SlideShare a Scribd company logo
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG LĨNH VỰC NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN
THỦY SẢN: THỰC TIỂN TẠI TỈNH CÀ MAU
Chuyên ngành: Luật Kinh Tế
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2022
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................Error! Bookmark not defined.
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài............................Error! Bookmark not defined.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ..............Error! Bookmark not defined.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn ... Error! Bookmark not
defined.
3.1. Mục tiêu nghiên cứu chung.........................Error! Bookmark not defined.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể .........................Error! Bookmark not defined.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................Error! Bookmark not defined.
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................Error! Bookmark not defined.
6. Tính mới và những thực tiễn đóng góp của đề tài........... Error! Bookmark not
defined.
7. Bố cục nội dung của luận văn............................Error! Bookmark not defined.
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN
.....................................................................................................................................1
1.1. Khái niệm và đặc điểm của môi trường và pháp luật bảo vệ môi trường ........1
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của môi trường.........................................................1
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật bảo vệ môi trường..............................4
1.1.3. Vai trò của pháp luật bảo vệ môi trường ở nước ta....................................5
1.2. Khái niệm, nội dung và vai trò của thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực
nuôi trồng và chế biến thủy sản ...............................................................................8
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường và
thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản ..........9
1.2.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh
vực nuôi trồng và chế biến thủy sản...................................................................12
1.2.3. Vai trò của thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế
biến thủy sản ở Việt Nam...................................................................................23
1.2.4. Các yếu tố đảm bảo cho việc thực thi pháp luật về BVMT trong nuôi
trồng và chế biến thủy sản..................................................................................27
1.3. Kinh nghiệm thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến
thủy sản ở một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam.......................30
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
Chương 2...................................................................................................................34
THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
LĨNH VỰC NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
CÀ MAU...................................................................................................................34
2.1. Khái quát tình hình nuôi trồng và chế biến thủy sản tại tỉnh Cà Mau............35
2.2. Thực trạng thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến
thủy sản tại địa bàn tỉnh Cà Mau ...........................................................................38
2.2.1. Kết quả đạt được: .....................................................................................38
2.2.2.Khó khăn vướng mắc trong hoạt động bảo vệ môi trường .......................46
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong hoạt động bảo vệ môi
trường .................................................................................................................52
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THỦY
SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU ..................................................................55
3.1 Tính cấp thiết của việc nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh
vực nuôi trồng và chế biến thủy sản ......................................................................56
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh
vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau .............................58
3.2.1. Môị số giải pháp hoàn thện pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực
nuôi trồng và chế biến thủy sản..........................................................................58
3.2.2. Giải pháp cho việc thực thi thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi
trồng và chế biến thủy sản..................................................................................58
KẾT LUẬN...............................................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................Error! Bookmark not defined.
1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI PHÁP
LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC NUÔI
TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN
1.1. Khái niệm và đặc điểm của môi trường và pháp luật bảo vệ môi
trường
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của môi trường
Hiện nay khái niệm môi trường được nhìn nhận dưới các góc độ khác
nhau. Phần lớn các nhà nghiên cứu quan niệm rằng: Môi trường chính là tập
hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng tới sự sống. Tuy
nhiên một số nhà nghiên cứu cho rằng dùng thuật ngữ môi trường được hiểu
theo nghĩa như trên xét dưới góc độ nghiên cứu và pháp lý là không chính
xác.
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về môi trường. Có thể kể đến một số
quan điểm như sau: Theo định nghĩa của S.V.Kalesnik (1959, 1970) môi
trường (được định nghĩa với môi trường địa lí) “chỉ là một bộ phận của trái
đất bao quanh con người, mà ở một thời điểm nhất định xã hội loài người có
quan hệ tương hỗ trực tiếp với nó, nghĩa là môi trường có quan hệ một cách
gần gũi nhất với đời sống và hoạt động sản xuất của con người”1
. Trong tài liệu
“môi trường và tài nguyên Việt Nam đã đưa ra định nghĩa: “môi trường là một nơi
chốn trong số các nơi chốn, nhưng có thể là một nơi chốn đáng chú ý, thể hiện
các màu sắc xã hội của một thời kì hay một xã hội"2
Như vậy, có thể nhận thấy
khái niệm về môi trường xét theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và
xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên
5
S.V.Kalesnik (1959, 1970) môi trường (được định nghĩa với môi trường địa lí)
2
Nguyễn Ngọc Sinh (1984), Môi trường và tài nguyên Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
2
thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội. Đối
với nghĩa hẹp thì môi trường bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp
liên quan tới chất lượng cuộc sống con người được nhận và cần được bảo vệ.3
Xét dưới góc độ ngôn ngữ theo từ điển Tiếng Việt ghi nhận: Môi trường
là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ
thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình
trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống
đang xem xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ thống đang xem xét
cần phải có tính tương tác với hệ thống đó. Hoặc môi trường là tập hợp tất cả
các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người
và tác động đến các hoạt động sống của con người như: Không khí, nước, độ
ẩm, sinh vật, xã hội loài người… 4
Môi trường là nơi xảy ra hiện tượng hoặc
diễn ra một quá trình, trong quan hệ với hiện tượng quá trình ấy hoặc môi
trường là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con người hay
một sinh vật tồn tại, phát triển, trong quan hệ với con người, với sinh vật ấy.
Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện
hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh
khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng 5
. Những
cách hiểu về môi trường như trên có đặc điểm chung là xem xét môi trường là
một hệ thống có sự tác động đến con người. Theo cách hiểu thông thường,
khái niệm về môi trường đa phần không quan tâm đến tác động của nó là gì?
Trên thực tế những tác động đó giữ vai trò như thế nào đối với sự phát triển
của xã hội hiện nay? Từ đó đưa ra một định nghĩa mang tính chất tương đối
3
Lê Kim Nguyệt (2014), “Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường do hoạt động của làng nghề gây ra”,
Tạp chí dân chủ và pháp luật.
4
Trung tâm từ điển học (2008), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng
5
Nhóm Ngân hàng thế giới (2017)“Tổng quan về Ô nhiễm Nông nghiệp ở Việt Nam”, Báo cáo tóm tắt.
3
về môi trường nói chung. Tuy nhiên, với định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt
không chỉ quan tâm đến bản chất của môi trường gồm những yếu tố nào mà
còn quan tâm đến tác động của nó đến con người và xã hội. Như vậy, dưới
một góc độ nào đó, việc định hình một cách cơ bản khái niệm về môi trường
là điều hoàn toàn cần thiết, để từ đó, có thể áp dụng vào các quy định của
pháp luật nhằm thực hiện mục tiêu là quản lý một cách có hiệu quả từ phía
các cơ quan có thẩm quyền ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Dưới góc độ pháp lý, theo định nghĩa của UNESCO (1981) môi trường
của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con
người tạo ra (tập quán, niềm tin) trong đó con người sống và lao động, khai
thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của
mình6
. Như vậy UNESCO đã lần đầu đưa ra một định nghĩa nhằm tạo nền
tảng cho việc hình thành một khái niệm cơ bản về môi trường của tổ chức
Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc. Từ định nghĩa trên việc vận
dụng pháp điển hóa thành các quy định của mỗi quốc gia là khác nhau nhằm
phù hợp với sự nhìn nhận, văn hóa, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
đó nói chung.
Ở nước ta, Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định: Môi trường là hệ
thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại
và phát triển của con người và sinh vật7
. Từ khái niệm trên, có thể đưa ra
những đặc điểm chung, cơ bản của khái niệm môi trường như sau:
Thứ nhất, môi trường được xem là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên
và nhân tạo. Đây là một đặc điểm mang tính đặc trưng của môi trường. Yếu tố
tự nhiên là yếu tố mang tính chất sẵn có, được hình thành và không chịu sự
6
Trương Quang Học (2012), Việt Nam thiên nhiên môi trường và phát triển bền vững, Nxb Khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội.
7
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật bảo vệ môi trường, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
4
tác động của con người. Yếu tố nhân tạo là có sự tác động của con người, hiểu
một cách cụ thể đó là do con người hình thành và phát triển. Các yếu tố tự
nhiên và nhân tạo có sự tác động qua lại, từ đó hình thành nên một hệ thống
có sự tác động vào các đối tượng ở bên trong nó.
Thứ hai, quá trình tác động vào sự tồn tại và phát triển của các đối
tượng. Việc các yếu tố tự nhiên và nhân tạo tác động vào sự tồn tại và phát
triển của những đối tượng bên trong nó là điều kiện cần thiết, thể hiện vai trò
quan trọng của yếu tố môi trường. Đồng thời, khẳng định tính tất yếu rằng tất
cả mọi sự vật hiện tượng luôn luôn chịu sự tác động của môi trường dù ít hay
nhiều hoặc dưới góc độ tự nhiên hoặc nhân tạo.
Thứ ba, chủ thể bị tác động đó là con người và sinh vật. Môi trường tác
động đến sự phát triển và tồn tại của con người và sinh vật. Tất cả các sinh vật
và con người luôn luôn chịu tác động của yếu tố môi trường và không có
trường hợp nào là ngoại lệ. Yếu tố môi trường tác động vào các chủ thể từ khi
hình thành và phát triển cũng như tồn tại của các chủ thể đó. Đây chính là đặc
trưng nổi bật của yếu tố môi trường so với các yếu tố khác trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của loài người.8
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân mà là của
toàn xã hội. Hoạt động BVMT muốn đạt hiệu quả cao nhất thiết phải được
pháp điển hoá thành các quy phạm, các đạo luật. Mặc dù vậy, hiện nay khái
niệm pháp luật bảo vệ môi trường vẫn còn những cách hiểu khác nhau.
Trong những năm qua, đất nước ta đã và đang tiến hành công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, song song với phát triển kinh tế cũng cần ban hành
các quy định pháp luật trong lĩnh vực BVMT. Nhận thức rõ vai trò quan trọng
8
Nguyễn Ngọc Sinh (1984), Môi trường và tài nguyên Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
5
của hoạt động bảo vệ môi trường, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã
hoạch định, xây dựng và ban hành hệ thống văn bản pháp luật nhằm điều
chỉnh. Có thể nói rằng, phạm vi và đối tượng điều chỉnh cụ thể trong từng văn
bản pháp luật, các quan hệ về bảo vệ môi trường với luật chuyên ngành đã
được xử lý một cách hài hoà và ngày càng mang tính khả thi cao. Thông qua
hoạt động ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật chung và văn bản
pháp luật chuyên ngành khác có quy định về nghĩa vụ bảo vệ môi trường đã
tạo nên nền tảng pháp lý cơ bản trong hoạt động BVMT, theo hướng phát
triển bền vững. Dựa trên các phân tích trên tác giả đưa ra khái niệm pháp luật
bảo vệ môi trường như sau: Pháp luật bảo vệ môi trường là tập hợp các văn
bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ
thể trong quá trình các chủ thể có hành vi khai thác, sử dụng hoặc tác động
đến môi trường, đồng thời, quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá
nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường. Pháp luật bảo vệ môi trường được
cấu thành bởi hệ thống quy phạm pháp luật được quy định tại nhiều văn bản
quy phạm pháp luật khác nhau như: Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh cho đến
những văn bản hướng dẫn thi hành do Chính phủ, các Bộ, ban ngành hay
chính quyền địa phương ban hành.
1.1.3. Vai trò của pháp luật bảo vệ môi trường ở nước ta
Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong công
tác bảo vệ môi trường được thể chế hoá thành pháp luật bảo vệ môi trường –
trở thành công cụ hữu hiệu để quản lý và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện
nay. Trên phương diện lý luận và thực tiễn, pháp luật bảo vệ môi trường có
các vai trò sau:
Một là, thông qua việc hoàn thiện các quy định của pháp luật bảo vệ môi
trường sẽ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vấn đề này. Những quy
6
định về BVMT là cơ sở pháp lý cơ bản quy định về cơ cấu, tổ chức của các cơ
quan quản lý nhà nước. Từ đó, hình thành hệ thống cơ quan quản lý môi
trường nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước nói chung và được tổ chức
thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Thông qua việc quy định chức
năng của mình, các cơ quan trên thực hiện hoạt động kiểm tra giám sát
thường xuyên các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật bảo vệ môi trường,
kịp thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý những vi phạm đối với lĩnh vực mà
mình quản lý.9
Hai là, vấn đề bảo vệ môi trường có vai trò to lớn, góp phần quan trọng
trong việc đảm bảo thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về bảo vệ
môi trường và là một trong những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước nói
chung. Bằng việc quy định cụ thể nội dung bảo vệ môi trường tại các văn bản
pháp lý hiện hành là tiền đề cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Hệ thống
văn bản pháp lý có vai trò không thể thay thế được trong việc đảm bảo thực
hiện các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn về bảo vệ môi trường, đồng thời
đây cũng là cơ sở quy định chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của các cơ quan
quản lý nhà nước trong lĩnh vực BVMT.
Ba là, đối với xã hội, vấn đề bảo vệ môi trường có vai trò đặc biệt to lớn
trong xây dựng chiến lược phát triển bền vững của quốc gia. Môi trường được
bảo vệ tốt là yếu tố đảm bảo phát triển bền vững và ngược lại. Việc ban hành
các quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ môi
trường là cơ sở pháp lý cho việc cơ quan nhà nước thực hiện chức năng thanh
tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi
trường. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên, định
kỳ hoặc đột xuất dựa vào các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, còn xử
9
Phạm Thị Ngọc Trầm (2006), Quản lý Nhà nước đối với tài nguyên và môi trường vì sự phát triển bền vững
dưới góc nhìn xã hội – nhân văn, Nxb Khoc học xã hội, Hà Nội.
7
lý vi phạm được áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có
những hành vi vô ý hoặc cố ý vi phạm các quy định của pháp luật bảo vệ môi
trường.
Bốn là, bảo vệ môi trường là lĩnh vực rộng lớn nên hoạt động QLNN về
bảo vệ môi trường tác động nhiều đến kinh tế và xã hội. Việt Nam hiện nay
đang thực hiện công cuộc xây dựng và phát triển đất nước nên cùng với quá
trình xây dựng thì việc bảo vệ môi trường ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý
nghĩa chính trị, xã hội rất quan trọng. Đặt hoạt động QLNN về bảo vệ môi
trường trong quá trình xây dựng và phát triển lên hàng đầu và trở thành nhiệm
vụ có ý nghĩa chiến lược, phù hợp với xu thế chung trên thế giới hiện nay.
Năm là, pháp luật bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng trong việc
nâng cao nhận thức của xã hội trong lĩnh vực này. Những quy định về bảo vệ
môi trường có vai trò trong việc giáo dục, truyền thông để từ đó góp phần
nâng cao nhận thức của xã hội về vấn đề xây dựng và phát triển trong môi
trường lành mạnh, an toàn và trong sạch. Pháp luật BVMT góp phần quan
trọng trong việc phát triển nền kinh tế - xã hội một cách bền vững ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
Sáu là, pháp luật về BVMT có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho
con người được sống trong môi trường trong lành. Để tồn tại và phát triển con
người đã tác động nhiều vào thiên nhiên để phục vụ cho các nhu cầu của
mình. Các cuộc cách mạnh KHKT với nhiều thành quả quan trọng đã làm
cuộc sống con người có nhiều biến đổi. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả
tích cực thì con người cũng đứng trước những thách thức to lớn như biến đổi
khí hậu, nước biển dâng, núi lửa phun trào, ÔNMT… ảnh hưởng không nhỏ
đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước trên toàn thế giới.
8
Ở Việt Nam trong thời gian gần đây, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội
của quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, việc tập trung xây dựng và phát
triển nền kinh tế đã để lại những tác nhân ảnh hưởng trực tiếp lên môi trường
sống nói chung. Do đó, nhận thức được vai trò quan trọng của việc hình thành
và phát triển một môi trường xanh – sạch – đẹp không chỉ riêng ở nước ta mà
còn chung của thế giới chính là tiền đề bảo đảm thực hiện những nguyên tắc
cơ bản của pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam, trong đó có nguyên tắc
“bảo đảm và ghi nhận quyền được sống trong môi trường trong lành của con
người” 10
. Điều này là hoàn toàn phù hợp với Tuyên bố của Hội nghị Liên
Hợp Quốc về môi trường và con người (Hội nghị Stockhom năm 1972) nêu
rõ: “Con người có quyền cơ bản được tự do, bình đẳng và được hưởng đầy đủ
các điều kiện sống trong một môi trường chất lượng cho phép cuộc sống có
phẩm giá và phúc lợi mà con người có trách nhiệm trong bảo vệ và cải thiện
cho các thế hệ hôm nay và mai sau” và trong một số Tuyên bố của các tổ chức
thế giới về vấn đề bảo vệ môi trường. Như vậy, thông qua việc ban hành và
hoàn thiện khung pháp lý cũng như quá trình thực hiện pháp luật bảo vệ môi
trường một cách chặt chẽ và có hiệu quả đã góp phần trong việc bảo đảm
quyền được sống trong một môi trường với chất lượng đạt tiêu chuẩn cho
phép, cuộc sống được bảo đảm lành mạnh, hữu ích và được hài hòa với môi
trường thiên nhiên của con người ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.11
1.2. Khái niệm, nội dung và vai trò của thực thi pháp luật BVMT trong
lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản
10
Lê Văn Nãi (1999), Bảovệ môi trường trong xây dựng cơ bản, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
11
Chính phủ (2004), Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam(Định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam), Hà
Nội.
9
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi
trường và thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế
biến thủy sản
1.2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân mà của
toàn xã hội. BVMT là nội dung quan trọng trong xây dựng và phát triển đất
nước. Theo từ điển Luật học: Vi phạm pháp luật được xem xét dưới hai nghĩa:
“Nghĩa rộng: Là các việc làm sai trái pháp luật nói chung.
Nghĩa hẹp: Là các việc sai trái chưa cấu thành tội phạm và thường được
gọi là vi phạm hành chính”.
Khái niệm vi phạm pháp luật nói chung được coi là một trong các khái
niệm cơ bản và quan trọng của pháp luật Việt Nam. Hệ thống pháp luật nước
ta căn cứ vào mức độ hành vi vi phạm của từng ngành luật chuyên ngành mà
đưa ra những mức xử lý tùy vào mức độ của các hành vi trên. Ví dụ: Luật
hình sự xác định hành vi nào là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm tới
các khách thể được luật hình sự bảo vệ và quy định các hình thức xử lý với tư
cách là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất để áp dụng đối với người
phạm tội. Hoặc đối với Luật xử phạt vi phạm hành chính thì mức độ vi phạm
được đánh giá là nhẹ hơn sẽ được áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính
tương thích đối với các hành vi đó. Tuy rằng, đây là một khái niệm quan trọng
nhưng cho tới nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể để xác
định khái niệm về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Khái niệm này chỉ
được nghiên cứu dưới góc độ là một khái niệm khoa học về lý luận pháp lý
nói chung của các nhà nghiên cứu.
10
Xuất phát từ đặc thù cũng như vai trò và sự cần thiết bảo vệ môi trường,
Luật Bảo vệ môi trường 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan đã quy
định về các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Song do các hành
vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường là vô cùng đa dạng, được thể hiện
dưới các hình thức khác nhau nên việc đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về vi
phạm pháp luật bảo vệ môi trường là chưa từng được đề cập. Mặc dù vậy, qua
phân tích nêu trên có thể đưa ra một khái niệm cơ bản về vấn đề này như sau:
Vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường được hiểu là những hành vi vi phạm các
quy định của nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý và được các văn bản pháp luật quy định cụ
thể trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo khái niệm trên, vi phạm pháp luật
bảo vệ môi trường có những đặc điểm sau:
Một là, vi phạm pháp luật BVMT là các hành vi do tổ chức, cá nhân thực
hiện đã vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Tức là hành vi của tổ chức, cá
nhân đã vi phạm những quy định cụ thể của pháp luật bảo vệ môi trường. Do
vậy các hành vi vi phạm này cần phải bị xử lý theo quy định nhằm đảm bảo
tính nghiêm minh của pháp luật.
Hai là, hành vi vi phạm pháp luật BVMT là các hành vi vi phạm quy
định của NN trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định trong các văn
bản pháp luật cụ thể. Tức là chỉ những hành vi vi phạm các quy định trong
lĩnh vực BVMT thì mới bị xử lý theo các văn bản pháp luật có liên quan trong
lĩnh vực BVMT.
Ba là, hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường được thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý. Tùy vào từng hành vi vi phạm do các tổ chức, cá nhân
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý theo từng quy định pháp luật mà sẽ có hình
11
thức và mức độ xử lý tương ứng đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực
pháp luật BVMT.
1.2.1.2. Khái niệm, đặc điểm thực thi pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng
và chế biến thủy sản
Có rất nhiều quan điểm khi định nghĩa về khái niệm thực thi pháp luật
trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản. Tuy vậy, các quan điểm đều
đồng nhất cho rằng, dưới góc độ pháp lý, xem Luật Bảo vệ môi trường là một
lĩnh vực pháp luật thì cần có những quy định cụ thể nhằm điều chỉnh và xử lý
các hành vi vi phạm pháp luật để điều chỉnh các nội dung trong nuôi trồng và
chế biến thủy sản ở nước ta. Luật Bảo vệ môi trường là tập hợp các quy phạm
pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá
trình các chủ thể có hành vi khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc
nhiều thành phần môi trường. Ở nước ta hiện nay, trong việc hoạch định và tổ
chức xây dựng các văn bản pháp luật, các nhà quản lý, nhà làm luật đều rất
quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Trong phạm vi và đối tượng điều
chỉnh cụ thể trong từng văn bản pháp luật, vấn đề về BVMT được đặt lên
hàng đầu và khẳng định vị trí quan trọng không thể thiếu. Điều này thể hiện qua
hoạt động Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật chung
và văn bản pháp luật chuyên ngành khác có quy định về nghĩa vụ bảo vệ môi
trường mà các chủ thể phải thực hiện nhằm góp phần bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên, môi trường trong sạch và phát triển bền vững. Đối với các hành vi vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì các chủ thể phải gánh chịu hậu quả
pháp lý về hành chính, dân sự hoặc hình sự tùy từng mức độ do hậu quả của
hành vi đó mang lại. Tuy nhiên, hiện nay các quy định về thực thi pháp luật
trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản đã được quy định nhưng chưa
đáp ứng với nnhu cầu thực tế. Có thể thấy rằng hiện việc xử lý các hành vi
12
này tùy thuộc vào các quy định được pháp luật về bảo vệ môi trường quy định
cụ thể và được quy định rõ trong Bộ luật hình sự hiện hành và Luật xử lý vi
phạm hành chính. Để làm căn cứ cho việc xử lý vi phạm đối với pháp luật bảo
vệ môi trường, tại Luật bảo vệ môi trường quy định như sau:
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô
nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức và cá nhân
khác, có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường
thiệt hại và xử lý theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; 2.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức,... theo quy định của pháp luật.12
