SlideShare a Scribd company logo
An Giang: Cảnh báo và phòng tránh đuối nước trẻ em trong mùa lũ
An Giang là 1 trong 15 tỉnh có số liệu trẻ em đuối nước cao trên toàn quốc. Qua khảo
sát của các ngành chức năng cho thấy nguyên nhân của thực trạng đuối nước do công tác
tuyên truyền vận đồng phòng tránh còn hạn chế
Theo Thống kê của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây
tử vong và tàn tật cho trẻ em Việt Nam, mỗi ngày trung bình trên toàn quốc có mười trẻ em tử
vong do đuối nước. Tỷ lệ đuối nước của trẻ em Việt Nam cao nhất trong khu vực và gấp mười
lần các nước phát triển.
An Giang là 1 trong 15 tỉnh có số liệu trẻ em đuối nước cao trên toàn quốc. Qua khảo sát
của các ngành chức năng cho thấy nguyên nhân của thực trạng đuối nước do công tác tuyên
truyền vận đồng phòng tránh còn hạn chế, việc trang bị kiến thức để bảo đảm an toàn cho trẻ
trong các tầng lớp nhân dân chưa được chú trọng, ý thức bảo vệ con em mình ở một bộ phận
dân cư chưa cao, nhận thức của trẻ em còn non nớt, chưa lường hết được các mối nguy hiểm đe
dọa… Bên cạnh đó còn có nhiều nguyên nhân khách quan như tỉnh nằm ở hạ lưu sông
Mêkong, có hệ thống kênh rạch chằng chịt, hàng năm đều bị ngập lụt bởi mưa lũ, đa số nhà dân
ở nông thôn sinh sống theo dọc kênh rạch, môi trường sông nước không toàn cho trẻ em. Tai
nạn đuối nước ở trẻ em trong mùa lũ ở An Giang là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà
nước và toàn thể nhân dân.
Theo số liệu báo cáo của địa phương hàng năm cho thấy, những năm có nước lũ cao thì trẻ
em bị chết đuối nước tăng mạnh ví dụ như năm 2010 trên địa bàn tỉnh có 15 trẻ em bị chết đuối
nước, năm 2011 có tới 49 trường hợp trẻ em bị đuối nước. Nguyên nhân dẫn đến các vụ chết
đuối nước trẻ em như: Tấm sông trượt chân xuống nước, tấm gần máy bơm nước bị hút, đi chơi
cùng bạn ở bờ sông bị nước cuốn trôi, đi học về qua đoạn đường đức có phao cứu sinh nhưng
bất ngờ bị trượt khỏi tầm tay chết đuối…Đặc biệt có nhiều trường hợp tử vong do sự lơ là của
các bậc phụ huynh như: 1 bé sinh năm 2007, ở ấp Phú Thượng 2, xã Kiến An, huyện Chợ Mới
sau khi đị cầu xong bà nội bảo bé xuống sông để vệ sinh, bé bị trượt chân té xuống nước chết;
1 bé gái 2 tuổi ở ấp Vĩnh Chánh 3, xã Vĩnh Ngươn, TX. Châu Đốc mẹ đang chơi đùa với bé ở
sau nhà bất ngờ có chuyện vào nhà khoảng 5 phút khi trở ra thì phát hiện con mình đã chết
trong tư thế cấm đầu vào lu nước; một trường hợp khác thương tâm hơn 2 chị em ruột ở ấp Cây
Gòn, xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn cùng ra đồng với cha mẹ, 2 em được mẹ che liều ở bờ
ruộng chờ cha mẹ ra đồng mót lúa, một lúc sau trời chuyển mưa lớn chưa thấy cha mẹ về người
em chạy ra khỏi liều khóc gọi cha mẹ bị trượt chân té xuống bờ kênh, người chị thấy em té liền
nhảy xuống cứu cuối cùng 2 chị em cùng chết đuối…
Việc phòng tránh đuối nước cho trẻ em trước hết là gia đình, các bậc phụ huynh, người
chăm sóc trẻ…nhưng trên thực tế có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến gia
đình, các bậc phụ huynh, người chăm sóc trẻ không đủ khả năng bảo vệ phải cần đến các ngành
chức năng quan tâm. Theo dự báo của các cơ quan chức năng năm 2012 sẽ có lũ lớn tương
đương mực nước lũ năm 2011 nên cộng đồng xã hội và các bậc phụ huynh nên quan tâm
phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ em, lấy phương châm phòng, tránh là chính.
Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất trẻ em bị chết đuối nước trong mùa Lũ. Từ đầu năm
2012 Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ động phối hợp với các ngành liên quan và chính
quyền địa phương tổ chức nhiều hoạt động phòng chống đuối nước cho trẻ em như: Tổ chức
các hoạt động tuyên truyền nâng cao kiến thức, nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân về phòng chống tai nạn thương tích đuối nước trẻ em trên các phương tiện thông
tin đại chúng; truyền thông nhóm trực tiếp tại cộng đồng, tư vấn trực tiếp tại gia đình, cấp phát
tờ bớm, tờ rơi… tổ chức giải bơi lặn cứu đuối cho 110 trẻ em tham dự qua đó nhằm thúc đẩy
việc tham gia học bơi của trẻ em và kiểm tra kiến thức dạy bơi; bồi dưỡng nghiệp vụ phòng,
chống đuối nước trẻ em cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em và mạng lưới
cộng tác viên tại các xã điểm; triển khai mô hình Ngôi nhà an toàn cho trẻ em, phòng chống tai
nạn thương tích và phòng chống đuối nước cho trẻ em (theo quyết định số 548/QĐ-LĐTBXH
ngày 6/5/2011 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã) tại 39 xã điểm; duy trì hoạt động cộng
đồng an toàn tại 4 xã, phường, thị trấn; tổ chức khoảng 110 lớp dạy bơi cho hơn 3.300 trẻ em
từ 6-11 tuổi ở vùng sâu, vùng xa, vùng có lũ tham gia học bơi…
Đặc biệt mô hình tổ chức điểm trông trẻ mùa lũ của tỉnh An Giang hàng năm đã góp phần
làm hạn chế trẻ em đết đuối trong mùa lũ, giúp gia đình trẻ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn an
tâm mưu sinh kiếm sống trong mùa nước lũ. Theo kế hoạch năm 2012 dự kiến tổ chức 50 điểm
giữ trẻ tại các vùng ngập sâu, quy mô mỗi điểm tập trung từ 15-40 trẻ, vận động chính quyền
địa phương tổ chức đư, rước trẻ vùng lũ đến trường trong điều kiện gia đình trẻ không có điều
kiện, tại các điểm giữ trẻ, các em sẽ được chăm sóc bảo đảm dinh dưỡng, y tế và học tập, vui
chơi, giải trí… Chế độ kinh phí Nhà nước cấp tỉnh hỗ trợ cho trẻ thuộc diện hộ nghèo, hộ chính
sách 15.000 đồng/ngày/trẻ, đối với cô nuôi, giữ trẻ được hỗ trợ 1.000.000 đồng/tháng, các
điểm có từ 15-25 trẻ được hỗ trợ 2 cô/điểm, từ 25 đế 40 trẻ được hỗ trợ 3 cô/điểm. Từ ngày
23/7 - 4/8/2012 Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Giáo dục đào tạo và
Trường trung học y tế sẽ tổ chức 2 lớp tập huấn cho trên 100 cô tình nguyện nuôi, giữ trẻ trong
mùa lũ, trang bị kiến thức: Kỹ năng nuôi dạy trẻ theo khoa học, phương pháp sinh hoạt nhóm
trẻ, thiết kế đồ chơi cho trẻ bằng các vật dụng thông thường, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc dinh
dưỡng cho trẻ, phương pháp nấu bữa ăn đủ dinh dưỡng cho trẻ trong mùa lũ...
Với các hoạt động trên huy vọng sẽ giúp các bậc phụ huynh cảnh giác được các mối nguy
hiểm đe dọa đến tính mạng của trẻ trước nguy cơ bị đuối nước ở trẻ em, đặc biệt mùa lũ năm
2012 sẽ giảm đến mức thấp nhất số lượng trẻ em bị chết đuối nước.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong cho trẻ nhiều nhất hiện nay chính là
tai nạn đuối nước. Đây thực sự là một vấn đề gây nhiều bức xúc trong cộng đồng, ảnh
hưởng đến tâm lý của mỗi gia đình và nghiêm trọng hơn là đến sự sống còn và phát triển
của trẻ em.
Nhiều nỗi đau từ tai nạn đuối nước
Những ngày đầu hè, cả nước đã xảy ra nhiều tai nạn đuối nước ở trẻ em rất thương tâm, để
lại bao nỗi đau cho gia đình và xã hội.
Ngày 18-4, một vụ tai nạn đuối nước đã xảy ra tại thôn La Chử (xã Hữu Phước, Ninh
Thuận). Vụ tai nạn khiến 6 em bị chết đuối, đều là học sinh lớp 7.
Cũng ngày 18-4, tại khu vực Cây Trâm (thuộc thôn 4 xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang, Hà
Tĩnh) đã xảy ra vụ đuối nước thương tâm, khiến 2 học sinh lớp 4 tử vong.
Chiều 24-4, tại khu vực khe Nậm Càn (Kỳ Sơn, Nghệ An) xảy ra vụ đuối nước làm em Và
Văn Lầu (15 tuổi) tử nạn.
Cùng ngày, một học sinh lớp 11, trong lúc đi dã ngoại với lớp ở khu vực hồ nước Ba Khe
(xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn), bị sảy chân rơi xuống hồ nước sâu, đến khi người dân địa
phương đến ứng cứu thì em đã bị tử vong do ngạt nước.
Chiều 30-4, do được nghỉ học nên một tốp 8 em học sinh THCS ở xã Trung Sơn (Đô
Lương, Nghệ An) rủ nhau ra sông Lam để tắm. Trong lúc tắm, 3 em bị đuối nước. Lúc đó, em
Nguyễn Văn Nam trú tại xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, học sinh lớp 12T7 trường THPT Đô
Lương I đi qua, nghe tiếng kêu cứu vội lao mình xuống sông cứu. Sau khi đưa được các em lần
lượt vào gần bờ thì Nam kiệt sức, bị nhấn chìm xuống dòng nước. Tai nạn dù chỉ cướp đi sinh
mạng của 1 học sinh nhưng đã để lại nỗi đau, sự thương tiếc khôn nguôi cho các gia đình và
toàn xã hội.
Ngày 14-5, tại khu vực hồ thủy điện Serepok 4 (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk), 4 học
sinh đã bị chết đuối do rủ nhau ra hồ thủy điện tắm.
Trong ngày 15-5, hai bé gái 6 tuổi và 7 tuổi vào chơi trong khu sinh thái ở xã Ninh Hiệp,
huyện Gia Lâm (Hà Nội) bị rơi xuống hồ, chết đuối.
Cùng ngày 15-5, 2 em học sinh trung học ở TP Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) cũng bị nước
cuốn đi khi tắm tại cửa biển Nhật Lệ.
Tạo dựng điểm vui chơi an toàn
Ba tháng nghỉ hè, nhu cầu vui chơi, giải trí của các em tăng cao. Trẻ em thành phố nếu gia
đình có điều kiện thì hàng ngày đến bể bơi tắm mát, nếu không có điều kiện thì tìm đến các bãi
ven sông để tắm. Trẻ em nông thôn thì tìm đến ao, hồ, sông, suối để tắm mát, chơi đùa.
Thực tế thấy rằng, không phải trẻ em chỉ thích chơi ở những nơi có nước mà trẻ đang thiếu
trầm trọng chỗ vui chơi, giải trí an toàn. Bởi vậy, nên trẻ tìm đến những điểm chơi thiếu an
toàn như: Hồ nước, công trường... vì đây là những địa điểm chơi thoải mái mà không mất phí,
cũng không ai kiểm soát... Các điểm vui chơi của trẻ em hiện nay như các công viên, các khu
giải trí, các hồ bơi... trên địa bàn thành phố Hà Nội, nếu mua vé tháng, hồ bơi rẻ là 500 nghìn
đồng, khá là 1 triệu đồng; nếu vé ngày thì dao động từ 30 – 70 nghìn/1lượt.
Thử làm một phép tính nhỏ, trong gia đình, bố mẹ đều là người làm công ăn lương, thu
nhập ở mức trung bình (cả gia đình trên dưới 10 triệu/1 tháng), trừ chi phí thuê nhà, điện nước,
học phí, ăn uống…, liệu mỗi tháng có thể dành ra 1 triệu đồng cho 2 con đi bơi tại các hồ bơi
an toàn, hay cho con đến các trung tâm giả trí để thỏa mãn “cơn khát” vui chơi ?
Do đó, để giảm tai nạn đuối nước, việc cần làm đầu tiên là tạo ra các khu vui chơi an toàn
để thu hút trẻ. Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng các khu vui chơi giải trí cho
trẻ và có biện pháp quản lý về giá cả, đảm bảo hài hòa lợi ích của cá nhân và cộng đồng, giữ
gìn an toàn tính mạng cho chính con em của chúng ta. Vấn đề này chỉ có thể giải quyết được
khi có sự chung tay của toàn xã hội.
Phối hợp quản lý chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội
Để hạn chế tai nạn đuối nước thì vai trò của gia đình là quan trọng nhất. Các gia đình cần
tạo môi trường an toàn cho trẻ bằng cách làm tường rào cho các mặt nước hở, lấp kín những ao
hồ không cần thiết, làm nắp đậy chắc chắn cho giếng nước, lu chứa nước trong gia đình. Khi
cho trẻ đi chơi gần những nơi có sông, suối, ao, hồ, tắm ở bể bơi, tắm biển, cha mẹ phải luôn
theo sát con cái.
Ngoài việc thường xuyên giám sát, cha mẹ cần chủ động nhắc nhở, dạy bảo, răn đe con em
về hành vi tắm mát, bơi lội tại các sông, hồ. Trẻ cần được biết về các nguy cơ có thể sảy ra khi
đến gần những nơi có mặt nước hở chơi đùa để nâng cao tính cảnh giác. Cha mẹ cũng cần tạo
điều kiện để trẻ em học bơi nâng cao sức khỏe và ứng phó với tai nạn đuối nước. Bên cạnh đó,
cũng cần hướng dẫn trẻ giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với
nước.
Vấn đề này cũng phải được nhà trường đưa vào chương trình sinh hoạt ngoại khóa để nhắc
nhở, giáo dục các em. Nhà trường và gia đình cũng cần có sự phối hợp trong việc quản lý trẻ,
nhất là những ngày cuối hè. Khi trẻ đã đến trường, nếu không có tiết học, nhà trường tuyệt đối
không cho trẻ ra khỏi khu vực trường. Nếu có nghỉ học phải thông báo cho gia đình để quản lý
con em mình ngoài giờ đến lớp.
Ngành Giáo dục cần có biện pháp chủ động đưa môn bơi lội vào trong trường học, mặc dù
còn rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất (đất đai; kinh phí xây dựng, duy trì hồ bơi…). Hiện
nay, chỉ có một số trường học tư nhân, liên kết quốc tế, quốc tế có đưa môn bơi lội trở thành
môn học chính khóa, nhưng số này cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay và chỉ có ở các thành phố
lớn. Các ngành, các cấp cần vào cuộc, tạo cơ chế phối hợp giữa nhà trường và các cơ sở kinh
doanh hồ bơi trên địa bàn để chủ động dạy bơi, kỹ năng xử lý tình huống đuối nước cho trẻ
trong thời gian đến trường. Ở vùng khó khăn chưa có hồ bơi, cần có sự phối hợp giữa các
trường, Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch trong dạy học bơi cho trẻ.
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền
Cần có chiến dịch tuyên truyền về tai nạn đuối nước ở trẻ, nhất là về những vùng nông
thôn, vùng núi nơi nhiều mặt nước hở tự nhiên, có các thủy điện. Cần cung cấp cho người dân
kiến thức cơ bản về nguy cơ đuối nước, đặc biệt với trẻ em; tầm quan trọng của việc học bơi;
cách thức xử lý khi bị đuối nước và cả kĩ năng cứu người đuối nước.
Trong tai nạn đuối nước, 90% người tử vong do không biết bơi, nhưng có những người
biết bơi vẫn tử nạn, có trường hợp tử vong do sơ cấp cứu không đúng cách. Do đó, biết bơi là
giải pháp đầu tiên để mỗi người tự cứu mình trong các trường hợp bị ngập nước. Khi thấy
người bị đuối nước, không nên một mình nhảy xuống cứu mà cần tri hô để nhiều người cùng
ứng phó. Cấp cứu tại chỗ là quan trọng nhất, quyết định sự sống còn của nạn nhân. Nếu xử trí
chậm, nạn nhân bị thiếu ôxy não rất khó cứu sống. Đầu tiên, cần dốc nước mà nạn nhân đã
uống ra ngoài. Để tránh lãng phí thời gian, trường hợp nặng, cần hô hấp nhân tạo và ấn ngoài
lồng ngực, giúp đẩy nước trong lồng ngực ra ngoài và cung cấp oxi cho cơ thể. Nếu tim nạn
nhân ngừng đập thì phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỷ lệ 5/1 (đối với trẻ) hoặc 15/2 (đối với
người lớn). Sau khi tim đã đập trở lại, cần đưa ngay đến cơ sở y tế nơi gần nhất để tiến hành
cấp cứu.
Bên cạnh đó, các trường học cần triển khai chương trình dạy bơi cho trẻ, dạy kỹ năng sống
và kỹ năng an toàn dưới nước; từng bước đưa môn bơi vào chương trình học tập; đẩy mạnh xã
hội hoá công tác dạy bơi; tiếp tục mở các điểm trông giữ trẻ mùa lũ.
Khi tuyên truyền cũng cần đa dạng hóa các hình thức để phù hợp với cha mẹ, người chăm
sóc trẻ, có thể thông qua loa phát thanh, tờ rơi, tuyên truyền qua Hội phụ nữ, Hội cựu chiến
binh ở cơ sở hay qua phim, ảnh, sách báo …
UNICEF tập trung vào các hoạt động phòng chống đuối nước trẻ em và phòng dịch
trong mùa lũ lụt ở Việt Nam
Trần Phương Anh
An Giang, Việt Nam, ngày 26 tháng 10 năm 2011 – Trong vài tuần qua, mực nước Sông
Cửu Long ở Việt Nam đã tăng lên đến mức kỷ lục phá hủy hàng ngàn ngôi nhà và làm đảo lộn
cuộc sống của người dân, nhất là trẻ em. Giống như hai nước láng giềng Cam-pu-chia và Thái
Lan, những dải đất rộng lớn ở miền Nam và miền Trung Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của
bão lũ liên tiếp trong những ngày qua.
Cho đến thời điểm này, lũ lụt đã cướp đi sinh mạng 49 người, trong đó có 43 trẻ em.
Khoảng 700.000 người chịu ảnh hưởng ở miền Trung và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Khoảng 163.800 ngôi nhà bị ảnh hưởng và 25.000 héc-ta đất trồng lúa bị ngập úng mà nước lại
rút rất chậm. Dự báo đến cuối tháng 10 lũ lụt sẽ còn tiếp tục xảy ra ở Đồng bằng sông Cửu
Long và có thể lại khiến mực nước ở tất cả các sông dâng cao hơn nữa.
Ông Hồ Viêt Hiệp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang - một trong các tỉnh phía nam
Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lũ lụt nhận xét: “Năm nay nước lũ đã lên đến mức
kỷ lục của năm 2000 lịch sử. Dù người dân nơi đây đã quen với nước lũ và họ luôn sẵn sàng
chuẩn bị tinh thần ứng phó với thiên tai bất kỳ lúc nào, song càng ngày càng khó dự báo trước
được tình hình thời tiết và chúng ta đã chứng kiến số cơn lốc xoáy ngày càng tăng”.
Ở An Giang, khoảng 19.000 ngôi nhà đã chìm trong biển nước và hơn một ngàn gia đình
đã phải đi sơ tán. Lở đất xuất hiện trên diện rộng. Hơn 6.700 học sinh bị ảnh hưởng do 60 ngôi
trường ngập chìm trong nước lũ và đã hơn một tháng nay, hơn 1.300 học sinh không được đến
trường.
Một ông bố và hai con trai đứng nhìn
những gì còn sót lại trong ngôi nhà của mình ở
tỉnh An Giang. Đuối nước là nguyên nhân gây
tử vong cao nhất cho trẻ em trong bão lụt. –
UNICEF/Việt Nam/2011/Lý Phát Việt Linh
Tử vong ở trẻ em lên đến mức báo động
Ông Nguyễn Văn Nghĩa, chuyên gia về bảo
vệ trẻ em thuộc Sở Lao động Thương binh Xã
hội tỉnh An Giang nhận xét: “Trong các trường
hợp cứu trợ khẩn cấp, trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ
là những người dễ gặp nguy hiểm nhất. Các em
sống trong các ngôi nhà xung quanh toàn nước
và nếu cha mẹ chỉ lơ là một giây thôi là các em
có thể ngã xuống nước ngay. Dòng nước hiện
chảy rất xiết nên chỉ sau vài phút là có thể cuốn
trẻ ra xa hàng ki-lô-mét”.
Với con số trẻ em tử vong hầu hết là do
đuối nước lên đến mức báo động trong các trận
lũ lụt ở sông Cửu Long, UNICEF kêu gọi hành
động vì sự an toàn cho trẻ.
Nhu cầu cấp bách nhất đối với trẻ em là
nước sạch và thiết bị vệ sinh để phòng lây lan
dịch bệnh– UNICEF/Việt Nam/2011/Lý Phát
Việt Linh
Ông Jean Dupraz, phó đại diện UNICEF Việt Nam cho biết: “Truyền thông về đuối nước
trẻ em là rất quan trọng để các bậc phụ huynh hiểu được những nguy cơ hàng ngày con em họ
có thể gặp phải”. UNICEF đã hỗ trợ kịp thời cho các tỉnh ở miền Nam và miền Trung Việt
Nam, tiến hành các hoạt động tuyên truyền, giáo dục và cung cấp các vật dụng phòng chống
đuối nước gồm có 2.000 túi phao; 1.200 áo phao; 8 thuyền và 500 phao cứu sinh cho học sinh
cũng như nhiều đồ dùng học tập khác như sách giáo khoa và vở viết cho các tỉnh bị ảnh hưởng.
Ông Jean Dupraz còn cho biết: “Vừa phải hạn chế tới mức tối đa thời gian gián đoạn học
tập của học sinh đồng thời phải giữ gìn sức khỏe cho các em trong thời gian bão lụt và sau khi
hết bão lụt, đặc biệt lưu ý tới các bệnh lây truyền qua đường nước và điều kiện vệ sinh không
đảm bảo an toàn.
Đề phòng dịch bệnh lây lan
Bà mẹ tên Nhan và hai anh em ruột Khang
và Khải trên chiếc thuyền gỗ trở về căn nhà
ngập lụt. – UNICEF/Việt Nam/2011/Trần
Phương Anh
Trong khi nhiều gia đình hiện đang ở tạm
tại các trung tâm sơ tán, chạy trốn dòng nước
đang dâng cao thì một số lại chọn ở lại, sống ở
các tầng cao trong nhà mình hay ở bất kỳ nơi
nào còn khô ráo gần nhà.
Hai anh em ruột Hoàng Vy Khải, 11 tuổi và
Hoàng Vy Khang, 13 tuổi đang ngồi xổm bên con đường lầy lội trong xã.
Bà mẹ chỉ vào căn nhà tranh nước ngập tới phân nửa nói: “Đây là nhà chúng tôi. Nhà
chúng tôi ngập đã ba tuần rồi và chẳng hy vọng gì vài ba tuần nữa nước sẽ rút được. Chúng tôi
không chạy được nhiều đồ. Giờ đây chúng tôi chỉ trông mong vào cứu trợ của nhà nước và các
tổ chức khác”. Cả Khang và Khải hiện đã nghỉ học vì cha mẹ không đủ khả năng nuôi hai anh
em ăn học. Bà mẹ ở nhà vì không còn đủ sức lao động còn người cha thả lưới dọc bờ sông
kiếm con cá nhỏ đủ cho gia đình sống qua ngày.
Lúc bão lụt và sau khi nước rút, nhu cầu cấp bách nhất của trẻ em là nước sạch và thiết bị
vệ sinh để phòng dịch bệnh lây lan như tiêu chảy và sốt xuất huyết. Ở vùng Đồng bằng sông
Cửu Long, tính đến thời điểm này, UNICEF Việt Nam đã cấp khoảng 800.000 viên lọc nước;
900 kg Chloramin B; 14.000 bánh xà phòng; 2.000 can nhựa đựng nước; và 2.000 máy lọc
nước đáp ứng nhu cầu của khoảng 72.000 người dân trong vòng 15 ngày.
TUYÊN TRUYỀN CÁCH PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC Ở TRẺ EM
Trong các dịp lễ, tết, nhất là vào kỳ nghỉ hè, nhiều gia đình, cơ quan, trường học sẽ tổ chức
cho trẻ em đi nghỉ mát, tắm biển. Khắp nơi các em học sinh cũng sẽ tự rủ nhau đi tắm mát ở
sông, suối, ao, hồ... thì nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước là rất cao. Mỗi khi mùa hè đến, lo lắng
về đuối nước luôn thường trực và có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào. Nhiều vụ trẻ em đuối nước
thương tâm do sự bất cẩn của người lớn.
Và chỉ là một vài phút lơ là đãng xảy ra một số trường hợp đáng thương tâm. Điều này muốn
