SlideShare a Scribd company logo
1 of 6
Download to read offline
VIÊM NÃO SIÊU VI
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Liệt kê được tên những siêu vi trùng quan trọng gây bệnh viêm não.
Khai thác được các yếu tố dịch tễ học để chẩn đoán bệnh viêm não siêu vi.
Mô tả được các biểu hiện lâm sàng điển hình và các biến chứng, di chứng thường gặp của bệnh viêm não
siêu vi.
Nêu ra và giải thích được các xét nghiệm cần làm để hướng đến chẩn đoán bệnh và phát hiện các tác nhân
gây bệnh.
Viết và giải thích được y lệnh xử trí một trường hợp viêm não
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh viêm não siêu vi do nhiều tác nhân khác nhau gây ra tùy từng vùng trên thế giới, tại Việt nam, tác
nhân thường gặp là:
- Siêu vi viêm não Nhật Bản vẫn đóng vai trò quan trọng với tỉ lệ từ 30% - 70% trong tổng số hội chứng
viêm não cấp tính.
-Siêu vi herpes simplex là tác nhân gây bệnh viêm não cần lưu ý trong thời gian gần đây, vì có thể điều trị
đặc hiệu.
- Các siêu vi quai bị, sởi, thủy đậu, enterovirus, cúm…
Tác nhân gây bệnh viêm não siêu vi rất nhiều và rất khác nhau tùy theo sự phân bố địa lý. Sau
đây là một số siêu vi trùng thường gặp:
LÂY TỪ NGƯỜI SANG NGƯỜI
1. Quai bị: thường xảy ra trong cộng đồng không có miễn dịch, và bệnh cảnh thường nhẹ.
2. Sởi: thường để lại di chứng nặng nề.
3. Nhóm Enterovirus: Echovirus, Coxsackievirus, Poliovirus, Có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng
thường nặng ở trẻ sơ sinh
4. Rubella: ít di chứng trừ khi là rubella bẩm sinh
5. Nhóm Herpesvirus:
a. Herpes simplex (Type 1 và 2): Thường gây nhiều di chứng.
b. Varicella-Zoster virus
c. Cytomegalovirus: Có thể do bẩm sinh hay mắc phải.
d. Ebstein Barr virus (EB virus)
6. Parvovirus (bệnh Erythema infectiosum)
7. Cúm: Influenza A và B.
8. Nhóm Đậu (Pox group): gồm có Vaccinia và Variola
LÂY TỪ CÔN TRÙNG TIẾT TÚC: (MUỖI, TICK)
Nhóm Arbovirus có 3 họ thường gây viêm não hơn các họ khác:
1. Flaviviridae:
Viêm não Nhật Bản
St Louis
Murray Valley
West Nile
Dengue
2. Togaviridae
Giống (genus) Alphavirus
Eastern equine
Western equine
Venezulean equine
3. Bunyaviridae
La Crosse
California encephalitis.
Rift Valley Fever.
LÂY BỞI ĐỘNG VẬT HỮU NHŨ
1. Dại: đa số trường hợp lây từ chó (có bài học riêng).
2. Herpesvirus simiae: lây từ nước miếng của khỉ
3. Arenavirus: Bệnh Lymphocytic choriomeningitis, lây từ phân thú vật gậm nhấm.
VIÊM NÃO SIÊU VI NHẬT BẢN
Về tác nhân gây bệnh viêm não nguyên phát, theo phân bố về mặt địa lý cũng như theo một số
các báo cáo khoa học, người ta cho rằng siêu vi viêm não Nhật Bản vẫn là nguyên nhân chính gây bệnh
viêm não tại các nườc Đông Á, Nam Á, và Đông nam Á như Nhật Bản, Malaysia, Ấn Độ, đảo Guam,
Liên Xô cũ, và cả ở Việt Nam. Theo Mollaret và J. Schneider người ta đã ghi nhận bệnh này từ năm 1871.
từ năm 1873 người ta đã thấy bệnh xuất hiện rải rác ở Nhật Bản vì thế bệnh viêm não này có tên của
quốc gia Nhật Bản.
Nhưng bệnh thật sự được quan tâm nghiên cứu chỉ sau khi xảy ra trận dịch lớn với hơn 6000 người mắc
bệnh tại Nhật vào năm 1924 (Futaki). Siêu vi viêm não Nhật Bản được phân lập lần đầu tiên vào năm
1935.
Tại Việt Nam vào năm 1953 H. Puyelo và M. Prévot ghi nhận 98 trường hợp mắc bệnh trong quân đội
viễn chinh Pháp tại miền bắc Việt Nam
Hiện nay, trong vùng dịch lưu hành, trẻ em thường mắc bệnh hơn, nhất là lứa tuổi 3-15 tuổi có tỉ lệ cao
gấp 5-10 lần so với người lớn, vì ở nhóm người lớn thường có khả năng miễn dịch với bệnh nhiều hơn.
Theo một số thống kê, tỉ lệ tử vong trung bình 25%, nhưng những bệnh nhân sống sót cũng mang nhiều di
chứng khác nhau chiếm tỉ lệ khoảng hơn 50%
Siêu vi viêm não Nhật Bản là một loại Arbovirus, kích thước nhỏ, đường kính 15-40nm, có cấu trúc
kháng nguyên gần giống virus viêm não Saint Louis. Dựa trên tính kháng nguyên và cấu trúc gen khác
nhau, W.R. Chen (1992) chia siêu vi này thành 4 genotype.
Siêu vi chịu đựng kém nhiệt độ cao: ở 600C virus chết sau 10 phút, ở 700C sẽ chết sau 5 phút.
Trái lại ở nhiệt độ lạnh
(-700C) thì giữ nguyên lực. Cồn, ête, aceton làm mất hoạt lực sau 3 ngày, Lysol tiêu diệt virus sau 5 phút,
Phenol 1% sau 10 phút, Formol 0,55 sau 48 giờ.
Siêu vi có thể nuôi cấy trong trứng gà lộn, trên các tổ chức tế bào phôi gà, thận khỉ, tế bào Hela
Trung gian truyền bệnh.
Chủ yếu là các loại muỗi Culex:
Culex tritaeniorhyncus là muỗi thường gặp nhất ở châu Á
Culex gelidus thường gặp ở Malaysia và Singapore
