SlideShare a Scribd company logo
1 of 53
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
Bài Tập Nhóm 4
“ Ảnh hưởng của đồ ăn nhanh đến sức khỏe thanh niên Hà Nội hiện nay, Nghiên
cứu trường hợp tại trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn “
Môn : Xã Hội Học Sức Khỏe
Giảng viên: TS. Nguyễn Như Trang
Hà Nội – 2022
Mục lục
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................3
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................4
2.1 Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................4
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................4
3. Đối tượng , phạm vi nghiên cứu..................................................................................4
3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................4
3.2 Phạm vi nghiên cứu. ..............................................................................................5
3.3 Khách thể ...............................................................................................................5
4. Ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học........................................................................5
5. Câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................................5
6. Giả thuyết nghiên cứu.................................................................................................5
7. Tổng quan nghiên cứu.................................................................................................6
8. Thao tác hóa khai niệm chinh .....................................................................................7
8.1. Khái niệm thanh niên............................................................................................7
8.2. Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng...........................................................8
8.3. Khái niệm tác hại sức khoẻ................................................................................9
8.4. Khái niệm đồ ăn nhanh ....................................................................................10
9. Lý thuyết áp dụng ...................................................................................................11
9.1. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)......................11
9.2. Mô hình niềm tin sức khỏe ..............................................................................13
10. Dự kiến mục lục nghiên cứu. ..............................................................................14
Tài liệu Tham Khảo ......................................................................................................52
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày phát triển, mức sống người dân ngày nâng cao, nhịp sống người tăng
nhanh. Do xã hội phát triển, để thích ứng với cuộc sống bận rộn, người dân trở nên
nhanh chóng, gấp gáp mà quỹ đạo thời gian lại chỉ có 24h/ngà. Vì vậy việc sử dụng thời
gian cho hợp lý với những công việc sinh hoạt hàng ngày là điều mà nhiều người mong
muốn có nhu cầu giải đáp..Việc tiêu thụ thời gian cho hoạt động hàng ngày bao gồm
nhiều việc và trong đó phải kể đến bữa ăn. Ngoài việc phải ăn ngon, có đủ chất để đảm
bảo sức khỏe để hoạt động một ngày dài, ta đòi hỏi cần phải tiêu tốn ít thời gian nhất có
thể. Đối với Việt Nam- đất nước giàu sắc văn hóa dân tộc, truyền thống gia đình, bữa
cơm sum họp gia đình được xem là món ăn tinh thần và là nếp sống văn hóa lâu đời.
Song phát triển kinh tế làm nhu cầu người dân Việt Nam tăng cao, mặt khác cũng khiến
tập tính, thói quen, lối sống thay đổi theo xu hướng kinh tế hội nhập.
Thực tế nạy đặt ra trong hoàn cảnh Việt Nam có số dân đông, mà dân số trẻ chiếm
tỷ lệ cao, là môi trường thuận lợi để phát triển thức ăn nhanh. Nắm bắt điều đó, nhiều
công ty đồ ăn nhanh đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam và nhanh chóng nhận ra đây
là môi trường tiềm năng cho sự du nhập và phát triển đồ ăn nhanh. Kết quả là, chỉ trong
vòng hơn một thập kỷ, hàng loạt đồ ăn nhanh đã hoạt động ở rất nhiều nơi trên đất nước
Việt Nam, trong đó có Hà Nội, thủ đô đất nước và là nơi tập trung dân cư đông đúc. Và
đến hiện tại, khái niệm fast food dường như không còn quá xa lạ đối với người dân Việt
Nam nói chung và người dân Hà Nội nói riêng, nhất là đối với thế hệ học sinh sinh viên.
Khi nhu cầu tăng và điều kiện sống thay đổi ngày một tốt hơn, Fast food trở thành một
xu hướng ẩm thực mới, thay đổi nhiều giá trị truyền thống trong ăn uống, sinh hoạt của
con người. Sự thay đổi đột ngột văn hóa nông thôn và thành thị, các áp lực của cuộc
sống xa nhà cùng với thời gian cần thiết để hòa nhập cuộc sống đại học đã dần khiến
các bạn sinh viên ngày càng có thói quen lạm dụng thức ăn nhanh một cách thiếu khoa
học. Dù đã có nhiều nghiên cứu, tìm hiểu về tác hại của đồ ăn nhanh nhưng chỉ dừng lại
ở mức độ nhận biết, tiếp cận đơn giản, vì vậy không phải ai cũng có thể nhận thức một
cách đúng đắn và sâu sắc về tác hại của nó đối với con người. Nhận thấy bối cảnh đồ ăn
nhanh tại Việt Nam và thực trạng nghiên cứu về nó còn chưa sâc sắc, trong khi sức khỏe
con người đang ngày càng là một vấn đề được quan tâm, đặc biệt là sinh viên, những
mầm non tương lai để phát triển đất nước trong thời kỳ mới, vì vậy nghiên cứu của
chúng em về vấn đề: “Ảnh hưởng của thức ăn nhanh đối với sinh viên đại học
KHXH&NV tại Hà Nội” nhằm cung cấp đầy đủ kiến thức cho các bạn sinh viên, giúp
họ hiểu và sử dụng thức ăn nhanh một cách hợp lý hơn. tiếp tục làm việc.
1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Với đề tài ảnh hưởng của thức ăn nhanh đối với sinh viên trường đại học Khoa
Học xã Hội và Nhân Văn thì nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra thực trạng việc sử dụng,
và sự ảnh hưởng của việc sử dụng đồ ăn nhanh đến sức khỏe thanh niên và các yếu tố
xã hội ảnh hưởng đến thực trạng này từ đó tìm đưa ra các đề xuất nhằm giảm mức độ
sủ dụng đồ ăn nhanh của thanh niên hiện nay.
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu thông tin từ những nguồn tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đề đồ
ăn nhanh ảnh hưởng đến sức khỏe con người hiền nay.
Tiến hành thiết lập các công cụ thu thập thông tin như bảng hỏi, biên bản phỏng
vấn sâu, thảo luận nhôm để từ đó thực hiện những cuộc khảo sát nhằm thu thập thông
tin.
Áp dụng những lý thuyết, phương pháp luận xã hội học để giải thích thực trạng
vấn đề .
Tìm ra thực trạng về việc sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên xác định những hành
vi lựa chọn đồ ăn nhanh của sinh viên tại Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, từ
đó đưa ra những nhận xét đánh giá, và nêu lên một số giải pháp.
Tìm hiểu từ những nguyên nhân thực trạng của việc sử dụng đồ ăn nhanh của
sinh viên trường Đại Học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn sẽ có tác động như thế nào
đến sức khỏe của sinh viên .
1.3. Đối tượng , phạm vi nghiên cứu.
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu này là những ảnh hưởng sức khỏe sinh viên của trường Đại
học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn khi sử dụng đồ ăn nhanh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Tập trung nghiên cứu tìm hiểu thực trạng , nguyên nhân sử dụng đồ ăn nhanh và
những ảnh hưởng của đồ ăn nhanh tác động đến sức khỏe của sinh viên Trường Đại học
Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn.
Phạm vi thơi gian: 4/2022-5/2022.
1.3.3. Khách thể
Sinh viên trường ĐHKHXH và NV đang theo học tại trường.
1.4 . Ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học.
a, Ý nghĩa khoa học.
Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu này đầu tiên góp phần mang lại cái nhìn
tổng quát về thực trạng việc sử dụng và sự ảnh hưởng của việc sử dụng đồ ăn nhanh tác
động đến sức khỏe thanh niên từ đó bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý thuyết cho xã hội
học sức khỏe nói riêng và các ngành khoa học khác nói chung, từ những nguồn thông
tin của cuộc nghiên cứu này giúp cho các nhà quản lý sức khỏe và các nhà quản lý xã
hội có thể tham khảo và rồi đưa ra những giải pháp của vấn đề này. Từ đó giúp nâng cao
nhận thức cho một nhóm thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.
b, Ý nghĩa thực tiễn
Từ những kết quả nghiên cứu giúp cho chúng ta nhận ra những mặt lợi và mặt
hại của đồ ăn nhanh ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống, sức khỏe của mỗi chúng ta.
Qua đó giúp cho chúng ta có những hành vi sức khỏe hợp lý vì sức khỏe là thứ đáng quý
nhất của chúng ta. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta nên cần phải bảo vệ
1.5. Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi . Ảnh hưởng của đồ ăn nhanh đến sức khỏe sinh viên trường Đại học
Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn hiện nay như thế nào
- Câu hỏi bổ trợ.Thực trạng sử dụng và nhân thức về đồ ăn nhanh của Sinh viên
trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn hiện nay diễn ra như thế nào?
- Câu hỏi bổ trợ 2. các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên trường Đại
học --Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn do đồ ăn nhanh mang lại tác động ra sao?
1.6. Giả thuyết nghiên cứu.
Gỉa thuyết số 1.Việc sử dụng đồ ăn nhanh của thanh niên Hà Nội hiện nay gặp rất nhiều
ảnh hưởng như về sức khỏe, thiếu sự sát sao của bố mẹ, tự ý ăn mà không tìm hiểu hàm
lượng có trong đồ ăn. Gây ra những hệ quả không đáng cho người sử dụng
Giả thuyết số 2. Hiên nay đa số các bạn sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và
nhân văn-ĐHQGHN có sử dụng đồ ăn nhanh với tuần xuất liên tục và hiệu xuất sử dụng
cao.
Gỉa thuyết số 3: Các yếu tố xã hội bên ngoài ảnh hưởng đến việc sử dụng đồ ăn nhanh
của thanh niên Hà Nội như sự tiện lợi, đa dạng về sự lựa chọn sản phẩm giá cả… để từ
đó có những cái nhìn khách quan nhất về sự ảnh hưởng của đồ ăn nhanh đến thanh niên
Hà Nội, (nghiên cứu tại trường ĐhKhXHVNV)
1.7. Tổng quan nghiên cứu
Ăn uống là một nhu cầu vô cùng cơ bản của con người, nó luôn gắn liền với sự
tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Việc ăn uống cũng là một chủ đề hay và đa
dạng luôn được quan tâm và tìm hiểu, đặc biệt là trong thời đại ngày nay. Nhiều công
trình nghiên cứu về ăn uống dưới nhiều dạng hình thức khác nhau, có thể kể đến như
nghiên cứu về những món ăn miền quê, món ăn đặc sản của từng vùng miền, hay như
thời đại ngày nay người ta cũng tập trung tìm hiểu và nghiên cứu về đồ ăn nhanh.
Đối với chủ đề về những món ăn quê, hay món ăn ẩm thực quê hương của từng
vùng miền thì chúng ta sẽ không hề thiếu trong các giáo trình, sách chuyên khảo liên
quan đến ẩm thực, ăn uống. Ví dụ như cuốn “Phong cách ăn Việt Nam” của tác giả Từ
Giấy hay “Món lạ miền Nam” của Vũ Bằng. Bên cạnh đó còn có những công trình
nghiên cứu về chủ đề này được đăng tải trên các tạp chí văn hóa, tạp chí nghiên cứu
khoa học hay là những công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên, luận văn, luận án,
tiểu luận… Trong đó có thể kể đến “Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Việt Nam” của
Phan Văn Hoàn (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 2006) hay “Một số vấn đề về văn
hóa ăn uống trong xã hội cổ truyền người Việt” của Nguyễn Hải Kế (đề tài Nghiên cứu
Khoa học, 2004).
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu về ăn uống, đồ ăn đang nghiêng về một phía
là những món ăn truyền thống, văn hóa ẩm thực mà chưa thực sự đề cập tới một vấn đề
khá quan trọng trong xã hội hiện đại là những món ăn mới, hiện đại. Trong đó có thể kể
đến là đồ ăn nhanh, sự lan truyền nhanh chóng của món thức ăn này càng phổ biến tới
mọi người, mang đặc trưng giá trị của phong cách phương Tây. Đây thực sự là một vấn
đề còn chưa được khai thác sâu chưa có sự quan tâm tới vấn đề này. Vì vậy, cần có thêm
nhiều công trình nghiên cứu cũng như tìm hiểu mặt tốt, xấu của nó. Đặc biệt đối với
chuyên ngành Xã hội học Sức khỏe, cần tìm ra và nghiên cứu cũng như phát hiện về đồ
ăn nhanh, ảnh hưởng của nó tới sức khỏe con người.
1.8. Thao tác hóa khai niệm chinh .
1.8.1. Khái niệm thanh niên
Thanh niên ở đây là dùng để chỉ cả lớp người trẻ tuổi. Tại Việt Nam, Điều 1 Luật
Thanh niên 2020 có quy định về độ tuổi thanh niên như sau: “Thanh niên là công dân
Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.”
Đây là lực lượng xã hội hùng hậu, là nguồn lực bổ sung cho đội ngũ những lao
động trên các lĩnh vực sản xuất có đóng góp to lớn và vai trò quan trọng đối với việcc
phát triển và xây dựng đất nước.
Thanh niên
Độ tuổi
Thu nhập
Giới tính
?/tháng
18 -> 30
1=nam, 2=nữ
1.8.2. Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
Hành vi tiêu dùng là những phản ánh về hành động, suy nghĩ và cảm nhận của
khách hàng trong quá trình tiêu dùng dưới sự kích thích của các yếu tố bên ngoài cũng
như bên trong của quá trình đưa ra quyết định lựa chọn và mua sắm các sản phẩm, dịch
vụ đó.
Yếu tố ảnh
hưởng đến
hành vi tiêu
dùng
Yếu tố khách
quan
Văn hoá
Xã hội
Lối sống
Đời sống
Nhận thức
kiểm soát
hành vi
Yếu tố chủ
quan
Niềm tin
Thái độ
1=tốt, 2=xấu
1=ít, 2=nhiều
1=có, 2=không
1=phổ biến,
2=không phổ
biến
1=ít, 2=nhiều
1=có, 2=không
1=tốt, 2=xấu
1.8.3. Khái niệm tác hại sức khoẻ
Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và
không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật (theo Tổ chức Y tế
thế giới). Trên thực tế Sức khỏe được bao gồm các lại như sức khỏe thể chất, sức khỏe
tinh thần và sức khỏe xã hội.
Tác hại là gây ra điều hại đáng kể đối với ai hay cái gì, tác hại đến sức khoẻ có
thể dẫn đến các vấn đề sức khoẻ như bệnh tật, hiếu hụt thể lực, dinh dưỡng, những tồn
tại vệ sinh môi trường,..
Tác hại đến
sức khoẻ
Hệ hô hấp
Hệ thần kinh
Hệ tiêu hoá
Sức khoẻ làn da
Răng và hệ
thống xương
1=ít, 2=nhiều
1=ít, 2=nhiều
1=ít, 2=nhiều
1=ít, 2=nhiều
1=ít, 2=nhiều
1.8.4. Khái niệm đồ ăn nhanh
Thức ăn nhanh là loại thức ăn được chế biến nhanh, phục vụ nhanh và thưởng
thức chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Thậm chí, thức ăn được nấu sẵn và chỉ hâm lại
trước khi phục vụ tại chỗ hoặc dễ đóng gói mang đi.
Giá cả
Sự tiện lợi
Thương hiệu
Chất lượng và
phong cách
phục vụ
Chất lượng sản
phẩm
ĐĐồ ăn nhanh
1=có, 2=không
1=ít, 2=nhiều
1=phổ biến, 2=
không phổ
biến
1= tốt, 2=xấu
1= tốt, 2=xấu
1=thường xuyên,
3=không thường
xuyên
Mức độ sử
dụng
1.9. Lý thuyết áp dụng
1.9.1. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)
Thuyết hành động hợp lý cho rằng ý định hành vi dẫn đến hành vi và ý định
được quyết định bởi thái độ cá nhân đối hành vi, cùng sự ảnh hưởng của chuẩn chủ quan
xung quanh việc thực hiện các hành vi đó (Fishbein và Ajzen,1975). Trong đó, Thái độ
và Chuẩn chủ quan có tầm quan trọng trong ý định hành vi.
 - Chuẩn chủ quan (Subjective norms) được định nghĩa là nhận thức của một
cá nhân, với những người tham khảo quan trọng của cá nhân đó cho rằng hành vi
nên hay không nên được thực hiện (Fishbein & Ajzen, 1975).
Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA) do Fishbein và Ajzen xây dựng năm 1975.
Thuyết hành động hợp lý quan tâm đến hành vi của người tiêu dùng cũng như
xác định khuynh hướng hành vi của họ, trong khuynh hướng hành vi là một phần của
thái độ hướng tới hành vi (ví dụ cảm giác chung chung của sự ưa thích hay không ưa
thích của họ sẽ dẫn đến hành vi) và một phần nữa là các chuẩn chủ quan (Sự tác động
của người khác cũng dẫn tới thái độ của họ).
Mô hình này tiên đoán và giải thích xu hướng để thực hiện hành vi bằng thái độ
hướng đến hành vi của người tiêu dùng tốt hơn là thái độ của người tiêu dùng hướng
đến sản phẩm hay dịch vụ (Mitra Karami, 2006).
Thực trạng sử
dụng
Nhu cầu
Mức độ chi trả
1=ít, 2=nhiều
1= thường xuyên,
2=không thươncg
xuyên
Giống như mô hình thái độ ba thành phần, nhưng mô hình thuyết hành động hợp
lí phối hợp ba thành phần: Nhận thức, cảm xúc và thành phần xu hướng được sắp xếp
theo thứ tự khác với mô hình thái độ ba thành phần.
Vậy theo lý thuyết này thì hành vi sử dụng đồ ăn nhanh của thanh niên cần một số
yếu tố quan trọng để cấu thành hành động.
Thứ nhất, phải là từ ý chí ( niềm tin) của họ về thuộc tính sản phẩm mình sử
dụng ở đây là chúng ta nói đến là đồ ăn nhanh. Vậy thuộc tính của đồ ăn nhanh chúng
ta thấy rõ được một số ưu điểm nổi bật là tính nhanh chóng ,tính tiện lợi, vô cùng đa
dạng, mùi vị cũng rất dễ ăn…Những đặc điểm này thì rất phù hợp với sinh viên với đặc
điểm của thành phần này là rất bận rộn với việc tham gia học, làm thêm, tham gia câu
lạc bộ, cùng với việc nhà trọ dành cho sinh viên tại Hà Nội nói riêng và các thành phố
lớn nói chung thì về diện tích và tiện nghi là tương đối kém diện tích cho khu vực nấu
ăn là vô cùng hạn chế nên việc nấu ăn tại phòng đôi khi không được thuận tiện .Xét từ
2 thuộc tính của 2 thành phần trên thì ta thấy được mối liên hệ của sinh viên và đồ ăn
nhanh .
Thứ hai : sự tác động từ yếu tố bên ngoài. Trong thời đại hiện đại với hàng loạt
các ứng dụng đồ ăn được tạo ra cùng với sự thuận tiện cho người tiêu dùng nhiều lựa
chọn hơn,nhanh chóng hơn thì với hàng loạt các khuyến mại của các ứng dụng đã thúc
đẩy mạnh mẽ hơn sự tiêu dùng của sinh viên vào đồ ăn vì khi áp mã giảm giá thì giá của
các món ăn được giảm đi rất nhiều có các món mất 5.000vnd đôi khi mất 0 vnd đã có
một món ăn . Ngoài các yếu tố trên thì ứng dụng còn có chức năng mô tả và đánh giá
món ăn và quán. Tính năng này giúp cho người tiêu dùng có cái nhìn về đồ ăn trước khi
mua cứ món ăn nào được đánh giá sao cao sẽ được mua nhiều hơn kết hợp với hiệu ứng
đám đông từ đó tạo ra “ Chuẩn chủ quan” của người tiêu dùng và quyết định dùng món
đấy hay không.
Thứ ba : Đây là xu hướng của thời đại mới. Từ khi bước vào thời đại công
nghiệp lần thứ nhất đến nay đang là thời đại công nghiệp 4.0 thì xu hướng chung là thời
gian của con người ngày càng nhiều công việc hơn, đồng tiền chi phối con người nhiều
hơn, sự tiện lợi và nhanh gọn được ưu tiên để có thêm thời gian để dành cho công việc
vậy nên đồ ăn nhanh cũng từ đó là xu hướng của thế giới nhất là giới thanh niên sống
vội bon chen ở thành phố để học tập cũng như làm việc .
Tài liệu tham khảo: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm bia
của người tiêu dùng tại thị trường Hà Nội, PGS. TS. Hoàng Văn Thành, Tạp chí
Công thương, 2020
1.9.2. Mô hình niềm tin sức khỏe
Không phù hợp. Mô hình niềm tin sức khỏe (tiếng Anh: health belief model
(HBM)) là một tâm lý thay đổi hành vi sức khỏe mô hình phát triển để giải thích và dự
đoán hành vi sức khoẻ, đặc biệt là liên quan đến sự tiếp nhận của các dịch vụ y tế.
Mô hình niềm tin sức khỏe được phát triển vào năm 1950 bởi các nhà tâm lý học xã
hội tại Dịch vụ y tế Công của Mỹ và vẫn là một trong những lý thuyết nổi tiếng nhất
và được sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu hành vi sức khỏe. Mô hình niềm tin
sức khỏe cho thấy niềm tin của người dân về vấn đề sức khỏe, nhận thức lợi ích của
hành động và các rào cản hành động, và giải thích sự tự hiệu quả (hoặc thiếu sự tham
gia) trong hành vi lợi cho sức khỏe. Một kích thích, hoặc cơ để hành động, cũng phải
có mặt để kích hoạt các hành vi tăng cường sức khỏe.
Một trong các lý thuyết đầu tiên của hành vi sức khỏe, mô hình niềm tin sức
khỏe được phát triển vào năm 1950 bởi các nhà tâm lý học xã hội Irwin M. Rosenstock,
Godfrey M. Hochbaum, S. Stephen Kegeles, và Howard Leventhal tại các dịch vụ y tế
công cộng của Mỹ giải thích sự thất bại phổ biến rộng rãi của sàng lọc các chương trình
cho bệnh lao. Mô hình niềm tin sức khỏe đã được áp dụng để dự đoán một loạt các hành
vi sức khoẻ như được sàng lọc để phát hiện sớm các bệnh không có triệu chứng và tiêm
chủng. Gần đây hơn, mô hình đã được áp dụng để hiểu phản ứng của bệnh nhân với các
triệu chứng của bệnh,[
tuân thủ phác đồ y tế, hành vi lối sống (ví dụ, hành vi tình dục
nguy cơ), và các hành vi liên quan đến bệnh mãn tính, mà có thể yêu cầu bảo trì hành vi
lâu dài, thêm vào thay đổi hành vi ban đầu. Mô hình đã được bổ sung sửa đổi cuối năm
1988 để kết hợp các bằng chứng mới xuất hiện trong các lĩnh vực tâm lý học về vai trò
của tự hiệu quả trong việc ra quyết định và hành vi.
Nhận thức được mức độ nghiêm trọng (Perceived severity). Mức độ nhận thức
đề cập đến đánh giá chủ quan của mức độ nghiêm trọng của vấn đề sức khỏe và những
hậu quả tiềm năng của nó. Các mô hình niềm tin sức khỏe đề xuất rằng các cá nhân nhận
thức được một vấn đề sức khỏe cho là nghiêm trọng có nhiều khả năng tham gia vào các
hành vi để ngăn chặn sức khỏe vấn đề xảy ra (hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của nó).
Mức độ nhận thức bao gồm niềm tin về bản thân bệnh, ở đây hầu hết các bạn sinh viên
được hỏi đều nhận thấy những tác hại của đồ ăn nhanh đến sức khỏe và thói quen của
mình, họ đều cho răng đồ ăn nhanh chứa rất nhiều chất béo có hại,nguồn thực phẩm
không đảm bảo, gây béo phì và gây bệnh tim mạch.
Trinh nhạy cảm cảm nhận dùng để đánh giá chủ quan của nguy cơ phát triển một
vấn đề sức khỏe. Các mô hình niềm tin sức khỏe dự đoán rằng các cá nhân cảm thấy
rằng họ dễ bị nhiễm một vấn đề sức khỏe cụ thể sẽ tham gia vào các hành vi để giảm
bớt rủi ro phát triển các vấn đề sức khỏe. Những người có tính nhạy cảm nhận thấp có
thể phủ nhận rằng họ có nguy cơ bị mắc một căn bệnh đặc biệt. Người khác có thể thừa
nhận khả năng rằng họ có thể mắc bệnh này, nhưng tin rằng nó là khó xảy ra. Cá nhân
người tin rằng họ có nguy cơ thấp mắc một căn bệnh có nhiều khả năng tham gia vào
các hành vi không lành mạnh, hoặc nguy hiểm,. Mặc dù hầu hết các sinh viên đều nhận
thức được những tác hại của đồ ăn nhanh, nhưng các bạn sinh viên hầu hết đều có tâm
lý chủ quan nghi rang minh sẽ không thể nào bị ảnh hưởng đến sức khỏe nếu chỉ sử
dụng đồ ăn nhanh với tần suất ít vậy nên vẫn có những hành vi sức khỏe.
1.10. Dự kiến mục lục nghiên cứu.
Chương 1: Cơ sở lý luận.
1.1. Lý do thực tế.
1.2. Tổng quan tài liệu
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu
1.6. Câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu
1.7. Đối tượng, Khách thể, Phạm vi nghiên cứu
1.8. Chọn mẫu
1.9. Thao tác hóa khai niệm
1.10. Lý Thuyết áp dụng
- Lý thuyết hàng hóa
- Lý thuyết hanh vi hợp lý
- Lý thuyết lựa chọn hợp lý
1.11. Công cụ nghiên cứu
Chương 2 Thực trạng hành vi sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên ĐHKHXH và
NV Hiện nay.
2.1. Tần suất sử dụng của sinh viên
2.2. Mức độ sử dụng của sinh viên
2.3 Nhận thức của sinh viên
Chương 3: Ảnh hưởng của đồ ăn nhanh đến sức khỏe của sinh viên ĐHKHXH và
NV
Chương 4: Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến việc sử dụng đồ ăn nhanh của sinh
viên ĐHKHXH và NV.
4.1 Chuẩn mực xã hội.
4.2 Mong đợi xã hội.
4.3. Lựa chọn tối ưu.
1.11. Dự kiến công cụ nghiên cứu. (bảng hỏi đính kèm, , biên bản phỏng vấn sâu
phỏng vấn sâu) định kèm ở fille bên.
1.11.1. Nghiên cứu định tính
· Nghiên cứu bằng phỏng vấn sâu
Ở đề tài này chúng tôi dung các biên bản phỏng vấn sâu bán cấu trúc làm công
cụ để thu thập các thông tin mang tinh nguyên nhân và lý do cũng như nhân thức của
vấn đề ảnh hưởng của đồ ăn nhanh đến sức khỏe của sinh viên trường Đại Học Khoa
Học Xã Hội và Nhân văn hiện nay. Biên bản phỏng vấn sâu được xây dựng dựa trên
những câu hỏi mở và những câu hỏi mang tính thăm dò ý kiến của các bạn sinh viên
trong trường, với số lượng là 10 mẫu
1.11.2. Nghiên cứu định lượng
A, Phương pháp nghiên cứu định lượng. Nhóm sử dụng bảng hỏi để thu thập các
thông tin mang tinh định lượng dựa vào những câu hỏi mô ta tỷ lệ đồng tinh, tần suất,
và các câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân để xác định các đặc điểm nhân khẩu của
khách thể để làm rõ các thông tin. Nhóm nghiên cứu thu thập số liệu bằng google biểu
mẫu và qua bảng hỏi bằng Nhóm nghiên cứu thu thập số liệu bằng google biểu mẫu và
qua bảng hỏi bằng giấy, một số câu trả lời đã được google biểu mẫu phân tích số liệu
sẵn. Nhằm nâng cao tính minh bạch, khách quan của bảng hỏi khi thu thập bằng google
biểu mẫu, nhóm nghiên cứu bật chế độ thu thập email và yêu cầu người trả lời chỉ có
thể trả lời một lần. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu chủ động tiếp cận và xin thu thập dữ liệu
với cá nhân, sau đó trả lời trực tiếp trên google biểu mẫu, tránh việc phát phiếu và không
thu lại được từ cá nhân, hoặc cá nhân xao nhãng trong quá trình điền bảng hỏi.
B, Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Trên cơ sở những nghiên cứu và những công
bố học thuật có sẵn, nhóm sẽ tổng hợp các tài liệu liên quan đến vấn đề đồ ăn nhanh và
sức khỏe của sinh viên, từ đó dùng những nguồn dữ liệu liên quan để làm rõ thêm vấn
đề .
1.11.3.Phương Pháp Chọn mẫu.
Mẫu được chọn với phương thức ngẫu nhiên phi xác suất với tổng số mẫu là 110
mẫu . Với tổng số mẫu bảng hỏi là 100 mẫu và biên bản phỏng vấn sâu là 10 biên bản.
Dựa trên cơ sở các sinh viên đang theo học tại trường ĐH KHXH và NV tại tất cả các
khoa trong trường . Hình thức thực chủ yếu là hình thức thực hiện trực tuyến thông qua
google forms và gọi trực tuyến.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội là một
trường đầu ngành trong cả nước về lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực cho
đất nước về các ngành khoa học xã hội. Với bề dày truyền thống hơn 70 năm hình thành
và phát triển, là một trong những cơ sở đào tạo có uy tín và chất lượng hàng đầu Việt
Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của nước ta trong giai đoạn hiện nay, với
sự mở cửa hội nhập hàng loạt các nhãn hiệu đồ ăn nhanh được du nhập vào nước ta cùng
với lối sống công nghiệp làm cho khoảng trống thời gian của con người bị rút ngắn nên
đồ ăn nhanh được tạo cơ hội phát triển với những mặt lợi của nó như nhanh, gọn nhẹ,
rẻ.. đồ ăn nhanh đang được sử dụng rộng rãi đối với sinh viên trường ĐH KHXH&NV
– ĐHQGHN.
Sinh viên, tầng lớp tri thức của xã hội đang phải đối mặt với thách thức to lớn về
