SlideShare a Scribd company logo
1 of 88
Download to read offline
3
6
www.vnha.org.vn
PHÂN HỘI NHỊP TIM VIỆT NAM
HỘI TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM
HỘI TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM
(TÓM TẮT)
2022
VỀ CHẨN ĐOÁN & XỬ TRÍ RUNG NHĨ
KHUYẾN CÁO CỦA
PHÂN HỘI NHỊP TIM VIỆT NAM,
HỘI TIM MẠCH VIỆT NAM (VNHRS/VNHA)
PHÂN LOẠI CÁC KHUYẾN CÁO VÀ CÁC MỨC ĐỘ CHỨNG CỨ
Phân loại các khuyến cáo
Định nghĩa
Ý nghĩa
ứng dụng
Phân
loại
các
khuyến
cáo
Loại I Chứng cứ và/hoặc đồng thuận
chung cho thấy biện pháp điều trị
hay thủ thuật là có lợi ích, hiệu quả
Được khuyến
cáo hoặc có chỉ
định áp dụng
Loại II Chứng cứ còn đối nghịch và/hoặc quan điểm còn
khác biệt về tính hữu ích/hiệu quả đối với biện pháp
điều trị hoặc thủ thuật đó
Loại IIa Chứng cứ/quan điểm ủng hộ tính
hữu ích/hiệu quả
Nên cân nhắc
dùng
Loại IIb Tính hữu ích/hiệu quả kém hơn
qua các chứng cứ/quan điểm
Có thể cân
nhắc dùng
Loại III Chứng cứ hoặc các đồng thuận
chung chỉ ra biện pháp điều trị
hoặc thủ thuật đó không hữu ích/
hiệu quả và trong một số trường
hợp có thể gây hại.
Không được
khuyến cáo
(Không dùng)
Các mức độ chứng cứ
Mức chứng cứ A Dữ liệu từ nhiều nghiên cứu lâm sàng ngẫu
nhiên hoặc phân tích tổng hợp
Mức chứng cứ B Dữ liệu từ một nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên
hoặc các nghiên cứu lớn không ngẫu nhiên
Mức chứng cứ C Đồng thuận của chuyên gia và/hoặc các nghiên
cứu nhỏ, nghiên cứu hồi cứu, nghiên cứu sổ bộ
1
BẢN TÓM TẮT
KHUYẾN CÁO CỦA PHÂN HỘI NHỊP TIM VIỆT NAM,
HỘI TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM
VỀ CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ RUNG NHĨ (2022)
Trưởng ban:
TS. Tôn Thất Minh
Đồng trưởng ban:
GS.TS. Đặng Vạn Phước
Các thành viên:
GS.TS. Nguyễn Lân Việt
GS.TS. Huỳnh Văn Minh
PGS.TS. Phạm Nguyễn Vinh
PGS.TS. Phạm Quốc Khánh
TS.BSCC. Trần Văn Đồng
PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng
TS. Phan Đình Phong
TS. Phạm Hữu Văn
TS. Phạm Trần Linh
TS. Phạm Trường Sơn
TS. Trần Song Giang
TS. Phạm Như Hùng
TS.Trương Quang Khanh
PGS.TS. Hoàng Anh Tiến
BSCK2. Hoàng Văn Quý
BSCK1. Đỗ Văn Bửu Đan
Ban thư ký:
ThS. Lê Võ Kiên
ThS. Viên Hoàng Long
ThS. Trần Tuấn Việt
ThS. Đặng Việt Phong
2
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3
LỜI MỞ ĐẦU 5
CÁC THÔNG ĐIỆP CHÍNH 6
1. ĐỊNH NGHĨA VÀ CHẨN ĐOÁN RUNG NHĨ 8
2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA RUNG NHĨ 10
3. PHÂN LOẠI, GÁNH NẶNG VÀ TIẾN TRIỂN CỦA
RUNG NHĨ
12
4. SÀNG LỌC RUNG NHĨ 15
5. THĂM KHÁM ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN RUNG NHĨ 19
6. XỬ TRÍ RUNG NHĨ: MÔ HÌNH TÍCH HỢP ABC 23
7. RUNG NHĨ TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP
ĐẶC BIỆT
73
3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
(bao gồm cả thuật ngữ viết tắt tiếng Anh và tiếng Việt)
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ACT Activated clotting time Thời gian đông máu hoạt hóa
AF Atrial fibrillation Rung nhĩ
AHRE Atrial high-rate episode(s) Cơn hoạt động điện nhĩ tần số
nhanh (ghi nhận trong bộ nhớ máy
tạo nhịp tim bởi dây điện cực gắn
ở tâm nhĩ)
CKD Chronic kidney disease Bệnh thận mạn
COPD Chronic obstructive pulmonary
disease
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
CrCl Creatinine clearance Độ thanh thải creatinine
CRT Cardiac resynchronization
therapy
Liệu pháp tái đồng bộ tim
CRT-D Cardiac resynchronization
therapy - Defillator
Liệu pháp tái đồng bộ tim kèm Phá
rung tự động
CRT-P Cardiac resynchronization
therapy - Pacemaker
Liệu pháp tạo nhịp tái đồng bộ tim
đơn thuần
CT Computed tomography Cắt lớp vi tính
ĐM Động mạch
ECG Electrocardiogram Điện tâm đồ
EF (LVEF) Ejection Fraction (Left
ventricular Ejection Fraction)
Phân suất tống máu thất trái
EHRA European Heart Rhythm
Association
Hội Nhịp tim Châu Âu
ESC European Society of
Cardiology
Hội Tim mạch Châu Âu
HCVC Hội chứng động mạch vành cấp
HCVM Hội chứng động mạch vành mạn tính
INR International normalized ratio Tỷ số chuẩn hóa quốc tế
4
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
LMWH Low Molecular Weight
Heparin
Heparin trọng lượng phân tử thấp
NOAC Non-vitamin K antagonist oral
anticoagulant
Thuốc chống đông đường uống
không kháng Vitamin K
NSAID Non-steroidal anti-
inflammatory drug
Thuốc chống viêm không steroid
NYHA New York Heart Association Hội Tim mạch New York
PSTM Phân suất tống máu
PSTMTT Phân suất tống máu thất trái
PVI Pulmonary vein isolation Cô lập tĩnh mạch phổi
RCT Randomized Controlled Trial Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên
có đối chứng
RN Rung nhĩ
TIA Transient ischaemic attack Cơn thiếu máu não thoáng qua
TLN Thông liên nhĩ
TM Tĩnh mạch
TTR Time in therapeutic range Thời gian trong khoảng điều trị
UFH Unfractionated Heparin Heparin không phân đoạn
ƯCMC Thuốc ức chế men chuyển dạng
Angiotensin
ƯCTT Thuốc ức chế thụ thể của AT1
của Angiotensin II
VKA Vitamin K antagonist Thuốc kháng đông loại kháng
Vitamin K
VNHA Vietnam Heart Association Hội Tim mạch Việt Nam
VNHRS Vietnam Heart Rhythm
Society
Phân hội Nhịp tim Việt Nam
XHNS Xuất huyết nội sọ
YTNC Yếu tố nguy cơ
5
LỜI MỞ ĐẦU
Rung nhĩ (RN) là rối loạn nhịp tim rất thường gặp, là gánh nặng
lớn gây bệnh tật và tử vong đối với cả hệ thống y tế toàn cầu trong
đó có Việt Nam.
RN là bệnh lý phức tạp đòi hỏi tiếp cận toàn diện và đa chuyên
khoa cũng như sự hợp tác chủ động, tích cực giữa người bệnh và
người thầy thuốc. Chăm sóc hiệu quả bệnh nhân rung nhĩ trong thực
hành lâm sàng hiện nay là một thách thức lớn nhưng cũng là yêu
cầu thiết yếu của tất cả các hệ thống y tế ở các quốc gia và khu vực.
Tại Việt Nam, rung nhĩ liên quan đến một số bệnh van tim hậu
thấp, bệnh tim bẩm sinh đang có xu hướng giảm dần so với trước
đây, trong khi đó, ngày càng gặp nhiều những trường hợp rung nhĩ
liên quan đến các bệnh tim mạch do xơ vữa và quá trình già hóa dân
số tương tự như mô hình bệnh tật các nước phát triển.
Năm 2016, Phân hội Nhịp tim Việt Nam (VNHRS) và Hội Tim
mạch Việt Nam (VNHA) đã xuất bản khuyến cáo về rung nhĩ như
một hướng dẫn chuyên môn áp dụng trên phạm vi cả nước. Từ đó
đến nay, đã có rất nhiều tiến bộ mới về chẩn đoán và xử trí rung nhĩ
cùng với nhiều bằng chứng khoa học đồ sộ mới được công bố trên
thế giới cũng như trong nước. Khuyến cáo về chẩn đoán và xử trí
rung nhĩ 2022 của VNHRS/VNHA sẽ tiếp nối tinh thần khuyến cáo
2016 cùng với nhiều điểm bổ sung, cập nhật. Mục đích khuyến cáo là
nhằm cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân RN một cách có hệ thống,
nâng cao giá trị người bệnh và cải thiện kết cục.
Bản tóm tắt khuyến cáo (pocket guidelines) được phát hành cùng
với bản toàn văn nhằm tạo thuận lợi cho việc tra cứu và tham khảo
của các thầy thuốc trong thực hành lâm sàng. Các bản điện tử của
khuyến cáo (dưới dạng PDF) sẵn có trên website của Hội Tim mạch
học Việt Nam vnha.org.vn.
6
CÁC THÔNG ĐIỆP CHÍNH
1 Chẩn đoán RN cần được xác nhận trên điện tâm đồ 12 chuyển đạo thông
thường hoặc bản ghi điện tim 1 chuyển đạo kéo dài ≥ 30 giây.
2 Phân tích đặc điểm RN theo cấu trúc, bao gồm yếu tố nguy cơ, mức độ triệu
chứng, gánh nặng rung nhĩ theo thời gian, cơ chất RN giúp cải thiện điều trị cá
thể hóa cho bệnh nhân RN.
3 Các thiết bị và công nghệ mới giúp sàng lọc và phát hiện RN như thiết
bị cấy ghép, thiết bị đeo được giúp cải thiện đáng kể khả năng chẩn đoán
RN trên các bệnh nhân có nguy cơ. Tuy nhiên phác đồ quản lý phù hợp dựa
trên các công cụ trên vẫn chưa hoàn thiện.
4 Quản lý toàn diện bệnh nhân RN rất quan trọng trong cải thiện kết cục.
5 Trong quá trình đưa ra các quyết định xử trí RN cần luôn cân nhắc các
ý kiến và lựa chọn của người bệnh. Đánh giá một cách hệ thống các kết cục
được báo cáo từ phía bệnh nhân có vai trò quan trọng trong lượng giá kết
quả điều trị.
6 Mô hình ABC giúp quản lý toàn diện rung nhĩ ở các tuyến y tế và các
chuyên khoa khác nhau.
7 Đánh giá nguy cơ huyết khối - tắc mạch trên lâm sàng bằng thang điểm
CHA2
DS2
-VASc là bước đầu tiên trong dự phòng huyết khối – tắc mạch của
bệnh nhân RN.
8 Trên bệnh nhân RN cần dùng chống đông đường uống để dự phòng đột
quỵ, ưu tiên sử dụng NOAC hơn là VKA nếu không có chống chỉ định.
9 Đánh giá nguy cơ xuất huyết bằng thang điểm nguy cơ (ví dụ HAS-BLED)
giúp xác định các yếu tố nguy cơ xuất huyết thay đổi và không thay đổi được
trên bệnh nhân RN.
10 Nguy cơ xuất huyết cao không phải là chống chỉ định của điều trị chống
đông. Thay vào đó cần giải quyết các yếu tố nguy cơ xuất huyết thay đổi được,
có kế hoạch tái khám sớm và thường xuyên hơn với những bệnh nhân có nguy
cơ xuất huyết cao.
11 Kiểm soát tần số thất là một chiến lược trong điều trị RN, và trong nhiều
trường hợp đủ để cải thiện triệu chứng liên quan RN.
7
12 Chỉ định chính của kiểm soát nhịp bằng chuyển nhịp, dùng thuốc chống
loạn nhịp và/hoặc triệt đốt qua đường ống thông là nhằm giảm triệu chứng liên
quan đến RN và cải thiện chất lượng cuộc sống.
13 Khi quyết định dùng thuốc chống loạn nhịp lâu dài cần cân bằng giữa
gánh nặng triệu chứng với tác dụng không mong muốn hoặc có hại của thuốc
(đặc biệt nguy cơ gây loạn nhịp khác), tác dụng phụ ngoài tim và lựa chọn của
bệnh nhân.
14 Triệt đốt RN qua đường ống thông là phương pháp có hiệu quả cao trong ngăn
ngừa RN tái phát. Khi được thực hiện bởi thủ thuật viên có kinh nghiệm, triệt đốt
RN qua đường ống thông an toàn và hiệu quả hơn so với thuốc chống loạn nhịp.
15 Các yếu tố tái phát RN chính cần được đánh giá và cân nhắc khi đưa ra
quyết định can thiệp cho bệnh nhân.
16 Ở bệnh nhân RN có phân suất tống máu thất trái bình thường, triệt đốt qua
đường ống thông không làm giảm tử vong hay đột quỵ. Ở bệnh nhân RN có
bệnh cơ tim do nhịp nhanh, triệt đốt qua đường ống thông giúp đảo ngược rối
loạn chức năng thất trái trong đa số trường hợp.
17 Giảm cân nặng trong trường hợp thừa cân, quản lý chặt chẽ các yếu tố
nguy cơ, tránh các yếu tố khởi kích RN giúp cải thiện khả năng kiểm soát nhịp.
18 Xác định, xử trí các yếu tố nguy cơ và bệnh đồng mắc là một phần quan
trọng trong điều trị RN.
19 Với bệnh nhân RN có hội chứng mạch vành cấp (HCVC) đã được can
thiệp ĐM vành qua da không biến chứng, nên cân nhắc dừng sớm aspirin và
chuyển sang chiến lược kháng tiểu cầu hai thuốc gồm một chống đông đường
uống và một thuốc ức chế P2Y12
.
20 Bệnh nhân tiến triển thành RN lâm sàng cần được theo dõi thường xuyên
để phát hiện sự có mặt cũng như thay đổi của nguy cơ huyết khối - tắc mạch
(tức thay đổi điểm CHA2
DS2
-VASc). Ở bệnh nhân có AHRE dài (đặc biệt > 24
giờ) và điểm CHA2
DS2
-VASc cao, cân nhắc dùng chống đông đường uống
nếu mang lại lợi ích lâm sàng tổng thể, sau khi giải thích và được đồng thuận
từ bệnh nhân.
8
1. ĐỊNH NGHĨA VÀ CHẨN ĐOÁN RUNG NHĨ
1.1. Định nghĩa
Bảng 1. Định nghĩa rung nhĩ
Định nghĩa
Rung
nhĩ
Là một rối loạn nhịp nhanh trên thất với hoạt động điện hỗn
loạn tại tâm nhĩ, dẫn tới co bóp tâm nhĩ không hiệu quả.
Các đặc điểm điện tâm đồ của RN:
• Khoảng R-R không đều hay loạn nhịp hoàn toàn
(nếu vẫn còn dẫn truyền nhĩ thất).
• Không có hình thái sóng P lặp lại rõ ràng, và
• Hoạt động nhĩ không đều.
Các thuật ngữ đang dùng
RN lâm
sàng
Là RN có hoặc không triệu chứng được ghi nhận trên điện
tâm đồ bề mặt.
Để chẩn đoán RN lâm sàng cần bản ghi điện tâm đồ
12 chuyển đạo tiêu chuẩn hoặc băng ghi điện tâm đồ 1
chuyển đạo trong ít nhất 30 giây.
Cơn
hoạt
động
điện nhĩ
tần số
nhanh
(AHRE),
RN
dưới
lâm
sàng
Là các trường hợp không có triệu chứng liên quan tới RN
và RN lâm sàng CHƯA từng được ghi nhận (không có bản
điện tâm đồ bề mặt nào ghi được RN).
AHRE (Cơn hoạt động điện nhĩ tần số nhanh) – Là các
sự kiện được ghi nhận bằng thiết bị điện tử cấy ghép trong
tim có khả năng tự động theo dõi và lưu trữ hoạt động điện
tâm nhĩ thông qua điện cực đặt tại tâm nhĩ. AHRE được
chẩn đoán dựa theo tiêu chuẩn có sẵn hoặc cài đặt của
thiết bị, tuy nhiên cần kiểm tra kỹ từng bản ghi cụ thể để
loại trừ nhiễu/dương tính giả.
RN dưới lâm sàng bao gồm các cơn AHRE được xác
nhận là RN, cuồng nhĩ; hoặc các cơn nhanh nhĩ/RN ghi
nhận qua các thiết bị theo dõi cấy ghép/đeo ngoài và được
xác nhận bằng hình ảnh điện đồ trong tim hoặc bản ghi
điện tâm đồ.
9
Tiêu chuẩn tần số được cài đặt trên thiết bị để chẩn đoán AHRE là
≥ 175 lần/phút.
Tiêu chuẩn về thời gian của AHRE thường được cài đặt ≥ 5 phút
(chủ yếu để loại trừ nhiễu).
1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán rung nhĩ
Cần ghi nhận được RN trên điện tâm đồ bề mặt. Theo đồng thuận,
chẩn đoán RN lâm sàng khi ghi được cơn kéo dài ít nhất 30 giây.
Bảng 2. Khuyến cáo về chẩn đoán RN
Khuyến cáo
Mức
khuyến
cáo
Cấp độ
bằng
chứng
Cần có điện tâm đồ bề mặt để chẩn đoán
rung nhĩ
• Chẩn đoán RN lâm sàng dựa vào một
bản ghi điện tâm đồ 12 chuyển đạo tiêu
chuẩn, hoặc bản ghi điện tâm đồ một chuyển
đạo kéo dài ≥ 30 giây không có sóng P lặp lại
rõ ràng và các khoảng R-R không đều (nếu
vẫn còn dẫn truyền nhĩ-thất).
I B
1.3. Chẩn đoán cơn tần số nhĩ cao (AHRE)/ Rung nhĩ dưới
lâm sàng
Nhiều thiếu bị cấy ghép hoặc thiết bị ghi điện tâm đồ ngoài da lưu
động có khả năng phát hiện AHRE/RN dưới lâm sàng (Hình 1).
Khi thiết bị đeo ghi ngoài da/cấy ghép phát hiện được AHRE/RN
dưới lâm sàng, bác sĩ cần phân tích lại điện đồ/điện tâm đồ để loại
trừ nhiễu hoặc chẩn đoán nhầm.
10
Hình 1. Chẩn đoán AHRE/RN dưới lâm sàng (theo ESC 2020)
2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA RUNG NHĨ
Bệnh nhân RN có thể có nhiều mức độ triệu chứng khác nhau,
nhưng 50-87% số trường hợp không triệu chứng trong giai đoạn
đầu. Triệu chứng của cơn RN mới khởi phát chưa được nghiên cứu
đầy đủ và có thể ảnh hưởng bởi điều trị. RN tái phát thường có tỷ lệ
không triệu chứng cao hơn. Các biến cố liên quan đến RN có thể gặp
bao gồm: Đột quỵ não/tắc mạch, rối loạn chức năng thất trái và suy
tim, tăng tỷ lệ nhập viện, giảm chất lượng cuộc sống, rối loạn nhận
thức/sa sút trí tuệ, tử vong.
11
Hình 2. Triệu chứng của rung nhĩ và các kết cục liên quan đến RN
(theo ESC 2020)
12
3. PHÂN LOẠI, GÁNH NẶNG VÀ TIẾN TRIỂN CỦA RUNG NHĨ
3.1. Phân loại rung nhĩ
Bảng 3. Khuyến cáo về đánh giá đặc điểm rung nhĩ một cách
hệ thống
Khuyến cáo
Mức
khuyến
cáo
Cấp độ
bằng
chứng
Cần cân nhắc đánh giá các đặc điểm của RN
trên mọi bệnh nhân (bao gồm đánh giá nguy
cơ đột quỵ, mức độ triệu chứng, gánh nặng
RN, cơ chất RN) trong quản lý bệnh nhân RN
ở các tuyến y tế, giúp đưa ra quyết định điều trị
và chăm sóc tối ưu.
IIa C
Bảng 4. Phân loại rung nhĩ
Hình thái
rung nhĩ
Định nghĩa
Được chẩn
đoán lần
đầu
RN chưa từng được chẩn đoán trước đó, bất kể thời
gian diễn biến, mức độ/sự tồn tại triệu chứng liên
quan đến RN.
RN cơn RN tự kết thúc hoặc được chuyển nhịp xoang trong
vòng 7 ngày từ khi xuất hiện.
RN dai
dẳng
RN kéo dài liên tục hơn 7 ngày, bao gồm những cơn
chuyển về nhịp xoang (bằng thuốc hoặc shock điện)
sau ≥ 7 ngày.
13
Hình thái
rung nhĩ
Định nghĩa
RN dai
dẳng kéo
dài
RN kéo dài liên tục > 12 tháng tính đến thời điểm lựa
chọn chiến lược kiểm soát nhịp.
RN vĩnh
viễn
RN được chấp nhận bởi bệnh nhân và bác sỹ,
không còn phù hợp cho các nỗ lực chuyển nhịp
xoang hoặc duy trì nhịp xoang. RN vĩnh viễn phản
ánh thái độ tiếp cận của bệnh nhân và bác sỹ hơn
là đặc điểm sinh lý bệnh, và do đó thuật ngữ này
không nên sử dụng trong các trường hợp quyết
định kiểm soát nhịp bằng thuốc hay triệt đốt. Nếu
vẫn cân nhắc kiểm soát nhịp, RN sẽ được phân loại
là “RN dai dẳng kéo dài”.
Các thuật ngữ nên loại bỏ
RN đơn độc Thuật ngữ có tính lịch sử. Hiểu biết hiện nay cho thấy
RN trong mọi trường hợp đều có nguyên nhân.
RN có/
không bệnh
van tim
Phân biệt bệnh nhân RN có hẹp hai lá vừa/nặng và
van tim nhân tạo với các bệnh nhân RN khác. Thuật
ngữ có thể gây hiểu nhầm.
RN mạn
tính
Đã có nhiều định nghĩa mới thay thế
3.2. Đánh giá gánh nặng rung nhĩ
Gánh nặng RN trên lâm sàng thường được xác định bởi diễn biến
thời gian, mức độ gây triệu chứng, nguy cơ tắc mạch, sự thay đổi cấu
trúc và chức năng cơ nhĩ.
14
Hình
3.
Sơ
đồ
4S-AF
đánh
giá
gánh
nặng
rung
nhĩ
15
3.3. Tiến triển của rung nhĩ
Tiến triển từ RN cơn sang RN dai dẳng hoặc dai dẳng kéo dài
(hoặc từ RN dưới lâm sàng thành RN lâm sàng) thường phản ánh
tiến triển của tái cấu trúc tâm nhĩ hoặc bệnh lý cơ tim tâm nhĩ.
Đánh giá tiến triển của RN phụ thuộc vào quãng thời gian theo dõi
nhịp tim và các cơ chất rối loạn nhịp. Tỷ lệ tiến triển của RN kịch phát
thành rung nhĩ kéo dài hơn được báo cáo hàng năm dao động từ < 1%
tới 15% (lên tới 27-36% trong các nghiên cứu theo dõi ≥ 10 năm). Các
yếu tố nguy cơ của tiến triển RN bao gồm tuổi, suy tim, tăng huyết áp,
bệnh thận mạn, bệnh phổi mạn tính, đái tháo đường, tiền sử đột quỵ
và kích thước nhĩ trái; trong khi đó giá trị dự đoán của các chỉ dấu sinh
học vẫn chưa rõ ràng. Tuổi cao có liên quan đến RN vĩnh viễn, đồng
thời nhiều yếu tố khác cũng gây ra sự tiến triển bệnh thông qua sự tái
cấu trúc cơ chất. Tiến triển của RN sang thể dai dẳng/vĩnh viễn có liên
quan tới tăng các biến cố tim mạch, nhập viện và tử vong, nhưng vẫn
chưa rõ sự tiến triển này là yếu tố quyết định hay chỉ là phản ánh tình
trạng bệnh lý/cơ chất nền đang diễn biến xấu đi.
4. SÀNG LỌC RUNG NHĨ
Vấn đề sàng lọc rung nhĩ trong thực hành lâm sàng ngày càng
được chú trọng do nhiều nguyên nhân: tỷ lệ RN tăng, phát hiện RN
ở 10% bệnh nhân nhồi máu não không tìm ra nguyên nhân trước đó,
RN không triệu chứng có tỷ lệ cao, cơ hội ngăn ngừa đột quỵ liên
quan RN nhờ điều trị phù hợp và sự ra đời của các công cụ mới giúp
phát hiện RN.
4.1. Các công cụ sàng lọc
Các ứng dụng quản lý sức khỏe phát triển mạnh mẽ trên thiết bị
di động giúp gia tăng phát hiện RN. Khi phát hiện RN bằng công cụ
sàng lọc (bao gồm cả thiết bị di động hoặc lưu động), vẫn cần điện
tâm đồ 1 chuyển đạo kéo dài ≥ 30 giây hoặc 12 chuyển đạo có RN
được phân tích bởi bác sỹ có chuyên môn về điện tâm đồ để chẩn
đoán xác định. Khi RN được phát hiện không thông qua điện tâm đồ
16
(ví dụ cảm biến quang học) hoặc điện tâm đồ của thiết bị không chắc
chắn thì cần phải chẩn đoán xác định qua các phương pháp ghi điện
tim khác (ví dụ điện tim 12 chuyển đạo, Holter điện tim 24 giờ).
4.2. Cách thức và chiến lược sàng lọc rung nhĩ
Có hai chiến lược sàng lọc bao gồm sàng lọc cơ hội hoặc sàng
lọc hệ thống trên bệnh nhân trên độ tuổi nhất định (thường ≥ 65 tuổi)
hoặc có các đặc điểm gợi ý nguy cơ đột quỵ cao, bằng cách ghi điện
tâm đồ 30 giây từng thời điểm riêng rẽ hoặc lặp lại trong vòng 2 tuần.
Bảng 5. Khuyến cáo về sàng lọc phát hiện rung nhĩ
Khuyến cáo
Mức
khuyến
cáo
Cấp độ
bằng
chứng
Sàng lọc cơ hội RN bằng phương pháp bắt
mạch hoặc bản ghi điện tâm đồ một chuyển đạo
trên bệnh nhân ≥ 65 tuổi.
I B
Kiểm tra định kỳ máy tạo nhịp và máy phá rung
tự động để phát hiện AHRE
I B
Khuyến cáo khi sàng lọc RN:
- Đối tượng sàng lọc được giải thích về tầm
quan trọng của phát hiện RN và các tiếp cận
điều trị.
- Có phương án chuyển bệnh nhân sàng
lọc dương tính tới các cơ sở chuyên khoa để
khẳng định chẩn đoán và xử trí tối ưu.
- Chẩn đoán xác định RN chỉ khi bác sỹ đọc
bản ghi điện tâm đồ một chuyển đạo ≥ 30 giây
hoặc điện tâm đồ 12 chuyển đạo và khẳng
định là RN.
I B
Cân nhắc sàng lọc hệ thống RN ở người ≥ 75
tuổi hoặc có nguy cơ đột quỵ cao
IIa B
17
Hình 4. Các hệ công cụ để sàng lọc rung nhĩ. Bắt mạch, máy đo huyết áp
tự động, các thiết bị ghi điện tâm đồ một chuyển đạo, các thiết bị dùng
cảm biến quang học (PPG), các loại cảm biến khác ứng dụng trong điện
thoại thông minh, vòng đeo tay, đồng hồ thông minh (theo ESC 2020)
18
Có thể phát hiện RN qua các bản ghi điện tâm đồ hoặc cảm biến
quang học của đồng hồ thông minh. Các thiết bị đeo được như đồng
hồ thông minh có khả năng theo dõi tần số mạch tự động bằng cảm
biến quang học vào báo cáo cho người dùng khi thấy mạch không
đều (dựa theo thuật toán đặc biệt phân tích biến thiên tần số mạch).
Bảng 6. Độ nhạy và đặc hiệu của các phương tiện sàng lọc RN
(lấy điện tâm đồ 12 chuyển đạo làm tiêu chuẩn vàng)
Độ nhạy
Độ đặc
hiệu
Bắt mạch 87-97% 70-81%
Theo dõi huyết áp tự động 93-100% 86-92%
Điện tâm đồ một chuyển đạo 94-98% 76-95%
Ứng dụng trên điện thoại thông minh 91,5-98.5% 91,4-100%
Đồng hồ thông minh 97-99% 83-94%
©ESC
2020
Sàng lọc RN
Nguy cơ
- Kết quả bất thường có thể
gây hoang mang lo lắng
- Phân tích nhầm ĐTĐ có thể
dẫn đến chẩn đoán và điều trị
quá mức
- ĐTĐ có thể phát hiện các bất
thường khác (sai hoặc đúng)
có thể dẫn đến các thăm dò
xâm lấn hoặc điều trị nhầm dẫn
đến các tai biến khó lường
Lợi ích
Giúp ngăn ngừa:
- Đột quị/tắc mạch hệ thống bằng cách dùng chống đông đường
uống ở BN nguy cơ cao
- Các đợt tái phát triệu chứng
Giảm nguy cơ/đảo ngược:
- Tái cấu trúc điện học/cơ học mô tâm nhĩ
- Rối loạn huyết động liên quan đến RN
- Bệnh cơ tim tâm nhĩ/tâm thất do nhịp nhanh
Ngăn ngừa/giảm thiểu:
- Tỉ lệ nhập viện, tử vong, tàn tật... do RN
Giảm thiểu:
- Các kết cục liên quan đến những bệnh/rối loạn hay đi kèm với
RN mà phát hiện được nhờ quá trình sàng lọc RN
Hình 5. Lợi ích và nguy cơ của sàng lọc rung nhĩ (theo ESC 2020)
19
5. THĂM KHÁM ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN RUNG NHĨ
Do thường gặp trên bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ tim mạch
hoặc bệnh đồng mắc, RN có thể là chỉ dấu của một tình trạng bệnh
chưa được chẩn đoán nào đó. Vì vậy, mọi bệnh nhân RN đều cần
được thăm khám toàn diện về tim mạch.
Một “gói” thăm khám thường quy với bệnh nhân RN cần bao gồm
tiền sử bệnh lý, các bệnh lý đồng mắc, hình thái RN, nguy cơ đột
quỵ, triệu chứng liên quan RN, biến cố huyết khối-tắc mạch, rối loạn
chức năng thất trái. Cần làm điện tâm đồ 12 chuyển đạo trên mọi
bệnh nhân RN để khẳng định chẩn đoán, xác định tần số thất, rối
loạn dẫn truyền kèm theo, dấu hiệu thiếu máu cơ tim hoặc bệnh lý
cấu trúc. Cần làm các xét nghiệm cận lâm sàng (chức năng tuyến
giáp, thận, điện giải, công thức máu) và siêu âm tim qua thành ngực
(đánh giá kích thước và chức năng thất trái, kích thước nhĩ trái, bệnh
lý van tim, kích thước và chức năng tâm thu thất phải) để định hướng
điều trị. Tùy vào từng bệnh nhân cụ thể mà có thể chỉ định thêm một
số thăm dò cần thiết khác. Đa số bệnh nhân RN sẽ cần tái khám định
kỳ để đảm bảo duy trì điều trị tối ưu.
5.1. Triệu chứng và mức độ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống của rung nhĩ
Mức độ nghiêm trọng của rung nhĩ có thể từ không triệu chứng
tới mất khả năng duy trì sinh hoạt bình thường, mặt khác quyết
định kiểm soát nhịp hay không (bao gồm cả triệt đốt qua đường ống
thông) tùy thuộc vào mức độ triệu chứng, do vậy cần đánh giá triệu
chứng RN dựa trên thang điểm của Hội Nhịp tim Châu Âu (EHRA)
(Bảng 6). Mối liên quan của triệu chứng với RN (đặc biệt nếu triệu
chứng không đặc hiệu như khó thở, mệt mỏi, nặng ngực) cũng cần
phải làm rõ để không bỏ sót các nguy cơ tim mạch và bệnh lý đồng
mắc khác chưa được phát hiện hoặc điều trị chưa tối ưu.
20
Bảng 7. Thang điểm triệu chứng EHRA
Điểm
Mức độ triệu
chứng
Mô tả
1 Không RN không gây ra bất kì triệu chứng nào
2a Nhẹ Hoạt động hàng ngày không bị ảnh hưởng
bởi triệu chứng liên quan RN
2b Trung bình Hoạt động hàng ngày không bị ảnh hưởng
bởi triệu chứng liên quan RN, nhưng triệu
chứng gây khó chịu cho bệnh nhân
3 Nặng Hoạt động hàng ngày bị ảnh hưởng bởi
triệu chứng liên quan RN
4 Mất khả năng Phải dừng hoạt động hàng ngày
Sáu triệu chứng (bao gồm hồi hộp trống ngực, mệt mỏi, chóng
mặt, khó thở, tức ngực, lo lắng khi RN) được đánh giá dựa theo mức
độ ảnh hưởng: từ không ảnh hưởng tới mất khả năng sinh hoạt bình
thường.
5.2. Cơ chất rung nhĩ
Cơ chất của RN liên quan tới giãn và xơ hóa nhĩ trái, dẫn tới rối
loạn chức năng nhĩ trái và gây block trong dẫn truyền xung động-cơ
học tâm nhĩ. Các thăm dò hình ảnh không xâm lấn có thể cung cấp
đầy đủ thông tin về bất thường cấu trúc tâm nhĩ (Hình 9).
Trên một số bệnh nhân, có thể sử dụng siêu âm tim qua thực
quản (TOE) để đánh giá bệnh lý van tim hoặc huyết khối tiểu nhĩ
trái; chụp cắt lớp vi tính giúp đánh giá hệ ĐM vành; CT/MRI não
trong trường hợp khi ngờ có đột quỵ. Một số thông số có thể dự
đoán nguy cơ đột quỵ: giãn nhĩ trái, âm cuộn trong nhĩ trái, giảm
sức căng nhĩ trái, huyết khối tiểu nhĩ trái, giảm tốc độ đỉnh dòng
máu tống khỏi tiểu nhĩ trái (< 20cm/s), tiểu nhĩ trái không có dạng
“cánh gà” trên CT.
21
©ESC
2020
Đánh giá thất phải và
màng ngoài tim
Tái cấu trúc nhĩ trái
liên quan đến RN
Giãn và thay đổi hình dạng
Siêu âm tim qua
thành ngực/thực quản
Chụp CLVT tim
Chụp CHT tim
Thăm dò điện sinh lý
Xơ hóa
Phát hiện huyết khối
nhĩ trái/tiểu nhĩ
Giải phẫu
Cấu trúc
Chức năng
Giá trị của thăm dò
CĐHA nhĩ trái trong RN
Giá trị của các thăm dò
CĐHA trong RN
Thay đổi điện sinh lý học,
khả năng trữ máu, luân
chuyển máu
Các thăm dò CĐHA nâng cao
- Siêu âm Doppler mô, đo sức căng nhĩ trái
- CHT ngấm thuốc muộn, hình ảnh thì T1
- CLVT thăm dò cơ chất
Đánh giá kích thước,
hình dạng
và chức năng thất trái
Đánh giá kích thước,
hình dạng
và chức năng thất trái
Hình 6. Chẩn đoán hình ảnh trong RN. Hình ảnh giải phẫu cho biết kích
thước, hình thái và mức độ xơ hóa nhĩ trái. CLVT và CHT giúp đánh giá
giãn nhĩ trái chính xác nhất. Siêu âm tim qua thành ngực 2D hoặc (tốt
hơn là) 3D được sử dụng trong thăm khám thường quy. Thể tích nhĩ trái
bình thường trên siêu âm tim 3D là 15-42 mL/m2
da với nam và 15-39 mL/
m2
da với nữ. Cộng hưởng từ tăng tín hiệu muộn với gadolinium có thể
đánh giá xơ hóa nhĩ trái trong một số báo cáo nhưng hiếm khi được ứng
dụng trên lâm sàng. Các thăm dò hình ảnh chức năng bao gồm siêu
âm Doppler mô (TDI) và đo sức căng. Siêu âm Doppler mô đo tốc độ cơ
tim thì tâm thu và tâm trương, trong khi đó sức căng nhĩ trái phản ánh
sự co bóp chủ động của tâm nhĩ. Khoảng PA-TDI phản ánh độ trễ điện
học-cơ học trong tâm nhĩ (hay tổng thời gian dẫn truyền xung động
trong nhĩ trái, đo từ khởi đầu sóng P trên điện tâm đồ đến thời điểm sóng
A’[tốc độ đỉnh tâm nhĩ] trên TDI). Thâm nhiễm nhĩ trái bởi mỡ thượng
tâm mạc có thể là một chỉ dấu viêm sớm và phát hiện được trên CLVT
hoặc CHT tim. Có thể dựng được giải phẫu các tĩnh mạch phổi trước
triệt đốt RN bằng CLVT hoặc CHT tim (theo ESC 2020)
22
Bảng 8. Khuyến cáo về thăm khám đánh giá bệnh nhân rung nhĩ
Khuyến cáo
Mức
khuyến
cáo
Cấp độ
bằng
chứng
Trên bệnh nhân RN, khuyến cáo:
• Đánh giá các triệu chứng liên quan RN
(bao gồm mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, hồi
