SlideShare a Scribd company logo
1 of 100
Download to read offline
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Địa chỉ: Số 404 đường Bưởi, Q. Ba Đình, Hà Nội * Tel: 04 37717665 * Fax: 04 37718875
Mobile: 0989.186.661 (Mr. Trung) * Email: trantrungvanhien@gmail.com
Website: http://www.camnangdoanhnghiep.com.vn; http://www.tinnhanh24.vn
DựkiếnLễvinhdanhvàtraotặngdiễnravàotháng12năm2014tạiThủđôHàNội
đượctruyềnhìnhtrựctiếptrên hoặc
Taïp chí xuaát baûn 02 kyø/thaùng
Giaáy pheùp hoaït ñoäng baùo chí soá 397/GP- BVHTT
Vaø soá 41/GP - SÑBS
Giaáy pheùp Quaûng caùo soá 1187/BC
TOØA SOAÏN TRÒ SÖÏ
27 Höông Vieân, Q. Hai Baø Tröng, Haø Noäi
ÑT & Fax: (84.4)39.764.693
CHUÛ NHIEÄM
GS. Hoaøng Chöông
TOÅNG BIEÂN TAÄP
Nhaø baùo Nguyeãn Theá Khoa
PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP THÖÔØNG TRÖÏC
Nhaø baùo Traàn Ñöùc Trung
PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP
Ts. Nguyeãn Minh San
TRÖÔÛNG BAN TRÒ SÖÏ
Nhaø baùo Nguyeãn Hoaøng Mai
THÖ KYÙ TOØA SOAÏN
Nhaø baùo Traàn Thu Hieàn
Nhaø baùo Töø My Sôn
GIAÙM ÑOÁC ÑIEÀU HAØNH
Nhaø baùo Voõ Thaønh Taân
HOÄI ÑOÀNG BIEÂN TAÄP
GS. Vuõ Khieâu - GS. Traàn Baûng - GSTS. Traàn Vaên Kheâ
- Nhaø thô Nguyeãn Khoa Ñieàm - NS. Vuõ Maõo - GSVS.
Hoà Só Vònh - GS. Tröôøng Löu - GSTS. Thaùi Kim Lan -
TS.NSND Phaïm Thò Thaønh - NSND Ñaëng Nhaät Minh
- TS. Ñoaøn Thò Tình - GSTS. Nguyeãn Thuyeát Phong
- NB. Phaïm Ñöùc Löôïng - NB. Trung Ñoâng
BAN CHUYEÂN ÑEÀ
VAÊN PHOØNG BAN BIEÂN TAÄP
Soá 64 Trung Hoøa (Soá 06 - Loâ 12B cuõ) Khu ÑTM
Trung Yeân - Trung Hoøa - Caàu Giaáy - Haø Noäi
ÑT: (84.4)37.83.1961 - 37.83.1962
Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn
VAÊN PHOØNG QUAÛNG CAÙO VAØ PHAÙT HAØNH
Soá 404 Ñöôøng Böôûi, Q. Ba Ñình - TP. Haø Noäi
ÑT: 04. 3 7717665 * Fax: 04. 3 7718875;
Mobile: (+84)989.186661
Email: trantrungvanhien@gmail.com
Website: www.vanhien.net; www.tinnhanh24.vn
VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI TP. HCM
288B An Döông Vöông - Q. 5 - TP. HCM
ÑT: (84.8)38.353.878
VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI ÑAØ NAÜNG
Taàng 5 Khaùch saïn Eiffel -117 Leâ Ñoä - TP. Ñaø Naüng
ÑT: (84.511)647.529 - Fax: (84.511)811.972
Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn
Trình baøy - De. Quang Anh
TAØI TRÔÏ PHAÙT HAØNH
Doanh nghieäp saùch Thaønh nghóa - TP. HCM
In Taïi - Coâng ty TNHH MTV in Quaân ñoäi I
GIAÙ: 50.000VNÑ
nội dung
SỐ 5+6 (256)-2014
CULTURE OF VIETNAM
SỰ KIỆN - BÌNH LUẬN
4. Tuyên bố của Liên hiệp các Hội
KH&KT Việt Nam yêu cầu Trung Quốc
chấm dứt hành động gây hấn, rút giàn
khoan ra khỏi vùng biển thuộc đặc
quyền kinh tế của Việt Nam
5. Có phải “Người Trung Quốc không có
gen xâm lược”?
Mạc Công Lý
12. Lý Sơn - điểm tựa Hoàng Sa, Trường Sa
TS. Nguyễn Minh San
21. Hùng binh Hoàng Sa - Huyền thoại
về những người giữ đảo
San San
26.Thơ: Lẫn lộn đến bao giờ
Nguyễn Thế Kỷ
27. Mộ gió - Tượng đài bất tử về những
người sống chết với Hoàng Sa
Ny San
31. Hội thảo khoa học “Phạm Văn Đồng
với văn hóa dân tộc”
NMS
34. Hội thảo khoa học “Âm nhạc và Thơ
với Điện Biên Phủ”
Châu Giang
37. Mừng thọ nhà nghiên cứu - soạn giả
Mịch Quang
NMS
HIỀN TÀI ĐẤT VIỆT
38. Phạm Văn Đồng - những câu chuyện
nhỏ về một nhân cách lớn
TS. Vũ Ngọc Hoàng
41. Tấm gương tự học và sở học Phạm
Văn Đồng
ThS. Phạm Ngọc Quang
46. Cần xây dựng Khu tưởng niệm
Phạm Văn Đồng thành một Địa chỉ văn
hóa Phạm Văn Đồng
Hồ Nghĩa Dũng
48. Anh Mịch Quang - Một nhà khoa
học uyên bác - một người thầy trong
ngành sân khấu Việt Nam
GS.AHLĐ Vũ Khiêu
50. Sự nghiệp báo chí và quan niệm báo
chí của Nhà thơ Chế Lan Viên
Phan Quang
Ảnh bìa 1: Tượng đài Đội Hoàng Sa Kiêm quản
Bắc Hải, đảo Lý Sơn.
Tác giả: Nguyễn Minh San
53. Nhạc sĩ Thuận Yến - một tài năng âm
nhạc nổi trội, một người lính bình dị, một
người bạn chân thành của mọi người
GS Hoàng Chương
56. Nhớ Nhạc sĩ Hồ Quang Bình
Ts Phạm Việt Long
TỪ TRONG DI SẢN
58. Chữ hiếu và Đạo hiếu - Xưa & Nay
Phạm Đình Khanh
63. Bắc Giang với việc bảo tồn và phát
huy Dân ca Quan họ - Di sản văn hóa
thế giới
Nguyễn Thuỳ Linh
68. Miếu Bà Chúa Xứ - điểm du lịch tâm
linh thu hút nhất ở Nam Bộ
Nguyễn Minh Hoàng
DIỄN ĐÀN
73. Phải làm gì để văn học nghệ thuật
có những tác phẩm đỉnh cao trong giai
đoạn hiện nay
Nhà văn Chu Lai
77. Uống rượu Mao Đào nhớ tới rượu Bàu Đá
Gs. Hoàng Chương
VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
79. Tổng Công ty khí VN - Không ngừng
lớn mạnh cùng đất nước
Mộng Huệ
DOANH NHÂN TÂM - TÀI
81. Công ty TNHH MTV phân đạm và
hóa chất Hà Bắc: Một doanh nhân hết
lòng vì người lao động
Quang Hòa
83.Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Tuy
Hòa: Tâm huyết của một người thầy
Trúc Lam
85. Công ty CP Bourbon Tây Ninh: Nữ
doanh nhân trẻ tuổi tài cao
Đại Miêu
86. Công ty CP Tập Đoàn Hà Đô: Nỗ lực
của một nhà quản lý xuất sắc
Trúc Lam
THƯƠNG HIỆU - NHÃN HIỆU - TỪ GÓC
NHÌN VĂN HÓA
89. Tổng Công ty Cp Dịch Vụ kỹ thuật
dầu khí Việt Nam: Chinh phục công
nghệ cao
Mộng Huệ
EVENTS & COMMENTS
4. Declaration by Vietnam Union for
Scientific & Technology Associations to
China to put an end its provocation and
aggressive actions, move the oil rig out
of the EEZ of Vietnam.
5. Is “The Chinese do not have the
invading gene” truth?
Mac Cong Ly
12. Ly Son: Fulcrum for Spratly, Paracel
islands
Dr. Nguyen Minh San
21. Hoang Sa brave soldiers - Legend
on those who defend the Island
San San
26. Verse by Nguyen The Ky
27. Tomb of the wind - Immortal
monument to those who live and die
with Paracel
Ny San
31. Scientific Conference on “Pham Van
Dong with national culture”
NMS
34. Scientific Conference on “Music and
Poems with Dien Bien Phu”
Chau Giang
37. 98th Longevity Congratulation on
author - researcher Mich Quang
Contents
number 5+6 (256) - 2014
85. Bourbon Tay Ninh Joint Stock
Company: A talented, young
businesswoman
Dai Mieu
86. Ha Do Group JS Corporation: An
effort by an excellent manager
Truc Lam
TRADEMARK - BRAND NAME
BY CULTURAL VIEW
89. Vietnam petroleum engineering
services JS Cor.: Conquering high-tech
Hue Mong
LIFE AROUND US
91. Portrait of an art-loving business-
woman
Hoang Bich Ngoc
93. Mac Tuyen with “Europe under
Sunset”
Prof. Hoang Chuong
95. Tran Duc Trung who organize vari-
ous programs for the development of
communication and business commu-
nity
99. On a Pagoda’s special incense stick
carer
Tu Dan
NMSTALENTS OF VIETNAMESE LAND
38. Pham Van Dong - Small stories
about a big personality
Dr. Vu Ngoc Hoang
42. The self-studying example of Pham
Van Dong
Mas. Pham Ngoc Quang
47. Need to build Pham Van Dong
Memorial Place into Pham Van Dong
cultural center
Ho Nghia Dung
49. Big brother Mich Quang - An erudite
scientist, a teacher of Vietnam’s theater
Prof. Labour Hero Vu Khieu
50. The newspaper career and own
conceptions of the poet Che Lan Vien
Phan Quang
53. Musician Thuan Yen - An outstanding
musical talent, a simple soldier, an
honest friend of us
Prof. Hoang Chuong
56. Memories on musician Ho Quang Binh
Dr. Pham Viet Long
INSIDE HERITAGE
58. Filial piety and filial Tao - Now & Then
Pham Dinh Khanh
63. Bac Giang with preservation and
promotion of Quan Ho Folk-song - World
Cultural Heritage
NMS
68. Ms. Chua Xu Temple - The most
attractive spiritual tourist spot in
Southern
Nguyen Minh Hoang
FORUM
73. What to do to create peak literary -
artistic works in the current period
Writer Chu Lai
77. Drink Mao Dai liquor, remember Bau Da
one
Prof. Hoang Chuong
FOR THE COMMUNITY DEVELOPMENT
79. Vietnam Gas Corporation - Growing
constantly along with country
Hue Mong
BUSINESSMAN HEART - TALENT
81. Ha Bac Chemicals & Fertilizer One
Member Company Limited: A devoted
businessman to employees
Quang Hoa
83. College Tuy Hoa of Industry: A kind-
hearted teacher
Truc Lam
ĐỜI SỐNG QUANH TA
91. Phác họa chân dung một nữ doanh
nhân yêu văn nghệ
Hoàng Bích Ngọc
93.MácTuyênvới“ChâuÂudướiánhhoànghôn”
GS. Hoàng Chương
95. Trần Đức Trung - người tổ chức thực
hiện nhiều chương trình truyền thông lớn
vì sự nghiệp phát triển doanh nghiệp và
cộng đồng
Bình Nguyên
99. Về một nữ thủ nhang đặc biệt
Tử Đan
T
ừ ngày 01 tháng 05 năm 2014, Trung Quốc
đã di chuyển giàn khoan Hai Yang Shi You
981 đến đặt tại tọa độ 15029’58’’ vĩ độ Bắc -
111012’06’’ kinh độ Đông để tiến hành khoan thăm
dò trong thềm lục địa của Việt Nam; đồng thời huy
động một số lượng lớn tàu thuyền hộ tống đi cùng
trong đó có cả các tàu quân sự. Vị trí đặt giàn khoan
nằm sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80
hải lý theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển
năm 1982 (UNCLOS 1982), cách đường cơ sở của
Việt Nam 119 hải lý. Nguy hiểm hơn, các tàu hải
cảnh, hải giám của Trung Quốc đã liên tục dùng
vòi rồng tấn công và đâm vào các tàu cảnh sát biển
và kiểm ngư của Việt Nam. Trong những ngày qua,
Trung Quốc tiếp tục gia tăng các tàu và máy bay
đến hoạt động tại khu vực này, làm cho tình hình
diễn biến ngày càng căng thẳng.
Các hành động nêu trên của Trung Quốc đã vi
phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài
phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa của Việt Nam, vi phạm luật pháp và thông lệ
quốc tế, đi ngược lại tuyên bố về cách ứng xử của
các bên ở Biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và
các quốc gia thành viên ASEAN, vi phạm thỏa thuận
giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, tác động tiêu cực tới
quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác Việt Nam
- Trung Quốc đang tiến triển tốt đẹp trong thời gian
qua, làm phức tạp tình hình, ảnh hưởng tới hòa bình,
ổn định và tự do hàng hải trên Biển Đông.
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt
Nam, các tổ chức thành viên và đội ngũ trí thức
Việt Nam hết sức quan ngại trước tình hình trên,
cực lực phản đối các hành động sai trái của Trung
Quốc và yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan
và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam,
không tái diễn các hành động tương tự trong tương
lai, nghiêm chỉnh tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc
biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm
1982.
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
cho rằng hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác
cùng phát triển là lợi ích chung của tất cả các dân
tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, đòi hỏi
hành xử văn minh, có trách nhiệm của các quốc gia
trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, chủ quyền
lãnh thổ và lợi ích hợp pháp của các nước khác. Mọi
yêu sách không có cơ sở pháp lý và nhất là hành
động đơn phương sử dụng sức mạnh xâm hại chủ
quyền của các nước khác là không thể chấp nhận.
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
khẳng định mong muốn giữ gìn, thúc đẩy quan hệ
hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa hai quốc gia,
giữa trí thức của hai nước; kêu gọi Hiệp hội Khoa
học kỹ thuật Trung Quốc, Liên đoàn các tổ chức
kỹ sư ASEAN, trí thức Trung Quốc và các nước lên
tiếng bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật quốc tế, góp
phần giữ gìn hòa bình và ổn định của khu vực và
trên thế giới./.n
TUYÊN BỐ
CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI
KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM
VỀVIỆCTRUNG QUỐC ĐẶT GIÀN KHOAN
TRÁI PHÉPTRONGVÙNG BIỂNVIỆT NAM
4
?
Đ
úng ngày 01/5/2014, giữa lúc giai cấp công
nhân và nhân dân lao động toàn thế giới
đang tận hưởng ngày Quốc tế Lao động,
giữa lúc dư luận cả thế giới đang hướng sự chú ý
vào tình hình Ucraina và việc Nga sát nhập bán đảo
Crưm vào Liên bang Nga bị Mỹ và các nước phương
Tây lên án, cô lập và thực thi nhiều biện pháp trừng
phạt; giữa lúc cán bộ, công chức và người lao động
Việt Nam đang trong những ngày nghỉ lễ 5 ngày liền,
thì Trung Quốc đã cắm giàn khoan HD 981 có giá tỷ
đô tiến hành khoan thăm dò dầu khí trong thềm lục
địa của Việt Nam. Nguy hiểm hơn, Trung Quốc đã
làm một việc chưa có tiền lệ trên thế giới là huy động
một số lượng lớn, có lúc tới trên 120 tàu thuyền hộ
tống, trong đó có nhiều tầu quân sự tên lửa hành
trình, và cả máy bay quân sự. Các tầu hải cảnh, hải
giám và cả tầu quân sự vỏ sắt giả làm tầu cá của
Trung Quốc liên tục dùng vòi rồng tấn công và chủ
động đâm vào các tàu chấp pháp nhỏ bé của Việt
Nam, làm nhiều tầu của Việt Nam bị hư hỏng, cán
bộ, chiến sĩ bị thương. Hành động trên của Trung
Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và
l MẠC CÔNG LÝ
“NGƯỜI TRUNG QUỐC
KHÔNG CÓ GEN XÂM LƯỢC”
CÓ PHẢI
Tàu cá ĐNa-90152 của ngư dân TP Đà Nẵng bị tàu Trung Quốc đâm chìm khi đang đánh bắt tại ngư trường
Hoàng Sa ngày 26/5
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
5
quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa Việt Nam, vi phạm luật pháp và thông
lệ quốc tế, đi ngược lại tuyên bố về cách ứng xử của
các bên ở Biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và
các quốc gia thành viên ASEAN, vi phạm thỏa thuận
giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, tác động tiêu cực tới
quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác Việt Nam -
Trung Quốc, làm phức tạp tình hình, ảnh hưởng đến
hòa bình, ổn định và tự do hàng hải trên Biển Đông.
Không nước nào trên thế giới ủng hộ hành động trên
của Trung Quốc, trái lại, đều cho rằng chính Trung
Quốc là thủ phạm gây hấn, thực hiện mưu đồ độc
chiếm Biển Đông, và yêu cầu Trung Quốc phải rút
giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế
của Việt Nam. Vậy mà, trên một diễn đàn quốc tế
mà Trung Quốc là chủ nhà, một vị ở Trung Nam Hải
lại cho rằng: “Người Trung Quốc không có gen xâm
lược”.
Có đúng “ Người Trung Quốc không có gen
xâm lược”, như lời vị này nói không? Không kể các
nước có chung đường biên giới với Trung Quốc mà
Trung Quốc đã thực thi chính sách “Viễn giao, cận
công”, chỉ bằng thực tiễn quan hệ Việt Nam - Trung
Quốc trong suốt lịch sử hàng ngàn năm qua, cùng
với những kết quả nghiên cứu về nhân cách / nhân
tính người Trung Quốc của chính các học giả Trung
Quốc, có thể khẳng định rằng, lời của ông Tập trên
đây chỉ là sự bao biện, cố tình lòe bịp những người
thiếu thông tin và nhẹ dạ, để khi họ tỉnh ngộ ra thì hỡi
ôi, người Trung Quốc đã chiếm xong nhà mình, đuổi
mình ra khỏi nhà rồi.
Người Trung Quốc có gen xâm lược! Người Trung
Quốc có tư tưởng bá quyền nước lớn! Xa xưa đã thế
và, hiện nay không hề thay đổi, nếu không muốn nói
là còn hung hăng hơn, ngông cuồng hơn.
Một thực tế lịch sử mà Trung Quốc không thể che
đậy được là một nghìn năm Trung Quốc đã đô hộ
Việt Nam, âm mưu đồng hóa dân tộc Việt Nam, biến
Việt Nam thành quận, huyện của Trung Quốc. Vào
thế kỷ thứ X, Việt Nam đã xây dựng quốc gia độc lập
với Trung Quốc, với “Núi sông bờ cõi đã chia. Phong
tục Bắc Nam cũng khác”. “Đất đai nước Nam vua
Nam ở”, nhưng Trung Quốc lúc nào cũng lăm le xâm
lược Đại Việt. Trước một lân bang khổng lồ luôn uy
hiếp nền độc lập quốc gia của mình, nhân dân Việt
Nam quyết không chịu lệ thuộc, không chịu bị đô hộ.
Nhân dân Việt Nam đã đứng lên kháng chiến, đánh
bại mọi cuộc xâm lược của Trung Quốc, bảo vệ lãnh
thổ và nền độc lập của mình. Vì thế, lịch sử của đất
nước Việt Nam là lịch sử của rất nhiều cuộc kháng
chiến chống xâm lược Trung Quốc, khẳng định độc
lập đối với Trung Hoa. Độc lập đối với Trung Quốc,
không lệ thuộc vào Trung Quốc - đó là sợi chỉ đỏ
xuyên suốt lịch sử Việt Nam trong quan hệ với Trung
Quốc.
Mở đầu cho lịch sử Trung Quốc xâm lược Việt Nam
sau khi Việt Nam giành độc lập, là vào năm 938, vua
Nam Hán là Lưu Cung sai con là Lưu Hoằng Thao
đem một đạo binh thuyền, qua vịnh Hạ Long vào
sông Bạch Đằng xâm lược Việt Nam. Đích thân vua
Nam Hán cầm đầu một đạo quân đóng ở trấn Hải
Môn (huyện Bình Lạc, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc)
để phô trương thanh thế và tiếp ứng khi cần thiết.
Để phá quân giặc “có lợi ở thuyền” này, Ngô Quyền
đã tổ chức một cách đánh mà trong lịch sử chiến
tranh hải quân thế giới, và ngay cả Binh pháp Tôn
Tử của Trung Quốc cũng không hề dạy, là sử dụng
cọc nhọn cắm dưới lòng sông, lợi dụng thủy triều lên,
Tàu Kiểm ngư Việt Nam bị tàu của Trung Quốc đâm ngày 7-6.
Nguồn: Cục Kiểm ngư Việt Nam
Tàu Kiểm ngư Việt Nam đang làm nhiệm vụ chấp pháp tại khu
vực gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị tàu của Trung
Quốc phun vòi rồng
6
xuống để đâm thủng thuyền địch. Hàng vạn cây gỗ
lớn vót nhọn, đầu bịt sắt đó được bí mật đóng ngầm
ở cửa sông Bạch Đằng. Khi nước thủy triều dâng
cao, những chiếc cọc gỗ bị chìm dưới nước, khi nước
thủy triều xuống, những chiếc cọc gỗ nhọn hoắt này
sẽ nhô tua tủa trên mặt sông. Ỷ thế binh hùng tướng
mạnh, vào lúc thủy triều dâng cao, lại được gió mùa
Đông Bắc thổi mạnh, Hoằng Thao chỉ huy đội chiến
thuyền hiện đại, hùng hổ tiến vào vùng biển ngoài
cửa sông Bạch Đằng. Quân giặc vô cùng chủ quan,
thúc quân thẳng tiến. Về phía Ngô Quyền, ông chỉ
sai tướng cho một số thuyền nhỏ, nhẹ, có sức cơ
động nhanh, ra ngoài cửa biển giả vờ đón đánh, làm
nhiệm vụ nhử địch. Những chiến thuyền của ta vừa
đánh, vừa vờ thua chạy, cho đến lúc thủy triều lên
thì rút vào cửa sông Bạch Đằng. Đang hăng máu và
tưởng quân ta thuyền bé không địch nổi phải thua
chạy, quân Nam Hán hò reo, căng hết buồm đuổi
theo thuyền quân ta mà không hề phòng bị gì. Cứ
thế, quân ta đã dụ cả đoàn chiến thuyền to lớn, chở
hàng vạn quân của giặc trùng trùng vượt qua trận
địa cọc cắm dưới cửa sông. Vờn nhau cho đến khi
nước thủy triều xuống mạnh, các thuyền nhỏ liền
quay mũi đánh lại chiến thuyền giặc, cùng lúc các
cánh quân thủy với những thuyền lớn hiện đại, phối
hợp cùng các trận địa mai phục hai bên bờ theo lệnh
Ngô Quyền nhất loạt vào trận với khí thế xung thiên.
Đoàn chiến thuyền giặc trên sông Bạch Đằng bị
những chiến thuyền lớn của thủy quân Đại Việt đánh
vỗ mặt, hai bên sườn bị hàng vạn cung nỏ trên các
vách núi ven bờ bắn vào, khiến đội hình rối loạn,
quân Nam Hán không chống cự nổi, quay thuyền bỏ
chạy. Khi ấy, nước triều xuống đang chảy xiết, trận
địa cọc nhô lên tua tủa trên mặt nước, thuyền lớn lại
chở nặng của quân Hán đâm vào cọc nhọn, bị vỡ,
bị đắm nhiều không kể xiết. Nhiều tên giặc liều chết
nhảy xuống sông bơi vào bờ, đều bị quân và dân ta
đón lõng tóm gọn. Chủ tướng Hoằng Thao và hàng
vạn quân giặc bỏ mạng trên sông. Nghe tin đại quân
bị đánh tả tơi, con trai bị giết, vua Nam Hán hoảng
sợ, bỏ mặc binh lính, lui về kinh đô.
Sau thất bại năm 938, Trung Quốc vẫn không từ
bỏ dã tâm xâm lược Việt Nam. Vào mùa xuân năm
981, nghĩa là chỉ hơn 40 năm sau thất bại nhục nhã
của nhà Hán, nhà Tống lại sai đại quân sang xâm
lược nước ta. Đội quân Tống chia hai đường, một
cánh vượt biên giới vào Lạng Sơn theo đường bộ
đánh xuống, một cánh theo đường thủy qua vịnh Hạ
Long vào cửa Bạch Đằng, rồi hợp nhau tiến đánh
Thăng Long. Thủy quân giặc do Lưu Trừng và Giả
Thực chỉ huy. Trước tình thế đất nước nguy cấp, sau
khi lên ngôi Hoàng đế, Lê Hoàn đã tự mình thống
lĩnh ba quân tiến hành kháng chiến chống Tống.
Vận dụng kinh nghiệm thắng giặc Nam Hán năm
xưa, sông Bạch Đằng lại được Lê Hoàn chọn làm
điểm đánh đòn phủ đầu quân giặc. Ông cho đóng
cọc nhọn, bài binh bố trận chống giặc. Và, một lần
nữa thủy quân nhà Tống đã bị chặn đánh quyết liệt,
bị tiêu diệt gần hết, buộc phải tháo chạy về nước.
Trong khi đó, cánh quân bộ của địch ở Lạng Sơn
cũng bị đánh tan tành, tướng giặc là Hầu Nhân Bảo
bị giết, nhiều tướng khác bị giết hoặc bị bắt sống.
Trận Bạch Đằng khiến cho nhà Tống khiếp sợ, gần
100 năm sau không dám phát động cuộc chiến tranh
xâm lược Đại Việt.
Những tưởng với hai bài học thất bại nhục nhã ấy,
Trung Quốc sẽ không bao giờ dám xâm lược nước ta,
dám chọn sông Bạch Đằng để làm đường tiến quân
vào nước ta nữa. Nhưng do âm mưu bành trướng
đã ăn trong máu, lại cậy nước lớn, binh hùng tướng
mạnh, chúng đã phớt lờ những bài học thất bại của
tổ tiên chúng. Tháng 12 năm 1287, quân Nguyên
Mông vốn đã bị Hán hoá, sẵn mộng viễn chinh, lại
được khích lệ của tư tưởng Đại Hán chia thành 3
đạo tiến đánh nước ta. Ngoài 2 đạo theo đường bộ,
lần này chúng cho một đạo thủy binh tinh nhuệ từ
biển cũng theo đường sông Bạch Đằng tiến vào.
Đạo quân này do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp thống lĩnh.
Sông Bạch Đằng lại được Trần Hưng Đạo chọn làm
trận địa mai phục đại qui mô để chôn vùi đạo quân
thủy của giặc cũng chính bằng nghệ thuật sử dụng
cọc nhọn, lợi dụng thủy triều lên xuống để đâm thủng
thuyền giặc. Có tới hàng ngàn cọc được đóng xuống
lòng sông, mà ngày nay, dấu tích còn lại cũng đến
trên 500 chiếc. Ngày 30/3/1288, 500 chiến thuyền
của Ô Mã Nhi từ Vạn Kiếp bắt đầu tháo chạy ra biển.
Ngày 9/4/1288, đoàn chiến thuyền giặc theo sông
Đá Bạch tiến vào sông Bạch Đằng. Bấy giờ nước
triều còn cao, che lấp những bãi cọc đóng ngang
sông Tranh, sông Kênh, sông Rút. Một bộ phận thủy
quân của ta tiến ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy.
Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp hạ lệnh cho thuyền đuổi theo.
Đợi khi đoàn thuyền địch lọt vào trận địa phục kích,
thủy quân nhà Trần từ chân núi Tràng Kênh đánh
tạt sườn thủy quân địch. Từ các ngả sông khác thủy
quân Trần đánh vỗ mặt thủy quân địch. Bị đánh dữ
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
7
dội tứ phía, Ô Mã Nhi vội vã cho thuyền lao về phía
tả ngạn sông Bạch Đằng để vượt qua sông Tranh,
sông Kênh, sông Rút hòng thoát thân. Chúng có ngờ
đâu rằng chính những nơi ấy quân dân nhà Trần đã
giăng bẫy, hàng hàng cọc nhọn dưới lòng sông đang
chờ sẵn. Lúc ấy, nước triều sông Bạch Đằng đang
xuống nhanh, nước chảy xiết. Hàng vạn cọc nhọn
cắm chắc dưới lòng sông nhô lên trên mặt nước tua
tủa. Đoàn thuyền địch một mặt bị quân Trần đánh
quyết liệt đang hoảng loạn tìm cách chạy tháo thật
nhanh, một mặt theo đà dòng nước chảy xiết, đã
đâm sầm vào các bãi cọc nhọn. Hàng trăm thuyền
giặc bị vỡ tan, bị đắm tại chỗ. Hàng trăm chiếc khác
bị ùn lại, xô đẩy vào nhau, nghiêng ngả, hoảng loạn.
Đó là thời khắc bộ binh Trần mai phục trong những
cánh rừng phía tả ngạn sông Bạch Đằng bắt đầu
xông trận. Một trời gươm giáo sáng loáng. Một trời
tên bay vun vút, đạn đá ào ào. Hàng trăm thuyền
nhẹ chất đầy cỏ khô, dầu thông châm lửa lao vào
thuyền giặc. Thuyền địch bốc cháy ngùn ngụt, cùng
tiếng trống trận dục giã, tiếng hô “sát thát” của đại
quân Trần vang trời, dậy đất. Hàng vạn quân địch
chết trước lưỡi kiếm, mũi tên, hòn đạn của quân ta
hoặc bị chìm dưới làn nước đỏ ngầu máu. Chủ tướng
giặc là Ô Mã Nhi bị dũng tướng Yết Kiêu từ dưới
nước đến đục thuyền bắt sống. Tướng giặc Phàn
Tiếp bị trúng tên, nhảy xuống nước, cũng bị quân
ta dùng câu liêm móc lên. Vô số quân giặc bị vùi
xác dưới đáy sông Bạch Đằng. Quân ta thu được
hơn 400 chiến thuyền. Trận đánh rung trời, chuyển
đất của quân dân nhà Trần ngày 9/4/1288 trên sông
Bạch Đằng đã đập tan dã tâm xâm lược của đế quốc
Nguyên - Mông, một tên đế quốc hung hãn nhất thế
giới vào thế kỷ XIII, đang thống trị Trung Quốc. Nền
độc lập, thái bình của quốc gia Đại Việt từ đây thêm
vững chắc, “Non sông ngàn thủa vững âu vàng” (thơ
Trần Nhân Tông).
Bạch Đằng với 3 lần dậy sóng nhấn chìm hàng
vạn quân xâm lược, làm cho kẻ thù mỗi khi nghe đến
Đại Việt phải khiếp sợ:
“Đến nay nước sông tuy chảy hoài
Mà nhục quân thù không rửa nổi!”
(Bạch Đằng giang phú - Trương Hán Siêu)
Bởi trong máu có “gen xâm lược”, nên mặc dù
bị thất bại ê chề và nhục nhã, song những thế hệ
bạo chúa Trung Quốc tiếp theo vẫn không từ bỏ dã
tâm xâm lăng Việt Nam. Năm 1407, nhà Minh xâm
chiếm nước ta, đổi nước ta thành quận Giao Chỉ, áp
đặt bộ máy cai trị của Bắc triều. Song, một lần nữa,
nhân dân Việt Nam không cam chịu làm nô lệ cho
Trung Quốc. Tháng Giêng năm Mậu Tuất (1418), Lê
Lợi từ đất Lam Sơn (Thanh Hóa) phất cờ khởi nghĩa
tiêu diệt quân Minh. Sau 10 năm kháng chiến, Lê Lợi
đã vây chặt quan quân nhà minh ở Đông Quan - sào
huyệt quan trọng cuối cùng của giặc. Bị dồn vào thế
bị tiêu diệt, không đường thoát, tham sống, sợ chết,
Vương Thông đã xin hàng. Mặc dù đã cầm chắc
chiến thắng, nhưng với lòng từ tâm muốn “mở đường
hiếu sinh” và giữ thể diện cho nước lân bang khổng
lồ bị bại trận, và đã chấp nhận lui binh, Lê Lợi đã
chấp thuận cho chúng đầu hàng. Song, biết rõ bản
chất lật lọng “đánh chết cái nết không chừa” của giặc
phương Bắc, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã bắt bại tướng
Vương Thông phải làm lễ ăn thề. Vương Thông đã
chấp nhận cùng Lê Lợi làm lễ ăn thề chấm dứt chiến
tranh, mang lại hòa bình cho hai dân tộc. Đúng ngày
22/11 năm Đinh Mùi (ngày 10/12/1427), bại tướng
Vương Thông cùng một số tướng tá ra một địa điểm
do Lê Lợi bố trí ở phía Nam thành Đông Quan cùng
Lê Lợi làm lễ ăn thề. Tại lễ này, Vương Thông đã
thề “Về phía bọn Tổng binh Thành Sơn hầu Vương
Bà Triệu cưỡi voi đánh đuổi giặc Ngô (năm 248).
Ảnh: Tranh minh hoạ của hoạ sĩ Tuấn Long sách lịch sử của
NXB Văn hóa - Thông tin
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
8
Thông nếu không có lòng thực, tự làm trái lời thề,
nhất là khi người phục dịch và thuyền bè đã sắp rồi,
cầu đường cũng đã sửa xong rồi mà không làm theo
lời bàn, nghĩa là không lập tức đem quân về nước, cứ
kéo dài năm tháng để đợi viện binh hoặc giả là khi
về đến triều đình mà tâu sai sự lý, không sợ thần linh
sông núi nước An Nam, hoặc bàn khác đi, hoặc cho
quân cướp phá dọc đường thì Trời, Đất cùng Danh
Sơn, Đại Xuyên và Thần Kỳ các xứ, tất đem bọn
quan Tổng binh Thành Sơn hầu là Vương Thông, tự
bản thân cho đến cả nhà cùng thân thích, đều làm
cho chết hết và cả đến lũ quan quân cũng không
một ai được sống trở về”. Lịch sử ghi đó là Lễ ăn thề
Đông Quan ngày 10/12/1427. Sau Lễ ăn thề Đông
Quan, trong vòng 362 năm dưới triều nhà Minh và
tiếp đó là nhà Thanh (lên thay nhà Minh năm 1616),
tuy thỉnh thoảng vẫn cho quân sang lấn chiếm đất
đai biên giới nước ta, song về cơ bản Trung Quốc đã
“giữ lời hứa” không xua quân sang xâm lược nước ta.
Đó cũng là khoảng thời gian nhân dân ta được hưởng
hòa bình, nền độc lập dân tộc không bị Trung Quốc
xâm lược lâu dài nhất trong lịch sử quan hệ Việt Nam
- Trung Quốc.
Là đất nước của Nho giáo, của Đạo giáo, những
tưởng người Trung Quốc biết sợ, biết xấu hổ, biết
giữ thể diện, biết giữ lời thề Đông Quan, qua đó tôn
trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam, chung sống
hòa bình, vun đắp tình hàng xóm láng giềng song,
thực tế lại không như vậy. Sau 362 năm ngày Vương
Thông đại diện cho những kẻ bại trận nhà Minh đọc
tuyên thệ không xâm lược Việt Nam, đầu năm 1789,
nhà Thanh (lật đổ nhà Minh lên trị vì Trung Quốc
năm 1616), đã xua 20 vạn quân viễn chinh sang
xâm lược Việt Nam. Tiếp nối truyền thống chống
giặc Trung Quốc xâm lược, sau khi lên ngôi Hoàng
đế, Quang Trung - Nguyễn Huệ đã thống lĩnh các
đạo quân thủy bộ tiến hành cuộc kháng chiến đánh
