SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
………/.……… …../ ….
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ MINH
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM -
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ
BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP - LUẬT HÀNH CHÍNH
BUÔN MA THUỘT, NĂM 2017
HÀ NỘI – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
………/.……. …../ ….
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ MINH
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM -
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ
BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HIẾN PHÁP – LUẬT HÀNH CHÍNH
Mã số: 60 38 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS NGUYỄN BÁ CHIẾN
BUÔN MA THUỘT, NĂM 2017
HÀ NỘI – 2013
LỜI CAM ĐOAN
Bằng văn bản này, tác giả xin cam đoan rằng các nội dung được trình bày
trong Luận văn “Pháp luật về An toàn thực phẩm - Từ thực tiễn Thành phố Buôn
Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tác giả.
Tác giả xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu do chính tác
giả thực hiện. Các số liệu trích dẫn nêu trong luận văn là trung thực và được tác
giả chú thích rõ ràng.
Tác giả
Nguyễn Thị Minh
Trangii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
MỤC LỤC...................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................. iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ....................................................................... iv
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 01
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ AN
TOÀN THỰC PHẨM ................................................................................. 07
1.1. Những khái niệm cơ bản................................................................ 07
1.2. Nội dung chủ yếu của pháp luật về an toàn thực phẩm và thực hiện
pháp luật về an toàn thực phẩm..................................................................... 14
1.3. Sự cần thiết và vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời
sống xã hội Việt Nam hiện nay..................................................................... 26
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK .................................................... 37
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến thực
hiện pháp luật về an toàn thực phẩm............................................................. 37
2.2. Phân tích thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về an toàn thực
phẩm trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột............................................. 41
2.3. Đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về an toàn thực
phẩm trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột............................................. 63
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ
BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK .................................................... 70
3.1. Quan điểm đảm bảo an toàn thực phẩm ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay ......................................................................................................... 70
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn
Thành phố Buôn Ma Thuột........................................................................... 74
KẾT LUẬN.......................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 95
Trang iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATTP : An toàn thực phẩm
ATVSTP : An toàn vệ sinh thực phẩm
HĐND : Hội đồng Nhân dân
UBND : Ủy ban nhân dân
FAO (Food and Agriculture : Tổ chức nông lương thế giới
Organization)
FBD : Bệnh truyền qua thực phẩm
(Food Borne Disease)
FDA : Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược
(Food and Drug Administration) phẩm Mỹ
GHP : Thực hành vệ sinh tốt
(Good Hygiene Practice)
GMP : Thực hành sản xuất tốt
(Good Manufacturing Practice)
HACCP : Phân tích mối nguy hiểm và kiểm soát
(Hazard Analysis and Critical tới hạn
Control Points)
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm
WHO (World Health Organization) : Tổ chức Y tế Thế giới
Trang iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.2. Tình hình kiểm tra ATTP trên địa bàn Thành phố Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2016......................................................62
Biểu đồ 2.2. Tình hình xử phạt vi phạm ATTP trên địa bàn Thành phố Buôn
Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2016 ...............................................62
Trang 1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà Đảng, Nhà nước ta
từ lâu đã đặc biệt quan tâm và coi đây là một vấn đề có ý nghĩa lớn về kinh tế
- xã hội, về an toàn xã hội, sức khoẻ cộng động, về bảo vệ môi trường và cũng
là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập của Việt Nam. Do vậy,
Đảng và Nhà nước ta thường xuyên chỉ đạo và đưa ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật về ATTP, không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước về an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Trong những năm qua, do tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường và
hội nhập quốc tế đã thúc đẩy kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần
của người dân không ngừng được nâng lên; từ chỗ ăn no, mặc ấm, người dân
ngày càng có nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, từng bước cải thiện, nâng cao chất
lượng cuộc sống. Mọi người quan tâm nhiều hơn đến việc lựa chọn thực
phẩm an toàn để đảm bảo dinh dưỡng cho bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, thời
gian qua, báo chí, truyền thông đưa tin lực lượng chức năng đã kịp thời phát
hiện và ngăn chặn hàng loạt các vụ vận chuyển thực phẩm hôi thối, nhiễm
khuẩn đi tiêu thụ; bên cạnh đó vì mục tiêu lợi nhuận các nhà sản xuất, kinh
doanh đã sử dụng nhiều loại hóa chất, chất phụ gia bị cấm để chăn nuôi, trồng
trọt, chế biến, bảo quản thực phẩm; việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật như
thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản
không theo đúng quy định, gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa
chất này trong thực phẩm. Các vụ vi phạm ATVSTP phát hiện thời gian gần
đây cho thấy mức độ vi phạm đáng báo động. Ðây là mối lo của toàn xã hội
không chỉ ở thời điểm hiện tại mà còn là mối lo cho sự phát triển của thế hệ
tương lai đất nước.
Trang 2
Do vậy vấn đề ATTP trở thành đề tài nóng tại các diễn đàn, hội nghị,
phiên họp quan trọng của quốc hội, chính phủ và trở thành vấn đề gây lo lắng,
bức xúc trong quần chúng nhân dân. “Chưa bao giờ con đường từ dạ dày đến
nghĩa địa lại nhanh chóng và dễ dàng như bây giờ”, đó là phát biểu của đại
biểu Quốc hội Trần Trọng Vinh (Hải Phòng) tại phiên chất vấn Bộ trưởng
Cao Đức Phát ngày 17/11/2015.
Mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật trong đó có
Luật an toàn thực phẩm; Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; sửa đổi, bổ sung một số điều về vi phạm VSATTP
trong Bộ luật hình sự … cùng hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về an toàn
thực phẩm được hình thành từ trung ương đến cơ sở. Song nhiều hành vi sản
xuất, kinh doanh vi phạm về ATTP vẫn xảy ra, thậm chí ngày càng gia tăng,
trong đó có địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Thực trạng trên cho thấy, việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện
cả về cơ sở lý luận và thực tiễn pháp luật về an toàn thực phẩm dưới góc độ
Luật Hiến pháp và Luật Hành chính nhằm đánh giá những ưu điểm, những
hạn chế, vướng mắc, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những
hạn chế, tồn tại, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả pháp luật về an
toàn thực phẩm là rất cần thiết và khách quan, đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới theo quan điểm của
Đảng được thể hiện tại Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 25/02/2005 của Bộ
Chính, Kết luận số 43-KL/TW của Bộ Chính trị về 03 năm thực hiện Nghị
quyết số 46-NQ-TW, Nghị quyết số 34/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009 của
Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng,
vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Pháp luật
về An toàn thực phẩm - Từ thực tiễn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk
Trang 3
Lắk” để làm Luận văn tốt nghiệp lớp Cao học Luật, chuyên ngành Luật Hiến
pháp và Luật Hành chính là cấp thiết, khách quan trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tuy đóng vai trò rất quan trọng,
song pháp luật về an toàn thực phẩm ở nước ta mới chỉ được quan tâm đúng
mức và bắt đầu có một số nghiên cứu quy mô trong thời gian gần đây được
thể hiện trong nhiều công trình khoa học công bố trên sách, báo, tạp chí
chuyên ngành và các Luận văn Thạc sỹ. Có thể nêu ra các công trình, bài viết
sau đây: “Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong Luật hình
sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sĩ của tác
giả Hoàng Trí Ngọc, năm 2009, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; “Pháp
luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở
Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Đặng Công Hiển năm 2010, Khoa
Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; “Thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực
phẩm ở cấp Phường trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ của tác
giả Trần Mai Vân năm 2013, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội…
Nhìn chung, những công trình trên đã tập trung nghiên cứu một số quy
định của pháp luật về ATTP, việc tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP, phân
tích, làm rõ những hạn chế, bất cập trong thực thi pháp luật về ATTP. Tuy
nhiên cho đến nay chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một
cách cơ bản và có hệ thống pháp luật về ATTP từ thực tiễn thành phố Buôn
Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Do đó, dưới góc độ thực tiễn của việc thực thi pháp
luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố và dưới góc độ khoa học,
công trình này có ý nghĩa quan trọng, góp phần hoàn thiện và triển khai thực
hiện có hiệu quả pháp luật về an toàn thực phẩm, nâng cao vai trò lãnh đạo,
chỉ đạo của chính quyền địa phương trong công tác bảo đảm ATTP phục vụ
cho sự nghiệp phát triển của Thành phố.
Trang 4
3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn
- Mục đích nghiên cứu: Mục đích của Luận văn là làm sáng tỏ một số
vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về an toàn thực phẩm, đánh giá thực trạng
pháp luật và thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố
Buôn Ma Thuột từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về an toàn
thực phẩm, nâng cao chất lượng công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu trên, luận văn đặt ra và
thực hiện những nhiệm vụ như sau:
+ Nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận của pháp luật về an toàn
thực phẩm, nội dung, sự cần thiết và vai trò của pháp luật về an toàn thực
phẩm trong đời sống xã hội hiện nay.
+ Phân tích, làm rõ một số khái niệm của pháp luật về an toàn thực
phẩm.
+ Khảo sát, thống kê, đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp
luật về an toàn thực phẩm, những ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân ưu
điểm, khuyết điểm, hạn chế của pháp luật và thực hiện pháp luật về an toàn
thực phẩm trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn
2011-2016.
+ Phân tích, làm rõ những quan điểm đảm bảo ATTP trong giai đoạn hiện
nay và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về ATTP, tổ chức thực hiện
có hiệu quả pháp luật về ATTP trong thời gian đến.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu pháp luật về ATTP và
thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm theo quy định của Luật An toàn
thực phẩm năm 2010 và các văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện của các
ngành chức năng đối với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Phạm vi nghiên cứu:
Trang 5
+ Về không gian: trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk
Lắk
+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực hiện
pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột giai
đoạn 2011-2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của
Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trên quan điểm, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về an toàn thực phẩm.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp thống kê,
phân tích, tổng hợp, kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về phương diện lý luận: Đề tài là một công trình mới nhất được
nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk từ cơ sở
tổng hợp nghiên cứu lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh, các quan điểm, chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam, Pháp luật của
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đảm bảo an toàn thực phẩm.
Do đó luận văn sẽ góp phần về mặt lý luận cho việc xây dựng và hoàn thiện
pháp luật về an toàn thực phẩm.
- Về phương diện thực tiễn: đây là luận văn đầu tiên được nghiên cứu
trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, đề tài đã đề cập đến thực trạng pháp
luật và thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Buôn
Ma Thuột. Với những quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về an toàn
thực phẩm từ thực tiễn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk được đề cập
trong luận văn sẽ làm cơ sở cho các cấp chính quyền trong địa bàn tỉnh Đắk
Lắk nói chung và thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng có thể vận dụng để
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời
Trang 6
gian đến. Đề tài cũng là cơ sở để các nhà nghiên cứu sau có thể vận dụng tiếp
tục nghiên cứu ở mức độ cao hơn để đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp
luật về an toàn thực phẩm ngoài phạm vi thành phố Buôn Ma Thuột và tỉnh
Đắk Lắk; là tài liệu để các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, tham khảo khi
sửa đổi, bổ sung Luật xử lý vi phạm hành chính, Bộ luật Hình sự hiện hành
của Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các nội dung: lời cam đoan, danh mục từ viết tắt, danh mục các
biểu đồ, mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận của pháp luật về an toàn thực phẩm
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về an toàn thực
phẩm trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về an toàn thực
phẩm từ thực tiễn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Trang 7
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
CỦA PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm an toàn thực phẩm
Ngay từ lúc chào đời con người đã cần đến thực phẩm để duy trì sự
sống. Thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại của con
người. Tuy nhiên, vì những mục đích khác nhau, các nhà sản xuất và kinh
doanh thực phẩm vẫn sử dụng những biện pháp bảo quản, kích thích tăng
trưởng không hợp lý làm thực phẩm trở nên không an toàn. Với thực trạng
nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng cao của con người thì vấn đề đảm
bảo ATVSTP càng trở nên báo động hơn bao giờ hết. Thực phẩm là tác nhân
chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm và các căn bệnh đặc biệt nguy hiểm từ tiêu
chảy cấp đến ung thư. Việt Nam cũng là một trong những nước có số lượng
người mắc bệnh ung thư nhiều nhất thế giới và nguyên nhân chính là thực
phẩm ăn hàng ngày của con người.
Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc
đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm,
thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm [37]. Mỗi loại thực phẩm đều có
quy định riêng về ngưỡng an toàn và khi thực phẩm chứa những yếu tố nguy
cơ đối với sức khỏe con người thì gọi là thực phẩm không an toàn. Sử dụng
các loại thực phẩm không an toàn, người tiêu dùng đã phải trả giá quá đắt
bằng chính sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng của mình do bị ngộ độc thực
phẩm và mầm mống gây ra căn bệnh ung thư quái ác đang ngày một tích tụ và
chờ bộc phát. Nhưng có không ít người tiêu dùng không quan tâm đến vấn đề
ATVSTP khi mua các thực phẩm thiết yếu tiêu dùng hàng ngày (như rau, cá,
thịt….).
Trang 8
Các hóa chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, trừ bệnh
và thuốc trừ cỏ dại…), thuốc kích thích tăng trưởng, kim loại nặng, các vi
sinh vật gây bệnh có trong các loại rau quả hoặc các chất kháng sinh, chất
tăng trọng có trong thịt, cá sẽ tích lũy dần trong các mô mỡ, tủy sống…của
con người, là tiền đề để phát sinh các loại bệnh tật như ung thư, loãng xương,
suy giảm trí nhớ và thoái hóa xương khớp.
Khi bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc thì thực phẩm lại là nguồn truyền bệnh
nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng con người
và sự phát triển của xã hội. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm gây
ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống của mỗi
người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho công tác
chăm sóc sức khoẻ.
Theo Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-
UBTVQH11 ngày 26/7/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, VSATTP
được hiểu là các điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm thực phẩm
không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người [51]. VSATTP hiểu
theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo
quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng
chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. VSATTP cũng bao gồm một số thói
quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ
gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Hiểu theo nghĩa rộng, VSATTP là tất cả điều
kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận
chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn,
không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, VSATTP là
công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến
thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu
dùng.
Trang 9
Tuy nhiên để phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế sau khi Việt Nam
chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào 01/01/2007, khái
niệm này đã được đơn giản hóa, ngắn gọn và phù hợp hơn, được thể hiện
trong Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011, theo đó
ATTP là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng
con người. Từ đây, có thể hiểu theo nghĩa hẹp đó là việc xử lý, chế biến, bảo
quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng
chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. ATTP cũng bao gồm các quy trình, quy
định áp dụng trong từng khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy
cơ sức khỏe có tiềm năng nghiêm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, đảm bảo
ATTP là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh
đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng. Đây là
vấn đề có nguy cơ rất lớn mà rất nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối
mặt.
Vấn đề ATTP đang nóng lên từng ngày và được dư luận đặc biệt quan
tâm. Tình trạng mất an toàn thực phẩm trở thành vấn đề lớn, gây bức xúc, lo
lắng cho toàn xã hội. Tình trạng sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm về
vệ sinh thú y, không rõ nguồn gốc xuất xứ; vi phạm về chất lượng, hết hạn sử
dụng, tình trạng hóa chất sử dụng trong chế biến thực phẩm, chăn nuôi hiện
chưa được kiểm soát chặt chẽ và gần như thả nổi trên thị trường... vẫn diễn
biến phức tạp, nếu không được kiểm soát chặt chẽ của các ngành chức năng
và các địa phương thì sẽ có nguy cơ đưa vào tiêu thụ tại các chợ truyền thống,
