SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------
NÔNG LỤC THỊ DUYÊN
Tên đề tài:
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM GCADAS VÀ MICROSTATION V8i THÀNH
LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH, MẢNH BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ 245, THỊ TRẤN
NÔNG TRƯỜNG PHONG HẢI, HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Khoa : Quản lý Tài nguyên
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khóa học : 2016 - 2020
THÁI NGUYÊN, 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------
NÔNG LỤC THỊ DUYÊN
Tên đề tài:
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM GCADAS VÀ MICROSTATION V8i THÀNH
LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH, MẢNH BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ 245, THỊ TRẤN
NÔNG TRƯỜNG PHONG HẢI, HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Khoa : Quản lý Tài nguyên
Lớp : K48 - ĐCMT
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khóa học : 2016 - 2020
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thu Thùy
THÁI NGUYÊN, 2020
i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là kết quả của quá trình tiếp thu kiến thức thực tế, qua
đó giúp cho sinh viên tích lũy kinh nghiệm để phục vụ cho quá trình công tác sau
này, là thời gian giúp cho mỗi sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa
học, củng cố những kiến thức lý thuyết và vận dụng những kiến thức đó vào thực tế.
Để đạt mục tiêu trên, được sự nhất trí của Khoa Quản Lý Tài Nguyên – Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, em tiến hành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Ứng
dụng phần mềm gCadas và Microstation V8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh
BĐĐC tờ 245 tỷ lệ 1:1000 tại thị trấn Nông trường Phong Hải – huyện Bảo
Thắng – tỉnh Lào Cai”.
Đến nay khóa luận đã hoàn thành, để có được kết quả này ngoài sự nỗ lực
của bản thân còn có sự chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Quản Lý
Tài Nguyên, sự động viên của gia đình, bạn bè, sự giúp đỡ của Công ty TNHH
VIETMAP cùng toàn thể nhân dân địa phương đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em
hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Với lòng biết ơn vô hạn, cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới
cô giáo TS. Nguyễn Thu Thùy, giảng viên khoa Quản Lý Tài Nguyên đã dành thời
gian hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập và viết khóa luận tốt nghiệp
của mình.
Qua đây, em cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo và tập thể nhân
viên Công ty TNHH VIETMAP đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực
tập và nghiên cứu đề tài.
Khóa luận này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, em rất mong
nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy, các cô và các bạn để khóa luận được
hoàn thiện hơn. Đây sẽ là những kiến thức bổ ích cho công việc của em sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020
Sinh viên
Nông Lục Thị Duyên
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................. ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH .................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iv
PHẦN 1. MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................................2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU..............................................3
2.1. Cơ sở khoa học.....................................................................................................3
2.1.1 Tổng quan về bản đồ, bản đồ địa chính .............................................................3
2.1.2. Giới thiệu phần mềm Microstation V8i và phần mềm gCadas.......................22
2.2. Cơ sở pháp lý .....................................................................................................23
2.3. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................26
2.3.1. Tình hình đo đạc bản đồ địa chính ở các tỉnh .................................................26
2.3.2. Tình hình đo vẽ bản đồ địa chính ở Lào Cai...................................................27
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................29
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................29
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................29
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................29
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................29
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................29
3.2.2. Thời gian tiến hành .........................................................................................29
3.3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................29
3.3.1. Điều tra cơ bản ................................................................................................29
3.3.2.Tình hình quản lý và sử dụng đất đai...............................................................29
3.3.3. Thành lập bản đồ địa chính thị trấn Nông trường Phong Hải........................30
3.3.4. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp .......................................................30
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................30
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu.............................................................30
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu và trình bày báo cáo .............................................30
iii
3.4.3. Phương pháp kiểm tra, đối soát và so sánh thực địa.......................................30
3.4.4. Phương pháp xây dựng bản đồ........................................................................31
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................32
4.1. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................32
4.1.1.Đánh giá điều kiện tự nhiên .............................................................................32
4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất.......................................................................40
4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất. ....................................................................................40
4.2.2. Tình hình quản lý đất đai. ...............................................................................41
4.2.3. Khảo sát lưới khống chế đo vẽ và đo đạc chi tiết ...........................................42
4.2.4. Số liệu lưới khống chế đo vẽ của khu vực nghiên cứu ...................................43
4.3. Ứng dụng phần mềm gCadas và Microstation v8i thành lập bản đồ địa chính tờ
245, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai ...................44
4.3.1. Nhập số liệu đo................................................................................................46
4.3.2. Hiển thị sửa chữa số liệu đo............................................................................47
4.3.3. Thành lập bản vẽ .............................................................................................48
4.3.4. Kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ .....................................................................52
4.3.5. Sửa lỗi. ............................................................................................................53
4.3.6. Chia mảnh bản đồ............................................................................................56
4.3.7. Thực hiện trên 1 mảnh bản đồ.........................................................................56
4.3.8. Kiểm tra kết quả đo.........................................................................................63
4.3.9. In bản đồ..........................................................................................................63
4.4. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các biện pháp ........................................63
4.4.1. Thuận lợi .........................................................................................................63
4.4.2. Khó khăn .........................................................................................................63
4.4.3. Đề xuất các biện pháp khắc phục....................................................................63
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................65
5.1. Kết luận ..............................................................................................................65
5.2. Kiến nghị............................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................67
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND : Ủy ban nhân dân
BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
TT : Thông tư
GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
KHKT : Khoa học kỹ thuật
GIS : Geography Information System
QĐ : Quyết định
NĐ-CP : Nghị định-Chính phủ
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tóm tắt thông số chia mảnh .....................................................................16
Bảng 4.1: Hiện trạng dân số thị trấn Nông trường Phong Hải năm 2019.................39
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Nông trường Phong Hải .........................40
năm 2019...................................................................................................................40
Bảng 4.3. Tọa độ điểm khống chế trên tờ bản đồ địa chính số 245..........................44
tại thị trấn Nông trường Phong Hải...........................................................................44
vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Hình 2.1.Giao diện của MICROSTATION V8I.............................................22
Hình 2.2. Màn hình giao diện của gCadas......................................................23
Hình 4.1: Bản đồ thị trấn Nông trường Phong Hải.........................................32
Hình 4.2: Sơ đồ quy trình biên tập bản đồ địa chính ......................................45
Hình 4.3: File số liệu sau khi được xử lý........................................................46
Hình 4.4: Chuyển điểm chi tiết lên bản vẽ......................................................47
Hình 4.5: Hiển thị sửa chữa số liệu đo............................................................47
Hình 4.6: Một số điểm đo chi tiết. ..................................................................48
Hình 4.7: Nối vẽ các đối tượng.......................................................................48
Hình 4.8: Kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ.....................................................53
Hình 4.9: Sửa lỗi tự động................................................................................54
Hình 4.10: Màn hình hiển thị các lỗi của thửa đất..........................................55
Hình 4.11: Các thửa đất sau khi được sửa lỗi .................................................55
Hình 4.12: Bản đồ sau khi phân mảnh............................................................56
Hình 4.13: Tạo nhãn cho thửa đất...................................................................57
Hình 4.14: Thửa đất sau khi được tạo tâm thửa..............................................57
Hình 4.15: Đánh số thửa tự động....................................................................58
Hình 4.16: Gán dữ liệu từ nhãn.......................................................................59
Hình 4.17: Thửa đất sau khi được gán dữ liệu từ nhãn...................................59
Hình 4.18: Vẽ nhãn quy chủ ...........................................................................60
Hình 4.19: Sửa bảng nhãn thửa.......................................................................61
Hình 4.20 : Tạo khung bản đồ địa chính.........................................................62
Hình 4.21: Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh ................................62
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xa xưa, con người đã biết khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên đất để tạo
ra của cải vật chất. Cùng với quá trình phát triển của xã hội, việc sử dụng đất đai,
đặc biệt là việc là vấn đề chiếm hữu và sử dụng đất, vấn đề phân phối và quản lý đất
đai. Vấn đề sở hữu đất đai đóng vai trò cốt lõi cho việc tạo nên của cải và sự giàu có
cho mỗi cá nhân.
Ngày nay, dưới ánh sáng của khoa học kỹ thuật, đất đai là nguồn tài nguyên
vô cùng quý giá. Mọi quá trình sống của sinh vật đều phải dựa vào đất. đất đai là
sản phẩm của quá trình phong hóa đá dựa vào các phản ứng lý – hóa và sinh vật.
Đất đai là thành phần cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất, tạo ra môi trường sinh sống cho
các loài và còn là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các khu dân cư, xây
dựng kinh tế, xã hội quốc phòng, an ninh. Đồng thời đất đai là nguồn tài nguyên có
hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian và chứa đựng dinh
dưỡng…chính vì vậy công tác quản lý đất đai là việc quan trọng của mỗi quốc gia.
Việt Nam là nước đang phát triển nên kinh tế theo hướng thị trường, sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ. cùng với nó là sự gia
tăng dân số một cách nhanh chóng. Sự tồn tại và phát triển của các ngành kinh tế
phi nông nghiệp đòi hỏi phải có quỹ đất để phát triển, vì thế quỹ đất cho ngành nông
nghiệp ngày càng giảm do có sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ. Đây
là một quy luật tất yếu chính vì thế chúng ta cần chủ động quản lý và quy hoạch quỹ đất
một cách hợp lý, có hiệu quả và bền vững.
Bản đồ địa chính là kết quả công tác điều tra cơ bản của ngành về quản lý
nhà nước đối với đất đai, được lập theo đơn vị hành chính cơ sở là xã, phường, thị
trấn và thống nhất trong phạm vi toàn quốc. Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất
của bộ hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao, phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến
từng thửa đất và từng chủ sử dụng. Do đó, bản đồ địa chính có vai trò rất quan trọng
và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.
2
Thị trấn Nông trường Phong Hải có địa hình, địa mạo khá phức tạp. Vì vậy,
công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại xã còn gặp nhiều khó khăn; hệ thống bản
đồ, hồ sơ địa chính và các tài liệu liên quan chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý
đất đai trong thời kỳ hiện nay. Do đó, việc áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật
vào thành lập bản đồ địa chính là thực sự cần thiết và cấp bách
Trước đòi hỏi thực tế khách quan, được sự phân công của khoa Quản Lý Tài
Nguyên – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của TS.
Nguyễn Thu Thùy và sự hỗ trợ của Công ty TNHH VIETMAP em đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng phần mềm gCadas và Microstation v8i thành lập
bản đồ địa chính, mảnh BĐĐC tờ 245, thị trấn Nông trường Phong Hải – huyện
Bảo Thắng – tỉnh Lào Cai”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Ứng dụng phần mềm gCadas và Microstation v8i thành lập bản đồ địa chính.
- Xác định được thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp khắc phục trong
thành lập bản đồ địa chính.
- Học tập nghiên cứu thêm về các phần mềm chuyên dụng trong thành
lập bản đồ địa chính.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Trong học tập và nghiên cứu khoa học.
+ Thực tập tốt nghiệp là cơ hội tốt để hệ thống và củng cố lại kiến thức đã
được học trong nhà trường và áp dụng vào thực tiễn công việc.
- Trong thực tiễn.
+ Qua nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng phần mềm gCadas và Microstation
v8i thành lập bản đồ địa chính giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được
nhanh hơn đầy đủ hơn và chính xác hơn.
+ Phục vụ tốt cho việc đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính theo công
nghệ số, hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính theo quy định của Bộ Tài Nguyên và
Môi Trường.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1 Tổng quan về bản đồ, bản đồ địa chính
2.1.1.1. Khái niệm bản đồ
“Bản đồ là hình ảnh của thực tế địa lý được ký hiệu hoá, phản ánh các yếu tố
hoặc các đặc điểm một cách có chọn lọc, là kết quả từ sự nỗ lực sáng tạo trong lựa
chọn của tác giả bản đồ, và được thiết kế để sử dụng chủ yếu liên quan đến mối
quan hệ không gian”. Trích dẫn (Theo Hội nghị Bản đồ thế giới lần thứ 10-
Barxelona, 1995).
Nội dung bản đồ thể hiện các hiện tượng địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội và
mối quan hệ giữa chúng. Nội dung bản đồ được biểu thị thông qua quá trình tổng
quát hoá và được trình bày bằng hệ thống ký hiệu.
Theo A.M. Berliant: “Bản đồ là hình ảnh (mô hình) của bề mặt trái đất, các
thiên thể hoặc không gian vũ trụ, được xác định về mặt toán học, thu nhỏ, và tổng
quát hoá, phản ánh về các đối tượng được phân bố hoặc chiếu trên đó, trong một hệ
thống ký hiệu đã được chấp nhận”.
2.1.1.2. Bản đồ địa chính
1. Khái niệm bản đồ địa chính
a. Địa chính là gì
Địa chính là thể tổng hợp của các tư liệu văn bản xác định rõ ranh giới, phân
loại, số lượng, chất lượng của đất đai, quyền sở hữu, quyền sử dụng đất làm cơ sở
cho việc phân bổ, đánh thuế đất, quản lý đất, bao gồm trách nhiệm thành lập, cập
nhật và bảo quản các tài liệu địa chính.
b. Bản đồ địa chính
Là bản đồ chuyên ngành đất đai, trên bản đồ thể hiện chính xác vị trí, ranh
giới, diện tích và một số thông tin địa chính của từng thửa đất, từng vùng đất. Bản
đồ địa chính còn thể hiện các yếu tố địa lý khác liên quan đến đất đai. Bản đồ địa
chính được thành lập theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn và thống
nhất trong phạm vi cả nước. Bản đồ địa chính được xây dựng trên cơ sở kỹ thuật và
4
công nghệ ngày càng hiện đại, nó đảm bảo cung cấp thông tin không gian của đất
đai phục vụ công tác quản lý đất.
Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tính
pháp lý cao phục vụ quản lý đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất. Bản đồ
địa chính khác với bản đồ chuyên ngành khác ở chỗ bản đồ địa chính có tỷ lệ lớn và
phạm vi đo vẽ rộng khắp mọi nơi trên toàn quốc. Bản đồ địa chính thường xuyên
được cập nhật thông tin về các thay đổi hợp pháp của đất đai, công tác cập nhật
thông tin có thể thực hiện hàng ngày theo định kỳ. Hiện nay ở hầu hết các quốc gia
trên thế giới đang hướng tới việc xây dựng bản đồ địa chính đa chức năng, vì vậy
bản đồ địa chính còn có tính chất của bản đồ cơ bản quốc gia.
c. Bản đồ địa chính gốc
Là bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất và thể hiện chọn và không chọn
các thửa đất, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố
quy hoạch đó được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan; lập trong khu vực, trong
phạm vi một số đơn vị hành chính cấp xã, trong một phần hay cả đơn vị hành chính
cấp huyện hoặc một số huyện trong phạm vi một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc
trung ương, được một cơ quan thực hiện và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác
nhận. Bản đồ địa chính gốc là cơ sở để thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị hành
chính cấp xã, phường, thị trấn ( sau đây gọi chung là xã ). Các nội dung đó được
nhập trên bản đồ địa chính cấp xã phải được chuyển lên bản đồ địa chính gốc.
d. Bản trích đo địa chính
Là bản đồ thể hiện trọn một thửa đất hoặc trọn một số thửa đất liền kề nhau,
các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch
đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan trong phạm vi một đơn vị hành
chính cấp xã trường hợp thửa đất có liên quan đến hai hay nhiều xã thì trên bản
trích đo phải thể hiện đường địa giới hành chính xã để xác định diện tích thửa
đất trên từng xã, được cơ quan thực hiện, ủy ban nhân dân xã và cơ quan quản lý
đất đai cấp tỉnh xác nhận.
Ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng ( loại đất ) của từng thửa đất thể hiện
trên bản trích đo địa chính được xác định theo hiện trạng sử dụng đất. Khi đăng ký
5
quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ranh giới, diện tích,
mục đích sử dụng của đất có thay đổi thì phải chỉnh sửa bản trích đo địa chính thống
nhất với số liệu đăng ký quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
