SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
=====================
HOÀNG THỊ MỸ DUNG
MÔ HÌNH HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG NHẰM PHÒNGNGỪA VÀ
GIẢM THIỂU TRẺ EM BỊĐUỐI NƯỚC
(NGHIÊN CỨU CAN THIỆP TRƢỜNG HỢP TẠI XÃ THỦY AN,THỊ XÃ ĐÔNG
TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH)
MÃ TÀI LIỆU: 80275
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Công tác xã hội
Hà Nội - 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
=====================
HOÀNG THỊ MỸ DUNG
MÔ HÌNHHUYĐỘNGCỘNGĐỒNGNHẰM
PHÒNGNGỪAVÀ GIẢMTHIỂUTRẺEMBỊĐUỐI
NƯỚC
(NGHIÊN CỨU CAN THIỆP TRƢỜNG HỢP TẠI XÃ THỦY AN,
THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH)
Chuyên ngành Công tác xã hội
Mã số : 60.90.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:PGS.TS Trịnh Văn Tùng
Hà Nội - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tác giả, có sự hỗ trợ từ
giáo viên hướng dẫn là PGS.TS Trịnh Văn Tùng. Các nội dung nghiên cứu và kết quả
nghiên cứu của đề tài là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công
trình nào trước đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét và đánh giá
được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham
khảo. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá, cũng như số liệu của các
tác giả, cơ quan tổ chức khác và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận, tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
Hội đồng, cũng như kết quả khóa luận của mình.
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Mỹ Dung
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trịnh Văn Tùng, người
thầy kính mến, đã hết lòng chỉ bảo, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi
hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc tới các thầy, các cô, giảng viên của Khoa
Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà
Nội đã giúp đỡ để tác giả được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện
về thời gian để tôi hoàn thành tốt luận văn của mình.
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Mỹ Dung
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do thực hiện nghiên cứu can thiệp 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu can thiệp 3
3. Đối tượng nghiên cứu can thiệp 3
4. Khách thể nghiên cứu 3
5. Phạm vi nghiên cứu 4
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 4
7. Phương pháp nghiên cứu 5
8. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 8
9. Bố cục luận văn 11
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 12
1.1. Các khái niệm công cụ 12
1.1.1 Cộng đồng 12
1.1.2. Huy động nguồn lực 13
1.1.3. Tai nạn đuối nước 15
1.1.4. Môhình huy động cộng đồng nhằm phòngngừa, giảmthiểu tai
nạn đuối nước ở trẻ em
16
1.2. Các lýthuyết đƣợc vận dụng 17
1.2.1. Lý thuyết nhu cầu 17
1.2.2. Lý thuyết hệ thống 19
1.3. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 21
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG TAI NẠN ĐUỐI NƢỚC TẠI XÃ THỦY AN,
THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH VÀ NHẬN
THỨC TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TAI
NẠN ĐUỐI NƢỚC
25
2.1. Kháiquát thực trạng đuối nƣớc ở xã Thủy An, thị xã Đông 25
Triều, tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Hậu quả của tai nạn đuối nƣớc đối với các gia đình có trẻ
em bị đuối nƣớc
29
2.3. Nhận thức của gia đình và cộng đồng trong việc phòng ngừa,
giảm thiểu tai nạn đuối nƣớc
34
2.3.1. Nhận thức của phụ huynh có con từ 6-14 tuổi về việc giảm
thiểu và phòng ngừa tai nạn đuối nước ở trẻ em trên địa bàn xã
Thủy An
34
2.3.2. Nhận thức của chính quyền địa phương trong việc giảm
thiểu, phòng ngừa tai nạn đuối nước trên địa bàn
38
2.4. Nguyênnhân cơ bản xảy ra đuối nƣớc 40
CHƢƠNG 3: NHU CẦU, NGUỒN LỰC CỦA CỘNG ĐỒNG
TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TAI NẠN ĐUỐI
NƢỚC Ở TRẺ EM VÀ MÔ HÌNH HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG
TRONG VIỆC TẠO DỰNG BỂ BƠI DI ĐỘNG CHO TRẺ EM
TẠI XÃ THỦY AN
48
3.1. Nhu cầu của trẻ em và gia đình có con từ 6 – 14 tuổi
trong việc giảmthiểu, phòng ngừa tai nạn đuối nƣớc.
48
3.1.1. Nhu cầu của trẻ em từ 11 – 14 tuổi 48
3.1.2. Nhu cầu của phụ huynh có con từ 6 – 14 tuổi. 49
3.2. Nguồn lực tại xã Thủy An trong việc phòng ngừa, giảm
thiểu tai nạn đuối nƣớc.
51
3.2.1. Nguồn lực về truyền thông phòng, giảm thiểu tai nạn
đuối nước.
51
3.2.2. Nguồn lựctừ các gia đình có trẻ trong độ tuổi đi học. 53
3.2.3. Nguồn lựctừ chính quyền địa phương. 54
3.2.4. Nguồn lựctừ nhà trường. 55
3.2.5. Nguồn lựctừ hội đoàn thể. 56
3.2.6. Nguồn lựctừ doanhnghiệp trên địa bàn. 56
3.3. Mô hình huy động cộng đồng trong việc tạo dựng bể bơi
di động cho trẻ em tại xã Thủy An.
57
3.4. Xây dựng kế hoạch can thiệp hoàn thiện hoạt động của
bể bơi di động tại xã Thủy An.
66
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 96
MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện nghiên cứu can thiệp
Trẻ em là đối tượng được Nhà nước và cả xã hội dành sự quan tâm, chăm sóc
đặc biệt, bởi đó là thế hệ tương lai của mỗi quốc gia và của toàn nhân loại.
Tuyên ngôn về các quyền của trẻ em do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua
năm 1959 khẳng định: "Loài người có trách nhiệm trao cho trẻ em điều tốt đẹp
nhất" . Điều 24 Công ước về các quyền chính trị - dân sự năm 1966 (Việt Nam
gia nhập năm 1982) nêu rõ: “Mọi trẻ em, không phân biệt chủng tộc, màu da,
giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản hoặc dòng
dõi đều có quyền được hưởng những biện pháp bảo hộ của gia đình, xã hội và
nhà nước". [2]
Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê
chuẩn Công ước về Quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990. Quyền trẻ em là tất cả
những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một lành mạnh và an toàn.
Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là tiếp nhận thụ động lòng
nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá
trình phát triển. Tuy nhiên, quyền trẻ em, cụ thể là quyền sống còn, quyền an
toàn của trẻ em đang bị đe dọa khi đuối nước đang là một trong những nguy cơ
gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.
Đuối nước đã âm thầm cướp đi sinh mạng của 360.000 người mỗi năm trên
toàn thế giới, trong đó 90% số trường hợp xảy ra ở những quốc gia có thu nhập
thấp và trung bình. Một nửa số trường hợp xảy ra ở khu vực Đông Nam Á và
Tây Thái Bình Dương [9]. Ở Việt Nam, mỗi năm có trên 2.000 trẻ em tử vong
do đuối nước. Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu có tỷ lệ
trẻ em tử vong do đuối nước, cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á và
cao gấp 10 lần các nước phát triển. Nguyên nhân chủ yếu do nhận thức của gia
đình, cộng đồng, xã hội và nguy cơ gây đuối nước trẻ em còn hạn chế, trẻ em
thiếu sự giám sát, trông giữ của cha mẹ, người chăm sóc trẻ, trẻ chưa biết bơi,
thiếu kỹ năng an toàn trong môi trường nước, môi trường xung quanh còn tiềm
ẩn nhiều nguy cơ gây đuối nước trẻ em.
Với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng đuối nước ở Việt Nam từ 2005 –
2009, Cục Quản lý môi trường y tế đã tổng hợp số liệu báo cáo nguyên nhân tử
vong từ sổ theo dõi nguyên nhân tử vong A6 – YTCS của trên 100.000
xã/phường tại 63/63 tỉnh/thành phố của Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu thu
được thì tỷ lệ tử vong do tai nạn thương tích chiếm 10 -12% tổng số tử vong do
tất cả các nguyên nhân, trong đó đuối nước là nguyên nhân thứ 2 sau tai nạn giai
thông chiếm 17%.Trẻ em là nhóm có nguy cơ tử vong do đuối nước cao, cụ thể
tỷ suất tử vong do đuối nước cao nhất ở nhóm 0 – 4 tuổi với trung bình 22
trẻ/100.000 trẻ/năm.Theo kết quả nghiên cứu “Nguyên nhân tử vong ở Việt Nam
năm 2008”: tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi do đuối nước bằng tỷ lệ dị tật bẩm
sinh trẻ em và chiếm cao nhất với 18,1%. [2]
Đứng trước thực tế như vậy, Nhà nước ta đã có những biện pháp để giảm
thiểu, ngăn ngừa và phòng chống tai nạn đuối nước ở trẻ em. Tuy tình trạng đuối
nước có giảm nhưng vẫn giảm chậm, đuối nước ở trẻ em vẫn là một trong những
nguyên nhân gây tử vong cho trẻ em ở mức cao. Vậy cộng đồng có những
nguồn lực gì trong việc phòng ngừa, can thiệp trẻ em bị đuối nước ở trẻ em?
Nhân viên CTXH có vai trò như thế nào trong việc hỗ trợ cộng đồng để giảm
thiểu tình trạng này?. Đứng trước những câu hỏi đó cộng với bối cảnh tử vong
do đuối nước của trẻ em hiện nay, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Mô hình huy động
cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu
trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh” để làm luận
văn tốt nghiệp. Với mong muốn, thông qua những kiến thức CTXH để nhìn
nhận một cách khách quan về thực trạng, nhu cầu và nguồn lực tại địa bàn, từ đó
đưa ra những định hướng, giải pháp để phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng trẻ
em tử vòng do đuối nước.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu can thiệp
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng và hậu quả mà đuối nước đã để lại cho gia
đình, cộng đồng của vấn đề đuối nước ở trẻ em tại xã Thủy An, thị xã Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh. Thông qua đó, tìm hiểu nhu cầu và nguồn lực của địa
bàn trong việc phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước. Tác giả đưa ra
nhận xét, đánh giá, định hướng, giải pháp để phòng ngừa và giảm thiểu tình
trạng này dựa vào việc huy động cộng đồng, xây dựng bể bơi di động cho trẻ em
trên địa bàn xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đánh giá thực trạng trẻ em bị đuối nước tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay và những hậu quả của tai nạn đuối
nước đối với gia đình, cộng đồng.
Đánh giá và phân tích nhu cầu được hỗ trợ phòng ngừa tai nạn đuối nước ở
trẻ em của các hộ gia đình trong phòng ngừa tai nạn đuối nước.
Xây dựng kế hoạch triển khai xây dựng bể bơi di động nhằm hỗ trợ trẻ em
biết bơi.
3. Đối tƣợng nghiên cứu can thiệp
Huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em bị tai nạn đuối
nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng
Ninh).
4. Khách thể nghiên cứu
Gia đình có trẻ tử vong do đuốinước
Phụ huynh có con từ 6 – 14 tuổi.
Trẻ em ở độ tuổi 11 – 14 của xã Thủy An.
Cán bộ xã Thủy An, cán bộ Đoàn.
Đại diện doanh nghiệp trên địa bàn.
5. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Phạm vi xã Thủy An, thị xã Đông triều, tỉnh
Quảng Ninh.
Thời gian nghiên cứu, ứng dụng: 6/2017 – 8/2018.
Giới hạn nội dung nghiên cứu:
Phòng ngừa đuối nước cho trẻ em có nhiều phương thức . Luận văn tập
trung đánh giá thực trạng từ năm 2015 – 2018, hậu quả đối với gia đình và cộng
đồng.
Nghiên cứu nhu cầu và nguồn lực trong hỗ trợ của cộng đồng trong việc tạo
dựng bể bơi di động.
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
6.1. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng và hậu quả của tai nạn đuối nước ở xã Thủy An, thị xã Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn vừa qua như thế nào?
Các hộ gia đình có trẻ em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng trong
việc phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn đuối nước cho trẻ em?
Cộng đồng xã Thủy An có nhu cầu và nguồn lực gì trong hỗ trợ phòng
ngừa, giảm thiểu tai nạn đuối nước ở trẻ em?
6.2. Giả thuyết nghiên cứu
Thực trạng tai nạn đuối nước và hậu quả của tai nạn đuối nước đối vớigia
đình và cộng đồng ở xã Thủy An trong giai đoạn vừa qua là rất nghiêm trọng và
nguy cơ tai nạn đuối nước ở trẻ em luôn ở mức rất cao vì tỷ lệ trẻ em biết bơi rất
thấp.
Đa số các hộ gia đình hiện nay có nhận thức cao về tầm quan trọng của
việc giảm thiểu và phòng ngừa tai nạn đuối nước cho con em của họ.
Công đồng xã Thủy An có nhu cầu được tuyên truyền và nhu cầu cho con
được học bơi; có khá nhiều nguồn lực trong tuyên truyền thay đổi nhận thức của
các hộ gia đình cho con học bơi và xây dựng bể bơi di động.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp phân tích tài liệu.
Nghiên cứu được triển khai qua việc thu thập thông tin và phân tích tài liệu
liên quan đến tai nạn đuối nước, phòng chống tai nạn đuối nước… ở địa bàn
nghiên cứu. Tài liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau, tuy nhiên có 3
nguồn cụ thể là: tài liệu do chính quyền địa phương thực hiện, triển khai hoạt
động phòng, giảm thiểu tai nạn đuối nước trên địa bàn; tài liệu từ các trang Web
uy tín, chính thống và thu thập qua các tài liệu nghiên cứu về tai nạn đuối nước
ở trẻ em đã được kiểm định chất lượng.
Tìm hiểu, đọc và phân tích, đánh giá các tài liệu liên quan đến số trẻ em,
tình trạng đuối nước trên địa bàn thị xã Đông Triều nói chung, xã Thủy An nói
riêng để tổng hợp, hệ thống lại các thông tin để xây dựng cơ sở lý luận.
Tìm hiểu các số liệu, thống kê về tình trạng đuối nước, chính sách hỗ trợ
của chính quyền, tổ chức, cá nhân trong thời gian qua.
Đánh giá số liệu và tìm ra các biện pháp kết nối nguồn lực nhằm hỗ trợ tạo
dựng bể bơi di động phòng ngừa trẻ em bị đuối nước.
7.2.Phương pháp quan sát
Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát. Những
tình huống và địa điểm quan sát là những nơi thường có trẻ em đi tắm hoặc có
nguy cơ đuối nước cao.
Quan sát kết hợp với phỏng vấn sâu một số trẻ em về nhu cầu học bơi và
tìm hiểu khả năng bơi của trẻ.
7.3.Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là những cuộc đốithoại giữa nhà nghiên cứu với người cung
cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người
cung cấp thông tin qua ngôn ngữ của người ấy. Mục tiêu của phỏng vấn sâu
không phải để hiểu một cách khái quát, đại diện mà giúp chúng ta hiểu sâu, hiểu
kỹ về một vấn đề nhất định.
Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm mục đíchtìm hiểu
sâu hơn về các trường hợp gia đình có trẻ bị đuối nước; nhu cầu của trẻ em tại
địa bàn nghiên cứu về việc học bơi; tìm hiểu những chính sách và biện pháp mà
chính quyền đã triển khai trong việc kết nối nguồn lực hỗ trợ trẻ em tại địa
phương.
Trong nghiên cứu này tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu 4 đối tượng gồm:
trẻ em - 5 trường hợp; gia đình có trẻ bị đuối nước – 4 trường hợp; cán bộ xã – 2
trường hợp; Đoàn thanh niên - 1 trường hợp, doanh nghiệp – 2 trường hợp.
Mục đích của phỏng vấn sâu nhằm thu thập những thông tin về thực trạng,
nguyên nhân của tình trạng đuối nước, nhận thức của họ về cách thức giảm thiểu
đuối nước, những khó khăn của họ trong việc phòng ngừa tai nạn đuối nước ở
trẻ emNghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm mục đích tìm
hiểu sâu hơn về vấn đề, nhu cầu của thân chủ, thăm dò, phát hiện tìm hiểu
những chính sách và biện pháp mà chính quyền đã triển khai trong kết nguồn lực
hỗ trợ trẻ em tại địa phương.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn phỏng vấn sâu những đối tượng sau:
4 hộ gia đình đã có trẻ em bị đuối nước để tìm hiểu nỗi đau, mất mát của
các hộ gia đình đó. Đồng thời vận động họ trong việc tuyên truyền những hộ gia
đình khác trong việc cần thiết cho trẻ tập bơi.
5 trẻ em từ 11 – 14 tuổi để tìm hiểu về thực trạng tiếp xúc với môi trường
nước của các em, nhu cầu học bơi, có địa điểm bơi an toàn.
02 doanh nghiệp để tìm hiểu nguồn lực của họ.
02 cán bộ công tác tại UBND xã để tìm hiểu những chính sách, chương
trình, dự án của địa phương trong việc phòng chống tai nạn đuối nước.
01 cán bộ Đoàn để tìm hiểu về thực trạng, nhu cầu cũng như nguồn lực có
thể hỗ trợ trong việc giảm thiểu tai nạn đuối nước trên địa bàn.
7.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Đây là phương pháp có ý nghĩa quan trọng trong công tác xã hội, tác giả đã
đi sâu nghiên cứu về tình hình thực tế của xã Thủy An cả về điều kiện tự nhiên,
văn hóa, xã hội từ đó có cái nhìn chính xác và đưa ra những giải pháp và định
hướng đúng đắn phù hợp với thực tiễn từng bước kết nối nguồn lực hỗ trợ tạo
dựng bể bơi di động nphòng ngừa trẻ em bị đuối nước.
Trong vấn đề này, chúng tôi nghiên cứu 4 trường hợp gia đình có trẻ bị
đuối nước để tìm hiểu những nỗi đau, mất mát của họ và những phương pháp
mà họ đã sử dụng để giảm bớt dần nỗi đau. Trên cơ sở đó đánh giá nguồn lực
của họ trong việc tuyên truyền cho các gia đình có trẻ em về việc cần thiết cho
trẻ học bơi.
7.5. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cầm tay
Trong nghiên cứu này, chúng tôi lập bảng hỏi cho 100 bậc cha mẹ có con
nhỏ từ độ tuổi 6 – 14, được xây dựng với các nội dung như sau:
Theo danh sách các học sinh của trường, chúng tôi nắm được địa chỉ của
các hộ gia đình. Trên cơ sở phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiênđơn giản, chúng
tôi chọn 100 hộ gia đình có con độ tuổi từ 6-14.
Nội dung bảng hỏi tập trung vào các nội dung sau:
Đánh giá của các bậc cha mẹ về nguy cơ tai nạn đuối nước ở trẻ em?
Cảm nhận của các bậc cha mẹ về những nỗi đau, mấtmát của các gia đình
có trẻ em đã từng bị đuối nước?
Nhu cầu được hỗ trợ để con em của các bậc cha mẹ được học bơi và biết
bơi?
Nhận thức của các bậc cha mẹ về tầm quan trọng trong việc giảm thiểu tai
nạn đuối nước bằng cách dạycho trẻ em biết bơi?
Mức độ sẵn sàng tham gia chương trình “Bể bơi di động”của các bậc cha
mẹđể hỗ trợ đào tạo cho con em biết bơi?
8. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Về vấn đề phòng chống tai nạn đuối nước, đã có khá nhiều đề tài, chương
trình, dự án được triển khai nhằm phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng đuối nước ở
trẻ em.
Theo nghiên cứu Đuối Nước ở Trẻ Em (do Liên Minh vì Sự An Toàn của Trẻ
Em (TASC), có trụ sở tại Florence, Italy, phối hợp của Văn Phòng Nghiên Cứu
của UNICEF thực hiện) tại bốn quốc gia là Băng-la-đét, Cam-pu-chia, Việt Nam
và Thái Lan, cùng với hai tỉnh/thành phố của Trung Quốc là Tp. Bắc Kinh và
tỉnh Giang Tây. Nghiên cứu chỉ ra rằng tại các quốc gia kể trên, cứ bốn trẻ em tử
vong thì có một trẻ bị tử vong do nguyên nhân đuối nước. Con số này cao hơn
số trẻ em tử vong do sởi, bại liệt, ho gà, uốn ván, bạch hầu và lao kết hợp lại.
Tại Việt Nam, tỉ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em ngang bằng với tỉ lệ tử vong
do các nguyên nhân khác gây ra cho trẻ cùng độ tuổi, và tỉ lệ này bắt đầu tăng
lên. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chi phí phòng chống đuối nước ở trẻ em không
hề đắt hơn so với các can thiệp phòng chống các bệnh kể trên.
Trong “Báo cáo thế giới về phòng chống thương tích ở trẻ em” (Tổ chức y tế
thế giới, 2008) có đề cập đến vấn đề đuối nước ở trẻ em trong chương 3. Theo
báo cáo, đuối nước được xếp hạng thứ 13 trong các nguyên nhân hàng đầu gây
tử vong ở trẻ dưới 15 tuổi, với nguy cơ cao nhất trong nhóm 1 - 4 tuổi. Báo cáo
đề cập đến tỷ lệ thương tật, tỷ lệ tử vong và các hạn chế của số liệu thống kê. Từ
đó chỉ ra các yếu tố, tác nhân, môi trường tác động đến tai nạn đuối nước ở trẻ
em. Đưa ra các can thiệp cho việc xử lý tình trạng đuối nước, giảm thiểu và
phòng chống tình trạng này.
Theo các Báo cáo của Hiệp hội cứu hộ Hoàng Gia Úc thì 10 -19% số trường
hợp đuối nước xảy ra ở biển. Tại Việt Nam, 59% số trường hợp đuối nước xảy
ra ở sông suối, 28,2% ở ao hồ, 7,7% ở biển và 5,1 % xảy ra trong nhà.
Trong Tạp chí Y học dự phòng có đề cập đến đuối nước – vấn đề sức khỏe
của cả cộng đồng. Tại Việt Nam, theo thống kê của Cục quản lý Môi trường y tế
- Bộ Y tế từ năm 2005 – 2010, cho thấy: Đuối nước là nguyên nhân thứ hai gây
tử vong ở trẻ em và nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em.Trung bình mỗi
năm có 6.126 trường hợp trẻ em tử vong do đuối nước trên toàn quốc.2wqaszx
Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Quỹ từ thiện Bloomberg, Tổ chức Y tế thế giới
(WHO), Tổ chức vận động chính sách Y tế toàn cầu (GHAI) tổ chức Hội thảo
triển khai chương trình hợp tác về Phòng, chống đuối nước cho trẻ em Việt Nam
và hướng dẫn các địa phương lập kế hoạch thực hiện dự án Phòng, chống đuối
nước trẻ em. Theo báo cáo tại Hội thảo, mỗi năm tại Việt Nam có trên 2000
trường hợp trẻ em tử vong do đuối nước, cao hơn các nước trong khu vực Đông
Nam Á và cao gấp 10 lần các nước phát triển. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận
thức của gia đình, cộng đồng xã hội về nguy cơ gây đuối nước trẻ em còn hạn
chế; trẻ em thiếu sự giám sát, trông giữ của cha mẹ, người chăm sóc trẻ; trẻ em
chưa biết bơi, thiếu kỹ năng an toàn trong môi trường nước; môi trường xung
quanh vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây đuối nước trẻ em. Chương trình hợp
tác về phòng chống đuối nước cho trẻ em Việt Nam sẽ bao gồm hai chương
trình can thiệp:
1) Hỗ trợ các biện pháp đảm bảo trông giữ trẻ em an toàn, đặc biệt là trẻ em
dưới 5 tuổi tại gia đình, cộng đồng:
2) Dạy bơi và kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em từ 6 đến 15
tuổi.
Bên cạnh đó chương trình cũng quan tâm đến việc nâng cao nhận thức và các
biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống đuối nước trẻ em và hỗ trợ tăng cường
quản lý, điều phối, phối hợp triển khai công tác phòng chống đuối nước trẻ em.
Chương trình sẽ hỗ trợ trực tiếp chính quyền địa phương tại 8 tỉnh của Việt Nam
là: Lào Cai, Yên Bái, Ninh Bình, Quảng Bình, Thanh Hóa, Đắk Lắk, Đồng
Tháp, Sóc Trăng về công tác phòng chống đuối nước cho trẻ em.
Bộ Y tế - Cục quản lý Môi trường y tế (2010), Báo cáo công tác phòng chống
đuối nước tại cộng đồng của ngành y tế và định hướng kế hoạch trong giai đoạn
tới. Báo cáo đã chỉ ra nguyên nhân tử vong do tai nạn thương tích đứng thứ hai
(chỉ sau tai nạn giao thông). Đối với trẻ em và vị thành niên dưới 19 tuổi, đuối
nước là nguyên nhân hàng đầu với trung bình 3.503 trường hợp tử vong/năm,
chiếm trên 50% tổng số ca tử vong đuối nước trên toàn quốc. Trước thực trạng
trên, ngành y tế đã ban hành nhiều văn bản, chính sách liên quan đến công tác
phòng chống tai nạn thương tích. Bộ Y tế cũng đã kết hợp với Bộ Giáo dục và
Đào tạo xây dựng và an hành Thông tư liên tịch số 18/2011/TTLT-BGDĐT-
BYT quy định các nội dung đánh giá công tác y tế tại các trường tiểu học,
trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường trung học có nhiều cấp
học. Thông tư số 01/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng,
chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non. Phối hợp với Bộ Giao
thông vận tải rà soát các văn bản liên quan đến an toàn đường thủy nội địa. Các
hoạt đông thông tin giao dục truyền thông phòng chống đuối nước tại cộng đồng
được thực hiện thông qua các tờ rơi, áp phích, thư tin và website phòng chống
tai nạn thương tích. Cho đến tháng 12 năm 2013, đã có 96 cộng đồng được công
nhận là cộng đồng an toàn Việt Nam tại 17 tỉnh trong đó 10 cộng đồng được
công nhận là thành viên của mạng lưới cộng đồng an toàn quốc tế. Định hướng
Kế hoạch phòng chống đuối nước tại cộng đồng của ngành y tế trong thời gian
tới là tăng cường triển khai các nhiệm vụ của ngành y tế trong công tác phòng
chống đuối nước tại cộng đồng góp phần giảm tỷ lệ tử vong do đuối nước. Các
hoạt động phòng chống đuối nước cho trẻ em tại cộng đồng của ngành y tế tập
trung vào các nội dung sau: Thiết lập hệ thống ghi chép giám sát điểm đuối
nước tại cộng đồng và tăng cường chất lượng hệ thống thống kê tử vong tại cộng
đồng của ngành y tế; Tăng cường các hoạt động phòng chống tai nạn thương
tích, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và huy động cộng đồng tham gia
thực hiện phòng chống tai nạn thương tích (trong đó có đuối nước); Nâng cao
năng lực phòng chống tai nạn thương tích (trong đó có đuối nước) cho cán bộ y
tế các tuyến; Triển khai xây dựng mô hình an toàn phòng chống đuối nước tại
cộng đồng; Cải thiện hệ thống sơ cấp cứu trước khi đến bệnh viện, chăm sóc
chấn thương thiết yếu.
9. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận Văn bao gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Thực trạng tai nạn đuối nước ở xã Thủy An, thị xã Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh và nhận thức trong việc phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn đuối
nước ở trẻ em.
Chương 3: Nhu cầu, nguồn lực của cộng đồng xã Thủy An trong việc hỗ
trợ phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn đuối nước ở trẻ em và mô hình huy động
cộng đồng trong việc tạo dựng bể bơi di động cho trẻ em.
CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1. Cộng đồng
Có rất nhiều định nghĩa về cộng đồng, có thể kể đến một số định nghĩa
như sau:
Theo giáo trình công tác xã hội đại cương định nghĩa:
“Cộng đồng là một tập hợp xã hội trong đó các thành viên của nó chia sẻ
những giá trị và nhận biết nhau qua những giá trị ấy, qua những mối liên hệ
thuộc tính mạnh mẽ. Những liên hệ chặt chẽ ấy được thể hiện ở cá nhân quan hệ
với cá nhân và cá nhân quan hệ với cộng đồng”.[7]
Theo tác giả Tô Duy Hợp: “Cộng đồng là một thực thể xã hội có cơ cấu
tổ chức, là một nhóm ngườicùng chia sẻ và chịu sự ràng buộc bởi các đặc điểm
và lợi ích chung được thiết lập thông qua tương tác và trao đổi giữa các thành
viên” [11]
Theo Redo – Trường công tác xã hội và phát triển cộng đồng Philippine
định nghĩa: “Cộng đồng là một đơn vị hành chính, lãnh thổ trong đó mọi người
có sự liên kết chặt chẽ với nhau, chia sẻ các nền tảng chung như văn hóa, tô
giáo, chủng tộc…họ chia sẻ mối quan tâm chung về những vấn đề cụ thể như
nghèo đói, tệ nạn xã hội, trẻ em lao động sớm, tai nạn thương tích trẻ em, thát
học, bệnh tật, họ có nghĩa vụ và trách nhiệm chung”.
Theo tác giả Trịnh Văn Tùng “Cộng đồng là một nhóm người có sự liên
kết chặt chẽ với nhau, có nhiều thuộc tính giống nhau tạo thành bản sắc. Cộng
đồng ấy không nhấtthiết phảisống chung trong một đơn vị hành chính lãnh thổ,
họ chia sẻ những mốiquan tâm về vấn đề cụ thể (thiếu hụt chức năng xã hội, bị
