SlideShare a Scribd company logo
1 of 6
Download to read offline
1
CÁC NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN KHÁNG SINH
THEO DƯỢC ĐỘNG HỌC VÀ DƯỢC LỰC HỌC
Ds. Nguyễn Thị Thúy Anh
Phòng Dược Lâm Sàng, Thông Tin Thuốc – Bv Từ Dũ
Burke A. Cunha, MD
I.DƯỢC ĐỘNG HỌC
Dược động học của kháng sinh có liên quan đến sự phân phối thuốc trong cơ thể. Sự hấp
thu và sinh khả dụng là yếu tố cần xem xét đối với thuốc có dạng uống. Đối với kháng sinh dùng
đường tĩnh mạch, tốc độ truyền xác định nồng độ đỉnh trong huyết thanh. Nồng độ đỉnh giảm
nhanh chóng trong pha thải trừ alpha. Tiếp theo đến pha thải trừ beta là sự giảm nồng độ kháng
sinh theo thời gian khi thuốc được đào thải. Chính pha beta quyết định thời gian bán hủy (t1/2)
của thuốc, là thời gian cần để nồng độ thuốc trong huyết tương giảm còn một nữa.
Khi vào máu thuốc kết hợp với albumin, là protein có nhiều nhất trong huyết tương. Các
loại kháng sinh tích lũy ở các mô khác nhau, tỷ lệ gắn kết protein thay đổi tùy theo loại mô;
nhưng điều này chưa được nghiên cứu rộng rãi.
Phức hợp thuốc - protein được vận chuyển vào hệ tuần hoàn đi khắp cơ thể. Một phần
tách khỏi albumin và thâm nhập qua các màng sinh học đến vị trí nhiễm khuẩn theo gradient
nồng độ. Thuốc gắn kết với protein của mô sau khi vượt qua màng tế bào. Chỉ có dạng thuốc tự
do hay thành phần không gắn kết trong huyết thanh hoặc ở mô mới có tác dụng diệt khuẩn.
Nếu nồng độ ở mô giảm, có một lượng thuốc di chuyển từ ngăn huyết thanh vào mô theo
gradient nồng độ. Khi nồng độ xuống thấp, có hiện tượng đảo ngược gradient nồng độ và kháng
sinh có thể vận chuyển trở lại vào ngăn huyết thanh cho đến khi được đào thải nếu thuốc không
bị chuyển hóa tại mô.
Liều lượng và khoảng cách liều dùng được khuyến nghị dựa trên nồng độ đỉnh huyết
thanh và thời gian bán hủy pha thải trừ beta. Chế độ liều dùng phù hợp dựa trên sự phối hợp của
ba yếu tố trên giúp đạt được nồng độ trị liệu tại mô đích trong khoảng thời gian định trước.
1. Hấp thu
Một số kháng sinh được sử dụng bằng đường tĩnh mạch hay tiêm bắp do không hấp thu
qua đường uống. Kháng sinh tiêm tĩnh mạch nhanh chóng đạt được nồng độ đỉnh trong huyết
thanh; kháng sinh tiêm bắp đạt nồng độ thấp hơn nhưng giữ được nồng độ thuốc trong huyết
thanh lâu hơn.
Sự hấp thu của kháng sinh dùng đường uống rất thay đổi. Thuật ngữ sinh khả dụng diễn
đạt sự hấp thu tương đối và được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm lượng thuốc hấp thu. Kháng sinh
có sinh khả dụng cao (lớn hơn 90%) phù hợp để chuyển đổi từ đường tiêm sang uống, bởi vì
nồng độ thuốc ở huyết thanh và mô tương tự nhau. Kháng sinh có sinh khả dụng thấp (dưới 50%)
được hấp thu không hoàn toàn và thường có liên quan đến các tác dụng phụ ở dạ dày ruột.
2
2. Thải trừ
Các kháng sinh đào thải qua gan hay thận. Phần lớn lượng thuốc trong ngăn huyết thanh
được thải trừ (hay lượng thuốc còn lại sau khi đến mô đích và trở về ngăn huyết thanh). Đa số
các kháng sinh đào thải qua thận và bài tiết vào nước tiểu dưới dạng thuốc có hoạt tính hoặc
không, các chất chuyển hóa bất hoạt hay ít nhiều có hoạt tính. Các kháng sinh đào thải qua gan,
được thải trừ vào mật và phân dưới dạng thuốc có hoạt tính hoặc không, các chất chuyển hóa bất
hoạt hay ít nhiều có hoạt tính.
Cơ chế thải trừ rất quan trọng trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiểu. Các kháng sinh đào
thải qua thận thường tập trung trong nước tiểu bàng quang với nồng độ cao hơn nồng độ huyết
thanh. Điều này rất hữu ích về mặt trị liệu vì một số tác nhân gây bệnh có thể đề kháng với
kháng sinh ở nồng độ thông thường trong huyết thanh, nhưng vẫn nhạy cảm với nồng độ kháng
sinh trong nước tiểu bàng quang. Ngược lại, các kháng sinh đào thải qua gan (ví dụ như
moxifloxacin) thường không đạt đủ nồng độ trong nước tiểu. Vì vậy, nếu lựa chọn quinolone để
điều trị viêm bàng quang thì ciprofloxacin, ofloxacin, levofloxacin, hay gatifloxacin nên được sử
dụng thay vì moxifloxacin
3. Phân phối
Các bệnh nhiễm trùng có thể xảy ra trong máu như nhiễm trùng huyết, hoặc ở cơ quan
(phổi), hoặc ở mô đích (viêm tai giữa). Khi bắt đầu kháng sinh trị liệu, chúng ta sẽ xem xét các
đặc tính dược động học của thuốc sau khi chọn lựa phổ kháng khuẩn phù hợp. Các kháng sinh
không có hiệu lực nếu không đến được ổ nhiễm khuẩn.
Với khoảng cách liều thích hợp nhằm đảm bảo nồng độ thuốc tại mô đích, kháng sinh lựa
chọn được đưa vào cơ thể bằng đường dùng và với liều lượng tạo nồng độ cao hơn nồng độ ức
chế tối thiểu (MIC) để có thể loại trừ các tác nhân gây nhiễm trùng. Có sự cân bằng động học
giữa các yếu tố sau :
· Nồng độ kháng sinh cao tại mô
· Gắn kết thuận nghịch với albumin huyết thanh
· Nồng độ kháng sinh giảm khi qua màng tế bào và mạch máu
· Khả năng thâm nhập của kháng sinh tại mô khi có nhiễm khuẩn
4. Hoạt tính kháng khuẩn và nồng độ kháng sinh
Mối liên hệ giữa tác dụng kháng khuẩn và dược động học đóng vai trò quan trọng trong
các tình huống lâm sàng. Ví dụ, kháng sinh nhóm aminoglycosides bị giảm tác dụng kháng
khuẩn ở tình trạng toan hóa, giảm oxy huyết, tăng mảnh vỡ tế bào. Đó là trường hợp của bệnh
viêm phổi và viêm tủy xương. Gentamicin đạt nồng độ cao tại mô phổi, nhưng đơn trị liệu với