sự thiếu hiểu biết về sức khỏe, thiếu những kỹ năng và kiến thức để ứng phó với các vấn
đề sức khỏe của cá nhân minh, … Hiện nay, một bộ phận sinh viên có những hành vi
sức khỏe không đung như, sử dụng đồ ăn nhanh với tuần xuất lớn , chưa có nhận thức
đung về hanh vi sức khỏe của cá nhân … Đặc biệt là vấn đề sử dụng đồ ăn nhanh của
sinh viên trường ĐH KHXH&NV – ĐHQGHN vẫn là một vấn đề nan giải đã và đang
gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe của cá nhân và sức khỏe của nhôm sinh viên
trường.
1.12. Khái quát chung về dịch vụ đồ ăn nhanh tại Việt Nam và trên Thế Giới
1.12.1.Trên thế giới
Một trong những người sáng lập nên ngành công nghiệp fast-food là Carl
Karcher, sinh trường tại Ohio (Mỹ). Năm 1939, ông đến California và mua một chiếc
xe ngựa để đi bán xúc xích dạo cho khách ngồi trong xe hơi. Công việc rất phát triển,
Carl đã mở một quầy ăn di động chuyên phục vụ cho các thực khách ngồi trong ô tô với
tên gọi “Quầy thịt nướng lưu động dành cho thực khách xe hơi Carl" (Carl's Drive-in
Barbecue).
Cũng trong thời gian đó, hai anh em nhà McDonald, Richard và Maurice, đã rời
quê nhà New Hampshire, đến California mở một rạp hát nhưng thất bại. Biết dân Mỹ
đang rất thích ăn trong quầy hàng drive-in, họ đã mở một quầy hàng như thế tại
Pasadena, California vào năm 1939 với tên gọi “Thịt băm viên nổi tiếng của McDonald"
(McDonald's Famous Hamburgers).
Cuối những năm 1940, anh em nhà McDonald cảm thấy mệt mỏi với việc phải
thay những đĩa, đồ thủy tinh, đồ bạc nên đã quyết định đóng cửa quầy hàng và mở một
quầy hàng McDonald mới với thức ăn được để trong túi, bao nhựa hoặc giấy. Nhiều
doanh nghiệp trên khắp nước Mỹ đã tìm đến quấy hàng McDonald ở California để xem
quầy hàng hoạt động như thế nào.
Sau đó họ đã trở về địa phương và dựng lên những quây hàng giống McDonald
của riêng minh như Burger King. Taco Bell. Wendy's Old - Fashioned Hamburgers.
Dunkin' Donuts. Kentucky Friend Chicken (KFC')... Ngay cả Carl Karcher. cha đẻ của
ngành thức ăn nhanh đã khởi nghiệp bằng việc bán xúc xích trên xe ngựa , cũng mở một
loạt các quầy hàng thức ăn nhanh với tên gọi là Cael Jr.s
Và hiện nay hàng loạt thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng đã có mặt trên thế
giới ( KFC, Lotteria , Jollibee Pizza Hut … )với chủng loại đa dạng và phong phú .(Phạm
Hùng Tiến, 2014)
1.12.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam , kể từ khi cửa hàng thức ăn nhanh đầu tiên xuất hiện tại TP.HCM
năm 1994 ( Chicken Texas trên đường Nguyễn Trãi , Quận 1 ) đến nay đã xuất hiện
những chuỗi hàng fastfood theo các phong cách Âu, Mỹ, Á pha trộn với thói quen ẩm
thực kiểu Việt Nam. Bên cạnh bánh mì kẹp thịt Hamburger, gà chiến, khoai tây trộn
sốt salad bắp cải, salad bắp non...
Đến năm 2005, nếu chỉ tính các điểm bán thiết kế theo hệ thống có thương hiệu
như KFC, Lotteria, Jollibee, Chicken Town, Manhattan... thì chỉ có 27 cửa hàng, bên
cạnh đó còn có hơn 30 nhà hàng, tiệm bánh quy mô nhỏ đặt trong các siêu thị, trung tâm
thương mại, khu vực dân cư đông đú... chuyên bán bánh pizza, hamburger, mì Ý, salad
trộn.. với các hiệu Win Chicken, Monaco, Hollywood, Mama... Đó là chưa kế đến hệ
thống hàng trăm xe đẩy, tiệm bán thức ăn nhanh theo kiểu Việt Nam với bánh tươi, bánh
mì kẹp thịt, các loại bánh làm từ gạo, nếp..
Hiện nay thị trường Thức ăn nhanh tại Việt Nam đang diễn ra những cuộc cạnh
tranh vô cùng khắc nghiệt. KFC, Lotteria, Jollibee, rồi Gloria Jean's Coffees… liên tục
mở cửa hàng ở những địa điểm đẹp tại TP.HCM và có nhiều dự đoán về sự hiện diện
tiếp theo của McDonald's và Starbucks hai thương hiệu hàng đầu của Mỹ. KFC đang
đẩy nhanh tốc độ mở cửa hàng tại Việt Nam 13-15 cửa hàng/năm. Hiện đã có 44 cửa
hàng thức ăn nhanh KFC tại Việt Nam, và 3 năm nữa sẽ là 100 cửa hàng. Cùng với
thương hiệu Mỹ này, tốc độ mở rộng mạng lưới của Lotteria - một thương hiệu thức ăn
nhanh khác của Hàn Quốc - cũng đang chiếm những vị trí “chiến lược" ở TP.HCM. Cho
đến nay, Lotteria đã có 35 cửa hàng trên cả nước. Sức hấp dẫn này khiển Pizza Hut một
đại gia" nhà hàng của Mỹ không thể bỏ qua. Hai nhà hàng đầu tiên của Pizza Hut, mỗi
nhà hàng được đầu tư khoảng nửa triệu USD đã lần lượt xuất hiện ở TP. HCM . Kế
Hoạch của “ nhà hàng không chỉ có bánh Pizza” này đến năm 2010 sẽ có 20 nhà hàng
tại Việt Nam , trong đó chủ yếu ở TP . HCM .
Tuy nhiên hiện nay việc kinh doanh thức ăn nhanh của các thương hiệu lớn của
nước ngoài chủ yếu là do các công ty nước ngoài đứng ra đảm nhận. có rất ít công ty
trong nước mua được nhượng quyền trực tiếp từ các thương hiệu lớn . KFC hay Pizza
Hut đều nhượng quyền lại cho các công ty Singapore hay Malaysia .(Phạm Hùng Tiến,
2014)
1.12.3.Khái niệm đặc điểm dịch vụ đồ ăn nhanh .
1.12.3.1. Khái niệm đồ ăn nhanh.
Ở Việt Nam, cứ theo định nghĩa của từ điển Merriam-Webster: Thức ăn nhanh
là thức ăn đã được chế biến sẵn, đóng gói sẵn và đem soạn ra, phục vụ một cách rất
nhanh. Chúng ta cũng có khá nhiều thức ăn nhanh (fast food)Đúng nghĩa, hợp khẩu
vị, đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng và đặc biệt giá cả cực kỳ hợp lý.
=> Như vậy: Dịch vụ ăn nhanh là một loại hình dịch vụ thực hiện các hoạt
động cung cấp các loại thức ăn đã được chế biến sẵn, đóng gói sẵn và phục vụ
một cách nhanh chóng cho khách hàng trong không gian và thời gian nhất định
như : Nhà hàng, Quán bar , Khu du lịch ....
1.12.3.2. Đặc điểm đồ ăn nhanh
Dịch vụ ăn nhanh là một loại sản phẩm dịch vụ, do vậy nó mang đây đủ các đặc
điểm của dịch vụ nói chung và một số đặc trưng riêng để tạo ra sự biệt của dịch vụ
ăn nhanh với dịch vụ khác.
 . Dịch vụ ăn nhanh khác mang tính vô hình tương đối :
Dịch vụ ăn nhanh cũng là một dạng dịch vụ ăn uống nhưng phục vụ những món
ăn nhanh, các món ăn thường chế biến từ thức ăn sẵn là chủ yếu do vậy khách hàng
khó đánh giá được chất lượng sản phẩm của nhà hàng này so với nhà hàng khác.
Ngoài ra, khách hàng của dịch vụ ăn nhanh thường sử dụng dịch vụ rất nhanh nên
khả năng cảm nhận thấp. Do đó, cảm giác sử dụng dịch vụ rất chung chung, nên dịch
vụ ăn nhanh mang tính vô hình.
 Sự tham gia của khách hàng vào quá trình tạo ra dịch vụ thấp , quá trình sản
xuất - tiêu thụ dịch vụ nhanh :
Trình sử dụng dịch vụ ăn nhanh thường có sự tương tác thấp của khách hàng
với nhân viên vì thức ăn nhanh thường được chuẩn bị sẵn, do vậy khi khách hàng đến
sử dụng dịch vụ thì được phục vụ ngay nên thời gian tiếp xúc khách hàng ngắn. Dịch
vụ được sử dụng trong thời gian nhất định thường ngắn và khách hàng không yêu cầu
cầu kỳ về yếu tổ phục vụ cũng như cơ sở vật chất. Do đặc thù phục vụ thức ăn nhanh
và tập khách hàng thường là người đi làm nên thức ăn dành cho ăn nghỉ hạn hẹp nên
quá trình tương tác tạo ra sản phẩm dịch vụ thấp .
 Dịch vụ ăn nhanh thường có giá rẻ , phù hợp với mọi người , phục vụ mọi lúc
mọi nơi :
Dịch vụ ăn nhanh thường có nguồn nguyên liệu chính là thức ăn được chế biến
sẵn như : bánh mỳ, xúc xích, rau xanh, thịt...do vậy thức ăn nhanh thường không được
nhân viên chế biến nhiều mà chỉ cần kết hợp nguyên liệu có sẵn nên thời gian phục
vụ nhanh, thức ăn sẵn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao phù hợp với mọi người.
Thức ăn nhanh thường làm từ thực phẩm công nghiệp và công sức chế biến ít nên giá
thành rẻ... Mặt khác, do thuận tiện trong khâu chế biến, nguyên liệu sẵn có, dễ tìm
nên việc phục vụ diễn ra nhanh chóng, cửa hàng đa dạng và địa bàn kinh doanh có ở
khắp mọi nơi. Dịch vụ ăn nhanh cũng mang tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng
dịch vụ, không thể tách rời .
 Dịch vụ ăn nhanh mang tính không đồng nhất :
Cảm nhận của mọi người thường khác nhau, mỗi người có cách đánh giá riêng
của mình dựa vào quá trình cảm nhận riêng của từng người. Do vậy, sau khi tiêu dùng
dịch vụ xong mỗi người có một cảm giác khác nhau, cách đánh giá khác nhau. Nhưng
dịch vụ ăn nhanh thường có thời gian tiêu dùng dịch vụ nhanh và các sản phẩm thức
ăn nhanh thường có chất lượng trơng đổi đồng đều nên cảm giác không khác biệt
nhau lắm .
 Quy trình phục vụ dịch vụ ăn nhanh đơn giản hơn, cơ sở vật chất kỹ thuật đảm
bảo, hợp lý :
Do nguồn nguyên liệu có sẵn , đội ngũ nhân viên không cần nhiều và do tính
chất khách hàng sử dụng dịch vụ ăn nhanh thường là người bận rộn nên quá trình
phục vụ đơn giản hơn nhiều so với các hình thức kinh doanh ăn uống khác.
Khách hàng đến với nhà hàng ăn nhanh chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu ăn uống
nên khi thiết kế hệ thống phân phát trong nhà hàng ăn nhanh phải thiết kế đơn giản
từ quá trình phân phát dịch vụ , đội ngũ lao động , cơ sở vật chất trang thiết bị … sao
cho nhanh chóng và hiệu quả với chi phí thấp . Việc bố chí lao động được giữ mức
tối thiểu cho việc phục vụ khách hàng đặt thức ăn , tìm chỗ ngồi , xếp xhoox ngồi như
là sự hứng thú của riêng họ. (Trương Quang Hải, 2019)
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐỒ ĂN NHANH CỦA SINH VIÊN
NHÂN VĂN
2.1. Nhận thức của sinh viên về đồ ăn nhanh.
Theo khảo sát của nhóm trên 93 bảng hỏi thu được 37% số sinh viên cho rằng đồ
ăn nhanh là “tên gọi chung của các loại thức ăn được chế biến và phục vụ cho người
ăn một cách nhanh chóng .Bất kỳ món ăn nào được phục vụ nhanh chóng đều được
phục vụ nhanh chóng . Với 57% định nghĩa đồ ăn bao gồm các yếu tố nhỏ gọn mang
hương vị hấp dẫn,trình bày bắt mắt ,kích thích người ăn,là thực phẩm chế biến tại một
cửa hàng với các thành phần được làm nóng hoặc chế biến trước và phục vụ khách với
hình thức gói mang đi,là thức ăn xu hướng của giới trẻ của ở các thành phố lớn, là đồ
ăn phù hợp với lối sống năng động hiện đại. 69,8% người được hỏi thích đồ ăn nhanh
vì hương vị và đặc tính nhanh chóng tiện lợi. Có tới 90,3% người được hỏi trả lời đã
sử dụng đồ ăn nhanh thì ta thấy được sự phổ biến và vị thế của đồ ăn nhanh đã chiếm
một vị trí trong đời sống sinh viên ngày nay. Nhưng cũng có 30,2 % sinh viên được
hỏi trả lời là không thích đồ ăn nhanh vì nhận thức được tác hại của đồ ăn nhanh tới
sức khỏe,không hợp khẩu vị và giá thành cao.
Biểu đồ 1: thể hiện mức độ nhận thức của sinh viên về các tác hại của đồ ăn nhanh.
Đa số sinh viên được hỏi thì có sự thống nhất về câu trả lời về lợi ích lớn nhất
của đồ ăn nhanh là sự nhanh chóng và tiện lợi (90,3 %). Sinh viên vốn là những con
người nhiệt huyết lắm nhựa sống cũng ưa cái mới nên tiếp thu các văn hóa mới rất
nhanh. Với bối cảnh xã hội phát triển và guồng quay cuộc sống rất nhiều sinh viên đã
không chỉ có việc học mà còn đã chủ động đi làm thêm để tăng thu nhập hay tham gia
các hoạt động của Đoàn ,CLB và xã hội nhiều hơn nên quỹ thời gian cho cá nhân như
ăn uống nghỉ ngơi hạn hẹp đi rất nhiều vậy nên yếu tố tiện lợi và nhanh chóng được
sinh viên lựa chính vì lý do này mà đồ ăn nhanh đang được coi là xu hướng đồ ăn của
giới trẻ ngày nay.
2.2. Mức độ sử dụng và tần suất sử dụng
Để góp phần đánh giá thực trạng và các yếu tố liên quan đến việc tiêu thụ thức
ăn nhanh của sinh viên Hà Nội, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh COVID-19 đang
diễn biến phức tạp làm thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt của nhiều người, nhóm
đã thực hiện khảo sát trên 100 bạn sinh viên đến từ các khoa khác nhau của trường đại
học KHXH&NV trên địa bàn Thành phố Hà Nội.Kết quả cho thấy xu hướng tiêu thụ
thường xuyên thức ăn nhanh là rất phổ biến:91,4% các bạn được khảo sát thường xuyên
sử dụng đồ ăn nhanh, chỉ có 8,6% còn lại là ít khi sử dụng . Như vậy, tiêu thụ thường
xuyên các mặt hàng thức ăn nhanh đã xác định là xu hướng ở hơn 90% người tham gia
khảo sát, kể cả nam giới và nữ giới
Với thu nhập của người Việt Nam ngày càng được cao cùng với thực hiện kế
hoạch hóa gia đình nên số con của mỗi gia đình giảm đáng kể nên gia đình có thể chu
cấp nhiều hơn cho sinh viên . Sinh viên hiện đại cũng dễ dàng kiếm được cộng việc
làm thêm ngoài nguồn chu cấp của cha mẹ từ đó tự chủ tài chính hơn . Theo khảo sát
của nhóm thì thu nhập của đa số sinh viên là trên 2 triệu / tháng .48,4 % có thu nhập từ
2-3 triệu/ tháng , 17.2% từ 3-6 triệu/ tháng , 10,8% trên 6 triệu . và dưới 1 triệu chỉ
chiếm 23,7%. Trong khi thu nhập bình quân của Việt Nam năm 2019 là 4,6
triệu/người .Ta thấy được mức thu nhập của sinh viên không quá hạn hẹp từ đó việc
đầu tư vào ăn uống của sinh viên từ đó cũng không eo hẹp với 60,2% người được hỏi
trả lời là thu nhập đáp ứng được nhu cầu ăn uống và sinh hoạt của bản thân.
Biểu đồ 2: thu nhập của sinh viên hàng tháng.
Việc chi tiền cho đồ ăn nhanh có sự phân chia khá đa dạng. Khi phần lớn sinh
viên chi ra hơn 100.000đ cho đồ ăn nhanh cụ thể :Chi từ 100.000-300.000 chiếm nhiều
nhất với 31,2 % tiếp đến là 300.000-500.000đ với 21,5% ,500.000-1.000.000 chiếm
9,7% , cuối cùng trên 1.000.000 chiếm 11,8%. Và có ¼ số người được hỏi chi cho đồ
ăn nhanh dưới 100.000 tương ứng với 25,8% chúng ta thấy được sự tương đồng này
với nhóm có thu nhập dưới 1.000.000 cũng chiếm 23,7% hay nhóm có thu nhập trên 6
triệu chiếm 10,6% thì nhóm chi tiêu trên 1 triệu cho đồ ăn nhanh cũng chiếm 11,8%
từ đó ta thấy được sự liên hệ giữa mức độ chi tiêu cho đồ ăn nhanh tỉ lệ thuận với đồ
ăn nhanh từ đó cũng giải thích cho việc rằng sinh viên đi làm kiếm thêm thu nhập thì
thời gian dành cho nấu ăn sẽ hạn chế đi và từ đó tăng mức độ sử dụng đồ ăn nhanh.
Biểu đồ 3: Thể hiện khoản tiền trung bình hàng tháng của các bạn sinh viên dành cho
việc chi tiêu cho đồ ăn nhanh.
Biều đồ 4: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sinh viên tham gia phong vấn có sử dụng đồ ăn
nhanh.
Ngoài ra tần suất sử dụng đồ ăn nhanh của các bạn sinh viên cũng khá lớn khi tỉ lệ
sử dụng từ 2- 4 lần/ tuần chiếm 47,3%, từ 4-6 lần/ tuần chiếm 7,5% và trên 6 lần/ tuần
chiếm 4,3% .
Biểu đồ 5: Thể hiện số lượng sử dụng đồ ăn nhanh của các bạn sinh viên trong 1
tuần.
Cũng theo kết quả khảo sát, các bạn sinh viên sử dụng thức ăn nhanh rất nhiều :
họ muốn tiện lợi,được phục vụ nhanh chóng, nhiều món ăn ngon miệng và bắt mắt, được
bán ở nhiều nơi nên thuận tiện trên đường đi làm hay đi học,.. đặc biệt là để thỏa mãn
nhu cầu ăn uống mới lạ của bản thân: khi thèm ăn, khi rảnh quá không có gì làm và
muốn giết thời gian, khi stress và ăn uống là cách để họ giải tỏa căng thẳng, khi được
bạn bè mời đi ăn trong các dịp cuối tuần, ngày lễ của họ như sinh nhật, lễ kỷ niệm…
hoặc đơn giản đi ăn sau giờ học và thậm chí để thay thế các bữa ăn chính của bản thân.
Ngoài ra, khi có các chương trình khuyến mãi, ưu đãi dành cho sinh viên cũng thu hút
họ sử dụng thức ăn nhanh mặc dù không có nhu cầu, tuy nhiên ở một mức độ ít hơn.
“Dù biết rằng thức ăn nhanh rất nghèo chất dinh dưỡng, nhiều năng lượng, chất
béo trung tính, cholesterol và các chất gây nghiện thực phẩm; Không an toàn khi tiêu
dùng, có hại cho môi trường, 61,5% sinh viên vẫn thường xuyên ăn thức ăn nhanh vì
ngon, 56,3% ăn vì giá cả phải chăng, 44,5% ăn vì vị trí thuận tiện và khoảng 40% thường
xuyên ăn thức ăn nhanh bởi cửa hàng sạch sẽ và dịch vụ nhanh chóng. Bánh mì Việt
Nam, đồ ăn nhanh phương tây và mì gói là những thức ăn nhanh phổ biến nhất trong
giới trẻ hiện nay”, Ông Trịnh Hồng Sơn - Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu của Viện Dinh
dưỡng quốc gia cho hay.
2.3. Ảnh hưởng của đồ ăn nhanh đến sinh viên
2.3.1. Lợi ích của đồ ăn nhanh
Thế giới ngày nay ngày càng phát triển và hiện đại. Điều này khiến cho xu hướng
tiêu dùng của con người cũng thay đổi theo. Người ta có nhu cầu sử dụng những sản
phẩm mang đến sự tiện lợi, nhanh chóng. Thức ăn nhanh cũng vì thế mà được ưa chuộng.
Với đặc điểm là những món ăn đơn giản, hấp dẫn, bắt mắt, loại thức ăn này trở
thành lựa chọn ưu tiên dành cho đông đảo người tiêu dùng.
Đầu tiên, nó tiết kiệm thời gian của mọi người, họ không cần phải nấu ăn hoặc
chuẩn bị bữa ăn, chỉ cần đi đến một nhà hàng thức ăn nhanh, họ có thể thưởng thức bữa
ăn của họ ở đó. Và như vậy, ăn uống và có một bữa no nê không phải là vấn đề bởi vì
bất cứ ai cũng có thể đi bộ vài mét hoặc băng qua đường và thức ăn đã có sẵn ở đó rồi.
Có thể khi tự mua thực phẩm về nhà chế biến. Bạn mất khá nhiều thời gian để sơ chế,
nấu nướng, rồi mới sử dụng. Thì đối với fast food, bạn có thể bỏ qua những công đoạn
đó. Đó là lý do tại sao thức ăn nhanh được lựa chọn bởi công nhân, nhân viên văn phòng
và những người luôn bận rộn.
Thức ăn nhanh không cần chế biến cầu kỳ, không tốn thời gian và công sức. Vì
vậy nó mang tới sự đơn giản và tiện lợi cho khách hàng. Họ thích sự tiện lợi này bởi vì
phù hợp với cách sống hiện đại ngày nay. Bạn có thể vừa sử dụng những món ăn nhanh,
vừa trò chuyện, làm việc. Hơn nữa chỉ cần 10 phút, 15 phút là đã cung cấp được khá
nhiều năng lượng. Tức là chỉ khoảng một nửa thời gian so với việc tự tay nấu nướng.
Theo khảo sát của nhóm đã thu được thì đến 90,3% các bạn sinh viên đồng ý việc
ý kiến cho rằng thức ăn nhanh rất tiện lợi, nhanh chóng, phù hợp với cuộc sống hiện tại
của sinh viên. 43% các bạn sinh viên cho rằng ưu điểm của thức ăn nhanh là đa dạng,
mới lạ, nhiều màu sắc, hình thù mà lại còn ngon miệng. 26,9% lựa chọn quán ăn nhanh
vì mắc sắc và không gian quán trang trí phù hợp cho giới trẻ sống ảo.
Biểu đồ 6: quan điểm sở thích của sinh viên về đô ăn nhanh và lợi ích của nó.
Hơn nữa, đúng là thức ăn nhanh cung cấp một lượng năng lượng khổng lồ, vì vậy
nó rất phù hợp cho những người phải làm việc trong nhiều giờ mà không nghỉ ngơi. Các
chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như
KFC,....không còn lạ lẫm với người dân tại các đô thị, đặc biệt là giới trẻ. Đa phần các
loại thức ăn nhanh kiểu này được chế biến theo cách chiên trong dầu, nên một đặc điểm
chung của các loại thức ăn nhanh này là rất giàu năng lượng... thức ăn nhanh bán công
nghiệp (gà rán, hamburger, bánh pizza...). Lượng calo bên trong thức ăn nhanh giúp họ
duy trì sức mạnh cũng như sự tỉnh táo.
Biểu đồ 7: Thể hiện những thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng sinh viên thích.
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều những món ăn nhanh mới. Bên cạnh
đó, những thương hiệu, hay những cửa hàng ven đường kinh doanh loại thực phẩm này
cũng ngày một nhiều. Hình thức kinh doanh nhượng quyền (franchise) tạo điều kiện cho
các thương hiệu thức ăn nhanh phát triển mạnh mẽ và ngày càng phổ biến khắp thế giới:
KFC, Lotteria, McDonald’s, Pizza Hut, Burger King, Subway… Bởi vậy, sự lựa chọn
của chúng ta cũng trở nên đa dạng hơn. Các cửa hàng đồ ăn nhanh cũng hay triển khai
các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, chế độ ưu đãi có lợi cho khách hàng, do đó gây
được sự chú ý của khách hàng, đặc biệt là những người trẻ.
Bạn có thể lựa chọn fast food để ăn vặt cùng với bạn bè. Hay để dành cho một bữa
ăn ấm cúng với gia đình. Thức ăn nhanh là sự kết của nhiều nguyên liệu phong phú. Vậy
nên món ăn ngon, hấp dẫn hơn và phù hợp với khẩu vị của mọi người.
Các thương hiệu kinh doanh đồ ăn nhanh ngày càng đưa ra thị trường nhiều món
ăn mang đến sự mới mẻ, độc đáo cũng như quan tâm tới sức khỏe của khách hàng.
2.3.2 Tác hại của đồ ăn nhanh
2.3.2.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe
Ngoài sự đa dạng phong phú cả về hình thức lẫn hương vị thì phần lớn khi nhắc
tới đồ ăn nhanh, mọi người sẽ lập tức nghĩ đến những tác hại mà chúng đem lại. Theo
tác giả Thu Hà, những căn bệnh dưới đây là những căn bệnh mà người tiêu dùng dễ dàng
gặp phải khi tiêu thụ quá nhiều đồ ăn nhanh trong một thời gian ngắn.
- Tăng cân, béo phì và áp lực xương khớp: Đồ ăn nhanh được chế biến với lượng
dầu mỡ vô cùng lớn, vì vậy nó chứa rất nhiều chất béo, calo và tinh bột khiến bạn nhanh
chóng tăng cân và béo phì. Thừa cân và béo phì do thức ăn nhanh sẽ gây áp lực lên
xương khớp, đặc biệt là hông và đầu gối. Điều này không chỉ làm vận động trở nên khó
khăn hơn mà còn làm tăng các cơn đau khớp và khiến bạn dễ bị gãy xương hơn.
- Tăng lượng đường trong máu: Đa số các loại thức ăn nhanh đều chứa nhiều
carbohydrate, rất ít hoặc không có chất xơ. Khi tiêu hóa những thực phẩm này, carbs
được giải phóng dưới dạng glucose (đường) vào máu dẫn đến làm tăng lượng đường
trong máu. Khi lượng đường trong máu tăng lên, cơ thể bạn sẽ tiết ra insulin để cân
bằng. Theo thời gian, lượng đường tăng đột biến này có thể làm hao mòn tuyến tụy (cơ
quan tạo ra insulin)
- Tăng cholesterol xấu: Chất béo chuyển hóa là chất béo được tạo ra trong quá
trình chế biến thực phẩm, nó thường được tìm thấy trong thức ăn nhanh. Tiêu thụ nhiều
thực phẩm có chứa chất này sẽ làm tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt, đồng
thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và bệnh tim.
- Gây đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy: Thức ăn nhanh cũng thường chứa nhiều
muối. Sự kết hợp của chất béo, đường và muối khiến thức ăn nhanh ngon hơn, kích thích
người tiêu dùng tiêu thụ số lượng lớn. Tuy nhiên, đó cũng là nguyên nhân hàng đầu
khiến cơ thể chúng ta bị tích nước, đầy hơi, chướng bụng sau khi ăn. Bên cạnh đó, vì
được chế biến kỹ nên đồ ăn chiên rán hoặc nhiều kem có thể khó tiêu hóa. Nếu cơ thể
không thể phân hủy, nó có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
- Tăng huyết áp và bệnh tim: Chế độ ăn có nhiều muối cũng nguy hiểm đối với
những người mắc các bệnh về huyết áp. Ăn quá nhiều muối sẽ gây tăng huyết áp và làm
hư hại mạch máu. Đồng thời tăng nguy cơ suy tim, đau tim và đột quỵ.
- Khiến da nhanh lão hóa: Rất nhiều những thành phần không tốt cho da chứa
trong thức ăn nhanh. Cụ thể như:
Đường làm giảm mức độ collagen và dẫn đến các dấu hiệu lão hóa sớm như nếp
nhăn.
Muối khiến cơ thể tích nước gây ra bọng mắt.
Lượng chất béo bão hòa cao kích hoạt các hormone gây ra mụn trứng cá.
- Ảnh hưởng đến trí nhớ: Theo các chuyên gia, chất béo bão hòa và chất béo
chuyển hóa trong thức ăn nhanh sẽ khiến cơ thể tạo ra các mảng trong não. Những
nguyên nhân này gây ra chứng sa sút trí tuệ và làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
hơn so với những người không sử dụng thức ăn nhanh.
- Dễ mắc bệnh răng miệng: Lượng carbs và đường cao chứa trong thức ăn nhanh
sẽ làm tăng lượng axit trong miệng. Những chất này khiến men răng bị bào mòn và làm
tăng nguy cơ bị sâu răng và các bệnh về nướu.
Trong bảng khảo sát của nhóm, 98% các bạn tham gia làm khảo sát đều đồng tình
với những căn bệnh có thể mắc nếu sử dụng đồ ăn nhanh với tần suất cao. Cụ thể:
Biểu đồ 8: Thể hiện mức độ đồng ý của các bạn sinh viên về tác hại của đồ ăn nhanh.
Ngoài những thông tin chính thức về các căn bệnh có thể mắc phải khi tiêu thụ quá
nhiều đồ ăn nhanh của Bộ Y tế thì qua các phương tiện truyền thông, các bạn đã nhận
thức được đồ ăn nhanh rất hại cho sức khỏe bởi 4 nguyên nhân chính: Nhiều dầu mỡ,
nguyên liệu toàn là đồ đông lạnh, chứa nhiều chất bảo quản, khâu chế biến không đảm
bảo vệ sinh.
Qua bài phỏng vấn sâu của nhóm về vấn đề sức khỏe các bạn đã từng mắc phải khi
sử dụng đồ ăn nhanh thì có tới 3 bạn trong 6 bạn thực hiện phỏng vấn sâu: Vân Anh,
Mỹ Hạnh, Minh Hồng đã bị ảnh hưởng sức khỏe khi ăn thức ăn nhanh:
Bạn Vân Anh và Mỹ Hạnh đã bị sưng họng và đau bụng khi ăn “xiên bẩn” – các
loại viên chiên được bán trên các xe đẩy, dùng các loại dầu không rõ nguồn gốc để chiên
đi chiên lại nhiều lần tại cổng trường. Bạn Minh Hồng thì bị đầy bụng và nổi mụn. Các
bạn cho rằng, tuy các ảnh hưởng về sức khỏe đó không quá nghiêm trọng. Thế nhưng,
nó vẫn có những ảnh hưởng nhất định, thậm chí là có những tác động không tốt cho cơ
thể về lâu về dài.
Các bữa ăn nhanh thường không đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng, bữa ăn không
cân đối về khẩu phần nếu kéo dài và thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Hơn thế nữa, thức ăn nhanh có thể sản sinh ra một số chất độc hại trong quá trình chế
biến, bảo quản thực phẩm.
2.3.2.2 Ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe (thói quen sinh hoạt)
Đồ ăn nhanh đã không còn quá xa lạ đối với người Việt Nam đặc biệt là các bạn
sinh viên sống xa nhà. Việc sử dụng thức ăn nhanh đã trở thành trào lưu của các bạn.
Mặc dù các bạn cũng ý thức được những tác hại của thức ăn nhanh nhưng vì tính tiện
lợi như chế biến sẵn, thời gian chế biến ngắn, có thể ăn ngay hoặc mang đi nên vẫn được
nhiều bạn lựa chọn. Qua bài khảo sát của nhóm tôi: “Ảnh hưởng của đồ ăn nhanh đến
sức khỏe thanh niên Hà Nội hiện nay, Nghiên cứu trường hợp tại trường Đại học Khoa
Học Xã Hội và Nhân Văn.”, có tới 91 bạn sinh viên (91,4%) trong tổng số 100 bạn tham
gia khảo sát có sử dụng thức ăn nhanh.
Bên cạnh đó, các biên bản phỏng vấn sâu từ các bạn sinh viên, nhóm tôi nhận định
rằng thức ăn nhanh không quá ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt hàng ngày của các
bạn sinh viên. Đối với các bạn, thức ăn nhanh chỉ là lựa chọn trong các trường hợp như:
đi làm về muộn, không có thời gian nấu trong ngày, cùng ăn với bạn bè.
Nhìn chung, nhờ sự tuyên truyền tích cực của báo đài và các phương tiện truyền
thông, hầu hết các bạn sinh viên tham gia thực hiện bài khảo sát đều đã nhận thức được
những tác hại tiềm ẩn của việc đồ ăn nhanh. Vì vậy, tần suất sử dụng đồ ăn nhanh của
các bạn không nhiều lắm. Cụ thể:
Chiếm tới 47,3% (44 bạn) sử dụng đồ ăn nhanh từ 2-4 lần trong một tuần. Chiếm
vị trí thứ hai là 40,9% (38 bạn) sử dụng đồ ăn nhanh dưới 2 lần/tuần. Từ 4-6 lần/tuần
chỉ có 7,5% (7 bạn). Và chỉ có 4,3% (4 bạn) tiêu thụ đồ ăn nhanh trên 6 lần trong một
tuần.
Tóm lại, tuy là sinh viên sống xa nhà, nhưng gần như các bạn đã nắm được những
tác hại của đồ ăn nhanh và hạn chế hết mức có thể, trừ những trường hợp hi hữu. Vì vậy,
đây được là một tín hiệu đáng mừng cho thế hệ sinh viên.
CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC SỬ DỤNG THỨC ĂN
NHANH CỦA SINH VIÊN
3.1. Nguyên nhân bên trong
3.1.1. Tuổi tác
Có thể nói, tuổi tác là yếu tố chính ảnh hưởng đến thói quen sử dụng đồ ăn nhanh
của người dân hiện nay. Ở tuổi 30, 40 hay 50 trở lên, cơ thể chúng ta thường gặp các