đuổi giặc Thanh, với lời hiệu triệu:
“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để răng đen
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
Quang Trung đã tự mình thống lĩnh đại binh, theo
các đường thủy, bộ thần tốc, táo bạo, đánh như vũ
bão vào các cứ điểm của địch trên đường vào Thăng
Long. Sau 5 ngày đêm chiến đấu ngoan cường,
dũng cảm, tượng binh và “rồng lửa” của Quang
Trung đã san phẳng lá chắn cứ điểm Ngọc Hồi, để
thẳng tới kinh thành Thăng Long. Đúng ngày mồng
5 tết Kỷ Dậu (1789), Hoàng đế Quang Trung khoác
chiến bào nhuốm đỏ máu giặc, cưỡi voi chiến vào
thành Thăng Long. Những tàn binh quân Thanh
sống sót về nước mà vẫn tim đập, chân run, gây
cho dân chúng Trung Quốc ở các tỉnh biên giới với
Việt Nam vô cùng hoảng loạn, sợ Quang Trung thừa
thế chẻ tre đánh thốc sang, dẫm đạp lên nhau chạy
trốn. Sau chiến thắng Kỷ Dậu năm 1789 cho đến
khi triều đình Mãn Thanh bị đánh đổ năm 1911, bởi
cuộc Cách mạng Tân Hợi, tức 122 năm sau, nhà
Thanh không dám cho quân sang xâm lược nước ta.
Nghĩa là, trong 295 năm tại vị, nhà Thanh chỉ một lần
mang đại quân sang xâm lược nước ta, và chúng đã
bị đánh tan tành.
Sau sai lầm vì bội ước lời thề Đông Quan của
phong kiến nhà Thanh, bị đánh tơi bời phải thua
chạy về nước, những tưởng nước Trung Hoa mới
thành lập năm 1949, cùng trong khối XHCN với nước
ta, Đảng CS Trung Quốc cùng trong Quốc tế Cộng
sản, cùng theo Chủ nghĩa Mác - Lênin với Đảng ta,
“vừa là đồng chí, vừa là anh em”, Việt Nam và Trung
Quốc “như môi với răng”, là “anh em một nhà”, và
Trung Quốc sẽ tôn trọng lời thề tổ tiên ở Đông Quan
năm nào, không xâm lược một nước Việt Nam có chủ
quyền được thế giới công nhận nữa. Song, trên thực
tế, những thế lực “diều hâu” trong Trung Nam Hải
chẳng những không thức tỉnh từ lịch sử thất bại, đã
bội ước, tiếp tục thực hiện bằng được giấc mơ bành
trướng đô hộ Việt Nam của những bạo chúa tiền bối,
khi liên tiếp tiến hành nhiều cuộc đánh phá nước ta.
Từ năm 1949 đến nay, trong 65 năm nước Trung
Hoa mới tại vị dưới sự lãnh đạo của Đảng CS Trung
Quốc, nước Việt Nam chỉ có 25 năm không bị Trung
Quốc gây chiến tranh xâm lược, còn lại 40 năm, từ
năm 1974 đến 2014, số lượng những cuộc chiến
tranh xâm lược, xâm phạm độc lập, chủ quyền Việt
Nam của Trung Quốc nhiều hơn bất cứ triều đại
thời quân chủ bạo chúa nào của nước này. Đáng
nói hơn, những cuộc chiến tranh đó là vô cùng ngỗ
ngược, trắng trợn thể hiện rõ tư tưởng bá quyền Đại
Hán. Năm 1974, cay cú vì những thắng lợi không thể
đảo ngược của ta ở miền Nam, lợi dụng lúc chúng
ta đang dồn sức cho giải phóng miền Nam, Trung
Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt
Nam, lúc này đang do chính quyền Việt Nam Cộng
hòa thực thi chủ quyền (hiện nay, nhiều tài liệu của
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
9
chính Trung Quốc phát hành đã chỉ đích danh Mao
Trạch Đông là người trực tiếp chỉ đạo thực hiện cuộc
xâm lược này). Trong trận hải chiến không cân sức
giữ đảo đó, 74 chiến sĩ của quân đội Việt Nam Cộng
hòa đã hy sinh. Bà Nguyễn Thị Lựa hiện nay 60 tuổi,
hiện ở ấp Thới Khanh, xã Tân Thanh, huyện Thới
Lai, TP Cần Thơ, có chồng là Nguyễn Thành Trọng,
một trong 74 chiến sĩ đó. Khi chồng hy sinh, bà mới
20 tuổi, mang thai đứa con đầu của ông. Khắc ghi
mối thù quân Trung Quốc đã giết hại chồng, xâm
chiếm biển đảo của Tổ quốc, bà đã đặt tên con trai
là Nguyễn Hoàng Sa. Chỉ tính từ năm 1975 đến năm
1988, trong vòng 13 năm, không kể những cuộc
gây nhũng nhiễu cho nhân dân ta ở biên giới Việt
- Trung, chưa kể Trung Quốc hậu thuẫn, xúi giục
quân Khơme Đỏ ở Campuchia đem quân xâm lược
Việt Nam giết hại hàng ngàn đồng bào ta, Trung
Quốc đã 2 lần đưa quân đội sang đánh chiếm lãnh
thổ, giết hại nhân dân ta.
Những cuộc xâm lược Việt Nam của phong kiến
Trung Quốc được sử sách Việt Nam và Trung Quốc
ghi chép rất rõ và rất kỹ. Cứ cho là vị lãnh đạo Trung
Nam Hải kia không thuộc lịch sử nước mình đi, song
ông không thể không biết những gì mà nước Trung
Hoa mới do Đảng CS Trung Quốc lãnh đạo đã làm
đối với Việt Nam. Sự kiện ngày 17/2/1979 mà các
ông nói là “dạy cho Việt Nam một bài học” chỉ có thể
gọi đúng tên sự việc - Trung Quốc là kẻ xâm lược
Việt Nam. Đó không phải là “gen xâm lược” đã chảy
trong máu thế hệ các ông hay sao?!
Năm 1988, Hải quân Trung Quốc đã trắng trợn
xâm lược quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt
Nam, phá hủy 4 tầu chiến, giết hại gần 100 chiến
sĩ hải quân Việt Nam ở đảo Gạc Ma và chiếm đóng
một số đảo thuộc chủ quyền Việt Nam ở quần đảo
này. Trung Quốc sao có thể bao biện cho hành động
xâm lược này. Vậy đó không phải là “gen xâm lược”
đã chảy trong máu thế hệ các ông hay sao?!
Chính bởi có “gen xâm lược” trong huyết quản
mà từ năm 2011 đến nay, bề ngoài, mồm cứ rêu rao,
ru ngủ Việt Nam bằng “16 chữ vàng”, bằng “4 tốt”,
song thực tế, Trung Quốc đã liên tục có hành động
ngang ngược xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn
lãnh thổ Việt Nam, như: ngang ngược tuyên bố chủ
quyền Trung Quốc với “đường lưỡi bò” chiếm vào
phần lớn chủ quyền biển, đảo của Việt Nam và một
số nước Đông Nam Á; xâm phạm vùng đặc quyền
kinh tế 200 hải lý, phá hoại các tàu thăm dò địa
chấn của Việt Nam; thành lập cái gọi là “Thành phố
Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm hai quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam
mà Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở pháp lý
để chứng minh hai quần đảo này thuộc chủ quyền
Trung Quốc; chào thầu 9 lô dầu khí phi pháp hoàn
toàn nằm trung vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý
của Việt Nam. Và, như phần trên tôi đã trình bày, từ
ngày mồng 1/5/2014 đến nay, Trung Quốc đã cắm
dàn khoan HD 981 trong vùng chủ quyền kinh tế
của Việt Nam, thường xuyên có máy bay quân sự,
trên dưới 100 tàu chiến, tàu hải giám, hải cảnh, tầu
cá trá hình ngăn cản, đâm, phụt nước vào các tàu
chấp pháp của Cảnh sát biển, Kiểm ngư Việt Nam,
gây cho Việt Nam nhiều thiệt hại về người và kinh
tế. Với những hành động ngang ngược, trắng trợn
trên đây, Trung Quốc đã tự mình xé toạc bức mặt
nạ được che đậy bởi những lời lẽ “trỗi dậy hòa bình
của Trung Quốc”, là “ngoại giao hòa thuận với các
nước láng giềng” mà Trung Quốc vẫn ra rả nhằm
đánh lừa dư luận thế giới, lừa dối nhân dân Trung
Quốc. Những hành động ngang ngược, trắng trợn
trên chính là bằng chứng nữa cho “gen xâm lược”, là
tư tưởng bành trướng, giấc mộng bá quyền Đại Hán
của các triều đại phong kiến Trung Quốc xưa được
thế lực “diều hâu” ở Trung Nam Hải thực hiện. Trung
Quốc không thể che đậy, bao biện, đổi trắng thay
đen vu cáo Việt Nam, che đậy hành động xâm lược
của Trung Quốc trong lịch sử và trong những ngày
qua, mà thế giới khẳng định là theo lệnh của Trung
Nam Hải, nhằm thực hiện cái gọi là “Giấc mơ Trung
Hoa” của mình. Chính thế lực “diều hâu” ở Trung
Nam Hải phải chịu trách nhiệm về “chủ nghĩa dân
tộc hung hãn” mà Trung Quốc đã và đang thể hiện
Quân Tây Sơn đánh đuổi quân nhà Thanh (Trung Quốc)
năm 1789. Ảnh: Tranh minh hoạ của hoạ sĩ Tạ Huy Long
sách lịch sử của NXB Kim Đồng
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
10
trong thế kỷ XXI này.
Những con số và những sự kiện lịch sử chưa xa
trên do Trung Quốc gây ra với Việt Nam, tự Trung
Quốc đã cho Việt Nam, các nước Đông Nam Á, và
cả Mỹ, Nhật Bản, Philippin, … thấy “mối đe dọa từ
Trung Quốc” là thực tế xuyên suốt chiều dài lịch sử
Trung Quốc và ngày càng tăng.
Những bằng chứng trên không gì khác hơn là
phải gọi bằng đúng khái niệm: “Gen xâm lược” luôn
truyền trong máu của người Trung Quốc; nói đúng
hơn là trong các bạo chúa phong kiến Trung Quốc
xưa, trong những thế lực “diều hâu” trong Trung Nam
Hải ngày nay.
Nếu các ông cho rằng vì tôi là người Việt Nam
nên mới cho “Người Trung Quốc có gen xâm lược”,
thì xin các ông nên một lần nghe các học giả có nhân
cách nước ông nói về dân tộc mình, cũng đã tự nhận
“Người Trung Quốc có gen xâm lược”. Trong cuốn
sách “Người Trung Quốc và những căn bệnh trong
nhân cách” của tác giả Hà Tông Tư, Nxb Công an
nhân dân, dịch và xuất bản năm 2007, đã đăng bài
viết của đại văn hào Lỗ Tấn, có đoạn, Lỗ Tấn viết:
“Người Trung Quốc chúng ta bao giờ cũng nói rằng
mình yêu hòa bình, nhưng thực ra lại thích đấu tranh,
thích xem những thứ khác đấu tranh, cũng thích xem
mình đấu mình” (tr 167). Ở một bài khác của Lỗ Tấn
cũng đăng trong cuốn sách này, Lỗ Tấn cho biết,
ông “vinh hạnh được đọc tác phẩm lớn của Trung
lý giới sơn thị “Thư gửi China và quốc dân China”,
trong đó nói, “Chu, Hán đều có tư chất kẻ xâm lược”
(tr 620). Chỉ có những ai phớt lờ lịch sử, có “gen xâm
lược” và nuôi dã tâm xâm lược, bá quyền trong máu
thì mới phủ nhận ý kiến của những trí thức lỗi lạc
Trung Quốc kia.
Thiết nghĩ, các thế lực “diều hâu” ở Trung Quốc
nên lưu tâm đến tâm trạng bi đát của người lính già
của đất nước ông từng nếm mùi thất bại khi xâm lược
Việt Nam: “Lính già từng trải mùi chinh chiến / Nghe
nói Nam chinh ủ mặt mày”. Các vị cũng nên nghe
tâm sự của Trần Phu, vị sứ thần nhà Nguyên hàng
chục năm sau trận thua trên sông Bạch Đằng, vừa
đặt chân vào Việt Nam, chợt nghe tiếng trống đồng
cứ ngỡ là tiếng trống trận Bạch Đằng năm xưa, vẫn
còn giật mình:
“Kim qua ảnh lý tâm đan khổ / Đồng cổ thanh
trung bạch phát sinh”
Dịch là:
“Bóng lòe gươm sắc lòng thêm đắng / Tiếng rộn
trống đồng tóc đốm hoa.”
Phớt lờ một sự thực hiển nhiên rằng không chỉ
trong quá khứ, mà trong kỷ nguyên hiện đại này,
Trung Quốc là kẻ xâm lược, là kẻ có tội với dân tộc
Việt Nam, là một sự đáng xấu hổ, mất nhân tính.
Những người dân chân chính của Trung Quốc không
chấp nhận thủ đoạn hèn hạ không xứng với vị thế
của một nước lớn đó. Xin các vị hãy đối mặt và suy
ngẫm sâu sắc về quá khứ Trung Quốc xâm lược Việt
Nam - một quá khứ ô nhục bởi tất cả những cuộc
xâm lăng đó đều bị dân tộc Việt Nam nhỏ bé đánh
cho thất bại thảm hại, qua đó thực hiện các bước đi
thực chất để sửa chữa các lỗi lầm nhằm tạo niềm tin
cho Việt Nam và các nước.
Chắc các vị chưa thể quên nỗi nhục khi Trung
Quốc từng bị nước khác xâm lược, hàng vạn phụ nữ
bị bắt làm nô lệ tình dục. Chắc các vị cũng không
thể nuốt nổi nỗi đau khi một phần lãnh thổ thiêng
liêng của nước mình bị chia cắt hơn nửa thế kỷ, song
không biết đến bao giờ mới thu về được. Xua quân
xâm lược Việt Nam, chắc chắn Trung Quốc sẽ đi
theo vết xe đổ của những tên bạo chúa xưa. Càng
hung hăng ngông cuồng, ngang ngược và bất chấp
đạo lý, luật pháp quốc tế, hình ảnh Trung Quốc càng
xấu xí, càng bị cô lập trước nhân dân thế giới. Nếu
những thế lực “diều hâu” ở Trung Quốc biết thức tỉnh
từ bài học thất bại trong lịch sử, thì hãy từ bỏ dã
tâm xâm lược Việt Nam, từ bỏ âm mưu phá hoại hòa
bình, ổn định khu vực, phá hoại tình hữu nghị tốt đẹp
giữa hai dân tộc Việt Nam - Trung Hoa.
Nhân dân Việt Nam quyết không sợ, bởi chính
nghĩa thuộc về Việt Nam. Những chiến công rực rỡ
của Việt Nam đánh bại những kẻ thù hung bạo nhất
của mọi thời đại, từ quân Nguyên - Mông trước đây,
đến thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và gần đây là cuộc
chiến tranh biên giới phía Nam năm 1978 của quân
Khơmer Đỏ mà Trung Quốc xúi giục và hậu thuẫn,
cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 17/2 /1979 do
Trung Quốc phát động, là niềm tin, lòng tự hào để
Việt Nam đánh thắng mọi cuộc chiến tranh xâm lược
dù cho chúng đến từ đâu.
Sự kiện giàn khoan HD 981 của Trung Quốc xâm
phạm chủ quyền Việt Nam, đã khiến cho “16 chữ
vàng”, “4 tốt” mà Trung Quốc thề thốt thực hiện chỉ
còn là trò hề, lừa lọc. Một thứ hòa bình, hữu nghị viển
vông, lệ thuộc không thể đánh đổi lấy chủ quyền
lãnh thổ thiêng liêng của một dân tộc. Không bao giờ
dân tộc Việt Nam chấp nhận điều đó!./.n
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
11
Q
uá 7 giờ 30 phút một chút sáng ngày 24
tháng 5 năm 2014, sau hồi còi dài âm vang
cả một vùng cửa biển, con tầu cánh ngầm
mang theo hơn 200 hành khách từ từ dời cảng Sa Kỳ
bắt đầu cuộc hành trình ra đảo Lý Sơn. Dự kiến, nếu
trời yên, biển lặng, chỉ sau hơn một tiếng đồng hồ là
tầu sẽ đến nơi. Thời tiết hôm nay rất đẹp. Trời trong
xanh, gió nhẹ, sóng êm.
Chuyến đi này tôi đã ấp ủ từ lâu. Bởi là người
nghiên cứu văn hóa dân tộc, không thể không
nghiên cứu văn hóa biển, đảo; nhất là những hòn
đảo lớn của nước ta nằm trên tuyến hàng hải quốc
tế, giao lưu văn hóa Đông - Tây. Vì thế, khi nhận
được giấy mời tham gia Hội thảo “Phạm Văn Đồng
với văn hóa dân tộc” của UBND tỉnh Quảng Ngãi
và Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn
hóa dân tộc Việt Nam tổ chức ngày 23/5/2014 tại TP
Quảng Ngãi, tôi rất mừng. Trong Hội thảo này tôi có
tham luận “Nhân cách lớn Phạm Văn Đồng - nhìn
từ lối sống và những việc làm nhỏ hàng ngày”. Sau
khi Hội thảo xong, theo kế hoạch, sáng 24, tôi sẽ đi
Lý Sơn. Tưởng chỉ có một mình, nhưng đêm hôm
trước ngày ra đảo, lại biết các anh: NSND Lê Tiến
Thọ nguyên Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL, Chủ tịch Hội
Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Kịch tác gia - Nhà báo
Lê Quý Hiền (Báo Sức khỏe & Đời sống), Trưởng
ban Trị sự Tc Văn hiến VN Hoàng Mai, nữ nhà báo
Ngọc Anh (Tạp chí Văn hiến Việt Nam), nữ biên tập
viên Trương Bích Diệp của Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia (Sự thật); Nguyễn Hồ Phong và Nguyễn
Thị Việt Nga hai giảng viên trẻ của Trường ĐH Văn
hóa TP Hồ Chí Minh. Vậy là chúng tôi thành một
đoàn, lên đường.
Trong cuộc đời cầm bút, đây không phải là
chuyến ra đảo đầu tiên của tôi. Bởi trước đó, vào
những năm 80 và 90 của thế kỷ trước, tôi đã từng
đặt chân tới những hòn đảo xa xôi, giầu có và có
nhiều di sản văn hóa và di tích lịch sử đấu tranh
dựng nước và giữ nước của dân tộc, là các đảo Phú
Quý, Côn Đảo và Phú Quốc. Năm 1989, được GS
Hoàng Chương - Viện trưởng Viện Sân khấu - Bộ
Văn hóa, quê ở Bình Định giới thiệu, anh Trần Xuân
Nhơn - đồng hương của GS Hoàng Chương - Tổng
cục trưởng Tổng cục Đường biển đã mời tôi viết lịch
Điểm tựa
Hoàng Sa, Trường Sa
l TS. NGUYỄN MINH SAN
Lý Sơn
Một góc núi lửa Thới Lới đang ngủ. Ảnh: Nguyễn Minh San
12
sử cho ngành nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập
Ngành Đường biển Việt Nam. Sau khi hoàn thành
cuốn “Lịch sử ngành đường biển Việt Nam” (xuất
bản năm 1990), tôi được ngành cho đi thực tế trên
tầu viễn dương. Những năm ấy, đất nước sống trong
nền kinh tế bao cấp, mọi hàng hóa đều phân phối,
phải mua bằng tem phiếu, đời sống của cán bộ,
công chức và nhân dân cả nước vô cùng khó khăn,
thiếu thốn. Ngay ở ngành Đường biển, những cán
bộ, công chức làm ở cảng, đặc biệt là ở bộ phận
không liên quan trực tiếp đến sản xuất của ngành
(như đào tạo,…) cũng gặp vô vàn khó khăn. Trong
xã hội lúc đó đã truyền nhau những tiêu chí đánh
giá, xếp hạng địa vị con người và những nghề kiếm
nhiều tiền, giầu có, là: “Nhất biển, nhì xe, tam phe,
tứ hói”. “Nhất biển” - nghề / người đi tầu biển, đặc
biệt là đi tầu viễn dương (Công ty VOSCO - công ty
vận tải biển lớn của ngành Đường biển thường chạy
tuyến viễn dương) là những nghề/người kiếm nhiều
tiền nhất, bởi họ hay được đi nước ngoài, mua đồ “sê
cân hen”/đồ cũ, thượng vàng, hạ cám: ô tô, xe máy,
tủ lạnh, máy giặt, quạt, bàn ghế, cửa cuốn, yên xe
đạp, ống bô xe máy,…về bán (lúc đó đi Nhật Bản là
nhất, bởi sẽ mua được nhiều đồ cũ giá rẻ như cho
không, chỉ việc quăng lên tầu - mà tầu thì chứa thoải
mái, không giới hạn cân như đi máy bay), về Việt
Nam bán được giá gấp 5 gấp 10 lần, mỗi chuyến
kiếm cả chục cây vàng là thường. Sau nghề/người
đi tầu viễn dương là đến (“Nhì xe”) những người làm
nghề lái xe, nhất là xe khách và lái xe quá cảnh
Lào - Đoàn 12, thường mang mì chính / “quí như mì
chính cánh”, đều kiếm bộn tiền. Loại người/nghề thứ
ba kiếm nhiều tiền (“Tam phe”) là những người làm
nghề buôn bán tem phiếu (vải vóc, muối, mắm, thịt,
cá, rau muống, bí đao,…) gọi là “con phe”. Loại nghề/
người bị coi là kém cỏi trong việc kiếm tiền nhất, xếp
thứ tư trong việc kiếm tiền là những người làm nghề
dạy học, nghề viết lách, nghiên cứu, tuy có bằng
cấp cao, trình độ (“Tứ hói”), nhưng sống chỉ trông
chờ vào đồng lương hạn hẹp với chế độ tem phiếu
nên không giầu có. Để giúp những cán bộ ở các đơn
vị phi sản xuất hoặc làm việc trên bờ, không đi tầu
trong ngành đường biển, lãnh đạo Tổng cục đã có
“nhã ý” giúp, bằng cách cho số cán bộ đó (tất nhiên
không phải là tất cả) xuống tầu đi nước ngoài, trong
biên chế của tầu, với việc những người này tạm quên
đi chức vụ mình đang đảm nhiệm hoặc chức danh
mình đang mang, để đồng ý làm các công việc phụ
trên tầu (thường là phụ bếp, rửa bát), hoặc là cán bộ
được quyết định “đi thực tế” tầu biển (thực chất là đi
cải thiện, bởi mỗi ngày số cán bộ này được hưởng 06
USD công tác phí). Số cán bộ này thường là ăn chơi,
nghỉ dưỡng trên suốt quá trình tầu chạy và mỗi khi
đến cảng nào đó, thì thoải mái lên bờ tầm hàng. Mỗi
chuyến đi “cải thiện” Nhật về, ngoài các đồ dùng
vốn là mơ ước của bao gia đình cán bộ, như xe máy,
máy giặt, tủ lạnh, xe đạp, quạt điện 110V để lại gia
đình dùng, họ cũng kiếm được 3-4 cây vàng.
Như thế, việc tôi được đi tầu viễn dương là đặc
ân, giá trị cao gấp nhiều lần nhuận bút cuốn sách.
Ông bạn nhà văn Ngô Vĩnh Bình ở Tạp chí Văn nghệ
quân đội (nay anh là Tổng biên tập) tính toán thế
nào đó, đã đánh giá cuốn sách của tôi nhuận bút
cao nhất nước, và giữ kỷ lục không bao giờ có cuốn
nào vượt được. Tôi đi trên con tầu Hoa Lư 02 Liên
Xô sản xuất, trọng tải 12.000 tấn, do anh Ngọ làm
Thuyền trưởng. Thời gian đó, trên tầu viễn dương
còn có chế độ Chính ủy, do một cán bộ bên Công
an cử sang đảm trách, cỡ thiếu tá, trung tá. Chế độ
này đã có từ nhiều năm trước, khi có nạn vượt biên
xảy ra. Hải trình của tầu là chở than, xuất phát từ
cảng Hòn Gai (Quảng Ninh) chạy sang Nhật bản,
trả hàng tại một số cảng của Nhật xong, chạy qua
biển Nhật Bản sang Hàn Quốc “ăn hàng”, rồi về trả
hàng tại cảng Sài Gòn. Trên đường từ Hàn Quốc về
cảng Sài Gòn, tầu chúng tôi đã dừng lại 03 ngày tại
đảo Phú Quý. Đảo này có chu vi chừng hơn 10km.
Từ đảo Phú Quý, tầu khách kiêm chở hàng chạy
từ 5 giờ chiều đến khoảng 5-6 giờ sáng hôm sau
thì vào đến Ninh Thuận. Đảo là đơn vị hành chính
cấp huyện, với trên 1500 hộ dân. Trên đảo có đơn
vị quân đội, và một đồn biên phòng. Đây chính là
hòn đảo xa ngoài biển đầu tiên của Việt Nam tôi đặt
chân đến.
Sau chuyến đi này 5 năm, nhân kỷ niệm 40
năm thành lập ngành Hàng không dân dụng Việt
Nam, cũng qua giới thiệu của GS Hoàng Chương,
tôi được Thiếu tướng - Anh hùng phi công tiêm kích
MIC 21 Nguyễn Hồng Nhị - người Bình Định - Cục
trưởng Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam mời
viết cuốn “Hàng không Dân dụng Việt Nam những
chặng đường lịch sử”. Cuốn sách được Đại tướng
Võ Nguyên Giáp viết Lời Tựa, Nxb Chính trị quốc gia
xuất bản năm 1995. Trong quá trình sưu tầm tư liệu,
tôi biết có 2 sân bay ngoài đảo là sân bay Cỏ Ống ở
Côn Đảo và sân bay Phú Quốc trên đảo Phú Quốc
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
13
do chính quyền Sài Gòn xây dựng trước năm 1975.
Thú thật, tư liệu về 2 sân bay này, ngồi trong bờ tôi
cũng có thể có được, nhưng do ước mơ được đến 2
hòn đảo này trong tôi đã có từ lâu, nhất là Côn Đảo,
vì thế, tôi xin tướng Nguyễn Hồng Nhị cho ra hai sân
bay này. Và tôi đã được toại nguyện. Lúc đó, hai sân
bay này còn nhỏ, máy bay 8 chỗ mới xuống được.
Nay thì hai sân bay đó khác lắm rồi, nhất là sân bay
Phú Quốc đã được xây dựng thành sân bay quốc tế
để chuẩn bị cho kế hoạch đưa Phú Quốc thành đặc
khu kinh tế.
Vậy là trong số những hòn đảo xa nhất, và cũng
thuộc loại lớn nhất, trù phú nhất của nước ta, tôi đã
đặt chân tới 3 đảo. Có nghĩa là, biển đảo đối với
tôi không còn xa lạ. Nhưng không hiểu sao, đảo Lý
Sơn vẫn gây cho tôi sự háo hức, hồi hộp. Một phần
vì sức hấp dẫn của kho tàng di sản văn hóa đặc sắc
của hòn đảo này, nhất là di sản về Hải đội Hoàng
Sa, về một sản phẩm được tạo nên bởi nham thạch
núi lửa là tỏi - đặc sản Lý Sơn, thì là sự kiện Trung
Quốc hạ giàn khoan HD 981 tiến hành khoan thăm
dò ở vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền lãnh
thổ của ta, cùng với việc đưa nhiều tầu, báy bay
quân sự hộ tống, cho các tầu hải giám, hải cảnh,
tầu quân sự vỏ sắt giả làm tầu cá ngăn cản công
việc chấp pháp, phun vòi rồng cực mạnh, dùng tầu
to chủ động đâm hỏng nhiều tầu của cảnh sát biển
và tầu kiểm ngư của ta, làm hỏng nhiều tầu cá của
ngư dân, làm chết một ngư dân đảo Lý Sơn, gây nên
sự phẫn nộ của nhân dân cả nước ta và hầu hết các
nước trên thế giới. Cuộc đấu tranh phản đối và yêu
cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan HD 981 ra khỏi
vùng biển nước ta đã bùng lên mạnh mẽ, nhất là sau
lời tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “Việt
Nam không thể đổi chủ quyền để lấy hòa bình, hữu
nghị viển vông, lệ thuộc”.
Lý Sơn thôi thúc tôi phải đi!
Khi xe dùng lại trước cổng cảng Sa Kỳ, trước mắt
tôi là cảnh tượng hàng trăm thanh niên với màu áo
xanh tình nguyện, đầu đội mũ tai bèo tràn ngập bến
cảng. Còn có rất đông cựu chiến binh mặc quần áo
bộ đội vẫn còn khá mới, nhiều người ngực gắn đầy
huân, huy chương. Đó là những người sẽ đồng hành
cùng chúng tôi trên chuyến tầu hôm nay. Khi lên
tầu, mới thấy, số thanh niên tình nguyện chiếm hơn
2/3 số khách trên tầu. Nhìn sự háo hức trên từng
gương mặt trẻ, nhất là qua những câu chuyện của
họ, tôi hiểu họ ra với Lý Sơn để cảm nhận công cuộc
bám biển, vươn khơi của người dân nơi đây trước sự
đe dọa của Trung Quốc; đồng thời biểu lộ tinh thần
sẵn sàng cùng quân và dân Lý Sơn bảo vệ Hoàng
Sa, Trường Sa. Trong số thanh niên tình nguyện kia,
chỉ trừ số nữ thanh niên ngồi khoang dưới, có lẽ sợ
say sóng, còn sau khi tầu chạy độ 6-7 phút phần lớn
Hoàng hôn trên núi Thới Lới, đảo Lý Sơn. Ảnh: Nguyễn Minh San
14
họ leo lên khoang trên, hoặc ra đứng trước mũi tầu.
Tôi rủ Lê Quí Hiền lên khoang trên ngắm biển. Đám
thanh niên lên đứng kín mũi tầu khoang trên, ngay
trước buồng lái, che mất tầm nhìn, khiến viên thuyền
trưởng phải liên tục kéo còi và làm tín hiệu hãy dạt
sang hai bên để ông còn nhìn rõ mặt biển. Nhìn mũi
tầu gối sóng băng băng tiến ra biển, tôi chợt nghĩ
đến câu chuyện mẹ Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, chia
50 con lên rừng, 50 người con xuống biển, cùng
nhau khai thác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Như
vậy, dân tộc ta đã có ý thức về biển, gắn bó với biển
ngay từ khi hình thành dân tộc, quốc gia.
Đám thanh niên nô đùa thoải mái. Bỗng phía mũi
tầu, từ một chiếc loa cầm tay một giọng hát cất lên:
“Từ Bắc vô Nam…”. Thế là, không ai bảo ai, cả tầu
vang lên bài hát “Nối vòng tay lớn” của Trịnh Công
Sơn. Hết ca khúc này, tiếng loa hô lớn “Một”, thế
là tất cả đám thanh niên hát vang: “Một con vịt xòe
ra hai đôi cánh,…” vang khắp con tầu. Một sự hồn
nhiên, trong trẻo chỉ có ở thanh niên một lần nữa tôi
cảm nhận được trên con tầu giữa biển mênh mông
này. Khi bài hát kết thức, tất cả đám thanh niên hô
vang “Hai Ba”, rồi cả tầu vang lên tiếng hát : “Ba
thương con vì con giống mẹ. Mẹ thương con vì con
giống Ba. Cả nhà ta cùng thương yêu nhau…”. Khi
câu cuối bài này hết, tất cả đám thanh niên lại hô
“Năm”, và cùng hát: “Năm anh em trên một chiếc
xe tăng, Như năm bông hoa trên cùng một cội, Như
năm ngón tay trên một bàn tay, Lúc xung trận cả
năm người như một….”. Họ say sưa hát, hát vô tư,
tiếng hát át cả tiếng sóng biển tung tóe hất ướt cả
những người đứng trước mũi tầu. Sau hát đồng ca,
một giọng đơn ca vang lên, chắc chắn là một chàng
thanh niên người Lý Sơn, hoặc người Quảng Ngãi,
hát một bài hát về đảo Lý Sơn. Lần đầu tiên nghe,
tôi không kịp nhớ lời. Tiếp sau, tiếng loa vang lên
câu hát: “Tổ quốc đang bão dông từ biển,…”, lời ca
mở đầu của ca khúc “Tổ quốc nhìn từ biển”, âm nhạc
Quỳnh Hợp, thơ Nguyễn Việt Chiến. Tất cả thanh
niên trên tầu đều căng lồng ngực hát theo. Vẫn biết,
“chương trình văn nghệ” trên tầu này, chỉ là phút
ngẫu hứng trước biển, nhưng qua các ca khúc đám
thanh niên trong đó có nhiều người lần đầu gặp nhau
trên chuyến tầu ra đảo này, các anh đã thể hiện rất
rõ chủ đề, có mục đích rất rõ là hướng về biển đảo,
nơi chủ quyền Tổ quốc đang bị Trung Quốc xâm
phạm. Và “Tổ quốc nhìn từ biển” chính là bài hát thể
hiện mục đích của “chương trình” văn nghệ, cũng là
mục đích của những người trẻ, các cựu chiến binh
trên tầu ra Lý Sơn hôm nay.
Nghe đám thanh niên tình nguyện hát và nhìn
hầu hết số khách trên tầu hào hứng hát theo, Lê Quí
Hiền bảo tôi: “Sướng quá! Đã quá! Khí thế này thì
bọn “Khựa” làm gì được mình. Ông biết không, hôm
ở đảo Trường Sa, trong buổi sáng chào cờ, trước
những hàng quân thẳng tắp, trang nghiêm, NSND
Lê Tiến Thọ đã đọc bài thơ “Nam quốc sơn hà” của
Lý Thường Kiệt:
“ Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Nông dân đảo Lý Sơn thu hoạch hành.
Ảnh: Nguyễn Minh San
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
15
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Lời dịch:
“Núi sông nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc bao ngược kia sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tan tành”.
Rất bất ngờ, không hề có đạo diễn trước, cả
đảo đồng thanh hô lớn: “Chúng bay sẽ bị đánh tan
tành!”. Sau lễ chào cờ, anh em quây quần bên anh
Thọ và chúng tôi, ai nấy đều hừng hực khí thế. Một
chiến sĩ trẻ nói với anh Thọ: “Thưa bố, nghe giọng
đọc của bố, trong chúng con cứ bừng bừng khí thế”.
Lê Quí Hiền nói, lúc đó anh có cảm giác sóng biển
Trường Sa cũng ào ào dâng lên như hưởng ứng lời
hịch đánh quân xâm lược. Anh Hiền cho biết, anh và
anh Thọ mới đi Hải đoàn 4 Hải quân, đến Trường Sa,
tận mắt nhìn những vũ khí đánh biển, đánh không,
phòng chống đổ bộ rất hiện đại mà quân đội ta có,
nhất là chứng kiến sự phẫn nộ trước hành động xâm
lược của Trung Quốc và tinh thần sẵn sàng chiến
đấu, hừng hực khí thế, quyết tâm bảo vệ chủ quyền
thiêng liêng của biển đảo Tổ quốc của các chiến sĩ,
anh thấy yên tâm lắm. Anh bảo, nếu có lệnh, hoặc
chỉ cần Trung Quốc đưa chiến tranh đến, với vũ khí
đó, ta lấy lại Hoàng Sa, Gạc Ma là điều không khó.
Anh Hiền kể, NSND Lê Tiến Thọ tâm sự: “Trong
cuộc đời diễn viên, ông đã nhiều lần đọc bài thơ
Thần của Lý Thường Kiệt, song chưa lần nào thiêng
liêng, xúc động và hào sảng như lần này. Và, ý thức
về Tổ quốc, sẵn sàng xả thân khi Tổ quốc lâm nguy
trào dâng thật mãnh liệt. Đọc hịch đánh giặc giữa
biển Đông, trong lúc Trung Quốc đang xâm phạm
chủ quyền quốc gia, thật kiêu hãnh, thật đúng lúc.
Văn nghệ sĩ cần phải đến những nơi đầu sóng ngọn
gió, truyền nhiệt huyết cho toàn quân, toàn dân.
Không thể nào quên được kỷ niệm này”.
Tôi đang hình dung cái cảnh lính Trường Sa bừng
bừng khí thế khi nghe đọc “Nam quốc sơn hà”, giật
mình nghe Lê Quí Hiền nói với tôi: “Bao nhiêu năm
nay, cánh báo chí các ông nói về tội ác Trung Quốc