kháng sinh này không phải là lựa chọn tốt nhất trong điều trị viêm phổi ngay cả khi nhiễm các
chủng vi khuẩn nhạy cảm do hoạt tính của gentamicin và các aminoglycosides khác bị giảm
nhiều khi có sự hiện diện của các yếu tố kể trên.
Vancomycin và các kháng sinh nhóm macrolides có cấu trúc phân tử lớn, không thâm
nhập được vào dịch hoạt dịch ở các bệnh nhân bị viêm khớp nhiễm khuẩn huyết. Ưu tiên lựa
chọn các kháng sinh khác với phổ kháng khuẩn phù hợp nếu có nhiễm khuẩn ở dịch hoạt dịch.
3
5. Gắn kết protein
Thoạt đầu, sự liên kết chặt chẽ với protein huyết thanh (> 90%) được cho là yếu tố bất lợi
đối với một kháng sinh. Tỷ lệ gắn kết cao có nghĩa là kháng sinh đó gắn nhiều với protein huyết
thanh và không ở trạng thái tự do để tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh. Dường như các kháng sinh
với tỷ lệ gắn kết thấp (10%) có ưu điểm là phần lớn lượng thuốc hấp thu đều ở trạng thái tự do và
sẳn sàng để diệt vi khuẩn. Một điều đã được ghi nhận trong nhiều năm là tăng khả năng gắn kết
với protein làm tăng nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của một số kháng sinh đối với vài chủng vi
khuẩn (ví dụ như Staphylococcus aureus). Tất cả các nhận xét trên gợi ý rằng liên kết yếu với
protein là một đặc điểm có lợi. Tuy nhiên câu trả lời cho vấn đề đã nêu còn tùy thuộc vào nồng
độ thuốc đạt được trong huyết thanh. Ví dụ, khi so sánh cefazolin có tỷ lệ gắn kết protein 86%,
với cephradine liên kết 10% với protein, thì cefazolin đạt nồng độ huyết thanh cao hơn
cephradine. Nồng độ huyết thanh đạt được sau khi tiêm 1g cefazolin (khoảng 200mg/ml) đủ để
bảo hòa các điểm gắn albumin trong ngăn huyết thanh và vẫn còn dư một lượng thuốc ở dạng tự
do trong huyết thanh, sẳn sàng thâm nhập vào các mô đích. Nếu chúng ta đo lượng kháng sinh
dạng tự do ở mô của cephradine và cefazolin sau khi tiêm tĩnh mạch liều 2 g mỗi kháng sinh,
nồng độ kháng sinh tự do của cefazolin vẫn cao hơn so với cephradine.
Do đó, khả năng liên kết protein của kháng sinh không phải là yếu tố có nghĩa về mặt lâm
sàng khi nồng độ thuốc huyết thanh cao. Điều này cũng đúng với ceftriaxone, vốn là kháng sinh
gắn kết mạnh với protein, trong số các cephalosporins thế hệ thứ ba, ceftriaxone đạt nồng độ rất
cao trong huyết thanh khoảng 250mcg/ml sau khi tiêm tĩnh mạch liều 1g. Hơn nữa, các kháng
sinh gắn kết cao với protein như cefoperazone và ceftriaxone có lợi điểm là thành phần liên kết
với albumin huyết thanh đóng vai trò như “dạng dự trữ” của thuốc và kháng sinh được phóng
thích thuận nghịch từ các điểm gắn kết khi nồng độ thuốc trong huyết thanh và mô giảm.
Tóm lại, gắn kết protein không phải là yếu tố tiên quyết đối với đa số các bệnh nhiễm khuẩn, nếu
nồng độ trong huyết thanh cao để cung cấp đủ lượng kháng sinh tiêu diệt các ổ nhiễm khuẩn.
6. Thể tích phân phối
Thể tích phân phối biểu kiến là tỉ số của lượng thuốc có mặt trong cơ thể so với nồng độ
của thuốc trong huyết tương khi đạt đến cân bằng (L/kg). Vd có liên quan đến phân bố nước
trong toàn cơ thể (Vd H20 = 0.7 L/Kg). Kháng sinh tan trong nước giới hạn trong dịch ngoại bào
và có Vd # 0.7 L/kg. Kháng sinh tan trong dầu có Vd lớn, thâm nhập tốt vào các mô trong cơ thể.
Các yếu tố ảnh hưởng sự đến quá trình phân phối là sự tưới máu ở các mô, tính tan trong
lipid, liên kết với protein, tính thấm hay sự khuếch tán qua màng tế bào. Vd tăng ở bệnh nhân
thẩm phân máu, mắc bệnh xơ gan, thở máy, bệnh nhân bỏng, suy tim. Đối với các thuốc tan
trong nước, Vd giảm trong các trường hợp viêm tụy, chấn thương, xuất huyết. Nếu Vd tăng thì
cần tăng liều kháng sinh hàng ngày để duy trì hiệu quả, Vd giảm do các tình trạng bệnh lý khác
nhau đòi hỏi giảm liều kháng sinh.
7. Tính nhạy cảm phụ thuộc nồng độ
Mức độ nhạy cảm phụ thuộc vào nồng độ kháng sinh; liều dùng được khuyến cáo giúp
đạt được nồng độ trị liệu trong huyết thanh, ở mô và cho hiệu quả điều trị đầy đủ. Khả năng diệt
vi khuẩn có thể được biểu diễn bởi đường cong sigmoid của nồng độ kháng sinh theo tỷ lệ phần
trăm vi khuẩn nhạy cảm.
4
Ví dụ, liều thường dùng của cefoxitin là 2g tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ. Việc cố gắng giảm
chi phí điều trị kháng sinh bằng cách giảm liều dùng sẽ làm giảm hoạt tính của kháng sinh đối
với vi khuẩn. Như vậy, liều 2 g cefoxitin tiêm tĩnh mạch có thể ức chế khoảng 85% số chủng
Bacteroides fragilis. Nếu giảm liều dùng đến 1g, chỉ có 15% số chủng B. fragilis phân lập bị ức
chế. Liều lượng này không phù hợp để điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng hoặc vùng chậu.
8. Ứng dụng của dược động học trên lâm sàng
Các thông số dược động học cần thiết để tối ưu hóa liều dùng kháng sinh. Liều khuyến
cáo thông thường phụ thuộc các yếu tố dược động học và có tác dụng đối với đa số các chủng
gây bệnh ở các vị trí nhiễm khuẩn ở người lớn bình thường. Ví dụ, việc thâm nhập vào hệ thần
kinh trung ương đòi hỏi các thuốc có đặc điểm sinh hóa khác nhau hoặc thay đổi liều nhằm đạt
được nồng độ trị liệu ở dịch não tủy. Các kháng sinh dùng để điều trị nhiễm khuẩn hệ thần kinh
trung ương ở liều thông thường bao gồm chloramphenicol (tính tan trong lipid cao), doxycycline,