e. Thửa đất
Là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc mô
tả trên hồ sơ. Ranh giới thửa đất trên thực địa được xác định bằng các cạnh thửa đất là
tâm của ranh giới tự nhiên hoặc đường nối giữa các mốc giới hoặc địa vật cố định ( là
dấu mốc hoặc cột mốc ) tại các đỉnh liền kề của thửa đất; ranh giới thửa đất mô tả trên hồ
sơ địa chính xác định bằng các cạnh thửa là ranh giới tự nhiên hoặc đường nối giữa các
mốc địa giới hoặc địa vật cố định. Trên bản đồ địa chính tất cả các thửa đất đều được xác
định vị trí ranh giới (hình thể), diện tích, loại đất và được đánh số thứ tự. Trên bản đồ địa
chính ranh giới thửa đất phải thể hiện là đường bao khép kín của phần diện tích đất thuộc
thửa đó. Trường hợp ranh giới thửa đất là cả đường ranh giới tự nhiên (như bờ thửa,
tường ngăn, ...) không thuộc thửa đất mà đường ranh giới tự nhiên đó thể hiện bề rộng
trên bản đồ địa chính thì ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ địa chính là mép
của đường ranh giới tự nhiên giáp với thửa đất. Trường hợp ranh giới thửa đất mà đường
ranh tự nhiên đó không thể hiện được bề rộng trên bản đồ địa chính thì ranh giới thửa đất
được thể hiện là đường trung tâm của đường ranh tự nhiên đó và ghi rõ độ rộng của
đường ranh tự nhiên trên bản đồ địa chính.
f. Loại đất
Là tên gọi đặc trưng cho mục đích sử dụng đất. Trên bản đồ địa chính loại đất được
thể hiện bằng ký hiệu tương ứng với mục đích sử dụng của đất được quy định theo thông
tư số 08/2007/TT-BTNMT. Loại đất thể hiện trên bản đồ phải đúng hiện trạng khi đo vẽ
lập bản đồ địa chính và được chỉnh lý sau khi đăng ký quyền sử dụng đất.
g. Diện tích thửa đất
Diện tích thửa đất được thể hiện theo đơn vị mét vuông (m²), được làm tròn
đến một số (01) chữ số thập phân. Vd: 100.2 m²
h. Trích đo địa chính
Là đo vẽ lập bản đồ địa chính hoặc của một khu đất hoặc thửa đất tại khu vực
chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng chưa đáp ứng được
6
một số yêu cầu trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt
bằng, đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
i. Hồ sơ địa chính
Là hồ sơ phục vụ quản lý Nhà nước đối với việc sử dụng đất. Hồ sơ địa
chính được lập chi tiết đến từng thửa đất của mỗi người sử dụng đất theo từng đơn
vị hành chính cấp xã, gồm: bản đồ địa chính (hoặc bản trích đo địa chính). Sổ địa
chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai và văn bản lưu giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
2.1.1.3. Mục đích thành lập bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính được thành lập nhằm mục đích sau:
+ Làm cơ sở để giao đất, thực hiện đăng ký đất, thu hồi, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
+ Xác nhận hiện trạng về địa giới các cấp hành chính xã, huyện, tỉnh.
+ Xác nhận hiện trạng, thể hiện và chỉnh lý biến động của từng loại đất trong
phạm vi xã.
+ Làm cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cải tạo đất, thiết kế xây
dựng các điểm dân cư, đường giao thông, cấp thoát nước.
+ Làm cơ sở để thanh tra tình hình sử dụng đất và tranh chấp đất đai.
+ Làm cơ sở để thống kê và kiểm kê đất đai.
+ Làm cơ sở để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai các cấp.
2.1.1.4. Yêu cầu cơ bản đối với bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính được sử dụng trong quản lý đất đai là bộ bản đồ biên tập
riêng cho từng đơn vị hành chính cơ sở, xã, phường, mỗi bộ bản đồ gồm có nhiều tờ
bản đồ ghép lại. Để đảm bảo tính thống nhất, tránh nhầm lẫn và dễ dàng vận dụng
trong quá trình thành lập, sử dụng bản đồ địa chính và quản lý đất đai, ta cần hiểu rõ
bản chất một số yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính và các yếu tố tham chiếu.
+ Yếu tố điểm: Điểm là một vị trí được đánh dấu mốc ở thực địa bằng dấu
mốc đặc biệt trong thực tế đó là điểm trắc địa. Các điểm đặc trưng trên đường biên
thửa đất, các điểm đặc trưng của địa vật, địa hình. Trong địa chính cần quản lý các
dấu mốc thể hiện điểm ở thực địa và toạ độ của chúng.
7
+ Yếu tố đường: Đó là các đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong nối các
điểm trên thực địa. Đối với đoạn thẳng cần xác định và quản lý toạ độ hai điểm đầu
và cuối, từ toạ độ có thể tính ra chiều dài và phương vị của đoạn thẳng đối với
đường gấp khúc cần quản lý các điểm đặc trưng của nó. Các đường cong có hình
dạng hình học cơ bản có thể quản lý các yếu tố đặc trưng như, cung tròn có thể xác
định và quản lý điểm đầu, cuối và bán kính của nó.
+ Thửa đất: Đó là yếu tố đơn vị cơ bản của đất đai. Thửa đất là một mảnh đất
tồn tại ở thực địa có diện tích xác định được giới hạn bởi một đường bao khép kín
thuộc một chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng nhất định. Trong mỗi thửa đất có thể có
một hoặc một số loại đất. Đường ranh giới thửa đất ở thực địa có thể là con đường,
bờ ruộng, tường xây hay rào cây. Hoặc đánh dấu mốc theo quy ước của các chủ sử
dụng đất, các yếu tố đặc trưng của thửa đất là các điểm gốc thửa đất đều được xác
định vị trí, ranh giới, diện tích, mọi thửa đất đều được đặt tên tức là gán cho nó một
số hiệu địa chính, số hiệu này thường được đặt theo thứ tự trên từng tờ bản đồ địa
chính. Ngoài số hiệu địa chính, các thửa đất còn có các yếu tố tham chiếu khác như
địa danh, tên riêng của khu đất, xứ đồng, lô đất, địa chỉ, thôn, xã, đường phố, số
hiệu thửa đất và địa danh thửa đất là yếu tố tham chiếu giúp cho việc nhận dạng,
phân biệt thửa này với thửa khác trên phạm vi địa phương và quốc gia.
+ Thửa đất phụ trên một thửa đất lớn có thể tồn tại các thửa nhỏ có
đường ranh giới phân chia không ổn định, có các phần được sử dụng vào các
mục đích khác nhau, trồng cây khác nhau, mức tính thuế khác nhau, thậm chí
thường xuyên thay đổi chủ sử dụng đất loại thửa nhỏ này được gọi là thửa đất
phụ hay đơn vị phụ tính thuế.
+ Lô đất là vùng đất có thể gồm một hoặc nhiều thửa đất, thông thường lô đất
được giới hạn bởi các con đường, kênh mương, sông ngòi... Đất đai được chia lô
theo điều kiện địa lý như có cùng độ cao, độ dốc theo điều kiện giao thông, thuỷ lợi,
theo mục đích sử dụng hay cùng loại cây trồng.
+ Khu đất, xứ đồng ( là tên địa danh của 1 cánh đồng ) đó là vùng đất gồm
nhiều thửa đất, nhiều lô đất. Khu đất và xứ đồng thường có tên gọi riêng được đặt từ
lâu đời.
8
+ Thôn bản, xóm ấp: Đó là các cụm dân cư tạo thành một cộng đồng người
cùng sống và lao động trên một vùng đất. Các cụm dân cư thường có sự cố kết
mạnh về các yếu tố dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp.
+ Xã, phường: Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn, bản hoặc đường
phố đó là đơn vị hành chính có đầy đủ các tổ chức chính quyền lực để thực hiện
chức năng quản lý nhà nước một cách toàn diện đối với các hoạt động về chính trị,
kinh tế văn hoá xã hội trong phạm vi lãnh thổ của mình. Thông thường bản đồ địa
chính được đo vẽ và biên tập theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường để sử dụng
trong quá trình quản lý đất đai.
2.1.1.5. Phân loại bản đồ địa chính
1. Theo điều kiện khoa học và công nghệ
Với điều kiện khoa học và công nghệ như hiện nay, bản đồ địa chính được
thành lập ở hai dạng cơ bản là bản đồ giấy và bản đồ số địa chính.
+ Bản đồ giấy địa chính là loại bản đồ truyền thống, các thông tin được thể
hiện toàn bộ trên giấy nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú. Bản đồ giấy cho ta thông tin
rõ ràng, trực quan và dễ sử dụng.
+ Bản đồ số địa chính có nội dung thông tin tương tự như bản đồ giấy địa
chính song các thông tin này được lưu trữ dưới dạng số trong máy tính, sử dụng một
hệ thống ký hiệu mã hoá. Các thông tin không gian lưu trữ dưới dạng toạ độ (x,y), còn
thông tin thuộc tính sẽ được mã hoá. Các số liệu đo đạc hoặc bản đồ cũ được đưa vào
máy tính để xử lý, biên tập, lưu trữ và có thể in ra thành bản đồ giấy.
Hai loại bản đồ trên có cùng cơ sở toán học cùng nội dung. Tuy nhiên bản đồ
số đã sử dụng thành quả của công nghệ thông tin hiện đại nên có nhiều ưu điểm hơn
hẳn so với bản đồ giấy theo phương pháp truyền thống thông thường. Về độ chính
xác, bản đồ số lưu trữ trực tiếp các số đo nên các thông tin chỉ bị ảnh hưởng của sai
số đo đạc ban đầu, trong khi đó bản đồ giấy còn chịu ảnh hưởng rất lớn của sai số
đồ họa. Trong quá trình sử dụng, bản đồ số cho phép ta lưu trữ gọn nhẹ, dễ dàng tra
cứu, cập nhật thông tin, đặc biệt nó tạo ra khả năng phân tích tổng hợp thông tin
nhanh chóng, phục vụ kịp thời cho các cơ quan nhà nước, cơ quan kinh tế, kỹ thuật.
9
2. Theo đặc điểm quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính
Khi nghiên cứu đặc điểm quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính và
phạm vi ứng dụng của từng loại bản đồ địa chính cần phải dựa trên một số khái
niệm về các loại bản đồ địa chính sau:
+ Bản đồ địa chính cơ sở là tên gọi chung cho bản đồ gốc được đo vẽ bằng
phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa, đo vẽ có sử dụng ảnh hàng không kết hợp với đo
vẽ bổ sung ở thực địa. Trên bản đồ địa chính cơ sở thể hiện hiện trạng, hình thể, diện tích
và các loại đất của các ô thửa có tính ổn định lâu dài và dễ xác định vị trí ở ngoài thực
địa. Bản đồ địa chính cơ sở được đo vẽ kín ranh giới hành chính các cấp vẽ kín khung
của tờ bản đồ. Các thửa đất ở vùng biên của các tờ bản đồ địa chính cơ sở có thể bị cắt
bởi đường khung trong. Trong trường hợp bản đồ địa chính được lập bằng phương pháp
đo ảnh đối với vùng đất nông nghiệp không thể vẽ chi tiết đến các thửa đất nhỏ của chủ
sử dụng đất mà chỉ vẽ đến lô đất, các vùng đất khi có số hiệu thửa đất trên bản đồ địa
chính cơ sở chỉ là số hiệu tạm thời.
Bản đồ địa chính cơ sở là tài liệu cơ bản để biên vẽ và đo vẽ bổ sung, biên tập
thành bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
+ Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất và các đối tượng chiếm đất
nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đó được duyệt, các yếu tố địa lý có
liên quan; lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn, được cơ quan thực
hiện, Uỷ ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận.
Ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng (loại đất) của thửa đất thể hiện trên
bản đồ địa chính được xác định theo hiện trạng sử dụng đất. Khi đăng ký quyền sử
dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ranh giới, diện tích, mục đích
sử dụng đất có thay đổi thì phải chỉnh sửa bản đồ địa chính thống nhất với số liệu
đăng ký quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Bản đồ địa chính đo là tên gọi chung cho bản vẽ tỷ lệ lớn hơn hoặc nhỏ
hơn tỷ lệ bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa chính, trên đó thể hiện chi tiết từng thửa đất
trong các ô đất có tính ổn định lâu dài hoặc thể hiện chi tiết theo yêu cầu quản lý đất đai.
10
2.1.1.6. Nội dung của bản đồ địa chính
1. Điểm khống chế tọa độ và độ cao
Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các điểm khống chế tọa độ và độ cao Nhà
Nước các cấp, Lưới tọa độ địa chính và các điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc để
sử dụng lâu dài, đây là yếu tố dạng điểm cần thể hiện chính xác đến 0,1 mm trên
bản đồ bằng các ký hiệu quy ước.
2. Địa giới hành chính các cấp
Các đường địa giới quốc gia, địa giới hành chính các cấp tỉnh, xã, các điểm
ngoặt của đường địa giới các mốc địa giới hành chính ta đều phải thể hiện chính
xác. Khi đường địa giới cấp thấp trùng với đường địa giới cấp cao hơn thì ta biểu thị
đường địa giới cấp cao. Các đường địa giới phải phù hợp với hồ sơ địa giới được
lưu trữ trong cơ quan Nhà nước.
3. Ranh giới thửa đất
Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính, ranh giới thửa đất được thể
hiện trên bản đồ bằng đường nét viền khép kín hoặc đường cong.
Để xác định vị trí thửa đất cần đo vẽ chính xác các điểm đặc trưng trên
đường ranh giới của nó như những góc thửa, điểm ngoặt, đường cong của đường
biên. Trên bản đồ địa chính, mỗi thửa đất cần thể hiện đầy đủ ba yếu tố là số hiệu
thửa, diện tích, và mục đích sử dụng đất.
4. Loại đất
Trên bản đồ địa chính cần thể hiện loại đất theo mục đích sử dụng đối với
từng thửa đất. Tiến hành phân loại theo quy định của luật đất đai.
5. Công trình xây dựng trên đất
Với những vùng đất thổ cư, đặc biệt là khu đô thị khi đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn
phải thể hiện chính xác trên từng thửa đất ranh giới các công trình xây dựng cố định
như nhà ở, nhà làm việc... Các công trình xây dựng được xác định theo mép tường
ngoài, trên vị trí công trình xây dựng còn biểu thị các tính chất công trình như: Nhà
tạm thời, nhà gạch, nhà bê tông, nhà nhiều tầng...
Địa vật quan trọng có ý nghĩa định hướng như các tháp cao, ... chỉ thể
hiện trên bản đồ địa chính khi không cản trở việc thể hiện các yếu tố nội dung
11
quan trọng khác.
6. Hệ thống giao thông
Thể hịên tất cả các loại đường sắt, đường bộ, đường phố, ngõ phố, đường
trong làng, ngoài đồng, ... Đo vẽ xác định vị trí tim đường, mặt đường, chỉ giới
đường, các công trình cầu cống trên đường và ghi chú tính chất con đường. Giới
hạn thể hiện hệ thống giao thông là chân đường, đường có độ rộng lớn hơn 0,5mm
trên bản đồ phải vẽ thể hiện 2 nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0,5mm trên bản đồ thì vẽ 1
nét trên đường tim và ghi chú độ rộng.
7. Mạng lưới thủy văn
Thể hiện tất cả các hệ thống sông ngòi, kênh mương, ao, hồ,... Đối với hệ
thống thuỷ văn tự nhiên phải thể hiện đường bờ ổn định và mép nước ở thời điểm
đo vẽ, với hệ thông thủy văn nhân tạo chỉ thể hiện đường bờ ổn định. Độ rộng của
kênh mương lớn hơn 0,5mm trên bản đồ thì vẽ 2 nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0.5mm
trên bản đồ thì vẽ 1 nét trên đường tim của nó. Khi đo vẽ trong các khu dân cư thì
phải đo vẽ chính xác các rãnh thoát nước công cộng, sông ngòi, kênh mương cần
phải ghi chú tên riêng và hướng dòng nước chảy.
8. Mốc giới quy hoạch
Trên bản đồ địa chính còn thể hiện đầy đủ các mốc quy hoạch, chỉ giới quy
hoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo vệ đường điện cao thế, bảo vệ
đê điều.
9. Dáng đất
Trên bản đồ địa chính phải thể hiện dáng đất bằng đường đồng mức hoặc ghi
chú độ cao.Tuy nhiên các yếu tố này không bắt buộc phải thể hiện, nơi nào cần vẽ
thì quy định rõ ràng trong luận chứng kinh tế kỹ thuật.
10. Cơ sở hạ tầng
Mạng lưới điện, viễn thông, liên lạc cấp thoát nước…
2.1.1.7. Cơ sở toán học
1. Lưới khống chế tọa độ và độ cao
Cơ sở khống chế tọa độ và độ cao để đo vẽ thành lập bản đồ địa chính gồm:
12
- Lưới tọa độ và độ cao Quốc gia các hạng (lưới tọa độ địa chính cơ sở
tương đương điểm tọa độ hạng III quốc gia)
- Lưới tọa đọ địa chính cấp I, II; lưới độ cao kỹ thuật.
- Lưới khống chế đo vẽ, điểm khống chế ảnh.
Trong trường hợp lưới tọa độ Quốc gia các hạng hoặc lưới tọa độ địa chính
cơ sở chưa có hoặc chưa đủ mật độ, cần xây dựng lưới tọa độ địa chính trên cơ sở
các điểm tọa độ Quốc gia cấp “0” hạng I và hạng II.
2. Hệ quy chiếu và hệ tọa độ Quốc gia VN2000 trong thành lập bản đồ địa chính
Hệ quy chiếu và hệ tọa độ Quốc gia là cơ sở toán học mà mỗi Quốc gia nhất
thiết phải có để thể hiện chính xác và thống nhất các dữ liệu đo đạc bản đồ phục vụ
quản lý biên giới Quốc gia trên đất liền và trên biển, quản lý Nhà nước về địa giới
lãnh thổ, điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên và môi trường, theo dõi hiện trạng
phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Hệ quy chiếu và hệ tọa độ
quốc gia còn đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học về Trái đất trên
phạm vi cả nước cũng như khu vực toàn cầu, dự báo biến động môi trường sinh thái
và phòng chống thiên tai. Hệ quy chiếu và hệ tọa độ Quốc gia còn cần thiết cho việc
lập các dữ liệu địa lý phục vụ đào tạo nâng cao dân trí và các hoạt động dân sự của
cộng đồng.
Bản đồ địa chính của Việt Nam được thành lập trước năm 2000 đều sử
dụng hệ quy chiếu và tọa độ quốc gia HN72 có mặt phẳng chiếu vuông góc Gauss –
Kruger với múi chiếu 3o
, sử dụng elipxoit Kravoski. Nhưng theo sự phát triển của thời
gian hệ quy chiếu quốc gia HN72 không còn đáp ứng được các yêu cầu thực tế. Vì vậy
từ tháng 7 năm 2000 Tổng cục địa chính đã đưa vào sử dụng hệ tọa độ và hệ quy chiếu
nhà nước VN-2000 mang tính ưu việt . Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 có
các tham số chính sau:
+ Bán trục lớn: a = 6 378 137,000
+ Độ dẹt: α = 298,257223563
+ Tốc độ quay quanh trục = 7292115,0 x 1011
rad/s
+Hằng số trọng trường Trái Đất GM = 3986005. 108
m3
s-2
- Điểm gốc tọa độ quốc gia là điểm N00 đặt trong khuôn viên Viện nghiên
13
cứu Địa chính (nay là Viện nghiên cứu khoa học đo đạc bản đồ), đường Hoàng
Quốc Việt, Hà Nội.
- Lưới chiếu tọa độ phẳng cơ bản : theo hệ thống lưới hình trụ ngang đồng
góc UTM quốc tế, danh pháp tờ bản đồ theo hệ thống hiện hành có chú thích danh
pháp UTM quốc tế.
- Phép chiếu UTM quốc tế được sử dụng để tính hệ tọa độ phẳng, trên múi
chiếu 30
, sai số trên kinh tuyến giữa của mõi múi là k0 = 0,9999.
- Hệ tọa độ vuông góc phẳng: có trục Y là xích đạo, trục X là kinh tuyến
trục quy định thống nhất cho từng tỉnh, lùi về phía tây 500km.
- Điểm gốc của hệ độ cao là điểm độ cao gốc ở Hòn Dấu – Hải Phòng.
3. Phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính
a. Chia mảnh bản đồ địa chính theo hình vuông tọa độ vuông góc
Bản đồ địa chính được chia thành các mảnh theo lưới ô vuông của hệ tọa độ
vuông góc phẳng. Cần xác định 4 góc của hình chữ nhật có tọa độ chẵn km trong hệ
tọa độ vuông góc theo kinh tuyến trục của tỉnh bao kín toàn bộ ranh giới ranh giới
hành chính của tỉnh hoặc thành phố làm giới hạn.
- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000
Dựa vào lưới kilomet (km) của hệ tọa độ mặt phẳng theo kinh tuyến trục cho
từng tỉnh và xích đạo, chia thành các ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 6
x 6 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 10000. Kích thước hữu ích của bản
đồ là 60 x 60 cm tương ứng với diện tích là 3600ha.
Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 gồm 8 chữ số: 2 số đầu là 10, tiếp
theo là dấu gạch nối (-), 3 số tiếp là số chẵn kilomet (km) của tọa độ X, 3 chữ số sau
là 3 số chẵn kilomet (km) của tọa độ Y của điểm góc trái trên của mảnh bản đồ.
Trục tọa độ X tính từ xích đạo có giá trị X = 0 km, trục tọa độ Y có giá trị Y = 500
km trùng với kinh tuyến trục của tỉnh.
VD: 10 – 728 – 494
- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000
Chia mảnh bản đồ 1:10000 thành 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực
tế 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000. Kích thước hữu ích của
14
bản đồ là 60 x 60 cm tương ứng với diện tích 900 ha.
Số hiệu mảnh bản đồ đánh theo nguyên tắc tương tự như đánh số hiệu mảnh
bản đồ tỷ lệ 1:10000 nhưng không ghi số 10.
VD: 725 497
- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000
Chia mảnh bản đồ 1:5000 thành 9 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực
tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000. Kích thước hữu ích của
bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 100 ha.
Các ô vuông được đánh số thứ tự theo chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên
tắc tư trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 bao
gồm số hiệu mảnh 1:5000, gạch nối và số thứ tự ô vuông.
VD: 724 502 – 6
- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000
15
Chia mảnh bản đồ bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích
thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000. Kích thước
hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 25 ha.
Các ô vuông được đánh thứ tự bằng các chữ cái a, b, c, d theo nguyến tắc từ
trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 bao gồm số
hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông.
VD: 724 502 – 6 – b
- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500
Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước
thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500. Kích thước hữu
ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 6,25 ha.
Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang
phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh
bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn.
VD: 724 502 – 6 – (11)
- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200
Chia mảnh bản đồ 1:2000 thành 100 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước
thực tế 0,10 x 0,10 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200. Kích thước hữu
ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 1,00 ha.
16
Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang
phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh
bản đồ tỷ lệ 1: 2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông.
VD: 724 502 – 6 – 13
Tên gọi của mảnh bản đồ: tên gọi của mảnh bản đồ địa chính gốc là tên của
đơn vị hành chính (Tỉnh - Huyện - Xã) đo vẽ bản đồ.
Bảng 2.1: Tóm tắt thông số chia mảnh
Tỷ lệ bản
đồ
Cơ sở
chia mảnh
Kích thước
bản vẽ (cm)
Kích thước
thực tế (m)
Diện tích
đo vẽ (ha)
Ký hiệu
thêm vào
1:10000 Khu đo 60 x 60 6000 x 6000 3600
1:5000 1:10000 60 x 60 3000 x 3000 900
1:2000 1:5000 50 x 50 1000 x 1000 100 1 ÷ 9
1:1000 1:2000 50 x 50 500 x 500 25 a, b, c, d
1:500 1:2000 50 x 50 250 x 250 6,25 (1)…(16)
1:200 1:2000 50 x 50 100 x 100 1,0 1 ÷ 100
(Nguồn: Thông tư 25/2014/TT-BTNMT)
4. Chia mảnh bản đồ địa chính theo tọa độ địa lý
Khi đo vẽ bản đồ địa chính trên khu vực rộng lớn có thể dùng phương pháp
chia mảnh bảo đồ theo tọa độ địa lý tương tự phương pháp chia mảnh bản đồ địa
hình. Khi chia mảnh bản đồ địa chính theo tọa độ địa lý thì người làm công tác đo
17
đạc địa chính cần hiểu rõ để khi cần thiết sẽ có biện pháp chuyển đổi bản đồ từ hệ
thống cũ sang hệ thống mới. Trình tự chia mảnh bản đồ địa chính theo tọa độ địa lý
như sau:
- Lấy một tờ bản đồ tỷ lệ 1:100.000 làm cơ sở chia ra thành 384 mảnh bản đồ tỷ
lệ 1:5000. Tức là chia mảnh bản đồ theo chiều ngang chia ra 24 mảnh, theo chiều
đứng chia ra 16 mảnh. Kích thước khung tờ bản đồ 1:5000 là 1’15” x 1’15”.
- Ký hiệu tờ bản đồ 1:5000 là số hiệu tờ bản đồ 1:100.000 thêm vào các số
thứ tự của tờ bản đồ 1:5000, đánh số bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 384 đặt trong dấu
ngoặc đơn, đánh số từ trên xuống dưới, từ trái sang phải
Phương pháp chia mảnh này toàn toàn giống cách chia mảnh bản đồ địa hình
cùng tỷ lệ. Tọa độ góc thẳng đứng của góc khung không phải là số chẵn mà phải
tính ra từ tọa độ địa lý. Khung trong của tờ bản đồ có hạng hình thang.
2.1.1.8. Yêu cầu độ chính xác
- Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ, điểm trạm
đo so với điểm khởi tính sau bình sai không vượt quá 0,1 mm tính theo tỷ lệ bản đồ
cần lập.
- Sai số biểu thị điểm góc khung bản đồ, giao điểm của lưới km, các điểm tọa
độ quốc gia, các điểm địa chính, các điểm có toạ độ khác lên bản đồ địa chính dạng
số được quy định là bằng không (không có sai số).
- Đối với bản đồ địa chính dạng giấy, sai số độ dài cạnh khung bản đồ không
vượt quá 0,2 mm, đường chéo bản đồ không vượt quá 0,3 mm, khoảng cách giữa
điểm tọa độ và điểm góc khung bản đồ (hoặc giao điểm của lưới km) không vượt
quá 0,2 mm so với giá trị lý thuyết.
- Sai số vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa
chính dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất không được
vượt quá:
a) 5 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200;
b) 7 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500;
c) 15 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000;
d) 30 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000;
18
đ) 150 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000;
e) 300 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000.
g) Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000, 1:2000 thì
sai số vị trí điểm nêu trên được phép tăng 1,5 lần.
- Sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị
trên bản đồ địa chính dạng số so với khoảng cách trên thực địa được đo trực tiếp
hoặc đo gián tiếp từ cùng một trạm máy không vượt quá 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ
cần lập, nhưng không vượt quá 4 cm trên thực địa đối với các cạnh thửa đất có chiều
dài dưới 5 m.
Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000, 1:2000 thì sai
số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất nêu trên được phép tăng 1,5 lần.
- Vị trí các điểm mốc địa giới hành chính được xác định với độ chính xác của
điểm khống chế đo vẽ.
- Khi kiểm tra sai số phải kiểm tra đồng thời cả sai số vị trí điểm so với điểm
khống chế gần nhất và sai số tương hỗ vị trí điểm. Trị tuyệt đối sai số lớn nhất khi
kiểm tra không được vượt quá trị tuyệt đối sai số cho phép. Số lượng sai số kiểm tra
có giá trị bằng hoặc gần bằng (từ 90% đến 100%) trị tuyệt đối sai số lớn nhất cho
phép không quá 10% tổng số các trường hợp kiểm tra. Trong mọi trường hợp các sai số
nêu trên không được mang tính hệ thống.
(Nguồn: Điều 7,Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014
quy định về bản đồ địa chính.)
2.1.1.9. Các phương pháp khác thành lập bản đồ địa chính
Thành lập bản đồ địa chính gốc tốn nhiều công sức và tiền của trong công
đoạn đo vẽ ngoại nghiệp.Trong thực tế sản xuất đang sử dụng các phương pháp sau
để thành lập bản đồ địa chính cơ sở:
- Phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa.
- Phương pháp đo ảnh hàng không kết hợp đo vẽ ở thực địa.
- Phương pháp biên vẽ, biên tập trên nền bản đồ địa hình cùng tỷ lệ và đo vẽ
bổ sung.
Mỗi phương pháp đo thành lập bản đồ địa chính cơ sở đòi hỏi các điều kiện
và phương tiện kỹ thuật khác nhau.Việc lựa chọn phương pháp đo, thành lập bản đồ
19
địa chính cơ sở cho từng khu vực phải căn cứ vào đặc điểm về địa hình, loại đất, kinh tế
xã hội, trang thiết bị máy móc của đơn vị, nguồn nhân lực…
Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thành lập bản đồ cho các công đoạn. Kết quả cuối
cùng là bộ bản đồ địa chính cơ sở được vẽ trên giấy, hoặc bộ bản đồ số được lưu
trên máy tính. Từ bản đồ địa chính cơ sở tiến hành biên tập, đo vẽ bổ sung thành lập
bản đồ địa chính cấp xã hay gọi là bản đồ địa chính.
1.Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa
Sơ đồ 2.1: Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp
đo vẽ trực tiếp ở thực địa.
Ưu nhược điểm của phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa:
a) Ưu điểm
- Đáp ứng được các tiêu chuẩn thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ lớn, khu vực
đông dân cư, có nhiều địa vật che khuất.
Phương án kỹ thuật đo đạc
thành lập bản đồ địa chính
Đo chi tiết ngoại nghiệp
Vẽ bản đồ gốc, tu chỉnh
tiếp biên bản vẽ
Lên mực bản đồ gốc,
đánh số thửa, tính diện
tích
Biên tập bản đồ địa
chính
Giao diện tích thửa đất
cho các chủ sử dụng
Đăng ký, thống kê, cấp
giấy chứng nhận QSDĐ
In, lưu trữ, sử dụng
Thành lập lưới tọa độ địa
chính các cấp
Chuẩn bị bản vẽ các tư liệu
liên quan
20
- Thông tin trên bản đồ hoàn toàn mới, tính thời sự và độ tin cậy cao.
- Sử dụng các loại máy móc hiện đại và có độ chính xác cao, do đó chất
lượng bản đồ tốt và độ tin cậy cao.
- Phương pháp này áp dụng có hiệu quả cao đối với khu vực đo vẽ có diện
tích không lớn, thửa đất nhỏ.
b) Nhược điểm
- Chi phí thành lập bản đồ lớn, sử dụng nhiều công lao động đòi hỏi có trình
độ tay nghề và kinh nghiệm.
- Thời gian đo đạc chủ yếu ngoài thực địa do đó kết quả, năng suất lao động
và tiến độ thực hiện phụ thuộc nhiều vào thời tiết và điều kiện làm việc.
- Phương pháp đã sử dụng các loại máy móc và công nghệ hiện đại nhưng
hiệu suất vẫn không bằng các phương pháp khác.
2. Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không
Sơ đồ 2.2: Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không
Lập phương án kỹ thuật,
khảo sát, thiết kế
Lập lưới khống chế ảnh
ngoại nghiệp
Bay chụp ảnh hàng không
Tăng dày điểm khống chế ảnh nội
nghiêp, tính bình sai
Lập mô hình số mặt đất, đo vẽ địa
vât, thủy hệ
Lập bình đồ trực ảnh, điều vẽ
ngoại nghiệp nội dung bản đồ gốc
Đo vẽ bổ sung thực địa nội
dung bản đồ địa chính
Thành lập bản đồ địa chính cơ sở
Biên tập bản đồ địa chính
In, lưu trữ, sử dụng
21
Ưu nhược điểm của phương pháp thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh
hàng không:
a) Ưu điểm
- Ảnh hàng không có độ phủ rộng, được tiến hành bay chụp theo các dải cho
một khu vực do đó phương pháp này thích hợp đo vẽ thành lập bản đồ cho một vùng
rộng lớn cho hiệu quả cao về năng suất, giá thành và thời gian.
- Khắc phục được những khó khăn của sản xuất, đo vẽ ngoại nghiệp.
- Tỷ lệ chụp ảnh hiện nay phù hợp với công nghệ thành lập bản đồ địa chính
đảm bảo độ chính xác ở tỷ lệ trung bình.
b) Nhược điểm
- Độ chính xác không đảm bảo khi thành lập bản đồ địa chính có tỷ lệ lớn:
(1:200, 1: 500, 1:1000)
- Phương pháp cho hiệu quả thấp đối với các khu vực có nhiều địa vật che
khuất ranh giới các thửa đất.
- Tính thời sự không cao, đòi hỏi phải đo đạc bổ sung, đối soát thực địa
- Không áp dụng được với các khu vực nhỏ, các khu vực nằm không liền với
nhau (nếu phải chụp ảnh thì giá thành làm bản đồ sẽ bị đẩy lên cao).
3.Phương pháp biên vẽ, biên tập trên nền bản đồ địa hình cùng tỷ lệ và đo vẽ bổ sung
Để đáp ứng yêu cầu về bản đồ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, bộ
Tài nguyên và môi trường đã chỉ đạo thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 và 1:
25000 cho khu vực đất lâm nghiệp, đất đồi núi từ bản đồ đã có chủ yếu là bản đồ địa
hình có cùng tỷ lệ.
Trong phương pháp này bản đồ được sử dụng làm gốc biên vẽ cần đảm
bảo chất lượng bản đồ tốt và mới, kết hợp với các tài liệu bổ sung như ảnh hàng
không, ảnh vệ tinh, và bản đồ chuyên ngành. Các yếu tố thửa đất được nhận biết
từ các bản đồ tài liệu, sau đó được đối soát, bổ sung hoàn thiện bằng điều tra,
22
đo đạc ngoài thực địa.
2.1.2. Giới thiệu phần mềm Microstation V8i và phần mềm gCadas
2.1.2.1. Phần mềm Microstation V8i
- MicroStation là một phần mềm giúp thiết kế (CAD) được sản xuất và phân
phối bởi tập đoàn BentleySytems. MicroStation có môi trường đồ họa rất mạnh cho
phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ.
- MicroStation còn được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác chạy trên đó
như: Famis, Geovec, Irasb, Irasc, MSFC, MRF CLEAN, MRF FragvàeTools, eMap…
Các công cụ của MicroStation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền ảnh raster,
sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ.
- Đặc biệt, trong lĩnh vực biên tập và trình bày bản đồ, dựa vào các tính năng mở
của MicroStation cho phép người sử dụng tự thiết kế các ký hiệu dạng điểm, dạng đường,
dạng pattern và rất nhiều các phương pháp trình bày bản đồ được coi là khó sử dụng đối
với một số phần mềm khác (MapInfo, AutoCAD,CorelDraw,AdobeFreehand…) lại được
giải quyết một cách dễ dàng trong MicroStation.
Hình 2.1.Giao diện của MICROSTATION V8I
2.1.2.2. Phần mềm gCadas
gCadas là phần mềm thành lập bản đồ địa chính, cấp giấy CNQSDĐ, xây
dựng dữ liệu địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và phụ vụ hệ thống công tác
thống kê, kiểm kê đất đai chạy trên nền tảng phần mềm Microstation v8i. Được
nghiên cứu và sản xuất bởi eKiGIS. JSC với mục đích tăng hiệu năng công việc, biên tập
bản đồ và các dữ liệu chuẩn theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
23
Hình 2.3. Màn hình giao diện của gCadas
Ưu điểm của phần mềm gCadas trong thành lập bản đồ địa chính:
- Phần mềm chạy trên MicroStation V8i cho nhu cầu thành lập bản đồ địa
chính, đăng ký cấp GCNQSDĐ và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
- Nhiều công cụ tự động hoá giúp tăng năng suất lao động, giảm thời gian nội
nghiệp.
- Lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất và đo đạc, lập BDDC đối với các công ty
Nông - Lâm trường.
- Cập nhật liên tục các mẫu GCN của các tỉnh thành trong cả nước.
- Tuân thủ theo các quy định mới nhất của bộ TN&MT trong lĩnh vực quản
lý đất đai.
2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai số 45/2013/QH13 (gọi tắt là Luật đất đai 2013);
- Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực
hiện một số giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ
liệu quản lý đất đai;
- Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tập
trung chỉ đạo và tăng cường biện pháp thực hiện để trong năm 2013 hoàn thành cơ
bản việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
24
khác gắn liền với đất;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
- Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về
giá đất;
- Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thu tiền sử
dụng đất;
- Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Nghị định số 47/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định mức
lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
- Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 6 tháng 1 năm 2017 của Chính phủ quy
định sửa đổi một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai.
- Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về xây dựng, quản lý khai thác hệ thống thông tin đất đai
- Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính
phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;
- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về hồ sơ địa chính.
- Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định về bản đồ địa chính;[17]
- Thông tư số 26/2014/TT-BTNMT ngày 28/5/2014 của Bộ Tài nguyên Môi
trường ban hành quy trình và định mức Kinh tế - Kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu
tài nguyên và môi trường.
- Thông tư số 75/2015/TT-BTNMT ngày 28/12/2015 của Bộ Tài nguyên
vàMôi trường về Quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai.
25
- Thông tư số 50/2013/TT-BTNMT ngày 27/12/2013 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc địa chính, đăng ký
đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và Tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất;
- Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định quy định chi tiết một số điều của Nghị định số
43/2014/NĐ-CP và 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ;
- Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7
năm 2013 của Chính phủ;
- Thông tư số 30/2013/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định thực hiện lồng ghép việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý
bản đồ địa chính và đăng ký cấp GCNQSDĐ, QSHNƠ và tài sản khác gắn liền với
đất, xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính;
- Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT ngày 24/04/2013 của Bộ Tài nguyên Môi
trường quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai.
- Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT ngày 04/10/2010 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính;
- Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định về công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và
nghiệm thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai.
- Quyết định số 2523/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của UBND tỉnh Lào Cai về
việc phê duyệt điều chỉnh Dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu
đất đai năm 2011 - 2015 và sau năm 2015 (gọi tắt là Dự án tổng thể).
- Văn bản số 3156/QĐ-UBND ngày 15/8/2014 của UBND tỉnh Lào Cai về
việc lập thiết kế kỹ thuật – dự toán xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ
26
liệu đất đai cho 15 xã, thị trấn của huyện Bảo Thắng.
- Quyết định số 56/2012/QĐ-UB ngày 10/12/2012 của UBND tỉnh Lào Cai
về việc ban hành quy định về hoạt động đo đạc bản đồ trên địa bàn tỉnh.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Tình hình đo đạc bản đồ địa chính ở các tỉnh
Việc đo đạc và thành lập bản đồ địa chính luôn được cả nước quan tâm, trong
nhưng năm gần đây các tỉnh luôn tận dụng các nguồn vốn, kinh phí để hoàn thiện
đo đạc bản đồ địa chính của tỉnh mình điển hình như:
1. Thành phố Hồ Chí Minh: Công tác đo đạc bản đồ địa chính đã được triển
khai thực hiện trên 24 quận huyện bằng phương pháp và phương tiện kỹ thuật số từ
năm 1997. Đến nay, tổng diện tích đã được đo vẽ là 207.442,10 ha với 1.719.555
thửa đất và 19.323 tờ bản đồ địa chính chiếm 99,90 % so với diện tích toàn thành
phố, trong đó còn trên 203 ha (chưa đo chi tiết) thuộc khu vực sân bay Tân Sơn
Nhất-quận Tân Bình. Bản đồ địa chính được thành lập trên hệ tọa độ VN-2000 với
các tỉ lệ 1/200, 1/500, 1/1000, 1/2000 và 1/5000.
- Nhằm tăng cường và hiện đại hóa công tác quản lý Nhà nước về đất đai
được thuận lợi và hiệu quả trên một cơ sở dữ liệu được xây dựng thống nhất, đồng
bộ và hoàn chỉnh. Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định số
5946 /QĐ-UBND ngày 29-12-2009 về duyệt phương án và kinh phí công tác “Xây
dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố Hồ Chí Minh”. Qua 3 năm triển khai
công tác từ năm 2010-2012 đến nay đã có 20/24 quận huyện đã tham gia vận hành
chương trình thường xuyên tại địa phương. Trong đó có quận quận 4, quận 7 đã có
kế hoạch nhưng chưa triển khai, Quận Tân Bình và huyện Hóc Môn chưa có kế
hoạch tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu tại địa phương. Đến nay tổng khối lượng của
công tác xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố Hồ Chí Minh đã thực
hiện được là 80%.
Tình hình đo vẽ bản đồ địa chính ở tỉnh Thái Nguyên: Công tác đo đạc bản
đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cơ bản đã hoàn thành tại 78 xã
phường trên địa bàn tỉnh. Tính đến nay đã đo vẽ bản đồ địa chính cho hơn 336.300
ha, chiếm hơn 95,4% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong kỳ đã thực hiện 334 công
27
trình dự án với tổng diện tích đã thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng hơn
7.800 ha của hơn 37.800 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. 100% đơn vị hành chính cấp
xã hoàn thành công tác thống kê, kiểm kê đất đai. Đã thực hiện công tác đăng ký đất
đai, cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận QSDĐ đạt trên 93% diện tích cần cấp (thuộc
10 tỉnh đứng đầu về cấp GCN trong cả nước.
2. Tình hình đo vẽ bản đồ địa chính ở tỉnh Phú Thọ: Đến nay đã đo đạc lập
bản đồ địa chính chính quy được 171 xã, đạt 61.73% số xã. Tổng diện tích đã đo vẽ
lập bản đồ địa chính chính quy theo đơn vị xã là 217.881,29 ha, đạt 61,66 % tổng
diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong năm 2013 đã triển khai đo đạc bản đồ địa chính
chính quy cho 22 xã trên địa bàn tỉnh và thực hiện trích đo các thửa đất, khu đất
chưa được cấp giấy lần đầu trên địa bàn các huyện để thực hiện cấp giấy CNQSD
đất cho các hộ gia đình và cá nhân.
Với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, đặc biệt được sự quan tâm và tạo
điều kiện về mọi mặt của UBND tỉnh, chúng ta tin rằng trong năm 2013 tỉnh ta đạt
được chỉ tiêu theo tinh thần nghị quyết của Quốc hội cũng như kế hoạch của UBND
Tỉnh và hướng tới những năm tiếp theo tiếp tục đo đạc bản đồ địa chính chính quy,
cấp GCNQSD đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo hướng hiện đại để phục vụ
tốt nhất cho công tác quản lý đất đai trong thời kỳ Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa
đất nước.
2.3.2. Tình hình đo vẽ bản đồ địa chính ở Lào Cai
Thực hiện Dự án Tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ
liệu đất đai giai đoạn 2008 – 2010 và đến năm 2015 của tỉnh Lào Cai (đã được điều
chỉnh theo Quyết định số 2523/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của UBND tỉnh Lào
Cai). Đến nay, Dự án tổng thể đã triển khai, thực hiện trên 8/9 huyện, thành phố và
đã từng bước xây dựng được hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai hoàn
chỉnh, hiện đại và đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai, góp
phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh trên
địa bàn tỉnh.
Đối với huyện Bảo Thắng hệ thống hồ sơ địa chính được xây dựng từ những
năm 1993 – 1997. Tuy nhiên, do trước đây được xây dựng bằng phương pháp thủ
28
công, công nghệ lạc hậu và đến nay đã trên dưới 20 năm; mặt khác do tốc độ quy
hoạch và phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị nên biến động về sử dụng đất là
rất lớn; trong khi đó việc cập nhật, chỉnh lý biến động không kịp thời, không đồng
bộ nên hệ thống hồ sơ địa chính không còn phù hợp với thực tế sử dụng đất, không
đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần
khẩn trương đo đạc chỉnh lý, bổ sung, đo vẽ lại bản đồ địa chính để xây dựng hệ
thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai cho 15 xã, thị trấn trên địa bàn huyện
Bảo Thắng.
29
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Bản đồ địa chính, mảnh BĐĐC tờ 245 tại thị trấn Nông trường Phong Hải,
huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: là mảnh bản đồ địa chính tờ 245, thị trấn Nông trường
Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng,
tỉnh Lào Cai.
Địa điểm thực tập: Công ty TNHH VIETMAP.
3.2.2. Thời gian tiến hành
- Thời gian thực hiện đề tài: 31/05/2019 đến 05/10/2019.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều tra cơ bản
a. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
-Vị trí địa lý, tọa độ
-Địa hình, địa mạo
-Khí hậu, thủy văn
b. Điều kiện kinh tế - xã hội
-Điều kiện kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân, mức sống
của người dân,…
-Điều kiện xã hội: số dân, số hộ
-Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội
3.3.2.Tình hình quản lý và sử dụng đất đai
a.Hiện trạng sử dụng đất
b.Tình hình quản lý đất đai
30
3.3.3. Thành lập bản đồ địa chính thị trấn Nông trường Phong Hải
a. Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính
b. Công tác ngoại nghiệp đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính
c. Ứng dụng phần mền gCadas và Microstation v8i thành lập bản đồ địa chính
3.3.4. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp
a.Thuận lợi
- Thuận lợi trong quá trình thực hiện công tác thành lập Bản đồ địa chính tại
thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo thắng, tỉnh Lào Cai
b. Khó khăn
- Những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện đề tài.
c. Đề xuất giải pháp
- Đề xuất các biệm pháp khắc phục
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
- Thu thập số liệu và thống kê đất đai, dân số, điều kiện tự nhiên kinh tế xã
hội của khu vực tại UBND thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh
Lào Cai.
- Thu thập các bản đồ cũ, tài liệu có liên quan.
- Điều tra, khảo sát về đặc điểm khu đo, điểm địa chính cơ sở, điểm địa chính
ngoài thực địa để phục vụ công tác thành lập bản đồ địa chính.
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu và trình bày báo cáo
Sử dụng phần mềm trút số liệu từ máy đo RTK-GNSS ComNav T300 vào
máy tính để xử lý số liệu đo vẽ chi tiết.
Sử dụng phần mềm microsoft word, microsoft excel để xử lý số liệu.
+ Phương pháp xử lý số liệu : Xử lý số liệu đo lưới không chế, số liệu đo chi tiết
bằng các phần mềm tính toán, bình sai, các phần mềm trút, nhập, chuyển đổi số liệu.
3.4.3. Phương pháp kiểm tra, đối soát và so sánh thực địa
Sau khi biên tập được tờ bản đồ địa chính của khu vực, tôi tiến hành kiểm
tra, đối soát với thực địa nhằm rà soát lại khu vực nghiên cứu những đặc điểm chưa
rõ ràng hoặc thiếu sót để hoàn thiện lại bản đồ một cách chính xác nhất
31
3.4.4. Phương pháp xây dựng bản đồ
Đề tài sử dụng phần mềm Microstation V8i kết hợp với phần mềm Gcadas,
đây là những phần mềm chuẩn dùng trong ngành địa chính để biên tập bản đồ địa
chính, tiến hành trút số liệu đo vào phần mềm theo đúng quy chuẩn, sau đó dùng
các lệnh để biên tập bản đồ địa chính cho khu vực nghiên cứu.
32
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều tra cơ bản
4.1.1. Khảo sát điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Thị Trấn Nông trường Phong Hải là vùng trung du miền núi có vị trị đặc biệt
quan trọng. Kết nối các tỉnh giao thương với cửa ngõ phía Bắc.
+ Phía Bắc giáp xã La Pán Tẩn(Mường Khương)
+ Phía Đông giáp xã Cốc Ly (Bắc Hà)
+ Phía Nam giáp xã Phong Niên
+ Phía Tây giáp xã Bản Cầm
+ Thị trấn nông trường Phong Hải có hệ thông giao thông thuận lợi với
đường Quốc lộ 70 và Tỉnh lộ 157 chạy qua. Hệ thống đường liên xã và giao thông
nông thôn khá tốt.
Hình 4.1: Bản đồ thị trấn nông trườngPhong Hải
33
b) Về địa hình:
Xã có địa hình đồi núi , thung lũng và có độ dốc lớn. Bên cạnh những cánh
đồng khá bằng phẳng, nhiều khe lạch thuận lợi cho phát triển nông lâm thủy sản.
c) Khí hậu:
Nằm ở phía Đông dãy Hoàng Liên Sơn thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, có
hai mùa rõ rệt:
Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, có nhiệt độ trung bình từ
22-23 độ C, tháng nóng nhất là tháng 7 có nhiệt độ trung bình là 30 – 32 độ C,
tháng lạnh nhất là tháng 1 có nhiệt độ trung bình từ 14 – 15 độ C. Biên độ ngày
đêm giao động 7 – 8 độ C, đặc biệt vào các tháng 4, 5, 9, 10. Nhiệt độ tối cao 40 độ
C, nhiệt độ tối thấp 1 độ C. Tổng nhiệt độ cả năm là 8000 – 8500 độ C. Độ ẩm trung
bình 85%, tổng số giờ nắng trong năm: 1450 – 1600 giờ. Lượng mưa trung bình từ
1400 – 1500 mm/ năm, bình quân số ngày mưa từ 90 – 110 ngày/năm
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 8 với số
ngày mưa trung bình trong tháng là 14,9 ngày, tháng ít mưa nhất là tháng 12 với số
ngày mưa trung bình là 2,7 ngày/tháng. Thị trấn Nông Trường Phong Hải có hướng
gió thịnh hành là gió Đông Nam, tần suất gió trung bình 20 – 30%. Hướng gió khác
cũng có tần suất khá lớn là hướng Nam có tần suất là 10 – 20%, gió hướng Nam lớn
nhất là tháng 8, tốc độ gió trung bình: 1 – 1,5m/s và ít bị ảnh hưởng của bão.
Do ảnh hưởng của địa hình, địa mạo trong khu vực đặc biệt hay dãy núi
Hoàng Liên Sơn và dãy núi Con Voi đã gây một số hiện tượng đặc biệt như: mưa
phùn trung bình 9,4 ngày/ năm chủ yếu vào tháng 12,1 , 2 sương mùa 32 ngày/ năm
chủ yếu vào tháng 11, 12, dông 48,8 ngày/ năm chủ yếu vào tháng 6, 7, 8.
Với đặc điểm thời tiết khí hậu này đã tạo điểu kiện cho thảm thực vật nhiệt
đới sinh trưởng và phát triển.
Thủy văn:
Toàn xã có 51.12ha đất sông suối, ao hồ và 36.42ha đất có mặt nước nuôi
trồng thủy sản. Các nguồn nước này phục vụ cho nhu cầu nước sinh hoạt và sản
xuất của nhân dân. Nguồn nước sông ngòi ổn định dồi dào cung cấp đủ cho nhu cầu
34
cần thiết cho việc phát triển cơ cấu cây trồng và thâm canh tăng vụ của nhân dân
thị trấn nông trường Phong Hải.
Giao thông:
Thị trấn Nông trường Phong Hải có 3 loại hình giao thông đặc trưng là
đường bộ
- Đường bộ: bảo gồm các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường cấp huyện, xã,
và đường thôn bản.
Trong đó:
+ Quốc lộ có 1 tuyến QL70 với tổng chiều dài 13Km.
+ Tỉnh lộ có 1 tuyến TL157 chia làm 2 nhánh với tổng chiều dài 20Km.
+ Đường liên xã nối liền các xã Phong Niên và xã Thái Niên.
+ Đường thôn bản chủ yếu vào các thôn bản vùng cao.
Nhìn chung mạng lưới giao thông phân bố tương đối đều, nhưng các tuyến
đờng hầu hết còn ở cấp thấp, nhỏ hẹp, nhiều tuyến chưa vào cấp. Các tuyến Quốc
lộ, Tỉnh lộ, cơ bản được rải nhựa, liên xã và đường lên thôn bản chủ yếu là đường
bê tông và rải cấp phối đất.
Thực vật:
Toàn bộ thị trấn đại đa số đều là núi cao, cây cối rậm rạp, diện tích đất
rừng chiếm tỷ lệ từ 80 ÷ 90% tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu là rừng tạp, cây
tán là rộng. Rừng trồng chiếm khoảng 10 ÷ 15% diện tích đất tự nhiên chủ yếu
là cây mỡ, keo, quế… những loại cây phục vụ cho việc chế biến sản xuất giấy
và một số mặt hàng công nghiệp khác, độ che phủ trung bình từ 75 ÷ 85%.
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội năm 2019.
4.1.2.1. Kinh tế - tổ chức sản xuất
a. Đặc điểm về đất đai.
Do tình trạng tư liệu bản đồ, hồ sơ địa chính còn thiếu, các tư liệu đã có lạc
hậu về số liệu, không đảm bảo độ chính xác, một số chưa đồng bộ, mặt khác do
nhận thức của một số người dân về chấp hành luật đất đai chưa cao. Vì vậy công tác
quản lý đất đai chưa đạt hiệu quả cao, chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý về đất đai
trong thời điểm hiện nay.
35
Theo kết quả thống kê năm 2019, huyện Bảo Thắng có tổng diện tích tự
nhiên là 68.506,73ha;
Công tác quy hoạch sử dụng đất:
Sau khi có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 -
2020 với tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 100% thị
trấn Nông trường Phong Hải đã hoàn thành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai
đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, UBND tỉnh đã phê duyệt. Do đó việc thực hiện kế
hoạch sử dụng đất hàng năm từng bước đi vào nề nếp, tạo cơ sở pháp lý cho công tác
quản lý đất đai, phục vụ tích cực cho việc giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân sử dụng ổn định lâu dài, đúng mục đích.
b. Đặc điểm về Kinh tế xã hội.
- Sản xuất Nông - Lâm nghiệp:
Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 6491,9 tấn, trong đó Lúa 2489,9, tấn,
Ngô 4002 tấn đạt 100,6 % KH kế hoạch huyện, Nghị quyết HĐND thị trấn giao và
kế hoạch thị trấn xây dựng, tăng 3,9 % so với cùng kỳ năm 2018 tương đương 245,2
tấn. Trong đó:
Cây lúa:
+ Lúa Xuân: diện tích gieo cấy 223 ha đạt 100% kế hoạch huyện giao và thị
trấn xây dựng, năng suất thu ước đạt 61 tạ/ha, sản lượng thu ước 1.360,3 tấn, đạt
102,5 % Nghị quyết HĐND thị trấn giao và kế hoạch thị trấn xây dựng, tăng 33,3
tấn so với cùng kỳ năm 2018.
+ Lúa Mùa: Diện tích gieo cấy 245 ha đạt 100% KH, do thiệt hại mưa lũ trong
tháng 8 và tháng 9 diện tích lúa bị thiệt hại 7,54ha trong đó: thiệt hại không có khả
năng khắc phục 4,65 ha, khắc phục được 2,89 ha năng suất ước đạt 47 tạ/ha, sản lượng
1129,6 tấn đạt 93,5% KH huyện giao, 93,3 Nghị quyết HĐND thị trấn giao và KH thị
trấn xây dựng, tăng 2,6 tấn so với cùng kỳ năm 2018.
- Cây ngô:
+ Ngô Xuân: diện tích gieo trồng 520 ha, đạt 100 % kế hoạch huyện giao và
thị trấn xây dựng, năng suất trung bình ước đạt 47 tạ /ha, sản lượng thu ước đạt
36
2.444 tấn tăng 103.6 % kế hoạch huyện , Nghị quyết HĐND thị trấn giao và kế
hoạch thị trấn xây dựng, tăng 312 tấn so với cùng kỳ 2018.
+ Ngô Hè thu: Diện tích 380ha, nhân dân chăm sóc kịp thời, năng suất ước
đạt 41 tạ/ha, sản lượng thu hoạch 1558 tấn đạt 100% KH huyện, Nghị quyết HĐND
giao và KH thị trấn xây dựng giảm 114 tấn tấn so với cùng kỳ năm 2018 (do thời
tiết năm 2019 có nhiều diễn biến phức tạp mưa nhiều ảnh hưởng đến năng suất, sản
lượng ngô).
- Cây vụ 3 tổng diện tích gieo trồng 25/140 ha chủ yếu là rau màu, ngô đông và khoai
lang đạt 17,8% kế hoạch.
-Cây ăn quả: Thực hiện dự án giai đoạn 2016- 2019, các diện tích, loại cây đã
trồng, ghép đều phát triển tốt, đặc biệt cây Na phát triển tốt.
-Cây chè: Tổng diện 124,2 ha. Trong đó chè kinh doanh 84,2 ha, chè kiến thiết
cơ bản 40 ha, năng suất đạt 61 tạ/ha, sản lượng ước đạt 513,6 tấn đạt 101,7% kế hoạch
huyện, Nghị quyết HĐND thị trấn giao và kế hoạch thị trấn xây dựng, tăng 112,6 tấn so
với cùng kỳ năm 2017. Tiếp nhận 100.890 cây chè giống và tổ chức cho nhân dân
trồng dặm cho diện tích chết khoảng.
- Lâm nghiệp: Trồng rừng mới 20 đạt 133,3% KH năm; Trồng bù sau khai thác
70 ha đạt 175% KH năm. Giá trị sản xuất lâm nghiệp ước đạt 6,2 tỷ đồng tăng 0,4 tỷ
đồng so với cùng kỳ 2018, nguồn thu tập trung vào khai thác rừng trồng và khai thác các
sản phẩm từ cây Quế. Chăm sóc rừng đã trồng. Tổ chức duy trì tốt lịch trực và các
phương án bảo vệ rừng, trong năm không để xảy ra cháy rừng.
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm-thuỷ sản.
Chăn nuôi tiếp tục được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, do vậy thị trấn đã
chỉ đạo phát triển theo hướng hàng hóa, chủ động kiểm soát không để dịch bệnh xảy
ra. Tổng đàn trâu 1.258 con đạt 100,6% KH huyện giao, 96,3% Nghị quyết
HĐND thị trấn giao và kế hoạch thị trấn xây dựng, tăng 28 con so với cùng
kỳ năm 2018; Lợn 11.710 con giảm 4.090 con so với cùng kỳ, đạt 101,8%
KH huyện giao và KH thị trấn xây dựng; Gia cầm 125.000 con giảm 3000
con so với cùng kỳ năm 2018, đạt 131% KH huyện giao và KH thị trấn xây
37
dựng. Tổng sản lượng thịt hơi đạt 2215 tấn đạt 115,4% kế hoạch huyện giao,
102,7% Nghị quyết HĐND thị trấn giao và kế hoạch thị trấn xây dựng.
-Thủy sản: Diện tích ao nuôi 130 ha, tăng 10 ha so với năm 2017, đạt 107,4%
KH huyện giao và 100% so với KH thị trấn xây dựng. Cá phát triển tốt, năng suất trung
bình đạt 56 tạ/ha, sản lượng thu hoạch đạt 728 tấn , tăng 116 tấn so với năm 2018, đạt
214% KH huyện giao, 107,6% Nghị quyết HĐND thị trấn giao và KH thị trấn xây dựng.
- Tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ:
Hoạt động thương mại được đảm bảo, giá cả ổn định, đảm bảo các mặt hàng tiêu
dùng phục vụ cho nhân dân. Năm 2019 toàn thị trấn duy trì 185 hộ kinh doanh dịch vụ.
Giá trị tiểu thủ công nghiệp thu 23,5 tỷ đạt 111,9% kế hoạch cả năm, tăng 5,23 tỷ đồng
so với cùng kỳ năm 2018; Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ước thu 15 tỷ đồng đạt
115 % kế hoạch cả năm, tăng 3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2018.
- Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng.
Xây dựng tại điểm trường trung tâm trường Tiểu học số 1 Phong Hải 10
phòng học, 8 phòng chức năng có tổng mức đầu tư 9,6 tỷ đồng; tại điểm trường
trung tâm trường Tiểu học 2 Phong Hải xây dựng gồm 8 trường học, 6 phòng chức
năng có tổng mức đầu tư 8,2 tỷ đồng. Các công trình do huyện làm chủ đầu tư.
Thường xuyên kiểm tra việc xây dựng các công trình dân sinh trên địa bàn,
kịp thời ngăn chặn các trường hợp xây dựng nhà ở, các công trình trái phép, lấn
chiếm hành lang đường
Làm mới 2 tuyến đường giao thông nông thôn tại thôn Quy Ke, Khởi Khe dài
tổng số 2km, tổng số vốn là 690 triệu đồng.
- Công tác giáo dục
Chỉ đạo duy trì đạt chuẩn PCGD Mầm non, PCGD Tiểu học mức độ 3, Đạt chuẩn
PCGD THCS mức độ 2, duy trì chuẩn quốc gia về PCGD xóa mù chứ mức độ 2, phát
triển tốt các hoạt động giáo dục ở các trường học trên địa bàn. Huy động trẻ trong độ
tuổi 6-14 tuổi ra lớp đạt 99%; trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, tỷ lệ trẻ Mầm non 5 tuổi ra
lớp đạt 100%... Tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt ngày “ Toàn dân
đưa trẻ đến trường”, xây dựng kế hoạch vận động xã hội hóa công tác giáo dục, chuẩn bị
đảm bảo các điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạyvà học năm học 2019-2020.
38
Chỉ đạo tổ chức hội nghị tuyên dương, khen thưởng giáo viên, học sinh tiêu
biểu năm học 2019-2020, trong đó UBND thị trấn khen thưởng 22 em; HKH thị
trấn khen thưởng 86 em và 06 giáo viên tiêu biểu với tổng kinh phí khen thưởng
trên 11 triệu đồng.
Khai giảng 2 lớp XMC với tổng số 41 học viên tại thôn Tòng Già, Sín thèn.
Chỉ đạo công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2019-2020, đặc biệt là học sinh học
hết THCS tham gia thi tuyển vào lớp 10 THPT, kết quả có 98/129 học sinh tham gia
đăng ký dự thi đạt 75,9%. Tỷ lệ đi học chuyên cần ở bậc mầm non và tiểu học đạt 99,9
%, THCS đạt 99,9%.
- Y tế
Tổ chức tốt công tác tiêm chủng mở rộng, tuyên truyền và triển khai các biện
pháp kế hoạch hoá gia đình, cho trẻ uống vitamin và các biện pháp phòng chống dịch
bệnh, vệ sinh môi trường. Tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp tết
Nguyên đán và tháng hành động năm 2019 tại 31 cơ sở đạt 100% kế hoạch. Tổ chức
kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong “Tháng hành động vì an toàn vệ sinh thực
phẩm” năm 2019 được 6/42 đạt cơ sở, đạt 14,3%. Tổ chức ký cam kết ATTP bữa ăn
đông người 77 hộ gia đình.
Trong năm đã có 8.207 lượt người được khám và điều trị bệnh, trong đó: khám
BHYT người nghèo 1074 lượt người, BHYT DTTS 1.322 lượt, khám trẻ em dưới 6
tuổi 1.251 lượt trẻ em, BHYT loại khác 4.534 lượt người; thu phí 31 trường hợp. Tiêm
chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi 103 trẻ đạt 49,47%; Tiêm vắc xin phòng uốn ván cho
phụ nữ có thai : 165 đạt 74,5%; Tiêm vắc xin sởi mũi 2 cho trẻ 18 - 24 tháng : 190 đạt
105,5%; Tiêm Vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván mũi 4 (DPT4) cho trẻ 18 - 24 tháng :
100 trẻ đạt 55,5%; Tiêm chiến dịch Sởi Rubella cho trẻ từ 1-4 tuổi: 825 đạt 100%
KH. Tiêm chiến dịch Sởi Rubella cho trẻ từ 5 đến 10 tuổi: 1293/1315 đạt 98,3%
KH.Tiêm VNNB cho trẻ từ 12 tháng tuổi: 153/180 đạt 85% KH. Chương trình kế
hoạch hóa giá đình đặt vòng: 42 trường hợp đạt 42%KH; Bao cao su duy trì: 100
trường hợp đạt 100%KH; Tiêm tránh thai mới: 9 trường hợp đạt 23% KH; Thuốc
tránh thai uống duy trì: 150 trường hợp đạt 100% KH.
39
Tổ chức gặp mặt động viên cán bộ làm công tác y tế nhân dịp kỷ niệm 63 năm
ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/02/2019).
Trong năm 2019 UBND thị trấn tiếp nhận và cấp phát 6.350 thẻ BHYT cho
các đối tượng. Hướng dẫn, đôn đốc, tiếp nhận, lập danh sách đề nghị cấp đổi thẻ
BHYT cho 2.700 người.
Bảng 4.1: Hiện trạng dân số thị trấn Nông trường Phong Hải năm 2019
Số TT
Tên thôn
(bản)
Dân số
Trong đó chia theo dân tộc
Kinh Mông Dao Nùng Tày
Dân tộc
khác
1 Thôn 5 1026 19 18 10
2 Thôn 4 677 5 10 7
3 Thôn 3 673 15 5 3 15
4 Thôn 2 575 11
5 Thôn 1 1027 8 16 31 9 7
6 Thôn Sín Chải 367
7 Thôn Cửa Cải 217
8 Thôn Vi Mã Trên 127
9 Thôn Vi Mã Dưới 21 8 9 124 18
10 Thôn Tiên Phong 299 85 72 99 16
11 Thôn Tòng Gìa 320 288 10 160 29
12 Thôn Ải Nam 1 357
13 Thôn Ải Nam 2 202
14 Thôn Xín Thèn 383
15 Thôn Khởi Khe 57 447 45 7 11
16 Thôn Quy Ke 199 5 194 4 28
17 Thôn Cốc Né 104 97 72 10
18 Thôn Sảng Pả 48
19 Thôn Ải Dõng 41 264 138 56
Tổng Toàn xã 5019 2226 1102 628 33 197
(Nguồn: UBND Thị trấn Nông trường Phong Hải)
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh bđđc tờ 245, thị trấn nông trường phong hải – huyện bảo thắng – tỉnh lào cai
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh bđđc tờ 245, thị trấn nông trường phong hải – huyện bảo thắng – tỉnh lào cai
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh bđđc tờ 245, thị trấn nông trường phong hải – huyện bảo thắng – tỉnh lào cai
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh bđđc tờ 245, thị trấn nông trường phong hải – huyện bảo thắng – tỉnh lào cai
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh bđđc tờ 245, thị trấn nông trường phong hải – huyện bảo thắng – tỉnh lào cai
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh bđđc tờ 245, thị trấn nông trường phong hải – huyện bảo thắng – tỉnh lào cai
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh bđđc tờ 245, thị trấn nông trường phong hải – huyện bảo thắng – tỉnh lào cai
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh bđđc tờ 245, thị trấn nông trường phong hải – huyện bảo thắng – tỉnh lào cai
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh bđđc tờ 245, thị trấn nông trường phong hải – huyện bảo thắng – tỉnh lào cai
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh bđđc tờ 245, thị trấn nông trường phong hải – huyện bảo thắng – tỉnh lào cai
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh bđđc tờ 245, thị trấn nông trường phong hải – huyện bảo thắng – tỉnh lào cai
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh bđđc tờ 245, thị trấn nông trường phong hải – huyện bảo thắng – tỉnh lào cai
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh bđđc tờ 245, thị trấn nông trường phong hải – huyện bảo thắng – tỉnh lào cai
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh bđđc tờ 245, thị trấn nông trường phong hải – huyện bảo thắng – tỉnh lào cai
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh bđđc tờ 245, thị trấn nông trường phong hải – huyện bảo thắng – tỉnh lào cai
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh bđđc tờ 245, thị trấn nông trường phong hải – huyện bảo thắng – tỉnh lào cai
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh bđđc tờ 245, thị trấn nông trường phong hải – huyện bảo thắng – tỉnh lào cai
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh bđđc tờ 245, thị trấn nông trường phong hải – huyện bảo thắng – tỉnh lào cai
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh bđđc tờ 245, thị trấn nông trường phong hải – huyện bảo thắng – tỉnh lào cai
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh bđđc tờ 245, thị trấn nông trường phong hải – huyện bảo thắng – tỉnh lào cai
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh bđđc tờ 245, thị trấn nông trường phong hải – huyện bảo thắng – tỉnh lào cai
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh bđđc tờ 245, thị trấn nông trường phong hải – huyện bảo thắng – tỉnh lào cai
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh bđđc tờ 245, thị trấn nông trường phong hải – huyện bảo thắng – tỉnh lào cai
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh bđđc tờ 245, thị trấn nông trường phong hải – huyện bảo thắng – tỉnh lào cai
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh bđđc tờ 245, thị trấn nông trường phong hải – huyện bảo thắng – tỉnh lào cai
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh bđđc tờ 245, thị trấn nông trường phong hải – huyện bảo thắng – tỉnh lào cai
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh bđđc tờ 245, thị trấn nông trường phong hải – huyện bảo thắng – tỉnh lào cai
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh bđđc tờ 245, thị trấn nông trường phong hải – huyện bảo thắng – tỉnh lào cai

