SlideShare a Scribd company logo
1 of 61
CHUYÊN ĐỀ NĂM 2020
TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC,
XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH,
VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC,
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
PHẦN THỨ NHẤT
TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ TĂNG CƯỜNG
KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC; XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG
CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH
PHẦN THỨ HAI
ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH
HỒ CHÍ MINH NHẰM TẢNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC;
XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH
ĐỂ ĐÁP ỨNG YỂU CẦU GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG MỚI
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. ĐẨY MẠNH HỌC TẬP
VÀ LÀM THEO TƯ
TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC,
PHONG CÁCH HỒ CHÍ
MINH VỀ TĂNG CƯỜNG
KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT
TOÀN DÂN TỘC
2. ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ
LÀM THEO TƯ TƯỞNG,
ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH
HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY
DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ
THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG
SẠCH, VỮNG MẠNH
1. ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,
ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ TĂNG CƯỜNG
KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC
Đại đoàn kết
toàn dân tộc là
đường lối chiến
lược
Đoàn kết là lẽ
sống, đạo lý
của Đảng, của
dân tộc và là
đức tính cơ bản
của người cách
mạng
Hồ Chí Minh chỉ
ra biện pháp cơ
bản để toàn
Đảng đoàn kết,
nhất trí
• Bác viết về vấn đề đại đoàn kết
trong 405 bài viết.
• Cụm từ “đoàn kết” được Người
nhắc đi nhắc lại trên 2.000 lần.
• Riêng trong bài diễn văn kỷ
niệm Quốc khánh vào năm
1957, Bác đã đề cập cụm từ
“đoàn kết” 19 lần.
Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược
 “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”
 “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”
 “Toàn dân Việt Nam chỉ có một lòng: Quyết không làm nô lệ, Chỉ có một chí:
Quyết không chịu mất nước, Chỉ có một mục đích: Quyết kháng chiến để tranh
thủ thống nhất và độc lập cho Tổ quốc. Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành
một bức tường đồng xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức
nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại”
 “Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: “ĐOÀN
KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC”
“Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai
cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ
ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và
lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi
này đến thắng lợi khác”. …
“Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng
và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi
bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn
con ngươi của mắt mình”.
“Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên
và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất
để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của
Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”.
“Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng
một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân
chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự
nghiệp cách mạng thế giới”
“Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi.
Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài. Nhưng vắn dài
đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng
có người thế này thế khác nhưng thế này hay thế khác đều
dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại
độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai
cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng
bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm
hoá họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn
kết thì tương lai chắc sẽ vẻ vang”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Sđd, tr.246.)
Đoàn kết là lẽ sống, đạo lý của Đảng, của dân tộc và là đức tính
cơ bản của người cách mạng
Chính phủ Liên hiệp Lâm thời Việt Nam được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1946
Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến được thành lập vào ngày 2 tháng 3 năm 1946
Tôi xin đọc tên từng người của Chính phủ
để ra mắt Quốc hội:
₋ Bộ Ngoại giao: ông Nguyễn Tường Tam.
- Bộ Nội vụ: Một người đạo đức danh
vọng mà toàn thể quốc dân ai cũng biết:
cụ Huỳnh Thúc Kháng.
- Bộ Kinh tế: Một người đã bôn ba hải
ngoại về công việc cách mạng: ông Chu
Bá Phượng.
- Bộ Tài chính: Một nhà cách mạng lẫm
liệt nhiều năm, mà cũng nhiều năm ở
trong tù tội của đế quốc: ông Lê Văn
Hiến.
- Bộ Quốc phòng: Một thanh niên trí thức
và hoạt động, quốc dân ta đã từng nghe
tiếng: ông Phan Anh.
Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến được thành lập vào ngày 2 tháng 3 năm 1946
‒ Bộ Xã hội, kiêm cả Y tế, Cứu tế và Lao động: Một nhà
chuyên môn có tiếng trong y giới: bác sĩ Trương Đình Tri.
‒ Bộ Giáo dục: Một người đã lâu năm hoạt động trong
công việc giáo dục quốc dân và là người mà quốc dân có
thể tin rằng nếu đem việc giáo dục giao cho để gánh vác
thì người ấy sẽ làm hết nhiệm vụ: ông Đặng Thai Mai.
‒ Bộ Tư pháp: Cũng là một trong đám người trí thức và đã
hoạt động rất nhiều trong công cuộc cách mạng: ông Vũ
Đình Hoè.
‒ Trong 10 bộ, thì 2 bộ Chính phủ định để dành cho đại
biểu đồng bào Nam Bộ, chắc Quốc hội cũng đồng ý.
Trong lúc đại biểu Nam Bộ chưa đến, thì 2 bộ đó do anh
em trong các đảng phái thoả thuận cử những người mà
quốc dân có tín nhiệm ra gánh vác:
- Bộ Giao thông công chính: ông Trần Đăng Khoa quản lý.
- Bộ Canh nông: ông Bồ Xuân Luật.
- Phó Chủ tịch do Quốc hội cử ra tức là cụ Nguyễn Hải
Thần. Còn Chủ tịch là tôi đây.
Trong bức thư đề ngày
17/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã viết: “Tôi tài đức ít ỏi và trách
nhiệm nặng nề, thấy Ngài học
vấn cao siêu, kinh nghiệm
phong phú. Vậy nên tôi mời
ngài làm cố vấn cho tôi để giúp
thêm ý kiến trong công việc
hưng lợi, trừ họa cho nước nhà,
dân tộc”
https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-
hoi/bac-ho-moi-cu-bui-bang-doan-giup-hung-
loi-tru-hoa-cho-nuoc-nha-568125.html
Bùi Bằng Đoàn (1889–1955)
Vào cuối năm 1945 sau hai lần nhận được điện mời
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Huỳnh Thúc Kháng từ
Huế đã ra Thủ đô Hà Nội. Gặp nhau, hai người ứa
nước mắt. Bác Hồ nói: “Việc mời cụ ra nhậm chức
Bộ trưởng Bộ Nội vụ là ý kiến chung của tất cả
anh em các đảng phái, chứ không phải ý kiến
riêng của tôi vì cụ ở lại trong nước cụ biết rõ
trình độ tiến bộ của đồng bào ba kỳ, đồng thời
đồng bào ba kỳ đều tín nhiệm cụ.”
Cụ Huỳnh nói: “Tôi ra đây là cốt gặp cụ, chớ lúc
này là lúc cần tăng gia sản xuất mà tôi không
biết cầm cày, cầm cuốc; lại cần phải kháng
chiến mà tôi lại không mang súng nổi. Cụ nên
kiến nghị người trẻ thạo việc để trao nhiệm vụ
thì hơn.”
https://baotanghochiminh.vn/bac-ho-voi-cu-huynh-thuc-
khang.htm
Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947)
Tháng 4-1947, cụ Huỳnh bị ốm nặng. Từ Quảng
Ngãi, trên giường bệnh, ngày 14-4-1947, cụ Huỳnh
đọc cho người thư ký riêng của mình ghi bức thư
gửi Hồ Chủ tịch:
“Kính gửi Hồ Chủ tịch
Tôi bệnh nặng chắc không qua khỏi. Bốn mươi năm
ôm ấp độc lập và dân chủ, nay nước đã độc lập,
chế độ dân chủ đã thực hiện, thế là tôi chết hả.
Chỉ tiếc không được gặp Cụ lần cuối cùng. Chúc Cụ
sống lâu để dìu dắt quốc dân trên đường vinh
quang hạnh phúc.
Chào vĩnh quyết''.
https://baotanghochiminh.vn/bac-ho-voi-cu-huynh-thuc-
khang.htm
Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947)
Trần Đại Nghĩa (1913 – 1997)
“Chú đã làm việc rất tốt, điều đó chứng tỏ không phải cứ là
đảng viên thì mới làm việc hiệu quả. Vấn đề cốt yếu là có tư
tưởng yêu nước, thương dân, có phương pháp làm việc
đúng, nhiệt tình và công tác tích cực thì sẽ hoàn thành tốt
nhiệm vụ. Chú có đủ những yếu tố đó, vì vậy, Bác khuyên
chú cứ tiếp tục giữ trọng trách mà Chính phủ giao. Đây cũng
là chú làm việc vì dân, vì nước”…: “Không cốt là đảng viên
cộng sản hay không đảng viên, mà cốt là làm việc có tốt hay
kém, có hiệu quả hay không có hiệu quả, điều đó mới quan
trọng”.
Sau đó, Hồ Chủ tịch đã cho gọi một số đảng viên lãnh đạo
ngành Giáo dục đến gặp Người nhắc nhở, phê bình họ về
một bài học vỡ lòng mà Mác đã dạy: “Cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng. Đảng viên chỉ là một số ít, người
ngoài Đảng thì hàng triệu, hàng chục triệu, đoàn kết với nhau
mới đưa cách mạng đến thắng lợi”.
http://tuanbaovannghetphcm.vn/bac-ho-voi-giao-su-nguyen-van-
huyen-so-511/
Nguyễn Văn Huyên (1905-1975)
Đỗ Đình Thiện (1904-1972)
“Với tấm huy chương này, bà
Vương Thị Lai là đại biểu cho
lòng hăng hái và hy sinh cho phụ
nữ Việt Nam” - Chủ tịch Hồ Chí Minh
nói ngày 10.11.1945
https://nongnghiep.vn/ba-loi-quyen--vuong-
thi-lai-dai-bieu-cho-long-hang-hai-va-hy-sinh-
d244967.html
Trịnh Văn Bô (1914-1988) Hoàng Thị Minh Hồ (1914 – 2017)
Cao Triều Phát (1889-1956)
"Bàn thờ tôn giáo thì
nhiều nhưng bàn thờ
Tổ quốc chỉ có một“
"Hành đạo là kháng
chiến, kháng chiến là
hành đạo"
Tháng 9 năm 1947, lúc Cao Triều Phát làm Cố vấn Ủy ban
hành chính kháng chiến Nam Bộ thì nhận được một bức thư
Bác Hồ gửi. Bức thư có đoạn: "... dù xa cách, Chính phủ và tôi
lúc nào cũng nghĩ đến công nghiệp của ông đối với Tổ quốc,
đối với cuộc kháng chiến và rất mong có ngày được gặp ông.
Cuộc kháng chiến càng ngày càng gay go, sự đoàn kết của
nhân dân càng ngày càng phải siết chặt, ông là một lãnh tụ
của một tôn giáo lớn, một vị nghị sĩ, một bậc lão thành, nhiệm
vụ của ông đối với sự đoàn kết ở Nam Bộ rất nặng nề. Chính
phủ, Quốc hội cũng như đồng bào Trung, Bắc rất hâm mộ và
tín nhiệm ông. Với sự đồng tâm nhất trí của toàn thể quốc dân,
ngày vinh quang của đất nước sẽ gần đây. Ngày ấy cùng ông
uống một chung rượu đào, ngâm một bài thơ đắc thắng, là
lòng mong mỏi của tôi.
Thay mặt cho Chính phủ, tôi chúc ông mạnh khỏe luôn để cùng toàn dân theo đuổi cuộc kháng chiến lâu dài, đến
ngày thắng lợi cuối cùng.
Theo bức thư này, tôi kính gửi tặng ông bức ảnh của tôi gọi là vật kỷ niệm mọn".
https://www.nhandan.com.vn/cuoituan/thoi-su-chinh-tri/item/21075902-bac-ho-voi-nhan-si-cao-trieu-phat.html
“Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước,
nhân dân hai miền Nam, Bắc hy sinh rất
lớn. Cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ
đối với miền Bắc là điên cuồng, làm cho
nhân dân ta thiệt hại lớn. Xã Tiến Lộc là
một xã nghèo, tài sản lớn nhất của bà con
là ba gian nhà để ở, thế mà, vì sự nghiệp
lớn của dân tộc, sẵn sàng dỡ đi để làm
đường. Mùa này trong khu 4 lại là mùa mưa
bão. Đây là một sự hy sinh lớn của cán bộ
và nhân dân. Đảng bộ nào mà biết dựa vào
dân, biết vận động nhân dân, cán bộ, đảng
viên gương mẫu trước nhân dân để thực
hiện các chủ trương, đường lối của Đảng
như Tiến Lộc, thì chúng ta có một sức
mạnh to lớn vô cùng. Dù giặc Mỹ có mạnh
đến bao nhiêu cũng sẽ thua. Rồi Bác nói
câu: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu,
khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
https://baohatinh.vn/quoc-phong-an-ninh/xe-chua-qua-nha-khong-tiec-cau-chuyen-ve-long-dan/137332.htm
Cụ Đỗ Thị Mơ (83 tuổi), ngụ thôn Lương Thiện, xã Lương Sơn, H.Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa
cụ bà Lê Thị Xuân (SN 1922) phường Mai Hùng (TX Hoàng Mai, Nghệ An)
Em Nguyễn Xuân Hiền, học sinh lớp 6/3, trường THCS Võ Thị Sáu, trú thôn Mỹ Tân, xã Đại Phong
Hồ Chí Minh chỉ ra biện pháp cơ bản để
toàn Đảng đoàn kết, nhất trí
Chống bệnh
hẹp hòi
Chống chủ
nghĩa cá
nhân
Phong cách
thân ái,
khoan hồng
độ lượng,
thương yêu
lẫn nhau
Tự phê bình
và phê bình
Phong cách
làm việc
quần chúng
“Mỗi con người đều có thiện và
ác ở trong lòng. Ta phải biết làm
cho phần tốt ở trong mỗi con
người nảy nở như hoa mùa
xuân và phần xấu bị mất dần đi,
đó là thái độ của người cách
mạng. Đối với những người có
thói hư tật xấu, trừ hạng người
phản lại Tổ quốc và nhân dân,
ta cũng phải giúp họ tiến bộ
bằng cách làm cho cái phần
thiện trong con người nảy nở để
đẩy lùi phần ác, chứ không phải
đập cho tơi bời”
Hồ Chí Minh toàn tập. Nxb Chính trị Quốc
gia, 2000, tập 12, tr 558
Cựu hoàng Bảo Đại ( 1913 – 1997)
“Bệnh này rất nguy hiểm, mà nhiều cán bộ và đảng viên
còn mắc phải. Trong, thì bệnh này ngăn trở Đảng thống
nhất và đoàn kết. Ngoài, thì nó phá hoại sự đoàn kết toàn
dân. Nhiều thứ bệnh, như chủ nghĩa địa phương, chủ
nghĩa bản vị, chủ nghĩa cá nhân, khuynh hướng tham
danh vọng, tham địa vị, dìm người giỏi, bệnh hủ hóa, ...
đều do bệnh hẹp hòi mà ra!...
“Từ bè phái mà đi đến chia rẽ. Ai hợp với mình thì dù
người xấu cũng cho là tốt, việc dở cũng cho là hay, rồi
che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau. Ai không hợp với
mình thì người tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là
dở, rồi tìm cách dèm pha, nói xấu, tìm cách dìm người đó
xuống. Bệnh này rất tai hại cho Đảng. Nó làm hại đến sự
thống nhất. Nó làm Đảng bớt mất nhân tài và không thực
hành được đầy đủ chính sách của mình. Nó làm mất sự
thân ái, đoàn kết giữa đồng chí” .
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.297.
• “Họ yêu cầu hưởng thụ, yêu cầu nghỉ ngơi, họ muốn
lựa chọn công tác theo ý thích của cá nhân minh,
không muốn làm công tác mà đoàn thể giao phó cho
họ. Họ muốn địa vị cao, nhưng lại sợ trách nhiệm
nặng. Dần dần tinh thần đấu tranh và tính tích cực của
họ bị kém sút, chí khí anh dũng và phẩm chất tốt đẹp
của người cách mạng cũng kém sút, họ quên rằng tiêu
chuẩn số một của người cách mạng là quyết tâm suốt
đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng”
• “Vì chưa gột sạch chủ nghĩa cá nhân, cho nên có đảng
viên còn “kể công” với Đảng. Có ít nhiều thành tích thì
họ muốn Đảng “cảm ơn” họ. Họ đòi ưu đãi (...) và địa
vị. Họ đòi hưởng thụ. Nếu không thỏa mãn yêu cầu
của họ thì họ oán trách Đảng, cho rằng họ “không có
tiền đồ”, họ “bị hy sinh”. Rồi dần dần họ xa rời Đảng”.
http://www.bienphong.com.vn/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-chong-chu-nghia-ca-nhan/
• .. Có một số ít đảng viên bị chủ nghĩa cá
nhân trói buộc mà trở nên kiêu ngạo, công
thần, tự cao tự đại. Họ phê bình người
khác mà không muốn người khác phê bình
họ; không tự phê bình hoặc tự phê bình
một cách không thật thà, nghiêm chỉnh. Họ
sợ tự phê bình sẽ mất thể diện, mất uy tín.
Họ không lắng nghe ý kiến của quần
chúng. Họ xem khinh những cán bộ ngoài
Đảng”.
• .. Chủ nghĩa cá nhân đã đưa các đồng chí
ấy đến chỗ “tự do hành động” trái với tổ
chức và kỷ luật của Đảng. Dù muốn hay
không muốn, hành động của những đồng
chí ấy làm giảm sút uy tín và ngăn trở sự
nghiệp của Đảng, ngăn trở bước tiến của
cách mạng”.
http://www.bienphong.com.vn/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-chong-chu-nghia-ca-nhan/
Ngày 25-8-1956, phát biểu ý kiến khai mạc Hội nghị
Trung ương lần thứ 10 (mở rộng), khóa II, bàn về
cải cách ruộng đất và chấn chỉnh tổ chức, Chủ tịch
Hồ Chí Minh thẳng thắn nhận khuyết điểm: “Vì ta
thiếu dân chủ nên nghe ít, thấy ít, nên
bây giờ ta phải dân chủ. Tôi nhận trách
nhiệm trong lúc sóng gió này. Tất cả
Trung ương phải nghe, thấy, nghĩ và làm
như thế. Bài học đau xót này sẽ thúc đẩy
chúng ta”
(Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Tập 6, NXB Chính trị
Quốc gia, H.2008, tr.326).
Bác Hồ thăm nhân dân xã Nam Cường, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình vào tháng 3-1962
Từ ngày 15-10-1954 (sau khi Người về
Thủ đô Hà Nội) đến ngày 12-8-1969,
tổng cộng 923 lần.
Cụ thể vào các năm : Năm 1954: 4 lần;
năm 1955: 40 lần; năm 1956: 67 lần;
năm 1957: 120 lần: năm 1958: 134 lần;
năm 1959: 106; năm 1960: 96 lần; năm
1961: 73 lần; năm 1962: 72 lần; năm
1963: 67 lần; năm 1964: 57 lần; năm
1965: 29 lần; năm 1966: 30 lần; năm
1967: 10 lần; năm 1968: 9 lần; năm
1969: 9 lần
https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/chu-tich-ho-chi-minh-voi-nhung-chuyen-di-thuc-te-dia-phuong-(giai-doan-
1954---1969).htm
Kế thừa việc nhận thức các vấn đề mang tính chiến lược này, từ năm 1986
đến nay, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết nhằm tăng cường, củng cố, mở rộng
khối đại đoàn kết dân tộc trong tình hình mới, tiêu biểu là các nghị quyết Đại hội
lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI và XII của Đảng; Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 (bổ sung và phát triển
năm 2011); Nghị quyết số 08B-NQ/HNTW, ngày 27-3-1990 Hội nghị lần thứ 8
BCH TW Đảng (khóa VI) “Về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường
mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân”; Nghị quyết 07-NQ/TW, ngày 17-11-1993
của Bộ Chính trị “Về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận dân tộc thống
nhất”; Nghị quyết 23-NQ/TW, ngày 12-3-2003 của Hội nghị lần thứ 7 BCH TW
Đảng (khóa IX) “Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì "Dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"; Kết luận số 62-KL/TW ngày 8-12-
2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt
động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị, xã hội”…
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định
phương hướng, nhiệm vụ: Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của
cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo. Phát
huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh" làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích
chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước,
nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và
ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước,
tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ
lợi ích giữa các thành viên trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính
đáng của nhân dân; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân, bảo đảm mỗi người dân đều được thụ hưởng những thành quả của
công cuộc đổi mới. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân. Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là
cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các cấp ủy đảng và
chính quyền phải thường xuyên đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải
quyết các khó khăn, vướng mắc và yêu cầu chính đáng của nhân dân; tin dân,
tôn trọng, lắng nghe những ý kiến khác nhau; có hình thức, cơ chế, biện pháp cụ
thể, thích hợp để nhân dân bày tỏ chính kiến, nguyện vọng và thực hiện quyền
làm chủ của mình thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; trân
trọng, tôn vinh những đóng góp, cống hiến của nhân dân.
2. ĐẨY MẠNH HỌC TẬPVÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,
ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG
VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH
2.1. Xây dựng Đảng Cộng
sản cầm quyền trong sạch,
vững mạnh làm hạt nhân
lãnh đạo toàn bộ hệ thống
chính trị
2.2. Xây dựng nhà nước
pháp quyền là nhà nước
của dân, nhà nước do dân
và nhà nước vì dân
2.3. Xây dựng Mặt trận
dân tộc và các đoàn thể
chính trị - xã hội vững
mạnh để bảo đảm dân chủ
trong xã hội
2.1. Xây dựng Đảng Cộng sản cầm quyền trong sạch, vững
mạnh làm hạt nhân lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị
3 nguyên
tắc xây
dựng Đảng
Đạo đức của
đảng viên
trong xây
dựng đảng
Phong cách
của Đảng
viên trong
xây dựng
đảng
3 nguyên
tắc xây
dựng
Đảng
Một là, những
chuẩn mực đạo
đức cần có của
tổ chức Đảng
Hai là, những
phẩm chất đạo
đức cách mạng
cần có của cán
bộ, đảng viên
Ba là, những
nguyên tắc, biện
pháp xây dựng,
rèn luyện đạo
đức cách mạng
 Trong năm 2019, cấp ủy các cấp đã kiểm tra 51.878 tổ chức đảng và 277.635 đảng
viên, có 65.327 đảng viên là cấp ủy viên các cấp.
 Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Ủy ban Kiểm tra các cấp đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi
phạm 3.364 tổ chức đảng và 10.232 đảng viên (có 4.938 cấp ủy viên các cấp, chiếm
48,2%).
 Cấp ủy các cấp đã kiểm tra 226.479 tổ chức đảng và 1.054.699 đảng viên, trong đó Bộ
Chính trị, Ban Bí thư đã thành lập 36 đoàn kiểm tra, kiểm tra 110 tổ chức đảng. Toàn
Ngành đã kiểm tra dấu hiệu vi phạm 13.619 tổ chức, 16.214 cấp ủy viên các cấp và
24.727 đảng viên, gần bằng cả nhiệm kỳ của khóa XI (khóa XI, Ủy ban Kiểm tra đã
kiểm tra 16.000 tổ chức đảng, 55.000 đảng viên và cấp ủy viên có dấu hiệu vi phạm).
 Cấp ủy và Ủy ban Kiểm tra các cấp thi hành kỷ luật 1.111 tổ chức đảng, 18.265 cấp ủy
viên các cấp và 54.573 đảng viên, trong đó, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị,
Ban Bí thư thi hành kỷ luật 8 tổ chức đảng, 45 đảng viên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi
hành kỷ luật 111 đảng viên, trong đó có 92 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý (2 ủy
viên Bộ Chính trị, 21 ủy viên và nguyên ủy viên Trung ương Đảng, 38 sỹ quan trong lực
lượng Công an, Quân đội (cấp tướng là 23 đồng chí...).
https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/hon-55-000-dang-vien-bi-thi-hanh-ky-luat-trong-nam-2019-1491861737
Đạo đức của đảng viên
trong xây dựng đảng
• Tuân thủ các nguyên tắc
