SlideShare a Scribd company logo
1 of 8
ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN VỀ HIỆU CHỈNH LIỀU CHO BỆNH NHÂN
SUY THẬN TRONG CÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU TRA CỨU
THÔNG TIN THUỐC TẠI VIỆT NAM
EVALUATION OF COMMONLY USED DRUG INFORMATION RESOURCES IN
VIETNAM REGARDING DOSE ADJUSTMENT IN RENAL FAILURE
Trần Thị Thu Hằng*, Nguyễn Mai Hoa*, Nguyễn Hoàng Anh*,
Vũ Đức Cảnh**
* Trung tâm DI&ADR Quốc gia, ** Cục Quản lý Dược Việt Nam
Từ khóa: cảnh giác thông tin, cơ sở dữ liệu, hiệu chỉnh liều, thông tin thuốc.
Summary
This study aimed at evaluating advice on dose adjustment in renal failure
provided by commonly used drug information resources in Vietnam, including package
inserts. The result showed that while foreign resources provided sufficient and accurate
recommendations, Vietnamese compendia, except from Vietnamese National Formulary,
did not met the need of physicians and patients to refer drug information about renal
impairment, with a small proportion of quantitative recommendations. The result also
revealed the significant variation between databases, including drugs for which no
adjustment was recommended in one resource while another resources marked them as
adjustment required in renal failure. Package inserts also varied in completeness and
quality of information provided.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông tin thuốc có ý nghĩa quan trọng trong việc hướng dẫn lựa chọn, sử
dụng thuốc an toàn và hợp lý. Thông tin thuốc nếu được cung cấp chính xác, kịp
thời sẽ có ảnh hưởng tích cực đến kết quả điều trị [5]. Đặc biệt, thông tin về hiệu
chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận luôn là mối quan tâm rất lớn của các bác sỹ và
của cả bệnh nhân [2].
Thông tin thuốc hiện nay đang có sự phát triển cả về số lượng cũng như
chiều sâu với nhiều cơ sở dữ liệu (CSDL) khác nhau ra đời phục vụ công tác tra
cứu trong thực hành lâm sàng. Tờ hướng dẫn sử dụng (HDSD) cũng là một nguồn
tài liệu tham khảo cung cấp thông tin trực tiếp cho cán bộ y tế và bệnh nhân, được
Cơ quan Quản lý Dược phẩm phê duyệt [4]. Sự gia tăng về số lượng các nguồn tài
liệu tra cứu vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm thông tin thuốc nhưng
đồng thời cũng đặt ra thách thức mới trong việc lựa chọn nguồn CSDL đáng tin
cậy.
Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu đánh giá khả năng bao quát
thông tin, chất lượng thông tin và khảo sát sự chênh lệch thông tin về khuyến cáo
hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận giữa các CSDL và tờ HDSD. Từ đó, đưa ra
đề xuất lựa chọn và sử dụng các nguồn thông tin này trong thực hành
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở dữ liệu
Đối tượng nghiên cứu bao gồm 9 CSDL được lựa chọn dựa trên việc sử
dụng rộng rãi trong thực hành trên thế giới [6] và ở Việt Nam [3], đồng thời, dựa
trên khả năng sẵn có của nguồn thông tin mà nhóm nghiên cứu có thể tham khảo.
Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng 3 CSDL tham chiếu. Thông tin về các CSDL
được tóm tắt trong bảng 1.
Bảng 1: Các CSDL thông tin thuốc sử dụng trong nghiên cứu
Tên CSDL
Viết
tắt
Cập nhật Ngôn ngữ
Dược Thư Quốc Gia Việt Nam DT 2009 Tiếng Việt
Thuốc Biệt Dược và cách sử dụng TBD 2009 Tiếng Việt
MIMS Cẩm nang sử dụng thuốc MA 2010 Tiếng Việt
MIMS Cẩm nang Nhà thuốc Thực hành MNT 2011 Tiếng Việt
MIMS online MO http://mims.com Tiếng Việt
Vidal Việt Nam VDVN 2009 Tiếng Việt
Vidal Pháp VDP 2010 Tiếng Pháp
Drug Information Handbook DIH 2009-2010 Tiếng Anh
British National Formulary 58 BNF 2009 Tiếng Anh
CSDL tham chiếu
Martindale: The Drug Complete
References 36
MAR 2009 Tiếng Anh
AHFS Drug Information AHFS 2010 Tiếng Anh
Drug Prescribing in Renal Failure DPRF 2009 Tiếng Anh
2.1.2. Thuốc
Lựa chọn thuốc trong mục nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn thuộc “Danh
mục thuốc thiết yếu” năm 2005 và “Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng
tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” năm 2008 do Bộ Y tế ban hành có mã ATC
J01 và có mặt trong tất cả các CSDL trong bảng 1. 27 kháng sinh đã được lựa
chọn vào nghiên cứu.
2.1.3. Tờ hướng dẫn sử dụng
Ba kháng sinh ceftazidim, cefuroxim, ciprofloxacin được chọn là các kháng
sinh được sử dụng phổ biến nhất tại các cơ sở điều trị theo số liệu tổng hợp của
Cục Quản lý Khám chữa bệnh, đồng thời, được nhận định là cần phải hiệu chỉnh
liều cho bệnh nhân suy thận với cách hiệu chỉnh được đồng thuận bởi ít nhất hai
trong ba CSDL tham chiếu.
Chỉ lựa chọn tờ HDSD của các chế phẩm được sử dụng theo đường toàn
thân và tờ HDSD của các chế phẩm đã được cấp số đăng ký (bao gồm cả đăng ký
lần đầu và đăng ký lại) lưu hành tại Việt Nam trong vòng 5 năm trở lại đây.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Đánh giá thông tin trong các cơ sở dữ liệu
- Khả năng bao quát và tính không thống nhất về thông tin giữa các cơ sở dữ
liệu
Sử dụng phương pháp so sánh của Vidal và cộng sự [8]. Tiến hành thu thập
các khuyến cáo về hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận của các thuốc trong
từng CSDL. Các khuyến cáo đó sẽ được xếp vào 6 mức độ khuyến cáo là khuyến
cáo định lượng (Q), khuyến cáo không định lượng (NQ), sử dụng thận trọng (C),
chống chỉ định (V), không cần hiệu chỉnh liều (N) và không đề cập (K). Đối với
các CSDL mà mỗi hoạt chất có nhiều biệt dược khác nhau, tiến hành đánh giá
thông tin của từng biệt dược, từ đó, tính tỷ lệ phần trăm các mức độ khuyến cáo
theo từng hoạt chất và tính tỷ lệ phần trăm trung bình cho cả CSDL đó.
Đối với các CSDL mỗi hoạt chất chỉ tương ứng với một chuyên luận, chọn
riêng các thuốc được khuyến cáo không cần hiệu chỉnh liều của từng CSDL (mức
độ N). Sau đó, đối chiếu trong các CSDL còn lại xem các thuốc đó được sắp xếp
vào mức độ nào trong bốn mức độ phân loại là bỏ qua (M), không cần hiệu chỉnh
liều (N), cần hiệu chỉnh liều (Q), chống chỉ định (V).
- Chất lượng thông tin của các cơ sở dữ liệu
Dựa trên sự đồng thuận của ít nhất 2 trong 3 CSDL tham chiếu, xây dựng
