.2 Nhóm giải pháp Vĩ mô nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngành         69mía đường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
3.2.1 Nhóm giải pháp về Khung khổ pháp lý                         693.2.2
        Nhóm giải pháp về Chính sách giá cả                            703.2.3
        Nhóm giải pháp về Chính sách tài chính                         713.2.4

                                        2
Nhóm các chính sách khác                                    723.3
       Nhóm giải pháp Vi mô nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành
       74mía đường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
       3.3.1 Nhóm giải pháp về Nguyên liệu và Kỹ thuật canh tác
       743.3.2     Nhóm giải pháp về Chất lượng và Sản phẩm
       763.3.3     Nhóm giải pháp về Giá cả
       793.3.4     Nhóm giải pháp về Thị trường
       80    3.3.5 Nhóm các giải pháp khác
       82                                                                  Kết
luận                                                          84




                                      3
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắtADB         : Ngân hàng phát triển Châu
áAFTA              : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN APEC                  :   Diễn
đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình DươngASEAN               : Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam áASEM                : Diễn đàn hợp tác á - ÂuBTA         :
Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ CEPT                : Hiệp định thuế quan
ưu đãi có hiệu lực chung ASEANHHMĐVN : Hiệp hội mía đường Việt Nam
IMF         : Quỹ tiền tệ quốc tế WB        : Ngân hàng thế giới WTO
      :       Tổ        chức           thương        mại          thế       giới




                                       4
Mở đầuTrong thời đại mà công nghệ thông tin và giao thông khiến cho thế giới
có vẻ nhỏ đi, các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp và thậm chí các Chính
phủ cũng phải học để có thể cạnh tranh và hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Việt Nam là một quốc gia còn nhiều hạn chế về tiềm lực kinh tế song Việt Nam
xác định không thể đứng ngoài xu thế tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế. Vấn đề đặt ra là hội nhập với lộ trình như thế nào và mức độ ra sao để
các ngành có quy mô, trình độ khác nhau, có năng lực cạnh tranh và lợi thế so
sánh khác nhau vẫn có thể vượt qua những thách thức và tận dụng được những
cơ hội do hội nhập đem lại.Ngành mía đường Việt Nam đã thực sự phát triển
sau khi Chương trình mía đường ra đời vào năm 1995 với mục tiêu sản xuất 1
triệu tấn đường thay thế nhập khẩu. Từ đó tới nay, mục tiêu về sản lượng đã
hoàn thành. Song một nghịch lý đang tồn tại là ngành mía đường tuy có nhiều
lợi thế về đất đai, khí hậu, nguồn lực vậy mà giá đường sản xuất trong nước vẫn
quá cao, năng suất công nghiệp thấp, chất lượng hạn chế, mía nguyên liệu lúc
thiếu lúc thừa, các nhà máy lỗ nhiều hơn lãi, đường nhập lậu tràn lan trên thị
trường… Trong khi đó, lộ trình cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan
theo cam kết hội nhập AFTA đang đến rất gần. Nguy cơ bị cạnh tranh gay gắt từ
các đối thủ trong khu vực và thế giới đã hiển hiện. Vậy thực trạng năng lực cạnh
tranh của ngành mía đường Việt Nam hiện nay ra sao? Ngành mía đường cần
làm gì để có thể tự cứu sống mình và vươn lên cạnh tranh thắng lợi trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế ? Trước những câu hỏi bức súc đó, tác giả đã
mạnh dạn chọn đề tài khóa luận của mình là: “Nâng cao năng lực cạnh tranh
của ngành mía đường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Thực
trạng và giải pháp”Kết cấu khóa luận được chia thành 3 phần lớn:Chương 1:
      Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và mô hình đánh giá
năng lực cạnh tranh của ngành mía đườngChương 2:         Đánh giá thực trạng
năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam bằng mô hình trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế Chương 3:    Giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngành mía đường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc

                                       5
tếĐối tượng và phạm vi nghiên cứu xuyên suốt khóa luận là Năng lực cạnh
tranh quốc tế của ngành mía đường Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến
nay. Với nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu bước đầu của mình, tác giả hy vọng có thể
làm sáng tỏ những câu hỏi lớn đang đặt ra về năng lực cạnh tranh của ngành
cũng như góp một tiếng nói nhỏ vào yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngành mía đường Việt Nam trước quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.Tác giả xin
trân trọng cảm ơn Thầy giáo – Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Phúc Khanh về sự
hướng dẫn hết sức tận tình và quý báu đối với tác giả trong suốt quá trình hoàn
thành khóa luận. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo
Trường Đại học Ngoại Thương, gia đình và những người bạn đã giúp đỡ tác giả
trong                    thời                    gian                     qua.




                                      6
Edited by Foxit Reader
                                   Copyright(C) by Foxit Software Company,2005-2007
                                   For Evaluation Only.



Chương 1Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và mô hình đánh giá
năng lực cạnh tranh củangành mía đường1.1         Quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam 1.1.1     Hội nhập kinh tế quốc tế – Xu thế tất yếu đối với
Việt Nam Hội nhập là một yếu tố khách quan, phù hợp với xu thế chungNgày
nay, toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế đã trở thành một xu thế chủ yếu trong
quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Mỗi quốc gia, dù lớn hay nhỏ, dù đang phát
triển hay phát triển, đều đang điều chỉnh chính sách của mình theo hướng mở
cửa, giảm dần và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan để hội nhập
sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế. Có ba nguyên nhân chính dẫn tới xu thế
này:Thứ nhất, những tiến bộ vượt bậc của cuộc cách mạng khoa học công nghệ,
đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông, tin học, sinh học, vật liệu mới… đã làm tăng
nhanh sự phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế thế giới và sản xuất được quốc tế hóa cao độ. Xu thế khách quan đó đòi
hỏi có sự hợp tác ngày một sâu rộng, chặt chẽ của mọi quốc gia trên thế giới,
đồng nghĩa với nó là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, các nền kinh tế
cũng ngày càng tăng. Thứ hai, sự lớn mạnh của các công ty đa quốc gia đã thúc
đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hóa, hợp tác và liên kết kinh tế giữa các
quốc gia, dẫn đến phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc.Thứ ba, nhiều
vấn nạn mang tính toàn cầu như suy thoái môi trường, bùng nổ dân số, khủng
bố, bệnh tật… đã và đang buộc cộng đồng thế giới phải đối mặt với những khó
khăn mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể giải quyết.Hơn thế, xu thế toàn
cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra với quy mô rộng lớn, tốc độ ngày càng cao
và chi phối tất cả hoạt động của đời sống con người. Vòng đàm phán U-ru-goay
kết thúc, Hiệp định Ma-ra-két được ký kết, Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
ra đời từ 01/01/1995 đã thu hút sự tham gia của 136 và tới nay là 148 quốc gia
và lãnh thổ, chiếm gần 100% kim ngạch buôn bán quốc tế. Bên cạnh sự ra đời
của WTO, nhiều mối liên kết toàn châu lục và liên châu lục đã được hình
thành: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á-Thái Bình Dương (APEC), Chương
trình phát triển xuyên Đại Tây Dương, Hội nghị á-Âu (ASEM), Tổ chức hợp tác

                                       7
và phát triển 14 nước ven ấn Độ Dương… ở cấp độ thấp hơn, các tổ chức tiểu
vùng, khu vực và liên khu vực, các mối liên kết tay đôi, tay ba, các tam, tứ giác
phát triển, các khu vực mậu dịch tự do như AFTA, NAFTA, MERCOSUR... cũng
đang gắn kết nhau lại để cùng phát triển. Như vậy, xu hướng hội nhập đã cuốn
theo tất cả các nền kinh tế, hoặc là chủ động tham gia hoặc là bị động lôi cuốn.
Không một quốc gia nào có thể phát triển mà đi theo chủ nghĩa biệt lập, dù là
những nước giàu có như Hoa Kỳ hay đông dân như Trung Quốc. Thế giới đã
chứng minh sự thất bại của các chiến lược phát triển kinh tế theo hướng đóng
cửa, khép kín và thế giới cũng đã chứng kiến sự thành công ngoạn mục của
những nền kinh tế mở cửa, hướng về xuất khẩu. Trước làn sóng phát triển mạnh
mẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc!Việt
Nam với hội nhập Trong bối cảnh trên, việc Việt Nam chủ động hội nhập vào
nền kinh tế thế giới là một xu thế tất yếu khách quan, phù hợp quy luật phát
triển và yêu cầu của thời đại. Tuy nhiên, hội nhập như thế nào, bằng cách nào
và với mức độ như thế nào, điều đó còn xuất phát từ khả năng thực tế, trình độ
phát triển và chủ trương, chính sách của quốc gia. Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (1992) với chủ trương đa phương hóa,
đa dạng hóa quan hệ kinh tế đã đánh dấu bước khởi đầu mang tính tất yếu cho
tiến trình hội nhập của Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đảng VIII tiếp tục khẳng
định: “Các quốc gia lớn, nhỏ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác,
liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại… chúng ta chủ trương
mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các
nước, các tổ chức quốc tế và khu vực…”. Mới đây nhất, Đại hội Đảng IX một
lần nữa đặt ra yêu cầu: “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh
thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc
lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa”. Sự chủ động được thể hiện trong
việc lựa chọn các tổ chức, các đối tác ta có quan hệ và thời điểm tham gia. Tính
chủ động hội nhập còn được thể hiện qua chủ động xây dựng lộ trình hợp lý,
chủ động điều chỉnh luật pháp và chính sách phù hợp, chủ động tổ chức sản

                                       8
xuất và điều hành kinh tế trong nước, không ngừng nâng cao năng lực cạnh
tranh không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở khu vực và trên thế giới. Nói
cách khác, tính chủ động được thể hiện trong việc chọn “sân chơi” và cách chơi
theo “luật chơi” chung. Như vậy, độc lập tự chủ là cơ sở để chúng ta thực hiện
đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa. Song ngược lại, chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực chính là sự bổ sung và hỗ trợ cần thiết
cho Việt Nam trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, theo định hướng
Xã hội chủ nghĩa. Điều này một lần nữa khẳng định hội nhập kinh tế quốc tế
trong thời đại hiện nay đã trở thành xu thế mang tính tất yếu khách quan đối với
mọi quốc gia và lãnh thổ trên thế giới, trong đó đương nhiên có Việt Nam. 1.1.2
Đặc trưng cơ bản của tiến trình hội nhậpHội nhập kinh tế quốc tế là xu thế
không thể đảo ngược. Hơn bao giờ hết, đây là thời điểm các quốc gia cần có
một cái nhìn khách quan và công bằng về tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, từ
đó đưa ra những quyết định sáng suốt cho sự phát triển của chính mình. Một
trong những yếu tố hàng đầu các quốc gia cần nhận thức được là những đặc
trưng cơ bản của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. 1.1.2.1 Sự tự do lưu chuyển
các nguồn lựcSự tự do lưu chuyển các nguồn lực diễn ra một cách nhanh
chóg,với quy _ô lớn trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Nguồn lực ở đây chủ
yếu bao gồm các luồng vốn và lao động, hai yếu tố cơ bản của nền kinh tế. Hai
yếu tố này tạo nên cung và cầI,Ålà lý do²và phương tiện để cho các hoạt động
kinh tế có thể tồn tại và phát triển. Sự di chuyển của hai nguồn lực này thường
ngược chiều nhau: các luồng vốn đi từ các nước phát triển đến các nqớc đang
phátptriển và thị trường mới nổi, trong khi các nguồn nhân lực lại di chuyển từ
các nước đang phát triển đến các nước phát triển. Tuy nhiên, dòng lưu chuyển
nhân lực theo hướng này đã dần chậm lại do nguồn nhân lực của các nước đang
phát triển đa phần là trình độ thấp, kỹ năng lao động chưa cao. 1.1.2.2 Tính
cạnh tranh caoCạnh tranh ồà một quy luật thị trường, nó tồnÊtại trướN khi các
nền kinh tế biết đến tiến trình hội nhập. Tuy nhiên, trước xu thế toàn cầu hóa
diễn ra mạnh mẽ, đặc tính cạnh tranh trở nên rõ rệt ~à quyết liệt hơn bao giờ

                                       9
Edited by Foxit Reader
                                    Copyright(C) by Foxit Software Company,2005-2007
                                    For Evaluation Only.



hết. Những hiệp đểnh, những thỏa thuận hợp tác khiến cho đường biên giới quốc
gia trong các giao dịch thương mại, tài chính, ngân hàng hầu như không còn
tồn tại. Các doanh nghiệp có cơ hội ngang nhau trong việc tiếp cận các thị
trường hàng hóa và thị trường vốn mà trước đây họ chưa thể xâm nhập. Những
lợi ích thu được từ tiến trình hội nhập khiến cho các doanh nghiệp cần cạnh
tranh với nhau một cách gay gắt hơn để tồn tại và phát triển. Sự cạnh tranh
không còn giới hạn trong thị trường nội địa nữa mà ngày càng được quốc tế
hóa. Cũng từ nhận thức này mà trong Quan điểm chỉ đạo hội nhập kinh tế quốc
tế, Đảng ta đã chỉ rõ: hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu
tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội vừa không ít thách thức, do đó cần tỉnh
táo, khôn khéo và linh hoạt trong việc xử lý tính hai mặt của hội nhập tùy theo
đối tượng, vấn đề, trường hợp, thời điểm cụ thể…1.1.2.3 Các chuẩn mực quốc tế
với vai trò là một ngôn ngữ chung cho các nền kinh tếCác chuẩn mực và thông
lệ quốc tế là ngôn ngữ chung để các nền kinh tế có thể tiếp cận và giao lưu với
nhau. Bởi vậy, một trong những đặc trưng của tiến trình hội nhập là việc tiếp
cận các chuẩn mực quốc tế. Trước khi nghĩ đến việc mở rộng phạm vi hoạt động
ra thị trường thế giới, các doanh nghiệp, các định chế tài chính đều phải cân
nhắc xem liệu mình đã đáp ứng được những tiêu chuẩn, quy định của thị trường
đó hay chưa. Tương tự, một quốc gia muốn mở cửa thì cũng phải rà soát lại
khuôn khổ pháp lý và những quy định của mình sao cho phù hợp với việc tiếp
nhận các luồng đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài. Ngày nay, hầu hết các
nước tham gia vào quá trình hội nhập đang nỗ lực hoàn thiện khuôn khổ pháp
luật và quản lý trong nước. Đồng thời các nước này cũng tìm cách kết hợp với
các quốc gia khác trong khu vực nhằm tạo ra một tập hợp những thông lệ,
chuẩn mực sử dụng chung cho khu vực và tiến gần đến với các tiêu chuẩn quốc
tế. 1.1.2.4 Rủi ro lớn đi đôi với hiệu quả kinh tế caoĐặc trưng cuối cùng của hội
nhập là rủi ro cao đi liền với hiệu quả kinh tế cao. Các luồng vốn toàn cầu đã
mang lại cho các quốc gia đang phát triển cơ hội đáp ứng chi tiêu và phát triển
các loại hình đầu tư của mình. Tuy nhiên, cái giá phải đánh đổi là những rủi ro

                                      10
và chi phí nhất định luôn đi kèm với các luồng vốn như những biến động tài
chính, nguy cơ mất ổn định hệ thống, khả năng biến dạng thị trường, suy yếu
một số ngành công nghiệp trong nước do không đủ sức cạnh tranh, nguy cơ lệ
thuộc vào nước ngoài và mất chủ quyền quốc gia. Trong đó, rủi ro lớn nhất là
khủng hoảng tài chính tiền tệ. Bởi trong môi trường hội nhập, một cuộc khủng
hoảng có khả năng lan truyền nhanh chóng từ thị trường này sang thị trường
khác, từ khu vực này sang khu vực khác và khó có nỗ lực của riêng một quốc gia
nào có thể ngăn chặn. Một cuộc khủng hoảng như vậy có thể kéo theo tình trạng
mất niềm tin và sự đào thoát của những luồng vốn quốc tế trong một khoảng
thời gian rất ngắn. Trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu á vào năm
1997, tổng số vốn đào thoát khỏi các nước khu vực này (không kể Nhật bản) đã
lên tới 11 tỷ USD. Vấn đề đặt ra trước những quốc gia muốn tham gia vào quá
trình hội nhập là làm thế nào để tận dụng một cách thành công những lợi ích
của các luồng vốn trong khi vẫn kiểm soát được các rủi ro kèm theo. Tóm lại,
những đặc trưng trên là điều kiện đầu tiên mà các quốc gia cần ghi nhớ khi
bước chân vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Có như vậy từng quốc gia
khác nhau mới có thể thiết lập một chiến lược hội nhập thích hợp nhất, đem lại
hiệu quả kinh tế tối ưu. 1.1.3 Những kết quả ban đầu của Việt Nam trong tiến
trình hội nhập vào khu vực và thế giới.Với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,
đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế, Việt Nam đã đạt được những
bước tiến quan trọng và cần thiết trong tiến trình hội nhập vào khu vực và thế
giới. Sau gần 18 năm đổi mới, phát huy nội lực và hội nhập với nền kinh tế thế
giới, nền kinh tế nước ta đã đạt được một tốc độ tăng trưởng khá nhanh và ổn
định, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động và tăng nguồn thu cho
ngân sách nhà nước. Chúng ta không những đã khắc phục và thoát ra khỏi
khủng hoảng kinh tế xã hội mà còn mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu.
Trong giai đoạn 1990-2002, kim ngạch xuất khẩu đã tăng trung bình trên 20%
mỗi năm. Bên cạnh đó, sự ra đời của Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài (vào
tháng 12/1987) đã tạo ra một động lực lớn cho sự phát triển của nền kinh tế.

                                     11
Cho đến nay, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp được 12-
13% GDP, 20% kim ngạch xuất khẩu, 30% giá trị sản lượng công nghiệp, 7-8%
thu nhập của ngân sách và giải quyết việc làm cho khoảng 40 vạn lao động trực
tiếp cùng hàng chục vạn lao động gián tiếp. Ngoài ra, Việt Nam cũng tranh thủ
được nguồn viện trợ phát triển không chính thức (ODA) ngày càng lớn. Tính
đến năm 2002, các nhà tài trợ (gồm một số nước và một số định chế tài chính)
đã cam kết dành cho Việt Nam gần 20 tỷ USD, chủ yếu là cho vay ưu đãi với lãi
suất từ 0,75% -2,5% và một phần là viện trợ không hoàn lại. Bên cạnh những
kết quả về mặt vật chất, trong những năm thực hiện đường lối đổi mới, chúng ta
cũng đã tạo ra được “thế” và “lực” mới. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan
hệ ngoại giao với khoảng 170 quốc gia trên thế giới, phát triển quan hệ thương
mại với gần 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó không thể không kể tới
mối quan hệ hợp tác ngày càng có hiệu quả với các tổ chức và thể chế tài chính
tiền tệ quốc tế như WB, IMF, ADB… ASEANGia nhập Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam á (ASEAN) đã đánh dấu sự mở đầu có tính chất đột phá trong tiến
trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Sau 3 năm là quan sát viên kể từ tháng
7/1992, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của ASEAN vào tháng
7/1995. Với những đóng góp tích cực và chủ động của mình, Việt Nam đồng thời
trở thành thành viên của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và đã thực
hiện trọn vẹn cam kết theo Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung
(CEPT) ngay trong hai năm 1996-1997. Đầu năm 1998, Việt Nam đã chính thức
công bố lịch trình cắt giảm thuế quan tổng thể gồm 2.265 mặt hàng. Nước ta
cũng tích cực tham gia các hoạt động khác của ASEAN như thông qua Tầm nhìn
2020, xây dựng Khu vực đầu tư ASEAN (AIA), thúc đẩy Chương trình hợp tác
công nghiệp ASEAN (AICO).APEC Trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác
kinh tế Châu á-Thái Bình Dương (APEC) là bước nhảy vọt thứ hai của ngoại
giao Việt Nam, mở ra những hướng phát triển mới trong tiến trình hội nhập.
Việt Nam nộp đơn gia nhập APEC vào tháng 6/1996 và được kết nạp làm thành
viên chính thức của Diễn đàn vào tháng 11/1998. Từ một môi trường ASEAN chỉ

                                     12
có 10 nước thành viên sang môi trường gồm 21 nước của khu vực Châu á-Thái
Bình Dương, Việt Nam đã có một bước chuyển mình đáng kể. Vị trí của Việt
Nam ở Châu á-Thái Bình Dương và trên trường quốc tế được nâng cao. Hơn
thế, hoạt động trong APEC cũng tạo tiền đề thuận lợi và là một bước chuẩn bị
cho Việt Nam tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Mục tiêu của APEC
là tự do mậu dịch và đầu tư vào năm 2010 và 2020, bởi vậy diễn đàn khu vực
này cam kết mọi hoạt động sẽ phù hợp với các quy định và nguyên tắc của WTO.
Tuy tham gia APEC với thời gian chưa dài và nền kinh tế còn nhiều khó khăn
song Việt Nam luôn cho thấy một ý thức, nỗ lực cao trong việc thực hiện và
tham gia các chương trình hoạt động của diễn đàn. Việc thực hiện Kế hoạch
hành động quốc gia (IAP) của Việt Nam được đánh giá là nghiêm túc nhất trong
số các thành viên mới gia nhập, củng cố thêm sự tin tưởng của các quốc gia trên
thế giới vào chính sách mở cửa và hội nhập của nước ta.ASEM Tháng 3/1996,
Việt Nam tham gia Diễn đàn hợp tác á-âu với tư cách là một trong những thành
viên sáng lập. Khi ASEM ra đời, lần đầu tiên thế giới đã chứng kiến một cơ chế
hợp tác liên châu lục: châu á-châu âu. Diễn đàn ASEM 1 tại Băngcốc đã đánh
dấu sự gặp gỡ giữa các nguyên thủ quốc gia của 7 nước ASEAN, 15 nước EU và
ba cường quốc Mỹ, Nhật, Trung Quốc, khép kín cạnh thứ ba trong tam giác Bắc
Mỹ–EU–Châu á. Mục tiêu chung của ASEM là thúc đẩy đối thoại chính trị, xây
dựng quan hệ hợp tác sâu rộng và toàn diện giữa hai châu lục, tăng cường hợp
tác trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, môi trường, phát triển nguồn nhân lực. Và
mục tiêu chính của Việt Nam trong tổ chức này là xúc tiến mở rộng thị trường
thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật trên cơ sở cùng có lợi.
Tại hội nghị cao cấp lần 2 của diễn đàn được tổ chức tại Lônđôn, sáng kiến của
Việt Nam về “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa” và “Kết hợp y dược cổ
truyền và y dược hiện đại trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng” đã được hoan
nghênh nhiệt liệt và được đưa vào chương trình hợp tác chính thức của ASEM.
Ngoài ra, Việt Nam tham gia tích cực các chương trình hoạt động khác của diễn
đàn như Kế hoạch hành động thuận lợi hóa thương mại (TFAP), Kế hoạch hành

