SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
TALKSHOW LUẬT THƯƠNG MẠI
PPT: Hường Đào, Anh Tú
MC: Thiên Phúc
Chuyên gia: Tiến Hoàng, Thanh Trang, Xuân Quỳnh, Sương Mai
Quà: 2 bao 10k, 1 bao 5k và kẹo.
TV NỘI DUNG GHI CHÚ
MC Xin kính chào và cảm ơn quý vị và các bạn đang
theo dõi chương trình “Hiểu thêm về pháp luật”.
Chương trình được phát sóng định kỳ vào lúc 13h
thứ 7 hàng tuần trên kênh N2-312.
Ở số phát sóng lần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về chủ
đề “Mua bán hàng hóa theo luật thương mại”. Đồng
hành cùng chúng ta ngày hôm nay có 4 chuyên gia
chuyên về mảng luật thương mại. Xin trân trọng
giới thiệu chuyên gia Tiến Hoàng, chuyên gia
Thanh Trang, chuyên gia Xuân Quỳnh, và cuối
cùng, chuyên gia Sương Mai.
Trong tập này, chúng ta sẽ khai thác kiến thức bằng
cách hỏi xoáy đáp xoay - tức khán giả các bạn sẽ
chủ động đặt câu hỏi cho các chuyên gia đang ngồi
ở đây và các chuyên gia sẽ giải đáp những thắc mắc
đó cho mọi người.
Có một điểm thú vị ở đây là mỗi lượt hỏi, các bạn
sẽ được nhận một phần quà nho nhỏ và được ghi tên
một lần vào vòng quay may mắn. Tức là hỏi 1 lần
thì tên bạn sẽ xuất hiện 1 lần, hỏi 2 lần thì tên bạn
sẽ xuất hiện 2 lần, và cứ tăng dần theo số câu hỏi
bạn đặt ra cho các chuyên gia. Đến cuối chương
trình, chúng tôi sẽ cho quay vòng quay may mắn, và
chọn ra 3 khán giả may mắn để nhận lộc đầu năm từ
chương trình. Không biết các bạn khán giả đã nắm
được thể lệ chưa ạ?
Chúng ta bắt đầu vào chủ đề ngày hôm nay nhé!
Việc mua bán hàng hóa là một việc hết sức quen
thuộc và diễn ra hằng ngày trong đời sống của
chúng ta. Nhưng không biết là dưới góc độ pháp lý,
mua bán hàng hóa có điểm gì đặc biệt đáng lưu ý
không ạ?
XQ Trên thực tế, có thể ai trong chúng ta cũng biết mua
bán hàng hóa là việc trao đổi hàng hóa giữa bên có
hàng hóa và bên có nhu cầu mua hàng hóa trên cơ
sở tự nguyện. Trong quá trình mua bán hàng hóa,
phương thức trao đổi hàng hóạ có thể do các bên
mua bán hàng hóa thiết lập trực tiếp quan hệ mua
bán hàng hóa với nhau hoặc thông qua chủ thể trung
gian (bên môi giới, bên đại lý, bên nhận ủy thác
mua bán hàng hóa). Hàng hóa được mua bán trao
đổi có thể là hàng hóa đang hiện hữu hoặc có thể là
hàng hóa sẽ hình thành trong tương lai được phép
lưu thông trên thị trường.
Bám sát theo Luật thương mại 2005, buôn bán hàng
hóa được định nghĩa như sau:
Theo Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005
Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo
đó bên bản có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở
hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên
mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bản, nhận
hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận ().
Mua bán hàng hóa thực chất là một dạng của mua
bán tài sản nên có bản chất giống như mua bán tài
sản theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, đó
là:
+ Mua bán hàng hóa là việc bên bán chuyển quyền
sở hữu hàng hóa/tài sản cho bên mua và nhận thanh
toán, bên mua có quyền sở hữu đối với hàng hóa/tài
sản đã mua và có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán;
+ Mua bán hàng hóa/mua bán tài sản đều được thể
hiện qua các hình thức pháp lý là hợp đồng.
Tuy nhiên, mua bán hàng hóa trong thương mại còn
có những đặc điểm riêng so với mua bán tài sản trong
dân sự ở những điểm cơ bản sau:
Một là, mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại
nên chủ thể chủ yếu thực hiện quan hệ mua bán hàng
hóa là thương nhân.
Hai là, mua bán hàng hóa trong thương mại gắn liền
với hoạt động mang tính nghề nghiệp của thương
nhân - hoạt động thương mại, vì vậy quán hệ mua
bán hàng hóa trong thương mại chủ yếu gắn với mục
đích sinh lợi.
Ba là, thuật ngữ hàng hóa được sử dụng phổ biến
trong pháp luật thương mại các nước và Điều ước
quốc tế về thương mại. Theo đó, hàng hóa được hiểu
theo nghĩa rộng và có hai thuộc tính: có thể lưu thông
và có tính thương mại. Khái niệm tài sản được sử
dụng trong pháp luật dân sự chỉ về những tài sản
được phép giao dịch (lưu thông).
Nhóm
2
Câu hỏi: Các chuyên gia có nói là mua bán hàng
hóa và mua bán tài sản đều được thể hiện qua các
hình thức pháp lý là hợp đồng, các chuyên gia có
thể thông tin sơ qua cho tôi những điều cần biết về
hợp đồng mua bán hàng hóa không ạ?
XQ Trong Luật Thương mại 2005, không có điều
khoản cụ thể nào đưa ra định nghĩa của hợp đồng
mua bán hàng hóa, nhưng ta có thể khái quát được
khái niệm này bằng cách kết hợp nhiều điều luật với
nhau, cụ thể:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa trước hết là một
hợp đồng. Điều 385 BLDS 2015 quy định: “Hợp
đồng là sựt hỏa thuận giữa các bên về việc xác lập,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
- Chính xác hơn, hợp đồng này là một loại hợp
đồng mua bán. Tại Điều 430 BLDS 2015 có đưa ra
định nghĩa: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa
thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao
tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có
nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán”.
- Bên cạnh đó, khoản 8 Điều 3 Luật Thương
mại 2005 quy định: “Mua bán hàng hoá là hoạt động
thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng,
chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận
thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên
bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa
thuận.”
=> Kết hợp định nghĩa về hợp đồng mua bán
tài sản và mua bán hàng hóa, ta có thể khái quát được
khái niệm của hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:
“Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận
giữa các bên, theo đó bên bản có nghĩa vụ giao
hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua
và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh
toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu
hàng hóa theo thỏa thuận”.
Ví dụ: Doanh nghiệp A ký hợp đồng mua bán
vật liệu xây dựng với doanh nghiệp B. Hai bên đã
thống nhất về giá cả, số lượng, khối lượng, thời gian,
địa điểm giao dịch cụ thể. Các bên đồng ý thực hiện
và chuyển giao (tiền và hàng hoá) và thực hiện các
nghĩa vụ liên quan (tiền và hàng hoá).
- Căn cứ vào các yếu tổ chủ thể, đối tượng,
nơi xác lập và thực hiện hợp đồng, hợp đồng mua bán
được chia thành:
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước:
- Chủ thể: hợp đồng được giao kết bởi các bên
mang quốc tịch Việt Nam
- Đối tượng: hàng hóa là đối tượng của hợp
đồng đang tồn tại trong nước.
- Nơi xác lập và thực hiện hợp đồng: hợp
đồng được giao kết trong nước và thực hiện
trong phạm vi nước VN
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố
nước ngoài (hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế):
là hợp đồng xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên
trong quan hệ mua bán được thực hiện dưới các hình
thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm
xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Loại hợp đồng này
không được định nghĩa trong Luật thương mại 2005,
nhưng qua quy định tại Điều 663 BLDS 2015 về
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, có thể suy ra
rằng một hợp đồng được coi là hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế khi có một trong các yếu tố sau:
– Chủ thể: hợp đồng được giao kết bởi các bên
không cùng quốc tịch.
– Đối tượng: hàng hóa là đối tượng của hợp đồng
đang tồn tại ở nước ngoài.
– Nơi xác lập và thực hiện hợp đồng: hợp đồng
được giao kết ở nước ngoài (nước mà các bên chủ
thể giao kết hợp đồng không mang quốc tịch) và có
thể được thực hiện ở nước mình hay nước thứ ba.
Kẻ bảng cái đối tượng, chủ thể, nơi xác lập và thực
hiện hợp đồng của 2 loại hđ này nha
Điều cần chú ý ở HĐ mua bán hàng hóa quốc tế là
các bên tham gia giao kết hợp đồng sẽ rất dễ gặp phải
các rủi ro đặc thù như xung đột pháp luật, do quá
trình vận chuyển, thanh toán, thực thi cam kết hợp
đồng. Vì vậy, các bên cần thỏa thuận và soạn thảo ra
một bản hợp đồng chi tiết. Khoản 2 Điều 27 Luật
thương mại quy định rằng HĐ mua bán hàng hóa
quốc tế phải được lập thành văn bản.
Nhóm
2
Như các chuyên gia đã nêu định nghĩa về hợp
đồng mua bán hàng hóa, thì nó cũng là một loại
hợp đồng mua bán tài sản. Như vậy không biết
loại hợp đồng này có điểm gì cần phải lưu ý để
phân biệt được với hợp đồng mua bán tài sản
không ạ?
Xuân
Quỳnh
- Về chủ thể: Chủ thể của hợp đồng mua bán
hàng hóa là thương nhân. (Thương nhân bao gồm
những ai được quy định tại điều 6 Luật thương mại
2005)
- Về hình thức: Tùy thuộc vào sự lựa chọn
của các bên mà có thể lựa chọn hình thức của hợp
đồng mua bán hàng hóa cho phù hợp, có thể được thể
hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập
bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, pháp luật có quy định
một số loại hợp đồng mua bán phải được lập thành
văn bản (như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế)
- Về đối tượng: Hợp đồng mua bán hàng hóa
khác với hợp đồng hợp đồng mua bán tài sản ở chỗ
đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng
hóa, hẹp hơn so với khái niệm tài sản. Theo quy định
của pháp luật thương mại thì hàng hóa bao gồm tất
cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong
tương lai và nhưng vật gắn liền với đất đai. Tuy nhiên
cần lưu ý đến một số loại hàng hóa cấm kinh doanh,
hầng hóa hạn chế kinh doanh và hàng hóa kinh doanh
có điều kiện, khi thực hiện hoạt động mua bán thì cần
đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Về nội dung: Hợp đồng mua bán hàng hóa
thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan
hệ mua bán, trong đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng,
chuyển quyền sở hữu cho bên mua và nhận tiền, còn
bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền
cho bên bán
Vậy thì không biết là nội dung của hợp đồng
bao gồm những nội dung bắt buộc nào? Chuyên gia
Hoàng có thể làm rõ hơn vấn đề này kh ạ ?
Tiến
Hoàng
Nội dung của hợp đồng chủ yếu là nội dung
thỏa thuận của các bên, xác lập quyền và nghĩa vụ
của các bên.
Hợp đồng bắt buộc phải bao gồm những nội
dung chủ yếu nào là tùy thuộc vào quy định của pháp
luật từng quốc gia. Việc pháp luật quy định nội dung
của hợp đồng mua bán có ý nghĩa hướng các bên tập
trung vào thỏa thuận các nội dung quan trọng của hợp
đồng, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện và phòng
ngừa các tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình thực
hiện hợp đồng. luật thương mại Việt Nam không quy
định hợp đồng mua bán hàng hóa phải bao gồm nội
dung bắt buộc nào.
Các nội dung cơ bản theo quy định của pháp
luật, nội dung hợp đồng càng chi tiết bao nhiêu thì
việc thực hiện hợp đồng cũng như khi có tranh chấp
xảy ra cảng dễ xử lý bấy nhiêu. Những nội dung cơ
bản trong hợp đồng bao gồm:
- Tên gọi của hàng hóa
- Số lượng hàng hóa
- Giá cả
- Chất lượng hàng hóa
- Thời gian, địa điểm giao hàng, nhận hàng
- Phương thức thanh toán
- Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
- Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Giải quyết tranh chấp
Mặc dù hợp đồng là do các bên thỏa thuận mà lập
nên nhưng phải trong khuôn khổ của pháp luật. Các
bên trong hợp đồng vừa chịu sự ràng buộc của hợp
đồng vừa chịu sự điều chỉnh của pháp luật.
Trong quan hệ mua bán hàng hóa, các bên không
chỉ bị ràng buộc bởi những điều khoản đã thỏa
thuận với nhau mà còn chịu sự ràng buộc bởi những
quy định của pháp luật, tức là những điều khoản
pháp luật có quy định nhưng các bên không thảo
thuận trong hợp đồng.
Nhóm
3
Thế nào là "Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán"?
Thanh
Trang
Theo khoản 1, điều 386, BLDS 2015 về Đề
nghị giao kết hợp đồng: “Đề nghị giao kết hợp
đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng
và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề
nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công
chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).”
=> có thể do bên bán hoặc bên mua thực hiện thông
qua các hình thức như: bằng văn bản, lời nói hoặc
hành vi cụ thể hoặc kết hợp giữa các phương thức
này (điều 24, LTM 2005)