vùng sâu, vùng xa. Theo báo cáo của 6 đoàn liên ngành Trung ương tại 12
tỉnh, thành phố và 42/63 địa phương về an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán
Đinh Dậu năm 2017, với hơn 40 nghìn cơ sở được kiểm tra, kết quả có hơn
5.600 cơ sở có vi phạm, trong đó các đoàn đã tiến hành cảnh cáo 679 cơ sở,
phạt tiền 2.311 cơ sở vi phạm với số tiền hơn 8 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động
Trang 10
của 22 cơ sở, đình chỉ lưu hành 41 sản phẩm. Đồng thời tiến hành tiêu hủy
414 sản phẩm gồm các loại thực phẩm không đảm bảo chất lượng an toàn
thực phẩm (thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hết hạn sử dụng...) [53].
1.1.2. Khái niệm pháp luật về an toàn thực phẩm
Đảm bảo ATTP luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm vì
xuất phát từ tầm quan trọng của nó; bảo đảm ATTP trước hết là chăm lo sức
khỏe của nhân dân, phát triển kinh tế, an sinh xã hội và phục vụ cho tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Đảng và Nhà nước ta thường xuyên chỉ
đạo và đưa ra nhiều giải pháp nhằm không ngừng hoàn thiện pháp luật về
ATTP, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP. Nhiều văn
bản quy phạm pháp luật về ATTP đã được ban hành nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội trong lĩnh vực ATTP. Các cấp, các ngành đã vào cuộc và tạo
được sự chuyển biến tích cực đã được ghi nhận ở nhiều địa phương, đơn vị,
đặc biệt ở những thành phố lớn. Tuy nhiên, nhìn về tổng thể, công tác bảo
đảm ATTP vẫn là vấn đề thách thức to lớn ở nước ta. Ngộ độc thực phẩm và
các mối nguy đe dọa mất an toàn thực phẩm tiếp tục là những vấn đề quan
tâm hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội và tăng trưởng kinh
tế. Các giải pháp giải quyết vấn đề này đang được đặt ra rất cấp bách, nhất là
việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về ATTP. Do vậy cần thiết phải có
các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra và bảo đảm thực
hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực an toàn
thực phẩm, tạo lập trật tự, ổn định xã hội.
Pháp luật về an toàn thực phẩm là hệ thống các quy tắc xử sự có tính
bắt buộc chung do nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Pháp luật về
ATTP ở Việt Nam, là một bộ phận trong hệ thống pháp luật hiện hành của
nước ta, bao gồm các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa
Trang 11
nhận, tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến quyền và nghĩa vụ
của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm; điều kiện bảo đảm an
toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất
khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm;
phân tích nguy cơ đối với ATTP; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố
về ATTP; thông tin, giáo dục, truyền thông về ATTP; trách nhiệm quản lý
nhà nước về ATTP [37]. Như vậy, pháp luật an toàn thực phẩm là toàn bộ các
văn bản luật và dưới luật, các thông tư, nghị định có liên quan điều chỉnh
những vấn đề xã hội phát sinh trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 là văn bản luật đầu tiên
quy định toàn diện các vấn đề về vệ sinh, an toàn thực phẩm trong quá trình
sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm
và truyền bệnh qua thực phẩm. Trên cơ sở đó, Chính phủ quy định chi tiết
cách thức kiểm tra, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực thực phẩm. Qua 06 năm
thực hiện cho thấy, Pháp lệnh này đã thật sự là một công cụ quan trọng để Nhà nước
quản lý công tác VSATTP. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, Pháp
lệnh VSATTP tồn tại một số bất cập cần phải được nghiên cứu sửa đổi, hoàn
chỉnh như: cùng một vấn đề nhưng quá nhiều văn bản quy phạm pháp luật
điều chỉnh (134 văn bản của các ngành, các cấp) nên có sự chồng chéo, mâu
thuẫn, trùng lặp, có vấn đề nảy sinh nhưng chưa có văn bản quy định điều
chỉnh; việc phân công trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa Bộ Y tế, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và các Bộ, ngành liên
quan chưa được rõ ràng (đặc biệt là đối với việc quản lý thực phẩm tươi sống)
nên dẫn đến những khó khăn trong quá trình triển khai, phối hợp thực hiện,
cũng như đùn đẩy trách nhiệm khi sự việc xảy ra. Các quy định về hệ thống
thanh tra chuyên ngành về VSATTP hiện mới được nêu tại Nghị định số
79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008 của Chính phủ mà chưa được luật hoá nên
Trang 12
hiệu lực pháp lý chưa cao. Mặt khác, các quy định trong Nghị định về hệ
thống thanh tra chuyên ngành ATTP cũng chưa đồng nhất với pháp luật về
thanh tra hiện hành…những hạn chế, bất cập trên đã được nhìn nhận, sửa đổi,
tiếp tục tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ, có hiệu quả hơn về ATTP và
từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về ATTP. Do đó ngày 28/06/2010
Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật An toàn thực phẩm và có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/07/2011. Luật An toàn thực phẩm có 11 chương, 72 điều quy
định một cách toàn diện về vấn đề an toàn thực phẩm. Cùng với đó là các văn
bản quy phạm pháp luật do Chính phủ và các bộ ngành ban hành như: Nghị
định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An
toàn thực phẩm năm 2010; Thông tư liên tịch số 13/2014/TLT-BYT-
BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước
về an toàn thực phẩm, các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện của Bộ
NN&PTNT, Bộ Y tế, Bộ, Công thương … cùng với việc ban hành Luật An
toàn thực phẩm, nhà nước ta cũng đã ban hành Luật chất lượng sản phẩm,
hàng hóa; Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; sửa đổi, bổ sung một số điều
về vi phạm VSATTP trong Bộ luật hình sự ….đã tạo hành lang pháp lý cho
công tác bảo đảm ATTP ở nước ta thời gian qua.
1.1.3. Khái niệm thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm
Sau khi Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành, các cấp ủy đảng,
chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố,
quận, huyện, phường, xã đã vào cuộc quyết liệt để triển khai thực hiện có hiệu
quả các quy định của pháp luật về ATTP. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện
Luật an toàn thực phẩm chưa kịp thời, còn chậm, nhất là các văn bản hướng
dẫn, triển khai thực hiện của các ngành chức năng như Bộ y tế, Bộ
NN&PTNT, Bộ Công thương... Công tác phối hợp liên ngành giữa các cơ
quan chức năng chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Nhiều chính quyền địa
Trang 13
phương coi công tác quản lý ATTP là trách nhiệm của ngành y tế nên công
tác chỉ đạo, huy động sự tham gia của các cơ quan liên quan chưa quyết liệt.
Đầu tư kinh phí từ ngân sách còn thấp, trang thiết bị và nhân lực còn hạn chế.
Những hạn chế trên có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân đầu tiên phải
kể đến đó là việc triển khai thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm chưa
hiểu quả nên chưa tạo được sự đồng bộ, phối hợp của các ngành chức năng,
hiệu quả đạt được thấp. Do đó thực hiện pháp luật về ATTP giữ một vị trí
quan trọng trong công tác đảm bảo ATTP.
Thực hiện pháp luật là hành vi xử sự của con người được tiến hành phù
hợp với yêu cầu của các quy phạm pháp luật. Hành vi xử sự của con người
trong hoạt động thực hiện pháp luật có hai tính chất: mang tính xã hội và
mang tính pháp lý. Vì vậy, thực hiện pháp luật bao hàm các hành vi (hành
động hay không hành động) của các cá nhân, các tổ chức phù hợp với các quy
định của pháp luật. Khoa học pháp lý gọi đó là những hành vi hợp pháp. Như
vậy, thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho
những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực
tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật [22]. Thực hiện pháp luật bao gồm các
hình thức: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp
dụng pháp luật. Thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm là quá trình hoạt
động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật về an toàn thực
phẩm đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các cá
nhân, cơ quan, tổ chức. Theo đó thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm là
việc các chủ thể pháp luật về an toàn thực phẩm phải thực hiện nghĩa vụ pháp
lý của mình bằng hành động tích cực và chủ động. Tiếp cận dưới góc độ thực
tiễn, thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm thể hiện qua các hình thức sau:
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai thực hiện; tổ chức bộ
máy, con người, kinh phí thực hiện; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
Trang 14
pháp luật về an toàn thực phẩm; công tác thanh tra, kiểm tra, phối hợp tổ chức
thực hiện…để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và thực hiện pháp
luật về an toàn thực phẩm.
Từ khi Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực đến nay, các ngành, cơ
quan chức năng đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách,
quy định của pháp luật về ATTP đến người dân, nâng cao nhận thức VSATTP
cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Qua đó ý thức của
các cơ sở kinh doanh thực phẩm đã có sự chuyển biến rõ rệt trong việc đảm
bảo chất lượng vệ sinh ATTP tại cơ sở mình. Công tác thanh tra, kiểm tra,
giám sát được tiến hành thường xuyên, qua đó kịp thời xử lý nhiều trường
hợp vi phạm. Tuy nhiên, trên thực tế, tại một số địa phương, đơn vị vấn đề
đảm bảo VS ATTP vẫn thực hiện chưa tốt. Ý thức chấp hành pháp luật của
một bộ phận người dân liên quan đến vấn đề ATTP còn nhiều hạn chế.
Để làm tốt công tác quản lý về an toàn thực phẩm, vấn đề then chốt là
làm thế nào để đưa các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm gắn kết
với đời sống, phù hợp với điều kiện thực tế để từng bước nâng cao chất lượng
thực phẩm, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, đóng góp tích cực vào phát
triển kinh tế-xã hội của đất nước. Công tác đảm bảo ATTP để thực hiện tốt
cần những nỗ lực rất lớn của chính phủ, các bộ ngành và của toàn xã hội. Việc
đưa Luật An toàn thực phẩm vào cuộc sống có ý nghĩa quyết định với kết quả
của công tác này.
1.2. Nội dung chủ yếu của pháp luật về an toàn thực phẩm và thực
hiện pháp luật về an toàn thực phẩm
1.2.1. Nội dung chủ yếu của pháp luật về an toàn thực phẩm
Luật An toàn thực phẩm đã được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2010
là một sự kiện quan trọng thể hiện được quan điểm của Đảng và Nhà nước ta,
tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác bảo đảm ATTP trong tình hình
Trang 15
mới, góp phần tích cực vào việc thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Luật gồm 11 chương và 72 điều, gồm các
nội dung cơ bản sau: quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong
đảm bảo thực phẩm; điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm, sản xuất,
kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn, kiểm
nghiệm, phân tích nguy cơ đối với thực phẩm; thông tin, giáo dục, truyền
thông và trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm [37]. Theo pháp lệnh vệ
sinh an toàn thực phẩm thì thực phẩm do nhiều bộ, ngành quản lý do đó gặp
rất nhiều khó khăn, bất cập trong triển khai thực hiện [51]. Nhưng Luật ATTP
quy định có 03 bộ có trách nhiệm quản lý chính gồm Bộ Y tế, Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Công thương. Luật quy định rất rõ và cụ
thể trách nhiệm của từng ngành và trách nhiệm quản lý nhà nước của ủy ban
nhân dân các cấp [37].
Sau khi Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành, Đảng, Nhà nước,
Chính phủ, các bộ, ngành, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo,
hướng dẫn, làm cơ sở cho việc tổ chức triển khai thực hiện Luật, cụ thể:
+ Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI ban hành Chỉ thị số 08-CT/TW
ngày 21/10/2011 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an
toàn thực phẩm trong tình hình mới”. Các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban
ngành đoàn thể từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố, quận, huyện, phường,
xã đã vào cuộc quyết liệt để triển khai có hiệu quả các quy định của pháp luật
về ATTP.
+ Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược Quốc gia an toàn thực
phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 (Quyết định 20/QĐ-TTg ngày
04/01/2012); phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực
phẩm giai đoạn 2012-2015 (Quyết định 1228/QĐ-TTg ngày 07/9/2012); Chỉ
Trang 16
thị 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm
an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới.
+ Chính phủ ban hành Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 về
quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn thực phẩm; Nghị định
178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP (thay thế
Nghị định 91/2012/ NĐ-CP của chính phủ); Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày
15/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương
mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng
+ Bộ Y tế ban hành 46 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó đáng chú
ý là: Thông tư 15/TT-BYT quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực
phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Thông tư 26/2012/TT-
BYT quy định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở
sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất
dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước khoáng
thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực
phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế; Thông tư 30/2012/TT-BYT quy
định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn
uống, kinh doanh thức ăn đường phố. Trong đó có quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia của Bộ Y tế về chất lượng nước ăn uống, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của
Bộ Y tế về chất lượng nước sinh hoạt; Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày
11/12/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở
kinh doanh dịch vụ ăn uống…
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành 18 văn bản quy
phạm pháp luật, gồm Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT quy định việc
kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm
nông lâm thủy sản; Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT, Thông tư số
51/2014/TT-BNNPTNT….
Trang 17
+ Bộ Công thương ban hành 03 văn bản quy phạm pháp luật cùng các
chỉ thị, nghị quyết về việc thi hành pháp luật ATTP.
+ Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương
ban hành Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày
09/4/2014 hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an
toàn thực phẩm.
+ Tỉnh Đắk Lắk ban hành Kế hoạch 20-KH/TU ngày 01/12/2011 của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW của Ban
Bí thư “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm
trong tình hình mới”.
Cùng với các văn bản theo hệ thống pháp luật về an toàn thực phẩm,
nhiều luật, pháp lệnh mới hoặc sửa đổi bổ sung có liên quan tới công tác quản
lý ATTP như: Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Luật dược
số 34/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Luật Tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật số
68/2006/QH11 ngày 29/6/2006; Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số
05/2007/QH12 ngày 21/11/2007; Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày
21/6/2012 …
Hệ thống các văn bản trên đã tạo hành lang pháp lý để kiểm soát chất
lượng ATTP, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về ATTP và yêu cầu hội
nhập quốc tế.
Tuy nhiên, An toàn thực phẩm là một lĩnh vực mới ở nước ta, vì thế hệ
thống luật pháp cũng mới được hình thành và vẫn đang trong giai đoạn xây
dựng tích cực nên trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn,
vướng mắc; chưa đồng bộ, còn thiếu, chồng chéo và chưa phù hợp với thực
tiễn. Phân công trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước vẫn đang
trong giai đoạn điều chỉnh; thiếu nhiều quy định chi tiết, cụ thể, hoặc chưa
phù hợp với nhiều loại hình hoạt động, kinh doanh, khó khăn khi triển khai;
Trang 18
thiếu tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản phẩm thực phẩm, nhiều tiêu chuẩn quy
chuẩn chưa phù hợp, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Luật An toàn thực phẩm giao trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP
chủ yếu cho 03 Bộ: Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công
thương và thực hiện quản lý theo chuỗi thực phẩm. Trên thực tế, việc đảm bảo
ATTP phải được thực hiện trong cả quá trình xuyên suốt, từ khâu nuôi trồng,
thu hái, đánh bắt, giết mổ (phụ thuộc vào giống, thức ăn chăn nuôi, hóa chất
bảo vệ thực vật…) đến khâu sơ chế, sản xuất, chế biến, kinh doanh (phụ thuộc
vào các điều kiện về cơ sở sản xuất, về con người, về sử dụng phụ gia, hóa
chất dùng cho sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm). Đây cũng là nguyên
nhân dẫn đến sự hạn chế trong công tác phối hợp liên ngành trong quá trình
kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các tập thể, cá nhân vi phạm các quy định của
pháp luật về ATTP.
1.2.2. Thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm
Khi đặt ra những quy phạm pháp luật, nhà nước ta mong muốn sử dụng
chúng để điều chỉnh các quan hệ xã hội, đáp ứng lợi ích của nhân dân lao
động và sự tiến bộ xã hội. Mục đích đó chỉ đạt được khi các chủ thể thực hiện
nghiêm chỉnh pháp luật trong đời sống thực tế. Thực hiện đúng đắn và
nghiêm chỉnh pháp luật là yêu cầu khách quan của quản lý nhà nước bằng
pháp luật. Pháp luật được ban hành nhiều nhưng ít đi vào cuộc sống thì điều
đó chứng tỏ công tác quản lý nhà nước kém hiệu quả. Do đó xây dựng và thực
hiện pháp luật là hai hoạt động có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Việc thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm tiếp cận dưới góc độ
thực tiễn triển khai thực hiện gồm các hình thức: ban hành văn bản lãnh đạo,
chỉ đạo triển khai thực hiện, tổ chức bộ máy, con người thực hiện, xây dựng
các biện pháp triển khai thực hiện như: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về ATTP, phối hợp tổ chức thực hiện, công tác thanh tra, kiểm tra, thực
Trang 19
hiện các biện pháp hành chính, cưỡng chế…để đảm bảo thực hiện có hiệu quả
pháp luật về ATTP trong đời sống xã hội.
Bảo đảm an toàn thực phẩm từ lâu đã là mối quan tâm hàng đầu của
Đảng, Nhà nước ta. Điều này đã được thể hiện bằng hành động cụ thể: Thành
lập Cục quản lý chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm năm 1999 (tiền thân
của Cục ATVSTP ngày nay). Ngay trong năm này, Chính phủ đã ban hành
Chỉ thị số 08 về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm chất lượng VSATTP;
năm 2000 đã phê duyệt chương trình bảo đảm VSATTP là một trong 10
chương trình mục tiêu quốc gia của Bộ Y tế; năm 2003 đã ban hành Pháp lệnh
vệ sinh an toàn thực phẩm; năm 2004 ban hành Nghị định số 163/2004/NĐ-
CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh VSATTP; năm
2006 phê duyệt chương trình hành động bảo đảm VSATTP giai đoạn 2006-
2010 theo hướng trở thành chương trình mục tiêu quốc gia độc lập; năm 2007
phê duyệt 06 dự án nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm
VSATTP giai đoạn đến năm 2010 với tổng kinh phí khoảng 1300 tỷ đồng.
Năm 2008, ban hành Nghị định số 79/2008/NĐ-CP về hệ thống tổ chức quản
lý và kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng chỉ đạo, giám sát chặt chẽ công tác bảo
đảm VSATTP, đã tổ chức nhiều Hội nghị toàn quốc về công tác bảo đảm
VSATTP; ban hành Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg về việc triển khai các biện
pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; chỉ đạo các bộ ngành liên
quan đề xuất xây dựng dự án Luật an toàn thực phẩm để trình Quốc hội vào