1.2.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật thực thi pháp luật BVMT
trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản
Đối với vấn đề BVMT nói chung và thực thi pháp luật trong lĩnh vực
nuôi trồng và chế biến thủy sản nói riêng ở nước ta hiện nay đã và đang trở
thành vấn đề nhận được nhiều quan tâm của các cơ quan NN có thẩm quyền
và toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực này, đáp ứng nhu
cầu phát triển của đất nước cũng như điều chỉnh hiệu quả các quan hệ xã hội
phát sinh thì pháp luật ngày càng được sửa đổi, bổ sung một cách hoàn thiện
hơn, trong đó có nội dung về thực thi pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và
chế biến thủy sản. Nội dung điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực nuôi
trồng và chế biến thủy sản là những quy định của pháp luật về việc xử lý các
hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường được ban hành nhằm nâng cao
hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống các vi phạm pháp luật; ngăn chặn
và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm trong lĩnh vực nuôi trồng và chế
biến thủy sản; đề cao trách nhiệm của người có thẩm quyền xử lý cũng như
12
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật bảo vệ môi trường, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội
13
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân; tăng cường trật tự
kỷ cương trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội đối với vấn đề bảo vệ môi
trường trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện
nay.
Ở nước ta hiện nay, tại Hiến pháp 2013 quy định: “Tổ chức, cá nhân gây
ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng
sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt
hại”13
. Đây là cơ sở pháp lý cơ bản cho văn bản luật và dưới luật triển khai
chi tiết quy định về vấn đề này trong thực tế nói chung.
Cùng với Hiến pháp, các văn bản luật cũng quy định theo hướng ngày
càng hoàn thiện và phù hợp hơn về nội dung bảo vệ môi trường và thực thi
pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản ở nước ta, đáp ứng
với yêu cầu chính trị, quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong tình
hình mới.
Luật bảo vệ môi trường 2014 ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
Các nội dung về bảo vệ môi trường được quy định làm nền tảng cơ bản tại các
Điều 7 và Điều 160 đã tạo ra cơ chế xử lý tương đối hoàn thiện đối với những
hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, thể hiện rõ nét sự tiến bộ của
Nhà nước ta trong việc quan tâm đến vấn đề BVMT. Văn bản pháp lý này đã
quy định nhiều nội dung phù hợp tạo điều kiện tối đa để cho việc thực thi
pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản ở nước ta trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nội dung điều chỉnh của pháp
luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản được thể hiện dưới các nội
dung cơ bản như sau:
13
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp, Nxb Sự thật, Hà Nội
14
1.2.2.1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch về thực thi pháp luật về bảo vệ
môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản
Việc quy hoạch chiến lược, kế hoạch thực thi pháp luật về bảo vệ môi
trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản là việc các cơ quan chức năng
sắp xếp bố trí các cơ sở tiến hành hoạt động thực hiện trong hoạt động BVMT
có mục tiêu, có định hướng phải được định sẵn phù hợp với các tiêu chí đề ra.
Việc quy hoạch và thực hiện quản lý nhằm đảm bảo quyền lợi các cá nhân, tổ
chức trên khắp cả nước nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan quản lý và là
trách nhiệm và quyền lợi trong hoạt động BVMT14
Việc xây dựng quy hoạch chiến lược, kế hoạch thực thi pháp luật về bảo
vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản ở nước ta được xây dựng
với mục tiêu là: Xây dựng và hoàn thiện và thực thi pháp luật về bảo vệ môi
trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản phù hợp với sự phát triển nền
kinh tế cơ sở quản lý nhà nước về BVMT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Chiến lược BVMT giữ một vị trí quan trọng là khâu đột phá trong quá trình
CNH-HĐH đất nước, đồng thời là mục tiêu, động lực của chiến lược phát
triển kinh tế xã hội. Chính quyền cấp tỉnh là chủ thể hoạch định chiến lược
BVMT, thực hiện quy hoạch, kế hoạch hóa BVMT nói chung và thực thi pháp
luật về BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trong phạm vi
của từng địa phương. Chiến lược BVMT được xây dựng trên cơ sở dự báo
nhu cầu BVMT cần phải có để thích ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong mỗi giai
đoạn phát triển kinh tế xã hội nói chung, sự phát triển của các địa phương
trong giai đoạn hiện nay. Đây là cơ sở định hướng để UBND tỉnh thực hiện kế
hoạch hóa sự phát triển của các ngành trong phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương nhằm chuẩn bị BVMT phù hợp với yêu cầu trong từng giai đoạn
14
Phạm Thị Ngọc Trầm (2006), Quản lý Nhà nước đối với tài nguyên và môi trường vì sự phát triển bền vững
dưới góc nhìn xã hội – nhân văn, Nxb Khoc học xã hội, Hà Nội.
15
CNH - HĐH15
Tính đến năm 2019, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chính sách và
các thông tư liên tịch nhằm hỗ trợ BVMT về nuôi trồng và chế biến thủy sản
cụ thể như sau:
- Hiến pháp 2013
- Luật bảo vệ môi trường 2014 ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
Các
- Bộ luật hình sự 2015
- Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 và Nghị định số 155/2016/NĐ-
CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ : Quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thay thế Nghị định
179/2013/NĐ-CP (Phần phụ lục) & 81/2006/NĐ-CP với mức phạt tăng lên
nhiều lần có hiệu lực từ ngày 01/02/2017
Chiến lược BVMT phải xác định được những chỉ tiêu chính phù hợp với
quy hoạch, định hướng phát triển ngành nghề trên địa bàn các địa phươn, gắn
với chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030 và
kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm. Việc quy hoạch xây dựng kế hoạch
BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản cần phù hợp với quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo định hướng lâu dài, đáp ứng
các yêu cầu về tuyển dụng, đào tạo, phát triển, các chế độ đã ngộ. Việc quy
hoạch thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến
thủy sản tập trung phải căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, đảm bảo
chất lượng nguồn nhân lực, có bước đi phù hợp để giải quyết những yêu cầu
trước mắt và định hướng lâu dài và gắn liền với sự phát triển của KCN trong
15
Hồ Viết Tiến – Từ Văn bình – Đặng Thị Mỹ Ngân (2020) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (2020)
NXB Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
16
quá trình xây dựng và phát triển hiện nay.
1.2.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản
Công tác lập kế hoạch quản lý xây dựng và thực hiện các văn bản QPPL
về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản là hoạt động của
cơ quan NN có thẩm quyền đưa ra các công việc phải làm thông qua bản kế
hoạch nhằm cụ thể hóa công tác quy hoạch chiến lược, kế hoạch thực thi pháp
luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản vào thực tiễn.
16
Với vai trò quan trọng của các QĐPL là nền tảng phát huy hơn nữa vai
trò của QPPL về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản ở
nước ta hiện nay. Thông qua việc ban hành và tiến hành thực hiện thì BVMT
sẽ được quy hoạch và được phân bổ một cách hợp lý trong thực tế, phù hợp
với sự phát triển của hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản và đáp ứng
với yêu cầu phát triển của các địa phương nói chung. Từ đó, có thể xem xét
được vai trò quan trọng của các cơ quan NN có thẩm quyền trong hoạt động
QLNN về BVMT trong thực tế. Cơ quan QLNN với các hình thức tuyên
truyền, chỉ đạo, thực hiện và tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát, từ đó, chỉ
rõ những kết quả đạt được và những hạn chế yếu kém trong quá trình áp dụng
trong thực tiễn. Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật đã được Đảng, Nhà
nước chỉ đạo hoàn thiện. Cùng với chính sách chung của Nhà nước, tùy vào
điều kiện kinh tế của từng tỉnh, các địa phương đã tích cực tham mưu với các
16
Hồ Viết Tiến – Từ Văn bình – Đặng Thị Mỹ Ngân (2020) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (2020)
NXB Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
17
cấp chính quyền để có những quy định riêng hỗ trợ cho QPPL về bảo vệ môi
trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản.17
Trong thực tiễn đối với chính sách ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, cụ
thể:
- Giảm lượng chất thải ra
- Xử lý chất thải trước khi xả ra môi trường
- Thay đổi nguyên lý sản xuất để thải ít chất thải, ít độc hơn.
Hiện nay, theo quy chuẩn, quy định của pháp luật thì doanh nghiệp phải
có hệ thống xả thải ra môi trường. Doanh nghiệp phải đầu tư hệ thống xả thải,
trường hợp, doanh nghiệp. Trong đó, cụ thể hóa bằng bộ tiêu chuẩn Việt Nam
về QCVN về chất thải trong đó, cụ thể: QCVN 11-MT:2015/BTNMT Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản (thay thế
QCVN 11:2008/BTNMT từ ngày 31/12/2015); QCVN 40:2011/BTNMT Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (thay thế TCVN
5945:2005); QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước ngầm; QCVN 10:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước biển ven bờ; QCVN 11:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản; TCVN 5945:2005 Nước
thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải; TCVN 6772:2000 Chất lượng nước -
Nước thải sinh hoạt giới hạn ô nhiễm cho phép; TCVN 6980:2001 Chất lượng
nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu vực nước sông dùng
cho cấp nước sinh hoạt; TCVN 6981:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn
nước thải công nghiệp thải vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích cấp nước
sinh hoạt; TCVN 6982:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công
17
Hồ Viết Tiến – Từ Văn bình – Đặng Thị Mỹ Ngân (2020) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (2020)
NXB Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
18
nghiệp thải vào lưu vực nước sông dùng cho mục đích thể thao và giải trí
dưới nước.
Hiện nay theo quy định thì trong chế biến sản phẩm thuỷ sản tạo ra
lượng nước thải nhỏ hơn nhiều (nghĩa là khoảng 0,14 phần trăm lượng nước
thải trong nuôi trồng thủy sản), nhưng nó chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao.
Nước thải này là một nguồn ô nhiễm và phải được thu gom và xử lý theo các
tiêu chuẩn quy định quốc gia trước khi thải ra môi trường. Trong trường hợp
các nhà máy chế biến thủy sản nằm ngoài khu công nghiệp, nước thải phải
được xử lý đạt cột A1 hoặc A2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt (nghĩa là QCVN 08: 2008- Bộ TN&MT và nay được thay thế
bằng QCVN 08 MT: 2015 -Bộ TN&MT). Nếu nằm trong khu công nghiệp,
nước thải được xử lý để đáp ứng yêu cầu áp dụng cho toàn khu công nghiệp.
Quản lý chất thải trong các nhà máy chế biến thường được thực thi tốt hơn so
với các trang trại nuôi trồng thủy sản.
Quá trình ban hành kế hoạch quản lý xây dựng và thực hiện các văn bản
QPPL về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản tại mỗi địa
phương sẽ được cụ thể hóa thông qua Quy hoạch trên địa bàn các tỉnh, thành
phố trong một giai đoạn nào đó cụ thể và mang tính định hướng trong một
thời gian dài diễn ra tại các địa phương.
1.2.2.3. Ban hành và tổ chức thực thi các chính sách có liên quan đến
sử dụng, QPPL về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản
Cùng với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về nuôi trồng
và chế biến thủy sản nói riêng cơ quan quản lý nhà nước trên cơ sở những
định hướng phát triển KT-XH, sử dụng và BVMT cần cụ thể hóa thành các
chính sách để BVMT phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển tại các địa
phương trong giai đoạn hiện nay.
19
Việc ban hành và tổ chức thực thi các chính sách có liên quan đến sử
dụng, QPPL về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản trên
cơ sở chỉ đạo, quán triệt của Trung ương thì các địa phương phải ban hành
các chính sách về BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sản trong thực tế.
Các chính sách có liên quan như đào tạo, tuyển dụng, chính sách đãi ngộ,
quản lý, xử lý vi phạm BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sản nếu có
hành vi vi phạm. 18
1.2.2.4. Tổ chức bộ máy BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sản
Đây là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà
nước đối với BVMT. Việc tổ chức thực hiện phụ thuộc rất nhiều vào tổ chức
bộ máy, cách thức tiến hành và các nguồn lực để phát triển BVMT. Để tăng
cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với BVMT, cần tăng cường bộ máy
quản lý nhà nước về công tác này đủ mạnh từ Trung ương đến địa phương, bổ
sung thêm lực lượng, tăng cường chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác
quản lý. Vấn đề quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực được tổ chức thực
hiện bằng một bộ máy hợp lý, hiệu quả sẽ là tiền đề quan trọng để đưa các
chính sách, pháp luật về phát triển BVMT đi vào cuộc sống, tạo ra sự thay đổi
về diện mạo của BVMT cả về số lượng và chất lượng.
1.2.2.5. Thanh tra và tổ chức xử lý vi phạm trong hoạt động BVMT
trong nuôi trồng và chế biến thủy sản
Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, thanh tra quản lý nhà nước về BVMT
là hoạt động của các ngành chức năng được nhà nước trao quyền nhằm mục
đích kiểm tra đối với đối với các cơ sở quản lý nhà nước về BVMT tập trung
và cơ sở quản lý nhà nước về BVMT. Kiểm tra trước và sau khi quản lý nhà
nước về BVMT để phát hiện các hành vi vi phạm và kịp thời xử lý, đảm bảo
18
Nhóm Ngân hàng thế giới (2017)“Tổng quan về Ô nhiễm Nông nghiệp ở Việt Nam”, Báo cáo tóm tắt.
20
quyền và lợi ích của các địa phương.Công tác quản lý nhà nước về BVMT
nói riêng luôn được quan tâm một cách đúng mức bởi xác định được tính cấp
thiết của hoạt động quản lý nhà nước về QPPL về bảo vệ môi trường trong
nuôi trồng và chế biến thủy sản. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh
tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý nhà nước về BVMT ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay.
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã chủ động thành lập các đoàn
Thanh tra, tổ chức các cuộc thanh kiểm tra việc tiến hành quản lý nhà nước về
BVMT đạt được hiệu quả cao hay không? Qua trình áp dụng các quy định về
BVMT trên thực tế được thực hiện một cách nghiêm túc hay không? Quá
trình kiểm tra, thanh tra sau đó sẽ tiến hành xử phạt các hành vi vi phạm để
nộp vào Ngân sách nhà nước và ban hành các kiến nghị khắc phục vi phạm
nhằm làm tốt hơn các quy định về kiểm tra, giám sát về hoạt động quản lý nhà
nước về BVMT này trong thực tế.
1.2.2.6. Xử lý vi phạm về các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT trong
lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản
* Quy định về xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường. Bên cạnh Luật Bảo vệ môi trường, trong Luật xử phạt vi phạm
hành chính 2012 và Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2019
của Chính phủ cũng quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
thủy sản thay thế Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2013
của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy
sản. Nghị định gồm 4 chương 58 điều đã đảm bảo khả năng điều chỉnh cũng
như quá trình áp dụng pháp luật về vấn đề xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ
21
môi trường, đồng thời tạo cơ chế để các cơ quan NN có thẩm quyền trong
việc tiến hành xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường. 19
* Các quy định về xử lý vi phạm trong dân sự
Có thể nói, vấn đề trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
ở nước ta chưa được chú trọng và phát triển. Các quy định về trách nhiệm dân
sự trong lĩnh vực này mới chỉ dừng lại ở quy định chung mang tính nguyên
tắc, chưa có một văn bản nào cụ thể hướng dẫn rõ ràng về vấn đề này. Căn cứ
pháp lý đối với vấn đề dân sự trong lĩnh vực BVMT được ghi nhận trong các
văn bản như: Bộ luật Dân sự năm 2015 (chương XX từ điều 584 đến Điều
608); Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 (chương XIX từ Điều 163 đến Điều
167) và Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về hướng
dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường 2014 và đặc biệt là Nghị định
03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính Phủ về xác định thiệt hại đối với
môi trường thì trách niệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là một
dạng trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, được áp dụng đối với tổ chức, cá
nhân vi phạm nghĩa vụ về bảo vệ môi trường. Theo đó các tổ chức, cá nhân có
hành vi làm môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, tổ chức, cá nhân khác có liên
quan xâm phạm nghĩa vụ bảo vệ môi trường do pháp luật quy định nếu gây
thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại. Các chủ thể có hành vi vi phạm phải có
trách nhiệm chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật môi trường.
Căn cứ quy định tại Điều 602 Bộ luật dân sự 2015 thì trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được xác định như sau: “Chủ thể
làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định
của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi”. Theo quy định trên,
19
Lê Kim Nguyệt (2016), “Một số vấn đề pháp lý đảm bảo quyền tiếp cận thông tin về môi trường ở Việt
Nam”, Tạp chí thanh tra, (01).
22
cá nhân, tổ chức có hành vi làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại, ngoài
việc phải chịu trách nhiệm theo quy định của luật chuyên ngành thì phải bồi
thường cho người bị thiệt hại, kể cả chủ thể đó không có lỗi. Đồng thời, có
trách nhiệm khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây sự cố môi trường, suy thoái môi
trường, ô nhiễm môi trường gây ra. Đối với việc bồi thường thiệt hại về
ÔNMT nếu có hành vi vi phạm xảy ra tuân thủ các quy định và căn cứ tại
Nghị định 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính Phủ về xác định thiệt
hại đối với môi trường. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng đối với các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền trong việc áp dụng pháp luật về bồi thường
thiệt hại về ÔNMT ở nước ta giai đoạn hiện nay.20
* Quy định về xử lý hình sự các tội phạm môi trường
Cùng với Luật bảo vệ môi trường thì tại Bộ luật hình sự 2015 chương
XIX từ điều 235 đến Điều 246 quy định 12 tội phạm môi trường là căn cứ
pháp lý để xử lý những hành vi vi phạm đã cấu thành tội phạm tương ứng.
Đây chính là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình
sự, định khung và định hình tương ứng với ba mức độ hậu quả đã gây ra.
Chính sách hình sự về BVMT của Việt Nam đã được cụ thể hóa bằng quy
định 12 hành vi phạm tội về môi trường trong đó có các quy định về xử lý tội
phạm về nuôi trồng và chế biến thủy sản.
Đặc biệt, ngày 29/11/2006, Bộ công an đã ban hành quyết định số
1899/2006/QĐ-BCA về việc thành lập Cục cảnh sát môi trường thuộc Tổng
cục Cảnh sát để điều tra hình sự và xử lý các vi phạm quy định về bảo vệ môi
trường theo quy định của pháp luật. Đây là cơ quan quan trọng có trách nhiệm
20
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật dân sự Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
23
kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường của các tổ chức, cá nhân trên
lãnh thổ Việt Nam; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, trực tiếp tiến hành các mặt
công tác điều tra chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường; tiến
hành một số hoạt động điều tra theo Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, xử lý
vi phạm hành chính theo luật xử lý VPHC và các quy định của pháp luật về
bảo vệ môi trường; phối hợp thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
đối với các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh; thực hiện công tác kiểm định
tiêu chuẩn môi trường.
Như vậy, có thể thấy pháp luật quy định khá thống nhất và xuyên suốt về
vấn đề bảo vệ môi trường cũng như thực thi pháp luật trong lĩnh vực nuôi
trồng và chế biến thủy sản, tạo điều kiện tốt nhất để bảo vệ môi trường hiện
nay; khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề
bảo vệ môi trường. Đồng thời, cùng với hoạt động ban hành các văn bản
hướng dẫn nêu trên đã giúp cho quá trình áp dụng những quy định của pháp
luật về BVMT ở nước ta được thực hiện một cách hoàn thiện hơn. Phù hợp
với xu thế phát triển trên thế giới hiện nay là vừa xây dựng và phát triển kinh
tế xã hội nhưng đề cao vấn đề bảo vệ môi trường nhằm phát triển một cách
bền vững. Trên cơ sở tuân thủ các quy định của quốc tế trong hoạt động
BVMT, nước ta đã xây dựng và ban hành những quy định nhằm điều chỉnh
vấn đề về thực thi pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản
phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn ở nước ta. Vấn đề BVMT đã hình thành nền
tảng pháp lý cơ bản trong việc thực thi pháp luật BVMT trong tiến trình phát
triển đất nước, góp phần không nhỏ nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm
pháp luật môi trường xảy ra ở nước ta hiện nay và trong tương lai.
1.2.3. Vai trò của thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi
trồng và chế biến thủy sản ở Việt Nam
24
Một là, các quy định về pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến
thủy sản đã tạo hành lang pháp lý điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường từ đó hình thành nên các quy tắc xử sự cho con người
khi tác động đến môi trường. Những quy định này về cơ bản đã đảm bảo xử
lý tương đối tốt các hành vi vi phạm pháp luật BVMT, đảm bảo các hành vi
của con người không xâm hại tới môi trường, hạn chế những tác hại, ngăn
chặn suy thoái và ô nhiễm môi trường. Thông qua các quy định về pháp luật
trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản hình thành nên ý thức trong
hoạt động bảo vệ môi trường nói chung, tạo tiền đề quan trọng cho hoạt động
xây dựng, ổn định phát triển kinh tế một cách bền vững, ngăn chặn các hành
vi hủy hoại môi trường.
Hai là, thông qua các quy định lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản
đã ràng buộc con người thực hiện những đòi hỏi của pháp luật để bảo vệ môi
trường. Trên thực tế, nhiều chủ thể khi tham gia hoạt động kinh tế xã hội
thường chỉ chú ý tới lợi ích của mình mà bỏ qua lợi ích chung của cộng đồng
trong đó có môi trường. Các chủ thể có thể vì lợi ích kinh tế mà không quan
tâm đến môi trường, ví dụ: Tại các khu công nghiệp một số chủ thể không đầu
tư hệ thống xả thải chất thải công nghiệp mà trực tiếp thải ra môi trường, gây
ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật, người dân…. Để có thể điều
chỉnh các hành vi trên thì việc ban hành các quy định về pháp luật trong lĩnh
vực nuôi trồng và chế biến thủy sản đồng thời các chế tài pháp lý là điều vô
cùng quan trọng trong vấn đề BVMT. Đây không chỉ là biện pháp xử lý vi
phạm pháp luật môi trường, ngăn ngừa, giáo dục cải tạo chủ thể vi phạm mà
còn mang tính chất răn đe chủ thể khác để họ tự giác tuân theo các quy phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường, qua đó ngăn ngừa và hạn chế tác động xấu do
con người gây ra cho môi trường.
25
Ba là, thông qua các quy định trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy
sản mà NN đã thực hiện chức năng quản lý trong lĩnh vực này. Như ta đã biết,
tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội đều cần phải có sự quản lý của nhà nước và
môi trường cũng không là ngoại lệ. Hơn thế, bảo vệ môi trường còn là một
lĩnh vực hoạt động, nhiệm vụ phức tạp bởi môi trường có phạm vi rộng lớn và
kết cấu phức tạp. Các quy định về pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế
biến thủy sản có vai trò to lớn trong việc tạo ra cơ chế hoạt động cho các tổ
chức, cơ quan bảo vệ môi trường. Cụ thể là thông qua các quy định pháp luật
về BVMT thì NN đã tiến hành các hoạt động: Kiểm soát ô nhiễm, suy thoái
môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học, đánh giá tác động môi trường và đánh
giá môi trường chiến lược; kiểm soát ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, suy
thoái đất, suy thoái rừng, nguồn thủy sinh, nguồn gen và kiểm soát ô nhiễm
đối với các hoạt động có ảnh hưởng đặc biệt tới môi trường; thanh tra và kiểm
tra xử lý và giải quyết tranh chấp về môi trường; thực thi các Công ước quốc
tế về kiểm soát ô nhiễm ở Việt Nam, thực thi các Điều ước quốc tế về đa dạng
sinh học và bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam.
Thứ tư, môi trường có tác động, ảnh hưởng đến mọi chủ thể nên cần phải
được duy trì ổn định để đảm bảo sự phát triển của xã hội. Môi trường tác
động mạnh mẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi một quốc gia và không
thể thay thế được bằng bất kỳ hình thức nào. Do đó, cùng với quá trình bùng
nổ khoa học kỹ thuật như hiện nay, con người cùng với việc tạo nên những
thành tựu nổi bật thông qua những nghiên cứu mang tầm vóc quốc tế thì đồng
thời với đó đã nhận thức được những tác động tích cực lẫn tiêu cực của môi
trường đối với sự phát triển của xã hội loài người. Từ đó, việc yêu cầu bảo vệ
và sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong hoạt động này là điều vô
cùng cần thiết nhằm ngăn chặn những tác động tiêu cực của yếu tố môi
26
trường đến sự phát triển của mỗi một quốc gia. Vì vậy, việc ban hành các quy
định về vấn đề này là điều hoàn toàn cần thiết.
Thực tế đã chứng minh rằng môi trường có những chức năng quan trọng
nhất đối với sự phát triển của mỗi một quốc gia. Môi trường trong sạch chính
là tiền đề để con người có những điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế
- xã hội của các quốc gia đó. Ngược lại, môi trường ô nhiễm sẽ tác động tiêu
cực và có những hệ lụy nghiêm trọng đến sự phát triển đối với những quốc
gia trên thế giới. Tại một số quốc gia, vấn đề xây dựng các quy phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi
trường rất được quan tâm bởi Chính phủ các quốc gia đó đặt vấn đề bảo vệ
môi trường trong việc phát triển quốc gia một cách bền vững. Do đó, để cho
đất nước phát triển một cách bền vững, đòi hỏi phải có những chính sách, quy
định phù hợp nhằm đảm bảo về vấn đề bảo vệ môi trường; xử lý nghiêm khắc