Nhóm
3
Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực
được xác định bằng cách nào?
Thanh
Trang
Theo điều 388, BLDS 2015 thì thời điểm đề
nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực sẽ do bên đề
nghị ấn định, trường hợp bên đề nghị không ấn
định thì hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được
đề nghị nhận được đề nghị đó (trừ trường hợp luật
liên quan có quy định khác). Trong đó, các trường
hợp được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp
đồng gồm:
+ Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú,
nếu bên được đề nghị là cá nhân;
được chuyển đến trụ sở, nếu bên được
đề nghị là pháp nhân
+ Đề nghị được đưa vào hệ thống thông
tin chính thức của bên được đề nghị
+ Khi bên được đề nghị biết được đề
nghị giao kết hợp đồng thông qua các
phương thức khác.
Bên đề nghị phải chịu trách nhiệm về lời đề
nghị của mình. Nếu bên được đề nghị thông báo
chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thì hợp đồng
mua bán hàng hóa được hình thành và là cơ sở pháp
lý ràng buộc các bên. Nếu các bên thực hiện không
đúng nghĩa vụ của mình theo hợp đồng thì phải chịu
các chế tài do vi phạm hợp đồng.
Nhóm
3
Sau khi đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng, lỡ có
vấn đề và tôi muốn thay đổi, rút lại hay hủy bỏ đề
nghị đó thì có được không?
Thanh
Trang
Bên đề nghị giao kết hợp đồng cũng có thể thay
đổi hoặc rút lại đề nghị đối với trường hợp (điều
389, BLDS 2015):
+ Bên được đề nghị nhận được thông báo về
việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc
cùng với thời điểm nhận được đề nghị
+ Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát
sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ
về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi
điều kiện đó phát sinh
Nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng muốn
hủy bỏ đề nghị do đã nêu rõ quyền này
trong đề nghị thì cần phải thông báo cho
bên đề nghị và thông báo này chỉ có hiệu lực
khi bên được đề nghị nhận được thông báo
về việc hủy bỏ đề nghị trước khi người này
gửi thông báo chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng
Theo điều 391, BLDS 2015, các trường hợp
chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng gồm:
+ Bên được đề nghị chấp nhận giao kết
hợp đồng
+ Bên được đề nghị trả lời không chấp
nhận;
+ Hết thời hạn trả lời chấp nhận;
+ Khi thông báo về việc thay đổi hoặc
rút lại đề nghị có hiệu lực;
+ Khi thông báo về việc hủy bỏ đề nghị
có hiệu lực;
+ Theo thỏa thuận của bên đề nghị và
bên được đề nghị trong thời hạn chờ
bên được đề nghị trả lời.
Nhóm
6
Có quy định cụ thể là phải đưa ra câu trả lời chấp
nhận giao kết hợp đồng trong bao lâu hay không,
hay khi nào muốn trả lời cũng được?
Thanh
Trang
Theo điều 393, BLDS 2015 thì “Chấp nhận đề
nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được
đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của
đề nghị.”. Do vậy, nếu bên được đề nghị im lặng
thì không được coi là chấp nhận đề nghị (trừ khi có
thỏa thuận khác hoặc do thói quen đã được xác lập
giữa các bên)
Theo điều 394, BLDS 2015 thì thời hạn trả
lời chấp nhận giao kết hợp đồng được quy định
như sau:
+ Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn
trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có
hiệu lực khi được thực hiện trong thời
hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp
đồng nhận được trả lời khi đã hết thời
hạn trả lời thì chấp nhận này được coi
là đề nghị mới của bên chậm trả lời.
Khi bên đề nghị không nêu rõ thời
hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận
chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện
trong một thời hạn hợp lý.
+ Trường hợp thông báo chấp nhận giao
kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách
quan mà bên đề nghị biết hoặc phải
biết về lý do khách quan này thì thông
báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn
có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề
nghị trả lời ngay không đồng ý với
chấp nhận đó của bên được đề nghị.
+ Khi các bên trực tiếp giao tiếp với
nhau, kể cả trong trường hợp qua điện
thoại hoặc qua phương tiện khác thì
bên được đề nghị phải trả lời ngay có
chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận về
thời hạn trả lời.
Ngoài ra, bên được đề nghị giao kết hợp
đồng cũng có thể rút lại thông báo chấp nhận
giao kết hợp đồng nếu thông báo về việc rút lại này
đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận
được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng (điều 397,
BLDS 2015)
Nhóm
5
Hợp đồng mua bán hàng hóa chính thức được giao
kết vào thời điểm nào?
Thanh
Trang
Theo nguyên tắc chung thì hợp đồng mua bán hàng
hóa sẽ được giao kết vào thời điểm mà các bên đạt
được sự thỏa thuận. Cụ thể hơn, theo điều 400,
BLDS 2015 thì thời điểm giao kết hợp đồng được
quy định như sau:
+ Hợp đồng được giao kết vào thời
điểm bên đề nghị nhận được chấp
nhận giao kết.
+ Trường hợp các bên có thỏa thuận
im lặng là sự trả lời chấp nhận giao
kết hợp đồng trong một thời hạn thì
thời điểm giao kết hợp đồng là thời
điểm cuối cùng của thời hạn đó.
+ Thời điểm giao kết hợp đồng bằng
lời nói là thời điểm các bên đã thỏa
thuận về nội dung của hợp đồng.
+ Thời điểm giao kết hợp đồng bằng
văn bản là thời điểm bên sau cùng
ký vào văn bản hay bằng hình thức
chấp nhận khác được thể hiện trên
văn bản.
+ Trường hợp hợp đồng giao kết
bằng lời nói và sau đó được xác lập
bằng văn bản thì thời điểm giao kết
hợp đồng được xác định theo khoản
3 Điều này.
Nhóm
2
Để một hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực thì
hợp đồng cần phải đáp ứng các tiêu chí gì?
Thanh
Trang
LTM 2005 không quy định cụ thể các điều
kiện có hiệu lực của một hợp đồng mua bán hàng
hóa => dựa trên các điều kiện có hiệu lực của
GDDS (điều 117, BLDS 2015) để xác định hiệu
lực của hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo đó, hợp
đồng mua bán có hiệu lực khi thỏa mãn các tiêu chí
sau:
- Các chủ thể tham gia hợp đồng mua bán phải
có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ theo hợp
đồng => trong thực tiễn, chủ thể tham gia hoạt động
mua bán thường là các thương nhân. Khi tham gia
HĐMB nhằm mục đích lợi nhuận, các thương nhân
phải đáp ứng điều kiện có đăng kí kinh doanh hợp
pháp đối với hàng hóa mua bán. Ngoài ra, đối với các
mặt hàng kinh doanh có điều kiện, thương nhân còn
phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh mặt hàng đó
theo quy định
- Đại diện của các bên giao kết hợp đồng
mua bán phải đúng thẩm quyền => đại diện hợp
pháp của chủ thể mua bán có thể là đại diện theo pháp
luật hoặc theo ủy quyền.
❖ Điều 142 và điều 143, BLDS 2015 về
Hậu quả của giao dịch dân sự do
người không có quyền đại diện xác
lập, thực hiện hoặc người đại diện
xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi
đại diện => hợp đồng do người không
có quyền đại diện xác lập, thực hiện
hoặc xác lập, thực hiện vượt quá phạm
vi đại diện thì không làm phát sinh
quyền, nghĩa vụ đối với người được
đại diện (trừ khi được người được đại
diện công nhận, đồng ý, không phản
đối hoặc có lỗi của người được đại
diện)
- Mục đích và nội dung của hợp đồng mua
bán không vi phạm điều cấm của pháp luật,
không trái đạo đức xã hội => hàng hóa của hợp
đồng phải được phép kinh doanh theo quy định của
pháp luật. Tùy thuộc vào từng giai đoạn của nền kinh
tế, xuất phát từ yêu cầu quản lí Nhà nước mà những
hàng hóa bị cấm kinh doanh được pháp luật quy định
một cách phù hợp (đọc thêm Luật đầu tư 2020 và
Nghị định 31/2021/NĐ-CP về Quy định chi tiết và
Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư)
- Hợp đồng mua bán được giao kết giúp
đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy
định của pháp luật => Các nguyên tắc giao kết hợp
đồng giúp đảm bảo sự thỏa thuận của các bên phù
hợp với ý chí thực tế của họ, đáp ứng được lợi ích
chính đáng của các bên nhưng đồng thời không xâm
hại đến những lợi ích khác mà pháp luật cần bảo vệ.
Theo quy định của BLDS, việc giao kết hợp đồng nói
chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng cần
phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản (điều 3, BLDS
2015): tự do giao kết nhưng không trái pháp luật và
đạo đức xã hội; tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp
tác, trung thực và ngay thẳng. Như vậy, những hành
vi cưỡng ép, đe dọa, lừa dối để giao kết hợp đồng…là
những lí do khiến hợp đồng mua bán bị vô hiệu.
- Hình thức hợp đồng phù hợp với quy định
của pháp luật => theo điều 24, LTM 2005 thì hợp
đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện dưới
dạng lời nói, văn bản hoặc được xác lập bằng hành
vi cụ thể (trường hợp đối với các loại hợp đồng mua
bán mà pháp luật quy định phải được lập thành văn
bản thì phải tuân theo quy định đó). Trường hợp hợp
đồng mua bán hàng hóa không tuân thủ quy định về
hình thức thì có thể bị vô hiệu
Nhóm
3
Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán, tôi có
cần tuân theo nguyên tắc gì hay không?
Thanh
Trang
Để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng
được diễn ra theo đúng ý chí của các bên, đồng thời
không xâm phạm đến những quan hệ lợi ích mà
pháp luật bảo vệ, Nhà nước đã quy định những
nguyên tắc mà các chủ thể cần tuân theo trong quá
trình thực hiện hợp đồng.
Theo quy định của Bộ luật dân sự, việc thực
hiện hợp đồng (bao gồm cả hợp đồng mua bán) cần
tuân theo nguyên tắc:
+ thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối
tượng, chất lượng, số lượng, chủng
loại, thời hạn, phương thức và các
thỏa thuận khác (nếu có); => các bên
có trách nhiệm thực hiện đúng những
gì đã thỏa thuận về đối tượng mua bán
là gì; chất lượng mặt hàng ra sao; số
lượng bao nhiêu; phương thức thanh
toán là gì,...
+ thực hiện một cách trung thực, theo
tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho
các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau
=> được xây dựng dựa trên nền tảng
là nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng
(tham khảo thêm: điều 11, LTM
2005 và điều 385, BLDS 2015)
+ không được xâm phạm đến lợi ích
Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền,
lợi ích hợp pháp của người khác =>
tránh việc các bên ưu tiên quyền lợi
của bản thân mà thực hiện các hợp
đồng xâm phạm lợi ích của người
khác (VD: mua bán ma túy,...)
NHÓ
M 4
Vậy các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa có
những quyền và nghĩa vụ gì?
Sương
Mai
Vì sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng là vô
cùng phong phú nên trong bài này chỉ phân tích
những nghĩa vụ cơ bản của các bên trong HDMB
phát sinh khi các bên không có thỏa thuận (hoặc
thỏa thuận trái pháp luật) trong hợp đồng.
Sương
Mai
- Nghĩa vụ cơ bản của bên bản:
+ Giao hàng đúng đối tượng và chất lượng
Trường hợp Hợp đồng không quy định cụ thể thì
hợp đồng được coi là không phù hợp với hợp đồng
khi hợp đồng đó thuộc 1 trong 4 trường hợp quy
định tại KHoản 1 Điều 39 LTM 2005 → Bên mua
có quyền từ chối nhận hàng này.
Ví dụ: công ty A….
+ Giao chứng từ kèm theo hàng hóa
…..
Điều 34
+ Giao hàng đúng thời hạn
Điều 35 + Điều 37
+ Kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng
Nhóm 6 trả lời:
Công ty A có quyền
từ chối nhận mặt
hàng này không? →
có căn cứ vào Khoản
2 Điều 39
…
+ Đảm bảo quyền sở hữu hàng hóa đối với hàng
hóa mua bán
…
+ Chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên
mua
…
+ Rủi ro đối với hàng hóa
…
+ Nghĩa vụ bảo hành hàng hóa
…
- Nghĩa vụ cơ bản của bên mua
+ Nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền
…
+ Nghĩa vụ thanh toán
…
NHÓ
M 4
Trường hợp một trong 2 hoặc cả 2 bên không
thực hiện đúng nghĩa vụ thì sẽ chịu trách nhiệm
như thế nào?
Sương
Mai
Sương
Mai
Sương
Mai
Nhóm
5
Theo tôi biết, ngoài những cách mua bán hàng
hoá thông qua các cách giao dịch thông thường,
thì còn 1 loại hình giao dịch có sự tham gia của 1
bên thứ 3 để chịu trách nhiệm liên đới, liệu
chuyên gia có thể làm rõ cho tôi về loại hình giao
dịch này hay không?
Xuân
Quỳnh
Loại hình giao dịch mà bạn đang đề cập đến ở
đây chính là loại hình mua bán hàng hóa qua sở