minocycline, và TMP-SMX (trimethoprim-sulfamethoxazole).
Một ví dụ khác là ceftriaxone sodium, kháng sinh này đạt được nồng độ cao trong huyết
thanh, có thể phân phối đến dịch não tủy ở nồng độ thích hợp với liều dùng thông thường. Các
kháng sinh khác đòi hỏi liều lượng cao hơn liều thông thường nhằm đạt được nồng độ thích hợp
trong dịch não tủy, ví dụ :
· cefepime : liều thông thường, 2 g tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ; trường hợp viêm
màng não, 2g tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ.
· meropenem : liều thông thường, 1g tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ; trường hợp viêm
màng não, 2g tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ.
Đa số các kháng sinh khác không vào được dịch não tủy dù cho liều được sử dụng.
II. DƯỢC LỰC HỌC
Dược động học liên quan đến sự phân bố, chuyển hóa, và thải trừ của kháng sinh trong cơ
thể, trong khi đó dược lực học khảo sát tác động của kháng sinh khi nồng độ thuốc dưới liều điều
trị hoặc không tồn tại.
Hiệu ứng hậu kháng sinh là sự ức chế vi khuẩn phát triển tiếp tục sau khi nồng độ huyết
tương của kháng sinh hạ thấp. Hiệu ứng này đã được Eagle ghi nhận cách đây nhiều thập niên.
Tác giả này mô tả penicillin có tác dụng ức chế vi khuẩn trong một khoảng thời gian dài sau khi
thuốc không còn tác động dược lực. Hiệu ứng hậu kháng sinh thay đổi tùy theo vi khuẩn gram
(+) hay gram (-) và tùy theo loại kháng sinh. Nên xem xét cả đặc tính dược động học và dược lực
học nhằm đạt được hiệu quả trị liệu tối ưu.
1. Kháng sinh phụ thuộc nồng độ và kháng sinh phụ thuộc thời gian
Tác dụng của kháng sinh đối với vi sinh vật nhạy cảm được tiên đoán dựa trên các chỉ số
cơ bản là nồng độ đỉnh của kháng sinh trên nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) hay thời gian trên
MIC. Kháng sinh diệt khuẩn phụ thuộc nồng độ, nghĩa là khi nồng độ thuốc trong máu đạt mức
tối đa sẽ làm tăng tốc độ và mức độ diệt khuẩn. Thông số dược động học đặc trưng cho kháng
sinh phụ thuộc nồng độ là tỷ lệ giữa nồng độ đỉnh trong huyết thanh (Peak) và MIC90 của vi
khuẩn.
5
Kháng sinh phụ thuộc thời gian phát huy tác dụng diệt khuẩn tối đa khi nồng độ thuốc
duy trì ở mức lớn hơn MIC. Đối với nhóm kháng sinh này, nồng độ thuốc cao trong máu không
làm tăng khả năng diệt khuẩn. Thời gian trên nồng độ ức chế tối thiểu (T > MIC) là thông số
dược động học đặc trưng cho kháng sinh phụ thuộc thời gian. Diện tích dưới đường cong (AUC)
là diện tích được giới hạn bởi các trục tọa độ và đường biểu diễn nồng độ thuốc trong huyết
tương theo thời gian. Tỷ lệ AUC/MIC được ứng dụng đối với các kháng sinh diệt khuẩn phụ
thuộc thời gian. Ý nghĩa lâm sàng của nó còn được chứng minh in vivo.
Mặt khác, nồng độ ức chế tối thiểu của kháng sinh rất khó đo lường in vivo nhưng lại
được nghiên cứu rộng rãi in vitro. Ở nồng độ ức chế tối thiểu, kháng sinh làm tổn thương màng
hoặc thành tế bào vi khuẩn, hoặc tác động lên quá trình chuyển hóa trong tế bào ức chế sự phát
triển của vi khuẩn.
Đối với các kháng sinh phụ thuộc nồng độ, tỷ lệ tối ưu thay đổi tùy theo loại kháng sinh
và vi sinh vật, thông thường tỷ lệ 10 : 1 cho tác dụng tốt nhất. Tỷ lệ AUC/MIC được ứng dụng
cho các kháng sinh nhóm beta-lactams, macrolides, và fluoroquinolones, nhất là để chống lại các
tác nhân gây bệnh đường hô hấp, như Streptococcus pneumoniae.
2. Các thông số dược động học chính của một số kháng sinh
Thuoác
Cmax
(mcg/ml)
Sinh
khaû
duïng
Thaûi tröø
daïng
khoâng ñoåi
T 1/2
(giôø)
Gaén
protein
Vd
(L/kg)
Thaûi
tröø
Qua dòch
naõo tuûy
Qua
maät
Cefazolin 200 96% 1.8 / 40 85% 0.2 Thaän < 10% 300%
Cefadroxil 18 99% 90% 1.5 / 22 20% 0.31 Thaän < 10% 20%
Cephalexin 18 99% 98% 0.7 / 16 10% 0.35 Thaän < 10% 200%
Cefuroxime
125 (TM) /
70 (Uoáng)
52% 90% 1.2 / 17 50% 0.15 Thaän < 10%
Cefotaxime 214 60% 1 / 15 37% 0.25 Thaän
10%
(neáu maøng
naõo vieâm)
75%
Ceftriaxone 123 - 223 65% 8 / 18 90% 0.3
Thaän/
Gan
10%
(neáu maøng
naõo vieâm)
500%
Ceftazidime 120 85% 1.8 / 21 17% 0.36 Thaän
20%
(neáu maøng
naõo vieâm)
50%
Cefixime 3.7 50% 35% 3.1 / 11 65% 0.1 Thaän < 10% 800%
Amoxicillin/
Clavulanate
11.6 / 2.2
90% /
60%
80 / 40%
[1.3/16]/
[1/2]
60% /
30%
0.26 /
0.3
Thaän 1% 3000%
Ticarcillin/
Clavulanate
300 85 / 45%
[1/11]/
[1/2]
45% /
30%
0.2 /
0.3
Thaän < 10%
6
Thuoác
Cmax
(mcg/ml)
Sinh
khaû
duïng
Thaûi tröø
daïng
khoâng ñoåi
T 1/2
(giôø)
Gaén
protein
Vd
(L/kg)
Thaûi
tröø
Qua dòch
naõo tuûy
Qua
maät
Piperacillin/
Tazobactam
400 70 / 80%
[1.5/8]/
[1/7]
30% /
32%
0.3 /
0.21
Thaän
30%
(neáu maøng
naõo vieâm)
6000%
Amikacin
20-30
(lieàu moãi 12 giôø)
65-75
(lieàu moãi 24 giôø)
< 5% 95% 2 / 50 < 5% 0.25 Thaän
20%
(neáu maøng
naõo vieâm)
30%
Gentamicin
4-8
(lieàu moãi 8 giôø)
16-24
(lieàu moãi 24 giôø)
95% 2.5 / 48 < 5% 0.25 Thaän
20%
(neáu maøng
naõo vieâm)
30%
Tobramycin
4-8
(lieàu moãi 8 giôø)
16-24
(lieàu moãi 24 giôø)
95% 2.5 / 56 10% 0.24 Thaän
20%
(neáu maøng
naõo vieâm)
30%
Ciprofloxacin
4.6 (TM) /
2.8 (Uoáng)
70% 70% 4 / 8 30% 2.5 Thaän
26%
(neáu maøng
naõo vieâm)
3000%
Clindamycin 10 90% 10% 2.4 / 2.4 90% 1 Gan < 10% 300%
Metronidazole 26 90% 20% 8 / 14 20% 0.85 Gan
100%
(neáu maøng
naõo vieâm)

