SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
ĐINH VĂN THẮNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHAI THÁC KÊNH HÌNH KHI DẠY BÀI 12: “VƢỢT QUA
TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO” - SÁCH GIÁO KHOA
LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 5
Sơn La, tháng 5 năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
ĐINH VĂN THẮNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHAI THÁC KÊNH HÌNH KHI DẠY BÀI 12: “VƢỢT QUA
TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO” - SÁCH GIÁO KHOA
LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 5
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Phạm Văn Lực
Sơn La, năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy
giáo TS. Phạm Văn Lực, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Phòng khoa học, thư viện trường
Đại học Tây Bắc, Ban chủ nhiệm khoa Tiểu học – Mầm non đã tạo điều kiện
giúp đỡ em.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh
trường Tiểu học Quyết Tâm, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La đã giúp đỡ em trong
quá trình khảo sát và thực nghiệm dạy môn Lịch sử.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên
đã có những ý kiến đóng góp thiết thực, những tư liệu tham khảo quý báu để
giúp em trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2014
Người thực hiện
Đinh Văn Thắng
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
SGK : Sách giáo khoa
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
TS : Tiến sĩ
GS : Giáo sư
NXB : Nhà xuất bản
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ và đóng góp của
khóa luận ............................................................................................................... 3
4. Giả thiết khoa học ............................................................................................. 4
5. Kết cấu của khóa luận ....................................................................................... 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KHAI THÁC
KÊNH CHỮ, KÊNH HÌNH ............................................................................... 5
1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................... 5
1.1.1. Nhiệm vụ, mục tiêu của môn học lịch sử ở trường phổ thông .................... 5
1.1.2. Quan niệm về “kiến thứ c” và “kiến thứ c li ̣ch sử” ..................................... 8
1.1.3. Vai trò của kênh hình trong quá trình cung cấp kiến thức cho học sinh.... 9
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử............ 16
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC KHAI THÁC KÊNH HÌNH
TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC NHỮNG
NĂM GẦN ĐÂY................................................................................................ 24
2.1. Quan niệm của giáo viên và học sinh .......................................................... 24
2.2. Phương pháp dạy học cũ .............................................................................. 25
2.3. Phương pháp dạy học mới............................................................................ 25
2.4. Giải pháp ...................................................................................................... 26
2.4.1. Khâu chuẩn bị về kênh hình...................................................................... 27
2.4.2. Cách thức khai thác và hệ thống câu hỏi cho một số dạng kênh hình...... 28
2.5. Khai thác một số kênh hình trong bài 12: “Vượt qua tình thế hiểm nghèo”33
2.5.1. Khai thác kênh hình 1: .............................................................................. 33
2.5.2. Khai thác kênh hình 2: .............................................................................. 33
2.5.3. Khai thác kênh hình 3: .............................................................................. 34
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM........................................................ 36
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm................................................................... 36
3.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm .............................................. 36
3.3. Nội dung và phương pháp tiến hành thực nghiệm....................................... 36
3.3.1. Nội dung thực nghiệm ............................................................................... 36
3.3.2. Phương pháp tiến hành thực nghiệm........................................................ 37
3.4. Kết quả thực nghiệm .................................................................................... 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 40
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kiến thức cơ bản trọng tâm là những đơn vị kiến thức của bài học bắt buộc
giáo viên phải truyền thụ cho học sinh. Kiến thức cơ bản trọng tâm của bài học
lịch sử ở tiểu học chủ yếu là: mốc thời gian, hiện vật lịch sử, tranh ảnh lịch sử,
các phương tiện trực quan quy ước như bản đồ, sơ đồ, lược đồ, đồ thị, biểu đồ…
Để có kiến thức cơ bản trọng tâm của bài học truyền thụ cho học sinh, đòi
hỏi giáo viên phải có biện pháp cách thức cụ thể để khai thác trong sách giáo
khoa, nhất là trong kênh hình. Thế nhưng, hiện nay vấn đề này vẫn chưa được
quan tâm một cách đúng mức; nguyên nhân của tình trạng này có nhiều, song
chủ yếu là:
+ Chúng ta mới chỉ chú ý đến kênh chữ của SGK và coi đây là nguồn cung
cấp kiến thức duy nhất trong dạy học lịch sử mà không thấy rằng kênh hình
không chỉ là nguồn kiến thức quan trọng cung cấp một lượng thông tin đáng kể
mà còn là phương tiện trực quan có giá trị giúp bài học trở nên sinh động, hấp
dẫn hơn, gây hứng thú học tập hơn cho học sinh.
+ Không ít giáo viên chưa hiểu rõ xuất sứ nội dung ý nghĩa của kênh hình
trong SGK. Trong các đợt bồi dưỡng thay sách, giáo viên hầu như chỉ được giải
thích về cấu tạo chương trình, những điểm mới về nội dung SGK mà không
được chú trọng bồi dưỡng về việc khai thác sử dụng kênh hình, mặc dù số lượng
kênh hình trong SGK hiện nay đã được tăng cường đáng kể so với trước.
+ Nhiều giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị, nội dung của kênh hình nhưng
lại ngại sử dụng và sợ mất thời gian hoặc nếu có sử dụng thì phần nhiều vẫn chủ
yếu là để minh hoạ cho kênh chữ…
Vì thế, việc lựa chọn “Khai thác kênh hình khi dạy bài 12: Vượt qua tình
thế hiểm nghèo - sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý lớp 5” làm đề tài nghiên cứu,
có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khai thác kênh hình trong dạy học phần lịch sử (trong môn Tự nhiên, xã
hội) ở Tiểu học đã được đề cập trong một số công trình, bài viết cụ thể:
+“Biểu tượng lịch sử với học sinh tiểu học” của tác giả Trần Văn Lưu
trường Trung hoc sư phạm Thanh Hóa. Tìm hiểu về một số biện pháp cụ thể hóa
sự kiện, nhân vật [1].
+ Trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử” tập 1, Giáo sư Phan Ngọc
Liên (chủ biên), Phó giáo sư. Tiến sĩ Trịnh Đình Tùng, Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn
Thị Côi, Nhà xuất bản Đại học sư phạm 2002, nêu lên những vấn đề khái quát
nhất về biểu tượng lịch sử. Giúp chúng ta hiểu thế nào là biểu tượng lịch sử, vai
trò và việc phân loại biểu tượng, các biện pháp sư phạm để tạo biểu tượng lịch
sử [2].
+ Trong cuốn “Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK lịch sử THCS
phần lịch sử Việt Nam” và cuốn “Kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường
THPT” tập 1 phần lịch sử Việt Nam do Giáo sư Nguyễn Thị Côi chủ biên cho
chúng ta nắm được và lựa chọn các phương pháp phù hợp để tạo biểu tượng lịch
sử cho học sinh. Vì đặc điểm của tri thức lịch sử ở cấp tiểu học cũng như ở các
cấp học cao hơn, chỉ khác là nó ở mức đơn giản hơn nhưng ta có thể vận dụng.
Nguyễn Thị Côi, (2011), “Các con đường biện pháp để nâng cao hiệu quả bài
học lịch sử ở nhà trường phổ thông”, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội [3].
+ Nguyễn Anh Dũng, Trần Vĩnh Tường, (2003), “Những vấn đề chung về bộ
môn phương pháp dạy học Lịch sử ở trường Cao đẳng sư phạm”, NXB Đại học sư
phạm, nêu lên vai trò, nhiệm vụ của phân môn lịch sử ở trường phổ thông [5].
+ Nguyễn Thị Côi (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Trần Viết Thụ, Nguyễn
Mạnh Khởi, Đoàn Văn Hưng, Nguyễn Thị Thúy Bình, (2011), “Rèn luyện kĩ
năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử”, NXB Đại học sư phạm nêu lên những kĩ
năng cơ bản mà người GV cần phải có, làm gì để có được những kĩ năng đó [7].
+ Hội Giáo dục Lịch sử (thuộc hội khoa học Lịch sử Việt Nam), khoa Sử
trường Đại học Sư phạm (ĐHQG HN), trung tâm nội dung phương pháp (Viện
Khoa học Giáo dục), (1996), “Đổi mới việc dạy học lịch sử lấy “học sinh làm
3
trung tâm”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, để ra cách thức, nhiệm vụ cần làm
để đối mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực lấy HS làm trung tâm, ý
nghĩa của phương pháp này đối với kết quả giảng dạy [9].
Ngoài ra, vấn đề này còn được đề cập trong một số công trình của
PGS.TS. Trịnh Đình Tùng. Hệ thống các phương pháp dạy học Lịch sử ở
trường THCS - Sách CĐSP, xb lần 2. NXB Giáo dục 2001; Phan Ngọc Liên.
Phương pháp dạy học lịch sử Tập 2. NXB Đại học sư phạm 2002; Phạm Ngọc
Liễn. Phương pháp giảng dạy môn học lịch sử ở trường phổ thông cấp II, Tập
1. NXB Giáo dục 1975.
Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề này một cách
hoàn chỉnh, hệ thống; nhiều vấn đề khoa học vẫn chưa được làm rõ; vì vậy việc
đi sâu nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ và đóng
góp của khóa luận
+ Đối tƣợng nghiên cứu: Kênh hình, kênh chữ trong bài 12: vượt qua tình
thế hiểm nghèo sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý lớp 5
+ Phạm vi nghiên cứu: Do khả năng và điều kiện hạn chế, tôi chỉ nghiên
cứu khai thác kiến thức cơ bản trọng tâm chứa đựng trong kênh hình, kênh chữ
trong SGK lịch sử lớp 5, cụ thể là bài 12: “vượt qua tình thế hiểm nghèo” ở
trường Tiểu học: trường tiểu học Quyết Tâm- thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La.
+ Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc khai thác sử dụng kênh hình,
kênh chữ trong SGK truyền thụ tốt những kiến thức lịch sử cho học sinh, giúp
học sinh lĩnh hội kiến thức lịch sử một cách chủ động tích cực, sáng tạo, đồng
thời cải tiến dạy học lịch sử theo phương pháp mới.
+ Khách thể và địa bàn nghiên cứu: Học sinh khối 5 trường Tiểu học
Quyết Tâm- thành phố Sơn La- Sơn La.
+ Nhiệm vụ nghiên cứu:
* Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc khai thác kênh hình, kênh chữ trong dạy học
Lịch sử 5
4
* Tiến hành tìm hiểu thực trạng của việc khai thác kiến thức cơ bản trong
kênh hình, kênh chữ trong dạy học Lịch sử 5 ở một số trường Tiểu học ở thành
phố Sơn La.
* Một số giải pháp nhằm khai thác kiến thức cơ bản trong kênh hình, kênh
chữ để đạt hiệu quả.
* Tiến hành thể nghiệm dạy học ở một số trường Tiểu học.
+ Đóng góp của khóa luận:
* Cụ thể và làm phong phú thêm hệ thống các PPDH Lịch sử ở trường Tiểu
học
* Thiết thực đối với phương pháp, tạo sự sinh động cho bài giảng, gây hứng
thú học tập cho học sinh
* Nâng cao chất lượng bài học Lịch sử, đáp ứng yêu cầu cải cách giáo dục,
khắc phục tình trạng chán học môn Lịch sử.
4. Giả thiết khoa học
Hiện nay việc khai thác kiến thức trọng tâm trong kênh hình, kênh chữ
môn Lịch sử ở trường Tiểu học còn chưa được chú trọng và kết quả chưa cao.
Nếu đưa ra một số giải pháp cho việc khai thác kiến thức cơ bản của kênh hình,
kênh chữ ở trong các bài học nhằm đổi mới phương pháp dạy học để giúp các
em khắc sâu kiến thức hơn, từ đó đạt kết quả học tập cao hơn.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục khóa luận được
kết cấu thành ba chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc khai thác kênh hình kênh chữ
Chƣơng 2. Thực trạng của việc khai thác kênh hình trong dạy học phần lịch
sử ở trƣờng Tiểu học trong những năm gần đây
Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm
5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KHAI THÁC
KÊNH CHỮ, KÊNH HÌNH
1.1 . Cơ sở lí luận
1.1.1. Nhiệm vụ, mục tiêu của môn học lịch sử ở trường phổ thông
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:
“Vì lợi ích mười năm phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”
Lời dạy đó của Người đã khẳng định vai trò to lớn của sự nghiệp giáo dục
đối với sự phát triển của xã hội.
Theo Nghị quyết của Đại hội X (năm 2006) khẳng định mục tiêu của giáo
dục phổ thông là: “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam
XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục
học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [9].
Nhiều văn kiện chính trị cũng khẳng định mục tiêu giáo dục phổ thông là đào tạo
những con người có năng lực, phẩm chất, đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ, đào
tạo những con người “vừa hồng vừa chuyên” như lời Bác Hồ đã dạy.
Để đạt được mục tiêu trên đây mỗi môn học có vai trò, vị trí nhất định,
trong đó môn lịch sử có ưu thế đặc biệt trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức,
hình thành thế giới quan cho thế hệ trẻ. Cũng như các môn học khác môn lịch sử
có 3 nhiệm vụ cơ bản: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Cùng với các môn học
khác, các hoạt động ở trường phổ thông, môn Lịch sử với chức năng và nhiệm
vụ của mình góp phần tích cực cùng xã hội hoàn thành sứ mạng giáo dục thế hệ
trẻ trong điều kiện hiện tại.
* Giáo dưỡng
Môn Lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của khoa học
lịch sử, trên cơ sở cung cấp, phát triển nội dung kiến thức lịch sử đã học ở Tiểu
học, THCS, hợp thành nội dung giáo dục lịch sử của bậc THPT.
6
Ở bậc Tiểu học, môn lịch sử trang bị cho các em một số hiểu biết cơ bản,
đơn giản, những kiến thức chủ yếu về quá trình phát triển lịch sử với những sự
kiện nổi bật ở từng thời kì từ nguồn gốc đến nay mà trọng tâm là thời kì cận đại
và hiện đại chú trọng đến những vấn đề, sự kiện có liên quan đến lịch sử dân tộc.
Ở cấp học này các em được tiếp cận ban đầu với quan điểm duy vật lịch sử, về
vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, sự phát triển hợp quy luật của xã
hội loài người, vai trò, ý nghĩa của lao động sản xuất với sự phát triển của con
người và xã hội.
Ở bậc THCS, THPT học sinh được nâng cao những hiểu biết đã được học
một cách có hệ thống, sâu sắc hơn. Môn học Lịch sử ở trường THCS, THPT
cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản bao gồm: sự kiện lịch sử cơ bản,
các khái niệm, thuật ngữ, tên người, tên đất, niên đại, những hiểu biết về quan
điểm lí luận sơ giản, những vấn đề về phương pháp nghiên cứu và học tập phù
hợp với yêu cầu và trình độ học sinh. Ở cấp học này học sinh được nâng cao và
hoàn chỉnh hơn, những kiến thức về lịch sử xã hội loài người từ thời nguyên
thuỷ, cổ đại, trung đại đến các thời kì cận đại, hiện đại. Qua đó, học sinh hiểu rõ
hơn quy luật phát triển của xã hội loài người, những tác động, ảnh hưởng của
lịch sử thế giới đến lịch sử dân tộc, mối quan hệ giữa lịch sử nước ta với lịch sử
thế giới.
* Giáo dục
Tất cả các môn học từ tự nhiên đến xã hội ở những mức độ khác nhau đều
góp phần vào việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Ví dụ như: môn
Địa lí dạy cho học sinh hiểu rõ đất nước mình để tăng thêm lòng yêu Tổ quốc,
yêu quê hương, nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường, thiên nhiên; môn Văn
học giúp cho học sinh hiểu tính nhân văn, yêu quý con người, dân tộc và văn
hoá Việt Nam. Riêng môn Lịch sử có những ưu thế rất lớn mà không bộ môn
nào có được trong giáo dục truyền thống đoàn kết, yêu nước; truyền thống đấu
tranh kiên cường và bất khuất của dân tộc Việt Nam trong công cuộc đấu tranh
bảo vệ Tổ quốc và lao động xây dựng đất nước, cùng những truyền thống đạo lý
và ý thức tốt đẹp của dân tộc. Lịch sử không chỉ giáo dục học sinh tình cảm yêu
7
ghét trong đấu tranh giai cấp, sự căm thù, chủ nghĩa anh hùng cách mạng mà còn
bồi dưỡng cho học sinh biết yêu quý trân trọng lao động và các giá trị của lao
động, yêu cái đẹp, có óc thẩm mĩ, biết cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống.
Như vậy, tác dụng giáo dục của lịch sử ở trường Tiểu học,THCS,THPT là
giáo dục trí tuệ, tư tưởng tình cảm, đạo đức; lịch sử còn góp phần quan trọng
vào việc giáo dục lí tưởng cho thế hệ trẻ. Tác dụng giáo dục của Lịch sử là “dạy
chữ nên người” [2].
* Phát triển
Bộ môn Lịch sử góp phần rèn luyện tư duy lịch sử cho học sinh và trên cơ
sở đó hoàn chỉnh và nâng cao những năng lực đã được hình thành ở trường Tiểu
học, cụ thể là:
Thứ nhất: Bồi dưỡng học sinh tư duy biện chứng trong nhận thức và hành
động, biết đánh giá, phân tích, liên hệ
Thứ hai: Bồi dưỡng kỹ năng học tập, thực hành bộ môn: sử dụng sách
giáo khoa, các tài liệu tham khảo khác, khả năng trình bày nói và viết, làm và sử
dụng một số đồ dùng trực quan nhất là loại đồ dùng trực quan quy ước, những
hoạt động ngoại khoá của môn học.
Thứ ba: Vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hiện nay.
Như vậy, mục tiêu bộ môn Lịch sử ở trường Tiểu học là cung cấp những
kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử phát triển hợp quy luật của dân tộc và
xã hội loài người. Trên cơ sở đó giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lí tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, rèn luyện năng lực tư duy và thực hành.
Thực hiện một cách hoàn chỉnh các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát
triển. Việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông góp phần nâng cao sự hiểu biết
mà học sinh đã tiếp thu ở Tiểu học đặc biệt là trình độ lí thuyết trong nhận thức
lịch sử và năng lực tư duy, thực hành.
Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên có nhiều yếu tố chi phối, tác
động: sự quan tâm của xã hội với môn Lịch sử, sự đầu tư trang thiết bị dạy học
lịch sử. Song yếu tố quyết định là vấn đề phương pháp dạy học lịch sử. Gần đây
liên tục có những hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử trong đó các
8
nhà giáo dục lịch sử khá quan tâm đến một phương pháp sử dụng đồ dùng trực
quan bao gồm cả việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa nhằm phát huy
tính tích cực học tập của học sinh.
1.1.2. Quan niê ̣m về “kiến thứ c” và “kiến thứ c li ̣ch sử ”
Kiến thức là những tri thức tương đối hoàn chỉnh, có ý nghĩa thiết thực
đối với cuộc sống của mỗi người cũng như cả cộng đồng và được truyền cho
nhau. “Kiến thứ c” và “tri thứ c” đều là những hiểu biết của con người về tự
nhiên, xã hội và bản thân mình, nhưng kiến thứ c là những tri thứ c được chọn lọc
nên hoàn chỉnh hơn, có ý nghĩa giáo dục, có tác dụng thiết thực đối với đời sống
con người và xã hội. Những tri thức, kiến thức đó chỉ có thể trở thành kiến thức
của mỗi HS thông qua quá trình nhận thức, học tập.
Thuật ngữ “lịch sử” có hai ý chính là “hiện thực lịch sử” và “nhận thức
lịch sử”. Kiến thức lịch sử là những hiểu biết của con người về quá trình phát
triển của xã hội loài người và dân tộc từ xưa đến nay đã được khoa học li ̣ch sử
xác nhận.
Kiến thức lịch sử ở trường phổ thông được lựa chọn từ kiến thứ c sử h ọc,
mang đầy đủ đă ̣c trưng của kiến thức lịch sử và được ghi vào sách giáo khoa
(SGK). Chúng bao gồm sự kiê ̣n , nhân vâ ̣t, không gian, thời gian, biểu tượng,
khái niệm, nguyên lý, quy luâ ̣t, những hiểu biết về phương pháp học tập … giúp
HS nhâ ̣n thứ c li ̣ch sử m ột cách cụthể , toàn diện, có hệ thống. Những đặc trưng
cơ bản của kiến thức lịch sử ở trường phổ thông gồm: tính quá khứ, tính không
lặp lại, tính cụ thể, tính hệ thống, tính thực tiễn và tính toàn diện.
Bên cạnh những đặc trưng ấy, kiến thức lịch sử ở trường phổ thông còn
được chia thành nhiều loại khác nhau như kiến thức các lớp 4, 5… đến 12; kiến
thức mang tên các yếu tố sự kiện, biểu tượng, khái niệm, quy luật…; kiến thức
lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới; kiến thức “sử” và “luận”; kiến thức về các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá…; kiến thức cơ bản và kiến thức
không cơ bản. Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, người ta dùng tất cả
các cách ấy, trong đó cách phân loại kiến thức lịch sử thành kiến thức cơ bản và
kiến thức không cơ bản được sử dụng nhiều nhất.
9
1.1.3. Vai trò của kênh hình trong quá trình cung cấp kiến thức cho học sinh
Đặc điểm của tri thức lịch sử và vai trò của việc sử dụng kênh hình trong
dạy học lịch sử
Tri thức lịch sử có nhiều đặc điểm song có những đặc điểm sau chi phối
mạnh mẽ đến việc sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử nói chung và trong
dạy học phần Lịch sử Việt Nam nói riêng
Tính quá khứ
Lịch sử là bộ môn mang đậm tính quá khứ bởi vì lịch sử là quá trình phát
triển của xã hội loài người từ khi con người xuất hiện đến nay. Đó là tất cả
những gì đã xảy ra trong quá khứ, là những chuyện đã xảy ra và kết thúc trong
quá khứ, ví dụ : chiến tranh thế giới 1, chiến tranh thế giới 2, cách mạng tháng
Tám ở Việt Nam, chiến tranh của Mĩ ở Việt nam … Vì vậy trong học tập lịch
sử học sinh không thể trực tiếp quan sát (“trực quan sinh động”) đối tượng
nghiên cứu như trong các bộ môn khoa học khác. Trong học tập lịch sử cũng
không thể tiến hành các thí nghiệm để dựng lại hiện thực lịch sử khách quan (trừ
một vài trường hợp đặc biệt). Người ta thường chỉ nhận thức được lịch sử một
cách giàn tiếp thông qua các tài liệu được lưu lại, các dấu vết của quá khứ hoặc
dựa vào các hiện tượng lịch sử tương tự của cái mới, của các dân tộc khác để
phân tích, suy nghĩ những vấn đề chúng ta đang nghiên cứu. cần phải lưu ý rằng
khi sử dụng các nguồn tài liệu chỉ sử dụng để tham khảo, cần phải loại bỏ yếu tố
chủ quan, phi hiện thực, yếu tố hư cấu để nhận thức đúng hiện thực lịch sử như
nó đã diễn ra trong quá khứ
Tính không lặp lại
Tri thức lịch sử nhìn chung mang tính không lặp lại về thời gian và không
gian. Mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử chỉ xảy ra một lần trong một thời gian và
không gian nhất định. Điều đó để phân biệt sự kiện này với sự kiện khác (ví dụ
chiến tranh thế giới 2 gần với khoảng thời gian từ 1939 đến 1945, gắn với không
gian là chiến trường ở các khu vực ở Châu Âu, Châu Á - Thái Bình Dương, Bắc
Phi…), Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII gắn với mốc thời gian năm
1789 với không gian là nhà ngục Baxti…). Không có một hiện tượng nào hoàn
10
toàn giống với sự kiện nào mà chỉ có những sự kiện giống nhau lặp lại trên cơ sở
không lặp lại (ví dụ như cùng xảy ra trên dòng sông Bạch Đằng song cuộc
kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền và cuộc kháng chiến chống
Mông- Nguyên thời Trần diễn ra trong những khoảng thời gian khác nhau và có
diễn biến ý nghĩa… khác nhau).
Đời sống xã hội là một dòng chảy không ngừng mà ở đó mọi mặt từ kinh
tế, chính trị, văn hoá … đều thay đổi ít nhiều cùng thời gian. Do đó trong giảng
dạy lịch sử giáo viên cần chú ý đến thời gian và không gian diễn ra các sự kiện,
hiện tượng lịch sử đó.
Lịch sử mang tính cụ thể đậm nét
Lịch sử là khoa học nghiên cứu tiến trình lịch sử cụ thể của các nước, các
dân tộc khác nhau và quy luật phát triển của nó. Trên cơ sở những quy luật
chung của lịch sử xã hội loài người, mỗi quốc gia, dân tộc đều có diện mạo riêng
do những điều kiện riêng quy định. Lịch sử mỗi nước phản ánh, mô tả chi tiết,
cụ thể và đầy đủ về tiến trình phát triển của dân tộc mình. Tuy cùng chịu sự tác
động của quy luật lịch sử chung song mỗi nước lại chịu tác động ở mỗi mức độ
khác nhau, ví dụ: Nhân loại trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội: Cộng sản nguyên
thuỷ, Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tư bản chủ nghĩa, Xã hội chủ nghĩa nhưng
ở nhiều quốc gia quá trình đó không diễn ra tuần tự như vậy, ví dụ Mĩ bỏ qua
hình thái phong kiến từ chế độ chiếm hữu nô lệ tiến thẳng lên tư bản chủ nghĩa,
Việt Nam, Trung Quốc bỏ qua hình thái tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Hay như với việc cùng trải qua thời kì chiếm hữu nô lệ
song ở Trung Quốc là chế độ nô lệ gia trưởng khác hẳn chế độ nô lệ ở phương
Tây, hoặc như việc cùng trải qua hình thái kinh tế xã hội phong kiến song chế độ
phong kiến ở Trung Quốc là chế độ phong kiến Trung ương tập quyền còn
phong kiến Tây Âu là lãnh địa phong kiến.
Đặc điểm này của khoa học lịch sử để phân biệt lịch sử dân tộc này với
kịch sử dân tộc khác, sự hình thành và phát triển của quốc gia nay với quốc gia
khác. Điều đó đòi hỏi việc trình bày các sự kiện, hiện tượng lịch sử càng cụ thể
bao nhiêu, càng sinh động bao nhiêu càng hấp dẫn bấy nhiêu.
11
Lịch sử mang tính hệ thống
Lịch sử phản ánh toàn bộ hoạt động của đời sống con người từ kinh tế,
chính trị, văn hoá, tư tưởng, khoa học. Những nội dung tri thức lịch sử đó lại có
mối quan hệ chằng chịt, phức tạp, tác động qua lại lẫn nhau, ví dụ cơ sở hạ tầng
quyết định kiến trúc thượng tầng. Vì thế người giáo viên lịch sử phải luôn chú ý
đến mối quan hệ ngang dọc, trước sau của các vấn đề lịch sử.
Mặt khác lịch sử là một quá trình vận đông không ngừng, là mối quan hệ
nhân quả và tác động qua lại lẫn nhau cả về thời gian và không gian. Do đó cần
làm rõ mối quan hệ ấy để nhận thức lịch sử một cách khách quan
Tính hệ thống, lôgíc của lịch sử được thể hiện qua việc xây dựng chương
trình lịch sử. Đó là việc sắp xếp hai chương trình Lịch sử thế giới và Lịch sử
Việt nam nhưng Lịch sử thế giới được dạy trước bởi Lịch sử Việt Nam là một
bộ phận của Lịch sử thế giới, cần phải đi từ cái chung, cái khái quát trước rồi
mới đi vào cái cụ thể, riêng lẻ. Sắp xếp như vậy học sinh sẽ thấy được tác động
của Lịch sử thế giới đối với Lịch sử Việt Nam và những đóng góp của lịch sử
dân tộc cho lịch sử thế giới.
* Đặc điểm của nhận thức lịch sử
Quá trình học tập lịch sử cũng là một quá trình nhận thức cho nên việc
nhận thức môn học này cũng tuân thủ theo quy luật chung của quá trình nhận
thức: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng trở về