xâm lược Việt Nam dè dặt quá. Chúng đã chiếm đảo
Gạc Ma, đánh chìm 4 tầu và giết hại gần 80 chiến sĩ
từ năm 1988, vậy mà tin tức chính thống mãi gần đây
nhiều người mới biết. Ngay cả cuộc xâm lược nước
ta ngày 17/2/1979 của Trung Quốc, chúng đã san
bằng cả 6 thị xã xinh đẹp của ta ở biên giới, giết hại
không biết bao nhiêu dân thường mình, nhưng cũng
ít được tuyên truyền. Hình như có vấn đề gì đó…. Chỉ
có lần này, khi Trung Quốc đặt giàn khoan trong
vùng đặc quyền kinh tế của ta, dân mới được đi biểu
tình, báo chí các ông mới được nói mạnh như vậy”.
Tôi bảo, “Thưa ông, chúng tôi phải theo định hướng
của trên chứ, tuần nào TBT các báo chả nhận được
định hướng tập trung tuyên truyền trong tuần của
cấp trên. Ông cũng biết đấy, Trung Quốc có truyền
thống xâm lược Việt Nam từ xưa đến nay. Vậy mà
không ít người vẫn cho rằng nếu bêu những tội ác
ấy của Trung Quốc, sợ tổn thương đến tình hữu nghị
giữa hai nước, sợ Trung Quốc phản ứng, sợ Trung
Quốc mếch lòng. Không ít người còn cả tin đến mức
hồ đồ và đinh ninh rằng Trung Quốc thực lòng hành
xử đúng với thỏa thuận “16 chữ vàng”, “4 tốt”, không
xâm lược Việt Nam. Vì vậy, các báo dè chừng nếu
không muốn nói là sợ đăng những bài nói về quá
khứ Trung Quốc xâm lược Việt Nam, về tội ác mà
Một góc chợ quê đảo Lý Sơn
Ảnh: Nguyễn Minh San
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
16
Trung Quốc gây ra cho dân tộc ta, trước thời điểm
mùng 1 tháng 5 năm 2014 là một thực tế. Ông biết
không, tháng 12 năm 2012, nhân kỷ niệm 585 năm
Lễ ăn thề Đông Quan (10/12/1427 - 10/12/2012), tôi
có đăng bài “Lễ ăn thề Đông Quan - Lời cảnh tỉnh
cho những kẻ bội ước” (bút danh Mạc Công Lý) trên
tạp chí Khoa học & Tổ quốc. Có một vị GS, quan
khá to của ngành TG, hưu đã lâu, nhưng vẫn hăng
hoạt động, còn xin làm TBT nữa, gặp tôi nói: “Cậu
cho đăng bài “Lễ ăn thề Đông Quan…” của ai viết
hay lắm. Nhưng hơi nặng, nhất là phần vạch trần tội
Trung Quốc xâm lược Việt Nam nhiều lần từ năm
1949 đến nay. Tớ sợ Đại sứ quán Trung Quốc có ý
kiến, ảnh hưởng đến báo”. Tôi bảo: “Thưa anh, em
có nói gì khác sự thật đâu. Chỉ thống kê những con
số biết nói về sự thật lịch sử Trung Quốc “chơi” mình
thôi mà. Sợ gì anh”. Rồi tôi cự lại Lê Quý Hiền: “Mà
bên văn nghệ sĩ các ông cũng có tác phẩm lớn nào
xứng tầm những võ công hiển hách của cha ông ta
đâu. Riêng nói về phụ nữ ta, đánh giặc giỏi, dựng xây
đất nước cũng giỏi với bao tấm gương ngoại hạng,
như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Dương Vân Nga, Ỷ Lan,
….nếu viết tiểu thuyết, dựng phim có khi còn hay hơn
phim dã sử Trung Quốc, Hàn Quốc ấy chứ. Ngay
như Quang Trung - Nguyễn Huệ với chiến công đại
phá quân Thanh tầm vóc vĩ đại như vậy, mới chỉ có
“binh chủng” kịch các ông vào cuộc, với vở “Quang
Trung đại phá Quân Thanh” của Trúc Đường do
Hoàng Chương đạo điễn là được. Các “binh chủng”
khác, có gì đâu. Nếu mà làm phim, cảnh Đô đốc Bùi
Thị Xuân chỉ huy đội Tượng Binh thì oai hùng biết
bao, thế giới hiếm có đấy. Để anh Thọ đọc lời hiệu
triệu của Hoàng đế Quang Trung trong lễ duyệt binh
ở Tam Điệp trước khi tiến về Thăng Long:
“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để răng đen
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
Thì hay biết mấy”.	
Đang mải chuyện, bỗng một hồi còi tầu hú dài,
cắt ngang cuộc tranh luận nhỏ của chúng tôi. Nhìn
theo mũi con tầu, tôi đã thấy mấy ngọn núi cao trên
đảo, trong đó tôi nhận ra ngọn Thới Lới hình cái oản,
cho ta biết đó là ngọn núi lửa đã ngừng phun nham
thạch hàng triệu năm trước. Và rồi, con tầu cánh
ngầm đã áp sát cầu tầu đảo Lý Sơn.
Theo bố trí trước của TS Nguyễn Đăng Vũ - Giám
đốc Sở VH-TT&DL Quảng Ngãi, một thanh niên da
đen sạm nắng gió biển khơi đã tươi cười đón chúng
tôi đưa lên chiếc xe máy ba gác, đã biến thành xe
chở khách đưa chúng tôi về nhà. Anh là Nguyễn Lợi
(sau khi vào nhà, tôi biết anh là giáo dân đạo Tin
lành), vợ là Nguyễn Thị Tâm ở khu 4, thôn Đông, xã
An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Anh Lợi
cho biết: “Các bác báo muộn quá, khách sạn hết
chỗ rồi, mời các bác về nhà em “Home Stay” thôi.
Em kiêm luôn lái xe và hướng dẫn viên cho các bác
trong thời gian trên đảo. Chúng em không lấy tiền
nhà, tiền điện, nước, chỉ xin tiền ăn và tiền xăng xe
đưa các bác đi thăm đảo thôi”.
Ngôi nhà của anh Lợi mới xây dựng chừng 1-2
năm, mầu sơn hãy còn tươi. Nhà một tầng, kiểu dáng
hiện đại không khác gì nhà ở thành phố, khá rộng
rãi thoáng mát. Sân rộng, có nhiều cây cảnh, xung
quanh cây doi, cây nhãn đã đơm hoa, khóm chuối
lùn đã buông nải. Anh Lợi bảo, cuối năm đảo mới
có điện lưới quốc gia. Hiện đang dùng điện điêzen,
chỉ có 6 tiếng buổi tối, đến đúng 11 giờ đêm là tắt.
Các bác phải chủ động xạc pin các thiết bị điện tử
đấy”. Do ý đồ kinh doanh du lịch, ngôi nhà anh Lợi
đã thiết kế có thể cắm được cùng lúc 7-8 thiết bị
điện. Bữa cơm đầu tiên của chúng tôi trên đảo do vợ
anh Lợi chuẩn bị, có 5 món toàn đặc sản biển, chỉ
thiếu món rau. Trong bữa ăn, anh Lợi bảo chúng tôi:
“Các bác ra tháng này là muộn quá. Dân văn hóa
các bác cứ phải ra vào tháng 2-3 âm lịch còn được
dự lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Lễ này là đặc sản
của Lý Sơn, các bác không gặp ở đâu đâu”. Như thể
chứng minh cho cái lễ “đặc sản” của quê mình, anh
Lợi giải thích: “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là lễ tế
sống người lính Hoàng Sa trước khi xuống thuyền
đi làm nhiệm vụ, bằng hình nhân thế mạng. Nghĩa
là cho hình nhân mang linh vị người lính cúng cho
thần biển, thần mây, thần gió, tà ma quỷ quái dưới
biển, để các vị thần linh này không “bắt” người lính
này nữa. Nghĩa là anh ta có người (hình nhân) chết
thay rồi, vì thế anh ta không chết nữa khi đi biển.
Chỉ là liệu pháp tâm lý thôi, nhưng ai cũng tin. Hầu
hết các tộc họ trên đảo Lý Sơn có người đăng lính
Hoàng Sa, Trường Sa đều làm lễ thức này. Lễ này
còn đồng thời là lễ do người thân tổ chức để khao,
để liên hoan tiễn người thân lên đường đi vào chỗ hy
vọng sống rất mỏng manh”. Không biết các anh chị
khác nghĩ gì, chứ tôi đinh ninh, tôi sẽ trở lại Lý Sơn
đúng dịp lễ này.
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
17
Ngay chiều hôm đến Lý Sơn, chúng tôi đã được
anh Lợi đưa đi quanh hòn đảo rộng gần 10km2.
Huyện Lý Sơn có trên 22 nghìn dân; có 3 đơn vị
hành chính: hai xã An Vĩnh và An Hải nằm trên đảo
lớn Lý Sơn, còn xã An Bình nằm trên đảo Bé, cách
đảo Lý Sơn hơn một hải lý. Thiên nhiên quả là ưu
ái, khi ban tặng cho Lý Sơn nhiều thắng cảnh đẹp,
như: núi Giếng Tiền, Thới Lới là hai ngọn núi lửa
đã tắt từ hàng triệu năm trước; các hang như: Hang
Câu; cổng Tò Vò, Hòn Mù Ca,…Bãi biển dưới chân
núi Thới Lới nước trong veo có thể nhìn được những
vỏ ốc dưới đáy, là bãi tắm được dân đảo và du khách
ưa thích.
Trước khi đến Lý Sơn, qua đọc tài liệu tôi được
biết, cách nay trên 30 vạn năm, trên đảo Lý Sơn đã
có người tiền sử sinh sống, dấu tích hiện vẫn còn
trên các núi Giếng Tiền, Thới Lới. Lý Sơn cũng là
nơi từng cư trú của chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh
(cách nay khoảng 2.000 đến 2.500 năm), văn hóa
Chăm... Song, dấu ấn văn hóa Việt sâu đậm và nổi
trội trên khắp hòn đảo này, với hàng trăm di tích
cổ xưa, tiêu biểu là các ngôi chùa (như: chùa Đục,
chùa Hang), đình An Hải, đình An Vĩnh, các dinh thờ
ThiênYana, các lăng, miếu thờ thần Nam Hải, thần
Bạch Mã, thần Ngũ Hành, thờ Tứ vị Thánh Nương,
thờ U Linh Xà Nữ, thờ Phạm Tiên Điều,…Chùa Hang
thuộc thôn Đông Hộ, xã An Hải có tên chữ là Thiên
Khổng thạch tự, nằm bên dưới vách núi Thới Lới,
cách mép biển không xa, là một thắng cảnh, được
ghi trong sách Đại Nam Nhất thống chí, đã được xếp
hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đình An
Hải là kiến trúc cổ nhất trên đảo, có đôi câu đối đắp
nổi chữ Quốc ngữ trên hai cột mặt tiền đình có nội
dung (nhìn từ ngoài vào từ trái qua phải):
“Non cao cây tú mấy nghìn thu gió Bắc khẽ rung
cành”
“Biển thẳm vực thâm nguyện muôn thủa trời Nam
đưa vượng thánh”
Sau một hồi đi loanh quanh trên đảo, tôi nhận ra
cấu trúc làng trên đảo Lý Sơn theo kiểu làng nông -
ngư kết hợp. Dân Lý Sơn, dù đã ra sống giữa biển,
nhưng cho đến nay, sau 4 - 5 thế kỷ, kể từ khi 13
vị tiền hiền khai khẩn là người Việt có gốc gác từ
ngoài Bắc (cụ thể là dân cư các tỉnh vùng Thanh -
Nghệ Tĩnh) di cư vào, vốn là dân giỏi trồng lúa nước
và cũng thông thạo nghề đi biển. Đại bộ phận dân
trên đảo chủ yếu vẫn sống bằng nghề nông (trồng
hành, tỏi, bắp (ngô), đậu,… trên những bãi đất hẹp
dưới chân 5 ngọn núi : Giếng Tiền, Thới Lới, Hòn
Sỏi, Hòn Tai, Hòn Vung. Phần đông số còn lại, sống
bằng nghề đánh bắt cá ngoài ngư trường Hoàng Sa,
Trường Sa. Hiện nay, huyện Lý Sơn có trên dưới
400 thuyền đánh cá thường xuyên đánh bắt trên ngư
trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa.
Mặc dù đi cả ngày, chân mỏi dã dời, nhưng ngay
tối đầu tiên trên đảo, chúng tôi vẫn cùng hơn 1.000
chư tăng, Phật tử trong đất liền ra và những gia đình
ở Lý Sơn có người thân là lính Hải đội Hoàng Sa
hy sinh xưa, thân nhân của các gia đình liệt sĩ, của
những ngư phủ tử nạn khi làm ăn trên biển Hoàng
Sa thắp hương cầu nguyện cho đất nước hòa bình,
ấm no, hạnh phúc; cầu nguyện siêu độ các anh
hùng, liệt sĩ và nhân dân đã hy sinh trên biển đảo
Việt Nam trong công cuộc dựng nước và giữ nước
dành độc lập giang sơn, chủ quyền dân tộc tại đình
An Vĩnh, trong Đại lễ Trai đàn chẩn tế cầu nguyện
siêu độ các anh hùng, liệt sĩ và nhân dân đã hy sinh
trên biển đảo Việt Nam trong công cuộc dựng nước
và giữ nước dành độc lập giang sơn, chủ quyền dân
tộc. Đại lễ do chùa Vĩnh Ân tổ chức. Những Hùng
binh Hoàng Sa năm xưa, các Liệt sĩ, những ngư phủ
Lý Sơn tử nạn trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa
đều có hương linh cầu siêu giải oan bạt độ.
Sau bữa hải sản túy lúy, nhất là sau một đêm
ngủ đẫy giấc, sáng hôm sau, cả đoàn ai cũng khỏe
ra. Ngoài đảo hình như nắng trút xuống sớm hơn
trong đất liền, và cũng nóng hơn. Chiếc xe lam của
anh Lợi chở chúng tôi đến viếng tượng đài Hải đội
Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải và thăm Nhà Trưng
bày Hải đội Hoàng Sa Bắc Hải. Anh Lợi cho biết,
khách du lịch ra đảo Lý Sơn, cả khách Tây nữa,
đều tới đây để nghiêng mình trước những Hùng binh
Hoàng Sa và thăm Nhà trưng bày để tìm hiểu về
công cuộc khai thác và cắm mốc giới chủ quyền đối
với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của cha ông
ta, cụ thể là của người Lý Sơn trong lịch sử. Tại đây,
chúng tôi gặp lại những thanh niên tình nguyện và
các cựu chiến binh trên chuyến tầu ra đảo hôm qua.
Họ chụp ảnh dưới chân tượng đài và thăm Nhà trưng
bày, chăm chú xem, ghi chép tư liệu. Tượng đài thể
hiện ba người lính (to như người thật) Hải đội Hoàng
Sa năm xưa bằng đá xanh.
Trong nhà trưng bày các tư liệu, hiện vật chứng
minh chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng
Sa, Trường Sa; trong đó có bức bản đồ Hoàng triều
trực tỉnh địa dư toàn đồ do nhà Thanh vẽ năm 1904.
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
18
Trên bản đồ thể hiện rõ lãnh thổ Trung Quốc chỉ
đến đảo Hải Nam, không có hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa. Bằng chứng nữa là vào cuối thế kỷ
XVI, hoặc đầu thế kỷ XVII, các chúa Nguyễn ở Đàng
Trong, tiếp đến là triều Tây Sơn, rồi triều Nguyễn đã
thành lập đơn vị khai thác kinh tế biển, đo đạc thủy
trình, cắm cột mốc dựng bia chủ quyền lãnh thổ hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, lấy tên là Hải đội
Hoàng Sa (sau đổi là Thủy quân Hoàng Sa kiêm
quản Trường Sa và Bắc Hải). Người xem tận mắt
nhìn thấy những kỷ vật về những người lính trong
Hải đội Hoàng Sa năm xưa. Ngay gian chính diện, là
bàn bày linh vị cai đội, chánh thủy quân, suất đội và
thủy thủ Đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa. Phía
trên bàn linh vị, trên tường nhà trưng bày đôi chiếu
cói, 7 thanh nẹp tre dài, 7 sợi dây mây, thẻ bài ghi
rõ tên tuổi, quê quán, số hiệu, là những vật dụng mà
mỗi người lính Hoàng Sa chuẩn bị để mang theo
khi xuống thuyền. Những vật này chính là đồ hậu
sự người lính chuẩn bị sẵn cho mình, để chẳng may
nếu chết trên biển, đồng đội sẽ dùng những vật dụng
này buộc xác mình, thả trôi trên biển, những mong
gió biển sẽ đưa xác về đất mẹ. Đã từng đi tầu viễn
dương, giờ đây đứng trước mô hình chiếc ghe câu
chạy buồm nhỏ bé - phương tiện để Đội Hoàng Sa đi
làm nhiệm vụ trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa,
tôi hiểu, ngay cả lúc trời yên biển lặng, con thuyền
cũng vô cùng nhỏ bé trước sóng gió ở Hoàng Sa.
Nếu gặp bão tố, con thuyền không thể nào trụ nổi.
Chính vì vậy, mỗi người lính Hoàng Sa đều biết rõ,
bước chân xuống thuyền là cầm chắc cái chết, hy
vọng sống sót trở về chỉ như mây trời, bọt biển. Có
nhiều năm, cả đội 70 người lính Hoàng Sa có đi mà
không có về. Hình ảnh đôi chiếu cói, 7 thanh nẹp
tre và 7 sợi dây mây dùng cứ ảm ảnh tôi khi dời Nhà
trưng bày. Tôi bỗng nhớ tới câu ca buồn lưu truyền
trên đảo, không biết có từ bao giờ: “Hoàng Sa trời
nước mênh mông / Người đi thì có mà không thấy
về”. Nhìn những đồ dùng nấu ăn trên thuyền, như
cái chum đựng nước ngọt, nồi đồng nấu cơm, niêu
đất, gáo dừa múc nước, không nói, ai cũng hiểu nếu
có may mắn sống sót, thì cuộc sống của người lính
lênh đênh 5-6 tháng ở Hoàng Sa, vô cùng khổ cực.
Để giúp chúng tôi hiểu thêm về người lính Hải
đội Hoàng Sa, anh Lợi đưa chúng tôi đi thăm những
ngôi mộ gió. Vừa đánh vật với con “chiến mã” cứ
nhảy chồm chồm trên những đoạn đường gập gềnh
và uốn lượn tránh những đống cát biển, dân đổ cạnh
đường chuẩn bị cho một vụ hành mới, anh Lợi vừa
giải thích với chúng tôi: “Những người lính Hoàng Sa
và ngư phủ chết ngoài biển mà không tìm thấy xác,
thì linh hồn họ cứ mãi mãi luẩn quẩn ngoài biển,
không siêu thoát để trở về đoàn tụ với gia đình, tổ
tiên. Để linh hồn của những người xấu số ấy không
bơ vơ, vật vờ trên những con sóng, về với người
thân, phải lập đàn cúng bái rước hồn về ngự trong
một hình nhân nặn bằng đất sét, sau đó chôn hình
nhân đó như chôn một người chết bình thường. Ngôi
mộ táng hình nhân đó gọi là mộ gió. Lễ đó gọi là lễ
chiêu hồn nhập xác. Vì thế, những ngôi mộ gió còn
được gọi là những ngôi mộ chiêu hồn”. Qua lời tả của
anh Lợi, không khó để chúng tôi nhận ra những nấm
mồ đắp bằng đất pha cát nằm rải rác, ẩn mình trong
những luống hành, luống tỏi hay những thửa ngô
xanh bạt ngàn. Mộ gió còn nằm xen kẽ giữa những
ngôi nhà dân. Còn có cả một nghĩa địa toàn “mộ
gió” lính Hải đội Hoàng Sa có tường bao quanh, nằm
trước Âm linh tự ở xã An Vĩnh. Một tấm biển ghi rõ
khu này đã được xếp hạng là Di tích Lịch sử văn hóa
cấp quốc gia. Trên đảo Lý Sơn có hàng trăm những
khu mộ chiêu hồn không xác người của các tộc họ
Phạm Quang, Phạm Văn, Võ Văn,… hàng trăm năm
nay đã phơi trong nắng cháy, gió táp, mưa xối của
biển Đông. Đó chính là những tượng đài bất tử về
những người đã sống chết với Hoàng Sa, Trường Sa
năm xưa.
Chiếc xe ba gác của anh Lợi không đủ sức kéo
cả đoàn 7 người lên đỉnh núi Thới Lới, nơi có cột cờ
Tổ quốc, nên tôi và Lê Quí Hiền, mỗi người thuê
một xe ôm, chạy lên đỉnh. Đường đi khá tốt, chỉ tội
hơi dốc. Lên đến đỉnh núi, chúng tôi vô cùng ngạc
nhiên khi nhìn thấy một hồ nước to hình cái phễu,
nước trong ngăn ngắt. Tôi hiểu, ngọn núi lửa tắt đã
tạo nên cái hồ này. Đứng dưới chân cột cờ Tổ quốc
mà Đoàn TNCS Hồ Chí Minh mới xây trên đỉnh núi
cao nhất Lý Sơn, có thể nhìn toàn cảnh đảo Lý Sơn
và phóng tầm mắt ra tận nơi trời và biển gặp nhau.
Lê Quí Hiền chỉ ra hướng Hoàng Sa, bảo tôi: “Lý
Sơn đúng là một tầu sân bay không bao giờ bị đánh
chìm ông ạ. Tôi mà là chỉ huy quân đội, tôi sẽ bố trí
trên đỉnh núi này ra đa biển, bố phòng tên lửa đất
đối biển là yên tâm khống chế cả vùng biển Hoàng
Sa, Trường Sa rồi. Cần gì phải tầu sân bay nữa, phải
không ông?”. Tôi nói: “Ông là dân văn nghệ sĩ mà
còn biết lợi thế Lý Sơn trong phòng thủ biển như thế,
chả nhẽ những nhà quân sự của ta lại không biết
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
19
chắc. Yên tâm đi. Các tọa độ trên biển đều được kẻ
ô trên máy tính rồi, bọn “khựa” có đánh, ta chỉ ấn
nút là Rồng lửa tầm xa, tầm trung, tầm gần trong
bờ, trên các đỉnh núi ven biển, trên các đảo to, đảo
nhỏ trải suốt chiều dài trên ba nghìn ki lô mét sẽ cho
chúng đi chầu Diêm vương hết”. Bất giác, không ai
bảo ai, cả hai chúng tôi đều hướng lên lá cờ Tổ quốc
phần phật hiên ngang bay trên đỉnh Thới Lới.
Đêm thứ hai trên đảo hình như quá ngắn. Bình
minh Lý Sơn hình như cũng đến sớm. Chúng tôi phải
tạm biệt quê hương Hải đội Hoàng Sa để trở về đất
liền. Chiếc xa ba gác của anh Lợi lại đưa chúng tôi
ra cảng. Chỉ khác là, lúc này trong ba lô của ai cũng
căng hơn, nặng hơn. NSND Lê Tiến Thọ bảo: “Ra Lý
Sơn về mà không cân hành, cân tỏi làm quà, bà xã
không cho ngủ đâu!”. Nghe anh Thọ nói thế, tôi, anh
Hiền, anh Mai và cả anh giáo trẻ Hồ Phong đều vỗ vỗ
vào chiếc ba lô căng phồng của mình, cười ý nhị.
Đứng trước mũi con tầu cánh ngầm mỗi lúc một
xa hòn đảo, tôi cứ nghĩ về cái sứ mệnh to lớn và
hết sức nặng nề đối với Hoàng Sa, Trường Sa mà
người Lý Sơn đã được Tổ quốc tin tưởng giao phó.
Trong quá khứ, không biết bao nhiêu người con ưu
tú của Lý Sơn đã hy sinh để cắm mốc chủ quyền hai
quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Nay Hoàng Sa đã
bị Trung Quốc chiếm mất. Máu người Lý Sơn vẫn
đổ, thuyền và ngư cụ của ngư dân Lý Sơn vẫn bị
Trung Quốc đánh chìm. Nhưng người dân Lý Sơn
- con cháu của những Hùng binh Hoàng Sa năm
xưa quyết không run sợ, vẫn kiên cường, dũng cảm
bám biển để làm tròn sứ mệnh của mình. Chung tay
góp sức để xây dựng Lý Sơn trở thành hòn đảo tiền
tiêu bất khả xâm phạm, là điểm tựa vững chắc của
Hoàng Sa, Trường Sa là trách nhiệm của mỗi con
dân đất Việt. Dòng suy tưởng trong tôi cứ trôi miên
man theo lớp lớp những con sóng. Bỗng tiếng còi
tầu hú dài. Nhìn sang mạn, một con tầu cánh ngầm
đang rẽ sóng ngược chiều ra Lý Sơn. Trên boong tôi
nhìn thấy áo xanh thanh niên tình nguyện, rất đông
và vang lên những giai điệu biển đảo quen thuộc.
Con tầu như một minh chứng cho phát hiện của nhà
thơ Thanh Thảo: “Từ vài năm nay, số khách du lịch
tự phát tới đảo Lý Sơn, trong đó đa số là những người
trẻ - tăng lên đột biến. Họ không tới đảo Lý Sơn để
an hưởng cảnh thần tiên trong những khách sạn 4,
5 sao (vì làm gì có những tiện nghi ấy ở Lý Sơn bây
giờ). Họ tới thăm Lý Sơn vì tình yêu Tổ quốc. Họ “du
lịch yêu nước” , bởi họ muốn một lần được tận mắt
chiêm ngưỡng hòn đảo là nơi phát xuất những đội
Hùng binh Hoàng Sa, là nơi còn hàng trăm mộ gió
ghi nhớ những người anh hùng thầm lặng ra Hoàng
Sa mãi mãi không về và chứng kiến những đoàn
thuyền đánh cá của ngư dân Lý Sơn hôm nay trực
chỉ Hoàng Sa, Trường Sa bất chấp mọi hiểm nguy
đe dọa”.
Lê Quí Hiền đã lên boong đứng bên tôi từ lúc
nào. “Ông ạ, tôi nhận thấy một điều kỳ lạ là những
người từ đất liền ra Lý Sơn về, ai cũng tự hào mình -
đã - ra - Lý Sơn!”. Nghe ông Hiền nói, tôi đáp: “Ông
chỉ toàn nói… đúng!”
Vâng! Lý Sơn - tôi đã đến trong những ngày Biển
Đông dậy sóng!
Lòng đã hẹn lòng, đây không phải là lần cuối
đâu, Lý Sơn ơi! n
Bình yên Lý Sơn
Ảnh: Nguyễn Minh San
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
20
H
ải đội Hoàng Sa có chức năng chính là tìm
kiếm các sản vật, hải vật ở vùng biển Đông,
mà chủ yếu ở vùng quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa về giao nộp lại cho kinh thành Huế; đồng
thời cắm mốc xác định chủ quyền của Việt Nam với
hai quần đảo này. Và, sứ mệnh cao cả, thiêng liêng
này được giao cho những người dân làng An Vĩnh
và An Hải ở vùng cửa biển Sa Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi.
Sau này, khi dân làng An Vĩnh và An Hải ở Sa Kỳ ra
định cư ở đảo Lý Sơn, đã lấy nguyên tên làng trong
đất liền làm tên làng trên quê hương mới, thì những
người lính Hải đội Hoàng Sa chủ yếu là tuyển trong
dân hai làng An Vĩnh và An Hải (trong đó, nhiều
nhất là người làng An Vĩnh) trên đảo Lý Sơn (hiện
nay thuộc huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi). Dưới
thời Minh Mạng, Hải đội Hoàng Sa đã được chuyển
l SAN SAN (Bài và ảnh)
HÙNG BINH
HOÀNG SA
Huyềnthoại
vềnhữngngười
giữđảo
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta ở thời kỳ nào cũng xuất hiện những tấm gương sẵn
sàng hy sinh vì độc lập, chủ quyền của đất nước. Cách đây 3-4 thế kỷ, dưới thời chúa Nguyễn, triều
Tây Sơn, rồi triều Nguyễn, lịch sử đã ghi nhận công lao to lớn và những hy sinh quả cảm của một lực
lượng chuyên khai thác kinh tế và cắm mốc chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Hải
đội Hoàng Sa. Những người lính trong Hải đội Hoàng Sa biết rất rõ mỗi lần ra đi làm nhiệm vụ là rất ít
có hy vọng trở về, nhưng họ vẫn không hề nao núng, làm lễ tế sống mình, rồi lên đường.
Họ là những Hùng binh đã dệt nên huyền thoại về những người giữ đảo còn truyền đến hôm nay và
mai sau.
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
21
đổi thành Thủy quân Hoàng Sa kiêm quản Trường
Sa và Bắc Hải. Cùng với đó, đăng lính vào đội này,
ngoài người Lý Sơn là chủ yếu, đã mộ thêm ngư dân
ở các tỉnh Quảng Bình, Bình Thuận, thuộc các làng
Tứ Chính, Bình Cố, Cảnh Dương,…Đội trưởng Hải
đội Hoàng Sa, cũng được tuyển chọn các ngư dân
can trường, giỏi nghề đi biển của Lý Sơn. Có thể kể
đến đội trưởng Hải đội Hoàng Sa thời Tây Sơn gắn
với tên tuổi của Cai đội Võ Văn Khiết (1786); dưới
thời Gia Long là tên tuổi Võ Văn Phú (1803), là con
ông Võ Văn Khiết; Phạm Quang Ảnh (1815); dưới
thời Minh Mạng là tên tuổi Chánh đội trưởng Thủy
quân suất đội Phạm Văn Nguyên (1835), Chánh đội
trưởng Thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật (1836),…
Những cái tên Quang Ảnh, Hữu Nhật đã trở thành
tên hai hòn đảo trên quần đảo Hoàng Sa và đều là
người của làng An Vĩnh trên đảo Lý Sơn.
Theo các nhà nghiên cứu, sở dĩ đảo Lý Sơn
được chọn làm đảo tiền tiêu bảo vệ Hoàng Sa, và
người dân Lý Sơn được chọn làm lính của Hải đội
Hoàng Sa, là bởi: thứ nhất, để ra Hoàng Sa, Lý Sơn
là nơi gần nhất; thứ hai, trong một năm, vào tháng
2 - 3 âm lịch, có đợt gió thổi mạnh từ Lý Sơn ra
Hoàng Sa và vào tháng 8 âm lịch, có đợt gió thổi
ngược lại từ Hoàng Sa vào đất liền, rất thuận lợi cho
thuyền buồm đi lại; thứ ba, lý do quan trọng nhất
là bởi người các làng ven cửa biển Sa Kỳ, sau này
là trên đảo Lý Sơn rất giỏi nghề đi biển (người Lý
Sơn là những người đã vươn ra xa bờ hơn những
cư dân ven biển khác, với ngư trường quen thuộc là
Hoàng Sa, Trường Sa, và có khá nhiều kinh nghiệm
trong các nghề lưới kéo, lưới vây, lưới rê, lưới chuồn,
mành đèn, mành chà, câu cá khơi, câu mực khơi,
pha xúc, nghề lặn,...). Biên chế của Hải đội Hoàng
Sa, thường có 70 thanh niên trai tráng khỏe mạnh,
giỏi đi biển, cứng sóng, nhất là có lòng qủa cảm.
Định chế đăng lính Hải đội Hoàng Sa (và sau này
cả Trường Sa) được phân đều cho các họ trên đảo
(thường là con thứ, vì người con trưởng phải ở nhà lo
việc tế tự), không phân biệt thuộc dòng họ tiền hiền
hay hậu hiền thuộc hai làng An Vĩnh và An Hải, theo
nguyên tắc luân phiên nhau.
Phương tiện đi biển của Hải đội Hoàng Sa là
những chiếc ghe câu. Ghe Câu là phương tiện của
ngư dân Lý Sơn dùng để đánh bắt hải sản xa bờ, dài
ngày trên biển. Ghe Câu có chiều dài từ 10-12m,
rộng từ 2,5 - 3m, chiều cao từ 0,8-1m, trọng tải từ
5-6 tấn, di chuyển bằng buồm, nhờ sức gió. Ngư dân
Lý Sơn rất giỏi điều khiển thuyền buồm. Những lúc
thiếu gió hay ngược gió, họ có kỹ thuật chạy “vát”
hay chạy “ganh” rất độc đáo, bằng cách kéo xiên
cánh buồm, làm cho ghe tiến về phía trước theo ý
người điều khiển. Từ đầu thế kỷ XVII đến những
năm 50 của thế kỷ XIX, nhà nước phong kiến Việt
Nam đã dùng ghe câu để đưa binh phu đi tuần thú
và tìm kiếm hải vật trên các quần đảo Hoàng Sa và
Cánh đồng hành trên đảo Lý Sơn
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
22
Trường Sa. Mỗi khi đi làm nhiệm vụ, Hải đội Hoàng
Sa thường sử dụng 7 - 8 thuyền. Mỗi thuyền câu chở
9 - 10 người, cùng ngư cụ, lương thực đủ ăn trong
6 tháng, lu đựng nước ngọt, cụng cụ nấu ăn (như:
nồi đồng, niêu đất,…). Mỗi người có một thẻ bài ghi
rõ danh tính, bản quán, phiên hiệu. Trước khi ra đi,
mỗi người lính Hoàng Sa phải tự chuẩn bị cho riêng
mình một đôi chiếu cói, 7 đòn tre, 7 sợi dây mây,
để phòng trước, nếu không may ngã xuống, thì đôi
chiếu, những chiếc đòn tre và các dây mây kia là vật
dụng để đồng đội bó xác người chết trên thuyền sau
đó thả trôi trên biển, thông qua lời cầu nguyện hy
vọng sóng sẽ đưa xác người xấu số trôi dạt về đất
mẹ Lý Sơn để người thân chôn cất và thờ cúng họ.
Hàng năm, cứ đến tháng 2 hoặc tháng 3 âm
lịch, tùy thời điểm gió thổi từ đất liền ra biển, Hải
đội Hoàng Sa sẽ lên đường cưỡi sóng ra quần đảo
Hoàng Sa. Nếu chuyến đi suôn sẻ, tháng 8 âm lịch
đoàn thuyền sẽ trở về cửa Eo (Thuận An - Huế) để
nộp cho kinh thành Huế các loại hải sản quý giá và
những thứ nhặt được trên vùng biển đảo này, như
đồ đồng, đồ thiếc,…Thủa đó, những người lính Hài
đội Hoàng Sa phải lênh đênh cùng sóng gió trong
6 tháng ròng ở một vùng biển sóng giữ như vùng
biển thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa,
chỉ với những chiếc thuyền câu, chạy bằng buồm,
hơn ai hết, những người dân Lý Sơn nói chung,
những người đăng lính Hải đội Hoàng Sa nói riêng
(tất nhiên là những người quản lý chính quyền thời
đó cũng hiểu, cũng biết) ai cũng biết rằng số phận
người đi lính Hoàng Sa quá mỏng manh, xem như
đành gửi theo trời mây và bọt biển. Trước khi đi mà
cái chết xem như đã cầm chắc, sống sót trở về, chỉ
là điều may mắn. Bởi thế, mỗi lính Hoàng Sa đã
chuẩn bị sẵn đồ hậu sự cho mình. Trong hành trang
mang theo, mỗi người lính Hoàng Sa đã mang sẵn
đồ khâm liệm cho mình là đôi chiếu cói, 7 thanh nẹp
bằng tre và 7 sợi dây mây, với một tâm niệm, nếu
nằm xuống giữa biển khơi, thân xác được đồng đội
bó chiếu sẽ được trời biển thương xót mà đưa về đất
mẹ. Còn sống để trở về, đối với họ, chỉ là hy vọng
mỏng manh như mây trời và bọt biển. Hy vọng, nói
đúng hơn, sự đấu tranh với cái chết đó, được người
thân cùng với người ra đi, thông qua những thầy
cúng / thầy phù thủy, cùng thực hành trước khi mỗi
người lính xuống thuyền một nghi thức, đó là lễ khao
lề thế lính Hoàng Sa. Đây là lễ/lệ nhằm khao quân,
và thực hiện nghi lễ tế sống (thông qua nghi lễ hình
nhân thế mạng) cho những người sắp xuống thuyền
đi thực thi nhiệm vụ triều đình giao phó, và mặt khác,
còn để tế lễ và tưởng nhớ linh hồn những người lính
Hoàng Sa, Trường Sa đã khuất. Nghi lễ thế/tế lính là
nghi lễ tế sống, mang đậm yếu tố phù phép của đạo
giáo nhằm thế mạng cho người đi lính. Nghi lễ được
Bài vị lính Hải đội Hoàng Sa
Ghe câu - phương tiện của lính Hải đội Hoàng Sa đi làm nhiệm vụ
Thẻ bài của lính Hải đội Hoàng Sa
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
23
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014