                                     13
động xúc tiến đầu tư (IPAP)…Đàm phán gia nhập WTOTổ chức thương mại thế
giới (WTO) là một tổ chức quốc tế lớn mang quy mô toàn cầu và chiếm tới gần
100% tổng giá trị thương mại thế giới. Các nguyên tắc cơ bản của WTO như
nguyên tắc Tối huệ quốc, Đãi ngộ quốc dân đã được áp dụng ở hầu hết các
nước trên thế giới, kể cả các nước chưa phải là thành viên của tổ chức này.
Tháng 1/1995, Việt Nam đã chính thức nộp đơn xin gia nhập WTO. Tháng
7/1996 Việt Nam đã thông báo với WTO về chính sách thương mại của mình,
hoàn tất việc trả lời các câu hỏi của các nước thành viên. Tháng 7/1998, Việt
Nam đã tiến hành phiên họp đầu tiên với WTO về minh bạch hóa chính sách
thương mại và hàng hóa. Cho đến nay, Việt Nam đã đưa ra được chương trình
thể chế hóa pháp luật và tiến hành xây dựng một số tài liệu theo mẫu quy định
của WTO. Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho các phiên họp tới theo hướng
tiếp tục minh bạch hóa chính sách và sẽ tiến hành các cuộc đàm phán song
phương với một số thành viên WTO như EU, Thụy Sỹ, Mỹ, ác-hen-ti-na, Hàn
Quốc… Tất cả những nỗ lực trên đây thể hiện quyết tâm lớn của Việt Nam gia
nhập vào WTO và hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.BTAHiệp định
thương mại Việt Nam–Hoa Kỳ (BTA) có thể coi là sự thể hiện cao nhất cho chủ
trương “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”. Trải qua 9
vòng đàm phán kéo dài từ tháng 6/1996, vào tháng 7/2000 tại Washington, Bộ
trưởng thương mại Việt Nam Vũ Khoan đã ký Hiệp định thương mại Việt Nam–
Hoa Kỳ, mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam và đánh dấu một giai đoạn mới trong
phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước. Cốt lõi của các cam kết
trong Hiệp định này là các bên dành cho nhau Quy chế tối huệ quốc (MNF),
từng bước giảm thuế nhập khẩu, mở cửa thị trường cho nhau, từng bước tạo sự
bình đẳng giữa các công ty trong và ngoài nước, phù hợp với yêu cầu của Chế
độ đãi ngộ quốc gia (NT), bảo vệ quyền tác giả, sở hữu công nghiệp, quyền sở
hữu trí tuệ. Vì Việt Nam là nước đang phát triển ở trình độ thấp, lại đang trong
quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế nên lộ trình thực hiện các cam kết là từ 3-10
năm sau khi Hiệp định có hiệu lực. Nói cách khác, Hoa Kỳ chấp nhận Việt Nam

                                      14
có một lộ trình mở cửa thích hợp cho từng lĩnh vực. Tóm lại, hội nhập kinh tế
quốc tế là một tất yếu khách quan và hội nhập mang lại cho mỗi nước tham gia
những lợi ích to lớn. Vấn đề đặt ra là Việt Nam phải lựa chọn cho mình một lộ
trình hội nhập thế nào và mức độ hội nhập ra sao để có thể mang lại lợi ích tối
đa với cái giá phải trả là tối thiểu. Điều này đòi hỏi nhận thức rõ ràng về những
đặc trưng cơ bản của tiến trình hội nhập, kết hợp với hoàn cảnh kinh tế, chính
trị, xã hội của đất nước. Quan trọng nhất là Việt Nam cần nỗ lực hết sức để có
thể nhanh chóng hòa nhập và phát triển cùng nền kinh tế thế giới song vẫn bảo
vệ được độc lập, chủ quyền và định hướng xã hội chủ nghĩa của mình.1.2 Tác
động của hội nhập kinh tế quốc tế đến ngành mía đường 1.2.1 Lộ trình cam
kết:Trong khuôn khổ mậu dịch tự do AFTA, Việt Nam cam kết tới năm 2003,
thuế suất nhập khẩu đối với tất cả các mặt hàng không vượt quá 20%, đồng thời
các hạn chế định lượng phải bị loại bỏ. Tuy nhiên, 51 nông sản thuộc Danh mục
nông sản chưa chế biến nhạy cảm (SEL) như gạo, cam, quýt, bưởi… có thời hạn
cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan chậm hơn. Đường là mặt hàng
nằm trong danh mục SEL nên hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ cắt giảm
từ năm 2006. Như vậy, từ năm 2006, thuế suất đối với các sản phẩm đường sẽ
không vượt quá 5%. Mức thuế suất này sẽ giảm dần trong các năm tiếp theo và
đến năm 2010 sẽ đạt mức 0%, đồng thời mọi hàng rào phi thuế quan đều phải
bãi bỏ. Từ thời điểm đó, các thành viên AFTA có thể tiếp cận thị trường mía
đường Việt Nam một cách dễ dàng mà không bị cản trở bởi các hàng rào phi
thuế quan và mức thuế suất cao. So với lộ trình AFTA, các cam kết liên quan
đến nông nghiệp của Hiệp định thương mại Việt Nam–Hoa Kỳ có thời hạn thực
hiện dài hơn. Tuy nhiên, mức tự do hóa trong cam kết này lại cao hơn so với
Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) và AFTA. Ngoài ra,
hiện nay Việt Nam đang tích cực chuẩn bị phương án đàm phán gia nhập WTO.
Cần phải mất vài năm mới có thể đạt được những cam kết về điều kiện gia nhập
mà cả Việt Nam và hơn 140 thành viên WTO cùng thỏa mãn. Nhưng nhìn chung,
ngành mía đường Việt Nam vẫn phải tuân thủ theo tất cả các quy định về thuế

                                      15
quan, hàng rào phi thuế quan, về trợ cấp trong nước hay hỗ trợ xuất khẩu của tổ
chức này. Tuy nhiên, do là một nước đang phát triển nên theo quy định của
WTO, Việt Nam vẫn có thể trợ cấp xuất khẩu nông sản trong các khâu liên quan
đến vận tải, đóng gói hay tiếp thị và được phép hỗ trợ cho một ngành nông
nghiệp không quá 10% tổng giá trị của ngành đó. Đây là những hình thức mà
cho đến nay Việt Nam vẫn chưa áp dụng nên cần nghiên cứu kỹ để có thể hỗ trợ
cho ngành mía đường trong thời gian tới. 1.2.2 Các tác động1.2.2.1 Tác động
theo hướng tích cựcTiềm năng mở rộng thị trườngViệc tham gia các tổ chức khu
vực và quốc tế cùng các hiệp định song phương sẽ mang lại môi trường cạnh
tranh bình đẳng cho các nhà sản xuất Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để xâm
nhập và mở rộng thị trường của ngành mía đường. Đây là cơ hội cho một số
mặt hàng truyền thống, có chất lượng cao của ngành được phát triển mạnh, gia
tăng thị phần tiêu thụ.   Chi phí nguyên vật liệu, vật tư, máy móc nhập khẩu
giảm đáng kểHiện nay phần lớn công nghệ về giống hay máy móc, thiết bị đầu
tư cho ngành công nghiệp mía đường Việt Nam vẫn phải nhập khẩu từ nước
ngoài với thuế suất cao. Việc tự do hóa thương mại cùng những cam kết về thuế
quan và hàng rào phi thuế quan sẽ giúp ngành có thể tiết kiệm được chi phí
nhập khẩu vật tư, thiết bị, máy móc…Đầu tư nước ngoài tăngNgành công
nghiệp mía đường Việt Nam mới được chính thức xây dựng và phát triển từ năm
1995, khi có Chương trình mía đường quốc gia. Từ đó đến nay, việc thu hút đầu
tư trong nước và quốc tế vẫn còn nhiều hạn chế. Quá trình thực hiện lộ trình hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam sẽ tạo ra một môi trường hấp dẫn thúc đẩy
đầu tư nước ngoài vào ngành. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để ngành mía đường
áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới vào sản xuất kinh doanh
và học hỏi các kinh nghiệm quản lý tổ chức tiên tiến của các nước. 1.2.2.2. Tác
động theo hướng tiêu cựcTạo áp lực về năng lực cạnh tranhNgành mía đường
hiện đang đứng trong nhóm có năng lực cạnh tranh thấp của quốc gia, đặc biệt
là Năng lực cạnh tranh về giá cả. Trong khi đó, những đối thủ của ngành ở hiện
tại và trong tương lai vừa có quy mô lớn, kinh nghiệm lâu năm lại vừa được sự

                                      16
bảo hộ mạnh từ phía chính phủ. Sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng đối với
ngành mía đường Việt Nam trong quá trình hội nhập là điều không thể tránh
khỏi và là một thách thức lớn phải vượt qua.Nhận thức về hội nhập chưa đầy đủ,
sâu sắcHiện nay phần lớn các doanh nghiệp trong ngành đều thiếu một chiến
lược sản xuất kinh doanh dài hạn và ổn định. Bản thân ngành mía đường cũng
chưa xây dựng được một chiến lược cụ thể về hội nhập hay cạnh tranh trong khi
lộ trình thực hiện AFTA đang đến quá gần. Điều này cho thấy sự thiếu nhạy bén
về thị trường và nhận thức còn chưa đầy đủ về quá trình hội nhập. Đây là một
hạn chế lớn gây cản trở đến khả năng nắm bắt các cơ hội cũng như đối phó với
các thách thức mà hội nhập đưa lại. Thay đổi cách thức sản xuất đã tồn tại lâu
nayMột điều dễ nhận thấy là các cam kết quốc tế sẽ không chỉ tác động trực tiếp
và mạnh mẽ đến ngành chế biến đường và các sản phẩm sau đường mà tới cả
những người nông dân xưa nay chỉ sống nhờ vào việc cung cấp đầu vào cho các
ngành sản xuất này. Đơn cử như chỉ sau vài năm nữa, nông dân trồng mía, các
lò đường thủ công sẽ phải đối mặt với đường nhập khẩu chất lượng cao mà giá
lại thấp. Người nông dân sẽ rất thụ động, thiệt thòi nếu như các nhà máy tiêu
thụ sản phẩm của họ gặp phải khó khăn lớn hay thua lỗ, phá sản. Chịu tác động
của của thị trường thế giới thường xuyên biến độngHội nhập vào kinh tế khu
vực và thế giới cũng có nghĩa là đối mặt với những biến động bất ngờ của thị
trường, đặc biệt là biến động về cung cầu, giá cả. Thực tế là cung cầu đường
trên thị trường thế giới biến động rất mạnh và giá đường trong những năm qua
liên tục sụt giảm. Hơn thế, những cuộc khủng hoảng, những thay đổi kinh tế dù
lớn, dù nhỏ đều sẽ gây ra những tác hại khó lường với một ngành còn non trẻ
như mía đường. Thách thức về môi trường quản lý vĩ môHệ thống pháp luật, cơ
chế, chính sách vĩ mô của Việt Nam còn nhiều bất cập. Các cơ quan quản lý
chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho ngành
mía đường theo hướng nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của hội nhập
kinh tế quốc tế. Như vậy, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và những
cam kết hội nhập của Việt Nam, ngành mía đường sẽ đứng trước nguy cơ cạnh

                                     17
tranh khốc liệt từ các đối thủ nước ngoài ngay tại thị trường Việt Nam, chưa nói
đến cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới. Để tồn tại và phát triển được
tại chính thị trường trong nước, một trong những yêu cầu hàng đầu đối với
ngành hiện nay là nâng cao năng lực cạnh tranh.      1.3 Khái niệm về cạnh tranh
và năng lực cạnh tranh 1.3.1 Khái niệm về cạnh tranhCạnh tranh là một khái
niệm rất phổ biến của kinh tế, là một đặc trưng của nền sản xuất hàng hóa.
Cạnh tranh, hiểu theo nghĩa khái quát, là sự ganh đua giữa những người theo
đuổi cùng mục đích nhằm đánh bại đối thủ và giành cho mình lợi thế nhiều nhất.
Theo ý nghĩa kinh tế, cạnh tranh là quá trình kinh tế mà trong đó các chủ thể
kinh tế ganh đua, tìm mọi biện pháp (cả nghệ thuật kinh doanh lẫn thủ đoạn) để
đạt được mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình như chiếm lĩnh thị trường, tối đa
hóa lợi ích, nâng cao vị thế... Trên bình diện toàn nền kinh tế, cạnh tranh có vai
trò thúc đẩy kinh tế phát triển. Cạnh tranh khiến cho các nguồn lực được phân
bổ một cách hiệu quả nhất thông qua việc kích thích các doanh nghiệp sử dụng
tối ưu các nguồn lực, hạn chế các méo mó của thị trường, góp phần phân phối
lại thu nhập và nâng cao phúc lợi xã hội. Trên bình diện doanh nghiệp, bằng sự
hấp dẫn của lợi nhuận từ việc đi đầu về chất lượng, mẫu mã cũng như áp lực
phá sản, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp luôn cải tiến phương thức sản xuất,
nâng cao trình độ công nghệ, đổi mới tổ chức, quản lý để thích ứng với những
biến động của thị trường. Nâng cao năng lực cạnh tranh đã trở thành tiền đề,
động lực và mục tiêu theo đuổi liên tục trong suốt quá trình phát triển doanh
nghiệp.Trên bình diện người tiêu dùng, cạnh tranh tạo ra sự lựa chọn rộng rãi
hơn về chủng loại, chất lượng, giá cả, mẫu mã của hàng hóa và dịch vụ. Cạnh
tranh bảo đảm rằng cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng không thể áp đặt giá
cả một cách tùy tiện. Với khía cạnh đó, cạnh tranh là yếu tố điều tiết thị trường
và lành mạnh hóa các mối quan hệ xã hội. Trên bình diện quốc tế, cạnh tranh
thúc ép các doanh nghiệp mở rộng, tìm kiếm thị trường với mục đích như tiêu
thụ, đầu tư, huy động vốn, lao động, công nghệ, quản lý… trên thị trường thế
giới. Thông qua cạnh tranh quốc tế, các doanh nghiệp thấy được những lợi thế

                                       18
so sánh cùng những yếu kém của mình để hoàn thiện và phát triển.      Như vậy,
cạnh tranh cũng như các quy luật, hiện tượng kinh tế, xã hội khác chỉ xuất hiện
và phát triển khi có các điều kiện như nhu cầu cạnh tranh, môi trường cạnh
tranh và vận hành tốt khi có môi trường cạnh tranh hiệu quả. 1.3.2 Khái niệm về
năng lực cạnh tranhTheo Đề án quốc gia về “Nâng cao năng lực cạnh tranh của
hàng hóa và dịch vụ Việt Nam” (do Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế
của Việt Nam thực hiện) thì năng lực cạnh tranh (hay Khả năng cạnh tranh,
Tính cạnh tranh–Competitiveness) được xem xét ở ba cấp độ: năng lực cạnh
tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp và năng lực cạnh
tranh của hàng hóa và dịch vụ. Năng lực cạnh tranh quốc gia được hiểu là
năng lực của một nền kinh tế có thể đạt được sự tăng trưởng bền vững, đảm bảo
ổn định kinh tế và nâng cao đời sống của dân cư. Đề án đưa ra 8 nhóm tiêu chí
đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia dựa theo các tiêu chí của Diễn đàn kinh
tế Thế giới (WEF) bao gồm: Độ mở của nền kinh tế Vai trò và hiệu lực của
chính phủSự phát triển của hệ thống tài chính, tiền tệTrình độ phát triển công
nghệTrình độ phát triển cơ sở hạ tầngTrình độ quản lý doanh nghiệpSố lượng
và chất lượng lao độngTrình độ phát triển thể chếNăng lực cạnh tranh của
ngành/doanh nghiệp là năng lực bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và được thể
hiện qua thị phần của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường. Năng lực cạnh tranh
của ngành/doanh nghiệp được xác định trên cơ sở bốn nhóm yếu tố cơ bản bao
gồm: Chất lượng và khả năng cung ứng, mức độ chuyên môn hóa đầu vàoCông
nghiệp và dịch vụ hỗ trợ Nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ và yêu cầu của
khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụMức độ cạnh tranh trên lĩnh vực mà
ngành/doanh nghiệp kinh doanh và vị thế của ngành/doanh nghiệp so với các
ngành/doanh nghiệp khác Năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ là cơ
sở tạo nên sức cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp và tổng hợp năng lực cạnh
tranh của hàng hóa và dịch vụ tạo nên sức cạnh tranh của một quốc gia. Năng
lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ thể hiện tập trung ở 4 yếu tố Giá cả,
chất lượng, tổ chức tiêu thụ và uy tín của doanh nghiệp. Trên thực tế, cấp độ

                                     19
cạnh tranh này thường được phân tích lồng ghép với phân tích cạnh tranh của
ngành/doanh nghiệp.Ba cấp độ năng lực cạnh tranh có mối quan hệ mật thiết
với nhau. Năng lực cạnh tranh quốc gia là tổng hợp năng lực cạnh tranh của
các ngành/doanh nghiệp trong khi năng lực cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp
lại được phản ánh qua năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ. Đồng thời,
năng lực cạnh tranh quốc gia có tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh cấp
doanh nghiệp/ngành. Còn năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ chịu tác
động của cả năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp/ngành và năng lực cạnh
tranh quốc gia. Tóm lại, hiểu được mối quan hệ chặt chẽ giữa ba cấp độ này để
thấy được sự khác biệt trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh ở từng cấp độ
cũng như sự tác động qua lại giữa năng lực cạnh tranh ở một cấp với năng lực
cạnh tranh ở hai cấp độ còn lại. Đối tượng của khóa luận là Năng lực cạnh
tranh ở cấp độ ngành. Do vậy, nó sẽ chịu tác động qua lại của cả năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế Việt Nam và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm trong
chính ngành mía đường.1.4 Xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh
của ngành mía đường Việt Nam 1.4.1 Các phương pháp đánh giá năng lực cạnh
tranh của một ngànhMặc dù thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” được sử dụng rất
rộng rãi trong trong thời gian gần đây song cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí
cao về cách thức đo lường, phân tích. Theo Đề án quốc gia về “Nâng cao năng
lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ Việt Nam”, có ba phương pháp phân
tích năng lực cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp thường được sử dụng.Phương
pháp 1: Phân tích lợi thế cạnh tranh trên cơ sở đánh giá lợi thế so sánh về chi
phí hay khả năng sinh lời trên một đơn vị sản phẩm.Đây là phương pháp phân
tích năng lực cạnh tranh trong trạng thái động dựa trên hệ thống các chỉ số.
Các chỉ số này cho phép xác định được mức độ đóng góp của ngành/doanh
nghiệp vào nền kinh tế. Khi phân tích năng lực cạnh tranh theo phương pháp
này cần tính đến một số dự báo như: biến động chu kỳ sản phẩm, mức độ phổ
biến công nghệ và tích lũy kinh nghiệm, chi phí đầu vào, những thay đổi trong
chính sách của Chính phủ và khuynh hướng nhu cầu …Ưu điểm của phương

                                     20
pháp này là đưa ra được những phân tích mang tính định lượng để đánh giá
năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, về mặt thực tế, phương pháp này khá phức tạp
và khó thực hiện, đặc biệt rất khó ứng dụng vào việc phân tích năng lực cạnh
tranh của một ngành ở nước ta. Phương pháp 2: Phân tích theo quan điểm tổng
hợpCó 3 vấn đề cơ bản cần được giải đáp khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh
của một ngành/doanh nghiệp theo phương pháp này, đó là:So sánh năng lực
cạnh tranh của ngành/doanh nghiệpNhững nhân tố thúc đẩy và những nhân tố
hạn chế đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành/doanh nghiệpNhững
tiêu chí đặt ra cho chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành/doanh
nghiệp, những chính sách, chương trình và công cụ của chính phủ để đáp ứng
các tiêu chí đó.Phương pháp 2 có ưu điểm là vừa đo lường lại vừa chỉ ra được
những nhân tố thúc đẩy hay kìm kãm tính cạnh tranh. Song có một hạn chế là
phương pháp này thường được sử dụng nhiều để đánh giá năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp hơn là năng lực cạnh tranh của một ngành.Phương pháp 3:
Phân tích theo cấu trúc ngànhĐây chính là phương pháp phân tích theo “Quan
điểm quản trị chiến lược” của Michael Porter. Theo phương pháp này, đối với
mỗi ngành, năng lực cạnh tranh được xem xét theo 5 nhân tố:Sự thâm nhập của
các công ty mới vào lĩnh vực kinh doanhCác sản phẩm hay dịch vụ thay thếSức
mạnh của nhà cung ứngSức mạnh của người muaMức độ cạnh tranh trong nội
bộ ngành Đây là một phương pháp phân tích sâu những nhân tố chính tác động
đến lợi thế cạnh tranh của ngành. Tuy nhiên, phương pháp này khi áp dụng lại
khó có thể thu thập được những thông tin cần thiết, đặc biệt khi cạnh tranh diễn
ra trên quy mô quốc tế. Tóm lại, cả ba phương pháp trên đều có những thế
mạnh và các hạn chế nhất định khi phân tích năng lực cạnh tranh. Xét về mặt lý
thuyết, phương pháp 3 là thích hợp nhất để đánh giá năng lực cạnh tranh của
ngành. Tuy nhiên, cả 5 nhân tố mà phương pháp đưa ra đều mang tính chất
“ngoại vi”. Nói cách khác, đây là những áp lực bên ngoài tác động đến năng
lực cạnh tranh của ngành. Trong khi đó, sẽ là thiếu xót khi đánh giá năng lực
cạnh tranh mà không xem xét yếu tố nội lực cùng những lợi thế so sánh của bản