More Related Content

What's hot

ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa d...
 Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa d... Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa d...
Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa d...hieu anh
 
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ đ...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ đ...ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ đ...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ đ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ ...
BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ ...BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ ...
BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ ...nataliej4
 

What's hot (20)

ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dự án cung cấp nước sạch nông thôn
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dự án cung cấp nước sạch nông thônĐề tài: Nâng cao hiệu quả dự án cung cấp nước sạch nông thôn
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dự án cung cấp nước sạch nông thôn
 
Chuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và Famis
Chuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và FamisChuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và Famis
Chuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và Famis
 
ĐỀ TÀI: Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất tỉnh Tuyên Quang
ĐỀ TÀI: Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất tỉnh Tuyên QuangĐỀ TÀI: Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất tỉnh Tuyên Quang
ĐỀ TÀI: Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất tỉnh Tuyên Quang
 
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
 
Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa d...
 Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa d... Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa d...
Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa d...
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quảng Ngãi, HAY, 9đĐề tài: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quảng Ngãi, HAY, 9đ
 
Luận văn: Chính sách giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, HOT
Luận văn: Chính sách giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, HOTLuận văn: Chính sách giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, HOT
Luận văn: Chính sách giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, HOT
 
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ đ...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ đ...ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ đ...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ đ...
 
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanhLuận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
 
Luận án: Giải pháp phát triển quản lý rừng phòng hộ tại Quảng Trị
Luận án: Giải pháp phát triển quản lý rừng phòng hộ tại Quảng TrịLuận án: Giải pháp phát triển quản lý rừng phòng hộ tại Quảng Trị
Luận án: Giải pháp phát triển quản lý rừng phòng hộ tại Quảng Trị
 
Luận văn: Quản lý chống thất thoát, thất thu hệ thống cấp nước
Luận văn: Quản lý chống thất thoát, thất thu hệ thống cấp nướcLuận văn: Quản lý chống thất thoát, thất thu hệ thống cấp nước
Luận văn: Quản lý chống thất thoát, thất thu hệ thống cấp nước
 
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đSử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
Sử dụng đất trong mối quan hệ với Quy hoạch nông thôn mới, 9đ
 
Đề tài: Quản lý về thu Thuế sử dụng đất tỉnh Kiên Giang, HAY
Đề tài: Quản lý về thu Thuế sử dụng đất tỉnh Kiên Giang, HAYĐề tài: Quản lý về thu Thuế sử dụng đất tỉnh Kiên Giang, HAY
Đề tài: Quản lý về thu Thuế sử dụng đất tỉnh Kiên Giang, HAY
 
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...
 
Luận án: Quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận án: Quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng BìnhLuận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
 
Đề tài chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8
Đề tài  chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8Đề tài  chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8
Đề tài chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8
 
BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ ...
BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ ...BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ ...
BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ ...
 

Similar to ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh bđđc tờ 245, thị trấn nông trường phong hải – huyện bảo thắng – tỉnh lào cai

ứNg dụng phần mềm microstation v8i vàg cadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i vàg cadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh...ứNg dụng phần mềm microstation v8i vàg cadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i vàg cadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...
Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...
Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa ...ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ứNg dụng máy rtk trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 91 tỷ lệ 1 1000 thị t...
ứNg dụng máy rtk trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 91 tỷ lệ 1 1000 thị t...ứNg dụng máy rtk trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 91 tỷ lệ 1 1000 thị t...
ứNg dụng máy rtk trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 91 tỷ lệ 1 1000 thị t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 11000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại ...
Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 11000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại ...Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 11000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại ...
Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 11000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtĐánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực hiện công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp...
Thực hiện công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp...Thực hiện công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp...
Thực hiện công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp...Man_Ebook
 
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang SơnĐánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang SơnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
ứNg dụng công nghệ tin học thành lập bản đồ địa chính tờ số 229 thị trấn nông...
ứNg dụng công nghệ tin học thành lập bản đồ địa chính tờ số 229 thị trấn nông...ứNg dụng công nghệ tin học thành lập bản đồ địa chính tờ số 229 thị trấn nông...
ứNg dụng công nghệ tin học thành lập bản đồ địa chính tờ số 229 thị trấn nông...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đồng b...
đáNh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đồng b...đáNh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đồng b...
đáNh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đồng b...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN - TẢI FREE ZALO: ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN - TẢI FREE ZALO: ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN - TẢI FREE ZALO: ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN - TẢI FREE ZALO: ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường t...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường t...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường t...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh bđđc tờ 245, thị trấn nông trường phong hải – huyện bảo thắng – tỉnh lào cai (20)

ứNg dụng phần mềm microstation v8i vàg cadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i vàg cadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh...ứNg dụng phần mềm microstation v8i vàg cadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i vàg cadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh...
 
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
 
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
 
Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...
Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...
Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...
 
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa ...ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa ...
 
ứNg dụng máy rtk trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 91 tỷ lệ 1 1000 thị t...
ứNg dụng máy rtk trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 91 tỷ lệ 1 1000 thị t...ứNg dụng máy rtk trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 91 tỷ lệ 1 1000 thị t...
ứNg dụng máy rtk trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 91 tỷ lệ 1 1000 thị t...
 
Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 11000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại ...
Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 11000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại ...Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 11000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại ...
Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 11000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại ...
 
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtĐánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
 
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
 
Thực hiện công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp...
Thực hiện công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp...Thực hiện công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp...
Thực hiện công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp...
 
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang SơnĐánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
 
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
 
Đề tài thực trạng công tác đăng ký đất đai, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng công tác đăng ký đất đai, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài thực trạng công tác đăng ký đất đai, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng công tác đăng ký đất đai, ĐIỂM CAO, HAY
 
ứNg dụng công nghệ tin học thành lập bản đồ địa chính tờ số 229 thị trấn nông...
ứNg dụng công nghệ tin học thành lập bản đồ địa chính tờ số 229 thị trấn nông...ứNg dụng công nghệ tin học thành lập bản đồ địa chính tờ số 229 thị trấn nông...
ứNg dụng công nghệ tin học thành lập bản đồ địa chính tờ số 229 thị trấn nông...
 
đáNh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đồng b...
đáNh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đồng b...đáNh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đồng b...
đáNh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đồng b...
 
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN - TẢI FREE ZALO: ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN - TẢI FREE ZALO: ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN - TẢI FREE ZALO: ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN - TẢI FREE ZALO: ...
 
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
áNh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bà...
 
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ ThủyLuận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường t...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường t...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường t...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường t...
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustCngV201176
 
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế EffortlessGiaHuy391318
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfphamthuhoai20102005
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCNGTRC3
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfthanhluan21
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptxNguynThnh809779
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxduongchausky
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGMeiMei949309
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...https://www.facebook.com/garmentspace
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nguyen Thanh Tu Collection
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.docQuynhAnhV
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbhoangphuc12ta6
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfLngHu10
 

Recently uploaded (17)

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
 
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 

ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh bđđc tờ 245, thị trấn nông trường phong hải – huyện bảo thắng – tỉnh lào cai