Culex vishnui ở Ấn độ.
Culex pseudovishnui ở Ấn độ.
Culex annulirostris ở Guam.
Culex pipiens ở phía đông của Liên xô cũ.
II-CHẨN ĐOÁN
1- DỊCH TỄ:
-chưa được chích ngừa viêm não Nhật Bản
-trẻ em thường mắc bệnh hơn người lớn
-cư ngụ trong vùng dịch lưu hành.
2- LÂM SÀNG
A.THỜI KỲ NUNG BỆNH
Trung bình một tuần, tối thiểu 5 ngày, tối đa 15 ngày.
B. THỜI KỲ KHỞI PHÁT
Trung bình từ 1 đến 4 ngày, ngắn nhất 12 giờ.
1. Hội chứng nhiễm trùng
-Bệnh khởi phát giống như cảm cúm với sốt 38-39 độ C. Ho, khó thở, nghe phổi đôi khi có ran
nổ.
-Có thể bị tiêu chảy, ói mửa (khoảng 2/3 trường hợp).
2. Hội chứng tinh thần kinh
-Rối loạn tinh thần là chủ yếu: mất ngủ, quấy khóc nhiều, hoặc ngủ gà ngủ gật, thay đổi tính nết
-Rối loạn thực vật: cơn đỏ bừng mặt hoặc tái nhợt, vã nhiều mồ hôi.
-Hội chứng màng não: nhức đầu, ói. Dịch não tủy biến đổi kiểu viêm màng não nước trong tăng
lymphô bào.
C. TOÀN PHÁT: 2-4 ngày.
1. Hội chứng nhiễm trùng
Biểu hiện nhiễm trùng kịch liệt nhất trong tuần lễ đầu. Khi có cơn co giật thì nhiệt độ đã tăng đến
39 đến 400 C hay hơn nữa, do rối loạn trung tâm điều hòa nhiệt, tăng sinh nhiệt sau những cơn co giật
liên tiếp.
Sốt liên tục cao trong tuần đầu kèm theo các dấu hiệu tiêu hoá (ói mửa, tiêu chảy), hô hấp (tăng
tiết, ứ đọng đờm rãi, ran nổ ở phổi). Gan lách không sờ thấy.
2. Hội chứng tinh thần kinh
Các triệu chứng thần kinh xuất hiện đột ngột bằng những cơn co giật liên tục kiểu động kinh, tái
diễn nhiều lần trong ngày, mở đầu giật nửa người sau lan toàn thân. Hiện tượng co cứng tăng trương lực
cơ ngày càng tăng, sau đó nhanh chóng đi vào tình trạng lơ mơ li bì, mê sảng, ngủ nhiều, hôn mê ngày
càng sâu. Các dấu hiệu tháp, ngoại tháp xuất hiện, bệnh nhân bị bại liệt, run các đầu chi.
Thần kinh thực vật bị rối loạn, ảnh hưởng đến nhiều chức năng sinh tồn: da lúc đỏ lúc tái, tăng tiết đờm
rãi, vả mồ hôi, rối loạn chuyển hoá nước và điện giải (Na giảm, K giảm, Ca bình thường, dự trữ kiềm
thấp).
Hội chứng màng não có thể có hoặc không với dấu màng não (+) Kernig (+)...
Đặc điểm lâm sàng của thời kỳ toàn phát là các biểu hiện tinh thần kinh thay đổi hàng ngày, hàng
giờ, biểu hiện đa dạng, phong phú nhưng không có hệ thống (hiện tượng viêm lan toả và tăng giảm từng
lúc từng hồi).
D. DIỄN BIẾN
1. Tối cấp: Giai đoạn nhiễm trùng ngắn 1-2 ngày. Sốt cao vọt bất chợt, co giật, hôn mê và chết do
suy hô hấp hoặc trụy tim mạch.
2. Cấp: Bệnh diễm tiến theo ba hướng:
a. Tử vong: sốt cao liên tục trên 39-40 độ C, có khi giảm nhưng không bao giờ nhiệt độ trở
về bình thường. Các chức năng sinh tồn bị rối loạn ngày càng trầm trọng. Chết trong tuần lễ đầu.
b. Khỏi: Bệnh nhân tỉnh lại và hồi phục gần như hoàn toàn lúc ra viện. Phải theo dõi nhiều
năm mới kết luận về hậu quả của bệnh.
c. Có di chứng: Là diễn tiến thường gặp của bệnh viêm não; sau một thời gian điều trị, sốt giảm
dần hình bậc thang từ tuần lễ thứ hai trở đi. Bệnh nhân từ từ tỉnh lại nhưng không hoàn toàn hồi
phục tri giác mà vẫn còn những rối loạn tâm thần và tổn thương thần kinh khu trú kéo dài. Từ giai
đoạn cấp sang giai đoạn mạn có sự chuyển dần từ rối loạn tri giác thần kinh sang rối loạn tinh thần.
(1) Rối loạn tâm thần nhân cách
 Rối loạn ý thức bản thân, vẻ mặt sững sờ, cười vô cớ, chứng hay nói nhiều, biến đổi tác phong,
tác phong nhi tính hóa, ảo giác, hoang tưởng.
 Động tác bất thường tăng động, gồng vặn người từng cơn, run rẩy, múa giật, uốn éo, lắc lư, náo
động các đầu chi.
 Rối loạn chức năng trí tuệ dưới nhiều mức độ, thường kết hợp với rối loạn hoặc mất trí nhớ.
 Mất trí nhớ (hội chứng Korsakov) thường xảy ra sau giai đoạn cấp và kéo dài nhiều tuần, nhiều
tháng sau.
 Mất ngủ, ngủ gà, ngủ gật, rối loạn giấc ngủ.
2) Di chứng thần kinh
Thường nặng nề ở trẻ dưới 10 tuổi, kéo dài có khi đến 10 năm.
 Liệt các dây thần kinh sọ gây điếc tai, liệt vận nhãn, giảm thị lực, mù mắt. Mất ngôn ngữ: mù
đọc, mất viết, mất ký ức ngôn ngữ, nói khó...
 Yếu liệt một hoặc nhiều chi kèm theo gồng cứng, tăng trương cơ, tăng phản xạ gân xương run
giật bánh chè, rung giật bàn chân, động tác bất thường tăng động, Babinski (+).
(3). Tiên lượng xã hội
Tiên lượng xã hội của những bệnh nhân sống sót nói chung xấu. Khả năng thích ứng với đời sống
gia đình và xã hội có rối loạn. Chưa có phương pháp nào chẩn đoán sớm và tiên lượng một cách chắc
chắn được.
Ở người lớn có những rối loạn tinh thần và rối loạn nhân cách, mất ý chí, mất kiềm chế, náo