                                      21
thân ngành đó. 1.4.2 Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành mía
đường Việt Nam Xuất phát từ kết luận trên, tác giả xin tự xây dựng một mô hình
đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam. Mô hình này về
nguyên lý sẽ dựa trên phương pháp 3 của Michael Porter song được điều chỉnh
cho phù hợp với thực tế nghiên cứu ngành mía đường. Mô hình này xem xét
năng lực cạnh tranh của ngành dưới 5 tác độngNăng lực sản xuất Thị trường
tiêu thụĐối thủ cạnh tranh và các sản phẩm bổ sung thay thếCác ngành hỗ trợ
liên quanMôi trường cơ chế, chính sách Trong đó, nhân tố đầu tiên sẽ đánh giá
các yếu tố thuộc về nội lực của ngành cùng các lợi thế cạnh tranh. Bốn nhân tố
còn lại là những tác nhân bên ngoài có tác động qua lại đến năng lực cạnh
tranh của ngành. 1.4.2.1 Năng lực sản xuất Năng lực sản xuất là nhân tố nội lực
quan trọng nhất đánh giá tổng quan khả năng cạnh tranh của ngành. Nhân tố
này được phân tích tập trung qua 7 yếu tố về nguyên liệu, nhân lực, công nghệ,
quy mô các nhà máy, sản lượng, giá cả và chất lượng. Trong đó, nguyên liệu,
nhân lực, công nghệ và quy mô các nhà máy là 4 yếu tố chính tạo nên năng lực
sản xuất còn sản lượng, chất lượng và giá cả là những yếu tố đo lường năng lực
sản xuất. Nguyên liệuNguồn nguyên liệu có vai trò quyết định đến chất lượng,
giá cả, năng lực sản xuất cũng như sức cạnh tranh của toàn ngành. Nguyên liệu
được đề cập đến ở đây là cây mía. Mía là nguồn nguyên liệu đầu vào chính yếu
và không thể thay thế của ngành công nghiệp mía đường Việt Nam. Hai nhân tố
quan trọng để đánh giá chất lượng mía là năng suất mía và chi phí sản xuất
mía. Năng suất bao gồm cả số cây trên một đơn vị diện tích và hàm lượng
đường trong mía. Nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng cao với chi phí sản
xuất tối thiểu sẽ là yếu tố cạnh tranh của bất kỳ quốc gia sản xuất đường nào.
Ngược lại, nguồn nguyên liệu thất thường, năng suất thấp và chi phí sản xuất
cao sẽ kéo giá thành đường lên cao, làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành.
Nhân lựcNhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu của hoạt động sản xuất kinh
doanh. Nguồn nhân lực ngành mía đường có thể được chia theo các cấp độ: cán
bộ quản lý, đội ngũ công nhân viên và nông dân. Lực lượng nông dân trồng mía

                                     22
là một đặc trưng riêng biệt của nguồn nhân lực ngành và có vai trò quyết định
đến chất lượng mía nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy đường. Cán bộ quản
lý có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của các nhà máy và do đó đến chất
lượng toàn ngành. Cán bộ quản lý có trình độ cao, có kinh nghiệm, chủ động,
sáng tạo sẽ sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực, đem lại năng lực cạnh tranh
cao cho nhà máy. Đội ngũ công nhân viên nhờ đó cũng đáp ứng được các tiêu
chuẩn về năng suất lao động, trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệm… Nhân lực
là nguồn tài sản vô hình mang lại những giá trị gia tăng ưu việt cho sản phẩm
trong quá trình hội nhập quốc tế. Công nghệTrong những năm gần đây, hàm
lượng công nghệ kỹ thuật có xu hướng chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong sản
phẩm và do đó là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng và tính năng của sản
phẩm. Việc sử dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất giúp doanh nghiệp có thể
tạo ra những sản phẩm có tính năng ưu việt, chất lượng cao, giá thành hạ, từ đó
nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng khả năng tiêu thụ sản phẩm của ngành
trước các đối thủ. Quy mô các nhà máy Quy mô các nhà máy sẽ quyết định tính
kinh tế theo quy mô của nhà máy và của toàn ngành. Quy mô các nhà máy mà
lớn thì khả năng đầu tư về công nghệ, quản lý, vốn… sẽ đủ lớn để tạo ra hiệu
quả kinh tế theo quy mô. Nếu các nhà máy trong ngành có quy mô tương đối
đồng đều thì sẽ có sự cạnh tranh tích cực về nguồn nguyên liệu, lao động… và
sẽ kích thích sự tăng trưởng chung nhằm phát huy nội lực của ngành trong cạnh
tranh quốc tế. Sản lượng, giá cả và chất lượngĐây là các nhân tố định tính và
định lượng đo lường năng lực sản xuất của ngành. Sản lượng lớn, giá cả thấp
và chất lượng sản phẩm cao thì năng lực sản xuất của ngành lớn, tạo ra những
lợi thế cạnh tranh cao. Đặc biệt, khi chất lượng và chủng loại sản phẩm của các
nhà sản xuất đường trên thế giới không có sự khác biệt rõ rệt thì giá cả là một
yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh. 1.4.2.2 Thị trường tiêu thụ Thị
trường tiêu thụ quyết định mức cầu của ngành và tạo ra áp lực cạnh tranh giữa
các nhà sản xuất. Thị trường tiêu thụ ở đây được xét đến dưới tác động của quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế, bởi vậy nó bao gồm cả thị trường trong nước và

                                     23
thị trường thế giới. Trong đó, thị trường trong nước được chia thành 2 mảng
lớn, thị trường tiêu dùng đường trực tiếp và thị trường các ngành công nghiệp
chế biến sử dụng đường làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất.Đối thủ
cạnh tranh và các sản phẩm bổ sung, thay thếĐối thủ cạnh tranh là những
người đã, đang hoặc sẽ sản xuất kinh doanh những mặt hàng tương tự với các
sản phẩm hiện có của ngành và đe dọa giành giật khách hàng, thị phần và lợi
nhuận của ngành. Mức độ cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt nếu có các yếu tố như
ngành có mức tăng trưởng chậm, sản phẩm thiếu sự khác biệt, xuất hiện nhiều
đối thủ cạnh tranh hoặc các đối thủ cạnh tranh tương đương nhau. Đối thủ cạnh
tranh vừa là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của ngành
lại vừa là một nội dung rất quan trọng để đánh giá sức cạnh tranh của ngành.
Sản phẩm thay thế, bổ sung là những sản phẩm tương đồng với những sản phẩm
mà ngành cung cấp. Khách hàng có thể dùng các sản phẩm này thay thế hoặc
dùng cùng với sản phẩm của ngành và khi đó những sản phẩm thay thế, bổ sung
đã tạo ra một mức giá trần cho ngành. Sản phẩm của ngành khó có thể bán ở
mức giá cao hơn mức giá trần này vì khi đó, khách hàng có thể chuyển sang mua
sản phẩm bổ sung, thay thế mà không tiêu dùng các sản phẩm của ngành nữa.


1.4.2.3   Các ngành hỗ trợ, liên quan
Một ngành không thể tồn tại và phát triển nếu như không có có mối quan hệ tác
động qua lại với những ngành hỗ trợ và liên quan đi kèm với nó. Một ngành chỉ
có thể tăng trưởng tốt nếu các ngành hỗ trợ, liên quan đến ngành hoạt động tốt,
đáp ứng được những yêu cầu, chức năng mà tự ngành đó không thể tạo ra được.
Cũng như vậy, ngành sẽ gặp nhiều khó khăn, sự phát triển bị kìm hãm khi các
ngành hỗ trợ, liên quan yếu kém, chậm cải thiện. Ngược lại, nếu bản thân ngành
phát triển tốt thì sẽ mang lại những đóng góp tích cực cho các ngành hỗ trợ, liên
quan và tạo ra động lực để các ngành này phát triển tốt hơn nữa.


1.4.2.4   Môi trường cơ chế, chính sách

                                      24
Môi trường cơ chế, chính sách là yếu tố bên ngoài có tác động lớn nhất đến khả
năng phát triển và cạnh tranh của ngành. Môi trường này bao gồm tất cả những
chính sách liên quan, chi phối và kiểm soát hoạt động của ngành như chính sách
tài chính, đầu tư, giá cả, hàng rào thuế quan và phi thuế quan… Môi trường cơ
chế chính sách thể hiện bản lĩnh và khả năng quản lý, điều tiết vĩ mô của Chính
phủ trong nền kinh tế thị trường cũng như vai trò định hướng cho sự phát triển
của từng ngành. Môi trường cơ chế, chính sách càng trở nên quan trọng trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, môi trường cơ chế, chính sách
được xem như một lợi thế cạnh tranh của các nhà sản xuất đường khác nhau trên
thế giới.


Như vậy, mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam
được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa các nhóm yếu tố bên trong tạo nên năng
lực cạnh tranh của ngành với các nhóm nhân tố bên ngoài tác động, chi phối đến
năng lực cạnh tranh. Mỗi nhóm nhân tố này có một tầm quan trọng và sự ảnh
hưởng nhất định đến năng lực cạnh tranh và mối quan hệ giữa chúng được thể
hiện khái quát trong mô hình sau:




                                     25
Edited by Foxit Reader
                         Copyright(C) by Foxit Software Company,2005-2007
                         For Evaluation Only.



MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH MÍA ĐƯỜNG
                        VIỆT NAM




                        ĐỐI THỦ
                      CẠNH TRANH




        CÁC NGÀNH
         LIÊN QUAN,    NĂNG LỰC         4‡à TRƯỜNG
        MÔI TRƯỜNG     SẢN XUẤT          TIÊU THỤ
        CHÍNH SÁCH




                      SẢN PHẨM BỔ
                       SUNG THAY
                          THẾ




                           26
CHƯƠNG 2
  ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH
  MÍA ĐƯỜNG VIỆT NAM BẰNG MÔ HÌNH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI
                                           NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.1 NĂNG LỰC SẢN XUẤT
2.1.1 Điều kiện sản xuất
2.1.1.1 Nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu mía là lợi thế cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam.
Cây mía có thể thích hợp với hầu hết các loại đất, lại là cây không đòi hỏi chăm
sóc phức tạp và cho chất lượng tốt ở những vùng có khí hậu nóng ẩm. Vì vậy,
trồng mía có thể khai thác triệt để được các lợi thế về đất đai, khí hậu và nguồn
lao động nông nghiệp ở nước ta.
Lợi thế
Diện tích trồng mía rộng lớn, sản lượng tăng đều và ổn định. Trước khi triển
khai Chương trình mía đường, diện tích và sản lượng mía tăng chậm, tốc độ phát
triển bình quân 1980-1990 là 1,75%, 1990-1994 là 4,2%. Năm 1994, cả nước
mới chỉ có 150.000 ha mía, sản lượng đạt 7,5 triệu ha. Song từ năm 1995 đến
nay, diện tích và sản lượng đã có sự thay đổi lớn.
Biểu đồ 1: Diện tích trồng mía giai đoạn 1994-2003

                         400
                         350
  DiÖn tÝch (ngh×n ha)




                         300
                         250
                         200
                         150
                         100
                          50
                           0
                           1992     1994    1996     1998    2000    2002     2004


Nguồn:                         Báo cáo tình hình sản xuất mía đường – Bộ NN và PTNT


                                                      27
Sau 5 năm thực hiện Chương trình mía đường, diện tích cả nước đã đạt 350.000
ha, tăng 134% so với năm 1994. Năng suất bình quân 50,8 tấn/ha. Sản lượng
mía cây đạt 17,8 triệu tấn, tăng 183%. Sở dĩ năm 1999 có sự tăng vọt về diện
tích là do đất hoang hóa ở vùng sâu, vùng xa đã được khai thác đưa vào trồng
mía, đạt 30.000 ha. Qua những năm đầu mở rộng diện tích ồ ạt, các năm sau đã
có sự điều chỉnh, cân đối lại vùng nguyên liệu nhằm khai thác hiệu quả hơn. Vụ
sản xuất 2002-2003, diện tích cả nước đã lên đến 315.000 ha, năng suất bình
quân 49,8 tấn/ha và sản lượng cây mía đạt 15,7 triệu tấn.
Đáng kể nhất là diện tích vùng nguyên liệu tập trung của các nhà máy đã được
cải thiện cả về mặt chất và mặt lượng. Niên vụ 1999-2000, kết thúc 5 thực hiện
giai đoạn một Chương trình mía đường, diện tích vùng nguyên liệu tập trung là
202.000 ha, bằng 81% diện tích cần quy hoạch. Đến nay, diện tích đã lên tới
258.750 ha. Năm 2001 và năm 2003, tuy diện tích vùng quy hoạch có giảm sút
về mặt lượng song nó lại thể hiện sự chuyển biến về mặt chất. Hiện nay năng
suất mía bình quân của các vùng nguyên liệu tập trung cao hơn mức bình quân
chung từ 10-15%, đạt 54-55 tấn/ha, đặc biệt có những nơi năng suất đạt trên 100
tấn/ha.


Biểu đồ 2: Diện tích mía nguyên liệu tập trung

                          300

                          250
   DiÖn tÝch (ngh×n ha)




                          200

                          150

                          100

                           50

                            0
                            1995    1996   1997   1998   1999   2000   2001   2002   2003   2004


Nguồn:                             Báo cáo tình hình sản xuất mía đường - Bộ NN và PTNT

                                                                28
Hạn chế
Quy hoạch một số nhà máy và vùng nguyên liệu thiếu chuẩn xác. Quy hoạch
vùng nguyên liệu cho các nhà máy không chặt chẽ dẫn đến phân tán, tranh chấp,
một số nhà máy lại xây dựng quá gần nhau trong cùng một vùng hoặc đầu tư
công suất quá lớn so với khả năng phát triển vùng nguyên liệu. Hai ví dụ điển
hình của tình trạng này là việc chọn địa bàn xây dựng cho 2 nhà máy Linh Cảm
và Thừa Thiên Huế không đúng nên đã phải di chuyển.
Các nhà máy thường đầu tư ở những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa có nhiều
khó khăn nên chi phí hoạt động cao. Hầu hết kết cấu hạ tầng vùng mía (đường
giao thông, cầu cống, thuỷ lợi) còn yếu kém, chưa được đầu tư thoả đáng.
Công tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng mía chưa
ngang tầm với yêu cầu đặt ra. Việc phổ biến giống mới và kỹ thuật canh tác tiến
bộ cho nông dân còn chậm. Các giống mía rải vụ còn đang trong giai đoạn
nghiên cứu thí điểm. Việc bón phân không hợp lý, thường là quá nhiều so với
mức cần thiết đã làm giảm chất lượng mía, đồng thời tiêu tốn nhiều chi phí.
Năng suất, chất lượng mía còn thấp. Năng suất bình quân cả nước niên vụ 2002-
2003 mới đạt 50 tấn/ha, trong khi đó, năng suất tiềm năng có thể đạt trên 70
tấn/ha nếu được tưới nước, bón phân hợp lý. Chất lượng mía cũng còn ở dưới
mức tiềm năng. Mía có chất lượng tốt là mía chứa hàm lượng đường cao. Song
chỉ tiêu chữ lượng đường trung bình của cả nước là 9,9 CCS ( 100 tấn mía thu
được 9,9 tấn đường) đã không tăng trong 3 năm qua trong khi mức tiềm năng là
11 CCS. Hàm lượng 9,9 CCS cũng thấp hơn khá nhiều so với chỉ tiêu trung
bình của thế giới: 12-13 CCS.
Thêm vào đó, chi phí sản xuất nông nghiệp của ngành mía đường khá cao. Với
năng suất mía 50 tấn/ha, chi phí trồng mía sẽ vào khoảng 200.000 VND/tấn.
Tính thêm cả chi phí vận chuyển trung bình 40.000VND/tấn và trừ đi khoản thu
hồi từ bã bùn, bã mía thì giá mua nguyên liệu của các nhà máy đã chiếm 55-60%
giá thành. Chi phí nguyên liệu quá lớn khiến giá bán đường tăng cao, làm giảm
năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam.

                                      29
Như vậy, đáng lẽ nguồn nguyên liệu phải là một lợi thế của ngành mía đường,
nhưng hiện nay, nó đang là một yếu tố làm giảm sức cạnh tranh của ngành. Điều
quan trọng là Việt Nam cần thực hiện cho được công tác cơ giới hóa vùng
nguyên liệu, nhanh chóng chuyển đổi từ quảng canh sang thâm canh để giảm
thiểu chi phí cho việc trồng mía và tăng năng suất cũng như hiệu quả của cây
mía.


1.1.2. Công nghệ, kỹ thuật
Công nghệ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định năng lực sản
xuất và hiệu quả của toàn ngành mía đường. Công nghệ ở đây bao trùm tất cả
các khâu từ trồng mía nguyên liệu đến chế biến công nghiệp.
Công nghệ giống và kỹ thuật canh tác mía
Trong xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu, giống có vai trò then chốt, quyết
định năng suất và chất lượng cây mía. Với năng suất mía trung bình cả nước là
50 tấn/ha, một số vùng đã đạt năng suất trên 100 tấn/ha khi áp dụng thành công
những giống mía tốt. Diện tích trồng bằng giống mới trong cả nước là 114.000
ha, chiếm 62% tổng diện tích vùng nguyện liệu tập trung. Phần lớn giống mía
được nhập khẩu và biến đổi cho thích nghi với điều kiện sản xuất nước ta đem
lại các đặc tính tốt: cây chín sớm, thích ứng rộng, chịu hạn tốt, hàm lượng đường
cao…
Ngoài ra, các kỹ thuật canh tác tiên tiến đã được áp dụng như bón phân cân đối,
sử dụng phân hữu cơ vi sinh... Việc cơ giới hoá khâu canh tác và phòng trừ sâu
bệnh được triển khai rộng rãi đem lại kết quả tích cực.
Tuy vậy vẫn còn những tồn tại trong khâu cung cấp giống. Trước hết, tính hệ
thống, liên hoàn giữa nghiên cứu và nhân giống mía chưa chặt chẽ, cũng chưa
có kế hoạch hợp lý giữa sản xuất và cung ứng giống mía. Khả năng tự cung cấp,
phát triển giống mía của Việt Nam còn thấp. Hiện nay diện tích mía trồng mới



                                       30
mỗi năm từ 100.000 đến 110.000 ha, do vậy sẽ cần khoảng 0.8-1 triệu tấn giống
nhưng nguồn cung cấp trong nước mỗi năm chỉ đáp ứng được 15% nhu cầu.
Bên cạnh giống mía, kỹ thuật trồng trọt cũng ảnh hưởng lớn tới số lượng và
chất lượng mía cung cấp cho các nhà máy, đặc biệt là vấn đề tưới nước cho cây
mía chưa được giải quyết triệt để. Trên thế giới diện tích được tưới chiếm tỷ lệ
cao: 88% ở Ấn Độ, 80% ở Nam Phi, 80% ở Úc. Việc diện tích mía được tưới ở
Việt Nam mới chiếm 10% làm cho năng suất còn bị hạn chế, phần nào làm giảm
chất lượng cây mía.
Công nghệ, kỹ thuật chế biến đường
Công nghệ chế biến đường quyết định chất lượng của sản phẩm đầu ra. Trong
thời gian qua, nhiều sáng kiến trong sản xuất, chế biến đường đã giúp nâng cao
hiệu quả sản xuất. Các cơ sở nghiên cứu khoa học ra đời cùng với đội ngũ cán
bộ kỹ thuật ngày càng lớn mạnh đang hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động sản xuất
của các nhà máy.


