SlideShare a Scribd company logo
1 of 30
1
MỤC LỤC
I. Phần 1 - Người ăn mày 'đệ nhất thiên cổ'....................................................2
Thánh nhân văn hóa độc nhất vô nhị trong lịch sử nhân loại .............................2
Quá 'bình thường': Không có tên, không biết chữ, không có tài sản...................4
Cực kỳ vĩ đại: Cả đời nghèo rớt mồng tơi, xin ăn để xây 3 trường nghĩa học......5
II. Phần 2 - Tuổi trẻ khổ đau............................................................................8
7 tuổi: Chú bé ăn xin thiện lương ....................................................................8
15 tuổi: Lao công cực khổ..............................................................................9
17 tuổi: Làm công chịu đủ ức hiếp tủi nhục .....................................................9
21 tuổi: Lựa chọn vĩ đại, bước ngoặt cuộc đời................................................11
III. Phần 3 - Trải đủ muôn vàn khổ cực, vui vẻ đi ăn xin xây trường học ........13
1. Người thực sự lấy khổ làm vui.................................................................13
2. Món tiền quỹ đầu tiên..............................................................................14
3. Việc khổ, việc bẩn, việc nặng nhọc... đều làm hết .....................................15
4. Số tiền tích cóp năm đầu tiên bị lừa mất ...................................................16
5. Kính Trời hiểu mệnh, thực sự có thể nhẫn.................................................16
6. Cứu tế thiên tai, cứu tế nghèo khổ ............................................................19
7. Làm những việc người khác không muốn hoặc không thể làm nổi.............21
8. Quỳ xin cử nhân Dương giữ tiền giúp.......................................................23
IV. Phần 4 - Xây dựng 3 trường nghĩa học....................................................25
1. Quỳ xuống cầu xin phụ huynh cho con đi học...........................................26
2. Quỳ cầu xin thầy, quỳ khuyên học sinh.....................................................27
3. Vẫn sống bằng nghề ăn xin, vẫn ngủ dưới mái hiên ngôi chùa đổ nát.........29
4. Triều đình khen ngợi................................................................................29
2
I. Phần 1 - Người ăn mày 'đệ nhất thiên cổ'
Vũ Huấn được gọi là "Ăn xin đệ nhất thiên cổ" - Thiên cổ đệ
nhất cái. Hàng mấy nghìn năm nay, nhân loại mới xuất hiện
một người ăn xin được mọi người tôn xưng là 'Vũ Thánh nhân'.
Khi ông còn sống, nửa tỉnh Sơn Đông đều gọi ông là Vũ Thánh
nhân. Vậy rốt cục, câu chuyện về cuộc đời Vũ Huấn đã gợi mở
cho chúng ta những điều gì?...
Bài viết của nhà giáo dục Đồng Hân:
Thánh nhân văn hóa độc nhấtvô nhị trong lịch sử nhân loại
Nói đến Vũ Huấn tiên sinh, hơn 70 năm trước vào thời Dân
Quốc, trong bài học lịch sử đã có một câu hỏi rằng: "Trong các
nhân vật lịch sử thì em ngưỡng mộ người nào nhất?". Có hơn
400 học sinh trung học đã tham gia trả lời câu hỏi này, trong
đó đại đa số đều nói về cùng một người: Vũ Huấn tiên sinh.
Ngày nay chúng tôi đưa ra bài kiểm tra cho 3000 học sinh,
cũng với câu hỏi đó, nhưng không có một người nào chọn Vũ
Huấn. Tôi cũng đã hỏi 3000 giáo viên, số giáo viên biết về Vũ
Huấn chỉ lác đác có vài người. Chỉ mấy chục năm mà tư tưởng
tình cảm con người đã thay đổi to lớn như vậy.
Các nước Á Đông có bề dày lịch sử và một nền văn hóa rộng
lớn tinh thâm lâu đời, từng xuất hiện rất nhiều bậc Thánh hiền
và nhiều kinh điển. Mọi người có lẽ cũng đã nghe những câu
chuyện về họ, và tiếp thụ được những đạo lý, triết lý nhân sinh
trong đó. Chỉ cần xem vài phút, nghe một đoạn thì cũng có lợi
ích lớn trong cuộc đời rồi.
3
Các nước Á Đông có bề dày lịch sử và một nền văn
hóa rộng lớn tinh thâm lâu đời, từng xuất hiện rất nhiều
bậc Thánh hiền và nhiều kinh điển. (Ảnh: Tổng hợp)
Chúng ta học tập các kinh điển chân chính, vì nó đều giảng
về đạo lý chứ không phải nói lên quan điểm cá nhân. Con
người ai nấy đều có quan điểm cá nhân của riêng mình, nhất là
ngày hôm nay thì vô cùng hỗn loạn, ai nấy đều khăng khăng
quan điểm của mình. Nhưng người xưa không nhấn mạnh
quan điểm cá nhân, họ nhấn mạng về Đạo: học Đạo, tu Đạo,
truyền Đạo, nắm bắt được Đạo, thuận ứng theo Đạo, và đồng
hóa với Đạo, thế thì sinh mệnh này sẽ vô cùng hạnh phúc. Bất
kể họ làm gì, thì điều mà họ truyền đạt đều là tốt đẹp.
Kinh điển là những lý giải của Thánh hiền đối với Đạo. Rất
nhiều Thánh hiền đã để lại kinh điển. Với Vũ Huấn, nhiều
người coi ông là một Thánh nhân, nhưng ông không để lại
kinh điển, bởi vì ngay cả cái tên ông cũng không có, ngay cả
chữ ông cũng không biết, cho nên bộ "kinh điển" mà Vũ Huấn
để lại cho hậu thế chính là cuộc đời ông. Đương thời đã có
những người gọi Vũ Huấn là Vũ Thánh nhân, vĩ đại ngang
bằng Khổng Tử. So với các bậc Thánh nhân khác thì vị Thánh
nhân này quá đặc biệt, vô cùng đặc biệt. Khi ông còn sống đã
được triều đình nhà Thanh khen thưởng. Sau khi ông qua đời,
tất cả người nổi tiếng của Trung Hoa Dân Quốc, bao gồm các
lãnh tụ giới chính trị như Tưởng Giới Thạch, Vu Hựu Nhiệm...
4
và những người nổi tiếng các giới khác trong xã hội như: văn
hóa, nghệ thuật, giáo dục... đều rất sùng bái ông. Nhưng thật là
đáng tiếc, đến ngày nay thì về cơ bản là không còn mấy người
biết đến ông nữa.
Vũ Huấn được gọi là "Ăn xin đệ nhất thiên cổ" - Thiên cổ đệ
nhất cái. Hàng mấy nghìn năm nay, nhân loại mới xuất hiện
một người ăn xin được mọi người tôn xưng là "Vũ Thánh
nhân". Khi ông còn sống, nửa tỉnh Sơn Đông đều gọi ông là Vũ
Thánh nhân. Vậy rốt cục, câu chuyện về cuộc đời Vũ Huấn đã
gợi mở cho chúng ta nhữngđiều gì?...
Khi ông còn sống, nửa tỉnh Sơn Đông đều gọi ông là
Vũ Thánh nhân
Quá 'bình thường': Không có tên, không biết chữ, không có
tài sản
Vũ Huấn sống vào cuối thời nhà Thanh, cách chúng ta hơn
100 năm, sinh năm 1838, mất năm 1896, sống chưa đầy 60
tuổi. Ông là người làng Vũ Trang, thị trấn Liễu Lâm, huyện
Quan (xưa gọi là Đường Ấp), tỉnh Sơn Đông. Cuộc đời ông quá
bình thường, còn có phần tầm thường, điều này thể hiện qua
những phươngdiện sau:
Thứ nhất, ông là một người nghèo khổ không có tên: Cái tên
Vũ Huấn là do triều đình ban cho. Ông sinh ra và lớn lên
trong một gia đình bần cùng, do đó không có tên. Bởi vì ông là
con thứ nên mọi người gọi ông là Vũ Thất. Đến sau này khi
5
ông có công mở trường học - khi đã ngoài 50 tuổi, triều đình
mới ban cho ông một cái tên. Mở đầu Đệ tử quy (Phép tắc
người con) có câu: "Đệ tử quy, Thánh nhân huấn" (Phép người
con, Thánh nhân dạy). Đệ tử quy đều là Thánh nhân dạy bảo
đệ tử. Huấn tức là dạy bảo, giáo huấn. Vũ Huấn với tấm thân
nghèo rớt, hai bàn tay trắng mà lại mở được trường học, đã
giáo dục được biết bao con em, do đó triều đình đã ban cho
ông cái tên là "Huấn" để ca ngợi ông đã giáo dục được rất
nhiều con em.
Thứ hai, ông là một vị Thánh nhân, nhà giáo dục không biết
chữ: Vũ Huấn vô cùng nghèo khổ, lại không biết chữ. Mặc dù
ông là một nhà giáo dục không biết chữ, nhưng lại trở thành
tấm gương mà tất cả những nhà giáo dục trên toàn thế giới đều
vô cùng sùng kính.
Thứ ba, Vũ Huấn 'nghèo kiết xác', cả đời làm ăn xin: Thế
nhưng sau này ông lại xây dựng được 3 trường nghĩa học, có
hơn 300 mẫu ruộng và hàng vạn quan tiền. Mặc dù về sau có
gia sản vạn quan nhưng ông vẫn ngủ ở dưới mái hiên ngôi
chùa nát, vẫn làm ăn xin, làm một người ăn xin suốt cả cuộc
đời.
Thế nên mới nói rằng ông "quá bình thường". Từ điểm này
mà xét thì mỗi người trong chúng ta đều hơn Vũ Huấn rất
nhiều. Bởi tối thiểu thì chúng ta cũng có tên gọi, vẫn có một
mái nhà, còn có vị trí nhỏ trong xã hội, có tri thức... tức là rất
nhiều phương diện chúng ta đều "hơn" Vũ Huấn!
Cực kỳ vĩ đại: Cả đời nghèo rớt mồng tơi, xin ăn để xây 3
trường nghĩa học...
Tuy nhiên, Vũ Huấn lại cực kỳ vĩ đại. Ông dùng phương
thức đi ăn xin, dùng thời gian 30 năm, chịu vô số nỗi khổ cực,
trải qua vô số đắng cay, để rồi xây dựng nên 3 ngôi trường
nghĩa học, để trẻ em nghèo được đi học miễn phí.
6
Cả đời nghèo rớt mồng tơi, xin ăn để xây 3 trường
nghĩa học... (Ảnh chụp màn hình phim Tam Tự Kinh)
Ông mua được hơn 300 mẫu ruộng học điền - làm học điền,
chứ không phải gia sản của ông. Mục đích nhân sinh của Vũ
Huấn vô cùng rõ ràng, đó là mở trường nghĩa học. Ông tích
lũy vạn quan tiền mở trường học, nhưng bản thân lại vẫn tiếp
tục nghèo rớt mồng tơi. Trong lịch sử giáo dục thế giới, chưa
từng có người như Vũ Huấn, ông là độc nhất vô nhị.
Vũ Huấn còn là một người duy nhất trong lịch sử với thân
phận là ăn xin được chính sử ghi chép lưu truyền. Sử ký Tư Mã
Thiên là thể loại kỷ truyện: lịch sử về Hoàng đế gọi là bản kỷ;
chư hầu gọi là liệt truyện. Vậy mà một người ăn xin như Vũ
Huấn lại được ghi vào sử sách, một mình ông một chương,
hiện tượng như thế này thì trong lịch sử chưa từng có. Cũng có
người là ăn xin, nhưng sau này làm quan, có tiền, họ không
phải là ăn xin nữa. Nhưng Vũ Huấn thì nghề nghiệp của ông
chính là ăn xin, nhưng lại được ghi chép trong Thanh sử.
Trong chính sử có ngoại lệ như vậy - ghi chép về một người
đặc biệt như vậy - thì cá nhân đó phải vô cùng xuất sắc. Bởi vậy
Vũ Huấn được dân gian tôn xưng là: "Ăn xin đệ nhất thiên cổ";
"Xứng danh Cái Thánh (Thánh ăn xin)". Khi ông còn sống,
mọi người gọi ông là Vũ Thánh nhân, đó là vì ông xứng danh
ngang với KhổngTử vậy.
7
Khổng Tử có học vấn uyên bác, ông trước tác kinh Xuân
Thu, chỉnh lý luận thuật Lục Kinh, nhưng Vũ Huấn lại không
biết chữ, chỉ biết xin ăn, thế mà vẫn được tôn xưng là Thánh
nhân như Khổng Tử, do đó Vũ Huấn là người cực kỳ đặc biệt.
Vũ Huấn còn có một điều đặc biệt nữa: Trong hạo kiếp 10
năm của "Đại cách mạng Văn hóa", khi này văn hóa truyền
thống Trung Quốc đã bị phá hoại, gần như là đã bị chặt đứt gốc
rễ rồi. ĐCSTQ sau khi cướp được chính quyền liền dốc sức phê
phán văn hóa truyền thống. Khởi đầu là vào năm 1951, chính
quyền Trung Quốc ra sức phê phán bộ phim Vũ Huấn truyện.
Vũ Huấn - Người hùng có công lớn với nhân dân và nền
giáo dục Trung Quốc, nhưng lại bị phê phán; và trong suốt 10
năm hạo kiếp của thời kỳ Cách mạng Văn hóa đó, ông bị
những kẻ ác đào mộ, đánh hài cốt. Do đó ngày nay ít người
biết đến ông.
Ông sống đã trải hết đắng cay, nhưng sau khi chết lại rất
huy hoàng, được mọi người sùng kính, được thế giới công nhận
là danh nhân vĩ đại. Thế nhưng ở Trung Quốc ngày nay, những
người thầy, những nhà giáo dục, hầu hết ngay cả đến cái tên
Vũ Huấn cũng không ai biết đến, hầu như không mấy người
biết đến vị Thánh nhân vĩ đại này. Đây chính là tội ác của
những người cầm quyền, cũng chính là nỗi sỉ nhục của giới
giáo dục Trung Quốc, và cũng là bi kịch của người dân đại lục.
8
II. Phần 2 - Tuổi trẻ khổ đau
Đời người vốn sinh ra đã là khổ, lớn lên càng gặp nhiều khổ
nạn. Các Thánh hiền xưa nói: "Trời muốn giao trọng trách cho
người nào, thì trước tiên ắt khiến người đó khổ cái tâm chí,
nhọc cái gân cốt". Trong Tây Du Ký, Đường Tăng, Tôn Ngộ
Không, trải qua 81 nạn rồi mới thành Phật. Những ma nạn này,
những thống khổ này là để rèn luyện con người, thành tựu con
người...
7 tuổi: Chú bé ăn xin thiện lương
Vũ Huấn tên thuở nhỏ là Vũ Thất. Khi Vũ Huấn lên 7 thì
cha chết, gia cảnh vốn đã nghèo, cơ bản không có tài sản gì cả,
thế là cậu theo mẹ đi xin ăn. Cậu bé Vũ Thất tuy xin ăn nhưng
rất thiện lương, rất hiếu thuận. Hễ có thứ gì ngon miệng lại
sạch sẽ là cậu không bao giờ ăn mà nhất định đem về nhà cho
mẹ.
Người xưa nói: "Muốn thành sự nghiệp thì trước tiên hãy
thành nhân". Vũ Thất tuy xin ăn nhưng cũng thể hiện ra cảnh
giới làm người, những thứ cậu xin được mà hơi ngon một chút
là đem về cho mẹ chứ không dành cho bản thân, đó là đứa bé
vô cùng thiện lương.
Những thứ cậu xin được mà hơi ngon một chút là đem
về cho mẹ chứ không dành cho bản thân, đó là đứa bé vô
cùng thiện lương.
9
15 tuổi: Lao công cực khổ
Đến tuổi 15, Vũ Huấn đến nhà ông chủ Trương - là dượng
(chồng người dì) làm lao công. Người dượng này không coi cậu
là họ hàng, mà hoàn toàn coi Vũ Huấn như trâu ngựa, phàm là
những việc khổ nhất mệt nhất đều giao cho cậu làm. Mặc dù
như vậy nhưng Vũ Huấn rất trung thành, đôn hậu, làm việc
cần cù chịu khó, dẫu bị đánh chửi thế nào cậu cũng nhẫn chịu
được, dẫu việc nặng nhọc thế nào cậu cũng đều nghiêm túc
làm tốt. Ông chủ Trương ức hiếp cậu ngày càng thậm tệ, làm
việc mấy năm trời nhưng cuối cùng không trả cậu một xu. Mọi
người đều cho rằng cậu là một đứa ngốc, và đối xử với cậu như
đối xử với thằng ngốc, trêu chọc cậu, nhưng cậu vẫn lặng lẽ
nhẫn chịu sự cực nhọc và khổ nhục này.
17 tuổi: Làm công chịu đủ ức hiếp tủi nhục
Năm 17 tuổi, Vũ Huấn đến nhà cử nhân họ Lý. Thời xưa thi
đỗ cử nhân rồi mới được tư cách dự thi tiến sĩ, đỗ tiến sĩ thì
được triều đình bổ nhiệm làm quan ở tỉnh hoặc huyện ngoài,
để tránh quan viên bị hủ bại do có các mối quan hệ thân tình ở
địa phương. Vì vậy ở các địa phương, cử nhân là người có học
vấn cao nhất, được mọi người rất kính trọng, thậm chí còn
được tặng nhà cửa, vật dụng, tài sản nữa. Vì vậy trong con mắt
của người dân ở làng quê thì cử nhân là người rất xuất sắc, rất
đáng tôn kính.
Vũ Huấn làm công lâu dài cho nhà cử nhân Lý, cũng chịu
đủ ức hiếp. Hơn nữa do không biết chữ nên cậu bị lừa bịp
nhiều lần. Có lần, chị gái của Vũ Huấn viết thư cho cậu, và nhờ
người đưa thư cầm theo mấy xâu tiền gửi cho Vũ Huấn. Cử
nhân Lý đem thư đưa cho cậu nhưng lại lấy tiền làm của riêng.
Bởi vì cậu không biết chữ, sau này nhờ người đọc thư, cậu tìm
cử nhân đòi tiền, thì bị mắng chửi thậm tệ, ông ta không thừa
nhận lấy tiền của cậu.
Có lần khi cho lợn ăn, cậu vô ý đánh đổ thức ăn của lợn, bị
ông chủ đánh cho một trận no đòn, thương tích khắp thânthể.
Một năm khác vào ngày Giao thừa, Vũ Huấn được chủ nhân
giao cho công việc dán câu đối, do cậu không biết chữ nên đã
dán đảo ngược hai vế đối. Cử nhân Lý tức giận lắm liền đánh
cậu một trận nên thân, và không cho ăn cơm tối. Bữa ăn tất
10
niên ngon lành nhất, không khí vui vẻ đầm ấm nhất nhưng cậu
lại không được ăn, còn không được ngủ, bị phạt đứng ngoài
sân cả đêm.
Một năm, mẹ Vũ Huấn bị trọng bệnh, cậu muốn tạm ứng
chút tiền chi tiêu. Làm công đã được 3 năm rồi, tiền công là
1800 xâu tiền, đại thể đã tạm ứng 4 lần là 300 xâu, còn lại hơn
1500 xâu, nhưng cử nhân Lý lại đem tờ giấy trả tiền ra nói là
đã chi trả hết rồi. Câu muốn nói lý lẽ, nhưng không thể nào nói
được. Kể từ đó Vũ Huấn càng thêm thấm thía nỗi thống khổ
của việc không biết chữ.
Vũ Huấn vô cùng khát khao được đi học. Khi còn rất nhỏ,
thấy những đứa trẻ khác được đến trường đọc sách, cậu nói với
mẹ rằng muốn đi học, mẹ cậu nói: "Con nhà ăn xin sao đi học
nổi".
Một lần, cậu bé Vũ Thất bất giác đến trường học, quỳ trước
thầy và nói: "Thưa thầy, con muốn đọc sách".
Thầy đồ với con mắt thế lực, nhìn quần áo lam lũ của Vũ
Thất liền biết đây là cậu bé ăn xin, bèn mắng rằng: "Đứa ăn
mày ở đâu, đến đây để ăn cắp đồ à? Cút!".
Sau lần chịu nỗi nhục này, Vũ Thất không dám đi gặp thầy
đồ nữa.
Sau lần chịu nỗi nhục này, Vũ Thất không dám đi gặp
thầy đồ nữa. (Ảnh chụp màn hình phim Tam Tự Kinh)
11