năm 2009. Các Bộ, ngành liên quan cũng đã ban hành hàng loạt các Quyết
định, Thông tư, Thông tư liên tịch ... để hướng dẫn chi tiết thi hành các nhiệm
vụ quản lý nhà nước về ATTP, tạo hành lang pháp lý khá đầy đủ cho lĩnh vực
quản lý mới, đặc biệt quan trọng này.
Trang 20
Sau khi Luật an toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành, ngoài việc ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn việc triển khai tổ chức thực
hiện thì Chính phủ, các bộ ngành có liên quan cũng tiến hành đồng loạt các
hoạt động triển khai thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm, cụ thể:
* Thành lập các cơ quan chuyên môn, giúp việc, hệ thống kiểm nghiệm
ATTP: Căn cứ Luật An toàn thực phẩm, các Bộ được giao nhiệm vụ chính là
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y Tế, Bộ Công Thương đã hình
thành hệ thống tổ chức quản lý an toàn thực phẩm từ Trung ương tới tỉnh,
huyện và xã, phường. Hệ thống tổ chức này giúp cho việc thực thi quản lý nhà
nước theo chuỗi và giúp kiểm soát an toàn thực phẩm tại nơi phát sinh ra mối
nguy.
+ Ở cấp Trung ương:
Tại Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm được thành lập để giúp Bộ Y tế
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ATTP.
Tại Bộ Công thương, công tác quản lý ATTP giao cho Vụ Khoa học và
Công nghệ làm đầu mối, ngoài ra còn có Cục Quản lý Thị trường.
Tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do tính chất đa ngành, để
bao quát toàn bộ quá trình sản xuất nông lâm thủy sản, công tác quản lý chất
lượng, VSATTP nông lâm thủy sản hiện nay được phân công cho nhiều đơn
vị thuộc Bộ thực hiện. Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý chất
lượng nông lâm, thủy sản, Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối là
các đơn vị được giao chức năng, nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ NN&PTNT
thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nông nghiệp. Tại các đơn vị
này đều có bộ phận chức năng (phòng, trung tâm) thực hiện quản lý về an
toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè (Cục Trồng trọt có
02 Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và Trung tâm
Khảo kiểm nghiệm phân bón; Cục Bảo vệ thực vật có Phòng quản lý an toàn
Trang 21
thực phẩm và Môi trường, 09 Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng với hơn 80
trạm Kiểm dịch thực vật tại các cửa khẩu thực hiên công tác kiểm dịch thực
vật và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa thực phẩm có nguồn gốc
thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, 04 Trung tâm bảo vệ thực vật vùng thực hiện
dự tính, dự báo và giám sát sinh vật có hại trên đồng ruộng, 02 trung tâm
Kiểm định và khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật đạt tiêu chuẩn ISO/IEC
17025 thực hiện nhiệm vụ kiểm định chất lượng thuốc bảo vệ thực vật và
phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, vi sinh vật, aflatoxin
trong thực phẩm; Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản có
Phòng Quản lý chất lượng nông lâm sản, Phòng Quản lý kiểm nghiệm và
nguy cơ an toàn thực phẩm, 02 cơ quan Quản lý chất lượng nông lâm sản và
thủy sản Trung Bộ và Nam Bộ đặt tại Khánh Hòa và Thành phố Hồ Chí
Minh, 07 Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản của các vùng đặt tại 07
tỉnh, thành phố trong cả nước; Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề
muối có Phòng Chế biến và bảo quản Nông sản.
+ Tại các địa phương:
Thực hiện Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 30/5/2011 của Thủ tướng
Chính phủ về Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng nông, lâm, thủy
sản và muối giai đoạn 2011-2015, đến nay 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương thành lập Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
Ngoài ra các Chi cục thú y, bảo vệ thực vật, thủy sản cũng tham gia triển khai
quản lý, kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản theo phân
công của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Một số Chi cục Quản lý
chất lượng nông, lâm, thủy sản địa phương đã thành lập Trạm kiểm nghiệm
hoặc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc về kiểm nghiệm và tư vấn đảm bảo chất
lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản.
Trang 22
Hệ thống thanh tra chuyên ngành chất lượng an toàn thực phẩm đã đi
vào hoạt động ở hầu hết các địa phương, tuy nhiên tên gọi và chức năng,
nhiệm vụ của đơn vị chưa thống nhất giữa các tỉnh, thành phố. Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp 780 thẻ công chức thanh tra chuyên
ngành cho công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
theo Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 và Thông tư số
34/2013/TT-BNNPTNT ngày 24/6/2013.
Trong lĩnh vực y tế, tại tuyến tỉnh, thực hiện Nghị định 79/2008/NĐ-CP
của Chính phủ, đến nay đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
thành lập Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Sở Y tế với trung
bình khoảng 11 biên chế hành chính. Tại cấp huyện và cấp xã của các địa
phương, theo báo cáo của UBND các tỉnh, tại cấp huyện và cấp xã đã bố trí
cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, số lượng cán bộ chưa đáp
ứng yêu cầu đặt ra. Tại cấp huyện, công tác quản lý về an toàn thực phẩm
giao cho phòng kinh tế hoặc phòng kinh tế - nông nghiệp, phòng y tế hoặc
trung tâm y tế huyện đảm nhận. Tuy nhiên, ở những quận hoặc thành phố
thuộc tỉnh, do không có Phòng Nông nghiệp, công tác quản lý về an toàn thực
phẩm được giao cho Phòng Y tế hoặc Trung tâm Y tế thực hiện.
Tại cấp xã có 01 cán bộ y tế kiêm nhiệm nhiệm vụ giúp UBND xã về an toàn
thực phẩm. UBND xã, phường có Ban Chỉ đạo vệ sinh ATTP do Phó Chủ tịch
UBND xã, phường làm Trưởng Ban, Phó Ban là Trạm trưởng Trạm y tế; các
thành viên khác gồm cán bộ công an, tư pháp, văn hóa xã hội, tài chính, an
ninh trật tự... Tuy nhiên, việc quản lý về VSATTP ở cấp xã, phường lại gặp
nhiều khó khăn. Nguyên nhân là cán bộ làm công tác này đều kiêm nhiệm
trong khi hoạt động mua, bán thực phẩm phần lớn diễn ra cuối buổi chiều,
buổi tối và ban đêm nên rất khó để tổ chức đoàn đi kiểm tra. Bên cạnh đó, hầu
Trang 23
hết cán bộ phường, xã không có trình độ chuyên môn, thiếu dụng cụ phân
tích, kiểm nghiệm.
Về hệ thống kiểm nghiệm: cho đến nay đã hình thành được mạng lưới
kiểm nghiệm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ở Trung ương và khu vực
với sự tham gia của nhiều phòng thí nghiệm của các thành phần kinh tế; trang
thiết bị kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước đang từng bước được đầu tư,
nâng cấp. Hệ thống kiểm nghiệm bước đầu đi vào hoạt động đã đáp ứng được
công tác quản lý với 01 Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc
gia - là cơ quan trọng tài trong lĩnh vực kiểm nghiệm ATTP, 03 trung tâm
kiểm nghiệm khu vực, 14 cơ quan kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu
và phòng kiểm nghiệm thuộc 63 trung tâm y tế dự phòng các tỉnh/thành phố.
Đến nay, 42/63 tỉnh/thành phố có phòng kiểm nghiệm được công nhận phù
hợp ISO/IEC 17025.
* Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn thực
phẩm
Sau khi Luật an toàn thực phẩm được ban hành, Bộ Y tế phối hợp với
Bộ Tư pháp biên soạn đề cương giới thiệu Luật An toàn thực phẩm làm cơ sở
để Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật cấp huyện tổ chức
tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân; phối hợp với các Bộ, ngành, Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương
và tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về quản lý an toàn thực
phẩm một cách thường xuyên với các hình thức đa dạng, phù hợp với từng đối
tượng, từng vùng miền; nâng cao ý thức của người tiêu dùng thực phẩm, đạo đức
kinh doanh và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với
sức khỏe cộng đồng; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chất lượng, vệ
sinh an toàn thực phẩm và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về vệ sinh, an
toàn thực phẩm.
Trang 24
Hoạt động tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại
chúng luôn được Bộ Y tế quan tâm và đẩy mạnh, đặc biệt tập trung vào dịp
Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì ATTP và Tết Trung thu. Công tác tuyên
truyền đã giúp nâng cao nhận thức, thực hành về ATTP của các nhóm đối
tượng. Những thông tin về điều kiện của cơ sở sản xuất thực phẩm không đảm
bảo an toàn, những sản phẩm thực phẩm không an toàn hoặc những hành
động gian dối, kiếm lợi bất chính mà hệ lụy là thực phẩm không an toàn được
đưa tin hàng ngày với mức độ ngày càng gia tăng. Khách quan nhận xét thì
bên cạnh việc tỷ lệ lô hàng và sản phẩm không an toàn ngày càng tăng, còn do
năng lực hoạt động của giới truyền thông về an toàn thực phẩm được nâng
cao, người tiêu dùng cũng đã quan tâm hơn đến chất lượng thực phẩm. Nhu
cầu chuyển đổi từ nhận thức có cái để ăn, ăn no, sang ăn nhưng phải bổ dưỡng
và an toàn cho sức khoẻ ngày càng tăng.
Theo kết quả điều tra kiến thức hàng năm với cùng 1 đối tượng, năm
2015 so với năm 2012, kiến thức của người sản xuất tăng từ 76% lên 81,9%,
kiến thức của người kinh doanh tăng từ 73% lên 84,6%; kiến thức của người
tiêu dùng tăng từ 65,8% lên 82,5% [23]. Đặc biệt với khuyến cáo “hãy là
người tiêu dùng thông thái” đã tác động đến ý thức, trách nhiệm của người
dân trong lựa chọn và đấu tranh với thực phẩm không an toàn.
* Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về an toàn thực
phẩm
Công tác thanh tra, kiểm tra được đẩy mạnh, giúp ngăn chặn, xử lý
nhiều vụ vi phạm về ATTP góp phần làm cho thị trường thực phẩm an toàn
hơn. Công tác thanh, kiểm tra về ATTP hàng năm được thực hiện theo Kế
hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện về ATTP,
trong đó tập trung nhiều vào dịp Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì ATTP
và Tết Trung thu. Trong giai đoạn 2011-2016, cả nước đã thành lập được
Trang 25
153.493 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành có sự tham gia của các ngành
chức năng: Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công Thương, Công
an, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo... tiến hành kiểm tra tại
3.350.035 cơ sở, phát hiện 678.755 cơ sở vi phạm [23].
Việc áp dụng các chế tài xử phạt đã được đẩy mạnh qua các năm, tỷ lệ
cơ sở bị phạt tiền tăng từ 30,0% năm 2011 lên 67,1% trong năm 2016. Kết
quả xử phạt đã thể hiện tính răn đe cao đối với các cơ sở cố ý vi phạm các quy
định về ATTP.
Cùng với việc xử phạt hành chính, các đoàn thanh, kiểm tra đã kiên
quyết xử lý tiêu hủy đối với sản phẩm không đảm bảo ATTP, cũng như thu
hồi các loại giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Hầu hết các
trường hợp vi phạm đã được thông báo công khai, kịp thời trên các phương
tiện thông tin đại chúng theo đúng quy định. Trong quá trình thanh tra, kiểm
tra, các đoàn đã tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm. Kết quả kiểm nghiệm đã góp
phần tích cực giúp các địa phương đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp,
đồng thời cảnh báo mối nguy và triển khai việc thanh tra dựa trên nguy cơ đạt
hiệu quả.
Trong thời gian qua, các cấp, các ngành, các địa phương đã có nhiều
cố gắng trong quản lý, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và đạt được những
kết quả nhất định; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cơ bản đầy đủ, trách
nhiệm quản lý của các bộ, ngành, địa phương được phân định rõ ràng, nhiều
vụ việc vi phạm lớn đã được phát hiện, xử lý. Tuy nhiên, tình hình an toàn
thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp, gây nhiều bức xúc trong nhân dân, cần
được tiếp tục chỉ đạo quyết liệt hơn nữa. Vấn đề nổi lên hiện nay là việc tổ
chức thực hiện pháp luật về ATTP trong cả nước chưa tốt, chưa nghiêm minh,
kết quả còn hạn chế, chưa tạo được sự quan tâm, ủng hộ của quần chúng nhân
dân.
Trang 26
1.3. Sự cần thiết và vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm
trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay
1.3.1. Sự cần thiết của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời
sống xã hội Việt Nam hiện nay
Sau công cuộc đổi mới của nước ta, đời sống nhân dân đã từng bước
được cải thiện, từ chỗ ăn no, mặc ấm, người dân ngày càng có nhu cầu ăn
ngon, mặc đẹp, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống. Mọi
người quan tâm nhiều hơn đến việc lựa chọn thực phẩm an toàn. Hàng năm số
vụ nhiễm khuẩn, nhiễm độc thực phẩm đã được kiểm soát nhưng vẫn không
ngừng gia tăng và gây nhiều hậu quả đáng tiếc. Sử dụng các loại thực phẩm
không an toàn, người tiêu dùng đã phải trả giá quá đắt bằng chính sức khoẻ,
thậm chí cả tính mạng của mình do bị ngộ độc thực phẩm và mầm mống gây
ra căn bệnh ung thư quái ác đang ngày một tích tụ và chờ bộc phát. Thực
phẩm là tác nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm và các căn bệnh đặc biệt
nguy hiểm từ tiêu chảy cấp đến ung thư. WHO xếp Việt Nam trong tốp 2 của
bản đồ ung thư thế giới. Mỗi năm có hơn 70.000 người chết vì ung thư, trung
bình 205 người một ngày mà nguyên nhân chính là thực phẩm ăn hàng ngày
của con người [56]. Có thể nói, chưa bao giờ sự lo ngại trước vấn đề ATTP lại
nóng bỏng và được rất nhiều người quan tâm như hiện nay. Quyền lợi của
người tiêu dùng bị xâm hại nghiêm trọng. Hiện chưa có số liệu chính xác nào
về tổn thất vật chất, nhưng những thiệt hại về sức khỏe, thậm chí đe dọa tính
mạng người tiêu dùng thì đã rõ và được đề cập liên tục trên phương tiện thông
tin đại chúng. Điều đó phản ánh hệ thống pháp luật, chế tài xử lý các hành vi
vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam thời gian
qua còn lỏng lẻo và thiếu tính răn đe.
An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà Đảng, Nhà nước Việt
Nam từ lâu đã đặc biệt quan tâm. Giữ được ATTP trước hết nhằm bảo đảm
Trang 27
cho phát triển sản xuất, phát triển kinh tế; thứ hai là bảo đảm cho sức khỏe,
thể chất và tầm vóc người Việt Nam, hạn chế các bệnh truyền qua thực phẩm;
thứ ba, ATTP bảo đảm cho một môi trường sống trong lành, thu hút đầu tư,
khách du lịch, và cũng là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập của
Việt Nam. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên chỉ đạo và đưa ra các
giải pháp nhằm không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà
nước về an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Đánh giá đúng đắn về
vai trò quan trọng của công tác bảo đảm ATTP đối với sức khoẻ nhân dân, một
trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao tầm vóc và thể chất của con
người Việt Nam, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khoẻ nhân dân, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chỉ đạo và đầu tư
các nguồn lực cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, công tác bảo đảm ATTP vẫn còn
nhiều yếu kém, trong đó công tác thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi
hành vi sức khoẻ đã có đổi mới bước đầu, song chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt
trong lĩnh vực y tế dự phòng, an toàn thực phẩm [4]. Nguyên nhân chính của
các yếu kém đó là do "Quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế còn nhiều bất cập,
một số chính sách về y tế không còn phù hợp nhưng chậm được sửa đổi hoặc
bổ sung. Một bộ phận nhân dân chưa hình thành được ý thức và thói quen tự
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ. Vệ sinh môi trường, an toàn thực
phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ [4]. Từ nhận định trên, Đảng và Nhà nước
ta đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp để phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khoẻ nhân dân nói chung và lĩnh vực ATTP nói riêng, một trong
những nhiệm vụ quan trọng đó là triển khai mạnh mẽ các biện pháp kiểm soát
vệ sinh, an toàn thực phẩm và tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.
Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định rõ sự cần thiết phải tăng cường
quản lý, kiểm soát chặt chẽ, có hiệu quả hơn về ATTP và từng bước hoàn
thiện hệ thống pháp luật về ATTP, quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ của
Trang 28
các tổ chức, cá nhân trong bảo đảm ATTP.
Mặt khác, Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO) từ ngày 01/01/2007, nên phải từng bước tuân thủ các hiệp
định của Tổ chức này, trong đó có các dịch vụ về y tế. Các hiệp định chính của
WTO bao gồm: Hiệp định về các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT),
Hiệp định về áp dụng các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động,
thực vật (SPS), Hiệp định về các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại
(TRIPS) và Hiệp định về thương mại dịch vụ (GATS). Theo đó, các quy định
về SPS như ghi thời hạn sử dụng ghi trên nhãn sản phẩm thực phẩm nhập khẩu,
áp dụng các biện pháp ATTP và kiểm dịch động, thực vật, đặc biệt là nguyên
tắc đánh giá nguy cơ hay các quy định về TBT như áp dụng các tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn Codex, các tiêu chuẩn quốc tế do WHO
và FAO phối hợp soạn thảo... mà Việt Nam cũng như các quốc gia thành viên
đều phải tuân thủ. Bên cạnh đó, trong điều kiện hội nhập, cần thiết phải có cơ
chế pháp lý về việc thừa nhận tiêu chuẩn lẫn nhau giữa Việt Nam và các quốc
gia trong khu vực, cũng như thế giới, đặc biệt là việc áp dụng các hệ thống
quản lý tiên tiến trong quản lý an toàn thực phẩm. Như vậy, các yêu cầu trên
cho thấy, Việt Nam cần phải nội luật hóa các quy định của WTO, WHO, FAO,
CODEX…về ATTP để có cơ sở pháp lý thực hiện tại Việt Nam.
Đã đến lúc toàn xã hội tiến lên một nấc thang mới trong việc bảo vệ
cuộc sống, sức khỏe của mình và điều quan trọng nhất là tôn trọng và chấp
hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, phù hợp với xu hướng
hội nhập kinh tế quốc tế. Và đây cũng chính là các lý do đòi hỏi sự cần thiết
của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.
1.3.2. Vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời sống xã
hội Việt Nam hiện nay
Bảo đảm an toàn thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, vừa cấp
Trang 29
bách, vừa lâu dài của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cấp ủy, tổ chức
đảng, chính quyền các cấp, trước hết là của người đứng đầu; là chỉ tiêu phát
triển kinh tế - xã hội hằng năm ở các cấp.
Hệ thống pháp luật bảo đảm ATTP bằng việc thể chế hóa các chủ
trương, chính sách của Đảng, chiến lược, kế hoạch nhà nước trong công tác
bảo đảm ATTP và quy định các phương tiện, biện pháp, nhân lực,... để đảm
bảo thực hiện các chính sách, kế hoạch đó. Chính vì thế, pháp luật về ATTP
đã trở thành công cụ hữu hiệu để quản lý lĩnh vực này.
Đặc biệt thời gian qua, pháp luật về ATTP ở nước ta đã từng bước được
xây dựng và hoàn thiện, góp phần điểu chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh,
liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Nắm vững pháp luật về An toàn thực phẩm là trách nhiệm của nhà
nước cùng các bộ, ngành liên quan, mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân để nâng
cao chất lượng đời sống cho người dân Việt Nam. Trong đó các doanh
nghiệp đóng vai trò then chốt qua đó tiến đến mục tiêu xuất khẩu hàng thực
phẩm Việt Nam ra toàn khu vực cũng như thế giới.
Nhìn chung có thể đánh giá vai trò của pháp luật về ATTP ở Việt Nam
hiện nay qua những điểm sau:
Thứ nhất, Pháp luật về an toàn thực phẩm đóng vai trò quan trọng
trong việc đảm bảo thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn thực
phẩm, đồng thời công nhận những thực phẩm đạt chuẩn bảo đảm an toàn
Bằng việc quy định cụ thể điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực
phẩm, luật an toàn thực phẩm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành có vai
trò không thể thay thế được trong việc đảm bảo thực hiện các quy định về tiêu
chuẩn, quy chuẩn an toàn thực phẩm. Cụ thể, điều 10 Luật an toàn thực phẩm