Bảng 1: Một số công nghệ mới mang lại hiệu quả trong chế biến đường
CÔNG NGHỆ                   TÁC DỤNG

                            Hạn chế tối đa sự chuyển hoá và phân huỷ
Sunfit hoá trung tính
                            đường trong sản xuất
Lắng nổi                    Hiệu suất làm sạch và tẩy màu cao
Thiết bị khuyếch tán        Tăng hiệu suất khuyếch tán nước mía
Máy xé tơi và máy đập       Tăng độ xé tới mía lên 80%
                            Tăng công suất ép lên 30-80%, rút ngắn
Trục nạp liệu cưỡng bức
                            dàn ép, giảm vốn đầu tư
Thiết bị gia nhiệt và bốc Tăng hệ số truyền nhiệt, lắp đặt thay thế
hơi kiểu tấm                thông rửa dễ dàng, chiếm diện tích nhỏ
Nguồn:      Cục chế biến nông lâm sản và nghề muối, Bộ NN và PTNT.
Gần 80% các nhà máy mới được xây ở những vùng nguyên liệu mía tập trung
quy mô lớn và được trang bị công nghệ thiết bị hiện đại, 20% còn lại là thiết bị


                                       31
loại trung bình của thế giới và phù hợp với các vùng nguyên liệu mía quy mô
vừa và nhỏ, vùng sâu, vùng xa. Phần lớn thiết bị của ngành nhập khẩu từ Trung
Quốc, phần còn lại từ các nước như Nhật, Pháp.
Một số cơ sở vật chất nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực mía đường đã
được xây dựng như viện nghiên cứu mía đường Bến Cát, phòng nghiên cứu mía
đường ở viện nghiên cứu thực phẩm... Các cơ sở này giúp các nhà máy trung
ương nâng cao năng lực quản lý, cải tiến thiết bị, chế tạo một số phụ tùng thay
thế, tạo điều kiện nâng cao công suất ép, hiệu suất thu hồi và chất lượng sản
phẩm.
Song vẫn còn hai hạn chế lớn về công nghệ của ngành chế biến đường là sự tồn
tại của nhiều lò đường thủ công và sự hạn chế về máy móc trong các nhà máy
đường hiện nay so với các nước khác trên thế giới. Công nghệ các nhà máy
đường thủ công còn rất thô sơ, như việc ép mía được thực hiện bằng sức người
hay trâu bò, việc đun nước mía và kết tinh đường cũng thực hiện rất thủ công.
Chất lượng của các sản phẩm sản xuất ra như đường vàng, đường phèn, đường
phổi, là không cao.
Công nghệ chế biến ở các nhà máy hiện đại hơn so với các lò đường thủ công,
nhưng còn kém nhiều so với các nhà máy trên thế giới. Ngoài một số ít nhà máy
có vốn đầu tư và công nghệ của các nước lớn như Úc, Nhật, Pháp, hầu hết đều
sử dụng thiết bị của Trung Quốc hoặc thiết bị nhập đã lâu năm. Khả năng tài
chính hạn hẹp buộc các nhà máy phải sử dụng các dây chuyền sản xuất lạc hậu.


Tóm lại, công nghệ đã và đang trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp và là
lợi thế cạnh tranh của các nhà sản xuất đường thế giới. Nhưng mía đường Việt
Nam chưa tạo dựng được những lợi thế này. Vì vậy, khai thác triệt để hiệu suất
của những công nghệ hiện có và tạo dựng được những bí quyết công nghệ riêng
là lối ra và là yêu cầu cấp thiết để ngành mía đường Việt Nam có thể thắng lợi
trong cạnh tranh quốc tế.



                                     32
Edited by Foxit Reader
                                    Copyright(C) by Foxit Software Company,2005-2007
                                    For Evaluation Only.



1.1.3. Nhân lực
Nguồn lao động là một lợi thế tương đối của ngành mía đường Việt Nam.


Lợi thế
Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, lại thuộc loại trẻ, có trình độ giáo dục phổ
thông tương đối cao. Người lao động Việt Nam được đánh giá là thông minh,
khéo tay, cần cù, chịu khó và chi phí lao động rẻ. Rõ ràng lực lượng lao động là
một lợi thế cạnh tranh cho ngành mía đường Việt Nam.
Hơn thế, truyền thống nông nghiệp đã ăn sâu, bắt rễ vào mỗi người dân Việt.
Cây mía đã được trồng ở Việt Nam từ rất lâu đời. Người Việt Nam cũng biết ép
mía chế biến mật từ hàng ngàn năm nay. Bởi vậy, kinh nghiệm lâu năm của
người nông dân trồng mía và sản xuất đường thủ công cũng là một nên tảng
vững chắc cho một nền công nghiệp mía đường phát triển.
Chương trình mía đường, dưới sự hướng dẫn của Bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn kết hợp với Cục Nông nghiệp, đã xây dựng được một nguồn nhân
lực đã qua đào tạo với số lượng lớn. Mô hình đào tạo theo nhu cầu và địa chỉ cụ
thể của Chương trình mía đường là thực sự phù hợp và có hiệu quả. Cho đến nay
ngành mía đường có 15.000 người đã qua đào tạo bao gồm giám đốc, trưởng
phó phòng, cán bộ kỹ sư nông nghiệp, công nghiệp và công nhân. Trong đó, cán
bộ quản lý, kỹ sư trung cấp có 2.000 người; nhân viên nông vụ, công nhân công
nghệ đường và sau đường, công nhân cơ điện là 13.000 người. Ngoài ra, 400 cán
bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân được đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài, tổ chức
tập huấn hơn 56.000 lượt người cho nông dân, công nhân nông nghiệp về kỹ
thuật canh tác mía và sử dụng máy nông nghiệp. Tổng kinh phí dành cho công
tác đào tạo tính riêng đến năm 2000 là 50 tỷ đồng.
Hạn chế
Chính vì xuất phát điểm Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nếp làm ăn thủ
công và tư duy nông nghiệp cũng ăn sâu vào con người, dẫn đến chậm thay đổi



                                      33
và khó thay đổi tư duy, tác phong làm việc theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, nhất là ở tầng lớp nông dân.
Đại bộ phận nông dân trồng mía còn nghèo, trình độ học vấn thấp, việc áp dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng mía gặp nhiều khó khăn. Quá trình
trồng mía do vậy gặp nhiều trở ngại trong việc chuyển hướng từ quảng canh cây
mía sang hướng thâm canh, rải vụ.
Mặc dù đã thực hiện công tác đào tạo tương đối tốt, song hiện nay cán bộ quản
lý, cán bộ nông vụ của nhiều nhà máy còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ. Hơn thế, các nhà máy đường trong thời gian qua được nhà nước hỗ
trợ nhiều. Chính đặc thù này cũng khiến cho nhiều cán bộ, đặc biệt là cán bộ
quản lý còn mang tư tưởng ỷ lại, dựa dẫm, chưa thực sự năng động và sáng tạo,
chưa chủ động để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, sản xuất chưa thực sự
hướng đến thị trường mà mới chú trọng đến việc làm ra sản lượng đáp ứng
Chương trình mía đường.
Chất lượng nhân lực phụ trách lĩnh vực thị trường còn yếu, chưa bắt kịp với
những diễn biến phức tạp của thị trường và tâm lý, thị hiếu ngày càng khắt khe
của người tiêu dùng. Đây là những bất lợi của ngành mía đường trong vấn đề
nhân lực mà nếu không được bổ khuyết kịp thời sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh
của ngành trước quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.


Tóm lại, nguồn nhân lực rẻ và dồi dào rõ ràng là một lợi thế cạnh tranh của
ngành mía đường. Song lợi thế này đang có xu hướng giảm xuống dưới tác động
của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi vậy, việc xây dựng năng lực cạnh
tranh của ngành phải đi theo hướng phát huy khả năng sáng tạo của một nguồn
nhân lực có chất lượng cao.


1.2.   Kết quả năng lực sản xuất
1.2.1. Quy mô ngành



                                        34
Quy mô các nhà máy chế biến thể hiện khả năng kinh tế theo quy mô của ngành.
Hơn thế, khi quy mô của toàn ngành là lớn thì rào cản xâm nhập sẽ cao, sức
mạnh tổng hợp từ nội lực ngành trong hội nhập quốc tế sẽ lớn.
Quy mô ngành mía đường Việt Nam tương đối lớn và đi vào chiều hướng ổn
định. Năm 1994, cả nước chỉ có 12 nhà máy đường hoạt động, tổng công suất
10.300 tấn mía ngày (TMN), sản xuất gần 100.000 tấn đường/năm và phải nhập
khẩu để đáp ứng mức tiêu thụ bình quân đầu người là 6,7 kg (mức tiêu thụ bình
quân của thế giới lúc đó là 21 kg/người). Chương trình mía đường đã huy động
được lượng vốn lớn trong và ngoài nước lên tới 10.050 tỉ VND đầu tư cho phần
mở rộng và xây mới các nhà máy. Đến năm 2002, cả nước đã xây dựng 44 nhà
máy với tổng công suất thiết kế là 82.950 TMN, tăng hơn 8 lần so với năm
1994. Các nhà máy phân bố tương đối đều ở ba miền: miền Bắc 13 nhà máy,
miền Trung và Tây Nguyên 16 nhà máy, miền Nam 15 nhà máy. Trong đó, miền
Nam đạt tổng công suất lớn nhất là 31.150 TMN, miền Trung có số lượng nhà
máy nhiều nhất song tổng công suất lại thấp nhất, đạt 24.450 TMN.


Về khai thác công suất thiết kế, hàng năm, công suất sử dụng thực tế của các
nhà máy liên tục tăng. Niên vụ 2002-2003 có 28/44 nhà máy hoạt động đạt trên
80% công suất thiết kế, có 11/44 nhà máy đạt công suất từ 50-80% và 5/44 nhà
máy hoạt động dưới 50% công suất. Nếu so với công suất trung bình của thế
giới (khoảng 85%) thì ngành mía đường Việt Nam vẫn còn gần một nửa số
lượng các nhà máy có công suất chưa đạt yêu cầu. Tuy nhiên, với những khó
khăn do nguồn nguyên liệu còn thiếu, không ổn định và quá trình hình thành non
trẻ của ngành thì kết quả này là dễ hiểu. Nó cho thấy tiềm năng mở rộng công
suất cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh dần được cải thiện của các nhà máy
chế biến đường Việt Nam.


Như vậy, cho đến nay, ngành mía đường Việt Nam đã xây dựng được một hệ
thống các nhà máy đáp ứng đủ cho yêu cầu sản xuất trong nước. Tuy nhiên, các

                                     35
nhà máy đều còn non trẻ với công suất hoạt động chưa cao. Từ nay cho đến năm
2006 là một khoảng thời gian không dài để các nhà máy nhanh chóng cải thiện
công suất chế biến, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Đồng thời ngành
mía đường Việt Nam cũng phải tiến hành đổi mới, sắp xếp lại các nhà máy theo
hướng xây dựng những nhà máy có quy mô lớn để tận dụng lợi thế về tính kinh
tế theo quy mô như kinh nghiệm của các nước trên thế giới.


Bảng 2: Công suất thực tế so với công suất thiết kế của 44 nhà máy
NHÀ MÁY            CSTT/CSTK (%)     NHÀ MÁY            CSTT/CSTK (%)

Đồng Xuân          200%              Tuy Hoà            89%
Phan Rang          175%              Sông Lam           89%
Nagarjuna          146%              Kon Tum            89%
Nghệ An T&L        141%              333 Đắc Lắk        87%
Phụng Hiệp         138%              Bình Dương         85%
Bourbon Gia Lai 133%                 Trị An             81%
Nước Trong         128%              Sơn La             79%
Vị Thanh           128%              Bourbon TN         77%
Hiệp Hoà           124%              An Khê             73%
Sóc Trăng          122%              Cao Bằng           73%
Trà Vinh           115%              Tuyên Quang        73%
Bến Tre            115%              Quảng Ngãi         69%
Bình Định          114%              Nam Quảng Ngãi     69%
Thô Tây Ninh       114%              Thới Bình          68%
Sông Con           114%              Sơn Dương          65%
KCP Phú Yên        106%              Ninh Hòa           64%
Đắc Lắk            106%              Việt Đài           60%
Lam Sơn            104%              Việt Trì           49%
Nông Cống          103%              Bình Thuận         49%
Kiên Giang         100%              Quảng Bình         37%
Hoà Bình           100%              Quảng Nam          34%


                                     36
La Ngà              98%               Cam Ranh            32%
Nguồn:        Báo cáo tình hình sản xuất mía đường vụ 2002-2003,
              Bộ NN và PTNT
Chú thích:
- CSTT: Công suất thực tế
- CSTK: Công suất thiết kế


1.2.2. Sản lượng
Sản lượng đường của ngành đã liên tục tăng từ năm 1995 đến nay. Nếu như
trước năm 1995, Việt Nam còn phụ thuộc chủ yếu vào đường nhập khẩu, thì đến
nay chúng ta không những đáp ứng đủ nhu cầu đường cho tiêu dùng và chế biến
công nghiệp mà còn tiến tới xuất khẩu đường.


Bảng 3: Sản lượng đường của Việt Nam từ 1995-2003
                                               Đơn vị: Tấn
  NIÊN VỤ        CÔNG NGHIỆP        THỦ CÔNG         TỔNG SẢN LƯỢNG
  1994-1995         110.117           210.000              320.117
  1995-1996         182.100           200.000              382.100
  1996-1997         213.400           260.000              473.400
  1997-1998          322000           230.000              552.000
  1998-1999         556.700           200.000              756.700
  1999-2000         764.000           250.000             1.014.000
  2000-2001         650.000           300.000              950.000
  2001-2002         772.650           300.000             1.072.650
  2002-2003        1.056.000          150.000             1.206.000
Nguồn:        Cục chế biến nông lâm sản và nghề muối, Bộ NN và PTNT
Đến năm 2000, lần đầu tiên sản lượng đường đã vượt mức 1 triệu tấn, hoàn
thành mục tiêu của Chương trình mía đường sản xuất 1 triệu tấn đường vào năm
2000. Niên vụ 2003, sản lượng đạt mức cao nhất từ trước tới nay là 1,2 triệu tấn,
tăng 277% so với năm 1995. Riêng năm 2001, sản lượng có sụt giảm so với năm

                                      37
2000, với mức sản xuất công nghiệp giảm 15%. Lý do là vụ sản xuất 2001 diễn
ra trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn. Giá mía và giá đường từ vụ 1999-2000
xuống quá thấp khiến nhà máy đường và nông dân trồng mía một số nơi bị thua
lỗ, nông dân đã giảm bớt diện tích trồng mía để chuyển sang trồng các cây khác.
Bên cạnh đó do ảnh hưởng của thiên tai nên năng suất, sản lượng mía giảm,
nhiều nhà máy thiếu nguyên liệu đã không đảm bảo được kế hoạch sản xuất.
Sản xuất đường công nghiệp
Đường chế biến công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn so với
đường sản xuất thủ công. Sản lượng tăng đều với tốc độ tăng tương đối cao so
với năm 1995. Năm 1995, sản lượng sản xuất công nghiệp mới đạt 182.100 tấn
thì năm 2003, con số này đã tăng lên 1.056.188 tấn, gấp gần 6 lần. Đây là một
nỗ lực to lớn của toàn ngành cho thấy năng lực sản xuất, chế biến của khu vực
này đã được cải thiện rõ rệt.
Sản xuất đường thủ công
Trước năm 1995, đường thủ công chiếm một tỷ trọng lớn trong sản xuất đường
của toàn ngành. Tuy nhiên, tỷ lệ này ngày càng giảm xuống cùng với sự đi lên
của sản xuất công nghiệp. Tỷ trọng đường thủ công trong tổng sản lượng đường
liên tục giảm từ mức 65,6% năm 1995 xuống còn 12, 4% năm 2003. Năm 2001,
tỷ trọng này có tăng lên song không phải vì quy mô khu vực này có sự mở rộng
mạnh mẽ mà chủ yếu là do sản xuất đường công nghiệp bị sụt giảm (như nguyên
nhân đã nêu ở phần trên).
Sự tồn tại của khu vực sản xuất thủ công là một đặc điểm quan trọng của ngành
mía đường Việt Nam. Đây cũng là một tất yếu đối với hầu hết các quốc gia đang
phát triển, bởi bộ phận dân cư có thu nhập thấp sẽ thu hút lượng mía dư thừa vào
các lò thủ công để chế biến ra đường có chất lượng không cao song vẫn có nhu
cầu tiêu dùng lớn. Vấn đề hàng đầu đối với khu vực này là năng suất ép quá
thấp, khoảng 18-20 tấn mía mới được 1 tấn đường trong khi khu vực sản xuất
công nghiệp tuy chưa phải ở mức hiện đại so với thế giới song đã đạt 10-12 tấn
mía/1 tấn đường. Vậy kết luận đưa ra là nhất thiết phải điều chỉnh hoạt động của

                                      38
khu vực sản xuất thủ công, tiến tới giảm dần sản lượng đường thủ công để phát
huy hiệu quả sản xuất đường công nghiệp.


Ngoài lượng đường cung cấp từ chế biến công nghiệp và sản xuất thủ công thì
trong những năm gần đây, ngành đường cũng đã tiến hành nhập khẩu đường
thô để chế biến thành đường trắng nhằm đa dạng hóa đầu vào cho công nghiệp
chế biến đường. Nguồn nhập khẩu chủ yếu của chúng ta là Cuba, Úc, Hồng
Kông. Đường nhập khẩu có nhiều chủng loại như đường trắng, đường đỏ, đường
vàng song chỉ có hai loại sau được tinh luyện đường trắng.


Tóm lại, với năng lực sản xuất như hiện nay thì ngành mía đường Việt Nam
hoàn toàn có thể đảm bảo mức cung cấp ổn định và lâu dài khoảng 1 triệu tấn
đường/năm. Đây cũng chính là mức cung đủ đáp ứng cầu mà Đảng và Nhà nước
ta đã đề ra. Vấn đề còn lại là làm sao chất lượng và giá cả của các sản phẩm
đường đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.


1.2.3. Chất lượng và giá cả
Chất lượng và giá cả là hai nhân tố quyết định trực tiếp đến khả năng cạnh tranh.
1.2.3.1. Chất lượng
Sản phẩm đường Việt Nam có chất lượng ngày càng được nâng cao và có khả
năng tham gia vào thị trường đường thế giới. Chất lượng đường đã đạt tiêu
chuẩn Việt Nam và quốc tế. Nếu như trước năm 1999 toàn ngành mía đường
mới có 2 công ty đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9002 là công ty đường
Lam Sơn và Liên doanh đường Việt-Đài, thì tới nay ngành đã có thêm nhiều
công ty được công nhận đạt chuẩn ISO như công ty đường Biên Hòa, Hiệp Hòa,
Sóc Trăng, Vị Thanh, Phụng Hiệp, Tale & Lyle… Các công ty khác cũng đang
tiếp tục phấn đấu để đạt tiêu chuẩn trên trong thời gian tới. Sản phẩm đường
Việt Nam cũng đã bắt đầu tham gia xuất khẩu với dấu mốc đầu tiên là 80.000
tấn vào niên vụ 1999-2000, niên vụ 2000-2001 tiếp tục xuất khẩu 60.000 tấn và

                                      39
niên vụ 2002-2003 là 50.600 tấn. Như vậy, có thể khẳng định rằng sản phẩm
đường Việt Nam có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm trong khu vực và
quốc tế.
Chủng loại đường
Ngành mía đường cung cấp các loại chính là đường kính và đường viên, trong
đó đường kính gồm ba phẩm cấp là đường tinh luyện (RE-Refined sugar),
đường trắng (WS-White Sugar), đường thô (RS). Đường kính có thể dễ dàng
được sử dụng cho rất nhiều mục đích khác nhau: đường tinh luyện làm nguyên
liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm sau đường như
sữa, nước ngọt, bánh kẹo, rượu, cồn; đường trắng được sử dụng trực tiếp cho
nhu cầu giải khát, chế biến của người tiêu dùng; đường thô được dùng để làm
các đặc sản truyền thống như chè lam, kẹo lạc, bánh trôi, ô mai… Gần đây, sản
phẩm đường viên được nhiều nhà máy như Khánh Hội, Biên Hòa đưa vào sản
xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cao cấp. Ngoài ra, nhà máy đường Biên
Hòa mới đưa vào thị trường một loại sản phẩm đường luyện có chứa hàm lượng
Vitamin A cao rất thích hợp cho việc chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em.
Đây là những nỗ lực của ngành đường nhằm đa dạng hóa các chủng loại sản
phẩm. Tuy nhiên, rõ ràng là để nâng cao khả năng canh tranh thì ngành đường
cần tiếp tục đầu tư, nghiên cứu để có thể đa dạng hóa chủng loại sản phẩm
đường hơn nữa, đặc biệt là trước yêu cầu ngày càng cao và những sự thay đổi
trong tâm lý tiêu dùng đường hiện nay.


Mẫu mã, bao bì và thương hiệu sản phẩm
Sản phẩm đường Việt Nam còn yếu về mẫu mã, bao bì. Các chất liệu bao bì
được sử dụng chủ yếu là hộp cát-tông và túi ni-lông, mẫu mã, hình thức lại chưa
phong phú và hấp dẫn. Vấn đề thương hiệu cũng chưa được chú ý, đầu tư nên
gần như chưa có một nhãn hiệu đường nào được người tiêu dùng quan tâm, ưa
chuộng. Có hai nguyên nhân lý giải cho thực trạng này: thứ nhất là ngành mía
đường còn ở trong giai đoạn đầu phát triển sản phẩm, mới chú trọng đến chất

                                     40
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533
Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533

More Related Content

What's hot

tieu luan de an mon hoc 64+ (21).doc
 tieu luan de an mon hoc 64+ (21).doc tieu luan de an mon hoc 64+ (21).doc
tieu luan de an mon hoc 64+ (21).docLuanvan84
 
Báo cáo tìm hiểu hoạt động chuỗi cung ứng của Tổng Công ty cổ phần Dệt May H...
Báo cáo tìm hiểu hoạt động chuỗi cung ứng của Tổng Công ty  cổ phần Dệt May H...Báo cáo tìm hiểu hoạt động chuỗi cung ứng của Tổng Công ty  cổ phần Dệt May H...
Báo cáo tìm hiểu hoạt động chuỗi cung ứng của Tổng Công ty cổ phần Dệt May H...huyền phạm
 
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...PinkHandmade
 
Đề tài: Chính sách marketing dịch vụ vận tải hành khách cho Vietnam Airlines,...
Đề tài: Chính sách marketing dịch vụ vận tải hành khách cho Vietnam Airlines,...Đề tài: Chính sách marketing dịch vụ vận tải hành khách cho Vietnam Airlines,...
Đề tài: Chính sách marketing dịch vụ vận tải hành khách cho Vietnam Airlines,...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...
Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...
Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...anh hieu
 

What's hot (20)

Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
 
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInhGiải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VietinBank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VietinBank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VietinBank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VietinBank, HAY
 
tieu luan de an mon hoc 64+ (21).doc
 tieu luan de an mon hoc 64+ (21).doc tieu luan de an mon hoc 64+ (21).doc
tieu luan de an mon hoc 64+ (21).doc
 
Báo cáo tìm hiểu hoạt động chuỗi cung ứng của Tổng Công ty cổ phần Dệt May H...
Báo cáo tìm hiểu hoạt động chuỗi cung ứng của Tổng Công ty  cổ phần Dệt May H...Báo cáo tìm hiểu hoạt động chuỗi cung ứng của Tổng Công ty  cổ phần Dệt May H...
Báo cáo tìm hiểu hoạt động chuỗi cung ứng của Tổng Công ty cổ phần Dệt May H...
 