tổ chức và sinh hoạt
Đảng.
• Luôn tự rèn luyện, trau
dồi phẩm chất, năng lực,
đạo đức, lối sống, tác
phong của một đảng
viên.
Phong cách của đảng viên
trong xây dựng đảng
• Phong cách lãnh đạo
dân chủ, quần chúng.
• Phong cách lãnh đạo
nêu gương cho cán bộ,
đảng viên.
“Đảng là đội tiên phong của vô sản giai
cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận
giai cấp của mình, phải làm cho giai cấp
mình lãnh đạo được dân chúng”
“Bất cứ về vấn đề nào đảng viên đều phải
hết sức thảo luận và phát biểu ý kiến, khi
đa số đã nghị quyết thì tất cả đảng viên
phải phục tùng mà thi hành”
“Về lãnh đạo - Từ tỉnh, huyện đến chi bộ,
phải làm đúng nguyên tắc lãnh đạo tập
thể, cá nhân phụ trách. Nội bộ phải thật
đoàn kết. Mọi việc đều bàn bạc một cách
dân chủ và tập thể”
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật,
xuất bản lần thứ 3, H, 2011, t.3, tr.3, 3. t.12, tr.438
Các tổ chức của Đảng thì cần mở rộng dân chủ nội bộ, thực hiện thường
xuyên tự phê bình và phê bình - nhất là phê bình từ dưới lên. Toàn thể
đảng viên - trước hết là các cán bộ phụ trách - phải làm gương mẫu tự
phê bình và phê bình.
Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H.2002, tập 7, tr.576.
Nội bộ phải thật đoàn kết. Mọi việc đều bàn bạc một cách dân chủ và
tập thể. Khi đã quyết định rồi, thì phân phối công tác phải rạch ròi, giao
cho một hoặc mấy đồng chí phụ trách làm đến nơi đến chốn.
Sách đã dẫn (Sđd), tập 10, tr.36.
Cấp trên phải tự phê bình, cấp dưới có quyền đòi hỏi dân chủ. Phê bình
giúp cấp trên, đó là dân chủ đúng mức, không phải tự do quá trớn, tự do
bừa bãi.
Sđd, tập 8, tr. 418.
Phải thật sự mở rộng dân chủ trong cơ quan. Phải luôn luôn dùng cách thật thà tự phê bình và
thẳng thắn phê bình, nhất là phê bình từ dưới lên… Một đảng viên ở địa vị càng cao, thì càng
phải giữ đúng kỷ luật của Đảng, càng phải làm gương dân chủ.
Sđd, tập 7, tr.269.
Đối với cơ quan lãnh đạo, đối với những người lãnh đạo,
các đảng viên và các cán bộ dù có ý kiến cũng không dám
nói, dù muốn phê bình cũng sợ, không dám phê bình.
Thành thử cấp trên với cấp dưới cách biệt nhau. Quần
chúng với Đảng rời xa nhau. Trên thì tưởng cái gì cũng tốt
đẹp. Dưới thì có gì không dám nói ra.
Họ không nói, không phải vì họ không có ý kiến, nhưng vì
họ nghĩ nói ra cấp trên cũng không nghe, không xét, có khi
lại bị “trù” là khác. Họ không dám nói ra thì họ cứ để trong
lòng, rồi sinh ra uất ức, chán nản. Rồi sinh ra thói “không
nói trước mặt, chỉ nói sau lưng”, “trong Đảng im tiếng,
ngoài Đảng nhiều mồm”, sinh ra thói “thậm thà thậm thụt”
và những thói xấu khác…
Sđd, tập 5, tr. 243.
Cấp trên cũng nên thỉnh thoảng trưng cầu ý kiến phê bình của cấp dưới. Có như thế thì cũng khác nào như một
người có vết nhọ trên mặt, được người ta đem gương cho soi, mình tự thấy vết nhọ... Có dân chủ mới làm cho
cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng
hái, và người khác cũng học theo.
Sđd, tập 5, tr. 244.
Văn kiện Đại hội XII của Đảng có nhiều quan điểm và những giải pháp mới
so với Văn kiện Đại hội XI.
Thứ nhất, nội dung về công tác xây dựng Đảng được nhấn mạnh và đặt đúng tầm quan trọng, vị trí then chốt của nhiệm vụ xây dựng
Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,cụ thể là:
1-Vấn đề“Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh” được xác định là thành tố đầu tiên của chủ đề Đại hội và cũng là tiêu đề của Báo
cáo chính trị, đó là: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa;
đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm
đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
2-Trong 15 mục đề cập 15 vấn đề lớn của Báo cáo chính trị, thì mục về “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng” có nội dung dài nhất, thể hiện vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
3- Đại hội XII xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm trong cả nhiệm kỳ, trong đó 2 nhiệm vụ đầu tiên là về công tác xây dựng Đảng, xây
dựng hệ thống chính trị,đó là:
a- Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực,
phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
b- Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
Thứ hai, Đại hội XII của Đảng xác định phương hướng chung về công tác xây dựng Đảng trong cả
nhiệm kỳ là: “Trong những năm tới, yêu cầu, nhiệm vụ nặng nề của thời kỳ phát triển mới đòi hỏi phải đẩy
mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng, trọng tâm là kiên quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 4 khóa XI về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.Việc Đại hội XII của
Đảng xác định phải tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng thể
hiện quyết tâm chính trị của toàn Đảng, của cả hệ thống chính trị đối với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn
Đảng, và coi đó vừa là nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản, vừa là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của công tác xây
dựng Đảng trong tình hình hiện nay; khắc phục một số hạn chế, khuyết điểm và một số việc chưa đạt mục
tiêu Nghị quyết đề ra.
Thứ ba, hai nhiệm vụ trọng tâm về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đã được Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XII cụ thể hóa thành 3 đề án trong Chương trình làm việc toàn khóa của Trung
ương để trình ra các hội nghị Trung ương khóa XII, đó là: 1- Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn
chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng, những biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ (Đề án trình Hội nghị Trung ương 4, tháng 10-2016). 2- Tiếp tục đổi
mới phương thức lãnh đạo của Đảng, gắn với xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn,
hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu (Đề án trình
Hội nghị Trung ương 6, tháng 10-2017). 3- Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp
chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ (Đề án trình Hội nghị Trung ương 7,
tháng 5-2018).
Thứ tư, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng nêu 10 nhiệm vụ về xây dựng Đảng, bổ sung thêm 2 nhiệm vụ mới so
với Đại hội XI, đó là:
1- Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân
2- Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Thứ năm, ngoài 2 nhiệm vụ mới được bổ sung so với Đại hội XI, 8 nhiệm vụ còn lại về công tác xây dựng Đảng
đều được bổ sung, phát triển và nhấn mạnh hơn. Cụ thể là:
(1) Chú trọng xây dựng Đảng về chính trị
(2) Đổi mới công tác tư tưởng, lý luận
(3) Tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng
(4) Về tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị
(5) Về xây dựng tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đảng viên
(6) Về công tác cán bộ và bảo vệ chính trị nội bộ
(7) Về đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng
(8) Về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
2.2. Xây dựng nhà nước pháp quyền là nhà nước của
dân, nhà nước do dân và nhà nước vì dân
Kết hợp đạo đức với
pháp luật xây dựng bộ
máy nhà nước liêm
chính phục vụ Tổ quốc
và nhân dân có hiệu
quả
Cán bộ phải thực hành
chữ LIÊM trước,, phải
kiên quyết đấu tranh
chống tham ô, lãng
phí
Nhà nước cần biết
cách làm cho người
dân thực sự có quyền
lực
QUỐC LỆNH
Trong một nước thưởng phạt phải nghiêm minh thì nhân
dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc
mới thành công. Vậy Chính phủ ra Quốc lệnh rõ ràng
gồm có 10 điểm thưởng và 10 điểm phạt, cho quân dân
biết rõ những tội nên tránh, những việc nên làm.
I. THƯỞNG
1. Nhà nào có 3 con tòng quân sẽ được thưởng.
2. Ai lập được quân công sẽ được thưởng.
3. Ai vì nước hy sinh sẽ được thưởng.
4. Ai ra trận can đảm phi thường sẽ được thưởng.
5. Ai làm việc công một cách trong sạch, ngay thẳng
sẽ được thưởng.
6. Ai làm việc gì có lợi cho nước nhà, dân tộc và được
dân chúng mến phục sẽ được thưởng.
7. Ai bỏ tiền ra xây đắp cầu cống, đê, đường sẽ được
thưởng.
8. Ai bắt được những kẻ phản quốc sẽ được thưởng.
9. Ai liều mình về việc công sẽ được thưởng.
10. Ai cứu được người bị nạn sẽ được thưởng.
II. PHẠT
1. Thông với giặc, phản quốc sẽ bị xử tử.
2. Trái quân lệnh sẽ bị xử tử.
3. Ra trận tự ý rút lui sẽ bị xử tử.
4. Tự ý phá hoại giao thông sẽ bị xử tử.
5. Phá hoại quân khí sẽ bị xử tử.
6. Để cho bộ đội hại dân sẽ bị xử tử.
7. Vô cớ sát hại kiều dân ngoại quốc sẽ bị xử
tử.
8. Trộm cắp của công sẽ bị xử tử.
9. Hãm hiếp, cướp bóc sẽ bị xử tử.
10. Can tội bắt cóc, ám sát sẽ bị xử tử.
Báo Cứu quốc, số 155, ngày 5-2-1946.
“Tôi vừa biết một tin làm cho tôi rất cảm
động và sung sướng, đó là tin Quốc hội định
tặng cho tôi Huân chương Sao vàng, Huân
chương cao quý nhất của nước ta. Tôi xin tỏ
lòng biết ơn Quốc hội, nhưng tôi xin Quốc
hội cho phép tôi chưa nhận Huân chương ấy.
Vì sao, vì Huân chương là để tặng người có
công huân, nhưng tôi tự xét chưa có công
huân xứng đáng với sự tặng thưởng cao quý
của Quốc hội”
“Lúc này giặc Mỹ đang đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Tổ quốc Việt Nam chúng tôi.
Chúng đang giết hại một cách cực kỳ dã man đồng bào tôi ở miền Nam cũng như ở
miền Bắc. Trong lúc đó, riêng tôi lại được hưởng vinh dự đặc biệt to lớn và nhận Huân
chương Lênin thì lòng tôi không yên chút nào”.
https://www.bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/5405-hai-lan-bac-tu-choi-nhan-huan-chuong.html
“Chính phủ đã hết sức làm gương và nếu làm
gương không xong thì sẽ dùng pháp luật mà trị
những kẻ ăn hối lộ. Đã trị, đang trị và sẽ trị cho kỳ
hết”
Lâm Quang Thự: Hồi ký Bác Hồ với Quốc hội, lưu
Bảo tàng Hồ Chí Minh, ký hiệu H25C15/52
“Vì đảng viên thường xem phép luật, chính quyền v.v. là
việc trong nhà.Vì vậy, mà có đôi đảng viên như những con
lợn (xin lỗi tiếng đó), họ rúc vào vườn rau của Nhà nước,
chén một bữa no say, hoặc hy sinh lợi ích của nước nhà...
Trộm cắp tiền bạc của nhân dân, tổn hại kinh tế của
Chính phủ, cũng là mật thám, phản quốc, nếu không phải
là tệ hơn nữa...”
Hồ Chí Minh toàn tập, H.1995, tập 10, tr.466.
2.3. Xây dựng Mặt trận dân tộc và các đoàn thể chính trị
- xã hội vững mạnh để bảo đảm dân chủ trong xã hội
Cần chú trọng việc xây
dựng Mặt trận với vai
trò là liên minh chính
trị tự nguyện của tất
cả các tổ chức chính
trị - xã hội vì mục tiêu
chung của sự phát triển
đất nước, xây dựng các
tổ chức chính trị - xã
hội rộng rãi khác của
nhân dân
Phải tìm mọi cách giải
thích cho người dân
hiểu rõ ràng: Việc đó
là lợi ích cho họ và
nhiệm vụ của họ, họ
phải hăng hái làm cho
kì được.
Bất cứ việc gì đều phải
bàn bạc với dân, hỏi ý
kiến và kinh nghiệm
của dân, cùng với dân
đặt kế hoạch cho thiết
thực với hoàn cảnh địa
phương, rồi động viên
và tổ chức toàn dân ra
thi hành.