vấn đề về sự thay đổi nội tiết tố, đường tiêu hoá và sự thay đổi hóc môn nên sinh ra cảm
giác chán ăn, ăn không thấy ngon miệng. Ngược lại, ở lứa tuổi trẻ từ 15 – 25, cơ thể
đang trong độ sung sức nhất, mạnh khoẻ nhất nên cơ thể luôn ở trạng thái tốt. Ở lứa tuổi
này, sự tò mò hay sự ngon miệng chính là yếu tố được đưa lên hàng đầu mỗi khi họ lựa
chọn đồ ăn. Cũng vì sự bắt mắt, mùi vị hấp dẫn, nhanh và tiện lợi mà đồ ăn nhanh được
trở thành lựa chọn ưu tiên. Theo kết quả Điều tra nghiên cứu "Thực trạng và các yếu tố
liên quan tới tiêu thụ thức ăn nhanh ở người 15-25 tuổi ở một số vùng nông thôn và
thành thị Hà Nội" được Viện Dinh dưỡng Quốc gia thực hiện vào cuối năm 2020 vừa
công bố cho thấy: bánh mì Việt Nam, đồ ăn nhanh phương tây và mì gói là những thức
ăn nhanh phổ biến nhất trong giới trẻ hiện nay.” – theo Infonet – chuyên trang của
Vietnamnet. Nói như vậy để có thể thấy, những sản phẩm đồ ăn nhanh hiện nay được
tiêu thụ chủ yếu ở người trẻ.
Trong trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, có đến 91.4% sinh viên
được hỏi trả lời hiện đang sử dụng đồ ăn nhanh. Đây là một con số không hề nhỏ. Và
khi được hỏi về lý do chọn đồ ăn nhanh thì có đến 90.3% sinh viên trả lời vì nó ngon và
tiện lợi. Sinh viên hầu hết là những người đi học xa nhà, phải tự nấu cơm nên nhiều khi
do đi học về muộn, bận đi làm thêm hay không có thời gian, họ sẽ chọn đồ ăn ngoài cho
nhanh thay vì nấu cơm.
Lứa tuổi sinh viên là lứa tuổi hay tụ tập bạn bè nhiều, và để nhanh chóng tiện lợi,
không cần phải dọn dẹp mà lại vừa túi tiền thì đồ ăn nhanh chính là sự lựa chọn tối ưu.
Ngoài việc ngon – rẻ ra thì đồ ăn nhanh cũng là thứ thể hiện sự sành điệu của giới trẻ.
Các hãng đồ ăn nhanh cũng rất biết cách nắm bắt tâm lý khác hàng, thường xuyên tung
ra các đợt khuyến mãi để khuyến khích người mua hàng với mức giá rẻ. Đó cũng là lý
do thu hút các bạn trẻ tụ tập bạn bè trong các dịp lễ hay kể cả ngày thường.
3.1.2. Giới tính
Trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn đồ ăn nhanh ở người trẻ, giới
tính cũng là một trog những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều và có sự chênh lệch khá lớn giữa
các giới tính.
Ở Nam giới, họ có xu hướng lựa chọn những loại thực phẩm mang tính chất lành
mạnh hay thịnh soạn. Còn ở nữ giới, một bữa ăn nhanh gọn là sự lựa chọn ưu tiên do nó
không mất công hay không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị. Một bài viết “Sở thích ăn
uống giữa nam và nữ khác nhau từ bé” trên trang thông tin điện tử VNEXPRESS đã bàn
về chủ đề nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Illinois, Mỹ liên quan đến sở
thích ăn uống giữa các giới. Theo đó, “đàn ông tìm thấy sự dễ chịu ở những món ăn vẫn
thường được mẹ nấu như khoai tây nghiền, mì ống, thịt và súp, hơn là kẹo bánh. Nhưng
những gì gây dễ chịu cho đàn ông lại không mang lại sự ngon miệng cho phụ nữ. Bởi
phụ nữ vẫn thường là người nấu ăn chính và ít khi được người khác phục vụ, nên họ chỉ
thích thú với những món ăn ít công chế biến, như chocolate, kẹo và kem. Thực tế, một
nghiên cứu đã tìm thấy 92% những người nghiện chocolate là phụ nữ.”
Nói như vậy để có thể thấy, cũng vì vai trò giới mà xã hội gán lên cho mỗi giới
(tức là người nữ giới sẽ luôn có vai trò nấu nướng dọn dẹp trong gia đình, còn nam giới
thì có những trọng trách khác ngoài xã hội nên việc nhà là dành cho nữ giới) cho nên nữ
giới cũng sinh ra xu hướng muốn được giải phóng, tránh bớt gian bếp quen thuộc và đầu
tư thời gian cho việc khác.
3.1.3. Tình trạng kinh tế
Song song với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, các thói quen ăn uống
cũng trải qua những thay đổi nhất định. Thói quen ăn uống có tầm quan trọng đặc biệt
đối với sinh viên đại học tuy nhiên hiện nay họ có xu hướng tiêu thụ những thực phẩm
được cho là không lành mạnh như đồ uống có ga và đồ ăn nhanh. Một trong những tác
động từ bên ngoài ảnh hưởng đến việc sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên có thể kể đến
là do tình trạng kinh tế. Việc chi tiêu cho ăn uống là một trong những nhu cầusinh học
cần thiết của con người, gồm 3 bữa sáng, trưa và tối. Để thảo mãn nhu cầu ăn uống, con
người phải dành một phần thu nhập của mình cho việc đi chợ, nấu ăn và ăn uống. Sinh
viên có một cuộc sống bận rộn với nhiều công việc, học tập nên việc sử dụng đồ ăn
nhanh là khó tránh khỏi.
Mức sống của dân cư được thể hiện cụ thể qua các chỉ tiêu như: mức thu nhập bình quân
đầu người và mức chi tiêu đời sống bình quân đầu người. Về mặt lý thuyết, chi tiêu (tiêu
dùng) được hiểu là lượng tiền của mỗi cá nhân dùng để sử dụng cho việc mua các loại
hàng hoá nhằm phục vụ cho nhu cầu của bản thân, như tiền ăn, tiền mặc, tiền nhà,… mà
cá nhân phải chi dùng mỗi tháng. Mỗi một số tiền chi ra cho công việc này đều phục vụ
cho nhu cầu của bản thân của họ. Với đối tượng nghiên cứu là sinh viên, phần thu nhập
được xem xét trong điều kiện cá nhân gồm hai nguồn tạo ra là nguồn phụ cấp từ gia đình
và thu nhập từ làm thêm. Và thu nhập là yếu tố quyết định đến tiêu dùng, tiêu dùng phụ
thuộc vào thu nhập, thu nhập cao thì mức tiêu dùng cũng sẽ cao.
 Phụ cấp gia đình: Khoản thu nhập ngoài lao động của sinh viên, là khoản tiền mà
gia đình cung cấp hàng tháng cho họ để trang trải cuộc sống học tập, làm việc
hay tất cả các khoản thu nhập tự có khác.
 Thu nhập từ đi làm thêm: Đó là khoản thu nhập mà sinh viên đi làm thêm kiếm
được khi tham gia vào thị trường lao động.
Trong bộ câu hỏi khảo sát mà nhóm nghiên cứu thực hiện với đề tài “Ảnh hưởng
của đồ ăn nhanh đến sức khoẻ thanh niên Hà Nội hiện nay” cho thấy thu nhập hàng
tháng của sinh viên đa số rơi vào khoảng từ 2-3 triệu đồng, số ít có mức thu nhập thấp
hơn hoặc cao hơn. Với câu hỏi “Bạn có cảm thấy khoản thu nhập này đáp ứng dủ
được nhu cầu sinh hoạt và ăn uống của bạn không” thì có 60.2% câu trả lời cảm thấy
khoản thu nhập có thể đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và ăn uống, số còn lại cho rằng
thu nhập của bản thân không đủ để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu. Tình trạng kinh tế
là điều kiện tiên quyết để người tiêu dùng có thể mua được hàng hoá, dịch vụ. Khi ngân
sách tiêu dùng càng cao thì tỷ lệ phân bố cho tiêu dùng các hàng xa xỉ càng tăng lên, tỷ
lệ chi tiêu cho các hàng thiết yếu càng giảm xuống. Vậy nên những người có khoản thu
nhập không đủ để đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt và ăn uống lập luận rằng thực phẩm
lành mạnh có giá cao hơn dựa vào đo lường chi phí và hàm lượng dinh dưỡng. Thực tế,
một nghiên cứu gần đây của Vương quốc Anh cho thấy rằng thực phẩm lành mạnh đắt
hơn gấp ba lần so với thực phẩm có hại cho sức khoẻ và mức giá của thực phẩm lành
mạnh ngày càng tăng trong 10 năm trở lại đây. Kết quả từ các nghiên cứu đều cho thấy
rằng các loại thực phẩm và đồ uống lành mạnh luôn đắt hơn so với đồ ăn nhanh.
Biểu đồ 9: Thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên đối với khoản thu nhập và nhưu cầu
tiêu dùng cá nhân.
3.1.4. Động cơ sử dụng
Với nhu cầu ngày càng cao của con người, kèm theo đó là sự phát triển vượt bậc
của đời sống xã hội, những nhu cầu mới nảy sinh và đòi hỏi xã hội, khoa học phải đáp
ứng nó. Quay ngược lại với mốc thời gian khoảng 40 năm về trước, xã hội Việt Nam
đang trong bối cảnh nền kinh tế bao cấp, thức ăn, hàng hóa phải mua theo tem phiếu,
bữa cơm trong gia đình luôn rõ ràng và rành mạch theo đúng thời gian một ngày là sáng,
trưa và tối. Tuy nhiên, xã hội hiện đại ngày nay đang dần hình thành và phá bỏ mọi
nguyên tắc của xã hội cũ. Không nhất thiết bạn phải ăn đúng và đủ bữa, bạn có thể linh
động thời gian của cá nhân và sắp xếp sao lúc đó bạn đói thì bạn sẽ ăn, và ăn thì sẽ là ăn
ngon chứ không phải ăn no như thời kỳ trước.
Chính vì những nhu cầu mới, nên dường như văn hóa đồ ăn nhanh đang ngày
càng phát triển mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam và đối tượng tiếp cận, sử dụng nó
thường xuyên và tần suất vô cùng lớn đó chính là sinh viên. Trong một khảo sát nghiên
cứu và nhóm nghiên cứu thực hiện với tên gọi “Ảnh hưởng của đồ ăn nhanh đến sức
khỏe thanh niên Hà Nội hiện nay - nghiên cứu trường hợp sinh viên tại trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn.” Khảo sát đã thu về được 93 câu trả lời, và với biến
câu hỏi “Bạn có thích đồ ăn nhanh không. Vì sao?”. Đã thu về được rất nhiều câu trả lời
“Có” và kèm theo diễn giải đi kèm như “Nó rất tiện lợi, không tốn nhiều thời gian nấu
nướng của mình”, hay “Nó nhanh chóng và tiện dụng”, hoặc “Nó không làm mất quá
nhiều thời gian và mình có thể làm được nhiều việc khác”. Trong bộ phỏng vấn sâu mà
nhóm nghiên cứu thực hiện để làm dẫn chứng cho đề tài, với câu hỏi “Nếu không thể
nấu cơm bạn sẽ chọn giải pháp nào cho bữa ăn của bản?” đã rất nhiều ý kiến được
đưa ra về câu hỏi này như: “Tất nhiên là nếu không thể nấu cơm mình sẽ chọn mua đồ
ăn bên ngoài, một phần đi làm về cũng khá muộn và mệt nên mình không muốn bày vẽ
nấu nướng nữa.” [PVS số 6, nữ, 21 tuổi, sinh viên khoa Xã hội học] hoặc như “Vì việc
học khá bận rộn nên thỉnh thoảng mình không thể nấu cơm, vì vậy giải pháp của mình
là gọi đồ ăn nhanh qua các app. Nhưng mình cố gắng hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh
nhiều nhất có thể.”[PVS số 1, nam, 21 tuổi, sinh viên khoa Báo truyền hình] hay “Mình
hầu như không tự nấu ăn bao giờ vì phòng ký túc xá có diện tích khá nhỏ và thiếu tiện
nghi. Nếu muốn nấu ăn thì sẽ phải sắm sửa thêm đồ và hơn nữa ở ký túc xá cũng cấm
không cho nấu ăn nên mình hay chọn ăn đồ ăn nhanh ở bên ngoài. Ký túc xá cũng có
căng tin nhưng mình ăn thử vài lần thì thấy không ngon lắm và món ăn cũng không đa
dạng”[PVS số 03, nữ, 22 tuổi, sinh viên khoa Quốc tế học ], ngoài ra còn có ý kiến như
“Em sẽ đi tới siêu thị, mua đồ ăn nhanh như mì tôm, cháo ăn liền hoặc thi thoảng em sẽ
đặt đồ ăn trên các ứng dụng trực tuyến trong những lúc em không thể nấu cơm.” [PVS
số 05, nữ, 19 tuổi, sinh viên khoa Xã hội học]. Ngoài ra với câu hỏi “Bạn có thường
xuyên gọi đồ ăn nhanh không? Vì sao?”, đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau nhưng
phần lớn thì câu trả lời là “thường xuyên gọi đồ ăn nhanh”. Như ý kiến “Lúc chưa đi
làm thêm thì mình rất ít gọi đồ ăn nhanh bên ngoài vì muốn tiết kiệm và đảm bảo vệ sinh
hơn nhưng hiện tại khi công việc bận rộn thì tần suất mình gọi đồ ăn nhanh đã tăng lên,
trung bình một tuần thì sẽ có 4-5 ngày mình sử dụng đồ ăn nhanh.” [PVS số 06, nữ, 21
tuổi, sinh viên khoa Xã hội học] hay như “Mình có, bạn cùng phòng mình rất thích trà
sữa. Một tuần bọn mình sẽ đặt trà sữa 2-3 lần.” [PVS số 02, nữ, 21 tuổi, sinh viên khoa
Xã hội học ] cũng có thêm ý kiến tương tự như hai ý kiến trên “Mình có. Có thể nói
mình là 1 tín đồ của đồ ăn nhanh vì trong 1 tháng 30 ngày phải có đến 27 ngày mình ăn
vặt linh tinh” [PVS số 03, nữ, 22 tuổi, sinh viên khoa Quốc tế học].
Có thể thấy mặc dù có nhiều lý do khác nhau thế nhưng động cơ chung lại để các
bạn sinh viên gọi đồ ăn nhanh thì là đều xuất phát về vấn đề thời gian, do không tự chủ
và sắp xếp một khoảng thời gian nấu nướng hợp lý nên dẫn tới các bạn sinh viên phải
sử dụng đồ ăn nhanh. Maslow cũng chỉ ra trong thuyết nhu cầu của mình có 5 cấp bậc
và nhu cầu đầu tiên cũng là nhu cầu cơ bản nhất: nhu cầu về sinh lý, con người phải ăn,
mặc, ngủ. Hiểu đơn giản, khi các bạn sinh viên không tự chủ được thời gian nấu nướng
thì chắc chắn các bạn sẽ sử dụng đồ ăn nhanh để đảm bảo nhu cầu của bản thân vì đó là
nhu cầu cơ bản nhất. Đặc biệt, khi sử dụng ngày càng lâu thì sẽ dẫn tới hình thành thói
quen, dẫn tới lạm dụng thức ăn nhanh và có thể gây ra hậu quả tiêu cực đối với các bạn
sinh viên. Chung lại, vấn đề thời gian cũng là một nhân tố tác động tới việc sử dụng thức
ăn nhanh của sinh viên.
3.1.5. Niềm tin cá nhân, văn hóa cá nhân
Việc sinh viên lựa chọn sử dụng thức ăn nhanh cũng dựa vào một phần thương
hiệu của thức ăn nhanh và sở thích của cá nhân. Điều này được giải thích đơn giản qua
Lý thuyết lựa chọn hợp lý. Thuyết hành động hợp lý quan tâm đến hành vi của người
tiêu dùng cũng như xác định khuynh hướng hành vi của họ, trong khuynh hướng hành
vi là một phần của thái độ hướng tới hành vi (ví dụ cảm giác chung chung của sự ưa
thích hay không ưa thích của họ sẽ dẫn đến hành vi) và một phần nữa là các chuẩn chủ
quan (Sự tác động của người khác cũng dẫn tới thái độ của họ).
Qua khảo sát nghiên cứu và nhóm nghiên cứu thực hiện “Ảnh hưởng của đồ ăn nhanh
đến sức khỏe thanh niên Hà Nội hiện nay - nghiên cứu trường hợp sinh viên tại
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.” với câu hỏi “Mức độ đồng ý của bạn
với điểm cuốn hút của đồ ăn nhanh hiện nay” Trong biến câu hỏi có đưa ra có ý kiến
“Thương hiệu nổi tiếng” với hơn 50% câu trả lời đều lựa chọn đồng ý và rất đồng ý.
Điều đó chứng tỏ việc sinh viên lựa chọn thức ăn nhanh cũng dựa vào niềm tin của bản
thân vào thương hiệu đó. Hay với câu hỏi “Bạn thích thương hiệu đồ ăn nhanh
nào thương hiệu này vì nó phù hợp với nhu cầu của bạn nhưng tôi lại thích thương hiệu
kia vì nó phù hợp với nhu cầu của tôi. Vì vậy, sẽ hình thành nên lối văn hóa cá nhân và
từ đó sẽ định hình cá nhân sẽ tiêu dùng như thế nào và ra sao.
Bảng biểu 10: Những thương hiệu đồ ăn nhanh sinh viên thích.
Tóm lại, niềm tin cá nhân và văn hóa cá nhân cũng là một trong những nhân tố tác động
nhất? Vì sao?” đã nhận được nhiều ý kiến như “Em thích thương hiệu KFC nhất. Từ
nhỏ em đã được bố mẹ đưa đi ăn trong chuỗi cửa hàng KFC trong một vài dịp. Em
không nghĩ đồ ăn ở KFC sẽ ít có hại cho sức khỏe của em hơn là các thương hiệu khác,
tuy nhiên em đã quen ăn ở đây từ lâu. Menu đồ ăn tại KFC cũng ngày càng đa dạng với
nhiều món ăn phong phú hơn, ngoài ra thái độ phục vụ của nhân viên cũng rất tốt.”[PVS
số 05, nữ, 19 tuổi, sinh viên khoa Xã hội học ] hay “Gà rán Lotteria. Hãng có nhiều
combo, suất ăn với giá cả phù hợp với mình.” [PVS số 02, nữ, 21 tuổi, sinh viên khoa
Xã hội học]. Điều đó cũng thể hiện rõ hơn việc các bạn sinh viên lựa chọn đồ ăn nhanh
cũng vì thương hiệu của thức ăn nhanh đó, hay một cách chính xác hơn là niềm tin của
các bạn đặt vào thương hiệu đó. Với thuyết lựa chọn hợp lý có thể thấy rõ việc bạn đang
sử dụng quen một thương hiệu và thương hiệu đó đã tạo niềm tin vững chãi cho bạn thì
chắc chắn bạn sẽ tiếp tục sử dụng nó vào lần sau, và nếu thương hiệu đó có phạm phải
một vài lỗi nhỏ trong quá trình sử dụng thì chắc chắn bạn sẽ bỏ qua và thông cảm cho
họ.
Ngoài ra trong khảo sát của nhóm nghiên cứu đã trình bày ở trên, có biến câu hỏi để làm
rõ về vấn đề trên cụ thể như: “Bạn quan tâm đến thương hiệu mà bạn sử dụng không?
Vì sao?”, nhận được nhiều ý kiến đồng tình và với nhiều lý do đưa ra như “Có thương
hiệu có tiếng thì mới đảm bảo được độ tin cậy vào chất lượng sản phẩm” hay “Có. Vì
nó là cơ sở quan trọng khi mình tiếp tục sử dụng dịch vụ này hoặc so sánh với các dịch
vụ của thương hiệu khác.” hoặc như “có vì nếu có thương hiệu thì sẽ an toàn vệ sinh
hơn”... Điều đó cũng thể hiện văn hóa cá nhân của bản thân, những người có văn hóa
khác nhau thì hành vi tiêu dùng cũng khác nhau. Đơn giản như bạn tới việc sử dụng thức
ăn nhanh của sinh viên. Việc họ lựa chọn thương hiệu này mà không phải là một thương
hiệu khác cũng là do niềm tin của họ đối với thương hiệu họ sử dụng và phù hợp với lối
sống, văn hóa của họ. Hay nói theo cách khác, việc sinh viên sử dụng thức ăn nhanh là
do họ tin tưởng vào đồ ăn, phù hợp với văn hóa cá nhân của chính bản thân sinh viên.
3.2. Nguyên nhân bên ngoài
3.2.1. Truyền thông
Bên cạnh việc nhanh gọn và tiện lợi thì yếu tố truyền thông cũng là một yếu tố
thu hút chúng ta sử dụng đồ ăn nhanh. Song song với chất lượng đồ ăn thì mỗi hãng đồ
ăn nhanh đều cần phải đưa ra một chiến lược truyền thông nhằm quảng cáo cho thương
hiệu thật hiệu quả và thu hút khách hàng. Food and Beverage từ lâu đã là một ngành
công nghiệp với mức độ cạnh tranh khốc liệt khi mỗi năm đều có vô vàn thương hiệu
thức ăn nhanh được thành lập. Nếu muốn một chiến lược marketing thành công thì nhà
quản trị nên đặt mình vào bản thân của một người khách hàng, hiểu rõ khách hàng muốn
gì và cần gì để từ đó xây dựng nên một chiến lược phù hợp nhất.
Hiện nay, khi đi dọc các con phố tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TP.Hồ Chí Minh
chúng ta dễ dàng để tìm thấy một cửa hàng bán đồ ăn nhanh, điểm chung của các cửa
hàng này là ở trong không gian sang trọng, điều hoà máy lạnh, thu hút đông đảo giới trẻ.
Một số thương hiệu thức ăn nhanh tiêu biểu phải kể đến như KFC, Lotteria, Jollibee,
Mac Donald’s, Buger King…với số lượng lên tới chục cửa hàng ở nhiều địa điểm khác
nhau. Mức độ bao phủ của các cửa hàng kinh doanh đồ ăn nhanh ngày càng nhiều, không
chỉ ở các trung tâm thương mại mà còn hướng đến những tỉnh lẻ nâng mức độ cạnh tranh
lên hơn.
Sau đây, chúng ta có thể điểm qua một số chiến lược marketing để thu hút khách hãng
của các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh
1) Các chương trình khuyến mãi, giảm giá, quà tặng
Thông thường giá cho một phần ăn nhanh không hề rẻ so với mức thu nhập của
người Việt Nam. Dựa theo bài viết về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu
dùng có nói đến vấn đề tình trạng kinh tế là điều kiện tiên quyết để người tiêu dùng có
thể mua được hàng hoá, dịch vụ. Khi ngân sách tiêu dùng càng cao thì tỷ lệ phân bố cho
tiêu dùng các hàng xa xỉ càng tăng lên, tỷ lệ chi tiêu cho các hàng thiết yếu càng giảm
xuống. Nói chung, vào thời kỳ kinh tế đất nước phồn thịnh, tăng trưởng thì người ta tiêu
dùng nhiều hơn và ngược lại. Vậy nên với mức thu nhập còn thấp của người Việt Nam,
đặc biệt là các bạn trẻ đang là sinh viên điều kiện kinh tế còn chưa ổn định thì việc
thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh là không thể.
Đánh trúng vào tâm lý các nhãn hàng đã tung ra những chương trình giảm giá, các
combo với giá hời để thu hút khách hàng. Đối tượng là sinh viên sẽ rất bị thu hút bởi hai
điều đó là sự tiện lợi và nhanh gọn vì họ bận rộn với việc học và làm, điều thứ hai là
mức giá phải chăng và họ có thể chi trả.
Một số chương trình khuyến mãi có thể kể đến như chương trình Đơn hàng to
không lo về giá của hãng KFC. Chương trình sẽ giảm giá đến 20%, miễn phí giao hàng
tận nơi và hỗ trợ các dịch vụ liên hoan đi kèm. Ngày nay khách hàng thường có xu
hướng “lười” mua đồ tại quán và thường đặt đồ ăn về nhà, nhưng họ thường băn khoăn
về tiền cho dịch vụ giao hàng thì hiện nay KFC đã hiểu điều này và đưa ra chương trình
miễn phí giao hàng.
Ngoài ra KFC còn có những combo phù hợp với từng khách hàng như combo 1 người
hay combo nhóm. Một chương trình hấp dẫn khác của KFC trong tháng 5 đó là Bão ưu
đãi đặt gà online. Chỉ cần đặt hàng trực tuyến qua website www.kfcvietnam.com.vn
hoặc ứng dụng KFC Vietnam sẽ được nhận những ưu đãi hấp dẫn
· Nhập mã KFC20: nhận ngay ưu đãi 20k cho đơn hàng từ 100k
· Nhập mã KFC30: nhận ngay ưu đãi 30k cho đơn hàng từ 150k
· Nhập mã KFC50: nhận ngay ưu đãi 50k cho đơn hàng từ 200k
· Nhập mã KFC70: nhận ngay ưu đãi 70k cho đơn hàng từ 280k
· Nhập mã KFCNUAGIA: nhận ngay ưu đãi 50% cho đơn hàng từ 150k trở lên
(giảm tối đa 100k) duy nhất 2 ngày 0505/2022 và 06/06/2022
Lotteria cũng tung ra những chương trình khuyến mãi với giá tiết kiệm không hề
kém cạnh đối thủ của mình. Chương trình Lotteria khuyến mãi tiết kiệm 45k với hai
combo A và B để khách hàng lựa chọn như sau:
· Combo A: Gà rán + Burger tôm + Khoai tây lắc + 2 Pepsi (M) chỉ 88K
· Combo B: Gà rán + Mì ý + Cá nugget (3 miếng) + 2 Pepsi (M) chỉ 88K
Hay chương trình tặng quà như:
 Với đơn hàng thứ 2 bạn sẽ nhận ngay 1 Khoai tây lắc trị giá 40.000.
 Với đơn hàng thứ 3 bạn sẽ nhận ngay 1 Mỳ Ý thịt bằm trị giá 29.000.
 Với đơn hàng thứ 4 bạn sẽ nhận ngay 1 Gà rán trị giá 36.000.
 Với đơn hàng thứ 5 bạn sẽ nhận ngay 1 Burger Double double trị giá 59.000.
Một chương trình khuyến mãi và tặng quà rất nổi tiếng trong thời gian qua là Happy
Meal của hãng Mac Donald’s. Chỉ với một phần ăn từ 69.000 sẽ gồm hambuger hoặc
gà, khoai tây và nước sẽ được tặng một món đồ chơi bất kì. Chủ đề của món đồ chơi sẽ
được thay đổi theo từng tầng và suất ăn này sẽ chỉ được áp dụng vào thứ 4 hàng tuần-
Happy Day. Chương trình tặng đồ chơi vốn không phải một chương trình mới, trước
Mac Donald’s thì KFC và Lotteria cũng đã từng áp dụng chương trình này, nhưng điều
khiến Mac Donald’s thu hút là ở sự độc đáo và đổi mới theo từng tuần, và đặc biệt các
món đồ chơi được tặng kèm khi mua phần ăn là ngẫu nhiên và khách hàng không được
lựa chọn trước. Chính điều này đã kích thích được sự tò mò và ham muốn sưu tầm những
món đồ chơi ở đây hơn, từ đó gia tăng được lượng khách đến với cửa hàng.
Bảng biểu 11: thể hiện mức độ quan tâm và đồng tình của sinh viên về các chương
trình khuyến mãi của các thương hiệu đồ ăn nhanh.
2) Người ảnh hưởng/ người đại diện
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến việc sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên là do
người ảnh hưởng hay người đại diện liên quan đến những hàng thức ăn đó. Các bạn trẻ
gen Z, sinh viên thường có xu hướng được gọi là “bắt chước” theo thần tượng, nghệ sĩ
mà mình hâm mộ, ví dụ như họ dùng món đồ nào đó ngay lập tức sẽ mua theo, hay họ
chia sẻ về món ăn nào đó sẽ ăn theo. Thức ăn nhanh là một món ăn rất được các nghệ
sĩ, thần tượng ưa chuộng, vậy nên yếu tố dẫn đến việc sinh viên sử dụng đồ ăn nhanh
cũng có một phần là họ lựa chọn giống những người mình hâm mộ. Vào năm 2021,
chúng ta chắc hẳn đã từng hơn một lần nhìn qua sắc tím tràn ngập khắp mạng xã hội
khẳng định sự thành công rực rỡ của chiến dịch kết hợp giữa Mac Donald’s và BTS cho
ra đời BTS Meal. Suất ăn này đã giúp hãng đồ ăn nhanh nổi tiếng thu về hơn 1,17 tỷ
đồng/ngày. Cụm từ gen Z đối với chúng ta chắc chắn đã không còn quá xa lạ, đa số sinh
viên đều ở trong lứa tuổi gen Z và việc kết hợp với nhóm nhạc nổi tiếng đã thúc đẩy
sinh viên sử dụng đồ ăn của hãng, đây như một cách tăng doanh thu và cũng giúp hãng
kết nối gần hơn với những khách hàng gen Z là fan hâm mộ của nhóm nhạc này.
3) Các chương trình ưu đãi với thẻ thành viên
Việc có thể thành viên sẽ giúp chúng ta nắm rõ hơn về các chương trình khuyến
mãi sắp diễn ra, cũng như nhận được những khuyến mãi đặc biệt trong các ngày như
sinh nhật, ngày đặc biệt của quán, thẻ thành viên còn giúp ta tích điểm sau mỗi lần sử
dụng đồ tại quán để được giảm giá cho những lần tiếp theo. Đây cũng là yếu tố để giúp
sinh viên sử dụng đồ ăn nhanh nhiều hơn.
4) Thông qua quảng cáo trên các phương tiện truyền thông xã hội
Đa phần ngày nay giới trẻ đều sử dụng ít nhất một mạng xã hội vậy nên việc
quảng cáo đồ ăn nhanh trên các phương tiện truyền thông xã hội diễn ra khá phổ biến.
Những hình ảnh đẹp mắt, bài viết thu hút bắt trend sẽ khiến chúng ta tò mò và muốn đi
đến ngay cửa hàng để thưởng thức món ăn. Các fanpage, trang chủ của những hãng đồ
ăn nhanh cũng rất chăm chỉ tương tác và trả lời bình luận của khách hàng, điều này dễ
tạo được sự thiện cảm và khách hàng vẫn có thể quay lại vào những lần tiếp theo.
3.2.2. Nhóm hoặc bạn bè (văn hoá cộng đồng, văn hoá nhóm)
Hiện nay đồ ăn nhanh đã trở thành một văn hoá cộng đồng, một trào lưu trong
cuộc sống hàng ngày và việc sinh viên chạy theo trào lưu là một điều hiển nhiên. Đồ ăn
nhanh dù được biết là thiếu an toàn, nhưng giới trẻ vẫn chuộng vì ngon miệng và đến
61,5% sinh viên vẫn thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh. Theo kết quả Điều tra nghiên
cứu "Thực trạng và các yếu tố liên quan tới tiêu thụ thức ăn nhanh ở người 15-25 tuổi ở
một số vùng nông thôn và thành thị Hà Nội" được Viện Dinh dưỡng Quốc gia thực hiện
vào cuối năm 2020 vừa công bố cho thấy: bánh mì Việt Nam, đồ ăn nhanh phương tây
và mì gói là những thức ăn nhanh phổ biến nhất trong giới trẻ hiện nay
Theo như khảo sát về ảnh hưởng của đồ ăn nhanh đến sức khoẻ thanh niên Hà
Nội hiện nay, Nghiên cứu trường hợp tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thì có
đến 91,4% sử dụng đồ ăn nhanh và chỉ có 8,6% là không sử dụng, và 90,3% phần lớn lý
do được đưa ra cho việc sử dụng đồ ăn nhanh là vì nó ngon tiện lợi và tiết kiệm được
thời gian nấu nướng. Tần suất sử dụng thức ăn nhanh là 47,3% từ 2-4, điều này chứng
tỏ sinh viên sử dụng đồ ăn nhanh rất nhiều.
Biểu đồ 12: thể hiện sô lượng sinh viên tham ra khao sát có sử dụng đồ ăn nhanh .
Biểu đồ 8 thể hiện tần xuất sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên.
Theo [PVS số 03, nữ, 22 tuổi, sinh viên khoa Quốc tế học] chia sẻ “Mình thích
mùi vị chua mặn và sự tiện lợi của đồ ăn nhanh. Trong những trường hợp đặc biệt khi
chúng ta quá bận thì đồ ăn nhanh thực sự là lựa chọn số 1. Ta có thể dễ dàng mua nó ở
các tiệm bán, đồ ăn sẽ được làm xong trong 5 phút, hoặc hơn một chút trong thời gian
cao điểm. Mùi vị của đồ ăn nhanh cũng rất ngon, đặc biệt phù hợp với giới trẻ hiện nay.
Quả thực mùi vị và sự tiện lợi của đồ ăn nhanh rất thu hút giới trẻ, và bản thân mình
cũng khá thích những ưu điểm này”
Sinh viên sử dụng đồ ăn nhanh là ra họ muốn có một không gian để tụ tập các
nhóm bạn bè. Theo như khảo sát của Buzzmetrics hình ảnh về đồ ăn nhanh trong mắt
những người trẻ là một trải nghiệm chứ không đơn giản chỉ là một bữa ăn. 69% cho rằng
các cửa hàng đồ ăn nhanh là nơi gặp gỡ, tụ tập bạn bè, 10% là nơi sang chảnh, sành điệu,
BÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE chuẩn.docx
BÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE chuẩn.docx
BÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE chuẩn.docx
BÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE chuẩn.docx
BÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE chuẩn.docx
BÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE chuẩn.docx
BÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE chuẩn.docx
BÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE chuẩn.docx
BÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE chuẩn.docx