giao dịch hàng hóa. Đây là loại hình mua bán
hàng hóa được quy định tại mục 3, chương II của
Luật thương mại 2005. Cụ thể, [...phần 1.1…]
III. Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch
1. Khái quát về mua bán hàng hóa qua sở
giao dịch
1.1 Khái niệm mua bán hàng hóa qua sở
giao dịch
- Theo Khoản 1 Điều 63 LTM 2005
“Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là
hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận
thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của
một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng
hóa theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng
hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết
hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại
một thời điểm trong tương lai”.
Nói đến đây chắc hẳn các bạn sẽ thắc mắc rằng
“Sở giao dịch hàng hóa” là gì đúng không? Đây
là một khái niệm khá mới đối với chúng ta, để làm
rõ khái niệm này, xin mời Chuyên gia H sẽ giải
thích cụ thể.
Tiến
Hoàng 1.2 Sở giao dịch hàng hóa
Sở Giao dịch hàng hóa trong tiếng Anh là
mercantile exchange hoặc goods exchange.
Sở Giao dịch hàng hóa là một tổ chức có tư cách
pháp nhân, cung cấp và duy trì một nơi mua bán
cụ thể, có tổ chức với cơ sở vật chất kĩ thuật cần
thiết để giao dịch, mua bán hàng hóa được tiêu
chuẩn hóa tuân theo những qui tắc giao dịch của
Sở Giao dịch hàng hóa.
Trong thị trường hàng hóa tương lai, Sở Giao
dịch hàng hóa có vị trí chủ thể tổ chức và điều
hành hoạt động mua bán hàng hóa. Sở Giao dịch
hàng hóa tồn tại ở các nước rất đa dạng về hình
thức tổ chức và cơ chế vận hàng, tuy vậy bản
chất chung của Sở Giao dịch hàng hóa là "một
tổ chức nghề nghiệp, có tư cách pháp nhân, hoạt
động theo nguyên tắc độc lập".
Sở Giao dịch hàng hóa là nơi thỏa thuận và kí
kết những hợp đồng đã được tiêu chuẩn hóa để
thực hiện việc mua bán hàng hóa giao ngay
hoặc không trực tiếp giao ngay, và là nơi thỏa
thuận việc mua bán quyền chọn bán và quyền
chọn mua hàng hóa.
Nhóm
6
Chuyên gia có thể đề cập tới một số hành vi
bị cấm trong quá trình mua bán hàng hoá
thông qua sở giao dịch hay không?
T
iến
Hoàn
g
1.3 (Tiến Hoàng) Một số hành vi bị cấm
trong mua bán hàng hóa qua sở giao dịch
Điều 71. Các hành vi bị cấm trong hoạt động
mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
1. Nhân viên của Sở giao dịch hàng hóa không
được phép môi giới, mua bán hàng hóa qua Sở
giao dịch hàng hoá.
2. Các bên liên quan đến hoạt động mua bán
hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa không
được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Gian lận, lừa dối về khối lượng hàng hóa
trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng
quyền chọn được giao dịch hoặc có thể được
giao dịch và gian lận, lừa dối về giá thực tế của
loại hàng hoá trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc
hợp đồng quyền chọn;
b) Đưa tin sai lệch về các giao dịch, thị trường
hoặc giá hàng hoá mua bán qua Sở giao dịch
hàng hóa;
c) Dùng các biện pháp bất hợp pháp để gây rối
loạn thị trường hàng hóa tại Sở giao dịch hàng
hoá;
d) Các hành vi bị cấm khác theo quy định của
pháp luật.
Nhóm
6
Vậy đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng
hoá thông qua sở giao dịch này có những
gì? ( Về các đặc điểm, chi tiết phân loại và
tác dụng của từng loại hợp đồng)
Tiến
Hoàng
Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là
một phương thức mua bán đặc biệt, mới được
quy định trong Luật Thương mại năm 2005.
Trong thực tế, phương thức này cũng đã và
đang được thực hiện ở Việt Nam trong khoảng 5
năm gần đây. Vì vậy, để tạo cơ sở pháp lý cho
phương thức mua bán đặc thù này, Luật Thương
mại năm 2005 đã đưa ra 11 điều (từ Điều 63 đến
Điều 73) với những quy định có tính cơ bản,
nền tảng điều chỉnh phương thức mua bán này.
Ngoài ra, để hướng dẫn thực hiện những quy
định của Luật Thương mại năm 2005 về mua
bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, ngày
28 tháng 12 năm 2006 Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 158/2006/NĐ-CP quy định chi tiết
Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng
hoá qua Sở giao dịch hàng hóa. Tiếp theo, ngày
18 tháng 8 năm 2010, Bộ Công Thương đã ban
hành Quyết định số 4361/QĐ-BCT ngày
18/08/2010 của Bộ Công Thương công bố danh
mục hàng hóa được phép giao dịch qua sở giao
dịch hàng hóa.
2.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng
mua bán hàng hóa qua sở giao dịch
Điều 63. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch
hàng hóa
1. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa
thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất
định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở
giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của
Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận
tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian
giao hàng được xác định tại một thời điểm trong
tương lai.
Điều 64. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở
giao dịch hàng hoá
1. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao
dịch hàng hoá bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp
đồng quyền chọn.
2. Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên
bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng
hóa tại một thời điểm trong tương lai theo hợp
đồng.
3. Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền
chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền
có quyền được mua hoặc được bán một hàng
hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá
giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để
mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên
mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không
thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó.
Nhóm
6
Câu hỏi: Chuyên gia hãy nêu cụ thể từng loại
hợp đồng và đưa ra những ví dụ liên quan để
bổ xung cho từng loại hợp đồng đó?
Hoàng
2.2 Một số nội dung cơ bản của hợp
đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch
2.2.1. Hợp đồng kỳ hạn:
Hợp đồng kỳ hạn (Contract for forward
transaction) là hợp đồng, theo đó, bên bán cam
kết giao và bên mua cam kết nhận hàng tại một
thời điểm trong tương lai theo hợp đồng. Nói
cách khác là hợp đồng được mua bán theo giá
hàng hiện tại nhưng lại thanh toán theo giá hàng
trong tương lai.
Nếu bên bán thực hiện việc giao hàng theo hợp
đồng thì bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và
thanh toán. Nếu các bên thỏa thuận trong hợp
đồng là bên mua có thể thanh toán bằng tiền mà
không nhận hàng thì bên mua, trong trường hợp
này, không cần nhận hàng mà chỉ cần trả cho
bên bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch
giữa giá thỏa thuận trong hợp đồng và giá thị
trường (do sở giao dịch hàng hóa công bố) vào
lúc hợp đồng được thực hiện.
Ví dụ, hai bên ký hợp đồng mua 5 tấn cà phê
loại 1 vào ngày 10/03/2006 với giá 800
USD/MT (là giá được niêm yết tại sở giao dịch
hàng hóa), giao hàng vào tháng 08/2006. Đến
tháng 08/2006, giá cà phê tăng lên 850
USD/MT, người mua sẽ có lợi và thay vì nhận
hàng, người mua đến sở giao dịch hàng hóa
nhận khoản tiền lãi 50 USD/MT.
Ngược lại, nếu các bên thỏa thuận trong hợp
đồng là bên bán có thể thanh toán bằng tiền và
không giao hàng thì bên bán phải thanh toán cho
bên mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch
giữa giá thị trường (do Sở giao dịch hàng hóa
công bố) tại thời điểm hợp đồng được thực hiện
và giá thỏa thuận trong hợp đồng.
Như vậy, mục đích của hợp đồng kỳ hạn chủ
yếu là nhằm hưởng một khoản tiền có được do
có sự biến động về giá hàng. Người bán cũng có
thể được hưởng khoản tiền này và người mua
cũng có thể có được khoản tiền này nếu hợp
đồng quy định. Vì vậy, người ta còn gọi hợp
đồng này là hợp đồng đầu cơ về giá (theo nghĩa
không tích cực) hoặc là hợp đồng bảo hiểm rủi
ro trong trường hợp có biến động về giá đối với
hàng hóa mà hai bên đã thỏa thuận mua và bán.
2.2.2. Hợp đồng quyền chọn:
Hợp đồng quyền chọn (gồm quyền chọn mua và
quyền chọn bán) là hợp đồng, theo đó, bên mua
quyền có quyền được mua (hoặc được bán) một
hàng hóa nhất định với giá định trước (gọi là giá
giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để
mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên
mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không
thực hiện việc mua bán hàng hóa đó (Điều 64
khoản 3 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005).
Ví dụ: Một công ty X có một lô cà phê trị giá
200.000 USD. Công ty này ký hợp đồng quyển
chọn với công ty Y, theo đó, lô cà phê sẽ được
giao sau một năm với điều kiện công ty Y phải
trả một khoản tiền là 5000 USD với ý nghĩa là
tiền mua quyền (để được mua lô cà phê trên).
Sau một năm, nếu giá trị lô cà phê tăng lên là
210.000 USD thì công ty Y sẽ trả cho công ty X
210.000 USD để được nhận lô cà phê nói trên,
còn công ty X được nhận 210.000 USD cho lô
cà phê trên. Nếu giá trị giảm xuống còn 190.000
USD, công ty Y sẽ chọn quyền chọn mua và sẽ
không nhận cà phê nữa. Trường hợp này công ty
Y bị mất 5000 USD nhưng sẽ không phải bỏ chi
phí nhận, vận chuyển lô cà phê và do đó sẽ giảm
bốt thiệt hại do lô cà phê bị xuống giá. Còn
công ty X vẫn được nhận 5000 USD mà vẫn giữ
được lô cà phê nói trên.
Luật Thương mại năm 2005 đã cụ thể hóa
quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
quyền chọn bằng những quy định tương đôi cụ
thể dưới đây:
- Bên mua quyển chọn mua hoặc quyền chọn
bán phải trả tiền mua quyền chọn để được trở
thành bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyển
chọn bán. số tiền phải trả cho việc mua quyền
chọn do các bên thỏa thuận;
- Bên giữ quyển chọn mua có quyền mua nhưng
không có nghĩa vụ phải mua hàng hóa đã giao
kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền
chọn mua quyết định thực hiện hợp đồng thì bên
bán có nghĩa vụ phải bán hàng hóa cho bên giữ
quyền chọn mua. Trường hợp bên bán không có
hàng hóa để giao thì phải thanh toán cho bên giữ
quyền chọn mua một khoản tiền bằng mức
chênh lệch giữa giá thỏa thuận trong hợp đồng
và giá thị trường do sở giao dịch hàng hóa công
bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện;
- Bên giữ quyền chọn bán có quyền bán nhưng
không có nghĩa vụ phải bán hàng hóa đã giao
kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền
chọn bán quyết định thực hiện hợp đồng thì bên
mua có nghĩa vụ phải mua hàng hóa của bên giữ
quyền chọn bán. Trường hợp bên mua không
mua hàng thì phải thanh toán cho bên giữ quyền
chọn bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch
giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hóa
công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện
và giá thỏa thuận trong hợp đồng;
- Trường hợp bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ
quyền chọn bán quyết định không thực hiện hợp
đồng trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực thì
hợp đồng đương nhiên hết hiệu lực.
Ngoài những quy định cụ thể về quyền và nghĩa
vụ của các bên trong hợp đồng kỳ hạn và hợp
đồng quyền chọn, Luật Thương mại năm 2005
cũng quy định về vai trò, chức năng của sở giao
dịch hàng hóa; về điều kiện để thành lập sở giao
dịch hàng hóa. Luật cũng quy định về nghiệp vụ
môi giới qua sở giao dịch hàng hóa và mua bán
hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước
ngoài.
Những quy định trên cho thấy mua bán hàng
hóa qua sở giao dịch hàng hóa là một phương
thức mua bán mối với những hợp đồng mua bán
thương mại mang tính chất đặc thù. Mặc dù
chưa đầy đủ và chưa cụ thể nhưng những quy
định về hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao
dịch hàng hóa trong Luật Thương mại năm 2005
đã đặt nền tảng, cơ sở pháp lý đầu tiên cho loại
hình hợp đồng mua bán thương mại đặc biệt
này. Như vậy, pháp luật thương mại Việt Nam
đã kịp thời đưa ra những quy định cơ bản điều
chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa, vốn rất phổ
biến và thông dụng trong nền kinh tế thị trường
ở các nước phát triển, nhưng mới phát sinh
trong thực tiễn thương mại của Việt Nam trong
những năm gần đây.
[Soạn script kết thúc]