động, ảo giác,không thể trở lại nghề cũ được, mất các kỹ năng tinh vi trong nghề nghiệp, có khi phạm
pháp nghiêm trọng.
Lâm sàng tót tắt
- Sốt cao đột ngột 39- 40 độ C có thể kèm ói mửa, nhức đầu
- Rối loạn tri giác từ nhẹ như lơ mơ, ngủ gà, quấy khóc đến mực độ nặng như hôn mê sâu
- Co giật toàn thân, đôi khi co giật cục bộ
- Các dấu thần kinh:
+dấu màng não:
+thóp phồng ở trẻ nhỏ, cổ cứng, kernig, dương tính
+Yếu liệt 1 hoặc nhiều chi, tăng phản xạ gân xương, gồng cứng cơ, babinski (+)
+Yếu liệt thần kinh vận nhãn: dây III, IV, VI. Liệt mặt
- diễn tiến sau 10- 14 ngày xuất hiện các di chứng về tâm thần và thần kinh như rối loạn hành vi
tác phong, rối loạn cảm xúc, chậm phát triển trí tuệ
3- CẬN LÂM SÀNG:
a- Công thức máu: bạch cầu thường tăng cao, tĩ lệ đa nhân trung tính chiếm ưu thế lúc đầu,
b- Dịch não tủy: có biến đổi trong 90% trường hợp
- Dịch trong, không màu
- Áp lực mở tăng trong giai đoạn đầu
- Protein tăng nhẹ từ 50-100mg%
- Đường bình thường
- Tế bào bạch cầu tăng từ 10-100/ml hiếm khi tăng trên 500/ml, tỉ lệ lympho chiếm ưu thế.
- Phân lập siêu vi trong dịch não tủy và trong huyết thanh thường có kết quả (-).
c- huyết thanh chẩn đoán:
- Kỹ thuật MAC ELISA tìm globulin miễn dịch IGM trong huyết thanh và dịch não tủy co tỉ lệ (+) 70%
vào ngày thứ 3-4 của bệnh
- Tìm kháng thể đặc hiệu: kháng thể trung hoà, kháng thể kết hợp bổ thể, kháng thể ngưng kết hồng cầu.
Lấy máu 2 lần cách nhau 2 tuần, hiệu giá kháng thể lần 2 gấp 4 lần so với lần 1. Nếu làm 1 lần hiệu giá
kháng thể viêm não Nhật Bản lớn hơn hoặc bằng 1/320 thì cũng có giá trị chẩn đoán (+)
d- Phương pháp PCR: tìm ADN của siêu vi trong dịch não tủy có thể phát hiện siêu vi herpes simplex,
CMV, EBV,VZV, enterovirus…
e-Chụp cắt lớp điện toán CT scan sọ não: nhằm phát hiện
- Những tổn thương bệnh lý thần kinh ngoại khoa như u não, ápxe não… để can thiệp kịp
thời.
- Dấu hiệu để chẩn đoán viêm não do herpes simplex với các ổ sang thương giảm đậm độ nằm rải rác
không đồng đều 2 bên, tâp trung nhiều ở thùy thái dương.
f-Chụp cộng hưởng từ MRI scan cho kết quả nhạy cảm hơn CT scan.
g-Điện não đồ:
-Xuất hiện sóng nhọn, gai chậm: là biểu hiện tổn thương não nặng.
-Ngoài ra có hiện diện sóng chậm delta và thêta lan toả 2 bán cầu não
Trên thực tế lâm sàng, vì tỉ lệ xác định được tác nhân siêu vi gây bệnh còn thấp nên cần chú ý đến chẩn
đoán phân biệt với bệnh cảnh khác.
Chẩn đoán loại trừ:
Chẩn đoán loại trừ:
1-Viêm màng não mủ, viêm màng não lao, viêm màng não nấm, viêm màng não do ký sinh trùng như
cysticercose, toxoplasma…
2-Sốt rét thể não.
3- chấn thương sọ não, ápxe não, u não…
4- hôn mê do ngộ độc, hoặc bệnh lý chuyển hóa: như ngộ độc thuốc phiện, thuốc rầy, hôn mê tiểu đường,
hôn mê hạ đường huyết, hôn mê gan…
5- Sốt cao co giật ở trẻ em
6 Rối loạn tâm thần, động kinh vô căn trên 1 bệnh lý gây sốt như nhiễm siêu vi, nhiễm trùng khu trú…
III-ĐIỀU TRỊ:
A-Trong nhiều trường hợp chủ yếu là điều trị nâng đỡ:
Chống sốt cao
Acetaminophen uống qua sond dạ dày hay dùng đường toạ dược.
Lau mát toàn thân
Chống phù não:
Mannitol 20% liều dùng 1g/kg truyền TM nhanh trong 30 phút.
Theo dõi sát lượng dịch truyền vào, tránh thừa nước
Chống co giật
Diazepam 0,01g 1 ống chích TM cho người lớn, trẻ em liều dùng 0,2mg/kg lần chích TM.
Chống suy hô hấp:
Hút đờm rãi, thở O2 , mở khí quản thở máy nếu cần.
Chống bội nhiễm, săn sóc điều dưỡng, nuôi ăn qua ống sond dạ dày
Điều trị di chứng:
Tập vật lý tri liệu để giảm co cứng cơ, cứng khớp, teo cơ
B- Thuốc đặc hiệu trị siêu vi:
Hiện nay chỉ có hiệu quả với nhóm siêu vi herpesviridae
-Acyclovir dùng trị herpes simplex với liều 10mg/kg mỗi 8 giờ pha trong >= 100ml truyền tĩnh mạch
trong khoảng hơn 60 phút. Không được chích TM trực tiếp vì pH của acyclovir có tính kiềm gây viêm tại
chỗ chích, viêm tắc tĩnh mạch, tăng nguy cơ suy thận vi chích TM nhanh. Acyclovir thẩm thấu qua màng
não khoảng 50 % nồng độ trong huyết thanh. Thời gian điều trị là 10- 14 ngày. Acyclovir nếu được dùng
sớm có thể làm giảm di chứng thần kinh.
-Ganciclovir và foscanet là thuốc có hiệu quả chống siêu vi CMV, EBV
Ganciclovir liều dùng 5mg/kg mỗi 12 giờ truyền tĩnh mạch trong 60 phút, sau đó duy trì 5mg/kg mỗi
ngày.
Foscanet liều dùng 60mg/kg mỗi 8 giờ, sau đó duy trì 60- 120mg/kg mỗi ngày.
Phòng ngừa:
Chích ngừa viêm não Nhật Bản.
Chống muỗi đốt
Vệ sinh môi trường sống, phá bỏ nơi ao tù nước đọng để ngăn cản muỗi sinh sản