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------- NÔNG LỤC THỊ DUYÊN Tên đề tài: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM GCADAS VÀ MICROSTATION V8i THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH, MẢNH BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ 245, THỊ TRẤN NÔNG TRƯỜNG PHONG HẢI, HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Khoa : Quản lý Tài nguyên Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khóa học : 2016 - 2020 THÁI NGUYÊN, 2020
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------- NÔNG LỤC THỊ DUYÊN Tên đề tài: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM GCADAS VÀ MICROSTATION V8i THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH, MẢNH BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ 245, THỊ TRẤN NÔNG TRƯỜNG PHONG HẢI, HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Khoa : Quản lý Tài nguyên Lớp : K48 - ĐCMT Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khóa học : 2016 - 2020 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thu Thùy THÁI NGUYÊN, 2020
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là kết quả của quá trình tiếp thu kiến thức thực tế, qua đó giúp cho sinh viên tích lũy kinh nghiệm để phục vụ cho quá trình công tác sau này, là thời gian giúp cho mỗi sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, củng cố những kiến thức lý thuyết và vận dụng những kiến thức đó vào thực tế. Để đạt mục tiêu trên, được sự nhất trí của Khoa Quản Lý Tài Nguyên – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em tiến hành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Ứng dụng phần mềm gCadas và Microstation V8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh BĐĐC tờ 245 tỷ lệ 1:1000 tại thị trấn Nông trường Phong Hải – huyện Bảo Thắng – tỉnh Lào Cai”. Đến nay khóa luận đã hoàn thành, để có được kết quả này ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có sự chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Quản Lý Tài Nguyên, sự động viên của gia đình, bạn bè, sự giúp đỡ của Công ty TNHH VIETMAP cùng toàn thể nhân dân địa phương đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Với lòng biết ơn vô hạn, cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo TS. Nguyễn Thu Thùy, giảng viên khoa Quản Lý Tài Nguyên đã dành thời gian hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập và viết khóa luận tốt nghiệp của mình. Qua đây, em cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo và tập thể nhân viên Công ty TNHH VIETMAP đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài. Khóa luận này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy, các cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Đây sẽ là những kiến thức bổ ích cho công việc của em sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Sinh viên Nông Lục Thị Duyên
  • 4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i DANH MỤC BẢNG.................................................................................................. ii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH .................................................................................... vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iv PHẦN 1. MỞ ĐẦU....................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................2 3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................................2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU..............................................3 2.1. Cơ sở khoa học.....................................................................................................3 2.1.1 Tổng quan về bản đồ, bản đồ địa chính .............................................................3 2.1.2. Giới thiệu phần mềm Microstation V8i và phần mềm gCadas.......................22 2.2. Cơ sở pháp lý .....................................................................................................23 2.3. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................26 2.3.1. Tình hình đo đạc bản đồ địa chính ở các tỉnh .................................................26 2.3.2. Tình hình đo vẽ bản đồ địa chính ở Lào Cai...................................................27 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................29 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................29 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................29 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................29 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................29 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................29 3.2.2. Thời gian tiến hành .........................................................................................29 3.3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................29 3.3.1. Điều tra cơ bản ................................................................................................29 3.3.2.Tình hình quản lý và sử dụng đất đai...............................................................29 3.3.3. Thành lập bản đồ địa chính thị trấn Nông trường Phong Hải........................30 3.3.4. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp .......................................................30 3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................30 3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu.............................................................30 3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu và trình bày báo cáo .............................................30
  • 5. iii 3.4.3. Phương pháp kiểm tra, đối soát và so sánh thực địa.......................................30 3.4.4. Phương pháp xây dựng bản đồ........................................................................31 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................32 4.1. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................32 4.1.1.Đánh giá điều kiện tự nhiên .............................................................................32 4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất.......................................................................40 4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất. ....................................................................................40 4.2.2. Tình hình quản lý đất đai. ...............................................................................41 4.2.3. Khảo sát lưới khống chế đo vẽ và đo đạc chi tiết ...........................................42 4.2.4. Số liệu lưới khống chế đo vẽ của khu vực nghiên cứu ...................................43 4.3. Ứng dụng phần mềm gCadas và Microstation v8i thành lập bản đồ địa chính tờ 245, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai ...................44 4.3.1. Nhập số liệu đo................................................................................................46 4.3.2. Hiển thị sửa chữa số liệu đo............................................................................47 4.3.3. Thành lập bản vẽ .............................................................................................48 4.3.4. Kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ .....................................................................52 4.3.5. Sửa lỗi. ............................................................................................................53 4.3.6. Chia mảnh bản đồ............................................................................................56 4.3.7. Thực hiện trên 1 mảnh bản đồ.........................................................................56 4.3.8. Kiểm tra kết quả đo.........................................................................................63 4.3.9. In bản đồ..........................................................................................................63 4.4. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các biện pháp ........................................63 4.4.1. Thuận lợi .........................................................................................................63 4.4.2. Khó khăn .........................................................................................................63 4.4.3. Đề xuất các biện pháp khắc phục....................................................................63 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................65 5.1. Kết luận ..............................................................................................................65 5.2. Kiến nghị............................................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................67
  • 6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT UBND : Ủy ban nhân dân BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường TT : Thông tư GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất KHKT : Khoa học kỹ thuật GIS : Geography Information System QĐ : Quyết định NĐ-CP : Nghị định-Chính phủ
  • 7. v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tóm tắt thông số chia mảnh .....................................................................16 Bảng 4.1: Hiện trạng dân số thị trấn Nông trường Phong Hải năm 2019.................39 Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Nông trường Phong Hải .........................40 năm 2019...................................................................................................................40 Bảng 4.3. Tọa độ điểm khống chế trên tờ bản đồ địa chính số 245..........................44 tại thị trấn Nông trường Phong Hải...........................................................................44
  • 8. vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH Hình 2.1.Giao diện của MICROSTATION V8I.............................................22 Hình 2.2. Màn hình giao diện của gCadas......................................................23 Hình 4.1: Bản đồ thị trấn Nông trường Phong Hải.........................................32 Hình 4.2: Sơ đồ quy trình biên tập bản đồ địa chính ......................................45 Hình 4.3: File số liệu sau khi được xử lý........................................................46 Hình 4.4: Chuyển điểm chi tiết lên bản vẽ......................................................47 Hình 4.5: Hiển thị sửa chữa số liệu đo............................................................47 Hình 4.6: Một số điểm đo chi tiết. ..................................................................48 Hình 4.7: Nối vẽ các đối tượng.......................................................................48 Hình 4.8: Kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ.....................................................53 Hình 4.9: Sửa lỗi tự động................................................................................54 Hình 4.10: Màn hình hiển thị các lỗi của thửa đất..........................................55 Hình 4.11: Các thửa đất sau khi được sửa lỗi .................................................55 Hình 4.12: Bản đồ sau khi phân mảnh............................................................56 Hình 4.13: Tạo nhãn cho thửa đất...................................................................57 Hình 4.14: Thửa đất sau khi được tạo tâm thửa..............................................57 Hình 4.15: Đánh số thửa tự động....................................................................58 Hình 4.16: Gán dữ liệu từ nhãn.......................................................................59 Hình 4.17: Thửa đất sau khi được gán dữ liệu từ nhãn...................................59 Hình 4.18: Vẽ nhãn quy chủ ...........................................................................60 Hình 4.19: Sửa bảng nhãn thửa.......................................................................61 Hình 4.20 : Tạo khung bản đồ địa chính.........................................................62 Hình 4.21: Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh ................................62
  • 9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ xa xưa, con người đã biết khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên đất để tạo ra của cải vật chất. Cùng với quá trình phát triển của xã hội, việc sử dụng đất đai, đặc biệt là việc là vấn đề chiếm hữu và sử dụng đất, vấn đề phân phối và quản lý đất đai. Vấn đề sở hữu đất đai đóng vai trò cốt lõi cho việc tạo nên của cải và sự giàu có cho mỗi cá nhân. Ngày nay, dưới ánh sáng của khoa học kỹ thuật, đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Mọi quá trình sống của sinh vật đều phải dựa vào đất. đất đai là sản phẩm của quá trình phong hóa đá dựa vào các phản ứng lý – hóa và sinh vật. Đất đai là thành phần cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất, tạo ra môi trường sinh sống cho các loài và còn là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các khu dân cư, xây dựng kinh tế, xã hội quốc phòng, an ninh. Đồng thời đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian và chứa đựng dinh dưỡng…chính vì vậy công tác quản lý đất đai là việc quan trọng của mỗi quốc gia. Việt Nam là nước đang phát triển nên kinh tế theo hướng thị trường, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ. cùng với nó là sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng. Sự tồn tại và phát triển của các ngành kinh tế phi nông nghiệp đòi hỏi phải có quỹ đất để phát triển, vì thế quỹ đất cho ngành nông nghiệp ngày càng giảm do có sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ. Đây là một quy luật tất yếu chính vì thế chúng ta cần chủ động quản lý và quy hoạch quỹ đất một cách hợp lý, có hiệu quả và bền vững. Bản đồ địa chính là kết quả công tác điều tra cơ bản của ngành về quản lý nhà nước đối với đất đai, được lập theo đơn vị hành chính cơ sở là xã, phường, thị trấn và thống nhất trong phạm vi toàn quốc. Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao, phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất và từng chủ sử dụng. Do đó, bản đồ địa chính có vai trò rất quan trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.
  • 10. 2 Thị trấn Nông trường Phong Hải có địa hình, địa mạo khá phức tạp. Vì vậy, công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại xã còn gặp nhiều khó khăn; hệ thống bản đồ, hồ sơ địa chính và các tài liệu liên quan chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý đất đai trong thời kỳ hiện nay. Do đó, việc áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật vào thành lập bản đồ địa chính là thực sự cần thiết và cấp bách Trước đòi hỏi thực tế khách quan, được sự phân công của khoa Quản Lý Tài Nguyên – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thu Thùy và sự hỗ trợ của Công ty TNHH VIETMAP em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng phần mềm gCadas và Microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mảnh BĐĐC tờ 245, thị trấn Nông trường Phong Hải – huyện Bảo Thắng – tỉnh Lào Cai”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Ứng dụng phần mềm gCadas và Microstation v8i thành lập bản đồ địa chính. - Xác định được thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp khắc phục trong thành lập bản đồ địa chính. - Học tập nghiên cứu thêm về các phần mềm chuyên dụng trong thành lập bản đồ địa chính. 3. Ý nghĩa của đề tài - Trong học tập và nghiên cứu khoa học. + Thực tập tốt nghiệp là cơ hội tốt để hệ thống và củng cố lại kiến thức đã được học trong nhà trường và áp dụng vào thực tiễn công việc. - Trong thực tiễn. + Qua nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng phần mềm gCadas và Microstation v8i thành lập bản đồ địa chính giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được nhanh hơn đầy đủ hơn và chính xác hơn. + Phục vụ tốt cho việc đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính theo công nghệ số, hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính theo quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
  • 11. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1 Tổng quan về bản đồ, bản đồ địa chính 2.1.1.1. Khái niệm bản đồ “Bản đồ là hình ảnh của thực tế địa lý được ký hiệu hoá, phản ánh các yếu tố hoặc các đặc điểm một cách có chọn lọc, là kết quả từ sự nỗ lực sáng tạo trong lựa chọn của tác giả bản đồ, và được thiết kế để sử dụng chủ yếu liên quan đến mối quan hệ không gian”. Trích dẫn (Theo Hội nghị Bản đồ thế giới lần thứ 10- Barxelona, 1995). Nội dung bản đồ thể hiện các hiện tượng địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội và mối quan hệ giữa chúng. Nội dung bản đồ được biểu thị thông qua quá trình tổng quát hoá và được trình bày bằng hệ thống ký hiệu. Theo A.M. Berliant: “Bản đồ là hình ảnh (mô hình) của bề mặt trái đất, các thiên thể hoặc không gian vũ trụ, được xác định về mặt toán học, thu nhỏ, và tổng quát hoá, phản ánh về các đối tượng được phân bố hoặc chiếu trên đó, trong một hệ thống ký hiệu đã được chấp nhận”. 2.1.1.2. Bản đồ địa chính 1. Khái niệm bản đồ địa chính a. Địa chính là gì Địa chính là thể tổng hợp của các tư liệu văn bản xác định rõ ranh giới, phân loại, số lượng, chất lượng của đất đai, quyền sở hữu, quyền sử dụng đất làm cơ sở cho việc phân bổ, đánh thuế đất, quản lý đất, bao gồm trách nhiệm thành lập, cập nhật và bảo quản các tài liệu địa chính. b. Bản đồ địa chính Là bản đồ chuyên ngành đất đai, trên bản đồ thể hiện chính xác vị trí, ranh giới, diện tích và một số thông tin địa chính của từng thửa đất, từng vùng đất. Bản đồ địa chính còn thể hiện các yếu tố địa lý khác liên quan đến đất đai. Bản đồ địa chính được thành lập theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn và thống nhất trong phạm vi cả nước. Bản đồ địa chính được xây dựng trên cơ sở kỹ thuật và
  • 12. 4 công nghệ ngày càng hiện đại, nó đảm bảo cung cấp thông tin không gian của đất đai phục vụ công tác quản lý đất. Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao phục vụ quản lý đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất. Bản đồ địa chính khác với bản đồ chuyên ngành khác ở chỗ bản đồ địa chính có tỷ lệ lớn và phạm vi đo vẽ rộng khắp mọi nơi trên toàn quốc. Bản đồ địa chính thường xuyên được cập nhật thông tin về các thay đổi hợp pháp của đất đai, công tác cập nhật thông tin có thể thực hiện hàng ngày theo định kỳ. Hiện nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đang hướng tới việc xây dựng bản đồ địa chính đa chức năng, vì vậy bản đồ địa chính còn có tính chất của bản đồ cơ bản quốc gia. c. Bản đồ địa chính gốc Là bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất và thể hiện chọn và không chọn các thửa đất, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đó được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan; lập trong khu vực, trong phạm vi một số đơn vị hành chính cấp xã, trong một phần hay cả đơn vị hành chính cấp huyện hoặc một số huyện trong phạm vi một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương, được một cơ quan thực hiện và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận. Bản đồ địa chính gốc là cơ sở để thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn ( sau đây gọi chung là xã ). Các nội dung đó được nhập trên bản đồ địa chính cấp xã phải được chuyển lên bản đồ địa chính gốc. d. Bản trích đo địa chính Là bản đồ thể hiện trọn một thửa đất hoặc trọn một số thửa đất liền kề nhau, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp xã trường hợp thửa đất có liên quan đến hai hay nhiều xã thì trên bản trích đo phải thể hiện đường địa giới hành chính xã để xác định diện tích thửa đất trên từng xã, được cơ quan thực hiện, ủy ban nhân dân xã và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận. Ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng ( loại đất ) của từng thửa đất thể hiện trên bản trích đo địa chính được xác định theo hiện trạng sử dụng đất. Khi đăng ký
  • 13. 5 quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng của đất có thay đổi thì phải chỉnh sửa bản trích đo địa chính thống nhất với số liệu đăng ký quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. e. Thửa đất Là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc mô tả trên hồ sơ. Ranh giới thửa đất trên thực địa được xác định bằng các cạnh thửa đất là tâm của ranh giới tự nhiên hoặc đường nối giữa các mốc giới hoặc địa vật cố định ( là dấu mốc hoặc cột mốc ) tại các đỉnh liền kề của thửa đất; ranh giới thửa đất mô tả trên hồ sơ địa chính xác định bằng các cạnh thửa là ranh giới tự nhiên hoặc đường nối giữa các mốc địa giới hoặc địa vật cố định. Trên bản đồ địa chính tất cả các thửa đất đều được xác định vị trí ranh giới (hình thể), diện tích, loại đất và được đánh số thứ tự. Trên bản đồ địa chính ranh giới thửa đất phải thể hiện là đường bao khép kín của phần diện tích đất thuộc thửa đó. Trường hợp ranh giới thửa đất là cả đường ranh giới tự nhiên (như bờ thửa, tường ngăn, ...) không thuộc thửa đất mà đường ranh giới tự nhiên đó thể hiện bề rộng trên bản đồ địa chính thì ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ địa chính là mép của đường ranh giới tự nhiên giáp với thửa đất. Trường hợp ranh giới thửa đất mà đường ranh tự nhiên đó không thể hiện được bề rộng trên bản đồ địa chính thì ranh giới thửa đất được thể hiện là đường trung tâm của đường ranh tự nhiên đó và ghi rõ độ rộng của đường ranh tự nhiên trên bản đồ địa chính. f. Loại đất Là tên gọi đặc trưng cho mục đích sử dụng đất. Trên bản đồ địa chính loại đất được thể hiện bằng ký hiệu tương ứng với mục đích sử dụng của đất được quy định theo thông tư số 08/2007/TT-BTNMT. Loại đất thể hiện trên bản đồ phải đúng hiện trạng khi đo vẽ lập bản đồ địa chính và được chỉnh lý sau khi đăng ký quyền sử dụng đất. g. Diện tích thửa đất Diện tích thửa đất được thể hiện theo đơn vị mét vuông (m²), được làm tròn đến một số (01) chữ số thập phân. Vd: 100.2 m² h. Trích đo địa chính Là đo vẽ lập bản đồ địa chính hoặc của một khu đất hoặc thửa đất tại khu vực chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng chưa đáp ứng được
  • 14. 6 một số yêu cầu trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. i. Hồ sơ địa chính Là hồ sơ phục vụ quản lý Nhà nước đối với việc sử dụng đất. Hồ sơ địa chính được lập chi tiết đến từng thửa đất của mỗi người sử dụng đất theo từng đơn vị hành chính cấp xã, gồm: bản đồ địa chính (hoặc bản trích đo địa chính). Sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai và văn bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 2.1.1.3. Mục đích thành lập bản đồ địa chính Bản đồ địa chính được thành lập nhằm mục đích sau: + Làm cơ sở để giao đất, thực hiện đăng ký đất, thu hồi, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. + Xác nhận hiện trạng về địa giới các cấp hành chính xã, huyện, tỉnh. + Xác nhận hiện trạng, thể hiện và chỉnh lý biến động của từng loại đất trong phạm vi xã. + Làm cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cải tạo đất, thiết kế xây dựng các điểm dân cư, đường giao thông, cấp thoát nước. + Làm cơ sở để thanh tra tình hình sử dụng đất và tranh chấp đất đai. + Làm cơ sở để thống kê và kiểm kê đất đai. + Làm cơ sở để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai các cấp. 2.1.1.4. Yêu cầu cơ bản đối với bản đồ địa chính Bản đồ địa chính được sử dụng trong quản lý đất đai là bộ bản đồ biên tập riêng cho từng đơn vị hành chính cơ sở, xã, phường, mỗi bộ bản đồ gồm có nhiều tờ bản đồ ghép lại. Để đảm bảo tính thống nhất, tránh nhầm lẫn và dễ dàng vận dụng trong quá trình thành lập, sử dụng bản đồ địa chính và quản lý đất đai, ta cần hiểu rõ bản chất một số yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính và các yếu tố tham chiếu. + Yếu tố điểm: Điểm là một vị trí được đánh dấu mốc ở thực địa bằng dấu mốc đặc biệt trong thực tế đó là điểm trắc địa. Các điểm đặc trưng trên đường biên thửa đất, các điểm đặc trưng của địa vật, địa hình. Trong địa chính cần quản lý các dấu mốc thể hiện điểm ở thực địa và toạ độ của chúng.
  • 15. 7 + Yếu tố đường: Đó là các đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong nối các điểm trên thực địa. Đối với đoạn thẳng cần xác định và quản lý toạ độ hai điểm đầu và cuối, từ toạ độ có thể tính ra chiều dài và phương vị của đoạn thẳng đối với đường gấp khúc cần quản lý các điểm đặc trưng của nó. Các đường cong có hình dạng hình học cơ bản có thể quản lý các yếu tố đặc trưng như, cung tròn có thể xác định và quản lý điểm đầu, cuối và bán kính của nó. + Thửa đất: Đó là yếu tố đơn vị cơ bản của đất đai. Thửa đất là một mảnh đất tồn tại ở thực địa có diện tích xác định được giới hạn bởi một đường bao khép kín thuộc một chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng nhất định. Trong mỗi thửa đất có thể có một hoặc một số loại đất. Đường ranh giới thửa đất ở thực địa có thể là con đường, bờ ruộng, tường xây hay rào cây. Hoặc đánh dấu mốc theo quy ước của các chủ sử dụng đất, các yếu tố đặc trưng của thửa đất là các điểm gốc thửa đất đều được xác định vị trí, ranh giới, diện tích, mọi thửa đất đều được đặt tên tức là gán cho nó một số hiệu địa chính, số hiệu này thường được đặt theo thứ tự trên từng tờ bản đồ địa chính. Ngoài số hiệu địa chính, các thửa đất còn có các yếu tố tham chiếu khác như địa danh, tên riêng của khu đất, xứ đồng, lô đất, địa chỉ, thôn, xã, đường phố, số hiệu thửa đất và địa danh thửa đất là yếu tố tham chiếu giúp cho việc nhận dạng, phân biệt thửa này với thửa khác trên phạm vi địa phương và quốc gia. + Thửa đất phụ trên một thửa đất lớn có thể tồn tại các thửa nhỏ có đường ranh giới phân chia không ổn định, có các phần được sử dụng vào các mục đích khác nhau, trồng cây khác nhau, mức tính thuế khác nhau, thậm chí thường xuyên thay đổi chủ sử dụng đất loại thửa nhỏ này được gọi là thửa đất phụ hay đơn vị phụ tính thuế. + Lô đất là vùng đất có thể gồm một hoặc nhiều thửa đất, thông thường lô đất được giới hạn bởi các con đường, kênh mương, sông ngòi... Đất đai được chia lô theo điều kiện địa lý như có cùng độ cao, độ dốc theo điều kiện giao thông, thuỷ lợi, theo mục đích sử dụng hay cùng loại cây trồng. + Khu đất, xứ đồng ( là tên địa danh của 1 cánh đồng ) đó là vùng đất gồm nhiều thửa đất, nhiều lô đất. Khu đất và xứ đồng thường có tên gọi riêng được đặt từ lâu đời.
