SlideShare a Scribd company logo
1 of 82
Download to read offline
NỘI DUNG SỐ 10 (242)-2013
CULTURE OF VIETNAM
Taïp chí xuaát baûn 02 kyø/thaùng
Giaáy pheùp hoaït ñoäng baùo chí soá 397/GP- BVHTT
Vaø soá 41/GP - SÑBS
Giaáy pheùp Quaûng caùo soá 1187/BC
TOØA SOAÏN TRÒ SÖÏ
27 Höông Vieân, Q. Hai Baø Tröng, Haø Noäi
ÑT & Fax: (84.4)39.764.693
CHUÛ NHIEÄM
GS. Hoaøng Chöông
TOÅNG BIEÂN TAÄP
Nhaø baùo Nguyeãn Theá Khoa
PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP THÖÔØNG TRÖÏC
Nhaø baùo Traàn Ñöùc Trung
PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP
Ts. Nguyeãn Minh San
TRÖÔÛNG BAN TRÒ SÖÏ
Nhaø baùo Nguyeãn Hoaøng Mai
THÖ KYÙ TOØA SOAÏN
Nhaø baùo Traàn Thu Hieàn
Nhaø baùo Töø My Sôn
GIAÙM ÑOÁC ÑIEÀU HAØNH
Nhaø baùo Voõ Thaønh Taân
PGÑ: Nhaø baùo Leâ Haûi Chaâu
GIAÙM ÑOÁC VPPT VAÊN HIEÁN VIEÄT NAM
Phan Toân Tònh Haûi
HOÄI ÑOÀNG BIEÂN TAÄP
GS. Vuõ Khieâu - Thöôïng töôùng Nguyeãn Nam Khaùnh
- GS. Traàn Baûng - GSTS. Traàn Vaên Kheâ - Nhaø thô
Nguyeãn Khoa Ñieàm - NS. Vuõ Maõo - GSVS. Hoà Só
Vònh - GS. Tröôøng Löu - GSTS. Thaùi Kim Lan TS.NSND Phaïm Thò Thaønh - NSND Ñaëng Nhaät Minh
- TS. Ñoaøn Thò Tình - GSTS. Nguyeãn Thuyeát Phong
- NB. Phaïm Ñöùc Löôïng - NB. Trung Ñoâng
BAN CHUYEÂN ÑEÀ
VAÊN PHOØNG BAN BIEÂN TAÄP
Soá 64 Trung Hoøa (Soá 06 - Loâ 12B cuõ) Khu ÑTM
Trung Yeân - Trung Hoøa - Caàu Giaáy - Haø Noäi
ÑT: (84.4)37.83.1961 - 37.83.1962
Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn
VAÊN PHOØNG QUAÛNG CAÙO VAØ PHAÙT HAØNH
Soá 404 Ñöôøng Böôûi, Q. Ba Ñình - TP. Haø Noäi
ÑT: 04. 3 7717665 * Fax: 04. 3 7718875;
Mobile: (+84)989.186661
Email: trantrungvanhien@gmail.com
VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI TP. HCM
288B An Döông Vöông - Q. 5 - TP. HCM
ÑT: (84.8)38.353.878
VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI ÑAØ NAÜNG
Taàng 5 Khaùch saïn Eiffel -117 Leâ Ñoä - TP. Ñaø Naüng
ÑT: (84.511)647.529 - Fax: (84.511)811.972
Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn
Trình baøy - Cty CP Vaên hoùa Thoâng tin
De. Quang Anh
TAØI TRÔÏ PHAÙT HAØNH
Doanh nghieäp saùch Thaønh nghóa - TP. HCM
In Taïi

- Coâng ty TNHH MTV in Quaân ñoäi I
GIAÙ: 36.000VNÑ

SỰ KIỆN - BÌNH LUẬN
4. Anh Văn - Đại Anh hùng dân tộc Người anh lớn trong suốt cuộc đời tôi
GS Vũ Khiêu
8. Đại tướng Võ Nguyên Giáp với văn
nghệ sĩ
GS Hoàng Chương
10. Kỷ niệm một lần được gặp Đại tướng
Võ Nguyên Giáp
Trần Đức Trung
12. Kỷ niệm 70 năm Nhật ký trong tù của
Hồ Chí Minh (1943 - 2013): Ngắm trăng
- cuộc “vượt ngục” của Hồ Chí Minh
Châu Giang
15. Tọa đàm khoa học mừng khánh thọ
98 tuổi và sinh nhật lần thứ 99 GS.AHLĐ
Vũ Khiêu
Mạc Hạ
17. GS. AHLĐ Vũ Khiêu - nhà khoa học,
nhà trí thức toàn tài
Lê Khả Phiêu
19. Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát
huy nghệ thuật Bài Chòi trong đời sống
hôm nay
Ngọc Anh
21. Hội thảo “Nghệ thuật Bài chòi” tạo tiền
đề hướng tới lập hồ sơ khoa học Di sản
Bài chòi trình UNESSCO công nhận là di
sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
Mai Thanh Thắng
23. Bảo tồn và phát huy nghệ thuật Bài
Chòi hướng tới là di sản văn hóa phi vật
thể của nhân loại
GS. Hoàng Chương
27. Thông cáo chung của toàn thể đại
biểu tham dự Hội thảo KH Bảo tồn và
phát huy nghệ thuật Bài chòi.
PV
29. Ra mắt cơ quan đại diện Trung tâm
NCBT&PHVHDTVN tại Bình Định...
PV
31. Toạ đàm khoa học Di tích nghệ thuật
kiến trúc quốc gia Đền Cây Quế
Mạc Hạ
HIỀN TÀI ĐẤT VIỆT
32. Chuyện về Thủ tướng Phạm Văn
Đồng với thầy giáo khuyết tật Nguyễn

Ngọc Ký

Mạc Công Lý
34. Gs.Vs Trần Đại Nghĩa - Đại trí thức
cả đời cống hiến cho đại nghĩa
Trương Nguyễn
38. GS. Hoàng Như Mai - một nghệ sĩ
sân khấu tài hoa, một nhà giáo nổi tiếng
Gs. Hoàng Chương
40. NSƯT Nguyễn Thế Phiệt - Bứt phá
cùng “chiếu Chèo” quân đội
Minh Linh
43. Nguyễn Thế Kỷ - Người tiết giảm tai
nạn giao thông bằng… thơ
Lý Nhân
45. Nhớ anh Nguyễn Ngọc Sinh
Gs. Hoàng Chương
TỪ TRONG DI SẢN
46. Một điệu hát dân gian hai đời người
Nguyễn Thế Kỷ
49. Đền Cây Quế di tích kiến trúc nghệ
thuật quốc gia
Bích Ngọc
DIỄN ĐÀN
51. Nâng cao tính dân tộc trong phim
truyện Việt Nam hiện nay
PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh
55. “Tôi không bao giờ từ bỏ nhạc dân
tộc dù có phải trả giá bằng cả cuộc đời
nhọc nhằn”
Nhạc sư Vĩnh Bảo
58. Mấy ý kiến về “Âm nhạc dân tộc với
cuộc sống hôm nay”
Mai Tuyết Hoa
VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
60. Công ty TNHH MTV Vật liệu xây
dựng, xây lắp và kinh doanh nhà Đà
Nẵng: Kinh doanh tốt nhờ hiểu dân
Mộng Huệ
62. Công ty CP Tập đoàn Điện Bàn: Tập
trung phát triển sản phẩm trí tuệ
Trúc Lam
64. Công ty CP Tổng Công ty Giống cây
trồng Thái Bình: Thành công từ sự khác biệt
Quang Hòa
CONTENTS N 10 (242)-2013
0

FORUM
51. Enhance national characters in
Vietnamese movies today
Asso. Prof. Dr. Nguyen Hong Vinh
55. “I never give up ethnic music at any cost”
Musician Vinh Bao
58. A few comments on ethnic music to
daily life
Artist Mai Tuyet Hoa

THƯƠNG HIỆU - NHÃN HIỆU TỪ GÓC
NHÌN VĂN HÓA
66. Công ty CP Xây dựng số I : Từ những
bí quyết làm nên thương hiệu
Bùi Thọ
68. Công ty TNHH MTV Thương mại và
dịch vụ Sóng Nhạc: Thương hiệu là sự
cam kết về chất lượng
Trúc Lam
70. Công ty CP Giải pháp thanh toán Việt
Nam: Coi thương hiệu là tài sản vô giá
Thu Thu
72. Công ty CP Tập đoàn đầu tư địa ốc
Nova: Nỗ lực “vượt sóng” để khẳng định
thương hiệu
Mộng Huệ
TIN TỨC
74. Lễ trao tặng Bằng khen của Thủ
tướng Chính phủ cho nhà thơ, nhà viết
kịch Nguyễn Thế Kỷ
Mạc Hạ

PEOPLE AND EVENT
4. Brother Van - The Grand National
Hero - Big brother in my whole life
Prof. Vu Khieu
8. Top-ranking General Vo Nguyen Giap
with artists
Prof. Hoang Chuong
10. Memories on a time of meeting Topranking General Vo Nguyen Giap
Tran Duc Trung
12. Celebrating 70 years of Ho Chi
Minh’s Diary of prison (1943-2013)
Contemplate the moon - the “escape” of
Ho Chi Minh
Chau Giang
15. Seminar on celebrating of Prof.
Labour Hero Vu Khieu’s 99th birthday
Mac Ha
17. Prof. Labour Hero Vu Khieu - A
multi-talented scientist, intellectual
Le Kha Phieu
19. Scientific workshop on Conservation,

Promotion for “Bai Choi” singing art
today
Ngoc Anh
21. Workshop “Bai Choi” singing art
towards to scientific heritage records to
nominate to UNESCO as the intangible
cultural heritage of humanity
Mai Thanh Thang
23. Preservation and promotion of
“Bai Choi” singing art towards as the
intangible cultural heritage of humanity
Prof. Hoang Chuong
27. Common report of all workshop
participants on Preservation and
promotion of “Bai Choi” singing art
Reporter
29. Opening ceremony of representative
organ of Center for Research,
Preservation and Promotion of ethnic
Cultures in Binh Dinh
Reporter
31. Scientific seminar on the relics of
architectural monuments of “Cinnamon
Tree” national Temple - Mac Ha
TALENTS OF VIETNAMESE LAND
32. Prime Minister Pham Van Dong with
disable teacher Nguyen Ngoc Ky
Mac Cong Ly
34. Tran Dai Nghia - The great intellectual
for whole life
Nguyen Truong
38. Prof. Hoang Nhu Mai - A talented
artist, a famous teacher
Prof. Hoang Chuong
40. Eminent artist Nguyen The Phiet
- Breaking with the “Military Cheo”
singing
Minh Linh
43. Nguyen The Ky - The reducer traffic
accidents by... his poetry - Ly Nhon
45. Remember Nguyen Ngoc Sinh Prof. Hoang Chuong
INSIDE HERITAGE
46. A folk melody - wo lifes
Nguyen The Ky
49. “Cinnamon Tree” national Temple, a
national architecture
Ngoc Bich

FOR THE COMMUNITY DEVELOPMENT
60. Danang Housing Business &
Construction Building Material One
Member Limited Company: Good
business for people’s understanding
Mong Hue
62. Dien Ban Group JS Company: Focus
on developing intellectual produces
Truc Lam
64. Thai Binh Plants Seed JS Corporation:
Success from the difference
Quang Hoa
TRADEMARK - BRAND NAME
66. No. 01 Construction JSC: From the
keys making the brand
Bui Tho
68. Music Wave Service & Trading One
Member Limited Company: Brand is a
commitment to quality
Truc Lam
70. Vietnam Payment Solution JS
Company: Regard brand as an
invaluable asset
Thu Thu
72. Nova Real Estate Investment Group
JS Company: Effort “overcome the
wave” to confirm trademark
Hue Mong
NEWS
74. Awarding Ceremony of Certificate of
Merit by Prime Minister to poet Nguyen
The Ky.
Mac Ha

Ảnh Bìa 1:
Chân dung Đại tướngVõ Nguyên Giáp.
Ảnh: Trần Định - BAVN
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

Võ công truyền quốc sử
Văn đức quán nhân tâm

Anh Văn

ĐẠI ANH HÙNG DÂN TỘC
NGƯỜI ANH LỚN
TRONG SUỐT CUỘC ĐỜI TÔI
l

GS.VŨ KHIÊU

TÔI ĐƯỢC GẶP ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP SAU CHIẾN DỊCH
BIÊN GIỚI NĂM 1950. TỪ ĐÓ TÔI ĐƯỢC SỐNG GẦN ĐẠI TƯỚNG.
VỚI TƯ CÁCH LÀ PHÓ BAN TUYÊN HUẤN CỦA KHU ỦY KIÊM GIÁM
ĐỐC CÁC SỞ THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN TÂY BẮC VÀ VIỆT BẮC,
TÔI ĐƯỢC ĐIỀU SANG THAM GIA CÔNG TÁC TUYÊN HUẤN CỦA
ĐẢNG ỦY MẶT TRẬN QUA CÁC CHIẾN DỊCH CHO ĐẾN CHIẾN
THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (1954).

4
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trò chuyện với Giáo sư, Anh hùng Lao động, nhà văn hóa Vũ Khiêu tại nhà riêng
Ảnh: Lê Quân chụp lại từ triển lãm ảnh. Nguồn Thanh niên online

S

au một thời gian Đại tướng bảo tôi bỏ cách
xưng hô trịnh trọng là Đại tướng mà gọi là
Anh cho thân mật. Từ đấy về sau trong suốt
cuộc đời tôi, tôi gọi Đại tướng là Anh Văn. Tiếng Anh
ấy đối với tôi không những thân thiết mà còn vô cùng
thiêng liêng và thể hiện tinh thần ngưỡng mộ Anh từ
đáy lòng tôi.
1.Trong thời kháng chiến chống Pháp
Trong những năm tháng ấy, anh Văn giao cho tôi
làm nhiệm vụ phổ biến tin chiến thắng và kịp thời
viết những bài ca ngợi chiến công lừng lẫy của quân
dân ta.
Ngày ấy, Ban tuyên huấn của Đảng ủy Mặt trận
gồm 5 thành viên: Đồng chí Võ Hồng Cương là trưởng
ban, bốn Ủy viên khác là Thượng tướng Trần Văn
Quang - giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, Hoàng
Tuấn, đồng chí Hoàng Xuân Tùy và tôi. Anh Văn rất
quan tâm đến vấn đề phổ biến tin chiến thắng, luôn
luôn nhắc nhở đồng chí Lê Liêm hoàn thành tốt công
việc này. Đồng chí Lê Liêm càng thúc giục tôi thực
hiện nhiệm vụ nói trên. Đêm nào đồng chí cũng cho
người xuống trải chiếu nằm bên cạnh tôi để đợi tôi
viết xong thì mang bài về để đưa Anh xem.
Ngoài việc viết những tài liệu trên, tôi còn huy
động cơ quan tôi trực tiếp tổ chức việc động viên

nhân dân đóng góp gạo nuôi quân, cổ vũ các đoàn
dân công chở lương thực ra tiền tuyến, nhất là động
viên nhân dân địa phương phục vụ chiến dịch. Tôi
đã xẻ nửa nhân viên và phương tiện của Sở thông
tin Việt Bắc, đem đoàn văn công đi theo và xây dựng
một cơ quan di động. Một bộ phận nhỏ theo tôi đi
sát tiền tuyến và gần gũi Anh. Còn đại bộ phận ở
cách xa tôi chừng 20km.
Cơ quan tôi là một trung tâm thu hút các văn
nghệ sĩ. Về hội họa thì tập trung các họa sĩ như Tô
Ngọc Vân, Nguyễn Văn Ngoạn, Nguyễn Văn Tỵ…
Anh Tô Hoài thì lấy địa điểm tôi làm trú chân, còn
hằng ngày anh đi khắp miền Tây Bắc. Anh Lưu Hữu
Phước thì hẳn với tôi, giúp tôi xây dựng các đoàn
văn công phục vụ chiến trường. Đó là những ngày
tôi được gần gũi các vị tướng lĩnh của Việt Nam như
Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Thái, Lê Liêm, Lê
Quang Đạo, Nguyễn Chánh, Đặng Kim Giang…
Sau khi Lai Châu giải phóng, tôi được anh Văn cử tôi
tham gia đoàn tiếp quản Lai Châu giải phóng, tôi được
anh Văn cử tôi tham gia đoàn tiếp quản Lai Châu. Tôi
đã tập hợp các chị em trong đội múa xòe của thủ lĩnh
cũ của Lai Châu là Đào Văn Long và tổ chức các cháu
thành một đội múa xòe phục vụ tiền tuyến. Anh Văn tỏ ý
vừa lòng và động viên tôi tiếp tục những công việc ấy.

5
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm đơn vị nữ thông tin và quân y (tháng 5.1973) - Ảnh: TTXVN

2. Từ hòa bình lập lại trên miền Bắc
Anh Văn đã kiến nghị với Trung ương cử tôi đi
học lớp lý luận dài hạn học tại Học viện Mác - Lênin
Trung Quốc.
Hai năm sau, trở về nước tôi lại tiếp tục được gần
gũi Anh và giúp việc Anh xung quanh các vấn đề tư
tưởng, văn hóa và khoa học.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Đảng ta đẩy
mạnh cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức. Bắt
chước những việc đã làm của Trung Quốc, Đảng
ta đã mắc nhiều sai lầm trong việc đấu tố tại nông
thôn. Vào tháng 6, 7 năm 1956, Bác Hồ cùng lãnh
đạo Đảng họp với một số đơn vị cán bộ cốt cán của
Đảng để tự kiểm điểm và thông qua kế hoạch sửa
sai. Anh được giao nhiệm vụ sửa sai này và đã làm
tốt công việc. Qua những ngày Anh đi nông thôn,
những buổi Anh nói chuyện với cán bộ, nông thôn
được thanh bình trở lại. Nông dân lại khôi phục và
củng cố thêm lòng tin đối với Đảng và Bác Hồ. Tôi
nghĩ, ngoài những chiến công rực rỡ ở tiền tuyến,
anh Văn đã góp công lớn trong việc ổn định tình
hình Kinh tế - xã hội sau Cải cách ruộng đất.
Năm 1959, Ủy ban Khoa học Nhà nước được
thành lập, anh Văn có lầm được cử làm chủ nhiệm
Ủy ban. Tôi lại có dịp gần gũi Anh. Lúc đó, tôi là

6

Ủy viên kiêm Thư ký Ban Khoa học Xã hội, giúp
chỉ nhiệm và cùng Tổng thư ký Tạ Quang Bửu, góp
phần xây dựng một số viện đầu tiên của Khoa học
Xã Hội như viện Văn học, viện Sử học, tổ Triết học,
tổ Luật học…
3. Thời kỳ Đại tướng được giảm các nhiệm vụ
Vào khoảng giữa thập kỷ 80 (Thế kỷ XX), công
việc của Anh bỗng được giảm bớt rất nhiều. Anh
được dịp nghỉ ngơi, hằng ngày chơi dương cầm tại
gia đình và ngồi du thuyền trên Hồ Tây. Người ta có
thể nghĩ rằng, sau bao năm chiến đấu, Anh được
thảnh thơi trong “cảnh điền viên”. Tôi không nghĩ ở
Côn Sơn. Câu thơ tâm sự của Nguyễn Trãi cũng là
tâm sự của Anh những năm ấy:
Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông
Tôi nghĩ lòng Anh lúc đố cũng là lòng Nguyễn
Trãi: Ưu dân, ái quốc, nghĩa là yêu nước và lo cho
dân. Lòng Anh cũng “đêm ngày cuồn cuộn” như lòng
Nguyễn Trãi. Anh không nghĩ đến bản thân mình mà
luôn luôn nghĩ đến những việc lớn, sẽ tiếp tục diễn
ra trên đất nước ta.
Năm 1980, Anh được giao trách nhiệm tổ chức
kỷ niệm long trọng 500 năm ngày sinh của Anh hùng
dân tộc và nhà văn hóa lớn: Ức Trai Nguyễn Trãi. Để
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
chuẩn bị cho bài phát biểu chính thức của Đảng và
Nhà nước, anh yêu cầu một số các nhà khoa học
trong giới Văn - Sử thử ghi những ý kiến cần nêu
lên về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi. Trên
cơ sở bài viết của mình, Anh bổ sung thêm một số
ý kiến do đóng góp của các học giả, rồi đưa bài viết
ấy cho anh em xem lại và góp ý thêm. Qua cách làm
việc đó, tôi học được tính thận trọng, nghiêm túc của
Anh trước khi đưa những bài viết của mình ra công
chúng. Đối với việc chuẩn bị Lễ kỷ niệm và cuộc Hội
Thảo về Nguyễn Trãi, tôi lại được theo Anh đi kiểm
tra các bộ phận có trách nhiệm về các việc như : Nội
dung các bài tham luận, chương trình buổi lễ và thể
thức tiếp khách quốc tế…
Trong kế hoạch nghiên cứu sự nghiệp và công
hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh chịu trách nhiệm
biên soạn một công trình về tư tưởng của Người để
đưa ra Hội đồng nghiệm thu. Tập thể Hội đồng có
công văn đề nghệ Bộ Chính trị cử một ủy viên chủ
trì. Bộ Chính trị vì bận công việc đã giao tôi nhiệm
vụ chủ trì buổi nghiệm thu đó. Với tinh thần trách
nhiệm cao, tôi và Hội đồng nghiệm thu đã đọc kỹ
và đánh giá cao công trình nghiên cứu của Anh, chỉ
đề nghị tác giả bổ sung thêm một số điểm về nhân
cách Hồ Chí Minh mà chỉ những người gần gũi Bác
Hồ như Anh mới nắm được.
4. Những thử thách trước một nhân cách tuyệt vời
Trước những năm tháng tưởng như an nhàn của
Anh, Đảng giao cho Anh một công việc mới đó là:
Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Dân số Sinh đẻ có Kế
hoạch. Tôi rất bực mình hỏi tại sao giao cho Anh
công việc ấy, Anh cười bảo tôi: “Hồ Chủ Tịch đã dạy
chúng ta: Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn
nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
Chúng ta đã từng vượt qua mọi khó khăn, từ đánh
thắng mọi quân thù thì Đảng giao cho công việc gì
cũng nhất định phải làm tốt việc ấy. Hãy bắt tay vào
làm đi”.
Ngay từ hôm đó, tôi và Ủy ban Khoa học Xã hội
đã bắt tay ngay vào công việc. Trước hết, tôi tổ chức
ở Ủy ban một bộ phận nghiên cứu về kế hoạch hóa
dân số. Làm thế nào để dân số không ảnh hưởng tới
sự phát triển của kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống
của nhân dân? Dân số có kế hoạch khoa học và khả
thi sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển vì lợi ích của
tương lai dân tộc và hạnh phúc của nhân dân.
Trong thời kỳ này, Anh thực sự có nhiều khó khăn
mà tôi không tiện nói ra ở đây. Nhưng Anh lúc nào

cũng bình tĩnh, lạc quan. Anh gặp sự không hay
trong quan hệ xã hội, vẫn luôn luôn vươn lên trên
những cái tầm thường ấy để hướng vào những vào
những điều lớn lao của dân tộc và nhân loại.
Anh sống một cuộc đời khiêm tốn, giản dị, theo
cách sống của Bác Hồ. Anh không chỉ được nhân
dân trong nước yêu quý mà còn được đông đảo các
danh nhân và các nhà khoa học trên thế giới ngưỡng
mộ. Bao nhiêu khách quốc tế đến Việt Nam muốn
được đến chào Anh, Anh không tiếp họ ở nhà riêng
mà bảo tôi tổ chức một cuộc gặp mặt ở cơ quan tôi
để Anh đến tham dự.
Anh là một lãnh tụ có công lao lớn nhất trong sự
nghiệp chiến thắng quân thù và giải phóng đất nước
nhưng Anh lại muốn che bớt đi ánh sáng rực rỡ của
Anh. Tài năng và đức độ của Anh không bao giờ
Anh tự nói ra nhưng lại được ghi lại bởi hàng trăm,
hàng nghìn bài báo và bút ký của đông đảo tướng sĩ
trong quân đội, của các cán bộ Đảng và Nhà nước,
của các nhà báo và của các nhà khoa học.
Nhận biết dược tinh thần ấy, tôi đã viết tặng Anh
10 chữ như sau:
Võ công truyền Quốc sử
Văn đức quán Nhân tâm
Có nghĩa là: sự nghiệp to lớn của Anh sẽ mãi mãi
lưu truyền trong lịch sử. Còn văn hóa và đạo đức
của Anh thì trùm lên lòng con người ở cả trong nước
và ngoài nước.
Anh Văn ơi.
Anh mất đi là một tổn thất lớn của đất nước, là nỗi
đau xót của 90 triệu đồng bào toàn quốc và cũng là
nỗi tiếc thương của hàng triệu con người hâm mộ
Anh trên toàn trái đất.
Hôm nay toàn quốc khóc Anh như khóc Bác Hồ.
Tôi còn khóc Anh nhiều hơn nữa. Anh là lãnh tụ của
toàn dân, là hồn thiêng của sông núi. Đối với tôi,
Anh còn là tài sản vô giá của đời tôi. Tôi khóc Anh
mấy ngày hôm nay, đứt từng khúc ruột. Tôi nhìn lên
tường, đọc lại những lời Anh viết tặng tôi năm tôi 90
tuổi: “Mừng anh Vũ Khiêu, một nhà triết học cách
mạng, một chiến sĩ văn hóa anh hùng, năm nay thọ
90 xuân”.
Sinh ra tôi là cha mẹ, hiểu biết tôi lại là Anh. Tấm
lòng tri ngộ ấy tôi biết lấy gì báo đáp?
Mấy hôm nay tôi ngồi khóc viết mấy lời trên, từ
đỉnh trời cao, Anh có thấu hiểu lòng tôi?n

7
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

ĐẠI TƯỚNG

VÕ NGUYÊN GIÁP
VỚI VĂN NGHỆ SĨ
l

T

ên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị
Đại tướng Tổng tư lệnh QĐND Việt Nam, một
danh tướng ngang tầm thế giới và hơn thế
nữa là người đã cầm quân đánh bại cả hai đế quốc
mạnh nhất ở thế kỷ XX đó là Pháp và Mỹ. Vì thế mà
ai trên thế giới này lại không ngưỡng mộ ngợi ca. Tôi
nhớ cuối những năm 60 đầu 70 của thế kỷ XX khi tôi
đang nghiên cứu, học tập tại Rumani thì có một nhà
báo người Châu Âu gặp tôi nói rằng: Tôi có nguyện
vọng sang Việt Nam để viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí
Minh, được gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng rất nổi
tiếng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thăm cây cầu
Hàm Rồng (Thanh Hóa) có sức chịu hàng tấn bom
của Mỹ. Cũng tại Thủ đô Bucarest tôi gặp một thực
tập sinh Angiêrie - tên là Mohamet đã từng là lính Lê
Dương, tù binh ở mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954,
kể chuyện với tôi rằng, anh thoát chết là nhờ có lòng
nhân đạo của Hồ Chí Minh và tướng Giáp - chuyện
này tôi đã viết bài với tên Mohamet đăng trên báo