21 tuổi: Lựa chọn vĩ đại, bước ngoặtcuộc đời
Lần cuối cùng Vũ Huấn chịu tủi nhục khá lớn. Bởi vì làm
công đã 3 năm mà không đòi được chút tiền nào, muốn nói lý
lẽ nhưng không biết nói ra sao. Người ta còn nói cậu điêu
ngoa, vòi tiền của người ta, bởi vì giấy trả tiền đã có rồi, tiền
công đã trả hết rồi. Cậu không biết chữ, cũng chẳng biết giấy
viết gì. Như thế, cậu bị đuổi ra khỏi nhà cử nhân Lý với hai bàn
tay trắng. Vừa tủi nhục, vừa đói rét, cậu vào một ngôi miếu cũ,
rồi ngủ mê mệt 3 ngày trời, lúc đó cũng có lòng muốn chết rồi.
Sau đó cậu ngẫm nghĩ: "Mình chịu tội khổ cực thế này chỉ vì
không biết chữ. Mình nhất định phải làm cho tất cả những
đứa trẻ nghèo khổ không được đi học đều được đến trường".
Suy nghĩ này của cậu quả là vĩ đại, cậu chịu tội khổ, nhưng
điều cậu mong muốn là không để những người nghèo khổ
khác phải chịu tội khổ như cậu, đó chính là tấm lòng của bậc
Thánh hiền.
Đời người vốn sinh ra là khổ, và gặp rất nhiều khổ nạn trong
cuộc sống. Các Thánh hiền xưa nói: "Trời muốn giao trọng
trách cho người nào, thì trước tiên ắt khiến người đó khổ cái
tâm chí, nhọc cái gân cốt". Trong Tây Du Ký, Đường Tăng,
Tôn Ngộ Không, trải qua 81 nạn rồi mới thành Phật. Những
ma nạn này, những thống khổ này là để rèn luyện con người,
thành tựu con người. Người có tấm lòng càng bao dung càng
rộng lớn thì càng có thể làm được sự nghiệp lớn mà người
thường không làmnổi.
Lại nói, thuở xưa có Liêm Pha - là một vị danh tướng của
nước Triệu, đã từng lập rất nhiều công lao to lớn. Liêm Pha rất
không phục, bất bình khi Lận Tương Như được phong tước cao
hơn mình và công khai thách thức Tương Như. Chính vì vậy
mà Lận Tương Như thường xuyên tránh mặt Liêm Pha, thậm
chí ngay cả trong những buổi thiết triều.
Tùy tùng của Lận Tương Như cho rằng ông nhu nhược và
muốn rời bỏ ông. Lận Tương Như biết chuyện bèn nói với họ:
“Ta nghĩ rằng nước Tần hùng mạnh nhưng lại không đem binh
đánh nước Triệu vì văn thần có ta, võ tướng có Liêm Pha. Nếu
như hai hổ tranh đấu tất sẽ có một con bị thương, Tần quốc
biết được sẽ nhân cơ hội này mà mang quân đến xâm lược.
12
Quốc gia mất, nếu so với lẽ được mất của cá nhân ta thì còn
quan trọng hơn nhiều, do đó ta không nhẫn không được”.
Liêm Pha khi nghe được chuyện này thì vô cùng xấu hổ,
nên tự cầm theo roi đến quỳ tạ tội trước Lận Tương Như. Hai
người sau đó trở thành bạn tri âm tri kỷ, cùng nhau giúp vua
nước Triệu giữ vững giang sơn xã tắc.
Trở lại với Vũ Huấn, bị người ta ức hiếp, chịu bao nhiêu tội
khổ, oan ức, ông không tìm cách, nghĩ mưu kế phản kháng,
đấu lại với họ, trái lại ông nghĩ:
"Mình nghèo thế này, muốn đi học cũng không đi học nổi,
làm thế nào đây? Mình nhất định phải làm cho những trẻ em
nghèo đều có thể được đến trường, bất kể thế nào đi nữa, dẫu
phải làm trâu ngựa đi chăng nữa, mình cũng phải làm cho
trẻ em nghèo được đi học"...
Vũ Huấn bản thân không được đi học, mặc dù khát khao
được học hành từ nhỏ. Ông sẵn sàng làm trâu ngựa, không
phải vì để thực hiện ước mơ cháy bỏng của mình, mà là để biến
những giấc mơ đến trường của hàng trăm hàng ngàn trẻ em
nghèo khổ như ông thành hiện thực. Vũ Huấn thật xuất sắc,
quá phi thường, phi thường chỉ bởi một niệm khởi lên: Dựng
trường nghĩahọc.
Năm 1859, Vũ Huấn 21 tuổi, ông bắt đầu làm hành khất để
tích lũy tiền, không mưu cầu danh, cũng không mưu cầu lợi,
chỉ có một chí hướng to lớn là làm trường nghĩa học. Ông bắt
đầu bước lên con đường sinh mệnh hoàn toàn mới, con đường
mà ông đi sẽ gặp đầy ức hiếp, khổ cực, tủi nhục. Cuối cùng nó
đã biến ông trở thành người vô tư vô ngã. Tuy trải qua rất
nhiều khổ nạn, nhưng ông lại sống rất vui vẻ, hạnh phúc, đồng
thời đem hạnh phúc trao cho rất nhiều người.
13
III. Phần 3 - Trải đủ muôn vàn khổ cực, vui vẻ đi ăn xin
xây trường học
Vũ Huấn khởi đầu không có một xu, mà lại muốn xây dựng
trường nghĩa học, thì quả là việc chưa từng có trong lịch sử cổ
kim Đông Tây…
Vũ Huấn là một người ăn xin, cuộc sống hàng ngày của gia đình
còn khó bảo đảm, lấy ra một chút tiền của để dựng trường nghĩa
học, đó là ông coi trọng giáo dục, là thiện cử, là một cảnh giới cao.
Xây dựng trường học là một việc rất khó khăn, theo thông lệ, các
trường học thường được xây dựng dưới những hình thức sau:
Thứ nhất: Chính quyền mở trường học, tức là trường công.
Thứ hai: Cá nhân mở trường, tức là trường tư. Thường là những
người rất giàu có mới làm nổi.
1. Người thực sự lấy khổ làm vui
Khởi đầu vào năm 21 tuổi cho đến tận cuối đời, Vũ Huấn đã không
ngừng nỗ lực vì mục tiêu vĩ đại này. Ngày ngày ông vui vẻ hát
những câu hát nửa thơ nửa nói của mình, chịu nỗi khổ cực nhất,
chịu tội đói khát nhất, nhưng vẫn vui vẻ hát rằng:
"Tôi ăn xin, tôi gom tiền
Xây trường nghĩa học cho trẻ nghèo!"...
Vũ Huấn không có văn hoá, những ông lại biết hát những lời ca
như thế, toàn lời vần vè, không giống thơ nhưng rất xuôi tai. Ông
cứ ngày ngày vui vẻ vừa hát vừa đi hành khất.
Khi đó có người nói: "Ăn mày mà còn muốn xây trường nghĩa học,
chẳng phải là kẻ ngốc nói mộng đó sao". Ý định của Vũ Huấn
muốn xây trường nghĩa học không phải ông để ở trong lòng, mà đi
đến đâu cũng đều nói sự việc này, dùng lời ca để nói ra.
Rất nhiều người nghe được đều nghĩ: "Kẻ ăn mày một xu không có
mà lại muốn xây trường nghĩa học, đúng là kẻ thần kinh"...không
ai tin ông có thể xây dựng được trường học.
Tuy nhiên, từ khi quyết chí kiếm tiền xây trường, Vũ Huấn đã bắt
đầu một cuộc đời hoàn toàn mới, là người thực sự lấy khổ làm vui.
Ngày ngày vui vẻ, gặp sự việc gì cũng hát ca, lời ca phát xuất từ
đáy lòng, có thanh có sắc, nội dung đều là tâm nguyện mở trường
nghĩa học, trong các bài ca ông thuận miệng hát ra đều có chứa từ
14
"Nghĩa học". Ai hỏi gì thì trong câu trả lời của ông cũng có từ
"Nghĩa học".
Vũ Huấn chịu rất nhiều khổ, và nỗi khổ cũng rất lớn, nhưng đều
nhanh chóng vượt qua, thực sự là lấy khổ làm vui. Để làm được
vậy thì đầu tiên phải không sợ khổ - có được cảnh giới không sợ
khổ này thì ông Trời sẽ tác thành. Lấy khổ làm vui không phải là
cố gắng nhẫn chịu. Bị người khác mắng chửi, cố nhẫn không nói,
trong tâm tức giận nhưng không có biểu hiện ra - đó chỉ là gắng
gượng nhẫn chịu; cuối cùng sẽ có ngày chịu hết nổi mà bộc phát
ra.
Người thực sự lấy khổ làm vui sẽ không như thế, họ chịu khổ mà
trong tâm vẫn vui vẻ. Các bậc Thánh hiền khi xưa như Khuất
Nguyên, Lý Bạch, Đỗ Phủ... trong cuộc sống họ gặp rất nhiều hoàn
cảnh éo le nhưng nội tâm lại luôn an nhiên hạnh phúc. Vũ Huấn
cũng vậy, khi gặp chuyện đau khổ trái ngang ông thường hát:
"Làm việc bị người ức hiếp
Chi bằng ăn xin tự tại
Chớ cười tôi đi xin ăn
Sớm muộn xây trường nghĩa học"...
Có thể thấy trong tâm ông luôn canh cánh một ước nguyện là xây
trường nghĩa học. Nhưng cũng bởi tâm nguyện và cách biểu hiện
ra như thế mà người ta thấy ông - một người ăn mày, hễ cứ mở
miệng là nói đến xây trường nghĩa học, thì cho rằng ông là kẻ gàn
nói dở, là "kẻ thần kinh".
2. Món tiền quỹ đầu tiên
Món tiền quỹ đầu tiên của Vũ Huấn có được như thế nào? Mọi
người có lẽ khó mà đoán được, đó chính là số tiền ông bán tóc.
Ông cắt trọc một bên đầu, để tóc một bên, cứ thế lần lượt bán lấy
tiền gây quỹ xây trường. Mặc dù làm như thế trông giống tên hề,
nhưng ông lại vui vẻ hát:
"Bên này cắt trọc bên kia để tóc
Xây trường nghĩa học chẳng chút ưu sầu
Bên này để tóc bên kia cạo đầu
Xây trường nghĩa học chẳng cầu oán than!
Xoa chút dầu thơm đầu bóng nhoáng
Chẳng vì ăn cũng chẳng vì tiêu
Xây trường nghĩa học giúp cho trẻ nghèo!"...
15
3. Việc khổ, việc bẩn, việc nặng nhọc... đều làm hết
Lấy phân hay cuốc cỏ
Dắt lừa mệt đứt hơi
Việc nặng cứ tìm tôi
Tối ngày thân bao quản
Thuê tôi tiền cày ruộng
Khổ nhục có ngại đâu
Lại làm lừa, lại làm trâu
Quyết chí chẳng ưu sầu
Mong xây trường nghĩa học!"...
Bất kể việc nặng nhọc, cực khổ, dơ bẩn... Vũ Huấn cũng chẳng
quản sớm tối đêm ngày. Ông còn kéo cày thay trâu, kéo cối xay
thay lừa để được người ta trả chút tiền công, tất cả số tiền ấy cũng
đều được dốc hết vào việc xây trường nghĩa học.
Bất kể việc nặng nhọc, cực khổ, dơ bẩn... Vũ Huấn cũng
chẳng quản sớm tối đêm ngày. (Ảnh chụp màn hình
phim Tam Tự Kinh)
Vũ Huấn cũng không cảm thấy phiền lòng dù bị người ta
mắng: "Đồ gàn, đồ thần kinh!"... Cũng chỉ bởi vì ông luôn miệng
nói: "xây trường nghĩa học" nên mọi người đặt thêm cho ông cái
tên mới: Nghĩa Học Chứng (hội chứng nghĩa học). Mọi người cho
rằng: "Ông này bị điên rồi, miệng lúc nào cũng nói: nghĩa học
16
nghĩa học, nghèo quá,không có tiền phát điên rồi!". Trên phố, trên
đường đi ăn xin thường nhật, lúc nào cũng có những người kiểu
như thế, họ không những chẳng giúp ông mà còn đả kích, chê
cười: "Nghĩa Học Chứng".Người ta đều nói: "Ông này bị bệnh
nặng rồi", nhưng Vũ Huấn chẳng hề bận tâm, trái lại ông còn thừa
nhận:
"Nghĩa Học Chứng, không tức giận
Gặp người khác liền kính chào
Thưởng cho tiền, nuôi sống mạng
Xây trường nghĩa học chẳng chút động tâm!"
4. Số tiền tích cóp năm đầu tiên bị lừa mất
Năm đầu tiên, Vũ Huấn tích cóp được một số tiền, nhưng lại bị anh
rể lừa mất. Ông giận đến mức không nuốt nổi cơm, miệng thổ ra
bọt trắng. Mấy ngày sau, trong tâm ông liền nghĩ thoáng
ra: "Không có tiền nữa thì mình vẫn tiếp tục đi ăn xin, mình vốn
không có tiền mà". Chẳng bao lâu sau, lại vui vẻ hát:
"Chỉ thấy người tốt xây nhà cao
Không thấy kẻ ác đi đến cuối cùng!"...
Vũ Huấn luôn tin thiện có thiện báo, ác có ác báo, không có kẻ ác
nào đi đến cuối cùng được.
5. Kính Trời hiểu mệnh, thực sự có thể nhẫn
Vũ Huấn thực sự là người kính Trời hiểu mệnh, thực sự là người
đại nhẫn. Trong lịch sử cũng có những người có tâm đại nhẫn, ví
dụ như Hàn Tín - một đại tướng quân, công thần khai quốc của nhà
Hán. Một hôm Hàn Tín đi trên đường thì có một kẻ lưu manh
chống nạnh chặn đường nói: "Ngươi có dám giết ta không? Ngươi
đeo bảo kiếm làm gì, dám giết thì hãy chặt đầu ta coi? Nếu ngươi
không dám giết ta thì hãy chui qua háng ta".
Hàn Tín bèn chui qua háng tên vô lại. Nếu Hàn Tín chém hắn thì
quan phủ ắt sẽ bắt và giết ông vì tội "giết người", và phải "đền
mạng" - theo luật thời bấy giờ. Nếu như thế thì đã không có một
đại tướng quân Hàn Tín uy chấn thiên hạ, đánh bại Hạng Vũ -
người có sức mạnh bạt sơn cử đỉnh - giúp Lưu Bang dựng lập nên
nhà Hán.
17
Những bậc Thánh hiền đều là người có tâm đại nhẫn.
(Ảnh tổng hợp từ phim Tam Tự Kinh)
Hàn Tín được gọi là Binh Tiên, Chiến Thần. Một lần Lưu Bang hỏi
Hàn Tín rằng: "Ta có thể chỉ huy được bao nhiêu quân?"
Hàn Tín nói: "Đại vương có thể chỉ huy được 10 vạn quân".
Lưu Bang hỏi: "Tướng quân có thể chỉ huy được bao nhiêu quân?"
Hàn Tín trả lời: "Càng nhiều càng tốt!"
Lưu Bang nói: "Ta là hoàng thượng mới chỉ huy được 10 vạn
quân, tướng quân thì càng nhiều càng tốt. Thế thì ta sao có thể làm
hoàng thượng, tướng quân vẫn phải nghe theo chỉ huy của ta?"
Hàn Tín trả lời rằng: "Thần giỏi chỉ huy quân, còn hoàng thượng
giỏi chỉ huy tướng".
Một vị tướng quân đệ nhất lịch sử, lưu truyền những kỳ công như
"trận Bối Thủy", "Ám độ Trần Thương", "Từ bề Sở ca"... thế mà
lại chui háng một tên lưu manh vô lại. Đó có nghĩa là những bậc
Thánh hiền đều là người có tâm đại nhẫn. Thế nên khi Vũ Huấn
xin cơm, xin tiền, có người mắng chửi ông, đuổi ông đi, ông chỉ
hát rằng:
"Không cho tôi, tôi không oán
Tự có người tốt cho tôi cơm
Thưa ông, thưa cậu đừng tức giận
Khi nào ông không tức giận
Khi đó tôi sẽ đi liền!"...
18
Chúng ta đều có cơm ăn, Vũ Huấn không có, phải đi xin, người ta
không những không cho mà còn mắng chửi, nhưng ông vẫn thản
nhiên, không bực tức, cũng chẳng lo lắng, vì biết sẽ có người tốt
cho ông cơm ăn, đó là kính Trời hiểu mệnh, cũng là tâm thái thiện
lương.
Vũ Huấn đi xin ăn, khi người ta cho đồ ăn ngon - như bánh bao
chẳng hạn, thì ông lại không ăn mà đem bán lại cho người khác lấy
tiền để dành xây trường nghĩa học. Hễ cứ có thứ gì ngon một chút
là ông đều không ăn, đều đổi lấy tiền, vậy ông ăn gì? Ông ăn rễ
rau. Bộ sách người xưa dùng để giáo dục hậu thế là Thái căn
đàm có một câu rằng: "Người ăn được rễ rau thì trăm việc đều có
thể làm được". Một người mà chịu được khổ, ăn rễ rau, thế thì nỗi
khổ nào họ cũng chịu được. Vũ Huấn vì để xây trường nghĩa học,
cả đời chỉ ăn rễ rau và thức ăn thiu mốc. Ông hát rằng:
"Ăn đồ tạp thay cho cơm
Dành tiền để xây trường nghĩa học
Ăn ngon không hẳn đã là tốt
Xây trường nghĩa học còn tốt hơn!"...
Vũ Huấn làm việc khổ nhất, bẩn nhất, mệt nhất, những việc mà
không có ai muốn làm: mùa hè nắng chang chang ông ra ngoài
đồng gặt lúa, mồ hôi ướt đẫm lưng. Ông còn nhặt phân, phơi phân,
những việc mà mọi người đều dè bỉu, né tránh thì ông làm, chỉ vì
để xây dựng trường nghĩa học. Năm Vũ Huấn 29 tuổi, ông đã lao
động nặng nhọc gần 10 năm như thế để tích cóp tiền, mua được 45
mẫu ruộng đất phèn, cát, trũng đây là loại đất rẻ tiền, nhưng ông lại
hát rằng:
"Chỉ cần trường nghĩa học phát
Mua đất không sợ phèn, trũng, cát
Phèn rửa trôi, cát nạo vét
Sau ba năm chẳng phèn chẳng cát
Chỉ cần trường nghĩa học phát!"...
Có thể thấy Vũ Huấn sống rất vui vẻ, vì ông có tấm lòng rộng lớn,
mua đất trũng, lại nhiễm mặn, bạc màu... thì rất khó mà cày cấy
canh tác được, nhưng ông vẫn mua vì Vũ Huấn tin rằng: Trời cao
luôn bảo hộ người lương thiện.
19
6. Cứu tế thiên tai, cứu tế nghèo khổ
Vũ Huấn vô cùng thiện lương, ông có một ít tiền cũng không chỉ
dành hết cho xây trường nghĩa học. Năm Vũ Huấn 18 tuổi, vùng
Sơn Đông có đại hạn, người chết đói rất nhiều. Ông liền dùng tiền
mua 40 bao cao lương để cứu tế người dân vùng thiên tai. Nhưng
người anh trai lêu lổng đến mượn tiền thì ông không cho mượn dẫu
chỉ một xu. Ông nói: "Số tiền này của em đều là dùng để xây
trường nghĩa học, không phải là của nhà em, toàn là tiền nghĩa
học". Do đó ông hát rằng:
Chẳng kể người thân chẳng kể quen
Xây trường nghĩa học những mấy phen...
Nhưng gặp những chuyện như cứu tế thiên tai thì ông lại khảng
khái bỏ tiền ra. Cháu không có cơm ăn, anh trai hỏi vay tiền thì
ông không giúp. Trái lại trong làng có ba mẹ con nọ - gồm mẹ
chồng và hai con dâu, nhà không có đàn ông làm việc nặng, nên vô
cùng khó khăn. Vũ Huấn bèn tặng họ 10 mẫu ruộng, ông nói:
Người này tốt, người này tốt
Tặng họ 10 mẫu thấy vẫn ít
Người này hiếu, người này hiếu
Tặng họ 10 mẫu để nuôi mẹ
Trời đất, lòng người có cái cân. Có bài thơ "Phúc ca" rằng:
Không tham, thì có dư
Không tranh, thì lại tiến
Không cầu, phúc tự đến
Trân quý, đức tụ về
Không tham thì có dư, không có lòng tham thì bạn luôn cảm thấy
giàu có dư dả. Không cầu phúc tự đến, bạn không cầu thứ đó, nếu
nó là của bạn thì bạn sẽ tự nhiên có được. Tại sao Vũ Huấn lại cho
người tốt, người gặp thiên tai? Vì Vũ Huấn kính Trời, biết mệnh
Trời: Trời bảo hộ người tốt. Thế nên Vũ Huấn giúp người tốt cũng
là thuận theo ý Trời. Vũ Huấn tặng ruộng cho gia đình nghèo nọ vì
họ là người có hiếu, là người tốt, Vũ Huấn cho đi thì ông Trời sẽ
bằng cách khác mà bù đắp lại cho ông.
Vũ Huấn làm rất nhiều việc khổ cực nặng nhọc, ban ngày làm việc
nặng, tối đến cũng chẳng nghỉ ngơi, ông còn tìm việc để tranh thủ
20
làm thêm như kéo sợi, bện dây. Ông không ở cố định, bởi vì là ăn