danh mục liều chuẩn cho bệnh nhân suy giảm chức năng thận gồm 12 thuốc và
chấm điểm thông tin của các thuốc đó trong các CSDL còn lại theo các mức như
sau:
Thông tin chung, có tính định tính
Thông tin có tính chất định lượng
Suy thận nhẹ Suy thận vừa Suy thận nặng
0 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm
CSDL cung cấp thông tin đến đâu cho điểm đến đó. Số điểm tối đa đạt được là 36
điểm. Tính % thông tin (TT) đúng của mỗi CSDL :
2.2.2. Đánh giá thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng
Tiến hành đánh giá thông tin của các tờ HDSD về ba nội dung là khả năng
bao quát, tính không thống nhất và tính chất lượng của thông tin. Tiêu chí đánh giá
cũng như thang chấm điểm tương tự như phần đánh giá các CSDL. Tuy nhiên,
điểm sẽ được chấm cho từng chế phẩm của mỗi nhà sản xuất. Từ đó, tính điểm
trung bình và độ lệch chuẩn đối với mỗi hoạt chất.
Các CSDL được đánh giá thông qua phiếu chấm và thực hiện độc lập bởi
hai thành viên trong nhóm nghiên cứu. Kết quả cuối cùng là kết quả được thông
qua sự đồng thuận giữa hai người chấm.
III. KẾT QUẢ
3.1. Đánh giá thông tin trong các cơ sở dữ liệu
3.1.1. Khả năng bao quát và tính không thông nhất về thông tin giữa các cơ sở
dữ liệu
Kết quả đánh giá khả năng bao quát, tính không thông nhất về thông tin
giữa các cơ sở dữ liệu được thể hiện trong bảng 2 và bảng 3:
Bảng 2: Mức độ khuyến cáo hiệu chỉnh liều của 27 thuốc trong các CSDL.
% (số thuốc)
Q NQ V C N K
MAR 59,3 (16) 18,5 (5) 0,0 (0) 0,0 (0) 3,7 (1) 18,5 (5)
AHFS 70,4 (19) 7,4 (2) 0,0 (0) 3,7 (1) 11,1 (3) 7,4 (2)
DPRF 63,0 (17) 0,0 (0) 0,0 (0) 0,0 (0) 29,6 (8) 7,4 (2)
DT 70,4 (19) 3,7 (1) 0,0 (0) 7,4 (2) 11,1 (3) 7,4 (2)
TBD 11,1 (3) 33,3 (9) 3,7 (1) 11,1 (3) 14,8 (4) 25,9 (7)
BNF 37,0 (10) 33,3 (9) 7,4 (2) 0,0 (0) 11,1 (3) 11,1 (3)
DIH 77,8 (21) 0,0 (0) 3,7 (1) 7,4 (2) 11,1 (3) 0,0 (0)
VDVN 18,4 2,0 0,0 0,0 8,1 71,5
VDP 57,4 8,3 0,0 0,0 11,1 23,1
MA 15,2 38,8 0,4 17,9 0,0 27,7
MNT 9,8 11,6 4,9 51,6 13,0 9,1
MO 19,1 28,8 1,4 19,2 3,7 27,9
Chú thích: Q:khuyến cáo có tính định lượng, NQ: khuyến cáo không có tính định
lượng, V: tránh dùng, chống chỉ định, C: Sử dụng thận trọng, N: không cần hiệu
chỉnh liều, K: không đề cập đến việc hiệu chỉnh liều.
Bảng 3: Sự không thống nhất về hiệu chỉnh liều giữa các CSDL
CSDL khuyến
cáo không
CSDL cần hcl
đối chiếu
DT TBD BNF DIH MAR AHFS DPRF
DT
M - 2 2 2
N - 3 3 1 1 2 4
Q - 1 CFM 1 AZM
V -
TBD
M - 1 1 3
N 3 - 3 2 1 3 4
Q -
V -
BNF
M - 1 1 3
N 3 3 - 1 1 2 3
Q 1 CFM - 1 ERY 1 1 ERY
V -
DIH M -
N 1 1 1 - 3 4
Q 2 CEC, 3 CEC, 2 CEC, - 1 MTR 1 CEC 3 MTR,
MTR
CFM,
MTR
MTR
CEC,
AZM
V -
MAR
M 2 2 2 2 - 3 3
N 1 1 1 - 3
Q 1 CFM 1 ERY - 1 ERY 1 ERY
V -
AHFS
M 1 1 1 1 - 2
N 2 2 2 3 - 4
Q 1 CFM - 1 AZM
V -
DPRF
M -
N 3 3 3 3 1 4 -
Q 1 CFM -
V -
Chú thích: AZM = azithromycin, CEC = cefaclor, ERY = erythromycin,
MTR=metronidazol, CFM = cefixim.
Kết quả so sánh khuyến cáo về hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận của
cùng một thuốc trong các CSDL khác nhau cho thấy một số trường hợp CSDL này
khuyến cáo không cần hiệu chỉnh liều nhưng ở các CSDL khác lại khuyến cáo cần
hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận. Theo TBD, cefixim không cần phải hiệu
chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận, tuy nhiên, các tài liệu còn lại đều khuyến cáo
điều này là cần thiết. Đối với azithromycin, kháng sinh không cần giảm liều theo
khuyến cáo trong DPRF nhưng DT, DIH và AHFS đều khuyến cáo cần thận trọng
khi sử dụng cho bệnh nhân suy thận nặng. Ngược lại, trường hợp của cefaclor và
metronidazol được DIH khuyến cáo hiệu chỉnh liều nhưng trong các CSDL khác
đều khuyến cáo không cần hiệu chỉnh liều.
3.1.2. Chất lượng thông tin của các cơ sở dữ liệu
Hình 1: Điểm đánh giá chất lượng thông tin về hiệu chỉnh liều trong các CSDL
Điểm
3.2. Đánh giá thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng
B ng 4:ả M c đ khuy n cáo hi u ch nh li u c a 3 kháng sinh trong các t HDSDứ ộ ế ệ ỉ ề ủ ờ
Số tờ HDSD (%)
Q NQ V C N K
Ceftazidim 16 (100) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0)
Cefuroxim 5 (83,3) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 1 (16,7)
Ciprofloxacin 6(50) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 6 (50)
Chú thích: Q:khuyến cáo có tính định lượng, NQ: khuyến cáo không có tính định
lượng, V: tránh dùng, chống chỉ định, C: Sử dụng thận trọng, N: không cần hiệu
chỉnh liều, K: không đề cập đến việc hiệu chỉnh liều.
B ng 5ả : Đi m ch t l ng thông tin hi u ch nh li u cho b nh nhân suy th n trong các t HDSDể ấ ượ ệ ỉ ề ệ ậ ờ
Số tờ HDSD dùng
để đánh giá
Điểm
Thấp nhất Cao nhất X ± SD
Ceftazidim 16 3,0 3,0 3,0 ± 0,0
Cefuroxim 6 0,0 3,0 2,5 ±1,2
Ciprofloxacin 12 0,0 3,0 1,5 ±1,6
Có thể nhận thấy rằng có sự chênh lệch thông tin về hiệu chỉnh liều cho
bệnh nhân suy thận trong các tờ HDSD của cùng một hoạt chất cả về mức độ
khuyến cáo cũng như chất lượng thông tin, từ mức độ đầy đủ và chính xác theo
danh mục chuẩn đến hoàn toàn không được đề cập. Với từng hoạt chất, điểm chất
lượng của ceftazidim trong tất cả các tờ HDSD đều đạt mức tối đa; trong khi đó,
đối với ciprofloxacin chỉ có một nửa số tờ HDSD đề cập đến thông tin này.
IV. BÀN LUẬN
Ở bệnh nhân suy thận, những thay đổi bệnh lý làm cho dược động học của
thuốc trong cơ thể bị thay đổi đáng kể, do đó cần hiệu chỉnh liều bao gồm thay đổi
mức liều và/hoặc nhịp đưa thuốc [1]. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc hiệu chỉnh
liều cho bệnh nhân suy thận đã được quan tâm trong các CSDL (bảng 2). Hầu hết
các CSDL đều có khả năng bao quát khoảng 70-80% thông tin về hiệu chỉnh liều
cho bệnh nhân suy thận, đặc biệt DIH đạt 100%. Trong các CSDL bằng tiếng Việt,
DT có khả năng bao quát thông tin cao nhất (92,6%) trong khi VDVN chỉ đạt số
điểm rất thấp (28,5%). Điều này có thể được giải thích do trong VDVN nhiều
chuyên luận biệt dược chỉ cung cấp tên, thành phần, dạng bào chế và nồng độ/hàm
lượng mà không đưa ra bất kỳ thông tin nào khác, bao gồm cả thông tin về liều
dùng cho bệnh nhân suy thận. Điều này không xảy ra đối với VDP, chứng tỏ thông
tin của các CSDL trong hệ thống VIDAL ở các quốc gia khác nhau có sự khác biệt