More Related Content

Viewers also liked

ĐIỀU LỆ GIẢI THƯỞNG ASEAN THÁNG 8-2015
ĐIỀU LỆ GIẢI THƯỞNG ASEAN  THÁNG 8-2015ĐIỀU LỆ GIẢI THƯỞNG ASEAN  THÁNG 8-2015
ĐIỀU LỆ GIẢI THƯỞNG ASEAN THÁNG 8-2015Đăng Nguyễn
 
TẠP-CHÍ-DOANH-NGHIỆP-THƯƠNG-HIỆU-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-DOANH-NGHIỆP-THƯƠNG-HIỆU-SỐ-06-2014TẠP-CHÍ-DOANH-NGHIỆP-THƯƠNG-HIỆU-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-DOANH-NGHIỆP-THƯƠNG-HIỆU-SỐ-06-2014Đăng Nguyễn
 
TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU SỐ 3-2015
TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU  SỐ 3-2015TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU  SỐ 3-2015
TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU SỐ 3-2015Đăng Nguyễn
 
Trai tim viet nam 12 2014
Trai tim viet nam 12 2014Trai tim viet nam 12 2014
Trai tim viet nam 12 2014Đăng Nguyễn
 
น.ส.จณิตสตา ป้อมพยัคฆ์ เลขที่ 19 ม.4/2
น.ส.จณิตสตา ป้อมพยัคฆ์ เลขที่ 19 ม.4/2น.ส.จณิตสตา ป้อมพยัคฆ์ เลขที่ 19 ม.4/2
น.ส.จณิตสตา ป้อมพยัคฆ์ เลขที่ 19 ม.4/2Janissata
 
น.ส.จณิตสตา ป้อมพยัคฆ์ ม.4/2 เลขที่ 19
น.ส.จณิตสตา ป้อมพยัคฆ์ ม.4/2 เลขที่ 19น.ส.จณิตสตา ป้อมพยัคฆ์ ม.4/2 เลขที่ 19
น.ส.จณิตสตา ป้อมพยัคฆ์ ม.4/2 เลขที่ 19Janissata
 
Advt. no. u 18-uprvunl-2015
Advt. no. u 18-uprvunl-2015Advt. no. u 18-uprvunl-2015
Advt. no. u 18-uprvunl-2015Rajat Sharma
 
TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP VÀ THƯƠNG HIỆU SỐ 10 - 2014
TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP VÀ THƯƠNG HIỆU SỐ 10 - 2014TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP VÀ THƯƠNG HIỆU SỐ 10 - 2014
TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP VÀ THƯƠNG HIỆU SỐ 10 - 2014Đăng Nguyễn
 