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu Thắm
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu ThắmĐề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu Thắm
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu Thắm
 
Luận văn: Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thực trạng...
Luận văn: Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thực trạng...Luận văn: Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thực trạng...
Luận văn: Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thực trạng...
 
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
 
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn ĐộLuận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
 
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
 
Đề tài hoàn thiện kênh phân phối hàng, ĐIỂM CAO
Đề tài hoàn thiện kênh phân phối hàng, ĐIỂM CAOĐề tài hoàn thiện kênh phân phối hàng, ĐIỂM CAO
Đề tài hoàn thiện kênh phân phối hàng, ĐIỂM CAO
 
Đề tài: Chính sách marketing dịch vụ vận tải hành khách cho Vietnam Airlines,...
Đề tài: Chính sách marketing dịch vụ vận tải hành khách cho Vietnam Airlines,...Đề tài: Chính sách marketing dịch vụ vận tải hành khách cho Vietnam Airlines,...
Đề tài: Chính sách marketing dịch vụ vận tải hành khách cho Vietnam Airlines,...
 
Đề tài: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2010 đến quý 1 năm 2020
Đề tài: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2010 đến quý 1 năm 2020Đề tài: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2010 đến quý 1 năm 2020
Đề tài: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2010 đến quý 1 năm 2020
 
lv:Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông ...
lv:Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông ...lv:Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông ...
lv:Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông ...
 
Đề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAY
Đề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAYĐề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAY
Đề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAY
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triể...
 
Luận án: Quản lý đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam, HAY
Luận án: Quản lý đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam, HAYLuận án: Quản lý đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam, HAY
Luận án: Quản lý đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam, HAY
 
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệpQuản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
 
Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...
Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...
Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...
 
Rào cản kĩ thuật
Rào cản kĩ thuậtRào cản kĩ thuật
Rào cản kĩ thuật
 

Similar to Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533

Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội...
Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội...Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội...
Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội...nataliej4
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Đề tài luận văn 2024 Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các do...
Đề tài luận văn 2024 Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các do...Đề tài luận văn 2024 Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các do...
Đề tài luận văn 2024 Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các do...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Nhà nước Việt Nam sa...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Nhà nước Việt Nam sa...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Nhà nước Việt Nam sa...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Nhà nước Việt Nam sa...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Nhà nước Việt Nam sa...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Nhà nước Việt Nam sa...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Nhà nước Việt Nam sa...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Nhà nước Việt Nam sa...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpguest3c41775
 
“Hội nhập: Hợp tác và cạnh tranh”
“Hội nhập: Hợp tác và cạnh tranh”“Hội nhập: Hợp tác và cạnh tranh”
“Hội nhập: Hợp tác và cạnh tranh”Chau Duong
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Của Các D...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Của Các D...Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Của Các D...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Của Các D...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
C1 KDQT SV.pptx
C1 KDQT SV.pptxC1 KDQT SV.pptx
C1 KDQT SV.pptxTrngTDi
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của côn...
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của côn...Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của côn...
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của côn...luanvantrust
 
Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...
Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...
Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...nataliej4
 
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc teTran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc teNguyên Tùy
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của côn...
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của côn...Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của côn...
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của côn...luanvantrust
 
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế...
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế...Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế...
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế...Thanh Hoa
 

Similar to Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533 (20)

Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội...
Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội...Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội...
Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội...
 
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Đề tài luận văn 2024 Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các do...
Đề tài luận văn 2024 Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các do...Đề tài luận văn 2024 Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các do...
Đề tài luận văn 2024 Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các do...
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt...
 
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt ...
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt ...Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt ...
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt ...
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Nhà nước Việt Nam sa...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Nhà nước Việt Nam sa...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Nhà nước Việt Nam sa...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Nhà nước Việt Nam sa...
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Nhà nước Việt Nam sa...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Nhà nước Việt Nam sa...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Nhà nước Việt Nam sa...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Nhà nước Việt Nam sa...
 
Chuong 2
Chuong 2Chuong 2
Chuong 2
 
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp
 
“Hội nhập: Hợp tác và cạnh tranh”
“Hội nhập: Hợp tác và cạnh tranh”“Hội nhập: Hợp tác và cạnh tranh”
“Hội nhập: Hợp tác và cạnh tranh”
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Của Các D...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Của Các D...Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Của Các D...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thực Trạng Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Của Các D...
 
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAYLuận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
 
C1 KDQT SV.pptx
C1 KDQT SV.pptxC1 KDQT SV.pptx
C1 KDQT SV.pptx
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của côn...
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của côn...Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của côn...
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của côn...
 
Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...
Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...
Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...
 
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc teTran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của côn...
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của côn...Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của côn...
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của côn...
 
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt NamYếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
 
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế...
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế...Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế...
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế...
 