8

GS. HOÀNG CHƯƠNG

QĐND tháng 5 năm 1974, nhân kỷ niệm 40 năm
chiến thắng Điện Biên Phủ. Sau này nhà văn Đào
Phương đã dựa trên mẩu chuyện này viết vở kịch
Vào Điện Biên.
Tuy rất sùng kính, ngưỡng mộ Đại tướng Võ
Nguyên Giáp nhưng chưa một lần được gặp ông.
Mãi đến tháng 9 năm 1990, tại Hội thảo khoa học
về chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 100 năm sinh
của Người cũng là dịp UNESCO công nhận Hồ Chí
Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân
văn hóa thế giới, chủ trì Hội thảo có Đại tướng Võ
Nguyên Giáp và nhiều nhà lãnh đạo khác. Tôi đọc
bài tham luận với nhan đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh
với sân khấu dân tộc” trong đó có câu trích của G.S
Chumakhơ người CHDC Đức viết: “Hồ Chí Minh là
tác giả và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là đạo diễn
thành công vở kịch “Việt Nam Chiến thắng thần kỳ”.
Tôi đọc xong được cả hội trường vỗ tay. Khi tôi từ
trên bục bước xuống thì Đại tướng Võ Nguyên Giáp
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

Đại tướng Võ Nguyên Giáp với các văn nghệ sỹ cựu chiến binh.
Ảnh Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

đến vỗ vai tôi hỏi: - Đồng chí lấy đâu ra tư liệu này?
Có thể chuyển cho tôi được không ?. Tôi thưa: Dạ !
Đây là phát biểu của nhà nghiên cứu sân khấu GS
Chumakhơ người đã từng được gặp Bác Hồ nhiều
lần và đã viết trên báo về vấn đề này, tôi sẽ chuyển
tư liệu ấy cho Đại tướng ...
Từ đó tôi được Đại tướng nhớ mặt và nhớ tên.
Đến tháng 5 năm 1994, khi tôi làm Viện trưởng Viện
nghiên cứu Sân khấu Việt Nam, nhân kỷ niệm 40
năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Viện chúng tôi tổ
chức Hội thảo khoa học “Nghệ thuật sân khấu với
Điện Biên Phủ” có triển lãm và biểu diễn vở chèo
Mối tình Điện Biên của Lưu Quang Thuận do Đoàn
Chèo Hà Nội biểu diễn, chúng tôi mời Đại tướng
Võ Nguyên Giáp tới xem mấy màn chính trong vở
chèo này. Mặc dù trời nóng bức, người xem rất đông
nhưng Đại tướng vẫn ngồi xem từ đầu đến cuối.
Xem xong, ông nói đại ý: Tôi rất xúc động và hoan
nghênh các nghệ sĩ đã có những đóng góp quý báu
giành cho đồng bào và chiến sĩ Điện Biên. Tuy vậy
Đại tướng cũng cho rằng, “tác phẩm mới chỉ đề cập
đến không khí của những ngày sau khi chiến thắng
Điện Biên, tiết mục chưa thật sự mang chất chèo
mà có phần đi gần với kịch nói” hơn ... Ý kiến của
Đại tướng làm cho mọi người phải suy nghĩ là làm
thế nào phản ánh chân thực hơn, sâu sắc hơn chiến
dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động
địa cầu và làm thế nào để những vở chèo đề tài hiện
đại có chất chèo hơn ...
Một kỷ niệm khác với Đại tướng Võ Nguyên Giáp
là tháng 5/2004 nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng
Điện Biên Phủ, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và
phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam được sự hỗ trợ
của báo Sài Gòn giải phóng tổ chức Hội thảo Văn
học nghệ thuật với Điện Biên Phủ. Chúng tôi xin gặp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp để xin ý kiến về nội dung

hội thảo và mời ông tới dự. Đại tướng rất khen ý
tưởng này và hoan nghênh văn nghệ sĩ đã đóng góp
to lớn cho thắng lợi vĩ đại của dân tộc, là chiến dịch
Điện Biên Phủ và cuối cùng ông nói : Tôi sẽ cố gắng
tới dự hội thảo này nếu vì lý do gì đó không đi được
thì tôi sẽ cử chị Hà (phu nhân của ông) đi dự thay.
Thật ít thấy một bậc danh tướng, danh nhân nào
lại bình dị và chân tình như vậy. Sau hội thảo, ngày
28/4/2004 chúng tôi đến thăm và báo cáo cho Đại
tướng kết quả hội thảo. Cả Đại tướng và phu nhân
đã thân mật tiếp và nghe tôi báo cáo tình hình văn
nghệ sĩ đã và đang tiếp tục sáng tác và biểu diễn về
đề tài Điện Biên Phủ. Đại tướng rất vui và đánh giá
rất cao những tài năng và cống hiến của văn nghệ
sĩ với Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung và với
Điện Biên Phủ nói riêng.
Tiếp theo đó, tôi lại được cùng một đoàn của Hội
Văn học nghệ thuật Việt Nam lên thăm, tặng hoa
cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong đó có NSND
Chu Thúy Quỳnh, người đã từng biểu diễn ở mặt trận
Điện Biên Phủ nên Đại tướng không những nhận ra
ngay mà còn nhớ những điệu múa đẹp đã diễn ở
mặt trận Tây Bắc năm xưa.
Tuy Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất bận, lại phải
tiếp rất nhiều đoàn trong và ngoài nước đến thăm,
nhưng với tôi dường như có một chút ưu tiên nên khi
nào tôi xin gặp đại tướng, thông qua Đại tá Nguyễn
Văn Huyên là được nhận lời. Vì vậy tôi đưa được
nhiều người ngưỡng mộ Đại tướng đến thăm ông,
trong đó TS Đinh Đức Hữu Việt kiều Mỹ, nhà văn
Sinhgapo.... đều được gặp và được nghe Đại tướng
nói chuyện, duy chỉ có một đoàn nước ngoài do Bộ
trưởng Tài nguyên và Môi trường Malaixia vì quá
ngưỡng mộ Tướng Giáp mà kéo một đoàn rất đông
đến tận nhà riêng 30 Hoàng Diệu - Hà Nội mà không
được gặp Đại tướng vì quy định các đoàn Chính phủ
phải thông qua ngành ngoại giao.
Ấn tượng về Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất sâu
đậm trong ký ức, trong trái tim tôi đối với một danh
tướng huyền thoại, một con người vĩ đại, nhân cách
lớn, một học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì
vậy mà không bút mực nào có thể nói hết được tài
năng và đức độ của ông như GS - AHLĐ Vũ Khiêu
đã khái quát ra hai câu đối: Võ công truyền quốc sử/
Văn đức quán nhân tâm và Thăng Long thiên tuế
thịnh/Đại tướng bách niên xuân.
Hà Nội, ngày 7 tháng 10 năm 2013

9
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

KỶ NIỆM MỘT LẦN ĐƯỢC GẶP

Đại Tướng

VÕ NGUYÊN GIÁP
l TRẦN

ĐỨC TRUNG

THẾ LÀ ĐẠI TƯỚNG ĐÃ MÃI MÃI RA ĐI. VẪN BIẾT QUI LUẬT SINH LÃO
BỆNH TỬ KHÔNG ƯU ÁI VỚI BẤT KỲ MỘT AI NHƯNG VỚI ĐẠI TƯỚNG VÕ
NGUYÊN GIÁP - NGƯỜI ANH CẢ CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM, MỘT
TRONG MƯỜI VỊ TƯỚNG GIỎI CỦA THẾ GIỚI THÌ SỰ RA ĐI ẤY DƯỜNG NHƯ LÀ
MỘT SỰ THẬT KHÔNG DỄ CHẤP NHẬN. THỰC TẾ ĐAU THƯƠNG NÀY KHIẾN
TÔI NGỠ CUỘC VIẾNG THĂM ĐẠI TƯỚNG VÀO DỊP ĐẦU NĂM 2010 NHƯ MỚI
XẢY RA NGÀY HÔM QUA, HÔM KIA.

T

hời điểm đó diễn ra vào đầu năm 2010, khi
Đại tướng đang nằm điều trị tại Bệnh viện
Trung ương Quân đội 108. Được tin ông ốm
đã lâu nhưng hôm ấy mấy anh em chúng tôi (gồm
nhà báo Trần Đức Trung - P.TBT Tạp chí Văn Hiến
Việt Nam, anh Lê Hải Châu - Tổng Giám đốc Công
ty Chu Việt, anh Trưởng đoàn Ca múa nhạc Quảng
Bình) mới tụ tập nhau để đến thăm sức khoẻ Đại
tướng được. Sau khi điện thoại cho thư ký của Đại
tướng, chúng tôi hồi hộp chờ đợi. Sợ ông vì sức khỏe
không tốt mà không thể tiếp đón mấy anh em. Khi
nhận được điện thoại trả lời của đồng chí thư ký Đại
tướng rằng ông đồng ý thì chúng tôi vui mừng khôn
xiết, không thể tin rằng mình sắp được gặp ông,
được nói chuyện với ông - một tài năng quân sự,
huyền thoại sống của lịch sử cách mạng Việt Nam.
Không biết mấy người đi cùng có suy nghĩ gì không
nhưng trong thâm tôi lúc trên đường đến thăm ông
cứ đinh ninh Đại tướng chắc chắn sẽ tiếp đón mình

10

trong bộ đồ của bệnh viện. Đó là điều bình thường
và cực bình thường đối với bất cứ ai đang trong quá
trình dưỡng bệnh ở bệnh viện. Nhưng một lần nữa,
Đại tướng đã cho tôi thêm một lần bất ngờ, kính nể
và càng ngưỡng mộ ông hơn về cái Tâm, cái Đức
cũng như phong thái lịch thiệp của Đại tướng. Tiếp
chúng tôi, có thể nói là những vị khách thuộc thế hệ
cháu con, chưa kể là những người bình thường như
muôn vàn người khác trong xã hội, nhưng Đại tướng
lại ăn vận bộ quân phục rất chỉnh tề, tươm tất. Nhìn
ông nhỏ bé, nghiêm ngắn trong bộ quân phục xanh
thân thuộc mỉm cười thân thiện chào đón chúng tôi
mà trong tôi trào dâng lên niềm cảm xúc khó tả.
Mừng vui vì được gặp ông nhưng tôi lại cảm thấy
như mình đã làm phiền ông vì Đại tướng lúc này sức
khỏe đã không được tốt như trước. Và vì chúng tôi
đến thăm mà Đại tướng không được nghỉ ngơi, thay
vì nằm trên giường bệnh ông đã phải ngồi dậy, thay
trang phục để tiếp đón. Tôi quả thực lúc đó có chút
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

Phó Tổng Biên tập Thường Trực
Tạp chí VHVN - Nhà báo Trần
Đức Trung (bên trái) với Đại tướng
Võ Nguyên Giáp

ân hận nhưng sự sung sướng vô bờ bến được gặp
Đại tướng nhanh chóng lấn át đi.
Trong lúc ngồi hỏi thăm sức khỏe Đại tướng, đồng
chí Trưởng đoàn Ca múa nhạc Quảng Bình đã không
cầm được nước mắt, khóc nức nở khi thấy Đại tướng
do tuổi già, sức yếu mà thân thể gầy gò, không được
khỏe mạnh. Tất cả mọi người cùng đi tự nhiên mắt
cứ đỏ hoe. Thấy vậy, Đại tướng cười nhẹ và nói: Sao
phải khóc? Không phải tôi vẫn đang ngồi đây nói
chuyện với các đồng chí sao. Nghe thấy Đại tướng
nói vậy, chúng tôi lại càng xúc động hơn. Mang tiếng
đến thăm hỏi, động viên ông gắng dưỡng bệnh để
phục hồi sức khỏe thì ngược lại, chính chúng tôi lại
phải để Đại tướng động viên, chấn tĩnh lại. Không
hiểu sao mấy người đàn ông to lớn, gan góc ngoài
đời thường lại có thể dễ dàng trở nên nhỏ bé, yếu
đuối trước Đại tướng đến như vậy.
Sau cuộc viếng thăm ấy và cho đến tận bây giờ,
tôi vẫn nhớ như in thái độ ân cần, gần gũi mà Đại
tướng dành cho chúng tôi. Một con người sự nghiệp
lẫy lừng, tiếng tăm vang dội khắp bốn biển năm
châu mà cứ như một người ông, người cha bên con
cháu quây quần, không hề có khoảng cách nào giữa
chúng tôi với vị Đại tướng huyền thoại. Tôi lại nhớ
một câu chuyện viết về sự chu đáo, tình nghĩa của
ông đối với nhân dân. Chuyện kể rằng có mấy người
nông dân miền Trung lỉnh kỉnh mang rau quả, gà vịt
đến trước ngôi nhà 30 Hoàng Diệu đòi vào thăm Đại
tướng. Đợt ấy ông cũng đang mệt. Khi được báo và
biết mọi người có ý muốn từ chối để cho ông được

nghỉ ngơi thì ngay lập tức Đại tướng nói đại ý: không
thể phụ tấm lòng của nhân dân rồi ông đi thay trang
phục để ra tiếp đón họ.
Những ngày qua, khi thấy đoàn người xếp hàng
dài mấy km để được vào thắp hương, tưởng nhớ Đại
tướng tại ngôi nhà 30 Hoàng Diệu; lại đọc tin tức
thấy mọi người ở khắp nơi tụ về Hà Nội, tụ về Quảng
Bình để được đứng trong dòng người tham dự lễ tang
Đại tướng, tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng đúng
như nguyện vọng của Đại tướng, kỷ niệm duy nhất
về lần gặp Đại tướng như sống dậy trong ký ức. Tôi
cảm thấy mình thật hạnh phúc vì đã may mắn được
trực tiếp ngồi trò chuyện với Đại tướng. Ba năm đã
trôi qua nhưng tôi cảm thấy như mới hôm qua, giọng
nói của ông, bàn tay ấm nóng của ông như vẫn đang
ân cần động viên, truyền nhiệt huyết cho anh em
chúng tôi vươn lên, góp phần xây dựng quê hương
đất nước giàu đẹp.
Mùa thu 2013 Đại tướng đã mãi mãi ra đi. Trong
tôi và trong hàng nghìn, hàng vạn người dân Việt
Nam sự xót xa, đau đớn không gì có thể so sánh.
Tôi cảm thấy như mình đã mất đi một người ông một cây cao bóng mát của cuộc đời. Trước công lao
và tấm gương đạo đức ngời sáng của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp, tôi tự thấy mình phải cố gắng nhiều
hơn nữa, gắng làm thật nhiều điều có ích cho xã hội
hơn nữa để không hổ danh con Lạc cháu Hồng, để
xứng đáng với thế hệ cha ông đã hy sinh biết bao
xương máu mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc
cho mọi người. n

11
KỶ NIỆM 70 NĂM “NHẬT KÝ TRONG TÙ” CỦA HỒ CHÍ MINH (1943-2013)

Ngắm trăng

CUỘC “VƯỢT NGỤC”
CỦA HỒ CHÍ MINH
l

CHÂU GIANG

SINH THỜI, BÁC HỒ RẤT YÊU TRĂNG.
NGƯỜI ĐÃ LÀM MỘT SỐ BÀI THƠ HAY
VỀ TRĂNG, NHƯ: NGẮM TRĂNG, CẢNH
KHUYA, RẰM THÁNG GIÊNG,…TRONG
ĐÓ, THI PHẨM NGẮM TRĂNG ĐƯỢC
NGƯỜI LÀM ĐẦU TIÊN, NĂM 1942.

12
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

Ảnh Duy My

B

ài thơ Ngắm trăng (chữ Hán là Vọng nguyệt)
là một trong nhiều bài thơ Bác làm trên đất
khách, trong khi Người bị giam cầm trong
nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây,
Trung Quốc, từ mùa thu năm 1942 đến thu năm
1943, đã được tập hợp, in trong tập Nhật ký trong tù
(chữ Hán là Ngục trung nhật ký).
Mở đầu bài thơ Ngắm trăng Bác viết: “Trong tù
không rượu cũng không hoa”. Một câu thơ trần trụi,
tả cảnh sống rất chân thực mà Hồ Chí Minh phải
sống trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Cảnh “không
rượu, cũng không hoa”, có thể nói là cảnh sống của
tù nhân ở bất cứ nhà tù nào trên thế gian này. Và,
bất cứ người tù nào cũng có thể tả được như thế, bởi
đó là thực tế trần trụi và khắc nghiệt của địa ngục
dưới trần gian.
Câu thơ mở đầu cho người đọc thấy được tư
thế / hoàn cảnh ngắm trăng của Bác Hồ - “không
rượu, cũng không hoa”. Một tư thế/hoàn cảnh thật
độc đáo, chẳng giống thi nhân nào. Và, chẳng có thi
nhân chứ đừng nói người thường nào lại có thể bình

tâm ngắm trăng trong cái tư thế ấy. Không có rượu,
không có hoa (những vật chất thường gọi thi hứng
của thi nhân), lại bị giam cầm, đầy đọa trong ngục
tối “ghẻ lở mọc đầy thân”, vậy mà người tù Hồ Chí
Minh vẫn ngắm trăng (thưởng nguyệt), vẫn nhìn kĩ,
nhìn mãi vầng trăng treo mờ tỏ trên cao qua chấn
song sắt của nhà tù cho thỏa lòng yêu thích. Sự việc
này soi tỏ một điều rằng, chỉ những người có chất
thép trong ý chí và nghị lực như Hồ Chí Minh mới
có thể ung dung tự tại, chủ động, mới có thể ngắm
trăng trong cảnh ngộ ngặt nghèo như vậy. Qua đó
cũng khẳng định Hồ Chí Minh là thi nhân lớn, có một
tâm hồn dào dạt, tinh tế, thơ mộng không một hoàn
cảnh khó khăn, khổ cực nào có thể thui chột, giết
chết niềm cảm hứng thi ca trong Người. Chính trong
cái hoàn cảnh lao tù ấy, chỉ có tâm hồn thi sĩ trong
Hồ Chí Minh mới nhận ra “Cảnh đẹp” trong đêm đen
lao tù ấy. Và, như một tất yếu, một diễn tiến tiếp theo
của tâm hồn, là thi sĩ Hồ Chí Minh “khó” (mà không
phải là “không thể”) “hững hờ”. Chính vì vậy, cái thơ
mộng của Bác không viển vông. Đó chính là chất

13
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

lãng mạn cách mạng của người chiến sĩ cách mạng.
Chính đôi cánh lãng mạn ấy đã giúp Hồ Chí Minh
bay ra khỏi song sắt lao tù lúc nào không hay:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Tâm hồn lãng mạn cách mạng ấy nảy nở trên cơ
sở một ý chí rất cao của Bác - người chiến sĩ cách
mạng:
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao.
Bị giam cầm một mình trong bốn bức tường cao,
hàng ngày bị bọn cai ngục gian ác hành hạ đủ điều,
Hồ Chí Minh chỉ có vầng trăng trên cao là bầu bạn.
Bạn tri âm, tri kỷ. Vậy mà hai người bạn tâm giao kia
vẫn bị chế độ nhà tù hà khắc ngăn cách bởi những
chấn song sắt vô hồn. Với việc nhà thơ Hồ Chí Minh
dùng thủ pháp nghệ thuật nhân cách hóa cho trăng
là người - Trăng đã trở thành bạn của người tù Hồ
Chí Minh. Người ngắm trăng thì trăng cũng ngắm
người. Chính vẻ đẹp lãng mạn cách mạng của người
tù Hồ Chí Minh đã làm say vầng trăng. Và người tù
Hồ Chí Minh và Trăng - hai - người - bạn ngắm nhau
qua song sắt nhà tù đã tạo nên một bức tranh vừa
tuyệt mỹ về nghệ thuật, vừa lãng mạn và lung linh
một nhân sinh quan.
Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhận xét: “Trước
cuộc ngắm trăng, Bác là người tù, cuối cuộc ngắm
trăng, người tù đã hóa nhà thơ. Bác đã hoàn thành
một cuộc vượt ngục bằng hành động ngắm trăng,
thân thể ở trong lao nhưng tinh thần đã ở ngoài lao
rồi”.
Sau cuộc “vượt ngục” bằng thơ năm 1942 - 1943,
khi Bác bị kẻ thù giam cầm, khi đất nước chưa được
tự do, độc lập ấy, Bác Hồ còn có nhiều dịp ngắm
trăng nữa. Mặc dù hoàn cảnh ngắm trăng sau này
của Bác có khác xưa, Bác đã là Chủ tịch một nước
Việt Nam độc lập, song trăng vẫn vào thơ Bác (như
bài Cảnh Khuya viết năm 1947, bài Rằm tháng
Giêng làm năm 1948,…). Trăng và Bác Hồ vẫn là hai
người bạn tri kỷ, tri âm:
Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau. n

14

VỌNG NGUYỆT
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
(Ngục trung nhật ký)
Dịch:
NGẮM TRĂNG
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ ?
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Nhật ký trong tù)
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

TỌA ĐÀM KHOA HỌC
MỪNG KHÁNH THỌ 98 TUỔI
VÀ SINH NHẬT LẦN THỨ 99

GS. AHLĐ VŨ KHIÊU

S

áng ngày 18/9/2013, tại Hội trường Bộ VHTT&DL, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và
phát huy văn hóa dân tộc và Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp tổ chức Tọa
đàm khoa học mừng khánh thọ 98 tuổi và sinh nhật
lần thứ 99 của GS. AHLĐ Vũ Khiêu - cây đại thụ khoa
học xã hội Việt Nam.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Nguyên Ủy
viên Bộ Chính trị Vũ Oanh, Nguyên Ủy viên Bộ Chính
trị - Chủ tịch UB Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam Phạm Thế Duyệt, NSND Lê Tiến Thọ - Chủ tịch
Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Trung tướng - AHLĐ
- Nhà văn Hữu Ước - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục
Xây dựng lực lượng Công an nhân dân, TSKH Phan
Văn Tân - Chánh Văn phòng Bộ VH-TT&DL, đại diện
các Nhà hát: Tuồng, Cải lương Trung ương, đại diện

l

MẠC HẠ

Hội Thơ Đường Việt Nam, đại diện một số hội văn
học nghệ thuật, đông đảo nhà khoa học, văn nghệ sĩ
và những người kính trọng, yêu mến GS. AHLĐ Vũ
Khiêu đã đến dự, đọc tham luận và tặng hoa chức
mừng GS. AHLĐ Vũ Khiêu.
Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Sinh Hùng, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị
Doan, nguyên Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng đã
gửi lẵng hoa chúc mừng GS. AHLĐ Vũ Khiêu.
Với tình cảm kính trọng, biết ơn GS. AHLĐ Vũ
Khiêu, ông Bẩy Lam, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Kiên Giang đã không quản đường xá xa xôi, từ Kiên
Giang ra Hà Nội đến tặng hoa mừng khánh thọ 98 tuổi
và sinh nhật lần thứ 99, GS.AHLĐ Vũ Khiêu.
Mở đầu buổi lễ, các liền anh, liền chị của Trung
tâm Văn hoá quan họ Bắc Ninh đã biểu diễn những

15
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

Các đ/c Lê Khả Phiêu, Phạm Thế Duyệt, Vũ Oanh và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với Gs. AHLĐ Vũ Khiêu
Ảnh http://www.qdnd.vn

làn điệu dân ca mượt mà, sâu lắng chúc khánh thọ 98
mùa xuân và mừng sinh nhật lần thứ 99 của GS.AHLĐ
Vũ Khiêu. Các nghệ sĩ Mẫn Thu, Kiều Oanh đã ngâm
một số bài thơ của GS. AHLĐ Vũ Khiêu. NS Mai Tuyết
Hoa hát tặng GS Vũ Khiêu một làn điệu Xẩm mà ông
yêu thích và thường nghe mỗi khi cần lấy lại sự bình
an, thư thái sau những giờ làm việc căng thẳng.
Sau bài phát biểu ca ngợi tài năng, đức độ và
những thành tựu khoa học to lớn, rất có giá trị mà
GS.AHLĐ Vũ Khiêu đã tạo dựng trong gần một thế kỷ
qua của GS. Hoàng Chương - Tổng Giám đốc Trung
tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân
tộc, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, GS.TS Hồ
Sỹ Vịnh, Trung tướng - AHLĐ - Nhà văn Hữu Ước và
nhiều nhà khoa học, văn nghệ sĩ đã phát biểu ca ngợi
tấm gương lao động khoa học có một không hai, và
những cống hiến to lớn của GS.AHLĐ Vũ Khiêu cho
nền khoa học nước nhà.
Với sự xúc động chân thành, GS.AHLĐ Vũ Khiêu
đã cảm ơn tấm lòng và những lời chúc tốt đẹp của mọi
người, đặc biệt là của GS. Hoàng Chương và Trung
tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc
đã tổ chức mừng khánh thọ 98 tuổi và sinh nhật lần
thứ 99 của ông. Ông lạc quan và tin tưởng sẽ tiếp tục
cống hiến cho khoa học nước nhà nhiều hơn nữa.
Mọi người đều tin tưởng và chúc mừng ông. n

16

ANH HÙNG VÀ NGHỆ SĨ
Tuổi non thế kỷ, trí quang minh
Duyên nợ văn chương, nhất nghệ tinh
Câu đối tài hoa tôn đạo lý
Chúc văn trang trọng tế thần linh
Anh hùng nghệ sĩ ngời công đức
Cách mạng triết gia thắm nghĩa tình
Bách tuế, thân tằm còn nhả chữ
Trọn đời vì nước, vị nhân sinh!
Tạ Minh Tâm
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu phát biểu chúc thọ Giáo sư, Anh hùng lao động Vũ Khiêu.
Ảnh: Nguyễn Minh San

GS. VŨ KHIÊU

NHÀ KHOA HỌC,
NHÀ TRÍ THỨC TOÀN TÀI

G

iáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu là
một trí thức lớn, cây đại thụ của Khoa học
Xã hội Việt Nam, một nhà khoa học toàn

tài.