More Related Content

Similar to CHUYEN DE 2020.pptx

Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.pdf
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.pdfTư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.pdf
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.pdfMan_Ebook
 
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành côngĐoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành côngTrung Nguyễn
 
Sự vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Sự vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộcSự vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Sự vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.pptmot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.pptVITCNGUYN16
 
Tt hồ chí minh bản in
Tt hồ chí minh bản inTt hồ chí minh bản in
Tt hồ chí minh bản inthuyettrinh
 
Tthcm chương 5 đã chỉnh
Tthcm chương 5 đã chỉnhTthcm chương 5 đã chỉnh
Tthcm chương 5 đã chỉnhthuyettrinh
 
Tthcm chương 5
Tthcm chương 5Tthcm chương 5
Tthcm chương 5thuyettrinh
 
Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)
Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)
Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)Thảo Nguyễn
 
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộcTư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộcCloud2127
 
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdfHồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdfMan_Ebook
 
Thân phận hồ chí minh
Thân phận hồ chí minhThân phận hồ chí minh
Thân phận hồ chí minhlaughking15
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCMLinh Thuc
 
CHƯƠNG 6-TTHCM VỀ ĐẠO ĐỨC CANKIEMLIEMCHINH.pptx
CHƯƠNG 6-TTHCM VỀ ĐẠO ĐỨC CANKIEMLIEMCHINH.pptxCHƯƠNG 6-TTHCM VỀ ĐẠO ĐỨC CANKIEMLIEMCHINH.pptx
CHƯƠNG 6-TTHCM VỀ ĐẠO ĐỨC CANKIEMLIEMCHINH.pptxlaikaa88
 
Học tập chuyên đề năm 2020 (dang web).pptx
Học tập chuyên đề năm 2020 (dang web).pptxHọc tập chuyên đề năm 2020 (dang web).pptx
Học tập chuyên đề năm 2020 (dang web).pptxThuTrang908914
 
ch5-TTHCM.pdf
ch5-TTHCM.pdfch5-TTHCM.pdf
ch5-TTHCM.pdfPhiLong80
 
ngan-hang-cau-hoi-nghien-cuu-6-bai-ly-luan-chinh-tri-danh-cho-doan-vien.doc
ngan-hang-cau-hoi-nghien-cuu-6-bai-ly-luan-chinh-tri-danh-cho-doan-vien.docngan-hang-cau-hoi-nghien-cuu-6-bai-ly-luan-chinh-tri-danh-cho-doan-vien.doc
ngan-hang-cau-hoi-nghien-cuu-6-bai-ly-luan-chinh-tri-danh-cho-doan-vien.docNgccMinhh1
 
phân tích quan điểm HCM về giữ gìn sự đoàn kết
phân tích quan điểm HCM về giữ gìn sự đoàn kếtphân tích quan điểm HCM về giữ gìn sự đoàn kết
phân tích quan điểm HCM về giữ gìn sự đoàn kếtdinhtrongtran39
 
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếtư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếthapxu
 

Similar to CHUYEN DE 2020.pptx (20)

Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.pdf
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.pdfTư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.pdf
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.pdf
 
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành côngĐoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công
 
Sự vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Sự vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộcSự vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Sự vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
 
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.pptmot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
 
Tt hồ chí minh bản in
Tt hồ chí minh bản inTt hồ chí minh bản in
Tt hồ chí minh bản in
 
Tthcm chương 5 đã chỉnh
Tthcm chương 5 đã chỉnhTthcm chương 5 đã chỉnh
Tthcm chương 5 đã chỉnh
 
Tthcm chương 5
Tthcm chương 5Tthcm chương 5
Tthcm chương 5
 
Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)
Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)
Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)
 
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộcTư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
 
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdfHồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
 
Thân phận hồ chí minh
Thân phận hồ chí minhThân phận hồ chí minh
Thân phận hồ chí minh
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
Anh
AnhAnh
Anh
 
CHƯƠNG 6-TTHCM VỀ ĐẠO ĐỨC CANKIEMLIEMCHINH.pptx
CHƯƠNG 6-TTHCM VỀ ĐẠO ĐỨC CANKIEMLIEMCHINH.pptxCHƯƠNG 6-TTHCM VỀ ĐẠO ĐỨC CANKIEMLIEMCHINH.pptx
CHƯƠNG 6-TTHCM VỀ ĐẠO ĐỨC CANKIEMLIEMCHINH.pptx
 
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục.doc
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục.docTiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục.doc
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục.doc
 
Học tập chuyên đề năm 2020 (dang web).pptx
Học tập chuyên đề năm 2020 (dang web).pptxHọc tập chuyên đề năm 2020 (dang web).pptx
Học tập chuyên đề năm 2020 (dang web).pptx
 
ch5-TTHCM.pdf
ch5-TTHCM.pdfch5-TTHCM.pdf
ch5-TTHCM.pdf
 
ngan-hang-cau-hoi-nghien-cuu-6-bai-ly-luan-chinh-tri-danh-cho-doan-vien.doc
ngan-hang-cau-hoi-nghien-cuu-6-bai-ly-luan-chinh-tri-danh-cho-doan-vien.docngan-hang-cau-hoi-nghien-cuu-6-bai-ly-luan-chinh-tri-danh-cho-doan-vien.doc
ngan-hang-cau-hoi-nghien-cuu-6-bai-ly-luan-chinh-tri-danh-cho-doan-vien.doc
 
phân tích quan điểm HCM về giữ gìn sự đoàn kết
phân tích quan điểm HCM về giữ gìn sự đoàn kếtphân tích quan điểm HCM về giữ gìn sự đoàn kết
phân tích quan điểm HCM về giữ gìn sự đoàn kết
 