rõ rệt. Trong khi đó thông tin trong MA, MNT, MO trong hệ thống MIMS sử dụng
tại Việt Nam lại khá tương đồng.
Mặc dù vấn đề hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận đã được quan tâm,
tuy nhiên, mức độ khuyến cáo trong các CSDL lại có sự chênh lệch đáng kể. Tỷ lệ
khuyến cáo định lượng khá thấp (dưới 40%), phần lớn các khuyến cáo chỉ dừng ở
mức định tính như thận trọng, cần giảm liều. Điều này được thể hiện rất rõ trong
cả ba tài liệu thuộc chuỗi tham khảo của MIMS và TBD (bảng 2). Như vậy, dù đã
được đề cập đến nhưng thông tin về hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận trong
các tài liệu này chưa thực sự hữu ích cho cán bộ y tế trong thực hành lâm sàng.
Nghiên cứu của chúng tôi còn chỉ rằng khuyến cáo hiệu chỉnh liều của cùng một
hoạt chất giữa các CSDL khác nhau không có sự đồng nhất. Nổi bật nhất là trường
hợp cefixim không được khuyến cáo hiệu chỉnh liều trong TBD nhưng trong tất cả
các CSDL còn lại đều khuyến cáo hiệu chỉnh liều (bảng 3). Một nghiên cứu ở Anh
cũng cho kết quả tương tự khi so sánh bốn CSDL có uy tín bao gồm Martindale,
AHFS, BNF, DPRF với trường hợp đáng chú ý nhất về sự sai lệch trong khuyến
cáo hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận liên quan đến terbutalin [8].
Kết quả đánh giá tính chất lượng của thông tin thu được từ các CSDL cho
thấy tất cả các tài liệu nước ngoài gồm BNF, DIH và VDP đều cung cấp thông tin
khá đầy đủ và chính xác. Ngược lại, trong các CSDL bằng tiếng Việt ngoại trừ DT
đạt điểm khá cao, các tài liệu còn lại đều chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin về
liều dùng cho bệnh nhân suy thận (hình 1).
Qua đánh giá khả năng bao quát thông tin và chất lượng của các CSDL,
chúng tôi nhận thấy DIH và DT có điểm số cao nhất ở cả hai tiêu chí này. Ngược
lại, đối với TBD hay hệ thống CSDL của MIMS, mặc dù khả năng bao quát thông
tin về hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận của các CSDL này đều đạt khoảng
70% thì điểm chất lượng không vượt quá 10/36 điểm (hình 1). Theo khảo sát của
Trung tâm DI & ADR Quốc gia, Vidal VN và MIMS là hai nguồn sách tham khảo
được sử dụng nhiều nhất của dược sĩ, bác sĩ và y tá [3]. Đây thực sự là một vấn đề
cần được quan tâm khi các CSDL này không đáp ứng được yêu cầu thông tin về
vấn đề hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận, đồng thời, lại là những nguồn tài
liệu không chính thống và thông tin được cung cấp chủ yếu từ các đơn vị sản
xuất/kinh doanh dược phẩm. Trong khi đó, tỷ lệ sử dụng DT trong thực hành hiện
nay chưa cao, các nguồn tài liệu nước ngoài cung cấp thông tin đầy đủ và chính
xác lại chưa phổ biến do hạn chế về khả năng ngoại ngữ cũng như chi phí của các
nguồn CSDL này. Do vậy cần phải nâng cao chất lượng DT kết hợp với việc tăng
cường phổ biến và khuyến khích sử dụng DT cho các cán bộ y tế và cũng có thể
biên soạn một tài liệu tra cứu về hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận bằng tiếng
Việt dựa trên các nguồn tài liệu đáng tin cậy được khuyến cáo.
Cũng với các tiêu chí trên, chúng tôi đã tiến hành đánh giá thông tin về liều
dùng trong các tờ HDSD. Kết quả cho thấy giữa các chế phẩm của cùng một hoạt
chất cũng có sự chênh lệch với nhau. Một số cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác,
số còn lại hoàn toàn không đề cập như trường hợp cefuroxim và ciprofloxacin
(bảng 5). Nghiên cứu về các thông tin dược lý lâm sàng trên nhãn thuốc trong
cuốn Physicians’Desk Reference (PDR) – tài liệu tra cứu thông tin thuốc dành cho
cán bộ y tế dùng tại Mỹ cũng cho kết quả tương tự: trong số 76 thuốc được nghiên
cứu có tới 53 thuốc không đề cập đến hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận [7].
Như vậy, một số nhà sản xuất còn chưa quan tâm đến việc đưa thông tin về hiệu
chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận trong các tờ HDSD, làm giảm khả năng đáp
ứng nhu cầu tra cứu và sử dụng thông tin trong thực hành.
V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã phản ánh được tính đa dạng trong khả năng cung cấp thông
tin về hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận trong các CSDL thường dùng ở Việt
Nam. Thông tin giữa các CSDL không có sự đồng nhất. Khả năng bao quát thông
tin cũng như chất lượng thông tin giữa các tờ HDSD có chứa cùng một hoạt chất
đang lưu hành trên thị trường Việt Nam cũng có sự khác biệt rõ rệt. Nghiên cứu
của chúng tôi có chung tiếng nói với các nghiên cứu khác đã được tiến hành trên
thế giới về lĩnh vực cảnh giác thông tin (infovigilance), cho thấy tầm quan trọng
của việc đánh giá và lựa chọn nguồn thông tin đáng tin cậy trong thực hành tra cứu
thông tin trên lâm sàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Dược lâm sàng, Trường đại học Dược Hà Nội (2006), Dược lâm sàng,
NXB Y học.
2. Nguyễn Thị Vân Anh và cộng sự (2010), "Phân loại thông tin và nhu cầu thông
tin thuốc tại một số khoa lâm sàng của Bệnh viện Bạch Mai", Tạp chí Nghiên cứu
Dược & Thông tin thuốc, 1(3), tr. 88-94.
3. Trung tâm DI & ADR Quốc gia (2009), "Đánh giá năng lực Quốc gia về thông
tin thuốc và cảnh giác dược", Báo cáo kỹ thuật dự án gửi Văn phòng Tổ chức Y tế
Thế giới tại Việt Nam.
4. Arguello B, et al (2007), "Clinical Pharmacology information in summaries of
product characteristics and package inserts", Clinical Pharmacology &
Therapeutics, 82(5), pp. 566-571.
5. Hands D, et al (2002), "A systemic review of the clinical and economic impact
of drug information services on patient outcome", Pharmacy World & Science,
24(4), pp. 132-138.
6. Malone PM, Kier KL, Stanovich JE (2007), "Drug Information Resources",
Drug Information: A Guide for Pharmacists 3rd edition, The McGraw-Hill
Companies.
7. Spyker DA, et al (1999), "Assessment and reporting of clinical pharmacology
information in drug labeling", Clinical Pharmacology and Therapeutics, 67, pp.
196-200.
8. Vidal L., et al (2005), "Systematic comparison of four sources of drug
information regarding adjustment of dose for renal function", British Medical
Journal, 331, pp. 263-266.