với thực tiễn. Song xuất phát từ những đặc trưng của môn lịch sử mà quá trình
nhận thức lịch sử cũng có những đặc điểm riêng:
Trong học tập lịch sử học sinh không thể “trực quan sinh động” được đối
tượng nghiên cứu. Do đó giai đoạn trực quan trong nhận thức lịch sử là giai
đoạn học sinh tiếp xúc với tài liệu, với những dấu vết của quá khứ.
Nhận thức lịch sử bao giờ cũng phức tạp vì con người là bộ phận không
tách rời của đối tượng nghiên cứu - xã hội loài người. Do đó giai đoạn tư duy
trừu tượng trong nhận thức lịch sử là giai đoạn mà học sinh thông qua tiếp xúc
với tài liệu dùng những thao tác tư duy của mình: tưởng tượng, tái tạo, ghi
nhớ… để từ đó đi sâu vào bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử.
12
Cuối cùng giai đoạn từ trực quan sinh động trở về thực tiễn là quá trình
mà học sinh trên cơ sở những hiểu biết sâu sắc về lịch sử vận dụng các tri thức
ấy để hiểu hiện tại và có nhưng hành động phù hợp trong thực tiễn và tương lai.
Mặt khác chương trình lịch sử được cấu tạo từ các sự kiện ở quá khứ cho
đến hiện tại mà quá trình nhận thức của học sinh lại đi từ gần đến xa do đó học
sinh dễ rơi vào tình trạnh “hiện đại hoá” lịch sử.
Do những dặc điểm như vậy, qua trình nhận thức lịch sử bắt đầu từ việc
nắm các sự kiện. Khoa học chân chính khác với các quan niệm duy tâm ở chỗ nó
dựa trên các sự kiện chân thực: “Bất cứ lĩnh vực khoa học nào trong lĩnh vực tự
nhiên cũng như xã hội, lịch sử phải xuất phát từ sự kiện chúng ta biết được” [9].
Từ những điều đã nói ở trên việc tổ chức dẫn dắt học sinh tạo biểu tượng
lịch sử là cái chốt để đi vào khám phá hiện thực lịch sử. Sử dụng kênh hình
trong dạy học lịch sử là chìa khoá hữu hiệu để mở cái chốt ấy. Vì vậy giáo viên
lịch sử cấn nắm được cách khai thác và nội dung các kênh hình đồng thời phải
hướng dẫn học sinh khai thác được nội dung kiến thức chứa đựng trong phần
kênh hình có trong sách giáo khoa.
* Vai trò của kênh hình trong dạy học lịch sử
Khái niệm kênh hình trong sách giáo khoa
Kênh hình trong sách giáo khoa là những ảnh chụp, tranh vẽ, hình vẽ, sơ
đồ, đồ thị, biểu đồ… theo quan điểm có tính chất “cổ điển” song có tính sư
phạm của việc biên soạn và sử dụng sách giáo khoa, sách giáo khoa gồm hai
phần: bài viết và cơ chế sư phạm. Theo quan điểm này “kênh hình là một bộ
phận của phần cơ chế sư phạm”[3]. Còn theo quan điểm phổ biến thì kênh hình
là một bộ phận tương đương với phần bài viết (theo quan điểm sách giáo khoa
gồm phần kênh chữ và kênh hình).
Phân loại kênh hình trong sách giáo khoa
* Phân loại theo chức năng
Theo chức năng kênh hình chia làm 4 loại chính:
- Loại minh hoạ để cụ thể hoá nội dung sự kiện lịch sử quan trọng. Loại
nay thường được ghi kèm những yêu cầu và hướng dẫn thực hiện.
13
- Loại cung cấp thông tin, thường không có giải thích, tuy nhiên có thể chú
thích ngắn gọn để học sinh tìm hiểu nội dung của sự kiện, mà không diễn tả
thành văn (thường là tranh, ảnh tư liệu lịch sử).
- Loại vừa cung cấp thông tin, vừa minh hoạ cho kênh chữ, loại này thường
có kèm theo câu hỏi và hướng dẫn sử dụng.
- Loại dùng để rèn luyện kỹ năng thực hành, kiểm tra kiến thức (loại bài tập
thực hành). Loại này thường kèm theo câu hỏi và hướng dẫn sử dụng.
* Phân loại theo hình thức
- Sơ đồ, đồ thị: phản ánh tiến trình phát triển của một sự kiện, hiện tượng,
quá trình. Theo hình thức thì kênh hình được phân thành các loại chủ yếu sau:
- Lược đồ lịch sử: thường là diễn tả không gian, diễn biến của một sự kiện,
phong trào lịch sử nào đó.
- Tranh, ảnh lịch sử bao gồm:
+ Tranh, ảnh lịch sử phản ánh các hiện tượng lịch sử và hiện tượng xã hội.
+ Tranh, ảnh lịch sử về chân dung các nhân vật lịch sử.
+ Tranh, ảnh lịch sử về các di tích lịch sử và không gian lịch sử.
- Sơ đồ lịch sử.
Vai trò của kênh hình trong dạy học lịch sử
Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông bao gồm
nhiều loại: hiện vật lịch sử, tranh, ảnh lịch sử, các phương tiện trực quan quy
ước như bản đồ, sơ đồ, đồ thị,… Các loại đồ dùng trực quan này góp phần
không nhỏ vào việc tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, phát triển tư duy,
cung cấp kiến thức, bồi dưỡng tình cảm, nâng cao nhận thức lịch sử, khả năng
thực hành… vì vậy, nội dung sách giáo khoa lịch sử hiện nay, trong điều kiện
kinh tế, kĩ thuật, mĩ thuật… cho phép, đã dành cho kênh hình một tỉ lệ đáng kể.
Kênh hình trong sách giáo khoa không chỉ sử dụng trong khi trình bày kiến
thức mới mà cả khi ôn tập, tổng kết, kiểm tra, hoạt động ngoại khoá và thực
hành. Kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử có chức năng chủ yếu nhằm đa
dạng nguồn kiến thức,tạo hình ảnh giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách
sinh động, làm cho bài giảng lịch sử bớt phần khô khan và thêm phần hấp dẫn.
14
Kênh hình là một phương tiện trực quan trong dạy học lịch sử. Sử dụng
kênh hình trong sách giáo khoa có ý nghĩa to lớn trong việc bồi dưỡng kiến thức
cho học sinh. Do tính quá khứ của lịch sử quy định nên học sinh không thể trực
tiếp tri giác, quan sát những sự kiện, hiện tượng lịch sử đang học. Do đó để tạo
biểu tượng lịch sử chân thực, để dựng lại bức tranh quá khứ với bộ mặt đúng
như nó đã diễn ra thì ngoài lời nói sinh động của giáo viên phải có phương tiện
trực quan mà phổ biến nhất hiện nay vẫn là kênh hình trong sách giáo khoa.
Trong sách giáo khoa lịch sử bao giờ kênh hình cũng luôn phải gắn liền với nội
dung bài viết, câu hỏi và bài tập nhằm tạo nên tổ hợp kiến thức phong phú . Do
đó khi biên soạn sách giáo khoa lịch sử, nhiều loại kênh hình đã thay thế một
phần nội dung đáng kể của phần bài viết. Đồng thời kênh hình cũng có tác dụng
cụ thể hóa, minh hoạ cho kiến thức của phần bài viết. Nội dung bài viết là cơ sở
để hiểu kênh hình. Ngược lại kênh hình lại làm phong phú, sâu sắc thêm kiến
thức của phần bài viết. Học sinh được sự hướng dẫn của giáo viên tìm hiểu nội
dung kênh hình, qua đó nhận thức sự kiện đang học một cách hứng thú, sinh
động, sâu sắc mà lại nhớ lâu. Như vậy, nội dung kiến thức trong hai kênh thông
tin bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Trong dạy học lịch sử, chúng ta không nên xem
nhẹ bất cứ một loại kênh thông tin nào cả. Thế nhưng suốt một thời gian dài đã
qua, phần kênh hình chưa được sử dụng, khai thác trong dạy học lịch sử.
Kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử còn có vai trò quan trọng trong
việc giáo dục thái độ, tư tương,tình cảm, đạo đức cho học sinh. Qua quan sát
kênh hình trong sách giáo khoa, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh
không chỉ hiểu sâu sắc sự kiện, hiện tượng lịch sử mà còn hình thành lên những
cảm xúc với sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử đó: khâm phục, quý trọng,
yêu, ghét, căm giận, thương xót, lên án…
Qua khai thác kênh hình trong sách giáo khoa còn có tác dụng truyền cản
mạnh mẽ, bồi dưỡng cho học sinh những quan điểm và cảm xúc thẩm mĩ. Bằng
sự quan sát có chủ định cùng với những hình ảnh rõ ràng, sinh động từ kênh
hình cộng với lời nói truyền cảm của giáo viên sẽ tạo ra ở các em sự rung động
thẩm mĩ, những cảm nhận có tính chất hội hoạ, nghệ thuật, biết đánh giá, yêu
15
thích những bức tranh, bức ảnh đẹp, hiểu được tư tưởng đạo đức ẩn chứa trong
các kênh hình.
Bên cạnh đó kênh hình còn có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển học
sinh. Khi nhìn vào bất cứ kênh hình nào học sinh cũng muốn nhận xét, phán
đoán, hình dung, tưởng tượng quá khứ lịch sử được phản ánh ở trong đó rồi suy
nghĩ tìm cách diễn đạt bằng lời nói sao cho phù hợp với kênh hình đó. Như vậy,
qua khai thác kênh hình đã rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, trí tưởng
tượng, phân tích, đánh giá và năng lực tư duy ngôn ngữ. Qua sử dụng kênh hình
học sinh cũng dần trở lên năng động, tự tin, linh hoạt trước tập thể và ngày càng
làm chủ kiến thức của mình.
Như vậy, sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa là một biện pháp hữu
hiệu nằm trong tổng thể các biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản.
Từ đó, bồi dưỡng học sinh tư tuởng, tình cảm, đạo đức tốt đẹp cho học sinh
đồng thời góp phần phát triển toàn diện các em. Có thể nói, sử dụng, khai thác
kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử, với tư cách là một nguồn kiến thức quan
trọng là một đòi hỏi của việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, khắc phục
tình trạng mà hơn 30 năm trước cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “
Lịch sử đâu có phải là một chuỗi những sự kiện để người viết sử ghi lại, rồi
người giảng sử đọc lại, người học sử lại học thuộc lòng”. Việc đổi mới phương
pháp dạy học phải tiến hành “một cuộc cách mạng”, khắc phục thói quen cũ:
“đọc- chép”, phải bỏ nhiều công sức mới có thể thực hiện có hiệu quả bài học
lịch sử. Việc đổi mới trong sử dụng đồ dùng trực quan nói chung, kênh hình nói
chung riêng, trong dạy học lịch sử, trước hết phải nắn vững nội dung lịch sử
được phản ánh trong tranh, ảnh , bản đồ và các loại đồ dùng trực quan khác.
Không nắm được nội dung lịch sử thì không thể đổi mới phương pháp dạy học
lịch sử nói chung và phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan nói riêng.
Yêu cầu với kênh hình trong sách giáo khoa
Để đạt hiệu quả trong nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục, phát triển nói trên,
kênh hình trong sách giáo khoa phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
16
- Kênh hình phải phản ánh đúng nội dung đối tượng nghiên cứu, phù hợp
với nội dung trình bày ở phần kênh chữ, không có những thông tin sai lệch về
mặt khoa học hoặc làm phân tán sự tập trung chú ý của học sinh về sự kiện
đang học.
- Màu sắc hài hoà, tươi sáng gần gũi với tự nhiên.
- Các hình ảnh đặt ngay cạnh phần kênh chữ phải có nội dung tương ứng,
có bố cục cân đối. Tranh,ảnh, đồ dùng trực quan quy ước được đánh số thứ tự từ
số 1 đến số cuối ở mỗi bài kèm theo lời ghi chú ngắn gọn (nếu thấy cần thiết).
- Phần kênh hình phải đa dạng, phong phú. Nếu chưa tăng ngay được số
lượng kênh hình trong sách giáo khoa thì trước mắt phải bổ sung ngay một số
bản đồ quan trọng. Cần bổ sung ở mức độ cần thiết các hình vẽ minh hoạ, các
bảng so sánh, các bảng thống kê, niên biểu tổng hợp để tăng cường sự hiểu biết
bằng hình ảnh cho học sinh.
- Các tranh ảnh cần ghi chú ngắn gọn về nguồn gốc (chụp năm nào, do ai
chụp hay vẽ). Đối với chân dung các nhân vật lịch sử cần lựa chọn những nhân
vật tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm cả nhân vật chính
diện và phản diện. Có thể là hình ảnh những anh hùng chiến đấu, những anh
hùng lao động, những con người thông minh, sáng tạo lao động sản xuất, phát
triển khoa học kĩ thuật, những nhà yêu nước cách mạng hoặc những nhân vật tàn
ác, phản động sẽ góp phần đắc lực vào việc giáo dục tư tưởng, đậo đức, phẩm
chất cho các em học sinh.
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử
Mặc dù thời lượng dành cho môn Lịch sử là không nhiều so với các môn
học khác chỉ 1- 2 tiết/ tuần, nhưng môn Lịch sử cũng đã có những đóng góp to
lớn vào những thành tựu chung của nền giáo dục Việt Nam. Đó là nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, góp phần xây dựng con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa
Trong thời gian qua việc dạy học lịch sử cũng đã đạt được những thành tựu
đáng kể:
17
Thứ nhất: Nội dung chương trình luôn được điều chỉnh, bổ sung, cập nhật
bắt kịp với sự phát triển của khoa học lịch sử. Chương trình sách giáo khoa được
giảm tải, hoàn thiện đảm bảo cung cấp cho học sinh những tri thức lịch sử đầy
đủ, chính xác và hệ thống qua đó làm rõ các giai đoạn phát triển của Lịch sử dân
tộc và Lịch sử thế giới. Từ đó rút ra các quy luật, bài học lịch sử. Hệ thống kiến
thức đưa vào đảm bảo trình độ phổ thông.
Thứ hai: Nhiều giáo viên lịch sử đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng
các phương pháp, phương tiện dạy học mới để tạo hứng thú học tập lịch sử cho
học sinh. Giáo viên lịch sử đã chú trọng đến vận dụng phương pháp liên môn
Văn - Sử, chú ý cách trình bày miệng sao cho sinh động, hấp dẫn, giàu hình ảnh
để lôi cuốn học sinh; cố gắng kết hợp nhiều phương pháp trong một giờ học để
thay thế cho một phương pháp truyền thống là phương pháp thuyết trình; áp
dụng các phương pháp dạy học mới theo hướng phát huy tính tích cực học tập
của học sinh: dạy học theo nhóm, dạy học nêu vấn đề, và bước đầu vận dụng
phương pháp tích cực… Giáo viên lịch sử cũng chú trọng đến sử dụng các
phương tiện kĩ thuật hiện đại vào dạy học: Power point, Violet… tạo ra hứng thú
học tập lịch sử cho học sinh.
Thứ ba: Hằng năm có nhiều cuộc thi lịch sử được tổ chức: Thi Olympic
lịch sử, thi học sinh giỏi môn lịch sử các cấp… đem lại thành công to lớn, phát
hiện ra nhiều nhân tài cho đất nước. Nhiều cuộc thi tìm hiểu lịch sử được phát
động trên các phương tiện truyền thông đại chúng: “Theo dòng lịch sử”, thi tìm
hiểu và học tập theo tấm gương đạo đưc Hồ Chí Minh …thu hút được sự quan
tâm, tham gia và hưởng ứng của đông đảo quần chúng. Trong các sân chơi trí
tuệ như: “Ai là triệu phú”, “Đấu trường 100”, “Đường lên đỉnh Ôlympia”… Số
lượng các câu hỏi thuộc lĩnh vực Sử học chiếm tỉ lệ khá lớn. Đó là những tín
hiệu đáng mừng cho các nhà giáo dục lịch sử.
Tuy nhiên quá trình day-học lịch sử vẫn còn đang tồn tại những bất cập và
hạn chế lớn chưa thể khắc phục:
Một hiên trạng rất đáng buồn là trong những năm gần đây có hiện tượng
“dân ta” không biết “sử ta”. Trong thời gian gần đây do nhiều nguyên nhân chủ
18
quan và khách quan chất lương dạy-học lịch sử ngày càng giảm sút đến mức báo
động. Các phương tiện truyền thông đại chúng đã lên tiếng về tình trạng giảm
sút chất lượng một cách nghiêm trọng của môn Lịch sử. Qua một cuộc thi trên
truyền hình nhiều người không khỏi bàng hoàng, giật mình khi trường họp một
sinh viên của Trường Đại học Văn Lang lại không biết tên quốc hiệu của nước
ta thời các Vua Hùng. Một cuộc điều tra với chủ đề “Thanh niên Hồ Chí Minh
trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc” đã thu được những kết
quả đấng buồn sau: Trong số 1800 người được hỏi thì có 39% số người không
biết Hùng Vương là ai, 65% số người không biết về Trương Định, 49% nói sai
về Trần Quốc Tuấn; 64% trong tổng số 468 sinh viên của một số trường đại học
không biết gì về Lương Thế Vinh; 83%học sinh, sinh viên không biết về các
nhân vật, sự kiện lịch sử đặt tên cho các đường phố, địa danh mà họ đang sống
hoặc rất quen thuộc. Nhiều bài báo đã nêu lên những nhầm lẫn lớn như cho rằng
Lý Thường Kiệt là 1 trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, Nguyễn Thị Minh
Khai lãnh đạo cách mạng tháng Tám. Hay như Đài truyền hình Việt Nam đã
phản ánh một số trường hợp xuyên tạc lịch sử do có ý hoặc nhầm lẫn như đó là
việc viết chỉ thị “Nhật-Pháp chơi nhau, Việt Nam vớ bở” thay vì phải viết là Chỉ
thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” hoặc có thí sinh đã viết:
Hoà thượng Thích Quảng Đức treo cổ tự tử ở Ngã Tư Sở trong khi sự kiện là
Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu ở một ngã tư đường phố Sài Gòn. Rất
nhiều bài thi lịch sử cười ra nước mắt khiến cho cả xã hội và các nhà giáo dục
lịch sử không biết nên khóc hay nên cười. Kì thi Đại học năm 2008 đã lượm lặt
được rất nhiều những bài thi lịch sử cười ra nước mắt mà trước đó chưa từng thu
được. Nhiều thí sinh trả lời sai kiến thức, sự kiện, khái niệm cơ bản, diễn đạt
hành văn lủng củng, sai từ ngữ, sự nhầm lẫn và nhận thức lịch sử lệch lạc. Một
thí sinh đã viết: “Chiến dịch Hồ Chí Minh 1970, quân ta tiến vào Him Lam, Bản
Kéo, lần lượt giành các đồi A1, C1, D, E…Hai bên chiến đấu giằng co quyết liệt
và cuối cùng ta đã giành được thắng lợi cuối cùng buộc địch phải kí kết Hiệp
định Pari năm 1972. Cũng câu hỏi về Chiến dịch Hồ Chí Minh, có thí sinh đã trả
lời: “…Đêm 30-12, rạng sáng ngày 1-1-1975, nhân lúc quân Mĩ đang say sưa,
19
quân ta tấn công. Tiếng súng đầu tiên nổ lên, kháng chiến bắt đầu, giặc lúng
túng chống trả không kịp, bỏ cả đồn bốt chạy sang Trung Quốc”. Có thí sinh
nhầm lẫn sự kiện Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 với chiến dịch lịch
sử Điện biên Phủ “…Đến ngày 30-4-1975, bộ đội ta đã bao vây và tiến thẳng
vào Điện Biên Phủ…”.
Khi nói về tội ác của Mỹ-Diệm có thí sinh đã viết: “…Mỹ-Diệm đã đàn
áp nhân dân, lôi kéo nhân dân vào nhà chứa đưa họ vào con đường nghiện ngập
… Mở các lớp học không học về lịch sử Việt Nam mà phải học những gì mà các
giáo sư Mĩ dạy”. Viết về ý nghĩa của Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975,
thí sinh viết “…Mùa xuân 1974-1975, quân và dân ta không chịu được cảnh đàn
áp của thực dân Pháp… Sau Lê Lai, Lê Lợi không chịu được cảnh lòng lang dạ
sói của thực dân Pháp, đã nổi dậy đấu tranh năm 1975… nổ ra ròng rã 2 ngày 1
đêm và quân ta đã đánh đuổi thực dân Pháp… Mùa xuân 1975 máu chảy thành
sông, người chết thì nhiều. Sau Lê Lợi lên làm vua được vài năm thì chết”.
Đặc biệt, qua quá trình thực tập phổ thông bản thân tôi thấy rõ thực trạng
học tập lịch sử. Rất nhiều học sinh đã nhầm lẫn Hai Bà Trưng lãnh đạo khởi
nghĩa Hai Bà Trưng là Bà Trưng và Bà Triệu. Đặc biệt là thái độ của học sinh
đối với môn lịch sử là điều đáng nói khiến các nhà giáo dục lịch sử phải suy
ngẫm. Tại trường THPT Tân Lạc-Hoà Bình trong giờ học lịch sử học sinh đã
xuyên tạc “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn: “…Ta thường tới bữa quên ăn,
nửa đêm kêu đói…” hoặc khi đọc lời biểu dụ của Quang Trung khi xuất quân ra
Bắc tiêu diệt quân Thanh thì đã có em học sinh đọc như sau:
“ Đánh cho để rụng tóc
Đánh cho để long răng…”
Thiết nghĩ vị trí của bộ môn lịch sử chua được đặt đúng chỗ của nó. Lịch sử
cần phải được quan tâm hơn nữa để ít nhất là những người không biết và không
thích lịch sử không còn xuyên tạc lịch sử như vậy nữa.
Đặc biệt sự hiểu biết về Lịch sử thế giới còn tệ hại hơn mà chủ yếu là
không biết đúng lịch sử, không thuộc sự kiện lịch sử. Ví dụ trình bày cuộc nội
chiến ở Trung Quốc (1946-1949), có thí sinh viết: “…Mở đầu là cuộc binh biến
20
Ba Son. Tại đây công nhân đã nổi dậy đình công đứng đầu là Ba Son, một liệt sĩ
cách mạng. Phong trào bị Phát xít Nhật đàn áp dã man. Ba Son bị giết hại…”.
Có thí sinh khác lại viết “…Năm 1946 ở trung quốc hình thành hai tầng lớp
riêng biệt đó là cách mạng XHCN do Mao Trạch Đông lãnh đạo và giai cấp vô
sản do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo…”[9].
Và với nhiều sự nhầm lẫn, môn lịch sử vài năm gần đây luôn giữ vị trí
“đội sổ” trong tương quan với các môn học khác. Ví dụ kì thi đại học năm 2007
có hơn 150.000 bài “gặt” mức điểm từ 4,5 trở xuống. điểm số trung bình của
môn Sử là 2,09/10 so với điểm số trung bình các môn khác là 4,28 và so với
môn Lý là 5,19, môn Hoá là 4,49, môn Văn là 4.41, môn Toán là 3,65 và môn
Ngoại Ngữ là 3,64. Theo thống kê của Cục công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT)
cho thấy độ vênh giữa mức điểm trung bình thi tuyển sinh và thi tú tài ở môn
lịch sử là cao nhất (4,10 so với độ vênh 2,40 của trung bình các môn còn lại).
Như Hồ Chí Minh đã khẳng định “biết” để “tường” (hiểu cặn kẽ) “gốc tích”, vậy
không biết thì không thể hiểu lịch sử. GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học
lịch sử Việt Nam cho hay những người trong ngành nhận thấy tình trạng sa sút
của bộ môn lịch sử. Từ năm 1999, Hội đã đưa ra những lời cảnh báo và đề xuất
phương hướng giải quyết.
Nguyên nhân của thực trạng trên có nhiều. Thực sự lịch sử chưa được đặt
đúng vị trí của nó, chưa được quan tâm như nó đáng được quan tâm. Việc đầu tư
trang thiết bị cho dạy học lịch sử chưa được quan tâm thoả đáng. Trong một thời
gian dài đã có quan niệm chưa đúng về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của môn
lịch sử. Từ thời cổ đại , vị trí của môn lịch sử được khẳng định: “ Lịch sử là thầy
giáo của cuộc đời, là ngọn đuốc soi đường đi đến tương lai”. Có một thời có
không ít quan niệm cho rằng mọi khoa học đều bắt nguồn từ lịch sử. Thế nhưng,
những năm gần đây không ít quan niệm cho rằng lịch sử là “môn phụ” nên
không quan tâm đến môn học này. Cá biệt có quan niệm cho rằng môn lịch sử
không có ý nghĩa gì đối với sự phát triển xã hội. Do đó vai trò, vị trí của bộ môn
lịch sử trong việc giáo dục thế hệ trẻ bị phủ nhận hoặc hạ thấp.
21
Bên cạnh đó, phương pháp dạy học chậm được đổi mới, nhiều giáo viên
không chịu đổi mới phương pháp mà khư khư giữ lấy phương pháp dạy học kiểu
“thầy đọc-trò ghi”.
Việc biên soạn SGK còn nhiều bất cập. Hiện thực lịch sử thì vô cùng phong
phú nhưng nội dung SGK thì chủ yếu là kênh chữ, kênh hình rất hạn chế làm
cho môn học lịch sử rất khô khan. Số lượng kênh hình trong SGK hiện nay đã
tăng lên đáng kể so với trước nhưng so với SGK lịch sử các nước khác vẫn là ít
ỏi. Ví dụ bài “Thời tiền sử” ở quyển SGK “Lịch sử nước Pháp” dùng cho học
sinh Nhì trường tiểu học Pháp xuất bản 1980, phần bài viết chỉ có 2 cột trong
một trang, với 2 mục nhỏ “Thời kì đá chẻ” và “Thời kì đá mài”. “Bài biết chỉ có
trên 400 từ. Trong khi đó, sách dành một phần lớn giới thiệu ảnh “Hang động
Âydi”, một di chỉ khảo cổ thời đồ đá cũ, ảnh 3 công cụ đồ đá chẻ và một ảnh
chụp “Tranh vẽ trên vách hang”, một bức tranh về cảnh sinh hoạt, lao động sản
xuất và các công cụ lao động của con người thời kì ấy. Kèm theo kênh hình là
phần giới thiệu ngắn gọn nội dung các tranh ảnh, các câu hỏi. Trong quyển SGK
“Lịch sử các lớp cuối cấp trung học” xuất bản 1995 ở Pháp- mục II “Độc lập và
xung đột (1946-1947)” gồm bài viết 2 trang với các tiểu mục:
A. Ở châu Á
1. Nền độc lập và sự phân chia Ấn Độ
2. Người châu Âu trở lại Inđônêxia và Đông Dương
B. Ở châu Phi
-Mađagaxca
-Angiêri
Kèm theo bài viết có các bức ảnh “Hồ Chí Minh cùng tướng Lơcơlec và
Giăng Xanhtơni” và các tư liệu trích trong quyển “Cách mạng tháng Tám” của
Trường Chinh, một đoạn tư liệu về “đàn áp cuộc khởi nghĩa ở Mađagaxca”, trích
trong quyển “Nước Pháp và nền Đệ tứ cộng hoà”.
Trong quyển “Lịch sử nước Mỹ”, phần cơ chế sư phạm của bài 4 “những
biến cố khởi đầu của cuộc cách mạng Mỹ” gồm các phần:
- “Những từ cần thảo luận để hiểu nghĩa”.
22
- “Những từ mới trong câu cần lưu ý tìm hiểu”.
- “Những vấn đề cần chú ý trả lời”.
- “Bức tranh về việc “binh lính Anh đàn áp nhân dân ở Lexingtơn,
Massachuxet, đánh dấu ngày bùng nổ cuộc cách mạng 19/4/1775”
- “Tranh chân dung của Tôma Pên, người viết chuyền đơn kêu gọi đấu
tranh cho độc lập của các thuộc địa”.
- “Câu hỏi trắc nghiệm”.
- “Giải thích từ mới”.
- “Vận dụng kiến thức đang học”.
Số lượng kênh hình vốn có trong đó tranh ảnh lại chủ yếu là tranh, ảnh
đen trắng cộng với việc giáo viên chưa biết khai thác kênh hình có hiệu quả đã
có trong SGK Lịch sử. Theo số liệu điều tra của cô Trần Thị Ngọc Huyền khi
phát vấn điều tra làm luận văn Thạc sĩ có 5,9% giáo viên được hỏi trả lời hiếm
khi sử dụng kênh hình trong SGK để giảng dạy 70,5% giáo viên sử dụng kênh
hình trong việc khai thác kiến thức mới còn trong các hoạt động học tập khác
không được chú ý, khai thác thường xuyên, vẫn còn 11,8% giáo viên để học sinh
tự tìm hiểu nội dung kênh hình có trong SGK. Khi được hỏi: “Thầy, cô có
thường xuyên sử dụng kênh hình trong SGK hay không?”, kết quả thu được là
51,1% học sinh được hỏi trả lời là “Thường xuyên”, 36,5% trả lời là “Đôi khi”
và 8,9% các em trả lời là “Hiếm khi”, có 3,5% trả lời là “Không bao giờ”.
Qua quan sát tại trường Tiểu học Quyết Tâm-Sơn La, đa số giáo viên đã
chú trọng khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử song chủ yếu sử dụng khi
khai thác kiến thức mới còn trong các trường hợp khác thì hiếm khi sử dụng.
Việc chưa chú ý và chưa biết cách khai thác kênh hình một cách triệt để
chính là một nguyên nhân nổi cộm làm cho học sinh không mấy hứng thú với
môn học này từ đó ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng bộ môn.
Thực tế không phải học sinh không thích học sử, hầu hết các em đều cho rằng
việc giáo viên khai thác kênh hình làm cho bài học trở nên hấp dẫn và dễ hiểu.
Từ nhận thức về vị trí, ý nghĩa của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong
dạy học lịch sử chưa đúng đã dẫn đến tình trạng tranh, ảnh, lược đồ còn hạn chế.
23
Việc sử dụng kênh hình còn mang tính minh họa. Vì thế mà không khai thác hết
nọi dung kiến thức lịch sử mà bức tranh, ảnh chứa đựng, trong đó kênh chữ
không đề cập đến. Từ đó dẫn đến không tạo biểu tượng cho học sinh, không cụ
thể hóa các sự kiện, không khắc phục được hiên tượng “hiện đại hóa” lịch sử.
Học sinh học xong một sự kiện lịch sử chỉ là học thuộc lòng kiểu học gạo,
không hiểu bản chất sâu sắc các sự kiện, không nắm vững các quy luật phát triển
xã hội. Kết quả là những giờ học trên không giúp học sinh nhớ kỹ, nhớ lâu, hiểu
sâu những hình ảnh,những kiến thức lịch sử đồng thời không hình thành được
khái niệm lịch sử, không giúp các em phát triển khả năng quan sát, trí tưởng
tượng, tư duy về ngôn ngữ của học sinh. Những giờ học như trên là một nguyên
nhân dẫn đến tình trạng học sinh không thích học môn lịch sử, chất lượng điểm
thi môn lịch sử gần đây thấp.
24
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC KHAI THÁC KÊNH HÌNH
TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Học tập nói chung và học môn Lịch sử nói riêng cũng là một quá trình nhận
thức tuân theo những quy luật chung của sự nhận thức và có quy luật riêng do
đặc trưng của bộ môn, xuất phát từ sự kiện, trình tự thời gian của biểu diễn lịch
sử xác định không gian chi phối. Vì vậy, khi xác định cho mình nhiệm vụ tổ
chức chi phối hoạt động nhận thức của học sinh về lịch sử xã hội loài người từ
trước đến nay, giáo viên không thể làm việc mày mò, tuỳ tiện bằng bất cứ hình
thức nào mà phải có phương pháp cụ thể được xây dựng trên cơ sở khoa học.
Phương pháp dạy học lịch sử phát huy tính tích cực của học sinh thông qua
khai thác kiến thức trong kênh hình và kênh chữ trong dạy học lịch sử là phát hiện
những quy luật của quá trình dạy học lịch sử, xác định nội dung, hình thức tổ chức
và phương pháp dạy phù hợp với đặc trưng bộ môn và các bài dạy cụ thể.