More Related Content

Similar to MUA BÁN HÀNG HÓA - TT LUẬT THƯƠNG MẠI.docx

[123doc] phan-tich-hop-dong-xuat-nhap-khau
[123doc]   phan-tich-hop-dong-xuat-nhap-khau[123doc]   phan-tich-hop-dong-xuat-nhap-khau
[123doc] phan-tich-hop-dong-xuat-nhap-khau
Jang Nam
 
[123doc] - mien-trach-nhiem-trong-vi-pham-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-t...
[123doc] - mien-trach-nhiem-trong-vi-pham-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-t...[123doc] - mien-trach-nhiem-trong-vi-pham-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-t...
[123doc] - mien-trach-nhiem-trong-vi-pham-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-t...
huynhminhquan
 
tieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdf
tieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdftieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdf
tieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdf
LoanNguyn566598
 
202111392859 14192 đã chuyển đổi
202111392859 14192 đã chuyển đổi202111392859 14192 đã chuyển đổi
202111392859 14192 đã chuyển đổi
Marco Reus Le
 

Similar to MUA BÁN HÀNG HÓA - TT LUẬT THƯƠNG MẠI.docx (20)

270 mau hop dong
270 mau hop dong270 mau hop dong
270 mau hop dong
 
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI CÔNG Ư...
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ  MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI CÔNG Ư...HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ  MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI CÔNG Ư...
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI CÔNG Ư...
 