hộp trống ngực, tức ngực) và lượng giá mức
độ triệu chứng bằng thang điểm EHRA sửa đổi
trước và sau khởi trị.
• Đánh giá các triệu chứng liên quan RN
trước và sau chuyển nhịp với RN dai dẳng giúp
hỗ trợ quyết định lựa chọn chiến lược kiểm
soát nhịp.
I C
©ESC
2020
Tất cả bệnh nhân RN Theo dõi có kế hoạch
Những bệnh nhân RN
chọn lọc
Khai thác bệnh sử
- Các triệu chứng liên quan
đến RN
- Phân loại RN
- Các bệnh đồng mắc
- Điểm CHA2
DS2
VASc
ĐTĐ 12 chuyển đạo
Thăm dò chức năng tuyến
giáp, thận, điện giải đồ,
công thức máu
Siêu âm tim qua thành ngực
- Đảm bảo bệnh nhân được
quản lý tối ưu
- Bác sĩ tim mạch/ chuyên
gia về RN phối hợp trong
quá trình theo dõi cùng với
điều dưỡng được đào tạo
chuyên sâu
Theo dõi ĐTĐ lưu động:
- Hiệu quả của kiểm soát tần số
- Mối quan hệ giữa triệu chứng
lâm sàng và RN tái phát
Siêu âm tim qua thực quản
- Bệnh van tim
- Huyết khối tiểu nhĩ trái
Troponin T-hs, BNP/NT-proBNP
Đánh giá chức năng nhận thức
Chụp động mạch vành:
- Ở những bệnh nhân nghi ngờ
có bệnh mạch vành
CLVT/CHT sọ não:
- Ở những bệnh nhân nghi ngờ
đột quị
CHT nhĩ trái ngấm thuốc muộn:
- Giúp đưa ra quyết định trong
điều trị RN
Hình 7. Các thăm dò chẩn đoán và theo dõi trên bệnh nhân RN
(theo ESC 2020)
23
6. XỬ TRÍ RUNG NHĨ: MÔ HÌNH TÍCH HỢP ABC
Mô hình ABC (A – Chống đông/Phòng đột quỵ [Anticoagulation/
Avoid Stroke], B – Điều trị giảm triệu chứng [Better symptom
management], C – Tối ưu xử trí bệnh tim mạch và bệnh lý đồng mắc
[Cardiovascular and Comobidity optimization])
©ESC
2020
Treat AF: The ABC pathway
A
Anticoagulation/
Avoid stroke
B
Better
symptom
control
C
Comorbidities/
Cardiovascular
risk factor
management
C
CC Đến ABC
Characterise AF (the 4S-AF scheme)
1 băng ĐTĐ 12 chuyển đạo hoặc đoạn ghi ĐTĐ ≥ 30s
Nguy cơ đột quỵ
(điểm CHA2DS2VASc...)
Mức độ nặng của
triệu chứng (điểm EHRA...)
Gánh nặng RN (tổng thời gian,
có tự cắt cơn không...)
Đặc điểm cơ chất (tuổi,
bệnh đồng mắc,
giãn nhĩ trái,...)
Xác định chẩn đoán
Đánh giá gánh nặng rung nhĩ
Điều trị RN: Phác đồ ABC
A- Dùng thuốc chống đông/
Ngăn ngừa đột quị
1. Nhận diện những bệnh nhân
ít nguy cơ (CHA2
DS2
VASc = 0
ở nam, 1 ở nữ).
2. Đề nghị điều trị chống đông
ngừa đột quị nếu
CHA2
DS2
VASc ≥ 1 (nam)/2 (nữ).
Đánh giá nguy cơ chảy máu
3. Chọn giữa kháng Vitamin K
hoặc NOAC
B- Kiểm soát triệu chứng
Đánh giá triệu chứng và
nguyện vọng của bệnh
nhân
Kiểm soát tần số tối ưu
Cân nhắc chiến lược kiểm
soát nhịp (thuốc kiểm soát
nhịp, chuyển nhịp, triệt đốt)
C- Kiểm soát các bệnh
đồng mắc, các yếu tố
nguy cơ tim mạch
Thay đổi lối sống (kiểm
soát cân nặng, tập thể dục
thể thao, hạn chế sử dụng
chất kích thích...)
Hình 8. Mô hình CC - ABC (xác định chẩn đoán, đánh giá gánh nặng
rung nhĩ - tiến tới điều trị) (theo ESC 2020)
24
6.1. A – Chống đông/Phòng đột quỵ (Anticoagulation/Avoid
stroke)
Phần này đề cập đến RN không kèm theo hẹp van hai lá nặng
hoặc van tim nhân tạo.
Hình 9. Sơ đồ 3 bước trong phân tầng nguy cơ đột quỵ
và điều trị chống đông dự phòng trên bệnh nhân RN
Bước đầu tiên trong quyết định dùng chống đông/dự phòng đột
quỵ là xác định các bệnh nhân nguy cơ thấp và không cần dùng thuốc.
Bước hai là cân nhắc sử dụng chống đông đường uống cho bệnh
nhân có ≥ 1 yếu tố nguy cơ đột quỵ mà yếu tố đó không phải giới
tính (mức độ bằng chứng khác nhau do nhiều thử nghiệm lâm sàng
25
lấy bệnh nhân có ≥ 2 yếu tố nguy cơ, còn phân tích dưới nhóm/dữ
liệu quan sát lấy ≥ 1 yếu tố nguy cơ).
Bước ba là lựa chọn loại chống đông: NOAC (thường là lựa chọn
đầu tay do hiệu quả tốt, an toàn, tiện lợi) hoặc VKA (với TTR > 70%).
6.1.1. Đánh giá nguy cơ đột quỵ
Nhìn chung rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần, tuy
nhiên con số thực tế còn phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ cụ
thể. Thang điểm CHA2
DS2
-VASc được khuyến cáo để đánh giá
nguy cơ đột quỵ, tắc mạch ở bệnh nhân rung nhĩ.
Bảng 9. Thang điểm CHA2
DS2
-VASc
Điểm CHA2DS2-
VASc
Yếu tố nguy cơ
và định nghĩa
Số
điểm
Ghi chú
C – Congestive
heart failure
Suy tim trên lâm sàng,
hoặc triệu chứng
khách quan của rối
loạn chức năng thất
trái mức độ vừa tới
nặng, hoặc bệnh cơ
tim phì đại
1 Mới xuất hiện suy tim mất bù (bất kể
EF, nghĩa là gồm suy tim EF giảm lẫn
EF bảo tồn), hoặc có bằng chứng của
giảm chức năng tâm thu thất trái vừa
đến nặng trên chẩn đoán hình ảnh (kể
cả không triệu chứng), hoặc bệnh cơ
tim phì đại đều làm tăng nguy cơ đột
quỵ và do vậy cần dùng chống đông.
H – Hypertension
Tăng huyết áp hoặc
đang dùng thuốc điều
trị tăng huyết áp
1 Tiền sử tăng huyết áp có thể dẫn tới
các biến đổi về mạch máu gây tăng
nguy cơ đột quỵ và huyết áp dù đang
được kiểm soát tốt vẫn có thể bất
thường theo thời gian. Đích huyết áp
tối ưu giúp giảm tối đa nguy cơ nhồi
máu não, tử vong và các biến cố tim
mạch khác là 120-129/<80 mmHg.
26
Điểm CHA2DS2-
VASc
Yếu tố nguy cơ
và định nghĩa
Số
điểm
Ghi chú
A – Age
Tuổi từ 75 trở lên
2 Tuổi là yếu tố nguy cơ đột quỵ quan
trọng, đa số nghiên cứu cho thấy nguy
cơ bắt đầu tăng từ 65 tuổi trở lên.
Nguy cơ liên quan tới tuổi là biến liên
tục, nhưng để đơn giản hóa thì 65-
74 tuổi được chấm 1 điểm, ≥ 75 tuổi
được chấm 2 điểm.
D - Diabetes mellitus
Đái tháo đường, đang
điều trị bằng thuốc hạ
đường huyết và/hoặc
insulin hoặc đường
máu lúc đói > 125 mg/
dL (7 mmol/L)
1 Đái tháo đường vốn được biết tới là
nguy cơ đột quỵ từ lâu, các nghiên cứu
gần đây cho thấy nguy cơ đột quỵ còn
liên quan đến thời gian mắc đái tháo
đường (tiền sử mắc càng lâu, nguy cơ
huyết khối tắc mạch càng cao) và tổn
thương cơ quan đích hiện có (ví dụ
bệnh võng mạc). Nguy cơ huyết khối/
tắc mạch do RN gần như tương đương
ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 và
2, tuy nhiên ở bệnh nhân RN < 65 tuổi
thì đái tháo đường type 2 có nguy cơ
đột quỵ cao hơn một chút so với type 1.
S - Stroke
Tiền sử đột quỵ, TIA,
hoặc huyết khối tắc
mạch
2 Tiền sử đột quỵ, TIA hoặc tắc mạch hệ
thống là nguy cơ rất cao với nhồi máu
não, và do vậy được chấm 2 điểm.
Mặc dù không được cho vào các thử
nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối
chứng, bệnh nhân RN bị xuất huyết nội
sọ (bao gồm đột quỵ xuất huyết não)
có nguy cơ nhồi máu não sau đó rất
cao, các nghiên cứu quan sát gần đây
cho thấy những bệnh nhân này có thể
được hưởng lợi từ dùng chống đông.
27
Điểm CHA2DS2-
VASc
Yếu tố nguy cơ
và định nghĩa
Số
điểm
Ghi chú
V - Vascular disease
Bệnh mạch máu:
bệnh ĐM vành (hẹp
đáng kể trên phim
chụp mạch), tiền sử
nhồi máu cơ tim,
bệnh ĐM ngoại vi,
mảng xơ vữa ĐM chủ
1 Bệnh mạch máu (bệnh mạch ngoại vi
hoặc nhồi máu cơ tim) làm tăng 17-
22% nguy cơ đột quỵ, đặc biệt ở bệnh
nhân châu Á. ĐM vành hẹp đáng kể
trên phim chụp mạch cũng là yếu tố
nguy cơ độc lập của nhồi máu não
trên bệnh nhân RN (tỷ lệ phát sinh
hiệu chỉnh 1,29 - 95% CI [1.08 – 1.53]).
Mảng xơ vữa phức tạp trên ĐM chủ
xuống cũng là chỉ dấu cho bệnh mạch
máu đáng kể và yếu tố quan trọng dự
báo nhồi máu não.
A – Tuổi 65-74 1 Như trình bày ở trên. Các dữ liệu mới
trên người châu Á cho thấy nguy cơ đột
quỵ tăng từ 50-55 tuổi và có thể dùng
phiên bản CHA2
DS2
-VASc sửa đổi trên
bệnh nhân châu Á.
Sc – Sex category
Giới tính nữ
1 Là yếu tố điều chỉnh nguy cơ hơn là
yếu tố nguy cơ độc lập.
Điểm tối đa 9
6.1.2. Đánh giá nguy cơ xuất huyết
Cần đánh giá nguy cơ xuất huyết khi bắt đầu sử dụng các thuốc
chống đông máu. Cùng với các yếu tố nguy cơ thay đổi được, các
yếu tố không thay đổi được/thay đổi được một phần có vai trò quan
trọng dẫn đến biến cố xuất huyết. Sử dụng thang điểm HAS-BLED
đánh giá nguy cơ xuất huyết.
28
Bảng 10. Các yếu tố nguy cơ xuất huyết trên lâm sàng trong
thang điểm HAS-BLED
Yếu tố nguy cơ và định nghĩa Điểm
H – Uncontrolled hypertension
Tăng huyết áp không kiểm soát (HA tâm thu > 160mmHg)
1
A – Abnormal renal and/or hepatic function
Bất thường chức năng thận và/hoặc gan: Lọc máu, ghép
gan/thận, creatinine máu > 200 µmol/L, xơ gan, bilirubin
> 2 lần ngưỡng bình thường trên, AST/ALT/ALP > 3 lần
ngưỡng bình thường trên
1 điểm
cho
mỗi bất
thường
S – Stroke
Tiền sử đột quỵ nhồi máu não hoặc xuất huyết nãoa
1
B – Bleeding history or predisposition
Tiền sử hoặc có khuynh hướng xuất huyết: Tiền sử xuất
huyết nặng hoặc có thiếu máu hoặc giảm tiểu cầu nặng
1
L – Labile INRb
INR không ổn định (TTR: thời gian duy trì INR trong khoảng
điều trị < 60% ở bệnh nhân dùng VKA)
1
E – Elderly
Tuổi cao (> 65 tuổi hoặc thể trạng rất già yếu)
1
D – Drug or excessive alcohol drinking
Đang dùng các thuốc kháng tiểu cầu hoặc NSAIDs; và/
hoặc sử dụng nhiều rượu mỗi tuầnc
1 điểm
mỗi
mục
Tổng điểm 9
a
Đột quỵ xuất huyết não cũng được chấm 1 điểm ở mục ‘B’
b
Chỉ áp dụng khi bệnh nhân dùng VKA
c
Lạm dụng hoặc dùng quá nhiều rượu là tiêu thụ lượng rượu lớn
(ví dụ > 14 đơn vị/tuần) mà bác sĩ cho rằng có thể ảnh hưởng tới sức
khỏe và nguy cơ xuất huyết.
29
Bảng 11. Khuyến cáo về dự phòng biến cố huyết khối - tắc mạch
trên bệnh nhân rung nhĩ
Khuyến cáo
Mức
khuyến
cáo
Cấp độ
bằng
chứng
Trong dự phòng đột quỵ trên bệnh nhân rung
nhĩ bằng chống đông đường uống, ưu tiên sử
dụng NOAC hơn là VKA (trừ trường hợp bệnh
nhân có van tim nhân tạo hoặc hẹp vừa/khít
van hai lá).
I A
Khuyến cáo tiếp cận dựa theo yếu tố nguy cơ khi
đánh giá nguy cơ đột quỵ, sử dụng thang điểm
CHA2
DS2
-VASc để xác định các bệnh nhân nguy
cơ thấp (0 điểm ở nam và 1 điểm ở nữ) không
nên dùng các biện pháp chống huyết khối.
I A
Khuyến cáo dự phòng đột quỵ bằng thuốc chống
đông đường uống ở bệnh nhân RN có điểm
CHA2
DS2
-VASc ≥ 2 ở nam và ≥ 3 ở nữ.
I A
Cân nhắc dùng chống đông ở bệnh nhân RN có
CHA2
DS2
-VASc bằng 1 ở nam hoặc bằng 2 ở nữ
để dự phòng đột quỵ.
Quyết định điều trị cần cá thể hóa theo tổng lợi
ích lâm sàng và giá trị cũng như ưu tiên của
bệnh nhân.
IIa B
Khuyến cáo đánh giá nguy cơ xuất huyết dựa
theo thang điểm để xác định các yếu tố nguy cơ
thay đổi và không thay đổi được trên mọi bệnh
nhân rung nhĩ, nhằm xác định các bệnh nhân
nguy cơ chảy máu cao để thăm khám sớm và
thường xuyên hơn.
I B
30
Khuyến cáo
Mức
khuyến
cáo
Cấp độ
bằng
chứng
Để đánh giá nguy cơ xuất huyết bài bản dựa theo
thang điểm, khuyến cáo sử dụng thang điểm
HAS-BLED để xác định các yếu tố nguy cơ thay
đổi được và các bệnh nhân nguy cơ chảy máu
cao (HAS-BLED ≥ 3 điểm) cần phải thăm khám
thường xuyên hơn.
IIa B
Cần đánh giá nguy cơ đột quỵ và xuất huyết định
kỳ để định hướng quyết định điều trị (ví dụ khởi
trị chống đông nếu bệnh nhân không còn thuộc
nhóm nguy cơ thấp) và xác định các yếu tố nguy
cơ xuất huyết thay đổi được.
I B
Ở bệnh nhân RN có nguy cơ đột quỵ ban đầu
thấp, nên đánh giá lại nguy cơ đột quỵ sau 4-6
tháng.
IIa B
Đích INR là 2,0 – 3,0 nếu sử dụng VKA, với thời
gian trong khoảng điều trị (TTR) ≥ 70%.
I B
Ở bệnh nhân dùng VKA mà thời gian INR trong
khoảng điều trị thấp (TTR < 70%), khuyến cáo:
Chuyển sang NOAC, nhưng cần đảm bảo tuân
thủ và duy trì điều trị.
I B
Thực hiện các biện pháp cải thiện TTR (ví dụ giáo
dục/tư vấn, xét nghiệm INR thường xuyên hơn).
IIa B
Không khuyến khích dùng kháng tiểu cầu đơn
thuần (aspirin đơn trị liệu hoặc kết hợp với
clopidogrel) để dự phòng đột quỵ trên bệnh nhân
RN.
III A
Nếu không có chống chỉ định tuyệt đốt với chống
đông đường uống, không nên dùng nguy cơ xuất
huyết ước tính để định hướng quyết định điều trị
chống đông trong dự phòng đột quỵ.
III A
31
Khuyến cáo
Mức
khuyến
cáo
Cấp độ
bằng
chứng
Hình thái lâm sàng của RN (phát hiện lần đầu, kịch
phát, dai dẳng, dai dẳng kéo dài, vĩnh viễn) không
nên ảnh hưởng tới chỉ định dự phòng huyết khối.
III B
Khuyến cáo về bít hoặc loại bỏ tiểu nhĩ trái
Cân nhắc bít tiểu nhĩ trái để dự phòng đột quỵ
trên bệnh nhân RN có chống chỉ định với điều
trị chống đông kéo dài (ví dụ xuất huyết não
mà không có nguyên nhân đảo ngược được).
IIb B
Có thể cân nhắc bít hoặc loại bỏ tiểu nhĩ trái bằng
phẫu thuật để dự phòng đột quỵ trên bệnh nhân
RN trải qua phẫu thuật tim.
IIb C
Chống đông kháng Vitamin K
So với nhóm chứng hoặc giả dược, chống đông đường uống
kháng vitamin K (VKA, đa số là warfarin) giúp giảm nguy cơ đột quỵ
64% và tử vong 26%. Nhóm thuốc này vẫn được sử dụng ở nhiều
bệnh nhân RN trên toàn thế giới. Hiện nay VKA vẫn là biện pháp
chống đông duy nhất chứng minh an toàn ở bệnh nhân có bệnh van
hai lá do thấp và/hoặc van tim nhân tạo.
Warfarin là loại thuốc chống đông kháng Vitamin K phổ biến nhất
trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam không phổ biến loại thuốc này trên
thị trường. Acenocoumarol, hay được biết đến với tên thương mại
Sintrom là loại thuốc chống đông đường uống loại kháng Vitamin K
phổ biến nhất ở Việt Nam.
Đánh giá hiệu quả điều trị của VKA bằng xét nghiệm INR. Mục tiêu
INR trong hầu hết các trường hợp rung nhĩ đang điều trị VKA là từ
2,0 – 3,0. Đối với van hai lá cơ học, mục tiêu INR là 2,5 – 3,5. Khi xét
32
nghiệm INR 2 lần liên tiếp, cách nhau 3 ngày, INR trong khoảng mục
tiêu cần đạt, có thể coi đã đạt được “sự ổn định” của liều chống đông
và có thể cho bệnh nhân ra viện (nếu đang nằm nội trú) hoặc quyết
định tần suất xét nghiệm thưa hơn. Đối với các bệnh nhân đã xác
định được liều VKA “ổn định”, có thể xét nghiệm INR theo dõi định kỳ
với tần suất 4 tuần/lần.
Chống đông đường uống không kháng Vitamin K (NOAC)
Trong bốn nghiên cứu bản lề, apixaban, dabigatran, edoxaban và
rivaroxaban cho thấy không kém hơn warfarin về vai trò dự phòng
đột quỵ/tắc mạch hệ thống. Một phân tích gộp 4 nghiên cứu này
cho thấy NOAC giảm nguy cơ đột quỵ/tắc mạch tới 19% (có ý nghĩa
thống kê), giảm nguy cơ xuất huyết não 51%; nguy cơ dự phòng tắc
mạch não tương đương so với VKA, tuy nhiên NOAC làm giảm 10%
tử vong do mọi nguyên nhân. Tỷ lệ xuất huyết nặng ở NOAC thấp
hơn 14% nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, các
nghiên cứu cũng ghi nhận tỷ lệ xuất huyết tiêu hóa cao hơn 25% so
với warfarin.
Nguy cơ tương đối của xuất huyết nặng ở NOAC thấp hơn đáng
kể nếu khi dùng warfarin với INR kiểm soát kém (TTR < 66%). Phân
tích tổng hợp từ năm thử nghiệm RELY, ROCKET-AF, J-ROCKET
AF, ARISTOTLE, ENGAGE AF TIMI 48 cho thấy so với warfarin,
NOAC liều tiêu chuẩn trên bệnh nhân châu Á tỏ ra an toàn và hiệu
quả hơn so với bệnh nhân chủng tộc khác.
Dữ liệu quan sát sau thương mại hóa của dabigatran, rivaroxaban,
edoxaban, apixaban so với warfarin cho kết quả tương đồng với các
thử nghiệm ngẫu nhiên pha III. Với những bằng chứng rõ ràng như
vậy, bệnh nhân RN cần được lựa chọn NOAC để dự phòng đột quỵ/
tắc mạch.
Tỷ lệ duy trì điều trị NOAC nhìn chung cao hơn VKA, do đặc
33
điểm dược lực học ưu thế hơn, hiệu quả và an toàn tốt hơn, đặc
biệt trên những bệnh nhân dễ tổn thương như người cao tuổi, suy
thận, có tiền sử đột quỵ, .v.v.. Mặc dù bệnh nhân suy thận giai đoạn
cuối bị loại khỏi các thử nghiệm pha III, có thể sử dụng apixaban,
rivaroxaban, edoxaban trên bệnh nhân suy thận nặng (mức lọc cầu
thận 15-30 mL/phút tính bằng phương trình Cockcroft-Gault) sau khi
chỉnh giảm liều phù hợp. Trên thực tế, NOAC có xu hướng bị giảm
liều không đúng chỉ định dẫn tới tăng nguy cơ đột quỵ/tắc mạch,
nhập viện, tử vong trong khi việc giảm liều này không giúp giảm nguy
cơ xuất huyết. Do vậy phác đồ NOAC cần được tối ưu dựa theo hiệu
quả và tính an toàn của từng loại thuốc trên từng nhóm bệnh nhân
khác nhau (Bảng 12).
Chống chỉ định với chống đông đường uống, bao gồm: xuất huyết
nặng đang tiến triển (cần xác định và xử trí điểm chảy máu), các bệnh
lý liên quan (ví dụ giảm tiểu cầu nặng < 50 tiểu cầu/µL, thiếu máu nặng
đang làm chẩn đoán), biến cố xuất huyết nặng vừa xảy ra (ví dụ xuất
huyết não). Có thể cân nhắc những biện pháp phòng đột quỵ không
dùng thuốc trên các bệnh nhân này.
Bảng 12. Tiêu chuẩn chọn liều cho NOAC
Dabigatran Rivaroxaban Apixaban Edoxaban
Liều
tiêu
chuẩn
150 mg x 2
lần/ngày
20 mg x 1
lần/ngày
5 mg x 2
lần/ngày
60 mg x 1
lần/ngày
Liều
thấp
110 mg x 2
lần/ngày
Liều
giảm
15 mg x 1
lần/ngày
2.5 mg x 2
lần/ngày
30 mg x 1
lần/ngày
34
Dabigatran Rivaroxaban Apixaban Edoxaban
Tiêu
chuẩn
giảm
liều
Dabigatran
dùng liều
110 mg x 2
lần/ngày với
bệnh nhân:
Tuổi ≥ 80
Đang dùng
verapamil,
hoặc
Nguy cơ
xuất huyết
cao
MLCT 15 - 49
mL/phút
Ít nhất 2
trong 3 tiêu
chuẩn:
Tuổi ≥ 80
Cân nặng ≤
60 kg, hoặc
Creatinine
máu ≥ 1.5
mg/dL (133
µmol/L)
Nếu có bất kỳ
tiêu chuẩn:
MLCT 15 - 50
mL/phút
Cân nặng ≤
60 kg
Đang dùng
dronedarone,
cyclosporine,
erythromycin,
hoặc
ketoconazole
MLCT: mức lọc cầu thận
6.2. B – Điều trị giảm nhẹ triệu chứng rung nhĩ
6.2.1. Kiểm soát tần số
Kiểm soát tần số đáp ứng thất là một phần trong quản lý RN và
thường đủ để cải thiện triệu chứng liên quan đến RN. Hiện tại rất ít
bằng chứng mạnh về phương pháp và mức độ kiểm soát tần số tối ưu.
6.2.1.1. Khoảng tần số thất tối ưu/mục tiêu
Tần số thất tối ưu trong RN vẫn chưa rõ ràng. Trong thử nghiệm lâm
sàng ngẫu nhiên RACE II với bệnh nhân RN vĩnh viễn, không có khác
biệt về kết cục lâm sàng tổng hợp (gồm mức độ NYHA hoặc nhập
viện) giữa nhóm kiểm soát tần số chặt chẽ (tần số tim < 80 lần/phút khi
nghỉ và < 110 lần/phút khi vận động mức độ trung bình) và nhóm kiểm
soát không quá chặt chẽ (tần số tim < 110 lần/phút).
6.2.1.2. Thuốc dùng trong kiểm soát tần số
Có thể sử dụng chẹn beta, digoxin, diltiazem, verapamil hoặc
phối hợp thuốc để kiểm soát tần số thất (Bảng 13). Một số thuốc
chống loạn nhịp (AAD) cũng có khả năng hạn chế tần số thất (ví dụ
amiodarone, dronedarone, sotalol), tuy nhiên nên dành những thuốc
35
này để kiểm soát nhịp. Lựa chọn thuốc kiểm soát tần số phụ thuộc
vào triệu chứng, bệnh đồng mắc và các tác dụng không mong muốn
có thể gặp (Bảng 13).
Chẹn beta giao cảm thường là lựa chọn đầu tay để kiểm soát tần
số thất, chủ yếu do tác dụng giảm tần số cấp tính tốt. Đáng chú ý là
vẫn chưa rõ liệu hiệu quả cải thiện tiên lượng của chẹn beta trên bệnh
nhân suy tim EF giảm ở bệnh nhân RN có tương tự như ở bệnh nhân
nhịp xoang hay không.
Thuốc chẹn kênh calci nhóm non-dihydropyridine (NDCC):
verapamil và diltiazem có thể kiểm soát tần số ở mức chấp nhận được
và cải thiện triệu chứng liên quan RN khi so sánh với chẹn beta.
Digoxin và digitoxin không hiệu quả trên bệnh nhân có tăng trương
lực giao cảm. Digoxin liều thấp có thể cải thiện tiên lượng.
Amiodarone là lựa chọn cuối cùng để kiểm soát tần số khi mà phối
hợp các thuốc khác thất bại, đồng thời bệnh nhân không phù hợp để
kiểm soát tần số bằng biện pháp can thiệp (đốt nút nhĩ-thất + cấy máy
tạo nhịp) và chấp nhận tác dụng không mong muốn của thuốc.
6.2.1.3. Kiểm soát tần số trong tình huống cấp cứu
Ở tình huống cấp cứu, luôn phải tìm các nguyên nhân gây tăng nhịp
tim như nhiễm khuẩn hoặc thiếu máu. Ưu tiên lựa chọn chẹn beta,
diltiazem hoặc verapamil hơn là digoxin vì tác dụng nhanh và hiệu quả
khi trương lực giao cảm cao. Loại thuốc (Bảng 13 và Hình 11) và tần
số tim đích phụ thuộc vào đặc điểm bệnh nhân, triệu chứng, EF thất
trái, huyết động; tuy nhiên kiểm soát tần số vừa phải thường vẫn chấp
nhận được (Hình 10). Có thể phải phối hợp các thuốc với nhau. Trên
bệnh nhân suy tim EF giảm, nên sử dụng chẹn beta, digitalis hoặc
phối hợp 2 nhóm này. Có thể truyền amiodarone tĩnh mạch ở bệnh
nhân tình trạng bệnh nặng hoặc chức năng tâm thu thất trái giảm
nặng. Ở bệnh nhân huyết động không ổn định cần cân nhắc chuyển
nhịp cấp cứu.
36
Bảng
13.
Các
thuốc
kiểm
soát
tần
số
thất
trong
rung
nhĩ
a
Liều
truyền
tĩnh
mạch
Liều
duy
trì
đường
uống
Chống
chỉ
định
Chẹn
beta
giao
cảm
b
Metoprolol
tartrate
Bolus
2,5
–
5
mg
TTM;
tối
đa
4
liều
25
-
100mg
x
2
lần/ngày
Sử
dụng
chẹn
beta
chọn
lọc
β1
ở
bệnh
nhân
hen.
Chống
chỉ
định
ở
suy
tim
cấp
và
bệnh
nhân
có
tiền
sử
co
thắt
phế
quản
nghiêm
trọng
Metoprolol
XL
(succinate)
N/A
50
-
400mg
x
1
lần/ngày
Bisoprolol
N/A
1.25
-
20
mg
x
1
lần/ngày
Atenolol
c
N/A
25
-
100
mg
x
1
lần/ngày
Esmolol
Bolus
500
µg/kg
TTM
trong
một
phút,
sau
đó
duy
trì
50-300
µg/
kg/phút
N/A
Landiolol
Bolus
100
µg/kg
TTM
trong
một
phút,
sau
đó
duy
trì
10-40
µg/kg/
phút;
ở
bệnh
nhân
suy
tim
1-10
µg/kg/phút
N/A
Nebivolol
N/A
2,5-10
mg
x
1
lần/ngày
Carvedilol
N/A
3,125-50
mg
x
2
lần/ngày
Chẹn
kênh
calci
nhóm
non-dihydropyridine
37
Liều
truyền
tĩnh
mạch
Liều
duy
trì
đường
uống
Chống
chỉ
định
Verapamil
Bolus
2,5-10
mg
TTM
trong
5
phút
40
mg
x
2
lần/ngày
tới
480
mg
(dạng
phóng
thích
chậm)
Chống
chỉ
định
trong
suy
tim
EF
giảm.
Chỉnh
liều
nếu
bệnh
nhân
suy
gan/thận
Diltiazem
Bolus
0,25
mg/kg
TTM
trong
5
phút,
sau
đó
duy
trì
5-15
mg/h
60
mg
x
3
lần/ngày
tới
360
mg
(dạng
phóng
thích
chậm)
Digitalis
glycoside
Digoxin
Bolus
0.5
mg
TTM
(0,75
–
1,5
mg
trong
24
giờ
chia
làm
nhiều
liều)
0,0625
–
0,25
mg
x
1
lần/
ngày
Nồng
độ
trong
máu
cao
liên
quan
tới
tăng
tỷ
lệ
tử
vong.
Kiểm
tra
chức
năng
thận
trước
khi
dùng
thuốc
và
chỉnh
liều
trên
bệnh
nhân
suy
thận
mạn.
Digitoxin
0,4
–
0,6
mg
0,05
–
0,1
mg
x
1
lần/ngày
Nồng
độ
trong
máu
cao
liên
quan
tới
tăng
tỷ
lệ
tử
vong.
Các
thuốc
khác
Amiodarone
300
mg
TTM
(pha
với
250
mL
Glucose
5%)
truyền
trong
30-60
phút
(tốt
nhất
qua
đường
tĩnh
mạch
trung
tâm),
sau
đó
900-1200
mg
TTM
trong
24
giờ
(pha
loãng
500-1000
mL,
truyền
qua
tĩnh
mạch
trung
tâm)
200
mg
x
1
lần/ngày.
sau
khi
nạp
3
x
200
mg
trong
4
tuần,
sau
đó
200
mg
mỗi
ngày
d
(giảm
liều
các
thuốc
kiểm
soát
tần
số
khác
theo
tần
số
tim)
Chỉ
dùng
khi
không
còn
lựa
chọn
nào
khác
trên
bệnh
nhân
có
bệnh
tuyến
giáp
38
a
Tất cả các thuốc kiểm soát tần số đều chống chỉ định trong hội
chứng Wolff-Parkinson-White, kể cả aminodarone truyền tĩnh mạch.
b
Các loại chẹn beta khác không được liệt kê vì không được khuyến
cáo dùng trong kiểm soát tần số RN (ví dụ propranolol hay labetalol).
c
Không có dữ liệu cho atenolol, không nên dùng trên bệnh nhân
suy tim EF giảm.
d
Có thể có nhiều phác đồ liều nạp, nên cân nhắc liều truyền đường
tĩnh mạch khi tính toán tổng liều nạp.
6.2.1.4. Đốt nút nhĩ thất và cấy máy tạo nhịp
Triệt đốt nút nhĩ thất và cấy máy tạo nhịp có thể giúp kiểm soát
tần số thất khi dùng thuốc thất bại. Thủ thuật tương đối an toàn và
có tỷ lệ biến chứng lẫn tỷ lệ tử vong lâu dài thấp, đặc biệt nếu máy
tạo nhịp được cấy trước khi đốt nút một vài tuần và tần số tạo nhịp
ban đầu sau đốt cài đặt ở 70-90 lần/phút. Thủ thuật không làm giảm
chức năng thất trái, thậm chí còn cải thiện EF trên một số bệnh
nhân. Đa số nghiên cứu tuyển chọn những bệnh nhân cao tuổi có
kỳ vọng sống hạn chế. Trên bệnh nhân trẻ, chỉ nên cân nhắc đốt
nút nhĩ-thất nếu cần kiểm soát tần số sớm và xem xét kỹ các biện
pháp dùng thuốc lẫn không dùng thuốc khác. Phương pháp tạo
nhịp (tạo nhịp thất phải hoặc tạo nhịp hai buồng thất) phụ thuộc vào
đặc điểm bệnh nhân. Tạo nhịp bó His hoặc nhánh trái bó His sau
đốt nút nhĩ-thất là phương án hứa hẹn và đang được đánh giá trong
một số nghiên cứu.
Trên bệnh nhân RN vĩnh viễn có triệu chứng nặng và có ít nhất 1 lần
nhập viện do suy tim, triệt đốt nút nhĩ-thất kèm cấy máy tái đồng bộ tim
(CRT) có thể được ưu tiên.
39
Bảng 14. Khuyến cáo về kiểm soát tần số thất trên bệnh nhân
rung nhĩ
Khuyến cáo
Mức
khuyến
cáo
Cấp độ
bằng
chứng
Chẹn beta giao cảm, verapamil và diltiazem là
lựa chọn đầu tay để kiểm soát tần số thất trên
bệnh nhân RN có EF ≥ 40%
I B
Khuyến cáo dùng chẹn beta và/hoặc digoxin để
kiểm soát tần số trên bệnh nhân RN có EF < 40%
I B
Cân nhắc phối hợp các thuốc kiểm soát tần số
thất* nếu không đạt được tần số tim mục tiêu với
một thuốc
IIa B
Cân nhắc mục tiêu ban đầu trong kiểm soát tần
số là tần số thất lúc nghỉ < 110 lần/phút (chiến
lược kiểm soát lỏng lẻo)
IIa B
Cân nhắc triệt đốt nút nhĩ-thất để kiểm soát tần số
trên bệnh nhân không đáp ứng/không dung nạp
với các biện pháp kiểm soát tần số và kiểm soát
nhịp tích cực, không phù hợp để kiểm soát nhịp
bằng triệt đốt nhĩ trái, và chấp nhận bệnh nhân sẽ
phải phụ thuộc máy tạo nhịp.
IIa B
Có thể cân nhắc truyền amiodarone tĩnh mạch để
kiểm soát tần số tim cấp tính trên bệnh nhân rối
loạn huyết động hoặc giảm EF nặng
IIb B
*Cần theo dõi kỹ tần số tim trên Holter điện tim 24 giờ để phát hiện
nhịp chậm khi phối hợp chẹn beta và verapamil hoặc diltiazem.
40
Hình
10.
Phác
đồ
kiểm
soát
tần
số
thất
ở
bệnh
nhân
RN
41
Hình
11.
Lựa
chọn
thuốc
kiểm
soát
tần
số.
42
a
Đánh giá lại trên lâm sàng nên tập trung vào tần số tim lúc nghỉ,
triệu chứng liên quan rung/cuồng nhĩ và chất lượng sống. Trong
trường hợp kiểm soát tần số chưa tối ưu (tần số tim lúc nghỉ > 110
lần/phút), triệu chứng xấu đi hoặc giảm chất lượng sống, cần cân
nhắc điều trị bậc 2 hoặc bậc 3.
b
Theo dõi sát khi điều trị phối hợp chẹn beta và chẹn kênh canci,
đeo Holter điện tim 24 giờ để phát hiện nhịp chậm.
6.2.2. Kiểm soát nhịp
Kiểm soát nhịp là chiến lược cố gắng phục hồi và duy trì nhịp xoang,
có thể phối hợp nhiều phương pháp bao gồm: sốc điện chuyển nhịp,
dùng thuốc chống loạn nhịp, triệt đốt qua đường ống thông. Chiến
lược kiểm soát nhịp được thực hiện song song với kiểm soát tần số,
dự phòng đột quỵ và dự phòng toàn diện các bệnh lý tim mạch (điều
trị nguyên nhân, bao gồm thay đổi lối sống và kiểm soát ngừng thở
khi ngủ) (Hình 15).
6.2.2.1 Chỉ định kiểm soát nhịp
Chỉ định chính của kiểm soát nhịp là giảm triệu chứng liên quan
đến RN và cải thiện chất lượng cuộc sống. Trong trường hợp còn
phân vân, có thể thử chuyển nhịp xoang rồi đánh giá đáp ứng của
bệnh nhân. Cần cân nhắc các yếu tố ủng hộ chiến lược kiểm soát
nhịp (Hình 12).
Bảng 15. Khuyến cáo về kiểm soát nhịp
Khuyến cáo
Mức
khuyến
cáo
Cấp độ
bằng
chứng
Khuyến cáo lựa chọn kiểm soát nhịp để cải thiện
triệu chứng và chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân RN có triệu chứng lâm sàng.
I A
43
Hình 12. Chiến lược kiểm soát nhịp.
LAVI: chỉ số thể tích nhĩ trái, PVI: cô lập TM phổi.
a
Cân nhắc chuyển nhịp xoang để đánh giá trường hợp bệnh nhân
đã thích nghi với giảm khả năng gắng sức/lao động trí óc với rung
nhĩ hay không.
6.2.2.2. Chuyển nhịp
■ Chuyển nhịp cấp cứu hoặc có chọn lọc
Chuyển nhịp cấp cứu chỉ định trên bệnh nhân rung nhĩ có huyết
động không ổn định, thường sử dụng shock điện chuyển nhịp đồng
bộ. Chuyển nhịp có chuẩn bị là tình huống chuyển nhịp có thể lên kế
hoạch để tiến hành sau nhiều giờ.
44
Huyết khối nhĩ trái là chống chỉ định của chuyển nhịp có chuẩn bị.
Cần đánh giá nguy cơ huyết khối/tắc mạch quanh thủ thuật và duy
trì chống đông đường uống bất kể phương pháp chuyển nhịp (bằng
thuốc hay shock điện).
Hình 13. Lược đồ về quyết định chuyển nhịp RN tùy thuộc lâm sàng, thời
điểm khởi phát, tình trạng chống đông và các yếu tố nguy cơ đột quỵ