nói lên là đuối nước không chỉ xảy ra ở sông, suối, ao hồ, đầm lầy ... mà còn có thể xảy ra ở
ngay tại nhà, nơi làm việc, nhà trẻ...Vì thế các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo và các em học
sinh cần có hiểu biết cách phòng và kĩ năng xử trí tai nạn đuối nước là rất cần thiết.
Vì sao đuối nước thường dẫn đến tử vong?
Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu ôxy và
các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động. Hay nói cách khác: Chết đuối là tình trạng
thiếu oxy do cơ thể bị chìm trong nước.
- Người ta thống kê thấy khoảng 4/5 trường hợp chết đuối mà trong phổi có nước và 1/5
còn lại chết đuối nhưng phổi không có nước.
- Sở dĩ có tình trạng chết đuối mà trong phổi không có nước là do người không biết bơi bất
ngờ bị chìm trong nước, nạn nhân hoảng sợ khiến các phản xạ bị rối loạn làm cơ thể bị chìm,
phản xạ co cơ nắp thanh quản và đóng khí quản lại làm nạn nhân không thở được dẫn đến thiếu
oxy não và bất tỉnh. Từ chỗ nắp thanh quản bị đóng nên nước cũng không vào phổi được. Đó
cũng được gọi là chết đuối khô.
Vì vậy khi gặp trường hợp đuối nước cần xử trí khẩn trương, kiên trì, ngay tại chỗ để giải
phóng đường hô hấp.
* Khi gặp một trường hợp đuối nước cần sơ cứu như thế nào?
Khi gặp một trường hợp đuối nước chúng ta cần tiến hành các bước sơ cứu sau:
1. Đối với người lớn và trẻ lớn:
Khi thấy một người đang hốt hoảng trên mặt nước hãy nhanh chóng đưa cho họ bất cứ thứ
gì có thể giúp họ bám vào và nổi lên được. Nếu chỉ có một mình và 2 tay không, nếu không
phải là một nhân viên cấp cứu nhiều kinh nghiệm thì bơi ra cứu nạn nhân là điều rất mạo hiểm
dù là một tay bơi giỏi vì trong cơn hoảng loạn cực độ, nạn nhân thường có khuynh hướng vùng
vẫy, níu kéo rất chặt gây khó khăn cho người cấp cứu và có nguy cơ làm chết đuối luôn cả hai.
Nên ném cho nạn nhân một phao nổi trước cho nạn nhân bám vào, sau đó mới cho nạn nhân
bám vào người cứu hộ.
Tại nơi xảy ra tai nạn: cấp cứu ngay ở dưới nước, nắm tóc kéo đầu nạn nhân nhô lên khỏi
mặt nước, tát mấy cái thật mạnh vào má nạn nhân để gây phản xạ hồi tỉnh và thở lại. Nhanh
chóng quàng tay qua nách, hoặc kêu thêm người hỗ trợ đưa nạn nhân vào bờ. Cấp cứu tại chỗ
là quan trọng nhất, quyết định sự sống còn của nạn nhân, nếu xử trí chậm, nạn nhân bị thiếu
ôxy não rất khó cứu sống sau đó.
Khi đưa được nạn nhân lên bờ hay lên thuyền phải tiến hành ngay hô hấp nhân tạo, hà hơi
thổi ngạt: khai thông đường hô hấp bằng cách đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ nghiêng sang một bên,
dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi đường thở và miệng nạn nhân; đặt một khăn
mùi soa hay miếng gạc qua miệng nạn nhân, dùng hai ngón tay cái và trỏ bịt mũi nạn nhân rồi
thổi hơi trực tiếp vào miệng nạn nhân. Nếu ngừng tim (sờ mạch quay không có) phải ép tim
ngoài lồng ngực. Dùng hai tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, tần số ép khoảng
100 lần/1 phút.
- Nếu có một người cấp cứu thì thổi ngạt 2 - 3 hơi lại ép tim ngoài lồng ngực 10 - 15 nhịp.
- Nếu có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt, một người ép tim ngoài lồng ngực,
làm kiên trì cho đến khi tim đập và thở trở lại.
Khi tỉnh lại, nạn nhân sẽ nôn ra nước, nên phải để nạn nhân ở tư thế an toàn, đầu nằm
nghiêng, kê gối dưới hai vai, nới rộng quần áo, phòng cho nạn nhân không bị ngạt trở lại vì sặc
chất nôn. Chỉ bỏ cuộc khi đã hô hấp nhân tạo và ép tim được 2 tiếng mà không thấy nạn nhân
phục hồi.
2. Đối với trẻ nhỏ:
Khi gặp trẻ đuối nước người ta thường vác dốc ngược trẻ trên vai, động tác dốc ngược nạn
nhân chỉ có tác dụng khai thông vùng họng và miệng, vì vậy không nên thực hiện ở người lớn
và không nên làm quá 1 phút ở trẻ em.
Đặt trẻ nằm ở chỗ khô ráo, thoáng khí. Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem có còn thở
không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực. Nếu lồng ngực không di động tức là trẻ đã
ngưng thở; thổi ngạt miệng qua miệng 2 cái chậm. Nếu sau đó trẻ vẫn chưa thở lại được hoặc
còn tím tái và hôn mê thì xem như tim đã ngưng đập, cần ấn tim ngoài lồng ngực ngay. Ấn vào
vùng nửa dưới xương ức theo cách như sau:
- Dùng 2 ngón tay cái (đối với trẻ dưới 1 tuổi) ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối hai đầu
vú 1 đốt ngón tay (tức khoảng bằng bề ngang một ngón tay).
- Dùng 1 bàn tay (đối với trẻ từ 1-8 tuổi) hoặc 2 bàn tay đặt chồng lên nhau (đối với trẻ
hơn 8 tuổi và người lớn) ấn vào phía trên mỏm ức 2 đốt ngón tay. Phối hợp ấn tim và thổi ngạt
theo tỷ lệ 5/1 (đối với trẻ dưới 8 tuổi) hoặc 15/2 (đối với trẻ trên 8 tuổi).
Cần lưu ý là vẫn phải tiếp tục thực hiện các động tác cấp cứu này trên đường chuyển nạn
nhân tới cơ sở y tế, cho đến khi tự thở lại được hoặc chắc chắn đã chết. Việc cấp cứu này đôi
khi phải mất hàng giờ hoặc lâu hơn. Nếu lồng ngực còn di động tức là trẻ còn tự thở được, hãy
đặt trẻ nằm ở tư thế an toàn, nghĩa là nằm nghiêng một bên để nếu nôn ói thì chất nôn dễ dàng
thoát ra ngoài và không trào ngược vào phổi, gây viêm phổi.
- Nếu sơ cứu có kết quả, nạn nhân thở lại, cử động giãy giụa, hay nạn nhân vẫn còn mê
nhưng đã có mạch và nhịp thở thì gọi xe cấp cứu hay dùng mọi phương tiện sẵn có chuyển nạn
nhân đến cơ sở y tế có trang bị hồi sức cấp cứu. Quá trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục cấp cứu
và đắp giữ ấm cho nạn nhân.
- Trường hợp nạn nhân đã ngừng thở, ngừng tim thì nhanh chóng dốc ngược đầu nạn nhân
cho nước trong đường thở thoát ra hết; sau đó đặt nạn nhân trên mặt phẳng cứng, ngửa cổ nạn
nhân ra sau, móc hết đàm nhớt, dị vật trong miệng nạn nhân ra, một tay đặt lên trán nạn nhân,
bịt mũi nạn nhân bằng ngón trỏ và ngón cái, sau đó hít sâu, áp miệng người cấp cứu vào miệng
nạn nhân thổi 2 hơi đầy; để lồng ngực tự xẹp và thổi tiếp lần thứ hai. Thực hiện cho đến khi
nạn nhân thở được hoặc có xe cấp cứu đến.
Nếu nạn nhân bị ngưng tim nên tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực song song với hô
hấp nhân tạo.
Những việc không nên làm trong quá trình cấp cứu đuối nước?
Những việc cần chú ý trong quá trình cấp cứu đưối nước
- Không được chậm trễ trong cấp cứu người bị đuối nước: tìm cách gọi xe cấp cứu, tìm
cho được và đầy đủ các phương tiện cấp cứu . v.v... mà phải bằng mọi cách và khả năng hiểu
biết cấp cứu ngay
- Không nên cố tìm cách cho nước trong phổi nạn nhân chảy hết ra ngoài bằng cách xốc
nước (vác nạn nhân chạy vòng vòng cho nước chảy ra) vì như thế sẽ bỏ lỡ thời gian vàng cho
việc làm hồi sức cấp cứu tim phổi mà chỉ cần chậm trễ 4 phút thôi là não có nguy cơ bị chết
rồi! Trong quá trình hồi sức cấp cứu tim phổi, nước trong phổi sẽ tự động thoát ra ngoài. Nếu là
nước sông, hồ thì nước sẽ thấm vào hệ tuần hoàn rất nhanh do hiện tượng thẩm thấu (nước
sông có nồng độ loãng hơn máu).
- Khi làm xoa bóp tim ngoài lồng ngực, cần chú ý không quá mạnh bạo vì có thể làm gãy
xương sườn nạn nhân, nhất là trẻ nhỏ.
Với ngạt nước, sơ cứu tại chỗ và đúng kỹ thuật là những yếu tố quan trọng nhất, quyết
định đến sự sống còn và khả năng bị di chứng não của người bị nạn.
* Để phòng, chống tai nạn đuối nước ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh, người chăm sóc
cần thực hiện những gì?
Đề phòng tai nạn đuối nước các bậc phụ huynh, người chăm sóc và các em học sinh cần
quan tâm đến công việc sau đây:
1. Đối với trẻ lớn và người lớn:
- Không nên nhảy xuống vùng nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, có lối thoát khi
gặp nguy hiểm hay không.
- Khi đi bơi nên đi chung với những người bơi giỏi và nên mang theo phao khi đi bơi và đi
tàu thuyền.
- Không ăn no, không uống rượu trước khi xuống nước.
- Chỉ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát.
2. Đối với trẻ nhỏ:
- Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để
làm công việc khác như đọc sách, tán chuyện gẫu, chơi bài…
- Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có
(như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.
- Nhà khá giả có hồ bơi nên rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em không mở cửa
được, có hệ thống báo động khi trẻ em vào.
- Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi).
3. Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ,TB&XH) cũng đưa ra 8 khuyến cáo để các
bậc phụ huynhvà các bạn phòng tránh chết đuối cho con em mình, cho các bạn như:
- Không được đi tắm, bơi ngoài sông, suối mà không có người lớn biết bơi đi kèm
- Không chơi, đùa nghịch quanh ao, hồ nước, hố sâu, hố vôi đang tôi để tránh bị ngã, rơi
xuống hố.
- Nhà ở gần vùng sông nước, ao hồ cần làm cửa chắn và rào quanh nhà.
- Nên nhắc cha mẹ lấp kín các hố, rãnh nước sau khi sử dụng.
- Nhắc cha mẹ làm nắp đậy chắc chắn, an toàn cho giếng, bể nước, chum vại.
- Nên có người lớn đưa đi học trong mùa mưa lũ, đặc biệt khi phải đi qua suối, sông.
- Nên nhắc người lớn dậy bơi cho trẻ em.
Sự nỗ lực của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm làm giảm tai nạn do đuối nước
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO, tháng 10/2012), hàng năm có khoảng
388.000 trường hợp tử vong do đuối nước, chiếm 7% tất cả các ca tử vong do liên quan đến tai
nạn thương tích trên toàn thế giới. Đồng thời đuối nước là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu
gây tử vong do tai nạn thương tích trên toàn cầu, tập trung chủ yếu ở các quốc gia có thu nhập
thấp và trung bình. Chết đuối là quá trình suy hô hấp hay còn gọi là ngộp thở do bị chìm trong
chất dịch (chủ yếu là nước), kết quả được xác định là tử vong, tỷ lệ mắc bệnh không.
Phạm vi vấn đề: Gánh nặng xã hội do đuối nước
Trong năm 2004, ước tính khoảng 388.000 người đã tử vong do đuối nước. Hiện nay, đuối
nước là một vấn đề y tế cộng đồng quan trọng được quan tâm trên toàn thế giới. Số trường hợp
chết đuối do tai nạn thương tích chiếm gần 10% tổng số tử vong trên toàn cầu. Đuối nước là
một trong ba nguyên nhân hàng đầu gây ra số ca chết do tai nạn thương tích, chiếm 7% tất cả
các ca tử vong liên quan đến chấn thương. Gánh nặng toàn cầu và tử vong do đuối nước được
tìm thấy trong tất cả các nền kinh tế và nhiều khu vực, tuy nhiên:
+ Các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình chiếm 96% các trường hợp tử vong do đuối
nước;
+ Trên 60% trường hợp chết đuối trên thế giới xảy ra chủ yếu ở các quốc gia thuộc khu
vực Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á;
+ Tỷ lệ tử vong do đuối nước cao nhất ở các quốc gia khu vực châu Phi và cao hơn 8 lần
so với ở Úc hoặc Mỹ;
+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có tỷ lệ tử vong do đuối
nước cao nhất và cùng đóng góp đến 43% các trường hợp tử vong trên
toàn thế giới và 41% tổng số trường hợp để lại di chứng lâu dài liên quan
đến đuối nước.
Mặc dù có một số nghiên cứu về chi phí cũng như những tác động
dođuối nước, nhưng các dữ liệu còn hạn chế chưa phản ánh đúng sự thật
về những tác động do đuối nước gây ra đối với xã hội. Tuy nhiên, cũng
có một số nghiên cứu đáng tin cậy như các nghiên cứu tại Mỹ, 45% các
trường hợp tử vong do đuối nước tập trung ở những nhóm dân cư tham gia hoạt động kinh tế
nhất. Chỉ riêng tại các vùng ven biển của Mỹ, chi phí mỗi năm liên quan đến đuối nước là 273
triệu USD. Tại Úc và Canada, chi phí hàng năm lần lượt là 85.5 triệu USD và 173 triệu USD.
Số ca báo cáo do chết đuối trên toàn cầu không phản ánh chính xác tình hình đang xảy ra
trong cộng đồng. Điều quan trọng cho thấy rằng các vấn đề về đuối nước trên toàn cầu là lớn
hơn nhiều hơn so với các con số được đưa ra, do cách phân loại dữ liệu. Các số liệu trên không
bao gồm chết đuối do lũ lụt (thiên tai), đi thuyền và rủi ro do vận chuyển đường thủy. Thống kê
số ca đuối nước không gây tử
vong ở nhiều nước không có
hoặc số liệu không đáng tin
cậy.
Những ai có nguy cơ
chết đuối?
Về độ tuổi
Tuổi tác là một trong
những yếu tố nguy cơ chính
liên quan đến chết đuối. Mối
quan hệ này thường liên quan
với một sai sót trong việc
giám sát. Nói chung, trẻ em
dưới 5 tuổi có tỷ lệ tử vong do
chết đuối cao nhất trên toàn thế giới. Những trẻ em đi chập chững có nguy cơ chết đuối cao do
bản chất thích tò mò và do không có khả năng tự vệ tách mình ra khỏi những nơi nguy hiểm
như hồ tắm, thùng nước, bồn tắm, nhà cầu, hay máy giặt. Theo ước tính có 59% những trường
hợp chết đuối ở trẻ dưới 1 tuổi xảy ra ở bồn tắm và 56% trong số các trường hợp chết đuối này
là kết quả của sự ngược đãi, thiếu sự quan tâm cho trẻ em.
Riêng Canada và New Zealand là hai quốc gia ngoại lệ duy nhất, nơi mà những người nam
trưởng thành bị đuối nước cao hơn.
+ Australia: đuối nước là nguyên nhân hàng đầu do tai nạn thương tích ở trẻ em từ 1-3
tuổi.
+ Bangladesh: chết đuối chiếm 20% tất cả các ca tử vong ở trẻ em độ tuổi từ 1-4 tuổi.
+ Trung Quốc: đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do tai nạn thương tích ở
trẻ em độ tuổi từ 1-14 tuổi.
+ Mỹ: đuối nước là nguyên nhân hàng đầu thứ hai của cái chết thương tích không chủ ý ở
trẻ em tuổi từ 1-14 tuổi.
Về Giới tính
Nam thường có nguy cơ chết đuối cao hơn, gấp
đôi so với tỷ lệ tử vong ở nữ giới. Nghiên cứu cho
thấy rằng, tỷ lệ chết đuối ở nam giới cao hơn nguyên
nhân là do những hành vi có nguy cơ cao trong khi
bơi lội một mình, chèo thuyền, lặn hoặc các hoạt
động khác liên quan đến nước.
Uống rượu trước khi bơi và chèo thuyền cũng là
một yếu tố nguy cơ góp phần trong hơn 60% tất cả
những trường hợp chết đuối của thiếu niên.
Tiếp xúc với nước thường xuyên
Việc tiếp xúc với nước liên tục là một yếu tố
nguy cơ cao gây chết đuối. Những người hành nghề
như hoạt động kinh tế đánh bắt cá hoặc đánh bắt cá
để phục vụ đời sống, bằng cách sử dụng những chiếc
thuyền nhỏ ở các nước có thu nhập thấp dễ bị chết
đuối.
Trẻ em sống gần các nguồn nước chẳng hạn như
mương, ao, kênh thủy lợi, hoặc hồ đặc biệt có nguy
cơ rất cao.
Các yếu tố nguy cơ khác
Một số yếu tố khác có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ bị chết đuối như:
+ Ở nhiều nước có tình trạng kinh tế xã hội thấp thì các thành phần dân cư có nguy cơ chết
đuối cao như dân tộc thiểu số, những người thiếu giáo dục, và người dân nông thôn có thể
liênquan;
+ Trẻ sơ sinh hoặc trẻ em một mình trong bồn tắm mà không có người trông coi;
+ Các phương tiện giao thông đường thủy không an toàn hoặc quá tải;
+ Sử dụng rượu, gần hoặc trong nước;
+ Các điều kiện y tế chẳng hạn như những người động kinh;
+ Khách du dịch không quen thuộc với các nguy cơ về nước tại các địa phương;
+ Lũ lụt và các sự thiên tai khác như sóng thần.
Điểm qua tình hình đuối nước tại việt Nam
Thiếu sự quan tâm, trẻ bị đuối nước tăng
Theo Báo Quân đội nhân dân - Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
(LĐTB&XH), mỗi năm cả nước có khoảng 3.500 trẻ em bị đuối nước, trong đó, vùng Đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm một tỷ lệ lớn, đặc biệt là vào mùa mưa lũ. Trong khi các
ngành chức năng đang rốt ráo thực hiện các giải pháp nhằm giảm đến mức thấp nhất những vụ
việc tang thương thì nhiều vụ tai nạn xảy ra do thiếu sự quan tâm, quản lý của gia đình.
Những vụ việc tang thương
Chúng tôi đến tìm hiểu về việc phòng, tránh đuối nước cho trẻ em ở tỉnh An Giang - nơi
đầu nguồn lũ của vùng ĐBSCL vào những ngày cuối tháng 9. Nơi đây, chúng tôi thấy có nhiều
trẻ nhỏ đến tắm tại các con sông nhưng không có phao bơi cũng như không người trông. Cụ
thể, trưa ngày 23-9, tại cầu Tha La, xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc (An Giang) chúng tôi thấy có
5 trẻ, khoảng từ 6 đến 10 tuổi không mặc áo phao, tụ tập dưới chân cầu, không có người lớn
trông và bơi ngược dòng nước đang chảy rất mạnh. Chứng kiến cảnh trên, chúng tôi không
khỏi giật mình và lo lắng cho sự an toàn
của các em. Ông Lưu Hải Đăng, một
người dân ngụ tại xã Vĩnh Tế tâm sự:
“Dòng nước chảy xiết thế thì người
lớn bơi còn không nổi, huống chi là bọn
trẻ. Việc các cháu thường xuyên ra sông
tắm là do cha mẹ của các em mải đi làm
ăn không quản lý chặt chẽ. Vì vậy khi
xảy ra tai nạn thưòng là hậu quả nghiêm
trọng”.
Đi dọc theo tỉnh lộ 941 hướng từ
thành phố Long Xuyên đến huyện Tri
Tôn, hoặc theo quốc lộ 91 từ thị xã Châu
Đốc về huyện Châu Thành, đoạn từ phà Vàm Xáng đi thị xã
Tân Châu, đoạn từ phà An Hòa (thành phố Long Xuyên) đi
thị trấn Chợ Mới, chúng tôi phát hiện khoảng hàng chục vị
trí trẻ em tụ tập tắm sông mà không có người lớn trông
nom. Theo UBND tỉnh An Giang, địa phương này là một
trong 15 tỉnh có số trẻ em bị đuối nước cao nhất nước trong
các năm qua. Số trường hợp trẻ tử vong do đuối nước cao
và luôn tăng. Cụ thể, năm 2010 có 15 trẻ bị đuối nước
nhưng đến năm 2011 con số này tăng lên 49 trường hợp.
Tỉnh Đồng Tháp cũng là một trong những địa phương
có số trẻ bị đuối nước nhiều nhất ở ĐBSCL. Năm 2011, tỉnh này có 57 trường hợp trẻ đuối
nước, tính đến hết 6 tháng đầu năm 2012 đã có 20 trường hợp đuối nước. Hiện nay, mực nước
ở các sông thuộc các huyện như Đồng Tháp Mười, Tam Nông, Tân Hồng, thành phố Cao
Lãnh… đang lên cao. Theo đó, các bậc cha mẹ cũng đã chuẩn bị cho mùa làm ăn mới khi nước
lũ về. Tuy nhiên, đây cũng là thời gian các trẻ bị “bỏ quên” nhiều nhất.
Chiều ngày 18-7, tại ấp Thanh Đăng, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) đã xảy
ra một vụ đuối nước làm 2 em học sinh thiệt mạng. Nạn nhân là em Nguyễn Viết Huy và em
Nguyễn Thành Nhân, cùng là học sinh lớp 5, trường Tiểu học Thanh Bình. Do cha, mẹ đi làm
nên hai em rủ nhau ra ngoài sông gần nhà tắm và bị đuối nước.
Mới đây, ngày 31-8 và 21-9, tại tỉnh Bạc Liêu đã xảy ra 2 vụ đuối nước làm 4 trẻ tử vong.
Vụ thứ nhất xảy ra ngày 31-8, tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) làm 3 em tử
vong. Vụ thứ hai xảy ra ở phường 8, thành phố Bạc Liêu làm 1 em tử vong. Nguyên nhân của
hai vụ trên đều do các em trốn gia đình, rủ nhau ra sông tắm, khi bị đuối nước không ai phát
hiện được nên dẫn đến tử vong.
Cần sự quan tâm thỏa đáng
Tìm hiểu về trách nhiệm của ngành giáo dục trong công tác phòng, tránh đuối nước trẻ em,
ông Phó Gia Hùng Phương, Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã Tân Châu (An
Giang) cho chúng tôi biết: “Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp trẻ em bị đuối
nước trong mùa lũ này, phòng đã chủ động phối hợp với Trung tâm Thể dục thể thao huyện để
dạy bơi cho các em. Tuy nhiên, việc dạy bơi cho các em gặp không ít khó khăn bởi sự thiếu
hợp tác của gia đình. Các phụ huynh không cho con em đi học vì nhiều lý do khác nhau, trong
đó có lý do sợ các em gặp tai nạn trong khi học và không có thời gian đưa đón các em. Bên
cạnh khó khăn trên, hiện nay chúng tôi cũng chưa được đầu tư hồ bơi nào nhằm phục vụ cho
công tác dạy và học đạt hiệu quả tốt hơn”.
Theo bà Dương Thúy Ngân, cán bộ Phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Sở LĐTB&XH tỉnh
An Giang) thì: “Nguyên nhân của những trường hợp trẻ em bị đuối nước trên thường do các
phụ huynh lơ là việc trông coi trẻ, trẻ tắm không có áo phao. Khi sự việc đau lòng xảy ra, các
phụ huynh hối hận thì đã muộn. Trong mùa lũ này, tỉnh sẽ huy động các cháu đến nơi giữ trẻ
tập trung nhằm bảo đảm an toàn cho các cháu, tuy nhiên, công tác này cũng đang gặp nhiều
khó khăn”.
Liên quan đến tình trạng đuối nước thường xảy ra trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, ông
Nguyễn Văn Dương, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Một trong những nguyên
nhân dẫn đến việc gia tăng số trường hợp trẻ em bị đuối nước trên địa bàn tỉnh là do sự bất cẩn
của các bậc phụ huynh. Mùa lũ này, tỉnh sẽ tập trung mọi biện pháp để bảo vệ tính mạng của
trẻ, tăng cường các điểm giữ trẻ, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng trẻ bị đuối nước”.
Hiện nay, mùa lũ đang đến, việc quản lý sinh hoạt đối với trẻ em ở các vùng lũ như