BAI TAP CUOI KY MON - PHAP LUAT HOP DONG.docx
BAI TAP CUOI KY MON - PHAP LUAT HOP DONG.docxBAI TAP CUOI KY MON - PHAP LUAT HOP DONG.docx
BAI TAP CUOI KY MON - PHAP LUAT HOP DONG.docx
 
Hợp đồng mua bán hàng hóa Quôc tế - Nguyễn Văn Tới
Hợp đồng mua bán hàng hóa Quôc tế - Nguyễn Văn TớiHợp đồng mua bán hàng hóa Quôc tế - Nguyễn Văn Tới
Hợp đồng mua bán hàng hóa Quôc tế - Nguyễn Văn Tới
 
[123doc] phan-tich-hop-dong-xuat-nhap-khau
[123doc]   phan-tich-hop-dong-xuat-nhap-khau[123doc]   phan-tich-hop-dong-xuat-nhap-khau
[123doc] phan-tich-hop-dong-xuat-nhap-khau
 
Bài Tiểu Luận Môn Kỹ Năng Soạn Thảo Hợp Đồng Thương Mại.docx
Bài Tiểu Luận Môn Kỹ Năng Soạn Thảo Hợp Đồng Thương Mại.docxBài Tiểu Luận Môn Kỹ Năng Soạn Thảo Hợp Đồng Thương Mại.docx
Bài Tiểu Luận Môn Kỹ Năng Soạn Thảo Hợp Đồng Thương Mại.docx
 
[123doc] - mien-trach-nhiem-trong-vi-pham-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-t...
[123doc] - mien-trach-nhiem-trong-vi-pham-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-t...[123doc] - mien-trach-nhiem-trong-vi-pham-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-t...
[123doc] - mien-trach-nhiem-trong-vi-pham-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-t...
 
tieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdf
tieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdftieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdf
tieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdf
 
Hop dong mua ban quoc te
Hop dong mua ban quoc te Hop dong mua ban quoc te
Hop dong mua ban quoc te
 
Cơ sở lý luận pháp lý về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa điểm...
Cơ sở lý luận pháp lý về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa điểm...Cơ sở lý luận pháp lý về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa điểm...
Cơ sở lý luận pháp lý về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa điểm...
 
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 6
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 6TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 6
TS. BÙI QUANG XUÂN MÔN LUAT THƯƠNG MAI BÀI 6
 
Bai doc 2.
Bai doc 2.Bai doc 2.
Bai doc 2.
 
Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Vô Hiệu Và Hậu Quả Phát Sinh.doc
Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Vô Hiệu Và Hậu Quả Phát Sinh.docHợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Vô Hiệu Và Hậu Quả Phát Sinh.doc
Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Vô Hiệu Và Hậu Quả Phát Sinh.doc
 
Các Loại Giao Dịch Dân Sự
Các Loại Giao Dịch Dân SựCác Loại Giao Dịch Dân Sự
Các Loại Giao Dịch Dân Sự
 
Những điểm cần lưu ý khi chuẩn bị soạn thảo hợp đồng
Những điểm cần lưu ý khi chuẩn bị soạn thảo hợp đồngNhững điểm cần lưu ý khi chuẩn bị soạn thảo hợp đồng
Những điểm cần lưu ý khi chuẩn bị soạn thảo hợp đồng
 
Giao Kết Và Thực Hiện Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh Nhất Nước
Giao Kết Và Thực Hiện Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh Nhất NướcGiao Kết Và Thực Hiện Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh Nhất Nước
Giao Kết Và Thực Hiện Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh Nhất Nước
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Tiễn Thực Hiện Các Quy Định Pháp Luật Về Hợp Đồng T...
Báo Cáo Thực Tập Thực Tiễn Thực Hiện Các Quy Định Pháp Luật Về Hợp Đồng T...Báo Cáo Thực Tập Thực Tiễn Thực Hiện Các Quy Định Pháp Luật Về Hợp Đồng T...
Báo Cáo Thực Tập Thực Tiễn Thực Hiện Các Quy Định Pháp Luật Về Hợp Đồng T...
 
Các lưu ý khi soạn thảo điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng
Các lưu ý khi soạn thảo điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồngCác lưu ý khi soạn thảo điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng
Các lưu ý khi soạn thảo điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng
 
So sánh chế tài thương mại trong CISG và trong pháp luật Việt Nam - TẢI FREE ...
So sánh chế tài thương mại trong CISG và trong pháp luật Việt Nam - TẢI FREE ...So sánh chế tài thương mại trong CISG và trong pháp luật Việt Nam - TẢI FREE ...
So sánh chế tài thương mại trong CISG và trong pháp luật Việt Nam - TẢI FREE ...
 
202111392859 14192 đã chuyển đổi
202111392859 14192 đã chuyển đổi202111392859 14192 đã chuyển đổi
202111392859 14192 đã chuyển đổi
 

Recently uploaded

Recently uploaded (17)

Statistics for Business and Economics.docx
Statistics for Business and Economics.docxStatistics for Business and Economics.docx
Statistics for Business and Economics.docx
 
CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI ...
CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI ...CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI ...
CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI ...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tanaka Pr...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tanaka Pr...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tanaka Pr...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tanaka Pr...
 
ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH, TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG ĐỂ CHUY...
ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH, TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG ĐỂ CHUY...ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH, TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG ĐỂ CHUY...
ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP THIẾT BỊ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH, TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG ĐỂ CHUY...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang t...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
 
Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...
Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...
Luận văn 2024 Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần xây dựng...
 
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘITÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
 
Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ vẩn chuyển h...
Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ vẩn chuyển h...Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ vẩn chuyển h...
Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ vẩn chuyển h...
 
Quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh Xuân
Quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh XuânQuản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh Xuân
Quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại BHXH quận Thanh Xuân
 
Hướng dẫn viết dàn ý của luận văn tốt nghiệp
Hướng dẫn viết dàn ý của luận văn tốt nghiệpHướng dẫn viết dàn ý của luận văn tốt nghiệp
Hướng dẫn viết dàn ý của luận văn tốt nghiệp
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực t...
 
Luận văn 2024 Trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Xi măng VI...
Luận văn 2024 Trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Xi măng VI...Luận văn 2024 Trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Xi măng VI...
Luận văn 2024 Trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty Cổ phần Xi măng VI...
 
Luận văn 2024 Thu hút khách du lịch quốc tế Nghiên cứu cho trường hợp của Việ...
Luận văn 2024 Thu hút khách du lịch quốc tế Nghiên cứu cho trường hợp của Việ...Luận văn 2024 Thu hút khách du lịch quốc tế Nghiên cứu cho trường hợp của Việ...
Luận văn 2024 Thu hút khách du lịch quốc tế Nghiên cứu cho trường hợp của Việ...
 
Nghiên cứu về sự hài lòng và gắn kết của tiếp viên hàng không đối với hãng hà...
Nghiên cứu về sự hài lòng và gắn kết của tiếp viên hàng không đối với hãng hà...Nghiên cứu về sự hài lòng và gắn kết của tiếp viên hàng không đối với hãng hà...
Nghiên cứu về sự hài lòng và gắn kết của tiếp viên hàng không đối với hãng hà...
 
TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN HIỆN NAY
TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN HIỆN NAYTIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN HIỆN NAY
TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN HIỆN NAY
 
Luận văn 2024 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Nghiên c...
Luận văn 2024 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Nghiên c...Luận văn 2024 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Nghiên c...
Luận văn 2024 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Nghiên c...
 