kỳ thị, bị loại trừ xã hội, khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực đồng thời
có nghĩa vụ và trách nhiệm chung” [15]
Từ các định nghĩa chung này, chúng ta có hai loại định nghĩa về cộng
đồng: (1) Loại định nghĩa thứ nhất nhấn mạnh đến các nhóm xã hội chung sống
trong một đơn vị hành chính lãnh thổ, cùng chia sẻ các vấn đề xã hội chung, có
mối liên hệ thuộc tính mạnh mẽ và có nghĩa vụ, trách nhiệm chung. Đặc trưng
của loại định nghĩa này chủ yếu hướng đến tính địa vực, tức là ranh giới địa lý
rõ rang và thường ám chỉ những cộng đồng nông thôn như một làng, một xã,
một thôn, một bản…(2) Loại định nghĩa thứ hai nhấn mạnh đến tính liên kết,
nhóm thuộc tính và đặc biệt là bản sắc nhóm xã hội. Đặc trưng của loại định
nghĩa này là phi địa vực, tức là không xác định ranh giới địa lý, mà định hướng
đến liên kết chặt chẽ qua bản sắc rieeng của nhóm thuộc tính, Đặc trưng thứ hai
của cộng đồng phi địa vực là thường liên kết với nhau thông qua những công cụ
truyền thông hiện đại.
Một khái niệm khác cho rằng cộng đồng là một nhóm người sống trong
một môi trường có những điểm tương đối giống nhau, có những mối quan hệ
nhất định với nhau.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng loại định nghĩa thứ nhất bởi lẽ nó
phù hợp với địa bàn nghiên cứu.
1.1.2. Huy động nguồn lực:
Để hiểu rõ khái niệm “Huy động nguồn lực”, trước tiên ta cần hiểu khai
niệm “huy động” và “nguồn lực”:
• Huy động:
Theo Từ điển Tiếng Việt thì huy động là: “điều một số đông, một số lớn
nhân lực, vật lực vào một công việc gì đó”
Huy động là dùng cái có sẵn để làm thêm ra cái mình muốn có. Ý nghĩa ở
đây là dùng cái vốn mình sẵn có để làm ăn bằng cách chính trực, công bằng.
Không dùng thủ đoạn hay mưu mô để tạo ra cái mình muốn có.
• Nguồn lực:
Theo định nghĩa chung nhất, nguồn lực là một hệ thống các nhân tố mà mỗi
nhân tố đó đóng vai trò riêng nhưng có mối quan hệ với nhau tạo nên sự phát
triển của sự vật, hiện tượng nào đó. Tuy nhiên, có một só cách hiểu nguồn lực
như sau:
Theo quan niệm của Ngân Hàng Thế Giới, nguồn lực con người gồm có:
+ Nguồn lực tự nhiên: Tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, đất đai, rừng,
nước, khí hậu…); vị trí địa lý (đường bộ, đường thủy, đường không)
+ Nguồn lực vốn: nội lực (Ngân sách nhà nước, đóng góp của nhân dân);
ngoại lực (đầu tư qua con đường hợp tác chính phủ).
- Theo quan điểm của các nhà khoa học Việt Nam: Nguồn lực con người là
tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, phẩm chất đạo đức, trình độ
tri thức, vị thế xã hội… tạo nên năng lực con người của cộng đồng đó có thể sử
dụng, phát huy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong
các hoạt động khác.
Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản
quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường…ở cả trong
nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh
tế của một lãnh thổ nhất định.
Có 2 nhóm nguồn lực:
– Nguồn lực trong nước (nội lực): bao gồm tất cả các nguồn lực bên trong
của một quốc gia. Cụ thể bao gồm 3 nguồn lực chủ yếu sau:
+ Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên
+ Dân cư và nguồn lao động
+ Đường lối phát triển KT-XH và cơ sở vật chất kỹ thuật
– Nguồn lực bên ngoài (ngoại lực): bao gồm tất cả các nguồn lực bên ngoài
của một quốc gia, có ảnh hưởng đến sự phát triển KT – XH của quốc gia đó. Đó
là vốn , thị trường, khoa học kĩ thuật, xu thế phát triển…
– Vị trí địa lí tạo thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận
hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước.
– Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất. Đó là những
nguồn lực vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh
tế.
– Nguồn lực KT – XH, nhất là dân cư và lao động, nguồn vốn, KH – KT và
công nghệ, chính sách và đường lối phát triển có vai trò quan trọng để lựa chọn
chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai
đoạn. [4]
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, khái niệm huy động nguồn lực cộng
đồng được hiểu là huy động hệ thống nguồn lực sau:
Tiền/Tài chính
Vậtlực (Bể bơi)
Nhân lực (kiến thức về phòng ngừa tai nạn đuối nước, tuyên truyền cho trẻ
học bơi; kiến thức về bể bơi di động; ngườibiết bơi và sẵn sang dạy bơi cho trẻ)
Địa điểm để lắp đặt bể bơi.
1.1.3. Tai nạn đuối nước
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tai nạn là một sự kiện bất ngờ xảy ra, không có
nguyên nhân rõ ràng và khó lường trước được.”
Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa: Đuối nước là hiện tượng khí quản của
người lớn hay trẻ nhỏ bị một chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào dẫn tới
khó thở. Hậu quả của ngạt thở lâu có thể là tử vong (chết đuối) hoặc không tử
vong, nhưng gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh.Trong quá trong giai
đoạn đầu của đuối nước, rất ít nước xâm nhập vào phổi: một lượng nhỏ nước đi
vào khí quản sẽ gây co thắt cơ bám niêm mạc đường khí và ngăn không cho cả
không khí và nước đến bất tỉnh. Điều này có nghĩa là một người bị chết đuối
không thể la hét hoặc gọi giúp đỡ hoặc tìm kiếm sự chú ý, vì họ không thể có đủ
không khí. Phản ứng đuối nước theo bản năng, cuối cùng của các phản ứng tự
nhiên trong vòng 20-60 giây trước khi chìm dưới nước. Vì vậy thời gian ngâm
nước càng lâu thì tổn thương hệ thần kinh càng lớn. [13]
Thời gian ngậm nước lâu hơn có liên quan đến xác suất sống sót thấp hơn
và xác suất bị tổn thương thần kinh vĩnh viễn cao hơn.
Ngoài ra còn có một số yếu tố nữa như chất độc hại trong nước, nhiệt độ
nước.
Tổ chức Y tế thế giới cũng cho biết trẻ nhỏ và học sinh là đối tượng dễ bị
đuối nước nhất, đặc biệt là trẻ nhỏ và học sinh ở các nước có thu nhập trung
bình và thấp. Việt Nam là một ví dụ điển hình.
Phù hợp với định nghĩa về đuối nước nêu trên, đã có nhiều trẻ nhỏ bị chết
đuối ngay ở nhà, trong xô chậu rửa bát, chum vại đựng nước, bể cá cảnh, bồn
cầu, bồn tắm, vũng nước nông… không bơi được. Những tai nạn đuối nước kiểu
này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn đã xảy ra khắp mọi nơi trên thế giới.
1.1.4. Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa, giảm thiểu tai
nạn đuối nước ở trẻ em
Từ các định nghĩa đã nêu trên, trong nghiên cứu này, mô hình huy động
cộng đồng trong phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn đuối nước là khái niệm huy
động nguồn lực cộng đồng được hiểu là huy động hệ thống nguồn lực sẵn có
trong cộng đồng bao gồm nguồn lực vật chất, các thiết chế, tổ chức chính trị - xã
hội, nguồn nhân lực tại địa phương; các nguồn lực này có mối liên kết cùng
nhau hỗ trợ, chia sẻ những mối quan tâm chung của cộng đồng đó là vấn đề tai
nạn đuối nước ở trẻ em trên địa bàn xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng
Ninh.
1.2. Các lý thuyết đƣợc vận dụng
1.2.1. Lý thuyết nhu cầu
Abraham Maslow (1908-1970), nhà tâm lý học người Mĩ đã xây dựng học
thuyết phát triển về nhu cầu của con người vào những năm 50 của thế kỷ XX.
Lý thuyết nhu cầu của Maslow cho rằng mỗi nhu cầu của con người trong hệ
thống thứ bậc phải được thỏa mãn trong mối tương quan với môi Trường để con
người có thể phát triển khả năng cao nhất của mình. Thuyết nhu cầu của Maslow
nêu ra 5 bậc thang. Trong hệ thống thứ bậc của Maslow, ông cho rằng mỗi nhu
cầu của con người đều phụ thuộc vào nhu cầu trước. Nếu như nhu cầu trước cá
nhân không được đáp ứng sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các nhu cầu cao
hơn về sau. [8]
Theo Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc
khác nhau từ "đáy” lên tới “đỉnh”, phản ánh mức độ "cơ bản” của nó đối với sự
tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực
thể xã hội.
Để tồn tại, con người cần phải đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cơ bản cho sự
sống như: ăn, mặc, nhà ở và chăm sóc y tế,...; để phát triển, con người cần đáp
ứng các nhu cầu cao hơn như: nhu cần được an toàn, được học hành, được yêu
thương, được tôn trọng và khẳng định. Xét cho cùng, sự vận động và phát triển
của xã hội loài người nhằm mục đích đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của con
người. Việc đáp ứng nhu cầu con người chính là động cơ thúc đẩy con người
tham gia hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội.
Theo thuyết động cơ của Maslow, con người là một thực thể sinh-tâm lý xã hội.
Do đó con người có nhu cầu cá nhân cho sự sống (nhu cầu về sinh học) và nhu
cầu xã hội. Theo đó, ông chia nhu cầu con người thành 5 thanh bậc từ thấp đến
cao:
1. Nhu cầu an toàn: Ai cũng có mong muốn được sống trong một thế giới
hòa bình, không có chiến tranh, không có bạo lực, kể cả trong những
trường hợp bị mất kế sinh nhai được Nhà nước và xã hội bảo vệ và giúp
đỡ.
2. Nhu cầu thuộc vào một nhóm nào đó: Là con người xa hội, con người có
các nhu cầu giao tiếp, nhu cầu sự yêu thương, chia sẻ. Họ không muốn sự
cô đơn, bị bỏ ra ngoài lề xã hội, họ mong muốn có hạnh phúc gia đình, sự
tham gia và thuộc vào một nhóm nào đó (gia đình, bạn bè, cộng đồng)
3. Nhu cầu được tôn trọng: Tự tôn trọng là giá trị của chính cá nhân mỗi
người; được người khác tôn trọng là mong muốn được nguwoif khác thừa
nhận giá trị của mình.
4. Nhu cầu hoàn thiện: Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn được tự khẳng
định mình và được xã hội tạo điều kiện để để hoàn thiện và phát triển cá
nhân.
5. Nhu cầu sống còn, bao gồm: Nhu cầu về không khí, nước, thức ăn , quần
áo, nhà ở, nghỉ ngơi,.. [8]
Tuy nhiên, trong xã hội vẫn tồn tại những người thường thiếu thốn nguồn lực để
đáp ứng các nhu cầu của cá nhân và gia đình. Trong đó, có những nguời đặc biệt
khó khăn không có khả năng tự đảm bảo cho cuộc sống của cá nhân từ việc lo
ăn, lo mặc đến chữa bệnh và học hành và có nguy cơ bị đe dọa sự an toàn của
cuộc sống. Những đối tượng này rất cần sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.
Thuyết nhu cầu của Maslow làm căn cứ cho việc nhận định những nhu cầu của
con người nói chung. Tuy nhiên, đối với những đối tượng cụ thể và nhất là đối
với từng cá nhân cụ thể lại có những nhu cầu khác nhau. Vì họ là những cá thể
độc lập với những đặc điểm riêng, nằm trong những bối cảnh không giống nhau.
Tiếp cận theo nhu cầu sẽ giúp nhân viên xã hội tránh được việc “đánh đồng” và
“chủ quan” khi cung cấp các dịch vụ hỗ trợ. Thay vào đó nhân viên xã hội cần
tìm kiếm những nhu cầu thực mà đối tượng mong muốn được thỏa mãn. Đối
tượng và vấn đề của họ được đặt vào vị trí trung tâm, chứ không phải ý muốn
chủ quan của cơ quan hỗ trợ hay của nhân viên xã hội. Cung cấp đúng các dịch
vụ mà đối tượng mong muốn cũng như các hỗ trợ cần thiết để giải quyết đúng và
hiệu quả vấn đề của đối tượng.
Cách tiếp cận dựa trên nhu cầu có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ các đối
tượng. Thứ nhất, trong xã hội vẫn tồn tại những người thường thiếu thốn các
nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu của cá nhân và gia đình. Trong đó có những
người đặc biệt khó khăn không có khả năng tự đảm bảo cho cuộc sống của cá
nhân từ việc lo ăn, lo mặc đến chữa bệnh và học hành và có nguy cơ đe dọa đến
an toàn của cuộc sống. Những đối tượng này rất cần được sự giúp đỡ của Nhà
nước và xã hội. Thứ hai, việc đáp ứng nhu cầu của con người chính là động cơ
thúc đẩy con người tham gia hoạt sản xuất, hoạt động xã hội. Nếu không đáp
ứng nhu cầu của con người thì họ cũng mất dần động cơ tham gia đóng góp cho
xa hội, thay vào đó là những hành vi chống đối và phá hoại ví dụ như nghiện
hút, trộm cắp, gây rối,... Thứ ba, tiếp cận theo nhu cầu sẽ giúp các hỗ trợ xã hội
giảm kinh phí và tăng hiệu quả khi tránh được sự dư thừa hay không đầy đủ khi
hỗ trợ.
Ứng dụng lý thuyết vào đề tài: Thông qua lý thuyết nhu cầu của Maslow tác giả
có thể tìm hiểu được nhu cầu của trẻ em và phụ huynh có con từ 6 - 14 tuổi tại
địa bàn. Xácđịnh nhu cầu đang ở bậc nào để đưa ra giải pháp hoàn thiện mô
hình.
1.2.2. Lý thuyết hệ thống
Thuyết hệ thống ra đời từ năm 1940, do nhà sinh vật học Ludwig Von BertaLffy
phát hiện. Để phản đối chủ nghĩa đơn giản hóa và việc cô lập hóa các đối tượng
của khoa học, ông đưa ra quan điểm rằng tất cả các cơ quan đều là hệ thống, bao
gồm những hệ thống nhỏ hơn, và là phần tử của các hệ thống lớn hơn. Từ một
quan điểm trong ngành sinh học, ý tưởng về hệ thống đã có nhiều ảnh hưởng tới
các ngành khoa học khác, kể cả CTXH. [8]
Theo từ điển Tiếng Việt “Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có
trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất”
Theo lý thuyết công tác xã hội hiện đại thì: “Hệ thống là một tập hợp các thành
tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ”
Như vậy, hệ thống là một tập hợp các phần tử có quan hệ tương hỗ. Những thay
đổi của phần tử này trong hệ thống sẽ gây ra tác động tới các phần tử khác. (Bùi
Thị Xuân Mai, 2014)
Ứng dụng vào lý thuyết: Dựa vào lý thuyết này thì trẻ e ở xã Thủy An là một hệ
thống gồm các tiểu hệ thống, nằm trong hệ thống lớn hơn là gia đình và các gia
đình lại nằm trong hệ thống lớn hơn là cộng đồng xã ThủyAn. Như vậy, các tiểu
hệ thống có liên hệ mậtthiết với hệ thống lớn hơn và chịu chi phối bởi hệ thống
lớn hơn.
Pincus và Minaham (1970) đã đưa ra một cách ứng dụng lý thuyết hệ thống vào
CTXH. Ông chia các tổ chức hỗ trợ con người trong xã hội thành ba hệ thống:
 Hệ thống không chính thức còn gọi là hệ thống tự nhiên (ví dụ: gia đình,
bạn bè đồng nghiệp)
 Hệ thống chính thức (công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ)
 Hệ thống xã hội (nhà trường, bệnh viện...)
Ông cho rằng con người dựa vào các hệ thống trong môi trường xã hội gần cận
của mình để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Song không phải khi nào thân chủ
cũng có thể sử dụng được các hệ thống trợ giúp trên. Nhiệm vụ của nhân viên xã
hội là tìm ra những mâu thuẫn trong việc kết nối giữa những người có nhu cầu
và các hệ thống trợ giúp. Theo quan điểm này, nhân viên xã hội không nhất thiết
đổ lỗi hoàn toàn cho con người hay cho các hệ thống xung quanh mà quan trọng
hơn phải tìm ra những điểm yếu trong việc kết nối giữa con người và các hệ
thống này. Mục đích nhằm giúp con người thực hiện ý tưởng sống của mình môt
cách tốt nhất có thể, loại trừ những căng thắng nảy sinh và đạt được mục tiêu
cũng như các giá trị sống quan trọng đối với họ. [8]
Ứng dụng lý thuyết: tác giả ứng dụng lý thuyết hệ thống vào nghiên cứu nhằm
tìm ra các điểm yếu trong việc kết nối hoặc lớn hơn là những mâu thuẫn tồn tại
trong sự tương tác của các hệ thống cũng như tìm ra các điểm mạnh, tích cực
trong mối quan hệgiữa các hệ thống. Từ đó đưa ra đề xuất để cải tạo tương tác,
pháttriển sự tương tác giữa các hệ thống với nhau. Đồng thời chỉ rõ sự liên kết,
hỗ trợ của các hệ thống nhỏ với các hệ thống lớn hơn bao hàm nó, từ đó đưa ra
đề xuất để giúp các hệ thống có định hướng phát triển phù hợp hơn.
Đối với khách thể là 0 trẻ em từ 11 – 14 tuổi cần lưu ý đến các hệ thống
như: Gia đình, nhà trường (giáo viên), bạn bè, chính quyền địa phương, doanh
nghiệp (chủ các doanh nghiệp)… Đây là hệ thống gần gũi và tiếp xúc thường
xuyên với nhóm trẻ này. Đặc biệt, trong nghiên cứu này có thể liên kết tối đa các
tiểu hệ thống các nguồn lực từ cộng đồng để phòng ngừa trẻ vị thành niên phạm
tội.
1.3. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
Xã Thủy An là 1 trong 21 xã, phường của Thị xã Đông Triều nằm ở phía
tây Thị xã Đông Triều.
Vị trí địa lý:
 Phía Bắc giáp xã Bình Dương - Thị xã Đông Triều
 Phía Nam giáp xã Bạch Đằng - huyện Kinh Môn -Tỉnh Hải Dương
 Phía Đông giáp xã Hồng Phong – Thị xã Đông Triều
 Phía Tây giáp xã Nguyễn Huệ - Thị xã Đông Triều
Cách Trung tâm Thị xã Đông Triều 3,5km; có trên 2,5km đường quốc lộ 18A
chạy qua; là địa phương có 2 con sông làm vành đai đó là sông Đạm Thủy và
sông Kinh Thầy. Có rất nhiều ao, đầm, kênh rạch rất thuận lợi cho giao thông
thủy, bộ và nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
- Tổng diện tíchđất tự nhiên 788ha trong đó:
+ Đất nông nghiệp 295,13ha chiếm tỷ lệ 37,43%
+ Đất phi nông nghiệp 160,54ha chiếm tỷ lệ 20,37%
+ Đất trụ sở cơ quan 0,47ha chiếm tỷ lệ 0,06%
( Các loại đất khác 331,86ha chiểm tỷ lệ 42,14% trong đó diện tích sông,
mặt nước là 33,79ha, chiếm 4,29% tổng diện tích).
- Cơ sở hạ tầng: 100% các tuyến đường liên thôn được bê tông hóa, mặt
đường rộng từ 3 – 3,5m, tổng chiều dài trên 10km.
- Các tuyến đường ngõ xóm bê tông hóa 5km
- Các tuyến đường giao thông nội đồng trên 8km
- 3/3 trường đạt chuẩn quốc gia
- 100% số hộ dùng điện quốc gia, 6 trạm biến áp.
Xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2014.
- Dân số và lao động: tổng số hộ 1142, tổng nhân khẩu 3850, tổng số lao động
2219 trong đó lao động nông thôn nông nghiệp 1446 chiếm tỷ lệ 31,16%, số
lao động khác 773 chiếm tỷ lệ 34,84%.
- Văn hóa: là địa phương có bề dày về truyền thống cách mạng trong kháng
chiến chống thực dân Pháp địa phương là nơi hoạt động du kích, là nơi che
dấu cán bộ cách mạng, là mảnh đất địa linh nhân kiệt đã sinh thành ra Nữ
tướng Lê Chân. Đền An Biên là nơi thờ Nữ tướng Lê Chân, là di tích lịch sử
cấp quốc gia; có Chùa Quán Ngọc Thanh là một trong 14 điểm di tích đặc
biệt quốc gia nhà Trần tại Đông Triều; 3/3 làng đạt và giữ vững danh hiệu
làng văn hóa từ năm 2003 cho đến nay.
- Kinh tế:
Là một xã nhỏ so với bình độ chung của Thị xã nhưng diện tích mặt nước là
33,79ha chiếm tỷ lệ 4,29% tổng diện tích tự nhiên. Từ xưa tới nay nền kinh tế
chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, ở lứa tuổi trẻ em rất hiếu động nóng là tắm bất
chấp sự nguy hiểm, lứa tuổi từ 7 – 16 tuổi của những năm 1990 trở về trước trẻ
em vừa đi học vừa phải chăn trâu, cắt cỏ giúp bố mẹ, các em hay tắm ở sông,
ngòi, ao, đầm vào mùa mưa bão xẩy ra úng lụt cục bộ nên tỷ lệ trẻ em đuối nước
rất cao so với mặt bằng chung.
Nguyên nhân: thiếu hụt về công tác tuyên truyền, phổ biến kỹ năng phòng
chống, thói quen bắt chước người lớn, các điểm có nguy cơ đuối nước không
được cảnh báo, kỹ năng bơi kém, không có sự hướng dẫn chỉ bảo và người lớn
không quản lý do phải lao động, công tác. Trước thực trạng của địa phương và
trên phạm vi cả nước, tỷ lệ các em bị đuối nước ngày một tăng, sự mất mát đau
thương đến tột cùng cuat các cháu và gia đình nạn nhân…..Đã đến lúc toàn xã
hội cần phải nâng cao nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và cả
cộng đồng về bảo vệ trẻ em đặc biệt là phòng chống tai nạn thương tích về đuối
nước cho trẻ em và học sinh nhằm ngăn chặn có hiệu quả tình trạng trẻ em bị tử
vong vì đuối nước “ An toàn cho trẻ là hạnh phúc của mọi gia đình”. Hành động
tạo dựng bể bơi di động cho trẻ em tại xã Thủy An là một biện pháp hữu ích
giúp cho các em an toàn trong việc luyện tập kỹ năng bơi, biết bơi thành thạo dể
bảo vệ chính mình, đem niềm hạnh phúc chung cho mọi nhà và cộng đồng,
không những trước mắt và lâu dài các thế hệ nối tiếp đạt mục đích 100% biết
bơi.
Tiểukếtchƣơng 1:
So với các nước phát triển, tỷ lệ chết đuối nước ở trẻ em Việt Nam cao gấp
10 lần.Trên 50% các trường hợp chết đuối xảy ra ngoài trời khi trẻ tắm sông, hồ
và tắm biển. Hơn nữa, tỷ lệ tai nạn chết đuối nước ở trẻ em Việt Nam rất cao,
chiếm 22,6% (trong đó, trẻ dưới 15 tuổi là 70%), chỉ đứng sau tỷ lệ tử vong do
tai nạn giao thông là 26,7%. Tai nạn đuối nước đang gia tăng nhất là vào mùa
Hè và mùa mưa lũ đang thực sự là một vấn đề gây nhiều bức xúc trong cộng
đồng, ảnh hưởng đến tâm lý của mỗi người dân và nghiêm trọng hơn là đến sự
sống còn và phát triển của trẻ em. việc trẻ em biết bơi là vô cùng cần thiết. Đây
là điều đang dần được các bậc phụ huynh, trường học, chính quyền quan tâm.
Xây dựng bể bơi di động là một trong những giải pháp hay được đưa ra để giải
quyết vấn đề. Trên thực tế, thị xã Đông Triều tăng cường đẩy mạnh xã hội hóa,
huy động các nguồn lực cho công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em: thực
hiện chủ trương xã hội hóa mua hoặc xây bể bơi cho các xã, phường vận động,
triển khai ở các vùng dân cư, cơ quan, trường học, tạo ra phong trào toàn xã hội
chăm lo cho trẻ em; Sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực từ chương trình, dự án,
Quỹ Bảo trợ trẻ em, tập trung giải quyết các mục tiêu ưu tiên trong kế hoạch
phòng, chống đuối nước cho trẻ em, tiếp tục chương trình dạy bơi miễn phí cho
trẻ.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TAI NẠN ĐUỐI NƢỚC TẠI XÃ THỦY
AN, THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH VÀ NHẬN THỨC
TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM THIỂU TAI NẠN ĐUỐI
NƢỚC Ở TRẺ EM
2.1. Khái quát thực trạng đuối nƣớc ở xã Thủy An, thị xã Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh.
Theo số liệu khảo sát tình hình dân số trên địa bàn xã Đông Triều trong
năm 2015, số trẻ em trên địa bàn là 46.091 trẻ, trong đó: trẻ trên 6 tuổi là 27.405
trẻ; trẻ dưới 6 tuổi là 18.586 trẻ [19].
Vấn đề trẻ em bị đuối nước tại thị xã Đông Triều nói chung đang là vấn đề
nhức nhối suốt nhiều năm qua. Theo số liệu thống kê trong Báo cáo tổng kết
tình hình đuối nước giai đoạn 2010 – 2015 của UBND thị xã Đông Triều số
48/BC/UBND ngày 23/02/2018, toàn thị xã Đông Triều có 47 trường hợp bị tai
nạn đuối nước. Địa bàn thị xã rộng, 2/3 địa hình thuộc miền núi nhưng với đặc
thù tự nhiên Đông Triều còn nhiều ao hồ, sông suối và dân cư phân tán nên tình
trạng tai nạn đuối nước hết sức khó kiểm soát và phức tạp. Năm 2015, vào
những tháng hè nóng đỉnh điểm, số trẻ em tử vong do tai nạn đuối nước là 8 trẻ
và đầu hè 2016 là 11 trẻ [20].
Thủy An là một xã nông thôn miền núi, có nhiều ao hồ sông suối đặc biệt
có một con sông lớn chảy dọc địa bàn sông Kinh Thày – sông Đá Vách, có gần
chục hồ đập lớn chứa nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của hàng trăm hồ
ao lớn nhỏ khắp địa bàn – đây là nơi tiềm ẩn nguy cơ xảy ra đuối nước cao, dân
cư trải rộng và theo quần cư làng xóm. Trong 5 năm trở lại đây, được sự chỉ đạo
quan tâm quyết liệt của các cấp Đảng ủy, chính quyền, sự chung tay vào cuộc
của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể…trong công tác phòng chống tai nạn đuối
nước ở trẻ em tuy nhiên tình trạng trẻ em bị đuối nước vẫn diễn ra và chưa có xu
hướng giảm.
Địa bàn có hai con sông là: sông Đạm Thủy và sông Kinh Thầy. Từ hai con
sông hình thành rất nhiều ngòi và các kênh tiêu ao, hồ; nước sông lúc cường lúc
dòng theo thủy triều, ao hồ lúc đầu với theo mùa mưa, mùa khô. Đặc biệt là vào
mùa hè các học sinh được nghỉ hè, từ việc chơi nghịch, nô đùa kèm theo nắng hè
với bức nhiệt 38 – 40 độ nên trẻ em thường không lường trước được sự nguy
hiểm nên tỷ lệ đuối nước rất cao.
Về việc thống kê số trẻ em gặp tai nạn đuối nước trong khi tắm tại ao, hồ,
sông ngòi thì cán bộ văn phòng UBND xã Thủy An có chia sẻ như sau:
“Việc tắm ở sông ngòi, ao, hồ là việc mà bố mẹ hay chính quyền địa
phương nhiều khi không thể kiểm soát hết được, các em rủ nhau đi tắm thường
là tắm “trộm”. Thậm chí là nhiều em không biết bơi cũng đi theo các bạn, có
khi là bị chuột rút hoặc bị đuối nước rồi đấy nhưng maymắn có các bạn đi cùng
cứu nên thoát nạn. Hoặc có những em gặp tai nạn ngay tại ao nhà mình nhưng
do không biết bơi nên cũng tử vong. Nên chị nghĩlà số lượng để chính xác về trẻ
em gặp tai nạn đuối nước cũng chỉ dừng lại ở mức tương đối thôi chứ không
chính xác tuyệt đối được. Nhưng cá nhân chịnghĩlà số lượng trên thực tế có thể
còn nhiều hơn số lượng đã thống kê được trên giấy tờ” (Trích PVS, nữ, 35 tuổi,
cán bộ văn phòng tại UBND xã Thủy An)
Như vậy, vào những đợt hè với mức nhiệt cao, tỷ lệ trẻ xuất hiện tại các
khu vực sông ngòi, ao, hồ cao hơn hẳn những thời điểm khác. Theo chia sẻ của
cán bộ xã thì số lượng trẻ gặp tai nạn đuối nước đã thống kê được chỉ là số
lượng trẻ tử vong do tai nạn đuối nước, còn số lượng trẻ gặp tai nạn đuối nước
trên thực tế do thiếu kỹ năng bơi lội là chưa thể kiểm soát.
Về tỉ lệ trẻ tử vong do gặp tai nạn đuối nước so với các tai nạn khác như tai
nạn xe cộ, bạo lực học đường... thì cán bộ có chia sẻ như sau:
“Như chị đã nói ở trên đấy, có thể là số lượng trẻ em tử vong do tai nạn
đuối nước hoặc gặp tai nạn đuối nước nhưng maymắn thoát nạn có thể là thống
kê không tuyệt đối chính xác được, tuy nhiên đây là tai nạn mà xã mình đã phải
tiến hành thống kê để theo dõi, cũng như là đưa ra các giải pháp để hạn chế
cũng như khắc phục vấn đề này một cách nghiêm túc. Nếu so với tai nạn xe cộ
thì trẻ em ít gặp hơn, vì các em toàn đi học trong khu nên cũng khá an toàn, tỉ lệ
tai nạn xe cộ không cao đối với lứa tuổi 11 -14 này mà cao hơn với lứa tuổi từ
16 – 20. Bạo lực học đường thì tỉ lệ cao, diễn ra thường xuyên ở địa phương
mình tuy nhiên là để gây tử vong thì chắc chắn sẽ ít hơn. Các em từ 6 -14 tuổi
nhiều khi haytheo bạn bè, nhận thứccũng chưa có nhiều, bố mẹ lại bận rộn làm
ăn, nhiều khi mải chơi nên để xảy ra những chuyện đáng tiếc.”(Trích PVS, nữ,
35 tuổi, cán bộ văn phòng tại UBND xã Thủy An)
Theo thông tin mà tác giả thu được từ phỏng vấn sâu thì tai nạn đuối nước
đang là tai nạn gây tử vong cao ở xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng
Ninh. So với những tai nạn khác thì tai nạn đuối nước xảy ra hằng năm và cướp
đi nhiều sinh mạng của trẻ từ 6 – 14 tuổi ở trên địa bàn.
Theo số liệu thống kê được từ bảng hỏi, trong 100 phụ huynh có con từ 6 –
14 tuổi thì chỉ có 26 người trả lời rằng con mình biết bơi, còn 74 người còn lại
cho biết rằng con của họ không biết bơi.
Bảng 2.1.1. Tỷ lệ trẻ biết bơi trong độ tuổi từ 6 – 14 tuổi
Tỷ lệ trẻ từ 6 – 14
tuổi biết bơi (%)
Tình trạng
Tổng
Có biết bơi Không biết bơi
26.0 74.0 100.0
(Nguồn:Số liệu điều tra bảng hỏi)
Việc biết bơi và có kỹ năng bơi lội là rất quan trọng với trẻ em, nó giúp trẻ