Mừng khánh thọ lần thứ 98, sinh nhật lần thứ 99
của Giáo sư , tôi thực sự vui mừng vì thấy ở tuổi
thượng thọ, cây đại thụ của nền văn hóa Việt Nam
vẫn tinh anh, minh mẫn, không ngừng tiếp tục lao
động sáng tạo phục vụ đất nước, phục vụ nhân
dân.
Ở ông là cả một nguồn trí tuệ dồi dào, vô tận, một
kho báu quý giá cho nền khoa học nước nhà. Không
chỉ là sự kỳ diệu của một trí tuệ hiếm biệt, Giáo sư
Vũ Khiêu còn là hiện thân, biểu tượng của tài năng

l LÊ KHẢ PHIÊU
Nguyên Tổng bí thư
BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
sáng tạo và sức lực cống hiến. Thời gian và bệnh tật
đã phải cúi đầu bất lực trước ông.
Giáo sư Vũ Khiêu thật xứng đáng là Anh hùng
Lao động, một đảng viên Cộng sản mẫu mực chân
chính, xứng đáng được Đảng và Nhà nước cùng
nhân dân tôn vinh, kính trọng.
Với trí tuệ của mình, ông đã cho ra đời hàng trăm
bộ sách đồ sộ, bề thế, những công trình khoa học,
các tác phẩm, bài viết, bài giảng về nhiều lĩnh vực:
Triết học, giáo dục, kinh tế, tôn giáo, văn hóa, lịch
sử, đạo đức, mỹ học, tư tưởng Hồ Chí Minh…là những
công trình có giá trị lịch sử lâu dài và vô giá đối với
kho tàng tri thức của dân tộc.
Giáo sư Vũ Khiêu am hiểu cội nguồn văn hóa

17
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

Gs. Hoàng Chương - TGĐ Trung tâm NCBT&PHVHDT đọc lời
khai mạc Lễ Khánh thọ 98 Gs. AHLĐ Vũ Khiêu.
Ảnh: Nguyễn Minh San

Gs. AHLĐ Vũ Khiêu phát biểu cảm ơn các đại biểu tại Lễ Khánh
thọ. Ảnh: Nguyễn Minh San

dân tộc nên các tác phẩm của ông rất sát thực tiễn
cuộc sống, gần gũi với mọi tầng lớp nhân dân và
với mọi lứa tuổi. Số lượng tác phẩm, công trình của
Giáo sư đã viết, đã chủ biên, biên tập, cố vấn…cho
đến nay khiến giới học giả trong nước và nước ngoài
phải kính nể.
Đặc biệt, Giáo sư Vũ Khiêu còn là bậc thầy về tài
viết phú, văn tế, văn bia. Đây là những thể cổ văn
rất khó, yêu cầu niêm luật chặt chẽ, mang tính lịch
sử, thế nhưng Giáo sư thể hiện vừa tề chỉnh mà vẫn
phóng khoáng, nhịp điệu trầm hùng mà vẫn thanh
tao, hào hoa, nhã tiệp: Ví dụ ông viết tặng cho tôi hai
câu đối treo ở nhà (quê Thanh Hóa):
Khóm trúc Đào Tiềm (1) hoa đã nở
Hàng tre Nguyễn Trãi bụi không vào
Và câu thứ hai tôi treo ở Hà Nội:
Ái quốc, ưu dân, cúc đã vàng hoa, lòng vẫn đỏ
Thân hiền, trọng sĩ, đầu bạc tóc, mắt đang xanh
Đọc tác phẩm của ông, trong dân tộc thấy thời
đại, trong văn hóa thấy tư tưởng, trong văn thấy triết,
trong lịch sử thấy bài học nhân văn, thấy cả một
người nghệ sĩ, một người anh hùng bình dị trong
cuộc sống đời thường, trung thực, nặng tình với gia
đình, bạn bè, với quê hương đất nước, một ngòi bút
sắc sảo, thâm nho, trọng tình nghĩa, gét thói xa hoa,

phô trương, tham nhũng, lãng phí. Chủ nghĩa tháp
ngà là kẻ thù đối với ông.
Hiện nay, với sức làm việc 10 tiếng một ngày
và những hoạt động của một người gần trăm tuổi
như ông cho thấy một sự ưu thời mẫn thế và tấm
lòng của một nhà trí thức toàn diện, toàn tài, không
màng danh lợi, tâm huyết sâu nặng với đời, yêu
nước thương dân trọn vẹn: “Tiên thiên hạ chi ưu nhi
ưu/ Hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (Lo trước thiên hạ/
Hưởng phúc sau thiên hạ).
Nhân dịp khánh thọ lần thứ 98, sinh nhật lần thứ
99 của Giáo sư, Anh hùng lao động Vũ Khiêu (19 - 9
- 2013), tôi chúc ông mạnh khỏe, trường thọ và tiếp
tục đóng góp vào sự nghiệp Khoa học Xã hội nước
nhà. Tôi tin rằng nguồn trí tuệ đầy ắp trong Giáo sư
- một nhà tư tưởng, một tầm vóc nhân văn lớn, một
trí thức và khoa học gia hiếm có của dân tộc ngày
càng tỏa sáng, khiến ông càng cống hiến nhiều hơn
nữa cho đời, cho dân tộc. Thế hệ hôm nay và mai
sau luôn ngưỡng mộ tài năng, đạo đức và phong
cách của ông. n
----------------------

18

(1) Đào Tiềm là danh nhân Trung Quốc, từ quan về quê
ở ẩn.
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

HỘI THẢO KHOA HỌC

Bảo tồn và phát huy
Nghệ thuật bài chòi

TRONG ĐỜI SỐNG HÔM NAY
NGỌC ANH

Từ ngày 10/09 đến ngày 11/9/2013, tại TP Quy Nhơn (Bình Định), Uỷ ban nhân dân tỉnh
Bình Định và Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn & Phát huy Văn hóa Dân tộc VN đã phối
hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy nghệ thuật Bài chòi”.

T

ham dự hội thảo có đồng chí Chủ tịch UBND
tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc, đồng chí Lê Kim
Toàn - Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên
giáo Tỉnh uỷ Bình Định và nhiều vị lãnh đạo các
Sở VH,TT&DL, các Hội VHNT các tỉnh miền Trung
cũng như đông đảo những người hoạt động sân khấu
Bài chòi trong cả nước và nhiều cơ quan thông tấn
báo chí Trung ương và địa phương. NSƯT Vương
Duy Biên - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao & Du
lịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Thanh Thắng,

GS Hoàng Chương - Tổng Giám đốc Trung tâm
NCBT&PHVHDTVN, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể
thao & Du lịch Bình Định Văn Trọng Hùng đã chủ
trì hội thảo.
Sau bài phát biểu chào mừng của Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Bình Định Mai Thanh Thắng và bài đề
dẫn của GS Hoàng Chương, hơn 30 tham luận của
các đại biểu đã xác định vị trí và giá trị của Bài chòi
sinh ra ở vùng Nam Trung bộ, là sản phẩm văn hóa
quý giá, độc đáo của một miền đất nước. Nó giữ

19
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
một vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống tinh
thần của nhân dân Nam Trung bộ. Xét những thành
tựu đạt được trên phương diện thực tế hoạt động và
trên những đặc trưng nghệ thuật của nguyên lý lý
luận sân khấu, hội thảo thống nhất nhận định Bài
chòi có nhiều yếu tố sân khấu đẹp và độc đáo. Là
một loại hình nghệ thuật sân khấu dân tộc của địa
phương, xứng đáng đứng cùng đội ngũ sân khấu
dân tộc khác như Tuồng, Chèo, Cải lương… Nó vừa
có nét độc đáo nghệ thuật của không gian văn hóa
miền Trung, vừa có nét chung của sân khấu dân
tộc, góp mặt vào sự phong phú và đa dạng của nền
nghệ thuật sân khấu nước nhà.
Bên cạnh việc duy trì bảo tồn phong trào Bài chòi
dân gian với những lễ hội đánh Bài chòi, hình thức
truyền thống đang tồn tại ở các địa phương và những
vở diễn, những trích đoạn Bài chòi tiêu biểu, nhiều
tham luận tại hội thảo đã khẳng định những thành
tựu đạt được qua các vở diễn như “Thoại Khanh Châu Tuấn”, “Tiếng sấm Tây Nguyên”, “Đội kịch
chim chèo bẻo”… và mới đây là vở “Khúc ca bi tráng”
của Đoàn Ca kịch Bài chòi Bình Định. Các ý kiến tại
hội thảo cũng đề cập đến vấn đề phát triển Bài chòi
trên cơ sở cách tân có sự giao lưu, học hỏi giữa Bài
chòi với các hình thức khác của sân khấu dân tộc
và sân khấu thế giới. Sự cách tân phải giữ được hơi
hướng, bản sắc và điệu Bài chòi, bảo đảm được nét
độc đáo, riêng biệt của Bài chòi và tiếp tục sáng tạo
làm giàu có, phong phú thêm bộ môn nghệ thuật
quý giá này. Có nghĩa là: Phát triển Bài chòi dựa trên
nguyên tắc giữ được cái lõi Bài chòi cổ trên cơ sở kết
hợp nhuần nhuyễn đặc trưng của kịch hát dân tộc
với 4 yếu tố: Hô, Hát, nói lối, vũ đạo hóa trên nguyên
tắc cách điệu và tượng trưng của sân khấu dân tộc.
Về nội dung đề tài hiện nay cần tập trung khai thác
những kịch bản phù hợp với ngôn ngữ nghệ thuật
của thể loại, tập trung giải quyết những vấn đề tâm
lý, xã hội hiện nay như nhân tình thế thái, bồi dưỡng
nhân cách đạo đức con người, tạo ra một cuộc sống
xã hội lành mạnh, tích cực, mang được hơi hướng
thời đại.
Trước xu hướng nhiều loại hình nghệ thuật truyền
thống bị mai một, trong đó có Bài chòi, các ý kiến
tại hội thảo đã nhấn mạnh nghệ thuật Bài chòi cần
được bảo trợ, tài trợ để duy trì và phát triển trên tinh
thần Trung ương và địa phương cùng làm:
+ Đề nghị các cơ quan hữu quan sớm tổ chức cơ
quan đại diện khoa học về nghệ thuật Bài chòi tại

20

miền Trung. Trước mắt có thể là dựa vào cơ quan
đại diện của Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn & Phát
huy Văn hoá Dân tộc VN ở Nam Trung bộ và Tây
Nguyên tại TP Quy Nhơn, Bình Định.
+ Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch dành một phần
kinh phí hàng năm trong quỹ phát triển sân khấu
truyền thống cho sân khấu Bài chòi; Có kế hoạch
lưu giữ các vở “bảo tàng” và các vở “thể nghiệm”;
Tổ chức hệ thống đào tạo chính quy chuyên ngành
về bộ môn Bài chòi, nhằm tạo ra đội ngũ diễn viên
kế tục và những tác giả, đạo diễn, nhạc sĩ chuyên
ngành về sân khấu Bài chòi; Có chế độ đãi ngộ thích
đáng cho các nghệ sĩ, các nhà hoạt động sân khấu
hiện nay, cụ thể về đời sống, tài chính, danh hiệu
nghệ sĩ.
+ Thường xuyên tổ chức toạ đàm, hội thảo về
bảo tồn và phát huy, phát triển Bài chòi.
+ Xây dựng bảo tàng loại hình Dân ca kịch Bài
chòi và xây dựng không gian Bài chòi và Nhà hát
sân khấu Bài chòi trong tương lai gần.
+ Tăng cường quảng bá Bài chòi trên các phương
tiện thông tin đại chúng.
Tại hội thảo, thay mặt Bộ VH,TT&DL, Thứ
trưởng Vương Duy Biên đã nhấn mạnh: “Bộ Văn
hoá, Thể thao & Du lịch sớm có văn bản báo cáo
Chính phủ cho phép tỉnh Bình Định hoàn thành hồ
sơ trình UNESCO công nhận Bài chòi là di sản văn
hoá phi vật thể của nhân loại. Đề nghị Trung tâm
NCBT&PHVHDTVN phối hợp với UBND tỉnh Bình
Định và Viện Văn hoá có sự chuẩn bị chu đáo thống
nhất tư liệu để trình UNESCO”.
Hội thảo khoa học “Nghệ thuật Bài chòi” là một
trong những mốc quan trọng trên con đường phát
triển nghệ thuật Bài chòi. Hội thảo đã thông qua
thông cáo chung kêu gọi các cấp lãnh đạo, các cơ
quan hữu quan và đông đảo công chúng nhiệt thành
tích cực ủng hộ, giúp đỡ để nghệ thuật Bài chòi thực
sự là nghệ thuật độc đáo của miền Nam Trung bộ,
đóng góp vào sự phong phú của sân khấu dân tộc.
Đồng thời, hội thảo nhận định Bình Định là cái nôi
của nghệ thuật Bài chòi, cần bảo tồn và phát huy
nghệ thuật Bài chòi bằng nhiều giải pháp, góp phần
chăm lo, gìn giữ vốn văn hóa, văn nghệ dân gian cổ
truyền của dải đất miền Nam Trung bộ một cách có
kế hoạch để nơi đây thực sự trở thành không gian
văn hóa của nghệ thuật Bài chòi, tiến tới mục tiêu
trình UNESCO công nhận nghệ thuật Bài chòi là di
sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. n
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

HỘI THẢO “NGHỆ THUẬT BÀI CHÒI”
TẠO TIỀN ĐỀ HƯỚNG TỚI LẬP HỒ SƠ KHOA HỌC
DI SẢN BÀI CHÒI TRÌNH UNESCO CÔNG NHẬN
LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA NHÂN LOẠI
( TRÍCH PHÁT BIỂU CỦA Đ/C MAI THANH THẮNG - ỦY VIÊN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY, PHÓ CHỦ
TỊCH UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH TẠI HỘI THẢO KHOA HỌC “NGHỆ THUẬT BÀI CHÒI”)

Quang cảnh Hội thảo “Nghệ thuật Bài chòi”. Ảnh: Nguyễn Xuân

B

ài chòi là loại hình nghệ thuật dân gian, hình
thành và phát triển trong quá trình lao động
sản xuất, giao lưu văn hóa của người Việt
khi vào định cư, khai phá vùng đất Đàng Trong từ
cách đây nhiều thế kỷ. Các làn điệu, lời ca bình dị,
ngọt ngào của Bài chòi đã đi vào lòng người và trở
thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời
sống văn hóa của các tầng lớp nhân dân ở khu vực

miền Trung nói chung và vùng Nam Trung Bộ nói
riêng. Qua quá trình hình thành và phát triển, nghệ
thuật Bài chòi đã tiến triển dần và được trình diễn
dưới nhiều hình thức như: hô bài chòi, hội đánh bài
chòi, sân khấu ca kịch bài chòi... Tuy là bộ môn nghệ
thuật non trẻ nhưng nghệ thuật Bài chòi đã có những
đóng góp tích cực cho nghệ thuật sân khấu nói riêng
và kho tàng văn học nghệ thuật Việt Nam nói chung.

21
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

Biểu diễn bài chòi cổ dân gian ở huyện Tuy Phước. Ảnh: Nguyễn Xuân

Đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ, nghệ thuật Bài chòi đã theo sát cuộc sống
kháng chiến, phục vụ đắc lực công cuộc đấu tranh
cách mạng, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp
giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Bình Định là một trong những cái nôi của nghệ
thuật Bài chòi, là nơi còn lưu giữ được nhiều làn điệu
Bài chòi cổ. Trên mảnh đất này từ tâm hồn mỗi người
dân, mỗi làng quê thôn xóm đâu đâu cũng vang lên
âm điệu Bài chòi mượt mà, sâu lắng. Thời gian qua,
lãnh đạo tỉnh Bình Định luôn quan tâm và tạo điều
kiện thuận lợi trong việc bảo tồn và phát huy loại
hình nghệ thuật đặc sắc này, đồng thời làm cho các
giá trị văn hóa dân gian cổ truyền của quê hương
luôn được thừa kế và phát huy. Hiện nay, trên địa
bàn tỉnh có một đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp là
Đoàn Ca Kịch Bài chòi và một Đoàn Bài chòi cổ dân
gian ngoài công lập thường xuyên tổ chức biểu diễn
phục vụ nhân dân. Nhiều vở diễn đã được Đoàn Ca
Kịch Bài chòi đầu tư dàn dựng với đề tài phong phú,
nội dung hấp dẫn, gặt hái được nhiều thành tích cao
tại các kỳ Hội thi, Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp
toàn quốc. Những năm gần đây, Sở Văn hóa, Thể

22

thao và Du lịch đã phục hồi Bài chòi cổ dân gian và
tập huấn nhân rộng lực lượng diễn viên, hình thành
các Câu lạc bộ Bài chòi ở nhiều địa phương trong
tỉnh thường xuyên tổ chức trình diễn vào các dịp lễ,
tết, hội dân gian truyền thống, được đông đảo nhân
dân, du khách trong và ngoài nước ủng hộ, hưởng
ứng tham gia. Đến nay trong toàn tỉnh Bình Định
có 01 nghệ sĩ nhân dân, 06 nghệ sĩ ưu tú ở bộ môn
nghệ thuật này.
Việc tổ chức Hội thảo khoa học Nghệ thuật Bài
chòi lần này có ý nghĩa nhằm nghiên cứu, tổng kết
một cách toàn diện cả về lý luận và thực tiễn lịch sử
hình thành và phát triển của nghệ thuật Bài chòi,
con đường từ Bài chòi dân gian đến Bài Chòi sân
khấu chuyên nghiệp, rút ra các bài học trong công
tác bảo tồn và phát huy di sản nghệ thuật Bài Chòi
cho hôm nay và mai sau. Hội thảo lần này sẽ làm
sáng tỏ nhiều vấn đề và quá trình hình thành và phát
triển, cùng các đặc điểm, tính chất và giá trị độc đáo,
nổi bật của nghệ thuật Bài chòi trình UNESCO công
nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
trong thời gian tới. n
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
NGHỆ THUẬT BÀI CHÒI
HƯỚNG TỚI LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

CỦA NHÂN LOẠI
l

GS. HOÀNG CHƯƠNG

CÁCH ĐÂY 4 NĂM, BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA - THỂ THAO VÀ DU
LỊCH ( VH -TT & DL) HOÀNG TUẤN ANH CÓ ĐỀ NGHỊ CHÚNG TÔI
VỚI TƯ CÁCH LÀ CƠ QUAN NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
VHDT NÊN LẤY Ý KIẾN THĂM DÒ CÁC ĐỊA PHƯƠNG CÓ NGHỆ
THUẬT BÀI CHÒI LÀ CÓ NÊN LÀM HỒ SƠ TRÌNH UNESCO CÔNG
NHẬN BÀI CHÒI MIỀN TRUNG LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
CỦA NHÂN LOẠI KHÔNG ? VÀ CHÚNG TÔI ĐÃ THỰC HIỆN. KẾT
QUẢ, CÁC GIÁM ĐỐC SỞ VH - TT & DL CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ
ĐỀU CÓ CÔNG VĂN TRẢ LỜI, THỰC CHẤT LÀ ĐỀ NGHỊ BỘ VH - TT
& DL TIẾN HÀNH LẬP HỒ SƠ VỀ BÀI CHÒI TRÌNH ỦY BAN UNESCO
XEM XÉT.

23
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

Biểu diễn bài chòi trên đất Thăng Long, xuân Nhâm Thìn. Ảnh Nguyễn Minh San

T

iếp theo, Bộ VH - TT & DL lại giao cho Trung
tâm NCBT & PHVHDT VN thực hiện dự án
“Phục hồi nghệ thuật Bài chòi trên miền Bắc
từ năm 2010” và sang đầu năm 2011, Bộ VH- TT &
DL lại phối hợp với tỉnh Bình Định tổ chức Liên hoan
Bài chòi lần thứ nhất tại TP Quy Nhơn. Thứ trưởng
Bộ VH TT & DL Lê Tiến Thọ và Phó Chủ tịch tỉnh
Bình Định Nguyễn Thị Thanh Bình làm đồng Trưởng
ban và tôi là Phó trưởng ban Chỉ đạo cuộc liên hoan
này. Sang đầu năm 2012, Sở VH - TT & DL Bình
Định lại phối hợp với Trung tâm NCBT & PHVHDT
Việt Nam tổ chức Hội Bài chòi tại Hà Nội. Cuối tháng
5/2013 cuộc thi Tuồng và Dân ca kịch (chủ yếu là
Bài chòi) lại được tổ chức tại TP.Tam Kỳ - Quảng
Nam. Chưa kể NXB Âm nhạc- Bộ VH - TT & DL,
cùng Sở VH - TT & DL Bình Định đã tổ chức thực
hiện thành công đĩa DVD về nghệ thuật Bài chòi cổ
do tôi làm cố vấn, một công trình rất có giá trị đang
phát hành cả nước trong năm 2012.
Như vậy, trong vòng 5 năm qua đã liên tiếp diễn
ra những hoạt động Bài chòi gần khắp đất nước,
khiến cho toàn xã hội dù bị cuốn hút vào cơn bão
kinh tế và nghệ thuật giải trí cũng phải quan tâm
tới một bộ môn nghệ thuật dân gian đặc sắc ở miền
duyên hải Nam Trung Bộ, cũng giống như sự vực
dậy phong trào đờn ca tài tử Nam Bộ và cả hai đều
hướng tới mục tiêu đề nghị UNESCO công nhận là
di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

24

Về hoạt động học thuật, công tác nghiên cứu Bài
chòi trong vài thập kỷ qua cũng gặt hái được nhiều
thành tựu. Sau ngày giải phóng miền Nam thống
nhất đất nước, tháng 4/1975 Đoàn ca kịch Bài chòi
Liên khu V từ miền Bắc về miền Nam phục vụ đồng
bào, sau đó được Bộ Văn hóa giao cho tỉnh Thuận
Hải quản lý và đổi tên là Đoàn Ca kịch Thuận Hải.
Vì đây là đoàn Bài chòi mạnh nhất lúc bấy giờ nên
đến cuối năm 1980 một hội thảo khoa học đầu tiên
về nghệ thuật Bài chòi được tiến hành ở TP Phan
Thiết. Tại hội thảo này, vấn đề đặt ra là bảo tồn và
phát triển Bài chòi như thế nào để Bài chòi không
mất bản sắc? và vì sao lại đặt đơn vị Bài chòi chủ
lực trên mảnh đất không có Bài chòi nên không phát
triển nổi? Vậy có nên đưa nó trở về cái nôi của nó
là Bình Định không? Cũng vì Bộ Văn hóa đặt nhầm
chỗ, trồng cây không đúng đất nên sau ba năm thì
Đoàn Ca kịch Thuận Hải dần dần tan rã, dù hai con
chim đầu đàn của nó là Nguyễn Tường Nhẫn và Lệ
Thi đã kêu tới “thiên đình” cũng không sao cứu nguy
được. Đây là tổn thất lớn của ngành Bài chòi, một
đàn chim vỡ tổ, nhiều nghệ sĩ thất nghiệp, bỏ nghề,
ngành Bài chòi mất một đơn vị chủ lực!
Đến tháng 10 năm 1987 (Từ 10 - 14) nhân Liên
hoan Dân ca kịch tại Đà Nẵng, cũng có một hội thảo
về Bài chòi, nhưng vì tổ chức thiếu khoa học mà hiệu
ứng không cao. Đến tháng 9 năm 1990 cũng nhân
Liên hoan Tuồng và Ca kịch miền Trung lại có một
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

cuộc tọa đàm về Bài chòi, nhưng cũng không bàn
sâu được về bảo tồn và phát triển Bài chòi trong
xu thế đất nước đang chuyển mạnh sang cơ chế thị
trường, Bài chòi bắt đầu gặp khó khăn về khán giả.
Hội thảo lớn nhất về nghệ thuật Bài chòi được tiến
hành trong 2 ngày liền (từ 30 - 10 đến 1 - 11 năm
1990) ở TP Nha Trang do Viện Sân khấu Việt Nam
tổ chức, Bộ VH - TT chỉ đạo. Hội thảo này tập trung
gần đủ mặt những nhà nghiên cứu và nghệ sĩ Bài
chòi tên tuổi cả nước, bàn rất sâu, tranh luận rất
quyết liệt về truyền thống và cách tân, nổi bật là hai
ý kiến đối trọng giữa nhà nghiên cứu Mịch Quang
và NSND Lệ Thi. Ông Mịch Quang thì phản đối việc
dân ca hóa Bài chòi và cho rằng lên giữ Bài chòi cổ
và lấy thể Hô là chính. Vì từ xưa tới nay người ta nói
“hô Bài chòi” chứ không ai nói “hát Bài chòi”. Ngược
lại, NSND Lệ Thi thì cho rằng Bài chòi phải luôn luôn
được gia tăng những làn điệu mới từ nguồn dân ca
Liên khu V và lấy thể Hát làm chính. Ý kiến của NNC
Mịch Quang được các nghệ sĩ gạo cội của Bài chòi
Bình Định như Phan Ngạn, Nguyễn Kiềm đồng tình.
Còn ý kiến của NSND Lệ Thi thì phù hợp với cách
làm của một số đoàn đang tích cực cải tiến, tìm cách
tiếp cận với đông đảo khán giả trẻ. Vì vậy, mà có

đoàn không gọi tên Đoàn Bài chòi mà gọi là Đoàn
Dân ca Kịch, hoặc Đoàn Ca kịch Bài chòi. Từ cái tên
Đoàn đã phản ánh hướng đi của đơn vị nghệ thuật
lúc ấy, tức là dân ca hóa nghệ thuật Bài chòi, mà khi
các làn điệu gốc của Bài chòi bị biến dạng, bị lấn át,
kể cả cách hô, hát thì tất nhiên màu sắc, căn cước
của Bài chòi bị mờ đi, và như vậy thì gọi đoàn dân
ca kịch là đúng, tức là dân ca hóa, hoặc kịch nói pha
Bài chòi. Như chúng ta biết, nghệ thuật Bài chòi đã
ra đời từ mấy trăm năm trước và đã phát triển trong
vòng 100 năm, tương ứng với nghệ thuật Cải lương.
Cải lương cũng từ nói thơ, rồi nhập vào đờn ca tài tử,
rồi học hát bội mà ca ra bộ lấy bài Dạ cổ Hoài lang
của Cao Văn Lầu làm cơ sở để phát triển thành bộ
môn nghệ thuật Cải lương theo phương châm: “Cải
cách hát theo tiến bộ/Lương truyền tuồng tích sáng
văn minh”, tức là cải cách không bờ bến, không bị
ràng buộc trong quy tắc, nghiêm ngặt như Tuồng.
Bài chòi thì từ trò đánh Bài chòi tiến lên hội Bài chòi,
bài chòi chiếu, bài chòi ghế, rồi từ đất lên giàn và
cuối cùng là Bài chòi chuyên nghiệp mà tiêu biểu là
Đoàn Bài chòi Liên khu V được thành lập tại Hà Nội
năm 1957, cũng là năm vở Thoại Khanh- Châu Tuấn
ra đời và giành được giải cao tại Hội diễn sân khấu
toàn quốc cùng năm ấy.
Vậy, cái gì đã làm nên Thoại Khanh- Châu Tuấn
một vở ca kịch Bài chòi hiện đại đậm bản sắc dân
tộc, rất Bài chòi để cả giới sân khấu và toàn dân
công nhận nó? Bởi trước đó giới sân khấu không
công nhận Bài chòi là một kịch chủng dân tộc. Có
người nói: đây là “nghệ thuật bài bạc”, cũng có người
nói: “Bài chòi cải lương Liên khu V”.
Trước hết phải nói là kịch bản văn học vở Thoại
Khanh - Châu Tuấn của Nguyễn Tường Nhẫn đã dựa
theo câu chuyện dân gian cùng tên chuyển sang ca
kịch Bài chòi. Ông là một nghệ sĩ có nghề đã từng
là diễn viên Tuồng, đồng thời đã từng viết nhiều vở
Bài chòi thời chống Pháp. Cái vốn nghề Tuồng và
Bài chòi cùng với kinh nghiệm từ thực tế hoạt động
phong trào nên Nguyễn Tường Nhẫn đã viết được
một vở Bài chòi khá tốt, nhất là văn thơ đậm chất dân
gian, trữ tình sâu lắng. Nhưng nếu không có những
cộng sự tài năng như Khánh Cao, Lệ Thi, Hoàng Lê,
Văn Cận, Nguyễn Cung Nghinh… thì không thể có
được một Thọai Khanh- Châu Tuấn như hôm nay để
chúng ta được chiêm ngưỡng, được kế thừa, và phát
huy trong những sáng tạo nghệ thuật của mình.
Nói về âm nhạc ca hát thì, trong vở Thoại Khanh-

