SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
GIÀNG A PHỪ
Tên chuyên đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG
VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN NUÔI TẠI TRẠI
BÍCH CƯỜNG, XÃ NGHĨA ĐẠO, HUYỆN THUẬN THÀNH
TỈNH BẮC NINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi – Thú y
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2017 - 2021
Thái Nguyên, 2021
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
GIÀNG A PHỪ
Tên chuyên đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG
VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN NUÔI TẠI TRẠI
BÍCH CƯỜNG, XÃ NGHĨA ĐẠO, HUYỆN THUẬN THÀNH
TỈNH BẮC NINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi – Thú y
Lớp K49 - CNTY - N01
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2017 - 2021
Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Thị Phương Lan
Thái Nguyên, năm 2021
i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, em được ông Bùi Mạnh
Cường là chủ trại Bích Cường ở xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc
Ninh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để chỉ dạy và giúp đỡ cho em trong suốt
khoảng thời gian thực tập. Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn và kính
trọng sâu sắc tới:
Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ
nhiệm khoa và toàn thể các thầy cô khoa Chăn nuôi Thú y đã tạo mọi điều
kiện, dạy dỗ và đào tạo em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Phạm Thị Phương Lan
đã tận tâm, tận lực hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em
thực hiện thành công đề tài khóa luận này.
Đồng thời, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới quản lý trực tiếp,
anh Kim Văn Dương, cán bộ kỹ thuật và các anh chị em công nhân viên tại
trại đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và tập
thể lớp Chăn nuôi thú y - K49 - NO1 đã luôn quan tâm, động viên, khích lệ
trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức còn nhiều hạn chế nên
không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng
góp ý kiến của quý thầy cô để bản khóa luận tốt nghiệp của em đạt được kết
quả tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2021
Sinh viên
Giàng A Phừ
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Lượng thức ăn cho lợn nái ngoại giai đoạn mang thai...................10
Bảng 2.2. Một số tiêu chí phân biệt các thể viêm tử cung..............................22
Bảng 3.1. Khẩu phần thức ăn của lợn nái của công ty De Heus.........................32
Bảng 3.4. Phòng bệnh bằng vắc xin của trại...................................................36
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại từ năm 2019 đến tháng 6/2021 ..........41
Bảng 4.2. Số lượng lợn nái và lợn con trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng.........42
Bảng 4.3. Kết quả sinh sản của lợn nái nuôi con tại trại.................................43
Bảng 4.4. Kết quả lợn con sinh ra tại trại........................................................44
Bảng 4.5. Kết quả vệ sinh, sát trùng tại trại trong thời gian thực tập........46
Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh của lợn nái và lợn con tại trại từ 03/04/2021 -
02/06/2021.......................................................................................................48
Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh trên lợn nái nuôi con và lợn con tại trại.......49
Bảng 4.8. Kết quả thực hiện các thao tác trên đàn lợn tại trại........................53
iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu Giải thích
CP : Cổ phần
cs : Cộng sự
Nxb : Nhà xuất bản
PED : Tiêu chảy cấp tính trên lợn
STT : Số thứ tự
TGE : Viêm dạ dày, ruột truyền nhiễm
TS : Tiến sĩ
P : Thể trọng
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp truyền thống, trong đó
ngành chăn nuôi chiếm một vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ
gia đình và kinh tế trang trại cũng như nền kinh tế cả nước. Đặc biệt nước ta
ngành chăn nuôi lợn đang phát triển mạnh mẽ, cung cấp một lượng thịt lớn
đáp ứng nhu cầu người dân, là nguồn cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt
ngành công nghiệp chế biến… Các sản phẩm chăn nuôi ngày càng nhiều và
đa dạng nhờ việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào
chăn nuôi. Chăn nuôi lợn là nghề đang được Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt
quan tâm và đầu tư về công tác giống, thức ăn, thú y.
Chăn nuôi lợn theo mô hình kiểu trang trại, với số lượng không ngừng
phát triển về quy mô số đầu lợn giống lợn ngày càng đa dạng hơn. Hiện nay,
các giống lợn nội không còn phù hợp nữa mà phải phát triển nhanh đàn lợn lai
và lợn ngoại vì chúng có năng suất cao, tăng trọng nhanh đáp ứng được nhu
cầu của người tiêu dùng, nhất là khu vực thành phố và các khu công nghiệp
do đó giá trị hàng hóa cao.
Tuy nhiên, hiện nay ngành chăn nuôi lợn đang phải liên tục đối mặt với
nhiều khó khăn. Trình độ dân trí còn hạn chế trong việc áp dụng khoa học kỹ
thuật vào thực tế sản xuất, vẫn còn tồn tại những phương thức chăn nuôi nhỏ
lẻ. Người chăn nuôi và các cán bộ cơ sở vẫn chưa được trang bị đầy đủ những
kiến thức về thú y và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại cảnh như: những
bất ổn về giá cả, nguồn gốc thức ăn, chất tồn dư trong sản phẩm chăn nuôi và
tình hình dịch bệnh đang bùng phát ngày càng phức tạp gây nhiều khó khăn
và thách thức.
2
Để phát triển, nâng cao giá trị kinh tế cho ngành chăn nuôi lợn, chăn
nuôi lợn nái là một trong những khâu quan trọng góp phần quyết định đến sự
thành công đấy. Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của Ban Chủ nhiệm
khoa và cô giáo hướng dẫn, em tiến hành chuyên đề: “Thực hiện quy trình
chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản nuôi tại trại
Bích Cường, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục tiêu
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại.
- Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho lợn nái sinh sản tại trại.
- Nắm được các loại thức ăn dành cho lợn nái sinh sản, khẩu phần ăn và
cách cho lợn nái sinh sản qua từng giai đoạn.
- Nắm được các bệnh hay xảy ra đối với lợn nái sinh sản và phương
pháp phòng trị bệnh hiệu quả nhất.
- Hoàn thiện thêm kỹ năng, tay nghề trong thời gian thực tập.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại trại Bích Cường, xã Nghĩa Đạo,
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
- Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản
nuôi tại trại.
- Xác định tình hình nhiễm bệnh và tỷ lệ mắc một số bệnh trên đàn lợn
nuôi tại cơ sở. Từ đó đưa ra phác đồ phòng và điều trị bệnh hiệu quả nhất.
3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý: xã Nghĩa Đạo là xã nông nghiệp nằm ở phía Nam huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, xã có đường quốc lộ 38 chạy qua.
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 725 ha.
- Phía Đông giáp huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh.
- Phía Tây giáp huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên.
- Phía Nam giáp huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương.
- Phía Bắc giáp với xã Ninh Xá, huyệnThuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Xã cách thị trấn Hồ huyện Thuận Thành 7 km. Vị trí của xã rất thuận
lợi cho việc giao lưu kinh tế, xã cách thành phố Bắc Ninh 25 km về phía Bắc,
cách thành phố Hải Dương 30 km về phía Nam, đặc biệt chỉ cách thủ đô Hà
Nội 30 km theo quốc lộ 282. Nghĩa Đạo là xã nằm giáp danh ba tỉnh: Bắc
Ninh, Hải Dương và Hưng Yên. Xã có điều kiện phát triển nông nghiệp toàn
diện, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ.
* Khí hậu: thôn Nhiễm Dương, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành
nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Mùa mưa từ tháng 04 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 70% lượng mưa cả
năm và tập trung vào các tháng 07, 08 và 09, hướng gió chủ đạo theo hướng
Đông Nam. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 03 năm sau, tháng 01 tháng 02
thường có mưa phùn cộng với giá rét kéo dài do ảnh hưởng của các đợt không
khí lạnh, gió chủ đạo theo hướng Đông Bắc.
* Lượng mưa: mùa mưa tập trung 85% lượng mưa cả năm và kéo dài từ
tháng 05 đến tháng 10. Tổng lượng mưa trung bình là 1331 mm, số ngày mưa
trung bình là 144,5 ngày. Lượng mưa tăng dần từ đầu mùa đến giữa mùa và
4
đạt cực đại vào tháng 7. Mùa khô là 6 tháng còn lại, mưa ít, lượng mưa không
đáng kể, chỉ chiếm 25% tổng lượng mưa cả năm. Tháng 12 là tháng mưa cực
tiểu với 12 - 18 mm, lượng mưa trung bình tháng cao nhất là 254,6 mm.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trang trại
Cơ cấu của trại được tổ chức như sau:
01 chủ trại.
01 quản lý trại.
02 quản lý kỹ thuật công ty De Heus.
01 bảo vệ.
01 kế toán.
10 công nhân
04 sinh viên thực tập.
Với đội ngũ công nhân trên, trại phân ra làm các tổ, nhóm khác nhau
như tổ chuồng đẻ, tổ chuồng bầu, tổ chuồng thịt và tổ cai sữa. Mỗi một khâu
trong quy trình chăn nuôi đều được khoán đến từng công nhân và sinh viên,
nhằm nâng cao trách nhiệm, thúc đẩy sự phát triển của trại.
2.1.3. Cơ sở vật chất của trang trại
- Trang trại có tổng diện tích 24,896 m2
gồm: khu chăn nuôi, khu nhà ở,
ao cá, hầm biogas và các công trình phụ khác và đất trồng cây xanh, rau củ
quả.
- Trại lợn được chia làm hai khu là khu điều hành và khu sản xuất.
+ Khu điều hành gồm nơi làm việc của quản lý trại, kế toán trại và nơi
sinh hoạt của mọi người.
+ Khu sản xuất gồm: 9 chuồng đẻ, 1 chuồng bầu, 2 chuồng an thai, 1
chuồng hậu bị, 1 chuồng cách ly, 4 chuồng cai sữa, 4 chuồng thịt. Một số
công trình khác phục vụ cho chăn nuôi như: kho chứa thức ăn hỗn hợp, phòng
5
tinh, phòng sát trùng, kho chứa vật liệu, kho máy phát điện, kho vôi và một
số công trình đang được xây dựng khác...
- Hệ thống chuồng xây dựng khép kín hoàn toàn, hiện đại, có hầm
biogas tận dụng được hoàn toàn lượng chất thải trong chăn nuôi. Phía đầu
chuồng là hệ thống giàn mát và hệ thống máng ăn, cuối mỗi chuồng là hệ
thống quạt thông gió. Đặc biệt, chuồng bầu quản lý lợn với hệ thống con
chíp tự động. Hai bên tường có dãy cửa sổ lắp kính, mỗi cửa sổ có diện tích
1,5 m²; cách nền 1,2 m; mỗi cửa sổ cách nhau 40 cm. Trên trần được lắp hệ
thống chống nóng bằng tôn lạnh.
Phòng pha tinh của trại: kính hiển vi, thiết bị cảm ứng nhiệt, các dụng
cụ đóng liều tinh, nồi hấp cách thủy và một số thiết bị khác.
Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu khác
đều được đổ bê tông và có các hố sát trùng.
Hệ thống nước trong khu chăn nuôi đều là nước giếng khoan. Nước
uống cho lợn được cấp từ một bể lớn, xây dựng ở đầu chuồng nái đẻ. Nước
tắm, nước xả gầm, nước phục vụ cho công tác khác được bố trí từ bể lọc và
được bơm qua hệ thống ống dẫn tới bể chứa ở giữa các chuồng.
2.1.4. Thuận lợi, khó khăn
2.1.4.1. Thuận lợi
- Trại được xây dựng ở vị trí cách xa khu dân cư, thuận tiện đường
giao thông.
- Đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao và đào
tạo chuyên sâu ở riêng các mảng, năng động, nắm bắt tình hình xã hội, luôn
quan tâm tinh thần và vật chất của công nhân.
- Đội ngũ công nhân có tay nghề cao, năng động, nhiệt tình và có
trách nhiệm với công việc.
- Trại được xây dựng theo mô hình công nghiệp hóa hiện đại hóa,
6
mọi quy trình chăm sóc nuôi dưỡng theo hình thức khép kín. Nguồn nước
đầy đủ và được xử lý nên rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi lợn công
nghiệp hiện nay.
- Tháng 5 năm 2018 giá lợn bắt đầu tăng cao và ổn định, đem lại lợi
nhuận cũng như thu nhập tăng cao hơn cho trại.
2.1.2.2. Khó khăn
- Trại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết biến đổi thất
thường nên khâu phòng trừ bệnh gặp nhiều khó khăn.
- Vốn đầu tư ban đầu để mở trang trại và các thiết bị rất lớn.
- Tháng 2 năm 2019 do trên địa bàn cả nước lợn bị dịch tả châu Phi nên
khó khăn trồng chất khó khăn trong việc mua bán lợn, đảm bảo an toàn dịch
bệnh tại trại.
- Cuối tháng 11/2019 - tháng 5/2020 giá lợn liên tục tăng cao và bấp
bênh nên tái nhập đàn lại tiếp tụp gặp khó khăn.
2.2. Tổng quan tài liệu
2.2.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái
* Sự thành thục về tính
Khi gia súc đã thành thục về tính, bộ máy sinh dục đã phát triển hoàn
thiện, con vật bắt đầu xuất hiện các phản xạ về sinh dục. Con cái có hiện
tượng động dục, con đực có phản xạ giao phối.
- Giống: các giống khác nhau thì thành thục về tính cũng khác nhau,
giống thuần hóa sớm hơn thì tính thành thục sớm hơn những giống thuần
hóa muộn, giống có tầm vóc nhỏ thường thành thục sớm hơn những giống
có tầm vóc lớn.
Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003) [4] cho rằng, tuổi động dục đầu tiên
ở lợn nội (Ỉ, Móng Cái) rất sớm từ 4 - 5 tháng khi khối lượng đạt từ 20 - 25kg.
Ở lợn nái lai tuổi động dục lần đầu muộn hơn so với lợn nội thuần, ở lợn lai
7
F1 (có sẵn máu nội) động dục bắt đầu lúc 6 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể
đạt 50 - 55kg. Ở lợn ngoại động dục muộn hơn so với lợn lai, tức là lúc động
dục 6 - 7 tháng khi lợn có khối lượng 60 - 80 kg.
- Chế độ dinh dưỡng: đàn lợn có chế độ dinh dưỡng tốt độ tuổi thành
thục về tính ở lợn cái sẽ sớm hơn so với đàn lợn nuôi trong điều kiện dinh
dưỡng kém.
- Mùa vụ và thời kỳ chiếu sáng: mùa hè lợn nái hậu bị thành thục chậm
hơn so với mùa thu - đông, điều đó có thể do ảnh hưởng của nhiệt độ trong
chuồng nuôi gắn liền với mức tăng trọng thấp trong các tháng nóng bức. Lợn
được chăn thả tự do thì xuất hiện thành thục sớm hơn những con nuôi nhốt
trong chuồng.
- Tuổi thành thục về tính của gia súc: tuổi thành thục về tính thường sớm
hơn tuổi thành thục về thể vóc. Theo Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003) [4] cho
rằng, không nên cho phối giống ở lần động dục đầu tiên vì ở thời kỳ này cơ thể
lợn chưa phát triển đầy đủ, chưa tích tụ được chất dinh dưỡng nuôi thai, trứng
chưa chín một cách hoàn chỉnh. Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con
cái lâu bền cần bỏ qua 1 - 2 chu kỳ động dục lần đầu rồi mới cho phối giống.
* Sự thành thục về thể vóc
Theo Nguyễn Đức Hùng và cs (2003) [13], tuổi thành thục về thể vóc là
tuổi có sự phát triển về ngoại hình và thể chất đạt mức độ hoàn chỉnh, tầm vóc
ổn định. Tuổi thành thục về thể vóc thường chậm hơn so với tuổi thành thục về
tính. Thành thục về tính được đánh dấu bằng hiện tượng động dục lần đầu tiên.
Lúc này sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể vẫn còn tiếp tục, trong giai đoạn
lợn thành thục về tính mà ta cho giao phối ngay sẽ không tốt, vì lợn mẹ có thể
thụ thai nhưng cơ thể mẹ chưa đảm bảo cho bào thai phát triển tốt, nên chất
lượng đời con kém, đặc biệt là xương chậu vẫn còn hẹp dễ gây hiện tượng khó
đẻ. Điều này ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái sau này. Do đó
8
không nên cho phối giống quá sớm. Đối với lợn cái nội khi được 7 - 8 tháng
tuổi khối lượng đạt 40 - 50 kg nên cho phối, đối với lợn ngoại khi được 8 - 9
tháng tuổi, khối lượng đạt 100 - 110 kg mới nên cho phối.
* Chu kỳ động dục
- Là một quá trình sinh lý phức tạp sau khi toàn bộ cơ thể đã phát triển
hoàn hảo, cơ quan sinh dục không có bào thai và không có hiện tượng bệnh lý
thì bên trong buồng trứng có quá trình phát triển của noãn bào, noãn bào
thành thục, trứng chín và thải trứng. Song song với quá trình thải trứng thì
toàn bộ cơ thể nói chung đặc biệt là cơ quan sinh dục có hàng loạt các biến
đổi về hình thái cấu tạo và chức năng sinh lý.
+ Giai đoạn trước khi chịu đực: lợn nái kêu rít, âm hộ xung huyết, chưa
cho phối và lợn chưa chịu đực. Thời gian rụng trứng khi có hiện tượng trên
đối với lợn ngoại và lợn nái lai là 35 - 40 giờ, với lợn nội là 25 - 30 giờ.
+ Giai đoạn chịu đực: lợn kém ăn, mê ì, lợn đứng yên khi ấn tay lên
lưng gần mông, âm hộ giảm độ sưng, nước nhờn chảy ra, dính, đục, đứng yên
khi có đực đến gần và cho đực nhảy. Giai đoạn này kéo dài 2 ngày, nếu được
phối giống lợn sẽ thụ thai, lợn nội có thời gian ngắn hơn 28 - 30 giờ.
+ Giai đoạn sau chịu đực: lợn trở lại bình thường, âm hộ giảm độ nở,
đuôi cụp và không chịu đực.
- Thời điểm phối giống thích hợp: theo Lê Hồng Mận (2002) [16], là
vào giữa giai đoạn chịu đực. Đối với lợn nái ngoại, lai phối giống sau khi có
hiện tượng chịu đực 6 - 8 giờ hoặc cho phối giống vào sáng ngày thứ 3 và
sáng ngày thứ 4 kể từ lúc bắt đầu động dục. Ở lợn nái nội phối giống sớm hơn
lợn nái ngoại và lai 1 ngày. Khi thực hiện thụ tinh nhân tạo thấy lợn nái chịu
đực buổi sớm thì cho phối vào buổi chiều, nếu có triệu chứng chịu đực vào
buổi chiều thì sáng hôm sau cho phối. Thường để cho chắc chắn phối 2 lần ở
giai đoạn chịu đực của thời kỳ rụng trứng.
9
2.2.2. Những hiểu biết về chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái giai đoạn mang thai
* Chế độ dinh dưỡng
- Nhu cầu năng lượng: năng lượng không thể thiếu được cho cơ thể lợn
mẹ tùy thuộc vào giai đoạn để duy trì nuôi thai, tiết sữa, nuôi con. Do đó nhu
cầu về năng lượng cho lợn nái, tránh cung cấp thừa gây lãng phí thức ăn,
giảm giá thành sản phẩm. Nếu thiếu sẽ ảnh hưởng đến sinh lý bình thường
của con vật. Cung cấp dưới hai dạng: gluxit chiếm 70 - 80%, lipit 10 - 13%
tổng số năng lượng cung cấp.
- Nhu cầu về khoáng chất: trong cơ thể lợn khoáng chất chứa 3% trong
đó có tới 75% là canxi và photpho, xấp xỉ 25% là natri và kali. Một lượng
nhỏ magie, sắt, kẽm, đồng, các nguyên tố khác ở dạng vi lượng.
- Nhu cầu về protein: protein tham gia vào mọi hoạt động trao đổi chất
và cấu tạo nên các mô trong cơ thể nên hàng ngày luôn có một lượng nhất
định protein mất đi.Cung cấp protein phải đảm bảo đủ về số lượng và cân đối
về các thành phần axit amin không thay thế: lyzin, methionin, cystein,
tryptophan…
- Nhu cầu về vitamin: vitamin cần cho sự chuyển hóa bình thường của
mô bào, cho sức khỏe, sinh trưởng và duy trì. Một số vitamin cơ thể tự tổng
hợp để đáp ứng nhu cầu như vitamin B12. Một số vitamin cần phải bổ sung
(A, D, E), nếu bổ sung không đúng đều không tốt.
+ Thiếu vitamin A: lợn con chậm lớn, da khô, mắt kém, lợn nái mang
thai dễ sảy thai, đẻ non...
+ Thiếu vitamin D: thai kém phát triển, lợn mẹ dễ bị liệt chân sau đẻ.
+ Thiếu vitamin E: có hiện tượng chết phôi, chết thai, lợn không động
dục hoặc chậm động dục.
10
* Chăm sóc nuôi dưỡng
- Theo Trần Thanh Vân và cs (2017) [27], cần cung cấp đầy đủ dinh
dưỡng cho lợn nái chửa để đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển của bào thai,
nhu cầu duy trì của bản thân lợn mẹ và tích lũy một phần cho sự tiết sữa nuôi
con sau này. Riêng đối với lợn nái tơ còn cần thêm dinh dưỡng để tiếp tục lớn
thêm nữa, mức ăn cụ thể cho lợn nái ngoại như bảng 2.1.
Bảng 2.1. Lượng thức ăn cho lợn nái ngoại giai đoạn mang thai
(Đơn vị tính: kg thức ăn/nái/ngày)
Giai đoạn
Thể trạng lợn nái
Nái gầy
Nái bình
thường
Nái béo
Từ phối giống đến 34 ngày 3,5 3,0 2,5
Từ 35 - 83 ngày sau phối giống 2,7 2,5 2,3
Từ 84 - 112 ngày sau phối giống 3,2 3,0 2,8
Ngày 113 sau phối giống 1,8 1,6 1,4
Ngày cắn ổ đẻ 0,5 - 1,0 0,5 - 1,0 0,5 - 1,0
Nước uống Tự do Tự do Tự do
+ Nhu cầu dinh dưỡng của lợn mang thai: đạm thô 13%, NLTĐ 2900
kcal/kg thức ăn.
+ Số bữa cho ăn/ngày: 2 bữa, cho ăn thức ăn tinh trước, ăn thức ăn rau
xanh sau (nếu có).
+ Vào mùa đông những ngày nhiệt độ dưới 15ºC, lợn nái cần cho ăn
thêm 0,2 - 0,3 kg/con/ngày để bù phần năng lượng mất đi do chống rét.
11
+ Không được cho lợn nái mang thai ăn thức ăn ẩm mốc, khô dầu bông,
lá đu đủ vì dễ gây sảy thai.
+ Trước khi đẻ 1 tuần cần giảm lượng thức ăn để phòng thức ăn chèn
ép thai, bệnh sưng vú do căng sữa sau khi đẻ.
- Kỹ thuật chăm sóc, quản lý lợn nái bao gồm:
+ Vận động: 1 - 2 lần/ngày với 60 - 90 phút/lần, trước khi đẻ 1 tuần chỉ
cho đi lại trong sân chơi. Khi thời tiết xấu và những nơi có địa hình không bằng
phẳng thì không cho lợn vận động.
+ Tắm chải: để sạch da, thông lỗ chân lông để tăng cường trao đổi chất,
gây cảm giác dễ chịu, kích thích tính thèm ăn và phòng chống bệnh ký sinh
trùng ngoài da. Tắm chải cần tiến hành hàng ngày, đặc biệt vào mùa hè và
những ngày thời tiết nóng bức.
+ Chuồng trại: phải đảm bảo vệ sinh thú y, khô ráo, thoáng mát về mùa
hè, ấm áp về mùa đông.
* Công tác thú y
- Từ 3 - 5 ngày trước ngày đẻ dự kiến, ô chuồng lợn nái cần được cọ
rửa sạch, phun sát trùng nhằm tiêu độc khử trùng chuồng lợn nái trước khi đẻ.
- Trước đẻ 10 ngày cần tẩy nội ngoại ký sinh trùng bằng cách trộn vào
thức ăn hoặc tiêm, có thể sử dụng Ivome liều 1ml/33 kgTT.
- Hằng ngày quan sát phát hiện những biểu hiện không bình thường của
lợn, kiểm tra sức khỏe, đo thân nhiệt xem lợn có sốt nóng không.
- Tiêm phòng định kỳ các loại vắc xin như: dịch tả, tụ huyết trùng,
đóng dấu, lepto 2 lần/nái/năm. Chú ý không tiêm phòng cho lợn nái những
loại vắc xin trên khi lợn nái mang thai ở giai đoạn từ sau khi phối đến 60 ngày
sau phối trừ trường hợp có dịch bệnh xảy ra. Tiêm vắc xin E.coli cho lợn nái
mang thai vào lúc 6 tuần và 2 tuần trước đẻ.
12
- Trước ngày đẻ dự kiến 14 ngày cần phải được tắm ghẻ và sau đó 1
tuần tắm lại lần 2. Đây là điều kiện bắt buộc để đề phòng lợn mẹ bị ghẻ lây
sang lợn con ngay từ khi sơ sinh.
2.2.3. Những hiểu biết về quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái đẻ
* Quy trình nuôi dưỡng
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [20], thức ăn dùng cho lợn nái đẻ
phải là những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa, không cho lợn
nái ăn thức ăn có hệ số choán cao gây chèn ép thai sinh ra đẻ non, đẻ khó
hoặc ép thai chết ngạt.
+ Một tuần trước khi lợn đẻ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe cụ thể
của lợn nái để có kế hoạch giảm dần lượng thức ăn. Đối với những lợn nái có
sức khỏe tốt thì một tuần trước khi đẻ giảm 1/3 lượng thức ăn, trước đẻ 2 - 3
ngày giảm 1/2 lượng thức ăn. Đối với những lợn nái có sức khỏe yếu thì
không giảm lượng thức ăn.
+ Những ngày lợn đẻ phải căn cứ vào thể trạng của lợn nái, sự phát dục
của bầu vú mà quyết định chế độ dinh dưỡng cho hợp lý.
+ Ngày lợn nái cắn ổ đẻ, cho lợn nái ăn ít thức ăn tinh (0,5 kg) hoặc
không cho thức ăn tinh nhưng uống nước tự do. Sau khi đẻ 2 - 3 ngày không
cho lợn nái ăn nhiều một cách đột ngột mà tăng dần đến ngày thứ 4 - 5 thì cho ăn
đủ tiêu chuẩn. Thức ăn cần chế biến tốt, dung tích nhỏ, có mùi vị thơm ngon để
kích thích tính thèm ăn cho lợn nái.
* Quy trình chăm sóc
+ Dựa vào lịch phối giống và biểu hiện con vật để sắp xếp người trực
và đỡ đẻ để kịp thời đỡ đẻ và can thiệp khi cần thiết tránh những trường hợp
đáng tiếc ảnh hưởng đến con nái và con con, gây thiệt hại về chất lượng và
số lượng.
Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [7], chuồng đẻ chuẩn bị trước khi
13
lợn đẻ 10 - 15 ngày. Chuồng đẻ phải được vệ sinh sạch sẽ, khử trùng toàn bộ
chuồng, thoáng mát, đủ ánh sáng và khô ráo. Sau khi vệ sinh tiêu độc để trống
chuồng từ 3 - 5 ngày trước khi lợn nái vào đẻ. Chuồng đẻ cần phải trải đệm
lót, có che chắn và thiết bị sưởi ấm trong những ngày mùa đông giá rét. Trước
khi đẻ 5 - 7 ngày vệ sinh lợn nái sạch sẽ. Chuẩn bị ô úm cho lợn con: phòng
ngừa lợn mẹ đè chết lợn con, giúp khống chế nhiệt độ thích hợp cho lợn con,
đặc biệt là vào mùa đông. Ngoài ra, ô úm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập
ăn sớm cho lợn con (để máng ăn vào ô úm) mà không bị lợn mẹ húc đẩy và
ăn thức ăn của lợn con.
Theo dõi thường xuyên sức khỏe của lợn mẹ, quan sát bầu vú, thân
nhiệt lợn mẹ liên tục trong 3 ngày đầu sau khi đẻ có biện pháp xử lý kịp thời
nếu lợn nái có biểu hiện khác thường.
2.2.4. Những hiểu biết về quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái nuôi con
* Quy trình nuôi dưỡng
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [20], thức ăn cho lợn nái nuôi con
phải là những thức ăn có ảnh hưởng tốt đến sản lượng và chất lượng sữa. Đó
là các loại thức ăn xanh non như các loại rau xanh, các loại củ quả như bí đỏ,
cà rốt, đu đủ. Thức ăn tinh tốt như gạo tấm, cám gạo, bột mỳ, các loại thức ăn
bổ sung đạm động vật, đạm thực vật... Không cho lợn nái nuôi con ăn các loại
thức ăn thối mốc, biến chất, hư hỏng. Thức ăn hỗn hợp cho lợn nái nuôi con
dùng trong chăn nuôi công nghiệp phải đảm bảo đủ protein, năng lượng và
các thành phần vitamin, khoáng theo đúng tiêu chuẩn quy định như năng
lượng trao đổi 3100 kcal, protein 15%, canxi từ 0,9 - 1,0 %, photpho 0,7 %.
Lượng thức ăn cho lợn nái nuôi con ảnh hưởng trực tiếp đến sinh
trưởng và khả năng điều tiết sữa của lợn mẹ nên phải có một khẩu phần ăn
hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng cho lợn mẹ. Trong quá trình nuôi con, lợn nái
được cho ăn như sau:
14
- Đối với lợn nái ngoại
+ Ngày cắn ổ đẻ: cho lợn nái ăn ít thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (0,5 kg)
hoặc không cho ăn, nhưng cho uống nước tự do.
+ Sau ngày đẻ thứ 1, 2 và 3 cho ăn thức ăn hỗn hợp với lượng thức ăn
từ 1 - 2 - 3 kg tương ứng.
+ Ngày nuôi con thứ 4 đến ngày thứ 7: cho ăn 4 kg thức ăn/nái/ngày.
+ Từ ngày thứ 8 đến cai sữa cho ăn theo công thức:
Lượng thức ăn/nái/ngày = 2 kg + (số con x 0,35kg/con).
+ Số bữa ăn trên ngày: 2 bữa (sáng và chiều).
+ Nếu lợn mẹ gầy thì cho ăn thêm 0,5 kg, lợn mẹ béo thì giảm 0,5 kg
thức ăn/ngày.
+ Một ngày trước ngày cai sữa lượng thức ăn của lợn mẹ giảm đi
20 - 30% lượng thức ăn/ngày.
+ Ngày cai sữa cho lợn mẹ nhịn ăn, không hạn chế uống nước.
- Đối với lợn nái nội
+ Lợn nái nội có khối lượng cơ thể dưới 100 kg, mức ăn trong 1 ngày
đêm được tính như sau:
Thức ăn tinh = 1,2 kg + (số lợn con theo mẹ x 0,18 kg).
Thức ăn thô xanh: 0,3 đơn vị.
+ Lợn nái nội có khối lượng cơ thể từ 100 kg trở lên, mức ăn cho 1
ngày đêm giai đoạn nuôi con được tính như sau:
Thức ăn tinh = 1,4 kg + (số con theo mẹ x 0,18 kg).
Thức ăn thô xanh: 0,4 đơn vị.
* Quy trình chăm sóc
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [20], chăn nuôi công nghiệp lợn nái
nuôi con đều bị nhốt trong các cũi đẻ không được vận động, vì vậy cần phải
chú ý đến thành phần dinh dưỡng của thức ăn, đặc biệt các chất khoáng và
15
vitamin. Chuồng trại của lợn nái nuôi con yêu cầu phải đảm bảo luôn khô ráo,
sạch sẽ, không có mùi hôi thối, ẩm ướt. Do vậy hàng ngày phải vệ sinh chuồng
trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ, có ô úm lợn con và ngăn tập ăn sớm cho lợn
con. Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp là 18 - 20°C, độ ẩm 70 - 75%.
2.2.5. Những hiểu biết về đặc điểm của lợn con giai đoạn theo mẹ
2.2.5.1. Đặc điểm sinh trưởng của lợn con
Sau khi sinh lợn con có tốc độ sinh trưởng rất nhanh được thể hiện
thông qua sự tăng về khối lượng cơ thể. Thông thường, khối lượng lợn
con lúc 7 - 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần so với lúc sơ sinh, 21 ngày tuổi
tăng gấp 4 lần.
Theo Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2006) [25], khối lượng sơ sinh
và khối lượng lúc 60 ngày tuổi có mối tương quan tỷ lệ thuận với nhau khá
chặt chẽ. Khối lượng sơ sinh không chỉ liên quan đến khối lượng cai sữa mà