Tạp chí Doanh Nghiệp & Thương Hiệu số 8+9 2015
Tạp chí Doanh Nghiệp & Thương Hiệu số 8+9 2015Tạp chí Doanh Nghiệp & Thương Hiệu số 8+9 2015
Tạp chí Doanh Nghiệp & Thương Hiệu số 8+9 2015Đăng Nguyễn
 
TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU SỐ 4 + 5 -2015
TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU SỐ 4 + 5 -2015TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU SỐ 4 + 5 -2015
TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU SỐ 4 + 5 -2015Đăng Nguyễn
 
Abc’s of selling
Abc’s of sellingAbc’s of selling
Abc’s of sellingOd Dang
 
Sustainable September 2014 worship resources for churches Week One
Sustainable September 2014 worship resources for  churches Week One Sustainable September 2014 worship resources for  churches Week One
Sustainable September 2014 worship resources for churches Week One Justice02
 
Epp mga bumubuo sa kooperatiba with quiz
Epp mga bumubuo sa kooperatiba with quizEpp mga bumubuo sa kooperatiba with quiz
Epp mga bumubuo sa kooperatiba with quizArnel Bautista
 
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộVùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộHoàng Mai
 
Pahola y miguel bobinas
Pahola y miguel bobinasPahola y miguel bobinas
Pahola y miguel bobinasMiguel Lugo
 
TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU SỐ 6 + 7 -2015
TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU SỐ 6 + 7 -2015TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU SỐ 6 + 7 -2015
TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU SỐ 6 + 7 -2015Đăng Nguyễn
 

Viewers also liked (17)

Presentation 5 (1)
Presentation 5 (1)Presentation 5 (1)
Presentation 5 (1)
 
ĐIỀU LỆ GIẢI THƯỞNG ASEAN THÁNG 8-2015
ĐIỀU LỆ GIẢI THƯỞNG ASEAN  THÁNG 8-2015ĐIỀU LỆ GIẢI THƯỞNG ASEAN  THÁNG 8-2015
ĐIỀU LỆ GIẢI THƯỞNG ASEAN THÁNG 8-2015
 
TẠP-CHÍ-DOANH-NGHIỆP-THƯƠNG-HIỆU-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-DOANH-NGHIỆP-THƯƠNG-HIỆU-SỐ-06-2014TẠP-CHÍ-DOANH-NGHIỆP-THƯƠNG-HIỆU-SỐ-06-2014
TẠP-CHÍ-DOANH-NGHIỆP-THƯƠNG-HIỆU-SỐ-06-2014
 
TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU SỐ 3-2015
TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU  SỐ 3-2015TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU  SỐ 3-2015
TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU SỐ 3-2015
 
Trai tim viet nam 12 2014
Trai tim viet nam 12 2014Trai tim viet nam 12 2014
Trai tim viet nam 12 2014
 
น.ส.จณิตสตา ป้อมพยัคฆ์ เลขที่ 19 ม.4/2
น.ส.จณิตสตา ป้อมพยัคฆ์ เลขที่ 19 ม.4/2น.ส.จณิตสตา ป้อมพยัคฆ์ เลขที่ 19 ม.4/2
น.ส.จณิตสตา ป้อมพยัคฆ์ เลขที่ 19 ม.4/2
 
น.ส.จณิตสตา ป้อมพยัคฆ์ ม.4/2 เลขที่ 19
น.ส.จณิตสตา ป้อมพยัคฆ์ ม.4/2 เลขที่ 19น.ส.จณิตสตา ป้อมพยัคฆ์ ม.4/2 เลขที่ 19
น.ส.จณิตสตา ป้อมพยัคฆ์ ม.4/2 เลขที่ 19
 
Advt. no. u 18-uprvunl-2015
Advt. no. u 18-uprvunl-2015Advt. no. u 18-uprvunl-2015
Advt. no. u 18-uprvunl-2015
 
TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP VÀ THƯƠNG HIỆU SỐ 10 - 2014
TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP VÀ THƯƠNG HIỆU SỐ 10 - 2014TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP VÀ THƯƠNG HIỆU SỐ 10 - 2014
TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP VÀ THƯƠNG HIỆU SỐ 10 - 2014
 
Tạp chí Doanh Nghiệp & Thương Hiệu số 8+9 2015
Tạp chí Doanh Nghiệp & Thương Hiệu số 8+9 2015Tạp chí Doanh Nghiệp & Thương Hiệu số 8+9 2015
Tạp chí Doanh Nghiệp & Thương Hiệu số 8+9 2015
 
TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU SỐ 4 + 5 -2015
TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU SỐ 4 + 5 -2015TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU SỐ 4 + 5 -2015
TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU SỐ 4 + 5 -2015
 
Abc’s of selling
Abc’s of sellingAbc’s of selling
Abc’s of selling
 
Sustainable September 2014 worship resources for churches Week One
Sustainable September 2014 worship resources for  churches Week One Sustainable September 2014 worship resources for  churches Week One
Sustainable September 2014 worship resources for churches Week One
 
Epp mga bumubuo sa kooperatiba with quiz
Epp mga bumubuo sa kooperatiba with quizEpp mga bumubuo sa kooperatiba with quiz
Epp mga bumubuo sa kooperatiba with quiz
 
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộVùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
 
Pahola y miguel bobinas
Pahola y miguel bobinasPahola y miguel bobinas
Pahola y miguel bobinas
 
TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU SỐ 6 + 7 -2015
TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU SỐ 6 + 7 -2015TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU SỐ 6 + 7 -2015
TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP & THƯƠNG HIỆU SỐ 6 + 7 -2015
 

Similar to TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014

Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013longvanhien
 
180705940 page-1-82-vh10-sk-bl
180705940 page-1-82-vh10-sk-bl180705940 page-1-82-vh10-sk-bl
180705940 page-1-82-vh10-sk-blTăng Kiên
 
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013Tăng Kiên
 
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10Pham Long
 
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014Cậu Ấm
 
Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12
Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12
Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12longvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014longvanhien
 
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc lucPage 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc lucVăn Hiến
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vnPham Long
 
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...Chau Duong
 
Luận Văn Ngành Kiến Trúc Bảo Tàng Hàng Hải Việt Nam.doc
Luận Văn Ngành Kiến Trúc Bảo Tàng Hàng Hải Việt Nam.docLuận Văn Ngành Kiến Trúc Bảo Tàng Hàng Hải Việt Nam.doc
Luận Văn Ngành Kiến Trúc Bảo Tàng Hàng Hải Việt Nam.docsividocz
 
Luận Văn Tốt Nghiệp Bảo Tàng Sinh Vật Biển.doc
Luận Văn Tốt Nghiệp Bảo Tàng Sinh Vật Biển.docLuận Văn Tốt Nghiệp Bảo Tàng Sinh Vật Biển.doc
Luận Văn Tốt Nghiệp Bảo Tàng Sinh Vật Biển.docsividocz
 
Văn hiến Hà Nam - Phần một.
Văn hiến Hà Nam - Phần một.Văn hiến Hà Nam - Phần một.
Văn hiến Hà Nam - Phần một.Pham Long
 
Bài dự thi em yêu lịch sử việt nam
Bài dự thi em yêu lịch sử việt namBài dự thi em yêu lịch sử việt nam
Bài dự thi em yêu lịch sử việt namDung Le
 
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...tcoco3199
 

Similar to TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014 (20)

Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
 
180705940 page-1-82-vh10-sk-bl
180705940 page-1-82-vh10-sk-bl180705940 page-1-82-vh10-sk-bl
180705940 page-1-82-vh10-sk-bl
 
Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013Van hien so 10 nam 2013
Van hien so 10 nam 2013
 
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
 
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
 
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
 
Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12
Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12
Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Page 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc lucPage 1 112 vh1+2-muc luc
Page 1 112 vh1+2-muc luc
 
Van hien (so 05) new
Van hien (so 05)   newVan hien (so 05)   new
Van hien (so 05) new
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
 
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
 
Luận Văn Ngành Kiến Trúc Bảo Tàng Hàng Hải Việt Nam.doc
Luận Văn Ngành Kiến Trúc Bảo Tàng Hàng Hải Việt Nam.docLuận Văn Ngành Kiến Trúc Bảo Tàng Hàng Hải Việt Nam.doc
Luận Văn Ngành Kiến Trúc Bảo Tàng Hàng Hải Việt Nam.doc
 
Cẩm nang du lịch Nha Trang
Cẩm nang du lịch Nha TrangCẩm nang du lịch Nha Trang
Cẩm nang du lịch Nha Trang
 
Lịch Sử Chiến Lược Của Trang Đào Động Thời Cổ Đại Và Cận Đại
Lịch Sử Chiến Lược Của Trang Đào Động Thời Cổ Đại Và Cận ĐạiLịch Sử Chiến Lược Của Trang Đào Động Thời Cổ Đại Và Cận Đại
Lịch Sử Chiến Lược Của Trang Đào Động Thời Cổ Đại Và Cận Đại
 
Luận Văn Tốt Nghiệp Bảo Tàng Sinh Vật Biển.doc
Luận Văn Tốt Nghiệp Bảo Tàng Sinh Vật Biển.docLuận Văn Tốt Nghiệp Bảo Tàng Sinh Vật Biển.doc
Luận Văn Tốt Nghiệp Bảo Tàng Sinh Vật Biển.doc
 
Văn hiến Hà Nam - Phần một.
Văn hiến Hà Nam - Phần một.Văn hiến Hà Nam - Phần một.
Văn hiến Hà Nam - Phần một.
 
11
1111
11
 
Bài dự thi em yêu lịch sử việt nam
Bài dự thi em yêu lịch sử việt namBài dự thi em yêu lịch sử việt nam
Bài dự thi em yêu lịch sử việt nam
 
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
Luận Văn Tìm Hiểu Nghệ Thuật Ca Trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng Và Địn...
 