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếtư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
 

CHUYEN DE 2020.pptx

  • 1. CHUYÊN ĐỀ NĂM 2020 TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
  • 2. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ PHẦN THỨ NHẤT TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC; XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH PHẦN THỨ HAI ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH NHẰM TẢNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC; XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH ĐỂ ĐÁP ỨNG YỂU CẦU GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG MỚI
  • 3. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 1. ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC 2. ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH
  • 4. 1. ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược Đoàn kết là lẽ sống, đạo lý của Đảng, của dân tộc và là đức tính cơ bản của người cách mạng Hồ Chí Minh chỉ ra biện pháp cơ bản để toàn Đảng đoàn kết, nhất trí
  • 5. • Bác viết về vấn đề đại đoàn kết trong 405 bài viết. • Cụm từ “đoàn kết” được Người nhắc đi nhắc lại trên 2.000 lần. • Riêng trong bài diễn văn kỷ niệm Quốc khánh vào năm 1957, Bác đã đề cập cụm từ “đoàn kết” 19 lần.
  • 6. Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược  “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”  “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”  “Toàn dân Việt Nam chỉ có một lòng: Quyết không làm nô lệ, Chỉ có một chí: Quyết không chịu mất nước, Chỉ có một mục đích: Quyết kháng chiến để tranh thủ thống nhất và độc lập cho Tổ quốc. Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại”  “Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: “ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC”
  • 7. “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”. … “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”
  • 8. “Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc sẽ vẻ vang”. (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Sđd, tr.246.) Đoàn kết là lẽ sống, đạo lý của Đảng, của dân tộc và là đức tính cơ bản của người cách mạng
  • 9. Chính phủ Liên hiệp Lâm thời Việt Nam được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1946
  • 10. Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến được thành lập vào ngày 2 tháng 3 năm 1946 Tôi xin đọc tên từng người của Chính phủ để ra mắt Quốc hội: ₋ Bộ Ngoại giao: ông Nguyễn Tường Tam. - Bộ Nội vụ: Một người đạo đức danh vọng mà toàn thể quốc dân ai cũng biết: cụ Huỳnh Thúc Kháng. - Bộ Kinh tế: Một người đã bôn ba hải ngoại về công việc cách mạng: ông Chu Bá Phượng. - Bộ Tài chính: Một nhà cách mạng lẫm liệt nhiều năm, mà cũng nhiều năm ở trong tù tội của đế quốc: ông Lê Văn Hiến. - Bộ Quốc phòng: Một thanh niên trí thức và hoạt động, quốc dân ta đã từng nghe tiếng: ông Phan Anh.
  • 11. Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến được thành lập vào ngày 2 tháng 3 năm 1946 ‒ Bộ Xã hội, kiêm cả Y tế, Cứu tế và Lao động: Một nhà chuyên môn có tiếng trong y giới: bác sĩ Trương Đình Tri. ‒ Bộ Giáo dục: Một người đã lâu năm hoạt động trong công việc giáo dục quốc dân và là người mà quốc dân có thể tin rằng nếu đem việc giáo dục giao cho để gánh vác thì người ấy sẽ làm hết nhiệm vụ: ông Đặng Thai Mai. ‒ Bộ Tư pháp: Cũng là một trong đám người trí thức và đã hoạt động rất nhiều trong công cuộc cách mạng: ông Vũ Đình Hoè. ‒ Trong 10 bộ, thì 2 bộ Chính phủ định để dành cho đại biểu đồng bào Nam Bộ, chắc Quốc hội cũng đồng ý. Trong lúc đại biểu Nam Bộ chưa đến, thì 2 bộ đó do anh em trong các đảng phái thoả thuận cử những người mà quốc dân có tín nhiệm ra gánh vác: - Bộ Giao thông công chính: ông Trần Đăng Khoa quản lý. - Bộ Canh nông: ông Bồ Xuân Luật. - Phó Chủ tịch do Quốc hội cử ra tức là cụ Nguyễn Hải Thần. Còn Chủ tịch là tôi đây.
  • 12. Trong bức thư đề ngày 17/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Tôi tài đức ít ỏi và trách nhiệm nặng nề, thấy Ngài học vấn cao siêu, kinh nghiệm phong phú. Vậy nên tôi mời ngài làm cố vấn cho tôi để giúp thêm ý kiến trong công việc hưng lợi, trừ họa cho nước nhà, dân tộc” https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc- hoi/bac-ho-moi-cu-bui-bang-doan-giup-hung- loi-tru-hoa-cho-nuoc-nha-568125.html Bùi Bằng Đoàn (1889–1955)
  • 13. Vào cuối năm 1945 sau hai lần nhận được điện mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Huỳnh Thúc Kháng từ Huế đã ra Thủ đô Hà Nội. Gặp nhau, hai người ứa nước mắt. Bác Hồ nói: “Việc mời cụ ra nhậm chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ là ý kiến chung của tất cả anh em các đảng phái, chứ không phải ý kiến riêng của tôi vì cụ ở lại trong nước cụ biết rõ trình độ tiến bộ của đồng bào ba kỳ, đồng thời đồng bào ba kỳ đều tín nhiệm cụ.” Cụ Huỳnh nói: “Tôi ra đây là cốt gặp cụ, chớ lúc này là lúc cần tăng gia sản xuất mà tôi không biết cầm cày, cầm cuốc; lại cần phải kháng chiến mà tôi lại không mang súng nổi. Cụ nên kiến nghị người trẻ thạo việc để trao nhiệm vụ thì hơn.” https://baotanghochiminh.vn/bac-ho-voi-cu-huynh-thuc- khang.htm Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947)
  • 14. Tháng 4-1947, cụ Huỳnh bị ốm nặng. Từ Quảng Ngãi, trên giường bệnh, ngày 14-4-1947, cụ Huỳnh đọc cho người thư ký riêng của mình ghi bức thư gửi Hồ Chủ tịch: “Kính gửi Hồ Chủ tịch Tôi bệnh nặng chắc không qua khỏi. Bốn mươi năm ôm ấp độc lập và dân chủ, nay nước đã độc lập, chế độ dân chủ đã thực hiện, thế là tôi chết hả. Chỉ tiếc không được gặp Cụ lần cuối cùng. Chúc Cụ sống lâu để dìu dắt quốc dân trên đường vinh quang hạnh phúc. Chào vĩnh quyết''. https://baotanghochiminh.vn/bac-ho-voi-cu-huynh-thuc- khang.htm Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947)
  • 15. Trần Đại Nghĩa (1913 – 1997)
  • 16. “Chú đã làm việc rất tốt, điều đó chứng tỏ không phải cứ là đảng viên thì mới làm việc hiệu quả. Vấn đề cốt yếu là có tư tưởng yêu nước, thương dân, có phương pháp làm việc đúng, nhiệt tình và công tác tích cực thì sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chú có đủ những yếu tố đó, vì vậy, Bác khuyên chú cứ tiếp tục giữ trọng trách mà Chính phủ giao. Đây cũng là chú làm việc vì dân, vì nước”…: “Không cốt là đảng viên cộng sản hay không đảng viên, mà cốt là làm việc có tốt hay kém, có hiệu quả hay không có hiệu quả, điều đó mới quan trọng”. Sau đó, Hồ Chủ tịch đã cho gọi một số đảng viên lãnh đạo ngành Giáo dục đến gặp Người nhắc nhở, phê bình họ về một bài học vỡ lòng mà Mác đã dạy: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Đảng viên chỉ là một số ít, người ngoài Đảng thì hàng triệu, hàng chục triệu, đoàn kết với nhau mới đưa cách mạng đến thắng lợi”. http://tuanbaovannghetphcm.vn/bac-ho-voi-giao-su-nguyen-van- huyen-so-511/ Nguyễn Văn Huyên (1905-1975)
  • 17.
  • 18.
  • 19. Đỗ Đình Thiện (1904-1972)
  • 20. “Với tấm huy chương này, bà Vương Thị Lai là đại biểu cho lòng hăng hái và hy sinh cho phụ nữ Việt Nam” - Chủ tịch Hồ Chí Minh nói ngày 10.11.1945 https://nongnghiep.vn/ba-loi-quyen--vuong- thi-lai-dai-bieu-cho-long-hang-hai-va-hy-sinh- d244967.html
  • 21. Trịnh Văn Bô (1914-1988) Hoàng Thị Minh Hồ (1914 – 2017)
  • 22. Cao Triều Phát (1889-1956) "Bàn thờ tôn giáo thì nhiều nhưng bàn thờ Tổ quốc chỉ có một“ "Hành đạo là kháng chiến, kháng chiến là hành đạo"
  • 23. Tháng 9 năm 1947, lúc Cao Triều Phát làm Cố vấn Ủy ban hành chính kháng chiến Nam Bộ thì nhận được một bức thư Bác Hồ gửi. Bức thư có đoạn: "... dù xa cách, Chính phủ và tôi lúc nào cũng nghĩ đến công nghiệp của ông đối với Tổ quốc, đối với cuộc kháng chiến và rất mong có ngày được gặp ông. Cuộc kháng chiến càng ngày càng gay go, sự đoàn kết của nhân dân càng ngày càng phải siết chặt, ông là một lãnh tụ của một tôn giáo lớn, một vị nghị sĩ, một bậc lão thành, nhiệm vụ của ông đối với sự đoàn kết ở Nam Bộ rất nặng nề. Chính phủ, Quốc hội cũng như đồng bào Trung, Bắc rất hâm mộ và tín nhiệm ông. Với sự đồng tâm nhất trí của toàn thể quốc dân, ngày vinh quang của đất nước sẽ gần đây. Ngày ấy cùng ông uống một chung rượu đào, ngâm một bài thơ đắc thắng, là lòng mong mỏi của tôi. Thay mặt cho Chính phủ, tôi chúc ông mạnh khỏe luôn để cùng toàn dân theo đuổi cuộc kháng chiến lâu dài, đến ngày thắng lợi cuối cùng. Theo bức thư này, tôi kính gửi tặng ông bức ảnh của tôi gọi là vật kỷ niệm mọn". https://www.nhandan.com.vn/cuoituan/thoi-su-chinh-tri/item/21075902-bac-ho-voi-nhan-si-cao-trieu-phat.html
  • 24. “Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, nhân dân hai miền Nam, Bắc hy sinh rất lớn. Cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ đối với miền Bắc là điên cuồng, làm cho nhân dân ta thiệt hại lớn. Xã Tiến Lộc là một xã nghèo, tài sản lớn nhất của bà con là ba gian nhà để ở, thế mà, vì sự nghiệp lớn của dân tộc, sẵn sàng dỡ đi để làm đường. Mùa này trong khu 4 lại là mùa mưa bão. Đây là một sự hy sinh lớn của cán bộ và nhân dân. Đảng bộ nào mà biết dựa vào dân, biết vận động nhân dân, cán bộ, đảng viên gương mẫu trước nhân dân để thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng như Tiến Lộc, thì chúng ta có một sức mạnh to lớn vô cùng. Dù giặc Mỹ có mạnh đến bao nhiêu cũng sẽ thua. Rồi Bác nói câu: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. https://baohatinh.vn/quoc-phong-an-ninh/xe-chua-qua-nha-khong-tiec-cau-chuyen-ve-long-dan/137332.htm
  • 25.
  • 26.