các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường; bảo đảm việc thực hiện
pháp luật bảo vệ môi trường một cách nghiêm chỉnh trong suốt quá trình xây
dựng và phát triển của mỗi quốc gia trong tình hình hiện nay.
Thứ năm, đảm bảo cân bằng giữa hoạt động xây dựng, phát triển và bảo
vệ môi trường trong giai đoạn mới. Trong thực tế rất khó để vừa xây dựng và
phát triển vừa bảo vệ môi trường cũng như để các chủ thể tự giác đề ra và
thực hiện. Vấn đề bảo vệ môi trường trước các nguy cơ ảnh hưởng đến môi
trường sống của con người là việc làm lâu dài và cần có chiến lược cụ thể.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc một số chủ thể sẵn sàng vì mục đích mang tính
chất riêng tư mà từ bỏ đi yêu cầu của việc bảo vệ môi trường là điều dễ hiểu.
Do đó, có rất nhiều vụ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng không chỉ riêng ở
Việt Nam mà rất nhiều quốc gia trên thế giới phải gánh chịu những hậu quả
nặng nề mà để khắc phục nó phải mất đến hàng trăm năm hoặc thậm chí là
27
không thể khắc phục được. Do đó, để cân bằng lợi ích giữa các bên, đảm bảo
sự phát triển bền vững của đất nước, bảo vệ được môi trường sống, đảm bảo
lợi ích của cộng đồng dân cư cũng như sinh vật trên trái đất thì việc ban hành
và hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền
vững thì cần có những quy định phù hợp nhằm bảo vệ môi trường một cách
toàn diện và cụ thể. Việc bảo vệ môi trường phải đặt trong mối quan hệ với
lợi ích của các quốc gia, đất nước để vừa thực hiện tốt việc xây dựng và phát
triển đất nước vừa đảm bảo lợi ích của môi trường sống của những cộng đồng
dân cư, cũng như sự bảo tồn của môi trường xung quanh chúng ta.
1.2.4. Các yếu tố đảm bảo cho việc thực thi pháp luật về BVMT
trong nuôi trồng và chế biến thủy sản
Có thể nói rằng vấn đề BVMT hiện nay đã, đang và được các quốc gia
trên thế giới hết sức quan tâm và đặt ưu tiên hàng đầu trong hoạch định chính
sách phát triển kinh tế, xã hội của mình. Bởi lẽ, xuất phát từ bản chất và tầm
quan trọng của môi trường trong là một điều kiện cốt lõi cho bảo đảm cho sự
phát triển bền vững của tất cả các quốc gia. Cùng với sự quan tâm của các
quốc gia trên thế giới không phải là khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để
tạo ra năng suất và sản lượng bằng mọi giá mà phải bảo đảm sự cân đối với
việc duy trì, bảo vệ và nuôi dưỡng nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế
hệ mai sau. Trong xu thế ấy, Việt Nam cũng đang tiến hành hoàn thiện hệ
thống pháp luật về môi trường, cùng với việc nỗ lực tham gia các công ước
quốc tế, cũng như tích cực nội luật hoá các cam kết quốc tế về BVMT nhằm
BVMT hiệu quả hơn trước yêu cầu của phát triển bền vững.
Các yếu tố đảm bảo làm nền tảng cơ bản cho quá trình thực hiệnBVMT
trong nuôi trồng và chế biến thủy sản đạt hiệu quả cao. Cụ thể là:
28
* Yếu tố về hệ thống văn bản pháp luật: hành vi vi phạm BVMT trong
nuôi trồng và chế biến thủy sảncần được quy định rõ trong các văn bản pháp
luật. Hệ thống pháp luật về BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sản cần
đảm bảo quy định rõ ràng, chi tiết và có hướng dẫn cụ thể về phương thức,
trình tự, thủ tục, chế tài, đảm bảo thực hiện bằng các công cụ như thế
nào…Ngoài ra, hệ thống văn bản cần mang tính chất dự báo, các quy định
mang tính chất điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh rộng.. Đối với vấn đề BVMT
nói chung và vấn đề BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sản nói riêng ở
nước ta hiện nay đã và đang trở thành vấn đề nhận được nhiều quan tâm của
các cơ quan NN có thẩm quyền và toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan
trọng của lĩnh vực này, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước cũng như
điều chỉnh hiệu quả các quan hệ xã hội phát sinh thì pháp luật ngày càng được
sửa đổi, bổ sung một cách hoàn thiện hơn, trong đó có nội dung về thực thi
pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản
* Yếu tố về cơ cấu tổ chức các cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm
tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường. Việc kiện toàn bộ
máy tổ chức từ Trung ương xuống địa phương, tổ chức mang tính chất hệ
thống chính là điều kiện tiên quyết trong việc bắt buộc các chủ thể có hành vi
vi phạm phải thực hiện các chế tài theo quy định của pháp luật quy định.
* Yếu tố về con người trong quá trình xử lý vi phạm pháp luật về môi
trường cũng góp phần quan trọng không thể tách rời trong hoạt động nói trên.
Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý nhà nước về
pháp luật bảo vệ môi trường hiện nay ở nước ta luôn được quan tâm và trở
thành một trong những điều kiện then chốt của hoạt động thi hành BVMT
trong nuôi trồng và chế biến thủy sảnở nước ta trong giai đoạn mới.
29
* Yếu tố về kinh tế, vật chất đảm bảo cho hoạt động thi hành của các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền là điều kiện không thể thiếu ở nước ta trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước cũng như thực thi pháp luật.
* Yếu tố về ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể trong quan hệ
BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sảnlà điều kiện nền tảng cho hoạt
động chấp hành pháp luật trong thực tiễn. Chấp hành pháp luật tốt hay không
đều xuất phát từ mỗi ý thức của cá nhân, tổ chức nói chung..Tuy nhiên, để
hình thành ý thức của mỗi con người thì cần có một thời gian dài cũng như
phương pháp cụ thể thông qua những hoạt động hướng đến việc xây dựng ý
thức của các chủ thể về vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và
phát triển đất nước, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của tình hình mới. Ý thức
pháp luật của các chủ thể thi hành pháp luật là một trong những yếu tố đảm
bảo cho việc thi hành pháp luật về xử lý các hành vi vi phạm BVMT trong
nuôi trồng và chế biến thủy sản trong thực tế. Ý thức pháp luật đầu tiên là ý
thức trong việc tuân thủ pháp luật của chính các chủ thể thực thi pháp luật về
môi trường. Đó cũng là sự hiểu biết và tôn trọng pháp luật là cơ sở để mỗi cá
nhân hình thành ý thức tuân theo pháp luật. Do đó, các cơ quan nhà nước cần
thực hiện tốt các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức tôn trọng các quy
định về BVMT cho các cán bộ làm công tác về thi hành pháp luật về môi
trường.
* Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức và cơ sở vật chất, kỷ
thuật cho việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế
biến thủy sản. Môi trường làm việc, trình độ năng lực của các cán bộ, công
chức, cơ sở vật chất là những yếu tố căn bản cho việc BVMT trong nuôi trồng
và chế biến thủy sản. Môi trường làm việc tốt là một trong những yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cán bộ, công chức cũng như quyết định
30
đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong lĩnh
vực này nói riêng và thi hành pháp luật nói chung. Thực tế cho thấy không ít
cơ quan, tổ chức, đơn vị có môi trường làm việc, năng lực trình độ của các
cán bộ, công chức không tốt dẫn đến những hậu quả có thể nhìn thấy được
như: chất lượng, hiệu quả làm việc kém; mất đoàn kết; thậm chí cán bộ, công
chức có trình độ, năng lực xin thôi việc hoặc chuyển công tác…Để xây dựng
một môi trường làm việc tốt, mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhất là đối với
người phụ trách phải xác định đây là một nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu
song song với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng lĩnh vực nói
chung và trong vấn đề BVMT nói riêng. Việc bảo đảm điều kiện về cơ sở vật
chất như phòng làm việc, bàn, ghế, điện thoại, máy vi tính… và các văn
phòng phẩm khác phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Tùy
theo điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị để trang bị cho cán bộ, công chức
nhưng phải đảm bảo các yếu tố của một cơ quan, công sở. Ngoài ra, cần thực
hiện đào tạo, bồi dưỡng theo đúng yêu cầu tiêu chuẩn của mỗi chức danh,
ngạch, bậc cán bộ, công chức và yêu cầu nhằm phục vụ cho quá trình thực
hiện nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý về BVMT
cũng như xử lý các hành vi vi phạm pháp luật BVMT. Quá trình xây dựng
môi trường làm việc cũng như nâng cao chất lượng trình độ cho các cán bộ,
công chức làm công tác trong lĩnh vực này là một trong những nội dung,
nhiệm vụ hàng đầu mà cơ quan, tổ chức hay đơn vị phải quan tâm thực hiện,
đáp ứng với yêu cầu công việc, nhiệm vụ đã được đề ra.
1.3. Kinh nghiệm thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi
trồng và chế biến thủy sản ở một số quốc gia trên thế giới và bài học cho
Việt Nam
* Nhật Bản
31
Trong những năm qua, bên cạnh các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội,
Nhật Bản đã đạt được nhiều kết quả trong lĩnh vực BVMT và luôn là một
quốc gia có trách nhiệm trong hợp tác quốc tế, nhằm giải quyết những vấn đề
môi trường toàn cầu và khu vực. Tạp chí Môi trường có cuộc trao đổi với ông
Hiroko Suzuki, chuyên gia môi trường, MCC-Mitsui Tôkyô về các chính sách
của Nhật Bản trong công tác BVMT, trong đó có kiểm soát ô nhiễm nuôi
trồng thủy sản. Nhật Bản đã ban hành Luật Môi trường cơ bản (ban hành
tháng 11/1993)21
, quy định kiểm soát lượng nước thải từ nhà máy. Thông báo
thiết lập nhà máy, điều chỉnh các mệnh lệnh, giám sát liên tục, giải pháp cho
nước thải hộ gia đình trong duy trì và xây dựng hệ thống thoát nước, trang
thiết bị xử lý nước thải khu vực nông thôn, bể tự hoại. Tháng 12/1994, Nội
các Chính phủ lập ra Kế hoạch môi trường căn bản dựa trên Luật Môi trường.
Kế hoạch được áp dụng cho những chính sách về ô nhiễm môi trường, bao
gồm những khái niệm cơ bản, mục tiêu dài hạn và các chỉ số cụ thể nhằm đạt
được các mục tiêu đề ra. Luật KSONN (ban hành tháng 1/1970) được ban
hành dành cho kiểm soát nước thải. Ngoài ra, dựa trên Kế hoạch môi trường
cơ bản ban hành năm 1993 những chính sách dài hạn trong hoạt động BVMT
được thực hiện bởi chính quyền địa phương, các đoàn thể, công dân và các tổ
chức tư nhân. Trong đó, tập trung một số nội dung chính như:
Quay vòng sử dụng nguyên vật liệu hiệu quả: Nhằm giảm thiểu gánh
nặng về môi trường được tạo ra từ nhiều giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội,
cần khuyến khích quay vòng sử dụng các nguyên vật liệu có hiệu quả về môi
trường.
Chung sống hài hòa: Duy trì và tái tạo hệ sinh thái khỏe mạnh và đảm
bảo sự chung sống hài hòa giữa thiên nhiên và con người.
21
https://moitruong.net.vn/hoc-cach-nguoi-nhat-bao-ve-moi-truong-song/
32
Sự tham gia: Xây dựng xã hội bình đẳng, bao gồm sự tham gia của
chính quyền từ cấp Trung ương đến địa phương, các đoàn thể, công dân và
các tổ chức tư nhân vào các hoạt động BVMT, cùng hợp tác và chia sẻ kinh
nghiệm.
Hoạt động quốc tế: Thúc đẩy hợp tác quốc tế về môi trường với các quốc
gia trên thế giới.22
* Trung Quốc
Pháp luật về BVMT Trung Quốc được quy định tại nhiều đạo luật, trong
đó, Luật BVMT được xem là “luật khung”, quy định những vấn đề chung, cơ
bản, khái quát, còn việc bảo vệ, quản lý 4 thành phần quan trọng của môi
trường gồm nước, không khí, chất thải rắn và tiếng ồn được quy định trong
các đạo luật mang tính chuyên sâu, trong đó bảo vệ nguồn nước luôn là một
ưu tiên trong quá trình phát triển hệ thống pháp luật về môi trường của Trung
Quốc. Đối với các đơn vị vi phạm pháp luật và gây ra sự cố ô nhiễm nguồn
nước (nếu vụ việc là nghiêm trọng), chủ doanh nghiệp/nhà máy sẽ phải nộp
khoản tiền phạt dưới 50 % doanh thu của doanh nghiệp trong năm trước đó.
Luật mới cũng mở rộng các biện pháp thực thi bao gồm cả trực tiếp và gián
tiếp và được thực hiện bởi cơ quan môi trường địa phương. Ví dụ, Luật mới
quy định, đối với các đơn vị thiết lập trái phép cống thoát nước hoặc đường
ống ngầm, cơ quan môi trường địa phương hoặc Bộ BVMT phải ban hành
lệnh dỡ bỏ trong một thời gian nhất định.23
Theo Luật Water Pollution Prevention and Control Law – Luật Kiểm soát và
ngăn ngừa ô nhiễm nước (WPPCL 2008), để kiểm soát được hoàn toàn chất
lượng nước dòng sông, hồ thì bắt buộc ngay cả các nhà máy đạt tiêu chuẩn
22
https://jnavi.yoiwork.com/vi/environment-recycle-japan-vi/
23
https://vtv.vn/doi-song/no-luc-bao-ve-moi-truong-tai-trung-quoc-20190614173731046.htm
33
cũng phải giảm lượng thải các chất gây ô nhiễm chính. Đồng thời, chính
quyền địa phương cũng phải giảm thiểu và kiểm soát tổng lượng thải các chất
gây ô nhiễm nước trong khu vực hành chính và Chính phủ chịu trách nhiệm
tương ứng để giảm thiểu và kiểm soát tổng lượng thải các chất trong phạm vi
quốc gia. Đối với những nơi có tổng lượng thải các chất gây ô nhiễm nước
trên mức quy định, cơ quan BVMT địa phương sẽ phải dừng phê duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với hạng mục công trình nào có
thể làm tăng tổng lượng phát thải các chất gây ô nhiễm.24
* Bài học cho Việt Nam
Để bảo vệ TN&MT, đặc biệt là thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường
trong nuôi trồng và chế biến thủy sản , dựa vào bài học của Trung Quốc, Việt
Nam cần xem xét ban hành những quy định pháp luật nghiêm ngặt về tiêu
chuẩn phát thải, kiểm soát ô nhiễm đối với các chất độc hại. Đặc biệt, chính
sách giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về BVMT, khuyến khích các
doanh nghiệp và các tổ chức chính trị, xã hội nỗ lực ngăn chặn, kiểm soát ô
nhiễm nước (KSONN).
Hệ thống kiểm soát ô nhiễm bao gồm các chính sách và quy định về
kiểm soát ô nhiễm không khí, nước, đất, các tiêu chuẩn quốc gia về chất độc
hại; hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lượng môi trường; những biện
pháp kiểm tra và kiểm soát nghiêm ngặt môi trường sản xuất công nghiệp; các
quy định về trách nhiệm của cơ sở gây ô nhiễm... Việc xây dựng Luật riêng
về KSONN là rất quan trọng đối với Việt Nam hiện nay, nhằm góp phần thúc
đẩy hoạt động quản lý thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi
trồng và chế biến thủy sản đạt hiệu quả. Luật KSONN cần tập trung vào 3
vấn đề: Tiêu chuẩn chất lượng thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong
24
https://vtv.vn/doi-song/no-luc-bao-ve-moi-truong-tai-trung-quoc-20190614173731046.htm
34
nuôi trồng và chế biến thủy sản ; Tiêu chuẩn và quy định phát thải; Kiểm soát
tổng lượng chất ô nhiễm. Trong đó, tiêu chuẩn chất lượng thực thi pháp luật
về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản được quy định áp
dụng đồng bộ cho tất cả mọi nguồn nước và chia thành nhiều nhóm tùy theo
mục đích sử dụng.
Các biện pháp cải thiện chất lượng nước có thể được phân thành 2 loại:
Những biện pháp giảm tải lượng ô nhiễm tại vùng ô nhiễm nước (biện pháp
nguồn phát thải); Những biện pháp lọc ngay tại khu vực ô nhiễm nước (biện
pháp lọc trực tiếp). Nước thải công nghiệp từ các nhà máy, cơ sở sản xuất,
kinh doanh hay các trại chăn nuôi quy mô lớn được quy định bởi quy chế
kiểm soát nước thải nhằm giảm tải lượng phát thải.Bên cạnh hệ thống chính
sách kiểm soát ô nhiễm nghiêm ngặt, Chính phủ và các cấp chính quyền địa
phương, cũng như người dân cần nỗ lực phối hợp trong việc làm sạch môi
trường. Việc khuyến khích các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh
vực môi trường, các phương tiện truyền thông đại chúng về xử lý chất thải và
bảo tồn đa dạng sinh học cần được tăng cường.
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN
THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
35
2.1. Khái quát tình hình nuôi trồng và chế biến thủy sản tại tỉnh Cà Mau
Cà Mau là tỉnh cực nam của Việt Nam, thuộc khu vực Đồng bằng châu
thổ sông Cửu Long. Cà Mau nằm ở 8o
34’ đến 9o
33’ vĩ độ Bắc và 104o
43’ đến
105o
25' kinh độ Đông, cách Thành phố Hồ Chí Minh 370 km, cách thành phố
Cần Thơ 180 km về phía nam. Theo đường chim bay, từ bắc tới nam dài 100
km.25
Phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía
đông và đông nam giáp biển Đông và phía tây giáp Vịnh Thái Lan. Cà Mau
nằm trên bán đảo, có vị trí địa lý khá đặc biệt, với ba mặt tiếp giáp biển. Cà
Mau là vùng đồng bằng, có nhiều sông rạch, có địa hình thấp, bằng phẳng và
thường xuyên bị ngập nước. Độ cao bình quân 0,5m đến 1,5m so với mặt
nước biển. Bờ biển phía đông từ cửa sông Gành Hào (huyện Đầm Dơi) đến
vùng cửa sông Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển) bị xói lở, có nơi mỗi năm bị xói
lở trên 20 mét. Ngược lại, vùng Bãi Bồi Mũi Cà Mau hàng năm được phù sa
bồi đắp từ 50 đến 80 mét.Cà Mau có nhiều kênh rạch lớn nhỏ, đan xen nhau
như kênh xáng Quản Lộ - Phụng Hiệp, Cà Mau - Bạc Liêu, Chợ Hội - Huyện
Sử, kênh Chắc Băng, Bà Kẹo, Đội Cường, Biện Nhị...Rạch có rất nhiều như:
Rạch Sau, Lung Lắm, Bà Bường, Bà Thanh, Bà Kẹo, Bà Đặng, Ông Do, Ông
Tình, Ông Định, Ông Đơn, Rạch Lùm, Rạch Cui, Rạch Ráng, Rạch Dinh,
Rạch Tệt, Rạch Đền... Ở Cà Mau có nhiều đầm, trong đó nổi bật nhất là đầm
Bà Tường (còn gọi là Đầm Thị Tường). Đây là đầm lớn nhất và là một thắng
cảnh ở Cà Mau. Đầm chia làm 3 phần: Đầm Trên, Đầm Giữa, Đầm Dưới.
25
Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Cà Mau (2019), Báo cáo kết quả công tác năm 2019, Cà Mau.
36
Khoảng cách giữa 2 bờ nơi rộng nhất khoảng 2 km. Chiều dài 7 km. Đầm Thị
Tường cạn, có nhiều tôm, cá và là nơi du lịch sinh thái hấp dẫn.26
Cà Mau có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và đan xen nhau
như mạng nhện, chiếm 3,02% diện tích tự nhiên, trong đó có nhiều sông lớn,
mực nước sâu, dẫn phù sa bồi đắp vào sâu trong đất liền như các sông: Tam
Giang, Gành Hào, Bảy Háp, Sông Đốc, Đầm Dơi, Cái Tàu, Trèm
Trẹm…Tổng chiều dài sông ngòi khoảng 7.000 km, rất thuận tiện cho vận tải,
giao thông đường thủy.
Tỉnh Cà Mau có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên 300.000 ha;
trong đó, diện tích nuôi tôm gần 283.000 ha. Cùng với đó, tỉnh có diện tích
ngư trường trên 70.000 km2, cho sản lượng thủy sản khai thác đạt hơn
550.000 tấn/năm. Nhận rõ tiềm năng, thế mạnh của địa phương, Cà Mau xác
định thủy sản là trụ cột, là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy phát
triển nền kinh tế của tỉnh giai đoạn tới. Cà Mau định hướng phát triển thủy
sản thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng và khả
năng cạnh tranh cao, có cơ cấu sản phẩm đa đạng; đẩy mạnh ngành công
nghiệp chế biến xuất khẩu nhằm tiếp tục duy trì và giữ vững là ngành có kim
ngạch xuất khẩu cao, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của địa
phương.27
Toàn tỉnh có 33 doanh nghiệp chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản được
trang bị công nghệ, thiết bị, quy trình quản lý sản xuất tiên tiến. Hiện các mặt
hàng thủy sản của tỉnh đã xuất khẩu tại hơn 60 quốc gia, vùng lãnh thổ; trong
đó, con tôm Cà Mau đã có mặt ở những thị trường khó tính như: Nhật Bản,
Mỹ, EU...Phát huy thế mạnh này, tỉnh tiếp tục mời gọi, thu hút đầu về lĩnh
26
Uỷ ban nhân dân tỉnh Cà Mau (2007), Chỉ thị số 02/2007/CT-UBND ngày 13/8/2007 V/v tăng cường kiểm
tra, thanh tra công tác quản lý tài nguyên và môi trường, Cà Mau
27
Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Cà Mau (2019), Báo cáo kết quả công tác năm 2019, Cà Mau.
37
vực nông nghiệp và công nghiệp, đặc biệt là đầu tư nhà máy chế biến thủy,
lâm sản quy mô 3,8 ha, khu dịch vụ hậu cần nghề cá và xưởng sửa chữa tàu cá
tại huyện Ngọc Hiển với quy mô 19,23 ha. Tỉnh tập trung đầu tư khu nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất rau với quy mô 1.050 ha và mở
rộng vùng nuôi tôm sinh thái có quy mô 10.530 ha.
Cà Mau đặt mục tiêu phấn đấu tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác
thủy sản đạt 600.000 tấn/năm; trong đó, sản lượng tôm đạt 200.000 tấn/năm;
kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD.Tỉnh tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu nền
kinh tế, nhất là tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và
phát triển bền vững, hiệu quả. Các địa phương nhân rộng các mô hình sản
xuất có hiệu quả, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ trong các lĩnh
vực sản xuất, chế biến và dịch vụ của ngành nhằm tạo đột phá về năng suất,
giá trị, chất lượng cây trồng, vật nuôi, nâng cao khả năng cạnh tranh...28
Năm 2019, cùng với các lĩnh vực quan trọng khác, lĩnh vực thủy sản của
tỉnh tiếp tục phát triển, khẳng định vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, góp
phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tổng sản lượng thủy
sản của tỉnh ước đạt 568.000 tấn, tăng 3,2% so với năm 2018; trong đó, sản
lượng tôm ước đạt 200.000 tấn, tăng 5,2%.Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt
302.000 ha, đặc biệt, diện tích nuôi tôm công nghiệp tiếp tục phát triển mở
rộng và nâng cao về nâng suất, sản lượng. Riêng nuôi tôm siêu thâm canh đạt
diện tích 2.510 ha, năng suất tôm đạt bình quân 40-50 tấn/ha/vụ nuôi, tỷ lệ
nuôi thành công trên 85%. Bên cạnh đó, ngành nghề khai thác thủy sản của
tỉnh ổn định, hiệu quả, hậu cần nghề cá từng bước đáp ứng được yêu cầu sản
xuất.
28
Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Cà Mau (2019), Báo cáo kết quả công tác năm 2019, Cà Mau.
38
2.2. Thực trạng thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng
và chế biến thủy sản tại địa bàn tỉnh Cà Mau
2.2.1. Kết quả đạt được:
Xuất phát tính chất quan trọng của hoạt động BVMT trong lĩnh vực nuôi
trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh, trong giai đoạn từ 2015-2019 đã
đạt được những kết quả sau:
* Đánh giá kết quả về ban hành quy định về BVMT trong lĩnh vực nuôi
trồng và chế biến thủy sản tại địa bàn tỉnh Cà Mau
Trên cơ sở trên thực tiễn thì tỉnh Cà Mau thì yêu cầu về ban hành BVMT
trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã
được điều chỉnh bằng các văn bản sau:
- Thông báo số 288-TB/TU ngày 23/7/2018 của Văn phòng Tỉnh ủy về ý
kiến kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Kế hoạch hành động tăng trưởng
xanh tỉnh Cà Mau đến năm 2022, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 1601/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2018 của
UBND tỉnh Cà Mau về ban hành kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh
Cà Mau đến năm 2022, tầm nhìn 2030.
Các tầng lớp nhân dân tích cực hơn trong việc học tập, quán triệt nghị
quyết của Đảng qua phương thức truyền hình trực tiếp. Cấp ủy các cấp chú
trọng trong việc xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết cụ
thể, hiệu quả và thiết thực. Những kết quả đó đã góp phần nâng cao nhận thức
cho nhân dân trong thực tế về hoạt động bảo vệ môi trường trong thực tế.
Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay thì công tác xử
lý các hành vi xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT trong nuôi trồng
và chế biến thủy sản rất được quan tâm về mọi mặt. Các nghị quyết, chỉ thị
39
của Đảng của tỉnh Cà Mau cũng như các nội dung có liên quan được tổ chức
triển khai thực hiện kịp thời, sâu rộng trong các cán bộ, đảng viên được học
nói chung trong thời gian vừa qua. Việc triển khai các chủ trương nói chung
là điều kiện quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế của
tỉnh Cà Mua nói chung. 29
* Kết quả áp dụng các quy định về BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và
chế biến thủy sản tại địa bàn tỉnh Cà Mau trong thực tiễn
Trong những năm vừa qua, trên địa bàn tỉnh Cà Mau liên tiếp xảy ra
các vụ việc ÔNMT có tác động mạnh mẽ đến cuộc sống cộng đồng dân cư,
ảnh hưởng thiệt hại về sản xuất kinh tế của người dân. Có thể kể đến sự cố ô
nhiễm môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản là những căn cứ quan
trọng tiến hành hoạt động bồi thường thiệt hại cho người dân, các tổ chức đối
với những thiệt hại trong sản xuất kinh doanh.
Một là, khu vực xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau bị ô
nhiễm trước tình trạng nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản trên các kênh
rạch bị ô nhiễm. Tình trạng này xuất hiện khá nhiều tại tuyến kênh Mười
Rưỡi thuộc ấp Hà Phúc Ứng và kênh 21 thuộc ấp 18, đều nằm trên địa bàn xã
Biển Bạch, huyện Thới Bình.30
Hai là, thanh tra của Bộ TN&MT xử phạt 9 doanh nghiệp, chủ yếu vi
phạm xả thải nguồn nước vào môi trường, vượt mức quy chuẩn nhiều lần.
Doanh nghiệp bị phạt số tiền cao nhất là 750 triệu đồng vì xả thải 2.800
m3/ngày đêm, vượt quy chuẩn nhiều thông số. Doanh nghiệp bị phạt số tiền
lớn tiếp theo là 380 và 350 triệu đồng. Danh nghiệp bị phạt ít nhất cũng 30
triệu đồng. Trong đó, có doanh nghiệp bị phạt vì không thực hiện đúng, đầy
29
Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Cà Mau (2019), Báo cáo kết quả công tác năm 2019, Cà Mau.
30
https://bnews.vn/ca-mau-nguon-nuoc-nuoi-trong-thuy-san-bi-o-nhiem-nang/42135.html
40
đủ các nội dung và yêu cầu trong kết luận thanh tra về bảo vệ môi trường từ
ngày 8/9/2014. Doanh nghiệp này thực hiện không đúng nội dung báo cáo
đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và còn ký hợp đồng với đơn
vị chưa đáp ứng các điều kiện để lấy, phân tích mẫu trong quá trình lập báo
cáo giám sát môi trường định kỳ. Bên cạnh xử phạt hành chính, Thanh tra Bộ
TN&MT yêu cầu các doanh nghiệp sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế,
báo cáo kết quả về Bộ TN&MT chậm nhất vào ngày 15/12/2017. Theo đó,
UBND tỉnh Cà Mau đã có văn bản giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp các đơn
vị liên quan kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động khắc phục tồn tại của các
doanh nghiệp. Vào tháng 7/2017, Thanh tra Sở TN&MT tỉnh Cà Mau cũng đã
qua kiểm tra 10 cơ sở chế biến bột cá tại huyện Trần Văn Thời, xử phạt vi
phạm hành chính hàng trăm triệu đồng. Doanh nghiệp bị xử phạt số tiền cao
nhất là 60 triệu đồng, thấp nhất 13 triệu đồng. Ngoài xử phạt, Thanh tra Sở
TN&MT tỉnh cũng yêu cầu các doanh nghiệp “sớm khắc phục các hành vi vi
phạm”.31
Trong vấn đề BTTH do các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp
luật bảo vệ môi trường gây ra đã có sự giám sát từ phía lãnh đạo tỉnh và các
ban, ngành cơ sở. Đảm bảo vấn đề này được thực hiện nhanh chóng, kịp thời
hỗ trợ người dân trong vấn đề khắc phục và giải quyết những khó khăn, thách
thức trước mắt trong công tác khắc phục hậu quả của tình hình ÔNMT trong
tỉnh trong những năm qua. Đặc biệt, trong vấn đề giải quyết về bồi thường
thiệt hại trong lĩnh vực môi trường thì các cơ quan QLNN luôn quan tâm và
thực hiện đúng trong việc giải quyết về khiếu nại tố cáo về vấn đề bồi thường.
Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ pháp luật
này. Với tầm quan trọng của việc BTTH do ÔNMT gây ra thì trong những
31
http://thuysanvietnam.com.vn/ca-mau-o-nhiem-moi-truong-tu-che-bien-thuy-san-article-18533.tsvn
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.
Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.

