SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-----o0o-----
PHẠM THỊ HẰNG NGA
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CÔNG BỐ
THÔNG TIN CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thị Quỳnh Chi
Hà Nội – 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin
cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả
các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phạm Thị Hằng Nga
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA
CÔNG TY ĐẠI CHÚNG VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG
CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .......................................................7
1.1. Công ty đại chúng và công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị
trường chứng khoán ..........................................................................................7
1.1.1. Khái quát chung về công ty đại chúng................................................7
1.1.2. Khái quát chung về hoạt động công bố thông tin của công ty đại
chúng trên thị trường chứng khoán ............................................................ 12
1.2. Khái quát chung về pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của
công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán Việt Nam ............................. 22
1.2.1. Khái niệm pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của
công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ......................................... 22
1.2.2. Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công
ty đại chúng trên thị trường chứng khoán .................................................. 25
1.2.3. Vai trò của pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của
công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ......................................... 35
1.2.4. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty
đại chúng trên thị trường chứng khoán Việt Nam...................................... 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................. 42
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG
CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN........................................................................... 43
2.1. Pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng
trên thị trường chứng khoán Việt Nam........................................................... 43
2.1.1. Công ty đại chúng và phân loại công ty đại chúng theo pháp luật
chứng khoán chứng khoán Việt Nam.......................................................... 43
2.1.2. Nội dung các thông tin của công ty đại chúng phải công bố trên thị
trường chứng khoán Việt Nam........................................................................................... 43
2.1.3. Phương tiện và trình tự, thủ tục CBTT của công ty đại chúng......... 69
2.1.4. Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về công bố thông tin của công ty đại
chúng trên TTCK......................................................................................... 70
2.2. Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về công bố thông tin của công ty
đại chúng trên thị trường chứng khoán........................................................... 73
2.2.1. Kết quả đạt được trong hoạt động công bố thông tin của công ty đại
chúng trên thị trường chứng khoán ............................................................ 73
2.2.2. Những bất cập và tồn tại trong hoạt động công bố thông tin của công
ty đại chúng trên thị trường chứng khoán .................................................. 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.................................................................................. 89
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA
CÔNG TY ĐẠI CHÚNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN .......... 90
3.1. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động công
bố thông tin của công ty đại chúng trên TTCK .............................................. 90
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về công bố thông tin trước yêu cầu phát triển
thị trường chứng khoán và hội nhập quốc tế.............................................. 90
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của
công ty đại chúng để khắc phục những vướng mắc, bất cập hiện hành..... 91
3.2. Các giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động công bố thông tin
của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán........................................ 97
3.2.1. Xây dựng bộ chỉ số minh bạch thông tin đối với công ty niêm yết... 97
3.2.2. Hoàn thiện cơ chế công bố thông tin của công ty đại chúng ........... 98
3.2.3. Hoàn thiện phương tiện công bố thông tin ......................................100
3.2.4. Các giải pháp khác ..........................................................................101
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.................................................................................105
KẾT LUẬN .......................................................................................................106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................108
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Ý nghĩa
BCTC Báo cáo tài chính
BCTN Báo cáo thường niên
BKS Ban Kiểm soát
CBTT Công bố thông tin
CTCP Công ty cổ phần
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
HĐQT Hội đồng quản trị
HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh
UBCK Ủy ban Chứng khoán
UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
SGDCK Sở Giao dịch Chứng khoán
TTCK Thị trường chứng khoán
TTLKCK (VSD) Trung tâm Lưu ký Chứng khoán
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam chính thức được vận hành vào
tháng 7 năm 2000 với mục tiêu nhằm tái cấu trúc và nâng cao tính hiệu quả của
thị trường tài chính. Ban đầu, TTCK chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết với 2 loại
cổ phiếu (REE và SAM) với vốn hóa chỉ đạt 270 tỷ đồng. Tính đến tháng
6/2014, mức vốn hóa toàn thị trường đã đạt khoảng 1.100 nghìn tỷ đồng với 660
công ty niêm yết và đạt khoảng 1,3 triệu tài khoản của nhà đầu tư (trong đó có
khoảng 15,6 nghìn tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài). Có thể thấy, qua 14
năm vận hành, TTCK đã chứng tỏ vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn
quan trọng cho nền kinh tế, với những bước phát triển mạnh mẽ, thu hút sự quan
tâm không chỉ của nhà đầu tư trong nước mà cả các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy
nhiên, nếu so sánh với TTCK các nước phát triển cũng như các nước trong khu
vực, TTCK Việt Nam vẫn còn hạn chế về quy mô và tồn tại nhiều bất cập, đặc
biệt về tính công khai, minh bạch. Nâng cao tính công khai, minh bạch thông tin
được xem là mục tiêu trọng tâm trong phát triển TTCK giai đoạn hiện nay.
Trên TTCK, thông tin được ví như mạch máu, nguồn năng lượng nuôi sống
thị trường và là cơ sở để nhà đầu tư xác định chiến lược đầu tư cũng như quyết
định mức độ thành công của việc đầu tư, do đó công khai, minh bạch thông tin
được coi là một trong những nhân tố quan trọng nhất giúp TTCK phát triển cũng
như bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Tại những TTCK mới nổi, trong đó có Việt
Nam, tham gia thị trường chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân và tâm lý đầu tư thường
diễn ra theo số đông thì mức độ ảnh hưởng của thông tin càng lớn. Tuy nhiên,
theo đánh giá của Hiệp hội các Uỷ ban chứng khoán (IOSCO), mức độ minh
bạch thông tin của TTCK Việt Nam còn thấp và các doanh nghiệp vẫn chưa ý
thức được tầm quan trọng của việc công bố thông tin (CBTT). Theo thống kê,
chỉ có khoảng 5% các công ty niêm yết đảm bảo tốt việc CBTT cho nhà đầu tư
1
[25]. Để chấn chỉnh hoạt động CBTT trên TTCK, khung pháp lý điều chỉnh hoạt
động CBTT luôn được chú trọng hoàn thiện, trong đó quan trọng nhất phải kể
đến Luật Chứng khoán số 60/QH11 được Quốc Hội khóa XI thông qua ngày 29
tháng 6 năm 2006 (sau đây gọi là Luật Chứng khoán năm 2006) và tiếp đó là
Luật Chứng khoán số 62/2010/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
chứng khoán được thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2010 (sau đây gọi là Luật
sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán) với những quy định nền tảng cơ bản về chế
định công bố thông tin trên TTCK. Để cụ thể hóa những quy định tại Luật
Chứng khoán, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 38/2007/TT-BTC ngày
18/7/2007, tiếp đó là Thông tư số 09/2010/TT-BTC ngày 15/01/2010 về việc
hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK (thay thế Thông tư số 38/2007/TT-BTC)
và hiện tại, việc công bố thông tin trên TTCK được thực hiện theo Thông tư số
52/2012/TT-BTC ngày 5/4/2012 của Bộ Tài chính. Các quy định này là hành
lang pháp lý quan trọng, đảm bảo tính công khai, minh bạch của TTCK, đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao về thông tin cho nhà đầu tư tham gia thị trường.
Theo quy định hiện hành, nhiều chủ thể tham gia TTCK có nghĩa vụ công
khai thông tin như các Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK), Trung tâm Lưu ký
chứng khoán (TTLKCK), công ty đại chúng, các tổ chức kinh doanh chứng
khoán, các quỹ đầu tư chứng khoán, cổ đông lớn, cổ đông nội bộ…, song có thể
thấy nguồn thông tin phong phú và đa dạng nhất là thông tin từ công ty đại
chúng. Thông thường, các công ty đại chúng phải công bố các thông tin liên
quan đến tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp, thông tin về quản trị
công ty... Các thông tin này biểu thị cho chất lượng “hàng hóa” trên TTCK. Nó
là cơ sở để nhà đầu tư xây dựng cơ cấu danh mục đầu tư và qua đó giúp hình
thành giá chứng khoán. Chế định pháp luật về công bố thông tin trên TTCK vì
thế cũng đặc biệt chú trọng đến việc xác định nghĩa vụ CBTT của các công ty đại
chúng. Tuy nhiên, qua nghiên cứu Thông tư số 52/2012/TT-BTC cho thấy mặc
dù Thông tư này mới có hiệu lực từ ngày 01/6/2012 nhưng nhiều quy định
2
điều chỉnh hoạt động CBTT của các công ty đại chúng đã bộc lộ nhiều bất cập,
cần sửa đổi. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Công bố thông tin của công ty đại
chúng trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Việt Nam”, trong đó tập
trung làm rõ các quy định hiện hành về công bố thông tin của công ty đại chúng
trên TTCK Việt Nam, có so sánh sự khác biệt của quy định hiện hành (cụ thể là
Thông tư 52/2012/TT-BTC) so với quy định tại Thông tư 09/2010/TT-BTC
trước đây, đồng thời đánh giá mức tương thích giữa quy định pháp luật Việt Nam
với pháp luật quốc tế và đưa ra những định hướng hoàn thiện là rất cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, đã có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề công bố thông tin trên
thị trường chứng khoán. Cụ thể như sau:
- Đề tài luận án tiến sĩ kinh tế “Minh bạch hóa thông tin trên TTCK Việt
Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Nguyễn Thúy Anh, Đại học
Ngoại thương, 2012. Luận án làm rõ những tiêu chí đánh giá mức độ minh bạch
thông tin trên TTCK dưới góc độ kinh tế nói chung trước yêu cầu hội nhập
- Đề tài nghiên cứu khoa học “Hoàn thiện hệ thống công bố thông tin của
công ty đại chúng trên TTCK Việt Nam”, TS. Tạ Thanh Bình,Ủy ban chứng
khoán Nhà nước, 2011. Đề tài này làm rõ các thông tin phải công bố của công ty
đại chúng trên TTCK và đưa ra giải pháp hoàn thiện hệ thống công bố thông tin
của công ty đại chúng nói chung.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Minh bạch trong công bố thông
tin của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam”, GS-TS. Đinh Văn Sơn. Tác
giả đã phân tích khá đầy đủ về hoạt động công bố thông tin của các công ty niêm
yết trên TTCK.
- Đề tài luận văn thạc sĩ: “Pháp luật về công bố thông tin trên thị trường
chứng khoán Việt Nam”, Viên Thế Giang, 2008, do TS. Phạm Thị Giang Thu
3
hướng dẫn. Đề tài khái quát những vấn đề chung về công bố thông tin trên
TTCK Việt Nam, đưa ra thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện.
Các đề tài nêu trên đã đóng góp những kết luận khoa học quan trọng trong
quá trình nghiên cứu pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin trên
TTCK. Tuy nhiên, các đề tài đều được làm trước khi Thông tư số 52/2012/TT-
BTC được Bộ Tài chính ban hành ngày 5/4/2012, do đó tính đến thời điểm hiện
tại, chưa có đề tài luận văn nào khai thác những điểm mới tại Thông tư
52/2012/TT-BTC về nghĩa vụ công bố thông tin của công ty đại chúng (kể cả
công ty đại chúng niêm yết và công ty đại chúng chưa niêm yết). Do đó, những
vướng mắc khi công ty đại chúng thực thi các quy định pháp luật và cơ chế công
bố thông tin theo quy định mới chưa được đề cập. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu
kinh nghiệm pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại
chúng tại một số quốc gia có TTCK phát triển như Mỹ, Australia, Hàn Quốc…
nhằm đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam so với pháp luật quốc tế;
đồng thời đưa ra một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện phù hợp với thực tế
Việt Nam hiện nay là vấn đề cần được xem xét toàn diện và có tầm quan trọng
không chỉ đối với công ty đại chúng mà còn đối với cả nhà đầu tư và cơ quan
quản lý. Có thể nói, đây là một vấn đề mới, có tính ứng dụng cao và đòi hỏi có
những nghiên cứu toàn diện.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
 Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở làm rõ các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố
thông tin của công ty đại chúng trên TTCK và đánh giá thực trạng công bố thông
tin của các công ty đại chúng hiện nay, luận văn đưa ra phương hướng và các
giải pháp hoàn thiện pháp luật cùng những giải pháp khác nhằm tăng cường tính
công khai, minh bạch trong hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng.
 Nhiệm vụ nghiên cứu:
4
- Nghiên cứu những vấn đề chung về công bố thông tin của công ty đại
chúng trên TTCK và kinh nghiệm của một số nước nhằm rút ra bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam;
- Phân tích quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động công bố
thông tin của công ty đại chúng trên TTCK;
- Đánh giá thực trạng công bố thông tin của công ty đại chúng tại Việt Nam
hiện nay, từ đó tìm ra những khó khăn, bất cập cả về khía cạnh pháp lý lẫn thực
thi nghĩa vụ công bố thông tin của công ty đại chúng;
- Đưa ra một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh
hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên TTCK.
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài
- Những vấn đề cơ bản về công bố thông tin của công ty đại chúng trên TTCK;
- Quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của
công ty đại chúng trên TTCK;
- Những vướng mắc, bất cập của pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật
điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên TTCK;
- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về công bố thông tin của công ty đại
chúng tại một số quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển như Mỹ,
Australia, Hàn Quốc và đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam so với
pháp luật quốc tế;
- Đưa ra một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh
hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng phù hợp với thực tế TTCK
Việt Nam hiện nay.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu các khía cạnh về công bố thông tin đối với công ty đại
chúng theo pháp luật Việt Nam. Các nghĩa vụ công khai thông tin khác không
5
được quy định theo pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán không
thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chủ yếu làm rõ quy định pháp luật và thực tế tuân thủ nghĩa vụ công
bố thông tin của công ty đại chúng trên TTCK trong thời gian từ năm 2010 đến
nay thông qua sự so sánh những điểm mới và tác động sau khi ban hành Thông
tư số 52/2012/TT-BTC so với Thông tư 09/2010/TT-BTC trước đây. Việc
nghiên cứu thực tiễn tuân thủ nghĩa vụ công bố thông tin của công ty đại chúng
hiện nay chủ yếu đối với các công ty niêm yết trên hai Sở giao dịch chứng khoán
(SGDCK Hà Nội và SGDCK thành phố Hồ Chí Minh).
6. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra và thu thập tài liệu để tổng hợp và phân tích theo phương pháp
luận logic;
- Phương pháp so sánh;
- Khảo sát thực tế nhằm đưa ra các đánh giá, khuyến nghị thích hợp;
- Tham vấn ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực công bố thông tin cho công
ty đại chúng.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về công bố thông tin của công ty đại
chúng và pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng
trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin
của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chương 3: Phương hướng, giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều
chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.
6
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY
ĐẠI CHÚNG VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CÔNG BỐ
THÔNG TIN CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
1.1. Công ty đại chúng và công bố thông tin của công ty đại chúng trên
thị trường chứng khoán
1.1.1. Khái quát chung về công ty đại chúng
1.1.1.1. Khái niệm công ty đại chúng
Thuật ngữ “công ty đại chúng” (CTĐC) có nguồn gốc từ triết lý pháp luật
phương Tây, họ lấy cá nhân (người) làm chủ thể pháp luật trong các giao dịch để
quy nạp mọi tổ chức kinh doanh dưới tiêu chí “pháp nhân”. Tùy theo pháp luật
từng quốc gia mà các tổ chức kinh doanh được định hình thành ba loại chính: (i)
công ty, (ii) hợp danh, (iii) cá nhân kinh doanh. Tiếp đó, các học giả phương Tây
tiếp tục chia công ty thành hai hình thức công ty nội bộ (private company hay
privately held corporation) và công ty đại chúng (public limited company) [25].
Công ty nội bộ thường là dạng công ty quy mô nhỏ, có địa bàn, phạm vi hoạt
động hẹp, được sở hữu bởi một số ít người (thường có dưới 50 người), không
được huy động vốn rộng rãi, chịu sự giám sát và có yêu cầu minh bạch (về sổ
sách, báo cáo) không cao, ít có khả năng bị thâu tóm và một số đặc điểm khác
tùy theo pháp luật mỗi nước. Hình thức công ty nội bộ cũng được xem là giai
đoạn tích lũy để chuẩn bị trở thành công ty đại chúng (thông qua phát hành
chứng khoán lần đầu ra công chúng – Intial Public Offering hay gọi tắt là IPO)
khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng để phát triển lớn mạnh. Ngược lại với hình
thức công ty nội bộ, công ty đại chúng thường có địa bàn, phạm vi hoạt động
rộng, có số cổ đông và quy mô vốn lớn. Thuật ngữ “công ty đại chúng” có thể
7
được quy định tại Luật Công ty (như Anh, Mỹ, Úc...) hoặc tại Luật Chứng khoán
(như Ba Lan, Hungary…) trên cơ sở phân biệt với loại hình công ty nội bộ.
Ở Anh và nhiều nước theo hệ luật của Anh, công ty nội bộ được phân biệt
với công ty đại chúng trên phương diện vốn. Luật công ty 2006 của Anh (the
Companies Act 2006) quy định công ty nội bộ hay gọi là công ty trách nhiệm
hữu hạn theo cổ phần (private company limited by share) được tổ chức theo dạng
cổ phần, có vốn thành lập nhỏ (chỉ cần một bảng Anh vốn cổ phần ban đầu là
đủ). Còn công ty đại chúng (public limited company, viết tắt là Plc và bắt buộc
phải ghi sau tên công ty) cần số vốn tối thiểu 50.000 bảng Anh, được huy động
vốn và giao dịch cổ phần không hạn chế, số cổ đông tham gia không giới hạn và
có tối thiểu hai thành viên quản trị thường trực.
Theo pháp luật Mỹ hay Úc, công ty đại chúng và công ty nội bộ được phân
biệt chủ yếu trên số lượng cổ đông. Theo Luật Công ty 2001 của Úc (the
Corporations Act 2001), công ty nội bộ (proprietary limited company, viết tắt
sau đuôi tên công ty là Pty ltd và phân biệt với đuôi Ltd (không có Pty) của công
ty đại chúng) là công ty có số cổ đông tối đa là 50 và các cổ đông phải là người
ngoài, không làm việc cho công ty. Ngoài ra Điều 112 Luật Công ty Úc quy định
các công ty đại chúng phải có ít nhất ba giám đốc và ít nhất một thư ký công ty,
chỉ có công ty đại chúng mới có quyền huy động vốn bằng việc phát hành cổ
phiếu ra công chúng. Còn tại Mỹ, công ty đại chúng có tên gọi C. Corporation
(công ty cổ phần có trên 100 cổ đông) nhằm phân biệt với S. Corporation - hình
thức công ty chỉ được phát hành một loại cổ phần duy nhất, có số cổ đông không
vượt quá 100 và cổ đông phải là cá nhân mang quốc tịch Mỹ.
Ngoài cách phân biệt dựa trên yếu tố vốn hay quy mô cổ đông, nhiều quốc
gia định nghĩa công ty đại chúng theo hoạt động phát hành chứng khoán ra công
chúng như tại khoản 9 Điều 4 Luật Chứng khoán Ba Lan,“Công ty đại chúng là
công ty có cổ phiếu của ít nhất một lần phát hành được chấp thuận cho giao dịch
ra công chúng” hoặc theo quy định tại Điều 110 Luật Chứng khoán Bungari thì
8
“Công ty đại chúng là công ty đã phát hành ra công chúng lần đầu hoặc đăng
ký với Ủy ban Chứng khoán về việc phát hành với mục đích tham gia giao dịch
tại thị trường chứng khoán được quản lý”.
Từ các cách định nghĩa về công ty đại chúng trên cho thấy “công ty đại
chúng” là doanh nghiệp đạt đến quy mô vốn và cách thức quản trị nhất định.
Công ty có thể tổ chức dưới hình thức CTĐC ngay từ khi mới thành lập hoặc
thông qua “bước chuyển” trong hoạt động thị trường chứng khoán - thủ tục phát
hành chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO). Để xác định một công ty là
CTĐC, các quốc gia thường căn cứ vào những tiêu chí nhất định như sau:
(1) Là tổ chức thực hiện việc chào bán chứng khoán ra công chúng;
(2) Là tổ chức có quy mô vốn lớn;
(3) Là tổ chức có số lượng lớn người sở hữu chứng khoán;
(4) Là tổ chức có chứng khoán giao dịch tại thị trường có quản lý (hay
những công ty có chứng khoán niêm yết tại SGDCK).
1.1.2.2. Phân loại công ty đại chúng (dưới góc độ công bố thông tin)
Dưới góc độ công bố thông tin, tùy từng quốc gia sẽ phân loại công ty đại
chúng theo tiêu chí niêm yết hoặc theo tiêu chí quy mô. Cụ thể như sau:
 Nếu xét theo quy mô công ty, công ty đại chúng được phân loại gồm:

(i) Công ty đại chúng thông thường là công ty đáp ứng được các yêu cầu
về tính đại chúng như có số lượng người sở hữu chứng khoán hoặc có quy mô
vốn hoặc tổng giá trị các khoản nợ cao hơn các doanh nghiệp thông thường khác.
(ii) Công ty đại chúng quy mô lớn là các công ty đáp ứng được các tiêu chí
về quy mô vốn, giá trị các khoản nợ hoặc quy mô cổ đông cao hơn so với các
công ty đại chúng thông thường. Do đó, các công ty đại chúng quy mô lớn có
trách nhiệm minh bạch thông tin cao hơn so với các công ty đại chúng khác.
 Nếu phân loại theo tiêu chí niêm yết chứng khoán, công ty đại chúng gồm:
(i) Công ty đại chúng niêm yết là các công ty có chứng khoán (cổ phiếu
hoặc trái phiếu) niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
9
(ii) Công ty đại chúng không niêm yết là công ty đáp ứng tiêu chí về tính đại
chúng nhưng không có chứng khoán niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
Theo cách thức phân loại này, các công ty niêm yết phải chịu nghĩa vụ công
khai thông tin nghiêm ngặt hơn các công ty đại chúng không niêm yết.
 Kinh nghiệm quốc tế về phân loại công ty đại chúng:
Tùy từng quốc gia mà công ty đại chúng được phân loại theo tiêu chí quy
mô công ty hoặc theo tiêu chí niêm yết, từ đó đặt ra các yêu cầu về CBTT phù
hợp cho mỗi loại hình công ty.
Tại Mỹ - TTCK được coi là phát triển bậc nhất hiện nay, công ty đại chúng
được phân loại theo quy mô, bao gồm: công ty công bố thông tin quy mô nhỏ
(smaller reporting companies) và công ty đại chúng quy mô lớn (larger public
company). Theo đó, công ty CBTT quy mô nhỏ là công ty có giá trị cổ phiếu lưu
hành trong công chúng (public equity float) dưới 75 triệu USD hoặc công ty có
mức doanh thu hàng năm dưới 50 triệu USD trong năm tài khóa gần nhất. Còn
công ty đại chúng quy mô lớn là công ty có giá trị cổ phiếu lưu hành trong công
chúng vượt quá 75 triệu USD hoặc doanh thu hàng năm vượt quá 50 triệu USD
trong bất cứ năm tài khóa nào. Mức 75-50 triệu USD này được đánh giá lại 5
năm một lần tùy theo điều kiện lạm phát. Các công ty đại chúng quy mô lớn phải
thực hiện nghĩa vụ CBTT nghiêm ngặt hơn các công ty có quy mô nhỏ. Còn
công ty quy mô nhỏ có thể lựa chọn việc tuân thủ nghĩa vụ CBTT dành cho các
công ty CBTT quy mô nhỏ hoặc các công ty quy mô lớn.
Tại Nhật Bản, Luật doanh nghiệp (Company Act) năm 2005 thay thế một
phần Luật Thương mại (Commercial Code) quy định các loại hình doanh nghiệp,
trong đó công ty cổ phần là đối tượng chủ yếu chịu sự điều chỉnh của các quy
định liên quan tới CBTT. Các công ty cổ phần bao gồm các công ty lớn và các
công ty thông thường. Các công ty lớn (large company) được định nghĩa tại điểm
vi Điều 2 Luật doanh nghiệp, là công ty thỏa mãn một trong hai điều kiện sau: (i)
công ty có vốn hóa từ 500 triệu Yên trở lên (capitalized at ¥500 million
10
or more) hoặc (ii) có nợ từ 20 tỷ Yên trở lên vào thời điểm cuối năm tài chính
(liabilities is at ¥20.000 million or more). Điểm khác biệt là các nhà lập pháp
Nhật Bản coi tổng giá trị các khoản nợ cũng là căn cứ xác định quy mô công ty,
nhằm đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ và các cá nhân, tổ chức có liên quan.
Còn tại Hàn Quốc - một trong mười TTCK phát triển nhất thế giới, công ty
đại chúng được phân loại dựa trên yếu tố niêm yết, bao gồm công ty đại chúng
niêm yết và công ty đại chúng không niêm yết. Các công ty niêm yết trên
SGDCK Hàn Quốc (Korea Stock Exchange - KSE) chịu trách nhiệm CBTT chặt
chẽ hơn so với các công ty đại chúng khác không niêm yết. Tuy nhiên, nghĩa vụ
CBTT của các công ty niêm yết trên KSE lại được phân biệt trên cơ sở quy mô
của chính công ty đó. Với vai trò là một sàn giao dịch có tổ chức duy nhất ở Hàn
Quốc, KSE được tổ chức thành ba (03) khu vực: Khu vực giao dịch cổ phiếu, trái
phiếu và các chứng khoán phái sinh. Khu vực cho cổ phiếu được chia thành hai
khu vực: Khu vực thứ nhất (KOSPI) dành cho các công ty có quy mô lớn, khu
vực thứ hai (KOSDAQ) là dành cho các cổ phiếu mới được niêm yết hoặc cho
các công ty có quy mô vừa và nhỏ được giao dịch. Quy định về CBTT cũng dựa
trên cơ sở Bảng niêm yết, trong đó các công ty niêm yết tại Bảng niêm yết chính
KOSPI (gồm các công ty có vốn cổ phần từ 10 tỷ won trở lên) có nghĩa vụ CBTT
cao hơn so với các công ty niêm yết trên Bảng KOSDAQ (gồm các công ty có
vốn cổ phần từ 3 tỷ won trở lên). Ngoài ra, các quy định liên quan tới CBTT đặc
biệt nhấn mạnh sự khác biệt đối với các công ty có quy mô lớn (large-sized
corporation - các công ty có tổng tài sản trên 2 nghìn tỷ won), theo đó các công
ty này phải chịu nghĩa vụ CBTT với mức độ nghiêm ngặt hơn các công ty khác.
Như vậy, các quốc gia có thể phân loại công ty đại chúng theo tiêu chí quy
mô (như Mỹ, Nhật Bản…) hoặc tiêu chí niêm yết (như Hàn Quốc), tuy nhiên
ngày nay cách phân loại công ty đại chúng theo tiêu chí niêm yết không được
nhiều thị trường áp dụng bởi cách thức này tạo ra một khoảng cách khá lớn về
trách nhiệm công khai thông tin giữa các công ty niêm yết và các công ty không
11
niêm yết, khiến cho nhiều công ty đại chúng “ngại” đưa chứng khoán lên niêm
yết tập trung nhằm “né tránh” nghĩa vụ CBTT. Vì vậy, việc phân loại công ty đại
chúng theo yếu tố quy mô được coi là xu hướng của đa số các quốc gia hiện nay.
Thông thường, để xác định một công ty đại chúng có “quy mô lớn”, các quốc gia
thường căn cứ trên các tiêu chí như vốn điều lệ hoặc tổng giá trị tài sản của công
ty hoặc tổng giá trị chứng khoán chào bán ra công chúng hay đôi khi còn có thể
căn cứ trên tổng giá trị các khoản nợ của chính công ty đó.
1.1.2. Khái quát chung về hoạt động công bố thông tin của công ty đại
chúng trên thị trường chứng khoán
1.1.2.1. Khái niệm và vai trò của thông tin trên thị trường chứng khoán
 Khái niệm thông tin trên thị trường chứng khoán:
Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về thông tin. Theo từ điển Bách
khoa Việt Nam thì thông tin được hiểu là các điều hiểu biết, tri thức thu được
qua nghiên cứu, khảo sát hoặc trao đổi giữa các đối tượng với nhau. Dưới góc độ
nhận thức luận, thông tin là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan, được
biểu hiện bằng các hệ thống ngôn ngữ, ký hiệu, hình ảnh… Còn dưới góc độ
thống kê, thông tin là hệ thống các tin báo, dữ liệu, giúp người nhận loại trừ
trạng thái không chắc chắn. Như vậy, dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về
thông tin, song nó đều có ý nghĩa đem đến sự hiểu biết, nhận thức cho người tiếp
nhận thông qua sự phân tích các dữ liệu, chỉ số, ký hiệu, bảng biểu, sơ đồ… và
thường được truyền tải thông qua các hình thức như báo chí, truyền thanh, truyền
hình, dữ liệu điện tử…
Trên TTCK, thông tin rất đa dạng và có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác
nhau như từ công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, từ cơ quan
quản lý thị trường hay từ nhà đầu tư… Đó có thể là thông tin liên quan đến các
lệnh mua, bán chứng khoán, thông tin về tổ chức phát hành, thông tin về biến
động giá chứng khoán hay các thông tin khác có ảnh hưởng đến TTCK. Dưới
góc độ kinh tế có thể hiểu, thông tin trên TTCK là tập hợp các số liệu, tin báo,
12
những chỉ tiêu, tư liệu liên quan đến chứng khoán và TTCK, phản ánh tình hình
TTCK giúp cho đối tượng tiếp nhận thông tin qua đó đạt được mục đích mong
muốn. Dưới góc độ pháp lý, thông tin trên TTCK là hệ thống tư liệu phản ánh
mức độ tuân thủ pháp luật của các chủ thể tham gia thị trường, phản ánh mối
quan hệ pháp luật giữa nội bộ doanh nghiệp như quan hệ giữa cổ đông và thành
viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Ban giám đốc thông qua việc
thực hiện các quy định về CBTT. Như vậy, có thể hiểu thông tin trên TTCK là
hệ thống các chỉ số, thông số, tin tức, nhận định liên quan đến chứng khoán và
TTCK và đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến giá chứng khoán.
 Vai trò của thông tin trên thị trường chứng khoán:

- Đối với nhà đầu tư: TTCK được coi là thị trường đặc biệt nhạy cảm với
thông tin. Tại Việt Nam, TTCK đã nhiều lần chứng kiến những tác động lớn của
thông tin đến chỉ số VN Index, mà điển hình là sự kiện trong 3 ngày (21-
23/8/2012) trước thông tin Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên), nguyên Chủ tịch Hội
đồng sáng lập, thành viên Hội đồng quản trị ngân hàng Á Châu bị bắt, chỉ số
VN-Index giảm đến hơn 20 điểm, TTCK “bốc hơi” đến 5,6 tỷ USD và một đợt
“xả” cổ phiếu hàng loạt của nhà đầu tư. Sau sự kiện này, nhiều nhà đầu tư bị
thiệt hại đáng kể vì “xả hàng” theo đám đông, ngược lại nhiều nhà đầu tư có một
khoản lợi nhuận lớn sau đó khi mua đúng “đáy”. Như vậy, một chiến lược đầu tư
hiệu quả phải căn cứ vào các thông tin chính xác, kịp thời của thị trường và quan
trọng nhất là phải đánh giá đúng khả năng phát triển của doanh nghiệp nhờ phân
tích các chỉ số về vốn, lợi nhận, chiến lược kinh doanh...
Trên TTCK, nhà đầu tư sẽ đối mặt với rủi ro rất lớn khi có được thông tin
không chính xác, không kịp thời. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà các giao dịch
chứng khoán được phép sử dụng đòn bẩy tài chính (margin) với tỷ lệ đến 50%,
nghĩa là khi mua chứng khoán, họ có thể vay tiền từ công ty chứng khoán đến
50% giá trị giao dịch (trên thực tế con số này tại nhiều công ty chứng khoán còn
cao hơn) thì thiệt hại cho nhà đầu tư sẽ càng lớn khi thị giá cổ phiếu giảm. Tình
13
trạng không minh bạch thông tin, về lâu dài sẽ tác động xấu đến niềm tin chung
của thị trường và hệ quả của nó là tình trạng mất thanh khoản hoặc “giảm điểm”
của đa số các cổ phiếu, kể cả đối với các cổ phiếu tốt. Hệ quả về việc giảm niềm
tin của nhà đầu tư đã được nhìn thấy trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn năm
2011-2012 khi thị trường liên tục giảm điểm và sức thanh khoản kém của nhiều
cổ phiếu, kể cả khi có những thông tin tốt từ chính sách vĩ mô hay kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán (các công ty chứng khoán, công
ty quản lý quỹ): Thông tin có vai trò quan trọng đối với các tổ chức kinh doanh
chứng khoán, là cơ sở để các tổ chức này xây dựng kế hoạch kinh doanh, phát
triển công ty. Trên TTCK, tổ chức kinh doanh chứng khoán được coi là nhà đầu
tư chuyên nghiệp (thông qua hoạt động tự doanh hoặc quản lý danh mục đầu tư
cho khách hàng), họ có bộ phận phân tích thông tin, phòng ngừa rủi ro riêng và
thường đầu tư với khối lượng rất lớn, do đó nếu phân tích thông tin không chính
xác có thể dẫn đến những thiệt hại không nhỏ cho các tổ chức này. Ngoài ra, các
tổ chức kinh doanh chứng khoán còn có vai trò quan trọng trong hoạt động tư
vấn đầu tư cũng như nhận ủy thác đầu tư thay cho nhiều khách hàng. Nhân viên
của công ty chứng khoán thường đưa ra các khuyến nghị mua/bán chứng khoán
cho khách hàng dựa trên các thông tin mà họ có được. Do đó, nếu không nắm bắt
được thông tin một cách chính xác, sẽ ảnh hưởng đến chính các khuyến nghị đầu
tư và từ đó ảnh hưởng đến các nhà đầu tư khác trên thị trường.
- Đối với chính công ty thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin: Lợi ích của
việc thực thi nghĩa vụ CBTT không chỉ là những lợi ích ngắn hạn mà nó còn
hướng đến các mục tiêu lâu dài hơn, đó chính là sự phát triển bền vững của công
ty. Việc CBTT chính xác, minh bạch có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tạo lập
và duy trì niềm tin của công chúng đầu tư đối với doanh nghiệp. CBTT giúp
công chúng đầu tư nâng cao hiểu biết về cơ cấu và hoạt động của công ty, các
chính sách của công ty liên quan đến các tiêu chuẩn môi trường và đạo đức, quan
14
hệ của công ty với cộng đồng... Đây là phương thức quảng bá hình ảnh công ty
một cách tốt nhất, nhờ đó cổ phiếu công ty được đánh giá đúng giá trị của nó,
góp phần tạo nên tính thanh khoản đối với chứng khoán, làm tăng khả năng huy
động vốn khi công ty phát hành chứng khoán. Mặc dù, giá cổ phiếu công ty có
thể sẽ giảm khi hoạt động kinh doanh không hiệu quả được công ty công bố. Tuy
nhiên, điều này vẫn có mặt tích cực của nó, bởi các thông tin trung thực chính là
động lực để giúp công ty tìm ra phương án tốt nhất phát triển thương hiệu của
mình.
- Đối với cơ quan quản lý: Hệ thống thông tin trên TTCK phản ánh tính ổn
định của thị trường, tính hiệu quả trong công tác quản lý của cơ quan chức
năng và là cơ sở để cơ quan quản lý (Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán) xây
dựng, triển khai công tác giám sát, điều hành TTCK, cũng như hoàn thiện các
văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài ra, thông qua hệ thống thông tin trên TTCK,
cơ quan quản lý nắm bắt được tình hình, sức khỏe của doanh nghiệp cũng như
nhà đầu tư, từ đó có những biện pháp đảm bảo sự phát triển ổn định của thị
trường như kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về
chứng khoán và TTCK, có động thái trấn an nhà đầu tư khi TTCK xuất hiện các
“tin đồn”, yêu cầu công ty giải trình khi có các dấu hiệu giao dịch bất thường…
1.1.2.2. Khái niệm thông tin và công bố thông tin của công ty đại chúng
trên thị trường chứng khoán
 Khái niệm thông tin của công ty đại chúng công bố trên TTCK:
Thông tin do công ty đại chúng công bố rất đa dạng, là bộ phận quan trọng
cấu thành nên hệ thống thông tin trên TTCK. Dưới góc độ xã hội, thông tin do
công ty đại chúng công bố là những tư liệu liên quan đến công ty đại chúng,
phản ánh tình hình hoạt động, kinh doanh cũng như các vấn đề liên quan đến
quản trị công ty… Các thông tin này có thể do công ty tự nguyện công bố hoặc
bắt buộc phải công bố ra công chúng theo quy định của pháp luật. Dưới góc độ
pháp lý, thông tin của công ty đại chúng trên TTCK là các tư liệu mà công ty
15
công bố ra công chúng trên cơ sở thực hiện các quy định pháp luật về CBTT trên
TTCK. Sự kịp thời, đầy đủ, chính xác của thông tin được công bố phản ánh mức
độ tuân thủ pháp luật về CBTT và trách nhiệm xã hội của công ty đại chúng. Các
thông tin này cũng chính là tấm gương phản ánh hình ảnh của doanh nghiệp, mặc
dù không phải lúc nào thông tin cũng chính xác, xét cả trên yếu tố khách quan và
chủ quan. Để biết được độ chính xác, tin cậy của thông tin, nhà đầu tư phải có
những hiểu biết nhất định về công ty, khách hàng của công ty, đồng thời có khả
năng phân tích kinh tế và kỹ thuật tốt.
Theo thông lệ pháp luật của các nước về CBTT trên TTCK, công ty đại
chúng phải công bố các thông tin liên quan đến giá trị nội tại của doanh nghiệp
như: thông tin về cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu, Báo cáo tài chính, thông tin liên
quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, thông tin về quản trị công ty... Tuy
nhiên cần nhấn mạnh rằng, công ty đại chúng không phải công bố tất cả thông tin
liên quan đến hoạt động của mình, nghĩa vụ CBTT có thể miễn trừ nếu nó làm
tổn hại vị thế cạnh tranh của họ, trừ phi việc CBTT là cần thiết cho quyết định
đầu tư hoặc để tránh làm nhà đầu tư hiểu lầm. Để xác định thông tin nào cần phải
công bố, một số quốc gia (như Thái Lan, Canada) áp dụng khái niệm “thông tin
có tầm quan trọng” hoặc “thông tin trọng yếu” (Material Information)
- những thông tin liên quan đến sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của công
ty mà có tác động đáng kể đến giá chứng khoán của một tổ chức phát hành.
Nhiều quốc gia khác như Việt Nam, Indonesia, Nhật Bản…. lại quy định cụ thể
các thông tin mà công ty đại chúng cần công khai rộng rãi ra công chúng đầu tư.
 Khái niệm công bố thông tin của công ty đại chúng trên TTCK:
Theo từ điển Tiếng Việt, công bố được hiểu là thông báo cho mọi người
biết một vấn đề hoặc thông tin nào đó. Việc CBTT của bất kỳ chủ thể nào phải
đảm bảo cho một nhóm đối tượng có thể tiếp cận được. Trên TTCK, CBTT được
hiểu là việc làm cho thông tin được công khai một cách tin cậy và đông đảo công
chúng đầu tư đều có thể biết được. Hoạt động CBTT có thể thực hiện thông qua
16
các phương tiện như trang thông tin điện tử, báo in, báo hình hoặc các ấn phẩm
khác như tạp chí, bản tin… Nói cách khác, CBTT là việc các chủ thể thông báo
đến công chúng đầu tư các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của mình
cũng như các thông tin về tình hình thị trường theo quy định của pháp luật.
Trên TTCK, công ty đại chúng có vai trò là chủ thể cung cấp hàng hóa cho
thị trường, do đó các công ty này phải tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật
về công bố thông tin. Dưới góc độ xã hội có thể hiểu “CBTT của công ty đại
chúng” là việc công ty đại chúng cung cấp rộng rãi các thông tin tài chính hoặc
phi tài chính liên quan đến các mặt hoạt động của mình mà công chúng đầu tư có
thể dễ dàng tiếp nhận được thông tin đó. Dưới góc độ pháp lý, CBTT của công ty
đại chúng là việc công ty tuân thủ các yêu cầu về chế độ báo cáo, công khai
thông tin ra công chúng theo quy định pháp luật. Nghĩa vụ CBTT của công ty đại
chúng có thể phát sinh định kỳ hoặc bất thường, tùy thuộc vào loại thông tin mà
công ty phải công bố.
1.1.2.3. Phân loại hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên
thị trường chứng khoán
 Theo thời gian thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của công ty đại chúng
- Công bố thông tin định kỳ của công ty đại chúng:
CBTT định kỳ của công ty đại chúng là việc công ty phải công bố một số
loại thông tin có tính chất lặp đi lặp lại theo từng chu kỳ. Đối với những thông
tin này, cả công ty đại chúng, nhà đầu tư và cơ quan quản lý đều chủ động biết
được khoảng thời gian thông tin sẽ được công khai trên thị trường. Do đó, việc
giám sát tính kịp thời của thông tin trong trường hợp này khá dễ dàng. Các công
ty thường có thời hạn khá dài để chủ động thực hiện CBTT định kỳ. Theo thông
lệ pháp luật về CBTT của nhiều nước, nghĩa vụ CBTT định kỳ của công ty đại
chúng thường được áp dụng đối với Báo cáo tài chính (công bố định kỳ hàng
quý), Báo cáo quản trị công ty (công bố định kỳ sáu tháng), Báo cáo thường niên
(công bố định kỳ hàng năm).
- Công bố thông tin bất thường của công ty đại chúng:
17
CBTT bất thường của công ty đại chúng được hiểu là việc công ty phải
công bố một số thông tin phát sinh bất ngờ, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản
xuất, kinh doanh hoặc đến giá chứng khoán như thông tin về thay đổi nhân sự
quản lý, việc ký kết các hợp đồng có giá trị lớn hoặc thông tin về tổ chức lại, giải
thể, phá sản doanh nghiệp… Khác với những thông tin được CTĐC công bố
định kỳ, đa số nhà đầu tư cũng như cơ quan quản lý thường khó tiếp cận và chủ
động biết được thời gian các sự kiện “bất thường” xảy ra đối với công ty. Mặt
khác, các nhân sự chủ chốt, cổ đông chiến lược của công ty đại chúng luôn có lợi
thế về thông tin hơn các nhà đầu tư khác trên thị trường, vì thế nhằm bảo vệ
quyền lợi của số đông nhà đầu tư, đòi hỏi CTĐC khi xảy ra các sự kiện bất
thường phải công bố ra thị trường một cách nhanh chóng, kịp thời. Nhiều quốc
gia quy định công ty phải CBTT ngay lập tức (công bố trong ngày) đối với các
thông tin bất thường (như Mỹ, Úc, Nhật Bản…).
- Công bố thông tin theo yêu cầu của công ty đại chúng:
CBTT theo yêu cầu của công ty đại chúng được hiểu là khi xuất hiện các tin
đồn trên thị trường làm ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán hoặc khi có các giao
dịch chứng khoán bất thường…, công ty đại chúng phải giải trình theo yêu cầu
của cơ quan quản lý và công bố giải trình này ra thị trường. Đây là động thái can
thiệp cần thiết từ cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo đảm sự phát triển ổn định của
TTCK, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trước các thông tin sai sự thật hoặc các
giao dịch thao túng, làm giá chứng khoán; đồng thời hạn chế tình trạng thâu tóm
doanh nghiệp trong nước. Tại Việt Nam, vào quý III/2012 UBCKNN đã yêu cầu
Ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDV) xác nhận thông tin lãnh đạo ngân hàng
này (ông Trần Xuân Giá) bị bắt khi thông tin này xuất hiện trên thị trường, gây
ảnh hưởng lớn đến nhà đầu tư. Hay sự việc UBCK Hoa Kỳ (SEC) vào tháng
7/2012 yêu cầu Tập đoàn dầu khí quốc gia ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC)
giải trình về hoạt động của họ do nghi ngờ CNOOC sử dụng thông tin nội gián
để trục lợi đối với cổ phiếu của công ty dầu khí Nexen Inc Canada.
 Theo tính chất thông tin mà công ty đại chúng phải công bố trên TTCK:






18
Theo tính chất thông tin mà công ty đại chúng phải công bố trên TTCK, có
thể phân loại hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng như sau:
- Công bố các thông tin tài chính của công ty đại chúng:
Các thông tin tài chính, mà chủ yếu là thông tin về Báo cáo tài chính của
công ty đại chúng cho thấy tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp, là cơ sở quan trọng để xây dựng chiến lược đầu tư của nhà đầu tư trên
TTCK và là thông tin được nhà đầu tư quan tâm nhất. Do đó, yêu cầu công ty đại
chúng công bố Báo cáo tài chính là quy định bắt buộc tại mọi TTCK.
- Công bố các thông tin phi tài chính của công ty đại chúng:
Công bố các thông tin có tính chất phi tài chính được hiểu là việc công ty
đại chúng phải công bố các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh, tình hình quản trị công ty nhưng các thông tin này không mang tính
chất tài chính như thông tin thay đổi nhân sự chủ chốt; thông tin về họp Đại hội
đồng cổ đông; thông tin về thay đổi tên, trụ sở chính của công ty...
1.1.2.4. Các nguyên tắc công bố thông tin của công ty đại chúng
Một trong những căn cứ để đánh giá một TTCK phát triển là có hệ thống
CBTT tốt, minh bạch. Kinh nghiệm tại các TTCK lớn và năng động cho thấy,
CBTT là công cụ hiệu quả để tác động tới hoạt động của công ty và bảo vệ nhà
đầu tư, giúp thu hút dòng vốn trong, ngoài nước và duy trì niềm tin của thị
trường. Đối với công ty đại chúng, hoạt động CBTT là rất cần thiết, giúp nhà đầu
tư hiểu đầy đủ về công ty và chứng khoán mà họ có thể sở hữu để đi đến quyết
định đầu tư. Theo pháp luật chứng khoán Việt Nam cũng như nhiều nước, việc
CBTT của công ty đại chúng cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
 Thông tin phải công bố đầy đủ, chính xác:
Đây là nguyên tắc cơ bản đầu tiên trong thực hiện nghĩa vụ CBTT của công
ty đại chúng vì các thông tin từ công ty đại chúng là căn cứ của hành vi mua bán
trên TTCK, là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo sự công bằng trong việc
hình thành giá chứng khoán. Nguyên tắc này có nghĩa là khi thực hiện CBTT,
công ty phải tôn trọng tính trung thực vốn có của thông tin, không được xuyên
19
tạc, bóp méo hoặc có hành vi cố ý gây hiểu nhầm thông tin. Các thông tin có thể
được công bố định kỳ dưới hình thức tài liệu phải được kiểm tra kỹ để đảm bảo
tính chính xác trước khi công bố như đối với các Báo cáo tài chính, kiểm toán
độc lập là một phần thiết yếu của việc kiểm tra các tài liệu này trước khi công bố.
Ngoài ra, những thông tin không thể dự liệu trước nhưng nếu nó ảnh hưởng đến
quyết định của nhà đầu tư và giá chứng khoán thì doanh nghiệp phải có ý thức tự
giác CBTT hoặc phải công bố theo yêu cầu của cơ quan quản lý. Về mặt nguyên
tắc, công ty đại chúng phải cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin quan trọng
về công ty một cách đầy đủ nhất, ngay cả khi thông tin đó gây ra bất lợi cho công
ty và phải chịu trách nhiệm đối với thông tin do mình công bố.
 Thông tin phải được công bố kịp thời:
Mục tiêu của việc CBTT là nhằm thúc đẩy hoạt động giao dịch chứng
khoán diễn ra trôi chảy và có trật tự, đảm bảo quá trình hình thành giá cả một
cách công bằng thông qua việc cung cấp những thông tin quan trọng, tức thời
trên hệ thống cung cấp thông tin hiện đại. Trên TTCK, việc có được thông tin
kịp thời sẽ đem lại lợi ích, đôi khi rất lớn cho nhà đầu tư thông qua quyết định
mua, bán chứng khoán đúng thời điểm và ngược lại. Nguyên tắc kịp thời trong
CBTT thể hiện sự khách quan trong CBTT, đồng thời tránh được những tin đồn
làm sai lệch sự hình thành giá chứng khoán, giảm bớt các giao dịch nội gián, làm
giá... Ngày nay, hầu hết các TTCK đều yêu cầu công ty thực hiện CBTT qua
trang thông tin điện tử (website) do phương thức này đảm bảo tốt nhất tính kịp
thời, nhanh chóng trong cung cấp thông tin đến nhà đầu tư.
 Bảo đảm công bằng giữa các đối tượng nhận thông tin công bố:
Trên thực tế, các nhân sự quản lý, luật sư, kiểm toán viên, tổ chức tư vấn
cho công ty đại chúng... luôn có lợi thế về thông tin so với những đối tượng khác
trên TTCK, tạo ra sự bất cân xứng về thông tin trên TTCK. Mặc dù các nước đều
nghiêm cấm các giao dịch nội gián nhưng nhiều đối tượng vẫn sử dụng thông tin
nội bộ để thu lợi bất chính. Các vụ việc điển hình như: Vào cuối năm 2001,
20
Samuel D. Waskal - CEO của công ty dược phẩm ImClone Systems Inc đã bán
cổ phần và vận động gia đình, người thân hỗ trợ khi biết trước thông tin Cục
quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ loại bỏ một trong những thuốc được
mong đợi nhất được phát triển bởi công ty này, do e ngại giá cổ phiếu của
ImClone Systems Inc sẽ giảm xuống đáng kể. Ông này sau đó đã bị kết án 7 năm
tù vì hành vi gian lận và giao dịch nội gián. Hay giao dịch nội gián được coi là
có qui mô lớn nhất trong lịch sử TTCK Mỹ được “phanh phui” năm 2012, đó là
Mathew Martoma - giám đốc quản lý danh mục đầu tư tại SAC Capital Advisors
LP từ mùa hè năm 2006 đến giữa tháng 8/2008, do biết được các thông tin nội bộ
của 2 công ty dược Elan Corporation và Wyet, đã điều hành CR Intrinsic
Investors bán hết số cổ phiếu nắm giữ của hai công ty này và thực hiện bán
khống chứng khoán với dự báo giá sẽ giảm xuống trong tương lai. Kết quả là,
CR Intrinsic Investors thu được lợi nhuận và tránh được các khoản lỗ có giá trị
lên tới 276 triệu USD và bản thân Martoma cũng nhận được 9 triệu USD tiền
thưởng sau sự kiện này. Kết cục, anh này cũng bị buộc tội gian lận và phải chịu
tối thiểu 20 năm tù. Các sự việc trên cho thấy, mọi giao dịch trên TTCK phải
công bằng, việc sử dụng lợi thế thông tin để thu lợi là không được phép. Đây
cũng là nguyên tắc quan trọng trong thực hiện CBTT của công ty đại chúng.
Điều này có nghĩa là công ty không được tạo ra lợi thế về thông tin cho bất kỳ
chủ thể nào thông qua việc cung cấp thông tin cho một số nhà đầu tư riêng biệt
hoặc những bên có lợi ích khác trước khi công bố rộng rãi ra công chúng. Ngoại
lệ chỉ được áp dụng khi công ty đại chúng cung cấp thông tin cho các nhà tư vấn
hoặc công ty định mức tín nhiệm hoặc các bên đối tác và trường hợp này bên
tiếp nhận thông tin có trách nhiệm phải bảo mật thông tin.
 Các thông tin tài chính được công bố cần được lập phù hợp với chuẩn
mực kế toán:

Báo cáo tài chính là được xem như “phong vũ biểu” đo lường “trạng thái tài
chính” trên mọi khía cạnh của quá trình kinh doanh của công ty đại chúng. Báo
cáo tài chính do công ty đại chúng công bố phải được lập phù hợp với chuẩn
mực kế toán là một nguyên tắc không thể thiếu trong việc CBTT. Ở nhiều TTCK
21
phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Úc… Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực
kế toán quốc tế. Ở một số nước, các công ty đại chúng phải lập Báo cáo tài chính
theo tiêu chuẩn kế toán trong nước. Tuy nhiên, dù theo chuẩn mực nào thì để các
thông tin tài chính khi công bố hữu ích cho người sử dụng, các công ty đại chúng
khi trình bày các thông tin về kế toán cần phải thực hiện các yêu cầu cơ bản của
pháp luật kế toán, nghĩa là phải thỏa mãn điều kiện: thông tin phải dễ hiểu, phải
đáng tin cậy và phải đảm bảo có thể so sánh được.
1.2. Khái quát chung về pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông
tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán
1.2.1. Khái niệm pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của
công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán
1.2.1.1. Khái niệm pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin trên
thị trường chứng khoán
Để TTCK phát triển bền vững, thu hút đông đảo nhà đầu tư thì vấn đề minh
bạch thông tin được đặt lên hàng đầu. Chính vì thế, ngay từ những ngày đầu hình
thành TTCK, các nhà lập pháp đã quan tâm đến việc xây dựng hành lang pháp lý
cho sự vận hành và phát triển TTCK, trong đó chú trọng đến vai trò của sự minh
bạch thông tin. Có thể nói, pháp luật điều chỉnh hoạt động CBTT trên TTCK là
một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật về chứng khoán và TTCK, là
tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động CBTT của các chủ thể
trên TTCK. Pháp luật về CBTT trên TTCK quy định những nguyên tắc, định
hướng cơ bản về hoạt động CBTT và cụ thể nghĩa vụ công khai thông tin, hình
thức cũng như nội dung, cách thức công bố thông tin của các chủ thể tham gia thị
trường, góp phần tạo lập một TTCK minh bạch, bền vững.
Về chủ thể có nghĩa vụ CBTT trên TTCK: Nghĩa vụ CBTT áp dụng với hầu
hết các chủ thể tham gia TTCK bao gồm công ty đại chúng, tổ chức phát hành
trái phiếu, tổ chức kinh doanh chứng khoán (gồm công ty chứng khoán, công ty
quản lý quỹ), các quỹ đầu tư chứng khoán, cổ đông lớn, cổ đông nội bộ, Trung
tâm Lưu ký chứng khoán (TTLKCK), SGDCK. Mỗi chủ thể có nghĩa vụ công bố
22
ra thị trường các loại thông tin khác nhau như SGDCK cung cấp thông tin liên
quan đến chức năng tổ chức thị trường; TTLKCK có nghĩa vụ công khai thông
tin liên quan đến chức năng đăng ký, thanh toán, bù trừ chứng khoán; cổ đông
lớn, cổ đông nội bộ phải công bố các thông tin về giao dịch chứng khoán... Tuy
nhiên trong cơ cấu các chủ thể tham gia TTCK, yêu cầu minh bạch thông tin
luôn được đặt ra đầu tiên đối với công ty đại chúng do những thông tin từ công
ty này tượng trưng cho thông tin về “hàng hóa” trong “Chợ Chứng khoán”, góp
phần quan trọng trong hình thành giá cổ phiếu.
Việc thực hiện nghĩa vụ CBTT của các chủ thể tham gia TTCK chịu sự
quản lý trực tiếp của UBCK. Cơ quan này chủ trì xây dựng, soạn thảo các văn
bản pháp lý về chứng khoán và TTCK, trong đó có văn bản điều chỉnh hoạt động
CBTT. Tuy nhiên, tại Việt Nam, UBCKNN có vị trí là cơ quan trực thuộc Bộ Tài
chính (ngang một Vụ thuộc Bộ) nên thẩm quyền ban hành các văn bản pháp quy
trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK thuộc về Bộ Tài chính, đây là điểm khác
biệt so với nhiều TTCK các nước khi UBCK thường độc lập, có chức năng ban
hành văn bản pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán, có thẩm quyền điều tra và
chủ động trong quản lý TTCK.
Bên cạnh đó, trực thuộc Ủy ban Chứng khoán là SGDCK có quyền ban
hành các quy định và thực hiện việc giám sát liên quan đến chức năng tổ chức thị
trường giao dịch chứng khoán tập trung. Tại một số nước, SGDCK được thành
lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn được sở hữu bởi thành viên là
các công ty chứng khoán (như mô hình của Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia…)
hoặc nhiều quốc gia lựa chọn mô hình tổ chức SGDCK dưới hình thức công ty
cổ phần (như mô hình của Singapore, Hongkong, London, Paris, Tokyo, New
York… và đang là xu hướng của nhiều TTCK hiện nay) nhằm đảm bảo SGDCK
có tính độc lập cao, đảm bảo vai trò giám sát thị trường, theo đó các SGDCK có
quyền ban hành các quy chế để thực hiện chức năng tổ chức thị trường (như quy
chế giao dịch, quy chế niêm yết, quy chế CBTT…). Tại Việt Nam, hai Sở giao
23
dịch chứng khoán (SGDCK Hà Nội – HNX và SGDCK TP. Hồ Chí Minh –
HOSE) trực thuộc UBCKNN, được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn nhưng hoạt động theo cơ
chế đặc thù. Theo Điều 33 Luật Chứng khoán năm 2006, các SGDCK là nơi tổ
chức thị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán của tổ chức niêm
yết/đăng ký giao dịch, có quyền ban hành các quy chế như Quy chế niêm yết,
Quy chế giao dịch, Quy chế CBTT để hướng dẫn các công ty niêm yết/đăng ký
giao dịch, công ty chứng khoán thành viên cũng như nhà đầu tư thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia TTCK có tổ chức, đồng thời có thể đưa
ra hình thức xử lý vi phạm nghĩa vụ CBTT của các đối tượng trên.
Ngoài ra, pháp luật về CBTT trên TTCK cũng quy định các nguyên tắc
CBTT, trường hợp có thể được tạm hoãn CBTT và nguyên tắc xử lý vi phạm
CBTT trên TTCK nhằm tạo sức răn đe đối với các chủ thể tham gia thị trường.
UBCKNN, SGDCK cũng có ban hành các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục
CBTT trên hệ thống CBTT của UBCKNN, SGDCK.
1.2.1.2. Khái niệm pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của
công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán
Pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng
trên TTCK là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt
động CBTT trên TTCK. Nó là tổng hợp những nguyên tắc, định hướng cơ bản về
hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng, là tổng hợp các quy phạm
pháp luật điều chỉnh hoạt động công khai thông tin của các công ty đại chúng,
bao gồm các nhóm quy phạm pháp luật sau:
+ Nhóm quy phạm về CBTT định kỳ của công ty đại chúng (bao gồm nhóm
quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố các thông tin mang tính chất
tài chính hoặc phi tài chính phát sinh định kỳ theo tháng/quý/sáu tháng/năm của
công ty đại chúng như các quy định về CBTT Báo cáo tài chính, Báo cáo thường
niên, Báo cáo quản trị công ty, họp Đại hội đồng cổ đông thường niên);
24
+ Nhóm quy phạm về CBTT bất thường của công ty đại chúng (bao gồm
nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố các thông tin phát sinh
bất thường, có ảnh hưởng lớn đến công ty đại chúng hoặc đến giá như khoán, đòi
hỏi công ty phải công bố tức thời ra thị trường như thông tin về thay đổi nhân sự
quản lý, việc ký kết hợp đồng có giá trị lớn, quyết định tổ chức lại hoặc giải thể,
phá sản doanh nghiệp…);
+ Nhóm quy phạm về công bố thông tin theo yêu cầu của công ty đại chúng
(bao gồm các quy định liên quan đến nghĩa vụ công bố các thông tin có ảnh
hưởng đến giá chứng khoán hay đến quyền lợi của nhà đầu tư mà UBCKNN,
SGDCK thấy cần thiết phải yêu cầu công ty đại chúng CBTT).
Các nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động CBTT của công ty đại
chúng như trên tương ứng với các nghĩa vụ CBTT mà công ty đại chúng phải
tuân thủ. Theo đó, công ty đại chúng phải công bố các thông tin mang tính chất
tài chính hoặc phi tài chính liên quan đến tình hình hoạt động của công ty như
các Báo cáo tài chính, các thông tin về quản trị công ty, thông tin về rủi ro và
chính sách quản lý rủi ro… Việc CBTT của công ty đại chúng có thể diễn ra định
kỳ, bất thường hay theo yêu cầu của UBCKNN, SGDCK.
1.2.2. Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của
công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán
Pháp luật chứng khoán các nước cũng như pháp luật Việt Nam đều quy
định cụ thể nghĩa vụ CBTT của công ty đại chúng trên TTCK. Các thông tin do
công ty đại chúng công bố rất đa dạng, bao gồm các loại sau:
 Thông tin về Báo cáo tài chính (BCTC) của công ty đại chúng:
Thông tin về tài chính, đặc biệt là thông tin về Báo cáo tài chính là thông tin
quan trọng nhất, là nguồn thông tin về công ty được sử dụng rộng rãi nhất và
được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm vì nó cho thấy hiệu quả kinh tế và tình hình
tài chính của công ty. Thông thường, công ty đại chúng phải công bố BCTC
năm, BCTC bán niên và BCTC quý. Theo thông lệ quốc tế, BCTC năm phải
25
kèm theo báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán được chấp thuận. Ngoài ra,
các BCTC phải tuân theo các quy định về chuẩn mực kế toán chung được chấp
nhận của quốc gia đó (Generally Accepted Accounting Principles- GAAP) cũng
như phải tuân thủ các yêu cầu pháp lý khác có liên quan hoặc phải tuân thủ
chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standards – IAS). Pháp
luật chứng khoán và TTCK các nước đều có quy định chặt chẽ về việc lập, hoàn
thành và CBTT Báo cáo tài chính của công ty đại chúng.
Theo quy định tại Luật Chứng khoán Úc, công ty niêm yết phải nộp BCTC
quý, bán niên và năm cho Ủy ban chứng khoán và đầu tư Australia (Australian
Securities and Investments Commission-ASIC) và Sở giao dịch chứng khoán
Australia (Australian Securities Exchange - ASX). Ngoài ra, các công ty đại
chúng hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận cũng phải lập Báo cáo tài chính theo
chuản mực BCTC quốc tế từ năm 2009 theo đề xuất của Ủy ban các chuẩn mực
kế toán Australia (Statements of Standard Accounting Practice- SSAB).
Tại Hàn Quốc, theo Điều 160 Luật Thị trường vốn và dịch vụ tài chính,
công ty niêm yết phải gửi BCTC năm, bán niên và quý cho Ủy ban Dịch vụ Tài
chính (Financial Service Commission – FSC) và SGDCK Hàn Quốc (Korean
Stock Exchange - KSE). Thời gian nộp BCTC năm là 90 ngày sau khi kết thúc
năm tài chính, đối với BCTC bán niên và quý thời hạn là 45 ngày sau khi kết
thúc kỳ kế toán. Công ty phải nộp thêm BCTC hợp nhất (consolidated financial
statements) khi sở hữu từ 50% trở lên cổ phần của một công ty khác hoặc khi sở
hữu từ 30% trở lên cổ phần của một công ty khác đồng thời đóng vai trò là cổ
đông kiểm soát. Ngoài ra, BCTC của công ty niêm yết phải được kiểm toán bởi
tổ chức kiểm toán độc lập hàng năm theo tiêu chuẩn chuyên nghiệp.
Tại Nhật Bản, theo Điều 436 Luật Doanh nghiệp 2005 tất cả công ty cổ
phần đều phải công bố Báo cáo kinh doanh và BCTC (gồm Bảng cân đối kế
toán, Báo cáo thu nhập, Báo cáo thay đổi tài sản ròng, Báo cáo tài chính phi
hợp nhất, thuyết minh Báo cáo tài chính). Đối với công ty đại chúng phải có
26
BCTC và kế hoạch phụ trợ được kiểm toán không chỉ bởi các kiểm toán viên nội
bộ của công ty hoặc Hội đồng kiểm toán nội bộ của công ty mà còn bởi các kiểm
toán viên có chứng chỉ hành nghề CPA (Certified Practising Accoutant) hoặc
công ty kiểm toán độc lập. BCTC được chứng nhận bởi các kiểm toán viên công
ty, Hội đồng kiểm toán và kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề CPA hay công
ty kiểm toán độc lập không cần phải có sự chấp thuận của Hội đồng cổ đông
thường niên nếu như Ban Giám đốc đã chấp thuận. Ngoài ra, theo Điều 435(2)
Luật này, các công ty đại chúng phải gửi Báo cáo kinh doanh và BCTC cho Cơ
quan dịch vụ tài chính và phải công bố BCTC trong Báo cáo thường niên.
Tại Indonesia, theo quy định số XK.2 về nộp BCTC định kỳ của Cơ quan
giám sát thị trường tài chính Bapepam (Rule number XK.2 obligation to submit
periodic financial statements) thì công ty đại chúng phải trình bày Bảng cân đối
kế toán, Báo cáo lỗ/lãi, Báo cáo khác theo quy định ít nhất trên 2 tờ báo có phạm
vi lưu thông cả nước và công bố tại trụ sở của công ty (đối với công ty vừa và
nhỏ chỉ cần công bố trên 1 tờ báo có phạm vi lưu thông trên cả nước).
Có thể thấy, yêu cầu công ty đại chúng phải CBTT Báo cáo tài chính là quy
định bắt buộc tại TTCK các nước. Tại nhiều quốc gia có TTCK phát triển như
Mỹ, Úc, Nhật Bản…, Báo cáo tài chính phải được lập theo tiêu chuẩn quốc tế và
được kiểm toán bởi các kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề CPA.
 Công bố thông tin liên quan đến tình hình hoạt động, kết quả sản xuất,
kinh doanh của công ty đại chúng:
Các thông tin về tình hình hoạt động và kết quả sản xuất, kinh doanh của
công ty đại chúng có ý nghĩa quan trọng đối với nhà đầu tư, được thể hiện tập
trung tại Báo cáo thường niên và yêu cầu các công ty này phải CBTT Báo cáo
thường niên là quy định bắt buộc tại nhiều nước hiện nay. Đây là tài liệu cung
cấp cho nhà đầu tư cái nhìn tổng thể về tình hình hoạt động, tình hình tài chính
của công ty, những đánh giá của Ban giám đốc, Hội đồng quản trị về hoạt động
của công ty trong cả năm so với các mục tiêu đề ra; các phương hướng, chiến
27
lược kinh doanh mà công ty đã, đang và sẽ thực hiện. Hiện nay, nhiều công ty cổ
phần đã sử dụng Báo cáo thường niên như là khẩu hiệu (slogan) quảng cáo về
công ty, giúp các cổ đông nhận thức được mục tiêu và sứ mệnh của doanh
nghiệp mà họ đang tham gia đầu tư.
Bên cạnh Báo cáo thường niên, công ty đại chúng còn phải CBTT bất
thường khi xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh như việc ký hợp đồng có giá trị lớn hoặc khi có tổn thất lớn về mặt tài sản;
tạm ngừng một phần hoạt động kinh doanh; quyết định vay, đầu tư có giá trị
lớn… Những thông tin này đều tác động đến giá chứng khoán, đòi hỏi công ty
đại chúng phải công bố ngay tức thời. Thông thường các nước đều yêu cầu công
ty đại chúng phải CBTT ngay lập tức (CBTT trong ngày) trong các trường hợp
này như Mỹ, Úc, Hàn Quốc… Ở một số nước khác, thời hạn CBTT có thể là 24
giờ hoặc một ngày làm việc, cụ thể như sau:
Tại Hàn Quốc, nghĩa vụ CBTT bất thường khi xảy ra sự kiện ảnh hưởng
lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty niêm yết được quy định tại
Điều 161 Luật Thị trường vốn và các dịch vụ tài chính và được cụ thể tại Quy
chế CBTT của SGDCK Hàn Quốc. Theo Điều 7 Quy chế CBTT trên sàn giao
dịch KOSPI (KOSPI Market Disclosure Regulation), các công ty niêm yết khi
xảy ra các sự kiện ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh
phải công bố ra thị trường ngay tức thì (CBTT trong ngày) hoặc một số trường
hợp, công ty phải công bố trong vòng hai mươi bốn (24) giờ. Cụ thể:
- Công ty phải CBTT tức thì (timely disclosures) khi xảy ra các sự kiện sau:
+ Các hợp đồng có giá trị từ 10% trở lên doanh số bán hàng (tỷ lệ đối với
công ty có quy mô lớn là 5%); hoặc khi một phần hoặc tất cả dòng kinh doanh
chính bị ngừng trệ hoặc khi giấy phép cho dòng kinh doanh chính bị thu hồi;
+ Từ 10% trở lên hoạt động sản xuất (tỷ lệ với công ty quy mô là 5%) bị
gián đoạn hoặc khi hoạt động sản xuất bị gián đoạn ổn định trở lại;
28
+ Khi xảy ra tổn thất chiếm từ 5% tổng tài sản (đối với các công ty quy mô
lớn tỷ lệ này là 2,5%).
+ Quyết định tăng hoặc giảm vốn cổ phần, quyết định mua lại cổ phiếu…
- Các sự kiện phải được công ty niêm yết công bố trong vòng 1 ngày sau
khi xảy ra gồm:
+ Khi ban giám đốc thông qua phương án đầu tư có giá trị từ 20% trở lên
vốn cổ phần (tỷ lệ với công ty quy mô lớn là 10%) hoặc khi thông qua phương
án đầu tư trực tiếp nước ngoài, khi có một hợp đồng sáp nhập hoặc chuyển
nhượng tài sản cố định hoặc khi có yêu cầu bồi thường thiệt hại tương đương với
10% trở lên vốn cổ phần (tỷ lệ với các công ty quy mô lớn là 5%);
+ Khi có hợp đồng giao dịch hàng hoá phái sinh từ 2% trở lên tổng tài sản
của năm tài chính kế trước (hoặc 1% trở lên đối với công ty lớn);
+ Có kế hoạch hoặc được chấp nhận niêm yết tại SGDCK nước ngoài…
Tại Úc, theo Luật Doanh nghiệp 2001 và Quy chế niêm yết của SGDCK
Australia, công ty đại chúng phải công bố ngay lập tức khi xảy ra một trong các
sự kiện có ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động của công ty như sau:
+ Khi công ty có thay đổi trong dự báo về tình hình tài chính;
+ Một giao dịch mà khoản phải trả hoặc phải thu chiếm một tỷ lệ đáng kể
trong giá trị tổng tài sản hợp nhất của công ty (thông thường tỷ lệ là 5%);
+ Đề nghị hoặc tuyên bố về cổ tức hoặc phân phối cổ tức;
+ Bản sao tài liệu có chứa những thông tin (không phải là thông tin mật)
nhạy cảm với thị trường mà công ty phải nộp cho SGDCK nước ngoài hoặc cơ
quan quản lý khác;
+ Gửi đi hoặc nhận được một thông báo có ý định thâu tóm…
Một số quốc gia khác như Malaysia, Philippines… còn quy định nghĩa vụ
CBTT cho các doanh nghiệp hoạt động trong một số nhóm ngành đặc thù như
theo quy định tại phần 9.36 đến 9.38 phần M Quy chế CBTT của SGDCK
Malaysia, các công ty niêm yết khai thác mỏ, trồng rừng còn phải thông báo cho
SGDCK các số liệu sản xuất hàng tháng chậm nhất vào cuối tháng tiếp theo; còn
29
các công ty xây dựng dự án cơ sở hạ tầng phải ngay lập tức thông báo cho
SGDCK sự khác biệt trong thu nhập và dòng tiền có thể tác động tiêu cực đến
thu nhập tiềm năng trong thời gian xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng, đồng thời
phải công bố báo cáo tiến độ dự án cơ sở hạ tầng hàng quý chậm nhất 2 tháng
sau khi kết thúc mỗi quý của năm tài chính.
 Nhóm thông tin liên quan đến quản trị công ty:
Theo các nguyên tắc quản trị công ty của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh
tế (OECD) thì quản trị công ty được hiểu là mối quan hệ giữa Ban giám đốc, Hội
đồng quản trị, các cổ đông và các bên có liên quan trong doanh nghiệp. Quản trị
công ty được đặt trên cơ sở tách bạch giữa quyền quản lý và sở hữu doanh
nghiệp, từ đó xác định quyền hạn, nghĩa vụ của các nhóm lợi ích, các thành viên
khác nhau trong công ty (gồm cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị, ban điều
hành, ban kiểm soát và các bên có liên quan với công ty như người lao động, bên
đối tác…); đồng thời nó lập ra các quy tắc và quy trình ra quyết định trong công
ty, ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực và giảm thiểu các xung đột lợi ích giữa các
bên. Một công ty có mô hình quản trị tốt sẽ có hoạt động kinh doanh hiệu quả,
giúp công ty có được niềm tin từ công chúng đầu tư, từ đó dễ dàng tiếp cận được
các nguồn vốn. Tại các nước thành viên của OECD như Mỹ, các nước châu Âu,
Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản…, công ty đại chúng phải tuân thủ Bộ nguyên tắc quản
trị công ty của OECD với các yêu cầu khắt khe như các tiêu chuẩn đối với thành
viên Hội đồng quản trị, nghĩa vụ công khai thông tin…
Thông thường, công ty đại chúng đều phải CBTT vấn đề quản trị công ty
như công khai thông tin về các nhân sự quản lý; Thông tin về hoạt động của Hội
đồng quản trị, Ban Kiểm soát; Thông tin về thay đổi cổ đông lớn và quyền biểu
quyết của cổ đông; Thông tin về giao dịch giữa công ty đại chúng với các bên
liên quan… cụ thể như sau:
(i)Về thông tin liên quan đến nhân sự quản lý của công ty đại chúng:
30
Các nhân sự quản lý (thành viên Ban giám đốc, Hội đồng quản trị, Ban
kiểm soát, Kế toán trưởng) có vai trò quan trọng trong công ty, họ thay mặt cổ
đông thực hiện các kế hoạch, giải pháp phát triển công ty. Vì thế, nhà đầu tư luôn
quan tâm đến phẩm chất, năng lực cũng như hiệu quả làm việc, những đóng góp
của họ đối với công ty. Do đó, nghĩa vụ công bố các thông tin về nhân sự quản lý
đối với công ty đại chúng đều được pháp luật các nước quy định.
- Thông tin về thay đổi nhân sự quản lý:
Việc thay đổi các vị trí chủ chốt đều ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của
công ty, do đó pháp luật các nước đều yêu cầu công ty đại chúng phải công bố
ngay tức thì (CBTT trong ngày) trong trường hợp này như quy định tại điểm 14
mục 9.19 phần J Quy chế CBTT của SGDCK Bursa – Malaysia hoặc mục 4.3
phần IV Chính sách quốc gia 51-201 về tiêu chuẩn CBTT của Canada.
- Thông tin về chính sách thù lao cho nhân sự quản lý:
Tùy thuộc pháp luật từng quốc gia mà công ty đại chúng phải công bố
lương thưởng cho toàn bộ đội ngũ lãnh đạo hoặc một số cán bộ quản lý được trả
lương cao nhất. Theo pháp luật Nhật Bản có phân biệt 04 loại chức danh quản lý
trong công ty gồm: (i) người điều hành, (ii) các giám đốc, (iii) kiểm toán viên và
(iv) các giám đốc, kiểm toán viên bên ngoài, theo đó số lượng các chức danh có
hưởng lương và tổng số lương của họ phải được công bố trong Báo cáo chứng
khoán (Securities reports); nếu tổng cộng lương cho một chức danh từ 100 triệu
Yên Nhật trở lên thì phải nêu cụ thể tên và chức danh của người đó. Còn tại Hoa
Kỳ, công ty đại chúng phải CBTT về thù lao trong 3 năm đối với công ty quy mô
nhỏ hoặc 5 năm đối với công ty quy mô lớn chi trả cho ban giám đốc điều hành.
Thậm chí tại Hàn Quốc, việc thay đổi lương của các thành viên quản lý cũng
phải được công bố một cách tức thì. Việc công ty đại chúng CBTT về chính sách
thù lao cho nhân sự quản lý giúp nhà đầu tư có thể đánh giá chi phí và lợi ích của
kế hoạch thù lao vào hiệu quả hoạt động của công ty và đang trở thành xu hướng
chung trong chính sách CBTT nhiều TTCK trên thế giới.
31
- Thông tin về giao dịch cổ phiếu của các nhân sự quản lý:
Do lợi thế về tiếp cận thông tin mà nhân sự quản lý có được nên các hành
vi mua, bán của họ đôi khi có ý nghĩa định hướng giao dịch của các nhà đầu tư
khác trên thị trường. Chính vì vậy, pháp luật nhiều nước quy định các chức danh
quản lý của CTĐC phải CBTT trước giao dịch mua, bán cổ phần công ty, đôi khi
một số nước còn yêu cầu những người này chỉ được phép giao dịch khi có sự
chấp thuận của cơ quan quản lý thị trường (như Ấn Độ). Quy định này nhằm
giảm bớt tình trạng nhân sự quản lý sử dụng đặc quyền của họ để giao dịch
chứng khoán nhằm thu lợi cho mình, đồng thời đảm bảo sự công bằng giữa các
nhà đầu tư trên thị trường. Mặt khác, nó cũng tránh cho các nhân sự quản lý phải
chịu các hình thức xử phạt nghiêm khắc khi giao dịch của họ bị coi là giao dịch
nội gián (Insider Trading).
(ii) Thông tin về hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát:
Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan quản lý của công ty đại chúng, có vai
trò quan trọng trong việc điều hành công ty. Hoạt động của HĐQT được thể hiện
tập trung qua các cuộc họp. Một số quốc gia yêu cầu công ty đại chúng phải
công bố ngay tức thì đối với quyết định của HĐQT (như yêu cầu của Canada)
hoặc một số nước chỉ yêu cầu công ty đại chúng CBTT đối với một số quyết
định quan trọng của HĐQT. Mặt khác, định kỳ (sáu tháng hoặc hàng năm), công
ty đại chúng phải công khai các hoạt động của HĐQT, các tiểu ban giúp việc (số
cuộc họp, nội dung, thành viên dự họp, không dự họp, kết quả cuộc họp, tỷ lệ
biểu quyết) tại Báo cáo quản trị công ty.
Ngoài ra, trong quản trị công ty cổ phần, Ban kiểm soát (BKS) cũng có vai
trò vô cùng quan trọng trong thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra tính hợp lý,
hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt
động kinh doanh của HĐQT, ban giám đốc cũng như trong tổ chức công tác kế
toán, thống kê và lập Báo cáo tài chính… Do đó, các CTĐC cũng phải công khai
32
hoạt động của Ban kiểm soát (về các cuộc họp, nội dung họp, kết quả cuộc họp)
cho nhà đầu tư.
(iii) Thông tin liên quan đến cổ đông lớn và quyền biểu quyết của cổ đông:
- Về thông tin liên quan đến cổ đông lớn:
Theo thông lệ pháp luật các nước, cổ đông nắm giữ từ 5% trở lên cổ phiếu
có quyền biểu quyết của công ty đại chúng được coi là cổ đông lớn và các giao
dịch của họ đều bắt buộc phải CBTT. Pháp luật chứng khoán các nước (Mỹ,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…) đều quy định cổ đông lớn khi có sự thay
đổi tỷ lệ sở hữu cổ phần qua các ngưỡng 1% phải báo cáo cho tổ chức phát hành
cũng như cơ quan quản lý thị trường. Ngoài ra, nhiều quốc gia còn yêu cầu công
ty đại chúng phải công bố tức thì khi có sự thay đổi cổ đông lớn như quy định tại
phần 3 Quy chế niêm yết và CBTT của SGDCK Thái Lan; hoặc khi công ty có
sự thay đổi cổ đông lớn nhất như quy định tại điểm i khoản 3 Điều 7 Quy chế
CBTT tại thị trường KOSPI – Hàn Quốc. Tại Nhật Bản, ngoài việc phải CBTT
khi có sự thay đổi cổ đông lớn, công ty đại chúng còn phải CBTT về sở hữu chéo
(do phần lớn các công ty tại Nhật Bản sở hữu chéo cổ phiếu của nhau), cụ thể
các công ty nắm giữ cổ phiếu với mục đích chiến lược phải công bố số lượng và
mục đích nắm giữ cổ phiếu, còn đối với công ty nắm giữ đơn thuần chỉ để đầu tư
thu lãi thì phải công bố số lượng cổ phiếu nắm giữ và cổ tức nhận được.
- Về quyền biểu quyết của cổ đông:
Quyền biểu quyết của cổ đông được tập trung tại cuộc họp Đại hội đồng cổ
đông (ĐHĐCĐ) - nơi cổ đông tham gia với tư cách là chủ sở hữu công ty, quyết
định những vấn đề quan trọng nhất của công ty như thay đổi vốn điều lệ, các hợp
đồng có giá trị lớn, quyết định hợp nhất, sáp nhập công ty… Do đó, công ty cổ
phần nói chung và các công ty đại chúng nói riêng cần công khai thời gian, nội
dung họp và gửi tài liệu họp cho cổ đông trong một khoảng thời gian nhất định
trước khi tiến hành họp ĐHĐCĐ (theo nguyên tắc quản trị công ty của OECD,
33
thời hạn này là 15 ngày), nhằm đảm bảo cho cổ đông có thời giam xem xét và
đưa ra quyết định đúng đắn. Ngoài ra, ngay sau cuộc họp ĐHĐCĐ, công ty phải
CBTT về quyết định của ĐHĐCĐ.
(iv) Thông tin về giao dịch giữa các bên liên quan và công ty đại chúng:
Nhà đầu tư luôn muốn biết liệu công ty có được điều hành vì lợi ích chung
của doanh nghiệp hay không và để đạt được mục đích này, công ty nhất thiết
phải công bố đầy đủ các giao dịch với “người có liên quan”, đồng thời phải xác
định được các giao dịch này có được thực hiện theo pháp luật và dựa trên các
nguyên tắc thị trường thông thường hay không. Theo thông lệ về quản trị công ty
của OECD, CTĐC phải công bố tức thời các giao dịch giữa công ty và người có
liên quan như giao dịch giữa công ty với các nhân sự chủ chốt, giữa các công ty
trong cùng tập đoàn…
 Thông tin về hệ thống giám sát và quản lý rủi ro của công ty đại chúng:
Bên cạnh các thông tin về tài chính, quản trị công ty, công ty đại chúng còn
phải CBTT các thông tin liên quan đến rủi ro và quản lý rủi ro. Công bố rủi ro
hiệu quả nhất khi nó được thực hiện phù hợp với bản chất của mỗi ngành nghề
kinh doanh cụ thể. Hiện nay, các thông tin như tài khoản của công ty tại ngân
hàng bị phong toả hoặc được phép hoạt động trở lại; thông tin về tạm ngừng kinh
doanh… đều yêu cầu CTĐC công bố ngay lập tức. Ngoài ra, các yếu tố rủi ro
khác như rủi ro đối với ngành kinh doanh hoặc khu vực địa lý nơi công ty hoạt
động, sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu hay rủi ro của thị trường tài chính
(biến động lãi suất hoặc rủi ro tiền tệ), rủi ro liên quan đến chứng khoán phái
sinh… cũng được nhiều quốc gia yêu cầu công ty đại chúng nêu rõ (thường yêu
cầu nêu trong Báo cáo thường niên).
Hiện nay, pháp luật nhiều nước đều quy định công ty đại chúng phải CBTT
ngay lập tức khi xảy ra sự kiện: tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong toả
hoặc được phép hoạt động trở lại; thông tin về tạm ngừng kinh doanh… vì
những sự kiện này đem lại rủi ro rất lớn trong hoạt động của công ty. Ngoài ra,
34
công ty đại chúng phải CBTT các yếu tố rủi ro khác trong Báo cáo thường niên
như rủi ro đối với ngành kinh doanh hoặc khu vực địa lý nơi công ty hoạt động,
sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu hay rủi ro của thị trường tài chính (biến
động lãi suất hoặc rủi ro tiền tệ), rủi ro liên quan đến chứng khoán phái sinh...
Tại TTCK các nước chưa phát triển như Việt Nam, Philippines…, đa số các công
ty đều công bố yếu tố rủi ro nhưng lại không công bố chính sách quản lý rủi ro.
Ngược lại, trên các TTCK phát triển như Mỹ, Úc… các doanh nghiệp thường
chủ động đưa ra các rủi ro phải lường trước và trách nhiệm hạn chế hết mức các
rủi ro, từ đó làm tăng niềm tin của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp và tăng tính
thanh khoản đối với chứng khoán của công ty. Yêu cầu công ty CBTT về hệ
thống giám sát và quản lý rủi ro đang được coi là một thông lệ tốt trong quản trị
công ty đại chúng hiện nay.
1.2.3. Vai trò của pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của
công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông
tin trên TTCK nói chung và hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng
nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng, thể hiện ở các khía cạnh sau:
 Pháp luật điều chỉnh hoạt động CBTT của công ty đại chúng góp phần
bảo vệ nhà đầu tư:

TTCK được xem là thị trường của thông tin và điều này được minh chứng
trong sự phát triển của tất cả các thị trường. Trên TTCK, thông tin được công bố
từ công ty đại chúng giúp nhà đầu tư đánh giá được tiềm năng phát triển, khả
năng sinh lời để đưa ra quyết định đầu tư. Đây chính là cơ sở để hình thành giá
chứng khoán. Việc quy định nghĩa vụ CBTT của công ty đại chúng càng đầy đủ
thì TTCK càng minh bạch, rủi ro cho nhà đầu tư càng giảm và từ đó giúp cho
TTCK phát triển bền vững hơn

Ngoài ra, luôn tồn tại tình trạng bất cân xứng thông tin (imformation
asymmetry) trên TTCK do những cổ đông nhỏ thường không có lợi thế về thông
tin như các cổ đông chiến lược hoặc người nội bộ, vì vậy họ thường chịu những
35
thiệt hại xảy ra do không nắm bắt được thông tin chính xác, kịp thời. Do đó, việc
CBTT phải đảm bảo tính chính xác, ngay cả khi điều đó gây bất lợi cho chính
công ty; đồng thời công ty đại chúng phải tuân thủ nguyên tắc kịp thời trong
CBTT. Quy định này nhằm tránh cho thị trường bị ảnh hưởng bởi tin đồn, làm
sai lệch sự hình thành giá cổ phiếu, góp phần bảo vệ nhà đầu tư.
 Pháp luật điều chỉnh hoạt động CBTT của công ty đại chúng góp phần
hạn chế nguy cơ lạm quyền của người quản trị công ty:
Bản chất của các công ty đại chúng luôn có sự mâu thuẫn về lợi ích giữa
công ty với công chúng đầu tư, mà cụ thể là giữa các nhân sự quản lý với nhà
đầu tư về mặt CBTT. Các công ty thường không muốn tiết lộ các thông tin về
ban quản trị hoặc thông tin liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh. Ngược
lại, nhà đầu tư lại muốn biết các thông tin này càng nhiều càng tốt. Việc thực
hiện nghiêm ngặt chế độ báo cáo và CBTT có thể ngăn chặn những ảnh hưởng to
lớn từ việc che giấu thông tin, các gian lận hay giao dịch nội gián, đồng thời đảm
bảo quyền được tiếp cận thông tin như nhau đối với công chúng đầu tư. Yêu cầu
các công ty đại chúng phải CBTT định kỳ và bất thường cũng giúp cho công ty
hoạt động minh bạch hơn, tránh tình trạng trục lợi, lạm quyền từ các nhân sự chủ
chốt bởi việc CBTT đòi hỏi phải trung thực, nhà đầu tư và cơ quan quản lý sẽ
kiểm tra tính xác thực của thông tin. Ngoài ra, thông qua các thông tin được công
bố, các cổ đông nắm bắt được tình hình của doanh nghiệp, từ đó có những quyết
định phù hợp với sự phát triển của chính công ty.
 Tạo điều kiện để cơ quan quản lý giám sát hoạt động của các công ty đại
chúng có hiệu quả:
Song song với sự phát triển của TTCK, cơ quan quản lý cần tập trung vào
việc giám sát giao dịch chứng khoán, nâng cao tính minh bạch, công bằng của thị
trường, phát hiện các giao dịch bất thường, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Một
trong những căn cứ để UBCKNN giám sát hoạt động của các công ty đại chúng
chính là thông qua công tác kiểm tra, đánh giá tính chính xác, kịp thời đối
36
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán

More Related Content

What's hot

Khóa luận: Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp, 9 ĐIỂMKhóa luận: Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công tyLuận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việcLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý hành vi bán hàng đa cấp bất chính
Luận văn: Pháp luật về xử lý hành vi bán hàng đa cấp bất chínhLuận văn: Pháp luật về xử lý hành vi bán hàng đa cấp bất chính
Luận văn: Pháp luật về xử lý hành vi bán hàng đa cấp bất chính
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đLuận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tiểu luận Pháp luật về khuyến mại thực tiễn và giải pháp.doc
Tiểu luận Pháp luật về khuyến mại  thực tiễn và giải pháp.docTiểu luận Pháp luật về khuyến mại  thực tiễn và giải pháp.doc
Tiểu luận Pháp luật về khuyến mại thực tiễn và giải pháp.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Luận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAYLuận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
LUẬN VĂN Thực trạng áp dụng Pháp luật Việt Nam về Khuyến Mại - sdt/ ZALO 093 ...
LUẬN VĂN Thực trạng áp dụng Pháp luật Việt Nam về Khuyến Mại - sdt/ ZALO 093 ...LUẬN VĂN Thực trạng áp dụng Pháp luật Việt Nam về Khuyến Mại - sdt/ ZALO 093 ...
LUẬN VĂN Thực trạng áp dụng Pháp luật Việt Nam về Khuyến Mại - sdt/ ZALO 093 ...
Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Luận văn: Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ, HAY
Luận văn: Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ, HAYLuận văn: Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ, HAY
Luận văn: Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Pháp luật về tố tụng cạnh tranh đối với các hành vi cạnh tranh khôn...
Luận văn: Pháp luật về tố tụng cạnh tranh đối với các hành vi cạnh tranh khôn...Luận văn: Pháp luật về tố tụng cạnh tranh đối với các hành vi cạnh tranh khôn...
Luận văn: Pháp luật về tố tụng cạnh tranh đối với các hành vi cạnh tranh khôn...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam hiện nayLuận văn: Pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam hiện nay
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
BÀI MẪU Khóa luận Luật bất động sản, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận Luật bất động sản, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận Luật bất động sản, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận Luật bất động sản, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo
115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo
115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hợp đồng chuyển nhượng dự án trong kinh doanh bất động sản
Hợp đồng chuyển nhượng dự án trong kinh doanh bất động sảnHợp đồng chuyển nhượng dự án trong kinh doanh bất động sản
Hợp đồng chuyển nhượng dự án trong kinh doanh bất động sản
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Pháp luật về điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật về điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Luận văn: Chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật doanh nghiệpLuận văn: Chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Luận văn: Chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Hình thức kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hình thức kỷ luật lao động theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hình thức kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hình thức kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập DN
Đề tài: Pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập DNĐề tài: Pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập DN
Đề tài: Pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập DN
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 

What's hot (20)

Khóa luận: Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp, 9 ĐIỂMKhóa luận: Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công tyLuận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việcLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý hành vi bán hàng đa cấp bất chính
Luận văn: Pháp luật về xử lý hành vi bán hàng đa cấp bất chínhLuận văn: Pháp luật về xử lý hành vi bán hàng đa cấp bất chính
Luận văn: Pháp luật về xử lý hành vi bán hàng đa cấp bất chính
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đLuận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
 
Tiểu luận Pháp luật về khuyến mại thực tiễn và giải pháp.doc
Tiểu luận Pháp luật về khuyến mại  thực tiễn và giải pháp.docTiểu luận Pháp luật về khuyến mại  thực tiễn và giải pháp.doc
Tiểu luận Pháp luật về khuyến mại thực tiễn và giải pháp.doc
 
Luận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAYLuận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAY
 
LUẬN VĂN Thực trạng áp dụng Pháp luật Việt Nam về Khuyến Mại - sdt/ ZALO 093 ...
LUẬN VĂN Thực trạng áp dụng Pháp luật Việt Nam về Khuyến Mại - sdt/ ZALO 093 ...LUẬN VĂN Thực trạng áp dụng Pháp luật Việt Nam về Khuyến Mại - sdt/ ZALO 093 ...
LUẬN VĂN Thực trạng áp dụng Pháp luật Việt Nam về Khuyến Mại - sdt/ ZALO 093 ...
 
