SlideShare a Scribd company logo
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THẾ TRUNG
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THẾ TRUNG
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 62.34.04.10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS, TS Kim Văn Chính
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được
trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Nguyễn Thế Trung
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN..................................................................10
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về quản lý đầu tư..........10
1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước về quản lý đầu tư...........18
1.3. Những giá trị của các công trình nghiên cứu luận án cần tham khảo
và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.........................................................25
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP DỰ TOÁN CẤP I .........................28
2.1. Một số vấn đề chung về quản lý đầu tư .........................................28
2.2. Quản lý đầu tư của đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I .......................39
2.3. Một số kinh nghiệm về quản lý đầu tư công và bài học kinh nghiệm
.........................................................................................................................59
Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN
CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH .................................................70
3.1. Khái quát về Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và bộ máy
quản lý đầu tư của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.......................70
3.2. Thực trạng đầu tư của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 77
3.3. Thực trạng quản lý đầu tư của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017 ...................................................81
3.4. Đánh giá thực trạng quản lý đầu tư của Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017.....................................111
Chương 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH..........................125
4.1. Dự báo nhu cầu và phương hướng hoàn thiện quản lý đầu tư của
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh....................................................125
4.2. Các giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý đầu tư của Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ...................................................................134
4.3. Một số kiến nghị ..........................................................................151
KẾT LUẬN........................................................................................153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................157
PHỤ LỤC ..........................................................................................165
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNTT Công nghệ thông tin
ĐTPT Đầu tư phát triển
HVCTQGHCM Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
HV1 Học viện Chính trị khu vực I
HV2 Học viện Chính trị khu vực II
HV3 Học viện Chính trị khu vực III
HV4 Học viện Chính trị khu vực IV
HVBC Học viện Báo chí và Tuyên truyền
KBNN Kho bạc nhà nước
NSNN Ngân sách nhà nước
TTHV Trung tâm Học viện
UBND Ủy ban nhân dân
VPHV Văn phòng Học viện
VĐT Vốn đầu tư
XDCB Xây dựng cơ bản
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Các công trình đầu tư giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017........78
Bảng 3.2. Các công trình đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng giai đoạn từ
năm 2007 đến năm 2017 .................................................................................79
Bảng 3.3. Các công trình đầu tư còn dang dở giai đoạn từ năm 2007 đến năm
2017.................................................................................................................80
Bảng 3.4. Phân bổ kinh phí đầu tư xây dựng của Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh....................................................................................................91
Bảng 3. 5. Các dự án đầu tư được duyệt và điều chỉnh từ năm 2007 đến năm
2017)................................................................................................................93
Bảng 3.6. Tỷ lệ giải ngân các dự án đầu tư từ năm 2007 đến năm 2017........99
Bảng 3.7. Các dự án đầu tư được quyết toán từ năm 2007 đến năm 2017..101
Bảng 3.8. Thời hạn quyết toán vốn đầu tư dự án đã hoàn thành ..................102
Bảng 4.1. Tổng hợp nhu cầu về vốn đầu tư giai đoạn từ năm 2018 đến năm
2025...............................................................................................................130
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Trình tự đầu tư xây dựng ...............................................................37
Sơ đồ 2.2. Chu trình quản lý đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I .........................37
Sơ đồ 2.3. Lập kế hoạch đầu tư của đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I ..............43
Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh ................................................................................................................74
Sơ đồ 3.2. Lập quy hoạch xây dựng chi tiết của Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh..................................................................................................106
Sơ đồ 4.1. Cải tiến quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư ở Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ...................................................................141
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đầu tư công luôn là hoạt động rất quan trọng của các quốc gia, nhất là
các quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa. Những năm gần đây, đầu
tư công càng được đặc biệt quan tâm do nhiều quốc gia trên thế giới đều
muốn dùng đầu tư công để tạo môi trường và kích thích phát triển, muốn tăng
hiệu quả đầu tư công trong bối cảnh nợ công tăng, nhất là sau khủng hoảng tài
chính toàn cầu năm 2008. Tại Việt Nam, trong bối cảnh mục tiêu phát triển
rất cao, ngân sách luôn thiếu hụt, nợ công có xu hướng tăng cao, nhiều dự án
đầu tư công kém hiệu quả, vấn đề đầu tư công càng trở thành tâm điểm thảo
luận của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý nhà nước và dân chúng.
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực đào tạo, Việt Nam
có nhiều nét riêng. Cùng với quá trình đổi mới toàn diện của đất nước, sự
nghiệp giáo dục – đào tạo của nước ta cũng được đổi mới cả về tổ chức, thể
chế, quản lý và nội dung, chương trình, phương pháp. Đầu tư trong các đơn vị
này chủ yếu là đầu tư công nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) và quản
lý đầu tư của các đơn vị này đang được đổi mới, từng bước hoàn thiện.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (HVCTQGHCM) với tư
cách là một cơ sở đào tạo đầu ngành, một đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I
cũng đã có nhiều đổi mới cho phù hợp với những thay đổi của đất nước.
Cùng với việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học
và các mặt công tác khác, công tác quản lý đầu tư, cụ thể trong xây dựng
cơ sơ vật chất của HVCTQGHCM cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm
định hướng để phù hợp với nhiệm vụ trong giai đoạn mới, từ Nghị quyết số
52-NQ/TW ngày 30/7/2005 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất
lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học của
HVCTQGHCM, xác định rõ:“Từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ
thuật của HVCTQGHCM để tương xứng một trung tâm đào tạo và nghiên
2
cứu lớn của quốc gia và khu vực. Trong những năm tới, ưu tiên đầu tư theo
quy hoạch, chú trọng đầu tư về công nghệ thông tin (CNTT)”[1]. Sau hơn
10 năm HVCTQGHCM là đơn vị dự toán cấp I, đến ngày 06/01/2014 Bộ
Chính trị có Quyết định số 224-QĐ/TW ngày 06/01/2014 về chức năng
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của HVCTQGHCM và Nghị định số 48/2014-
CP ngày 19/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của HVCTQGHCM (thay thế Nghị định
số 129/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/12/2008); Nghị quyết số 32-
NQ/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao
chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh
đạo quản lý. [2]
Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới, HVCTQGHCM đã không ngừng
đổi mới, đầu tư cải tạo và đầu tư mới tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thực hiện nhiệm vụ chính trị mà
Đảng và Nhà nước đã giao. Hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư của
HVCTQGHCM đã trở thành lĩnh vực rất quan trọng trong quản lý tài chính
của Học viện. Quản lý đầu tư của HVCTQGHCM từ chỗ chỉ quản lý như một
đơn vị thực hiện trực thuộc Ban Tài chính quản trị trung ương (nay là Văn
phòng Trung ương) đến nay đã thực hiện quản lý đầu tư của một đơn vị dự
toán cấp I. Tuy nhiên, xét về quy trình, cơ chế và chất lượng quản lý đầu tư,
công tác này ở HVCTQGHCM còn nhiều bất cập, hệ quả là quy mô xây
dựng, chất lượng công trình cũng như mục đích công năng sử dụng còn nhiều
điểm chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của hệ thống
HVCTQGHCM. Nhiều công trình quy mô quá nhỏ, quá chật hẹp rất khó khăn
khi bố trí sử dụng vào các hoạt động chuyên môn; các hạng mục phụ trợ
không đồng bộ, không hoàn chỉnh làm giảm hiệu quả sử dụng của công trình,
các trang thiết bị phục vụ chưa đồng bộ, lạc hậu, tính năng chưa phù hợp.
Công tác quản lý đầu tư ở các cấp (cấp chủ quản đầu tư, chủ đầu tư, các ban
quản lý dự án) còn bộc lộ nhiều thiếu sót. Bộ máy quản lý đầu tư ở các cấp
3
chưa chuyên nghiệp, kỹ năng nghiệp vụ yếu, thường kiêm nhiệm, kết quả là
lúng túng khi thực hiện nhiệm vụ, chất lượng quản lý yếu.
Tình hình đó đòi hỏi HVCTQGHCM phải có những đổi mới mạnh mẽ
hơn nữa trong quản lý nói chung và quản lý đầu tư nói riêng. Muốn vậy, trước
hết phải có những nghiên cứu, đối với quản lý đầu tư là nghiên cứu toàn diện
và thực tiễn về công tác quản lý đầu tư của HVCTQGHCM, đánh giá hiện
trạng quản lý đầu tư công và từ đó đề xuất các giải pháp đổi mới và hoàn
thiện quản lý đầu tư của HVCTQGHCM nhằm phát huy những ưu điểm, khắp
phục được những hạn chế, tồn tại, giúp HVCTQGHCM có thể phát triển đúng
với tiềm năng thế mạnh của mình. Chính vì vậy: “Quản lý đầu tư của Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu
luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư và quản lý
đầu tư của HVCTQGHCM, luận án, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý đầu
tư tại HVCTQGHCM trong giai đoạn 2007-2017, rút ra những kết quả đạt
được, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp hoàn thiện
quản lý đầu tư của HVCTQGHCM trong thời gian tới (giai đoạn 2018-2025).
2.2. Nhiệm vụ
Trên cơ sở mục tiêu nêu trên, luận án xác định nhiệm vụ nghiên cứu
như sau:
- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản về
đầu tư, quản lý đầu tư của đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I và quản lý đầu tư
của HVCTQGHCM nói riêng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý đầu tư tại HVCTQGHCM, rút
ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.
- Làm rõ căn cứ, đề xuất các giải pháp để thực hiện có hiệu quả quản lý
4
đầu tư tại HVCTQGHCM.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là nội dung quản lý đầu
tư xây dựng từ nguồn NSNN của HVCTQGHCM với tư cách là đơn vị sự
nghiệp dự toán cấp I. Các nội dung quản lý đầu tư bao gồm tất cả các khâu của
quá trình quản lý đầu tư: từ quản lý quy hoạch, kế hoạch đầu tư, triển khai kế
hoạch đầu tư (chủ trương đầu tư, quy hoạch, kế hoạch đầu tư), quyết định đầu tư,
giám sát hoạt động đầu tư đến khâu kết thúc đầu tư đối với vốn đầu tư (VĐT) từ
NSNN chi cho phát triển sự nghiệp theo những quy định của Nhà nước đối với
quản lý đầu tư tại HVCTQGHCM. Vế cấp độ, nội dung quản lý đầu tư được tiếp
cận từ góc độ quản lý của đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I đối với toàn bộ đầu tư
được Nhà nước giao cho HVCTQGHCM quản lý và thực hiện. Các nội dung
quản lý cụ thể của các đơn vị sự nghiệp dự toán cấp II, cấp III chỉ được xem xét
trong chừng mực làm rõ tính hệ thống của công tác quản lý đầu tư của cơ quan
sự nghiệp dự toán ngân sách cấp I là HVCTQGHCM.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn NSNN
trong cả hệ thống HVCTQGHCM, bao gồm tại Trung tâm học viện (TTHV)
số 135, đường Nguyễn Phong Sắc, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, thành
phố Hà Nội; 4 Học viện khu vực: Học viện Chính trị khu vực I (HV1) số 15,
đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Học viện
Chính trị khu vực II (HV2) số 99, đường Man Thiện, phường Hiệp Phú, quận
9, thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị khu vực III (HV3) số 232,
đường Nguyễn Công Trứ, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Học viện
Chính trị khu vực IV (HV4) số 6, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài, phường An
Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ; 1 Học viện Chuyên ngành: Học
viện Báo chí và Tuyên Truyền (HVBC) số 36, đường Xuân Thủy, quận Cầu
5
Giấy, thành phố Hà Nội. Luận án loại trừ, không nghiên cứu quản lý đầu tư của
Học viện chuyên ngành trực thuộc là Học viện Hành chính giai đoạn ngày từ
ngày 28 tháng 5 năm 2013 đến hết niên độ ngân sách năm 2014, tại vì Học viện
Hành chính đã được tách khỏi chủ quản là HVCTQGHCM (theo Kết luận số
64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương
Khóa XI, Kế hoạch số 12-KH/TW ngày 18/9/2013 của Bộ Chính trị về một số
vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở;
Công văn số 176-CV/TW ngày 23/10/2013 của Ban Bí thư về việc chuyển Học
viện Hành chính từ HVCTQGHCM về trực thuộc Bộ Nội vụ).
- Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng quản lý đầu tư
của HVCTQGHCM trong giai đoạn 2007 - 2017 (mốc thời gian 2007 là thời
gian sau hơn 1 năm có Quyết định số 149-QĐ-TW ngày 02 tháng 8 năm 2005
của Bộ Chính trị và Nghị định 48/2006/NĐ-CP ngày 17/5/2006, trong đó
HVCTQGHCM là đơn vị sự nghiệp dự toán tài chính cấp I).
- Phạm vi về nội dung quản lý: Quản lý đầu tư có thể được tiếp cận
từ nhiều góc độ khác nhau như: cơ chế quản lý, bộ máy quản lý... Nghiên
cứu trong luận án được nghiên cứu sinh tiếp cận từ góc độ quản lý đầu tư
công với các chức năng, nội dung quản lý của đơn vị sự nghiệp dự toán cấp
1 (HVCTQGHCM) là cơ quan được Nhà nước giao trực tiếp quản lý, sử
dụng VĐT xây dựng cấp phát từ NSNN; do đó, phạm vi về nội dung quản
lý được xác định là những vấn đề có liên quan đến ba giai đoạn chính của
quá trình quản lý đầu tư: lập kế hoạch đầu tư, triển khai thực hiện kế hoạch
đầu tư và giám sát kiểm tra đánh giá đầu tư (chủ yếu là đầu tư xây dựng từ
nguồn vốn NSNN).
Các nội dung về cơ chế quản lý (cơ chế của Nhà nước và cơ chế nội bộ
HVCTQGHCM) trong quản lý đầu tư và tổ chức bộ máy quản lý đầu tư cũng
được xem xét trong Luận án nhưng chỉ trong chừng mực để bổ sung và làm rõ
thêm các nội dung quản lý theo tiếp cận quá trình đã nêu trên.
6
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận:
Luận án sử dụng những phương pháp nghiên cứu chung mang tính phương
pháp luận dựa trên cơ sở vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-
Lênin, cụ thể là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem
xét, trình bày và kiến giải các biện pháp về quản lý đầu tư của một đơn vị sự
nghiệp dự toán cấp I trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Luận án bám sát các quan điểm, đường lối, chủ trương, pháp luật của
Đảng và Nhà nước về cải cách kinh tế nói chung, về cơ chế quản lý và quản
lý đầu tư công nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo được sử dụng trong luận án là phân
tích và tổng hợp.
Ngoài ra, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành
như phương pháp tổng hợp tư liệu, điều tra lấy ý kiến của các nhà quản lý,
thống kê, so sánh… Các kết luận của luận án được đưa ra dựa trên cơ sở tham
khảo tài liệu đã công bố, kết hợp các phân tích, suy luận lôgic và các số liệu
tổng hợp, thu thập được.
Tùy từng nội dung, mục tiêu nghiên cứu, luận án sẽ sử dụng những
phương pháp nghiên cứu phù hợp:
Đối với các mục tiêu tổng hợp, hệ thống hóa có bổ sung, kết luận
những vấn đề lý thuyết ở Chương 1 và Chương 2, phương pháp chủ đạo được
sử dụng là nghiên cứu tài liệu có liên quan, thu thập và tổng hợp những tài
liệu trong và ngoài nước, qua đó xây dựng khung lý thuyết cho các nội dung
nghiên cứu tiếp theo.
Ở nội dung Chương 3 phân tích, đánh giá thực trạng quản lý đầu tư
tại HVCTQGHCM, phương pháp chủ đạo được sử dụng là phương pháp thu
thập tư liệu, số liệu tại đơn vị quản lý, các đơn vị trực tiếp quản lý và thực
7
hiện đầu tư; điều tra khảo sát các đối tượng có liên quan, phân tích, so
sánh, đánh giá…
Ở Chương 4, phương pháp chủ đạo được sử dụng là phương pháp phân
tích - tổng hợp, đề xuất giải pháp dựa trên suy luận logic từ các kết quả phân
tích ở các nội dung trước.
Phương pháp điều tra khảo sát được sử dụng để đánh giá thực trạng,
củng cố thêm các kết luận và đề xuất các giải pháp có tính thực tiễn, khả thi.
Phương pháp này được sử dụng trong Chương 3 và Chương 4 của Luận án.
4.3. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp:
Nguồn tài liệu, số liệu sử dụng bao gồm: hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật của Đảng và Nhà nước liên quan đến quản lý đầu tư; các số liệu thứ
cấp từ sách, các công trình nghiên cứu, các báo cáo, kết quả công bố của một
số cuộc điều tra, số liệu nghiên cứu các đề án, điều tra, khảo sát của Chính
phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và HVCTQGHCM.
- Số liệu sơ cấp:
Các thông tin, số liệu sơ cấp được thực hiện trong quá trình nghiên cứu
bằng các phương pháp điều tra xã hội học do tác giả thực hiện: tiến hành phát
phiếu hỏi liên quan đến các nội dung của quản lý đầu tư đối với 2 nhóm đối
tượng (103 cán bộ liên quan đến quản lý đầu tư tại các đơn vị sự nghiệp dự
toán cấp 1, cấp 2, cấp 3 và 87 cán bộ, học viên trực tiếp sử dụng sản phẩm
đầu tư tại các đơn vị trực thuộc HVCTQGHCM).
Dữ liệu, số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra bằng phiếu tiêu
chuẩn được thực hiện bằng cách lựa chọn đại diện các cán bộ trực tiếp quản lý
đầu tư xây dựng tại các đơn vị trực thuộc HVCTQGHCM để thu thập thông tin.
Tổng số phiếu lấy ý kiến: 200 phiếu; số phiếu thu về: 190 phiếu.
4.4. Phương pháp phân tích số liệu
- Thống kê so sánh: để phân tích, đánh giá và so sánh giữa các thời
điểm, thời kỳ; so sánh các chỉ tiêu phản ánh thực trạng.
8
- Thống kê mô tả: sử dụng các số bình quân, số tương đối, số tuyệt đối,
biểu bảng, số liệu, sơ đồ biểu diễn các nội dung của Luận án.
- Sử dụng phương pháp chuyên gia để xử thông tin thu được sau điều
tra, rút ra những nhận xét cần thiết phục vụ cho nghiên cứu của Luận án.
5. Đóng góp mới của luận án
Đây là một đề tài nghiên cứu gắn lý luận với thực tiễn và do vậy, mục
tiêu chính vẫn hướng tới là tổng kết lý luận, đánh giá thực tiễn qua đó làm cơ
sở để đề xuất hệ thống giải pháp, định hướng quản lý hoạt động đầu tư và
kiến nghị phù hợp. Tuy nhiên, quản lý đầu tư của HVCTQGHCM khá phức
tạp do những biến động về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức qua từng giai
đoạn và những văn bản pháp lý về đầu tư xây dựng do Nhà nước ban hành
thường xuyên thay đổi, do đó, những đóng góp của luận án về mặt lý luận và
thực tiễn thể hiện chủ yếu trên các mặt sau:
Một là, Luận giải, làm rõ cơ sở lý thuyết về quản lý đầu tư và các nhân
tố ảnh hưởng tới quản lý đầu tư của một tổ chức cụ thể là đơn vị sự nghiệp dự
toán cấp I; Xây dựng hệ thống nguyên tắc và tiêu chí đánh giá quản lý đầu tư
của đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I; Xây dựng khung phân tích và chu trình
quản lý đầu tư áp dụng cho một đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I bao gồm các
bước của 3 khâu: lập kế hoạch đầu tư, triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư,
giám sát hoạt động đầu tư; Xác định rõ nội dung quản lý đầu tư của đơn vị sự
nghiệp dự toán cấp I.
Hai là, Cung cấp hệ thống cơ sở dữ liệu sơ cấp thu thập từ quá trình tổng
hợp số liệu từ các báo cáo quản lý, các dữ liệu từ điều tra xã hội học đối với 200
cán bộ trực tiếp quản lý, thực hiện đầu tư, sử dụng sản phẩm đầu tư trong hệ
thống HVCTQGHCM. Nguồn cơ sở dữ liệu này là hữu ích không những đối
với công tác quản lý của một đơn vị đặc thù như HVCTQGHCM mà còn có thể
sử dụng tham khảo trong hoàn thiện quản lý đầu tư của các đơn vị khác.
Ba là, Trên cơ sở phân tích các hoạt động quản lý đầu tư tại
HVCTQGHCM từ năm 2007 đến năm 2017, đã đưa ra những kết luận xác
đáng, có giá trị thực tiễn về những kết quả, thành công đã đạt được, những
9
hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý đầu tư của
HVCTQGHCM. Đáng chú ý là làm rõ các nguyên nhân mang tính chủ quan
từ phía đơn vị trực tiếp quản lý đầu tư, thực hiện đầu tư và các nguyên nhân
chủ quan từ phía HVCTQGHCM, các nguyên nhân khách quan từ phía bên
ngoài HVCTQGHCM.
Bốn là, Đề xuất các giải pháp chủ yếu có giá trị thực tiễn nhằm hoàn
thiện quản lý đầu tư tại HVCTQGHCM trong giai đoạn hiện tại và trong giai
đoạn tới, góp phần trực tiếp giải quyết những vướng mắc trước mắt, hướng
tới mục tiêu chung là hoàn thiện quản lý đầu tư của HVCTQGHCM. Đề xuất
5 phương hướng chiến lược quản lý đầu tư phải phù hợp với định hướng phát
triển của HVCTQGHCM và cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước đáp ứng
yêu cầu huy động nguồn lực tập trung cho ĐTPT HVCTQGHCM đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2030.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án làm tài liệu tham khảo cho những đơn vị quan tâm đến quản lý
đầu tư công và quản lý đầu tư của đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I.
Luận án còn là tài liệu tham khảo bổ ích để cán bộ lãnh đạo quản lý
đầu tư của HVCTQGHCM tham khảo để đưa ra các giải pháp cụ thể trong
quản lý đầu tư từ nguồn NSNN.
7. Kết cấu của luận án
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh
mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tư của đơn vị sự
nghiệp dự toán cấp I
Chương 3: Thực trạng quản lý đầu tư của Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh
Chương 4: Định hướng và Giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư của
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
10
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI VỀ QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ
Nghiên cứu về đầu tư nói chung, quản lý đầu tư trong các cơ quan của
nhà nước nói riêng đã được các nhà nghiên cứu nước ngoài đề cập đến khá
nhiều. Sau đây có thể nêu lên một số công trình có liên quan đến lĩnh vực này:
- Vấn đề đầu tư công: Đầu tư công có vai trò rất quan trọng không
những góp phần ổn định, tăng trưởng kinh tế mà cón có vai trò giải quyết các
vấn đề xã hội. Một trong những vai trò xã hội của đầu tư công là giảm nghèo.
Bài viết: “The role of Public In vestment in Poverty Reduction: Theories,
Evidences and Methods: - Vai trò của đầu tư công trong giảm nghèo của tác
giả Edward Anderson, Paolo de renzio và Stepphanie Levy đã đưa ra các lý
thuyết và bằng chứng về vai trò của đầu tư công trong giảm nghèo thông qua
chứng minh hiệu quả của đầu tư công trong tăng trưởng, sản xuất, giảm nghèo
và cân bằng xã hội. Bên cạnh đó các tác giả cũng đề xuất phương pháp thẩm
định dự án đầu tư công và phân bổ tối ưu giữa các vùng nhằm đạt được mục
tiêu xã hội cao nhất đối với các quốc gia trong từng thời kỳ.[80]
Tác giả Jimenez đã nghiên cứu và chỉ ra rằng tình hình các nước đang
phát triển đầu tư công vào cơ sở hạ tầng vật chất và phục vụ con người, đầu tư
công phát triển cơ sở hạ tầng thúc đẩy tiêu dùng trực tiếp và góp phần tác
động đến sản lượng, tăng phúc lợi gián tiếp qua việc cải thiện hệ thống giao
dịch trên thị trường. Tác giả tập trung nghiên cứu vào các dự án đầu tư trong
lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật thuộc các lĩnh vực như giao thông, thủy lợi,
vào kết cấu hạ tầng xã hội, hạ tầng nhân lực như y tế, giáo dục.... Từ đó cho
thấy, tác giả nghiên cứu đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật chất và con người sẽ có
tác động tích cực đối với thực hiện xóa đói, giảm nghèo, giảm chênh lệch
11
vùng miền, thúc đẩy tăng trưởng. [81]. Đối với các tác giả Easterly và Rebelo,
Ahmed và Miller, Greene và Villanueva), Ghura và Goodwin, Cavallo và
Daude tập trung nghiên cứu về đầu tư tư nhân không nghiên cứu về đầu tư
công nhưng các kết quả của các công trình nghiên cứu này cho ta thấy được
mối tương quan của đầu tư công với đầu tư tư nhân và các kết quả này chỉ ra:
ở một số nước đầu tư công có ảnh hưởng lấn át đầu tư tư nhân. Theo các tác
giả Cavallo và Daude đã sử dụng phương pháp nghiên cứu số liệu chuỗi
(panel data) cho 116 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn từ năm 1980
đến năm 2006 để đưa ra kết quả là đầu tư công lấn át rất mạnh đầu tư tư nhân,
tức tăng đầu tư công làm giảm đầu tư tư nhân. Tiếp đến, mức độ lấn át của
đầu tư công phụ thuộc vào một số yếu tố như: sức mạnh nền kinh tế, cơ chế,
chính sách của mỗi quốc gia … Đối với một số quốc gia, đầu tư công thường