More Related Content

Similar to BÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE chuẩn.docx

Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thức ăn nhanh của sinh viên tại thị ...
Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thức ăn nhanh của sinh viên tại thị ...Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thức ăn nhanh của sinh viên tại thị ...
Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thức ăn nhanh của sinh viên tại thị ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khảo Sát Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Sà...
Khảo Sát Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Sà...Khảo Sát Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Sà...
Khảo Sát Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Sà...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khao sat nhu_cau_su_dung_mi_an_lien_trong_sinh_vien_xxolxqx8v9_20130708033054...
Khao sat nhu_cau_su_dung_mi_an_lien_trong_sinh_vien_xxolxqx8v9_20130708033054...Khao sat nhu_cau_su_dung_mi_an_lien_trong_sinh_vien_xxolxqx8v9_20130708033054...
Khao sat nhu_cau_su_dung_mi_an_lien_trong_sinh_vien_xxolxqx8v9_20130708033054...Thanh Luan
 
Thuc trang cong tac quan ly va dam bao dieu kien an toan thuc pham tai bep an...
Thuc trang cong tac quan ly va dam bao dieu kien an toan thuc pham tai bep an...Thuc trang cong tac quan ly va dam bao dieu kien an toan thuc pham tai bep an...
Thuc trang cong tac quan ly va dam bao dieu kien an toan thuc pham tai bep an...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦNDINH DƯỠNG TRẺ EM
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦNDINH DƯỠNG TRẺ EM ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦNDINH DƯỠNG TRẺ EM
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦNDINH DƯỠNG TRẺ EM nataliej4
 
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái NguyênGiáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái NguyênTS DUOC
 
Luận Văn Quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Quảng N...
Luận Văn Quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Quảng N...Luận Văn Quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Quảng N...
Luận Văn Quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Quảng N...sividocz
 
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdfNHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdfNuioKila
 
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...hieu anh
 
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BỆNH CAO HUYẾT ÁP VÀ BỆNH TIỂU ĐƯ...
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BỆNH CAO HUYẾT ÁP VÀ BỆNH TIỂU ĐƯ...LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BỆNH CAO HUYẾT ÁP VÀ BỆNH TIỂU ĐƯ...
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BỆNH CAO HUYẾT ÁP VÀ BỆNH TIỂU ĐƯ...hieu anh
 

Similar to BÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE chuẩn.docx (20)

Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh việnKhảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện
 
Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thức ăn nhanh của sinh viên tại thị ...
Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thức ăn nhanh của sinh viên tại thị ...Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thức ăn nhanh của sinh viên tại thị ...
Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thức ăn nhanh của sinh viên tại thị ...
 