ĐBSCL rất cần được quan tâm. Để hạn chế đến mức thấp nhất những trường hợp trẻ em bị
đuối nước, gia đình và các bậc phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để
công tác phòng, tránh đuối nước cho trẻ em trong mùa lũ đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó,
các ngành chức năn g cần phải tăng cường và nâng cao công tác tuyên truyền để người dân
hiểu và thực hiện tốt trách nhiệm quản lý con em mình.
Mỗi ngày khoảng 10 trẻ tử vong do đuối nước
Mới đây, Bộ LĐTB&XH phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc công bố kết quả
khảo sát quốc gia tai nạn thương tích (TNTT) tại Việt Nam năm 2010.
Theo kết quả khảo sát, mỗi năm có 35.000 người tử vong do TNTT, trong đó giao thông
đường bộ và đuối nước là nguyên nhân hàng đầu. Kết quả cho thấy, trung bình mỗi ngày có
khoảng 10 trẻ chết đuối, tỷ lệ này cao gấp 8 lần so với các nước có thu nhập cao. Hà Nội, Nghệ
An, Thanh Hóa là những địa phương đang thay nhau dẫn đầu về tỉ lệ trẻ tử vong do đuối nước.
Theo thống kê của tổ chức UNICEF tại Việt Nam, trong tổng số các ca tử vong vì tai nạn
thương tích, cứ 5 trường hợp lại có 2 trường hợp từ 19 tuổi trở xuống. Như vậy, một phần lớn
của gánh nặng thương tích nằm ở nhóm trẻ em và những người chưa thành niên, trong đó đuối
nước là nguyên nhân hàng đầu.
Những nguy cơ được báo trước
Có nhiều nguyên nhân gây đuối nước ở trẻ em và một trong những nguyên nhân chính là
thiếu sự giám sát của người lớn. Nhiều trường hợp trẻ em bị rơi xuống sông, ao, hồ, giếng hay
bể nước chỉ vì sự thiếu quan sát của cha mẹ, người giữ trẻ trong khoảng thời gian ngắn do bận
làm việc khác. Đối với nhóm học sinh ở lứa tuổi tiểu học, hầu hết các em không có được sự
giám sát thường xuyên của người lớn, đặc biệt trong kỳ nghỉ hè, vì cha mẹ các em còn bận đi
làm. Ngoài ra, trẻ em còn bị chết đuối tại các bãi biển, khu vui chơi giải trí, bể bơi mà nguyên
nhân chủ yếu là thiếu sự giám sát của người lớn.
Nhiều cuộc khảo sát cho thấy, hầu hết trẻ em bị
đuối nước là do không biết bơi, nhưng các em lại rất
hay chơi đùa gần khu vực ao, hồ, sông, suối. Một thực
tế khác mà ai cũng nhìn thấy đó là ở nhiều tỉnh, nhiều
địa phương trẻ em phải bơi qua sông đến trường vì
không có cầu, các bến đò, bến khách ngang sông lại
thiếu trang bị an toàn.
Trong khi đó, “các văn bản pháp luật của Việt
Nam còn thiếu các điều khoản quyết định xử phạt đối
với những hành vi gây đuối nước ở trẻ em. Chế tài xử
lý những hành vi gây tai nạn, chết ở trẻ em do đuối
nước chưa được quy định cụ thể. Ví dụ, thời gian gần
đây, ở nhiều thành phố lớn, số trẻ tử vong vì đuối
nước tại các hố nước ở công trường xây dựng gia tăng
nhưng chúng ta vẫn chưa có các quy định cụ thể về xử
phạt như thế nào? Ai là người chịu trách nhiệm
chính?" ông Nguyễn Trọng An, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH
cho biết.
Hãy dạy bơi cho trẻ
Sau 10 năm, chúng ta mới lại có một báo cáo về tai nạn thương tích trên phạm vi toàn
quốc. TNGT hay tai nạn đuối nước là những cảnh bảo có thể bị coi là “biết rồi khổ lắm nói
mãi”. Tuy nhiên, chúng ta cần các giải pháp phòng chống tai nạn thương tích cần trực tiếp,
thiết thực và hiệu quả hơn. Để phòng đuối nước cho trẻ, việc đầu tiên và quan trọng nhất là dạy
trẻ biết bơi. Tuy nhiên, hiện nay việc dạy bơi cho trẻ mới chỉ dừng lại ở mức độ tự phát. Đa số
trẻ em ở các địa phương tự học bơi thông qua anh, chị hoặc bạn bè cùng lứa tuổi ở các sông,
suối, ao hồ. Thiếu hồ bơi, thiếu sự giám sát của người lớn làm nguy cơ trẻ bị tai nạn đuối nước.
Bên cạnh đó, chương trình dạy bơi cho trẻ trong nhà trường chưa được triển khai rộng tại
các địa phương. Nhiều trường không đủ điều kiện, thiếu giao viên, cơ sở vật chất dạy bơi cho
trẻ tiểu học. Chính vì vậy, giải pháp được nêu ra là các địa phương cần đẩy mạnh hoạt động
truyền thông giáo dục nâng cao kiến thức, nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân về phòng, chống đuối nước trẻ em. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các quy định
về an toàn phòng, chống đuối nước tại cộng đồng; đầu tư ngân sách địa phương và kế hoạch để
xây dựng các bể bơi, hồ bơi đơn giản
cho trẻ.
Biện pháp phòng chống đuối
nước và chết đuối
Chiến lược phòng chống chết
đuối phải toàn diện và bao gồm:
+ Phương pháp kỹ thuật giúp loại
bỏ các yếu tố nguy hiểm;
+ Xây dựng pháp luật để thực thi
công tác phòng chống và đảm bảo
trách việc tiếp xúc với những nước
không an toàn giảm;
+ Giáo dục cho các cá nhân và
cộng đồng để nâng cao nhận thức về
nguy cơ và những công cụ hỗ trợ
trong phản ứng nhanh nếu xảy ra chết đuối;
+ Ưu tiên các nghiên cứu sáng
kiến và y tế cộng đồng để hạn chế
những gánh nặng do chết đuối gây
trên toàn thế giới và những nghiên
cứu can thiệp phòng ngừa.
Phương pháp kỹ thuật để loại bỏ
việc tiếp xúc với các hồ nước không
an toàn là chiến lược hiệu quả nhất để
phòng chống chết đuối.
Các biện pháp bao gồm gồm
không tích trữ nước khi không cần
thiết hoặc thay đổi môi trường để tạo
ra các rào cản ngăn cách nguồn nước.
Chẳng hạn:
+ Phát triển và thực hiện các hệ
thống nước an toàn, chẳng hạn như hệ
thống thoát nước, hệ thống cấp nước
tập trung, bờ bao kiểm soát lũ lụt ở
các khu vực dễ bị ngập lụt;
+ Hồ bơi phải có hàng rào chắn
khi không sử dụng thì loại bỏ nước
hoàn toàn;
+ Tạo và duy trì các vùng nước
an toàn để vui chơi, giải trí;
+ Loại bỏ nước trong xô và bồn
tắm và úp chúng lộn ngược.
Xây dựng pháp luật có thể là một chiến lược phòng ngừa hiệu quả, bằng các quy định cụ
thể để bảo đảm an toàn. Ví dụ, quy định phải có hàng rào bốn mặt xung quanh hồ bơi điều này
có thể làm giảm nguy cơ chết đuối. Tuy nhiên, luật pháp và các quy định yêu cầu các cá nhân
tổ chức tự lập hàng rào hồ bơi bảo đảm an toàn là chưa đủ. Mà chúng ta cần phải tăng cường
kiểm tra, giám sát các hệ thống nước phải bảo đảm an toàn là cần thiết để giảm tỷ lệ đuối nước.
Hệ thống pháp luật hoặc các quy định khác nhằm mục tiêu giảm các yếu tố nguy cơ chết
đuối. Hiện nay đã có đủ cơ sở pháp lý nên đòi hỏi phải thường xuyên kiểm tra an toàn của các
tàu vận tải và các quy định của pháp luật về sử dụng rượu trong khi chèo thuyền hay bơi lội.
Tuy nhiên, sự sẵn có các trang thiết bị như phao cứu sinh cá nhân thích hợp và được trang
bị trên những chiếc thuyền đây được xem chiến lược phòng chống đuối nước hiểu quả nhất.
Tăng cường truyền thông giáo dục cho cá nhân, cộng đồng nhận thức về đuối nước, những
yếu tố nguy cơ liên quan đến đuối nước và học tập kỹ năng sinh tồn ở những vùng nước. Các
chiến lược này đầy hứa hẹn để ngăn ngừa các trường hợp chết đuối.
Tương tự như vậy, đảm bảo sự có mặt của nhân viên cứu hộ tại các khu vực bơi cũng được
xem là một biện pháp để ngăn ngừa đuối nước.
Luôn sẵn sàng có các biện pháp sơ cứu ngay lập tức khi có đuối nước xảy ra, điều này có
thể làm giảm mức độ nghiêm trọng do đuối nước mang lại.
Một số chiến lược khác cũng cần thiết được xem xét như:
+ Chương trình học bơi cho trẻ em và người lớn;
+ Giám sát trẻ em trong và ngoài gia đình và thành lập các nhóm phụ huynh hoặc những
biện pháp chăm sóc trẻ khác ở khu vực nông thôn, đặc biệt trong giai đoạn thu hoạch nông vụ;
+ Giáo dục trẻ em không đi vào các dòng suối chảy nhanh và không bơi một mình.
Sự nổ lực của Tổ chức Y tế thế giới
Ưu tiên nghiên cứu các sáng kiến, giải pháp y tế cộng đồng để xác định những yếu tố nguy
cơ và gánh nặng do đuối nước trên toàn thế giới là rất cần thiết.
Xác định các mục tiêu rõ ràng như xác định tầm quan trọng của vấn đề đuối nước, xác
định các nhóm dân cư dễ bị tổn thương, các yếu tố rủi ro, tác hại do thời tiết mang lại và tăng
cường các dịch vụ đối phó trong trường hợp khẩn cấp là hết sức cần thiết.
Tăng cường những biện pháp can thiệp để phòng ngừa và tuyên truyền tác hại do đuối
nước cho người dân bị ảnh hưởng nhiều nhất.
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở TRẺ EM
I. Định nghĩa tai nạn thương tích
- “Tai nạn” là một sự kiện bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng và khó lường
trước được.
- “Thương tích” là những thương tổn thực thể trên cơ thể người do tiếp xúc cấp tính với
các nguồn năng lượng (năng lượng có thể là cơ học, nhiệt, hóa học, điện, hoặc phóng xạ) với
những mức độ, tốc độ khác nhau quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu hụt các
yếu tố cơ bản của sự sống (ví dụ như thiếu ô xy trong trường hợp đuối nước, bóp nghẹt, giảm
nhiệt độ trong môi trường cóng lạnh). Thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ dẫn đến
thương tích thường rất ngắn (vài phút). “Thương tích” hay còn gọi là “Chấn thương” không
phải là “Tai nạn”, mà là những sự kiện có thể dự đoán trước được và phần lớn có thể phòng
tránh được, thương tích gây ra thiệt hại về thể chất và tinh thần cho một người nào đó.
II. Thực trạng tai nạn thương tích ở trẻ em
Trong những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã được các cấp, các
ngành đặc biệt quan tâm, nguồn lực đầu tư cho các chương trình, dự án vì trẻ em ngày càng
tăng, trẻ em được quan tâm bảo vệ và chăm sóc tốt hơn.
Trên cả nước, trung bình hàng ngày có 10 trẻ em bị chết đuổi, độ tuổi từ 07 – 15 tuổi, cao
nhất khu vực Đông Nam Á.
Tai nạn giao thông là nguyên nhân thứ hai dẫn đến tử vong sau chết đuối. Mỗi năm trung
bình có khoảng 12.000 – 14.000 người chết và trên 20.000 người bi thương do tai nan giao
thông, trong đó trẻ em chiếm khoảng 35%.
III. Các loại tai nạn thương tích ở trẻ em – Nguyên nhân và cách phòng tránh
* Tai nạn thương tích ở trẻ em gồm một số loại như sau:
- Ngã
- Bỏng/cháy
- Tai nạn giao thông
- Ngộ độc các loại
- Cắt, đâm
- Ngạt thở, hóc nghẹn
- Súc vật cắn
- Chết đuối/đuối nước
- Bạo lực
- Bom, mìn/vật nổ
- Điện giật
- Các loại thương tích khác
Tai nạn thương tích TE đang trở thành một vấn đề y tế công cộng đe dọa đến sự sống còn và
phát triển của TE. Theo kết quả điều tra, gần 70% các ca tử vong TE trên 01 tuổi là do tai nạn
thương tích gây ra; trên 71% các trường hợp tử vong do tai nạn thương tích là do các tai nạn
thương tích không chủ ý như: TNGT, đuối nước, ngã, ngộ độc, điện giật, ngạt, hóc nghẹn…
1. Ngã
Ngã và những chấn thương do ngã là những tai nạn rất thường gặp ở trẻ em, ở mọi
lứa tuổi, mọi giới, mọi lúc và mọi nơi. Ngã để lại những hậu quả trước mắt vàl âu dài, nhiều khi
ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng cũng như tính mạng của trẻ.
1.1. Nguyên nhân:
- Do trẻ thiếu ý thức và kiến thức
+ Với đồ dùng, đồ chơi trên giá cao.
+ Ngồi trên bậu cửa sổ, lan can không có tay vịn.
+ Nhảy từ trên cao xuống (từ bàn, ghế…)
+ Chơi những trò chơi không an toàn.
+ Chạy nhảy, đuổi nhau, leo cây, trèo cầu thang…
- Do người lớn thiếu kiến thức và ý thức, không trông nom trẻ đúng cách (đặc biệt là đối với
trẻ sơ sinh) để trẻ:
+ Ngã từ trên giường, võng gây tổn thương sọ não, cột sống.
+ Do bế tuột tay có thể dẫn đến chấn thương sọ não hoặc trật khớp…
- Môi trường có nhiều yếu tố nguy cơ:
+ Nhà cao tầng.
+ Cầu thang không đúng tiêu chuẩn…
1.2. Cách phòng tránh
* Các gia đình có con 0 - 3 tuổi, bố mẹ cần làm những việc sau:
- Trông trẻ đúng cách luôn luôn là cách phòng tránh hữu hiệu nhất
- Sử dụng cũi để trông trẻ đặc biệt có tác dụng với trẻ nhỏ những lúc bạn có việc và không
thể trông trẻ được.
- Không thực hiện các động tác dễ gây ngã cho trẻ nhỏ như xốc ngược, tung trẻ...
- Không cho trẻ nhỏ (biết lẫy, bò, đi) ngồi, nằm trong võng, nơi không có người lớn bên
cạnh.
- Đảm bảo các bậc thềm, bậc cầu thang tạo điều kiện cho trẻ đi dễ dàng.
- Sắp xếp đồ đạc trong nhà hợp lý, không để vướng đường trẻ hay đi lại.
- Bọc cạnh, mép nhọn của bàn, ghế, đồ vật bằng các miếng cao su, nhựa.
- Làm lan can (cầu thang, ban công), tay vịn cầu thang, lắp chấn song cửa sổ, làm cửa chắn
cầu thang an toàn (độ cao tối thiểu 75cm, chấn song dọc, khoảng cách giữa các song tối đa
15cm).
- Luôn giữ sàn nhà, nhà tắm, sân… (những nơi sinh họat của trẻ) khô ráo, không trơn trượt,
không mấp mô lồi lõm.
* Các gia đình có con 4 - 8 tuổi, bố mẹ cần làm thêm những việc sau:
- Không để đồ dùng, đồ vật của trẻ ở những nơi quá cao trẻ không với tới được.
- Đảm bảo những nơi sinh hoạt của trẻ (đặc biệt cầu thang…) phải có đủ ánh sáng.
- Chặt bỏ các cành cây khô, rào quanh cây nếu có thể.
- Không khuyến khích trẻ leo trèo ở những nơi không an toàn như cây, cột điện, mái nhà…
- Giáo dục con trẻ tránh các trò chơi nguy hiểm: nhảy từ trên cao, đuổi nhau chơi đùa ở
những chỗ nguy hiểm, các trò như nhảy ngựa...
- Hướng dẫn trẻ có kỹ năng phòng tránh ngã khi đi vào những khu vực hoặc sử dụng những
đồ vật dễ gây ngã.
- Đi cầu thang: Bước vào giữa mặt bậc, mắt nhìn xuống chân, tay vịn vào lan can.
- Vào phòng tắm đi dép để tránh bị trơn trượt khi chạy.
- Không đi chân ướt vào sàn nhà.
* Các gia đình có con 9 - 15 tuổi, bố mẹ cần làm thêm những việc sau:
- Trao đổi với trẻ về nguy cơ ngã và các cách phòng tránh trên, đặc biệt các trẻ phải trông trẻ
nhỏ hơn.
* Để phòng tránh ngã cho trẻ các cộng tác viên và cộng đồng làm những việc sau:
- Tuyên truyền giáo dục hướng dẫn trẻ em biết những hoàn cảnh có thể gây nên ngã và các
hậu quả của ngã để có tác dụng giáo dục, răn đe.
- Phổ biến kiến thức phổ thông cho người chăm sóc trẻ và trẻ (đối với trẻ lớn) các kiến thức
sơ cứu ban đầu trong trường hợp một trẻ bị thương do ngã.
- Quản lý các em nhất là trong dịp nghỉ hè: Trẻ không được leo trèo cột điện, mái nhà, trèo
cây hái quả, bắt chim, không chạy thả diều trên sân thượng, gần ao, hồ, sông, ngòi hay lòng
đường...
- Hướng dẫn và tổ chức cho các em hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh: thăm quan, cắm
trại, có sân bóng riêng.
- Xây dựng môi trường an toàn: Biển báo nguy hiểm, báo cấm (cấm đi, trèo...) ở những nơi
cần thiết.
- Thực hiện mô hình ngôi nhà an toàn: cần có chấn song, rào chắn ở các cửa sổ, ban công, tại
các cửa đi ra sân khi có các bậc thềm cao...
- Không để cho trẻ nhỏ dưới 10 tuổi trông trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.
- Cần có người giám sát và trông trẻ.
2. Bỏng/Cháy
Bỏng là tổn thương của cơ thể ở mức độ khác nhau do tác dụng trực tiếp với các
nguồn năng lượng: sức nóng, điện, hóa chất, bức xạ… để lại di chứng sẹo, tàn tật, thậm chí dẫn
đến tử vong.
2.1. Nguyên nhân
Trẻ em, đặc biệt là trẻ em từ 02 - 05 tuổi dễ bị bỏng vì bản tính trẻ em rất hiếu động, tò mò,
và nhiều khi do sự bất cẩn của người lớn.
- Bỏng nhiệt ướt: bỏng do nước sôi, nồi canh hoặc nồi cám lợn sôi… Đây là nguyên nhân
chủ yếu. Tai nạn thường xảy ra khi phích nước sôi, đồ ăn nóng để ở trong tầm với hoặc lối đi của
trẻ. Tai nạn còn xảy ra khi trẻ nấu ăn giúp bố mẹ.
- Bỏng nhiệt khô: bàn là, ống bô xe máy, lửa, hơi nóng của lò nung… Thường do người lớn
không chú ý hoặc trẻ nghịch ngợm, đốt lửa sưởi, đốt rơm rạ, đánh đổ dầu xăng gây bắt lửa…
- Bỏng hoá chất: bỏng do vôi tôi, bỏng axít, kiềm… Do trẻ nô đùa cạnh hố vôi mới tôi sơ ý
tụt chân xuống, sử dụng nhầm a xít.
- Bỏng sét đánh/điện giật: Do trẻ nghịch điện hoặc do sét đánh thường rất nặng gây chết
người do cháy hoặc ngừng thở ngừng tim.
2.2. Cách phòng tránh
- Bố trí bếp nấu ăn hợp lý. Để bếp lò phẳng, cao ngoài tầm với hoặc có vách ngăn không cho
trẻ nhỏ tới gần. Khi nấu luôn quay cán xoong, chảo vào phía trong
- Không cho trẻ chơi, nô đùa nơi đang nấu ăn.
- Không để đồ vật đựng nước nóng trong tầm với trẻ em (nồi canh, phích nước, vòi nước
nóng, bàn là đang nóng, ống bô xe máy ...).
- Khi bê nước nóng, thức ăn mới nấu: tránh xa trẻ để không va đụng.
- Luôn kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống; nhiệt độ nước tắm
rửa.
- Không để trẻ nhỏ tiếp xúc với diêm, bật lửa, lửa, nước sôi, thức ăn nóng, bếp đang đun...
- Không để trẻ tự tắm với vòi nước nóng lạnh.
- Luôn trông trẻ đúng cách, để mắt đến trẻ.
- Quản lý chặt chẽ chai lọ đựng hoá chất như chất tẩy rửa, acid.
- Đặc biệt đối với trẻ nhỏ: không vừa bế trẻ vừa ăn, uống thức ăn nóng.
Đối với các trẻ lớn hơn phải giúp đỡ bố mẹ nấu ăn: Không nên cho trẻ dưới 8 tuổi giúp đỡ bố
mẹ làm bếp. Dạy trẻ các cách phòng tránh trên và luôn dùng lót tay khi bê các đồ nóng.
Đối với những trẻ phải giúp bố mẹ trông em: Dạy trẻ các cách phòng tránh trên.
* Về tuyên truyền phòng chống bỏng:
- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các tài liệu bằng tranh ảnh, tờ rơi, panô, áp phích, sổ tay
những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ về tác hại, biểu hiện, cách phòng tránh, phương pháp
sơ cứu thông thường và các địa chỉ liên hệ cần thiết để phát cho mọi người dân và những trẻ em
không có người lớn đi kèm.
- Có những buổi phát thanh tại các cụm dân cư xã phường về cách phòng tránh tai nạn
thương tích nói chung, tai nạn bỏng nói riêng hoặc có các chuyên mục, chuyên trang trong các
báo phổ thông của địa phương và trung ương để phổ biến kiến thức.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt, thảo luận chuyên đề cho các gia đình, các cụm dân cư và cho
trẻ em khó khăn đang sống trong các cơ sở tập trung hoặc các câu lạc bộ, nhà mở, nhà tình
thương, nhà trọ và những điểm các em hay tập trung để phổ biến và hướng dẫn những kiến thức
phổ thông về phòng tránh bỏng.
- Tổ chức các nhóm cộng tác viên đã được tập huấn gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp các gia đình
khó khăn và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện tiếp xúc với các loại hình truyền
thông nêu trên để tuyên truyền hoặc tư vấn, giải đáp thắc mắc.
- Tập huấn/hướng dẫn về phương pháp sơ cứu bỏng cho mọi người dân ở các cụm dân cư và
cho TE trong các cơ sở chăm sóc trẻ em khó khăn hay ở các nơi các em thường sinh hoạt tập.
3. Tai nạn giao thông
Tai nạn giao thông là những sự cố bất ngời xảy ra trong quá trình tham gia giao
thông, gây ra bởi các phương tiện và người tham gia giao thông.
3.1. Nguyên nhân
- Tai nạn giao thông do con người tham gia giao thông: Người tham gia giao thông
không chấp hành luật và các quy định về an toàn giao thông. Người đi bộ chạy qua đường bất
ngờ, không quan sát, đùa nghịch đu bám tàu xe, đá bóng dưới lòng đường, phơi rơm rạ trên
đường giao thông. Người đi xe đạp dàn hàng 3, lạng lách, vượt ẩu trước mũi xe máy, ô tô...
Người đi xe máy phóng nhanh, lạng lách. Lái xe ô tô uống rượu bia, không kiểm soát tốc độ...
Đặc biệt nguy hiểm đối với các trường hợp vô ý thức có hành vi nguy hiểm gây chết người như:
rải đinh trên đường cao tốc, ném đá lên tàu, tháo ốc vít trên đường ray tàu hoả...
-Tai nạn giao thông do các phương tiện giao thông: Chất lượng xe cộ thấp kém, xe
thiếu các thiết bị an toàn. Phương tiện vận chuyển không an toàn.
- TNGT do đường xá chất lượng xấu, thiếu biển báo, đèn hiệu, đèn chiếu sáng...
3.2. Cách phòng tránh
- Tuyên truyền phổ biến luật giao thông cho toàn xã hội.
- Tuyên truyền để các em thấy rõ các tình huống dẫn tới tai nạn giao thông (TNGT), những
nguy cơ và hiểm hoạ của TNGT đối với sức khoẻ. Giúp các em có những hiểu biết, tuân thủ các
qui tắc, luật lệ về ATGT.
- Tạo dư luận xã hội cổ vũ cho các hành vi an toàn, lên án những hành vi không an toàn như
đua xe, lạng lách
- Tổ chức các hoạt động do các em tham gia làm chủ như: Thành lập nhóm tuyên truyền của
trẻ em, học sinh ở các trường học, thôn xóm, khu dân cư để cung cấp các kiến thức phòng tránh
TNGT.
- Tổ chức cho các em các cuộc thi tìm hiểu về luật giao thông.
- Hướng dẫn trẻ cách đi lại an toàn:
+ Trang bị mũ bảo hiểm khi trẻ dùng xe đạp hoặc tham gia giao thông cùng với người lớn.
+ Ghế an toàn cho trẻ em khi đi xe đạp/máy do người khác đèo.
+ Thắt dây an toàn khi ngồi trên ôtô.
- Tham gia tập huấn và nắm vứng các kiến thức cũng như sơ cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn
giao thông.
- Các cách phòng tránh tai nạn giao thông thủy chủ yếu là:
+ Mặc áo phao.
+ Không lên tàu khi tàu quá đông (không có đủ chỗ ngồi cho mỗi người).