More Related Content

What's hot

các hướng dẫn mới về nhiếm khuẩn huyết
các hướng dẫn mới về nhiếm khuẩn huyết các hướng dẫn mới về nhiếm khuẩn huyết
các hướng dẫn mới về nhiếm khuẩn huyết
SoM
 
đIềutrị suythậncấp y 6 cq- y 6 tnb-2017
đIềutrị suythậncấp  y 6 cq- y 6 tnb-2017đIềutrị suythậncấp  y 6 cq- y 6 tnb-2017
đIềutrị suythậncấp y 6 cq- y 6 tnb-2017
Nguyễn Như
 
lọc máu liên tục điều trị tổn thương thận cấp tính do nhiễm khuẩn: thể tích c...
lọc máu liên tục điều trị tổn thương thận cấp tính do nhiễm khuẩn: thể tích c...lọc máu liên tục điều trị tổn thương thận cấp tính do nhiễm khuẩn: thể tích c...
lọc máu liên tục điều trị tổn thương thận cấp tính do nhiễm khuẩn: thể tích c...
SoM
 
ĐIỀU TRỊ BỆNH MẠCH VÀNH MẠN
ĐIỀU TRỊ BỆNH MẠCH VÀNH MẠNĐIỀU TRỊ BỆNH MẠCH VÀNH MẠN
ĐIỀU TRỊ BỆNH MẠCH VÀNH MẠN
SoM
 
CRRT CHỈ ĐỊNH THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN VÀ LIỀU
CRRT CHỈ ĐỊNH THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN VÀ LIỀUCRRT CHỈ ĐỊNH THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN VÀ LIỀU
CRRT CHỈ ĐỊNH THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN VÀ LIỀU
SoM
 

What's hot (20)

The resuscitation crisis manual
The resuscitation crisis manualThe resuscitation crisis manual
The resuscitation crisis manual
 
các hướng dẫn mới về nhiếm khuẩn huyết
các hướng dẫn mới về nhiếm khuẩn huyết các hướng dẫn mới về nhiếm khuẩn huyết
các hướng dẫn mới về nhiếm khuẩn huyết
 
đIềutrị suythậncấp y 6 cq- y 6 tnb-2017
đIềutrị suythậncấp  y 6 cq- y 6 tnb-2017đIềutrị suythậncấp  y 6 cq- y 6 tnb-2017
đIềutrị suythậncấp y 6 cq- y 6 tnb-2017
 
Su dung colistin
Su dung colistinSu dung colistin
Su dung colistin
 
Thuốc tăng tiết Insulin
Thuốc tăng tiết InsulinThuốc tăng tiết Insulin
Thuốc tăng tiết Insulin
 
TỔN THƯƠNG THẬN CẤP TRƯỚC THẬN - TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
TỔN THƯƠNG THẬN CẤP TRƯỚC THẬN - TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊTỔN THƯƠNG THẬN CẤP TRƯỚC THẬN - TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
TỔN THƯƠNG THẬN CẤP TRƯỚC THẬN - TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
 
Phân tích CLS đái tháo đường
Phân tích CLS đái tháo đường Phân tích CLS đái tháo đường
Phân tích CLS đái tháo đường
 
lọc máu liên tục điều trị tổn thương thận cấp tính do nhiễm khuẩn: thể tích c...
lọc máu liên tục điều trị tổn thương thận cấp tính do nhiễm khuẩn: thể tích c...lọc máu liên tục điều trị tổn thương thận cấp tính do nhiễm khuẩn: thể tích c...
lọc máu liên tục điều trị tổn thương thận cấp tính do nhiễm khuẩn: thể tích c...
 
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CHỈ SỐ ALBUMIN/CREATININ NƯỚC TIỂU TRONG CHẨN ĐOÁN BIẾ...
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CHỈ SỐ ALBUMIN/CREATININ NƯỚC TIỂU TRONG CHẨN ĐOÁN BIẾ...NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CHỈ SỐ ALBUMIN/CREATININ NƯỚC TIỂU TRONG CHẨN ĐOÁN BIẾ...
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CHỈ SỐ ALBUMIN/CREATININ NƯỚC TIỂU TRONG CHẨN ĐOÁN BIẾ...
 
SGLT2
SGLT2SGLT2
SGLT2
 
ĐIỀU TRỊ BỆNH MẠCH VÀNH MẠN
ĐIỀU TRỊ BỆNH MẠCH VÀNH MẠNĐIỀU TRỊ BỆNH MẠCH VÀNH MẠN
ĐIỀU TRỊ BỆNH MẠCH VÀNH MẠN
 
CRRT CHỈ ĐỊNH THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN VÀ LIỀU
CRRT CHỈ ĐỊNH THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN VÀ LIỀUCRRT CHỈ ĐỊNH THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN VÀ LIỀU
CRRT CHỈ ĐỊNH THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN VÀ LIỀU
 
Biến chứng cấp tính của Đái tháo đường
Biến chứng cấp tính của Đái tháo đườngBiến chứng cấp tính của Đái tháo đường
Biến chứng cấp tính của Đái tháo đường
 
NUÔI DƯỠNG BỆNH NHÂN NẶNG
NUÔI DƯỠNG BỆNH NHÂN NẶNGNUÔI DƯỠNG BỆNH NHÂN NẶNG
NUÔI DƯỠNG BỆNH NHÂN NẶNG
 
ĐIỀU TRỊ THAY THẾ THẬN Ở BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI
ĐIỀU TRỊ THAY THẾ THẬN Ở BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐIĐIỀU TRỊ THAY THẾ THẬN Ở BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI
ĐIỀU TRỊ THAY THẾ THẬN Ở BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI
 
Phân tích CLS loét đại tràng chảy máu
Phân tích CLS loét đại tràng chảy máuPhân tích CLS loét đại tràng chảy máu
Phân tích CLS loét đại tràng chảy máu
 
Thuốc chống kết tập tiểu cầu
Thuốc chống kết tập tiểu cầuThuốc chống kết tập tiểu cầu
Thuốc chống kết tập tiểu cầu
 
TZD và các thuốc điều trị Đái tháo đường khác
TZD và các thuốc điều trị Đái tháo đường khácTZD và các thuốc điều trị Đái tháo đường khác
TZD và các thuốc điều trị Đái tháo đường khác
 
Do gia tuyen tang huyet ap o benh than man tinh chua dieu tri thay the
Do gia tuyen  tang huyet ap o benh than man tinh chua dieu tri thay theDo gia tuyen  tang huyet ap o benh than man tinh chua dieu tri thay the
Do gia tuyen tang huyet ap o benh than man tinh chua dieu tri thay the
 
Ngộ độc thuốc chẹn kênh calci
Ngộ độc thuốc chẹn kênh calciNgộ độc thuốc chẹn kênh calci
Ngộ độc thuốc chẹn kênh calci
 

Viewers also liked

Viewers also liked (20)

ΟΔΟΣ ΒΟΡΕΙΟΥ ΗΠΕΙΡΟΥ ΛΕΜΕΣΟΣ
ΟΔΟΣ ΒΟΡΕΙΟΥ ΗΠΕΙΡΟΥ ΛΕΜΕΣΟΣΟΔΟΣ ΒΟΡΕΙΟΥ ΗΠΕΙΡΟΥ ΛΕΜΕΣΟΣ
ΟΔΟΣ ΒΟΡΕΙΟΥ ΗΠΕΙΡΟΥ ΛΕΜΕΣΟΣ
 
Conventions of short films
Conventions of short filmsConventions of short films
Conventions of short films
 
οικια μέλπως πηλαβάκη
οικια μέλπως πηλαβάκηοικια μέλπως πηλαβάκη
οικια μέλπως πηλαβάκη
 
Καβάφης Κωνσταντίνος
Καβάφης ΚωνσταντίνοςΚαβάφης Κωνσταντίνος
Καβάφης Κωνσταντίνος
 
Conventions of short films
Conventions of short filmsConventions of short films
Conventions of short films
 
Portugal x Brasil- No mercado de transferências de jogadores
Portugal x Brasil- No mercado de  transferências de jogadoresPortugal x Brasil- No mercado de  transferências de jogadores
Portugal x Brasil- No mercado de transferências de jogadores
 
An Exploration of Frameworks – and Why We Built Our Own
An Exploration of Frameworks – and Why We Built Our OwnAn Exploration of Frameworks – and Why We Built Our Own
An Exploration of Frameworks – and Why We Built Our Own
 
6365042 dictionar-psihologie-larousse1
6365042 dictionar-psihologie-larousse16365042 dictionar-psihologie-larousse1
6365042 dictionar-psihologie-larousse1
 
Κωνσταντίνος Καβάφης
Κωνσταντίνος Καβάφης Κωνσταντίνος Καβάφης
Κωνσταντίνος Καβάφης
 
The cask of amontillado
The cask of amontilladoThe cask of amontillado
The cask of amontillado
 