More Related Content

What's hot

SỐT KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN
SỐT KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂNSỐT KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN
SỐT KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂNSoM
 
BỆNH UỐN VÁN
BỆNH UỐN VÁNBỆNH UỐN VÁN
BỆNH UỐN VÁNSoM
 
nhồi máu cơ tim thất phải chống chỉ định nitroglycerin
nhồi máu cơ tim thất phải chống chỉ định nitroglycerinnhồi máu cơ tim thất phải chống chỉ định nitroglycerin
nhồi máu cơ tim thất phải chống chỉ định nitroglycerinTBFTTH
 
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNG
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNGPHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNG
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNGSoM
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰC
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰCTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰC
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰCSoM
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙTIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙSoM
 
TIẾP CẬN SỐT TRẺ EM
TIẾP CẬN SỐT TRẺ EMTIẾP CẬN SỐT TRẺ EM
TIẾP CẬN SỐT TRẺ EMSoM
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁPCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁPSoM
 
ECG TRONG LỚN NHĨ THẤT
ECG  TRONG LỚN NHĨ THẤTECG  TRONG LỚN NHĨ THẤT
ECG TRONG LỚN NHĨ THẤTSoM
 
SUY TIM
SUY TIMSUY TIM
SUY TIMSoM
 
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINHNHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINHSoM
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNGTIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNGSoM
 
Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)
Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)
Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)Bão Tố
 
BỆNH ÁN TRÌNH LỚN
BỆNH ÁN TRÌNH LỚNBỆNH ÁN TRÌNH LỚN
BỆNH ÁN TRÌNH LỚNSoM
 
VIÊM NÃO SIÊU VI CẤP TÍNH
VIÊM NÃO SIÊU VI CẤP TÍNHVIÊM NÃO SIÊU VI CẤP TÍNH
VIÊM NÃO SIÊU VI CẤP TÍNHSoM
 
SUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬN
SUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬNSUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬN
SUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬNSoM
 
BỆNH ÁN THÂN 2
BỆNH ÁN THÂN 2BỆNH ÁN THÂN 2
BỆNH ÁN THÂN 2SoM
 

What's hot (20)

SỐT KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN
SỐT KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂNSỐT KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN
SỐT KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN
 
Hoi chung suy tim 2012
Hoi chung suy tim  2012Hoi chung suy tim  2012
Hoi chung suy tim 2012
 
BỆNH UỐN VÁN
BỆNH UỐN VÁNBỆNH UỐN VÁN
BỆNH UỐN VÁN
 
nhồi máu cơ tim thất phải chống chỉ định nitroglycerin
nhồi máu cơ tim thất phải chống chỉ định nitroglycerinnhồi máu cơ tim thất phải chống chỉ định nitroglycerin
nhồi máu cơ tim thất phải chống chỉ định nitroglycerin
 
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNG
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNGPHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNG
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNG
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰC
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰCTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰC
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰC
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙTIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
 
TIẾP CẬN SỐT TRẺ EM
TIẾP CẬN SỐT TRẺ EMTIẾP CẬN SỐT TRẺ EM
TIẾP CẬN SỐT TRẺ EM
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁPCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP
 
Tâm phế mạn
Tâm phế mạnTâm phế mạn
Tâm phế mạn
 
ECG TRONG LỚN NHĨ THẤT
ECG  TRONG LỚN NHĨ THẤTECG  TRONG LỚN NHĨ THẤT
ECG TRONG LỚN NHĨ THẤT
 
SUY TIM
SUY TIMSUY TIM
SUY TIM
 
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINHNHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNGTIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
 
Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)
Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)
Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)
 
BỆNH ÁN TRÌNH LỚN
BỆNH ÁN TRÌNH LỚNBỆNH ÁN TRÌNH LỚN
BỆNH ÁN TRÌNH LỚN
 
Cập nhật Nhiễm khuẩn huyết 2016
Cập nhật Nhiễm khuẩn huyết 2016Cập nhật Nhiễm khuẩn huyết 2016
Cập nhật Nhiễm khuẩn huyết 2016
 
VIÊM NÃO SIÊU VI CẤP TÍNH
VIÊM NÃO SIÊU VI CẤP TÍNHVIÊM NÃO SIÊU VI CẤP TÍNH
VIÊM NÃO SIÊU VI CẤP TÍNH
 
SUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬN
SUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬNSUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬN
SUY THẬN CÁP - SUY THẬN MẠN - CHỈ ĐỊNH LỌC THẬN
 
BỆNH ÁN THÂN 2
BỆNH ÁN THÂN 2BỆNH ÁN THÂN 2
BỆNH ÁN THÂN 2
 

Similar to VIÊM NÃO SIÊU VI

GIẢI PHÂU BỆNH HỌC THẦN KINH
GIẢI PHÂU BỆNH HỌC THẦN KINHGIẢI PHÂU BỆNH HỌC THẦN KINH
GIẢI PHÂU BỆNH HỌC THẦN KINHSoM
 
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC HỆ THẦN KINH
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC HỆ THẦN KINHGIẢI PHẪU BỆNH HỌC HỆ THẦN KINH
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC HỆ THẦN KINHSoM
 
vi sinh vat gay benh than kinh
vi sinh vat gay benh than kinhvi sinh vat gay benh than kinh
vi sinh vat gay benh than kinhcrystalnight
 
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC HỆ THẦN KINH
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC HỆ THẦN KINHGIẢI PHẪU BỆNH HỌC HỆ THẦN KINH
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC HỆ THẦN KINHSoM
 
Bệnh học nội khoa đh y hn
Bệnh học nội khoa   đh y hnBệnh học nội khoa   đh y hn
Bệnh học nội khoa đh y hnThanh Đặng
 
HỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃOHỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃOSoM
 
Bệnh uốn ván.doccccccccccccccccccccccccccc
Bệnh uốn ván.docccccccccccccccccccccccccccBệnh uốn ván.doccccccccccccccccccccccccccc
Bệnh uốn ván.docccccccccccccccccccccccccccngohonganhhmu
 
LAO HỆ THỐNG THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
LAO HỆ THỐNG THẦN KINH TRUNG ƯƠNGLAO HỆ THỐNG THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
LAO HỆ THỐNG THẦN KINH TRUNG ƯƠNGSoM
 
Hoi chung mang nao cao phi phong (2016)
Hoi chung mang nao   cao phi phong (2016)Hoi chung mang nao   cao phi phong (2016)
Hoi chung mang nao cao phi phong (2016)Quang Hạ Trần
 
Viêm não - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Viêm não - 2019 - Đại học Y dược TPHCMViêm não - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Viêm não - 2019 - Đại học Y dược TPHCMUpdate Y học
 
BỆNH ĐA DÂY THÂN KINH (1).pptx
BỆNH ĐA DÂY THÂN KINH (1).pptxBỆNH ĐA DÂY THÂN KINH (1).pptx
BỆNH ĐA DÂY THÂN KINH (1).pptxdonguyennhuduong
 
ẤU TRÙNG LẠC CHỦ
ẤU TRÙNG LẠC CHỦẤU TRÙNG LẠC CHỦ
ẤU TRÙNG LẠC CHỦSoM
 
CHUYÊN ĐỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH BASEDOW.pdf
CHUYÊN ĐỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH BASEDOW.pdfCHUYÊN ĐỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH BASEDOW.pdf
CHUYÊN ĐỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH BASEDOW.pdfNuioKila
 
CHUYÊN ĐỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH BASEDOW
CHUYÊN ĐỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH BASEDOW CHUYÊN ĐỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH BASEDOW
CHUYÊN ĐỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH BASEDOW nataliej4
 

Similar to VIÊM NÃO SIÊU VI (20)

GIẢI PHÂU BỆNH HỌC THẦN KINH
GIẢI PHÂU BỆNH HỌC THẦN KINHGIẢI PHÂU BỆNH HỌC THẦN KINH
GIẢI PHÂU BỆNH HỌC THẦN KINH
 
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC HỆ THẦN KINH
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC HỆ THẦN KINHGIẢI PHẪU BỆNH HỌC HỆ THẦN KINH
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC HỆ THẦN KINH
 
vi sinh vat gay benh than kinh
vi sinh vat gay benh than kinhvi sinh vat gay benh than kinh
vi sinh vat gay benh than kinh
 
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC HỆ THẦN KINH
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC HỆ THẦN KINHGIẢI PHẪU BỆNH HỌC HỆ THẦN KINH
GIẢI PHẪU BỆNH HỌC HỆ THẦN KINH
 
Bệnh học nội khoa đh y hn
Bệnh học nội khoa   đh y hnBệnh học nội khoa   đh y hn
Bệnh học nội khoa đh y hn
 
HỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃOHỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃO
 
Bệnh uốn ván.doccccccccccccccccccccccccccc
Bệnh uốn ván.docccccccccccccccccccccccccccBệnh uốn ván.doccccccccccccccccccccccccccc
Bệnh uốn ván.doccccccccccccccccccccccccccc
 
Benh viem tuy _ Duc.pptx
Benh viem tuy _ Duc.pptxBenh viem tuy _ Duc.pptx
Benh viem tuy _ Duc.pptx
 
Virus 130109070414-phpapp02
Virus 130109070414-phpapp02Virus 130109070414-phpapp02
Virus 130109070414-phpapp02
 
LAO HỆ THỐNG THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
LAO HỆ THỐNG THẦN KINH TRUNG ƯƠNGLAO HỆ THỐNG THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
LAO HỆ THỐNG THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
 
TCM trình.pdf
TCM trình.pdfTCM trình.pdf
TCM trình.pdf
 
Viêm não
Viêm nãoViêm não
Viêm não
 
Viêm não
Viêm não Viêm não
Viêm não
 
Hoi chung mang nao cao phi phong (2016)
Hoi chung mang nao   cao phi phong (2016)Hoi chung mang nao   cao phi phong (2016)
Hoi chung mang nao cao phi phong (2016)
 
Viêm não - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Viêm não - 2019 - Đại học Y dược TPHCMViêm não - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Viêm não - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
 
BỆNH ĐA DÂY THÂN KINH (1).pptx
BỆNH ĐA DÂY THÂN KINH (1).pptxBỆNH ĐA DÂY THÂN KINH (1).pptx
BỆNH ĐA DÂY THÂN KINH (1).pptx
 
ẤU TRÙNG LẠC CHỦ
ẤU TRÙNG LẠC CHỦẤU TRÙNG LẠC CHỦ
ẤU TRÙNG LẠC CHỦ
 
CHUYÊN ĐỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH BASEDOW.pdf
CHUYÊN ĐỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH BASEDOW.pdfCHUYÊN ĐỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH BASEDOW.pdf
CHUYÊN ĐỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH BASEDOW.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH BASEDOW
CHUYÊN ĐỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH BASEDOW CHUYÊN ĐỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH BASEDOW
CHUYÊN ĐỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH BASEDOW
 
Virus
VirusVirus
Virus
 

More from SoM

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonSoM
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy SoM
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpSoM
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíSoM
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxSoM
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápSoM
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timSoM
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timSoM
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusSoM
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuSoM
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào SoM
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfSoM
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfSoM
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdfSoM
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfSoM
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdfSoM
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfSoM
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfSoM
 

More from SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Recently uploaded

Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfHongBiThi1
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnHongBiThi1
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHongBiThi1
 
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóTiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóHongBiThi1
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaHongBiThi1
 
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh TrangMinhTTrn14
 
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbTANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbPhNguyn914909
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnHongBiThi1
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptxchuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptxngocsangchaunguyen
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
 
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
 
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóTiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
 
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
 
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
 
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbTANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptxchuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
 