Luận văn: Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ, HAY
Luận văn: Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ, HAYLuận văn: Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ, HAY
Luận văn: Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về tố tụng cạnh tranh đối với các hành vi cạnh tranh khôn...
Luận văn: Pháp luật về tố tụng cạnh tranh đối với các hành vi cạnh tranh khôn...Luận văn: Pháp luật về tố tụng cạnh tranh đối với các hành vi cạnh tranh khôn...
Luận văn: Pháp luật về tố tụng cạnh tranh đối với các hành vi cạnh tranh khôn...
 
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam hiện nayLuận văn: Pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam hiện nay
 
BÀI MẪU Khóa luận Luật bất động sản, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận Luật bất động sản, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận Luật bất động sản, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận Luật bất động sản, 9 ĐIỂM
 
115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo
115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo
115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo
 
Hợp đồng chuyển nhượng dự án trong kinh doanh bất động sản
Hợp đồng chuyển nhượng dự án trong kinh doanh bất động sảnHợp đồng chuyển nhượng dự án trong kinh doanh bất động sản
Hợp đồng chuyển nhượng dự án trong kinh doanh bất động sản
 
Luận văn: Pháp luật về điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật về điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp
 
Luận văn: Chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Luận văn: Chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật doanh nghiệpLuận văn: Chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Luận văn: Chuyển nhượng cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
 
Luận văn: Hình thức kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hình thức kỷ luật lao động theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hình thức kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hình thức kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
 
Đề tài: Pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập DN
Đề tài: Pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập DNĐề tài: Pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập DN
Đề tài: Pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập DN
 

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán

TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN TỚI TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC CỔ PHIẾU NIÊM YẾT...
TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN TỚI TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC CỔ PHIẾU NIÊM YẾT...TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN TỚI TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC CỔ PHIẾU NIÊM YẾT...
TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN TỚI TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC CỔ PHIẾU NIÊM YẾT...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Thông tin tài chính và công bố thông tin tài chính trong mối liên h...
Luận văn: Thông tin tài chính và công bố thông tin tài chính trong mối liên h...Luận văn: Thông tin tài chính và công bố thông tin tài chính trong mối liên h...
Luận văn: Thông tin tài chính và công bố thông tin tài chính trong mối liên h...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoánPháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoánPháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoánĐịa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoánĐịa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bao ve nha dau tu.pdf
Bao ve nha dau tu.pdfBao ve nha dau tu.pdf
Bao ve nha dau tu.pdf
ssusera2ed44
 
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công tyĐề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, HAY
Luận văn: Phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, HAYLuận văn: Phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, HAY
Luận văn: Phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luật
Tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luậtTổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luật
Tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luật
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAYLuận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thanh tra, giám sát Thị trường chứng khoán Việt Nam
Thanh tra, giám sát Thị trường chứng khoán Việt NamThanh tra, giám sát Thị trường chứng khoán Việt Nam
Thanh tra, giám sát Thị trường chứng khoán Việt Nam
luanvantrust
 
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống thẩm định niêm yết trên thị trường chứng khoán ...
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống thẩm định niêm yết trên thị trường chứng khoán ...Luận văn: Hoàn thiện hệ thống thẩm định niêm yết trên thị trường chứng khoán ...
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống thẩm định niêm yết trên thị trường chứng khoán ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam 6831234.pdf
Pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam 6831234.pdfPháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam 6831234.pdf
Pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam 6831234.pdf
NuioKila
 
Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Vi...
Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Vi...Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Vi...
Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Vi...
nataliej4
 
Luận văn: Các giải pháp thúc đẩy sự phát triển bên vững thị trường chứng khoá...
Luận văn: Các giải pháp thúc đẩy sự phát triển bên vững thị trường chứng khoá...Luận văn: Các giải pháp thúc đẩy sự phát triển bên vững thị trường chứng khoá...
Luận văn: Các giải pháp thúc đẩy sự phát triển bên vững thị trường chứng khoá...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán Việt Nam, HAY
Đề tài: Thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán Việt Nam, HAYĐề tài: Thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán Việt Nam, HAY
Đề tài: Thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển công cụ Option trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Phát triển công cụ Option trên thị trường chứng khoán Việt NamLuận văn: Phát triển công cụ Option trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Phát triển công cụ Option trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam
Luận văn: Phát triển thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt NamLuận văn: Phát triển thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam
Luận văn: Phát triển thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
Đề tài  Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEXĐề tài  Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
Đề tài Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán (20)

TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN TỚI TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC CỔ PHIẾU NIÊM YẾT...
TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN TỚI TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC CỔ PHIẾU NIÊM YẾT...TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN TỚI TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC CỔ PHIẾU NIÊM YẾT...
TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN TỚI TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC CỔ PHIẾU NIÊM YẾT...
 
Luận văn: Thông tin tài chính và công bố thông tin tài chính trong mối liên h...
Luận văn: Thông tin tài chính và công bố thông tin tài chính trong mối liên h...Luận văn: Thông tin tài chính và công bố thông tin tài chính trong mối liên h...
Luận văn: Thông tin tài chính và công bố thông tin tài chính trong mối liên h...
 
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoánPháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
 
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoánPháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
 
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoánĐịa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
 
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoánĐịa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
 
Bao ve nha dau tu.pdf
Bao ve nha dau tu.pdfBao ve nha dau tu.pdf
Bao ve nha dau tu.pdf
 
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công tyĐề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
 
Luận văn: Phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, HAY
Luận văn: Phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, HAYLuận văn: Phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, HAY
Luận văn: Phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, HAY
 
Tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luật
Tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luậtTổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luật
Tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luật
 
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAYLuận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
 
Thanh tra, giám sát Thị trường chứng khoán Việt Nam
Thanh tra, giám sát Thị trường chứng khoán Việt NamThanh tra, giám sát Thị trường chứng khoán Việt Nam
Thanh tra, giám sát Thị trường chứng khoán Việt Nam
 
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống thẩm định niêm yết trên thị trường chứng khoán ...
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống thẩm định niêm yết trên thị trường chứng khoán ...Luận văn: Hoàn thiện hệ thống thẩm định niêm yết trên thị trường chứng khoán ...
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống thẩm định niêm yết trên thị trường chứng khoán ...
 
Pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam 6831234.pdf
Pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam 6831234.pdfPháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam 6831234.pdf
Pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam 6831234.pdf
 
Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Vi...
Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Vi...Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Vi...
Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Vi...
 
Luận văn: Các giải pháp thúc đẩy sự phát triển bên vững thị trường chứng khoá...
Luận văn: Các giải pháp thúc đẩy sự phát triển bên vững thị trường chứng khoá...Luận văn: Các giải pháp thúc đẩy sự phát triển bên vững thị trường chứng khoá...
Luận văn: Các giải pháp thúc đẩy sự phát triển bên vững thị trường chứng khoá...
 
Đề tài: Thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán Việt Nam, HAY
Đề tài: Thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán Việt Nam, HAYĐề tài: Thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán Việt Nam, HAY
Đề tài: Thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Phát triển công cụ Option trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Phát triển công cụ Option trên thị trường chứng khoán Việt NamLuận văn: Phát triển công cụ Option trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Phát triển công cụ Option trên thị trường chứng khoán Việt Nam
 
Luận văn: Phát triển thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam
Luận văn: Phát triển thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt NamLuận văn: Phát triển thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam
Luận văn: Phát triển thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam
 
Đề tài Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
Đề tài  Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEXĐề tài  Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
Đề tài Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá VinasaLuận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu TưLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển VọngKhoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com (20)

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá VinasaLuận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu TưLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển VọngKhoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 

Recently uploaded

khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
Luận Văn Uy Tín
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
Luận Văn Uy Tín
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
huynhanhthu082007
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
williamminerva131
 
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦNNHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Man_Ebook
 
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docxTừ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Nguyntrnhnganh
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
thanhluan21
 
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptxNgon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
linhlevietdav
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Man_Ebook
 
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
gorse871
 
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
linhlevietdav
 
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.docBài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
phamvanchinhlqd
 

Recently uploaded (20)

khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
 
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦNNHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
 
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docxTừ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
 
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptxNgon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
 
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
 
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
 
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.docBài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
 

Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT -----o0o----- PHẠM THỊ HẰNG NGA THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thị Quỳnh Chi Hà Nội – 2022
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phạm Thị Hằng Nga
  • 3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .......................................................7 1.1. Công ty đại chúng và công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ..........................................................................................7 1.1.1. Khái quát chung về công ty đại chúng................................................7 1.1.2. Khái quát chung về hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ............................................................ 12 1.2. Khái quát chung về pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán Việt Nam ............................. 22 1.2.1. Khái niệm pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ......................................... 22 1.2.2. Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán .................................................. 25 1.2.3. Vai trò của pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ......................................... 35 1.2.4. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán Việt Nam...................................... 37 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................. 42 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN........................................................................... 43 2.1. Pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán Việt Nam........................................................... 43 2.1.1. Công ty đại chúng và phân loại công ty đại chúng theo pháp luật chứng khoán chứng khoán Việt Nam.......................................................... 43
  • 4. 2.1.2. Nội dung các thông tin của công ty đại chúng phải công bố trên thị trường chứng khoán Việt Nam........................................................................................... 43 2.1.3. Phương tiện và trình tự, thủ tục CBTT của công ty đại chúng......... 69 2.1.4. Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về công bố thông tin của công ty đại chúng trên TTCK......................................................................................... 70 2.2. Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán........................................................... 73 2.2.1. Kết quả đạt được trong hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán ............................................................ 73 2.2.2. Những bất cập và tồn tại trong hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán .................................................. 77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.................................................................................. 89 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN .......... 90 3.1. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên TTCK .............................................. 90 3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về công bố thông tin trước yêu cầu phát triển thị trường chứng khoán và hội nhập quốc tế.............................................. 90 3.1.2. Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng để khắc phục những vướng mắc, bất cập hiện hành..... 91 3.2. Các giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán........................................ 97 3.2.1. Xây dựng bộ chỉ số minh bạch thông tin đối với công ty niêm yết... 97 3.2.2. Hoàn thiện cơ chế công bố thông tin của công ty đại chúng ........... 98 3.2.3. Hoàn thiện phương tiện công bố thông tin ......................................100 3.2.4. Các giải pháp khác ..........................................................................101 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.................................................................................105 KẾT LUẬN .......................................................................................................106 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................108
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa BCTC Báo cáo tài chính BCTN Báo cáo thường niên BKS Ban Kiểm soát CBTT Công bố thông tin CTCP Công ty cổ phần ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông HĐQT Hội đồng quản trị HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh UBCK Ủy ban Chứng khoán UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước SGDCK Sở Giao dịch Chứng khoán TTCK Thị trường chứng khoán TTLKCK (VSD) Trung tâm Lưu ký Chứng khoán
  • 6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam chính thức được vận hành vào tháng 7 năm 2000 với mục tiêu nhằm tái cấu trúc và nâng cao tính hiệu quả của thị trường tài chính. Ban đầu, TTCK chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết với 2 loại cổ phiếu (REE và SAM) với vốn hóa chỉ đạt 270 tỷ đồng. Tính đến tháng 6/2014, mức vốn hóa toàn thị trường đã đạt khoảng 1.100 nghìn tỷ đồng với 660 công ty niêm yết và đạt khoảng 1,3 triệu tài khoản của nhà đầu tư (trong đó có khoảng 15,6 nghìn tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài). Có thể thấy, qua 14 năm vận hành, TTCK đã chứng tỏ vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế, với những bước phát triển mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm không chỉ của nhà đầu tư trong nước mà cả các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nếu so sánh với TTCK các nước phát triển cũng như các nước trong khu vực, TTCK Việt Nam vẫn còn hạn chế về quy mô và tồn tại nhiều bất cập, đặc biệt về tính công khai, minh bạch. Nâng cao tính công khai, minh bạch thông tin được xem là mục tiêu trọng tâm trong phát triển TTCK giai đoạn hiện nay. Trên TTCK, thông tin được ví như mạch máu, nguồn năng lượng nuôi sống thị trường và là cơ sở để nhà đầu tư xác định chiến lược đầu tư cũng như quyết định mức độ thành công của việc đầu tư, do đó công khai, minh bạch thông tin được coi là một trong những nhân tố quan trọng nhất giúp TTCK phát triển cũng như bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Tại những TTCK mới nổi, trong đó có Việt Nam, tham gia thị trường chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân và tâm lý đầu tư thường diễn ra theo số đông thì mức độ ảnh hưởng của thông tin càng lớn. Tuy nhiên, theo đánh giá của Hiệp hội các Uỷ ban chứng khoán (IOSCO), mức độ minh bạch thông tin của TTCK Việt Nam còn thấp và các doanh nghiệp vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc công bố thông tin (CBTT). Theo thống kê, chỉ có khoảng 5% các công ty niêm yết đảm bảo tốt việc CBTT cho nhà đầu tư 1
  • 7. [25]. Để chấn chỉnh hoạt động CBTT trên TTCK, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động CBTT luôn được chú trọng hoàn thiện, trong đó quan trọng nhất phải kể đến Luật Chứng khoán số 60/QH11 được Quốc Hội khóa XI thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 (sau đây gọi là Luật Chứng khoán năm 2006) và tiếp đó là Luật Chứng khoán số 62/2010/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán được thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2010 (sau đây gọi là Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán) với những quy định nền tảng cơ bản về chế định công bố thông tin trên TTCK. Để cụ thể hóa những quy định tại Luật Chứng khoán, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 38/2007/TT-BTC ngày 18/7/2007, tiếp đó là Thông tư số 09/2010/TT-BTC ngày 15/01/2010 về việc hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK (thay thế Thông tư số 38/2007/TT-BTC) và hiện tại, việc công bố thông tin trên TTCK được thực hiện theo Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 5/4/2012 của Bộ Tài chính. Các quy định này là hành lang pháp lý quan trọng, đảm bảo tính công khai, minh bạch của TTCK, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về thông tin cho nhà đầu tư tham gia thị trường. Theo quy định hiện hành, nhiều chủ thể tham gia TTCK có nghĩa vụ công khai thông tin như các Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK), Trung tâm Lưu ký chứng khoán (TTLKCK), công ty đại chúng, các tổ chức kinh doanh chứng khoán, các quỹ đầu tư chứng khoán, cổ đông lớn, cổ đông nội bộ…, song có thể thấy nguồn thông tin phong phú và đa dạng nhất là thông tin từ công ty đại chúng. Thông thường, các công ty đại chúng phải công bố các thông tin liên quan đến tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp, thông tin về quản trị công ty... Các thông tin này biểu thị cho chất lượng “hàng hóa” trên TTCK. Nó là cơ sở để nhà đầu tư xây dựng cơ cấu danh mục đầu tư và qua đó giúp hình thành giá chứng khoán. Chế định pháp luật về công bố thông tin trên TTCK vì thế cũng đặc biệt chú trọng đến việc xác định nghĩa vụ CBTT của các công ty đại chúng. Tuy nhiên, qua nghiên cứu Thông tư số 52/2012/TT-BTC cho thấy mặc dù Thông tư này mới có hiệu lực từ ngày 01/6/2012 nhưng nhiều quy định 2
  • 8. điều chỉnh hoạt động CBTT của các công ty đại chúng đã bộc lộ nhiều bất cập, cần sửa đổi. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Việt Nam”, trong đó tập trung làm rõ các quy định hiện hành về công bố thông tin của công ty đại chúng trên TTCK Việt Nam, có so sánh sự khác biệt của quy định hiện hành (cụ thể là Thông tư 52/2012/TT-BTC) so với quy định tại Thông tư 09/2010/TT-BTC trước đây, đồng thời đánh giá mức tương thích giữa quy định pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế và đưa ra những định hướng hoàn thiện là rất cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay, đã có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Cụ thể như sau: - Đề tài luận án tiến sĩ kinh tế “Minh bạch hóa thông tin trên TTCK Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Nguyễn Thúy Anh, Đại học Ngoại thương, 2012. Luận án làm rõ những tiêu chí đánh giá mức độ minh bạch thông tin trên TTCK dưới góc độ kinh tế nói chung trước yêu cầu hội nhập - Đề tài nghiên cứu khoa học “Hoàn thiện hệ thống công bố thông tin của công ty đại chúng trên TTCK Việt Nam”, TS. Tạ Thanh Bình,Ủy ban chứng khoán Nhà nước, 2011. Đề tài này làm rõ các thông tin phải công bố của công ty đại chúng trên TTCK và đưa ra giải pháp hoàn thiện hệ thống công bố thông tin của công ty đại chúng nói chung. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Minh bạch trong công bố thông tin của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam”, GS-TS. Đinh Văn Sơn. Tác giả đã phân tích khá đầy đủ về hoạt động công bố thông tin của các công ty niêm yết trên TTCK. - Đề tài luận văn thạc sĩ: “Pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Viên Thế Giang, 2008, do TS. Phạm Thị Giang Thu 3
  • 9. hướng dẫn. Đề tài khái quát những vấn đề chung về công bố thông tin trên TTCK Việt Nam, đưa ra thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện. Các đề tài nêu trên đã đóng góp những kết luận khoa học quan trọng trong quá trình nghiên cứu pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin trên TTCK. Tuy nhiên, các đề tài đều được làm trước khi Thông tư số 52/2012/TT- BTC được Bộ Tài chính ban hành ngày 5/4/2012, do đó tính đến thời điểm hiện tại, chưa có đề tài luận văn nào khai thác những điểm mới tại Thông tư 52/2012/TT-BTC về nghĩa vụ công bố thông tin của công ty đại chúng (kể cả công ty đại chúng niêm yết và công ty đại chúng chưa niêm yết). Do đó, những vướng mắc khi công ty đại chúng thực thi các quy định pháp luật và cơ chế công bố thông tin theo quy định mới chưa được đề cập. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng tại một số quốc gia có TTCK phát triển như Mỹ, Australia, Hàn Quốc… nhằm đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam so với pháp luật quốc tế; đồng thời đưa ra một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện phù hợp với thực tế Việt Nam hiện nay là vấn đề cần được xem xét toàn diện và có tầm quan trọng không chỉ đối với công ty đại chúng mà còn đối với cả nhà đầu tư và cơ quan quản lý. Có thể nói, đây là một vấn đề mới, có tính ứng dụng cao và đòi hỏi có những nghiên cứu toàn diện. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên TTCK và đánh giá thực trạng công bố thông tin của các công ty đại chúng hiện nay, luận văn đưa ra phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật cùng những giải pháp khác nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng.  Nhiệm vụ nghiên cứu: 4
  • 10. - Nghiên cứu những vấn đề chung về công bố thông tin của công ty đại chúng trên TTCK và kinh nghiệm của một số nước nhằm rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam; - Phân tích quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên TTCK; - Đánh giá thực trạng công bố thông tin của công ty đại chúng tại Việt Nam hiện nay, từ đó tìm ra những khó khăn, bất cập cả về khía cạnh pháp lý lẫn thực thi nghĩa vụ công bố thông tin của công ty đại chúng; - Đưa ra một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên TTCK. 4. Tính mới và những đóng góp của đề tài - Những vấn đề cơ bản về công bố thông tin của công ty đại chúng trên TTCK; - Quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên TTCK; - Những vướng mắc, bất cập của pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên TTCK; - Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về công bố thông tin của công ty đại chúng tại một số quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển như Mỹ, Australia, Hàn Quốc và đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam so với pháp luật quốc tế; - Đưa ra một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng phù hợp với thực tế TTCK Việt Nam hiện nay. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các khía cạnh về công bố thông tin đối với công ty đại chúng theo pháp luật Việt Nam. Các nghĩa vụ công khai thông tin khác không 5
  • 11. được quy định theo pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.  Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chủ yếu làm rõ quy định pháp luật và thực tế tuân thủ nghĩa vụ công bố thông tin của công ty đại chúng trên TTCK trong thời gian từ năm 2010 đến nay thông qua sự so sánh những điểm mới và tác động sau khi ban hành Thông tư số 52/2012/TT-BTC so với Thông tư 09/2010/TT-BTC trước đây. Việc nghiên cứu thực tiễn tuân thủ nghĩa vụ công bố thông tin của công ty đại chúng hiện nay chủ yếu đối với các công ty niêm yết trên hai Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK Hà Nội và SGDCK thành phố Hồ Chí Minh). 6. Phương pháp nghiên cứu - Điều tra và thu thập tài liệu để tổng hợp và phân tích theo phương pháp luận logic; - Phương pháp so sánh; - Khảo sát thực tế nhằm đưa ra các đánh giá, khuyến nghị thích hợp; - Tham vấn ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực công bố thông tin cho công ty đại chúng. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về công bố thông tin của công ty đại chúng và pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán Việt Nam Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán Việt Nam Chương 3: Phương hướng, giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 6
  • 12. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1.1. Công ty đại chúng và công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán 1.1.1. Khái quát chung về công ty đại chúng 1.1.1.1. Khái niệm công ty đại chúng Thuật ngữ “công ty đại chúng” (CTĐC) có nguồn gốc từ triết lý pháp luật phương Tây, họ lấy cá nhân (người) làm chủ thể pháp luật trong các giao dịch để quy nạp mọi tổ chức kinh doanh dưới tiêu chí “pháp nhân”. Tùy theo pháp luật từng quốc gia mà các tổ chức kinh doanh được định hình thành ba loại chính: (i) công ty, (ii) hợp danh, (iii) cá nhân kinh doanh. Tiếp đó, các học giả phương Tây tiếp tục chia công ty thành hai hình thức công ty nội bộ (private company hay privately held corporation) và công ty đại chúng (public limited company) [25]. Công ty nội bộ thường là dạng công ty quy mô nhỏ, có địa bàn, phạm vi hoạt động hẹp, được sở hữu bởi một số ít người (thường có dưới 50 người), không được huy động vốn rộng rãi, chịu sự giám sát và có yêu cầu minh bạch (về sổ sách, báo cáo) không cao, ít có khả năng bị thâu tóm và một số đặc điểm khác tùy theo pháp luật mỗi nước. Hình thức công ty nội bộ cũng được xem là giai đoạn tích lũy để chuẩn bị trở thành công ty đại chúng (thông qua phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng – Intial Public Offering hay gọi tắt là IPO) khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng để phát triển lớn mạnh. Ngược lại với hình thức công ty nội bộ, công ty đại chúng thường có địa bàn, phạm vi hoạt động rộng, có số cổ đông và quy mô vốn lớn. Thuật ngữ “công ty đại chúng” có thể 7
  • 13. được quy định tại Luật Công ty (như Anh, Mỹ, Úc...) hoặc tại Luật Chứng khoán (như Ba Lan, Hungary…) trên cơ sở phân biệt với loại hình công ty nội bộ. Ở Anh và nhiều nước theo hệ luật của Anh, công ty nội bộ được phân biệt với công ty đại chúng trên phương diện vốn. Luật công ty 2006 của Anh (the Companies Act 2006) quy định công ty nội bộ hay gọi là công ty trách nhiệm hữu hạn theo cổ phần (private company limited by share) được tổ chức theo dạng cổ phần, có vốn thành lập nhỏ (chỉ cần một bảng Anh vốn cổ phần ban đầu là đủ). Còn công ty đại chúng (public limited company, viết tắt là Plc và bắt buộc phải ghi sau tên công ty) cần số vốn tối thiểu 50.000 bảng Anh, được huy động vốn và giao dịch cổ phần không hạn chế, số cổ đông tham gia không giới hạn và có tối thiểu hai thành viên quản trị thường trực. Theo pháp luật Mỹ hay Úc, công ty đại chúng và công ty nội bộ được phân biệt chủ yếu trên số lượng cổ đông. Theo Luật Công ty 2001 của Úc (the Corporations Act 2001), công ty nội bộ (proprietary limited company, viết tắt sau đuôi tên công ty là Pty ltd và phân biệt với đuôi Ltd (không có Pty) của công ty đại chúng) là công ty có số cổ đông tối đa là 50 và các cổ đông phải là người ngoài, không làm việc cho công ty. Ngoài ra Điều 112 Luật Công ty Úc quy định các công ty đại chúng phải có ít nhất ba giám đốc và ít nhất một thư ký công ty, chỉ có công ty đại chúng mới có quyền huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu ra công chúng. Còn tại Mỹ, công ty đại chúng có tên gọi C. Corporation (công ty cổ phần có trên 100 cổ đông) nhằm phân biệt với S. Corporation - hình thức công ty chỉ được phát hành một loại cổ phần duy nhất, có số cổ đông không vượt quá 100 và cổ đông phải là cá nhân mang quốc tịch Mỹ. Ngoài cách phân biệt dựa trên yếu tố vốn hay quy mô cổ đông, nhiều quốc gia định nghĩa công ty đại chúng theo hoạt động phát hành chứng khoán ra công chúng như tại khoản 9 Điều 4 Luật Chứng khoán Ba Lan,“Công ty đại chúng là công ty có cổ phiếu của ít nhất một lần phát hành được chấp thuận cho giao dịch ra công chúng” hoặc theo quy định tại Điều 110 Luật Chứng khoán Bungari thì 8
  • 14. “Công ty đại chúng là công ty đã phát hành ra công chúng lần đầu hoặc đăng ký với Ủy ban Chứng khoán về việc phát hành với mục đích tham gia giao dịch tại thị trường chứng khoán được quản lý”. Từ các cách định nghĩa về công ty đại chúng trên cho thấy “công ty đại chúng” là doanh nghiệp đạt đến quy mô vốn và cách thức quản trị nhất định. Công ty có thể tổ chức dưới hình thức CTĐC ngay từ khi mới thành lập hoặc thông qua “bước chuyển” trong hoạt động thị trường chứng khoán - thủ tục phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO). Để xác định một công ty là CTĐC, các quốc gia thường căn cứ vào những tiêu chí nhất định như sau: (1) Là tổ chức thực hiện việc chào bán chứng khoán ra công chúng; (2) Là tổ chức có quy mô vốn lớn; (3) Là tổ chức có số lượng lớn người sở hữu chứng khoán; (4) Là tổ chức có chứng khoán giao dịch tại thị trường có quản lý (hay những công ty có chứng khoán niêm yết tại SGDCK). 1.1.2.2. Phân loại công ty đại chúng (dưới góc độ công bố thông tin) Dưới góc độ công bố thông tin, tùy từng quốc gia sẽ phân loại công ty đại chúng theo tiêu chí niêm yết hoặc theo tiêu chí quy mô. Cụ thể như sau:  Nếu xét theo quy mô công ty, công ty đại chúng được phân loại gồm:  (i) Công ty đại chúng thông thường là công ty đáp ứng được các yêu cầu về tính đại chúng như có số lượng người sở hữu chứng khoán hoặc có quy mô vốn hoặc tổng giá trị các khoản nợ cao hơn các doanh nghiệp thông thường khác. (ii) Công ty đại chúng quy mô lớn là các công ty đáp ứng được các tiêu chí về quy mô vốn, giá trị các khoản nợ hoặc quy mô cổ đông cao hơn so với các công ty đại chúng thông thường. Do đó, các công ty đại chúng quy mô lớn có trách nhiệm minh bạch thông tin cao hơn so với các công ty đại chúng khác.  Nếu phân loại theo tiêu chí niêm yết chứng khoán, công ty đại chúng gồm: (i) Công ty đại chúng niêm yết là các công ty có chứng khoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu) niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. 9
  • 15. (ii) Công ty đại chúng không niêm yết là công ty đáp ứng tiêu chí về tính đại chúng nhưng không có chứng khoán niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Theo cách thức phân loại này, các công ty niêm yết phải chịu nghĩa vụ công khai thông tin nghiêm ngặt hơn các công ty đại chúng không niêm yết.  Kinh nghiệm quốc tế về phân loại công ty đại chúng: Tùy từng quốc gia mà công ty đại chúng được phân loại theo tiêu chí quy mô công ty hoặc theo tiêu chí niêm yết, từ đó đặt ra các yêu cầu về CBTT phù hợp cho mỗi loại hình công ty. Tại Mỹ - TTCK được coi là phát triển bậc nhất hiện nay, công ty đại chúng được phân loại theo quy mô, bao gồm: công ty công bố thông tin quy mô nhỏ (smaller reporting companies) và công ty đại chúng quy mô lớn (larger public company). Theo đó, công ty CBTT quy mô nhỏ là công ty có giá trị cổ phiếu lưu hành trong công chúng (public equity float) dưới 75 triệu USD hoặc công ty có mức doanh thu hàng năm dưới 50 triệu USD trong năm tài khóa gần nhất. Còn công ty đại chúng quy mô lớn là công ty có giá trị cổ phiếu lưu hành trong công chúng vượt quá 75 triệu USD hoặc doanh thu hàng năm vượt quá 50 triệu USD trong bất cứ năm tài khóa nào. Mức 75-50 triệu USD này được đánh giá lại 5 năm một lần tùy theo điều kiện lạm phát. Các công ty đại chúng quy mô lớn phải thực hiện nghĩa vụ CBTT nghiêm ngặt hơn các công ty có quy mô nhỏ. Còn công ty quy mô nhỏ có thể lựa chọn việc tuân thủ nghĩa vụ CBTT dành cho các công ty CBTT quy mô nhỏ hoặc các công ty quy mô lớn. Tại Nhật Bản, Luật doanh nghiệp (Company Act) năm 2005 thay thế một phần Luật Thương mại (Commercial Code) quy định các loại hình doanh nghiệp, trong đó công ty cổ phần là đối tượng chủ yếu chịu sự điều chỉnh của các quy định liên quan tới CBTT. Các công ty cổ phần bao gồm các công ty lớn và các công ty thông thường. Các công ty lớn (large company) được định nghĩa tại điểm vi Điều 2 Luật doanh nghiệp, là công ty thỏa mãn một trong hai điều kiện sau: (i) công ty có vốn hóa từ 500 triệu Yên trở lên (capitalized at ¥500 million 10
  • 16. or more) hoặc (ii) có nợ từ 20 tỷ Yên trở lên vào thời điểm cuối năm tài chính (liabilities is at ¥20.000 million or more). Điểm khác biệt là các nhà lập pháp Nhật Bản coi tổng giá trị các khoản nợ cũng là căn cứ xác định quy mô công ty, nhằm đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ và các cá nhân, tổ chức có liên quan. Còn tại Hàn Quốc - một trong mười TTCK phát triển nhất thế giới, công ty đại chúng được phân loại dựa trên yếu tố niêm yết, bao gồm công ty đại chúng niêm yết và công ty đại chúng không niêm yết. Các công ty niêm yết trên SGDCK Hàn Quốc (Korea Stock Exchange - KSE) chịu trách nhiệm CBTT chặt chẽ hơn so với các công ty đại chúng khác không niêm yết. Tuy nhiên, nghĩa vụ CBTT của các công ty niêm yết trên KSE lại được phân biệt trên cơ sở quy mô của chính công ty đó. Với vai trò là một sàn giao dịch có tổ chức duy nhất ở Hàn Quốc, KSE được tổ chức thành ba (03) khu vực: Khu vực giao dịch cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán phái sinh. Khu vực cho cổ phiếu được chia thành hai khu vực: Khu vực thứ nhất (KOSPI) dành cho các công ty có quy mô lớn, khu vực thứ hai (KOSDAQ) là dành cho các cổ phiếu mới được niêm yết hoặc cho các công ty có quy mô vừa và nhỏ được giao dịch. Quy định về CBTT cũng dựa trên cơ sở Bảng niêm yết, trong đó các công ty niêm yết tại Bảng niêm yết chính KOSPI (gồm các công ty có vốn cổ phần từ 10 tỷ won trở lên) có nghĩa vụ CBTT cao hơn so với các công ty niêm yết trên Bảng KOSDAQ (gồm các công ty có vốn cổ phần từ 3 tỷ won trở lên). Ngoài ra, các quy định liên quan tới CBTT đặc biệt nhấn mạnh sự khác biệt đối với các công ty có quy mô lớn (large-sized corporation - các công ty có tổng tài sản trên 2 nghìn tỷ won), theo đó các công ty này phải chịu nghĩa vụ CBTT với mức độ nghiêm ngặt hơn các công ty khác. Như vậy, các quốc gia có thể phân loại công ty đại chúng theo tiêu chí quy mô (như Mỹ, Nhật Bản…) hoặc tiêu chí niêm yết (như Hàn Quốc), tuy nhiên ngày nay cách phân loại công ty đại chúng theo tiêu chí niêm yết không được nhiều thị trường áp dụng bởi cách thức này tạo ra một khoảng cách khá lớn về trách nhiệm công khai thông tin giữa các công ty niêm yết và các công ty không 11