25
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
Châu Tuấn không chỉ có những làn điệu như ta thấy
ở Hội Bài chòi hoặc ở sân khấu Bài chòi chiếu trước
đây như Xuân nữ, Xàng xê, Cổ bàn, Hò Quảng, hát
Nam mà còn có nhiều bài bản khác như: Dạ đơn
hành, Tình duyên cung oán, Trách hoa, Hò Quảng,
Lý thương nhau và có cả ngâm thơ cổ nữa.
Nhưng có điều là những bài bản mới ấy rất ăn
khớp với các làn điệu chính của Bài chòi, khán giả
vẫn có cảm giác là đang nghe hát Bài chòi. Ví dụ từ
điệu nói lối của hai vợ chồng Thoại Khanh- Châu
Tuấn chuyển sang hát điệu Xuân nữ rồi chuyển sang
điệu Hò Quảng rồi lại nối tiếp điệu Lý thương nhau
mà nghe rất ngọt, rất Bài chòi.
Thoại Khanh: Nói lối:
Đây là tiền bán củi lâu nay em dành dụm
Để cho chàng lộ phí xuống Trường An.
Anh ra đi giong ruổi dặm đàng.
Em ở lại vượt ngàn cơn cay đắng.
Nơi trường ốc may ra chàng chiếm bảng
(thì…) cũng đừng quên người tri kỷ chốn lều tranh.
Đừng vì mùi chung đỉnh bả lợi danh.
Mà phụ phàng cảnh hàn vi nơi thôn dã.
Em sẽ giữ trọn tấm lòng vàng đá
Cho đến ngày anh quay gót trở về…
(chuyển sang hát Bài chòi Xuân nữ). Gió trăng lưng
túi đề huề,
Đưa chàng đôi bước lòng se bên lòng.
Xa chàng, em chỉ cầu mong,
Chàng đi đến chốn thành công khi về.
Chàng đi hãy giữ lấy tình quê
Vinh hoa phú quý chớ hề say xưa.
Lều tranh chung sống từ xưa,
Mẹ già tựa cửa sớm trưa đợi chờ.
Bà mẹ hát Hò Quảng:
Mấy lời mẹ dặn con thơ,
Chữ tình chữ ngãi con lo cho tròn…
Con đừng bận bựu vấn vương.
Bước đi còn lắm dặm đường còn xa.
Thoại Khanh (chuyển sang hát Lý thương nhau)
Đưa anh ngàn dặm, dặm ngàn
Dặn anh trọn vẹn đá vàng trăm năm.
Ta thấy từ nói lối, chuyển sang điệu Xuân nữ, rồi
tiếp là Hò Quảng và kết đoạn là điệu Lý thương nhau
nghe rất vào, rất ngọt, không ai không công nhận là
không Bài chòi ?
Như vậy ca nhạc Bài chòi dù phát triển tới đâu
nhưng nếu biết giữ cái gốc, giữ bản sắc, giữ căn
cước của nó thì vẫn là Bài chòi. Giống như người

26

trồng hoa, phải ghép hoa trên cái gốc của một cây
hoa cổ thụ, thì dù bông hoa có khác màu sắc, nhưng
vẫn là loại hoa mang tên chính của nó.
Như vậy, khuynh hướng nghệ thuật này không
thể dùng cách Hô trong Bài chòi cổ được mà phải
hát theo trường phái của NSND Lệ Thi. Nhưng khi
chúng ta hướng mục tiêu để UNESCO công nhận
Bài chòi là di sản văn hóa nhân loại thì phải thực
hiện theo các tiêu chí nghiêm ngặt của UNESCO
mà họ đặt ra như các loại hình nghệ thuật khác đã
thực hiện và thành công như: Quan họ, Ca trù, Hát
xoan, và sắp tới là Ví dặm Nghệ Tĩnh, Đờn ca tài tử.
Như vậy, Bài chòi phải trở lại với cái gốc của nó tức
là hình thức Hội đánh Bài chòi, hoặc Bài chòi chiếu…
Như chúng ta thấy nó đang tồn tại ở vùng đất miền
Trung, mà đặc biệt là ở Bình Định. Dĩ nhiên Bình
Định cũng như một số địa phương khác từ Quảng
Nam đến Khánh Hòa đang tích cực bảo tồn và phát
triển nghệ thuật Bài chòi và các hình thức biểu diễn
dân gian khác chưa bị cải biên và lai tạp còn phát
triển thì như một số đoàn đã thực hiện thành công
một số vở diễn để phục vụ cho đại đa số khán giả
trong và ngoài nước. Như vậy, Bài chòi một lúc phải
đi hai chân, phải làm hai hướng: Bảo tồn nguyên gốc
và phát triển như vở “Thoại Khanh - Châu Tuấn” của
Đoàn ca kịch Bài chòi Liên khu V cách đây 56 năm
và vở “Khúc Ca bi tráng” của Đoàn Bài chòi Bình
Định hôm nay. Cả hai tác phẩm đỉnh cao này như
một biểu trưng, một điển hình của sự thành công
trong quá trình bảo tồn và phát triển nghệ thuật Bài
chòi từ dân gian lên chuyên nghiệp mà UNESCO có
thể tham khảo để công nhận Bài chòi là di sản văn
hóa phi vật thể của nhân loại.
Nhân đây cũng xin nhắc lại, tại hội thảo Bài chòi
năm 1990 ở TP Nha Trang, trong kết luận của Thứ
Trưởng Bộ VH - TT - GS Đình Quang có đề nghị
thành lập một Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn Bài
chòi miền Trung do các tỉnh có Bài chòi đóng góp
nhân sự và ngân sách. Trung tâm này nên đặt ở một
vị trí trung tâm ở miền Trung, nơi có phong trào Bài
chòi mạnh, Bộ Văn hóa sẽ hỗ trợ một phần ngân
sách. Như vậy đây cũng là một đề tài quan trọng mà
ở hội thảo này nên quan tâm bàn bạc. Tất cả vì mục
đích bảo tồn và phát huy, phát triển bộ môn nghệ
thuật Bài chòi lâu dài, và trước mắt là hướng tới làm
hồ sơ trình UNESCO công nhận Bài chòi là di sản
văn hóa phi vật thể của nhân loại./. n
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

THÔNG CÁO CHUNG
CỦA TOÀN THỂ ĐẠI BIỂU
THAM DỰ HỘI THẢO KHOA HỌC
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY

H

NGHỆ THUẬT BÀI CHÒI

ội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy nghệ
thuật Bài chòi” do UBND tỉnh Bình Định và
Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn & Phát huy văn
hóa Dân tộc VN phối hợp tổ chức từ ngày 10/09 đến
11/09/2013 tại TP Quy Nhơn đã thành công tốt đẹp.
Tham dự hội thảo có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch
UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc, T.S Lê Kim Toàn Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Bình Định và nhiều vị lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh Bình Định, các Sở VH - TT & DL, các Hội
VHNT các tỉnh miền Trung cùng đông đảo những
người hoạt động sân khấu Bài chòi trong cả nước.
NSƯT Vương Duy Biên - Thứ trưởng Bộ VH - TT
& DL, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Mai Thanh
Thắng, GS Hoàng Chương - Tổng Giám đốc Trung
tâm NCBT&PHVHDTVN, Giám đốc Sở VH - TT &
DL Bình Định Văn Trọng Hùng đã chủ trì hội thảo.
Nhiều nhà nghiên cứu, lý luận, các nhà hoạt động
sân khấu như tác giả, đạo diễn, diễn viên, nhạc sĩ…
từ trung ương đến các tỉnh Nam Trung Bộ và TP Hồ
Chí Minh đã tham dự hội thảo.
Tham gia hội thảo còn có lãnh đạo các đoàn nghệ
thuật Bài chòi các tỉnh miền Trung, các nhà báo của
các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa
phương như báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt
Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Tuổi trẻ, Báo Lao
động, Đài PT - TH Bình Định, Báo Quân đội Nhân
dân, Báo Bình Định, Tạp chí Văn Hiến Việt Nam,
Tạp chí Văn nghệ Khánh Hòa, Đài Tiếng nói Nhân
dân TP Hồ Chí Minh…
Sau bài phát biểu chào mừng của Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Bình Định Mai Thanh Thắng và bài đề
dẫn của GS Hoàng Chương, gần 30 tham luận của

các đại biểu đã được trình bày tại Hội thảo khoa học
“Bảo tồn và phát huy nghệ thuật Bài chòi hướng tới
UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể
của nhân loại”. Hội thảo đã có những ý kiến thống
nhất và đề nghị gửi tới các cơ quan hữu quan những
vấn đề sau:
I. Xác định vị trí và giá trị của Bài chòi
Bài chòi sinh ra ở vùng Nam Trung Bộ là sản phẩm
văn hóa dân tộc quý giá, độc đáo, là món ăn tinh thần
quen thuộc của nhân dân lao động, giữ một vị trí và
vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân
dân Nam Trung Bộ từ hàng trăm năm qua.
Xét những thành tựu đạt được trên phương diện
thực tế hoạt động và trên những đặc trưng nghệ thuật
của sân khấu dân gian truyền thống. Hội thảo thống
nhất nhận định: Bài chòi là nghệ thuật hồn nhiên của
người lao động ở một vùng văn hóa Nam Trung Bộ
mang nhiều yếu tố nghệ thuật đẹp và độc đáo được
nhân dân yêu thích, xứng đáng đứng cùng đội ngũ
sân khấu dân tộc khác như Tuồng, Chèo, Cải lương…
Bài chòi góp phần làm phong phú và đa dạng nền
nghệ thuật sân khấu dân tộc Việt Nam
II. Việc duy trì và phát triển nghệ thuật Bài chòi
được nhìn nhận theo những hướng sau:
1. Thống nhất việc duy trì và phát triển nghệ thuật Bài
chòi trên cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động của nghệ
thuật Bài chòi thông qua một cơ quan nghiên cứu khoa
học đại diện đặt tại chính trên cái nôi của Bài chòi.
2. Khẳng định những thành tựu đã đạt được qua
các vở diễn tiêu biểu như “Thoại Khanh - Châu Tuấn”,
“Tiếng sấm Tây Nguyên”, “Đội kịch chim chèo bẻo:,
… và mới đây là vở “Khúc ca bi tráng” của Đoàn Ca
Kịch Bài chòi Bình Định được thưởng Huy chương

27
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
Vàng tại cuộc thi Tuồng và dân ca kịch toàn quốc
năm 2013 tại TP. Tam Kỳ - Quảng Nam.
Mặt khác, duy trì bảo tồn phong trào Bài chòi dân
gian với những hình thức: Hội đánh Bài chòi, Bài chòi
chiếu, Tấu bài chòi… đang tồn tại ở các địa phương
và bảo tồn những vở diễn, những trích đoạn Bài chòi
tiêu biểu đậm chất dân gian truyền thống.
3. Phát triển Bài chòi trên cơ sở Bài chòi dân gian
truyền thống có sự giao lưu, học hỏi giữa Bài chòi
với các hình thức khác của sân khấu dân tộc như
Tuồng, Chèo, Cải lương. Sự cách tân phải giữ được
hơi hướng, bản sắc và làn điệu Bài chòi dân gian tiếp
tục sáng tạo làm giàu có, phong phú thêm bộ môn
nghệ thuật quý giá này trên nền dân ca Miền Trung.
Phát triển Bài chòi phải dựa trên nguyên tắc giữ
được cái cốt lõi Bài chòi cổ giữ cho được đặc trưng
của dân ca kịch Bài chòi với 4 yếu tố: Hô, Hát, Nói
lối, Vũ đạo hóa trên nguyên tắc cách điệu và tượng
trưng của sân khấu dân tộc.
4. Về nội dung đề tài hiện đại cần tập trung khai
thác những kịch bản phù hợp với ngôn ngữ nghệ
thuật của thể loại Bài chòi dân gian tập trung giải
quyết những vấn đề tâm lý, xã hội hiện nay như
nhân tình thế thái, bồi dưỡng nhân cách đạo đức con
người, tạo ra một cuộc sống xã hội lành mạnh, tích
cực, mang được hơi hướng thời đại.
Cần có hệ thống lý luận về sân khấu Bài chòi đặt
trong hệ thống lý luận chung của sân khấu dân tộc
và trên thế giới. Từ đó, qua những công trình nghiên
cứu khoa học, qua những vở thể nghiệm về sân
khấu Bài chòi, cần rút ra những nét độc đáo, riêng
biệt của sân khấu Bài chòi và tìm ra nét chung hòa
nhập trong cộng đồng dân tộc, trong sự phong phú
của toàn bộ nền nghệ thuật sân khấu nước nhà.
5. Tổ chức hệ thống đào tạo chính quy chuyên
ngành về bộ môn Bài chòi, nhằm tạo ra đội ngũ
diễn viên kế tục và những tác giả, đạo diễn, nhạc
sĩ chuyên ngành về sân khấu Bài chòi, tránh cách
chuyển từ kịch nói sang Bài chòi và viết ca khúc cho
Bài chòi.
6. Có chế độ đãi ngộ thích đáng cho các nghệ sĩ,
các nhà hoạt động sân khấu Bài chòi hiện nay, cụ
thể là đời sống tinh thần và vật chất cũng như danh
hiệu nghệ sĩ.
III. Những kiến nghị cụ thể: toàn bộ đại biểu
hội thảo đề nghị:
1. Trước tình hình cụ thể hiện nay, nghệ thuật Bài
chòi cần được bảo trợ, tài trợ để bảo tồn và phát triển

28

đúng tinh thần nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII là
xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc.
- Đề nghị các cơ quan hữu quan sớm tổ chức cơ
quan đại diện khoa học về nghệ thuật Bài chòi tại
miền Trung. Trước mắt có thể là dựa vào Cơ quan đại
diện của Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn & Phát huy
Văn hóa Dân tộc VN ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
hiện đang đặt tại TP Quy Nhơn - Bình Định.
- Bộ VH - TT & DL dành một phần kinh phí hàng
năm cho quỹ bảo tồn và phát triển sân khấu Bài
chòi. Có kế hoạch phục hồi lưu giữ các vở “bảo tàng”
và các vở “thể nghiệm”.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch sớm có văn
bản báo cáo chính phủ cho phép tỉnh Bình Định chủ
trì phối hợp các tổ chức có thẩm quyền lập hồ sơ
không gian Bài chòi miền Trung trình UNESCO công
nhận Bài chòi là di sản văn hóa phi vật thể của nhân
loại. Đề nghị Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát
huy văn hóa dân tộc Việt Nam phối hợp với UBND
tỉnh Bình Định và Cục Di sản Bộ VH - TT & DL có
sự chuẩn bị chu đáo thống nhất tư liệu lập hồ sơ Bài
chòi để trình UNESCO.
3. Thường xuyên tổ chức tọa đàm, hội thảo về
bảo tồn và phát huy phát triển Bài chòi.
4. Xây dựng bảo tàng loại hình Dân ca kịch Bài
chòi và xây dựng không gian Bài chòi và Nhà hát
sân khấu Bài chòi trong tương lai gần.
5. Tăng cường quảng bá Bài chòi trên các phương
tiện thông tin đại chúng.
Hội thảo đã kết thúc trong sự đồng thuận tuyệt
đối những đề xuất trên đây là một trong những mốc
quan trọng trên con đường bảo tồn phát huy và phát
triển nghệ thuật Bài chòi.
Hội thảo kêu gọi các cấp lãnh đạo, các cơ quan
hữu quan và đông đảo công chúng nhiệt thành tích
cực ủng hộ, giúp đỡ để Bài chòi thực sự là nghệ
thuật độc đáo của miền Nam Trung Bộ, đóng góp
vào sự phong phú của dân tộc cả nước. Đồng thời,
Hội thảo nhận định Bình Định là trung tâm hoạt động
nghệ thuật Bài chòi, tổ chức tọa đàm, hội thảo, liên
hoan Bài chòi nên cần có những giải pháp, góp phần
chăm lo, gìn giữ vốn văn hóa, văn nghệ dân gian cổ
truyền của dải đất miền Nam Trung Bộ một cách tích
cực, hướng tới mục tiêu trình UNESCO công nhận
nghệ thuật Bài chòi là di sản văn hóa phi vật thể của
nhân loại. n
Qui Nhơn, ngày 11/9/2013
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

RA MẮT CƠ QUAN ĐẠI DIỆN
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN & PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘC VN

TẠI BÌNH ĐỊNH

VÀ CUỐN SÁCH - BỘ PHIM TÀI LIỆU
“LÊ ĐẠI CANG - NHÂN CÁCH BẬC QUỐC SĨ”
l VH

CHIỀU NGÀY 10/9/2013,
TẠI TP QUY NHƠN,
BÌNH ĐỊNH, TRUNG
TÂM NGHIÊN CỨU BẢO
TỒN & PHÁT HUY VĂN
HÓA DÂN TỘC VN ĐÃ
TỔ CHỨC LỄ RA MẮT CƠ
QUAN ĐẠI DIỆN TRUNG
TÂM NGHIÊN CỨU BẢO
TỒN & PHÁT HUY VĂN
HÓA DÂN TỘC VN TẠI
BÌNH ĐỊNH.

Đ

Toàn cảnh buổi Lễ ra mắt

ến dự buổi lễ ra mắt có đồng chí Mai
Thanh Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Bình Định, GS Hoàng Chương - Tổng
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn & Phát
huy Văn hóa Dân tộc VN, nhà thơ, nhà viết kịch
Văn Trọng Hùng - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể
thao & Du lịch Bình Định, nhà báo Nguyễn Thế
Khoa - Tổng Biên tập Tạp chí Văn Hiến Việt Nam,
cùng đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà văn hóa,
các văn nghệ sĩ, các cán bộ là thành viên của Cơ
quan đại diện Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn &
Phát huy Văn hóa Dân tộc VN và nhiều phóng
viên báo, đài Trung ương và Bình Định.

Cơ quan Đại diện Trung tâm Nghiên cứu Bảo
tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc tại tỉnh Bình
Định có nhiệm vụ triển khai hoạt động của Trung
tâm tại tỉnh Bình Định và các tỉnh khu vực Nam
Trung bộ. Cơ quan Đại diện có tư cách pháp nhân
đầy đủ, có con dấu riêng, được mở tài khoản riêng
tại ngân hàng để hoạt động theo chức năng nhiệm
vụ được giao. Cơ quan Đại diện Trung tâm Nghiên
cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc tại tỉnh
Bình Định gồm các bộ phận sau: Văn phòng cơ
quan (phụ trách công tác hành chính tổ chức kế
hoạch tài vụ chung của cơ quan); Văn phòng đại
diện tạp chí Văn hiến VN (tổ chức cộng tác viên,

29
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

Gs. Hoàng Chương - TGĐ Trung tâm NCBT&PHVHDTVN chúc
mừng nhà viết kịch Văn Trọng Hùng được bổ nhiệm là Giám đốc
cơ quan đại diện Trung tâm NCBT&PHVHDTVN tại Bình Định

bài vở, phát hành, quảng cáo tạp chí Văn hiến VN
và công tác truyền thông của Cơ quan Đại diện);
Ban Văn hóa Vật thể (Phụ trách việc nghiên cứu
bảo tồn phát huy các di sản văn hóa vật thể); Ban
Văn hóa Phi Vật thể (Phụ trách việc nghiên cứu
bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể). Cơ quan
đại diện Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn & Phát
huy văn hóa Dân tộc VN tại Bình Định hiện gồm
31 thành viên và nhà thơ, nhà viết kịch Văn Trọng
Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
Bình Định được bổ nhiệm làm Giám đốc Cơ quan
đại diện. Phát biểu tại lễ ra mắt, Giám đốc Cơ
quan đại diện - nhà thơ, nhà viết kịch Văn Trọng
Hùng đã cảm ơn sự tin tưởng của Lãnh đạo Trung
tâm Nghiên cứu Bảo tồn & Phát huy Văn hóa Dân
tộc Việt Nam và sẽ có trách nhiệm xây dựng tổ
chức bộ máy, xây dựng cơ sở vật chất, kế hoạch
công tác và điều hành hoạt động của Cơ quan Đại
diện Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy
Văn hóa Dân tộc tại tỉnh Bình Định theo chức năng
nhiệm vụ được giao, chấp hành nghiêm túc pháp
luật Nhà nước, sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Bình Định, Quy chế của Liên hiệp hội Việt Nam và
Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn
hóa Dân tộc VN. GS Hoàng Chương - TGĐ Trung
tâm Nghiên cứu bảo tồn & Phát huy Văn hóa Dân
tộc Việt Nam đã chúc mừng nhà thơ, nhà viết kịch
Văn Trọng Hùng trong vai trò mới sẽ góp phần
đưa Cơ quan đại diện Trung tâm Nghiên cứu Bảo

30

tồn & Phát huy văn hóa Dân tộc VN tại Bình Định
trở thành nơi hội tụ đông đảo giới trí thức khoa học
xã hội, văn nghệ sĩ tâm huyết với văn hóa dân
tộc, thực hiện nhiệm vụ giới thiệu quảng bá những
giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc, giữ gìn và phát
huy những giá trị đó trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, giao lưu hội nhập hôm
nay.
Cũng tại buổi lễ này, nhà báo Nguyễn Thế
Khoa - Tổng Biên tập Tạp chí Văn Hiến Việt Nam
đã công bố ra mắt tập sách “Lê Đại Cang - Nhân
cách bậc quốc sĩ” (do Nhà xuất bản Hội Nhà văn
ấn hành) và bộ phim tài liệu mang tựa đề “Lê Đại
Cang - Nhân cách bậc quốc sĩ”.
Lê Đại Cang là một danh nhân lớn của Bình
Định nói riêng và cả nước nói chung. Ông là một
con người xuất chúng, văn võ toàn tài, có nhiều
cống hiến to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ đất nước, một tấm gương ngời sáng của một
kẻ sĩ toàn tâm, toàn ý tận trung với nước, tận hiếu
với dân. Trước đó, một cuộc hội thảo lớn tại Bình
Định mang tên “Lê Đại Cang - Tấm gương kẻ sĩ”
do UBND tỉnh Bình Định, Viện Sử học Việt Nam
và Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn & Phát huy Văn
hóa Dân tộc VN phối hợp tổ chức là một sự kiện
được dư luận đánh giá cao trong việc nghiên cứu
tôn vinh danh nhân lịch sử của đất nước. Qua
nhiều bước thăng, trầm, thành công và thất bại,
vinh quang và khổ nạn trên con đường hoạn lộ
dằng dặc hơn 40 năm, Lê Đại Cang đã thể hiện
một nhân cách phi thường, một bản lĩnh kẻ sĩ ngời
sáng.
Việc ra mắt cuốn sách, bộ phim và cả việc
công nhận di tích lịch sử cụm di tích liên quan đến
danh nhân Lê Đại Cang ở làng Luật Chánh, xã
Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, cho đặt tượng Lê
Đại Cang bên cạnh tượng Đào Tấn và Xuân Diệu
tại Di tich Văn Chỉ Tuy Phước, di tích do Lê Đại
Cang sáng lập và đặt tên đường, tên trường Lê Đại
Cang ở thành phố Quy Nhơn và huyện Tuy Phước
là những việc làm có ý nghĩa quan trọng, thiết thực
trong việc tôn vinh danh nhân lịch sử văn hóa ưu
tú của Bình Định. Đó cũng là thể hiện tấm lòng
kính ngưỡng của hậu thế đối với tiền nhân trên
mảnh đất quê hương, cũng như trách nhiệm của
hậu thế trong việc gìn giữ và phát huy những giá
trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. n
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

TOẠ ĐÀM KHOA HỌC
DI TÍCH NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC QUỐC GIA

ĐỀN CÂY QUẾ

l

Gs. Hoàng Chương - TGĐ Trung tâm NCBT&PHVHDT đọc
lời khai mạc. Ảnh: Nguyễn Minh San

Đ

ền Cây Quế thờ Linh Lang Đại vương, tọa lạc
tại thôn Phụ Long, xã Mỹ Tân, huyện Mỹ Lộc,
tỉnh Nam Định. Đền được Bộ VH-TT&DL xếp
hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.
Nhằm tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về những
giá trị của di tích nghệ thuật kiến trúc này, qua đó thu
hút đầu tư, phát triển du lịch địa phương, sáng ngày
11/10/2013, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn
và phát huy văn hóa dân tộc phối hợp với Ủy ban nhân
dân huyện Mỹ Lộc, Ủy ban Nhân dân xã Mỹ Tân, Ban
Quản lý Di tích quốc gia đền Cây Quế, tổ chức Hội thảo
khoa học về Di tích nghệ thuật kiến trúc cấp quốc gia
đền Cây Quế. Tới dự và phát biểu tại Hội thảo có: GS.
AHLĐ Vũ Khiêu, NSUT Vương Duy Biên - Thứ trưởng
Bộ VH-TT&DL, GS. Hoàng Chương - Tổng Giám đốc
Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy văn hóa
dân tộc, đại diện UBND huyện Mỹ Lộc, UBND xã Mỹ
Tân, Ban quản lý di tích đền Cây Quế, nhiều nhà khoa
học, phóng viên một số báo, đài Trung ương.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS Hoàng Chương
- người đã về đền Cây Quế 2 lần cùng ông Nguyễn
Văn An - nguyên Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ
VH-TT&DL Hoàng Tuấn Anh về thăm đền Cây Quế,