Khảo Sát Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Sà...
Khảo Sát Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Sà...Khảo Sát Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Sà...
Khảo Sát Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Bệnh Nhân Nội Trú Tại Bệnh Viện Đa Khoa Sà...
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
 
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAYĐề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
 
Khao sat nhu_cau_su_dung_mi_an_lien_trong_sinh_vien_xxolxqx8v9_20130708033054...
Khao sat nhu_cau_su_dung_mi_an_lien_trong_sinh_vien_xxolxqx8v9_20130708033054...Khao sat nhu_cau_su_dung_mi_an_lien_trong_sinh_vien_xxolxqx8v9_20130708033054...
Khao sat nhu_cau_su_dung_mi_an_lien_trong_sinh_vien_xxolxqx8v9_20130708033054...
 
Thuc trang cong tac quan ly va dam bao dieu kien an toan thuc pham tai bep an...
Thuc trang cong tac quan ly va dam bao dieu kien an toan thuc pham tai bep an...Thuc trang cong tac quan ly va dam bao dieu kien an toan thuc pham tai bep an...
Thuc trang cong tac quan ly va dam bao dieu kien an toan thuc pham tai bep an...
 
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
 
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦNDINH DƯỠNG TRẺ EM
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦNDINH DƯỠNG TRẺ EM ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦNDINH DƯỠNG TRẺ EM
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦNDINH DƯỠNG TRẺ EM
 
Đề cương Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đ...
Đề cương Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đ...Đề cương Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đ...
Đề cương Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đ...
 
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái NguyênGiáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
 
Luận Văn Quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Quảng N...
Luận Văn Quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Quảng N...Luận Văn Quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Quảng N...
Luận Văn Quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Quảng N...
 
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận P...
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận P...Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận P...
Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận P...
 
Đề tài: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học, HAYĐề tài: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học, HAY
 
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdfNHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
 
Báo cáo khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa...
Báo cáo khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa...Báo cáo khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa...
Báo cáo khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa...
 
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thực Phẩm Chức Năng...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thực Phẩm Chức Năng...Luận Văn Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thực Phẩm Chức Năng...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thực Phẩm Chức Năng...
 
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BỆNH CAO HUYẾT ÁP VÀ BỆNH TIỂU ĐƯ...
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BỆNH CAO HUYẾT ÁP VÀ BỆNH TIỂU ĐƯ...LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BỆNH CAO HUYẾT ÁP VÀ BỆNH TIỂU ĐƯ...
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BỆNH CAO HUYẾT ÁP VÀ BỆNH TIỂU ĐƯ...
 
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
 

BÀI BÁO CÁO NHÓM 4 XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE chuẩn.docx