+ Không chen lấn xô đẩy khi ở trên tàu, phà.
+ Tuyệt đối tuân theo những quy định an toàn trên tàu (không thò chân, tay… ra ngòai cửa
sổ của tàu thuyền).
4. Ngộ độc
Khi một chất vô cơ hoặc hữu cơ dạng khí, lỏng hoặc rắn lọt vào cơ thể và gây tác động xấu
cho sức khoẻ được gọi là Ngộ độc. Có hai loại ngộ độc,ngộ độc cấp và ngộ độc mãn. Ngộ độc
cấp gây nguy hiểm tới tính mạng trẻ em.
- Ngộ độc cấp: khi chất độc vào cơ thể và gây nguy hại tức thì hoặc sau một vài giờ thì gọi là
ngộ độc cấp, ví dụ như uống phải thuốc trừ sâu, chất axít hoặc chất kiềm mạnh, các loại thuốc tẩy
rửa, ăn thức ăn ôi thiu...
- Ngộ độc mãn: Khi con người thường xuyên tiếp xúc với chất độc liều lượng thấp, các loại
hoá chất lâu dần dần tác hại đến các cơ quan nội tạng thì gọi là ngộ độc hoặc nhiễm độc mãn tính,
ví dụ như ngộ độc chì ở những người có tiếp xúc với xăng dầu...
- Các loại ngộ độc thường gặp ở trẻ :
+ Hóa chất: chất tẩy rửa (xà phòng, thuôc tẩy), xăng dầu, a xít, thuốc trừ sâu, thuốc diệt
chuột…
+ Thuốc uống: uống thuốc quá liều, quá hạn, thuốc bẩn/ẩm, uống nhầm.
+ Khí: khí ga, khói bếp than tổ ong.
+ Thức ăn có có chất độc như: nấm độc, cá nóc, các loại cây/quả có chất độc
+ Các thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: thức ăn ôi thiu…
* Các dấu hiệu ngộ độc thường gặp:
Trẻ đau bụng, nôn mửa và kèm theo một hoặc nhiều các dấu hiệu như:
- Da tái, lạnh, rịn mồ hôi, sắc diện xanh hay xám bên trong môi hay dưới móng tay.
- Thở mau và không sâu.
- Bồn chồn hoặc lơ mơ hoặc nặng hơn nữa là bất tỉnh.
- Nếu ngộ độc nặng sẽ co giật, hôn mê.
- Có vết bỏng quang miệng tái nhợt nếu nuốt phải chất độc ăn mòn.
- Có chất độc hay một bình rỗng bên cạnh cháu.
4.1. Nguyên nhân
- Ăn phải thức ăn ôi thiu, bảo quản không tốt bị ươn thối, nhiễm vi khuẩn hoặc ăn phải nấm,
cây quả dại chứa chất độc.
- Nuốt phải các chất độc như thuốc diệt chuột, trừ sâu, dầu lửa, xà phòng, thuốc chữa bệnh....
- Uống các loại nước ngọt có ga hoặc ga dùng giải khát được sản xuất không đúng quy trình
an toàn vệ sinh hoặc uống phải nước thiên nhiên có chứa chất độc như thạch tín, chì, thuỷ ngân.
- Do sơ suất của người lớn, ví dụ như cho trẻ uống thuốc phiện để cầm tiêu chảy.
- Qua đường hô hấp: Chất độc bị hít vào phổi. Trẻ hít phải khí độc: Khí ủ lò than, bình ga,
hoá chất trong bình diệt gián…
- Ngoài ra, có hai đường ngộ độc khác ít thấy ở trẻ là ngộ độc qua bôi ngoài da (da, niêm
mạc bị thấm chất độc) hay do tiêm nhầm thuốc.
4.2. Cách phòng tránh
- Đối với các bậc cha mẹ và anh chị lớn: Do trẻ nhỏ chưa hiểu biết và có nhận thức được đồ
vật chung quanh nên trẻ có thể cầm đồ vật cho vào mồm hoặc làm đổ vỡ các vật dụng xung
quanh mà vô tình có để các hoá chất hoặc nhặt bất cứ thứ gì để ăn và uống nên cần phải tuyên
truyền để các bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ hiểu sự phát triển thể chất và tâm sinh lý của trẻ
qua từng độ tuổi để nhắc nhở và giúp trẻ hiểu biết phòng ngừa ngộ độc.
- Tuyên truyền cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ các nguyên nhân, hậu quả của
ngộ độc để biết cách phòng tránh.
- Xây dựng môi trường an toàn: Sử dụng nguồn nước đảm bảo vệ sinh.
- Xây dựng ngôi nhà an toàn: Những vật dụng trong nhà có đựng các chất có thể gây ngộ độc
cho trẻ (thuốc chữa bệnh, xà phòng, hoá chất trừ sâu, thuốc diệt chuột, thuốc tẩy rửa, bình xịt
muỗi, ga....) cần cất ở nơi kín đáo để xa tầm tay trẻ.
5. Cắt, đâm (vật sắc nhọn)
Tai nạn gây ra bởi các vật sắc nhọn là một loại hình thương tích rất thường gặp ở trẻ em, xảy
ra với mọi lứa tuổi, mọi nơi, mọi lúc. Thương tích do vật sắc nhọn có thể gây ra nhiều hậu quả
với các mức độ khác nhau, từ nhẹ (xây xát ngoài da, phần mềm…) đến nặng ảnh hưởng nghiêm
trọng tới chức năng (nhiễm trùng, hoại tử chi…), thậm chí rất nặng gây nguy hiểm đến tính mạng
của trẻ.
5.1. Nguyên nhân:
- Do trẻ thiếu hiểu biết, hiếu kỳ.
- Do cha mẹ thiếu quan tâm, thiếu kiến thức.
- Do môi trường không an toàn.
5.2. Cách phòng tránh
* Đối với trẻ em:
- Chỉ dẫn cho trẻ thấy được sự nguy hiểm (đau, chảy máu, cụt tay…) khi sử dụng hay chơi
đùa bên cạnh các đồ vật sắc nhọn.
- Dạy trẻ tránh các trò chơi nguy hiểm (trèo cây, đấu kiếm…).
- Dạy trẻ không bắt chước người lớn làm công việc nguy cơ: gọt hoa quả, thái thịt, khâu vá…
mà không có sự giám sát của người lớn.
* Đối với cha mẹ, người chăm sóc trẻ và các nhà quản lý:
- Tuyên truyền giáo dục cho trẻ biết được các hoàn cảnh có thể dẫn đến tai nạn thương tích
do vật sắc nhọn, các hậu quả do nó để lại… với tác dụng ngăn ngừa, răn đe.
- Xây dựng môi trường an toàn: để ngoài tầm với của trẻ tất cả các vật sắc nhọn có thể gây
nguy hại như: dao, kéo, dùi đục, kim, đinh…, bao bọc các đầu sắc nhọn của các đồ vật trong nhà,
dựng hàng rào ngăn cách trẻ tới các chỗ nguy hiểm…
- Tổ chức và giám sát chặt chẽ để trẻ có được các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn.
- Trang bị kiến thức tối thiểu cho cha mẹ, người giám sát, các cộng tác viên và các nhân viên
y tế biết cách sơ cứu ngay tại chỗ trong trường hợp tai n5n do vật sắc nhọn gây nên.
6. Ngạt thở, hóc nghẹn
- Ngạt thở, tắc đường thở là tình trạng trẻ em không thở được do bất kỳ một vật gì gây cản
trở không cho không khí qua được mũi và miệng trẻ.
- Nếu không được cấp cứu kịp thời chỉ sau 3 phút bị ngạt thở, trẻ sẽ bị di chứng não suốt đời.
Nếu không được cấp cứu, chỉ trong vòng 5 phút, trẻ sẽ bị tử vong.
* Những dấu hiệu chung thường gặp khi bị tắc đường thở.
- Trẻ tím tái, ho sặc sụa, trào nước mắt nước mũi.
- Trẻ không phát âm được, hoặc không thể khóc thành tiếng.
- Trẻ phải lấy tay nắm lấy cổ của mình.
- Nếu muộn: Môi và lưỡi trẻ bắt đầu tím tái và trẻ có thể bất tỉnh nếu vật gây tắc không lấy
được ra.
6.1. Nguyên nhân
- Hóc, nghẹn thức ăn hoặc dị vật (hóc xương, hạt na, hòn bi, đồng xu, cúc áo...) thường xảy
ra khi trẻ nghịch ngợm đút vào mũi, miệng.
- Sặc nước/sữa, sặc bột, sặc thức ăn hoặc dị vật , thường xảy ra khi trẻ vừa ăn vừa khóc, chạy
hoặc cười đùa.
- Mũi và miệng trẻ bị bịt kín bởi túi nilon, chăn hoặc vải dầy thường xảy ra với trẻ nhỏ dưới
1 tuổi, nằm ngủ úp trên đệm, gối quá mềm. Nguy cơ này còn xảy ra ở các trẻ lớn hơn khi các
cháu đùa nghịch lấy bao ni lông, chăn, gối… trùm qua đầu.
- Đuối nước hoặc bị vùi lấp bởi đất, cát....
6.2. Cách phòng tránh
* Đối với trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi)
- Trông trẻ đúng cách vẫn là cách tốt nhất.
- Cho trẻ ngủ trên đệm cứng, nằm ngiêng hoặc ngửa, để các vật dễ gây ngạt đường thở cho
trẻ như túi ni lông, báo, gối, chăn, đệm quá êm xa chỗ trẻ nằm.
- Để ra xa tầm tay của trẻ các vật nhỏ như kim băng, đồng xu, hạt trái cây và các vật nhỏ dễ
cho vào mũi, miệng... Nên để các vật nhỏ trên giá cao trẻ không với tới, hoặc để trong các hộp, tủ
có khóa.
- Khi cho trẻ em ăn bột, ăn cơm chú ý không để đầu trẻ ngả về phía sau, không để trẻ vừa ăn
vừa cười đùa dễ làm thức ăn lọt vào đường thở gây hóc nghẹn.
- Cho trẻ nhỏ ăn thức ăn nghiền nát, không lẫn xương, lẫn hạt và cho ăn từng tí một. Tạo cho
trẻ thói quen ăn chậm nhai kỹ.
- Chỉ cho trẻ chơi những đồ chơi có đường kính lớn hơn 05cm.
- Không mặc các loại áo, yếm có dây vòng qua cổ cho trẻ nếu trẻ không có người lớn trông
trẻ.
* Đối với trẻ lớn hơn (6-12 tuổi):
- Nhắc trẻ không vừa ăn, uống vừa cười đùa, chạy nhảy.
- Dạy các cháu cách sơ cứu trên nếu các cháu phải trông trẻ nhỏ hơn.
Trong mọi trường hợp, người trông giữ trẻ phải được học cách sơ cấp cứu ngạt tắc đường
thở.
7. Động vật cắn, đốt
- Ong đốt; - Rắn cắn; - Chó cắn…
7.1. Nguyên nhân
- Do trẻ thiếu hiểu biết, nghịch ngợm.
- Do người lớn thiếu sự quan tâm, chăm sóc.
- Do môi trường xung quanh không an toàn.
7.2. Cách phòng tránh
- Tuyên truyền cho cha mẹ, những người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ sự nguy hiểm khi bị
động vật cắn và các loại động vật cắn thường gặp.
- Hướng dẫn trẻ vui chơi an toàn: không nghịch tổ ong, không trêu chọc chó, mèo và các vật
nuôi, không chơi gần các bụi rậm để tránh bị rắn cắn, nếu phải đi qua thì dùng gậy khua vào bụi
rậm phía trước, đợi một lúc rồi mới đi qua.
- Quản lý trẻ và xây dựng các điểm vui chơi an toàn cho trẻ tại cộng đồng.
- Dạy cho trẻ em biết những con vật nguy hiểm, những con vật nào không nguy hiểm. Dạy
cho trẻ biết những nơi loài vật nguy hiểm thường ở để lánh xa nơi đó.
- Gây tiếng động bằng cách dùng gậy để khua khi đi vào bụi rậm làm cho rắn sợ phải chạy xa
khi chúng ở trước mặt.
- Dùng đèn pin hoặc đèn chiếu sáng nếu bạn đi vào ban đêm để phòng rắn cắn.
- Xây dựng môi trường an toàn:
+ Chó, mèo phải được tiêm chủng
+ Không thả chó bừa bãi. Khi cho chó ra đường phải có rọ mõm.
+ Phát quang bụi rậm xung quanh nhà bạn.
+ Phải có người giám sát và chăm sóc để trẻ không lại gần các con vật. Đối với chó mèo và
các vật nuôi khác như khỉ… cần dạy trẻ: không trêu chọc khi chúng đang ăn, đang ngủ hoặc đang
chăm chó con (cho bú…); nếu thấy chó lạ, tuyệt đối không chạy hoặc hét lên, cách tốt nhất là
đứng im, không động đậy (giả vờ làm cái cây), không nhìn vào mắt chó; không cho chó ăn nếu
chưa cho nó ngửi và nhìn mình; nếu bị chó xô ngã nằm thẳng ra, nằm im; hông bao giờ để trẻ sơ
sinh, trẻ nhỏ một mình với các vật nuôi trong nhà; không chơi các trò chơi mạnh với súc vật nuôi;
cảnh báo với mọi người nguy cơ bị rắn cắn, đặc biệt là trong khi và sau khi lũ lụt.
8. Chết đuối/đuối nước
- Khi có sự xâm nhập đột ngột và nhiều của nước hoặc chất dịch vào đường thở (mũi, mồm,
khí phế quản, phổi) làm cho không khí có chứa oxy không thể vào phổi được gọi là đuối nước.
Hậu quả là não bị thiếu oxy, nếu không được cấp cứu kịp thời nạn nhân sẽ bị chết hoặc để lại di
chứng não nặng nề.
- Trẻ em sức yếu nên rất dễ bị ngạt thở chỉ trong vòng thời gian 2 phút và với trẻ nhỏ, chỉ với
lượng nước nhỏ như một xô nước cũng có thể làm trẻ chết đuối.
8.1. Nguyên nhân
- Do người lớn, trẻ em thiếu ý thức, kiến thức về mối nguy hiểm, các yếu tố nguy cơ, và kỹ
năng phòng tránh đuối nước. Các kỹ năng cần đặc biệt chú ý là: trông trẻ, dạy bơi, cứu đuối…
- Do bản tính hiếu động, tò mò với các trẻ lớn tuổi hay với trẻ nhỏ là do tính thích nghịch
nước hoặc do sự bất cẩn của gia đình. Có nhiều hoàn cảnh có thể gây đuối nước trẻ em như các
giếng nước, bể nước, chum vại, chậu có miệng nhỏ, bồn tắm…không được rào, chắn, đậy cẩn
thận.
- Do môi trường có những yếu tố nguy cơ như :
+ Chum vại, bể nước… không có nắp đậy an toàn.
+ Sông, hồ, suối, ao… không có biển báo nguy hiểm, rào.
+ Lũ lụt xảy ra thường xuyên.
+ Những nơi có sông suối hồ ao, trẻ em không biết bơi hoặc biết bơi nhưng chủ quan không
lường hết được sự nguy hiểm.
8.2. Cách phòng tránh
* Đối với trẻ nhỏ phải có người trông trẻ:
- Luôn ở cạnh trẻ trong phạm vi 05m, đảm bảo bạn luôn nhìn thấy, nghe thấy trẻ.
- Không đọc báo, chơi bài, nói chuyện điện thoại hay làm bất cứ một việc gì có thể phân tán
tư tưởng của bạn khi trông trẻ ở gần những nơi có các yếu tố nguy cơ đuối nước.
- Trong trường hợp bạn bắt buộc phải làm việc, hãy cho trẻ vào cũi. Bạn nên nói chuyện với
trẻ trong lúc làm việc để trẻ thấy mình vẫn được quan tấm.
- Trong trường hợp có nhiều người trông trẻ và trẻ tham gia các họat động tập thể (như các
bữa tiệc ở gần nơi có ao hồ, đi tắm biển tập thể…), cách tốt nhất là cử 1 - 2 người chuyên theo
dõi trẻ và không làm việc gì có thể khiến họ phân tâm (có nhiều truờng hợp nhà có giỗ hoặc liên
hoan, không có ai để mắt đến trẻ và tai nạn đang tiếc đã xảy ra).
- Tuyệt đối không để trẻ duới 10 tuổi trông trẻ bé hơn.
- Học kỹ thuật sơ cấp cứu, hà hơi thổi ngạt.
* Làm cho môi trường xung quanh con bạn an toàn hơn:
- Rào ao, các hố nước, rãnh nước quanh nhà và làm cổng chắc chắn trẻ không tự mở được,
giữ cổng luôn đóng. Làm cửa chắn nếu nhà gần ao, hồ, làm cửa chắn an toàn: rào dọc, khoảng
cách giữa các thanh rào tối đa 15 cm, chiều cao rào tối thiểu là 80 cm.
- Đổ nước trong các xô, chậu, đồ chứa nước khi không cần dùng.
- Luôn đậy nắp giếng, bể… bằng các nắp đậy an toàn (cứng, trẻ dẫm lên không lọt).
- Đối với vùng lũ: dùng giường 3 vách…
- Cho trẻ mặc áo phao khi đi trên thuyền…
- Chuẩn bị sẵn các phương tiện cứu hộ như dây thừng, phao… trong nhà.
Ví dụ: Bạn có con trong độ tuổi 6-11 những việc làm đơn giản sau đây có thể giúp con bạn
tránh được 99% nguy cơ đuối nước:
- Không được phép bơi khi chưa xin phép bố mẹ
- Không chơi ở những nơi gần sông, hồ… khi không có người lớn
- Dạy trẻ bơi và các nguyên tắc an toàn: Chỉ cho phép trẻ học bơi ở những nơi an tòan do
người lớn có khả năng bơi và cứu đuối tốt. Trẻ chỉ được công nhận biết bơi khi có thể bơi được
25m liên tục và tự lặn nổi ít nhất 5 phút.
- Những nguyên tắc an toàn khi bơi:
+ Không nhảy cắm đầu ở những nơi không có chỉ dẫn
+ Không tắm, bơi ở những nơi có nước sâu, chảy xiết, xoáy và không có người lớn biết bơi
& cứu đuối.
+ Không bơi khi trời đã tối, có sấm chớp, mưa.
+ Tuyệt đối tuân theo các bảng chỉ dẫn nguy hiểm.
+ Phải khởi động trước khi xuống nước.
+ Không ăn uống khi đang bơi để tránh sặc nước.
+ Không dùng các phao bơm hơi.
+ Không bơi khi vừa đi ngoài nắng về.
* Phòng tránh để không xảy ra tai nạn:
- Tuyên truyền hướng dẫn gia đình, những người trực tiếp chăm sóc, quản lý trẻ và bản thân
trẻ về nguyên nhân hậu quả của đuối nước.
- Định hướng các hoạt động sinh hoạt, vui chơi tập thể để thu hút trẻ vào các hoạt động an
toàn lành mạnh.
- Hướng dẫn cho trẻ học bơi theo trường lớp có người quản lý.
- Kịp thời phát hiện các yếu tố nguy cơ để hạn chế tiếp xúc.
- Phòng tai nạn đuối nước trong gia đình bạn bằng cách rào quanh ao hoặc nơi có nước sâu
để bảo vệ trẻ em.
- Giếng, bể, chum vại, chậu nước và thùng nước phải có nắp đậy an toàn và chắc chắn.
- Hố vôi tôi đã sử dụng hết cần lấp kín để tránh các em chơi đùa bị rơi xuống hố.
- Trong mùa mưa lũ, cần phải có biển báo những chỗ nước sâu, nguy hiểm và nhắc nhở trẻ
em tuân theo các lời chỉ dẫn.
- Luôn ở cạnh trẻ và theo dõi sát khi chúng tắm hoặc chơi ở chỗ có nước.
- Không được để trẻ đi tắm bơi lội ở ao hồ một mình mà không có người lớn biết bơi đi kèm.
9. Điện giật, sét đánh
Điện giật và sét đánh rất nguy hiểm vì thường gây tử vong tức thì. Người bị điện giật không
thể tự rút tay hoặc bứt cơ thể khỏi nơi chạm vào điện nên nếu không được cấp cứu kịp thời, tỷ lệ
tử vong là rất cao.
Điện giật hoặc sét đánh sẽ tác động vào hệ thần kinh làm rối loạn hoạt động của hệ hô hấp,
hệ tuần hoàn. Dòng điện sẽ gây cháy bỏng và co rút các cơ bắp gây cảm giác đau nhức. người bị
điện giật sẽ khó thở, rối loạn nhịp tim. Nếu bị nặng, đầu tiên sẽ ngừng thở sau đó tim ngừng hoạt
động, nạn nhân chết trong tình trạng ngạt, bỏng nặng và co rút, tê liệt các cơ bắp.
9.1. Nguyên nhân
* Do tiếp xúc vào vật mang điện:
- Sơ xuất khi tiếp xúc với nguồn điện hoặc vô ý chạm phải vật mang điện.
- Sử dụng các dụng cụ, thiết bị điện có điện truyền ra vỏ do các bộ phận cách điện bị hỏng.
Hoặc không may bị dẫm vào dây điện hở, hay dây điện đứt rơi vào người.
* Do phóng điện:
- Trèo lên cột điện cao thế ngoắc điện, lấy sào chọc dây điện cao thế, đến quá gần trạm biến
thế điện cao thế. Trong các trường hợp này dù chưa chạm trực tiếp vào vật mang điện nhưng với
một khoảng cách quá gần điện phóng qua không khí, giật ngã hoặc đốt cháy cơ thể.
- Sét đánh cũng là một hiện tượng bị điện giật do phóng điện từ trên đám mây tích điện
xuống đất, thường đánh xuống các cây cao hoặc vùng đất có mỏ kim loại. Sét thường xảy ra khi
trời có dông, mưa rào, mưa to.
9.2. Cách phòng tránh
* Phòng tránh điện giật:
Quan trọng nhất: đảm bảo trẻ không tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây điện giật.
- Đảm bảo gia đình bạn an toàn về điện, tuyệt đối không dùng dây điện trần (không có vỏ
bọc nhựa) để mắc điện trong nhà, không dùng dây điện có phích cắm cắm trực tiếp vào ổ cắm.
Trong gia đình cần dùng các thiết bị điện an toàn.
- Để nguồn điện ở chỗ trẻ nhỏ không với được: để ngoài tầm với của trẻ, dùng chắn điện an
toàn, lấy băng dính bịt kín những ổ điện ít dùng đến.
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống dây điện, các thiết bị điện, tìm chỗ hở và khắc phục.
- Hướng dẫn cách phòng điện giật và thao tác kỹ thuật sơ cứu điện giật tại trường học, tại gia
đình và nơi làm việc.
- Đối với trẻ nhỏ (0-5 tuổi): các cách phòng chống trên + trông trẻ đúng cách
- Đối với trẻ lớn hơn (6-15 tuổi):
+ Giáo dục trẻ không sờ tay vào ổ cắm.
+ Ghi biển báo những dấu hiệu nguy hiểm nơi có nguy cơ gây ra điện giật.
+ Nhắc nhở trẻ tránh xa nơi đây điện đứt rơi xuống, đặc biệt khi trời mưa thì không nên nấp
dưới gôc cây to/cao...
+ Tuyên truyền cách sơ cứu về bỏng, chuẩn bị xử trí những tai nạn về điện khi dây điện bị
đứt rơi xuống trong mưa bão.
+ Giáo dục ý thức tuân thủ an toàn dưới hành lang điện (không trèo lên cột điện cao thế
ngoắc điện, không lấy sào chọc dây điện, không câu móc điện bừa bãi, không xây nhà cao gần
đường điện cao thế).
Đặc biệt người lớn: Không dùng điện để đánh cá, diệt chuột, chống trộm.
* Phòng tránh sét đánh
Khi có mưa dông sấm sét:
- Không đi ra đường, không đứng ngoài ngoài đồng trống. Lên bờ ngay nếu đang đứng dưới
nước.
- Không đứng dưới gốc cây to, không đứng gần cột điện cao thế, cột thu lôi.
- Không mang đồ vật bằng kim loại, không đến gần khu vực tập trung vật liệu bằng kim loại,
vùng có mỏ sắt.
- Trùm ngay áo mưa kín đầu rồi ngồi xuống thấp hoặc chạy vào trong nhà nếu đang ở ngoài
trời.
- Không bật tivi, đài, nên đóng các cửa sổ và cửa ra vào.
- Mọi nhà nên có cột thu lôi chống sét, chú ý an toàn khi lắp đặt cột ăng ten thấp hơn cột thu
lôi. Tuyệt đối không mắc dây phơi áo quần vào dây thu lôi.
IV. Ngôi nhà an toàn
Ngày 06/5/2011, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định 548/QĐ-
LĐTBXH về việc ban hành tiêu chí Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
Quyêt định này quy định 33 tiêu chí về ngôi nhà an toàn. Theo đó, ngôi nhà an toàn là ngôi nhà
đảm bảo không có trẻ em bị tai nạn thương tích tại nhà và đạt 23/33 tiêu chí theo quy định (trong
đó có 15 tiêu chí bắt buộc: 4, 5, 8, 9, 15, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 27, 30, 31, 32), cụ thể như sau:
* Đảm bảo an toàn xung quanh ngôi nhà:
1. Có cửa, cổng, hàng rào chắc chắn, độ cao phù hợp với lứu tuổi của trẻ em;
2. Đường đi vào nhà và sân quanh nhà phải phù hợp, không trơn trượt và an toàn cho trẻ em;
3. Nền nhà cao phải có bậc thềm cho trẻ lên xuống phù hợp với lứa tuổi;
4. Xung quanh ao, hố chứa nước, hố vôi, cống thoát nước trong khu vực nhà ở phải có hàng rào
chắc chắn đảm bảo an toàn cho trẻ em;
5. Giếng nước, bể nước hoặc các đồ dùng chứa nước khác phải có nắp đậy an toàn;
6. Xung quanh ngôi nhà phải được phát quang;
7. Vật nuôi trong nhà phải được nuôi giữ đảm bảo an toàn cho trẻ;
8. Những dụng cụ, đồ dùng nguy hiểm hoặc vật chứa chất độc hại nguy hiểm phải để trong kho
chứa đồ an toàn;
* Đảm bảo an toàn các phòng trong ngôi nhà:
9. Cửa sổ phải có chấn song, các thanh dọc chắc chắn và khoảng cách đảm bảo trẻ không chui
qua được;
10. Cửa sổ, cửa đi phải có móc áp sát vào tường để trẻ khi chạy nhảy không va quệt, vướng mắc;
11. Cánh cửa phòng phải có dụng cụ chặn khe cửa để trẻ em không bị kẹp tay khi đóng, mở cửa;
12. Sử dụng các loại kính lắp an toàn. Công trình cao tầng hoặc nơi có mật độ người qua lại lớn
sử dụng kính chịu lực hoặc kính hai lớp và không có khe hở đề phòng trẻ em thò tay qua;
13. Sử dụng gạch chống trơn, chống trượt để lát nền phòng tắm. Sàn phòng tắm và khu vệ sinh
phải đảm bảo không đọng nước;
14. Khu vực nhà tắm, đặc biệt là nhà tắm có thiết kế bồn tắm nằm và khu vệ sinh luôn được đóng
cửa an toàn sau khi sử dụng;
15. Khu bếp phải riêng biệt, có cửa ngăn và có khóa để trẻ dưới 06 tuổi không tiếp xúc được
với bếp lửa, bình ga;
Phong tranh duoi nuoc tre em mua lu