là lôi kéo đầu tư tư nhân chứ không lấn lướt đầu tư công. Từ đó, các quốc gia
nên đầu tư công tập trung vào mức tăng năng suất và sức cạnh tranh của nền
kinh kế của mình nhất là những lĩnh vực có lợi tức xã hội lớn nhất và tạo cơ
hội cho đầu tư tư nhân phát triển dẫn đến nền kinh tế phát triển. [79].
Nghiên cứu về đầu tư công các nhà nghiên cứu không chỉ quan tâm đến
phương pháp quản lý đầu tư công mà còn quan tâm đến việc đánh giá quản lý
đầu tư công để từ đó rút ra những hạn chế trong quản lý đầu tư công để có những
giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công, tiết kiệm ngân sách
trong điều kiện hạn chế về tài chính. Bài viết “Fiscal Austerity and Pucblic
Investment” – Thắt chặt tài chính và đầu tư công của Wolfgang Streeck and
Daniel Mertens đã thông qua việc chứng minh tình hình đầu tư công của 3 quốc
gia: Đức, Thụy Điển (giai đoạn từ năm 1981 đến năm 2007) và Mỹ . Nghiên cứu
đã chỉ ra rằng đầu tư công của các quốc gia này có xu hướng tăng đầu tư công
cho phần mềm (tăng đầu tư cho giáo dục, cho nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ
các gia đình và chính sách của thị trường lao động. Bài báo“A Diagnostic
Framework for Assessing Public Investment Management”. [93]
12
Có thể thấy rằng, quan điểm của các nhà khoa học về lĩnh vực đầu tư
công là không giống nhau. Các nhà kinh tế Paul A. Samuelson và William D,
Nordhaus trong cuốn “Kinh tế học”, khi trình bày về phương thức ra quyết
định của các cơ quan nhà nước, đã đi đến kết luận: Kết quả của các quyết định
công cộng là không rõ ràng. Nó có thể là hiệu quả khi làm cho phúc lợi tăng
lên; nó cũng có thể là một thất bại nếu làm cho hiệu quả chung giảm xuống vì
tác động của nhóm lợi ích; phổ biến nhất là một kết quả chỉ mang tính chất
phân phối lại. Nhà khoa học Joseph E. Stiglitz trong “Kinh tế công cộng”, khó
đánh giá kết quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, vì thế, người ta
phải thay thế đánh giá kết quả bằng đánh giá theo quy trình, thủ tục. Hơn nữa,
cũng khó đánh giá theo mục tiêu vì các cơ quan quản lý nhà nước thường theo
đuổi một lúc nhiều mục tiêu và ít khi lựa chọn đúng mục tiêu ưu tiên. Ông
cũng cho rằng, nhà quản lý công thường ưu tiên theo đuổi quyền lực hơn là
hiệu quả hoạt động của cơ quan và họ không mấy khi thích mạo hiểm để tăng
hiệu suất hoạt động của dự án đầu tư vì họ không có lợi ích gắn trực tiếp với
hiệu quả tăng thêm đó [29,tr. 244-263].
Đối với nghiên cứu của Mello đã phân tích sự phân quyền của chính
sách tài khóa và đầu tư công ở các nước châu Mỹ La tinh. Số liệu tại các nước
châu Mỹ La tinh cho thấy, tỷ lệ đầu tư/GDP trung bình và chất lượng cơ sở hạ
tầng ở khu vực này tương đối thấp. Theo tác giả, việc phân quyền từ những
năm 1990 là nguyên nhân làm cho chính quyền địa phương không có động
lực để đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tích lũy vốn [86].
Kết quả nghiên cứu của các tác giả Chakraborty và Dabla-Norris đã chỉ
ra vai trò của bộ máy quản lý đầu tư công: nếu bộ máy quan liêu, kém hiệu
quả và tham nhũng sẽ gây ra hậu quả xấu, giảm chất lượng và hiệu quả VĐT,
tác động tiêu cực tới tăng trưởng [77]. Theo tác giả Flyvbjerg, tình trạng lãng
phí, thất thoát, chi phí vượt vốn ban đầu, hiệu quả thấp tại các dự án đầu tư
công vào hệ thống kết cấu hạ tầng chủ yếu do yếu kém trong công tác giám
13
sát, đánh giá dự án đầu tư làm cho dự án tiêu tốn nhiều kinh phí nhưng hiệu
quả lại thấp hơn mong đợi [76;88;82].
Một khung chuẩn cho đánh giá quản trị đầu tư công được thực hiện bởi
các tác giả Tuan Minh Le, Anerd Rajaram, Nataliya Biletska và Jim Brumby.
Các nhóm tác giả này đã làm việc cho Ngân hàng thế giới (WB) khoảng 3
năm, từ năm 2005 đến năm 2007 trong lĩnh vực nghiên cứu về chính sách tài
chính cho tăng trưởng và phát triển của các quốc gia. Kết quả của Nhóm tác
giả này đã chỉ ra rằng có 8 nội dung cơ bản của một hệ thống quản lý đầu tư
công tốt: (1) hướng dẫn đầu tư, chuẩn bị dự án và phát triển dự án; (2) thẩm
định dự án; (3) tổng quan một cách độc lập thẩm định dự án; (4) lựa chọn dự
án và ngân sách; (5) thực hiện dự án; (6) điều chỉnh dự án; (7) tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động của dự án; (8) đánh giá dự án [80]. Từ các kết quả
nghiên cứu này, các tác giả trên đưa ra các mối quan hệ mật thiết giữa đầu tư
công và đầu tư vào phần mềm trong điều kiện ngân sách hạn hẹp để đạt hiệu
quả cao. Thông qua các kết quả nghiên cứu đã giúp các tác giả phát triển một
khung chuẩn để đánh giá từng giai đoạn trong chu trình quản lý đầu tư công.
Đồng thời, giúp các tác giả nhằm mục đích thúc đẩy việc đánh giá quản lý đầu
tư công của chính phủ, các cơ quan sử dụng nguồn vốn NSNN, tìm ra những
nguyên nhân dẫn đến quản lý đầu tư công chưa hiệu quả và từ đó khắc phục
các hạn chế trong quản lý đầu tư công.
Trong bài viết về đánh giá hiệu quả đầu tư công của các tác giả Era
Babla – Norris, Jim Brumby, Annette Kyobe, Xa Mills, và Chris
Papageorgiou – IMF, tiêu đề bài viết “Investing in Public Investment, an
Index of Public Investment Efficiency”: - Khảo sát đầu tư công, một chỉ tiêu
hiệu quả của đầu tư công đã đề xuất một chỉ số mới khái quát về quy trình
quản lý đầu tư công qua bốn giai đoạn khác nhau: (1) Thẩm định dự án, (2)
Lựa chọn dự án, (3) Thực hiện đầu tư, (4) Đánh giá đầu tư. Nghiên cứu này
được tiến hành khảo sát tại hơn 71 quốc gia, trong đó có 40 quốc gia có thu
14
nhập thấp và 31 quốc gia có thu nhập trung bình. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra
rằng, các chỉ số co thể sử dụng để đánh giá, so sánh các quốc gia có chính
sách đầu tư công có nhiều điều kiện tương đồng với nhau và điều kiện này
phát huy hiệu quả nhất ở nhưng quốc gia luôn chú trọng đến các cải cách
trong đầu tư công. Nhược điểm của phương pháp nghiên cứu này chỉ được
ứng dụng trên phạm vi quốc gia, còn đối với đầu tư công ở phạm vi địa
phương thì không đủ điều kiện để phát huy hiệu quả các nghiên cứu này.[82]
Vấn đề phân cấp quản lý đầu tư công và phân bổ đầu tư công: Nghiên
cứu của tác giả Litvack và Seddon “Decentralization Briefing Notes” – Các
lưu ý tóm tắt về phân cấp và đã được Viện nghiên cứu của Ngân hàng thế giới
(WB) ấn phẩm năm 2000. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 4 nội dung cơ bản
như: (1) Cung cấp cách nhìn tổng thể và lý giải bản chất của phân cấp trên
nhiều phương diện khác nhau, (2) Phân tích các hình thức phân cấp cơ bản:
phân cấp chính trị, phân cấp hành chính và phân cấp tài chính, (3) Xem xét
việc phân cấp trên các lĩnh vực cụ thể như phân cấp trong giáo dục, y tế, quản
lý tài nguyên,… (4) Những lợi ích tiềm năng của phân cấp đối với vấn đề
bình đẳng xã hội, ổn định và tăng trưởng kinh tế, trách nhiệm báo cáo và vấn
đề tham nhũng. Dưới góc nhìn này, các tác phẩm mới chỉ phân tích những
vấn đề cơ bản về phân cấp Quản lý nhà nước nói chung cùng những chú giải
về phân cấp trên một số lĩnh vực mà chưa xem xét toàn diện đối với các vấn
đề của phân cấp quản lý đầu tư.
Theo Báo cáo của Ngân hàng thế giới, Dapice D, Perkins đã đưa ra một
số nhận xét về quản lý đầu tư công của Việt Nam và góp ý về chính sách đầu
tư phát triển của Nhà nước Việt Nam, chủ yếu về việc lựa chọn các dự án xây
dựng cơ bản (XDCB) lớn. Hầu hết những ý kiến đóng góp và khuyến nghị
của các tổ chức, cá nhân này đều dựa trên khung lý thuyết của trường phái
kinh tế tân tự do. Đồng thời, nhược điểm lớn nhất của quản lý đầu tư công ở
Việt Nam thể hiện ở khâu lựa chọn dự án đầu tư và quản lý quá trình thực
15
hiện. Những yếu kém trong thẩm định và tổ chức thức hiện dự án của các chủ
đầu tư được phân cấp thường làm chậm tiến độ và tăng chi phí phát sinh, mặc
dù ở Việt Nam thực hiện chế độ phân cấp trong quản lý đầu tư công để tạo
điều kiện cho lựa chọn dự án đầu tư hợp lý hơn.[89]
Tác giả Angel de la Fuente có bài viết “Second-best Redistribution
through Public Investment”: - Phân bổ lại tốt nhất lần thứ hai qua đầu tư
công: Đặc thù, kiểm tra thực tiễn và ứng dụng tại Tây Ban Nha. Từ kết quả
nghiên cứu tác giả chỉ ra vai trò phân bổ lại của đầu tư công, đồng thời đưa ra
mô hình phân bổ hiệu quả trong đầu tư công vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
Nghiên cứu cũng chứng minh điều đó thông qua ứng dụng cụ thể ở Tây Ban
Nha và có thể thực hiện bằng cách chi nhiều hơn cho khu vực giàu, ít hơn cho
khu vực nghèo. Tuy nhiên tác giả cũng chỉ ra rằng: Phân tích của ông không
thể áp dụng cho toàn bộ các quốc gia của EU bởi vì mỗi quốc gia đều có
những đặc điểm riêng biệt, không quốc gia nào giống quốc gia nào.[75]
Trong nghiên cứu của Daniel “Decentralization. Social Capital and
municipal government in Thailan” – Phân cấp vốn xã hội của các thành phố
trực thuộc Trung ương ở Thái Lan đã xây dựng hai giả thuyết mô hình cấu
trúc của vốn xã hội và vốn phân cấp thông qua các tài liệu nghiên cứu và các
dữ liệu thu thập được qua điều tra khảo sát để đánh giá tác động của chính
sách phân cấp quản lý của chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương đối
với người dân Thái Lan. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy người dân Thái
Lan đánh giá cáo nghiên cứu này và sẵn sàng tham gia với mức độ cao
nhất.[6] Kinh nghiệm phân cấp của các nước trên thế giới: Tại các nước Đông
Á, thông qua tài liệu nghiên cứu của Ngân hành thế giới trong bài “East Asia
Decentralizes” – (Phân cấp ở Đông Á) đã chỉ ra nhiều nước đã thực hiện
phân cấp đầu tư và đạt hiệu quả cao, đồng thời đã đưa ra phân tích và đánh
giá cụ thể, tìm ra những điểm cốt lõi, nêu những kinh nghiệm tích cực và
nhận diện những lĩnh vực cần ưu tiên trong thời gian tới đối với các nước
16
đang triển khai đẩy mạnh phân cấp như Việt Nam. [78]
Đối với nghiên cứu của tác giả Faguet “Decentralisation’s Effects on
Publick Investment: Evidence and Policy Lesons from Bolivia and Colombia” –
(Tác động của phân cấp tới đầu tư công: Thực tế và bài học chính sách từ Bolivia
và Colombia) đã đưa ra hai kết luận. Thứ nhất, cả hai nước ở Châu Mỹ là Bolivia
và Colombia từ khi thực hiện phân cấp quản lý đầu tư công, cơ cấu đầu tư công đã
có sự thay đổi mạnh. Thay vì đầu tư chủ yếu vào phát triển cơ sở hạ tầng cứng thì
nay khi phân cấp, nguồn đầu tư chủ yếu được tập trung vào các dịch vụ xã hội cơ
bản và đầu tư cho con người. Tiếp đến nguồn vốn đầu tư (VĐT) công quốc gia một
phần được chuyển giao cho cấp chính quyền địa phương nghèo nhất để họ chủ
động đầu tư vào những dự án đáp ứng mong muốn của địa phương bằng cách
chuyển nguồn lực xuống cho các địa phương nghèo hơn, phân cấp đã làm chủ đầu
tư trở nên công bằng hơn giữa các địa phương. Thứ hai, phân cấp đã làm cho chính
quyền trở nên năng động, tự chủ hơn bởi đầu tư công được định hướng vào những
khu vực cần đầu tư nhất. Nghiên cứu của tác giả Peterson và Muzzini đã phân tích
và dẫn chứng về số liệu phân cấp của các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam
thông qua nghiên cứu “Decentralizing Basic Infrastucture Sevices” – (Phân cấp
dịch vụ cơ sở hạ tầng chính). Các tác giả chủ yếu làm rõ và đánh giá về phân cấp
trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng giữa các nước trong cùng khu vực – nơi có sự
phát triển kinh tế khá tương đồng. [83]
Vấn đề thẩm định dự án đầu tư: Theo nghiên cứu của Hassan Hakimian &
Erhun Kula, Đại học tổng hợp Luân đôn khi bàn về công tác thẩm định dự án
đầu tư trong “Đầu tư và thẩm định dự án” là kỹ thuật phân tích đánh giá dự án.
Vấn đề này, chính là việc đánh giá các đề xuất bằng cách đưa ra các tính toán lợi
ích và chi phí của dự án. Bằng các kỹ thuật phân tích lợi ích và lợi ích chi phí
được xét trên hai quan điểm tư nhân và nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực công
cộng góc độ chi phí được đề cập nhiều hơn. Bên cạnh đó, các vấn đề khác được
17
tác giả ít phân tích hoặc ít đề cập đến như: Tổ chức thẩm định, yêu cầu về đội
ngũ thẩm định, thời gian thẩm định và chi phí cho tổ chức thẩm định. [85]
Tóm lại, các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã đưa ra
một số luận điểm có quan điểm lên quan đến đầu tư công, quản lý nhà nước
về đầu tư công, thẩm định dự án đầu tư công thể hiện ở một số mặt sau:
- Đề xuất phương pháp thẩm định dự án đầu tư công và phân bổ tối ưu
giữa các vùng nhằm đạt được mục tiêu xã hội cao nhất đối với các quốc gia
trong từng thời kỳ. Nghiên cứu đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật chất và con người
sẽ có tác động tích cực đối với thực hiện xóa đói, giảm nghèo, giảm chênh
lệch vùng miền, thúc đẩy tăng trưởng, việc phân quyền từ những năm 1990 là
nguyên nhân làm cho chính quyền địa phương không có động lực để đầu tư
vào cơ sở hạ tầng và tích lũy vốn.
- Mối tương quan của đầu tư công với đầu tư tư nhân và các kết quả
này chỉ ra: ở một số nước đầu tư công có ảnh hưởng lấn át đầu tư tư nhân.
Nghiên cứu về đầu tư công các nhà nghiên cứu không chỉ quan tâm đến phương
pháp quản lý đầu tư công mà còn quan tâm đến việc đánh giá quản lý đầu tư
công để từ đó rút ra những hạn chế trong quản lý đầu tư công để có những giải
pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công, tiết kiệm ngân sách trong
điều kiện hạn chế về tài chính.
- Các nhà quản lý công thường ưu tiên theo đuổi quyền lực hơn là hiệu
quả hoạt động của cơ quan và họ không mấy khi thích mạo hiểm để tăng hiệu
suất hoạt động của dự án đầu tư vì họ không có lợi ích gắn trực tiếp với hiệu
quả tăng thêm đó. Mặc dù các tác phẩm mới chỉ phân tích những vấn đề cơ
bản về phân cấp Quản lý nhà nước nói chung cùng những chú giải về phân
cấp trên một số lĩnh vực mà chưa xem xét toàn diện đối với các vấn đề của
phân cấp quản lý đầu tư.
- Một só kết quả nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của bộ máy quản lý đầu tư
công: Nếu bộ máy quan liêu, kém hiệu quả và tham nhũng sẽ gây ra hậu quả
xấu, giảm chất lượng và hiệu quả VĐT, tác động tiêu cực tới tăng trưởng.
18
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC VỀ QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ
Quản lý đầu tư là chủ đề được rất nhiều các cá nhân, tổ chức có liên quan
nghiên cứu, nhưng trong phạm vi luận án, tác giả tập trung vào phân tích ba
nhóm vấn về: Quản lý nhà nước về đầu tư, VĐT, hiệu quả đầu tư và phân cấp
quản lý đầu tư và dự án đầu tư.
Vấn đề thứ nhất, quản lý nhà nước về đầu tư: Luận án tiến sĩ kinh tế của
tác giả Nguyễn Phương Bắc về “Định hướng và giải pháp đầu tư phát triển
tỉnh Bắc Ninh” trong Luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận chung về đầu tư
phát triển (ĐTPT), vai trò của hoạt động đầu tư đối với phát triển kinh tế của
một đất nước, những chỉ tiêu chủ yếu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của
hoạt động ĐTPT, những nội dung cơ bản về chính sách đầu tư và kinh nghiệm
của các nước trên thế giới trong việc thực hiện chính sách ĐTPT kinh tế. Từ đó
nêu rõ những đặc điểm, phân tích thực trạng ĐTPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
từ năm 1997 đến năm 2000, còn trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1996
luận án chủ yếu phân tích về thực trạng nguồn VĐT. Trên cơ sở những mục
tiêu được đặt ra trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế đến năm 2010, luận
án đã xác định hệ thống quan điểm đầu tư và xây dựng định hướng chủ yếu về
ĐTPT kinh tế tỉnh Bắc Ninh thời kỳ từ năm 2001 đến năm 2010. Để thực hiện
được những mục tiêu và định hướng đó, luận án đã đề ra bảy giải pháp và bốn
kiến nghị chủ yếu: (1) Nhà nước cần sớm hoàn thiện chính sách khuyến khích
đầu tư, (2) Tăng cường phối hợp trong ĐTPT vùng: phối hợp xây dựng chiến
lược, kế hoạch,.. (3) Tăng cường phân cấp trong quản lý kinh tế (nói chung),
quản lý đầu tư (nói riêng) cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên
cơ sở khung khổ pháp lý nhằm phát huy nỗ lực sáng tạo của địa phương, phù
hợp với tình hình thực tế và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, (4) Hoàn thiện
hệ thống pháp luật về quản lý đầu tư, khắc phục tình trạng thất thoát VĐT của
Nhà nước, tăng cường năng lực quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tư. [12]
19
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với
đầu tư XDCB từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam” tập
trung đưa ra cách tiếp cận mới về quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ
bản (XDCB) từ vốn NSNN theo năm khâu của quá trình đầu tư XDCB, bao
gồm quản lý nhà nước trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch; lập, thẩm định,
phê duyệt dự án; triển khai các dự án; nghiệm thu, thẩm định chất lượng, bàn
giao công trình; và thanh quyết toán. Các nội dung này được nghiên cứu có tính
đến sự tác động của các yếu tố môi trường luật pháp, cơ chế chính sách, tổ
chức quản lý, năng lực bộ máy và thanh tra, kiểm tra giám sát đầu tư XDCB từ
nguồn vốn NSNN trong ngành giao thông vận tải. [14]
Tác giả Nguyễn Quang Thái "Quy hoạch phát triển và cơ cấu đầu tư
công", Tái cơ cấu đầu tư công trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và
tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam, Huế, đã bàn về một số vấn đề như quy
hoạch phát triển trong quản lý đầu tư công, trong đó tác giả đã đánh giá cao
vai trò của quy hoạch phát triển trong quá trình ra quyết định đầu tư công,
vạch ra những nhược điểm trong quy hoạch và đầu tư ở quy mô cả nước, theo
ngành và theo địa phương. Tác giả cũng cảnh báo rằng, nguồn VĐT công
hiện nay được quản lý theo nhiều cách thức khác nhau và nếu không được
đưa vào ngân sách để cân đối chung theo thông lệ quốc tế, thì khả năng gây
mất cân đối sẽ là khó tránh khỏi [69].
Tác giả Lê Xuân Bá, Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 15 năm (từ năm
1991 đến năm 2005) từ góc độ phân tích đóng góp của các nhân tố sản xuất,
Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, trong khi đánh giá cơ chế phân cấp đầu tư
giữa trung ương và địa phương từ góc độ các quy định pháp lý và thực tiễn
thực hiện đã nêu lên những kết quả tích cực của việc phân cấp quyết định đầu
tư, đồng thời vạch ra một loạt hạn chế của việc phân cấp triệt để quản lý đầu
tư cho địa phương mà không gắn với cân đối nguồn vốn, không phân định
trách nhiệm rõ ràng và không có các quy định nghiêm ngặt về giám sát và chế
20
tài để thưởng phạt. Tác giả cũng đưa ra một số định hướng khắc phục những
hạn chế đó để hoàn thiện hơn thể chế quản lý đầu tư công [3].
Nghiên cứu của tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền với đề tài luận án tiến sĩ
“Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Hà Nam”; trong
luận án đưa ra khung nghiên cứu về ĐTPT từ nguồn ngân sách địa phương,
đưa ra các câu hỏi nghiên cứu chính của luận án, phương pháp nghiên cứu của
luận án, nhân tố ảnh hưởng đến ĐTPT, kinh nghiệp quốc tế và trong nước về
đầu tư phát triển từ nguồn NSNN nói chung và ngân sách địa phương nói
riêng. Trong luận án, tác giả xem xét các tác động của ĐTPT từ nguồn vốn
ngân sách địa phương song không bỏ qua yếu tố bền vững của hoạt động
ĐTPT. Bên cạnh đó, tác giả đề xuất hệ thống chỉ tiêu đánh giá tác động của
hoạt động ĐTPT. Từ đó phân tích thực trạng từ năm 2008 đến năm 2013,
đánh giá các tác động từ nguồn vốn ngân sách địa phương đến kết cấu hạ tầng
thủy lợi, các khu công nghiệp và đưa ra các giải pháp đối với hoạt động ĐTPT
từ nguồn vốn ngân sách địa phương tại tỉnh Hà Nam như: (1) Nâng cao chất
lượng công tác lập, thực hiện quy hoạch và kế hoạch ĐTPT từ nguồn vốn
ngân sách địa phương, (2) Hoàn thiện, đổi mới tổ chức bộ máy và cán bộ
quản lý ĐTPT từ nguồn vốn ngân sách địa phương, (3) Thay đổi cơ cấu
nguồn vốn và cơ cấu ĐTPT từ nguồn vốn ngân sách địa phương, (4) Hoàn
thiện công tác quản lý ĐTPT từ nguồn vốn ngân sách địa phương, (5) Tăng
cường đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương để thúc đẩy đầu
tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Nam, (6) Tăng cường công
tác thanh tra, giám sát ĐTPT từ nguồn vốn ngân sách địa phương. [27]
Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thanh Hương, trong công trình nghiên
cứu về vấn đề “Quản lý nhà nước đối với đầu tư công của tỉnh Hà Giang”, đã
nêu lên một vấn đề phức tạp nảy sinh từ hạn chế của quản lý đầu tư công như tình
trạng nợ đọng của dự án đầu tư công tại Hà Giang. Theo tác giả, thời điểm nghiên
cứu năm 2015 cả tỉnh có tới 1656 dự án được triển khai, đã có khối lượng nhưng
21
chưa được bố trí vốn thanh toán số tiền là 3.596,1 tỷ đồng; trong đó: ngân sách
thuộc Trung ương bố trí gồm 578 dự án, nợ đọng là 2.356,406 tỷ đồng; ngân sách
thuộc tỉnh bố trí gồm 1078 dự án, nợ đọng 1.239,694 tỷ đồng. Thực trạng cho
thấy: trong một thời điểm địa phương triển khai quá nhiều dự án (1656 dự án), hệ
lụy xảy ra là thiếu vốn, nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB) kéo theo các hậu quả
tiêu cực khác như quá tải trong quản lý, trong phân bổ vốn… Lý do nguyên nhân
của tình trạng quản lý dự án đầu tư công yếu kém như trên là do năng lực cán bộ
quản lý nhà nước về dự án không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra (cơ quan quyết
định đầu tư) là Ủy ban nhân dân tỉnh thiếu trách nhiệm trong cam kết giải ngân
vốn dự án, các chủ đầu tư làm không đúng quy trình, triển khai dự án chưa đầy đủ
thủ tục đã cho tiến hành, chất lượng giám sát các dự án thấp,…[56].
Vấn đề thứ hai, vốn và hiệu quả đầu tư khi sử dụng vốn: Có một số học giả
nghiên cứu về hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn NSNN.
Ở phạm vi toàn quốc như: Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Đức “Hoàn
thiện cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB ở Việt Nam” tập
trung nhiều vào thực trạng và những tồn tại về tổ chức quản lý đầu tư XDCB ở
Việt Nam. Hệ thống các lý luận khoa học hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư
XDCB theo yêu cầu của cơ chế thị trường. Từ đó, tác giả đưa ra những biện
pháp tổ chức và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB. Đặc biệt, Luận
án cũng đưa ra các kiến nghị về việc hoàn thiện sáu cơ chế quản lý đầu tư XDCB
đó là: (1) Hoàn thiện cơ chế quản lý chiến lược phát triển, (2) Hoàn thiện cơ chế
quản lý quy hoạch đầu tư và quản lý XDCB, (3) Hoàn thiện cơ chế huy động,
quản lý và sử dụng các nguồn VĐT XDCB, (4) Hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà
nước về giá xây dựng, cấp phát và thanh toán công trình, (5) Hoàn thiện cơ chế
quản lý dự án đầu tư XDCB, (6) Hoàn thiện tổ chức quản lý Nhà nước về đầu tư
XDCB. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất trong luận án ba điều kiện để thực
hiện các cơ chế quản lý đó là: (1) Thành lập thị trường vốn, (2) Thành lập các
tập đoàn kinh tế, (3) Xây dựng Luật Xây dựng Việt Nam. Tác giả Trịnh Xuân
22
Được với đề tài Luận án tiến sĩ kinh tế “Giải pháp nâng cao hiệu quả ĐTPT
công nghiệp từ nguồn NSNN” năm 2001, khi nghiên cứu tác giả đã hệ thống
hóa, phát triển và hoàn thiện lý luận về hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển
công nghiệp từ nguồn vốn NSNN. Xuất phát từ vài trò của hoạt động ĐTPT
công nghiệp theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), tác
giả đã chỉ ra nguyên nhân và hạn chế của thực trạng hoạt động ĐTPT công
nghiệp từ nguồn vốn NSNN. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ĐTPT công nghiệp tư nguồn vốn
NSNN theo định hướng CNH, HĐH. [26]
Trong nghiên cứu của tác giả Cấn Quang Tuấn với đề tài “Một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT XDCB tập trung từ NSNN do thành
phố Hà Nội quản lý” đã nói đến một số vấn đề chung về ĐTPT và VĐT XDCB
tập trung thuộc NSNN, hiệu quả sử dụng VĐT XDCB tập trung từ NSNN do
thành phố Hà Nội quản lý và khái quát bức tranh toàn cảnh thực trạng quản lý sử
dụng VĐT XDCB tập trung từ NSNN của Hà Nội đến năm 2009 và các giải
pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT XDCB tập trung từ NSNN
do thành phố Hà Nội quản lý. Tuy nhiên Luận án cũng chỉ đi sâu vào VĐT
XDCB tập trung, chưa khái quát về quản lý đầu tư nói chung. [72]
Nghiên cứu luận án tiến sĩ của tác giả Hồ Sỹ Nguyên với đề tài “Giải
pháp nâng cao hiệu quả ĐTPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời
kỳ CNH, HĐH” năm 2010, đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về ĐTPT,
thực trạng hiệu quả ĐTPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ (2001 –
2008). Trên cơ sở đánh giá những tồn tại và nguyên nhân của thực trạng
ĐTPT từ nguồn vốn ngân sách địa phương, tác giả đã đề xuất những định
hướng và giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả ĐTPT nhằm thúc đẩy
nhanh quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. [60]
Vấn đề thứ ba, phân cấp quản lý đầu tư, quản lý dự án: Nghiên cứu luận
án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thanh với đề tài “Hoàn thiện phân cấp
23
quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn ngân sách của thành phố Hà Nội
đến năm 2020” đã chỉ ra được nội dung phân cấp quản lý đầu tư XDCB
nguồn vốn ngân sách, bao gồm: Phân cấp trong công tác quy hoạch; Phân cấp
trong công tác lập kế hoạch đầu tư XDCB; Phân cấp trong công tác phân bổ
và giao kế hoạch VĐT XDCB; Phân cấp trong chuẩn bị đầu tư, phê duyệt,
thẩm định và quyết định đầu tư dự án; Phân cấp trong công tác quyết toán,
theo dõi, kiểm tra, giám sát công trình đầu tư. Bên cạnh đó, luận án đã đưa ra
những luận giải về nhân tố có thể ảnh hưởng đến kết quả công tác phân cấp
quản lý đầu tư XDCB, gồm: Các văn bản pháp luật tác động đến quá trình
phân cấp quản lý đầu tư XDCB; sự tác động của các quy định phân cấp nguồn