ΟΔΟΣ ΔΗΜΟΣΘΕΝΗ ΜΙΤΣΗ
ΟΔΟΣ ΔΗΜΟΣΘΕΝΗ ΜΙΤΣΗΟΔΟΣ ΔΗΜΟΣΘΕΝΗ ΜΙΤΣΗ
ΟΔΟΣ ΔΗΜΟΣΘΕΝΗ ΜΙΤΣΗ
 
RENNIE COWAN - GRAPHIC DESIGN
RENNIE COWAN - GRAPHIC DESIGN RENNIE COWAN - GRAPHIC DESIGN
RENNIE COWAN - GRAPHIC DESIGN
 
Islamic economic system
Islamic economic systemIslamic economic system
Islamic economic system
 
Καβάφης Κωνσταντίνος
Καβάφης ΚωνσταντίνοςΚαβάφης Κωνσταντίνος
Καβάφης Κωνσταντίνος
 
ΟΔΟΣ ΣΙΜΟΥ ΜΕΝΑΡΔΟΥ
ΟΔΟΣ ΣΙΜΟΥ ΜΕΝΑΡΔΟΥΟΔΟΣ ΣΙΜΟΥ ΜΕΝΑΡΔΟΥ
ΟΔΟΣ ΣΙΜΟΥ ΜΕΝΑΡΔΟΥ
 
οικια στελιου ευγγελιδη
οικια στελιου ευγγελιδηοικια στελιου ευγγελιδη
οικια στελιου ευγγελιδη
 
Alejandra la paradoja de james hunter
Alejandra la paradoja de james hunterAlejandra la paradoja de james hunter
Alejandra la paradoja de james hunter
 
Amul ppt
Amul pptAmul ppt
Amul ppt
 
Passive voive
Passive voivePassive voive
Passive voive
 
RENNIE COWAN PHOTOGRAPHY
RENNIE COWAN PHOTOGRAPHYRENNIE COWAN PHOTOGRAPHY
RENNIE COWAN PHOTOGRAPHY
 

Similar to Cac nguyen tac lua chon khang sinh

hướng dẫn sử dụng kháng sinh _ bệnh viện chợ rẫy
hướng dẫn sử dụng kháng sinh _ bệnh viện chợ rẫyhướng dẫn sử dụng kháng sinh _ bệnh viện chợ rẫy
hướng dẫn sử dụng kháng sinh _ bệnh viện chợ rẫy
SoM
 
Cayco thuoc+nam08
Cayco thuoc+nam08Cayco thuoc+nam08
Cayco thuoc+nam08
Duy Vọng
 
11.6 - PPT - PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương - SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂ...
11.6 - PPT - PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương - SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂ...11.6 - PPT - PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương - SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂ...
11.6 - PPT - PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương - SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂ...
SoM
 
Thực trạng kháng kháng sinh nhóm Betalactam phổ rộng của vi khuẩn đường ruột ...
Thực trạng kháng kháng sinh nhóm Betalactam phổ rộng của vi khuẩn đường ruột ...Thực trạng kháng kháng sinh nhóm Betalactam phổ rộng của vi khuẩn đường ruột ...
Thực trạng kháng kháng sinh nhóm Betalactam phổ rộng của vi khuẩn đường ruột ...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

Similar to Cac nguyen tac lua chon khang sinh (20)

Thông tin thuốc tháng 8/2014 của Bệnh viên Đa Khóa Đà Nẵng
Thông tin thuốc tháng 8/2014 của Bệnh viên Đa Khóa Đà NẵngThông tin thuốc tháng 8/2014 của Bệnh viên Đa Khóa Đà Nẵng
Thông tin thuốc tháng 8/2014 của Bệnh viên Đa Khóa Đà Nẵng
 
Nghiên cứu sàng lọc aptamer đặc hiệu kháng sinh Tetracycline và định hướng ứn...
Nghiên cứu sàng lọc aptamer đặc hiệu kháng sinh Tetracycline và định hướng ứn...Nghiên cứu sàng lọc aptamer đặc hiệu kháng sinh Tetracycline và định hướng ứn...
Nghiên cứu sàng lọc aptamer đặc hiệu kháng sinh Tetracycline và định hướng ứn...
 
Đặc điểm của các kháng sinh được coi là "liệu pháp cuối cùng"
Đặc điểm của các kháng sinh được coi là "liệu pháp cuối cùng"Đặc điểm của các kháng sinh được coi là "liệu pháp cuối cùng"
Đặc điểm của các kháng sinh được coi là "liệu pháp cuối cùng"
 
Duoc dong hoc ts bui thanh tung dai hoc quoc gia ha noi
Duoc dong hoc ts bui thanh tung dai hoc quoc gia ha noiDuoc dong hoc ts bui thanh tung dai hoc quoc gia ha noi
Duoc dong hoc ts bui thanh tung dai hoc quoc gia ha noi
 
10. tiep-can-ca-lam-sang-pkpd-khang-sinh-2
10. tiep-can-ca-lam-sang-pkpd-khang-sinh-210. tiep-can-ca-lam-sang-pkpd-khang-sinh-2
10. tiep-can-ca-lam-sang-pkpd-khang-sinh-2
 
hướng dẫn sử dụng kháng sinh _ bệnh viện chợ rẫy
hướng dẫn sử dụng kháng sinh _ bệnh viện chợ rẫyhướng dẫn sử dụng kháng sinh _ bệnh viện chợ rẫy
hướng dẫn sử dụng kháng sinh _ bệnh viện chợ rẫy
 
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh BV Chợ Rẫy - bacsidanang.com
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh BV Chợ Rẫy - bacsidanang.comHướng dẫn sử dụng kháng sinh BV Chợ Rẫy - bacsidanang.com
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh BV Chợ Rẫy - bacsidanang.com
 
Su dung khang sinh a4 bv cho ray
Su dung khang sinh a4   bv cho raySu dung khang sinh a4   bv cho ray
Su dung khang sinh a4 bv cho ray
 
Nghiên cứu tỷ lệ kháng Clarithromycin, Levofloxacin của H.pylori
Nghiên cứu tỷ lệ kháng Clarithromycin, Levofloxacin của H.pyloriNghiên cứu tỷ lệ kháng Clarithromycin, Levofloxacin của H.pylori
Nghiên cứu tỷ lệ kháng Clarithromycin, Levofloxacin của H.pylori
 
Cayco thuoc+nam08
Cayco thuoc+nam08Cayco thuoc+nam08
Cayco thuoc+nam08
 
SU DUNG KS GS HOANG ANH.pptx
SU DUNG KS GS HOANG ANH.pptxSU DUNG KS GS HOANG ANH.pptx
SU DUNG KS GS HOANG ANH.pptx
 
Rò tiêu hóa - Chiến lược điều trị và những cập nhật mới
Rò tiêu hóa - Chiến lược điều trị và những cập nhật mớiRò tiêu hóa - Chiến lược điều trị và những cập nhật mới
Rò tiêu hóa - Chiến lược điều trị và những cập nhật mới
 
Đề tài: Nghiên cứu tác dụng điều trị của cao lỏng Vị quản khang trên bệnh nhâ...
Đề tài: Nghiên cứu tác dụng điều trị của cao lỏng Vị quản khang trên bệnh nhâ...Đề tài: Nghiên cứu tác dụng điều trị của cao lỏng Vị quản khang trên bệnh nhâ...
Đề tài: Nghiên cứu tác dụng điều trị của cao lỏng Vị quản khang trên bệnh nhâ...
 