2010 quy định điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm như
sau:
Trang 30
'1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về
giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư
lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất
khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con
người.
2. Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều
này, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau
đây:
a) Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến
trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
b) Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;
c) Quy định về bảo quản thực phẩm."
Nhằm đánh giá được mức độ bảo đảm an toàn cho thực phẩm trước khi
đến tay người tiêu dùng, pháp luật về an toàn thực phẩm đã đặt ra những tiêu
chuẩn nhất định cho thực phẩm và cả quá trình chế biến, phân phối thực phẩm
an toàn. Những tiêu chuẩn này thường do Bộ Y tế ban hành và được gọi là
các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ATTP. Cụ thể, những quy chuẩn này quy
định cho các vấn đề của thực phẩm an toàn như sau:
- Nước uống, nước sinh hoạt (ví dụ: Thông tư số 04/2009/TT-BYT
ngày 16/6/2009 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn
uống);
- Nước đá dùng liền (ví dụ: QCVN 10:2011/BYT - “Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia đối với nước đá dùng liền” ngày 13/01/2011);
- Nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, đồ uống không cồn
và đồ uống có cồn (ví dụ: Thông tư số 45/2010/TT-BYT ngày 22/12/2010
Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn);
Trang 31
- Sữa và các sản phẩm từ sữa (ví dụ: Thông tư số 41/2010/TT-BYT
ngày 18/11/2010 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm
sữa lên men);
- Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ (ví dụ: QCVN 11-4:2012/BYT Quy
chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng chế biến từ ngũ cốc cho trẻ từ 6
đến 36 tháng tuổi);
- Các chất được sử dụng để bổ sung vào thực phẩm (ví dụ: QCVN 3-
6:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ
sung Iod vào thực phẩm);
- Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng (ví dụ: Thông tư số
04/2011/TT-BYT ngày 13/01/2011 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
đối với thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng);
- Giới hạn ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm (ví dụ: QCVN
8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại
nặng trong thực phẩm);
- Phụ gia thực phẩm (ví dụ: QCVN 4-22:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về phụ gia thực phẩm - Nhóm chất nhũ hóa);
- Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (ví dụ: Thông tư số
34/2011/TT-BYT ngày 30/8/2011 của Bộ Y tế ban hành các Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với
thực phẩm)…
Nhờ đặt ra những quy chuẩn này, việc đánh giá mức độ an toàn của
thực phẩm trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Cũng từ đó có thể công nhận danh
hiệu cho những sản phẩm thực phẩm đạt chuẩn để chúng tạo dựng được niềm
tin với người tiêu dùng; đẩy lùi những thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém
an toàn và có thể gây nguy hại đến sức khoẻ con người.
Trang 32
Thứ hai, Pháp luật về an toàn thực phẩm có vai trò quan trọng trong
việc ngăn chặn các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm
Với việc quy định các điều cấm và hình thức xử phạt các cá nhân, tổ
chức vi phạm, luật an toàn thực phẩm 2010 có vai trò quan trọng trong việc
ngăn chặn các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm. Cụ thể điều 5, Luật an
toàn thực phẩm 2010 quy định các hành vi nghiêm cấm như sau:
1. Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để
chế biến thực phẩm.
2. Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không
rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất,
chế biến thực phẩm.
3. Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã
quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc
trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho
phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử
dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
4. Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ
nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
5. Sản xuất, kinh doanh:
a) Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
b) Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
c) Thực phẩm bị biến chất;
d) Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân
gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép;
đ) Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn
hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm
thực phẩm;
Trang 33
e) Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y
hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu;
g) Thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng,
chống dịch bệnh;
h) Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện
phải được đăng ký bản công bố hợp quy;
i) Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử
dụng.
6. Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận
chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên
liệu thực phẩm, thực phẩm.
7. Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm.
8. Che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố
an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát
hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.
9. Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh
thực phẩm.
10. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp
luật.
11. Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người
tiêu dùng.
12. Đăng tải, công bố thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm gây
bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh.
Trang 34
13. Sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối
đi chung, diện tích phụ chung để chế biến, sản xuất, kinh doanh
thức ăn đường phố.
Việc quy định rõ các hành vi phạm làm cơ sở cho các cơ quan chức
năng căn cứ xử lý hành vi vi phạm, mặt khác giúp cho các tổ chức, cá nhân
sản xuất, kinh doanh thực phẩm biết và không vi phạm.
Thứ ba, Pháp luật về an toàn thực phẩm có vai trò quan trọng trong
việc nâng cao nhận thức của xã hội về vấn đề an toàn thực phẩm. Luật an
toàn thực phẩm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành có các quy định cụ
thể về việc thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm từ đó góp
phần nâng cao nhận thức của xã hội về vấn đề an toàn thực phẩm. Mục đích
của thông tin, giáo dục, truyền thông về ATTP nhằm nâng cao nhận thức về
an toàn thực phẩm, thay đổi hành vi, phong tục, tập quán sản xuất, kinh
doanh, sinh hoạt, ăn uống lạc hậu, gây mất an toàn thực phẩm, góp phần bảo
vệ sức khỏe, tính mạng con người; đạo đức kinh doanh, ý thức trách nhiệm
của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh với sức khỏe, tính mạng của người
tiêu dùng thực phẩm. Luật quy định rõ yêu cầu, nội dung, đối tượng tiếp cận,
hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về ATTP cũng như trách nhiệm
của các bộ, ban, ngành, chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan
trong thông tin, giáo dục, truyền thông về ATTP.
An toàn thực phẩm trong cả nước nói chung và của địa bàn Thành phố
Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk nói riêng đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan
tâm bàn luận. Trên thực tế, nhiều sự kiện như việc tiếp tục sử dụng những hoá
chất cấm dùng trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, thực phẩm, việc sản
xuất một số sản phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế biến hoặc do
nhiễm độc từ môi trường, đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu
Trang 35
dùng. Các vụ ngộ độc thực phẩm do một số bếp ăn tập thể cung cấp, nhiều
thông tin liên tục về tình hình an toàn thực phẩm ở một vài nước trên thế giới,
cộng thêm dịch cúm gia cầm tái phát, bệnh heo tai xanh ở một số nơi trên đất
nước càng làm bùng lên sự lo âu của cộng đồng.
Gần đây một số vấn đề liên quan đến quản lý an toàn thực phẩm, sự
khác biệt giữa các kết quả phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm vừa gây
không ít khó khăn cho người sản xuất vừa tạo thêm lo lắng cho người tiêu
dùng trong khi chúng ta đang cố gắng tạo những ưu thế về nhiều mặt để có
nhiều lợi thế nhất với cương vị một thành viên bình đẳng của WTO.
Vấn đề then chốt là làm thế nào quản lý được chất lượng an toàn thực
phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, bảo đảm an toàn
cho người tiêu dùng, đóng góp được phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã
hội của đất nước. Vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời sống
xã hội Việt Nam hiện nay đang đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi sự chung tay
của cả hệ thống chính trị.
Trang 36
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, những vấn đề lý luận của pháp luật về an toàn thực
phẩm, luận văn đã tập trung làm rõ:
- Một số khái niệm cơ bản của pháp luật về an toàn thực phẩm như: khái
niệm an toàn thực phẩm, pháp luật về an toàn thực phẩm, thực hiện pháp luật
về an toàn thực phẩm.
- Những nội dung cơ bản của pháp luật về an toàn thực phẩm; phân tích
một số điểm mới trong Luật an toàn thực phẩm so với Pháp lệnh vệ sinh an
toàn thực phẩm trước đây.
Luận văn cũng đã tập trung phân tích quá trình thực hiện pháp luật về an
toàn thực phẩm, gồm: việc thành lập hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về an
toàn thực phẩm; thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
về an toàn thực phẩm; công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về
ATTP.
- Xuất phát từ vai trò quan trọng của pháp luật về an toàn thực phẩm, tác
giả đã tập trung phân tích, làm rõ sự cần thiết của pháp luật về an toàn thực
phẩm cũng như vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời sống xã
hội Việt Nam hiện nay.
Với những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về an toàn thực phẩm và
thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm được trình bày ở chương 1, là cơ sở
cho việc phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về an
toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ở
chương 2.
Trang 37
Chương 2:
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến thực hiện
pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột,
tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
* Vị trí địa lý: Thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị loại 1 trực thuộc
tỉnh Đắk Lắk. Buôn Ma Thuột không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế - xã
hội của Tỉnh mà còn là thành phố trung tâm cấp vùng Tây Nguyên, có vị trí
chiến lược quan trọng về quốc phòng của vùng và cả nước. Trải dài từ 120
,30’
đến 120
,38’ độ vĩ Bắc và nằm gọn giữa 108 độ Kinh đông với tổng diện tích
tự nhiên là 37.718 ha; có 21 đơn vị hành chính cấp xã (13 phường, 08 xã);
phía Bắc giáp huyện CưM’gar, phía Nam giáp huyện Krông Ana, huyện
CưKuin, phía Đông giáp huyện Krông Pắc và phía Tây giáp huyện Buôn Đôn
và huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông).
Nằm trên trục đường Quốc lộ 14, nối liền Đà Nẵng - Thành phố Hồ Chí
Minh, Buôn Ma Thuột có điều kiện giao lưu thuận lợi với các tỉnh, thành phía
Bắc và phía Nam của Tổ quốc. Quốc lộ 26 nối Buôn Ma Thuột với Khánh
Hòa, quốc lộ 27 nối với Đà Lạt, quốc lộ 29 nối với Phú Yên cùng với các
tuyến đường nội tỉnh… Đường hàng không cũng được xây dựng ở Buôn Ma
Thuột từ rất sớm, sân bay Buôn Ma Thuột với các tuyến: Buôn Ma Thuột -
Thành phố Hồ Chí Minh, Buôn Ma Thuột - Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột - Hà
Nội…đã tạo điều kiện cho Buôn Ma Thuột tiếp cận nhanh chóng với các
trung tâm kinh tế - chính trị của cả nước và trở thành đầu mối giao lưu quan
trọng của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên.
Trang 38
Địa hình: Nằm trên cao nguyên Đắk Lắk rộng lớn ở phía Tây dãy
Trường Sơn, Thành phố Buôn Ma Thuột có địa hình dốc thoải, bị chia cắt bởi
một số dòng suối thượng nguồn của sông Sêrêpok.
Khí hậu: vừa chịu chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa mang
tính chất khí hậu cao nguyên, trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa (tháng 5
đến tháng 10), mùa khô (tháng 10 đến tháng 4 năm sau). Nhiệt độ bình quân
hàng năm 23,500
C.
Ngoài ra, với vị trí chiến lược trọng yếu đã được kiểm chứng qua hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nơi đây được coi là “mái nhà”
hay xương sống của cả vùng Nam Đông Dương. Do vậy, để phát huy thế
mạnh của khu vực này trong bốn thập niên qua kể từ ngày đất nước hoàn toàn
thống nhất, Đảng và Nhà nước ta đã triển khai nhiều chương trình, chính sách
phát triển kinh tế - xã hội từ đó làm thay đổi sâu sắc đến diện mạo của vùng
đất cao nguyên trù phú này.
2.1.2. Điều kiện Kinh tế - xã hội
Thực hiện Kết luận số 60-KL/TW ngày 27/11/2009 của Bộ Chính trị và
Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 11/6/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk
Lắk về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung
tâm vùng Tây Nguyên (giai đoạn 2010-2020), đã qua hơn nửa chặng đường
thực hiện, vượt qua những khó khăn, thách thức, đến nay Thành phố Buôn Ma
Thuột đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực. Giai đoạn 5 năm 2010-
2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt 12,41% (cao hơn nhiều so
với mức bình quân của tỉnh); thu nhập bình quân đầu người năm 2015 (theo
giá hiện hành) đạt 53,4 triệu đồng, gấp 1,85 lần so với năm 2010; công nghiệp
- xây dựng có tốc độ phát triển khá, hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu
tư; thương mại - dịch vụ phát triển mạnh về quy mô và chất lượng, đáp ứng
khá tốt các nhu cầu của xã hội và giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế.
Trang 39
Khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15,8%/năm. Tổng mức bán
lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đến cuối năm 2015 ước đạt 25.161 tỷ đồng,
tăng 2,37 lần so với năm 2010. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-
2015 đạt khoảng 31.496 tỷ đồng, tăng trên 17.700 tỷ đồng so với giai đoạn
2005-2010. Hệ thống giao thông được xây dựng, nâng cấp, 98% đường nội
thành được nhựa hóa, là đầu mối giao thông cấp vùng và quốc gia, góp phần
quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Có thể thấy, với sự nỗ lực của thành phố, kinh tế đã từng bước phát
triển theo chiều sâu, nâng cao dần chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh. Bên
cạnh đó, việc ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là
vùng ngoại thành, vùng đồng bào dân tộc thiểu số… đã tạo chuyển biến mạnh
mẽ trong thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của người dân, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; nếp
sống đô thị ngày càng văn minh, giá trị văn hóa truyền thống tiếp tục được gìn
giữ, bảo tồn....
2.1.3. Điều kiện văn hóa - chính trị
Tổng dân số toàn thành phố 358.173 người, gồm 40 dân tộc cùng sinh
sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số 57.786 người (chiếm 16,13% dân số
toàn thành phố). Với nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, bên cạnh việc
giữ gìn bản sắc riêng của mỗi dân tộc, nhưng cũng có sự giao thoa, hoà chung
với điều kiện sống, điều kiện kinh tế - xã hội giữa các dân tộc với nhau tạo
nên nền văn hóa riêng của Thành phố Buôn Ma Thuột. Tín đồ các tôn giáo có
gần 119.000 người, 04 tôn giáo chính: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành,
Cao đài (chiếm 35,15%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,43%. Mật độ dân số của
thành phố là 914 người/km2
. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
ngày càng được cải thiện, hoạt động ứng dụng khoa học - công nghệ trong
hoạt động sản xuất được chú trọng; an sinh xã hội được bảo đảm. Trong đó, tỷ
Trang 40
lệ học sinh lên lớp hàng năm đạt 97-99,5%; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc
gia 61,2%; công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được bảo đảm với 86%
xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 88%; thôn,
buôn, tổ dân phố văn hóa đạt 75%... Chương trình giảm nghèo và đầu tư phát
triển các buôn đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm chú trọng, đến nay tỷ
lệ hộ nghèo chỉ còn 0,9%. Trong 5 năm qua đã có 55.000 lao động được tạo
việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 2,3%.
Thành phố Buôn Ma Thuột nằm ở vị trí chiến lược giữ vai trò đầu mối
giao thông quan trọng, là điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa đi các tỉnh
trong vùng Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và duyên hải Miền Trung. Mặt
khác thiên nhiên ở đây có nhiều ưu đãi, khí hậu nhiệt đới gió mùa, thoáng
mát, dễ chịu, ôn hòa cộng thêm vùng đất đỏ bazan màu mỡ, giàu dinh dưỡng
nên rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp như cà phê, cao
su, điều, hồ tiêu…và các loại cây cung cấp lương thực như: ngô, khoai, sắn,
đậu, lạc…giúp cho việc sớm hình thành chợ đầu mối nông sản của vùng và
sàn giao dịch chứng khoán nông sản.
Tuy nhiên trong cơ cấu kinh tế của Thành phố, nông nghiệp vẫn chiếm
ưu thế và chuyển dịch chậm theo hướng tăng dần tỷ trọng trong công nghiệp
và dịch vụ; lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng phương tiện, kỹ thuật lao
động còn đơn giản, lạc hậu vì vậy việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm còn hạn chế;
phần lớn cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Thành phố còn
nhỏ lẻ, kinh doanh theo quy mô hộ gia đình, do đó việc đầu tư cơ sở vật chất
nhằm đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh khó khả
thi; một số cơ sở sản xuất, kinh doanh do nhận thức còn ATTP hạn chế, thiếu
hiểu biết, chạy theo lợi nhuận nên chưa thực hiện tốt VSATTP. Thành phố
Buôn Ma Thuột là đô thị miền núi có dân số lớn nhất Việt Nam, mặt bằng dân
Trang 41
trí thấp, địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc anh em, với phong tục, tập quán,
văn hóa đa dạng, đời sống kinh tế còn khó khăn, đặc biệt là đối với đồng bào
dân tộc thiểu số tại chỗ. Do đó hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật về an toàn thực phẩm còn hạn chế, chưa tạo được sự chuyển
biến trong nhận thức làm thay đổi hành vi chấp hành các quy định về
VSATTP. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ, công chức của Thành phố còn hạn chế
cả về số lượng và chất lượng; đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về ATTP
không có trình độ chuyên môn, chưa qua đào tạo về nghiệp vụ ATTP lại kiêm
nhiệm nhiều việc nên việc hiểu và áp dụng pháp luật về ATTP còn hạn chế;
tình hình an ninh chính trị trên địa bàn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những
nhân tố gây mất ổn định.... những nguyên nhân trên ít nhiều ảnh hưởng đến
thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
2.2. Phân tích thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về an
toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột
2.2.1. Thực trạng pháp luật về an toàn thực phẩm
Luật An toàn thực phẩm năm 2010 ra đời đánh dấu sự đổi mới tư duy
từ quản lý trực tiếp sản phẩm sang quản lý cả quá trình sản xuất ra sản phẩm.
Đây được xem là một chính sách quan trọng của Luật ATTP; theo đó, việc
phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP được xác định theo hướng
quản lý theo nhóm sản phẩm thay vì quản lý theo phân khúc sản xuất, kinh
doanh thực phẩm nhằm khắc phục sự chồng chéo trong quản lý nhà nước về
ATTP của các Bộ, ngành đồng thời xác định rõ hơn trách nhiệm mỗi Bộ,
ngành trong lĩnh vực quản lý nhà nước về ATTP.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được quy định cụ
thể như sau:
“1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT
Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT

More Related Content

What's hot

Luận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng Trị
Luận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng TrịLuận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng Trị
Luận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng Trị
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đLuận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự
Luận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sựLuận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự
Luận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sựLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAYLuận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt NamLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOTĐề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nướcLuận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOT
Luận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOTLuận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOT
Luận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOTLuận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan, HOT
Luận văn: Cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan, HOTLuận văn: Cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan, HOT
Luận văn: Cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự
Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sựLuận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự
Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam, HOTLuận văn: Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật, HAY
Luận văn: Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật, HAYLuận văn: Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật, HAY
Luận văn: Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOT
Luận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOTLuận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOT
Luận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOTLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trườngLuận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng Trị
Luận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng TrịLuận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng Trị
Luận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng Trị
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đLuận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự
Luận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sựLuận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự
Luận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự
 
Luận văn: Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, HOT
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sựLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
 
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAYLuận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt NamLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
 
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOTĐề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
 
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nướcLuận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
 
Luận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOT
Luận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOTLuận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOT
Luận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOT
 
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOTLuận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
 
Luận văn: Cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan, HOT
Luận văn: Cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan, HOTLuận văn: Cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan, HOT
Luận văn: Cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan, HOT
 
Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự
Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sựLuận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự
Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự
 
Luận văn: Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam, HOTLuận văn: Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật, HAY
Luận văn: Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật, HAYLuận văn: Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật, HAY
Luận văn: Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOT
Luận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOTLuận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOT
Luận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOT
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOTLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trườngLuận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
 

Similar to Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT

Quản lý về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế tại TPHCM, HOT
Quản lý về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế tại TPHCM, HOTQuản lý về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế tại TPHCM, HOT
Quản lý về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế tại TPHCM, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
An toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực cung ứng suất ăn công nghiệp
An toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực cung ứng suất ăn công nghiệpAn toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực cung ứng suất ăn công nghiệp
An toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực cung ứng suất ăn công nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhTội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của ngành Y tế tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của ngành Y tế tỉnh Kon Tum.docQuản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của ngành Y tế tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của ngành Y tế tỉnh Kon Tum.doc
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...
Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...
Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...
Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...
Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...
nataliej4
 
Luận văn: Chính sách đảm bảo an toàn thực phẩm quận Hải Châu
Luận văn: Chính sách đảm bảo an toàn thực phẩm quận Hải ChâuLuận văn: Chính sách đảm bảo an toàn thực phẩm quận Hải Châu
Luận văn: Chính sách đảm bảo an toàn thực phẩm quận Hải Châu
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành SơnLuận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin theo luật
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin theo luậtBảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin theo luật
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin theo luật
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
BÀI MẪU Luận văn Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin
BÀI MẪU Luận văn Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccinBÀI MẪU Luận văn Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin
BÀI MẪU Luận văn Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tại Hà Nam, 9đ
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tại Hà Nam, 9đLuận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tại Hà Nam, 9đ
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tại Hà Nam, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOT
Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOTPháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOT
Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, HAY
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, HAYLuận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, HAY
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.doc
Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.docPháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.doc
Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt NamLuận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
KhoTi1
 
Luận văn: An toàn thực phẩm theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng
Luận văn: An toàn thực phẩm theo pháp luật Việt Nam tại Đà NẵngLuận văn: An toàn thực phẩm theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng
Luận văn: An toàn thực phẩm theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, tỉnh Hà Nam
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, tỉnh Hà NamLuận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, tỉnh Hà Nam
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, tỉnh Hà Nam
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOT
Đề tài: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOTĐề tài: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOT
Đề tài: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT (20)

Quản lý về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế tại TPHCM, HOT
Quản lý về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế tại TPHCM, HOTQuản lý về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế tại TPHCM, HOT
Quản lý về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế tại TPHCM, HOT
 
An toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực cung ứng suất ăn công nghiệp
An toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực cung ứng suất ăn công nghiệpAn toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực cung ứng suất ăn công nghiệp
An toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực cung ứng suất ăn công nghiệp
 
Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhTội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
 
Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của ngành Y tế tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của ngành Y tế tỉnh Kon Tum.docQuản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của ngành Y tế tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của ngành Y tế tỉnh Kon Tum.doc
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOT
 
Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...
Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...
Luận án: Quản lý về An toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn phí qua ...
 
Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...
Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...
Luận án tiến sĩ luật học quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở việt nam hiệ...
 
Luận văn: Chính sách đảm bảo an toàn thực phẩm quận Hải Châu
Luận văn: Chính sách đảm bảo an toàn thực phẩm quận Hải ChâuLuận văn: Chính sách đảm bảo an toàn thực phẩm quận Hải Châu
Luận văn: Chính sách đảm bảo an toàn thực phẩm quận Hải Châu
 
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành SơnLuận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại quận Ngũ Hành Sơn
 
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin theo luật
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin theo luậtBảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin theo luật
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin theo luật
 
BÀI MẪU Luận văn Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin
BÀI MẪU Luận văn Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccinBÀI MẪU Luận văn Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin
BÀI MẪU Luận văn Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong tiêm phòng vaccin
 
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tại Hà Nam, 9đ
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tại Hà Nam, 9đLuận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tại Hà Nam, 9đ
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tại Hà Nam, 9đ
 
Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOT
Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOTPháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOT
Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, HAY
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, HAYLuận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, HAY
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, HAY
 
Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.doc
Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.docPháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.doc
Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.doc
 
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt NamLuận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam
 
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM_10274812052019
 
Luận văn: An toàn thực phẩm theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng
Luận văn: An toàn thực phẩm theo pháp luật Việt Nam tại Đà NẵngLuận văn: An toàn thực phẩm theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng
Luận văn: An toàn thực phẩm theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng
 
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, tỉnh Hà Nam
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, tỉnh Hà NamLuận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, tỉnh Hà Nam
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, tỉnh Hà Nam
 
Đề tài: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOT
Đề tài: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOTĐề tài: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOT
Đề tài: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOT
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 

Recently uploaded (11)