More Related Content

Similar to Phong tranh duoi nuoc tre em mua lu

Luận văn: Hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với trẻ em mồ côi, HAY
Luận văn: Hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với trẻ em mồ côi, HAYLuận văn: Hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với trẻ em mồ côi, HAY
Luận văn: Hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với trẻ em mồ côi, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: An sinh xã hội với trẻ em khuyết tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Đề tài: An sinh xã hội với trẻ em khuyết tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến TreĐề tài: An sinh xã hội với trẻ em khuyết tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Đề tài: An sinh xã hội với trẻ em khuyết tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Obv newsletter volume 3
Obv newsletter volume 3Obv newsletter volume 3
Obv newsletter volume 3
OneBodyVillage
 
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng BìnhChính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
 Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ... Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
luanvantrust
 
Tiểu luận-triết
Tiểu luận-triếtTiểu luận-triết
Tiểu luận-triết
linh chan
 
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢM
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢMNội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢM
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢM
Banmaischool
 
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
KhoTi1
 
Luận văn: Chính sách bảo trợ đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách bảo trợ đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách bảo trợ đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách bảo trợ đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu số
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Ấm áp vùng cao - fb.com/amapvungcao
Ấm áp vùng cao - fb.com/amapvungcaoẤm áp vùng cao - fb.com/amapvungcao
Ấm áp vùng cao - fb.com/amapvungcao
Tuấn Thanh
 
Mô hình hoạt động đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của trẻ em, 9đ
Mô hình hoạt động đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của trẻ em, 9đMô hình hoạt động đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của trẻ em, 9đ
Mô hình hoạt động đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của trẻ em, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nhan thuc cua cha me trong viec phong ngua tai nan thuong tich cho tre em duo...
Nhan thuc cua cha me trong viec phong ngua tai nan thuong tich cho tre em duo...Nhan thuc cua cha me trong viec phong ngua tai nan thuong tich cho tre em duo...
Nhan thuc cua cha me trong viec phong ngua tai nan thuong tich cho tre em duo...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Young marketers 5+1 + Bùi Ngọc Liên
Young marketers 5+1 + Bùi Ngọc LiênYoung marketers 5+1 + Bùi Ngọc Liên
Young marketers 5+1 + Bùi Ngọc Liên
Lien Bui
 
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-finalIdgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
tripmhs
 
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng BìnhChính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Chọn trường mầm non: Làm sao để vững tin lòng mẹ?
Chọn trường mầm non: Làm sao để vững tin lòng mẹ?Chọn trường mầm non: Làm sao để vững tin lòng mẹ?
Chọn trường mầm non: Làm sao để vững tin lòng mẹ?
cuongdienbaby04
 
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóaLuận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đ
Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đCông tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đ
Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Young marketers 5+1 + Trương Minh Thu
Young marketers 5+1 + Trương Minh ThuYoung marketers 5+1 + Trương Minh Thu
Young marketers 5+1 + Trương Minh Thu
Thu Trương Minh
 

Similar to Phong tranh duoi nuoc tre em mua lu (20)

Luận văn: Hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với trẻ em mồ côi, HAY
Luận văn: Hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với trẻ em mồ côi, HAYLuận văn: Hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với trẻ em mồ côi, HAY
Luận văn: Hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với trẻ em mồ côi, HAY
 
Đề tài: An sinh xã hội với trẻ em khuyết tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Đề tài: An sinh xã hội với trẻ em khuyết tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến TreĐề tài: An sinh xã hội với trẻ em khuyết tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Đề tài: An sinh xã hội với trẻ em khuyết tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
 
Obv newsletter volume 3
Obv newsletter volume 3Obv newsletter volume 3
Obv newsletter volume 3
 
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
 
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng BìnhChính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
 
Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
 Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ... Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
 
Tiểu luận-triết
Tiểu luận-triếtTiểu luận-triết
Tiểu luận-triết
 
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢM
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢMNội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢM
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢM
 
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
 
Luận văn: Chính sách bảo trợ đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách bảo trợ đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách bảo trợ đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách bảo trợ đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu số
 
Ấm áp vùng cao - fb.com/amapvungcao
Ấm áp vùng cao - fb.com/amapvungcaoẤm áp vùng cao - fb.com/amapvungcao
Ấm áp vùng cao - fb.com/amapvungcao
 
Mô hình hoạt động đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của trẻ em, 9đ
Mô hình hoạt động đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của trẻ em, 9đMô hình hoạt động đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của trẻ em, 9đ
Mô hình hoạt động đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của trẻ em, 9đ
 
Nhan thuc cua cha me trong viec phong ngua tai nan thuong tich cho tre em duo...
Nhan thuc cua cha me trong viec phong ngua tai nan thuong tich cho tre em duo...Nhan thuc cua cha me trong viec phong ngua tai nan thuong tich cho tre em duo...
Nhan thuc cua cha me trong viec phong ngua tai nan thuong tich cho tre em duo...
 
Young marketers 5+1 + Bùi Ngọc Liên
Young marketers 5+1 + Bùi Ngọc LiênYoung marketers 5+1 + Bùi Ngọc Liên
Young marketers 5+1 + Bùi Ngọc Liên
 
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-finalIdgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
 
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng BìnhChính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
 
Chọn trường mầm non: Làm sao để vững tin lòng mẹ?
Chọn trường mầm non: Làm sao để vững tin lòng mẹ?Chọn trường mầm non: Làm sao để vững tin lòng mẹ?
Chọn trường mầm non: Làm sao để vững tin lòng mẹ?
 
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóaLuận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
 
Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đ
Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đCông tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đ
Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đ
 
Young marketers 5+1 + Trương Minh Thu
Young marketers 5+1 + Trương Minh ThuYoung marketers 5+1 + Trương Minh Thu
Young marketers 5+1 + Trương Minh Thu
 