có thể ứng biến linh hoạt trước những hiểm họa liên quan đến môi trường nước.
Tuy nhiên dựa vào số liệu thu được từ bảng hỏi, chúng tôi nhận thấy số lượng
trẻ em biết bơi rất thấp, trong khi đó số lượng trẻ em không biết bơi thì cao hơn
nhiều lần. Số lượng trẻ em không biết bơi tại địa bàn cao hơn gấp 2,8 lần so với
số lượng trẻ biết bơi. Trong khi đó địa bàn có nhiều sông, ngòi, ao, hồ; việc trẻ
em không biết bơi đe dọa rất lớn đến sự an toàn, tính mạng của trẻ. Trong số
26% phụ huynh có con biết bơi thì 74% phụ huynh cho biết con họ biết bơi là do
tự tập bơi cùng bạn bè, số được người lớn tập bơi cho là rất ít. Việc tự tập bơi
của trẻ trong độ tuổi này có khá nhiều nguy hiểm, chưa kể trẻ thường hay đi theo
nhóm, khi một em gặp tai nạn do đuối nước, rất dễ các em khác có thể có hành
vi không tỉnh táo và gây ra hậu quả đáng tiếc.
Cũng theo số liệu mà chúng tôi thống kê được trên 100 phụ huynh có con
từ 6 – 14 tuổi thì tỉ lệ con em họ xuất hiện gần khu vực có ao, hồ, sông ngòi là
như sau:
Bảng 2.1.2: Mức độ trẻ xuất hiện tại các khu vực có sông ngòi, ao hồ
Rất thường Thường Khá thường Không thường
Mức độ trẻ xuyên xuyên xuyên xuyên
xuất hiện tại
các khu vực
có sông ngòi,
22.0 33.0 33.0 12.0
ao hồi (%)
100.0
(Nguồn:Số liệu điều tra bảng hỏi)
Dựa vào số liệu thống kê đã thu được từ 100 phụ huynh, chúng tôi nhận
thấy tỷ lệ trẻ thường xuyên xuất hiện ở các khu vực sông ngòi, ao, hồ cùng các
bạn của mình là khá cao (chiếm 33%). Việc trẻ thường xuyên xuất hiện tại các
khu vực này, cộng với tỷ lệ không biết bơi rất cao của trẻ trên địa bàn khiến tai
nạn đuối nước càng có nhiều nguy cơ có thể xảy ra. Trong độ tuổi từ 6 – 14 tuổi,
trẻ em thường ham vui và có hành vi bắt chước bạn mình, vì vậy trong nhiều
trường hợp, trẻ không thể kiểm soát được hành vi cũng như ý thức được những
sự nguy hiểm có thể xảy ra đối với mình.
Như vậy, qua các tài liệu mà tác giả đã thu thập được, cũng như số liệu từ
bảng hỏi và thông tin từ phỏng vấn sâu, tỷ lệ trẻ biết bơi trên địa bàn là rất thấp,
tình trạng tử vong do đuối nước xảy ra khá nhiều ở trẻ có độ tuổi từ 6 – 14 tuổi.
Đây là một thực trạng đáng lo của xã Thủy An, khi trẻ em không biết bơi, không
có kỹ năng xử lý các tình huống đuối nước cộng với việc không hề có kỹ năng
sơ cứu đuối nước nếu gặp phải tình huống bất ngờ nhưng lại thường xuyên vui
chơi và xuất hiện gần các khu vực có ao, hồ, sông ngòi. Thêm vào đó, phụ
huynh do bận công việc cũng như chủ quan về việc trẻ không biết bơi đã tạo tiền
đề cho vấn đề tai nạn do đuối nước không giảm đi trong nhiều năm qua.
2.2. Hậu quả của tai nạn đuối nƣớc đối với các gia đình có trẻ em bị đuối
nƣớc.
Tử vong do bất kỳ lý do gì cũng đều để lại nhiều hậu quả không mong
muốn cho người thân, bạn bè gia đình. Đặc biệt, nếu tử vong do đuối nước lại
khiến gia đình, người thân, bạn bè bị đặt vào tình thế bị động và bất ngờ, khó có
thể tiếp nhận sự thật. Hơn nữa, tỷ lệ tử vong do đuối nước lại rơi vào trẻ có độ
tuổi từ 6 – 14 nên hậu quả mà nó gây ra cho bố mẹ, người thân là không dễ dàng
đo đếm được.
Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu đại diện của 04 gia đình có trẻ bị đuối
nước trên địa bàn xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Trẻ tử vong do tai nạn đuối nước đều là những trường tử vong một cách đột
ngột, vì thế để lại nhiều nỗi đau về mặt tinh thần và tác động tiêu cực lên tâm lý
của phụ hyunh nói riêng và gia đình trẻ nói chung.
 Trường hợp 1:
Gia đình anh Trịnh Văn M và chị Đỗ Thị Q (thôn 8, xã Thủy An, thị xã
Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) có duy nhất 1 người con trai là cháu Trịnh Đăng
N, sinh năm 2010. Sau đó chị vì lý do sức khỏe nên không sinh con được nữa. N
là niềm động viên, hi vọng duy nhất của hai vợ chồng. Anh chị dồn hết tâm sức
để chăm sóc, giáo dục con. Nhưng đau đớn khi tháng 8/2015, cháu N đi ra ao
gần nhà chơi với mấy bạn nhỏ nhỏ trong xóm. Do cố gắng với tay vặt hoa sen
phía xa nên đã bị ngã xuống ao. Mặc dù ngay sau đó các cháu đã hô hoán gọi
người nhưng cháu đã tử vong trên đường đi viện. Mất con, hai vợ chồng anh chị
bị rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Cả hai vợ chồng đều không có tâm trí để
làm việc khác, chị Q gần 1 tháng chị không thể đi làm và chỉ nằm ở nhà khóc
nhớ con. Gia đình luôn trong không khí tang tóc, anh M nhiều khi không thể
kiềm chế được cảm xúc nên có hành vi to tiếng với chị Q khiến cho không khí
gia đình nhiều khi căng thẳng. Trong khoảng thời gian hơn một năm, chị Q gần
như ngày nào cũng mơ thấy con và không thể ngủ lại được. Đã có không ít lần,
chị Q lên cầu rồi định nhảy xuống nhưng mọi người ngăn cản kịp thời. Trong
suốt một thời gian dài, gia đình phải cắt cử người ở bên để động viên, bầu bạn
với chị. Dần dần, được sự quan tâm, động viên của chính quyền địa phương, gia
đình cũng như bạn bè, hai vợ chồng phần nào chấp nhận được sự thật và dần dần
nguôi ngoai nỗi đau mất con.
Trường hợp tử vong do tai nạn đuối nước của em N đã để lại sang cấn tâm
lý cho phụ huynh, đặc biệt là mẹ của em N – chị Q. Việc em N tử vong là một
sự việc xảy ra đột ngột khiến người nhà chưa có sự sẵn sàng nhất định về mặt
tâm lý. Chị Q đã trải qua một cú sốc lớn và phải đối diện với nỗi đau mất con
mà không có các biện pháp tham vấn tâm lý hay hỗ trợ người nhà nạn nhân đối
diện với khủng hoảng. Ngoài ra, chị Q còn bị rơi vào trạng thái “mơ thấy con
hằng đêm”, điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần
của chị Q.
Trong tình trạng chị Q không thể đi làm cũng như quán xuyến công việc
nhà như ngày trước thì gánh nặng về kinh tế cũng như gánh nặng công việc gia
đình phải đẩy cho anh khiến cho mâu thuẫn rất dễ nảy sinh ra trong cuộc sống
vợ chồng của anh chị.
Sau sự việc, 2 vợ chồng nhận thức sâu sắc hơn việc cần thiết cho trẻ em
học bơi và biết bơi. Chị Q có chia sẻ về vấn đề này như sau:
“Cháu N là niềm hi vọng duy nhấtcủa vợ chồng tôi. Bây giờ cháu đã mất,
chúng tôi hối hận bởi sao mình không dạy bơi cho con sớm thì có lẽ sẽ không
xảy ra cơ sự này. Sau khi sự việc của cháu N nhà tôi xảy ra thì tôi cũng rất
mong là trường học có thể dạy cho con em chúng tôi học bơi, bố mẹ bận rộn cả
ngày, nhiều khi không để ý những chuyện nhỏ nhặt đấy, con nhỏ lại mải chơi
không biết hết nguy hiểm”(Trích PVS, nữ, 42 tuổi, buôn bán nhỏ)
Sau tai nạn đáng tiếc của con trai mình, gia đình chị Q và anh M mới thấy
được tầm quan trọng của kỹ năng bơi lội đối với trẻ em. Gia đình nhận thức
được tầm quan trọng của việc biết bơi. Gia đình có đề xuất rằng trường học nên
đóng vai trò hỗ trợ dạy cho trẻ kỹ năng, trong đó có kỹ năng bơi lội để trẻ có thể
đảm bảo được tính mạng của mình trong trường hợp xấu có thể xảy ra.
 Trường hợp 2:
Gia đình vợ chồng anh Nguyễn Văn H và chị Bùi Thúy Ng (thôn 3, xã
Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) có con trai là cháu Nguyễn Anh
K (7 tuổi) học tại trường tiểu học Kim Đồng. Tháng 5/2015, trong khi đi cùng
các bạn chơi ở sông vì không có ai quản lý, các cháu mải vui nên lội ra xa.
Không may, cháu K trượt chân vào chỗ sâu nên ngã và trôi nhanh theo dòng
chảy. Gần sông lại không có nhiều nhà dân nên các cháu không biết gọi ai tới
cứu khiến cháu bị trôi ra xa. Gia đình gần như chết điếng hoàn toàn khi nghe tin
dữ. Anh chi lấy nhau cũng gần 4 năm mới có con, đây là đứa con duy nhất của
hai vợ chồng. Cả gia đình đã huy động nhiều người tìm kiếm cháu. Sau hơn 1
ngày tìm kiếm thì cháu đã tử vong. Đây là sự mất mát cực lớn đối với gia đình.
Anh H chia sẻ, gia đình anh cũng giống như một số gia đình khác khi chủ quan
với việc dạy con học bơi tránh những rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Khi
mọi chuyện xảy ra, vợ chồng anh vô cùng hối hận, giá như trước gia đình anh
nhận thức đầy đủ thì đã không ra cơ sự đau lòng thế này. Trò chuyện, phỏng vấn
gia đình, anh Nguyễn Văn H cho biết:
“Gia đình tôi đau đớn vô cùng, cố gắng mãivợ chồng tôi mới sinh được 1
người con. Không biết đến tận bao giờ vợ chồng tôi mới vượt qua được nỗi đau
này. Tôi nghĩ nếu cố gắng đưa con đi tập bơi thì đã không xảy ra cơ sự ấy. Lỗi
rất lớn cũng thuộc về gia đình. Tôi mong chính quyền xã, chính quyền thị xã sẽ
xây dựng nhiều bể bơi di động để các cháu được bố mẹ đưa đến tập bơi, giảm
thiểu tối đa đuối nước xảy ra”. (Trích PVS, nam, 42 tuổi, buôn bán nhỏ)
Gia đình đã nhận thấy sự chủ quan của mình trong việc không trang bị kỹ
năng cho con mình trong việc tiếp xúc với môi trường sông nước. Gia đình nhận
trách nhiệm lớn trong việc không chú ý đến hoạt động vui chơi của con cũng
như trong việc kiểm soát, theo dõi con. Đây chính là nỗi day dứt và ân hận dài
lâu mà khó có cách nào có thể xóa bỏ trong suy nghĩ của những bậc làm cha mẹ
có con gặp phải tai nạn đuối nước. Từ sự việc của mình, gia đình nhận thấy cần
cho trẻ có môi trường để học bơi, bể bơi di động chính là môi trường thích hợp
để trẻ có thể tham gia học bơi cũng như tạo điều kiện tốt cho phụ huynh theo
dõi, giám sát hoạt động của trẻ.
 Trường hợp 3:
Gia đình anh Nguyễn Minh T và chị Bùi Thị V (thôn 6, Xã Thủy An, thị xã
Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) có 4 người con gái và 1 người con trai (cháu K).
Vì là con trai trưởng của cả dòng họ, chịu áp lực nhiều của gia đình nên hai anh
chị cố gắng mãi thì sinh được một cháu trai. Thế nhưng tai họa ập đến vào mùa
hè năm 2014. Gia đình tổ chức đi du lịch tại Quảng Ninh. Khi đi tắm biển tại
Bãi cháy, cháu K được xuống tắm, nô đùa cùng mọi người. Nhưng không may,
vì một phút bất cẩn, cháu K bị gục mặt xuống nước biển và bị ngạt nước. Mặc
dù nhanh được sơ cứu khi phát hiện nhưng cháu K vẫn bị tử vong do ngạt nước.
Vợ chồng anh chị đứt lìa ruột gan, gần như rơi vào tuyệt vọng. Khoảng gần 3
năm, hai vợ chồng điêu đứng khi nghĩ về cái chết của con trai mình. Nếu như vợ
chồng sớm cho cháu đi học bơi thì sẽ không xảy ra cơ sự đáng tiếc này. Khi đó,
cháu vừa tròn 6 tuổi và chưa biết bơi. Do chút lơ là, bất cẩn thiếu để ý của bố
mẹ, lại chủ quan là cháu đã có phao bơi, để cháu bơi ra xa cùng chị gái 13 tuổi.
Anh Nguyễn Minh T cho biết:
“Có những khi tôi ước thời gian quay trở lại, tôi sẽ đưa con đi học bơi
sớm. Đây là một trong những cách hiệu quả để phòng tránh tai nạn đuối nước
cho con em mình. Mấtđi người con trai duy nhấtcủa gia đình là bài học đắt giá
cho vợ chồng tôi”.(Trích PVS, nam, 46 tuổi, buôn bán nhỏ)
Sau khi sự việc của gia đình anh T xảy ra, một thực tế đã được nhắc đến là
đuối nước có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, đối với bất kỳ trường hợp nào của trẻ, kể
cả những trường hợp có bố mẹ đi cùng, nhưng do không có phản xạ để giúp cơ
thể nổi trên mặt nước cũng như cách thở để giữ tính mạng lúc bị sặc nước thì rất
có thể trẻ sẽ bị tử vong. Gia đình anh T cũng như những ông bố bà mẹ khác, đã
nhận thấy tầm quan trọng của việc biết bơi sau sự việc của con mình. Tuy nhiên,
dư chấn mà sự việc này để lại, phải mất một thời gian, gia đình mới có thể thích
nghi được.
 Trường hợp 4: Vợ chồng có hai anh em hoặc hai chị em, giờ chỉ còn một
Gia đình anh Đinh Văn L và chị Bùi Diệu L, thôn 2, xã Thủy An, thị xã
Đông Triều sinh được 2 người con gái cách nhau 3 tuổi. Hai chị em rất thân
thiết, luôn quấn quýt với nhau. Tháng 4/2015, con gái đầu (cháu Đinh Thùy C,
10 tuổi) trèo lên cây ổi cạnh ao nhà vặt ổi cho em gái, không may trèo lên cành
khô nên bị ngã. Lúc đó lại không có ai ở nhà nên người em cuống quýt chỉ biết
khóc gọi chị. Sau một hồi vẫy vùng, quẫy đạp dưới nước do không biết bơi,
cháu C đã bị tử vong.Đây là sự mất mát lớn của gia đình. Bố mẹ thường xuyên
đi làm không ở nhà, chỉ có 2 chị em chơi và chỉ bảo nhau. Giờ đây, chị cả đã
mất, con gái út rơi vào chán nả, gọi chị suốt trong giấc mơ. Nhiều khi nghĩ quẩn,
cháu lại òa khoc chạy ra ao gọi chị. Chị L phải ở nhà gần 1 năm chơi, động viên
con. Cũng trong thời gian này, vượt qua đau đớn, chị L quyết định vận động và
đưa con đi học bơi. Cũng từ hoàn cảnh, mất mát cũng như quyết tâm cho con
học bơi của anh chị, nhiều gia đình cũng đã đưa con đi học bơi, nhanh chóng cải
thiện nhận thức của nhiều phụ huynh. Chị Bùi Diệu L nhấn mạnh:
“Đúng là việc học bơi từ nhỏ rất quan trọng, giờ chỉ có một mình đứa nhỏ
lủi thủi chơi một mình, nhiều khi nghĩmà thấy tủi thân cho con. Vợ chồng tôi rút
kinh nghiệm đã đưa cháu đi học bơi. Rất mong các bậc phụ huynh thấy rõ được
sự rình rập của tai nạn đuối nước và sự cần thiết của việc học bơi để tránh tai
nạn thương tâm xảy ra như gia đình tôi”. (Trích PVS, nữ, 38 tuổi, buôn bán
nhỏ)
Cũng như những vụ việc tử vong do đuối nước khác, vụ việc của bé C
chính là một cú sốc lớn cho bố mẹ bé. Xuất phát từ sự chủ quan, xem nhẹ tầm
quan trọng của việc học bơi nên đã phải trả giá bằng chính mạng sống của con
mình. Từ sự việc của bé C, gia đình anh chị đã rút kinh nghiệm và cho em của
bé C đi học bơi để có thể xử lý được các tai nạn đuối nước có thể bất ngờ xảy ra
với em.
Như vậy, qua 4 trường hợp gia đình có trẻ bị tử vong do tai nạn đuối nước,
điều chúng ta dễ thấy nhất chính là nỗi đau để lại trong gia đình, nhất là phụ
huynh. Do độ tuổi của nạn nhân còn rất nhỏ khiến sự xót xa của bố mẹ nạn nhân
bị nhân lên nhiều lần. Sự việc xảy ra thường để lại sang chấn tâm lý cho phụ
huynh và phải mất một thời gian họ mới có thể vượt qua được.
2.3. Nhận thức của gia đình và cộng đồng trong việc phòng ngừa, giảm
thiểu tai nạn đuối nƣớc.
2.3.1. Nhận thức của phụ huynh có con từ 6 – 14 tuổi về việc giảm thiểu
và phòng ngừa tai nạn đuối nước cho trẻ em trên địa bàn xã Thủy An.
Theo số liệu đã thống kê được từ việc phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với 100
phụ hyunh có độ tuổi từ 6 – 14. Đã có 100 phụ hyunh tham gia trả lời bảng hỏi,
trong đó, phụ huynh có con biết bơi chỉ chiếm 26% trong tổng số được hỏi, có
đến 74% tổng tổng 100 phụ hyunh được điều tra cho biết con em mình không
biết bơi.
Khi được hỏi về vấn đề mức độ quan trọng của việc biết bơi, phụ huynh có
con từ 6 – 14 tuổi đã chia sẻ như sau:
Bảng 2.3.1. Mức độ cần thiết của việc biết bơi đối với trẻ em
Mức độ cần thiết của
việc biết bơi đối với trẻ
em
Mức độ Tỷ lệ (%)
Rất cần thiết 47.0
Cần thiết 37.0
Khá cần thiết 17.0
Không cần thiết 4.0
100.0
(Nguồn: Số liệu thống kê bảng hỏi)
Dựa vào số liệu mà chúng tôi thu được, phụ huynh có con từ 6 – 14 tuổi
thuộc đối tượng từ 25 đến 45 tuổi, có nghề nghiệp thuộc 3 nhóm chính là: làm
nông, buôn bán nhỏ và công chức nhà nước. Số phụ huynh cho rằng việc bơi đối
với trẻ rất quan trọng chiếm 47% trong tổng số được khảo sát. Phụ huynh có con
trong độ tuổi từ 6 – 14 nhận thức được rằng có kỹ năng bơi lội có thể giúp trẻ tự
bảo vệ mình trong những tình huống nguy hiểm xảy đến bất ngờ ở môi trường
nước. Trong bảng số liệu này, chỉ có 4% phụ hyunh cho rằng việc bơi lội đối với
trẻ là không cần thiết, đối với việc này nhóm tác giả có tìm hiểu thêm về lý do
thì phụ huynh chia sẻ lý do không muốn con biết bơi vì sợ rằng con mình sẽ đi
bơi thường xuyên khi không có bố mẹ đi cùng và vẫn cảm thấy con còn nhỏ,
chưa cần thiết phải biết bơi. Như vậy, nhận thức về tầm quan trọng của bơi lội
của trẻ em ở phụ huynh là rất khả quan. Đa số phụ hyunh thấy việc bơi lội là cần
thiết với con em mình, tùy vào mức độ mà các phụ huynh đã lựa chọn rất cần
thiết, cần thiết và khác cần thiết cho việc bơi lội với trẻ.
Nhìn chung, đa số phụ huynh có con từ 6 – 14 tuổi đã ý thức được tầm
quan trọng của bơi lội đối với trẻ và có nhu cầu cho con mình được học bơi để
tự bảo vệ mình. Phụ huynh có con trong độ tuổi này chia sẻ:
“Biết bơi là rất quan trọng, các cháu hiếu động, nhiều khi sẩy chân chỉ cần
vài phútlà liên quan đến cả tính mạng rồi. Các cháu biết bơi, có thể được thoải
mái vui chơi ở những khu vực có nước, khi đó thì bố mẹ sẽ rất yên tâm” (Trích
PVS, Nữ 37 tuổi, giáo viên mầm non)
“Bố mẹ nhiều khi không thể giám sát các con 24/24 được, cũng có những
lúc này lúc kia, quan điểm của chị vẫn là để cho các cháu tự do vui chơi, tự do
làm điều mình thích, mà những lúc đó nhỡ có sơ sẩy gì là con mình rất nguy
hiểm, bao nhiêu vụ chết đuối đã xảy ra rồi, chị cũng rất là sợ. Nên là chị cũng
động viên cho cháu nó học bơi” (Trích PVS, Nữ, 39 tuổi, thợ làm tóc)
Nhìn chung, phụ huynh đã thấy được những mối nguy hại, tiềm ẩn có thể
đe dọa đến sự an toàn của trẻ khi tiếp xúc với môi trường nước và muốn con
mình có thể tự chủ được tình hình cũng như tự đảm bảo được sự an toàn của bản
thân trong những tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
Việc nhận thức của phụ huynh ảnh hưởng rất nhiều đến việc học bơi của
trẻ, bố mẹ có thể quyết định việc cho con biết bơi hay giữ con ở nhà, vì thế,
nhận thức của phụ huynh trên địa bàn xã Thủy An là một chỉ số dự báo khả quan
cho việc trẻ từ 6 – 14 tuổi có thể được tạo điều kiện để học bơi trong tương lai.
Ngoài ra, nhận thức của những phụ huynh có con tử vong do tai nạn đuối
nước cũng đã có sự thay đổi. Trong 4 trường hợp mà tác gải đã trình bày ở
chương 2 của luận văn, nhận thức của phụ huynh sau khi có con bị tử vong do
đuối nước đã có thay đổi so với trước đây. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu 4
đại diện của 4 hộ gia đình về tình trạng của gia đình sau khi con mình gặp tai
nạn. Cả 4 trường hợp, trẻ phải đối mặt với tình huống nguy hiểm cũng có một
phần trách nhiệm của phụ huynh trong việc quản lý, chăm sóc và dạy kỹ năng
cho con em mình.
Xuất phát từ sự chủ quan của phụ huynh trong việc trang bị kỹ năng bơi lội
cho trẻ em, cả 4 phụ hyunh đều xác nhận rằng từng xem nhẹ tầm quan trọng của
việc biết bơi. Do sự chủ quan của phụ hyunh, kết hợp với sự hiếu động, thiếu kỹ
năng khi tiếp xúc với môi trường nước đã gây ra những hậu quả đáng tiếc cho
bản thân trẻ và gia đình. Cả 4 phụ huynh đều chia sẻ rằng xuất phát từ suy nghĩ
con mình còn nhỏ, không cần thiết phải biết bơi và cho rằng biết bơi hay không
cũng không quan trọng vì con mình không thường xuyên sống ở môi trường
nước. Phụ hyunh cũng cho rằng nếu con mình không biết bơi thì sẽ không đi
chơi ở những nơi có ao, hồ, sông ngòi. Chính những suy nghĩ đó đã khiến phụ
hyunh không đề phòng với những tai nạn bất ngờ có thể đến với con mình khi
con mình không có kỹ năng bơi lội. Thêm vào đó, công việc bận rộn, áp lực từ
cuộc sống cũng như nhiều vấn đề khác đã làm phân tán sự quan tâm của phụ
hyunh đối với trẻ trong những việc dạy kỹ năng này.
Sau khi sự việc xảy ra và để lại nhiều nỗi đau cho gia đình, phụ hyunh có
con tai nạn do đuối nước đều hối hận vì không cho con mình học bơi sớm hơn
và đều có tâm lý tự trách mình vì đã chủ quan và lơ là những việc nhỏ trong việc
chăm sóc con. Một phụ huynh có trẻ tai nạn đuối nước chia sẻ rằng:
“Giá như anh/chịcho con học bơi sớm hơn thì đã không xảy ra cơ sự. Anh
chị cũng đâu có ngờ là sự việc nó xảy ra đau đớn như này, chỉ có một vài phút
thôi mà con của anh chị phảitrả giá bằng cả tính mạng. Việc này cũng xảy ra 3
năm rồi, nhưng anh chị vẫn không có ngày nào không tự trách mình, giá như
anh chị đừng chủ quan với việc chết đuối thì con của anh chị đã không như thế.
Lúc anh chị nhận ra thì cũng đã muộn rồi, giờ chỉ biết nhắc nhở mọi người có
con nhỏ là phải chú ý đến những việc nhỏ như này để không phải xảy ra điều
đáng tiếc tương tự như gia đình mình”
“Từ ngày xảy ta sự việc của bé...chị không có ngày nào nhắm được mắt,
lúc nào thâm tâm cũng văng vẳng chuyện trách mình là tại sao không cho con
học bơi sớm. Đổ tiền đổ của cho con đi học toán học văn học múa học hát mà
không cho con đi học bơi. Giờ thì giỏi toán, giỏi văn cũng không cứu được con
chị trong lúc nguycấp. Thằnganh bịnhư thế, chị phải cho bé thứ 2 nhà anh chị
đi học bơi ngaylập tức, nhà anh chị đã phảitrải qua một bàihọc quá đắt rồi em
ạ”
Khi nhận ra tầm quan trọng của bơi lội đối với việc bảo vệ tính mạng cho
trẻ, phụ huynh có con tai nạn do đuối nước đã nhận ra tầm qua trọng của việc
biết bơi. Khi có những tai nạn bất ngờ ở môi trường sông nước nhưng nếu trẻ có
phản xạ do được học bơi từ trước thì rất có thể, trẻ có khả năng giữ lại được tính
mạng của mình và không để xảy ra những sự việc đau lòng như trên.
Về việc đuối nước của con mình, phụ hyunh đã nhận thức một cách sâu sắc
trong việc các gia đình cần cho con học bơi và sẵn sàng chia sẻ trải nghiệm của
mình như một hồi chuông cảnh báo đến các gia đình khác đang còn chủ quan, lơ
là trong việc quan tâm, chăm sóc và quản lý con em mình
2.3.2. Nhận thức của chính quyền địa phương trong việc giảm thiểu,
phòng ngừa tai nạn đuối nước trên địa bàn.
Với thực trạng tai nạn đuối nước xảy ra hằng năm và không có dấu hiệu
giảm xuống trong những năm gần đâu. Chính quyền địa phương đã nghiêm túc
đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình hình và đưa ra những phương hướng,
biện pháp để giảm thiểu tai nạn đuối nước trên địa bàn xã Thủy An.
Trong những năm gần đây các cấp ủy Đảng, cấp chính quyền từ thị xã đến
địa phương đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với công tác phòng, chống đuối
nước trẻ em trên địa bàn. Ngay từ đầu năm đã xây dựng kế hoạch triển khai
công tác phòng chống đuối nước và tai nạn thương tích cho trẻ, triển khai Kế
hoạch tháng hành động vì trẻ em và Kế hoạch hoạt động hè cho trẻ; Đồng thời
với công tác phòng chống đuối nước thị xã còn triển khai xây dựng các điểm vui
chơi tại các địa bàn thôn, khu phố để thu hút trẻ tham gia các hoạt động trong đó
là có các điểm vui chơi trong hè; thu hút trẻ vào các hoạt động vui chơi bổ ích;
mỗi năm thị xã dành từ 1-1,5 tỉ đồng đề trang bị các thiết bị đồ chơi cho các
điểm vui chơi. Chính quyền các địa phương đã xây dựng kế hoạch và triển khai
thực hiện nghiêm túc các hoạt động phòng, chống đuối nước trẻ em; Hàng năm
thị xã đã tổ chức giải bơi truyền thống cho mọi lứa tuổi Đông Triều nhân ngày
kỷ niệm Đệ tứ chiến khu 08/6. Một số địa phương đã huy động từ nguồn xã hội
hóa để mua hoặc xây bể bơi ở các địa phương
Đồng thời, phòng văn hóa, thông tin của thị xã Đông Triều đã phối hợp với
các phòng, ban chuyên môn rà soát, đánh giá phát hiện sớm các nguy cơ đuối
nước với trẻ em và kịp thời có các biện pháp xử lý, khắc phục.
Cán bộ công tác tại văn phòng của ủy ban xã Thủy An chia sẻ rằng:
“Tình trạng đuối nước trên địa bàn xã mặc dù có giảm sau nhiều cố gắng
của chính quyền địa phương và gia đình tuy nhiên số lượng các vụ tai nạn đuối
nước vẫn còn khá nhiều. Việc biết bơi là rất quan trọng, nhất là đối với các em
nhỏ, nhiều khi biết bơi có thể cứu cho các em cả một mạng sống của các em.
Bên cạnh những vấn nạn khác như bạo lực học đường hay là nghiện game...thì
vấn đề tai nạn đuối nước là thứ mà khó có thể nói trước được điều gì nếu bản
thân các em không có kỹ năng. Vídụ như các em có đánh nhauthìgia đình, nhà
trường, chính quyền địa phương làm việc giải quyết can thiệp kịp thời được,
đảm bảo cho sự an toàn của các em được, nhưng như đuối nước chẳng hạn, chỉ
một vài giây thôi là mọi chuyện không cứu vãn được nữa và nó liên quan đến cả
tính mạng của một con người nên thật sự rất nguy hiểm. Tình trạng đuối nước
tuy chưa giảm nhiều những cũng đã có những bước cải thiện đáng kể. Hi vọng
trong thời gian tới, các gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội sẽ tiếp tục
phối hợp với chính quyền địa phương để thực hiện tốt hơn vấn đề giảm thiểu tai
nạn đuối nước ở trẻ em trên địa bàn. Trang bị cho các em kỹ năng bơi lội cũng
là một phần giúp các em trưởng thành một cách an toàn hơn”(Trích PVS, nữ,
37 tuổi, cán bộ văn phòng UBND xã Thủy An)
Như vậy, chính quyền địa phương đã nhận thấy được tầm quan trọng của tai
nạn đuối nước và xác định rằng đây là tai nạn có thể cướp đi tính mạng của trẻ
một cách nhanh chóng hơn bất kỳ vấn đề nào mà trẻ phải đối mặt. Chính quyền
địa phương đã có một vài hoạt động, chương trình, dự án nhỏ để có thể hỗ trợ
cho trẻ em trong việc học bơi.
Chính quyền địa phương cũng đã xác định được một vài nguyên nhân khiến
tai nạn đuối nước giảm chậm trong một vài năm vừa qua và luôn là nguy cơ lớn
thể cướp đi sinh mạng của các em. Cán bộ công tác tại văn phòng ủy ban nhân
dân xã Thủy An chia sẻ:
“Cácem bị tử vong do đuối nước thì có thể là mọi ngườichấp nhận rằng là
do “số” của em. Tuy nhiên, bản thân em không biết bơi, khi gặp tai nạn bấtngờ,
không có khả năng ứng phóthì việc các em không giữ được tính mạng của mình
là rất dễ xảy ra. Phụ huynh quan tâm nhiều đến việc học của các con, các con
chơi với bạn nào, các con làm gì nhưng lại quên mất chuyện quan tâm đến khả
năng bơi lội của con và có thể thấy chuyện này không quan trọng như việc học
nên khi chúng tôi có những hoạtđộng để trẻ có thể học bơi thì cũng không phải
hoàn toàn tất cả các phụ huynh đều tham gia, việc bơi lội là dành cho các em
biết bơi, còn các em chưa biết bơi thì không quan tâm nhiều. Nên chúng tôi rất
mong có thể tuyên truyền được đến nhiều phụ huynh hơn để các phụ huynh thấy
được tầm quan trọng của việc bơi lội đối với trẻ em. ” (Trích PVS, Nữ, 37 tuổi,
cán bộ văn phòng UBND xã Thủy An)
Theo như thông tin của cán bộ xã Thủy An chia sẻ thì khi chính quyền đứng
ra để tổ chức các hoạt động bơi lội cho trẻ thì không hoàn toàn tuyên truyền
được đến tất cả các phụ huynh, việc bơi lội vẫn chỉ dừng lại là dành cho các em
biết bơi, còn các em không biết bơi thì không quan tâm quá nhiều. Do vậy,
nguyên nhân từ phía gia đình cũng là một trong những lý do khiến trẻ em không
biết bơi và bị động trước tai nạn đuối nước.
Chính quyền địa phương đã đánh giá đúng tầm quan trọng của tai nạn đuối
đối với trẻ và đã một vài biện pháp để giảm thiểu tai nạn đuối nước ở trẻ trên địa
bàn. Tuy nhiên, do chưa tìm được tiếng nói chung với nhà trường và phụ huynh
của trẻ nên hiệu quả đạt được chưa thật nhiều trong quá trình thực hiện.
2.4. Nguyên nhân cơ bản xảy ra đuối nƣớc
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