Nang cao nang_luc_canh_tranh_mia_duong_viet_nam_4533

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH Tế NGOạI THươNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH MÍA ĐƯỜNG VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ:THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPGiáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Phúc KhanhSinh viên thực hiện : Phùng Nguyệt Minh Lớp : A13 - K38 Hà Nội - 2003Mục lục TrangMở đầu 1Chương 1: Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và 3mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành mía đường1.1 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 31.1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế – Xu thế tất yếu đối với Việt Nam 31.1.2 Đặc trưng cơ bản của tiến trình hội nhập 51.1.3 Những kết quả ban đầu của Việt Nam trong tiến trình hội 8 nhập vào khu vực và thế giới.1.2 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến ngành mía đường 121.2.1 Lộ trình cam kết 121.2.2 Các tác động 131.3 Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 151.3.1 Khái niệm về cạnh tranh 151.3.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh 161.4 Xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành 18 mía đường Việt Nam1.4.1 Các phương 1
  • 2. pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngành 181.4.2 Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành mía đường 20 Việt Nam Chương 2: Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành mía 26đường Việt Nam bằng mô hình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Năng lực sản xuất 262.1.1 Điều kiện sản xuất 262.1.2 Kết quả năng lực sản xuất 332.2 Thị trường tiêu thụ 452.2.1 Thị trường trong nước 452.2.2 Thị trường thế giới 482.3 Đối thủ cạnh tranh và sản phẩm bổ sung, thay thế 502.3.1 Đối thủ cạnh tranh 502.3.2 Sản phẩm bổ sung, thay thế 542.4 Các ngành hỗ trợ, liên quan 572.4.1 Các ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm sau đường 572.4.2 Các ngành liên quan đến cơ sở hạ tầng 582.5 Môi trường cơ chế, chính sách 592.5.1 Những thuận lợi 592.5.2 Các hạn chế 60Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành mía 64đường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế3.1 Các định hướng lớn của ngành mía đường Việt Nam trong quá 64trình hội nhập kinh tế quốc tế 3.1.1 Định hướng hội nhập 643.1.2 Định hướng phát triển 663.1.3 Định hướng cạnh tranh 673.2 Nhóm giải pháp Vĩ mô nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành 69mía đường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 3.2.1 Nhóm giải pháp về Khung khổ pháp lý 693.2.2 Nhóm giải pháp về Chính sách giá cả 703.2.3 Nhóm giải pháp về Chính sách tài chính 713.2.4 2
  • 3. Nhóm các chính sách khác 723.3 Nhóm giải pháp Vi mô nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành 74mía đường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 3.3.1 Nhóm giải pháp về Nguyên liệu và Kỹ thuật canh tác 743.3.2 Nhóm giải pháp về Chất lượng và Sản phẩm 763.3.3 Nhóm giải pháp về Giá cả 793.3.4 Nhóm giải pháp về Thị trường 80 3.3.5 Nhóm các giải pháp khác 82 Kết luận 84 3
  • 4. Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắtADB : Ngân hàng phát triển Châu áAFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình DươngASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam áASEM : Diễn đàn hợp tác á - ÂuBTA : Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ CEPT : Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung ASEANHHMĐVN : Hiệp hội mía đường Việt Nam IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế WB : Ngân hàng thế giới WTO : Tổ chức thương mại thế giới 4
  • 5. Mở đầuTrong thời đại mà công nghệ thông tin và giao thông khiến cho thế giới có vẻ nhỏ đi, các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp và thậm chí các Chính phủ cũng phải học để có thể cạnh tranh và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việt Nam là một quốc gia còn nhiều hạn chế về tiềm lực kinh tế song Việt Nam xác định không thể đứng ngoài xu thế tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Vấn đề đặt ra là hội nhập với lộ trình như thế nào và mức độ ra sao để các ngành có quy mô, trình độ khác nhau, có năng lực cạnh tranh và lợi thế so sánh khác nhau vẫn có thể vượt qua những thách thức và tận dụng được những cơ hội do hội nhập đem lại.Ngành mía đường Việt Nam đã thực sự phát triển sau khi Chương trình mía đường ra đời vào năm 1995 với mục tiêu sản xuất 1 triệu tấn đường thay thế nhập khẩu. Từ đó tới nay, mục tiêu về sản lượng đã hoàn thành. Song một nghịch lý đang tồn tại là ngành mía đường tuy có nhiều lợi thế về đất đai, khí hậu, nguồn lực vậy mà giá đường sản xuất trong nước vẫn quá cao, năng suất công nghiệp thấp, chất lượng hạn chế, mía nguyên liệu lúc thiếu lúc thừa, các nhà máy lỗ nhiều hơn lãi, đường nhập lậu tràn lan trên thị trường… Trong khi đó, lộ trình cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan theo cam kết hội nhập AFTA đang đến rất gần. Nguy cơ bị cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong khu vực và thế giới đã hiển hiện. Vậy thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam hiện nay ra sao? Ngành mía đường cần làm gì để có thể tự cứu sống mình và vươn lên cạnh tranh thắng lợi trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ? Trước những câu hỏi bức súc đó, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài khóa luận của mình là: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Thực trạng và giải pháp”Kết cấu khóa luận được chia thành 3 phần lớn:Chương 1: Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành mía đườngChương 2: Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam bằng mô hình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc 5
  • 6. tếĐối tượng và phạm vi nghiên cứu xuyên suốt khóa luận là Năng lực cạnh tranh quốc tế của ngành mía đường Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay. Với nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu bước đầu của mình, tác giả hy vọng có thể làm sáng tỏ những câu hỏi lớn đang đặt ra về năng lực cạnh tranh của ngành cũng như góp một tiếng nói nhỏ vào yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam trước quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.Tác giả xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo – Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Phúc Khanh về sự hướng dẫn hết sức tận tình và quý báu đối với tác giả trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Ngoại Thương, gia đình và những người bạn đã giúp đỡ tác giả trong thời gian qua. 6
  • 7. Edited by Foxit Reader Copyright(C) by Foxit Software Company,2005-2007 For Evaluation Only. Chương 1Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh củangành mía đường1.1 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 1.1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế – Xu thế tất yếu đối với Việt Nam Hội nhập là một yếu tố khách quan, phù hợp với xu thế chungNgày nay, toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế đã trở thành một xu thế chủ yếu trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Mỗi quốc gia, dù lớn hay nhỏ, dù đang phát triển hay phát triển, đều đang điều chỉnh chính sách của mình theo hướng mở cửa, giảm dần và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan để hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế. Có ba nguyên nhân chính dẫn tới xu thế này:Thứ nhất, những tiến bộ vượt bậc của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông, tin học, sinh học, vật liệu mới… đã làm tăng nhanh sự phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới và sản xuất được quốc tế hóa cao độ. Xu thế khách quan đó đòi hỏi có sự hợp tác ngày một sâu rộng, chặt chẽ của mọi quốc gia trên thế giới, đồng nghĩa với nó là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, các nền kinh tế cũng ngày càng tăng. Thứ hai, sự lớn mạnh của các công ty đa quốc gia đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hóa, hợp tác và liên kết kinh tế giữa các quốc gia, dẫn đến phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc.Thứ ba, nhiều vấn nạn mang tính toàn cầu như suy thoái môi trường, bùng nổ dân số, khủng bố, bệnh tật… đã và đang buộc cộng đồng thế giới phải đối mặt với những khó khăn mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể giải quyết.Hơn thế, xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra với quy mô rộng lớn, tốc độ ngày càng cao và chi phối tất cả hoạt động của đời sống con người. Vòng đàm phán U-ru-goay kết thúc, Hiệp định Ma-ra-két được ký kết, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ra đời từ 01/01/1995 đã thu hút sự tham gia của 136 và tới nay là 148 quốc gia và lãnh thổ, chiếm gần 100% kim ngạch buôn bán quốc tế. Bên cạnh sự ra đời của WTO, nhiều mối liên kết toàn châu lục và liên châu lục đã được hình thành: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á-Thái Bình Dương (APEC), Chương trình phát triển xuyên Đại Tây Dương, Hội nghị á-Âu (ASEM), Tổ chức hợp tác 7
  • 8. và phát triển 14 nước ven ấn Độ Dương… ở cấp độ thấp hơn, các tổ chức tiểu vùng, khu vực và liên khu vực, các mối liên kết tay đôi, tay ba, các tam, tứ giác phát triển, các khu vực mậu dịch tự do như AFTA, NAFTA, MERCOSUR... cũng đang gắn kết nhau lại để cùng phát triển. Như vậy, xu hướng hội nhập đã cuốn theo tất cả các nền kinh tế, hoặc là chủ động tham gia hoặc là bị động lôi cuốn. Không một quốc gia nào có thể phát triển mà đi theo chủ nghĩa biệt lập, dù là những nước giàu có như Hoa Kỳ hay đông dân như Trung Quốc. Thế giới đã chứng minh sự thất bại của các chiến lược phát triển kinh tế theo hướng đóng cửa, khép kín và thế giới cũng đã chứng kiến sự thành công ngoạn mục của những nền kinh tế mở cửa, hướng về xuất khẩu. Trước làn sóng phát triển mạnh mẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc!Việt Nam với hội nhập Trong bối cảnh trên, việc Việt Nam chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới là một xu thế tất yếu khách quan, phù hợp quy luật phát triển và yêu cầu của thời đại. Tuy nhiên, hội nhập như thế nào, bằng cách nào và với mức độ như thế nào, điều đó còn xuất phát từ khả năng thực tế, trình độ phát triển và chủ trương, chính sách của quốc gia. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (1992) với chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đã đánh dấu bước khởi đầu mang tính tất yếu cho tiến trình hội nhập của Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đảng VIII tiếp tục khẳng định: “Các quốc gia lớn, nhỏ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác, liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại… chúng ta chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực…”. Mới đây nhất, Đại hội Đảng IX một lần nữa đặt ra yêu cầu: “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa”. Sự chủ động được thể hiện trong việc lựa chọn các tổ chức, các đối tác ta có quan hệ và thời điểm tham gia. Tính chủ động hội nhập còn được thể hiện qua chủ động xây dựng lộ trình hợp lý, chủ động điều chỉnh luật pháp và chính sách phù hợp, chủ động tổ chức sản 8
  • 9. xuất và điều hành kinh tế trong nước, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở khu vực và trên thế giới. Nói cách khác, tính chủ động được thể hiện trong việc chọn “sân chơi” và cách chơi theo “luật chơi” chung. Như vậy, độc lập tự chủ là cơ sở để chúng ta thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa. Song ngược lại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực chính là sự bổ sung và hỗ trợ cần thiết cho Việt Nam trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Điều này một lần nữa khẳng định hội nhập kinh tế quốc tế trong thời đại hiện nay đã trở thành xu thế mang tính tất yếu khách quan đối với mọi quốc gia và lãnh thổ trên thế giới, trong đó đương nhiên có Việt Nam. 1.1.2 Đặc trưng cơ bản của tiến trình hội nhậpHội nhập kinh tế quốc tế là xu thế không thể đảo ngược. Hơn bao giờ hết, đây là thời điểm các quốc gia cần có một cái nhìn khách quan và công bằng về tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt cho sự phát triển của chính mình. Một trong những yếu tố hàng đầu các quốc gia cần nhận thức được là những đặc trưng cơ bản của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. 1.1.2.1 Sự tự do lưu chuyển các nguồn lựcSự tự do lưu chuyển các nguồn lực diễn ra một cách nhanh chóg,với quy _ô lớn trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Nguồn lực ở đây chủ yếu bao gồm các luồng vốn và lao động, hai yếu tố cơ bản của nền kinh tế. Hai yếu tố này tạo nên cung và cầI,Ålà lý do²và phương tiện để cho các hoạt động kinh tế có thể tồn tại và phát triển. Sự di chuyển của hai nguồn lực này thường ngược chiều nhau: các luồng vốn đi từ các nước phát triển đến các nqớc đang phátptriển và thị trường mới nổi, trong khi các nguồn nhân lực lại di chuyển từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển. Tuy nhiên, dòng lưu chuyển nhân lực theo hướng này đã dần chậm lại do nguồn nhân lực của các nước đang phát triển đa phần là trình độ thấp, kỹ năng lao động chưa cao. 1.1.2.2 Tính cạnh tranh caoCạnh tranh ồà một quy luật thị trường, nó tồnÊtại trướN khi các nền kinh tế biết đến tiến trình hội nhập. Tuy nhiên, trước xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đặc tính cạnh tranh trở nên rõ rệt ~à quyết liệt hơn bao giờ 9
  • 10. Edited by Foxit Reader Copyright(C) by Foxit Software Company,2005-2007 For Evaluation Only. hết. Những hiệp đểnh, những thỏa thuận hợp tác khiến cho đường biên giới quốc gia trong các giao dịch thương mại, tài chính, ngân hàng hầu như không còn tồn tại. Các doanh nghiệp có cơ hội ngang nhau trong việc tiếp cận các thị trường hàng hóa và thị trường vốn mà trước đây họ chưa thể xâm nhập. Những lợi ích thu được từ tiến trình hội nhập khiến cho các doanh nghiệp cần cạnh tranh với nhau một cách gay gắt hơn để tồn tại và phát triển. Sự cạnh tranh không còn giới hạn trong thị trường nội địa nữa mà ngày càng được quốc tế hóa. Cũng từ nhận thức này mà trong Quan điểm chỉ đạo hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng ta đã chỉ rõ: hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội vừa không ít thách thức, do đó cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt trong việc xử lý tính hai mặt của hội nhập tùy theo đối tượng, vấn đề, trường hợp, thời điểm cụ thể…1.1.2.3 Các chuẩn mực quốc tế với vai trò là một ngôn ngữ chung cho các nền kinh tếCác chuẩn mực và thông lệ quốc tế là ngôn ngữ chung để các nền kinh tế có thể tiếp cận và giao lưu với nhau. Bởi vậy, một trong những đặc trưng của tiến trình hội nhập là việc tiếp cận các chuẩn mực quốc tế. Trước khi nghĩ đến việc mở rộng phạm vi hoạt động ra thị trường thế giới, các doanh nghiệp, các định chế tài chính đều phải cân nhắc xem liệu mình đã đáp ứng được những tiêu chuẩn, quy định của thị trường đó hay chưa. Tương tự, một quốc gia muốn mở cửa thì cũng phải rà soát lại khuôn khổ pháp lý và những quy định của mình sao cho phù hợp với việc tiếp nhận các luồng đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài. Ngày nay, hầu hết các nước tham gia vào quá trình hội nhập đang nỗ lực hoàn thiện khuôn khổ pháp luật và quản lý trong nước. Đồng thời các nước này cũng tìm cách kết hợp với các quốc gia khác trong khu vực nhằm tạo ra một tập hợp những thông lệ, chuẩn mực sử dụng chung cho khu vực và tiến gần đến với các tiêu chuẩn quốc tế. 1.1.2.4 Rủi ro lớn đi đôi với hiệu quả kinh tế caoĐặc trưng cuối cùng của hội nhập là rủi ro cao đi liền với hiệu quả kinh tế cao. Các luồng vốn toàn cầu đã mang lại cho các quốc gia đang phát triển cơ hội đáp ứng chi tiêu và phát triển các loại hình đầu tư của mình. Tuy nhiên, cái giá phải đánh đổi là những rủi ro 10
  • 11. và chi phí nhất định luôn đi kèm với các luồng vốn như những biến động tài chính, nguy cơ mất ổn định hệ thống, khả năng biến dạng thị trường, suy yếu một số ngành công nghiệp trong nước do không đủ sức cạnh tranh, nguy cơ lệ thuộc vào nước ngoài và mất chủ quyền quốc gia. Trong đó, rủi ro lớn nhất là khủng hoảng tài chính tiền tệ. Bởi trong môi trường hội nhập, một cuộc khủng hoảng có khả năng lan truyền nhanh chóng từ thị trường này sang thị trường khác, từ khu vực này sang khu vực khác và khó có nỗ lực của riêng một quốc gia nào có thể ngăn chặn. Một cuộc khủng hoảng như vậy có thể kéo theo tình trạng mất niềm tin và sự đào thoát của những luồng vốn quốc tế trong một khoảng thời gian rất ngắn. Trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu á vào năm 1997, tổng số vốn đào thoát khỏi các nước khu vực này (không kể Nhật bản) đã lên tới 11 tỷ USD. Vấn đề đặt ra trước những quốc gia muốn tham gia vào quá trình hội nhập là làm thế nào để tận dụng một cách thành công những lợi ích của các luồng vốn trong khi vẫn kiểm soát được các rủi ro kèm theo. Tóm lại, những đặc trưng trên là điều kiện đầu tiên mà các quốc gia cần ghi nhớ khi bước chân vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Có như vậy từng quốc gia khác nhau mới có thể thiết lập một chiến lược hội nhập thích hợp nhất, đem lại hiệu quả kinh tế tối ưu. 1.1.3 Những kết quả ban đầu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập vào khu vực và thế giới.Với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế, Việt Nam đã đạt được những bước tiến quan trọng và cần thiết trong tiến trình hội nhập vào khu vực và thế giới. Sau gần 18 năm đổi mới, phát huy nội lực và hội nhập với nền kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta đã đạt được một tốc độ tăng trưởng khá nhanh và ổn định, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Chúng ta không những đã khắc phục và thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội mà còn mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu. Trong giai đoạn 1990-2002, kim ngạch xuất khẩu đã tăng trung bình trên 20% mỗi năm. Bên cạnh đó, sự ra đời của Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài (vào tháng 12/1987) đã tạo ra một động lực lớn cho sự phát triển của nền kinh tế. 11
  • 12. Cho đến nay, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp được 12- 13% GDP, 20% kim ngạch xuất khẩu, 30% giá trị sản lượng công nghiệp, 7-8% thu nhập của ngân sách và giải quyết việc làm cho khoảng 40 vạn lao động trực tiếp cùng hàng chục vạn lao động gián tiếp. Ngoài ra, Việt Nam cũng tranh thủ được nguồn viện trợ phát triển không chính thức (ODA) ngày càng lớn. Tính đến năm 2002, các nhà tài trợ (gồm một số nước và một số định chế tài chính) đã cam kết dành cho Việt Nam gần 20 tỷ USD, chủ yếu là cho vay ưu đãi với lãi suất từ 0,75% -2,5% và một phần là viện trợ không hoàn lại. Bên cạnh những kết quả về mặt vật chất, trong những năm thực hiện đường lối đổi mới, chúng ta cũng đã tạo ra được “thế” và “lực” mới. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với khoảng 170 quốc gia trên thế giới, phát triển quan hệ thương mại với gần 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó không thể không kể tới mối quan hệ hợp tác ngày càng có hiệu quả với các tổ chức và thể chế tài chính tiền tệ quốc tế như WB, IMF, ADB… ASEANGia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) đã đánh dấu sự mở đầu có tính chất đột phá trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Sau 3 năm là quan sát viên kể từ tháng 7/1992, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của ASEAN vào tháng 7/1995. Với những đóng góp tích cực và chủ động của mình, Việt Nam đồng thời trở thành thành viên của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và đã thực hiện trọn vẹn cam kết theo Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) ngay trong hai năm 1996-1997. Đầu năm 1998, Việt Nam đã chính thức công bố lịch trình cắt giảm thuế quan tổng thể gồm 2.265 mặt hàng. Nước ta cũng tích cực tham gia các hoạt động khác của ASEAN như thông qua Tầm nhìn 2020, xây dựng Khu vực đầu tư ASEAN (AIA), thúc đẩy Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO).APEC Trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á-Thái Bình Dương (APEC) là bước nhảy vọt thứ hai của ngoại giao Việt Nam, mở ra những hướng phát triển mới trong tiến trình hội nhập. Việt Nam nộp đơn gia nhập APEC vào tháng 6/1996 và được kết nạp làm thành viên chính thức của Diễn đàn vào tháng 11/1998. Từ một môi trường ASEAN chỉ 12
  • 13. có 10 nước thành viên sang môi trường gồm 21 nước của khu vực Châu á-Thái Bình Dương, Việt Nam đã có một bước chuyển mình đáng kể. Vị trí của Việt Nam ở Châu á-Thái Bình Dương và trên trường quốc tế được nâng cao. Hơn thế, hoạt động trong APEC cũng tạo tiền đề thuận lợi và là một bước chuẩn bị cho Việt Nam tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Mục tiêu của APEC là tự do mậu dịch và đầu tư vào năm 2010 và 2020, bởi vậy diễn đàn khu vực này cam kết mọi hoạt động sẽ phù hợp với các quy định và nguyên tắc của WTO. Tuy tham gia APEC với thời gian chưa dài và nền kinh tế còn nhiều khó khăn song Việt Nam luôn cho thấy một ý thức, nỗ lực cao trong việc thực hiện và tham gia các chương trình hoạt động của diễn đàn. Việc thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia (IAP) của Việt Nam được đánh giá là nghiêm túc nhất trong số các thành viên mới gia nhập, củng cố thêm sự tin tưởng của các quốc gia trên thế giới vào chính sách mở cửa và hội nhập của nước ta.ASEM Tháng 3/1996, Việt Nam tham gia Diễn đàn hợp tác á-âu với tư cách là một trong những thành viên sáng lập. Khi ASEM ra đời, lần đầu tiên thế giới đã chứng kiến một cơ chế hợp tác liên châu lục: châu á-châu âu. Diễn đàn ASEM 1 tại Băngcốc đã đánh dấu sự gặp gỡ giữa các nguyên thủ quốc gia của 7 nước ASEAN, 15 nước EU và ba cường quốc Mỹ, Nhật, Trung Quốc, khép kín cạnh thứ ba trong tam giác Bắc Mỹ–EU–Châu á. Mục tiêu chung của ASEM là thúc đẩy đối thoại chính trị, xây dựng quan hệ hợp tác sâu rộng và toàn diện giữa hai châu lục, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, môi trường, phát triển nguồn nhân lực. Và mục tiêu chính của Việt Nam trong tổ chức này là xúc tiến mở rộng thị trường thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật trên cơ sở cùng có lợi. Tại hội nghị cao cấp lần 2 của diễn đàn được tổ chức tại Lônđôn, sáng kiến của Việt Nam về “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa” và “Kết hợp y dược cổ truyền và y dược hiện đại trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng” đã được hoan nghênh nhiệt liệt và được đưa vào chương trình hợp tác chính thức của ASEM. Ngoài ra, Việt Nam tham gia tích cực các chương trình hoạt động khác của diễn đàn như Kế hoạch hành động thuận lợi hóa thương mại (TFAP), Kế hoạch hành 13
  • 14. động xúc tiến đầu tư (IPAP)…Đàm phán gia nhập WTOTổ chức thương mại thế giới (WTO) là một tổ chức quốc tế lớn mang quy mô toàn cầu và chiếm tới gần 100% tổng giá trị thương mại thế giới. Các nguyên tắc cơ bản của WTO như nguyên tắc Tối huệ quốc, Đãi ngộ quốc dân đã được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới, kể cả các nước chưa phải là thành viên của tổ chức này. Tháng 1/1995, Việt Nam đã chính thức nộp đơn xin gia nhập WTO. Tháng 7/1996 Việt Nam đã thông báo với WTO về chính sách thương mại của mình, hoàn tất việc trả lời các câu hỏi của các nước thành viên. Tháng 7/1998, Việt Nam đã tiến hành phiên họp đầu tiên với WTO về minh bạch hóa chính sách thương mại và hàng hóa. Cho đến nay, Việt Nam đã đưa ra được chương trình thể chế hóa pháp luật và tiến hành xây dựng một số tài liệu theo mẫu quy định của WTO. Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho các phiên họp tới theo hướng tiếp tục minh bạch hóa chính sách và sẽ tiến hành các cuộc đàm phán song phương với một số thành viên WTO như EU, Thụy Sỹ, Mỹ, ác-hen-ti-na, Hàn Quốc… Tất cả những nỗ lực trên đây thể hiện quyết tâm lớn của Việt Nam gia nhập vào WTO và hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.BTAHiệp định thương mại Việt Nam–Hoa Kỳ (BTA) có thể coi là sự thể hiện cao nhất cho chủ trương “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”. Trải qua 9 vòng đàm phán kéo dài từ tháng 6/1996, vào tháng 7/2000 tại Washington, Bộ trưởng thương mại Việt Nam Vũ Khoan đã ký Hiệp định thương mại Việt Nam– Hoa Kỳ, mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam và đánh dấu một giai đoạn mới trong phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước. Cốt lõi của các cam kết trong Hiệp định này là các bên dành cho nhau Quy chế tối huệ quốc (MNF), từng bước giảm thuế nhập khẩu, mở cửa thị trường cho nhau, từng bước tạo sự bình đẳng giữa các công ty trong và ngoài nước, phù hợp với yêu cầu của Chế độ đãi ngộ quốc gia (NT), bảo vệ quyền tác giả, sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ. Vì Việt Nam là nước đang phát triển ở trình độ thấp, lại đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế nên lộ trình thực hiện các cam kết là từ 3-10 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực. Nói cách khác, Hoa Kỳ chấp nhận Việt Nam 14