xin, đến nhà người ta thì ngủ dưới bếp, hoặc bên trong phòng cối
xay, đến đâu thì ngủ ở đó, làm gì có gối, chăn, đệm. Ở trong phòng
cối xay bụi bặm, dơ bẩn, muỗi đốt, không chăn chiếu rèm màn. Có
lúc ông ở ngôi miếu đổ nát, chẳng có chỗ che gió rét đêm đông.
Thế nhưng buổi tối ông còn bện thừng, cuộn chỉ, và hát:
Quấn cuộn chỉ, bện dây thừng
Một lòng xây trường nghĩa học
Quấn cuộn chỉ, bện dây thừng
Xây trường nghĩa học mệt nhọc cũng cam.
Ông luôn bận rộn chân tay, và miệng cũng chẳng nhàn,
vừa làm vừa hát, thực sự vô cùng vui vẻ. (Ảnh:
baike.baidu.com)
Ông luôn bận rộn chân tay, và miệng cũng chẳng nhàn, vừa làm
vừa hát, thực sự vô cùng vui vẻ. Bất kể làm việc gì, lúc nào, ở đâu,
21
gặp cảnh ngộ gì thì ông vẫn một lòng một dạ xây trường nghĩa
học, từng niệm đầu đều là nghĩa học, do đó biểu hiện của ông thực
sự xuất sắc, những người kiên tâm bền chí như thế nhất định sẽ
thành công.
7. Làm những việc người khác không muốn hoặc không thể
làm nổi
Vũ Huấn làm những việc người khác không muốn làm hoặc không
làm nổi, vì đó đều là việc khổ, việc khó, việc bẩn, việc mệt nhọc...
từ sáng đến tối làm việc không ngừng nghỉ.
Bởi vì trong đầu ông chỉ có một lý tưởng, nên ông không sợ khổ
mà thấy rất vui. Trong lời ca của ông là sự tự tin, kiên định, thiện
lương và hạnh phúc. Vũ Huấn làm việc cật lực, thậm chí ông phải
thay súc vật mà kéo cối xay, vừa mệt nhọc vừa phiền phức, nhưng
ông vẫn làm. Mùa hè mặt trời như thiêu như đốt, mồ hôi ướt đẫm
áo, nhưng ông vẫn làm. Đi lấy phân dọn chuồng xí, vừa dơ bẩn
vừa hôi thối, không ai muốn làm, ông vẫn làm.
Có câu chuyện cổ Phật giáo từng được Đức Phật Thích Ca kể lại
trong thời kỳ Ngài truyền Pháp như sau:
Có một người lấy phân nọ đang đi trên đường, lũ trẻ trông thấy
ông ta đi ngang qua bèn lấy đá ném. Đúng lúc đó, Phật Thích Ca đi
tới. Ngài bèn giảng Pháp cho bọn trẻ này. Ngài nói: "Các cháu cần
tôn trọng ông ấy". Vừa nói, Phật Thích Ca vừa kéo ông gánh phân
lại gần Ngài.
Ở Ấn Độ thời cổ đại, chế độ dòng tộc, đẳng cấp rất nghiêm khắc.
Vì vậy ông gánh phân vô cùng kinh sợ. Phật Thích Ca nói với ông
ta rằng: "Công việc của tôi với ông đều như nhau".
Bọn trẻ hoàn toàn không hiểu: Phật vĩ đại như thế này, sao lại
giống với công việc của người lấy phân? Người lấy phân nói: "Con
sao có thể giống Ngài được? Con là một người lấy phân, thân
phận hèn kém, ai thấy con cũng ghê tởm, tránh xa".
Phật Thích Ca nói: "Ông dọn sạch rác rưởi vật chất của con người,
tôi dọn sạch rác rưởi tinh thần của con người".
Bọn trẻ nghe được những lời này liền xin lỗi ông gánh phân. Phật
Thích Ca dạy bọn trẻ biết tôn trọng, tôn kính người khác, cần có
lòng cảm ơn đối với ông lấy phân, bởi vì phân hôi thối đó đều là
do con người, bao gồm mỗi đứa trẻ này tạo ra. Nếu không có ông
lấy phân dọn dẹp thì các nhà vệ sinh trong làng thử hỏi sẽ ra sao?
22
Phật dạy bọ trẻ biết tôn trọng sinh mệnh, có lòng cảm ân với ông
lấy phân, tự nhiên chúng cũng sẽ có lòng cảm ân với người khác,
với cha mẹ.
Người lấy phân thực ra là làm công việc theo bổn phận, việc làm
của ông ấy tốt hay xấu là cần nhìn xem ông ấy có dọn sạch phân
không, có làm vương vãi ra đường đi không. Làm bất kỳ việc gì,
nếu làm hết chức phận, trách nhiệm thì đó là tốt.
Vũ Huấn cũng làm việc lấy phân, phơi phân, rất hôi thối dơ bẩn,
ông đều làm tốt. Có người trả ít tiền, có người quỵt tiền không trả
thì ông cũng không tranh cãi. Có lúc ông còn đóng vai hề diễn trò,
lúc diễn trò biểu diễn giang hồ: lấy dùi đâm vào thân, dao bổ đầu,
khiêng đỉnh lớn, thậm chí nuốt rắn rết, nhai mảnh ngói... Lũ trẻ
nói: "Làm ngựa!" Vũ Huấn liền làm ngựa cho chúng cưỡi. Cưỡi đi
một vòng chúng cho mấy xu tiền. Có lúc chúng 'đánh ngựa', đánh
một trận cho mấy xu. Cứ như thế, Vũ Huấn tích cóp từng xu một.
Tất cả việc làm của Vũ Huấn đều không vì bản thân, dốc toàn tâm
sức chỉ vì một mục đích duy nhất, vì để trẻ em sau này được đi
học, bản thân ông không từ bất kỳ nỗi khổ nào. Ông không tiêu
một xu nào vì mình, cũng không tiêu một xu nào vì người thân.
Tất cả việc làm của Vũ Huấn đều không vì bản thân, dốc
toàn tâm sức chỉ vì một mục đích duy nhất, vì để trẻ em sau
này được đi học, bản thân ông không ngại bất kỳ nỗi khổ
nào. (Ảnh: Epoch Times)
23
8. Quỳ xin cử nhân Dương giữ tiền giúp
Thông qua xin ăn và làm việc nặng nhọc, Vũ Huấn tích cóp được
chút tiền, ông không biết cất giữ ở đâu. Trong làng có một cử nhân
là Dương Thụ Phương, vốn là người nhân đức. Vũ Huấn bèn đến
cầu xin cử nhân Dương cất giữ tiền giúp ông. Vũ Huấn quỳ ngoài
cổng nhà họ Dương để người gác cổng chuyển lời cầu kiến đến cử
nhân Dương. Cử nhân thời xưa gặp quan huyện lệnh cũng không
phải quỳ. Họ là người có thân phận như thế, người dân thường đâu
có thể tùy tiện gặp được.
Nhìn thấy Vũ Huấn quần áo rách rưới, người hầu nhà họ Dương
chẳng buồn để ý đến ông. Vậy là hàng ngày ông đều phải đến cổng
nhà họ Dương quỳ xin cầu kiến, trong khi tay vẫn không nhàn rỗi,
vẫn kéo chỉ, bện thừng... Người nhà vẫn không cho gặp, hôm sau
ông lại đến cổng quỳ. Cứ thế ông đã quỳ 7, 8 ngày liền, người gác
cổng vẫn không cho ông đi gặp chủ nhân, sợ cái ông “thần kinh”
này gây phiền toái cho chủ nhân. Trong lúc quỳ ở đó, có phân
chim rơi lên mình, ông vẫn quỳ bất động. Có lúc trời mưa, có viên
ngói trên nóc cổng rơi xuống trúng đầu ông, khiến ông vỡ đầu
chảy máu, nhưng ông vẫn không để ý đến, vẫn quỳ ở đó. Ông hát
rằng:
Chim ỉa xuống người không để ý
Xây trường nghĩa học mới hoan hỉ
Ngói rơi vỡ đầu không bực tức
Xây trường nghĩa học tôi dốc sức!
Vũ Huấn vỡ đầu chảy máu vẫn quỳ ở đó. Cuối cùng cử nhân
Dương một lần đi ra tiễn đưa khách, trông thấy tình cảnh đó thì rất
cảm động, đồng ý cất giữ tiền giúp: "Thấy ông thành tâmnhư thế
này, nếu thực sự muốn xây trường nghĩa học thì tôi nhất định sẽ
giúp ông cất giữ tiền, và tôi sẽ làm người quyên góp hỗ trợ ông cả
đời".
24
Trường học tư nhân thời Trung Hoa Dân Quốc. (Ảnh:
secretchina.com)
Sau này, cử nhân Dương còn triệu tập người giúp ông lập kế hoạch
xây dựng và quản lý trường nghĩa học. Đến khi số tiền dành để xây
trường đã tươm tất, có thể xây dựng được rồi, cử nhân Dương
khuyên ông rằng: "Ông nên lấy vợ sinh con cho tròn chữ Hiếu rồi
hãy xây dựng trường".
Cử nhân Dương là người rất có uy tín và có trách nhiệm, tuy nhiên
Vũ Huấn bày tỏ rất kiên quyết:
Không lấy vợ, chẳng sinh con
Xây trường nghĩa học còn trọng hơn…
Vũ Huấn chịu khổ cực là vậy, thử hỏi người bình thường ai có thể
chịu nổi? Nếu ông lấy vợ sinh con, để cả nhà cùng chịu khổ chịu
tội, như thế không thể được. Do đó vì để xây trường nghĩa học,
ông cũng đã không cần những thứ tốt đẹp trong cuộc sống như gia
đình êm ấm, vợ hiền con ngoan nữa.
25
IV. Phần 4 - Xây dựng 3 trường nghĩa học
Trải qua biết bao gian khổ khó tưởng tượng nổinhư thế, đến
cuối đời Vũ Huấn đã xây dựng được 3 trường nghĩa học...
Năm Quang Tự thứ 14 (năm 1888), Vũ Huấn dùng hơn 4000 xâu
tiền xây dựng trường nghĩa học đầu tiên ở ngoài cổng phía đông
thị trấn Liễu Lâm huyện Đường Ấp, và đặt tên là "Sùng Hiền
Nghĩa Thục".
Sau đó 2 năm, tức năm 1890, Vũ Huấn lại tài trợ hòa thượng Liễu
Chứng 230 xâu tiền xây dựng ngôi trường nghĩa học thứ 2 ở
Dương Nhị Trang thuộc thành phố Lâm Thanh ngày nay.
Năm 1896, Vũ Huấn dùng 3000 xâu tiền để xây dựng trường nghĩa
học thứ 3 ở ngõ Ngự Sử, Lâm Thanh, và đặt tên là trường "Nghĩa
học ngõ Ngự Sử".
Mỗi lần xây trường nghĩa học, vật liệu như gạch, ngói, gỗ... đều do
ông đích thân mua, mỗi việc đều đích thân ông làm. Khi xưa, mọi
người thấy Vũ Huấn nghèo rớt lại muốn xây trường nghĩa học, họ
đều nói là ông bị thần kinh, nhưng cuối cùng Vũ Huấn đã dựng
được 3 trường nghĩa học. Nên cũng nói làm người thiện lương, có
chính niệm thì Trời cao ắt bảo hộ.
Khi xưa, mọi người thấy Vũ Huấn nghèo rớt lại muốn
xây trường nghĩa học, họ đều nói là ông bị thần kinh, nhưng
cuối cùng Vũ Huấn đã dựng được 3 trường nghĩa học.
26
1. Quỳ xuống cầu xin phụ huynh cho con đi học
Trường học được xây dựng đã không dễ dàng chút nào, nhưng
Thánh nhân Vũ Huấn còn phải tiếp tục hy sinh nhiều hơn nữa:
Trường không có trẻ đến học, nhiều gia đình gia cảnh bần hàn vẫn
không cho con đến trường. Vũ Huấn lại phải đến từng thôn, từng
nhà gặp phụ huynh của bọn trẻ và quỳ xuống nói: "Xin hãy cho
con của ông bà đi học đi".
Phụ huynh trả lời: "Chúng tôi không muốn cho con đi học, trẻ con
còn phải ở nhà nuôi lợn".
Vũ Huấn vẫn cứ quỳ ở đó thuyết phục phụ huynh cho con đi học,
hy vọng các bậc cha mẹ suy nghĩ tới tương lai con cái:
Trường nghĩa học đã xây xong
Trẻ em nghèo khổ những mong đến trường
Tam Tự Kinh học tỏ tường
Bách Gia hiểu biết, luân thường tỏ thông
Toán chương muôn sự nằm lòng
Viết thư viết giấy chẳng mong cầu người!...
Vũ Huấn quỳ nói với phụ huynh về lợi ích của việc học hành đối
với con cái họ. Cứ thế, mỗi em học sinh đều là do ông đến từng
nhà cầu xin, thuyết phục để cha mẹ đồng ý cho các em đến trường.
Đâu hết, ông còn phải quỳ cầu xin thầy giáo. Ông là người thực sự
tôn kính thầy giáo, đích thân ông đến huyện Thọ Trương quỳ
xuống mời danh Nho Thôi Chuẩn đến dạy học. Ngày khai trường,
Vũ Huấn mở tiệc chiêu đãi các thầy, ông còn mời các nhân sĩ có
danh vọng trong vùng đến tiếp chuyện các thầy. Còn Vũ Huấn ở
đâu? Ông đứng dưới thềm, chỉ để khấu đầu, đem thức ăn. Mọi
người mời ông ngồi ăn cùng, ông nói rằng ông là ăn xin, không
biết chữ, không dám ngồi ăn cùng bàn. Đợi mọi người ăn xong,
ông mới ăn chút cơm thừa canh cặn.
27
Ngày khai trường, Vũ Huấn mở tiệc chiêu đãi các thầy,
mời các nhân sĩ có danh vọng trong vùng đến tiếp chuyện
các thầy. Còn Vũ Huấn đứng dưới thềm, chỉ để khấu đầu,
đem thức ăn. (Ảnh: Epoch Times)
2. Quỳ cầu xin thầy, quỳ khuyên học sinh
Trường nghĩa học đã khai giảng, có thầy nghiêm túc giảng, Vũ
Thất quỳ cảm ơn thầy: "Đa tạ thầy đã dạy bảo các cháu". Có thầy
dạy không nghiêm túc, Vũ Thất có lần đến trường nghĩa học xem,
thấy bọn trẻ đều đang tranh cãi ầm ĩ, còn thầy giáo ở trong nhà
ngủ. Giờ lên lớp không có thầy, lũ trẻ liền quậy phá. Vũ Thất liền
đến ký túc xá, quỳ trước giường thầy giáo và hát rằng:
Thầy giáo ngủ, học trò quậy phá
Tôi đến quỳ xin thầy bỏ quá
Không khấu trừ tiền, không trừng phạt
Vũ Huấn quỳ xin thầy dạy tốt...
Thầy giáo vội vàng dậy, xấu hổ quá. Làm người thầy, trong giờ lên
lớp lại đi ngủ, không tròn chức trách. Thế mà người bỏ tiền ra thuê
thầy, một người mù chữ lại quỳ xin thầy, khiến thầy ngượng chín
mặt.
Còn có một thầy giáo về nhà, khai giảng rồi vẫn không trở lại. Vũ
Thất đi bộ hơn 90 dặm đến nhà tìm, đứng ngoài cổng cả đêm, thầy
giáo vô cùng cảm động, sau đó không bao giờ đến muộn nữa.
Bọn trẻ ham chơi, nhân lúc thầy không có mặt thì chơi thêm một
chút. Vũ Huấn cũng không phê bình mà đến bên vừa quỳ vừa khóc
khuyên rằng:
28
Học tập nếu chẳng dụng công
Ra về mặt mũi nào trông người nhà
Đọc sách nếu chẳng dụng tâm
Về nhà mặt mũi nào gần mẹ cha!...
Hành động của Vũ Huấn khiến cả thầy và trò đều cảm
động, ai nấy tự mình ước thúc bản thân, nghiêm khắc hơn
trong dạy và học. (Ảnh: Epoch Times)
Vũ Huấn vì xây trường nghĩa học đã chịu quá nhiều nỗi khổ cực.
Ông là người quá bình thường, cái mà ông xây dựng được không
chỉ là trường nghĩa học mà là một tinh thần vĩ đại. Từ nhỏ Vũ
Huấn đã chịu nhiều khổ cực, đến 50 tuổi xây được 3 trường nghĩa
học. Nhìn lại lúc ông 20 tuổi khiến người ta cảm khái. Một người
ăn xin, bị coi là kẻ điên điên khùng khùng, mở miệng là nói đến
"nghĩa học", nên mọi người gọi ông biệt danh là "Nghĩa học
chứng" - người mắc chứng bệnh tâm thần 'nghĩa học'. Nhưng rồi,
ông được triều đình nhà Thanh xóa bộ bệnh của chữ Chứng (症)
đi, thành chữ Chính (正), và gọi ông là "Nghĩa học chính" - tên
một chức quan trông coi việc giáo dục thời nhà Thanh. Không còn
ai dám nói ông bị bệnh, bị điên nữa.
Thực ra khi đạo đức xã hội không còn tốt nữa, khi lòng người bị
bệnh rồi thì người thiện lương nhất sẽ bị nói thành có bệnh, bị coi
29
là điên. Việc này rất nghiêm trọng, cá nhân hay xã hội cũng vậy,
chỉ có thiện lương thì mới lâu bền.
3. Vẫn sống bằng nghề ăn xin, vẫn ngủ dưới mái hiên ngôi
chùa đổ nát
Xây trường nghĩa học rồi, ai cũng nghĩ rằng ông đã có ký túc xá để
ở rồi, buổi tối ở trong trường là được rồi. Nhưng Vũ Huấn vẫn ngủ
ở mái hiên ngôi miếu đổ. Các học sinh đền quỳ xin ông vào trường
học cư trú, ông đều từ chối, vẫn ngủ ở mái hiên ngôi miếu đổ nát
đó. Có lần ngói trên mái hiên rơi xuống đầu khiến ông sứt đầu đổ
máu, ông vẫn không oán không hận. Vũ Huấn đích thực là Cái
Thánh - Thánh Nhân xuất thân từ Cái bang, cả đời ông chịu cực
khổ mà vẫn vui vẻ, dốc lòng vì hạnh phúc, vì tương lai tốt đẹp của
trẻ em.
Vũ Huấn đích thực là Cái Thánh - Thánh Nhân xuất thân
từ Cái bang, cả đời ông chịu cực khổ mà vẫn vui vẻ, dốc lòng
vì hạnh phúc, vì tương lai tốt đẹp của trẻ em. (Ảnh:
baike.baidu.com)
4. Triều đình khen ngợi
Vũ Huấn được triều đình ban tặng tấm biển "Lạc thiện hiếu thí"
(Vui làm việc thiện, thích thí xả), và ban cho ông chức "Nghĩa học
chính". Tuần phủ Sơn Đông Trương Diệu - tương đương với chủ
30
tịch tỉnh ngày nay - nghe kể về nghĩa cử của Vũ Huấn đã tiếp kiến
ông. Vũ Huấn đi bộ đến phủ Tế Nam, khi gặp tuần phủ, ông mặc y
phục ăn xin thường ngày, đeo tay nải, không ngừng tay quấn cuộn
chỉ. Tuần phủ thấy bộ dạng của ông như vậy, cho là thần kinh có
vấn đề, hỏi ông có phải là có bệnh không. Vũ Huấn đáp rằng:
Tôi không mắc bệnh cũng chẳng điên
Mắc "Nghĩa học chứng" ấy tâm nguyền
Tuần phủ vô cùng kính phục và cảm động. Nghe nói ngay cả cái
tên ông cũng không có, bèn tặng cho tên là "Huấn", và quyên 200
lạng bạc cho ông, đồng thời hạ lệnh miễn thuế và lao dịch cho khu
ruộng nghĩa học. Thế là Vũ Huấn đến tuổi 50 mới có cái tên do
tuần phủ Sơn Đông ban cho: Vũ Huấn - giáo huấn, để biểu dương
công lao của ông đối với giáo dục trẻ em. Đồng thời chính tuần
phủ là người dâng tấu lên hoàng đế Quang Tự xin triều đình ban
tặng ông tấm biển "Lạc thiện hiếu thí" và danh hiệu "Nghĩa học
chính", ban cho ông mặc áo bào vàng. Hoàng đế ngự ban là việc
vô cùng lớn thời xưa. "Học chính" là một chức quan cai quản giáo
dục xưa, tương đương với Giám đốc sở giáo dục ngày nay. "Nghĩa
học chính" là danh hiệu vinh dự mà hoàng đế ban cho Vũ Huấn,
bởi vậy nó còn vượt xa chức quan Học chính thông thường. Vũ
Huấn là Nghĩa học chính, được mặc áo bào vàng. Triều đình nhà
Thanh xưa, chỉ có người có quan hệ rất gần gũi với hoàng đế,
thường là người trong hoàng tộc, và có công lao lớn mới được ban
thưởng áo bào vàng. Thế nhưng một người ăn xin lại được vinh dự
lớn này thì quả thực là vô tiền khoáng hậu.
Trong nghi lễ ban thưởng, tương truyền Vũ Huấn không quỳ.
Thánh chỉ xưa ai ai cũng phải quỳ. Vũ Huấn quỳ trước học sinh,
quỳ trước thầy giáo, quỳ trước phụ huynh, vậy mà khi hoàng đế
ban áo bào vàng thì ông lại không quỳ, ông cũng không quỳ trước
áo bào vàng. Việc này nói rõ rằng: ông xây trường nghĩa học
không phải vì quyền lực, danh vọng, hay danh hiệu vinh dự nào
đó... Đối với Vũ Huấn, việc giáo dục thật tốt cho trẻ em mới là
quan trọng, còn các vinh quang hay khen thưởng đều là những
nhân tố bên ngoài, đều không có gì đáng nói.