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 

Đề tài: Pháp luật về An toàn thực phẩm ở TP Buôn Ma Thuột, HOT

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………/.……… …../ …. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ MINH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM - TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP - LUẬT HÀNH CHÍNH BUÔN MA THUỘT, NĂM 2017 HÀ NỘI – 2013
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………/.……. …../ …. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ MINH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM - TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HIẾN PHÁP – LUẬT HÀNH CHÍNH Mã số: 60 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS NGUYỄN BÁ CHIẾN BUÔN MA THUỘT, NĂM 2017 HÀ NỘI – 2013
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Bằng văn bản này, tác giả xin cam đoan rằng các nội dung được trình bày trong Luận văn “Pháp luật về An toàn thực phẩm - Từ thực tiễn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tác giả. Tác giả xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu do chính tác giả thực hiện. Các số liệu trích dẫn nêu trong luận văn là trung thực và được tác giả chú thích rõ ràng. Tác giả Nguyễn Thị Minh
  • 4. Trangii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i MỤC LỤC...................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................. iii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ....................................................................... iv MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 01 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM ................................................................................. 07 1.1. Những khái niệm cơ bản................................................................ 07 1.2. Nội dung chủ yếu của pháp luật về an toàn thực phẩm và thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm..................................................................... 14 1.3. Sự cần thiết và vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay..................................................................... 26 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK .................................................... 37 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm............................................................. 37 2.2. Phân tích thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột............................................. 41 2.3. Đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột............................................. 63 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK .................................................... 70 3.1. Quan điểm đảm bảo an toàn thực phẩm ở nước ta trong giai đoạn hiện nay ......................................................................................................... 70 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn Thành phố Buôn Ma Thuột........................................................................... 74 KẾT LUẬN.......................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 95
  • 5. Trang iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATTP : An toàn thực phẩm ATVSTP : An toàn vệ sinh thực phẩm HĐND : Hội đồng Nhân dân UBND : Ủy ban nhân dân FAO (Food and Agriculture : Tổ chức nông lương thế giới Organization) FBD : Bệnh truyền qua thực phẩm (Food Borne Disease) FDA : Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược (Food and Drug Administration) phẩm Mỹ GHP : Thực hành vệ sinh tốt (Good Hygiene Practice) GMP : Thực hành sản xuất tốt (Good Manufacturing Practice) HACCP : Phân tích mối nguy hiểm và kiểm soát (Hazard Analysis and Critical tới hạn Control Points) NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm WHO (World Health Organization) : Tổ chức Y tế Thế giới
  • 6. Trang iv DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.2. Tình hình kiểm tra ATTP trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2016......................................................62 Biểu đồ 2.2. Tình hình xử phạt vi phạm ATTP trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2016 ...............................................62
  • 7. Trang 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà Đảng, Nhà nước ta từ lâu đã đặc biệt quan tâm và coi đây là một vấn đề có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội, về an toàn xã hội, sức khoẻ cộng động, về bảo vệ môi trường và cũng là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập của Việt Nam. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên chỉ đạo và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về ATTP, không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Trong những năm qua, do tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã thúc đẩy kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên; từ chỗ ăn no, mặc ấm, người dân ngày càng có nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống. Mọi người quan tâm nhiều hơn đến việc lựa chọn thực phẩm an toàn để đảm bảo dinh dưỡng cho bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, thời gian qua, báo chí, truyền thông đưa tin lực lượng chức năng đã kịp thời phát hiện và ngăn chặn hàng loạt các vụ vận chuyển thực phẩm hôi thối, nhiễm khuẩn đi tiêu thụ; bên cạnh đó vì mục tiêu lợi nhuận các nhà sản xuất, kinh doanh đã sử dụng nhiều loại hóa chất, chất phụ gia bị cấm để chăn nuôi, trồng trọt, chế biến, bảo quản thực phẩm; việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định, gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm. Các vụ vi phạm ATVSTP phát hiện thời gian gần đây cho thấy mức độ vi phạm đáng báo động. Ðây là mối lo của toàn xã hội không chỉ ở thời điểm hiện tại mà còn là mối lo cho sự phát triển của thế hệ tương lai đất nước.
  • 8. Trang 2 Do vậy vấn đề ATTP trở thành đề tài nóng tại các diễn đàn, hội nghị, phiên họp quan trọng của quốc hội, chính phủ và trở thành vấn đề gây lo lắng, bức xúc trong quần chúng nhân dân. “Chưa bao giờ con đường từ dạ dày đến nghĩa địa lại nhanh chóng và dễ dàng như bây giờ”, đó là phát biểu của đại biểu Quốc hội Trần Trọng Vinh (Hải Phòng) tại phiên chất vấn Bộ trưởng Cao Đức Phát ngày 17/11/2015. Mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật trong đó có Luật an toàn thực phẩm; Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; sửa đổi, bổ sung một số điều về vi phạm VSATTP trong Bộ luật hình sự … cùng hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được hình thành từ trung ương đến cơ sở. Song nhiều hành vi sản xuất, kinh doanh vi phạm về ATTP vẫn xảy ra, thậm chí ngày càng gia tăng, trong đó có địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Thực trạng trên cho thấy, việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện cả về cơ sở lý luận và thực tiễn pháp luật về an toàn thực phẩm dưới góc độ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính nhằm đánh giá những ưu điểm, những hạn chế, vướng mắc, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả pháp luật về an toàn thực phẩm là rất cần thiết và khách quan, đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới theo quan điểm của Đảng được thể hiện tại Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 25/02/2005 của Bộ Chính, Kết luận số 43-KL/TW của Bộ Chính trị về 03 năm thực hiện Nghị quyết số 46-NQ-TW, Nghị quyết số 34/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Pháp luật về An toàn thực phẩm - Từ thực tiễn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk
  • 9. Trang 3 Lắk” để làm Luận văn tốt nghiệp lớp Cao học Luật, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính là cấp thiết, khách quan trong giai đoạn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tuy đóng vai trò rất quan trọng, song pháp luật về an toàn thực phẩm ở nước ta mới chỉ được quan tâm đúng mức và bắt đầu có một số nghiên cứu quy mô trong thời gian gần đây được thể hiện trong nhiều công trình khoa học công bố trên sách, báo, tạp chí chuyên ngành và các Luận văn Thạc sỹ. Có thể nêu ra các công trình, bài viết sau đây: “Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong Luật hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng Trí Ngọc, năm 2009, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; “Pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Đặng Công Hiển năm 2010, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; “Thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở cấp Phường trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ của tác giả Trần Mai Vân năm 2013, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội… Nhìn chung, những công trình trên đã tập trung nghiên cứu một số quy định của pháp luật về ATTP, việc tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP, phân tích, làm rõ những hạn chế, bất cập trong thực thi pháp luật về ATTP. Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống pháp luật về ATTP từ thực tiễn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Do đó, dưới góc độ thực tiễn của việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố và dưới góc độ khoa học, công trình này có ý nghĩa quan trọng, góp phần hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả pháp luật về an toàn thực phẩm, nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền địa phương trong công tác bảo đảm ATTP phục vụ cho sự nghiệp phát triển của Thành phố.
  • 10. Trang 4 3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn - Mục đích nghiên cứu: Mục đích của Luận văn là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về an toàn thực phẩm, đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng công tác đảm bảo an toàn thực phẩm. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu trên, luận văn đặt ra và thực hiện những nhiệm vụ như sau: + Nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận của pháp luật về an toàn thực phẩm, nội dung, sự cần thiết và vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời sống xã hội hiện nay. + Phân tích, làm rõ một số khái niệm của pháp luật về an toàn thực phẩm. + Khảo sát, thống kê, đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm, những ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế của pháp luật và thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2016. + Phân tích, làm rõ những quan điểm đảm bảo ATTP trong giai đoạn hiện nay và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về ATTP, tổ chức thực hiện có hiệu quả pháp luật về ATTP trong thời gian đến. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu pháp luật về ATTP và thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm theo quy định của Luật An toàn thực phẩm năm 2010 và các văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện của các ngành chức năng đối với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. - Phạm vi nghiên cứu:
  • 11. Trang 5 + Về không gian: trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk + Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2011-2016. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trên quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về an toàn thực phẩm. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về phương diện lý luận: Đề tài là một công trình mới nhất được nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk từ cơ sở tổng hợp nghiên cứu lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam, Pháp luật của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đảm bảo an toàn thực phẩm. Do đó luận văn sẽ góp phần về mặt lý luận cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về an toàn thực phẩm. - Về phương diện thực tiễn: đây là luận văn đầu tiên được nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, đề tài đã đề cập đến thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Với những quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk được đề cập trong luận văn sẽ làm cơ sở cho các cấp chính quyền trong địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói chung và thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng có thể vận dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời
  • 12. Trang 6 gian đến. Đề tài cũng là cơ sở để các nhà nghiên cứu sau có thể vận dụng tiếp tục nghiên cứu ở mức độ cao hơn để đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về an toàn thực phẩm ngoài phạm vi thành phố Buôn Ma Thuột và tỉnh Đắk Lắk; là tài liệu để các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, tham khảo khi sửa đổi, bổ sung Luật xử lý vi phạm hành chính, Bộ luật Hình sự hiện hành của Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài các nội dung: lời cam đoan, danh mục từ viết tắt, danh mục các biểu đồ, mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận của pháp luật về an toàn thực phẩm Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
  • 13. Trang 7 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM 1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm an toàn thực phẩm Ngay từ lúc chào đời con người đã cần đến thực phẩm để duy trì sự sống. Thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại của con người. Tuy nhiên, vì những mục đích khác nhau, các nhà sản xuất và kinh doanh thực phẩm vẫn sử dụng những biện pháp bảo quản, kích thích tăng trưởng không hợp lý làm thực phẩm trở nên không an toàn. Với thực trạng nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng cao của con người thì vấn đề đảm bảo ATVSTP càng trở nên báo động hơn bao giờ hết. Thực phẩm là tác nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm và các căn bệnh đặc biệt nguy hiểm từ tiêu chảy cấp đến ung thư. Việt Nam cũng là một trong những nước có số lượng người mắc bệnh ung thư nhiều nhất thế giới và nguyên nhân chính là thực phẩm ăn hàng ngày của con người. Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm [37]. Mỗi loại thực phẩm đều có quy định riêng về ngưỡng an toàn và khi thực phẩm chứa những yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe con người thì gọi là thực phẩm không an toàn. Sử dụng các loại thực phẩm không an toàn, người tiêu dùng đã phải trả giá quá đắt bằng chính sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng của mình do bị ngộ độc thực phẩm và mầm mống gây ra căn bệnh ung thư quái ác đang ngày một tích tụ và chờ bộc phát. Nhưng có không ít người tiêu dùng không quan tâm đến vấn đề ATVSTP khi mua các thực phẩm thiết yếu tiêu dùng hàng ngày (như rau, cá, thịt….).
  • 14. Trang 8 Các hóa chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, trừ bệnh và thuốc trừ cỏ dại…), thuốc kích thích tăng trưởng, kim loại nặng, các vi sinh vật gây bệnh có trong các loại rau quả hoặc các chất kháng sinh, chất tăng trọng có trong thịt, cá sẽ tích lũy dần trong các mô mỡ, tủy sống…của con người, là tiền đề để phát sinh các loại bệnh tật như ung thư, loãng xương, suy giảm trí nhớ và thoái hóa xương khớp. Khi bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc thì thực phẩm lại là nguồn truyền bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng con người và sự phát triển của xã hội. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm gây ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống của mỗi người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho công tác chăm sóc sức khoẻ. Theo Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL- UBTVQH11 ngày 26/7/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, VSATTP được hiểu là các điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người [51]. VSATTP hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. VSATTP cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Hiểu theo nghĩa rộng, VSATTP là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, VSATTP là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng.
  • 15. Trang 9 Tuy nhiên để phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế sau khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào 01/01/2007, khái niệm này đã được đơn giản hóa, ngắn gọn và phù hợp hơn, được thể hiện trong Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011, theo đó ATTP là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Từ đây, có thể hiểu theo nghĩa hẹp đó là việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. ATTP cũng bao gồm các quy trình, quy định áp dụng trong từng khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe có tiềm năng nghiêm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, đảm bảo ATTP là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng. Đây là vấn đề có nguy cơ rất lớn mà rất nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt. Vấn đề ATTP đang nóng lên từng ngày và được dư luận đặc biệt quan tâm. Tình trạng mất an toàn thực phẩm trở thành vấn đề lớn, gây bức xúc, lo lắng cho toàn xã hội. Tình trạng sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm về vệ sinh thú y, không rõ nguồn gốc xuất xứ; vi phạm về chất lượng, hết hạn sử dụng, tình trạng hóa chất sử dụng trong chế biến thực phẩm, chăn nuôi hiện chưa được kiểm soát chặt chẽ và gần như thả nổi trên thị trường... vẫn diễn biến phức tạp, nếu không được kiểm soát chặt chẽ của các ngành chức năng và các địa phương thì sẽ có nguy cơ đưa vào tiêu thụ tại các chợ truyền thống, vùng sâu, vùng xa. Theo báo cáo của 6 đoàn liên ngành Trung ương tại 12 tỉnh, thành phố và 42/63 địa phương về an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017, với hơn 40 nghìn cơ sở được kiểm tra, kết quả có hơn 5.600 cơ sở có vi phạm, trong đó các đoàn đã tiến hành cảnh cáo 679 cơ sở, phạt tiền 2.311 cơ sở vi phạm với số tiền hơn 8 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động
  • 16. Trang 10 của 22 cơ sở, đình chỉ lưu hành 41 sản phẩm. Đồng thời tiến hành tiêu hủy 414 sản phẩm gồm các loại thực phẩm không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm (thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hết hạn sử dụng...) [53]. 1.1.2. Khái niệm pháp luật về an toàn thực phẩm Đảm bảo ATTP luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm vì xuất phát từ tầm quan trọng của nó; bảo đảm ATTP trước hết là chăm lo sức khỏe của nhân dân, phát triển kinh tế, an sinh xã hội và phục vụ cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Đảng và Nhà nước ta thường xuyên chỉ đạo và đưa ra nhiều giải pháp nhằm không ngừng hoàn thiện pháp luật về ATTP, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật về ATTP đã được ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực ATTP. Các cấp, các ngành đã vào cuộc và tạo được sự chuyển biến tích cực đã được ghi nhận ở nhiều địa phương, đơn vị, đặc biệt ở những thành phố lớn. Tuy nhiên, nhìn về tổng thể, công tác bảo đảm ATTP vẫn là vấn đề thách thức to lớn ở nước ta. Ngộ độc thực phẩm và các mối nguy đe dọa mất an toàn thực phẩm tiếp tục là những vấn đề quan tâm hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế. Các giải pháp giải quyết vấn đề này đang được đặt ra rất cấp bách, nhất là việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về ATTP. Do vậy cần thiết phải có các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, tạo lập trật tự, ổn định xã hội. Pháp luật về an toàn thực phẩm là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Pháp luật về ATTP ở Việt Nam, là một bộ phận trong hệ thống pháp luật hiện hành của nước ta, bao gồm các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa
  • 17. Trang 11 nhận, tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với ATTP; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về ATTP; thông tin, giáo dục, truyền thông về ATTP; trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP [37]. Như vậy, pháp luật an toàn thực phẩm là toàn bộ các văn bản luật và dưới luật, các thông tư, nghị định có liên quan điều chỉnh những vấn đề xã hội phát sinh trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 là văn bản luật đầu tiên quy định toàn diện các vấn đề về vệ sinh, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và truyền bệnh qua thực phẩm. Trên cơ sở đó, Chính phủ quy định chi tiết cách thức kiểm tra, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực thực phẩm. Qua 06 năm thực hiện cho thấy, Pháp lệnh này đã thật sự là một công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý công tác VSATTP. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, Pháp lệnh VSATTP tồn tại một số bất cập cần phải được nghiên cứu sửa đổi, hoàn chỉnh như: cùng một vấn đề nhưng quá nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh (134 văn bản của các ngành, các cấp) nên có sự chồng chéo, mâu thuẫn, trùng lặp, có vấn đề nảy sinh nhưng chưa có văn bản quy định điều chỉnh; việc phân công trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và các Bộ, ngành liên quan chưa được rõ ràng (đặc biệt là đối với việc quản lý thực phẩm tươi sống) nên dẫn đến những khó khăn trong quá trình triển khai, phối hợp thực hiện, cũng như đùn đẩy trách nhiệm khi sự việc xảy ra. Các quy định về hệ thống thanh tra chuyên ngành về VSATTP hiện mới được nêu tại Nghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008 của Chính phủ mà chưa được luật hoá nên
  • 18. Trang 12 hiệu lực pháp lý chưa cao. Mặt khác, các quy định trong Nghị định về hệ thống thanh tra chuyên ngành ATTP cũng chưa đồng nhất với pháp luật về thanh tra hiện hành…những hạn chế, bất cập trên đã được nhìn nhận, sửa đổi, tiếp tục tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ, có hiệu quả hơn về ATTP và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về ATTP. Do đó ngày 28/06/2010 Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật An toàn thực phẩm và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2011. Luật An toàn thực phẩm có 11 chương, 72 điều quy định một cách toàn diện về vấn đề an toàn thực phẩm. Cùng với đó là các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ và các bộ ngành ban hành như: Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm năm 2010; Thông tư liên tịch số 13/2014/TLT-BYT- BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện của Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế, Bộ, Công thương … cùng với việc ban hành Luật An toàn thực phẩm, nhà nước ta cũng đã ban hành Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; sửa đổi, bổ sung một số điều về vi phạm VSATTP trong Bộ luật hình sự ….đã tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo đảm ATTP ở nước ta thời gian qua. 1.1.3. Khái niệm thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm Sau khi Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành, các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố, quận, huyện, phường, xã đã vào cuộc quyết liệt để triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về ATTP. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Luật an toàn thực phẩm chưa kịp thời, còn chậm, nhất là các văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện của các ngành chức năng như Bộ y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương... Công tác phối hợp liên ngành giữa các cơ quan chức năng chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Nhiều chính quyền địa