2.1. Quan niệm của giáo viên và học sinh
Giáo viên
Việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông là quá trình phức tạp và đa dạng.
Trong thực tế có nhiều giáo viên biến dạy học lịch sử thành bài dạy chính trị khô
khan trống rỗng, cứng nhắc làm cho học sinh chán nản hay thông báo các kiến
thức thiếu sinh động và không có hồn. Ngoài ra, còn có nhiều sai phạm khác
như: biến bài học lịch sử thành câu chuyện với những chi tiết giật gân để mua
vui cho học sinh trong chốc lát mà không cung cấp kiến thức và hình thành các
kỹ năng tư duy sáng tạo cho học sinh, thiếu tính giáo dục.
Học sinh
Thường xem nhẹ bộ môn coi bộ môn lịch sử là môn học phụ không chú
trọng vào việc học. Thường có thói quen lĩnh hội kiến thức bằng cách học thuộc
lòng những gì mà giáo viên cung cấp cũng như những kiến thức sẵn có thông
qua kênh chữ ở SGK.
25
2.2. Phƣơng pháp dạy học cũ
Giáo viên chủ yếu vận dụng phương pháp thuyết trình: thầy giảng trò
nghe, thầy đọc trò chép
Học sinh thường bị động tiếp thu lĩnh hội kiến thức
Trong dạy học lịch sử giáo viên chỉ mới chú trọng khái thác kiến thức sẵn
có trong SGK, luôn coi đây là nguồn kiến thức chính cung cấp cho học sinh.
Phương tiện dạy học không đầy đủ, học sinh không thể phát huy được tính tích
cực, sáng tạo, tìm tòi trong tiết học, vì vậy khả năng tiếp thu kiến thức chỉ dừng
lại ở việc ghi nhớ và học thuộc lòng. Không phát triển khả năng tư duy và chưa
tạo cho học sinh các kỹ năng lịch sử quan trọng như: đọc, chỉ bản đồ, phân tích
các sự kiện, . .
2.3. Phƣơng pháp dạy học mới
Giáo viên với tư cách là người tổ chức hướng dẫn đồng thời giảm thiểu
việc nói giảng, thuyết trình trong tiết học. Phát huy tính tích cực chủ động, sáng
tạo của học sinh thông qua các kiến thức sẵn có kể cả kênh chữ và kênh hình
trong sách giáo khoa.
Tăng cường vai trò chủ động của học sinh, học sinh không còn là người
thụ động tiếp thu và lĩnh hội kiến thức.
Rèn luyện khả năng khám phá và phát hiện, khả năng tư duy tự học, tư
duy lôgic.
Rèn luyện khả năng sử dụng lược đồ bản đồ, tranh ảnh, đồ dung trực quan….
Vì vậy, từ thực tiễn của việc dạy học lịch sử hiện nay và từ mục tiêu đào tạo
thế hệ trẻ. Việc phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá
trình dạy học lịch sử là yếu tố cấu thành quá trình phát hiện những quy luật nhận
thức của học sinh trên cơ sở khách quan của mối quan hệ giữa giáo dục và phát
triển lịch sử, gây cho học sinh sự hứng thú và có trách nhiệm tạo điều kiện thuận
lợi cho việc nâng cao chất lượng trong quá trình đổi mới giáo dục.
26
2.4. Giải pháp
Hiệu quả của một bài dạy lịch sử là kết quả của sự kết hợp chung khách
quan và các yếu tố riêng cụ thể đòi hỏi cần có sự sáng tạo.
Giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học: “hướng tích cực hoá hoạt động
của học sinh” tạo điều kiện cho học sinh tìm tòi, khai thác kiến thức và biết điều
khiển hoạt động nhận thức của mình
Dạy học phải đổi mới theo hướng tích hợp vận dụng phương pháp phù hợp.
Kết hợp hài hoà giữa thầy và trò, hình thành biểu tượng ban đầu cho học sinh.
Cần nắm chắc đặc điểm ý nghĩa nội dung của từng bài, từng đồ dùng trực
quan hướng tới liên hệ rút ra bài học.
Thông thường kênh hình nói chung, các hình vẽ tranh ảnh nói riêng được
trình bày với tư cách là nguồn cung cấp thông tin kiến thức được in kèm theo
câu hỏi để học sinh tự làm việc với sách giáo khoa. Dưới sự hướng dẫn của giáo
viên nhằm rút ra những kiến thức lịch sử nhất định. Để sử dụng tốt loại kênh
hình này trước hết giáo viên cần phải:
Xác định rõ nội dung lịch sử của kênh hình được phản ánh cái gì. Nội
dung cần khai thác (bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, đồ dùng trực quan. . .)
Giáo viên dự kiến xác định phương pháp sử dụng phù hợp kênh hình
trong từng bài cụ thể. Khi sử dụng khai thác cần có sự lựa chọn phù hợp với
trình độ nhận thức của học sinh đặc biệt là các đồ dùng trực quan sinh động tạo
ấn tượng, tái hiện lại kiến thức đã học giúp học sinh khắc sâu.
Kênh hình khi sử dụng phải đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mỹ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát (đầu tiên quan sát tổng thể rồi
mới quan sát chi tiết)
Sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để học sinh tìm tòi khám phá.
Học sinh phải tích cực chủ động tìm tòi sáng tạo và lĩnh hội kiến thức mà
giáo viên cung cấp.
Học sinh biết quan sát xác định chi tiết của kênh hình rút ra nội dung bài
học qua kênh hình, đồ dùng trực quan cần cung cấp.
27
Giáo viên kết luận khái quát nội dung kiến thức của kênh hình cần khai
thác để học sinh khắc sâu.
Khi khai thác một, hay nhiều kênh hình ở bất kỳ khối lớp nào chúng ta
cần chú ý tới vấn đề sau: đó là khâu chuẩn bị kênh hình, xây dựng hệ thống câu
hỏi, cách thức tiến hành khai thác một kênh hình, nếu chúng ta chú ý đến 3 vấn
đề trên thì việc khai thác kênh hình của chúng ta được dễ dàng hơn. Như vậy,
chúng ta đã thiết chế một cung bậc kênh hình có logic khoa học, đánh thức được
tiềm năng sẵn có – tiềm ẩn những kiến thức bên trong chỉ cần gọi đúng nó thì nó
sẽ bật dậy những tri thức bổ ích phục vụ cho công việc giảng dạy – học tập của
Thầy – Trò góp phần bổ trợ thêm những kiến thức không có trong sách, cũng
như góp phần làm sáng tỏ một sự kiện lịch sử hay một trận đánh, một chiến
dịch, một cuộc kháng chiến. Để khai thác kênh hình được tốt hơn, khoa học hơn
và có tính hiệu quả, chúng tôi xin đưa ra biện pháp về việc khai thác kênh hình.
2.4.1. Khâu chuẩn bị về kênh hình
Có thể nói khâu chuẩn bị kênh hình là rất quan trọng, nếu không chuẩn bị
kênh hình thì sẽ giảm đi sự gây chú ý cho học sinh, việc khai thác kênh hình sẽ
không thuận lợi, và không khai thác được triệt để kênh hình, vậy chuẩn bị như
thế nào cho tốt? đó là:
* Về phía giáo viên
- Chúng ta cần phải photo hình sách giáo khoa lớn lên để treo trên bảng đen,
khi khai thác kênh hình có liên quan đến nó – liên quan đến kiến thức nào đó
- Hoặc chúng ta vẽ hình sách giáo khoa (nếu có năng khiếu hội họa)
phương pháp này đỡ tốn kém
- Cũng có thể giáo viên cho các tổ trong lớp học cùng với giáo viên làm đồ
dùng dạy học (vẽ kênh hình: lược đồ một trận đánh, một chiến dịch…)
* Tác dụng của việc chuẩn bị kênh hình của giáo viên
- Tạo điều kiện cho việc khai thác kênh hình được thuận lợi hơn của giáo viên
- Gây sự chú ý đối với học sinh về kênh hình mà giáo viên cần giới thiệu,
và tập trung sự chú ý của các em về một hướng để cho giáo viên dễ khai thác
kênh hình hơn.
28
* Về phía học sinh
- Khâu đầu tiên là cho học sinh vẽ kênh hình theo nhóm (đối với kênh hình:
lược đồ một trận đánh, một chiến dịch, một cuộc khởi nghĩa…), riêng đối với
một số kênh hình liên quan đến nhân vật lịch sử - sự phát triển kinh tế, văn
hóa… thì giáo viên dặn học sinh về nhà nghiên cứu trước, sưu tầm một số tư
liệu nói về hình đó.
* Tác dụng của sự chuẩn bị đối với học sinh
- Qua việc hợp tác vẽ kênh hình theo nhóm (đối với kênh hình: lược đồ một
trận đánh, một chiến dịch, một cuộc khởi nghĩa) giúp cho học sinh cộng tác tìm
hiểu trước gốc tích về một kênh hình, sưu tầm tư liệu về kênh hình, là một lần
các em tìm hiểu về các sự kiện lịch sử có liên quan đến bài học, tạo thuận lợi
cho các em học tập bài mới một cách dễ dàng.
- Qua việc hợp tác vẽ kênh hình theo nhóm (đối với kênh hình: lược đồ một
trận đánh, một chiến dịch, một cuộc khởi nghĩa) tăng thêm tình bạn bè gắn bó
hơn, hiểu nhau hơn, cùng nhau giúp đỡ trong học tập của học sinh, tăng lên niềm
vui, tính say mê, sáng tạo, đặc biệt tính thân thiện trong bạn bè và trong lớp học
và trường học.
2.4.2. Cách thức khai thác và hệ thống câu hỏi cho một số dạng kênh hình
Trong khai thác kênh hình điều chúng ta cần chú ý đó là chúng ta cần đưa
kênh hình về các dạng chung rồi chúng ta có những cách thức chung khai thác
kênh hình cho phù hợp, dưới đây tôi xin đưa ra 3 dạng kênh hình tôi cho là
chung, từ đó tôi có cách thức khai thác cho phù hợp xem như là một công thức
tổng thể - chung cho dạng kênh hình:
- Dạng về kênh hình chân dung: lãnh tụ, lãnh đạo Nguyên thủ tướng quốc
gia (nói về một con người có liên quan đến lịch sử một dân tộc, một nền văn hóa
– nhân loại có liên quan đến sự kiện lịch sử)
- Dạng về kênh hình có liên quan đến một số lĩnh vực kinh tế, văn hóa và
một số lĩnh vực khác.
- Dạng về kênh hình lược đồ.
29
2.4.2.1. Dạng kênh hình chân dung
Cách thức khai thác kênh hình chân dung:
Có thể nói kênh hình chân dung là kênh hình hết sức khó khai thác vì nó
chỉ hàm chứa nội dung: một nhân vật lịch sử, thông thường giáo viên chúng ta
giới thiệu thực trạng thường gặp ở kênh hình này của giáo viên chúng ta là:
- Giáo viên đưa kênh hình trong sách giáo khoa về nhân vật lịch sử (lãnh
đạo, lãnh tụ, Nguyên thủ quốc gia) giới thiệu sơ qua là đủ
- Học sinh xem qua
- Thậm chí giáo viên bỏ qua không quan tâm tới
Vậy để khắc phục tình trạng trên, bản thân tôi có đưa ra cách thức khai
thác kênh hình này như sau:
- Như tôi đã nói lúc đầu, ta phải chuẩn bị kênh hình từ trước: phóng to hoặc
có kênh hình do Bộ cấp về (song số lượng ít và thường thiếu) đúng vào lúc giảng
dạy có kiến thức SGK liên quan đến kênh hình thì giáo viên treo lên bảng đen
- Giáo viên đọc tư liệu về kênh hình (chân dung, con người lịch sử…) đã
sưu tầm chuẩn bị từ trước (tư liệu vừa phải – có chọn lọc, không dài có liên quan
trực tiếp tới chân dung ấy) cho học sinh nghe để gây sự chú ý đối với học sinh
mở rộng thêm hiểu biết
- Giáo viên dùng một, hai câu hỏi mang tính tổng quát để phát vấn về con
người có liên quan đến lịch sử, giai đoạn lịch sử
- Cuối cùng, giáo viên kết luận để nâng lên thành nhận thức cho học sinh
về một con người lịch sử, nhân vật lịch sử mang tính giáo dục.
Rút kinh nghiệm về việc khai thác kênh hình về chân dung một nhân vật lịch sử
- Khi khai thác loại kênh hình này chúng ta chú ý cần sưu tầm tài liệu có
liên quan trọng tâm tới kênh hình
- Tuy tốn kém một ít, chúng ta photo kênh hình để gây sự chú ý đối với học
sinh, kích thích sự ham học, tính tò mò khám phá khoa học của học sinh
- Việc khai thác kênh hình loại này không khéo dễ mất thời gian nên khi
chúng ta khai thác cần dùng câu hỏi phát vấn ngắn gọn và khai thác nhanh
nhưng phải đạt tính hiệu quả cao
30
- Cần thận trọng khi khai thác kênh hình này nếu làm qua loa dễ dẫn đến
phản tác dụng vì dạng kênh hình này rất khó khai thác cho nên cần chuẩn bị chu
đáo về tư liệu, hệ thống câu hỏi và kể cả thời điểm khai thác kênh hình.
2.4.2.2. Dạng kênh hình có liên quan đến một số lĩnh vực kinh tế, văn hóa và
một số lĩnh vực khác
* Nhìn chung ở dạng kênh hình này thường đề cập đến những kênh hình
nói về quang cảnh đất nước đổi thay, những biến động lớn của một đất nước
trong một giai đoạn lịch sử nhất định, hay đề cập đến những thành tựu kinh tế
(công – nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp….) Hay là những thành
tựu văn hóa nổi bật của một giai đoạn lịch sử, của một chiều đại.
Cách thức khai thác kênh hình: có liên quan đến một số lĩnh vực kinh tế, văn
hóa và một số lĩnh vực khác
- Kênh hình này không quá khó khi khai thác nó vì biểu hiện rất rõ ngay trên
bản thân nó dễ nhận thấy, nhận biết chỉ cần có óc phân tích thì nắm bắt được kiến
thức bên trong nó, nhằm phục vụ - hỗ trợ kiến thức cho bài học thêm phong phú
hơn. Vậy cách thức khai thác kênh hình như thế nào cho hay và phù hợp?
Thực trạng khi một số giáo viên khai thác kênh hình dưới dang này có
những câu hỏi thật sự quá đơn giản ví như:
- Qua hình này em có nhận xét gì?
- Hoặc hình này nói lên điều gì?
Đó là những câu hỏi chung chung không có chủ điểm – trọng tâm nên dẫn tới
việc khai thác kênh hình ít hiệu quả đặc biệt không khai thác được kiến thức bên
trong của kênh hình, cuối cùng cũng làm cho học sinh có thói quen: hình nào
cũng có một tư duy đó là: đẹp hoặc có sự đổi mới, có khác trước …
Để khắc phục tình trạng trên bản thân tôi xác định cần phải đầu tư hơn về
cách thức khai thác kênh hình này có hiệu quả:
+ Phóng to tranh
+ Chọn thời điểm phù hợp để giới thiệu kênh hình
+ Nếu được sưu tầm tư liệu nói về nội dung kênh hình chúng ta cần
khai thác
31
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi để đánh thức kiến thức trong kênh hình
nhằm phục vụ cho bài giảng tốt hơn
 Rút kinh nghiệm khi khai thác dạng kênh hình này
- Khi khai thác dạng kênh hình này cần lưu ý một số vấn đề sau:
+ Cần phóng to hình kênh hình để các em tiện quan sát và gây sự chú ý cho
học sinh.
+ Loại kênh hình này tuy dễ khai thác song việc xây dựng hệ thống câu hỏi
cần phải có câu hỏi gợi mở - dẫn dắt để cho học sinh có thể trả lời và đưa học
sinh đi đến câu hỏi khái quát, tổng hợp
+ Khai thác dạng kênh hình này cần phải phân tích, so sánh để tìm ra điểm
giống và khác của một lĩnh vực nào đó (như kinh tế - văn hóa hoặc một vấn đề nhỏ
của lĩnh vực kinh tế - văn hóa) trong một giai đoạn lịch sử hay một triều đại…
+ Nên sưu tầm những tài liệu có liên quan chặt chẽ với kênh hình: không
nên ôm đồm tài liệu để làm rối nội dung trọng tâm của kênh hình
+ Cần chú trọng thời gian khai thác kênh hình cho phù hợp không nên khai
thác một kênh hình mà mất quá nhiều thời gian nên nhớ: kênh hình chỉ là kiến
thức nhỏ trong một mục nhỏ hoặc lớn chứ không phải là nội dung quan trọng số
một của bài mà nó chỉ góp phần làm sáng tỏ một vấn đề hoặc bổ trợ thêm để
khai thác kiến thức một cách sâu hơn, khoa học hơn.
2.4.2.3. Dạng kênh hình: lược đồ
Kiến thức ở kênh hình này là vô cùng phong phú và có nhiều góc độ khai
thác khác nhau, một số giáo viên có cách khai thác riêng của mình cho phù hợp,
song qua nghiên cứu bản thân tôi nghiêng về cách khai thác tư duy phát triển
cao, trình độ phân tích của học sinh khi đã nghiên cứu diễn biến, một phong
trào, một mốc xích nhỏ của diễn biến…
Về phần dùng lược đồ để trình bày nguyên một cuộc cách mạng, một
diễn biến: phong trào một cuộc khởi nghĩa… là cái chung mà giáo viên cần phải
làm đó là khi trình bày một diễn biến mà không dùng đến lược đồ - bản đồ thì
không thể dạy nhưng ở đây tôi đề cập đến vấn đề từ lược đồ - bản đồ có một
32
cách khai thác kiến thức: dựa trên lược đồ từ đó lấy kiến thức trên lược đồ để
phục vụ cho bài giảng.
- Cách thức khai thác kênh hình: lược đồ
Đối với kênh hình này cách thức khai thác như sau:
* Điểm chung
+ Lược đồ vẽ hoặc phóng to
+ Thời điểm treo và giới thiệu nét khái quát, ký tự ký hiệu trên bản đồ,
lược đồ
* Điểm riêng đối với cách khai thác kênh hình này là:
+ Khai thác khi giáo viên tạo tình huống có vấn đề
+ Hệ thống câu hỏi cho một mốc xích diễn biến có liên quan đến kênh hình
+ Kết luận một hay nhiều tình huống có vấn đề trên lược đồ
- Rút kinh nghiệm khi khai thác kênh hình: Lược đồ
+ Khi khai thác kênh hình này (lược đồ) cần chú ý lược đồ phóng to, nếu
vẽ cần độ chính xác cao
+ Không được nhầm giữa lược đồ để trình bày một phong trào một, trận
đánh với việc sử dụng lược đồ để tạo tình huống có vấn đề, để mở rộng kiến thứ,
để hiểu sâu hơn một vấn đề bằng những nghệ thuật khai thác kiến thức trên lược
đồ của giáo viên
+ Dùng cách khai thác kênh hình này lồng ngay vào bài giảng khi thích
hợp nhất và phối hợp nhịp nhàng để tạo hiệu quả cao trong việc giảng dạy bộ
môn Lịch sử
+ Cần chú ý đến thời gian khai thác dạng kênh hình không nên lạm dụng
việc khai thác kênh hình mà không hoàn thành mục tiêu bài đề ra.
Trên đây là cách thức khai thác kênh hình: chân dung nhân vật lịch sử, hình
về lĩnh vực kinh tế văn hóa, lược đồ. Bản thân tôi đã nghiên cứu qua thực tế.
Như vậy, việc khai thác kênh hình là một nghệ thuật sư phạm của mỗi
giáo viên để góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy đồng thời giúp
học sinh nắm được bài vững vàng hơn, ngày càng đưa hoạt động dạy và học của
thầy và trò ở một tầm cao mới.
33
2.5. Khai thác một số kênh hình trong bài 12: “Vƣợt qua tình thế hiểm
nghèo”
2.5.1. Khai thác kênh hình 1:
Nhân dân Nam Bộ trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân
Pháp (9-1945) [6, tr.24]
Đối với kênh hình này khi khai thác giáo viên cần:
Hướng dẫn học sinh quan sát và sử dụng các câu hỏi gợi mở.
- Nhìn vào bức tranh em có nhận xét gì?
- Sau cách mạng tháng Tám 1945, nhân dân ta gặp những khó khăn gì?
- Để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân
ta làm những việc gì?
Học sinh tự nhận xét và đưa ra phương án trả lời
Giáo viên kết luận.
2.5.2. Khai thác kênh hình 2:
Nhân dân góp gạo chống “giặc đói” (10-1945) [6, tr.25]
34
Khi giáo viên giảng về vấn đề về Diệt giặc đói như sau, khi giáo viên đã
phát vấn cho học sinh
H? Để diệt giặc đói, Đảng và Chính phủ đã có chủ trương gì?
Sau khi học sinh đã nêu được chủ trương và biện pháp của Đảng và Chính phủ
thì giáo viên treo hình 2 đã phóng to lên bảng cho học sinh quan sát:
- Giáo viên giới thiệu: đây là hình nói về nhân dân góp gạo chống “giặc
đói” (những hành động cụ thể của một số thành viên trong ảnh: người góp gạo,
người ghi danh sách quyên góp gạo)
- Giáo viên đọc đoạn trích tài liệu về hình 2
- Hệ thống câu hỏi cho tranh hình 2
H? Thông qua hình 2 em cho biết hình thức quyên góp gạo chống “giặc
đói” lúc bấy giờ là gì?
H? Em có suy nghĩ gì về câu khẩu hiệu “một nắm khi đói bằng một gói
khi no”?
Qua hình 2 và đoạn trích đọc vừa rồi của giáo viên học sinh sẽ giải
quyết được:
 Hình thức quyên góp gạo là phong phú và đa dạng (ngày đồng tâm,
hũ gạo cứu đói…) Với khẩu hiệu “một nắm khi đói bằng một gói khi no” thể
hiện khơi dậy mạnh mẽ.
Từ đó giáo viên nâng lên tính giáo dục cho học sinh là biết ơn giúp đỡ nhau
trong học tập, lao động, lớn hơn là ủng hộ đồng bào vùng sâu vùng xa, vùng bão
lũ…. “thương người như thể thương thân.” Chính nhờ phát động phong trào trên
đã giải quyết được những vùng “giặc đói” hoành hành trong cả nước. [6, tr.25]
2.5.3. Khai thác kênh hình 3:
Lớp Bình dân học vụ [6, tr.26].
35
Khi khai thác, chúng ta cũng nên bổ xung thêm các tình tiết, các câu
chuyện để cụ thể hoá thêm kiến thức…
- Trước hết giáo viên hướng dẫn để học sinh hiểu: “Bình dân học vụ” là
gì? Học tập là nghĩa vụ của mọi công dân- có học- có kiến thức, mới xây dựng
được chính quyền mới- xây dựng được cuộc sống mới…
- Các em nhận biết gì khi quan sát hình 3. Một lớp Bình dân học vụ ban
đêm, có trẻ, có già, có trai, có gái đầy đủ mọi lứa tuổi (giáo viên có thể là những
cô, cậu 9, 10 tuổi, học sinh có thể là những cụ già 60, 70 tuổi, đang say sưa học
bài- lần đầu tiên nắn nót viết chữ “o tròn như quả trứng gà”, mà miệng cũng tròn
mắt cũng tròn vì ngạc nhiên và vì sung sướng… ánh sáng của những ngọn đèn
dầu hôm nay, sẽ làm bừng sáng tương lai của dân tộc ở ngày mai.
36
Chƣơng 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm
Mục đích nghiên cứu khóa luận là đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả dạy học Lịch sử ở Tiểu học đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục trong
thời kì mới. Cũng xuất phát từ thực trạng giáo viên trong quá trình dạy học gặp
nhiều khó khăn trong việc khai thác kênh hình cho học sinh. Thiết kế một giáo
án giảng dạy dựa trên cơ sở những đề xuất ở chương 2. Mục đích chúng tôi tiến
hành thể nghiệm nhằm chứng minh tính khả thi của các đề xuất khẳng định sự
đóng góp của khóa luận trên thực tế.
3.2. Đối tƣợng, địa bàn và thời gian thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thể nghiệm trên học sinh lớp 5 của trường Tiểu học. Đó
là trường Tiểu học Quyết Tâm – thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La. Thời gian
chúng tôi tiến hành là tuần thứ 12 học kì I năm học 2013- 2014.
3.3. Nội dung và phƣơng pháp tiến hành thực nghiệm
3.3.1. Nội dung thực nghiệm
Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi xây dựng kế hoạch thực nghiệm,
miêu tả hệ thống các biến số quy định diễn biến của hiện tượng cần nghiên cứu
theo một chương trình. Đây là những biến số độc lập có thể điều khiển và kiểm
tra được.
Nội dung thực nghiệm như sau:
- Chúng tôi chọn bài: bài 12 “vượt qua tình thế hiểm nghèo” để soạn giáo
án và tiến hành dạy thực nghiệm.
- Chúng tôi chọn lớp thực nghiệm là lớp 5A và lớp đối chứng là lớp 5B
trường Tiểu học Trường Sinh.
- Từ việc lựa chọn trên chúng tôi tiến hành thực nghiệm trực tiếp
Mục đích đặt ra khi kiểm tra là chúng tôi chia thực nghiệm thành 2 nhóm:
nhóm thực nghiệm và nhóm kiểm chứng (đối chứng). Nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng được lựa chọn ngẫu nhiên và có số lượng, chất lượng, trình độ
ngang nhau và được kiểm tra chất lượng ban đầu để khẳng định điều đó.
37
Nhóm thực nghiệm được tổ chức thực nghiệm bằng những nhân tố thực
nghiệm: đưa phương pháp mới, phương tiện mới, …vào dạy học lịch sử để xem
xét diễn biến trong quá trình nhận thức của HS có theo đúng giả thiết hay không.
Nhóm đối chứng chúng tôi không thay đổi bất cứ điều gì khác thường, nó là cơ
sở để so sánh kiểm chứng hiệu quả những thay đổi nhóm thực nghiệm. nhờ có
lớp đối chứng mà chúng ta có cơ sở để khẳng định hoặc phủ định giả thiết.
3.3.2. Phương pháp tiến hành thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm đối với nhóm thực nghiệm và quan sát tỉ mỉ diễn
biến, kết quả một cách khách quan. Tiếp đến là chọn mẫu thực nghiệm: lấy hai lớp
để dạy thực nghiệm và đối chứng. Soạn thảo câu hỏi kiểm tra chất lượng ban đầu.
Tiến hành soạn giáo án bài 12: vượt qua tình thế hiểm nghèo, chuẩn bị đồ
dùng dạy học để lên lớp.
Tiến hành thực nghiệm lớp 5A trường Tiểu học Quyết Tâm, thành phố Sơn
La, tỉnh Sơn La, đối chứng là lớp 5B trường Tiểu học Quyết Tâm, thành phố
Sơn La, tỉnh Sơn La với các điều kiện:
+ Giống nhau: số học sinh hai lớp bằng nhau, mức độ nhận thức như nhau,
thời gian tiến hành thực nghiệm như nhau, cùng một không gian học tập.
+ Khác nhau:
Các yếu tố Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Thiết bị dạy
học
-SGK Lịch sử và Địa lý 5
-Các hình ảnh minh họa trong
SGK
-Phiếu học tập
-SGK Lịch sử và Địa lý 5
-Phiếu học tập
Phương pháp
dạy học
-Phương pháp đàm thoại,gợi
mở
-Phương pháp hướng dẫn học
sinh khai thac hệ thống kiến
thức lịch sử thông qua kênh
hình
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp giảng giải
thuyết trình
- Phương pháp hỏi đáp
- Phương pháp quan sát
38
3.4. Kết quả thực nghiệm
Qua thực tế cho thấy, việc khai thác kênh hình môn Lịch sử ở trường Tiểu
học Quyết Tâm ở thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La đã được sử dụng nhưng chưa
đi sâu và trú trọng.
Sau khi tiến hành thực nghiệm giảng dạy chúng tôi đã thu được kết quả nhất
định và dựa trên cơ sở phân tích, sắp xếp phân loại đánh giá để làm cơ sở so
sánh với kết quả của nhóm đối chứng.
Thông qua việc thống kê kết quả thực nghiệm ta có thể khẳng định mối liên
hệ giữa các biến số trong nghiên cứu không phải là ngẫu nhiên mà là mối quan
hệ nhân quả xét theo tính chất của nó, kết quả thực nghiệm sẽ khẳng định giả
thiết rút ra bài học cần thiết và đề xuất cho một số ứng dụng vào thực tế dạy học
môn Lịch sử và Địa lý 5.
Qua thực nghiệm ở khối lớp 5, bản thân tôi thấy phần nào yên tâm với kết
quả đạt được, gần như trong tất cả các tiết dạy, ở cả lớp đối tượng là học sinh
khá giỏi, tuyệt đại đa số các em đều yên lặng, chăm chú nghe giảng, thực hiện
tốt mọi yêu cầu dưới sự điều khiển của giáo viên. Chính vì vậy, kết quả sau từng
tiết dạy là khả quan, 90% số lương học sinh trong lớp có thể trả lời ngay những
câu hỏi cơ bản trong bài học.
Đã nhiều năm nay, các em học sinh không yêu thích môn lịch sử, không
thích học môn lịch sử gần như là phổ biến- kể cả học sinh trung học cơ sở, và
trung học phổ thông (nguyên nhân thì có rất nhiều nhưng có một nguyên nhân
đặc biệt quan trọng là do người dạy) việc thay đổi quan niệm, thay đổi nhận thức
của các em là một quá trình lâu dài, đòi hỏi mỗi giáo viên dạy lịch sử phải thật
sự cố gắng trong chuyên môn.
Với lớp học tôi đã thực nghiệm, tôi cảm thấy một điều, các em không ghét bộ
môn lịch sử, đa số các em vui khi học lịch sử (còn để say mê thì cần phải có thời
gian)
39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Việc sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử có ý nghĩa to lớn trong việc
phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo tìm tòi của học sinh. Thông qua đó
học sinh có kỹ năng quan sát khai thác các đồ dùng trực quan nâng cao hiệu quả
của giờ dạy đáp ứng mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học.
Để thiết thực đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng hiệu quả bài học lịch sử
ở trường tiểu học, qua nghiên cứu đề tài, tôi xin có một số kiến nghị sau:
- Nhà trường cần trang bị đầy đủ tranh ảnh, bản đồ về các di tích lịch sử và di
sản văn hóa hoặc chân dung của các nhân vật lịch sử có công với cách mạng có
liên quan đến nội dung chính trong giảng dạy lịch sử.
- Tổ chức ngoại khóa các chuyên đề lịch sử, sử dụng đồ dùng dạy học ở tất cả
các bài học lịch sử.
- Tổ chức các buổi tham quan dã ngoại đến các địa danh, di tích lịch sử giúp
các em có cảm nhận thực tế và sâu sắc nội dung kiến thức lịch sử đã học.
Thông qua đề tài này, tôi hy vọng sẽ góp phần nhỏ vào việc giúp giáo viên
và học sinh trường Tiểu học ở Sơn La nói riêng, giáo viên và học sinh trường
Tiểu học trong cả nước nói chung thực hiện việc dạy và học môn lịch sử tốt hơn
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong chương trình đổi mới giáo dục. Về
phía bản thân, là một sinh viên năm cuối tôi xin hứa sẽ tiếp tục kế thừa và phát
huy những kết quả đã đạt được của việc thực hiện đề tài, đồng thời không ngừng
học hỏi rút kinh nghiệm khắc phục những khó khăn để đáp ứng yêu cầu đổi mới
chương trình giáo dục và phương pháp giảng dạy.
Đề tài   khai thác kênh hình ảnh khi dạy lịch sử, ĐIỂM 8
Đề tài   khai thác kênh hình ảnh khi dạy lịch sử, ĐIỂM 8
Đề tài   khai thác kênh hình ảnh khi dạy lịch sử, ĐIỂM 8
Đề tài   khai thác kênh hình ảnh khi dạy lịch sử, ĐIỂM 8
Đề tài   khai thác kênh hình ảnh khi dạy lịch sử, ĐIỂM 8
Đề tài   khai thác kênh hình ảnh khi dạy lịch sử, ĐIỂM 8
Đề tài   khai thác kênh hình ảnh khi dạy lịch sử, ĐIỂM 8
Đề tài   khai thác kênh hình ảnh khi dạy lịch sử, ĐIỂM 8
Đề tài   khai thác kênh hình ảnh khi dạy lịch sử, ĐIỂM 8
Đề tài   khai thác kênh hình ảnh khi dạy lịch sử, ĐIỂM 8