  • 27.
  • 28. Cụ Đỗ Thị Mơ (83 tuổi), ngụ thôn Lương Thiện, xã Lương Sơn, H.Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa
  • 29. cụ bà Lê Thị Xuân (SN 1922) phường Mai Hùng (TX Hoàng Mai, Nghệ An)
  • 30. Em Nguyễn Xuân Hiền, học sinh lớp 6/3, trường THCS Võ Thị Sáu, trú thôn Mỹ Tân, xã Đại Phong
  • 31.
  • 32.
  • 33. Hồ Chí Minh chỉ ra biện pháp cơ bản để toàn Đảng đoàn kết, nhất trí Chống bệnh hẹp hòi Chống chủ nghĩa cá nhân Phong cách thân ái, khoan hồng độ lượng, thương yêu lẫn nhau Tự phê bình và phê bình Phong cách làm việc quần chúng
  • 34. “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. Đối với những người có thói hư tật xấu, trừ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời” Hồ Chí Minh toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia, 2000, tập 12, tr 558 Cựu hoàng Bảo Đại ( 1913 – 1997)
  • 35. “Bệnh này rất nguy hiểm, mà nhiều cán bộ và đảng viên còn mắc phải. Trong, thì bệnh này ngăn trở Đảng thống nhất và đoàn kết. Ngoài, thì nó phá hoại sự đoàn kết toàn dân. Nhiều thứ bệnh, như chủ nghĩa địa phương, chủ nghĩa bản vị, chủ nghĩa cá nhân, khuynh hướng tham danh vọng, tham địa vị, dìm người giỏi, bệnh hủ hóa, ... đều do bệnh hẹp hòi mà ra!... “Từ bè phái mà đi đến chia rẽ. Ai hợp với mình thì dù người xấu cũng cho là tốt, việc dở cũng cho là hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau. Ai không hợp với mình thì người tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm cách dèm pha, nói xấu, tìm cách dìm người đó xuống. Bệnh này rất tai hại cho Đảng. Nó làm hại đến sự thống nhất. Nó làm Đảng bớt mất nhân tài và không thực hành được đầy đủ chính sách của mình. Nó làm mất sự thân ái, đoàn kết giữa đồng chí” . Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.297.
  • 36. • “Họ yêu cầu hưởng thụ, yêu cầu nghỉ ngơi, họ muốn lựa chọn công tác theo ý thích của cá nhân minh, không muốn làm công tác mà đoàn thể giao phó cho họ. Họ muốn địa vị cao, nhưng lại sợ trách nhiệm nặng. Dần dần tinh thần đấu tranh và tính tích cực của họ bị kém sút, chí khí anh dũng và phẩm chất tốt đẹp của người cách mạng cũng kém sút, họ quên rằng tiêu chuẩn số một của người cách mạng là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng” • “Vì chưa gột sạch chủ nghĩa cá nhân, cho nên có đảng viên còn “kể công” với Đảng. Có ít nhiều thành tích thì họ muốn Đảng “cảm ơn” họ. Họ đòi ưu đãi (...) và địa vị. Họ đòi hưởng thụ. Nếu không thỏa mãn yêu cầu của họ thì họ oán trách Đảng, cho rằng họ “không có tiền đồ”, họ “bị hy sinh”. Rồi dần dần họ xa rời Đảng”. http://www.bienphong.com.vn/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-chong-chu-nghia-ca-nhan/
  • 37. • .. Có một số ít đảng viên bị chủ nghĩa cá nhân trói buộc mà trở nên kiêu ngạo, công thần, tự cao tự đại. Họ phê bình người khác mà không muốn người khác phê bình họ; không tự phê bình hoặc tự phê bình một cách không thật thà, nghiêm chỉnh. Họ sợ tự phê bình sẽ mất thể diện, mất uy tín. Họ không lắng nghe ý kiến của quần chúng. Họ xem khinh những cán bộ ngoài Đảng”. • .. Chủ nghĩa cá nhân đã đưa các đồng chí ấy đến chỗ “tự do hành động” trái với tổ chức và kỷ luật của Đảng. Dù muốn hay không muốn, hành động của những đồng chí ấy làm giảm sút uy tín và ngăn trở sự nghiệp của Đảng, ngăn trở bước tiến của cách mạng”. http://www.bienphong.com.vn/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-chong-chu-nghia-ca-nhan/
  • 38. Ngày 25-8-1956, phát biểu ý kiến khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 10 (mở rộng), khóa II, bàn về cải cách ruộng đất và chấn chỉnh tổ chức, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn nhận khuyết điểm: “Vì ta thiếu dân chủ nên nghe ít, thấy ít, nên bây giờ ta phải dân chủ. Tôi nhận trách nhiệm trong lúc sóng gió này. Tất cả Trung ương phải nghe, thấy, nghĩ và làm như thế. Bài học đau xót này sẽ thúc đẩy chúng ta” (Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Tập 6, NXB Chính trị Quốc gia, H.2008, tr.326).
  • 39. Bác Hồ thăm nhân dân xã Nam Cường, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình vào tháng 3-1962
  • 40. Từ ngày 15-10-1954 (sau khi Người về Thủ đô Hà Nội) đến ngày 12-8-1969, tổng cộng 923 lần. Cụ thể vào các năm : Năm 1954: 4 lần; năm 1955: 40 lần; năm 1956: 67 lần; năm 1957: 120 lần: năm 1958: 134 lần; năm 1959: 106; năm 1960: 96 lần; năm 1961: 73 lần; năm 1962: 72 lần; năm 1963: 67 lần; năm 1964: 57 lần; năm 1965: 29 lần; năm 1966: 30 lần; năm 1967: 10 lần; năm 1968: 9 lần; năm 1969: 9 lần https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/chu-tich-ho-chi-minh-voi-nhung-chuyen-di-thuc-te-dia-phuong-(giai-doan- 1954---1969).htm
  • 41. Kế thừa việc nhận thức các vấn đề mang tính chiến lược này, từ năm 1986 đến nay, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết nhằm tăng cường, củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc trong tình hình mới, tiêu biểu là các nghị quyết Đại hội lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI và XII của Đảng; Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 (bổ sung và phát triển năm 2011); Nghị quyết số 08B-NQ/HNTW, ngày 27-3-1990 Hội nghị lần thứ 8 BCH TW Đảng (khóa VI) “Về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân”; Nghị quyết 07-NQ/TW, ngày 17-11-1993 của Bộ Chính trị “Về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất”; Nghị quyết 23-NQ/TW, ngày 12-3-2003 của Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng (khóa IX) “Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"; Kết luận số 62-KL/TW ngày 8-12- 2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị, xã hội”…
  • 42. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định phương hướng, nhiệm vụ: Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo. Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
  • 43. Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm mỗi người dân đều được thụ hưởng những thành quả của công cuộc đổi mới. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân. Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các cấp ủy đảng và chính quyền phải thường xuyên đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết các khó khăn, vướng mắc và yêu cầu chính đáng của nhân dân; tin dân, tôn trọng, lắng nghe những ý kiến khác nhau; có hình thức, cơ chế, biện pháp cụ thể, thích hợp để nhân dân bày tỏ chính kiến, nguyện vọng và thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; trân trọng, tôn vinh những đóng góp, cống hiến của nhân dân.
  • 44. 2. ĐẨY MẠNH HỌC TẬPVÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH 2.1. Xây dựng Đảng Cộng sản cầm quyền trong sạch, vững mạnh làm hạt nhân lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị 2.2. Xây dựng nhà nước pháp quyền là nhà nước của dân, nhà nước do dân và nhà nước vì dân 2.3. Xây dựng Mặt trận dân tộc và các đoàn thể chính trị - xã hội vững mạnh để bảo đảm dân chủ trong xã hội
  • 45. 2.1. Xây dựng Đảng Cộng sản cầm quyền trong sạch, vững mạnh làm hạt nhân lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị 3 nguyên tắc xây dựng Đảng Đạo đức của đảng viên trong xây dựng đảng Phong cách của Đảng viên trong xây dựng đảng
  • 46. 3 nguyên tắc xây dựng Đảng Một là, những chuẩn mực đạo đức cần có của tổ chức Đảng Hai là, những phẩm chất đạo đức cách mạng cần có của cán bộ, đảng viên Ba là, những nguyên tắc, biện pháp xây dựng, rèn luyện đạo đức cách mạng
  • 47.  Trong năm 2019, cấp ủy các cấp đã kiểm tra 51.878 tổ chức đảng và 277.635 đảng viên, có 65.327 đảng viên là cấp ủy viên các cấp.  Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Ủy ban Kiểm tra các cấp đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm 3.364 tổ chức đảng và 10.232 đảng viên (có 4.938 cấp ủy viên các cấp, chiếm 48,2%).  Cấp ủy các cấp đã kiểm tra 226.479 tổ chức đảng và 1.054.699 đảng viên, trong đó Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thành lập 36 đoàn kiểm tra, kiểm tra 110 tổ chức đảng. Toàn Ngành đã kiểm tra dấu hiệu vi phạm 13.619 tổ chức, 16.214 cấp ủy viên các cấp và 24.727 đảng viên, gần bằng cả nhiệm kỳ của khóa XI (khóa XI, Ủy ban Kiểm tra đã kiểm tra 16.000 tổ chức đảng, 55.000 đảng viên và cấp ủy viên có dấu hiệu vi phạm).  Cấp ủy và Ủy ban Kiểm tra các cấp thi hành kỷ luật 1.111 tổ chức đảng, 18.265 cấp ủy viên các cấp và 54.573 đảng viên, trong đó, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật 8 tổ chức đảng, 45 đảng viên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật 111 đảng viên, trong đó có 92 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý (2 ủy viên Bộ Chính trị, 21 ủy viên và nguyên ủy viên Trung ương Đảng, 38 sỹ quan trong lực lượng Công an, Quân đội (cấp tướng là 23 đồng chí...). https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/hon-55-000-dang-vien-bi-thi-hanh-ky-luat-trong-nam-2019-1491861737
  • 48. Đạo đức của đảng viên trong xây dựng đảng • Tuân thủ các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. • Luôn tự rèn luyện, trau dồi phẩm chất, năng lực, đạo đức, lối sống, tác phong của một đảng viên. Phong cách của đảng viên trong xây dựng đảng • Phong cách lãnh đạo dân chủ, quần chúng. • Phong cách lãnh đạo nêu gương cho cán bộ, đảng viên.