MẠC HẠ

Gs. AHLĐ Vũ Khiêu, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Vương Duy Biên, Gs. Hoàng
Chương, Nhà báo Trần Đức Trung chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo huyện
Mỹ Lộc, xã Mỹ Tân trong buổi toạ đàm. Ảnh: Nguyễn Minh San

giới thiệu khái quát về vùng đất Địa linh Nhân kiệt Nam
Định, quê hương Mỹ Tân - đơn vị Anh hùng LLVTND,
nơi đã sản sinh ra những người con ưu tú, tiêu biểu là
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Giới thiệu những
giá trị đặc sắc về kiến trúc nghi môn, tòa tiền đường,
tòa trung đường và cung cấm ngôi đền. GS.AHLĐ Vũ
Khiêu đã giới thiệu về vị thần được thờ Linh Lang Đại
vương, cùng ý nghĩa tâm linh của ngôi đền trong vùng
tâm linh nhà Trần. Thứ trưởng Vương Duy Biên - tác giả
của pho tượng Đức Thánh Trần dựng tại Quảng trường
TP Nam Định phát biểu về việc cần phải bảo tồn và
phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa, trong đó
có di tích nghệ thuật kiến trúc - một giá trị mang bản
sắc văn hóa Việt Nam. Đại diện UBND huyện Mỹ Lộc,
UBND và Ban quản lý di tích đền Cây Quế giới thiệu
khái quát về quê hương, về công cuộc bảo tồn di tích,
cảm ơn các nhà khoa học, các nhà báo đã tham dự
Hội thảo và tha thiết mời các nhà khoa học, các nhà
báo về thăm di tích đèn Cây Quế để cảm nhận giá trị
thiêng liêng của di tích, tuyên truyền rộng rãi hơn nữa
về di tích nghệ thuật kiến trúc cấp quốc gia này để du
khách thập phương về chiêm bái ngôi đền thiêng ngày
một nhiều hơn./. n

31
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013

More Related Content

What's hot

Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịchToàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịchlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1184 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1184 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1184 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1184 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Pham Long
 
CV cong khai DM SGK L1-L2-NH 21-22-HVCh
CV cong khai DM SGK L1-L2-NH 21-22-HVChCV cong khai DM SGK L1-L2-NH 21-22-HVCh
CV cong khai DM SGK L1-L2-NH 21-22-HVChchinhhuynhvan
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vnPham Long
 
Bài dự thi em yêu lịch sử việt nam
Bài dự thi em yêu lịch sử việt namBài dự thi em yêu lịch sử việt nam
Bài dự thi em yêu lịch sử việt namDung Le
 
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đạiKKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đạiPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnPham Long
 

What's hot (17)

Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịchToàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1184 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1184 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1184 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1184 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
 
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
 
CV cong khai DM SGK L1-L2-NH 21-22-HVCh
CV cong khai DM SGK L1-L2-NH 21-22-HVChCV cong khai DM SGK L1-L2-NH 21-22-HVCh
CV cong khai DM SGK L1-L2-NH 21-22-HVCh
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
 
Bài dự thi em yêu lịch sử việt nam
Bài dự thi em yêu lịch sử việt namBài dự thi em yêu lịch sử việt nam
Bài dự thi em yêu lịch sử việt nam
 
184
184184
184
 
Linh thi 5
Linh thi 5Linh thi 5
Linh thi 5
 
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đạiKKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
 

Similar to Van hien so 10 nam 2013

Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013longvanhien
 
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014Cậu Ấm
 
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10Pham Long
 
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc lucPage 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc lucVăn Hiến
 
Van hien so6 14
Van hien so6 14Van hien so6 14
Van hien so6 14Pham Long
 
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014Đăng Nguyễn
 
Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12
Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12
Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12longvanhien
 
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...Chau Duong
 
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boChau Duong
 
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiDu lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiChau Duong
 
Hội thảo một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê gốc của vua lý nam đế
Hội thảo một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê gốc của vua lý nam đếHội thảo một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê gốc của vua lý nam đế
Hội thảo một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê gốc của vua lý nam đếnataliej4
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdfTư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdfMan_Ebook
 
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdfHồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdfMan_Ebook
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnPham Long
 
Hãy cùng hát vang sự kiện cùng hát và nhảy lớn nhất Việt Nam kỉ lục Guiness- ...
Hãy cùng hát vang sự kiện cùng hát và nhảy lớn nhất Việt Nam kỉ lục Guiness- ...Hãy cùng hát vang sự kiện cùng hát và nhảy lớn nhất Việt Nam kỉ lục Guiness- ...
Hãy cùng hát vang sự kiện cùng hát và nhảy lớn nhất Việt Nam kỉ lục Guiness- ...Nguyen Bach Phan
 
Văn hiến Hà Nam - Phần một.
Văn hiến Hà Nam - Phần một.Văn hiến Hà Nam - Phần một.
Văn hiến Hà Nam - Phần một.Pham Long
 

Similar to Van hien so 10 nam 2013 (20)

Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
 
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
 
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
 
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc lucPage 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
 
Van hien so6 14
Van hien so6 14Van hien so6 14
Van hien so6 14
 
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
 
Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12
Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12
Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12
 
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
 
Vanhienso 10
Vanhienso 10Vanhienso 10
Vanhienso 10
 
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
 
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiDu lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Mk so 116
Mk so 116 Mk so 116
Mk so 116
 
Hội thảo một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê gốc của vua lý nam đế
Hội thảo một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê gốc của vua lý nam đếHội thảo một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê gốc của vua lý nam đế
Hội thảo một số vấn đề về vương triều tiền lý và quê gốc của vua lý nam đế
 
CHUYEN DE 2020.pptx
CHUYEN DE 2020.pptxCHUYEN DE 2020.pptx
CHUYEN DE 2020.pptx
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdfTư tưởng  Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa.pdf
 
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdfHồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
 
Hãy cùng hát vang sự kiện cùng hát và nhảy lớn nhất Việt Nam kỉ lục Guiness- ...
Hãy cùng hát vang sự kiện cùng hát và nhảy lớn nhất Việt Nam kỉ lục Guiness- ...Hãy cùng hát vang sự kiện cùng hát và nhảy lớn nhất Việt Nam kỉ lục Guiness- ...
Hãy cùng hát vang sự kiện cùng hát và nhảy lớn nhất Việt Nam kỉ lục Guiness- ...
 
Văn hiến Hà Nam - Phần một.
Văn hiến Hà Nam - Phần một.Văn hiến Hà Nam - Phần một.
Văn hiến Hà Nam - Phần một.
 