Phong tranh duoi nuoc tre em mua lu

  • 1. An Giang: Cảnh báo và phòng tránh đuối nước trẻ em trong mùa lũ An Giang là 1 trong 15 tỉnh có số liệu trẻ em đuối nước cao trên toàn quốc. Qua khảo sát của các ngành chức năng cho thấy nguyên nhân của thực trạng đuối nước do công tác tuyên truyền vận đồng phòng tránh còn hạn chế Theo Thống kê của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật cho trẻ em Việt Nam, mỗi ngày trung bình trên toàn quốc có mười trẻ em tử vong do đuối nước. Tỷ lệ đuối nước của trẻ em Việt Nam cao nhất trong khu vực và gấp mười lần các nước phát triển. An Giang là 1 trong 15 tỉnh có số liệu trẻ em đuối nước cao trên toàn quốc. Qua khảo sát của các ngành chức năng cho thấy nguyên nhân của thực trạng đuối nước do công tác tuyên truyền vận đồng phòng tránh còn hạn chế, việc trang bị kiến thức để bảo đảm an toàn cho trẻ trong các tầng lớp nhân dân chưa được chú trọng, ý thức bảo vệ con em mình ở một bộ phận dân cư chưa cao, nhận thức của trẻ em còn non nớt, chưa lường hết được các mối nguy hiểm đe dọa… Bên cạnh đó còn có nhiều nguyên nhân khách quan như tỉnh nằm ở hạ lưu sông Mêkong, có hệ thống kênh rạch chằng chịt, hàng năm đều bị ngập lụt bởi mưa lũ, đa số nhà dân ở nông thôn sinh sống theo dọc kênh rạch, môi trường sông nước không toàn cho trẻ em. Tai nạn đuối nước ở trẻ em trong mùa lũ ở An Giang là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân. Theo số liệu báo cáo của địa phương hàng năm cho thấy, những năm có nước lũ cao thì trẻ em bị chết đuối nước tăng mạnh ví dụ như năm 2010 trên địa bàn tỉnh có 15 trẻ em bị chết đuối nước, năm 2011 có tới 49 trường hợp trẻ em bị đuối nước. Nguyên nhân dẫn đến các vụ chết đuối nước trẻ em như: Tấm sông trượt chân xuống nước, tấm gần máy bơm nước bị hút, đi chơi cùng bạn ở bờ sông bị nước cuốn trôi, đi học về qua đoạn đường đức có phao cứu sinh nhưng bất ngờ bị trượt khỏi tầm tay chết đuối…Đặc biệt có nhiều trường hợp tử vong do sự lơ là của các bậc phụ huynh như: 1 bé sinh năm 2007, ở ấp Phú Thượng 2, xã Kiến An, huyện Chợ Mới sau khi đị cầu xong bà nội bảo bé xuống sông để vệ sinh, bé bị trượt chân té xuống nước chết; 1 bé gái 2 tuổi ở ấp Vĩnh Chánh 3, xã Vĩnh Ngươn, TX. Châu Đốc mẹ đang chơi đùa với bé ở sau nhà bất ngờ có chuyện vào nhà khoảng 5 phút khi trở ra thì phát hiện con mình đã chết trong tư thế cấm đầu vào lu nước; một trường hợp khác thương tâm hơn 2 chị em ruột ở ấp Cây Gòn, xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn cùng ra đồng với cha mẹ, 2 em được mẹ che liều ở bờ ruộng chờ cha mẹ ra đồng mót lúa, một lúc sau trời chuyển mưa lớn chưa thấy cha mẹ về người em chạy ra khỏi liều khóc gọi cha mẹ bị trượt chân té xuống bờ kênh, người chị thấy em té liền nhảy xuống cứu cuối cùng 2 chị em cùng chết đuối… Việc phòng tránh đuối nước cho trẻ em trước hết là gia đình, các bậc phụ huynh, người chăm sóc trẻ…nhưng trên thực tế có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến gia đình, các bậc phụ huynh, người chăm sóc trẻ không đủ khả năng bảo vệ phải cần đến các ngành chức năng quan tâm. Theo dự báo của các cơ quan chức năng năm 2012 sẽ có lũ lớn tương đương mực nước lũ năm 2011 nên cộng đồng xã hội và các bậc phụ huynh nên quan tâm phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ em, lấy phương châm phòng, tránh là chính. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất trẻ em bị chết đuối nước trong mùa Lũ. Từ đầu năm 2012 Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ động phối hợp với các ngành liên quan và chính quyền địa phương tổ chức nhiều hoạt động phòng chống đuối nước cho trẻ em như: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao kiến thức, nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về phòng chống tai nạn thương tích đuối nước trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng; truyền thông nhóm trực tiếp tại cộng đồng, tư vấn trực tiếp tại gia đình, cấp phát tờ bớm, tờ rơi… tổ chức giải bơi lặn cứu đuối cho 110 trẻ em tham dự qua đó nhằm thúc đẩy việc tham gia học bơi của trẻ em và kiểm tra kiến thức dạy bơi; bồi dưỡng nghiệp vụ phòng, chống đuối nước trẻ em cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em và mạng lưới cộng tác viên tại các xã điểm; triển khai mô hình Ngôi nhà an toàn cho trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích và phòng chống đuối nước cho trẻ em (theo quyết định số 548/QĐ-LĐTBXH ngày 6/5/2011 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã) tại 39 xã điểm; duy trì hoạt động cộng đồng an toàn tại 4 xã, phường, thị trấn; tổ chức khoảng 110 lớp dạy bơi cho hơn 3.300 trẻ em từ 6-11 tuổi ở vùng sâu, vùng xa, vùng có lũ tham gia học bơi…
  • 2. Đặc biệt mô hình tổ chức điểm trông trẻ mùa lũ của tỉnh An Giang hàng năm đã góp phần làm hạn chế trẻ em đết đuối trong mùa lũ, giúp gia đình trẻ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn an tâm mưu sinh kiếm sống trong mùa nước lũ. Theo kế hoạch năm 2012 dự kiến tổ chức 50 điểm giữ trẻ tại các vùng ngập sâu, quy mô mỗi điểm tập trung từ 15-40 trẻ, vận động chính quyền địa phương tổ chức đư, rước trẻ vùng lũ đến trường trong điều kiện gia đình trẻ không có điều kiện, tại các điểm giữ trẻ, các em sẽ được chăm sóc bảo đảm dinh dưỡng, y tế và học tập, vui chơi, giải trí… Chế độ kinh phí Nhà nước cấp tỉnh hỗ trợ cho trẻ thuộc diện hộ nghèo, hộ chính sách 15.000 đồng/ngày/trẻ, đối với cô nuôi, giữ trẻ được hỗ trợ 1.000.000 đồng/tháng, các điểm có từ 15-25 trẻ được hỗ trợ 2 cô/điểm, từ 25 đế 40 trẻ được hỗ trợ 3 cô/điểm. Từ ngày 23/7 - 4/8/2012 Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Giáo dục đào tạo và Trường trung học y tế sẽ tổ chức 2 lớp tập huấn cho trên 100 cô tình nguyện nuôi, giữ trẻ trong mùa lũ, trang bị kiến thức: Kỹ năng nuôi dạy trẻ theo khoa học, phương pháp sinh hoạt nhóm trẻ, thiết kế đồ chơi cho trẻ bằng các vật dụng thông thường, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, phương pháp nấu bữa ăn đủ dinh dưỡng cho trẻ trong mùa lũ... Với các hoạt động trên huy vọng sẽ giúp các bậc phụ huynh cảnh giác được các mối nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của trẻ trước nguy cơ bị đuối nước ở trẻ em, đặc biệt mùa lũ năm 2012 sẽ giảm đến mức thấp nhất số lượng trẻ em bị chết đuối nước. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong cho trẻ nhiều nhất hiện nay chính là tai nạn đuối nước. Đây thực sự là một vấn đề gây nhiều bức xúc trong cộng đồng, ảnh hưởng đến tâm lý của mỗi gia đình và nghiêm trọng hơn là đến sự sống còn và phát triển của trẻ em. Nhiều nỗi đau từ tai nạn đuối nước Những ngày đầu hè, cả nước đã xảy ra nhiều tai nạn đuối nước ở trẻ em rất thương tâm, để lại bao nỗi đau cho gia đình và xã hội. Ngày 18-4, một vụ tai nạn đuối nước đã xảy ra tại thôn La Chử (xã Hữu Phước, Ninh Thuận). Vụ tai nạn khiến 6 em bị chết đuối, đều là học sinh lớp 7. Cũng ngày 18-4, tại khu vực Cây Trâm (thuộc thôn 4 xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã xảy ra vụ đuối nước thương tâm, khiến 2 học sinh lớp 4 tử vong. Chiều 24-4, tại khu vực khe Nậm Càn (Kỳ Sơn, Nghệ An) xảy ra vụ đuối nước làm em Và Văn Lầu (15 tuổi) tử nạn. Cùng ngày, một học sinh lớp 11, trong lúc đi dã ngoại với lớp ở khu vực hồ nước Ba Khe (xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn), bị sảy chân rơi xuống hồ nước sâu, đến khi người dân địa phương đến ứng cứu thì em đã bị tử vong do ngạt nước. Chiều 30-4, do được nghỉ học nên một tốp 8 em học sinh THCS ở xã Trung Sơn (Đô Lương, Nghệ An) rủ nhau ra sông Lam để tắm. Trong lúc tắm, 3 em bị đuối nước. Lúc đó, em Nguyễn Văn Nam trú tại xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, học sinh lớp 12T7 trường THPT Đô Lương I đi qua, nghe tiếng kêu cứu vội lao mình xuống sông cứu. Sau khi đưa được các em lần lượt vào gần bờ thì Nam kiệt sức, bị nhấn chìm xuống dòng nước. Tai nạn dù chỉ cướp đi sinh mạng của 1 học sinh nhưng đã để lại nỗi đau, sự thương tiếc khôn nguôi cho các gia đình và toàn xã hội. Ngày 14-5, tại khu vực hồ thủy điện Serepok 4 (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk), 4 học sinh đã bị chết đuối do rủ nhau ra hồ thủy điện tắm. Trong ngày 15-5, hai bé gái 6 tuổi và 7 tuổi vào chơi trong khu sinh thái ở xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm (Hà Nội) bị rơi xuống hồ, chết đuối. Cùng ngày 15-5, 2 em học sinh trung học ở TP Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) cũng bị nước cuốn đi khi tắm tại cửa biển Nhật Lệ. Tạo dựng điểm vui chơi an toàn Ba tháng nghỉ hè, nhu cầu vui chơi, giải trí của các em tăng cao. Trẻ em thành phố nếu gia đình có điều kiện thì hàng ngày đến bể bơi tắm mát, nếu không có điều kiện thì tìm đến các bãi ven sông để tắm. Trẻ em nông thôn thì tìm đến ao, hồ, sông, suối để tắm mát, chơi đùa. Thực tế thấy rằng, không phải trẻ em chỉ thích chơi ở những nơi có nước mà trẻ đang thiếu trầm trọng chỗ vui chơi, giải trí an toàn. Bởi vậy, nên trẻ tìm đến những điểm chơi thiếu an toàn như: Hồ nước, công trường... vì đây là những địa điểm chơi thoải mái mà không mất phí,
  • 3. cũng không ai kiểm soát... Các điểm vui chơi của trẻ em hiện nay như các công viên, các khu giải trí, các hồ bơi... trên địa bàn thành phố Hà Nội, nếu mua vé tháng, hồ bơi rẻ là 500 nghìn đồng, khá là 1 triệu đồng; nếu vé ngày thì dao động từ 30 – 70 nghìn/1lượt. Thử làm một phép tính nhỏ, trong gia đình, bố mẹ đều là người làm công ăn lương, thu nhập ở mức trung bình (cả gia đình trên dưới 10 triệu/1 tháng), trừ chi phí thuê nhà, điện nước, học phí, ăn uống…, liệu mỗi tháng có thể dành ra 1 triệu đồng cho 2 con đi bơi tại các hồ bơi an toàn, hay cho con đến các trung tâm giả trí để thỏa mãn “cơn khát” vui chơi ? Do đó, để giảm tai nạn đuối nước, việc cần làm đầu tiên là tạo ra các khu vui chơi an toàn để thu hút trẻ. Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng các khu vui chơi giải trí cho trẻ và có biện pháp quản lý về giá cả, đảm bảo hài hòa lợi ích của cá nhân và cộng đồng, giữ gìn an toàn tính mạng cho chính con em của chúng ta. Vấn đề này chỉ có thể giải quyết được khi có sự chung tay của toàn xã hội. Phối hợp quản lý chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội Để hạn chế tai nạn đuối nước thì vai trò của gia đình là quan trọng nhất. Các gia đình cần tạo môi trường an toàn cho trẻ bằng cách làm tường rào cho các mặt nước hở, lấp kín những ao hồ không cần thiết, làm nắp đậy chắc chắn cho giếng nước, lu chứa nước trong gia đình. Khi cho trẻ đi chơi gần những nơi có sông, suối, ao, hồ, tắm ở bể bơi, tắm biển, cha mẹ phải luôn theo sát con cái. Ngoài việc thường xuyên giám sát, cha mẹ cần chủ động nhắc nhở, dạy bảo, răn đe con em về hành vi tắm mát, bơi lội tại các sông, hồ. Trẻ cần được biết về các nguy cơ có thể sảy ra khi đến gần những nơi có mặt nước hở chơi đùa để nâng cao tính cảnh giác. Cha mẹ cũng cần tạo điều kiện để trẻ em học bơi nâng cao sức khỏe và ứng phó với tai nạn đuối nước. Bên cạnh đó, cũng cần hướng dẫn trẻ giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước. Vấn đề này cũng phải được nhà trường đưa vào chương trình sinh hoạt ngoại khóa để nhắc nhở, giáo dục các em. Nhà trường và gia đình cũng cần có sự phối hợp trong việc quản lý trẻ, nhất là những ngày cuối hè. Khi trẻ đã đến trường, nếu không có tiết học, nhà trường tuyệt đối không cho trẻ ra khỏi khu vực trường. Nếu có nghỉ học phải thông báo cho gia đình để quản lý con em mình ngoài giờ đến lớp. Ngành Giáo dục cần có biện pháp chủ động đưa môn bơi lội vào trong trường học, mặc dù còn rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất (đất đai; kinh phí xây dựng, duy trì hồ bơi…). Hiện nay, chỉ có một số trường học tư nhân, liên kết quốc tế, quốc tế có đưa môn bơi lội trở thành môn học chính khóa, nhưng số này cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay và chỉ có ở các thành phố lớn. Các ngành, các cấp cần vào cuộc, tạo cơ chế phối hợp giữa nhà trường và các cơ sở kinh doanh hồ bơi trên địa bàn để chủ động dạy bơi, kỹ năng xử lý tình huống đuối nước cho trẻ trong thời gian đến trường. Ở vùng khó khăn chưa có hồ bơi, cần có sự phối hợp giữa các trường, Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch trong dạy học bơi cho trẻ. Nâng cao hiệu quả tuyên truyền Cần có chiến dịch tuyên truyền về tai nạn đuối nước ở trẻ, nhất là về những vùng nông thôn, vùng núi nơi nhiều mặt nước hở tự nhiên, có các thủy điện. Cần cung cấp cho người dân kiến thức cơ bản về nguy cơ đuối nước, đặc biệt với trẻ em; tầm quan trọng của việc học bơi; cách thức xử lý khi bị đuối nước và cả kĩ năng cứu người đuối nước. Trong tai nạn đuối nước, 90% người tử vong do không biết bơi, nhưng có những người biết bơi vẫn tử nạn, có trường hợp tử vong do sơ cấp cứu không đúng cách. Do đó, biết bơi là giải pháp đầu tiên để mỗi người tự cứu mình trong các trường hợp bị ngập nước. Khi thấy người bị đuối nước, không nên một mình nhảy xuống cứu mà cần tri hô để nhiều người cùng ứng phó. Cấp cứu tại chỗ là quan trọng nhất, quyết định sự sống còn của nạn nhân. Nếu xử trí chậm, nạn nhân bị thiếu ôxy não rất khó cứu sống. Đầu tiên, cần dốc nước mà nạn nhân đã uống ra ngoài. Để tránh lãng phí thời gian, trường hợp nặng, cần hô hấp nhân tạo và ấn ngoài lồng ngực, giúp đẩy nước trong lồng ngực ra ngoài và cung cấp oxi cho cơ thể. Nếu tim nạn nhân ngừng đập thì phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỷ lệ 5/1 (đối với trẻ) hoặc 15/2 (đối với người lớn). Sau khi tim đã đập trở lại, cần đưa ngay đến cơ sở y tế nơi gần nhất để tiến hành cấp cứu.
  • 4. Bên cạnh đó, các trường học cần triển khai chương trình dạy bơi cho trẻ, dạy kỹ năng sống và kỹ năng an toàn dưới nước; từng bước đưa môn bơi vào chương trình học tập; đẩy mạnh xã hội hoá công tác dạy bơi; tiếp tục mở các điểm trông giữ trẻ mùa lũ. Khi tuyên truyền cũng cần đa dạng hóa các hình thức để phù hợp với cha mẹ, người chăm sóc trẻ, có thể thông qua loa phát thanh, tờ rơi, tuyên truyền qua Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh ở cơ sở hay qua phim, ảnh, sách báo … UNICEF tập trung vào các hoạt động phòng chống đuối nước trẻ em và phòng dịch trong mùa lũ lụt ở Việt Nam Trần Phương Anh An Giang, Việt Nam, ngày 26 tháng 10 năm 2011 – Trong vài tuần qua, mực nước Sông Cửu Long ở Việt Nam đã tăng lên đến mức kỷ lục phá hủy hàng ngàn ngôi nhà và làm đảo lộn cuộc sống của người dân, nhất là trẻ em. Giống như hai nước láng giềng Cam-pu-chia và Thái Lan, những dải đất rộng lớn ở miền Nam và miền Trung Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ liên tiếp trong những ngày qua. Cho đến thời điểm này, lũ lụt đã cướp đi sinh mạng 49 người, trong đó có 43 trẻ em. Khoảng 700.000 người chịu ảnh hưởng ở miền Trung và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khoảng 163.800 ngôi nhà bị ảnh hưởng và 25.000 héc-ta đất trồng lúa bị ngập úng mà nước lại rút rất chậm. Dự báo đến cuối tháng 10 lũ lụt sẽ còn tiếp tục xảy ra ở Đồng bằng sông Cửu Long và có thể lại khiến mực nước ở tất cả các sông dâng cao hơn nữa. Ông Hồ Viêt Hiệp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang - một trong các tỉnh phía nam Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lũ lụt nhận xét: “Năm nay nước lũ đã lên đến mức kỷ lục của năm 2000 lịch sử. Dù người dân nơi đây đã quen với nước lũ và họ luôn sẵn sàng chuẩn bị tinh thần ứng phó với thiên tai bất kỳ lúc nào, song càng ngày càng khó dự báo trước được tình hình thời tiết và chúng ta đã chứng kiến số cơn lốc xoáy ngày càng tăng”. Ở An Giang, khoảng 19.000 ngôi nhà đã chìm trong biển nước và hơn một ngàn gia đình đã phải đi sơ tán. Lở đất xuất hiện trên diện rộng. Hơn 6.700 học sinh bị ảnh hưởng do 60 ngôi trường ngập chìm trong nước lũ và đã hơn một tháng nay, hơn 1.300 học sinh không được đến trường. Một ông bố và hai con trai đứng nhìn những gì còn sót lại trong ngôi nhà của mình ở tỉnh An Giang. Đuối nước là nguyên nhân gây tử vong cao nhất cho trẻ em trong bão lụt. – UNICEF/Việt Nam/2011/Lý Phát Việt Linh Tử vong ở trẻ em lên đến mức báo động Ông Nguyễn Văn Nghĩa, chuyên gia về bảo vệ trẻ em thuộc Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh An Giang nhận xét: “Trong các trường hợp cứu trợ khẩn cấp, trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ là những người dễ gặp nguy hiểm nhất. Các em sống trong các ngôi nhà xung quanh toàn nước và nếu cha mẹ chỉ lơ là một giây thôi là các em có thể ngã xuống nước ngay. Dòng nước hiện chảy rất xiết nên chỉ sau vài phút là có thể cuốn trẻ ra xa hàng ki-lô-mét”. Với con số trẻ em tử vong hầu hết là do đuối nước lên đến mức báo động trong các trận lũ lụt ở sông Cửu Long, UNICEF kêu gọi hành động vì sự an toàn cho trẻ. Nhu cầu cấp bách nhất đối với trẻ em là nước sạch và thiết bị vệ sinh để phòng lây lan dịch bệnh– UNICEF/Việt Nam/2011/Lý Phát Việt Linh Ông Jean Dupraz, phó đại diện UNICEF Việt Nam cho biết: “Truyền thông về đuối nước trẻ em là rất quan trọng để các bậc phụ huynh hiểu được những nguy cơ hàng ngày con em họ
  • 5. có thể gặp phải”. UNICEF đã hỗ trợ kịp thời cho các tỉnh ở miền Nam và miền Trung Việt Nam, tiến hành các hoạt động tuyên truyền, giáo dục và cung cấp các vật dụng phòng chống đuối nước gồm có 2.000 túi phao; 1.200 áo phao; 8 thuyền và 500 phao cứu sinh cho học sinh cũng như nhiều đồ dùng học tập khác như sách giáo khoa và vở viết cho các tỉnh bị ảnh hưởng. Ông Jean Dupraz còn cho biết: “Vừa phải hạn chế tới mức tối đa thời gian gián đoạn học tập của học sinh đồng thời phải giữ gìn sức khỏe cho các em trong thời gian bão lụt và sau khi hết bão lụt, đặc biệt lưu ý tới các bệnh lây truyền qua đường nước và điều kiện vệ sinh không đảm bảo an toàn. Đề phòng dịch bệnh lây lan Bà mẹ tên Nhan và hai anh em ruột Khang và Khải trên chiếc thuyền gỗ trở về căn nhà ngập lụt. – UNICEF/Việt Nam/2011/Trần Phương Anh Trong khi nhiều gia đình hiện đang ở tạm tại các trung tâm sơ tán, chạy trốn dòng nước đang dâng cao thì một số lại chọn ở lại, sống ở các tầng cao trong nhà mình hay ở bất kỳ nơi nào còn khô ráo gần nhà. Hai anh em ruột Hoàng Vy Khải, 11 tuổi và Hoàng Vy Khang, 13 tuổi đang ngồi xổm bên con đường lầy lội trong xã. Bà mẹ chỉ vào căn nhà tranh nước ngập tới phân nửa nói: “Đây là nhà chúng tôi. Nhà chúng tôi ngập đã ba tuần rồi và chẳng hy vọng gì vài ba tuần nữa nước sẽ rút được. Chúng tôi không chạy được nhiều đồ. Giờ đây chúng tôi chỉ trông mong vào cứu trợ của nhà nước và các tổ chức khác”. Cả Khang và Khải hiện đã nghỉ học vì cha mẹ không đủ khả năng nuôi hai anh em ăn học. Bà mẹ ở nhà vì không còn đủ sức lao động còn người cha thả lưới dọc bờ sông kiếm con cá nhỏ đủ cho gia đình sống qua ngày. Lúc bão lụt và sau khi nước rút, nhu cầu cấp bách nhất của trẻ em là nước sạch và thiết bị vệ sinh để phòng dịch bệnh lây lan như tiêu chảy và sốt xuất huyết. Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tính đến thời điểm này, UNICEF Việt Nam đã cấp khoảng 800.000 viên lọc nước; 900 kg Chloramin B; 14.000 bánh xà phòng; 2.000 can nhựa đựng nước; và 2.000 máy lọc nước đáp ứng nhu cầu của khoảng 72.000 người dân trong vòng 15 ngày. TUYÊN TRUYỀN CÁCH PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC Ở TRẺ EM Trong các dịp lễ, tết, nhất là vào kỳ nghỉ hè, nhiều gia đình, cơ quan, trường học sẽ tổ chức cho trẻ em đi nghỉ mát, tắm biển. Khắp nơi các em học sinh cũng sẽ tự rủ nhau đi tắm mát ở sông, suối, ao, hồ... thì nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước là rất cao. Mỗi khi mùa hè đến, lo lắng về đuối nước luôn thường trực và có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào. Nhiều vụ trẻ em đuối nước thương tâm do sự bất cẩn của người lớn. Và chỉ là một vài phút lơ là đãng xảy ra một số trường hợp đáng thương tâm. Điều này muốn nói lên là đuối nước không chỉ xảy ra ở sông, suối, ao hồ, đầm lầy ... mà còn có thể xảy ra ở ngay tại nhà, nơi làm việc, nhà trẻ...Vì thế các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo và các em học sinh cần có hiểu biết cách phòng và kĩ năng xử trí tai nạn đuối nước là rất cần thiết. Vì sao đuối nước thường dẫn đến tử vong? Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu ôxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động. Hay nói cách khác: Chết đuối là tình trạng thiếu oxy do cơ thể bị chìm trong nước. - Người ta thống kê thấy khoảng 4/5 trường hợp chết đuối mà trong phổi có nước và 1/5 còn lại chết đuối nhưng phổi không có nước. - Sở dĩ có tình trạng chết đuối mà trong phổi không có nước là do người không biết bơi bất ngờ bị chìm trong nước, nạn nhân hoảng sợ khiến các phản xạ bị rối loạn làm cơ thể bị chìm, phản xạ co cơ nắp thanh quản và đóng khí quản lại làm nạn nhân không thở được dẫn đến thiếu oxy não và bất tỉnh. Từ chỗ nắp thanh quản bị đóng nên nước cũng không vào phổi được. Đó cũng được gọi là chết đuối khô.
  • 6. Vì vậy khi gặp trường hợp đuối nước cần xử trí khẩn trương, kiên trì, ngay tại chỗ để giải phóng đường hô hấp. * Khi gặp một trường hợp đuối nước cần sơ cứu như thế nào? Khi gặp một trường hợp đuối nước chúng ta cần tiến hành các bước sơ cứu sau: 1. Đối với người lớn và trẻ lớn: Khi thấy một người đang hốt hoảng trên mặt nước hãy nhanh chóng đưa cho họ bất cứ thứ gì có thể giúp họ bám vào và nổi lên được. Nếu chỉ có một mình và 2 tay không, nếu không phải là một nhân viên cấp cứu nhiều kinh nghiệm thì bơi ra cứu nạn nhân là điều rất mạo hiểm dù là một tay bơi giỏi vì trong cơn hoảng loạn cực độ, nạn nhân thường có khuynh hướng vùng vẫy, níu kéo rất chặt gây khó khăn cho người cấp cứu và có nguy cơ làm chết đuối luôn cả hai. Nên ném cho nạn nhân một phao nổi trước cho nạn nhân bám vào, sau đó mới cho nạn nhân bám vào người cứu hộ. Tại nơi xảy ra tai nạn: cấp cứu ngay ở dưới nước, nắm tóc kéo đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, tát mấy cái thật mạnh vào má nạn nhân để gây phản xạ hồi tỉnh và thở lại. Nhanh chóng quàng tay qua nách, hoặc kêu thêm người hỗ trợ đưa nạn nhân vào bờ. Cấp cứu tại chỗ là quan trọng nhất, quyết định sự sống còn của nạn nhân, nếu xử trí chậm, nạn nhân bị thiếu ôxy não rất khó cứu sống sau đó. Khi đưa được nạn nhân lên bờ hay lên thuyền phải tiến hành ngay hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt: khai thông đường hô hấp bằng cách đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ nghiêng sang một bên, dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi đường thở và miệng nạn nhân; đặt một khăn mùi soa hay miếng gạc qua miệng nạn nhân, dùng hai ngón tay cái và trỏ bịt mũi nạn nhân rồi thổi hơi trực tiếp vào miệng nạn nhân. Nếu ngừng tim (sờ mạch quay không có) phải ép tim ngoài lồng ngực. Dùng hai tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, tần số ép khoảng 100 lần/1 phút. - Nếu có một người cấp cứu thì thổi ngạt 2 - 3 hơi lại ép tim ngoài lồng ngực 10 - 15 nhịp. - Nếu có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt, một người ép tim ngoài lồng ngực, làm kiên trì cho đến khi tim đập và thở trở lại. Khi tỉnh lại, nạn nhân sẽ nôn ra nước, nên phải để nạn nhân ở tư thế an toàn, đầu nằm nghiêng, kê gối dưới hai vai, nới rộng quần áo, phòng cho nạn nhân không bị ngạt trở lại vì sặc chất nôn. Chỉ bỏ cuộc khi đã hô hấp nhân tạo và ép tim được 2 tiếng mà không thấy nạn nhân phục hồi. 2. Đối với trẻ nhỏ: Khi gặp trẻ đuối nước người ta thường vác dốc ngược trẻ trên vai, động tác dốc ngược nạn nhân chỉ có tác dụng khai thông vùng họng và miệng, vì vậy không nên thực hiện ở người lớn và không nên làm quá 1 phút ở trẻ em. Đặt trẻ nằm ở chỗ khô ráo, thoáng khí. Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem có còn thở không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực. Nếu lồng ngực không di động tức là trẻ đã ngưng thở; thổi ngạt miệng qua miệng 2 cái chậm. Nếu sau đó trẻ vẫn chưa thở lại được hoặc còn tím tái và hôn mê thì xem như tim đã ngưng đập, cần ấn tim ngoài lồng ngực ngay. Ấn vào vùng nửa dưới xương ức theo cách như sau: - Dùng 2 ngón tay cái (đối với trẻ dưới 1 tuổi) ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối hai đầu vú 1 đốt ngón tay (tức khoảng bằng bề ngang một ngón tay). - Dùng 1 bàn tay (đối với trẻ từ 1-8 tuổi) hoặc 2 bàn tay đặt chồng lên nhau (đối với trẻ hơn 8 tuổi và người lớn) ấn vào phía trên mỏm ức 2 đốt ngón tay. Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỷ lệ 5/1 (đối với trẻ dưới 8 tuổi) hoặc 15/2 (đối với trẻ trên 8 tuổi). Cần lưu ý là vẫn phải tiếp tục thực hiện các động tác cấp cứu này trên đường chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế, cho đến khi tự thở lại được hoặc chắc chắn đã chết. Việc cấp cứu này đôi khi phải mất hàng giờ hoặc lâu hơn. Nếu lồng ngực còn di động tức là trẻ còn tự thở được, hãy đặt trẻ nằm ở tư thế an toàn, nghĩa là nằm nghiêng một bên để nếu nôn ói thì chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài và không trào ngược vào phổi, gây viêm phổi. - Nếu sơ cứu có kết quả, nạn nhân thở lại, cử động giãy giụa, hay nạn nhân vẫn còn mê nhưng đã có mạch và nhịp thở thì gọi xe cấp cứu hay dùng mọi phương tiện sẵn có chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế có trang bị hồi sức cấp cứu. Quá trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục cấp cứu và đắp giữ ấm cho nạn nhân.