TẠP-CHÍ-VĂN-HIẾN-SỐ-06-2014

  • 1. Mọi chi tiết xin liên hệ: Địa chỉ: Số 404 đường Bưởi, Q. Ba Đình, Hà Nội * Tel: 04 37717665 * Fax: 04 37718875 Mobile: 0989.186.661 (Mr. Trung) * Email: trantrungvanhien@gmail.com Website: http://www.camnangdoanhnghiep.com.vn; http://www.tinnhanh24.vn DựkiếnLễvinhdanhvàtraotặngdiễnravàotháng12năm2014tạiThủđôHàNội đượctruyềnhìnhtrựctiếptrên hoặc
  • 2. Taïp chí xuaát baûn 02 kyø/thaùng Giaáy pheùp hoaït ñoäng baùo chí soá 397/GP- BVHTT Vaø soá 41/GP - SÑBS Giaáy pheùp Quaûng caùo soá 1187/BC TOØA SOAÏN TRÒ SÖÏ 27 Höông Vieân, Q. Hai Baø Tröng, Haø Noäi ÑT & Fax: (84.4)39.764.693 CHUÛ NHIEÄM GS. Hoaøng Chöông TOÅNG BIEÂN TAÄP Nhaø baùo Nguyeãn Theá Khoa PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP THÖÔØNG TRÖÏC Nhaø baùo Traàn Ñöùc Trung PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP Ts. Nguyeãn Minh San TRÖÔÛNG BAN TRÒ SÖÏ Nhaø baùo Nguyeãn Hoaøng Mai THÖ KYÙ TOØA SOAÏN Nhaø baùo Traàn Thu Hieàn Nhaø baùo Töø My Sôn GIAÙM ÑOÁC ÑIEÀU HAØNH Nhaø baùo Voõ Thaønh Taân HOÄI ÑOÀNG BIEÂN TAÄP GS. Vuõ Khieâu - GS. Traàn Baûng - GSTS. Traàn Vaên Kheâ - Nhaø thô Nguyeãn Khoa Ñieàm - NS. Vuõ Maõo - GSVS. Hoà Só Vònh - GS. Tröôøng Löu - GSTS. Thaùi Kim Lan - TS.NSND Phaïm Thò Thaønh - NSND Ñaëng Nhaät Minh - TS. Ñoaøn Thò Tình - GSTS. Nguyeãn Thuyeát Phong - NB. Phaïm Ñöùc Löôïng - NB. Trung Ñoâng BAN CHUYEÂN ÑEÀ VAÊN PHOØNG BAN BIEÂN TAÄP Soá 64 Trung Hoøa (Soá 06 - Loâ 12B cuõ) Khu ÑTM Trung Yeân - Trung Hoøa - Caàu Giaáy - Haø Noäi ÑT: (84.4)37.83.1961 - 37.83.1962 Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn VAÊN PHOØNG QUAÛNG CAÙO VAØ PHAÙT HAØNH Soá 404 Ñöôøng Böôûi, Q. Ba Ñình - TP. Haø Noäi ÑT: 04. 3 7717665 * Fax: 04. 3 7718875; Mobile: (+84)989.186661 Email: trantrungvanhien@gmail.com Website: www.vanhien.net; www.tinnhanh24.vn VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI TP. HCM 288B An Döông Vöông - Q. 5 - TP. HCM ÑT: (84.8)38.353.878 VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI ÑAØ NAÜNG Taàng 5 Khaùch saïn Eiffel -117 Leâ Ñoä - TP. Ñaø Naüng ÑT: (84.511)647.529 - Fax: (84.511)811.972 Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn Trình baøy - De. Quang Anh TAØI TRÔÏ PHAÙT HAØNH Doanh nghieäp saùch Thaønh nghóa - TP. HCM In Taïi - Coâng ty TNHH MTV in Quaân ñoäi I GIAÙ: 50.000VNÑ nội dung SỐ 5+6 (256)-2014 CULTURE OF VIETNAM SỰ KIỆN - BÌNH LUẬN 4. Tuyên bố của Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành động gây hấn, rút giàn khoan ra khỏi vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam 5. Có phải “Người Trung Quốc không có gen xâm lược”? Mạc Công Lý 12. Lý Sơn - điểm tựa Hoàng Sa, Trường Sa TS. Nguyễn Minh San 21. Hùng binh Hoàng Sa - Huyền thoại về những người giữ đảo San San 26.Thơ: Lẫn lộn đến bao giờ Nguyễn Thế Kỷ 27. Mộ gió - Tượng đài bất tử về những người sống chết với Hoàng Sa Ny San 31. Hội thảo khoa học “Phạm Văn Đồng với văn hóa dân tộc” NMS 34. Hội thảo khoa học “Âm nhạc và Thơ với Điện Biên Phủ” Châu Giang 37. Mừng thọ nhà nghiên cứu - soạn giả Mịch Quang NMS HIỀN TÀI ĐẤT VIỆT 38. Phạm Văn Đồng - những câu chuyện nhỏ về một nhân cách lớn TS. Vũ Ngọc Hoàng 41. Tấm gương tự học và sở học Phạm Văn Đồng ThS. Phạm Ngọc Quang 46. Cần xây dựng Khu tưởng niệm Phạm Văn Đồng thành một Địa chỉ văn hóa Phạm Văn Đồng Hồ Nghĩa Dũng 48. Anh Mịch Quang - Một nhà khoa học uyên bác - một người thầy trong ngành sân khấu Việt Nam GS.AHLĐ Vũ Khiêu 50. Sự nghiệp báo chí và quan niệm báo chí của Nhà thơ Chế Lan Viên Phan Quang Ảnh bìa 1: Tượng đài Đội Hoàng Sa Kiêm quản Bắc Hải, đảo Lý Sơn. Tác giả: Nguyễn Minh San 53. Nhạc sĩ Thuận Yến - một tài năng âm nhạc nổi trội, một người lính bình dị, một người bạn chân thành của mọi người GS Hoàng Chương 56. Nhớ Nhạc sĩ Hồ Quang Bình Ts Phạm Việt Long TỪ TRONG DI SẢN 58. Chữ hiếu và Đạo hiếu - Xưa & Nay Phạm Đình Khanh 63. Bắc Giang với việc bảo tồn và phát huy Dân ca Quan họ - Di sản văn hóa thế giới Nguyễn Thuỳ Linh 68. Miếu Bà Chúa Xứ - điểm du lịch tâm linh thu hút nhất ở Nam Bộ Nguyễn Minh Hoàng DIỄN ĐÀN 73. Phải làm gì để văn học nghệ thuật có những tác phẩm đỉnh cao trong giai đoạn hiện nay Nhà văn Chu Lai 77. Uống rượu Mao Đào nhớ tới rượu Bàu Đá Gs. Hoàng Chương VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG 79. Tổng Công ty khí VN - Không ngừng lớn mạnh cùng đất nước Mộng Huệ DOANH NHÂN TÂM - TÀI 81. Công ty TNHH MTV phân đạm và hóa chất Hà Bắc: Một doanh nhân hết lòng vì người lao động Quang Hòa 83.Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa: Tâm huyết của một người thầy Trúc Lam 85. Công ty CP Bourbon Tây Ninh: Nữ doanh nhân trẻ tuổi tài cao Đại Miêu 86. Công ty CP Tập Đoàn Hà Đô: Nỗ lực của một nhà quản lý xuất sắc Trúc Lam THƯƠNG HIỆU - NHÃN HIỆU - TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA 89. Tổng Công ty Cp Dịch Vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam: Chinh phục công nghệ cao Mộng Huệ
  • 3. EVENTS & COMMENTS 4. Declaration by Vietnam Union for Scientific & Technology Associations to China to put an end its provocation and aggressive actions, move the oil rig out of the EEZ of Vietnam. 5. Is “The Chinese do not have the invading gene” truth? Mac Cong Ly 12. Ly Son: Fulcrum for Spratly, Paracel islands Dr. Nguyen Minh San 21. Hoang Sa brave soldiers - Legend on those who defend the Island San San 26. Verse by Nguyen The Ky 27. Tomb of the wind - Immortal monument to those who live and die with Paracel Ny San 31. Scientific Conference on “Pham Van Dong with national culture” NMS 34. Scientific Conference on “Music and Poems with Dien Bien Phu” Chau Giang 37. 98th Longevity Congratulation on author - researcher Mich Quang Contents number 5+6 (256) - 2014 85. Bourbon Tay Ninh Joint Stock Company: A talented, young businesswoman Dai Mieu 86. Ha Do Group JS Corporation: An effort by an excellent manager Truc Lam TRADEMARK - BRAND NAME BY CULTURAL VIEW 89. Vietnam petroleum engineering services JS Cor.: Conquering high-tech Hue Mong LIFE AROUND US 91. Portrait of an art-loving business- woman Hoang Bich Ngoc 93. Mac Tuyen with “Europe under Sunset” Prof. Hoang Chuong 95. Tran Duc Trung who organize vari- ous programs for the development of communication and business commu- nity 99. On a Pagoda’s special incense stick carer Tu Dan NMSTALENTS OF VIETNAMESE LAND 38. Pham Van Dong - Small stories about a big personality Dr. Vu Ngoc Hoang 42. The self-studying example of Pham Van Dong Mas. Pham Ngoc Quang 47. Need to build Pham Van Dong Memorial Place into Pham Van Dong cultural center Ho Nghia Dung 49. Big brother Mich Quang - An erudite scientist, a teacher of Vietnam’s theater Prof. Labour Hero Vu Khieu 50. The newspaper career and own conceptions of the poet Che Lan Vien Phan Quang 53. Musician Thuan Yen - An outstanding musical talent, a simple soldier, an honest friend of us Prof. Hoang Chuong 56. Memories on musician Ho Quang Binh Dr. Pham Viet Long INSIDE HERITAGE 58. Filial piety and filial Tao - Now & Then Pham Dinh Khanh 63. Bac Giang with preservation and promotion of Quan Ho Folk-song - World Cultural Heritage NMS 68. Ms. Chua Xu Temple - The most attractive spiritual tourist spot in Southern Nguyen Minh Hoang FORUM 73. What to do to create peak literary - artistic works in the current period Writer Chu Lai 77. Drink Mao Dai liquor, remember Bau Da one Prof. Hoang Chuong FOR THE COMMUNITY DEVELOPMENT 79. Vietnam Gas Corporation - Growing constantly along with country Hue Mong BUSINESSMAN HEART - TALENT 81. Ha Bac Chemicals & Fertilizer One Member Company Limited: A devoted businessman to employees Quang Hoa 83. College Tuy Hoa of Industry: A kind- hearted teacher Truc Lam ĐỜI SỐNG QUANH TA 91. Phác họa chân dung một nữ doanh nhân yêu văn nghệ Hoàng Bích Ngọc 93.MácTuyênvới“ChâuÂudướiánhhoànghôn” GS. Hoàng Chương 95. Trần Đức Trung - người tổ chức thực hiện nhiều chương trình truyền thông lớn vì sự nghiệp phát triển doanh nghiệp và cộng đồng Bình Nguyên 99. Về một nữ thủ nhang đặc biệt Tử Đan
  • 4. T ừ ngày 01 tháng 05 năm 2014, Trung Quốc đã di chuyển giàn khoan Hai Yang Shi You 981 đến đặt tại tọa độ 15029’58’’ vĩ độ Bắc - 111012’06’’ kinh độ Đông để tiến hành khoan thăm dò trong thềm lục địa của Việt Nam; đồng thời huy động một số lượng lớn tàu thuyền hộ tống đi cùng trong đó có cả các tàu quân sự. Vị trí đặt giàn khoan nằm sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), cách đường cơ sở của Việt Nam 119 hải lý. Nguy hiểm hơn, các tàu hải cảnh, hải giám của Trung Quốc đã liên tục dùng vòi rồng tấn công và đâm vào các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam. Trong những ngày qua, Trung Quốc tiếp tục gia tăng các tàu và máy bay đến hoạt động tại khu vực này, làm cho tình hình diễn biến ngày càng căng thẳng. Các hành động nêu trên của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm luật pháp và thông lệ quốc tế, đi ngược lại tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN, vi phạm thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, tác động tiêu cực tới quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác Việt Nam - Trung Quốc đang tiến triển tốt đẹp trong thời gian qua, làm phức tạp tình hình, ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định và tự do hàng hải trên Biển Đông. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, các tổ chức thành viên và đội ngũ trí thức Việt Nam hết sức quan ngại trước tình hình trên, cực lực phản đối các hành động sai trái của Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam, không tái diễn các hành động tương tự trong tương lai, nghiêm chỉnh tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho rằng hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác cùng phát triển là lợi ích chung của tất cả các dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, đòi hỏi hành xử văn minh, có trách nhiệm của các quốc gia trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hợp pháp của các nước khác. Mọi yêu sách không có cơ sở pháp lý và nhất là hành động đơn phương sử dụng sức mạnh xâm hại chủ quyền của các nước khác là không thể chấp nhận. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam khẳng định mong muốn giữ gìn, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa hai quốc gia, giữa trí thức của hai nước; kêu gọi Hiệp hội Khoa học kỹ thuật Trung Quốc, Liên đoàn các tổ chức kỹ sư ASEAN, trí thức Trung Quốc và các nước lên tiếng bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật quốc tế, góp phần giữ gìn hòa bình và ổn định của khu vực và trên thế giới./.n TUYÊN BỐ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM VỀVIỆCTRUNG QUỐC ĐẶT GIÀN KHOAN TRÁI PHÉPTRONGVÙNG BIỂNVIỆT NAM 4
  • 5. ? Đ úng ngày 01/5/2014, giữa lúc giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới đang tận hưởng ngày Quốc tế Lao động, giữa lúc dư luận cả thế giới đang hướng sự chú ý vào tình hình Ucraina và việc Nga sát nhập bán đảo Crưm vào Liên bang Nga bị Mỹ và các nước phương Tây lên án, cô lập và thực thi nhiều biện pháp trừng phạt; giữa lúc cán bộ, công chức và người lao động Việt Nam đang trong những ngày nghỉ lễ 5 ngày liền, thì Trung Quốc đã cắm giàn khoan HD 981 có giá tỷ đô tiến hành khoan thăm dò dầu khí trong thềm lục địa của Việt Nam. Nguy hiểm hơn, Trung Quốc đã làm một việc chưa có tiền lệ trên thế giới là huy động một số lượng lớn, có lúc tới trên 120 tàu thuyền hộ tống, trong đó có nhiều tầu quân sự tên lửa hành trình, và cả máy bay quân sự. Các tầu hải cảnh, hải giám và cả tầu quân sự vỏ sắt giả làm tầu cá của Trung Quốc liên tục dùng vòi rồng tấn công và chủ động đâm vào các tàu chấp pháp nhỏ bé của Việt Nam, làm nhiều tầu của Việt Nam bị hư hỏng, cán bộ, chiến sĩ bị thương. Hành động trên của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và l MẠC CÔNG LÝ “NGƯỜI TRUNG QUỐC KHÔNG CÓ GEN XÂM LƯỢC” CÓ PHẢI Tàu cá ĐNa-90152 của ngư dân TP Đà Nẵng bị tàu Trung Quốc đâm chìm khi đang đánh bắt tại ngư trường Hoàng Sa ngày 26/5 SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 5
  • 6. quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, vi phạm luật pháp và thông lệ quốc tế, đi ngược lại tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN, vi phạm thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, tác động tiêu cực tới quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác Việt Nam - Trung Quốc, làm phức tạp tình hình, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định và tự do hàng hải trên Biển Đông. Không nước nào trên thế giới ủng hộ hành động trên của Trung Quốc, trái lại, đều cho rằng chính Trung Quốc là thủ phạm gây hấn, thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông, và yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Vậy mà, trên một diễn đàn quốc tế mà Trung Quốc là chủ nhà, một vị ở Trung Nam Hải lại cho rằng: “Người Trung Quốc không có gen xâm lược”. Có đúng “ Người Trung Quốc không có gen xâm lược”, như lời vị này nói không? Không kể các nước có chung đường biên giới với Trung Quốc mà Trung Quốc đã thực thi chính sách “Viễn giao, cận công”, chỉ bằng thực tiễn quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong suốt lịch sử hàng ngàn năm qua, cùng với những kết quả nghiên cứu về nhân cách / nhân tính người Trung Quốc của chính các học giả Trung Quốc, có thể khẳng định rằng, lời của ông Tập trên đây chỉ là sự bao biện, cố tình lòe bịp những người thiếu thông tin và nhẹ dạ, để khi họ tỉnh ngộ ra thì hỡi ôi, người Trung Quốc đã chiếm xong nhà mình, đuổi mình ra khỏi nhà rồi. Người Trung Quốc có gen xâm lược! Người Trung Quốc có tư tưởng bá quyền nước lớn! Xa xưa đã thế và, hiện nay không hề thay đổi, nếu không muốn nói là còn hung hăng hơn, ngông cuồng hơn. Một thực tế lịch sử mà Trung Quốc không thể che đậy được là một nghìn năm Trung Quốc đã đô hộ Việt Nam, âm mưu đồng hóa dân tộc Việt Nam, biến Việt Nam thành quận, huyện của Trung Quốc. Vào thế kỷ thứ X, Việt Nam đã xây dựng quốc gia độc lập với Trung Quốc, với “Núi sông bờ cõi đã chia. Phong tục Bắc Nam cũng khác”. “Đất đai nước Nam vua Nam ở”, nhưng Trung Quốc lúc nào cũng lăm le xâm lược Đại Việt. Trước một lân bang khổng lồ luôn uy hiếp nền độc lập quốc gia của mình, nhân dân Việt Nam quyết không chịu lệ thuộc, không chịu bị đô hộ. Nhân dân Việt Nam đã đứng lên kháng chiến, đánh bại mọi cuộc xâm lược của Trung Quốc, bảo vệ lãnh thổ và nền độc lập của mình. Vì thế, lịch sử của đất nước Việt Nam là lịch sử của rất nhiều cuộc kháng chiến chống xâm lược Trung Quốc, khẳng định độc lập đối với Trung Hoa. Độc lập đối với Trung Quốc, không lệ thuộc vào Trung Quốc - đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc. Mở đầu cho lịch sử Trung Quốc xâm lược Việt Nam sau khi Việt Nam giành độc lập, là vào năm 938, vua Nam Hán là Lưu Cung sai con là Lưu Hoằng Thao đem một đạo binh thuyền, qua vịnh Hạ Long vào sông Bạch Đằng xâm lược Việt Nam. Đích thân vua Nam Hán cầm đầu một đạo quân đóng ở trấn Hải Môn (huyện Bình Lạc, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) để phô trương thanh thế và tiếp ứng khi cần thiết. Để phá quân giặc “có lợi ở thuyền” này, Ngô Quyền đã tổ chức một cách đánh mà trong lịch sử chiến tranh hải quân thế giới, và ngay cả Binh pháp Tôn Tử của Trung Quốc cũng không hề dạy, là sử dụng cọc nhọn cắm dưới lòng sông, lợi dụng thủy triều lên, Tàu Kiểm ngư Việt Nam bị tàu của Trung Quốc đâm ngày 7-6. Nguồn: Cục Kiểm ngư Việt Nam Tàu Kiểm ngư Việt Nam đang làm nhiệm vụ chấp pháp tại khu vực gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị tàu của Trung Quốc phun vòi rồng 6
  • 7. xuống để đâm thủng thuyền địch. Hàng vạn cây gỗ lớn vót nhọn, đầu bịt sắt đó được bí mật đóng ngầm ở cửa sông Bạch Đằng. Khi nước thủy triều dâng cao, những chiếc cọc gỗ bị chìm dưới nước, khi nước thủy triều xuống, những chiếc cọc gỗ nhọn hoắt này sẽ nhô tua tủa trên mặt sông. Ỷ thế binh hùng tướng mạnh, vào lúc thủy triều dâng cao, lại được gió mùa Đông Bắc thổi mạnh, Hoằng Thao chỉ huy đội chiến thuyền hiện đại, hùng hổ tiến vào vùng biển ngoài cửa sông Bạch Đằng. Quân giặc vô cùng chủ quan, thúc quân thẳng tiến. Về phía Ngô Quyền, ông chỉ sai tướng cho một số thuyền nhỏ, nhẹ, có sức cơ động nhanh, ra ngoài cửa biển giả vờ đón đánh, làm nhiệm vụ nhử địch. Những chiến thuyền của ta vừa đánh, vừa vờ thua chạy, cho đến lúc thủy triều lên thì rút vào cửa sông Bạch Đằng. Đang hăng máu và tưởng quân ta thuyền bé không địch nổi phải thua chạy, quân Nam Hán hò reo, căng hết buồm đuổi theo thuyền quân ta mà không hề phòng bị gì. Cứ thế, quân ta đã dụ cả đoàn chiến thuyền to lớn, chở hàng vạn quân của giặc trùng trùng vượt qua trận địa cọc cắm dưới cửa sông. Vờn nhau cho đến khi nước thủy triều xuống mạnh, các thuyền nhỏ liền quay mũi đánh lại chiến thuyền giặc, cùng lúc các cánh quân thủy với những thuyền lớn hiện đại, phối hợp cùng các trận địa mai phục hai bên bờ theo lệnh Ngô Quyền nhất loạt vào trận với khí thế xung thiên. Đoàn chiến thuyền giặc trên sông Bạch Đằng bị những chiến thuyền lớn của thủy quân Đại Việt đánh vỗ mặt, hai bên sườn bị hàng vạn cung nỏ trên các vách núi ven bờ bắn vào, khiến đội hình rối loạn, quân Nam Hán không chống cự nổi, quay thuyền bỏ chạy. Khi ấy, nước triều xuống đang chảy xiết, trận địa cọc nhô lên tua tủa trên mặt nước, thuyền lớn lại chở nặng của quân Hán đâm vào cọc nhọn, bị vỡ, bị đắm nhiều không kể xiết. Nhiều tên giặc liều chết nhảy xuống sông bơi vào bờ, đều bị quân và dân ta đón lõng tóm gọn. Chủ tướng Hoằng Thao và hàng vạn quân giặc bỏ mạng trên sông. Nghe tin đại quân bị đánh tả tơi, con trai bị giết, vua Nam Hán hoảng sợ, bỏ mặc binh lính, lui về kinh đô. Sau thất bại năm 938, Trung Quốc vẫn không từ bỏ dã tâm xâm lược Việt Nam. Vào mùa xuân năm 981, nghĩa là chỉ hơn 40 năm sau thất bại nhục nhã của nhà Hán, nhà Tống lại sai đại quân sang xâm lược nước ta. Đội quân Tống chia hai đường, một cánh vượt biên giới vào Lạng Sơn theo đường bộ đánh xuống, một cánh theo đường thủy qua vịnh Hạ Long vào cửa Bạch Đằng, rồi hợp nhau tiến đánh Thăng Long. Thủy quân giặc do Lưu Trừng và Giả Thực chỉ huy. Trước tình thế đất nước nguy cấp, sau khi lên ngôi Hoàng đế, Lê Hoàn đã tự mình thống lĩnh ba quân tiến hành kháng chiến chống Tống. Vận dụng kinh nghiệm thắng giặc Nam Hán năm xưa, sông Bạch Đằng lại được Lê Hoàn chọn làm điểm đánh đòn phủ đầu quân giặc. Ông cho đóng cọc nhọn, bài binh bố trận chống giặc. Và, một lần nữa thủy quân nhà Tống đã bị chặn đánh quyết liệt, bị tiêu diệt gần hết, buộc phải tháo chạy về nước. Trong khi đó, cánh quân bộ của địch ở Lạng Sơn cũng bị đánh tan tành, tướng giặc là Hầu Nhân Bảo bị giết, nhiều tướng khác bị giết hoặc bị bắt sống. Trận Bạch Đằng khiến cho nhà Tống khiếp sợ, gần 100 năm sau không dám phát động cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt. Những tưởng với hai bài học thất bại nhục nhã ấy, Trung Quốc sẽ không bao giờ dám xâm lược nước ta, dám chọn sông Bạch Đằng để làm đường tiến quân vào nước ta nữa. Nhưng do âm mưu bành trướng đã ăn trong máu, lại cậy nước lớn, binh hùng tướng mạnh, chúng đã phớt lờ những bài học thất bại của tổ tiên chúng. Tháng 12 năm 1287, quân Nguyên Mông vốn đã bị Hán hoá, sẵn mộng viễn chinh, lại được khích lệ của tư tưởng Đại Hán chia thành 3 đạo tiến đánh nước ta. Ngoài 2 đạo theo đường bộ, lần này chúng cho một đạo thủy binh tinh nhuệ từ biển cũng theo đường sông Bạch Đằng tiến vào. Đạo quân này do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp thống lĩnh. Sông Bạch Đằng lại được Trần Hưng Đạo chọn làm trận địa mai phục đại qui mô để chôn vùi đạo quân thủy của giặc cũng chính bằng nghệ thuật sử dụng cọc nhọn, lợi dụng thủy triều lên xuống để đâm thủng thuyền giặc. Có tới hàng ngàn cọc được đóng xuống lòng sông, mà ngày nay, dấu tích còn lại cũng đến trên 500 chiếc. Ngày 30/3/1288, 500 chiến thuyền của Ô Mã Nhi từ Vạn Kiếp bắt đầu tháo chạy ra biển. Ngày 9/4/1288, đoàn chiến thuyền giặc theo sông Đá Bạch tiến vào sông Bạch Đằng. Bấy giờ nước triều còn cao, che lấp những bãi cọc đóng ngang sông Tranh, sông Kênh, sông Rút. Một bộ phận thủy quân của ta tiến ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy. Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp hạ lệnh cho thuyền đuổi theo. Đợi khi đoàn thuyền địch lọt vào trận địa phục kích, thủy quân nhà Trần từ chân núi Tràng Kênh đánh tạt sườn thủy quân địch. Từ các ngả sông khác thủy quân Trần đánh vỗ mặt thủy quân địch. Bị đánh dữ SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 7
  • 8. dội tứ phía, Ô Mã Nhi vội vã cho thuyền lao về phía tả ngạn sông Bạch Đằng để vượt qua sông Tranh, sông Kênh, sông Rút hòng thoát thân. Chúng có ngờ đâu rằng chính những nơi ấy quân dân nhà Trần đã giăng bẫy, hàng hàng cọc nhọn dưới lòng sông đang chờ sẵn. Lúc ấy, nước triều sông Bạch Đằng đang xuống nhanh, nước chảy xiết. Hàng vạn cọc nhọn cắm chắc dưới lòng sông nhô lên trên mặt nước tua tủa. Đoàn thuyền địch một mặt bị quân Trần đánh quyết liệt đang hoảng loạn tìm cách chạy tháo thật nhanh, một mặt theo đà dòng nước chảy xiết, đã đâm sầm vào các bãi cọc nhọn. Hàng trăm thuyền giặc bị vỡ tan, bị đắm tại chỗ. Hàng trăm chiếc khác bị ùn lại, xô đẩy vào nhau, nghiêng ngả, hoảng loạn. Đó là thời khắc bộ binh Trần mai phục trong những cánh rừng phía tả ngạn sông Bạch Đằng bắt đầu xông trận. Một trời gươm giáo sáng loáng. Một trời tên bay vun vút, đạn đá ào ào. Hàng trăm thuyền nhẹ chất đầy cỏ khô, dầu thông châm lửa lao vào thuyền giặc. Thuyền địch bốc cháy ngùn ngụt, cùng tiếng trống trận dục giã, tiếng hô “sát thát” của đại quân Trần vang trời, dậy đất. Hàng vạn quân địch chết trước lưỡi kiếm, mũi tên, hòn đạn của quân ta hoặc bị chìm dưới làn nước đỏ ngầu máu. Chủ tướng giặc là Ô Mã Nhi bị dũng tướng Yết Kiêu từ dưới nước đến đục thuyền bắt sống. Tướng giặc Phàn Tiếp bị trúng tên, nhảy xuống nước, cũng bị quân ta dùng câu liêm móc lên. Vô số quân giặc bị vùi xác dưới đáy sông Bạch Đằng. Quân ta thu được hơn 400 chiến thuyền. Trận đánh rung trời, chuyển đất của quân dân nhà Trần ngày 9/4/1288 trên sông Bạch Đằng đã đập tan dã tâm xâm lược của đế quốc Nguyên - Mông, một tên đế quốc hung hãn nhất thế giới vào thế kỷ XIII, đang thống trị Trung Quốc. Nền độc lập, thái bình của quốc gia Đại Việt từ đây thêm vững chắc, “Non sông ngàn thủa vững âu vàng” (thơ Trần Nhân Tông). Bạch Đằng với 3 lần dậy sóng nhấn chìm hàng vạn quân xâm lược, làm cho kẻ thù mỗi khi nghe đến Đại Việt phải khiếp sợ: “Đến nay nước sông tuy chảy hoài Mà nhục quân thù không rửa nổi!” (Bạch Đằng giang phú - Trương Hán Siêu) Bởi trong máu có “gen xâm lược”, nên mặc dù bị thất bại ê chề và nhục nhã, song những thế hệ bạo chúa Trung Quốc tiếp theo vẫn không từ bỏ dã tâm xâm lăng Việt Nam. Năm 1407, nhà Minh xâm chiếm nước ta, đổi nước ta thành quận Giao Chỉ, áp đặt bộ máy cai trị của Bắc triều. Song, một lần nữa, nhân dân Việt Nam không cam chịu làm nô lệ cho Trung Quốc. Tháng Giêng năm Mậu Tuất (1418), Lê Lợi từ đất Lam Sơn (Thanh Hóa) phất cờ khởi nghĩa tiêu diệt quân Minh. Sau 10 năm kháng chiến, Lê Lợi đã vây chặt quan quân nhà minh ở Đông Quan - sào huyệt quan trọng cuối cùng của giặc. Bị dồn vào thế bị tiêu diệt, không đường thoát, tham sống, sợ chết, Vương Thông đã xin hàng. Mặc dù đã cầm chắc chiến thắng, nhưng với lòng từ tâm muốn “mở đường hiếu sinh” và giữ thể diện cho nước lân bang khổng lồ bị bại trận, và đã chấp nhận lui binh, Lê Lợi đã chấp thuận cho chúng đầu hàng. Song, biết rõ bản chất lật lọng “đánh chết cái nết không chừa” của giặc phương Bắc, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã bắt bại tướng Vương Thông phải làm lễ ăn thề. Vương Thông đã chấp nhận cùng Lê Lợi làm lễ ăn thề chấm dứt chiến tranh, mang lại hòa bình cho hai dân tộc. Đúng ngày 22/11 năm Đinh Mùi (ngày 10/12/1427), bại tướng Vương Thông cùng một số tướng tá ra một địa điểm do Lê Lợi bố trí ở phía Nam thành Đông Quan cùng Lê Lợi làm lễ ăn thề. Tại lễ này, Vương Thông đã thề “Về phía bọn Tổng binh Thành Sơn hầu Vương Bà Triệu cưỡi voi đánh đuổi giặc Ngô (năm 248). Ảnh: Tranh minh hoạ của hoạ sĩ Tuấn Long sách lịch sử của NXB Văn hóa - Thông tin SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 8