còn liên quan tới tỷ lệ chết khi sơ sinh cũng như tỷ lệ sống đến cai sữa. Ở
lợn ngoại, khối lượng sơ sinh từ 1,1 - 1,35 kg thì tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa
đạt 75%. Trong khi đó, khối lượng sơ sinh 0,57 kg hoặc nhỏ hơn chỉ sống
sót hơn 2% khi cai sữa.
2.2.5.2. Đặc điểm tiêu hóa của lợn con
- Đặc điểm nổi bật của cơ quan tiêu hóa của lợn con đó chính là sự
phát triển rất nhanh song chưa hoàn thiện. Sự phát triển nhanh thể hiện ở sự
tăng về dung tích và khối lượng của bộ máy tiêu hóa. Dạ dày lợn con khi
mới sinh chỉ có dung tích 2,5 ml đã tăng lên 1815 ml vào lúc 70 ngày tuổi.
- Tiêu hóa thức ăn của lợn diễn ra ở 3 giai đoạn:
* Tiêu hóa ở miệng
+ Gồm 3 giai đoạn là lấy thức ăn, nước uống, nhai, tẩm thức ăn với
nước bọt và nuốt.
16
+ Diễn ra với 2 quá trình: tiêu hóa cơ học do nhai và tiêu hóa hóa học
do các men trong nước bọt. Amylase có trong nước bọt có hoạt tính cao trong
lợn con mới sinh và từ 2 - 21 ngày tuổi. Tùy theo lượng thức ăn và lượng tiết
sữa khác nhau, thức ăn có phản ứng axít yếu và khô thì nước bọt chủ yếu để
thấm ướt và làm mềm thức ăn.
* Tiêu hóa ở dạ dày
- Đặc điểm nổi bật của cơ quan tiêu hóa của lợn con đó chính là sự phát
triển rất nhanh song chưa hoàn thiện. Sự phát triển nhanh thể hiện ở sự tăng
về dung tích và khối lượng của bộ máy tiêu hóa. Dạ dày lợn con khi mới sinh
chỉ có dung tích 2,5 ml đã tăng lên 1815 ml vào lúc 70 ngày tuổi.
- Dung tích dạ dày của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, 20
ngày gấp 8 lần và 60 ngày tuổi gấp 60 lần trong khi dung tích dạ dày lúc sơ
sinh khoảng 0,03 lít và sau đó tăng chậm đến tuổi trưởng thành đạt 3,5 - 4 lít.
- Cơ quan tiêu hóa của lợn con chưa được hoàn thiện do một số men
tiêu hóa thức ăn chưa có hoạt tính mạnh, đặc biệt là ở 3 tuần đầu. Khoảng 25
ngày đầu sau khi đẻ, men pepsin trong dạ dày lợn con chưa có khả năng tiêu
hóa protein của thức ăn. Sau 25 ngày tuổi trong dịch vị lợn con chỉ có HCl ở
dạng tự do và men pepsinogen không hoạt động mới được HCl hoạt hóa thành
pepsin hoạt động và mới có khả năng tiêu hóa. Do thiếu HCl ở dạng tự do nên
lợn con dưới 25 ngày tuổi rất dễ bị vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường tiêu
hoá. Do đó có thể kích thích tế bào vách dạ dày lợn con tiết ra HCl ở dạng tự
do sớm hơn bằng cách bổ sung thức ăn sớm cho lợn con. Nếu tập cho lợn con
ăn sớm từ 7 - 10 ngày tuổi thì HCl ở dạng tự do có thể được tiết ra từ 14 ngày
tuổi (Võ Trọng Hốt và Nguyễn Thiện 2007) [12].
* Tiêu hóa ở ruột
Theo Trần Thị Dân (2006) [3], lợn con sơ sinh dung tích ruột non
100ml, 20 ngày tuổi tăng 7 lần, tháng thứ 3 đạt 6 lít, và 12 tháng đạt 20 lít.
17
Ruột già, lợn con sơ sinh có dung tích 40 - 50 ml, 20 ngày 100 ml, tháng thứ
3 đạt 2,1 lít, tháng thứ 4 là 7 lít và tháng thứ 7 từ 11 - 12 lít. Hoạt tính của các
men thay đổi từ sơ sinh đến trưởng thành.
+ Amylase và maltase: có trong dịch tụy từ khi lợn con mới đẻ ra
nhưng dưới 3 tuần hoạt tính còn thấp nên khả năng tiêu hoá tinh bột còn kém.
Sau 3 tuần tuổi men amylase và maltase mới có hoạt tính mạnh nên khả năng
tiêu hoá tinh bột của lợn con tốt hơn.
- Lợn con dưới 3 tuần tuổi chỉ có một số men tiêu hóa có hoạt tính
mạnh như: trypsin, cathepsin, lactase, lipase và chymotrypsin.
+ Trypsin: là men tiêu hóa protein của thức ăn, ở thai lợn 2 tháng tuổi
trong chất chiết đã có men trypsin, thai càng lớn hoạt tính của men trypsin
càng cao. Khi lợn con mới đẻ ra hoạt tính của men trypsin dịch tụy rất cao để
bù đắp lại khả năng tiêu hoá kém của men pepsin dạ dày.
+ Cathepsin: là men tiêu hoá protein trong sữa, đối với lợn con ở 3 tuần
tuổi đầu, cathepsin có hoạt tính mạnh sau đó giảm dần.
+ Lactase: có tác dụng tiêu hoá đường lactose trong sữa, men này có
hoạt tính mạnh ngay từ khi lợn con mới đẻ ra và tăng cao nhất ở tuần tuổi thứ
2, sau đó hoạt tính của men giảm dần.
+ Lipase và chymotrypsin: đây là hai men có hoạt tính mạnh trong 3
tuần đầu và sau đó giảm dần (Võ Trọng Hốt và Nguyễn Thiện, 2007) [12].
2.2.5.3. Đặc điểm về khả năng điều tiết thân nhiệt
Cơ năng điều tiết thân nhiệt của lợn con còn kém do:
- Hệ thần kinh, cơ quan điều tiết nhiệt chưa phát triển hoàn chỉnh.
- Diện tích bề mặt của cơ thể lợn con so với khối lượng có thể cao hơn
lợn trưởng thành nên lợn con dễ bị nhiễm lạnh.
- Tốc độ sinh trưởng của gia súc non rất cao, nếu sữa mẹ không đảm
bảo chất lượng, khẩu phần thức ăn thiếu đạm sẽ làm cho sự sinh trưởng chậm
18
lại và tăng trọng theo tuổi giảm xuống, làm cho khả năng chống đỡ bệnh tật
của lợn con kém (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2002) [15].
Trong giai đoạn này việc duy trì thân nhiệt của lợn con phụ thuộc vào
sự hoạt động rất mạnh của hệ tuần hoàn cũng như sự thay đổi tư thế của lợn.
Khả năng tự điều hòa thân nhiệt của lợn con tăng chậm từ khi mới sinh đến 2
tuần tuổi do vậy trong 2 tuần đầu chúng rất dễ mẫn cảm với thay đổi lớn của
nhiệt độ bên ngoài.
2.2.5.4. Đặc điểm về khả năng miễn dịch
Lợn con khi mới sinh ra trong máu hầu như không có kháng thể, khả
năng miễn dịch là hoàn toàn thụ động vì nó phụ thuộc vào lượng kháng thể
hấp thu được nhiều hay ít sữa từ mẹ.
Trong sữa đầu lợn mẹ có tỷ lệ protein rất cao, những giờ đầu sau khi
đẻ trong sữa có tới 18 - 19% protein, trong đó γ - globulin chiếm tỷ lệ rất
cao (34 - 45%) và có vai trò miễn dịch. Trong sữa đầu có một số loại kháng
thể chủ yếu như IgA, IgG,IgM để giúp cho lợn con có khả năng chống chịu
được với bệnh tật xâm nhập từ bên ngoài vào.
Như vậy, quá trình hấp thu nguyên vẹn phân tử γ - globulin bị giảm rất
nhanh theo thời gian. Sau 24 giờ hàm lượng globulin trong máu lợn con đã
đạt tới 20,3 mg%. Tại thời điểm này các tiểu phần protein sữa tuần hoàn trong
máu không nguy hiểm đối với lợn con vì thời gian này lợn chưa hình thành
kháng thể bản thân và protein đối với chúng không phải là kháng nguyên.
Theo Vũ Đình Tôn, Trần Thị Thuận (2006) [25], lợn con trong thời kỳ
này cũng có quá trình tổng hợp kháng thể. Nghiên cứu tại Bruno (Cộng hòa
Séc) gần đây cho thấy: chỉ ngay sau ngày đẻ thứ hai một số cơ quan trong cơ
thể lợn con đã bắt đầu sản sinh kháng thể. Tuy nhiên, khả năng này của lợn
con còn rất hạn chế và nó hoàn chỉnh khi lợn con được một tháng tuổi.
19
2.2.6. Những hiểu biết phòng trị bệnh cho lợn
2.2.6.1. Phòng bệnh
* Phòng bệnh bằng vệ sinh và chăm sóc nuôi dưỡng tốt
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [20], từ 3 - 5 ngày trước dự kiến đẻ,
ô chuồng lợn nái đã được cọ rửa sạch, phun khử trùng bằng hóa chất nhằm
tiêu độc khử trùng chuồng lợn nái trước khi đẻ.
Theo Nguyễn Ngọc Phục (2005) [21], bệnh xuất hiện trong một đàn
lợn thường do nguyên nhân phức tạp. Có rất nhiều biện pháp đã được đưa ra
áp dụng nhằm kiểm soát các khả năng xảy ra bệnh tật trên đàn lợn.
* Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi
Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thoáng
mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh.
Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi bằng phương pháp: rửa sạch, để khô
sau đó phun sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng và trống chuồng ít nhất 15
ngày với vật nuôi thương phẩm, 30 ngày đối với vật nuôi sinh sản.
Với những chuồng nuôi lưu cữu hoặc chuồng nuôi có vật nuôi bị bệnh
truyền nhiễm, cần phải vệ sinh tổng thể và triệt để. Sau khi đưa hết vật nuôi ra
khỏi chuồng phun sát trùng kỹ (pha dung dịch sát trùng và phun theo hướng dẫn
khi chống dịch) toàn bộ chuồng nuôi từ mái, các dụng cụ và môi trường xung
quanh. Các chất thải rắn, trong chăn nuôi cần thu gom để đốt hoặc ủ sinh học,
chất thải lỏng không thải trực tiếp ra môi trường, các thiết bị, dụng cụ chăn nuôi
phải vệ sinh theo quy định chống dịch. Cần phun sát trùng 1 - 2 lần/tuần trong
suốt thời gian trống chuồng, để trống chuồng ít nhất 30 ngày.
* Phòng bệnh bằng vắc xin
Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [11], vắc xin là một chế phẩm sinh
học mà trong đó chứa chính mầm bệnh cần phòng cho một bệnh truyền nhiễm
nào đó (mầm bệnh này có thể là vi khuẩn, virus, độc tố hay vật liệu di truyền
20
như ARN, ADN…) đã được làm giảm độc lực hay vô độc. Lúc đó chúng
không còn khả năng gây bệnh cho đối tượng sử dụng, nhưng khi đưa vào cơ
thể động vật nó sẽ gây ra đáp ứng miễn dịch làm cho động vật có miễn dịch
chống lại sự xâm nhiễm gây bệnh của mầm bệnh.
Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh
ngay mà phải sau 7 - 21 ngày (tuỳ theo từng loại vắc xin) mới có miễn dịch.
2.2.6.2. Điều trị bệnh
Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [11], nguyên tắc để điều trị bệnh là:
- Toàn diện từ hộ lý, dinh dưỡng, dùng thuốc.
- Điều trị sớm trên cơ sở chẩn đoán đúng bệnh.
- Diệt căn bệnh là chủ yếu kết hợp chữa triệu chứng.
- Tiêu diệt mầm bệnh phải đi đôi với tăng cường sức đề kháng.
- Phải có quan điểm khi chữa bệnh, chỉ nên chữa cho những gia súc có
thể chữa lành, những bệnh nguy hiểm cho người mà không có thuốc chữa thì
không nên chữa cho con vật.
2.2.7. Những hiểu biết về một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái
2.2.7.1. Bệnh viêm tử cung
* Nguyên nhân
Theo Nguyễn Xuân Bình (2000) [1], Phạm Sỹ Lăng và cs. 2002 [15],
bệnh viêm tử cung xảy ra ở những thời gian khác nhau nhưng bệnh chủ yếu
xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau khi đẻ 1 - 10 ngày. Lợn nái viêm tử cung
sẽ bị tổn thương lớp niêm mạc từ đó gây ảnh hưởng sự tiết Prostagladin F2
và làm xáo trộn chu kỳ động dục, làm tăng tình trạng chậm sinh và vô sinh.
Theo Lê Minh và cs (2017) [17], bệnh viêm tử cung ở lợn nái thường
do các nguyên nhân sau:
- Công tác phối giống không đúng kỹ thuật, nhất là phối giống bằng
phương pháp thụ tinh nhân tạo làm xây xát niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫn
21
tinh không được vô trùng khi phối giống có thể từ ngoài vào tử cung lợn nái
gây viêm.
- Lợn nái phối giống trực tiếp, lợn đực mắc bệnh viêm bao dương vật
hoặc mang vi khuẩn từ những con lợn nái khác đã bị viêm tử cung, viêm âm
đạo truyền sang cho lợn khoẻ.
- Lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng thủ thuật gây tổn thương niêm
mạc tử cung, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, viêm tử cung kế phát.
- Lợn sau đẻ bị sót nhau xử lý không triệt.
- Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: sảy thai truyền nhiễm,
phó thương hàn, bệnh lao…
- Do vệ sinh chuồng đẻ, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước và sau
đẻ không sạch sẽ, trong thời gian đẻ cổ tử cung mở vi sinh vật có điều kiện để
xâm nhập vào gây viêm.
Theo Lê Văn Năm (2009) [18], cho biết có rất nhiều nguyên nhân từ
ngoại cảnh gây bệnh như: do thức ăn nghèo dinh dưỡng, do can thiệp đỡ đẻ
sai kỹ thuật dẫn đến muxin của chất nhầy cơ quan sinh dục bị phá hủy hoặc
kết tủa, kết hợp với việc chăm sóc nuôi dưỡng bất hợp lý và thiếu vận động
đã làm chậm quá trình thu teo sinh lý của dạ con (trong điều kiện cai sữa bình
thường dạ con trở về khối lượng kích thước ban đầu khoảng 3 tuần sau đẻ).
Đây là điều kiện tốt để vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây bệnh. Biến chứng
nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào dạ con gây nên trong thời gian động
đực (vì lúc đó tử cung mở) và do thụ tinh nhân tạo sai kỹ thuật.
Nguyên nhân chính do vi sinh vật, nguyên nhân khác sẽ làm giảm sức
đề kháng của cơ thể hoặc tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển
để gây nên các triệu chứng (Nguyễn Văn Thanh và cs, 2016) [23].
Mặt khác, nguyên nhân gây ra bệnh viêm tử cung chủ yếu do vi khuẩn tụ
cầu vàng (Staphylococcus aureus), liên cầu dung huyết (Streptococcus
22
hemolitica) và các loại Proteus vulgaris, Klebsiella, dung huyết E.coli, còn có
thể do trùng roi (Trichomonas foetus) và do nấm Candida albicans theo Đoàn
Thị Kim Dung và Lê Thị Tài (2002) [6].
* Triệu chứng
Theo Nguyễn Văn Thanh (2010) [22], khi lợn nái bị viêm các chỉ tiêu
lâm sàng như thân nhiệt và tần số hô hấp đều tăng. Lợn sốt theo quy luật sáng
sốt nhẹ 39 - 39,5°, chiều 40 - 41°C. Con vật ăn kém, sản lượng sữa giảm, đôi
khi con vật cong lưng rặn. Từ cơ quan sinh dục chảy ra hỗn dịch lẫn nhiều
mảnh tổ chức có mùi hôi tanh, dịch màu trắng đục hay hồng hoặc nâu đỏ, khi
nằm lượng dịch chảy ra nhiều hơn.
Một số tiêu chí phân biệt các thể viêm thể hiện trong bảng 2.2
Bảng 2.2. Một số tiêu chí phân biệt các thể viêm tử cung
Chỉ tiêu
phân biệt
Thể viêm
Thể nhẹ (+) Thể vừa (++) Thể nặng (+++)
Sốt Sốt nhẹ Sốt nhẹ Sốt cao
Dịch
viêm
Màu
Trắng đục hoặc
trắng xám
Vàng xanh,
trắng đục
Vàng sệt, có khi
lẫn máu
Mùi Hôi tanh Tanh thối Thối khắm
Phản ứng đau Đau nhẹ Đau rõ hơn Đau có phản ứng
Biểu hiện Lợn kém ăn
Lợn ăn ít hoặc
bỏ ăn, hay nằm ì
Lợn ủ rũ, hay nằm,
bỏ ăn hoàn toàn
23
Các thể viêm ở lợn:
+ Thể nhẹ (+) gọi là viêm tử cung nhờn: thân nhiệt bình thường, có khi
hơi cao 39 - 39,5 ̊ C, kém ăn, có dịch tiết ra từ âm hộ, 12 - 72 giờ sau khi đẻ
dịch lỏng có màu trắng đục hoặc xanh dạng sợi mùi hôi tanh. Thể viêm này ít
ảnh hưởng đến sản lượng sữa của lợn mẹ.
+ Thể vừa (++) thuộc dạng viêm tử cung mủ, thân nhiệt lợn nái cao
39,5 - 40 ̊ C, lợn ăn ít hoặc bỏ ăn, hay nằm lì. Khi nằm có dịch từ âm hộ chảy
ra màu vàng xanh lẫn mủ trắng đục, hơi sệt mùi tanh hôi.
+ Thể nặng (+++) thuộc dạng viêm tử cung mủ, thân nhiệt tăng cao từ
39,5 - 40 ̊ C, lợn nái ủ rũ, hay nằm, bỏ ăn, dịch tiết ra từ âm hộ có dạng màu
xanh vàng sệt, có khi lẫn máu, mùi tanh thối.Niêm mạc âm đạo nhợt nhạt,
nhiều mủ đặc dính lại, cổ tử cung hơi mở, có mủ trắng đục chảy ra, mùi thối
khắm. Trạng thái này xuất hiện chậm 7 - 8 ngày sau khi lợn đẻ. Bệnh thường
ảnh hưởng đến sản lượng sữa.
2.2.7.2. Bệnh viêm khớp
* Nguyên nhân
- Do thiếu dinh dưỡng trước và sau đẻ.
- Tổn thương ở chân do chấn thương, hình thành không đúng và thoái
hóa xương và sụn.
- Do nhiễm trùng khớp và các mô bao quanh bởi các vi khuẩn
Streptococcus suis, Mycoplasma và Staphylococcus.
* Triệu chứng
- Bệnh xảy ra lẻ tẻ, tỷ lệ mắc bệnh 5 - 20%.
- Bệnh thường xảy ra ở 3 thể:
+ Thể quá cấp tính: lợn chết rất nhanh, sốt cao, bỏ ăn, lờ đờ, đi lại khập
khiễng, uốn người ra sau, run rẩy, co giật, què. Lợn có thể bị mù, điếc, có
hiện tượng viêm màng não gây tụ máu não, màng não, dịch não, tủy có màu
đục.
24
+ Thể cấp tính: lợn sốt, lông da sởn lên, suy nhược và què. Khi bệnh
tiến triển lợn sút cân, các khớp bị nhiễm sưng to.
+ Thể mãn tính: lợn còi cọc và bị viêm khớp mãn tính suốt đời. Các
khớp bệnh chứa nhiều dịch khớp đục với các sợi tơ huyết (fibrin). Các màng
sưng phồng, mất màu và tấy đỏ. Các mô liên kết bọc xung quanh mô dày lên
và có thể chứa các ổ mủ nhỏ (áp xe).
2.2.7.3. Bệnh bại liệt sau sinh
* Nguyên nhân
- Do dinh dưỡng: thiếu hụt canxi, phospho, vitamin D trong thời gian
mang thai làm rối loạn quá trình vận chuyển canxi.
- Do quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng không đúng quy trình kỹ thuật.
- Do giảm canxi huyết, xuất hiện khi lượng máu rất nhiều tập trung
vào bầu vú sau khi đẻ và kết quả sự rối loạn chức năng hoạt động của tuyến
phó giáp trạng, tuyến này bị xung huyết trong thời gian sinh đẻ.
- Do tác nhân cơ học: trong quá trình mang thai, sự di chuyển lợn lên
chuồng đẻ lợn dễ bị trượt ngã.
- Do thời tiết: nhiệt độ môi trường quá nóng trong thời gian nái gần
sinh hay vừa sinh xong dễ xảy ra bại liệt.
- Do thai quá to, tư thế và chiều hướng thai không bình thường.
- Do quá trình thủ thuật kéo thai quá mạnh hay không đúng thao tác từ
đó gây tổn thương thần kinh tọa hoặc ảnh hưởng đến đám rối hông khum.
* Triệu chứng
Thường có hai thể:
- Thể điển hình: chiếm 20% trong tổng số các ca bệnh, bệnh phát triển
nhanh, từ lúc bắt đầu đến lúc biểu hiện triệu chứng không quá 12 giờ. Lợn sốt
cao (>41ºC), thở nhanh chân sau đứng không vững, lợn có thể giãy dụa cố để
đứng dậy, chảy nước bọt, nuốt rất khó khăn, sau cùng lợn có thể hôn mê và chết.
25
- Thể nhẹ: chiếm đa số, lợn có hiện tượng co giật, thích nằm, ủ rũ, kém
ăn nhưng không bị hôn mê. Bệnh xuất hiện 2 - 5 ngày sau khi sinh, lợn đi
không vững và sau đó thường mất sữa.
2.2.8. Những hiểu biết về một số bệnh trên thường gặp trên lợn con
2.2.7.4. Hội chứng tiêu chảy
* Nguyên nhân
- Theo nghiên cứu của Phạm Minh Hằng (2018) [10], lợn không được
bổ sung vitamin và premix khoáng đầy đủ nguy cơ xảy ra tiêu chảy cao gấp
2,58 lần so với lợn được bổ sung các chất nói trên.
- Do thời tiết khí hậu: các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng, hanh, ẩm thay
đổi thất thường và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến
cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh, các phản ứng
thích nghi của cơ thể (Đoàn Thị Kim Dung, 2004) [5].
- Lợn con bị nhiễm khuẩn: theo Phạm Sỹ Lăng (2009) [14], bệnh tiêu
chảy ở lợn có nguyên nhân do vi khuẩn E.coli, Salmonella,...
Theo Nguyễn Đức Thủy (2015) [22], vi sinh vật bao gồm các loại virut,
vi khuẩn và các loại nấm mốc. Hoạt động của hệ sinh thái trong đường ruột
luôn được duy trì ở mức cân bằng và ổn định, một khi do một số yếu tố bất lợi
làm giảm sức đề kháng của lợn thì vi sinh vật có hại trong đường ruột có cơ
hội phát triển mạnh hơn vi sinh vật có lợi, gây mất cân bằng và dẫn đến lợn bị
tiêu chảy.
- Do ký sinh trùng ký sinh trong hệ tiêu hoá là một trong những
nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy. Ký sinh trùng ngoài việc lấy đi dinh
dưỡng của lợn, tiết độc tố đầu độc cho lợn, chúng còn gây tác động cơ giới
làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa và là cơ hội khởi đầu cho quá trình
nhiễm trùng. Có nhiều loại ký sinh trùng đường ruột tác động gây ra bệnh tiêu
chảy như sán lá ruột lợn, giun đũa lợn... Ngoài tác động cơ giới lên thành ruột
26
thì giun sán còn tiết độc tố có thể gây rối loạn tiêu hóa, làm lợn còi cọc chậm
lớn và mở đường cho nhiều loại vi rút, vi khuẩn xâm nhập (Nguyễn Thị Bích
Ngà, 2015) [19].
Theo Sa Đình Chiến và Cù Hữu Phú (2016) [2], khẳng định rằng vi
khuẩn E.coli là nguyên nhân gây bệnh phổ biến và quan trọng nhất của hội
chứng tiêu chảy ở lợn. E.coli có sẵn trong đường ruột của lợn, nhưng không
phải lúc nào cũng gây bệnh mà chỉ gây bệnh khi sức đề kháng của lợn giảm
sút do chăm sóc nuôi dưỡng kém, điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột, các
bệnh kế phát.
- Do giai đoạn tuổi: theo Trần Đức Hạnh (2013) [9], lợn con ở 1 số tỉnh
phía bắc mắc hội chứng tiêu chảy và chết với tỷ lệ trung bình là 31,84% và
5,37%; tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy và chết giảm dần theo lứa tuổi, cao nhất
ở lợn con giai đoạn từ 21 - 40 ngày (30,97% và 4,93%) và giảm ở giai đoạn
41 - 46 ngày.
* Triệu chứng
- Dấu hiệu lâm sàng: xảy ra ở bất cứ ngày tuổi nào trong suốt giai đoạn
bú mẹ nhưng thường được chia làm 2 giai đoạn, trước 5 ngày và khoảng 7
đến 14 ngày.
- Thể cấp tính: dấu hiệu duy nhất là lợn con đang khỏe mạnh chết đột
ngột. Mổ khám cho viêm ruột, không tìm được dấu hiệu nào khác bên trong.
Triệu chứng lâm sàng ở lợn con bị nhiễm bệnh là:
+ Lợn nằm chồng lên nhau, run rẩy ở một góc chuồng.
+ Vùng da xung quanh hậu môn và đuôi ướt.
+ Phân nước, màu kem, màu vàng. Trong nhiều trường hợp, phân có
mùi tanh, khó ngửi. Phân lợn tiêu chảy thường dính trên da của những con lợn
khác, màu cam hoặc trắng.
+ Lợn con tiêu chảy mất nước, mắt lõm, da nhăn, lông xù xì.
27
- Thể á cấp tính: triệu chứng tương tự thể cấp tính nhưng ít nghiêm
trọng hơn, kéo dài hơn nhưng tử số ít hơn. Loại tiêu chảy này thường được
nhìn thấy ở giai đoạn 7-14 ngày, biểu hiện phân từ lỏng như nước đến sáp như
kem, thường có màu vàng hoặc trắng.
2.2.7.5. Hội chứng tiêu chảy cấp
* Nguyên nhân
- Theo Nguyễn Trung Tiến và cs (2015) [24], dịch tiêu chảy cấp tính
trên lợn (Porcine Epldemic Diarrhea - PED) là một bệnh truyền nhiễm cấp
tính nguy hiểm do một loại vi rút thuộc họ Coronaviridae gây ra. Dịch PED
xảy ra quanh năm nhưng thường phổ biến hơn vào mùa đông và trên 90% ca
bệnh xảy ra ở lợn con dưới 7 ngày tuổi.
* Triệu chứng
- Phân vàng lỏng, có mùi tanh, bú ít lại.
- Nôn mửa ra sữa, lợn mất nước, lợn gầy gò, ốm yếu.
- Dáng đi siêu vẹo, lông bết.
- Nằm lên bụng mẹ hoặc nằm chồng đống lên nhau cho ấm.
2.2.7.6. Hội chứng hô hấp
- Có tên gọi khác là bệnh suyễn hoặc viêm phổi địa phương.
* Nguyên nhân
- Do Mycoplasma là tác nhân chính kết hợp với hệ vi khuẩn như:
Pasteurella multocida, Bordet, Chlamydia, Streptococcus, Staphylococcus…
- Lợn mẹ bị bệnh có thể truyền cho con trong thời gian mang thai.
- Do môi trường và chăm sóc quản lý: bệnh hô hấp liên quan mật thiết
với tiểu khí hậu trong chuồng nuôi.
* Triệu chứng
- Sốt nhẹ 40,4 - 41o
C, bắt đầu từ triệu chứng hắt hơi chảy nước mũi, sau
đó chuyển thành dịch nhầy. Lúc đầu ho khan từng tiếng, ho chủ yếu về đêm,
28
sau đó chuyển thành cơn, ho ướt nghe rõ nhất là vào sáng sớm đặc biệt là các
buổi khi trời se lạnh, gió lùa đột ngột, nước mũi nước mắt chảy ra nhiều.
- Lợn thở thể bụng, nhiều con thở ngồi như chó thở. Rõ nhất là sau khi
bị xua đuổi, có những con mệt quá nằm lỳ ra mà không có phản xạ sợ sệt, vẻ
mặt rầu rĩ, mí mắt sụp, tai không ve vẩy. Xương sườn và cơ bụng nhô lên, hạ
xuống theo nhịp thở gấp.
2.2.7.7. Bệnh viêm khớp
* Nguyên nhân
- Do vi khuẩn Streptococcus suis gây viêm khớp ở mọi lứa tuổi lợn,
bệnh thường gây ra trên lợn con 1 - 6 tuần tuổi. Vi khuẩn xâm nhập qua
đường miệng, cuống rốn, vết thương khi cắt đuôi, bấm nanh, các vết thương
trên da, đầu gối khi chà sát trên nền chuồng, qua vết thiến.
* Triệu chứng
- Lợn con đi khập khiễng từ 3 - 4 ngày tuổi, khớp chân sưng lên vào
ngày 7 - 15 sau khi sinh nhưng tử vong thường xảy ra lúc 2 - 5 tuần tuổi.
Thường thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân. Lợn ăn ít, hơi
sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ,
sưng, sờ nắn vào có phản xạ đau (Nguyễn Ánh Tuyết, 2015) [33].
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam một số nhà khoa học thú y đã có những nghiên cứu tổng
kết về bệnh sinh sản trên đàn lợn nái. Bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn
đến năng suất sinh sản của lợn nái, nó không chỉ làm giảm sức sinh sản của
lợn nái mà còn có thể làm cho nái mất khả năng sinh sản, chậm sinh hay
làm giảm khả năng sống sót của lợn con.
29
Theo Nguyễn Xuân Bình (2000) [1], bệnh viêm tử cung xảy ra ở những
thời gian khác nhau, nhưng thường xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau khi đẻ
từ 1 - 10 ngày.
Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [7], bệnh viêm tử cung ở thể viêm
cơ, viêm tương mạc thì không nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng
với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng cơ tử cung co bóp yếu, các chất
bẩn không được đẩy ra ngoài lưu trong đó làm cho bệnh nặng thêm. Các tác
giả đề nghị nên dùng oxytoxin kết hợp PGF2α hoặc kết hợp với kháng sinh
điều trị toàn thân và cục bộ. Sát nhau trên lợn nái ít xảy ra, nhưng nếu lợn nái
bị sát nhau sẽ đưa đến viêm nhiễm trùng và gây viêm tử cung. Điều kiện môi
trường thay đổi đột ngột như thời tiết môi trường quá nóng hay quá lạnh trong
thời gian đẻ cũng dễ đưa đến viêm tử cung.
Theo Lê Văn Năm (2009) [18], nguyên nhân từ ngoại cảnh gây bệnh
như: do thức ăn nghèo dinh dưỡng, do can thiệp đỡ đẻ bằng dụng cụ hay
thuốc sản khoa sai kỹ thuật dẫn đến chất nhầy các cơ quan sinh dục bị phá
hủy hoặc kết tủa, kết hợp với việc chăm sóc nuôi dưỡng bất hợp lý thiếu vận
động đã làm chậm quá trình thu teo sinh lý của dạ con. Biến chứng nhiễm
trùng do vi khuẩn xâm nhập vào dạ con gây nên trong thời gian động đực (lúc
đó tử cung mở) và do thụ tinh nhân tạo sai kỹ thuật (dụng cụ dẫn tinh làm tổn
thương niêm mạc tử cung).
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2016) [23], có nhiều nguyên nhân gây
viêm tử cung như: dinh dưỡng, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, chăm sóc và
quản lý, vệ sinh, kiểu khí hậu chuồng nuôi... Nhưng nguyên nhân chính luôn
có trong các trường hợp là do vi sinh vật, nguyên nhân khác sẽ làm giảm sức
đề kháng của cơ thể hoặc tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển
để gây nên các triệu chứng.
30
Điều trị lợn nái bị viêm tử cung: theo Nguyễn Văn Điền (2015) [8], đối
với lợn nái viêm tử cung nhẹ, điều trị bằng cách đặt viên thuốc kháng sinh
oxytetracyclin vào âm đạo từ 5 - 7 ngày. Tiêm amoxi 15 % 3 lần liên tiếp,
mỗi lần cách nhau 48 giờ. Đây là dạng viêm có kết quả điều trị khỏi bệnh cao.
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Theo Arut Kidcha-orrapin (2006) [31], tại Thái Lan: Hội chứng MMA
là một vấn đề lớn ở các trang trại chăn nuôi lợn, đặc biệt vào mùa hè (giữa
tháng 3 và tháng 5), ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái. Biện
pháp tốt nhất để phòng bệnh là quản lý tốt đàn nái, đặc biệt là trước khi đẻ.
Theo Heber và cs. (2010) [28] thì lợn được coi là mắc hội chứng MMA
khi có một hoặc bao gồm các biểu hiện sau: Viêm tử cung, dịch tiết âm đạo
có pH > 8, lười vận động, thân nhiệt > 39,40
C, viêm vú.
Theo Kemper và cs. (2013) [29], tại 6 đàn nái hạt nhân ở Đức (2008 -
2010), có 99,1% các mẫu sữa phân lập được vi khuẩn chủ yếu thuộc họ
Enterobacteriaceae, Staphylococcaceae, Streptococcaceae và
Enterococcaceae. Trong đó, E.coli chiếm nhiều hơn cả và những loài này
cũng được tìm thấy trong sữa lợn khỏe, còn Staphylococcus spp, Lactococcus
lactis được tìm thấy trong sữa lợn mắc hội chứng MMA.
Theo nghiên cứu Martineau (2011) [32], có nhiều bệnh nguyên học và
sinh lý bệnh đề cập trong hội chứng rối loạn tiết sữa và viêm vú ở lợn nái sau
đẻ dùng những tên khác nhau: phức hợp viêm vú - viêm tử cung - mất sữa
(MMA), hội chứng mất sữa, hội chứng rối loạn tiết sữa, phù thũng vú, hội
chứng giảm tiết sữa, ngộ độc máu mất sữa và viêm vú sau đẻ.
Theo Maes và cs (2010) [30], MMA có tỷ lệ lưu hành 6,9% trong tổng
số 16.450 lợn nái đẻ trong hơn 01 năm tại 31 đàn ở Illinois; trong 27.656 lợn
nái đẻ của một nghiên cứu được tiến hành tại bang Missouri có tới 13% nái bị
mắc hội chứng MMA.
31
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.1. Đối tượng
- Đàn lợn nái sinh sản.
3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện
- Địa điểm: trại Bích Cường, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh.
- Thời gian thực hiện: từ ngày 14/12/2020 đến ngày 02/06/2021
3.3. Nội dung thực hiện
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại.
- Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nuôi tại trại.
- Thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại.
- Thực hiện chẩn đoán và điều trị cho đàn lợn nuôi tại trại.
- Thực hiện một số công tác khác tại trại.
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại.
- Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn tại trại.
- Kết quả sinh sản của đàn lợn nái nuôi con tại trại.
- Kết quả thực hiện vệ sinh và phòng bệnh cho đàn lợn tại trại.
- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái và lợn con tại trại
- Kết quả thực hiện các thao tác khác tại trại.
3.4.2. Phương pháp thực hiện
3.4.2.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại
Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại em tiến hành thu thập thông tin
từ phòng kế toán của trại, quản lý trại và kỹ sư trại kết hợp theo dõi tình hình
thực tế tại trang trại để đánh giá tình hình chăn nuôi của trại.
3.4.2.2. Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn tại trại
- Thực hiện chăn nuôi theo đúng quy định chăn nuôi của Công ty cổ
32
phần Ngọc Minh Green Farm áp dụng tại trại Bích Cường.
“* Quy trình chăm sóc lợn nái đẻ”
“Vệ sinh sát trùng chuồng đẻ sạch sẽ, khô ráo trước khi chuyển nái
sang chuồng đẻ. Tắm cho lợn nái bằng sát trùng và chuyển nái sang đẻ trước
7 - 10 ngày theo lịch dự kiến đẻ. Lợn có thẻ nái đầy đủ ở mỗi ô chuồng, cho
uống nước tự do.”
“Chuẩn bị dụng cụ trước khi lợn con ra đời: khăn lau, bột xoa, cồn iod,
bao tải nilon, dầu bôi trơn, kim tiêm, kìm cắt đuôi, bấm tai, thuốc oxytoxin,
kháng sinh, lồng úm, bóng úm...”
“- Khẩu phần thức ăn: bảng 3.1”
Bảng 3.1. Khẩu phần thức ăn của lợn nái của công ty De Heus
Giai đoạn Ngày Cám
Tiêu chuẩn thức ăn (kg/con/ngày)
Gầy và già
Bình
thường
Béo và trẻ
Trước phối Chờ phối
3030
+ 0,5 3,0 - 0,5
Giai đoạn 1 1 - 34 + 0,5 3,0 - 0,5
Giai đoạn 2 35 - 83 + 0,2 2,5 - 0,2
Giai đoạn 3 84 - 104 + 0,2 3,0 - 0,2
Giai đoạn 4 105 - 112
3060
+ 0,2 3,0 - 0,2
Trước ngày đẻ
dự kiến
3 + 0,5 2,5 - 0,5
2 + 0,5 2,0 - 0,5
1 + 0,5 1,5 - 0,5
Ngày sinh 0 + 0,5 1,0 - 0,5
Sau đẻ
2 + 0,5 2,0 - 0,5
4 + 0,5 3,0 - 0,5
6 + 0,5 4,0 - 0,5
8 + 0,5 5,0 - 0,5
10 + 0,5 6,0 - 0,5
12 - cai sữa + 0,5 6,5 - 0,5
Trước cai sữa
3 + 0,5 4,0 - 0,5
2 + 0,5 3,0 - 0,5
1 + 0,5 2,0 - 0,5
Ngày cai sữa 0 + 0,5 1,0 - 0,5
(Nguồn: kỹ thuật trại)
33
“- Quy trình dùng thuốc đối với lợn nái đẻ”
“+ Lợn có biểu hiện sắp đẻ: tiêm dufamox, liều 1ml/10kgP.”
“+ Lợn đẻ được 2/3 số con: tiêm oxytoxin, liều 0,1ml/10kgP.”
“- Quy trình đỡ đẻ cho lợn nái”
“+ Người đỡ đẻ: cắt móng tay và vệ sinh tay sạch bằng nước sát trùng.”
“+ Kỹ thuật đỡ đẻ: một tay cầm chắc lợn con, một tay dùng khăn khô
lau sạch nhớt ở miệng, lỗ mũi và toàn thân cho lợn để kích thích hô hấp. Sau
đó rắc bột lăn lên toàn bộ cơ thể đẻ lợn nhanh khô, giữ ấm cho cơ thể lợn con
rồi cho lợn vào lồng úm.”
“|+ Cắt rốn: buộc dây rốn đã có thuốc sát trùng ở vị trí cách cuống
rốn 3 cm, dùng kéo cắt phần nút thắt bằng 1/2 bên trong nút buộc khoảng
1,5 cm rồi sát trùng vùng cuống rốn bằng cồn iod rồi cho lợn con vào lồng
úm tº = 33 - 35°C.”
“+ Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ.”
“+ Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra
hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.”
“+ Chỉ can thiệp khi lợn mẹ rặn đẻ lâu và khó khăn.”
“- Kỹ thuật can thiệp lợn đẻ khó”
“+ Biểu hiện”
 “Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ.”
 “Lợn rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh.”
 “Đuôi cong lên do lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do trọng lượng
lợn con quá to hoặc do thai bị ngược nên không ra ngoài được.”
 “Mắt của lợn mẹ đỏ do quá trình rặn đẻ liên tục.’’
 “Lợn mẹ kiệt sức sẽ thở nhanh, yếu ớt.’’
34
“+ Cách can thiệp: dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn.
Sát trùng tay, bôi gel bôi trơn rồi đưa tay vào trong tử cung đưa lợn con ra
ngoài.’’
“+ Sử dụng thuốc:’’
 “Oxytoxin: tiêm vào gốc đuôi, liều 1 ml/10kgP và lượng thuốc tùy
vào từng trường hợp.’’
 “Catosal: tiêm bắp, liều 1 ml/10kgP’’
* Quy trình chăm sóc ‘’đàn lợn theo mẹ đến khi cai sữa’’
“- 1 ngày: ghép đàn và bấm số tai cho những đàn cần phải bấm theo
quy định của trại.’’
“- Từ 2 - 3 ngày: mài nanh, cắt đuôi, sát trùng lại rốn, cho uống cầu
trùng và tiêm sắt.’’
“- Từ 5 - 7 ngày: lắp máng tập ăn và cho lợn ăn và thiến lợn đực.”
“- 7 ngày: tiêm vắc xin suyễn lần 1.”
“- 14 ngày: tiêm vắc xin circo.”
“- 21 ngày: tiêm vắc xin suyễn lần 2.”
“- Từ 21 đến 26 ngày: cai sữa cho lợn con.”
“- Tập ăn sớm lúc 5 - 7 ngày tuổi.”
“Đầu tiên cho một ít thức ăn vào trong máng ăn đặt vào ô chuồng để
lợn con làm quen dần với thức ăn. Sau khi lợn con đã quen và ăn được, từ từ
tăng lượng thức ăn lên.”
“Trang trại sử dụng loại thức ăn hỗn hợp dạng viên 3800 cho lợn con từ
7 ngày tuổi đến 7 kg của công ty De Heus.”
- “Cai sữa cho lợn con”
“Khi lợn con được 21 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn con đối với
những đàn có khối lượng từ 5,5 kg đến 7 kg, không mắc bệnh và có sức khoẻ
tốt.”
35
3.4.2.3. Thực hiện quy trình vệ sinh, phòng bệnh cho đàn lợn tại
* Lịch sát trùng chuồng trại
Bảng 3.2. Lịch sát trùng được áp dụng tại trại
Thứ
Trong chuồng Ngoài
Chuồng
Chuồng bầu Chuồng an thai Chuồng đẻ
Thứ 2
Phun sát trùng,
phun nước vôi
Phun sát trùng
Phun sát trùng, phun
nước vôi và rắc vôi
Phun sát
trùng
Thứ 3
Phun sát
trùng
Phun sát trùng,
phun nước vôi
Phun sát trùng, phun
nước vôi và rắc vôi
Phun sát
trùng
Thứ 4
Phun sát trùng,
phun nước vôi
Phun sát trùng
Phun sát trùng, phun
nước vôi và rắc vôi
Phun sát
trùng
Thứ 5
Phun sát
trùng
Phun sát trùng,
phun nước vôi
Phun sát trùng, phun
nước vôi và rắc vôi
Phun sát
trùng
Thứ 6
Phun nước vôi,
vệ sinh tổng
chuồng
Phun sát trùng
Phun nước vôi, vệ
sinh tổng chuồng
Phun sát
trùng
Thứ 7
Phun sát
trùng
Phun nước vôi,
vệ sinh tổng
chuồng
Phun sát trùng, phun
nước vôi và rắc vôi
Phun sát
trùng
Chủ
nhật
Phun sát trùng,
phun nước vôi
Phun sát trùng
Phun sát trùng, phun
nước vôi và rắc vôi
Phun sát
trùng
(Nguồn: kỹ thuật trại)
36
* Lịch phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn tại trại
Bảng 3.2. Phòng bệnh bằng vắc xin của trại
Loại
lợn
Tuổi
Phòng
bệnh
Vắc xin -
Thuốc
Đường
đưa thuốc
Liều
lượng
(ml/con)
Lợn
con
1 - 3 ngày
Thiếu sắt Dextran Fe 10% Tiêm 2
Tiêu chảy Baytril® 0,5% Tiêm 1
3 - 4 ngày Cầu trùng Diacoxin 5% Uống 2
7 - 10 ngày Suyễn Myco Tiêm bắp 2
14 - 16 ngày Còi cọc Circo Tiêm bắp 2
Lợn
nái
hậu
bị
24 tuần tuổi Khô thai PV Tiêm bắp 2
25 tuần tuổi Dịch tả SF Tiêm bắp 2
26 tuần tuổi Giả dại AD Tiêm bắp 2
27 tuần tuổi LMLM FMD Tiêm bắp 2
28 tuần tuổi Khô thai PV Tiêm bắp 2
29 tuần tuổi Khô thai PV Tiêm bắp 2
30 tuần tuổi Suyễn Hyogen Tiêm bắp 2
Lợn
nái
sinh
sản
10 tuần chửa Dịch tả SF Tiêm bắp 2
12 tuần chửa LMLM Aftopor Tiêm bắp 2
12 tuần chửa Giả dại Neocolipor Tiêm bắp 2
Sau đẻ 15
ngày
Khô thai Parvo Tiêm bắp 2
(Nguồn: kỹ thuật trại)
37
3.4.2.4. Quy trình chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn tại trại
“* Bệnh bại liệt”
“- Triệu chứng”
“+ Xuất hiện sau đẻ 2 - 3 ngày, lúc đầu con vật đi lại khó, đi không
vững, hay nằm, hai chân sau yếu hơn và mỗi lần đứng lên đều ghì vào thành.”
“+ Con vật mệt mỏi, kém ăn hoặc bỏ ăn.”
“- Chẩn đoán: lợn nái bị bại liệt sau đẻ.”
“- Điều trị:”
“+ Hằng ngày trở mình cho con vật tránh bầm huyết, hoại tử da
tránh kế phát tới viêm phổi và chướng bụng đầy hơi.”
“+ Tách con con ra trước mới điều trị và dùng phác đồ như sau”
“Calcium - F: 1 ml/10kgP, 1 lần/ngày.”
“Vitamin ADE: 0,1 ml/10kgP, 1 lần/ngày.”
“Strychnin: 0,1 ml/10kgP, 1 lần/ngày.”
“Vitamin B1 2,5%: 1 ml/20kgP, 1 lần/ngày.”
“Điều trị liên tục từ 3 - 5 ngày.”
“* Bệnh viêm tử cung”
“Dùng nhiệt kế thủy ngân để đo ở trực tràng lợn nái ngày 2 lần. Đo
trong 3 phút (sáng 7 - 9 giờ, chiều 16 - 18 giờ).”
“- Triệu chứng:”
“+ Sốt nhẹ (40 - 41o
C), giảm ăn hay bỏ ăn.”
“+ Dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, lúc đầu màu trắng loãng đục hoặc
phớt vàng.”
“- Chẩn đoán: lợn nái bị viêm tử cung.”
“- Điều trị:’’
“+ Dufamox: 1 ml/10kgP, 1 lần/ngày.”
“+ Oxytoxin: 0,1 ml/10kgP, 1 lần/ngày.”
38
“+ Analgin: 1 ml/10kgP, 1 lần/ngày.”
“Điều trị 3 ngày liên tục.”
“* Bệnh viêm khớp’’
“- Triệu chứng:”
“+ Lợn đi khập khiễng, khớp chân sưng lên, viêm tấy đỏ ở cổ chân,
khớp bàn chân, sờ nắn vào có phản xạ đau.”
“+ Lợn ăn ít, hơi sốt (40 - 40,5o
C).”
“- Chẩn đoán: lợn bị viêm khớp.”
“- Điều trị:”
“+ Dufamox: 1 ml/10kgP, 1 lần/ngày.”
“+ Catosal: 1 ml/10kgP, 1 lần/ngày.”
“Điều trị liên tục 3 - 4 ngày.”
“*Hội chứng tiêu chảy”
“- Triệu chứng:’’
“+ Phân lỏng, có màu trắng hoặc vàng nhớt, phân dính đít.’’
“+ Lợn gầy, ốm yếu.’’
“- Chẩn đoán: tiêu chảy ở lợn con’’
“- Điều trị:’
“+ Dufamox: 1 ml/10kgP, 1 lần/ngày.’’
‘’+ Atropin: 1 ml/10kgP, 1 lần/ngày.’’
“+ Uống men han – goodway.’’
‘’Điều trị liên tục 3 - 5 ngày.’’
‘’* Hội chứng tiêu chảy cấp’’
“- Triệu chứng:”
“+ Cả đàn lông bết nhưng kiểu loang lổ khắp người, mùi tanh hôi,
nôn nhiều và khi nôn ra giống như bã đậu, có lẫn sữa.”
39
“+ Phân vàng lỏng, lợn con nằm chồng lên như hình tháp mặc dù
trời không lạnh.”
“+ Dáng đi thì siêu vẹo, chỉ thích nằm, lười ra bú mẹ.”
“- Chẩn đoán: tiêu chảy cấp ở lợn con.”
“- Điều trị:”
“+ Atropin pha với glucose 5% (tỷ lệ 1 : 25), 3 ml/10kgP, ngày
uống 2 - 3 lần.”
“+ Han - tophan: 1 ml/10kgP, 1 lần/ngày.”
“Lưu ý: vắt sữa đầu của nái khác cho uống, uống tự do, thắp bóng úm
thường xuyên. Đồng thời vệ sinh nái và ô chuồng đó với các ô cạnh bên.”
“Điều trị liên tục 3 - 5 ngày.”
“* Hội chứng hô hấp”
“- Triệu chứng:”
“+ Lợn bỏ ăn, gầy còm, lông xù.”
“+ Thở thể bụng, có khi ngồi thở, bụng hóp lại, da trắng nhợt.”
“+ Lợn bị bệnh không tranh vú với các con khác nên ngày càng gầy
yếu.”
“- Chẩn đoán: lợn con mắc bệnh về đường hô hấp.”
“- Điều trị:”
“+ Florject: 0,3 ml/10kgP, 1 lần/ngày.”
“+ Han - tophan: 1ml/10kgP, 1 lần/ngày.”
“Điều trị liên tục 1 - 3 ngày.”
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu với công thức tính
Các số liệu thu thập được xử lý bằng công thức tính toán thường quy và
trên phần mềm Excel.
- Tỷ lệ lợn mắc bệnh:
Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) =
∑ số lợn mắc bệnh
x 100
∑ số lợn theo dõi
40
- Tỷ lệ lợn khỏi bệnh:
Tỷ lệ lợn khỏi bệnh (%) =
∑ số con khỏi bệnh
x 100
∑ số con điều trị
- Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa:
Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) =
∑ số lợn còn sống đến cai sữa
x 100
∑ số lợn con sơ sinh
41
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại
Cơ cấu đàn ‘‘lợn nuôi tại trại” từ năm 2019 - tháng 6/2021 được thể
hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại từ năm 2019 đến tháng 6/2021
STT Chỉ tiêu khảo sát
Thời gian
Năm 2019
(con)
Năm 2020
(con)
Tháng 6/2021
(con)
1 Lợn đực giống 4 6 11
2 Lợn hậu bị 150 112 152
3 Lợn nái sinh sản 650 547 900
4 Lợn con 17145 14243 18563
Tổng 17949 14908 19626
(Nguồn: phòng kế toán trang trại)
Qua bảng 4.1 cho thấy, cơ cấu đàn lợn ‘’tại trại tương đối ổn định qua
các năm’’. Lợn đực giống tăng dần qua 3 năm để cung cấp đủ lượng tinh cung
cấp cho lợn nái tại trại. Số lợn hậu bị ‘’năm 2019 là 150 con, đến năm 2020
giảm còn 112 con . Lợn hậu bị giảm do đã phối thành công và đang trong thời
kì chờ phối để thay thế những nái đẻ không đủ tiêu chuẩn nuôi. Đến tháng
6/2021 số lợn hậu tăng lên là do trại có chiến lược thay thế những nái đã đến
thời kỳ loại thải.’’
- Số lượng lợn nái sinh sản năm 2019 ‘’là’’ 650 con, năm 2020 ‘’giảm
xuống còn’’ 547 con do không nhập được lợn hậu bị vì dịch bệnh đang bùng
‘’phát’’. Đồng thời trại tiến hành loại nái bằng nái hậu bị để thay đổi cơ cấu
đàn nái, trẻ hóa đàn nái nhằm tăng sản lượng và chất lượng đàn con. Đến
42
tháng 6/2021 tình hình dịch bệnh ít bùng phát, giá lợn tăng cao nên số lượng
đã tăng lên 900 con. Từng lợn nái được theo dõi tỉ mỉ các số liệu liên quan
của từng nái như: số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến... được ghi trên thẻ
gắn tại chuồng nuôi.
- Số lượng lợn con cao nhất vào năm 2019 với 17145 con, năm 2020
với 14243 con, nhưng đến tháng 6/2021số lượng lợn là 19626 con.
4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái và
lợn con tại trại
‘’4.2.1. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng
thực tập’’
‘’Trong 6 tháng thực tập tại trại đã được tham gia và làm các công tác
về nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn nái tại trại. Kết quả thể hiện ở bảng
4.2.’’
Bảng 4.2. Số lượng lợn nái và lợn con trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng
qua 6 tháng thực tập
Thời gian
Kết quả
Nái chửa (con) Nái đẻ (con) Lợn con (con)
14/12 -13/01 0 0 972
14/01 - 10/02 32 0 0
15/02 – 02/04 0 0 390
03/04 - 30/04 32 32 403
01/05 - 02/06 32 32 401
Tổng 96 64 2166
43
Qua bảng 4.2 cho thấy, trong 6 tháng vừa qua em đã được trực tiếp
chăm sóc, nuôi dưỡng 96 con lợn nái chửa, 64 con lợn nái đẻ và 2166 con lợn
con. Số lượng lợn nái và lợn con có sự khác nhau như vậy do trong thời thời
gian thực tập em đã được giao chăm sóc, nuôi dưỡng từ chuồng cai sữa đến
chuồng bầu, sau đó là chuồng lợn con và cuối cùng là chuồng đẻ. Từ việc
chăm sóc đàn lợn hằng ngày, em đã học được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng
đàn lợn là phải giữ chuồng trại luôn sạch sẽ, cho lợn ăn đúng bữa và đủ lượng
thức ăn theo quy định.
‘’4.2.2. Kết quả theo dõi khả năng sinh sản của đàn lợn nái trực tiếp chăm
sóc nuôi dưỡng tại trại trong thời gian thực tập’’
Để đánh giá quá trình sinh sản của đàn lợn nái nuôi con tại trại, em đã
tiến hành thu thập số liệu và theo dõi thông tin của đàn lợn nái sinh sản trực tiếp
được phân công chăm sóc tại trại. Kết quả trình bày tại bảng 4.3 và bảng 4.4
Bảng 4.3. Kết quả sinh sản của lợn nái nuôi con tại trại
Ngày
Số nái
đẻ
(con)
Nái đẻ
bình thường
Nái đẻ phải can
thiệp
Số
lượng
(con)
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
(con)
Tỷ lệ
(%)
03/04 - 30/04 32 29 90,62 3 9,38
01/05 – 02/06 32 30 93,75 2 6,25
Tổng 64 59 92,19 5 7,81
44
Qua bảng 4.3 cho thấy, trong 64 nái theo dõi có 59 nái đẻ bình thường
chiếm tỷ lệ 92,19%, có 5 nái đẻ phải can thiệp chiếm tỷ lệ 7,81% và tổng số
lượng con sinh ra là 804 con.
Trong quá trình đỡ đẻ cho lợn nái, em rút ra được một số bài học kinh
nghiệm đó là: việc ghi chép chính xác ngày phối giống cho lợn nái là rất quan
trọng, sẽ giúp cho người chăn nuôi xác định được thời điểm lợn sắp đẻ để có
kế hoạch chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ quá trình đẻ, chuẩn bị ổ úm cho lợn con.
Trong thời gian lợn sắp đẻ thì phải thường xuyên theo dõi, quan sát lợn,
không nên để lợn tự đẻ vì lợn mẹ có thể sẽ đè con, cắn con hoặc khi lợn mẹ
đẻ khó sẽ không kịp thời xử lý.
Khi đỡ đẻ cho lợn người thực hiện phải thao tác nhẹ nhàng, khéo léo,
để tránh làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn mẹ, toàn bộ dụng cụ, tay
của người thực hiện đỡ đẻ phải được sát trùng, người đỡ đẻ cho lợn không
được để móng tay dài có thể làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn nái
trong quá trình can thiệp đẻ khó.
Bảng 4.4. Kết quả lợn con sinh ra tại trại
Tháng
Số nái đẻ
(con)
Số lợn
con sinh
ra (con)
Số lợn
con trung
bình
đẻ/lứa
(con)
Số lợn
con cai
sữa
(con)
Tỷ lệ
nuôi sống
đến cai
sữa (%)
03/04 - 30/04 32 403 12,59 398 98,75
01/05 - 02/06 32 401 12,53 396 98,75
Tổng 64 804 12,56 794 98,75
45
Qua bảng 4.4 cho thấy, trong tổng 64 nái đẻ với 804 lợn con được
sinh ra, trung bình số lợn con là 12,56 con/lứa/nái, số lợn con cai sữa là
794 con và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa đạt 98,75%.
Trong khi thực hiện đỡ đẻ em rút ra một số bài học sau: việc chăm
sóc, nuôi dưỡng nái sinh sản cần quan tâm đến khẩu phần ăn điều chỉnh
thức ăn thích hợp đối với từng nái, đặc biệt là nái tơ. Trong lúc nái đẻ cần
phải trực liên tục cho đến khi đẻ xong, khi có biểu hiện khó đẻ cần xử lý
kịp thời. Khi lợn con mới sinh cần được bú sữa đầu sớm và nhiều nhất có
thể, số lượng lợn nhiều thì tiến hành ghép đàn hoặc chia ra 2 đợt bú.
Ngoài ra, còn cần chú ý đến nhiệt độ và tốc độ gió. Nếu nhiệt độ chuồng
nuôi thấp cần đưa lợn con vào úm, tránh nền đẻ sàn ẩm ướt để giảm tỷ lệ
mắc bệnh ở lợn con, nên cho lợn con tập ăn sớm để phòng tiêu chảy, tăng
khả năng tăng trọng của lợn và phải tránh gió lùa.
4.3. Kết quả thực hiện vệ sinh và phòng bệnh cho đàn lợn tại trại
4.3.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan
trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh
trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi
cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, em
đã thực hiện tốt các công việc như:
+ Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc tất cả đều phải đi qua
phòng sát trùng, tắm, mặc quần áo lao động, đi ủng trước khi vào chuồng.
+ Việc đầu tiên vào chuồng, dọn phân tránh lợn mẹ nằm đè phân.
+ Bắt nhốt lợn con vào ô úm rồi lau sàn nhựa.
+ Rắc vôi, quét dọn lối đi, phun sát trùng ngày 1 lần.
+ Cọ máng, sịt gầm ngày 1 lần.
46
Đối với chuồng nái đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ và lợn con đã chuyển và
sau khi xuất lợn con, các tấm đan chuồng này được tháo ra mang ngâm ở hố
sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1 ngày sau đó được cọ
sạch, phơi khô. Khung chuồng cũng được cọ sạch, xịt bằng dung dịch NaOH
pha với nồng độ loãng, sau đó xịt lại bằng dung dịch vôi xút. Gầm chuồng
cũng được vệ sinh sạch sẽ tiêu độc khử trùng kỹ sau đó rắc vôi bột. Để khô
rồi tiến hành lắp đan vào, sau đó đuổi lợn chờ lợn đẻ vào.
Bảng 4.5. Kết quả vệ sinh, sát trùng tại trại trong thời gian thực tập
Công việc
Đơn vị tính
( Lần/
ngày)
Số
lượng
được
giao
(lần)
Kết quả đã thực
hiện
Số lượng
(lần)
Tỷ lệ
(%)
Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 1 180 160 88,89
Phun sát trùng trong chuồng 2 360 170 47,22
Rắc vôi đường đi trong chuồng 1 180 120 66,67
Quét trong chuồng nuôi 1 180 150 83,33
Quét và rắc vôi ngoài chuồng 1 180 130 72,22
Kết quả bảng 4.5 cho thấy, trong 6 tháng thực tập tại trại em đã hoàn
thành những công việc được giao và nắm được quy trình vệ sinh sát trùng
trong chăn nuôi, dùng sử dụng thuốc với liều lượng phù hợp.Qua về việc
phòng vệ sinh chuồng trại phòng bệnh bản thân em đã rút ra bài học kinh
nghiệm cho bản thân là phải luôn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ ,thoáng mát và
thực hiện nghiêm túc các quy trình vệ sinh sát trùng.
4.3.2. Kết quả thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn tại trại
Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin luôn được trại thực hiện nghiêm
túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Do quản lý trại và kỹ thuật trại trực tiếp làm
47
và em cũng được tham gia quá trình làm vắc xin. Đối với từng loại lợn có
quy trình tiêm riêng, từ lợn nái đến lợn con để tạo được trạng thái miễn
dịch tốt nhất cho đàn lợn.
'’Bảng 4.6. Kết quả thực hiện phòng bệnh cho đàn lợn tại trại'’
“Loại
lợn”
“Bệnh
được
phòng”
“Loại”
thuốc và
“vaccine
”
“Thời
điểm
tiêm
phòng”
“Đường
tiêm”
“Số
lượng”
(con)
“Số
con
được
tiêm”
“(con)
”
“Tỷ
lệ”
“thực
hiện
(%)”
“An
toàn
”
“(%)
”
“Lợn
con”
Thiếu sắt
Dextran
Fe 10%
1-3 ngày
tuổi
Tiêm
bắp
2166 2166 100 100
Tiêu chảy
Baytri
0,5%
1-3 ngày
tuổi
Tiêm
bắp
2166 800 36,93 100
Cầu trùng
Diacoxin
5%
-3 ngày
tuổi
Uống 2166 2166 100 100
Suyễn Myco 14 ngày
Tiêm
bắp
2166 1028 47,46 100
Hội chứng
còi cọc
Circo 14 ngày
Tiêm
bắp
2166 1028 47,46 100
Kết quả ở bảng 4.6: cho thấy: trại đã thực hiện công tác tiêm phòng đầy
đủ cho lợn con. Em đã trực tiếp tham gia tiêm phòng cho lợn đạt tỉ lệ 36,93 -
100%, tất cả các số lợn đã được tiêm phòng đều an toàn 100%. Để đạt yêu
cầu kết quả như trên trại đã tích cực chủ động trong việc thực hiện nghiêm
ngặt các quy trình tiêm phòng vắc xin và vệ sinh phòng bệnh, hàng tháng đều
lên lịch tiêm phòng cụ thể, dẫn đến khả năng nhiễm bệnh của đàn lợn sau khi
tiêm phòng giảm thấp, qua đó chúng em đã học cách bảo quản, pha vaccine,
kỹ thuật tiêm để hạn chế làm cho lợn bị đau, thuốc bị chảy ra ngoài hay bị áp
48
xe ở vết tiêm, thực hiện đúng thời điểm, đúng liều lượng để nâng cao sức đề
kháng cho vật nuôi hạn chế dịch bệnh xảy ra.
Như vậy, có thể thấy trại lợn Bích Cường đã thực hiện tiêm phòng cho
đàn lợn nghiêm túc, đầy đủ đúng yêu cầu kỹ thuật nên đàn lợn của trại luôn
khỏe mạnh không có dịch bệnh xảy ra, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi
trong trại.
4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái và lợn con tại trại
4.4.1. Tình hình mắc bệnh của lợn nái và lợn con tại trại
Để xác định được tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại.
Bằng kiến thức đã học, cùng với sự hướng dẫn của kỹ thuật và quản lý trại
hàng ngày em tiến hành theo dõi, quan sát về những biểu hiện của đàn lợn rồi
tiến hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh xảy ra tại trại.
‘‘Trong thời gian thực tập tại trại qua quá trình theo dõi lợn nái và
lợn con, các bệnh hay xảy ra trên đàn lợn trình bảy ở bảng 4.7
Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh của lợn nái sinh sản và lợn con tại trại từ
03/04/2021 - 02/06/2021
Chỉ tiêu
Loại lợn, tên bệnh
Số lợn
theo dõi
(con)
Số lợn
mắc bệnh
(con)
Tỷ lệ
mắc bệnh
(%)
Lợn nái
Bại liệt sau đẻ 64 4 6,25
Viêm tử cung 64 6 9,37
Viêm khớp 64 3 4,69
Lợn con
Hội chứng tiêu chảy 804 140 17,41
Hội chứng tiêu chảy cấp 804 20 2,48
Hội chứng hô hấp 804 40 4,98
Viêm khớp 804 18 2,23
Kết quả bảng 4.7 cho thấy, tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung là cao
nhất chiếm 9,37%; bệnh bại liệt sau đẻ chiếm tỷ lệ 6,25% và bệnh viêm khớp
49
chiếm tỷ lệ 4,69%. Trong 804 con lợn có 140 lợn con mắc hội chứng tiêu
chảy chiếm tỷ lệ 17,41%; có 40 lợn con mắc hội chứng hô hấp chiếm tỷ lệ
4,98%; có 20 lợn con mắc bệnh hội chứng tiêu chảy cấp chiếm tỷ lệ 2,48%;
có 18 lợn con mắc bệnh viêm khớp chiếm tỷ lệ 2,23%. Tỷ lệ lợn con tiêu chảy
mắc bệnh nhiều như vậy bởi vì thời tiết thay đổi thất thường. Áp lực dịch
bệnh vào khoảng thời gian đấy lớn nên thường xuyên phun sát trùng, khiến độ
ẩm càng cao.
Như vậy, để giảm thiểu tỷ lệ mắc các bệnh trên lợn cần nâng cao sức đề
kháng, điều chỉnh thức ăn thích hợp, chuồng nuôi phải khô - thoáng - sạch -
ấm, nước uống sạch và đủ. Ở lợn con, khi sinh ra cho bú sữa đầu ngay và
nhiều nhất có thể, luôn giữ ấm cơ thể, tránh để nền ướt và không để bị gió lùa.
Từ đó em thấy rằng, trong chăn nuôi việc chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị
bệnh cho lợn nái vô cùng quan trọng vì khi lợn nái nhiễm bệnh không những
ảnh hưởng trực tiếp đến con nái bị bệnh, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng
đàn lợn con.
4.5.2. Kết quả điều trị bệnh trên lợn nái nuôi con và lợn con tại trại
Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh trên lợn nái nuôi con và lợn con tại trại
từ 03/04/2021 - 02/06/2021
Loại lợn Tên bệnh
Số con điều
trị (con)
Số con khỏi
(con)
Tỷ lệ khỏi
(%)
Lợn nái
Bại liệt sau đẻ 4 3 75,00
Viêm tử cung 6 5 83,33
Viêm khớp 3 3 100
Lợn con
Hội chứng tiêu chảy 140 135 96,42
Hội chứng tiêu chảy cấp 20 20 100
Hội chứng hô hấp 40 35 87,50
Viêm khớp 18 16 88,88
50
Qua bảng 4.7 cho thấy, kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái
nuôi con tại trại có tỷ lệ khỏi bệnh tương đối cao từ 75 đến 100%, có 2 nái
mắc viêm tử cung và bại liệt sau đẻ trại đã tiến hành loại thải do nái đã đẻ lứa
12. Đối với lợn con thì tỷ lệ khỏi đối với hội chứng tiêu chảy là 96,42%; tỷ lệ
khỏi đối với hội chứng tiêu chảy cấp là 100% và tỷ lệ khỏi đối với hội chứng
hô hấp là 87,5%; tỷ lệ khỏi đối với bệnh viêm khớp là 88,88%.
Qua đó, em nhận thấy để giảm tỷ lệ mắc bệnh phải đảm bảo tiểu khí
hậu chuồng nuôi thích hợp nhất cho con vật. Khi thời tiết nóng ta phải tăng
quạt thông gió, bật giàn mát, đóng kín cửa tránh nhiệt độ bên ngoài làm ảnh
hưởng đến tiểu khí hậu trong chuồng nuôi. Thực hiện tốt công tác vệ sinh
trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học. Chọn thuốc phù hợp
giúp nâng cao năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi.
4.5. Kết quả thực hiện các thao tác khác tại trại
* Phát hiện lợn động dục
- Khi cho lợn đực đi qua các ô chuồng nhốt lợn nái thì lợn nái có biểu
hiện tai vểnh lên, đuôi cong và đứng ì lại.
- Lúc đầu lợn động dục có biểu hiện bồn chồn hay đứng lên nằm
xuống, dễ quan sát nhất vào khoảng 5 - 6 giờ sáng và 5 - 6 giờ chiều.
- Cơ quan sinh dục: âm hộ sung huyết, sưng, mẩy đỏ, có dịch tiết chảy
ra trong, loãng và ít, sau đó chuyển sang đặc dính.
* Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái
+ Bước 1: trước khi dẫn tinh cho lợn nái, các triệu chứng động dục và
xác định thời gian dẫn tinh thích hợp.
+ Bước 2: chuẩn bị dụng cụ dẫn tinh đã được vô trùng.
+ Bước 3: chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tích (80 - 100ml) và số
lượng tinh trùng tiến thẳng trong một liều dẫn tinh.
51
Đối với lợn nái nội 30ml tinh pha, số lượng tinh trùng tiến thẳng
0,5 - 1,0 tỷ.
Đối với lợn nái lai 60ml tinh pha, số lượng tinh trùng tiến thẳng
1,0 - 1,5 tỷ.
Đối với lợn nái ngoại 90ml tinh pha, số lượng tinh trùng tiến thẳng
1,5 - 2,0 tỷ.
Tinh dịch này đã được pha chế và kiểm tra hoạt lực.
+ Bước 4: dẫn tinh.
Vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài và vùng cơ quan sinh dục ngoài của
con cái bằng bông thấm nước muối sinh lý sau đó lau khô bằng khăn sạch.
Kích thích và giữ lợn nái đứng yên bằng cách cưỡi lên lưng, vuốt hai
bên hông, xoa núm vú, bàn chân đè nhẹ lên lưng.
Bôi trơn dẫn tinh quản bằng gel bôi trơn.
Người dẫn tinh dùng ngón cái và ngón trỏ vạch hai mép âm hộ ra nhẹ
nhàng đưa đầu dẫn tinh quản vào cơ quan sinh dục cái, xoay nhẹ ngược chiều
kim đồng hồ và hơi chếch lên một góc 35 - 450
. Khi kịch thì lắp túi tinh vào
đầu dẫn tinh quản cho tinh dịch chảy vào, khi hết tinh dịch tháo túi tinh ra lắp
nắp dẫn tinh quản vào và để lưu lại 1 - 2 tiếng. Rút nhẹ dẫn tinh quản ra khỏi
bộ phận sinh dục cái phải từ từ sao cho phần dẫn tinh quản luôn cao hơn âm
hộ của lợn.
+ Bước 5: vệ sinh dụng cụ.
+ Bước 6: kiểm tra kết quả thụ thai.
Số lần lợn nái được dẫn tinh trong 1 chu kỳ động dục là 3 lần và được
ghi lại trên thẻ nái.Sau khi dẫn tinh được 18 - 24 ngày, kiểm tra kết quả thụ
thai để phát hiện những lợn cái động dục lại (không thụ thai) để kịp thời dẫn
tinh lại. Kết quả thụ thai ở kỳ động dục nào được ghi vào kết quả thụ thai của
chu kỳ động dục đó.
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản nuôi tại trại Bích Cường, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.pdf
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản nuôi tại trại Bích Cường, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.pdf
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản nuôi tại trại Bích Cường, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.pdf
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản nuôi tại trại Bích Cường, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.pdf
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản nuôi tại trại Bích Cường, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.pdf
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản nuôi tại trại Bích Cường, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.pdf
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản nuôi tại trại Bích Cường, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.pdf
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản nuôi tại trại Bích Cường, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.pdf
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản nuôi tại trại Bích Cường, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.pdf
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản nuôi tại trại Bích Cường, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.pdf