■ Shock điện chuyển nhịp
Có thể tiến hành shock điện chuyển nhịp an toàn trên bệnh nhân được
an thần với midazolam và/hoặc propofol hoặc etomidate. Máy shock điện
2 pha hiệu quả hơn 1 pha trong chuyển nhịp rung nhĩ và nên được dùng
45
thường quy. Chọn chế độ shock điện đồng bộ. Có thể chọn mức năng
lượng khởi đầu 100 Joules và có thể tăng dần tới 150-200 Joules nếu
lần shock đầu thất bại. Cần theo dõi huyết áp và SpO2
trong lúc làm
thủ thuật. Bỏng da là biến chứng ít gặp. Cần chuẩn bị sẵn atropine,
isoproterenol hoặc tạo nhịp tạm thời qua da phòng trường hợp nhịp
chậm sau shock. Một số dữ liệu thấy rằng bản cực shock đặt ở vị trí
trước-sau giúp khôi phục nhịp xoang hiệu quả hơn. Tuy nhiên, một
số nghiên cứu khác cho thấy các vị trí đặt bản cực shock khác nhau
không quá ảnh hưởng đến hiệu quả của phát shock.
■ Chuyển nhịp bằng thuốc (bao gồm “thuốc bỏ túi”)
Chuyển nhịp có chuẩn bị bằng thuốc được chỉ định trên bệnh nhân
huyết động ổn định. Hiệu quả thực sự của biện pháp này có thể bị
nhiễu bởi 76-83% bệnh nhân nhập viện do RN mới khởi phát thường
tự về nhịp xoang trong vòng 48 giờ (10-18% trong vòng 3 giờ, 55-66%
trong 24 giờ, 69% trong 48 giờ). Do vậy, chiến lược “chờ đợi và quan
sát” (thường trong vòng < 24 giờ) có thể cân nhắc trên bệnh nhân mới
xuất hiện rung nhĩ vì không kém hơn chuyển nhịp sớm.
Lựa chọn thuốc chuyển nhịp phụ thuộc vào chẩn đoán và mức độ
bệnh tim mạch kèm theo (Bảng 17), chuyển nhịp bằng thuốc thường
hiệu quả hơn với RN mới xuất hiện.
Bảng 16. Khuyến cáo về chuyển nhịp
Khuyến cáo
Mức
khuyến
cáo
Cấp độ
bằng
chứng
Để chuyển nhịp bằng thuốc với RN mới xuất
hiện, khuyến cáo truyền TM vernakalant (chống
chỉ định với bệnh nhân suy tim nặng hoặc vừa
có hội chứng vành cấp), hoặc flecainide, hoặc
propafenone (chống chỉ định với bệnh tim cấu
trúc nặng).
I A
46
Khuyến cáo
Mức
khuyến
cáo
Cấp độ
bằng
chứng
Amiodarone truyền TM được dùng để chuyển
nhịp trên bệnh nhân RN có suy tim hoặc bệnh
tim cấu trúc, nếu bệnh nhân không cần chuyển
nhịp gấp.
I A
Chuyển nhịp RN (bằng thuốc hay shock điện)
được khuyến cáo trên bệnh nhân RN dai dẳng
có triệu chứng như một phần của chiến lược
kiểm soát nhịp
I B
Chuyển nhịp bằng thuốc thực hiện trên bệnh
nhân RN có huyết động ổn định, sau khi đánh
giá nguy cơ huyết khối-tắc mạch
I B
Cân nhắc điều trị trước bằng thuốc chống
loạn nhịp (amiodarone, flecainide, ibutilide,
propafenone) để tăng khả năng chuyển nhịp
thành công.
IIa B
Ở một số bệnh nhân RN mới xuất hiện mà cơn
RN thưa, không có bệnh tim cấu trúc hay thiếu
máu cơ tim đáng kể, có thể tự chuyển nhịp
ngoại trú bằng flecainide hoặc propafenone
đường uống (chiến lược “thuốc bỏ túi”), tuy
nhiên trước đó phải đánh giá hiệu quả và tính
an toàn.
IIa B
Trên bệnh nhân có hội chứng suy nút xoang, rối
loạn dẫn truyền nhĩ-thất hoặc khoảng QTc dài
(> 500ms), không nên chuyển nhịp bằng thuốc
trừ khi đã cân nhắc tới nguy cơ gây rối loạn nhịp
và nhịp chậm.
III C
47
Bảng
17.
Các
thuốc
chống
loạn
nhịp
dùng
để
phục
hồi
nhịp
xoang
(chuyển
nhịp
bằng
thuốc)
Thuốc
Đường
dùng
Liều
chuyển
nhịp
khởi
đầu
Liều
chuyển
nhịp
tiếp
theo
Tỷ
lệ
thành
công
ngắn
hạn
và
thời
gian
tới
khi
có
nhịp
xoang
Chống
chỉ
định/thận
trọng/chú
ý
Flecainide
a
Uống
b
Truyền
TM
200-300
mg
2
mg/kg
trong
10
phút
-
59-78%
(51%
sau
3h,
72%
sau
8h)
Không
nên
dùng
trên
bệnh
nhân
thiếu
máu
cơ
tim
và/hoặc
bệnh
tim
cấu
trúc
nặng
Propafenone
a
Uống
b
Truyền
TM
450-600
mg
1,5
–
2
mg/
kg
trong
10
phút
-
Uống:
45-55%
sau
3h,
69-78%
sau
8h;
Truyền
TM:
43-89%,
sau
tối
đa
6h.
Có
thể
gây
tụt
huyết
áp,
xuất
hiện
cuồng
nhĩ
dẫn
truyền
1:1
ở
3,5
–
5,0%
bệnh
nhân.
Flecainide
có
thể
làm
QRS
giãn
nhẹ
KHÔNG
dùng
để
chuyển
nhịp
cuồng
nhĩ.
Vernakalant
c
Truyền
TM
3
mg/kg
trong
10
phút
2
mg/kg
trong
10
phút
(sau
liều
đầu
10-15
phút)
<
1
h
(50%
chuyển
nhịp
trong
vòng
10
phút).
Không
dùng
trên
bệnh
nhân
tụt
huyết
áp
(HA
tâm
thu
<
100
mmHg),
mới
mắc
hội
chứng
vành
cấp
(trong
vòng
1
tháng),
suy
tim
NYHA
III-IV,
QT
dài,
hẹp
chủ
khít.
Có
thể
gây
tụt
áp,
kéo
dài
đoạn
QT,
là
QRS
giãn
rộng,
gây
tim
nhanh
thất
không
dai
dẳng.
48
Thuốc
Đường
dùng
Liều
chuyển
nhịp
khởi
đầu
Liều
chuyển
nhịp
tiếp
theo
Tỷ
lệ
thành
công
ngắn
hạn
và
thời
gian
tới
khi
có
nhịp
xoang
Chống
chỉ
định/thận
trọng/chú
ý
Amiodarone
Truyền
TM
5
–
7
mg/
kg
trong
1-2
giờ
50
mg/kg
(tối
đa
1,2
mg
trong
24h)
44%
(Sau
8-12h
hoặc
vài
ngày)
Có
thể
gây
viêm
tĩnh
mạch
(nên
truyền
ở
mạch
ngoại
vi
lớn,
tránh
truyền
liên
tục
quá
24h,
nên
dùng
bơm
duy
trì
tốc
độ).
Có
thể
gây
tụt
áp,
nhịp
chậm/block
nhĩ-thất,
kéo
dài
đoạn
QT
Nguy
cơ
nhiễm
độc
giáp
→
Chỉ
dùng
ở
bệnh
nhân
có
bệnh
tuyến
giáp
khi
không
còn
lựa
chọn
khác.
Ibutilide
c
Truyền
TM
1
mg
trong
10
phút
0,01
mg/
kg
nếu
cân
nặng
<
60
kg
1
mg
trong
1o
phút
(sau
liều
đầu
10-20
phút)
31-51%
(rung
nhĩ)
63-73%
(Cuồng
nhĩ)
Sau
~1h
Hiệu
quả
trong
chuyển
nhịp
cuồng
nhĩ.
Không
nên
dùng
trên
bệnh
nhân
có
QT
dài,
phì
đại
thất
trái
nặng,
suy
tim
EF
thấp.
Nên
dùng
ở
đơn
vị
chăm
sóc
tim
mạch
do
có
thể
gây
QT
dài,
nhanh
thất
đa
hình
thái
(xoắn
đỉnh).
Theo
dõi
điện
tâm
đồ
sau
dùng
thuốc
ít
nhất
4
giờ
để
phát
hiện
biến
cố
rối
loạn
nhịp
a
Thuốc
chuyển
nhịp
RN
phổ
biến
nhất,
sẵn
có
ở
hầu
hết
quốc
gia.
b
Có
thể
để
bệnh
nhân
tự
dùng
trong
chiến
lược
“thuốc
bỏ
túi”.
c
Không
sẵn
có
ở
nhiều
quốc
gia.
49
Bảng 18. Mục tiêu theo dõi sau chuyển nhịp RN
Mục tiêu
Phát hiện sớm RN tái phát bằng cách ghi điện tâm đồ sau chuyển nhịp
Đánh giá hiệu quả của kiểm soát nhịp thông qua đánh giá triệu chứng
Đánh giá nguy cơ rối loạn nhịp bằng cách kiểm tra thường xuyên
khoảng PR, QRS, QTc
ở bệnh nhân dùng thuốc chống rối loạn nhịp
nhóm I hoặc III
Đánh giá sự cân bằng giữa triệu chứng và tác dụng không mong
muốn của biện pháp điều trị, cân nhắc tới chất lượng sống và mức
độ triệu chứng
Đánh giá các bệnh đồng mắc liên quan đến RN và tác dụng không
mong muốn của thuốc chống RL nhịp lên bệnh tim mạch đồng mắc
và chức năng thất trái.
Tối ưu hóa các điều kiện để duy trì nhịp xoang, bao gồm kiểm soát
các yếu tố nguy cơ tim mạch (kiểm soát huyết áp, điều trị suy tim,
tăng sức khỏe tim-phổi và các biện pháp khác).
6.2.2.3. Triệt đốt rung nhĩ qua đường ống thông (catheter)
Triệt đốt RN qua đường ống thông là phương pháp đáng tin cậy
giúp dự phòng RN tái phát. Khi được tiến hành ở trung tâm và bởi
nhóm bác sĩ thủ thuật có kinh nghiệm, triệt đốt catheter tỏ ra an
toàn, có hiệu quả duy trì nhịp xoang cũng như cải thiện triệu chứng
vượt trội so với dùng thuốc chống rối loạn nhịp. Cần lưu ý trao đổi
kỹ lưỡng với người bệnh về hiệu quả cũng như các biến chứng
tiềm tàng của kỹ thuật triệt đốt RN trước khi thực hiện thủ thuật.
50
Bảng 19. Khuyến cáo về kiếm soát nhịp/triệt đốt RN qua đường
ống thông
Khuyến cáo
Mức
khuyến
cáo
Cấp độ
bằng
chứng
Khuyến cáo chung
Khi lựa chọn triệt đốt RN qua đường ống thông,
cần cân nhắc tới nguy cơ thủ thuật, các yếu tố
nguy cơ tái phát chính sau thủ thuật và thảo luận
với bệnh nhân.
I B
Cô lập lại TM phổi lần hai ở bệnh nhân bị tái
phát RN nếu triệu chứng bệnh nhân được cải
thiện ở lần triệt đốt đầu tiên.
IIa B
Triệt đốt RN sau khi điều trị thuốc thất bại
Khuyến cáo triệt đốt RN qua đường ống
thông sau khi điều trị thuốc chống loạn nhịp
nhóm I hoặc III thất bại hoặc không dung nạp,
nhằm cải thiện triệu chứng của RN tái phát ở
bệnh nhân:
I
• RN cơn, hoặc A
• RN dai dẳng không có các yếu tố nguy cơ
chính gây tái phát RN, hoặc
A
• RN dai dẳng với các yếu tố nguy cơ chính gây
tái phát RN.
B
51
Khuyến cáo
Mức
khuyến
cáo
Cấp độ
bằng
chứng
Cân nhắc triệt đốt RN qua đường ống thông để
kiểm soát nhịp sau điều trị chẹn beta thất bại/
không dung nạp nhằm cải thiện triệu chứng của
RN tái phát trên bệnh nhân RN cơn hoặc RN
dai dẳng.
IIa B
Điều trị đầu tay
Triệt đốt RN qua đường ống thông nên được
lựa chọn như biện pháp kiểm soát nhịp đầu tay
để cải thiện triệu chứng trên các bệnh nhân:
• RN cơn có triệu chứng, hoặc IIa B
• RN dai dẳng có triệu chứng mà không có các
yếu tố nguy cơ chính gây tái phát RN
IIb C
như là lựa chọn thay thế thuốc chống loạn
nhịp nhóm I hoặc III, cân nhắc tới lựa chọn,
lợi ích, nguy cơ của bệnh nhân.
Triệt đốt RN qua đường ống thông:
Được khuyến cáo để đảo ngược rối loạn
chức năng thất trái trên bệnh nhân nghi ngờ
bị bệnh cơ tim do nhịp nhanh, bất kể triệu
chứng lâm sàng.
I B
Nên cân nhắc trên một số bệnh nhân suy tim
phân suất tống máu giảm để cải thiện sống còn
và giảm nhập viện do suy tim.
IIa B
52
Khuyến cáo
Mức
khuyến
cáo
Cấp độ
bằng
chứng
Cân nhắc triệt đốt RN cô lập TM phổi ở bệnh
nhân nhịp chậm liên quan đến RN hoặc có
khoảng ngừng xoang dài có triệu chứng sau
cơn RN để tránh cấy máy tạo nhịp (cân nhắc tới
tình huống lâm sàng)
IIa C
Kỹ thuật triệt đốt
Cô lập hoàn toàn tĩnh mạch phổi về điện học
trong mọi thủ thuật triệt đốt RN.
I A
Cân nhắc triệt đốt eo van ba lá – TM chủ dưới
nếu bệnh nhân có tiền sử cuồng nhĩ phụ thuộc
eo hoặc gây được cơn cuồng nhĩ điển hình khi
làm thủ thuật.
IIb B
Các đường đốt khác ngoài cô lập TM phổi (vùng
điện thế thấp, hoạt động phân mảnh, ổ ngoại vị,
rotor, .v.v..) có thể cân nhắc nhưng chưa được
chứng minh rõ ràng.
IIb B
Thay đổi lối sống và các chiến lược khác để cải thiện kết cục
triệt đốt
Giảm cân ở bệnh nhân béo phì mắc RN, đặc
biệt nếu đang cân nhắc triệt đốt qua đường
ống thông.
I B
Kiểm soát chặt các yếu tố nguy cơ và khởi
kích cơn RN là một phần của chiến lược kiểm
soát nhịp.
I B
53
■ Biến chứng
Bảng 20. Các biến chứng liên quan thủ thuật sau triệt đốt RN
qua đường ống thông hoặc nội soi qua thành ngực
Mức độ biến
chứng
Loại biến chứng
Tỷ lệ biến chứng
Triệt đốt
catheter
Triệt đốt
qua nội soi
Đe dọa tính
mạng
Tử vong quanh thủ thuật < 0,1% < 0,1%
Thủng/rò thực quản < 0,5% N/A
Huyết khối/tắc mạch
quanh thủ thuật
< 1,0% < 1,5%
Chèn ép tim ~1% < 10%
Biến chứng nặng Hẹp TM phổi < 1,0% N/A
Liệt thần kinh hoành < 1,0% N/A
Biến chứng mạch máu 2-4% N/A
Phải mở xương ức N/A < 1,7%
Tràn khí màng phổi N/A < 6,5%
Biến chứng nhẹ/
trung bình
Gồm nhiều loại 1-2% 1-3%
Biến chứng
không rõ mức độ
Huyết khối mạch não
không triệu chứng
5-15% N/A
■ Đánh giá nguy cơ tái phát RN sau triệt đốt
Tái phát RN sau triệt đốt là kết quả của tương tác phức tạp giữa
nhiều yếu tố, bao gồm thời gian diễn biến RN, tuổi, kích thước nhĩ
trái và các yếu tố cấu trúc khác như lớp mỡ màng ngoài tim dày, cơ
chất tâm nhĩ trên các chỉ dấu điện học hoặc hình thái.
54
Bảng 21. Các vấn đề chính khi theo dõi sau triệt đốt RN
Các vấn đề chính
Phát hiện và xử trí biến chứng
•Bệnh nhân phải được biết về triệu chứng của các biến chứng
hiếm gặp nhưng nguy hiểm liên quan đến triệt đốt có thể gặp phải
sau khi ra viện (ví dụ rò tâm nhĩ-thực quản, hẹp TM phổi)
Theo dõi nhịp tim
Giúp đánh giá hiệu quả thủ thuật và tương quan triệu chứng với nhịp
ở bệnh nhân. Tái phát RN ngoài một tháng sau thủ thuật thường tiên
đoán các đợt tái phát muộn hơn, tuy nhiên tái phát triệu chứng có thể
do các ngoại tâm thu hoặc rối loạn nhịp không dai dẳng khác. Ngược
lại, RN không triệu chứng sau thủ thuật cũng khá thường gặp.
Có thể theo dõi nhịp tim bằng điện tâm đồ, đeo Holter, miếng dán
theo dõi, thiết bị theo dõi gắn ngoài hoặc cấy dưới da, điện thoại
thông minh (chưa được kiểm chứng cho chỉ định này). Bệnh nhân
cần tái khám ít nhất sau thủ thuật 3 tháng và hàng năm sau đó.
Sử dụng thuốc chống loạn nhịp và điều trị RN tái phát
a. Dùng thuốc chống loạn nhịp sau triệt đốt 6 tuần – 3 tháng giúp
giảm tỷ lệ tái phát sớm RN, tái nhập viện và chuyển nhịp trong
khoảng thời gian này.
b. Sau đó có thể giảm dần liều và ngừng thuốc chống loạn nhịp, tùy
theo tình trạng triệu chứng và nhịp của bệnh nhân. Các nghiên cứu
mới đây cho thấy những bệnh nhân dùng thuốc mà không bị tái phát
RN trong giai đoạn “trống” (blanking period – giai đoạn sau triệt đốt
mà tái phát RN không được coi mà thất bại thủ thuật, ~3 tháng) có
thể giảm nguy cơ tái phát nếu tiếp tục dùng thuốc sau giai đoạn này.
Điều trị chống đông
a. Dùng chống đông đường uống kéo dài 2 tháng sau triệt đốt ở
mọi bệnh nhân. Sau giai đoạn này, quyết định dùng chống đông phụ
thuộc vào điểm CHA2
DS2
-VASc chứ không phải là tình trạng duy trì
nhịp xoang của bệnh nhân.
55
Hình
14.
Chỉ
định
triệt
đốt
qua
đường
ống
thông
đối
với
RN
có
triệu
chứng
a
Giãn
lớn
nhĩ
trái,
tuổi
cao,
RN
kéo
dài,
rối
loạn
chức
năng
thận,
các
yếu
tố
tim
mạch
khác
b
Ở
một
số
ít
trường
hợp
có
thể
cân
nhắc
triệt
đốt
như
điều
trị
đầu
tay.
c
Khuyến
cáo
nhằm
đảo
ngược
rối
loạn
chức
năng
thất
trái
khi
nghi
ngờ
bệnh
cơ
tim
do
nhịp
nhanh
d
Nhằm
cải
thiện
sống
còn
và
giảm
nhập
viện.
56
Quản lý toàn
diện YTNC rung
nhĩ để tối ưu
hóa kết quả triệt
đốt RN qua
đường ống
thông
TĂNG LIPID MÁU
Quản lý theo khuyến cáo
TĂNG HUYẾT ÁP
Quản lý theo khuyến cáo
Hình 15. Các yếu tố nguy cơ của RN góp phần thúc đẩy phát triển cơ
chất bất thường, làm hạn chế hiệu quả của các chiến lược kiểm soát
nhịp. Kiểm soát tích cực các yếu tố này giúp hạn chế tái phát RN sau
triệt đốt qua đường ống thông.
6.2.2.4. Phẫu thuật trong rung nhĩ
Cox và cộng sự đã mở ra một cơ hội mới cho bệnh nhân rung
nhĩ khi phát triển kỹ thuật maze trong phẫu thuật tim. Thủ thuật
cắt-và-khâu truyền thống đã trải qua nhiều bước phát triển và dần
được thay thế bởi các công cụ triệt đốt khi mổ tim hở. Phẫu thuật
viên và bác sỹ điện sinh lý học tim cần phối hợp chặt chẽ để lựa
chọn bệnh nhân phù hợp, chăm sóc sau thủ thuật, đặc biệt là xử
trí loạn nhịp tái phát.
57
Bảng 22. Khuyến cáo về triệt đốt rung nhĩ trong phẫu thuật
Khuyến cáo
Mức
khuyến
cáo
Cấp độ
bằng
chứng
Cân nhắc triệt đốt RN phối hợp khi bệnh nhân phẫu
thuật tim với chỉ định khác, cân bằng giữa lợi ích
ngăn ngừa rối loạn nhịp nhĩ và các yếu tố nguy cơ
tái phát loạn nhịp (giãn nhĩ trái, RN diễn biến dài,
tuổi, suy thận, các yếu tố tim mạch khác).
IIa A
Triệt đốt bằng nội soi qua thành ngực (bao gồm
thủ thuật hybrid) nên được cân nhắc ở bệnh nhân
RN cơn/dai dẳng có triệu chứng không đáp ứng với
thuốc chống loạn nhịp và đã triệt đốt qua đường
ống thông thất bại, hoặc có các yếu tố nguy cơ rõ
ràng khiến triệt đốt thất bại. Chỉ định này cần được
tiến hành bởi một đội ngũ bác sỹ phẫu thuật tim
mạch và điện sinh lý tim có kinh nghiệm.
IIa B
Triệt đốt bằng nội soi qua thành ngực (bao gồm thủ
thuật hybrid) nên được cân nhắc ở bệnh nhân RN
dai dẳng kéo dài có triệu chứng và các yếu tố nguy
cơ tái phát RN, đã ít nhất một lần điều trị thuốc thất
bại và mong muốn theo đuổi kiểm soát nhịp.
IIb C
6.2.2.5. Dự phòng nguy cơ đột quỵ quanh thủ thuật ở bệnh nhân
trải qua các can thiệp nhằm kiểm soát nhịp
■ Dự phòng nguy cơ đột quỵ và dùng chống đông đường uống ở bệnh
nhân rung nhĩ được chuyển nhịp
Bảng 23. Khuyến cáo về dự phòng nguy cơ đột quỵ quanh thời
điểm chuyển nhịp
Khuyến cáo
Mức
khuyến
cáo
Cấp độ
bằng
chứng
Ở bệnh nhân RN được chuyển nhịp, NOAC được
khuyến cáo với hiệu quả và an toàn ít nhất tương
đương warfarin.
I A
58
Khuyến cáo
Mức
khuyến
cáo
Cấp độ
bằng
chứng
Cần dùng chống đông hiệu quả ít nhất 3 tuần
trước khi chuyển nhịp cho rung/cuồng nhĩ.
I B
Có thể siêu âm tim qua thực quản để loại trừ huyết
khối nếu cần chuyển nhịp sớm thay vì đợi 3 tuần
dùng chống đông.
I B
Ở bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ, dùng chống
đông kéo dài sau chuyển nhịp tương tự như các
bệnh nhân RN khác, nghĩa là không phụ thuộc
vào phương pháp chuyển nhịp, khả năng duy trì
nhịp xoang, hoặc đặc điểm cơn RN (ví dụ mới
chẩn đoán lần đầu).
I B
Khi phát hiện huyết khối trên siêu âm tim qua thực
quản, cần dùng chống đông hiệu quả ít nhất 3
tuần trước khi đánh giá chuyển nhịp RN.
I B
Cần nhấn mạnh tầm quan trọng của chống đông
hiệu quả trước thủ thuật càng sớm càng tốt với
mọi bệnh nhân dự định chuyển nhịp.
I C
Cần bắt đầu dùng chống đông hiệu quả càng sớm
càng tốt trước mọi thủ thuật chuyển nhịp rung/
cuồng nhĩ.
IIa B
Có thể chuyển nhịp sớm mà không cần siêu âm
tim qua thực quản nếu RN kéo dài < 48 giờ.
IIa B
Ở bệnh nhân RN kéo dài > 24 giờ được chuyển
nhịp, cần dùng chống đông liều điều trị ít nhất 4
tuần sau thủ thuật (sau thời gian này, quyết định
dùng chống đông kéo dài phụ thuộc vào các yếu
tố nguy cơ đột quỵ của bệnh nhân).
IIa B
Khi có huyết khối trên siêu âm tim qua thực quản,
cần làm lại một siêu âm qua thực quản để đảm
bảo huyết khối đã tiêu biến trước khi chuyển nhịp.
IIa C
Ở bệnh nhân chắc chắn RN kéo dài ≤ 24 giờ và
nguy cơ đột quỵ rất thấp (CHA2
DS2
-VASc = 0 ở
nam và 1 ở nữ) có thể không cần dùng chống
đông sau chuyển nhịp 4 tuần.
IIb C
59
■ Dự phòng nguy cơ đột quỵ và dùng chống đông đường uống ở bệnh
nhân rung nhĩ triệt đốt qua đường ống thông
Bảng 24. Khuyến cáo về dự phòng nguy cơ đột quỵ quanh thời
điểm triệt đốt RN
Khuyến cáo
Mức
khuyến
cáo
Cấp độ
bằng
chứng
Ở bệnh nhân RN có yếu tố nguy cơ đột quỵ
mà chưa được dùng chống đông trước triệt đốt,
khuyến cáo về kiểm soát nguy cơ đột quỵ trước
thủ thuật bao gồm bắt đầu dùng chống đông và
•Tốt hơn hết, dùng chống đông đường uống
liều điều trị ít nhất 3 tuần trước triệt đốt, hoặc
I C
•Loại trừ huyết khối nhĩ trái bằng siêu âm qua
thực quản trước thủ thuật.
IIa C
Khuyến cáo tiến hành thủ thuật triệt đốt mà
không dừng chống đông ở bệnh nhân RN đang
được điều trị đạt liều với warfarin, dabigatran,
rivaroxaban, apixaban, edoxaban.
I A
Khuyến cáo sau triệt đốt RN
• Dùng chống đông warfarin hoặc NOAC ít
nhất 2 tháng sau triệt đốt, và
• Dùng chống đông kéo dài sau 2 tháng tùy
theo nguy cơ đột quỵ của bệnh nhân, không liên
quan tới thành công hay thất bại của thủ thuật.
I C
60
■ Chống đông sau phẫu thuật điều trị rung nhĩ
Bảng 28. Khuyến cáo về dùng chống đông sau phẫu thuật điều trị RN
Khuyến cáo
Mức
khuyến
cáo
Cấp độ
bằng
chứng
Khuyến cáo dùng chống đông kéo dài ở bệnh
nhân sau phẫu thuật điều trị RN và đóng tiểu nhĩ
trái dựa theo nguy cơ huyết khối-tắc mạch của
bệnh nhân tính bằng điểm CHA2
DS2
-VASc
I C
6.2.2.6. Điều trị thuốc chống loạn nhịp lâu dài trong kiểm soát nhịp
■ Các thuốc chống loạn nhịp
Mục tiêu điều trị thuốc chống loạn nhịp là để cải thiện triệu chứng
liên quan đến RN. Do vậy nếu dùng thuốc chống loạn nhịp lâu dài
cần phải cân bằng giữa gánh nặng triệu chứng, các tác dụng không
mong muốn và sự lựa chọn của bệnh nhân.
Thuốc chống loạn nhịp giúp tăng gấp đôi khả năng duy trì nhịp
xoang. Sử dụng thuốc chống loạn nhịp ngắn hạn cũng giúp hạn chế
tái phát RN sớm sau triệt đốt, tuy nhiên lợi ích vẫn còn tranh cãi.
■ Đánh giá và theo dõi lâu dài nguy cơ thúc đẩy rối loạn nhịp khi dùng
các thuốc chống loạn nhịp
Bảng 25. Khuyến cáo về dùng thuốc chống loạn nhịp lâu dài
Khuyến cáo
Mức
khuyến
cáo
Cấp độ
bằng
chứng
Amiodarone được khuyến cáo dùng để kiểm
soát nhịp lâu dài trên mọi bệnh nhân RN, kể cả
những người suy tim EF giảm. Tuy nhiên do có
các độc tính ngoài tim, nên cân nhắc dùng các
thuốc khác trước nếu có thể.
I A
61
Khuyến cáo
Mức
khuyến
cáo
Cấp độ
bằng
chứng
Dronedarone được khuyến cáo dùng kiểm soát
nhịp lâu dài trên bệnh nhân RN có:
• Chức năng thất trái bình thường hoặc giảm
nhẹ (nhưng vẫn ổn định), hoặc
• Suy tim EF bảo tồn, thiếu máu cơ tim hoặc
bệnh van tim
I A
Flecainide và propafenone được khuyến cáo
trong kiểm soát nhịp lâu dài trên bệnh nhân RN
có chức năng thất trái bình thường và không có
bệnh tim cấu trúc, bao gồm phì đại thất trái đáng
kể và thiếu máu cơ tim.
I A
Ở bệnh nhân RN đang điều trị sotalol, cần theo dõi
sát khoảng QT, nồng độ kali máu, chức năng thận
và các yếu tố nguy cơ thúc đẩy loạn nhịp khác.
I B
Cân nhắc dùng thêm các thuốc ức chế nút nhĩ-
thất (nếu dung nạp) trên bệnh nhân RN đang
được kiểm soát nhịp lâu dài với flecainide.
IIa B
Có thể cân nhắc dùng sotalol để kiểm soát nhịp
lâu dài trên bệnh nhân chức năng thất trái bình
thường và có bệnh tim thiếu máu nếu theo dõi
sát được khoảng QT, nồng độ kali máu, chức
năng thận và các yếu tố thúc đẩy loạn nhịp k.hác
IIb A
Không khuyến cáo dùng thuốc chống loạn nhịp
trên bệnh nhân RN vĩnh viễn đang điều trị kiểm
soát tần số và bệnh nhân có rối loạn dẫn truyền
tiến triển trừ khi có tạo nhịp chống nhịp chậm.
III C
62
Bảng
26.
Các
thuốc
chống
loạn
nhịp
dùng
để
duy
trì
nhịp
xoang
lâu
dài
trên
bệnh
nhân
RN
Thuốc
Đường
dùng
Liều
Chống
chỉ
định/thận
trọng/ghi
chú
Amiodarone
Uống
3
x
200
mg
mỗi
ngày
trong
2
tuần,
sau
đó
200
mg/
ngày
•
Thuốc
chống
loạn
nhịp
hiệu
quả
nhất
•
Tỷ
lệ
tái
phát
RN
thấp
hơn
sotalol
và
drondarone
trong
các
thử
nghiệm
lâm
sàng
ngẫu
nhiên
•
Giảm
tần
số
thất
(10-12
lần/phút),
an
toàn
với
bệnh
nhân
suy
tim
•
Thận
trọng
khi
dùng
với
các
thuốc
kéo
dài
khoảng
QT
khác
•
Thận
trọng
khi
dùng
với
VKA
hoặc
digitalis
(nên
giảm
liều
các
thuốc
này)
•
Tăng
nguy
cơ
bệnh
viêm
cơ
khi
dùng
cùng
statin
•
Cần
khảo
sát
định
kỳ
độc
tính
trên
gan,
phổi,
tuyến
giáp
•
Làm
chậm
dẫn
truyền
nhĩ-thất,
nhưng
không
nên
dùng
với
mục
đích
ban
đầu
là
kiểm
soát
tần
số
•
Thường
gặp
QT
dài
nhưng
hiếm
khi
gây
xoắn
đỉnh
(<
0,5%)
•
Hiếm
khi
xuất
hiện
xoắn
đỉnh
khi
điều
trị
amiodarone
(theo
dõi
nguy
cơ
loạn
nhịp
ở
khoảng
QT
và
sóng
T,
U)
•
Nên
dừng
thuốc
khi
QT
dài
>
500
ms
•
Điện
tâm
đồ
ban
đầu
và
điện
tâm
đồ
sau
4
tuần.
•
Chống
chỉ
định
trên
bệnh
nhân
cường
giáp
•
Tác
dụng
không
mong
muốn
ngoài
tim
nhiều
và
phổ
biến,
do
vậy
chỉ
là
lựa
chọn
thứ
hai
nếu
có
thể
dùng
các
thuốc
khác.
63
Thuốc
Đường
dùng
Liều
Chống
chỉ
định/thận
trọng/ghi
chú
Flecainide
Flecainide
phóng
thích
chậm
Uống
100
–
200
mg
ngày
2
lần
hoặc
200
mg
ngày
1
lần
(dạng
phóng
thích
chậm)
•
Ngăn
ngừa
RN
tái
phát
hiệu
quả
•
Không
nên
dùng
cho
bệnh
nhân
độ
thanh
thải
creatinine
<
35mL/
phút/1,73m
2
hoặc
có
bệnh
gan
nặng
•
Chống
chỉ
định
trên
bệnh
cơ
tim
thiếu
máu
và
suy
tim
EF
giảm
•
Nên
dừng
thuốc
nếu
QRS
giãn
rộng
>
25%
so
với
ban
đầu
và
bệnh
nhân
có
block
nhánh
trái
hoặc
bất
kì
block
dẫn
truyền
nào
khác
>
120
ms
•
Thận
trọng
khi
có
bất
thường
dẫn
truyền
xoang
nhĩ
hoặc
dẫn
truyền
nhĩ
thất
a
•
Các
thuốc
ức
chế
CYP2D6
làm
tăng
nồng
độ
thuốc
•
Có
thể
giảm
tần
số
nhĩ
trong
cuồng
nhĩ,
dẫn
tới
dẫn
truyền
nhĩ-thất
1:1
và
tăng
tần
số
thất.
Dự
phòng
bằng
cách
dùng
kèm
một
thuốc
ức
chế
nút
nhĩ-thất
(chẹn
beta
hoặc
chẹn
kênh
canxi
loại
non-dihydropyridin)
•
Ở
bệnh
nhân
đã
được
sàng
lọc
nguy
cơ
thúc
đẩy
loạn
nhịp,
cả
fleicainide
và
propafenone
đều
có
nguy
cơ
gây
loạn
nhịp
thấp.
•
Làm
điện
tim
trước
khi
bắt
đầu
dùng
thuốc
và
sau
đó
1-2
tuần
64
Thuốc
Đường
dùng
Liều
Chống
chỉ
định/thận
trọng/ghi
chú
Propafenone
Propafenone
phóng
thích
chậm
Uống
150-300
mg
x
3
lần/
ngày,
hoặc
225
-425
mg
x
2
lần/
ngày
(dạng
phóng
thích
chậm)
•
Không
nên
dùng
trên
bệnh
nhân
có
bệnh
lý
gan/thận
nặng,
bệnh
tim
thiếu
máu,
giảm
chức
năng
tâm
thu
thất
trái
hoặc
hen
phế
quản.
•
Nên
dừng
thuốc
nếu
QRS
giãn
rộng
>
25%
so
với
ban
đầu
và
bệnh
nhân
có
block
nhánh
trái
hoặc
bất
kì
block
dẫn
truyền
nào
khác
>120ms
•
Thận
trọng
khi
có
bất
thường
dẫn
truyền
xoang
nhĩ/nhĩ
thất
a
•
Tăng
nồng
độ
warfarin/acenocoumarin
và
digoxin
trong
máu
khi
dùng
kèm
các
thuốc
này
•
Có
thể
giảm
tần
số
nhĩ
trong
cuồng
nhĩ,
thúc
đẩy
tỷ
lệ
dẫn
truyền
nhĩ-
thất
1:1
và
tăng
tần
số
thất
•
Làm
điện
tim
trước
khi
bắt
đầu
dùng
thuốc
và
sau
đó
1-2
tuần
65
Thuốc
Đường
dùng
Liều
Chống
chỉ
định/thận
trọng/ghi
chú
Dronedarone
Uống
400
mg
x
2
lần/
ngày
•
Kém
hiệu
quả
hơn
amiodarone
trong
kiểm
soát
nhịp
nhưng
có
rất
ít
tác
dụng
phụ
ngoài
tim
•
Giảm
nhập
viện
và
tử
vong
do
tim
mạch
trên
bệnh
nhân
có
rung/
cuồng
nhĩ
cơn
hoặc
dai
dẳng
và
bệnh
tim
mạch
đồng
mắc
•
Liên
quan
tới
tăng
tử
vong
ở
bệnh
nhân
mới
có
suy
tim
mất
bù
hoặc
RN
vĩnh
viễn
•
Là
thuốc
có
dữ
liệu
an
toàn
tốt
nhất,
có
thể
dùng
điều
trị
đầu
tay.
Tuy
nhiên
không
nên
chỉ
định
cho
bệnh
nhân
suy
tim
hoặc
RN
vĩnh
viễn.
•
Không
nên
dùng
trên
bệnh
nhân
suy
tim
NYHA
III-IV
hoặc
không
ổn
định,
không
dùng
kèm
các
thuốc
kéo
dài
khoảng
QT
hoặc
ức
chế
CYP3A4
mạnh
(ví
dụ
verapamil,
diltiazem)
hoặc
bệnh
nhân
thanh
thải
creatinine
<
30mL/phút
•
Chống
chỉ
định
dùng
kèm
với
dabigatran
•
Làm
tăng
đáng
kể
nồng
độ
digoxin
trong
máu
khi
dùng
cùng
nhau
•
Khi
dùng
cùng
digitalis
hoặc
chẹn
beta
thì
nên
giảm
liều
các
thuốc
này
•
Cần
ngừng
thuốc
khi
QT
kéo
dài
đáng
kể
(>
500
ms
hoặc
dài
thêm
>
60
ms
so
với
ban
đầu)
•
Nồng
độ
creatinine
máu
thường
tăng
chút
ít
khi
dùng
thuốc,
phản
ánh
giảm
độ
thanh
thải
creatinine
do
thuốc
hơn
là
suy
giảm
chức
năng
thận.
•
Làm
chậm
dẫn
truyền
qua
nút
nhĩ-thất
•
Làm
điện
tim
trước
khi
bắt
đầu
dùng
thuốc
và
sau
đó
1-2
tuần
66
Thuốc
Đường
dùng
Liều
Chống
chỉ
định/thận
trọng/ghi
chú
Sotalol
(hỗn
hợp
đồng
phân
d,
l,
racemic)
Uống
80
–
160
mg
x
2
lần/
ngày
•
Chỉ
có
tác
dụng
như
thuốc
nhóm
III
với
liều
>
160
mg
/ngày
•
Sử
dụng
thận
trọng,
cân
nhắc
hiệu
quả,
tính
an
toàn
và
các
lựa
chọn
thay
thế
khác
•
Không
nên
dùng
trên
bệnh
nhân
suy
tim
EF
giảm,
phì
đại
thất
trái
nặng,
QT
dài,
hen
phế
quản,
hạ
kali
máu
hoặc
độ
thanh
thải
creatinine
<
30
mL/phút.
•
Xoắn
đỉnh
liên
quan
tới
liều
có
thể
gặp
ở
>
2%
bệnh
nhân
•
Liều
dùng
càng
cao
thì
tác
dụng
ức
chế
kênh
kali
càng
cao,
làm
nguy
cơ
rối
loạn
nhịp
(xoắn
đỉnh)
càng
cao
•
Dữ
liệu
quan
sát
và
một
phân
tích
gộp
gần
đây
cho
thấy
có
liên
quan
tới
tăng
tử
vong
do
mọi
nguyên
nhân.
Tuy
nhiên
phân
tích
từ
dữ
liệu
quốc
gia
và
2
thử
nghiệm
lâm
sàng
ngẫu
nhiên
không
cho
thấy
bằng
chứng
nào
đáng
lo
ngại
về
tính
an
toàn
của
sotalol.
•
Làm
điện
tim
trước
khi
bắt
đầu
dùng
thuốc,
sau
một
ngày
và
sau
đó
1-2
tuần
Disopyramide
Uống
100
–
400
mg
x
2-3
lần/
ngày
(tối
đa
800
mg/24
giờ)
•
Làm
tăng
đáng
kể
tử
vong
và
thường
kém
dung
nạp
do
tác
dụng
không
mong
muốn
nên
hiếm
khi
dùng
trong
kiểm
soát
nhịp
ở
bệnh
nhân
RN.
Không
nên
dùng
trên
bệnh
nhân
có
bệnh
tim
cấu
trúc.
•
Có
thể
có
ích
trong
trường
hợp
RN
“phế
vị”
xuất
hiện
ở
vận
động
viên
hoặc
khi
ngủ
•
Giảm
tắc
nghẽn
đường
ra
thất
trái
và
triệu
chứng
ở
bệnh
nhân
bị
bệnh
cơ
tim
phì
đại.
a
Thận
trọng
khi
dùng
bất
kì
thuốc
chống
loạn
nhịp
nào
trên
bệnh
nhân
có
bệnh
lý
đường
dẫn
truyền.
File_khuyencao2022_Rungnhi.pdf
File_khuyencao2022_Rungnhi.pdf
File_khuyencao2022_Rungnhi.pdf
File_khuyencao2022_Rungnhi.pdf
File_khuyencao2022_Rungnhi.pdf
File_khuyencao2022_Rungnhi.pdf
File_khuyencao2022_Rungnhi.pdf
File_khuyencao2022_Rungnhi.pdf
File_khuyencao2022_Rungnhi.pdf
File_khuyencao2022_Rungnhi.pdf
File_khuyencao2022_Rungnhi.pdf
File_khuyencao2022_Rungnhi.pdf
File_khuyencao2022_Rungnhi.pdf
File_khuyencao2022_Rungnhi.pdf
File_khuyencao2022_Rungnhi.pdf
File_khuyencao2022_Rungnhi.pdf
File_khuyencao2022_Rungnhi.pdf
File_khuyencao2022_Rungnhi.pdf
File_khuyencao2022_Rungnhi.pdf
File_khuyencao2022_Rungnhi.pdf