  • 7. - Trường hợp nạn nhân đã ngừng thở, ngừng tim thì nhanh chóng dốc ngược đầu nạn nhân cho nước trong đường thở thoát ra hết; sau đó đặt nạn nhân trên mặt phẳng cứng, ngửa cổ nạn nhân ra sau, móc hết đàm nhớt, dị vật trong miệng nạn nhân ra, một tay đặt lên trán nạn nhân, bịt mũi nạn nhân bằng ngón trỏ và ngón cái, sau đó hít sâu, áp miệng người cấp cứu vào miệng nạn nhân thổi 2 hơi đầy; để lồng ngực tự xẹp và thổi tiếp lần thứ hai. Thực hiện cho đến khi nạn nhân thở được hoặc có xe cấp cứu đến. Nếu nạn nhân bị ngưng tim nên tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực song song với hô hấp nhân tạo. Những việc không nên làm trong quá trình cấp cứu đuối nước? Những việc cần chú ý trong quá trình cấp cứu đưối nước - Không được chậm trễ trong cấp cứu người bị đuối nước: tìm cách gọi xe cấp cứu, tìm cho được và đầy đủ các phương tiện cấp cứu . v.v... mà phải bằng mọi cách và khả năng hiểu biết cấp cứu ngay - Không nên cố tìm cách cho nước trong phổi nạn nhân chảy hết ra ngoài bằng cách xốc nước (vác nạn nhân chạy vòng vòng cho nước chảy ra) vì như thế sẽ bỏ lỡ thời gian vàng cho việc làm hồi sức cấp cứu tim phổi mà chỉ cần chậm trễ 4 phút thôi là não có nguy cơ bị chết rồi! Trong quá trình hồi sức cấp cứu tim phổi, nước trong phổi sẽ tự động thoát ra ngoài. Nếu là nước sông, hồ thì nước sẽ thấm vào hệ tuần hoàn rất nhanh do hiện tượng thẩm thấu (nước sông có nồng độ loãng hơn máu). - Khi làm xoa bóp tim ngoài lồng ngực, cần chú ý không quá mạnh bạo vì có thể làm gãy xương sườn nạn nhân, nhất là trẻ nhỏ. Với ngạt nước, sơ cứu tại chỗ và đúng kỹ thuật là những yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến sự sống còn và khả năng bị di chứng não của người bị nạn. * Để phòng, chống tai nạn đuối nước ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh, người chăm sóc cần thực hiện những gì? Đề phòng tai nạn đuối nước các bậc phụ huynh, người chăm sóc và các em học sinh cần quan tâm đến công việc sau đây: 1. Đối với trẻ lớn và người lớn: - Không nên nhảy xuống vùng nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, có lối thoát khi gặp nguy hiểm hay không. - Khi đi bơi nên đi chung với những người bơi giỏi và nên mang theo phao khi đi bơi và đi tàu thuyền. - Không ăn no, không uống rượu trước khi xuống nước. - Chỉ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát. 2. Đối với trẻ nhỏ: - Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác như đọc sách, tán chuyện gẫu, chơi bài… - Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được. - Nhà khá giả có hồ bơi nên rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em không mở cửa được, có hệ thống báo động khi trẻ em vào. - Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi). 3. Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ,TB&XH) cũng đưa ra 8 khuyến cáo để các bậc phụ huynhvà các bạn phòng tránh chết đuối cho con em mình, cho các bạn như: - Không được đi tắm, bơi ngoài sông, suối mà không có người lớn biết bơi đi kèm - Không chơi, đùa nghịch quanh ao, hồ nước, hố sâu, hố vôi đang tôi để tránh bị ngã, rơi xuống hố. - Nhà ở gần vùng sông nước, ao hồ cần làm cửa chắn và rào quanh nhà. - Nên nhắc cha mẹ lấp kín các hố, rãnh nước sau khi sử dụng. - Nhắc cha mẹ làm nắp đậy chắc chắn, an toàn cho giếng, bể nước, chum vại. - Nên có người lớn đưa đi học trong mùa mưa lũ, đặc biệt khi phải đi qua suối, sông. - Nên nhắc người lớn dậy bơi cho trẻ em. Sự nỗ lực của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm làm giảm tai nạn do đuối nước
  • 8. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO, tháng 10/2012), hàng năm có khoảng 388.000 trường hợp tử vong do đuối nước, chiếm 7% tất cả các ca tử vong do liên quan đến tai nạn thương tích trên toàn thế giới. Đồng thời đuối nước là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do tai nạn thương tích trên toàn cầu, tập trung chủ yếu ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Chết đuối là quá trình suy hô hấp hay còn gọi là ngộp thở do bị chìm trong chất dịch (chủ yếu là nước), kết quả được xác định là tử vong, tỷ lệ mắc bệnh không. Phạm vi vấn đề: Gánh nặng xã hội do đuối nước Trong năm 2004, ước tính khoảng 388.000 người đã tử vong do đuối nước. Hiện nay, đuối nước là một vấn đề y tế cộng đồng quan trọng được quan tâm trên toàn thế giới. Số trường hợp chết đuối do tai nạn thương tích chiếm gần 10% tổng số tử vong trên toàn cầu. Đuối nước là một trong ba nguyên nhân hàng đầu gây ra số ca chết do tai nạn thương tích, chiếm 7% tất cả các ca tử vong liên quan đến chấn thương. Gánh nặng toàn cầu và tử vong do đuối nước được tìm thấy trong tất cả các nền kinh tế và nhiều khu vực, tuy nhiên: + Các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình chiếm 96% các trường hợp tử vong do đuối nước; + Trên 60% trường hợp chết đuối trên thế giới xảy ra chủ yếu ở các quốc gia thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á; + Tỷ lệ tử vong do đuối nước cao nhất ở các quốc gia khu vực châu Phi và cao hơn 8 lần so với ở Úc hoặc Mỹ; + Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có tỷ lệ tử vong do đuối nước cao nhất và cùng đóng góp đến 43% các trường hợp tử vong trên toàn thế giới và 41% tổng số trường hợp để lại di chứng lâu dài liên quan đến đuối nước. Mặc dù có một số nghiên cứu về chi phí cũng như những tác động dođuối nước, nhưng các dữ liệu còn hạn chế chưa phản ánh đúng sự thật về những tác động do đuối nước gây ra đối với xã hội. Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu đáng tin cậy như các nghiên cứu tại Mỹ, 45% các trường hợp tử vong do đuối nước tập trung ở những nhóm dân cư tham gia hoạt động kinh tế nhất. Chỉ riêng tại các vùng ven biển của Mỹ, chi phí mỗi năm liên quan đến đuối nước là 273 triệu USD. Tại Úc và Canada, chi phí hàng năm lần lượt là 85.5 triệu USD và 173 triệu USD. Số ca báo cáo do chết đuối trên toàn cầu không phản ánh chính xác tình hình đang xảy ra trong cộng đồng. Điều quan trọng cho thấy rằng các vấn đề về đuối nước trên toàn cầu là lớn hơn nhiều hơn so với các con số được đưa ra, do cách phân loại dữ liệu. Các số liệu trên không bao gồm chết đuối do lũ lụt (thiên tai), đi thuyền và rủi ro do vận chuyển đường thủy. Thống kê số ca đuối nước không gây tử vong ở nhiều nước không có hoặc số liệu không đáng tin cậy. Những ai có nguy cơ chết đuối? Về độ tuổi Tuổi tác là một trong những yếu tố nguy cơ chính liên quan đến chết đuối. Mối quan hệ này thường liên quan với một sai sót trong việc giám sát. Nói chung, trẻ em dưới 5 tuổi có tỷ lệ tử vong do chết đuối cao nhất trên toàn thế giới. Những trẻ em đi chập chững có nguy cơ chết đuối cao do bản chất thích tò mò và do không có khả năng tự vệ tách mình ra khỏi những nơi nguy hiểm như hồ tắm, thùng nước, bồn tắm, nhà cầu, hay máy giặt. Theo ước tính có 59% những trường hợp chết đuối ở trẻ dưới 1 tuổi xảy ra ở bồn tắm và 56% trong số các trường hợp chết đuối này là kết quả của sự ngược đãi, thiếu sự quan tâm cho trẻ em.
  • 9. Riêng Canada và New Zealand là hai quốc gia ngoại lệ duy nhất, nơi mà những người nam trưởng thành bị đuối nước cao hơn. + Australia: đuối nước là nguyên nhân hàng đầu do tai nạn thương tích ở trẻ em từ 1-3 tuổi. + Bangladesh: chết đuối chiếm 20% tất cả các ca tử vong ở trẻ em độ tuổi từ 1-4 tuổi. + Trung Quốc: đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em độ tuổi từ 1-14 tuổi. + Mỹ: đuối nước là nguyên nhân hàng đầu thứ hai của cái chết thương tích không chủ ý ở trẻ em tuổi từ 1-14 tuổi. Về Giới tính Nam thường có nguy cơ chết đuối cao hơn, gấp đôi so với tỷ lệ tử vong ở nữ giới. Nghiên cứu cho thấy rằng, tỷ lệ chết đuối ở nam giới cao hơn nguyên nhân là do những hành vi có nguy cơ cao trong khi bơi lội một mình, chèo thuyền, lặn hoặc các hoạt động khác liên quan đến nước. Uống rượu trước khi bơi và chèo thuyền cũng là một yếu tố nguy cơ góp phần trong hơn 60% tất cả những trường hợp chết đuối của thiếu niên. Tiếp xúc với nước thường xuyên Việc tiếp xúc với nước liên tục là một yếu tố nguy cơ cao gây chết đuối. Những người hành nghề như hoạt động kinh tế đánh bắt cá hoặc đánh bắt cá để phục vụ đời sống, bằng cách sử dụng những chiếc thuyền nhỏ ở các nước có thu nhập thấp dễ bị chết đuối. Trẻ em sống gần các nguồn nước chẳng hạn như mương, ao, kênh thủy lợi, hoặc hồ đặc biệt có nguy cơ rất cao. Các yếu tố nguy cơ khác Một số yếu tố khác có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ bị chết đuối như: + Ở nhiều nước có tình trạng kinh tế xã hội thấp thì các thành phần dân cư có nguy cơ chết đuối cao như dân tộc thiểu số, những người thiếu giáo dục, và người dân nông thôn có thể liênquan; + Trẻ sơ sinh hoặc trẻ em một mình trong bồn tắm mà không có người trông coi; + Các phương tiện giao thông đường thủy không an toàn hoặc quá tải; + Sử dụng rượu, gần hoặc trong nước; + Các điều kiện y tế chẳng hạn như những người động kinh; + Khách du dịch không quen thuộc với các nguy cơ về nước tại các địa phương; + Lũ lụt và các sự thiên tai khác như sóng thần. Điểm qua tình hình đuối nước tại việt Nam Thiếu sự quan tâm, trẻ bị đuối nước tăng Theo Báo Quân đội nhân dân - Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), mỗi năm cả nước có khoảng 3.500 trẻ em bị đuối nước, trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm một tỷ lệ lớn, đặc biệt là vào mùa mưa lũ. Trong khi các ngành chức năng đang rốt ráo thực hiện các giải pháp nhằm giảm đến mức thấp nhất những vụ việc tang thương thì nhiều vụ tai nạn xảy ra do thiếu sự quan tâm, quản lý của gia đình. Những vụ việc tang thương Chúng tôi đến tìm hiểu về việc phòng, tránh đuối nước cho trẻ em ở tỉnh An Giang - nơi đầu nguồn lũ của vùng ĐBSCL vào những ngày cuối tháng 9. Nơi đây, chúng tôi thấy có nhiều trẻ nhỏ đến tắm tại các con sông nhưng không có phao bơi cũng như không người trông. Cụ thể, trưa ngày 23-9, tại cầu Tha La, xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc (An Giang) chúng tôi thấy có 5 trẻ, khoảng từ 6 đến 10 tuổi không mặc áo phao, tụ tập dưới chân cầu, không có người lớn trông và bơi ngược dòng nước đang chảy rất mạnh. Chứng kiến cảnh trên, chúng tôi không
  • 10. khỏi giật mình và lo lắng cho sự an toàn của các em. Ông Lưu Hải Đăng, một người dân ngụ tại xã Vĩnh Tế tâm sự: “Dòng nước chảy xiết thế thì người lớn bơi còn không nổi, huống chi là bọn trẻ. Việc các cháu thường xuyên ra sông tắm là do cha mẹ của các em mải đi làm ăn không quản lý chặt chẽ. Vì vậy khi xảy ra tai nạn thưòng là hậu quả nghiêm trọng”. Đi dọc theo tỉnh lộ 941 hướng từ thành phố Long Xuyên đến huyện Tri Tôn, hoặc theo quốc lộ 91 từ thị xã Châu Đốc về huyện Châu Thành, đoạn từ phà Vàm Xáng đi thị xã Tân Châu, đoạn từ phà An Hòa (thành phố Long Xuyên) đi thị trấn Chợ Mới, chúng tôi phát hiện khoảng hàng chục vị trí trẻ em tụ tập tắm sông mà không có người lớn trông nom. Theo UBND tỉnh An Giang, địa phương này là một trong 15 tỉnh có số trẻ em bị đuối nước cao nhất nước trong các năm qua. Số trường hợp trẻ tử vong do đuối nước cao và luôn tăng. Cụ thể, năm 2010 có 15 trẻ bị đuối nước nhưng đến năm 2011 con số này tăng lên 49 trường hợp. Tỉnh Đồng Tháp cũng là một trong những địa phương có số trẻ bị đuối nước nhiều nhất ở ĐBSCL. Năm 2011, tỉnh này có 57 trường hợp trẻ đuối nước, tính đến hết 6 tháng đầu năm 2012 đã có 20 trường hợp đuối nước. Hiện nay, mực nước ở các sông thuộc các huyện như Đồng Tháp Mười, Tam Nông, Tân Hồng, thành phố Cao Lãnh… đang lên cao. Theo đó, các bậc cha mẹ cũng đã chuẩn bị cho mùa làm ăn mới khi nước lũ về. Tuy nhiên, đây cũng là thời gian các trẻ bị “bỏ quên” nhiều nhất. Chiều ngày 18-7, tại ấp Thanh Đăng, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) đã xảy ra một vụ đuối nước làm 2 em học sinh thiệt mạng. Nạn nhân là em Nguyễn Viết Huy và em Nguyễn Thành Nhân, cùng là học sinh lớp 5, trường Tiểu học Thanh Bình. Do cha, mẹ đi làm nên hai em rủ nhau ra ngoài sông gần nhà tắm và bị đuối nước. Mới đây, ngày 31-8 và 21-9, tại tỉnh Bạc Liêu đã xảy ra 2 vụ đuối nước làm 4 trẻ tử vong. Vụ thứ nhất xảy ra ngày 31-8, tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) làm 3 em tử vong. Vụ thứ hai xảy ra ở phường 8, thành phố Bạc Liêu làm 1 em tử vong. Nguyên nhân của hai vụ trên đều do các em trốn gia đình, rủ nhau ra sông tắm, khi bị đuối nước không ai phát hiện được nên dẫn đến tử vong. Cần sự quan tâm thỏa đáng Tìm hiểu về trách nhiệm của ngành giáo dục trong công tác phòng, tránh đuối nước trẻ em, ông Phó Gia Hùng Phương, Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã Tân Châu (An Giang) cho chúng tôi biết: “Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp trẻ em bị đuối nước trong mùa lũ này, phòng đã chủ động phối hợp với Trung tâm Thể dục thể thao huyện để dạy bơi cho các em. Tuy nhiên, việc dạy bơi cho các em gặp không ít khó khăn bởi sự thiếu hợp tác của gia đình. Các phụ huynh không cho con em đi học vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có lý do sợ các em gặp tai nạn trong khi học và không có thời gian đưa đón các em. Bên cạnh khó khăn trên, hiện nay chúng tôi cũng chưa được đầu tư hồ bơi nào nhằm phục vụ cho công tác dạy và học đạt hiệu quả tốt hơn”. Theo bà Dương Thúy Ngân, cán bộ Phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Sở LĐTB&XH tỉnh An Giang) thì: “Nguyên nhân của những trường hợp trẻ em bị đuối nước trên thường do các phụ huynh lơ là việc trông coi trẻ, trẻ tắm không có áo phao. Khi sự việc đau lòng xảy ra, các phụ huynh hối hận thì đã muộn. Trong mùa lũ này, tỉnh sẽ huy động các cháu đến nơi giữ trẻ tập trung nhằm bảo đảm an toàn cho các cháu, tuy nhiên, công tác này cũng đang gặp nhiều khó khăn”.
  • 11. Liên quan đến tình trạng đuối nước thường xảy ra trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, ông Nguyễn Văn Dương, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng số trường hợp trẻ em bị đuối nước trên địa bàn tỉnh là do sự bất cẩn của các bậc phụ huynh. Mùa lũ này, tỉnh sẽ tập trung mọi biện pháp để bảo vệ tính mạng của trẻ, tăng cường các điểm giữ trẻ, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng trẻ bị đuối nước”. Hiện nay, mùa lũ đang đến, việc quản lý sinh hoạt đối với trẻ em ở các vùng lũ như ĐBSCL rất cần được quan tâm. Để hạn chế đến mức thấp nhất những trường hợp trẻ em bị đuối nước, gia đình và các bậc phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để công tác phòng, tránh đuối nước cho trẻ em trong mùa lũ đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, các ngành chức năn g cần phải tăng cường và nâng cao công tác tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện tốt trách nhiệm quản lý con em mình. Mỗi ngày khoảng 10 trẻ tử vong do đuối nước Mới đây, Bộ LĐTB&XH phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc công bố kết quả khảo sát quốc gia tai nạn thương tích (TNTT) tại Việt Nam năm 2010. Theo kết quả khảo sát, mỗi năm có 35.000 người tử vong do TNTT, trong đó giao thông đường bộ và đuối nước là nguyên nhân hàng đầu. Kết quả cho thấy, trung bình mỗi ngày có khoảng 10 trẻ chết đuối, tỷ lệ này cao gấp 8 lần so với các nước có thu nhập cao. Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa là những địa phương đang thay nhau dẫn đầu về tỉ lệ trẻ tử vong do đuối nước. Theo thống kê của tổ chức UNICEF tại Việt Nam, trong tổng số các ca tử vong vì tai nạn thương tích, cứ 5 trường hợp lại có 2 trường hợp từ 19 tuổi trở xuống. Như vậy, một phần lớn của gánh nặng thương tích nằm ở nhóm trẻ em và những người chưa thành niên, trong đó đuối nước là nguyên nhân hàng đầu. Những nguy cơ được báo trước Có nhiều nguyên nhân gây đuối nước ở trẻ em và một trong những nguyên nhân chính là thiếu sự giám sát của người lớn. Nhiều trường hợp trẻ em bị rơi xuống sông, ao, hồ, giếng hay bể nước chỉ vì sự thiếu quan sát của cha mẹ, người giữ trẻ trong khoảng thời gian ngắn do bận làm việc khác. Đối với nhóm học sinh ở lứa tuổi tiểu học, hầu hết các em không có được sự giám sát thường xuyên của người lớn, đặc biệt trong kỳ nghỉ hè, vì cha mẹ các em còn bận đi làm. Ngoài ra, trẻ em còn bị chết đuối tại các bãi biển, khu vui chơi giải trí, bể bơi mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu sự giám sát của người lớn. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy, hầu hết trẻ em bị đuối nước là do không biết bơi, nhưng các em lại rất hay chơi đùa gần khu vực ao, hồ, sông, suối. Một thực tế khác mà ai cũng nhìn thấy đó là ở nhiều tỉnh, nhiều địa phương trẻ em phải bơi qua sông đến trường vì không có cầu, các bến đò, bến khách ngang sông lại thiếu trang bị an toàn. Trong khi đó, “các văn bản pháp luật của Việt Nam còn thiếu các điều khoản quyết định xử phạt đối với những hành vi gây đuối nước ở trẻ em. Chế tài xử lý những hành vi gây tai nạn, chết ở trẻ em do đuối nước chưa được quy định cụ thể. Ví dụ, thời gian gần đây, ở nhiều thành phố lớn, số trẻ tử vong vì đuối nước tại các hố nước ở công trường xây dựng gia tăng nhưng chúng ta vẫn chưa có các quy định cụ thể về xử phạt như thế nào? Ai là người chịu trách nhiệm chính?" ông Nguyễn Trọng An, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH cho biết. Hãy dạy bơi cho trẻ Sau 10 năm, chúng ta mới lại có một báo cáo về tai nạn thương tích trên phạm vi toàn quốc. TNGT hay tai nạn đuối nước là những cảnh bảo có thể bị coi là “biết rồi khổ lắm nói mãi”. Tuy nhiên, chúng ta cần các giải pháp phòng chống tai nạn thương tích cần trực tiếp, thiết thực và hiệu quả hơn. Để phòng đuối nước cho trẻ, việc đầu tiên và quan trọng nhất là dạy trẻ biết bơi. Tuy nhiên, hiện nay việc dạy bơi cho trẻ mới chỉ dừng lại ở mức độ tự phát. Đa số
  • 12. trẻ em ở các địa phương tự học bơi thông qua anh, chị hoặc bạn bè cùng lứa tuổi ở các sông, suối, ao hồ. Thiếu hồ bơi, thiếu sự giám sát của người lớn làm nguy cơ trẻ bị tai nạn đuối nước. Bên cạnh đó, chương trình dạy bơi cho trẻ trong nhà trường chưa được triển khai rộng tại các địa phương. Nhiều trường không đủ điều kiện, thiếu giao viên, cơ sở vật chất dạy bơi cho trẻ tiểu học. Chính vì vậy, giải pháp được nêu ra là các địa phương cần đẩy mạnh hoạt động truyền thông giáo dục nâng cao kiến thức, nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về phòng, chống đuối nước trẻ em. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các quy định về an toàn phòng, chống đuối nước tại cộng đồng; đầu tư ngân sách địa phương và kế hoạch để xây dựng các bể bơi, hồ bơi đơn giản cho trẻ. Biện pháp phòng chống đuối nước và chết đuối Chiến lược phòng chống chết đuối phải toàn diện và bao gồm: + Phương pháp kỹ thuật giúp loại bỏ các yếu tố nguy hiểm; + Xây dựng pháp luật để thực thi công tác phòng chống và đảm bảo trách việc tiếp xúc với những nước không an toàn giảm; + Giáo dục cho các cá nhân và cộng đồng để nâng cao nhận thức về nguy cơ và những công cụ hỗ trợ trong phản ứng nhanh nếu xảy ra chết đuối; + Ưu tiên các nghiên cứu sáng kiến và y tế cộng đồng để hạn chế những gánh nặng do chết đuối gây trên toàn thế giới và những nghiên cứu can thiệp phòng ngừa. Phương pháp kỹ thuật để loại bỏ việc tiếp xúc với các hồ nước không an toàn là chiến lược hiệu quả nhất để phòng chống chết đuối. Các biện pháp bao gồm gồm không tích trữ nước khi không cần thiết hoặc thay đổi môi trường để tạo ra các rào cản ngăn cách nguồn nước. Chẳng hạn: + Phát triển và thực hiện các hệ thống nước an toàn, chẳng hạn như hệ thống thoát nước, hệ thống cấp nước tập trung, bờ bao kiểm soát lũ lụt ở các khu vực dễ bị ngập lụt; + Hồ bơi phải có hàng rào chắn khi không sử dụng thì loại bỏ nước hoàn toàn; + Tạo và duy trì các vùng nước an toàn để vui chơi, giải trí; + Loại bỏ nước trong xô và bồn tắm và úp chúng lộn ngược. Xây dựng pháp luật có thể là một chiến lược phòng ngừa hiệu quả, bằng các quy định cụ thể để bảo đảm an toàn. Ví dụ, quy định phải có hàng rào bốn mặt xung quanh hồ bơi điều này
  • 13. có thể làm giảm nguy cơ chết đuối. Tuy nhiên, luật pháp và các quy định yêu cầu các cá nhân tổ chức tự lập hàng rào hồ bơi bảo đảm an toàn là chưa đủ. Mà chúng ta cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát các hệ thống nước phải bảo đảm an toàn là cần thiết để giảm tỷ lệ đuối nước. Hệ thống pháp luật hoặc các quy định khác nhằm mục tiêu giảm các yếu tố nguy cơ chết đuối. Hiện nay đã có đủ cơ sở pháp lý nên đòi hỏi phải thường xuyên kiểm tra an toàn của các tàu vận tải và các quy định của pháp luật về sử dụng rượu trong khi chèo thuyền hay bơi lội. Tuy nhiên, sự sẵn có các trang thiết bị như phao cứu sinh cá nhân thích hợp và được trang bị trên những chiếc thuyền đây được xem chiến lược phòng chống đuối nước hiểu quả nhất. Tăng cường truyền thông giáo dục cho cá nhân, cộng đồng nhận thức về đuối nước, những yếu tố nguy cơ liên quan đến đuối nước và học tập kỹ năng sinh tồn ở những vùng nước. Các chiến lược này đầy hứa hẹn để ngăn ngừa các trường hợp chết đuối. Tương tự như vậy, đảm bảo sự có mặt của nhân viên cứu hộ tại các khu vực bơi cũng được xem là một biện pháp để ngăn ngừa đuối nước. Luôn sẵn sàng có các biện pháp sơ cứu ngay lập tức khi có đuối nước xảy ra, điều này có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng do đuối nước mang lại. Một số chiến lược khác cũng cần thiết được xem xét như: + Chương trình học bơi cho trẻ em và người lớn; + Giám sát trẻ em trong và ngoài gia đình và thành lập các nhóm phụ huynh hoặc những biện pháp chăm sóc trẻ khác ở khu vực nông thôn, đặc biệt trong giai đoạn thu hoạch nông vụ; + Giáo dục trẻ em không đi vào các dòng suối chảy nhanh và không bơi một mình. Sự nổ lực của Tổ chức Y tế thế giới Ưu tiên nghiên cứu các sáng kiến, giải pháp y tế cộng đồng để xác định những yếu tố nguy cơ và gánh nặng do đuối nước trên toàn thế giới là rất cần thiết. Xác định các mục tiêu rõ ràng như xác định tầm quan trọng của vấn đề đuối nước, xác định các nhóm dân cư dễ bị tổn thương, các yếu tố rủi ro, tác hại do thời tiết mang lại và tăng cường các dịch vụ đối phó trong trường hợp khẩn cấp là hết sức cần thiết. Tăng cường những biện pháp can thiệp để phòng ngừa và tuyên truyền tác hại do đuối nước cho người dân bị ảnh hưởng nhiều nhất. PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở TRẺ EM I. Định nghĩa tai nạn thương tích
  • 14. - “Tai nạn” là một sự kiện bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng và khó lường trước được. - “Thương tích” là những thương tổn thực thể trên cơ thể người do tiếp xúc cấp tính với các nguồn năng lượng (năng lượng có thể là cơ học, nhiệt, hóa học, điện, hoặc phóng xạ) với những mức độ, tốc độ khác nhau quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu hụt các yếu tố cơ bản của sự sống (ví dụ như thiếu ô xy trong trường hợp đuối nước, bóp nghẹt, giảm nhiệt độ trong môi trường cóng lạnh). Thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ dẫn đến thương tích thường rất ngắn (vài phút). “Thương tích” hay còn gọi là “Chấn thương” không phải là “Tai nạn”, mà là những sự kiện có thể dự đoán trước được và phần lớn có thể phòng tránh được, thương tích gây ra thiệt hại về thể chất và tinh thần cho một người nào đó. II. Thực trạng tai nạn thương tích ở trẻ em Trong những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, nguồn lực đầu tư cho các chương trình, dự án vì trẻ em ngày càng tăng, trẻ em được quan tâm bảo vệ và chăm sóc tốt hơn. Trên cả nước, trung bình hàng ngày có 10 trẻ em bị chết đuổi, độ tuổi từ 07 – 15 tuổi, cao nhất khu vực Đông Nam Á. Tai nạn giao thông là nguyên nhân thứ hai dẫn đến tử vong sau chết đuối. Mỗi năm trung bình có khoảng 12.000 – 14.000 người chết và trên 20.000 người bi thương do tai nan giao thông, trong đó trẻ em chiếm khoảng 35%. III. Các loại tai nạn thương tích ở trẻ em – Nguyên nhân và cách phòng tránh * Tai nạn thương tích ở trẻ em gồm một số loại như sau: - Ngã - Bỏng/cháy - Tai nạn giao thông - Ngộ độc các loại - Cắt, đâm - Ngạt thở, hóc nghẹn - Súc vật cắn - Chết đuối/đuối nước - Bạo lực - Bom, mìn/vật nổ - Điện giật - Các loại thương tích khác Tai nạn thương tích TE đang trở thành một vấn đề y tế công cộng đe dọa đến sự sống còn và phát triển của TE. Theo kết quả điều tra, gần 70% các ca tử vong TE trên 01 tuổi là do tai nạn thương tích gây ra; trên 71% các trường hợp tử vong do tai nạn thương tích là do các tai nạn thương tích không chủ ý như: TNGT, đuối nước, ngã, ngộ độc, điện giật, ngạt, hóc nghẹn… 1. Ngã Ngã và những chấn thương do ngã là những tai nạn rất thường gặp ở trẻ em, ở mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi lúc và mọi nơi. Ngã để lại những hậu quả trước mắt vàl âu dài, nhiều khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng cũng như tính mạng của trẻ. 1.1. Nguyên nhân: - Do trẻ thiếu ý thức và kiến thức + Với đồ dùng, đồ chơi trên giá cao. + Ngồi trên bậu cửa sổ, lan can không có tay vịn. + Nhảy từ trên cao xuống (từ bàn, ghế…) + Chơi những trò chơi không an toàn. + Chạy nhảy, đuổi nhau, leo cây, trèo cầu thang… - Do người lớn thiếu kiến thức và ý thức, không trông nom trẻ đúng cách (đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh) để trẻ: + Ngã từ trên giường, võng gây tổn thương sọ não, cột sống. + Do bế tuột tay có thể dẫn đến chấn thương sọ não hoặc trật khớp… - Môi trường có nhiều yếu tố nguy cơ: + Nhà cao tầng. + Cầu thang không đúng tiêu chuẩn… 1.2. Cách phòng tránh * Các gia đình có con 0 - 3 tuổi, bố mẹ cần làm những việc sau: - Trông trẻ đúng cách luôn luôn là cách phòng tránh hữu hiệu nhất - Sử dụng cũi để trông trẻ đặc biệt có tác dụng với trẻ nhỏ những lúc bạn có việc và không thể trông trẻ được.
  • 15. - Không thực hiện các động tác dễ gây ngã cho trẻ nhỏ như xốc ngược, tung trẻ... - Không cho trẻ nhỏ (biết lẫy, bò, đi) ngồi, nằm trong võng, nơi không có người lớn bên cạnh. - Đảm bảo các bậc thềm, bậc cầu thang tạo điều kiện cho trẻ đi dễ dàng. - Sắp xếp đồ đạc trong nhà hợp lý, không để vướng đường trẻ hay đi lại. - Bọc cạnh, mép nhọn của bàn, ghế, đồ vật bằng các miếng cao su, nhựa. - Làm lan can (cầu thang, ban công), tay vịn cầu thang, lắp chấn song cửa sổ, làm cửa chắn cầu thang an toàn (độ cao tối thiểu 75cm, chấn song dọc, khoảng cách giữa các song tối đa 15cm). - Luôn giữ sàn nhà, nhà tắm, sân… (những nơi sinh họat của trẻ) khô ráo, không trơn trượt, không mấp mô lồi lõm. * Các gia đình có con 4 - 8 tuổi, bố mẹ cần làm thêm những việc sau: - Không để đồ dùng, đồ vật của trẻ ở những nơi quá cao trẻ không với tới được. - Đảm bảo những nơi sinh hoạt của trẻ (đặc biệt cầu thang…) phải có đủ ánh sáng. - Chặt bỏ các cành cây khô, rào quanh cây nếu có thể. - Không khuyến khích trẻ leo trèo ở những nơi không an toàn như cây, cột điện, mái nhà… - Giáo dục con trẻ tránh các trò chơi nguy hiểm: nhảy từ trên cao, đuổi nhau chơi đùa ở những chỗ nguy hiểm, các trò như nhảy ngựa... - Hướng dẫn trẻ có kỹ năng phòng tránh ngã khi đi vào những khu vực hoặc sử dụng những đồ vật dễ gây ngã. - Đi cầu thang: Bước vào giữa mặt bậc, mắt nhìn xuống chân, tay vịn vào lan can. - Vào phòng tắm đi dép để tránh bị trơn trượt khi chạy. - Không đi chân ướt vào sàn nhà. * Các gia đình có con 9 - 15 tuổi, bố mẹ cần làm thêm những việc sau: - Trao đổi với trẻ về nguy cơ ngã và các cách phòng tránh trên, đặc biệt các trẻ phải trông trẻ nhỏ hơn. * Để phòng tránh ngã cho trẻ các cộng tác viên và cộng đồng làm những việc sau: - Tuyên truyền giáo dục hướng dẫn trẻ em biết những hoàn cảnh có thể gây nên ngã và các hậu quả của ngã để có tác dụng giáo dục, răn đe. - Phổ biến kiến thức phổ thông cho người chăm sóc trẻ và trẻ (đối với trẻ lớn) các kiến thức sơ cứu ban đầu trong trường hợp một trẻ bị thương do ngã. - Quản lý các em nhất là trong dịp nghỉ hè: Trẻ không được leo trèo cột điện, mái nhà, trèo cây hái quả, bắt chim, không chạy thả diều trên sân thượng, gần ao, hồ, sông, ngòi hay lòng đường... - Hướng dẫn và tổ chức cho các em hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh: thăm quan, cắm trại, có sân bóng riêng. - Xây dựng môi trường an toàn: Biển báo nguy hiểm, báo cấm (cấm đi, trèo...) ở những nơi cần thiết. - Thực hiện mô hình ngôi nhà an toàn: cần có chấn song, rào chắn ở các cửa sổ, ban công, tại các cửa đi ra sân khi có các bậc thềm cao... - Không để cho trẻ nhỏ dưới 10 tuổi trông trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. - Cần có người giám sát và trông trẻ. 2. Bỏng/Cháy Bỏng là tổn thương của cơ thể ở mức độ khác nhau do tác dụng trực tiếp với các nguồn năng lượng: sức nóng, điện, hóa chất, bức xạ… để lại di chứng sẹo, tàn tật, thậm chí dẫn đến tử vong. 2.1. Nguyên nhân Trẻ em, đặc biệt là trẻ em từ 02 - 05 tuổi dễ bị bỏng vì bản tính trẻ em rất hiếu động, tò mò, và nhiều khi do sự bất cẩn của người lớn. - Bỏng nhiệt ướt: bỏng do nước sôi, nồi canh hoặc nồi cám lợn sôi… Đây là nguyên nhân chủ yếu. Tai nạn thường xảy ra khi phích nước sôi, đồ ăn nóng để ở trong tầm với hoặc lối đi của trẻ. Tai nạn còn xảy ra khi trẻ nấu ăn giúp bố mẹ. - Bỏng nhiệt khô: bàn là, ống bô xe máy, lửa, hơi nóng của lò nung… Thường do người lớn không chú ý hoặc trẻ nghịch ngợm, đốt lửa sưởi, đốt rơm rạ, đánh đổ dầu xăng gây bắt lửa…