More Related Content

Similar to Đánh giá thông tin về hiệu chỉnh liều cho BN suy thận trong các CSDL thuốc tại VN

Giới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK trong thực hành Dược lâm sàng
Giới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK  trong thực hành Dược lâm sàngGiới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK  trong thực hành Dược lâm sàng
Giới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK trong thực hành Dược lâm sàngclbsvduoclamsang
 
Thử nghiệm tương đương sinh học
Thử nghiệm tương đương sinh họcThử nghiệm tương đương sinh học
Thử nghiệm tương đương sinh họcHA VO THI
 
Luận văn thạc sĩ dược học.
Luận văn thạc sĩ dược học.Luận văn thạc sĩ dược học.
Luận văn thạc sĩ dược học.ssuser499fca
 
Giam sat phan ung co hai cua thuoc dieu tri lao khang thuoc trong chuong trin...
Giam sat phan ung co hai cua thuoc dieu tri lao khang thuoc trong chuong trin...Giam sat phan ung co hai cua thuoc dieu tri lao khang thuoc trong chuong trin...
Giam sat phan ung co hai cua thuoc dieu tri lao khang thuoc trong chuong trin...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC THUỐC GENERIC
QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC THUỐC GENERIC QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC THUỐC GENERIC
QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC THUỐC GENERIC nataliej4
 
nghien cuu ket qua ban dau dieu tri benh da u tuy xuong bang phac do mpt
nghien cuu ket qua ban dau dieu tri benh da u tuy xuong bang phac do mptnghien cuu ket qua ban dau dieu tri benh da u tuy xuong bang phac do mpt
nghien cuu ket qua ban dau dieu tri benh da u tuy xuong bang phac do mptLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...Man_Ebook
 
Khuyến cáo về Chẩn đoán và xử trí rung nhĩ Hội Tim mạch học Việt Nam 2022
Khuyến cáo về Chẩn đoán và xử trí rung nhĩ Hội Tim mạch học Việt Nam 2022Khuyến cáo về Chẩn đoán và xử trí rung nhĩ Hội Tim mạch học Việt Nam 2022
Khuyến cáo về Chẩn đoán và xử trí rung nhĩ Hội Tim mạch học Việt Nam 2022tbftth
 
File_khuyencao2022_Rungnhi.pdf
File_khuyencao2022_Rungnhi.pdfFile_khuyencao2022_Rungnhi.pdf
File_khuyencao2022_Rungnhi.pdfphambang8
 
Ứng dụng CNTT cho công tác dược theo khuyến cáo của SYT tại BV Quận 11
Ứng dụng CNTT cho công tác dược theo khuyến cáo của SYT tại BV Quận 11Ứng dụng CNTT cho công tác dược theo khuyến cáo của SYT tại BV Quận 11
Ứng dụng CNTT cho công tác dược theo khuyến cáo của SYT tại BV Quận 11HA VO THI
 
N1T1-Triển khai hoạt động quản lý ADR
N1T1-Triển khai hoạt động quản lý ADRN1T1-Triển khai hoạt động quản lý ADR
N1T1-Triển khai hoạt động quản lý ADRHA VO THI
 
Phòng ngừa sai sót trong sử dụng thuốc_TS.DS. Vũ Thị Thu Hương_BV E HN
Phòng ngừa sai sót trong sử dụng thuốc_TS.DS. Vũ Thị Thu Hương_BV E HNPhòng ngừa sai sót trong sử dụng thuốc_TS.DS. Vũ Thị Thu Hương_BV E HN
Phòng ngừa sai sót trong sử dụng thuốc_TS.DS. Vũ Thị Thu Hương_BV E HNHA VO THI
 
N5T1- Hoạt động thông tin thuốc
N5T1- Hoạt động thông tin thuốcN5T1- Hoạt động thông tin thuốc
N5T1- Hoạt động thông tin thuốcHA VO THI
 
Seminar dịch-tễ-dược-nhóm1
Seminar dịch-tễ-dược-nhóm1Seminar dịch-tễ-dược-nhóm1
Seminar dịch-tễ-dược-nhóm11691994
 

Similar to Đánh giá thông tin về hiệu chỉnh liều cho BN suy thận trong các CSDL thuốc tại VN (20)

Đề tài: Đánh giá thông tin liều dùng trong thực hành tra cứu, 9đ
Đề tài: Đánh giá thông tin liều dùng trong thực hành tra cứu, 9đĐề tài: Đánh giá thông tin liều dùng trong thực hành tra cứu, 9đ
Đề tài: Đánh giá thông tin liều dùng trong thực hành tra cứu, 9đ
 
Luận văn: Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện Quân y
Luận văn: Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện Quân yLuận văn: Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện Quân y
Luận văn: Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện Quân y
 
Giới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK trong thực hành Dược lâm sàng
Giới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK  trong thực hành Dược lâm sàngGiới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK  trong thực hành Dược lâm sàng
Giới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK trong thực hành Dược lâm sàng
 
Vai trò của dược sỹ với báo cáo phản ứng có hại của thuốc, HAY
Vai trò của dược sỹ với báo cáo phản ứng có hại của thuốc, HAYVai trò của dược sỹ với báo cáo phản ứng có hại của thuốc, HAY
Vai trò của dược sỹ với báo cáo phản ứng có hại của thuốc, HAY
 
Luận văn: Vai trò của dược sỹ về báo cáo phản ứng có hại của thuốc
Luận văn: Vai trò của dược sỹ về báo cáo phản ứng có hại của thuốcLuận văn: Vai trò của dược sỹ về báo cáo phản ứng có hại của thuốc
Luận văn: Vai trò của dược sỹ về báo cáo phản ứng có hại của thuốc
 
Thử nghiệm tương đương sinh học
Thử nghiệm tương đương sinh họcThử nghiệm tương đương sinh học
Thử nghiệm tương đương sinh học
 
Dt kqdls 2017
Dt kqdls 2017Dt kqdls 2017
Dt kqdls 2017
 
Luận văn thạc sĩ dược học.
Luận văn thạc sĩ dược học.Luận văn thạc sĩ dược học.
Luận văn thạc sĩ dược học.
 
Giam sat phan ung co hai cua thuoc dieu tri lao khang thuoc trong chuong trin...
Giam sat phan ung co hai cua thuoc dieu tri lao khang thuoc trong chuong trin...Giam sat phan ung co hai cua thuoc dieu tri lao khang thuoc trong chuong trin...
Giam sat phan ung co hai cua thuoc dieu tri lao khang thuoc trong chuong trin...
 
QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC THUỐC GENERIC
QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC THUỐC GENERIC QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC THUỐC GENERIC
QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC THUỐC GENERIC
 
Luận văn: Xây dựng và đánh giá phương pháp xem xét sử dụng thuốc, 9 ĐIỂM
Luận văn: Xây dựng và đánh giá phương pháp xem xét sử dụng thuốc, 9 ĐIỂMLuận văn: Xây dựng và đánh giá phương pháp xem xét sử dụng thuốc, 9 ĐIỂM
Luận văn: Xây dựng và đánh giá phương pháp xem xét sử dụng thuốc, 9 ĐIỂM
 
nghien cuu ket qua ban dau dieu tri benh da u tuy xuong bang phac do mpt
nghien cuu ket qua ban dau dieu tri benh da u tuy xuong bang phac do mptnghien cuu ket qua ban dau dieu tri benh da u tuy xuong bang phac do mpt
nghien cuu ket qua ban dau dieu tri benh da u tuy xuong bang phac do mpt
 
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...
Phân tích thực trạng kê đơn và tương tác thuốc tại Khoa khám bệnh Bệnh viên T...
 
Khuyến cáo về Chẩn đoán và xử trí rung nhĩ Hội Tim mạch học Việt Nam 2022
Khuyến cáo về Chẩn đoán và xử trí rung nhĩ Hội Tim mạch học Việt Nam 2022Khuyến cáo về Chẩn đoán và xử trí rung nhĩ Hội Tim mạch học Việt Nam 2022
Khuyến cáo về Chẩn đoán và xử trí rung nhĩ Hội Tim mạch học Việt Nam 2022
 
File_khuyencao2022_Rungnhi.pdf
File_khuyencao2022_Rungnhi.pdfFile_khuyencao2022_Rungnhi.pdf
File_khuyencao2022_Rungnhi.pdf
 
Ứng dụng CNTT cho công tác dược theo khuyến cáo của SYT tại BV Quận 11
Ứng dụng CNTT cho công tác dược theo khuyến cáo của SYT tại BV Quận 11Ứng dụng CNTT cho công tác dược theo khuyến cáo của SYT tại BV Quận 11
Ứng dụng CNTT cho công tác dược theo khuyến cáo của SYT tại BV Quận 11
 
N1T1-Triển khai hoạt động quản lý ADR
N1T1-Triển khai hoạt động quản lý ADRN1T1-Triển khai hoạt động quản lý ADR
N1T1-Triển khai hoạt động quản lý ADR
 