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC Bài Tập Nhóm 4 “ Ảnh hưởng của đồ ăn nhanh đến sức khỏe thanh niên Hà Nội hiện nay, Nghiên cứu trường hợp tại trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn “ Môn : Xã Hội Học Sức Khỏe Giảng viên: TS. Nguyễn Như Trang Hà Nội – 2022
  • 2. Mục lục 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................3 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................4 2.1 Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................4 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................4 3. Đối tượng , phạm vi nghiên cứu..................................................................................4 3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................4 3.2 Phạm vi nghiên cứu. ..............................................................................................5 3.3 Khách thể ...............................................................................................................5 4. Ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học........................................................................5 5. Câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................................5 6. Giả thuyết nghiên cứu.................................................................................................5 7. Tổng quan nghiên cứu.................................................................................................6 8. Thao tác hóa khai niệm chinh .....................................................................................7 8.1. Khái niệm thanh niên............................................................................................7 8.2. Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng...........................................................8 8.3. Khái niệm tác hại sức khoẻ................................................................................9 8.4. Khái niệm đồ ăn nhanh ....................................................................................10 9. Lý thuyết áp dụng ...................................................................................................11 9.1. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)......................11 9.2. Mô hình niềm tin sức khỏe ..............................................................................13 10. Dự kiến mục lục nghiên cứu. ..............................................................................14 Tài liệu Tham Khảo ......................................................................................................52
  • 3. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lý do chọn đề tài Xã hội ngày phát triển, mức sống người dân ngày nâng cao, nhịp sống người tăng nhanh. Do xã hội phát triển, để thích ứng với cuộc sống bận rộn, người dân trở nên nhanh chóng, gấp gáp mà quỹ đạo thời gian lại chỉ có 24h/ngà. Vì vậy việc sử dụng thời gian cho hợp lý với những công việc sinh hoạt hàng ngày là điều mà nhiều người mong muốn có nhu cầu giải đáp..Việc tiêu thụ thời gian cho hoạt động hàng ngày bao gồm nhiều việc và trong đó phải kể đến bữa ăn. Ngoài việc phải ăn ngon, có đủ chất để đảm bảo sức khỏe để hoạt động một ngày dài, ta đòi hỏi cần phải tiêu tốn ít thời gian nhất có thể. Đối với Việt Nam- đất nước giàu sắc văn hóa dân tộc, truyền thống gia đình, bữa cơm sum họp gia đình được xem là món ăn tinh thần và là nếp sống văn hóa lâu đời. Song phát triển kinh tế làm nhu cầu người dân Việt Nam tăng cao, mặt khác cũng khiến tập tính, thói quen, lối sống thay đổi theo xu hướng kinh tế hội nhập. Thực tế nạy đặt ra trong hoàn cảnh Việt Nam có số dân đông, mà dân số trẻ chiếm tỷ lệ cao, là môi trường thuận lợi để phát triển thức ăn nhanh. Nắm bắt điều đó, nhiều công ty đồ ăn nhanh đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam và nhanh chóng nhận ra đây là môi trường tiềm năng cho sự du nhập và phát triển đồ ăn nhanh. Kết quả là, chỉ trong vòng hơn một thập kỷ, hàng loạt đồ ăn nhanh đã hoạt động ở rất nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, trong đó có Hà Nội, thủ đô đất nước và là nơi tập trung dân cư đông đúc. Và đến hiện tại, khái niệm fast food dường như không còn quá xa lạ đối với người dân Việt Nam nói chung và người dân Hà Nội nói riêng, nhất là đối với thế hệ học sinh sinh viên. Khi nhu cầu tăng và điều kiện sống thay đổi ngày một tốt hơn, Fast food trở thành một xu hướng ẩm thực mới, thay đổi nhiều giá trị truyền thống trong ăn uống, sinh hoạt của con người. Sự thay đổi đột ngột văn hóa nông thôn và thành thị, các áp lực của cuộc sống xa nhà cùng với thời gian cần thiết để hòa nhập cuộc sống đại học đã dần khiến các bạn sinh viên ngày càng có thói quen lạm dụng thức ăn nhanh một cách thiếu khoa học. Dù đã có nhiều nghiên cứu, tìm hiểu về tác hại của đồ ăn nhanh nhưng chỉ dừng lại ở mức độ nhận biết, tiếp cận đơn giản, vì vậy không phải ai cũng có thể nhận thức một cách đúng đắn và sâu sắc về tác hại của nó đối với con người. Nhận thấy bối cảnh đồ ăn nhanh tại Việt Nam và thực trạng nghiên cứu về nó còn chưa sâc sắc, trong khi sức khỏe con người đang ngày càng là một vấn đề được quan tâm, đặc biệt là sinh viên, những mầm non tương lai để phát triển đất nước trong thời kỳ mới, vì vậy nghiên cứu của
  • 4. chúng em về vấn đề: “Ảnh hưởng của thức ăn nhanh đối với sinh viên đại học KHXH&NV tại Hà Nội” nhằm cung cấp đầy đủ kiến thức cho các bạn sinh viên, giúp họ hiểu và sử dụng thức ăn nhanh một cách hợp lý hơn. tiếp tục làm việc. 1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Với đề tài ảnh hưởng của thức ăn nhanh đối với sinh viên trường đại học Khoa Học xã Hội và Nhân Văn thì nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra thực trạng việc sử dụng, và sự ảnh hưởng của việc sử dụng đồ ăn nhanh đến sức khỏe thanh niên và các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến thực trạng này từ đó tìm đưa ra các đề xuất nhằm giảm mức độ sủ dụng đồ ăn nhanh của thanh niên hiện nay. 1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu thông tin từ những nguồn tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đề đồ ăn nhanh ảnh hưởng đến sức khỏe con người hiền nay. Tiến hành thiết lập các công cụ thu thập thông tin như bảng hỏi, biên bản phỏng vấn sâu, thảo luận nhôm để từ đó thực hiện những cuộc khảo sát nhằm thu thập thông tin. Áp dụng những lý thuyết, phương pháp luận xã hội học để giải thích thực trạng vấn đề . Tìm ra thực trạng về việc sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên xác định những hành vi lựa chọn đồ ăn nhanh của sinh viên tại Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá, và nêu lên một số giải pháp. Tìm hiểu từ những nguyên nhân thực trạng của việc sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên trường Đại Học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn sẽ có tác động như thế nào đến sức khỏe của sinh viên . 1.3. Đối tượng , phạm vi nghiên cứu. 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Trong bài nghiên cứu này là những ảnh hưởng sức khỏe sinh viên của trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn khi sử dụng đồ ăn nhanh.
  • 5. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu. Tập trung nghiên cứu tìm hiểu thực trạng , nguyên nhân sử dụng đồ ăn nhanh và những ảnh hưởng của đồ ăn nhanh tác động đến sức khỏe của sinh viên Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn. Phạm vi thơi gian: 4/2022-5/2022. 1.3.3. Khách thể Sinh viên trường ĐHKHXH và NV đang theo học tại trường. 1.4 . Ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học. a, Ý nghĩa khoa học. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu này đầu tiên góp phần mang lại cái nhìn tổng quát về thực trạng việc sử dụng và sự ảnh hưởng của việc sử dụng đồ ăn nhanh tác động đến sức khỏe thanh niên từ đó bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý thuyết cho xã hội học sức khỏe nói riêng và các ngành khoa học khác nói chung, từ những nguồn thông tin của cuộc nghiên cứu này giúp cho các nhà quản lý sức khỏe và các nhà quản lý xã hội có thể tham khảo và rồi đưa ra những giải pháp của vấn đề này. Từ đó giúp nâng cao nhận thức cho một nhóm thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. b, Ý nghĩa thực tiễn Từ những kết quả nghiên cứu giúp cho chúng ta nhận ra những mặt lợi và mặt hại của đồ ăn nhanh ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống, sức khỏe của mỗi chúng ta. Qua đó giúp cho chúng ta có những hành vi sức khỏe hợp lý vì sức khỏe là thứ đáng quý nhất của chúng ta. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta nên cần phải bảo vệ 1.5. Câu hỏi nghiên cứu - Câu hỏi . Ảnh hưởng của đồ ăn nhanh đến sức khỏe sinh viên trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn hiện nay như thế nào - Câu hỏi bổ trợ.Thực trạng sử dụng và nhân thức về đồ ăn nhanh của Sinh viên trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn hiện nay diễn ra như thế nào? - Câu hỏi bổ trợ 2. các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên trường Đại học --Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn do đồ ăn nhanh mang lại tác động ra sao? 1.6. Giả thuyết nghiên cứu.
  • 6. Gỉa thuyết số 1.Việc sử dụng đồ ăn nhanh của thanh niên Hà Nội hiện nay gặp rất nhiều ảnh hưởng như về sức khỏe, thiếu sự sát sao của bố mẹ, tự ý ăn mà không tìm hiểu hàm lượng có trong đồ ăn. Gây ra những hệ quả không đáng cho người sử dụng Giả thuyết số 2. Hiên nay đa số các bạn sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn-ĐHQGHN có sử dụng đồ ăn nhanh với tuần xuất liên tục và hiệu xuất sử dụng cao. Gỉa thuyết số 3: Các yếu tố xã hội bên ngoài ảnh hưởng đến việc sử dụng đồ ăn nhanh của thanh niên Hà Nội như sự tiện lợi, đa dạng về sự lựa chọn sản phẩm giá cả… để từ đó có những cái nhìn khách quan nhất về sự ảnh hưởng của đồ ăn nhanh đến thanh niên Hà Nội, (nghiên cứu tại trường ĐhKhXHVNV) 1.7. Tổng quan nghiên cứu Ăn uống là một nhu cầu vô cùng cơ bản của con người, nó luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Việc ăn uống cũng là một chủ đề hay và đa dạng luôn được quan tâm và tìm hiểu, đặc biệt là trong thời đại ngày nay. Nhiều công trình nghiên cứu về ăn uống dưới nhiều dạng hình thức khác nhau, có thể kể đến như nghiên cứu về những món ăn miền quê, món ăn đặc sản của từng vùng miền, hay như thời đại ngày nay người ta cũng tập trung tìm hiểu và nghiên cứu về đồ ăn nhanh. Đối với chủ đề về những món ăn quê, hay món ăn ẩm thực quê hương của từng vùng miền thì chúng ta sẽ không hề thiếu trong các giáo trình, sách chuyên khảo liên quan đến ẩm thực, ăn uống. Ví dụ như cuốn “Phong cách ăn Việt Nam” của tác giả Từ Giấy hay “Món lạ miền Nam” của Vũ Bằng. Bên cạnh đó còn có những công trình nghiên cứu về chủ đề này được đăng tải trên các tạp chí văn hóa, tạp chí nghiên cứu khoa học hay là những công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên, luận văn, luận án, tiểu luận… Trong đó có thể kể đến “Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Việt Nam” của Phan Văn Hoàn (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 2006) hay “Một số vấn đề về văn hóa ăn uống trong xã hội cổ truyền người Việt” của Nguyễn Hải Kế (đề tài Nghiên cứu Khoa học, 2004). Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu về ăn uống, đồ ăn đang nghiêng về một phía là những món ăn truyền thống, văn hóa ẩm thực mà chưa thực sự đề cập tới một vấn đề khá quan trọng trong xã hội hiện đại là những món ăn mới, hiện đại. Trong đó có thể kể
  • 7. đến là đồ ăn nhanh, sự lan truyền nhanh chóng của món thức ăn này càng phổ biến tới mọi người, mang đặc trưng giá trị của phong cách phương Tây. Đây thực sự là một vấn đề còn chưa được khai thác sâu chưa có sự quan tâm tới vấn đề này. Vì vậy, cần có thêm nhiều công trình nghiên cứu cũng như tìm hiểu mặt tốt, xấu của nó. Đặc biệt đối với chuyên ngành Xã hội học Sức khỏe, cần tìm ra và nghiên cứu cũng như phát hiện về đồ ăn nhanh, ảnh hưởng của nó tới sức khỏe con người. 1.8. Thao tác hóa khai niệm chinh . 1.8.1. Khái niệm thanh niên Thanh niên ở đây là dùng để chỉ cả lớp người trẻ tuổi. Tại Việt Nam, Điều 1 Luật Thanh niên 2020 có quy định về độ tuổi thanh niên như sau: “Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.” Đây là lực lượng xã hội hùng hậu, là nguồn lực bổ sung cho đội ngũ những lao động trên các lĩnh vực sản xuất có đóng góp to lớn và vai trò quan trọng đối với việcc phát triển và xây dựng đất nước. Thanh niên Độ tuổi Thu nhập Giới tính ?/tháng 18 -> 30 1=nam, 2=nữ
  • 8. 1.8.2. Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng Hành vi tiêu dùng là những phản ánh về hành động, suy nghĩ và cảm nhận của khách hàng trong quá trình tiêu dùng dưới sự kích thích của các yếu tố bên ngoài cũng như bên trong của quá trình đưa ra quyết định lựa chọn và mua sắm các sản phẩm, dịch vụ đó. Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng Yếu tố khách quan Văn hoá Xã hội Lối sống Đời sống Nhận thức kiểm soát hành vi Yếu tố chủ quan Niềm tin Thái độ 1=tốt, 2=xấu 1=ít, 2=nhiều 1=có, 2=không 1=phổ biến, 2=không phổ biến 1=ít, 2=nhiều 1=có, 2=không 1=tốt, 2=xấu
  • 9. 1.8.3. Khái niệm tác hại sức khoẻ Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật (theo Tổ chức Y tế thế giới). Trên thực tế Sức khỏe được bao gồm các lại như sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và sức khỏe xã hội. Tác hại là gây ra điều hại đáng kể đối với ai hay cái gì, tác hại đến sức khoẻ có thể dẫn đến các vấn đề sức khoẻ như bệnh tật, hiếu hụt thể lực, dinh dưỡng, những tồn tại vệ sinh môi trường,.. Tác hại đến sức khoẻ Hệ hô hấp Hệ thần kinh Hệ tiêu hoá Sức khoẻ làn da Răng và hệ thống xương 1=ít, 2=nhiều 1=ít, 2=nhiều 1=ít, 2=nhiều 1=ít, 2=nhiều 1=ít, 2=nhiều
  • 10. 1.8.4. Khái niệm đồ ăn nhanh Thức ăn nhanh là loại thức ăn được chế biến nhanh, phục vụ nhanh và thưởng thức chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Thậm chí, thức ăn được nấu sẵn và chỉ hâm lại trước khi phục vụ tại chỗ hoặc dễ đóng gói mang đi. Giá cả Sự tiện lợi Thương hiệu Chất lượng và phong cách phục vụ Chất lượng sản phẩm ĐĐồ ăn nhanh 1=có, 2=không 1=ít, 2=nhiều 1=phổ biến, 2= không phổ biến 1= tốt, 2=xấu 1= tốt, 2=xấu 1=thường xuyên, 3=không thường xuyên Mức độ sử dụng
  • 11. 1.9. Lý thuyết áp dụng 1.9.1. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) Thuyết hành động hợp lý cho rằng ý định hành vi dẫn đến hành vi và ý định được quyết định bởi thái độ cá nhân đối hành vi, cùng sự ảnh hưởng của chuẩn chủ quan xung quanh việc thực hiện các hành vi đó (Fishbein và Ajzen,1975). Trong đó, Thái độ và Chuẩn chủ quan có tầm quan trọng trong ý định hành vi.  - Chuẩn chủ quan (Subjective norms) được định nghĩa là nhận thức của một cá nhân, với những người tham khảo quan trọng của cá nhân đó cho rằng hành vi nên hay không nên được thực hiện (Fishbein & Ajzen, 1975). Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA) do Fishbein và Ajzen xây dựng năm 1975. Thuyết hành động hợp lý quan tâm đến hành vi của người tiêu dùng cũng như xác định khuynh hướng hành vi của họ, trong khuynh hướng hành vi là một phần của thái độ hướng tới hành vi (ví dụ cảm giác chung chung của sự ưa thích hay không ưa thích của họ sẽ dẫn đến hành vi) và một phần nữa là các chuẩn chủ quan (Sự tác động của người khác cũng dẫn tới thái độ của họ). Mô hình này tiên đoán và giải thích xu hướng để thực hiện hành vi bằng thái độ hướng đến hành vi của người tiêu dùng tốt hơn là thái độ của người tiêu dùng hướng đến sản phẩm hay dịch vụ (Mitra Karami, 2006). Thực trạng sử dụng Nhu cầu Mức độ chi trả 1=ít, 2=nhiều 1= thường xuyên, 2=không thươncg xuyên
  • 12. Giống như mô hình thái độ ba thành phần, nhưng mô hình thuyết hành động hợp lí phối hợp ba thành phần: Nhận thức, cảm xúc và thành phần xu hướng được sắp xếp theo thứ tự khác với mô hình thái độ ba thành phần. Vậy theo lý thuyết này thì hành vi sử dụng đồ ăn nhanh của thanh niên cần một số yếu tố quan trọng để cấu thành hành động. Thứ nhất, phải là từ ý chí ( niềm tin) của họ về thuộc tính sản phẩm mình sử dụng ở đây là chúng ta nói đến là đồ ăn nhanh. Vậy thuộc tính của đồ ăn nhanh chúng ta thấy rõ được một số ưu điểm nổi bật là tính nhanh chóng ,tính tiện lợi, vô cùng đa dạng, mùi vị cũng rất dễ ăn…Những đặc điểm này thì rất phù hợp với sinh viên với đặc điểm của thành phần này là rất bận rộn với việc tham gia học, làm thêm, tham gia câu lạc bộ, cùng với việc nhà trọ dành cho sinh viên tại Hà Nội nói riêng và các thành phố lớn nói chung thì về diện tích và tiện nghi là tương đối kém diện tích cho khu vực nấu ăn là vô cùng hạn chế nên việc nấu ăn tại phòng đôi khi không được thuận tiện .Xét từ 2 thuộc tính của 2 thành phần trên thì ta thấy được mối liên hệ của sinh viên và đồ ăn nhanh . Thứ hai : sự tác động từ yếu tố bên ngoài. Trong thời đại hiện đại với hàng loạt các ứng dụng đồ ăn được tạo ra cùng với sự thuận tiện cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn hơn,nhanh chóng hơn thì với hàng loạt các khuyến mại của các ứng dụng đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự tiêu dùng của sinh viên vào đồ ăn vì khi áp mã giảm giá thì giá của
  • 13. các món ăn được giảm đi rất nhiều có các món mất 5.000vnd đôi khi mất 0 vnd đã có một món ăn . Ngoài các yếu tố trên thì ứng dụng còn có chức năng mô tả và đánh giá món ăn và quán. Tính năng này giúp cho người tiêu dùng có cái nhìn về đồ ăn trước khi mua cứ món ăn nào được đánh giá sao cao sẽ được mua nhiều hơn kết hợp với hiệu ứng đám đông từ đó tạo ra “ Chuẩn chủ quan” của người tiêu dùng và quyết định dùng món đấy hay không. Thứ ba : Đây là xu hướng của thời đại mới. Từ khi bước vào thời đại công nghiệp lần thứ nhất đến nay đang là thời đại công nghiệp 4.0 thì xu hướng chung là thời gian của con người ngày càng nhiều công việc hơn, đồng tiền chi phối con người nhiều hơn, sự tiện lợi và nhanh gọn được ưu tiên để có thêm thời gian để dành cho công việc vậy nên đồ ăn nhanh cũng từ đó là xu hướng của thế giới nhất là giới thanh niên sống vội bon chen ở thành phố để học tập cũng như làm việc . Tài liệu tham khảo: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm bia của người tiêu dùng tại thị trường Hà Nội, PGS. TS. Hoàng Văn Thành, Tạp chí Công thương, 2020 1.9.2. Mô hình niềm tin sức khỏe Không phù hợp. Mô hình niềm tin sức khỏe (tiếng Anh: health belief model (HBM)) là một tâm lý thay đổi hành vi sức khỏe mô hình phát triển để giải thích và dự đoán hành vi sức khoẻ, đặc biệt là liên quan đến sự tiếp nhận của các dịch vụ y tế. Mô hình niềm tin sức khỏe được phát triển vào năm 1950 bởi các nhà tâm lý học xã hội tại Dịch vụ y tế Công của Mỹ và vẫn là một trong những lý thuyết nổi tiếng nhất và được sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu hành vi sức khỏe. Mô hình niềm tin sức khỏe cho thấy niềm tin của người dân về vấn đề sức khỏe, nhận thức lợi ích của hành động và các rào cản hành động, và giải thích sự tự hiệu quả (hoặc thiếu sự tham gia) trong hành vi lợi cho sức khỏe. Một kích thích, hoặc cơ để hành động, cũng phải có mặt để kích hoạt các hành vi tăng cường sức khỏe. Một trong các lý thuyết đầu tiên của hành vi sức khỏe, mô hình niềm tin sức khỏe được phát triển vào năm 1950 bởi các nhà tâm lý học xã hội Irwin M. Rosenstock, Godfrey M. Hochbaum, S. Stephen Kegeles, và Howard Leventhal tại các dịch vụ y tế công cộng của Mỹ giải thích sự thất bại phổ biến rộng rãi của sàng lọc các chương trình cho bệnh lao. Mô hình niềm tin sức khỏe đã được áp dụng để dự đoán một loạt các hành vi sức khoẻ như được sàng lọc để phát hiện sớm các bệnh không có triệu chứng và tiêm
  • 14. chủng. Gần đây hơn, mô hình đã được áp dụng để hiểu phản ứng của bệnh nhân với các triệu chứng của bệnh,[ tuân thủ phác đồ y tế, hành vi lối sống (ví dụ, hành vi tình dục nguy cơ), và các hành vi liên quan đến bệnh mãn tính, mà có thể yêu cầu bảo trì hành vi lâu dài, thêm vào thay đổi hành vi ban đầu. Mô hình đã được bổ sung sửa đổi cuối năm 1988 để kết hợp các bằng chứng mới xuất hiện trong các lĩnh vực tâm lý học về vai trò của tự hiệu quả trong việc ra quyết định và hành vi. Nhận thức được mức độ nghiêm trọng (Perceived severity). Mức độ nhận thức đề cập đến đánh giá chủ quan của mức độ nghiêm trọng của vấn đề sức khỏe và những hậu quả tiềm năng của nó. Các mô hình niềm tin sức khỏe đề xuất rằng các cá nhân nhận thức được một vấn đề sức khỏe cho là nghiêm trọng có nhiều khả năng tham gia vào các hành vi để ngăn chặn sức khỏe vấn đề xảy ra (hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của nó). Mức độ nhận thức bao gồm niềm tin về bản thân bệnh, ở đây hầu hết các bạn sinh viên được hỏi đều nhận thấy những tác hại của đồ ăn nhanh đến sức khỏe và thói quen của mình, họ đều cho răng đồ ăn nhanh chứa rất nhiều chất béo có hại,nguồn thực phẩm không đảm bảo, gây béo phì và gây bệnh tim mạch. Trinh nhạy cảm cảm nhận dùng để đánh giá chủ quan của nguy cơ phát triển một vấn đề sức khỏe. Các mô hình niềm tin sức khỏe dự đoán rằng các cá nhân cảm thấy rằng họ dễ bị nhiễm một vấn đề sức khỏe cụ thể sẽ tham gia vào các hành vi để giảm bớt rủi ro phát triển các vấn đề sức khỏe. Những người có tính nhạy cảm nhận thấp có thể phủ nhận rằng họ có nguy cơ bị mắc một căn bệnh đặc biệt. Người khác có thể thừa nhận khả năng rằng họ có thể mắc bệnh này, nhưng tin rằng nó là khó xảy ra. Cá nhân người tin rằng họ có nguy cơ thấp mắc một căn bệnh có nhiều khả năng tham gia vào các hành vi không lành mạnh, hoặc nguy hiểm,. Mặc dù hầu hết các sinh viên đều nhận thức được những tác hại của đồ ăn nhanh, nhưng các bạn sinh viên hầu hết đều có tâm lý chủ quan nghi rang minh sẽ không thể nào bị ảnh hưởng đến sức khỏe nếu chỉ sử dụng đồ ăn nhanh với tần suất ít vậy nên vẫn có những hành vi sức khỏe. 1.10. Dự kiến mục lục nghiên cứu. Chương 1: Cơ sở lý luận. 1.1. Lý do thực tế. 1.2. Tổng quan tài liệu
  • 15. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu 1.6. Câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu 1.7. Đối tượng, Khách thể, Phạm vi nghiên cứu 1.8. Chọn mẫu 1.9. Thao tác hóa khai niệm 1.10. Lý Thuyết áp dụng - Lý thuyết hàng hóa - Lý thuyết hanh vi hợp lý - Lý thuyết lựa chọn hợp lý 1.11. Công cụ nghiên cứu Chương 2 Thực trạng hành vi sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên ĐHKHXH và NV Hiện nay. 2.1. Tần suất sử dụng của sinh viên 2.2. Mức độ sử dụng của sinh viên 2.3 Nhận thức của sinh viên Chương 3: Ảnh hưởng của đồ ăn nhanh đến sức khỏe của sinh viên ĐHKHXH và NV Chương 4: Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến việc sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên ĐHKHXH và NV. 4.1 Chuẩn mực xã hội. 4.2 Mong đợi xã hội. 4.3. Lựa chọn tối ưu. 1.11. Dự kiến công cụ nghiên cứu. (bảng hỏi đính kèm, , biên bản phỏng vấn sâu phỏng vấn sâu) định kèm ở fille bên. 1.11.1. Nghiên cứu định tính · Nghiên cứu bằng phỏng vấn sâu Ở đề tài này chúng tôi dung các biên bản phỏng vấn sâu bán cấu trúc làm công cụ để thu thập các thông tin mang tinh nguyên nhân và lý do cũng như nhân thức của vấn đề ảnh hưởng của đồ ăn nhanh đến sức khỏe của sinh viên trường Đại Học Khoa
  • 16. Học Xã Hội và Nhân văn hiện nay. Biên bản phỏng vấn sâu được xây dựng dựa trên những câu hỏi mở và những câu hỏi mang tính thăm dò ý kiến của các bạn sinh viên trong trường, với số lượng là 10 mẫu 1.11.2. Nghiên cứu định lượng A, Phương pháp nghiên cứu định lượng. Nhóm sử dụng bảng hỏi để thu thập các thông tin mang tinh định lượng dựa vào những câu hỏi mô ta tỷ lệ đồng tinh, tần suất, và các câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân để xác định các đặc điểm nhân khẩu của khách thể để làm rõ các thông tin. Nhóm nghiên cứu thu thập số liệu bằng google biểu mẫu và qua bảng hỏi bằng Nhóm nghiên cứu thu thập số liệu bằng google biểu mẫu và qua bảng hỏi bằng giấy, một số câu trả lời đã được google biểu mẫu phân tích số liệu sẵn. Nhằm nâng cao tính minh bạch, khách quan của bảng hỏi khi thu thập bằng google biểu mẫu, nhóm nghiên cứu bật chế độ thu thập email và yêu cầu người trả lời chỉ có thể trả lời một lần. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu chủ động tiếp cận và xin thu thập dữ liệu với cá nhân, sau đó trả lời trực tiếp trên google biểu mẫu, tránh việc phát phiếu và không thu lại được từ cá nhân, hoặc cá nhân xao nhãng trong quá trình điền bảng hỏi. B, Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Trên cơ sở những nghiên cứu và những công bố học thuật có sẵn, nhóm sẽ tổng hợp các tài liệu liên quan đến vấn đề đồ ăn nhanh và sức khỏe của sinh viên, từ đó dùng những nguồn dữ liệu liên quan để làm rõ thêm vấn đề . 1.11.3.Phương Pháp Chọn mẫu. Mẫu được chọn với phương thức ngẫu nhiên phi xác suất với tổng số mẫu là 110 mẫu . Với tổng số mẫu bảng hỏi là 100 mẫu và biên bản phỏng vấn sâu là 10 biên bản. Dựa trên cơ sở các sinh viên đang theo học tại trường ĐH KHXH và NV tại tất cả các khoa trong trường . Hình thức thực chủ yếu là hình thức thực hiện trực tuyến thông qua google forms và gọi trực tuyến. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội là một trường đầu ngành trong cả nước về lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước về các ngành khoa học xã hội. Với bề dày truyền thống hơn 70 năm hình thành và phát triển, là một trong những cơ sở đào tạo có uy tín và chất lượng hàng đầu Việt Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của nước ta trong giai đoạn hiện nay, với sự mở cửa hội nhập hàng loạt các nhãn hiệu đồ ăn nhanh được du nhập vào nước ta cùng