Van hien so 10 nam 2013

  • 1.
  • 2. NỘI DUNG SỐ 10 (242)-2013 CULTURE OF VIETNAM Taïp chí xuaát baûn 02 kyø/thaùng Giaáy pheùp hoaït ñoäng baùo chí soá 397/GP- BVHTT Vaø soá 41/GP - SÑBS Giaáy pheùp Quaûng caùo soá 1187/BC TOØA SOAÏN TRÒ SÖÏ 27 Höông Vieân, Q. Hai Baø Tröng, Haø Noäi ÑT & Fax: (84.4)39.764.693 CHUÛ NHIEÄM GS. Hoaøng Chöông TOÅNG BIEÂN TAÄP Nhaø baùo Nguyeãn Theá Khoa PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP THÖÔØNG TRÖÏC Nhaø baùo Traàn Ñöùc Trung PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP Ts. Nguyeãn Minh San TRÖÔÛNG BAN TRÒ SÖÏ Nhaø baùo Nguyeãn Hoaøng Mai THÖ KYÙ TOØA SOAÏN Nhaø baùo Traàn Thu Hieàn Nhaø baùo Töø My Sôn GIAÙM ÑOÁC ÑIEÀU HAØNH Nhaø baùo Voõ Thaønh Taân PGÑ: Nhaø baùo Leâ Haûi Chaâu GIAÙM ÑOÁC VPPT VAÊN HIEÁN VIEÄT NAM Phan Toân Tònh Haûi HOÄI ÑOÀNG BIEÂN TAÄP GS. Vuõ Khieâu - Thöôïng töôùng Nguyeãn Nam Khaùnh - GS. Traàn Baûng - GSTS. Traàn Vaên Kheâ - Nhaø thô Nguyeãn Khoa Ñieàm - NS. Vuõ Maõo - GSVS. Hoà Só Vònh - GS. Tröôøng Löu - GSTS. Thaùi Kim Lan TS.NSND Phaïm Thò Thaønh - NSND Ñaëng Nhaät Minh - TS. Ñoaøn Thò Tình - GSTS. Nguyeãn Thuyeát Phong - NB. Phaïm Ñöùc Löôïng - NB. Trung Ñoâng BAN CHUYEÂN ÑEÀ VAÊN PHOØNG BAN BIEÂN TAÄP Soá 64 Trung Hoøa (Soá 06 - Loâ 12B cuõ) Khu ÑTM Trung Yeân - Trung Hoøa - Caàu Giaáy - Haø Noäi ÑT: (84.4)37.83.1961 - 37.83.1962 Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn VAÊN PHOØNG QUAÛNG CAÙO VAØ PHAÙT HAØNH Soá 404 Ñöôøng Böôûi, Q. Ba Ñình - TP. Haø Noäi ÑT: 04. 3 7717665 * Fax: 04. 3 7718875; Mobile: (+84)989.186661 Email: trantrungvanhien@gmail.com VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI TP. HCM 288B An Döông Vöông - Q. 5 - TP. HCM ÑT: (84.8)38.353.878 VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI ÑAØ NAÜNG Taàng 5 Khaùch saïn Eiffel -117 Leâ Ñoä - TP. Ñaø Naüng ÑT: (84.511)647.529 - Fax: (84.511)811.972 Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn Trình baøy - Cty CP Vaên hoùa Thoâng tin De. Quang Anh TAØI TRÔÏ PHAÙT HAØNH Doanh nghieäp saùch Thaønh nghóa - TP. HCM In Taïi - Coâng ty TNHH MTV in Quaân ñoäi I GIAÙ: 36.000VNÑ SỰ KIỆN - BÌNH LUẬN 4. Anh Văn - Đại Anh hùng dân tộc Người anh lớn trong suốt cuộc đời tôi GS Vũ Khiêu 8. Đại tướng Võ Nguyên Giáp với văn nghệ sĩ GS Hoàng Chương 10. Kỷ niệm một lần được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp Trần Đức Trung 12. Kỷ niệm 70 năm Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh (1943 - 2013): Ngắm trăng - cuộc “vượt ngục” của Hồ Chí Minh Châu Giang 15. Tọa đàm khoa học mừng khánh thọ 98 tuổi và sinh nhật lần thứ 99 GS.AHLĐ Vũ Khiêu Mạc Hạ 17. GS. AHLĐ Vũ Khiêu - nhà khoa học, nhà trí thức toàn tài Lê Khả Phiêu 19. Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy nghệ thuật Bài Chòi trong đời sống hôm nay Ngọc Anh 21. Hội thảo “Nghệ thuật Bài chòi” tạo tiền đề hướng tới lập hồ sơ khoa học Di sản Bài chòi trình UNESSCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại Mai Thanh Thắng 23. Bảo tồn và phát huy nghệ thuật Bài Chòi hướng tới là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại GS. Hoàng Chương 27. Thông cáo chung của toàn thể đại biểu tham dự Hội thảo KH Bảo tồn và phát huy nghệ thuật Bài chòi. PV 29. Ra mắt cơ quan đại diện Trung tâm NCBT&PHVHDTVN tại Bình Định... PV 31. Toạ đàm khoa học Di tích nghệ thuật kiến trúc quốc gia Đền Cây Quế Mạc Hạ HIỀN TÀI ĐẤT VIỆT 32. Chuyện về Thủ tướng Phạm Văn Đồng với thầy giáo khuyết tật Nguyễn Ngọc Ký Mạc Công Lý 34. Gs.Vs Trần Đại Nghĩa - Đại trí thức cả đời cống hiến cho đại nghĩa Trương Nguyễn 38. GS. Hoàng Như Mai - một nghệ sĩ sân khấu tài hoa, một nhà giáo nổi tiếng Gs. Hoàng Chương 40. NSƯT Nguyễn Thế Phiệt - Bứt phá cùng “chiếu Chèo” quân đội Minh Linh 43. Nguyễn Thế Kỷ - Người tiết giảm tai nạn giao thông bằng… thơ Lý Nhân 45. Nhớ anh Nguyễn Ngọc Sinh Gs. Hoàng Chương TỪ TRONG DI SẢN 46. Một điệu hát dân gian hai đời người Nguyễn Thế Kỷ 49. Đền Cây Quế di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia Bích Ngọc DIỄN ĐÀN 51. Nâng cao tính dân tộc trong phim truyện Việt Nam hiện nay PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh 55. “Tôi không bao giờ từ bỏ nhạc dân tộc dù có phải trả giá bằng cả cuộc đời nhọc nhằn” Nhạc sư Vĩnh Bảo 58. Mấy ý kiến về “Âm nhạc dân tộc với cuộc sống hôm nay” Mai Tuyết Hoa VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG 60. Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng, xây lắp và kinh doanh nhà Đà Nẵng: Kinh doanh tốt nhờ hiểu dân Mộng Huệ 62. Công ty CP Tập đoàn Điện Bàn: Tập trung phát triển sản phẩm trí tuệ Trúc Lam 64. Công ty CP Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình: Thành công từ sự khác biệt Quang Hòa
  • 3. CONTENTS N 10 (242)-2013 0 FORUM 51. Enhance national characters in Vietnamese movies today Asso. Prof. Dr. Nguyen Hong Vinh 55. “I never give up ethnic music at any cost” Musician Vinh Bao 58. A few comments on ethnic music to daily life Artist Mai Tuyet Hoa THƯƠNG HIỆU - NHÃN HIỆU TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA 66. Công ty CP Xây dựng số I : Từ những bí quyết làm nên thương hiệu Bùi Thọ 68. Công ty TNHH MTV Thương mại và dịch vụ Sóng Nhạc: Thương hiệu là sự cam kết về chất lượng Trúc Lam 70. Công ty CP Giải pháp thanh toán Việt Nam: Coi thương hiệu là tài sản vô giá Thu Thu 72. Công ty CP Tập đoàn đầu tư địa ốc Nova: Nỗ lực “vượt sóng” để khẳng định thương hiệu Mộng Huệ TIN TỨC 74. Lễ trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho nhà thơ, nhà viết kịch Nguyễn Thế Kỷ Mạc Hạ PEOPLE AND EVENT 4. Brother Van - The Grand National Hero - Big brother in my whole life Prof. Vu Khieu 8. Top-ranking General Vo Nguyen Giap with artists Prof. Hoang Chuong 10. Memories on a time of meeting Topranking General Vo Nguyen Giap Tran Duc Trung 12. Celebrating 70 years of Ho Chi Minh’s Diary of prison (1943-2013) Contemplate the moon - the “escape” of Ho Chi Minh Chau Giang 15. Seminar on celebrating of Prof. Labour Hero Vu Khieu’s 99th birthday Mac Ha 17. Prof. Labour Hero Vu Khieu - A multi-talented scientist, intellectual Le Kha Phieu 19. Scientific workshop on Conservation, Promotion for “Bai Choi” singing art today Ngoc Anh 21. Workshop “Bai Choi” singing art towards to scientific heritage records to nominate to UNESCO as the intangible cultural heritage of humanity Mai Thanh Thang 23. Preservation and promotion of “Bai Choi” singing art towards as the intangible cultural heritage of humanity Prof. Hoang Chuong 27. Common report of all workshop participants on Preservation and promotion of “Bai Choi” singing art Reporter 29. Opening ceremony of representative organ of Center for Research, Preservation and Promotion of ethnic Cultures in Binh Dinh Reporter 31. Scientific seminar on the relics of architectural monuments of “Cinnamon Tree” national Temple - Mac Ha TALENTS OF VIETNAMESE LAND 32. Prime Minister Pham Van Dong with disable teacher Nguyen Ngoc Ky Mac Cong Ly 34. Tran Dai Nghia - The great intellectual for whole life Nguyen Truong 38. Prof. Hoang Nhu Mai - A talented artist, a famous teacher Prof. Hoang Chuong 40. Eminent artist Nguyen The Phiet - Breaking with the “Military Cheo” singing Minh Linh 43. Nguyen The Ky - The reducer traffic accidents by... his poetry - Ly Nhon 45. Remember Nguyen Ngoc Sinh Prof. Hoang Chuong INSIDE HERITAGE 46. A folk melody - wo lifes Nguyen The Ky 49. “Cinnamon Tree” national Temple, a national architecture Ngoc Bich FOR THE COMMUNITY DEVELOPMENT 60. Danang Housing Business & Construction Building Material One Member Limited Company: Good business for people’s understanding Mong Hue 62. Dien Ban Group JS Company: Focus on developing intellectual produces Truc Lam 64. Thai Binh Plants Seed JS Corporation: Success from the difference Quang Hoa TRADEMARK - BRAND NAME 66. No. 01 Construction JSC: From the keys making the brand Bui Tho 68. Music Wave Service & Trading One Member Limited Company: Brand is a commitment to quality Truc Lam 70. Vietnam Payment Solution JS Company: Regard brand as an invaluable asset Thu Thu 72. Nova Real Estate Investment Group JS Company: Effort “overcome the wave” to confirm trademark Hue Mong NEWS 74. Awarding Ceremony of Certificate of Merit by Prime Minister to poet Nguyen The Ky. Mac Ha Ảnh Bìa 1: Chân dung Đại tướngVõ Nguyên Giáp. Ảnh: Trần Định - BAVN
  • 4. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN Võ công truyền quốc sử Văn đức quán nhân tâm Anh Văn ĐẠI ANH HÙNG DÂN TỘC NGƯỜI ANH LỚN TRONG SUỐT CUỘC ĐỜI TÔI l GS.VŨ KHIÊU TÔI ĐƯỢC GẶP ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI NĂM 1950. TỪ ĐÓ TÔI ĐƯỢC SỐNG GẦN ĐẠI TƯỚNG. VỚI TƯ CÁCH LÀ PHÓ BAN TUYÊN HUẤN CỦA KHU ỦY KIÊM GIÁM ĐỐC CÁC SỞ THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN TÂY BẮC VÀ VIỆT BẮC, TÔI ĐƯỢC ĐIỀU SANG THAM GIA CÔNG TÁC TUYÊN HUẤN CỦA ĐẢNG ỦY MẶT TRẬN QUA CÁC CHIẾN DỊCH CHO ĐẾN CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (1954). 4
  • 5. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN Đại tướng Võ Nguyên Giáp trò chuyện với Giáo sư, Anh hùng Lao động, nhà văn hóa Vũ Khiêu tại nhà riêng Ảnh: Lê Quân chụp lại từ triển lãm ảnh. Nguồn Thanh niên online S au một thời gian Đại tướng bảo tôi bỏ cách xưng hô trịnh trọng là Đại tướng mà gọi là Anh cho thân mật. Từ đấy về sau trong suốt cuộc đời tôi, tôi gọi Đại tướng là Anh Văn. Tiếng Anh ấy đối với tôi không những thân thiết mà còn vô cùng thiêng liêng và thể hiện tinh thần ngưỡng mộ Anh từ đáy lòng tôi. 1.Trong thời kháng chiến chống Pháp Trong những năm tháng ấy, anh Văn giao cho tôi làm nhiệm vụ phổ biến tin chiến thắng và kịp thời viết những bài ca ngợi chiến công lừng lẫy của quân dân ta. Ngày ấy, Ban tuyên huấn của Đảng ủy Mặt trận gồm 5 thành viên: Đồng chí Võ Hồng Cương là trưởng ban, bốn Ủy viên khác là Thượng tướng Trần Văn Quang - giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, Hoàng Tuấn, đồng chí Hoàng Xuân Tùy và tôi. Anh Văn rất quan tâm đến vấn đề phổ biến tin chiến thắng, luôn luôn nhắc nhở đồng chí Lê Liêm hoàn thành tốt công việc này. Đồng chí Lê Liêm càng thúc giục tôi thực hiện nhiệm vụ nói trên. Đêm nào đồng chí cũng cho người xuống trải chiếu nằm bên cạnh tôi để đợi tôi viết xong thì mang bài về để đưa Anh xem. Ngoài việc viết những tài liệu trên, tôi còn huy động cơ quan tôi trực tiếp tổ chức việc động viên nhân dân đóng góp gạo nuôi quân, cổ vũ các đoàn dân công chở lương thực ra tiền tuyến, nhất là động viên nhân dân địa phương phục vụ chiến dịch. Tôi đã xẻ nửa nhân viên và phương tiện của Sở thông tin Việt Bắc, đem đoàn văn công đi theo và xây dựng một cơ quan di động. Một bộ phận nhỏ theo tôi đi sát tiền tuyến và gần gũi Anh. Còn đại bộ phận ở cách xa tôi chừng 20km. Cơ quan tôi là một trung tâm thu hút các văn nghệ sĩ. Về hội họa thì tập trung các họa sĩ như Tô Ngọc Vân, Nguyễn Văn Ngoạn, Nguyễn Văn Tỵ… Anh Tô Hoài thì lấy địa điểm tôi làm trú chân, còn hằng ngày anh đi khắp miền Tây Bắc. Anh Lưu Hữu Phước thì hẳn với tôi, giúp tôi xây dựng các đoàn văn công phục vụ chiến trường. Đó là những ngày tôi được gần gũi các vị tướng lĩnh của Việt Nam như Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Thái, Lê Liêm, Lê Quang Đạo, Nguyễn Chánh, Đặng Kim Giang… Sau khi Lai Châu giải phóng, tôi được anh Văn cử tôi tham gia đoàn tiếp quản Lai Châu giải phóng, tôi được anh Văn cử tôi tham gia đoàn tiếp quản Lai Châu. Tôi đã tập hợp các chị em trong đội múa xòe của thủ lĩnh cũ của Lai Châu là Đào Văn Long và tổ chức các cháu thành một đội múa xòe phục vụ tiền tuyến. Anh Văn tỏ ý vừa lòng và động viên tôi tiếp tục những công việc ấy. 5
  • 6. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm đơn vị nữ thông tin và quân y (tháng 5.1973) - Ảnh: TTXVN 2. Từ hòa bình lập lại trên miền Bắc Anh Văn đã kiến nghị với Trung ương cử tôi đi học lớp lý luận dài hạn học tại Học viện Mác - Lênin Trung Quốc. Hai năm sau, trở về nước tôi lại tiếp tục được gần gũi Anh và giúp việc Anh xung quanh các vấn đề tư tưởng, văn hóa và khoa học. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Đảng ta đẩy mạnh cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức. Bắt chước những việc đã làm của Trung Quốc, Đảng ta đã mắc nhiều sai lầm trong việc đấu tố tại nông thôn. Vào tháng 6, 7 năm 1956, Bác Hồ cùng lãnh đạo Đảng họp với một số đơn vị cán bộ cốt cán của Đảng để tự kiểm điểm và thông qua kế hoạch sửa sai. Anh được giao nhiệm vụ sửa sai này và đã làm tốt công việc. Qua những ngày Anh đi nông thôn, những buổi Anh nói chuyện với cán bộ, nông thôn được thanh bình trở lại. Nông dân lại khôi phục và củng cố thêm lòng tin đối với Đảng và Bác Hồ. Tôi nghĩ, ngoài những chiến công rực rỡ ở tiền tuyến, anh Văn đã góp công lớn trong việc ổn định tình hình Kinh tế - xã hội sau Cải cách ruộng đất. Năm 1959, Ủy ban Khoa học Nhà nước được thành lập, anh Văn có lầm được cử làm chủ nhiệm Ủy ban. Tôi lại có dịp gần gũi Anh. Lúc đó, tôi là 6 Ủy viên kiêm Thư ký Ban Khoa học Xã hội, giúp chỉ nhiệm và cùng Tổng thư ký Tạ Quang Bửu, góp phần xây dựng một số viện đầu tiên của Khoa học Xã Hội như viện Văn học, viện Sử học, tổ Triết học, tổ Luật học… 3. Thời kỳ Đại tướng được giảm các nhiệm vụ Vào khoảng giữa thập kỷ 80 (Thế kỷ XX), công việc của Anh bỗng được giảm bớt rất nhiều. Anh được dịp nghỉ ngơi, hằng ngày chơi dương cầm tại gia đình và ngồi du thuyền trên Hồ Tây. Người ta có thể nghĩ rằng, sau bao năm chiến đấu, Anh được thảnh thơi trong “cảnh điền viên”. Tôi không nghĩ ở Côn Sơn. Câu thơ tâm sự của Nguyễn Trãi cũng là tâm sự của Anh những năm ấy: Bui một tấc lòng ưu ái cũ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông Tôi nghĩ lòng Anh lúc đố cũng là lòng Nguyễn Trãi: Ưu dân, ái quốc, nghĩa là yêu nước và lo cho dân. Lòng Anh cũng “đêm ngày cuồn cuộn” như lòng Nguyễn Trãi. Anh không nghĩ đến bản thân mình mà luôn luôn nghĩ đến những việc lớn, sẽ tiếp tục diễn ra trên đất nước ta. Năm 1980, Anh được giao trách nhiệm tổ chức kỷ niệm long trọng 500 năm ngày sinh của Anh hùng dân tộc và nhà văn hóa lớn: Ức Trai Nguyễn Trãi. Để
  • 7. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN chuẩn bị cho bài phát biểu chính thức của Đảng và Nhà nước, anh yêu cầu một số các nhà khoa học trong giới Văn - Sử thử ghi những ý kiến cần nêu lên về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi. Trên cơ sở bài viết của mình, Anh bổ sung thêm một số ý kiến do đóng góp của các học giả, rồi đưa bài viết ấy cho anh em xem lại và góp ý thêm. Qua cách làm việc đó, tôi học được tính thận trọng, nghiêm túc của Anh trước khi đưa những bài viết của mình ra công chúng. Đối với việc chuẩn bị Lễ kỷ niệm và cuộc Hội Thảo về Nguyễn Trãi, tôi lại được theo Anh đi kiểm tra các bộ phận có trách nhiệm về các việc như : Nội dung các bài tham luận, chương trình buổi lễ và thể thức tiếp khách quốc tế… Trong kế hoạch nghiên cứu sự nghiệp và công hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh chịu trách nhiệm biên soạn một công trình về tư tưởng của Người để đưa ra Hội đồng nghiệm thu. Tập thể Hội đồng có công văn đề nghệ Bộ Chính trị cử một ủy viên chủ trì. Bộ Chính trị vì bận công việc đã giao tôi nhiệm vụ chủ trì buổi nghiệm thu đó. Với tinh thần trách nhiệm cao, tôi và Hội đồng nghiệm thu đã đọc kỹ và đánh giá cao công trình nghiên cứu của Anh, chỉ đề nghị tác giả bổ sung thêm một số điểm về nhân cách Hồ Chí Minh mà chỉ những người gần gũi Bác Hồ như Anh mới nắm được. 4. Những thử thách trước một nhân cách tuyệt vời Trước những năm tháng tưởng như an nhàn của Anh, Đảng giao cho Anh một công việc mới đó là: Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Dân số Sinh đẻ có Kế hoạch. Tôi rất bực mình hỏi tại sao giao cho Anh công việc ấy, Anh cười bảo tôi: “Hồ Chủ Tịch đã dạy chúng ta: Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Chúng ta đã từng vượt qua mọi khó khăn, từ đánh thắng mọi quân thù thì Đảng giao cho công việc gì cũng nhất định phải làm tốt việc ấy. Hãy bắt tay vào làm đi”. Ngay từ hôm đó, tôi và Ủy ban Khoa học Xã hội đã bắt tay ngay vào công việc. Trước hết, tôi tổ chức ở Ủy ban một bộ phận nghiên cứu về kế hoạch hóa dân số. Làm thế nào để dân số không ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân? Dân số có kế hoạch khoa học và khả thi sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển vì lợi ích của tương lai dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Trong thời kỳ này, Anh thực sự có nhiều khó khăn mà tôi không tiện nói ra ở đây. Nhưng Anh lúc nào cũng bình tĩnh, lạc quan. Anh gặp sự không hay trong quan hệ xã hội, vẫn luôn luôn vươn lên trên những cái tầm thường ấy để hướng vào những vào những điều lớn lao của dân tộc và nhân loại. Anh sống một cuộc đời khiêm tốn, giản dị, theo cách sống của Bác Hồ. Anh không chỉ được nhân dân trong nước yêu quý mà còn được đông đảo các danh nhân và các nhà khoa học trên thế giới ngưỡng mộ. Bao nhiêu khách quốc tế đến Việt Nam muốn được đến chào Anh, Anh không tiếp họ ở nhà riêng mà bảo tôi tổ chức một cuộc gặp mặt ở cơ quan tôi để Anh đến tham dự. Anh là một lãnh tụ có công lao lớn nhất trong sự nghiệp chiến thắng quân thù và giải phóng đất nước nhưng Anh lại muốn che bớt đi ánh sáng rực rỡ của Anh. Tài năng và đức độ của Anh không bao giờ Anh tự nói ra nhưng lại được ghi lại bởi hàng trăm, hàng nghìn bài báo và bút ký của đông đảo tướng sĩ trong quân đội, của các cán bộ Đảng và Nhà nước, của các nhà báo và của các nhà khoa học. Nhận biết dược tinh thần ấy, tôi đã viết tặng Anh 10 chữ như sau: Võ công truyền Quốc sử Văn đức quán Nhân tâm Có nghĩa là: sự nghiệp to lớn của Anh sẽ mãi mãi lưu truyền trong lịch sử. Còn văn hóa và đạo đức của Anh thì trùm lên lòng con người ở cả trong nước và ngoài nước. Anh Văn ơi. Anh mất đi là một tổn thất lớn của đất nước, là nỗi đau xót của 90 triệu đồng bào toàn quốc và cũng là nỗi tiếc thương của hàng triệu con người hâm mộ Anh trên toàn trái đất. Hôm nay toàn quốc khóc Anh như khóc Bác Hồ. Tôi còn khóc Anh nhiều hơn nữa. Anh là lãnh tụ của toàn dân, là hồn thiêng của sông núi. Đối với tôi, Anh còn là tài sản vô giá của đời tôi. Tôi khóc Anh mấy ngày hôm nay, đứt từng khúc ruột. Tôi nhìn lên tường, đọc lại những lời Anh viết tặng tôi năm tôi 90 tuổi: “Mừng anh Vũ Khiêu, một nhà triết học cách mạng, một chiến sĩ văn hóa anh hùng, năm nay thọ 90 xuân”. Sinh ra tôi là cha mẹ, hiểu biết tôi lại là Anh. Tấm lòng tri ngộ ấy tôi biết lấy gì báo đáp? Mấy hôm nay tôi ngồi khóc viết mấy lời trên, từ đỉnh trời cao, Anh có thấu hiểu lòng tôi?n 7
  • 8. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VỚI VĂN NGHỆ SĨ l T ên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Đại tướng Tổng tư lệnh QĐND Việt Nam, một danh tướng ngang tầm thế giới và hơn thế nữa là người đã cầm quân đánh bại cả hai đế quốc mạnh nhất ở thế kỷ XX đó là Pháp và Mỹ. Vì thế mà ai trên thế giới này lại không ngưỡng mộ ngợi ca. Tôi nhớ cuối những năm 60 đầu 70 của thế kỷ XX khi tôi đang nghiên cứu, học tập tại Rumani thì có một nhà báo người Châu Âu gặp tôi nói rằng: Tôi có nguyện vọng sang Việt Nam để viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, được gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng rất nổi tiếng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thăm cây cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa) có sức chịu hàng tấn bom của Mỹ. Cũng tại Thủ đô Bucarest tôi gặp một thực tập sinh Angiêrie - tên là Mohamet đã từng là lính Lê Dương, tù binh ở mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954, kể chuyện với tôi rằng, anh thoát chết là nhờ có lòng nhân đạo của Hồ Chí Minh và tướng Giáp - chuyện này tôi đã viết bài với tên Mohamet đăng trên báo 8 GS. HOÀNG CHƯƠNG QĐND tháng 5 năm 1974, nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Sau này nhà văn Đào Phương đã dựa trên mẩu chuyện này viết vở kịch Vào Điện Biên. Tuy rất sùng kính, ngưỡng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng chưa một lần được gặp ông. Mãi đến tháng 9 năm 1990, tại Hội thảo khoa học về chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 100 năm sinh của Người cũng là dịp UNESCO công nhận Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, chủ trì Hội thảo có Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều nhà lãnh đạo khác. Tôi đọc bài tham luận với nhan đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với sân khấu dân tộc” trong đó có câu trích của G.S Chumakhơ người CHDC Đức viết: “Hồ Chí Minh là tác giả và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là đạo diễn thành công vở kịch “Việt Nam Chiến thắng thần kỳ”. Tôi đọc xong được cả hội trường vỗ tay. Khi tôi từ trên bục bước xuống thì Đại tướng Võ Nguyên Giáp
  • 9. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN Đại tướng Võ Nguyên Giáp với các văn nghệ sỹ cựu chiến binh. Ảnh Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đến vỗ vai tôi hỏi: - Đồng chí lấy đâu ra tư liệu này? Có thể chuyển cho tôi được không ?. Tôi thưa: Dạ ! Đây là phát biểu của nhà nghiên cứu sân khấu GS Chumakhơ người đã từng được gặp Bác Hồ nhiều lần và đã viết trên báo về vấn đề này, tôi sẽ chuyển tư liệu ấy cho Đại tướng ... Từ đó tôi được Đại tướng nhớ mặt và nhớ tên. Đến tháng 5 năm 1994, khi tôi làm Viện trưởng Viện nghiên cứu Sân khấu Việt Nam, nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Viện chúng tôi tổ chức Hội thảo khoa học “Nghệ thuật sân khấu với Điện Biên Phủ” có triển lãm và biểu diễn vở chèo Mối tình Điện Biên của Lưu Quang Thuận do Đoàn Chèo Hà Nội biểu diễn, chúng tôi mời Đại tướng Võ Nguyên Giáp tới xem mấy màn chính trong vở chèo này. Mặc dù trời nóng bức, người xem rất đông nhưng Đại tướng vẫn ngồi xem từ đầu đến cuối. Xem xong, ông nói đại ý: Tôi rất xúc động và hoan nghênh các nghệ sĩ đã có những đóng góp quý báu giành cho đồng bào và chiến sĩ Điện Biên. Tuy vậy Đại tướng cũng cho rằng, “tác phẩm mới chỉ đề cập đến không khí của những ngày sau khi chiến thắng Điện Biên, tiết mục chưa thật sự mang chất chèo mà có phần đi gần với kịch nói” hơn ... Ý kiến của Đại tướng làm cho mọi người phải suy nghĩ là làm thế nào phản ánh chân thực hơn, sâu sắc hơn chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu và làm thế nào để những vở chèo đề tài hiện đại có chất chèo hơn ... Một kỷ niệm khác với Đại tướng Võ Nguyên Giáp là tháng 5/2004 nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam được sự hỗ trợ của báo Sài Gòn giải phóng tổ chức Hội thảo Văn học nghệ thuật với Điện Biên Phủ. Chúng tôi xin gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp để xin ý kiến về nội dung hội thảo và mời ông tới dự. Đại tướng rất khen ý tưởng này và hoan nghênh văn nghệ sĩ đã đóng góp to lớn cho thắng lợi vĩ đại của dân tộc, là chiến dịch Điện Biên Phủ và cuối cùng ông nói : Tôi sẽ cố gắng tới dự hội thảo này nếu vì lý do gì đó không đi được thì tôi sẽ cử chị Hà (phu nhân của ông) đi dự thay. Thật ít thấy một bậc danh tướng, danh nhân nào lại bình dị và chân tình như vậy. Sau hội thảo, ngày 28/4/2004 chúng tôi đến thăm và báo cáo cho Đại tướng kết quả hội thảo. Cả Đại tướng và phu nhân đã thân mật tiếp và nghe tôi báo cáo tình hình văn nghệ sĩ đã và đang tiếp tục sáng tác và biểu diễn về đề tài Điện Biên Phủ. Đại tướng rất vui và đánh giá rất cao những tài năng và cống hiến của văn nghệ sĩ với Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung và với Điện Biên Phủ nói riêng. Tiếp theo đó, tôi lại được cùng một đoàn của Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam lên thăm, tặng hoa cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong đó có NSND Chu Thúy Quỳnh, người đã từng biểu diễn ở mặt trận Điện Biên Phủ nên Đại tướng không những nhận ra ngay mà còn nhớ những điệu múa đẹp đã diễn ở mặt trận Tây Bắc năm xưa. Tuy Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất bận, lại phải tiếp rất nhiều đoàn trong và ngoài nước đến thăm, nhưng với tôi dường như có một chút ưu tiên nên khi nào tôi xin gặp đại tướng, thông qua Đại tá Nguyễn Văn Huyên là được nhận lời. Vì vậy tôi đưa được nhiều người ngưỡng mộ Đại tướng đến thăm ông, trong đó TS Đinh Đức Hữu Việt kiều Mỹ, nhà văn Sinhgapo.... đều được gặp và được nghe Đại tướng nói chuyện, duy chỉ có một đoàn nước ngoài do Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Malaixia vì quá ngưỡng mộ Tướng Giáp mà kéo một đoàn rất đông đến tận nhà riêng 30 Hoàng Diệu - Hà Nội mà không được gặp Đại tướng vì quy định các đoàn Chính phủ phải thông qua ngành ngoại giao. Ấn tượng về Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất sâu đậm trong ký ức, trong trái tim tôi đối với một danh tướng huyền thoại, một con người vĩ đại, nhân cách lớn, một học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì vậy mà không bút mực nào có thể nói hết được tài năng và đức độ của ông như GS - AHLĐ Vũ Khiêu đã khái quát ra hai câu đối: Võ công truyền quốc sử/ Văn đức quán nhân tâm và Thăng Long thiên tuế thịnh/Đại tướng bách niên xuân. Hà Nội, ngày 7 tháng 10 năm 2013 9
  • 10. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN KỶ NIỆM MỘT LẦN ĐƯỢC GẶP Đại Tướng VÕ NGUYÊN GIÁP l TRẦN ĐỨC TRUNG THẾ LÀ ĐẠI TƯỚNG ĐÃ MÃI MÃI RA ĐI. VẪN BIẾT QUI LUẬT SINH LÃO BỆNH TỬ KHÔNG ƯU ÁI VỚI BẤT KỲ MỘT AI NHƯNG VỚI ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP - NGƯỜI ANH CẢ CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM, MỘT TRONG MƯỜI VỊ TƯỚNG GIỎI CỦA THẾ GIỚI THÌ SỰ RA ĐI ẤY DƯỜNG NHƯ LÀ MỘT SỰ THẬT KHÔNG DỄ CHẤP NHẬN. THỰC TẾ ĐAU THƯƠNG NÀY KHIẾN TÔI NGỠ CUỘC VIẾNG THĂM ĐẠI TƯỚNG VÀO DỊP ĐẦU NĂM 2010 NHƯ MỚI XẢY RA NGÀY HÔM QUA, HÔM KIA. T hời điểm đó diễn ra vào đầu năm 2010, khi Đại tướng đang nằm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Được tin ông ốm đã lâu nhưng hôm ấy mấy anh em chúng tôi (gồm nhà báo Trần Đức Trung - P.TBT Tạp chí Văn Hiến Việt Nam, anh Lê Hải Châu - Tổng Giám đốc Công ty Chu Việt, anh Trưởng đoàn Ca múa nhạc Quảng Bình) mới tụ tập nhau để đến thăm sức khoẻ Đại tướng được. Sau khi điện thoại cho thư ký của Đại tướng, chúng tôi hồi hộp chờ đợi. Sợ ông vì sức khỏe không tốt mà không thể tiếp đón mấy anh em. Khi nhận được điện thoại trả lời của đồng chí thư ký Đại tướng rằng ông đồng ý thì chúng tôi vui mừng khôn xiết, không thể tin rằng mình sắp được gặp ông, được nói chuyện với ông - một tài năng quân sự, huyền thoại sống của lịch sử cách mạng Việt Nam. Không biết mấy người đi cùng có suy nghĩ gì không nhưng trong thâm tôi lúc trên đường đến thăm ông cứ đinh ninh Đại tướng chắc chắn sẽ tiếp đón mình 10 trong bộ đồ của bệnh viện. Đó là điều bình thường và cực bình thường đối với bất cứ ai đang trong quá trình dưỡng bệnh ở bệnh viện. Nhưng một lần nữa, Đại tướng đã cho tôi thêm một lần bất ngờ, kính nể và càng ngưỡng mộ ông hơn về cái Tâm, cái Đức cũng như phong thái lịch thiệp của Đại tướng. Tiếp chúng tôi, có thể nói là những vị khách thuộc thế hệ cháu con, chưa kể là những người bình thường như muôn vàn người khác trong xã hội, nhưng Đại tướng lại ăn vận bộ quân phục rất chỉnh tề, tươm tất. Nhìn ông nhỏ bé, nghiêm ngắn trong bộ quân phục xanh thân thuộc mỉm cười thân thiện chào đón chúng tôi mà trong tôi trào dâng lên niềm cảm xúc khó tả. Mừng vui vì được gặp ông nhưng tôi lại cảm thấy như mình đã làm phiền ông vì Đại tướng lúc này sức khỏe đã không được tốt như trước. Và vì chúng tôi đến thăm mà Đại tướng không được nghỉ ngơi, thay vì nằm trên giường bệnh ông đã phải ngồi dậy, thay trang phục để tiếp đón. Tôi quả thực lúc đó có chút