More Related Content

What's hot

Báo cáo giám sát môi trường 2
Báo cáo giám sát môi trường 2Báo cáo giám sát môi trường 2
Báo cáo giám sát môi trường 2
Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
Manual de instalações elétricas Pirelli
Manual de instalações elétricas PirelliManual de instalações elétricas Pirelli
Manual de instalações elétricas Pirelli
Emerson Tranquilino
 
Determinantes sistemas lineares [modo de compatibilidade]
Determinantes sistemas lineares [modo de compatibilidade]Determinantes sistemas lineares [modo de compatibilidade]
Determinantes sistemas lineares [modo de compatibilidade]
AUTONOMO
 
Eletrohidraulica parker
Eletrohidraulica parkerEletrohidraulica parker
Eletrohidraulica parker
Fernando Cotes
 
Hệ thống bảo dưỡng nhìn từ góc độ thiết bị
Hệ thống bảo dưỡng nhìn từ góc độ thiết bịHệ thống bảo dưỡng nhìn từ góc độ thiết bị
Hệ thống bảo dưỡng nhìn từ góc độ thiết bị
Le Nguyen Truong Giang
 
Apostila termodinâmica (petrobras)
Apostila termodinâmica (petrobras)Apostila termodinâmica (petrobras)
Apostila termodinâmica (petrobras)
Sayonara Silva
 
ppt gita
ppt gitappt gita
ppt gita
085269683755
 
Tabela sensores da sense.
Tabela sensores da sense.Tabela sensores da sense.
Tabela sensores da sense.
Paulo Vitor Costa Cintra
 

What's hot (9)

Báo cáo giám sát môi trường 2
Báo cáo giám sát môi trường 2Báo cáo giám sát môi trường 2
Báo cáo giám sát môi trường 2
 
Manual de instalações elétricas Pirelli
Manual de instalações elétricas PirelliManual de instalações elétricas Pirelli
Manual de instalações elétricas Pirelli
 
Determinantes sistemas lineares [modo de compatibilidade]
Determinantes sistemas lineares [modo de compatibilidade]Determinantes sistemas lineares [modo de compatibilidade]
Determinantes sistemas lineares [modo de compatibilidade]
 
Eletrohidraulica parker
Eletrohidraulica parkerEletrohidraulica parker
Eletrohidraulica parker
 
Hệ thống bảo dưỡng nhìn từ góc độ thiết bị
Hệ thống bảo dưỡng nhìn từ góc độ thiết bịHệ thống bảo dưỡng nhìn từ góc độ thiết bị
Hệ thống bảo dưỡng nhìn từ góc độ thiết bị
 
Apostila termodinâmica (petrobras)
Apostila termodinâmica (petrobras)Apostila termodinâmica (petrobras)
Apostila termodinâmica (petrobras)
 
ppt gita
ppt gitappt gita
ppt gita
 
Uji normalitas
Uji normalitasUji normalitas
Uji normalitas
 
Tabela sensores da sense.
Tabela sensores da sense.Tabela sensores da sense.
Tabela sensores da sense.
 