More Related Content

What's hot

cau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏicau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏi
Thuỳ Trang
 
BÀI TẬP TOÁN THỰC TẾ 11 CẢ NĂM - CÁNH DIỀU - NĂM 2023 (8 CHƯƠNG CÓ LỜI GIẢI C...
BÀI TẬP TOÁN THỰC TẾ 11 CẢ NĂM - CÁNH DIỀU - NĂM 2023 (8 CHƯƠNG CÓ LỜI GIẢI C...BÀI TẬP TOÁN THỰC TẾ 11 CẢ NĂM - CÁNH DIỀU - NĂM 2023 (8 CHƯƠNG CÓ LỜI GIẢI C...
BÀI TẬP TOÁN THỰC TẾ 11 CẢ NĂM - CÁNH DIỀU - NĂM 2023 (8 CHƯƠNG CÓ LỜI GIẢI C...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến kinh nghiệm – môn làm quen Văn học
Sáng kiến kinh nghiệm – môn làm quen Văn họcSáng kiến kinh nghiệm – môn làm quen Văn học
Sáng kiến kinh nghiệm – môn làm quen Văn học
Học Tập Long An
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học T...
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học T...Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học T...
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học T...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.doc
Luận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.docLuận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.doc
Luận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.doc
Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TOÁN 7 DÙNG CHUNG 3 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC, CHÂN TRỜI SÁNG...
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TOÁN 7 DÙNG CHUNG 3 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC, CHÂN TRỜI SÁNG...BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TOÁN 7 DÙNG CHUNG 3 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC, CHÂN TRỜI SÁNG...
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TOÁN 7 DÙNG CHUNG 3 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC, CHÂN TRỜI SÁNG...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - HK2 THEO CÔNG VĂN 5512 (...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - HK2 THEO CÔNG VĂN 5512 (...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - HK2 THEO CÔNG VĂN 5512 (...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - HK2 THEO CÔNG VĂN 5512 (...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỊCH SỬ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỊCH SỬ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỊCH SỬ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỊCH SỬ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 - MÔN LỊCH SỬ...
ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 - MÔN LỊCH SỬ...ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 - MÔN LỊCH SỬ...
ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 - MÔN LỊCH SỬ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CỐ ĐÔ HUẾ.pptx
CỐ ĐÔ HUẾ.pptxCỐ ĐÔ HUẾ.pptx
CỐ ĐÔ HUẾ.pptx
VyNguyn580616
 
Bài tập ôn hè Toán - TV lớp 4 lên lớp 5
Bài tập ôn hè Toán -  TV lớp 4 lên lớp 5Bài tập ôn hè Toán -  TV lớp 4 lên lớp 5
Bài tập ôn hè Toán - TV lớp 4 lên lớp 5
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
ĐỀ ÔN TẬP THAM KHẢO THI THỬ GIỮA HỌC KÌ 2 HÓA HỌC 11 - DÙNG CHUNG 3 SÁCH - TH...
ĐỀ ÔN TẬP THAM KHẢO THI THỬ GIỮA HỌC KÌ 2 HÓA HỌC 11 - DÙNG CHUNG 3 SÁCH - TH...ĐỀ ÔN TẬP THAM KHẢO THI THỬ GIỮA HỌC KÌ 2 HÓA HỌC 11 - DÙNG CHUNG 3 SÁCH - TH...
ĐỀ ÔN TẬP THAM KHẢO THI THỬ GIỮA HỌC KÌ 2 HÓA HỌC 11 - DÙNG CHUNG 3 SÁCH - TH...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 2 LỚP 11 - NĂM 2023-2024 MÔN TOÁN CÁNH DIỀU (ĐỀ 1-8) (THE...
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 2 LỚP 11 - NĂM 2023-2024 MÔN TOÁN CÁNH DIỀU (ĐỀ 1-8) (THE...ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 2 LỚP 11 - NĂM 2023-2024 MÔN TOÁN CÁNH DIỀU (ĐỀ 1-8) (THE...
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 2 LỚP 11 - NĂM 2023-2024 MÔN TOÁN CÁNH DIỀU (ĐỀ 1-8) (THE...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Skkn tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
Skkn tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3Skkn tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
Skkn tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
jackjohn45
 
BỘ CÂU HỎI ÔN THI PHẦN TOÁN - ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQG HÀ NỘI - CÓ LỜI GIẢI CHI...
BỘ CÂU HỎI ÔN THI PHẦN TOÁN - ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQG HÀ NỘI - CÓ LỜI GIẢI CHI...BỘ CÂU HỎI ÔN THI PHẦN TOÁN - ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQG HÀ NỘI - CÓ LỜI GIẢI CHI...
BỘ CÂU HỎI ÔN THI PHẦN TOÁN - ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQG HÀ NỘI - CÓ LỜI GIẢI CHI...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ BÁM SÁT SÁCH GLOBAL SUCCESS 8 - HK2 (CÓ FILE NGHE) LÝ THUYẾT T...
BÀI TẬP BỔ TRỢ BÁM SÁT SÁCH GLOBAL SUCCESS 8 - HK2 (CÓ FILE NGHE) LÝ THUYẾT T...BÀI TẬP BỔ TRỢ BÁM SÁT SÁCH GLOBAL SUCCESS 8 - HK2 (CÓ FILE NGHE) LÝ THUYẾT T...
BÀI TẬP BỔ TRỢ BÁM SÁT SÁCH GLOBAL SUCCESS 8 - HK2 (CÓ FILE NGHE) LÝ THUYẾT T...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

What's hot (20)

cau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏicau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏi
 
BÀI TẬP TOÁN THỰC TẾ 11 CẢ NĂM - CÁNH DIỀU - NĂM 2023 (8 CHƯƠNG CÓ LỜI GIẢI C...
BÀI TẬP TOÁN THỰC TẾ 11 CẢ NĂM - CÁNH DIỀU - NĂM 2023 (8 CHƯƠNG CÓ LỜI GIẢI C...BÀI TẬP TOÁN THỰC TẾ 11 CẢ NĂM - CÁNH DIỀU - NĂM 2023 (8 CHƯƠNG CÓ LỜI GIẢI C...
BÀI TẬP TOÁN THỰC TẾ 11 CẢ NĂM - CÁNH DIỀU - NĂM 2023 (8 CHƯƠNG CÓ LỜI GIẢI C...
 