vốn NSNN cũng như tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy quản lý Nhà
nước đến quá trình phân cấp đầu tư XDCB của các địa phương. [70]
Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Thị Mai Hương "Hoàn thiện công tác
thẩm định dự án đầu tư thuộc các Tổng công ty xây dựng trong điều kiện phân
cấp quản lý đầu tư hiện nay” đã hệ thống hóa những quan niệm về thẩm định
dự án đầu tư do các tổ chức và các nhà nghiên cứu đưa ra, luận án đã xây dựng
khái niệm khoa học, làm rõ bản chất, vai trò của công tác thẩm định dự án đầu
tư để ra quyết định đầu tư. Bên cạnh đó, luận án đã phân tích, làm rõ sự cần
thiết phải tiến hành phân cấp thẩm định dự án đầu tư, mục tiêu, yêu cầu và nội
dung phân cấp thẩm định dự án ở từng cấp độ: Nhà nước và doanh nghiệp.
Trên cơ sơ đó, luận án đã đưa ra những tồn tại trong công tác thẩm đinh dự án
đầu tư của các Tổng công ty xây dựng thời gian 2001 – 2005 như: (1) nhận
thức chưa đầy đủ về ý nghĩa và vai trò của công tác thẩm định dự án ở doanh
nghiệp trong điều kiện mới, (2) sự phối hợp trong tổ chức thẩm định chưa hợp
lý, hiệu quả. Trình độ của công tác kiểm soát chất lượng còn yếu kém, (3) nội
dung thẩm định chưa đầy đủ, còn nhiều bất cập, (4) phương pháp thẩm định
còn đơn giản, thủ công. Trên cơ sở phân tích thực trạng, nguyên nhân hạn chế:
(1) cơ chế quản lý, vấn đề sở hữu và các chính sách có liên quan, (2) sự phối
24
hợp trong tổ chức thực hiện, (3) đội ngũ cán bộ thực hiện, (4) thu thập và xử lý
thông tin, luận án đã đưa ra năm giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án
đầu tư thuộc Tổng công ty xây dựng ở Việt nam như: (1) Giải pháp nâng cao
nhận thức về công tác thẩm định dự án đầu tư, (2) Hoàn thiện về tổ chức thẩm
định dự án đầu tư, (3) Hoàn thiện về nội dung thẩm định dự án theo hướng
thẩm định đầy đủ và kỹ lưỡng trên tất cả các nội dung, (4) Hoàn thiện về
phương pháp thẩm định dự án theo hướng lựa chọn phương pháp thậm định
phù hợp với từng nội dung, (5) Các giải pháp có liên quan như nâng cao chất
lượng công tác lập dự án, tăng cường mối liên hệ với các tổ chức bên ngoài
như tổ chức tư vấn, các cơ quan quản lý nhà nước theo chức năng, chính quyền
địa phương. [55]
Nghiên cứu của Trịnh Quốc Thắng “Quản lý dự án đầu tư xây dựng”, Nhà
xuất bản Xây dựng. Công trình nghiên cứu này đã đề cập một số vấn đề về quản
lý dự án đầu tư XDCB: Quản lý dự án là sự kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật,
do đó người quản lý dự án ngoài những kiến thức cơ bản về khoa học quản lý,
công nghệ quản lý, còn phải nắm vững nghệ thuật quản lý. Đó là sự đổi mới tư
duy cần thiết để có thể nắm được những luận thức mới, những tư tưởng mới của
lý thuyết quản lý hiện đại. Công trình cũng cung cấp những vấn đề cơ bản của
quản lý dự án cũng như những công việc cụ thể phải làm khi quản lý dự án đầu tư
xây dựng. Tác giả Ngô Quang Minh, trong công trình nghiên cứu về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn huyện Mê Linh, Hà Nội đã có nhận xét
việc quản lý dự án đầu tư công vẫn còn nhiều hạn chế. Đồng thời theo tác giả,
công tác quản lý quy hoạch, quản lý từ khâu chuẩn bị đầu tư chưa đáp ứng yêu
cầu như quy mô dự án lớn hơn nhu cầu, công năng sử dụng công trình không hợp
lý, gây lãng phí VĐT. Quản lý tiến độ, quản lý nguyên vật liệu đầu vào không
chặt chẽ dẫn tới phẩm cấp vật liệu thấp, chất lượng công trình không đảm bảo, thi
công kéo dài phải điều chỉnh dự án nhiều lần.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Đức với đề tài luận án “Nghiên
cứu một số giải pháp nâng cấp chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công
25
trình sử dụng vốn nhà nước” về các vấn đề liên quan đến chất lượng quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước ở giai đoạn thực hiện đầu
tư. Luận án làm rõ khái niệm chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình và
chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình làm cơ sở lý luận phân tích,
đánh giá làm sáng tỏ các đặc điểm đặc thù và tính chất phức tạp của dự án đầu tư
xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới
chất lượng. Từ đó đề xuất phương pháp đánh giá sau khi dự án hoàn thành, đưa
ra 2 nhóm giải pháp khoa học và khả thi nhằm nâng cao chất lượng quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước như” (1) Nhóm giải pháp
nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà
nước của chủ đầu tư dự án, (2) Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước. [27]
Các nghiên cứu trên đều đề cập đến phân cấp quản lý dự án, quản lý dự
án, chất lượng quản lý dự án và thẩm định dự án,… đều đi sâu nghiên cứu
lĩnh vực quản lý dự án đầu tư không nghiên cứu thuộc lĩnh vực quản lý dự án
đầu tư công tổng thể.
1.3. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN
CẦN THAM KHẢO VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.3.1. Kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Đầu tư ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia, cũng
như đối với từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, có thể thấy trong những năm gần
đây các nghiên cứu về đầu tư và quản lý đầu tư đã xuất hiện ngày càng nhiều.
Các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước nêu ở trên đã có những đóng
góp hết sức ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn và hướng vào một số nội
dung chính sau:
Một là, đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về đầu tư và quản lý đầu
tư như: Khái niệm, đặc điểm, phân loại đầu tư; nội dung và các nhân tố ảnh
hưởng đến quản lý đầu tư.
Hai là, các tác giả đã đưa ra các mối quan hệ mật thiết giữa đầu tư công
và đầu tư vào phần mềm trong điều kiện ngân sách hạn hẹp để đạt hiệu quả
26
cao. Thông qua các kết quả nghiên cứu đã giúp các tác giả phát triển một
khung chuẩn để đánh giá từng giai đoạn trong chu trình quả trị đầu tư công.
Đồng thời, giúp các tác giả nhằm mục đích thúc đẩy việc đánh giá quản trị
đầu tư công của chính phủ, các cơ quan sử dụng nguồn vốn NSNN, tìm ra
những nguyên nhân dẫn đến quản trị đầu tư công chưa hiệu quả và từ đó khắc
phục các hạn chế trong quản trị đầu tư công.
Ba là, đã đánh giá rõ cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, cơ
chế quản lý dự án, thẩm định dự án đầu tư, đánh giá dự án, kỹ thuật phân tích dự
án đầu tư, vấn đề lợi ích và chi phí, tổ chức bộ máy nhà nước về đầu tư và sử
dụng VĐT xây dựng từ NSNN và phân tích những thành tựu đạt được, những
hạn chế và nguyên nhân hạn chế. Từ đó đưa ra những nhận định và các kiến
nghị, giải pháp tương ứng để nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư.
Nhìn chung, các nghiên cứu được tìm hiểu và phân tích ở trên đã tiếp
cận ở những góc độ hết sức đa dạng, giải quyết được tương đối nhiều vấn đề
liên quan đến đầu tư và quản lý đầu tư. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu
ở cấp độ luận án tiến sĩ nghiên cứu chuyên sâu về quản lý đầu tư, đặc biệt là
quản lý đầu tư tại một cơ quan hết sức đặc thù như HVCTQGHCM là chưa có
công trình nào nghiên cứu (vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với
hoạt động của hệ thống các Học viện trực thuộc và hệ thống các Trường chính
trị tỉnh, thành phố, trường cán bộ của các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương;
vừa đóng vai trò như là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Chấp hành
Trung ương Đảng và Chính phủ, thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp cho hệ thống chính trị ở nước ta).
1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Bên cạnh những giá trị đã đạt được về mặt khoa học của các công trình
nghiên cứu đã nêu trên, có cơ sở để kết luận rằng còn một loạt vấn đề cần tiếp
tục nghiên cứu, nhất là gắn với nội dung đề tài luận án. Bởi vì, quản lý đầu tư
là vấn đề phức tạp, đang hoàn thiện về thể chế, pháp luật, luôn cần phải được
nghiên cứu, hoàn thiện để phù hợp với thực tiễn biến động; hơn nữa, quản lý
27
đầu tư của một đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I là đơn vị sự nghiệp có thu đang
trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý như HVCTQGHCM lại càng cần
nghiên cứu những vấn đề về quản lý đầu tư, nhất là nội dung, quy trình quản
lý nhằm hoàn thiện bản thân cơ chế và nội dung quản lý các hạng mục đầu tư
do Học viện quản lý, đáp ứng yêu cầu phát triển mới.
Hiện nay, chưa công trình nghiên cứu nào, luận văn, luận án nào nghiên
cứu chuyên về quản lý đầu tư của HVCTQGHCM.
Do vậy, những nội dung, vấn đề nghiên cứu cần được làm rõ gắn với đề
tài luận án “Quản lý đầu tư của HVCTQGHCM” được xác định bao gồm:
Một là, kế thừa kết quả nghiên cứu mà các công trình đã công bố đạt
được, đề tài tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện một số lý luận cơ bản
về đầu tư và quản lý đầu tư của đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I: khái niệm đầu
tư, vai trò đầu tư, đặc điểm nội dung quản lý đầu tư, tiêu chí và các nhân tố
ảnh hưởng đến quản lý đầu tư của đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I.
Hai là, từ những vấn đề lý luận đã nghiên cứu, luận án sẽ đi sâu phân
tích các căn cứ pháp lý, mô hình, thực trạng quản lý đầu tư của
HVCTQGHCM trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017; đánh giá kết quả
đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế dựa trên các quy
trình quản lý đầu tư (quản lý quy hoạch đầu tư, quản lý kế hoạch đầu tư, thực
hiện đầu tư, giám sát hoạt động đầu tư, kết thúc đầu tư).
Ba là, trên cơ sở xác định quan điểm hoàn thiện quản lý đầu tư của
HVCTQGHCM, luận án nhận diện và phân tích các yêu cầu mới đặt ra đối
với công tác quản lý đầu tư tại HVCTQGHCM. Từ đó, đưa ra những kiến
nghị và giải pháp nhằm tăng cường quản lý đầu tư tại HVCTQGHCM, đảm
bảo ổn định, hiệu quả, đúng chế độ, chính sách của Nhà nước và quy định của
HVCTQGHCM.
28
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ
CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP DỰ TOÁN CẤP I
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ
2.1.1. Khái niệm
Đầu tư (investmen) là một loại hình đặc thù rất phổ biến trong hoạt
động kinh tế. Trước hết, đầu tư là hành vi của dân cư, doanh nghiệp khi sử
dụng các nguồn lực của mình có quyền sử dụng không phải để tiêu dùng mà
là để đưa vào các hoạt động mang tính dài hạn với hi vọng thu được lợi ích
lớn hơn trong tương lai. Do vậy người ta thường quan niệm đầu tư phải gắn
với quá trình hi sinh nguồn lực cho mục đích dài hạn được gọi là “bỏ vốn”
trong hiện tại để mong thu được lợi ích lớn hơn trong tương lai.
Theo cách hiểu trên, đầu tư là hoạt động gắn với việc huy động và sử
dụng nguồn lực vốn, mang tính dài hạn, động cơ vị lợi. Tuy nhiên do kết quả
thu được trong tương lai chưa có gì đảm bảo chắc chắn nên đầu tư luôn có
những yếu tố bất định làm cho đầu tư luôn có tính rủi ro mà nhà đầu tư phải
gánh chịu. Bù lại, khả năng nhận được lợi nhuận từ đầu tư luôn cao hơn so
với các hoạt động sản xuất thông thường. Vì vậy có thể quan niệm rằng, đầu
tư là sự đánh bạc với tương lai, đánh đổi rủi ro lấy lợi nhuận kỳ vọng cao.
Trong kinh doanh, đầu tư được coi là một phương thức kinh doanh và phát
triển kinh doanh. Đó là việc bỏ vốn để mua sắm và sử dụng những tài sản cố định
như đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị với hi vọng sẽ làm cho sản nghiệp kinh
doanh của mình mang lại lợi túc và có giá trị cao hơn trong tương lai.
Đầu tư có thể phân biệt với đầu cơ (speculation) ở chỗ đầu tư là hoạt
động hợp pháp, tìm kiếm lợi ích cao trong tương lai bằng nỗ lực tạo ra năng lực
sản xuất mới; còn đầu cơ thường để ám chỉ các hoạt động tích trữ hàng hóa, giá
trị để bán lại lấy giá trị cao trong tương lai. Theo thể chế và quan niệm kinh
29
doanh hiện đại, mặc dù khái niệm đầu tư có sự khác biệt với khái niệm đầu cơ
nhưng đầu cơ ở những lĩnh vực và mặt hàng cho phép vẫn được coi là hợp
pháp và được coi là một hình thức thực hiện đầu tư ngắn hạn (ví dụ đầu tư mua
đất đai, quyền chọn hàng hóa hoặc cổ phiếu chờ giá lên rồi bán lại).
Xét theo góc độ toàn bộ nền kinh tế, đầu tư là một lĩnh vực phân biệt với
lĩnh vực tiêu dùng, tiết kiệm hoặc phân phối lưu thông. Đầu tư của toàn bộ nền
kinh tế là tập hợp các hoạt động đầu tư của chủ thể riêng lẻ. Tuy nhiên, đầu tư
của nền kinh tế không phải là phép cộng đơn thuần các hoạt động đầu tư của
các chủ thể riêng lẻ mà nó chỉ tính đến các hoạt động thực sự làm tăng năng lực
sản xuất của các chủ thể và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Do vậy người ta
phân biệt đầu tư chuyển dịch là đầu tư của các chủ thể nhưng không tạo ra năng
lực sản xuất mới mà chỉ chuyển đổi năng lực từ chủ thể này sang chủ thể khác.
Còn đầu tư phát triển (ĐTPT) là đầu tư có tạo ra năng lực sản xuất mới cho nền
kinh tế.
Xét trên khía cạnh thống kê, đầu tư của các doanh nghiệp thường tính
gộp tất cả các hoạt động bỏ vốn cho các dự án đầu tư và mục đích đầu tư tài
chính. Tuy nhiên, khi thống kê số liệu đầu tư (của một thời kỳ) của một nền
kinh tế vấn đề trở nên khá phức tạp, Theo H.Mayo và Vũ Quang Việt, đầu tư
được coi là “sự gia tăng tài sản cố định gộp”. Gọi là “gộp” vì chưa tính phần
hao mòn mất mát vì tuổi thọ giảm và vì tăng năng suất giảm của tài sản cố
định theo thời gian cũng như sự lạc hậu của tài sản – phần mất mát này có thể
gọi là khấu hao tài sản cố định. Ngoài ra, đầu tư của nền kinh tế không tính
các khoản chuyển dịch tài sản. Đầu tư là một đại lượng luồng (flow) chứ
không phải là đại lượng kho (stock) như tài sản hoặc tư bản (vốn). Người ta
chỉ có thể tính được lượng đầu tư cho một thời kỳ nhất định chứ không thể
tính đầu tư cho một thời điểm.
Nếu gọi Kt là lượng tài sản cố định (vốn) tại thời điểm t; Kt-1 là tài sản
cố định tại thời điểm t-1; I là đầu tư của thời kỳ, ta có công thức:
30
I = Kt - Kt-1
Việc xác định số liệu đầu tư trong một thời kỳ (thường là 1 năm) là
công việc khá quan trọng, mang tính thách thức và phải có phương pháp
đúng. Số liệu đầu tư phải phản ánh đúng giá trị tài sản tăng thêm nhưng cũng
phải loại trừ được các khoản chi phí không làm tăng tài sản và trừ đi các giá
trị giảm tài sản nộp. Việc tùy tiện trong xác định số liệu thống kê đầu tư bằng
cách cộng dồn đơn giản các báo cáo chi phí VĐT của các doanh nghiệp, địa
phương sẽ làm sai lạc số liệu thực về đầu tư của nền kinh tế.
Ở mỗi góc độ khác nhau có thể đưa ra các quan niệm khác nhau về đầu
tư, nhưng nhìn chung đầu tư phải bao gồm các đặc trưng sau đây:
Thứ nhất, có sự hy sinh tiêu dùng hiện tại để chi phí một khoản tiền
hoặc tài sản cho mục đích tương lai. Hiện tượng này được gọi là bỏ “vốn” ban
đầu. Vốn ở đây chính là các tài sản có khả năng sử dụng để mang lại giá trị
tăng thêm trong tương lai.
Thứ hai, đầu tư luôn gắn liền với rủi ro, mạo hiểm. Có thể coi hoạt
động đầu tư là hoạt động rủi ro nhất của nhà kinh doanh do quá trình đầu tư từ
lúc bỏ vốn đến khi thu hồi kết quả mong đợi thường kéo dài nhiều năm, các
yếu tố bất định và khó dự đoán luôn có khả năng làm ảnh hưởng đến kết quả
đầu tư. Vì vậy các nhà đầu tư phải nhìn nhận trước những rủi ro để lượng hóa
sự đánh đổi rủi ro với lợi nhuận kỳ vọng sẽ thu được. Thông thường các hoạt
động đầu tư rủi ro cao luôn kèm theo khả năng mang lại lợi nhuận cao và
ngược lại.
Thứ ba, đầu tư luôn mang tính dài hạn nếu so sánh với các hoạt động
sản xuất hay tiêu dùng. Một hoạt động đầu tư thường bao gồm nhiều chu kỳ
sản xuất kéo dài vài năm đến vài chục năm.
Thứ tư, tính sinh lợi (hiệu quả) của đầu tư. Mục tiêu của đầu tư là sinh
lợi thể hiện ở kết quả thu được trong tương lai phải lớn hơn chi phí. Đó chính
là hiệu quả đầu tư. Nhưng ở những góc nhìn khác nhau, có thể nhìn nhận hiệu
31
quả đầu tư khác nhau. Các doanh nghiệp và doanh nhân thường coi trọng hiệu
quả tài chính, tối đa hóa lợi nhuận. Còn đối với nhà nước và cộng đồng lại
muốn hiệu quả gắn liền với các chi phí và lợi ích xã hội.
Trong luận án này, tác giả sử dụng khái niệm về đầu tư như sau: “Đầu tư
là sự bỏ ra, sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại nhằm đạt được những kết quả
có lợi hơn cho người đầu tư trong tương lai. Hay nói cách khác, đầu tư là sự
hy sinh những lợi ích hiện tại để nhằm thu về lợi ích lớn hơn trong tương lai”.
Theo Peter F.Drucker, Giả định cổ điển cho rằng nội bộ tổ chức là lãnh
địa hoạt động của quản lý có nghĩa là quản lý chủ cần tập trung vào các nỗ lực
bên trong, nếu không phải là chỉ vào chi phí thôi. Vì nỗ lực chỉ tồn tại bên
trong một tổ chức, và tương tự như vậy, mọi cái bên trong của tổ chức đều
được coi là một trung tâm chi phí. Nhưng trong khi đó kết quả hoạt động của
mọi tổ chức lại nằm bên ngoài tổ chức.
Điều dễ hiểu là công tác quản lý thường bắt đầu từ sự quan tâm đến nội
bộ của tổ chức. Khi các tổ chức kinh doanh lớn lần đầu tiên xuất hiện vào
khoảng năm 1870, thì quản lý nội bộ chính là thách thức mới. Chưa từng có ai
làm việc này. Nhưng ở thời kỳ đầu giả định cho rằng lãnh địa hoạt động của
quản lý là nội bộ của tổ chức còn tỏ ra có lý, hoặc ít ra còn giải thích được, thì
việc kéo dài giả định như thế là điều vô lý. Vì nó mâu thuẫn với chức năng và
bản chất của tổ chức.
Quản lý phải tập trung vào kết quả thu được và thực tiễn hoạt động của
một tổ chức. Thực ra, nhiệm vụ trước tiên của quản lý là xác định xem kết
quả và thực tiễn hoạt động của một tổ chức là gì, và đây chính là nhiệm vụ
khó khăn nhất, dễ gây tranh cãi nhất, nhưng lại là quan trọng nhất. Do đó
nhiệm vụ của quản lý là phải huy động được các nguồn lực của tổ chức để đạt
được kết quả nằm bên ngoài tổ chức đó.
Do đó, một giả định mới làm cơ sở cho mô hình quản lý mới cả về lý
luận và thực hành sẽ là “Lý do tồn tại của quản lý là nhằm đạt được mục tiêu
32
của tổ chức. Quản lý phải xuất phát từ kết quả mong đợi của tổ chức và phải
động viên cho được mọi nguồn lực của tổ chức để đạt được kết quả đó. Quản
lý là một bộ phận của tổ chức bất kể đó là doanh nghiệp, nhà thờ, trường đại
học, bệnh viện,… hay nhà tạm trú cho phụ nữ bị ngược đãi,… nhằm giúp cho
tổ chức đó đạt được kết quả nằm ngoài tổ chức đó.
Quản lý là một công cụ cụ thể, một chức năng cụ thể, một phương tiện
cụ thể, giúp cho tổ chức đạt được kết quả mong muốn.[92, tr59-61]
Theo Henry Fayol một nhà khoa học và quản lý của Châu Âu, cụ thể ở
Pháp có cái nhìn về thuyết quản lý hành chính“Quản lý hành chính là dự
đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra”. Trong định
nghĩa này, ông nêu ra 5 chức năng cơ bản của nhà quản lý. Nhưng vì sao lý
thuyết của ông lại được gọi là “Quản lý (hay quản trị) hành chính”. Fayol
phân loại hoạt động của một hãng kinh doanh và bất kỳ tổ chức nào thành 6
nhóm: (1) Các hoạt động kỹ thuật, (2) Thương mại - mua bán, trao đổi, (3)
Tài chính - việc sử dụng vốn, (4) An ninh (việc bảo vệ người và tài sản), (5)
Dịch vụ hạch toán, thống kê, (6) Quản lý hành chính.
Quản lý hành chính có liên quan tới cả 5 nhóm hoạt động trên và là sự
tổng hợp của các nhân tố này để tạo thành sức mạnh tổng hợp của tổ chức. Đối
với những người có chức vụ càng cao, thì đòi hỏi về khả năng quản lý hành
chính càng lớn. “Ở cấp dưới, khả năng chuyên môn là điểm quan trọng nhất; ở
cấp trên khả năng quản lý hành chính là chủ chốt, tổ chức càng lớn thì càng
như vậy. Nếu như những người thợ, đốc công và kỹ sư thiếu kỹ thuật thì khả
năng kỹ thuật của toàn cơ sở kinh doanh cũng bị suy yếu; mặt khác những nhân
viên đó không nhất thiết phải là những người quản lý hành chính hoàn hảo.
Nhưng nếu vị giám đốc quản lý và các ủy viên quản trị cao cấp khác không có
khả năng quản lý hành chính, toàn bộ xí nghiệp sẽ giảm dần, dẫn tới con số
không” [92, tr108-109].
Dưới cách nhìn góc độ và các khái niệm quản lý khác nhau, tác giả đưa
33
ra khái niệm quản lý và quản lý đầu tư như sau:
Quản lý nói chung là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào
đối tượng quản lý để điều khiển đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục
tiêu đã đề ra. Thực chất của quản lý đầu tư là sự tác động có mục đích của
chủ thể quản lý vào đối tượng đầu tư để điều khiển đối tượng đầu tư nhằm
đạt được mục tiêu đã đề ra.
Khái niệm quản lý đầu tư
Hoạt động đầu tư có phạm vi rộng và tác động dài hạn, liên quan đến
nhiều vấn đề cần làm thủ tục pháp lý, do vậy, quản lý đầu tư bao gồm quản lý
của Nhà nước và quản lý của các chủ đầu tư là yêu cầu khách quan nhằm bảo
đảm đầu tư theo định hướng của nhà nước và nâng cao hiệu quả đầu tư chung
cũng như hiệu quả đầu tư của các chủ đầu tư.
Quản lý đầu tư là sự tác động có chủ đích, có tổ chức, có định hướng
của cơ quan chủ đầu tư và của các cơ quan quản lý nhà nước vào quá trình
đầu tư bao gồm từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, vận hành kết quả
đầu tư, kết thúc đầu tư bằng một hệ thống các biện pháp nhằm đạt được kết
quả, hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất trong điều kiện xác
định về thể chế luật pháp và điều kiện kinh tế, xã hội.
Như vậy, quản lý đầu tư luôn gắn với chủ thể quản lý. Chủ thể của quản
lý nhà nước về đầu tư là các cơ quan quản lý nhà nước có sự phân công, phân
cấp trong tổ chức quản lý. Chủ thể quản lý của chủ đầu tư là các tổ chức có tư
cách pháp lý có quyền thực hiện đầu tư. Đối với các cơ quan nhà nước thực
hiện đầu tư công, chủ đầu tư là các cơ quan sự nghiệp dự toán NSNN cấp I,
cấp II, cấp III, cấp IV.
Đối tượng của quản lý đầu tư là các dự án đầu tư thực hiện theo Luật
Đầu tư, Luật Đầu tư công
Xác định rõ phân biệt quản lý đầu tư của các chủ đầu tư với quản lý nhà
nước về đầu tư và quản lý của các nhà tài trợ vốn. Quản lý của chủ đầu tư chủ
34
yếu là quản lý chu trình đầu tư, quản lý VĐT để thực hiện các dự án đầu tư
sao cho đạt mục tiêu đầu tư. Quản lý nhà nước về đầu tư chủ yếu bao hàm các
nội dung công việc về thể chế (cơ chế), chính sách, thủ tục, quy trình để các
bên tham gia đầu tư thực hiện lợi ích của mình mà không làm tổn hại đến lợi
ích của các bên tham gia khác, bảo đảm không tổn hại lợi ích xã hội. Còn
quản lý của các nhà tài trợ gồm các công việc trực tiếp thực hiện các hoạt
động rót vốn, thu hồi VĐT nhằm đảm bảo mục tiêu sử dụng có hiệu quả VĐT
của họ.
Riêng đối với các hoạt động đầu tư công và đầu tư vay ODA, Nhà nước
phải tham gia quản lý trực tiếp các dự án. Tuy nhiên, quản lý trực tiếp các dự
án được phân quyền cho các cơ quan dự toán ngân sách. Việc phân định ở
đây cũng rất rõ: Quản lý nhà nước về đầu tư không trùng lắp, lẫn lộn. Tuy
nhiên, khi Nhà nước vừa đóng vai quản lý nhà nước vừa đóng vai trò chủ đầu
tư, rất dễ xảy ra các hoạt động chồng chéo chức năng, nhầm lẫn công việc
hoặc lạm dụng vai trò để trục lợi, tham nhũng. Chính vì vậy, đối với các hoạt
động đầu tư công, quản lý nhà nước phải có sự chú ý đặc biệt, nhất là ở khâu
kiểm tra, giám sát, quy trình, thủ tục.
2.1.2. Đặc điểm của quản lý đầu tư
Dự án đầu tư công là loại dự án đầu tư đặc thù, do vậy quản lý dự án
đầu tư công có một số đặc điểm riêng thể hiện ở một số mặt sau đây:
Thứ nhất, quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với dự án đầu tư công
phải tuân thủ mục tiêu chung của các chương trình mục tiêu do nhà nước
quyết định. Thông thường mỗi cơ quan nhà nước có các chương trình nghị sự
và mục tiêu ưu tiên trong nhiệm kỳ của mình. Các chương trình nghị sự và
mục tiêu ưu tiên thường được cụ thể hóa thành các chương trình mục tiêu, các
dự án đầu tư công và sau đó được triển khai thực hiện theo kế hoạch đã được
phê duyệt của các cơ quan nhà nước tương ứng. Chính vì thế, khó có khả
năng điều chỉnh linh hoạt các dự án đầu tư công.
35
Thứ hai, quản lý của chủ sở hữu nhà nước về dự án đầu tư công phải
tuân theo quy định pháp luật chặt chẽ hơn quản lý của chủ sở hữu tư nhân đối
với dự án đầu tư của họ. Do vốn cung cấp cho dự án đầu tư công thuộc sở hữu
nhà nước. Nguồn vốn này có thể là vốn cấp phát trực tiếp từ NSNN, từ nguồn
vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước hoặc từ các quỹ khác thuộc sở hữu nhà
nước. Trên thực tế, việc sử dụng NSNN, tín dụng nhà nước và các quỹ của nhà
nước đều phải tuân thủ các quy định chặt chẽ trong các luật tương ứng, không
được phép sử dụng linh hoạt như các quỹ tư nhân. Vì thế, quản lý đầu tư xây
dựng thường cứng nhắc và phải tuân thủ các quy trình, thủ tục phức tạp đảm
bảo sự quản lý, giám sát sử dụng tài sản công một cách hợp pháp.
Thứ ba, quản lý nhà nước về đầu tư công thường chịu sự chi phối của
các mục tiêu phi kinh tế. Các dự án đầu tư công cũng là phương tiện thông
qua đó Nhà nước thực hiện các mục tiêu khác của mình như bình ổn nền kinh
tế, khuyến khích phát triển vùng, ngành, đảm bảo phát triển cân đối vùng,
miền, công bằng trong hưởng thụ dịch vụ xã hội của dân cư…. Chính vì thế,
khó xác định chính sách các kết quả của dự án đầu tư công. Điều này ảnh
hưởng đến các tiêu chí, thước đo đánh giá hiệu quả khi xây dựng và thực hiện
dự án đầu tư công.
Thứ tư, quản lý nhà nước về đầu tư công có nội dung rất rộng và
phức tạp hơn quản lý dự án đầu tư tư nhân. Quản lý nhà nước về đầu tư
công có nội dung rất rộng, bao gồm từ xác định chủ trương, chính sách đầu
tư công, xây dựng chương trình, kế hoạch để huy động nguồn lực cho dự
án; giải quyết mối quan hệ phối hợp của nhiều chủ thể tham gia dự; tổ chức
theo dõi, kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá dự án đầu tư công; giải
quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử phạt vi phạm liên quan đến quản
lý đầu tư công theo quy định của pháp luật. Hệ thống phân cấp hợp lý các
chức năng này cho các cơ quan khác nhau quyết định lớn đến hiệu suất,
hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư công;
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019