More Related Content

Similar to File_khuyencao2022_Rungnhi.pdf

PHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAI
PHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAIPHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAI
PHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAIGia Khải Phạm
 
File_khuyencao2022_Suytimman.pdf
File_khuyencao2022_Suytimman.pdfFile_khuyencao2022_Suytimman.pdf
File_khuyencao2022_Suytimman.pdfphambang8
 
CHIẾN LƯỢC CẢI THIỆN ĐIỀU TRỊ ĐỂ TĂNG HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP
CHIẾN LƯỢC CẢI THIỆN ĐIỀU TRỊ ĐỂ TĂNG HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT  HUYẾT ÁPCHIẾN LƯỢC CẢI THIỆN ĐIỀU TRỊ ĐỂ TĂNG HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT  HUYẾT ÁP
CHIẾN LƯỢC CẢI THIỆN ĐIỀU TRỊ ĐỂ TĂNG HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT HUYẾT ÁPSoM
 
nghien cuu ket qua ban dau dieu tri benh da u tuy xuong bang phac do mpt
nghien cuu ket qua ban dau dieu tri benh da u tuy xuong bang phac do mptnghien cuu ket qua ban dau dieu tri benh da u tuy xuong bang phac do mpt
nghien cuu ket qua ban dau dieu tri benh da u tuy xuong bang phac do mptLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
TĂNG HUYẾT ÁP VÀ RUNG NHĨ
TĂNG HUYẾT ÁP VÀ RUNG NHĨTĂNG HUYẾT ÁP VÀ RUNG NHĨ
TĂNG HUYẾT ÁP VÀ RUNG NHĨSoM
 
Nghien cuu bien co tac dong mach ngoai vi o benh nhan rung nhi khong do benh ...
Nghien cuu bien co tac dong mach ngoai vi o benh nhan rung nhi khong do benh ...Nghien cuu bien co tac dong mach ngoai vi o benh nhan rung nhi khong do benh ...
Nghien cuu bien co tac dong mach ngoai vi o benh nhan rung nhi khong do benh ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Hướng dẫn điều trị suy gan cấp - hướng dẫn của ACG về suy gan cấp 2023
Hướng dẫn điều trị suy gan cấp -  hướng dẫn của ACG về suy gan cấp 2023Hướng dẫn điều trị suy gan cấp -  hướng dẫn của ACG về suy gan cấp 2023
Hướng dẫn điều trị suy gan cấp - hướng dẫn của ACG về suy gan cấp 2023tbftth
 
LỰA CHỌN THUỐC KHỞI TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP: GÓC NHÌN TỪ CÁC HƯỚNG DẪN MỚI
LỰA CHỌN THUỐC KHỞI TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP: GÓC NHÌN TỪ CÁC HƯỚNG DẪN MỚILỰA CHỌN THUỐC KHỞI TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP: GÓC NHÌN TỪ CÁC HƯỚNG DẪN MỚI
LỰA CHỌN THUỐC KHỞI TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP: GÓC NHÌN TỪ CÁC HƯỚNG DẪN MỚISoM
 