More Related Content

What's hot

Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Hinh hoc so cap va thuc hanh giai toan
Hinh hoc so cap va thuc hanh giai toanHinh hoc so cap va thuc hanh giai toan
Hinh hoc so cap va thuc hanh giai toan
TamPhan59
 
Luận văn: Phát triển trang trại chăn nuôi huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển trang trại chăn nuôi huyện Đại Lộc, Quảng NamLuận văn: Phát triển trang trại chăn nuôi huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển trang trại chăn nuôi huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Chuong3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ
Chuong3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊChuong3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ
Chuong3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ
Thắng Nguyễn
 
Bài Giảng Đại Số Tuyến Tính - ĐH Thăng Long
Bài Giảng Đại Số Tuyến Tính - ĐH Thăng LongBài Giảng Đại Số Tuyến Tính - ĐH Thăng Long
Bài Giảng Đại Số Tuyến Tính - ĐH Thăng Long
Hoàng Như Mộc Miên
 
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Lý thuyết chung về Thuế
Lý thuyết chung về ThuếLý thuyết chung về Thuế
Lý thuyết chung về Thuế
VitHong102712
 
CỰC TRỊ HÀM NHIỀU BIẾN.pdf
CỰC TRỊ HÀM NHIỀU BIẾN.pdfCỰC TRỊ HÀM NHIỀU BIẾN.pdf
CỰC TRỊ HÀM NHIỀU BIẾN.pdf
vanhaimta
 
Quy hoach tuyen tinh C1
Quy hoach tuyen tinh C1Quy hoach tuyen tinh C1
Quy hoach tuyen tinh C1
Ngo Hung Long
 
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo trình chăn nuôi trâu bò.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò.pdfGiáo trình chăn nuôi trâu bò.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò.pdf
Man_Ebook
 
Bài 5 protein
Bài 5 proteinBài 5 protein
Bài 5 protein
Xuân Sang Nguyễn
 
Khái niệm thông tin và dữ liệu
Khái niệm thông tin và dữ liệuKhái niệm thông tin và dữ liệu
Khái niệm thông tin và dữ liệuminhhai07b08
 
16 bộ đề ktvm có đáp án
16 bộ đề ktvm có đáp án16 bộ đề ktvm có đáp án
16 bộ đề ktvm có đáp án
Van Dat Pham
 
Giao trinh dinh duong gia suc
Giao trinh dinh duong gia sucGiao trinh dinh duong gia suc
Giao trinh dinh duong gia sucBuu Dang
 
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnBài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Nam Cengroup
 
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ.doc
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ.docTÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ.doc
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ.doc
Man_Ebook
 
BENH CRD - CRD vet24h
BENH CRD - CRD vet24hBENH CRD - CRD vet24h
BENH CRD - CRD vet24h
Minh Nguyen
 
Bai 02 thong ke mo ta
Bai 02 thong ke mo taBai 02 thong ke mo ta
Bai 02 thong ke mo tatqphi
 
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành thú y, CHỌN LỌC
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành thú y, CHỌN LỌC200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành thú y, CHỌN LỌC
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành thú y, CHỌN LỌC
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!
 