  • 15. có một lộ trình mở cửa thích hợp cho từng lĩnh vực. Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan và hội nhập mang lại cho mỗi nước tham gia những lợi ích to lớn. Vấn đề đặt ra là Việt Nam phải lựa chọn cho mình một lộ trình hội nhập thế nào và mức độ hội nhập ra sao để có thể mang lại lợi ích tối đa với cái giá phải trả là tối thiểu. Điều này đòi hỏi nhận thức rõ ràng về những đặc trưng cơ bản của tiến trình hội nhập, kết hợp với hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Quan trọng nhất là Việt Nam cần nỗ lực hết sức để có thể nhanh chóng hòa nhập và phát triển cùng nền kinh tế thế giới song vẫn bảo vệ được độc lập, chủ quyền và định hướng xã hội chủ nghĩa của mình.1.2 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến ngành mía đường 1.2.1 Lộ trình cam kết:Trong khuôn khổ mậu dịch tự do AFTA, Việt Nam cam kết tới năm 2003, thuế suất nhập khẩu đối với tất cả các mặt hàng không vượt quá 20%, đồng thời các hạn chế định lượng phải bị loại bỏ. Tuy nhiên, 51 nông sản thuộc Danh mục nông sản chưa chế biến nhạy cảm (SEL) như gạo, cam, quýt, bưởi… có thời hạn cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan chậm hơn. Đường là mặt hàng nằm trong danh mục SEL nên hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ cắt giảm từ năm 2006. Như vậy, từ năm 2006, thuế suất đối với các sản phẩm đường sẽ không vượt quá 5%. Mức thuế suất này sẽ giảm dần trong các năm tiếp theo và đến năm 2010 sẽ đạt mức 0%, đồng thời mọi hàng rào phi thuế quan đều phải bãi bỏ. Từ thời điểm đó, các thành viên AFTA có thể tiếp cận thị trường mía đường Việt Nam một cách dễ dàng mà không bị cản trở bởi các hàng rào phi thuế quan và mức thuế suất cao. So với lộ trình AFTA, các cam kết liên quan đến nông nghiệp của Hiệp định thương mại Việt Nam–Hoa Kỳ có thời hạn thực hiện dài hơn. Tuy nhiên, mức tự do hóa trong cam kết này lại cao hơn so với Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) và AFTA. Ngoài ra, hiện nay Việt Nam đang tích cực chuẩn bị phương án đàm phán gia nhập WTO. Cần phải mất vài năm mới có thể đạt được những cam kết về điều kiện gia nhập mà cả Việt Nam và hơn 140 thành viên WTO cùng thỏa mãn. Nhưng nhìn chung, ngành mía đường Việt Nam vẫn phải tuân thủ theo tất cả các quy định về thuế 15
  • 16. quan, hàng rào phi thuế quan, về trợ cấp trong nước hay hỗ trợ xuất khẩu của tổ chức này. Tuy nhiên, do là một nước đang phát triển nên theo quy định của WTO, Việt Nam vẫn có thể trợ cấp xuất khẩu nông sản trong các khâu liên quan đến vận tải, đóng gói hay tiếp thị và được phép hỗ trợ cho một ngành nông nghiệp không quá 10% tổng giá trị của ngành đó. Đây là những hình thức mà cho đến nay Việt Nam vẫn chưa áp dụng nên cần nghiên cứu kỹ để có thể hỗ trợ cho ngành mía đường trong thời gian tới. 1.2.2 Các tác động1.2.2.1 Tác động theo hướng tích cựcTiềm năng mở rộng thị trườngViệc tham gia các tổ chức khu vực và quốc tế cùng các hiệp định song phương sẽ mang lại môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các nhà sản xuất Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để xâm nhập và mở rộng thị trường của ngành mía đường. Đây là cơ hội cho một số mặt hàng truyền thống, có chất lượng cao của ngành được phát triển mạnh, gia tăng thị phần tiêu thụ. Chi phí nguyên vật liệu, vật tư, máy móc nhập khẩu giảm đáng kểHiện nay phần lớn công nghệ về giống hay máy móc, thiết bị đầu tư cho ngành công nghiệp mía đường Việt Nam vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài với thuế suất cao. Việc tự do hóa thương mại cùng những cam kết về thuế quan và hàng rào phi thuế quan sẽ giúp ngành có thể tiết kiệm được chi phí nhập khẩu vật tư, thiết bị, máy móc…Đầu tư nước ngoài tăngNgành công nghiệp mía đường Việt Nam mới được chính thức xây dựng và phát triển từ năm 1995, khi có Chương trình mía đường quốc gia. Từ đó đến nay, việc thu hút đầu tư trong nước và quốc tế vẫn còn nhiều hạn chế. Quá trình thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam sẽ tạo ra một môi trường hấp dẫn thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào ngành. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để ngành mía đường áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới vào sản xuất kinh doanh và học hỏi các kinh nghiệm quản lý tổ chức tiên tiến của các nước. 1.2.2.2. Tác động theo hướng tiêu cựcTạo áp lực về năng lực cạnh tranhNgành mía đường hiện đang đứng trong nhóm có năng lực cạnh tranh thấp của quốc gia, đặc biệt là Năng lực cạnh tranh về giá cả. Trong khi đó, những đối thủ của ngành ở hiện tại và trong tương lai vừa có quy mô lớn, kinh nghiệm lâu năm lại vừa được sự 16
  • 17. bảo hộ mạnh từ phía chính phủ. Sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng đối với ngành mía đường Việt Nam trong quá trình hội nhập là điều không thể tránh khỏi và là một thách thức lớn phải vượt qua.Nhận thức về hội nhập chưa đầy đủ, sâu sắcHiện nay phần lớn các doanh nghiệp trong ngành đều thiếu một chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn và ổn định. Bản thân ngành mía đường cũng chưa xây dựng được một chiến lược cụ thể về hội nhập hay cạnh tranh trong khi lộ trình thực hiện AFTA đang đến quá gần. Điều này cho thấy sự thiếu nhạy bén về thị trường và nhận thức còn chưa đầy đủ về quá trình hội nhập. Đây là một hạn chế lớn gây cản trở đến khả năng nắm bắt các cơ hội cũng như đối phó với các thách thức mà hội nhập đưa lại. Thay đổi cách thức sản xuất đã tồn tại lâu nayMột điều dễ nhận thấy là các cam kết quốc tế sẽ không chỉ tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến ngành chế biến đường và các sản phẩm sau đường mà tới cả những người nông dân xưa nay chỉ sống nhờ vào việc cung cấp đầu vào cho các ngành sản xuất này. Đơn cử như chỉ sau vài năm nữa, nông dân trồng mía, các lò đường thủ công sẽ phải đối mặt với đường nhập khẩu chất lượng cao mà giá lại thấp. Người nông dân sẽ rất thụ động, thiệt thòi nếu như các nhà máy tiêu thụ sản phẩm của họ gặp phải khó khăn lớn hay thua lỗ, phá sản. Chịu tác động của của thị trường thế giới thường xuyên biến độngHội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới cũng có nghĩa là đối mặt với những biến động bất ngờ của thị trường, đặc biệt là biến động về cung cầu, giá cả. Thực tế là cung cầu đường trên thị trường thế giới biến động rất mạnh và giá đường trong những năm qua liên tục sụt giảm. Hơn thế, những cuộc khủng hoảng, những thay đổi kinh tế dù lớn, dù nhỏ đều sẽ gây ra những tác hại khó lường với một ngành còn non trẻ như mía đường. Thách thức về môi trường quản lý vĩ môHệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách vĩ mô của Việt Nam còn nhiều bất cập. Các cơ quan quản lý chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường theo hướng nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Như vậy, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và những cam kết hội nhập của Việt Nam, ngành mía đường sẽ đứng trước nguy cơ cạnh 17
  • 18. tranh khốc liệt từ các đối thủ nước ngoài ngay tại thị trường Việt Nam, chưa nói đến cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới. Để tồn tại và phát triển được tại chính thị trường trong nước, một trong những yêu cầu hàng đầu đối với ngành hiện nay là nâng cao năng lực cạnh tranh. 1.3 Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1.3.1 Khái niệm về cạnh tranhCạnh tranh là một khái niệm rất phổ biến của kinh tế, là một đặc trưng của nền sản xuất hàng hóa. Cạnh tranh, hiểu theo nghĩa khái quát, là sự ganh đua giữa những người theo đuổi cùng mục đích nhằm đánh bại đối thủ và giành cho mình lợi thế nhiều nhất. Theo ý nghĩa kinh tế, cạnh tranh là quá trình kinh tế mà trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua, tìm mọi biện pháp (cả nghệ thuật kinh doanh lẫn thủ đoạn) để đạt được mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình như chiếm lĩnh thị trường, tối đa hóa lợi ích, nâng cao vị thế... Trên bình diện toàn nền kinh tế, cạnh tranh có vai trò thúc đẩy kinh tế phát triển. Cạnh tranh khiến cho các nguồn lực được phân bổ một cách hiệu quả nhất thông qua việc kích thích các doanh nghiệp sử dụng tối ưu các nguồn lực, hạn chế các méo mó của thị trường, góp phần phân phối lại thu nhập và nâng cao phúc lợi xã hội. Trên bình diện doanh nghiệp, bằng sự hấp dẫn của lợi nhuận từ việc đi đầu về chất lượng, mẫu mã cũng như áp lực phá sản, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp luôn cải tiến phương thức sản xuất, nâng cao trình độ công nghệ, đổi mới tổ chức, quản lý để thích ứng với những biến động của thị trường. Nâng cao năng lực cạnh tranh đã trở thành tiền đề, động lực và mục tiêu theo đuổi liên tục trong suốt quá trình phát triển doanh nghiệp.Trên bình diện người tiêu dùng, cạnh tranh tạo ra sự lựa chọn rộng rãi hơn về chủng loại, chất lượng, giá cả, mẫu mã của hàng hóa và dịch vụ. Cạnh tranh bảo đảm rằng cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng không thể áp đặt giá cả một cách tùy tiện. Với khía cạnh đó, cạnh tranh là yếu tố điều tiết thị trường và lành mạnh hóa các mối quan hệ xã hội. Trên bình diện quốc tế, cạnh tranh thúc ép các doanh nghiệp mở rộng, tìm kiếm thị trường với mục đích như tiêu thụ, đầu tư, huy động vốn, lao động, công nghệ, quản lý… trên thị trường thế giới. Thông qua cạnh tranh quốc tế, các doanh nghiệp thấy được những lợi thế 18
  • 19. so sánh cùng những yếu kém của mình để hoàn thiện và phát triển. Như vậy, cạnh tranh cũng như các quy luật, hiện tượng kinh tế, xã hội khác chỉ xuất hiện và phát triển khi có các điều kiện như nhu cầu cạnh tranh, môi trường cạnh tranh và vận hành tốt khi có môi trường cạnh tranh hiệu quả. 1.3.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranhTheo Đề án quốc gia về “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ Việt Nam” (do Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế của Việt Nam thực hiện) thì năng lực cạnh tranh (hay Khả năng cạnh tranh, Tính cạnh tranh–Competitiveness) được xem xét ở ba cấp độ: năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ. Năng lực cạnh tranh quốc gia được hiểu là năng lực của một nền kinh tế có thể đạt được sự tăng trưởng bền vững, đảm bảo ổn định kinh tế và nâng cao đời sống của dân cư. Đề án đưa ra 8 nhóm tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia dựa theo các tiêu chí của Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF) bao gồm: Độ mở của nền kinh tế Vai trò và hiệu lực của chính phủSự phát triển của hệ thống tài chính, tiền tệTrình độ phát triển công nghệTrình độ phát triển cơ sở hạ tầngTrình độ quản lý doanh nghiệpSố lượng và chất lượng lao độngTrình độ phát triển thể chếNăng lực cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp là năng lực bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và được thể hiện qua thị phần của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường. Năng lực cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp được xác định trên cơ sở bốn nhóm yếu tố cơ bản bao gồm: Chất lượng và khả năng cung ứng, mức độ chuyên môn hóa đầu vàoCông nghiệp và dịch vụ hỗ trợ Nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ và yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụMức độ cạnh tranh trên lĩnh vực mà ngành/doanh nghiệp kinh doanh và vị thế của ngành/doanh nghiệp so với các ngành/doanh nghiệp khác Năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ là cơ sở tạo nên sức cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp và tổng hợp năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ tạo nên sức cạnh tranh của một quốc gia. Năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ thể hiện tập trung ở 4 yếu tố Giá cả, chất lượng, tổ chức tiêu thụ và uy tín của doanh nghiệp. Trên thực tế, cấp độ 19
  • 20. cạnh tranh này thường được phân tích lồng ghép với phân tích cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp.Ba cấp độ năng lực cạnh tranh có mối quan hệ mật thiết với nhau. Năng lực cạnh tranh quốc gia là tổng hợp năng lực cạnh tranh của các ngành/doanh nghiệp trong khi năng lực cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp lại được phản ánh qua năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ. Đồng thời, năng lực cạnh tranh quốc gia có tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp/ngành. Còn năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ chịu tác động của cả năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp/ngành và năng lực cạnh tranh quốc gia. Tóm lại, hiểu được mối quan hệ chặt chẽ giữa ba cấp độ này để thấy được sự khác biệt trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh ở từng cấp độ cũng như sự tác động qua lại giữa năng lực cạnh tranh ở một cấp với năng lực cạnh tranh ở hai cấp độ còn lại. Đối tượng của khóa luận là Năng lực cạnh tranh ở cấp độ ngành. Do vậy, nó sẽ chịu tác động qua lại của cả năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm trong chính ngành mía đường.1.4 Xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam 1.4.1 Các phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngànhMặc dù thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” được sử dụng rất rộng rãi trong trong thời gian gần đây song cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí cao về cách thức đo lường, phân tích. Theo Đề án quốc gia về “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ Việt Nam”, có ba phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp thường được sử dụng.Phương pháp 1: Phân tích lợi thế cạnh tranh trên cơ sở đánh giá lợi thế so sánh về chi phí hay khả năng sinh lời trên một đơn vị sản phẩm.Đây là phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh trong trạng thái động dựa trên hệ thống các chỉ số. Các chỉ số này cho phép xác định được mức độ đóng góp của ngành/doanh nghiệp vào nền kinh tế. Khi phân tích năng lực cạnh tranh theo phương pháp này cần tính đến một số dự báo như: biến động chu kỳ sản phẩm, mức độ phổ biến công nghệ và tích lũy kinh nghiệm, chi phí đầu vào, những thay đổi trong chính sách của Chính phủ và khuynh hướng nhu cầu …Ưu điểm của phương 20
  • 21. pháp này là đưa ra được những phân tích mang tính định lượng để đánh giá năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, về mặt thực tế, phương pháp này khá phức tạp và khó thực hiện, đặc biệt rất khó ứng dụng vào việc phân tích năng lực cạnh tranh của một ngành ở nước ta. Phương pháp 2: Phân tích theo quan điểm tổng hợpCó 3 vấn đề cơ bản cần được giải đáp khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh của một ngành/doanh nghiệp theo phương pháp này, đó là:So sánh năng lực cạnh tranh của ngành/doanh nghiệpNhững nhân tố thúc đẩy và những nhân tố hạn chế đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành/doanh nghiệpNhững tiêu chí đặt ra cho chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp, những chính sách, chương trình và công cụ của chính phủ để đáp ứng các tiêu chí đó.Phương pháp 2 có ưu điểm là vừa đo lường lại vừa chỉ ra được những nhân tố thúc đẩy hay kìm kãm tính cạnh tranh. Song có một hạn chế là phương pháp này thường được sử dụng nhiều để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hơn là năng lực cạnh tranh của một ngành.Phương pháp 3: Phân tích theo cấu trúc ngànhĐây chính là phương pháp phân tích theo “Quan điểm quản trị chiến lược” của Michael Porter. Theo phương pháp này, đối với mỗi ngành, năng lực cạnh tranh được xem xét theo 5 nhân tố:Sự thâm nhập của các công ty mới vào lĩnh vực kinh doanhCác sản phẩm hay dịch vụ thay thếSức mạnh của nhà cung ứngSức mạnh của người muaMức độ cạnh tranh trong nội bộ ngành Đây là một phương pháp phân tích sâu những nhân tố chính tác động đến lợi thế cạnh tranh của ngành. Tuy nhiên, phương pháp này khi áp dụng lại khó có thể thu thập được những thông tin cần thiết, đặc biệt khi cạnh tranh diễn ra trên quy mô quốc tế. Tóm lại, cả ba phương pháp trên đều có những thế mạnh và các hạn chế nhất định khi phân tích năng lực cạnh tranh. Xét về mặt lý thuyết, phương pháp 3 là thích hợp nhất để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành. Tuy nhiên, cả 5 nhân tố mà phương pháp đưa ra đều mang tính chất “ngoại vi”. Nói cách khác, đây là những áp lực bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành. Trong khi đó, sẽ là thiếu xót khi đánh giá năng lực cạnh tranh mà không xem xét yếu tố nội lực cùng những lợi thế so sánh của bản 21
  • 22. thân ngành đó. 1.4.2 Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam Xuất phát từ kết luận trên, tác giả xin tự xây dựng một mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam. Mô hình này về nguyên lý sẽ dựa trên phương pháp 3 của Michael Porter song được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế nghiên cứu ngành mía đường. Mô hình này xem xét năng lực cạnh tranh của ngành dưới 5 tác độngNăng lực sản xuất Thị trường tiêu thụĐối thủ cạnh tranh và các sản phẩm bổ sung thay thếCác ngành hỗ trợ liên quanMôi trường cơ chế, chính sách Trong đó, nhân tố đầu tiên sẽ đánh giá các yếu tố thuộc về nội lực của ngành cùng các lợi thế cạnh tranh. Bốn nhân tố còn lại là những tác nhân bên ngoài có tác động qua lại đến năng lực cạnh tranh của ngành. 1.4.2.1 Năng lực sản xuất Năng lực sản xuất là nhân tố nội lực quan trọng nhất đánh giá tổng quan khả năng cạnh tranh của ngành. Nhân tố này được phân tích tập trung qua 7 yếu tố về nguyên liệu, nhân lực, công nghệ, quy mô các nhà máy, sản lượng, giá cả và chất lượng. Trong đó, nguyên liệu, nhân lực, công nghệ và quy mô các nhà máy là 4 yếu tố chính tạo nên năng lực sản xuất còn sản lượng, chất lượng và giá cả là những yếu tố đo lường năng lực sản xuất. Nguyên liệuNguồn nguyên liệu có vai trò quyết định đến chất lượng, giá cả, năng lực sản xuất cũng như sức cạnh tranh của toàn ngành. Nguyên liệu được đề cập đến ở đây là cây mía. Mía là nguồn nguyên liệu đầu vào chính yếu và không thể thay thế của ngành công nghiệp mía đường Việt Nam. Hai nhân tố quan trọng để đánh giá chất lượng mía là năng suất mía và chi phí sản xuất mía. Năng suất bao gồm cả số cây trên một đơn vị diện tích và hàm lượng đường trong mía. Nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng cao với chi phí sản xuất tối thiểu sẽ là yếu tố cạnh tranh của bất kỳ quốc gia sản xuất đường nào. Ngược lại, nguồn nguyên liệu thất thường, năng suất thấp và chi phí sản xuất cao sẽ kéo giá thành đường lên cao, làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành. Nhân lựcNhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn nhân lực ngành mía đường có thể được chia theo các cấp độ: cán bộ quản lý, đội ngũ công nhân viên và nông dân. Lực lượng nông dân trồng mía 22
  • 23. là một đặc trưng riêng biệt của nguồn nhân lực ngành và có vai trò quyết định đến chất lượng mía nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy đường. Cán bộ quản lý có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của các nhà máy và do đó đến chất lượng toàn ngành. Cán bộ quản lý có trình độ cao, có kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo sẽ sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực, đem lại năng lực cạnh tranh cao cho nhà máy. Đội ngũ công nhân viên nhờ đó cũng đáp ứng được các tiêu chuẩn về năng suất lao động, trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệm… Nhân lực là nguồn tài sản vô hình mang lại những giá trị gia tăng ưu việt cho sản phẩm trong quá trình hội nhập quốc tế. Công nghệTrong những năm gần đây, hàm lượng công nghệ kỹ thuật có xu hướng chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong sản phẩm và do đó là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng và tính năng của sản phẩm. Việc sử dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất giúp doanh nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm có tính năng ưu việt, chất lượng cao, giá thành hạ, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng khả năng tiêu thụ sản phẩm của ngành trước các đối thủ. Quy mô các nhà máy Quy mô các nhà máy sẽ quyết định tính kinh tế theo quy mô của nhà máy và của toàn ngành. Quy mô các nhà máy mà lớn thì khả năng đầu tư về công nghệ, quản lý, vốn… sẽ đủ lớn để tạo ra hiệu quả kinh tế theo quy mô. Nếu các nhà máy trong ngành có quy mô tương đối đồng đều thì sẽ có sự cạnh tranh tích cực về nguồn nguyên liệu, lao động… và sẽ kích thích sự tăng trưởng chung nhằm phát huy nội lực của ngành trong cạnh tranh quốc tế. Sản lượng, giá cả và chất lượngĐây là các nhân tố định tính và định lượng đo lường năng lực sản xuất của ngành. Sản lượng lớn, giá cả thấp và chất lượng sản phẩm cao thì năng lực sản xuất của ngành lớn, tạo ra những lợi thế cạnh tranh cao. Đặc biệt, khi chất lượng và chủng loại sản phẩm của các nhà sản xuất đường trên thế giới không có sự khác biệt rõ rệt thì giá cả là một yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh. 1.4.2.2 Thị trường tiêu thụ Thị trường tiêu thụ quyết định mức cầu của ngành và tạo ra áp lực cạnh tranh giữa các nhà sản xuất. Thị trường tiêu thụ ở đây được xét đến dưới tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, bởi vậy nó bao gồm cả thị trường trong nước và 23
  • 24. thị trường thế giới. Trong đó, thị trường trong nước được chia thành 2 mảng lớn, thị trường tiêu dùng đường trực tiếp và thị trường các ngành công nghiệp chế biến sử dụng đường làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất.Đối thủ cạnh tranh và các sản phẩm bổ sung, thay thếĐối thủ cạnh tranh là những người đã, đang hoặc sẽ sản xuất kinh doanh những mặt hàng tương tự với các sản phẩm hiện có của ngành và đe dọa giành giật khách hàng, thị phần và lợi nhuận của ngành. Mức độ cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt nếu có các yếu tố như ngành có mức tăng trưởng chậm, sản phẩm thiếu sự khác biệt, xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh hoặc các đối thủ cạnh tranh tương đương nhau. Đối thủ cạnh tranh vừa là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của ngành lại vừa là một nội dung rất quan trọng để đánh giá sức cạnh tranh của ngành. Sản phẩm thay thế, bổ sung là những sản phẩm tương đồng với những sản phẩm mà ngành cung cấp. Khách hàng có thể dùng các sản phẩm này thay thế hoặc dùng cùng với sản phẩm của ngành và khi đó những sản phẩm thay thế, bổ sung đã tạo ra một mức giá trần cho ngành. Sản phẩm của ngành khó có thể bán ở mức giá cao hơn mức giá trần này vì khi đó, khách hàng có thể chuyển sang mua sản phẩm bổ sung, thay thế mà không tiêu dùng các sản phẩm của ngành nữa. 1.4.2.3 Các ngành hỗ trợ, liên quan Một ngành không thể tồn tại và phát triển nếu như không có có mối quan hệ tác động qua lại với những ngành hỗ trợ và liên quan đi kèm với nó. Một ngành chỉ có thể tăng trưởng tốt nếu các ngành hỗ trợ, liên quan đến ngành hoạt động tốt, đáp ứng được những yêu cầu, chức năng mà tự ngành đó không thể tạo ra được. Cũng như vậy, ngành sẽ gặp nhiều khó khăn, sự phát triển bị kìm hãm khi các ngành hỗ trợ, liên quan yếu kém, chậm cải thiện. Ngược lại, nếu bản thân ngành phát triển tốt thì sẽ mang lại những đóng góp tích cực cho các ngành hỗ trợ, liên quan và tạo ra động lực để các ngành này phát triển tốt hơn nữa. 1.4.2.4 Môi trường cơ chế, chính sách 24
  • 25. Môi trường cơ chế, chính sách là yếu tố bên ngoài có tác động lớn nhất đến khả năng phát triển và cạnh tranh của ngành. Môi trường này bao gồm tất cả những chính sách liên quan, chi phối và kiểm soát hoạt động của ngành như chính sách tài chính, đầu tư, giá cả, hàng rào thuế quan và phi thuế quan… Môi trường cơ chế chính sách thể hiện bản lĩnh và khả năng quản lý, điều tiết vĩ mô của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường cũng như vai trò định hướng cho sự phát triển của từng ngành. Môi trường cơ chế, chính sách càng trở nên quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, môi trường cơ chế, chính sách được xem như một lợi thế cạnh tranh của các nhà sản xuất đường khác nhau trên thế giới. Như vậy, mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa các nhóm yếu tố bên trong tạo nên năng lực cạnh tranh của ngành với các nhóm nhân tố bên ngoài tác động, chi phối đến năng lực cạnh tranh. Mỗi nhóm nhân tố này có một tầm quan trọng và sự ảnh hưởng nhất định đến năng lực cạnh tranh và mối quan hệ giữa chúng được thể hiện khái quát trong mô hình sau: 25