  • 11. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN Phó Tổng Biên tập Thường Trực Tạp chí VHVN - Nhà báo Trần Đức Trung (bên trái) với Đại tướng Võ Nguyên Giáp ân hận nhưng sự sung sướng vô bờ bến được gặp Đại tướng nhanh chóng lấn át đi. Trong lúc ngồi hỏi thăm sức khỏe Đại tướng, đồng chí Trưởng đoàn Ca múa nhạc Quảng Bình đã không cầm được nước mắt, khóc nức nở khi thấy Đại tướng do tuổi già, sức yếu mà thân thể gầy gò, không được khỏe mạnh. Tất cả mọi người cùng đi tự nhiên mắt cứ đỏ hoe. Thấy vậy, Đại tướng cười nhẹ và nói: Sao phải khóc? Không phải tôi vẫn đang ngồi đây nói chuyện với các đồng chí sao. Nghe thấy Đại tướng nói vậy, chúng tôi lại càng xúc động hơn. Mang tiếng đến thăm hỏi, động viên ông gắng dưỡng bệnh để phục hồi sức khỏe thì ngược lại, chính chúng tôi lại phải để Đại tướng động viên, chấn tĩnh lại. Không hiểu sao mấy người đàn ông to lớn, gan góc ngoài đời thường lại có thể dễ dàng trở nên nhỏ bé, yếu đuối trước Đại tướng đến như vậy. Sau cuộc viếng thăm ấy và cho đến tận bây giờ, tôi vẫn nhớ như in thái độ ân cần, gần gũi mà Đại tướng dành cho chúng tôi. Một con người sự nghiệp lẫy lừng, tiếng tăm vang dội khắp bốn biển năm châu mà cứ như một người ông, người cha bên con cháu quây quần, không hề có khoảng cách nào giữa chúng tôi với vị Đại tướng huyền thoại. Tôi lại nhớ một câu chuyện viết về sự chu đáo, tình nghĩa của ông đối với nhân dân. Chuyện kể rằng có mấy người nông dân miền Trung lỉnh kỉnh mang rau quả, gà vịt đến trước ngôi nhà 30 Hoàng Diệu đòi vào thăm Đại tướng. Đợt ấy ông cũng đang mệt. Khi được báo và biết mọi người có ý muốn từ chối để cho ông được nghỉ ngơi thì ngay lập tức Đại tướng nói đại ý: không thể phụ tấm lòng của nhân dân rồi ông đi thay trang phục để ra tiếp đón họ. Những ngày qua, khi thấy đoàn người xếp hàng dài mấy km để được vào thắp hương, tưởng nhớ Đại tướng tại ngôi nhà 30 Hoàng Diệu; lại đọc tin tức thấy mọi người ở khắp nơi tụ về Hà Nội, tụ về Quảng Bình để được đứng trong dòng người tham dự lễ tang Đại tướng, tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng đúng như nguyện vọng của Đại tướng, kỷ niệm duy nhất về lần gặp Đại tướng như sống dậy trong ký ức. Tôi cảm thấy mình thật hạnh phúc vì đã may mắn được trực tiếp ngồi trò chuyện với Đại tướng. Ba năm đã trôi qua nhưng tôi cảm thấy như mới hôm qua, giọng nói của ông, bàn tay ấm nóng của ông như vẫn đang ân cần động viên, truyền nhiệt huyết cho anh em chúng tôi vươn lên, góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp. Mùa thu 2013 Đại tướng đã mãi mãi ra đi. Trong tôi và trong hàng nghìn, hàng vạn người dân Việt Nam sự xót xa, đau đớn không gì có thể so sánh. Tôi cảm thấy như mình đã mất đi một người ông một cây cao bóng mát của cuộc đời. Trước công lao và tấm gương đạo đức ngời sáng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tôi tự thấy mình phải cố gắng nhiều hơn nữa, gắng làm thật nhiều điều có ích cho xã hội hơn nữa để không hổ danh con Lạc cháu Hồng, để xứng đáng với thế hệ cha ông đã hy sinh biết bao xương máu mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho mọi người. n 11
  • 12. KỶ NIỆM 70 NĂM “NHẬT KÝ TRONG TÙ” CỦA HỒ CHÍ MINH (1943-2013) Ngắm trăng CUỘC “VƯỢT NGỤC” CỦA HỒ CHÍ MINH l CHÂU GIANG SINH THỜI, BÁC HỒ RẤT YÊU TRĂNG. NGƯỜI ĐÃ LÀM MỘT SỐ BÀI THƠ HAY VỀ TRĂNG, NHƯ: NGẮM TRĂNG, CẢNH KHUYA, RẰM THÁNG GIÊNG,…TRONG ĐÓ, THI PHẨM NGẮM TRĂNG ĐƯỢC NGƯỜI LÀM ĐẦU TIÊN, NĂM 1942. 12
  • 13. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN Ảnh Duy My B ài thơ Ngắm trăng (chữ Hán là Vọng nguyệt) là một trong nhiều bài thơ Bác làm trên đất khách, trong khi Người bị giam cầm trong nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây, Trung Quốc, từ mùa thu năm 1942 đến thu năm 1943, đã được tập hợp, in trong tập Nhật ký trong tù (chữ Hán là Ngục trung nhật ký). Mở đầu bài thơ Ngắm trăng Bác viết: “Trong tù không rượu cũng không hoa”. Một câu thơ trần trụi, tả cảnh sống rất chân thực mà Hồ Chí Minh phải sống trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Cảnh “không rượu, cũng không hoa”, có thể nói là cảnh sống của tù nhân ở bất cứ nhà tù nào trên thế gian này. Và, bất cứ người tù nào cũng có thể tả được như thế, bởi đó là thực tế trần trụi và khắc nghiệt của địa ngục dưới trần gian. Câu thơ mở đầu cho người đọc thấy được tư thế / hoàn cảnh ngắm trăng của Bác Hồ - “không rượu, cũng không hoa”. Một tư thế/hoàn cảnh thật độc đáo, chẳng giống thi nhân nào. Và, chẳng có thi nhân chứ đừng nói người thường nào lại có thể bình tâm ngắm trăng trong cái tư thế ấy. Không có rượu, không có hoa (những vật chất thường gọi thi hứng của thi nhân), lại bị giam cầm, đầy đọa trong ngục tối “ghẻ lở mọc đầy thân”, vậy mà người tù Hồ Chí Minh vẫn ngắm trăng (thưởng nguyệt), vẫn nhìn kĩ, nhìn mãi vầng trăng treo mờ tỏ trên cao qua chấn song sắt của nhà tù cho thỏa lòng yêu thích. Sự việc này soi tỏ một điều rằng, chỉ những người có chất thép trong ý chí và nghị lực như Hồ Chí Minh mới có thể ung dung tự tại, chủ động, mới có thể ngắm trăng trong cảnh ngộ ngặt nghèo như vậy. Qua đó cũng khẳng định Hồ Chí Minh là thi nhân lớn, có một tâm hồn dào dạt, tinh tế, thơ mộng không một hoàn cảnh khó khăn, khổ cực nào có thể thui chột, giết chết niềm cảm hứng thi ca trong Người. Chính trong cái hoàn cảnh lao tù ấy, chỉ có tâm hồn thi sĩ trong Hồ Chí Minh mới nhận ra “Cảnh đẹp” trong đêm đen lao tù ấy. Và, như một tất yếu, một diễn tiến tiếp theo của tâm hồn, là thi sĩ Hồ Chí Minh “khó” (mà không phải là “không thể”) “hững hờ”. Chính vì vậy, cái thơ mộng của Bác không viển vông. Đó chính là chất 13
  • 14. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN lãng mạn cách mạng của người chiến sĩ cách mạng. Chính đôi cánh lãng mạn ấy đã giúp Hồ Chí Minh bay ra khỏi song sắt lao tù lúc nào không hay: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Tâm hồn lãng mạn cách mạng ấy nảy nở trên cơ sở một ý chí rất cao của Bác - người chiến sĩ cách mạng: Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao Muốn nên sự nghiệp lớn Tinh thần càng phải cao. Bị giam cầm một mình trong bốn bức tường cao, hàng ngày bị bọn cai ngục gian ác hành hạ đủ điều, Hồ Chí Minh chỉ có vầng trăng trên cao là bầu bạn. Bạn tri âm, tri kỷ. Vậy mà hai người bạn tâm giao kia vẫn bị chế độ nhà tù hà khắc ngăn cách bởi những chấn song sắt vô hồn. Với việc nhà thơ Hồ Chí Minh dùng thủ pháp nghệ thuật nhân cách hóa cho trăng là người - Trăng đã trở thành bạn của người tù Hồ Chí Minh. Người ngắm trăng thì trăng cũng ngắm người. Chính vẻ đẹp lãng mạn cách mạng của người tù Hồ Chí Minh đã làm say vầng trăng. Và người tù Hồ Chí Minh và Trăng - hai - người - bạn ngắm nhau qua song sắt nhà tù đã tạo nên một bức tranh vừa tuyệt mỹ về nghệ thuật, vừa lãng mạn và lung linh một nhân sinh quan. Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhận xét: “Trước cuộc ngắm trăng, Bác là người tù, cuối cuộc ngắm trăng, người tù đã hóa nhà thơ. Bác đã hoàn thành một cuộc vượt ngục bằng hành động ngắm trăng, thân thể ở trong lao nhưng tinh thần đã ở ngoài lao rồi”. Sau cuộc “vượt ngục” bằng thơ năm 1942 - 1943, khi Bác bị kẻ thù giam cầm, khi đất nước chưa được tự do, độc lập ấy, Bác Hồ còn có nhiều dịp ngắm trăng nữa. Mặc dù hoàn cảnh ngắm trăng sau này của Bác có khác xưa, Bác đã là Chủ tịch một nước Việt Nam độc lập, song trăng vẫn vào thơ Bác (như bài Cảnh Khuya viết năm 1947, bài Rằm tháng Giêng làm năm 1948,…). Trăng và Bác Hồ vẫn là hai người bạn tri kỷ, tri âm: Trăng vào cửa sổ đòi thơ Việc quân đang bận xin chờ hôm sau. n 14 VỌNG NGUYỆT Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Đối thử lương tiêu nại nhược hà ? Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia. (Ngục trung nhật ký) Dịch: NGẮM TRĂNG Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ ? Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. (Nhật ký trong tù)
  • 15. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN TỌA ĐÀM KHOA HỌC MỪNG KHÁNH THỌ 98 TUỔI VÀ SINH NHẬT LẦN THỨ 99 GS. AHLĐ VŨ KHIÊU S áng ngày 18/9/2013, tại Hội trường Bộ VHTT&DL, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp tổ chức Tọa đàm khoa học mừng khánh thọ 98 tuổi và sinh nhật lần thứ 99 của GS. AHLĐ Vũ Khiêu - cây đại thụ khoa học xã hội Việt Nam. Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Vũ Oanh, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị - Chủ tịch UB Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt, NSND Lê Tiến Thọ - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Trung tướng - AHLĐ - Nhà văn Hữu Ước - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân, TSKH Phan Văn Tân - Chánh Văn phòng Bộ VH-TT&DL, đại diện các Nhà hát: Tuồng, Cải lương Trung ương, đại diện l MẠC HẠ Hội Thơ Đường Việt Nam, đại diện một số hội văn học nghệ thuật, đông đảo nhà khoa học, văn nghệ sĩ và những người kính trọng, yêu mến GS. AHLĐ Vũ Khiêu đã đến dự, đọc tham luận và tặng hoa chức mừng GS. AHLĐ Vũ Khiêu. Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, nguyên Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng đã gửi lẵng hoa chúc mừng GS. AHLĐ Vũ Khiêu. Với tình cảm kính trọng, biết ơn GS. AHLĐ Vũ Khiêu, ông Bẩy Lam, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã không quản đường xá xa xôi, từ Kiên Giang ra Hà Nội đến tặng hoa mừng khánh thọ 98 tuổi và sinh nhật lần thứ 99, GS.AHLĐ Vũ Khiêu. Mở đầu buổi lễ, các liền anh, liền chị của Trung tâm Văn hoá quan họ Bắc Ninh đã biểu diễn những 15
  • 16. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN Các đ/c Lê Khả Phiêu, Phạm Thế Duyệt, Vũ Oanh và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với Gs. AHLĐ Vũ Khiêu Ảnh http://www.qdnd.vn làn điệu dân ca mượt mà, sâu lắng chúc khánh thọ 98 mùa xuân và mừng sinh nhật lần thứ 99 của GS.AHLĐ Vũ Khiêu. Các nghệ sĩ Mẫn Thu, Kiều Oanh đã ngâm một số bài thơ của GS. AHLĐ Vũ Khiêu. NS Mai Tuyết Hoa hát tặng GS Vũ Khiêu một làn điệu Xẩm mà ông yêu thích và thường nghe mỗi khi cần lấy lại sự bình an, thư thái sau những giờ làm việc căng thẳng. Sau bài phát biểu ca ngợi tài năng, đức độ và những thành tựu khoa học to lớn, rất có giá trị mà GS.AHLĐ Vũ Khiêu đã tạo dựng trong gần một thế kỷ qua của GS. Hoàng Chương - Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, GS.TS Hồ Sỹ Vịnh, Trung tướng - AHLĐ - Nhà văn Hữu Ước và nhiều nhà khoa học, văn nghệ sĩ đã phát biểu ca ngợi tấm gương lao động khoa học có một không hai, và những cống hiến to lớn của GS.AHLĐ Vũ Khiêu cho nền khoa học nước nhà. Với sự xúc động chân thành, GS.AHLĐ Vũ Khiêu đã cảm ơn tấm lòng và những lời chúc tốt đẹp của mọi người, đặc biệt là của GS. Hoàng Chương và Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc đã tổ chức mừng khánh thọ 98 tuổi và sinh nhật lần thứ 99 của ông. Ông lạc quan và tin tưởng sẽ tiếp tục cống hiến cho khoa học nước nhà nhiều hơn nữa. Mọi người đều tin tưởng và chúc mừng ông. n 16 ANH HÙNG VÀ NGHỆ SĨ Tuổi non thế kỷ, trí quang minh Duyên nợ văn chương, nhất nghệ tinh Câu đối tài hoa tôn đạo lý Chúc văn trang trọng tế thần linh Anh hùng nghệ sĩ ngời công đức Cách mạng triết gia thắm nghĩa tình Bách tuế, thân tằm còn nhả chữ Trọn đời vì nước, vị nhân sinh! Tạ Minh Tâm
  • 17. Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu phát biểu chúc thọ Giáo sư, Anh hùng lao động Vũ Khiêu. Ảnh: Nguyễn Minh San GS. VŨ KHIÊU NHÀ KHOA HỌC, NHÀ TRÍ THỨC TOÀN TÀI G iáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu là một trí thức lớn, cây đại thụ của Khoa học Xã hội Việt Nam, một nhà khoa học toàn tài. Mừng khánh thọ lần thứ 98, sinh nhật lần thứ 99 của Giáo sư , tôi thực sự vui mừng vì thấy ở tuổi thượng thọ, cây đại thụ của nền văn hóa Việt Nam vẫn tinh anh, minh mẫn, không ngừng tiếp tục lao động sáng tạo phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Ở ông là cả một nguồn trí tuệ dồi dào, vô tận, một kho báu quý giá cho nền khoa học nước nhà. Không chỉ là sự kỳ diệu của một trí tuệ hiếm biệt, Giáo sư Vũ Khiêu còn là hiện thân, biểu tượng của tài năng l LÊ KHẢ PHIÊU Nguyên Tổng bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam sáng tạo và sức lực cống hiến. Thời gian và bệnh tật đã phải cúi đầu bất lực trước ông. Giáo sư Vũ Khiêu thật xứng đáng là Anh hùng Lao động, một đảng viên Cộng sản mẫu mực chân chính, xứng đáng được Đảng và Nhà nước cùng nhân dân tôn vinh, kính trọng. Với trí tuệ của mình, ông đã cho ra đời hàng trăm bộ sách đồ sộ, bề thế, những công trình khoa học, các tác phẩm, bài viết, bài giảng về nhiều lĩnh vực: Triết học, giáo dục, kinh tế, tôn giáo, văn hóa, lịch sử, đạo đức, mỹ học, tư tưởng Hồ Chí Minh…là những công trình có giá trị lịch sử lâu dài và vô giá đối với kho tàng tri thức của dân tộc. Giáo sư Vũ Khiêu am hiểu cội nguồn văn hóa 17
  • 18. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN Gs. Hoàng Chương - TGĐ Trung tâm NCBT&PHVHDT đọc lời khai mạc Lễ Khánh thọ 98 Gs. AHLĐ Vũ Khiêu. Ảnh: Nguyễn Minh San Gs. AHLĐ Vũ Khiêu phát biểu cảm ơn các đại biểu tại Lễ Khánh thọ. Ảnh: Nguyễn Minh San dân tộc nên các tác phẩm của ông rất sát thực tiễn cuộc sống, gần gũi với mọi tầng lớp nhân dân và với mọi lứa tuổi. Số lượng tác phẩm, công trình của Giáo sư đã viết, đã chủ biên, biên tập, cố vấn…cho đến nay khiến giới học giả trong nước và nước ngoài phải kính nể. Đặc biệt, Giáo sư Vũ Khiêu còn là bậc thầy về tài viết phú, văn tế, văn bia. Đây là những thể cổ văn rất khó, yêu cầu niêm luật chặt chẽ, mang tính lịch sử, thế nhưng Giáo sư thể hiện vừa tề chỉnh mà vẫn phóng khoáng, nhịp điệu trầm hùng mà vẫn thanh tao, hào hoa, nhã tiệp: Ví dụ ông viết tặng cho tôi hai câu đối treo ở nhà (quê Thanh Hóa): Khóm trúc Đào Tiềm (1) hoa đã nở Hàng tre Nguyễn Trãi bụi không vào Và câu thứ hai tôi treo ở Hà Nội: Ái quốc, ưu dân, cúc đã vàng hoa, lòng vẫn đỏ Thân hiền, trọng sĩ, đầu bạc tóc, mắt đang xanh Đọc tác phẩm của ông, trong dân tộc thấy thời đại, trong văn hóa thấy tư tưởng, trong văn thấy triết, trong lịch sử thấy bài học nhân văn, thấy cả một người nghệ sĩ, một người anh hùng bình dị trong cuộc sống đời thường, trung thực, nặng tình với gia đình, bạn bè, với quê hương đất nước, một ngòi bút sắc sảo, thâm nho, trọng tình nghĩa, gét thói xa hoa, phô trương, tham nhũng, lãng phí. Chủ nghĩa tháp ngà là kẻ thù đối với ông. Hiện nay, với sức làm việc 10 tiếng một ngày và những hoạt động của một người gần trăm tuổi như ông cho thấy một sự ưu thời mẫn thế và tấm lòng của một nhà trí thức toàn diện, toàn tài, không màng danh lợi, tâm huyết sâu nặng với đời, yêu nước thương dân trọn vẹn: “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu/ Hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (Lo trước thiên hạ/ Hưởng phúc sau thiên hạ). Nhân dịp khánh thọ lần thứ 98, sinh nhật lần thứ 99 của Giáo sư, Anh hùng lao động Vũ Khiêu (19 - 9 - 2013), tôi chúc ông mạnh khỏe, trường thọ và tiếp tục đóng góp vào sự nghiệp Khoa học Xã hội nước nhà. Tôi tin rằng nguồn trí tuệ đầy ắp trong Giáo sư - một nhà tư tưởng, một tầm vóc nhân văn lớn, một trí thức và khoa học gia hiếm có của dân tộc ngày càng tỏa sáng, khiến ông càng cống hiến nhiều hơn nữa cho đời, cho dân tộc. Thế hệ hôm nay và mai sau luôn ngưỡng mộ tài năng, đạo đức và phong cách của ông. n ---------------------- 18 (1) Đào Tiềm là danh nhân Trung Quốc, từ quan về quê ở ẩn.
  • 19. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN HỘI THẢO KHOA HỌC Bảo tồn và phát huy Nghệ thuật bài chòi TRONG ĐỜI SỐNG HÔM NAY NGỌC ANH Từ ngày 10/09 đến ngày 11/9/2013, tại TP Quy Nhơn (Bình Định), Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định và Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn & Phát huy Văn hóa Dân tộc VN đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy nghệ thuật Bài chòi”. T ham dự hội thảo có đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc, đồng chí Lê Kim Toàn - Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Bình Định và nhiều vị lãnh đạo các Sở VH,TT&DL, các Hội VHNT các tỉnh miền Trung cũng như đông đảo những người hoạt động sân khấu Bài chòi trong cả nước và nhiều cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương. NSƯT Vương Duy Biên - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Thanh Thắng, GS Hoàng Chương - Tổng Giám đốc Trung tâm NCBT&PHVHDTVN, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Bình Định Văn Trọng Hùng đã chủ trì hội thảo. Sau bài phát biểu chào mừng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Mai Thanh Thắng và bài đề dẫn của GS Hoàng Chương, hơn 30 tham luận của các đại biểu đã xác định vị trí và giá trị của Bài chòi sinh ra ở vùng Nam Trung bộ, là sản phẩm văn hóa quý giá, độc đáo của một miền đất nước. Nó giữ 19
  • 20. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN một vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân Nam Trung bộ. Xét những thành tựu đạt được trên phương diện thực tế hoạt động và trên những đặc trưng nghệ thuật của nguyên lý lý luận sân khấu, hội thảo thống nhất nhận định Bài chòi có nhiều yếu tố sân khấu đẹp và độc đáo. Là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân tộc của địa phương, xứng đáng đứng cùng đội ngũ sân khấu dân tộc khác như Tuồng, Chèo, Cải lương… Nó vừa có nét độc đáo nghệ thuật của không gian văn hóa miền Trung, vừa có nét chung của sân khấu dân tộc, góp mặt vào sự phong phú và đa dạng của nền nghệ thuật sân khấu nước nhà. Bên cạnh việc duy trì bảo tồn phong trào Bài chòi dân gian với những lễ hội đánh Bài chòi, hình thức truyền thống đang tồn tại ở các địa phương và những vở diễn, những trích đoạn Bài chòi tiêu biểu, nhiều tham luận tại hội thảo đã khẳng định những thành tựu đạt được qua các vở diễn như “Thoại Khanh Châu Tuấn”, “Tiếng sấm Tây Nguyên”, “Đội kịch chim chèo bẻo”… và mới đây là vở “Khúc ca bi tráng” của Đoàn Ca kịch Bài chòi Bình Định. Các ý kiến tại hội thảo cũng đề cập đến vấn đề phát triển Bài chòi trên cơ sở cách tân có sự giao lưu, học hỏi giữa Bài chòi với các hình thức khác của sân khấu dân tộc và sân khấu thế giới. Sự cách tân phải giữ được hơi hướng, bản sắc và điệu Bài chòi, bảo đảm được nét độc đáo, riêng biệt của Bài chòi và tiếp tục sáng tạo làm giàu có, phong phú thêm bộ môn nghệ thuật quý giá này. Có nghĩa là: Phát triển Bài chòi dựa trên nguyên tắc giữ được cái lõi Bài chòi cổ trên cơ sở kết hợp nhuần nhuyễn đặc trưng của kịch hát dân tộc với 4 yếu tố: Hô, Hát, nói lối, vũ đạo hóa trên nguyên tắc cách điệu và tượng trưng của sân khấu dân tộc. Về nội dung đề tài hiện nay cần tập trung khai thác những kịch bản phù hợp với ngôn ngữ nghệ thuật của thể loại, tập trung giải quyết những vấn đề tâm lý, xã hội hiện nay như nhân tình thế thái, bồi dưỡng nhân cách đạo đức con người, tạo ra một cuộc sống xã hội lành mạnh, tích cực, mang được hơi hướng thời đại. Trước xu hướng nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống bị mai một, trong đó có Bài chòi, các ý kiến tại hội thảo đã nhấn mạnh nghệ thuật Bài chòi cần được bảo trợ, tài trợ để duy trì và phát triển trên tinh thần Trung ương và địa phương cùng làm: + Đề nghị các cơ quan hữu quan sớm tổ chức cơ quan đại diện khoa học về nghệ thuật Bài chòi tại 20 miền Trung. Trước mắt có thể là dựa vào cơ quan đại diện của Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn & Phát huy Văn hoá Dân tộc VN ở Nam Trung bộ và Tây Nguyên tại TP Quy Nhơn, Bình Định. + Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch dành một phần kinh phí hàng năm trong quỹ phát triển sân khấu truyền thống cho sân khấu Bài chòi; Có kế hoạch lưu giữ các vở “bảo tàng” và các vở “thể nghiệm”; Tổ chức hệ thống đào tạo chính quy chuyên ngành về bộ môn Bài chòi, nhằm tạo ra đội ngũ diễn viên kế tục và những tác giả, đạo diễn, nhạc sĩ chuyên ngành về sân khấu Bài chòi; Có chế độ đãi ngộ thích đáng cho các nghệ sĩ, các nhà hoạt động sân khấu hiện nay, cụ thể về đời sống, tài chính, danh hiệu nghệ sĩ. + Thường xuyên tổ chức toạ đàm, hội thảo về bảo tồn và phát huy, phát triển Bài chòi. + Xây dựng bảo tàng loại hình Dân ca kịch Bài chòi và xây dựng không gian Bài chòi và Nhà hát sân khấu Bài chòi trong tương lai gần. + Tăng cường quảng bá Bài chòi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tại hội thảo, thay mặt Bộ VH,TT&DL, Thứ trưởng Vương Duy Biên đã nhấn mạnh: “Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch sớm có văn bản báo cáo Chính phủ cho phép tỉnh Bình Định hoàn thành hồ sơ trình UNESCO công nhận Bài chòi là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Đề nghị Trung tâm NCBT&PHVHDTVN phối hợp với UBND tỉnh Bình Định và Viện Văn hoá có sự chuẩn bị chu đáo thống nhất tư liệu để trình UNESCO”. Hội thảo khoa học “Nghệ thuật Bài chòi” là một trong những mốc quan trọng trên con đường phát triển nghệ thuật Bài chòi. Hội thảo đã thông qua thông cáo chung kêu gọi các cấp lãnh đạo, các cơ quan hữu quan và đông đảo công chúng nhiệt thành tích cực ủng hộ, giúp đỡ để nghệ thuật Bài chòi thực sự là nghệ thuật độc đáo của miền Nam Trung bộ, đóng góp vào sự phong phú của sân khấu dân tộc. Đồng thời, hội thảo nhận định Bình Định là cái nôi của nghệ thuật Bài chòi, cần bảo tồn và phát huy nghệ thuật Bài chòi bằng nhiều giải pháp, góp phần chăm lo, gìn giữ vốn văn hóa, văn nghệ dân gian cổ truyền của dải đất miền Nam Trung bộ một cách có kế hoạch để nơi đây thực sự trở thành không gian văn hóa của nghệ thuật Bài chòi, tiến tới mục tiêu trình UNESCO công nhận nghệ thuật Bài chòi là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. n
  • 21. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN HỘI THẢO “NGHỆ THUẬT BÀI CHÒI” TẠO TIỀN ĐỀ HƯỚNG TỚI LẬP HỒ SƠ KHOA HỌC DI SẢN BÀI CHÒI TRÌNH UNESCO CÔNG NHẬN LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA NHÂN LOẠI ( TRÍCH PHÁT BIỂU CỦA Đ/C MAI THANH THẮNG - ỦY VIÊN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY, PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH TẠI HỘI THẢO KHOA HỌC “NGHỆ THUẬT BÀI CHÒI”) Quang cảnh Hội thảo “Nghệ thuật Bài chòi”. Ảnh: Nguyễn Xuân B ài chòi là loại hình nghệ thuật dân gian, hình thành và phát triển trong quá trình lao động sản xuất, giao lưu văn hóa của người Việt khi vào định cư, khai phá vùng đất Đàng Trong từ cách đây nhiều thế kỷ. Các làn điệu, lời ca bình dị, ngọt ngào của Bài chòi đã đi vào lòng người và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của các tầng lớp nhân dân ở khu vực miền Trung nói chung và vùng Nam Trung Bộ nói riêng. Qua quá trình hình thành và phát triển, nghệ thuật Bài chòi đã tiến triển dần và được trình diễn dưới nhiều hình thức như: hô bài chòi, hội đánh bài chòi, sân khấu ca kịch bài chòi... Tuy là bộ môn nghệ thuật non trẻ nhưng nghệ thuật Bài chòi đã có những đóng góp tích cực cho nghệ thuật sân khấu nói riêng và kho tàng văn học nghệ thuật Việt Nam nói chung. 21
  • 22. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN Biểu diễn bài chòi cổ dân gian ở huyện Tuy Phước. Ảnh: Nguyễn Xuân Đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nghệ thuật Bài chòi đã theo sát cuộc sống kháng chiến, phục vụ đắc lực công cuộc đấu tranh cách mạng, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Bình Định là một trong những cái nôi của nghệ thuật Bài chòi, là nơi còn lưu giữ được nhiều làn điệu Bài chòi cổ. Trên mảnh đất này từ tâm hồn mỗi người dân, mỗi làng quê thôn xóm đâu đâu cũng vang lên âm điệu Bài chòi mượt mà, sâu lắng. Thời gian qua, lãnh đạo tỉnh Bình Định luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi trong việc bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật đặc sắc này, đồng thời làm cho các giá trị văn hóa dân gian cổ truyền của quê hương luôn được thừa kế và phát huy. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có một đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp là Đoàn Ca Kịch Bài chòi và một Đoàn Bài chòi cổ dân gian ngoài công lập thường xuyên tổ chức biểu diễn phục vụ nhân dân. Nhiều vở diễn đã được Đoàn Ca Kịch Bài chòi đầu tư dàn dựng với đề tài phong phú, nội dung hấp dẫn, gặt hái được nhiều thành tích cao tại các kỳ Hội thi, Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc. Những năm gần đây, Sở Văn hóa, Thể 22 thao và Du lịch đã phục hồi Bài chòi cổ dân gian và tập huấn nhân rộng lực lượng diễn viên, hình thành các Câu lạc bộ Bài chòi ở nhiều địa phương trong tỉnh thường xuyên tổ chức trình diễn vào các dịp lễ, tết, hội dân gian truyền thống, được đông đảo nhân dân, du khách trong và ngoài nước ủng hộ, hưởng ứng tham gia. Đến nay trong toàn tỉnh Bình Định có 01 nghệ sĩ nhân dân, 06 nghệ sĩ ưu tú ở bộ môn nghệ thuật này. Việc tổ chức Hội thảo khoa học Nghệ thuật Bài chòi lần này có ý nghĩa nhằm nghiên cứu, tổng kết một cách toàn diện cả về lý luận và thực tiễn lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật Bài chòi, con đường từ Bài chòi dân gian đến Bài Chòi sân khấu chuyên nghiệp, rút ra các bài học trong công tác bảo tồn và phát huy di sản nghệ thuật Bài Chòi cho hôm nay và mai sau. Hội thảo lần này sẽ làm sáng tỏ nhiều vấn đề và quá trình hình thành và phát triển, cùng các đặc điểm, tính chất và giá trị độc đáo, nổi bật của nghệ thuật Bài chòi trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại trong thời gian tới. n
  • 23. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NGHỆ THUẬT BÀI CHÒI HƯỚNG TỚI LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA NHÂN LOẠI l GS. HOÀNG CHƯƠNG CÁCH ĐÂY 4 NĂM, BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA - THỂ THAO VÀ DU LỊCH ( VH -TT & DL) HOÀNG TUẤN ANH CÓ ĐỀ NGHỊ CHÚNG TÔI VỚI TƯ CÁCH LÀ CƠ QUAN NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VHDT NÊN LẤY Ý KIẾN THĂM DÒ CÁC ĐỊA PHƯƠNG CÓ NGHỆ THUẬT BÀI CHÒI LÀ CÓ NÊN LÀM HỒ SƠ TRÌNH UNESCO CÔNG NHẬN BÀI CHÒI MIỀN TRUNG LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA NHÂN LOẠI KHÔNG ? VÀ CHÚNG TÔI ĐÃ THỰC HIỆN. KẾT QUẢ, CÁC GIÁM ĐỐC SỞ VH - TT & DL CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ ĐỀU CÓ CÔNG VĂN TRẢ LỜI, THỰC CHẤT LÀ ĐỀ NGHỊ BỘ VH - TT & DL TIẾN HÀNH LẬP HỒ SƠ VỀ BÀI CHÒI TRÌNH ỦY BAN UNESCO XEM XÉT. 23