  • 17. niêm yết, khiến cho nhiều công ty đại chúng “ngại” đưa chứng khoán lên niêm yết tập trung nhằm “né tránh” nghĩa vụ CBTT. Vì vậy, việc phân loại công ty đại chúng theo yếu tố quy mô được coi là xu hướng của đa số các quốc gia hiện nay. Thông thường, để xác định một công ty đại chúng có “quy mô lớn”, các quốc gia thường căn cứ trên các tiêu chí như vốn điều lệ hoặc tổng giá trị tài sản của công ty hoặc tổng giá trị chứng khoán chào bán ra công chúng hay đôi khi còn có thể căn cứ trên tổng giá trị các khoản nợ của chính công ty đó. 1.1.2. Khái quát chung về hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán 1.1.2.1. Khái niệm và vai trò của thông tin trên thị trường chứng khoán  Khái niệm thông tin trên thị trường chứng khoán: Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về thông tin. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam thì thông tin được hiểu là các điều hiểu biết, tri thức thu được qua nghiên cứu, khảo sát hoặc trao đổi giữa các đối tượng với nhau. Dưới góc độ nhận thức luận, thông tin là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan, được biểu hiện bằng các hệ thống ngôn ngữ, ký hiệu, hình ảnh… Còn dưới góc độ thống kê, thông tin là hệ thống các tin báo, dữ liệu, giúp người nhận loại trừ trạng thái không chắc chắn. Như vậy, dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về thông tin, song nó đều có ý nghĩa đem đến sự hiểu biết, nhận thức cho người tiếp nhận thông qua sự phân tích các dữ liệu, chỉ số, ký hiệu, bảng biểu, sơ đồ… và thường được truyền tải thông qua các hình thức như báo chí, truyền thanh, truyền hình, dữ liệu điện tử… Trên TTCK, thông tin rất đa dạng và có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như từ công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, từ cơ quan quản lý thị trường hay từ nhà đầu tư… Đó có thể là thông tin liên quan đến các lệnh mua, bán chứng khoán, thông tin về tổ chức phát hành, thông tin về biến động giá chứng khoán hay các thông tin khác có ảnh hưởng đến TTCK. Dưới góc độ kinh tế có thể hiểu, thông tin trên TTCK là tập hợp các số liệu, tin báo, 12
  • 18. những chỉ tiêu, tư liệu liên quan đến chứng khoán và TTCK, phản ánh tình hình TTCK giúp cho đối tượng tiếp nhận thông tin qua đó đạt được mục đích mong muốn. Dưới góc độ pháp lý, thông tin trên TTCK là hệ thống tư liệu phản ánh mức độ tuân thủ pháp luật của các chủ thể tham gia thị trường, phản ánh mối quan hệ pháp luật giữa nội bộ doanh nghiệp như quan hệ giữa cổ đông và thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Ban giám đốc thông qua việc thực hiện các quy định về CBTT. Như vậy, có thể hiểu thông tin trên TTCK là hệ thống các chỉ số, thông số, tin tức, nhận định liên quan đến chứng khoán và TTCK và đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến giá chứng khoán.  Vai trò của thông tin trên thị trường chứng khoán:  - Đối với nhà đầu tư: TTCK được coi là thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin. Tại Việt Nam, TTCK đã nhiều lần chứng kiến những tác động lớn của thông tin đến chỉ số VN Index, mà điển hình là sự kiện trong 3 ngày (21- 23/8/2012) trước thông tin Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên), nguyên Chủ tịch Hội đồng sáng lập, thành viên Hội đồng quản trị ngân hàng Á Châu bị bắt, chỉ số VN-Index giảm đến hơn 20 điểm, TTCK “bốc hơi” đến 5,6 tỷ USD và một đợt “xả” cổ phiếu hàng loạt của nhà đầu tư. Sau sự kiện này, nhiều nhà đầu tư bị thiệt hại đáng kể vì “xả hàng” theo đám đông, ngược lại nhiều nhà đầu tư có một khoản lợi nhuận lớn sau đó khi mua đúng “đáy”. Như vậy, một chiến lược đầu tư hiệu quả phải căn cứ vào các thông tin chính xác, kịp thời của thị trường và quan trọng nhất là phải đánh giá đúng khả năng phát triển của doanh nghiệp nhờ phân tích các chỉ số về vốn, lợi nhận, chiến lược kinh doanh... Trên TTCK, nhà đầu tư sẽ đối mặt với rủi ro rất lớn khi có được thông tin không chính xác, không kịp thời. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà các giao dịch chứng khoán được phép sử dụng đòn bẩy tài chính (margin) với tỷ lệ đến 50%, nghĩa là khi mua chứng khoán, họ có thể vay tiền từ công ty chứng khoán đến 50% giá trị giao dịch (trên thực tế con số này tại nhiều công ty chứng khoán còn cao hơn) thì thiệt hại cho nhà đầu tư sẽ càng lớn khi thị giá cổ phiếu giảm. Tình 13
  • 19. trạng không minh bạch thông tin, về lâu dài sẽ tác động xấu đến niềm tin chung của thị trường và hệ quả của nó là tình trạng mất thanh khoản hoặc “giảm điểm” của đa số các cổ phiếu, kể cả đối với các cổ phiếu tốt. Hệ quả về việc giảm niềm tin của nhà đầu tư đã được nhìn thấy trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn năm 2011-2012 khi thị trường liên tục giảm điểm và sức thanh khoản kém của nhiều cổ phiếu, kể cả khi có những thông tin tốt từ chính sách vĩ mô hay kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán (các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ): Thông tin có vai trò quan trọng đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán, là cơ sở để các tổ chức này xây dựng kế hoạch kinh doanh, phát triển công ty. Trên TTCK, tổ chức kinh doanh chứng khoán được coi là nhà đầu tư chuyên nghiệp (thông qua hoạt động tự doanh hoặc quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng), họ có bộ phận phân tích thông tin, phòng ngừa rủi ro riêng và thường đầu tư với khối lượng rất lớn, do đó nếu phân tích thông tin không chính xác có thể dẫn đến những thiệt hại không nhỏ cho các tổ chức này. Ngoài ra, các tổ chức kinh doanh chứng khoán còn có vai trò quan trọng trong hoạt động tư vấn đầu tư cũng như nhận ủy thác đầu tư thay cho nhiều khách hàng. Nhân viên của công ty chứng khoán thường đưa ra các khuyến nghị mua/bán chứng khoán cho khách hàng dựa trên các thông tin mà họ có được. Do đó, nếu không nắm bắt được thông tin một cách chính xác, sẽ ảnh hưởng đến chính các khuyến nghị đầu tư và từ đó ảnh hưởng đến các nhà đầu tư khác trên thị trường. - Đối với chính công ty thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin: Lợi ích của việc thực thi nghĩa vụ CBTT không chỉ là những lợi ích ngắn hạn mà nó còn hướng đến các mục tiêu lâu dài hơn, đó chính là sự phát triển bền vững của công ty. Việc CBTT chính xác, minh bạch có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tạo lập và duy trì niềm tin của công chúng đầu tư đối với doanh nghiệp. CBTT giúp công chúng đầu tư nâng cao hiểu biết về cơ cấu và hoạt động của công ty, các chính sách của công ty liên quan đến các tiêu chuẩn môi trường và đạo đức, quan 14
  • 20. hệ của công ty với cộng đồng... Đây là phương thức quảng bá hình ảnh công ty một cách tốt nhất, nhờ đó cổ phiếu công ty được đánh giá đúng giá trị của nó, góp phần tạo nên tính thanh khoản đối với chứng khoán, làm tăng khả năng huy động vốn khi công ty phát hành chứng khoán. Mặc dù, giá cổ phiếu công ty có thể sẽ giảm khi hoạt động kinh doanh không hiệu quả được công ty công bố. Tuy nhiên, điều này vẫn có mặt tích cực của nó, bởi các thông tin trung thực chính là động lực để giúp công ty tìm ra phương án tốt nhất phát triển thương hiệu của mình. - Đối với cơ quan quản lý: Hệ thống thông tin trên TTCK phản ánh tính ổn định của thị trường, tính hiệu quả trong công tác quản lý của cơ quan chức năng và là cơ sở để cơ quan quản lý (Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán) xây dựng, triển khai công tác giám sát, điều hành TTCK, cũng như hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài ra, thông qua hệ thống thông tin trên TTCK, cơ quan quản lý nắm bắt được tình hình, sức khỏe của doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư, từ đó có những biện pháp đảm bảo sự phát triển ổn định của thị trường như kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK, có động thái trấn an nhà đầu tư khi TTCK xuất hiện các “tin đồn”, yêu cầu công ty giải trình khi có các dấu hiệu giao dịch bất thường… 1.1.2.2. Khái niệm thông tin và công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán  Khái niệm thông tin của công ty đại chúng công bố trên TTCK: Thông tin do công ty đại chúng công bố rất đa dạng, là bộ phận quan trọng cấu thành nên hệ thống thông tin trên TTCK. Dưới góc độ xã hội, thông tin do công ty đại chúng công bố là những tư liệu liên quan đến công ty đại chúng, phản ánh tình hình hoạt động, kinh doanh cũng như các vấn đề liên quan đến quản trị công ty… Các thông tin này có thể do công ty tự nguyện công bố hoặc bắt buộc phải công bố ra công chúng theo quy định của pháp luật. Dưới góc độ pháp lý, thông tin của công ty đại chúng trên TTCK là các tư liệu mà công ty 15
  • 21. công bố ra công chúng trên cơ sở thực hiện các quy định pháp luật về CBTT trên TTCK. Sự kịp thời, đầy đủ, chính xác của thông tin được công bố phản ánh mức độ tuân thủ pháp luật về CBTT và trách nhiệm xã hội của công ty đại chúng. Các thông tin này cũng chính là tấm gương phản ánh hình ảnh của doanh nghiệp, mặc dù không phải lúc nào thông tin cũng chính xác, xét cả trên yếu tố khách quan và chủ quan. Để biết được độ chính xác, tin cậy của thông tin, nhà đầu tư phải có những hiểu biết nhất định về công ty, khách hàng của công ty, đồng thời có khả năng phân tích kinh tế và kỹ thuật tốt. Theo thông lệ pháp luật của các nước về CBTT trên TTCK, công ty đại chúng phải công bố các thông tin liên quan đến giá trị nội tại của doanh nghiệp như: thông tin về cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu, Báo cáo tài chính, thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, thông tin về quản trị công ty... Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng, công ty đại chúng không phải công bố tất cả thông tin liên quan đến hoạt động của mình, nghĩa vụ CBTT có thể miễn trừ nếu nó làm tổn hại vị thế cạnh tranh của họ, trừ phi việc CBTT là cần thiết cho quyết định đầu tư hoặc để tránh làm nhà đầu tư hiểu lầm. Để xác định thông tin nào cần phải công bố, một số quốc gia (như Thái Lan, Canada) áp dụng khái niệm “thông tin có tầm quan trọng” hoặc “thông tin trọng yếu” (Material Information) - những thông tin liên quan đến sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của công ty mà có tác động đáng kể đến giá chứng khoán của một tổ chức phát hành. Nhiều quốc gia khác như Việt Nam, Indonesia, Nhật Bản…. lại quy định cụ thể các thông tin mà công ty đại chúng cần công khai rộng rãi ra công chúng đầu tư.  Khái niệm công bố thông tin của công ty đại chúng trên TTCK: Theo từ điển Tiếng Việt, công bố được hiểu là thông báo cho mọi người biết một vấn đề hoặc thông tin nào đó. Việc CBTT của bất kỳ chủ thể nào phải đảm bảo cho một nhóm đối tượng có thể tiếp cận được. Trên TTCK, CBTT được hiểu là việc làm cho thông tin được công khai một cách tin cậy và đông đảo công chúng đầu tư đều có thể biết được. Hoạt động CBTT có thể thực hiện thông qua 16
  • 22. các phương tiện như trang thông tin điện tử, báo in, báo hình hoặc các ấn phẩm khác như tạp chí, bản tin… Nói cách khác, CBTT là việc các chủ thể thông báo đến công chúng đầu tư các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của mình cũng như các thông tin về tình hình thị trường theo quy định của pháp luật. Trên TTCK, công ty đại chúng có vai trò là chủ thể cung cấp hàng hóa cho thị trường, do đó các công ty này phải tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật về công bố thông tin. Dưới góc độ xã hội có thể hiểu “CBTT của công ty đại chúng” là việc công ty đại chúng cung cấp rộng rãi các thông tin tài chính hoặc phi tài chính liên quan đến các mặt hoạt động của mình mà công chúng đầu tư có thể dễ dàng tiếp nhận được thông tin đó. Dưới góc độ pháp lý, CBTT của công ty đại chúng là việc công ty tuân thủ các yêu cầu về chế độ báo cáo, công khai thông tin ra công chúng theo quy định pháp luật. Nghĩa vụ CBTT của công ty đại chúng có thể phát sinh định kỳ hoặc bất thường, tùy thuộc vào loại thông tin mà công ty phải công bố. 1.1.2.3. Phân loại hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán  Theo thời gian thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của công ty đại chúng - Công bố thông tin định kỳ của công ty đại chúng: CBTT định kỳ của công ty đại chúng là việc công ty phải công bố một số loại thông tin có tính chất lặp đi lặp lại theo từng chu kỳ. Đối với những thông tin này, cả công ty đại chúng, nhà đầu tư và cơ quan quản lý đều chủ động biết được khoảng thời gian thông tin sẽ được công khai trên thị trường. Do đó, việc giám sát tính kịp thời của thông tin trong trường hợp này khá dễ dàng. Các công ty thường có thời hạn khá dài để chủ động thực hiện CBTT định kỳ. Theo thông lệ pháp luật về CBTT của nhiều nước, nghĩa vụ CBTT định kỳ của công ty đại chúng thường được áp dụng đối với Báo cáo tài chính (công bố định kỳ hàng quý), Báo cáo quản trị công ty (công bố định kỳ sáu tháng), Báo cáo thường niên (công bố định kỳ hàng năm). - Công bố thông tin bất thường của công ty đại chúng: 17
  • 23. CBTT bất thường của công ty đại chúng được hiểu là việc công ty phải công bố một số thông tin phát sinh bất ngờ, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc đến giá chứng khoán như thông tin về thay đổi nhân sự quản lý, việc ký kết các hợp đồng có giá trị lớn hoặc thông tin về tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp… Khác với những thông tin được CTĐC công bố định kỳ, đa số nhà đầu tư cũng như cơ quan quản lý thường khó tiếp cận và chủ động biết được thời gian các sự kiện “bất thường” xảy ra đối với công ty. Mặt khác, các nhân sự chủ chốt, cổ đông chiến lược của công ty đại chúng luôn có lợi thế về thông tin hơn các nhà đầu tư khác trên thị trường, vì thế nhằm bảo vệ quyền lợi của số đông nhà đầu tư, đòi hỏi CTĐC khi xảy ra các sự kiện bất thường phải công bố ra thị trường một cách nhanh chóng, kịp thời. Nhiều quốc gia quy định công ty phải CBTT ngay lập tức (công bố trong ngày) đối với các thông tin bất thường (như Mỹ, Úc, Nhật Bản…). - Công bố thông tin theo yêu cầu của công ty đại chúng: CBTT theo yêu cầu của công ty đại chúng được hiểu là khi xuất hiện các tin đồn trên thị trường làm ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán hoặc khi có các giao dịch chứng khoán bất thường…, công ty đại chúng phải giải trình theo yêu cầu của cơ quan quản lý và công bố giải trình này ra thị trường. Đây là động thái can thiệp cần thiết từ cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo đảm sự phát triển ổn định của TTCK, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trước các thông tin sai sự thật hoặc các giao dịch thao túng, làm giá chứng khoán; đồng thời hạn chế tình trạng thâu tóm doanh nghiệp trong nước. Tại Việt Nam, vào quý III/2012 UBCKNN đã yêu cầu Ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDV) xác nhận thông tin lãnh đạo ngân hàng này (ông Trần Xuân Giá) bị bắt khi thông tin này xuất hiện trên thị trường, gây ảnh hưởng lớn đến nhà đầu tư. Hay sự việc UBCK Hoa Kỳ (SEC) vào tháng 7/2012 yêu cầu Tập đoàn dầu khí quốc gia ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) giải trình về hoạt động của họ do nghi ngờ CNOOC sử dụng thông tin nội gián để trục lợi đối với cổ phiếu của công ty dầu khí Nexen Inc Canada.  Theo tính chất thông tin mà công ty đại chúng phải công bố trên TTCK:       18
  • 24. Theo tính chất thông tin mà công ty đại chúng phải công bố trên TTCK, có thể phân loại hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng như sau: - Công bố các thông tin tài chính của công ty đại chúng: Các thông tin tài chính, mà chủ yếu là thông tin về Báo cáo tài chính của công ty đại chúng cho thấy tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở quan trọng để xây dựng chiến lược đầu tư của nhà đầu tư trên TTCK và là thông tin được nhà đầu tư quan tâm nhất. Do đó, yêu cầu công ty đại chúng công bố Báo cáo tài chính là quy định bắt buộc tại mọi TTCK. - Công bố các thông tin phi tài chính của công ty đại chúng: Công bố các thông tin có tính chất phi tài chính được hiểu là việc công ty đại chúng phải công bố các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình quản trị công ty nhưng các thông tin này không mang tính chất tài chính như thông tin thay đổi nhân sự chủ chốt; thông tin về họp Đại hội đồng cổ đông; thông tin về thay đổi tên, trụ sở chính của công ty... 1.1.2.4. Các nguyên tắc công bố thông tin của công ty đại chúng Một trong những căn cứ để đánh giá một TTCK phát triển là có hệ thống CBTT tốt, minh bạch. Kinh nghiệm tại các TTCK lớn và năng động cho thấy, CBTT là công cụ hiệu quả để tác động tới hoạt động của công ty và bảo vệ nhà đầu tư, giúp thu hút dòng vốn trong, ngoài nước và duy trì niềm tin của thị trường. Đối với công ty đại chúng, hoạt động CBTT là rất cần thiết, giúp nhà đầu tư hiểu đầy đủ về công ty và chứng khoán mà họ có thể sở hữu để đi đến quyết định đầu tư. Theo pháp luật chứng khoán Việt Nam cũng như nhiều nước, việc CBTT của công ty đại chúng cần đảm bảo những nguyên tắc sau:  Thông tin phải công bố đầy đủ, chính xác: Đây là nguyên tắc cơ bản đầu tiên trong thực hiện nghĩa vụ CBTT của công ty đại chúng vì các thông tin từ công ty đại chúng là căn cứ của hành vi mua bán trên TTCK, là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo sự công bằng trong việc hình thành giá chứng khoán. Nguyên tắc này có nghĩa là khi thực hiện CBTT, công ty phải tôn trọng tính trung thực vốn có của thông tin, không được xuyên 19
  • 25. tạc, bóp méo hoặc có hành vi cố ý gây hiểu nhầm thông tin. Các thông tin có thể được công bố định kỳ dưới hình thức tài liệu phải được kiểm tra kỹ để đảm bảo tính chính xác trước khi công bố như đối với các Báo cáo tài chính, kiểm toán độc lập là một phần thiết yếu của việc kiểm tra các tài liệu này trước khi công bố. Ngoài ra, những thông tin không thể dự liệu trước nhưng nếu nó ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư và giá chứng khoán thì doanh nghiệp phải có ý thức tự giác CBTT hoặc phải công bố theo yêu cầu của cơ quan quản lý. Về mặt nguyên tắc, công ty đại chúng phải cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin quan trọng về công ty một cách đầy đủ nhất, ngay cả khi thông tin đó gây ra bất lợi cho công ty và phải chịu trách nhiệm đối với thông tin do mình công bố.  Thông tin phải được công bố kịp thời: Mục tiêu của việc CBTT là nhằm thúc đẩy hoạt động giao dịch chứng khoán diễn ra trôi chảy và có trật tự, đảm bảo quá trình hình thành giá cả một cách công bằng thông qua việc cung cấp những thông tin quan trọng, tức thời trên hệ thống cung cấp thông tin hiện đại. Trên TTCK, việc có được thông tin kịp thời sẽ đem lại lợi ích, đôi khi rất lớn cho nhà đầu tư thông qua quyết định mua, bán chứng khoán đúng thời điểm và ngược lại. Nguyên tắc kịp thời trong CBTT thể hiện sự khách quan trong CBTT, đồng thời tránh được những tin đồn làm sai lệch sự hình thành giá chứng khoán, giảm bớt các giao dịch nội gián, làm giá... Ngày nay, hầu hết các TTCK đều yêu cầu công ty thực hiện CBTT qua trang thông tin điện tử (website) do phương thức này đảm bảo tốt nhất tính kịp thời, nhanh chóng trong cung cấp thông tin đến nhà đầu tư.  Bảo đảm công bằng giữa các đối tượng nhận thông tin công bố: Trên thực tế, các nhân sự quản lý, luật sư, kiểm toán viên, tổ chức tư vấn cho công ty đại chúng... luôn có lợi thế về thông tin so với những đối tượng khác trên TTCK, tạo ra sự bất cân xứng về thông tin trên TTCK. Mặc dù các nước đều nghiêm cấm các giao dịch nội gián nhưng nhiều đối tượng vẫn sử dụng thông tin nội bộ để thu lợi bất chính. Các vụ việc điển hình như: Vào cuối năm 2001, 20
  • 26. Samuel D. Waskal - CEO của công ty dược phẩm ImClone Systems Inc đã bán cổ phần và vận động gia đình, người thân hỗ trợ khi biết trước thông tin Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ loại bỏ một trong những thuốc được mong đợi nhất được phát triển bởi công ty này, do e ngại giá cổ phiếu của ImClone Systems Inc sẽ giảm xuống đáng kể. Ông này sau đó đã bị kết án 7 năm tù vì hành vi gian lận và giao dịch nội gián. Hay giao dịch nội gián được coi là có qui mô lớn nhất trong lịch sử TTCK Mỹ được “phanh phui” năm 2012, đó là Mathew Martoma - giám đốc quản lý danh mục đầu tư tại SAC Capital Advisors LP từ mùa hè năm 2006 đến giữa tháng 8/2008, do biết được các thông tin nội bộ của 2 công ty dược Elan Corporation và Wyet, đã điều hành CR Intrinsic Investors bán hết số cổ phiếu nắm giữ của hai công ty này và thực hiện bán khống chứng khoán với dự báo giá sẽ giảm xuống trong tương lai. Kết quả là, CR Intrinsic Investors thu được lợi nhuận và tránh được các khoản lỗ có giá trị lên tới 276 triệu USD và bản thân Martoma cũng nhận được 9 triệu USD tiền thưởng sau sự kiện này. Kết cục, anh này cũng bị buộc tội gian lận và phải chịu tối thiểu 20 năm tù. Các sự việc trên cho thấy, mọi giao dịch trên TTCK phải công bằng, việc sử dụng lợi thế thông tin để thu lợi là không được phép. Đây cũng là nguyên tắc quan trọng trong thực hiện CBTT của công ty đại chúng. Điều này có nghĩa là công ty không được tạo ra lợi thế về thông tin cho bất kỳ chủ thể nào thông qua việc cung cấp thông tin cho một số nhà đầu tư riêng biệt hoặc những bên có lợi ích khác trước khi công bố rộng rãi ra công chúng. Ngoại lệ chỉ được áp dụng khi công ty đại chúng cung cấp thông tin cho các nhà tư vấn hoặc công ty định mức tín nhiệm hoặc các bên đối tác và trường hợp này bên tiếp nhận thông tin có trách nhiệm phải bảo mật thông tin.  Các thông tin tài chính được công bố cần được lập phù hợp với chuẩn mực kế toán:  Báo cáo tài chính là được xem như “phong vũ biểu” đo lường “trạng thái tài chính” trên mọi khía cạnh của quá trình kinh doanh của công ty đại chúng. Báo cáo tài chính do công ty đại chúng công bố phải được lập phù hợp với chuẩn mực kế toán là một nguyên tắc không thể thiếu trong việc CBTT. Ở nhiều TTCK 21
  • 27. phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Úc… Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Ở một số nước, các công ty đại chúng phải lập Báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn kế toán trong nước. Tuy nhiên, dù theo chuẩn mực nào thì để các thông tin tài chính khi công bố hữu ích cho người sử dụng, các công ty đại chúng khi trình bày các thông tin về kế toán cần phải thực hiện các yêu cầu cơ bản của pháp luật kế toán, nghĩa là phải thỏa mãn điều kiện: thông tin phải dễ hiểu, phải đáng tin cậy và phải đảm bảo có thể so sánh được. 1.2. Khái quát chung về pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán 1.2.1. Khái niệm pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán 1.2.1.1. Khái niệm pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Để TTCK phát triển bền vững, thu hút đông đảo nhà đầu tư thì vấn đề minh bạch thông tin được đặt lên hàng đầu. Chính vì thế, ngay từ những ngày đầu hình thành TTCK, các nhà lập pháp đã quan tâm đến việc xây dựng hành lang pháp lý cho sự vận hành và phát triển TTCK, trong đó chú trọng đến vai trò của sự minh bạch thông tin. Có thể nói, pháp luật điều chỉnh hoạt động CBTT trên TTCK là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật về chứng khoán và TTCK, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động CBTT của các chủ thể trên TTCK. Pháp luật về CBTT trên TTCK quy định những nguyên tắc, định hướng cơ bản về hoạt động CBTT và cụ thể nghĩa vụ công khai thông tin, hình thức cũng như nội dung, cách thức công bố thông tin của các chủ thể tham gia thị trường, góp phần tạo lập một TTCK minh bạch, bền vững. Về chủ thể có nghĩa vụ CBTT trên TTCK: Nghĩa vụ CBTT áp dụng với hầu hết các chủ thể tham gia TTCK bao gồm công ty đại chúng, tổ chức phát hành trái phiếu, tổ chức kinh doanh chứng khoán (gồm công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ), các quỹ đầu tư chứng khoán, cổ đông lớn, cổ đông nội bộ, Trung tâm Lưu ký chứng khoán (TTLKCK), SGDCK. Mỗi chủ thể có nghĩa vụ công bố 22
  • 28. ra thị trường các loại thông tin khác nhau như SGDCK cung cấp thông tin liên quan đến chức năng tổ chức thị trường; TTLKCK có nghĩa vụ công khai thông tin liên quan đến chức năng đăng ký, thanh toán, bù trừ chứng khoán; cổ đông lớn, cổ đông nội bộ phải công bố các thông tin về giao dịch chứng khoán... Tuy nhiên trong cơ cấu các chủ thể tham gia TTCK, yêu cầu minh bạch thông tin luôn được đặt ra đầu tiên đối với công ty đại chúng do những thông tin từ công ty này tượng trưng cho thông tin về “hàng hóa” trong “Chợ Chứng khoán”, góp phần quan trọng trong hình thành giá cổ phiếu. Việc thực hiện nghĩa vụ CBTT của các chủ thể tham gia TTCK chịu sự quản lý trực tiếp của UBCK. Cơ quan này chủ trì xây dựng, soạn thảo các văn bản pháp lý về chứng khoán và TTCK, trong đó có văn bản điều chỉnh hoạt động CBTT. Tuy nhiên, tại Việt Nam, UBCKNN có vị trí là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính (ngang một Vụ thuộc Bộ) nên thẩm quyền ban hành các văn bản pháp quy trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK thuộc về Bộ Tài chính, đây là điểm khác biệt so với nhiều TTCK các nước khi UBCK thường độc lập, có chức năng ban hành văn bản pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán, có thẩm quyền điều tra và chủ động trong quản lý TTCK. Bên cạnh đó, trực thuộc Ủy ban Chứng khoán là SGDCK có quyền ban hành các quy định và thực hiện việc giám sát liên quan đến chức năng tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán tập trung. Tại một số nước, SGDCK được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn được sở hữu bởi thành viên là các công ty chứng khoán (như mô hình của Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia…) hoặc nhiều quốc gia lựa chọn mô hình tổ chức SGDCK dưới hình thức công ty cổ phần (như mô hình của Singapore, Hongkong, London, Paris, Tokyo, New York… và đang là xu hướng của nhiều TTCK hiện nay) nhằm đảm bảo SGDCK có tính độc lập cao, đảm bảo vai trò giám sát thị trường, theo đó các SGDCK có quyền ban hành các quy chế để thực hiện chức năng tổ chức thị trường (như quy chế giao dịch, quy chế niêm yết, quy chế CBTT…). Tại Việt Nam, hai Sở giao 23