Sáng kiến kinh nghiệm – môn làm quen Văn học
Sáng kiến kinh nghiệm – môn làm quen Văn họcSáng kiến kinh nghiệm – môn làm quen Văn học
Sáng kiến kinh nghiệm – môn làm quen Văn học
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học T...
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học T...Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học T...
Luận văn: Tích hợp giáo dục phẩm chất trung thực và trách nhiệm qua dạy học T...
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
 
Luận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.doc
Luận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.docLuận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.doc
Luận Văn Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Học Ðịa Lí Lớp 10.doc
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
Ai đã đặt tên cho dòng sông
Ai đã đặt tên cho dòng sôngAi đã đặt tên cho dòng sông
Ai đã đặt tên cho dòng sông
 
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TOÁN 7 DÙNG CHUNG 3 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC, CHÂN TRỜI SÁNG...
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TOÁN 7 DÙNG CHUNG 3 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC, CHÂN TRỜI SÁNG...BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TOÁN 7 DÙNG CHUNG 3 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC, CHÂN TRỜI SÁNG...
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TOÁN 7 DÙNG CHUNG 3 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC, CHÂN TRỜI SÁNG...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - HK2 THEO CÔNG VĂN 5512 (...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - HK2 THEO CÔNG VĂN 5512 (...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - HK2 THEO CÔNG VĂN 5512 (...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - HK2 THEO CÔNG VĂN 5512 (...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỊCH SỬ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỊCH SỬ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỊCH SỬ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỊCH SỬ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN...
 
ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 - MÔN LỊCH SỬ...
ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 - MÔN LỊCH SỬ...ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 - MÔN LỊCH SỬ...
ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 - MÔN LỊCH SỬ...
 
CỐ ĐÔ HUẾ.pptx
CỐ ĐÔ HUẾ.pptxCỐ ĐÔ HUẾ.pptx
CỐ ĐÔ HUẾ.pptx
 
Bài tập ôn hè Toán - TV lớp 4 lên lớp 5
Bài tập ôn hè Toán -  TV lớp 4 lên lớp 5Bài tập ôn hè Toán -  TV lớp 4 lên lớp 5
Bài tập ôn hè Toán - TV lớp 4 lên lớp 5
 
ĐỀ ÔN TẬP THAM KHẢO THI THỬ GIỮA HỌC KÌ 2 HÓA HỌC 11 - DÙNG CHUNG 3 SÁCH - TH...
ĐỀ ÔN TẬP THAM KHẢO THI THỬ GIỮA HỌC KÌ 2 HÓA HỌC 11 - DÙNG CHUNG 3 SÁCH - TH...ĐỀ ÔN TẬP THAM KHẢO THI THỬ GIỮA HỌC KÌ 2 HÓA HỌC 11 - DÙNG CHUNG 3 SÁCH - TH...
ĐỀ ÔN TẬP THAM KHẢO THI THỬ GIỮA HỌC KÌ 2 HÓA HỌC 11 - DÙNG CHUNG 3 SÁCH - TH...
 
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 2 LỚP 11 - NĂM 2023-2024 MÔN TOÁN CÁNH DIỀU (ĐỀ 1-8) (THE...
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 2 LỚP 11 - NĂM 2023-2024 MÔN TOÁN CÁNH DIỀU (ĐỀ 1-8) (THE...ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 2 LỚP 11 - NĂM 2023-2024 MÔN TOÁN CÁNH DIỀU (ĐỀ 1-8) (THE...
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 2 LỚP 11 - NĂM 2023-2024 MÔN TOÁN CÁNH DIỀU (ĐỀ 1-8) (THE...
 
Skkn tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
Skkn tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3Skkn tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
Skkn tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
 
BỘ CÂU HỎI ÔN THI PHẦN TOÁN - ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQG HÀ NỘI - CÓ LỜI GIẢI CHI...
BỘ CÂU HỎI ÔN THI PHẦN TOÁN - ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQG HÀ NỘI - CÓ LỜI GIẢI CHI...BỘ CÂU HỎI ÔN THI PHẦN TOÁN - ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQG HÀ NỘI - CÓ LỜI GIẢI CHI...
BỘ CÂU HỎI ÔN THI PHẦN TOÁN - ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQG HÀ NỘI - CÓ LỜI GIẢI CHI...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ BÁM SÁT SÁCH GLOBAL SUCCESS 8 - HK2 (CÓ FILE NGHE) LÝ THUYẾT T...
BÀI TẬP BỔ TRỢ BÁM SÁT SÁCH GLOBAL SUCCESS 8 - HK2 (CÓ FILE NGHE) LÝ THUYẾT T...BÀI TẬP BỔ TRỢ BÁM SÁT SÁCH GLOBAL SUCCESS 8 - HK2 (CÓ FILE NGHE) LÝ THUYẾT T...
BÀI TẬP BỔ TRỢ BÁM SÁT SÁCH GLOBAL SUCCESS 8 - HK2 (CÓ FILE NGHE) LÝ THUYẾT T...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 

Similar to Đề tài khai thác kênh hình ảnh khi dạy lịch sử, ĐIỂM 8

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA VẬT CHẤT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GI...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA VẬT CHẤT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GI...MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA VẬT CHẤT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GI...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA VẬT CHẤT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GI...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Top 9 Mau Sang Kien Kinh Nghiem Lich Su 7 Xuat Sac Nhat
Top 9 Mau Sang Kien Kinh Nghiem Lich Su 7 Xuat Sac NhatTop 9 Mau Sang Kien Kinh Nghiem Lich Su 7 Xuat Sac Nhat
Top 9 Mau Sang Kien Kinh Nghiem Lich Su 7 Xuat Sac Nhat
TmNguyn662504
 
Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Hoa Phượng
 
Th s31 078_biện pháp giảm tải bài học về tác gia ở trung học phổ thông (bài n...
Th s31 078_biện pháp giảm tải bài học về tác gia ở trung học phổ thông (bài n...Th s31 078_biện pháp giảm tải bài học về tác gia ở trung học phổ thông (bài n...
Th s31 078_biện pháp giảm tải bài học về tác gia ở trung học phổ thông (bài n...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ứng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải một số dạng toán ở Tiểu học.pdf
Ứng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải một số dạng toán ở Tiểu học.pdfỨng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải một số dạng toán ở Tiểu học.pdf
Ứng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải một số dạng toán ở Tiểu học.pdf
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.
ssuser499fca
 
Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...
Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...
Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinhLuận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Trần Đức Anh
 
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdfBiên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
NuioKila
 
Th s31 073_dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng l...
Th s31 073_dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng l...Th s31 073_dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng l...
Th s31 073_dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng l...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoá Luận Xây Dựng Hệ Thống Câu Hỏi Nêu Vấn Đề Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Xuô...
Khoá Luận Xây Dựng Hệ Thống Câu Hỏi Nêu Vấn Đề Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Xuô...Khoá Luận Xây Dựng Hệ Thống Câu Hỏi Nêu Vấn Đề Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Xuô...
Khoá Luận Xây Dựng Hệ Thống Câu Hỏi Nêu Vấn Đề Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Xuô...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểuLuận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm
Đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệmĐề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm
Đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn: Sử dụng Bản đồ Tư duy dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng l...
Luận văn: Sử dụng Bản đồ Tư duy dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng l...Luận văn: Sử dụng Bản đồ Tư duy dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng l...
Luận văn: Sử dụng Bản đồ Tư duy dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng l...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Sơ đồ tư duy dạy lý 8
Sơ đồ tư duy dạy lý 8Sơ đồ tư duy dạy lý 8
Sơ đồ tư duy dạy lý 8
youngunoistalented1995
 
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
Võ Tâm Long
 

Similar to Đề tài khai thác kênh hình ảnh khi dạy lịch sử, ĐIỂM 8 (20)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA VẬT CHẤT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GI...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA VẬT CHẤT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GI...MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA VẬT CHẤT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GI...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA VẬT CHẤT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GI...
 
Top 9 Mau Sang Kien Kinh Nghiem Lich Su 7 Xuat Sac Nhat
Top 9 Mau Sang Kien Kinh Nghiem Lich Su 7 Xuat Sac NhatTop 9 Mau Sang Kien Kinh Nghiem Lich Su 7 Xuat Sac Nhat
Top 9 Mau Sang Kien Kinh Nghiem Lich Su 7 Xuat Sac Nhat
 
Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8
 
Th s31 078_biện pháp giảm tải bài học về tác gia ở trung học phổ thông (bài n...
Th s31 078_biện pháp giảm tải bài học về tác gia ở trung học phổ thông (bài n...Th s31 078_biện pháp giảm tải bài học về tác gia ở trung học phổ thông (bài n...
Th s31 078_biện pháp giảm tải bài học về tác gia ở trung học phổ thông (bài n...
 
Ứng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải một số dạng toán ở Tiểu học.pdf
Ứng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải một số dạng toán ở Tiểu học.pdfỨng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải một số dạng toán ở Tiểu học.pdf
Ứng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải một số dạng toán ở Tiểu học.pdf
 
Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.
 
Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...
Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...
Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...
 
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinhLuận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh
 
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...
 
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
 
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdfBiên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
 
Th s31 073_dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng l...
Th s31 073_dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng l...Th s31 073_dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng l...
Th s31 073_dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng l...
 
Khoá Luận Xây Dựng Hệ Thống Câu Hỏi Nêu Vấn Đề Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Xuô...
Khoá Luận Xây Dựng Hệ Thống Câu Hỏi Nêu Vấn Đề Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Xuô...Khoá Luận Xây Dựng Hệ Thống Câu Hỏi Nêu Vấn Đề Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Xuô...
Khoá Luận Xây Dựng Hệ Thống Câu Hỏi Nêu Vấn Đề Trong Dạy Học Tác Phẩm Văn Xuô...
 
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểuLuận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
Luận án: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
 
Đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm
Đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệmĐề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm
Đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm
 
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
 
Luận văn: Sử dụng Bản đồ Tư duy dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng l...
Luận văn: Sử dụng Bản đồ Tư duy dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng l...Luận văn: Sử dụng Bản đồ Tư duy dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng l...
Luận văn: Sử dụng Bản đồ Tư duy dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng l...
 
Sơ đồ tư duy dạy lý 8
Sơ đồ tư duy dạy lý 8Sơ đồ tư duy dạy lý 8
Sơ đồ tư duy dạy lý 8
 
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
 
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.docBài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
phamvanchinhlqd
 
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdfTRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
Man_Ebook
 
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦNNHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
Luận Văn Uy Tín
 
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
Luận Văn Uy Tín
 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdfCD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
Nguyntrnhnganh
 
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
williamminerva131
 
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
gorse871
 
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
Luận Văn Uy Tín
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
thanhluan21
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
linhlevietdav
 
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
HngNguyn2390
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Man_Ebook
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
huynhanhthu082007
 
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docxTai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
NhNguynTQunh
 

Recently uploaded (20)

Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.docBài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
 
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdfTRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
 
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦNNHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
 
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
 
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdfCD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
 
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
 
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
 
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
 
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
 
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
 
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docxTai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
 