More Related Content

What's hot

luan van thac si san xuat phan compost tu chat thai huu co
luan van thac si san xuat phan compost tu chat thai huu coluan van thac si san xuat phan compost tu chat thai huu co
luan van thac si san xuat phan compost tu chat thai huu co
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dươngĐề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà NẵngLuận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà Nẵng
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
Pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOTPháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
Pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về chế độ thai sản trong bảo hiểm xã...
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về chế độ thai sản trong bảo hiểm xã...Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về chế độ thai sản trong bảo hiểm xã...
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về chế độ thai sản trong bảo hiểm xã...
nataliej4
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM ...LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM ...
nataliej4
 
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháyLuận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạngLuận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng HớiĐề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải rắn tại TP Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải rắn tại TP Đà Nẵng, 9đLuận văn: Pháp luật về quản lý chất thải rắn tại TP Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải rắn tại TP Đà Nẵng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng Trị
Luận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng TrịLuận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng Trị
Luận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng Trị
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên QuangĐề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở nước ta
Luận văn: Hiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở nước taLuận văn: Hiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở nước ta
Luận văn: Hiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở nước ta
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOTĐề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giáo trình kinh tế công cộng 2013.pdf
Giáo trình kinh tế công cộng 2013.pdfGiáo trình kinh tế công cộng 2013.pdf
Giáo trình kinh tế công cộng 2013.pdf
Man_Ebook
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Độ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Độ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Độ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Độ...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Nhóm-7-luật-SHTT-TL-1.docx
Nhóm-7-luật-SHTT-TL-1.docxNhóm-7-luật-SHTT-TL-1.docx
Nhóm-7-luật-SHTT-TL-1.docx
ThiMinhTh1
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệpLuận văn: Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tổ chức không gian kiến trúc làng nghề Đa Sỹ, HAY
Luận văn: Tổ chức không gian kiến trúc làng nghề Đa Sỹ, HAYLuận văn: Tổ chức không gian kiến trúc làng nghề Đa Sỹ, HAY
Luận văn: Tổ chức không gian kiến trúc làng nghề Đa Sỹ, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

luan van thac si san xuat phan compost tu chat thai huu co
luan van thac si san xuat phan compost tu chat thai huu coluan van thac si san xuat phan compost tu chat thai huu co
luan van thac si san xuat phan compost tu chat thai huu co
 
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dươngĐề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
 
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà NẵngLuận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách người có công với cách mạng tại Tp Đà Nẵng
 
Pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
Pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOTPháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
Pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
 
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về chế độ thai sản trong bảo hiểm xã...
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về chế độ thai sản trong bảo hiểm xã...Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về chế độ thai sản trong bảo hiểm xã...
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về chế độ thai sản trong bảo hiểm xã...
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM ...LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM ...
 