Phòng ngừa sai sót trong sử dụng thuốc_TS.DS. Vũ Thị Thu Hương_BV E HN
Phòng ngừa sai sót trong sử dụng thuốc_TS.DS. Vũ Thị Thu Hương_BV E HNPhòng ngừa sai sót trong sử dụng thuốc_TS.DS. Vũ Thị Thu Hương_BV E HN
Phòng ngừa sai sót trong sử dụng thuốc_TS.DS. Vũ Thị Thu Hương_BV E HN
 
N5T1- Hoạt động thông tin thuốc
N5T1- Hoạt động thông tin thuốcN5T1- Hoạt động thông tin thuốc
N5T1- Hoạt động thông tin thuốc
 
Seminar dịch-tễ-dược-nhóm1
Seminar dịch-tễ-dược-nhóm1Seminar dịch-tễ-dược-nhóm1
Seminar dịch-tễ-dược-nhóm1
 

More from HA VO THI

Development and validation of the Vi-Med ® tool for medication review
Development and validation of the Vi-Med ® tool for medication reviewDevelopment and validation of the Vi-Med ® tool for medication review
Development and validation of the Vi-Med ® tool for medication reviewHA VO THI
 
Bảng tra tương hợp - tương kỵ
Bảng tra tương hợp - tương kỵ Bảng tra tương hợp - tương kỵ
Bảng tra tương hợp - tương kỵ HA VO THI
 
Bảng dị ứng kháng sinh chéo
Bảng dị ứng kháng sinh chéo Bảng dị ứng kháng sinh chéo
Bảng dị ứng kháng sinh chéo HA VO THI
 
Hỏi: Diazepam IV có thể bơm trực tràng được không ? (đính chính)
Hỏi: Diazepam IV có thể bơm trực tràng được không ? (đính chính)Hỏi: Diazepam IV có thể bơm trực tràng được không ? (đính chính)
Hỏi: Diazepam IV có thể bơm trực tràng được không ? (đính chính)HA VO THI
 
English for pharmacist
English for pharmacistEnglish for pharmacist
English for pharmacistHA VO THI
 
Độc tính trên da của thuốc trị ung thư
Độc tính trên da của thuốc trị ung thưĐộc tính trên da của thuốc trị ung thư
Độc tính trên da của thuốc trị ung thưHA VO THI
 
Quản lý ADR hóa trị liệu ung thư
Quản lý ADR hóa trị liệu ung thưQuản lý ADR hóa trị liệu ung thư
Quản lý ADR hóa trị liệu ung thưHA VO THI
 
Công cụ Vi-Med hỗ trợ Xem xét sử dụng thuốc - Form 2
Công cụ Vi-Med hỗ trợ Xem xét sử dụng thuốc - Form 2Công cụ Vi-Med hỗ trợ Xem xét sử dụng thuốc - Form 2
Công cụ Vi-Med hỗ trợ Xem xét sử dụng thuốc - Form 2HA VO THI
 
Vi-Med tool for medication review - Form 3 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 3 - English versionVi-Med tool for medication review - Form 3 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 3 - English versionHA VO THI
 
Vi-Med tool for medication review - Form 2 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 2 - English versionVi-Med tool for medication review - Form 2 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 2 - English versionHA VO THI
 
Vi-Med tool for medication review - Form 1 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 1 - English versionVi-Med tool for medication review - Form 1 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 1 - English versionHA VO THI
 
Quản lý sử dụng kháng sinh
Quản lý sử dụng kháng sinhQuản lý sử dụng kháng sinh
Quản lý sử dụng kháng sinhHA VO THI
 
Poster - Counseling activities of drug use at community pharmacy in Hue City
Poster - Counseling activities of drug use at community pharmacy in Hue CityPoster - Counseling activities of drug use at community pharmacy in Hue City
Poster - Counseling activities of drug use at community pharmacy in Hue CityHA VO THI
 
Poster- The Vi-Med tool for medication review
Poster- The Vi-Med tool for medication reviewPoster- The Vi-Med tool for medication review
Poster- The Vi-Med tool for medication reviewHA VO THI
 
Thông báo tuyển sinh thạc sĩ DL-DLS tại Huế
Thông báo tuyển sinh thạc sĩ DL-DLS tại HuếThông báo tuyển sinh thạc sĩ DL-DLS tại Huế
Thông báo tuyển sinh thạc sĩ DL-DLS tại HuếHA VO THI
 
Bệnh động mạch chi dưới - khuyến cáo 2010
Bệnh động mạch chi dưới - khuyến cáo 2010Bệnh động mạch chi dưới - khuyến cáo 2010
Bệnh động mạch chi dưới - khuyến cáo 2010HA VO THI
 
Poster “Quản lý thuốc nguy cơ cao”
Poster “Quản lý thuốc nguy cơ cao”Poster “Quản lý thuốc nguy cơ cao”
Poster “Quản lý thuốc nguy cơ cao”HA VO THI
 
Bảng tra tương hợp-tương kỵ
Bảng tra tương hợp-tương kỵBảng tra tương hợp-tương kỵ
Bảng tra tương hợp-tương kỵHA VO THI
 
Bảng dị ứng chéo kháng sinh
Bảng dị ứng chéo kháng sinhBảng dị ứng chéo kháng sinh
Bảng dị ứng chéo kháng sinhHA VO THI
 
Danh mục thuốc LASA-BV ĐH Y Dược Huế 2017
Danh mục thuốc LASA-BV ĐH Y Dược Huế 2017Danh mục thuốc LASA-BV ĐH Y Dược Huế 2017
Danh mục thuốc LASA-BV ĐH Y Dược Huế 2017HA VO THI
 

More from HA VO THI (20)

Development and validation of the Vi-Med ® tool for medication review
Development and validation of the Vi-Med ® tool for medication reviewDevelopment and validation of the Vi-Med ® tool for medication review
Development and validation of the Vi-Med ® tool for medication review
 
Bảng tra tương hợp - tương kỵ
Bảng tra tương hợp - tương kỵ Bảng tra tương hợp - tương kỵ
Bảng tra tương hợp - tương kỵ
 
Bảng dị ứng kháng sinh chéo
Bảng dị ứng kháng sinh chéo Bảng dị ứng kháng sinh chéo
Bảng dị ứng kháng sinh chéo
 
Hỏi: Diazepam IV có thể bơm trực tràng được không ? (đính chính)
Hỏi: Diazepam IV có thể bơm trực tràng được không ? (đính chính)Hỏi: Diazepam IV có thể bơm trực tràng được không ? (đính chính)
Hỏi: Diazepam IV có thể bơm trực tràng được không ? (đính chính)
 
English for pharmacist
English for pharmacistEnglish for pharmacist
English for pharmacist
 
Độc tính trên da của thuốc trị ung thư
Độc tính trên da của thuốc trị ung thưĐộc tính trên da của thuốc trị ung thư
Độc tính trên da của thuốc trị ung thư
 
Quản lý ADR hóa trị liệu ung thư
Quản lý ADR hóa trị liệu ung thưQuản lý ADR hóa trị liệu ung thư
Quản lý ADR hóa trị liệu ung thư
 
Công cụ Vi-Med hỗ trợ Xem xét sử dụng thuốc - Form 2
Công cụ Vi-Med hỗ trợ Xem xét sử dụng thuốc - Form 2Công cụ Vi-Med hỗ trợ Xem xét sử dụng thuốc - Form 2
Công cụ Vi-Med hỗ trợ Xem xét sử dụng thuốc - Form 2
 
Vi-Med tool for medication review - Form 3 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 3 - English versionVi-Med tool for medication review - Form 3 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 3 - English version
 
Vi-Med tool for medication review - Form 2 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 2 - English versionVi-Med tool for medication review - Form 2 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 2 - English version
 
Vi-Med tool for medication review - Form 1 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 1 - English versionVi-Med tool for medication review - Form 1 - English version
Vi-Med tool for medication review - Form 1 - English version
 
Quản lý sử dụng kháng sinh
Quản lý sử dụng kháng sinhQuản lý sử dụng kháng sinh
Quản lý sử dụng kháng sinh
 
Poster - Counseling activities of drug use at community pharmacy in Hue City
Poster - Counseling activities of drug use at community pharmacy in Hue CityPoster - Counseling activities of drug use at community pharmacy in Hue City
Poster - Counseling activities of drug use at community pharmacy in Hue City
 