Đề tài khai thác kênh hình ảnh khi dạy lịch sử, ĐIỂM 8

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ĐINH VĂN THẮNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC KÊNH HÌNH KHI DẠY BÀI 12: “VƢỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO” - SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 5 Sơn La, tháng 5 năm 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ĐINH VĂN THẮNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC KÊNH HÌNH KHI DẠY BÀI 12: “VƢỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO” - SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 5 Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Phạm Văn Lực Sơn La, năm 2014
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Phạm Văn Lực, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Phòng khoa học, thư viện trường Đại học Tây Bắc, Ban chủ nhiệm khoa Tiểu học – Mầm non đã tạo điều kiện giúp đỡ em. Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh trường Tiểu học Quyết Tâm, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La đã giúp đỡ em trong quá trình khảo sát và thực nghiệm dạy môn Lịch sử. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên đã có những ý kiến đóng góp thiết thực, những tư liệu tham khảo quý báu để giúp em trong quá trình thực hiện khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 5 năm 2014 Người thực hiện Đinh Văn Thắng
  • 4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SGK : Sách giáo khoa GV : Giáo viên HS : Học sinh TS : Tiến sĩ GS : Giáo sư NXB : Nhà xuất bản THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ và đóng góp của khóa luận ............................................................................................................... 3 4. Giả thiết khoa học ............................................................................................. 4 5. Kết cấu của khóa luận ....................................................................................... 4 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KHAI THÁC KÊNH CHỮ, KÊNH HÌNH ............................................................................... 5 1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................... 5 1.1.1. Nhiệm vụ, mục tiêu của môn học lịch sử ở trường phổ thông .................... 5 1.1.2. Quan niệm về “kiến thứ c” và “kiến thứ c li ̣ch sử” ..................................... 8 1.1.3. Vai trò của kênh hình trong quá trình cung cấp kiến thức cho học sinh.... 9 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử............ 16 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY................................................................................................ 24 2.1. Quan niệm của giáo viên và học sinh .......................................................... 24 2.2. Phương pháp dạy học cũ .............................................................................. 25 2.3. Phương pháp dạy học mới............................................................................ 25 2.4. Giải pháp ...................................................................................................... 26 2.4.1. Khâu chuẩn bị về kênh hình...................................................................... 27 2.4.2. Cách thức khai thác và hệ thống câu hỏi cho một số dạng kênh hình...... 28 2.5. Khai thác một số kênh hình trong bài 12: “Vượt qua tình thế hiểm nghèo”33 2.5.1. Khai thác kênh hình 1: .............................................................................. 33 2.5.2. Khai thác kênh hình 2: .............................................................................. 33 2.5.3. Khai thác kênh hình 3: .............................................................................. 34 Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM........................................................ 36 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm................................................................... 36
  • 6. 3.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm .............................................. 36 3.3. Nội dung và phương pháp tiến hành thực nghiệm....................................... 36 3.3.1. Nội dung thực nghiệm ............................................................................... 36 3.3.2. Phương pháp tiến hành thực nghiệm........................................................ 37 3.4. Kết quả thực nghiệm .................................................................................... 38 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 40
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kiến thức cơ bản trọng tâm là những đơn vị kiến thức của bài học bắt buộc giáo viên phải truyền thụ cho học sinh. Kiến thức cơ bản trọng tâm của bài học lịch sử ở tiểu học chủ yếu là: mốc thời gian, hiện vật lịch sử, tranh ảnh lịch sử, các phương tiện trực quan quy ước như bản đồ, sơ đồ, lược đồ, đồ thị, biểu đồ… Để có kiến thức cơ bản trọng tâm của bài học truyền thụ cho học sinh, đòi hỏi giáo viên phải có biện pháp cách thức cụ thể để khai thác trong sách giáo khoa, nhất là trong kênh hình. Thế nhưng, hiện nay vấn đề này vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức; nguyên nhân của tình trạng này có nhiều, song chủ yếu là: + Chúng ta mới chỉ chú ý đến kênh chữ của SGK và coi đây là nguồn cung cấp kiến thức duy nhất trong dạy học lịch sử mà không thấy rằng kênh hình không chỉ là nguồn kiến thức quan trọng cung cấp một lượng thông tin đáng kể mà còn là phương tiện trực quan có giá trị giúp bài học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, gây hứng thú học tập hơn cho học sinh. + Không ít giáo viên chưa hiểu rõ xuất sứ nội dung ý nghĩa của kênh hình trong SGK. Trong các đợt bồi dưỡng thay sách, giáo viên hầu như chỉ được giải thích về cấu tạo chương trình, những điểm mới về nội dung SGK mà không được chú trọng bồi dưỡng về việc khai thác sử dụng kênh hình, mặc dù số lượng kênh hình trong SGK hiện nay đã được tăng cường đáng kể so với trước. + Nhiều giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị, nội dung của kênh hình nhưng lại ngại sử dụng và sợ mất thời gian hoặc nếu có sử dụng thì phần nhiều vẫn chủ yếu là để minh hoạ cho kênh chữ… Vì thế, việc lựa chọn “Khai thác kênh hình khi dạy bài 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo - sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý lớp 5” làm đề tài nghiên cứu, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
  • 8. 2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Khai thác kênh hình trong dạy học phần lịch sử (trong môn Tự nhiên, xã hội) ở Tiểu học đã được đề cập trong một số công trình, bài viết cụ thể: +“Biểu tượng lịch sử với học sinh tiểu học” của tác giả Trần Văn Lưu trường Trung hoc sư phạm Thanh Hóa. Tìm hiểu về một số biện pháp cụ thể hóa sự kiện, nhân vật [1]. + Trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử” tập 1, Giáo sư Phan Ngọc Liên (chủ biên), Phó giáo sư. Tiến sĩ Trịnh Đình Tùng, Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Thị Côi, Nhà xuất bản Đại học sư phạm 2002, nêu lên những vấn đề khái quát nhất về biểu tượng lịch sử. Giúp chúng ta hiểu thế nào là biểu tượng lịch sử, vai trò và việc phân loại biểu tượng, các biện pháp sư phạm để tạo biểu tượng lịch sử [2]. + Trong cuốn “Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK lịch sử THCS phần lịch sử Việt Nam” và cuốn “Kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường THPT” tập 1 phần lịch sử Việt Nam do Giáo sư Nguyễn Thị Côi chủ biên cho chúng ta nắm được và lựa chọn các phương pháp phù hợp để tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh. Vì đặc điểm của tri thức lịch sử ở cấp tiểu học cũng như ở các cấp học cao hơn, chỉ khác là nó ở mức đơn giản hơn nhưng ta có thể vận dụng. Nguyễn Thị Côi, (2011), “Các con đường biện pháp để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở nhà trường phổ thông”, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội [3]. + Nguyễn Anh Dũng, Trần Vĩnh Tường, (2003), “Những vấn đề chung về bộ môn phương pháp dạy học Lịch sử ở trường Cao đẳng sư phạm”, NXB Đại học sư phạm, nêu lên vai trò, nhiệm vụ của phân môn lịch sử ở trường phổ thông [5]. + Nguyễn Thị Côi (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Trần Viết Thụ, Nguyễn Mạnh Khởi, Đoàn Văn Hưng, Nguyễn Thị Thúy Bình, (2011), “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử”, NXB Đại học sư phạm nêu lên những kĩ năng cơ bản mà người GV cần phải có, làm gì để có được những kĩ năng đó [7]. + Hội Giáo dục Lịch sử (thuộc hội khoa học Lịch sử Việt Nam), khoa Sử trường Đại học Sư phạm (ĐHQG HN), trung tâm nội dung phương pháp (Viện Khoa học Giáo dục), (1996), “Đổi mới việc dạy học lịch sử lấy “học sinh làm
  • 9. 3 trung tâm”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, để ra cách thức, nhiệm vụ cần làm để đối mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực lấy HS làm trung tâm, ý nghĩa của phương pháp này đối với kết quả giảng dạy [9]. Ngoài ra, vấn đề này còn được đề cập trong một số công trình của PGS.TS. Trịnh Đình Tùng. Hệ thống các phương pháp dạy học Lịch sử ở trường THCS - Sách CĐSP, xb lần 2. NXB Giáo dục 2001; Phan Ngọc Liên. Phương pháp dạy học lịch sử Tập 2. NXB Đại học sư phạm 2002; Phạm Ngọc Liễn. Phương pháp giảng dạy môn học lịch sử ở trường phổ thông cấp II, Tập 1. NXB Giáo dục 1975. Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề này một cách hoàn chỉnh, hệ thống; nhiều vấn đề khoa học vẫn chưa được làm rõ; vì vậy việc đi sâu nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ và đóng góp của khóa luận + Đối tƣợng nghiên cứu: Kênh hình, kênh chữ trong bài 12: vượt qua tình thế hiểm nghèo sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý lớp 5 + Phạm vi nghiên cứu: Do khả năng và điều kiện hạn chế, tôi chỉ nghiên cứu khai thác kiến thức cơ bản trọng tâm chứa đựng trong kênh hình, kênh chữ trong SGK lịch sử lớp 5, cụ thể là bài 12: “vượt qua tình thế hiểm nghèo” ở trường Tiểu học: trường tiểu học Quyết Tâm- thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La. + Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc khai thác sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK truyền thụ tốt những kiến thức lịch sử cho học sinh, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức lịch sử một cách chủ động tích cực, sáng tạo, đồng thời cải tiến dạy học lịch sử theo phương pháp mới. + Khách thể và địa bàn nghiên cứu: Học sinh khối 5 trường Tiểu học Quyết Tâm- thành phố Sơn La- Sơn La. + Nhiệm vụ nghiên cứu: * Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc khai thác kênh hình, kênh chữ trong dạy học Lịch sử 5
  • 10. 4 * Tiến hành tìm hiểu thực trạng của việc khai thác kiến thức cơ bản trong kênh hình, kênh chữ trong dạy học Lịch sử 5 ở một số trường Tiểu học ở thành phố Sơn La. * Một số giải pháp nhằm khai thác kiến thức cơ bản trong kênh hình, kênh chữ để đạt hiệu quả. * Tiến hành thể nghiệm dạy học ở một số trường Tiểu học. + Đóng góp của khóa luận: * Cụ thể và làm phong phú thêm hệ thống các PPDH Lịch sử ở trường Tiểu học * Thiết thực đối với phương pháp, tạo sự sinh động cho bài giảng, gây hứng thú học tập cho học sinh * Nâng cao chất lượng bài học Lịch sử, đáp ứng yêu cầu cải cách giáo dục, khắc phục tình trạng chán học môn Lịch sử. 4. Giả thiết khoa học Hiện nay việc khai thác kiến thức trọng tâm trong kênh hình, kênh chữ môn Lịch sử ở trường Tiểu học còn chưa được chú trọng và kết quả chưa cao. Nếu đưa ra một số giải pháp cho việc khai thác kiến thức cơ bản của kênh hình, kênh chữ ở trong các bài học nhằm đổi mới phương pháp dạy học để giúp các em khắc sâu kiến thức hơn, từ đó đạt kết quả học tập cao hơn. 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục khóa luận được kết cấu thành ba chương: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc khai thác kênh hình kênh chữ Chƣơng 2. Thực trạng của việc khai thác kênh hình trong dạy học phần lịch sử ở trƣờng Tiểu học trong những năm gần đây Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm
  • 11. 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KHAI THÁC KÊNH CHỮ, KÊNH HÌNH 1.1 . Cơ sở lí luận 1.1.1. Nhiệm vụ, mục tiêu của môn học lịch sử ở trường phổ thông Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm phải trồng người” Lời dạy đó của Người đã khẳng định vai trò to lớn của sự nghiệp giáo dục đối với sự phát triển của xã hội. Theo Nghị quyết của Đại hội X (năm 2006) khẳng định mục tiêu của giáo dục phổ thông là: “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [9]. Nhiều văn kiện chính trị cũng khẳng định mục tiêu giáo dục phổ thông là đào tạo những con người có năng lực, phẩm chất, đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ, đào tạo những con người “vừa hồng vừa chuyên” như lời Bác Hồ đã dạy. Để đạt được mục tiêu trên đây mỗi môn học có vai trò, vị trí nhất định, trong đó môn lịch sử có ưu thế đặc biệt trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, hình thành thế giới quan cho thế hệ trẻ. Cũng như các môn học khác môn lịch sử có 3 nhiệm vụ cơ bản: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Cùng với các môn học khác, các hoạt động ở trường phổ thông, môn Lịch sử với chức năng và nhiệm vụ của mình góp phần tích cực cùng xã hội hoàn thành sứ mạng giáo dục thế hệ trẻ trong điều kiện hiện tại. * Giáo dưỡng Môn Lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của khoa học lịch sử, trên cơ sở cung cấp, phát triển nội dung kiến thức lịch sử đã học ở Tiểu học, THCS, hợp thành nội dung giáo dục lịch sử của bậc THPT.
  • 12. 6 Ở bậc Tiểu học, môn lịch sử trang bị cho các em một số hiểu biết cơ bản, đơn giản, những kiến thức chủ yếu về quá trình phát triển lịch sử với những sự kiện nổi bật ở từng thời kì từ nguồn gốc đến nay mà trọng tâm là thời kì cận đại và hiện đại chú trọng đến những vấn đề, sự kiện có liên quan đến lịch sử dân tộc. Ở cấp học này các em được tiếp cận ban đầu với quan điểm duy vật lịch sử, về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người, vai trò, ý nghĩa của lao động sản xuất với sự phát triển của con người và xã hội. Ở bậc THCS, THPT học sinh được nâng cao những hiểu biết đã được học một cách có hệ thống, sâu sắc hơn. Môn học Lịch sử ở trường THCS, THPT cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản bao gồm: sự kiện lịch sử cơ bản, các khái niệm, thuật ngữ, tên người, tên đất, niên đại, những hiểu biết về quan điểm lí luận sơ giản, những vấn đề về phương pháp nghiên cứu và học tập phù hợp với yêu cầu và trình độ học sinh. Ở cấp học này học sinh được nâng cao và hoàn chỉnh hơn, những kiến thức về lịch sử xã hội loài người từ thời nguyên thuỷ, cổ đại, trung đại đến các thời kì cận đại, hiện đại. Qua đó, học sinh hiểu rõ hơn quy luật phát triển của xã hội loài người, những tác động, ảnh hưởng của lịch sử thế giới đến lịch sử dân tộc, mối quan hệ giữa lịch sử nước ta với lịch sử thế giới. * Giáo dục Tất cả các môn học từ tự nhiên đến xã hội ở những mức độ khác nhau đều góp phần vào việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Ví dụ như: môn Địa lí dạy cho học sinh hiểu rõ đất nước mình để tăng thêm lòng yêu Tổ quốc, yêu quê hương, nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường, thiên nhiên; môn Văn học giúp cho học sinh hiểu tính nhân văn, yêu quý con người, dân tộc và văn hoá Việt Nam. Riêng môn Lịch sử có những ưu thế rất lớn mà không bộ môn nào có được trong giáo dục truyền thống đoàn kết, yêu nước; truyền thống đấu tranh kiên cường và bất khuất của dân tộc Việt Nam trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và lao động xây dựng đất nước, cùng những truyền thống đạo lý và ý thức tốt đẹp của dân tộc. Lịch sử không chỉ giáo dục học sinh tình cảm yêu
  • 13. 7 ghét trong đấu tranh giai cấp, sự căm thù, chủ nghĩa anh hùng cách mạng mà còn bồi dưỡng cho học sinh biết yêu quý trân trọng lao động và các giá trị của lao động, yêu cái đẹp, có óc thẩm mĩ, biết cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống. Như vậy, tác dụng giáo dục của lịch sử ở trường Tiểu học,THCS,THPT là giáo dục trí tuệ, tư tưởng tình cảm, đạo đức; lịch sử còn góp phần quan trọng vào việc giáo dục lí tưởng cho thế hệ trẻ. Tác dụng giáo dục của Lịch sử là “dạy chữ nên người” [2]. * Phát triển Bộ môn Lịch sử góp phần rèn luyện tư duy lịch sử cho học sinh và trên cơ sở đó hoàn chỉnh và nâng cao những năng lực đã được hình thành ở trường Tiểu học, cụ thể là: Thứ nhất: Bồi dưỡng học sinh tư duy biện chứng trong nhận thức và hành động, biết đánh giá, phân tích, liên hệ Thứ hai: Bồi dưỡng kỹ năng học tập, thực hành bộ môn: sử dụng sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo khác, khả năng trình bày nói và viết, làm và sử dụng một số đồ dùng trực quan nhất là loại đồ dùng trực quan quy ước, những hoạt động ngoại khoá của môn học. Thứ ba: Vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hiện nay. Như vậy, mục tiêu bộ môn Lịch sử ở trường Tiểu học là cung cấp những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử phát triển hợp quy luật của dân tộc và xã hội loài người. Trên cơ sở đó giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, rèn luyện năng lực tư duy và thực hành. Thực hiện một cách hoàn chỉnh các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông góp phần nâng cao sự hiểu biết mà học sinh đã tiếp thu ở Tiểu học đặc biệt là trình độ lí thuyết trong nhận thức lịch sử và năng lực tư duy, thực hành. Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên có nhiều yếu tố chi phối, tác động: sự quan tâm của xã hội với môn Lịch sử, sự đầu tư trang thiết bị dạy học lịch sử. Song yếu tố quyết định là vấn đề phương pháp dạy học lịch sử. Gần đây liên tục có những hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử trong đó các
  • 14. 8 nhà giáo dục lịch sử khá quan tâm đến một phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan bao gồm cả việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh. 1.1.2. Quan niê ̣m về “kiến thứ c” và “kiến thứ c li ̣ch sử ” Kiến thức là những tri thức tương đối hoàn chỉnh, có ý nghĩa thiết thực đối với cuộc sống của mỗi người cũng như cả cộng đồng và được truyền cho nhau. “Kiến thứ c” và “tri thứ c” đều là những hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân mình, nhưng kiến thứ c là những tri thứ c được chọn lọc nên hoàn chỉnh hơn, có ý nghĩa giáo dục, có tác dụng thiết thực đối với đời sống con người và xã hội. Những tri thức, kiến thức đó chỉ có thể trở thành kiến thức của mỗi HS thông qua quá trình nhận thức, học tập. Thuật ngữ “lịch sử” có hai ý chính là “hiện thực lịch sử” và “nhận thức lịch sử”. Kiến thức lịch sử là những hiểu biết của con người về quá trình phát triển của xã hội loài người và dân tộc từ xưa đến nay đã được khoa học li ̣ch sử xác nhận. Kiến thức lịch sử ở trường phổ thông được lựa chọn từ kiến thứ c sử h ọc, mang đầy đủ đă ̣c trưng của kiến thức lịch sử và được ghi vào sách giáo khoa (SGK). Chúng bao gồm sự kiê ̣n , nhân vâ ̣t, không gian, thời gian, biểu tượng, khái niệm, nguyên lý, quy luâ ̣t, những hiểu biết về phương pháp học tập … giúp HS nhâ ̣n thứ c li ̣ch sử m ột cách cụthể , toàn diện, có hệ thống. Những đặc trưng cơ bản của kiến thức lịch sử ở trường phổ thông gồm: tính quá khứ, tính không lặp lại, tính cụ thể, tính hệ thống, tính thực tiễn và tính toàn diện. Bên cạnh những đặc trưng ấy, kiến thức lịch sử ở trường phổ thông còn được chia thành nhiều loại khác nhau như kiến thức các lớp 4, 5… đến 12; kiến thức mang tên các yếu tố sự kiện, biểu tượng, khái niệm, quy luật…; kiến thức lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới; kiến thức “sử” và “luận”; kiến thức về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá…; kiến thức cơ bản và kiến thức không cơ bản. Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, người ta dùng tất cả các cách ấy, trong đó cách phân loại kiến thức lịch sử thành kiến thức cơ bản và kiến thức không cơ bản được sử dụng nhiều nhất.
  • 15. 9 1.1.3. Vai trò của kênh hình trong quá trình cung cấp kiến thức cho học sinh Đặc điểm của tri thức lịch sử và vai trò của việc sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử Tri thức lịch sử có nhiều đặc điểm song có những đặc điểm sau chi phối mạnh mẽ đến việc sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử nói chung và trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam nói riêng Tính quá khứ Lịch sử là bộ môn mang đậm tính quá khứ bởi vì lịch sử là quá trình phát triển của xã hội loài người từ khi con người xuất hiện đến nay. Đó là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ, là những chuyện đã xảy ra và kết thúc trong quá khứ, ví dụ : chiến tranh thế giới 1, chiến tranh thế giới 2, cách mạng tháng Tám ở Việt Nam, chiến tranh của Mĩ ở Việt nam … Vì vậy trong học tập lịch sử học sinh không thể trực tiếp quan sát (“trực quan sinh động”) đối tượng nghiên cứu như trong các bộ môn khoa học khác. Trong học tập lịch sử cũng không thể tiến hành các thí nghiệm để dựng lại hiện thực lịch sử khách quan (trừ một vài trường hợp đặc biệt). Người ta thường chỉ nhận thức được lịch sử một cách giàn tiếp thông qua các tài liệu được lưu lại, các dấu vết của quá khứ hoặc dựa vào các hiện tượng lịch sử tương tự của cái mới, của các dân tộc khác để phân tích, suy nghĩ những vấn đề chúng ta đang nghiên cứu. cần phải lưu ý rằng khi sử dụng các nguồn tài liệu chỉ sử dụng để tham khảo, cần phải loại bỏ yếu tố chủ quan, phi hiện thực, yếu tố hư cấu để nhận thức đúng hiện thực lịch sử như nó đã diễn ra trong quá khứ Tính không lặp lại Tri thức lịch sử nhìn chung mang tính không lặp lại về thời gian và không gian. Mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử chỉ xảy ra một lần trong một thời gian và không gian nhất định. Điều đó để phân biệt sự kiện này với sự kiện khác (ví dụ chiến tranh thế giới 2 gần với khoảng thời gian từ 1939 đến 1945, gắn với không gian là chiến trường ở các khu vực ở Châu Âu, Châu Á - Thái Bình Dương, Bắc Phi…), Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII gắn với mốc thời gian năm 1789 với không gian là nhà ngục Baxti…). Không có một hiện tượng nào hoàn
  • 16. 10 toàn giống với sự kiện nào mà chỉ có những sự kiện giống nhau lặp lại trên cơ sở không lặp lại (ví dụ như cùng xảy ra trên dòng sông Bạch Đằng song cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền và cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên thời Trần diễn ra trong những khoảng thời gian khác nhau và có diễn biến ý nghĩa… khác nhau). Đời sống xã hội là một dòng chảy không ngừng mà ở đó mọi mặt từ kinh tế, chính trị, văn hoá … đều thay đổi ít nhiều cùng thời gian. Do đó trong giảng dạy lịch sử giáo viên cần chú ý đến thời gian và không gian diễn ra các sự kiện, hiện tượng lịch sử đó. Lịch sử mang tính cụ thể đậm nét Lịch sử là khoa học nghiên cứu tiến trình lịch sử cụ thể của các nước, các dân tộc khác nhau và quy luật phát triển của nó. Trên cơ sở những quy luật chung của lịch sử xã hội loài người, mỗi quốc gia, dân tộc đều có diện mạo riêng do những điều kiện riêng quy định. Lịch sử mỗi nước phản ánh, mô tả chi tiết, cụ thể và đầy đủ về tiến trình phát triển của dân tộc mình. Tuy cùng chịu sự tác động của quy luật lịch sử chung song mỗi nước lại chịu tác động ở mỗi mức độ khác nhau, ví dụ: Nhân loại trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội: Cộng sản nguyên thuỷ, Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tư bản chủ nghĩa, Xã hội chủ nghĩa nhưng ở nhiều quốc gia quá trình đó không diễn ra tuần tự như vậy, ví dụ Mĩ bỏ qua hình thái phong kiến từ chế độ chiếm hữu nô lệ tiến thẳng lên tư bản chủ nghĩa, Việt Nam, Trung Quốc bỏ qua hình thái tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hay như với việc cùng trải qua thời kì chiếm hữu nô lệ song ở Trung Quốc là chế độ nô lệ gia trưởng khác hẳn chế độ nô lệ ở phương Tây, hoặc như việc cùng trải qua hình thái kinh tế xã hội phong kiến song chế độ phong kiến ở Trung Quốc là chế độ phong kiến Trung ương tập quyền còn phong kiến Tây Âu là lãnh địa phong kiến. Đặc điểm này của khoa học lịch sử để phân biệt lịch sử dân tộc này với kịch sử dân tộc khác, sự hình thành và phát triển của quốc gia nay với quốc gia khác. Điều đó đòi hỏi việc trình bày các sự kiện, hiện tượng lịch sử càng cụ thể bao nhiêu, càng sinh động bao nhiêu càng hấp dẫn bấy nhiêu.
  • 17. 11 Lịch sử mang tính hệ thống Lịch sử phản ánh toàn bộ hoạt động của đời sống con người từ kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng, khoa học. Những nội dung tri thức lịch sử đó lại có mối quan hệ chằng chịt, phức tạp, tác động qua lại lẫn nhau, ví dụ cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Vì thế người giáo viên lịch sử phải luôn chú ý đến mối quan hệ ngang dọc, trước sau của các vấn đề lịch sử. Mặt khác lịch sử là một quá trình vận đông không ngừng, là mối quan hệ nhân quả và tác động qua lại lẫn nhau cả về thời gian và không gian. Do đó cần làm rõ mối quan hệ ấy để nhận thức lịch sử một cách khách quan Tính hệ thống, lôgíc của lịch sử được thể hiện qua việc xây dựng chương trình lịch sử. Đó là việc sắp xếp hai chương trình Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt nam nhưng Lịch sử thế giới được dạy trước bởi Lịch sử Việt Nam là một bộ phận của Lịch sử thế giới, cần phải đi từ cái chung, cái khái quát trước rồi mới đi vào cái cụ thể, riêng lẻ. Sắp xếp như vậy học sinh sẽ thấy được tác động của Lịch sử thế giới đối với Lịch sử Việt Nam và những đóng góp của lịch sử dân tộc cho lịch sử thế giới. * Đặc điểm của nhận thức lịch sử Quá trình học tập lịch sử cũng là một quá trình nhận thức cho nên việc nhận thức môn học này cũng tuân thủ theo quy luật chung của quá trình nhận thức: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng trở về với thực tiễn. Song xuất phát từ những đặc trưng của môn lịch sử mà quá trình nhận thức lịch sử cũng có những đặc điểm riêng: Trong học tập lịch sử học sinh không thể “trực quan sinh động” được đối tượng nghiên cứu. Do đó giai đoạn trực quan trong nhận thức lịch sử là giai đoạn học sinh tiếp xúc với tài liệu, với những dấu vết của quá khứ. Nhận thức lịch sử bao giờ cũng phức tạp vì con người là bộ phận không tách rời của đối tượng nghiên cứu - xã hội loài người. Do đó giai đoạn tư duy trừu tượng trong nhận thức lịch sử là giai đoạn mà học sinh thông qua tiếp xúc với tài liệu dùng những thao tác tư duy của mình: tưởng tượng, tái tạo, ghi nhớ… để từ đó đi sâu vào bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử.