More Related Content

Similar to Vu Huan Truyen.docx

Tiểu luận Tư tưởng triết học của nho giáo và sự ảnh hưởng
Tiểu luận Tư tưởng triết học của nho giáo và sự ảnh hưởngTiểu luận Tư tưởng triết học của nho giáo và sự ảnh hưởng
Tiểu luận Tư tưởng triết học của nho giáo và sự ảnh hưởngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Kinhdichdaocuanguoiquantu
KinhdichdaocuanguoiquantuKinhdichdaocuanguoiquantu
KinhdichdaocuanguoiquantuNgà Nguyễn
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ nataliej4
 
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdfCƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
Triết học cổ đại
Triết học cổ đạiTriết học cổ đại
Triết học cổ đạiHuong Phung
 
SachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdf
SachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdfSachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdf
SachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdfThngThn2
 
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975OnTimeVitThu
 
Tình huống thuyết minh về di tích lịch sử miếu bảo hà – ngôi miếu cổcủa xã đồ...
Tình huống thuyết minh về di tích lịch sử miếu bảo hà – ngôi miếu cổcủa xã đồ...Tình huống thuyết minh về di tích lịch sử miếu bảo hà – ngôi miếu cổcủa xã đồ...
Tình huống thuyết minh về di tích lịch sử miếu bảo hà – ngôi miếu cổcủa xã đồ...jackjohn45
 
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...Huynh Loc
 
Đào Nguyên Phổ trong đời sống văn hóa và văn học Việt Nam
Đào Nguyên Phổ trong đời sống văn hóa và văn học Việt NamĐào Nguyên Phổ trong đời sống văn hóa và văn học Việt Nam
Đào Nguyên Phổ trong đời sống văn hóa và văn học Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Vài nét về sự phát triển TRIẾT HỌC TRUNG HOA
Vài nét về sự phát triển TRIẾT HỌC TRUNG HOAVài nét về sự phát triển TRIẾT HỌC TRUNG HOA
Vài nét về sự phát triển TRIẾT HỌC TRUNG HOAvinhbinh2010
 
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch SửTriết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch SửMan_Ebook
 
Sự hình thành họ vũ ở việt nam
Sự hình thành họ vũ ở việt namSự hình thành họ vũ ở việt nam
Sự hình thành họ vũ ở việt namnataliej4
 
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hộiVăn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hộilongvanhien
 
TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932
TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932 TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932
TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932 nataliej4
 

Similar to Vu Huan Truyen.docx (20)

Cathedral total vhn
Cathedral total vhnCathedral total vhn
Cathedral total vhn
 
Tiểu luận Tư tưởng triết học của nho giáo và sự ảnh hưởng
Tiểu luận Tư tưởng triết học của nho giáo và sự ảnh hưởngTiểu luận Tư tưởng triết học của nho giáo và sự ảnh hưởng
Tiểu luận Tư tưởng triết học của nho giáo và sự ảnh hưởng
 
Kinhdichdaocuanguoiquantu
KinhdichdaocuanguoiquantuKinhdichdaocuanguoiquantu
Kinhdichdaocuanguoiquantu
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
 
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdfCƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
 
Triết học cổ đại
Triết học cổ đạiTriết học cổ đại
Triết học cổ đại
 
SachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdf
SachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdfSachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdf
SachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdf
 
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975
 
Tình huống thuyết minh về di tích lịch sử miếu bảo hà – ngôi miếu cổcủa xã đồ...
Tình huống thuyết minh về di tích lịch sử miếu bảo hà – ngôi miếu cổcủa xã đồ...Tình huống thuyết minh về di tích lịch sử miếu bảo hà – ngôi miếu cổcủa xã đồ...
Tình huống thuyết minh về di tích lịch sử miếu bảo hà – ngôi miếu cổcủa xã đồ...
 