MUA BÁN HÀNG HÓA - TT LUẬT THƯƠNG MẠI.docx

  • 1. TALKSHOW LUẬT THƯƠNG MẠI PPT: Hường Đào, Anh Tú MC: Thiên Phúc Chuyên gia: Tiến Hoàng, Thanh Trang, Xuân Quỳnh, Sương Mai Quà: 2 bao 10k, 1 bao 5k và kẹo. TV NỘI DUNG GHI CHÚ MC Xin kính chào và cảm ơn quý vị và các bạn đang theo dõi chương trình “Hiểu thêm về pháp luật”. Chương trình được phát sóng định kỳ vào lúc 13h thứ 7 hàng tuần trên kênh N2-312. Ở số phát sóng lần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về chủ đề “Mua bán hàng hóa theo luật thương mại”. Đồng hành cùng chúng ta ngày hôm nay có 4 chuyên gia chuyên về mảng luật thương mại. Xin trân trọng giới thiệu chuyên gia Tiến Hoàng, chuyên gia Thanh Trang, chuyên gia Xuân Quỳnh, và cuối cùng, chuyên gia Sương Mai. Trong tập này, chúng ta sẽ khai thác kiến thức bằng cách hỏi xoáy đáp xoay - tức khán giả các bạn sẽ chủ động đặt câu hỏi cho các chuyên gia đang ngồi ở đây và các chuyên gia sẽ giải đáp những thắc mắc đó cho mọi người. Có một điểm thú vị ở đây là mỗi lượt hỏi, các bạn sẽ được nhận một phần quà nho nhỏ và được ghi tên một lần vào vòng quay may mắn. Tức là hỏi 1 lần thì tên bạn sẽ xuất hiện 1 lần, hỏi 2 lần thì tên bạn sẽ xuất hiện 2 lần, và cứ tăng dần theo số câu hỏi bạn đặt ra cho các chuyên gia. Đến cuối chương trình, chúng tôi sẽ cho quay vòng quay may mắn, và chọn ra 3 khán giả may mắn để nhận lộc đầu năm từ chương trình. Không biết các bạn khán giả đã nắm được thể lệ chưa ạ? Chúng ta bắt đầu vào chủ đề ngày hôm nay nhé! Việc mua bán hàng hóa là một việc hết sức quen thuộc và diễn ra hằng ngày trong đời sống của chúng ta. Nhưng không biết là dưới góc độ pháp lý, mua bán hàng hóa có điểm gì đặc biệt đáng lưu ý
  • 2. không ạ? XQ Trên thực tế, có thể ai trong chúng ta cũng biết mua bán hàng hóa là việc trao đổi hàng hóa giữa bên có hàng hóa và bên có nhu cầu mua hàng hóa trên cơ sở tự nguyện. Trong quá trình mua bán hàng hóa, phương thức trao đổi hàng hóạ có thể do các bên mua bán hàng hóa thiết lập trực tiếp quan hệ mua bán hàng hóa với nhau hoặc thông qua chủ thể trung gian (bên môi giới, bên đại lý, bên nhận ủy thác mua bán hàng hóa). Hàng hóa được mua bán trao đổi có thể là hàng hóa đang hiện hữu hoặc có thể là hàng hóa sẽ hình thành trong tương lai được phép lưu thông trên thị trường. Bám sát theo Luật thương mại 2005, buôn bán hàng hóa được định nghĩa như sau: Theo Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bản có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bản, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận (). Mua bán hàng hóa thực chất là một dạng của mua bán tài sản nên có bản chất giống như mua bán tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, đó là: + Mua bán hàng hóa là việc bên bán chuyển quyền sở hữu hàng hóa/tài sản cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có quyền sở hữu đối với hàng hóa/tài sản đã mua và có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán; + Mua bán hàng hóa/mua bán tài sản đều được thể hiện qua các hình thức pháp lý là hợp đồng.
  • 3. Tuy nhiên, mua bán hàng hóa trong thương mại còn có những đặc điểm riêng so với mua bán tài sản trong dân sự ở những điểm cơ bản sau: Một là, mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại nên chủ thể chủ yếu thực hiện quan hệ mua bán hàng hóa là thương nhân. Hai là, mua bán hàng hóa trong thương mại gắn liền với hoạt động mang tính nghề nghiệp của thương nhân - hoạt động thương mại, vì vậy quán hệ mua bán hàng hóa trong thương mại chủ yếu gắn với mục đích sinh lợi. Ba là, thuật ngữ hàng hóa được sử dụng phổ biến trong pháp luật thương mại các nước và Điều ước quốc tế về thương mại. Theo đó, hàng hóa được hiểu theo nghĩa rộng và có hai thuộc tính: có thể lưu thông và có tính thương mại. Khái niệm tài sản được sử dụng trong pháp luật dân sự chỉ về những tài sản được phép giao dịch (lưu thông). Nhóm 2 Câu hỏi: Các chuyên gia có nói là mua bán hàng hóa và mua bán tài sản đều được thể hiện qua các hình thức pháp lý là hợp đồng, các chuyên gia có thể thông tin sơ qua cho tôi những điều cần biết về hợp đồng mua bán hàng hóa không ạ? XQ Trong Luật Thương mại 2005, không có điều khoản cụ thể nào đưa ra định nghĩa của hợp đồng mua bán hàng hóa, nhưng ta có thể khái quát được khái niệm này bằng cách kết hợp nhiều điều luật với nhau, cụ thể: - Hợp đồng mua bán hàng hóa trước hết là một hợp đồng. Điều 385 BLDS 2015 quy định: “Hợp
  • 4. đồng là sựt hỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” - Chính xác hơn, hợp đồng này là một loại hợp đồng mua bán. Tại Điều 430 BLDS 2015 có đưa ra định nghĩa: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán”. - Bên cạnh đó, khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định: “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.” => Kết hợp định nghĩa về hợp đồng mua bán tài sản và mua bán hàng hóa, ta có thể khái quát được khái niệm của hợp đồng mua bán hàng hóa như sau: “Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bản có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”. Ví dụ: Doanh nghiệp A ký hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng với doanh nghiệp B. Hai bên đã thống nhất về giá cả, số lượng, khối lượng, thời gian, địa điểm giao dịch cụ thể. Các bên đồng ý thực hiện và chuyển giao (tiền và hàng hoá) và thực hiện các nghĩa vụ liên quan (tiền và hàng hoá). - Căn cứ vào các yếu tổ chủ thể, đối tượng, nơi xác lập và thực hiện hợp đồng, hợp đồng mua bán được chia thành: + Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước: - Chủ thể: hợp đồng được giao kết bởi các bên mang quốc tịch Việt Nam - Đối tượng: hàng hóa là đối tượng của hợp đồng đang tồn tại trong nước.
  • 5. - Nơi xác lập và thực hiện hợp đồng: hợp đồng được giao kết trong nước và thực hiện trong phạm vi nước VN + Hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài (hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế): là hợp đồng xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Loại hợp đồng này không được định nghĩa trong Luật thương mại 2005, nhưng qua quy định tại Điều 663 BLDS 2015 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, có thể suy ra rằng một hợp đồng được coi là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi có một trong các yếu tố sau: – Chủ thể: hợp đồng được giao kết bởi các bên không cùng quốc tịch. – Đối tượng: hàng hóa là đối tượng của hợp đồng đang tồn tại ở nước ngoài. – Nơi xác lập và thực hiện hợp đồng: hợp đồng được giao kết ở nước ngoài (nước mà các bên chủ thể giao kết hợp đồng không mang quốc tịch) và có thể được thực hiện ở nước mình hay nước thứ ba. Kẻ bảng cái đối tượng, chủ thể, nơi xác lập và thực hiện hợp đồng của 2 loại hđ này nha Điều cần chú ý ở HĐ mua bán hàng hóa quốc tế là các bên tham gia giao kết hợp đồng sẽ rất dễ gặp phải các rủi ro đặc thù như xung đột pháp luật, do quá trình vận chuyển, thanh toán, thực thi cam kết hợp đồng. Vì vậy, các bên cần thỏa thuận và soạn thảo ra một bản hợp đồng chi tiết. Khoản 2 Điều 27 Luật thương mại quy định rằng HĐ mua bán hàng hóa quốc tế phải được lập thành văn bản. Nhóm 2 Như các chuyên gia đã nêu định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa, thì nó cũng là một loại hợp đồng mua bán tài sản. Như vậy không biết loại hợp đồng này có điểm gì cần phải lưu ý để
  • 6. phân biệt được với hợp đồng mua bán tài sản không ạ? Xuân Quỳnh - Về chủ thể: Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa là thương nhân. (Thương nhân bao gồm những ai được quy định tại điều 6 Luật thương mại 2005) - Về hình thức: Tùy thuộc vào sự lựa chọn của các bên mà có thể lựa chọn hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa cho phù hợp, có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, pháp luật có quy định một số loại hợp đồng mua bán phải được lập thành văn bản (như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế) - Về đối tượng: Hợp đồng mua bán hàng hóa khác với hợp đồng hợp đồng mua bán tài sản ở chỗ đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa, hẹp hơn so với khái niệm tài sản. Theo quy định của pháp luật thương mại thì hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và nhưng vật gắn liền với đất đai. Tuy nhiên cần lưu ý đến một số loại hàng hóa cấm kinh doanh, hầng hóa hạn chế kinh doanh và hàng hóa kinh doanh có điều kiện, khi thực hiện hoạt động mua bán thì cần đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. - Về nội dung: Hợp đồng mua bán hàng hóa thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán, trong đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền cho bên bán Vậy thì không biết là nội dung của hợp đồng bao gồm những nội dung bắt buộc nào? Chuyên gia Hoàng có thể làm rõ hơn vấn đề này kh ạ ? Tiến Hoàng Nội dung của hợp đồng chủ yếu là nội dung thỏa thuận của các bên, xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên. Hợp đồng bắt buộc phải bao gồm những nội dung chủ yếu nào là tùy thuộc vào quy định của pháp
  • 7. luật từng quốc gia. Việc pháp luật quy định nội dung của hợp đồng mua bán có ý nghĩa hướng các bên tập trung vào thỏa thuận các nội dung quan trọng của hợp đồng, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện và phòng ngừa các tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. luật thương mại Việt Nam không quy định hợp đồng mua bán hàng hóa phải bao gồm nội dung bắt buộc nào. Các nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật, nội dung hợp đồng càng chi tiết bao nhiêu thì việc thực hiện hợp đồng cũng như khi có tranh chấp xảy ra cảng dễ xử lý bấy nhiêu. Những nội dung cơ bản trong hợp đồng bao gồm: - Tên gọi của hàng hóa - Số lượng hàng hóa - Giá cả - Chất lượng hàng hóa - Thời gian, địa điểm giao hàng, nhận hàng - Phương thức thanh toán - Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại - Quyền và nghĩa vụ của các bên - Giải quyết tranh chấp Mặc dù hợp đồng là do các bên thỏa thuận mà lập nên nhưng phải trong khuôn khổ của pháp luật. Các bên trong hợp đồng vừa chịu sự ràng buộc của hợp đồng vừa chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Trong quan hệ mua bán hàng hóa, các bên không chỉ bị ràng buộc bởi những điều khoản đã thỏa thuận với nhau mà còn chịu sự ràng buộc bởi những quy định của pháp luật, tức là những điều khoản