  • 29. dịch chứng khoán (SGDCK Hà Nội – HNX và SGDCK TP. Hồ Chí Minh – HOSE) trực thuộc UBCKNN, được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn nhưng hoạt động theo cơ chế đặc thù. Theo Điều 33 Luật Chứng khoán năm 2006, các SGDCK là nơi tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán của tổ chức niêm yết/đăng ký giao dịch, có quyền ban hành các quy chế như Quy chế niêm yết, Quy chế giao dịch, Quy chế CBTT để hướng dẫn các công ty niêm yết/đăng ký giao dịch, công ty chứng khoán thành viên cũng như nhà đầu tư thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia TTCK có tổ chức, đồng thời có thể đưa ra hình thức xử lý vi phạm nghĩa vụ CBTT của các đối tượng trên. Ngoài ra, pháp luật về CBTT trên TTCK cũng quy định các nguyên tắc CBTT, trường hợp có thể được tạm hoãn CBTT và nguyên tắc xử lý vi phạm CBTT trên TTCK nhằm tạo sức răn đe đối với các chủ thể tham gia thị trường. UBCKNN, SGDCK cũng có ban hành các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục CBTT trên hệ thống CBTT của UBCKNN, SGDCK. 1.2.1.2. Khái niệm pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán Pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên TTCK là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động CBTT trên TTCK. Nó là tổng hợp những nguyên tắc, định hướng cơ bản về hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động công khai thông tin của các công ty đại chúng, bao gồm các nhóm quy phạm pháp luật sau: + Nhóm quy phạm về CBTT định kỳ của công ty đại chúng (bao gồm nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố các thông tin mang tính chất tài chính hoặc phi tài chính phát sinh định kỳ theo tháng/quý/sáu tháng/năm của công ty đại chúng như các quy định về CBTT Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, Báo cáo quản trị công ty, họp Đại hội đồng cổ đông thường niên); 24
  • 30. + Nhóm quy phạm về CBTT bất thường của công ty đại chúng (bao gồm nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố các thông tin phát sinh bất thường, có ảnh hưởng lớn đến công ty đại chúng hoặc đến giá như khoán, đòi hỏi công ty phải công bố tức thời ra thị trường như thông tin về thay đổi nhân sự quản lý, việc ký kết hợp đồng có giá trị lớn, quyết định tổ chức lại hoặc giải thể, phá sản doanh nghiệp…); + Nhóm quy phạm về công bố thông tin theo yêu cầu của công ty đại chúng (bao gồm các quy định liên quan đến nghĩa vụ công bố các thông tin có ảnh hưởng đến giá chứng khoán hay đến quyền lợi của nhà đầu tư mà UBCKNN, SGDCK thấy cần thiết phải yêu cầu công ty đại chúng CBTT). Các nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động CBTT của công ty đại chúng như trên tương ứng với các nghĩa vụ CBTT mà công ty đại chúng phải tuân thủ. Theo đó, công ty đại chúng phải công bố các thông tin mang tính chất tài chính hoặc phi tài chính liên quan đến tình hình hoạt động của công ty như các Báo cáo tài chính, các thông tin về quản trị công ty, thông tin về rủi ro và chính sách quản lý rủi ro… Việc CBTT của công ty đại chúng có thể diễn ra định kỳ, bất thường hay theo yêu cầu của UBCKNN, SGDCK. 1.2.2. Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán Pháp luật chứng khoán các nước cũng như pháp luật Việt Nam đều quy định cụ thể nghĩa vụ CBTT của công ty đại chúng trên TTCK. Các thông tin do công ty đại chúng công bố rất đa dạng, bao gồm các loại sau:  Thông tin về Báo cáo tài chính (BCTC) của công ty đại chúng: Thông tin về tài chính, đặc biệt là thông tin về Báo cáo tài chính là thông tin quan trọng nhất, là nguồn thông tin về công ty được sử dụng rộng rãi nhất và được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm vì nó cho thấy hiệu quả kinh tế và tình hình tài chính của công ty. Thông thường, công ty đại chúng phải công bố BCTC năm, BCTC bán niên và BCTC quý. Theo thông lệ quốc tế, BCTC năm phải 25
  • 31. kèm theo báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán được chấp thuận. Ngoài ra, các BCTC phải tuân theo các quy định về chuẩn mực kế toán chung được chấp nhận của quốc gia đó (Generally Accepted Accounting Principles- GAAP) cũng như phải tuân thủ các yêu cầu pháp lý khác có liên quan hoặc phải tuân thủ chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standards – IAS). Pháp luật chứng khoán và TTCK các nước đều có quy định chặt chẽ về việc lập, hoàn thành và CBTT Báo cáo tài chính của công ty đại chúng. Theo quy định tại Luật Chứng khoán Úc, công ty niêm yết phải nộp BCTC quý, bán niên và năm cho Ủy ban chứng khoán và đầu tư Australia (Australian Securities and Investments Commission-ASIC) và Sở giao dịch chứng khoán Australia (Australian Securities Exchange - ASX). Ngoài ra, các công ty đại chúng hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận cũng phải lập Báo cáo tài chính theo chuản mực BCTC quốc tế từ năm 2009 theo đề xuất của Ủy ban các chuẩn mực kế toán Australia (Statements of Standard Accounting Practice- SSAB). Tại Hàn Quốc, theo Điều 160 Luật Thị trường vốn và dịch vụ tài chính, công ty niêm yết phải gửi BCTC năm, bán niên và quý cho Ủy ban Dịch vụ Tài chính (Financial Service Commission – FSC) và SGDCK Hàn Quốc (Korean Stock Exchange - KSE). Thời gian nộp BCTC năm là 90 ngày sau khi kết thúc năm tài chính, đối với BCTC bán niên và quý thời hạn là 45 ngày sau khi kết thúc kỳ kế toán. Công ty phải nộp thêm BCTC hợp nhất (consolidated financial statements) khi sở hữu từ 50% trở lên cổ phần của một công ty khác hoặc khi sở hữu từ 30% trở lên cổ phần của một công ty khác đồng thời đóng vai trò là cổ đông kiểm soát. Ngoài ra, BCTC của công ty niêm yết phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập hàng năm theo tiêu chuẩn chuyên nghiệp. Tại Nhật Bản, theo Điều 436 Luật Doanh nghiệp 2005 tất cả công ty cổ phần đều phải công bố Báo cáo kinh doanh và BCTC (gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo thu nhập, Báo cáo thay đổi tài sản ròng, Báo cáo tài chính phi hợp nhất, thuyết minh Báo cáo tài chính). Đối với công ty đại chúng phải có 26
  • 32. BCTC và kế hoạch phụ trợ được kiểm toán không chỉ bởi các kiểm toán viên nội bộ của công ty hoặc Hội đồng kiểm toán nội bộ của công ty mà còn bởi các kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề CPA (Certified Practising Accoutant) hoặc công ty kiểm toán độc lập. BCTC được chứng nhận bởi các kiểm toán viên công ty, Hội đồng kiểm toán và kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề CPA hay công ty kiểm toán độc lập không cần phải có sự chấp thuận của Hội đồng cổ đông thường niên nếu như Ban Giám đốc đã chấp thuận. Ngoài ra, theo Điều 435(2) Luật này, các công ty đại chúng phải gửi Báo cáo kinh doanh và BCTC cho Cơ quan dịch vụ tài chính và phải công bố BCTC trong Báo cáo thường niên. Tại Indonesia, theo quy định số XK.2 về nộp BCTC định kỳ của Cơ quan giám sát thị trường tài chính Bapepam (Rule number XK.2 obligation to submit periodic financial statements) thì công ty đại chúng phải trình bày Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lỗ/lãi, Báo cáo khác theo quy định ít nhất trên 2 tờ báo có phạm vi lưu thông cả nước và công bố tại trụ sở của công ty (đối với công ty vừa và nhỏ chỉ cần công bố trên 1 tờ báo có phạm vi lưu thông trên cả nước). Có thể thấy, yêu cầu công ty đại chúng phải CBTT Báo cáo tài chính là quy định bắt buộc tại TTCK các nước. Tại nhiều quốc gia có TTCK phát triển như Mỹ, Úc, Nhật Bản…, Báo cáo tài chính phải được lập theo tiêu chuẩn quốc tế và được kiểm toán bởi các kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề CPA.  Công bố thông tin liên quan đến tình hình hoạt động, kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty đại chúng: Các thông tin về tình hình hoạt động và kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty đại chúng có ý nghĩa quan trọng đối với nhà đầu tư, được thể hiện tập trung tại Báo cáo thường niên và yêu cầu các công ty này phải CBTT Báo cáo thường niên là quy định bắt buộc tại nhiều nước hiện nay. Đây là tài liệu cung cấp cho nhà đầu tư cái nhìn tổng thể về tình hình hoạt động, tình hình tài chính của công ty, những đánh giá của Ban giám đốc, Hội đồng quản trị về hoạt động của công ty trong cả năm so với các mục tiêu đề ra; các phương hướng, chiến 27
  • 33. lược kinh doanh mà công ty đã, đang và sẽ thực hiện. Hiện nay, nhiều công ty cổ phần đã sử dụng Báo cáo thường niên như là khẩu hiệu (slogan) quảng cáo về công ty, giúp các cổ đông nhận thức được mục tiêu và sứ mệnh của doanh nghiệp mà họ đang tham gia đầu tư. Bên cạnh Báo cáo thường niên, công ty đại chúng còn phải CBTT bất thường khi xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh như việc ký hợp đồng có giá trị lớn hoặc khi có tổn thất lớn về mặt tài sản; tạm ngừng một phần hoạt động kinh doanh; quyết định vay, đầu tư có giá trị lớn… Những thông tin này đều tác động đến giá chứng khoán, đòi hỏi công ty đại chúng phải công bố ngay tức thời. Thông thường các nước đều yêu cầu công ty đại chúng phải CBTT ngay lập tức (CBTT trong ngày) trong các trường hợp này như Mỹ, Úc, Hàn Quốc… Ở một số nước khác, thời hạn CBTT có thể là 24 giờ hoặc một ngày làm việc, cụ thể như sau: Tại Hàn Quốc, nghĩa vụ CBTT bất thường khi xảy ra sự kiện ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty niêm yết được quy định tại Điều 161 Luật Thị trường vốn và các dịch vụ tài chính và được cụ thể tại Quy chế CBTT của SGDCK Hàn Quốc. Theo Điều 7 Quy chế CBTT trên sàn giao dịch KOSPI (KOSPI Market Disclosure Regulation), các công ty niêm yết khi xảy ra các sự kiện ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh phải công bố ra thị trường ngay tức thì (CBTT trong ngày) hoặc một số trường hợp, công ty phải công bố trong vòng hai mươi bốn (24) giờ. Cụ thể: - Công ty phải CBTT tức thì (timely disclosures) khi xảy ra các sự kiện sau: + Các hợp đồng có giá trị từ 10% trở lên doanh số bán hàng (tỷ lệ đối với công ty có quy mô lớn là 5%); hoặc khi một phần hoặc tất cả dòng kinh doanh chính bị ngừng trệ hoặc khi giấy phép cho dòng kinh doanh chính bị thu hồi; + Từ 10% trở lên hoạt động sản xuất (tỷ lệ với công ty quy mô là 5%) bị gián đoạn hoặc khi hoạt động sản xuất bị gián đoạn ổn định trở lại; 28
  • 34. + Khi xảy ra tổn thất chiếm từ 5% tổng tài sản (đối với các công ty quy mô lớn tỷ lệ này là 2,5%). + Quyết định tăng hoặc giảm vốn cổ phần, quyết định mua lại cổ phiếu… - Các sự kiện phải được công ty niêm yết công bố trong vòng 1 ngày sau khi xảy ra gồm: + Khi ban giám đốc thông qua phương án đầu tư có giá trị từ 20% trở lên vốn cổ phần (tỷ lệ với công ty quy mô lớn là 10%) hoặc khi thông qua phương án đầu tư trực tiếp nước ngoài, khi có một hợp đồng sáp nhập hoặc chuyển nhượng tài sản cố định hoặc khi có yêu cầu bồi thường thiệt hại tương đương với 10% trở lên vốn cổ phần (tỷ lệ với các công ty quy mô lớn là 5%); + Khi có hợp đồng giao dịch hàng hoá phái sinh từ 2% trở lên tổng tài sản của năm tài chính kế trước (hoặc 1% trở lên đối với công ty lớn); + Có kế hoạch hoặc được chấp nhận niêm yết tại SGDCK nước ngoài… Tại Úc, theo Luật Doanh nghiệp 2001 và Quy chế niêm yết của SGDCK Australia, công ty đại chúng phải công bố ngay lập tức khi xảy ra một trong các sự kiện có ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động của công ty như sau: + Khi công ty có thay đổi trong dự báo về tình hình tài chính; + Một giao dịch mà khoản phải trả hoặc phải thu chiếm một tỷ lệ đáng kể trong giá trị tổng tài sản hợp nhất của công ty (thông thường tỷ lệ là 5%); + Đề nghị hoặc tuyên bố về cổ tức hoặc phân phối cổ tức; + Bản sao tài liệu có chứa những thông tin (không phải là thông tin mật) nhạy cảm với thị trường mà công ty phải nộp cho SGDCK nước ngoài hoặc cơ quan quản lý khác; + Gửi đi hoặc nhận được một thông báo có ý định thâu tóm… Một số quốc gia khác như Malaysia, Philippines… còn quy định nghĩa vụ CBTT cho các doanh nghiệp hoạt động trong một số nhóm ngành đặc thù như theo quy định tại phần 9.36 đến 9.38 phần M Quy chế CBTT của SGDCK Malaysia, các công ty niêm yết khai thác mỏ, trồng rừng còn phải thông báo cho SGDCK các số liệu sản xuất hàng tháng chậm nhất vào cuối tháng tiếp theo; còn 29
  • 35. các công ty xây dựng dự án cơ sở hạ tầng phải ngay lập tức thông báo cho SGDCK sự khác biệt trong thu nhập và dòng tiền có thể tác động tiêu cực đến thu nhập tiềm năng trong thời gian xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng, đồng thời phải công bố báo cáo tiến độ dự án cơ sở hạ tầng hàng quý chậm nhất 2 tháng sau khi kết thúc mỗi quý của năm tài chính.  Nhóm thông tin liên quan đến quản trị công ty: Theo các nguyên tắc quản trị công ty của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thì quản trị công ty được hiểu là mối quan hệ giữa Ban giám đốc, Hội đồng quản trị, các cổ đông và các bên có liên quan trong doanh nghiệp. Quản trị công ty được đặt trên cơ sở tách bạch giữa quyền quản lý và sở hữu doanh nghiệp, từ đó xác định quyền hạn, nghĩa vụ của các nhóm lợi ích, các thành viên khác nhau trong công ty (gồm cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị, ban điều hành, ban kiểm soát và các bên có liên quan với công ty như người lao động, bên đối tác…); đồng thời nó lập ra các quy tắc và quy trình ra quyết định trong công ty, ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực và giảm thiểu các xung đột lợi ích giữa các bên. Một công ty có mô hình quản trị tốt sẽ có hoạt động kinh doanh hiệu quả, giúp công ty có được niềm tin từ công chúng đầu tư, từ đó dễ dàng tiếp cận được các nguồn vốn. Tại các nước thành viên của OECD như Mỹ, các nước châu Âu, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản…, công ty đại chúng phải tuân thủ Bộ nguyên tắc quản trị công ty của OECD với các yêu cầu khắt khe như các tiêu chuẩn đối với thành viên Hội đồng quản trị, nghĩa vụ công khai thông tin… Thông thường, công ty đại chúng đều phải CBTT vấn đề quản trị công ty như công khai thông tin về các nhân sự quản lý; Thông tin về hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát; Thông tin về thay đổi cổ đông lớn và quyền biểu quyết của cổ đông; Thông tin về giao dịch giữa công ty đại chúng với các bên liên quan… cụ thể như sau: (i)Về thông tin liên quan đến nhân sự quản lý của công ty đại chúng: 30
  • 36. Các nhân sự quản lý (thành viên Ban giám đốc, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Kế toán trưởng) có vai trò quan trọng trong công ty, họ thay mặt cổ đông thực hiện các kế hoạch, giải pháp phát triển công ty. Vì thế, nhà đầu tư luôn quan tâm đến phẩm chất, năng lực cũng như hiệu quả làm việc, những đóng góp của họ đối với công ty. Do đó, nghĩa vụ công bố các thông tin về nhân sự quản lý đối với công ty đại chúng đều được pháp luật các nước quy định. - Thông tin về thay đổi nhân sự quản lý: Việc thay đổi các vị trí chủ chốt đều ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, do đó pháp luật các nước đều yêu cầu công ty đại chúng phải công bố ngay tức thì (CBTT trong ngày) trong trường hợp này như quy định tại điểm 14 mục 9.19 phần J Quy chế CBTT của SGDCK Bursa – Malaysia hoặc mục 4.3 phần IV Chính sách quốc gia 51-201 về tiêu chuẩn CBTT của Canada. - Thông tin về chính sách thù lao cho nhân sự quản lý: Tùy thuộc pháp luật từng quốc gia mà công ty đại chúng phải công bố lương thưởng cho toàn bộ đội ngũ lãnh đạo hoặc một số cán bộ quản lý được trả lương cao nhất. Theo pháp luật Nhật Bản có phân biệt 04 loại chức danh quản lý trong công ty gồm: (i) người điều hành, (ii) các giám đốc, (iii) kiểm toán viên và (iv) các giám đốc, kiểm toán viên bên ngoài, theo đó số lượng các chức danh có hưởng lương và tổng số lương của họ phải được công bố trong Báo cáo chứng khoán (Securities reports); nếu tổng cộng lương cho một chức danh từ 100 triệu Yên Nhật trở lên thì phải nêu cụ thể tên và chức danh của người đó. Còn tại Hoa Kỳ, công ty đại chúng phải CBTT về thù lao trong 3 năm đối với công ty quy mô nhỏ hoặc 5 năm đối với công ty quy mô lớn chi trả cho ban giám đốc điều hành. Thậm chí tại Hàn Quốc, việc thay đổi lương của các thành viên quản lý cũng phải được công bố một cách tức thì. Việc công ty đại chúng CBTT về chính sách thù lao cho nhân sự quản lý giúp nhà đầu tư có thể đánh giá chi phí và lợi ích của kế hoạch thù lao vào hiệu quả hoạt động của công ty và đang trở thành xu hướng chung trong chính sách CBTT nhiều TTCK trên thế giới. 31
  • 37. - Thông tin về giao dịch cổ phiếu của các nhân sự quản lý: Do lợi thế về tiếp cận thông tin mà nhân sự quản lý có được nên các hành vi mua, bán của họ đôi khi có ý nghĩa định hướng giao dịch của các nhà đầu tư khác trên thị trường. Chính vì vậy, pháp luật nhiều nước quy định các chức danh quản lý của CTĐC phải CBTT trước giao dịch mua, bán cổ phần công ty, đôi khi một số nước còn yêu cầu những người này chỉ được phép giao dịch khi có sự chấp thuận của cơ quan quản lý thị trường (như Ấn Độ). Quy định này nhằm giảm bớt tình trạng nhân sự quản lý sử dụng đặc quyền của họ để giao dịch chứng khoán nhằm thu lợi cho mình, đồng thời đảm bảo sự công bằng giữa các nhà đầu tư trên thị trường. Mặt khác, nó cũng tránh cho các nhân sự quản lý phải chịu các hình thức xử phạt nghiêm khắc khi giao dịch của họ bị coi là giao dịch nội gián (Insider Trading). (ii) Thông tin về hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát: Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan quản lý của công ty đại chúng, có vai trò quan trọng trong việc điều hành công ty. Hoạt động của HĐQT được thể hiện tập trung qua các cuộc họp. Một số quốc gia yêu cầu công ty đại chúng phải công bố ngay tức thì đối với quyết định của HĐQT (như yêu cầu của Canada) hoặc một số nước chỉ yêu cầu công ty đại chúng CBTT đối với một số quyết định quan trọng của HĐQT. Mặt khác, định kỳ (sáu tháng hoặc hàng năm), công ty đại chúng phải công khai các hoạt động của HĐQT, các tiểu ban giúp việc (số cuộc họp, nội dung, thành viên dự họp, không dự họp, kết quả cuộc họp, tỷ lệ biểu quyết) tại Báo cáo quản trị công ty. Ngoài ra, trong quản trị công ty cổ phần, Ban kiểm soát (BKS) cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của HĐQT, ban giám đốc cũng như trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập Báo cáo tài chính… Do đó, các CTĐC cũng phải công khai 32
  • 38. hoạt động của Ban kiểm soát (về các cuộc họp, nội dung họp, kết quả cuộc họp) cho nhà đầu tư. (iii) Thông tin liên quan đến cổ đông lớn và quyền biểu quyết của cổ đông: - Về thông tin liên quan đến cổ đông lớn: Theo thông lệ pháp luật các nước, cổ đông nắm giữ từ 5% trở lên cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng được coi là cổ đông lớn và các giao dịch của họ đều bắt buộc phải CBTT. Pháp luật chứng khoán các nước (Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…) đều quy định cổ đông lớn khi có sự thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phần qua các ngưỡng 1% phải báo cáo cho tổ chức phát hành cũng như cơ quan quản lý thị trường. Ngoài ra, nhiều quốc gia còn yêu cầu công ty đại chúng phải công bố tức thì khi có sự thay đổi cổ đông lớn như quy định tại phần 3 Quy chế niêm yết và CBTT của SGDCK Thái Lan; hoặc khi công ty có sự thay đổi cổ đông lớn nhất như quy định tại điểm i khoản 3 Điều 7 Quy chế CBTT tại thị trường KOSPI – Hàn Quốc. Tại Nhật Bản, ngoài việc phải CBTT khi có sự thay đổi cổ đông lớn, công ty đại chúng còn phải CBTT về sở hữu chéo (do phần lớn các công ty tại Nhật Bản sở hữu chéo cổ phiếu của nhau), cụ thể các công ty nắm giữ cổ phiếu với mục đích chiến lược phải công bố số lượng và mục đích nắm giữ cổ phiếu, còn đối với công ty nắm giữ đơn thuần chỉ để đầu tư thu lãi thì phải công bố số lượng cổ phiếu nắm giữ và cổ tức nhận được. - Về quyền biểu quyết của cổ đông: Quyền biểu quyết của cổ đông được tập trung tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) - nơi cổ đông tham gia với tư cách là chủ sở hữu công ty, quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty như thay đổi vốn điều lệ, các hợp đồng có giá trị lớn, quyết định hợp nhất, sáp nhập công ty… Do đó, công ty cổ phần nói chung và các công ty đại chúng nói riêng cần công khai thời gian, nội dung họp và gửi tài liệu họp cho cổ đông trong một khoảng thời gian nhất định trước khi tiến hành họp ĐHĐCĐ (theo nguyên tắc quản trị công ty của OECD, 33
  • 39. thời hạn này là 15 ngày), nhằm đảm bảo cho cổ đông có thời giam xem xét và đưa ra quyết định đúng đắn. Ngoài ra, ngay sau cuộc họp ĐHĐCĐ, công ty phải CBTT về quyết định của ĐHĐCĐ. (iv) Thông tin về giao dịch giữa các bên liên quan và công ty đại chúng: Nhà đầu tư luôn muốn biết liệu công ty có được điều hành vì lợi ích chung của doanh nghiệp hay không và để đạt được mục đích này, công ty nhất thiết phải công bố đầy đủ các giao dịch với “người có liên quan”, đồng thời phải xác định được các giao dịch này có được thực hiện theo pháp luật và dựa trên các nguyên tắc thị trường thông thường hay không. Theo thông lệ về quản trị công ty của OECD, CTĐC phải công bố tức thời các giao dịch giữa công ty và người có liên quan như giao dịch giữa công ty với các nhân sự chủ chốt, giữa các công ty trong cùng tập đoàn…  Thông tin về hệ thống giám sát và quản lý rủi ro của công ty đại chúng: Bên cạnh các thông tin về tài chính, quản trị công ty, công ty đại chúng còn phải CBTT các thông tin liên quan đến rủi ro và quản lý rủi ro. Công bố rủi ro hiệu quả nhất khi nó được thực hiện phù hợp với bản chất của mỗi ngành nghề kinh doanh cụ thể. Hiện nay, các thông tin như tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong toả hoặc được phép hoạt động trở lại; thông tin về tạm ngừng kinh doanh… đều yêu cầu CTĐC công bố ngay lập tức. Ngoài ra, các yếu tố rủi ro khác như rủi ro đối với ngành kinh doanh hoặc khu vực địa lý nơi công ty hoạt động, sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu hay rủi ro của thị trường tài chính (biến động lãi suất hoặc rủi ro tiền tệ), rủi ro liên quan đến chứng khoán phái sinh… cũng được nhiều quốc gia yêu cầu công ty đại chúng nêu rõ (thường yêu cầu nêu trong Báo cáo thường niên). Hiện nay, pháp luật nhiều nước đều quy định công ty đại chúng phải CBTT ngay lập tức khi xảy ra sự kiện: tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong toả hoặc được phép hoạt động trở lại; thông tin về tạm ngừng kinh doanh… vì những sự kiện này đem lại rủi ro rất lớn trong hoạt động của công ty. Ngoài ra, 34
  • 40. công ty đại chúng phải CBTT các yếu tố rủi ro khác trong Báo cáo thường niên như rủi ro đối với ngành kinh doanh hoặc khu vực địa lý nơi công ty hoạt động, sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu hay rủi ro của thị trường tài chính (biến động lãi suất hoặc rủi ro tiền tệ), rủi ro liên quan đến chứng khoán phái sinh... Tại TTCK các nước chưa phát triển như Việt Nam, Philippines…, đa số các công ty đều công bố yếu tố rủi ro nhưng lại không công bố chính sách quản lý rủi ro. Ngược lại, trên các TTCK phát triển như Mỹ, Úc… các doanh nghiệp thường chủ động đưa ra các rủi ro phải lường trước và trách nhiệm hạn chế hết mức các rủi ro, từ đó làm tăng niềm tin của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp và tăng tính thanh khoản đối với chứng khoán của công ty. Yêu cầu công ty CBTT về hệ thống giám sát và quản lý rủi ro đang được coi là một thông lệ tốt trong quản trị công ty đại chúng hiện nay. 1.2.3. Vai trò của pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin trên TTCK nói chung và hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng, thể hiện ở các khía cạnh sau:  Pháp luật điều chỉnh hoạt động CBTT của công ty đại chúng góp phần bảo vệ nhà đầu tư:  TTCK được xem là thị trường của thông tin và điều này được minh chứng trong sự phát triển của tất cả các thị trường. Trên TTCK, thông tin được công bố từ công ty đại chúng giúp nhà đầu tư đánh giá được tiềm năng phát triển, khả năng sinh lời để đưa ra quyết định đầu tư. Đây chính là cơ sở để hình thành giá chứng khoán. Việc quy định nghĩa vụ CBTT của công ty đại chúng càng đầy đủ thì TTCK càng minh bạch, rủi ro cho nhà đầu tư càng giảm và từ đó giúp cho TTCK phát triển bền vững hơn  Ngoài ra, luôn tồn tại tình trạng bất cân xứng thông tin (imformation asymmetry) trên TTCK do những cổ đông nhỏ thường không có lợi thế về thông tin như các cổ đông chiến lược hoặc người nội bộ, vì vậy họ thường chịu những 35
  • 41. thiệt hại xảy ra do không nắm bắt được thông tin chính xác, kịp thời. Do đó, việc CBTT phải đảm bảo tính chính xác, ngay cả khi điều đó gây bất lợi cho chính công ty; đồng thời công ty đại chúng phải tuân thủ nguyên tắc kịp thời trong CBTT. Quy định này nhằm tránh cho thị trường bị ảnh hưởng bởi tin đồn, làm sai lệch sự hình thành giá cổ phiếu, góp phần bảo vệ nhà đầu tư.  Pháp luật điều chỉnh hoạt động CBTT của công ty đại chúng góp phần hạn chế nguy cơ lạm quyền của người quản trị công ty: Bản chất của các công ty đại chúng luôn có sự mâu thuẫn về lợi ích giữa công ty với công chúng đầu tư, mà cụ thể là giữa các nhân sự quản lý với nhà đầu tư về mặt CBTT. Các công ty thường không muốn tiết lộ các thông tin về ban quản trị hoặc thông tin liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh. Ngược lại, nhà đầu tư lại muốn biết các thông tin này càng nhiều càng tốt. Việc thực hiện nghiêm ngặt chế độ báo cáo và CBTT có thể ngăn chặn những ảnh hưởng to lớn từ việc che giấu thông tin, các gian lận hay giao dịch nội gián, đồng thời đảm bảo quyền được tiếp cận thông tin như nhau đối với công chúng đầu tư. Yêu cầu các công ty đại chúng phải CBTT định kỳ và bất thường cũng giúp cho công ty hoạt động minh bạch hơn, tránh tình trạng trục lợi, lạm quyền từ các nhân sự chủ chốt bởi việc CBTT đòi hỏi phải trung thực, nhà đầu tư và cơ quan quản lý sẽ kiểm tra tính xác thực của thông tin. Ngoài ra, thông qua các thông tin được công bố, các cổ đông nắm bắt được tình hình của doanh nghiệp, từ đó có những quyết định phù hợp với sự phát triển của chính công ty.  Tạo điều kiện để cơ quan quản lý giám sát hoạt động của các công ty đại chúng có hiệu quả: Song song với sự phát triển của TTCK, cơ quan quản lý cần tập trung vào việc giám sát giao dịch chứng khoán, nâng cao tính minh bạch, công bằng của thị trường, phát hiện các giao dịch bất thường, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Một trong những căn cứ để UBCKNN giám sát hoạt động của các công ty đại chúng chính là thông qua công tác kiểm tra, đánh giá tính chính xác, kịp thời đối 36