Similar to Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Thuc trang tai nan thuong tich tai cong dong tinh kon tum giai doan 2014 2016
Thuc trang tai nan thuong tich tai cong dong tinh kon tum giai doan 2014 2016Thuc trang tai nan thuong tich tai cong dong tinh kon tum giai doan 2014 2016
Thuc trang tai nan thuong tich tai cong dong tinh kon tum giai doan 2014 2016
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thuc trang tai nan thuong tich tre em duoi 15 tuoi va mot so can thiep du pho...
Thuc trang tai nan thuong tich tre em duoi 15 tuoi va mot so can thiep du pho...Thuc trang tai nan thuong tich tre em duoi 15 tuoi va mot so can thiep du pho...
Thuc trang tai nan thuong tich tre em duoi 15 tuoi va mot so can thiep du pho...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
KhoTi1
 
Luận văn: Chính sách bảo trợ đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách bảo trợ đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách bảo trợ đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách bảo trợ đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu số
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng BìnhChính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
 Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ... Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
luanvantrust
 
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải DươngLuận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Phong tranh duoi nuoc tre em mua lu
Phong tranh duoi nuoc tre em mua luPhong tranh duoi nuoc tre em mua lu
Phong tranh duoi nuoc tre em mua lulan lan
 
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng BìnhChính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận ...
Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận ...Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận ...
Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận ...
nataliej4
 
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam ...
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam ...Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam ...
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam ...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải Châu
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải ChâuĐảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải Châu
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải Châu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đ
Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đCông tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đ
Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Công tác đối với trẻ em khuyết tật vận động tai Thanh Hóa, HAY
Công tác đối với trẻ em khuyết tật vận động tai Thanh Hóa, HAYCông tác đối với trẻ em khuyết tật vận động tai Thanh Hóa, HAY
Công tác đối với trẻ em khuyết tật vận động tai Thanh Hóa, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ TRẺ TỰ KỶ THÍCH NGHI VỚI QUÁ TRÌNH ...
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ TRẺ TỰ KỶ THÍCH NGHI VỚI QUÁ TRÌNH ...HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ TRẺ TỰ KỶ THÍCH NGHI VỚI QUÁ TRÌNH ...
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ TRẺ TỰ KỶ THÍCH NGHI VỚI QUÁ TRÌNH ...
HanaTiti
 
Luận văn: Nghiên cứu mô hình Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung ...
Luận văn: Nghiên cứu mô hình Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung ...Luận văn: Nghiên cứu mô hình Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung ...
Luận văn: Nghiên cứu mô hình Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Đánh giá nhận thức môi trường tại Khu DTSQ Đồng Nai
Đánh giá nhận thức môi trường tại Khu DTSQ Đồng NaiĐánh giá nhận thức môi trường tại Khu DTSQ Đồng Nai
Đánh giá nhận thức môi trường tại Khu DTSQ Đồng Nai
Nhuoc Tran
 
Quản lý nhà nước về an sinh xã hội quận Ngũ Hành Sơn, HAY, 9đ
Quản lý nhà nước về an sinh xã hội quận Ngũ Hành Sơn, HAY, 9đQuản lý nhà nước về an sinh xã hội quận Ngũ Hành Sơn, HAY, 9đ
Quản lý nhà nước về an sinh xã hội quận Ngũ Hành Sơn, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo trên địa bàn Quận Hải Châ...
Luận Văn Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo trên địa bàn Quận Hải Châ...Luận Văn Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo trên địa bàn Quận Hải Châ...
Luận Văn Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo trên địa bàn Quận Hải Châ...
sividocz
 

Similar to Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (20)

Thuc trang tai nan thuong tich tai cong dong tinh kon tum giai doan 2014 2016
Thuc trang tai nan thuong tich tai cong dong tinh kon tum giai doan 2014 2016Thuc trang tai nan thuong tich tai cong dong tinh kon tum giai doan 2014 2016
Thuc trang tai nan thuong tich tai cong dong tinh kon tum giai doan 2014 2016
 
Thuc trang tai nan thuong tich tre em duoi 15 tuoi va mot so can thiep du pho...
Thuc trang tai nan thuong tich tre em duoi 15 tuoi va mot so can thiep du pho...Thuc trang tai nan thuong tich tre em duoi 15 tuoi va mot so can thiep du pho...
Thuc trang tai nan thuong tich tre em duoi 15 tuoi va mot so can thiep du pho...
 
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
 
Luận văn: Chính sách bảo trợ đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách bảo trợ đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách bảo trợ đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách bảo trợ đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu số
 
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng BìnhChính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
 
Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
 Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ... Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
 
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải DươngLuận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
Luận văn: Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường ĐH Hải Dương
 
Phong tranh duoi nuoc tre em mua lu
Phong tranh duoi nuoc tre em mua luPhong tranh duoi nuoc tre em mua lu
Phong tranh duoi nuoc tre em mua lu
 
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng BìnhChính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
 
Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận ...
Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận ...Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận ...
Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận ...
 
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam ...
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam ...Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam ...
Luận Văn Tác Động Của Dự Án Duy Trì Và Phát Triển Bền Vững Vườn Quốc Gia Tam ...
 
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải Châu
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải ChâuĐảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải Châu
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải Châu
 
Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đ
Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đCông tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đ
Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đ
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.
 
Công tác đối với trẻ em khuyết tật vận động tai Thanh Hóa, HAY
Công tác đối với trẻ em khuyết tật vận động tai Thanh Hóa, HAYCông tác đối với trẻ em khuyết tật vận động tai Thanh Hóa, HAY
Công tác đối với trẻ em khuyết tật vận động tai Thanh Hóa, HAY
 
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ TRẺ TỰ KỶ THÍCH NGHI VỚI QUÁ TRÌNH ...
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ TRẺ TỰ KỶ THÍCH NGHI VỚI QUÁ TRÌNH ...HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ TRẺ TỰ KỶ THÍCH NGHI VỚI QUÁ TRÌNH ...
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ TRẺ TỰ KỶ THÍCH NGHI VỚI QUÁ TRÌNH ...
 
Luận văn: Nghiên cứu mô hình Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung ...
Luận văn: Nghiên cứu mô hình Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung ...Luận văn: Nghiên cứu mô hình Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung ...
Luận văn: Nghiên cứu mô hình Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung ...
 
Đánh giá nhận thức môi trường tại Khu DTSQ Đồng Nai
Đánh giá nhận thức môi trường tại Khu DTSQ Đồng NaiĐánh giá nhận thức môi trường tại Khu DTSQ Đồng Nai
Đánh giá nhận thức môi trường tại Khu DTSQ Đồng Nai
 
Quản lý nhà nước về an sinh xã hội quận Ngũ Hành Sơn, HAY, 9đ
Quản lý nhà nước về an sinh xã hội quận Ngũ Hành Sơn, HAY, 9đQuản lý nhà nước về an sinh xã hội quận Ngũ Hành Sơn, HAY, 9đ
Quản lý nhà nước về an sinh xã hội quận Ngũ Hành Sơn, HAY, 9đ
 
Luận Văn Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo trên địa bàn Quận Hải Châ...
Luận Văn Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo trên địa bàn Quận Hải Châ...Luận Văn Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo trên địa bàn Quận Hải Châ...
Luận Văn Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo trên địa bàn Quận Hải Châ...
 

More from luanvantrust

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
luanvantrust
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
luanvantrust
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
luanvantrust
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
luanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
luanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
luanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
luanvantrust
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
luanvantrust
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
luanvantrust
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
luanvantrust
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
luanvantrust
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
luanvantrust
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
luanvantrust
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
luanvantrust
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
luanvantrust
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
luanvantrust
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
luanvantrust
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
luanvantrust
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
luanvantrust
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
luanvantrust
 

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Man_Ebook
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
thanhluan21
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
duyanh05052004
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
HiYnThTh
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (17)

PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 

Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ===================== HOÀNG THỊ MỸ DUNG MÔ HÌNH HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG NHẰM PHÒNGNGỪA VÀ GIẢM THIỂU TRẺ EM BỊĐUỐI NƯỚC (NGHIÊN CỨU CAN THIỆP TRƢỜNG HỢP TẠI XÃ THỦY AN,THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH) MÃ TÀI LIỆU: 80275 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Công tác xã hội Hà Nội - 2018
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ===================== HOÀNG THỊ MỸ DUNG MÔ HÌNHHUYĐỘNGCỘNGĐỒNGNHẰM PHÒNGNGỪAVÀ GIẢMTHIỂUTRẺEMBỊĐUỐI NƯỚC (NGHIÊN CỨU CAN THIỆP TRƢỜNG HỢP TẠI XÃ THỦY AN, THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH) Chuyên ngành Công tác xã hội Mã số : 60.90.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:PGS.TS Trịnh Văn Tùng Hà Nội - 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tác giả, có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn là PGS.TS Trịnh Văn Tùng. Các nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của đề tài là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào trước đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét và đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá, cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận, tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả khóa luận của mình. Tác giả luận văn Hoàng Thị Mỹ Dung
  • 4. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trịnh Văn Tùng, người thầy kính mến, đã hết lòng chỉ bảo, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc tới các thầy, các cô, giảng viên của Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ để tác giả được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện về thời gian để tôi hoàn thành tốt luận văn của mình. Tác giả luận văn Hoàng Thị Mỹ Dung
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do thực hiện nghiên cứu can thiệp 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu can thiệp 3 3. Đối tượng nghiên cứu can thiệp 3 4. Khách thể nghiên cứu 3 5. Phạm vi nghiên cứu 4 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 4 7. Phương pháp nghiên cứu 5 8. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 8 9. Bố cục luận văn 11 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 12 1.1. Các khái niệm công cụ 12 1.1.1 Cộng đồng 12 1.1.2. Huy động nguồn lực 13 1.1.3. Tai nạn đuối nước 15 1.1.4. Môhình huy động cộng đồng nhằm phòngngừa, giảmthiểu tai nạn đuối nước ở trẻ em 16 1.2. Các lýthuyết đƣợc vận dụng 17 1.2.1. Lý thuyết nhu cầu 17 1.2.2. Lý thuyết hệ thống 19 1.3. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 21 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG TAI NẠN ĐUỐI NƢỚC TẠI XÃ THỦY AN, THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH VÀ NHẬN THỨC TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TAI NẠN ĐUỐI NƢỚC 25 2.1. Kháiquát thực trạng đuối nƣớc ở xã Thủy An, thị xã Đông 25
  • 6. Triều, tỉnh Quảng Ninh. 2.2. Hậu quả của tai nạn đuối nƣớc đối với các gia đình có trẻ em bị đuối nƣớc 29 2.3. Nhận thức của gia đình và cộng đồng trong việc phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn đuối nƣớc 34 2.3.1. Nhận thức của phụ huynh có con từ 6-14 tuổi về việc giảm thiểu và phòng ngừa tai nạn đuối nước ở trẻ em trên địa bàn xã Thủy An 34 2.3.2. Nhận thức của chính quyền địa phương trong việc giảm thiểu, phòng ngừa tai nạn đuối nước trên địa bàn 38 2.4. Nguyênnhân cơ bản xảy ra đuối nƣớc 40 CHƢƠNG 3: NHU CẦU, NGUỒN LỰC CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TAI NẠN ĐUỐI NƢỚC Ở TRẺ EM VÀ MÔ HÌNH HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC TẠO DỰNG BỂ BƠI DI ĐỘNG CHO TRẺ EM TẠI XÃ THỦY AN 48 3.1. Nhu cầu của trẻ em và gia đình có con từ 6 – 14 tuổi trong việc giảmthiểu, phòng ngừa tai nạn đuối nƣớc. 48 3.1.1. Nhu cầu của trẻ em từ 11 – 14 tuổi 48 3.1.2. Nhu cầu của phụ huynh có con từ 6 – 14 tuổi. 49 3.2. Nguồn lực tại xã Thủy An trong việc phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn đuối nƣớc. 51 3.2.1. Nguồn lực về truyền thông phòng, giảm thiểu tai nạn đuối nước. 51
  • 7. 3.2.2. Nguồn lựctừ các gia đình có trẻ trong độ tuổi đi học. 53 3.2.3. Nguồn lựctừ chính quyền địa phương. 54 3.2.4. Nguồn lựctừ nhà trường. 55 3.2.5. Nguồn lựctừ hội đoàn thể. 56 3.2.6. Nguồn lựctừ doanhnghiệp trên địa bàn. 56 3.3. Mô hình huy động cộng đồng trong việc tạo dựng bể bơi di động cho trẻ em tại xã Thủy An. 57 3.4. Xây dựng kế hoạch can thiệp hoàn thiện hoạt động của bể bơi di động tại xã Thủy An. 66 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHỤ LỤC 96
  • 8. MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện nghiên cứu can thiệp Trẻ em là đối tượng được Nhà nước và cả xã hội dành sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt, bởi đó là thế hệ tương lai của mỗi quốc gia và của toàn nhân loại. Tuyên ngôn về các quyền của trẻ em do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1959 khẳng định: "Loài người có trách nhiệm trao cho trẻ em điều tốt đẹp nhất" . Điều 24 Công ước về các quyền chính trị - dân sự năm 1966 (Việt Nam gia nhập năm 1982) nêu rõ: “Mọi trẻ em, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản hoặc dòng dõi đều có quyền được hưởng những biện pháp bảo hộ của gia đình, xã hội và nhà nước". [2] Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990. Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển. Tuy nhiên, quyền trẻ em, cụ thể là quyền sống còn, quyền an toàn của trẻ em đang bị đe dọa khi đuối nước đang là một trong những nguy cơ gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Đuối nước đã âm thầm cướp đi sinh mạng của 360.000 người mỗi năm trên toàn thế giới, trong đó 90% số trường hợp xảy ra ở những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Một nửa số trường hợp xảy ra ở khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương [9]. Ở Việt Nam, mỗi năm có trên 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước. Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu có tỷ lệ trẻ em tử vong do đuối nước, cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á và cao gấp 10 lần các nước phát triển. Nguyên nhân chủ yếu do nhận thức của gia đình, cộng đồng, xã hội và nguy cơ gây đuối nước trẻ em còn hạn chế, trẻ em thiếu sự giám sát, trông giữ của cha mẹ, người chăm sóc trẻ, trẻ chưa biết bơi,
  • 9. thiếu kỹ năng an toàn trong môi trường nước, môi trường xung quanh còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây đuối nước trẻ em. Với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng đuối nước ở Việt Nam từ 2005 – 2009, Cục Quản lý môi trường y tế đã tổng hợp số liệu báo cáo nguyên nhân tử vong từ sổ theo dõi nguyên nhân tử vong A6 – YTCS của trên 100.000 xã/phường tại 63/63 tỉnh/thành phố của Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu thu được thì tỷ lệ tử vong do tai nạn thương tích chiếm 10 -12% tổng số tử vong do tất cả các nguyên nhân, trong đó đuối nước là nguyên nhân thứ 2 sau tai nạn giai thông chiếm 17%.Trẻ em là nhóm có nguy cơ tử vong do đuối nước cao, cụ thể tỷ suất tử vong do đuối nước cao nhất ở nhóm 0 – 4 tuổi với trung bình 22 trẻ/100.000 trẻ/năm.Theo kết quả nghiên cứu “Nguyên nhân tử vong ở Việt Nam năm 2008”: tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi do đuối nước bằng tỷ lệ dị tật bẩm sinh trẻ em và chiếm cao nhất với 18,1%. [2] Đứng trước thực tế như vậy, Nhà nước ta đã có những biện pháp để giảm thiểu, ngăn ngừa và phòng chống tai nạn đuối nước ở trẻ em. Tuy tình trạng đuối nước có giảm nhưng vẫn giảm chậm, đuối nước ở trẻ em vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong cho trẻ em ở mức cao. Vậy cộng đồng có những nguồn lực gì trong việc phòng ngừa, can thiệp trẻ em bị đuối nước ở trẻ em? Nhân viên CTXH có vai trò như thế nào trong việc hỗ trợ cộng đồng để giảm thiểu tình trạng này?. Đứng trước những câu hỏi đó cộng với bối cảnh tử vong do đuối nước của trẻ em hiện nay, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh” để làm luận văn tốt nghiệp. Với mong muốn, thông qua những kiến thức CTXH để nhìn nhận một cách khách quan về thực trạng, nhu cầu và nguồn lực tại địa bàn, từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp để phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng trẻ em tử vòng do đuối nước.
  • 10. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu can thiệp 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng và hậu quả mà đuối nước đã để lại cho gia đình, cộng đồng của vấn đề đuối nước ở trẻ em tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Thông qua đó, tìm hiểu nhu cầu và nguồn lực của địa bàn trong việc phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em bị đuối nước. Tác giả đưa ra nhận xét, đánh giá, định hướng, giải pháp để phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng này dựa vào việc huy động cộng đồng, xây dựng bể bơi di động cho trẻ em trên địa bàn xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đánh giá thực trạng trẻ em bị đuối nước tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay và những hậu quả của tai nạn đuối nước đối với gia đình, cộng đồng. Đánh giá và phân tích nhu cầu được hỗ trợ phòng ngừa tai nạn đuối nước ở trẻ em của các hộ gia đình trong phòng ngừa tai nạn đuối nước. Xây dựng kế hoạch triển khai xây dựng bể bơi di động nhằm hỗ trợ trẻ em biết bơi. 3. Đối tƣợng nghiên cứu can thiệp Huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em bị tai nạn đuối nước (nghiên cứu trường hơp tại xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). 4. Khách thể nghiên cứu Gia đình có trẻ tử vong do đuốinước Phụ huynh có con từ 6 – 14 tuổi. Trẻ em ở độ tuổi 11 – 14 của xã Thủy An.
  • 11. Cán bộ xã Thủy An, cán bộ Đoàn. Đại diện doanh nghiệp trên địa bàn. 5. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: Phạm vi xã Thủy An, thị xã Đông triều, tỉnh Quảng Ninh. Thời gian nghiên cứu, ứng dụng: 6/2017 – 8/2018. Giới hạn nội dung nghiên cứu: Phòng ngừa đuối nước cho trẻ em có nhiều phương thức . Luận văn tập trung đánh giá thực trạng từ năm 2015 – 2018, hậu quả đối với gia đình và cộng đồng. Nghiên cứu nhu cầu và nguồn lực trong hỗ trợ của cộng đồng trong việc tạo dựng bể bơi di động. 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 6.1. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng và hậu quả của tai nạn đuối nước ở xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn vừa qua như thế nào? Các hộ gia đình có trẻ em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng trong việc phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn đuối nước cho trẻ em? Cộng đồng xã Thủy An có nhu cầu và nguồn lực gì trong hỗ trợ phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn đuối nước ở trẻ em? 6.2. Giả thuyết nghiên cứu Thực trạng tai nạn đuối nước và hậu quả của tai nạn đuối nước đối vớigia đình và cộng đồng ở xã Thủy An trong giai đoạn vừa qua là rất nghiêm trọng và
  • 12. nguy cơ tai nạn đuối nước ở trẻ em luôn ở mức rất cao vì tỷ lệ trẻ em biết bơi rất thấp. Đa số các hộ gia đình hiện nay có nhận thức cao về tầm quan trọng của việc giảm thiểu và phòng ngừa tai nạn đuối nước cho con em của họ. Công đồng xã Thủy An có nhu cầu được tuyên truyền và nhu cầu cho con được học bơi; có khá nhiều nguồn lực trong tuyên truyền thay đổi nhận thức của các hộ gia đình cho con học bơi và xây dựng bể bơi di động. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp phân tích tài liệu. Nghiên cứu được triển khai qua việc thu thập thông tin và phân tích tài liệu liên quan đến tai nạn đuối nước, phòng chống tai nạn đuối nước… ở địa bàn nghiên cứu. Tài liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau, tuy nhiên có 3 nguồn cụ thể là: tài liệu do chính quyền địa phương thực hiện, triển khai hoạt động phòng, giảm thiểu tai nạn đuối nước trên địa bàn; tài liệu từ các trang Web uy tín, chính thống và thu thập qua các tài liệu nghiên cứu về tai nạn đuối nước ở trẻ em đã được kiểm định chất lượng. Tìm hiểu, đọc và phân tích, đánh giá các tài liệu liên quan đến số trẻ em, tình trạng đuối nước trên địa bàn thị xã Đông Triều nói chung, xã Thủy An nói riêng để tổng hợp, hệ thống lại các thông tin để xây dựng cơ sở lý luận. Tìm hiểu các số liệu, thống kê về tình trạng đuối nước, chính sách hỗ trợ của chính quyền, tổ chức, cá nhân trong thời gian qua. Đánh giá số liệu và tìm ra các biện pháp kết nối nguồn lực nhằm hỗ trợ tạo dựng bể bơi di động phòng ngừa trẻ em bị đuối nước. 7.2.Phương pháp quan sát
  • 13. Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát. Những tình huống và địa điểm quan sát là những nơi thường có trẻ em đi tắm hoặc có nguy cơ đuối nước cao. Quan sát kết hợp với phỏng vấn sâu một số trẻ em về nhu cầu học bơi và tìm hiểu khả năng bơi của trẻ. 7.3.Phương pháp phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu là những cuộc đốithoại giữa nhà nghiên cứu với người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin qua ngôn ngữ của người ấy. Mục tiêu của phỏng vấn sâu không phải để hiểu một cách khái quát, đại diện mà giúp chúng ta hiểu sâu, hiểu kỹ về một vấn đề nhất định. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm mục đíchtìm hiểu sâu hơn về các trường hợp gia đình có trẻ bị đuối nước; nhu cầu của trẻ em tại địa bàn nghiên cứu về việc học bơi; tìm hiểu những chính sách và biện pháp mà chính quyền đã triển khai trong việc kết nối nguồn lực hỗ trợ trẻ em tại địa phương. Trong nghiên cứu này tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu 4 đối tượng gồm: trẻ em - 5 trường hợp; gia đình có trẻ bị đuối nước – 4 trường hợp; cán bộ xã – 2 trường hợp; Đoàn thanh niên - 1 trường hợp, doanh nghiệp – 2 trường hợp. Mục đích của phỏng vấn sâu nhằm thu thập những thông tin về thực trạng, nguyên nhân của tình trạng đuối nước, nhận thức của họ về cách thức giảm thiểu đuối nước, những khó khăn của họ trong việc phòng ngừa tai nạn đuối nước ở trẻ emNghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn về vấn đề, nhu cầu của thân chủ, thăm dò, phát hiện tìm hiểu những chính sách và biện pháp mà chính quyền đã triển khai trong kết nguồn lực hỗ trợ trẻ em tại địa phương. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn phỏng vấn sâu những đối tượng sau:
  • 14. 4 hộ gia đình đã có trẻ em bị đuối nước để tìm hiểu nỗi đau, mất mát của các hộ gia đình đó. Đồng thời vận động họ trong việc tuyên truyền những hộ gia đình khác trong việc cần thiết cho trẻ tập bơi. 5 trẻ em từ 11 – 14 tuổi để tìm hiểu về thực trạng tiếp xúc với môi trường nước của các em, nhu cầu học bơi, có địa điểm bơi an toàn. 02 doanh nghiệp để tìm hiểu nguồn lực của họ. 02 cán bộ công tác tại UBND xã để tìm hiểu những chính sách, chương trình, dự án của địa phương trong việc phòng chống tai nạn đuối nước. 01 cán bộ Đoàn để tìm hiểu về thực trạng, nhu cầu cũng như nguồn lực có thể hỗ trợ trong việc giảm thiểu tai nạn đuối nước trên địa bàn. 7.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp Đây là phương pháp có ý nghĩa quan trọng trong công tác xã hội, tác giả đã đi sâu nghiên cứu về tình hình thực tế của xã Thủy An cả về điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội từ đó có cái nhìn chính xác và đưa ra những giải pháp và định hướng đúng đắn phù hợp với thực tiễn từng bước kết nối nguồn lực hỗ trợ tạo dựng bể bơi di động nphòng ngừa trẻ em bị đuối nước. Trong vấn đề này, chúng tôi nghiên cứu 4 trường hợp gia đình có trẻ bị đuối nước để tìm hiểu những nỗi đau, mất mát của họ và những phương pháp mà họ đã sử dụng để giảm bớt dần nỗi đau. Trên cơ sở đó đánh giá nguồn lực của họ trong việc tuyên truyền cho các gia đình có trẻ em về việc cần thiết cho trẻ học bơi. 7.5. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cầm tay Trong nghiên cứu này, chúng tôi lập bảng hỏi cho 100 bậc cha mẹ có con nhỏ từ độ tuổi 6 – 14, được xây dựng với các nội dung như sau:
  • 15. Theo danh sách các học sinh của trường, chúng tôi nắm được địa chỉ của các hộ gia đình. Trên cơ sở phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiênđơn giản, chúng tôi chọn 100 hộ gia đình có con độ tuổi từ 6-14. Nội dung bảng hỏi tập trung vào các nội dung sau: Đánh giá của các bậc cha mẹ về nguy cơ tai nạn đuối nước ở trẻ em? Cảm nhận của các bậc cha mẹ về những nỗi đau, mấtmát của các gia đình có trẻ em đã từng bị đuối nước? Nhu cầu được hỗ trợ để con em của các bậc cha mẹ được học bơi và biết bơi? Nhận thức của các bậc cha mẹ về tầm quan trọng trong việc giảm thiểu tai nạn đuối nước bằng cách dạycho trẻ em biết bơi? Mức độ sẵn sàng tham gia chương trình “Bể bơi di động”của các bậc cha mẹđể hỗ trợ đào tạo cho con em biết bơi? 8. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Về vấn đề phòng chống tai nạn đuối nước, đã có khá nhiều đề tài, chương trình, dự án được triển khai nhằm phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng đuối nước ở trẻ em. Theo nghiên cứu Đuối Nước ở Trẻ Em (do Liên Minh vì Sự An Toàn của Trẻ Em (TASC), có trụ sở tại Florence, Italy, phối hợp của Văn Phòng Nghiên Cứu của UNICEF thực hiện) tại bốn quốc gia là Băng-la-đét, Cam-pu-chia, Việt Nam và Thái Lan, cùng với hai tỉnh/thành phố của Trung Quốc là Tp. Bắc Kinh và tỉnh Giang Tây. Nghiên cứu chỉ ra rằng tại các quốc gia kể trên, cứ bốn trẻ em tử vong thì có một trẻ bị tử vong do nguyên nhân đuối nước. Con số này cao hơn số trẻ em tử vong do sởi, bại liệt, ho gà, uốn ván, bạch hầu và lao kết hợp lại. Tại Việt Nam, tỉ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em ngang bằng với tỉ lệ tử vong do các nguyên nhân khác gây ra cho trẻ cùng độ tuổi, và tỉ lệ này bắt đầu tăng
  • 16. lên. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chi phí phòng chống đuối nước ở trẻ em không hề đắt hơn so với các can thiệp phòng chống các bệnh kể trên. Trong “Báo cáo thế giới về phòng chống thương tích ở trẻ em” (Tổ chức y tế thế giới, 2008) có đề cập đến vấn đề đuối nước ở trẻ em trong chương 3. Theo báo cáo, đuối nước được xếp hạng thứ 13 trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 15 tuổi, với nguy cơ cao nhất trong nhóm 1 - 4 tuổi. Báo cáo đề cập đến tỷ lệ thương tật, tỷ lệ tử vong và các hạn chế của số liệu thống kê. Từ đó chỉ ra các yếu tố, tác nhân, môi trường tác động đến tai nạn đuối nước ở trẻ em. Đưa ra các can thiệp cho việc xử lý tình trạng đuối nước, giảm thiểu và phòng chống tình trạng này. Theo các Báo cáo của Hiệp hội cứu hộ Hoàng Gia Úc thì 10 -19% số trường hợp đuối nước xảy ra ở biển. Tại Việt Nam, 59% số trường hợp đuối nước xảy ra ở sông suối, 28,2% ở ao hồ, 7,7% ở biển và 5,1 % xảy ra trong nhà. Trong Tạp chí Y học dự phòng có đề cập đến đuối nước – vấn đề sức khỏe của cả cộng đồng. Tại Việt Nam, theo thống kê của Cục quản lý Môi trường y tế - Bộ Y tế từ năm 2005 – 2010, cho thấy: Đuối nước là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em và nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em.Trung bình mỗi năm có 6.126 trường hợp trẻ em tử vong do đuối nước trên toàn quốc.2wqaszx Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Quỹ từ thiện Bloomberg, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức vận động chính sách Y tế toàn cầu (GHAI) tổ chức Hội thảo triển khai chương trình hợp tác về Phòng, chống đuối nước cho trẻ em Việt Nam và hướng dẫn các địa phương lập kế hoạch thực hiện dự án Phòng, chống đuối nước trẻ em. Theo báo cáo tại Hội thảo, mỗi năm tại Việt Nam có trên 2000 trường hợp trẻ em tử vong do đuối nước, cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á và cao gấp 10 lần các nước phát triển. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của gia đình, cộng đồng xã hội về nguy cơ gây đuối nước trẻ em còn hạn chế; trẻ em thiếu sự giám sát, trông giữ của cha mẹ, người chăm sóc trẻ; trẻ em chưa biết bơi, thiếu kỹ năng an toàn trong môi trường nước; môi trường xung
  • 17. quanh vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây đuối nước trẻ em. Chương trình hợp tác về phòng chống đuối nước cho trẻ em Việt Nam sẽ bao gồm hai chương trình can thiệp: 1) Hỗ trợ các biện pháp đảm bảo trông giữ trẻ em an toàn, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi tại gia đình, cộng đồng: 2) Dạy bơi và kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em từ 6 đến 15 tuổi. Bên cạnh đó chương trình cũng quan tâm đến việc nâng cao nhận thức và các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống đuối nước trẻ em và hỗ trợ tăng cường quản lý, điều phối, phối hợp triển khai công tác phòng chống đuối nước trẻ em. Chương trình sẽ hỗ trợ trực tiếp chính quyền địa phương tại 8 tỉnh của Việt Nam là: Lào Cai, Yên Bái, Ninh Bình, Quảng Bình, Thanh Hóa, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Sóc Trăng về công tác phòng chống đuối nước cho trẻ em. Bộ Y tế - Cục quản lý Môi trường y tế (2010), Báo cáo công tác phòng chống đuối nước tại cộng đồng của ngành y tế và định hướng kế hoạch trong giai đoạn tới. Báo cáo đã chỉ ra nguyên nhân tử vong do tai nạn thương tích đứng thứ hai (chỉ sau tai nạn giao thông). Đối với trẻ em và vị thành niên dưới 19 tuổi, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu với trung bình 3.503 trường hợp tử vong/năm, chiếm trên 50% tổng số ca tử vong đuối nước trên toàn quốc. Trước thực trạng trên, ngành y tế đã ban hành nhiều văn bản, chính sách liên quan đến công tác phòng chống tai nạn thương tích. Bộ Y tế cũng đã kết hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và an hành Thông tư liên tịch số 18/2011/TTLT-BGDĐT- BYT quy định các nội dung đánh giá công tác y tế tại các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường trung học có nhiều cấp học. Thông tư số 01/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải rà soát các văn bản liên quan đến an toàn đường thủy nội địa. Các
  • 18. hoạt đông thông tin giao dục truyền thông phòng chống đuối nước tại cộng đồng được thực hiện thông qua các tờ rơi, áp phích, thư tin và website phòng chống tai nạn thương tích. Cho đến tháng 12 năm 2013, đã có 96 cộng đồng được công nhận là cộng đồng an toàn Việt Nam tại 17 tỉnh trong đó 10 cộng đồng được công nhận là thành viên của mạng lưới cộng đồng an toàn quốc tế. Định hướng Kế hoạch phòng chống đuối nước tại cộng đồng của ngành y tế trong thời gian tới là tăng cường triển khai các nhiệm vụ của ngành y tế trong công tác phòng chống đuối nước tại cộng đồng góp phần giảm tỷ lệ tử vong do đuối nước. Các hoạt động phòng chống đuối nước cho trẻ em tại cộng đồng của ngành y tế tập trung vào các nội dung sau: Thiết lập hệ thống ghi chép giám sát điểm đuối nước tại cộng đồng và tăng cường chất lượng hệ thống thống kê tử vong tại cộng đồng của ngành y tế; Tăng cường các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và huy động cộng đồng tham gia thực hiện phòng chống tai nạn thương tích (trong đó có đuối nước); Nâng cao năng lực phòng chống tai nạn thương tích (trong đó có đuối nước) cho cán bộ y tế các tuyến; Triển khai xây dựng mô hình an toàn phòng chống đuối nước tại cộng đồng; Cải thiện hệ thống sơ cấp cứu trước khi đến bệnh viện, chăm sóc chấn thương thiết yếu. 9. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận Văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Chương 2: Thực trạng tai nạn đuối nước ở xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh và nhận thức trong việc phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn đuối nước ở trẻ em. Chương 3: Nhu cầu, nguồn lực của cộng đồng xã Thủy An trong việc hỗ trợ phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn đuối nước ở trẻ em và mô hình huy động cộng đồng trong việc tạo dựng bể bơi di động cho trẻ em.
  • 19. CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. 1.1. Các khái niệm công cụ 1.1.1. Cộng đồng Có rất nhiều định nghĩa về cộng đồng, có thể kể đến một số định nghĩa như sau: Theo giáo trình công tác xã hội đại cương định nghĩa: “Cộng đồng là một tập hợp xã hội trong đó các thành viên của nó chia sẻ những giá trị và nhận biết nhau qua những giá trị ấy, qua những mối liên hệ thuộc tính mạnh mẽ. Những liên hệ chặt chẽ ấy được thể hiện ở cá nhân quan hệ với cá nhân và cá nhân quan hệ với cộng đồng”.[7] Theo tác giả Tô Duy Hợp: “Cộng đồng là một thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức, là một nhóm ngườicùng chia sẻ và chịu sự ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên” [11] Theo Redo – Trường công tác xã hội và phát triển cộng đồng Philippine định nghĩa: “Cộng đồng là một đơn vị hành chính, lãnh thổ trong đó mọi người có sự liên kết chặt chẽ với nhau, chia sẻ các nền tảng chung như văn hóa, tô giáo, chủng tộc…họ chia sẻ mối quan tâm chung về những vấn đề cụ thể như nghèo đói, tệ nạn xã hội, trẻ em lao động sớm, tai nạn thương tích trẻ em, thát học, bệnh tật, họ có nghĩa vụ và trách nhiệm chung”. Theo tác giả Trịnh Văn Tùng “Cộng đồng là một nhóm người có sự liên kết chặt chẽ với nhau, có nhiều thuộc tính giống nhau tạo thành bản sắc. Cộng đồng ấy không nhấtthiết phảisống chung trong một đơn vị hành chính lãnh thổ, họ chia sẻ những mốiquan tâm về vấn đề cụ thể (thiếu hụt chức năng xã hội, bị