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháyLuận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạngLuận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng
 
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng HớiĐề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải rắn tại TP Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải rắn tại TP Đà Nẵng, 9đLuận văn: Pháp luật về quản lý chất thải rắn tại TP Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải rắn tại TP Đà Nẵng, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng Trị
Luận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng TrịLuận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng Trị
Luận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng Trị
 
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên QuangĐề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
 
Luận văn: Hiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở nước ta
Luận văn: Hiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở nước taLuận văn: Hiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở nước ta
Luận văn: Hiệu quả thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng ở nước ta
 
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOTĐề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
 
Giáo trình kinh tế công cộng 2013.pdf
Giáo trình kinh tế công cộng 2013.pdfGiáo trình kinh tế công cộng 2013.pdf
Giáo trình kinh tế công cộng 2013.pdf
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Độ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Độ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Độ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Dự Định Của Người Dân Trong Hoạt Độ...
 
Nhóm-7-luật-SHTT-TL-1.docx
Nhóm-7-luật-SHTT-TL-1.docxNhóm-7-luật-SHTT-TL-1.docx
Nhóm-7-luật-SHTT-TL-1.docx
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệpLuận văn: Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp
 
Luận văn: Tổ chức không gian kiến trúc làng nghề Đa Sỹ, HAY
Luận văn: Tổ chức không gian kiến trúc làng nghề Đa Sỹ, HAYLuận văn: Tổ chức không gian kiến trúc làng nghề Đa Sỹ, HAY
Luận văn: Tổ chức không gian kiến trúc làng nghề Đa Sỹ, HAY
 

Similar to Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.

Cơ sở lý luận về thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế...
Cơ sở lý luận về thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế...Cơ sở lý luận về thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế...
Cơ sở lý luận về thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Cơ sở lý luận về thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồ...
Cơ sở lý luận về thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồ...Cơ sở lý luận về thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồ...
Cơ sở lý luận về thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👍👍👍 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Luận án: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận án: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trườngLuận án: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận án: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trườngLuận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Pháp luật về trách nhiệm pháp lý về bảo vệ môi trường
Luận án: Pháp luật về trách nhiệm pháp lý về bảo vệ môi trườngLuận án: Pháp luật về trách nhiệm pháp lý về bảo vệ môi trường
Luận án: Pháp luật về trách nhiệm pháp lý về bảo vệ môi trường
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trườngPháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Pháp Luật Về Trách Nhiệm Pháp Lý Trong Lĩnh Vực B...
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Pháp Luật Về Trách Nhiệm Pháp Lý Trong Lĩnh Vực B...Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Pháp Luật Về Trách Nhiệm Pháp Lý Trong Lĩnh Vực B...
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Pháp Luật Về Trách Nhiệm Pháp Lý Trong Lĩnh Vực B...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Pháp Luật Về Trách Nhiệm Pháp Lý Trong Lĩnh Vực B...
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Pháp Luật Về Trách Nhiệm Pháp Lý Trong Lĩnh Vực B...Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Pháp Luật Về Trách Nhiệm Pháp Lý Trong Lĩnh Vực B...
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Pháp Luật Về Trách Nhiệm Pháp Lý Trong Lĩnh Vực B...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Pháp luật bảo vệ môi trường lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản
Pháp luật bảo vệ môi trường lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sảnPháp luật bảo vệ môi trường lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản
Pháp luật bảo vệ môi trường lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản
Luanvantot.com 0934.573.149
 
Đề tài: Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế...
Đề tài: Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế...Đề tài: Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế...
Đề tài: Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOTLuận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOTQuyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Th...
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Th...Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Th...
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Th...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...
OnTimeVitThu
 
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docxLuận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới tại các doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới tại các doanh nghiệp, 9đLuận văn: Pháp luật về bình đẳng giới tại các doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới tại các doanh nghiệp, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Th...
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Th...Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Th...
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Th...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh xăng dầu tới môi trường, sức khoẻ con ngườ...
Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh xăng dầu tới môi trường, sức khoẻ con ngườ...Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh xăng dầu tới môi trường, sức khoẻ con ngườ...
Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh xăng dầu tới môi trường, sức khoẻ con ngườ...
SOS Môi Trường
 

Similar to Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản. (20)

Cơ sở lý luận về thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế...
Cơ sở lý luận về thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế...Cơ sở lý luận về thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế...
Cơ sở lý luận về thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế...
 
Cơ sở lý luận về thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồ...
Cơ sở lý luận về thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồ...Cơ sở lý luận về thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồ...
Cơ sở lý luận về thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồ...
 
Luận án: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận án: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trườngLuận án: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận án: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
 
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trườngLuận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
 
Luận án: Pháp luật về trách nhiệm pháp lý về bảo vệ môi trường
Luận án: Pháp luật về trách nhiệm pháp lý về bảo vệ môi trườngLuận án: Pháp luật về trách nhiệm pháp lý về bảo vệ môi trường
Luận án: Pháp luật về trách nhiệm pháp lý về bảo vệ môi trường
 
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trườngPháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
 
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Pháp Luật Về Trách Nhiệm Pháp Lý Trong Lĩnh Vực B...
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Pháp Luật Về Trách Nhiệm Pháp Lý Trong Lĩnh Vực B...Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Pháp Luật Về Trách Nhiệm Pháp Lý Trong Lĩnh Vực B...
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Pháp Luật Về Trách Nhiệm Pháp Lý Trong Lĩnh Vực B...
 
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Pháp Luật Về Trách Nhiệm Pháp Lý Trong Lĩnh Vực B...
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Pháp Luật Về Trách Nhiệm Pháp Lý Trong Lĩnh Vực B...Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Pháp Luật Về Trách Nhiệm Pháp Lý Trong Lĩnh Vực B...
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Pháp Luật Về Trách Nhiệm Pháp Lý Trong Lĩnh Vực B...
 
Pháp luật bảo vệ môi trường lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản
Pháp luật bảo vệ môi trường lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sảnPháp luật bảo vệ môi trường lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản
Pháp luật bảo vệ môi trường lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản
 
Đề tài: Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế...
Đề tài: Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế...Đề tài: Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế...
Đề tài: Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế...
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOTLuận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
 
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOTQuyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
Quyền về môi trường trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOT
 
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Th...
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Th...Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Th...
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Th...
 
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...
 
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docxLuận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
 
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới tại các doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới tại các doanh nghiệp, 9đLuận văn: Pháp luật về bình đẳng giới tại các doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới tại các doanh nghiệp, 9đ
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
 
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Th...
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Th...Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Th...
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Th...
 
Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh xăng dầu tới môi trường, sức khoẻ con ngườ...
Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh xăng dầu tới môi trường, sức khoẻ con ngườ...Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh xăng dầu tới môi trường, sức khoẻ con ngườ...
Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh xăng dầu tới môi trường, sức khoẻ con ngườ...
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương MạiLuận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công TyLuận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn HóaLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh ViênLuận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562 (20)

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
 
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
 
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
 
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
 
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương MạiLuận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
 
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
 
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công TyLuận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn HóaLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
 
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
 
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh ViênLuận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
 
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
 

Recently uploaded

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 

Recently uploaded (10)

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 

Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Thủy Sản.