VIÊM NÃO SIÊU VI

  • 1. VIÊM NÃO SIÊU VI MỤC TIÊU HỌC TẬP Liệt kê được tên những siêu vi trùng quan trọng gây bệnh viêm não. Khai thác được các yếu tố dịch tễ học để chẩn đoán bệnh viêm não siêu vi. Mô tả được các biểu hiện lâm sàng điển hình và các biến chứng, di chứng thường gặp của bệnh viêm não siêu vi. Nêu ra và giải thích được các xét nghiệm cần làm để hướng đến chẩn đoán bệnh và phát hiện các tác nhân gây bệnh. Viết và giải thích được y lệnh xử trí một trường hợp viêm não TÁC NHÂN GÂY BỆNH Bệnh viêm não siêu vi do nhiều tác nhân khác nhau gây ra tùy từng vùng trên thế giới, tại Việt nam, tác nhân thường gặp là: - Siêu vi viêm não Nhật Bản vẫn đóng vai trò quan trọng với tỉ lệ từ 30% - 70% trong tổng số hội chứng viêm não cấp tính. -Siêu vi herpes simplex là tác nhân gây bệnh viêm não cần lưu ý trong thời gian gần đây, vì có thể điều trị đặc hiệu. - Các siêu vi quai bị, sởi, thủy đậu, enterovirus, cúm… Tác nhân gây bệnh viêm não siêu vi rất nhiều và rất khác nhau tùy theo sự phân bố địa lý. Sau đây là một số siêu vi trùng thường gặp: LÂY TỪ NGƯỜI SANG NGƯỜI 1. Quai bị: thường xảy ra trong cộng đồng không có miễn dịch, và bệnh cảnh thường nhẹ. 2. Sởi: thường để lại di chứng nặng nề. 3. Nhóm Enterovirus: Echovirus, Coxsackievirus, Poliovirus, Có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường nặng ở trẻ sơ sinh 4. Rubella: ít di chứng trừ khi là rubella bẩm sinh 5. Nhóm Herpesvirus: a. Herpes simplex (Type 1 và 2): Thường gây nhiều di chứng. b. Varicella-Zoster virus c. Cytomegalovirus: Có thể do bẩm sinh hay mắc phải. d. Ebstein Barr virus (EB virus) 6. Parvovirus (bệnh Erythema infectiosum) 7. Cúm: Influenza A và B. 8. Nhóm Đậu (Pox group): gồm có Vaccinia và Variola LÂY TỪ CÔN TRÙNG TIẾT TÚC: (MUỖI, TICK) Nhóm Arbovirus có 3 họ thường gây viêm não hơn các họ khác: 1. Flaviviridae: Viêm não Nhật Bản St Louis Murray Valley West Nile Dengue 2. Togaviridae Giống (genus) Alphavirus Eastern equine
  • 2. Western equine Venezulean equine 3. Bunyaviridae La Crosse California encephalitis. Rift Valley Fever. LÂY BỞI ĐỘNG VẬT HỮU NHŨ 1. Dại: đa số trường hợp lây từ chó (có bài học riêng). 2. Herpesvirus simiae: lây từ nước miếng của khỉ 3. Arenavirus: Bệnh Lymphocytic choriomeningitis, lây từ phân thú vật gậm nhấm. VIÊM NÃO SIÊU VI NHẬT BẢN Về tác nhân gây bệnh viêm não nguyên phát, theo phân bố về mặt địa lý cũng như theo một số các báo cáo khoa học, người ta cho rằng siêu vi viêm não Nhật Bản vẫn là nguyên nhân chính gây bệnh viêm não tại các nườc Đông Á, Nam Á, và Đông nam Á như Nhật Bản, Malaysia, Ấn Độ, đảo Guam, Liên Xô cũ, và cả ở Việt Nam. Theo Mollaret và J. Schneider người ta đã ghi nhận bệnh này từ năm 1871. từ năm 1873 người ta đã thấy bệnh xuất hiện rải rác ở Nhật Bản vì thế bệnh viêm não này có tên của quốc gia Nhật Bản. Nhưng bệnh thật sự được quan tâm nghiên cứu chỉ sau khi xảy ra trận dịch lớn với hơn 6000 người mắc bệnh tại Nhật vào năm 1924 (Futaki). Siêu vi viêm não Nhật Bản được phân lập lần đầu tiên vào năm 1935. Tại Việt Nam vào năm 1953 H. Puyelo và M. Prévot ghi nhận 98 trường hợp mắc bệnh trong quân đội viễn chinh Pháp tại miền bắc Việt Nam Hiện nay, trong vùng dịch lưu hành, trẻ em thường mắc bệnh hơn, nhất là lứa tuổi 3-15 tuổi có tỉ lệ cao gấp 5-10 lần so với người lớn, vì ở nhóm người lớn thường có khả năng miễn dịch với bệnh nhiều hơn. Theo một số thống kê, tỉ lệ tử vong trung bình 25%, nhưng những bệnh nhân sống sót cũng mang nhiều di chứng khác nhau chiếm tỉ lệ khoảng hơn 50% Siêu vi viêm não Nhật Bản là một loại Arbovirus, kích thước nhỏ, đường kính 15-40nm, có cấu trúc kháng nguyên gần giống virus viêm não Saint Louis. Dựa trên tính kháng nguyên và cấu trúc gen khác nhau, W.R. Chen (1992) chia siêu vi này thành 4 genotype. Siêu vi chịu đựng kém nhiệt độ cao: ở 600C virus chết sau 10 phút, ở 700C sẽ chết sau 5 phút. Trái lại ở nhiệt độ lạnh (-700C) thì giữ nguyên lực. Cồn, ête, aceton làm mất hoạt lực sau 3 ngày, Lysol tiêu diệt virus sau 5 phút, Phenol 1% sau 10 phút, Formol 0,55 sau 48 giờ. Siêu vi có thể nuôi cấy trong trứng gà lộn, trên các tổ chức tế bào phôi gà, thận khỉ, tế bào Hela Trung gian truyền bệnh. Chủ yếu là các loại muỗi Culex: Culex tritaeniorhyncus là muỗi thường gặp nhất ở châu Á Culex gelidus thường gặp ở Malaysia và Singapore Culex vishnui ở Ấn độ. Culex pseudovishnui ở Ấn độ. Culex annulirostris ở Guam. Culex pipiens ở phía đông của Liên xô cũ. II-CHẨN ĐOÁN