  • 16. - Bỏng hoá chất: bỏng do vôi tôi, bỏng axít, kiềm… Do trẻ nô đùa cạnh hố vôi mới tôi sơ ý tụt chân xuống, sử dụng nhầm a xít. - Bỏng sét đánh/điện giật: Do trẻ nghịch điện hoặc do sét đánh thường rất nặng gây chết người do cháy hoặc ngừng thở ngừng tim. 2.2. Cách phòng tránh - Bố trí bếp nấu ăn hợp lý. Để bếp lò phẳng, cao ngoài tầm với hoặc có vách ngăn không cho trẻ nhỏ tới gần. Khi nấu luôn quay cán xoong, chảo vào phía trong - Không cho trẻ chơi, nô đùa nơi đang nấu ăn. - Không để đồ vật đựng nước nóng trong tầm với trẻ em (nồi canh, phích nước, vòi nước nóng, bàn là đang nóng, ống bô xe máy ...). - Khi bê nước nóng, thức ăn mới nấu: tránh xa trẻ để không va đụng. - Luôn kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống; nhiệt độ nước tắm rửa. - Không để trẻ nhỏ tiếp xúc với diêm, bật lửa, lửa, nước sôi, thức ăn nóng, bếp đang đun... - Không để trẻ tự tắm với vòi nước nóng lạnh. - Luôn trông trẻ đúng cách, để mắt đến trẻ. - Quản lý chặt chẽ chai lọ đựng hoá chất như chất tẩy rửa, acid. - Đặc biệt đối với trẻ nhỏ: không vừa bế trẻ vừa ăn, uống thức ăn nóng. Đối với các trẻ lớn hơn phải giúp đỡ bố mẹ nấu ăn: Không nên cho trẻ dưới 8 tuổi giúp đỡ bố mẹ làm bếp. Dạy trẻ các cách phòng tránh trên và luôn dùng lót tay khi bê các đồ nóng. Đối với những trẻ phải giúp bố mẹ trông em: Dạy trẻ các cách phòng tránh trên. * Về tuyên truyền phòng chống bỏng: - Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các tài liệu bằng tranh ảnh, tờ rơi, panô, áp phích, sổ tay những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ về tác hại, biểu hiện, cách phòng tránh, phương pháp sơ cứu thông thường và các địa chỉ liên hệ cần thiết để phát cho mọi người dân và những trẻ em không có người lớn đi kèm. - Có những buổi phát thanh tại các cụm dân cư xã phường về cách phòng tránh tai nạn thương tích nói chung, tai nạn bỏng nói riêng hoặc có các chuyên mục, chuyên trang trong các báo phổ thông của địa phương và trung ương để phổ biến kiến thức. - Tổ chức các buổi sinh hoạt, thảo luận chuyên đề cho các gia đình, các cụm dân cư và cho trẻ em khó khăn đang sống trong các cơ sở tập trung hoặc các câu lạc bộ, nhà mở, nhà tình thương, nhà trọ và những điểm các em hay tập trung để phổ biến và hướng dẫn những kiến thức phổ thông về phòng tránh bỏng. - Tổ chức các nhóm cộng tác viên đã được tập huấn gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp các gia đình khó khăn và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện tiếp xúc với các loại hình truyền thông nêu trên để tuyên truyền hoặc tư vấn, giải đáp thắc mắc. - Tập huấn/hướng dẫn về phương pháp sơ cứu bỏng cho mọi người dân ở các cụm dân cư và cho TE trong các cơ sở chăm sóc trẻ em khó khăn hay ở các nơi các em thường sinh hoạt tập. 3. Tai nạn giao thông Tai nạn giao thông là những sự cố bất ngời xảy ra trong quá trình tham gia giao thông, gây ra bởi các phương tiện và người tham gia giao thông. 3.1. Nguyên nhân - Tai nạn giao thông do con người tham gia giao thông: Người tham gia giao thông không chấp hành luật và các quy định về an toàn giao thông. Người đi bộ chạy qua đường bất ngờ, không quan sát, đùa nghịch đu bám tàu xe, đá bóng dưới lòng đường, phơi rơm rạ trên đường giao thông. Người đi xe đạp dàn hàng 3, lạng lách, vượt ẩu trước mũi xe máy, ô tô... Người đi xe máy phóng nhanh, lạng lách. Lái xe ô tô uống rượu bia, không kiểm soát tốc độ... Đặc biệt nguy hiểm đối với các trường hợp vô ý thức có hành vi nguy hiểm gây chết người như: rải đinh trên đường cao tốc, ném đá lên tàu, tháo ốc vít trên đường ray tàu hoả... -Tai nạn giao thông do các phương tiện giao thông: Chất lượng xe cộ thấp kém, xe thiếu các thiết bị an toàn. Phương tiện vận chuyển không an toàn. - TNGT do đường xá chất lượng xấu, thiếu biển báo, đèn hiệu, đèn chiếu sáng... 3.2. Cách phòng tránh - Tuyên truyền phổ biến luật giao thông cho toàn xã hội.
  • 17. - Tuyên truyền để các em thấy rõ các tình huống dẫn tới tai nạn giao thông (TNGT), những nguy cơ và hiểm hoạ của TNGT đối với sức khoẻ. Giúp các em có những hiểu biết, tuân thủ các qui tắc, luật lệ về ATGT. - Tạo dư luận xã hội cổ vũ cho các hành vi an toàn, lên án những hành vi không an toàn như đua xe, lạng lách - Tổ chức các hoạt động do các em tham gia làm chủ như: Thành lập nhóm tuyên truyền của trẻ em, học sinh ở các trường học, thôn xóm, khu dân cư để cung cấp các kiến thức phòng tránh TNGT. - Tổ chức cho các em các cuộc thi tìm hiểu về luật giao thông. - Hướng dẫn trẻ cách đi lại an toàn: + Trang bị mũ bảo hiểm khi trẻ dùng xe đạp hoặc tham gia giao thông cùng với người lớn. + Ghế an toàn cho trẻ em khi đi xe đạp/máy do người khác đèo. + Thắt dây an toàn khi ngồi trên ôtô. - Tham gia tập huấn và nắm vứng các kiến thức cũng như sơ cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn giao thông. - Các cách phòng tránh tai nạn giao thông thủy chủ yếu là: + Mặc áo phao. + Không lên tàu khi tàu quá đông (không có đủ chỗ ngồi cho mỗi người). + Không chen lấn xô đẩy khi ở trên tàu, phà. + Tuyệt đối tuân theo những quy định an toàn trên tàu (không thò chân, tay… ra ngòai cửa sổ của tàu thuyền). 4. Ngộ độc Khi một chất vô cơ hoặc hữu cơ dạng khí, lỏng hoặc rắn lọt vào cơ thể và gây tác động xấu cho sức khoẻ được gọi là Ngộ độc. Có hai loại ngộ độc,ngộ độc cấp và ngộ độc mãn. Ngộ độc cấp gây nguy hiểm tới tính mạng trẻ em. - Ngộ độc cấp: khi chất độc vào cơ thể và gây nguy hại tức thì hoặc sau một vài giờ thì gọi là ngộ độc cấp, ví dụ như uống phải thuốc trừ sâu, chất axít hoặc chất kiềm mạnh, các loại thuốc tẩy rửa, ăn thức ăn ôi thiu... - Ngộ độc mãn: Khi con người thường xuyên tiếp xúc với chất độc liều lượng thấp, các loại hoá chất lâu dần dần tác hại đến các cơ quan nội tạng thì gọi là ngộ độc hoặc nhiễm độc mãn tính, ví dụ như ngộ độc chì ở những người có tiếp xúc với xăng dầu... - Các loại ngộ độc thường gặp ở trẻ : + Hóa chất: chất tẩy rửa (xà phòng, thuôc tẩy), xăng dầu, a xít, thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột… + Thuốc uống: uống thuốc quá liều, quá hạn, thuốc bẩn/ẩm, uống nhầm. + Khí: khí ga, khói bếp than tổ ong. + Thức ăn có có chất độc như: nấm độc, cá nóc, các loại cây/quả có chất độc + Các thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: thức ăn ôi thiu… * Các dấu hiệu ngộ độc thường gặp: Trẻ đau bụng, nôn mửa và kèm theo một hoặc nhiều các dấu hiệu như: - Da tái, lạnh, rịn mồ hôi, sắc diện xanh hay xám bên trong môi hay dưới móng tay. - Thở mau và không sâu. - Bồn chồn hoặc lơ mơ hoặc nặng hơn nữa là bất tỉnh. - Nếu ngộ độc nặng sẽ co giật, hôn mê. - Có vết bỏng quang miệng tái nhợt nếu nuốt phải chất độc ăn mòn. - Có chất độc hay một bình rỗng bên cạnh cháu. 4.1. Nguyên nhân - Ăn phải thức ăn ôi thiu, bảo quản không tốt bị ươn thối, nhiễm vi khuẩn hoặc ăn phải nấm, cây quả dại chứa chất độc. - Nuốt phải các chất độc như thuốc diệt chuột, trừ sâu, dầu lửa, xà phòng, thuốc chữa bệnh.... - Uống các loại nước ngọt có ga hoặc ga dùng giải khát được sản xuất không đúng quy trình an toàn vệ sinh hoặc uống phải nước thiên nhiên có chứa chất độc như thạch tín, chì, thuỷ ngân. - Do sơ suất của người lớn, ví dụ như cho trẻ uống thuốc phiện để cầm tiêu chảy.
  • 18. - Qua đường hô hấp: Chất độc bị hít vào phổi. Trẻ hít phải khí độc: Khí ủ lò than, bình ga, hoá chất trong bình diệt gián… - Ngoài ra, có hai đường ngộ độc khác ít thấy ở trẻ là ngộ độc qua bôi ngoài da (da, niêm mạc bị thấm chất độc) hay do tiêm nhầm thuốc. 4.2. Cách phòng tránh - Đối với các bậc cha mẹ và anh chị lớn: Do trẻ nhỏ chưa hiểu biết và có nhận thức được đồ vật chung quanh nên trẻ có thể cầm đồ vật cho vào mồm hoặc làm đổ vỡ các vật dụng xung quanh mà vô tình có để các hoá chất hoặc nhặt bất cứ thứ gì để ăn và uống nên cần phải tuyên truyền để các bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ hiểu sự phát triển thể chất và tâm sinh lý của trẻ qua từng độ tuổi để nhắc nhở và giúp trẻ hiểu biết phòng ngừa ngộ độc. - Tuyên truyền cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ các nguyên nhân, hậu quả của ngộ độc để biết cách phòng tránh. - Xây dựng môi trường an toàn: Sử dụng nguồn nước đảm bảo vệ sinh. - Xây dựng ngôi nhà an toàn: Những vật dụng trong nhà có đựng các chất có thể gây ngộ độc cho trẻ (thuốc chữa bệnh, xà phòng, hoá chất trừ sâu, thuốc diệt chuột, thuốc tẩy rửa, bình xịt muỗi, ga....) cần cất ở nơi kín đáo để xa tầm tay trẻ. 5. Cắt, đâm (vật sắc nhọn) Tai nạn gây ra bởi các vật sắc nhọn là một loại hình thương tích rất thường gặp ở trẻ em, xảy ra với mọi lứa tuổi, mọi nơi, mọi lúc. Thương tích do vật sắc nhọn có thể gây ra nhiều hậu quả với các mức độ khác nhau, từ nhẹ (xây xát ngoài da, phần mềm…) đến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng (nhiễm trùng, hoại tử chi…), thậm chí rất nặng gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. 5.1. Nguyên nhân: - Do trẻ thiếu hiểu biết, hiếu kỳ. - Do cha mẹ thiếu quan tâm, thiếu kiến thức. - Do môi trường không an toàn. 5.2. Cách phòng tránh * Đối với trẻ em: - Chỉ dẫn cho trẻ thấy được sự nguy hiểm (đau, chảy máu, cụt tay…) khi sử dụng hay chơi đùa bên cạnh các đồ vật sắc nhọn. - Dạy trẻ tránh các trò chơi nguy hiểm (trèo cây, đấu kiếm…). - Dạy trẻ không bắt chước người lớn làm công việc nguy cơ: gọt hoa quả, thái thịt, khâu vá… mà không có sự giám sát của người lớn. * Đối với cha mẹ, người chăm sóc trẻ và các nhà quản lý: - Tuyên truyền giáo dục cho trẻ biết được các hoàn cảnh có thể dẫn đến tai nạn thương tích do vật sắc nhọn, các hậu quả do nó để lại… với tác dụng ngăn ngừa, răn đe. - Xây dựng môi trường an toàn: để ngoài tầm với của trẻ tất cả các vật sắc nhọn có thể gây nguy hại như: dao, kéo, dùi đục, kim, đinh…, bao bọc các đầu sắc nhọn của các đồ vật trong nhà, dựng hàng rào ngăn cách trẻ tới các chỗ nguy hiểm… - Tổ chức và giám sát chặt chẽ để trẻ có được các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn. - Trang bị kiến thức tối thiểu cho cha mẹ, người giám sát, các cộng tác viên và các nhân viên y tế biết cách sơ cứu ngay tại chỗ trong trường hợp tai n5n do vật sắc nhọn gây nên. 6. Ngạt thở, hóc nghẹn - Ngạt thở, tắc đường thở là tình trạng trẻ em không thở được do bất kỳ một vật gì gây cản trở không cho không khí qua được mũi và miệng trẻ. - Nếu không được cấp cứu kịp thời chỉ sau 3 phút bị ngạt thở, trẻ sẽ bị di chứng não suốt đời. Nếu không được cấp cứu, chỉ trong vòng 5 phút, trẻ sẽ bị tử vong. * Những dấu hiệu chung thường gặp khi bị tắc đường thở. - Trẻ tím tái, ho sặc sụa, trào nước mắt nước mũi. - Trẻ không phát âm được, hoặc không thể khóc thành tiếng. - Trẻ phải lấy tay nắm lấy cổ của mình. - Nếu muộn: Môi và lưỡi trẻ bắt đầu tím tái và trẻ có thể bất tỉnh nếu vật gây tắc không lấy được ra. 6.1. Nguyên nhân
  • 19. - Hóc, nghẹn thức ăn hoặc dị vật (hóc xương, hạt na, hòn bi, đồng xu, cúc áo...) thường xảy ra khi trẻ nghịch ngợm đút vào mũi, miệng. - Sặc nước/sữa, sặc bột, sặc thức ăn hoặc dị vật , thường xảy ra khi trẻ vừa ăn vừa khóc, chạy hoặc cười đùa. - Mũi và miệng trẻ bị bịt kín bởi túi nilon, chăn hoặc vải dầy thường xảy ra với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, nằm ngủ úp trên đệm, gối quá mềm. Nguy cơ này còn xảy ra ở các trẻ lớn hơn khi các cháu đùa nghịch lấy bao ni lông, chăn, gối… trùm qua đầu. - Đuối nước hoặc bị vùi lấp bởi đất, cát.... 6.2. Cách phòng tránh * Đối với trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi) - Trông trẻ đúng cách vẫn là cách tốt nhất. - Cho trẻ ngủ trên đệm cứng, nằm ngiêng hoặc ngửa, để các vật dễ gây ngạt đường thở cho trẻ như túi ni lông, báo, gối, chăn, đệm quá êm xa chỗ trẻ nằm. - Để ra xa tầm tay của trẻ các vật nhỏ như kim băng, đồng xu, hạt trái cây và các vật nhỏ dễ cho vào mũi, miệng... Nên để các vật nhỏ trên giá cao trẻ không với tới, hoặc để trong các hộp, tủ có khóa. - Khi cho trẻ em ăn bột, ăn cơm chú ý không để đầu trẻ ngả về phía sau, không để trẻ vừa ăn vừa cười đùa dễ làm thức ăn lọt vào đường thở gây hóc nghẹn. - Cho trẻ nhỏ ăn thức ăn nghiền nát, không lẫn xương, lẫn hạt và cho ăn từng tí một. Tạo cho trẻ thói quen ăn chậm nhai kỹ. - Chỉ cho trẻ chơi những đồ chơi có đường kính lớn hơn 05cm. - Không mặc các loại áo, yếm có dây vòng qua cổ cho trẻ nếu trẻ không có người lớn trông trẻ. * Đối với trẻ lớn hơn (6-12 tuổi): - Nhắc trẻ không vừa ăn, uống vừa cười đùa, chạy nhảy. - Dạy các cháu cách sơ cứu trên nếu các cháu phải trông trẻ nhỏ hơn. Trong mọi trường hợp, người trông giữ trẻ phải được học cách sơ cấp cứu ngạt tắc đường thở. 7. Động vật cắn, đốt - Ong đốt; - Rắn cắn; - Chó cắn… 7.1. Nguyên nhân - Do trẻ thiếu hiểu biết, nghịch ngợm. - Do người lớn thiếu sự quan tâm, chăm sóc. - Do môi trường xung quanh không an toàn. 7.2. Cách phòng tránh - Tuyên truyền cho cha mẹ, những người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ sự nguy hiểm khi bị động vật cắn và các loại động vật cắn thường gặp. - Hướng dẫn trẻ vui chơi an toàn: không nghịch tổ ong, không trêu chọc chó, mèo và các vật nuôi, không chơi gần các bụi rậm để tránh bị rắn cắn, nếu phải đi qua thì dùng gậy khua vào bụi rậm phía trước, đợi một lúc rồi mới đi qua. - Quản lý trẻ và xây dựng các điểm vui chơi an toàn cho trẻ tại cộng đồng. - Dạy cho trẻ em biết những con vật nguy hiểm, những con vật nào không nguy hiểm. Dạy cho trẻ biết những nơi loài vật nguy hiểm thường ở để lánh xa nơi đó. - Gây tiếng động bằng cách dùng gậy để khua khi đi vào bụi rậm làm cho rắn sợ phải chạy xa khi chúng ở trước mặt. - Dùng đèn pin hoặc đèn chiếu sáng nếu bạn đi vào ban đêm để phòng rắn cắn. - Xây dựng môi trường an toàn: + Chó, mèo phải được tiêm chủng + Không thả chó bừa bãi. Khi cho chó ra đường phải có rọ mõm. + Phát quang bụi rậm xung quanh nhà bạn. + Phải có người giám sát và chăm sóc để trẻ không lại gần các con vật. Đối với chó mèo và các vật nuôi khác như khỉ… cần dạy trẻ: không trêu chọc khi chúng đang ăn, đang ngủ hoặc đang chăm chó con (cho bú…); nếu thấy chó lạ, tuyệt đối không chạy hoặc hét lên, cách tốt nhất là đứng im, không động đậy (giả vờ làm cái cây), không nhìn vào mắt chó; không cho chó ăn nếu
  • 20. chưa cho nó ngửi và nhìn mình; nếu bị chó xô ngã nằm thẳng ra, nằm im; hông bao giờ để trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ một mình với các vật nuôi trong nhà; không chơi các trò chơi mạnh với súc vật nuôi; cảnh báo với mọi người nguy cơ bị rắn cắn, đặc biệt là trong khi và sau khi lũ lụt. 8. Chết đuối/đuối nước - Khi có sự xâm nhập đột ngột và nhiều của nước hoặc chất dịch vào đường thở (mũi, mồm, khí phế quản, phổi) làm cho không khí có chứa oxy không thể vào phổi được gọi là đuối nước. Hậu quả là não bị thiếu oxy, nếu không được cấp cứu kịp thời nạn nhân sẽ bị chết hoặc để lại di chứng não nặng nề. - Trẻ em sức yếu nên rất dễ bị ngạt thở chỉ trong vòng thời gian 2 phút và với trẻ nhỏ, chỉ với lượng nước nhỏ như một xô nước cũng có thể làm trẻ chết đuối. 8.1. Nguyên nhân - Do người lớn, trẻ em thiếu ý thức, kiến thức về mối nguy hiểm, các yếu tố nguy cơ, và kỹ năng phòng tránh đuối nước. Các kỹ năng cần đặc biệt chú ý là: trông trẻ, dạy bơi, cứu đuối… - Do bản tính hiếu động, tò mò với các trẻ lớn tuổi hay với trẻ nhỏ là do tính thích nghịch nước hoặc do sự bất cẩn của gia đình. Có nhiều hoàn cảnh có thể gây đuối nước trẻ em như các giếng nước, bể nước, chum vại, chậu có miệng nhỏ, bồn tắm…không được rào, chắn, đậy cẩn thận. - Do môi trường có những yếu tố nguy cơ như : + Chum vại, bể nước… không có nắp đậy an toàn. + Sông, hồ, suối, ao… không có biển báo nguy hiểm, rào. + Lũ lụt xảy ra thường xuyên. + Những nơi có sông suối hồ ao, trẻ em không biết bơi hoặc biết bơi nhưng chủ quan không lường hết được sự nguy hiểm. 8.2. Cách phòng tránh * Đối với trẻ nhỏ phải có người trông trẻ: - Luôn ở cạnh trẻ trong phạm vi 05m, đảm bảo bạn luôn nhìn thấy, nghe thấy trẻ. - Không đọc báo, chơi bài, nói chuyện điện thoại hay làm bất cứ một việc gì có thể phân tán tư tưởng của bạn khi trông trẻ ở gần những nơi có các yếu tố nguy cơ đuối nước. - Trong trường hợp bạn bắt buộc phải làm việc, hãy cho trẻ vào cũi. Bạn nên nói chuyện với trẻ trong lúc làm việc để trẻ thấy mình vẫn được quan tấm. - Trong trường hợp có nhiều người trông trẻ và trẻ tham gia các họat động tập thể (như các bữa tiệc ở gần nơi có ao hồ, đi tắm biển tập thể…), cách tốt nhất là cử 1 - 2 người chuyên theo dõi trẻ và không làm việc gì có thể khiến họ phân tâm (có nhiều truờng hợp nhà có giỗ hoặc liên hoan, không có ai để mắt đến trẻ và tai nạn đang tiếc đã xảy ra). - Tuyệt đối không để trẻ duới 10 tuổi trông trẻ bé hơn. - Học kỹ thuật sơ cấp cứu, hà hơi thổi ngạt. * Làm cho môi trường xung quanh con bạn an toàn hơn: - Rào ao, các hố nước, rãnh nước quanh nhà và làm cổng chắc chắn trẻ không tự mở được, giữ cổng luôn đóng. Làm cửa chắn nếu nhà gần ao, hồ, làm cửa chắn an toàn: rào dọc, khoảng cách giữa các thanh rào tối đa 15 cm, chiều cao rào tối thiểu là 80 cm. - Đổ nước trong các xô, chậu, đồ chứa nước khi không cần dùng. - Luôn đậy nắp giếng, bể… bằng các nắp đậy an toàn (cứng, trẻ dẫm lên không lọt). - Đối với vùng lũ: dùng giường 3 vách… - Cho trẻ mặc áo phao khi đi trên thuyền… - Chuẩn bị sẵn các phương tiện cứu hộ như dây thừng, phao… trong nhà. Ví dụ: Bạn có con trong độ tuổi 6-11 những việc làm đơn giản sau đây có thể giúp con bạn tránh được 99% nguy cơ đuối nước: - Không được phép bơi khi chưa xin phép bố mẹ - Không chơi ở những nơi gần sông, hồ… khi không có người lớn - Dạy trẻ bơi và các nguyên tắc an toàn: Chỉ cho phép trẻ học bơi ở những nơi an tòan do người lớn có khả năng bơi và cứu đuối tốt. Trẻ chỉ được công nhận biết bơi khi có thể bơi được 25m liên tục và tự lặn nổi ít nhất 5 phút. - Những nguyên tắc an toàn khi bơi: + Không nhảy cắm đầu ở những nơi không có chỉ dẫn
  • 21. + Không tắm, bơi ở những nơi có nước sâu, chảy xiết, xoáy và không có người lớn biết bơi & cứu đuối. + Không bơi khi trời đã tối, có sấm chớp, mưa. + Tuyệt đối tuân theo các bảng chỉ dẫn nguy hiểm. + Phải khởi động trước khi xuống nước. + Không ăn uống khi đang bơi để tránh sặc nước. + Không dùng các phao bơm hơi. + Không bơi khi vừa đi ngoài nắng về. * Phòng tránh để không xảy ra tai nạn: - Tuyên truyền hướng dẫn gia đình, những người trực tiếp chăm sóc, quản lý trẻ và bản thân trẻ về nguyên nhân hậu quả của đuối nước. - Định hướng các hoạt động sinh hoạt, vui chơi tập thể để thu hút trẻ vào các hoạt động an toàn lành mạnh. - Hướng dẫn cho trẻ học bơi theo trường lớp có người quản lý. - Kịp thời phát hiện các yếu tố nguy cơ để hạn chế tiếp xúc. - Phòng tai nạn đuối nước trong gia đình bạn bằng cách rào quanh ao hoặc nơi có nước sâu để bảo vệ trẻ em. - Giếng, bể, chum vại, chậu nước và thùng nước phải có nắp đậy an toàn và chắc chắn. - Hố vôi tôi đã sử dụng hết cần lấp kín để tránh các em chơi đùa bị rơi xuống hố. - Trong mùa mưa lũ, cần phải có biển báo những chỗ nước sâu, nguy hiểm và nhắc nhở trẻ em tuân theo các lời chỉ dẫn. - Luôn ở cạnh trẻ và theo dõi sát khi chúng tắm hoặc chơi ở chỗ có nước. - Không được để trẻ đi tắm bơi lội ở ao hồ một mình mà không có người lớn biết bơi đi kèm. 9. Điện giật, sét đánh Điện giật và sét đánh rất nguy hiểm vì thường gây tử vong tức thì. Người bị điện giật không thể tự rút tay hoặc bứt cơ thể khỏi nơi chạm vào điện nên nếu không được cấp cứu kịp thời, tỷ lệ tử vong là rất cao. Điện giật hoặc sét đánh sẽ tác động vào hệ thần kinh làm rối loạn hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn. Dòng điện sẽ gây cháy bỏng và co rút các cơ bắp gây cảm giác đau nhức. người bị điện giật sẽ khó thở, rối loạn nhịp tim. Nếu bị nặng, đầu tiên sẽ ngừng thở sau đó tim ngừng hoạt động, nạn nhân chết trong tình trạng ngạt, bỏng nặng và co rút, tê liệt các cơ bắp. 9.1. Nguyên nhân * Do tiếp xúc vào vật mang điện: - Sơ xuất khi tiếp xúc với nguồn điện hoặc vô ý chạm phải vật mang điện. - Sử dụng các dụng cụ, thiết bị điện có điện truyền ra vỏ do các bộ phận cách điện bị hỏng. Hoặc không may bị dẫm vào dây điện hở, hay dây điện đứt rơi vào người. * Do phóng điện: - Trèo lên cột điện cao thế ngoắc điện, lấy sào chọc dây điện cao thế, đến quá gần trạm biến thế điện cao thế. Trong các trường hợp này dù chưa chạm trực tiếp vào vật mang điện nhưng với một khoảng cách quá gần điện phóng qua không khí, giật ngã hoặc đốt cháy cơ thể. - Sét đánh cũng là một hiện tượng bị điện giật do phóng điện từ trên đám mây tích điện xuống đất, thường đánh xuống các cây cao hoặc vùng đất có mỏ kim loại. Sét thường xảy ra khi trời có dông, mưa rào, mưa to. 9.2. Cách phòng tránh * Phòng tránh điện giật: Quan trọng nhất: đảm bảo trẻ không tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây điện giật. - Đảm bảo gia đình bạn an toàn về điện, tuyệt đối không dùng dây điện trần (không có vỏ bọc nhựa) để mắc điện trong nhà, không dùng dây điện có phích cắm cắm trực tiếp vào ổ cắm. Trong gia đình cần dùng các thiết bị điện an toàn. - Để nguồn điện ở chỗ trẻ nhỏ không với được: để ngoài tầm với của trẻ, dùng chắn điện an toàn, lấy băng dính bịt kín những ổ điện ít dùng đến. - Thường xuyên kiểm tra hệ thống dây điện, các thiết bị điện, tìm chỗ hở và khắc phục. - Hướng dẫn cách phòng điện giật và thao tác kỹ thuật sơ cứu điện giật tại trường học, tại gia đình và nơi làm việc.
  • 22. - Đối với trẻ nhỏ (0-5 tuổi): các cách phòng chống trên + trông trẻ đúng cách - Đối với trẻ lớn hơn (6-15 tuổi): + Giáo dục trẻ không sờ tay vào ổ cắm. + Ghi biển báo những dấu hiệu nguy hiểm nơi có nguy cơ gây ra điện giật. + Nhắc nhở trẻ tránh xa nơi đây điện đứt rơi xuống, đặc biệt khi trời mưa thì không nên nấp dưới gôc cây to/cao... + Tuyên truyền cách sơ cứu về bỏng, chuẩn bị xử trí những tai nạn về điện khi dây điện bị đứt rơi xuống trong mưa bão. + Giáo dục ý thức tuân thủ an toàn dưới hành lang điện (không trèo lên cột điện cao thế ngoắc điện, không lấy sào chọc dây điện, không câu móc điện bừa bãi, không xây nhà cao gần đường điện cao thế). Đặc biệt người lớn: Không dùng điện để đánh cá, diệt chuột, chống trộm. * Phòng tránh sét đánh Khi có mưa dông sấm sét: - Không đi ra đường, không đứng ngoài ngoài đồng trống. Lên bờ ngay nếu đang đứng dưới nước. - Không đứng dưới gốc cây to, không đứng gần cột điện cao thế, cột thu lôi. - Không mang đồ vật bằng kim loại, không đến gần khu vực tập trung vật liệu bằng kim loại, vùng có mỏ sắt. - Trùm ngay áo mưa kín đầu rồi ngồi xuống thấp hoặc chạy vào trong nhà nếu đang ở ngoài trời. - Không bật tivi, đài, nên đóng các cửa sổ và cửa ra vào. - Mọi nhà nên có cột thu lôi chống sét, chú ý an toàn khi lắp đặt cột ăng ten thấp hơn cột thu lôi. Tuyệt đối không mắc dây phơi áo quần vào dây thu lôi. IV. Ngôi nhà an toàn Ngày 06/5/2011, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định 548/QĐ- LĐTBXH về việc ban hành tiêu chí Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Quyêt định này quy định 33 tiêu chí về ngôi nhà an toàn. Theo đó, ngôi nhà an toàn là ngôi nhà đảm bảo không có trẻ em bị tai nạn thương tích tại nhà và đạt 23/33 tiêu chí theo quy định (trong đó có 15 tiêu chí bắt buộc: 4, 5, 8, 9, 15, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 27, 30, 31, 32), cụ thể như sau: * Đảm bảo an toàn xung quanh ngôi nhà: 1. Có cửa, cổng, hàng rào chắc chắn, độ cao phù hợp với lứu tuổi của trẻ em; 2. Đường đi vào nhà và sân quanh nhà phải phù hợp, không trơn trượt và an toàn cho trẻ em; 3. Nền nhà cao phải có bậc thềm cho trẻ lên xuống phù hợp với lứa tuổi; 4. Xung quanh ao, hố chứa nước, hố vôi, cống thoát nước trong khu vực nhà ở phải có hàng rào chắc chắn đảm bảo an toàn cho trẻ em; 5. Giếng nước, bể nước hoặc các đồ dùng chứa nước khác phải có nắp đậy an toàn; 6. Xung quanh ngôi nhà phải được phát quang; 7. Vật nuôi trong nhà phải được nuôi giữ đảm bảo an toàn cho trẻ; 8. Những dụng cụ, đồ dùng nguy hiểm hoặc vật chứa chất độc hại nguy hiểm phải để trong kho chứa đồ an toàn; * Đảm bảo an toàn các phòng trong ngôi nhà: 9. Cửa sổ phải có chấn song, các thanh dọc chắc chắn và khoảng cách đảm bảo trẻ không chui qua được; 10. Cửa sổ, cửa đi phải có móc áp sát vào tường để trẻ khi chạy nhảy không va quệt, vướng mắc; 11. Cánh cửa phòng phải có dụng cụ chặn khe cửa để trẻ em không bị kẹp tay khi đóng, mở cửa; 12. Sử dụng các loại kính lắp an toàn. Công trình cao tầng hoặc nơi có mật độ người qua lại lớn sử dụng kính chịu lực hoặc kính hai lớp và không có khe hở đề phòng trẻ em thò tay qua; 13. Sử dụng gạch chống trơn, chống trượt để lát nền phòng tắm. Sàn phòng tắm và khu vệ sinh phải đảm bảo không đọng nước; 14. Khu vực nhà tắm, đặc biệt là nhà tắm có thiết kế bồn tắm nằm và khu vệ sinh luôn được đóng cửa an toàn sau khi sử dụng; 15. Khu bếp phải riêng biệt, có cửa ngăn và có khóa để trẻ dưới 06 tuổi không tiếp xúc được với bếp lửa, bình ga;