More Related Content

What's hot

Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã tỉnh Bắc NinhLuận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã tỉnh Bắc Ninh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Triệu Phong
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Triệu Phonglv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Triệu Phong
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Triệu Phong
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức
Luận văn: Quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chứcLuận văn: Quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức
Luận văn: Quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cấp xã theo chức danh tại Tiền Giang
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cấp xã theo chức danh tại Tiền GiangĐề tài: Bồi dưỡng công chức cấp xã theo chức danh tại Tiền Giang
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cấp xã theo chức danh tại Tiền Giang
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nướcLuận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học, HAY
Luận văn: Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học, HAYLuận văn: Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học, HAY
Luận văn: Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ủy ban nhân dân huyện
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ủy ban nhân dân huyệnLV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ủy ban nhân dân huyện
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ủy ban nhân dân huyện
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã HộiLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội trên địa bàn Tỉn...
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội trên địa bàn Tỉn...Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội trên địa bàn Tỉn...
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội trên địa bàn Tỉn...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
hieu anh
 
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAYLuận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các t...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các t...Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các t...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các t...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Gio Linh
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Gio LinhLV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Gio Linh
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Gio Linh
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Vĩnh Bảo
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Vĩnh BảoLuận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Vĩnh Bảo
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Vĩnh Bảo
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Giáo dục tại tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Giáo dục tại tỉnh Phú ThọLuận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Giáo dục tại tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Giáo dục tại tỉnh Phú Thọ
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (16)

Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã tỉnh Bắc NinhLuận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã tỉnh Bắc Ninh
 
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Triệu Phong
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Triệu Phonglv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Triệu Phong
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Triệu Phong
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức
Luận văn: Quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chứcLuận văn: Quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức
Luận văn: Quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức
 
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cấp xã theo chức danh tại Tiền Giang
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cấp xã theo chức danh tại Tiền GiangĐề tài: Bồi dưỡng công chức cấp xã theo chức danh tại Tiền Giang
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cấp xã theo chức danh tại Tiền Giang
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nướcLuận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học, HAY
Luận văn: Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học, HAYLuận văn: Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học, HAY
Luận văn: Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học, HAY
 
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ủy ban nhân dân huyện
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ủy ban nhân dân huyệnLV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ủy ban nhân dân huyện
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ủy ban nhân dân huyện
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã HộiLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội trên địa bàn Tỉn...
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội trên địa bàn Tỉn...Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội trên địa bàn Tỉn...
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành Bảo Hiểm Xã Hội trên địa bàn Tỉn...
 