  • 3. 1- DỊCH TỄ: -chưa được chích ngừa viêm não Nhật Bản -trẻ em thường mắc bệnh hơn người lớn -cư ngụ trong vùng dịch lưu hành. 2- LÂM SÀNG A.THỜI KỲ NUNG BỆNH Trung bình một tuần, tối thiểu 5 ngày, tối đa 15 ngày. B. THỜI KỲ KHỞI PHÁT Trung bình từ 1 đến 4 ngày, ngắn nhất 12 giờ. 1. Hội chứng nhiễm trùng -Bệnh khởi phát giống như cảm cúm với sốt 38-39 độ C. Ho, khó thở, nghe phổi đôi khi có ran nổ. -Có thể bị tiêu chảy, ói mửa (khoảng 2/3 trường hợp). 2. Hội chứng tinh thần kinh -Rối loạn tinh thần là chủ yếu: mất ngủ, quấy khóc nhiều, hoặc ngủ gà ngủ gật, thay đổi tính nết -Rối loạn thực vật: cơn đỏ bừng mặt hoặc tái nhợt, vã nhiều mồ hôi. -Hội chứng màng não: nhức đầu, ói. Dịch não tủy biến đổi kiểu viêm màng não nước trong tăng lymphô bào. C. TOÀN PHÁT: 2-4 ngày. 1. Hội chứng nhiễm trùng Biểu hiện nhiễm trùng kịch liệt nhất trong tuần lễ đầu. Khi có cơn co giật thì nhiệt độ đã tăng đến 39 đến 400 C hay hơn nữa, do rối loạn trung tâm điều hòa nhiệt, tăng sinh nhiệt sau những cơn co giật liên tiếp. Sốt liên tục cao trong tuần đầu kèm theo các dấu hiệu tiêu hoá (ói mửa, tiêu chảy), hô hấp (tăng tiết, ứ đọng đờm rãi, ran nổ ở phổi). Gan lách không sờ thấy. 2. Hội chứng tinh thần kinh Các triệu chứng thần kinh xuất hiện đột ngột bằng những cơn co giật liên tục kiểu động kinh, tái diễn nhiều lần trong ngày, mở đầu giật nửa người sau lan toàn thân. Hiện tượng co cứng tăng trương lực cơ ngày càng tăng, sau đó nhanh chóng đi vào tình trạng lơ mơ li bì, mê sảng, ngủ nhiều, hôn mê ngày càng sâu. Các dấu hiệu tháp, ngoại tháp xuất hiện, bệnh nhân bị bại liệt, run các đầu chi. Thần kinh thực vật bị rối loạn, ảnh hưởng đến nhiều chức năng sinh tồn: da lúc đỏ lúc tái, tăng tiết đờm rãi, vả mồ hôi, rối loạn chuyển hoá nước và điện giải (Na giảm, K giảm, Ca bình thường, dự trữ kiềm thấp). Hội chứng màng não có thể có hoặc không với dấu màng não (+) Kernig (+)... Đặc điểm lâm sàng của thời kỳ toàn phát là các biểu hiện tinh thần kinh thay đổi hàng ngày, hàng giờ, biểu hiện đa dạng, phong phú nhưng không có hệ thống (hiện tượng viêm lan toả và tăng giảm từng lúc từng hồi). D. DIỄN BIẾN 1. Tối cấp: Giai đoạn nhiễm trùng ngắn 1-2 ngày. Sốt cao vọt bất chợt, co giật, hôn mê và chết do suy hô hấp hoặc trụy tim mạch. 2. Cấp: Bệnh diễm tiến theo ba hướng: a. Tử vong: sốt cao liên tục trên 39-40 độ C, có khi giảm nhưng không bao giờ nhiệt độ trở về bình thường. Các chức năng sinh tồn bị rối loạn ngày càng trầm trọng. Chết trong tuần lễ đầu.
  • 4. b. Khỏi: Bệnh nhân tỉnh lại và hồi phục gần như hoàn toàn lúc ra viện. Phải theo dõi nhiều năm mới kết luận về hậu quả của bệnh. c. Có di chứng: Là diễn tiến thường gặp của bệnh viêm não; sau một thời gian điều trị, sốt giảm dần hình bậc thang từ tuần lễ thứ hai trở đi. Bệnh nhân từ từ tỉnh lại nhưng không hoàn toàn hồi phục tri giác mà vẫn còn những rối loạn tâm thần và tổn thương thần kinh khu trú kéo dài. Từ giai đoạn cấp sang giai đoạn mạn có sự chuyển dần từ rối loạn tri giác thần kinh sang rối loạn tinh thần. (1) Rối loạn tâm thần nhân cách  Rối loạn ý thức bản thân, vẻ mặt sững sờ, cười vô cớ, chứng hay nói nhiều, biến đổi tác phong, tác phong nhi tính hóa, ảo giác, hoang tưởng.  Động tác bất thường tăng động, gồng vặn người từng cơn, run rẩy, múa giật, uốn éo, lắc lư, náo động các đầu chi.  Rối loạn chức năng trí tuệ dưới nhiều mức độ, thường kết hợp với rối loạn hoặc mất trí nhớ.  Mất trí nhớ (hội chứng Korsakov) thường xảy ra sau giai đoạn cấp và kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng sau.  Mất ngủ, ngủ gà, ngủ gật, rối loạn giấc ngủ. 2) Di chứng thần kinh Thường nặng nề ở trẻ dưới 10 tuổi, kéo dài có khi đến 10 năm.  Liệt các dây thần kinh sọ gây điếc tai, liệt vận nhãn, giảm thị lực, mù mắt. Mất ngôn ngữ: mù đọc, mất viết, mất ký ức ngôn ngữ, nói khó...  