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
 
Đào Nguyên Phổ trong đời sống văn hóa và văn học Việt Nam
Đào Nguyên Phổ trong đời sống văn hóa và văn học Việt NamĐào Nguyên Phổ trong đời sống văn hóa và văn học Việt Nam
Đào Nguyên Phổ trong đời sống văn hóa và văn học Việt Nam
 
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
 
Vài nét về sự phát triển TRIẾT HỌC TRUNG HOA
Vài nét về sự phát triển TRIẾT HỌC TRUNG HOAVài nét về sự phát triển TRIẾT HỌC TRUNG HOA
Vài nét về sự phát triển TRIẾT HỌC TRUNG HOA
 
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch SửTriết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
 
Phat giao
Phat giaoPhat giao
Phat giao
 
Đền Tân La trong đời sống của người dân xã Bảo Khê, Hưng Yên
Đền Tân La trong đời sống của người dân xã Bảo Khê, Hưng YênĐền Tân La trong đời sống của người dân xã Bảo Khê, Hưng Yên
Đền Tân La trong đời sống của người dân xã Bảo Khê, Hưng Yên
 
Sự hình thành họ vũ ở việt nam
Sự hình thành họ vũ ở việt namSự hình thành họ vũ ở việt nam
Sự hình thành họ vũ ở việt nam
 
sự hình thành các tông phái phật giáo thời nhà đường tại trung quốc.docx
sự hình thành các tông phái phật giáo thời nhà đường tại trung quốc.docxsự hình thành các tông phái phật giáo thời nhà đường tại trung quốc.docx
sự hình thành các tông phái phật giáo thời nhà đường tại trung quốc.docx
 
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hộiVăn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
 
TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932
TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932 TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932
TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932
 