Bài giảng THA -Dr Cầm.pptx
Bài giảng THA -Dr Cầm.pptxBài giảng THA -Dr Cầm.pptx
Bài giảng THA -Dr Cầm.pptxTrần Cầm
 
Bài giảng THA -Dr Cầm.pptx
Bài giảng THA -Dr Cầm.pptxBài giảng THA -Dr Cầm.pptx
Bài giảng THA -Dr Cầm.pptxTrần Cầm
 
Hypertension diabetes
Hypertension diabetesHypertension diabetes
Hypertension diabeteskhacleson
 
Tang huyet-ap-va-dai-thao-duong-cac-van-de-can-quan-tam-pham-nguyen-vinh
Tang huyet-ap-va-dai-thao-duong-cac-van-de-can-quan-tam-pham-nguyen-vinhTang huyet-ap-va-dai-thao-duong-cac-van-de-can-quan-tam-pham-nguyen-vinh
Tang huyet-ap-va-dai-thao-duong-cac-van-de-can-quan-tam-pham-nguyen-vinhVinh Pham Nguyen
 
khuyen_cao_vsh_2021_-_ban_edit_21dec21_da_chinh_lai.pdf
khuyen_cao_vsh_2021_-_ban_edit_21dec21_da_chinh_lai.pdfkhuyen_cao_vsh_2021_-_ban_edit_21dec21_da_chinh_lai.pdf
khuyen_cao_vsh_2021_-_ban_edit_21dec21_da_chinh_lai.pdfQuang Tran
 
đề cương viet anh.pptx
đề cương viet anh.pptxđề cương viet anh.pptx
đề cương viet anh.pptxLee Nguyen
 
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014alexandreminho
 
KHUYẾN CÁO CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP 2015 CỦA VSH/ VNHA NHỮNG CHỨNG...
KHUYẾN CÁO CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP 2015 CỦA VSH/ VNHA NHỮNG CHỨNG...KHUYẾN CÁO CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP 2015 CỦA VSH/ VNHA NHỮNG CHỨNG...
KHUYẾN CÁO CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP 2015 CỦA VSH/ VNHA NHỮNG CHỨNG...SoM
 
Tóm tắt luận án - Tiếng Việt.pdf
Tóm tắt luận án - Tiếng Việt.pdfTóm tắt luận án - Tiếng Việt.pdf
Tóm tắt luận án - Tiếng Việt.pdfVũ Trâm Nguyễn
 
Nghien cuu nguy co xuat hien huyet khoi tinh mach sau chi duoi lan dau va ket...
Nghien cuu nguy co xuat hien huyet khoi tinh mach sau chi duoi lan dau va ket...Nghien cuu nguy co xuat hien huyet khoi tinh mach sau chi duoi lan dau va ket...
Nghien cuu nguy co xuat hien huyet khoi tinh mach sau chi duoi lan dau va ket...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

Similar to File_khuyencao2022_Rungnhi.pdf (20)

PHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAI
PHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAIPHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAI
PHONG VA DIEU TRI TANG HUYET AP _ GS.PHAM GIA KHAI
 
File_khuyencao2022_Suytimman.pdf
File_khuyencao2022_Suytimman.pdfFile_khuyencao2022_Suytimman.pdf
File_khuyencao2022_Suytimman.pdf
 
CHIẾN LƯỢC CẢI THIỆN ĐIỀU TRỊ ĐỂ TĂNG HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP
CHIẾN LƯỢC CẢI THIỆN ĐIỀU TRỊ ĐỂ TĂNG HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT  HUYẾT ÁPCHIẾN LƯỢC CẢI THIỆN ĐIỀU TRỊ ĐỂ TĂNG HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT  HUYẾT ÁP
CHIẾN LƯỢC CẢI THIỆN ĐIỀU TRỊ ĐỂ TĂNG HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP
 
nghien cuu ket qua ban dau dieu tri benh da u tuy xuong bang phac do mpt
nghien cuu ket qua ban dau dieu tri benh da u tuy xuong bang phac do mptnghien cuu ket qua ban dau dieu tri benh da u tuy xuong bang phac do mpt
nghien cuu ket qua ban dau dieu tri benh da u tuy xuong bang phac do mpt
 
TĂNG HUYẾT ÁP VÀ RUNG NHĨ
TĂNG HUYẾT ÁP VÀ RUNG NHĨTĂNG HUYẾT ÁP VÀ RUNG NHĨ
TĂNG HUYẾT ÁP VÀ RUNG NHĨ
 
Nghien cuu bien co tac dong mach ngoai vi o benh nhan rung nhi khong do benh ...
Nghien cuu bien co tac dong mach ngoai vi o benh nhan rung nhi khong do benh ...Nghien cuu bien co tac dong mach ngoai vi o benh nhan rung nhi khong do benh ...
Nghien cuu bien co tac dong mach ngoai vi o benh nhan rung nhi khong do benh ...
 
Hướng dẫn điều trị suy gan cấp - hướng dẫn của ACG về suy gan cấp 2023
Hướng dẫn điều trị suy gan cấp -  hướng dẫn của ACG về suy gan cấp 2023Hướng dẫn điều trị suy gan cấp -  hướng dẫn của ACG về suy gan cấp 2023
Hướng dẫn điều trị suy gan cấp - hướng dẫn của ACG về suy gan cấp 2023
 
LỰA CHỌN THUỐC KHỞI TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP: GÓC NHÌN TỪ CÁC HƯỚNG DẪN MỚI
LỰA CHỌN THUỐC KHỞI TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP: GÓC NHÌN TỪ CÁC HƯỚNG DẪN MỚILỰA CHỌN THUỐC KHỞI TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP: GÓC NHÌN TỪ CÁC HƯỚNG DẪN MỚI
LỰA CHỌN THUỐC KHỞI TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP: GÓC NHÌN TỪ CÁC HƯỚNG DẪN MỚI
 
Bài giảng THA -Dr Cầm.pptx
Bài giảng THA -Dr Cầm.pptxBài giảng THA -Dr Cầm.pptx
Bài giảng THA -Dr Cầm.pptx
 
Bài giảng THA -Dr Cầm.pptx
Bài giảng THA -Dr Cầm.pptxBài giảng THA -Dr Cầm.pptx
Bài giảng THA -Dr Cầm.pptx
 
Hypertension diabetes
Hypertension diabetesHypertension diabetes
Hypertension diabetes
 
Tang huyet-ap-va-dai-thao-duong-cac-van-de-can-quan-tam-pham-nguyen-vinh
Tang huyet-ap-va-dai-thao-duong-cac-van-de-can-quan-tam-pham-nguyen-vinhTang huyet-ap-va-dai-thao-duong-cac-van-de-can-quan-tam-pham-nguyen-vinh
Tang huyet-ap-va-dai-thao-duong-cac-van-de-can-quan-tam-pham-nguyen-vinh
 
khuyen_cao_vsh_2021_-_ban_edit_21dec21_da_chinh_lai.pdf
khuyen_cao_vsh_2021_-_ban_edit_21dec21_da_chinh_lai.pdfkhuyen_cao_vsh_2021_-_ban_edit_21dec21_da_chinh_lai.pdf
khuyen_cao_vsh_2021_-_ban_edit_21dec21_da_chinh_lai.pdf
 
đề cương viet anh.pptx
đề cương viet anh.pptxđề cương viet anh.pptx
đề cương viet anh.pptx
 
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
 
KHUYẾN CÁO CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP 2015 CỦA VSH/ VNHA NHỮNG CHỨNG...
KHUYẾN CÁO CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP 2015 CỦA VSH/ VNHA NHỮNG CHỨNG...KHUYẾN CÁO CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP 2015 CỦA VSH/ VNHA NHỮNG CHỨNG...
KHUYẾN CÁO CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP 2015 CỦA VSH/ VNHA NHỮNG CHỨNG...
 
Mối liên quan giữa biểu hiện tim với điều trị theo ESC-EASD, HAY
Mối liên quan giữa biểu hiện tim với điều trị theo ESC-EASD, HAYMối liên quan giữa biểu hiện tim với điều trị theo ESC-EASD, HAY
Mối liên quan giữa biểu hiện tim với điều trị theo ESC-EASD, HAY
 
Tóm tắt luận án - Tiếng Việt.pdf
Tóm tắt luận án - Tiếng Việt.pdfTóm tắt luận án - Tiếng Việt.pdf
Tóm tắt luận án - Tiếng Việt.pdf
 
Nghien cuu nguy co xuat hien huyet khoi tinh mach sau chi duoi lan dau va ket...
Nghien cuu nguy co xuat hien huyet khoi tinh mach sau chi duoi lan dau va ket...Nghien cuu nguy co xuat hien huyet khoi tinh mach sau chi duoi lan dau va ket...
Nghien cuu nguy co xuat hien huyet khoi tinh mach sau chi duoi lan dau va ket...
 
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
Danh gia tuan thu dieu tri cua benh nhan tang huyet ap dieu tri ngoai tru tai...
 

More from phambang8

PL-CD-Muc-tieu-ADA-20.pdf
PL-CD-Muc-tieu-ADA-20.pdfPL-CD-Muc-tieu-ADA-20.pdf
PL-CD-Muc-tieu-ADA-20.pdfphambang8
 
khuyen_cao_vsh_2021_-_ban_edit_21dec21_da_chinh_lai.pdf
khuyen_cao_vsh_2021_-_ban_edit_21dec21_da_chinh_lai.pdfkhuyen_cao_vsh_2021_-_ban_edit_21dec21_da_chinh_lai.pdf
khuyen_cao_vsh_2021_-_ban_edit_21dec21_da_chinh_lai.pdfphambang8
 
File_khuyencao2022_huyetkhoitinhmach.pdf
File_khuyencao2022_huyetkhoitinhmach.pdfFile_khuyencao2022_huyetkhoitinhmach.pdf
File_khuyencao2022_huyetkhoitinhmach.pdfphambang8
 
standards-of-care-2022-ADA.pdf
standards-of-care-2022-ADA.pdfstandards-of-care-2022-ADA.pdf
standards-of-care-2022-ADA.pdfphambang8
 
File_khuyencao2022_Soctim.pdf
File_khuyencao2022_Soctim.pdfFile_khuyencao2022_Soctim.pdf
File_khuyencao2022_Soctim.pdfphambang8
 
File_khuyencao2022_Benhcotimphidai.pdf
File_khuyencao2022_Benhcotimphidai.pdfFile_khuyencao2022_Benhcotimphidai.pdf
File_khuyencao2022_Benhcotimphidai.pdfphambang8
 
Francis Morris, William Brady, John Camm - ABC of Clinical Electrocardiograph...
Francis Morris, William Brady, John Camm - ABC of Clinical Electrocardiograph...Francis Morris, William Brady, John Camm - ABC of Clinical Electrocardiograph...
Francis Morris, William Brady, John Camm - ABC of Clinical Electrocardiograph...phambang8
 

More from phambang8 (8)

PL-CD-Muc-tieu-ADA-20.pdf
PL-CD-Muc-tieu-ADA-20.pdfPL-CD-Muc-tieu-ADA-20.pdf
PL-CD-Muc-tieu-ADA-20.pdf
 
khuyen_cao_vsh_2021_-_ban_edit_21dec21_da_chinh_lai.pdf
khuyen_cao_vsh_2021_-_ban_edit_21dec21_da_chinh_lai.pdfkhuyen_cao_vsh_2021_-_ban_edit_21dec21_da_chinh_lai.pdf
khuyen_cao_vsh_2021_-_ban_edit_21dec21_da_chinh_lai.pdf
 
File_khuyencao2022_huyetkhoitinhmach.pdf
File_khuyencao2022_huyetkhoitinhmach.pdfFile_khuyencao2022_huyetkhoitinhmach.pdf
File_khuyencao2022_huyetkhoitinhmach.pdf
 
standards-of-care-2022-ADA.pdf
standards-of-care-2022-ADA.pdfstandards-of-care-2022-ADA.pdf
standards-of-care-2022-ADA.pdf
 
File_khuyencao2022_Soctim.pdf
File_khuyencao2022_Soctim.pdfFile_khuyencao2022_Soctim.pdf
File_khuyencao2022_Soctim.pdf
 
File_khuyencao2022_Benhcotimphidai.pdf
File_khuyencao2022_Benhcotimphidai.pdfFile_khuyencao2022_Benhcotimphidai.pdf
File_khuyencao2022_Benhcotimphidai.pdf
 
A-DTD1.pdf
A-DTD1.pdfA-DTD1.pdf
A-DTD1.pdf
 
Francis Morris, William Brady, John Camm - ABC of Clinical Electrocardiograph...
Francis Morris, William Brady, John Camm - ABC of Clinical Electrocardiograph...Francis Morris, William Brady, John Camm - ABC of Clinical Electrocardiograph...
Francis Morris, William Brady, John Camm - ABC of Clinical Electrocardiograph...
 

Recently uploaded

SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóTiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóHongBiThi1
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hayHongBiThi1
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfSGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfHongBiThi1
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHongBiThi1
 
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh TrangMinhTTrn14
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdfBài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdfMinhTTrn14
 
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfHongBiThi1
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônSGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóTiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
 
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfSGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
 
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
 
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdfBài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
 
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
 
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônSGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
 