  • 17. với lối sống công nghiệp làm cho khoảng trống thời gian của con người bị rút ngắn nên đồ ăn nhanh được tạo cơ hội phát triển với những mặt lợi của nó như nhanh, gọn nhẹ, rẻ.. đồ ăn nhanh đang được sử dụng rộng rãi đối với sinh viên trường ĐH KHXH&NV – ĐHQGHN. Sinh viên, tầng lớp tri thức của xã hội đang phải đối mặt với thách thức to lớn về sự thiếu hiểu biết về sức khỏe, thiếu những kỹ năng và kiến thức để ứng phó với các vấn đề sức khỏe của cá nhân minh, … Hiện nay, một bộ phận sinh viên có những hành vi sức khỏe không đung như, sử dụng đồ ăn nhanh với tuần xuất lớn , chưa có nhận thức đung về hanh vi sức khỏe của cá nhân … Đặc biệt là vấn đề sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên trường ĐH KHXH&NV – ĐHQGHN vẫn là một vấn đề nan giải đã và đang gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe của cá nhân và sức khỏe của nhôm sinh viên trường. 1.12. Khái quát chung về dịch vụ đồ ăn nhanh tại Việt Nam và trên Thế Giới 1.12.1.Trên thế giới Một trong những người sáng lập nên ngành công nghiệp fast-food là Carl Karcher, sinh trường tại Ohio (Mỹ). Năm 1939, ông đến California và mua một chiếc xe ngựa để đi bán xúc xích dạo cho khách ngồi trong xe hơi. Công việc rất phát triển, Carl đã mở một quầy ăn di động chuyên phục vụ cho các thực khách ngồi trong ô tô với tên gọi “Quầy thịt nướng lưu động dành cho thực khách xe hơi Carl" (Carl's Drive-in Barbecue). Cũng trong thời gian đó, hai anh em nhà McDonald, Richard và Maurice, đã rời quê nhà New Hampshire, đến California mở một rạp hát nhưng thất bại. Biết dân Mỹ đang rất thích ăn trong quầy hàng drive-in, họ đã mở một quầy hàng như thế tại Pasadena, California vào năm 1939 với tên gọi “Thịt băm viên nổi tiếng của McDonald" (McDonald's Famous Hamburgers). Cuối những năm 1940, anh em nhà McDonald cảm thấy mệt mỏi với việc phải thay những đĩa, đồ thủy tinh, đồ bạc nên đã quyết định đóng cửa quầy hàng và mở một quầy hàng McDonald mới với thức ăn được để trong túi, bao nhựa hoặc giấy. Nhiều doanh nghiệp trên khắp nước Mỹ đã tìm đến quấy hàng McDonald ở California để xem quầy hàng hoạt động như thế nào.
  • 18. Sau đó họ đã trở về địa phương và dựng lên những quây hàng giống McDonald của riêng minh như Burger King. Taco Bell. Wendy's Old - Fashioned Hamburgers. Dunkin' Donuts. Kentucky Friend Chicken (KFC')... Ngay cả Carl Karcher. cha đẻ của ngành thức ăn nhanh đã khởi nghiệp bằng việc bán xúc xích trên xe ngựa , cũng mở một loạt các quầy hàng thức ăn nhanh với tên gọi là Cael Jr.s Và hiện nay hàng loạt thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng đã có mặt trên thế giới ( KFC, Lotteria , Jollibee Pizza Hut … )với chủng loại đa dạng và phong phú .(Phạm Hùng Tiến, 2014) 1.12.2. Tại Việt Nam Tại Việt Nam , kể từ khi cửa hàng thức ăn nhanh đầu tiên xuất hiện tại TP.HCM năm 1994 ( Chicken Texas trên đường Nguyễn Trãi , Quận 1 ) đến nay đã xuất hiện những chuỗi hàng fastfood theo các phong cách Âu, Mỹ, Á pha trộn với thói quen ẩm thực kiểu Việt Nam. Bên cạnh bánh mì kẹp thịt Hamburger, gà chiến, khoai tây trộn sốt salad bắp cải, salad bắp non... Đến năm 2005, nếu chỉ tính các điểm bán thiết kế theo hệ thống có thương hiệu như KFC, Lotteria, Jollibee, Chicken Town, Manhattan... thì chỉ có 27 cửa hàng, bên cạnh đó còn có hơn 30 nhà hàng, tiệm bánh quy mô nhỏ đặt trong các siêu thị, trung tâm thương mại, khu vực dân cư đông đú... chuyên bán bánh pizza, hamburger, mì Ý, salad trộn.. với các hiệu Win Chicken, Monaco, Hollywood, Mama... Đó là chưa kế đến hệ thống hàng trăm xe đẩy, tiệm bán thức ăn nhanh theo kiểu Việt Nam với bánh tươi, bánh mì kẹp thịt, các loại bánh làm từ gạo, nếp.. Hiện nay thị trường Thức ăn nhanh tại Việt Nam đang diễn ra những cuộc cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt. KFC, Lotteria, Jollibee, rồi Gloria Jean's Coffees… liên tục mở cửa hàng ở những địa điểm đẹp tại TP.HCM và có nhiều dự đoán về sự hiện diện tiếp theo của McDonald's và Starbucks hai thương hiệu hàng đầu của Mỹ. KFC đang đẩy nhanh tốc độ mở cửa hàng tại Việt Nam 13-15 cửa hàng/năm. Hiện đã có 44 cửa hàng thức ăn nhanh KFC tại Việt Nam, và 3 năm nữa sẽ là 100 cửa hàng. Cùng với thương hiệu Mỹ này, tốc độ mở rộng mạng lưới của Lotteria - một thương hiệu thức ăn nhanh khác của Hàn Quốc - cũng đang chiếm những vị trí “chiến lược" ở TP.HCM. Cho đến nay, Lotteria đã có 35 cửa hàng trên cả nước. Sức hấp dẫn này khiển Pizza Hut một đại gia" nhà hàng của Mỹ không thể bỏ qua. Hai nhà hàng đầu tiên của Pizza Hut, mỗi nhà hàng được đầu tư khoảng nửa triệu USD đã lần lượt xuất hiện ở TP. HCM . Kế
  • 19. Hoạch của “ nhà hàng không chỉ có bánh Pizza” này đến năm 2010 sẽ có 20 nhà hàng tại Việt Nam , trong đó chủ yếu ở TP . HCM . Tuy nhiên hiện nay việc kinh doanh thức ăn nhanh của các thương hiệu lớn của nước ngoài chủ yếu là do các công ty nước ngoài đứng ra đảm nhận. có rất ít công ty trong nước mua được nhượng quyền trực tiếp từ các thương hiệu lớn . KFC hay Pizza Hut đều nhượng quyền lại cho các công ty Singapore hay Malaysia .(Phạm Hùng Tiến, 2014) 1.12.3.Khái niệm đặc điểm dịch vụ đồ ăn nhanh . 1.12.3.1. Khái niệm đồ ăn nhanh. Ở Việt Nam, cứ theo định nghĩa của từ điển Merriam-Webster: Thức ăn nhanh là thức ăn đã được chế biến sẵn, đóng gói sẵn và đem soạn ra, phục vụ một cách rất nhanh. Chúng ta cũng có khá nhiều thức ăn nhanh (fast food)Đúng nghĩa, hợp khẩu vị, đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng và đặc biệt giá cả cực kỳ hợp lý. => Như vậy: Dịch vụ ăn nhanh là một loại hình dịch vụ thực hiện các hoạt động cung cấp các loại thức ăn đã được chế biến sẵn, đóng gói sẵn và phục vụ một cách nhanh chóng cho khách hàng trong không gian và thời gian nhất định như : Nhà hàng, Quán bar , Khu du lịch .... 1.12.3.2. Đặc điểm đồ ăn nhanh Dịch vụ ăn nhanh là một loại sản phẩm dịch vụ, do vậy nó mang đây đủ các đặc điểm của dịch vụ nói chung và một số đặc trưng riêng để tạo ra sự biệt của dịch vụ ăn nhanh với dịch vụ khác.  . Dịch vụ ăn nhanh khác mang tính vô hình tương đối : Dịch vụ ăn nhanh cũng là một dạng dịch vụ ăn uống nhưng phục vụ những món ăn nhanh, các món ăn thường chế biến từ thức ăn sẵn là chủ yếu do vậy khách hàng khó đánh giá được chất lượng sản phẩm của nhà hàng này so với nhà hàng khác. Ngoài ra, khách hàng của dịch vụ ăn nhanh thường sử dụng dịch vụ rất nhanh nên
  • 20. khả năng cảm nhận thấp. Do đó, cảm giác sử dụng dịch vụ rất chung chung, nên dịch vụ ăn nhanh mang tính vô hình.  Sự tham gia của khách hàng vào quá trình tạo ra dịch vụ thấp , quá trình sản xuất - tiêu thụ dịch vụ nhanh : Trình sử dụng dịch vụ ăn nhanh thường có sự tương tác thấp của khách hàng với nhân viên vì thức ăn nhanh thường được chuẩn bị sẵn, do vậy khi khách hàng đến sử dụng dịch vụ thì được phục vụ ngay nên thời gian tiếp xúc khách hàng ngắn. Dịch vụ được sử dụng trong thời gian nhất định thường ngắn và khách hàng không yêu cầu cầu kỳ về yếu tổ phục vụ cũng như cơ sở vật chất. Do đặc thù phục vụ thức ăn nhanh và tập khách hàng thường là người đi làm nên thức ăn dành cho ăn nghỉ hạn hẹp nên quá trình tương tác tạo ra sản phẩm dịch vụ thấp .  Dịch vụ ăn nhanh thường có giá rẻ , phù hợp với mọi người , phục vụ mọi lúc mọi nơi : Dịch vụ ăn nhanh thường có nguồn nguyên liệu chính là thức ăn được chế biến sẵn như : bánh mỳ, xúc xích, rau xanh, thịt...do vậy thức ăn nhanh thường không được nhân viên chế biến nhiều mà chỉ cần kết hợp nguyên liệu có sẵn nên thời gian phục vụ nhanh, thức ăn sẵn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao phù hợp với mọi người. Thức ăn nhanh thường làm từ thực phẩm công nghiệp và công sức chế biến ít nên giá thành rẻ... Mặt khác, do thuận tiện trong khâu chế biến, nguyên liệu sẵn có, dễ tìm nên việc phục vụ diễn ra nhanh chóng, cửa hàng đa dạng và địa bàn kinh doanh có ở khắp mọi nơi. Dịch vụ ăn nhanh cũng mang tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng dịch vụ, không thể tách rời .  Dịch vụ ăn nhanh mang tính không đồng nhất : Cảm nhận của mọi người thường khác nhau, mỗi người có cách đánh giá riêng của mình dựa vào quá trình cảm nhận riêng của từng người. Do vậy, sau khi tiêu dùng
  • 21. dịch vụ xong mỗi người có một cảm giác khác nhau, cách đánh giá khác nhau. Nhưng dịch vụ ăn nhanh thường có thời gian tiêu dùng dịch vụ nhanh và các sản phẩm thức ăn nhanh thường có chất lượng trơng đổi đồng đều nên cảm giác không khác biệt nhau lắm .  Quy trình phục vụ dịch vụ ăn nhanh đơn giản hơn, cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo, hợp lý : Do nguồn nguyên liệu có sẵn , đội ngũ nhân viên không cần nhiều và do tính chất khách hàng sử dụng dịch vụ ăn nhanh thường là người bận rộn nên quá trình phục vụ đơn giản hơn nhiều so với các hình thức kinh doanh ăn uống khác. Khách hàng đến với nhà hàng ăn nhanh chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu ăn uống nên khi thiết kế hệ thống phân phát trong nhà hàng ăn nhanh phải thiết kế đơn giản từ quá trình phân phát dịch vụ , đội ngũ lao động , cơ sở vật chất trang thiết bị … sao cho nhanh chóng và hiệu quả với chi phí thấp . Việc bố chí lao động được giữ mức tối thiểu cho việc phục vụ khách hàng đặt thức ăn , tìm chỗ ngồi , xếp xhoox ngồi như là sự hứng thú của riêng họ. (Trương Quang Hải, 2019)
  • 22. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐỒ ĂN NHANH CỦA SINH VIÊN NHÂN VĂN 2.1. Nhận thức của sinh viên về đồ ăn nhanh. Theo khảo sát của nhóm trên 93 bảng hỏi thu được 37% số sinh viên cho rằng đồ ăn nhanh là “tên gọi chung của các loại thức ăn được chế biến và phục vụ cho người ăn một cách nhanh chóng .Bất kỳ món ăn nào được phục vụ nhanh chóng đều được phục vụ nhanh chóng . Với 57% định nghĩa đồ ăn bao gồm các yếu tố nhỏ gọn mang hương vị hấp dẫn,trình bày bắt mắt ,kích thích người ăn,là thực phẩm chế biến tại một cửa hàng với các thành phần được làm nóng hoặc chế biến trước và phục vụ khách với hình thức gói mang đi,là thức ăn xu hướng của giới trẻ của ở các thành phố lớn, là đồ ăn phù hợp với lối sống năng động hiện đại. 69,8% người được hỏi thích đồ ăn nhanh vì hương vị và đặc tính nhanh chóng tiện lợi. Có tới 90,3% người được hỏi trả lời đã sử dụng đồ ăn nhanh thì ta thấy được sự phổ biến và vị thế của đồ ăn nhanh đã chiếm một vị trí trong đời sống sinh viên ngày nay. Nhưng cũng có 30,2 % sinh viên được hỏi trả lời là không thích đồ ăn nhanh vì nhận thức được tác hại của đồ ăn nhanh tới sức khỏe,không hợp khẩu vị và giá thành cao. Biểu đồ 1: thể hiện mức độ nhận thức của sinh viên về các tác hại của đồ ăn nhanh. Đa số sinh viên được hỏi thì có sự thống nhất về câu trả lời về lợi ích lớn nhất của đồ ăn nhanh là sự nhanh chóng và tiện lợi (90,3 %). Sinh viên vốn là những con người nhiệt huyết lắm nhựa sống cũng ưa cái mới nên tiếp thu các văn hóa mới rất
  • 23. nhanh. Với bối cảnh xã hội phát triển và guồng quay cuộc sống rất nhiều sinh viên đã không chỉ có việc học mà còn đã chủ động đi làm thêm để tăng thu nhập hay tham gia các hoạt động của Đoàn ,CLB và xã hội nhiều hơn nên quỹ thời gian cho cá nhân như ăn uống nghỉ ngơi hạn hẹp đi rất nhiều vậy nên yếu tố tiện lợi và nhanh chóng được sinh viên lựa chính vì lý do này mà đồ ăn nhanh đang được coi là xu hướng đồ ăn của giới trẻ ngày nay. 2.2. Mức độ sử dụng và tần suất sử dụng Để góp phần đánh giá thực trạng và các yếu tố liên quan đến việc tiêu thụ thức ăn nhanh của sinh viên Hà Nội, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp làm thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt của nhiều người, nhóm đã thực hiện khảo sát trên 100 bạn sinh viên đến từ các khoa khác nhau của trường đại học KHXH&NV trên địa bàn Thành phố Hà Nội.Kết quả cho thấy xu hướng tiêu thụ thường xuyên thức ăn nhanh là rất phổ biến:91,4% các bạn được khảo sát thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh, chỉ có 8,6% còn lại là ít khi sử dụng . Như vậy, tiêu thụ thường xuyên các mặt hàng thức ăn nhanh đã xác định là xu hướng ở hơn 90% người tham gia khảo sát, kể cả nam giới và nữ giới Với thu nhập của người Việt Nam ngày càng được cao cùng với thực hiện kế hoạch hóa gia đình nên số con của mỗi gia đình giảm đáng kể nên gia đình có thể chu cấp nhiều hơn cho sinh viên . Sinh viên hiện đại cũng dễ dàng kiếm được cộng việc làm thêm ngoài nguồn chu cấp của cha mẹ từ đó tự chủ tài chính hơn . Theo khảo sát của nhóm thì thu nhập của đa số sinh viên là trên 2 triệu / tháng .48,4 % có thu nhập từ 2-3 triệu/ tháng , 17.2% từ 3-6 triệu/ tháng , 10,8% trên 6 triệu . và dưới 1 triệu chỉ chiếm 23,7%. Trong khi thu nhập bình quân của Việt Nam năm 2019 là 4,6 triệu/người .Ta thấy được mức thu nhập của sinh viên không quá hạn hẹp từ đó việc đầu tư vào ăn uống của sinh viên từ đó cũng không eo hẹp với 60,2% người được hỏi trả lời là thu nhập đáp ứng được nhu cầu ăn uống và sinh hoạt của bản thân.
  • 24. Biểu đồ 2: thu nhập của sinh viên hàng tháng. Việc chi tiền cho đồ ăn nhanh có sự phân chia khá đa dạng. Khi phần lớn sinh viên chi ra hơn 100.000đ cho đồ ăn nhanh cụ thể :Chi từ 100.000-300.000 chiếm nhiều nhất với 31,2 % tiếp đến là 300.000-500.000đ với 21,5% ,500.000-1.000.000 chiếm 9,7% , cuối cùng trên 1.000.000 chiếm 11,8%. Và có ¼ số người được hỏi chi cho đồ ăn nhanh dưới 100.000 tương ứng với 25,8% chúng ta thấy được sự tương đồng này với nhóm có thu nhập dưới 1.000.000 cũng chiếm 23,7% hay nhóm có thu nhập trên 6 triệu chiếm 10,6% thì nhóm chi tiêu trên 1 triệu cho đồ ăn nhanh cũng chiếm 11,8% từ đó ta thấy được sự liên hệ giữa mức độ chi tiêu cho đồ ăn nhanh tỉ lệ thuận với đồ ăn nhanh từ đó cũng giải thích cho việc rằng sinh viên đi làm kiếm thêm thu nhập thì thời gian dành cho nấu ăn sẽ hạn chế đi và từ đó tăng mức độ sử dụng đồ ăn nhanh.
  • 25. Biểu đồ 3: Thể hiện khoản tiền trung bình hàng tháng của các bạn sinh viên dành cho việc chi tiêu cho đồ ăn nhanh. Biều đồ 4: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sinh viên tham gia phong vấn có sử dụng đồ ăn nhanh. Ngoài ra tần suất sử dụng đồ ăn nhanh của các bạn sinh viên cũng khá lớn khi tỉ lệ sử dụng từ 2- 4 lần/ tuần chiếm 47,3%, từ 4-6 lần/ tuần chiếm 7,5% và trên 6 lần/ tuần chiếm 4,3% .
  • 26. Biểu đồ 5: Thể hiện số lượng sử dụng đồ ăn nhanh của các bạn sinh viên trong 1 tuần. Cũng theo kết quả khảo sát, các bạn sinh viên sử dụng thức ăn nhanh rất nhiều : họ muốn tiện lợi,được phục vụ nhanh chóng, nhiều món ăn ngon miệng và bắt mắt, được bán ở nhiều nơi nên thuận tiện trên đường đi làm hay đi học,.. đặc biệt là để thỏa mãn nhu cầu ăn uống mới lạ của bản thân: khi thèm ăn, khi rảnh quá không có gì làm và muốn giết thời gian, khi stress và ăn uống là cách để họ giải tỏa căng thẳng, khi được bạn bè mời đi ăn trong các dịp cuối tuần, ngày lễ của họ như sinh nhật, lễ kỷ niệm… hoặc đơn giản đi ăn sau giờ học và thậm chí để thay thế các bữa ăn chính của bản thân. Ngoài ra, khi có các chương trình khuyến mãi, ưu đãi dành cho sinh viên cũng thu hút họ sử dụng thức ăn nhanh mặc dù không có nhu cầu, tuy nhiên ở một mức độ ít hơn. “Dù biết rằng thức ăn nhanh rất nghèo chất dinh dưỡng, nhiều năng lượng, chất béo trung tính, cholesterol và các chất gây nghiện thực phẩm; Không an toàn khi tiêu dùng, có hại cho môi trường, 61,5% sinh viên vẫn thường xuyên ăn thức ăn nhanh vì ngon, 56,3% ăn vì giá cả phải chăng, 44,5% ăn vì vị trí thuận tiện và khoảng 40% thường xuyên ăn thức ăn nhanh bởi cửa hàng sạch sẽ và dịch vụ nhanh chóng. Bánh mì Việt Nam, đồ ăn nhanh phương tây và mì gói là những thức ăn nhanh phổ biến nhất trong giới trẻ hiện nay”, Ông Trịnh Hồng Sơn - Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho hay.
  • 27. 2.3. Ảnh hưởng của đồ ăn nhanh đến sinh viên 2.3.1. Lợi ích của đồ ăn nhanh Thế giới ngày nay ngày càng phát triển và hiện đại. Điều này khiến cho xu hướng tiêu dùng của con người cũng thay đổi theo. Người ta có nhu cầu sử dụng những sản phẩm mang đến sự tiện lợi, nhanh chóng. Thức ăn nhanh cũng vì thế mà được ưa chuộng. Với đặc điểm là những món ăn đơn giản, hấp dẫn, bắt mắt, loại thức ăn này trở thành lựa chọn ưu tiên dành cho đông đảo người tiêu dùng. Đầu tiên, nó tiết kiệm thời gian của mọi người, họ không cần phải nấu ăn hoặc chuẩn bị bữa ăn, chỉ cần đi đến một nhà hàng thức ăn nhanh, họ có thể thưởng thức bữa ăn của họ ở đó. Và như vậy, ăn uống và có một bữa no nê không phải là vấn đề bởi vì bất cứ ai cũng có thể đi bộ vài mét hoặc băng qua đường và thức ăn đã có sẵn ở đó rồi. Có thể khi tự mua thực phẩm về nhà chế biến. Bạn mất khá nhiều thời gian để sơ chế, nấu nướng, rồi mới sử dụng. Thì đối với fast food, bạn có thể bỏ qua những công đoạn đó. Đó là lý do tại sao thức ăn nhanh được lựa chọn bởi công nhân, nhân viên văn phòng và những người luôn bận rộn. Thức ăn nhanh không cần chế biến cầu kỳ, không tốn thời gian và công sức. Vì vậy nó mang tới sự đơn giản và tiện lợi cho khách hàng. Họ thích sự tiện lợi này bởi vì phù hợp với cách sống hiện đại ngày nay. Bạn có thể vừa sử dụng những món ăn nhanh, vừa trò chuyện, làm việc. Hơn nữa chỉ cần 10 phút, 15 phút là đã cung cấp được khá nhiều năng lượng. Tức là chỉ khoảng một nửa thời gian so với việc tự tay nấu nướng. Theo khảo sát của nhóm đã thu được thì đến 90,3% các bạn sinh viên đồng ý việc ý kiến cho rằng thức ăn nhanh rất tiện lợi, nhanh chóng, phù hợp với cuộc sống hiện tại của sinh viên. 43% các bạn sinh viên cho rằng ưu điểm của thức ăn nhanh là đa dạng, mới lạ, nhiều màu sắc, hình thù mà lại còn ngon miệng. 26,9% lựa chọn quán ăn nhanh vì mắc sắc và không gian quán trang trí phù hợp cho giới trẻ sống ảo.
  • 28. Biểu đồ 6: quan điểm sở thích của sinh viên về đô ăn nhanh và lợi ích của nó. Hơn nữa, đúng là thức ăn nhanh cung cấp một lượng năng lượng khổng lồ, vì vậy nó rất phù hợp cho những người phải làm việc trong nhiều giờ mà không nghỉ ngơi. Các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như KFC,....không còn lạ lẫm với người dân tại các đô thị, đặc biệt là giới trẻ. Đa phần các loại thức ăn nhanh kiểu này được chế biến theo cách chiên trong dầu, nên một đặc điểm chung của các loại thức ăn nhanh này là rất giàu năng lượng... thức ăn nhanh bán công nghiệp (gà rán, hamburger, bánh pizza...). Lượng calo bên trong thức ăn nhanh giúp họ duy trì sức mạnh cũng như sự tỉnh táo. Biểu đồ 7: Thể hiện những thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng sinh viên thích.
  • 29. Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều những món ăn nhanh mới. Bên cạnh đó, những thương hiệu, hay những cửa hàng ven đường kinh doanh loại thực phẩm này cũng ngày một nhiều. Hình thức kinh doanh nhượng quyền (franchise) tạo điều kiện cho các thương hiệu thức ăn nhanh phát triển mạnh mẽ và ngày càng phổ biến khắp thế giới: KFC, Lotteria, McDonald’s, Pizza Hut, Burger King, Subway… Bởi vậy, sự lựa chọn của chúng ta cũng trở nên đa dạng hơn. Các cửa hàng đồ ăn nhanh cũng hay triển khai các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, chế độ ưu đãi có lợi cho khách hàng, do đó gây được sự chú ý của khách hàng, đặc biệt là những người trẻ. Bạn có thể lựa chọn fast food để ăn vặt cùng với bạn bè. Hay để dành cho một bữa ăn ấm cúng với gia đình. Thức ăn nhanh là sự kết của nhiều nguyên liệu phong phú. Vậy nên món ăn ngon, hấp dẫn hơn và phù hợp với khẩu vị của mọi người. Các thương hiệu kinh doanh đồ ăn nhanh ngày càng đưa ra thị trường nhiều món ăn mang đến sự mới mẻ, độc đáo cũng như quan tâm tới sức khỏe của khách hàng. 2.3.2 Tác hại của đồ ăn nhanh 2.3.2.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe Ngoài sự đa dạng phong phú cả về hình thức lẫn hương vị thì phần lớn khi nhắc tới đồ ăn nhanh, mọi người sẽ lập tức nghĩ đến những tác hại mà chúng đem lại. Theo tác giả Thu Hà, những căn bệnh dưới đây là những căn bệnh mà người tiêu dùng dễ dàng gặp phải khi tiêu thụ quá nhiều đồ ăn nhanh trong một thời gian ngắn. - Tăng cân, béo phì và áp lực xương khớp: Đồ ăn nhanh được chế biến với lượng dầu mỡ vô cùng lớn, vì vậy nó chứa rất nhiều chất béo, calo và tinh bột khiến bạn nhanh chóng tăng cân và béo phì. Thừa cân và béo phì do thức ăn nhanh sẽ gây áp lực lên xương khớp, đặc biệt là hông và đầu gối. Điều này không chỉ làm vận động trở nên khó khăn hơn mà còn làm tăng các cơn đau khớp và khiến bạn dễ bị gãy xương hơn. - Tăng lượng đường trong máu: Đa số các loại thức ăn nhanh đều chứa nhiều carbohydrate, rất ít hoặc không có chất xơ. Khi tiêu hóa những thực phẩm này, carbs được giải phóng dưới dạng glucose (đường) vào máu dẫn đến làm tăng lượng đường trong máu. Khi lượng đường trong máu tăng lên, cơ thể bạn sẽ tiết ra insulin để cân bằng. Theo thời gian, lượng đường tăng đột biến này có thể làm hao mòn tuyến tụy (cơ quan tạo ra insulin)
  • 30. - Tăng cholesterol xấu: Chất béo chuyển hóa là chất béo được tạo ra trong quá trình chế biến thực phẩm, nó thường được tìm thấy trong thức ăn nhanh. Tiêu thụ nhiều thực phẩm có chứa chất này sẽ làm tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và bệnh tim. - Gây đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy: Thức ăn nhanh cũng thường chứa nhiều muối. Sự kết hợp của chất béo, đường và muối khiến thức ăn nhanh ngon hơn, kích thích người tiêu dùng tiêu thụ số lượng lớn. Tuy nhiên, đó cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến cơ thể chúng ta bị tích nước, đầy hơi, chướng bụng sau khi ăn. Bên cạnh đó, vì được chế biến kỹ nên đồ ăn chiên rán hoặc nhiều kem có thể khó tiêu hóa. Nếu cơ thể không thể phân hủy, nó có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. - Tăng huyết áp và bệnh tim: Chế độ ăn có nhiều muối cũng nguy hiểm đối với những người mắc các bệnh về huyết áp. Ăn quá nhiều muối sẽ gây tăng huyết áp và làm hư hại mạch máu. Đồng thời tăng nguy cơ suy tim, đau tim và đột quỵ. - Khiến da nhanh lão hóa: Rất nhiều những thành phần không tốt cho da chứa trong thức ăn nhanh. Cụ thể như: Đường làm giảm mức độ collagen và dẫn đến các dấu hiệu lão hóa sớm như nếp nhăn. Muối khiến cơ thể tích nước gây ra bọng mắt. Lượng chất béo bão hòa cao kích hoạt các hormone gây ra mụn trứng cá. - Ảnh hưởng đến trí nhớ: Theo các chuyên gia, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa trong thức ăn nhanh sẽ khiến cơ thể tạo ra các mảng trong não. Những nguyên nhân này gây ra chứng sa sút trí tuệ và làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer hơn so với những người không sử dụng thức ăn nhanh. - Dễ mắc bệnh răng miệng: Lượng carbs và đường cao chứa trong thức ăn nhanh sẽ làm tăng lượng axit trong miệng. Những chất này khiến men răng bị bào mòn và làm tăng nguy cơ bị sâu răng và các bệnh về nướu. Trong bảng khảo sát của nhóm, 98% các bạn tham gia làm khảo sát đều đồng tình với những căn bệnh có thể mắc nếu sử dụng đồ ăn nhanh với tần suất cao. Cụ thể:
  • 31. Biểu đồ 8: Thể hiện mức độ đồng ý của các bạn sinh viên về tác hại của đồ ăn nhanh. Ngoài những thông tin chính thức về các căn bệnh có thể mắc phải khi tiêu thụ quá nhiều đồ ăn nhanh của Bộ Y tế thì qua các phương tiện truyền thông, các bạn đã nhận thức được đồ ăn nhanh rất hại cho sức khỏe bởi 4 nguyên nhân chính: Nhiều dầu mỡ, nguyên liệu toàn là đồ đông lạnh, chứa nhiều chất bảo quản, khâu chế biến không đảm bảo vệ sinh. Qua bài phỏng vấn sâu của nhóm về vấn đề sức khỏe các bạn đã từng mắc phải khi sử dụng đồ ăn nhanh thì có tới 3 bạn trong 6 bạn thực hiện phỏng vấn sâu: Vân Anh, Mỹ Hạnh, Minh Hồng đã bị ảnh hưởng sức khỏe khi ăn thức ăn nhanh: Bạn Vân Anh và Mỹ Hạnh đã bị sưng họng và đau bụng khi ăn “xiên bẩn” – các loại viên chiên được bán trên các xe đẩy, dùng các loại dầu không rõ nguồn gốc để chiên đi chiên lại nhiều lần tại cổng trường. Bạn Minh Hồng thì bị đầy bụng và nổi mụn. Các bạn cho rằng, tuy các ảnh hưởng về sức khỏe đó không quá nghiêm trọng. Thế nhưng, nó vẫn có những ảnh hưởng nhất định, thậm chí là có những tác động không tốt cho cơ thể về lâu về dài. Các bữa ăn nhanh thường không đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng, bữa ăn không cân đối về khẩu phần nếu kéo dài và thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Hơn thế nữa, thức ăn nhanh có thể sản sinh ra một số chất độc hại trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm. 2.3.2.2 Ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe (thói quen sinh hoạt)
  • 32. Đồ ăn nhanh đã không còn quá xa lạ đối với người Việt Nam đặc biệt là các bạn sinh viên sống xa nhà. Việc sử dụng thức ăn nhanh đã trở thành trào lưu của các bạn. Mặc dù các bạn cũng ý thức được những tác hại của thức ăn nhanh nhưng vì tính tiện lợi như chế biến sẵn, thời gian chế biến ngắn, có thể ăn ngay hoặc mang đi nên vẫn được nhiều bạn lựa chọn. Qua bài khảo sát của nhóm tôi: “Ảnh hưởng của đồ ăn nhanh đến sức khỏe thanh niên Hà Nội hiện nay, Nghiên cứu trường hợp tại trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn.”, có tới 91 bạn sinh viên (91,4%) trong tổng số 100 bạn tham gia khảo sát có sử dụng thức ăn nhanh. Bên cạnh đó, các biên bản phỏng vấn sâu từ các bạn sinh viên, nhóm tôi nhận định rằng thức ăn nhanh không quá ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt hàng ngày của các bạn sinh viên. Đối với các bạn, thức ăn nhanh chỉ là lựa chọn trong các trường hợp như: đi làm về muộn, không có thời gian nấu trong ngày, cùng ăn với bạn bè. Nhìn chung, nhờ sự tuyên truyền tích cực của báo đài và các phương tiện truyền thông, hầu hết các bạn sinh viên tham gia thực hiện bài khảo sát đều đã nhận thức được những tác hại tiềm ẩn của việc đồ ăn nhanh. Vì vậy, tần suất sử dụng đồ ăn nhanh của các bạn không nhiều lắm. Cụ thể: Chiếm tới 47,3% (44 bạn) sử dụng đồ ăn nhanh từ 2-4 lần trong một tuần. Chiếm vị trí thứ hai là 40,9% (38 bạn) sử dụng đồ ăn nhanh dưới 2 lần/tuần. Từ 4-6 lần/tuần chỉ có 7,5% (7 bạn). Và chỉ có 4,3% (4 bạn) tiêu thụ đồ ăn nhanh trên 6 lần trong một tuần. Tóm lại, tuy là sinh viên sống xa nhà, nhưng gần như các bạn đã nắm được những tác hại của đồ ăn nhanh và hạn chế hết mức có thể, trừ những trường hợp hi hữu. Vì vậy, đây được là một tín hiệu đáng mừng cho thế hệ sinh viên.