  • 1. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN: THỰC TIỂN TẠI TỈNH CÀ MAU Chuyên ngành: Luật Kinh Tế LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC TP. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2022
  • 2. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM MỤC LỤC MỞ ĐẦU...................................................................Error! Bookmark not defined. 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài............................Error! Bookmark not defined. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ..............Error! Bookmark not defined. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn ... Error! Bookmark not defined. 3.1. Mục tiêu nghiên cứu chung.........................Error! Bookmark not defined. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể .........................Error! Bookmark not defined. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................Error! Bookmark not defined. 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................Error! Bookmark not defined. 6. Tính mới và những thực tiễn đóng góp của đề tài........... Error! Bookmark not defined. 7. Bố cục nội dung của luận văn............................Error! Bookmark not defined. Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN .....................................................................................................................................1 1.1. Khái niệm và đặc điểm của môi trường và pháp luật bảo vệ môi trường ........1 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của môi trường.........................................................1 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật bảo vệ môi trường..............................4 1.1.3. Vai trò của pháp luật bảo vệ môi trường ở nước ta....................................5 1.2. Khái niệm, nội dung và vai trò của thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản ...............................................................................8 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường và thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản ..........9 1.2.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản...................................................................12 1.2.3. Vai trò của thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản ở Việt Nam...................................................................................23 1.2.4. Các yếu tố đảm bảo cho việc thực thi pháp luật về BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sản..................................................................................27 1.3. Kinh nghiệm thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản ở một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam.......................30
  • 3. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934 536 149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM Chương 2...................................................................................................................34 THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU...................................................................................................................34 2.1. Khái quát tình hình nuôi trồng và chế biến thủy sản tại tỉnh Cà Mau............35 2.2. Thực trạng thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản tại địa bàn tỉnh Cà Mau ...........................................................................38 2.2.1. Kết quả đạt được: .....................................................................................38 2.2.2.Khó khăn vướng mắc trong hoạt động bảo vệ môi trường .......................46 2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong hoạt động bảo vệ môi trường .................................................................................................................52 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU ..................................................................55 3.1 Tính cấp thiết của việc nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản ......................................................................56 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau .............................58 3.2.1. Môị số giải pháp hoàn thện pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản..........................................................................58 3.2.2. Giải pháp cho việc thực thi thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản..................................................................................58 KẾT LUẬN...............................................................Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................Error! Bookmark not defined.
  • 4. 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN 1.1. Khái niệm và đặc điểm của môi trường và pháp luật bảo vệ môi trường 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của môi trường Hiện nay khái niệm môi trường được nhìn nhận dưới các góc độ khác nhau. Phần lớn các nhà nghiên cứu quan niệm rằng: Môi trường chính là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng tới sự sống. Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu cho rằng dùng thuật ngữ môi trường được hiểu theo nghĩa như trên xét dưới góc độ nghiên cứu và pháp lý là không chính xác. Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về môi trường. Có thể kể đến một số quan điểm như sau: Theo định nghĩa của S.V.Kalesnik (1959, 1970) môi trường (được định nghĩa với môi trường địa lí) “chỉ là một bộ phận của trái đất bao quanh con người, mà ở một thời điểm nhất định xã hội loài người có quan hệ tương hỗ trực tiếp với nó, nghĩa là môi trường có quan hệ một cách gần gũi nhất với đời sống và hoạt động sản xuất của con người”1 . Trong tài liệu “môi trường và tài nguyên Việt Nam đã đưa ra định nghĩa: “môi trường là một nơi chốn trong số các nơi chốn, nhưng có thể là một nơi chốn đáng chú ý, thể hiện các màu sắc xã hội của một thời kì hay một xã hội"2 Như vậy, có thể nhận thấy khái niệm về môi trường xét theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên 5 S.V.Kalesnik (1959, 1970) môi trường (được định nghĩa với môi trường địa lí) 2 Nguyễn Ngọc Sinh (1984), Môi trường và tài nguyên Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
  • 5. 2 thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội. Đối với nghĩa hẹp thì môi trường bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người được nhận và cần được bảo vệ.3 Xét dưới góc độ ngôn ngữ theo từ điển Tiếng Việt ghi nhận: Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó. Hoặc môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: Không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người… 4 Môi trường là nơi xảy ra hiện tượng hoặc diễn ra một quá trình, trong quan hệ với hiện tượng quá trình ấy hoặc môi trường là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển, trong quan hệ với con người, với sinh vật ấy. Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng 5 . Những cách hiểu về môi trường như trên có đặc điểm chung là xem xét môi trường là một hệ thống có sự tác động đến con người. Theo cách hiểu thông thường, khái niệm về môi trường đa phần không quan tâm đến tác động của nó là gì? Trên thực tế những tác động đó giữ vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã hội hiện nay? Từ đó đưa ra một định nghĩa mang tính chất tương đối 3 Lê Kim Nguyệt (2014), “Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường do hoạt động của làng nghề gây ra”, Tạp chí dân chủ và pháp luật. 4 Trung tâm từ điển học (2008), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng 5 Nhóm Ngân hàng thế giới (2017)“Tổng quan về Ô nhiễm Nông nghiệp ở Việt Nam”, Báo cáo tóm tắt.
  • 6. 3 về môi trường nói chung. Tuy nhiên, với định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt không chỉ quan tâm đến bản chất của môi trường gồm những yếu tố nào mà còn quan tâm đến tác động của nó đến con người và xã hội. Như vậy, dưới một góc độ nào đó, việc định hình một cách cơ bản khái niệm về môi trường là điều hoàn toàn cần thiết, để từ đó, có thể áp dụng vào các quy định của pháp luật nhằm thực hiện mục tiêu là quản lý một cách có hiệu quả từ phía các cơ quan có thẩm quyền ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Dưới góc độ pháp lý, theo định nghĩa của UNESCO (1981) môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra (tập quán, niềm tin) trong đó con người sống và lao động, khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình6 . Như vậy UNESCO đã lần đầu đưa ra một định nghĩa nhằm tạo nền tảng cho việc hình thành một khái niệm cơ bản về môi trường của tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc. Từ định nghĩa trên việc vận dụng pháp điển hóa thành các quy định của mỗi quốc gia là khác nhau nhằm phù hợp với sự nhìn nhận, văn hóa, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đó nói chung. Ở nước ta, Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định: Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật7 . Từ khái niệm trên, có thể đưa ra những đặc điểm chung, cơ bản của khái niệm môi trường như sau: Thứ nhất, môi trường được xem là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo. Đây là một đặc điểm mang tính đặc trưng của môi trường. Yếu tố tự nhiên là yếu tố mang tính chất sẵn có, được hình thành và không chịu sự 6 Trương Quang Học (2012), Việt Nam thiên nhiên môi trường và phát triển bền vững, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 7 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật bảo vệ môi trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
  • 7. 4 tác động của con người. Yếu tố nhân tạo là có sự tác động của con người, hiểu một cách cụ thể đó là do con người hình thành và phát triển. Các yếu tố tự nhiên và nhân tạo có sự tác động qua lại, từ đó hình thành nên một hệ thống có sự tác động vào các đối tượng ở bên trong nó. Thứ hai, quá trình tác động vào sự tồn tại và phát triển của các đối tượng. Việc các yếu tố tự nhiên và nhân tạo tác động vào sự tồn tại và phát triển của những đối tượng bên trong nó là điều kiện cần thiết, thể hiện vai trò quan trọng của yếu tố môi trường. Đồng thời, khẳng định tính tất yếu rằng tất cả mọi sự vật hiện tượng luôn luôn chịu sự tác động của môi trường dù ít hay nhiều hoặc dưới góc độ tự nhiên hoặc nhân tạo. Thứ ba, chủ thể bị tác động đó là con người và sinh vật. Môi trường tác động đến sự phát triển và tồn tại của con người và sinh vật. Tất cả các sinh vật và con người luôn luôn chịu tác động của yếu tố môi trường và không có trường hợp nào là ngoại lệ. Yếu tố môi trường tác động vào các chủ thể từ khi hình thành và phát triển cũng như tồn tại của các chủ thể đó. Đây chính là đặc trưng nổi bật của yếu tố môi trường so với các yếu tố khác trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của loài người.8 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân mà là của toàn xã hội. Hoạt động BVMT muốn đạt hiệu quả cao nhất thiết phải được pháp điển hoá thành các quy phạm, các đạo luật. Mặc dù vậy, hiện nay khái niệm pháp luật bảo vệ môi trường vẫn còn những cách hiểu khác nhau. Trong những năm qua, đất nước ta đã và đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, song song với phát triển kinh tế cũng cần ban hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực BVMT. Nhận thức rõ vai trò quan trọng 8 Nguyễn Ngọc Sinh (1984), Môi trường và tài nguyên Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
  • 8. 5 của hoạt động bảo vệ môi trường, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã hoạch định, xây dựng và ban hành hệ thống văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh. Có thể nói rằng, phạm vi và đối tượng điều chỉnh cụ thể trong từng văn bản pháp luật, các quan hệ về bảo vệ môi trường với luật chuyên ngành đã được xử lý một cách hài hoà và ngày càng mang tính khả thi cao. Thông qua hoạt động ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật chung và văn bản pháp luật chuyên ngành khác có quy định về nghĩa vụ bảo vệ môi trường đã tạo nên nền tảng pháp lý cơ bản trong hoạt động BVMT, theo hướng phát triển bền vững. Dựa trên các phân tích trên tác giả đưa ra khái niệm pháp luật bảo vệ môi trường như sau: Pháp luật bảo vệ môi trường là tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình các chủ thể có hành vi khai thác, sử dụng hoặc tác động đến môi trường, đồng thời, quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường. Pháp luật bảo vệ môi trường được cấu thành bởi hệ thống quy phạm pháp luật được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh cho đến những văn bản hướng dẫn thi hành do Chính phủ, các Bộ, ban ngành hay chính quyền địa phương ban hành. 1.1.3. Vai trò của pháp luật bảo vệ môi trường ở nước ta Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong công tác bảo vệ môi trường được thể chế hoá thành pháp luật bảo vệ môi trường – trở thành công cụ hữu hiệu để quản lý và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. Trên phương diện lý luận và thực tiễn, pháp luật bảo vệ môi trường có các vai trò sau: Một là, thông qua việc hoàn thiện các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường sẽ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vấn đề này. Những quy
  • 9. 6 định về BVMT là cơ sở pháp lý cơ bản quy định về cơ cấu, tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước. Từ đó, hình thành hệ thống cơ quan quản lý môi trường nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước nói chung và được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Thông qua việc quy định chức năng của mình, các cơ quan trên thực hiện hoạt động kiểm tra giám sát thường xuyên các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật bảo vệ môi trường, kịp thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý những vi phạm đối với lĩnh vực mà mình quản lý.9 Hai là, vấn đề bảo vệ môi trường có vai trò to lớn, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về bảo vệ môi trường và là một trong những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước nói chung. Bằng việc quy định cụ thể nội dung bảo vệ môi trường tại các văn bản pháp lý hiện hành là tiền đề cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Hệ thống văn bản pháp lý có vai trò không thể thay thế được trong việc đảm bảo thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn về bảo vệ môi trường, đồng thời đây cũng là cơ sở quy định chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực BVMT. Ba là, đối với xã hội, vấn đề bảo vệ môi trường có vai trò đặc biệt to lớn trong xây dựng chiến lược phát triển bền vững của quốc gia. Môi trường được bảo vệ tốt là yếu tố đảm bảo phát triển bền vững và ngược lại. Việc ban hành các quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường là cơ sở pháp lý cho việc cơ quan nhà nước thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất dựa vào các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, còn xử 9 Phạm Thị Ngọc Trầm (2006), Quản lý Nhà nước đối với tài nguyên và môi trường vì sự phát triển bền vững dưới góc nhìn xã hội – nhân văn, Nxb Khoc học xã hội, Hà Nội.
  • 10. 7 lý vi phạm được áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có những hành vi vô ý hoặc cố ý vi phạm các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường. Bốn là, bảo vệ môi trường là lĩnh vực rộng lớn nên hoạt động QLNN về bảo vệ môi trường tác động nhiều đến kinh tế và xã hội. Việt Nam hiện nay đang thực hiện công cuộc xây dựng và phát triển đất nước nên cùng với quá trình xây dựng thì việc bảo vệ môi trường ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã hội rất quan trọng. Đặt hoạt động QLNN về bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và phát triển lên hàng đầu và trở thành nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược, phù hợp với xu thế chung trên thế giới hiện nay. Năm là, pháp luật bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của xã hội trong lĩnh vực này. Những quy định về bảo vệ môi trường có vai trò trong việc giáo dục, truyền thông để từ đó góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về vấn đề xây dựng và phát triển trong môi trường lành mạnh, an toàn và trong sạch. Pháp luật BVMT góp phần quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế - xã hội một cách bền vững ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Sáu là, pháp luật về BVMT có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho con người được sống trong môi trường trong lành. Để tồn tại và phát triển con người đã tác động nhiều vào thiên nhiên để phục vụ cho các nhu cầu của mình. Các cuộc cách mạnh KHKT với nhiều thành quả quan trọng đã làm cuộc sống con người có nhiều biến đổi. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực thì con người cũng đứng trước những thách thức to lớn như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, núi lửa phun trào, ÔNMT… ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước trên toàn thế giới.
  • 11. 8 Ở Việt Nam trong thời gian gần đây, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, việc tập trung xây dựng và phát triển nền kinh tế đã để lại những tác nhân ảnh hưởng trực tiếp lên môi trường sống nói chung. Do đó, nhận thức được vai trò quan trọng của việc hình thành và phát triển một môi trường xanh – sạch – đẹp không chỉ riêng ở nước ta mà còn chung của thế giới chính là tiền đề bảo đảm thực hiện những nguyên tắc cơ bản của pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam, trong đó có nguyên tắc “bảo đảm và ghi nhận quyền được sống trong môi trường trong lành của con người” 10 . Điều này là hoàn toàn phù hợp với Tuyên bố của Hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường và con người (Hội nghị Stockhom năm 1972) nêu rõ: “Con người có quyền cơ bản được tự do, bình đẳng và được hưởng đầy đủ các điều kiện sống trong một môi trường chất lượng cho phép cuộc sống có phẩm giá và phúc lợi mà con người có trách nhiệm trong bảo vệ và cải thiện cho các thế hệ hôm nay và mai sau” và trong một số Tuyên bố của các tổ chức thế giới về vấn đề bảo vệ môi trường. Như vậy, thông qua việc ban hành và hoàn thiện khung pháp lý cũng như quá trình thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường một cách chặt chẽ và có hiệu quả đã góp phần trong việc bảo đảm quyền được sống trong một môi trường với chất lượng đạt tiêu chuẩn cho phép, cuộc sống được bảo đảm lành mạnh, hữu ích và được hài hòa với môi trường thiên nhiên của con người ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.11 1.2. Khái niệm, nội dung và vai trò của thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản 10 Lê Văn Nãi (1999), Bảovệ môi trường trong xây dựng cơ bản, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 11 Chính phủ (2004), Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam(Định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam), Hà Nội.
  • 12. 9 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường và thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản 1.2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân mà của toàn xã hội. BVMT là nội dung quan trọng trong xây dựng và phát triển đất nước. Theo từ điển Luật học: Vi phạm pháp luật được xem xét dưới hai nghĩa: “Nghĩa rộng: Là các việc làm sai trái pháp luật nói chung. Nghĩa hẹp: Là các việc sai trái chưa cấu thành tội phạm và thường được gọi là vi phạm hành chính”. Khái niệm vi phạm pháp luật nói chung được coi là một trong các khái niệm cơ bản và quan trọng của pháp luật Việt Nam. Hệ thống pháp luật nước ta căn cứ vào mức độ hành vi vi phạm của từng ngành luật chuyên ngành mà đưa ra những mức xử lý tùy vào mức độ của các hành vi trên. Ví dụ: Luật hình sự xác định hành vi nào là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm tới các khách thể được luật hình sự bảo vệ và quy định các hình thức xử lý với tư cách là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất để áp dụng đối với người phạm tội. Hoặc đối với Luật xử phạt vi phạm hành chính thì mức độ vi phạm được đánh giá là nhẹ hơn sẽ được áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính tương thích đối với các hành vi đó. Tuy rằng, đây là một khái niệm quan trọng nhưng cho tới nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể để xác định khái niệm về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Khái niệm này chỉ được nghiên cứu dưới góc độ là một khái niệm khoa học về lý luận pháp lý nói chung của các nhà nghiên cứu.
  • 13. 10 Xuất phát từ đặc thù cũng như vai trò và sự cần thiết bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ môi trường 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan đã quy định về các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Song do các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường là vô cùng đa dạng, được thể hiện dưới các hình thức khác nhau nên việc đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường là chưa từng được đề cập. Mặc dù vậy, qua phân tích nêu trên có thể đưa ra một khái niệm cơ bản về vấn đề này như sau: Vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường được hiểu là những hành vi vi phạm các quy định của nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý và được các văn bản pháp luật quy định cụ thể trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo khái niệm trên, vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường có những đặc điểm sau: Một là, vi phạm pháp luật BVMT là các hành vi do tổ chức, cá nhân thực hiện đã vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Tức là hành vi của tổ chức, cá nhân đã vi phạm những quy định cụ thể của pháp luật bảo vệ môi trường. Do vậy các hành vi vi phạm này cần phải bị xử lý theo quy định nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Hai là, hành vi vi phạm pháp luật BVMT là các hành vi vi phạm quy định của NN trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định trong các văn bản pháp luật cụ thể. Tức là chỉ những hành vi vi phạm các quy định trong lĩnh vực BVMT thì mới bị xử lý theo các văn bản pháp luật có liên quan trong lĩnh vực BVMT. Ba là, hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường được thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Tùy vào từng hành vi vi phạm do các tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý theo từng quy định pháp luật mà sẽ có hình
  • 14. 11 thức và mức độ xử lý tương ứng đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực pháp luật BVMT. 1.2.1.2. Khái niệm, đặc điểm thực thi pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản Có rất nhiều quan điểm khi định nghĩa về khái niệm thực thi pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản. Tuy vậy, các quan điểm đều đồng nhất cho rằng, dưới góc độ pháp lý, xem Luật Bảo vệ môi trường là một lĩnh vực pháp luật thì cần có những quy định cụ thể nhằm điều chỉnh và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật để điều chỉnh các nội dung trong nuôi trồng và chế biến thủy sản ở nước ta. Luật Bảo vệ môi trường là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình các chủ thể có hành vi khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc nhiều thành phần môi trường. Ở nước ta hiện nay, trong việc hoạch định và tổ chức xây dựng các văn bản pháp luật, các nhà quản lý, nhà làm luật đều rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Trong phạm vi và đối tượng điều chỉnh cụ thể trong từng văn bản pháp luật, vấn đề về BVMT được đặt lên hàng đầu và khẳng định vị trí quan trọng không thể thiếu. Điều này thể hiện qua hoạt động Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật chung và văn bản pháp luật chuyên ngành khác có quy định về nghĩa vụ bảo vệ môi trường mà các chủ thể phải thực hiện nhằm góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường trong sạch và phát triển bền vững. Đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì các chủ thể phải gánh chịu hậu quả pháp lý về hành chính, dân sự hoặc hình sự tùy từng mức độ do hậu quả của hành vi đó mang lại. Tuy nhiên, hiện nay các quy định về thực thi pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản đã được quy định nhưng chưa đáp ứng với nnhu cầu thực tế. Có thể thấy rằng hiện việc xử lý các hành vi
  • 15. 12 này tùy thuộc vào các quy định được pháp luật về bảo vệ môi trường quy định cụ thể và được quy định rõ trong Bộ luật hình sự hiện hành và Luật xử lý vi phạm hành chính. Để làm căn cứ cho việc xử lý vi phạm đối với pháp luật bảo vệ môi trường, tại Luật bảo vệ môi trường quy định như sau: 1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức và cá nhân khác, có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại và xử lý theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; 2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức,... theo quy định của pháp luật.12 1.2.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản Đối với vấn đề BVMT nói chung và thực thi pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản nói riêng ở nước ta hiện nay đã và đang trở thành vấn đề nhận được nhiều quan tâm của các cơ quan NN có thẩm quyền và toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực này, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước cũng như điều chỉnh hiệu quả các quan hệ xã hội phát sinh thì pháp luật ngày càng được sửa đổi, bổ sung một cách hoàn thiện hơn, trong đó có nội dung về thực thi pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản. Nội dung điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản là những quy định của pháp luật về việc xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường được ban hành nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống các vi phạm pháp luật; ngăn chặn và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản; đề cao trách nhiệm của người có thẩm quyền xử lý cũng như 12 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật bảo vệ môi trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