  • 20. kỳ thị, bị loại trừ xã hội, khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực đồng thời có nghĩa vụ và trách nhiệm chung” [15] Từ các định nghĩa chung này, chúng ta có hai loại định nghĩa về cộng đồng: (1) Loại định nghĩa thứ nhất nhấn mạnh đến các nhóm xã hội chung sống trong một đơn vị hành chính lãnh thổ, cùng chia sẻ các vấn đề xã hội chung, có mối liên hệ thuộc tính mạnh mẽ và có nghĩa vụ, trách nhiệm chung. Đặc trưng của loại định nghĩa này chủ yếu hướng đến tính địa vực, tức là ranh giới địa lý rõ rang và thường ám chỉ những cộng đồng nông thôn như một làng, một xã, một thôn, một bản…(2) Loại định nghĩa thứ hai nhấn mạnh đến tính liên kết, nhóm thuộc tính và đặc biệt là bản sắc nhóm xã hội. Đặc trưng của loại định nghĩa này là phi địa vực, tức là không xác định ranh giới địa lý, mà định hướng đến liên kết chặt chẽ qua bản sắc rieeng của nhóm thuộc tính, Đặc trưng thứ hai của cộng đồng phi địa vực là thường liên kết với nhau thông qua những công cụ truyền thông hiện đại. Một khái niệm khác cho rằng cộng đồng là một nhóm người sống trong một môi trường có những điểm tương đối giống nhau, có những mối quan hệ nhất định với nhau. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng loại định nghĩa thứ nhất bởi lẽ nó phù hợp với địa bàn nghiên cứu. 1.1.2. Huy động nguồn lực: Để hiểu rõ khái niệm “Huy động nguồn lực”, trước tiên ta cần hiểu khai niệm “huy động” và “nguồn lực”: • Huy động: Theo Từ điển Tiếng Việt thì huy động là: “điều một số đông, một số lớn nhân lực, vật lực vào một công việc gì đó”
  • 21. Huy động là dùng cái có sẵn để làm thêm ra cái mình muốn có. Ý nghĩa ở đây là dùng cái vốn mình sẵn có để làm ăn bằng cách chính trực, công bằng. Không dùng thủ đoạn hay mưu mô để tạo ra cái mình muốn có. • Nguồn lực: Theo định nghĩa chung nhất, nguồn lực là một hệ thống các nhân tố mà mỗi nhân tố đó đóng vai trò riêng nhưng có mối quan hệ với nhau tạo nên sự phát triển của sự vật, hiện tượng nào đó. Tuy nhiên, có một só cách hiểu nguồn lực như sau: Theo quan niệm của Ngân Hàng Thế Giới, nguồn lực con người gồm có: + Nguồn lực tự nhiên: Tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, đất đai, rừng, nước, khí hậu…); vị trí địa lý (đường bộ, đường thủy, đường không) + Nguồn lực vốn: nội lực (Ngân sách nhà nước, đóng góp của nhân dân); ngoại lực (đầu tư qua con đường hợp tác chính phủ). - Theo quan điểm của các nhà khoa học Việt Nam: Nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, phẩm chất đạo đức, trình độ tri thức, vị thế xã hội… tạo nên năng lực con người của cộng đồng đó có thể sử dụng, phát huy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong các hoạt động khác. Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường…ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định. Có 2 nhóm nguồn lực: – Nguồn lực trong nước (nội lực): bao gồm tất cả các nguồn lực bên trong của một quốc gia. Cụ thể bao gồm 3 nguồn lực chủ yếu sau: + Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên
  • 22. + Dân cư và nguồn lao động + Đường lối phát triển KT-XH và cơ sở vật chất kỹ thuật – Nguồn lực bên ngoài (ngoại lực): bao gồm tất cả các nguồn lực bên ngoài của một quốc gia, có ảnh hưởng đến sự phát triển KT – XH của quốc gia đó. Đó là vốn , thị trường, khoa học kĩ thuật, xu thế phát triển… – Vị trí địa lí tạo thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước. – Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất. Đó là những nguồn lực vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. – Nguồn lực KT – XH, nhất là dân cư và lao động, nguồn vốn, KH – KT và công nghệ, chính sách và đường lối phát triển có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn. [4] Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, khái niệm huy động nguồn lực cộng đồng được hiểu là huy động hệ thống nguồn lực sau: Tiền/Tài chính Vậtlực (Bể bơi) Nhân lực (kiến thức về phòng ngừa tai nạn đuối nước, tuyên truyền cho trẻ học bơi; kiến thức về bể bơi di động; ngườibiết bơi và sẵn sang dạy bơi cho trẻ) Địa điểm để lắp đặt bể bơi. 1.1.3. Tai nạn đuối nước Theo từ điển Tiếng Việt: “Tai nạn là một sự kiện bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng và khó lường trước được.”
  • 23. Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa: Đuối nước là hiện tượng khí quản của người lớn hay trẻ nhỏ bị một chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào dẫn tới khó thở. Hậu quả của ngạt thở lâu có thể là tử vong (chết đuối) hoặc không tử vong, nhưng gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh.Trong quá trong giai đoạn đầu của đuối nước, rất ít nước xâm nhập vào phổi: một lượng nhỏ nước đi vào khí quản sẽ gây co thắt cơ bám niêm mạc đường khí và ngăn không cho cả không khí và nước đến bất tỉnh. Điều này có nghĩa là một người bị chết đuối không thể la hét hoặc gọi giúp đỡ hoặc tìm kiếm sự chú ý, vì họ không thể có đủ không khí. Phản ứng đuối nước theo bản năng, cuối cùng của các phản ứng tự nhiên trong vòng 20-60 giây trước khi chìm dưới nước. Vì vậy thời gian ngâm nước càng lâu thì tổn thương hệ thần kinh càng lớn. [13] Thời gian ngậm nước lâu hơn có liên quan đến xác suất sống sót thấp hơn và xác suất bị tổn thương thần kinh vĩnh viễn cao hơn. Ngoài ra còn có một số yếu tố nữa như chất độc hại trong nước, nhiệt độ nước. Tổ chức Y tế thế giới cũng cho biết trẻ nhỏ và học sinh là đối tượng dễ bị đuối nước nhất, đặc biệt là trẻ nhỏ và học sinh ở các nước có thu nhập trung bình và thấp. Việt Nam là một ví dụ điển hình. Phù hợp với định nghĩa về đuối nước nêu trên, đã có nhiều trẻ nhỏ bị chết đuối ngay ở nhà, trong xô chậu rửa bát, chum vại đựng nước, bể cá cảnh, bồn cầu, bồn tắm, vũng nước nông… không bơi được. Những tai nạn đuối nước kiểu này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn đã xảy ra khắp mọi nơi trên thế giới. 1.1.4. Mô hình huy động cộng đồng nhằm phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn đuối nước ở trẻ em Từ các định nghĩa đã nêu trên, trong nghiên cứu này, mô hình huy động cộng đồng trong phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn đuối nước là khái niệm huy động nguồn lực cộng đồng được hiểu là huy động hệ thống nguồn lực sẵn có
  • 24. trong cộng đồng bao gồm nguồn lực vật chất, các thiết chế, tổ chức chính trị - xã hội, nguồn nhân lực tại địa phương; các nguồn lực này có mối liên kết cùng nhau hỗ trợ, chia sẻ những mối quan tâm chung của cộng đồng đó là vấn đề tai nạn đuối nước ở trẻ em trên địa bàn xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. 1.2. Các lý thuyết đƣợc vận dụng 1.2.1. Lý thuyết nhu cầu Abraham Maslow (1908-1970), nhà tâm lý học người Mĩ đã xây dựng học thuyết phát triển về nhu cầu của con người vào những năm 50 của thế kỷ XX. Lý thuyết nhu cầu của Maslow cho rằng mỗi nhu cầu của con người trong hệ thống thứ bậc phải được thỏa mãn trong mối tương quan với môi Trường để con người có thể phát triển khả năng cao nhất của mình. Thuyết nhu cầu của Maslow nêu ra 5 bậc thang. Trong hệ thống thứ bậc của Maslow, ông cho rằng mỗi nhu cầu của con người đều phụ thuộc vào nhu cầu trước. Nếu như nhu cầu trước cá nhân không được đáp ứng sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các nhu cầu cao hơn về sau. [8] Theo Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau từ "đáy” lên tới “đỉnh”, phản ánh mức độ "cơ bản” của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội. Để tồn tại, con người cần phải đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cơ bản cho sự sống như: ăn, mặc, nhà ở và chăm sóc y tế,...; để phát triển, con người cần đáp ứng các nhu cầu cao hơn như: nhu cần được an toàn, được học hành, được yêu thương, được tôn trọng và khẳng định. Xét cho cùng, sự vận động và phát triển của xã hội loài người nhằm mục đích đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của con người. Việc đáp ứng nhu cầu con người chính là động cơ thúc đẩy con người tham gia hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội.
  • 25. Theo thuyết động cơ của Maslow, con người là một thực thể sinh-tâm lý xã hội. Do đó con người có nhu cầu cá nhân cho sự sống (nhu cầu về sinh học) và nhu cầu xã hội. Theo đó, ông chia nhu cầu con người thành 5 thanh bậc từ thấp đến cao: 1. Nhu cầu an toàn: Ai cũng có mong muốn được sống trong một thế giới hòa bình, không có chiến tranh, không có bạo lực, kể cả trong những trường hợp bị mất kế sinh nhai được Nhà nước và xã hội bảo vệ và giúp đỡ. 2. Nhu cầu thuộc vào một nhóm nào đó: Là con người xa hội, con người có các nhu cầu giao tiếp, nhu cầu sự yêu thương, chia sẻ. Họ không muốn sự cô đơn, bị bỏ ra ngoài lề xã hội, họ mong muốn có hạnh phúc gia đình, sự tham gia và thuộc vào một nhóm nào đó (gia đình, bạn bè, cộng đồng) 3. Nhu cầu được tôn trọng: Tự tôn trọng là giá trị của chính cá nhân mỗi người; được người khác tôn trọng là mong muốn được nguwoif khác thừa nhận giá trị của mình. 4. Nhu cầu hoàn thiện: Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn được tự khẳng định mình và được xã hội tạo điều kiện để để hoàn thiện và phát triển cá nhân. 5. Nhu cầu sống còn, bao gồm: Nhu cầu về không khí, nước, thức ăn , quần áo, nhà ở, nghỉ ngơi,.. [8] Tuy nhiên, trong xã hội vẫn tồn tại những người thường thiếu thốn nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu của cá nhân và gia đình. Trong đó, có những nguời đặc biệt khó khăn không có khả năng tự đảm bảo cho cuộc sống của cá nhân từ việc lo ăn, lo mặc đến chữa bệnh và học hành và có nguy cơ bị đe dọa sự an toàn của cuộc sống. Những đối tượng này rất cần sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội. Thuyết nhu cầu của Maslow làm căn cứ cho việc nhận định những nhu cầu của con người nói chung. Tuy nhiên, đối với những đối tượng cụ thể và nhất là đối với từng cá nhân cụ thể lại có những nhu cầu khác nhau. Vì họ là những cá thể
  • 26. độc lập với những đặc điểm riêng, nằm trong những bối cảnh không giống nhau. Tiếp cận theo nhu cầu sẽ giúp nhân viên xã hội tránh được việc “đánh đồng” và “chủ quan” khi cung cấp các dịch vụ hỗ trợ. Thay vào đó nhân viên xã hội cần tìm kiếm những nhu cầu thực mà đối tượng mong muốn được thỏa mãn. Đối tượng và vấn đề của họ được đặt vào vị trí trung tâm, chứ không phải ý muốn chủ quan của cơ quan hỗ trợ hay của nhân viên xã hội. Cung cấp đúng các dịch vụ mà đối tượng mong muốn cũng như các hỗ trợ cần thiết để giải quyết đúng và hiệu quả vấn đề của đối tượng. Cách tiếp cận dựa trên nhu cầu có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ các đối tượng. Thứ nhất, trong xã hội vẫn tồn tại những người thường thiếu thốn các nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu của cá nhân và gia đình. Trong đó có những người đặc biệt khó khăn không có khả năng tự đảm bảo cho cuộc sống của cá nhân từ việc lo ăn, lo mặc đến chữa bệnh và học hành và có nguy cơ đe dọa đến an toàn của cuộc sống. Những đối tượng này rất cần được sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội. Thứ hai, việc đáp ứng nhu cầu của con người chính là động cơ thúc đẩy con người tham gia hoạt sản xuất, hoạt động xã hội. Nếu không đáp ứng nhu cầu của con người thì họ cũng mất dần động cơ tham gia đóng góp cho xa hội, thay vào đó là những hành vi chống đối và phá hoại ví dụ như nghiện hút, trộm cắp, gây rối,... Thứ ba, tiếp cận theo nhu cầu sẽ giúp các hỗ trợ xã hội giảm kinh phí và tăng hiệu quả khi tránh được sự dư thừa hay không đầy đủ khi hỗ trợ. Ứng dụng lý thuyết vào đề tài: Thông qua lý thuyết nhu cầu của Maslow tác giả có thể tìm hiểu được nhu cầu của trẻ em và phụ huynh có con từ 6 - 14 tuổi tại địa bàn. Xácđịnh nhu cầu đang ở bậc nào để đưa ra giải pháp hoàn thiện mô hình. 1.2.2. Lý thuyết hệ thống Thuyết hệ thống ra đời từ năm 1940, do nhà sinh vật học Ludwig Von BertaLffy phát hiện. Để phản đối chủ nghĩa đơn giản hóa và việc cô lập hóa các đối tượng của khoa học, ông đưa ra quan điểm rằng tất cả các cơ quan đều là hệ thống, bao
  • 27. gồm những hệ thống nhỏ hơn, và là phần tử của các hệ thống lớn hơn. Từ một quan điểm trong ngành sinh học, ý tưởng về hệ thống đã có nhiều ảnh hưởng tới các ngành khoa học khác, kể cả CTXH. [8] Theo từ điển Tiếng Việt “Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất” Theo lý thuyết công tác xã hội hiện đại thì: “Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ” Như vậy, hệ thống là một tập hợp các phần tử có quan hệ tương hỗ. Những thay đổi của phần tử này trong hệ thống sẽ gây ra tác động tới các phần tử khác. (Bùi Thị Xuân Mai, 2014) Ứng dụng vào lý thuyết: Dựa vào lý thuyết này thì trẻ e ở xã Thủy An là một hệ thống gồm các tiểu hệ thống, nằm trong hệ thống lớn hơn là gia đình và các gia đình lại nằm trong hệ thống lớn hơn là cộng đồng xã ThủyAn. Như vậy, các tiểu hệ thống có liên hệ mậtthiết với hệ thống lớn hơn và chịu chi phối bởi hệ thống lớn hơn. Pincus và Minaham (1970) đã đưa ra một cách ứng dụng lý thuyết hệ thống vào CTXH. Ông chia các tổ chức hỗ trợ con người trong xã hội thành ba hệ thống:  Hệ thống không chính thức còn gọi là hệ thống tự nhiên (ví dụ: gia đình, bạn bè đồng nghiệp)  Hệ thống chính thức (công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ)  Hệ thống xã hội (nhà trường, bệnh viện...) Ông cho rằng con người dựa vào các hệ thống trong môi trường xã hội gần cận của mình để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Song không phải khi nào thân chủ cũng có thể sử dụng được các hệ thống trợ giúp trên. Nhiệm vụ của nhân viên xã hội là tìm ra những mâu thuẫn trong việc kết nối giữa những người có nhu cầu và các hệ thống trợ giúp. Theo quan điểm này, nhân viên xã hội không nhất thiết đổ lỗi hoàn toàn cho con người hay cho các hệ thống xung quanh mà quan trọng hơn phải tìm ra những điểm yếu trong việc kết nối giữa con người và các hệ
  • 28. thống này. Mục đích nhằm giúp con người thực hiện ý tưởng sống của mình môt cách tốt nhất có thể, loại trừ những căng thắng nảy sinh và đạt được mục tiêu cũng như các giá trị sống quan trọng đối với họ. [8] Ứng dụng lý thuyết: tác giả ứng dụng lý thuyết hệ thống vào nghiên cứu nhằm tìm ra các điểm yếu trong việc kết nối hoặc lớn hơn là những mâu thuẫn tồn tại trong sự tương tác của các hệ thống cũng như tìm ra các điểm mạnh, tích cực trong mối quan hệgiữa các hệ thống. Từ đó đưa ra đề xuất để cải tạo tương tác, pháttriển sự tương tác giữa các hệ thống với nhau. Đồng thời chỉ rõ sự liên kết, hỗ trợ của các hệ thống nhỏ với các hệ thống lớn hơn bao hàm nó, từ đó đưa ra đề xuất để giúp các hệ thống có định hướng phát triển phù hợp hơn. Đối với khách thể là 0 trẻ em từ 11 – 14 tuổi cần lưu ý đến các hệ thống như: Gia đình, nhà trường (giáo viên), bạn bè, chính quyền địa phương, doanh nghiệp (chủ các doanh nghiệp)… Đây là hệ thống gần gũi và tiếp xúc thường xuyên với nhóm trẻ này. Đặc biệt, trong nghiên cứu này có thể liên kết tối đa các tiểu hệ thống các nguồn lực từ cộng đồng để phòng ngừa trẻ vị thành niên phạm tội. 1.3. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu Xã Thủy An là 1 trong 21 xã, phường của Thị xã Đông Triều nằm ở phía tây Thị xã Đông Triều. Vị trí địa lý:  Phía Bắc giáp xã Bình Dương - Thị xã Đông Triều  Phía Nam giáp xã Bạch Đằng - huyện Kinh Môn -Tỉnh Hải Dương  Phía Đông giáp xã Hồng Phong – Thị xã Đông Triều  Phía Tây giáp xã Nguyễn Huệ - Thị xã Đông Triều Cách Trung tâm Thị xã Đông Triều 3,5km; có trên 2,5km đường quốc lộ 18A chạy qua; là địa phương có 2 con sông làm vành đai đó là sông Đạm Thủy và sông Kinh Thầy. Có rất nhiều ao, đầm, kênh rạch rất thuận lợi cho giao thông thủy, bộ và nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
  • 29. - Tổng diện tíchđất tự nhiên 788ha trong đó: + Đất nông nghiệp 295,13ha chiếm tỷ lệ 37,43% + Đất phi nông nghiệp 160,54ha chiếm tỷ lệ 20,37% + Đất trụ sở cơ quan 0,47ha chiếm tỷ lệ 0,06% ( Các loại đất khác 331,86ha chiểm tỷ lệ 42,14% trong đó diện tích sông, mặt nước là 33,79ha, chiếm 4,29% tổng diện tích). - Cơ sở hạ tầng: 100% các tuyến đường liên thôn được bê tông hóa, mặt đường rộng từ 3 – 3,5m, tổng chiều dài trên 10km. - Các tuyến đường ngõ xóm bê tông hóa 5km - Các tuyến đường giao thông nội đồng trên 8km - 3/3 trường đạt chuẩn quốc gia - 100% số hộ dùng điện quốc gia, 6 trạm biến áp. Xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2014. - Dân số và lao động: tổng số hộ 1142, tổng nhân khẩu 3850, tổng số lao động 2219 trong đó lao động nông thôn nông nghiệp 1446 chiếm tỷ lệ 31,16%, số lao động khác 773 chiếm tỷ lệ 34,84%. - Văn hóa: là địa phương có bề dày về truyền thống cách mạng trong kháng chiến chống thực dân Pháp địa phương là nơi hoạt động du kích, là nơi che dấu cán bộ cách mạng, là mảnh đất địa linh nhân kiệt đã sinh thành ra Nữ tướng Lê Chân. Đền An Biên là nơi thờ Nữ tướng Lê Chân, là di tích lịch sử cấp quốc gia; có Chùa Quán Ngọc Thanh là một trong 14 điểm di tích đặc biệt quốc gia nhà Trần tại Đông Triều; 3/3 làng đạt và giữ vững danh hiệu làng văn hóa từ năm 2003 cho đến nay. - Kinh tế: Là một xã nhỏ so với bình độ chung của Thị xã nhưng diện tích mặt nước là 33,79ha chiếm tỷ lệ 4,29% tổng diện tích tự nhiên. Từ xưa tới nay nền kinh tế
  • 30. chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, ở lứa tuổi trẻ em rất hiếu động nóng là tắm bất chấp sự nguy hiểm, lứa tuổi từ 7 – 16 tuổi của những năm 1990 trở về trước trẻ em vừa đi học vừa phải chăn trâu, cắt cỏ giúp bố mẹ, các em hay tắm ở sông, ngòi, ao, đầm vào mùa mưa bão xẩy ra úng lụt cục bộ nên tỷ lệ trẻ em đuối nước rất cao so với mặt bằng chung. Nguyên nhân: thiếu hụt về công tác tuyên truyền, phổ biến kỹ năng phòng chống, thói quen bắt chước người lớn, các điểm có nguy cơ đuối nước không được cảnh báo, kỹ năng bơi kém, không có sự hướng dẫn chỉ bảo và người lớn không quản lý do phải lao động, công tác. Trước thực trạng của địa phương và trên phạm vi cả nước, tỷ lệ các em bị đuối nước ngày một tăng, sự mất mát đau thương đến tột cùng cuat các cháu và gia đình nạn nhân…..Đã đến lúc toàn xã hội cần phải nâng cao nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và cả cộng đồng về bảo vệ trẻ em đặc biệt là phòng chống tai nạn thương tích về đuối nước cho trẻ em và học sinh nhằm ngăn chặn có hiệu quả tình trạng trẻ em bị tử vong vì đuối nước “ An toàn cho trẻ là hạnh phúc của mọi gia đình”. Hành động tạo dựng bể bơi di động cho trẻ em tại xã Thủy An là một biện pháp hữu ích giúp cho các em an toàn trong việc luyện tập kỹ năng bơi, biết bơi thành thạo dể bảo vệ chính mình, đem niềm hạnh phúc chung cho mọi nhà và cộng đồng, không những trước mắt và lâu dài các thế hệ nối tiếp đạt mục đích 100% biết bơi.
  • 31. Tiểukếtchƣơng 1: So với các nước phát triển, tỷ lệ chết đuối nước ở trẻ em Việt Nam cao gấp 10 lần.Trên 50% các trường hợp chết đuối xảy ra ngoài trời khi trẻ tắm sông, hồ và tắm biển. Hơn nữa, tỷ lệ tai nạn chết đuối nước ở trẻ em Việt Nam rất cao, chiếm 22,6% (trong đó, trẻ dưới 15 tuổi là 70%), chỉ đứng sau tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông là 26,7%. Tai nạn đuối nước đang gia tăng nhất là vào mùa Hè và mùa mưa lũ đang thực sự là một vấn đề gây nhiều bức xúc trong cộng đồng, ảnh hưởng đến tâm lý của mỗi người dân và nghiêm trọng hơn là đến sự sống còn và phát triển của trẻ em. việc trẻ em biết bơi là vô cùng cần thiết. Đây là điều đang dần được các bậc phụ huynh, trường học, chính quyền quan tâm. Xây dựng bể bơi di động là một trong những giải pháp hay được đưa ra để giải quyết vấn đề. Trên thực tế, thị xã Đông Triều tăng cường đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực cho công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em: thực hiện chủ trương xã hội hóa mua hoặc xây bể bơi cho các xã, phường vận động, triển khai ở các vùng dân cư, cơ quan, trường học, tạo ra phong trào toàn xã hội chăm lo cho trẻ em; Sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực từ chương trình, dự án, Quỹ Bảo trợ trẻ em, tập trung giải quyết các mục tiêu ưu tiên trong kế hoạch phòng, chống đuối nước cho trẻ em, tiếp tục chương trình dạy bơi miễn phí cho trẻ.
  • 32. CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TAI NẠN ĐUỐI NƢỚC TẠI XÃ THỦY AN, THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH VÀ NHẬN THỨC TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM THIỂU TAI NẠN ĐUỐI NƢỚC Ở TRẺ EM 2.1. Khái quát thực trạng đuối nƣớc ở xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Theo số liệu khảo sát tình hình dân số trên địa bàn xã Đông Triều trong năm 2015, số trẻ em trên địa bàn là 46.091 trẻ, trong đó: trẻ trên 6 tuổi là 27.405 trẻ; trẻ dưới 6 tuổi là 18.586 trẻ [19]. Vấn đề trẻ em bị đuối nước tại thị xã Đông Triều nói chung đang là vấn đề nhức nhối suốt nhiều năm qua. Theo số liệu thống kê trong Báo cáo tổng kết tình hình đuối nước giai đoạn 2010 – 2015 của UBND thị xã Đông Triều số 48/BC/UBND ngày 23/02/2018, toàn thị xã Đông Triều có 47 trường hợp bị tai nạn đuối nước. Địa bàn thị xã rộng, 2/3 địa hình thuộc miền núi nhưng với đặc thù tự nhiên Đông Triều còn nhiều ao hồ, sông suối và dân cư phân tán nên tình trạng tai nạn đuối nước hết sức khó kiểm soát và phức tạp. Năm 2015, vào những tháng hè nóng đỉnh điểm, số trẻ em tử vong do tai nạn đuối nước là 8 trẻ và đầu hè 2016 là 11 trẻ [20]. Thủy An là một xã nông thôn miền núi, có nhiều ao hồ sông suối đặc biệt có một con sông lớn chảy dọc địa bàn sông Kinh Thày – sông Đá Vách, có gần chục hồ đập lớn chứa nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của hàng trăm hồ ao lớn nhỏ khắp địa bàn – đây là nơi tiềm ẩn nguy cơ xảy ra đuối nước cao, dân cư trải rộng và theo quần cư làng xóm. Trong 5 năm trở lại đây, được sự chỉ đạo quan tâm quyết liệt của các cấp Đảng ủy, chính quyền, sự chung tay vào cuộc của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể…trong công tác phòng chống tai nạn đuối nước ở trẻ em tuy nhiên tình trạng trẻ em bị đuối nước vẫn diễn ra và chưa có xu hướng giảm.
  • 33. Địa bàn có hai con sông là: sông Đạm Thủy và sông Kinh Thầy. Từ hai con sông hình thành rất nhiều ngòi và các kênh tiêu ao, hồ; nước sông lúc cường lúc dòng theo thủy triều, ao hồ lúc đầu với theo mùa mưa, mùa khô. Đặc biệt là vào mùa hè các học sinh được nghỉ hè, từ việc chơi nghịch, nô đùa kèm theo nắng hè với bức nhiệt 38 – 40 độ nên trẻ em thường không lường trước được sự nguy hiểm nên tỷ lệ đuối nước rất cao. Về việc thống kê số trẻ em gặp tai nạn đuối nước trong khi tắm tại ao, hồ, sông ngòi thì cán bộ văn phòng UBND xã Thủy An có chia sẻ như sau: “Việc tắm ở sông ngòi, ao, hồ là việc mà bố mẹ hay chính quyền địa phương nhiều khi không thể kiểm soát hết được, các em rủ nhau đi tắm thường là tắm “trộm”. Thậm chí là nhiều em không biết bơi cũng đi theo các bạn, có khi là bị chuột rút hoặc bị đuối nước rồi đấy nhưng maymắn có các bạn đi cùng cứu nên thoát nạn. Hoặc có những em gặp tai nạn ngay tại ao nhà mình nhưng do không biết bơi nên cũng tử vong. Nên chị nghĩlà số lượng để chính xác về trẻ em gặp tai nạn đuối nước cũng chỉ dừng lại ở mức tương đối thôi chứ không chính xác tuyệt đối được. Nhưng cá nhân chịnghĩlà số lượng trên thực tế có thể còn nhiều hơn số lượng đã thống kê được trên giấy tờ” (Trích PVS, nữ, 35 tuổi, cán bộ văn phòng tại UBND xã Thủy An) Như vậy, vào những đợt hè với mức nhiệt cao, tỷ lệ trẻ xuất hiện tại các khu vực sông ngòi, ao, hồ cao hơn hẳn những thời điểm khác. Theo chia sẻ của cán bộ xã thì số lượng trẻ gặp tai nạn đuối nước đã thống kê được chỉ là số lượng trẻ tử vong do tai nạn đuối nước, còn số lượng trẻ gặp tai nạn đuối nước trên thực tế do thiếu kỹ năng bơi lội là chưa thể kiểm soát. Về tỉ lệ trẻ tử vong do gặp tai nạn đuối nước so với các tai nạn khác như tai nạn xe cộ, bạo lực học đường... thì cán bộ có chia sẻ như sau: “Như chị đã nói ở trên đấy, có thể là số lượng trẻ em tử vong do tai nạn đuối nước hoặc gặp tai nạn đuối nước nhưng maymắn thoát nạn có thể là thống kê không tuyệt đối chính xác được, tuy nhiên đây là tai nạn mà xã mình đã phải
  • 34. tiến hành thống kê để theo dõi, cũng như là đưa ra các giải pháp để hạn chế cũng như khắc phục vấn đề này một cách nghiêm túc. Nếu so với tai nạn xe cộ thì trẻ em ít gặp hơn, vì các em toàn đi học trong khu nên cũng khá an toàn, tỉ lệ tai nạn xe cộ không cao đối với lứa tuổi 11 -14 này mà cao hơn với lứa tuổi từ 16 – 20. Bạo lực học đường thì tỉ lệ cao, diễn ra thường xuyên ở địa phương mình tuy nhiên là để gây tử vong thì chắc chắn sẽ ít hơn. Các em từ 6 -14 tuổi nhiều khi haytheo bạn bè, nhận thứccũng chưa có nhiều, bố mẹ lại bận rộn làm ăn, nhiều khi mải chơi nên để xảy ra những chuyện đáng tiếc.”(Trích PVS, nữ, 35 tuổi, cán bộ văn phòng tại UBND xã Thủy An) Theo thông tin mà tác giả thu được từ phỏng vấn sâu thì tai nạn đuối nước đang là tai nạn gây tử vong cao ở xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. So với những tai nạn khác thì tai nạn đuối nước xảy ra hằng năm và cướp đi nhiều sinh mạng của trẻ từ 6 – 14 tuổi ở trên địa bàn. Theo số liệu thống kê được từ bảng hỏi, trong 100 phụ huynh có con từ 6 – 14 tuổi thì chỉ có 26 người trả lời rằng con mình biết bơi, còn 74 người còn lại cho biết rằng con của họ không biết bơi. Bảng 2.1.1. Tỷ lệ trẻ biết bơi trong độ tuổi từ 6 – 14 tuổi Tỷ lệ trẻ từ 6 – 14 tuổi biết bơi (%) Tình trạng Tổng Có biết bơi Không biết bơi 26.0 74.0 100.0 (Nguồn:Số liệu điều tra bảng hỏi) Việc biết bơi và có kỹ năng bơi lội là rất quan trọng với trẻ em, nó giúp trẻ có thể ứng biến linh hoạt trước những hiểm họa liên quan đến môi trường nước. Tuy nhiên dựa vào số liệu thu được từ bảng hỏi, chúng tôi nhận thấy số lượng trẻ em biết bơi rất thấp, trong khi đó số lượng trẻ em không biết bơi thì cao hơn nhiều lần. Số lượng trẻ em không biết bơi tại địa bàn cao hơn gấp 2,8 lần so với số lượng trẻ biết bơi. Trong khi đó địa bàn có nhiều sông, ngòi, ao, hồ; việc trẻ em không biết bơi đe dọa rất lớn đến sự an toàn, tính mạng của trẻ. Trong số