  • 9. Thông nếu không có lòng thực, tự làm trái lời thề, nhất là khi người phục dịch và thuyền bè đã sắp rồi, cầu đường cũng đã sửa xong rồi mà không làm theo lời bàn, nghĩa là không lập tức đem quân về nước, cứ kéo dài năm tháng để đợi viện binh hoặc giả là khi về đến triều đình mà tâu sai sự lý, không sợ thần linh sông núi nước An Nam, hoặc bàn khác đi, hoặc cho quân cướp phá dọc đường thì Trời, Đất cùng Danh Sơn, Đại Xuyên và Thần Kỳ các xứ, tất đem bọn quan Tổng binh Thành Sơn hầu là Vương Thông, tự bản thân cho đến cả nhà cùng thân thích, đều làm cho chết hết và cả đến lũ quan quân cũng không một ai được sống trở về”. Lịch sử ghi đó là Lễ ăn thề Đông Quan ngày 10/12/1427. Sau Lễ ăn thề Đông Quan, trong vòng 362 năm dưới triều nhà Minh và tiếp đó là nhà Thanh (lên thay nhà Minh năm 1616), tuy thỉnh thoảng vẫn cho quân sang lấn chiếm đất đai biên giới nước ta, song về cơ bản Trung Quốc đã “giữ lời hứa” không xua quân sang xâm lược nước ta. Đó cũng là khoảng thời gian nhân dân ta được hưởng hòa bình, nền độc lập dân tộc không bị Trung Quốc xâm lược lâu dài nhất trong lịch sử quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Là đất nước của Nho giáo, của Đạo giáo, những tưởng người Trung Quốc biết sợ, biết xấu hổ, biết giữ thể diện, biết giữ lời thề Đông Quan, qua đó tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam, chung sống hòa bình, vun đắp tình hàng xóm láng giềng song, thực tế lại không như vậy. Sau 362 năm ngày Vương Thông đại diện cho những kẻ bại trận nhà Minh đọc tuyên thệ không xâm lược Việt Nam, đầu năm 1789, nhà Thanh (lật đổ nhà Minh lên trị vì Trung Quốc năm 1616), đã xua 20 vạn quân viễn chinh sang xâm lược Việt Nam. Tiếp nối truyền thống chống giặc Trung Quốc xâm lược, sau khi lên ngôi Hoàng đế, Quang Trung - Nguyễn Huệ đã thống lĩnh các đạo quân thủy bộ tiến hành cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc Thanh, với lời hiệu triệu: “Đánh cho để dài tóc Đánh cho để răng đen Đánh cho nó chích luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” Quang Trung đã tự mình thống lĩnh đại binh, theo các đường thủy, bộ thần tốc, táo bạo, đánh như vũ bão vào các cứ điểm của địch trên đường vào Thăng Long. Sau 5 ngày đêm chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, tượng binh và “rồng lửa” của Quang Trung đã san phẳng lá chắn cứ điểm Ngọc Hồi, để thẳng tới kinh thành Thăng Long. Đúng ngày mồng 5 tết Kỷ Dậu (1789), Hoàng đế Quang Trung khoác chiến bào nhuốm đỏ máu giặc, cưỡi voi chiến vào thành Thăng Long. Những tàn binh quân Thanh sống sót về nước mà vẫn tim đập, chân run, gây cho dân chúng Trung Quốc ở các tỉnh biên giới với Việt Nam vô cùng hoảng loạn, sợ Quang Trung thừa thế chẻ tre đánh thốc sang, dẫm đạp lên nhau chạy trốn. Sau chiến thắng Kỷ Dậu năm 1789 cho đến khi triều đình Mãn Thanh bị đánh đổ năm 1911, bởi cuộc Cách mạng Tân Hợi, tức 122 năm sau, nhà Thanh không dám cho quân sang xâm lược nước ta. Nghĩa là, trong 295 năm tại vị, nhà Thanh chỉ một lần mang đại quân sang xâm lược nước ta, và chúng đã bị đánh tan tành. Sau sai lầm vì bội ước lời thề Đông Quan của phong kiến nhà Thanh, bị đánh tơi bời phải thua chạy về nước, những tưởng nước Trung Hoa mới thành lập năm 1949, cùng trong khối XHCN với nước ta, Đảng CS Trung Quốc cùng trong Quốc tế Cộng sản, cùng theo Chủ nghĩa Mác - Lênin với Đảng ta, “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, Việt Nam và Trung Quốc “như môi với răng”, là “anh em một nhà”, và Trung Quốc sẽ tôn trọng lời thề tổ tiên ở Đông Quan năm nào, không xâm lược một nước Việt Nam có chủ quyền được thế giới công nhận nữa. Song, trên thực tế, những thế lực “diều hâu” trong Trung Nam Hải chẳng những không thức tỉnh từ lịch sử thất bại, đã bội ước, tiếp tục thực hiện bằng được giấc mơ bành trướng đô hộ Việt Nam của những bạo chúa tiền bối, khi liên tiếp tiến hành nhiều cuộc đánh phá nước ta. Từ năm 1949 đến nay, trong 65 năm nước Trung Hoa mới tại vị dưới sự lãnh đạo của Đảng CS Trung Quốc, nước Việt Nam chỉ có 25 năm không bị Trung Quốc gây chiến tranh xâm lược, còn lại 40 năm, từ năm 1974 đến 2014, số lượng những cuộc chiến tranh xâm lược, xâm phạm độc lập, chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc nhiều hơn bất cứ triều đại thời quân chủ bạo chúa nào của nước này. Đáng nói hơn, những cuộc chiến tranh đó là vô cùng ngỗ ngược, trắng trợn thể hiện rõ tư tưởng bá quyền Đại Hán. Năm 1974, cay cú vì những thắng lợi không thể đảo ngược của ta ở miền Nam, lợi dụng lúc chúng ta đang dồn sức cho giải phóng miền Nam, Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, lúc này đang do chính quyền Việt Nam Cộng hòa thực thi chủ quyền (hiện nay, nhiều tài liệu của SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 9
  • 10. chính Trung Quốc phát hành đã chỉ đích danh Mao Trạch Đông là người trực tiếp chỉ đạo thực hiện cuộc xâm lược này). Trong trận hải chiến không cân sức giữ đảo đó, 74 chiến sĩ của quân đội Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh. Bà Nguyễn Thị Lựa hiện nay 60 tuổi, hiện ở ấp Thới Khanh, xã Tân Thanh, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, có chồng là Nguyễn Thành Trọng, một trong 74 chiến sĩ đó. Khi chồng hy sinh, bà mới 20 tuổi, mang thai đứa con đầu của ông. Khắc ghi mối thù quân Trung Quốc đã giết hại chồng, xâm chiếm biển đảo của Tổ quốc, bà đã đặt tên con trai là Nguyễn Hoàng Sa. Chỉ tính từ năm 1975 đến năm 1988, trong vòng 13 năm, không kể những cuộc gây nhũng nhiễu cho nhân dân ta ở biên giới Việt - Trung, chưa kể Trung Quốc hậu thuẫn, xúi giục quân Khơme Đỏ ở Campuchia đem quân xâm lược Việt Nam giết hại hàng ngàn đồng bào ta, Trung Quốc đã 2 lần đưa quân đội sang đánh chiếm lãnh thổ, giết hại nhân dân ta. Những cuộc xâm lược Việt Nam của phong kiến Trung Quốc được sử sách Việt Nam và Trung Quốc ghi chép rất rõ và rất kỹ. Cứ cho là vị lãnh đạo Trung Nam Hải kia không thuộc lịch sử nước mình đi, song ông không thể không biết những gì mà nước Trung Hoa mới do Đảng CS Trung Quốc lãnh đạo đã làm đối với Việt Nam. Sự kiện ngày 17/2/1979 mà các ông nói là “dạy cho Việt Nam một bài học” chỉ có thể gọi đúng tên sự việc - Trung Quốc là kẻ xâm lược Việt Nam. Đó không phải là “gen xâm lược” đã chảy trong máu thế hệ các ông hay sao?! Năm 1988, Hải quân Trung Quốc đã trắng trợn xâm lược quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, phá hủy 4 tầu chiến, giết hại gần 100 chiến sĩ hải quân Việt Nam ở đảo Gạc Ma và chiếm đóng một số đảo thuộc chủ quyền Việt Nam ở quần đảo này. Trung Quốc sao có thể bao biện cho hành động xâm lược này. Vậy đó không phải là “gen xâm lược” đã chảy trong máu thế hệ các ông hay sao?! Chính bởi có “gen xâm lược” trong huyết quản mà từ năm 2011 đến nay, bề ngoài, mồm cứ rêu rao, ru ngủ Việt Nam bằng “16 chữ vàng”, bằng “4 tốt”, song thực tế, Trung Quốc đã liên tục có hành động ngang ngược xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, như: ngang ngược tuyên bố chủ quyền Trung Quốc với “đường lưỡi bò” chiếm vào phần lớn chủ quyền biển, đảo của Việt Nam và một số nước Đông Nam Á; xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, phá hoại các tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam; thành lập cái gọi là “Thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở pháp lý để chứng minh hai quần đảo này thuộc chủ quyền Trung Quốc; chào thầu 9 lô dầu khí phi pháp hoàn toàn nằm trung vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Và, như phần trên tôi đã trình bày, từ ngày mồng 1/5/2014 đến nay, Trung Quốc đã cắm dàn khoan HD 981 trong vùng chủ quyền kinh tế của Việt Nam, thường xuyên có máy bay quân sự, trên dưới 100 tàu chiến, tàu hải giám, hải cảnh, tầu cá trá hình ngăn cản, đâm, phụt nước vào các tàu chấp pháp của Cảnh sát biển, Kiểm ngư Việt Nam, gây cho Việt Nam nhiều thiệt hại về người và kinh tế. Với những hành động ngang ngược, trắng trợn trên đây, Trung Quốc đã tự mình xé toạc bức mặt nạ được che đậy bởi những lời lẽ “trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc”, là “ngoại giao hòa thuận với các nước láng giềng” mà Trung Quốc vẫn ra rả nhằm đánh lừa dư luận thế giới, lừa dối nhân dân Trung Quốc. Những hành động ngang ngược, trắng trợn trên chính là bằng chứng nữa cho “gen xâm lược”, là tư tưởng bành trướng, giấc mộng bá quyền Đại Hán của các triều đại phong kiến Trung Quốc xưa được thế lực “diều hâu” ở Trung Nam Hải thực hiện. Trung Quốc không thể che đậy, bao biện, đổi trắng thay đen vu cáo Việt Nam, che đậy hành động xâm lược của Trung Quốc trong lịch sử và trong những ngày qua, mà thế giới khẳng định là theo lệnh của Trung Nam Hải, nhằm thực hiện cái gọi là “Giấc mơ Trung Hoa” của mình. Chính thế lực “diều hâu” ở Trung Nam Hải phải chịu trách nhiệm về “chủ nghĩa dân tộc hung hãn” mà Trung Quốc đã và đang thể hiện Quân Tây Sơn đánh đuổi quân nhà Thanh (Trung Quốc) năm 1789. Ảnh: Tranh minh hoạ của hoạ sĩ Tạ Huy Long sách lịch sử của NXB Kim Đồng SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 10
  • 11. trong thế kỷ XXI này. Những con số và những sự kiện lịch sử chưa xa trên do Trung Quốc gây ra với Việt Nam, tự Trung Quốc đã cho Việt Nam, các nước Đông Nam Á, và cả Mỹ, Nhật Bản, Philippin, … thấy “mối đe dọa từ Trung Quốc” là thực tế xuyên suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc và ngày càng tăng. Những bằng chứng trên không gì khác hơn là phải gọi bằng đúng khái niệm: “Gen xâm lược” luôn truyền trong máu của người Trung Quốc; nói đúng hơn là trong các bạo chúa phong kiến Trung Quốc xưa, trong những thế lực “diều hâu” trong Trung Nam Hải ngày nay. Nếu các ông cho rằng vì tôi là người Việt Nam nên mới cho “Người Trung Quốc có gen xâm lược”, thì xin các ông nên một lần nghe các học giả có nhân cách nước ông nói về dân tộc mình, cũng đã tự nhận “Người Trung Quốc có gen xâm lược”. Trong cuốn sách “Người Trung Quốc và những căn bệnh trong nhân cách” của tác giả Hà Tông Tư, Nxb Công an nhân dân, dịch và xuất bản năm 2007, đã đăng bài viết của đại văn hào Lỗ Tấn, có đoạn, Lỗ Tấn viết: “Người Trung Quốc chúng ta bao giờ cũng nói rằng mình yêu hòa bình, nhưng thực ra lại thích đấu tranh, thích xem những thứ khác đấu tranh, cũng thích xem mình đấu mình” (tr 167). Ở một bài khác của Lỗ Tấn cũng đăng trong cuốn sách này, Lỗ Tấn cho biết, ông “vinh hạnh được đọc tác phẩm lớn của Trung lý giới sơn thị “Thư gửi China và quốc dân China”, trong đó nói, “Chu, Hán đều có tư chất kẻ xâm lược” (tr 620). Chỉ có những ai phớt lờ lịch sử, có “gen xâm lược” và nuôi dã tâm xâm lược, bá quyền trong máu thì mới phủ nhận ý kiến của những trí thức lỗi lạc Trung Quốc kia. Thiết nghĩ, các thế lực “diều hâu” ở Trung Quốc nên lưu tâm đến tâm trạng bi đát của người lính già của đất nước ông từng nếm mùi thất bại khi xâm lược Việt Nam: “Lính già từng trải mùi chinh chiến / Nghe nói Nam chinh ủ mặt mày”. Các vị cũng nên nghe tâm sự của Trần Phu, vị sứ thần nhà Nguyên hàng chục năm sau trận thua trên sông Bạch Đằng, vừa đặt chân vào Việt Nam, chợt nghe tiếng trống đồng cứ ngỡ là tiếng trống trận Bạch Đằng năm xưa, vẫn còn giật mình: “Kim qua ảnh lý tâm đan khổ / Đồng cổ thanh trung bạch phát sinh” Dịch là: “Bóng lòe gươm sắc lòng thêm đắng / Tiếng rộn trống đồng tóc đốm hoa.” Phớt lờ một sự thực hiển nhiên rằng không chỉ trong quá khứ, mà trong kỷ nguyên hiện đại này, Trung Quốc là kẻ xâm lược, là kẻ có tội với dân tộc Việt Nam, là một sự đáng xấu hổ, mất nhân tính. Những người dân chân chính của Trung Quốc không chấp nhận thủ đoạn hèn hạ không xứng với vị thế của một nước lớn đó. Xin các vị hãy đối mặt và suy ngẫm sâu sắc về quá khứ Trung Quốc xâm lược Việt Nam - một quá khứ ô nhục bởi tất cả những cuộc xâm lăng đó đều bị dân tộc Việt Nam nhỏ bé đánh cho thất bại thảm hại, qua đó thực hiện các bước đi thực chất để sửa chữa các lỗi lầm nhằm tạo niềm tin cho Việt Nam và các nước. Chắc các vị chưa thể quên nỗi nhục khi Trung Quốc từng bị nước khác xâm lược, hàng vạn phụ nữ bị bắt làm nô lệ tình dục. Chắc các vị cũng không thể nuốt nổi nỗi đau khi một phần lãnh thổ thiêng liêng của nước mình bị chia cắt hơn nửa thế kỷ, song không biết đến bao giờ mới thu về được. Xua quân xâm lược Việt Nam, chắc chắn Trung Quốc sẽ đi theo vết xe đổ của những tên bạo chúa xưa. Càng hung hăng ngông cuồng, ngang ngược và bất chấp đạo lý, luật pháp quốc tế, hình ảnh Trung Quốc càng xấu xí, càng bị cô lập trước nhân dân thế giới. Nếu những thế lực “diều hâu” ở Trung Quốc biết thức tỉnh từ bài học thất bại trong lịch sử, thì hãy từ bỏ dã tâm xâm lược Việt Nam, từ bỏ âm mưu phá hoại hòa bình, ổn định khu vực, phá hoại tình hữu nghị tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt Nam - Trung Hoa. Nhân dân Việt Nam quyết không sợ, bởi chính nghĩa thuộc về Việt Nam. Những chiến công rực rỡ của Việt Nam đánh bại những kẻ thù hung bạo nhất của mọi thời đại, từ quân Nguyên - Mông trước đây, đến thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và gần đây là cuộc chiến tranh biên giới phía Nam năm 1978 của quân Khơmer Đỏ mà Trung Quốc xúi giục và hậu thuẫn, cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 17/2 /1979 do Trung Quốc phát động, là niềm tin, lòng tự hào để Việt Nam đánh thắng mọi cuộc chiến tranh xâm lược dù cho chúng đến từ đâu. Sự kiện giàn khoan HD 981 của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam, đã khiến cho “16 chữ vàng”, “4 tốt” mà Trung Quốc thề thốt thực hiện chỉ còn là trò hề, lừa lọc. Một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc không thể đánh đổi lấy chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của một dân tộc. Không bao giờ dân tộc Việt Nam chấp nhận điều đó!./.n SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 11
  • 12. Q uá 7 giờ 30 phút một chút sáng ngày 24 tháng 5 năm 2014, sau hồi còi dài âm vang cả một vùng cửa biển, con tầu cánh ngầm mang theo hơn 200 hành khách từ từ dời cảng Sa Kỳ bắt đầu cuộc hành trình ra đảo Lý Sơn. Dự kiến, nếu trời yên, biển lặng, chỉ sau hơn một tiếng đồng hồ là tầu sẽ đến nơi. Thời tiết hôm nay rất đẹp. Trời trong xanh, gió nhẹ, sóng êm. Chuyến đi này tôi đã ấp ủ từ lâu. Bởi là người nghiên cứu văn hóa dân tộc, không thể không nghiên cứu văn hóa biển, đảo; nhất là những hòn đảo lớn của nước ta nằm trên tuyến hàng hải quốc tế, giao lưu văn hóa Đông - Tây. Vì thế, khi nhận được giấy mời tham gia Hội thảo “Phạm Văn Đồng với văn hóa dân tộc” của UBND tỉnh Quảng Ngãi và Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam tổ chức ngày 23/5/2014 tại TP Quảng Ngãi, tôi rất mừng. Trong Hội thảo này tôi có tham luận “Nhân cách lớn Phạm Văn Đồng - nhìn từ lối sống và những việc làm nhỏ hàng ngày”. Sau khi Hội thảo xong, theo kế hoạch, sáng 24, tôi sẽ đi Lý Sơn. Tưởng chỉ có một mình, nhưng đêm hôm trước ngày ra đảo, lại biết các anh: NSND Lê Tiến Thọ nguyên Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Kịch tác gia - Nhà báo Lê Quý Hiền (Báo Sức khỏe & Đời sống), Trưởng ban Trị sự Tc Văn hiến VN Hoàng Mai, nữ nhà báo Ngọc Anh (Tạp chí Văn hiến Việt Nam), nữ biên tập viên Trương Bích Diệp của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (Sự thật); Nguyễn Hồ Phong và Nguyễn Thị Việt Nga hai giảng viên trẻ của Trường ĐH Văn hóa TP Hồ Chí Minh. Vậy là chúng tôi thành một đoàn, lên đường. Trong cuộc đời cầm bút, đây không phải là chuyến ra đảo đầu tiên của tôi. Bởi trước đó, vào những năm 80 và 90 của thế kỷ trước, tôi đã từng đặt chân tới những hòn đảo xa xôi, giầu có và có nhiều di sản văn hóa và di tích lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, là các đảo Phú Quý, Côn Đảo và Phú Quốc. Năm 1989, được GS Hoàng Chương - Viện trưởng Viện Sân khấu - Bộ Văn hóa, quê ở Bình Định giới thiệu, anh Trần Xuân Nhơn - đồng hương của GS Hoàng Chương - Tổng cục trưởng Tổng cục Đường biển đã mời tôi viết lịch Điểm tựa Hoàng Sa, Trường Sa l TS. NGUYỄN MINH SAN Lý Sơn Một góc núi lửa Thới Lới đang ngủ. Ảnh: Nguyễn Minh San 12
  • 13. sử cho ngành nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Ngành Đường biển Việt Nam. Sau khi hoàn thành cuốn “Lịch sử ngành đường biển Việt Nam” (xuất bản năm 1990), tôi được ngành cho đi thực tế trên tầu viễn dương. Những năm ấy, đất nước sống trong nền kinh tế bao cấp, mọi hàng hóa đều phân phối, phải mua bằng tem phiếu, đời sống của cán bộ, công chức và nhân dân cả nước vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Ngay ở ngành Đường biển, những cán bộ, công chức làm ở cảng, đặc biệt là ở bộ phận không liên quan trực tiếp đến sản xuất của ngành (như đào tạo,…) cũng gặp vô vàn khó khăn. Trong xã hội lúc đó đã truyền nhau những tiêu chí đánh giá, xếp hạng địa vị con người và những nghề kiếm nhiều tiền, giầu có, là: “Nhất biển, nhì xe, tam phe, tứ hói”. “Nhất biển” - nghề / người đi tầu biển, đặc biệt là đi tầu viễn dương (Công ty VOSCO - công ty vận tải biển lớn của ngành Đường biển thường chạy tuyến viễn dương) là những nghề/người kiếm nhiều tiền nhất, bởi họ hay được đi nước ngoài, mua đồ “sê cân hen”/đồ cũ, thượng vàng, hạ cám: ô tô, xe máy, tủ lạnh, máy giặt, quạt, bàn ghế, cửa cuốn, yên xe đạp, ống bô xe máy,…về bán (lúc đó đi Nhật Bản là nhất, bởi sẽ mua được nhiều đồ cũ giá rẻ như cho không, chỉ việc quăng lên tầu - mà tầu thì chứa thoải mái, không giới hạn cân như đi máy bay), về Việt Nam bán được giá gấp 5 gấp 10 lần, mỗi chuyến kiếm cả chục cây vàng là thường. Sau nghề/người đi tầu viễn dương là đến (“Nhì xe”) những người làm nghề lái xe, nhất là xe khách và lái xe quá cảnh Lào - Đoàn 12, thường mang mì chính / “quí như mì chính cánh”, đều kiếm bộn tiền. Loại người/nghề thứ ba kiếm nhiều tiền (“Tam phe”) là những người làm nghề buôn bán tem phiếu (vải vóc, muối, mắm, thịt, cá, rau muống, bí đao,…) gọi là “con phe”. Loại nghề/ người bị coi là kém cỏi trong việc kiếm tiền nhất, xếp thứ tư trong việc kiếm tiền là những người làm nghề dạy học, nghề viết lách, nghiên cứu, tuy có bằng cấp cao, trình độ (“Tứ hói”), nhưng sống chỉ trông chờ vào đồng lương hạn hẹp với chế độ tem phiếu nên không giầu có. Để giúp những cán bộ ở các đơn vị phi sản xuất hoặc làm việc trên bờ, không đi tầu trong ngành đường biển, lãnh đạo Tổng cục đã có “nhã ý” giúp, bằng cách cho số cán bộ đó (tất nhiên không phải là tất cả) xuống tầu đi nước ngoài, trong biên chế của tầu, với việc những người này tạm quên đi chức vụ mình đang đảm nhiệm hoặc chức danh mình đang mang, để đồng ý làm các công việc phụ trên tầu (thường là phụ bếp, rửa bát), hoặc là cán bộ được quyết định “đi thực tế” tầu biển (thực chất là đi cải thiện, bởi mỗi ngày số cán bộ này được hưởng 06 USD công tác phí). Số cán bộ này thường là ăn chơi, nghỉ dưỡng trên suốt quá trình tầu chạy và mỗi khi đến cảng nào đó, thì thoải mái lên bờ tầm hàng. Mỗi chuyến đi “cải thiện” Nhật về, ngoài các đồ dùng vốn là mơ ước của bao gia đình cán bộ, như xe máy, máy giặt, tủ lạnh, xe đạp, quạt điện 110V để lại gia đình dùng, họ cũng kiếm được 3-4 cây vàng. Như thế, việc tôi được đi tầu viễn dương là đặc ân, giá trị cao gấp nhiều lần nhuận bút cuốn sách. Ông bạn nhà văn Ngô Vĩnh Bình ở Tạp chí Văn nghệ quân đội (nay anh là Tổng biên tập) tính toán thế nào đó, đã đánh giá cuốn sách của tôi nhuận bút cao nhất nước, và giữ kỷ lục không bao giờ có cuốn nào vượt được. Tôi đi trên con tầu Hoa Lư 02 Liên Xô sản xuất, trọng tải 12.000 tấn, do anh Ngọ làm Thuyền trưởng. Thời gian đó, trên tầu viễn dương còn có chế độ Chính ủy, do một cán bộ bên Công an cử sang đảm trách, cỡ thiếu tá, trung tá. Chế độ này đã có từ nhiều năm trước, khi có nạn vượt biên xảy ra. Hải trình của tầu là chở than, xuất phát từ cảng Hòn Gai (Quảng Ninh) chạy sang Nhật bản, trả hàng tại một số cảng của Nhật xong, chạy qua biển Nhật Bản sang Hàn Quốc “ăn hàng”, rồi về trả hàng tại cảng Sài Gòn. Trên đường từ Hàn Quốc về cảng Sài Gòn, tầu chúng tôi đã dừng lại 03 ngày tại đảo Phú Quý. Đảo này có chu vi chừng hơn 10km. Từ đảo Phú Quý, tầu khách kiêm chở hàng chạy từ 5 giờ chiều đến khoảng 5-6 giờ sáng hôm sau thì vào đến Ninh Thuận. Đảo là đơn vị hành chính cấp huyện, với trên 1500 hộ dân. Trên đảo có đơn vị quân đội, và một đồn biên phòng. Đây chính là hòn đảo xa ngoài biển đầu tiên của Việt Nam tôi đặt chân đến. Sau chuyến đi này 5 năm, nhân kỷ niệm 40 năm thành lập ngành Hàng không dân dụng Việt Nam, cũng qua giới thiệu của GS Hoàng Chương, tôi được Thiếu tướng - Anh hùng phi công tiêm kích MIC 21 Nguyễn Hồng Nhị - người Bình Định - Cục trưởng Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam mời viết cuốn “Hàng không Dân dụng Việt Nam những chặng đường lịch sử”. Cuốn sách được Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết Lời Tựa, Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 1995. Trong quá trình sưu tầm tư liệu, tôi biết có 2 sân bay ngoài đảo là sân bay Cỏ Ống ở Côn Đảo và sân bay Phú Quốc trên đảo Phú Quốc SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 13
  • 14. do chính quyền Sài Gòn xây dựng trước năm 1975. Thú thật, tư liệu về 2 sân bay này, ngồi trong bờ tôi cũng có thể có được, nhưng do ước mơ được đến 2 hòn đảo này trong tôi đã có từ lâu, nhất là Côn Đảo, vì thế, tôi xin tướng Nguyễn Hồng Nhị cho ra hai sân bay này. Và tôi đã được toại nguyện. Lúc đó, hai sân bay này còn nhỏ, máy bay 8 chỗ mới xuống được. Nay thì hai sân bay đó khác lắm rồi, nhất là sân bay Phú Quốc đã được xây dựng thành sân bay quốc tế để chuẩn bị cho kế hoạch đưa Phú Quốc thành đặc khu kinh tế. Vậy là trong số những hòn đảo xa nhất, và cũng thuộc loại lớn nhất, trù phú nhất của nước ta, tôi đã đặt chân tới 3 đảo. Có nghĩa là, biển đảo đối với tôi không còn xa lạ. Nhưng không hiểu sao, đảo Lý Sơn vẫn gây cho tôi sự háo hức, hồi hộp. Một phần vì sức hấp dẫn của kho tàng di sản văn hóa đặc sắc của hòn đảo này, nhất là di sản về Hải đội Hoàng Sa, về một sản phẩm được tạo nên bởi nham thạch núi lửa là tỏi - đặc sản Lý Sơn, thì là sự kiện Trung Quốc hạ giàn khoan HD 981 tiến hành khoan thăm dò ở vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền lãnh thổ của ta, cùng với việc đưa nhiều tầu, báy bay quân sự hộ tống, cho các tầu hải giám, hải cảnh, tầu quân sự vỏ sắt giả làm tầu cá ngăn cản công việc chấp pháp, phun vòi rồng cực mạnh, dùng tầu to chủ động đâm hỏng nhiều tầu của cảnh sát biển và tầu kiểm ngư của ta, làm hỏng nhiều tầu cá của ngư dân, làm chết một ngư dân đảo Lý Sơn, gây nên sự phẫn nộ của nhân dân cả nước ta và hầu hết các nước trên thế giới. Cuộc đấu tranh phản đối và yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng biển nước ta đã bùng lên mạnh mẽ, nhất là sau lời tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “Việt Nam không thể đổi chủ quyền để lấy hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc”. Lý Sơn thôi thúc tôi phải đi! Khi xe dùng lại trước cổng cảng Sa Kỳ, trước mắt tôi là cảnh tượng hàng trăm thanh niên với màu áo xanh tình nguyện, đầu đội mũ tai bèo tràn ngập bến cảng. Còn có rất đông cựu chiến binh mặc quần áo bộ đội vẫn còn khá mới, nhiều người ngực gắn đầy huân, huy chương. Đó là những người sẽ đồng hành cùng chúng tôi trên chuyến tầu hôm nay. Khi lên tầu, mới thấy, số thanh niên tình nguyện chiếm hơn 2/3 số khách trên tầu. Nhìn sự háo hức trên từng gương mặt trẻ, nhất là qua những câu chuyện của họ, tôi hiểu họ ra với Lý Sơn để cảm nhận công cuộc bám biển, vươn khơi của người dân nơi đây trước sự đe dọa của Trung Quốc; đồng thời biểu lộ tinh thần sẵn sàng cùng quân và dân Lý Sơn bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa. Trong số thanh niên tình nguyện kia, chỉ trừ số nữ thanh niên ngồi khoang dưới, có lẽ sợ say sóng, còn sau khi tầu chạy độ 6-7 phút phần lớn Hoàng hôn trên núi Thới Lới, đảo Lý Sơn. Ảnh: Nguyễn Minh San 14
  • 15. họ leo lên khoang trên, hoặc ra đứng trước mũi tầu. Tôi rủ Lê Quí Hiền lên khoang trên ngắm biển. Đám thanh niên lên đứng kín mũi tầu khoang trên, ngay trước buồng lái, che mất tầm nhìn, khiến viên thuyền trưởng phải liên tục kéo còi và làm tín hiệu hãy dạt sang hai bên để ông còn nhìn rõ mặt biển. Nhìn mũi tầu gối sóng băng băng tiến ra biển, tôi chợt nghĩ đến câu chuyện mẹ Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, chia 50 con lên rừng, 50 người con xuống biển, cùng nhau khai thác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Như vậy, dân tộc ta đã có ý thức về biển, gắn bó với biển ngay từ khi hình thành dân tộc, quốc gia. Đám thanh niên nô đùa thoải mái. Bỗng phía mũi tầu, từ một chiếc loa cầm tay một giọng hát cất lên: “Từ Bắc vô Nam…”. Thế là, không ai bảo ai, cả tầu vang lên bài hát “Nối vòng tay lớn” của Trịnh Công Sơn. Hết ca khúc này, tiếng loa hô lớn “Một”, thế là tất cả đám thanh niên hát vang: “Một con vịt xòe ra hai đôi cánh,…” vang khắp con tầu. Một sự hồn nhiên, trong trẻo chỉ có ở thanh niên một lần nữa tôi cảm nhận được trên con tầu giữa biển mênh mông này. Khi bài hát kết thức, tất cả đám thanh niên hô vang “Hai Ba”, rồi cả tầu vang lên tiếng hát : “Ba thương con vì con giống mẹ. Mẹ thương con vì con giống Ba. Cả nhà ta cùng thương yêu nhau…”. Khi câu cuối bài này hết, tất cả đám thanh niên lại hô “Năm”, và cùng hát: “Năm anh em trên một chiếc xe tăng, Như năm bông hoa trên cùng một cội, Như năm ngón tay trên một bàn tay, Lúc xung trận cả năm người như một….”. Họ say sưa hát, hát vô tư, tiếng hát át cả tiếng sóng biển tung tóe hất ướt cả những người đứng trước mũi tầu. Sau hát đồng ca, một giọng đơn ca vang lên, chắc chắn là một chàng thanh niên người Lý Sơn, hoặc người Quảng Ngãi, hát một bài hát về đảo Lý Sơn. Lần đầu tiên nghe, tôi không kịp nhớ lời. Tiếp sau, tiếng loa vang lên câu hát: “Tổ quốc đang bão dông từ biển,…”, lời ca mở đầu của ca khúc “Tổ quốc nhìn từ biển”, âm nhạc Quỳnh Hợp, thơ Nguyễn Việt Chiến. Tất cả thanh niên trên tầu đều căng lồng ngực hát theo. Vẫn biết, “chương trình văn nghệ” trên tầu này, chỉ là phút ngẫu hứng trước biển, nhưng qua các ca khúc đám thanh niên trong đó có nhiều người lần đầu gặp nhau trên chuyến tầu ra đảo này, các anh đã thể hiện rất rõ chủ đề, có mục đích rất rõ là hướng về biển đảo, nơi chủ quyền Tổ quốc đang bị Trung Quốc xâm phạm. Và “Tổ quốc nhìn từ biển” chính là bài hát thể hiện mục đích của “chương trình” văn nghệ, cũng là mục đích của những người trẻ, các cựu chiến binh trên tầu ra Lý Sơn hôm nay. Nghe đám thanh niên tình nguyện hát và nhìn hầu hết số khách trên tầu hào hứng hát theo, Lê Quí Hiền bảo tôi: “Sướng quá! Đã quá! Khí thế này thì bọn “Khựa” làm gì được mình. Ông biết không, hôm ở đảo Trường Sa, trong buổi sáng chào cờ, trước những hàng quân thẳng tắp, trang nghiêm, NSND Lê Tiến Thọ đã đọc bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt: “ Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Nông dân đảo Lý Sơn thu hoạch hành. Ảnh: Nguyễn Minh San SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 15
  • 16. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” Lời dịch: “Núi sông nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận tại sách trời Cớ sao lũ giặc bao ngược kia sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tan tành”. Rất bất ngờ, không hề có đạo diễn trước, cả đảo đồng thanh hô lớn: “Chúng bay sẽ bị đánh tan tành!”. Sau lễ chào cờ, anh em quây quần bên anh Thọ và chúng tôi, ai nấy đều hừng hực khí thế. Một chiến sĩ trẻ nói với anh Thọ: “Thưa bố, nghe giọng đọc của bố, trong chúng con cứ bừng bừng khí thế”. Lê Quí Hiền nói, lúc đó anh có cảm giác sóng biển Trường Sa cũng ào ào dâng lên như hưởng ứng lời hịch đánh quân xâm lược. Anh Hiền cho biết, anh và anh Thọ mới đi Hải đoàn 4 Hải quân, đến Trường Sa, tận mắt nhìn những vũ khí đánh biển, đánh không, phòng chống đổ bộ rất hiện đại mà quân đội ta có, nhất là chứng kiến sự phẫn nộ trước hành động xâm lược của Trung Quốc và tinh thần sẵn sàng chiến đấu, hừng hực khí thế, quyết tâm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của biển đảo Tổ quốc của các chiến sĩ, anh thấy yên tâm lắm. Anh bảo, nếu có lệnh, hoặc chỉ cần Trung Quốc đưa chiến tranh đến, với vũ khí đó, ta lấy lại Hoàng Sa, Gạc Ma là điều không khó. Anh Hiền kể, NSND Lê Tiến Thọ tâm sự: “Trong cuộc đời diễn viên, ông đã nhiều lần đọc bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt, song chưa lần nào thiêng liêng, xúc động và hào sảng như lần này. Và, ý thức về Tổ quốc, sẵn sàng xả thân khi Tổ quốc lâm nguy trào dâng thật mãnh liệt. Đọc hịch đánh giặc giữa biển Đông, trong lúc Trung Quốc đang xâm phạm chủ quyền quốc gia, thật kiêu hãnh, thật đúng lúc. Văn nghệ sĩ cần phải đến những nơi đầu sóng ngọn gió, truyền nhiệt huyết cho toàn quân, toàn dân. Không thể nào quên được kỷ niệm này”. Tôi đang hình dung cái cảnh lính Trường Sa bừng bừng khí thế khi nghe đọc “Nam quốc sơn hà”, giật mình nghe Lê Quí Hiền nói với tôi: “Bao nhiêu năm nay, cánh báo chí các ông nói về tội ác Trung Quốc xâm lược Việt Nam dè dặt quá. Chúng đã chiếm đảo Gạc Ma, đánh chìm 4 tầu và giết hại gần 80 chiến sĩ từ năm 1988, vậy mà tin tức chính thống mãi gần đây nhiều người mới biết. Ngay cả cuộc xâm lược nước ta ngày 17/2/1979 của Trung Quốc, chúng đã san bằng cả 6 thị xã xinh đẹp của ta ở biên giới, giết hại không biết bao nhiêu dân thường mình, nhưng cũng ít được tuyên truyền. Hình như có vấn đề gì đó…. Chỉ có lần này, khi Trung Quốc đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của ta, dân mới được đi biểu tình, báo chí các ông mới được nói mạnh như vậy”. Tôi bảo, “Thưa ông, chúng tôi phải theo định hướng của trên chứ, tuần nào TBT các báo chả nhận được định hướng tập trung tuyên truyền trong tuần của cấp trên. Ông cũng biết đấy, Trung Quốc có truyền thống xâm lược Việt Nam từ xưa đến nay. Vậy mà không ít người vẫn cho rằng nếu bêu những tội ác ấy của Trung Quốc, sợ tổn thương đến tình hữu nghị giữa hai nước, sợ Trung Quốc phản ứng, sợ Trung Quốc mếch lòng. Không ít người còn cả tin đến mức hồ đồ và đinh ninh rằng Trung Quốc thực lòng hành xử đúng với thỏa thuận “16 chữ vàng”, “4 tốt”, không xâm lược Việt Nam. Vì vậy, các báo dè chừng nếu không muốn nói là sợ đăng những bài nói về quá khứ Trung Quốc xâm lược Việt Nam, về tội ác mà Một góc chợ quê đảo Lý Sơn Ảnh: Nguyễn Minh San SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 16