  • 18. 12 Cuối cùng giai đoạn từ trực quan sinh động trở về thực tiễn là quá trình mà học sinh trên cơ sở những hiểu biết sâu sắc về lịch sử vận dụng các tri thức ấy để hiểu hiện tại và có nhưng hành động phù hợp trong thực tiễn và tương lai. Mặt khác chương trình lịch sử được cấu tạo từ các sự kiện ở quá khứ cho đến hiện tại mà quá trình nhận thức của học sinh lại đi từ gần đến xa do đó học sinh dễ rơi vào tình trạnh “hiện đại hoá” lịch sử. Do những dặc điểm như vậy, qua trình nhận thức lịch sử bắt đầu từ việc nắm các sự kiện. Khoa học chân chính khác với các quan niệm duy tâm ở chỗ nó dựa trên các sự kiện chân thực: “Bất cứ lĩnh vực khoa học nào trong lĩnh vực tự nhiên cũng như xã hội, lịch sử phải xuất phát từ sự kiện chúng ta biết được” [9]. Từ những điều đã nói ở trên việc tổ chức dẫn dắt học sinh tạo biểu tượng lịch sử là cái chốt để đi vào khám phá hiện thực lịch sử. Sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử là chìa khoá hữu hiệu để mở cái chốt ấy. Vì vậy giáo viên lịch sử cấn nắm được cách khai thác và nội dung các kênh hình đồng thời phải hướng dẫn học sinh khai thác được nội dung kiến thức chứa đựng trong phần kênh hình có trong sách giáo khoa. * Vai trò của kênh hình trong dạy học lịch sử Khái niệm kênh hình trong sách giáo khoa Kênh hình trong sách giáo khoa là những ảnh chụp, tranh vẽ, hình vẽ, sơ đồ, đồ thị, biểu đồ… theo quan điểm có tính chất “cổ điển” song có tính sư phạm của việc biên soạn và sử dụng sách giáo khoa, sách giáo khoa gồm hai phần: bài viết và cơ chế sư phạm. Theo quan điểm này “kênh hình là một bộ phận của phần cơ chế sư phạm”[3]. Còn theo quan điểm phổ biến thì kênh hình là một bộ phận tương đương với phần bài viết (theo quan điểm sách giáo khoa gồm phần kênh chữ và kênh hình). Phân loại kênh hình trong sách giáo khoa * Phân loại theo chức năng Theo chức năng kênh hình chia làm 4 loại chính: - Loại minh hoạ để cụ thể hoá nội dung sự kiện lịch sử quan trọng. Loại nay thường được ghi kèm những yêu cầu và hướng dẫn thực hiện.
  • 19. 13 - Loại cung cấp thông tin, thường không có giải thích, tuy nhiên có thể chú thích ngắn gọn để học sinh tìm hiểu nội dung của sự kiện, mà không diễn tả thành văn (thường là tranh, ảnh tư liệu lịch sử). - Loại vừa cung cấp thông tin, vừa minh hoạ cho kênh chữ, loại này thường có kèm theo câu hỏi và hướng dẫn sử dụng. - Loại dùng để rèn luyện kỹ năng thực hành, kiểm tra kiến thức (loại bài tập thực hành). Loại này thường kèm theo câu hỏi và hướng dẫn sử dụng. * Phân loại theo hình thức - Sơ đồ, đồ thị: phản ánh tiến trình phát triển của một sự kiện, hiện tượng, quá trình. Theo hình thức thì kênh hình được phân thành các loại chủ yếu sau: - Lược đồ lịch sử: thường là diễn tả không gian, diễn biến của một sự kiện, phong trào lịch sử nào đó. - Tranh, ảnh lịch sử bao gồm: + Tranh, ảnh lịch sử phản ánh các hiện tượng lịch sử và hiện tượng xã hội. + Tranh, ảnh lịch sử về chân dung các nhân vật lịch sử. + Tranh, ảnh lịch sử về các di tích lịch sử và không gian lịch sử. - Sơ đồ lịch sử. Vai trò của kênh hình trong dạy học lịch sử Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông bao gồm nhiều loại: hiện vật lịch sử, tranh, ảnh lịch sử, các phương tiện trực quan quy ước như bản đồ, sơ đồ, đồ thị,… Các loại đồ dùng trực quan này góp phần không nhỏ vào việc tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, phát triển tư duy, cung cấp kiến thức, bồi dưỡng tình cảm, nâng cao nhận thức lịch sử, khả năng thực hành… vì vậy, nội dung sách giáo khoa lịch sử hiện nay, trong điều kiện kinh tế, kĩ thuật, mĩ thuật… cho phép, đã dành cho kênh hình một tỉ lệ đáng kể. Kênh hình trong sách giáo khoa không chỉ sử dụng trong khi trình bày kiến thức mới mà cả khi ôn tập, tổng kết, kiểm tra, hoạt động ngoại khoá và thực hành. Kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử có chức năng chủ yếu nhằm đa dạng nguồn kiến thức,tạo hình ảnh giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách sinh động, làm cho bài giảng lịch sử bớt phần khô khan và thêm phần hấp dẫn.
  • 20. 14 Kênh hình là một phương tiện trực quan trong dạy học lịch sử. Sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa có ý nghĩa to lớn trong việc bồi dưỡng kiến thức cho học sinh. Do tính quá khứ của lịch sử quy định nên học sinh không thể trực tiếp tri giác, quan sát những sự kiện, hiện tượng lịch sử đang học. Do đó để tạo biểu tượng lịch sử chân thực, để dựng lại bức tranh quá khứ với bộ mặt đúng như nó đã diễn ra thì ngoài lời nói sinh động của giáo viên phải có phương tiện trực quan mà phổ biến nhất hiện nay vẫn là kênh hình trong sách giáo khoa. Trong sách giáo khoa lịch sử bao giờ kênh hình cũng luôn phải gắn liền với nội dung bài viết, câu hỏi và bài tập nhằm tạo nên tổ hợp kiến thức phong phú . Do đó khi biên soạn sách giáo khoa lịch sử, nhiều loại kênh hình đã thay thế một phần nội dung đáng kể của phần bài viết. Đồng thời kênh hình cũng có tác dụng cụ thể hóa, minh hoạ cho kiến thức của phần bài viết. Nội dung bài viết là cơ sở để hiểu kênh hình. Ngược lại kênh hình lại làm phong phú, sâu sắc thêm kiến thức của phần bài viết. Học sinh được sự hướng dẫn của giáo viên tìm hiểu nội dung kênh hình, qua đó nhận thức sự kiện đang học một cách hứng thú, sinh động, sâu sắc mà lại nhớ lâu. Như vậy, nội dung kiến thức trong hai kênh thông tin bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Trong dạy học lịch sử, chúng ta không nên xem nhẹ bất cứ một loại kênh thông tin nào cả. Thế nhưng suốt một thời gian dài đã qua, phần kênh hình chưa được sử dụng, khai thác trong dạy học lịch sử. Kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử còn có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thái độ, tư tương,tình cảm, đạo đức cho học sinh. Qua quan sát kênh hình trong sách giáo khoa, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh không chỉ hiểu sâu sắc sự kiện, hiện tượng lịch sử mà còn hình thành lên những cảm xúc với sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử đó: khâm phục, quý trọng, yêu, ghét, căm giận, thương xót, lên án… Qua khai thác kênh hình trong sách giáo khoa còn có tác dụng truyền cản mạnh mẽ, bồi dưỡng cho học sinh những quan điểm và cảm xúc thẩm mĩ. Bằng sự quan sát có chủ định cùng với những hình ảnh rõ ràng, sinh động từ kênh hình cộng với lời nói truyền cảm của giáo viên sẽ tạo ra ở các em sự rung động thẩm mĩ, những cảm nhận có tính chất hội hoạ, nghệ thuật, biết đánh giá, yêu
  • 21. 15 thích những bức tranh, bức ảnh đẹp, hiểu được tư tưởng đạo đức ẩn chứa trong các kênh hình. Bên cạnh đó kênh hình còn có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển học sinh. Khi nhìn vào bất cứ kênh hình nào học sinh cũng muốn nhận xét, phán đoán, hình dung, tưởng tượng quá khứ lịch sử được phản ánh ở trong đó rồi suy nghĩ tìm cách diễn đạt bằng lời nói sao cho phù hợp với kênh hình đó. Như vậy, qua khai thác kênh hình đã rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng, phân tích, đánh giá và năng lực tư duy ngôn ngữ. Qua sử dụng kênh hình học sinh cũng dần trở lên năng động, tự tin, linh hoạt trước tập thể và ngày càng làm chủ kiến thức của mình. Như vậy, sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa là một biện pháp hữu hiệu nằm trong tổng thể các biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản. Từ đó, bồi dưỡng học sinh tư tuởng, tình cảm, đạo đức tốt đẹp cho học sinh đồng thời góp phần phát triển toàn diện các em. Có thể nói, sử dụng, khai thác kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử, với tư cách là một nguồn kiến thức quan trọng là một đòi hỏi của việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, khắc phục tình trạng mà hơn 30 năm trước cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “ Lịch sử đâu có phải là một chuỗi những sự kiện để người viết sử ghi lại, rồi người giảng sử đọc lại, người học sử lại học thuộc lòng”. Việc đổi mới phương pháp dạy học phải tiến hành “một cuộc cách mạng”, khắc phục thói quen cũ: “đọc- chép”, phải bỏ nhiều công sức mới có thể thực hiện có hiệu quả bài học lịch sử. Việc đổi mới trong sử dụng đồ dùng trực quan nói chung, kênh hình nói chung riêng, trong dạy học lịch sử, trước hết phải nắn vững nội dung lịch sử được phản ánh trong tranh, ảnh , bản đồ và các loại đồ dùng trực quan khác. Không nắm được nội dung lịch sử thì không thể đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nói chung và phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan nói riêng. Yêu cầu với kênh hình trong sách giáo khoa Để đạt hiệu quả trong nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục, phát triển nói trên, kênh hình trong sách giáo khoa phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
  • 22. 16 - Kênh hình phải phản ánh đúng nội dung đối tượng nghiên cứu, phù hợp với nội dung trình bày ở phần kênh chữ, không có những thông tin sai lệch về mặt khoa học hoặc làm phân tán sự tập trung chú ý của học sinh về sự kiện đang học. - Màu sắc hài hoà, tươi sáng gần gũi với tự nhiên. - Các hình ảnh đặt ngay cạnh phần kênh chữ phải có nội dung tương ứng, có bố cục cân đối. Tranh,ảnh, đồ dùng trực quan quy ước được đánh số thứ tự từ số 1 đến số cuối ở mỗi bài kèm theo lời ghi chú ngắn gọn (nếu thấy cần thiết). - Phần kênh hình phải đa dạng, phong phú. Nếu chưa tăng ngay được số lượng kênh hình trong sách giáo khoa thì trước mắt phải bổ sung ngay một số bản đồ quan trọng. Cần bổ sung ở mức độ cần thiết các hình vẽ minh hoạ, các bảng so sánh, các bảng thống kê, niên biểu tổng hợp để tăng cường sự hiểu biết bằng hình ảnh cho học sinh. - Các tranh ảnh cần ghi chú ngắn gọn về nguồn gốc (chụp năm nào, do ai chụp hay vẽ). Đối với chân dung các nhân vật lịch sử cần lựa chọn những nhân vật tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm cả nhân vật chính diện và phản diện. Có thể là hình ảnh những anh hùng chiến đấu, những anh hùng lao động, những con người thông minh, sáng tạo lao động sản xuất, phát triển khoa học kĩ thuật, những nhà yêu nước cách mạng hoặc những nhân vật tàn ác, phản động sẽ góp phần đắc lực vào việc giáo dục tư tưởng, đậo đức, phẩm chất cho các em học sinh. 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử Mặc dù thời lượng dành cho môn Lịch sử là không nhiều so với các môn học khác chỉ 1- 2 tiết/ tuần, nhưng môn Lịch sử cũng đã có những đóng góp to lớn vào những thành tựu chung của nền giáo dục Việt Nam. Đó là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, góp phần xây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa Trong thời gian qua việc dạy học lịch sử cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể:
  • 23. 17 Thứ nhất: Nội dung chương trình luôn được điều chỉnh, bổ sung, cập nhật bắt kịp với sự phát triển của khoa học lịch sử. Chương trình sách giáo khoa được giảm tải, hoàn thiện đảm bảo cung cấp cho học sinh những tri thức lịch sử đầy đủ, chính xác và hệ thống qua đó làm rõ các giai đoạn phát triển của Lịch sử dân tộc và Lịch sử thế giới. Từ đó rút ra các quy luật, bài học lịch sử. Hệ thống kiến thức đưa vào đảm bảo trình độ phổ thông. Thứ hai: Nhiều giáo viên lịch sử đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng các phương pháp, phương tiện dạy học mới để tạo hứng thú học tập lịch sử cho học sinh. Giáo viên lịch sử đã chú trọng đến vận dụng phương pháp liên môn Văn - Sử, chú ý cách trình bày miệng sao cho sinh động, hấp dẫn, giàu hình ảnh để lôi cuốn học sinh; cố gắng kết hợp nhiều phương pháp trong một giờ học để thay thế cho một phương pháp truyền thống là phương pháp thuyết trình; áp dụng các phương pháp dạy học mới theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh: dạy học theo nhóm, dạy học nêu vấn đề, và bước đầu vận dụng phương pháp tích cực… Giáo viên lịch sử cũng chú trọng đến sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại vào dạy học: Power point, Violet… tạo ra hứng thú học tập lịch sử cho học sinh. Thứ ba: Hằng năm có nhiều cuộc thi lịch sử được tổ chức: Thi Olympic lịch sử, thi học sinh giỏi môn lịch sử các cấp… đem lại thành công to lớn, phát hiện ra nhiều nhân tài cho đất nước. Nhiều cuộc thi tìm hiểu lịch sử được phát động trên các phương tiện truyền thông đại chúng: “Theo dòng lịch sử”, thi tìm hiểu và học tập theo tấm gương đạo đưc Hồ Chí Minh …thu hút được sự quan tâm, tham gia và hưởng ứng của đông đảo quần chúng. Trong các sân chơi trí tuệ như: “Ai là triệu phú”, “Đấu trường 100”, “Đường lên đỉnh Ôlympia”… Số lượng các câu hỏi thuộc lĩnh vực Sử học chiếm tỉ lệ khá lớn. Đó là những tín hiệu đáng mừng cho các nhà giáo dục lịch sử. Tuy nhiên quá trình day-học lịch sử vẫn còn đang tồn tại những bất cập và hạn chế lớn chưa thể khắc phục: Một hiên trạng rất đáng buồn là trong những năm gần đây có hiện tượng “dân ta” không biết “sử ta”. Trong thời gian gần đây do nhiều nguyên nhân chủ
  • 24. 18 quan và khách quan chất lương dạy-học lịch sử ngày càng giảm sút đến mức báo động. Các phương tiện truyền thông đại chúng đã lên tiếng về tình trạng giảm sút chất lượng một cách nghiêm trọng của môn Lịch sử. Qua một cuộc thi trên truyền hình nhiều người không khỏi bàng hoàng, giật mình khi trường họp một sinh viên của Trường Đại học Văn Lang lại không biết tên quốc hiệu của nước ta thời các Vua Hùng. Một cuộc điều tra với chủ đề “Thanh niên Hồ Chí Minh trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc” đã thu được những kết quả đấng buồn sau: Trong số 1800 người được hỏi thì có 39% số người không biết Hùng Vương là ai, 65% số người không biết về Trương Định, 49% nói sai về Trần Quốc Tuấn; 64% trong tổng số 468 sinh viên của một số trường đại học không biết gì về Lương Thế Vinh; 83%học sinh, sinh viên không biết về các nhân vật, sự kiện lịch sử đặt tên cho các đường phố, địa danh mà họ đang sống hoặc rất quen thuộc. Nhiều bài báo đã nêu lên những nhầm lẫn lớn như cho rằng Lý Thường Kiệt là 1 trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, Nguyễn Thị Minh Khai lãnh đạo cách mạng tháng Tám. Hay như Đài truyền hình Việt Nam đã phản ánh một số trường hợp xuyên tạc lịch sử do có ý hoặc nhầm lẫn như đó là việc viết chỉ thị “Nhật-Pháp chơi nhau, Việt Nam vớ bở” thay vì phải viết là Chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” hoặc có thí sinh đã viết: Hoà thượng Thích Quảng Đức treo cổ tự tử ở Ngã Tư Sở trong khi sự kiện là Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu ở một ngã tư đường phố Sài Gòn. Rất nhiều bài thi lịch sử cười ra nước mắt khiến cho cả xã hội và các nhà giáo dục lịch sử không biết nên khóc hay nên cười. Kì thi Đại học năm 2008 đã lượm lặt được rất nhiều những bài thi lịch sử cười ra nước mắt mà trước đó chưa từng thu được. Nhiều thí sinh trả lời sai kiến thức, sự kiện, khái niệm cơ bản, diễn đạt hành văn lủng củng, sai từ ngữ, sự nhầm lẫn và nhận thức lịch sử lệch lạc. Một thí sinh đã viết: “Chiến dịch Hồ Chí Minh 1970, quân ta tiến vào Him Lam, Bản Kéo, lần lượt giành các đồi A1, C1, D, E…Hai bên chiến đấu giằng co quyết liệt và cuối cùng ta đã giành được thắng lợi cuối cùng buộc địch phải kí kết Hiệp định Pari năm 1972. Cũng câu hỏi về Chiến dịch Hồ Chí Minh, có thí sinh đã trả lời: “…Đêm 30-12, rạng sáng ngày 1-1-1975, nhân lúc quân Mĩ đang say sưa,
  • 25. 19 quân ta tấn công. Tiếng súng đầu tiên nổ lên, kháng chiến bắt đầu, giặc lúng túng chống trả không kịp, bỏ cả đồn bốt chạy sang Trung Quốc”. Có thí sinh nhầm lẫn sự kiện Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 với chiến dịch lịch sử Điện biên Phủ “…Đến ngày 30-4-1975, bộ đội ta đã bao vây và tiến thẳng vào Điện Biên Phủ…”. Khi nói về tội ác của Mỹ-Diệm có thí sinh đã viết: “…Mỹ-Diệm đã đàn áp nhân dân, lôi kéo nhân dân vào nhà chứa đưa họ vào con đường nghiện ngập … Mở các lớp học không học về lịch sử Việt Nam mà phải học những gì mà các giáo sư Mĩ dạy”. Viết về ý nghĩa của Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, thí sinh viết “…Mùa xuân 1974-1975, quân và dân ta không chịu được cảnh đàn áp của thực dân Pháp… Sau Lê Lai, Lê Lợi không chịu được cảnh lòng lang dạ sói của thực dân Pháp, đã nổi dậy đấu tranh năm 1975… nổ ra ròng rã 2 ngày 1 đêm và quân ta đã đánh đuổi thực dân Pháp… Mùa xuân 1975 máu chảy thành sông, người chết thì nhiều. Sau Lê Lợi lên làm vua được vài năm thì chết”. Đặc biệt, qua quá trình thực tập phổ thông bản thân tôi thấy rõ thực trạng học tập lịch sử. Rất nhiều học sinh đã nhầm lẫn Hai Bà Trưng lãnh đạo khởi nghĩa Hai Bà Trưng là Bà Trưng và Bà Triệu. Đặc biệt là thái độ của học sinh đối với môn lịch sử là điều đáng nói khiến các nhà giáo dục lịch sử phải suy ngẫm. Tại trường THPT Tân Lạc-Hoà Bình trong giờ học lịch sử học sinh đã xuyên tạc “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn: “…Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm kêu đói…” hoặc khi đọc lời biểu dụ của Quang Trung khi xuất quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh thì đã có em học sinh đọc như sau: “ Đánh cho để rụng tóc Đánh cho để long răng…” Thiết nghĩ vị trí của bộ môn lịch sử chua được đặt đúng chỗ của nó. Lịch sử cần phải được quan tâm hơn nữa để ít nhất là những người không biết và không thích lịch sử không còn xuyên tạc lịch sử như vậy nữa. Đặc biệt sự hiểu biết về Lịch sử thế giới còn tệ hại hơn mà chủ yếu là không biết đúng lịch sử, không thuộc sự kiện lịch sử. Ví dụ trình bày cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949), có thí sinh viết: “…Mở đầu là cuộc binh biến
  • 26. 20 Ba Son. Tại đây công nhân đã nổi dậy đình công đứng đầu là Ba Son, một liệt sĩ cách mạng. Phong trào bị Phát xít Nhật đàn áp dã man. Ba Son bị giết hại…”. Có thí sinh khác lại viết “…Năm 1946 ở trung quốc hình thành hai tầng lớp riêng biệt đó là cách mạng XHCN do Mao Trạch Đông lãnh đạo và giai cấp vô sản do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo…”[9]. Và với nhiều sự nhầm lẫn, môn lịch sử vài năm gần đây luôn giữ vị trí “đội sổ” trong tương quan với các môn học khác. Ví dụ kì thi đại học năm 2007 có hơn 150.000 bài “gặt” mức điểm từ 4,5 trở xuống. điểm số trung bình của môn Sử là 2,09/10 so với điểm số trung bình các môn khác là 4,28 và so với môn Lý là 5,19, môn Hoá là 4,49, môn Văn là 4.41, môn Toán là 3,65 và môn Ngoại Ngữ là 3,64. Theo thống kê của Cục công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT) cho thấy độ vênh giữa mức điểm trung bình thi tuyển sinh và thi tú tài ở môn lịch sử là cao nhất (4,10 so với độ vênh 2,40 của trung bình các môn còn lại). Như Hồ Chí Minh đã khẳng định “biết” để “tường” (hiểu cặn kẽ) “gốc tích”, vậy không biết thì không thể hiểu lịch sử. GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho hay những người trong ngành nhận thấy tình trạng sa sút của bộ môn lịch sử. Từ năm 1999, Hội đã đưa ra những lời cảnh báo và đề xuất phương hướng giải quyết. Nguyên nhân của thực trạng trên có nhiều. Thực sự lịch sử chưa được đặt đúng vị trí của nó, chưa được quan tâm như nó đáng được quan tâm. Việc đầu tư trang thiết bị cho dạy học lịch sử chưa được quan tâm thoả đáng. Trong một thời gian dài đã có quan niệm chưa đúng về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của môn lịch sử. Từ thời cổ đại , vị trí của môn lịch sử được khẳng định: “ Lịch sử là thầy giáo của cuộc đời, là ngọn đuốc soi đường đi đến tương lai”. Có một thời có không ít quan niệm cho rằng mọi khoa học đều bắt nguồn từ lịch sử. Thế nhưng, những năm gần đây không ít quan niệm cho rằng lịch sử là “môn phụ” nên không quan tâm đến môn học này. Cá biệt có quan niệm cho rằng môn lịch sử không có ý nghĩa gì đối với sự phát triển xã hội. Do đó vai trò, vị trí của bộ môn lịch sử trong việc giáo dục thế hệ trẻ bị phủ nhận hoặc hạ thấp.
  • 27. 21 Bên cạnh đó, phương pháp dạy học chậm được đổi mới, nhiều giáo viên không chịu đổi mới phương pháp mà khư khư giữ lấy phương pháp dạy học kiểu “thầy đọc-trò ghi”. Việc biên soạn SGK còn nhiều bất cập. Hiện thực lịch sử thì vô cùng phong phú nhưng nội dung SGK thì chủ yếu là kênh chữ, kênh hình rất hạn chế làm cho môn học lịch sử rất khô khan. Số lượng kênh hình trong SGK hiện nay đã tăng lên đáng kể so với trước nhưng so với SGK lịch sử các nước khác vẫn là ít ỏi. Ví dụ bài “Thời tiền sử” ở quyển SGK “Lịch sử nước Pháp” dùng cho học sinh Nhì trường tiểu học Pháp xuất bản 1980, phần bài viết chỉ có 2 cột trong một trang, với 2 mục nhỏ “Thời kì đá chẻ” và “Thời kì đá mài”. “Bài biết chỉ có trên 400 từ. Trong khi đó, sách dành một phần lớn giới thiệu ảnh “Hang động Âydi”, một di chỉ khảo cổ thời đồ đá cũ, ảnh 3 công cụ đồ đá chẻ và một ảnh chụp “Tranh vẽ trên vách hang”, một bức tranh về cảnh sinh hoạt, lao động sản xuất và các công cụ lao động của con người thời kì ấy. Kèm theo kênh hình là phần giới thiệu ngắn gọn nội dung các tranh ảnh, các câu hỏi. Trong quyển SGK “Lịch sử các lớp cuối cấp trung học” xuất bản 1995 ở Pháp- mục II “Độc lập và xung đột (1946-1947)” gồm bài viết 2 trang với các tiểu mục: A. Ở châu Á 1. Nền độc lập và sự phân chia Ấn Độ 2. Người châu Âu trở lại Inđônêxia và Đông Dương B. Ở châu Phi -Mađagaxca -Angiêri Kèm theo bài viết có các bức ảnh “Hồ Chí Minh cùng tướng Lơcơlec và Giăng Xanhtơni” và các tư liệu trích trong quyển “Cách mạng tháng Tám” của Trường Chinh, một đoạn tư liệu về “đàn áp cuộc khởi nghĩa ở Mađagaxca”, trích trong quyển “Nước Pháp và nền Đệ tứ cộng hoà”. Trong quyển “Lịch sử nước Mỹ”, phần cơ chế sư phạm của bài 4 “những biến cố khởi đầu của cuộc cách mạng Mỹ” gồm các phần: - “Những từ cần thảo luận để hiểu nghĩa”.
  • 28. 22 - “Những từ mới trong câu cần lưu ý tìm hiểu”. - “Những vấn đề cần chú ý trả lời”. - “Bức tranh về việc “binh lính Anh đàn áp nhân dân ở Lexingtơn, Massachuxet, đánh dấu ngày bùng nổ cuộc cách mạng 19/4/1775” - “Tranh chân dung của Tôma Pên, người viết chuyền đơn kêu gọi đấu tranh cho độc lập của các thuộc địa”. - “Câu hỏi trắc nghiệm”. - “Giải thích từ mới”. - “Vận dụng kiến thức đang học”. Số lượng kênh hình vốn có trong đó tranh ảnh lại chủ yếu là tranh, ảnh đen trắng cộng với việc giáo viên chưa biết khai thác kênh hình có hiệu quả đã có trong SGK Lịch sử. Theo số liệu điều tra của cô Trần Thị Ngọc Huyền khi phát vấn điều tra làm luận văn Thạc sĩ có 5,9% giáo viên được hỏi trả lời hiếm khi sử dụng kênh hình trong SGK để giảng dạy 70,5% giáo viên sử dụng kênh hình trong việc khai thác kiến thức mới còn trong các hoạt động học tập khác không được chú ý, khai thác thường xuyên, vẫn còn 11,8% giáo viên để học sinh tự tìm hiểu nội dung kênh hình có trong SGK. Khi được hỏi: “Thầy, cô có thường xuyên sử dụng kênh hình trong SGK hay không?”, kết quả thu được là 51,1% học sinh được hỏi trả lời là “Thường xuyên”, 36,5% trả lời là “Đôi khi” và 8,9% các em trả lời là “Hiếm khi”, có 3,5% trả lời là “Không bao giờ”. Qua quan sát tại trường Tiểu học Quyết Tâm-Sơn La, đa số giáo viên đã chú trọng khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử song chủ yếu sử dụng khi khai thác kiến thức mới còn trong các trường hợp khác thì hiếm khi sử dụng. Việc chưa chú ý và chưa biết cách khai thác kênh hình một cách triệt để chính là một nguyên nhân nổi cộm làm cho học sinh không mấy hứng thú với môn học này từ đó ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng bộ môn. Thực tế không phải học sinh không thích học sử, hầu hết các em đều cho rằng việc giáo viên khai thác kênh hình làm cho bài học trở nên hấp dẫn và dễ hiểu. Từ nhận thức về vị trí, ý nghĩa của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử chưa đúng đã dẫn đến tình trạng tranh, ảnh, lược đồ còn hạn chế.
  • 29. 23 Việc sử dụng kênh hình còn mang tính minh họa. Vì thế mà không khai thác hết nọi dung kiến thức lịch sử mà bức tranh, ảnh chứa đựng, trong đó kênh chữ không đề cập đến. Từ đó dẫn đến không tạo biểu tượng cho học sinh, không cụ thể hóa các sự kiện, không khắc phục được hiên tượng “hiện đại hóa” lịch sử. Học sinh học xong một sự kiện lịch sử chỉ là học thuộc lòng kiểu học gạo, không hiểu bản chất sâu sắc các sự kiện, không nắm vững các quy luật phát triển xã hội. Kết quả là những giờ học trên không giúp học sinh nhớ kỹ, nhớ lâu, hiểu sâu những hình ảnh,những kiến thức lịch sử đồng thời không hình thành được khái niệm lịch sử, không giúp các em phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy về ngôn ngữ của học sinh. Những giờ học như trên là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh không thích học môn lịch sử, chất lượng điểm thi môn lịch sử gần đây thấp.