Hinh hoc so cap va thuc hanh giai toan
Hinh hoc so cap va thuc hanh giai toanHinh hoc so cap va thuc hanh giai toan
Hinh hoc so cap va thuc hanh giai toan
 
Luận văn: Phát triển trang trại chăn nuôi huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển trang trại chăn nuôi huyện Đại Lộc, Quảng NamLuận văn: Phát triển trang trại chăn nuôi huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển trang trại chăn nuôi huyện Đại Lộc, Quảng Nam
 
Chuong3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ
Chuong3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊChuong3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ
Chuong3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ
 
Bài Giảng Đại Số Tuyến Tính - ĐH Thăng Long
Bài Giảng Đại Số Tuyến Tính - ĐH Thăng LongBài Giảng Đại Số Tuyến Tính - ĐH Thăng Long
Bài Giảng Đại Số Tuyến Tính - ĐH Thăng Long
 
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...
 
Lý thuyết chung về Thuế
Lý thuyết chung về ThuếLý thuyết chung về Thuế
Lý thuyết chung về Thuế
 
CỰC TRỊ HÀM NHIỀU BIẾN.pdf
CỰC TRỊ HÀM NHIỀU BIẾN.pdfCỰC TRỊ HÀM NHIỀU BIẾN.pdf
CỰC TRỊ HÀM NHIỀU BIẾN.pdf
 
Quy hoach tuyen tinh C1
Quy hoach tuyen tinh C1Quy hoach tuyen tinh C1
Quy hoach tuyen tinh C1
 
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
 
Giáo trình chăn nuôi trâu bò.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò.pdfGiáo trình chăn nuôi trâu bò.pdf
Giáo trình chăn nuôi trâu bò.pdf
 
Bài 5 protein
Bài 5 proteinBài 5 protein
Bài 5 protein
 
Khái niệm thông tin và dữ liệu
Khái niệm thông tin và dữ liệuKhái niệm thông tin và dữ liệu
Khái niệm thông tin và dữ liệu
 
16 bộ đề ktvm có đáp án
16 bộ đề ktvm có đáp án16 bộ đề ktvm có đáp án
16 bộ đề ktvm có đáp án
 
Giao trinh dinh duong gia suc
Giao trinh dinh duong gia sucGiao trinh dinh duong gia suc
Giao trinh dinh duong gia suc
 
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnBài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
 
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ.doc
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ.docTÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ.doc
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ.doc
 
BENH CRD - CRD vet24h
BENH CRD - CRD vet24hBENH CRD - CRD vet24h
BENH CRD - CRD vet24h
 
Bai 02 thong ke mo ta
Bai 02 thong ke mo taBai 02 thong ke mo ta
Bai 02 thong ke mo ta
 
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành thú y, CHỌN LỌC
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành thú y, CHỌN LỌC200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành thú y, CHỌN LỌC
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành thú y, CHỌN LỌC
 

Similar to Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản nuôi tại trại Bích Cường, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.pdf

Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản...
Man_Ebook
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi...
Man_Ebook
 
NOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdf
NOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdfNOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdf
NOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdf
Padiseranch
 
Phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
Phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng NamPhát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
Phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAO
Đề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAOĐề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAO
Đề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Man_Ebook
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Man_Ebook
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Man_Ebook
 
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk.docPhát Triển Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...
Man_Ebook
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...
Man_Ebook
 
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất nông nghiệp
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất nông nghiệpLuận văn: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất nông nghiệp
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất nông nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Man_Ebook
 
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Đại Từ
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Đại TừLuận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Đại Từ
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Đại Từ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.docPhát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Khảo Sát Khả Năng Sinh Sản Của Heo Nái, Sức Sống Và Tình Trạng Tiêu Chảy Ở He...
Khảo Sát Khả Năng Sinh Sản Của Heo Nái, Sức Sống Và Tình Trạng Tiêu Chảy Ở He...Khảo Sát Khả Năng Sinh Sản Của Heo Nái, Sức Sống Và Tình Trạng Tiêu Chảy Ở He...
Khảo Sát Khả Năng Sinh Sản Của Heo Nái, Sức Sống Và Tình Trạng Tiêu Chảy Ở He...
nataliej4
 
Báo cáo kết quả thực hiện mô hình nghiên cứutên mô hình trồng thử nghiệm cây ...
Báo cáo kết quả thực hiện mô hình nghiên cứutên mô hình trồng thử nghiệm cây ...Báo cáo kết quả thực hiện mô hình nghiên cứutên mô hình trồng thử nghiệm cây ...
Báo cáo kết quả thực hiện mô hình nghiên cứutên mô hình trồng thử nghiệm cây ...
nataliej4
 
luan van thac si kinh te (19).pdf
luan van thac si kinh te (19).pdfluan van thac si kinh te (19).pdf
luan van thac si kinh te (19).pdfNguyễn Công Huy
 
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
nataliej4
 

Similar to Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản nuôi tại trại Bích Cường, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.pdf (20)

Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản...
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn thịt nuôi...
 
NOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdf
NOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdfNOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdf
NOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdf
 
Phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
Phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng NamPhát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
Phát triển chăn nuôi gia cầm tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
 
Đề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAO
Đề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAOĐề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAO
Đề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAO
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
 
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk.docPhát Triển Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk.doc
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất nông nghiệp
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất nông nghiệpLuận văn: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất nông nghiệp
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất nông nghiệp
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
 
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Đại Từ
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Đại TừLuận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Đại Từ
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Đại Từ
 
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.docPhát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
 
Khảo Sát Khả Năng Sinh Sản Của Heo Nái, Sức Sống Và Tình Trạng Tiêu Chảy Ở He...
Khảo Sát Khả Năng Sinh Sản Của Heo Nái, Sức Sống Và Tình Trạng Tiêu Chảy Ở He...Khảo Sát Khả Năng Sinh Sản Của Heo Nái, Sức Sống Và Tình Trạng Tiêu Chảy Ở He...
Khảo Sát Khả Năng Sinh Sản Của Heo Nái, Sức Sống Và Tình Trạng Tiêu Chảy Ở He...
 
Báo cáo kết quả thực hiện mô hình nghiên cứutên mô hình trồng thử nghiệm cây ...
Báo cáo kết quả thực hiện mô hình nghiên cứutên mô hình trồng thử nghiệm cây ...Báo cáo kết quả thực hiện mô hình nghiên cứutên mô hình trồng thử nghiệm cây ...
Báo cáo kết quả thực hiện mô hình nghiên cứutên mô hình trồng thử nghiệm cây ...
 
luan van thac si kinh te (19).pdf
luan van thac si kinh te (19).pdfluan van thac si kinh te (19).pdf
luan van thac si kinh te (19).pdf
 
Luan van thac si kinh te (19)
Luan van thac si kinh te (19)Luan van thac si kinh te (19)
Luan van thac si kinh te (19)
 
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
 

More from Man_Ebook

Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Man_Ebook
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
Man_Ebook
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
Man_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
Man_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Man_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 

Recently uploaded

Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 

Recently uploaded (11)

Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 

Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản nuôi tại trại Bích Cường, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM GIÀNG A PHỪ Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN NUÔI TẠI TRẠI BÍCH CƯỜNG, XÃ NGHĨA ĐẠO, HUYỆN THUẬN THÀNH TỈNH BẮC NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi – Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2017 - 2021 Thái Nguyên, 2021
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM GIÀNG A PHỪ Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN NUÔI TẠI TRẠI BÍCH CƯỜNG, XÃ NGHĨA ĐẠO, HUYỆN THUẬN THÀNH TỈNH BẮC NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi – Thú y Lớp K49 - CNTY - N01 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2017 - 2021 Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Thị Phương Lan Thái Nguyên, năm 2021
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, em được ông Bùi Mạnh Cường là chủ trại Bích Cường ở xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để chỉ dạy và giúp đỡ cho em trong suốt khoảng thời gian thực tập. Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc tới: Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa và toàn thể các thầy cô khoa Chăn nuôi Thú y đã tạo mọi điều kiện, dạy dỗ và đào tạo em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Phạm Thị Phương Lan đã tận tâm, tận lực hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em thực hiện thành công đề tài khóa luận này. Đồng thời, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới quản lý trực tiếp, anh Kim Văn Dương, cán bộ kỹ thuật và các anh chị em công nhân viên tại trại đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận. Cuối cùng, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và tập thể lớp Chăn nuôi thú y - K49 - NO1 đã luôn quan tâm, động viên, khích lệ trong suốt thời gian qua. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý thầy cô để bản khóa luận tốt nghiệp của em đạt được kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2021 Sinh viên Giàng A Phừ
  • 4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Lượng thức ăn cho lợn nái ngoại giai đoạn mang thai...................10 Bảng 2.2. Một số tiêu chí phân biệt các thể viêm tử cung..............................22 Bảng 3.1. Khẩu phần thức ăn của lợn nái của công ty De Heus.........................32 Bảng 3.4. Phòng bệnh bằng vắc xin của trại...................................................36 Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại từ năm 2019 đến tháng 6/2021 ..........41 Bảng 4.2. Số lượng lợn nái và lợn con trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng.........42 Bảng 4.3. Kết quả sinh sản của lợn nái nuôi con tại trại.................................43 Bảng 4.4. Kết quả lợn con sinh ra tại trại........................................................44 Bảng 4.5. Kết quả vệ sinh, sát trùng tại trại trong thời gian thực tập........46 Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh của lợn nái và lợn con tại trại từ 03/04/2021 - 02/06/2021.......................................................................................................48 Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh trên lợn nái nuôi con và lợn con tại trại.......49 Bảng 4.8. Kết quả thực hiện các thao tác trên đàn lợn tại trại........................53
  • 5. iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Giải thích CP : Cổ phần cs : Cộng sự Nxb : Nhà xuất bản PED : Tiêu chảy cấp tính trên lợn STT : Số thứ tự TGE : Viêm dạ dày, ruột truyền nhiễm TS : Tiến sĩ P : Thể trọng
  • 6. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp truyền thống, trong đó ngành chăn nuôi chiếm một vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại cũng như nền kinh tế cả nước. Đặc biệt nước ta ngành chăn nuôi lợn đang phát triển mạnh mẽ, cung cấp một lượng thịt lớn đáp ứng nhu cầu người dân, là nguồn cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt ngành công nghiệp chế biến… Các sản phẩm chăn nuôi ngày càng nhiều và đa dạng nhờ việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi. Chăn nuôi lợn là nghề đang được Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm và đầu tư về công tác giống, thức ăn, thú y. Chăn nuôi lợn theo mô hình kiểu trang trại, với số lượng không ngừng phát triển về quy mô số đầu lợn giống lợn ngày càng đa dạng hơn. Hiện nay, các giống lợn nội không còn phù hợp nữa mà phải phát triển nhanh đàn lợn lai và lợn ngoại vì chúng có năng suất cao, tăng trọng nhanh đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, nhất là khu vực thành phố và các khu công nghiệp do đó giá trị hàng hóa cao. Tuy nhiên, hiện nay ngành chăn nuôi lợn đang phải liên tục đối mặt với nhiều khó khăn. Trình độ dân trí còn hạn chế trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất, vẫn còn tồn tại những phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ. Người chăn nuôi và các cán bộ cơ sở vẫn chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức về thú y và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại cảnh như: những bất ổn về giá cả, nguồn gốc thức ăn, chất tồn dư trong sản phẩm chăn nuôi và tình hình dịch bệnh đang bùng phát ngày càng phức tạp gây nhiều khó khăn và thách thức.
  • 7. 2 Để phát triển, nâng cao giá trị kinh tế cho ngành chăn nuôi lợn, chăn nuôi lợn nái là một trong những khâu quan trọng góp phần quyết định đến sự thành công đấy. Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của Ban Chủ nhiệm khoa và cô giáo hướng dẫn, em tiến hành chuyên đề: “Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản nuôi tại trại Bích Cường, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục tiêu - Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại. - Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho lợn nái sinh sản tại trại. - Nắm được các loại thức ăn dành cho lợn nái sinh sản, khẩu phần ăn và cách cho lợn nái sinh sản qua từng giai đoạn. - Nắm được các bệnh hay xảy ra đối với lợn nái sinh sản và phương pháp phòng trị bệnh hiệu quả nhất. - Hoàn thiện thêm kỹ năng, tay nghề trong thời gian thực tập. 1.2.2. Yêu cầu - Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại trại Bích Cường, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. - Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại. - Xác định tình hình nhiễm bệnh và tỷ lệ mắc một số bệnh trên đàn lợn nuôi tại cơ sở. Từ đó đưa ra phác đồ phòng và điều trị bệnh hiệu quả nhất.
  • 8. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý: xã Nghĩa Đạo là xã nông nghiệp nằm ở phía Nam huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, xã có đường quốc lộ 38 chạy qua. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 725 ha. - Phía Đông giáp huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh. - Phía Tây giáp huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên. - Phía Nam giáp huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương. - Phía Bắc giáp với xã Ninh Xá, huyệnThuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Xã cách thị trấn Hồ huyện Thuận Thành 7 km. Vị trí của xã rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, xã cách thành phố Bắc Ninh 25 km về phía Bắc, cách thành phố Hải Dương 30 km về phía Nam, đặc biệt chỉ cách thủ đô Hà Nội 30 km theo quốc lộ 282. Nghĩa Đạo là xã nằm giáp danh ba tỉnh: Bắc Ninh, Hải Dương và Hưng Yên. Xã có điều kiện phát triển nông nghiệp toàn diện, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ. * Khí hậu: thôn Nhiễm Dương, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa mưa từ tháng 04 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 70% lượng mưa cả năm và tập trung vào các tháng 07, 08 và 09, hướng gió chủ đạo theo hướng Đông Nam. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 03 năm sau, tháng 01 tháng 02 thường có mưa phùn cộng với giá rét kéo dài do ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh, gió chủ đạo theo hướng Đông Bắc. * Lượng mưa: mùa mưa tập trung 85% lượng mưa cả năm và kéo dài từ tháng 05 đến tháng 10. Tổng lượng mưa trung bình là 1331 mm, số ngày mưa trung bình là 144,5 ngày. Lượng mưa tăng dần từ đầu mùa đến giữa mùa và
  • 9. 4 đạt cực đại vào tháng 7. Mùa khô là 6 tháng còn lại, mưa ít, lượng mưa không đáng kể, chỉ chiếm 25% tổng lượng mưa cả năm. Tháng 12 là tháng mưa cực tiểu với 12 - 18 mm, lượng mưa trung bình tháng cao nhất là 254,6 mm. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trang trại Cơ cấu của trại được tổ chức như sau: 01 chủ trại. 01 quản lý trại. 02 quản lý kỹ thuật công ty De Heus. 01 bảo vệ. 01 kế toán. 10 công nhân 04 sinh viên thực tập. Với đội ngũ công nhân trên, trại phân ra làm các tổ, nhóm khác nhau như tổ chuồng đẻ, tổ chuồng bầu, tổ chuồng thịt và tổ cai sữa. Mỗi một khâu trong quy trình chăn nuôi đều được khoán đến từng công nhân và sinh viên, nhằm nâng cao trách nhiệm, thúc đẩy sự phát triển của trại. 2.1.3. Cơ sở vật chất của trang trại - Trang trại có tổng diện tích 24,896 m2 gồm: khu chăn nuôi, khu nhà ở, ao cá, hầm biogas và các công trình phụ khác và đất trồng cây xanh, rau củ quả. - Trại lợn được chia làm hai khu là khu điều hành và khu sản xuất. + Khu điều hành gồm nơi làm việc của quản lý trại, kế toán trại và nơi sinh hoạt của mọi người. + Khu sản xuất gồm: 9 chuồng đẻ, 1 chuồng bầu, 2 chuồng an thai, 1 chuồng hậu bị, 1 chuồng cách ly, 4 chuồng cai sữa, 4 chuồng thịt. Một số công trình khác phục vụ cho chăn nuôi như: kho chứa thức ăn hỗn hợp, phòng
  • 10. 5 tinh, phòng sát trùng, kho chứa vật liệu, kho máy phát điện, kho vôi và một số công trình đang được xây dựng khác... - Hệ thống chuồng xây dựng khép kín hoàn toàn, hiện đại, có hầm biogas tận dụng được hoàn toàn lượng chất thải trong chăn nuôi. Phía đầu chuồng là hệ thống giàn mát và hệ thống máng ăn, cuối mỗi chuồng là hệ thống quạt thông gió. Đặc biệt, chuồng bầu quản lý lợn với hệ thống con chíp tự động. Hai bên tường có dãy cửa sổ lắp kính, mỗi cửa sổ có diện tích 1,5 m²; cách nền 1,2 m; mỗi cửa sổ cách nhau 40 cm. Trên trần được lắp hệ thống chống nóng bằng tôn lạnh. Phòng pha tinh của trại: kính hiển vi, thiết bị cảm ứng nhiệt, các dụng cụ đóng liều tinh, nồi hấp cách thủy và một số thiết bị khác. Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu khác đều được đổ bê tông và có các hố sát trùng. Hệ thống nước trong khu chăn nuôi đều là nước giếng khoan. Nước uống cho lợn được cấp từ một bể lớn, xây dựng ở đầu chuồng nái đẻ. Nước tắm, nước xả gầm, nước phục vụ cho công tác khác được bố trí từ bể lọc và được bơm qua hệ thống ống dẫn tới bể chứa ở giữa các chuồng. 2.1.4. Thuận lợi, khó khăn 2.1.4.1. Thuận lợi - Trại được xây dựng ở vị trí cách xa khu dân cư, thuận tiện đường giao thông. - Đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao và đào tạo chuyên sâu ở riêng các mảng, năng động, nắm bắt tình hình xã hội, luôn quan tâm tinh thần và vật chất của công nhân. - Đội ngũ công nhân có tay nghề cao, năng động, nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc. - Trại được xây dựng theo mô hình công nghiệp hóa hiện đại hóa,
  • 11. 6 mọi quy trình chăm sóc nuôi dưỡng theo hình thức khép kín. Nguồn nước đầy đủ và được xử lý nên rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp hiện nay. - Tháng 5 năm 2018 giá lợn bắt đầu tăng cao và ổn định, đem lại lợi nhuận cũng như thu nhập tăng cao hơn cho trại. 2.1.2.2. Khó khăn - Trại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết biến đổi thất thường nên khâu phòng trừ bệnh gặp nhiều khó khăn. - Vốn đầu tư ban đầu để mở trang trại và các thiết bị rất lớn. - Tháng 2 năm 2019 do trên địa bàn cả nước lợn bị dịch tả châu Phi nên khó khăn trồng chất khó khăn trong việc mua bán lợn, đảm bảo an toàn dịch bệnh tại trại. - Cuối tháng 11/2019 - tháng 5/2020 giá lợn liên tục tăng cao và bấp bênh nên tái nhập đàn lại tiếp tụp gặp khó khăn. 2.2. Tổng quan tài liệu 2.2.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái * Sự thành thục về tính Khi gia súc đã thành thục về tính, bộ máy sinh dục đã phát triển hoàn thiện, con vật bắt đầu xuất hiện các phản xạ về sinh dục. Con cái có hiện tượng động dục, con đực có phản xạ giao phối. - Giống: các giống khác nhau thì thành thục về tính cũng khác nhau, giống thuần hóa sớm hơn thì tính thành thục sớm hơn những giống thuần hóa muộn, giống có tầm vóc nhỏ thường thành thục sớm hơn những giống có tầm vóc lớn. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003) [4] cho rằng, tuổi động dục đầu tiên ở lợn nội (Ỉ, Móng Cái) rất sớm từ 4 - 5 tháng khi khối lượng đạt từ 20 - 25kg. Ở lợn nái lai tuổi động dục lần đầu muộn hơn so với lợn nội thuần, ở lợn lai
  • 12. 7 F1 (có sẵn máu nội) động dục bắt đầu lúc 6 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể đạt 50 - 55kg. Ở lợn ngoại động dục muộn hơn so với lợn lai, tức là lúc động dục 6 - 7 tháng khi lợn có khối lượng 60 - 80 kg. - Chế độ dinh dưỡng: đàn lợn có chế độ dinh dưỡng tốt độ tuổi thành thục về tính ở lợn cái sẽ sớm hơn so với đàn lợn nuôi trong điều kiện dinh dưỡng kém. - Mùa vụ và thời kỳ chiếu sáng: mùa hè lợn nái hậu bị thành thục chậm hơn so với mùa thu - đông, điều đó có thể do ảnh hưởng của nhiệt độ trong chuồng nuôi gắn liền với mức tăng trọng thấp trong các tháng nóng bức. Lợn được chăn thả tự do thì xuất hiện thành thục sớm hơn những con nuôi nhốt trong chuồng. - Tuổi thành thục về tính của gia súc: tuổi thành thục về tính thường sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc. Theo Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003) [4] cho rằng, không nên cho phối giống ở lần động dục đầu tiên vì ở thời kỳ này cơ thể lợn chưa phát triển đầy đủ, chưa tích tụ được chất dinh dưỡng nuôi thai, trứng chưa chín một cách hoàn chỉnh. Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con cái lâu bền cần bỏ qua 1 - 2 chu kỳ động dục lần đầu rồi mới cho phối giống. * Sự thành thục về thể vóc Theo Nguyễn Đức Hùng và cs (2003) [13], tuổi thành thục về thể vóc là tuổi có sự phát triển về ngoại hình và thể chất đạt mức độ hoàn chỉnh, tầm vóc ổn định. Tuổi thành thục về thể vóc thường chậm hơn so với tuổi thành thục về tính. Thành thục về tính được đánh dấu bằng hiện tượng động dục lần đầu tiên. Lúc này sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể vẫn còn tiếp tục, trong giai đoạn lợn thành thục về tính mà ta cho giao phối ngay sẽ không tốt, vì lợn mẹ có thể thụ thai nhưng cơ thể mẹ chưa đảm bảo cho bào thai phát triển tốt, nên chất lượng đời con kém, đặc biệt là xương chậu vẫn còn hẹp dễ gây hiện tượng khó đẻ. Điều này ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái sau này. Do đó
  • 13. 8 không nên cho phối giống quá sớm. Đối với lợn cái nội khi được 7 - 8 tháng tuổi khối lượng đạt 40 - 50 kg nên cho phối, đối với lợn ngoại khi được 8 - 9 tháng tuổi, khối lượng đạt 100 - 110 kg mới nên cho phối. * Chu kỳ động dục - Là một quá trình sinh lý phức tạp sau khi toàn bộ cơ thể đã phát triển hoàn hảo, cơ quan sinh dục không có bào thai và không có hiện tượng bệnh lý thì bên trong buồng trứng có quá trình phát triển của noãn bào, noãn bào thành thục, trứng chín và thải trứng. Song song với quá trình thải trứng thì toàn bộ cơ thể nói chung đặc biệt là cơ quan sinh dục có hàng loạt các biến đổi về hình thái cấu tạo và chức năng sinh lý. + Giai đoạn trước khi chịu đực: lợn nái kêu rít, âm hộ xung huyết, chưa cho phối và lợn chưa chịu đực. Thời gian rụng trứng khi có hiện tượng trên đối với lợn ngoại và lợn nái lai là 35 - 40 giờ, với lợn nội là 25 - 30 giờ. + Giai đoạn chịu đực: lợn kém ăn, mê ì, lợn đứng yên khi ấn tay lên lưng gần mông, âm hộ giảm độ sưng, nước nhờn chảy ra, dính, đục, đứng yên khi có đực đến gần và cho đực nhảy. Giai đoạn này kéo dài 2 ngày, nếu được phối giống lợn sẽ thụ thai, lợn nội có thời gian ngắn hơn 28 - 30 giờ. + Giai đoạn sau chịu đực: lợn trở lại bình thường, âm hộ giảm độ nở, đuôi cụp và không chịu đực. - Thời điểm phối giống thích hợp: theo Lê Hồng Mận (2002) [16], là vào giữa giai đoạn chịu đực. Đối với lợn nái ngoại, lai phối giống sau khi có hiện tượng chịu đực 6 - 8 giờ hoặc cho phối giống vào sáng ngày thứ 3 và sáng ngày thứ 4 kể từ lúc bắt đầu động dục. Ở lợn nái nội phối giống sớm hơn lợn nái ngoại và lai 1 ngày. Khi thực hiện thụ tinh nhân tạo thấy lợn nái chịu đực buổi sớm thì cho phối vào buổi chiều, nếu có triệu chứng chịu đực vào buổi chiều thì sáng hôm sau cho phối. Thường để cho chắc chắn phối 2 lần ở giai đoạn chịu đực của thời kỳ rụng trứng.
  • 14. 9 2.2.2. Những hiểu biết về chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái giai đoạn mang thai * Chế độ dinh dưỡng - Nhu cầu năng lượng: năng lượng không thể thiếu được cho cơ thể lợn mẹ tùy thuộc vào giai đoạn để duy trì nuôi thai, tiết sữa, nuôi con. Do đó nhu cầu về năng lượng cho lợn nái, tránh cung cấp thừa gây lãng phí thức ăn, giảm giá thành sản phẩm. Nếu thiếu sẽ ảnh hưởng đến sinh lý bình thường của con vật. Cung cấp dưới hai dạng: gluxit chiếm 70 - 80%, lipit 10 - 13% tổng số năng lượng cung cấp. - Nhu cầu về khoáng chất: trong cơ thể lợn khoáng chất chứa 3% trong đó có tới 75% là canxi và photpho, xấp xỉ 25% là natri và kali. Một lượng nhỏ magie, sắt, kẽm, đồng, các nguyên tố khác ở dạng vi lượng. - Nhu cầu về protein: protein tham gia vào mọi hoạt động trao đổi chất và cấu tạo nên các mô trong cơ thể nên hàng ngày luôn có một lượng nhất định protein mất đi.Cung cấp protein phải đảm bảo đủ về số lượng và cân đối về các thành phần axit amin không thay thế: lyzin, methionin, cystein, tryptophan… - Nhu cầu về vitamin: vitamin cần cho sự chuyển hóa bình thường của mô bào, cho sức khỏe, sinh trưởng và duy trì. Một số vitamin cơ thể tự tổng hợp để đáp ứng nhu cầu như vitamin B12. Một số vitamin cần phải bổ sung (A, D, E), nếu bổ sung không đúng đều không tốt. + Thiếu vitamin A: lợn con chậm lớn, da khô, mắt kém, lợn nái mang thai dễ sảy thai, đẻ non... + Thiếu vitamin D: thai kém phát triển, lợn mẹ dễ bị liệt chân sau đẻ. + Thiếu vitamin E: có hiện tượng chết phôi, chết thai, lợn không động dục hoặc chậm động dục.
  • 15. 10 * Chăm sóc nuôi dưỡng - Theo Trần Thanh Vân và cs (2017) [27], cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho lợn nái chửa để đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển của bào thai, nhu cầu duy trì của bản thân lợn mẹ và tích lũy một phần cho sự tiết sữa nuôi con sau này. Riêng đối với lợn nái tơ còn cần thêm dinh dưỡng để tiếp tục lớn thêm nữa, mức ăn cụ thể cho lợn nái ngoại như bảng 2.1. Bảng 2.1. Lượng thức ăn cho lợn nái ngoại giai đoạn mang thai (Đơn vị tính: kg thức ăn/nái/ngày) Giai đoạn Thể trạng lợn nái Nái gầy Nái bình thường Nái béo Từ phối giống đến 34 ngày 3,5 3,0 2,5 Từ 35 - 83 ngày sau phối giống 2,7 2,5 2,3 Từ 84 - 112 ngày sau phối giống 3,2 3,0 2,8 Ngày 113 sau phối giống 1,8 1,6 1,4 Ngày cắn ổ đẻ 0,5 - 1,0 0,5 - 1,0 0,5 - 1,0 Nước uống Tự do Tự do Tự do + Nhu cầu dinh dưỡng của lợn mang thai: đạm thô 13%, NLTĐ 2900 kcal/kg thức ăn. + Số bữa cho ăn/ngày: 2 bữa, cho ăn thức ăn tinh trước, ăn thức ăn rau xanh sau (nếu có). + Vào mùa đông những ngày nhiệt độ dưới 15ºC, lợn nái cần cho ăn thêm 0,2 - 0,3 kg/con/ngày để bù phần năng lượng mất đi do chống rét.
  • 16. 11 + Không được cho lợn nái mang thai ăn thức ăn ẩm mốc, khô dầu bông, lá đu đủ vì dễ gây sảy thai. + Trước khi đẻ 1 tuần cần giảm lượng thức ăn để phòng thức ăn chèn ép thai, bệnh sưng vú do căng sữa sau khi đẻ. - Kỹ thuật chăm sóc, quản lý lợn nái bao gồm: + Vận động: 1 - 2 lần/ngày với 60 - 90 phút/lần, trước khi đẻ 1 tuần chỉ cho đi lại trong sân chơi. Khi thời tiết xấu và những nơi có địa hình không bằng phẳng thì không cho lợn vận động. + Tắm chải: để sạch da, thông lỗ chân lông để tăng cường trao đổi chất, gây cảm giác dễ chịu, kích thích tính thèm ăn và phòng chống bệnh ký sinh trùng ngoài da. Tắm chải cần tiến hành hàng ngày, đặc biệt vào mùa hè và những ngày thời tiết nóng bức. + Chuồng trại: phải đảm bảo vệ sinh thú y, khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. * Công tác thú y - Từ 3 - 5 ngày trước ngày đẻ dự kiến, ô chuồng lợn nái cần được cọ rửa sạch, phun sát trùng nhằm tiêu độc khử trùng chuồng lợn nái trước khi đẻ. - Trước đẻ 10 ngày cần tẩy nội ngoại ký sinh trùng bằng cách trộn vào thức ăn hoặc tiêm, có thể sử dụng Ivome liều 1ml/33 kgTT. - Hằng ngày quan sát phát hiện những biểu hiện không bình thường của lợn, kiểm tra sức khỏe, đo thân nhiệt xem lợn có sốt nóng không. - Tiêm phòng định kỳ các loại vắc xin như: dịch tả, tụ huyết trùng, đóng dấu, lepto 2 lần/nái/năm. Chú ý không tiêm phòng cho lợn nái những loại vắc xin trên khi lợn nái mang thai ở giai đoạn từ sau khi phối đến 60 ngày sau phối trừ trường hợp có dịch bệnh xảy ra. Tiêm vắc xin E.coli cho lợn nái mang thai vào lúc 6 tuần và 2 tuần trước đẻ.
  • 17. 12 - Trước ngày đẻ dự kiến 14 ngày cần phải được tắm ghẻ và sau đó 1 tuần tắm lại lần 2. Đây là điều kiện bắt buộc để đề phòng lợn mẹ bị ghẻ lây sang lợn con ngay từ khi sơ sinh. 2.2.3. Những hiểu biết về quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái đẻ * Quy trình nuôi dưỡng Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [20], thức ăn dùng cho lợn nái đẻ phải là những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa, không cho lợn nái ăn thức ăn có hệ số choán cao gây chèn ép thai sinh ra đẻ non, đẻ khó hoặc ép thai chết ngạt. + Một tuần trước khi lợn đẻ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe cụ thể của lợn nái để có kế hoạch giảm dần lượng thức ăn. Đối với những lợn nái có sức khỏe tốt thì một tuần trước khi đẻ giảm 1/3 lượng thức ăn, trước đẻ 2 - 3 ngày giảm 1/2 lượng thức ăn. Đối với những lợn nái có sức khỏe yếu thì không giảm lượng thức ăn. + Những ngày lợn đẻ phải căn cứ vào thể trạng của lợn nái, sự phát dục của bầu vú mà quyết định chế độ dinh dưỡng cho hợp lý. + Ngày lợn nái cắn ổ đẻ, cho lợn nái ăn ít thức ăn tinh (0,5 kg) hoặc không cho thức ăn tinh nhưng uống nước tự do. Sau khi đẻ 2 - 3 ngày không cho lợn nái ăn nhiều một cách đột ngột mà tăng dần đến ngày thứ 4 - 5 thì cho ăn đủ tiêu chuẩn. Thức ăn cần chế biến tốt, dung tích nhỏ, có mùi vị thơm ngon để kích thích tính thèm ăn cho lợn nái. * Quy trình chăm sóc + Dựa vào lịch phối giống và biểu hiện con vật để sắp xếp người trực và đỡ đẻ để kịp thời đỡ đẻ và can thiệp khi cần thiết tránh những trường hợp đáng tiếc ảnh hưởng đến con nái và con con, gây thiệt hại về chất lượng và số lượng. Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [7], chuồng đẻ chuẩn bị trước khi
  • 18. 13 lợn đẻ 10 - 15 ngày. Chuồng đẻ phải được vệ sinh sạch sẽ, khử trùng toàn bộ chuồng, thoáng mát, đủ ánh sáng và khô ráo. Sau khi vệ sinh tiêu độc để trống chuồng từ 3 - 5 ngày trước khi lợn nái vào đẻ. Chuồng đẻ cần phải trải đệm lót, có che chắn và thiết bị sưởi ấm trong những ngày mùa đông giá rét. Trước khi đẻ 5 - 7 ngày vệ sinh lợn nái sạch sẽ. Chuẩn bị ô úm cho lợn con: phòng ngừa lợn mẹ đè chết lợn con, giúp khống chế nhiệt độ thích hợp cho lợn con, đặc biệt là vào mùa đông. Ngoài ra, ô úm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập ăn sớm cho lợn con (để máng ăn vào ô úm) mà không bị lợn mẹ húc đẩy và ăn thức ăn của lợn con. Theo dõi thường xuyên sức khỏe của lợn mẹ, quan sát bầu vú, thân nhiệt lợn mẹ liên tục trong 3 ngày đầu sau khi đẻ có biện pháp xử lý kịp thời nếu lợn nái có biểu hiện khác thường. 2.2.4. Những hiểu biết về quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái nuôi con * Quy trình nuôi dưỡng Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [20], thức ăn cho lợn nái nuôi con phải là những thức ăn có ảnh hưởng tốt đến sản lượng và chất lượng sữa. Đó là các loại thức ăn xanh non như các loại rau xanh, các loại củ quả như bí đỏ, cà rốt, đu đủ. Thức ăn tinh tốt như gạo tấm, cám gạo, bột mỳ, các loại thức ăn bổ sung đạm động vật, đạm thực vật... Không cho lợn nái nuôi con ăn các loại thức ăn thối mốc, biến chất, hư hỏng. Thức ăn hỗn hợp cho lợn nái nuôi con dùng trong chăn nuôi công nghiệp phải đảm bảo đủ protein, năng lượng và các thành phần vitamin, khoáng theo đúng tiêu chuẩn quy định như năng lượng trao đổi 3100 kcal, protein 15%, canxi từ 0,9 - 1,0 %, photpho 0,7 %. Lượng thức ăn cho lợn nái nuôi con ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và khả năng điều tiết sữa của lợn mẹ nên phải có một khẩu phần ăn hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng cho lợn mẹ. Trong quá trình nuôi con, lợn nái được cho ăn như sau:
  • 19. 14 - Đối với lợn nái ngoại + Ngày cắn ổ đẻ: cho lợn nái ăn ít thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (0,5 kg) hoặc không cho ăn, nhưng cho uống nước tự do. + Sau ngày đẻ thứ 1, 2 và 3 cho ăn thức ăn hỗn hợp với lượng thức ăn từ 1 - 2 - 3 kg tương ứng. + Ngày nuôi con thứ 4 đến ngày thứ 7: cho ăn 4 kg thức ăn/nái/ngày. + Từ ngày thứ 8 đến cai sữa cho ăn theo công thức: Lượng thức ăn/nái/ngày = 2 kg + (số con x 0,35kg/con). + Số bữa ăn trên ngày: 2 bữa (sáng và chiều). + Nếu lợn mẹ gầy thì cho ăn thêm 0,5 kg, lợn mẹ béo thì giảm 0,5 kg thức ăn/ngày. + Một ngày trước ngày cai sữa lượng thức ăn của lợn mẹ giảm đi 20 - 30% lượng thức ăn/ngày. + Ngày cai sữa cho lợn mẹ nhịn ăn, không hạn chế uống nước. - Đối với lợn nái nội + Lợn nái nội có khối lượng cơ thể dưới 100 kg, mức ăn trong 1 ngày đêm được tính như sau: Thức ăn tinh = 1,2 kg + (số lợn con theo mẹ x 0,18 kg). Thức ăn thô xanh: 0,3 đơn vị. + Lợn nái nội có khối lượng cơ thể từ 100 kg trở lên, mức ăn cho 1 ngày đêm giai đoạn nuôi con được tính như sau: Thức ăn tinh = 1,4 kg + (số con theo mẹ x 0,18 kg). Thức ăn thô xanh: 0,4 đơn vị. * Quy trình chăm sóc Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [20], chăn nuôi công nghiệp lợn nái nuôi con đều bị nhốt trong các cũi đẻ không được vận động, vì vậy cần phải chú ý đến thành phần dinh dưỡng của thức ăn, đặc biệt các chất khoáng và