  • 49. “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp của mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng” “Bất cứ về vấn đề nào đảng viên đều phải hết sức thảo luận và phát biểu ý kiến, khi đa số đã nghị quyết thì tất cả đảng viên phải phục tùng mà thi hành” “Về lãnh đạo - Từ tỉnh, huyện đến chi bộ, phải làm đúng nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách. Nội bộ phải thật đoàn kết. Mọi việc đều bàn bạc một cách dân chủ và tập thể” Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, xuất bản lần thứ 3, H, 2011, t.3, tr.3, 3. t.12, tr.438
  • 50.
  • 51. Các tổ chức của Đảng thì cần mở rộng dân chủ nội bộ, thực hiện thường xuyên tự phê bình và phê bình - nhất là phê bình từ dưới lên. Toàn thể đảng viên - trước hết là các cán bộ phụ trách - phải làm gương mẫu tự phê bình và phê bình. Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H.2002, tập 7, tr.576. Nội bộ phải thật đoàn kết. Mọi việc đều bàn bạc một cách dân chủ và tập thể. Khi đã quyết định rồi, thì phân phối công tác phải rạch ròi, giao cho một hoặc mấy đồng chí phụ trách làm đến nơi đến chốn. Sách đã dẫn (Sđd), tập 10, tr.36. Cấp trên phải tự phê bình, cấp dưới có quyền đòi hỏi dân chủ. Phê bình giúp cấp trên, đó là dân chủ đúng mức, không phải tự do quá trớn, tự do bừa bãi. Sđd, tập 8, tr. 418. Phải thật sự mở rộng dân chủ trong cơ quan. Phải luôn luôn dùng cách thật thà tự phê bình và thẳng thắn phê bình, nhất là phê bình từ dưới lên… Một đảng viên ở địa vị càng cao, thì càng phải giữ đúng kỷ luật của Đảng, càng phải làm gương dân chủ. Sđd, tập 7, tr.269.
  • 52. Đối với cơ quan lãnh đạo, đối với những người lãnh đạo, các đảng viên và các cán bộ dù có ý kiến cũng không dám nói, dù muốn phê bình cũng sợ, không dám phê bình. Thành thử cấp trên với cấp dưới cách biệt nhau. Quần chúng với Đảng rời xa nhau. Trên thì tưởng cái gì cũng tốt đẹp. Dưới thì có gì không dám nói ra. Họ không nói, không phải vì họ không có ý kiến, nhưng vì họ nghĩ nói ra cấp trên cũng không nghe, không xét, có khi lại bị “trù” là khác. Họ không dám nói ra thì họ cứ để trong lòng, rồi sinh ra uất ức, chán nản. Rồi sinh ra thói “không nói trước mặt, chỉ nói sau lưng”, “trong Đảng im tiếng, ngoài Đảng nhiều mồm”, sinh ra thói “thậm thà thậm thụt” và những thói xấu khác… Sđd, tập 5, tr. 243. Cấp trên cũng nên thỉnh thoảng trưng cầu ý kiến phê bình của cấp dưới. Có như thế thì cũng khác nào như một người có vết nhọ trên mặt, được người ta đem gương cho soi, mình tự thấy vết nhọ... Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng hái, và người khác cũng học theo. Sđd, tập 5, tr. 244.
  • 53. Văn kiện Đại hội XII của Đảng có nhiều quan điểm và những giải pháp mới so với Văn kiện Đại hội XI. Thứ nhất, nội dung về công tác xây dựng Đảng được nhấn mạnh và đặt đúng tầm quan trọng, vị trí then chốt của nhiệm vụ xây dựng Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,cụ thể là: 1-Vấn đề“Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh” được xác định là thành tố đầu tiên của chủ đề Đại hội và cũng là tiêu đề của Báo cáo chính trị, đó là: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. 2-Trong 15 mục đề cập 15 vấn đề lớn của Báo cáo chính trị, thì mục về “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng” có nội dung dài nhất, thể hiện vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. 3- Đại hội XII xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm trong cả nhiệm kỳ, trong đó 2 nhiệm vụ đầu tiên là về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị,đó là: a- Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. b- Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
  • 54. Thứ hai, Đại hội XII của Đảng xác định phương hướng chung về công tác xây dựng Đảng trong cả nhiệm kỳ là: “Trong những năm tới, yêu cầu, nhiệm vụ nặng nề của thời kỳ phát triển mới đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng, trọng tâm là kiên quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.Việc Đại hội XII của Đảng xác định phải tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng thể hiện quyết tâm chính trị của toàn Đảng, của cả hệ thống chính trị đối với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, và coi đó vừa là nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản, vừa là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của công tác xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay; khắc phục một số hạn chế, khuyết điểm và một số việc chưa đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra. Thứ ba, hai nhiệm vụ trọng tâm về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII cụ thể hóa thành 3 đề án trong Chương trình làm việc toàn khóa của Trung ương để trình ra các hội nghị Trung ương khóa XII, đó là: 1- Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ (Đề án trình Hội nghị Trung ương 4, tháng 10-2016). 2- Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, gắn với xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu (Đề án trình Hội nghị Trung ương 6, tháng 10-2017). 3- Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ (Đề án trình Hội nghị Trung ương 7, tháng 5-2018).
  • 55. Thứ tư, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng nêu 10 nhiệm vụ về xây dựng Đảng, bổ sung thêm 2 nhiệm vụ mới so với Đại hội XI, đó là: 1- Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân 2- Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Thứ năm, ngoài 2 nhiệm vụ mới được bổ sung so với Đại hội XI, 8 nhiệm vụ còn lại về công tác xây dựng Đảng đều được bổ sung, phát triển và nhấn mạnh hơn. Cụ thể là: (1) Chú trọng xây dựng Đảng về chính trị (2) Đổi mới công tác tư tưởng, lý luận (3) Tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng (4) Về tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị (5) Về xây dựng tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đảng viên (6) Về công tác cán bộ và bảo vệ chính trị nội bộ (7) Về đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng (8) Về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
  • 56. 2.2. Xây dựng nhà nước pháp quyền là nhà nước của dân, nhà nước do dân và nhà nước vì dân Kết hợp đạo đức với pháp luật xây dựng bộ máy nhà nước liêm chính phục vụ Tổ quốc và nhân dân có hiệu quả Cán bộ phải thực hành chữ LIÊM trước,, phải kiên quyết đấu tranh chống tham ô, lãng phí Nhà nước cần biết cách làm cho người dân thực sự có quyền lực
  • 57. QUỐC LỆNH Trong một nước thưởng phạt phải nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công. Vậy Chính phủ ra Quốc lệnh rõ ràng gồm có 10 điểm thưởng và 10 điểm phạt, cho quân dân biết rõ những tội nên tránh, những việc nên làm. I. THƯỞNG 1. Nhà nào có 3 con tòng quân sẽ được thưởng. 2. Ai lập được quân công sẽ được thưởng. 3. Ai vì nước hy sinh sẽ được thưởng. 4. Ai ra trận can đảm phi thường sẽ được thưởng. 5. Ai làm việc công một cách trong sạch, ngay thẳng sẽ được thưởng. 6. Ai làm việc gì có lợi cho nước nhà, dân tộc và được dân chúng mến phục sẽ được thưởng. 7. Ai bỏ tiền ra xây đắp cầu cống, đê, đường sẽ được thưởng. 8. Ai bắt được những kẻ phản quốc sẽ được thưởng. 9. Ai liều mình về việc công sẽ được thưởng. 10. Ai cứu được người bị nạn sẽ được thưởng. II. PHẠT 1. Thông với giặc, phản quốc sẽ bị xử tử. 2. Trái quân lệnh sẽ bị xử tử. 3. Ra trận tự ý rút lui sẽ bị xử tử. 4. Tự ý phá hoại giao thông sẽ bị xử tử. 5. Phá hoại quân khí sẽ bị xử tử. 6. Để cho bộ đội hại dân sẽ bị xử tử. 7. Vô cớ sát hại kiều dân ngoại quốc sẽ bị xử tử. 8. Trộm cắp của công sẽ bị xử tử. 9. Hãm hiếp, cướp bóc sẽ bị xử tử. 10. Can tội bắt cóc, ám sát sẽ bị xử tử. Báo Cứu quốc, số 155, ngày 5-2-1946.
  • 58.
  • 59. “Tôi vừa biết một tin làm cho tôi rất cảm động và sung sướng, đó là tin Quốc hội định tặng cho tôi Huân chương Sao vàng, Huân chương cao quý nhất của nước ta. Tôi xin tỏ lòng biết ơn Quốc hội, nhưng tôi xin Quốc hội cho phép tôi chưa nhận Huân chương ấy. Vì sao, vì Huân chương là để tặng người có công huân, nhưng tôi tự xét chưa có công huân xứng đáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc hội” “Lúc này giặc Mỹ đang đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Tổ quốc Việt Nam chúng tôi. Chúng đang giết hại một cách cực kỳ dã man đồng bào tôi ở miền Nam cũng như ở miền Bắc. Trong lúc đó, riêng tôi lại được hưởng vinh dự đặc biệt to lớn và nhận Huân chương Lênin thì lòng tôi không yên chút nào”. https://www.bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/5405-hai-lan-bac-tu-choi-nhan-huan-chuong.html
  • 60. “Chính phủ đã hết sức làm gương và nếu làm gương không xong thì sẽ dùng pháp luật mà trị những kẻ ăn hối lộ. Đã trị, đang trị và sẽ trị cho kỳ hết” Lâm Quang Thự: Hồi ký Bác Hồ với Quốc hội, lưu Bảo tàng Hồ Chí Minh, ký hiệu H25C15/52 “Vì đảng viên thường xem phép luật, chính quyền v.v. là việc trong nhà.Vì vậy, mà có đôi đảng viên như những con lợn (xin lỗi tiếng đó), họ rúc vào vườn rau của Nhà nước, chén một bữa no say, hoặc hy sinh lợi ích của nước nhà... Trộm cắp tiền bạc của nhân dân, tổn hại kinh tế của Chính phủ, cũng là mật thám, phản quốc, nếu không phải là tệ hơn nữa...” Hồ Chí Minh toàn tập, H.1995, tập 10, tr.466.
  • 61. 2.3. Xây dựng Mặt trận dân tộc và các đoàn thể chính trị - xã hội vững mạnh để bảo đảm dân chủ trong xã hội Cần chú trọng việc xây dựng Mặt trận với vai trò là liên minh chính trị tự nguyện của tất cả các tổ chức chính trị - xã hội vì mục tiêu chung của sự phát triển đất nước, xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội rộng rãi khác của nhân dân Phải tìm mọi cách giải thích cho người dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kì được. Bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành.