File_khuyencao2022_Rungnhi.pdf

  • 1. 3 6 www.vnha.org.vn PHÂN HỘI NHỊP TIM VIỆT NAM HỘI TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM HỘI TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM (TÓM TẮT) 2022 VỀ CHẨN ĐOÁN & XỬ TRÍ RUNG NHĨ KHUYẾN CÁO CỦA PHÂN HỘI NHỊP TIM VIỆT NAM, HỘI TIM MẠCH VIỆT NAM (VNHRS/VNHA)
  • 2. PHÂN LOẠI CÁC KHUYẾN CÁO VÀ CÁC MỨC ĐỘ CHỨNG CỨ Phân loại các khuyến cáo Định nghĩa Ý nghĩa ứng dụng Phân loại các khuyến cáo Loại I Chứng cứ và/hoặc đồng thuận chung cho thấy biện pháp điều trị hay thủ thuật là có lợi ích, hiệu quả Được khuyến cáo hoặc có chỉ định áp dụng Loại II Chứng cứ còn đối nghịch và/hoặc quan điểm còn khác biệt về tính hữu ích/hiệu quả đối với biện pháp điều trị hoặc thủ thuật đó Loại IIa Chứng cứ/quan điểm ủng hộ tính hữu ích/hiệu quả Nên cân nhắc dùng Loại IIb Tính hữu ích/hiệu quả kém hơn qua các chứng cứ/quan điểm Có thể cân nhắc dùng Loại III Chứng cứ hoặc các đồng thuận chung chỉ ra biện pháp điều trị hoặc thủ thuật đó không hữu ích/ hiệu quả và trong một số trường hợp có thể gây hại. Không được khuyến cáo (Không dùng) Các mức độ chứng cứ Mức chứng cứ A Dữ liệu từ nhiều nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên hoặc phân tích tổng hợp Mức chứng cứ B Dữ liệu từ một nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên hoặc các nghiên cứu lớn không ngẫu nhiên Mức chứng cứ C Đồng thuận của chuyên gia và/hoặc các nghiên cứu nhỏ, nghiên cứu hồi cứu, nghiên cứu sổ bộ
  • 3. 1 BẢN TÓM TẮT KHUYẾN CÁO CỦA PHÂN HỘI NHỊP TIM VIỆT NAM, HỘI TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM VỀ CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ RUNG NHĨ (2022) Trưởng ban: TS. Tôn Thất Minh Đồng trưởng ban: GS.TS. Đặng Vạn Phước Các thành viên: GS.TS. Nguyễn Lân Việt GS.TS. Huỳnh Văn Minh PGS.TS. Phạm Nguyễn Vinh PGS.TS. Phạm Quốc Khánh TS.BSCC. Trần Văn Đồng PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng TS. Phan Đình Phong TS. Phạm Hữu Văn TS. Phạm Trần Linh TS. Phạm Trường Sơn TS. Trần Song Giang TS. Phạm Như Hùng TS.Trương Quang Khanh PGS.TS. Hoàng Anh Tiến BSCK2. Hoàng Văn Quý BSCK1. Đỗ Văn Bửu Đan Ban thư ký: ThS. Lê Võ Kiên ThS. Viên Hoàng Long ThS. Trần Tuấn Việt ThS. Đặng Việt Phong
  • 4. 2 MỤC LỤC Trang DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3 LỜI MỞ ĐẦU 5 CÁC THÔNG ĐIỆP CHÍNH 6 1. ĐỊNH NGHĨA VÀ CHẨN ĐOÁN RUNG NHĨ 8 2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA RUNG NHĨ 10 3. PHÂN LOẠI, GÁNH NẶNG VÀ TIẾN TRIỂN CỦA RUNG NHĨ 12 4. SÀNG LỌC RUNG NHĨ 15 5. THĂM KHÁM ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN RUNG NHĨ 19 6. XỬ TRÍ RUNG NHĨ: MÔ HÌNH TÍCH HỢP ABC 23 7. RUNG NHĨ TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT 73
  • 5. 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT (bao gồm cả thuật ngữ viết tắt tiếng Anh và tiếng Việt) Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ACT Activated clotting time Thời gian đông máu hoạt hóa AF Atrial fibrillation Rung nhĩ AHRE Atrial high-rate episode(s) Cơn hoạt động điện nhĩ tần số nhanh (ghi nhận trong bộ nhớ máy tạo nhịp tim bởi dây điện cực gắn ở tâm nhĩ) CKD Chronic kidney disease Bệnh thận mạn COPD Chronic obstructive pulmonary disease Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính CrCl Creatinine clearance Độ thanh thải creatinine CRT Cardiac resynchronization therapy Liệu pháp tái đồng bộ tim CRT-D Cardiac resynchronization therapy - Defillator Liệu pháp tái đồng bộ tim kèm Phá rung tự động CRT-P Cardiac resynchronization therapy - Pacemaker Liệu pháp tạo nhịp tái đồng bộ tim đơn thuần CT Computed tomography Cắt lớp vi tính ĐM Động mạch ECG Electrocardiogram Điện tâm đồ EF (LVEF) Ejection Fraction (Left ventricular Ejection Fraction) Phân suất tống máu thất trái EHRA European Heart Rhythm Association Hội Nhịp tim Châu Âu ESC European Society of Cardiology Hội Tim mạch Châu Âu HCVC Hội chứng động mạch vành cấp HCVM Hội chứng động mạch vành mạn tính INR International normalized ratio Tỷ số chuẩn hóa quốc tế
  • 6. 4 Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt LMWH Low Molecular Weight Heparin Heparin trọng lượng phân tử thấp NOAC Non-vitamin K antagonist oral anticoagulant Thuốc chống đông đường uống không kháng Vitamin K NSAID Non-steroidal anti- inflammatory drug Thuốc chống viêm không steroid NYHA New York Heart Association Hội Tim mạch New York PSTM Phân suất tống máu PSTMTT Phân suất tống máu thất trái PVI Pulmonary vein isolation Cô lập tĩnh mạch phổi RCT Randomized Controlled Trial Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng RN Rung nhĩ TIA Transient ischaemic attack Cơn thiếu máu não thoáng qua TLN Thông liên nhĩ TM Tĩnh mạch TTR Time in therapeutic range Thời gian trong khoảng điều trị UFH Unfractionated Heparin Heparin không phân đoạn ƯCMC Thuốc ức chế men chuyển dạng Angiotensin ƯCTT Thuốc ức chế thụ thể của AT1 của Angiotensin II VKA Vitamin K antagonist Thuốc kháng đông loại kháng Vitamin K VNHA Vietnam Heart Association Hội Tim mạch Việt Nam VNHRS Vietnam Heart Rhythm Society Phân hội Nhịp tim Việt Nam XHNS Xuất huyết nội sọ YTNC Yếu tố nguy cơ
  • 7. 5 LỜI MỞ ĐẦU Rung nhĩ (RN) là rối loạn nhịp tim rất thường gặp, là gánh nặng lớn gây bệnh tật và tử vong đối với cả hệ thống y tế toàn cầu trong đó có Việt Nam. RN là bệnh lý phức tạp đòi hỏi tiếp cận toàn diện và đa chuyên khoa cũng như sự hợp tác chủ động, tích cực giữa người bệnh và người thầy thuốc. Chăm sóc hiệu quả bệnh nhân rung nhĩ trong thực hành lâm sàng hiện nay là một thách thức lớn nhưng cũng là yêu cầu thiết yếu của tất cả các hệ thống y tế ở các quốc gia và khu vực. Tại Việt Nam, rung nhĩ liên quan đến một số bệnh van tim hậu thấp, bệnh tim bẩm sinh đang có xu hướng giảm dần so với trước đây, trong khi đó, ngày càng gặp nhiều những trường hợp rung nhĩ liên quan đến các bệnh tim mạch do xơ vữa và quá trình già hóa dân số tương tự như mô hình bệnh tật các nước phát triển. Năm 2016, Phân hội Nhịp tim Việt Nam (VNHRS) và Hội Tim mạch Việt Nam (VNHA) đã xuất bản khuyến cáo về rung nhĩ như một hướng dẫn chuyên môn áp dụng trên phạm vi cả nước. Từ đó đến nay, đã có rất nhiều tiến bộ mới về chẩn đoán và xử trí rung nhĩ cùng với nhiều bằng chứng khoa học đồ sộ mới được công bố trên thế giới cũng như trong nước. Khuyến cáo về chẩn đoán và xử trí rung nhĩ 2022 của VNHRS/VNHA sẽ tiếp nối tinh thần khuyến cáo 2016 cùng với nhiều điểm bổ sung, cập nhật. Mục đích khuyến cáo là nhằm cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân RN một cách có hệ thống, nâng cao giá trị người bệnh và cải thiện kết cục. Bản tóm tắt khuyến cáo (pocket guidelines) được phát hành cùng với bản toàn văn nhằm tạo thuận lợi cho việc tra cứu và tham khảo của các thầy thuốc trong thực hành lâm sàng. Các bản điện tử của khuyến cáo (dưới dạng PDF) sẵn có trên website của Hội Tim mạch học Việt Nam vnha.org.vn.
  • 8. 6 CÁC THÔNG ĐIỆP CHÍNH 1 Chẩn đoán RN cần được xác nhận trên điện tâm đồ 12 chuyển đạo thông thường hoặc bản ghi điện tim 1 chuyển đạo kéo dài ≥ 30 giây. 2 Phân tích đặc điểm RN theo cấu trúc, bao gồm yếu tố nguy cơ, mức độ triệu chứng, gánh nặng rung nhĩ theo thời gian, cơ chất RN giúp cải thiện điều trị cá thể hóa cho bệnh nhân RN. 3 Các thiết bị và công nghệ mới giúp sàng lọc và phát hiện RN như thiết bị cấy ghép, thiết bị đeo được giúp cải thiện đáng kể khả năng chẩn đoán RN trên các bệnh nhân có nguy cơ. Tuy nhiên phác đồ quản lý phù hợp dựa trên các công cụ trên vẫn chưa hoàn thiện. 4 Quản lý toàn diện bệnh nhân RN rất quan trọng trong cải thiện kết cục. 5 Trong quá trình đưa ra các quyết định xử trí RN cần luôn cân nhắc các ý kiến và lựa chọn của người bệnh. Đánh giá một cách hệ thống các kết cục được báo cáo từ phía bệnh nhân có vai trò quan trọng trong lượng giá kết quả điều trị. 6 Mô hình ABC giúp quản lý toàn diện rung nhĩ ở các tuyến y tế và các chuyên khoa khác nhau. 7 Đánh giá nguy cơ huyết khối - tắc mạch trên lâm sàng bằng thang điểm CHA2 DS2 -VASc là bước đầu tiên trong dự phòng huyết khối – tắc mạch của bệnh nhân RN. 8 Trên bệnh nhân RN cần dùng chống đông đường uống để dự phòng đột quỵ, ưu tiên sử dụng NOAC hơn là VKA nếu không có chống chỉ định. 9 Đánh giá nguy cơ xuất huyết bằng thang điểm nguy cơ (ví dụ HAS-BLED) giúp xác định các yếu tố nguy cơ xuất huyết thay đổi và không thay đổi được trên bệnh nhân RN. 10 Nguy cơ xuất huyết cao không phải là chống chỉ định của điều trị chống đông. Thay vào đó cần giải quyết các yếu tố nguy cơ xuất huyết thay đổi được, có kế hoạch tái khám sớm và thường xuyên hơn với những bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết cao. 11 Kiểm soát tần số thất là một chiến lược trong điều trị RN, và trong nhiều trường hợp đủ để cải thiện triệu chứng liên quan RN.
  • 9. 7 12 Chỉ định chính của kiểm soát nhịp bằng chuyển nhịp, dùng thuốc chống loạn nhịp và/hoặc triệt đốt qua đường ống thông là nhằm giảm triệu chứng liên quan đến RN và cải thiện chất lượng cuộc sống. 13 Khi quyết định dùng thuốc chống loạn nhịp lâu dài cần cân bằng giữa gánh nặng triệu chứng với tác dụng không mong muốn hoặc có hại của thuốc (đặc biệt nguy cơ gây loạn nhịp khác), tác dụng phụ ngoài tim và lựa chọn của bệnh nhân. 14 Triệt đốt RN qua đường ống thông là phương pháp có hiệu quả cao trong ngăn ngừa RN tái phát. Khi được thực hiện bởi thủ thuật viên có kinh nghiệm, triệt đốt RN qua đường ống thông an toàn và hiệu quả hơn so với thuốc chống loạn nhịp. 15 Các yếu tố tái phát RN chính cần được đánh giá và cân nhắc khi đưa ra quyết định can thiệp cho bệnh nhân. 16 Ở bệnh nhân RN có phân suất tống máu thất trái bình thường, triệt đốt qua đường ống thông không làm giảm tử vong hay đột quỵ. Ở bệnh nhân RN có bệnh cơ tim do nhịp nhanh, triệt đốt qua đường ống thông giúp đảo ngược rối loạn chức năng thất trái trong đa số trường hợp. 17 Giảm cân nặng trong trường hợp thừa cân, quản lý chặt chẽ các yếu tố nguy cơ, tránh các yếu tố khởi kích RN giúp cải thiện khả năng kiểm soát nhịp. 18 Xác định, xử trí các yếu tố nguy cơ và bệnh đồng mắc là một phần quan trọng trong điều trị RN. 19 Với bệnh nhân RN có hội chứng mạch vành cấp (HCVC) đã được can thiệp ĐM vành qua da không biến chứng, nên cân nhắc dừng sớm aspirin và chuyển sang chiến lược kháng tiểu cầu hai thuốc gồm một chống đông đường uống và một thuốc ức chế P2Y12 . 20 Bệnh nhân tiến triển thành RN lâm sàng cần được theo dõi thường xuyên để phát hiện sự có mặt cũng như thay đổi của nguy cơ huyết khối - tắc mạch (tức thay đổi điểm CHA2 DS2 -VASc). Ở bệnh nhân có AHRE dài (đặc biệt > 24 giờ) và điểm CHA2 DS2 -VASc cao, cân nhắc dùng chống đông đường uống nếu mang lại lợi ích lâm sàng tổng thể, sau khi giải thích và được đồng thuận từ bệnh nhân.
  • 10. 8 1. ĐỊNH NGHĨA VÀ CHẨN ĐOÁN RUNG NHĨ 1.1. Định nghĩa Bảng 1. Định nghĩa rung nhĩ Định nghĩa Rung nhĩ Là một rối loạn nhịp nhanh trên thất với hoạt động điện hỗn loạn tại tâm nhĩ, dẫn tới co bóp tâm nhĩ không hiệu quả. Các đặc điểm điện tâm đồ của RN: • Khoảng R-R không đều hay loạn nhịp hoàn toàn (nếu vẫn còn dẫn truyền nhĩ thất). • Không có hình thái sóng P lặp lại rõ ràng, và • Hoạt động nhĩ không đều. Các thuật ngữ đang dùng RN lâm sàng Là RN có hoặc không triệu chứng được ghi nhận trên điện tâm đồ bề mặt. Để chẩn đoán RN lâm sàng cần bản ghi điện tâm đồ 12 chuyển đạo tiêu chuẩn hoặc băng ghi điện tâm đồ 1 chuyển đạo trong ít nhất 30 giây. Cơn hoạt động điện nhĩ tần số nhanh (AHRE), RN dưới lâm sàng Là các trường hợp không có triệu chứng liên quan tới RN và RN lâm sàng CHƯA từng được ghi nhận (không có bản điện tâm đồ bề mặt nào ghi được RN). AHRE (Cơn hoạt động điện nhĩ tần số nhanh) – Là các sự kiện được ghi nhận bằng thiết bị điện tử cấy ghép trong tim có khả năng tự động theo dõi và lưu trữ hoạt động điện tâm nhĩ thông qua điện cực đặt tại tâm nhĩ. AHRE được chẩn đoán dựa theo tiêu chuẩn có sẵn hoặc cài đặt của thiết bị, tuy nhiên cần kiểm tra kỹ từng bản ghi cụ thể để loại trừ nhiễu/dương tính giả. RN dưới lâm sàng bao gồm các cơn AHRE được xác nhận là RN, cuồng nhĩ; hoặc các cơn nhanh nhĩ/RN ghi nhận qua các thiết bị theo dõi cấy ghép/đeo ngoài và được xác nhận bằng hình ảnh điện đồ trong tim hoặc bản ghi điện tâm đồ.
  • 11. 9 Tiêu chuẩn tần số được cài đặt trên thiết bị để chẩn đoán AHRE là ≥ 175 lần/phút. Tiêu chuẩn về thời gian của AHRE thường được cài đặt ≥ 5 phút (chủ yếu để loại trừ nhiễu). 1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán rung nhĩ Cần ghi nhận được RN trên điện tâm đồ bề mặt. Theo đồng thuận, chẩn đoán RN lâm sàng khi ghi được cơn kéo dài ít nhất 30 giây. Bảng 2. Khuyến cáo về chẩn đoán RN Khuyến cáo Mức khuyến cáo Cấp độ bằng chứng Cần có điện tâm đồ bề mặt để chẩn đoán rung nhĩ • Chẩn đoán RN lâm sàng dựa vào một bản ghi điện tâm đồ 12 chuyển đạo tiêu chuẩn, hoặc bản ghi điện tâm đồ một chuyển đạo kéo dài ≥ 30 giây không có sóng P lặp lại rõ ràng và các khoảng R-R không đều (nếu vẫn còn dẫn truyền nhĩ-thất). I B 1.3. Chẩn đoán cơn tần số nhĩ cao (AHRE)/ Rung nhĩ dưới lâm sàng Nhiều thiếu bị cấy ghép hoặc thiết bị ghi điện tâm đồ ngoài da lưu động có khả năng phát hiện AHRE/RN dưới lâm sàng (Hình 1). Khi thiết bị đeo ghi ngoài da/cấy ghép phát hiện được AHRE/RN dưới lâm sàng, bác sĩ cần phân tích lại điện đồ/điện tâm đồ để loại trừ nhiễu hoặc chẩn đoán nhầm.
  • 12. 10 Hình 1. Chẩn đoán AHRE/RN dưới lâm sàng (theo ESC 2020) 2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA RUNG NHĨ Bệnh nhân RN có thể có nhiều mức độ triệu chứng khác nhau, nhưng 50-87% số trường hợp không triệu chứng trong giai đoạn đầu. Triệu chứng của cơn RN mới khởi phát chưa được nghiên cứu đầy đủ và có thể ảnh hưởng bởi điều trị. RN tái phát thường có tỷ lệ không triệu chứng cao hơn. Các biến cố liên quan đến RN có thể gặp bao gồm: Đột quỵ não/tắc mạch, rối loạn chức năng thất trái và suy tim, tăng tỷ lệ nhập viện, giảm chất lượng cuộc sống, rối loạn nhận thức/sa sút trí tuệ, tử vong.
  • 13. 11 Hình 2. Triệu chứng của rung nhĩ và các kết cục liên quan đến RN (theo ESC 2020)
  • 14. 12 3. PHÂN LOẠI, GÁNH NẶNG VÀ TIẾN TRIỂN CỦA RUNG NHĨ 3.1. Phân loại rung nhĩ Bảng 3. Khuyến cáo về đánh giá đặc điểm rung nhĩ một cách hệ thống Khuyến cáo Mức khuyến cáo Cấp độ bằng chứng Cần cân nhắc đánh giá các đặc điểm của RN trên mọi bệnh nhân (bao gồm đánh giá nguy cơ đột quỵ, mức độ triệu chứng, gánh nặng RN, cơ chất RN) trong quản lý bệnh nhân RN ở các tuyến y tế, giúp đưa ra quyết định điều trị và chăm sóc tối ưu. IIa C Bảng 4. Phân loại rung nhĩ Hình thái rung nhĩ Định nghĩa Được chẩn đoán lần đầu RN chưa từng được chẩn đoán trước đó, bất kể thời gian diễn biến, mức độ/sự tồn tại triệu chứng liên quan đến RN. RN cơn RN tự kết thúc hoặc được chuyển nhịp xoang trong vòng 7 ngày từ khi xuất hiện. RN dai dẳng RN kéo dài liên tục hơn 7 ngày, bao gồm những cơn chuyển về nhịp xoang (bằng thuốc hoặc shock điện) sau ≥ 7 ngày.
  • 15. 13 Hình thái rung nhĩ Định nghĩa RN dai dẳng kéo dài RN kéo dài liên tục > 12 tháng tính đến thời điểm lựa chọn chiến lược kiểm soát nhịp. RN vĩnh viễn RN được chấp nhận bởi bệnh nhân và bác sỹ, không còn phù hợp cho các nỗ lực chuyển nhịp xoang hoặc duy trì nhịp xoang. RN vĩnh viễn phản ánh thái độ tiếp cận của bệnh nhân và bác sỹ hơn là đặc điểm sinh lý bệnh, và do đó thuật ngữ này không nên sử dụng trong các trường hợp quyết định kiểm soát nhịp bằng thuốc hay triệt đốt. Nếu vẫn cân nhắc kiểm soát nhịp, RN sẽ được phân loại là “RN dai dẳng kéo dài”. Các thuật ngữ nên loại bỏ RN đơn độc Thuật ngữ có tính lịch sử. Hiểu biết hiện nay cho thấy RN trong mọi trường hợp đều có nguyên nhân. RN có/ không bệnh van tim Phân biệt bệnh nhân RN có hẹp hai lá vừa/nặng và van tim nhân tạo với các bệnh nhân RN khác. Thuật ngữ có thể gây hiểu nhầm. RN mạn tính Đã có nhiều định nghĩa mới thay thế 3.2. Đánh giá gánh nặng rung nhĩ Gánh nặng RN trên lâm sàng thường được xác định bởi diễn biến thời gian, mức độ gây triệu chứng, nguy cơ tắc mạch, sự thay đổi cấu trúc và chức năng cơ nhĩ.
  • 17. 15 3.3. Tiến triển của rung nhĩ Tiến triển từ RN cơn sang RN dai dẳng hoặc dai dẳng kéo dài (hoặc từ RN dưới lâm sàng thành RN lâm sàng) thường phản ánh tiến triển của tái cấu trúc tâm nhĩ hoặc bệnh lý cơ tim tâm nhĩ. Đánh giá tiến triển của RN phụ thuộc vào quãng thời gian theo dõi nhịp tim và các cơ chất rối loạn nhịp. Tỷ lệ tiến triển của RN kịch phát thành rung nhĩ kéo dài hơn được báo cáo hàng năm dao động từ < 1% tới 15% (lên tới 27-36% trong các nghiên cứu theo dõi ≥ 10 năm). Các yếu tố nguy cơ của tiến triển RN bao gồm tuổi, suy tim, tăng huyết áp, bệnh thận mạn, bệnh phổi mạn tính, đái tháo đường, tiền sử đột quỵ và kích thước nhĩ trái; trong khi đó giá trị dự đoán của các chỉ dấu sinh học vẫn chưa rõ ràng. Tuổi cao có liên quan đến RN vĩnh viễn, đồng thời nhiều yếu tố khác cũng gây ra sự tiến triển bệnh thông qua sự tái cấu trúc cơ chất. Tiến triển của RN sang thể dai dẳng/vĩnh viễn có liên quan tới tăng các biến cố tim mạch, nhập viện và tử vong, nhưng vẫn chưa rõ sự tiến triển này là yếu tố quyết định hay chỉ là phản ánh tình trạng bệnh lý/cơ chất nền đang diễn biến xấu đi. 4. SÀNG LỌC RUNG NHĨ Vấn đề sàng lọc rung nhĩ trong thực hành lâm sàng ngày càng được chú trọng do nhiều nguyên nhân: tỷ lệ RN tăng, phát hiện RN ở 10% bệnh nhân nhồi máu não không tìm ra nguyên nhân trước đó, RN không triệu chứng có tỷ lệ cao, cơ hội ngăn ngừa đột quỵ liên quan RN nhờ điều trị phù hợp và sự ra đời của các công cụ mới giúp phát hiện RN. 4.1. Các công cụ sàng lọc Các ứng dụng quản lý sức khỏe phát triển mạnh mẽ trên thiết bị di động giúp gia tăng phát hiện RN. Khi phát hiện RN bằng công cụ sàng lọc (bao gồm cả thiết bị di động hoặc lưu động), vẫn cần điện tâm đồ 1 chuyển đạo kéo dài ≥ 30 giây hoặc 12 chuyển đạo có RN được phân tích bởi bác sỹ có chuyên môn về điện tâm đồ để chẩn đoán xác định. Khi RN được phát hiện không thông qua điện tâm đồ
  • 18. 16 (ví dụ cảm biến quang học) hoặc điện tâm đồ của thiết bị không chắc chắn thì cần phải chẩn đoán xác định qua các phương pháp ghi điện tim khác (ví dụ điện tim 12 chuyển đạo, Holter điện tim 24 giờ). 4.2. Cách thức và chiến lược sàng lọc rung nhĩ Có hai chiến lược sàng lọc bao gồm sàng lọc cơ hội hoặc sàng lọc hệ thống trên bệnh nhân trên độ tuổi nhất định (thường ≥ 65 tuổi) hoặc có các đặc điểm gợi ý nguy cơ đột quỵ cao, bằng cách ghi điện tâm đồ 30 giây từng thời điểm riêng rẽ hoặc lặp lại trong vòng 2 tuần. Bảng 5. Khuyến cáo về sàng lọc phát hiện rung nhĩ Khuyến cáo Mức khuyến cáo Cấp độ bằng chứng Sàng lọc cơ hội RN bằng phương pháp bắt mạch hoặc bản ghi điện tâm đồ một chuyển đạo trên bệnh nhân ≥ 65 tuổi. I B Kiểm tra định kỳ máy tạo nhịp và máy phá rung tự động để phát hiện AHRE I B Khuyến cáo khi sàng lọc RN: - Đối tượng sàng lọc được giải thích về tầm quan trọng của phát hiện RN và các tiếp cận điều trị. - Có phương án chuyển bệnh nhân sàng lọc dương tính tới các cơ sở chuyên khoa để khẳng định chẩn đoán và xử trí tối ưu. - Chẩn đoán xác định RN chỉ khi bác sỹ đọc bản ghi điện tâm đồ một chuyển đạo ≥ 30 giây hoặc điện tâm đồ 12 chuyển đạo và khẳng định là RN. I B Cân nhắc sàng lọc hệ thống RN ở người ≥ 75 tuổi hoặc có nguy cơ đột quỵ cao IIa B
  • 19. 17 Hình 4. Các hệ công cụ để sàng lọc rung nhĩ. Bắt mạch, máy đo huyết áp tự động, các thiết bị ghi điện tâm đồ một chuyển đạo, các thiết bị dùng cảm biến quang học (PPG), các loại cảm biến khác ứng dụng trong điện thoại thông minh, vòng đeo tay, đồng hồ thông minh (theo ESC 2020)
  • 20. 18 Có thể phát hiện RN qua các bản ghi điện tâm đồ hoặc cảm biến quang học của đồng hồ thông minh. Các thiết bị đeo được như đồng hồ thông minh có khả năng theo dõi tần số mạch tự động bằng cảm biến quang học vào báo cáo cho người dùng khi thấy mạch không đều (dựa theo thuật toán đặc biệt phân tích biến thiên tần số mạch). Bảng 6. Độ nhạy và đặc hiệu của các phương tiện sàng lọc RN (lấy điện tâm đồ 12 chuyển đạo làm tiêu chuẩn vàng) Độ nhạy Độ đặc hiệu Bắt mạch 87-97% 70-81% Theo dõi huyết áp tự động 93-100% 86-92% Điện tâm đồ một chuyển đạo 94-98% 76-95% Ứng dụng trên điện thoại thông minh 91,5-98.5% 91,4-100% Đồng hồ thông minh 97-99% 83-94% ©ESC 2020 Sàng lọc RN Nguy cơ - Kết quả bất thường có thể gây hoang mang lo lắng - Phân tích nhầm ĐTĐ có thể dẫn đến chẩn đoán và điều trị quá mức - ĐTĐ có thể phát hiện các bất thường khác (sai hoặc đúng) có thể dẫn đến các thăm dò xâm lấn hoặc điều trị nhầm dẫn đến các tai biến khó lường Lợi ích Giúp ngăn ngừa: - Đột quị/tắc mạch hệ thống bằng cách dùng chống đông đường uống ở BN nguy cơ cao - Các đợt tái phát triệu chứng Giảm nguy cơ/đảo ngược: - Tái cấu trúc điện học/cơ học mô tâm nhĩ - Rối loạn huyết động liên quan đến RN - Bệnh cơ tim tâm nhĩ/tâm thất do nhịp nhanh Ngăn ngừa/giảm thiểu: - Tỉ lệ nhập viện, tử vong, tàn tật... do RN Giảm thiểu: - Các kết cục liên quan đến những bệnh/rối loạn hay đi kèm với RN mà phát hiện được nhờ quá trình sàng lọc RN Hình 5. Lợi ích và nguy cơ của sàng lọc rung nhĩ (theo ESC 2020)
  • 21. 19 5. THĂM KHÁM ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN RUNG NHĨ Do thường gặp trên bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ tim mạch hoặc bệnh đồng mắc, RN có thể là chỉ dấu của một tình trạng bệnh chưa được chẩn đoán nào đó. Vì vậy, mọi bệnh nhân RN đều cần được thăm khám toàn diện về tim mạch. Một “gói” thăm khám thường quy với bệnh nhân RN cần bao gồm tiền sử bệnh lý, các bệnh lý đồng mắc, hình thái RN, nguy cơ đột quỵ, triệu chứng liên quan RN, biến cố huyết khối-tắc mạch, rối loạn chức năng thất trái. Cần làm điện tâm đồ 12 chuyển đạo trên mọi bệnh nhân RN để khẳng định chẩn đoán, xác định tần số thất, rối loạn dẫn truyền kèm theo, dấu hiệu thiếu máu cơ tim hoặc bệnh lý cấu trúc. Cần làm các xét nghiệm cận lâm sàng (chức năng tuyến giáp, thận, điện giải, công thức máu) và siêu âm tim qua thành ngực (đánh giá kích thước và chức năng thất trái, kích thước nhĩ trái, bệnh lý van tim, kích thước và chức năng tâm thu thất phải) để định hướng điều trị. Tùy vào từng bệnh nhân cụ thể mà có thể chỉ định thêm một số thăm dò cần thiết khác. Đa số bệnh nhân RN sẽ cần tái khám định kỳ để đảm bảo duy trì điều trị tối ưu. 5.1. Triệu chứng và mức độ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của rung nhĩ Mức độ nghiêm trọng của rung nhĩ có thể từ không triệu chứng tới mất khả năng duy trì sinh hoạt bình thường, mặt khác quyết định kiểm soát nhịp hay không (bao gồm cả triệt đốt qua đường ống thông) tùy thuộc vào mức độ triệu chứng, do vậy cần đánh giá triệu chứng RN dựa trên thang điểm của Hội Nhịp tim Châu Âu (EHRA) (Bảng 6). Mối liên quan của triệu chứng với RN (đặc biệt nếu triệu chứng không đặc hiệu như khó thở, mệt mỏi, nặng ngực) cũng cần phải làm rõ để không bỏ sót các nguy cơ tim mạch và bệnh lý đồng mắc khác chưa được phát hiện hoặc điều trị chưa tối ưu.
  • 22. 20 Bảng 7. Thang điểm triệu chứng EHRA Điểm Mức độ triệu chứng Mô tả 1 Không RN không gây ra bất kì triệu chứng nào 2a Nhẹ Hoạt động hàng ngày không bị ảnh hưởng bởi triệu chứng liên quan RN 2b Trung bình Hoạt động hàng ngày không bị ảnh hưởng bởi triệu chứng liên quan RN, nhưng triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân 3 Nặng Hoạt động hàng ngày bị ảnh hưởng bởi triệu chứng liên quan RN 4 Mất khả năng Phải dừng hoạt động hàng ngày Sáu triệu chứng (bao gồm hồi hộp trống ngực, mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, tức ngực, lo lắng khi RN) được đánh giá dựa theo mức độ ảnh hưởng: từ không ảnh hưởng tới mất khả năng sinh hoạt bình thường. 5.2. Cơ chất rung nhĩ Cơ chất của RN liên quan tới giãn và xơ hóa nhĩ trái, dẫn tới rối loạn chức năng nhĩ trái và gây block trong dẫn truyền xung động-cơ học tâm nhĩ. Các thăm dò hình ảnh không xâm lấn có thể cung cấp đầy đủ thông tin về bất thường cấu trúc tâm nhĩ (Hình 9). Trên một số bệnh nhân, có thể sử dụng siêu âm tim qua thực quản (TOE) để đánh giá bệnh lý van tim hoặc huyết khối tiểu nhĩ trái; chụp cắt lớp vi tính giúp đánh giá hệ ĐM vành; CT/MRI não trong trường hợp khi ngờ có đột quỵ. Một số thông số có thể dự đoán nguy cơ đột quỵ: giãn nhĩ trái, âm cuộn trong nhĩ trái, giảm sức căng nhĩ trái, huyết khối tiểu nhĩ trái, giảm tốc độ đỉnh dòng máu tống khỏi tiểu nhĩ trái (< 20cm/s), tiểu nhĩ trái không có dạng “cánh gà” trên CT.
  • 23. 21 ©ESC 2020 Đánh giá thất phải và màng ngoài tim Tái cấu trúc nhĩ trái liên quan đến RN Giãn và thay đổi hình dạng Siêu âm tim qua thành ngực/thực quản Chụp CLVT tim Chụp CHT tim Thăm dò điện sinh lý Xơ hóa Phát hiện huyết khối nhĩ trái/tiểu nhĩ Giải phẫu Cấu trúc Chức năng Giá trị của thăm dò CĐHA nhĩ trái trong RN Giá trị của các thăm dò CĐHA trong RN Thay đổi điện sinh lý học, khả năng trữ máu, luân chuyển máu Các thăm dò CĐHA nâng cao - Siêu âm Doppler mô, đo sức căng nhĩ trái - CHT ngấm thuốc muộn, hình ảnh thì T1 - CLVT thăm dò cơ chất Đánh giá kích thước, hình dạng và chức năng thất trái Đánh giá kích thước, hình dạng và chức năng thất trái Hình 6. Chẩn đoán hình ảnh trong RN. Hình ảnh giải phẫu cho biết kích thước, hình thái và mức độ xơ hóa nhĩ trái. CLVT và CHT giúp đánh giá giãn nhĩ trái chính xác nhất. Siêu âm tim qua thành ngực 2D hoặc (tốt hơn là) 3D được sử dụng trong thăm khám thường quy. Thể tích nhĩ trái bình thường trên siêu âm tim 3D là 15-42 mL/m2 da với nam và 15-39 mL/ m2 da với nữ. Cộng hưởng từ tăng tín hiệu muộn với gadolinium có thể đánh giá xơ hóa nhĩ trái trong một số báo cáo nhưng hiếm khi được ứng dụng trên lâm sàng. Các thăm dò hình ảnh chức năng bao gồm siêu âm Doppler mô (TDI) và đo sức căng. Siêu âm Doppler mô đo tốc độ cơ tim thì tâm thu và tâm trương, trong khi đó sức căng nhĩ trái phản ánh sự co bóp chủ động của tâm nhĩ. Khoảng PA-TDI phản ánh độ trễ điện học-cơ học trong tâm nhĩ (hay tổng thời gian dẫn truyền xung động trong nhĩ trái, đo từ khởi đầu sóng P trên điện tâm đồ đến thời điểm sóng A’[tốc độ đỉnh tâm nhĩ] trên TDI). Thâm nhiễm nhĩ trái bởi mỡ thượng tâm mạc có thể là một chỉ dấu viêm sớm và phát hiện được trên CLVT hoặc CHT tim. Có thể dựng được giải phẫu các tĩnh mạch phổi trước triệt đốt RN bằng CLVT hoặc CHT tim (theo ESC 2020)