  • 20. 15 vitamin. Chuồng trại của lợn nái nuôi con yêu cầu phải đảm bảo luôn khô ráo, sạch sẽ, không có mùi hôi thối, ẩm ướt. Do vậy hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ, có ô úm lợn con và ngăn tập ăn sớm cho lợn con. Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp là 18 - 20°C, độ ẩm 70 - 75%. 2.2.5. Những hiểu biết về đặc điểm của lợn con giai đoạn theo mẹ 2.2.5.1. Đặc điểm sinh trưởng của lợn con Sau khi sinh lợn con có tốc độ sinh trưởng rất nhanh được thể hiện thông qua sự tăng về khối lượng cơ thể. Thông thường, khối lượng lợn con lúc 7 - 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần so với lúc sơ sinh, 21 ngày tuổi tăng gấp 4 lần. Theo Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2006) [25], khối lượng sơ sinh và khối lượng lúc 60 ngày tuổi có mối tương quan tỷ lệ thuận với nhau khá chặt chẽ. Khối lượng sơ sinh không chỉ liên quan đến khối lượng cai sữa mà còn liên quan tới tỷ lệ chết khi sơ sinh cũng như tỷ lệ sống đến cai sữa. Ở lợn ngoại, khối lượng sơ sinh từ 1,1 - 1,35 kg thì tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa đạt 75%. Trong khi đó, khối lượng sơ sinh 0,57 kg hoặc nhỏ hơn chỉ sống sót hơn 2% khi cai sữa. 2.2.5.2. Đặc điểm tiêu hóa của lợn con - Đặc điểm nổi bật của cơ quan tiêu hóa của lợn con đó chính là sự phát triển rất nhanh song chưa hoàn thiện. Sự phát triển nhanh thể hiện ở sự tăng về dung tích và khối lượng của bộ máy tiêu hóa. Dạ dày lợn con khi mới sinh chỉ có dung tích 2,5 ml đã tăng lên 1815 ml vào lúc 70 ngày tuổi. - Tiêu hóa thức ăn của lợn diễn ra ở 3 giai đoạn: * Tiêu hóa ở miệng + Gồm 3 giai đoạn là lấy thức ăn, nước uống, nhai, tẩm thức ăn với nước bọt và nuốt.
  • 21. 16 + Diễn ra với 2 quá trình: tiêu hóa cơ học do nhai và tiêu hóa hóa học do các men trong nước bọt. Amylase có trong nước bọt có hoạt tính cao trong lợn con mới sinh và từ 2 - 21 ngày tuổi. Tùy theo lượng thức ăn và lượng tiết sữa khác nhau, thức ăn có phản ứng axít yếu và khô thì nước bọt chủ yếu để thấm ướt và làm mềm thức ăn. * Tiêu hóa ở dạ dày - Đặc điểm nổi bật của cơ quan tiêu hóa của lợn con đó chính là sự phát triển rất nhanh song chưa hoàn thiện. Sự phát triển nhanh thể hiện ở sự tăng về dung tích và khối lượng của bộ máy tiêu hóa. Dạ dày lợn con khi mới sinh chỉ có dung tích 2,5 ml đã tăng lên 1815 ml vào lúc 70 ngày tuổi. - Dung tích dạ dày của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, 20 ngày gấp 8 lần và 60 ngày tuổi gấp 60 lần trong khi dung tích dạ dày lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít và sau đó tăng chậm đến tuổi trưởng thành đạt 3,5 - 4 lít. - Cơ quan tiêu hóa của lợn con chưa được hoàn thiện do một số men tiêu hóa thức ăn chưa có hoạt tính mạnh, đặc biệt là ở 3 tuần đầu. Khoảng 25 ngày đầu sau khi đẻ, men pepsin trong dạ dày lợn con chưa có khả năng tiêu hóa protein của thức ăn. Sau 25 ngày tuổi trong dịch vị lợn con chỉ có HCl ở dạng tự do và men pepsinogen không hoạt động mới được HCl hoạt hóa thành pepsin hoạt động và mới có khả năng tiêu hóa. Do thiếu HCl ở dạng tự do nên lợn con dưới 25 ngày tuổi rất dễ bị vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường tiêu hoá. Do đó có thể kích thích tế bào vách dạ dày lợn con tiết ra HCl ở dạng tự do sớm hơn bằng cách bổ sung thức ăn sớm cho lợn con. Nếu tập cho lợn con ăn sớm từ 7 - 10 ngày tuổi thì HCl ở dạng tự do có thể được tiết ra từ 14 ngày tuổi (Võ Trọng Hốt và Nguyễn Thiện 2007) [12]. * Tiêu hóa ở ruột Theo Trần Thị Dân (2006) [3], lợn con sơ sinh dung tích ruột non 100ml, 20 ngày tuổi tăng 7 lần, tháng thứ 3 đạt 6 lít, và 12 tháng đạt 20 lít.
  • 22. 17 Ruột già, lợn con sơ sinh có dung tích 40 - 50 ml, 20 ngày 100 ml, tháng thứ 3 đạt 2,1 lít, tháng thứ 4 là 7 lít và tháng thứ 7 từ 11 - 12 lít. Hoạt tính của các men thay đổi từ sơ sinh đến trưởng thành. + Amylase và maltase: có trong dịch tụy từ khi lợn con mới đẻ ra nhưng dưới 3 tuần hoạt tính còn thấp nên khả năng tiêu hoá tinh bột còn kém. Sau 3 tuần tuổi men amylase và maltase mới có hoạt tính mạnh nên khả năng tiêu hoá tinh bột của lợn con tốt hơn. - Lợn con dưới 3 tuần tuổi chỉ có một số men tiêu hóa có hoạt tính mạnh như: trypsin, cathepsin, lactase, lipase và chymotrypsin. + Trypsin: là men tiêu hóa protein của thức ăn, ở thai lợn 2 tháng tuổi trong chất chiết đã có men trypsin, thai càng lớn hoạt tính của men trypsin càng cao. Khi lợn con mới đẻ ra hoạt tính của men trypsin dịch tụy rất cao để bù đắp lại khả năng tiêu hoá kém của men pepsin dạ dày. + Cathepsin: là men tiêu hoá protein trong sữa, đối với lợn con ở 3 tuần tuổi đầu, cathepsin có hoạt tính mạnh sau đó giảm dần. + Lactase: có tác dụng tiêu hoá đường lactose trong sữa, men này có hoạt tính mạnh ngay từ khi lợn con mới đẻ ra và tăng cao nhất ở tuần tuổi thứ 2, sau đó hoạt tính của men giảm dần. + Lipase và chymotrypsin: đây là hai men có hoạt tính mạnh trong 3 tuần đầu và sau đó giảm dần (Võ Trọng Hốt và Nguyễn Thiện, 2007) [12]. 2.2.5.3. Đặc điểm về khả năng điều tiết thân nhiệt Cơ năng điều tiết thân nhiệt của lợn con còn kém do: - Hệ thần kinh, cơ quan điều tiết nhiệt chưa phát triển hoàn chỉnh. - Diện tích bề mặt của cơ thể lợn con so với khối lượng có thể cao hơn lợn trưởng thành nên lợn con dễ bị nhiễm lạnh. - Tốc độ sinh trưởng của gia súc non rất cao, nếu sữa mẹ không đảm bảo chất lượng, khẩu phần thức ăn thiếu đạm sẽ làm cho sự sinh trưởng chậm
  • 23. 18 lại và tăng trọng theo tuổi giảm xuống, làm cho khả năng chống đỡ bệnh tật của lợn con kém (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2002) [15]. Trong giai đoạn này việc duy trì thân nhiệt của lợn con phụ thuộc vào sự hoạt động rất mạnh của hệ tuần hoàn cũng như sự thay đổi tư thế của lợn. Khả năng tự điều hòa thân nhiệt của lợn con tăng chậm từ khi mới sinh đến 2 tuần tuổi do vậy trong 2 tuần đầu chúng rất dễ mẫn cảm với thay đổi lớn của nhiệt độ bên ngoài. 2.2.5.4. Đặc điểm về khả năng miễn dịch Lợn con khi mới sinh ra trong máu hầu như không có kháng thể, khả năng miễn dịch là hoàn toàn thụ động vì nó phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được nhiều hay ít sữa từ mẹ. Trong sữa đầu lợn mẹ có tỷ lệ protein rất cao, những giờ đầu sau khi đẻ trong sữa có tới 18 - 19% protein, trong đó γ - globulin chiếm tỷ lệ rất cao (34 - 45%) và có vai trò miễn dịch. Trong sữa đầu có một số loại kháng thể chủ yếu như IgA, IgG,IgM để giúp cho lợn con có khả năng chống chịu được với bệnh tật xâm nhập từ bên ngoài vào. Như vậy, quá trình hấp thu nguyên vẹn phân tử γ - globulin bị giảm rất nhanh theo thời gian. Sau 24 giờ hàm lượng globulin trong máu lợn con đã đạt tới 20,3 mg%. Tại thời điểm này các tiểu phần protein sữa tuần hoàn trong máu không nguy hiểm đối với lợn con vì thời gian này lợn chưa hình thành kháng thể bản thân và protein đối với chúng không phải là kháng nguyên. Theo Vũ Đình Tôn, Trần Thị Thuận (2006) [25], lợn con trong thời kỳ này cũng có quá trình tổng hợp kháng thể. Nghiên cứu tại Bruno (Cộng hòa Séc) gần đây cho thấy: chỉ ngay sau ngày đẻ thứ hai một số cơ quan trong cơ thể lợn con đã bắt đầu sản sinh kháng thể. Tuy nhiên, khả năng này của lợn con còn rất hạn chế và nó hoàn chỉnh khi lợn con được một tháng tuổi.
  • 24. 19 2.2.6. Những hiểu biết phòng trị bệnh cho lợn 2.2.6.1. Phòng bệnh * Phòng bệnh bằng vệ sinh và chăm sóc nuôi dưỡng tốt Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [20], từ 3 - 5 ngày trước dự kiến đẻ, ô chuồng lợn nái đã được cọ rửa sạch, phun khử trùng bằng hóa chất nhằm tiêu độc khử trùng chuồng lợn nái trước khi đẻ. Theo Nguyễn Ngọc Phục (2005) [21], bệnh xuất hiện trong một đàn lợn thường do nguyên nhân phức tạp. Có rất nhiều biện pháp đã được đưa ra áp dụng nhằm kiểm soát các khả năng xảy ra bệnh tật trên đàn lợn. * Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh. Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi bằng phương pháp: rửa sạch, để khô sau đó phun sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng và trống chuồng ít nhất 15 ngày với vật nuôi thương phẩm, 30 ngày đối với vật nuôi sinh sản. Với những chuồng nuôi lưu cữu hoặc chuồng nuôi có vật nuôi bị bệnh truyền nhiễm, cần phải vệ sinh tổng thể và triệt để. Sau khi đưa hết vật nuôi ra khỏi chuồng phun sát trùng kỹ (pha dung dịch sát trùng và phun theo hướng dẫn khi chống dịch) toàn bộ chuồng nuôi từ mái, các dụng cụ và môi trường xung quanh. Các chất thải rắn, trong chăn nuôi cần thu gom để đốt hoặc ủ sinh học, chất thải lỏng không thải trực tiếp ra môi trường, các thiết bị, dụng cụ chăn nuôi phải vệ sinh theo quy định chống dịch. Cần phun sát trùng 1 - 2 lần/tuần trong suốt thời gian trống chuồng, để trống chuồng ít nhất 30 ngày. * Phòng bệnh bằng vắc xin Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [11], vắc xin là một chế phẩm sinh học mà trong đó chứa chính mầm bệnh cần phòng cho một bệnh truyền nhiễm nào đó (mầm bệnh này có thể là vi khuẩn, virus, độc tố hay vật liệu di truyền
  • 25. 20 như ARN, ADN…) đã được làm giảm độc lực hay vô độc. Lúc đó chúng không còn khả năng gây bệnh cho đối tượng sử dụng, nhưng khi đưa vào cơ thể động vật nó sẽ gây ra đáp ứng miễn dịch làm cho động vật có miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm gây bệnh của mầm bệnh. Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh ngay mà phải sau 7 - 21 ngày (tuỳ theo từng loại vắc xin) mới có miễn dịch. 2.2.6.2. Điều trị bệnh Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2012) [11], nguyên tắc để điều trị bệnh là: - Toàn diện từ hộ lý, dinh dưỡng, dùng thuốc. - Điều trị sớm trên cơ sở chẩn đoán đúng bệnh. - Diệt căn bệnh là chủ yếu kết hợp chữa triệu chứng. - Tiêu diệt mầm bệnh phải đi đôi với tăng cường sức đề kháng. - Phải có quan điểm khi chữa bệnh, chỉ nên chữa cho những gia súc có thể chữa lành, những bệnh nguy hiểm cho người mà không có thuốc chữa thì không nên chữa cho con vật. 2.2.7. Những hiểu biết về một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái 2.2.7.1. Bệnh viêm tử cung * Nguyên nhân Theo Nguyễn Xuân Bình (2000) [1], Phạm Sỹ Lăng và cs. 2002 [15], bệnh viêm tử cung xảy ra ở những thời gian khác nhau nhưng bệnh chủ yếu xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau khi đẻ 1 - 10 ngày. Lợn nái viêm tử cung sẽ bị tổn thương lớp niêm mạc từ đó gây ảnh hưởng sự tiết Prostagladin F2 và làm xáo trộn chu kỳ động dục, làm tăng tình trạng chậm sinh và vô sinh. Theo Lê Minh và cs (2017) [17], bệnh viêm tử cung ở lợn nái thường do các nguyên nhân sau: - Công tác phối giống không đúng kỹ thuật, nhất là phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo làm xây xát niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫn
  • 26. 21 tinh không được vô trùng khi phối giống có thể từ ngoài vào tử cung lợn nái gây viêm. - Lợn nái phối giống trực tiếp, lợn đực mắc bệnh viêm bao dương vật hoặc mang vi khuẩn từ những con lợn nái khác đã bị viêm tử cung, viêm âm đạo truyền sang cho lợn khoẻ. - Lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng thủ thuật gây tổn thương niêm mạc tử cung, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, viêm tử cung kế phát. - Lợn sau đẻ bị sót nhau xử lý không triệt. - Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh lao… - Do vệ sinh chuồng đẻ, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước và sau đẻ không sạch sẽ, trong thời gian đẻ cổ tử cung mở vi sinh vật có điều kiện để xâm nhập vào gây viêm. Theo Lê Văn Năm (2009) [18], cho biết có rất nhiều nguyên nhân từ ngoại cảnh gây bệnh như: do thức ăn nghèo dinh dưỡng, do can thiệp đỡ đẻ sai kỹ thuật dẫn đến muxin của chất nhầy cơ quan sinh dục bị phá hủy hoặc kết tủa, kết hợp với việc chăm sóc nuôi dưỡng bất hợp lý và thiếu vận động đã làm chậm quá trình thu teo sinh lý của dạ con (trong điều kiện cai sữa bình thường dạ con trở về khối lượng kích thước ban đầu khoảng 3 tuần sau đẻ). Đây là điều kiện tốt để vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây bệnh. Biến chứng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào dạ con gây nên trong thời gian động đực (vì lúc đó tử cung mở) và do thụ tinh nhân tạo sai kỹ thuật. Nguyên nhân chính do vi sinh vật, nguyên nhân khác sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể hoặc tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển để gây nên các triệu chứng (Nguyễn Văn Thanh và cs, 2016) [23]. Mặt khác, nguyên nhân gây ra bệnh viêm tử cung chủ yếu do vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), liên cầu dung huyết (Streptococcus
  • 27. 22 hemolitica) và các loại Proteus vulgaris, Klebsiella, dung huyết E.coli, còn có thể do trùng roi (Trichomonas foetus) và do nấm Candida albicans theo Đoàn Thị Kim Dung và Lê Thị Tài (2002) [6]. * Triệu chứng Theo Nguyễn Văn Thanh (2010) [22], khi lợn nái bị viêm các chỉ tiêu lâm sàng như thân nhiệt và tần số hô hấp đều tăng. Lợn sốt theo quy luật sáng sốt nhẹ 39 - 39,5°, chiều 40 - 41°C. Con vật ăn kém, sản lượng sữa giảm, đôi khi con vật cong lưng rặn. Từ cơ quan sinh dục chảy ra hỗn dịch lẫn nhiều mảnh tổ chức có mùi hôi tanh, dịch màu trắng đục hay hồng hoặc nâu đỏ, khi nằm lượng dịch chảy ra nhiều hơn. Một số tiêu chí phân biệt các thể viêm thể hiện trong bảng 2.2 Bảng 2.2. Một số tiêu chí phân biệt các thể viêm tử cung Chỉ tiêu phân biệt Thể viêm Thể nhẹ (+) Thể vừa (++) Thể nặng (+++) Sốt Sốt nhẹ Sốt nhẹ Sốt cao Dịch viêm Màu Trắng đục hoặc trắng xám Vàng xanh, trắng đục Vàng sệt, có khi lẫn máu Mùi Hôi tanh Tanh thối Thối khắm Phản ứng đau Đau nhẹ Đau rõ hơn Đau có phản ứng Biểu hiện Lợn kém ăn Lợn ăn ít hoặc bỏ ăn, hay nằm ì Lợn ủ rũ, hay nằm, bỏ ăn hoàn toàn
  • 28. 23 Các thể viêm ở lợn: + Thể nhẹ (+) gọi là viêm tử cung nhờn: thân nhiệt bình thường, có khi hơi cao 39 - 39,5 ̊ C, kém ăn, có dịch tiết ra từ âm hộ, 12 - 72 giờ sau khi đẻ dịch lỏng có màu trắng đục hoặc xanh dạng sợi mùi hôi tanh. Thể viêm này ít ảnh hưởng đến sản lượng sữa của lợn mẹ. + Thể vừa (++) thuộc dạng viêm tử cung mủ, thân nhiệt lợn nái cao 39,5 - 40 ̊ C, lợn ăn ít hoặc bỏ ăn, hay nằm lì. Khi nằm có dịch từ âm hộ chảy ra màu vàng xanh lẫn mủ trắng đục, hơi sệt mùi tanh hôi. + Thể nặng (+++) thuộc dạng viêm tử cung mủ, thân nhiệt tăng cao từ 39,5 - 40 ̊ C, lợn nái ủ rũ, hay nằm, bỏ ăn, dịch tiết ra từ âm hộ có dạng màu xanh vàng sệt, có khi lẫn máu, mùi tanh thối.Niêm mạc âm đạo nhợt nhạt, nhiều mủ đặc dính lại, cổ tử cung hơi mở, có mủ trắng đục chảy ra, mùi thối khắm. Trạng thái này xuất hiện chậm 7 - 8 ngày sau khi lợn đẻ. Bệnh thường ảnh hưởng đến sản lượng sữa. 2.2.7.2. Bệnh viêm khớp * Nguyên nhân - Do thiếu dinh dưỡng trước và sau đẻ. - Tổn thương ở chân do chấn thương, hình thành không đúng và thoái hóa xương và sụn. - Do nhiễm trùng khớp và các mô bao quanh bởi các vi khuẩn Streptococcus suis, Mycoplasma và Staphylococcus. * Triệu chứng - Bệnh xảy ra lẻ tẻ, tỷ lệ mắc bệnh 5 - 20%. - Bệnh thường xảy ra ở 3 thể: + Thể quá cấp tính: lợn chết rất nhanh, sốt cao, bỏ ăn, lờ đờ, đi lại khập khiễng, uốn người ra sau, run rẩy, co giật, què. Lợn có thể bị mù, điếc, có hiện tượng viêm màng não gây tụ máu não, màng não, dịch não, tủy có màu đục.
  • 29. 24 + Thể cấp tính: lợn sốt, lông da sởn lên, suy nhược và què. Khi bệnh tiến triển lợn sút cân, các khớp bị nhiễm sưng to. + Thể mãn tính: lợn còi cọc và bị viêm khớp mãn tính suốt đời. Các khớp bệnh chứa nhiều dịch khớp đục với các sợi tơ huyết (fibrin). Các màng sưng phồng, mất màu và tấy đỏ. Các mô liên kết bọc xung quanh mô dày lên và có thể chứa các ổ mủ nhỏ (áp xe). 2.2.7.3. Bệnh bại liệt sau sinh * Nguyên nhân - Do dinh dưỡng: thiếu hụt canxi, phospho, vitamin D trong thời gian mang thai làm rối loạn quá trình vận chuyển canxi. - Do quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng không đúng quy trình kỹ thuật. - Do giảm canxi huyết, xuất hiện khi lượng máu rất nhiều tập trung vào bầu vú sau khi đẻ và kết quả sự rối loạn chức năng hoạt động của tuyến phó giáp trạng, tuyến này bị xung huyết trong thời gian sinh đẻ. - Do tác nhân cơ học: trong quá trình mang thai, sự di chuyển lợn lên chuồng đẻ lợn dễ bị trượt ngã. - Do thời tiết: nhiệt độ môi trường quá nóng trong thời gian nái gần sinh hay vừa sinh xong dễ xảy ra bại liệt. - Do thai quá to, tư thế và chiều hướng thai không bình thường. - Do quá trình thủ thuật kéo thai quá mạnh hay không đúng thao tác từ đó gây tổn thương thần kinh tọa hoặc ảnh hưởng đến đám rối hông khum. * Triệu chứng Thường có hai thể: - Thể điển hình: chiếm 20% trong tổng số các ca bệnh, bệnh phát triển nhanh, từ lúc bắt đầu đến lúc biểu hiện triệu chứng không quá 12 giờ. Lợn sốt cao (>41ºC), thở nhanh chân sau đứng không vững, lợn có thể giãy dụa cố để đứng dậy, chảy nước bọt, nuốt rất khó khăn, sau cùng lợn có thể hôn mê và chết.
  • 30. 25 - Thể nhẹ: chiếm đa số, lợn có hiện tượng co giật, thích nằm, ủ rũ, kém ăn nhưng không bị hôn mê. Bệnh xuất hiện 2 - 5 ngày sau khi sinh, lợn đi không vững và sau đó thường mất sữa. 2.2.8. Những hiểu biết về một số bệnh trên thường gặp trên lợn con 2.2.7.4. Hội chứng tiêu chảy * Nguyên nhân - Theo nghiên cứu của Phạm Minh Hằng (2018) [10], lợn không được bổ sung vitamin và premix khoáng đầy đủ nguy cơ xảy ra tiêu chảy cao gấp 2,58 lần so với lợn được bổ sung các chất nói trên. - Do thời tiết khí hậu: các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng, hanh, ẩm thay đổi thất thường và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh, các phản ứng thích nghi của cơ thể (Đoàn Thị Kim Dung, 2004) [5]. - Lợn con bị nhiễm khuẩn: theo Phạm Sỹ Lăng (2009) [14], bệnh tiêu chảy ở lợn có nguyên nhân do vi khuẩn E.coli, Salmonella,... Theo Nguyễn Đức Thủy (2015) [22], vi sinh vật bao gồm các loại virut, vi khuẩn và các loại nấm mốc. Hoạt động của hệ sinh thái trong đường ruột luôn được duy trì ở mức cân bằng và ổn định, một khi do một số yếu tố bất lợi làm giảm sức đề kháng của lợn thì vi sinh vật có hại trong đường ruột có cơ hội phát triển mạnh hơn vi sinh vật có lợi, gây mất cân bằng và dẫn đến lợn bị tiêu chảy. - Do ký sinh trùng ký sinh trong hệ tiêu hoá là một trong những nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy. Ký sinh trùng ngoài việc lấy đi dinh dưỡng của lợn, tiết độc tố đầu độc cho lợn, chúng còn gây tác động cơ giới làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa và là cơ hội khởi đầu cho quá trình nhiễm trùng. Có nhiều loại ký sinh trùng đường ruột tác động gây ra bệnh tiêu chảy như sán lá ruột lợn, giun đũa lợn... Ngoài tác động cơ giới lên thành ruột
  • 31. 26 thì giun sán còn tiết độc tố có thể gây rối loạn tiêu hóa, làm lợn còi cọc chậm lớn và mở đường cho nhiều loại vi rút, vi khuẩn xâm nhập (Nguyễn Thị Bích Ngà, 2015) [19]. Theo Sa Đình Chiến và Cù Hữu Phú (2016) [2], khẳng định rằng vi khuẩn E.coli là nguyên nhân gây bệnh phổ biến và quan trọng nhất của hội chứng tiêu chảy ở lợn. E.coli có sẵn trong đường ruột của lợn, nhưng không phải lúc nào cũng gây bệnh mà chỉ gây bệnh khi sức đề kháng của lợn giảm sút do chăm sóc nuôi dưỡng kém, điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột, các bệnh kế phát. - Do giai đoạn tuổi: theo Trần Đức Hạnh (2013) [9], lợn con ở 1 số tỉnh phía bắc mắc hội chứng tiêu chảy và chết với tỷ lệ trung bình là 31,84% và 5,37%; tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy và chết giảm dần theo lứa tuổi, cao nhất ở lợn con giai đoạn từ 21 - 40 ngày (30,97% và 4,93%) và giảm ở giai đoạn 41 - 46 ngày. * Triệu chứng - Dấu hiệu lâm sàng: xảy ra ở bất cứ ngày tuổi nào trong suốt giai đoạn bú mẹ nhưng thường được chia làm 2 giai đoạn, trước 5 ngày và khoảng 7 đến 14 ngày. - Thể cấp tính: dấu hiệu duy nhất là lợn con đang khỏe mạnh chết đột ngột. Mổ khám cho viêm ruột, không tìm được dấu hiệu nào khác bên trong. Triệu chứng lâm sàng ở lợn con bị nhiễm bệnh là: + Lợn nằm chồng lên nhau, run rẩy ở một góc chuồng. + Vùng da xung quanh hậu môn và đuôi ướt. + Phân nước, màu kem, màu vàng. Trong nhiều trường hợp, phân có mùi tanh, khó ngửi. Phân lợn tiêu chảy thường dính trên da của những con lợn khác, màu cam hoặc trắng. + Lợn con tiêu chảy mất nước, mắt lõm, da nhăn, lông xù xì.
  • 32. 27 - Thể á cấp tính: triệu chứng tương tự thể cấp tính nhưng ít nghiêm trọng hơn, kéo dài hơn nhưng tử số ít hơn. Loại tiêu chảy này thường được nhìn thấy ở giai đoạn 7-14 ngày, biểu hiện phân từ lỏng như nước đến sáp như kem, thường có màu vàng hoặc trắng. 2.2.7.5. Hội chứng tiêu chảy cấp * Nguyên nhân - Theo Nguyễn Trung Tiến và cs (2015) [24], dịch tiêu chảy cấp tính trên lợn (Porcine Epldemic Diarrhea - PED) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do một loại vi rút thuộc họ Coronaviridae gây ra. Dịch PED xảy ra quanh năm nhưng thường phổ biến hơn vào mùa đông và trên 90% ca bệnh xảy ra ở lợn con dưới 7 ngày tuổi. * Triệu chứng - Phân vàng lỏng, có mùi tanh, bú ít lại. - Nôn mửa ra sữa, lợn mất nước, lợn gầy gò, ốm yếu. - Dáng đi siêu vẹo, lông bết. - Nằm lên bụng mẹ hoặc nằm chồng đống lên nhau cho ấm. 2.2.7.6. Hội chứng hô hấp - Có tên gọi khác là bệnh suyễn hoặc viêm phổi địa phương. * Nguyên nhân - Do Mycoplasma là tác nhân chính kết hợp với hệ vi khuẩn như: Pasteurella multocida, Bordet, Chlamydia, Streptococcus, Staphylococcus… - Lợn mẹ bị bệnh có thể truyền cho con trong thời gian mang thai. - Do môi trường và chăm sóc quản lý: bệnh hô hấp liên quan mật thiết với tiểu khí hậu trong chuồng nuôi. * Triệu chứng - Sốt nhẹ 40,4 - 41o C, bắt đầu từ triệu chứng hắt hơi chảy nước mũi, sau đó chuyển thành dịch nhầy. Lúc đầu ho khan từng tiếng, ho chủ yếu về đêm,
  • 33. 28 sau đó chuyển thành cơn, ho ướt nghe rõ nhất là vào sáng sớm đặc biệt là các buổi khi trời se lạnh, gió lùa đột ngột, nước mũi nước mắt chảy ra nhiều. - Lợn thở thể bụng, nhiều con thở ngồi như chó thở. Rõ nhất là sau khi bị xua đuổi, có những con mệt quá nằm lỳ ra mà không có phản xạ sợ sệt, vẻ mặt rầu rĩ, mí mắt sụp, tai không ve vẩy. Xương sườn và cơ bụng nhô lên, hạ xuống theo nhịp thở gấp. 2.2.7.7. Bệnh viêm khớp * Nguyên nhân - Do vi khuẩn Streptococcus suis gây viêm khớp ở mọi lứa tuổi lợn, bệnh thường gây ra trên lợn con 1 - 6 tuần tuổi. Vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, cuống rốn, vết thương khi cắt đuôi, bấm nanh, các vết thương trên da, đầu gối khi chà sát trên nền chuồng, qua vết thiến. * Triệu chứng - Lợn con đi khập khiễng từ 3 - 4 ngày tuổi, khớp chân sưng lên vào ngày 7 - 15 sau khi sinh nhưng tử vong thường xảy ra lúc 2 - 5 tuần tuổi. Thường thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân. Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng, sờ nắn vào có phản xạ đau (Nguyễn Ánh Tuyết, 2015) [33]. 2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam một số nhà khoa học thú y đã có những nghiên cứu tổng kết về bệnh sinh sản trên đàn lợn nái. Bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, nó không chỉ làm giảm sức sinh sản của lợn nái mà còn có thể làm cho nái mất khả năng sinh sản, chậm sinh hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con.
  • 34. 29 Theo Nguyễn Xuân Bình (2000) [1], bệnh viêm tử cung xảy ra ở những thời gian khác nhau, nhưng thường xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau khi đẻ từ 1 - 10 ngày. Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [7], bệnh viêm tử cung ở thể viêm cơ, viêm tương mạc thì không nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn không được đẩy ra ngoài lưu trong đó làm cho bệnh nặng thêm. Các tác giả đề nghị nên dùng oxytoxin kết hợp PGF2α hoặc kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ. Sát nhau trên lợn nái ít xảy ra, nhưng nếu lợn nái bị sát nhau sẽ đưa đến viêm nhiễm trùng và gây viêm tử cung. Điều kiện môi trường thay đổi đột ngột như thời tiết môi trường quá nóng hay quá lạnh trong thời gian đẻ cũng dễ đưa đến viêm tử cung. Theo Lê Văn Năm (2009) [18], nguyên nhân từ ngoại cảnh gây bệnh như: do thức ăn nghèo dinh dưỡng, do can thiệp đỡ đẻ bằng dụng cụ hay thuốc sản khoa sai kỹ thuật dẫn đến chất nhầy các cơ quan sinh dục bị phá hủy hoặc kết tủa, kết hợp với việc chăm sóc nuôi dưỡng bất hợp lý thiếu vận động đã làm chậm quá trình thu teo sinh lý của dạ con. Biến chứng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào dạ con gây nên trong thời gian động đực (lúc đó tử cung mở) và do thụ tinh nhân tạo sai kỹ thuật (dụng cụ dẫn tinh làm tổn thương niêm mạc tử cung). Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2016) [23], có nhiều nguyên nhân gây viêm tử cung như: dinh dưỡng, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, chăm sóc và quản lý, vệ sinh, kiểu khí hậu chuồng nuôi... Nhưng nguyên nhân chính luôn có trong các trường hợp là do vi sinh vật, nguyên nhân khác sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể hoặc tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển để gây nên các triệu chứng.
  • 35. 30 Điều trị lợn nái bị viêm tử cung: theo Nguyễn Văn Điền (2015) [8], đối với lợn nái viêm tử cung nhẹ, điều trị bằng cách đặt viên thuốc kháng sinh oxytetracyclin vào âm đạo từ 5 - 7 ngày. Tiêm amoxi 15 % 3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 48 giờ. Đây là dạng viêm có kết quả điều trị khỏi bệnh cao. 2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Theo Arut Kidcha-orrapin (2006) [31], tại Thái Lan: Hội chứng MMA là một vấn đề lớn ở các trang trại chăn nuôi lợn, đặc biệt vào mùa hè (giữa tháng 3 và tháng 5), ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái. Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh là quản lý tốt đàn nái, đặc biệt là trước khi đẻ. Theo Heber và cs. (2010) [28] thì lợn được coi là mắc hội chứng MMA khi có một hoặc bao gồm các biểu hiện sau: Viêm tử cung, dịch tiết âm đạo có pH > 8, lười vận động, thân nhiệt > 39,40 C, viêm vú. Theo Kemper và cs. (2013) [29], tại 6 đàn nái hạt nhân ở Đức (2008 - 2010), có 99,1% các mẫu sữa phân lập được vi khuẩn chủ yếu thuộc họ Enterobacteriaceae, Staphylococcaceae, Streptococcaceae và Enterococcaceae. Trong đó, E.coli chiếm nhiều hơn cả và những loài này cũng được tìm thấy trong sữa lợn khỏe, còn Staphylococcus spp, Lactococcus lactis được tìm thấy trong sữa lợn mắc hội chứng MMA. Theo nghiên cứu Martineau (2011) [32], có nhiều bệnh nguyên học và sinh lý bệnh đề cập trong hội chứng rối loạn tiết sữa và viêm vú ở lợn nái sau đẻ dùng những tên khác nhau: phức hợp viêm vú - viêm tử cung - mất sữa (MMA), hội chứng mất sữa, hội chứng rối loạn tiết sữa, phù thũng vú, hội chứng giảm tiết sữa, ngộ độc máu mất sữa và viêm vú sau đẻ. Theo Maes và cs (2010) [30], MMA có tỷ lệ lưu hành 6,9% trong tổng số 16.450 lợn nái đẻ trong hơn 01 năm tại 31 đàn ở Illinois; trong 27.656 lợn nái đẻ của một nghiên cứu được tiến hành tại bang Missouri có tới 13% nái bị mắc hội chứng MMA.