  • 17. Trung Quốc gây ra cho dân tộc ta, trước thời điểm mùng 1 tháng 5 năm 2014 là một thực tế. Ông biết không, tháng 12 năm 2012, nhân kỷ niệm 585 năm Lễ ăn thề Đông Quan (10/12/1427 - 10/12/2012), tôi có đăng bài “Lễ ăn thề Đông Quan - Lời cảnh tỉnh cho những kẻ bội ước” (bút danh Mạc Công Lý) trên tạp chí Khoa học & Tổ quốc. Có một vị GS, quan khá to của ngành TG, hưu đã lâu, nhưng vẫn hăng hoạt động, còn xin làm TBT nữa, gặp tôi nói: “Cậu cho đăng bài “Lễ ăn thề Đông Quan…” của ai viết hay lắm. Nhưng hơi nặng, nhất là phần vạch trần tội Trung Quốc xâm lược Việt Nam nhiều lần từ năm 1949 đến nay. Tớ sợ Đại sứ quán Trung Quốc có ý kiến, ảnh hưởng đến báo”. Tôi bảo: “Thưa anh, em có nói gì khác sự thật đâu. Chỉ thống kê những con số biết nói về sự thật lịch sử Trung Quốc “chơi” mình thôi mà. Sợ gì anh”. Rồi tôi cự lại Lê Quý Hiền: “Mà bên văn nghệ sĩ các ông cũng có tác phẩm lớn nào xứng tầm những võ công hiển hách của cha ông ta đâu. Riêng nói về phụ nữ ta, đánh giặc giỏi, dựng xây đất nước cũng giỏi với bao tấm gương ngoại hạng, như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Dương Vân Nga, Ỷ Lan, ….nếu viết tiểu thuyết, dựng phim có khi còn hay hơn phim dã sử Trung Quốc, Hàn Quốc ấy chứ. Ngay như Quang Trung - Nguyễn Huệ với chiến công đại phá quân Thanh tầm vóc vĩ đại như vậy, mới chỉ có “binh chủng” kịch các ông vào cuộc, với vở “Quang Trung đại phá Quân Thanh” của Trúc Đường do Hoàng Chương đạo điễn là được. Các “binh chủng” khác, có gì đâu. Nếu mà làm phim, cảnh Đô đốc Bùi Thị Xuân chỉ huy đội Tượng Binh thì oai hùng biết bao, thế giới hiếm có đấy. Để anh Thọ đọc lời hiệu triệu của Hoàng đế Quang Trung trong lễ duyệt binh ở Tam Điệp trước khi tiến về Thăng Long: “Đánh cho để dài tóc Đánh cho để răng đen Đánh cho nó chích luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” Thì hay biết mấy”. Đang mải chuyện, bỗng một hồi còi tầu hú dài, cắt ngang cuộc tranh luận nhỏ của chúng tôi. Nhìn theo mũi con tầu, tôi đã thấy mấy ngọn núi cao trên đảo, trong đó tôi nhận ra ngọn Thới Lới hình cái oản, cho ta biết đó là ngọn núi lửa đã ngừng phun nham thạch hàng triệu năm trước. Và rồi, con tầu cánh ngầm đã áp sát cầu tầu đảo Lý Sơn. Theo bố trí trước của TS Nguyễn Đăng Vũ - Giám đốc Sở VH-TT&DL Quảng Ngãi, một thanh niên da đen sạm nắng gió biển khơi đã tươi cười đón chúng tôi đưa lên chiếc xe máy ba gác, đã biến thành xe chở khách đưa chúng tôi về nhà. Anh là Nguyễn Lợi (sau khi vào nhà, tôi biết anh là giáo dân đạo Tin lành), vợ là Nguyễn Thị Tâm ở khu 4, thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Anh Lợi cho biết: “Các bác báo muộn quá, khách sạn hết chỗ rồi, mời các bác về nhà em “Home Stay” thôi. Em kiêm luôn lái xe và hướng dẫn viên cho các bác trong thời gian trên đảo. Chúng em không lấy tiền nhà, tiền điện, nước, chỉ xin tiền ăn và tiền xăng xe đưa các bác đi thăm đảo thôi”. Ngôi nhà của anh Lợi mới xây dựng chừng 1-2 năm, mầu sơn hãy còn tươi. Nhà một tầng, kiểu dáng hiện đại không khác gì nhà ở thành phố, khá rộng rãi thoáng mát. Sân rộng, có nhiều cây cảnh, xung quanh cây doi, cây nhãn đã đơm hoa, khóm chuối lùn đã buông nải. Anh Lợi bảo, cuối năm đảo mới có điện lưới quốc gia. Hiện đang dùng điện điêzen, chỉ có 6 tiếng buổi tối, đến đúng 11 giờ đêm là tắt. Các bác phải chủ động xạc pin các thiết bị điện tử đấy”. Do ý đồ kinh doanh du lịch, ngôi nhà anh Lợi đã thiết kế có thể cắm được cùng lúc 7-8 thiết bị điện. Bữa cơm đầu tiên của chúng tôi trên đảo do vợ anh Lợi chuẩn bị, có 5 món toàn đặc sản biển, chỉ thiếu món rau. Trong bữa ăn, anh Lợi bảo chúng tôi: “Các bác ra tháng này là muộn quá. Dân văn hóa các bác cứ phải ra vào tháng 2-3 âm lịch còn được dự lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Lễ này là đặc sản của Lý Sơn, các bác không gặp ở đâu đâu”. Như thể chứng minh cho cái lễ “đặc sản” của quê mình, anh Lợi giải thích: “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là lễ tế sống người lính Hoàng Sa trước khi xuống thuyền đi làm nhiệm vụ, bằng hình nhân thế mạng. Nghĩa là cho hình nhân mang linh vị người lính cúng cho thần biển, thần mây, thần gió, tà ma quỷ quái dưới biển, để các vị thần linh này không “bắt” người lính này nữa. Nghĩa là anh ta có người (hình nhân) chết thay rồi, vì thế anh ta không chết nữa khi đi biển. Chỉ là liệu pháp tâm lý thôi, nhưng ai cũng tin. Hầu hết các tộc họ trên đảo Lý Sơn có người đăng lính Hoàng Sa, Trường Sa đều làm lễ thức này. Lễ này còn đồng thời là lễ do người thân tổ chức để khao, để liên hoan tiễn người thân lên đường đi vào chỗ hy vọng sống rất mỏng manh”. Không biết các anh chị khác nghĩ gì, chứ tôi đinh ninh, tôi sẽ trở lại Lý Sơn đúng dịp lễ này. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 17
  • 18. Ngay chiều hôm đến Lý Sơn, chúng tôi đã được anh Lợi đưa đi quanh hòn đảo rộng gần 10km2. Huyện Lý Sơn có trên 22 nghìn dân; có 3 đơn vị hành chính: hai xã An Vĩnh và An Hải nằm trên đảo lớn Lý Sơn, còn xã An Bình nằm trên đảo Bé, cách đảo Lý Sơn hơn một hải lý. Thiên nhiên quả là ưu ái, khi ban tặng cho Lý Sơn nhiều thắng cảnh đẹp, như: núi Giếng Tiền, Thới Lới là hai ngọn núi lửa đã tắt từ hàng triệu năm trước; các hang như: Hang Câu; cổng Tò Vò, Hòn Mù Ca,…Bãi biển dưới chân núi Thới Lới nước trong veo có thể nhìn được những vỏ ốc dưới đáy, là bãi tắm được dân đảo và du khách ưa thích. Trước khi đến Lý Sơn, qua đọc tài liệu tôi được biết, cách nay trên 30 vạn năm, trên đảo Lý Sơn đã có người tiền sử sinh sống, dấu tích hiện vẫn còn trên các núi Giếng Tiền, Thới Lới. Lý Sơn cũng là nơi từng cư trú của chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh (cách nay khoảng 2.000 đến 2.500 năm), văn hóa Chăm... Song, dấu ấn văn hóa Việt sâu đậm và nổi trội trên khắp hòn đảo này, với hàng trăm di tích cổ xưa, tiêu biểu là các ngôi chùa (như: chùa Đục, chùa Hang), đình An Hải, đình An Vĩnh, các dinh thờ ThiênYana, các lăng, miếu thờ thần Nam Hải, thần Bạch Mã, thần Ngũ Hành, thờ Tứ vị Thánh Nương, thờ U Linh Xà Nữ, thờ Phạm Tiên Điều,…Chùa Hang thuộc thôn Đông Hộ, xã An Hải có tên chữ là Thiên Khổng thạch tự, nằm bên dưới vách núi Thới Lới, cách mép biển không xa, là một thắng cảnh, được ghi trong sách Đại Nam Nhất thống chí, đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đình An Hải là kiến trúc cổ nhất trên đảo, có đôi câu đối đắp nổi chữ Quốc ngữ trên hai cột mặt tiền đình có nội dung (nhìn từ ngoài vào từ trái qua phải): “Non cao cây tú mấy nghìn thu gió Bắc khẽ rung cành” “Biển thẳm vực thâm nguyện muôn thủa trời Nam đưa vượng thánh” Sau một hồi đi loanh quanh trên đảo, tôi nhận ra cấu trúc làng trên đảo Lý Sơn theo kiểu làng nông - ngư kết hợp. Dân Lý Sơn, dù đã ra sống giữa biển, nhưng cho đến nay, sau 4 - 5 thế kỷ, kể từ khi 13 vị tiền hiền khai khẩn là người Việt có gốc gác từ ngoài Bắc (cụ thể là dân cư các tỉnh vùng Thanh - Nghệ Tĩnh) di cư vào, vốn là dân giỏi trồng lúa nước và cũng thông thạo nghề đi biển. Đại bộ phận dân trên đảo chủ yếu vẫn sống bằng nghề nông (trồng hành, tỏi, bắp (ngô), đậu,… trên những bãi đất hẹp dưới chân 5 ngọn núi : Giếng Tiền, Thới Lới, Hòn Sỏi, Hòn Tai, Hòn Vung. Phần đông số còn lại, sống bằng nghề đánh bắt cá ngoài ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa. Hiện nay, huyện Lý Sơn có trên dưới 400 thuyền đánh cá thường xuyên đánh bắt trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa. Mặc dù đi cả ngày, chân mỏi dã dời, nhưng ngay tối đầu tiên trên đảo, chúng tôi vẫn cùng hơn 1.000 chư tăng, Phật tử trong đất liền ra và những gia đình ở Lý Sơn có người thân là lính Hải đội Hoàng Sa hy sinh xưa, thân nhân của các gia đình liệt sĩ, của những ngư phủ tử nạn khi làm ăn trên biển Hoàng Sa thắp hương cầu nguyện cho đất nước hòa bình, ấm no, hạnh phúc; cầu nguyện siêu độ các anh hùng, liệt sĩ và nhân dân đã hy sinh trên biển đảo Việt Nam trong công cuộc dựng nước và giữ nước dành độc lập giang sơn, chủ quyền dân tộc tại đình An Vĩnh, trong Đại lễ Trai đàn chẩn tế cầu nguyện siêu độ các anh hùng, liệt sĩ và nhân dân đã hy sinh trên biển đảo Việt Nam trong công cuộc dựng nước và giữ nước dành độc lập giang sơn, chủ quyền dân tộc. Đại lễ do chùa Vĩnh Ân tổ chức. Những Hùng binh Hoàng Sa năm xưa, các Liệt sĩ, những ngư phủ Lý Sơn tử nạn trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa đều có hương linh cầu siêu giải oan bạt độ. Sau bữa hải sản túy lúy, nhất là sau một đêm ngủ đẫy giấc, sáng hôm sau, cả đoàn ai cũng khỏe ra. Ngoài đảo hình như nắng trút xuống sớm hơn trong đất liền, và cũng nóng hơn. Chiếc xe lam của anh Lợi chở chúng tôi đến viếng tượng đài Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải và thăm Nhà Trưng bày Hải đội Hoàng Sa Bắc Hải. Anh Lợi cho biết, khách du lịch ra đảo Lý Sơn, cả khách Tây nữa, đều tới đây để nghiêng mình trước những Hùng binh Hoàng Sa và thăm Nhà trưng bày để tìm hiểu về công cuộc khai thác và cắm mốc giới chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của cha ông ta, cụ thể là của người Lý Sơn trong lịch sử. Tại đây, chúng tôi gặp lại những thanh niên tình nguyện và các cựu chiến binh trên chuyến tầu ra đảo hôm qua. Họ chụp ảnh dưới chân tượng đài và thăm Nhà trưng bày, chăm chú xem, ghi chép tư liệu. Tượng đài thể hiện ba người lính (to như người thật) Hải đội Hoàng Sa năm xưa bằng đá xanh. Trong nhà trưng bày các tư liệu, hiện vật chứng minh chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; trong đó có bức bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ do nhà Thanh vẽ năm 1904. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 18
  • 19. Trên bản đồ thể hiện rõ lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bằng chứng nữa là vào cuối thế kỷ XVI, hoặc đầu thế kỷ XVII, các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, tiếp đến là triều Tây Sơn, rồi triều Nguyễn đã thành lập đơn vị khai thác kinh tế biển, đo đạc thủy trình, cắm cột mốc dựng bia chủ quyền lãnh thổ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, lấy tên là Hải đội Hoàng Sa (sau đổi là Thủy quân Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa và Bắc Hải). Người xem tận mắt nhìn thấy những kỷ vật về những người lính trong Hải đội Hoàng Sa năm xưa. Ngay gian chính diện, là bàn bày linh vị cai đội, chánh thủy quân, suất đội và thủy thủ Đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa. Phía trên bàn linh vị, trên tường nhà trưng bày đôi chiếu cói, 7 thanh nẹp tre dài, 7 sợi dây mây, thẻ bài ghi rõ tên tuổi, quê quán, số hiệu, là những vật dụng mà mỗi người lính Hoàng Sa chuẩn bị để mang theo khi xuống thuyền. Những vật này chính là đồ hậu sự người lính chuẩn bị sẵn cho mình, để chẳng may nếu chết trên biển, đồng đội sẽ dùng những vật dụng này buộc xác mình, thả trôi trên biển, những mong gió biển sẽ đưa xác về đất mẹ. Đã từng đi tầu viễn dương, giờ đây đứng trước mô hình chiếc ghe câu chạy buồm nhỏ bé - phương tiện để Đội Hoàng Sa đi làm nhiệm vụ trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, tôi hiểu, ngay cả lúc trời yên biển lặng, con thuyền cũng vô cùng nhỏ bé trước sóng gió ở Hoàng Sa. Nếu gặp bão tố, con thuyền không thể nào trụ nổi. Chính vì vậy, mỗi người lính Hoàng Sa đều biết rõ, bước chân xuống thuyền là cầm chắc cái chết, hy vọng sống sót trở về chỉ như mây trời, bọt biển. Có nhiều năm, cả đội 70 người lính Hoàng Sa có đi mà không có về. Hình ảnh đôi chiếu cói, 7 thanh nẹp tre và 7 sợi dây mây dùng cứ ảm ảnh tôi khi dời Nhà trưng bày. Tôi bỗng nhớ tới câu ca buồn lưu truyền trên đảo, không biết có từ bao giờ: “Hoàng Sa trời nước mênh mông / Người đi thì có mà không thấy về”. Nhìn những đồ dùng nấu ăn trên thuyền, như cái chum đựng nước ngọt, nồi đồng nấu cơm, niêu đất, gáo dừa múc nước, không nói, ai cũng hiểu nếu có may mắn sống sót, thì cuộc sống của người lính lênh đênh 5-6 tháng ở Hoàng Sa, vô cùng khổ cực. Để giúp chúng tôi hiểu thêm về người lính Hải đội Hoàng Sa, anh Lợi đưa chúng tôi đi thăm những ngôi mộ gió. Vừa đánh vật với con “chiến mã” cứ nhảy chồm chồm trên những đoạn đường gập gềnh và uốn lượn tránh những đống cát biển, dân đổ cạnh đường chuẩn bị cho một vụ hành mới, anh Lợi vừa giải thích với chúng tôi: “Những người lính Hoàng Sa và ngư phủ chết ngoài biển mà không tìm thấy xác, thì linh hồn họ cứ mãi mãi luẩn quẩn ngoài biển, không siêu thoát để trở về đoàn tụ với gia đình, tổ tiên. Để linh hồn của những người xấu số ấy không bơ vơ, vật vờ trên những con sóng, về với người thân, phải lập đàn cúng bái rước hồn về ngự trong một hình nhân nặn bằng đất sét, sau đó chôn hình nhân đó như chôn một người chết bình thường. Ngôi mộ táng hình nhân đó gọi là mộ gió. Lễ đó gọi là lễ chiêu hồn nhập xác. Vì thế, những ngôi mộ gió còn được gọi là những ngôi mộ chiêu hồn”. Qua lời tả của anh Lợi, không khó để chúng tôi nhận ra những nấm mồ đắp bằng đất pha cát nằm rải rác, ẩn mình trong những luống hành, luống tỏi hay những thửa ngô xanh bạt ngàn. Mộ gió còn nằm xen kẽ giữa những ngôi nhà dân. Còn có cả một nghĩa địa toàn “mộ gió” lính Hải đội Hoàng Sa có tường bao quanh, nằm trước Âm linh tự ở xã An Vĩnh. Một tấm biển ghi rõ khu này đã được xếp hạng là Di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Trên đảo Lý Sơn có hàng trăm những khu mộ chiêu hồn không xác người của các tộc họ Phạm Quang, Phạm Văn, Võ Văn,… hàng trăm năm nay đã phơi trong nắng cháy, gió táp, mưa xối của biển Đông. Đó chính là những tượng đài bất tử về những người đã sống chết với Hoàng Sa, Trường Sa năm xưa. Chiếc xe ba gác của anh Lợi không đủ sức kéo cả đoàn 7 người lên đỉnh núi Thới Lới, nơi có cột cờ Tổ quốc, nên tôi và Lê Quí Hiền, mỗi người thuê một xe ôm, chạy lên đỉnh. Đường đi khá tốt, chỉ tội hơi dốc. Lên đến đỉnh núi, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy một hồ nước to hình cái phễu, nước trong ngăn ngắt. Tôi hiểu, ngọn núi lửa tắt đã tạo nên cái hồ này. Đứng dưới chân cột cờ Tổ quốc mà Đoàn TNCS Hồ Chí Minh mới xây trên đỉnh núi cao nhất Lý Sơn, có thể nhìn toàn cảnh đảo Lý Sơn và phóng tầm mắt ra tận nơi trời và biển gặp nhau. Lê Quí Hiền chỉ ra hướng Hoàng Sa, bảo tôi: “Lý Sơn đúng là một tầu sân bay không bao giờ bị đánh chìm ông ạ. Tôi mà là chỉ huy quân đội, tôi sẽ bố trí trên đỉnh núi này ra đa biển, bố phòng tên lửa đất đối biển là yên tâm khống chế cả vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa rồi. Cần gì phải tầu sân bay nữa, phải không ông?”. Tôi nói: “Ông là dân văn nghệ sĩ mà còn biết lợi thế Lý Sơn trong phòng thủ biển như thế, chả nhẽ những nhà quân sự của ta lại không biết SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 19
  • 20. chắc. Yên tâm đi. Các tọa độ trên biển đều được kẻ ô trên máy tính rồi, bọn “khựa” có đánh, ta chỉ ấn nút là Rồng lửa tầm xa, tầm trung, tầm gần trong bờ, trên các đỉnh núi ven biển, trên các đảo to, đảo nhỏ trải suốt chiều dài trên ba nghìn ki lô mét sẽ cho chúng đi chầu Diêm vương hết”. Bất giác, không ai bảo ai, cả hai chúng tôi đều hướng lên lá cờ Tổ quốc phần phật hiên ngang bay trên đỉnh Thới Lới. Đêm thứ hai trên đảo hình như quá ngắn. Bình minh Lý Sơn hình như cũng đến sớm. Chúng tôi phải tạm biệt quê hương Hải đội Hoàng Sa để trở về đất liền. Chiếc xa ba gác của anh Lợi lại đưa chúng tôi ra cảng. Chỉ khác là, lúc này trong ba lô của ai cũng căng hơn, nặng hơn. NSND Lê Tiến Thọ bảo: “Ra Lý Sơn về mà không cân hành, cân tỏi làm quà, bà xã không cho ngủ đâu!”. Nghe anh Thọ nói thế, tôi, anh Hiền, anh Mai và cả anh giáo trẻ Hồ Phong đều vỗ vỗ vào chiếc ba lô căng phồng của mình, cười ý nhị. Đứng trước mũi con tầu cánh ngầm mỗi lúc một xa hòn đảo, tôi cứ nghĩ về cái sứ mệnh to lớn và hết sức nặng nề đối với Hoàng Sa, Trường Sa mà người Lý Sơn đã được Tổ quốc tin tưởng giao phó. Trong quá khứ, không biết bao nhiêu người con ưu tú của Lý Sơn đã hy sinh để cắm mốc chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Nay Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm mất. Máu người Lý Sơn vẫn đổ, thuyền và ngư cụ của ngư dân Lý Sơn vẫn bị Trung Quốc đánh chìm. Nhưng người dân Lý Sơn - con cháu của những Hùng binh Hoàng Sa năm xưa quyết không run sợ, vẫn kiên cường, dũng cảm bám biển để làm tròn sứ mệnh của mình. Chung tay góp sức để xây dựng Lý Sơn trở thành hòn đảo tiền tiêu bất khả xâm phạm, là điểm tựa vững chắc của Hoàng Sa, Trường Sa là trách nhiệm của mỗi con dân đất Việt. Dòng suy tưởng trong tôi cứ trôi miên man theo lớp lớp những con sóng. Bỗng tiếng còi tầu hú dài. Nhìn sang mạn, một con tầu cánh ngầm đang rẽ sóng ngược chiều ra Lý Sơn. Trên boong tôi nhìn thấy áo xanh thanh niên tình nguyện, rất đông và vang lên những giai điệu biển đảo quen thuộc. Con tầu như một minh chứng cho phát hiện của nhà thơ Thanh Thảo: “Từ vài năm nay, số khách du lịch tự phát tới đảo Lý Sơn, trong đó đa số là những người trẻ - tăng lên đột biến. Họ không tới đảo Lý Sơn để an hưởng cảnh thần tiên trong những khách sạn 4, 5 sao (vì làm gì có những tiện nghi ấy ở Lý Sơn bây giờ). Họ tới thăm Lý Sơn vì tình yêu Tổ quốc. Họ “du lịch yêu nước” , bởi họ muốn một lần được tận mắt chiêm ngưỡng hòn đảo là nơi phát xuất những đội Hùng binh Hoàng Sa, là nơi còn hàng trăm mộ gió ghi nhớ những người anh hùng thầm lặng ra Hoàng Sa mãi mãi không về và chứng kiến những đoàn thuyền đánh cá của ngư dân Lý Sơn hôm nay trực chỉ Hoàng Sa, Trường Sa bất chấp mọi hiểm nguy đe dọa”. Lê Quí Hiền đã lên boong đứng bên tôi từ lúc nào. “Ông ạ, tôi nhận thấy một điều kỳ lạ là những người từ đất liền ra Lý Sơn về, ai cũng tự hào mình - đã - ra - Lý Sơn!”. Nghe ông Hiền nói, tôi đáp: “Ông chỉ toàn nói… đúng!” Vâng! Lý Sơn - tôi đã đến trong những ngày Biển Đông dậy sóng! Lòng đã hẹn lòng, đây không phải là lần cuối đâu, Lý Sơn ơi! n Bình yên Lý Sơn Ảnh: Nguyễn Minh San SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 20
  • 21. H ải đội Hoàng Sa có chức năng chính là tìm kiếm các sản vật, hải vật ở vùng biển Đông, mà chủ yếu ở vùng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa về giao nộp lại cho kinh thành Huế; đồng thời cắm mốc xác định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo này. Và, sứ mệnh cao cả, thiêng liêng này được giao cho những người dân làng An Vĩnh và An Hải ở vùng cửa biển Sa Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi. Sau này, khi dân làng An Vĩnh và An Hải ở Sa Kỳ ra định cư ở đảo Lý Sơn, đã lấy nguyên tên làng trong đất liền làm tên làng trên quê hương mới, thì những người lính Hải đội Hoàng Sa chủ yếu là tuyển trong dân hai làng An Vĩnh và An Hải (trong đó, nhiều nhất là người làng An Vĩnh) trên đảo Lý Sơn (hiện nay thuộc huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi). Dưới thời Minh Mạng, Hải đội Hoàng Sa đã được chuyển l SAN SAN (Bài và ảnh) HÙNG BINH HOÀNG SA Huyềnthoại vềnhữngngười giữđảo Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta ở thời kỳ nào cũng xuất hiện những tấm gương sẵn sàng hy sinh vì độc lập, chủ quyền của đất nước. Cách đây 3-4 thế kỷ, dưới thời chúa Nguyễn, triều Tây Sơn, rồi triều Nguyễn, lịch sử đã ghi nhận công lao to lớn và những hy sinh quả cảm của một lực lượng chuyên khai thác kinh tế và cắm mốc chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Hải đội Hoàng Sa. Những người lính trong Hải đội Hoàng Sa biết rất rõ mỗi lần ra đi làm nhiệm vụ là rất ít có hy vọng trở về, nhưng họ vẫn không hề nao núng, làm lễ tế sống mình, rồi lên đường. Họ là những Hùng binh đã dệt nên huyền thoại về những người giữ đảo còn truyền đến hôm nay và mai sau. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 21
  • 22. đổi thành Thủy quân Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa và Bắc Hải. Cùng với đó, đăng lính vào đội này, ngoài người Lý Sơn là chủ yếu, đã mộ thêm ngư dân ở các tỉnh Quảng Bình, Bình Thuận, thuộc các làng Tứ Chính, Bình Cố, Cảnh Dương,…Đội trưởng Hải đội Hoàng Sa, cũng được tuyển chọn các ngư dân can trường, giỏi nghề đi biển của Lý Sơn. Có thể kể đến đội trưởng Hải đội Hoàng Sa thời Tây Sơn gắn với tên tuổi của Cai đội Võ Văn Khiết (1786); dưới thời Gia Long là tên tuổi Võ Văn Phú (1803), là con ông Võ Văn Khiết; Phạm Quang Ảnh (1815); dưới thời Minh Mạng là tên tuổi Chánh đội trưởng Thủy quân suất đội Phạm Văn Nguyên (1835), Chánh đội trưởng Thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật (1836),… Những cái tên Quang Ảnh, Hữu Nhật đã trở thành tên hai hòn đảo trên quần đảo Hoàng Sa và đều là người của làng An Vĩnh trên đảo Lý Sơn. Theo các nhà nghiên cứu, sở dĩ đảo Lý Sơn được chọn làm đảo tiền tiêu bảo vệ Hoàng Sa, và người dân Lý Sơn được chọn làm lính của Hải đội Hoàng Sa, là bởi: thứ nhất, để ra Hoàng Sa, Lý Sơn là nơi gần nhất; thứ hai, trong một năm, vào tháng 2 - 3 âm lịch, có đợt gió thổi mạnh từ Lý Sơn ra Hoàng Sa và vào tháng 8 âm lịch, có đợt gió thổi ngược lại từ Hoàng Sa vào đất liền, rất thuận lợi cho thuyền buồm đi lại; thứ ba, lý do quan trọng nhất là bởi người các làng ven cửa biển Sa Kỳ, sau này là trên đảo Lý Sơn rất giỏi nghề đi biển (người Lý Sơn là những người đã vươn ra xa bờ hơn những cư dân ven biển khác, với ngư trường quen thuộc là Hoàng Sa, Trường Sa, và có khá nhiều kinh nghiệm trong các nghề lưới kéo, lưới vây, lưới rê, lưới chuồn, mành đèn, mành chà, câu cá khơi, câu mực khơi, pha xúc, nghề lặn,...). Biên chế của Hải đội Hoàng Sa, thường có 70 thanh niên trai tráng khỏe mạnh, giỏi đi biển, cứng sóng, nhất là có lòng qủa cảm. Định chế đăng lính Hải đội Hoàng Sa (và sau này cả Trường Sa) được phân đều cho các họ trên đảo (thường là con thứ, vì người con trưởng phải ở nhà lo việc tế tự), không phân biệt thuộc dòng họ tiền hiền hay hậu hiền thuộc hai làng An Vĩnh và An Hải, theo nguyên tắc luân phiên nhau. Phương tiện đi biển của Hải đội Hoàng Sa là những chiếc ghe câu. Ghe Câu là phương tiện của ngư dân Lý Sơn dùng để đánh bắt hải sản xa bờ, dài ngày trên biển. Ghe Câu có chiều dài từ 10-12m, rộng từ 2,5 - 3m, chiều cao từ 0,8-1m, trọng tải từ 5-6 tấn, di chuyển bằng buồm, nhờ sức gió. Ngư dân Lý Sơn rất giỏi điều khiển thuyền buồm. Những lúc thiếu gió hay ngược gió, họ có kỹ thuật chạy “vát” hay chạy “ganh” rất độc đáo, bằng cách kéo xiên cánh buồm, làm cho ghe tiến về phía trước theo ý người điều khiển. Từ đầu thế kỷ XVII đến những năm 50 của thế kỷ XIX, nhà nước phong kiến Việt Nam đã dùng ghe câu để đưa binh phu đi tuần thú và tìm kiếm hải vật trên các quần đảo Hoàng Sa và Cánh đồng hành trên đảo Lý Sơn SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 22
  • 23. Trường Sa. Mỗi khi đi làm nhiệm vụ, Hải đội Hoàng Sa thường sử dụng 7 - 8 thuyền. Mỗi thuyền câu chở 9 - 10 người, cùng ngư cụ, lương thực đủ ăn trong 6 tháng, lu đựng nước ngọt, cụng cụ nấu ăn (như: nồi đồng, niêu đất,…). Mỗi người có một thẻ bài ghi rõ danh tính, bản quán, phiên hiệu. Trước khi ra đi, mỗi người lính Hoàng Sa phải tự chuẩn bị cho riêng mình một đôi chiếu cói, 7 đòn tre, 7 sợi dây mây, để phòng trước, nếu không may ngã xuống, thì đôi chiếu, những chiếc đòn tre và các dây mây kia là vật dụng để đồng đội bó xác người chết trên thuyền sau đó thả trôi trên biển, thông qua lời cầu nguyện hy vọng sóng sẽ đưa xác người xấu số trôi dạt về đất mẹ Lý Sơn để người thân chôn cất và thờ cúng họ. Hàng năm, cứ đến tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch, tùy thời điểm gió thổi từ đất liền ra biển, Hải đội Hoàng Sa sẽ lên đường cưỡi sóng ra quần đảo Hoàng Sa. Nếu chuyến đi suôn sẻ, tháng 8 âm lịch đoàn thuyền sẽ trở về cửa Eo (Thuận An - Huế) để nộp cho kinh thành Huế các loại hải sản quý giá và những thứ nhặt được trên vùng biển đảo này, như đồ đồng, đồ thiếc,…Thủa đó, những người lính Hài đội Hoàng Sa phải lênh đênh cùng sóng gió trong 6 tháng ròng ở một vùng biển sóng giữ như vùng biển thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chỉ với những chiếc thuyền câu, chạy bằng buồm, hơn ai hết, những người dân Lý Sơn nói chung, những người đăng lính Hải đội Hoàng Sa nói riêng (tất nhiên là những người quản lý chính quyền thời đó cũng hiểu, cũng biết) ai cũng biết rằng số phận người đi lính Hoàng Sa quá mỏng manh, xem như đành gửi theo trời mây và bọt biển. Trước khi đi mà cái chết xem như đã cầm chắc, sống sót trở về, chỉ là điều may mắn. Bởi thế, mỗi lính Hoàng Sa đã chuẩn bị sẵn đồ hậu sự cho mình. Trong hành trang mang theo, mỗi người lính Hoàng Sa đã mang sẵn đồ khâm liệm cho mình là đôi chiếu cói, 7 thanh nẹp bằng tre và 7 sợi dây mây, với một tâm niệm, nếu nằm xuống giữa biển khơi, thân xác được đồng đội bó chiếu sẽ được trời biển thương xót mà đưa về đất mẹ. Còn sống để trở về, đối với họ, chỉ là hy vọng mỏng manh như mây trời và bọt biển. Hy vọng, nói đúng hơn, sự đấu tranh với cái chết đó, được người thân cùng với người ra đi, thông qua những thầy cúng / thầy phù thủy, cùng thực hành trước khi mỗi người lính xuống thuyền một nghi thức, đó là lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây là lễ/lệ nhằm khao quân, và thực hiện nghi lễ tế sống (thông qua nghi lễ hình nhân thế mạng) cho những người sắp xuống thuyền đi thực thi nhiệm vụ triều đình giao phó, và mặt khác, còn để tế lễ và tưởng nhớ linh hồn những người lính Hoàng Sa, Trường Sa đã khuất. Nghi lễ thế/tế lính là nghi lễ tế sống, mang đậm yếu tố phù phép của đạo giáo nhằm thế mạng cho người đi lính. Nghi lễ được Bài vị lính Hải đội Hoàng Sa Ghe câu - phương tiện của lính Hải đội Hoàng Sa đi làm nhiệm vụ Thẻ bài của lính Hải đội Hoàng Sa SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 23