  • 24. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN Biểu diễn bài chòi trên đất Thăng Long, xuân Nhâm Thìn. Ảnh Nguyễn Minh San T iếp theo, Bộ VH - TT & DL lại giao cho Trung tâm NCBT & PHVHDT VN thực hiện dự án “Phục hồi nghệ thuật Bài chòi trên miền Bắc từ năm 2010” và sang đầu năm 2011, Bộ VH- TT & DL lại phối hợp với tỉnh Bình Định tổ chức Liên hoan Bài chòi lần thứ nhất tại TP Quy Nhơn. Thứ trưởng Bộ VH TT & DL Lê Tiến Thọ và Phó Chủ tịch tỉnh Bình Định Nguyễn Thị Thanh Bình làm đồng Trưởng ban và tôi là Phó trưởng ban Chỉ đạo cuộc liên hoan này. Sang đầu năm 2012, Sở VH - TT & DL Bình Định lại phối hợp với Trung tâm NCBT & PHVHDT Việt Nam tổ chức Hội Bài chòi tại Hà Nội. Cuối tháng 5/2013 cuộc thi Tuồng và Dân ca kịch (chủ yếu là Bài chòi) lại được tổ chức tại TP.Tam Kỳ - Quảng Nam. Chưa kể NXB Âm nhạc- Bộ VH - TT & DL, cùng Sở VH - TT & DL Bình Định đã tổ chức thực hiện thành công đĩa DVD về nghệ thuật Bài chòi cổ do tôi làm cố vấn, một công trình rất có giá trị đang phát hành cả nước trong năm 2012. Như vậy, trong vòng 5 năm qua đã liên tiếp diễn ra những hoạt động Bài chòi gần khắp đất nước, khiến cho toàn xã hội dù bị cuốn hút vào cơn bão kinh tế và nghệ thuật giải trí cũng phải quan tâm tới một bộ môn nghệ thuật dân gian đặc sắc ở miền duyên hải Nam Trung Bộ, cũng giống như sự vực dậy phong trào đờn ca tài tử Nam Bộ và cả hai đều hướng tới mục tiêu đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. 24 Về hoạt động học thuật, công tác nghiên cứu Bài chòi trong vài thập kỷ qua cũng gặt hái được nhiều thành tựu. Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, tháng 4/1975 Đoàn ca kịch Bài chòi Liên khu V từ miền Bắc về miền Nam phục vụ đồng bào, sau đó được Bộ Văn hóa giao cho tỉnh Thuận Hải quản lý và đổi tên là Đoàn Ca kịch Thuận Hải. Vì đây là đoàn Bài chòi mạnh nhất lúc bấy giờ nên đến cuối năm 1980 một hội thảo khoa học đầu tiên về nghệ thuật Bài chòi được tiến hành ở TP Phan Thiết. Tại hội thảo này, vấn đề đặt ra là bảo tồn và phát triển Bài chòi như thế nào để Bài chòi không mất bản sắc? và vì sao lại đặt đơn vị Bài chòi chủ lực trên mảnh đất không có Bài chòi nên không phát triển nổi? Vậy có nên đưa nó trở về cái nôi của nó là Bình Định không? Cũng vì Bộ Văn hóa đặt nhầm chỗ, trồng cây không đúng đất nên sau ba năm thì Đoàn Ca kịch Thuận Hải dần dần tan rã, dù hai con chim đầu đàn của nó là Nguyễn Tường Nhẫn và Lệ Thi đã kêu tới “thiên đình” cũng không sao cứu nguy được. Đây là tổn thất lớn của ngành Bài chòi, một đàn chim vỡ tổ, nhiều nghệ sĩ thất nghiệp, bỏ nghề, ngành Bài chòi mất một đơn vị chủ lực! Đến tháng 10 năm 1987 (Từ 10 - 14) nhân Liên hoan Dân ca kịch tại Đà Nẵng, cũng có một hội thảo về Bài chòi, nhưng vì tổ chức thiếu khoa học mà hiệu ứng không cao. Đến tháng 9 năm 1990 cũng nhân Liên hoan Tuồng và Ca kịch miền Trung lại có một
  • 25. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN cuộc tọa đàm về Bài chòi, nhưng cũng không bàn sâu được về bảo tồn và phát triển Bài chòi trong xu thế đất nước đang chuyển mạnh sang cơ chế thị trường, Bài chòi bắt đầu gặp khó khăn về khán giả. Hội thảo lớn nhất về nghệ thuật Bài chòi được tiến hành trong 2 ngày liền (từ 30 - 10 đến 1 - 11 năm 1990) ở TP Nha Trang do Viện Sân khấu Việt Nam tổ chức, Bộ VH - TT chỉ đạo. Hội thảo này tập trung gần đủ mặt những nhà nghiên cứu và nghệ sĩ Bài chòi tên tuổi cả nước, bàn rất sâu, tranh luận rất quyết liệt về truyền thống và cách tân, nổi bật là hai ý kiến đối trọng giữa nhà nghiên cứu Mịch Quang và NSND Lệ Thi. Ông Mịch Quang thì phản đối việc dân ca hóa Bài chòi và cho rằng lên giữ Bài chòi cổ và lấy thể Hô là chính. Vì từ xưa tới nay người ta nói “hô Bài chòi” chứ không ai nói “hát Bài chòi”. Ngược lại, NSND Lệ Thi thì cho rằng Bài chòi phải luôn luôn được gia tăng những làn điệu mới từ nguồn dân ca Liên khu V và lấy thể Hát làm chính. Ý kiến của NNC Mịch Quang được các nghệ sĩ gạo cội của Bài chòi Bình Định như Phan Ngạn, Nguyễn Kiềm đồng tình. Còn ý kiến của NSND Lệ Thi thì phù hợp với cách làm của một số đoàn đang tích cực cải tiến, tìm cách tiếp cận với đông đảo khán giả trẻ. Vì vậy, mà có đoàn không gọi tên Đoàn Bài chòi mà gọi là Đoàn Dân ca Kịch, hoặc Đoàn Ca kịch Bài chòi. Từ cái tên Đoàn đã phản ánh hướng đi của đơn vị nghệ thuật lúc ấy, tức là dân ca hóa nghệ thuật Bài chòi, mà khi các làn điệu gốc của Bài chòi bị biến dạng, bị lấn át, kể cả cách hô, hát thì tất nhiên màu sắc, căn cước của Bài chòi bị mờ đi, và như vậy thì gọi đoàn dân ca kịch là đúng, tức là dân ca hóa, hoặc kịch nói pha Bài chòi. Như chúng ta biết, nghệ thuật Bài chòi đã ra đời từ mấy trăm năm trước và đã phát triển trong vòng 100 năm, tương ứng với nghệ thuật Cải lương. Cải lương cũng từ nói thơ, rồi nhập vào đờn ca tài tử, rồi học hát bội mà ca ra bộ lấy bài Dạ cổ Hoài lang của Cao Văn Lầu làm cơ sở để phát triển thành bộ môn nghệ thuật Cải lương theo phương châm: “Cải cách hát theo tiến bộ/Lương truyền tuồng tích sáng văn minh”, tức là cải cách không bờ bến, không bị ràng buộc trong quy tắc, nghiêm ngặt như Tuồng. Bài chòi thì từ trò đánh Bài chòi tiến lên hội Bài chòi, bài chòi chiếu, bài chòi ghế, rồi từ đất lên giàn và cuối cùng là Bài chòi chuyên nghiệp mà tiêu biểu là Đoàn Bài chòi Liên khu V được thành lập tại Hà Nội năm 1957, cũng là năm vở Thoại Khanh- Châu Tuấn ra đời và giành được giải cao tại Hội diễn sân khấu toàn quốc cùng năm ấy. Vậy, cái gì đã làm nên Thoại Khanh- Châu Tuấn một vở ca kịch Bài chòi hiện đại đậm bản sắc dân tộc, rất Bài chòi để cả giới sân khấu và toàn dân công nhận nó? Bởi trước đó giới sân khấu không công nhận Bài chòi là một kịch chủng dân tộc. Có người nói: đây là “nghệ thuật bài bạc”, cũng có người nói: “Bài chòi cải lương Liên khu V”. Trước hết phải nói là kịch bản văn học vở Thoại Khanh - Châu Tuấn của Nguyễn Tường Nhẫn đã dựa theo câu chuyện dân gian cùng tên chuyển sang ca kịch Bài chòi. Ông là một nghệ sĩ có nghề đã từng là diễn viên Tuồng, đồng thời đã từng viết nhiều vở Bài chòi thời chống Pháp. Cái vốn nghề Tuồng và Bài chòi cùng với kinh nghiệm từ thực tế hoạt động phong trào nên Nguyễn Tường Nhẫn đã viết được một vở Bài chòi khá tốt, nhất là văn thơ đậm chất dân gian, trữ tình sâu lắng. Nhưng nếu không có những cộng sự tài năng như Khánh Cao, Lệ Thi, Hoàng Lê, Văn Cận, Nguyễn Cung Nghinh… thì không thể có được một Thọai Khanh- Châu Tuấn như hôm nay để chúng ta được chiêm ngưỡng, được kế thừa, và phát huy trong những sáng tạo nghệ thuật của mình. Nói về âm nhạc ca hát thì, trong vở Thoại Khanh- 25
  • 26. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN Châu Tuấn không chỉ có những làn điệu như ta thấy ở Hội Bài chòi hoặc ở sân khấu Bài chòi chiếu trước đây như Xuân nữ, Xàng xê, Cổ bàn, Hò Quảng, hát Nam mà còn có nhiều bài bản khác như: Dạ đơn hành, Tình duyên cung oán, Trách hoa, Hò Quảng, Lý thương nhau và có cả ngâm thơ cổ nữa. Nhưng có điều là những bài bản mới ấy rất ăn khớp với các làn điệu chính của Bài chòi, khán giả vẫn có cảm giác là đang nghe hát Bài chòi. Ví dụ từ điệu nói lối của hai vợ chồng Thoại Khanh- Châu Tuấn chuyển sang hát điệu Xuân nữ rồi chuyển sang điệu Hò Quảng rồi lại nối tiếp điệu Lý thương nhau mà nghe rất ngọt, rất Bài chòi. Thoại Khanh: Nói lối: Đây là tiền bán củi lâu nay em dành dụm Để cho chàng lộ phí xuống Trường An. Anh ra đi giong ruổi dặm đàng. Em ở lại vượt ngàn cơn cay đắng. Nơi trường ốc may ra chàng chiếm bảng (thì…) cũng đừng quên người tri kỷ chốn lều tranh. Đừng vì mùi chung đỉnh bả lợi danh. Mà phụ phàng cảnh hàn vi nơi thôn dã. Em sẽ giữ trọn tấm lòng vàng đá Cho đến ngày anh quay gót trở về… (chuyển sang hát Bài chòi Xuân nữ). Gió trăng lưng túi đề huề, Đưa chàng đôi bước lòng se bên lòng. Xa chàng, em chỉ cầu mong, Chàng đi đến chốn thành công khi về. Chàng đi hãy giữ lấy tình quê Vinh hoa phú quý chớ hề say xưa. Lều tranh chung sống từ xưa, Mẹ già tựa cửa sớm trưa đợi chờ. Bà mẹ hát Hò Quảng: Mấy lời mẹ dặn con thơ, Chữ tình chữ ngãi con lo cho tròn… Con đừng bận bựu vấn vương. Bước đi còn lắm dặm đường còn xa. Thoại Khanh (chuyển sang hát Lý thương nhau) Đưa anh ngàn dặm, dặm ngàn Dặn anh trọn vẹn đá vàng trăm năm. Ta thấy từ nói lối, chuyển sang điệu Xuân nữ, rồi tiếp là Hò Quảng và kết đoạn là điệu Lý thương nhau nghe rất vào, rất ngọt, không ai không công nhận là không Bài chòi ? Như vậy ca nhạc Bài chòi dù phát triển tới đâu nhưng nếu biết giữ cái gốc, giữ bản sắc, giữ căn cước của nó thì vẫn là Bài chòi. Giống như người 26 trồng hoa, phải ghép hoa trên cái gốc của một cây hoa cổ thụ, thì dù bông hoa có khác màu sắc, nhưng vẫn là loại hoa mang tên chính của nó. Như vậy, khuynh hướng nghệ thuật này không thể dùng cách Hô trong Bài chòi cổ được mà phải hát theo trường phái của NSND Lệ Thi. Nhưng khi chúng ta hướng mục tiêu để UNESCO công nhận Bài chòi là di sản văn hóa nhân loại thì phải thực hiện theo các tiêu chí nghiêm ngặt của UNESCO mà họ đặt ra như các loại hình nghệ thuật khác đã thực hiện và thành công như: Quan họ, Ca trù, Hát xoan, và sắp tới là Ví dặm Nghệ Tĩnh, Đờn ca tài tử. Như vậy, Bài chòi phải trở lại với cái gốc của nó tức là hình thức Hội đánh Bài chòi, hoặc Bài chòi chiếu… Như chúng ta thấy nó đang tồn tại ở vùng đất miền Trung, mà đặc biệt là ở Bình Định. Dĩ nhiên Bình Định cũng như một số địa phương khác từ Quảng Nam đến Khánh Hòa đang tích cực bảo tồn và phát triển nghệ thuật Bài chòi và các hình thức biểu diễn dân gian khác chưa bị cải biên và lai tạp còn phát triển thì như một số đoàn đã thực hiện thành công một số vở diễn để phục vụ cho đại đa số khán giả trong và ngoài nước. Như vậy, Bài chòi một lúc phải đi hai chân, phải làm hai hướng: Bảo tồn nguyên gốc và phát triển như vở “Thoại Khanh - Châu Tuấn” của Đoàn ca kịch Bài chòi Liên khu V cách đây 56 năm và vở “Khúc Ca bi tráng” của Đoàn Bài chòi Bình Định hôm nay. Cả hai tác phẩm đỉnh cao này như một biểu trưng, một điển hình của sự thành công trong quá trình bảo tồn và phát triển nghệ thuật Bài chòi từ dân gian lên chuyên nghiệp mà UNESCO có thể tham khảo để công nhận Bài chòi là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Nhân đây cũng xin nhắc lại, tại hội thảo Bài chòi năm 1990 ở TP Nha Trang, trong kết luận của Thứ Trưởng Bộ VH - TT - GS Đình Quang có đề nghị thành lập một Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn Bài chòi miền Trung do các tỉnh có Bài chòi đóng góp nhân sự và ngân sách. Trung tâm này nên đặt ở một vị trí trung tâm ở miền Trung, nơi có phong trào Bài chòi mạnh, Bộ Văn hóa sẽ hỗ trợ một phần ngân sách. Như vậy đây cũng là một đề tài quan trọng mà ở hội thảo này nên quan tâm bàn bạc. Tất cả vì mục đích bảo tồn và phát huy, phát triển bộ môn nghệ thuật Bài chòi lâu dài, và trước mắt là hướng tới làm hồ sơ trình UNESCO công nhận Bài chòi là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại./. n
  • 27. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN THÔNG CÁO CHUNG CỦA TOÀN THỂ ĐẠI BIỂU THAM DỰ HỘI THẢO KHOA HỌC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY H NGHỆ THUẬT BÀI CHÒI ội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy nghệ thuật Bài chòi” do UBND tỉnh Bình Định và Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn & Phát huy văn hóa Dân tộc VN phối hợp tổ chức từ ngày 10/09 đến 11/09/2013 tại TP Quy Nhơn đã thành công tốt đẹp. Tham dự hội thảo có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc, T.S Lê Kim Toàn Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Định và nhiều vị lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định, các Sở VH - TT & DL, các Hội VHNT các tỉnh miền Trung cùng đông đảo những người hoạt động sân khấu Bài chòi trong cả nước. NSƯT Vương Duy Biên - Thứ trưởng Bộ VH - TT & DL, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Mai Thanh Thắng, GS Hoàng Chương - Tổng Giám đốc Trung tâm NCBT&PHVHDTVN, Giám đốc Sở VH - TT & DL Bình Định Văn Trọng Hùng đã chủ trì hội thảo. Nhiều nhà nghiên cứu, lý luận, các nhà hoạt động sân khấu như tác giả, đạo diễn, diễn viên, nhạc sĩ… từ trung ương đến các tỉnh Nam Trung Bộ và TP Hồ Chí Minh đã tham dự hội thảo. Tham gia hội thảo còn có lãnh đạo các đoàn nghệ thuật Bài chòi các tỉnh miền Trung, các nhà báo của các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương như báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Tuổi trẻ, Báo Lao động, Đài PT - TH Bình Định, Báo Quân đội Nhân dân, Báo Bình Định, Tạp chí Văn Hiến Việt Nam, Tạp chí Văn nghệ Khánh Hòa, Đài Tiếng nói Nhân dân TP Hồ Chí Minh… Sau bài phát biểu chào mừng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Mai Thanh Thắng và bài đề dẫn của GS Hoàng Chương, gần 30 tham luận của các đại biểu đã được trình bày tại Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy nghệ thuật Bài chòi hướng tới UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”. Hội thảo đã có những ý kiến thống nhất và đề nghị gửi tới các cơ quan hữu quan những vấn đề sau: I. Xác định vị trí và giá trị của Bài chòi Bài chòi sinh ra ở vùng Nam Trung Bộ là sản phẩm văn hóa dân tộc quý giá, độc đáo, là món ăn tinh thần quen thuộc của nhân dân lao động, giữ một vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân Nam Trung Bộ từ hàng trăm năm qua. Xét những thành tựu đạt được trên phương diện thực tế hoạt động và trên những đặc trưng nghệ thuật của sân khấu dân gian truyền thống. Hội thảo thống nhất nhận định: Bài chòi là nghệ thuật hồn nhiên của người lao động ở một vùng văn hóa Nam Trung Bộ mang nhiều yếu tố nghệ thuật đẹp và độc đáo được nhân dân yêu thích, xứng đáng đứng cùng đội ngũ sân khấu dân tộc khác như Tuồng, Chèo, Cải lương… Bài chòi góp phần làm phong phú và đa dạng nền nghệ thuật sân khấu dân tộc Việt Nam II. Việc duy trì và phát triển nghệ thuật Bài chòi được nhìn nhận theo những hướng sau: 1. Thống nhất việc duy trì và phát triển nghệ thuật Bài chòi trên cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động của nghệ thuật Bài chòi thông qua một cơ quan nghiên cứu khoa học đại diện đặt tại chính trên cái nôi của Bài chòi. 2. Khẳng định những thành tựu đã đạt được qua các vở diễn tiêu biểu như “Thoại Khanh - Châu Tuấn”, “Tiếng sấm Tây Nguyên”, “Đội kịch chim chèo bẻo:, … và mới đây là vở “Khúc ca bi tráng” của Đoàn Ca Kịch Bài chòi Bình Định được thưởng Huy chương 27
  • 28. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN Vàng tại cuộc thi Tuồng và dân ca kịch toàn quốc năm 2013 tại TP. Tam Kỳ - Quảng Nam. Mặt khác, duy trì bảo tồn phong trào Bài chòi dân gian với những hình thức: Hội đánh Bài chòi, Bài chòi chiếu, Tấu bài chòi… đang tồn tại ở các địa phương và bảo tồn những vở diễn, những trích đoạn Bài chòi tiêu biểu đậm chất dân gian truyền thống. 3. Phát triển Bài chòi trên cơ sở Bài chòi dân gian truyền thống có sự giao lưu, học hỏi giữa Bài chòi với các hình thức khác của sân khấu dân tộc như Tuồng, Chèo, Cải lương. Sự cách tân phải giữ được hơi hướng, bản sắc và làn điệu Bài chòi dân gian tiếp tục sáng tạo làm giàu có, phong phú thêm bộ môn nghệ thuật quý giá này trên nền dân ca Miền Trung. Phát triển Bài chòi phải dựa trên nguyên tắc giữ được cái cốt lõi Bài chòi cổ giữ cho được đặc trưng của dân ca kịch Bài chòi với 4 yếu tố: Hô, Hát, Nói lối, Vũ đạo hóa trên nguyên tắc cách điệu và tượng trưng của sân khấu dân tộc. 4. Về nội dung đề tài hiện đại cần tập trung khai thác những kịch bản phù hợp với ngôn ngữ nghệ thuật của thể loại Bài chòi dân gian tập trung giải quyết những vấn đề tâm lý, xã hội hiện nay như nhân tình thế thái, bồi dưỡng nhân cách đạo đức con người, tạo ra một cuộc sống xã hội lành mạnh, tích cực, mang được hơi hướng thời đại. Cần có hệ thống lý luận về sân khấu Bài chòi đặt trong hệ thống lý luận chung của sân khấu dân tộc và trên thế giới. Từ đó, qua những công trình nghiên cứu khoa học, qua những vở thể nghiệm về sân khấu Bài chòi, cần rút ra những nét độc đáo, riêng biệt của sân khấu Bài chòi và tìm ra nét chung hòa nhập trong cộng đồng dân tộc, trong sự phong phú của toàn bộ nền nghệ thuật sân khấu nước nhà. 5. Tổ chức hệ thống đào tạo chính quy chuyên ngành về bộ môn Bài chòi, nhằm tạo ra đội ngũ diễn viên kế tục và những tác giả, đạo diễn, nhạc sĩ chuyên ngành về sân khấu Bài chòi, tránh cách chuyển từ kịch nói sang Bài chòi và viết ca khúc cho Bài chòi. 6. Có chế độ đãi ngộ thích đáng cho các nghệ sĩ, các nhà hoạt động sân khấu Bài chòi hiện nay, cụ thể là đời sống tinh thần và vật chất cũng như danh hiệu nghệ sĩ. III. Những kiến nghị cụ thể: toàn bộ đại biểu hội thảo đề nghị: 1. Trước tình hình cụ thể hiện nay, nghệ thuật Bài chòi cần được bảo trợ, tài trợ để bảo tồn và phát triển 28 đúng tinh thần nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII là xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. - Đề nghị các cơ quan hữu quan sớm tổ chức cơ quan đại diện khoa học về nghệ thuật Bài chòi tại miền Trung. Trước mắt có thể là dựa vào Cơ quan đại diện của Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn & Phát huy Văn hóa Dân tộc VN ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên hiện đang đặt tại TP Quy Nhơn - Bình Định. - Bộ VH - TT & DL dành một phần kinh phí hàng năm cho quỹ bảo tồn và phát triển sân khấu Bài chòi. Có kế hoạch phục hồi lưu giữ các vở “bảo tàng” và các vở “thể nghiệm”. 2. Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch sớm có văn bản báo cáo chính phủ cho phép tỉnh Bình Định chủ trì phối hợp các tổ chức có thẩm quyền lập hồ sơ không gian Bài chòi miền Trung trình UNESCO công nhận Bài chòi là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đề nghị Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Bình Định và Cục Di sản Bộ VH - TT & DL có sự chuẩn bị chu đáo thống nhất tư liệu lập hồ sơ Bài chòi để trình UNESCO. 3. Thường xuyên tổ chức tọa đàm, hội thảo về bảo tồn và phát huy phát triển Bài chòi. 4. Xây dựng bảo tàng loại hình Dân ca kịch Bài chòi và xây dựng không gian Bài chòi và Nhà hát sân khấu Bài chòi trong tương lai gần. 5. Tăng cường quảng bá Bài chòi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hội thảo đã kết thúc trong sự đồng thuận tuyệt đối những đề xuất trên đây là một trong những mốc quan trọng trên con đường bảo tồn phát huy và phát triển nghệ thuật Bài chòi. Hội thảo kêu gọi các cấp lãnh đạo, các cơ quan hữu quan và đông đảo công chúng nhiệt thành tích cực ủng hộ, giúp đỡ để Bài chòi thực sự là nghệ thuật độc đáo của miền Nam Trung Bộ, đóng góp vào sự phong phú của dân tộc cả nước. Đồng thời, Hội thảo nhận định Bình Định là trung tâm hoạt động nghệ thuật Bài chòi, tổ chức tọa đàm, hội thảo, liên hoan Bài chòi nên cần có những giải pháp, góp phần chăm lo, gìn giữ vốn văn hóa, văn nghệ dân gian cổ truyền của dải đất miền Nam Trung Bộ một cách tích cực, hướng tới mục tiêu trình UNESCO công nhận nghệ thuật Bài chòi là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. n Qui Nhơn, ngày 11/9/2013
  • 29. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN RA MẮT CƠ QUAN ĐẠI DIỆN TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN & PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘC VN TẠI BÌNH ĐỊNH VÀ CUỐN SÁCH - BỘ PHIM TÀI LIỆU “LÊ ĐẠI CANG - NHÂN CÁCH BẬC QUỐC SĨ” l VH CHIỀU NGÀY 10/9/2013, TẠI TP QUY NHƠN, BÌNH ĐỊNH, TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN & PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘC VN ĐÃ TỔ CHỨC LỄ RA MẮT CƠ QUAN ĐẠI DIỆN TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN & PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘC VN TẠI BÌNH ĐỊNH. Đ Toàn cảnh buổi Lễ ra mắt ến dự buổi lễ ra mắt có đồng chí Mai Thanh Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, GS Hoàng Chương - Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn & Phát huy Văn hóa Dân tộc VN, nhà thơ, nhà viết kịch Văn Trọng Hùng - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Bình Định, nhà báo Nguyễn Thế Khoa - Tổng Biên tập Tạp chí Văn Hiến Việt Nam, cùng đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà văn hóa, các văn nghệ sĩ, các cán bộ là thành viên của Cơ quan đại diện Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn & Phát huy Văn hóa Dân tộc VN và nhiều phóng viên báo, đài Trung ương và Bình Định. Cơ quan Đại diện Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc tại tỉnh Bình Định có nhiệm vụ triển khai hoạt động của Trung tâm tại tỉnh Bình Định và các tỉnh khu vực Nam Trung bộ. Cơ quan Đại diện có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng, được mở tài khoản riêng tại ngân hàng để hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được giao. Cơ quan Đại diện Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc tại tỉnh Bình Định gồm các bộ phận sau: Văn phòng cơ quan (phụ trách công tác hành chính tổ chức kế hoạch tài vụ chung của cơ quan); Văn phòng đại diện tạp chí Văn hiến VN (tổ chức cộng tác viên, 29
  • 30. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN Gs. Hoàng Chương - TGĐ Trung tâm NCBT&PHVHDTVN chúc mừng nhà viết kịch Văn Trọng Hùng được bổ nhiệm là Giám đốc cơ quan đại diện Trung tâm NCBT&PHVHDTVN tại Bình Định bài vở, phát hành, quảng cáo tạp chí Văn hiến VN và công tác truyền thông của Cơ quan Đại diện); Ban Văn hóa Vật thể (Phụ trách việc nghiên cứu bảo tồn phát huy các di sản văn hóa vật thể); Ban Văn hóa Phi Vật thể (Phụ trách việc nghiên cứu bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể). Cơ quan đại diện Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn & Phát huy văn hóa Dân tộc VN tại Bình Định hiện gồm 31 thành viên và nhà thơ, nhà viết kịch Văn Trọng Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bình Định được bổ nhiệm làm Giám đốc Cơ quan đại diện. Phát biểu tại lễ ra mắt, Giám đốc Cơ quan đại diện - nhà thơ, nhà viết kịch Văn Trọng Hùng đã cảm ơn sự tin tưởng của Lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn & Phát huy Văn hóa Dân tộc Việt Nam và sẽ có trách nhiệm xây dựng tổ chức bộ máy, xây dựng cơ sở vật chất, kế hoạch công tác và điều hành hoạt động của Cơ quan Đại diện Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc tại tỉnh Bình Định theo chức năng nhiệm vụ được giao, chấp hành nghiêm túc pháp luật Nhà nước, sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định, Quy chế của Liên hiệp hội Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc VN. GS Hoàng Chương - TGĐ Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn & Phát huy Văn hóa Dân tộc Việt Nam đã chúc mừng nhà thơ, nhà viết kịch Văn Trọng Hùng trong vai trò mới sẽ góp phần đưa Cơ quan đại diện Trung tâm Nghiên cứu Bảo 30 tồn & Phát huy văn hóa Dân tộc VN tại Bình Định trở thành nơi hội tụ đông đảo giới trí thức khoa học xã hội, văn nghệ sĩ tâm huyết với văn hóa dân tộc, thực hiện nhiệm vụ giới thiệu quảng bá những giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giao lưu hội nhập hôm nay. Cũng tại buổi lễ này, nhà báo Nguyễn Thế Khoa - Tổng Biên tập Tạp chí Văn Hiến Việt Nam đã công bố ra mắt tập sách “Lê Đại Cang - Nhân cách bậc quốc sĩ” (do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành) và bộ phim tài liệu mang tựa đề “Lê Đại Cang - Nhân cách bậc quốc sĩ”. Lê Đại Cang là một danh nhân lớn của Bình Định nói riêng và cả nước nói chung. Ông là một con người xuất chúng, văn võ toàn tài, có nhiều cống hiến to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, một tấm gương ngời sáng của một kẻ sĩ toàn tâm, toàn ý tận trung với nước, tận hiếu với dân. Trước đó, một cuộc hội thảo lớn tại Bình Định mang tên “Lê Đại Cang - Tấm gương kẻ sĩ” do UBND tỉnh Bình Định, Viện Sử học Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn & Phát huy Văn hóa Dân tộc VN phối hợp tổ chức là một sự kiện được dư luận đánh giá cao trong việc nghiên cứu tôn vinh danh nhân lịch sử của đất nước. Qua nhiều bước thăng, trầm, thành công và thất bại, vinh quang và khổ nạn trên con đường hoạn lộ dằng dặc hơn 40 năm, Lê Đại Cang đã thể hiện một nhân cách phi thường, một bản lĩnh kẻ sĩ ngời sáng. Việc ra mắt cuốn sách, bộ phim và cả việc công nhận di tích lịch sử cụm di tích liên quan đến danh nhân Lê Đại Cang ở làng Luật Chánh, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, cho đặt tượng Lê Đại Cang bên cạnh tượng Đào Tấn và Xuân Diệu tại Di tich Văn Chỉ Tuy Phước, di tích do Lê Đại Cang sáng lập và đặt tên đường, tên trường Lê Đại Cang ở thành phố Quy Nhơn và huyện Tuy Phước là những việc làm có ý nghĩa quan trọng, thiết thực trong việc tôn vinh danh nhân lịch sử văn hóa ưu tú của Bình Định. Đó cũng là thể hiện tấm lòng kính ngưỡng của hậu thế đối với tiền nhân trên mảnh đất quê hương, cũng như trách nhiệm của hậu thế trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. n
  • 31. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN TOẠ ĐÀM KHOA HỌC DI TÍCH NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC QUỐC GIA ĐỀN CÂY QUẾ l Gs. Hoàng Chương - TGĐ Trung tâm NCBT&PHVHDT đọc lời khai mạc. Ảnh: Nguyễn Minh San Đ ền Cây Quế thờ Linh Lang Đại vương, tọa lạc tại thôn Phụ Long, xã Mỹ Tân, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Đền được Bộ VH-TT&DL xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Nhằm tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về những giá trị của di tích nghệ thuật kiến trúc này, qua đó thu hút đầu tư, phát triển du lịch địa phương, sáng ngày 11/10/2013, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Lộc, Ủy ban Nhân dân xã Mỹ Tân, Ban Quản lý Di tích quốc gia đền Cây Quế, tổ chức Hội thảo khoa học về Di tích nghệ thuật kiến trúc cấp quốc gia đền Cây Quế. Tới dự và phát biểu tại Hội thảo có: GS. AHLĐ Vũ Khiêu, NSUT Vương Duy Biên - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL, GS. Hoàng Chương - Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, đại diện UBND huyện Mỹ Lộc, UBND xã Mỹ Tân, Ban quản lý di tích đền Cây Quế, nhiều nhà khoa học, phóng viên một số báo, đài Trung ương. Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS Hoàng Chương - người đã về đền Cây Quế 2 lần cùng ông Nguyễn Văn An - nguyên Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Tuấn Anh về thăm đền Cây Quế, MẠC HẠ Gs. AHLĐ Vũ Khiêu, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Vương Duy Biên, Gs. Hoàng Chương, Nhà báo Trần Đức Trung chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo huyện Mỹ Lộc, xã Mỹ Tân trong buổi toạ đàm. Ảnh: Nguyễn Minh San giới thiệu khái quát về vùng đất Địa linh Nhân kiệt Nam Định, quê hương Mỹ Tân - đơn vị Anh hùng LLVTND, nơi đã sản sinh ra những người con ưu tú, tiêu biểu là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Giới thiệu những giá trị đặc sắc về kiến trúc nghi môn, tòa tiền đường, tòa trung đường và cung cấm ngôi đền. GS.AHLĐ Vũ Khiêu đã giới thiệu về vị thần được thờ Linh Lang Đại vương, cùng ý nghĩa tâm linh của ngôi đền trong vùng tâm linh nhà Trần. Thứ trưởng Vương Duy Biên - tác giả của pho tượng Đức Thánh Trần dựng tại Quảng trường TP Nam Định phát biểu về việc cần phải bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa, trong đó có di tích nghệ thuật kiến trúc - một giá trị mang bản sắc văn hóa Việt Nam. Đại diện UBND huyện Mỹ Lộc, UBND và Ban quản lý di tích đền Cây Quế giới thiệu khái quát về quê hương, về công cuộc bảo tồn di tích, cảm ơn các nhà khoa học, các nhà báo đã tham dự Hội thảo và tha thiết mời các nhà khoa học, các nhà báo về thăm di tích đèn Cây Quế để cảm nhận giá trị thiêng liêng của di tích, tuyên truyền rộng rãi hơn nữa về di tích nghệ thuật kiến trúc cấp quốc gia này để du khách thập phương về chiêm bái ngôi đền thiêng ngày một nhiều hơn./. n 31