  • 19. Trang 13 phương coi công tác quản lý ATTP là trách nhiệm của ngành y tế nên công tác chỉ đạo, huy động sự tham gia của các cơ quan liên quan chưa quyết liệt. Đầu tư kinh phí từ ngân sách còn thấp, trang thiết bị và nhân lực còn hạn chế. Những hạn chế trên có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là việc triển khai thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm chưa hiểu quả nên chưa tạo được sự đồng bộ, phối hợp của các ngành chức năng, hiệu quả đạt được thấp. Do đó thực hiện pháp luật về ATTP giữ một vị trí quan trọng trong công tác đảm bảo ATTP. Thực hiện pháp luật là hành vi xử sự của con người được tiến hành phù hợp với yêu cầu của các quy phạm pháp luật. Hành vi xử sự của con người trong hoạt động thực hiện pháp luật có hai tính chất: mang tính xã hội và mang tính pháp lý. Vì vậy, thực hiện pháp luật bao hàm các hành vi (hành động hay không hành động) của các cá nhân, các tổ chức phù hợp với các quy định của pháp luật. Khoa học pháp lý gọi đó là những hành vi hợp pháp. Như vậy, thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật [22]. Thực hiện pháp luật bao gồm các hình thức: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Theo đó thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm là việc các chủ thể pháp luật về an toàn thực phẩm phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực và chủ động. Tiếp cận dưới góc độ thực tiễn, thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm thể hiện qua các hình thức sau: ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai thực hiện; tổ chức bộ máy, con người, kinh phí thực hiện; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
  • 20. Trang 14 pháp luật về an toàn thực phẩm; công tác thanh tra, kiểm tra, phối hợp tổ chức thực hiện…để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm. Từ khi Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực đến nay, các ngành, cơ quan chức năng đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, quy định của pháp luật về ATTP đến người dân, nâng cao nhận thức VSATTP cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Qua đó ý thức của các cơ sở kinh doanh thực phẩm đã có sự chuyển biến rõ rệt trong việc đảm bảo chất lượng vệ sinh ATTP tại cơ sở mình. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát được tiến hành thường xuyên, qua đó kịp thời xử lý nhiều trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, trên thực tế, tại một số địa phương, đơn vị vấn đề đảm bảo VS ATTP vẫn thực hiện chưa tốt. Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân liên quan đến vấn đề ATTP còn nhiều hạn chế. Để làm tốt công tác quản lý về an toàn thực phẩm, vấn đề then chốt là làm thế nào để đưa các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm gắn kết với đời sống, phù hợp với điều kiện thực tế để từng bước nâng cao chất lượng thực phẩm, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Công tác đảm bảo ATTP để thực hiện tốt cần những nỗ lực rất lớn của chính phủ, các bộ ngành và của toàn xã hội. Việc đưa Luật An toàn thực phẩm vào cuộc sống có ý nghĩa quyết định với kết quả của công tác này. 1.2. Nội dung chủ yếu của pháp luật về an toàn thực phẩm và thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm 1.2.1. Nội dung chủ yếu của pháp luật về an toàn thực phẩm Luật An toàn thực phẩm đã được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2010 là một sự kiện quan trọng thể hiện được quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác bảo đảm ATTP trong tình hình
  • 21. Trang 15 mới, góp phần tích cực vào việc thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Luật gồm 11 chương và 72 điều, gồm các nội dung cơ bản sau: quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong đảm bảo thực phẩm; điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn, kiểm nghiệm, phân tích nguy cơ đối với thực phẩm; thông tin, giáo dục, truyền thông và trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm [37]. Theo pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm thì thực phẩm do nhiều bộ, ngành quản lý do đó gặp rất nhiều khó khăn, bất cập trong triển khai thực hiện [51]. Nhưng Luật ATTP quy định có 03 bộ có trách nhiệm quản lý chính gồm Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Công thương. Luật quy định rất rõ và cụ thể trách nhiệm của từng ngành và trách nhiệm quản lý nhà nước của ủy ban nhân dân các cấp [37]. Sau khi Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành, Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, làm cơ sở cho việc tổ chức triển khai thực hiện Luật, cụ thể: + Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI ban hành Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới”. Các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố, quận, huyện, phường, xã đã vào cuộc quyết liệt để triển khai có hiệu quả các quy định của pháp luật về ATTP. + Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược Quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 (Quyết định 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012); phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2012-2015 (Quyết định 1228/QĐ-TTg ngày 07/9/2012); Chỉ
  • 22. Trang 16 thị 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới. + Chính phủ ban hành Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 về quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn thực phẩm; Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP (thay thế Nghị định 91/2012/ NĐ-CP của chính phủ); Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng + Bộ Y tế ban hành 46 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó đáng chú ý là: Thông tư 15/TT-BYT quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Thông tư 26/2012/TT- BYT quy định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế; Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. Trong đó có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ Y tế về chất lượng nước ăn uống, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ Y tế về chất lượng nước sinh hoạt; Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống… + Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành 18 văn bản quy phạm pháp luật, gồm Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản; Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT, Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT….
  • 23. Trang 17 + Bộ Công thương ban hành 03 văn bản quy phạm pháp luật cùng các chỉ thị, nghị quyết về việc thi hành pháp luật ATTP. + Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương ban hành Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. + Tỉnh Đắk Lắk ban hành Kế hoạch 20-KH/TU ngày 01/12/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW của Ban Bí thư “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới”. Cùng với các văn bản theo hệ thống pháp luật về an toàn thực phẩm, nhiều luật, pháp lệnh mới hoặc sửa đổi bổ sung có liên quan tới công tác quản lý ATTP như: Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Luật dược số 34/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Luật Tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006; Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007; Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21/6/2012 … Hệ thống các văn bản trên đã tạo hành lang pháp lý để kiểm soát chất lượng ATTP, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về ATTP và yêu cầu hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, An toàn thực phẩm là một lĩnh vực mới ở nước ta, vì thế hệ thống luật pháp cũng mới được hình thành và vẫn đang trong giai đoạn xây dựng tích cực nên trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn, vướng mắc; chưa đồng bộ, còn thiếu, chồng chéo và chưa phù hợp với thực tiễn. Phân công trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước vẫn đang trong giai đoạn điều chỉnh; thiếu nhiều quy định chi tiết, cụ thể, hoặc chưa phù hợp với nhiều loại hình hoạt động, kinh doanh, khó khăn khi triển khai;
  • 24. Trang 18 thiếu tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản phẩm thực phẩm, nhiều tiêu chuẩn quy chuẩn chưa phù hợp, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Luật An toàn thực phẩm giao trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP chủ yếu cho 03 Bộ: Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương và thực hiện quản lý theo chuỗi thực phẩm. Trên thực tế, việc đảm bảo ATTP phải được thực hiện trong cả quá trình xuyên suốt, từ khâu nuôi trồng, thu hái, đánh bắt, giết mổ (phụ thuộc vào giống, thức ăn chăn nuôi, hóa chất bảo vệ thực vật…) đến khâu sơ chế, sản xuất, chế biến, kinh doanh (phụ thuộc vào các điều kiện về cơ sở sản xuất, về con người, về sử dụng phụ gia, hóa chất dùng cho sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm). Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong công tác phối hợp liên ngành trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các tập thể, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về ATTP. 1.2.2. Thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm Khi đặt ra những quy phạm pháp luật, nhà nước ta mong muốn sử dụng chúng để điều chỉnh các quan hệ xã hội, đáp ứng lợi ích của nhân dân lao động và sự tiến bộ xã hội. Mục đích đó chỉ đạt được khi các chủ thể thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật trong đời sống thực tế. Thực hiện đúng đắn và nghiêm chỉnh pháp luật là yêu cầu khách quan của quản lý nhà nước bằng pháp luật. Pháp luật được ban hành nhiều nhưng ít đi vào cuộc sống thì điều đó chứng tỏ công tác quản lý nhà nước kém hiệu quả. Do đó xây dựng và thực hiện pháp luật là hai hoạt động có quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm tiếp cận dưới góc độ thực tiễn triển khai thực hiện gồm các hình thức: ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, tổ chức bộ máy, con người thực hiện, xây dựng các biện pháp triển khai thực hiện như: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATTP, phối hợp tổ chức thực hiện, công tác thanh tra, kiểm tra, thực
  • 25. Trang 19 hiện các biện pháp hành chính, cưỡng chế…để đảm bảo thực hiện có hiệu quả pháp luật về ATTP trong đời sống xã hội. Bảo đảm an toàn thực phẩm từ lâu đã là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước ta. Điều này đã được thể hiện bằng hành động cụ thể: Thành lập Cục quản lý chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm năm 1999 (tiền thân của Cục ATVSTP ngày nay). Ngay trong năm này, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 08 về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm chất lượng VSATTP; năm 2000 đã phê duyệt chương trình bảo đảm VSATTP là một trong 10 chương trình mục tiêu quốc gia của Bộ Y tế; năm 2003 đã ban hành Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm; năm 2004 ban hành Nghị định số 163/2004/NĐ- CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh VSATTP; năm 2006 phê duyệt chương trình hành động bảo đảm VSATTP giai đoạn 2006- 2010 theo hướng trở thành chương trình mục tiêu quốc gia độc lập; năm 2007 phê duyệt 06 dự án nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm VSATTP giai đoạn đến năm 2010 với tổng kinh phí khoảng 1300 tỷ đồng. Năm 2008, ban hành Nghị định số 79/2008/NĐ-CP về hệ thống tổ chức quản lý và kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng chỉ đạo, giám sát chặt chẽ công tác bảo đảm VSATTP, đã tổ chức nhiều Hội nghị toàn quốc về công tác bảo đảm VSATTP; ban hành Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg về việc triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; chỉ đạo các bộ ngành liên quan đề xuất xây dựng dự án Luật an toàn thực phẩm để trình Quốc hội vào năm 2009. Các Bộ, ngành liên quan cũng đã ban hành hàng loạt các Quyết định, Thông tư, Thông tư liên tịch ... để hướng dẫn chi tiết thi hành các nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP, tạo hành lang pháp lý khá đầy đủ cho lĩnh vực quản lý mới, đặc biệt quan trọng này.
  • 26. Trang 20 Sau khi Luật an toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành, ngoài việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn việc triển khai tổ chức thực hiện thì Chính phủ, các bộ ngành có liên quan cũng tiến hành đồng loạt các hoạt động triển khai thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm, cụ thể: * Thành lập các cơ quan chuyên môn, giúp việc, hệ thống kiểm nghiệm ATTP: Căn cứ Luật An toàn thực phẩm, các Bộ được giao nhiệm vụ chính là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y Tế, Bộ Công Thương đã hình thành hệ thống tổ chức quản lý an toàn thực phẩm từ Trung ương tới tỉnh, huyện và xã, phường. Hệ thống tổ chức này giúp cho việc thực thi quản lý nhà nước theo chuỗi và giúp kiểm soát an toàn thực phẩm tại nơi phát sinh ra mối nguy. + Ở cấp Trung ương: Tại Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm được thành lập để giúp Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ATTP. Tại Bộ Công thương, công tác quản lý ATTP giao cho Vụ Khoa học và Công nghệ làm đầu mối, ngoài ra còn có Cục Quản lý Thị trường. Tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do tính chất đa ngành, để bao quát toàn bộ quá trình sản xuất nông lâm thủy sản, công tác quản lý chất lượng, VSATTP nông lâm thủy sản hiện nay được phân công cho nhiều đơn vị thuộc Bộ thực hiện. Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý chất lượng nông lâm, thủy sản, Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối là các đơn vị được giao chức năng, nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ NN&PTNT thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nông nghiệp. Tại các đơn vị này đều có bộ phận chức năng (phòng, trung tâm) thực hiện quản lý về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè (Cục Trồng trọt có 02 Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón; Cục Bảo vệ thực vật có Phòng quản lý an toàn
  • 27. Trang 21 thực phẩm và Môi trường, 09 Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng với hơn 80 trạm Kiểm dịch thực vật tại các cửa khẩu thực hiên công tác kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, 04 Trung tâm bảo vệ thực vật vùng thực hiện dự tính, dự báo và giám sát sinh vật có hại trên đồng ruộng, 02 trung tâm Kiểm định và khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 thực hiện nhiệm vụ kiểm định chất lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, vi sinh vật, aflatoxin trong thực phẩm; Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản có Phòng Quản lý chất lượng nông lâm sản, Phòng Quản lý kiểm nghiệm và nguy cơ an toàn thực phẩm, 02 cơ quan Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Trung Bộ và Nam Bộ đặt tại Khánh Hòa và Thành phố Hồ Chí Minh, 07 Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản của các vùng đặt tại 07 tỉnh, thành phố trong cả nước; Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối có Phòng Chế biến và bảo quản Nông sản. + Tại các địa phương: Thực hiện Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 30/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và muối giai đoạn 2011-2015, đến nay 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản. Ngoài ra các Chi cục thú y, bảo vệ thực vật, thủy sản cũng tham gia triển khai quản lý, kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản theo phân công của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Một số Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản địa phương đã thành lập Trạm kiểm nghiệm hoặc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc về kiểm nghiệm và tư vấn đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản.
  • 28. Trang 22 Hệ thống thanh tra chuyên ngành chất lượng an toàn thực phẩm đã đi vào hoạt động ở hầu hết các địa phương, tuy nhiên tên gọi và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chưa thống nhất giữa các tỉnh, thành phố. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp 780 thẻ công chức thanh tra chuyên ngành cho công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 và Thông tư số 34/2013/TT-BNNPTNT ngày 24/6/2013. Trong lĩnh vực y tế, tại tuyến tỉnh, thực hiện Nghị định 79/2008/NĐ-CP của Chính phủ, đến nay đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Sở Y tế với trung bình khoảng 11 biên chế hành chính. Tại cấp huyện và cấp xã của các địa phương, theo báo cáo của UBND các tỉnh, tại cấp huyện và cấp xã đã bố trí cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, số lượng cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Tại cấp huyện, công tác quản lý về an toàn thực phẩm giao cho phòng kinh tế hoặc phòng kinh tế - nông nghiệp, phòng y tế hoặc trung tâm y tế huyện đảm nhận. Tuy nhiên, ở những quận hoặc thành phố thuộc tỉnh, do không có Phòng Nông nghiệp, công tác quản lý về an toàn thực phẩm được giao cho Phòng Y tế hoặc Trung tâm Y tế thực hiện. Tại cấp xã có 01 cán bộ y tế kiêm nhiệm nhiệm vụ giúp UBND xã về an toàn thực phẩm. UBND xã, phường có Ban Chỉ đạo vệ sinh ATTP do Phó Chủ tịch UBND xã, phường làm Trưởng Ban, Phó Ban là Trạm trưởng Trạm y tế; các thành viên khác gồm cán bộ công an, tư pháp, văn hóa xã hội, tài chính, an ninh trật tự... Tuy nhiên, việc quản lý về VSATTP ở cấp xã, phường lại gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là cán bộ làm công tác này đều kiêm nhiệm trong khi hoạt động mua, bán thực phẩm phần lớn diễn ra cuối buổi chiều, buổi tối và ban đêm nên rất khó để tổ chức đoàn đi kiểm tra. Bên cạnh đó, hầu
  • 29. Trang 23 hết cán bộ phường, xã không có trình độ chuyên môn, thiếu dụng cụ phân tích, kiểm nghiệm. Về hệ thống kiểm nghiệm: cho đến nay đã hình thành được mạng lưới kiểm nghiệm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ở Trung ương và khu vực với sự tham gia của nhiều phòng thí nghiệm của các thành phần kinh tế; trang thiết bị kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước đang từng bước được đầu tư, nâng cấp. Hệ thống kiểm nghiệm bước đầu đi vào hoạt động đã đáp ứng được công tác quản lý với 01 Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia - là cơ quan trọng tài trong lĩnh vực kiểm nghiệm ATTP, 03 trung tâm kiểm nghiệm khu vực, 14 cơ quan kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu và phòng kiểm nghiệm thuộc 63 trung tâm y tế dự phòng các tỉnh/thành phố. Đến nay, 42/63 tỉnh/thành phố có phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO/IEC 17025. * Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm Sau khi Luật an toàn thực phẩm được ban hành, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tư pháp biên soạn đề cương giới thiệu Luật An toàn thực phẩm làm cơ sở để Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật cấp huyện tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân; phối hợp với các Bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương và tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm một cách thường xuyên với các hình thức đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, từng vùng miền; nâng cao ý thức của người tiêu dùng thực phẩm, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với sức khỏe cộng đồng; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm.
  • 30. Trang 24 Hoạt động tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng luôn được Bộ Y tế quan tâm và đẩy mạnh, đặc biệt tập trung vào dịp Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì ATTP và Tết Trung thu. Công tác tuyên truyền đã giúp nâng cao nhận thức, thực hành về ATTP của các nhóm đối tượng. Những thông tin về điều kiện của cơ sở sản xuất thực phẩm không đảm bảo an toàn, những sản phẩm thực phẩm không an toàn hoặc những hành động gian dối, kiếm lợi bất chính mà hệ lụy là thực phẩm không an toàn được đưa tin hàng ngày với mức độ ngày càng gia tăng. Khách quan nhận xét thì bên cạnh việc tỷ lệ lô hàng và sản phẩm không an toàn ngày càng tăng, còn do năng lực hoạt động của giới truyền thông về an toàn thực phẩm được nâng cao, người tiêu dùng cũng đã quan tâm hơn đến chất lượng thực phẩm. Nhu cầu chuyển đổi từ nhận thức có cái để ăn, ăn no, sang ăn nhưng phải bổ dưỡng và an toàn cho sức khoẻ ngày càng tăng. Theo kết quả điều tra kiến thức hàng năm với cùng 1 đối tượng, năm 2015 so với năm 2012, kiến thức của người sản xuất tăng từ 76% lên 81,9%, kiến thức của người kinh doanh tăng từ 73% lên 84,6%; kiến thức của người tiêu dùng tăng từ 65,8% lên 82,5% [23]. Đặc biệt với khuyến cáo “hãy là người tiêu dùng thông thái” đã tác động đến ý thức, trách nhiệm của người dân trong lựa chọn và đấu tranh với thực phẩm không an toàn. * Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm Công tác thanh tra, kiểm tra được đẩy mạnh, giúp ngăn chặn, xử lý nhiều vụ vi phạm về ATTP góp phần làm cho thị trường thực phẩm an toàn hơn. Công tác thanh, kiểm tra về ATTP hàng năm được thực hiện theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện về ATTP, trong đó tập trung nhiều vào dịp Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì ATTP và Tết Trung thu. Trong giai đoạn 2011-2016, cả nước đã thành lập được
  • 31. Trang 25 153.493 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành có sự tham gia của các ngành chức năng: Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công Thương, Công an, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo... tiến hành kiểm tra tại 3.350.035 cơ sở, phát hiện 678.755 cơ sở vi phạm [23]. Việc áp dụng các chế tài xử phạt đã được đẩy mạnh qua các năm, tỷ lệ cơ sở bị phạt tiền tăng từ 30,0% năm 2011 lên 67,1% trong năm 2016. Kết quả xử phạt đã thể hiện tính răn đe cao đối với các cơ sở cố ý vi phạm các quy định về ATTP. Cùng với việc xử phạt hành chính, các đoàn thanh, kiểm tra đã kiên quyết xử lý tiêu hủy đối với sản phẩm không đảm bảo ATTP, cũng như thu hồi các loại giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Hầu hết các trường hợp vi phạm đã được thông báo công khai, kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng theo đúng quy định. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, các đoàn đã tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm. Kết quả kiểm nghiệm đã góp phần tích cực giúp các địa phương đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp, đồng thời cảnh báo mối nguy và triển khai việc thanh tra dựa trên nguy cơ đạt hiệu quả. Trong thời gian qua, các cấp, các ngành, các địa phương đã có nhiều cố gắng trong quản lý, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và đạt được những kết quả nhất định; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cơ bản đầy đủ, trách nhiệm quản lý của các bộ, ngành, địa phương được phân định rõ ràng, nhiều vụ việc vi phạm lớn đã được phát hiện, xử lý. Tuy nhiên, tình hình an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp, gây nhiều bức xúc trong nhân dân, cần được tiếp tục chỉ đạo quyết liệt hơn nữa. Vấn đề nổi lên hiện nay là việc tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP trong cả nước chưa tốt, chưa nghiêm minh, kết quả còn hạn chế, chưa tạo được sự quan tâm, ủng hộ của quần chúng nhân dân.
  • 32. Trang 26 1.3. Sự cần thiết và vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay 1.3.1. Sự cần thiết của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay Sau công cuộc đổi mới của nước ta, đời sống nhân dân đã từng bước được cải thiện, từ chỗ ăn no, mặc ấm, người dân ngày càng có nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống. Mọi người quan tâm nhiều hơn đến việc lựa chọn thực phẩm an toàn. Hàng năm số vụ nhiễm khuẩn, nhiễm độc thực phẩm đã được kiểm soát nhưng vẫn không ngừng gia tăng và gây nhiều hậu quả đáng tiếc. Sử dụng các loại thực phẩm không an toàn, người tiêu dùng đã phải trả giá quá đắt bằng chính sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng của mình do bị ngộ độc thực phẩm và mầm mống gây ra căn bệnh ung thư quái ác đang ngày một tích tụ và chờ bộc phát. Thực phẩm là tác nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm và các căn bệnh đặc biệt nguy hiểm từ tiêu chảy cấp đến ung thư. WHO xếp Việt Nam trong tốp 2 của bản đồ ung thư thế giới. Mỗi năm có hơn 70.000 người chết vì ung thư, trung bình 205 người một ngày mà nguyên nhân chính là thực phẩm ăn hàng ngày của con người [56]. Có thể nói, chưa bao giờ sự lo ngại trước vấn đề ATTP lại nóng bỏng và được rất nhiều người quan tâm như hiện nay. Quyền lợi của người tiêu dùng bị xâm hại nghiêm trọng. Hiện chưa có số liệu chính xác nào về tổn thất vật chất, nhưng những thiệt hại về sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng người tiêu dùng thì đã rõ và được đề cập liên tục trên phương tiện thông tin đại chúng. Điều đó phản ánh hệ thống pháp luật, chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam thời gian qua còn lỏng lẻo và thiếu tính răn đe. An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà Đảng, Nhà nước Việt Nam từ lâu đã đặc biệt quan tâm. Giữ được ATTP trước hết nhằm bảo đảm