Recently uploaded

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 

Vu Huan Truyen.docx

  • 1. 1 MỤC LỤC I. Phần 1 - Người ăn mày 'đệ nhất thiên cổ'....................................................2 Thánh nhân văn hóa độc nhất vô nhị trong lịch sử nhân loại .............................2 Quá 'bình thường': Không có tên, không biết chữ, không có tài sản...................4 Cực kỳ vĩ đại: Cả đời nghèo rớt mồng tơi, xin ăn để xây 3 trường nghĩa học......5 II. Phần 2 - Tuổi trẻ khổ đau............................................................................8 7 tuổi: Chú bé ăn xin thiện lương ....................................................................8 15 tuổi: Lao công cực khổ..............................................................................9 17 tuổi: Làm công chịu đủ ức hiếp tủi nhục .....................................................9 21 tuổi: Lựa chọn vĩ đại, bước ngoặt cuộc đời................................................11 III. Phần 3 - Trải đủ muôn vàn khổ cực, vui vẻ đi ăn xin xây trường học ........13 1. Người thực sự lấy khổ làm vui.................................................................13 2. Món tiền quỹ đầu tiên..............................................................................14 3. Việc khổ, việc bẩn, việc nặng nhọc... đều làm hết .....................................15 4. Số tiền tích cóp năm đầu tiên bị lừa mất ...................................................16 5. Kính Trời hiểu mệnh, thực sự có thể nhẫn.................................................16 6. Cứu tế thiên tai, cứu tế nghèo khổ ............................................................19 7. Làm những việc người khác không muốn hoặc không thể làm nổi.............21 8. Quỳ xin cử nhân Dương giữ tiền giúp.......................................................23 IV. Phần 4 - Xây dựng 3 trường nghĩa học....................................................25 1. Quỳ xuống cầu xin phụ huynh cho con đi học...........................................26 2. Quỳ cầu xin thầy, quỳ khuyên học sinh.....................................................27 3. Vẫn sống bằng nghề ăn xin, vẫn ngủ dưới mái hiên ngôi chùa đổ nát.........29 4. Triều đình khen ngợi................................................................................29
  • 2. 2 I. Phần 1 - Người ăn mày 'đệ nhất thiên cổ' Vũ Huấn được gọi là "Ăn xin đệ nhất thiên cổ" - Thiên cổ đệ nhất cái. Hàng mấy nghìn năm nay, nhân loại mới xuất hiện một người ăn xin được mọi người tôn xưng là 'Vũ Thánh nhân'. Khi ông còn sống, nửa tỉnh Sơn Đông đều gọi ông là Vũ Thánh nhân. Vậy rốt cục, câu chuyện về cuộc đời Vũ Huấn đã gợi mở cho chúng ta những điều gì?... Bài viết của nhà giáo dục Đồng Hân: Thánh nhân văn hóa độc nhấtvô nhị trong lịch sử nhân loại Nói đến Vũ Huấn tiên sinh, hơn 70 năm trước vào thời Dân Quốc, trong bài học lịch sử đã có một câu hỏi rằng: "Trong các nhân vật lịch sử thì em ngưỡng mộ người nào nhất?". Có hơn 400 học sinh trung học đã tham gia trả lời câu hỏi này, trong đó đại đa số đều nói về cùng một người: Vũ Huấn tiên sinh. Ngày nay chúng tôi đưa ra bài kiểm tra cho 3000 học sinh, cũng với câu hỏi đó, nhưng không có một người nào chọn Vũ Huấn. Tôi cũng đã hỏi 3000 giáo viên, số giáo viên biết về Vũ Huấn chỉ lác đác có vài người. Chỉ mấy chục năm mà tư tưởng tình cảm con người đã thay đổi to lớn như vậy. Các nước Á Đông có bề dày lịch sử và một nền văn hóa rộng lớn tinh thâm lâu đời, từng xuất hiện rất nhiều bậc Thánh hiền và nhiều kinh điển. Mọi người có lẽ cũng đã nghe những câu chuyện về họ, và tiếp thụ được những đạo lý, triết lý nhân sinh trong đó. Chỉ cần xem vài phút, nghe một đoạn thì cũng có lợi ích lớn trong cuộc đời rồi.
  • 3. 3 Các nước Á Đông có bề dày lịch sử và một nền văn hóa rộng lớn tinh thâm lâu đời, từng xuất hiện rất nhiều bậc Thánh hiền và nhiều kinh điển. (Ảnh: Tổng hợp) Chúng ta học tập các kinh điển chân chính, vì nó đều giảng về đạo lý chứ không phải nói lên quan điểm cá nhân. Con người ai nấy đều có quan điểm cá nhân của riêng mình, nhất là ngày hôm nay thì vô cùng hỗn loạn, ai nấy đều khăng khăng quan điểm của mình. Nhưng người xưa không nhấn mạnh quan điểm cá nhân, họ nhấn mạng về Đạo: học Đạo, tu Đạo, truyền Đạo, nắm bắt được Đạo, thuận ứng theo Đạo, và đồng hóa với Đạo, thế thì sinh mệnh này sẽ vô cùng hạnh phúc. Bất kể họ làm gì, thì điều mà họ truyền đạt đều là tốt đẹp. Kinh điển là những lý giải của Thánh hiền đối với Đạo. Rất nhiều Thánh hiền đã để lại kinh điển. Với Vũ Huấn, nhiều người coi ông là một Thánh nhân, nhưng ông không để lại kinh điển, bởi vì ngay cả cái tên ông cũng không có, ngay cả chữ ông cũng không biết, cho nên bộ "kinh điển" mà Vũ Huấn để lại cho hậu thế chính là cuộc đời ông. Đương thời đã có những người gọi Vũ Huấn là Vũ Thánh nhân, vĩ đại ngang bằng Khổng Tử. So với các bậc Thánh nhân khác thì vị Thánh nhân này quá đặc biệt, vô cùng đặc biệt. Khi ông còn sống đã được triều đình nhà Thanh khen thưởng. Sau khi ông qua đời, tất cả người nổi tiếng của Trung Hoa Dân Quốc, bao gồm các lãnh tụ giới chính trị như Tưởng Giới Thạch, Vu Hựu Nhiệm...
  • 4. 4 và những người nổi tiếng các giới khác trong xã hội như: văn hóa, nghệ thuật, giáo dục... đều rất sùng bái ông. Nhưng thật là đáng tiếc, đến ngày nay thì về cơ bản là không còn mấy người biết đến ông nữa. Vũ Huấn được gọi là "Ăn xin đệ nhất thiên cổ" - Thiên cổ đệ nhất cái. Hàng mấy nghìn năm nay, nhân loại mới xuất hiện một người ăn xin được mọi người tôn xưng là "Vũ Thánh nhân". Khi ông còn sống, nửa tỉnh Sơn Đông đều gọi ông là Vũ Thánh nhân. Vậy rốt cục, câu chuyện về cuộc đời Vũ Huấn đã gợi mở cho chúng ta nhữngđiều gì?... Khi ông còn sống, nửa tỉnh Sơn Đông đều gọi ông là Vũ Thánh nhân Quá 'bình thường': Không có tên, không biết chữ, không có tài sản Vũ Huấn sống vào cuối thời nhà Thanh, cách chúng ta hơn 100 năm, sinh năm 1838, mất năm 1896, sống chưa đầy 60 tuổi. Ông là người làng Vũ Trang, thị trấn Liễu Lâm, huyện Quan (xưa gọi là Đường Ấp), tỉnh Sơn Đông. Cuộc đời ông quá bình thường, còn có phần tầm thường, điều này thể hiện qua những phươngdiện sau: Thứ nhất, ông là một người nghèo khổ không có tên: Cái tên Vũ Huấn là do triều đình ban cho. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình bần cùng, do đó không có tên. Bởi vì ông là con thứ nên mọi người gọi ông là Vũ Thất. Đến sau này khi
  • 5. 5 ông có công mở trường học - khi đã ngoài 50 tuổi, triều đình mới ban cho ông một cái tên. Mở đầu Đệ tử quy (Phép tắc người con) có câu: "Đệ tử quy, Thánh nhân huấn" (Phép người con, Thánh nhân dạy). Đệ tử quy đều là Thánh nhân dạy bảo đệ tử. Huấn tức là dạy bảo, giáo huấn. Vũ Huấn với tấm thân nghèo rớt, hai bàn tay trắng mà lại mở được trường học, đã giáo dục được biết bao con em, do đó triều đình đã ban cho ông cái tên là "Huấn" để ca ngợi ông đã giáo dục được rất nhiều con em. Thứ hai, ông là một vị Thánh nhân, nhà giáo dục không biết chữ: Vũ Huấn vô cùng nghèo khổ, lại không biết chữ. Mặc dù ông là một nhà giáo dục không biết chữ, nhưng lại trở thành tấm gương mà tất cả những nhà giáo dục trên toàn thế giới đều vô cùng sùng kính. Thứ ba, Vũ Huấn 'nghèo kiết xác', cả đời làm ăn xin: Thế nhưng sau này ông lại xây dựng được 3 trường nghĩa học, có hơn 300 mẫu ruộng và hàng vạn quan tiền. Mặc dù về sau có gia sản vạn quan nhưng ông vẫn ngủ ở dưới mái hiên ngôi chùa nát, vẫn làm ăn xin, làm một người ăn xin suốt cả cuộc đời. Thế nên mới nói rằng ông "quá bình thường". Từ điểm này mà xét thì mỗi người trong chúng ta đều hơn Vũ Huấn rất nhiều. Bởi tối thiểu thì chúng ta cũng có tên gọi, vẫn có một mái nhà, còn có vị trí nhỏ trong xã hội, có tri thức... tức là rất nhiều phương diện chúng ta đều "hơn" Vũ Huấn! Cực kỳ vĩ đại: Cả đời nghèo rớt mồng tơi, xin ăn để xây 3 trường nghĩa học... Tuy nhiên, Vũ Huấn lại cực kỳ vĩ đại. Ông dùng phương thức đi ăn xin, dùng thời gian 30 năm, chịu vô số nỗi khổ cực, trải qua vô số đắng cay, để rồi xây dựng nên 3 ngôi trường nghĩa học, để trẻ em nghèo được đi học miễn phí.
  • 6. 6 Cả đời nghèo rớt mồng tơi, xin ăn để xây 3 trường nghĩa học... (Ảnh chụp màn hình phim Tam Tự Kinh) Ông mua được hơn 300 mẫu ruộng học điền - làm học điền, chứ không phải gia sản của ông. Mục đích nhân sinh của Vũ Huấn vô cùng rõ ràng, đó là mở trường nghĩa học. Ông tích lũy vạn quan tiền mở trường học, nhưng bản thân lại vẫn tiếp tục nghèo rớt mồng tơi. Trong lịch sử giáo dục thế giới, chưa từng có người như Vũ Huấn, ông là độc nhất vô nhị. Vũ Huấn còn là một người duy nhất trong lịch sử với thân phận là ăn xin được chính sử ghi chép lưu truyền. Sử ký Tư Mã Thiên là thể loại kỷ truyện: lịch sử về Hoàng đế gọi là bản kỷ; chư hầu gọi là liệt truyện. Vậy mà một người ăn xin như Vũ Huấn lại được ghi vào sử sách, một mình ông một chương, hiện tượng như thế này thì trong lịch sử chưa từng có. Cũng có người là ăn xin, nhưng sau này làm quan, có tiền, họ không phải là ăn xin nữa. Nhưng Vũ Huấn thì nghề nghiệp của ông chính là ăn xin, nhưng lại được ghi chép trong Thanh sử. Trong chính sử có ngoại lệ như vậy - ghi chép về một người đặc biệt như vậy - thì cá nhân đó phải vô cùng xuất sắc. Bởi vậy Vũ Huấn được dân gian tôn xưng là: "Ăn xin đệ nhất thiên cổ"; "Xứng danh Cái Thánh (Thánh ăn xin)". Khi ông còn sống, mọi người gọi ông là Vũ Thánh nhân, đó là vì ông xứng danh ngang với KhổngTử vậy.
  • 7. 7 Khổng Tử có học vấn uyên bác, ông trước tác kinh Xuân Thu, chỉnh lý luận thuật Lục Kinh, nhưng Vũ Huấn lại không biết chữ, chỉ biết xin ăn, thế mà vẫn được tôn xưng là Thánh nhân như Khổng Tử, do đó Vũ Huấn là người cực kỳ đặc biệt. Vũ Huấn còn có một điều đặc biệt nữa: Trong hạo kiếp 10 năm của "Đại cách mạng Văn hóa", khi này văn hóa truyền thống Trung Quốc đã bị phá hoại, gần như là đã bị chặt đứt gốc rễ rồi. ĐCSTQ sau khi cướp được chính quyền liền dốc sức phê phán văn hóa truyền thống. Khởi đầu là vào năm 1951, chính quyền Trung Quốc ra sức phê phán bộ phim Vũ Huấn truyện. Vũ Huấn - Người hùng có công lớn với nhân dân và nền giáo dục Trung Quốc, nhưng lại bị phê phán; và trong suốt 10 năm hạo kiếp của thời kỳ Cách mạng Văn hóa đó, ông bị những kẻ ác đào mộ, đánh hài cốt. Do đó ngày nay ít người biết đến ông. Ông sống đã trải hết đắng cay, nhưng sau khi chết lại rất huy hoàng, được mọi người sùng kính, được thế giới công nhận là danh nhân vĩ đại. Thế nhưng ở Trung Quốc ngày nay, những người thầy, những nhà giáo dục, hầu hết ngay cả đến cái tên Vũ Huấn cũng không ai biết đến, hầu như không mấy người biết đến vị Thánh nhân vĩ đại này. Đây chính là tội ác của những người cầm quyền, cũng chính là nỗi sỉ nhục của giới giáo dục Trung Quốc, và cũng là bi kịch của người dân đại lục.
  • 8. 8 II. Phần 2 - Tuổi trẻ khổ đau Đời người vốn sinh ra đã là khổ, lớn lên càng gặp nhiều khổ nạn. Các Thánh hiền xưa nói: "Trời muốn giao trọng trách cho người nào, thì trước tiên ắt khiến người đó khổ cái tâm chí, nhọc cái gân cốt". Trong Tây Du Ký, Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, trải qua 81 nạn rồi mới thành Phật. Những ma nạn này, những thống khổ này là để rèn luyện con người, thành tựu con người... 7 tuổi: Chú bé ăn xin thiện lương Vũ Huấn tên thuở nhỏ là Vũ Thất. Khi Vũ Huấn lên 7 thì cha chết, gia cảnh vốn đã nghèo, cơ bản không có tài sản gì cả, thế là cậu theo mẹ đi xin ăn. Cậu bé Vũ Thất tuy xin ăn nhưng rất thiện lương, rất hiếu thuận. Hễ có thứ gì ngon miệng lại sạch sẽ là cậu không bao giờ ăn mà nhất định đem về nhà cho mẹ. Người xưa nói: "Muốn thành sự nghiệp thì trước tiên hãy thành nhân". Vũ Thất tuy xin ăn nhưng cũng thể hiện ra cảnh giới làm người, những thứ cậu xin được mà hơi ngon một chút là đem về cho mẹ chứ không dành cho bản thân, đó là đứa bé vô cùng thiện lương. Những thứ cậu xin được mà hơi ngon một chút là đem về cho mẹ chứ không dành cho bản thân, đó là đứa bé vô cùng thiện lương.
  • 9. 9 15 tuổi: Lao công cực khổ Đến tuổi 15, Vũ Huấn đến nhà ông chủ Trương - là dượng (chồng người dì) làm lao công. Người dượng này không coi cậu là họ hàng, mà hoàn toàn coi Vũ Huấn như trâu ngựa, phàm là những việc khổ nhất mệt nhất đều giao cho cậu làm. Mặc dù như vậy nhưng Vũ Huấn rất trung thành, đôn hậu, làm việc cần cù chịu khó, dẫu bị đánh chửi thế nào cậu cũng nhẫn chịu được, dẫu việc nặng nhọc thế nào cậu cũng đều nghiêm túc làm tốt. Ông chủ Trương ức hiếp cậu ngày càng thậm tệ, làm việc mấy năm trời nhưng cuối cùng không trả cậu một xu. Mọi người đều cho rằng cậu là một đứa ngốc, và đối xử với cậu như đối xử với thằng ngốc, trêu chọc cậu, nhưng cậu vẫn lặng lẽ nhẫn chịu sự cực nhọc và khổ nhục này. 17 tuổi: Làm công chịu đủ ức hiếp tủi nhục Năm 17 tuổi, Vũ Huấn đến nhà cử nhân họ Lý. Thời xưa thi đỗ cử nhân rồi mới được tư cách dự thi tiến sĩ, đỗ tiến sĩ thì được triều đình bổ nhiệm làm quan ở tỉnh hoặc huyện ngoài, để tránh quan viên bị hủ bại do có các mối quan hệ thân tình ở địa phương. Vì vậy ở các địa phương, cử nhân là người có học vấn cao nhất, được mọi người rất kính trọng, thậm chí còn được tặng nhà cửa, vật dụng, tài sản nữa. Vì vậy trong con mắt của người dân ở làng quê thì cử nhân là người rất xuất sắc, rất đáng tôn kính. Vũ Huấn làm công lâu dài cho nhà cử nhân Lý, cũng chịu đủ ức hiếp. Hơn nữa do không biết chữ nên cậu bị lừa bịp nhiều lần. Có lần, chị gái của Vũ Huấn viết thư cho cậu, và nhờ người đưa thư cầm theo mấy xâu tiền gửi cho Vũ Huấn. Cử nhân Lý đem thư đưa cho cậu nhưng lại lấy tiền làm của riêng. Bởi vì cậu không biết chữ, sau này nhờ người đọc thư, cậu tìm cử nhân đòi tiền, thì bị mắng chửi thậm tệ, ông ta không thừa nhận lấy tiền của cậu. Có lần khi cho lợn ăn, cậu vô ý đánh đổ thức ăn của lợn, bị ông chủ đánh cho một trận no đòn, thương tích khắp thânthể. Một năm khác vào ngày Giao thừa, Vũ Huấn được chủ nhân giao cho công việc dán câu đối, do cậu không biết chữ nên đã dán đảo ngược hai vế đối. Cử nhân Lý tức giận lắm liền đánh cậu một trận nên thân, và không cho ăn cơm tối. Bữa ăn tất
  • 10. 10 niên ngon lành nhất, không khí vui vẻ đầm ấm nhất nhưng cậu lại không được ăn, còn không được ngủ, bị phạt đứng ngoài sân cả đêm. Một năm, mẹ Vũ Huấn bị trọng bệnh, cậu muốn tạm ứng chút tiền chi tiêu. Làm công đã được 3 năm rồi, tiền công là 1800 xâu tiền, đại thể đã tạm ứng 4 lần là 300 xâu, còn lại hơn 1500 xâu, nhưng cử nhân Lý lại đem tờ giấy trả tiền ra nói là đã chi trả hết rồi. Câu muốn nói lý lẽ, nhưng không thể nào nói được. Kể từ đó Vũ Huấn càng thêm thấm thía nỗi thống khổ của việc không biết chữ. Vũ Huấn vô cùng khát khao được đi học. Khi còn rất nhỏ, thấy những đứa trẻ khác được đến trường đọc sách, cậu nói với mẹ rằng muốn đi học, mẹ cậu nói: "Con nhà ăn xin sao đi học nổi". Một lần, cậu bé Vũ Thất bất giác đến trường học, quỳ trước thầy và nói: "Thưa thầy, con muốn đọc sách". Thầy đồ với con mắt thế lực, nhìn quần áo lam lũ của Vũ Thất liền biết đây là cậu bé ăn xin, bèn mắng rằng: "Đứa ăn mày ở đâu, đến đây để ăn cắp đồ à? Cút!". Sau lần chịu nỗi nhục này, Vũ Thất không dám đi gặp thầy đồ nữa. Sau lần chịu nỗi nhục này, Vũ Thất không dám đi gặp thầy đồ nữa. (Ảnh chụp màn hình phim Tam Tự Kinh)