  • 8. pháp luật có quy định nhưng các bên không thảo thuận trong hợp đồng. Nhóm 3 Thế nào là "Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán"? Thanh Trang Theo khoản 1, điều 386, BLDS 2015 về Đề nghị giao kết hợp đồng: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).” => có thể do bên bán hoặc bên mua thực hiện thông qua các hình thức như: bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể hoặc kết hợp giữa các phương thức này (điều 24, LTM 2005) Nhóm 3 Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định bằng cách nào? Thanh Trang Theo điều 388, BLDS 2015 thì thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực sẽ do bên đề nghị ấn định, trường hợp bên đề nghị không ấn định thì hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó (trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác). Trong đó, các trường hợp được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng gồm: + Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân + Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị + Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác. Bên đề nghị phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình. Nếu bên được đề nghị thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thì hợp đồng mua bán hàng hóa được hình thành và là cơ sở pháp lý ràng buộc các bên. Nếu các bên thực hiện không
  • 9. đúng nghĩa vụ của mình theo hợp đồng thì phải chịu các chế tài do vi phạm hợp đồng. Nhóm 3 Sau khi đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng, lỡ có vấn đề và tôi muốn thay đổi, rút lại hay hủy bỏ đề nghị đó thì có được không? Thanh Trang Bên đề nghị giao kết hợp đồng cũng có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị đối với trường hợp (điều 389, BLDS 2015): + Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị + Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh Nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng muốn hủy bỏ đề nghị do đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì cần phải thông báo cho bên đề nghị và thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo về việc hủy bỏ đề nghị trước khi người này gửi thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Theo điều 391, BLDS 2015, các trường hợp chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng gồm: + Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng + Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận; + Hết thời hạn trả lời chấp nhận; + Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực; + Khi thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực; + Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời. Nhóm 6 Có quy định cụ thể là phải đưa ra câu trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong bao lâu hay không,
  • 10. hay khi nào muốn trả lời cũng được? Thanh Trang Theo điều 393, BLDS 2015 thì “Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.”. Do vậy, nếu bên được đề nghị im lặng thì không được coi là chấp nhận đề nghị (trừ khi có thỏa thuận khác hoặc do thói quen đã được xác lập giữa các bên) Theo điều 394, BLDS 2015 thì thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng được quy định như sau: + Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý. + Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị. + Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn trả lời. Ngoài ra, bên được đề nghị giao kết hợp đồng cũng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng nếu thông báo về việc rút lại này
  • 11. đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng (điều 397, BLDS 2015) Nhóm 5 Hợp đồng mua bán hàng hóa chính thức được giao kết vào thời điểm nào? Thanh Trang Theo nguyên tắc chung thì hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ được giao kết vào thời điểm mà các bên đạt được sự thỏa thuận. Cụ thể hơn, theo điều 400, BLDS 2015 thì thời điểm giao kết hợp đồng được quy định như sau: + Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết. + Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó. + Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. + Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản. + Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều này. Nhóm 2 Để một hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực thì hợp đồng cần phải đáp ứng các tiêu chí gì? Thanh Trang LTM 2005 không quy định cụ thể các điều kiện có hiệu lực của một hợp đồng mua bán hàng hóa => dựa trên các điều kiện có hiệu lực của GDDS (điều 117, BLDS 2015) để xác định hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo đó, hợp
  • 12. đồng mua bán có hiệu lực khi thỏa mãn các tiêu chí sau: - Các chủ thể tham gia hợp đồng mua bán phải có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng => trong thực tiễn, chủ thể tham gia hoạt động mua bán thường là các thương nhân. Khi tham gia HĐMB nhằm mục đích lợi nhuận, các thương nhân phải đáp ứng điều kiện có đăng kí kinh doanh hợp pháp đối với hàng hóa mua bán. Ngoài ra, đối với các mặt hàng kinh doanh có điều kiện, thương nhân còn phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh mặt hàng đó theo quy định - Đại diện của các bên giao kết hợp đồng mua bán phải đúng thẩm quyền => đại diện hợp pháp của chủ thể mua bán có thể là đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền. ❖ Điều 142 và điều 143, BLDS 2015 về Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện hoặc người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện => hợp đồng do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện hoặc xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện (trừ khi được người được đại diện công nhận, đồng ý, không phản đối hoặc có lỗi của người được đại diện) - Mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội => hàng hóa của hợp đồng phải được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tùy thuộc vào từng giai đoạn của nền kinh tế, xuất phát từ yêu cầu quản lí Nhà nước mà những hàng hóa bị cấm kinh doanh được pháp luật quy định một cách phù hợp (đọc thêm Luật đầu tư 2020 và Nghị định 31/2021/NĐ-CP về Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư)
  • 13. - Hợp đồng mua bán được giao kết giúp đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy định của pháp luật => Các nguyên tắc giao kết hợp đồng giúp đảm bảo sự thỏa thuận của các bên phù hợp với ý chí thực tế của họ, đáp ứng được lợi ích chính đáng của các bên nhưng đồng thời không xâm hại đến những lợi ích khác mà pháp luật cần bảo vệ. Theo quy định của BLDS, việc giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng cần phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản (điều 3, BLDS 2015): tự do giao kết nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội; tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Như vậy, những hành vi cưỡng ép, đe dọa, lừa dối để giao kết hợp đồng…là những lí do khiến hợp đồng mua bán bị vô hiệu. - Hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật => theo điều 24, LTM 2005 thì hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện dưới dạng lời nói, văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể (trường hợp đối với các loại hợp đồng mua bán mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo quy định đó). Trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa không tuân thủ quy định về hình thức thì có thể bị vô hiệu Nhóm 3 Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán, tôi có cần tuân theo nguyên tắc gì hay không? Thanh Trang Để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng được diễn ra theo đúng ý chí của các bên, đồng thời không xâm phạm đến những quan hệ lợi ích mà pháp luật bảo vệ, Nhà nước đã quy định những nguyên tắc mà các chủ thể cần tuân theo trong quá trình thực hiện hợp đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, việc thực hiện hợp đồng (bao gồm cả hợp đồng mua bán) cần tuân theo nguyên tắc: + thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác (nếu có); => các bên
  • 14. có trách nhiệm thực hiện đúng những gì đã thỏa thuận về đối tượng mua bán là gì; chất lượng mặt hàng ra sao; số lượng bao nhiêu; phương thức thanh toán là gì,... + thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau => được xây dựng dựa trên nền tảng là nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng (tham khảo thêm: điều 11, LTM 2005 và điều 385, BLDS 2015) + không được xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác => tránh việc các bên ưu tiên quyền lợi của bản thân mà thực hiện các hợp đồng xâm phạm lợi ích của người khác (VD: mua bán ma túy,...) NHÓ M 4 Vậy các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa có những quyền và nghĩa vụ gì? Sương Mai Vì sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng là vô cùng phong phú nên trong bài này chỉ phân tích những nghĩa vụ cơ bản của các bên trong HDMB phát sinh khi các bên không có thỏa thuận (hoặc thỏa thuận trái pháp luật) trong hợp đồng. Sương Mai - Nghĩa vụ cơ bản của bên bản: + Giao hàng đúng đối tượng và chất lượng Trường hợp Hợp đồng không quy định cụ thể thì hợp đồng được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hợp đồng đó thuộc 1 trong 4 trường hợp quy định tại KHoản 1 Điều 39 LTM 2005 → Bên mua có quyền từ chối nhận hàng này. Ví dụ: công ty A…. + Giao chứng từ kèm theo hàng hóa ….. Điều 34 + Giao hàng đúng thời hạn Điều 35 + Điều 37 + Kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng Nhóm 6 trả lời: Công ty A có quyền từ chối nhận mặt hàng này không? → có căn cứ vào Khoản 2 Điều 39
  • 15. … + Đảm bảo quyền sở hữu hàng hóa đối với hàng hóa mua bán … + Chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua … + Rủi ro đối với hàng hóa … + Nghĩa vụ bảo hành hàng hóa … - Nghĩa vụ cơ bản của bên mua + Nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền … + Nghĩa vụ thanh toán … NHÓ M 4 Trường hợp một trong 2 hoặc cả 2 bên không thực hiện đúng nghĩa vụ thì sẽ chịu trách nhiệm như thế nào? Sương Mai Sương Mai Sương Mai Nhóm 5 Theo tôi biết, ngoài những cách mua bán hàng hoá thông qua các cách giao dịch thông thường, thì còn 1 loại hình giao dịch có sự tham gia của 1 bên thứ 3 để chịu trách nhiệm liên đới, liệu chuyên gia có thể làm rõ cho tôi về loại hình giao dịch này hay không? Xuân Quỳnh Loại hình giao dịch mà bạn đang đề cập đến ở đây chính là loại hình mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Đây là loại hình mua bán hàng hóa được quy định tại mục 3, chương II của Luật thương mại 2005. Cụ thể, [...phần 1.1…]