Poster- The Vi-Med tool for medication review
Poster- The Vi-Med tool for medication reviewPoster- The Vi-Med tool for medication review
Poster- The Vi-Med tool for medication review
 
Thông báo tuyển sinh thạc sĩ DL-DLS tại Huế
Thông báo tuyển sinh thạc sĩ DL-DLS tại HuếThông báo tuyển sinh thạc sĩ DL-DLS tại Huế
Thông báo tuyển sinh thạc sĩ DL-DLS tại Huế
 
Bệnh động mạch chi dưới - khuyến cáo 2010
Bệnh động mạch chi dưới - khuyến cáo 2010Bệnh động mạch chi dưới - khuyến cáo 2010
Bệnh động mạch chi dưới - khuyến cáo 2010
 
Poster “Quản lý thuốc nguy cơ cao”
Poster “Quản lý thuốc nguy cơ cao”Poster “Quản lý thuốc nguy cơ cao”
Poster “Quản lý thuốc nguy cơ cao”
 
Bảng tra tương hợp-tương kỵ
Bảng tra tương hợp-tương kỵBảng tra tương hợp-tương kỵ
Bảng tra tương hợp-tương kỵ
 
Bảng dị ứng chéo kháng sinh
Bảng dị ứng chéo kháng sinhBảng dị ứng chéo kháng sinh
Bảng dị ứng chéo kháng sinh
 
Danh mục thuốc LASA-BV ĐH Y Dược Huế 2017
Danh mục thuốc LASA-BV ĐH Y Dược Huế 2017Danh mục thuốc LASA-BV ĐH Y Dược Huế 2017
Danh mục thuốc LASA-BV ĐH Y Dược Huế 2017
 

Recently uploaded

5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh TrangMinhTTrn14
 
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfHongBiThi1
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfSGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfHongBiThi1
 
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfHongBiThi1
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfHongBiThi1
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
 
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
 
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfSGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
 
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
 
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
 
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
 

Đánh giá thông tin về hiệu chỉnh liều cho BN suy thận trong các CSDL thuốc tại VN