  • 24. 22 Bảng 8. Khuyến cáo về thăm khám đánh giá bệnh nhân rung nhĩ Khuyến cáo Mức khuyến cáo Cấp độ bằng chứng Trên bệnh nhân RN, khuyến cáo: • Đánh giá các triệu chứng liên quan RN (bao gồm mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, hồi hộp trống ngực, tức ngực) và lượng giá mức độ triệu chứng bằng thang điểm EHRA sửa đổi trước và sau khởi trị. • Đánh giá các triệu chứng liên quan RN trước và sau chuyển nhịp với RN dai dẳng giúp hỗ trợ quyết định lựa chọn chiến lược kiểm soát nhịp. I C ©ESC 2020 Tất cả bệnh nhân RN Theo dõi có kế hoạch Những bệnh nhân RN chọn lọc Khai thác bệnh sử - Các triệu chứng liên quan đến RN - Phân loại RN - Các bệnh đồng mắc - Điểm CHA2 DS2 VASc ĐTĐ 12 chuyển đạo Thăm dò chức năng tuyến giáp, thận, điện giải đồ, công thức máu Siêu âm tim qua thành ngực - Đảm bảo bệnh nhân được quản lý tối ưu - Bác sĩ tim mạch/ chuyên gia về RN phối hợp trong quá trình theo dõi cùng với điều dưỡng được đào tạo chuyên sâu Theo dõi ĐTĐ lưu động: - Hiệu quả của kiểm soát tần số - Mối quan hệ giữa triệu chứng lâm sàng và RN tái phát Siêu âm tim qua thực quản - Bệnh van tim - Huyết khối tiểu nhĩ trái Troponin T-hs, BNP/NT-proBNP Đánh giá chức năng nhận thức Chụp động mạch vành: - Ở những bệnh nhân nghi ngờ có bệnh mạch vành CLVT/CHT sọ não: - Ở những bệnh nhân nghi ngờ đột quị CHT nhĩ trái ngấm thuốc muộn: - Giúp đưa ra quyết định trong điều trị RN Hình 7. Các thăm dò chẩn đoán và theo dõi trên bệnh nhân RN (theo ESC 2020)
  • 25. 23 6. XỬ TRÍ RUNG NHĨ: MÔ HÌNH TÍCH HỢP ABC Mô hình ABC (A – Chống đông/Phòng đột quỵ [Anticoagulation/ Avoid Stroke], B – Điều trị giảm triệu chứng [Better symptom management], C – Tối ưu xử trí bệnh tim mạch và bệnh lý đồng mắc [Cardiovascular and Comobidity optimization]) ©ESC 2020 Treat AF: The ABC pathway A Anticoagulation/ Avoid stroke B Better symptom control C Comorbidities/ Cardiovascular risk factor management C CC Đến ABC Characterise AF (the 4S-AF scheme) 1 băng ĐTĐ 12 chuyển đạo hoặc đoạn ghi ĐTĐ ≥ 30s Nguy cơ đột quỵ (điểm CHA2DS2VASc...) Mức độ nặng của triệu chứng (điểm EHRA...) Gánh nặng RN (tổng thời gian, có tự cắt cơn không...) Đặc điểm cơ chất (tuổi, bệnh đồng mắc, giãn nhĩ trái,...) Xác định chẩn đoán Đánh giá gánh nặng rung nhĩ Điều trị RN: Phác đồ ABC A- Dùng thuốc chống đông/ Ngăn ngừa đột quị 1. Nhận diện những bệnh nhân ít nguy cơ (CHA2 DS2 VASc = 0 ở nam, 1 ở nữ). 2. Đề nghị điều trị chống đông ngừa đột quị nếu CHA2 DS2 VASc ≥ 1 (nam)/2 (nữ). Đánh giá nguy cơ chảy máu 3. Chọn giữa kháng Vitamin K hoặc NOAC B- Kiểm soát triệu chứng Đánh giá triệu chứng và nguyện vọng của bệnh nhân Kiểm soát tần số tối ưu Cân nhắc chiến lược kiểm soát nhịp (thuốc kiểm soát nhịp, chuyển nhịp, triệt đốt) C- Kiểm soát các bệnh đồng mắc, các yếu tố nguy cơ tim mạch Thay đổi lối sống (kiểm soát cân nặng, tập thể dục thể thao, hạn chế sử dụng chất kích thích...) Hình 8. Mô hình CC - ABC (xác định chẩn đoán, đánh giá gánh nặng rung nhĩ - tiến tới điều trị) (theo ESC 2020)
  • 26. 24 6.1. A – Chống đông/Phòng đột quỵ (Anticoagulation/Avoid stroke) Phần này đề cập đến RN không kèm theo hẹp van hai lá nặng hoặc van tim nhân tạo. Hình 9. Sơ đồ 3 bước trong phân tầng nguy cơ đột quỵ và điều trị chống đông dự phòng trên bệnh nhân RN Bước đầu tiên trong quyết định dùng chống đông/dự phòng đột quỵ là xác định các bệnh nhân nguy cơ thấp và không cần dùng thuốc. Bước hai là cân nhắc sử dụng chống đông đường uống cho bệnh nhân có ≥ 1 yếu tố nguy cơ đột quỵ mà yếu tố đó không phải giới tính (mức độ bằng chứng khác nhau do nhiều thử nghiệm lâm sàng
  • 27. 25 lấy bệnh nhân có ≥ 2 yếu tố nguy cơ, còn phân tích dưới nhóm/dữ liệu quan sát lấy ≥ 1 yếu tố nguy cơ). Bước ba là lựa chọn loại chống đông: NOAC (thường là lựa chọn đầu tay do hiệu quả tốt, an toàn, tiện lợi) hoặc VKA (với TTR > 70%). 6.1.1. Đánh giá nguy cơ đột quỵ Nhìn chung rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần, tuy nhiên con số thực tế còn phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ cụ thể. Thang điểm CHA2 DS2 -VASc được khuyến cáo để đánh giá nguy cơ đột quỵ, tắc mạch ở bệnh nhân rung nhĩ. Bảng 9. Thang điểm CHA2 DS2 -VASc Điểm CHA2DS2- VASc Yếu tố nguy cơ và định nghĩa Số điểm Ghi chú C – Congestive heart failure Suy tim trên lâm sàng, hoặc triệu chứng khách quan của rối loạn chức năng thất trái mức độ vừa tới nặng, hoặc bệnh cơ tim phì đại 1 Mới xuất hiện suy tim mất bù (bất kể EF, nghĩa là gồm suy tim EF giảm lẫn EF bảo tồn), hoặc có bằng chứng của giảm chức năng tâm thu thất trái vừa đến nặng trên chẩn đoán hình ảnh (kể cả không triệu chứng), hoặc bệnh cơ tim phì đại đều làm tăng nguy cơ đột quỵ và do vậy cần dùng chống đông. H – Hypertension Tăng huyết áp hoặc đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp 1 Tiền sử tăng huyết áp có thể dẫn tới các biến đổi về mạch máu gây tăng nguy cơ đột quỵ và huyết áp dù đang được kiểm soát tốt vẫn có thể bất thường theo thời gian. Đích huyết áp tối ưu giúp giảm tối đa nguy cơ nhồi máu não, tử vong và các biến cố tim mạch khác là 120-129/<80 mmHg.
  • 28. 26 Điểm CHA2DS2- VASc Yếu tố nguy cơ và định nghĩa Số điểm Ghi chú A – Age Tuổi từ 75 trở lên 2 Tuổi là yếu tố nguy cơ đột quỵ quan trọng, đa số nghiên cứu cho thấy nguy cơ bắt đầu tăng từ 65 tuổi trở lên. Nguy cơ liên quan tới tuổi là biến liên tục, nhưng để đơn giản hóa thì 65- 74 tuổi được chấm 1 điểm, ≥ 75 tuổi được chấm 2 điểm. D - Diabetes mellitus Đái tháo đường, đang điều trị bằng thuốc hạ đường huyết và/hoặc insulin hoặc đường máu lúc đói > 125 mg/ dL (7 mmol/L) 1 Đái tháo đường vốn được biết tới là nguy cơ đột quỵ từ lâu, các nghiên cứu gần đây cho thấy nguy cơ đột quỵ còn liên quan đến thời gian mắc đái tháo đường (tiền sử mắc càng lâu, nguy cơ huyết khối tắc mạch càng cao) và tổn thương cơ quan đích hiện có (ví dụ bệnh võng mạc). Nguy cơ huyết khối/ tắc mạch do RN gần như tương đương ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 và 2, tuy nhiên ở bệnh nhân RN < 65 tuổi thì đái tháo đường type 2 có nguy cơ đột quỵ cao hơn một chút so với type 1. S - Stroke Tiền sử đột quỵ, TIA, hoặc huyết khối tắc mạch 2 Tiền sử đột quỵ, TIA hoặc tắc mạch hệ thống là nguy cơ rất cao với nhồi máu não, và do vậy được chấm 2 điểm. Mặc dù không được cho vào các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, bệnh nhân RN bị xuất huyết nội sọ (bao gồm đột quỵ xuất huyết não) có nguy cơ nhồi máu não sau đó rất cao, các nghiên cứu quan sát gần đây cho thấy những bệnh nhân này có thể được hưởng lợi từ dùng chống đông.
  • 29. 27 Điểm CHA2DS2- VASc Yếu tố nguy cơ và định nghĩa Số điểm Ghi chú V - Vascular disease Bệnh mạch máu: bệnh ĐM vành (hẹp đáng kể trên phim chụp mạch), tiền sử nhồi máu cơ tim, bệnh ĐM ngoại vi, mảng xơ vữa ĐM chủ 1 Bệnh mạch máu (bệnh mạch ngoại vi hoặc nhồi máu cơ tim) làm tăng 17- 22% nguy cơ đột quỵ, đặc biệt ở bệnh nhân châu Á. ĐM vành hẹp đáng kể trên phim chụp mạch cũng là yếu tố nguy cơ độc lập của nhồi máu não trên bệnh nhân RN (tỷ lệ phát sinh hiệu chỉnh 1,29 - 95% CI [1.08 – 1.53]). Mảng xơ vữa phức tạp trên ĐM chủ xuống cũng là chỉ dấu cho bệnh mạch máu đáng kể và yếu tố quan trọng dự báo nhồi máu não. A – Tuổi 65-74 1 Như trình bày ở trên. Các dữ liệu mới trên người châu Á cho thấy nguy cơ đột quỵ tăng từ 50-55 tuổi và có thể dùng phiên bản CHA2 DS2 -VASc sửa đổi trên bệnh nhân châu Á. Sc – Sex category Giới tính nữ 1 Là yếu tố điều chỉnh nguy cơ hơn là yếu tố nguy cơ độc lập. Điểm tối đa 9 6.1.2. Đánh giá nguy cơ xuất huyết Cần đánh giá nguy cơ xuất huyết khi bắt đầu sử dụng các thuốc chống đông máu. Cùng với các yếu tố nguy cơ thay đổi được, các yếu tố không thay đổi được/thay đổi được một phần có vai trò quan trọng dẫn đến biến cố xuất huyết. Sử dụng thang điểm HAS-BLED đánh giá nguy cơ xuất huyết.
  • 30. 28 Bảng 10. Các yếu tố nguy cơ xuất huyết trên lâm sàng trong thang điểm HAS-BLED Yếu tố nguy cơ và định nghĩa Điểm H – Uncontrolled hypertension Tăng huyết áp không kiểm soát (HA tâm thu > 160mmHg) 1 A – Abnormal renal and/or hepatic function Bất thường chức năng thận và/hoặc gan: Lọc máu, ghép gan/thận, creatinine máu > 200 µmol/L, xơ gan, bilirubin > 2 lần ngưỡng bình thường trên, AST/ALT/ALP > 3 lần ngưỡng bình thường trên 1 điểm cho mỗi bất thường S – Stroke Tiền sử đột quỵ nhồi máu não hoặc xuất huyết nãoa 1 B – Bleeding history or predisposition Tiền sử hoặc có khuynh hướng xuất huyết: Tiền sử xuất huyết nặng hoặc có thiếu máu hoặc giảm tiểu cầu nặng 1 L – Labile INRb INR không ổn định (TTR: thời gian duy trì INR trong khoảng điều trị < 60% ở bệnh nhân dùng VKA) 1 E – Elderly Tuổi cao (> 65 tuổi hoặc thể trạng rất già yếu) 1 D – Drug or excessive alcohol drinking Đang dùng các thuốc kháng tiểu cầu hoặc NSAIDs; và/ hoặc sử dụng nhiều rượu mỗi tuầnc 1 điểm mỗi mục Tổng điểm 9 a Đột quỵ xuất huyết não cũng được chấm 1 điểm ở mục ‘B’ b Chỉ áp dụng khi bệnh nhân dùng VKA c Lạm dụng hoặc dùng quá nhiều rượu là tiêu thụ lượng rượu lớn (ví dụ > 14 đơn vị/tuần) mà bác sĩ cho rằng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và nguy cơ xuất huyết.
  • 31. 29 Bảng 11. Khuyến cáo về dự phòng biến cố huyết khối - tắc mạch trên bệnh nhân rung nhĩ Khuyến cáo Mức khuyến cáo Cấp độ bằng chứng Trong dự phòng đột quỵ trên bệnh nhân rung nhĩ bằng chống đông đường uống, ưu tiên sử dụng NOAC hơn là VKA (trừ trường hợp bệnh nhân có van tim nhân tạo hoặc hẹp vừa/khít van hai lá). I A Khuyến cáo tiếp cận dựa theo yếu tố nguy cơ khi đánh giá nguy cơ đột quỵ, sử dụng thang điểm CHA2 DS2 -VASc để xác định các bệnh nhân nguy cơ thấp (0 điểm ở nam và 1 điểm ở nữ) không nên dùng các biện pháp chống huyết khối. I A Khuyến cáo dự phòng đột quỵ bằng thuốc chống đông đường uống ở bệnh nhân RN có điểm CHA2 DS2 -VASc ≥ 2 ở nam và ≥ 3 ở nữ. I A Cân nhắc dùng chống đông ở bệnh nhân RN có CHA2 DS2 -VASc bằng 1 ở nam hoặc bằng 2 ở nữ để dự phòng đột quỵ. Quyết định điều trị cần cá thể hóa theo tổng lợi ích lâm sàng và giá trị cũng như ưu tiên của bệnh nhân. IIa B Khuyến cáo đánh giá nguy cơ xuất huyết dựa theo thang điểm để xác định các yếu tố nguy cơ thay đổi và không thay đổi được trên mọi bệnh nhân rung nhĩ, nhằm xác định các bệnh nhân nguy cơ chảy máu cao để thăm khám sớm và thường xuyên hơn. I B
  • 32. 30 Khuyến cáo Mức khuyến cáo Cấp độ bằng chứng Để đánh giá nguy cơ xuất huyết bài bản dựa theo thang điểm, khuyến cáo sử dụng thang điểm HAS-BLED để xác định các yếu tố nguy cơ thay đổi được và các bệnh nhân nguy cơ chảy máu cao (HAS-BLED ≥ 3 điểm) cần phải thăm khám thường xuyên hơn. IIa B Cần đánh giá nguy cơ đột quỵ và xuất huyết định kỳ để định hướng quyết định điều trị (ví dụ khởi trị chống đông nếu bệnh nhân không còn thuộc nhóm nguy cơ thấp) và xác định các yếu tố nguy cơ xuất huyết thay đổi được. I B Ở bệnh nhân RN có nguy cơ đột quỵ ban đầu thấp, nên đánh giá lại nguy cơ đột quỵ sau 4-6 tháng. IIa B Đích INR là 2,0 – 3,0 nếu sử dụng VKA, với thời gian trong khoảng điều trị (TTR) ≥ 70%. I B Ở bệnh nhân dùng VKA mà thời gian INR trong khoảng điều trị thấp (TTR < 70%), khuyến cáo: Chuyển sang NOAC, nhưng cần đảm bảo tuân thủ và duy trì điều trị. I B Thực hiện các biện pháp cải thiện TTR (ví dụ giáo dục/tư vấn, xét nghiệm INR thường xuyên hơn). IIa B Không khuyến khích dùng kháng tiểu cầu đơn thuần (aspirin đơn trị liệu hoặc kết hợp với clopidogrel) để dự phòng đột quỵ trên bệnh nhân RN. III A Nếu không có chống chỉ định tuyệt đốt với chống đông đường uống, không nên dùng nguy cơ xuất huyết ước tính để định hướng quyết định điều trị chống đông trong dự phòng đột quỵ. III A
  • 33. 31 Khuyến cáo Mức khuyến cáo Cấp độ bằng chứng Hình thái lâm sàng của RN (phát hiện lần đầu, kịch phát, dai dẳng, dai dẳng kéo dài, vĩnh viễn) không nên ảnh hưởng tới chỉ định dự phòng huyết khối. III B Khuyến cáo về bít hoặc loại bỏ tiểu nhĩ trái Cân nhắc bít tiểu nhĩ trái để dự phòng đột quỵ trên bệnh nhân RN có chống chỉ định với điều trị chống đông kéo dài (ví dụ xuất huyết não mà không có nguyên nhân đảo ngược được). IIb B Có thể cân nhắc bít hoặc loại bỏ tiểu nhĩ trái bằng phẫu thuật để dự phòng đột quỵ trên bệnh nhân RN trải qua phẫu thuật tim. IIb C Chống đông kháng Vitamin K So với nhóm chứng hoặc giả dược, chống đông đường uống kháng vitamin K (VKA, đa số là warfarin) giúp giảm nguy cơ đột quỵ 64% và tử vong 26%. Nhóm thuốc này vẫn được sử dụng ở nhiều bệnh nhân RN trên toàn thế giới. Hiện nay VKA vẫn là biện pháp chống đông duy nhất chứng minh an toàn ở bệnh nhân có bệnh van hai lá do thấp và/hoặc van tim nhân tạo. Warfarin là loại thuốc chống đông kháng Vitamin K phổ biến nhất trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam không phổ biến loại thuốc này trên thị trường. Acenocoumarol, hay được biết đến với tên thương mại Sintrom là loại thuốc chống đông đường uống loại kháng Vitamin K phổ biến nhất ở Việt Nam. Đánh giá hiệu quả điều trị của VKA bằng xét nghiệm INR. Mục tiêu INR trong hầu hết các trường hợp rung nhĩ đang điều trị VKA là từ 2,0 – 3,0. Đối với van hai lá cơ học, mục tiêu INR là 2,5 – 3,5. Khi xét
  • 34. 32 nghiệm INR 2 lần liên tiếp, cách nhau 3 ngày, INR trong khoảng mục tiêu cần đạt, có thể coi đã đạt được “sự ổn định” của liều chống đông và có thể cho bệnh nhân ra viện (nếu đang nằm nội trú) hoặc quyết định tần suất xét nghiệm thưa hơn. Đối với các bệnh nhân đã xác định được liều VKA “ổn định”, có thể xét nghiệm INR theo dõi định kỳ với tần suất 4 tuần/lần. Chống đông đường uống không kháng Vitamin K (NOAC) Trong bốn nghiên cứu bản lề, apixaban, dabigatran, edoxaban và rivaroxaban cho thấy không kém hơn warfarin về vai trò dự phòng đột quỵ/tắc mạch hệ thống. Một phân tích gộp 4 nghiên cứu này cho thấy NOAC giảm nguy cơ đột quỵ/tắc mạch tới 19% (có ý nghĩa thống kê), giảm nguy cơ xuất huyết não 51%; nguy cơ dự phòng tắc mạch não tương đương so với VKA, tuy nhiên NOAC làm giảm 10% tử vong do mọi nguyên nhân. Tỷ lệ xuất huyết nặng ở NOAC thấp hơn 14% nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng ghi nhận tỷ lệ xuất huyết tiêu hóa cao hơn 25% so với warfarin. Nguy cơ tương đối của xuất huyết nặng ở NOAC thấp hơn đáng kể nếu khi dùng warfarin với INR kiểm soát kém (TTR < 66%). Phân tích tổng hợp từ năm thử nghiệm RELY, ROCKET-AF, J-ROCKET AF, ARISTOTLE, ENGAGE AF TIMI 48 cho thấy so với warfarin, NOAC liều tiêu chuẩn trên bệnh nhân châu Á tỏ ra an toàn và hiệu quả hơn so với bệnh nhân chủng tộc khác. Dữ liệu quan sát sau thương mại hóa của dabigatran, rivaroxaban, edoxaban, apixaban so với warfarin cho kết quả tương đồng với các thử nghiệm ngẫu nhiên pha III. Với những bằng chứng rõ ràng như vậy, bệnh nhân RN cần được lựa chọn NOAC để dự phòng đột quỵ/ tắc mạch. Tỷ lệ duy trì điều trị NOAC nhìn chung cao hơn VKA, do đặc
  • 35. 33 điểm dược lực học ưu thế hơn, hiệu quả và an toàn tốt hơn, đặc biệt trên những bệnh nhân dễ tổn thương như người cao tuổi, suy thận, có tiền sử đột quỵ, .v.v.. Mặc dù bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối bị loại khỏi các thử nghiệm pha III, có thể sử dụng apixaban, rivaroxaban, edoxaban trên bệnh nhân suy thận nặng (mức lọc cầu thận 15-30 mL/phút tính bằng phương trình Cockcroft-Gault) sau khi chỉnh giảm liều phù hợp. Trên thực tế, NOAC có xu hướng bị giảm liều không đúng chỉ định dẫn tới tăng nguy cơ đột quỵ/tắc mạch, nhập viện, tử vong trong khi việc giảm liều này không giúp giảm nguy cơ xuất huyết. Do vậy phác đồ NOAC cần được tối ưu dựa theo hiệu quả và tính an toàn của từng loại thuốc trên từng nhóm bệnh nhân khác nhau (Bảng 12). Chống chỉ định với chống đông đường uống, bao gồm: xuất huyết nặng đang tiến triển (cần xác định và xử trí điểm chảy máu), các bệnh lý liên quan (ví dụ giảm tiểu cầu nặng < 50 tiểu cầu/µL, thiếu máu nặng đang làm chẩn đoán), biến cố xuất huyết nặng vừa xảy ra (ví dụ xuất huyết não). Có thể cân nhắc những biện pháp phòng đột quỵ không dùng thuốc trên các bệnh nhân này. Bảng 12. Tiêu chuẩn chọn liều cho NOAC Dabigatran Rivaroxaban Apixaban Edoxaban Liều tiêu chuẩn 150 mg x 2 lần/ngày 20 mg x 1 lần/ngày 5 mg x 2 lần/ngày 60 mg x 1 lần/ngày Liều thấp 110 mg x 2 lần/ngày Liều giảm 15 mg x 1 lần/ngày 2.5 mg x 2 lần/ngày 30 mg x 1 lần/ngày
  • 36. 34 Dabigatran Rivaroxaban Apixaban Edoxaban Tiêu chuẩn giảm liều Dabigatran dùng liều 110 mg x 2 lần/ngày với bệnh nhân: Tuổi ≥ 80 Đang dùng verapamil, hoặc Nguy cơ xuất huyết cao MLCT 15 - 49 mL/phút Ít nhất 2 trong 3 tiêu chuẩn: Tuổi ≥ 80 Cân nặng ≤ 60 kg, hoặc Creatinine máu ≥ 1.5 mg/dL (133 µmol/L) Nếu có bất kỳ tiêu chuẩn: MLCT 15 - 50 mL/phút Cân nặng ≤ 60 kg Đang dùng dronedarone, cyclosporine, erythromycin, hoặc ketoconazole MLCT: mức lọc cầu thận 6.2. B – Điều trị giảm nhẹ triệu chứng rung nhĩ 6.2.1. Kiểm soát tần số Kiểm soát tần số đáp ứng thất là một phần trong quản lý RN và thường đủ để cải thiện triệu chứng liên quan đến RN. Hiện tại rất ít bằng chứng mạnh về phương pháp và mức độ kiểm soát tần số tối ưu. 6.2.1.1. Khoảng tần số thất tối ưu/mục tiêu Tần số thất tối ưu trong RN vẫn chưa rõ ràng. Trong thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên RACE II với bệnh nhân RN vĩnh viễn, không có khác biệt về kết cục lâm sàng tổng hợp (gồm mức độ NYHA hoặc nhập viện) giữa nhóm kiểm soát tần số chặt chẽ (tần số tim < 80 lần/phút khi nghỉ và < 110 lần/phút khi vận động mức độ trung bình) và nhóm kiểm soát không quá chặt chẽ (tần số tim < 110 lần/phút). 6.2.1.2. Thuốc dùng trong kiểm soát tần số Có thể sử dụng chẹn beta, digoxin, diltiazem, verapamil hoặc phối hợp thuốc để kiểm soát tần số thất (Bảng 13). Một số thuốc chống loạn nhịp (AAD) cũng có khả năng hạn chế tần số thất (ví dụ amiodarone, dronedarone, sotalol), tuy nhiên nên dành những thuốc
  • 37. 35 này để kiểm soát nhịp. Lựa chọn thuốc kiểm soát tần số phụ thuộc vào triệu chứng, bệnh đồng mắc và các tác dụng không mong muốn có thể gặp (Bảng 13). Chẹn beta giao cảm thường là lựa chọn đầu tay để kiểm soát tần số thất, chủ yếu do tác dụng giảm tần số cấp tính tốt. Đáng chú ý là vẫn chưa rõ liệu hiệu quả cải thiện tiên lượng của chẹn beta trên bệnh nhân suy tim EF giảm ở bệnh nhân RN có tương tự như ở bệnh nhân nhịp xoang hay không. Thuốc chẹn kênh calci nhóm non-dihydropyridine (NDCC): verapamil và diltiazem có thể kiểm soát tần số ở mức chấp nhận được và cải thiện triệu chứng liên quan RN khi so sánh với chẹn beta. Digoxin và digitoxin không hiệu quả trên bệnh nhân có tăng trương lực giao cảm. Digoxin liều thấp có thể cải thiện tiên lượng. Amiodarone là lựa chọn cuối cùng để kiểm soát tần số khi mà phối hợp các thuốc khác thất bại, đồng thời bệnh nhân không phù hợp để kiểm soát tần số bằng biện pháp can thiệp (đốt nút nhĩ-thất + cấy máy tạo nhịp) và chấp nhận tác dụng không mong muốn của thuốc. 6.2.1.3. Kiểm soát tần số trong tình huống cấp cứu Ở tình huống cấp cứu, luôn phải tìm các nguyên nhân gây tăng nhịp tim như nhiễm khuẩn hoặc thiếu máu. Ưu tiên lựa chọn chẹn beta, diltiazem hoặc verapamil hơn là digoxin vì tác dụng nhanh và hiệu quả khi trương lực giao cảm cao. Loại thuốc (Bảng 13 và Hình 11) và tần số tim đích phụ thuộc vào đặc điểm bệnh nhân, triệu chứng, EF thất trái, huyết động; tuy nhiên kiểm soát tần số vừa phải thường vẫn chấp nhận được (Hình 10). Có thể phải phối hợp các thuốc với nhau. Trên bệnh nhân suy tim EF giảm, nên sử dụng chẹn beta, digitalis hoặc phối hợp 2 nhóm này. Có thể truyền amiodarone tĩnh mạch ở bệnh nhân tình trạng bệnh nặng hoặc chức năng tâm thu thất trái giảm nặng. Ở bệnh nhân huyết động không ổn định cần cân nhắc chuyển nhịp cấp cứu.
  • 38. 36 Bảng 13. Các thuốc kiểm soát tần số thất trong rung nhĩ a Liều truyền tĩnh mạch Liều duy trì đường uống Chống chỉ định Chẹn beta giao cảm b Metoprolol tartrate Bolus 2,5 – 5 mg TTM; tối đa 4 liều 25 - 100mg x 2 lần/ngày Sử dụng chẹn beta chọn lọc β1 ở bệnh nhân hen. Chống chỉ định ở suy tim cấp và bệnh nhân có tiền sử co thắt phế quản nghiêm trọng Metoprolol XL (succinate) N/A 50 - 400mg x 1 lần/ngày Bisoprolol N/A 1.25 - 20 mg x 1 lần/ngày Atenolol c N/A 25 - 100 mg x 1 lần/ngày Esmolol Bolus 500 µg/kg TTM trong một phút, sau đó duy trì 50-300 µg/ kg/phút N/A Landiolol Bolus 100 µg/kg TTM trong một phút, sau đó duy trì 10-40 µg/kg/ phút; ở bệnh nhân suy tim 1-10 µg/kg/phút N/A Nebivolol N/A 2,5-10 mg x 1 lần/ngày Carvedilol N/A 3,125-50 mg x 2 lần/ngày Chẹn kênh calci nhóm non-dihydropyridine
  • 39. 37 Liều truyền tĩnh mạch Liều duy trì đường uống Chống chỉ định Verapamil Bolus 2,5-10 mg TTM trong 5 phút 40 mg x 2 lần/ngày tới 480 mg (dạng phóng thích chậm) Chống chỉ định trong suy tim EF giảm. Chỉnh liều nếu bệnh nhân suy gan/thận Diltiazem Bolus 0,25 mg/kg TTM trong 5 phút, sau đó duy trì 5-15 mg/h 60 mg x 3 lần/ngày tới 360 mg (dạng phóng thích chậm) Digitalis glycoside Digoxin Bolus 0.5 mg TTM (0,75 – 1,5 mg trong 24 giờ chia làm nhiều liều) 0,0625 – 0,25 mg x 1 lần/ ngày Nồng độ trong máu cao liên quan tới tăng tỷ lệ tử vong. Kiểm tra chức năng thận trước khi dùng thuốc và chỉnh liều trên bệnh nhân suy thận mạn. Digitoxin 0,4 – 0,6 mg 0,05 – 0,1 mg x 1 lần/ngày Nồng độ trong máu cao liên quan tới tăng tỷ lệ tử vong. Các thuốc khác Amiodarone 300 mg TTM (pha với 250 mL Glucose 5%) truyền trong 30-60 phút (tốt nhất qua đường tĩnh mạch trung tâm), sau đó 900-1200 mg TTM trong 24 giờ (pha loãng 500-1000 mL, truyền qua tĩnh mạch trung tâm) 200 mg x 1 lần/ngày. sau khi nạp 3 x 200 mg trong 4 tuần, sau đó 200 mg mỗi ngày d (giảm liều các thuốc kiểm soát tần số khác theo tần số tim) Chỉ dùng khi không còn lựa chọn nào khác trên bệnh nhân có bệnh tuyến giáp
  • 40. 38 a Tất cả các thuốc kiểm soát tần số đều chống chỉ định trong hội chứng Wolff-Parkinson-White, kể cả aminodarone truyền tĩnh mạch. b Các loại chẹn beta khác không được liệt kê vì không được khuyến cáo dùng trong kiểm soát tần số RN (ví dụ propranolol hay labetalol). c Không có dữ liệu cho atenolol, không nên dùng trên bệnh nhân suy tim EF giảm. d Có thể có nhiều phác đồ liều nạp, nên cân nhắc liều truyền đường tĩnh mạch khi tính toán tổng liều nạp. 6.2.1.4. Đốt nút nhĩ thất và cấy máy tạo nhịp Triệt đốt nút nhĩ thất và cấy máy tạo nhịp có thể giúp kiểm soát tần số thất khi dùng thuốc thất bại. Thủ thuật tương đối an toàn và có tỷ lệ biến chứng lẫn tỷ lệ tử vong lâu dài thấp, đặc biệt nếu máy tạo nhịp được cấy trước khi đốt nút một vài tuần và tần số tạo nhịp ban đầu sau đốt cài đặt ở 70-90 lần/phút. Thủ thuật không làm giảm chức năng thất trái, thậm chí còn cải thiện EF trên một số bệnh nhân. Đa số nghiên cứu tuyển chọn những bệnh nhân cao tuổi có kỳ vọng sống hạn chế. Trên bệnh nhân trẻ, chỉ nên cân nhắc đốt nút nhĩ-thất nếu cần kiểm soát tần số sớm và xem xét kỹ các biện pháp dùng thuốc lẫn không dùng thuốc khác. Phương pháp tạo nhịp (tạo nhịp thất phải hoặc tạo nhịp hai buồng thất) phụ thuộc vào đặc điểm bệnh nhân. Tạo nhịp bó His hoặc nhánh trái bó His sau đốt nút nhĩ-thất là phương án hứa hẹn và đang được đánh giá trong một số nghiên cứu. Trên bệnh nhân RN vĩnh viễn có triệu chứng nặng và có ít nhất 1 lần nhập viện do suy tim, triệt đốt nút nhĩ-thất kèm cấy máy tái đồng bộ tim (CRT) có thể được ưu tiên.
  • 41. 39 Bảng 14. Khuyến cáo về kiểm soát tần số thất trên bệnh nhân rung nhĩ Khuyến cáo Mức khuyến cáo Cấp độ bằng chứng Chẹn beta giao cảm, verapamil và diltiazem là lựa chọn đầu tay để kiểm soát tần số thất trên bệnh nhân RN có EF ≥ 40% I B Khuyến cáo dùng chẹn beta và/hoặc digoxin để kiểm soát tần số trên bệnh nhân RN có EF < 40% I B Cân nhắc phối hợp các thuốc kiểm soát tần số thất* nếu không đạt được tần số tim mục tiêu với một thuốc IIa B Cân nhắc mục tiêu ban đầu trong kiểm soát tần số là tần số thất lúc nghỉ < 110 lần/phút (chiến lược kiểm soát lỏng lẻo) IIa B Cân nhắc triệt đốt nút nhĩ-thất để kiểm soát tần số trên bệnh nhân không đáp ứng/không dung nạp với các biện pháp kiểm soát tần số và kiểm soát nhịp tích cực, không phù hợp để kiểm soát nhịp bằng triệt đốt nhĩ trái, và chấp nhận bệnh nhân sẽ phải phụ thuộc máy tạo nhịp. IIa B Có thể cân nhắc truyền amiodarone tĩnh mạch để kiểm soát tần số tim cấp tính trên bệnh nhân rối loạn huyết động hoặc giảm EF nặng IIb B *Cần theo dõi kỹ tần số tim trên Holter điện tim 24 giờ để phát hiện nhịp chậm khi phối hợp chẹn beta và verapamil hoặc diltiazem.
  • 44. 42 a Đánh giá lại trên lâm sàng nên tập trung vào tần số tim lúc nghỉ, triệu chứng liên quan rung/cuồng nhĩ và chất lượng sống. Trong trường hợp kiểm soát tần số chưa tối ưu (tần số tim lúc nghỉ > 110 lần/phút), triệu chứng xấu đi hoặc giảm chất lượng sống, cần cân nhắc điều trị bậc 2 hoặc bậc 3. b Theo dõi sát khi điều trị phối hợp chẹn beta và chẹn kênh canci, đeo Holter điện tim 24 giờ để phát hiện nhịp chậm. 6.2.2. Kiểm soát nhịp Kiểm soát nhịp là chiến lược cố gắng phục hồi và duy trì nhịp xoang, có thể phối hợp nhiều phương pháp bao gồm: sốc điện chuyển nhịp, dùng thuốc chống loạn nhịp, triệt đốt qua đường ống thông. Chiến lược kiểm soát nhịp được thực hiện song song với kiểm soát tần số, dự phòng đột quỵ và dự phòng toàn diện các bệnh lý tim mạch (điều trị nguyên nhân, bao gồm thay đổi lối sống và kiểm soát ngừng thở khi ngủ) (Hình 15). 6.2.2.1 Chỉ định kiểm soát nhịp Chỉ định chính của kiểm soát nhịp là giảm triệu chứng liên quan đến RN và cải thiện chất lượng cuộc sống. Trong trường hợp còn phân vân, có thể thử chuyển nhịp xoang rồi đánh giá đáp ứng của bệnh nhân. Cần cân nhắc các yếu tố ủng hộ chiến lược kiểm soát nhịp (Hình 12). Bảng 15. Khuyến cáo về kiểm soát nhịp Khuyến cáo Mức khuyến cáo Cấp độ bằng chứng Khuyến cáo lựa chọn kiểm soát nhịp để cải thiện triệu chứng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân RN có triệu chứng lâm sàng. I A
  • 45. 43 Hình 12. Chiến lược kiểm soát nhịp. LAVI: chỉ số thể tích nhĩ trái, PVI: cô lập TM phổi. a Cân nhắc chuyển nhịp xoang để đánh giá trường hợp bệnh nhân đã thích nghi với giảm khả năng gắng sức/lao động trí óc với rung nhĩ hay không. 6.2.2.2. Chuyển nhịp ■ Chuyển nhịp cấp cứu hoặc có chọn lọc Chuyển nhịp cấp cứu chỉ định trên bệnh nhân rung nhĩ có huyết động không ổn định, thường sử dụng shock điện chuyển nhịp đồng bộ. Chuyển nhịp có chuẩn bị là tình huống chuyển nhịp có thể lên kế hoạch để tiến hành sau nhiều giờ.