Yếu liệt một hoặc nhiều chi kèm theo gồng cứng, tăng trương cơ, tăng phản xạ gân xương run giật bánh chè, rung giật bàn chân, động tác bất thường tăng động, Babinski (+). (3). Tiên lượng xã hội Tiên lượng xã hội của những bệnh nhân sống sót nói chung xấu. Khả năng thích ứng với đời sống gia đình và xã hội có rối loạn. Chưa có phương pháp nào chẩn đoán sớm và tiên lượng một cách chắc chắn được. Ở người lớn có những rối loạn tinh thần và rối loạn nhân cách, mất ý chí, mất kiềm chế, náo động, ảo giác,không thể trở lại nghề cũ được, mất các kỹ năng tinh vi trong nghề nghiệp, có khi phạm pháp nghiêm trọng. Lâm sàng tót tắt - Sốt cao đột ngột 39- 40 độ C có thể kèm ói mửa, nhức đầu - Rối loạn tri giác từ nhẹ như lơ mơ, ngủ gà, quấy khóc đến mực độ nặng như hôn mê sâu - Co giật toàn thân, đôi khi co giật cục bộ - Các dấu thần kinh: +dấu màng não: +thóp phồng ở trẻ nhỏ, cổ cứng, kernig, dương tính +Yếu liệt 1 hoặc nhiều chi, tăng phản xạ gân xương, gồng cứng cơ, babinski (+) +Yếu liệt thần kinh vận nhãn: dây III, IV, VI. Liệt mặt - diễn tiến sau 10- 14 ngày xuất hiện các di chứng về tâm thần và thần kinh như rối loạn hành vi tác phong, rối loạn cảm xúc, chậm phát triển trí tuệ 3- CẬN LÂM SÀNG: a- Công thức máu: bạch cầu thường tăng cao, tĩ lệ đa nhân trung tính chiếm ưu thế lúc đầu, b- Dịch não tủy: có biến đổi trong 90% trường hợp - Dịch trong, không màu - Áp lực mở tăng trong giai đoạn đầu
  • 5. - Protein tăng nhẹ từ 50-100mg% - Đường bình thường - Tế bào bạch cầu tăng từ 10-100/ml hiếm khi tăng trên 500/ml, tỉ lệ lympho chiếm ưu thế. - Phân lập siêu vi trong dịch não tủy và trong huyết thanh thường có kết quả (-). c- huyết thanh chẩn đoán: - Kỹ thuật MAC ELISA tìm globulin miễn dịch IGM trong huyết thanh và dịch não tủy co tỉ lệ (+) 70% vào ngày thứ 3-4 của bệnh - Tìm kháng thể đặc hiệu: kháng thể trung hoà, kháng thể kết hợp bổ thể, kháng thể ngưng kết hồng cầu. Lấy máu 2 lần cách nhau 2 tuần, hiệu giá kháng thể lần 2 gấp 4 lần so với lần 1. Nếu làm 1 lần hiệu giá kháng thể viêm não Nhật Bản lớn hơn hoặc bằng 1/320 thì cũng có giá trị chẩn đoán (+) d- Phương pháp PCR: tìm ADN của siêu vi trong dịch não tủy có thể phát hiện siêu vi herpes simplex, CMV, EBV,VZV, enterovirus… e-Chụp cắt lớp điện toán CT scan sọ não: nhằm phát hiện - Những tổn thương bệnh lý thần kinh ngoại khoa như u não, ápxe não… để can thiệp kịp thời. - Dấu hiệu để chẩn đoán viêm não do herpes simplex với các ổ sang thương giảm đậm độ nằm rải rác không đồng đều 2 bên, tâp trung nhiều ở thùy thái dương. f-Chụp cộng hưởng từ MRI scan cho kết quả nhạy cảm hơn CT scan. g-Điện não đồ: -Xuất hiện sóng nhọn, gai chậm: là biểu hiện tổn thương não nặng. -Ngoài ra có hiện diện sóng chậm delta và thêta lan toả 2 bán cầu não Trên thực tế lâm sàng, vì tỉ lệ xác định được tác nhân siêu vi gây bệnh còn thấp nên cần chú ý đến chẩn đoán phân biệt với bệnh cảnh khác. Chẩn đoán loại trừ: Chẩn đoán loại trừ: 1-Viêm màng não mủ, viêm màng não lao, viêm màng não nấm, viêm màng não do ký sinh trùng như cysticercose, toxoplasma… 2-Sốt rét thể não. 3- chấn thương sọ não, ápxe não, u não… 4- hôn mê do ngộ độc, hoặc bệnh lý chuyển hóa: như ngộ độc thuốc phiện, thuốc rầy, hôn mê tiểu đường, hôn mê hạ đường huyết, hôn mê gan… 5- Sốt cao co giật ở trẻ em 6 Rối loạn tâm thần, động kinh vô căn trên 1 bệnh lý gây sốt như nhiễm siêu vi, nhiễm trùng khu trú… III-ĐIỀU TRỊ: A-Trong nhiều trường hợp chủ yếu là điều trị nâng đỡ: Chống sốt cao Acetaminophen uống qua sond dạ dày hay dùng đường toạ dược. Lau mát toàn thân Chống phù não: Mannitol 20% liều dùng 1g/kg truyền TM nhanh trong 30 phút. Theo dõi sát lượng dịch truyền vào, tránh thừa nước Chống co giật Diazepam 0,01g 1 ống chích TM cho người lớn, trẻ em liều dùng 0,2mg/kg lần chích TM. Chống suy hô hấp:
  • 6. Hút đờm rãi, thở O2 , mở khí quản thở máy nếu cần. Chống bội nhiễm, săn sóc điều dưỡng, nuôi ăn qua ống sond dạ dày Điều trị di chứng: Tập vật lý tri liệu để giảm co cứng cơ, cứng khớp, teo cơ B- Thuốc đặc hiệu trị siêu vi: Hiện nay chỉ có hiệu quả với nhóm siêu vi herpesviridae -Acyclovir dùng trị herpes simplex với liều 10mg/kg mỗi 8 giờ pha trong >= 100ml truyền tĩnh mạch trong khoảng hơn 60 phút. Không được chích TM trực tiếp vì pH của acyclovir có tính kiềm gây viêm tại chỗ chích, viêm tắc tĩnh mạch, tăng nguy cơ suy thận vi chích TM nhanh. Acyclovir thẩm thấu qua màng não khoảng 50 % nồng độ trong huyết thanh. Thời gian điều trị là 10- 14 ngày. Acyclovir nếu được dùng sớm có thể làm giảm di chứng thần kinh. -Ganciclovir và foscanet là thuốc có hiệu quả chống siêu vi CMV, EBV Ganciclovir liều dùng 5mg/kg mỗi 12 giờ truyền tĩnh mạch trong 60 phút, sau đó duy trì 5mg/kg mỗi ngày. Foscanet liều dùng 60mg/kg mỗi 8 giờ, sau đó duy trì 60- 120mg/kg mỗi ngày. Phòng ngừa: Chích ngừa viêm não Nhật Bản. Chống muỗi đốt Vệ sinh môi trường sống, phá bỏ nơi ao tù nước đọng để ngăn cản muỗi sinh sản