  • 36. 31 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Đối tượng - Đàn lợn nái sinh sản. 3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện - Địa điểm: trại Bích Cường, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. - Thời gian thực hiện: từ ngày 14/12/2020 đến ngày 02/06/2021 3.3. Nội dung thực hiện - Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại. - Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nuôi tại trại. - Thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại. - Thực hiện chẩn đoán và điều trị cho đàn lợn nuôi tại trại. - Thực hiện một số công tác khác tại trại. 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi - Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại. - Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn tại trại. - Kết quả sinh sản của đàn lợn nái nuôi con tại trại. - Kết quả thực hiện vệ sinh và phòng bệnh cho đàn lợn tại trại. - Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái và lợn con tại trại - Kết quả thực hiện các thao tác khác tại trại. 3.4.2. Phương pháp thực hiện 3.4.2.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại em tiến hành thu thập thông tin từ phòng kế toán của trại, quản lý trại và kỹ sư trại kết hợp theo dõi tình hình thực tế tại trang trại để đánh giá tình hình chăn nuôi của trại. 3.4.2.2. Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn tại trại - Thực hiện chăn nuôi theo đúng quy định chăn nuôi của Công ty cổ
  • 37. 32 phần Ngọc Minh Green Farm áp dụng tại trại Bích Cường. “* Quy trình chăm sóc lợn nái đẻ” “Vệ sinh sát trùng chuồng đẻ sạch sẽ, khô ráo trước khi chuyển nái sang chuồng đẻ. Tắm cho lợn nái bằng sát trùng và chuyển nái sang đẻ trước 7 - 10 ngày theo lịch dự kiến đẻ. Lợn có thẻ nái đầy đủ ở mỗi ô chuồng, cho uống nước tự do.” “Chuẩn bị dụng cụ trước khi lợn con ra đời: khăn lau, bột xoa, cồn iod, bao tải nilon, dầu bôi trơn, kim tiêm, kìm cắt đuôi, bấm tai, thuốc oxytoxin, kháng sinh, lồng úm, bóng úm...” “- Khẩu phần thức ăn: bảng 3.1” Bảng 3.1. Khẩu phần thức ăn của lợn nái của công ty De Heus Giai đoạn Ngày Cám Tiêu chuẩn thức ăn (kg/con/ngày) Gầy và già Bình thường Béo và trẻ Trước phối Chờ phối 3030 + 0,5 3,0 - 0,5 Giai đoạn 1 1 - 34 + 0,5 3,0 - 0,5 Giai đoạn 2 35 - 83 + 0,2 2,5 - 0,2 Giai đoạn 3 84 - 104 + 0,2 3,0 - 0,2 Giai đoạn 4 105 - 112 3060 + 0,2 3,0 - 0,2 Trước ngày đẻ dự kiến 3 + 0,5 2,5 - 0,5 2 + 0,5 2,0 - 0,5 1 + 0,5 1,5 - 0,5 Ngày sinh 0 + 0,5 1,0 - 0,5 Sau đẻ 2 + 0,5 2,0 - 0,5 4 + 0,5 3,0 - 0,5 6 + 0,5 4,0 - 0,5 8 + 0,5 5,0 - 0,5 10 + 0,5 6,0 - 0,5 12 - cai sữa + 0,5 6,5 - 0,5 Trước cai sữa 3 + 0,5 4,0 - 0,5 2 + 0,5 3,0 - 0,5 1 + 0,5 2,0 - 0,5 Ngày cai sữa 0 + 0,5 1,0 - 0,5 (Nguồn: kỹ thuật trại)
  • 38. 33 “- Quy trình dùng thuốc đối với lợn nái đẻ” “+ Lợn có biểu hiện sắp đẻ: tiêm dufamox, liều 1ml/10kgP.” “+ Lợn đẻ được 2/3 số con: tiêm oxytoxin, liều 0,1ml/10kgP.” “- Quy trình đỡ đẻ cho lợn nái” “+ Người đỡ đẻ: cắt móng tay và vệ sinh tay sạch bằng nước sát trùng.” “+ Kỹ thuật đỡ đẻ: một tay cầm chắc lợn con, một tay dùng khăn khô lau sạch nhớt ở miệng, lỗ mũi và toàn thân cho lợn để kích thích hô hấp. Sau đó rắc bột lăn lên toàn bộ cơ thể đẻ lợn nhanh khô, giữ ấm cho cơ thể lợn con rồi cho lợn vào lồng úm.” “|+ Cắt rốn: buộc dây rốn đã có thuốc sát trùng ở vị trí cách cuống rốn 3 cm, dùng kéo cắt phần nút thắt bằng 1/2 bên trong nút buộc khoảng 1,5 cm rồi sát trùng vùng cuống rốn bằng cồn iod rồi cho lợn con vào lồng úm tº = 33 - 35°C.” “+ Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ.” “+ Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.” “+ Chỉ can thiệp khi lợn mẹ rặn đẻ lâu và khó khăn.” “- Kỹ thuật can thiệp lợn đẻ khó” “+ Biểu hiện”  “Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ.”  “Lợn rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh.”  “Đuôi cong lên do lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do trọng lượng lợn con quá to hoặc do thai bị ngược nên không ra ngoài được.”  “Mắt của lợn mẹ đỏ do quá trình rặn đẻ liên tục.’’  “Lợn mẹ kiệt sức sẽ thở nhanh, yếu ớt.’’
  • 39. 34 “+ Cách can thiệp: dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn. Sát trùng tay, bôi gel bôi trơn rồi đưa tay vào trong tử cung đưa lợn con ra ngoài.’’ “+ Sử dụng thuốc:’’  “Oxytoxin: tiêm vào gốc đuôi, liều 1 ml/10kgP và lượng thuốc tùy vào từng trường hợp.’’  “Catosal: tiêm bắp, liều 1 ml/10kgP’’ * Quy trình chăm sóc ‘’đàn lợn theo mẹ đến khi cai sữa’’ “- 1 ngày: ghép đàn và bấm số tai cho những đàn cần phải bấm theo quy định của trại.’’ “- Từ 2 - 3 ngày: mài nanh, cắt đuôi, sát trùng lại rốn, cho uống cầu trùng và tiêm sắt.’’ “- Từ 5 - 7 ngày: lắp máng tập ăn và cho lợn ăn và thiến lợn đực.” “- 7 ngày: tiêm vắc xin suyễn lần 1.” “- 14 ngày: tiêm vắc xin circo.” “- 21 ngày: tiêm vắc xin suyễn lần 2.” “- Từ 21 đến 26 ngày: cai sữa cho lợn con.” “- Tập ăn sớm lúc 5 - 7 ngày tuổi.” “Đầu tiên cho một ít thức ăn vào trong máng ăn đặt vào ô chuồng để lợn con làm quen dần với thức ăn. Sau khi lợn con đã quen và ăn được, từ từ tăng lượng thức ăn lên.” “Trang trại sử dụng loại thức ăn hỗn hợp dạng viên 3800 cho lợn con từ 7 ngày tuổi đến 7 kg của công ty De Heus.” - “Cai sữa cho lợn con” “Khi lợn con được 21 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn con đối với những đàn có khối lượng từ 5,5 kg đến 7 kg, không mắc bệnh và có sức khoẻ tốt.”
  • 40. 35 3.4.2.3. Thực hiện quy trình vệ sinh, phòng bệnh cho đàn lợn tại * Lịch sát trùng chuồng trại Bảng 3.2. Lịch sát trùng được áp dụng tại trại Thứ Trong chuồng Ngoài Chuồng Chuồng bầu Chuồng an thai Chuồng đẻ Thứ 2 Phun sát trùng, phun nước vôi Phun sát trùng Phun sát trùng, phun nước vôi và rắc vôi Phun sát trùng Thứ 3 Phun sát trùng Phun sát trùng, phun nước vôi Phun sát trùng, phun nước vôi và rắc vôi Phun sát trùng Thứ 4 Phun sát trùng, phun nước vôi Phun sát trùng Phun sát trùng, phun nước vôi và rắc vôi Phun sát trùng Thứ 5 Phun sát trùng Phun sát trùng, phun nước vôi Phun sát trùng, phun nước vôi và rắc vôi Phun sát trùng Thứ 6 Phun nước vôi, vệ sinh tổng chuồng Phun sát trùng Phun nước vôi, vệ sinh tổng chuồng Phun sát trùng Thứ 7 Phun sát trùng Phun nước vôi, vệ sinh tổng chuồng Phun sát trùng, phun nước vôi và rắc vôi Phun sát trùng Chủ nhật Phun sát trùng, phun nước vôi Phun sát trùng Phun sát trùng, phun nước vôi và rắc vôi Phun sát trùng (Nguồn: kỹ thuật trại)
  • 41. 36 * Lịch phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn tại trại Bảng 3.2. Phòng bệnh bằng vắc xin của trại Loại lợn Tuổi Phòng bệnh Vắc xin - Thuốc Đường đưa thuốc Liều lượng (ml/con) Lợn con 1 - 3 ngày Thiếu sắt Dextran Fe 10% Tiêm 2 Tiêu chảy Baytril® 0,5% Tiêm 1 3 - 4 ngày Cầu trùng Diacoxin 5% Uống 2 7 - 10 ngày Suyễn Myco Tiêm bắp 2 14 - 16 ngày Còi cọc Circo Tiêm bắp 2 Lợn nái hậu bị 24 tuần tuổi Khô thai PV Tiêm bắp 2 25 tuần tuổi Dịch tả SF Tiêm bắp 2 26 tuần tuổi Giả dại AD Tiêm bắp 2 27 tuần tuổi LMLM FMD Tiêm bắp 2 28 tuần tuổi Khô thai PV Tiêm bắp 2 29 tuần tuổi Khô thai PV Tiêm bắp 2 30 tuần tuổi Suyễn Hyogen Tiêm bắp 2 Lợn nái sinh sản 10 tuần chửa Dịch tả SF Tiêm bắp 2 12 tuần chửa LMLM Aftopor Tiêm bắp 2 12 tuần chửa Giả dại Neocolipor Tiêm bắp 2 Sau đẻ 15 ngày Khô thai Parvo Tiêm bắp 2 (Nguồn: kỹ thuật trại)
  • 42. 37 3.4.2.4. Quy trình chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn tại trại “* Bệnh bại liệt” “- Triệu chứng” “+ Xuất hiện sau đẻ 2 - 3 ngày, lúc đầu con vật đi lại khó, đi không vững, hay nằm, hai chân sau yếu hơn và mỗi lần đứng lên đều ghì vào thành.” “+ Con vật mệt mỏi, kém ăn hoặc bỏ ăn.” “- Chẩn đoán: lợn nái bị bại liệt sau đẻ.” “- Điều trị:” “+ Hằng ngày trở mình cho con vật tránh bầm huyết, hoại tử da tránh kế phát tới viêm phổi và chướng bụng đầy hơi.” “+ Tách con con ra trước mới điều trị và dùng phác đồ như sau” “Calcium - F: 1 ml/10kgP, 1 lần/ngày.” “Vitamin ADE: 0,1 ml/10kgP, 1 lần/ngày.” “Strychnin: 0,1 ml/10kgP, 1 lần/ngày.” “Vitamin B1 2,5%: 1 ml/20kgP, 1 lần/ngày.” “Điều trị liên tục từ 3 - 5 ngày.” “* Bệnh viêm tử cung” “Dùng nhiệt kế thủy ngân để đo ở trực tràng lợn nái ngày 2 lần. Đo trong 3 phút (sáng 7 - 9 giờ, chiều 16 - 18 giờ).” “- Triệu chứng:” “+ Sốt nhẹ (40 - 41o C), giảm ăn hay bỏ ăn.” “+ Dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, lúc đầu màu trắng loãng đục hoặc phớt vàng.” “- Chẩn đoán: lợn nái bị viêm tử cung.” “- Điều trị:’’ “+ Dufamox: 1 ml/10kgP, 1 lần/ngày.” “+ Oxytoxin: 0,1 ml/10kgP, 1 lần/ngày.”
  • 43. 38 “+ Analgin: 1 ml/10kgP, 1 lần/ngày.” “Điều trị 3 ngày liên tục.” “* Bệnh viêm khớp’’ “- Triệu chứng:” “+ Lợn đi khập khiễng, khớp chân sưng lên, viêm tấy đỏ ở cổ chân, khớp bàn chân, sờ nắn vào có phản xạ đau.” “+ Lợn ăn ít, hơi sốt (40 - 40,5o C).” “- Chẩn đoán: lợn bị viêm khớp.” “- Điều trị:” “+ Dufamox: 1 ml/10kgP, 1 lần/ngày.” “+ Catosal: 1 ml/10kgP, 1 lần/ngày.” “Điều trị liên tục 3 - 4 ngày.” “*Hội chứng tiêu chảy” “- Triệu chứng:’’ “+ Phân lỏng, có màu trắng hoặc vàng nhớt, phân dính đít.’’ “+ Lợn gầy, ốm yếu.’’ “- Chẩn đoán: tiêu chảy ở lợn con’’ “- Điều trị:’ “+ Dufamox: 1 ml/10kgP, 1 lần/ngày.’’ ‘’+ Atropin: 1 ml/10kgP, 1 lần/ngày.’’ “+ Uống men han – goodway.’’ ‘’Điều trị liên tục 3 - 5 ngày.’’ ‘’* Hội chứng tiêu chảy cấp’’ “- Triệu chứng:” “+ Cả đàn lông bết nhưng kiểu loang lổ khắp người, mùi tanh hôi, nôn nhiều và khi nôn ra giống như bã đậu, có lẫn sữa.”
  • 44. 39 “+ Phân vàng lỏng, lợn con nằm chồng lên như hình tháp mặc dù trời không lạnh.” “+ Dáng đi thì siêu vẹo, chỉ thích nằm, lười ra bú mẹ.” “- Chẩn đoán: tiêu chảy cấp ở lợn con.” “- Điều trị:” “+ Atropin pha với glucose 5% (tỷ lệ 1 : 25), 3 ml/10kgP, ngày uống 2 - 3 lần.” “+ Han - tophan: 1 ml/10kgP, 1 lần/ngày.” “Lưu ý: vắt sữa đầu của nái khác cho uống, uống tự do, thắp bóng úm thường xuyên. Đồng thời vệ sinh nái và ô chuồng đó với các ô cạnh bên.” “Điều trị liên tục 3 - 5 ngày.” “* Hội chứng hô hấp” “- Triệu chứng:” “+ Lợn bỏ ăn, gầy còm, lông xù.” “+ Thở thể bụng, có khi ngồi thở, bụng hóp lại, da trắng nhợt.” “+ Lợn bị bệnh không tranh vú với các con khác nên ngày càng gầy yếu.” “- Chẩn đoán: lợn con mắc bệnh về đường hô hấp.” “- Điều trị:” “+ Florject: 0,3 ml/10kgP, 1 lần/ngày.” “+ Han - tophan: 1ml/10kgP, 1 lần/ngày.” “Điều trị liên tục 1 - 3 ngày.” 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu với công thức tính Các số liệu thu thập được xử lý bằng công thức tính toán thường quy và trên phần mềm Excel. - Tỷ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = ∑ số lợn mắc bệnh x 100 ∑ số lợn theo dõi
  • 45. 40 - Tỷ lệ lợn khỏi bệnh: Tỷ lệ lợn khỏi bệnh (%) = ∑ số con khỏi bệnh x 100 ∑ số con điều trị - Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa: Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) = ∑ số lợn còn sống đến cai sữa x 100 ∑ số lợn con sơ sinh
  • 46. 41 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại Cơ cấu đàn ‘‘lợn nuôi tại trại” từ năm 2019 - tháng 6/2021 được thể hiện ở bảng 4.1. Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại từ năm 2019 đến tháng 6/2021 STT Chỉ tiêu khảo sát Thời gian Năm 2019 (con) Năm 2020 (con) Tháng 6/2021 (con) 1 Lợn đực giống 4 6 11 2 Lợn hậu bị 150 112 152 3 Lợn nái sinh sản 650 547 900 4 Lợn con 17145 14243 18563 Tổng 17949 14908 19626 (Nguồn: phòng kế toán trang trại) Qua bảng 4.1 cho thấy, cơ cấu đàn lợn ‘’tại trại tương đối ổn định qua các năm’’. Lợn đực giống tăng dần qua 3 năm để cung cấp đủ lượng tinh cung cấp cho lợn nái tại trại. Số lợn hậu bị ‘’năm 2019 là 150 con, đến năm 2020 giảm còn 112 con . Lợn hậu bị giảm do đã phối thành công và đang trong thời kì chờ phối để thay thế những nái đẻ không đủ tiêu chuẩn nuôi. Đến tháng 6/2021 số lợn hậu tăng lên là do trại có chiến lược thay thế những nái đã đến thời kỳ loại thải.’’ - Số lượng lợn nái sinh sản năm 2019 ‘’là’’ 650 con, năm 2020 ‘’giảm xuống còn’’ 547 con do không nhập được lợn hậu bị vì dịch bệnh đang bùng ‘’phát’’. Đồng thời trại tiến hành loại nái bằng nái hậu bị để thay đổi cơ cấu đàn nái, trẻ hóa đàn nái nhằm tăng sản lượng và chất lượng đàn con. Đến
  • 47. 42 tháng 6/2021 tình hình dịch bệnh ít bùng phát, giá lợn tăng cao nên số lượng đã tăng lên 900 con. Từng lợn nái được theo dõi tỉ mỉ các số liệu liên quan của từng nái như: số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến... được ghi trên thẻ gắn tại chuồng nuôi. - Số lượng lợn con cao nhất vào năm 2019 với 17145 con, năm 2020 với 14243 con, nhưng đến tháng 6/2021số lượng lợn là 19626 con. 4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái và lợn con tại trại ‘’4.2.1. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập’’ ‘’Trong 6 tháng thực tập tại trại đã được tham gia và làm các công tác về nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn nái tại trại. Kết quả thể hiện ở bảng 4.2.’’ Bảng 4.2. Số lượng lợn nái và lợn con trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng qua 6 tháng thực tập Thời gian Kết quả Nái chửa (con) Nái đẻ (con) Lợn con (con) 14/12 -13/01 0 0 972 14/01 - 10/02 32 0 0 15/02 – 02/04 0 0 390 03/04 - 30/04 32 32 403 01/05 - 02/06 32 32 401 Tổng 96 64 2166
  • 48. 43 Qua bảng 4.2 cho thấy, trong 6 tháng vừa qua em đã được trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng 96 con lợn nái chửa, 64 con lợn nái đẻ và 2166 con lợn con. Số lượng lợn nái và lợn con có sự khác nhau như vậy do trong thời thời gian thực tập em đã được giao chăm sóc, nuôi dưỡng từ chuồng cai sữa đến chuồng bầu, sau đó là chuồng lợn con và cuối cùng là chuồng đẻ. Từ việc chăm sóc đàn lợn hằng ngày, em đã học được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn là phải giữ chuồng trại luôn sạch sẽ, cho lợn ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn theo quy định. ‘’4.2.2. Kết quả theo dõi khả năng sinh sản của đàn lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại trong thời gian thực tập’’ Để đánh giá quá trình sinh sản của đàn lợn nái nuôi con tại trại, em đã tiến hành thu thập số liệu và theo dõi thông tin của đàn lợn nái sinh sản trực tiếp được phân công chăm sóc tại trại. Kết quả trình bày tại bảng 4.3 và bảng 4.4 Bảng 4.3. Kết quả sinh sản của lợn nái nuôi con tại trại Ngày Số nái đẻ (con) Nái đẻ bình thường Nái đẻ phải can thiệp Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 03/04 - 30/04 32 29 90,62 3 9,38 01/05 – 02/06 32 30 93,75 2 6,25 Tổng 64 59 92,19 5 7,81
  • 49. 44 Qua bảng 4.3 cho thấy, trong 64 nái theo dõi có 59 nái đẻ bình thường chiếm tỷ lệ 92,19%, có 5 nái đẻ phải can thiệp chiếm tỷ lệ 7,81% và tổng số lượng con sinh ra là 804 con. Trong quá trình đỡ đẻ cho lợn nái, em rút ra được một số bài học kinh nghiệm đó là: việc ghi chép chính xác ngày phối giống cho lợn nái là rất quan trọng, sẽ giúp cho người chăn nuôi xác định được thời điểm lợn sắp đẻ để có kế hoạch chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ quá trình đẻ, chuẩn bị ổ úm cho lợn con. Trong thời gian lợn sắp đẻ thì phải thường xuyên theo dõi, quan sát lợn, không nên để lợn tự đẻ vì lợn mẹ có thể sẽ đè con, cắn con hoặc khi lợn mẹ đẻ khó sẽ không kịp thời xử lý. Khi đỡ đẻ cho lợn người thực hiện phải thao tác nhẹ nhàng, khéo léo, để tránh làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn mẹ, toàn bộ dụng cụ, tay của người thực hiện đỡ đẻ phải được sát trùng, người đỡ đẻ cho lợn không được để móng tay dài có thể làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn nái trong quá trình can thiệp đẻ khó. Bảng 4.4. Kết quả lợn con sinh ra tại trại Tháng Số nái đẻ (con) Số lợn con sinh ra (con) Số lợn con trung bình đẻ/lứa (con) Số lợn con cai sữa (con) Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) 03/04 - 30/04 32 403 12,59 398 98,75 01/05 - 02/06 32 401 12,53 396 98,75 Tổng 64 804 12,56 794 98,75
  • 50. 45 Qua bảng 4.4 cho thấy, trong tổng 64 nái đẻ với 804 lợn con được sinh ra, trung bình số lợn con là 12,56 con/lứa/nái, số lợn con cai sữa là 794 con và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa đạt 98,75%. Trong khi thực hiện đỡ đẻ em rút ra một số bài học sau: việc chăm sóc, nuôi dưỡng nái sinh sản cần quan tâm đến khẩu phần ăn điều chỉnh thức ăn thích hợp đối với từng nái, đặc biệt là nái tơ. Trong lúc nái đẻ cần phải trực liên tục cho đến khi đẻ xong, khi có biểu hiện khó đẻ cần xử lý kịp thời. Khi lợn con mới sinh cần được bú sữa đầu sớm và nhiều nhất có thể, số lượng lợn nhiều thì tiến hành ghép đàn hoặc chia ra 2 đợt bú. Ngoài ra, còn cần chú ý đến nhiệt độ và tốc độ gió. Nếu nhiệt độ chuồng nuôi thấp cần đưa lợn con vào úm, tránh nền đẻ sàn ẩm ướt để giảm tỷ lệ mắc bệnh ở lợn con, nên cho lợn con tập ăn sớm để phòng tiêu chảy, tăng khả năng tăng trọng của lợn và phải tránh gió lùa. 4.3. Kết quả thực hiện vệ sinh và phòng bệnh cho đàn lợn tại trại 4.3.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, em đã thực hiện tốt các công việc như: + Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc tất cả đều phải đi qua phòng sát trùng, tắm, mặc quần áo lao động, đi ủng trước khi vào chuồng. + Việc đầu tiên vào chuồng, dọn phân tránh lợn mẹ nằm đè phân. + Bắt nhốt lợn con vào ô úm rồi lau sàn nhựa. + Rắc vôi, quét dọn lối đi, phun sát trùng ngày 1 lần. + Cọ máng, sịt gầm ngày 1 lần.
  • 51. 46 Đối với chuồng nái đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ và lợn con đã chuyển và sau khi xuất lợn con, các tấm đan chuồng này được tháo ra mang ngâm ở hố sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1 ngày sau đó được cọ sạch, phơi khô. Khung chuồng cũng được cọ sạch, xịt bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng, sau đó xịt lại bằng dung dịch vôi xút. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ tiêu độc khử trùng kỹ sau đó rắc vôi bột. Để khô rồi tiến hành lắp đan vào, sau đó đuổi lợn chờ lợn đẻ vào. Bảng 4.5. Kết quả vệ sinh, sát trùng tại trại trong thời gian thực tập Công việc Đơn vị tính ( Lần/ ngày) Số lượng được giao (lần) Kết quả đã thực hiện Số lượng (lần) Tỷ lệ (%) Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 1 180 160 88,89 Phun sát trùng trong chuồng 2 360 170 47,22 Rắc vôi đường đi trong chuồng 1 180 120 66,67 Quét trong chuồng nuôi 1 180 150 83,33 Quét và rắc vôi ngoài chuồng 1 180 130 72,22 Kết quả bảng 4.5 cho thấy, trong 6 tháng thực tập tại trại em đã hoàn thành những công việc được giao và nắm được quy trình vệ sinh sát trùng trong chăn nuôi, dùng sử dụng thuốc với liều lượng phù hợp.Qua về việc phòng vệ sinh chuồng trại phòng bệnh bản thân em đã rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân là phải luôn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ ,thoáng mát và thực hiện nghiêm túc các quy trình vệ sinh sát trùng. 4.3.2. Kết quả thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn tại trại Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Do quản lý trại và kỹ thuật trại trực tiếp làm
  • 52. 47 và em cũng được tham gia quá trình làm vắc xin. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm riêng, từ lợn nái đến lợn con để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. '’Bảng 4.6. Kết quả thực hiện phòng bệnh cho đàn lợn tại trại'’ “Loại lợn” “Bệnh được phòng” “Loại” thuốc và “vaccine ” “Thời điểm tiêm phòng” “Đường tiêm” “Số lượng” (con) “Số con được tiêm” “(con) ” “Tỷ lệ” “thực hiện (%)” “An toàn ” “(%) ” “Lợn con” Thiếu sắt Dextran Fe 10% 1-3 ngày tuổi Tiêm bắp 2166 2166 100 100 Tiêu chảy Baytri 0,5% 1-3 ngày tuổi Tiêm bắp 2166 800 36,93 100 Cầu trùng Diacoxin 5% -3 ngày tuổi Uống 2166 2166 100 100 Suyễn Myco 14 ngày Tiêm bắp 2166 1028 47,46 100 Hội chứng còi cọc Circo 14 ngày Tiêm bắp 2166 1028 47,46 100 Kết quả ở bảng 4.6: cho thấy: trại đã thực hiện công tác tiêm phòng đầy đủ cho lợn con. Em đã trực tiếp tham gia tiêm phòng cho lợn đạt tỉ lệ 36,93 - 100%, tất cả các số lợn đã được tiêm phòng đều an toàn 100%. Để đạt yêu cầu kết quả như trên trại đã tích cực chủ động trong việc thực hiện nghiêm ngặt các quy trình tiêm phòng vắc xin và vệ sinh phòng bệnh, hàng tháng đều lên lịch tiêm phòng cụ thể, dẫn đến khả năng nhiễm bệnh của đàn lợn sau khi tiêm phòng giảm thấp, qua đó chúng em đã học cách bảo quản, pha vaccine, kỹ thuật tiêm để hạn chế làm cho lợn bị đau, thuốc bị chảy ra ngoài hay bị áp
  • 53. 48 xe ở vết tiêm, thực hiện đúng thời điểm, đúng liều lượng để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi hạn chế dịch bệnh xảy ra. Như vậy, có thể thấy trại lợn Bích Cường đã thực hiện tiêm phòng cho đàn lợn nghiêm túc, đầy đủ đúng yêu cầu kỹ thuật nên đàn lợn của trại luôn khỏe mạnh không có dịch bệnh xảy ra, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi trong trại. 4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái và lợn con tại trại 4.4.1. Tình hình mắc bệnh của lợn nái và lợn con tại trại Để xác định được tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại. Bằng kiến thức đã học, cùng với sự hướng dẫn của kỹ thuật và quản lý trại hàng ngày em tiến hành theo dõi, quan sát về những biểu hiện của đàn lợn rồi tiến hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh xảy ra tại trại. ‘‘Trong thời gian thực tập tại trại qua quá trình theo dõi lợn nái và lợn con, các bệnh hay xảy ra trên đàn lợn trình bảy ở bảng 4.7 Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh của lợn nái sinh sản và lợn con tại trại từ 03/04/2021 - 02/06/2021 Chỉ tiêu Loại lợn, tên bệnh Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Lợn nái Bại liệt sau đẻ 64 4 6,25 Viêm tử cung 64 6 9,37 Viêm khớp 64 3 4,69 Lợn con Hội chứng tiêu chảy 804 140 17,41 Hội chứng tiêu chảy cấp 804 20 2,48 Hội chứng hô hấp 804 40 4,98 Viêm khớp 804 18 2,23 Kết quả bảng 4.7 cho thấy, tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung là cao nhất chiếm 9,37%; bệnh bại liệt sau đẻ chiếm tỷ lệ 6,25% và bệnh viêm khớp
  • 54. 49 chiếm tỷ lệ 4,69%. Trong 804 con lợn có 140 lợn con mắc hội chứng tiêu chảy chiếm tỷ lệ 17,41%; có 40 lợn con mắc hội chứng hô hấp chiếm tỷ lệ 4,98%; có 20 lợn con mắc bệnh hội chứng tiêu chảy cấp chiếm tỷ lệ 2,48%; có 18 lợn con mắc bệnh viêm khớp chiếm tỷ lệ 2,23%. Tỷ lệ lợn con tiêu chảy mắc bệnh nhiều như vậy bởi vì thời tiết thay đổi thất thường. Áp lực dịch bệnh vào khoảng thời gian đấy lớn nên thường xuyên phun sát trùng, khiến độ ẩm càng cao. Như vậy, để giảm thiểu tỷ lệ mắc các bệnh trên lợn cần nâng cao sức đề kháng, điều chỉnh thức ăn thích hợp, chuồng nuôi phải khô - thoáng - sạch - ấm, nước uống sạch và đủ. Ở lợn con, khi sinh ra cho bú sữa đầu ngay và nhiều nhất có thể, luôn giữ ấm cơ thể, tránh để nền ướt và không để bị gió lùa. Từ đó em thấy rằng, trong chăn nuôi việc chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái vô cùng quan trọng vì khi lợn nái nhiễm bệnh không những ảnh hưởng trực tiếp đến con nái bị bệnh, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng đàn lợn con. 4.5.2. Kết quả điều trị bệnh trên lợn nái nuôi con và lợn con tại trại Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh trên lợn nái nuôi con và lợn con tại trại từ 03/04/2021 - 02/06/2021 Loại lợn Tên bệnh Số con điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Lợn nái Bại liệt sau đẻ 4 3 75,00 Viêm tử cung 6 5 83,33 Viêm khớp 3 3 100 Lợn con Hội chứng tiêu chảy 140 135 96,42 Hội chứng tiêu chảy cấp 20 20 100 Hội chứng hô hấp 40 35 87,50 Viêm khớp 18 16 88,88
  • 55. 50 Qua bảng 4.7 cho thấy, kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái nuôi con tại trại có tỷ lệ khỏi bệnh tương đối cao từ 75 đến 100%, có 2 nái mắc viêm tử cung và bại liệt sau đẻ trại đã tiến hành loại thải do nái đã đẻ lứa 12. Đối với lợn con thì tỷ lệ khỏi đối với hội chứng tiêu chảy là 96,42%; tỷ lệ khỏi đối với hội chứng tiêu chảy cấp là 100% và tỷ lệ khỏi đối với hội chứng hô hấp là 87,5%; tỷ lệ khỏi đối với bệnh viêm khớp là 88,88%. Qua đó, em nhận thấy để giảm tỷ lệ mắc bệnh phải đảm bảo tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp nhất cho con vật. Khi thời tiết nóng ta phải tăng quạt thông gió, bật giàn mát, đóng kín cửa tránh nhiệt độ bên ngoài làm ảnh hưởng đến tiểu khí hậu trong chuồng nuôi. Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học. Chọn thuốc phù hợp giúp nâng cao năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi. 4.5. Kết quả thực hiện các thao tác khác tại trại * Phát hiện lợn động dục - Khi cho lợn đực đi qua các ô chuồng nhốt lợn nái thì lợn nái có biểu hiện tai vểnh lên, đuôi cong và đứng ì lại. - Lúc đầu lợn động dục có biểu hiện bồn chồn hay đứng lên nằm xuống, dễ quan sát nhất vào khoảng 5 - 6 giờ sáng và 5 - 6 giờ chiều. - Cơ quan sinh dục: âm hộ sung huyết, sưng, mẩy đỏ, có dịch tiết chảy ra trong, loãng và ít, sau đó chuyển sang đặc dính. * Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái + Bước 1: trước khi dẫn tinh cho lợn nái, các triệu chứng động dục và xác định thời gian dẫn tinh thích hợp. + Bước 2: chuẩn bị dụng cụ dẫn tinh đã được vô trùng. + Bước 3: chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tích (80 - 100ml) và số lượng tinh trùng tiến thẳng trong một liều dẫn tinh.
  • 56. 51 Đối với lợn nái nội 30ml tinh pha, số lượng tinh trùng tiến thẳng 0,5 - 1,0 tỷ. Đối với lợn nái lai 60ml tinh pha, số lượng tinh trùng tiến thẳng 1,0 - 1,5 tỷ. Đối với lợn nái ngoại 90ml tinh pha, số lượng tinh trùng tiến thẳng 1,5 - 2,0 tỷ. Tinh dịch này đã được pha chế và kiểm tra hoạt lực. + Bước 4: dẫn tinh. Vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài và vùng cơ quan sinh dục ngoài của con cái bằng bông thấm nước muối sinh lý sau đó lau khô bằng khăn sạch. Kích thích và giữ lợn nái đứng yên bằng cách cưỡi lên lưng, vuốt hai bên hông, xoa núm vú, bàn chân đè nhẹ lên lưng. Bôi trơn dẫn tinh quản bằng gel bôi trơn. Người dẫn tinh dùng ngón cái và ngón trỏ vạch hai mép âm hộ ra nhẹ nhàng đưa đầu dẫn tinh quản vào cơ quan sinh dục cái, xoay nhẹ ngược chiều kim đồng hồ và hơi chếch lên một góc 35 - 450 . Khi kịch thì lắp túi tinh vào đầu dẫn tinh quản cho tinh dịch chảy vào, khi hết tinh dịch tháo túi tinh ra lắp nắp dẫn tinh quản vào và để lưu lại 1 - 2 tiếng. Rút nhẹ dẫn tinh quản ra khỏi bộ phận sinh dục cái phải từ từ sao cho phần dẫn tinh quản luôn cao hơn âm hộ của lợn. + Bước 5: vệ sinh dụng cụ. + Bước 6: kiểm tra kết quả thụ thai. Số lần lợn nái được dẫn tinh trong 1 chu kỳ động dục là 3 lần và được ghi lại trên thẻ nái.Sau khi dẫn tinh được 18 - 24 ngày, kiểm tra kết quả thụ thai để phát hiện những lợn cái động dục lại (không thụ thai) để kịp thời dẫn tinh lại. Kết quả thụ thai ở kỳ động dục nào được ghi vào kết quả thụ thai của chu kỳ động dục đó.