  • 35. 26% phụ huynh có con biết bơi thì 74% phụ huynh cho biết con họ biết bơi là do tự tập bơi cùng bạn bè, số được người lớn tập bơi cho là rất ít. Việc tự tập bơi của trẻ trong độ tuổi này có khá nhiều nguy hiểm, chưa kể trẻ thường hay đi theo nhóm, khi một em gặp tai nạn do đuối nước, rất dễ các em khác có thể có hành vi không tỉnh táo và gây ra hậu quả đáng tiếc. Cũng theo số liệu mà chúng tôi thống kê được trên 100 phụ huynh có con từ 6 – 14 tuổi thì tỉ lệ con em họ xuất hiện gần khu vực có ao, hồ, sông ngòi là như sau: Bảng 2.1.2: Mức độ trẻ xuất hiện tại các khu vực có sông ngòi, ao hồ Rất thường Thường Khá thường Không thường Mức độ trẻ xuyên xuyên xuyên xuyên xuất hiện tại các khu vực có sông ngòi, 22.0 33.0 33.0 12.0 ao hồi (%) 100.0 (Nguồn:Số liệu điều tra bảng hỏi) Dựa vào số liệu thống kê đã thu được từ 100 phụ huynh, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ trẻ thường xuyên xuất hiện ở các khu vực sông ngòi, ao, hồ cùng các bạn của mình là khá cao (chiếm 33%). Việc trẻ thường xuyên xuất hiện tại các khu vực này, cộng với tỷ lệ không biết bơi rất cao của trẻ trên địa bàn khiến tai nạn đuối nước càng có nhiều nguy cơ có thể xảy ra. Trong độ tuổi từ 6 – 14 tuổi, trẻ em thường ham vui và có hành vi bắt chước bạn mình, vì vậy trong nhiều trường hợp, trẻ không thể kiểm soát được hành vi cũng như ý thức được những sự nguy hiểm có thể xảy ra đối với mình. Như vậy, qua các tài liệu mà tác giả đã thu thập được, cũng như số liệu từ bảng hỏi và thông tin từ phỏng vấn sâu, tỷ lệ trẻ biết bơi trên địa bàn là rất thấp, tình trạng tử vong do đuối nước xảy ra khá nhiều ở trẻ có độ tuổi từ 6 – 14 tuổi.
  • 36. Đây là một thực trạng đáng lo của xã Thủy An, khi trẻ em không biết bơi, không có kỹ năng xử lý các tình huống đuối nước cộng với việc không hề có kỹ năng sơ cứu đuối nước nếu gặp phải tình huống bất ngờ nhưng lại thường xuyên vui chơi và xuất hiện gần các khu vực có ao, hồ, sông ngòi. Thêm vào đó, phụ huynh do bận công việc cũng như chủ quan về việc trẻ không biết bơi đã tạo tiền đề cho vấn đề tai nạn do đuối nước không giảm đi trong nhiều năm qua. 2.2. Hậu quả của tai nạn đuối nƣớc đối với các gia đình có trẻ em bị đuối nƣớc. Tử vong do bất kỳ lý do gì cũng đều để lại nhiều hậu quả không mong muốn cho người thân, bạn bè gia đình. Đặc biệt, nếu tử vong do đuối nước lại khiến gia đình, người thân, bạn bè bị đặt vào tình thế bị động và bất ngờ, khó có thể tiếp nhận sự thật. Hơn nữa, tỷ lệ tử vong do đuối nước lại rơi vào trẻ có độ tuổi từ 6 – 14 nên hậu quả mà nó gây ra cho bố mẹ, người thân là không dễ dàng đo đếm được. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu đại diện của 04 gia đình có trẻ bị đuối nước trên địa bàn xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Trẻ tử vong do tai nạn đuối nước đều là những trường tử vong một cách đột ngột, vì thế để lại nhiều nỗi đau về mặt tinh thần và tác động tiêu cực lên tâm lý của phụ hyunh nói riêng và gia đình trẻ nói chung.  Trường hợp 1: Gia đình anh Trịnh Văn M và chị Đỗ Thị Q (thôn 8, xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) có duy nhất 1 người con trai là cháu Trịnh Đăng N, sinh năm 2010. Sau đó chị vì lý do sức khỏe nên không sinh con được nữa. N là niềm động viên, hi vọng duy nhất của hai vợ chồng. Anh chị dồn hết tâm sức để chăm sóc, giáo dục con. Nhưng đau đớn khi tháng 8/2015, cháu N đi ra ao gần nhà chơi với mấy bạn nhỏ nhỏ trong xóm. Do cố gắng với tay vặt hoa sen phía xa nên đã bị ngã xuống ao. Mặc dù ngay sau đó các cháu đã hô hoán gọi
  • 37. người nhưng cháu đã tử vong trên đường đi viện. Mất con, hai vợ chồng anh chị bị rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Cả hai vợ chồng đều không có tâm trí để làm việc khác, chị Q gần 1 tháng chị không thể đi làm và chỉ nằm ở nhà khóc nhớ con. Gia đình luôn trong không khí tang tóc, anh M nhiều khi không thể kiềm chế được cảm xúc nên có hành vi to tiếng với chị Q khiến cho không khí gia đình nhiều khi căng thẳng. Trong khoảng thời gian hơn một năm, chị Q gần như ngày nào cũng mơ thấy con và không thể ngủ lại được. Đã có không ít lần, chị Q lên cầu rồi định nhảy xuống nhưng mọi người ngăn cản kịp thời. Trong suốt một thời gian dài, gia đình phải cắt cử người ở bên để động viên, bầu bạn với chị. Dần dần, được sự quan tâm, động viên của chính quyền địa phương, gia đình cũng như bạn bè, hai vợ chồng phần nào chấp nhận được sự thật và dần dần nguôi ngoai nỗi đau mất con. Trường hợp tử vong do tai nạn đuối nước của em N đã để lại sang cấn tâm lý cho phụ huynh, đặc biệt là mẹ của em N – chị Q. Việc em N tử vong là một sự việc xảy ra đột ngột khiến người nhà chưa có sự sẵn sàng nhất định về mặt tâm lý. Chị Q đã trải qua một cú sốc lớn và phải đối diện với nỗi đau mất con mà không có các biện pháp tham vấn tâm lý hay hỗ trợ người nhà nạn nhân đối diện với khủng hoảng. Ngoài ra, chị Q còn bị rơi vào trạng thái “mơ thấy con hằng đêm”, điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của chị Q. Trong tình trạng chị Q không thể đi làm cũng như quán xuyến công việc nhà như ngày trước thì gánh nặng về kinh tế cũng như gánh nặng công việc gia đình phải đẩy cho anh khiến cho mâu thuẫn rất dễ nảy sinh ra trong cuộc sống vợ chồng của anh chị. Sau sự việc, 2 vợ chồng nhận thức sâu sắc hơn việc cần thiết cho trẻ em học bơi và biết bơi. Chị Q có chia sẻ về vấn đề này như sau: “Cháu N là niềm hi vọng duy nhấtcủa vợ chồng tôi. Bây giờ cháu đã mất, chúng tôi hối hận bởi sao mình không dạy bơi cho con sớm thì có lẽ sẽ không
  • 38. xảy ra cơ sự này. Sau khi sự việc của cháu N nhà tôi xảy ra thì tôi cũng rất mong là trường học có thể dạy cho con em chúng tôi học bơi, bố mẹ bận rộn cả ngày, nhiều khi không để ý những chuyện nhỏ nhặt đấy, con nhỏ lại mải chơi không biết hết nguy hiểm”(Trích PVS, nữ, 42 tuổi, buôn bán nhỏ) Sau tai nạn đáng tiếc của con trai mình, gia đình chị Q và anh M mới thấy được tầm quan trọng của kỹ năng bơi lội đối với trẻ em. Gia đình nhận thức được tầm quan trọng của việc biết bơi. Gia đình có đề xuất rằng trường học nên đóng vai trò hỗ trợ dạy cho trẻ kỹ năng, trong đó có kỹ năng bơi lội để trẻ có thể đảm bảo được tính mạng của mình trong trường hợp xấu có thể xảy ra.  Trường hợp 2: Gia đình vợ chồng anh Nguyễn Văn H và chị Bùi Thúy Ng (thôn 3, xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) có con trai là cháu Nguyễn Anh K (7 tuổi) học tại trường tiểu học Kim Đồng. Tháng 5/2015, trong khi đi cùng các bạn chơi ở sông vì không có ai quản lý, các cháu mải vui nên lội ra xa. Không may, cháu K trượt chân vào chỗ sâu nên ngã và trôi nhanh theo dòng chảy. Gần sông lại không có nhiều nhà dân nên các cháu không biết gọi ai tới cứu khiến cháu bị trôi ra xa. Gia đình gần như chết điếng hoàn toàn khi nghe tin dữ. Anh chi lấy nhau cũng gần 4 năm mới có con, đây là đứa con duy nhất của hai vợ chồng. Cả gia đình đã huy động nhiều người tìm kiếm cháu. Sau hơn 1 ngày tìm kiếm thì cháu đã tử vong. Đây là sự mất mát cực lớn đối với gia đình. Anh H chia sẻ, gia đình anh cũng giống như một số gia đình khác khi chủ quan với việc dạy con học bơi tránh những rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Khi mọi chuyện xảy ra, vợ chồng anh vô cùng hối hận, giá như trước gia đình anh nhận thức đầy đủ thì đã không ra cơ sự đau lòng thế này. Trò chuyện, phỏng vấn gia đình, anh Nguyễn Văn H cho biết: “Gia đình tôi đau đớn vô cùng, cố gắng mãivợ chồng tôi mới sinh được 1 người con. Không biết đến tận bao giờ vợ chồng tôi mới vượt qua được nỗi đau này. Tôi nghĩ nếu cố gắng đưa con đi tập bơi thì đã không xảy ra cơ sự ấy. Lỗi
  • 39. rất lớn cũng thuộc về gia đình. Tôi mong chính quyền xã, chính quyền thị xã sẽ xây dựng nhiều bể bơi di động để các cháu được bố mẹ đưa đến tập bơi, giảm thiểu tối đa đuối nước xảy ra”. (Trích PVS, nam, 42 tuổi, buôn bán nhỏ) Gia đình đã nhận thấy sự chủ quan của mình trong việc không trang bị kỹ năng cho con mình trong việc tiếp xúc với môi trường sông nước. Gia đình nhận trách nhiệm lớn trong việc không chú ý đến hoạt động vui chơi của con cũng như trong việc kiểm soát, theo dõi con. Đây chính là nỗi day dứt và ân hận dài lâu mà khó có cách nào có thể xóa bỏ trong suy nghĩ của những bậc làm cha mẹ có con gặp phải tai nạn đuối nước. Từ sự việc của mình, gia đình nhận thấy cần cho trẻ có môi trường để học bơi, bể bơi di động chính là môi trường thích hợp để trẻ có thể tham gia học bơi cũng như tạo điều kiện tốt cho phụ huynh theo dõi, giám sát hoạt động của trẻ.  Trường hợp 3: Gia đình anh Nguyễn Minh T và chị Bùi Thị V (thôn 6, Xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) có 4 người con gái và 1 người con trai (cháu K). Vì là con trai trưởng của cả dòng họ, chịu áp lực nhiều của gia đình nên hai anh chị cố gắng mãi thì sinh được một cháu trai. Thế nhưng tai họa ập đến vào mùa hè năm 2014. Gia đình tổ chức đi du lịch tại Quảng Ninh. Khi đi tắm biển tại Bãi cháy, cháu K được xuống tắm, nô đùa cùng mọi người. Nhưng không may, vì một phút bất cẩn, cháu K bị gục mặt xuống nước biển và bị ngạt nước. Mặc dù nhanh được sơ cứu khi phát hiện nhưng cháu K vẫn bị tử vong do ngạt nước. Vợ chồng anh chị đứt lìa ruột gan, gần như rơi vào tuyệt vọng. Khoảng gần 3 năm, hai vợ chồng điêu đứng khi nghĩ về cái chết của con trai mình. Nếu như vợ chồng sớm cho cháu đi học bơi thì sẽ không xảy ra cơ sự đáng tiếc này. Khi đó, cháu vừa tròn 6 tuổi và chưa biết bơi. Do chút lơ là, bất cẩn thiếu để ý của bố mẹ, lại chủ quan là cháu đã có phao bơi, để cháu bơi ra xa cùng chị gái 13 tuổi. Anh Nguyễn Minh T cho biết:
  • 40. “Có những khi tôi ước thời gian quay trở lại, tôi sẽ đưa con đi học bơi sớm. Đây là một trong những cách hiệu quả để phòng tránh tai nạn đuối nước cho con em mình. Mấtđi người con trai duy nhấtcủa gia đình là bài học đắt giá cho vợ chồng tôi”.(Trích PVS, nam, 46 tuổi, buôn bán nhỏ) Sau khi sự việc của gia đình anh T xảy ra, một thực tế đã được nhắc đến là đuối nước có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, đối với bất kỳ trường hợp nào của trẻ, kể cả những trường hợp có bố mẹ đi cùng, nhưng do không có phản xạ để giúp cơ thể nổi trên mặt nước cũng như cách thở để giữ tính mạng lúc bị sặc nước thì rất có thể trẻ sẽ bị tử vong. Gia đình anh T cũng như những ông bố bà mẹ khác, đã nhận thấy tầm quan trọng của việc biết bơi sau sự việc của con mình. Tuy nhiên, dư chấn mà sự việc này để lại, phải mất một thời gian, gia đình mới có thể thích nghi được.  Trường hợp 4: Vợ chồng có hai anh em hoặc hai chị em, giờ chỉ còn một Gia đình anh Đinh Văn L và chị Bùi Diệu L, thôn 2, xã Thủy An, thị xã Đông Triều sinh được 2 người con gái cách nhau 3 tuổi. Hai chị em rất thân thiết, luôn quấn quýt với nhau. Tháng 4/2015, con gái đầu (cháu Đinh Thùy C, 10 tuổi) trèo lên cây ổi cạnh ao nhà vặt ổi cho em gái, không may trèo lên cành khô nên bị ngã. Lúc đó lại không có ai ở nhà nên người em cuống quýt chỉ biết khóc gọi chị. Sau một hồi vẫy vùng, quẫy đạp dưới nước do không biết bơi, cháu C đã bị tử vong.Đây là sự mất mát lớn của gia đình. Bố mẹ thường xuyên đi làm không ở nhà, chỉ có 2 chị em chơi và chỉ bảo nhau. Giờ đây, chị cả đã mất, con gái út rơi vào chán nả, gọi chị suốt trong giấc mơ. Nhiều khi nghĩ quẩn, cháu lại òa khoc chạy ra ao gọi chị. Chị L phải ở nhà gần 1 năm chơi, động viên con. Cũng trong thời gian này, vượt qua đau đớn, chị L quyết định vận động và đưa con đi học bơi. Cũng từ hoàn cảnh, mất mát cũng như quyết tâm cho con học bơi của anh chị, nhiều gia đình cũng đã đưa con đi học bơi, nhanh chóng cải thiện nhận thức của nhiều phụ huynh. Chị Bùi Diệu L nhấn mạnh:
  • 41. “Đúng là việc học bơi từ nhỏ rất quan trọng, giờ chỉ có một mình đứa nhỏ lủi thủi chơi một mình, nhiều khi nghĩmà thấy tủi thân cho con. Vợ chồng tôi rút kinh nghiệm đã đưa cháu đi học bơi. Rất mong các bậc phụ huynh thấy rõ được sự rình rập của tai nạn đuối nước và sự cần thiết của việc học bơi để tránh tai nạn thương tâm xảy ra như gia đình tôi”. (Trích PVS, nữ, 38 tuổi, buôn bán nhỏ) Cũng như những vụ việc tử vong do đuối nước khác, vụ việc của bé C chính là một cú sốc lớn cho bố mẹ bé. Xuất phát từ sự chủ quan, xem nhẹ tầm quan trọng của việc học bơi nên đã phải trả giá bằng chính mạng sống của con mình. Từ sự việc của bé C, gia đình anh chị đã rút kinh nghiệm và cho em của bé C đi học bơi để có thể xử lý được các tai nạn đuối nước có thể bất ngờ xảy ra với em. Như vậy, qua 4 trường hợp gia đình có trẻ bị tử vong do tai nạn đuối nước, điều chúng ta dễ thấy nhất chính là nỗi đau để lại trong gia đình, nhất là phụ huynh. Do độ tuổi của nạn nhân còn rất nhỏ khiến sự xót xa của bố mẹ nạn nhân bị nhân lên nhiều lần. Sự việc xảy ra thường để lại sang chấn tâm lý cho phụ huynh và phải mất một thời gian họ mới có thể vượt qua được. 2.3. Nhận thức của gia đình và cộng đồng trong việc phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn đuối nƣớc. 2.3.1. Nhận thức của phụ huynh có con từ 6 – 14 tuổi về việc giảm thiểu và phòng ngừa tai nạn đuối nước cho trẻ em trên địa bàn xã Thủy An. Theo số liệu đã thống kê được từ việc phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với 100 phụ hyunh có độ tuổi từ 6 – 14. Đã có 100 phụ hyunh tham gia trả lời bảng hỏi, trong đó, phụ huynh có con biết bơi chỉ chiếm 26% trong tổng số được hỏi, có đến 74% tổng tổng 100 phụ hyunh được điều tra cho biết con em mình không biết bơi.
  • 42. Khi được hỏi về vấn đề mức độ quan trọng của việc biết bơi, phụ huynh có con từ 6 – 14 tuổi đã chia sẻ như sau: Bảng 2.3.1. Mức độ cần thiết của việc biết bơi đối với trẻ em Mức độ cần thiết của việc biết bơi đối với trẻ em Mức độ Tỷ lệ (%) Rất cần thiết 47.0 Cần thiết 37.0 Khá cần thiết 17.0 Không cần thiết 4.0 100.0 (Nguồn: Số liệu thống kê bảng hỏi) Dựa vào số liệu mà chúng tôi thu được, phụ huynh có con từ 6 – 14 tuổi thuộc đối tượng từ 25 đến 45 tuổi, có nghề nghiệp thuộc 3 nhóm chính là: làm nông, buôn bán nhỏ và công chức nhà nước. Số phụ huynh cho rằng việc bơi đối với trẻ rất quan trọng chiếm 47% trong tổng số được khảo sát. Phụ huynh có con trong độ tuổi từ 6 – 14 nhận thức được rằng có kỹ năng bơi lội có thể giúp trẻ tự bảo vệ mình trong những tình huống nguy hiểm xảy đến bất ngờ ở môi trường nước. Trong bảng số liệu này, chỉ có 4% phụ hyunh cho rằng việc bơi lội đối với trẻ là không cần thiết, đối với việc này nhóm tác giả có tìm hiểu thêm về lý do thì phụ huynh chia sẻ lý do không muốn con biết bơi vì sợ rằng con mình sẽ đi bơi thường xuyên khi không có bố mẹ đi cùng và vẫn cảm thấy con còn nhỏ, chưa cần thiết phải biết bơi. Như vậy, nhận thức về tầm quan trọng của bơi lội của trẻ em ở phụ huynh là rất khả quan. Đa số phụ hyunh thấy việc bơi lội là cần thiết với con em mình, tùy vào mức độ mà các phụ huynh đã lựa chọn rất cần thiết, cần thiết và khác cần thiết cho việc bơi lội với trẻ. Nhìn chung, đa số phụ huynh có con từ 6 – 14 tuổi đã ý thức được tầm quan trọng của bơi lội đối với trẻ và có nhu cầu cho con mình được học bơi để tự bảo vệ mình. Phụ huynh có con trong độ tuổi này chia sẻ:
  • 43. “Biết bơi là rất quan trọng, các cháu hiếu động, nhiều khi sẩy chân chỉ cần vài phútlà liên quan đến cả tính mạng rồi. Các cháu biết bơi, có thể được thoải mái vui chơi ở những khu vực có nước, khi đó thì bố mẹ sẽ rất yên tâm” (Trích PVS, Nữ 37 tuổi, giáo viên mầm non) “Bố mẹ nhiều khi không thể giám sát các con 24/24 được, cũng có những lúc này lúc kia, quan điểm của chị vẫn là để cho các cháu tự do vui chơi, tự do làm điều mình thích, mà những lúc đó nhỡ có sơ sẩy gì là con mình rất nguy hiểm, bao nhiêu vụ chết đuối đã xảy ra rồi, chị cũng rất là sợ. Nên là chị cũng động viên cho cháu nó học bơi” (Trích PVS, Nữ, 39 tuổi, thợ làm tóc) Nhìn chung, phụ huynh đã thấy được những mối nguy hại, tiềm ẩn có thể đe dọa đến sự an toàn của trẻ khi tiếp xúc với môi trường nước và muốn con mình có thể tự chủ được tình hình cũng như tự đảm bảo được sự an toàn của bản thân trong những tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Việc nhận thức của phụ huynh ảnh hưởng rất nhiều đến việc học bơi của trẻ, bố mẹ có thể quyết định việc cho con biết bơi hay giữ con ở nhà, vì thế, nhận thức của phụ huynh trên địa bàn xã Thủy An là một chỉ số dự báo khả quan cho việc trẻ từ 6 – 14 tuổi có thể được tạo điều kiện để học bơi trong tương lai. Ngoài ra, nhận thức của những phụ huynh có con tử vong do tai nạn đuối nước cũng đã có sự thay đổi. Trong 4 trường hợp mà tác gải đã trình bày ở chương 2 của luận văn, nhận thức của phụ huynh sau khi có con bị tử vong do đuối nước đã có thay đổi so với trước đây. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu 4 đại diện của 4 hộ gia đình về tình trạng của gia đình sau khi con mình gặp tai nạn. Cả 4 trường hợp, trẻ phải đối mặt với tình huống nguy hiểm cũng có một phần trách nhiệm của phụ huynh trong việc quản lý, chăm sóc và dạy kỹ năng cho con em mình. Xuất phát từ sự chủ quan của phụ huynh trong việc trang bị kỹ năng bơi lội cho trẻ em, cả 4 phụ hyunh đều xác nhận rằng từng xem nhẹ tầm quan trọng của việc biết bơi. Do sự chủ quan của phụ hyunh, kết hợp với sự hiếu động, thiếu kỹ
  • 44. năng khi tiếp xúc với môi trường nước đã gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân trẻ và gia đình. Cả 4 phụ huynh đều chia sẻ rằng xuất phát từ suy nghĩ con mình còn nhỏ, không cần thiết phải biết bơi và cho rằng biết bơi hay không cũng không quan trọng vì con mình không thường xuyên sống ở môi trường nước. Phụ hyunh cũng cho rằng nếu con mình không biết bơi thì sẽ không đi chơi ở những nơi có ao, hồ, sông ngòi. Chính những suy nghĩ đó đã khiến phụ hyunh không đề phòng với những tai nạn bất ngờ có thể đến với con mình khi con mình không có kỹ năng bơi lội. Thêm vào đó, công việc bận rộn, áp lực từ cuộc sống cũng như nhiều vấn đề khác đã làm phân tán sự quan tâm của phụ hyunh đối với trẻ trong những việc dạy kỹ năng này. Sau khi sự việc xảy ra và để lại nhiều nỗi đau cho gia đình, phụ hyunh có con tai nạn do đuối nước đều hối hận vì không cho con mình học bơi sớm hơn và đều có tâm lý tự trách mình vì đã chủ quan và lơ là những việc nhỏ trong việc chăm sóc con. Một phụ huynh có trẻ tai nạn đuối nước chia sẻ rằng: “Giá như anh/chịcho con học bơi sớm hơn thì đã không xảy ra cơ sự. Anh chị cũng đâu có ngờ là sự việc nó xảy ra đau đớn như này, chỉ có một vài phút thôi mà con của anh chị phảitrả giá bằng cả tính mạng. Việc này cũng xảy ra 3 năm rồi, nhưng anh chị vẫn không có ngày nào không tự trách mình, giá như anh chị đừng chủ quan với việc chết đuối thì con của anh chị đã không như thế. Lúc anh chị nhận ra thì cũng đã muộn rồi, giờ chỉ biết nhắc nhở mọi người có con nhỏ là phải chú ý đến những việc nhỏ như này để không phải xảy ra điều đáng tiếc tương tự như gia đình mình” “Từ ngày xảy ta sự việc của bé...chị không có ngày nào nhắm được mắt, lúc nào thâm tâm cũng văng vẳng chuyện trách mình là tại sao không cho con học bơi sớm. Đổ tiền đổ của cho con đi học toán học văn học múa học hát mà không cho con đi học bơi. Giờ thì giỏi toán, giỏi văn cũng không cứu được con chị trong lúc nguycấp. Thằnganh bịnhư thế, chị phải cho bé thứ 2 nhà anh chị
  • 45. đi học bơi ngaylập tức, nhà anh chị đã phảitrải qua một bàihọc quá đắt rồi em ạ” Khi nhận ra tầm quan trọng của bơi lội đối với việc bảo vệ tính mạng cho trẻ, phụ huynh có con tai nạn do đuối nước đã nhận ra tầm qua trọng của việc biết bơi. Khi có những tai nạn bất ngờ ở môi trường sông nước nhưng nếu trẻ có phản xạ do được học bơi từ trước thì rất có thể, trẻ có khả năng giữ lại được tính mạng của mình và không để xảy ra những sự việc đau lòng như trên. Về việc đuối nước của con mình, phụ hyunh đã nhận thức một cách sâu sắc trong việc các gia đình cần cho con học bơi và sẵn sàng chia sẻ trải nghiệm của mình như một hồi chuông cảnh báo đến các gia đình khác đang còn chủ quan, lơ là trong việc quan tâm, chăm sóc và quản lý con em mình 2.3.2. Nhận thức của chính quyền địa phương trong việc giảm thiểu, phòng ngừa tai nạn đuối nước trên địa bàn. Với thực trạng tai nạn đuối nước xảy ra hằng năm và không có dấu hiệu giảm xuống trong những năm gần đâu. Chính quyền địa phương đã nghiêm túc đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình hình và đưa ra những phương hướng, biện pháp để giảm thiểu tai nạn đuối nước trên địa bàn xã Thủy An. Trong những năm gần đây các cấp ủy Đảng, cấp chính quyền từ thị xã đến địa phương đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với công tác phòng, chống đuối nước trẻ em trên địa bàn. Ngay từ đầu năm đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác phòng chống đuối nước và tai nạn thương tích cho trẻ, triển khai Kế hoạch tháng hành động vì trẻ em và Kế hoạch hoạt động hè cho trẻ; Đồng thời với công tác phòng chống đuối nước thị xã còn triển khai xây dựng các điểm vui chơi tại các địa bàn thôn, khu phố để thu hút trẻ tham gia các hoạt động trong đó là có các điểm vui chơi trong hè; thu hút trẻ vào các hoạt động vui chơi bổ ích; mỗi năm thị xã dành từ 1-1,5 tỉ đồng đề trang bị các thiết bị đồ chơi cho các điểm vui chơi. Chính quyền các địa phương đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nghiêm túc các hoạt động phòng, chống đuối nước trẻ em; Hàng năm
  • 46. thị xã đã tổ chức giải bơi truyền thống cho mọi lứa tuổi Đông Triều nhân ngày kỷ niệm Đệ tứ chiến khu 08/6. Một số địa phương đã huy động từ nguồn xã hội hóa để mua hoặc xây bể bơi ở các địa phương Đồng thời, phòng văn hóa, thông tin của thị xã Đông Triều đã phối hợp với các phòng, ban chuyên môn rà soát, đánh giá phát hiện sớm các nguy cơ đuối nước với trẻ em và kịp thời có các biện pháp xử lý, khắc phục. Cán bộ công tác tại văn phòng của ủy ban xã Thủy An chia sẻ rằng: “Tình trạng đuối nước trên địa bàn xã mặc dù có giảm sau nhiều cố gắng của chính quyền địa phương và gia đình tuy nhiên số lượng các vụ tai nạn đuối nước vẫn còn khá nhiều. Việc biết bơi là rất quan trọng, nhất là đối với các em nhỏ, nhiều khi biết bơi có thể cứu cho các em cả một mạng sống của các em. Bên cạnh những vấn nạn khác như bạo lực học đường hay là nghiện game...thì vấn đề tai nạn đuối nước là thứ mà khó có thể nói trước được điều gì nếu bản thân các em không có kỹ năng. Vídụ như các em có đánh nhauthìgia đình, nhà trường, chính quyền địa phương làm việc giải quyết can thiệp kịp thời được, đảm bảo cho sự an toàn của các em được, nhưng như đuối nước chẳng hạn, chỉ một vài giây thôi là mọi chuyện không cứu vãn được nữa và nó liên quan đến cả tính mạng của một con người nên thật sự rất nguy hiểm. Tình trạng đuối nước tuy chưa giảm nhiều những cũng đã có những bước cải thiện đáng kể. Hi vọng trong thời gian tới, các gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương để thực hiện tốt hơn vấn đề giảm thiểu tai nạn đuối nước ở trẻ em trên địa bàn. Trang bị cho các em kỹ năng bơi lội cũng là một phần giúp các em trưởng thành một cách an toàn hơn”(Trích PVS, nữ, 37 tuổi, cán bộ văn phòng UBND xã Thủy An) Như vậy, chính quyền địa phương đã nhận thấy được tầm quan trọng của tai nạn đuối nước và xác định rằng đây là tai nạn có thể cướp đi tính mạng của trẻ một cách nhanh chóng hơn bất kỳ vấn đề nào mà trẻ phải đối mặt. Chính quyền địa phương đã có một vài hoạt động, chương trình, dự án nhỏ để có thể hỗ trợ cho trẻ em trong việc học bơi.
  • 47. Chính quyền địa phương cũng đã xác định được một vài nguyên nhân khiến tai nạn đuối nước giảm chậm trong một vài năm vừa qua và luôn là nguy cơ lớn thể cướp đi sinh mạng của các em. Cán bộ công tác tại văn phòng ủy ban nhân dân xã Thủy An chia sẻ: “Cácem bị tử vong do đuối nước thì có thể là mọi ngườichấp nhận rằng là do “số” của em. Tuy nhiên, bản thân em không biết bơi, khi gặp tai nạn bấtngờ, không có khả năng ứng phóthì việc các em không giữ được tính mạng của mình là rất dễ xảy ra. Phụ huynh quan tâm nhiều đến việc học của các con, các con chơi với bạn nào, các con làm gì nhưng lại quên mất chuyện quan tâm đến khả năng bơi lội của con và có thể thấy chuyện này không quan trọng như việc học nên khi chúng tôi có những hoạtđộng để trẻ có thể học bơi thì cũng không phải hoàn toàn tất cả các phụ huynh đều tham gia, việc bơi lội là dành cho các em biết bơi, còn các em chưa biết bơi thì không quan tâm nhiều. Nên chúng tôi rất mong có thể tuyên truyền được đến nhiều phụ huynh hơn để các phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc bơi lội đối với trẻ em. ” (Trích PVS, Nữ, 37 tuổi, cán bộ văn phòng UBND xã Thủy An) Theo như thông tin của cán bộ xã Thủy An chia sẻ thì khi chính quyền đứng ra để tổ chức các hoạt động bơi lội cho trẻ thì không hoàn toàn tuyên truyền được đến tất cả các phụ huynh, việc bơi lội vẫn chỉ dừng lại là dành cho các em biết bơi, còn các em không biết bơi thì không quan tâm quá nhiều. Do vậy, nguyên nhân từ phía gia đình cũng là một trong những lý do khiến trẻ em không biết bơi và bị động trước tai nạn đuối nước. Chính quyền địa phương đã đánh giá đúng tầm quan trọng của tai nạn đuối đối với trẻ và đã một vài biện pháp để giảm thiểu tai nạn đuối nước ở trẻ trên địa bàn. Tuy nhiên, do chưa tìm được tiếng nói chung với nhà trường và phụ huynh của trẻ nên hiệu quả đạt được chưa thật nhiều trong quá trình thực hiện. 2.4. Nguyên nhân cơ bản xảy ra đuối nƣớc