  • 1. ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN VỀ HIỆU CHỈNH LIỀU CHO BỆNH NHÂN SUY THẬN TRONG CÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU TRA CỨU THÔNG TIN THUỐC TẠI VIỆT NAM EVALUATION OF COMMONLY USED DRUG INFORMATION RESOURCES IN VIETNAM REGARDING DOSE ADJUSTMENT IN RENAL FAILURE Trần Thị Thu Hằng*, Nguyễn Mai Hoa*, Nguyễn Hoàng Anh*, Vũ Đức Cảnh** * Trung tâm DI&ADR Quốc gia, ** Cục Quản lý Dược Việt Nam Từ khóa: cảnh giác thông tin, cơ sở dữ liệu, hiệu chỉnh liều, thông tin thuốc. Summary This study aimed at evaluating advice on dose adjustment in renal failure provided by commonly used drug information resources in Vietnam, including package inserts. The result showed that while foreign resources provided sufficient and accurate recommendations, Vietnamese compendia, except from Vietnamese National Formulary, did not met the need of physicians and patients to refer drug information about renal impairment, with a small proportion of quantitative recommendations. The result also revealed the significant variation between databases, including drugs for which no adjustment was recommended in one resource while another resources marked them as adjustment required in renal failure. Package inserts also varied in completeness and quality of information provided. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thông tin thuốc có ý nghĩa quan trọng trong việc hướng dẫn lựa chọn, sử dụng thuốc an toàn và hợp lý. Thông tin thuốc nếu được cung cấp chính xác, kịp thời sẽ có ảnh hưởng tích cực đến kết quả điều trị [5]. Đặc biệt, thông tin về hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận luôn là mối quan tâm rất lớn của các bác sỹ và của cả bệnh nhân [2]. Thông tin thuốc hiện nay đang có sự phát triển cả về số lượng cũng như chiều sâu với nhiều cơ sở dữ liệu (CSDL) khác nhau ra đời phục vụ công tác tra cứu trong thực hành lâm sàng. Tờ hướng dẫn sử dụng (HDSD) cũng là một nguồn tài liệu tham khảo cung cấp thông tin trực tiếp cho cán bộ y tế và bệnh nhân, được Cơ quan Quản lý Dược phẩm phê duyệt [4]. Sự gia tăng về số lượng các nguồn tài liệu tra cứu vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm thông tin thuốc nhưng đồng thời cũng đặt ra thách thức mới trong việc lựa chọn nguồn CSDL đáng tin cậy. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu đánh giá khả năng bao quát thông tin, chất lượng thông tin và khảo sát sự chênh lệch thông tin về khuyến cáo hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận giữa các CSDL và tờ HDSD. Từ đó, đưa ra đề xuất lựa chọn và sử dụng các nguồn thông tin này trong thực hành
  • 2. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Cơ sở dữ liệu Đối tượng nghiên cứu bao gồm 9 CSDL được lựa chọn dựa trên việc sử dụng rộng rãi trong thực hành trên thế giới [6] và ở Việt Nam [3], đồng thời, dựa trên khả năng sẵn có của nguồn thông tin mà nhóm nghiên cứu có thể tham khảo. Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng 3 CSDL tham chiếu. Thông tin về các CSDL được tóm tắt trong bảng 1. Bảng 1: Các CSDL thông tin thuốc sử dụng trong nghiên cứu Tên CSDL Viết tắt Cập nhật Ngôn ngữ Dược Thư Quốc Gia Việt Nam DT 2009 Tiếng Việt Thuốc Biệt Dược và cách sử dụng TBD 2009 Tiếng Việt MIMS Cẩm nang sử dụng thuốc MA 2010 Tiếng Việt MIMS Cẩm nang Nhà thuốc Thực hành MNT 2011 Tiếng Việt MIMS online MO http://mims.com Tiếng Việt Vidal Việt Nam VDVN 2009 Tiếng Việt Vidal Pháp VDP 2010 Tiếng Pháp Drug Information Handbook DIH 2009-2010 Tiếng Anh British National Formulary 58 BNF 2009 Tiếng Anh CSDL tham chiếu Martindale: The Drug Complete References 36 MAR 2009 Tiếng Anh AHFS Drug Information AHFS 2010 Tiếng Anh Drug Prescribing in Renal Failure DPRF 2009 Tiếng Anh 2.1.2. Thuốc Lựa chọn thuốc trong mục nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn thuộc “Danh mục thuốc thiết yếu” năm 2005 và “Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” năm 2008 do Bộ Y tế ban hành có mã ATC J01 và có mặt trong tất cả các CSDL trong bảng 1. 27 kháng sinh đã được lựa chọn vào nghiên cứu. 2.1.3. Tờ hướng dẫn sử dụng Ba kháng sinh ceftazidim, cefuroxim, ciprofloxacin được chọn là các kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất tại các cơ sở điều trị theo số liệu tổng hợp của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, đồng thời, được nhận định là cần phải hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận với cách hiệu chỉnh được đồng thuận bởi ít nhất hai trong ba CSDL tham chiếu. Chỉ lựa chọn tờ HDSD của các chế phẩm được sử dụng theo đường toàn thân và tờ HDSD của các chế phẩm đã được cấp số đăng ký (bao gồm cả đăng ký lần đầu và đăng ký lại) lưu hành tại Việt Nam trong vòng 5 năm trở lại đây.
  • 3. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Đánh giá thông tin trong các cơ sở dữ liệu - Khả năng bao quát và tính không thống nhất về thông tin giữa các cơ sở dữ liệu Sử dụng phương pháp so sánh của Vidal và cộng sự [8]. Tiến hành thu thập các khuyến cáo về hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận của các thuốc trong từng CSDL. Các khuyến cáo đó sẽ được xếp vào 6 mức độ khuyến cáo là khuyến cáo định lượng (Q), khuyến cáo không định lượng (NQ), sử dụng thận trọng (C), chống chỉ định (V), không cần hiệu chỉnh liều (N) và không đề cập (K). Đối với các CSDL mà mỗi hoạt chất có nhiều biệt dược khác nhau, tiến hành đánh giá thông tin của từng biệt dược, từ đó, tính tỷ lệ phần trăm các mức độ khuyến cáo theo từng hoạt chất và tính tỷ lệ phần trăm trung bình cho cả CSDL đó. Đối với các CSDL mỗi hoạt chất chỉ tương ứng với một chuyên luận, chọn riêng các thuốc được khuyến cáo không cần hiệu chỉnh liều của từng CSDL (mức độ N). Sau đó, đối chiếu trong các CSDL còn lại xem các thuốc đó được sắp xếp vào mức độ nào trong bốn mức độ phân loại là bỏ qua (M), không cần hiệu chỉnh liều (N), cần hiệu chỉnh liều (Q), chống chỉ định (V). - Chất lượng thông tin của các cơ sở dữ liệu Dựa trên sự đồng thuận của ít nhất 2 trong 3 CSDL tham chiếu, xây dựng danh mục liều chuẩn cho bệnh nhân suy giảm chức năng thận gồm 12 thuốc và chấm điểm thông tin của các thuốc đó trong các CSDL còn lại theo các mức như sau: Thông tin chung, có tính định tính Thông tin có tính chất định lượng Suy thận nhẹ Suy thận vừa Suy thận nặng 0 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm CSDL cung cấp thông tin đến đâu cho điểm đến đó. Số điểm tối đa đạt được là 36 điểm. Tính % thông tin (TT) đúng của mỗi CSDL : 2.2.2. Đánh giá thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng Tiến hành đánh giá thông tin của các tờ HDSD về ba nội dung là khả năng bao quát, tính không thống nhất và tính chất lượng của thông tin. Tiêu chí đánh giá cũng như thang chấm điểm tương tự như phần đánh giá các CSDL. Tuy nhiên, điểm sẽ được chấm cho từng chế phẩm của mỗi nhà sản xuất. Từ đó, tính điểm trung bình và độ lệch chuẩn đối với mỗi hoạt chất. Các CSDL được đánh giá thông qua phiếu chấm và thực hiện độc lập bởi hai thành viên trong nhóm nghiên cứu. Kết quả cuối cùng là kết quả được thông qua sự đồng thuận giữa hai người chấm.
  • 4. III. KẾT QUẢ 3.1. Đánh giá thông tin trong các cơ sở dữ liệu 3.1.1. Khả năng bao quát và tính không thông nhất về thông tin giữa các cơ sở dữ liệu Kết quả đánh giá khả năng bao quát, tính không thông nhất về thông tin giữa các cơ sở dữ liệu được thể hiện trong bảng 2 và bảng 3: Bảng 2: Mức độ khuyến cáo hiệu chỉnh liều của 27 thuốc trong các CSDL. % (số thuốc) Q NQ V C N K MAR 59,3 (16) 18,5 (5) 0,0 (0) 0,0 (0) 3,7 (1) 18,5 (5) AHFS 70,4 (19) 7,4 (2) 0,0 (0) 3,7 (1) 11,1 (3) 7,4 (2) DPRF 63,0 (17) 0,0 (0) 0,0 (0) 0,0 (0) 29,6 (8) 7,4 (2) DT 70,4 (19) 3,7 (1) 0,0 (0) 7,4 (2) 11,1 (3) 7,4 (2) TBD 11,1 (3) 33,3 (9) 3,7 (1) 11,1 (3) 14,8 (4) 25,9 (7) BNF 37,0 (10) 33,3 (9) 7,4 (2) 0,0 (0) 11,1 (3) 11,1 (3) DIH 77,8 (21) 0,0 (0) 3,7 (1) 7,4 (2) 11,1 (3) 0,0 (0) VDVN 18,4 2,0 0,0 0,0 8,1 71,5 VDP 57,4 8,3 0,0 0,0 11,1 23,1 MA 15,2 38,8 0,4 17,9 0,0 27,7 MNT 9,8 11,6 4,9 51,6 13,0 9,1 MO 19,1 28,8 1,4 19,2 3,7 27,9 Chú thích: Q:khuyến cáo có tính định lượng, NQ: khuyến cáo không có tính định lượng, V: tránh dùng, chống chỉ định, C: Sử dụng thận trọng, N: không cần hiệu chỉnh liều, K: không đề cập đến việc hiệu chỉnh liều. Bảng 3: Sự không thống nhất về hiệu chỉnh liều giữa các CSDL CSDL khuyến cáo không CSDL cần hcl đối chiếu DT TBD BNF DIH MAR AHFS DPRF DT M - 2 2 2 N - 3 3 1 1 2 4 Q - 1 CFM 1 AZM V - TBD M - 1 1 3 N 3 - 3 2 1 3 4 Q - V - BNF M - 1 1 3 N 3 3 - 1 1 2 3 Q 1 CFM - 1 ERY 1 1 ERY V - DIH M - N 1 1 1 - 3 4 Q 2 CEC, 3 CEC, 2 CEC, - 1 MTR 1 CEC 3 MTR,