  • 16. 8 + Thôn bản, xóm ấp: Đó là các cụm dân cư tạo thành một cộng đồng người cùng sống và lao động trên một vùng đất. Các cụm dân cư thường có sự cố kết mạnh về các yếu tố dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp. + Xã, phường: Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn, bản hoặc đường phố đó là đơn vị hành chính có đầy đủ các tổ chức chính quyền lực để thực hiện chức năng quản lý nhà nước một cách toàn diện đối với các hoạt động về chính trị, kinh tế văn hoá xã hội trong phạm vi lãnh thổ của mình. Thông thường bản đồ địa chính được đo vẽ và biên tập theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường để sử dụng trong quá trình quản lý đất đai. 2.1.1.5. Phân loại bản đồ địa chính 1. Theo điều kiện khoa học và công nghệ Với điều kiện khoa học và công nghệ như hiện nay, bản đồ địa chính được thành lập ở hai dạng cơ bản là bản đồ giấy và bản đồ số địa chính. + Bản đồ giấy địa chính là loại bản đồ truyền thống, các thông tin được thể hiện toàn bộ trên giấy nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú. Bản đồ giấy cho ta thông tin rõ ràng, trực quan và dễ sử dụng. + Bản đồ số địa chính có nội dung thông tin tương tự như bản đồ giấy địa chính song các thông tin này được lưu trữ dưới dạng số trong máy tính, sử dụng một hệ thống ký hiệu mã hoá. Các thông tin không gian lưu trữ dưới dạng toạ độ (x,y), còn thông tin thuộc tính sẽ được mã hoá. Các số liệu đo đạc hoặc bản đồ cũ được đưa vào máy tính để xử lý, biên tập, lưu trữ và có thể in ra thành bản đồ giấy. Hai loại bản đồ trên có cùng cơ sở toán học cùng nội dung. Tuy nhiên bản đồ số đã sử dụng thành quả của công nghệ thông tin hiện đại nên có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với bản đồ giấy theo phương pháp truyền thống thông thường. Về độ chính xác, bản đồ số lưu trữ trực tiếp các số đo nên các thông tin chỉ bị ảnh hưởng của sai số đo đạc ban đầu, trong khi đó bản đồ giấy còn chịu ảnh hưởng rất lớn của sai số đồ họa. Trong quá trình sử dụng, bản đồ số cho phép ta lưu trữ gọn nhẹ, dễ dàng tra cứu, cập nhật thông tin, đặc biệt nó tạo ra khả năng phân tích tổng hợp thông tin nhanh chóng, phục vụ kịp thời cho các cơ quan nhà nước, cơ quan kinh tế, kỹ thuật.
  • 17. 9 2. Theo đặc điểm quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính Khi nghiên cứu đặc điểm quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính và phạm vi ứng dụng của từng loại bản đồ địa chính cần phải dựa trên một số khái niệm về các loại bản đồ địa chính sau: + Bản đồ địa chính cơ sở là tên gọi chung cho bản đồ gốc được đo vẽ bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa, đo vẽ có sử dụng ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ bổ sung ở thực địa. Trên bản đồ địa chính cơ sở thể hiện hiện trạng, hình thể, diện tích và các loại đất của các ô thửa có tính ổn định lâu dài và dễ xác định vị trí ở ngoài thực địa. Bản đồ địa chính cơ sở được đo vẽ kín ranh giới hành chính các cấp vẽ kín khung của tờ bản đồ. Các thửa đất ở vùng biên của các tờ bản đồ địa chính cơ sở có thể bị cắt bởi đường khung trong. Trong trường hợp bản đồ địa chính được lập bằng phương pháp đo ảnh đối với vùng đất nông nghiệp không thể vẽ chi tiết đến các thửa đất nhỏ của chủ sử dụng đất mà chỉ vẽ đến lô đất, các vùng đất khi có số hiệu thửa đất trên bản đồ địa chính cơ sở chỉ là số hiệu tạm thời. Bản đồ địa chính cơ sở là tài liệu cơ bản để biên vẽ và đo vẽ bổ sung, biên tập thành bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. + Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đó được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan; lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn, được cơ quan thực hiện, Uỷ ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận. Ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng (loại đất) của thửa đất thể hiện trên bản đồ địa chính được xác định theo hiện trạng sử dụng đất. Khi đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng đất có thay đổi thì phải chỉnh sửa bản đồ địa chính thống nhất với số liệu đăng ký quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Bản đồ địa chính đo là tên gọi chung cho bản vẽ tỷ lệ lớn hơn hoặc nhỏ hơn tỷ lệ bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa chính, trên đó thể hiện chi tiết từng thửa đất trong các ô đất có tính ổn định lâu dài hoặc thể hiện chi tiết theo yêu cầu quản lý đất đai.
  • 18. 10 2.1.1.6. Nội dung của bản đồ địa chính 1. Điểm khống chế tọa độ và độ cao Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các điểm khống chế tọa độ và độ cao Nhà Nước các cấp, Lưới tọa độ địa chính và các điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc để sử dụng lâu dài, đây là yếu tố dạng điểm cần thể hiện chính xác đến 0,1 mm trên bản đồ bằng các ký hiệu quy ước. 2. Địa giới hành chính các cấp Các đường địa giới quốc gia, địa giới hành chính các cấp tỉnh, xã, các điểm ngoặt của đường địa giới các mốc địa giới hành chính ta đều phải thể hiện chính xác. Khi đường địa giới cấp thấp trùng với đường địa giới cấp cao hơn thì ta biểu thị đường địa giới cấp cao. Các đường địa giới phải phù hợp với hồ sơ địa giới được lưu trữ trong cơ quan Nhà nước. 3. Ranh giới thửa đất Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính, ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ bằng đường nét viền khép kín hoặc đường cong. Để xác định vị trí thửa đất cần đo vẽ chính xác các điểm đặc trưng trên đường ranh giới của nó như những góc thửa, điểm ngoặt, đường cong của đường biên. Trên bản đồ địa chính, mỗi thửa đất cần thể hiện đầy đủ ba yếu tố là số hiệu thửa, diện tích, và mục đích sử dụng đất. 4. Loại đất Trên bản đồ địa chính cần thể hiện loại đất theo mục đích sử dụng đối với từng thửa đất. Tiến hành phân loại theo quy định của luật đất đai. 5. Công trình xây dựng trên đất Với những vùng đất thổ cư, đặc biệt là khu đô thị khi đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn phải thể hiện chính xác trên từng thửa đất ranh giới các công trình xây dựng cố định như nhà ở, nhà làm việc... Các công trình xây dựng được xác định theo mép tường ngoài, trên vị trí công trình xây dựng còn biểu thị các tính chất công trình như: Nhà tạm thời, nhà gạch, nhà bê tông, nhà nhiều tầng... Địa vật quan trọng có ý nghĩa định hướng như các tháp cao, ... chỉ thể hiện trên bản đồ địa chính khi không cản trở việc thể hiện các yếu tố nội dung
  • 19. 11 quan trọng khác. 6. Hệ thống giao thông Thể hịên tất cả các loại đường sắt, đường bộ, đường phố, ngõ phố, đường trong làng, ngoài đồng, ... Đo vẽ xác định vị trí tim đường, mặt đường, chỉ giới đường, các công trình cầu cống trên đường và ghi chú tính chất con đường. Giới hạn thể hiện hệ thống giao thông là chân đường, đường có độ rộng lớn hơn 0,5mm trên bản đồ phải vẽ thể hiện 2 nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0,5mm trên bản đồ thì vẽ 1 nét trên đường tim và ghi chú độ rộng. 7. Mạng lưới thủy văn Thể hiện tất cả các hệ thống sông ngòi, kênh mương, ao, hồ,... Đối với hệ thống thuỷ văn tự nhiên phải thể hiện đường bờ ổn định và mép nước ở thời điểm đo vẽ, với hệ thông thủy văn nhân tạo chỉ thể hiện đường bờ ổn định. Độ rộng của kênh mương lớn hơn 0,5mm trên bản đồ thì vẽ 2 nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0.5mm trên bản đồ thì vẽ 1 nét trên đường tim của nó. Khi đo vẽ trong các khu dân cư thì phải đo vẽ chính xác các rãnh thoát nước công cộng, sông ngòi, kênh mương cần phải ghi chú tên riêng và hướng dòng nước chảy. 8. Mốc giới quy hoạch Trên bản đồ địa chính còn thể hiện đầy đủ các mốc quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo vệ đường điện cao thế, bảo vệ đê điều. 9. Dáng đất Trên bản đồ địa chính phải thể hiện dáng đất bằng đường đồng mức hoặc ghi chú độ cao.Tuy nhiên các yếu tố này không bắt buộc phải thể hiện, nơi nào cần vẽ thì quy định rõ ràng trong luận chứng kinh tế kỹ thuật. 10. Cơ sở hạ tầng Mạng lưới điện, viễn thông, liên lạc cấp thoát nước… 2.1.1.7. Cơ sở toán học 1. Lưới khống chế tọa độ và độ cao Cơ sở khống chế tọa độ và độ cao để đo vẽ thành lập bản đồ địa chính gồm:
  • 20. 12 - Lưới tọa độ và độ cao Quốc gia các hạng (lưới tọa độ địa chính cơ sở tương đương điểm tọa độ hạng III quốc gia) - Lưới tọa đọ địa chính cấp I, II; lưới độ cao kỹ thuật. - Lưới khống chế đo vẽ, điểm khống chế ảnh. Trong trường hợp lưới tọa độ Quốc gia các hạng hoặc lưới tọa độ địa chính cơ sở chưa có hoặc chưa đủ mật độ, cần xây dựng lưới tọa độ địa chính trên cơ sở các điểm tọa độ Quốc gia cấp “0” hạng I và hạng II. 2. Hệ quy chiếu và hệ tọa độ Quốc gia VN2000 trong thành lập bản đồ địa chính Hệ quy chiếu và hệ tọa độ Quốc gia là cơ sở toán học mà mỗi Quốc gia nhất thiết phải có để thể hiện chính xác và thống nhất các dữ liệu đo đạc bản đồ phục vụ quản lý biên giới Quốc gia trên đất liền và trên biển, quản lý Nhà nước về địa giới lãnh thổ, điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên và môi trường, theo dõi hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia còn đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học về Trái đất trên phạm vi cả nước cũng như khu vực toàn cầu, dự báo biến động môi trường sinh thái và phòng chống thiên tai. Hệ quy chiếu và hệ tọa độ Quốc gia còn cần thiết cho việc lập các dữ liệu địa lý phục vụ đào tạo nâng cao dân trí và các hoạt động dân sự của cộng đồng. Bản đồ địa chính của Việt Nam được thành lập trước năm 2000 đều sử dụng hệ quy chiếu và tọa độ quốc gia HN72 có mặt phẳng chiếu vuông góc Gauss – Kruger với múi chiếu 3o , sử dụng elipxoit Kravoski. Nhưng theo sự phát triển của thời gian hệ quy chiếu quốc gia HN72 không còn đáp ứng được các yêu cầu thực tế. Vì vậy từ tháng 7 năm 2000 Tổng cục địa chính đã đưa vào sử dụng hệ tọa độ và hệ quy chiếu nhà nước VN-2000 mang tính ưu việt . Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 có các tham số chính sau: + Bán trục lớn: a = 6 378 137,000 + Độ dẹt: α = 298,257223563 + Tốc độ quay quanh trục = 7292115,0 x 1011 rad/s +Hằng số trọng trường Trái Đất GM = 3986005. 108 m3 s-2 - Điểm gốc tọa độ quốc gia là điểm N00 đặt trong khuôn viên Viện nghiên
  • 21. 13 cứu Địa chính (nay là Viện nghiên cứu khoa học đo đạc bản đồ), đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. - Lưới chiếu tọa độ phẳng cơ bản : theo hệ thống lưới hình trụ ngang đồng góc UTM quốc tế, danh pháp tờ bản đồ theo hệ thống hiện hành có chú thích danh pháp UTM quốc tế. - Phép chiếu UTM quốc tế được sử dụng để tính hệ tọa độ phẳng, trên múi chiếu 30 , sai số trên kinh tuyến giữa của mõi múi là k0 = 0,9999. - Hệ tọa độ vuông góc phẳng: có trục Y là xích đạo, trục X là kinh tuyến trục quy định thống nhất cho từng tỉnh, lùi về phía tây 500km. - Điểm gốc của hệ độ cao là điểm độ cao gốc ở Hòn Dấu – Hải Phòng. 3. Phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính a. Chia mảnh bản đồ địa chính theo hình vuông tọa độ vuông góc Bản đồ địa chính được chia thành các mảnh theo lưới ô vuông của hệ tọa độ vuông góc phẳng. Cần xác định 4 góc của hình chữ nhật có tọa độ chẵn km trong hệ tọa độ vuông góc theo kinh tuyến trục của tỉnh bao kín toàn bộ ranh giới ranh giới hành chính của tỉnh hoặc thành phố làm giới hạn. - Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 Dựa vào lưới kilomet (km) của hệ tọa độ mặt phẳng theo kinh tuyến trục cho từng tỉnh và xích đạo, chia thành các ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 6 x 6 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 10000. Kích thước hữu ích của bản đồ là 60 x 60 cm tương ứng với diện tích là 3600ha. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 gồm 8 chữ số: 2 số đầu là 10, tiếp theo là dấu gạch nối (-), 3 số tiếp là số chẵn kilomet (km) của tọa độ X, 3 chữ số sau là 3 số chẵn kilomet (km) của tọa độ Y của điểm góc trái trên của mảnh bản đồ. Trục tọa độ X tính từ xích đạo có giá trị X = 0 km, trục tọa độ Y có giá trị Y = 500 km trùng với kinh tuyến trục của tỉnh. VD: 10 – 728 – 494 - Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000 Chia mảnh bản đồ 1:10000 thành 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000. Kích thước hữu ích của
  • 22. 14 bản đồ là 60 x 60 cm tương ứng với diện tích 900 ha. Số hiệu mảnh bản đồ đánh theo nguyên tắc tương tự như đánh số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 nhưng không ghi số 10. VD: 725 497 - Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 Chia mảnh bản đồ 1:5000 thành 9 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000. Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 100 ha. Các ô vuông được đánh số thứ tự theo chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc tư trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnh 1:5000, gạch nối và số thứ tự ô vuông. VD: 724 502 – 6 - Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000
  • 23. 15 Chia mảnh bản đồ bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000. Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 25 ha. Các ô vuông được đánh thứ tự bằng các chữ cái a, b, c, d theo nguyến tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông. VD: 724 502 – 6 – b - Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500. Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 6,25 ha. Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn. VD: 724 502 – 6 – (11) - Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 Chia mảnh bản đồ 1:2000 thành 100 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,10 x 0,10 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200. Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 1,00 ha.
  • 24. 16 Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông. VD: 724 502 – 6 – 13 Tên gọi của mảnh bản đồ: tên gọi của mảnh bản đồ địa chính gốc là tên của đơn vị hành chính (Tỉnh - Huyện - Xã) đo vẽ bản đồ. Bảng 2.1: Tóm tắt thông số chia mảnh Tỷ lệ bản đồ Cơ sở chia mảnh Kích thước bản vẽ (cm) Kích thước thực tế (m) Diện tích đo vẽ (ha) Ký hiệu thêm vào 1:10000 Khu đo 60 x 60 6000 x 6000 3600 1:5000 1:10000 60 x 60 3000 x 3000 900 1:2000 1:5000 50 x 50 1000 x 1000 100 1 ÷ 9 1:1000 1:2000 50 x 50 500 x 500 25 a, b, c, d 1:500 1:2000 50 x 50 250 x 250 6,25 (1)…(16) 1:200 1:2000 50 x 50 100 x 100 1,0 1 ÷ 100 (Nguồn: Thông tư 25/2014/TT-BTNMT) 4. Chia mảnh bản đồ địa chính theo tọa độ địa lý Khi đo vẽ bản đồ địa chính trên khu vực rộng lớn có thể dùng phương pháp chia mảnh bảo đồ theo tọa độ địa lý tương tự phương pháp chia mảnh bản đồ địa hình. Khi chia mảnh bản đồ địa chính theo tọa độ địa lý thì người làm công tác đo
  • 25. 17 đạc địa chính cần hiểu rõ để khi cần thiết sẽ có biện pháp chuyển đổi bản đồ từ hệ thống cũ sang hệ thống mới. Trình tự chia mảnh bản đồ địa chính theo tọa độ địa lý như sau: - Lấy một tờ bản đồ tỷ lệ 1:100.000 làm cơ sở chia ra thành 384 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000. Tức là chia mảnh bản đồ theo chiều ngang chia ra 24 mảnh, theo chiều đứng chia ra 16 mảnh. Kích thước khung tờ bản đồ 1:5000 là 1’15” x 1’15”. - Ký hiệu tờ bản đồ 1:5000 là số hiệu tờ bản đồ 1:100.000 thêm vào các số thứ tự của tờ bản đồ 1:5000, đánh số bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 384 đặt trong dấu ngoặc đơn, đánh số từ trên xuống dưới, từ trái sang phải Phương pháp chia mảnh này toàn toàn giống cách chia mảnh bản đồ địa hình cùng tỷ lệ. Tọa độ góc thẳng đứng của góc khung không phải là số chẵn mà phải tính ra từ tọa độ địa lý. Khung trong của tờ bản đồ có hạng hình thang. 2.1.1.8. Yêu cầu độ chính xác - Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ, điểm trạm đo so với điểm khởi tính sau bình sai không vượt quá 0,1 mm tính theo tỷ lệ bản đồ cần lập. - Sai số biểu thị điểm góc khung bản đồ, giao điểm của lưới km, các điểm tọa độ quốc gia, các điểm địa chính, các điểm có toạ độ khác lên bản đồ địa chính dạng số được quy định là bằng không (không có sai số). - Đối với bản đồ địa chính dạng giấy, sai số độ dài cạnh khung bản đồ không vượt quá 0,2 mm, đường chéo bản đồ không vượt quá 0,3 mm, khoảng cách giữa điểm tọa độ và điểm góc khung bản đồ (hoặc giao điểm của lưới km) không vượt quá 0,2 mm so với giá trị lý thuyết. - Sai số vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất không được vượt quá: a) 5 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200; b) 7 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500; c) 15 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000; d) 30 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000;
  • 26. 18 đ) 150 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000; e) 300 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000. g) Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000, 1:2000 thì sai số vị trí điểm nêu trên được phép tăng 1,5 lần. - Sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính dạng số so với khoảng cách trên thực địa được đo trực tiếp hoặc đo gián tiếp từ cùng một trạm máy không vượt quá 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ cần lập, nhưng không vượt quá 4 cm trên thực địa đối với các cạnh thửa đất có chiều dài dưới 5 m. Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000, 1:2000 thì sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất nêu trên được phép tăng 1,5 lần. - Vị trí các điểm mốc địa giới hành chính được xác định với độ chính xác của điểm khống chế đo vẽ. - Khi kiểm tra sai số phải kiểm tra đồng thời cả sai số vị trí điểm so với điểm khống chế gần nhất và sai số tương hỗ vị trí điểm. Trị tuyệt đối sai số lớn nhất khi kiểm tra không được vượt quá trị tuyệt đối sai số cho phép. Số lượng sai số kiểm tra có giá trị bằng hoặc gần bằng (từ 90% đến 100%) trị tuyệt đối sai số lớn nhất cho phép không quá 10% tổng số các trường hợp kiểm tra. Trong mọi trường hợp các sai số nêu trên không được mang tính hệ thống. (Nguồn: Điều 7,Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 quy định về bản đồ địa chính.) 2.1.1.9. Các phương pháp khác thành lập bản đồ địa chính Thành lập bản đồ địa chính gốc tốn nhiều công sức và tiền của trong công đoạn đo vẽ ngoại nghiệp.Trong thực tế sản xuất đang sử dụng các phương pháp sau để thành lập bản đồ địa chính cơ sở: - Phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa. - Phương pháp đo ảnh hàng không kết hợp đo vẽ ở thực địa. - Phương pháp biên vẽ, biên tập trên nền bản đồ địa hình cùng tỷ lệ và đo vẽ bổ sung. Mỗi phương pháp đo thành lập bản đồ địa chính cơ sở đòi hỏi các điều kiện và phương tiện kỹ thuật khác nhau.Việc lựa chọn phương pháp đo, thành lập bản đồ
  • 27. 19 địa chính cơ sở cho từng khu vực phải căn cứ vào đặc điểm về địa hình, loại đất, kinh tế xã hội, trang thiết bị máy móc của đơn vị, nguồn nhân lực… Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thành lập bản đồ cho các công đoạn. Kết quả cuối cùng là bộ bản đồ địa chính cơ sở được vẽ trên giấy, hoặc bộ bản đồ số được lưu trên máy tính. Từ bản đồ địa chính cơ sở tiến hành biên tập, đo vẽ bổ sung thành lập bản đồ địa chính cấp xã hay gọi là bản đồ địa chính. 1.Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa Sơ đồ 2.1: Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa. Ưu nhược điểm của phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa: a) Ưu điểm - Đáp ứng được các tiêu chuẩn thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ lớn, khu vực đông dân cư, có nhiều địa vật che khuất. Phương án kỹ thuật đo đạc thành lập bản đồ địa chính Đo chi tiết ngoại nghiệp Vẽ bản đồ gốc, tu chỉnh tiếp biên bản vẽ Lên mực bản đồ gốc, đánh số thửa, tính diện tích Biên tập bản đồ địa chính Giao diện tích thửa đất cho các chủ sử dụng Đăng ký, thống kê, cấp giấy chứng nhận QSDĐ In, lưu trữ, sử dụng Thành lập lưới tọa độ địa chính các cấp Chuẩn bị bản vẽ các tư liệu liên quan
  • 28. 20 - Thông tin trên bản đồ hoàn toàn mới, tính thời sự và độ tin cậy cao. - Sử dụng các loại máy móc hiện đại và có độ chính xác cao, do đó chất lượng bản đồ tốt và độ tin cậy cao. - Phương pháp này áp dụng có hiệu quả cao đối với khu vực đo vẽ có diện tích không lớn, thửa đất nhỏ. b) Nhược điểm - Chi phí thành lập bản đồ lớn, sử dụng nhiều công lao động đòi hỏi có trình độ tay nghề và kinh nghiệm. - Thời gian đo đạc chủ yếu ngoài thực địa do đó kết quả, năng suất lao động và tiến độ thực hiện phụ thuộc nhiều vào thời tiết và điều kiện làm việc. - Phương pháp đã sử dụng các loại máy móc và công nghệ hiện đại nhưng hiệu suất vẫn không bằng các phương pháp khác. 2. Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không Sơ đồ 2.2: Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không Lập phương án kỹ thuật, khảo sát, thiết kế Lập lưới khống chế ảnh ngoại nghiệp Bay chụp ảnh hàng không Tăng dày điểm khống chế ảnh nội nghiêp, tính bình sai Lập mô hình số mặt đất, đo vẽ địa vât, thủy hệ Lập bình đồ trực ảnh, điều vẽ ngoại nghiệp nội dung bản đồ gốc Đo vẽ bổ sung thực địa nội dung bản đồ địa chính Thành lập bản đồ địa chính cơ sở Biên tập bản đồ địa chính In, lưu trữ, sử dụng
  • 29. 21 Ưu nhược điểm của phương pháp thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không: a) Ưu điểm - Ảnh hàng không có độ phủ rộng, được tiến hành bay chụp theo các dải cho một khu vực do đó phương pháp này thích hợp đo vẽ thành lập bản đồ cho một vùng rộng lớn cho hiệu quả cao về năng suất, giá thành và thời gian. - Khắc phục được những khó khăn của sản xuất, đo vẽ ngoại nghiệp. - Tỷ lệ chụp ảnh hiện nay phù hợp với công nghệ thành lập bản đồ địa chính đảm bảo độ chính xác ở tỷ lệ trung bình. b) Nhược điểm - Độ chính xác không đảm bảo khi thành lập bản đồ địa chính có tỷ lệ lớn: (1:200, 1: 500, 1:1000) - Phương pháp cho hiệu quả thấp đối với các khu vực có nhiều địa vật che khuất ranh giới các thửa đất. - Tính thời sự không cao, đòi hỏi phải đo đạc bổ sung, đối soát thực địa - Không áp dụng được với các khu vực nhỏ, các khu vực nằm không liền với nhau (nếu phải chụp ảnh thì giá thành làm bản đồ sẽ bị đẩy lên cao). 3.Phương pháp biên vẽ, biên tập trên nền bản đồ địa hình cùng tỷ lệ và đo vẽ bổ sung Để đáp ứng yêu cầu về bản đồ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, bộ Tài nguyên và môi trường đã chỉ đạo thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 và 1: 25000 cho khu vực đất lâm nghiệp, đất đồi núi từ bản đồ đã có chủ yếu là bản đồ địa hình có cùng tỷ lệ. Trong phương pháp này bản đồ được sử dụng làm gốc biên vẽ cần đảm bảo chất lượng bản đồ tốt và mới, kết hợp với các tài liệu bổ sung như ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, và bản đồ chuyên ngành. Các yếu tố thửa đất được nhận biết từ các bản đồ tài liệu, sau đó được đối soát, bổ sung hoàn thiện bằng điều tra,
  • 30. 22 đo đạc ngoài thực địa. 2.1.2. Giới thiệu phần mềm Microstation V8i và phần mềm gCadas 2.1.2.1. Phần mềm Microstation V8i - MicroStation là một phần mềm giúp thiết kế (CAD) được sản xuất và phân phối bởi tập đoàn BentleySytems. MicroStation có môi trường đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ. - MicroStation còn được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác chạy trên đó như: Famis, Geovec, Irasb, Irasc, MSFC, MRF CLEAN, MRF FragvàeTools, eMap… Các công cụ của MicroStation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền ảnh raster, sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ. - Đặc biệt, trong lĩnh vực biên tập và trình bày bản đồ, dựa vào các tính năng mở của MicroStation cho phép người sử dụng tự thiết kế các ký hiệu dạng điểm, dạng đường, dạng pattern và rất nhiều các phương pháp trình bày bản đồ được coi là khó sử dụng đối với một số phần mềm khác (MapInfo, AutoCAD,CorelDraw,AdobeFreehand…) lại được giải quyết một cách dễ dàng trong MicroStation. Hình 2.1.Giao diện của MICROSTATION V8I 2.1.2.2. Phần mềm gCadas gCadas là phần mềm thành lập bản đồ địa chính, cấp giấy CNQSDĐ, xây dựng dữ liệu địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và phụ vụ hệ thống công tác thống kê, kiểm kê đất đai chạy trên nền tảng phần mềm Microstation v8i. Được nghiên cứu và sản xuất bởi eKiGIS. JSC với mục đích tăng hiệu năng công việc, biên tập bản đồ và các dữ liệu chuẩn theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • 31. 23 Hình 2.3. Màn hình giao diện của gCadas Ưu điểm của phần mềm gCadas trong thành lập bản đồ địa chính: - Phần mềm chạy trên MicroStation V8i cho nhu cầu thành lập bản đồ địa chính, đăng ký cấp GCNQSDĐ và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. - Nhiều công cụ tự động hoá giúp tăng năng suất lao động, giảm thời gian nội nghiệp. - Lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất và đo đạc, lập BDDC đối với các công ty Nông - Lâm trường. - Cập nhật liên tục các mẫu GCN của các tỉnh thành trong cả nước. - Tuân thủ theo các quy định mới nhất của bộ TN&MT trong lĩnh vực quản lý đất đai. 2.2. Cơ sở pháp lý - Luật đất đai số 45/2013/QH13 (gọi tắt là Luật đất đai 2013); - Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai; - Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung chỉ đạo và tăng cường biện pháp thực hiện để trong năm 2013 hoàn thành cơ bản việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