Luận án: Tác dụng điều trị của cao lỏng ở bệnh nhân viêm dạ dày
Luận án: Tác dụng điều trị của cao lỏng ở bệnh nhân viêm dạ dàyLuận án: Tác dụng điều trị của cao lỏng ở bệnh nhân viêm dạ dày
Luận án: Tác dụng điều trị của cao lỏng ở bệnh nhân viêm dạ dày
 
11.6 - PPT - PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương - SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂ...
11.6 - PPT - PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương - SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂ...11.6 - PPT - PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương - SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂ...
11.6 - PPT - PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương - SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂ...
 
11.6 - PPT - PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương - SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂ...
11.6 - PPT - PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương - SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂ...11.6 - PPT - PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương - SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂ...
11.6 - PPT - PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương - SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂ...
 
Dac-tinh-PK-PD-trong-su-dung-khang-sinh-Betalactam.pdf
Dac-tinh-PK-PD-trong-su-dung-khang-sinh-Betalactam.pdfDac-tinh-PK-PD-trong-su-dung-khang-sinh-Betalactam.pdf
Dac-tinh-PK-PD-trong-su-dung-khang-sinh-Betalactam.pdf
 
Thực trạng kháng kháng sinh nhóm Betalactam phổ rộng của vi khuẩn đường ruột ...
Thực trạng kháng kháng sinh nhóm Betalactam phổ rộng của vi khuẩn đường ruột ...Thực trạng kháng kháng sinh nhóm Betalactam phổ rộng của vi khuẩn đường ruột ...
Thực trạng kháng kháng sinh nhóm Betalactam phổ rộng của vi khuẩn đường ruột ...
 
3. ban tin
3. ban tin3. ban tin
3. ban tin
 
Những vấn đề có thể gặp ở trẻ bạch cầu cấp đang hóa trị liệu
Những vấn đề có thể gặp ở trẻ bạch cầu cấp đang hóa trị liệuNhững vấn đề có thể gặp ở trẻ bạch cầu cấp đang hóa trị liệu
Những vấn đề có thể gặp ở trẻ bạch cầu cấp đang hóa trị liệu
 