  • 5. MTR CFM, MTR MTR CEC, AZM V - MAR M 2 2 2 2 - 3 3 N 1 1 1 - 3 Q 1 CFM 1 ERY - 1 ERY 1 ERY V - AHFS M 1 1 1 1 - 2 N 2 2 2 3 - 4 Q 1 CFM - 1 AZM V - DPRF M - N 3 3 3 3 1 4 - Q 1 CFM - V - Chú thích: AZM = azithromycin, CEC = cefaclor, ERY = erythromycin, MTR=metronidazol, CFM = cefixim. Kết quả so sánh khuyến cáo về hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận của cùng một thuốc trong các CSDL khác nhau cho thấy một số trường hợp CSDL này khuyến cáo không cần hiệu chỉnh liều nhưng ở các CSDL khác lại khuyến cáo cần hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận. Theo TBD, cefixim không cần phải hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận, tuy nhiên, các tài liệu còn lại đều khuyến cáo điều này là cần thiết. Đối với azithromycin, kháng sinh không cần giảm liều theo khuyến cáo trong DPRF nhưng DT, DIH và AHFS đều khuyến cáo cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy thận nặng. Ngược lại, trường hợp của cefaclor và metronidazol được DIH khuyến cáo hiệu chỉnh liều nhưng trong các CSDL khác đều khuyến cáo không cần hiệu chỉnh liều. 3.1.2. Chất lượng thông tin của các cơ sở dữ liệu Hình 1: Điểm đánh giá chất lượng thông tin về hiệu chỉnh liều trong các CSDL Điểm
  • 6. 3.2. Đánh giá thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng B ng 4:ả M c đ khuy n cáo hi u ch nh li u c a 3 kháng sinh trong các t HDSDứ ộ ế ệ ỉ ề ủ ờ Số tờ HDSD (%) Q NQ V C N K Ceftazidim 16 (100) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) Cefuroxim 5 (83,3) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 1 (16,7) Ciprofloxacin 6(50) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 6 (50) Chú thích: Q:khuyến cáo có tính định lượng, NQ: khuyến cáo không có tính định lượng, V: tránh dùng, chống chỉ định, C: Sử dụng thận trọng, N: không cần hiệu chỉnh liều, K: không đề cập đến việc hiệu chỉnh liều. B ng 5ả : Đi m ch t l ng thông tin hi u ch nh li u cho b nh nhân suy th n trong các t HDSDể ấ ượ ệ ỉ ề ệ ậ ờ Số tờ HDSD dùng để đánh giá Điểm Thấp nhất Cao nhất X ± SD Ceftazidim 16 3,0 3,0 3,0 ± 0,0 Cefuroxim 6 0,0 3,0 2,5 ±1,2 Ciprofloxacin 12 0,0 3,0 1,5 ±1,6 Có thể nhận thấy rằng có sự chênh lệch thông tin về hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận trong các tờ HDSD của cùng một hoạt chất cả về mức độ khuyến cáo cũng như chất lượng thông tin, từ mức độ đầy đủ và chính xác theo danh mục chuẩn đến hoàn toàn không được đề cập. Với từng hoạt chất, điểm chất lượng của ceftazidim trong tất cả các tờ HDSD đều đạt mức tối đa; trong khi đó, đối với ciprofloxacin chỉ có một nửa số tờ HDSD đề cập đến thông tin này. IV. BÀN LUẬN Ở bệnh nhân suy thận, những thay đổi bệnh lý làm cho dược động học của thuốc trong cơ thể bị thay đổi đáng kể, do đó cần hiệu chỉnh liều bao gồm thay đổi mức liều và/hoặc nhịp đưa thuốc [1]. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận đã được quan tâm trong các CSDL (bảng 2). Hầu hết các CSDL đều có khả năng bao quát khoảng 70-80% thông tin về hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận, đặc biệt DIH đạt 100%. Trong các CSDL bằng tiếng Việt, DT có khả năng bao quát thông tin cao nhất (92,6%) trong khi VDVN chỉ đạt số điểm rất thấp (28,5%). Điều này có thể được giải thích do trong VDVN nhiều chuyên luận biệt dược chỉ cung cấp tên, thành phần, dạng bào chế và nồng độ/hàm lượng mà không đưa ra bất kỳ thông tin nào khác, bao gồm cả thông tin về liều dùng cho bệnh nhân suy thận. Điều này không xảy ra đối với VDP, chứng tỏ thông tin của các CSDL trong hệ thống VIDAL ở các quốc gia khác nhau có sự khác biệt rõ rệt. Trong khi đó thông tin trong MA, MNT, MO trong hệ thống MIMS sử dụng tại Việt Nam lại khá tương đồng. Mặc dù vấn đề hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận đã được quan tâm, tuy nhiên, mức độ khuyến cáo trong các CSDL lại có sự chênh lệch đáng kể. Tỷ lệ khuyến cáo định lượng khá thấp (dưới 40%), phần lớn các khuyến cáo chỉ dừng ở
  • 7. mức định tính như thận trọng, cần giảm liều. Điều này được thể hiện rất rõ trong cả ba tài liệu thuộc chuỗi tham khảo của MIMS và TBD (bảng 2). Như vậy, dù đã được đề cập đến nhưng thông tin về hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận trong các tài liệu này chưa thực sự hữu ích cho cán bộ y tế trong thực hành lâm sàng. Nghiên cứu của chúng tôi còn chỉ rằng khuyến cáo hiệu chỉnh liều của cùng một hoạt chất giữa các CSDL khác nhau không có sự đồng nhất. Nổi bật nhất là trường hợp cefixim không được khuyến cáo hiệu chỉnh liều trong TBD nhưng trong tất cả các CSDL còn lại đều khuyến cáo hiệu chỉnh liều (bảng 3). Một nghiên cứu ở Anh cũng cho kết quả tương tự khi so sánh bốn CSDL có uy tín bao gồm Martindale, AHFS, BNF, DPRF với trường hợp đáng chú ý nhất về sự sai lệch trong khuyến cáo hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận liên quan đến terbutalin [8]. Kết quả đánh giá tính chất lượng của thông tin thu được từ các CSDL cho thấy tất cả các tài liệu nước ngoài gồm BNF, DIH và VDP đều cung cấp thông tin khá đầy đủ và chính xác. Ngược lại, trong các CSDL bằng tiếng Việt ngoại trừ DT đạt điểm khá cao, các tài liệu còn lại đều chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin về liều dùng cho bệnh nhân suy thận (hình 1). Qua đánh giá khả năng bao quát thông tin và chất lượng của các CSDL, chúng tôi nhận thấy DIH và DT có điểm số cao nhất ở cả hai tiêu chí này. Ngược lại, đối với TBD hay hệ thống CSDL của MIMS, mặc dù khả năng bao quát thông tin về hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận của các CSDL này đều đạt khoảng 70% thì điểm chất lượng không vượt quá 10/36 điểm (hình 1). Theo khảo sát của Trung tâm DI & ADR Quốc gia, Vidal VN và MIMS là hai nguồn sách tham khảo được sử dụng nhiều nhất của dược sĩ, bác sĩ và y tá [3]. Đây thực sự là một vấn đề cần được quan tâm khi các CSDL này không đáp ứng được yêu cầu thông tin về vấn đề hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận, đồng thời, lại là những nguồn tài liệu không chính thống và thông tin được cung cấp chủ yếu từ các đơn vị sản xuất/kinh doanh dược phẩm. Trong khi đó, tỷ lệ sử dụng DT trong thực hành hiện nay chưa cao, các nguồn tài liệu nước ngoài cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác lại chưa phổ biến do hạn chế về khả năng ngoại ngữ cũng như chi phí của các nguồn CSDL này. Do vậy cần phải nâng cao chất lượng DT kết hợp với việc tăng cường phổ biến và khuyến khích sử dụng DT cho các cán bộ y tế và cũng có thể biên soạn một tài liệu tra cứu về hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận bằng tiếng Việt dựa trên các nguồn tài liệu đáng tin cậy được khuyến cáo. Cũng với các tiêu chí trên, chúng tôi đã tiến hành đánh giá thông tin về liều dùng trong các tờ HDSD. Kết quả cho thấy giữa các chế phẩm của cùng một hoạt chất cũng có sự chênh lệch với nhau. Một số cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, số còn lại hoàn toàn không đề cập như trường hợp cefuroxim và ciprofloxacin (bảng 5). Nghiên cứu về các thông tin dược lý lâm sàng trên nhãn thuốc trong cuốn Physicians’Desk Reference (PDR) – tài liệu tra cứu thông tin thuốc dành cho cán bộ y tế dùng tại Mỹ cũng cho kết quả tương tự: trong số 76 thuốc được nghiên cứu có tới 53 thuốc không đề cập đến hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận [7]. Như vậy, một số nhà sản xuất còn chưa quan tâm đến việc đưa thông tin về hiệu
  • 8. chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận trong các tờ HDSD, làm giảm khả năng đáp ứng nhu cầu tra cứu và sử dụng thông tin trong thực hành. V. KẾT LUẬN Nghiên cứu đã phản ánh được tính đa dạng trong khả năng cung cấp thông tin về hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận trong các CSDL thường dùng ở Việt Nam. Thông tin giữa các CSDL không có sự đồng nhất. Khả năng bao quát thông tin cũng như chất lượng thông tin giữa các tờ HDSD có chứa cùng một hoạt chất đang lưu hành trên thị trường Việt Nam cũng có sự khác biệt rõ rệt. Nghiên cứu của chúng tôi có chung tiếng nói với các nghiên cứu khác đã được tiến hành trên thế giới về lĩnh vực cảnh giác thông tin (infovigilance), cho thấy tầm quan trọng của việc đánh giá và lựa chọn nguồn thông tin đáng tin cậy trong thực hành tra cứu thông tin trên lâm sàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ môn Dược lâm sàng, Trường đại học Dược Hà Nội (2006), Dược lâm sàng, NXB Y học. 2. Nguyễn Thị Vân Anh và cộng sự (2010), "Phân loại thông tin và nhu cầu thông tin thuốc tại một số khoa lâm sàng của Bệnh viện Bạch Mai", Tạp chí Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, 1(3), tr. 88-94. 3. Trung tâm DI & ADR Quốc gia (2009), "Đánh giá năng lực Quốc gia về thông tin thuốc và cảnh giác dược", Báo cáo kỹ thuật dự án gửi Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam. 4. Arguello B, et al (2007), "Clinical Pharmacology information in summaries of product characteristics and package inserts", Clinical Pharmacology & Therapeutics, 82(5), pp. 566-571. 5. Hands D, et al (2002), "A systemic review of the clinical and economic impact of drug information services on patient outcome", Pharmacy World & Science, 24(4), pp. 132-138. 6. Malone PM, Kier KL, Stanovich JE (2007), "Drug Information Resources", Drug Information: A Guide for Pharmacists 3rd edition, The McGraw-Hill Companies. 7. Spyker DA, et al (1999), "Assessment and reporting of clinical pharmacology information in drug labeling", Clinical Pharmacology and Therapeutics, 67, pp. 196-200. 8. Vidal L., et al (2005), "Systematic comparison of four sources of drug information regarding adjustment of dose for renal function", British Medical Journal, 331, pp. 263-266.