  • 16. 13 bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân; tăng cường trật tự kỷ cương trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội đối với vấn đề bảo vệ môi trường trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Ở nước ta hiện nay, tại Hiến pháp 2013 quy định: “Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại”13 . Đây là cơ sở pháp lý cơ bản cho văn bản luật và dưới luật triển khai chi tiết quy định về vấn đề này trong thực tế nói chung. Cùng với Hiến pháp, các văn bản luật cũng quy định theo hướng ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn về nội dung bảo vệ môi trường và thực thi pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản ở nước ta, đáp ứng với yêu cầu chính trị, quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong tình hình mới. Luật bảo vệ môi trường 2014 ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Các nội dung về bảo vệ môi trường được quy định làm nền tảng cơ bản tại các Điều 7 và Điều 160 đã tạo ra cơ chế xử lý tương đối hoàn thiện đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, thể hiện rõ nét sự tiến bộ của Nhà nước ta trong việc quan tâm đến vấn đề BVMT. Văn bản pháp lý này đã quy định nhiều nội dung phù hợp tạo điều kiện tối đa để cho việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản ở nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nội dung điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản được thể hiện dưới các nội dung cơ bản như sau: 13 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp, Nxb Sự thật, Hà Nội
  • 17. 14 1.2.2.1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch về thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản Việc quy hoạch chiến lược, kế hoạch thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản là việc các cơ quan chức năng sắp xếp bố trí các cơ sở tiến hành hoạt động thực hiện trong hoạt động BVMT có mục tiêu, có định hướng phải được định sẵn phù hợp với các tiêu chí đề ra. Việc quy hoạch và thực hiện quản lý nhằm đảm bảo quyền lợi các cá nhân, tổ chức trên khắp cả nước nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan quản lý và là trách nhiệm và quyền lợi trong hoạt động BVMT14 Việc xây dựng quy hoạch chiến lược, kế hoạch thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản ở nước ta được xây dựng với mục tiêu là: Xây dựng và hoàn thiện và thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản phù hợp với sự phát triển nền kinh tế cơ sở quản lý nhà nước về BVMT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Chiến lược BVMT giữ một vị trí quan trọng là khâu đột phá trong quá trình CNH-HĐH đất nước, đồng thời là mục tiêu, động lực của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Chính quyền cấp tỉnh là chủ thể hoạch định chiến lược BVMT, thực hiện quy hoạch, kế hoạch hóa BVMT nói chung và thực thi pháp luật về BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trong phạm vi của từng địa phương. Chiến lược BVMT được xây dựng trên cơ sở dự báo nhu cầu BVMT cần phải có để thích ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế xã hội nói chung, sự phát triển của các địa phương trong giai đoạn hiện nay. Đây là cơ sở định hướng để UBND tỉnh thực hiện kế hoạch hóa sự phát triển của các ngành trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhằm chuẩn bị BVMT phù hợp với yêu cầu trong từng giai đoạn 14 Phạm Thị Ngọc Trầm (2006), Quản lý Nhà nước đối với tài nguyên và môi trường vì sự phát triển bền vững dưới góc nhìn xã hội – nhân văn, Nxb Khoc học xã hội, Hà Nội.
  • 18. 15 CNH - HĐH15 Tính đến năm 2019, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chính sách và các thông tư liên tịch nhằm hỗ trợ BVMT về nuôi trồng và chế biến thủy sản cụ thể như sau: - Hiến pháp 2013 - Luật bảo vệ môi trường 2014 ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Các - Bộ luật hình sự 2015 - Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 và Nghị định số 155/2016/NĐ- CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ : Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thay thế Nghị định 179/2013/NĐ-CP (Phần phụ lục) & 81/2006/NĐ-CP với mức phạt tăng lên nhiều lần có hiệu lực từ ngày 01/02/2017 Chiến lược BVMT phải xác định được những chỉ tiêu chính phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển ngành nghề trên địa bàn các địa phươn, gắn với chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030 và kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm. Việc quy hoạch xây dựng kế hoạch BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản cần phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo định hướng lâu dài, đáp ứng các yêu cầu về tuyển dụng, đào tạo, phát triển, các chế độ đã ngộ. Việc quy hoạch thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản tập trung phải căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, có bước đi phù hợp để giải quyết những yêu cầu trước mắt và định hướng lâu dài và gắn liền với sự phát triển của KCN trong 15 Hồ Viết Tiến – Từ Văn bình – Đặng Thị Mỹ Ngân (2020) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (2020) NXB Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
  • 19. 16 quá trình xây dựng và phát triển hiện nay. 1.2.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản Công tác lập kế hoạch quản lý xây dựng và thực hiện các văn bản QPPL về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản là hoạt động của cơ quan NN có thẩm quyền đưa ra các công việc phải làm thông qua bản kế hoạch nhằm cụ thể hóa công tác quy hoạch chiến lược, kế hoạch thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản vào thực tiễn. 16 Với vai trò quan trọng của các QĐPL là nền tảng phát huy hơn nữa vai trò của QPPL về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản ở nước ta hiện nay. Thông qua việc ban hành và tiến hành thực hiện thì BVMT sẽ được quy hoạch và được phân bổ một cách hợp lý trong thực tế, phù hợp với sự phát triển của hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản và đáp ứng với yêu cầu phát triển của các địa phương nói chung. Từ đó, có thể xem xét được vai trò quan trọng của các cơ quan NN có thẩm quyền trong hoạt động QLNN về BVMT trong thực tế. Cơ quan QLNN với các hình thức tuyên truyền, chỉ đạo, thực hiện và tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát, từ đó, chỉ rõ những kết quả đạt được và những hạn chế yếu kém trong quá trình áp dụng trong thực tiễn. Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật đã được Đảng, Nhà nước chỉ đạo hoàn thiện. Cùng với chính sách chung của Nhà nước, tùy vào điều kiện kinh tế của từng tỉnh, các địa phương đã tích cực tham mưu với các 16 Hồ Viết Tiến – Từ Văn bình – Đặng Thị Mỹ Ngân (2020) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (2020) NXB Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
  • 20. 17 cấp chính quyền để có những quy định riêng hỗ trợ cho QPPL về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản.17 Trong thực tiễn đối với chính sách ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, cụ thể: - Giảm lượng chất thải ra - Xử lý chất thải trước khi xả ra môi trường - Thay đổi nguyên lý sản xuất để thải ít chất thải, ít độc hơn. Hiện nay, theo quy chuẩn, quy định của pháp luật thì doanh nghiệp phải có hệ thống xả thải ra môi trường. Doanh nghiệp phải đầu tư hệ thống xả thải, trường hợp, doanh nghiệp. Trong đó, cụ thể hóa bằng bộ tiêu chuẩn Việt Nam về QCVN về chất thải trong đó, cụ thể: QCVN 11-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản (thay thế QCVN 11:2008/BTNMT từ ngày 31/12/2015); QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (thay thế TCVN 5945:2005); QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm; QCVN 10:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ; QCVN 11:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản; TCVN 5945:2005 Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải; TCVN 6772:2000 Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt giới hạn ô nhiễm cho phép; TCVN 6980:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu vực nước sông dùng cho cấp nước sinh hoạt; TCVN 6981:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; TCVN 6982:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công 17 Hồ Viết Tiến – Từ Văn bình – Đặng Thị Mỹ Ngân (2020) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (2020) NXB Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
  • 21. 18 nghiệp thải vào lưu vực nước sông dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước. Hiện nay theo quy định thì trong chế biến sản phẩm thuỷ sản tạo ra lượng nước thải nhỏ hơn nhiều (nghĩa là khoảng 0,14 phần trăm lượng nước thải trong nuôi trồng thủy sản), nhưng nó chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao. Nước thải này là một nguồn ô nhiễm và phải được thu gom và xử lý theo các tiêu chuẩn quy định quốc gia trước khi thải ra môi trường. Trong trường hợp các nhà máy chế biến thủy sản nằm ngoài khu công nghiệp, nước thải phải được xử lý đạt cột A1 hoặc A2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (nghĩa là QCVN 08: 2008- Bộ TN&MT và nay được thay thế bằng QCVN 08 MT: 2015 -Bộ TN&MT). Nếu nằm trong khu công nghiệp, nước thải được xử lý để đáp ứng yêu cầu áp dụng cho toàn khu công nghiệp. Quản lý chất thải trong các nhà máy chế biến thường được thực thi tốt hơn so với các trang trại nuôi trồng thủy sản. Quá trình ban hành kế hoạch quản lý xây dựng và thực hiện các văn bản QPPL về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản tại mỗi địa phương sẽ được cụ thể hóa thông qua Quy hoạch trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong một giai đoạn nào đó cụ thể và mang tính định hướng trong một thời gian dài diễn ra tại các địa phương. 1.2.2.3. Ban hành và tổ chức thực thi các chính sách có liên quan đến sử dụng, QPPL về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản Cùng với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về nuôi trồng và chế biến thủy sản nói riêng cơ quan quản lý nhà nước trên cơ sở những định hướng phát triển KT-XH, sử dụng và BVMT cần cụ thể hóa thành các chính sách để BVMT phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển tại các địa phương trong giai đoạn hiện nay.
  • 22. 19 Việc ban hành và tổ chức thực thi các chính sách có liên quan đến sử dụng, QPPL về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản trên cơ sở chỉ đạo, quán triệt của Trung ương thì các địa phương phải ban hành các chính sách về BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sản trong thực tế. Các chính sách có liên quan như đào tạo, tuyển dụng, chính sách đãi ngộ, quản lý, xử lý vi phạm BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sản nếu có hành vi vi phạm. 18 1.2.2.4. Tổ chức bộ máy BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sản Đây là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước đối với BVMT. Việc tổ chức thực hiện phụ thuộc rất nhiều vào tổ chức bộ máy, cách thức tiến hành và các nguồn lực để phát triển BVMT. Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với BVMT, cần tăng cường bộ máy quản lý nhà nước về công tác này đủ mạnh từ Trung ương đến địa phương, bổ sung thêm lực lượng, tăng cường chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý. Vấn đề quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực được tổ chức thực hiện bằng một bộ máy hợp lý, hiệu quả sẽ là tiền đề quan trọng để đưa các chính sách, pháp luật về phát triển BVMT đi vào cuộc sống, tạo ra sự thay đổi về diện mạo của BVMT cả về số lượng và chất lượng. 1.2.2.5. Thanh tra và tổ chức xử lý vi phạm trong hoạt động BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sản Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, thanh tra quản lý nhà nước về BVMT là hoạt động của các ngành chức năng được nhà nước trao quyền nhằm mục đích kiểm tra đối với đối với các cơ sở quản lý nhà nước về BVMT tập trung và cơ sở quản lý nhà nước về BVMT. Kiểm tra trước và sau khi quản lý nhà nước về BVMT để phát hiện các hành vi vi phạm và kịp thời xử lý, đảm bảo 18 Nhóm Ngân hàng thế giới (2017)“Tổng quan về Ô nhiễm Nông nghiệp ở Việt Nam”, Báo cáo tóm tắt.
  • 23. 20 quyền và lợi ích của các địa phương.Công tác quản lý nhà nước về BVMT nói riêng luôn được quan tâm một cách đúng mức bởi xác định được tính cấp thiết của hoạt động quản lý nhà nước về QPPL về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý nhà nước về BVMT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã chủ động thành lập các đoàn Thanh tra, tổ chức các cuộc thanh kiểm tra việc tiến hành quản lý nhà nước về BVMT đạt được hiệu quả cao hay không? Qua trình áp dụng các quy định về BVMT trên thực tế được thực hiện một cách nghiêm túc hay không? Quá trình kiểm tra, thanh tra sau đó sẽ tiến hành xử phạt các hành vi vi phạm để nộp vào Ngân sách nhà nước và ban hành các kiến nghị khắc phục vi phạm nhằm làm tốt hơn các quy định về kiểm tra, giám sát về hoạt động quản lý nhà nước về BVMT này trong thực tế. 1.2.2.6. Xử lý vi phạm về các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản * Quy định về xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Bên cạnh Luật Bảo vệ môi trường, trong Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 và Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ cũng quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản thay thế Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản. Nghị định gồm 4 chương 58 điều đã đảm bảo khả năng điều chỉnh cũng như quá trình áp dụng pháp luật về vấn đề xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ
  • 24. 21 môi trường, đồng thời tạo cơ chế để các cơ quan NN có thẩm quyền trong việc tiến hành xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường. 19 * Các quy định về xử lý vi phạm trong dân sự Có thể nói, vấn đề trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở nước ta chưa được chú trọng và phát triển. Các quy định về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực này mới chỉ dừng lại ở quy định chung mang tính nguyên tắc, chưa có một văn bản nào cụ thể hướng dẫn rõ ràng về vấn đề này. Căn cứ pháp lý đối với vấn đề dân sự trong lĩnh vực BVMT được ghi nhận trong các văn bản như: Bộ luật Dân sự năm 2015 (chương XX từ điều 584 đến Điều 608); Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 (chương XIX từ Điều 163 đến Điều 167) và Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường 2014 và đặc biệt là Nghị định 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính Phủ về xác định thiệt hại đối với môi trường thì trách niệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là một dạng trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm nghĩa vụ về bảo vệ môi trường. Theo đó các tổ chức, cá nhân có hành vi làm môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, tổ chức, cá nhân khác có liên quan xâm phạm nghĩa vụ bảo vệ môi trường do pháp luật quy định nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại. Các chủ thể có hành vi vi phạm phải có trách nhiệm chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Căn cứ quy định tại Điều 602 Bộ luật dân sự 2015 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được xác định như sau: “Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi”. Theo quy định trên, 19 Lê Kim Nguyệt (2016), “Một số vấn đề pháp lý đảm bảo quyền tiếp cận thông tin về môi trường ở Việt Nam”, Tạp chí thanh tra, (01).
  • 25. 22 cá nhân, tổ chức có hành vi làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại, ngoài việc phải chịu trách nhiệm theo quy định của luật chuyên ngành thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại, kể cả chủ thể đó không có lỗi. Đồng thời, có trách nhiệm khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây sự cố môi trường, suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường gây ra. Đối với việc bồi thường thiệt hại về ÔNMT nếu có hành vi vi phạm xảy ra tuân thủ các quy định và căn cứ tại Nghị định 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính Phủ về xác định thiệt hại đối với môi trường. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại về ÔNMT ở nước ta giai đoạn hiện nay.20 * Quy định về xử lý hình sự các tội phạm môi trường Cùng với Luật bảo vệ môi trường thì tại Bộ luật hình sự 2015 chương XIX từ điều 235 đến Điều 246 quy định 12 tội phạm môi trường là căn cứ pháp lý để xử lý những hành vi vi phạm đã cấu thành tội phạm tương ứng. Đây chính là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự, định khung và định hình tương ứng với ba mức độ hậu quả đã gây ra. Chính sách hình sự về BVMT của Việt Nam đã được cụ thể hóa bằng quy định 12 hành vi phạm tội về môi trường trong đó có các quy định về xử lý tội phạm về nuôi trồng và chế biến thủy sản. Đặc biệt, ngày 29/11/2006, Bộ công an đã ban hành quyết định số 1899/2006/QĐ-BCA về việc thành lập Cục cảnh sát môi trường thuộc Tổng cục Cảnh sát để điều tra hình sự và xử lý các vi phạm quy định về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Đây là cơ quan quan trọng có trách nhiệm 20 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật dân sự Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
  • 26. 23 kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường của các tổ chức, cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, trực tiếp tiến hành các mặt công tác điều tra chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường; tiến hành một số hoạt động điều tra theo Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, xử lý vi phạm hành chính theo luật xử lý VPHC và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; phối hợp thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh; thực hiện công tác kiểm định tiêu chuẩn môi trường. Như vậy, có thể thấy pháp luật quy định khá thống nhất và xuyên suốt về vấn đề bảo vệ môi trường cũng như thực thi pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản, tạo điều kiện tốt nhất để bảo vệ môi trường hiện nay; khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề bảo vệ môi trường. Đồng thời, cùng với hoạt động ban hành các văn bản hướng dẫn nêu trên đã giúp cho quá trình áp dụng những quy định của pháp luật về BVMT ở nước ta được thực hiện một cách hoàn thiện hơn. Phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới hiện nay là vừa xây dựng và phát triển kinh tế xã hội nhưng đề cao vấn đề bảo vệ môi trường nhằm phát triển một cách bền vững. Trên cơ sở tuân thủ các quy định của quốc tế trong hoạt động BVMT, nước ta đã xây dựng và ban hành những quy định nhằm điều chỉnh vấn đề về thực thi pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn ở nước ta. Vấn đề BVMT đã hình thành nền tảng pháp lý cơ bản trong việc thực thi pháp luật BVMT trong tiến trình phát triển đất nước, góp phần không nhỏ nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật môi trường xảy ra ở nước ta hiện nay và trong tương lai. 1.2.3. Vai trò của thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản ở Việt Nam
  • 27. 24 Một là, các quy định về pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản đã tạo hành lang pháp lý điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường từ đó hình thành nên các quy tắc xử sự cho con người khi tác động đến môi trường. Những quy định này về cơ bản đã đảm bảo xử lý tương đối tốt các hành vi vi phạm pháp luật BVMT, đảm bảo các hành vi của con người không xâm hại tới môi trường, hạn chế những tác hại, ngăn chặn suy thoái và ô nhiễm môi trường. Thông qua các quy định về pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản hình thành nên ý thức trong hoạt động bảo vệ môi trường nói chung, tạo tiền đề quan trọng cho hoạt động xây dựng, ổn định phát triển kinh tế một cách bền vững, ngăn chặn các hành vi hủy hoại môi trường. Hai là, thông qua các quy định lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản đã ràng buộc con người thực hiện những đòi hỏi của pháp luật để bảo vệ môi trường. Trên thực tế, nhiều chủ thể khi tham gia hoạt động kinh tế xã hội thường chỉ chú ý tới lợi ích của mình mà bỏ qua lợi ích chung của cộng đồng trong đó có môi trường. Các chủ thể có thể vì lợi ích kinh tế mà không quan tâm đến môi trường, ví dụ: Tại các khu công nghiệp một số chủ thể không đầu tư hệ thống xả thải chất thải công nghiệp mà trực tiếp thải ra môi trường, gây ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật, người dân…. Để có thể điều chỉnh các hành vi trên thì việc ban hành các quy định về pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản đồng thời các chế tài pháp lý là điều vô cùng quan trọng trong vấn đề BVMT. Đây không chỉ là biện pháp xử lý vi phạm pháp luật môi trường, ngăn ngừa, giáo dục cải tạo chủ thể vi phạm mà còn mang tính chất răn đe chủ thể khác để họ tự giác tuân theo các quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, qua đó ngăn ngừa và hạn chế tác động xấu do con người gây ra cho môi trường.
  • 28. 25 Ba là, thông qua các quy định trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản mà NN đã thực hiện chức năng quản lý trong lĩnh vực này. Như ta đã biết, tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội đều cần phải có sự quản lý của nhà nước và môi trường cũng không là ngoại lệ. Hơn thế, bảo vệ môi trường còn là một lĩnh vực hoạt động, nhiệm vụ phức tạp bởi môi trường có phạm vi rộng lớn và kết cấu phức tạp. Các quy định về pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản có vai trò to lớn trong việc tạo ra cơ chế hoạt động cho các tổ chức, cơ quan bảo vệ môi trường. Cụ thể là thông qua các quy định pháp luật về BVMT thì NN đã tiến hành các hoạt động: Kiểm soát ô nhiễm, suy thoái môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học, đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến lược; kiểm soát ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, suy thoái đất, suy thoái rừng, nguồn thủy sinh, nguồn gen và kiểm soát ô nhiễm đối với các hoạt động có ảnh hưởng đặc biệt tới môi trường; thanh tra và kiểm tra xử lý và giải quyết tranh chấp về môi trường; thực thi các Công ước quốc tế về kiểm soát ô nhiễm ở Việt Nam, thực thi các Điều ước quốc tế về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam. Thứ tư, môi trường có tác động, ảnh hưởng đến mọi chủ thể nên cần phải được duy trì ổn định để đảm bảo sự phát triển của xã hội. Môi trường tác động mạnh mẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi một quốc gia và không thể thay thế được bằng bất kỳ hình thức nào. Do đó, cùng với quá trình bùng nổ khoa học kỹ thuật như hiện nay, con người cùng với việc tạo nên những thành tựu nổi bật thông qua những nghiên cứu mang tầm vóc quốc tế thì đồng thời với đó đã nhận thức được những tác động tích cực lẫn tiêu cực của môi trường đối với sự phát triển của xã hội loài người. Từ đó, việc yêu cầu bảo vệ và sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong hoạt động này là điều vô cùng cần thiết nhằm ngăn chặn những tác động tiêu cực của yếu tố môi
  • 29. 26 trường đến sự phát triển của mỗi một quốc gia. Vì vậy, việc ban hành các quy định về vấn đề này là điều hoàn toàn cần thiết. Thực tế đã chứng minh rằng môi trường có những chức năng quan trọng nhất đối với sự phát triển của mỗi một quốc gia. Môi trường trong sạch chính là tiền đề để con người có những điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế - xã hội của các quốc gia đó. Ngược lại, môi trường ô nhiễm sẽ tác động tiêu cực và có những hệ lụy nghiêm trọng đến sự phát triển đối với những quốc gia trên thế giới. Tại một số quốc gia, vấn đề xây dựng các quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường rất được quan tâm bởi Chính phủ các quốc gia đó đặt vấn đề bảo vệ môi trường trong việc phát triển quốc gia một cách bền vững. Do đó, để cho đất nước phát triển một cách bền vững, đòi hỏi phải có những chính sách, quy định phù hợp nhằm đảm bảo về vấn đề bảo vệ môi trường; xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường; bảo đảm việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường một cách nghiêm chỉnh trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của mỗi quốc gia trong tình hình hiện nay. Thứ năm, đảm bảo cân bằng giữa hoạt động xây dựng, phát triển và bảo vệ môi trường trong giai đoạn mới. Trong thực tế rất khó để vừa xây dựng và phát triển vừa bảo vệ môi trường cũng như để các chủ thể tự giác đề ra và thực hiện. Vấn đề bảo vệ môi trường trước các nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường sống của con người là việc làm lâu dài và cần có chiến lược cụ thể. Tuy nhiên, trên thực tế, việc một số chủ thể sẵn sàng vì mục đích mang tính chất riêng tư mà từ bỏ đi yêu cầu của việc bảo vệ môi trường là điều dễ hiểu. Do đó, có rất nhiều vụ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng không chỉ riêng ở Việt Nam mà rất nhiều quốc gia trên thế giới phải gánh chịu những hậu quả nặng nề mà để khắc phục nó phải mất đến hàng trăm năm hoặc thậm chí là