Editor's Notes

  1. 107 lạng vàng hai ngôi nhà 156A và 156B phố Quán Thánh, Hà Nội. Tổng diện tích hai ngôi nhà này là 1.105m2. Và ngôi nhà số 1 phố Lê Hồng Phong (rộng 1.108m2), hai lô đất ở bến xe Kim Liên (rộng 1.035m2) GS Mai Thế Trạch, du học Pháp về nước cống hiến tâm và tài trong ngành y, chuyên gia đầu ngành về nội khoa. Người con trai thứ hai là KTS Mai Thế Nguyên, người thiết kế Hoàng cung Na Uy.
  2. Tháng tám, gia đình ông Bô, bà Hồ đã ủng hộ 8,5 vạn đồng Đông Dương, tương đương 212,5 cây vàng theo thời giá bấy giờ. Sau Cách mạng, được ông Khuất Duy Tiến cử vào Ban vận động Quỹ Độc lập, gia đình ông bà đã tiếp tục ủng hộ Quỹ Độc lập 20 vạn đồng, tương đương 500 cây vàng. Ngoài ra, còn vận động thêm được hơn 1 triệu đồng Đông Dương cho Quỹ. Trong Tuần lễ Vàng, gia đình ông bà tiếp tục đóng góp 117 cây vàng và vận động ủng hộ thêm trên 1.000 cây vàng nữa…
  3. một tín đồ cao cấp của Cao Đài Minh Chơn Đạo, từng là Đại biểu quốc hội Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Hội trưởng Cao Đài Cứu Quốc 12 phái hiệp nhất, Chưởng quản Cửu Trùng Đài Hội Thánh Cao Đài Duy Nhứt.
  4. Khoảng tháng 8/1968 Lúc đó, đoạn đường đã hư hỏng quá nặng. Trong lúc đang lúng túng thì Bí thư Đảng ủy xã Tiến Lộc nảy ra sáng kiến phải cho vật liệu lót đường trước, rồi mới cho đất đá vào thì đường mới chịu được sức nặng của đoàn xe. Đồng chí đã triệu tập đảng viên họp và yêu cầu dỡ nhà, chặt tre lót đường cho xe qua. Được Đảng bộ hưởng ứng, Bí thư về dỡ nhà mình trước. Khi dỡ nhà, có người đến hỏi: “Sao ông dỡ nhà?”. Ông trả lời: “Vì miền Nam ruột thịt, vì chiến trường đang thiếu vũ khí chiến đấu, tôi không thể đứng nhìn đoàn xe không qua được”. Ông nói tiếp: “Xe chưa qua nhà mình không tiếc
  5. Lực lượng dân công 261.453 người với 3 triệu ngày công, 20.991 xe đạp thồ, 11.800 bè mảng, 500 ngựa thồ. - Lương thực, thực phẩm cung cấp trong chiến dịch: 25.056 tấn gạo (trong đó Việt Bắc: 5.229 tấn, Liên khu III: 1.464 tấn, Liên khu IV: 9.052 tấn, Tây Bắc: 7.331 tấn, khu vực Nậm Hu và Thượng Lào 2.000 tấn), 907 tấn thịt (Việt Bắc: 454 tấn, Liên khu III: 64 tấn, Tây Bắc: 389 tấn), 917 tấn các loại thực phẩm khác, 1.860 lít dầu ăn và 280 kg mỡ, 71 tấn quân trang, 1.783 tấn xăng dầu, 55 tấn thuốc và dụng cụ quân y, đã điều trị cho 10.130 thương binh và bệnh binh, 30.759 tấn vũ khí đạn dược.
  6. AC-130 có tốc độ bay khá chậm khoảng 482 km/h và trần bay 9.144 m.
  7. “Già ở một mình, thoải mái. Thích ăn thì ăn, thích tiêu thì tiêu. Đi khai hoang, có vườn đất rộng mấy sào, nghèo là nghèo răng”. Cụ còn nhấn mạnh: “Rồi nói không nơi nương tựa, 11 người con mà nói không nơi nương tựa đó là đi bêu (nói xấu - PV) con. Đúng chưa. Cho nên là, tôi có chỗ nương tựa, rất nhiều. Nhưng tôi chưa phải nương tựa. Tôi xin phép ủy ban là cho tôi xin trả lại cái sổ hộ nghèo...”.
  8. 1kg gạo và 50 quả trứng vịt
  9.  anh Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc Công ty cổ phần Vũ trụ xanh (PHG Lock) tại TPHCM, chủ nhân sáng chế ra những chiếc  máy “ATM gạo”
  10. Một là, những chuẩn mực đạo đức cần có của tổ chức Đảng: Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin một cách sáng tạo, chống giáo điều và xa rời nguyên tắc. Trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân, dân tộc Việt Nam và của loài người. Đảng gắn bó với dân, là người lãnh đạo đồng thời là người đày tớ trung thành của nhân dân. Hai là, những phẩm chất đạo đức cách mạng cần có của cán bộ, đảng viên: Trung với nước hiếu với dân; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; yêu thương, quý trọng con người; có tinh thần quốc tế trong sáng. Ba là, những nguyên tắc, biện pháp xây dựng, rèn luyện đạo đức cách mạng: Nói đi đôi với làm, nêu gương đạo đức; tu dưỡng đạo đức suốt đời; xây dựng đạo đức đi đôi với chống lại những hiện tượng phi đạo đức.
  11. Ngày 28-1-1969, Bác sửa lại bài viết rồi cho đánh máy thành nhiều bản gửi đến từng đồng chí Uỷ viên Bộ chính trị đề nghị tham gia ý kiến. Đây hẳn cũng không phải là việc ngẫu nhiên. Dưới hình thức tham gia một bài viết trong dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng, mỗi đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị sẽ có trong tay một tài liệu mà ngay câu đầu tiên là: “Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng”. Chiều 30 tháng giêng, Bác cùng Văn phòng đọc lại từng ý kiến đóng góp của các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, bổ sung vào bản thảo, rồi cho đưa đi đánh máy. Bác dặn đánh máy xong gửi lại cho Bác một bản. Ngày 1-2, tiết trời trở lạnh. Cả buổi sáng, Bác sang họp Bộ Chính trị về công tác quân sự. Ba giờ rưỡi chiều, đồng chí phụ trách Tuyên huấn sang gặp Bác, xin bản thảo chính thức để kịp thời đăng báo. Cầm bản thảo cuối cùng do Bác tự tay đánh máy, liếc sang bản thảo đầu do Ban Tuyên huấn chuẩn bị, đồng chí cán bộ Tuyên huấn gượng cười thưa với Bác: Bác chữa hết cả rồi còn gì nữa đâu ạ! Bác mỉm cười độ lượng: - Bác chữa nhưng vẫn còn giữ nguyên ý chính của bài là: Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng”. Cái đó là quan trọng nhất. Đồng chí Phụ trách Tuyên huấn đề nghị với Bác xin sửa lại đầu đề: Đưa vế “nâng cao đạo đức cách mạng” lên trước, chuyển vế “quét sạch chủ nghĩa cá nhân” ra phía sau với lý do là cán bộ đảng viên ta nói chung là tốt, ưu điểm là cơ bản. Bác quay sang hỏi ý kiến đồng chí Văn phòng: - Ý kiến chú thế nào? Đồng chí cán bộ Văn phòng nhất trí với ý kiến đồng chí Phụ trách Tuyên huấn. Bác im lặng suy nghĩ, cuối cùng Bác nói: - Ý kiến của các chú Bác thấy cũng có lý. Nhưng Bác còn phân vân điều này: Gia đình các chú tiết kiệm mua sắm được bộ bàn ghế, giường tủ mới. Vậy trước khi kê vào phòng, các chú có quét dọn nhà cửa sạch sẽ hay cứ để rác rưởi bẩn thỉu mà khiêng bàn ghế, giường tủ vào. Chúng tôi thật sự bất ngờ trước cách đặt vấn đề của Bác, đang lúng túng chưa biết trả lời thế nào thì Bác đã nói: - Vì cả hai chú đã đề nghị, là đa số, Bác đồng ý nhượng bộ đổi lại tên đầu bài: “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Nhưng ở trong bài thì dứt khoát phải để nguyên ý của Bác “Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng”. Ý tứ ấy của Bác, cho mãi đến hôm nay càng thấy vô cùng sâu sắc.
  12. ngày 26 tháng 1 nǎm 1946
  13. Khu di tích Pác Bó là một khu di tích lịch sử cách mạng quốc gia - đặc biệt của Việt Nam, thuộc bản Pác Bó xã Trường Hà huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng  Lán Nà Nưa đây là một căn lán nhỏ, nằm ở sườn núi Nà Nưa,, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Đồi Tỉn Keo dưới chân đèo De, núi Hồng thuộc xóm Nà Lọm, xã Lục Giã, An Toàn Khu (ATK) Định Hoá, nay thuộc xóm Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên
  14. Vì vậy, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá III, ngày 8 tháng 5 năm 1963, trước các đại biểu Quốc hội Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xin phép chưa nhận Huân chương.  Lần thứ hai, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chối nhận Huân chương là khi Đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô quyết định tặng Người Huân chương Lênin - Huân chương cao quý nhất của Liên Xô vào năm 1967, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười, do những đóng góp của Người trong việc củng cố và xây dựng tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Liên Xô.