  • 46. 44 Huyết khối nhĩ trái là chống chỉ định của chuyển nhịp có chuẩn bị. Cần đánh giá nguy cơ huyết khối/tắc mạch quanh thủ thuật và duy trì chống đông đường uống bất kể phương pháp chuyển nhịp (bằng thuốc hay shock điện). Hình 13. Lược đồ về quyết định chuyển nhịp RN tùy thuộc lâm sàng, thời điểm khởi phát, tình trạng chống đông và các yếu tố nguy cơ đột quỵ ■ Shock điện chuyển nhịp Có thể tiến hành shock điện chuyển nhịp an toàn trên bệnh nhân được an thần với midazolam và/hoặc propofol hoặc etomidate. Máy shock điện 2 pha hiệu quả hơn 1 pha trong chuyển nhịp rung nhĩ và nên được dùng
  • 47. 45 thường quy. Chọn chế độ shock điện đồng bộ. Có thể chọn mức năng lượng khởi đầu 100 Joules và có thể tăng dần tới 150-200 Joules nếu lần shock đầu thất bại. Cần theo dõi huyết áp và SpO2 trong lúc làm thủ thuật. Bỏng da là biến chứng ít gặp. Cần chuẩn bị sẵn atropine, isoproterenol hoặc tạo nhịp tạm thời qua da phòng trường hợp nhịp chậm sau shock. Một số dữ liệu thấy rằng bản cực shock đặt ở vị trí trước-sau giúp khôi phục nhịp xoang hiệu quả hơn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho thấy các vị trí đặt bản cực shock khác nhau không quá ảnh hưởng đến hiệu quả của phát shock. ■ Chuyển nhịp bằng thuốc (bao gồm “thuốc bỏ túi”) Chuyển nhịp có chuẩn bị bằng thuốc được chỉ định trên bệnh nhân huyết động ổn định. Hiệu quả thực sự của biện pháp này có thể bị nhiễu bởi 76-83% bệnh nhân nhập viện do RN mới khởi phát thường tự về nhịp xoang trong vòng 48 giờ (10-18% trong vòng 3 giờ, 55-66% trong 24 giờ, 69% trong 48 giờ). Do vậy, chiến lược “chờ đợi và quan sát” (thường trong vòng < 24 giờ) có thể cân nhắc trên bệnh nhân mới xuất hiện rung nhĩ vì không kém hơn chuyển nhịp sớm. Lựa chọn thuốc chuyển nhịp phụ thuộc vào chẩn đoán và mức độ bệnh tim mạch kèm theo (Bảng 17), chuyển nhịp bằng thuốc thường hiệu quả hơn với RN mới xuất hiện. Bảng 16. Khuyến cáo về chuyển nhịp Khuyến cáo Mức khuyến cáo Cấp độ bằng chứng Để chuyển nhịp bằng thuốc với RN mới xuất hiện, khuyến cáo truyền TM vernakalant (chống chỉ định với bệnh nhân suy tim nặng hoặc vừa có hội chứng vành cấp), hoặc flecainide, hoặc propafenone (chống chỉ định với bệnh tim cấu trúc nặng). I A
  • 48. 46 Khuyến cáo Mức khuyến cáo Cấp độ bằng chứng Amiodarone truyền TM được dùng để chuyển nhịp trên bệnh nhân RN có suy tim hoặc bệnh tim cấu trúc, nếu bệnh nhân không cần chuyển nhịp gấp. I A Chuyển nhịp RN (bằng thuốc hay shock điện) được khuyến cáo trên bệnh nhân RN dai dẳng có triệu chứng như một phần của chiến lược kiểm soát nhịp I B Chuyển nhịp bằng thuốc thực hiện trên bệnh nhân RN có huyết động ổn định, sau khi đánh giá nguy cơ huyết khối-tắc mạch I B Cân nhắc điều trị trước bằng thuốc chống loạn nhịp (amiodarone, flecainide, ibutilide, propafenone) để tăng khả năng chuyển nhịp thành công. IIa B Ở một số bệnh nhân RN mới xuất hiện mà cơn RN thưa, không có bệnh tim cấu trúc hay thiếu máu cơ tim đáng kể, có thể tự chuyển nhịp ngoại trú bằng flecainide hoặc propafenone đường uống (chiến lược “thuốc bỏ túi”), tuy nhiên trước đó phải đánh giá hiệu quả và tính an toàn. IIa B Trên bệnh nhân có hội chứng suy nút xoang, rối loạn dẫn truyền nhĩ-thất hoặc khoảng QTc dài (> 500ms), không nên chuyển nhịp bằng thuốc trừ khi đã cân nhắc tới nguy cơ gây rối loạn nhịp và nhịp chậm. III C
  • 49. 47 Bảng 17. Các thuốc chống loạn nhịp dùng để phục hồi nhịp xoang (chuyển nhịp bằng thuốc) Thuốc Đường dùng Liều chuyển nhịp khởi đầu Liều chuyển nhịp tiếp theo Tỷ lệ thành công ngắn hạn và thời gian tới khi có nhịp xoang Chống chỉ định/thận trọng/chú ý Flecainide a Uống b Truyền TM 200-300 mg 2 mg/kg trong 10 phút - 59-78% (51% sau 3h, 72% sau 8h) Không nên dùng trên bệnh nhân thiếu máu cơ tim và/hoặc bệnh tim cấu trúc nặng Propafenone a Uống b Truyền TM 450-600 mg 1,5 – 2 mg/ kg trong 10 phút - Uống: 45-55% sau 3h, 69-78% sau 8h; Truyền TM: 43-89%, sau tối đa 6h. Có thể gây tụt huyết áp, xuất hiện cuồng nhĩ dẫn truyền 1:1 ở 3,5 – 5,0% bệnh nhân. Flecainide có thể làm QRS giãn nhẹ KHÔNG dùng để chuyển nhịp cuồng nhĩ. Vernakalant c Truyền TM 3 mg/kg trong 10 phút 2 mg/kg trong 10 phút (sau liều đầu 10-15 phút) < 1 h (50% chuyển nhịp trong vòng 10 phút). Không dùng trên bệnh nhân tụt huyết áp (HA tâm thu < 100 mmHg), mới mắc hội chứng vành cấp (trong vòng 1 tháng), suy tim NYHA III-IV, QT dài, hẹp chủ khít. Có thể gây tụt áp, kéo dài đoạn QT, là QRS giãn rộng, gây tim nhanh thất không dai dẳng.
  • 50. 48 Thuốc Đường dùng Liều chuyển nhịp khởi đầu Liều chuyển nhịp tiếp theo Tỷ lệ thành công ngắn hạn và thời gian tới khi có nhịp xoang Chống chỉ định/thận trọng/chú ý Amiodarone Truyền TM 5 – 7 mg/ kg trong 1-2 giờ 50 mg/kg (tối đa 1,2 mg trong 24h) 44% (Sau 8-12h hoặc vài ngày) Có thể gây viêm tĩnh mạch (nên truyền ở mạch ngoại vi lớn, tránh truyền liên tục quá 24h, nên dùng bơm duy trì tốc độ). Có thể gây tụt áp, nhịp chậm/block nhĩ-thất, kéo dài đoạn QT Nguy cơ nhiễm độc giáp → Chỉ dùng ở bệnh nhân có bệnh tuyến giáp khi không còn lựa chọn khác. Ibutilide c Truyền TM 1 mg trong 10 phút 0,01 mg/ kg nếu cân nặng < 60 kg 1 mg trong 1o phút (sau liều đầu 10-20 phút) 31-51% (rung nhĩ) 63-73% (Cuồng nhĩ) Sau ~1h Hiệu quả trong chuyển nhịp cuồng nhĩ. Không nên dùng trên bệnh nhân có QT dài, phì đại thất trái nặng, suy tim EF thấp. Nên dùng ở đơn vị chăm sóc tim mạch do có thể gây QT dài, nhanh thất đa hình thái (xoắn đỉnh). Theo dõi điện tâm đồ sau dùng thuốc ít nhất 4 giờ để phát hiện biến cố rối loạn nhịp a Thuốc chuyển nhịp RN phổ biến nhất, sẵn có ở hầu hết quốc gia. b Có thể để bệnh nhân tự dùng trong chiến lược “thuốc bỏ túi”. c Không sẵn có ở nhiều quốc gia.
  • 51. 49 Bảng 18. Mục tiêu theo dõi sau chuyển nhịp RN Mục tiêu Phát hiện sớm RN tái phát bằng cách ghi điện tâm đồ sau chuyển nhịp Đánh giá hiệu quả của kiểm soát nhịp thông qua đánh giá triệu chứng Đánh giá nguy cơ rối loạn nhịp bằng cách kiểm tra thường xuyên khoảng PR, QRS, QTc ở bệnh nhân dùng thuốc chống rối loạn nhịp nhóm I hoặc III Đánh giá sự cân bằng giữa triệu chứng và tác dụng không mong muốn của biện pháp điều trị, cân nhắc tới chất lượng sống và mức độ triệu chứng Đánh giá các bệnh đồng mắc liên quan đến RN và tác dụng không mong muốn của thuốc chống RL nhịp lên bệnh tim mạch đồng mắc và chức năng thất trái. Tối ưu hóa các điều kiện để duy trì nhịp xoang, bao gồm kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch (kiểm soát huyết áp, điều trị suy tim, tăng sức khỏe tim-phổi và các biện pháp khác). 6.2.2.3. Triệt đốt rung nhĩ qua đường ống thông (catheter) Triệt đốt RN qua đường ống thông là phương pháp đáng tin cậy giúp dự phòng RN tái phát. Khi được tiến hành ở trung tâm và bởi nhóm bác sĩ thủ thuật có kinh nghiệm, triệt đốt catheter tỏ ra an toàn, có hiệu quả duy trì nhịp xoang cũng như cải thiện triệu chứng vượt trội so với dùng thuốc chống rối loạn nhịp. Cần lưu ý trao đổi kỹ lưỡng với người bệnh về hiệu quả cũng như các biến chứng tiềm tàng của kỹ thuật triệt đốt RN trước khi thực hiện thủ thuật.
  • 52. 50 Bảng 19. Khuyến cáo về kiếm soát nhịp/triệt đốt RN qua đường ống thông Khuyến cáo Mức khuyến cáo Cấp độ bằng chứng Khuyến cáo chung Khi lựa chọn triệt đốt RN qua đường ống thông, cần cân nhắc tới nguy cơ thủ thuật, các yếu tố nguy cơ tái phát chính sau thủ thuật và thảo luận với bệnh nhân. I B Cô lập lại TM phổi lần hai ở bệnh nhân bị tái phát RN nếu triệu chứng bệnh nhân được cải thiện ở lần triệt đốt đầu tiên. IIa B Triệt đốt RN sau khi điều trị thuốc thất bại Khuyến cáo triệt đốt RN qua đường ống thông sau khi điều trị thuốc chống loạn nhịp nhóm I hoặc III thất bại hoặc không dung nạp, nhằm cải thiện triệu chứng của RN tái phát ở bệnh nhân: I • RN cơn, hoặc A • RN dai dẳng không có các yếu tố nguy cơ chính gây tái phát RN, hoặc A • RN dai dẳng với các yếu tố nguy cơ chính gây tái phát RN. B
  • 53. 51 Khuyến cáo Mức khuyến cáo Cấp độ bằng chứng Cân nhắc triệt đốt RN qua đường ống thông để kiểm soát nhịp sau điều trị chẹn beta thất bại/ không dung nạp nhằm cải thiện triệu chứng của RN tái phát trên bệnh nhân RN cơn hoặc RN dai dẳng. IIa B Điều trị đầu tay Triệt đốt RN qua đường ống thông nên được lựa chọn như biện pháp kiểm soát nhịp đầu tay để cải thiện triệu chứng trên các bệnh nhân: • RN cơn có triệu chứng, hoặc IIa B • RN dai dẳng có triệu chứng mà không có các yếu tố nguy cơ chính gây tái phát RN IIb C như là lựa chọn thay thế thuốc chống loạn nhịp nhóm I hoặc III, cân nhắc tới lựa chọn, lợi ích, nguy cơ của bệnh nhân. Triệt đốt RN qua đường ống thông: Được khuyến cáo để đảo ngược rối loạn chức năng thất trái trên bệnh nhân nghi ngờ bị bệnh cơ tim do nhịp nhanh, bất kể triệu chứng lâm sàng. I B Nên cân nhắc trên một số bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm để cải thiện sống còn và giảm nhập viện do suy tim. IIa B
  • 54. 52 Khuyến cáo Mức khuyến cáo Cấp độ bằng chứng Cân nhắc triệt đốt RN cô lập TM phổi ở bệnh nhân nhịp chậm liên quan đến RN hoặc có khoảng ngừng xoang dài có triệu chứng sau cơn RN để tránh cấy máy tạo nhịp (cân nhắc tới tình huống lâm sàng) IIa C Kỹ thuật triệt đốt Cô lập hoàn toàn tĩnh mạch phổi về điện học trong mọi thủ thuật triệt đốt RN. I A Cân nhắc triệt đốt eo van ba lá – TM chủ dưới nếu bệnh nhân có tiền sử cuồng nhĩ phụ thuộc eo hoặc gây được cơn cuồng nhĩ điển hình khi làm thủ thuật. IIb B Các đường đốt khác ngoài cô lập TM phổi (vùng điện thế thấp, hoạt động phân mảnh, ổ ngoại vị, rotor, .v.v..) có thể cân nhắc nhưng chưa được chứng minh rõ ràng. IIb B Thay đổi lối sống và các chiến lược khác để cải thiện kết cục triệt đốt Giảm cân ở bệnh nhân béo phì mắc RN, đặc biệt nếu đang cân nhắc triệt đốt qua đường ống thông. I B Kiểm soát chặt các yếu tố nguy cơ và khởi kích cơn RN là một phần của chiến lược kiểm soát nhịp. I B
  • 55. 53 ■ Biến chứng Bảng 20. Các biến chứng liên quan thủ thuật sau triệt đốt RN qua đường ống thông hoặc nội soi qua thành ngực Mức độ biến chứng Loại biến chứng Tỷ lệ biến chứng Triệt đốt catheter Triệt đốt qua nội soi Đe dọa tính mạng Tử vong quanh thủ thuật < 0,1% < 0,1% Thủng/rò thực quản < 0,5% N/A Huyết khối/tắc mạch quanh thủ thuật < 1,0% < 1,5% Chèn ép tim ~1% < 10% Biến chứng nặng Hẹp TM phổi < 1,0% N/A Liệt thần kinh hoành < 1,0% N/A Biến chứng mạch máu 2-4% N/A Phải mở xương ức N/A < 1,7% Tràn khí màng phổi N/A < 6,5% Biến chứng nhẹ/ trung bình Gồm nhiều loại 1-2% 1-3% Biến chứng không rõ mức độ Huyết khối mạch não không triệu chứng 5-15% N/A ■ Đánh giá nguy cơ tái phát RN sau triệt đốt Tái phát RN sau triệt đốt là kết quả của tương tác phức tạp giữa nhiều yếu tố, bao gồm thời gian diễn biến RN, tuổi, kích thước nhĩ trái và các yếu tố cấu trúc khác như lớp mỡ màng ngoài tim dày, cơ chất tâm nhĩ trên các chỉ dấu điện học hoặc hình thái.
  • 56. 54 Bảng 21. Các vấn đề chính khi theo dõi sau triệt đốt RN Các vấn đề chính Phát hiện và xử trí biến chứng •Bệnh nhân phải được biết về triệu chứng của các biến chứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm liên quan đến triệt đốt có thể gặp phải sau khi ra viện (ví dụ rò tâm nhĩ-thực quản, hẹp TM phổi) Theo dõi nhịp tim Giúp đánh giá hiệu quả thủ thuật và tương quan triệu chứng với nhịp ở bệnh nhân. Tái phát RN ngoài một tháng sau thủ thuật thường tiên đoán các đợt tái phát muộn hơn, tuy nhiên tái phát triệu chứng có thể do các ngoại tâm thu hoặc rối loạn nhịp không dai dẳng khác. Ngược lại, RN không triệu chứng sau thủ thuật cũng khá thường gặp. Có thể theo dõi nhịp tim bằng điện tâm đồ, đeo Holter, miếng dán theo dõi, thiết bị theo dõi gắn ngoài hoặc cấy dưới da, điện thoại thông minh (chưa được kiểm chứng cho chỉ định này). Bệnh nhân cần tái khám ít nhất sau thủ thuật 3 tháng và hàng năm sau đó. Sử dụng thuốc chống loạn nhịp và điều trị RN tái phát a. Dùng thuốc chống loạn nhịp sau triệt đốt 6 tuần – 3 tháng giúp giảm tỷ lệ tái phát sớm RN, tái nhập viện và chuyển nhịp trong khoảng thời gian này. b. Sau đó có thể giảm dần liều và ngừng thuốc chống loạn nhịp, tùy theo tình trạng triệu chứng và nhịp của bệnh nhân. Các nghiên cứu mới đây cho thấy những bệnh nhân dùng thuốc mà không bị tái phát RN trong giai đoạn “trống” (blanking period – giai đoạn sau triệt đốt mà tái phát RN không được coi mà thất bại thủ thuật, ~3 tháng) có thể giảm nguy cơ tái phát nếu tiếp tục dùng thuốc sau giai đoạn này. Điều trị chống đông a. Dùng chống đông đường uống kéo dài 2 tháng sau triệt đốt ở mọi bệnh nhân. Sau giai đoạn này, quyết định dùng chống đông phụ thuộc vào điểm CHA2 DS2 -VASc chứ không phải là tình trạng duy trì nhịp xoang của bệnh nhân.
  • 58. 56 Quản lý toàn diện YTNC rung nhĩ để tối ưu hóa kết quả triệt đốt RN qua đường ống thông TĂNG LIPID MÁU Quản lý theo khuyến cáo TĂNG HUYẾT ÁP Quản lý theo khuyến cáo Hình 15. Các yếu tố nguy cơ của RN góp phần thúc đẩy phát triển cơ chất bất thường, làm hạn chế hiệu quả của các chiến lược kiểm soát nhịp. Kiểm soát tích cực các yếu tố này giúp hạn chế tái phát RN sau triệt đốt qua đường ống thông. 6.2.2.4. Phẫu thuật trong rung nhĩ Cox và cộng sự đã mở ra một cơ hội mới cho bệnh nhân rung nhĩ khi phát triển kỹ thuật maze trong phẫu thuật tim. Thủ thuật cắt-và-khâu truyền thống đã trải qua nhiều bước phát triển và dần được thay thế bởi các công cụ triệt đốt khi mổ tim hở. Phẫu thuật viên và bác sỹ điện sinh lý học tim cần phối hợp chặt chẽ để lựa chọn bệnh nhân phù hợp, chăm sóc sau thủ thuật, đặc biệt là xử trí loạn nhịp tái phát.
  • 59. 57 Bảng 22. Khuyến cáo về triệt đốt rung nhĩ trong phẫu thuật Khuyến cáo Mức khuyến cáo Cấp độ bằng chứng Cân nhắc triệt đốt RN phối hợp khi bệnh nhân phẫu thuật tim với chỉ định khác, cân bằng giữa lợi ích ngăn ngừa rối loạn nhịp nhĩ và các yếu tố nguy cơ tái phát loạn nhịp (giãn nhĩ trái, RN diễn biến dài, tuổi, suy thận, các yếu tố tim mạch khác). IIa A Triệt đốt bằng nội soi qua thành ngực (bao gồm thủ thuật hybrid) nên được cân nhắc ở bệnh nhân RN cơn/dai dẳng có triệu chứng không đáp ứng với thuốc chống loạn nhịp và đã triệt đốt qua đường ống thông thất bại, hoặc có các yếu tố nguy cơ rõ ràng khiến triệt đốt thất bại. Chỉ định này cần được tiến hành bởi một đội ngũ bác sỹ phẫu thuật tim mạch và điện sinh lý tim có kinh nghiệm. IIa B Triệt đốt bằng nội soi qua thành ngực (bao gồm thủ thuật hybrid) nên được cân nhắc ở bệnh nhân RN dai dẳng kéo dài có triệu chứng và các yếu tố nguy cơ tái phát RN, đã ít nhất một lần điều trị thuốc thất bại và mong muốn theo đuổi kiểm soát nhịp. IIb C 6.2.2.5. Dự phòng nguy cơ đột quỵ quanh thủ thuật ở bệnh nhân trải qua các can thiệp nhằm kiểm soát nhịp ■ Dự phòng nguy cơ đột quỵ và dùng chống đông đường uống ở bệnh nhân rung nhĩ được chuyển nhịp Bảng 23. Khuyến cáo về dự phòng nguy cơ đột quỵ quanh thời điểm chuyển nhịp Khuyến cáo Mức khuyến cáo Cấp độ bằng chứng Ở bệnh nhân RN được chuyển nhịp, NOAC được khuyến cáo với hiệu quả và an toàn ít nhất tương đương warfarin. I A
  • 60. 58 Khuyến cáo Mức khuyến cáo Cấp độ bằng chứng Cần dùng chống đông hiệu quả ít nhất 3 tuần trước khi chuyển nhịp cho rung/cuồng nhĩ. I B Có thể siêu âm tim qua thực quản để loại trừ huyết khối nếu cần chuyển nhịp sớm thay vì đợi 3 tuần dùng chống đông. I B Ở bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ, dùng chống đông kéo dài sau chuyển nhịp tương tự như các bệnh nhân RN khác, nghĩa là không phụ thuộc vào phương pháp chuyển nhịp, khả năng duy trì nhịp xoang, hoặc đặc điểm cơn RN (ví dụ mới chẩn đoán lần đầu). I B Khi phát hiện huyết khối trên siêu âm tim qua thực quản, cần dùng chống đông hiệu quả ít nhất 3 tuần trước khi đánh giá chuyển nhịp RN. I B Cần nhấn mạnh tầm quan trọng của chống đông hiệu quả trước thủ thuật càng sớm càng tốt với mọi bệnh nhân dự định chuyển nhịp. I C Cần bắt đầu dùng chống đông hiệu quả càng sớm càng tốt trước mọi thủ thuật chuyển nhịp rung/ cuồng nhĩ. IIa B Có thể chuyển nhịp sớm mà không cần siêu âm tim qua thực quản nếu RN kéo dài < 48 giờ. IIa B Ở bệnh nhân RN kéo dài > 24 giờ được chuyển nhịp, cần dùng chống đông liều điều trị ít nhất 4 tuần sau thủ thuật (sau thời gian này, quyết định dùng chống đông kéo dài phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ đột quỵ của bệnh nhân). IIa B Khi có huyết khối trên siêu âm tim qua thực quản, cần làm lại một siêu âm qua thực quản để đảm bảo huyết khối đã tiêu biến trước khi chuyển nhịp. IIa C Ở bệnh nhân chắc chắn RN kéo dài ≤ 24 giờ và nguy cơ đột quỵ rất thấp (CHA2 DS2 -VASc = 0 ở nam và 1 ở nữ) có thể không cần dùng chống đông sau chuyển nhịp 4 tuần. IIb C
  • 61. 59 ■ Dự phòng nguy cơ đột quỵ và dùng chống đông đường uống ở bệnh nhân rung nhĩ triệt đốt qua đường ống thông Bảng 24. Khuyến cáo về dự phòng nguy cơ đột quỵ quanh thời điểm triệt đốt RN Khuyến cáo Mức khuyến cáo Cấp độ bằng chứng Ở bệnh nhân RN có yếu tố nguy cơ đột quỵ mà chưa được dùng chống đông trước triệt đốt, khuyến cáo về kiểm soát nguy cơ đột quỵ trước thủ thuật bao gồm bắt đầu dùng chống đông và •Tốt hơn hết, dùng chống đông đường uống liều điều trị ít nhất 3 tuần trước triệt đốt, hoặc I C •Loại trừ huyết khối nhĩ trái bằng siêu âm qua thực quản trước thủ thuật. IIa C Khuyến cáo tiến hành thủ thuật triệt đốt mà không dừng chống đông ở bệnh nhân RN đang được điều trị đạt liều với warfarin, dabigatran, rivaroxaban, apixaban, edoxaban. I A Khuyến cáo sau triệt đốt RN • Dùng chống đông warfarin hoặc NOAC ít nhất 2 tháng sau triệt đốt, và • Dùng chống đông kéo dài sau 2 tháng tùy theo nguy cơ đột quỵ của bệnh nhân, không liên quan tới thành công hay thất bại của thủ thuật. I C
  • 62. 60 ■ Chống đông sau phẫu thuật điều trị rung nhĩ Bảng 28. Khuyến cáo về dùng chống đông sau phẫu thuật điều trị RN Khuyến cáo Mức khuyến cáo Cấp độ bằng chứng Khuyến cáo dùng chống đông kéo dài ở bệnh nhân sau phẫu thuật điều trị RN và đóng tiểu nhĩ trái dựa theo nguy cơ huyết khối-tắc mạch của bệnh nhân tính bằng điểm CHA2 DS2 -VASc I C 6.2.2.6. Điều trị thuốc chống loạn nhịp lâu dài trong kiểm soát nhịp ■ Các thuốc chống loạn nhịp Mục tiêu điều trị thuốc chống loạn nhịp là để cải thiện triệu chứng liên quan đến RN. Do vậy nếu dùng thuốc chống loạn nhịp lâu dài cần phải cân bằng giữa gánh nặng triệu chứng, các tác dụng không mong muốn và sự lựa chọn của bệnh nhân. Thuốc chống loạn nhịp giúp tăng gấp đôi khả năng duy trì nhịp xoang. Sử dụng thuốc chống loạn nhịp ngắn hạn cũng giúp hạn chế tái phát RN sớm sau triệt đốt, tuy nhiên lợi ích vẫn còn tranh cãi. ■ Đánh giá và theo dõi lâu dài nguy cơ thúc đẩy rối loạn nhịp khi dùng các thuốc chống loạn nhịp Bảng 25. Khuyến cáo về dùng thuốc chống loạn nhịp lâu dài Khuyến cáo Mức khuyến cáo Cấp độ bằng chứng Amiodarone được khuyến cáo dùng để kiểm soát nhịp lâu dài trên mọi bệnh nhân RN, kể cả những người suy tim EF giảm. Tuy nhiên do có các độc tính ngoài tim, nên cân nhắc dùng các thuốc khác trước nếu có thể. I A
  • 63. 61 Khuyến cáo Mức khuyến cáo Cấp độ bằng chứng Dronedarone được khuyến cáo dùng kiểm soát nhịp lâu dài trên bệnh nhân RN có: • Chức năng thất trái bình thường hoặc giảm nhẹ (nhưng vẫn ổn định), hoặc • Suy tim EF bảo tồn, thiếu máu cơ tim hoặc bệnh van tim I A Flecainide và propafenone được khuyến cáo trong kiểm soát nhịp lâu dài trên bệnh nhân RN có chức năng thất trái bình thường và không có bệnh tim cấu trúc, bao gồm phì đại thất trái đáng kể và thiếu máu cơ tim. I A Ở bệnh nhân RN đang điều trị sotalol, cần theo dõi sát khoảng QT, nồng độ kali máu, chức năng thận và các yếu tố nguy cơ thúc đẩy loạn nhịp khác. I B Cân nhắc dùng thêm các thuốc ức chế nút nhĩ- thất (nếu dung nạp) trên bệnh nhân RN đang được kiểm soát nhịp lâu dài với flecainide. IIa B Có thể cân nhắc dùng sotalol để kiểm soát nhịp lâu dài trên bệnh nhân chức năng thất trái bình thường và có bệnh tim thiếu máu nếu theo dõi sát được khoảng QT, nồng độ kali máu, chức năng thận và các yếu tố thúc đẩy loạn nhịp k.hác IIb A Không khuyến cáo dùng thuốc chống loạn nhịp trên bệnh nhân RN vĩnh viễn đang điều trị kiểm soát tần số và bệnh nhân có rối loạn dẫn truyền tiến triển trừ khi có tạo nhịp chống nhịp chậm. III C
  • 64. 62 Bảng 26. Các thuốc chống loạn nhịp dùng để duy trì nhịp xoang lâu dài trên bệnh nhân RN Thuốc Đường dùng Liều Chống chỉ định/thận trọng/ghi chú Amiodarone Uống 3 x 200 mg mỗi ngày trong 2 tuần, sau đó 200 mg/ ngày • Thuốc chống loạn nhịp hiệu quả nhất • Tỷ lệ tái phát RN thấp hơn sotalol và drondarone trong các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên • Giảm tần số thất (10-12 lần/phút), an toàn với bệnh nhân suy tim • Thận trọng khi dùng với các thuốc kéo dài khoảng QT khác • Thận trọng khi dùng với VKA hoặc digitalis (nên giảm liều các thuốc này) • Tăng nguy cơ bệnh viêm cơ khi dùng cùng statin • Cần khảo sát định kỳ độc tính trên gan, phổi, tuyến giáp • Làm chậm dẫn truyền nhĩ-thất, nhưng không nên dùng với mục đích ban đầu là kiểm soát tần số • Thường gặp QT dài nhưng hiếm khi gây xoắn đỉnh (< 0,5%) • Hiếm khi xuất hiện xoắn đỉnh khi điều trị amiodarone (theo dõi nguy cơ loạn nhịp ở khoảng QT và sóng T, U) • Nên dừng thuốc khi QT dài > 500 ms • Điện tâm đồ ban đầu và điện tâm đồ sau 4 tuần. • Chống chỉ định trên bệnh nhân cường giáp • Tác dụng không mong muốn ngoài tim nhiều và phổ biến, do vậy chỉ là lựa chọn thứ hai nếu có thể dùng các thuốc khác.
  • 65. 63 Thuốc Đường dùng Liều Chống chỉ định/thận trọng/ghi chú Flecainide Flecainide phóng thích chậm Uống 100 – 200 mg ngày 2 lần hoặc 200 mg ngày 1 lần (dạng phóng thích chậm) • Ngăn ngừa RN tái phát hiệu quả • Không nên dùng cho bệnh nhân độ thanh thải creatinine < 35mL/ phút/1,73m 2 hoặc có bệnh gan nặng • Chống chỉ định trên bệnh cơ tim thiếu máu và suy tim EF giảm • Nên dừng thuốc nếu QRS giãn rộng > 25% so với ban đầu và bệnh nhân có block nhánh trái hoặc bất kì block dẫn truyền nào khác > 120 ms • Thận trọng khi có bất thường dẫn truyền xoang nhĩ hoặc dẫn truyền nhĩ thất a • Các thuốc ức chế CYP2D6 làm tăng nồng độ thuốc • Có thể giảm tần số nhĩ trong cuồng nhĩ, dẫn tới dẫn truyền nhĩ-thất 1:1 và tăng tần số thất. Dự phòng bằng cách dùng kèm một thuốc ức chế nút nhĩ-thất (chẹn beta hoặc chẹn kênh canxi loại non-dihydropyridin) • Ở bệnh nhân đã được sàng lọc nguy cơ thúc đẩy loạn nhịp, cả fleicainide và propafenone đều có nguy cơ gây loạn nhịp thấp. • Làm điện tim trước khi bắt đầu dùng thuốc và sau đó 1-2 tuần
  • 66. 64 Thuốc Đường dùng Liều Chống chỉ định/thận trọng/ghi chú Propafenone Propafenone phóng thích chậm Uống 150-300 mg x 3 lần/ ngày, hoặc 225 -425 mg x 2 lần/ ngày (dạng phóng thích chậm) • Không nên dùng trên bệnh nhân có bệnh lý gan/thận nặng, bệnh tim thiếu máu, giảm chức năng tâm thu thất trái hoặc hen phế quản. • Nên dừng thuốc nếu QRS giãn rộng > 25% so với ban đầu và bệnh nhân có block nhánh trái hoặc bất kì block dẫn truyền nào khác >120ms • Thận trọng khi có bất thường dẫn truyền xoang nhĩ/nhĩ thất a • Tăng nồng độ warfarin/acenocoumarin và digoxin trong máu khi dùng kèm các thuốc này • Có thể giảm tần số nhĩ trong cuồng nhĩ, thúc đẩy tỷ lệ dẫn truyền nhĩ- thất 1:1 và tăng tần số thất • Làm điện tim trước khi bắt đầu dùng thuốc và sau đó 1-2 tuần
  • 67. 65 Thuốc Đường dùng Liều Chống chỉ định/thận trọng/ghi chú Dronedarone Uống 400 mg x 2 lần/ ngày • Kém hiệu quả hơn amiodarone trong kiểm soát nhịp nhưng có rất ít tác dụng phụ ngoài tim • Giảm nhập viện và tử vong do tim mạch trên bệnh nhân có rung/ cuồng nhĩ cơn hoặc dai dẳng và bệnh tim mạch đồng mắc • Liên quan tới tăng tử vong ở bệnh nhân mới có suy tim mất bù hoặc RN vĩnh viễn • Là thuốc có dữ liệu an toàn tốt nhất, có thể dùng điều trị đầu tay. Tuy nhiên không nên chỉ định cho bệnh nhân suy tim hoặc RN vĩnh viễn. • Không nên dùng trên bệnh nhân suy tim NYHA III-IV hoặc không ổn định, không dùng kèm các thuốc kéo dài khoảng QT hoặc ức chế CYP3A4 mạnh (ví dụ verapamil, diltiazem) hoặc bệnh nhân thanh thải creatinine < 30mL/phút • Chống chỉ định dùng kèm với dabigatran • Làm tăng đáng kể nồng độ digoxin trong máu khi dùng cùng nhau • Khi dùng cùng digitalis hoặc chẹn beta thì nên giảm liều các thuốc này • Cần ngừng thuốc khi QT kéo dài đáng kể (> 500 ms hoặc dài thêm > 60 ms so với ban đầu) • Nồng độ creatinine máu thường tăng chút ít khi dùng thuốc, phản ánh giảm độ thanh thải creatinine do thuốc hơn là suy giảm chức năng thận. • Làm chậm dẫn truyền qua nút nhĩ-thất • Làm điện tim trước khi bắt đầu dùng thuốc và sau đó 1-2 tuần
  • 68. 66 Thuốc Đường dùng Liều Chống chỉ định/thận trọng/ghi chú Sotalol (hỗn hợp đồng phân d, l, racemic) Uống 80 – 160 mg x 2 lần/ ngày • Chỉ có tác dụng như thuốc nhóm III với liều > 160 mg /ngày • Sử dụng thận trọng, cân nhắc hiệu quả, tính an toàn và các lựa chọn thay thế khác • Không nên dùng trên bệnh nhân suy tim EF giảm, phì đại thất trái nặng, QT dài, hen phế quản, hạ kali máu hoặc độ thanh thải creatinine < 30 mL/phút. • Xoắn đỉnh liên quan tới liều có thể gặp ở > 2% bệnh nhân • Liều dùng càng cao thì tác dụng ức chế kênh kali càng cao, làm nguy cơ rối loạn nhịp (xoắn đỉnh) càng cao • Dữ liệu quan sát và một phân tích gộp gần đây cho thấy có liên quan tới tăng tử vong do mọi nguyên nhân. Tuy nhiên phân tích từ dữ liệu quốc gia và 2 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên không cho thấy bằng chứng nào đáng lo ngại về tính an toàn của sotalol. • Làm điện tim trước khi bắt đầu dùng thuốc, sau một ngày và sau đó 1-2 tuần Disopyramide Uống 100 – 400 mg x 2-3 lần/ ngày (tối đa 800 mg/24 giờ) • Làm tăng đáng kể tử vong và thường kém dung nạp do tác dụng không mong muốn nên hiếm khi dùng trong kiểm soát nhịp ở bệnh nhân RN. Không nên dùng trên bệnh nhân có bệnh tim cấu trúc. • Có thể có ích trong trường hợp RN “phế vị” xuất hiện ở vận động viên hoặc khi ngủ • Giảm tắc nghẽn đường ra thất trái và triệu chứng ở bệnh nhân bị bệnh cơ tim phì đại. a Thận trọng khi dùng bất kì thuốc chống loạn nhịp nào trên bệnh nhân có bệnh lý đường dẫn truyền.