  • 30. 27 không thể khắc phục được. Do đó, để cân bằng lợi ích giữa các bên, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, bảo vệ được môi trường sống, đảm bảo lợi ích của cộng đồng dân cư cũng như sinh vật trên trái đất thì việc ban hành và hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững thì cần có những quy định phù hợp nhằm bảo vệ môi trường một cách toàn diện và cụ thể. Việc bảo vệ môi trường phải đặt trong mối quan hệ với lợi ích của các quốc gia, đất nước để vừa thực hiện tốt việc xây dựng và phát triển đất nước vừa đảm bảo lợi ích của môi trường sống của những cộng đồng dân cư, cũng như sự bảo tồn của môi trường xung quanh chúng ta. 1.2.4. Các yếu tố đảm bảo cho việc thực thi pháp luật về BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sản Có thể nói rằng vấn đề BVMT hiện nay đã, đang và được các quốc gia trên thế giới hết sức quan tâm và đặt ưu tiên hàng đầu trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội của mình. Bởi lẽ, xuất phát từ bản chất và tầm quan trọng của môi trường trong là một điều kiện cốt lõi cho bảo đảm cho sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia. Cùng với sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới không phải là khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra năng suất và sản lượng bằng mọi giá mà phải bảo đảm sự cân đối với việc duy trì, bảo vệ và nuôi dưỡng nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau. Trong xu thế ấy, Việt Nam cũng đang tiến hành hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, cùng với việc nỗ lực tham gia các công ước quốc tế, cũng như tích cực nội luật hoá các cam kết quốc tế về BVMT nhằm BVMT hiệu quả hơn trước yêu cầu của phát triển bền vững. Các yếu tố đảm bảo làm nền tảng cơ bản cho quá trình thực hiệnBVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sản đạt hiệu quả cao. Cụ thể là:
  • 31. 28 * Yếu tố về hệ thống văn bản pháp luật: hành vi vi phạm BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sảncần được quy định rõ trong các văn bản pháp luật. Hệ thống pháp luật về BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sản cần đảm bảo quy định rõ ràng, chi tiết và có hướng dẫn cụ thể về phương thức, trình tự, thủ tục, chế tài, đảm bảo thực hiện bằng các công cụ như thế nào…Ngoài ra, hệ thống văn bản cần mang tính chất dự báo, các quy định mang tính chất điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh rộng.. Đối với vấn đề BVMT nói chung và vấn đề BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sản nói riêng ở nước ta hiện nay đã và đang trở thành vấn đề nhận được nhiều quan tâm của các cơ quan NN có thẩm quyền và toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực này, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước cũng như điều chỉnh hiệu quả các quan hệ xã hội phát sinh thì pháp luật ngày càng được sửa đổi, bổ sung một cách hoàn thiện hơn, trong đó có nội dung về thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản * Yếu tố về cơ cấu tổ chức các cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường. Việc kiện toàn bộ máy tổ chức từ Trung ương xuống địa phương, tổ chức mang tính chất hệ thống chính là điều kiện tiên quyết trong việc bắt buộc các chủ thể có hành vi vi phạm phải thực hiện các chế tài theo quy định của pháp luật quy định. * Yếu tố về con người trong quá trình xử lý vi phạm pháp luật về môi trường cũng góp phần quan trọng không thể tách rời trong hoạt động nói trên. Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý nhà nước về pháp luật bảo vệ môi trường hiện nay ở nước ta luôn được quan tâm và trở thành một trong những điều kiện then chốt của hoạt động thi hành BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sảnở nước ta trong giai đoạn mới.
  • 32. 29 * Yếu tố về kinh tế, vật chất đảm bảo cho hoạt động thi hành của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là điều kiện không thể thiếu ở nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước cũng như thực thi pháp luật. * Yếu tố về ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể trong quan hệ BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sảnlà điều kiện nền tảng cho hoạt động chấp hành pháp luật trong thực tiễn. Chấp hành pháp luật tốt hay không đều xuất phát từ mỗi ý thức của cá nhân, tổ chức nói chung..Tuy nhiên, để hình thành ý thức của mỗi con người thì cần có một thời gian dài cũng như phương pháp cụ thể thông qua những hoạt động hướng đến việc xây dựng ý thức của các chủ thể về vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của tình hình mới. Ý thức pháp luật của các chủ thể thi hành pháp luật là một trong những yếu tố đảm bảo cho việc thi hành pháp luật về xử lý các hành vi vi phạm BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sản trong thực tế. Ý thức pháp luật đầu tiên là ý thức trong việc tuân thủ pháp luật của chính các chủ thể thực thi pháp luật về môi trường. Đó cũng là sự hiểu biết và tôn trọng pháp luật là cơ sở để mỗi cá nhân hình thành ý thức tuân theo pháp luật. Do đó, các cơ quan nhà nước cần thực hiện tốt các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức tôn trọng các quy định về BVMT cho các cán bộ làm công tác về thi hành pháp luật về môi trường. * Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức và cơ sở vật chất, kỷ thuật cho việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản. Môi trường làm việc, trình độ năng lực của các cán bộ, công chức, cơ sở vật chất là những yếu tố căn bản cho việc BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sản. Môi trường làm việc tốt là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cán bộ, công chức cũng như quyết định
  • 33. 30 đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong lĩnh vực này nói riêng và thi hành pháp luật nói chung. Thực tế cho thấy không ít cơ quan, tổ chức, đơn vị có môi trường làm việc, năng lực trình độ của các cán bộ, công chức không tốt dẫn đến những hậu quả có thể nhìn thấy được như: chất lượng, hiệu quả làm việc kém; mất đoàn kết; thậm chí cán bộ, công chức có trình độ, năng lực xin thôi việc hoặc chuyển công tác…Để xây dựng một môi trường làm việc tốt, mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhất là đối với người phụ trách phải xác định đây là một nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu song song với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng lĩnh vực nói chung và trong vấn đề BVMT nói riêng. Việc bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất như phòng làm việc, bàn, ghế, điện thoại, máy vi tính… và các văn phòng phẩm khác phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Tùy theo điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị để trang bị cho cán bộ, công chức nhưng phải đảm bảo các yếu tố của một cơ quan, công sở. Ngoài ra, cần thực hiện đào tạo, bồi dưỡng theo đúng yêu cầu tiêu chuẩn của mỗi chức danh, ngạch, bậc cán bộ, công chức và yêu cầu nhằm phục vụ cho quá trình thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý về BVMT cũng như xử lý các hành vi vi phạm pháp luật BVMT. Quá trình xây dựng môi trường làm việc cũng như nâng cao chất lượng trình độ cho các cán bộ, công chức làm công tác trong lĩnh vực này là một trong những nội dung, nhiệm vụ hàng đầu mà cơ quan, tổ chức hay đơn vị phải quan tâm thực hiện, đáp ứng với yêu cầu công việc, nhiệm vụ đã được đề ra. 1.3. Kinh nghiệm thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản ở một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam * Nhật Bản
  • 34. 31 Trong những năm qua, bên cạnh các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, Nhật Bản đã đạt được nhiều kết quả trong lĩnh vực BVMT và luôn là một quốc gia có trách nhiệm trong hợp tác quốc tế, nhằm giải quyết những vấn đề môi trường toàn cầu và khu vực. Tạp chí Môi trường có cuộc trao đổi với ông Hiroko Suzuki, chuyên gia môi trường, MCC-Mitsui Tôkyô về các chính sách của Nhật Bản trong công tác BVMT, trong đó có kiểm soát ô nhiễm nuôi trồng thủy sản. Nhật Bản đã ban hành Luật Môi trường cơ bản (ban hành tháng 11/1993)21 , quy định kiểm soát lượng nước thải từ nhà máy. Thông báo thiết lập nhà máy, điều chỉnh các mệnh lệnh, giám sát liên tục, giải pháp cho nước thải hộ gia đình trong duy trì và xây dựng hệ thống thoát nước, trang thiết bị xử lý nước thải khu vực nông thôn, bể tự hoại. Tháng 12/1994, Nội các Chính phủ lập ra Kế hoạch môi trường căn bản dựa trên Luật Môi trường. Kế hoạch được áp dụng cho những chính sách về ô nhiễm môi trường, bao gồm những khái niệm cơ bản, mục tiêu dài hạn và các chỉ số cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Luật KSONN (ban hành tháng 1/1970) được ban hành dành cho kiểm soát nước thải. Ngoài ra, dựa trên Kế hoạch môi trường cơ bản ban hành năm 1993 những chính sách dài hạn trong hoạt động BVMT được thực hiện bởi chính quyền địa phương, các đoàn thể, công dân và các tổ chức tư nhân. Trong đó, tập trung một số nội dung chính như: Quay vòng sử dụng nguyên vật liệu hiệu quả: Nhằm giảm thiểu gánh nặng về môi trường được tạo ra từ nhiều giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, cần khuyến khích quay vòng sử dụng các nguyên vật liệu có hiệu quả về môi trường. Chung sống hài hòa: Duy trì và tái tạo hệ sinh thái khỏe mạnh và đảm bảo sự chung sống hài hòa giữa thiên nhiên và con người. 21 https://moitruong.net.vn/hoc-cach-nguoi-nhat-bao-ve-moi-truong-song/
  • 35. 32 Sự tham gia: Xây dựng xã hội bình đẳng, bao gồm sự tham gia của chính quyền từ cấp Trung ương đến địa phương, các đoàn thể, công dân và các tổ chức tư nhân vào các hoạt động BVMT, cùng hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm. Hoạt động quốc tế: Thúc đẩy hợp tác quốc tế về môi trường với các quốc gia trên thế giới.22 * Trung Quốc Pháp luật về BVMT Trung Quốc được quy định tại nhiều đạo luật, trong đó, Luật BVMT được xem là “luật khung”, quy định những vấn đề chung, cơ bản, khái quát, còn việc bảo vệ, quản lý 4 thành phần quan trọng của môi trường gồm nước, không khí, chất thải rắn và tiếng ồn được quy định trong các đạo luật mang tính chuyên sâu, trong đó bảo vệ nguồn nước luôn là một ưu tiên trong quá trình phát triển hệ thống pháp luật về môi trường của Trung Quốc. Đối với các đơn vị vi phạm pháp luật và gây ra sự cố ô nhiễm nguồn nước (nếu vụ việc là nghiêm trọng), chủ doanh nghiệp/nhà máy sẽ phải nộp khoản tiền phạt dưới 50 % doanh thu của doanh nghiệp trong năm trước đó. Luật mới cũng mở rộng các biện pháp thực thi bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp và được thực hiện bởi cơ quan môi trường địa phương. Ví dụ, Luật mới quy định, đối với các đơn vị thiết lập trái phép cống thoát nước hoặc đường ống ngầm, cơ quan môi trường địa phương hoặc Bộ BVMT phải ban hành lệnh dỡ bỏ trong một thời gian nhất định.23 Theo Luật Water Pollution Prevention and Control Law – Luật Kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm nước (WPPCL 2008), để kiểm soát được hoàn toàn chất lượng nước dòng sông, hồ thì bắt buộc ngay cả các nhà máy đạt tiêu chuẩn 22 https://jnavi.yoiwork.com/vi/environment-recycle-japan-vi/ 23 https://vtv.vn/doi-song/no-luc-bao-ve-moi-truong-tai-trung-quoc-20190614173731046.htm
  • 36. 33 cũng phải giảm lượng thải các chất gây ô nhiễm chính. Đồng thời, chính quyền địa phương cũng phải giảm thiểu và kiểm soát tổng lượng thải các chất gây ô nhiễm nước trong khu vực hành chính và Chính phủ chịu trách nhiệm tương ứng để giảm thiểu và kiểm soát tổng lượng thải các chất trong phạm vi quốc gia. Đối với những nơi có tổng lượng thải các chất gây ô nhiễm nước trên mức quy định, cơ quan BVMT địa phương sẽ phải dừng phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với hạng mục công trình nào có thể làm tăng tổng lượng phát thải các chất gây ô nhiễm.24 * Bài học cho Việt Nam Để bảo vệ TN&MT, đặc biệt là thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản , dựa vào bài học của Trung Quốc, Việt Nam cần xem xét ban hành những quy định pháp luật nghiêm ngặt về tiêu chuẩn phát thải, kiểm soát ô nhiễm đối với các chất độc hại. Đặc biệt, chính sách giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về BVMT, khuyến khích các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị, xã hội nỗ lực ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm nước (KSONN). Hệ thống kiểm soát ô nhiễm bao gồm các chính sách và quy định về kiểm soát ô nhiễm không khí, nước, đất, các tiêu chuẩn quốc gia về chất độc hại; hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lượng môi trường; những biện pháp kiểm tra và kiểm soát nghiêm ngặt môi trường sản xuất công nghiệp; các quy định về trách nhiệm của cơ sở gây ô nhiễm... Việc xây dựng Luật riêng về KSONN là rất quan trọng đối với Việt Nam hiện nay, nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động quản lý thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản đạt hiệu quả. Luật KSONN cần tập trung vào 3 vấn đề: Tiêu chuẩn chất lượng thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong 24 https://vtv.vn/doi-song/no-luc-bao-ve-moi-truong-tai-trung-quoc-20190614173731046.htm
  • 37. 34 nuôi trồng và chế biến thủy sản ; Tiêu chuẩn và quy định phát thải; Kiểm soát tổng lượng chất ô nhiễm. Trong đó, tiêu chuẩn chất lượng thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản được quy định áp dụng đồng bộ cho tất cả mọi nguồn nước và chia thành nhiều nhóm tùy theo mục đích sử dụng. Các biện pháp cải thiện chất lượng nước có thể được phân thành 2 loại: Những biện pháp giảm tải lượng ô nhiễm tại vùng ô nhiễm nước (biện pháp nguồn phát thải); Những biện pháp lọc ngay tại khu vực ô nhiễm nước (biện pháp lọc trực tiếp). Nước thải công nghiệp từ các nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh hay các trại chăn nuôi quy mô lớn được quy định bởi quy chế kiểm soát nước thải nhằm giảm tải lượng phát thải.Bên cạnh hệ thống chính sách kiểm soát ô nhiễm nghiêm ngặt, Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương, cũng như người dân cần nỗ lực phối hợp trong việc làm sạch môi trường. Việc khuyến khích các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực môi trường, các phương tiện truyền thông đại chúng về xử lý chất thải và bảo tồn đa dạng sinh học cần được tăng cường. Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
  • 38. 35 2.1. Khái quát tình hình nuôi trồng và chế biến thủy sản tại tỉnh Cà Mau Cà Mau là tỉnh cực nam của Việt Nam, thuộc khu vực Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Cà Mau nằm ở 8o 34’ đến 9o 33’ vĩ độ Bắc và 104o 43’ đến 105o 25' kinh độ Đông, cách Thành phố Hồ Chí Minh 370 km, cách thành phố Cần Thơ 180 km về phía nam. Theo đường chim bay, từ bắc tới nam dài 100 km.25 Phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông và đông nam giáp biển Đông và phía tây giáp Vịnh Thái Lan. Cà Mau nằm trên bán đảo, có vị trí địa lý khá đặc biệt, với ba mặt tiếp giáp biển. Cà Mau là vùng đồng bằng, có nhiều sông rạch, có địa hình thấp, bằng phẳng và thường xuyên bị ngập nước. Độ cao bình quân 0,5m đến 1,5m so với mặt nước biển. Bờ biển phía đông từ cửa sông Gành Hào (huyện Đầm Dơi) đến vùng cửa sông Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển) bị xói lở, có nơi mỗi năm bị xói lở trên 20 mét. Ngược lại, vùng Bãi Bồi Mũi Cà Mau hàng năm được phù sa bồi đắp từ 50 đến 80 mét.Cà Mau có nhiều kênh rạch lớn nhỏ, đan xen nhau như kênh xáng Quản Lộ - Phụng Hiệp, Cà Mau - Bạc Liêu, Chợ Hội - Huyện Sử, kênh Chắc Băng, Bà Kẹo, Đội Cường, Biện Nhị...Rạch có rất nhiều như: Rạch Sau, Lung Lắm, Bà Bường, Bà Thanh, Bà Kẹo, Bà Đặng, Ông Do, Ông Tình, Ông Định, Ông Đơn, Rạch Lùm, Rạch Cui, Rạch Ráng, Rạch Dinh, Rạch Tệt, Rạch Đền... Ở Cà Mau có nhiều đầm, trong đó nổi bật nhất là đầm Bà Tường (còn gọi là Đầm Thị Tường). Đây là đầm lớn nhất và là một thắng cảnh ở Cà Mau. Đầm chia làm 3 phần: Đầm Trên, Đầm Giữa, Đầm Dưới. 25 Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Cà Mau (2019), Báo cáo kết quả công tác năm 2019, Cà Mau.
  • 39. 36 Khoảng cách giữa 2 bờ nơi rộng nhất khoảng 2 km. Chiều dài 7 km. Đầm Thị Tường cạn, có nhiều tôm, cá và là nơi du lịch sinh thái hấp dẫn.26 Cà Mau có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và đan xen nhau như mạng nhện, chiếm 3,02% diện tích tự nhiên, trong đó có nhiều sông lớn, mực nước sâu, dẫn phù sa bồi đắp vào sâu trong đất liền như các sông: Tam Giang, Gành Hào, Bảy Háp, Sông Đốc, Đầm Dơi, Cái Tàu, Trèm Trẹm…Tổng chiều dài sông ngòi khoảng 7.000 km, rất thuận tiện cho vận tải, giao thông đường thủy. Tỉnh Cà Mau có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên 300.000 ha; trong đó, diện tích nuôi tôm gần 283.000 ha. Cùng với đó, tỉnh có diện tích ngư trường trên 70.000 km2, cho sản lượng thủy sản khai thác đạt hơn 550.000 tấn/năm. Nhận rõ tiềm năng, thế mạnh của địa phương, Cà Mau xác định thủy sản là trụ cột, là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế của tỉnh giai đoạn tới. Cà Mau định hướng phát triển thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, có cơ cấu sản phẩm đa đạng; đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu nhằm tiếp tục duy trì và giữ vững là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của địa phương.27 Toàn tỉnh có 33 doanh nghiệp chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản được trang bị công nghệ, thiết bị, quy trình quản lý sản xuất tiên tiến. Hiện các mặt hàng thủy sản của tỉnh đã xuất khẩu tại hơn 60 quốc gia, vùng lãnh thổ; trong đó, con tôm Cà Mau đã có mặt ở những thị trường khó tính như: Nhật Bản, Mỹ, EU...Phát huy thế mạnh này, tỉnh tiếp tục mời gọi, thu hút đầu về lĩnh 26 Uỷ ban nhân dân tỉnh Cà Mau (2007), Chỉ thị số 02/2007/CT-UBND ngày 13/8/2007 V/v tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác quản lý tài nguyên và môi trường, Cà Mau 27 Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Cà Mau (2019), Báo cáo kết quả công tác năm 2019, Cà Mau.
  • 40. 37 vực nông nghiệp và công nghiệp, đặc biệt là đầu tư nhà máy chế biến thủy, lâm sản quy mô 3,8 ha, khu dịch vụ hậu cần nghề cá và xưởng sửa chữa tàu cá tại huyện Ngọc Hiển với quy mô 19,23 ha. Tỉnh tập trung đầu tư khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất rau với quy mô 1.050 ha và mở rộng vùng nuôi tôm sinh thái có quy mô 10.530 ha. Cà Mau đặt mục tiêu phấn đấu tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt 600.000 tấn/năm; trong đó, sản lượng tôm đạt 200.000 tấn/năm; kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD.Tỉnh tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, nhất là tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững, hiệu quả. Các địa phương nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến và dịch vụ của ngành nhằm tạo đột phá về năng suất, giá trị, chất lượng cây trồng, vật nuôi, nâng cao khả năng cạnh tranh...28 Năm 2019, cùng với các lĩnh vực quan trọng khác, lĩnh vực thủy sản của tỉnh tiếp tục phát triển, khẳng định vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tổng sản lượng thủy sản của tỉnh ước đạt 568.000 tấn, tăng 3,2% so với năm 2018; trong đó, sản lượng tôm ước đạt 200.000 tấn, tăng 5,2%.Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 302.000 ha, đặc biệt, diện tích nuôi tôm công nghiệp tiếp tục phát triển mở rộng và nâng cao về nâng suất, sản lượng. Riêng nuôi tôm siêu thâm canh đạt diện tích 2.510 ha, năng suất tôm đạt bình quân 40-50 tấn/ha/vụ nuôi, tỷ lệ nuôi thành công trên 85%. Bên cạnh đó, ngành nghề khai thác thủy sản của tỉnh ổn định, hiệu quả, hậu cần nghề cá từng bước đáp ứng được yêu cầu sản xuất. 28 Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Cà Mau (2019), Báo cáo kết quả công tác năm 2019, Cà Mau.
  • 41. 38 2.2. Thực trạng thực thi pháp luật BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản tại địa bàn tỉnh Cà Mau 2.2.1. Kết quả đạt được: Xuất phát tính chất quan trọng của hoạt động BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh, trong giai đoạn từ 2015-2019 đã đạt được những kết quả sau: * Đánh giá kết quả về ban hành quy định về BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản tại địa bàn tỉnh Cà Mau Trên cơ sở trên thực tiễn thì tỉnh Cà Mau thì yêu cầu về ban hành BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã được điều chỉnh bằng các văn bản sau: - Thông báo số 288-TB/TU ngày 23/7/2018 của Văn phòng Tỉnh ủy về ý kiến kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Cà Mau đến năm 2022, tầm nhìn đến năm 2030; - Quyết định số 1601/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2018 của UBND tỉnh Cà Mau về ban hành kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Cà Mau đến năm 2022, tầm nhìn 2030. Các tầng lớp nhân dân tích cực hơn trong việc học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng qua phương thức truyền hình trực tiếp. Cấp ủy các cấp chú trọng trong việc xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết cụ thể, hiệu quả và thiết thực. Những kết quả đó đã góp phần nâng cao nhận thức cho nhân dân trong thực tế về hoạt động bảo vệ môi trường trong thực tế. Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay thì công tác xử lý các hành vi xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT trong nuôi trồng và chế biến thủy sản rất được quan tâm về mọi mặt. Các nghị quyết, chỉ thị
  • 42. 39 của Đảng của tỉnh Cà Mau cũng như các nội dung có liên quan được tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, sâu rộng trong các cán bộ, đảng viên được học nói chung trong thời gian vừa qua. Việc triển khai các chủ trương nói chung là điều kiện quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế của tỉnh Cà Mua nói chung. 29 * Kết quả áp dụng các quy định về BVMT trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản tại địa bàn tỉnh Cà Mau trong thực tiễn Trong những năm vừa qua, trên địa bàn tỉnh Cà Mau liên tiếp xảy ra các vụ việc ÔNMT có tác động mạnh mẽ đến cuộc sống cộng đồng dân cư, ảnh hưởng thiệt hại về sản xuất kinh tế của người dân. Có thể kể đến sự cố ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản là những căn cứ quan trọng tiến hành hoạt động bồi thường thiệt hại cho người dân, các tổ chức đối với những thiệt hại trong sản xuất kinh doanh. Một là, khu vực xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau bị ô nhiễm trước tình trạng nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản trên các kênh rạch bị ô nhiễm. Tình trạng này xuất hiện khá nhiều tại tuyến kênh Mười Rưỡi thuộc ấp Hà Phúc Ứng và kênh 21 thuộc ấp 18, đều nằm trên địa bàn xã Biển Bạch, huyện Thới Bình.30 Hai là, thanh tra của Bộ TN&MT xử phạt 9 doanh nghiệp, chủ yếu vi phạm xả thải nguồn nước vào môi trường, vượt mức quy chuẩn nhiều lần. Doanh nghiệp bị phạt số tiền cao nhất là 750 triệu đồng vì xả thải 2.800 m3/ngày đêm, vượt quy chuẩn nhiều thông số. Doanh nghiệp bị phạt số tiền lớn tiếp theo là 380 và 350 triệu đồng. Danh nghiệp bị phạt ít nhất cũng 30 triệu đồng. Trong đó, có doanh nghiệp bị phạt vì không thực hiện đúng, đầy 29 Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Cà Mau (2019), Báo cáo kết quả công tác năm 2019, Cà Mau. 30 https://bnews.vn/ca-mau-nguon-nuoc-nuoi-trong-thuy-san-bi-o-nhiem-nang/42135.html
  • 43. 40 đủ các nội dung và yêu cầu trong kết luận thanh tra về bảo vệ môi trường từ ngày 8/9/2014. Doanh nghiệp này thực hiện không đúng nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và còn ký hợp đồng với đơn vị chưa đáp ứng các điều kiện để lấy, phân tích mẫu trong quá trình lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ. Bên cạnh xử phạt hành chính, Thanh tra Bộ TN&MT yêu cầu các doanh nghiệp sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế, báo cáo kết quả về Bộ TN&MT chậm nhất vào ngày 15/12/2017. Theo đó, UBND tỉnh Cà Mau đã có văn bản giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động khắc phục tồn tại của các doanh nghiệp. Vào tháng 7/2017, Thanh tra Sở TN&MT tỉnh Cà Mau cũng đã qua kiểm tra 10 cơ sở chế biến bột cá tại huyện Trần Văn Thời, xử phạt vi phạm hành chính hàng trăm triệu đồng. Doanh nghiệp bị xử phạt số tiền cao nhất là 60 triệu đồng, thấp nhất 13 triệu đồng. Ngoài xử phạt, Thanh tra Sở TN&MT tỉnh cũng yêu cầu các doanh nghiệp “sớm khắc phục các hành vi vi phạm”.31 Trong vấn đề BTTH do các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường gây ra đã có sự giám sát từ phía lãnh đạo tỉnh và các ban, ngành cơ sở. Đảm bảo vấn đề này được thực hiện nhanh chóng, kịp thời hỗ trợ người dân trong vấn đề khắc phục và giải quyết những khó khăn, thách thức trước mắt trong công tác khắc phục hậu quả của tình hình ÔNMT trong tỉnh trong những năm qua. Đặc biệt, trong vấn đề giải quyết về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường thì các cơ quan QLNN luôn quan tâm và thực hiện đúng trong việc giải quyết về khiếu nại tố cáo về vấn đề bồi thường. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ pháp luật này. Với tầm quan trọng của việc BTTH do ÔNMT gây ra thì trong những 31 http://thuysanvietnam.com.vn/ca-mau-o-nhiem-moi-truong-tu-che-bien-thuy-san-article-18533.tsvn