  • 26. Edited by Foxit Reader Copyright(C) by Foxit Software Company,2005-2007 For Evaluation Only. MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH MÍA ĐƯỜNG VIỆT NAM ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CÁC NGÀNH LIÊN QUAN, NĂNG LỰC 4‡à TRƯỜNG MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT TIÊU THỤ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM BỔ SUNG THAY THẾ 26
  • 27. CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH MÍA ĐƯỜNG VIỆT NAM BẰNG MÔ HÌNH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2.1 NĂNG LỰC SẢN XUẤT 2.1.1 Điều kiện sản xuất 2.1.1.1 Nguyên liệu Nguồn nguyên liệu mía là lợi thế cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam. Cây mía có thể thích hợp với hầu hết các loại đất, lại là cây không đòi hỏi chăm sóc phức tạp và cho chất lượng tốt ở những vùng có khí hậu nóng ẩm. Vì vậy, trồng mía có thể khai thác triệt để được các lợi thế về đất đai, khí hậu và nguồn lao động nông nghiệp ở nước ta. Lợi thế Diện tích trồng mía rộng lớn, sản lượng tăng đều và ổn định. Trước khi triển khai Chương trình mía đường, diện tích và sản lượng mía tăng chậm, tốc độ phát triển bình quân 1980-1990 là 1,75%, 1990-1994 là 4,2%. Năm 1994, cả nước mới chỉ có 150.000 ha mía, sản lượng đạt 7,5 triệu ha. Song từ năm 1995 đến nay, diện tích và sản lượng đã có sự thay đổi lớn. Biểu đồ 1: Diện tích trồng mía giai đoạn 1994-2003 400 350 DiÖn tÝch (ngh×n ha) 300 250 200 150 100 50 0 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất mía đường – Bộ NN và PTNT 27
  • 28. Sau 5 năm thực hiện Chương trình mía đường, diện tích cả nước đã đạt 350.000 ha, tăng 134% so với năm 1994. Năng suất bình quân 50,8 tấn/ha. Sản lượng mía cây đạt 17,8 triệu tấn, tăng 183%. Sở dĩ năm 1999 có sự tăng vọt về diện tích là do đất hoang hóa ở vùng sâu, vùng xa đã được khai thác đưa vào trồng mía, đạt 30.000 ha. Qua những năm đầu mở rộng diện tích ồ ạt, các năm sau đã có sự điều chỉnh, cân đối lại vùng nguyên liệu nhằm khai thác hiệu quả hơn. Vụ sản xuất 2002-2003, diện tích cả nước đã lên đến 315.000 ha, năng suất bình quân 49,8 tấn/ha và sản lượng cây mía đạt 15,7 triệu tấn. Đáng kể nhất là diện tích vùng nguyên liệu tập trung của các nhà máy đã được cải thiện cả về mặt chất và mặt lượng. Niên vụ 1999-2000, kết thúc 5 thực hiện giai đoạn một Chương trình mía đường, diện tích vùng nguyên liệu tập trung là 202.000 ha, bằng 81% diện tích cần quy hoạch. Đến nay, diện tích đã lên tới 258.750 ha. Năm 2001 và năm 2003, tuy diện tích vùng quy hoạch có giảm sút về mặt lượng song nó lại thể hiện sự chuyển biến về mặt chất. Hiện nay năng suất mía bình quân của các vùng nguyên liệu tập trung cao hơn mức bình quân chung từ 10-15%, đạt 54-55 tấn/ha, đặc biệt có những nơi năng suất đạt trên 100 tấn/ha. Biểu đồ 2: Diện tích mía nguyên liệu tập trung 300 250 DiÖn tÝch (ngh×n ha) 200 150 100 50 0 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất mía đường - Bộ NN và PTNT 28
  • 29. Hạn chế Quy hoạch một số nhà máy và vùng nguyên liệu thiếu chuẩn xác. Quy hoạch vùng nguyên liệu cho các nhà máy không chặt chẽ dẫn đến phân tán, tranh chấp, một số nhà máy lại xây dựng quá gần nhau trong cùng một vùng hoặc đầu tư công suất quá lớn so với khả năng phát triển vùng nguyên liệu. Hai ví dụ điển hình của tình trạng này là việc chọn địa bàn xây dựng cho 2 nhà máy Linh Cảm và Thừa Thiên Huế không đúng nên đã phải di chuyển. Các nhà máy thường đầu tư ở những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa có nhiều khó khăn nên chi phí hoạt động cao. Hầu hết kết cấu hạ tầng vùng mía (đường giao thông, cầu cống, thuỷ lợi) còn yếu kém, chưa được đầu tư thoả đáng. Công tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng mía chưa ngang tầm với yêu cầu đặt ra. Việc phổ biến giống mới và kỹ thuật canh tác tiến bộ cho nông dân còn chậm. Các giống mía rải vụ còn đang trong giai đoạn nghiên cứu thí điểm. Việc bón phân không hợp lý, thường là quá nhiều so với mức cần thiết đã làm giảm chất lượng mía, đồng thời tiêu tốn nhiều chi phí. Năng suất, chất lượng mía còn thấp. Năng suất bình quân cả nước niên vụ 2002- 2003 mới đạt 50 tấn/ha, trong khi đó, năng suất tiềm năng có thể đạt trên 70 tấn/ha nếu được tưới nước, bón phân hợp lý. Chất lượng mía cũng còn ở dưới mức tiềm năng. Mía có chất lượng tốt là mía chứa hàm lượng đường cao. Song chỉ tiêu chữ lượng đường trung bình của cả nước là 9,9 CCS ( 100 tấn mía thu được 9,9 tấn đường) đã không tăng trong 3 năm qua trong khi mức tiềm năng là 11 CCS. Hàm lượng 9,9 CCS cũng thấp hơn khá nhiều so với chỉ tiêu trung bình của thế giới: 12-13 CCS. Thêm vào đó, chi phí sản xuất nông nghiệp của ngành mía đường khá cao. Với năng suất mía 50 tấn/ha, chi phí trồng mía sẽ vào khoảng 200.000 VND/tấn. Tính thêm cả chi phí vận chuyển trung bình 40.000VND/tấn và trừ đi khoản thu hồi từ bã bùn, bã mía thì giá mua nguyên liệu của các nhà máy đã chiếm 55-60% giá thành. Chi phí nguyên liệu quá lớn khiến giá bán đường tăng cao, làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam. 29
  • 30. Như vậy, đáng lẽ nguồn nguyên liệu phải là một lợi thế của ngành mía đường, nhưng hiện nay, nó đang là một yếu tố làm giảm sức cạnh tranh của ngành. Điều quan trọng là Việt Nam cần thực hiện cho được công tác cơ giới hóa vùng nguyên liệu, nhanh chóng chuyển đổi từ quảng canh sang thâm canh để giảm thiểu chi phí cho việc trồng mía và tăng năng suất cũng như hiệu quả của cây mía. 1.1.2. Công nghệ, kỹ thuật Công nghệ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định năng lực sản xuất và hiệu quả của toàn ngành mía đường. Công nghệ ở đây bao trùm tất cả các khâu từ trồng mía nguyên liệu đến chế biến công nghiệp. Công nghệ giống và kỹ thuật canh tác mía Trong xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu, giống có vai trò then chốt, quyết định năng suất và chất lượng cây mía. Với năng suất mía trung bình cả nước là 50 tấn/ha, một số vùng đã đạt năng suất trên 100 tấn/ha khi áp dụng thành công những giống mía tốt. Diện tích trồng bằng giống mới trong cả nước là 114.000 ha, chiếm 62% tổng diện tích vùng nguyện liệu tập trung. Phần lớn giống mía được nhập khẩu và biến đổi cho thích nghi với điều kiện sản xuất nước ta đem lại các đặc tính tốt: cây chín sớm, thích ứng rộng, chịu hạn tốt, hàm lượng đường cao… Ngoài ra, các kỹ thuật canh tác tiên tiến đã được áp dụng như bón phân cân đối, sử dụng phân hữu cơ vi sinh... Việc cơ giới hoá khâu canh tác và phòng trừ sâu bệnh được triển khai rộng rãi đem lại kết quả tích cực. Tuy vậy vẫn còn những tồn tại trong khâu cung cấp giống. Trước hết, tính hệ thống, liên hoàn giữa nghiên cứu và nhân giống mía chưa chặt chẽ, cũng chưa có kế hoạch hợp lý giữa sản xuất và cung ứng giống mía. Khả năng tự cung cấp, phát triển giống mía của Việt Nam còn thấp. Hiện nay diện tích mía trồng mới 30
  • 31. mỗi năm từ 100.000 đến 110.000 ha, do vậy sẽ cần khoảng 0.8-1 triệu tấn giống nhưng nguồn cung cấp trong nước mỗi năm chỉ đáp ứng được 15% nhu cầu. Bên cạnh giống mía, kỹ thuật trồng trọt cũng ảnh hưởng lớn tới số lượng và chất lượng mía cung cấp cho các nhà máy, đặc biệt là vấn đề tưới nước cho cây mía chưa được giải quyết triệt để. Trên thế giới diện tích được tưới chiếm tỷ lệ cao: 88% ở Ấn Độ, 80% ở Nam Phi, 80% ở Úc. Việc diện tích mía được tưới ở Việt Nam mới chiếm 10% làm cho năng suất còn bị hạn chế, phần nào làm giảm chất lượng cây mía. Công nghệ, kỹ thuật chế biến đường Công nghệ chế biến đường quyết định chất lượng của sản phẩm đầu ra. Trong thời gian qua, nhiều sáng kiến trong sản xuất, chế biến đường đã giúp nâng cao hiệu quả sản xuất. Các cơ sở nghiên cứu khoa học ra đời cùng với đội ngũ cán bộ kỹ thuật ngày càng lớn mạnh đang hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động sản xuất của các nhà máy. Bảng 1: Một số công nghệ mới mang lại hiệu quả trong chế biến đường CÔNG NGHỆ TÁC DỤNG Hạn chế tối đa sự chuyển hoá và phân huỷ Sunfit hoá trung tính đường trong sản xuất Lắng nổi Hiệu suất làm sạch và tẩy màu cao Thiết bị khuyếch tán Tăng hiệu suất khuyếch tán nước mía Máy xé tơi và máy đập Tăng độ xé tới mía lên 80% Tăng công suất ép lên 30-80%, rút ngắn Trục nạp liệu cưỡng bức dàn ép, giảm vốn đầu tư Thiết bị gia nhiệt và bốc Tăng hệ số truyền nhiệt, lắp đặt thay thế hơi kiểu tấm thông rửa dễ dàng, chiếm diện tích nhỏ Nguồn: Cục chế biến nông lâm sản và nghề muối, Bộ NN và PTNT. Gần 80% các nhà máy mới được xây ở những vùng nguyên liệu mía tập trung quy mô lớn và được trang bị công nghệ thiết bị hiện đại, 20% còn lại là thiết bị 31
  • 32. loại trung bình của thế giới và phù hợp với các vùng nguyên liệu mía quy mô vừa và nhỏ, vùng sâu, vùng xa. Phần lớn thiết bị của ngành nhập khẩu từ Trung Quốc, phần còn lại từ các nước như Nhật, Pháp. Một số cơ sở vật chất nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực mía đường đã được xây dựng như viện nghiên cứu mía đường Bến Cát, phòng nghiên cứu mía đường ở viện nghiên cứu thực phẩm... Các cơ sở này giúp các nhà máy trung ương nâng cao năng lực quản lý, cải tiến thiết bị, chế tạo một số phụ tùng thay thế, tạo điều kiện nâng cao công suất ép, hiệu suất thu hồi và chất lượng sản phẩm. Song vẫn còn hai hạn chế lớn về công nghệ của ngành chế biến đường là sự tồn tại của nhiều lò đường thủ công và sự hạn chế về máy móc trong các nhà máy đường hiện nay so với các nước khác trên thế giới. Công nghệ các nhà máy đường thủ công còn rất thô sơ, như việc ép mía được thực hiện bằng sức người hay trâu bò, việc đun nước mía và kết tinh đường cũng thực hiện rất thủ công. Chất lượng của các sản phẩm sản xuất ra như đường vàng, đường phèn, đường phổi, là không cao. Công nghệ chế biến ở các nhà máy hiện đại hơn so với các lò đường thủ công, nhưng còn kém nhiều so với các nhà máy trên thế giới. Ngoài một số ít nhà máy có vốn đầu tư và công nghệ của các nước lớn như Úc, Nhật, Pháp, hầu hết đều sử dụng thiết bị của Trung Quốc hoặc thiết bị nhập đã lâu năm. Khả năng tài chính hạn hẹp buộc các nhà máy phải sử dụng các dây chuyền sản xuất lạc hậu. Tóm lại, công nghệ đã và đang trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp và là lợi thế cạnh tranh của các nhà sản xuất đường thế giới. Nhưng mía đường Việt Nam chưa tạo dựng được những lợi thế này. Vì vậy, khai thác triệt để hiệu suất của những công nghệ hiện có và tạo dựng được những bí quyết công nghệ riêng là lối ra và là yêu cầu cấp thiết để ngành mía đường Việt Nam có thể thắng lợi trong cạnh tranh quốc tế. 32
  • 33. Edited by Foxit Reader Copyright(C) by Foxit Software Company,2005-2007 For Evaluation Only. 1.1.3. Nhân lực Nguồn lao động là một lợi thế tương đối của ngành mía đường Việt Nam. Lợi thế Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, lại thuộc loại trẻ, có trình độ giáo dục phổ thông tương đối cao. Người lao động Việt Nam được đánh giá là thông minh, khéo tay, cần cù, chịu khó và chi phí lao động rẻ. Rõ ràng lực lượng lao động là một lợi thế cạnh tranh cho ngành mía đường Việt Nam. Hơn thế, truyền thống nông nghiệp đã ăn sâu, bắt rễ vào mỗi người dân Việt. Cây mía đã được trồng ở Việt Nam từ rất lâu đời. Người Việt Nam cũng biết ép mía chế biến mật từ hàng ngàn năm nay. Bởi vậy, kinh nghiệm lâu năm của người nông dân trồng mía và sản xuất đường thủ công cũng là một nên tảng vững chắc cho một nền công nghiệp mía đường phát triển. Chương trình mía đường, dưới sự hướng dẫn của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với Cục Nông nghiệp, đã xây dựng được một nguồn nhân lực đã qua đào tạo với số lượng lớn. Mô hình đào tạo theo nhu cầu và địa chỉ cụ thể của Chương trình mía đường là thực sự phù hợp và có hiệu quả. Cho đến nay ngành mía đường có 15.000 người đã qua đào tạo bao gồm giám đốc, trưởng phó phòng, cán bộ kỹ sư nông nghiệp, công nghiệp và công nhân. Trong đó, cán bộ quản lý, kỹ sư trung cấp có 2.000 người; nhân viên nông vụ, công nhân công nghệ đường và sau đường, công nhân cơ điện là 13.000 người. Ngoài ra, 400 cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân được đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài, tổ chức tập huấn hơn 56.000 lượt người cho nông dân, công nhân nông nghiệp về kỹ thuật canh tác mía và sử dụng máy nông nghiệp. Tổng kinh phí dành cho công tác đào tạo tính riêng đến năm 2000 là 50 tỷ đồng. Hạn chế Chính vì xuất phát điểm Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nếp làm ăn thủ công và tư duy nông nghiệp cũng ăn sâu vào con người, dẫn đến chậm thay đổi 33
  • 34. và khó thay đổi tư duy, tác phong làm việc theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là ở tầng lớp nông dân. Đại bộ phận nông dân trồng mía còn nghèo, trình độ học vấn thấp, việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng mía gặp nhiều khó khăn. Quá trình trồng mía do vậy gặp nhiều trở ngại trong việc chuyển hướng từ quảng canh cây mía sang hướng thâm canh, rải vụ. Mặc dù đã thực hiện công tác đào tạo tương đối tốt, song hiện nay cán bộ quản lý, cán bộ nông vụ của nhiều nhà máy còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Hơn thế, các nhà máy đường trong thời gian qua được nhà nước hỗ trợ nhiều. Chính đặc thù này cũng khiến cho nhiều cán bộ, đặc biệt là cán bộ quản lý còn mang tư tưởng ỷ lại, dựa dẫm, chưa thực sự năng động và sáng tạo, chưa chủ động để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, sản xuất chưa thực sự hướng đến thị trường mà mới chú trọng đến việc làm ra sản lượng đáp ứng Chương trình mía đường. Chất lượng nhân lực phụ trách lĩnh vực thị trường còn yếu, chưa bắt kịp với những diễn biến phức tạp của thị trường và tâm lý, thị hiếu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng. Đây là những bất lợi của ngành mía đường trong vấn đề nhân lực mà nếu không được bổ khuyết kịp thời sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh của ngành trước quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tóm lại, nguồn nhân lực rẻ và dồi dào rõ ràng là một lợi thế cạnh tranh của ngành mía đường. Song lợi thế này đang có xu hướng giảm xuống dưới tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi vậy, việc xây dựng năng lực cạnh tranh của ngành phải đi theo hướng phát huy khả năng sáng tạo của một nguồn nhân lực có chất lượng cao. 1.2. Kết quả năng lực sản xuất 1.2.1. Quy mô ngành 34
  • 35. Quy mô các nhà máy chế biến thể hiện khả năng kinh tế theo quy mô của ngành. Hơn thế, khi quy mô của toàn ngành là lớn thì rào cản xâm nhập sẽ cao, sức mạnh tổng hợp từ nội lực ngành trong hội nhập quốc tế sẽ lớn. Quy mô ngành mía đường Việt Nam tương đối lớn và đi vào chiều hướng ổn định. Năm 1994, cả nước chỉ có 12 nhà máy đường hoạt động, tổng công suất 10.300 tấn mía ngày (TMN), sản xuất gần 100.000 tấn đường/năm và phải nhập khẩu để đáp ứng mức tiêu thụ bình quân đầu người là 6,7 kg (mức tiêu thụ bình quân của thế giới lúc đó là 21 kg/người). Chương trình mía đường đã huy động được lượng vốn lớn trong và ngoài nước lên tới 10.050 tỉ VND đầu tư cho phần mở rộng và xây mới các nhà máy. Đến năm 2002, cả nước đã xây dựng 44 nhà máy với tổng công suất thiết kế là 82.950 TMN, tăng hơn 8 lần so với năm 1994. Các nhà máy phân bố tương đối đều ở ba miền: miền Bắc 13 nhà máy, miền Trung và Tây Nguyên 16 nhà máy, miền Nam 15 nhà máy. Trong đó, miền Nam đạt tổng công suất lớn nhất là 31.150 TMN, miền Trung có số lượng nhà máy nhiều nhất song tổng công suất lại thấp nhất, đạt 24.450 TMN. Về khai thác công suất thiết kế, hàng năm, công suất sử dụng thực tế của các nhà máy liên tục tăng. Niên vụ 2002-2003 có 28/44 nhà máy hoạt động đạt trên 80% công suất thiết kế, có 11/44 nhà máy đạt công suất từ 50-80% và 5/44 nhà máy hoạt động dưới 50% công suất. Nếu so với công suất trung bình của thế giới (khoảng 85%) thì ngành mía đường Việt Nam vẫn còn gần một nửa số lượng các nhà máy có công suất chưa đạt yêu cầu. Tuy nhiên, với những khó khăn do nguồn nguyên liệu còn thiếu, không ổn định và quá trình hình thành non trẻ của ngành thì kết quả này là dễ hiểu. Nó cho thấy tiềm năng mở rộng công suất cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh dần được cải thiện của các nhà máy chế biến đường Việt Nam. Như vậy, cho đến nay, ngành mía đường Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống các nhà máy đáp ứng đủ cho yêu cầu sản xuất trong nước. Tuy nhiên, các 35
  • 36. nhà máy đều còn non trẻ với công suất hoạt động chưa cao. Từ nay cho đến năm 2006 là một khoảng thời gian không dài để các nhà máy nhanh chóng cải thiện công suất chế biến, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Đồng thời ngành mía đường Việt Nam cũng phải tiến hành đổi mới, sắp xếp lại các nhà máy theo hướng xây dựng những nhà máy có quy mô lớn để tận dụng lợi thế về tính kinh tế theo quy mô như kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Bảng 2: Công suất thực tế so với công suất thiết kế của 44 nhà máy NHÀ MÁY CSTT/CSTK (%) NHÀ MÁY CSTT/CSTK (%) Đồng Xuân 200% Tuy Hoà 89% Phan Rang 175% Sông Lam 89% Nagarjuna 146% Kon Tum 89% Nghệ An T&L 141% 333 Đắc Lắk 87% Phụng Hiệp 138% Bình Dương 85% Bourbon Gia Lai 133% Trị An 81% Nước Trong 128% Sơn La 79% Vị Thanh 128% Bourbon TN 77% Hiệp Hoà 124% An Khê 73% Sóc Trăng 122% Cao Bằng 73% Trà Vinh 115% Tuyên Quang 73% Bến Tre 115% Quảng Ngãi 69% Bình Định 114% Nam Quảng Ngãi 69% Thô Tây Ninh 114% Thới Bình 68% Sông Con 114% Sơn Dương 65% KCP Phú Yên 106% Ninh Hòa 64% Đắc Lắk 106% Việt Đài 60% Lam Sơn 104% Việt Trì 49% Nông Cống 103% Bình Thuận 49% Kiên Giang 100% Quảng Bình 37% Hoà Bình 100% Quảng Nam 34% 36
  • 37. La Ngà 98% Cam Ranh 32% Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất mía đường vụ 2002-2003, Bộ NN và PTNT Chú thích: - CSTT: Công suất thực tế - CSTK: Công suất thiết kế 1.2.2. Sản lượng Sản lượng đường của ngành đã liên tục tăng từ năm 1995 đến nay. Nếu như trước năm 1995, Việt Nam còn phụ thuộc chủ yếu vào đường nhập khẩu, thì đến nay chúng ta không những đáp ứng đủ nhu cầu đường cho tiêu dùng và chế biến công nghiệp mà còn tiến tới xuất khẩu đường. Bảng 3: Sản lượng đường của Việt Nam từ 1995-2003 Đơn vị: Tấn NIÊN VỤ CÔNG NGHIỆP THỦ CÔNG TỔNG SẢN LƯỢNG 1994-1995 110.117 210.000 320.117 1995-1996 182.100 200.000 382.100 1996-1997 213.400 260.000 473.400 1997-1998 322000 230.000 552.000 1998-1999 556.700 200.000 756.700 1999-2000 764.000 250.000 1.014.000 2000-2001 650.000 300.000 950.000 2001-2002 772.650 300.000 1.072.650 2002-2003 1.056.000 150.000 1.206.000 Nguồn: Cục chế biến nông lâm sản và nghề muối, Bộ NN và PTNT Đến năm 2000, lần đầu tiên sản lượng đường đã vượt mức 1 triệu tấn, hoàn thành mục tiêu của Chương trình mía đường sản xuất 1 triệu tấn đường vào năm 2000. Niên vụ 2003, sản lượng đạt mức cao nhất từ trước tới nay là 1,2 triệu tấn, tăng 277% so với năm 1995. Riêng năm 2001, sản lượng có sụt giảm so với năm 37
  • 38. 2000, với mức sản xuất công nghiệp giảm 15%. Lý do là vụ sản xuất 2001 diễn ra trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn. Giá mía và giá đường từ vụ 1999-2000 xuống quá thấp khiến nhà máy đường và nông dân trồng mía một số nơi bị thua lỗ, nông dân đã giảm bớt diện tích trồng mía để chuyển sang trồng các cây khác. Bên cạnh đó do ảnh hưởng của thiên tai nên năng suất, sản lượng mía giảm, nhiều nhà máy thiếu nguyên liệu đã không đảm bảo được kế hoạch sản xuất. Sản xuất đường công nghiệp Đường chế biến công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn so với đường sản xuất thủ công. Sản lượng tăng đều với tốc độ tăng tương đối cao so với năm 1995. Năm 1995, sản lượng sản xuất công nghiệp mới đạt 182.100 tấn thì năm 2003, con số này đã tăng lên 1.056.188 tấn, gấp gần 6 lần. Đây là một nỗ lực to lớn của toàn ngành cho thấy năng lực sản xuất, chế biến của khu vực này đã được cải thiện rõ rệt. Sản xuất đường thủ công Trước năm 1995, đường thủ công chiếm một tỷ trọng lớn trong sản xuất đường của toàn ngành. Tuy nhiên, tỷ lệ này ngày càng giảm xuống cùng với sự đi lên của sản xuất công nghiệp. Tỷ trọng đường thủ công trong tổng sản lượng đường liên tục giảm từ mức 65,6% năm 1995 xuống còn 12, 4% năm 2003. Năm 2001, tỷ trọng này có tăng lên song không phải vì quy mô khu vực này có sự mở rộng mạnh mẽ mà chủ yếu là do sản xuất đường công nghiệp bị sụt giảm (như nguyên nhân đã nêu ở phần trên). Sự tồn tại của khu vực sản xuất thủ công là một đặc điểm quan trọng của ngành mía đường Việt Nam. Đây cũng là một tất yếu đối với hầu hết các quốc gia đang phát triển, bởi bộ phận dân cư có thu nhập thấp sẽ thu hút lượng mía dư thừa vào các lò thủ công để chế biến ra đường có chất lượng không cao song vẫn có nhu cầu tiêu dùng lớn. Vấn đề hàng đầu đối với khu vực này là năng suất ép quá thấp, khoảng 18-20 tấn mía mới được 1 tấn đường trong khi khu vực sản xuất công nghiệp tuy chưa phải ở mức hiện đại so với thế giới song đã đạt 10-12 tấn mía/1 tấn đường. Vậy kết luận đưa ra là nhất thiết phải điều chỉnh hoạt động của 38
  • 39. khu vực sản xuất thủ công, tiến tới giảm dần sản lượng đường thủ công để phát huy hiệu quả sản xuất đường công nghiệp. Ngoài lượng đường cung cấp từ chế biến công nghiệp và sản xuất thủ công thì trong những năm gần đây, ngành đường cũng đã tiến hành nhập khẩu đường thô để chế biến thành đường trắng nhằm đa dạng hóa đầu vào cho công nghiệp chế biến đường. Nguồn nhập khẩu chủ yếu của chúng ta là Cuba, Úc, Hồng Kông. Đường nhập khẩu có nhiều chủng loại như đường trắng, đường đỏ, đường vàng song chỉ có hai loại sau được tinh luyện đường trắng. Tóm lại, với năng lực sản xuất như hiện nay thì ngành mía đường Việt Nam hoàn toàn có thể đảm bảo mức cung cấp ổn định và lâu dài khoảng 1 triệu tấn đường/năm. Đây cũng chính là mức cung đủ đáp ứng cầu mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Vấn đề còn lại là làm sao chất lượng và giá cả của các sản phẩm đường đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 1.2.3. Chất lượng và giá cả Chất lượng và giá cả là hai nhân tố quyết định trực tiếp đến khả năng cạnh tranh. 1.2.3.1. Chất lượng Sản phẩm đường Việt Nam có chất lượng ngày càng được nâng cao và có khả năng tham gia vào thị trường đường thế giới. Chất lượng đường đã đạt tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. Nếu như trước năm 1999 toàn ngành mía đường mới có 2 công ty đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9002 là công ty đường Lam Sơn và Liên doanh đường Việt-Đài, thì tới nay ngành đã có thêm nhiều công ty được công nhận đạt chuẩn ISO như công ty đường Biên Hòa, Hiệp Hòa, Sóc Trăng, Vị Thanh, Phụng Hiệp, Tale & Lyle… Các công ty khác cũng đang tiếp tục phấn đấu để đạt tiêu chuẩn trên trong thời gian tới. Sản phẩm đường Việt Nam cũng đã bắt đầu tham gia xuất khẩu với dấu mốc đầu tiên là 80.000 tấn vào niên vụ 1999-2000, niên vụ 2000-2001 tiếp tục xuất khẩu 60.000 tấn và 39
  • 40. niên vụ 2002-2003 là 50.600 tấn. Như vậy, có thể khẳng định rằng sản phẩm đường Việt Nam có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm trong khu vực và quốc tế. Chủng loại đường Ngành mía đường cung cấp các loại chính là đường kính và đường viên, trong đó đường kính gồm ba phẩm cấp là đường tinh luyện (RE-Refined sugar), đường trắng (WS-White Sugar), đường thô (RS). Đường kính có thể dễ dàng được sử dụng cho rất nhiều mục đích khác nhau: đường tinh luyện làm nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm sau đường như sữa, nước ngọt, bánh kẹo, rượu, cồn; đường trắng được sử dụng trực tiếp cho nhu cầu giải khát, chế biến của người tiêu dùng; đường thô được dùng để làm các đặc sản truyền thống như chè lam, kẹo lạc, bánh trôi, ô mai… Gần đây, sản phẩm đường viên được nhiều nhà máy như Khánh Hội, Biên Hòa đưa vào sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cao cấp. Ngoài ra, nhà máy đường Biên Hòa mới đưa vào thị trường một loại sản phẩm đường luyện có chứa hàm lượng Vitamin A cao rất thích hợp cho việc chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. Đây là những nỗ lực của ngành đường nhằm đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm. Tuy nhiên, rõ ràng là để nâng cao khả năng canh tranh thì ngành đường cần tiếp tục đầu tư, nghiên cứu để có thể đa dạng hóa chủng loại sản phẩm đường hơn nữa, đặc biệt là trước yêu cầu ngày càng cao và những sự thay đổi trong tâm lý tiêu dùng đường hiện nay. Mẫu mã, bao bì và thương hiệu sản phẩm Sản phẩm đường Việt Nam còn yếu về mẫu mã, bao bì. Các chất liệu bao bì được sử dụng chủ yếu là hộp cát-tông và túi ni-lông, mẫu mã, hình thức lại chưa phong phú và hấp dẫn. Vấn đề thương hiệu cũng chưa được chú ý, đầu tư nên gần như chưa có một nhãn hiệu đường nào được người tiêu dùng quan tâm, ưa chuộng. Có hai nguyên nhân lý giải cho thực trạng này: thứ nhất là ngành mía đường còn ở trong giai đoạn đầu phát triển sản phẩm, mới chú trọng đến chất 40