  • 33. Trang 27 cho phát triển sản xuất, phát triển kinh tế; thứ hai là bảo đảm cho sức khỏe, thể chất và tầm vóc người Việt Nam, hạn chế các bệnh truyền qua thực phẩm; thứ ba, ATTP bảo đảm cho một môi trường sống trong lành, thu hút đầu tư, khách du lịch, và cũng là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập của Việt Nam. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên chỉ đạo và đưa ra các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Đánh giá đúng đắn về vai trò quan trọng của công tác bảo đảm ATTP đối với sức khoẻ nhân dân, một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao tầm vóc và thể chất của con người Việt Nam, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chỉ đạo và đầu tư các nguồn lực cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, công tác bảo đảm ATTP vẫn còn nhiều yếu kém, trong đó công tác thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi sức khoẻ đã có đổi mới bước đầu, song chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt trong lĩnh vực y tế dự phòng, an toàn thực phẩm [4]. Nguyên nhân chính của các yếu kém đó là do "Quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế còn nhiều bất cập, một số chính sách về y tế không còn phù hợp nhưng chậm được sửa đổi hoặc bổ sung. Một bộ phận nhân dân chưa hình thành được ý thức và thói quen tự bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ. Vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ [4]. Từ nhận định trên, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp để phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân nói chung và lĩnh vực ATTP nói riêng, một trong những nhiệm vụ quan trọng đó là triển khai mạnh mẽ các biện pháp kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm và tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định rõ sự cần thiết phải tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ, có hiệu quả hơn về ATTP và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về ATTP, quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ của
  • 34. Trang 28 các tổ chức, cá nhân trong bảo đảm ATTP. Mặt khác, Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ ngày 01/01/2007, nên phải từng bước tuân thủ các hiệp định của Tổ chức này, trong đó có các dịch vụ về y tế. Các hiệp định chính của WTO bao gồm: Hiệp định về các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), Hiệp định về áp dụng các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật (SPS), Hiệp định về các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS) và Hiệp định về thương mại dịch vụ (GATS). Theo đó, các quy định về SPS như ghi thời hạn sử dụng ghi trên nhãn sản phẩm thực phẩm nhập khẩu, áp dụng các biện pháp ATTP và kiểm dịch động, thực vật, đặc biệt là nguyên tắc đánh giá nguy cơ hay các quy định về TBT như áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn Codex, các tiêu chuẩn quốc tế do WHO và FAO phối hợp soạn thảo... mà Việt Nam cũng như các quốc gia thành viên đều phải tuân thủ. Bên cạnh đó, trong điều kiện hội nhập, cần thiết phải có cơ chế pháp lý về việc thừa nhận tiêu chuẩn lẫn nhau giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực, cũng như thế giới, đặc biệt là việc áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến trong quản lý an toàn thực phẩm. Như vậy, các yêu cầu trên cho thấy, Việt Nam cần phải nội luật hóa các quy định của WTO, WHO, FAO, CODEX…về ATTP để có cơ sở pháp lý thực hiện tại Việt Nam. Đã đến lúc toàn xã hội tiến lên một nấc thang mới trong việc bảo vệ cuộc sống, sức khỏe của mình và điều quan trọng nhất là tôn trọng và chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Và đây cũng chính là các lý do đòi hỏi sự cần thiết của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay. 1.3.2. Vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay Bảo đảm an toàn thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, vừa cấp
  • 35. Trang 29 bách, vừa lâu dài của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp, trước hết là của người đứng đầu; là chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm ở các cấp. Hệ thống pháp luật bảo đảm ATTP bằng việc thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, chiến lược, kế hoạch nhà nước trong công tác bảo đảm ATTP và quy định các phương tiện, biện pháp, nhân lực,... để đảm bảo thực hiện các chính sách, kế hoạch đó. Chính vì thế, pháp luật về ATTP đã trở thành công cụ hữu hiệu để quản lý lĩnh vực này. Đặc biệt thời gian qua, pháp luật về ATTP ở nước ta đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện, góp phần điểu chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh, liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm. Nắm vững pháp luật về An toàn thực phẩm là trách nhiệm của nhà nước cùng các bộ, ngành liên quan, mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân để nâng cao chất lượng đời sống cho người dân Việt Nam. Trong đó các doanh nghiệp đóng vai trò then chốt qua đó tiến đến mục tiêu xuất khẩu hàng thực phẩm Việt Nam ra toàn khu vực cũng như thế giới. Nhìn chung có thể đánh giá vai trò của pháp luật về ATTP ở Việt Nam hiện nay qua những điểm sau: Thứ nhất, Pháp luật về an toàn thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, đồng thời công nhận những thực phẩm đạt chuẩn bảo đảm an toàn Bằng việc quy định cụ thể điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, luật an toàn thực phẩm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành có vai trò không thể thay thế được trong việc đảm bảo thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn thực phẩm. Cụ thể, điều 10 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm như sau:
  • 36. Trang 30 '1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. 2. Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây: a) Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; b) Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm; c) Quy định về bảo quản thực phẩm." Nhằm đánh giá được mức độ bảo đảm an toàn cho thực phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng, pháp luật về an toàn thực phẩm đã đặt ra những tiêu chuẩn nhất định cho thực phẩm và cả quá trình chế biến, phân phối thực phẩm an toàn. Những tiêu chuẩn này thường do Bộ Y tế ban hành và được gọi là các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ATTP. Cụ thể, những quy chuẩn này quy định cho các vấn đề của thực phẩm an toàn như sau: - Nước uống, nước sinh hoạt (ví dụ: Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 16/6/2009 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống); - Nước đá dùng liền (ví dụ: QCVN 10:2011/BYT - “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước đá dùng liền” ngày 13/01/2011); - Nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, đồ uống không cồn và đồ uống có cồn (ví dụ: Thông tư số 45/2010/TT-BYT ngày 22/12/2010 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn);
  • 37. Trang 31 - Sữa và các sản phẩm từ sữa (ví dụ: Thông tư số 41/2010/TT-BYT ngày 18/11/2010 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa lên men); - Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ (ví dụ: QCVN 11-4:2012/BYT Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng chế biến từ ngũ cốc cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi); - Các chất được sử dụng để bổ sung vào thực phẩm (ví dụ: QCVN 3- 6:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung Iod vào thực phẩm); - Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng (ví dụ: Thông tư số 04/2011/TT-BYT ngày 13/01/2011 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng); - Giới hạn ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm (ví dụ: QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm); - Phụ gia thực phẩm (ví dụ: QCVN 4-22:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm - Nhóm chất nhũ hóa); - Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (ví dụ: Thông tư số 34/2011/TT-BYT ngày 30/8/2011 của Bộ Y tế ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm)… Nhờ đặt ra những quy chuẩn này, việc đánh giá mức độ an toàn của thực phẩm trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Cũng từ đó có thể công nhận danh hiệu cho những sản phẩm thực phẩm đạt chuẩn để chúng tạo dựng được niềm tin với người tiêu dùng; đẩy lùi những thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém an toàn và có thể gây nguy hại đến sức khoẻ con người.
  • 38. Trang 32 Thứ hai, Pháp luật về an toàn thực phẩm có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm Với việc quy định các điều cấm và hình thức xử phạt các cá nhân, tổ chức vi phạm, luật an toàn thực phẩm 2010 có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm. Cụ thể điều 5, Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định các hành vi nghiêm cấm như sau: 1. Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm. 2. Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm. 3. Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 4. Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 5. Sản xuất, kinh doanh: a) Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; b) Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; c) Thực phẩm bị biến chất; d) Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép; đ) Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm;
  • 39. Trang 33 e) Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu; g) Thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh; h) Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký bản công bố hợp quy; i) Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng. 6. Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm. 7. Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm. 8. Che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm. 9. Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm. 10. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. 11. Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng. 12. Đăng tải, công bố thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm gây bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh.
  • 40. Trang 34 13. Sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối đi chung, diện tích phụ chung để chế biến, sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố. Việc quy định rõ các hành vi phạm làm cơ sở cho các cơ quan chức năng căn cứ xử lý hành vi vi phạm, mặt khác giúp cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm biết và không vi phạm. Thứ ba, Pháp luật về an toàn thực phẩm có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của xã hội về vấn đề an toàn thực phẩm. Luật an toàn thực phẩm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành có các quy định cụ thể về việc thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm từ đó góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về vấn đề an toàn thực phẩm. Mục đích của thông tin, giáo dục, truyền thông về ATTP nhằm nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, thay đổi hành vi, phong tục, tập quán sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, ăn uống lạc hậu, gây mất an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người; đạo đức kinh doanh, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh với sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng thực phẩm. Luật quy định rõ yêu cầu, nội dung, đối tượng tiếp cận, hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về ATTP cũng như trách nhiệm của các bộ, ban, ngành, chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan trong thông tin, giáo dục, truyền thông về ATTP. An toàn thực phẩm trong cả nước nói chung và của địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk nói riêng đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm bàn luận. Trên thực tế, nhiều sự kiện như việc tiếp tục sử dụng những hoá chất cấm dùng trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, thực phẩm, việc sản xuất một số sản phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế biến hoặc do nhiễm độc từ môi trường, đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu
  • 41. Trang 35 dùng. Các vụ ngộ độc thực phẩm do một số bếp ăn tập thể cung cấp, nhiều thông tin liên tục về tình hình an toàn thực phẩm ở một vài nước trên thế giới, cộng thêm dịch cúm gia cầm tái phát, bệnh heo tai xanh ở một số nơi trên đất nước càng làm bùng lên sự lo âu của cộng đồng. Gần đây một số vấn đề liên quan đến quản lý an toàn thực phẩm, sự khác biệt giữa các kết quả phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm vừa gây không ít khó khăn cho người sản xuất vừa tạo thêm lo lắng cho người tiêu dùng trong khi chúng ta đang cố gắng tạo những ưu thế về nhiều mặt để có nhiều lợi thế nhất với cương vị một thành viên bình đẳng của WTO. Vấn đề then chốt là làm thế nào quản lý được chất lượng an toàn thực phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, đóng góp được phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay đang đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi sự chung tay của cả hệ thống chính trị.
  • 42. Trang 36 Tiểu kết chương 1 Trong chương 1, những vấn đề lý luận của pháp luật về an toàn thực phẩm, luận văn đã tập trung làm rõ: - Một số khái niệm cơ bản của pháp luật về an toàn thực phẩm như: khái niệm an toàn thực phẩm, pháp luật về an toàn thực phẩm, thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm. - Những nội dung cơ bản của pháp luật về an toàn thực phẩm; phân tích một số điểm mới trong Luật an toàn thực phẩm so với Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm trước đây. Luận văn cũng đã tập trung phân tích quá trình thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm, gồm: việc thành lập hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm; công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về ATTP. - Xuất phát từ vai trò quan trọng của pháp luật về an toàn thực phẩm, tác giả đã tập trung phân tích, làm rõ sự cần thiết của pháp luật về an toàn thực phẩm cũng như vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay. Với những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về an toàn thực phẩm và thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm được trình bày ở chương 1, là cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ở chương 2.
  • 43. Trang 37 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên * Vị trí địa lý: Thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Đắk Lắk. Buôn Ma Thuột không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của Tỉnh mà còn là thành phố trung tâm cấp vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng của vùng và cả nước. Trải dài từ 120 ,30’ đến 120 ,38’ độ vĩ Bắc và nằm gọn giữa 108 độ Kinh đông với tổng diện tích tự nhiên là 37.718 ha; có 21 đơn vị hành chính cấp xã (13 phường, 08 xã); phía Bắc giáp huyện CưM’gar, phía Nam giáp huyện Krông Ana, huyện CưKuin, phía Đông giáp huyện Krông Pắc và phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông). Nằm trên trục đường Quốc lộ 14, nối liền Đà Nẵng - Thành phố Hồ Chí Minh, Buôn Ma Thuột có điều kiện giao lưu thuận lợi với các tỉnh, thành phía Bắc và phía Nam của Tổ quốc. Quốc lộ 26 nối Buôn Ma Thuột với Khánh Hòa, quốc lộ 27 nối với Đà Lạt, quốc lộ 29 nối với Phú Yên cùng với các tuyến đường nội tỉnh… Đường hàng không cũng được xây dựng ở Buôn Ma Thuột từ rất sớm, sân bay Buôn Ma Thuột với các tuyến: Buôn Ma Thuột - Thành phố Hồ Chí Minh, Buôn Ma Thuột - Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột - Hà Nội…đã tạo điều kiện cho Buôn Ma Thuột tiếp cận nhanh chóng với các trung tâm kinh tế - chính trị của cả nước và trở thành đầu mối giao lưu quan trọng của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên.
  • 44. Trang 38 Địa hình: Nằm trên cao nguyên Đắk Lắk rộng lớn ở phía Tây dãy Trường Sơn, Thành phố Buôn Ma Thuột có địa hình dốc thoải, bị chia cắt bởi một số dòng suối thượng nguồn của sông Sêrêpok. Khí hậu: vừa chịu chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên, trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10), mùa khô (tháng 10 đến tháng 4 năm sau). Nhiệt độ bình quân hàng năm 23,500 C. Ngoài ra, với vị trí chiến lược trọng yếu đã được kiểm chứng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nơi đây được coi là “mái nhà” hay xương sống của cả vùng Nam Đông Dương. Do vậy, để phát huy thế mạnh của khu vực này trong bốn thập niên qua kể từ ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, Đảng và Nhà nước ta đã triển khai nhiều chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội từ đó làm thay đổi sâu sắc đến diện mạo của vùng đất cao nguyên trù phú này. 2.1.2. Điều kiện Kinh tế - xã hội Thực hiện Kết luận số 60-KL/TW ngày 27/11/2009 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 11/6/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên (giai đoạn 2010-2020), đã qua hơn nửa chặng đường thực hiện, vượt qua những khó khăn, thách thức, đến nay Thành phố Buôn Ma Thuột đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực. Giai đoạn 5 năm 2010- 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt 12,41% (cao hơn nhiều so với mức bình quân của tỉnh); thu nhập bình quân đầu người năm 2015 (theo giá hiện hành) đạt 53,4 triệu đồng, gấp 1,85 lần so với năm 2010; công nghiệp - xây dựng có tốc độ phát triển khá, hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư; thương mại - dịch vụ phát triển mạnh về quy mô và chất lượng, đáp ứng khá tốt các nhu cầu của xã hội và giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế.
  • 45. Trang 39 Khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15,8%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đến cuối năm 2015 ước đạt 25.161 tỷ đồng, tăng 2,37 lần so với năm 2010. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011- 2015 đạt khoảng 31.496 tỷ đồng, tăng trên 17.700 tỷ đồng so với giai đoạn 2005-2010. Hệ thống giao thông được xây dựng, nâng cấp, 98% đường nội thành được nhựa hóa, là đầu mối giao thông cấp vùng và quốc gia, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Có thể thấy, với sự nỗ lực của thành phố, kinh tế đã từng bước phát triển theo chiều sâu, nâng cao dần chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là vùng ngoại thành, vùng đồng bào dân tộc thiểu số… đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; nếp sống đô thị ngày càng văn minh, giá trị văn hóa truyền thống tiếp tục được gìn giữ, bảo tồn.... 2.1.3. Điều kiện văn hóa - chính trị Tổng dân số toàn thành phố 358.173 người, gồm 40 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số 57.786 người (chiếm 16,13% dân số toàn thành phố). Với nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, bên cạnh việc giữ gìn bản sắc riêng của mỗi dân tộc, nhưng cũng có sự giao thoa, hoà chung với điều kiện sống, điều kiện kinh tế - xã hội giữa các dân tộc với nhau tạo nên nền văn hóa riêng của Thành phố Buôn Ma Thuột. Tín đồ các tôn giáo có gần 119.000 người, 04 tôn giáo chính: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Cao đài (chiếm 35,15%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,43%. Mật độ dân số của thành phố là 914 người/km2 . Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, hoạt động ứng dụng khoa học - công nghệ trong hoạt động sản xuất được chú trọng; an sinh xã hội được bảo đảm. Trong đó, tỷ
  • 46. Trang 40 lệ học sinh lên lớp hàng năm đạt 97-99,5%; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia 61,2%; công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được bảo đảm với 86% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 88%; thôn, buôn, tổ dân phố văn hóa đạt 75%... Chương trình giảm nghèo và đầu tư phát triển các buôn đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm chú trọng, đến nay tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 0,9%. Trong 5 năm qua đã có 55.000 lao động được tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 2,3%. Thành phố Buôn Ma Thuột nằm ở vị trí chiến lược giữ vai trò đầu mối giao thông quan trọng, là điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa đi các tỉnh trong vùng Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và duyên hải Miền Trung. Mặt khác thiên nhiên ở đây có nhiều ưu đãi, khí hậu nhiệt đới gió mùa, thoáng mát, dễ chịu, ôn hòa cộng thêm vùng đất đỏ bazan màu mỡ, giàu dinh dưỡng nên rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu…và các loại cây cung cấp lương thực như: ngô, khoai, sắn, đậu, lạc…giúp cho việc sớm hình thành chợ đầu mối nông sản của vùng và sàn giao dịch chứng khoán nông sản. Tuy nhiên trong cơ cấu kinh tế của Thành phố, nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế và chuyển dịch chậm theo hướng tăng dần tỷ trọng trong công nghiệp và dịch vụ; lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng phương tiện, kỹ thuật lao động còn đơn giản, lạc hậu vì vậy việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm còn hạn chế; phần lớn cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Thành phố còn nhỏ lẻ, kinh doanh theo quy mô hộ gia đình, do đó việc đầu tư cơ sở vật chất nhằm đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh khó khả thi; một số cơ sở sản xuất, kinh doanh do nhận thức còn ATTP hạn chế, thiếu hiểu biết, chạy theo lợi nhuận nên chưa thực hiện tốt VSATTP. Thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị miền núi có dân số lớn nhất Việt Nam, mặt bằng dân
  • 47. Trang 41 trí thấp, địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc anh em, với phong tục, tập quán, văn hóa đa dạng, đời sống kinh tế còn khó khăn, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Do đó hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm còn hạn chế, chưa tạo được sự chuyển biến trong nhận thức làm thay đổi hành vi chấp hành các quy định về VSATTP. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ, công chức của Thành phố còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng; đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về ATTP không có trình độ chuyên môn, chưa qua đào tạo về nghiệp vụ ATTP lại kiêm nhiệm nhiều việc nên việc hiểu và áp dụng pháp luật về ATTP còn hạn chế; tình hình an ninh chính trị trên địa bàn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định.... những nguyên nhân trên ít nhiều ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 2.2. Phân tích thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột 2.2.1. Thực trạng pháp luật về an toàn thực phẩm Luật An toàn thực phẩm năm 2010 ra đời đánh dấu sự đổi mới tư duy từ quản lý trực tiếp sản phẩm sang quản lý cả quá trình sản xuất ra sản phẩm. Đây được xem là một chính sách quan trọng của Luật ATTP; theo đó, việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP được xác định theo hướng quản lý theo nhóm sản phẩm thay vì quản lý theo phân khúc sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhằm khắc phục sự chồng chéo trong quản lý nhà nước về ATTP của các Bộ, ngành đồng thời xác định rõ hơn trách nhiệm mỗi Bộ, ngành trong lĩnh vực quản lý nhà nước về ATTP. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được quy định cụ thể như sau: “1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;