Cac nguyen tac lua chon khang sinh

  • 1. 1 CÁC NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN KHÁNG SINH THEO DƯỢC ĐỘNG HỌC VÀ DƯỢC LỰC HỌC Ds. Nguyễn Thị Thúy Anh Phòng Dược Lâm Sàng, Thông Tin Thuốc – Bv Từ Dũ Burke A. Cunha, MD I.DƯỢC ĐỘNG HỌC Dược động học của kháng sinh có liên quan đến sự phân phối thuốc trong cơ thể. Sự hấp thu và sinh khả dụng là yếu tố cần xem xét đối với thuốc có dạng uống. Đối với kháng sinh dùng đường tĩnh mạch, tốc độ truyền xác định nồng độ đỉnh trong huyết thanh. Nồng độ đỉnh giảm nhanh chóng trong pha thải trừ alpha. Tiếp theo đến pha thải trừ beta là sự giảm nồng độ kháng sinh theo thời gian khi thuốc được đào thải. Chính pha beta quyết định thời gian bán hủy (t1/2) của thuốc, là thời gian cần để nồng độ thuốc trong huyết tương giảm còn một nữa. Khi vào máu thuốc kết hợp với albumin, là protein có nhiều nhất trong huyết tương. Các loại kháng sinh tích lũy ở các mô khác nhau, tỷ lệ gắn kết protein thay đổi tùy theo loại mô; nhưng điều này chưa được nghiên cứu rộng rãi. Phức hợp thuốc - protein được vận chuyển vào hệ tuần hoàn đi khắp cơ thể. Một phần tách khỏi albumin và thâm nhập qua các màng sinh học đến vị trí nhiễm khuẩn theo gradient nồng độ. Thuốc gắn kết với protein của mô sau khi vượt qua màng tế bào. Chỉ có dạng thuốc tự do hay thành phần không gắn kết trong huyết thanh hoặc ở mô mới có tác dụng diệt khuẩn. Nếu nồng độ ở mô giảm, có một lượng thuốc di chuyển từ ngăn huyết thanh vào mô theo gradient nồng độ. Khi nồng độ xuống thấp, có hiện tượng đảo ngược gradient nồng độ và kháng sinh có thể vận chuyển trở lại vào ngăn huyết thanh cho đến khi được đào thải nếu thuốc không bị chuyển hóa tại mô. Liều lượng và khoảng cách liều dùng được khuyến nghị dựa trên nồng độ đỉnh huyết thanh và thời gian bán hủy pha thải trừ beta. Chế độ liều dùng phù hợp dựa trên sự phối hợp của ba yếu tố trên giúp đạt được nồng độ trị liệu tại mô đích trong khoảng thời gian định trước. 1. Hấp thu Một số kháng sinh được sử dụng bằng đường tĩnh mạch hay tiêm bắp do không hấp thu qua đường uống. Kháng sinh tiêm tĩnh mạch nhanh chóng đạt được nồng độ đỉnh trong huyết thanh; kháng sinh tiêm bắp đạt nồng độ thấp hơn nhưng giữ được nồng độ thuốc trong huyết thanh lâu hơn. Sự hấp thu của kháng sinh dùng đường uống rất thay đổi. Thuật ngữ sinh khả dụng diễn đạt sự hấp thu tương đối và được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm lượng thuốc hấp thu. Kháng sinh có sinh khả dụng cao (lớn hơn 90%) phù hợp để chuyển đổi từ đường tiêm sang uống, bởi vì nồng độ thuốc ở huyết thanh và mô tương tự nhau. Kháng sinh có sinh khả dụng thấp (dưới 50%) được hấp thu không hoàn toàn và thường có liên quan đến các tác dụng phụ ở dạ dày ruột.
  • 2. 2 2. Thải trừ Các kháng sinh đào thải qua gan hay thận. Phần lớn lượng thuốc trong ngăn huyết thanh được thải trừ (hay lượng thuốc còn lại sau khi đến mô đích và trở về ngăn huyết thanh). Đa số các kháng sinh đào thải qua thận và bài tiết vào nước tiểu dưới dạng thuốc có hoạt tính hoặc không, các chất chuyển hóa bất hoạt hay ít nhiều có hoạt tính. Các kháng sinh đào thải qua gan, được thải trừ vào mật và phân dưới dạng thuốc có hoạt tính hoặc không, các chất chuyển hóa bất hoạt hay ít nhiều có hoạt tính. Cơ chế thải trừ rất quan trọng trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiểu. Các kháng sinh đào thải qua thận thường tập trung trong nước tiểu bàng quang với nồng độ cao hơn nồng độ huyết thanh. Điều này rất hữu ích về mặt trị liệu vì một số tác nhân gây bệnh có thể đề kháng với kháng sinh ở nồng độ thông thường trong huyết thanh, nhưng vẫn nhạy cảm với nồng độ kháng sinh trong nước tiểu bàng quang. Ngược lại, các kháng sinh đào thải qua gan (ví dụ như moxifloxacin) thường không đạt đủ nồng độ trong nước tiểu. Vì vậy, nếu lựa chọn quinolone để điều trị viêm bàng quang thì ciprofloxacin, ofloxacin, levofloxacin, hay gatifloxacin nên được sử dụng thay vì moxifloxacin 3. Phân phối Các bệnh nhiễm trùng có thể xảy ra trong máu như nhiễm trùng huyết, hoặc ở cơ quan (phổi), hoặc ở mô đích (viêm tai giữa). Khi bắt đầu kháng sinh trị liệu, chúng ta sẽ xem xét các đặc tính dược động học của thuốc sau khi chọn lựa phổ kháng khuẩn phù hợp. Các kháng sinh không có hiệu lực nếu không đến được ổ nhiễm khuẩn. Với khoảng cách liều thích hợp nhằm đảm bảo nồng độ thuốc tại mô đích, kháng sinh lựa chọn được đưa vào cơ thể bằng đường dùng và với liều lượng tạo nồng độ cao hơn nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) để có thể loại trừ các tác nhân gây nhiễm trùng. Có sự cân bằng động học giữa các yếu tố sau : · Nồng độ kháng sinh cao tại mô · Gắn kết thuận nghịch với albumin huyết thanh · Nồng độ kháng sinh giảm khi qua màng tế bào và mạch máu · Khả năng thâm nhập của kháng sinh tại mô khi có nhiễm khuẩn 4. Hoạt tính kháng khuẩn và nồng độ kháng sinh Mối liên hệ giữa tác dụng kháng khuẩn và dược động học đóng vai trò quan trọng trong các tình huống lâm sàng. Ví dụ, kháng sinh nhóm aminoglycosides bị giảm tác dụng kháng khuẩn ở tình trạng toan hóa, giảm oxy huyết, tăng mảnh vỡ tế bào. Đó là trường hợp của bệnh viêm phổi và viêm tủy xương. Gentamicin đạt nồng độ cao tại mô phổi, nhưng đơn trị liệu với kháng sinh này không phải là lựa chọn tốt nhất trong điều trị viêm phổi ngay cả khi nhiễm các chủng vi khuẩn nhạy cảm do hoạt tính của gentamicin và các aminoglycosides khác bị giảm nhiều khi có sự hiện diện của các yếu tố kể trên. Vancomycin và các kháng sinh nhóm macrolides có cấu trúc phân tử lớn, không thâm nhập được vào dịch hoạt dịch ở các bệnh nhân bị viêm khớp nhiễm khuẩn huyết. Ưu tiên lựa chọn các kháng sinh khác với phổ kháng khuẩn phù hợp nếu có nhiễm khuẩn ở dịch hoạt dịch.
  • 3. 3 5. Gắn kết protein Thoạt đầu, sự liên kết chặt chẽ với protein huyết thanh (> 90%) được cho là yếu tố bất lợi đối với một kháng sinh. Tỷ lệ gắn kết cao có nghĩa là kháng sinh đó gắn nhiều với protein huyết thanh và không ở trạng thái tự do để tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh. Dường như các kháng sinh với tỷ lệ gắn kết thấp (10%) có ưu điểm là phần lớn lượng thuốc hấp thu đều ở trạng thái tự do và sẳn sàng để diệt vi khuẩn. Một điều đã được ghi nhận trong nhiều năm là tăng khả năng gắn kết với protein làm tăng nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của một số kháng sinh đối với vài chủng vi khuẩn (ví dụ như Staphylococcus aureus). Tất cả các nhận xét trên gợi ý rằng liên kết yếu với protein là một đặc điểm có lợi. Tuy nhiên câu trả lời cho vấn đề đã nêu còn tùy thuộc vào nồng độ thuốc đạt được trong huyết thanh. Ví dụ, khi so sánh cefazolin có tỷ lệ gắn kết protein 86%, với cephradine liên kết 10% với protein, thì cefazolin đạt nồng độ huyết thanh cao hơn cephradine. Nồng độ huyết thanh đạt được sau khi tiêm 1g cefazolin (khoảng 200mg/ml) đủ để bảo hòa các điểm gắn albumin trong ngăn huyết thanh và vẫn còn dư một lượng thuốc ở dạng tự do trong huyết thanh, sẳn sàng thâm nhập vào các mô đích. Nếu chúng ta đo lượng kháng sinh dạng tự do ở mô của cephradine và cefazolin sau khi tiêm tĩnh mạch liều 2 g mỗi kháng sinh, nồng độ kháng sinh tự do của cefazolin vẫn cao hơn so với cephradine. Do đó, khả năng liên kết protein của kháng sinh không phải là yếu tố có nghĩa về mặt lâm sàng khi nồng độ thuốc huyết thanh cao. Điều này cũng đúng với ceftriaxone, vốn là kháng sinh gắn kết mạnh với protein, trong số các cephalosporins thế hệ thứ ba, ceftriaxone đạt nồng độ rất cao trong huyết thanh khoảng 250mcg/ml sau khi tiêm tĩnh mạch liều 1g. Hơn nữa, các kháng sinh gắn kết cao với protein như cefoperazone và ceftriaxone có lợi điểm là thành phần liên kết với albumin huyết thanh đóng vai trò như “dạng dự trữ” của thuốc và kháng sinh được phóng thích thuận nghịch từ các điểm gắn kết khi nồng độ thuốc trong huyết thanh và mô giảm. Tóm lại, gắn kết protein không phải là yếu tố tiên quyết đối với đa số các bệnh nhiễm khuẩn, nếu nồng độ trong huyết thanh cao để cung cấp đủ lượng kháng sinh tiêu diệt các ổ nhiễm khuẩn. 