  • 11. 11 21 tuổi: Lựa chọn vĩ đại, bước ngoặtcuộc đời Lần cuối cùng Vũ Huấn chịu tủi nhục khá lớn. Bởi vì làm công đã 3 năm mà không đòi được chút tiền nào, muốn nói lý lẽ nhưng không biết nói ra sao. Người ta còn nói cậu điêu ngoa, vòi tiền của người ta, bởi vì giấy trả tiền đã có rồi, tiền công đã trả hết rồi. Cậu không biết chữ, cũng chẳng biết giấy viết gì. Như thế, cậu bị đuổi ra khỏi nhà cử nhân Lý với hai bàn tay trắng. Vừa tủi nhục, vừa đói rét, cậu vào một ngôi miếu cũ, rồi ngủ mê mệt 3 ngày trời, lúc đó cũng có lòng muốn chết rồi. Sau đó cậu ngẫm nghĩ: "Mình chịu tội khổ cực thế này chỉ vì không biết chữ. Mình nhất định phải làm cho tất cả những đứa trẻ nghèo khổ không được đi học đều được đến trường". Suy nghĩ này của cậu quả là vĩ đại, cậu chịu tội khổ, nhưng điều cậu mong muốn là không để những người nghèo khổ khác phải chịu tội khổ như cậu, đó chính là tấm lòng của bậc Thánh hiền. Đời người vốn sinh ra là khổ, và gặp rất nhiều khổ nạn trong cuộc sống. Các Thánh hiền xưa nói: "Trời muốn giao trọng trách cho người nào, thì trước tiên ắt khiến người đó khổ cái tâm chí, nhọc cái gân cốt". Trong Tây Du Ký, Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, trải qua 81 nạn rồi mới thành Phật. Những ma nạn này, những thống khổ này là để rèn luyện con người, thành tựu con người. Người có tấm lòng càng bao dung càng rộng lớn thì càng có thể làm được sự nghiệp lớn mà người thường không làmnổi. Lại nói, thuở xưa có Liêm Pha - là một vị danh tướng của nước Triệu, đã từng lập rất nhiều công lao to lớn. Liêm Pha rất không phục, bất bình khi Lận Tương Như được phong tước cao hơn mình và công khai thách thức Tương Như. Chính vì vậy mà Lận Tương Như thường xuyên tránh mặt Liêm Pha, thậm chí ngay cả trong những buổi thiết triều. Tùy tùng của Lận Tương Như cho rằng ông nhu nhược và muốn rời bỏ ông. Lận Tương Như biết chuyện bèn nói với họ: “Ta nghĩ rằng nước Tần hùng mạnh nhưng lại không đem binh đánh nước Triệu vì văn thần có ta, võ tướng có Liêm Pha. Nếu như hai hổ tranh đấu tất sẽ có một con bị thương, Tần quốc biết được sẽ nhân cơ hội này mà mang quân đến xâm lược.
  • 12. 12 Quốc gia mất, nếu so với lẽ được mất của cá nhân ta thì còn quan trọng hơn nhiều, do đó ta không nhẫn không được”. Liêm Pha khi nghe được chuyện này thì vô cùng xấu hổ, nên tự cầm theo roi đến quỳ tạ tội trước Lận Tương Như. Hai người sau đó trở thành bạn tri âm tri kỷ, cùng nhau giúp vua nước Triệu giữ vững giang sơn xã tắc. Trở lại với Vũ Huấn, bị người ta ức hiếp, chịu bao nhiêu tội khổ, oan ức, ông không tìm cách, nghĩ mưu kế phản kháng, đấu lại với họ, trái lại ông nghĩ: "Mình nghèo thế này, muốn đi học cũng không đi học nổi, làm thế nào đây? Mình nhất định phải làm cho những trẻ em nghèo đều có thể được đến trường, bất kể thế nào đi nữa, dẫu phải làm trâu ngựa đi chăng nữa, mình cũng phải làm cho trẻ em nghèo được đi học"... Vũ Huấn bản thân không được đi học, mặc dù khát khao được học hành từ nhỏ. Ông sẵn sàng làm trâu ngựa, không phải vì để thực hiện ước mơ cháy bỏng của mình, mà là để biến những giấc mơ đến trường của hàng trăm hàng ngàn trẻ em nghèo khổ như ông thành hiện thực. Vũ Huấn thật xuất sắc, quá phi thường, phi thường chỉ bởi một niệm khởi lên: Dựng trường nghĩahọc. Năm 1859, Vũ Huấn 21 tuổi, ông bắt đầu làm hành khất để tích lũy tiền, không mưu cầu danh, cũng không mưu cầu lợi, chỉ có một chí hướng to lớn là làm trường nghĩa học. Ông bắt đầu bước lên con đường sinh mệnh hoàn toàn mới, con đường mà ông đi sẽ gặp đầy ức hiếp, khổ cực, tủi nhục. Cuối cùng nó đã biến ông trở thành người vô tư vô ngã. Tuy trải qua rất nhiều khổ nạn, nhưng ông lại sống rất vui vẻ, hạnh phúc, đồng thời đem hạnh phúc trao cho rất nhiều người.
  • 13. 13 III. Phần 3 - Trải đủ muôn vàn khổ cực, vui vẻ đi ăn xin xây trường học Vũ Huấn khởi đầu không có một xu, mà lại muốn xây dựng trường nghĩa học, thì quả là việc chưa từng có trong lịch sử cổ kim Đông Tây… Vũ Huấn là một người ăn xin, cuộc sống hàng ngày của gia đình còn khó bảo đảm, lấy ra một chút tiền của để dựng trường nghĩa học, đó là ông coi trọng giáo dục, là thiện cử, là một cảnh giới cao. Xây dựng trường học là một việc rất khó khăn, theo thông lệ, các trường học thường được xây dựng dưới những hình thức sau: Thứ nhất: Chính quyền mở trường học, tức là trường công. Thứ hai: Cá nhân mở trường, tức là trường tư. Thường là những người rất giàu có mới làm nổi. 1. Người thực sự lấy khổ làm vui Khởi đầu vào năm 21 tuổi cho đến tận cuối đời, Vũ Huấn đã không ngừng nỗ lực vì mục tiêu vĩ đại này. Ngày ngày ông vui vẻ hát những câu hát nửa thơ nửa nói của mình, chịu nỗi khổ cực nhất, chịu tội đói khát nhất, nhưng vẫn vui vẻ hát rằng: "Tôi ăn xin, tôi gom tiền Xây trường nghĩa học cho trẻ nghèo!"... Vũ Huấn không có văn hoá, những ông lại biết hát những lời ca như thế, toàn lời vần vè, không giống thơ nhưng rất xuôi tai. Ông cứ ngày ngày vui vẻ vừa hát vừa đi hành khất. Khi đó có người nói: "Ăn mày mà còn muốn xây trường nghĩa học, chẳng phải là kẻ ngốc nói mộng đó sao". Ý định của Vũ Huấn muốn xây trường nghĩa học không phải ông để ở trong lòng, mà đi đến đâu cũng đều nói sự việc này, dùng lời ca để nói ra. Rất nhiều người nghe được đều nghĩ: "Kẻ ăn mày một xu không có mà lại muốn xây trường nghĩa học, đúng là kẻ thần kinh"...không ai tin ông có thể xây dựng được trường học. Tuy nhiên, từ khi quyết chí kiếm tiền xây trường, Vũ Huấn đã bắt đầu một cuộc đời hoàn toàn mới, là người thực sự lấy khổ làm vui. Ngày ngày vui vẻ, gặp sự việc gì cũng hát ca, lời ca phát xuất từ đáy lòng, có thanh có sắc, nội dung đều là tâm nguyện mở trường nghĩa học, trong các bài ca ông thuận miệng hát ra đều có chứa từ
  • 14. 14 "Nghĩa học". Ai hỏi gì thì trong câu trả lời của ông cũng có từ "Nghĩa học". Vũ Huấn chịu rất nhiều khổ, và nỗi khổ cũng rất lớn, nhưng đều nhanh chóng vượt qua, thực sự là lấy khổ làm vui. Để làm được vậy thì đầu tiên phải không sợ khổ - có được cảnh giới không sợ khổ này thì ông Trời sẽ tác thành. Lấy khổ làm vui không phải là cố gắng nhẫn chịu. Bị người khác mắng chửi, cố nhẫn không nói, trong tâm tức giận nhưng không có biểu hiện ra - đó chỉ là gắng gượng nhẫn chịu; cuối cùng sẽ có ngày chịu hết nổi mà bộc phát ra. Người thực sự lấy khổ làm vui sẽ không như thế, họ chịu khổ mà trong tâm vẫn vui vẻ. Các bậc Thánh hiền khi xưa như Khuất Nguyên, Lý Bạch, Đỗ Phủ... trong cuộc sống họ gặp rất nhiều hoàn cảnh éo le nhưng nội tâm lại luôn an nhiên hạnh phúc. Vũ Huấn cũng vậy, khi gặp chuyện đau khổ trái ngang ông thường hát: "Làm việc bị người ức hiếp Chi bằng ăn xin tự tại Chớ cười tôi đi xin ăn Sớm muộn xây trường nghĩa học"... Có thể thấy trong tâm ông luôn canh cánh một ước nguyện là xây trường nghĩa học. Nhưng cũng bởi tâm nguyện và cách biểu hiện ra như thế mà người ta thấy ông - một người ăn mày, hễ cứ mở miệng là nói đến xây trường nghĩa học, thì cho rằng ông là kẻ gàn nói dở, là "kẻ thần kinh". 2. Món tiền quỹ đầu tiên Món tiền quỹ đầu tiên của Vũ Huấn có được như thế nào? Mọi người có lẽ khó mà đoán được, đó chính là số tiền ông bán tóc. Ông cắt trọc một bên đầu, để tóc một bên, cứ thế lần lượt bán lấy tiền gây quỹ xây trường. Mặc dù làm như thế trông giống tên hề, nhưng ông lại vui vẻ hát: "Bên này cắt trọc bên kia để tóc Xây trường nghĩa học chẳng chút ưu sầu Bên này để tóc bên kia cạo đầu Xây trường nghĩa học chẳng cầu oán than! Xoa chút dầu thơm đầu bóng nhoáng Chẳng vì ăn cũng chẳng vì tiêu Xây trường nghĩa học giúp cho trẻ nghèo!"...
  • 15. 15 3. Việc khổ, việc bẩn, việc nặng nhọc... đều làm hết Lấy phân hay cuốc cỏ Dắt lừa mệt đứt hơi Việc nặng cứ tìm tôi Tối ngày thân bao quản Thuê tôi tiền cày ruộng Khổ nhục có ngại đâu Lại làm lừa, lại làm trâu Quyết chí chẳng ưu sầu Mong xây trường nghĩa học!"... Bất kể việc nặng nhọc, cực khổ, dơ bẩn... Vũ Huấn cũng chẳng quản sớm tối đêm ngày. Ông còn kéo cày thay trâu, kéo cối xay thay lừa để được người ta trả chút tiền công, tất cả số tiền ấy cũng đều được dốc hết vào việc xây trường nghĩa học. Bất kể việc nặng nhọc, cực khổ, dơ bẩn... Vũ Huấn cũng chẳng quản sớm tối đêm ngày. (Ảnh chụp màn hình phim Tam Tự Kinh) Vũ Huấn cũng không cảm thấy phiền lòng dù bị người ta mắng: "Đồ gàn, đồ thần kinh!"... Cũng chỉ bởi vì ông luôn miệng nói: "xây trường nghĩa học" nên mọi người đặt thêm cho ông cái tên mới: Nghĩa Học Chứng (hội chứng nghĩa học). Mọi người cho rằng: "Ông này bị điên rồi, miệng lúc nào cũng nói: nghĩa học
  • 16. 16 nghĩa học, nghèo quá,không có tiền phát điên rồi!". Trên phố, trên đường đi ăn xin thường nhật, lúc nào cũng có những người kiểu như thế, họ không những chẳng giúp ông mà còn đả kích, chê cười: "Nghĩa Học Chứng".Người ta đều nói: "Ông này bị bệnh nặng rồi", nhưng Vũ Huấn chẳng hề bận tâm, trái lại ông còn thừa nhận: "Nghĩa Học Chứng, không tức giận Gặp người khác liền kính chào Thưởng cho tiền, nuôi sống mạng Xây trường nghĩa học chẳng chút động tâm!" 4. Số tiền tích cóp năm đầu tiên bị lừa mất Năm đầu tiên, Vũ Huấn tích cóp được một số tiền, nhưng lại bị anh rể lừa mất. Ông giận đến mức không nuốt nổi cơm, miệng thổ ra bọt trắng. Mấy ngày sau, trong tâm ông liền nghĩ thoáng ra: "Không có tiền nữa thì mình vẫn tiếp tục đi ăn xin, mình vốn không có tiền mà". Chẳng bao lâu sau, lại vui vẻ hát: "Chỉ thấy người tốt xây nhà cao Không thấy kẻ ác đi đến cuối cùng!"... Vũ Huấn luôn tin thiện có thiện báo, ác có ác báo, không có kẻ ác nào đi đến cuối cùng được. 5. Kính Trời hiểu mệnh, thực sự có thể nhẫn Vũ Huấn thực sự là người kính Trời hiểu mệnh, thực sự là người đại nhẫn. Trong lịch sử cũng có những người có tâm đại nhẫn, ví dụ như Hàn Tín - một đại tướng quân, công thần khai quốc của nhà Hán. Một hôm Hàn Tín đi trên đường thì có một kẻ lưu manh chống nạnh chặn đường nói: "Ngươi có dám giết ta không? Ngươi đeo bảo kiếm làm gì, dám giết thì hãy chặt đầu ta coi? Nếu ngươi không dám giết ta thì hãy chui qua háng ta". Hàn Tín bèn chui qua háng tên vô lại. Nếu Hàn Tín chém hắn thì quan phủ ắt sẽ bắt và giết ông vì tội "giết người", và phải "đền mạng" - theo luật thời bấy giờ. Nếu như thế thì đã không có một đại tướng quân Hàn Tín uy chấn thiên hạ, đánh bại Hạng Vũ - người có sức mạnh bạt sơn cử đỉnh - giúp Lưu Bang dựng lập nên nhà Hán.
  • 17. 17 Những bậc Thánh hiền đều là người có tâm đại nhẫn. (Ảnh tổng hợp từ phim Tam Tự Kinh) Hàn Tín được gọi là Binh Tiên, Chiến Thần. Một lần Lưu Bang hỏi Hàn Tín rằng: "Ta có thể chỉ huy được bao nhiêu quân?" Hàn Tín nói: "Đại vương có thể chỉ huy được 10 vạn quân". Lưu Bang hỏi: "Tướng quân có thể chỉ huy được bao nhiêu quân?" Hàn Tín trả lời: "Càng nhiều càng tốt!" Lưu Bang nói: "Ta là hoàng thượng mới chỉ huy được 10 vạn quân, tướng quân thì càng nhiều càng tốt. Thế thì ta sao có thể làm hoàng thượng, tướng quân vẫn phải nghe theo chỉ huy của ta?" Hàn Tín trả lời rằng: "Thần giỏi chỉ huy quân, còn hoàng thượng giỏi chỉ huy tướng". Một vị tướng quân đệ nhất lịch sử, lưu truyền những kỳ công như "trận Bối Thủy", "Ám độ Trần Thương", "Từ bề Sở ca"... thế mà lại chui háng một tên lưu manh vô lại. Đó có nghĩa là những bậc Thánh hiền đều là người có tâm đại nhẫn. Thế nên khi Vũ Huấn xin cơm, xin tiền, có người mắng chửi ông, đuổi ông đi, ông chỉ hát rằng: "Không cho tôi, tôi không oán Tự có người tốt cho tôi cơm Thưa ông, thưa cậu đừng tức giận Khi nào ông không tức giận Khi đó tôi sẽ đi liền!"...
  • 18. 18 Chúng ta đều có cơm ăn, Vũ Huấn không có, phải đi xin, người ta không những không cho mà còn mắng chửi, nhưng ông vẫn thản nhiên, không bực tức, cũng chẳng lo lắng, vì biết sẽ có người tốt cho ông cơm ăn, đó là kính Trời hiểu mệnh, cũng là tâm thái thiện lương. Vũ Huấn đi xin ăn, khi người ta cho đồ ăn ngon - như bánh bao chẳng hạn, thì ông lại không ăn mà đem bán lại cho người khác lấy tiền để dành xây trường nghĩa học. Hễ cứ có thứ gì ngon một chút là ông đều không ăn, đều đổi lấy tiền, vậy ông ăn gì? Ông ăn rễ rau. Bộ sách người xưa dùng để giáo dục hậu thế là Thái căn đàm có một câu rằng: "Người ăn được rễ rau thì trăm việc đều có thể làm được". Một người mà chịu được khổ, ăn rễ rau, thế thì nỗi khổ nào họ cũng chịu được. Vũ Huấn vì để xây trường nghĩa học, cả đời chỉ ăn rễ rau và thức ăn thiu mốc. Ông hát rằng: "Ăn đồ tạp thay cho cơm Dành tiền để xây trường nghĩa học Ăn ngon không hẳn đã là tốt Xây trường nghĩa học còn tốt hơn!"... Vũ Huấn làm việc khổ nhất, bẩn nhất, mệt nhất, những việc mà không có ai muốn làm: mùa hè nắng chang chang ông ra ngoài đồng gặt lúa, mồ hôi ướt đẫm lưng. Ông còn nhặt phân, phơi phân, những việc mà mọi người đều dè bỉu, né tránh thì ông làm, chỉ vì để xây dựng trường nghĩa học. Năm Vũ Huấn 29 tuổi, ông đã lao động nặng nhọc gần 10 năm như thế để tích cóp tiền, mua được 45 mẫu ruộng đất phèn, cát, trũng đây là loại đất rẻ tiền, nhưng ông lại hát rằng: "Chỉ cần trường nghĩa học phát Mua đất không sợ phèn, trũng, cát Phèn rửa trôi, cát nạo vét Sau ba năm chẳng phèn chẳng cát Chỉ cần trường nghĩa học phát!"... Có thể thấy Vũ Huấn sống rất vui vẻ, vì ông có tấm lòng rộng lớn, mua đất trũng, lại nhiễm mặn, bạc màu... thì rất khó mà cày cấy canh tác được, nhưng ông vẫn mua vì Vũ Huấn tin rằng: Trời cao luôn bảo hộ người lương thiện.
  • 19. 19 6. Cứu tế thiên tai, cứu tế nghèo khổ Vũ Huấn vô cùng thiện lương, ông có một ít tiền cũng không chỉ dành hết cho xây trường nghĩa học. Năm Vũ Huấn 18 tuổi, vùng Sơn Đông có đại hạn, người chết đói rất nhiều. Ông liền dùng tiền mua 40 bao cao lương để cứu tế người dân vùng thiên tai. Nhưng người anh trai lêu lổng đến mượn tiền thì ông không cho mượn dẫu chỉ một xu. Ông nói: "Số tiền này của em đều là dùng để xây trường nghĩa học, không phải là của nhà em, toàn là tiền nghĩa học". Do đó ông hát rằng: Chẳng kể người thân chẳng kể quen Xây trường nghĩa học những mấy phen... Nhưng gặp những chuyện như cứu tế thiên tai thì ông lại khảng khái bỏ tiền ra. Cháu không có cơm ăn, anh trai hỏi vay tiền thì ông không giúp. Trái lại trong làng có ba mẹ con nọ - gồm mẹ chồng và hai con dâu, nhà không có đàn ông làm việc nặng, nên vô cùng khó khăn. Vũ Huấn bèn tặng họ 10 mẫu ruộng, ông nói: Người này tốt, người này tốt Tặng họ 10 mẫu thấy vẫn ít Người này hiếu, người này hiếu Tặng họ 10 mẫu để nuôi mẹ Trời đất, lòng người có cái cân. Có bài thơ "Phúc ca" rằng: Không tham, thì có dư Không tranh, thì lại tiến Không cầu, phúc tự đến Trân quý, đức tụ về Không tham thì có dư, không có lòng tham thì bạn luôn cảm thấy giàu có dư dả. Không cầu phúc tự đến, bạn không cầu thứ đó, nếu nó là của bạn thì bạn sẽ tự nhiên có được. Tại sao Vũ Huấn lại cho người tốt, người gặp thiên tai? Vì Vũ Huấn kính Trời, biết mệnh Trời: Trời bảo hộ người tốt. Thế nên Vũ Huấn giúp người tốt cũng là thuận theo ý Trời. Vũ Huấn tặng ruộng cho gia đình nghèo nọ vì họ là người có hiếu, là người tốt, Vũ Huấn cho đi thì ông Trời sẽ bằng cách khác mà bù đắp lại cho ông. Vũ Huấn làm rất nhiều việc khổ cực nặng nhọc, ban ngày làm việc nặng, tối đến cũng chẳng nghỉ ngơi, ông còn tìm việc để tranh thủ