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước taị UBND huyện...
 
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAYLuận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
 
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các t...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các t...Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các t...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các t...
 
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Gio Linh
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Gio LinhLV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Gio Linh
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Gio Linh
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Vĩnh Bảo
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Vĩnh BảoLuận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Vĩnh Bảo
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Vĩnh Bảo
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Giáo dục tại tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Giáo dục tại tỉnh Phú ThọLuận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Giáo dục tại tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức Giáo dục tại tỉnh Phú Thọ
 

Similar to QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019

Luận án: Quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, HAY
Luận án: Quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, HAYLuận án: Quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, HAY
Luận án: Quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, HAY
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên PhướcLuận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Quản lý xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách huyện Tiên Phước
Quản lý xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách huyện Tiên PhướcQuản lý xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách huyện Tiên Phước
Quản lý xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách huyện Tiên Phước
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Sở Xây dựng TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Sở Xây dựng TPHCM, HOTLuận văn: Quản lý tài chính tại Sở Xây dựng TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Sở Xây dựng TPHCM, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Quản lý tài chính tại trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.pdf
Quản lý tài chính tại trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.pdfQuản lý tài chính tại trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.pdf
Quản lý tài chính tại trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.pdf
HanaTiti
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcLV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng TrịLuận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đLuận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan UBND Pleiku, Gia Lai, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan UBND Pleiku, Gia Lai, HAYĐề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan UBND Pleiku, Gia Lai, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan UBND Pleiku, Gia Lai, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, HAY!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Hàng
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân HàngHoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Hàng
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Hàng
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfTác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
NuioKila
 
Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huế
Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương HuếĐề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huế
Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huế
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Đề tài luận văn 2024  Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà NộiĐề tài luận văn 2024  Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính thúc đẩy phát triển dạy nghề ở việt nam đ...
Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính thúc đẩy phát triển dạy nghề ở việt nam đ...Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính thúc đẩy phát triển dạy nghề ở việt nam đ...
Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính thúc đẩy phát triển dạy nghề ở việt nam đ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
quoctrungtrans
 
Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Trì
Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh TrìQuản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Trì
Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Trì
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019 (20)

Luận án: Quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, HAY
Luận án: Quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, HAYLuận án: Quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, HAY
Luận án: Quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, HAY
 
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên PhướcLuận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Tiên Phước
 
Quản lý xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách huyện Tiên Phước
Quản lý xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách huyện Tiên PhướcQuản lý xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách huyện Tiên Phước
Quản lý xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách huyện Tiên Phước
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Sở Xây dựng TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Sở Xây dựng TPHCM, HOTLuận văn: Quản lý tài chính tại Sở Xây dựng TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Sở Xây dựng TPHCM, HOT
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
Quản lý tài chính tại trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.pdf
Quản lý tài chính tại trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.pdfQuản lý tài chính tại trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.pdf
Quản lý tài chính tại trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.pdf
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcLV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng TrịLuận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
 
Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
 
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đLuận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ quản lý tài chính các cơ sở giáo dục thực hiện tự chủ, 9đ
 
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan UBND Pleiku, Gia Lai, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan UBND Pleiku, Gia Lai, HAYĐề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan UBND Pleiku, Gia Lai, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan UBND Pleiku, Gia Lai, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, HAY!
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Hàng
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân HàngHoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Hàng
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Hàng
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
 
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfTác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
 
Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huế
Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương HuếĐề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huế
Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huế
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Đề tài luận văn 2024  Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà NộiĐề tài luận văn 2024  Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
 
Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính thúc đẩy phát triển dạy nghề ở việt nam đ...
Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính thúc đẩy phát triển dạy nghề ở việt nam đ...Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính thúc đẩy phát triển dạy nghề ở việt nam đ...
Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính thúc đẩy phát triển dạy nghề ở việt nam đ...
 
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
 
Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Trì
Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh TrìQuản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Trì
Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Trì
 

More from KhoTi1

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
KhoTi1
 
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...
KhoTi1
 
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...
KhoTi1
 
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019
KhoTi1
 
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
KhoTi1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
KhoTi1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...
KhoTi1
 
Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...
Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...
Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...
KhoTi1
 
Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019
Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019
Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019
KhoTi1
 
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
KhoTi1
 
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
KhoTi1
 
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
KhoTi1
 
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019
KhoTi1
 
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
KhoTi1
 
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019
KhoTi1
 
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
KhoTi1
 
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019
KhoTi1
 
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...
KhoTi1
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...
KhoTi1
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƢƠNG TRÌNH DỰ BÁO MƢA THỜI HẠN 24 GIỜ TRONG MÙA MƢA CHO...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƢƠNG TRÌNH DỰ BÁO MƢA THỜI HẠN 24 GIỜ TRONG MÙA MƢA CHO...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƢƠNG TRÌNH DỰ BÁO MƢA THỜI HẠN 24 GIỜ TRONG MÙA MƢA CHO...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƢƠNG TRÌNH DỰ BÁO MƢA THỜI HẠN 24 GIỜ TRONG MÙA MƢA CHO...
KhoTi1
 

More from KhoTi1 (20)

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
 
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...
QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ HAI BÀ TRƯNG, XÃ HÁT MÔN, HUYỆN PHÚC THỌ, THÀ...
 
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...
Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường trung cấp chuyên nghiệp thành phố H...
 
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019
PHƯƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV VINALINES NHA TRANG_10282012052019
 
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT KHÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KI...
 
Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...
Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...
Phân bố và sinh thái một số loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công_102...
 
Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019
Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019
Phát triển sân Golf bền vững Quy chuẩn bền vững tự nguyện_10280712052019
 
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG (TỈNH QUẢNG NINH) VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PH...
 
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
 
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
 
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019
PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10275012052019
 
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
 
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019
nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu PTBV về_10272812052019
 
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
 
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019
Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ_10274112052019
 
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...
NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌN...
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊ...
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƢƠNG TRÌNH DỰ BÁO MƢA THỜI HẠN 24 GIỜ TRONG MÙA MƢA CHO...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƢƠNG TRÌNH DỰ BÁO MƢA THỜI HẠN 24 GIỜ TRONG MÙA MƢA CHO...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƢƠNG TRÌNH DỰ BÁO MƢA THỜI HẠN 24 GIỜ TRONG MÙA MƢA CHO...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƢƠNG TRÌNH DỰ BÁO MƢA THỜI HẠN 24 GIỜ TRONG MÙA MƢA CHO...
 

Recently uploaded

DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Recently uploaded (11)

DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH_10283112052019

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THẾ TRUNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2018
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THẾ TRUNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 62.34.04.10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS Kim Văn Chính HÀ NỘI - 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Thế Trung
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN..................................................................10 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về quản lý đầu tư..........10 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước về quản lý đầu tư...........18 1.3. Những giá trị của các công trình nghiên cứu luận án cần tham khảo và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.........................................................25 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP DỰ TOÁN CẤP I .........................28 2.1. Một số vấn đề chung về quản lý đầu tư .........................................28 2.2. Quản lý đầu tư của đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I .......................39 2.3. Một số kinh nghiệm về quản lý đầu tư công và bài học kinh nghiệm .........................................................................................................................59 Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH .................................................70 3.1. Khái quát về Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và bộ máy quản lý đầu tư của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.......................70 3.2. Thực trạng đầu tư của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 77 3.3. Thực trạng quản lý đầu tư của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017 ...................................................81 3.4. Đánh giá thực trạng quản lý đầu tư của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017.....................................111 Chương 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH..........................125 4.1. Dự báo nhu cầu và phương hướng hoàn thiện quản lý đầu tư của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh....................................................125 4.2. Các giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý đầu tư của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ...................................................................134 4.3. Một số kiến nghị ..........................................................................151 KẾT LUẬN........................................................................................153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................157 PHỤ LỤC ..........................................................................................165
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTT Công nghệ thông tin ĐTPT Đầu tư phát triển HVCTQGHCM Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh HV1 Học viện Chính trị khu vực I HV2 Học viện Chính trị khu vực II HV3 Học viện Chính trị khu vực III HV4 Học viện Chính trị khu vực IV HVBC Học viện Báo chí và Tuyên truyền KBNN Kho bạc nhà nước NSNN Ngân sách nhà nước TTHV Trung tâm Học viện UBND Ủy ban nhân dân VPHV Văn phòng Học viện VĐT Vốn đầu tư XDCB Xây dựng cơ bản
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Các công trình đầu tư giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017........78 Bảng 3.2. Các công trình đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017 .................................................................................79 Bảng 3.3. Các công trình đầu tư còn dang dở giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017.................................................................................................................80 Bảng 3.4. Phân bổ kinh phí đầu tư xây dựng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh....................................................................................................91 Bảng 3. 5. Các dự án đầu tư được duyệt và điều chỉnh từ năm 2007 đến năm 2017)................................................................................................................93 Bảng 3.6. Tỷ lệ giải ngân các dự án đầu tư từ năm 2007 đến năm 2017........99 Bảng 3.7. Các dự án đầu tư được quyết toán từ năm 2007 đến năm 2017..101 Bảng 3.8. Thời hạn quyết toán vốn đầu tư dự án đã hoàn thành ..................102 Bảng 4.1. Tổng hợp nhu cầu về vốn đầu tư giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2025...............................................................................................................130
  • 7. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Trình tự đầu tư xây dựng ...............................................................37 Sơ đồ 2.2. Chu trình quản lý đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I .........................37 Sơ đồ 2.3. Lập kế hoạch đầu tư của đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I ..............43 Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ................................................................................................................74 Sơ đồ 3.2. Lập quy hoạch xây dựng chi tiết của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh..................................................................................................106 Sơ đồ 4.1. Cải tiến quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ...................................................................141
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đầu tư công luôn là hoạt động rất quan trọng của các quốc gia, nhất là các quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa. Những năm gần đây, đầu tư công càng được đặc biệt quan tâm do nhiều quốc gia trên thế giới đều muốn dùng đầu tư công để tạo môi trường và kích thích phát triển, muốn tăng hiệu quả đầu tư công trong bối cảnh nợ công tăng, nhất là sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tại Việt Nam, trong bối cảnh mục tiêu phát triển rất cao, ngân sách luôn thiếu hụt, nợ công có xu hướng tăng cao, nhiều dự án đầu tư công kém hiệu quả, vấn đề đầu tư công càng trở thành tâm điểm thảo luận của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý nhà nước và dân chúng. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực đào tạo, Việt Nam có nhiều nét riêng. Cùng với quá trình đổi mới toàn diện của đất nước, sự nghiệp giáo dục – đào tạo của nước ta cũng được đổi mới cả về tổ chức, thể chế, quản lý và nội dung, chương trình, phương pháp. Đầu tư trong các đơn vị này chủ yếu là đầu tư công nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) và quản lý đầu tư của các đơn vị này đang được đổi mới, từng bước hoàn thiện. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (HVCTQGHCM) với tư cách là một cơ sở đào tạo đầu ngành, một đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I cũng đã có nhiều đổi mới cho phù hợp với những thay đổi của đất nước. Cùng với việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và các mặt công tác khác, công tác quản lý đầu tư, cụ thể trong xây dựng cơ sơ vật chất của HVCTQGHCM cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm định hướng để phù hợp với nhiệm vụ trong giai đoạn mới, từ Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 30/7/2005 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học của HVCTQGHCM, xác định rõ:“Từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật của HVCTQGHCM để tương xứng một trung tâm đào tạo và nghiên
  • 9. 2 cứu lớn của quốc gia và khu vực. Trong những năm tới, ưu tiên đầu tư theo quy hoạch, chú trọng đầu tư về công nghệ thông tin (CNTT)”[1]. Sau hơn 10 năm HVCTQGHCM là đơn vị dự toán cấp I, đến ngày 06/01/2014 Bộ Chính trị có Quyết định số 224-QĐ/TW ngày 06/01/2014 về chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của HVCTQGHCM và Nghị định số 48/2014- CP ngày 19/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của HVCTQGHCM (thay thế Nghị định số 129/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/12/2008); Nghị quyết số 32- NQ/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo quản lý. [2] Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới, HVCTQGHCM đã không ngừng đổi mới, đầu tư cải tạo và đầu tư mới tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước đã giao. Hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư của HVCTQGHCM đã trở thành lĩnh vực rất quan trọng trong quản lý tài chính của Học viện. Quản lý đầu tư của HVCTQGHCM từ chỗ chỉ quản lý như một đơn vị thực hiện trực thuộc Ban Tài chính quản trị trung ương (nay là Văn phòng Trung ương) đến nay đã thực hiện quản lý đầu tư của một đơn vị dự toán cấp I. Tuy nhiên, xét về quy trình, cơ chế và chất lượng quản lý đầu tư, công tác này ở HVCTQGHCM còn nhiều bất cập, hệ quả là quy mô xây dựng, chất lượng công trình cũng như mục đích công năng sử dụng còn nhiều điểm chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của hệ thống HVCTQGHCM. Nhiều công trình quy mô quá nhỏ, quá chật hẹp rất khó khăn khi bố trí sử dụng vào các hoạt động chuyên môn; các hạng mục phụ trợ không đồng bộ, không hoàn chỉnh làm giảm hiệu quả sử dụng của công trình, các trang thiết bị phục vụ chưa đồng bộ, lạc hậu, tính năng chưa phù hợp. Công tác quản lý đầu tư ở các cấp (cấp chủ quản đầu tư, chủ đầu tư, các ban quản lý dự án) còn bộc lộ nhiều thiếu sót. Bộ máy quản lý đầu tư ở các cấp
  • 10. 3 chưa chuyên nghiệp, kỹ năng nghiệp vụ yếu, thường kiêm nhiệm, kết quả là lúng túng khi thực hiện nhiệm vụ, chất lượng quản lý yếu. Tình hình đó đòi hỏi HVCTQGHCM phải có những đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong quản lý nói chung và quản lý đầu tư nói riêng. Muốn vậy, trước hết phải có những nghiên cứu, đối với quản lý đầu tư là nghiên cứu toàn diện và thực tiễn về công tác quản lý đầu tư của HVCTQGHCM, đánh giá hiện trạng quản lý đầu tư công và từ đó đề xuất các giải pháp đổi mới và hoàn thiện quản lý đầu tư của HVCTQGHCM nhằm phát huy những ưu điểm, khắp phục được những hạn chế, tồn tại, giúp HVCTQGHCM có thể phát triển đúng với tiềm năng thế mạnh của mình. Chính vì vậy: “Quản lý đầu tư của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư và quản lý đầu tư của HVCTQGHCM, luận án, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý đầu tư tại HVCTQGHCM trong giai đoạn 2007-2017, rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư của HVCTQGHCM trong thời gian tới (giai đoạn 2018-2025). 2.2. Nhiệm vụ Trên cơ sở mục tiêu nêu trên, luận án xác định nhiệm vụ nghiên cứu như sau: - Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản về đầu tư, quản lý đầu tư của đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I và quản lý đầu tư của HVCTQGHCM nói riêng. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý đầu tư tại HVCTQGHCM, rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. - Làm rõ căn cứ, đề xuất các giải pháp để thực hiện có hiệu quả quản lý
  • 11. 4 đầu tư tại HVCTQGHCM. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là nội dung quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn NSNN của HVCTQGHCM với tư cách là đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I. Các nội dung quản lý đầu tư bao gồm tất cả các khâu của quá trình quản lý đầu tư: từ quản lý quy hoạch, kế hoạch đầu tư, triển khai kế hoạch đầu tư (chủ trương đầu tư, quy hoạch, kế hoạch đầu tư), quyết định đầu tư, giám sát hoạt động đầu tư đến khâu kết thúc đầu tư đối với vốn đầu tư (VĐT) từ NSNN chi cho phát triển sự nghiệp theo những quy định của Nhà nước đối với quản lý đầu tư tại HVCTQGHCM. Vế cấp độ, nội dung quản lý đầu tư được tiếp cận từ góc độ quản lý của đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I đối với toàn bộ đầu tư được Nhà nước giao cho HVCTQGHCM quản lý và thực hiện. Các nội dung quản lý cụ thể của các đơn vị sự nghiệp dự toán cấp II, cấp III chỉ được xem xét trong chừng mực làm rõ tính hệ thống của công tác quản lý đầu tư của cơ quan sự nghiệp dự toán ngân sách cấp I là HVCTQGHCM. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn NSNN trong cả hệ thống HVCTQGHCM, bao gồm tại Trung tâm học viện (TTHV) số 135, đường Nguyễn Phong Sắc, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội; 4 Học viện khu vực: Học viện Chính trị khu vực I (HV1) số 15, đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Học viện Chính trị khu vực II (HV2) số 99, đường Man Thiện, phường Hiệp Phú, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị khu vực III (HV3) số 232, đường Nguyễn Công Trứ, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Học viện Chính trị khu vực IV (HV4) số 6, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài, phường An Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ; 1 Học viện Chuyên ngành: Học viện Báo chí và Tuyên Truyền (HVBC) số 36, đường Xuân Thủy, quận Cầu
  • 12. 5 Giấy, thành phố Hà Nội. Luận án loại trừ, không nghiên cứu quản lý đầu tư của Học viện chuyên ngành trực thuộc là Học viện Hành chính giai đoạn ngày từ ngày 28 tháng 5 năm 2013 đến hết niên độ ngân sách năm 2014, tại vì Học viện Hành chính đã được tách khỏi chủ quản là HVCTQGHCM (theo Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Khóa XI, Kế hoạch số 12-KH/TW ngày 18/9/2013 của Bộ Chính trị về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; Công văn số 176-CV/TW ngày 23/10/2013 của Ban Bí thư về việc chuyển Học viện Hành chính từ HVCTQGHCM về trực thuộc Bộ Nội vụ). - Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng quản lý đầu tư của HVCTQGHCM trong giai đoạn 2007 - 2017 (mốc thời gian 2007 là thời gian sau hơn 1 năm có Quyết định số 149-QĐ-TW ngày 02 tháng 8 năm 2005 của Bộ Chính trị và Nghị định 48/2006/NĐ-CP ngày 17/5/2006, trong đó HVCTQGHCM là đơn vị sự nghiệp dự toán tài chính cấp I). - Phạm vi về nội dung quản lý: Quản lý đầu tư có thể được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau như: cơ chế quản lý, bộ máy quản lý... Nghiên cứu trong luận án được nghiên cứu sinh tiếp cận từ góc độ quản lý đầu tư công với các chức năng, nội dung quản lý của đơn vị sự nghiệp dự toán cấp 1 (HVCTQGHCM) là cơ quan được Nhà nước giao trực tiếp quản lý, sử dụng VĐT xây dựng cấp phát từ NSNN; do đó, phạm vi về nội dung quản lý được xác định là những vấn đề có liên quan đến ba giai đoạn chính của quá trình quản lý đầu tư: lập kế hoạch đầu tư, triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư và giám sát kiểm tra đánh giá đầu tư (chủ yếu là đầu tư xây dựng từ nguồn vốn NSNN). Các nội dung về cơ chế quản lý (cơ chế của Nhà nước và cơ chế nội bộ HVCTQGHCM) trong quản lý đầu tư và tổ chức bộ máy quản lý đầu tư cũng được xem xét trong Luận án nhưng chỉ trong chừng mực để bổ sung và làm rõ thêm các nội dung quản lý theo tiếp cận quá trình đã nêu trên.
  • 13. 6 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận: Luận án sử dụng những phương pháp nghiên cứu chung mang tính phương pháp luận dựa trên cơ sở vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, cụ thể là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét, trình bày và kiến giải các biện pháp về quản lý đầu tư của một đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Luận án bám sát các quan điểm, đường lối, chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước về cải cách kinh tế nói chung, về cơ chế quản lý và quản lý đầu tư công nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp nghiên cứu chủ đạo được sử dụng trong luận án là phân tích và tổng hợp. Ngoài ra, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như phương pháp tổng hợp tư liệu, điều tra lấy ý kiến của các nhà quản lý, thống kê, so sánh… Các kết luận của luận án được đưa ra dựa trên cơ sở tham khảo tài liệu đã công bố, kết hợp các phân tích, suy luận lôgic và các số liệu tổng hợp, thu thập được. Tùy từng nội dung, mục tiêu nghiên cứu, luận án sẽ sử dụng những phương pháp nghiên cứu phù hợp: Đối với các mục tiêu tổng hợp, hệ thống hóa có bổ sung, kết luận những vấn đề lý thuyết ở Chương 1 và Chương 2, phương pháp chủ đạo được sử dụng là nghiên cứu tài liệu có liên quan, thu thập và tổng hợp những tài liệu trong và ngoài nước, qua đó xây dựng khung lý thuyết cho các nội dung nghiên cứu tiếp theo. Ở nội dung Chương 3 phân tích, đánh giá thực trạng quản lý đầu tư tại HVCTQGHCM, phương pháp chủ đạo được sử dụng là phương pháp thu thập tư liệu, số liệu tại đơn vị quản lý, các đơn vị trực tiếp quản lý và thực
  • 14. 7 hiện đầu tư; điều tra khảo sát các đối tượng có liên quan, phân tích, so sánh, đánh giá… Ở Chương 4, phương pháp chủ đạo được sử dụng là phương pháp phân tích - tổng hợp, đề xuất giải pháp dựa trên suy luận logic từ các kết quả phân tích ở các nội dung trước. Phương pháp điều tra khảo sát được sử dụng để đánh giá thực trạng, củng cố thêm các kết luận và đề xuất các giải pháp có tính thực tiễn, khả thi. Phương pháp này được sử dụng trong Chương 3 và Chương 4 của Luận án. 4.3. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: Nguồn tài liệu, số liệu sử dụng bao gồm: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Đảng và Nhà nước liên quan đến quản lý đầu tư; các số liệu thứ cấp từ sách, các công trình nghiên cứu, các báo cáo, kết quả công bố của một số cuộc điều tra, số liệu nghiên cứu các đề án, điều tra, khảo sát của Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và HVCTQGHCM. - Số liệu sơ cấp: Các thông tin, số liệu sơ cấp được thực hiện trong quá trình nghiên cứu bằng các phương pháp điều tra xã hội học do tác giả thực hiện: tiến hành phát phiếu hỏi liên quan đến các nội dung của quản lý đầu tư đối với 2 nhóm đối tượng (103 cán bộ liên quan đến quản lý đầu tư tại các đơn vị sự nghiệp dự toán cấp 1, cấp 2, cấp 3 và 87 cán bộ, học viên trực tiếp sử dụng sản phẩm đầu tư tại các đơn vị trực thuộc HVCTQGHCM). Dữ liệu, số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra bằng phiếu tiêu chuẩn được thực hiện bằng cách lựa chọn đại diện các cán bộ trực tiếp quản lý đầu tư xây dựng tại các đơn vị trực thuộc HVCTQGHCM để thu thập thông tin. Tổng số phiếu lấy ý kiến: 200 phiếu; số phiếu thu về: 190 phiếu. 4.4. Phương pháp phân tích số liệu - Thống kê so sánh: để phân tích, đánh giá và so sánh giữa các thời điểm, thời kỳ; so sánh các chỉ tiêu phản ánh thực trạng.
  • 15. 8 - Thống kê mô tả: sử dụng các số bình quân, số tương đối, số tuyệt đối, biểu bảng, số liệu, sơ đồ biểu diễn các nội dung của Luận án. - Sử dụng phương pháp chuyên gia để xử thông tin thu được sau điều tra, rút ra những nhận xét cần thiết phục vụ cho nghiên cứu của Luận án. 5. Đóng góp mới của luận án Đây là một đề tài nghiên cứu gắn lý luận với thực tiễn và do vậy, mục tiêu chính vẫn hướng tới là tổng kết lý luận, đánh giá thực tiễn qua đó làm cơ sở để đề xuất hệ thống giải pháp, định hướng quản lý hoạt động đầu tư và kiến nghị phù hợp. Tuy nhiên, quản lý đầu tư của HVCTQGHCM khá phức tạp do những biến động về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức qua từng giai đoạn và những văn bản pháp lý về đầu tư xây dựng do Nhà nước ban hành thường xuyên thay đổi, do đó, những đóng góp của luận án về mặt lý luận và thực tiễn thể hiện chủ yếu trên các mặt sau: Một là, Luận giải, làm rõ cơ sở lý thuyết về quản lý đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý đầu tư của một tổ chức cụ thể là đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I; Xây dựng hệ thống nguyên tắc và tiêu chí đánh giá quản lý đầu tư của đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I; Xây dựng khung phân tích và chu trình quản lý đầu tư áp dụng cho một đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I bao gồm các bước của 3 khâu: lập kế hoạch đầu tư, triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư, giám sát hoạt động đầu tư; Xác định rõ nội dung quản lý đầu tư của đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I. Hai là, Cung cấp hệ thống cơ sở dữ liệu sơ cấp thu thập từ quá trình tổng hợp số liệu từ các báo cáo quản lý, các dữ liệu từ điều tra xã hội học đối với 200 cán bộ trực tiếp quản lý, thực hiện đầu tư, sử dụng sản phẩm đầu tư trong hệ thống HVCTQGHCM. Nguồn cơ sở dữ liệu này là hữu ích không những đối với công tác quản lý của một đơn vị đặc thù như HVCTQGHCM mà còn có thể sử dụng tham khảo trong hoàn thiện quản lý đầu tư của các đơn vị khác. Ba là, Trên cơ sở phân tích các hoạt động quản lý đầu tư tại HVCTQGHCM từ năm 2007 đến năm 2017, đã đưa ra những kết luận xác đáng, có giá trị thực tiễn về những kết quả, thành công đã đạt được, những
  • 16. 9 hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý đầu tư của HVCTQGHCM. Đáng chú ý là làm rõ các nguyên nhân mang tính chủ quan từ phía đơn vị trực tiếp quản lý đầu tư, thực hiện đầu tư và các nguyên nhân chủ quan từ phía HVCTQGHCM, các nguyên nhân khách quan từ phía bên ngoài HVCTQGHCM. Bốn là, Đề xuất các giải pháp chủ yếu có giá trị thực tiễn nhằm hoàn thiện quản lý đầu tư tại HVCTQGHCM trong giai đoạn hiện tại và trong giai đoạn tới, góp phần trực tiếp giải quyết những vướng mắc trước mắt, hướng tới mục tiêu chung là hoàn thiện quản lý đầu tư của HVCTQGHCM. Đề xuất 5 phương hướng chiến lược quản lý đầu tư phải phù hợp với định hướng phát triển của HVCTQGHCM và cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước đáp ứng yêu cầu huy động nguồn lực tập trung cho ĐTPT HVCTQGHCM đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án làm tài liệu tham khảo cho những đơn vị quan tâm đến quản lý đầu tư công và quản lý đầu tư của đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I. Luận án còn là tài liệu tham khảo bổ ích để cán bộ lãnh đạo quản lý đầu tư của HVCTQGHCM tham khảo để đưa ra các giải pháp cụ thể trong quản lý đầu tư từ nguồn NSNN. 7. Kết cấu của luận án Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tư của đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I Chương 3: Thực trạng quản lý đầu tư của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Chương 4: Định hướng và Giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
  • 17. 10 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ Nghiên cứu về đầu tư nói chung, quản lý đầu tư trong các cơ quan của nhà nước nói riêng đã được các nhà nghiên cứu nước ngoài đề cập đến khá nhiều. Sau đây có thể nêu lên một số công trình có liên quan đến lĩnh vực này: - Vấn đề đầu tư công: Đầu tư công có vai trò rất quan trọng không những góp phần ổn định, tăng trưởng kinh tế mà cón có vai trò giải quyết các vấn đề xã hội. Một trong những vai trò xã hội của đầu tư công là giảm nghèo. Bài viết: “The role of Public In vestment in Poverty Reduction: Theories, Evidences and Methods: - Vai trò của đầu tư công trong giảm nghèo của tác giả Edward Anderson, Paolo de renzio và Stepphanie Levy đã đưa ra các lý thuyết và bằng chứng về vai trò của đầu tư công trong giảm nghèo thông qua chứng minh hiệu quả của đầu tư công trong tăng trưởng, sản xuất, giảm nghèo và cân bằng xã hội. Bên cạnh đó các tác giả cũng đề xuất phương pháp thẩm định dự án đầu tư công và phân bổ tối ưu giữa các vùng nhằm đạt được mục tiêu xã hội cao nhất đối với các quốc gia trong từng thời kỳ.[80] Tác giả Jimenez đã nghiên cứu và chỉ ra rằng tình hình các nước đang phát triển đầu tư công vào cơ sở hạ tầng vật chất và phục vụ con người, đầu tư công phát triển cơ sở hạ tầng thúc đẩy tiêu dùng trực tiếp và góp phần tác động đến sản lượng, tăng phúc lợi gián tiếp qua việc cải thiện hệ thống giao dịch trên thị trường. Tác giả tập trung nghiên cứu vào các dự án đầu tư trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật thuộc các lĩnh vực như giao thông, thủy lợi, vào kết cấu hạ tầng xã hội, hạ tầng nhân lực như y tế, giáo dục.... Từ đó cho thấy, tác giả nghiên cứu đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật chất và con người sẽ có tác động tích cực đối với thực hiện xóa đói, giảm nghèo, giảm chênh lệch
  • 18. 11 vùng miền, thúc đẩy tăng trưởng. [81]. Đối với các tác giả Easterly và Rebelo, Ahmed và Miller, Greene và Villanueva), Ghura và Goodwin, Cavallo và Daude tập trung nghiên cứu về đầu tư tư nhân không nghiên cứu về đầu tư công nhưng các kết quả của các công trình nghiên cứu này cho ta thấy được mối tương quan của đầu tư công với đầu tư tư nhân và các kết quả này chỉ ra: ở một số nước đầu tư công có ảnh hưởng lấn át đầu tư tư nhân. Theo các tác giả Cavallo và Daude đã sử dụng phương pháp nghiên cứu số liệu chuỗi (panel data) cho 116 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 2006 để đưa ra kết quả là đầu tư công lấn át rất mạnh đầu tư tư nhân, tức tăng đầu tư công làm giảm đầu tư tư nhân. Tiếp đến, mức độ lấn át của đầu tư công phụ thuộc vào một số yếu tố như: sức mạnh nền kinh tế, cơ chế, chính sách của mỗi quốc gia … Đối với một số quốc gia, đầu tư công thường là lôi kéo đầu tư tư nhân chứ không lấn lướt đầu tư công. Từ đó, các quốc gia nên đầu tư công tập trung vào mức tăng năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh kế của mình nhất là những lĩnh vực có lợi tức xã hội lớn nhất và tạo cơ hội cho đầu tư tư nhân phát triển dẫn đến nền kinh tế phát triển. [79]. Nghiên cứu về đầu tư công các nhà nghiên cứu không chỉ quan tâm đến phương pháp quản lý đầu tư công mà còn quan tâm đến việc đánh giá quản lý đầu tư công để từ đó rút ra những hạn chế trong quản lý đầu tư công để có những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công, tiết kiệm ngân sách trong điều kiện hạn chế về tài chính. Bài viết “Fiscal Austerity and Pucblic Investment” – Thắt chặt tài chính và đầu tư công của Wolfgang Streeck and Daniel Mertens đã thông qua việc chứng minh tình hình đầu tư công của 3 quốc gia: Đức, Thụy Điển (giai đoạn từ năm 1981 đến năm 2007) và Mỹ . Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đầu tư công của các quốc gia này có xu hướng tăng đầu tư công cho phần mềm (tăng đầu tư cho giáo dục, cho nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ các gia đình và chính sách của thị trường lao động. Bài báo“A Diagnostic Framework for Assessing Public Investment Management”. [93]