  • 32. 24 khác gắn liền với đất; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; - Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về giá đất; - Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất; - Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; - Nghị định số 47/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. - Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 6 tháng 1 năm 2017 của Chính phủ quy định sửa đổi một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai. - Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về xây dựng, quản lý khai thác hệ thống thông tin đất đai - Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất; - Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính. - Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về bản đồ địa chính;[17] - Thông tư số 26/2014/TT-BTNMT ngày 28/5/2014 của Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành quy trình và định mức Kinh tế - Kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường. - Thông tư số 75/2015/TT-BTNMT ngày 28/12/2015 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường về Quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai.
  • 33. 25 - Thông tư số 50/2013/TT-BTNMT ngày 27/12/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc địa chính, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và Tài sản khác gắn liền với đất. - Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; - Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ; - Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ; - Thông tư số 30/2013/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định thực hiện lồng ghép việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng ký cấp GCNQSDĐ, QSHNƠ và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính; - Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT ngày 24/04/2013 của Bộ Tài nguyên Môi trường quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai. - Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT ngày 04/10/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính; - Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai. - Quyết định số 2523/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt điều chỉnh Dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai năm 2011 - 2015 và sau năm 2015 (gọi tắt là Dự án tổng thể). - Văn bản số 3156/QĐ-UBND ngày 15/8/2014 của UBND tỉnh Lào Cai về việc lập thiết kế kỹ thuật – dự toán xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ
  • 34. 26 liệu đất đai cho 15 xã, thị trấn của huyện Bảo Thắng. - Quyết định số 56/2012/QĐ-UB ngày 10/12/2012 của UBND tỉnh Lào Cai về việc ban hành quy định về hoạt động đo đạc bản đồ trên địa bàn tỉnh. 2.3. Cơ sở thực tiễn 2.3.1. Tình hình đo đạc bản đồ địa chính ở các tỉnh Việc đo đạc và thành lập bản đồ địa chính luôn được cả nước quan tâm, trong nhưng năm gần đây các tỉnh luôn tận dụng các nguồn vốn, kinh phí để hoàn thiện đo đạc bản đồ địa chính của tỉnh mình điển hình như: 1. Thành phố Hồ Chí Minh: Công tác đo đạc bản đồ địa chính đã được triển khai thực hiện trên 24 quận huyện bằng phương pháp và phương tiện kỹ thuật số từ năm 1997. Đến nay, tổng diện tích đã được đo vẽ là 207.442,10 ha với 1.719.555 thửa đất và 19.323 tờ bản đồ địa chính chiếm 99,90 % so với diện tích toàn thành phố, trong đó còn trên 203 ha (chưa đo chi tiết) thuộc khu vực sân bay Tân Sơn Nhất-quận Tân Bình. Bản đồ địa chính được thành lập trên hệ tọa độ VN-2000 với các tỉ lệ 1/200, 1/500, 1/1000, 1/2000 và 1/5000. - Nhằm tăng cường và hiện đại hóa công tác quản lý Nhà nước về đất đai được thuận lợi và hiệu quả trên một cơ sở dữ liệu được xây dựng thống nhất, đồng bộ và hoàn chỉnh. Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định số 5946 /QĐ-UBND ngày 29-12-2009 về duyệt phương án và kinh phí công tác “Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố Hồ Chí Minh”. Qua 3 năm triển khai công tác từ năm 2010-2012 đến nay đã có 20/24 quận huyện đã tham gia vận hành chương trình thường xuyên tại địa phương. Trong đó có quận quận 4, quận 7 đã có kế hoạch nhưng chưa triển khai, Quận Tân Bình và huyện Hóc Môn chưa có kế hoạch tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu tại địa phương. Đến nay tổng khối lượng của công tác xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện được là 80%. Tình hình đo vẽ bản đồ địa chính ở tỉnh Thái Nguyên: Công tác đo đạc bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cơ bản đã hoàn thành tại 78 xã phường trên địa bàn tỉnh. Tính đến nay đã đo vẽ bản đồ địa chính cho hơn 336.300 ha, chiếm hơn 95,4% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong kỳ đã thực hiện 334 công
  • 35. 27 trình dự án với tổng diện tích đã thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng hơn 7.800 ha của hơn 37.800 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. 100% đơn vị hành chính cấp xã hoàn thành công tác thống kê, kiểm kê đất đai. Đã thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận QSDĐ đạt trên 93% diện tích cần cấp (thuộc 10 tỉnh đứng đầu về cấp GCN trong cả nước. 2. Tình hình đo vẽ bản đồ địa chính ở tỉnh Phú Thọ: Đến nay đã đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy được 171 xã, đạt 61.73% số xã. Tổng diện tích đã đo vẽ lập bản đồ địa chính chính quy theo đơn vị xã là 217.881,29 ha, đạt 61,66 % tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong năm 2013 đã triển khai đo đạc bản đồ địa chính chính quy cho 22 xã trên địa bàn tỉnh và thực hiện trích đo các thửa đất, khu đất chưa được cấp giấy lần đầu trên địa bàn các huyện để thực hiện cấp giấy CNQSD đất cho các hộ gia đình và cá nhân. Với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, đặc biệt được sự quan tâm và tạo điều kiện về mọi mặt của UBND tỉnh, chúng ta tin rằng trong năm 2013 tỉnh ta đạt được chỉ tiêu theo tinh thần nghị quyết của Quốc hội cũng như kế hoạch của UBND Tỉnh và hướng tới những năm tiếp theo tiếp tục đo đạc bản đồ địa chính chính quy, cấp GCNQSD đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo hướng hiện đại để phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý đất đai trong thời kỳ Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước. 2.3.2. Tình hình đo vẽ bản đồ địa chính ở Lào Cai Thực hiện Dự án Tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai giai đoạn 2008 – 2010 và đến năm 2015 của tỉnh Lào Cai (đã được điều chỉnh theo Quyết định số 2523/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của UBND tỉnh Lào Cai). Đến nay, Dự án tổng thể đã triển khai, thực hiện trên 8/9 huyện, thành phố và đã từng bước xây dựng được hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai hoàn chỉnh, hiện đại và đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh. Đối với huyện Bảo Thắng hệ thống hồ sơ địa chính được xây dựng từ những năm 1993 – 1997. Tuy nhiên, do trước đây được xây dựng bằng phương pháp thủ
  • 36. 28 công, công nghệ lạc hậu và đến nay đã trên dưới 20 năm; mặt khác do tốc độ quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị nên biến động về sử dụng đất là rất lớn; trong khi đó việc cập nhật, chỉnh lý biến động không kịp thời, không đồng bộ nên hệ thống hồ sơ địa chính không còn phù hợp với thực tế sử dụng đất, không đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần khẩn trương đo đạc chỉnh lý, bổ sung, đo vẽ lại bản đồ địa chính để xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai cho 15 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bảo Thắng.
  • 37. 29 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Bản đồ địa chính, mảnh BĐĐC tờ 245 tại thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: là mảnh bản đồ địa chính tờ 245, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu: thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Địa điểm thực tập: Công ty TNHH VIETMAP. 3.2.2. Thời gian tiến hành - Thời gian thực hiện đề tài: 31/05/2019 đến 05/10/2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Điều tra cơ bản a. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên -Vị trí địa lý, tọa độ -Địa hình, địa mạo -Khí hậu, thủy văn b. Điều kiện kinh tế - xã hội -Điều kiện kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân, mức sống của người dân,… -Điều kiện xã hội: số dân, số hộ -Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội 3.3.2.Tình hình quản lý và sử dụng đất đai a.Hiện trạng sử dụng đất b.Tình hình quản lý đất đai
  • 38. 30 3.3.3. Thành lập bản đồ địa chính thị trấn Nông trường Phong Hải a. Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính b. Công tác ngoại nghiệp đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính c. Ứng dụng phần mền gCadas và Microstation v8i thành lập bản đồ địa chính 3.3.4. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp a.Thuận lợi - Thuận lợi trong quá trình thực hiện công tác thành lập Bản đồ địa chính tại thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo thắng, tỉnh Lào Cai b. Khó khăn - Những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện đề tài. c. Đề xuất giải pháp - Đề xuất các biệm pháp khắc phục 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu - Thu thập số liệu và thống kê đất đai, dân số, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của khu vực tại UBND thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. - Thu thập các bản đồ cũ, tài liệu có liên quan. - Điều tra, khảo sát về đặc điểm khu đo, điểm địa chính cơ sở, điểm địa chính ngoài thực địa để phục vụ công tác thành lập bản đồ địa chính. 3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu và trình bày báo cáo Sử dụng phần mềm trút số liệu từ máy đo RTK-GNSS ComNav T300 vào máy tính để xử lý số liệu đo vẽ chi tiết. Sử dụng phần mềm microsoft word, microsoft excel để xử lý số liệu. + Phương pháp xử lý số liệu : Xử lý số liệu đo lưới không chế, số liệu đo chi tiết bằng các phần mềm tính toán, bình sai, các phần mềm trút, nhập, chuyển đổi số liệu. 3.4.3. Phương pháp kiểm tra, đối soát và so sánh thực địa Sau khi biên tập được tờ bản đồ địa chính của khu vực, tôi tiến hành kiểm tra, đối soát với thực địa nhằm rà soát lại khu vực nghiên cứu những đặc điểm chưa rõ ràng hoặc thiếu sót để hoàn thiện lại bản đồ một cách chính xác nhất
  • 39. 31 3.4.4. Phương pháp xây dựng bản đồ Đề tài sử dụng phần mềm Microstation V8i kết hợp với phần mềm Gcadas, đây là những phần mềm chuẩn dùng trong ngành địa chính để biên tập bản đồ địa chính, tiến hành trút số liệu đo vào phần mềm theo đúng quy chuẩn, sau đó dùng các lệnh để biên tập bản đồ địa chính cho khu vực nghiên cứu.
  • 40. 32 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều tra cơ bản 4.1.1. Khảo sát điều kiện tự nhiên a) Vị trí địa lý Thị Trấn Nông trường Phong Hải là vùng trung du miền núi có vị trị đặc biệt quan trọng. Kết nối các tỉnh giao thương với cửa ngõ phía Bắc. + Phía Bắc giáp xã La Pán Tẩn(Mường Khương) + Phía Đông giáp xã Cốc Ly (Bắc Hà) + Phía Nam giáp xã Phong Niên + Phía Tây giáp xã Bản Cầm + Thị trấn nông trường Phong Hải có hệ thông giao thông thuận lợi với đường Quốc lộ 70 và Tỉnh lộ 157 chạy qua. Hệ thống đường liên xã và giao thông nông thôn khá tốt. Hình 4.1: Bản đồ thị trấn nông trườngPhong Hải
  • 41. 33 b) Về địa hình: Xã có địa hình đồi núi , thung lũng và có độ dốc lớn. Bên cạnh những cánh đồng khá bằng phẳng, nhiều khe lạch thuận lợi cho phát triển nông lâm thủy sản. c) Khí hậu: Nằm ở phía Đông dãy Hoàng Liên Sơn thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, có nhiệt độ trung bình từ 22-23 độ C, tháng nóng nhất là tháng 7 có nhiệt độ trung bình là 30 – 32 độ C, tháng lạnh nhất là tháng 1 có nhiệt độ trung bình từ 14 – 15 độ C. Biên độ ngày đêm giao động 7 – 8 độ C, đặc biệt vào các tháng 4, 5, 9, 10. Nhiệt độ tối cao 40 độ C, nhiệt độ tối thấp 1 độ C. Tổng nhiệt độ cả năm là 8000 – 8500 độ C. Độ ẩm trung bình 85%, tổng số giờ nắng trong năm: 1450 – 1600 giờ. Lượng mưa trung bình từ 1400 – 1500 mm/ năm, bình quân số ngày mưa từ 90 – 110 ngày/năm Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 8 với số ngày mưa trung bình trong tháng là 14,9 ngày, tháng ít mưa nhất là tháng 12 với số ngày mưa trung bình là 2,7 ngày/tháng. Thị trấn Nông Trường Phong Hải có hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam, tần suất gió trung bình 20 – 30%. Hướng gió khác cũng có tần suất khá lớn là hướng Nam có tần suất là 10 – 20%, gió hướng Nam lớn nhất là tháng 8, tốc độ gió trung bình: 1 – 1,5m/s và ít bị ảnh hưởng của bão. Do ảnh hưởng của địa hình, địa mạo trong khu vực đặc biệt hay dãy núi Hoàng Liên Sơn và dãy núi Con Voi đã gây một số hiện tượng đặc biệt như: mưa phùn trung bình 9,4 ngày/ năm chủ yếu vào tháng 12,1 , 2 sương mùa 32 ngày/ năm chủ yếu vào tháng 11, 12, dông 48,8 ngày/ năm chủ yếu vào tháng 6, 7, 8. Với đặc điểm thời tiết khí hậu này đã tạo điểu kiện cho thảm thực vật nhiệt đới sinh trưởng và phát triển. Thủy văn: Toàn xã có 51.12ha đất sông suối, ao hồ và 36.42ha đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản. Các nguồn nước này phục vụ cho nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Nguồn nước sông ngòi ổn định dồi dào cung cấp đủ cho nhu cầu
  • 42. 34 cần thiết cho việc phát triển cơ cấu cây trồng và thâm canh tăng vụ của nhân dân thị trấn nông trường Phong Hải. Giao thông: Thị trấn Nông trường Phong Hải có 3 loại hình giao thông đặc trưng là đường bộ - Đường bộ: bảo gồm các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường cấp huyện, xã, và đường thôn bản. Trong đó: + Quốc lộ có 1 tuyến QL70 với tổng chiều dài 13Km. + Tỉnh lộ có 1 tuyến TL157 chia làm 2 nhánh với tổng chiều dài 20Km. + Đường liên xã nối liền các xã Phong Niên và xã Thái Niên. + Đường thôn bản chủ yếu vào các thôn bản vùng cao. Nhìn chung mạng lưới giao thông phân bố tương đối đều, nhưng các tuyến đờng hầu hết còn ở cấp thấp, nhỏ hẹp, nhiều tuyến chưa vào cấp. Các tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ, cơ bản được rải nhựa, liên xã và đường lên thôn bản chủ yếu là đường bê tông và rải cấp phối đất. Thực vật: Toàn bộ thị trấn đại đa số đều là núi cao, cây cối rậm rạp, diện tích đất rừng chiếm tỷ lệ từ 80 ÷ 90% tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu là rừng tạp, cây tán là rộng. Rừng trồng chiếm khoảng 10 ÷ 15% diện tích đất tự nhiên chủ yếu là cây mỡ, keo, quế… những loại cây phục vụ cho việc chế biến sản xuất giấy và một số mặt hàng công nghiệp khác, độ che phủ trung bình từ 75 ÷ 85%. 4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội năm 2019. 4.1.2.1. Kinh tế - tổ chức sản xuất a. Đặc điểm về đất đai. Do tình trạng tư liệu bản đồ, hồ sơ địa chính còn thiếu, các tư liệu đã có lạc hậu về số liệu, không đảm bảo độ chính xác, một số chưa đồng bộ, mặt khác do nhận thức của một số người dân về chấp hành luật đất đai chưa cao. Vì vậy công tác quản lý đất đai chưa đạt hiệu quả cao, chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý về đất đai trong thời điểm hiện nay.
  • 43. 35 Theo kết quả thống kê năm 2019, huyện Bảo Thắng có tổng diện tích tự nhiên là 68.506,73ha; Công tác quy hoạch sử dụng đất: Sau khi có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 - 2020 với tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 100% thị trấn Nông trường Phong Hải đã hoàn thành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, UBND tỉnh đã phê duyệt. Do đó việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm từng bước đi vào nề nếp, tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý đất đai, phục vụ tích cực cho việc giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, đúng mục đích. b. Đặc điểm về Kinh tế xã hội. - Sản xuất Nông - Lâm nghiệp: Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 6491,9 tấn, trong đó Lúa 2489,9, tấn, Ngô 4002 tấn đạt 100,6 % KH kế hoạch huyện, Nghị quyết HĐND thị trấn giao và kế hoạch thị trấn xây dựng, tăng 3,9 % so với cùng kỳ năm 2018 tương đương 245,2 tấn. Trong đó: Cây lúa: + Lúa Xuân: diện tích gieo cấy 223 ha đạt 100% kế hoạch huyện giao và thị trấn xây dựng, năng suất thu ước đạt 61 tạ/ha, sản lượng thu ước 1.360,3 tấn, đạt 102,5 % Nghị quyết HĐND thị trấn giao và kế hoạch thị trấn xây dựng, tăng 33,3 tấn so với cùng kỳ năm 2018. + Lúa Mùa: Diện tích gieo cấy 245 ha đạt 100% KH, do thiệt hại mưa lũ trong tháng 8 và tháng 9 diện tích lúa bị thiệt hại 7,54ha trong đó: thiệt hại không có khả năng khắc phục 4,65 ha, khắc phục được 2,89 ha năng suất ước đạt 47 tạ/ha, sản lượng 1129,6 tấn đạt 93,5% KH huyện giao, 93,3 Nghị quyết HĐND thị trấn giao và KH thị trấn xây dựng, tăng 2,6 tấn so với cùng kỳ năm 2018. - Cây ngô: + Ngô Xuân: diện tích gieo trồng 520 ha, đạt 100 % kế hoạch huyện giao và thị trấn xây dựng, năng suất trung bình ước đạt 47 tạ /ha, sản lượng thu ước đạt
  • 44. 36 2.444 tấn tăng 103.6 % kế hoạch huyện , Nghị quyết HĐND thị trấn giao và kế hoạch thị trấn xây dựng, tăng 312 tấn so với cùng kỳ 2018. + Ngô Hè thu: Diện tích 380ha, nhân dân chăm sóc kịp thời, năng suất ước đạt 41 tạ/ha, sản lượng thu hoạch 1558 tấn đạt 100% KH huyện, Nghị quyết HĐND giao và KH thị trấn xây dựng giảm 114 tấn tấn so với cùng kỳ năm 2018 (do thời tiết năm 2019 có nhiều diễn biến phức tạp mưa nhiều ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng ngô). - Cây vụ 3 tổng diện tích gieo trồng 25/140 ha chủ yếu là rau màu, ngô đông và khoai lang đạt 17,8% kế hoạch. -Cây ăn quả: Thực hiện dự án giai đoạn 2016- 2019, các diện tích, loại cây đã trồng, ghép đều phát triển tốt, đặc biệt cây Na phát triển tốt. -Cây chè: Tổng diện 124,2 ha. Trong đó chè kinh doanh 84,2 ha, chè kiến thiết cơ bản 40 ha, năng suất đạt 61 tạ/ha, sản lượng ước đạt 513,6 tấn đạt 101,7% kế hoạch huyện, Nghị quyết HĐND thị trấn giao và kế hoạch thị trấn xây dựng, tăng 112,6 tấn so với cùng kỳ năm 2017. Tiếp nhận 100.890 cây chè giống và tổ chức cho nhân dân trồng dặm cho diện tích chết khoảng. - Lâm nghiệp: Trồng rừng mới 20 đạt 133,3% KH năm; Trồng bù sau khai thác 70 ha đạt 175% KH năm. Giá trị sản xuất lâm nghiệp ước đạt 6,2 tỷ đồng tăng 0,4 tỷ đồng so với cùng kỳ 2018, nguồn thu tập trung vào khai thác rừng trồng và khai thác các sản phẩm từ cây Quế. Chăm sóc rừng đã trồng. Tổ chức duy trì tốt lịch trực và các phương án bảo vệ rừng, trong năm không để xảy ra cháy rừng. - Chăn nuôi gia súc, gia cầm-thuỷ sản. Chăn nuôi tiếp tục được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, do vậy thị trấn đã chỉ đạo phát triển theo hướng hàng hóa, chủ động kiểm soát không để dịch bệnh xảy ra. Tổng đàn trâu 1.258 con đạt 100,6% KH huyện giao, 96,3% Nghị quyết HĐND thị trấn giao và kế hoạch thị trấn xây dựng, tăng 28 con so với cùng kỳ năm 2018; Lợn 11.710 con giảm 4.090 con so với cùng kỳ, đạt 101,8% KH huyện giao và KH thị trấn xây dựng; Gia cầm 125.000 con giảm 3000 con so với cùng kỳ năm 2018, đạt 131% KH huyện giao và KH thị trấn xây
  • 45. 37 dựng. Tổng sản lượng thịt hơi đạt 2215 tấn đạt 115,4% kế hoạch huyện giao, 102,7% Nghị quyết HĐND thị trấn giao và kế hoạch thị trấn xây dựng. -Thủy sản: Diện tích ao nuôi 130 ha, tăng 10 ha so với năm 2017, đạt 107,4% KH huyện giao và 100% so với KH thị trấn xây dựng. Cá phát triển tốt, năng suất trung bình đạt 56 tạ/ha, sản lượng thu hoạch đạt 728 tấn , tăng 116 tấn so với năm 2018, đạt 214% KH huyện giao, 107,6% Nghị quyết HĐND thị trấn giao và KH thị trấn xây dựng. - Tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ: Hoạt động thương mại được đảm bảo, giá cả ổn định, đảm bảo các mặt hàng tiêu dùng phục vụ cho nhân dân. Năm 2019 toàn thị trấn duy trì 185 hộ kinh doanh dịch vụ. Giá trị tiểu thủ công nghiệp thu 23,5 tỷ đạt 111,9% kế hoạch cả năm, tăng 5,23 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2018; Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ước thu 15 tỷ đồng đạt 115 % kế hoạch cả năm, tăng 3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2018. - Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng. Xây dựng tại điểm trường trung tâm trường Tiểu học số 1 Phong Hải 10 phòng học, 8 phòng chức năng có tổng mức đầu tư 9,6 tỷ đồng; tại điểm trường trung tâm trường Tiểu học 2 Phong Hải xây dựng gồm 8 trường học, 6 phòng chức năng có tổng mức đầu tư 8,2 tỷ đồng. Các công trình do huyện làm chủ đầu tư. Thường xuyên kiểm tra việc xây dựng các công trình dân sinh trên địa bàn, kịp thời ngăn chặn các trường hợp xây dựng nhà ở, các công trình trái phép, lấn chiếm hành lang đường Làm mới 2 tuyến đường giao thông nông thôn tại thôn Quy Ke, Khởi Khe dài tổng số 2km, tổng số vốn là 690 triệu đồng. - Công tác giáo dục Chỉ đạo duy trì đạt chuẩn PCGD Mầm non, PCGD Tiểu học mức độ 3, Đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2, duy trì chuẩn quốc gia về PCGD xóa mù chứ mức độ 2, phát triển tốt các hoạt động giáo dục ở các trường học trên địa bàn. Huy động trẻ trong độ tuổi 6-14 tuổi ra lớp đạt 99%; trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, tỷ lệ trẻ Mầm non 5 tuổi ra lớp đạt 100%... Tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt ngày “ Toàn dân đưa trẻ đến trường”, xây dựng kế hoạch vận động xã hội hóa công tác giáo dục, chuẩn bị đảm bảo các điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạyvà học năm học 2019-2020.
  • 46. 38 Chỉ đạo tổ chức hội nghị tuyên dương, khen thưởng giáo viên, học sinh tiêu biểu năm học 2019-2020, trong đó UBND thị trấn khen thưởng 22 em; HKH thị trấn khen thưởng 86 em và 06 giáo viên tiêu biểu với tổng kinh phí khen thưởng trên 11 triệu đồng. Khai giảng 2 lớp XMC với tổng số 41 học viên tại thôn Tòng Già, Sín thèn. Chỉ đạo công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2019-2020, đặc biệt là học sinh học hết THCS tham gia thi tuyển vào lớp 10 THPT, kết quả có 98/129 học sinh tham gia đăng ký dự thi đạt 75,9%. Tỷ lệ đi học chuyên cần ở bậc mầm non và tiểu học đạt 99,9 %, THCS đạt 99,9%. - Y tế Tổ chức tốt công tác tiêm chủng mở rộng, tuyên truyền và triển khai các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, cho trẻ uống vitamin và các biện pháp phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường. Tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán và tháng hành động năm 2019 tại 31 cơ sở đạt 100% kế hoạch. Tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong “Tháng hành động vì an toàn vệ sinh thực phẩm” năm 2019 được 6/42 đạt cơ sở, đạt 14,3%. Tổ chức ký cam kết ATTP bữa ăn đông người 77 hộ gia đình. Trong năm đã có 8.207 lượt người được khám và điều trị bệnh, trong đó: khám BHYT người nghèo 1074 lượt người, BHYT DTTS 1.322 lượt, khám trẻ em dưới 6 tuổi 1.251 lượt trẻ em, BHYT loại khác 4.534 lượt người; thu phí 31 trường hợp. Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi 103 trẻ đạt 49,47%; Tiêm vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ có thai : 165 đạt 74,5%; Tiêm vắc xin sởi mũi 2 cho trẻ 18 - 24 tháng : 190 đạt 105,5%; Tiêm Vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván mũi 4 (DPT4) cho trẻ 18 - 24 tháng : 100 trẻ đạt 55,5%; Tiêm chiến dịch Sởi Rubella cho trẻ từ 1-4 tuổi: 825 đạt 100% KH. Tiêm chiến dịch Sởi Rubella cho trẻ từ 5 đến 10 tuổi: 1293/1315 đạt 98,3% KH.Tiêm VNNB cho trẻ từ 12 tháng tuổi: 153/180 đạt 85% KH. Chương trình kế hoạch hóa giá đình đặt vòng: 42 trường hợp đạt 42%KH; Bao cao su duy trì: 100 trường hợp đạt 100%KH; Tiêm tránh thai mới: 9 trường hợp đạt 23% KH; Thuốc tránh thai uống duy trì: 150 trường hợp đạt 100% KH.
  • 47. 39 Tổ chức gặp mặt động viên cán bộ làm công tác y tế nhân dịp kỷ niệm 63 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/02/2019). Trong năm 2019 UBND thị trấn tiếp nhận và cấp phát 6.350 thẻ BHYT cho các đối tượng. Hướng dẫn, đôn đốc, tiếp nhận, lập danh sách đề nghị cấp đổi thẻ BHYT cho 2.700 người. Bảng 4.1: Hiện trạng dân số thị trấn Nông trường Phong Hải năm 2019 Số TT Tên thôn (bản) Dân số Trong đó chia theo dân tộc Kinh Mông Dao Nùng Tày Dân tộc khác 1 Thôn 5 1026 19 18 10 2 Thôn 4 677 5 10 7 3 Thôn 3 673 15 5 3 15 4 Thôn 2 575 11 5 Thôn 1 1027 8 16 31 9 7 6 Thôn Sín Chải 367 7 Thôn Cửa Cải 217 8 Thôn Vi Mã Trên 127 9 Thôn Vi Mã Dưới 21 8 9 124 18 10 Thôn Tiên Phong 299 85 72 99 16 11 Thôn Tòng Gìa 320 288 10 160 29 12 Thôn Ải Nam 1 357 13 Thôn Ải Nam 2 202 14 Thôn Xín Thèn 383 15 Thôn Khởi Khe 57 447 45 7 11 16 Thôn Quy Ke 199 5 194 4 28 17 Thôn Cốc Né 104 97 72 10 18 Thôn Sảng Pả 48 19 Thôn Ải Dõng 41 264 138 56 Tổng Toàn xã 5019 2226 1102 628 33 197 (Nguồn: UBND Thị trấn Nông trường Phong Hải)