  • 33. CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC SỬ DỤNG THỨC ĂN NHANH CỦA SINH VIÊN 3.1. Nguyên nhân bên trong 3.1.1. Tuổi tác Có thể nói, tuổi tác là yếu tố chính ảnh hưởng đến thói quen sử dụng đồ ăn nhanh của người dân hiện nay. Ở tuổi 30, 40 hay 50 trở lên, cơ thể chúng ta thường gặp các vấn đề về sự thay đổi nội tiết tố, đường tiêu hoá và sự thay đổi hóc môn nên sinh ra cảm giác chán ăn, ăn không thấy ngon miệng. Ngược lại, ở lứa tuổi trẻ từ 15 – 25, cơ thể đang trong độ sung sức nhất, mạnh khoẻ nhất nên cơ thể luôn ở trạng thái tốt. Ở lứa tuổi này, sự tò mò hay sự ngon miệng chính là yếu tố được đưa lên hàng đầu mỗi khi họ lựa chọn đồ ăn. Cũng vì sự bắt mắt, mùi vị hấp dẫn, nhanh và tiện lợi mà đồ ăn nhanh được trở thành lựa chọn ưu tiên. Theo kết quả Điều tra nghiên cứu "Thực trạng và các yếu tố liên quan tới tiêu thụ thức ăn nhanh ở người 15-25 tuổi ở một số vùng nông thôn và thành thị Hà Nội" được Viện Dinh dưỡng Quốc gia thực hiện vào cuối năm 2020 vừa công bố cho thấy: bánh mì Việt Nam, đồ ăn nhanh phương tây và mì gói là những thức ăn nhanh phổ biến nhất trong giới trẻ hiện nay.” – theo Infonet – chuyên trang của Vietnamnet. Nói như vậy để có thể thấy, những sản phẩm đồ ăn nhanh hiện nay được tiêu thụ chủ yếu ở người trẻ. Trong trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, có đến 91.4% sinh viên được hỏi trả lời hiện đang sử dụng đồ ăn nhanh. Đây là một con số không hề nhỏ. Và khi được hỏi về lý do chọn đồ ăn nhanh thì có đến 90.3% sinh viên trả lời vì nó ngon và tiện lợi. Sinh viên hầu hết là những người đi học xa nhà, phải tự nấu cơm nên nhiều khi do đi học về muộn, bận đi làm thêm hay không có thời gian, họ sẽ chọn đồ ăn ngoài cho nhanh thay vì nấu cơm. Lứa tuổi sinh viên là lứa tuổi hay tụ tập bạn bè nhiều, và để nhanh chóng tiện lợi, không cần phải dọn dẹp mà lại vừa túi tiền thì đồ ăn nhanh chính là sự lựa chọn tối ưu. Ngoài việc ngon – rẻ ra thì đồ ăn nhanh cũng là thứ thể hiện sự sành điệu của giới trẻ. Các hãng đồ ăn nhanh cũng rất biết cách nắm bắt tâm lý khác hàng, thường xuyên tung ra các đợt khuyến mãi để khuyến khích người mua hàng với mức giá rẻ. Đó cũng là lý do thu hút các bạn trẻ tụ tập bạn bè trong các dịp lễ hay kể cả ngày thường. 3.1.2. Giới tính
  • 34. Trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn đồ ăn nhanh ở người trẻ, giới tính cũng là một trog những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều và có sự chênh lệch khá lớn giữa các giới tính. Ở Nam giới, họ có xu hướng lựa chọn những loại thực phẩm mang tính chất lành mạnh hay thịnh soạn. Còn ở nữ giới, một bữa ăn nhanh gọn là sự lựa chọn ưu tiên do nó không mất công hay không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị. Một bài viết “Sở thích ăn uống giữa nam và nữ khác nhau từ bé” trên trang thông tin điện tử VNEXPRESS đã bàn về chủ đề nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Illinois, Mỹ liên quan đến sở thích ăn uống giữa các giới. Theo đó, “đàn ông tìm thấy sự dễ chịu ở những món ăn vẫn thường được mẹ nấu như khoai tây nghiền, mì ống, thịt và súp, hơn là kẹo bánh. Nhưng những gì gây dễ chịu cho đàn ông lại không mang lại sự ngon miệng cho phụ nữ. Bởi phụ nữ vẫn thường là người nấu ăn chính và ít khi được người khác phục vụ, nên họ chỉ thích thú với những món ăn ít công chế biến, như chocolate, kẹo và kem. Thực tế, một nghiên cứu đã tìm thấy 92% những người nghiện chocolate là phụ nữ.” Nói như vậy để có thể thấy, cũng vì vai trò giới mà xã hội gán lên cho mỗi giới (tức là người nữ giới sẽ luôn có vai trò nấu nướng dọn dẹp trong gia đình, còn nam giới thì có những trọng trách khác ngoài xã hội nên việc nhà là dành cho nữ giới) cho nên nữ giới cũng sinh ra xu hướng muốn được giải phóng, tránh bớt gian bếp quen thuộc và đầu tư thời gian cho việc khác. 3.1.3. Tình trạng kinh tế Song song với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, các thói quen ăn uống cũng trải qua những thay đổi nhất định. Thói quen ăn uống có tầm quan trọng đặc biệt đối với sinh viên đại học tuy nhiên hiện nay họ có xu hướng tiêu thụ những thực phẩm được cho là không lành mạnh như đồ uống có ga và đồ ăn nhanh. Một trong những tác động từ bên ngoài ảnh hưởng đến việc sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên có thể kể đến là do tình trạng kinh tế. Việc chi tiêu cho ăn uống là một trong những nhu cầusinh học cần thiết của con người, gồm 3 bữa sáng, trưa và tối. Để thảo mãn nhu cầu ăn uống, con người phải dành một phần thu nhập của mình cho việc đi chợ, nấu ăn và ăn uống. Sinh viên có một cuộc sống bận rộn với nhiều công việc, học tập nên việc sử dụng đồ ăn nhanh là khó tránh khỏi. Mức sống của dân cư được thể hiện cụ thể qua các chỉ tiêu như: mức thu nhập bình quân đầu người và mức chi tiêu đời sống bình quân đầu người. Về mặt lý thuyết, chi tiêu (tiêu
  • 35. dùng) được hiểu là lượng tiền của mỗi cá nhân dùng để sử dụng cho việc mua các loại hàng hoá nhằm phục vụ cho nhu cầu của bản thân, như tiền ăn, tiền mặc, tiền nhà,… mà cá nhân phải chi dùng mỗi tháng. Mỗi một số tiền chi ra cho công việc này đều phục vụ cho nhu cầu của bản thân của họ. Với đối tượng nghiên cứu là sinh viên, phần thu nhập được xem xét trong điều kiện cá nhân gồm hai nguồn tạo ra là nguồn phụ cấp từ gia đình và thu nhập từ làm thêm. Và thu nhập là yếu tố quyết định đến tiêu dùng, tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập, thu nhập cao thì mức tiêu dùng cũng sẽ cao.  Phụ cấp gia đình: Khoản thu nhập ngoài lao động của sinh viên, là khoản tiền mà gia đình cung cấp hàng tháng cho họ để trang trải cuộc sống học tập, làm việc hay tất cả các khoản thu nhập tự có khác.  Thu nhập từ đi làm thêm: Đó là khoản thu nhập mà sinh viên đi làm thêm kiếm được khi tham gia vào thị trường lao động. Trong bộ câu hỏi khảo sát mà nhóm nghiên cứu thực hiện với đề tài “Ảnh hưởng của đồ ăn nhanh đến sức khoẻ thanh niên Hà Nội hiện nay” cho thấy thu nhập hàng tháng của sinh viên đa số rơi vào khoảng từ 2-3 triệu đồng, số ít có mức thu nhập thấp hơn hoặc cao hơn. Với câu hỏi “Bạn có cảm thấy khoản thu nhập này đáp ứng dủ được nhu cầu sinh hoạt và ăn uống của bạn không” thì có 60.2% câu trả lời cảm thấy khoản thu nhập có thể đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và ăn uống, số còn lại cho rằng thu nhập của bản thân không đủ để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu. Tình trạng kinh tế là điều kiện tiên quyết để người tiêu dùng có thể mua được hàng hoá, dịch vụ. Khi ngân sách tiêu dùng càng cao thì tỷ lệ phân bố cho tiêu dùng các hàng xa xỉ càng tăng lên, tỷ lệ chi tiêu cho các hàng thiết yếu càng giảm xuống. Vậy nên những người có khoản thu nhập không đủ để đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt và ăn uống lập luận rằng thực phẩm lành mạnh có giá cao hơn dựa vào đo lường chi phí và hàm lượng dinh dưỡng. Thực tế, một nghiên cứu gần đây của Vương quốc Anh cho thấy rằng thực phẩm lành mạnh đắt hơn gấp ba lần so với thực phẩm có hại cho sức khoẻ và mức giá của thực phẩm lành mạnh ngày càng tăng trong 10 năm trở lại đây. Kết quả từ các nghiên cứu đều cho thấy rằng các loại thực phẩm và đồ uống lành mạnh luôn đắt hơn so với đồ ăn nhanh.
  • 36. Biểu đồ 9: Thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên đối với khoản thu nhập và nhưu cầu tiêu dùng cá nhân. 3.1.4. Động cơ sử dụng Với nhu cầu ngày càng cao của con người, kèm theo đó là sự phát triển vượt bậc của đời sống xã hội, những nhu cầu mới nảy sinh và đòi hỏi xã hội, khoa học phải đáp ứng nó. Quay ngược lại với mốc thời gian khoảng 40 năm về trước, xã hội Việt Nam đang trong bối cảnh nền kinh tế bao cấp, thức ăn, hàng hóa phải mua theo tem phiếu, bữa cơm trong gia đình luôn rõ ràng và rành mạch theo đúng thời gian một ngày là sáng, trưa và tối. Tuy nhiên, xã hội hiện đại ngày nay đang dần hình thành và phá bỏ mọi nguyên tắc của xã hội cũ. Không nhất thiết bạn phải ăn đúng và đủ bữa, bạn có thể linh động thời gian của cá nhân và sắp xếp sao lúc đó bạn đói thì bạn sẽ ăn, và ăn thì sẽ là ăn ngon chứ không phải ăn no như thời kỳ trước. Chính vì những nhu cầu mới, nên dường như văn hóa đồ ăn nhanh đang ngày càng phát triển mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam và đối tượng tiếp cận, sử dụng nó thường xuyên và tần suất vô cùng lớn đó chính là sinh viên. Trong một khảo sát nghiên cứu và nhóm nghiên cứu thực hiện với tên gọi “Ảnh hưởng của đồ ăn nhanh đến sức khỏe thanh niên Hà Nội hiện nay - nghiên cứu trường hợp sinh viên tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.” Khảo sát đã thu về được 93 câu trả lời, và với biến câu hỏi “Bạn có thích đồ ăn nhanh không. Vì sao?”. Đã thu về được rất nhiều câu trả lời “Có” và kèm theo diễn giải đi kèm như “Nó rất tiện lợi, không tốn nhiều thời gian nấu nướng của mình”, hay “Nó nhanh chóng và tiện dụng”, hoặc “Nó không làm mất quá nhiều thời gian và mình có thể làm được nhiều việc khác”. Trong bộ phỏng vấn sâu mà nhóm nghiên cứu thực hiện để làm dẫn chứng cho đề tài, với câu hỏi “Nếu không thể
  • 37. nấu cơm bạn sẽ chọn giải pháp nào cho bữa ăn của bản?” đã rất nhiều ý kiến được đưa ra về câu hỏi này như: “Tất nhiên là nếu không thể nấu cơm mình sẽ chọn mua đồ ăn bên ngoài, một phần đi làm về cũng khá muộn và mệt nên mình không muốn bày vẽ nấu nướng nữa.” [PVS số 6, nữ, 21 tuổi, sinh viên khoa Xã hội học] hoặc như “Vì việc học khá bận rộn nên thỉnh thoảng mình không thể nấu cơm, vì vậy giải pháp của mình là gọi đồ ăn nhanh qua các app. Nhưng mình cố gắng hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh nhiều nhất có thể.”[PVS số 1, nam, 21 tuổi, sinh viên khoa Báo truyền hình] hay “Mình hầu như không tự nấu ăn bao giờ vì phòng ký túc xá có diện tích khá nhỏ và thiếu tiện nghi. Nếu muốn nấu ăn thì sẽ phải sắm sửa thêm đồ và hơn nữa ở ký túc xá cũng cấm không cho nấu ăn nên mình hay chọn ăn đồ ăn nhanh ở bên ngoài. Ký túc xá cũng có căng tin nhưng mình ăn thử vài lần thì thấy không ngon lắm và món ăn cũng không đa dạng”[PVS số 03, nữ, 22 tuổi, sinh viên khoa Quốc tế học ], ngoài ra còn có ý kiến như “Em sẽ đi tới siêu thị, mua đồ ăn nhanh như mì tôm, cháo ăn liền hoặc thi thoảng em sẽ đặt đồ ăn trên các ứng dụng trực tuyến trong những lúc em không thể nấu cơm.” [PVS số 05, nữ, 19 tuổi, sinh viên khoa Xã hội học]. Ngoài ra với câu hỏi “Bạn có thường xuyên gọi đồ ăn nhanh không? Vì sao?”, đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau nhưng phần lớn thì câu trả lời là “thường xuyên gọi đồ ăn nhanh”. Như ý kiến “Lúc chưa đi làm thêm thì mình rất ít gọi đồ ăn nhanh bên ngoài vì muốn tiết kiệm và đảm bảo vệ sinh hơn nhưng hiện tại khi công việc bận rộn thì tần suất mình gọi đồ ăn nhanh đã tăng lên, trung bình một tuần thì sẽ có 4-5 ngày mình sử dụng đồ ăn nhanh.” [PVS số 06, nữ, 21 tuổi, sinh viên khoa Xã hội học] hay như “Mình có, bạn cùng phòng mình rất thích trà sữa. Một tuần bọn mình sẽ đặt trà sữa 2-3 lần.” [PVS số 02, nữ, 21 tuổi, sinh viên khoa Xã hội học ] cũng có thêm ý kiến tương tự như hai ý kiến trên “Mình có. Có thể nói mình là 1 tín đồ của đồ ăn nhanh vì trong 1 tháng 30 ngày phải có đến 27 ngày mình ăn vặt linh tinh” [PVS số 03, nữ, 22 tuổi, sinh viên khoa Quốc tế học]. Có thể thấy mặc dù có nhiều lý do khác nhau thế nhưng động cơ chung lại để các bạn sinh viên gọi đồ ăn nhanh thì là đều xuất phát về vấn đề thời gian, do không tự chủ và sắp xếp một khoảng thời gian nấu nướng hợp lý nên dẫn tới các bạn sinh viên phải sử dụng đồ ăn nhanh. Maslow cũng chỉ ra trong thuyết nhu cầu của mình có 5 cấp bậc và nhu cầu đầu tiên cũng là nhu cầu cơ bản nhất: nhu cầu về sinh lý, con người phải ăn, mặc, ngủ. Hiểu đơn giản, khi các bạn sinh viên không tự chủ được thời gian nấu nướng thì chắc chắn các bạn sẽ sử dụng đồ ăn nhanh để đảm bảo nhu cầu của bản thân vì đó là
  • 38. nhu cầu cơ bản nhất. Đặc biệt, khi sử dụng ngày càng lâu thì sẽ dẫn tới hình thành thói quen, dẫn tới lạm dụng thức ăn nhanh và có thể gây ra hậu quả tiêu cực đối với các bạn sinh viên. Chung lại, vấn đề thời gian cũng là một nhân tố tác động tới việc sử dụng thức ăn nhanh của sinh viên. 3.1.5. Niềm tin cá nhân, văn hóa cá nhân Việc sinh viên lựa chọn sử dụng thức ăn nhanh cũng dựa vào một phần thương hiệu của thức ăn nhanh và sở thích của cá nhân. Điều này được giải thích đơn giản qua Lý thuyết lựa chọn hợp lý. Thuyết hành động hợp lý quan tâm đến hành vi của người tiêu dùng cũng như xác định khuynh hướng hành vi của họ, trong khuynh hướng hành vi là một phần của thái độ hướng tới hành vi (ví dụ cảm giác chung chung của sự ưa thích hay không ưa thích của họ sẽ dẫn đến hành vi) và một phần nữa là các chuẩn chủ quan (Sự tác động của người khác cũng dẫn tới thái độ của họ). Qua khảo sát nghiên cứu và nhóm nghiên cứu thực hiện “Ảnh hưởng của đồ ăn nhanh đến sức khỏe thanh niên Hà Nội hiện nay - nghiên cứu trường hợp sinh viên tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.” với câu hỏi “Mức độ đồng ý của bạn với điểm cuốn hút của đồ ăn nhanh hiện nay” Trong biến câu hỏi có đưa ra có ý kiến “Thương hiệu nổi tiếng” với hơn 50% câu trả lời đều lựa chọn đồng ý và rất đồng ý. Điều đó chứng tỏ việc sinh viên lựa chọn thức ăn nhanh cũng dựa vào niềm tin của bản thân vào thương hiệu đó. Hay với câu hỏi “Bạn thích thương hiệu đồ ăn nhanh nào thương hiệu này vì nó phù hợp với nhu cầu của bạn nhưng tôi lại thích thương hiệu kia vì nó phù hợp với nhu cầu của tôi. Vì vậy, sẽ hình thành nên lối văn hóa cá nhân và từ đó sẽ định hình cá nhân sẽ tiêu dùng như thế nào và ra sao. Bảng biểu 10: Những thương hiệu đồ ăn nhanh sinh viên thích.
  • 39. Tóm lại, niềm tin cá nhân và văn hóa cá nhân cũng là một trong những nhân tố tác động nhất? Vì sao?” đã nhận được nhiều ý kiến như “Em thích thương hiệu KFC nhất. Từ nhỏ em đã được bố mẹ đưa đi ăn trong chuỗi cửa hàng KFC trong một vài dịp. Em không nghĩ đồ ăn ở KFC sẽ ít có hại cho sức khỏe của em hơn là các thương hiệu khác, tuy nhiên em đã quen ăn ở đây từ lâu. Menu đồ ăn tại KFC cũng ngày càng đa dạng với nhiều món ăn phong phú hơn, ngoài ra thái độ phục vụ của nhân viên cũng rất tốt.”[PVS số 05, nữ, 19 tuổi, sinh viên khoa Xã hội học ] hay “Gà rán Lotteria. Hãng có nhiều combo, suất ăn với giá cả phù hợp với mình.” [PVS số 02, nữ, 21 tuổi, sinh viên khoa Xã hội học]. Điều đó cũng thể hiện rõ hơn việc các bạn sinh viên lựa chọn đồ ăn nhanh cũng vì thương hiệu của thức ăn nhanh đó, hay một cách chính xác hơn là niềm tin của các bạn đặt vào thương hiệu đó. Với thuyết lựa chọn hợp lý có thể thấy rõ việc bạn đang sử dụng quen một thương hiệu và thương hiệu đó đã tạo niềm tin vững chãi cho bạn thì chắc chắn bạn sẽ tiếp tục sử dụng nó vào lần sau, và nếu thương hiệu đó có phạm phải một vài lỗi nhỏ trong quá trình sử dụng thì chắc chắn bạn sẽ bỏ qua và thông cảm cho họ. Ngoài ra trong khảo sát của nhóm nghiên cứu đã trình bày ở trên, có biến câu hỏi để làm rõ về vấn đề trên cụ thể như: “Bạn quan tâm đến thương hiệu mà bạn sử dụng không? Vì sao?”, nhận được nhiều ý kiến đồng tình và với nhiều lý do đưa ra như “Có thương hiệu có tiếng thì mới đảm bảo được độ tin cậy vào chất lượng sản phẩm” hay “Có. Vì nó là cơ sở quan trọng khi mình tiếp tục sử dụng dịch vụ này hoặc so sánh với các dịch vụ của thương hiệu khác.” hoặc như “có vì nếu có thương hiệu thì sẽ an toàn vệ sinh hơn”... Điều đó cũng thể hiện văn hóa cá nhân của bản thân, những người có văn hóa khác nhau thì hành vi tiêu dùng cũng khác nhau. Đơn giản như bạn tới việc sử dụng thức ăn nhanh của sinh viên. Việc họ lựa chọn thương hiệu này mà không phải là một thương hiệu khác cũng là do niềm tin của họ đối với thương hiệu họ sử dụng và phù hợp với lối sống, văn hóa của họ. Hay nói theo cách khác, việc sinh viên sử dụng thức ăn nhanh là do họ tin tưởng vào đồ ăn, phù hợp với văn hóa cá nhân của chính bản thân sinh viên. 3.2. Nguyên nhân bên ngoài 3.2.1. Truyền thông Bên cạnh việc nhanh gọn và tiện lợi thì yếu tố truyền thông cũng là một yếu tố thu hút chúng ta sử dụng đồ ăn nhanh. Song song với chất lượng đồ ăn thì mỗi hãng đồ ăn nhanh đều cần phải đưa ra một chiến lược truyền thông nhằm quảng cáo cho thương
  • 40. hiệu thật hiệu quả và thu hút khách hàng. Food and Beverage từ lâu đã là một ngành công nghiệp với mức độ cạnh tranh khốc liệt khi mỗi năm đều có vô vàn thương hiệu thức ăn nhanh được thành lập. Nếu muốn một chiến lược marketing thành công thì nhà quản trị nên đặt mình vào bản thân của một người khách hàng, hiểu rõ khách hàng muốn gì và cần gì để từ đó xây dựng nên một chiến lược phù hợp nhất. Hiện nay, khi đi dọc các con phố tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TP.Hồ Chí Minh chúng ta dễ dàng để tìm thấy một cửa hàng bán đồ ăn nhanh, điểm chung của các cửa hàng này là ở trong không gian sang trọng, điều hoà máy lạnh, thu hút đông đảo giới trẻ. Một số thương hiệu thức ăn nhanh tiêu biểu phải kể đến như KFC, Lotteria, Jollibee, Mac Donald’s, Buger King…với số lượng lên tới chục cửa hàng ở nhiều địa điểm khác nhau. Mức độ bao phủ của các cửa hàng kinh doanh đồ ăn nhanh ngày càng nhiều, không chỉ ở các trung tâm thương mại mà còn hướng đến những tỉnh lẻ nâng mức độ cạnh tranh lên hơn. Sau đây, chúng ta có thể điểm qua một số chiến lược marketing để thu hút khách hãng của các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh 1) Các chương trình khuyến mãi, giảm giá, quà tặng Thông thường giá cho một phần ăn nhanh không hề rẻ so với mức thu nhập của người Việt Nam. Dựa theo bài viết về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng có nói đến vấn đề tình trạng kinh tế là điều kiện tiên quyết để người tiêu dùng có thể mua được hàng hoá, dịch vụ. Khi ngân sách tiêu dùng càng cao thì tỷ lệ phân bố cho tiêu dùng các hàng xa xỉ càng tăng lên, tỷ lệ chi tiêu cho các hàng thiết yếu càng giảm xuống. Nói chung, vào thời kỳ kinh tế đất nước phồn thịnh, tăng trưởng thì người ta tiêu dùng nhiều hơn và ngược lại. Vậy nên với mức thu nhập còn thấp của người Việt Nam, đặc biệt là các bạn trẻ đang là sinh viên điều kiện kinh tế còn chưa ổn định thì việc thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh là không thể. Đánh trúng vào tâm lý các nhãn hàng đã tung ra những chương trình giảm giá, các combo với giá hời để thu hút khách hàng. Đối tượng là sinh viên sẽ rất bị thu hút bởi hai điều đó là sự tiện lợi và nhanh gọn vì họ bận rộn với việc học và làm, điều thứ hai là mức giá phải chăng và họ có thể chi trả. Một số chương trình khuyến mãi có thể kể đến như chương trình Đơn hàng to không lo về giá của hãng KFC. Chương trình sẽ giảm giá đến 20%, miễn phí giao hàng tận nơi và hỗ trợ các dịch vụ liên hoan đi kèm. Ngày nay khách hàng thường có xu
  • 41. hướng “lười” mua đồ tại quán và thường đặt đồ ăn về nhà, nhưng họ thường băn khoăn về tiền cho dịch vụ giao hàng thì hiện nay KFC đã hiểu điều này và đưa ra chương trình miễn phí giao hàng. Ngoài ra KFC còn có những combo phù hợp với từng khách hàng như combo 1 người hay combo nhóm. Một chương trình hấp dẫn khác của KFC trong tháng 5 đó là Bão ưu đãi đặt gà online. Chỉ cần đặt hàng trực tuyến qua website www.kfcvietnam.com.vn hoặc ứng dụng KFC Vietnam sẽ được nhận những ưu đãi hấp dẫn · Nhập mã KFC20: nhận ngay ưu đãi 20k cho đơn hàng từ 100k · Nhập mã KFC30: nhận ngay ưu đãi 30k cho đơn hàng từ 150k · Nhập mã KFC50: nhận ngay ưu đãi 50k cho đơn hàng từ 200k · Nhập mã KFC70: nhận ngay ưu đãi 70k cho đơn hàng từ 280k · Nhập mã KFCNUAGIA: nhận ngay ưu đãi 50% cho đơn hàng từ 150k trở lên (giảm tối đa 100k) duy nhất 2 ngày 0505/2022 và 06/06/2022 Lotteria cũng tung ra những chương trình khuyến mãi với giá tiết kiệm không hề kém cạnh đối thủ của mình. Chương trình Lotteria khuyến mãi tiết kiệm 45k với hai combo A và B để khách hàng lựa chọn như sau: · Combo A: Gà rán + Burger tôm + Khoai tây lắc + 2 Pepsi (M) chỉ 88K · Combo B: Gà rán + Mì ý + Cá nugget (3 miếng) + 2 Pepsi (M) chỉ 88K Hay chương trình tặng quà như:  Với đơn hàng thứ 2 bạn sẽ nhận ngay 1 Khoai tây lắc trị giá 40.000.  Với đơn hàng thứ 3 bạn sẽ nhận ngay 1 Mỳ Ý thịt bằm trị giá 29.000.  Với đơn hàng thứ 4 bạn sẽ nhận ngay 1 Gà rán trị giá 36.000.  Với đơn hàng thứ 5 bạn sẽ nhận ngay 1 Burger Double double trị giá 59.000. Một chương trình khuyến mãi và tặng quà rất nổi tiếng trong thời gian qua là Happy Meal của hãng Mac Donald’s. Chỉ với một phần ăn từ 69.000 sẽ gồm hambuger hoặc gà, khoai tây và nước sẽ được tặng một món đồ chơi bất kì. Chủ đề của món đồ chơi sẽ được thay đổi theo từng tầng và suất ăn này sẽ chỉ được áp dụng vào thứ 4 hàng tuần- Happy Day. Chương trình tặng đồ chơi vốn không phải một chương trình mới, trước Mac Donald’s thì KFC và Lotteria cũng đã từng áp dụng chương trình này, nhưng điều khiến Mac Donald’s thu hút là ở sự độc đáo và đổi mới theo từng tuần, và đặc biệt các món đồ chơi được tặng kèm khi mua phần ăn là ngẫu nhiên và khách hàng không được
  • 42. lựa chọn trước. Chính điều này đã kích thích được sự tò mò và ham muốn sưu tầm những món đồ chơi ở đây hơn, từ đó gia tăng được lượng khách đến với cửa hàng. Bảng biểu 11: thể hiện mức độ quan tâm và đồng tình của sinh viên về các chương trình khuyến mãi của các thương hiệu đồ ăn nhanh. 2) Người ảnh hưởng/ người đại diện Một yếu tố khác ảnh hưởng đến việc sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên là do người ảnh hưởng hay người đại diện liên quan đến những hàng thức ăn đó. Các bạn trẻ gen Z, sinh viên thường có xu hướng được gọi là “bắt chước” theo thần tượng, nghệ sĩ mà mình hâm mộ, ví dụ như họ dùng món đồ nào đó ngay lập tức sẽ mua theo, hay họ chia sẻ về món ăn nào đó sẽ ăn theo. Thức ăn nhanh là một món ăn rất được các nghệ sĩ, thần tượng ưa chuộng, vậy nên yếu tố dẫn đến việc sinh viên sử dụng đồ ăn nhanh cũng có một phần là họ lựa chọn giống những người mình hâm mộ. Vào năm 2021, chúng ta chắc hẳn đã từng hơn một lần nhìn qua sắc tím tràn ngập khắp mạng xã hội khẳng định sự thành công rực rỡ của chiến dịch kết hợp giữa Mac Donald’s và BTS cho ra đời BTS Meal. Suất ăn này đã giúp hãng đồ ăn nhanh nổi tiếng thu về hơn 1,17 tỷ đồng/ngày. Cụm từ gen Z đối với chúng ta chắc chắn đã không còn quá xa lạ, đa số sinh viên đều ở trong lứa tuổi gen Z và việc kết hợp với nhóm nhạc nổi tiếng đã thúc đẩy sinh viên sử dụng đồ ăn của hãng, đây như một cách tăng doanh thu và cũng giúp hãng kết nối gần hơn với những khách hàng gen Z là fan hâm mộ của nhóm nhạc này. 3) Các chương trình ưu đãi với thẻ thành viên
  • 43. Việc có thể thành viên sẽ giúp chúng ta nắm rõ hơn về các chương trình khuyến mãi sắp diễn ra, cũng như nhận được những khuyến mãi đặc biệt trong các ngày như sinh nhật, ngày đặc biệt của quán, thẻ thành viên còn giúp ta tích điểm sau mỗi lần sử dụng đồ tại quán để được giảm giá cho những lần tiếp theo. Đây cũng là yếu tố để giúp sinh viên sử dụng đồ ăn nhanh nhiều hơn. 4) Thông qua quảng cáo trên các phương tiện truyền thông xã hội Đa phần ngày nay giới trẻ đều sử dụng ít nhất một mạng xã hội vậy nên việc quảng cáo đồ ăn nhanh trên các phương tiện truyền thông xã hội diễn ra khá phổ biến. Những hình ảnh đẹp mắt, bài viết thu hút bắt trend sẽ khiến chúng ta tò mò và muốn đi đến ngay cửa hàng để thưởng thức món ăn. Các fanpage, trang chủ của những hãng đồ ăn nhanh cũng rất chăm chỉ tương tác và trả lời bình luận của khách hàng, điều này dễ tạo được sự thiện cảm và khách hàng vẫn có thể quay lại vào những lần tiếp theo. 3.2.2. Nhóm hoặc bạn bè (văn hoá cộng đồng, văn hoá nhóm) Hiện nay đồ ăn nhanh đã trở thành một văn hoá cộng đồng, một trào lưu trong cuộc sống hàng ngày và việc sinh viên chạy theo trào lưu là một điều hiển nhiên. Đồ ăn nhanh dù được biết là thiếu an toàn, nhưng giới trẻ vẫn chuộng vì ngon miệng và đến 61,5% sinh viên vẫn thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh. Theo kết quả Điều tra nghiên cứu "Thực trạng và các yếu tố liên quan tới tiêu thụ thức ăn nhanh ở người 15-25 tuổi ở một số vùng nông thôn và thành thị Hà Nội" được Viện Dinh dưỡng Quốc gia thực hiện vào cuối năm 2020 vừa công bố cho thấy: bánh mì Việt Nam, đồ ăn nhanh phương tây và mì gói là những thức ăn nhanh phổ biến nhất trong giới trẻ hiện nay Theo như khảo sát về ảnh hưởng của đồ ăn nhanh đến sức khoẻ thanh niên Hà Nội hiện nay, Nghiên cứu trường hợp tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thì có đến 91,4% sử dụng đồ ăn nhanh và chỉ có 8,6% là không sử dụng, và 90,3% phần lớn lý do được đưa ra cho việc sử dụng đồ ăn nhanh là vì nó ngon tiện lợi và tiết kiệm được thời gian nấu nướng. Tần suất sử dụng thức ăn nhanh là 47,3% từ 2-4, điều này chứng tỏ sinh viên sử dụng đồ ăn nhanh rất nhiều.
  • 44. Biểu đồ 12: thể hiện sô lượng sinh viên tham ra khao sát có sử dụng đồ ăn nhanh . Biểu đồ 8 thể hiện tần xuất sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên. Theo [PVS số 03, nữ, 22 tuổi, sinh viên khoa Quốc tế học] chia sẻ “Mình thích mùi vị chua mặn và sự tiện lợi của đồ ăn nhanh. Trong những trường hợp đặc biệt khi chúng ta quá bận thì đồ ăn nhanh thực sự là lựa chọn số 1. Ta có thể dễ dàng mua nó ở các tiệm bán, đồ ăn sẽ được làm xong trong 5 phút, hoặc hơn một chút trong thời gian cao điểm. Mùi vị của đồ ăn nhanh cũng rất ngon, đặc biệt phù hợp với giới trẻ hiện nay. Quả thực mùi vị và sự tiện lợi của đồ ăn nhanh rất thu hút giới trẻ, và bản thân mình cũng khá thích những ưu điểm này” Sinh viên sử dụng đồ ăn nhanh là ra họ muốn có một không gian để tụ tập các nhóm bạn bè. Theo như khảo sát của Buzzmetrics hình ảnh về đồ ăn nhanh trong mắt những người trẻ là một trải nghiệm chứ không đơn giản chỉ là một bữa ăn. 69% cho rằng các cửa hàng đồ ăn nhanh là nơi gặp gỡ, tụ tập bạn bè, 10% là nơi sang chảnh, sành điệu,