  • 19. 12 Có thể thấy rằng, quan điểm của các nhà khoa học về lĩnh vực đầu tư công là không giống nhau. Các nhà kinh tế Paul A. Samuelson và William D, Nordhaus trong cuốn “Kinh tế học”, khi trình bày về phương thức ra quyết định của các cơ quan nhà nước, đã đi đến kết luận: Kết quả của các quyết định công cộng là không rõ ràng. Nó có thể là hiệu quả khi làm cho phúc lợi tăng lên; nó cũng có thể là một thất bại nếu làm cho hiệu quả chung giảm xuống vì tác động của nhóm lợi ích; phổ biến nhất là một kết quả chỉ mang tính chất phân phối lại. Nhà khoa học Joseph E. Stiglitz trong “Kinh tế công cộng”, khó đánh giá kết quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, vì thế, người ta phải thay thế đánh giá kết quả bằng đánh giá theo quy trình, thủ tục. Hơn nữa, cũng khó đánh giá theo mục tiêu vì các cơ quan quản lý nhà nước thường theo đuổi một lúc nhiều mục tiêu và ít khi lựa chọn đúng mục tiêu ưu tiên. Ông cũng cho rằng, nhà quản lý công thường ưu tiên theo đuổi quyền lực hơn là hiệu quả hoạt động của cơ quan và họ không mấy khi thích mạo hiểm để tăng hiệu suất hoạt động của dự án đầu tư vì họ không có lợi ích gắn trực tiếp với hiệu quả tăng thêm đó [29,tr. 244-263]. Đối với nghiên cứu của Mello đã phân tích sự phân quyền của chính sách tài khóa và đầu tư công ở các nước châu Mỹ La tinh. Số liệu tại các nước châu Mỹ La tinh cho thấy, tỷ lệ đầu tư/GDP trung bình và chất lượng cơ sở hạ tầng ở khu vực này tương đối thấp. Theo tác giả, việc phân quyền từ những năm 1990 là nguyên nhân làm cho chính quyền địa phương không có động lực để đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tích lũy vốn [86]. Kết quả nghiên cứu của các tác giả Chakraborty và Dabla-Norris đã chỉ ra vai trò của bộ máy quản lý đầu tư công: nếu bộ máy quan liêu, kém hiệu quả và tham nhũng sẽ gây ra hậu quả xấu, giảm chất lượng và hiệu quả VĐT, tác động tiêu cực tới tăng trưởng [77]. Theo tác giả Flyvbjerg, tình trạng lãng phí, thất thoát, chi phí vượt vốn ban đầu, hiệu quả thấp tại các dự án đầu tư công vào hệ thống kết cấu hạ tầng chủ yếu do yếu kém trong công tác giám
  • 20. 13 sát, đánh giá dự án đầu tư làm cho dự án tiêu tốn nhiều kinh phí nhưng hiệu quả lại thấp hơn mong đợi [76;88;82]. Một khung chuẩn cho đánh giá quản trị đầu tư công được thực hiện bởi các tác giả Tuan Minh Le, Anerd Rajaram, Nataliya Biletska và Jim Brumby. Các nhóm tác giả này đã làm việc cho Ngân hàng thế giới (WB) khoảng 3 năm, từ năm 2005 đến năm 2007 trong lĩnh vực nghiên cứu về chính sách tài chính cho tăng trưởng và phát triển của các quốc gia. Kết quả của Nhóm tác giả này đã chỉ ra rằng có 8 nội dung cơ bản của một hệ thống quản lý đầu tư công tốt: (1) hướng dẫn đầu tư, chuẩn bị dự án và phát triển dự án; (2) thẩm định dự án; (3) tổng quan một cách độc lập thẩm định dự án; (4) lựa chọn dự án và ngân sách; (5) thực hiện dự án; (6) điều chỉnh dự án; (7) tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của dự án; (8) đánh giá dự án [80]. Từ các kết quả nghiên cứu này, các tác giả trên đưa ra các mối quan hệ mật thiết giữa đầu tư công và đầu tư vào phần mềm trong điều kiện ngân sách hạn hẹp để đạt hiệu quả cao. Thông qua các kết quả nghiên cứu đã giúp các tác giả phát triển một khung chuẩn để đánh giá từng giai đoạn trong chu trình quản lý đầu tư công. Đồng thời, giúp các tác giả nhằm mục đích thúc đẩy việc đánh giá quản lý đầu tư công của chính phủ, các cơ quan sử dụng nguồn vốn NSNN, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến quản lý đầu tư công chưa hiệu quả và từ đó khắc phục các hạn chế trong quản lý đầu tư công. Trong bài viết về đánh giá hiệu quả đầu tư công của các tác giả Era Babla – Norris, Jim Brumby, Annette Kyobe, Xa Mills, và Chris Papageorgiou – IMF, tiêu đề bài viết “Investing in Public Investment, an Index of Public Investment Efficiency”: - Khảo sát đầu tư công, một chỉ tiêu hiệu quả của đầu tư công đã đề xuất một chỉ số mới khái quát về quy trình quản lý đầu tư công qua bốn giai đoạn khác nhau: (1) Thẩm định dự án, (2) Lựa chọn dự án, (3) Thực hiện đầu tư, (4) Đánh giá đầu tư. Nghiên cứu này được tiến hành khảo sát tại hơn 71 quốc gia, trong đó có 40 quốc gia có thu
  • 21. 14 nhập thấp và 31 quốc gia có thu nhập trung bình. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các chỉ số co thể sử dụng để đánh giá, so sánh các quốc gia có chính sách đầu tư công có nhiều điều kiện tương đồng với nhau và điều kiện này phát huy hiệu quả nhất ở nhưng quốc gia luôn chú trọng đến các cải cách trong đầu tư công. Nhược điểm của phương pháp nghiên cứu này chỉ được ứng dụng trên phạm vi quốc gia, còn đối với đầu tư công ở phạm vi địa phương thì không đủ điều kiện để phát huy hiệu quả các nghiên cứu này.[82] Vấn đề phân cấp quản lý đầu tư công và phân bổ đầu tư công: Nghiên cứu của tác giả Litvack và Seddon “Decentralization Briefing Notes” – Các lưu ý tóm tắt về phân cấp và đã được Viện nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB) ấn phẩm năm 2000. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 4 nội dung cơ bản như: (1) Cung cấp cách nhìn tổng thể và lý giải bản chất của phân cấp trên nhiều phương diện khác nhau, (2) Phân tích các hình thức phân cấp cơ bản: phân cấp chính trị, phân cấp hành chính và phân cấp tài chính, (3) Xem xét việc phân cấp trên các lĩnh vực cụ thể như phân cấp trong giáo dục, y tế, quản lý tài nguyên,… (4) Những lợi ích tiềm năng của phân cấp đối với vấn đề bình đẳng xã hội, ổn định và tăng trưởng kinh tế, trách nhiệm báo cáo và vấn đề tham nhũng. Dưới góc nhìn này, các tác phẩm mới chỉ phân tích những vấn đề cơ bản về phân cấp Quản lý nhà nước nói chung cùng những chú giải về phân cấp trên một số lĩnh vực mà chưa xem xét toàn diện đối với các vấn đề của phân cấp quản lý đầu tư. Theo Báo cáo của Ngân hàng thế giới, Dapice D, Perkins đã đưa ra một số nhận xét về quản lý đầu tư công của Việt Nam và góp ý về chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước Việt Nam, chủ yếu về việc lựa chọn các dự án xây dựng cơ bản (XDCB) lớn. Hầu hết những ý kiến đóng góp và khuyến nghị của các tổ chức, cá nhân này đều dựa trên khung lý thuyết của trường phái kinh tế tân tự do. Đồng thời, nhược điểm lớn nhất của quản lý đầu tư công ở Việt Nam thể hiện ở khâu lựa chọn dự án đầu tư và quản lý quá trình thực
  • 22. 15 hiện. Những yếu kém trong thẩm định và tổ chức thức hiện dự án của các chủ đầu tư được phân cấp thường làm chậm tiến độ và tăng chi phí phát sinh, mặc dù ở Việt Nam thực hiện chế độ phân cấp trong quản lý đầu tư công để tạo điều kiện cho lựa chọn dự án đầu tư hợp lý hơn.[89] Tác giả Angel de la Fuente có bài viết “Second-best Redistribution through Public Investment”: - Phân bổ lại tốt nhất lần thứ hai qua đầu tư công: Đặc thù, kiểm tra thực tiễn và ứng dụng tại Tây Ban Nha. Từ kết quả nghiên cứu tác giả chỉ ra vai trò phân bổ lại của đầu tư công, đồng thời đưa ra mô hình phân bổ hiệu quả trong đầu tư công vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Nghiên cứu cũng chứng minh điều đó thông qua ứng dụng cụ thể ở Tây Ban Nha và có thể thực hiện bằng cách chi nhiều hơn cho khu vực giàu, ít hơn cho khu vực nghèo. Tuy nhiên tác giả cũng chỉ ra rằng: Phân tích của ông không thể áp dụng cho toàn bộ các quốc gia của EU bởi vì mỗi quốc gia đều có những đặc điểm riêng biệt, không quốc gia nào giống quốc gia nào.[75] Trong nghiên cứu của Daniel “Decentralization. Social Capital and municipal government in Thailan” – Phân cấp vốn xã hội của các thành phố trực thuộc Trung ương ở Thái Lan đã xây dựng hai giả thuyết mô hình cấu trúc của vốn xã hội và vốn phân cấp thông qua các tài liệu nghiên cứu và các dữ liệu thu thập được qua điều tra khảo sát để đánh giá tác động của chính sách phân cấp quản lý của chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương đối với người dân Thái Lan. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy người dân Thái Lan đánh giá cáo nghiên cứu này và sẵn sàng tham gia với mức độ cao nhất.[6] Kinh nghiệm phân cấp của các nước trên thế giới: Tại các nước Đông Á, thông qua tài liệu nghiên cứu của Ngân hành thế giới trong bài “East Asia Decentralizes” – (Phân cấp ở Đông Á) đã chỉ ra nhiều nước đã thực hiện phân cấp đầu tư và đạt hiệu quả cao, đồng thời đã đưa ra phân tích và đánh giá cụ thể, tìm ra những điểm cốt lõi, nêu những kinh nghiệm tích cực và nhận diện những lĩnh vực cần ưu tiên trong thời gian tới đối với các nước
  • 23. 16 đang triển khai đẩy mạnh phân cấp như Việt Nam. [78] Đối với nghiên cứu của tác giả Faguet “Decentralisation’s Effects on Publick Investment: Evidence and Policy Lesons from Bolivia and Colombia” – (Tác động của phân cấp tới đầu tư công: Thực tế và bài học chính sách từ Bolivia và Colombia) đã đưa ra hai kết luận. Thứ nhất, cả hai nước ở Châu Mỹ là Bolivia và Colombia từ khi thực hiện phân cấp quản lý đầu tư công, cơ cấu đầu tư công đã có sự thay đổi mạnh. Thay vì đầu tư chủ yếu vào phát triển cơ sở hạ tầng cứng thì nay khi phân cấp, nguồn đầu tư chủ yếu được tập trung vào các dịch vụ xã hội cơ bản và đầu tư cho con người. Tiếp đến nguồn vốn đầu tư (VĐT) công quốc gia một phần được chuyển giao cho cấp chính quyền địa phương nghèo nhất để họ chủ động đầu tư vào những dự án đáp ứng mong muốn của địa phương bằng cách chuyển nguồn lực xuống cho các địa phương nghèo hơn, phân cấp đã làm chủ đầu tư trở nên công bằng hơn giữa các địa phương. Thứ hai, phân cấp đã làm cho chính quyền trở nên năng động, tự chủ hơn bởi đầu tư công được định hướng vào những khu vực cần đầu tư nhất. Nghiên cứu của tác giả Peterson và Muzzini đã phân tích và dẫn chứng về số liệu phân cấp của các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam thông qua nghiên cứu “Decentralizing Basic Infrastucture Sevices” – (Phân cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng chính). Các tác giả chủ yếu làm rõ và đánh giá về phân cấp trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng giữa các nước trong cùng khu vực – nơi có sự phát triển kinh tế khá tương đồng. [83] Vấn đề thẩm định dự án đầu tư: Theo nghiên cứu của Hassan Hakimian & Erhun Kula, Đại học tổng hợp Luân đôn khi bàn về công tác thẩm định dự án đầu tư trong “Đầu tư và thẩm định dự án” là kỹ thuật phân tích đánh giá dự án. Vấn đề này, chính là việc đánh giá các đề xuất bằng cách đưa ra các tính toán lợi ích và chi phí của dự án. Bằng các kỹ thuật phân tích lợi ích và lợi ích chi phí được xét trên hai quan điểm tư nhân và nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực công cộng góc độ chi phí được đề cập nhiều hơn. Bên cạnh đó, các vấn đề khác được
  • 24. 17 tác giả ít phân tích hoặc ít đề cập đến như: Tổ chức thẩm định, yêu cầu về đội ngũ thẩm định, thời gian thẩm định và chi phí cho tổ chức thẩm định. [85] Tóm lại, các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã đưa ra một số luận điểm có quan điểm lên quan đến đầu tư công, quản lý nhà nước về đầu tư công, thẩm định dự án đầu tư công thể hiện ở một số mặt sau: - Đề xuất phương pháp thẩm định dự án đầu tư công và phân bổ tối ưu giữa các vùng nhằm đạt được mục tiêu xã hội cao nhất đối với các quốc gia trong từng thời kỳ. Nghiên cứu đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật chất và con người sẽ có tác động tích cực đối với thực hiện xóa đói, giảm nghèo, giảm chênh lệch vùng miền, thúc đẩy tăng trưởng, việc phân quyền từ những năm 1990 là nguyên nhân làm cho chính quyền địa phương không có động lực để đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tích lũy vốn. - Mối tương quan của đầu tư công với đầu tư tư nhân và các kết quả này chỉ ra: ở một số nước đầu tư công có ảnh hưởng lấn át đầu tư tư nhân. Nghiên cứu về đầu tư công các nhà nghiên cứu không chỉ quan tâm đến phương pháp quản lý đầu tư công mà còn quan tâm đến việc đánh giá quản lý đầu tư công để từ đó rút ra những hạn chế trong quản lý đầu tư công để có những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công, tiết kiệm ngân sách trong điều kiện hạn chế về tài chính. - Các nhà quản lý công thường ưu tiên theo đuổi quyền lực hơn là hiệu quả hoạt động của cơ quan và họ không mấy khi thích mạo hiểm để tăng hiệu suất hoạt động của dự án đầu tư vì họ không có lợi ích gắn trực tiếp với hiệu quả tăng thêm đó. Mặc dù các tác phẩm mới chỉ phân tích những vấn đề cơ bản về phân cấp Quản lý nhà nước nói chung cùng những chú giải về phân cấp trên một số lĩnh vực mà chưa xem xét toàn diện đối với các vấn đề của phân cấp quản lý đầu tư. - Một só kết quả nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của bộ máy quản lý đầu tư công: Nếu bộ máy quan liêu, kém hiệu quả và tham nhũng sẽ gây ra hậu quả xấu, giảm chất lượng và hiệu quả VĐT, tác động tiêu cực tới tăng trưởng.
  • 25. 18 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ Quản lý đầu tư là chủ đề được rất nhiều các cá nhân, tổ chức có liên quan nghiên cứu, nhưng trong phạm vi luận án, tác giả tập trung vào phân tích ba nhóm vấn về: Quản lý nhà nước về đầu tư, VĐT, hiệu quả đầu tư và phân cấp quản lý đầu tư và dự án đầu tư. Vấn đề thứ nhất, quản lý nhà nước về đầu tư: Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Phương Bắc về “Định hướng và giải pháp đầu tư phát triển tỉnh Bắc Ninh” trong Luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận chung về đầu tư phát triển (ĐTPT), vai trò của hoạt động đầu tư đối với phát triển kinh tế của một đất nước, những chỉ tiêu chủ yếu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động ĐTPT, những nội dung cơ bản về chính sách đầu tư và kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc thực hiện chính sách ĐTPT kinh tế. Từ đó nêu rõ những đặc điểm, phân tích thực trạng ĐTPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ năm 1997 đến năm 2000, còn trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1996 luận án chủ yếu phân tích về thực trạng nguồn VĐT. Trên cơ sở những mục tiêu được đặt ra trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế đến năm 2010, luận án đã xác định hệ thống quan điểm đầu tư và xây dựng định hướng chủ yếu về ĐTPT kinh tế tỉnh Bắc Ninh thời kỳ từ năm 2001 đến năm 2010. Để thực hiện được những mục tiêu và định hướng đó, luận án đã đề ra bảy giải pháp và bốn kiến nghị chủ yếu: (1) Nhà nước cần sớm hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư, (2) Tăng cường phối hợp trong ĐTPT vùng: phối hợp xây dựng chiến lược, kế hoạch,.. (3) Tăng cường phân cấp trong quản lý kinh tế (nói chung), quản lý đầu tư (nói riêng) cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở khung khổ pháp lý nhằm phát huy nỗ lực sáng tạo của địa phương, phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, (4) Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý đầu tư, khắc phục tình trạng thất thoát VĐT của Nhà nước, tăng cường năng lực quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tư. [12]
  • 26. 19 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư XDCB từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam” tập trung đưa ra cách tiếp cận mới về quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) từ vốn NSNN theo năm khâu của quá trình đầu tư XDCB, bao gồm quản lý nhà nước trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch; lập, thẩm định, phê duyệt dự án; triển khai các dự án; nghiệm thu, thẩm định chất lượng, bàn giao công trình; và thanh quyết toán. Các nội dung này được nghiên cứu có tính đến sự tác động của các yếu tố môi trường luật pháp, cơ chế chính sách, tổ chức quản lý, năng lực bộ máy và thanh tra, kiểm tra giám sát đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong ngành giao thông vận tải. [14] Tác giả Nguyễn Quang Thái "Quy hoạch phát triển và cơ cấu đầu tư công", Tái cơ cấu đầu tư công trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam, Huế, đã bàn về một số vấn đề như quy hoạch phát triển trong quản lý đầu tư công, trong đó tác giả đã đánh giá cao vai trò của quy hoạch phát triển trong quá trình ra quyết định đầu tư công, vạch ra những nhược điểm trong quy hoạch và đầu tư ở quy mô cả nước, theo ngành và theo địa phương. Tác giả cũng cảnh báo rằng, nguồn VĐT công hiện nay được quản lý theo nhiều cách thức khác nhau và nếu không được đưa vào ngân sách để cân đối chung theo thông lệ quốc tế, thì khả năng gây mất cân đối sẽ là khó tránh khỏi [69]. Tác giả Lê Xuân Bá, Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 15 năm (từ năm 1991 đến năm 2005) từ góc độ phân tích đóng góp của các nhân tố sản xuất, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, trong khi đánh giá cơ chế phân cấp đầu tư giữa trung ương và địa phương từ góc độ các quy định pháp lý và thực tiễn thực hiện đã nêu lên những kết quả tích cực của việc phân cấp quyết định đầu tư, đồng thời vạch ra một loạt hạn chế của việc phân cấp triệt để quản lý đầu tư cho địa phương mà không gắn với cân đối nguồn vốn, không phân định trách nhiệm rõ ràng và không có các quy định nghiêm ngặt về giám sát và chế
  • 27. 20 tài để thưởng phạt. Tác giả cũng đưa ra một số định hướng khắc phục những hạn chế đó để hoàn thiện hơn thể chế quản lý đầu tư công [3]. Nghiên cứu của tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền với đề tài luận án tiến sĩ “Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Hà Nam”; trong luận án đưa ra khung nghiên cứu về ĐTPT từ nguồn ngân sách địa phương, đưa ra các câu hỏi nghiên cứu chính của luận án, phương pháp nghiên cứu của luận án, nhân tố ảnh hưởng đến ĐTPT, kinh nghiệp quốc tế và trong nước về đầu tư phát triển từ nguồn NSNN nói chung và ngân sách địa phương nói riêng. Trong luận án, tác giả xem xét các tác động của ĐTPT từ nguồn vốn ngân sách địa phương song không bỏ qua yếu tố bền vững của hoạt động ĐTPT. Bên cạnh đó, tác giả đề xuất hệ thống chỉ tiêu đánh giá tác động của hoạt động ĐTPT. Từ đó phân tích thực trạng từ năm 2008 đến năm 2013, đánh giá các tác động từ nguồn vốn ngân sách địa phương đến kết cấu hạ tầng thủy lợi, các khu công nghiệp và đưa ra các giải pháp đối với hoạt động ĐTPT từ nguồn vốn ngân sách địa phương tại tỉnh Hà Nam như: (1) Nâng cao chất lượng công tác lập, thực hiện quy hoạch và kế hoạch ĐTPT từ nguồn vốn ngân sách địa phương, (2) Hoàn thiện, đổi mới tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý ĐTPT từ nguồn vốn ngân sách địa phương, (3) Thay đổi cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu ĐTPT từ nguồn vốn ngân sách địa phương, (4) Hoàn thiện công tác quản lý ĐTPT từ nguồn vốn ngân sách địa phương, (5) Tăng cường đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương để thúc đẩy đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Nam, (6) Tăng cường công tác thanh tra, giám sát ĐTPT từ nguồn vốn ngân sách địa phương. [27] Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thanh Hương, trong công trình nghiên cứu về vấn đề “Quản lý nhà nước đối với đầu tư công của tỉnh Hà Giang”, đã nêu lên một vấn đề phức tạp nảy sinh từ hạn chế của quản lý đầu tư công như tình trạng nợ đọng của dự án đầu tư công tại Hà Giang. Theo tác giả, thời điểm nghiên cứu năm 2015 cả tỉnh có tới 1656 dự án được triển khai, đã có khối lượng nhưng
  • 28. 21 chưa được bố trí vốn thanh toán số tiền là 3.596,1 tỷ đồng; trong đó: ngân sách thuộc Trung ương bố trí gồm 578 dự án, nợ đọng là 2.356,406 tỷ đồng; ngân sách thuộc tỉnh bố trí gồm 1078 dự án, nợ đọng 1.239,694 tỷ đồng. Thực trạng cho thấy: trong một thời điểm địa phương triển khai quá nhiều dự án (1656 dự án), hệ lụy xảy ra là thiếu vốn, nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB) kéo theo các hậu quả tiêu cực khác như quá tải trong quản lý, trong phân bổ vốn… Lý do nguyên nhân của tình trạng quản lý dự án đầu tư công yếu kém như trên là do năng lực cán bộ quản lý nhà nước về dự án không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra (cơ quan quyết định đầu tư) là Ủy ban nhân dân tỉnh thiếu trách nhiệm trong cam kết giải ngân vốn dự án, các chủ đầu tư làm không đúng quy trình, triển khai dự án chưa đầy đủ thủ tục đã cho tiến hành, chất lượng giám sát các dự án thấp,…[56]. Vấn đề thứ hai, vốn và hiệu quả đầu tư khi sử dụng vốn: Có một số học giả nghiên cứu về hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn NSNN. Ở phạm vi toàn quốc như: Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Đức “Hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB ở Việt Nam” tập trung nhiều vào thực trạng và những tồn tại về tổ chức quản lý đầu tư XDCB ở Việt Nam. Hệ thống các lý luận khoa học hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư XDCB theo yêu cầu của cơ chế thị trường. Từ đó, tác giả đưa ra những biện pháp tổ chức và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB. Đặc biệt, Luận án cũng đưa ra các kiến nghị về việc hoàn thiện sáu cơ chế quản lý đầu tư XDCB đó là: (1) Hoàn thiện cơ chế quản lý chiến lược phát triển, (2) Hoàn thiện cơ chế quản lý quy hoạch đầu tư và quản lý XDCB, (3) Hoàn thiện cơ chế huy động, quản lý và sử dụng các nguồn VĐT XDCB, (4) Hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước về giá xây dựng, cấp phát và thanh toán công trình, (5) Hoàn thiện cơ chế quản lý dự án đầu tư XDCB, (6) Hoàn thiện tổ chức quản lý Nhà nước về đầu tư XDCB. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất trong luận án ba điều kiện để thực hiện các cơ chế quản lý đó là: (1) Thành lập thị trường vốn, (2) Thành lập các tập đoàn kinh tế, (3) Xây dựng Luật Xây dựng Việt Nam. Tác giả Trịnh Xuân
  • 29. 22 Được với đề tài Luận án tiến sĩ kinh tế “Giải pháp nâng cao hiệu quả ĐTPT công nghiệp từ nguồn NSNN” năm 2001, khi nghiên cứu tác giả đã hệ thống hóa, phát triển và hoàn thiện lý luận về hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp từ nguồn vốn NSNN. Xuất phát từ vài trò của hoạt động ĐTPT công nghiệp theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), tác giả đã chỉ ra nguyên nhân và hạn chế của thực trạng hoạt động ĐTPT công nghiệp từ nguồn vốn NSNN. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ĐTPT công nghiệp tư nguồn vốn NSNN theo định hướng CNH, HĐH. [26] Trong nghiên cứu của tác giả Cấn Quang Tuấn với đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT XDCB tập trung từ NSNN do thành phố Hà Nội quản lý” đã nói đến một số vấn đề chung về ĐTPT và VĐT XDCB tập trung thuộc NSNN, hiệu quả sử dụng VĐT XDCB tập trung từ NSNN do thành phố Hà Nội quản lý và khái quát bức tranh toàn cảnh thực trạng quản lý sử dụng VĐT XDCB tập trung từ NSNN của Hà Nội đến năm 2009 và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT XDCB tập trung từ NSNN do thành phố Hà Nội quản lý. Tuy nhiên Luận án cũng chỉ đi sâu vào VĐT XDCB tập trung, chưa khái quát về quản lý đầu tư nói chung. [72] Nghiên cứu luận án tiến sĩ của tác giả Hồ Sỹ Nguyên với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả ĐTPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời kỳ CNH, HĐH” năm 2010, đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về ĐTPT, thực trạng hiệu quả ĐTPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ (2001 – 2008). Trên cơ sở đánh giá những tồn tại và nguyên nhân của thực trạng ĐTPT từ nguồn vốn ngân sách địa phương, tác giả đã đề xuất những định hướng và giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả ĐTPT nhằm thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. [60] Vấn đề thứ ba, phân cấp quản lý đầu tư, quản lý dự án: Nghiên cứu luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thanh với đề tài “Hoàn thiện phân cấp