  • 16. III. Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch 1. Khái quát về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch 1.1 Khái niệm mua bán hàng hóa qua sở giao dịch - Theo Khoản 1 Điều 63 LTM 2005 “Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai”. Nói đến đây chắc hẳn các bạn sẽ thắc mắc rằng “Sở giao dịch hàng hóa” là gì đúng không? Đây là một khái niệm khá mới đối với chúng ta, để làm rõ khái niệm này, xin mời Chuyên gia H sẽ giải thích cụ thể. Tiến Hoàng 1.2 Sở giao dịch hàng hóa Sở Giao dịch hàng hóa trong tiếng Anh là mercantile exchange hoặc goods exchange. Sở Giao dịch hàng hóa là một tổ chức có tư cách pháp nhân, cung cấp và duy trì một nơi mua bán cụ thể, có tổ chức với cơ sở vật chất kĩ thuật cần thiết để giao dịch, mua bán hàng hóa được tiêu chuẩn hóa tuân theo những qui tắc giao dịch của Sở Giao dịch hàng hóa. Trong thị trường hàng hóa tương lai, Sở Giao dịch hàng hóa có vị trí chủ thể tổ chức và điều hành hoạt động mua bán hàng hóa. Sở Giao dịch hàng hóa tồn tại ở các nước rất đa dạng về hình
  • 17. thức tổ chức và cơ chế vận hàng, tuy vậy bản chất chung của Sở Giao dịch hàng hóa là "một tổ chức nghề nghiệp, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo nguyên tắc độc lập". Sở Giao dịch hàng hóa là nơi thỏa thuận và kí kết những hợp đồng đã được tiêu chuẩn hóa để thực hiện việc mua bán hàng hóa giao ngay hoặc không trực tiếp giao ngay, và là nơi thỏa thuận việc mua bán quyền chọn bán và quyền chọn mua hàng hóa. Nhóm 6 Chuyên gia có thể đề cập tới một số hành vi bị cấm trong quá trình mua bán hàng hoá thông qua sở giao dịch hay không?
  • 18. T iến Hoàn g 1.3 (Tiến Hoàng) Một số hành vi bị cấm trong mua bán hàng hóa qua sở giao dịch Điều 71. Các hành vi bị cấm trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 1. Nhân viên của Sở giao dịch hàng hóa không được phép môi giới, mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá. 2. Các bên liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa không được thực hiện các hành vi sau đây: a) Gian lận, lừa dối về khối lượng hàng hóa trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn được giao dịch hoặc có thể được giao dịch và gian lận, lừa dối về giá thực tế của loại hàng hoá trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn; b) Đưa tin sai lệch về các giao dịch, thị trường hoặc giá hàng hoá mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa; c) Dùng các biện pháp bất hợp pháp để gây rối loạn thị trường hàng hóa tại Sở giao dịch hàng hoá; d) Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật. Nhóm 6 Vậy đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá thông qua sở giao dịch này có những gì? ( Về các đặc điểm, chi tiết phân loại và tác dụng của từng loại hợp đồng) Tiến Hoàng Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là một phương thức mua bán đặc biệt, mới được
  • 19. quy định trong Luật Thương mại năm 2005. Trong thực tế, phương thức này cũng đã và đang được thực hiện ở Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây. Vì vậy, để tạo cơ sở pháp lý cho phương thức mua bán đặc thù này, Luật Thương mại năm 2005 đã đưa ra 11 điều (từ Điều 63 đến Điều 73) với những quy định có tính cơ bản, nền tảng điều chỉnh phương thức mua bán này. Ngoài ra, để hướng dẫn thực hiện những quy định của Luật Thương mại năm 2005 về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, ngày 28 tháng 12 năm 2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 158/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa. Tiếp theo, ngày 18 tháng 8 năm 2010, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 4361/QĐ-BCT ngày 18/08/2010 của Bộ Công Thương công bố danh mục hàng hóa được phép giao dịch qua sở giao dịch hàng hóa. 2.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch Điều 63. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 1. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai. Điều 64. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá
  • 20. 1. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn. 2. Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng. 3. Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó. Nhóm 6 Câu hỏi: Chuyên gia hãy nêu cụ thể từng loại hợp đồng và đưa ra những ví dụ liên quan để bổ xung cho từng loại hợp đồng đó? Hoàng 2.2 Một số nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch 2.2.1. Hợp đồng kỳ hạn: Hợp đồng kỳ hạn (Contract for forward transaction) là hợp đồng, theo đó, bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng. Nói cách khác là hợp đồng được mua bán theo giá hàng hiện tại nhưng lại thanh toán theo giá hàng trong tương lai. Nếu bên bán thực hiện việc giao hàng theo hợp đồng thì bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán. Nếu các bên thỏa thuận trong hợp
  • 21. đồng là bên mua có thể thanh toán bằng tiền mà không nhận hàng thì bên mua, trong trường hợp này, không cần nhận hàng mà chỉ cần trả cho bên bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thỏa thuận trong hợp đồng và giá thị trường (do sở giao dịch hàng hóa công bố) vào lúc hợp đồng được thực hiện. Ví dụ, hai bên ký hợp đồng mua 5 tấn cà phê loại 1 vào ngày 10/03/2006 với giá 800 USD/MT (là giá được niêm yết tại sở giao dịch hàng hóa), giao hàng vào tháng 08/2006. Đến tháng 08/2006, giá cà phê tăng lên 850 USD/MT, người mua sẽ có lợi và thay vì nhận hàng, người mua đến sở giao dịch hàng hóa nhận khoản tiền lãi 50 USD/MT. Ngược lại, nếu các bên thỏa thuận trong hợp đồng là bên bán có thể thanh toán bằng tiền và không giao hàng thì bên bán phải thanh toán cho bên mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường (do Sở giao dịch hàng hóa công bố) tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thỏa thuận trong hợp đồng. Như vậy, mục đích của hợp đồng kỳ hạn chủ yếu là nhằm hưởng một khoản tiền có được do có sự biến động về giá hàng. Người bán cũng có thể được hưởng khoản tiền này và người mua cũng có thể có được khoản tiền này nếu hợp đồng quy định. Vì vậy, người ta còn gọi hợp đồng này là hợp đồng đầu cơ về giá (theo nghĩa không tích cực) hoặc là hợp đồng bảo hiểm rủi ro trong trường hợp có biến động về giá đối với hàng hóa mà hai bên đã thỏa thuận mua và bán. 2.2.2. Hợp đồng quyền chọn: Hợp đồng quyền chọn (gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán) là hợp đồng, theo đó, bên mua
  • 22. quyền có quyền được mua (hoặc được bán) một hàng hóa nhất định với giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua bán hàng hóa đó (Điều 64 khoản 3 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005). Ví dụ: Một công ty X có một lô cà phê trị giá 200.000 USD. Công ty này ký hợp đồng quyển chọn với công ty Y, theo đó, lô cà phê sẽ được giao sau một năm với điều kiện công ty Y phải trả một khoản tiền là 5000 USD với ý nghĩa là tiền mua quyền (để được mua lô cà phê trên). Sau một năm, nếu giá trị lô cà phê tăng lên là 210.000 USD thì công ty Y sẽ trả cho công ty X 210.000 USD để được nhận lô cà phê nói trên, còn công ty X được nhận 210.000 USD cho lô cà phê trên. Nếu giá trị giảm xuống còn 190.000 USD, công ty Y sẽ chọn quyền chọn mua và sẽ không nhận cà phê nữa. Trường hợp này công ty Y bị mất 5000 USD nhưng sẽ không phải bỏ chi phí nhận, vận chuyển lô cà phê và do đó sẽ giảm bốt thiệt hại do lô cà phê bị xuống giá. Còn công ty X vẫn được nhận 5000 USD mà vẫn giữ được lô cà phê nói trên. Luật Thương mại năm 2005 đã cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng quyền chọn bằng những quy định tương đôi cụ thể dưới đây: - Bên mua quyển chọn mua hoặc quyền chọn bán phải trả tiền mua quyền chọn để được trở thành bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyển chọn bán. số tiền phải trả cho việc mua quyền chọn do các bên thỏa thuận;
  • 23. - Bên giữ quyển chọn mua có quyền mua nhưng không có nghĩa vụ phải mua hàng hóa đã giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn mua quyết định thực hiện hợp đồng thì bên bán có nghĩa vụ phải bán hàng hóa cho bên giữ quyền chọn mua. Trường hợp bên bán không có hàng hóa để giao thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thỏa thuận trong hợp đồng và giá thị trường do sở giao dịch hàng hóa công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện; - Bên giữ quyền chọn bán có quyền bán nhưng không có nghĩa vụ phải bán hàng hóa đã giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn bán quyết định thực hiện hợp đồng thì bên mua có nghĩa vụ phải mua hàng hóa của bên giữ quyền chọn bán. Trường hợp bên mua không mua hàng thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hóa công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thỏa thuận trong hợp đồng; - Trường hợp bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán quyết định không thực hiện hợp đồng trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực thì hợp đồng đương nhiên hết hiệu lực. Ngoài những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn, Luật Thương mại năm 2005 cũng quy định về vai trò, chức năng của sở giao dịch hàng hóa; về điều kiện để thành lập sở giao dịch hàng hóa. Luật cũng quy định về nghiệp vụ
  • 24. môi giới qua sở giao dịch hàng hóa và mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài. Những quy định trên cho thấy mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là một phương thức mua bán mối với những hợp đồng mua bán thương mại mang tính chất đặc thù. Mặc dù chưa đầy đủ và chưa cụ thể nhưng những quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa trong Luật Thương mại năm 2005 đã đặt nền tảng, cơ sở pháp lý đầu tiên cho loại hình hợp đồng mua bán thương mại đặc biệt này. Như vậy, pháp luật thương mại Việt Nam đã kịp thời đưa ra những quy định cơ bản điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa, vốn rất phổ biến và thông dụng trong nền kinh tế thị trường ở các nước phát triển, nhưng mới phát sinh trong thực tiễn thương mại của Việt Nam trong những năm gần đây. [Soạn script kết thúc]