  • 20. 20 làm thêm như kéo sợi, bện dây. Ông không ở cố định, bởi vì là ăn xin, đến nhà người ta thì ngủ dưới bếp, hoặc bên trong phòng cối xay, đến đâu thì ngủ ở đó, làm gì có gối, chăn, đệm. Ở trong phòng cối xay bụi bặm, dơ bẩn, muỗi đốt, không chăn chiếu rèm màn. Có lúc ông ở ngôi miếu đổ nát, chẳng có chỗ che gió rét đêm đông. Thế nhưng buổi tối ông còn bện thừng, cuộn chỉ, và hát: Quấn cuộn chỉ, bện dây thừng Một lòng xây trường nghĩa học Quấn cuộn chỉ, bện dây thừng Xây trường nghĩa học mệt nhọc cũng cam. Ông luôn bận rộn chân tay, và miệng cũng chẳng nhàn, vừa làm vừa hát, thực sự vô cùng vui vẻ. (Ảnh: baike.baidu.com) Ông luôn bận rộn chân tay, và miệng cũng chẳng nhàn, vừa làm vừa hát, thực sự vô cùng vui vẻ. Bất kể làm việc gì, lúc nào, ở đâu,
  • 21. 21 gặp cảnh ngộ gì thì ông vẫn một lòng một dạ xây trường nghĩa học, từng niệm đầu đều là nghĩa học, do đó biểu hiện của ông thực sự xuất sắc, những người kiên tâm bền chí như thế nhất định sẽ thành công. 7. Làm những việc người khác không muốn hoặc không thể làm nổi Vũ Huấn làm những việc người khác không muốn làm hoặc không làm nổi, vì đó đều là việc khổ, việc khó, việc bẩn, việc mệt nhọc... từ sáng đến tối làm việc không ngừng nghỉ. Bởi vì trong đầu ông chỉ có một lý tưởng, nên ông không sợ khổ mà thấy rất vui. Trong lời ca của ông là sự tự tin, kiên định, thiện lương và hạnh phúc. Vũ Huấn làm việc cật lực, thậm chí ông phải thay súc vật mà kéo cối xay, vừa mệt nhọc vừa phiền phức, nhưng ông vẫn làm. Mùa hè mặt trời như thiêu như đốt, mồ hôi ướt đẫm áo, nhưng ông vẫn làm. Đi lấy phân dọn chuồng xí, vừa dơ bẩn vừa hôi thối, không ai muốn làm, ông vẫn làm. Có câu chuyện cổ Phật giáo từng được Đức Phật Thích Ca kể lại trong thời kỳ Ngài truyền Pháp như sau: Có một người lấy phân nọ đang đi trên đường, lũ trẻ trông thấy ông ta đi ngang qua bèn lấy đá ném. Đúng lúc đó, Phật Thích Ca đi tới. Ngài bèn giảng Pháp cho bọn trẻ này. Ngài nói: "Các cháu cần tôn trọng ông ấy". Vừa nói, Phật Thích Ca vừa kéo ông gánh phân lại gần Ngài. Ở Ấn Độ thời cổ đại, chế độ dòng tộc, đẳng cấp rất nghiêm khắc. Vì vậy ông gánh phân vô cùng kinh sợ. Phật Thích Ca nói với ông ta rằng: "Công việc của tôi với ông đều như nhau". Bọn trẻ hoàn toàn không hiểu: Phật vĩ đại như thế này, sao lại giống với công việc của người lấy phân? Người lấy phân nói: "Con sao có thể giống Ngài được? Con là một người lấy phân, thân phận hèn kém, ai thấy con cũng ghê tởm, tránh xa". Phật Thích Ca nói: "Ông dọn sạch rác rưởi vật chất của con người, tôi dọn sạch rác rưởi tinh thần của con người". Bọn trẻ nghe được những lời này liền xin lỗi ông gánh phân. Phật Thích Ca dạy bọn trẻ biết tôn trọng, tôn kính người khác, cần có lòng cảm ơn đối với ông lấy phân, bởi vì phân hôi thối đó đều là do con người, bao gồm mỗi đứa trẻ này tạo ra. Nếu không có ông lấy phân dọn dẹp thì các nhà vệ sinh trong làng thử hỏi sẽ ra sao?
  • 22. 22 Phật dạy bọ trẻ biết tôn trọng sinh mệnh, có lòng cảm ân với ông lấy phân, tự nhiên chúng cũng sẽ có lòng cảm ân với người khác, với cha mẹ. Người lấy phân thực ra là làm công việc theo bổn phận, việc làm của ông ấy tốt hay xấu là cần nhìn xem ông ấy có dọn sạch phân không, có làm vương vãi ra đường đi không. Làm bất kỳ việc gì, nếu làm hết chức phận, trách nhiệm thì đó là tốt. Vũ Huấn cũng làm việc lấy phân, phơi phân, rất hôi thối dơ bẩn, ông đều làm tốt. Có người trả ít tiền, có người quỵt tiền không trả thì ông cũng không tranh cãi. Có lúc ông còn đóng vai hề diễn trò, lúc diễn trò biểu diễn giang hồ: lấy dùi đâm vào thân, dao bổ đầu, khiêng đỉnh lớn, thậm chí nuốt rắn rết, nhai mảnh ngói... Lũ trẻ nói: "Làm ngựa!" Vũ Huấn liền làm ngựa cho chúng cưỡi. Cưỡi đi một vòng chúng cho mấy xu tiền. Có lúc chúng 'đánh ngựa', đánh một trận cho mấy xu. Cứ như thế, Vũ Huấn tích cóp từng xu một. Tất cả việc làm của Vũ Huấn đều không vì bản thân, dốc toàn tâm sức chỉ vì một mục đích duy nhất, vì để trẻ em sau này được đi học, bản thân ông không từ bất kỳ nỗi khổ nào. Ông không tiêu một xu nào vì mình, cũng không tiêu một xu nào vì người thân. Tất cả việc làm của Vũ Huấn đều không vì bản thân, dốc toàn tâm sức chỉ vì một mục đích duy nhất, vì để trẻ em sau này được đi học, bản thân ông không ngại bất kỳ nỗi khổ nào. (Ảnh: Epoch Times)
  • 23. 23 8. Quỳ xin cử nhân Dương giữ tiền giúp Thông qua xin ăn và làm việc nặng nhọc, Vũ Huấn tích cóp được chút tiền, ông không biết cất giữ ở đâu. Trong làng có một cử nhân là Dương Thụ Phương, vốn là người nhân đức. Vũ Huấn bèn đến cầu xin cử nhân Dương cất giữ tiền giúp ông. Vũ Huấn quỳ ngoài cổng nhà họ Dương để người gác cổng chuyển lời cầu kiến đến cử nhân Dương. Cử nhân thời xưa gặp quan huyện lệnh cũng không phải quỳ. Họ là người có thân phận như thế, người dân thường đâu có thể tùy tiện gặp được. Nhìn thấy Vũ Huấn quần áo rách rưới, người hầu nhà họ Dương chẳng buồn để ý đến ông. Vậy là hàng ngày ông đều phải đến cổng nhà họ Dương quỳ xin cầu kiến, trong khi tay vẫn không nhàn rỗi, vẫn kéo chỉ, bện thừng... Người nhà vẫn không cho gặp, hôm sau ông lại đến cổng quỳ. Cứ thế ông đã quỳ 7, 8 ngày liền, người gác cổng vẫn không cho ông đi gặp chủ nhân, sợ cái ông “thần kinh” này gây phiền toái cho chủ nhân. Trong lúc quỳ ở đó, có phân chim rơi lên mình, ông vẫn quỳ bất động. Có lúc trời mưa, có viên ngói trên nóc cổng rơi xuống trúng đầu ông, khiến ông vỡ đầu chảy máu, nhưng ông vẫn không để ý đến, vẫn quỳ ở đó. Ông hát rằng: Chim ỉa xuống người không để ý Xây trường nghĩa học mới hoan hỉ Ngói rơi vỡ đầu không bực tức Xây trường nghĩa học tôi dốc sức! Vũ Huấn vỡ đầu chảy máu vẫn quỳ ở đó. Cuối cùng cử nhân Dương một lần đi ra tiễn đưa khách, trông thấy tình cảnh đó thì rất cảm động, đồng ý cất giữ tiền giúp: "Thấy ông thành tâmnhư thế này, nếu thực sự muốn xây trường nghĩa học thì tôi nhất định sẽ giúp ông cất giữ tiền, và tôi sẽ làm người quyên góp hỗ trợ ông cả đời".
  • 24. 24 Trường học tư nhân thời Trung Hoa Dân Quốc. (Ảnh: secretchina.com) Sau này, cử nhân Dương còn triệu tập người giúp ông lập kế hoạch xây dựng và quản lý trường nghĩa học. Đến khi số tiền dành để xây trường đã tươm tất, có thể xây dựng được rồi, cử nhân Dương khuyên ông rằng: "Ông nên lấy vợ sinh con cho tròn chữ Hiếu rồi hãy xây dựng trường". Cử nhân Dương là người rất có uy tín và có trách nhiệm, tuy nhiên Vũ Huấn bày tỏ rất kiên quyết: Không lấy vợ, chẳng sinh con Xây trường nghĩa học còn trọng hơn… Vũ Huấn chịu khổ cực là vậy, thử hỏi người bình thường ai có thể chịu nổi? Nếu ông lấy vợ sinh con, để cả nhà cùng chịu khổ chịu tội, như thế không thể được. Do đó vì để xây trường nghĩa học, ông cũng đã không cần những thứ tốt đẹp trong cuộc sống như gia đình êm ấm, vợ hiền con ngoan nữa.
  • 25. 25 IV. Phần 4 - Xây dựng 3 trường nghĩa học Trải qua biết bao gian khổ khó tưởng tượng nổinhư thế, đến cuối đời Vũ Huấn đã xây dựng được 3 trường nghĩa học... Năm Quang Tự thứ 14 (năm 1888), Vũ Huấn dùng hơn 4000 xâu tiền xây dựng trường nghĩa học đầu tiên ở ngoài cổng phía đông thị trấn Liễu Lâm huyện Đường Ấp, và đặt tên là "Sùng Hiền Nghĩa Thục". Sau đó 2 năm, tức năm 1890, Vũ Huấn lại tài trợ hòa thượng Liễu Chứng 230 xâu tiền xây dựng ngôi trường nghĩa học thứ 2 ở Dương Nhị Trang thuộc thành phố Lâm Thanh ngày nay. Năm 1896, Vũ Huấn dùng 3000 xâu tiền để xây dựng trường nghĩa học thứ 3 ở ngõ Ngự Sử, Lâm Thanh, và đặt tên là trường "Nghĩa học ngõ Ngự Sử". Mỗi lần xây trường nghĩa học, vật liệu như gạch, ngói, gỗ... đều do ông đích thân mua, mỗi việc đều đích thân ông làm. Khi xưa, mọi người thấy Vũ Huấn nghèo rớt lại muốn xây trường nghĩa học, họ đều nói là ông bị thần kinh, nhưng cuối cùng Vũ Huấn đã dựng được 3 trường nghĩa học. Nên cũng nói làm người thiện lương, có chính niệm thì Trời cao ắt bảo hộ. Khi xưa, mọi người thấy Vũ Huấn nghèo rớt lại muốn xây trường nghĩa học, họ đều nói là ông bị thần kinh, nhưng cuối cùng Vũ Huấn đã dựng được 3 trường nghĩa học.
  • 26. 26 1. Quỳ xuống cầu xin phụ huynh cho con đi học Trường học được xây dựng đã không dễ dàng chút nào, nhưng Thánh nhân Vũ Huấn còn phải tiếp tục hy sinh nhiều hơn nữa: Trường không có trẻ đến học, nhiều gia đình gia cảnh bần hàn vẫn không cho con đến trường. Vũ Huấn lại phải đến từng thôn, từng nhà gặp phụ huynh của bọn trẻ và quỳ xuống nói: "Xin hãy cho con của ông bà đi học đi". Phụ huynh trả lời: "Chúng tôi không muốn cho con đi học, trẻ con còn phải ở nhà nuôi lợn". Vũ Huấn vẫn cứ quỳ ở đó thuyết phục phụ huynh cho con đi học, hy vọng các bậc cha mẹ suy nghĩ tới tương lai con cái: Trường nghĩa học đã xây xong Trẻ em nghèo khổ những mong đến trường Tam Tự Kinh học tỏ tường Bách Gia hiểu biết, luân thường tỏ thông Toán chương muôn sự nằm lòng Viết thư viết giấy chẳng mong cầu người!... Vũ Huấn quỳ nói với phụ huynh về lợi ích của việc học hành đối với con cái họ. Cứ thế, mỗi em học sinh đều là do ông đến từng nhà cầu xin, thuyết phục để cha mẹ đồng ý cho các em đến trường. Đâu hết, ông còn phải quỳ cầu xin thầy giáo. Ông là người thực sự tôn kính thầy giáo, đích thân ông đến huyện Thọ Trương quỳ xuống mời danh Nho Thôi Chuẩn đến dạy học. Ngày khai trường, Vũ Huấn mở tiệc chiêu đãi các thầy, ông còn mời các nhân sĩ có danh vọng trong vùng đến tiếp chuyện các thầy. Còn Vũ Huấn ở đâu? Ông đứng dưới thềm, chỉ để khấu đầu, đem thức ăn. Mọi người mời ông ngồi ăn cùng, ông nói rằng ông là ăn xin, không biết chữ, không dám ngồi ăn cùng bàn. Đợi mọi người ăn xong, ông mới ăn chút cơm thừa canh cặn.
  • 27. 27 Ngày khai trường, Vũ Huấn mở tiệc chiêu đãi các thầy, mời các nhân sĩ có danh vọng trong vùng đến tiếp chuyện các thầy. Còn Vũ Huấn đứng dưới thềm, chỉ để khấu đầu, đem thức ăn. (Ảnh: Epoch Times) 2. Quỳ cầu xin thầy, quỳ khuyên học sinh Trường nghĩa học đã khai giảng, có thầy nghiêm túc giảng, Vũ Thất quỳ cảm ơn thầy: "Đa tạ thầy đã dạy bảo các cháu". Có thầy dạy không nghiêm túc, Vũ Thất có lần đến trường nghĩa học xem, thấy bọn trẻ đều đang tranh cãi ầm ĩ, còn thầy giáo ở trong nhà ngủ. Giờ lên lớp không có thầy, lũ trẻ liền quậy phá. Vũ Thất liền đến ký túc xá, quỳ trước giường thầy giáo và hát rằng: Thầy giáo ngủ, học trò quậy phá Tôi đến quỳ xin thầy bỏ quá Không khấu trừ tiền, không trừng phạt Vũ Huấn quỳ xin thầy dạy tốt... Thầy giáo vội vàng dậy, xấu hổ quá. Làm người thầy, trong giờ lên lớp lại đi ngủ, không tròn chức trách. Thế mà người bỏ tiền ra thuê thầy, một người mù chữ lại quỳ xin thầy, khiến thầy ngượng chín mặt. Còn có một thầy giáo về nhà, khai giảng rồi vẫn không trở lại. Vũ Thất đi bộ hơn 90 dặm đến nhà tìm, đứng ngoài cổng cả đêm, thầy giáo vô cùng cảm động, sau đó không bao giờ đến muộn nữa. Bọn trẻ ham chơi, nhân lúc thầy không có mặt thì chơi thêm một chút. Vũ Huấn cũng không phê bình mà đến bên vừa quỳ vừa khóc khuyên rằng:
  • 28. 28 Học tập nếu chẳng dụng công Ra về mặt mũi nào trông người nhà Đọc sách nếu chẳng dụng tâm Về nhà mặt mũi nào gần mẹ cha!... Hành động của Vũ Huấn khiến cả thầy và trò đều cảm động, ai nấy tự mình ước thúc bản thân, nghiêm khắc hơn trong dạy và học. (Ảnh: Epoch Times) Vũ Huấn vì xây trường nghĩa học đã chịu quá nhiều nỗi khổ cực. Ông là người quá bình thường, cái mà ông xây dựng được không chỉ là trường nghĩa học mà là một tinh thần vĩ đại. Từ nhỏ Vũ Huấn đã chịu nhiều khổ cực, đến 50 tuổi xây được 3 trường nghĩa học. Nhìn lại lúc ông 20 tuổi khiến người ta cảm khái. Một người ăn xin, bị coi là kẻ điên điên khùng khùng, mở miệng là nói đến "nghĩa học", nên mọi người gọi ông biệt danh là "Nghĩa học chứng" - người mắc chứng bệnh tâm thần 'nghĩa học'. Nhưng rồi, ông được triều đình nhà Thanh xóa bộ bệnh của chữ Chứng (症) đi, thành chữ Chính (正), và gọi ông là "Nghĩa học chính" - tên một chức quan trông coi việc giáo dục thời nhà Thanh. Không còn ai dám nói ông bị bệnh, bị điên nữa. Thực ra khi đạo đức xã hội không còn tốt nữa, khi lòng người bị bệnh rồi thì người thiện lương nhất sẽ bị nói thành có bệnh, bị coi
  • 29. 29 là điên. Việc này rất nghiêm trọng, cá nhân hay xã hội cũng vậy, chỉ có thiện lương thì mới lâu bền. 3. Vẫn sống bằng nghề ăn xin, vẫn ngủ dưới mái hiên ngôi chùa đổ nát Xây trường nghĩa học rồi, ai cũng nghĩ rằng ông đã có ký túc xá để ở rồi, buổi tối ở trong trường là được rồi. Nhưng Vũ Huấn vẫn ngủ ở mái hiên ngôi miếu đổ. Các học sinh đền quỳ xin ông vào trường học cư trú, ông đều từ chối, vẫn ngủ ở mái hiên ngôi miếu đổ nát đó. Có lần ngói trên mái hiên rơi xuống đầu khiến ông sứt đầu đổ máu, ông vẫn không oán không hận. Vũ Huấn đích thực là Cái Thánh - Thánh Nhân xuất thân từ Cái bang, cả đời ông chịu cực khổ mà vẫn vui vẻ, dốc lòng vì hạnh phúc, vì tương lai tốt đẹp của trẻ em. Vũ Huấn đích thực là Cái Thánh - Thánh Nhân xuất thân từ Cái bang, cả đời ông chịu cực khổ mà vẫn vui vẻ, dốc lòng vì hạnh phúc, vì tương lai tốt đẹp của trẻ em. (Ảnh: baike.baidu.com) 4. Triều đình khen ngợi Vũ Huấn được triều đình ban tặng tấm biển "Lạc thiện hiếu thí" (Vui làm việc thiện, thích thí xả), và ban cho ông chức "Nghĩa học chính". Tuần phủ Sơn Đông Trương Diệu - tương đương với chủ
  • 30. 30 tịch tỉnh ngày nay - nghe kể về nghĩa cử của Vũ Huấn đã tiếp kiến ông. Vũ Huấn đi bộ đến phủ Tế Nam, khi gặp tuần phủ, ông mặc y phục ăn xin thường ngày, đeo tay nải, không ngừng tay quấn cuộn chỉ. Tuần phủ thấy bộ dạng của ông như vậy, cho là thần kinh có vấn đề, hỏi ông có phải là có bệnh không. Vũ Huấn đáp rằng: Tôi không mắc bệnh cũng chẳng điên Mắc "Nghĩa học chứng" ấy tâm nguyền Tuần phủ vô cùng kính phục và cảm động. Nghe nói ngay cả cái tên ông cũng không có, bèn tặng cho tên là "Huấn", và quyên 200 lạng bạc cho ông, đồng thời hạ lệnh miễn thuế và lao dịch cho khu ruộng nghĩa học. Thế là Vũ Huấn đến tuổi 50 mới có cái tên do tuần phủ Sơn Đông ban cho: Vũ Huấn - giáo huấn, để biểu dương công lao của ông đối với giáo dục trẻ em. Đồng thời chính tuần phủ là người dâng tấu lên hoàng đế Quang Tự xin triều đình ban tặng ông tấm biển "Lạc thiện hiếu thí" và danh hiệu "Nghĩa học chính", ban cho ông mặc áo bào vàng. Hoàng đế ngự ban là việc vô cùng lớn thời xưa. "Học chính" là một chức quan cai quản giáo dục xưa, tương đương với Giám đốc sở giáo dục ngày nay. "Nghĩa học chính" là danh hiệu vinh dự mà hoàng đế ban cho Vũ Huấn, bởi vậy nó còn vượt xa chức quan Học chính thông thường. Vũ Huấn là Nghĩa học chính, được mặc áo bào vàng. Triều đình nhà Thanh xưa, chỉ có người có quan hệ rất gần gũi với hoàng đế, thường là người trong hoàng tộc, và có công lao lớn mới được ban thưởng áo bào vàng. Thế nhưng một người ăn xin lại được vinh dự lớn này thì quả thực là vô tiền khoáng hậu. Trong nghi lễ ban thưởng, tương truyền Vũ Huấn không quỳ. Thánh chỉ xưa ai ai cũng phải quỳ. Vũ Huấn quỳ trước học sinh, quỳ trước thầy giáo, quỳ trước phụ huynh, vậy mà khi hoàng đế ban áo bào vàng thì ông lại không quỳ, ông cũng không quỳ trước áo bào vàng. Việc này nói rõ rằng: ông xây trường nghĩa học không phải vì quyền lực, danh vọng, hay danh hiệu vinh dự nào đó... Đối với Vũ Huấn, việc giáo dục thật tốt cho trẻ em mới là quan trọng, còn các vinh quang hay khen thưởng đều là những nhân tố bên ngoài, đều không có gì đáng nói.