  • 30. 23 quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn ngân sách của thành phố Hà Nội đến năm 2020” đã chỉ ra được nội dung phân cấp quản lý đầu tư XDCB nguồn vốn ngân sách, bao gồm: Phân cấp trong công tác quy hoạch; Phân cấp trong công tác lập kế hoạch đầu tư XDCB; Phân cấp trong công tác phân bổ và giao kế hoạch VĐT XDCB; Phân cấp trong chuẩn bị đầu tư, phê duyệt, thẩm định và quyết định đầu tư dự án; Phân cấp trong công tác quyết toán, theo dõi, kiểm tra, giám sát công trình đầu tư. Bên cạnh đó, luận án đã đưa ra những luận giải về nhân tố có thể ảnh hưởng đến kết quả công tác phân cấp quản lý đầu tư XDCB, gồm: Các văn bản pháp luật tác động đến quá trình phân cấp quản lý đầu tư XDCB; sự tác động của các quy định phân cấp nguồn vốn NSNN cũng như tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy quản lý Nhà nước đến quá trình phân cấp đầu tư XDCB của các địa phương. [70] Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Thị Mai Hương "Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư thuộc các Tổng công ty xây dựng trong điều kiện phân cấp quản lý đầu tư hiện nay” đã hệ thống hóa những quan niệm về thẩm định dự án đầu tư do các tổ chức và các nhà nghiên cứu đưa ra, luận án đã xây dựng khái niệm khoa học, làm rõ bản chất, vai trò của công tác thẩm định dự án đầu tư để ra quyết định đầu tư. Bên cạnh đó, luận án đã phân tích, làm rõ sự cần thiết phải tiến hành phân cấp thẩm định dự án đầu tư, mục tiêu, yêu cầu và nội dung phân cấp thẩm định dự án ở từng cấp độ: Nhà nước và doanh nghiệp. Trên cơ sơ đó, luận án đã đưa ra những tồn tại trong công tác thẩm đinh dự án đầu tư của các Tổng công ty xây dựng thời gian 2001 – 2005 như: (1) nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa và vai trò của công tác thẩm định dự án ở doanh nghiệp trong điều kiện mới, (2) sự phối hợp trong tổ chức thẩm định chưa hợp lý, hiệu quả. Trình độ của công tác kiểm soát chất lượng còn yếu kém, (3) nội dung thẩm định chưa đầy đủ, còn nhiều bất cập, (4) phương pháp thẩm định còn đơn giản, thủ công. Trên cơ sở phân tích thực trạng, nguyên nhân hạn chế: (1) cơ chế quản lý, vấn đề sở hữu và các chính sách có liên quan, (2) sự phối
  • 31. 24 hợp trong tổ chức thực hiện, (3) đội ngũ cán bộ thực hiện, (4) thu thập và xử lý thông tin, luận án đã đưa ra năm giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư thuộc Tổng công ty xây dựng ở Việt nam như: (1) Giải pháp nâng cao nhận thức về công tác thẩm định dự án đầu tư, (2) Hoàn thiện về tổ chức thẩm định dự án đầu tư, (3) Hoàn thiện về nội dung thẩm định dự án theo hướng thẩm định đầy đủ và kỹ lưỡng trên tất cả các nội dung, (4) Hoàn thiện về phương pháp thẩm định dự án theo hướng lựa chọn phương pháp thậm định phù hợp với từng nội dung, (5) Các giải pháp có liên quan như nâng cao chất lượng công tác lập dự án, tăng cường mối liên hệ với các tổ chức bên ngoài như tổ chức tư vấn, các cơ quan quản lý nhà nước theo chức năng, chính quyền địa phương. [55] Nghiên cứu của Trịnh Quốc Thắng “Quản lý dự án đầu tư xây dựng”, Nhà xuất bản Xây dựng. Công trình nghiên cứu này đã đề cập một số vấn đề về quản lý dự án đầu tư XDCB: Quản lý dự án là sự kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật, do đó người quản lý dự án ngoài những kiến thức cơ bản về khoa học quản lý, công nghệ quản lý, còn phải nắm vững nghệ thuật quản lý. Đó là sự đổi mới tư duy cần thiết để có thể nắm được những luận thức mới, những tư tưởng mới của lý thuyết quản lý hiện đại. Công trình cũng cung cấp những vấn đề cơ bản của quản lý dự án cũng như những công việc cụ thể phải làm khi quản lý dự án đầu tư xây dựng. Tác giả Ngô Quang Minh, trong công trình nghiên cứu về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn huyện Mê Linh, Hà Nội đã có nhận xét việc quản lý dự án đầu tư công vẫn còn nhiều hạn chế. Đồng thời theo tác giả, công tác quản lý quy hoạch, quản lý từ khâu chuẩn bị đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu như quy mô dự án lớn hơn nhu cầu, công năng sử dụng công trình không hợp lý, gây lãng phí VĐT. Quản lý tiến độ, quản lý nguyên vật liệu đầu vào không chặt chẽ dẫn tới phẩm cấp vật liệu thấp, chất lượng công trình không đảm bảo, thi công kéo dài phải điều chỉnh dự án nhiều lần. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Đức với đề tài luận án “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cấp chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công
  • 32. 25 trình sử dụng vốn nhà nước” về các vấn đề liên quan đến chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước ở giai đoạn thực hiện đầu tư. Luận án làm rõ khái niệm chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình và chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình làm cơ sở lý luận phân tích, đánh giá làm sáng tỏ các đặc điểm đặc thù và tính chất phức tạp của dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng. Từ đó đề xuất phương pháp đánh giá sau khi dự án hoàn thành, đưa ra 2 nhóm giải pháp khoa học và khả thi nhằm nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước như” (1) Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước của chủ đầu tư dự án, (2) Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước. [27] Các nghiên cứu trên đều đề cập đến phân cấp quản lý dự án, quản lý dự án, chất lượng quản lý dự án và thẩm định dự án,… đều đi sâu nghiên cứu lĩnh vực quản lý dự án đầu tư không nghiên cứu thuộc lĩnh vực quản lý dự án đầu tư công tổng thể. 1.3. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN CẦN THAM KHẢO VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.3.1. Kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Đầu tư ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia, cũng như đối với từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, có thể thấy trong những năm gần đây các nghiên cứu về đầu tư và quản lý đầu tư đã xuất hiện ngày càng nhiều. Các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước nêu ở trên đã có những đóng góp hết sức ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn và hướng vào một số nội dung chính sau: Một là, đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về đầu tư và quản lý đầu tư như: Khái niệm, đặc điểm, phân loại đầu tư; nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư. Hai là, các tác giả đã đưa ra các mối quan hệ mật thiết giữa đầu tư công và đầu tư vào phần mềm trong điều kiện ngân sách hạn hẹp để đạt hiệu quả
  • 33. 26 cao. Thông qua các kết quả nghiên cứu đã giúp các tác giả phát triển một khung chuẩn để đánh giá từng giai đoạn trong chu trình quả trị đầu tư công. Đồng thời, giúp các tác giả nhằm mục đích thúc đẩy việc đánh giá quản trị đầu tư công của chính phủ, các cơ quan sử dụng nguồn vốn NSNN, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến quản trị đầu tư công chưa hiệu quả và từ đó khắc phục các hạn chế trong quản trị đầu tư công. Ba là, đã đánh giá rõ cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, cơ chế quản lý dự án, thẩm định dự án đầu tư, đánh giá dự án, kỹ thuật phân tích dự án đầu tư, vấn đề lợi ích và chi phí, tổ chức bộ máy nhà nước về đầu tư và sử dụng VĐT xây dựng từ NSNN và phân tích những thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế. Từ đó đưa ra những nhận định và các kiến nghị, giải pháp tương ứng để nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư. Nhìn chung, các nghiên cứu được tìm hiểu và phân tích ở trên đã tiếp cận ở những góc độ hết sức đa dạng, giải quyết được tương đối nhiều vấn đề liên quan đến đầu tư và quản lý đầu tư. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu ở cấp độ luận án tiến sĩ nghiên cứu chuyên sâu về quản lý đầu tư, đặc biệt là quản lý đầu tư tại một cơ quan hết sức đặc thù như HVCTQGHCM là chưa có công trình nào nghiên cứu (vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động của hệ thống các Học viện trực thuộc và hệ thống các Trường chính trị tỉnh, thành phố, trường cán bộ của các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; vừa đóng vai trò như là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ, thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp cho hệ thống chính trị ở nước ta). 1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án Bên cạnh những giá trị đã đạt được về mặt khoa học của các công trình nghiên cứu đã nêu trên, có cơ sở để kết luận rằng còn một loạt vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, nhất là gắn với nội dung đề tài luận án. Bởi vì, quản lý đầu tư là vấn đề phức tạp, đang hoàn thiện về thể chế, pháp luật, luôn cần phải được nghiên cứu, hoàn thiện để phù hợp với thực tiễn biến động; hơn nữa, quản lý
  • 34. 27 đầu tư của một đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I là đơn vị sự nghiệp có thu đang trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý như HVCTQGHCM lại càng cần nghiên cứu những vấn đề về quản lý đầu tư, nhất là nội dung, quy trình quản lý nhằm hoàn thiện bản thân cơ chế và nội dung quản lý các hạng mục đầu tư do Học viện quản lý, đáp ứng yêu cầu phát triển mới. Hiện nay, chưa công trình nghiên cứu nào, luận văn, luận án nào nghiên cứu chuyên về quản lý đầu tư của HVCTQGHCM. Do vậy, những nội dung, vấn đề nghiên cứu cần được làm rõ gắn với đề tài luận án “Quản lý đầu tư của HVCTQGHCM” được xác định bao gồm: Một là, kế thừa kết quả nghiên cứu mà các công trình đã công bố đạt được, đề tài tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện một số lý luận cơ bản về đầu tư và quản lý đầu tư của đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I: khái niệm đầu tư, vai trò đầu tư, đặc điểm nội dung quản lý đầu tư, tiêu chí và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư của đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I. Hai là, từ những vấn đề lý luận đã nghiên cứu, luận án sẽ đi sâu phân tích các căn cứ pháp lý, mô hình, thực trạng quản lý đầu tư của HVCTQGHCM trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017; đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế dựa trên các quy trình quản lý đầu tư (quản lý quy hoạch đầu tư, quản lý kế hoạch đầu tư, thực hiện đầu tư, giám sát hoạt động đầu tư, kết thúc đầu tư). Ba là, trên cơ sở xác định quan điểm hoàn thiện quản lý đầu tư của HVCTQGHCM, luận án nhận diện và phân tích các yêu cầu mới đặt ra đối với công tác quản lý đầu tư tại HVCTQGHCM. Từ đó, đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm tăng cường quản lý đầu tư tại HVCTQGHCM, đảm bảo ổn định, hiệu quả, đúng chế độ, chính sách của Nhà nước và quy định của HVCTQGHCM.
  • 35. 28 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP DỰ TOÁN CẤP I 2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ 2.1.1. Khái niệm Đầu tư (investmen) là một loại hình đặc thù rất phổ biến trong hoạt động kinh tế. Trước hết, đầu tư là hành vi của dân cư, doanh nghiệp khi sử dụng các nguồn lực của mình có quyền sử dụng không phải để tiêu dùng mà là để đưa vào các hoạt động mang tính dài hạn với hi vọng thu được lợi ích lớn hơn trong tương lai. Do vậy người ta thường quan niệm đầu tư phải gắn với quá trình hi sinh nguồn lực cho mục đích dài hạn được gọi là “bỏ vốn” trong hiện tại để mong thu được lợi ích lớn hơn trong tương lai. Theo cách hiểu trên, đầu tư là hoạt động gắn với việc huy động và sử dụng nguồn lực vốn, mang tính dài hạn, động cơ vị lợi. Tuy nhiên do kết quả thu được trong tương lai chưa có gì đảm bảo chắc chắn nên đầu tư luôn có những yếu tố bất định làm cho đầu tư luôn có tính rủi ro mà nhà đầu tư phải gánh chịu. Bù lại, khả năng nhận được lợi nhuận từ đầu tư luôn cao hơn so với các hoạt động sản xuất thông thường. Vì vậy có thể quan niệm rằng, đầu tư là sự đánh bạc với tương lai, đánh đổi rủi ro lấy lợi nhuận kỳ vọng cao. Trong kinh doanh, đầu tư được coi là một phương thức kinh doanh và phát triển kinh doanh. Đó là việc bỏ vốn để mua sắm và sử dụng những tài sản cố định như đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị với hi vọng sẽ làm cho sản nghiệp kinh doanh của mình mang lại lợi túc và có giá trị cao hơn trong tương lai. Đầu tư có thể phân biệt với đầu cơ (speculation) ở chỗ đầu tư là hoạt động hợp pháp, tìm kiếm lợi ích cao trong tương lai bằng nỗ lực tạo ra năng lực sản xuất mới; còn đầu cơ thường để ám chỉ các hoạt động tích trữ hàng hóa, giá trị để bán lại lấy giá trị cao trong tương lai. Theo thể chế và quan niệm kinh
  • 36. 29 doanh hiện đại, mặc dù khái niệm đầu tư có sự khác biệt với khái niệm đầu cơ nhưng đầu cơ ở những lĩnh vực và mặt hàng cho phép vẫn được coi là hợp pháp và được coi là một hình thức thực hiện đầu tư ngắn hạn (ví dụ đầu tư mua đất đai, quyền chọn hàng hóa hoặc cổ phiếu chờ giá lên rồi bán lại). Xét theo góc độ toàn bộ nền kinh tế, đầu tư là một lĩnh vực phân biệt với lĩnh vực tiêu dùng, tiết kiệm hoặc phân phối lưu thông. Đầu tư của toàn bộ nền kinh tế là tập hợp các hoạt động đầu tư của chủ thể riêng lẻ. Tuy nhiên, đầu tư của nền kinh tế không phải là phép cộng đơn thuần các hoạt động đầu tư của các chủ thể riêng lẻ mà nó chỉ tính đến các hoạt động thực sự làm tăng năng lực sản xuất của các chủ thể và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Do vậy người ta phân biệt đầu tư chuyển dịch là đầu tư của các chủ thể nhưng không tạo ra năng lực sản xuất mới mà chỉ chuyển đổi năng lực từ chủ thể này sang chủ thể khác. Còn đầu tư phát triển (ĐTPT) là đầu tư có tạo ra năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế. Xét trên khía cạnh thống kê, đầu tư của các doanh nghiệp thường tính gộp tất cả các hoạt động bỏ vốn cho các dự án đầu tư và mục đích đầu tư tài chính. Tuy nhiên, khi thống kê số liệu đầu tư (của một thời kỳ) của một nền kinh tế vấn đề trở nên khá phức tạp, Theo H.Mayo và Vũ Quang Việt, đầu tư được coi là “sự gia tăng tài sản cố định gộp”. Gọi là “gộp” vì chưa tính phần hao mòn mất mát vì tuổi thọ giảm và vì tăng năng suất giảm của tài sản cố định theo thời gian cũng như sự lạc hậu của tài sản – phần mất mát này có thể gọi là khấu hao tài sản cố định. Ngoài ra, đầu tư của nền kinh tế không tính các khoản chuyển dịch tài sản. Đầu tư là một đại lượng luồng (flow) chứ không phải là đại lượng kho (stock) như tài sản hoặc tư bản (vốn). Người ta chỉ có thể tính được lượng đầu tư cho một thời kỳ nhất định chứ không thể tính đầu tư cho một thời điểm. Nếu gọi Kt là lượng tài sản cố định (vốn) tại thời điểm t; Kt-1 là tài sản cố định tại thời điểm t-1; I là đầu tư của thời kỳ, ta có công thức:
  • 37. 30 I = Kt - Kt-1 Việc xác định số liệu đầu tư trong một thời kỳ (thường là 1 năm) là công việc khá quan trọng, mang tính thách thức và phải có phương pháp đúng. Số liệu đầu tư phải phản ánh đúng giá trị tài sản tăng thêm nhưng cũng phải loại trừ được các khoản chi phí không làm tăng tài sản và trừ đi các giá trị giảm tài sản nộp. Việc tùy tiện trong xác định số liệu thống kê đầu tư bằng cách cộng dồn đơn giản các báo cáo chi phí VĐT của các doanh nghiệp, địa phương sẽ làm sai lạc số liệu thực về đầu tư của nền kinh tế. Ở mỗi góc độ khác nhau có thể đưa ra các quan niệm khác nhau về đầu tư, nhưng nhìn chung đầu tư phải bao gồm các đặc trưng sau đây: Thứ nhất, có sự hy sinh tiêu dùng hiện tại để chi phí một khoản tiền hoặc tài sản cho mục đích tương lai. Hiện tượng này được gọi là bỏ “vốn” ban đầu. Vốn ở đây chính là các tài sản có khả năng sử dụng để mang lại giá trị tăng thêm trong tương lai. Thứ hai, đầu tư luôn gắn liền với rủi ro, mạo hiểm. Có thể coi hoạt động đầu tư là hoạt động rủi ro nhất của nhà kinh doanh do quá trình đầu tư từ lúc bỏ vốn đến khi thu hồi kết quả mong đợi thường kéo dài nhiều năm, các yếu tố bất định và khó dự đoán luôn có khả năng làm ảnh hưởng đến kết quả đầu tư. Vì vậy các nhà đầu tư phải nhìn nhận trước những rủi ro để lượng hóa sự đánh đổi rủi ro với lợi nhuận kỳ vọng sẽ thu được. Thông thường các hoạt động đầu tư rủi ro cao luôn kèm theo khả năng mang lại lợi nhuận cao và ngược lại. Thứ ba, đầu tư luôn mang tính dài hạn nếu so sánh với các hoạt động sản xuất hay tiêu dùng. Một hoạt động đầu tư thường bao gồm nhiều chu kỳ sản xuất kéo dài vài năm đến vài chục năm. Thứ tư, tính sinh lợi (hiệu quả) của đầu tư. Mục tiêu của đầu tư là sinh lợi thể hiện ở kết quả thu được trong tương lai phải lớn hơn chi phí. Đó chính là hiệu quả đầu tư. Nhưng ở những góc nhìn khác nhau, có thể nhìn nhận hiệu
  • 38. 31 quả đầu tư khác nhau. Các doanh nghiệp và doanh nhân thường coi trọng hiệu quả tài chính, tối đa hóa lợi nhuận. Còn đối với nhà nước và cộng đồng lại muốn hiệu quả gắn liền với các chi phí và lợi ích xã hội. Trong luận án này, tác giả sử dụng khái niệm về đầu tư như sau: “Đầu tư là sự bỏ ra, sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại nhằm đạt được những kết quả có lợi hơn cho người đầu tư trong tương lai. Hay nói cách khác, đầu tư là sự hy sinh những lợi ích hiện tại để nhằm thu về lợi ích lớn hơn trong tương lai”. Theo Peter F.Drucker, Giả định cổ điển cho rằng nội bộ tổ chức là lãnh địa hoạt động của quản lý có nghĩa là quản lý chủ cần tập trung vào các nỗ lực bên trong, nếu không phải là chỉ vào chi phí thôi. Vì nỗ lực chỉ tồn tại bên trong một tổ chức, và tương tự như vậy, mọi cái bên trong của tổ chức đều được coi là một trung tâm chi phí. Nhưng trong khi đó kết quả hoạt động của mọi tổ chức lại nằm bên ngoài tổ chức. Điều dễ hiểu là công tác quản lý thường bắt đầu từ sự quan tâm đến nội bộ của tổ chức. Khi các tổ chức kinh doanh lớn lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng năm 1870, thì quản lý nội bộ chính là thách thức mới. Chưa từng có ai làm việc này. Nhưng ở thời kỳ đầu giả định cho rằng lãnh địa hoạt động của quản lý là nội bộ của tổ chức còn tỏ ra có lý, hoặc ít ra còn giải thích được, thì việc kéo dài giả định như thế là điều vô lý. Vì nó mâu thuẫn với chức năng và bản chất của tổ chức. Quản lý phải tập trung vào kết quả thu được và thực tiễn hoạt động của một tổ chức. Thực ra, nhiệm vụ trước tiên của quản lý là xác định xem kết quả và thực tiễn hoạt động của một tổ chức là gì, và đây chính là nhiệm vụ khó khăn nhất, dễ gây tranh cãi nhất, nhưng lại là quan trọng nhất. Do đó nhiệm vụ của quản lý là phải huy động được các nguồn lực của tổ chức để đạt được kết quả nằm bên ngoài tổ chức đó. Do đó, một giả định mới làm cơ sở cho mô hình quản lý mới cả về lý luận và thực hành sẽ là “Lý do tồn tại của quản lý là nhằm đạt được mục tiêu
  • 39. 32 của tổ chức. Quản lý phải xuất phát từ kết quả mong đợi của tổ chức và phải động viên cho được mọi nguồn lực của tổ chức để đạt được kết quả đó. Quản lý là một bộ phận của tổ chức bất kể đó là doanh nghiệp, nhà thờ, trường đại học, bệnh viện,… hay nhà tạm trú cho phụ nữ bị ngược đãi,… nhằm giúp cho tổ chức đó đạt được kết quả nằm ngoài tổ chức đó. Quản lý là một công cụ cụ thể, một chức năng cụ thể, một phương tiện cụ thể, giúp cho tổ chức đạt được kết quả mong muốn.[92, tr59-61] Theo Henry Fayol một nhà khoa học và quản lý của Châu Âu, cụ thể ở Pháp có cái nhìn về thuyết quản lý hành chính“Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra”. Trong định nghĩa này, ông nêu ra 5 chức năng cơ bản của nhà quản lý. Nhưng vì sao lý thuyết của ông lại được gọi là “Quản lý (hay quản trị) hành chính”. Fayol phân loại hoạt động của một hãng kinh doanh và bất kỳ tổ chức nào thành 6 nhóm: (1) Các hoạt động kỹ thuật, (2) Thương mại - mua bán, trao đổi, (3) Tài chính - việc sử dụng vốn, (4) An ninh (việc bảo vệ người và tài sản), (5) Dịch vụ hạch toán, thống kê, (6) Quản lý hành chính. Quản lý hành chính có liên quan tới cả 5 nhóm hoạt động trên và là sự tổng hợp của các nhân tố này để tạo thành sức mạnh tổng hợp của tổ chức. Đối với những người có chức vụ càng cao, thì đòi hỏi về khả năng quản lý hành chính càng lớn. “Ở cấp dưới, khả năng chuyên môn là điểm quan trọng nhất; ở cấp trên khả năng quản lý hành chính là chủ chốt, tổ chức càng lớn thì càng như vậy. Nếu như những người thợ, đốc công và kỹ sư thiếu kỹ thuật thì khả năng kỹ thuật của toàn cơ sở kinh doanh cũng bị suy yếu; mặt khác những nhân viên đó không nhất thiết phải là những người quản lý hành chính hoàn hảo. Nhưng nếu vị giám đốc quản lý và các ủy viên quản trị cao cấp khác không có khả năng quản lý hành chính, toàn bộ xí nghiệp sẽ giảm dần, dẫn tới con số không” [92, tr108-109]. Dưới cách nhìn góc độ và các khái niệm quản lý khác nhau, tác giả đưa
  • 40. 33 ra khái niệm quản lý và quản lý đầu tư như sau: Quản lý nói chung là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý để điều khiển đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Thực chất của quản lý đầu tư là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào đối tượng đầu tư để điều khiển đối tượng đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Khái niệm quản lý đầu tư Hoạt động đầu tư có phạm vi rộng và tác động dài hạn, liên quan đến nhiều vấn đề cần làm thủ tục pháp lý, do vậy, quản lý đầu tư bao gồm quản lý của Nhà nước và quản lý của các chủ đầu tư là yêu cầu khách quan nhằm bảo đảm đầu tư theo định hướng của nhà nước và nâng cao hiệu quả đầu tư chung cũng như hiệu quả đầu tư của các chủ đầu tư. Quản lý đầu tư là sự tác động có chủ đích, có tổ chức, có định hướng của cơ quan chủ đầu tư và của các cơ quan quản lý nhà nước vào quá trình đầu tư bao gồm từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, vận hành kết quả đầu tư, kết thúc đầu tư bằng một hệ thống các biện pháp nhằm đạt được kết quả, hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất trong điều kiện xác định về thể chế luật pháp và điều kiện kinh tế, xã hội. Như vậy, quản lý đầu tư luôn gắn với chủ thể quản lý. Chủ thể của quản lý nhà nước về đầu tư là các cơ quan quản lý nhà nước có sự phân công, phân cấp trong tổ chức quản lý. Chủ thể quản lý của chủ đầu tư là các tổ chức có tư cách pháp lý có quyền thực hiện đầu tư. Đối với các cơ quan nhà nước thực hiện đầu tư công, chủ đầu tư là các cơ quan sự nghiệp dự toán NSNN cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV. Đối tượng của quản lý đầu tư là các dự án đầu tư thực hiện theo Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công Xác định rõ phân biệt quản lý đầu tư của các chủ đầu tư với quản lý nhà nước về đầu tư và quản lý của các nhà tài trợ vốn. Quản lý của chủ đầu tư chủ
  • 41. 34 yếu là quản lý chu trình đầu tư, quản lý VĐT để thực hiện các dự án đầu tư sao cho đạt mục tiêu đầu tư. Quản lý nhà nước về đầu tư chủ yếu bao hàm các nội dung công việc về thể chế (cơ chế), chính sách, thủ tục, quy trình để các bên tham gia đầu tư thực hiện lợi ích của mình mà không làm tổn hại đến lợi ích của các bên tham gia khác, bảo đảm không tổn hại lợi ích xã hội. Còn quản lý của các nhà tài trợ gồm các công việc trực tiếp thực hiện các hoạt động rót vốn, thu hồi VĐT nhằm đảm bảo mục tiêu sử dụng có hiệu quả VĐT của họ. Riêng đối với các hoạt động đầu tư công và đầu tư vay ODA, Nhà nước phải tham gia quản lý trực tiếp các dự án. Tuy nhiên, quản lý trực tiếp các dự án được phân quyền cho các cơ quan dự toán ngân sách. Việc phân định ở đây cũng rất rõ: Quản lý nhà nước về đầu tư không trùng lắp, lẫn lộn. Tuy nhiên, khi Nhà nước vừa đóng vai quản lý nhà nước vừa đóng vai trò chủ đầu tư, rất dễ xảy ra các hoạt động chồng chéo chức năng, nhầm lẫn công việc hoặc lạm dụng vai trò để trục lợi, tham nhũng. Chính vì vậy, đối với các hoạt động đầu tư công, quản lý nhà nước phải có sự chú ý đặc biệt, nhất là ở khâu kiểm tra, giám sát, quy trình, thủ tục. 2.1.2. Đặc điểm của quản lý đầu tư Dự án đầu tư công là loại dự án đầu tư đặc thù, do vậy quản lý dự án đầu tư công có một số đặc điểm riêng thể hiện ở một số mặt sau đây: Thứ nhất, quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với dự án đầu tư công phải tuân thủ mục tiêu chung của các chương trình mục tiêu do nhà nước quyết định. Thông thường mỗi cơ quan nhà nước có các chương trình nghị sự và mục tiêu ưu tiên trong nhiệm kỳ của mình. Các chương trình nghị sự và mục tiêu ưu tiên thường được cụ thể hóa thành các chương trình mục tiêu, các dự án đầu tư công và sau đó được triển khai thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt của các cơ quan nhà nước tương ứng. Chính vì thế, khó có khả năng điều chỉnh linh hoạt các dự án đầu tư công.
  • 42. 35 Thứ hai, quản lý của chủ sở hữu nhà nước về dự án đầu tư công phải tuân theo quy định pháp luật chặt chẽ hơn quản lý của chủ sở hữu tư nhân đối với dự án đầu tư của họ. Do vốn cung cấp cho dự án đầu tư công thuộc sở hữu nhà nước. Nguồn vốn này có thể là vốn cấp phát trực tiếp từ NSNN, từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước hoặc từ các quỹ khác thuộc sở hữu nhà nước. Trên thực tế, việc sử dụng NSNN, tín dụng nhà nước và các quỹ của nhà nước đều phải tuân thủ các quy định chặt chẽ trong các luật tương ứng, không được phép sử dụng linh hoạt như các quỹ tư nhân. Vì thế, quản lý đầu tư xây dựng thường cứng nhắc và phải tuân thủ các quy trình, thủ tục phức tạp đảm bảo sự quản lý, giám sát sử dụng tài sản công một cách hợp pháp. Thứ ba, quản lý nhà nước về đầu tư công thường chịu sự chi phối của các mục tiêu phi kinh tế. Các dự án đầu tư công cũng là phương tiện thông qua đó Nhà nước thực hiện các mục tiêu khác của mình như bình ổn nền kinh tế, khuyến khích phát triển vùng, ngành, đảm bảo phát triển cân đối vùng, miền, công bằng trong hưởng thụ dịch vụ xã hội của dân cư…. Chính vì thế, khó xác định chính sách các kết quả của dự án đầu tư công. Điều này ảnh hưởng đến các tiêu chí, thước đo đánh giá hiệu quả khi xây dựng và thực hiện dự án đầu tư công. Thứ tư, quản lý nhà nước về đầu tư công có nội dung rất rộng và phức tạp hơn quản lý dự án đầu tư tư nhân. Quản lý nhà nước về đầu tư công có nội dung rất rộng, bao gồm từ xác định chủ trương, chính sách đầu tư công, xây dựng chương trình, kế hoạch để huy động nguồn lực cho dự án; giải quyết mối quan hệ phối hợp của nhiều chủ thể tham gia dự; tổ chức theo dõi, kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá dự án đầu tư công; giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử phạt vi phạm liên quan đến quản lý đầu tư công theo quy định của pháp luật. Hệ thống phân cấp hợp lý các chức năng này cho các cơ quan khác nhau quyết định lớn đến hiệu suất, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư công;