  • 30. 24 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Học tập nói chung và học môn Lịch sử nói riêng cũng là một quá trình nhận thức tuân theo những quy luật chung của sự nhận thức và có quy luật riêng do đặc trưng của bộ môn, xuất phát từ sự kiện, trình tự thời gian của biểu diễn lịch sử xác định không gian chi phối. Vì vậy, khi xác định cho mình nhiệm vụ tổ chức chi phối hoạt động nhận thức của học sinh về lịch sử xã hội loài người từ trước đến nay, giáo viên không thể làm việc mày mò, tuỳ tiện bằng bất cứ hình thức nào mà phải có phương pháp cụ thể được xây dựng trên cơ sở khoa học. Phương pháp dạy học lịch sử phát huy tính tích cực của học sinh thông qua khai thác kiến thức trong kênh hình và kênh chữ trong dạy học lịch sử là phát hiện những quy luật của quá trình dạy học lịch sử, xác định nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp dạy phù hợp với đặc trưng bộ môn và các bài dạy cụ thể. 2.1. Quan niệm của giáo viên và học sinh Giáo viên Việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông là quá trình phức tạp và đa dạng. Trong thực tế có nhiều giáo viên biến dạy học lịch sử thành bài dạy chính trị khô khan trống rỗng, cứng nhắc làm cho học sinh chán nản hay thông báo các kiến thức thiếu sinh động và không có hồn. Ngoài ra, còn có nhiều sai phạm khác như: biến bài học lịch sử thành câu chuyện với những chi tiết giật gân để mua vui cho học sinh trong chốc lát mà không cung cấp kiến thức và hình thành các kỹ năng tư duy sáng tạo cho học sinh, thiếu tính giáo dục. Học sinh Thường xem nhẹ bộ môn coi bộ môn lịch sử là môn học phụ không chú trọng vào việc học. Thường có thói quen lĩnh hội kiến thức bằng cách học thuộc lòng những gì mà giáo viên cung cấp cũng như những kiến thức sẵn có thông qua kênh chữ ở SGK.
  • 31. 25 2.2. Phƣơng pháp dạy học cũ Giáo viên chủ yếu vận dụng phương pháp thuyết trình: thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép Học sinh thường bị động tiếp thu lĩnh hội kiến thức Trong dạy học lịch sử giáo viên chỉ mới chú trọng khái thác kiến thức sẵn có trong SGK, luôn coi đây là nguồn kiến thức chính cung cấp cho học sinh. Phương tiện dạy học không đầy đủ, học sinh không thể phát huy được tính tích cực, sáng tạo, tìm tòi trong tiết học, vì vậy khả năng tiếp thu kiến thức chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ và học thuộc lòng. Không phát triển khả năng tư duy và chưa tạo cho học sinh các kỹ năng lịch sử quan trọng như: đọc, chỉ bản đồ, phân tích các sự kiện, . . 2.3. Phƣơng pháp dạy học mới Giáo viên với tư cách là người tổ chức hướng dẫn đồng thời giảm thiểu việc nói giảng, thuyết trình trong tiết học. Phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua các kiến thức sẵn có kể cả kênh chữ và kênh hình trong sách giáo khoa. Tăng cường vai trò chủ động của học sinh, học sinh không còn là người thụ động tiếp thu và lĩnh hội kiến thức. Rèn luyện khả năng khám phá và phát hiện, khả năng tư duy tự học, tư duy lôgic. Rèn luyện khả năng sử dụng lược đồ bản đồ, tranh ảnh, đồ dung trực quan…. Vì vậy, từ thực tiễn của việc dạy học lịch sử hiện nay và từ mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ. Việc phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học lịch sử là yếu tố cấu thành quá trình phát hiện những quy luật nhận thức của học sinh trên cơ sở khách quan của mối quan hệ giữa giáo dục và phát triển lịch sử, gây cho học sinh sự hứng thú và có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng trong quá trình đổi mới giáo dục.
  • 32. 26 2.4. Giải pháp Hiệu quả của một bài dạy lịch sử là kết quả của sự kết hợp chung khách quan và các yếu tố riêng cụ thể đòi hỏi cần có sự sáng tạo. Giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học: “hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh” tạo điều kiện cho học sinh tìm tòi, khai thác kiến thức và biết điều khiển hoạt động nhận thức của mình Dạy học phải đổi mới theo hướng tích hợp vận dụng phương pháp phù hợp. Kết hợp hài hoà giữa thầy và trò, hình thành biểu tượng ban đầu cho học sinh. Cần nắm chắc đặc điểm ý nghĩa nội dung của từng bài, từng đồ dùng trực quan hướng tới liên hệ rút ra bài học. Thông thường kênh hình nói chung, các hình vẽ tranh ảnh nói riêng được trình bày với tư cách là nguồn cung cấp thông tin kiến thức được in kèm theo câu hỏi để học sinh tự làm việc với sách giáo khoa. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm rút ra những kiến thức lịch sử nhất định. Để sử dụng tốt loại kênh hình này trước hết giáo viên cần phải: Xác định rõ nội dung lịch sử của kênh hình được phản ánh cái gì. Nội dung cần khai thác (bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, đồ dùng trực quan. . .) Giáo viên dự kiến xác định phương pháp sử dụng phù hợp kênh hình trong từng bài cụ thể. Khi sử dụng khai thác cần có sự lựa chọn phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh đặc biệt là các đồ dùng trực quan sinh động tạo ấn tượng, tái hiện lại kiến thức đã học giúp học sinh khắc sâu. Kênh hình khi sử dụng phải đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mỹ. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát (đầu tiên quan sát tổng thể rồi mới quan sát chi tiết) Sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để học sinh tìm tòi khám phá. Học sinh phải tích cực chủ động tìm tòi sáng tạo và lĩnh hội kiến thức mà giáo viên cung cấp. Học sinh biết quan sát xác định chi tiết của kênh hình rút ra nội dung bài học qua kênh hình, đồ dùng trực quan cần cung cấp.
  • 33. 27 Giáo viên kết luận khái quát nội dung kiến thức của kênh hình cần khai thác để học sinh khắc sâu. Khi khai thác một, hay nhiều kênh hình ở bất kỳ khối lớp nào chúng ta cần chú ý tới vấn đề sau: đó là khâu chuẩn bị kênh hình, xây dựng hệ thống câu hỏi, cách thức tiến hành khai thác một kênh hình, nếu chúng ta chú ý đến 3 vấn đề trên thì việc khai thác kênh hình của chúng ta được dễ dàng hơn. Như vậy, chúng ta đã thiết chế một cung bậc kênh hình có logic khoa học, đánh thức được tiềm năng sẵn có – tiềm ẩn những kiến thức bên trong chỉ cần gọi đúng nó thì nó sẽ bật dậy những tri thức bổ ích phục vụ cho công việc giảng dạy – học tập của Thầy – Trò góp phần bổ trợ thêm những kiến thức không có trong sách, cũng như góp phần làm sáng tỏ một sự kiện lịch sử hay một trận đánh, một chiến dịch, một cuộc kháng chiến. Để khai thác kênh hình được tốt hơn, khoa học hơn và có tính hiệu quả, chúng tôi xin đưa ra biện pháp về việc khai thác kênh hình. 2.4.1. Khâu chuẩn bị về kênh hình Có thể nói khâu chuẩn bị kênh hình là rất quan trọng, nếu không chuẩn bị kênh hình thì sẽ giảm đi sự gây chú ý cho học sinh, việc khai thác kênh hình sẽ không thuận lợi, và không khai thác được triệt để kênh hình, vậy chuẩn bị như thế nào cho tốt? đó là: * Về phía giáo viên - Chúng ta cần phải photo hình sách giáo khoa lớn lên để treo trên bảng đen, khi khai thác kênh hình có liên quan đến nó – liên quan đến kiến thức nào đó - Hoặc chúng ta vẽ hình sách giáo khoa (nếu có năng khiếu hội họa) phương pháp này đỡ tốn kém - Cũng có thể giáo viên cho các tổ trong lớp học cùng với giáo viên làm đồ dùng dạy học (vẽ kênh hình: lược đồ một trận đánh, một chiến dịch…) * Tác dụng của việc chuẩn bị kênh hình của giáo viên - Tạo điều kiện cho việc khai thác kênh hình được thuận lợi hơn của giáo viên - Gây sự chú ý đối với học sinh về kênh hình mà giáo viên cần giới thiệu, và tập trung sự chú ý của các em về một hướng để cho giáo viên dễ khai thác kênh hình hơn.
  • 34. 28 * Về phía học sinh - Khâu đầu tiên là cho học sinh vẽ kênh hình theo nhóm (đối với kênh hình: lược đồ một trận đánh, một chiến dịch, một cuộc khởi nghĩa…), riêng đối với một số kênh hình liên quan đến nhân vật lịch sử - sự phát triển kinh tế, văn hóa… thì giáo viên dặn học sinh về nhà nghiên cứu trước, sưu tầm một số tư liệu nói về hình đó. * Tác dụng của sự chuẩn bị đối với học sinh - Qua việc hợp tác vẽ kênh hình theo nhóm (đối với kênh hình: lược đồ một trận đánh, một chiến dịch, một cuộc khởi nghĩa) giúp cho học sinh cộng tác tìm hiểu trước gốc tích về một kênh hình, sưu tầm tư liệu về kênh hình, là một lần các em tìm hiểu về các sự kiện lịch sử có liên quan đến bài học, tạo thuận lợi cho các em học tập bài mới một cách dễ dàng. - Qua việc hợp tác vẽ kênh hình theo nhóm (đối với kênh hình: lược đồ một trận đánh, một chiến dịch, một cuộc khởi nghĩa) tăng thêm tình bạn bè gắn bó hơn, hiểu nhau hơn, cùng nhau giúp đỡ trong học tập của học sinh, tăng lên niềm vui, tính say mê, sáng tạo, đặc biệt tính thân thiện trong bạn bè và trong lớp học và trường học. 2.4.2. Cách thức khai thác và hệ thống câu hỏi cho một số dạng kênh hình Trong khai thác kênh hình điều chúng ta cần chú ý đó là chúng ta cần đưa kênh hình về các dạng chung rồi chúng ta có những cách thức chung khai thác kênh hình cho phù hợp, dưới đây tôi xin đưa ra 3 dạng kênh hình tôi cho là chung, từ đó tôi có cách thức khai thác cho phù hợp xem như là một công thức tổng thể - chung cho dạng kênh hình: - Dạng về kênh hình chân dung: lãnh tụ, lãnh đạo Nguyên thủ tướng quốc gia (nói về một con người có liên quan đến lịch sử một dân tộc, một nền văn hóa – nhân loại có liên quan đến sự kiện lịch sử) - Dạng về kênh hình có liên quan đến một số lĩnh vực kinh tế, văn hóa và một số lĩnh vực khác. - Dạng về kênh hình lược đồ.
  • 35. 29 2.4.2.1. Dạng kênh hình chân dung Cách thức khai thác kênh hình chân dung: Có thể nói kênh hình chân dung là kênh hình hết sức khó khai thác vì nó chỉ hàm chứa nội dung: một nhân vật lịch sử, thông thường giáo viên chúng ta giới thiệu thực trạng thường gặp ở kênh hình này của giáo viên chúng ta là: - Giáo viên đưa kênh hình trong sách giáo khoa về nhân vật lịch sử (lãnh đạo, lãnh tụ, Nguyên thủ quốc gia) giới thiệu sơ qua là đủ - Học sinh xem qua - Thậm chí giáo viên bỏ qua không quan tâm tới Vậy để khắc phục tình trạng trên, bản thân tôi có đưa ra cách thức khai thác kênh hình này như sau: - Như tôi đã nói lúc đầu, ta phải chuẩn bị kênh hình từ trước: phóng to hoặc có kênh hình do Bộ cấp về (song số lượng ít và thường thiếu) đúng vào lúc giảng dạy có kiến thức SGK liên quan đến kênh hình thì giáo viên treo lên bảng đen - Giáo viên đọc tư liệu về kênh hình (chân dung, con người lịch sử…) đã sưu tầm chuẩn bị từ trước (tư liệu vừa phải – có chọn lọc, không dài có liên quan trực tiếp tới chân dung ấy) cho học sinh nghe để gây sự chú ý đối với học sinh mở rộng thêm hiểu biết - Giáo viên dùng một, hai câu hỏi mang tính tổng quát để phát vấn về con người có liên quan đến lịch sử, giai đoạn lịch sử - Cuối cùng, giáo viên kết luận để nâng lên thành nhận thức cho học sinh về một con người lịch sử, nhân vật lịch sử mang tính giáo dục. Rút kinh nghiệm về việc khai thác kênh hình về chân dung một nhân vật lịch sử - Khi khai thác loại kênh hình này chúng ta chú ý cần sưu tầm tài liệu có liên quan trọng tâm tới kênh hình - Tuy tốn kém một ít, chúng ta photo kênh hình để gây sự chú ý đối với học sinh, kích thích sự ham học, tính tò mò khám phá khoa học của học sinh - Việc khai thác kênh hình loại này không khéo dễ mất thời gian nên khi chúng ta khai thác cần dùng câu hỏi phát vấn ngắn gọn và khai thác nhanh nhưng phải đạt tính hiệu quả cao
  • 36. 30 - Cần thận trọng khi khai thác kênh hình này nếu làm qua loa dễ dẫn đến phản tác dụng vì dạng kênh hình này rất khó khai thác cho nên cần chuẩn bị chu đáo về tư liệu, hệ thống câu hỏi và kể cả thời điểm khai thác kênh hình. 2.4.2.2. Dạng kênh hình có liên quan đến một số lĩnh vực kinh tế, văn hóa và một số lĩnh vực khác * Nhìn chung ở dạng kênh hình này thường đề cập đến những kênh hình nói về quang cảnh đất nước đổi thay, những biến động lớn của một đất nước trong một giai đoạn lịch sử nhất định, hay đề cập đến những thành tựu kinh tế (công – nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp….) Hay là những thành tựu văn hóa nổi bật của một giai đoạn lịch sử, của một chiều đại. Cách thức khai thác kênh hình: có liên quan đến một số lĩnh vực kinh tế, văn hóa và một số lĩnh vực khác - Kênh hình này không quá khó khi khai thác nó vì biểu hiện rất rõ ngay trên bản thân nó dễ nhận thấy, nhận biết chỉ cần có óc phân tích thì nắm bắt được kiến thức bên trong nó, nhằm phục vụ - hỗ trợ kiến thức cho bài học thêm phong phú hơn. Vậy cách thức khai thác kênh hình như thế nào cho hay và phù hợp? Thực trạng khi một số giáo viên khai thác kênh hình dưới dang này có những câu hỏi thật sự quá đơn giản ví như: - Qua hình này em có nhận xét gì? - Hoặc hình này nói lên điều gì? Đó là những câu hỏi chung chung không có chủ điểm – trọng tâm nên dẫn tới việc khai thác kênh hình ít hiệu quả đặc biệt không khai thác được kiến thức bên trong của kênh hình, cuối cùng cũng làm cho học sinh có thói quen: hình nào cũng có một tư duy đó là: đẹp hoặc có sự đổi mới, có khác trước … Để khắc phục tình trạng trên bản thân tôi xác định cần phải đầu tư hơn về cách thức khai thác kênh hình này có hiệu quả: + Phóng to tranh + Chọn thời điểm phù hợp để giới thiệu kênh hình + Nếu được sưu tầm tư liệu nói về nội dung kênh hình chúng ta cần khai thác
  • 37. 31 + Xây dựng hệ thống câu hỏi để đánh thức kiến thức trong kênh hình nhằm phục vụ cho bài giảng tốt hơn  Rút kinh nghiệm khi khai thác dạng kênh hình này - Khi khai thác dạng kênh hình này cần lưu ý một số vấn đề sau: + Cần phóng to hình kênh hình để các em tiện quan sát và gây sự chú ý cho học sinh. + Loại kênh hình này tuy dễ khai thác song việc xây dựng hệ thống câu hỏi cần phải có câu hỏi gợi mở - dẫn dắt để cho học sinh có thể trả lời và đưa học sinh đi đến câu hỏi khái quát, tổng hợp + Khai thác dạng kênh hình này cần phải phân tích, so sánh để tìm ra điểm giống và khác của một lĩnh vực nào đó (như kinh tế - văn hóa hoặc một vấn đề nhỏ của lĩnh vực kinh tế - văn hóa) trong một giai đoạn lịch sử hay một triều đại… + Nên sưu tầm những tài liệu có liên quan chặt chẽ với kênh hình: không nên ôm đồm tài liệu để làm rối nội dung trọng tâm của kênh hình + Cần chú trọng thời gian khai thác kênh hình cho phù hợp không nên khai thác một kênh hình mà mất quá nhiều thời gian nên nhớ: kênh hình chỉ là kiến thức nhỏ trong một mục nhỏ hoặc lớn chứ không phải là nội dung quan trọng số một của bài mà nó chỉ góp phần làm sáng tỏ một vấn đề hoặc bổ trợ thêm để khai thác kiến thức một cách sâu hơn, khoa học hơn. 2.4.2.3. Dạng kênh hình: lược đồ Kiến thức ở kênh hình này là vô cùng phong phú và có nhiều góc độ khai thác khác nhau, một số giáo viên có cách khai thác riêng của mình cho phù hợp, song qua nghiên cứu bản thân tôi nghiêng về cách khai thác tư duy phát triển cao, trình độ phân tích của học sinh khi đã nghiên cứu diễn biến, một phong trào, một mốc xích nhỏ của diễn biến… Về phần dùng lược đồ để trình bày nguyên một cuộc cách mạng, một diễn biến: phong trào một cuộc khởi nghĩa… là cái chung mà giáo viên cần phải làm đó là khi trình bày một diễn biến mà không dùng đến lược đồ - bản đồ thì không thể dạy nhưng ở đây tôi đề cập đến vấn đề từ lược đồ - bản đồ có một
  • 38. 32 cách khai thác kiến thức: dựa trên lược đồ từ đó lấy kiến thức trên lược đồ để phục vụ cho bài giảng. - Cách thức khai thác kênh hình: lược đồ Đối với kênh hình này cách thức khai thác như sau: * Điểm chung + Lược đồ vẽ hoặc phóng to + Thời điểm treo và giới thiệu nét khái quát, ký tự ký hiệu trên bản đồ, lược đồ * Điểm riêng đối với cách khai thác kênh hình này là: + Khai thác khi giáo viên tạo tình huống có vấn đề + Hệ thống câu hỏi cho một mốc xích diễn biến có liên quan đến kênh hình + Kết luận một hay nhiều tình huống có vấn đề trên lược đồ - Rút kinh nghiệm khi khai thác kênh hình: Lược đồ + Khi khai thác kênh hình này (lược đồ) cần chú ý lược đồ phóng to, nếu vẽ cần độ chính xác cao + Không được nhầm giữa lược đồ để trình bày một phong trào một, trận đánh với việc sử dụng lược đồ để tạo tình huống có vấn đề, để mở rộng kiến thứ, để hiểu sâu hơn một vấn đề bằng những nghệ thuật khai thác kiến thức trên lược đồ của giáo viên + Dùng cách khai thác kênh hình này lồng ngay vào bài giảng khi thích hợp nhất và phối hợp nhịp nhàng để tạo hiệu quả cao trong việc giảng dạy bộ môn Lịch sử + Cần chú ý đến thời gian khai thác dạng kênh hình không nên lạm dụng việc khai thác kênh hình mà không hoàn thành mục tiêu bài đề ra. Trên đây là cách thức khai thác kênh hình: chân dung nhân vật lịch sử, hình về lĩnh vực kinh tế văn hóa, lược đồ. Bản thân tôi đã nghiên cứu qua thực tế. Như vậy, việc khai thác kênh hình là một nghệ thuật sư phạm của mỗi giáo viên để góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy đồng thời giúp học sinh nắm được bài vững vàng hơn, ngày càng đưa hoạt động dạy và học của thầy và trò ở một tầm cao mới.
  • 39. 33 2.5. Khai thác một số kênh hình trong bài 12: “Vƣợt qua tình thế hiểm nghèo” 2.5.1. Khai thác kênh hình 1: Nhân dân Nam Bộ trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (9-1945) [6, tr.24] Đối với kênh hình này khi khai thác giáo viên cần: Hướng dẫn học sinh quan sát và sử dụng các câu hỏi gợi mở. - Nhìn vào bức tranh em có nhận xét gì? - Sau cách mạng tháng Tám 1945, nhân dân ta gặp những khó khăn gì? - Để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta làm những việc gì? Học sinh tự nhận xét và đưa ra phương án trả lời Giáo viên kết luận. 2.5.2. Khai thác kênh hình 2: Nhân dân góp gạo chống “giặc đói” (10-1945) [6, tr.25]
  • 40. 34 Khi giáo viên giảng về vấn đề về Diệt giặc đói như sau, khi giáo viên đã phát vấn cho học sinh H? Để diệt giặc đói, Đảng và Chính phủ đã có chủ trương gì? Sau khi học sinh đã nêu được chủ trương và biện pháp của Đảng và Chính phủ thì giáo viên treo hình 2 đã phóng to lên bảng cho học sinh quan sát: - Giáo viên giới thiệu: đây là hình nói về nhân dân góp gạo chống “giặc đói” (những hành động cụ thể của một số thành viên trong ảnh: người góp gạo, người ghi danh sách quyên góp gạo) - Giáo viên đọc đoạn trích tài liệu về hình 2 - Hệ thống câu hỏi cho tranh hình 2 H? Thông qua hình 2 em cho biết hình thức quyên góp gạo chống “giặc đói” lúc bấy giờ là gì? H? Em có suy nghĩ gì về câu khẩu hiệu “một nắm khi đói bằng một gói khi no”? Qua hình 2 và đoạn trích đọc vừa rồi của giáo viên học sinh sẽ giải quyết được:  Hình thức quyên góp gạo là phong phú và đa dạng (ngày đồng tâm, hũ gạo cứu đói…) Với khẩu hiệu “một nắm khi đói bằng một gói khi no” thể hiện khơi dậy mạnh mẽ. Từ đó giáo viên nâng lên tính giáo dục cho học sinh là biết ơn giúp đỡ nhau trong học tập, lao động, lớn hơn là ủng hộ đồng bào vùng sâu vùng xa, vùng bão lũ…. “thương người như thể thương thân.” Chính nhờ phát động phong trào trên đã giải quyết được những vùng “giặc đói” hoành hành trong cả nước. [6, tr.25] 2.5.3. Khai thác kênh hình 3: Lớp Bình dân học vụ [6, tr.26].
  • 41. 35 Khi khai thác, chúng ta cũng nên bổ xung thêm các tình tiết, các câu chuyện để cụ thể hoá thêm kiến thức… - Trước hết giáo viên hướng dẫn để học sinh hiểu: “Bình dân học vụ” là gì? Học tập là nghĩa vụ của mọi công dân- có học- có kiến thức, mới xây dựng được chính quyền mới- xây dựng được cuộc sống mới… - Các em nhận biết gì khi quan sát hình 3. Một lớp Bình dân học vụ ban đêm, có trẻ, có già, có trai, có gái đầy đủ mọi lứa tuổi (giáo viên có thể là những cô, cậu 9, 10 tuổi, học sinh có thể là những cụ già 60, 70 tuổi, đang say sưa học bài- lần đầu tiên nắn nót viết chữ “o tròn như quả trứng gà”, mà miệng cũng tròn mắt cũng tròn vì ngạc nhiên và vì sung sướng… ánh sáng của những ngọn đèn dầu hôm nay, sẽ làm bừng sáng tương lai của dân tộc ở ngày mai.
  • 42. 36 Chƣơng 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm Mục đích nghiên cứu khóa luận là đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở Tiểu học đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục trong thời kì mới. Cũng xuất phát từ thực trạng giáo viên trong quá trình dạy học gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác kênh hình cho học sinh. Thiết kế một giáo án giảng dạy dựa trên cơ sở những đề xuất ở chương 2. Mục đích chúng tôi tiến hành thể nghiệm nhằm chứng minh tính khả thi của các đề xuất khẳng định sự đóng góp của khóa luận trên thực tế. 3.2. Đối tƣợng, địa bàn và thời gian thực nghiệm Chúng tôi tiến hành thể nghiệm trên học sinh lớp 5 của trường Tiểu học. Đó là trường Tiểu học Quyết Tâm – thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La. Thời gian chúng tôi tiến hành là tuần thứ 12 học kì I năm học 2013- 2014. 3.3. Nội dung và phƣơng pháp tiến hành thực nghiệm 3.3.1. Nội dung thực nghiệm Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi xây dựng kế hoạch thực nghiệm, miêu tả hệ thống các biến số quy định diễn biến của hiện tượng cần nghiên cứu theo một chương trình. Đây là những biến số độc lập có thể điều khiển và kiểm tra được. Nội dung thực nghiệm như sau: - Chúng tôi chọn bài: bài 12 “vượt qua tình thế hiểm nghèo” để soạn giáo án và tiến hành dạy thực nghiệm. - Chúng tôi chọn lớp thực nghiệm là lớp 5A và lớp đối chứng là lớp 5B trường Tiểu học Trường Sinh. - Từ việc lựa chọn trên chúng tôi tiến hành thực nghiệm trực tiếp Mục đích đặt ra khi kiểm tra là chúng tôi chia thực nghiệm thành 2 nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm kiểm chứng (đối chứng). Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng được lựa chọn ngẫu nhiên và có số lượng, chất lượng, trình độ ngang nhau và được kiểm tra chất lượng ban đầu để khẳng định điều đó.
  • 43. 37 Nhóm thực nghiệm được tổ chức thực nghiệm bằng những nhân tố thực nghiệm: đưa phương pháp mới, phương tiện mới, …vào dạy học lịch sử để xem xét diễn biến trong quá trình nhận thức của HS có theo đúng giả thiết hay không. Nhóm đối chứng chúng tôi không thay đổi bất cứ điều gì khác thường, nó là cơ sở để so sánh kiểm chứng hiệu quả những thay đổi nhóm thực nghiệm. nhờ có lớp đối chứng mà chúng ta có cơ sở để khẳng định hoặc phủ định giả thiết. 3.3.2. Phương pháp tiến hành thực nghiệm Tiến hành thực nghiệm đối với nhóm thực nghiệm và quan sát tỉ mỉ diễn biến, kết quả một cách khách quan. Tiếp đến là chọn mẫu thực nghiệm: lấy hai lớp để dạy thực nghiệm và đối chứng. Soạn thảo câu hỏi kiểm tra chất lượng ban đầu. Tiến hành soạn giáo án bài 12: vượt qua tình thế hiểm nghèo, chuẩn bị đồ dùng dạy học để lên lớp. Tiến hành thực nghiệm lớp 5A trường Tiểu học Quyết Tâm, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, đối chứng là lớp 5B trường Tiểu học Quyết Tâm, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La với các điều kiện: + Giống nhau: số học sinh hai lớp bằng nhau, mức độ nhận thức như nhau, thời gian tiến hành thực nghiệm như nhau, cùng một không gian học tập. + Khác nhau: Các yếu tố Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Thiết bị dạy học -SGK Lịch sử và Địa lý 5 -Các hình ảnh minh họa trong SGK -Phiếu học tập -SGK Lịch sử và Địa lý 5 -Phiếu học tập Phương pháp dạy học -Phương pháp đàm thoại,gợi mở -Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thac hệ thống kiến thức lịch sử thông qua kênh hình - Phương pháp thảo luận nhóm. - Phương pháp giảng giải thuyết trình - Phương pháp hỏi đáp - Phương pháp quan sát
  • 44. 38 3.4. Kết quả thực nghiệm Qua thực tế cho thấy, việc khai thác kênh hình môn Lịch sử ở trường Tiểu học Quyết Tâm ở thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La đã được sử dụng nhưng chưa đi sâu và trú trọng. Sau khi tiến hành thực nghiệm giảng dạy chúng tôi đã thu được kết quả nhất định và dựa trên cơ sở phân tích, sắp xếp phân loại đánh giá để làm cơ sở so sánh với kết quả của nhóm đối chứng. Thông qua việc thống kê kết quả thực nghiệm ta có thể khẳng định mối liên hệ giữa các biến số trong nghiên cứu không phải là ngẫu nhiên mà là mối quan hệ nhân quả xét theo tính chất của nó, kết quả thực nghiệm sẽ khẳng định giả thiết rút ra bài học cần thiết và đề xuất cho một số ứng dụng vào thực tế dạy học môn Lịch sử và Địa lý 5. Qua thực nghiệm ở khối lớp 5, bản thân tôi thấy phần nào yên tâm với kết quả đạt được, gần như trong tất cả các tiết dạy, ở cả lớp đối tượng là học sinh khá giỏi, tuyệt đại đa số các em đều yên lặng, chăm chú nghe giảng, thực hiện tốt mọi yêu cầu dưới sự điều khiển của giáo viên. Chính vì vậy, kết quả sau từng tiết dạy là khả quan, 90% số lương học sinh trong lớp có thể trả lời ngay những câu hỏi cơ bản trong bài học. Đã nhiều năm nay, các em học sinh không yêu thích môn lịch sử, không thích học môn lịch sử gần như là phổ biến- kể cả học sinh trung học cơ sở, và trung học phổ thông (nguyên nhân thì có rất nhiều nhưng có một nguyên nhân đặc biệt quan trọng là do người dạy) việc thay đổi quan niệm, thay đổi nhận thức của các em là một quá trình lâu dài, đòi hỏi mỗi giáo viên dạy lịch sử phải thật sự cố gắng trong chuyên môn. Với lớp học tôi đã thực nghiệm, tôi cảm thấy một điều, các em không ghét bộ môn lịch sử, đa số các em vui khi học lịch sử (còn để say mê thì cần phải có thời gian)
  • 45. 39 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Việc sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo tìm tòi của học sinh. Thông qua đó học sinh có kỹ năng quan sát khai thác các đồ dùng trực quan nâng cao hiệu quả của giờ dạy đáp ứng mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học. Để thiết thực đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng hiệu quả bài học lịch sử ở trường tiểu học, qua nghiên cứu đề tài, tôi xin có một số kiến nghị sau: - Nhà trường cần trang bị đầy đủ tranh ảnh, bản đồ về các di tích lịch sử và di sản văn hóa hoặc chân dung của các nhân vật lịch sử có công với cách mạng có liên quan đến nội dung chính trong giảng dạy lịch sử. - Tổ chức ngoại khóa các chuyên đề lịch sử, sử dụng đồ dùng dạy học ở tất cả các bài học lịch sử. - Tổ chức các buổi tham quan dã ngoại đến các địa danh, di tích lịch sử giúp các em có cảm nhận thực tế và sâu sắc nội dung kiến thức lịch sử đã học. Thông qua đề tài này, tôi hy vọng sẽ góp phần nhỏ vào việc giúp giáo viên và học sinh trường Tiểu học ở Sơn La nói riêng, giáo viên và học sinh trường Tiểu học trong cả nước nói chung thực hiện việc dạy và học môn lịch sử tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong chương trình đổi mới giáo dục. Về phía bản thân, là một sinh viên năm cuối tôi xin hứa sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được của việc thực hiện đề tài, đồng thời không ngừng học hỏi rút kinh nghiệm khắc phục những khó khăn để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục và phương pháp giảng dạy.