6. Thể tích phân phối Thể tích phân phối biểu kiến là tỉ số của lượng thuốc có mặt trong cơ thể so với nồng độ của thuốc trong huyết tương khi đạt đến cân bằng (L/kg). Vd có liên quan đến phân bố nước trong toàn cơ thể (Vd H20 = 0.7 L/Kg). Kháng sinh tan trong nước giới hạn trong dịch ngoại bào và có Vd # 0.7 L/kg. Kháng sinh tan trong dầu có Vd lớn, thâm nhập tốt vào các mô trong cơ thể. Các yếu tố ảnh hưởng sự đến quá trình phân phối là sự tưới máu ở các mô, tính tan trong lipid, liên kết với protein, tính thấm hay sự khuếch tán qua màng tế bào. Vd tăng ở bệnh nhân thẩm phân máu, mắc bệnh xơ gan, thở máy, bệnh nhân bỏng, suy tim. Đối với các thuốc tan trong nước, Vd giảm trong các trường hợp viêm tụy, chấn thương, xuất huyết. Nếu Vd tăng thì cần tăng liều kháng sinh hàng ngày để duy trì hiệu quả, Vd giảm do các tình trạng bệnh lý khác nhau đòi hỏi giảm liều kháng sinh. 7. Tính nhạy cảm phụ thuộc nồng độ Mức độ nhạy cảm phụ thuộc vào nồng độ kháng sinh; liều dùng được khuyến cáo giúp đạt được nồng độ trị liệu trong huyết thanh, ở mô và cho hiệu quả điều trị đầy đủ. Khả năng diệt vi khuẩn có thể được biểu diễn bởi đường cong sigmoid của nồng độ kháng sinh theo tỷ lệ phần trăm vi khuẩn nhạy cảm.
  • 4. 4 Ví dụ, liều thường dùng của cefoxitin là 2g tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ. Việc cố gắng giảm chi phí điều trị kháng sinh bằng cách giảm liều dùng sẽ làm giảm hoạt tính của kháng sinh đối với vi khuẩn. Như vậy, liều 2 g cefoxitin tiêm tĩnh mạch có thể ức chế khoảng 85% số chủng Bacteroides fragilis. Nếu giảm liều dùng đến 1g, chỉ có 15% số chủng B. fragilis phân lập bị ức chế. Liều lượng này không phù hợp để điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng hoặc vùng chậu. 8. Ứng dụng của dược động học trên lâm sàng Các thông số dược động học cần thiết để tối ưu hóa liều dùng kháng sinh. Liều khuyến cáo thông thường phụ thuộc các yếu tố dược động học và có tác dụng đối với đa số các chủng gây bệnh ở các vị trí nhiễm khuẩn ở người lớn bình thường. Ví dụ, việc thâm nhập vào hệ thần kinh trung ương đòi hỏi các thuốc có đặc điểm sinh hóa khác nhau hoặc thay đổi liều nhằm đạt được nồng độ trị liệu ở dịch não tủy. Các kháng sinh dùng để điều trị nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương ở liều thông thường bao gồm chloramphenicol (tính tan trong lipid cao), doxycycline, minocycline, và TMP-SMX (trimethoprim-sulfamethoxazole). Một ví dụ khác là ceftriaxone sodium, kháng sinh này đạt được nồng độ cao trong huyết thanh, có thể phân phối đến dịch não tủy ở nồng độ thích hợp với liều dùng thông thường. Các kháng sinh khác đòi hỏi liều lượng cao hơn liều thông thường nhằm đạt được nồng độ thích hợp trong dịch não tủy, ví dụ : · cefepime : liều thông thường, 2 g tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ; trường hợp viêm màng não, 2g tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ. · meropenem : liều thông thường, 1g tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ; trường hợp viêm màng não, 2g tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ. Đa số các kháng sinh khác không vào được dịch não tủy dù cho liều được sử dụng. II. DƯỢC LỰC HỌC Dược động học liên quan đến sự phân bố, chuyển hóa, và thải trừ của kháng sinh trong cơ thể, trong khi đó dược lực học khảo sát tác động của kháng sinh khi nồng độ thuốc dưới liều điều trị hoặc không tồn tại. Hiệu ứng hậu kháng sinh là sự ức chế vi khuẩn phát triển tiếp tục sau khi nồng độ huyết tương của kháng sinh hạ thấp. Hiệu ứng này đã được Eagle ghi nhận cách đây nhiều thập niên. Tác giả này mô tả penicillin có tác dụng ức chế vi khuẩn trong một khoảng thời gian dài sau khi thuốc không còn tác động dược lực. Hiệu ứng hậu kháng sinh thay đổi tùy theo vi khuẩn gram (+) hay gram (-) và tùy theo loại kháng sinh. Nên xem xét cả đặc tính dược động học và dược lực học nhằm đạt được hiệu quả trị liệu tối ưu. 1. Kháng sinh phụ thuộc nồng độ và kháng sinh phụ thuộc thời gian Tác dụng của kháng sinh đối với vi sinh vật nhạy cảm được tiên đoán dựa trên các chỉ số cơ bản là nồng độ đỉnh của kháng sinh trên nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) hay thời gian trên MIC. Kháng sinh diệt khuẩn phụ thuộc nồng độ, nghĩa là khi nồng độ thuốc trong máu đạt mức tối đa sẽ làm tăng tốc độ và mức độ diệt khuẩn. Thông số dược động học đặc trưng cho kháng sinh phụ thuộc nồng độ là tỷ lệ giữa nồng độ đỉnh trong huyết thanh (Peak) và MIC90 của vi khuẩn.
  • 5. 5 Kháng sinh phụ thuộc thời gian phát huy tác dụng diệt khuẩn tối đa khi nồng độ thuốc duy trì ở mức lớn hơn MIC. Đối với nhóm kháng sinh này, nồng độ thuốc cao trong máu không làm tăng khả năng diệt khuẩn. Thời gian trên nồng độ ức chế tối thiểu (T > MIC) là thông số dược động học đặc trưng cho kháng sinh phụ thuộc thời gian. Diện tích dưới đường cong (AUC) là diện tích được giới hạn bởi các trục tọa độ và đường biểu diễn nồng độ thuốc trong huyết tương theo thời gian. Tỷ lệ AUC/MIC được ứng dụng đối với các kháng sinh diệt khuẩn phụ thuộc thời gian. Ý nghĩa lâm sàng của nó còn được chứng minh in vivo. Mặt khác, nồng độ ức chế tối thiểu của kháng sinh rất khó đo lường in vivo nhưng lại được nghiên cứu rộng rãi in vitro. Ở nồng độ ức chế tối thiểu, kháng sinh làm tổn thương màng hoặc thành tế bào vi khuẩn, hoặc tác động lên quá trình chuyển hóa trong tế bào ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Đối với các kháng sinh phụ thuộc nồng độ, tỷ lệ tối ưu thay đổi tùy theo loại kháng sinh và vi sinh vật, thông thường tỷ lệ 10 : 1 cho tác dụng tốt nhất. Tỷ lệ AUC/MIC được ứng dụng cho các kháng sinh nhóm beta-lactams, macrolides, và fluoroquinolones, nhất là để chống lại các tác nhân gây bệnh đường hô hấp, như Streptococcus pneumoniae. 2. Các thông số dược động học chính của một số kháng sinh Thuoác Cmax (mcg/ml) Sinh khaû duïng Thaûi tröø daïng khoâng ñoåi T 1/2 (giôø) Gaén protein Vd (L/kg) Thaûi tröø Qua dòch naõo tuûy Qua maät Cefazolin 200 96% 1.8 / 40 85% 0.2 Thaän < 10% 300% Cefadroxil 18 99% 90% 1.5 / 22 20% 0.31 Thaän < 10% 20% Cephalexin 18 99% 98% 0.7 / 16 10% 0.35 Thaän < 10% 200% Cefuroxime 125 (TM) / 70 (Uoáng) 52% 90% 1.2 / 17 50% 0.15 Thaän < 10% Cefotaxime 214 60% 1 / 15 37% 0.25 Thaän 10% (neáu maøng naõo vieâm) 75% Ceftriaxone 123 - 223 65% 8 / 18 90% 0.3 Thaän/ Gan 10% (neáu maøng naõo vieâm) 500% Ceftazidime 120 85% 1.8 / 21 17% 0.36 Thaän 20% (neáu maøng naõo vieâm) 50% Cefixime 3.7 50% 35% 3.1 / 11 65% 0.1 Thaän < 10% 800% Amoxicillin/ Clavulanate 11.6 / 2.2 90% / 60% 80 / 40% [1.3/16]/ [1/2] 60% / 30% 0.26 / 0.3 Thaän 1% 3000% Ticarcillin/ Clavulanate 300 85 / 45% [1/11]/ [1/2] 45% / 30% 0.2 / 0.3 Thaän < 10%
  • 6. 6 Thuoác Cmax (mcg/ml) Sinh khaû duïng Thaûi tröø daïng khoâng ñoåi T 1/2 (giôø) Gaén protein Vd (L/kg) Thaûi tröø Qua dòch naõo tuûy Qua maät Piperacillin/ Tazobactam 400 70 / 80% [1.5/8]/ [1/7] 30% / 32% 0.3 / 0.21 Thaän 30% (neáu maøng naõo vieâm) 6000% Amikacin 20-30 (lieàu moãi 12 giôø) 65-75 (lieàu moãi 24 giôø) < 5% 95% 2 / 50 < 5% 0.25 Thaän 20% (neáu maøng naõo vieâm) 30% Gentamicin 4-8 (lieàu moãi 8 giôø) 16-24 (lieàu moãi 24 giôø) 95% 2.5 / 48 < 5% 0.25 Thaän 20% (neáu maøng naõo vieâm) 30% Tobramycin 4-8 (lieàu moãi 8 giôø) 16-24 (lieàu moãi 24 giôø) 95% 2.5 / 56 10% 0.24 Thaän 20% (neáu maøng naõo vieâm) 30% Ciprofloxacin 4.6 (TM) / 2.8 (Uoáng) 70% 70% 4 / 8 30% 2.5 Thaän 26% (neáu maøng naõo vieâm) 3000% Clindamycin 10 90% 10% 2.4 / 2.4 90% 1 Gan < 10% 300% Metronidazole 26 90% 20% 8 / 14 20% 0.85 Gan 100% (neáu maøng naõo vieâm)