SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
HOÀNG THỊ CẨM ANH
®Þa vÞ ph¸p lý cña nhµ ®Çu t- n-íc ngoµi
Trong lÜnh vùc chøng kho¸n theo ph¸p luËt viÖt nam
vµ ph¸p luËt n-íc ngoµi
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
HOÀNG THỊ CẨM ANH
®Þa vÞ ph¸p lý cña nhµ ®Çu t- n-íc ngoµi
Trong lÜnh vùc chøng kho¸n theo ph¸p luËt viÖt nam
vµ ph¸p luËt n-íc ngoµi
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60 38 01 08
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN BÍNH
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các
môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định
của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
HOÀNG THỊ CẨM ANH
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ....................8
1.1. Khái niệm, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài.........................................8
1.1.1. Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài .................................................................8
1.1.2. Vai trò của nhà đầu tư nước ngoài ..............................................................11
1.2. Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài ..............................................12
1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc xác định ..............................................................12
1.2.2. Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán...........17
Chương 2: PHÁP LUẬT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN.....................19
2.1. Theo Pháp luật Việt Nam .........................................................................19
2.1.1. Các quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh địa vị pháp lý của
nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam ..................19
2.1.2. Các chính sách và bảo đảm đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài trên
thị trường chứng khoán ...............................................................................22
2.1.3. Quy chế pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng
khoán Việt Nam ..........................................................................................28
2.2. Theo Pháp luật nước ngoài.......................................................................63
2.2.1. Vấn đề đầu tư nước ngoài của các quốc gia trên thế giới ...........................63
2.2.2. Địa vị pháp lý của Nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
theo Pháp luật một số nước .........................................................................67
Chương 3: THỰC TIỄN VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM .......................85
3.1. Thực tiễn về vấn đề địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài
trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam...............................................85
3.2. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề địa vị
pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
tại Việt Nam ...............................................................................................96
3.2.1. Các giải pháp thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường
chứng khoán Việt Nam................................................................................99
3.2.2. Các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề
địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán ....101
KẾT LUẬN............................................................................................................109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................111
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
HOSE Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
NĐTNN Nhà đầu tư nước ngoài
SGDCK Sở giao dịch chứng khoán
TTCK Thị trường chứng khoán
TTLKCK Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam
UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước
DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ
Số hiệu
bảng/biểu đồ
Tên bảng/biểu đồ Trang
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá khả năng tiếp cận thị
trường của Việt Nam 86
Bảng 3.2: Cổ phiếu có tỷ lệ sở hữu nước ngoài khoảng 49% tính đến
ngày 6/1/2014 92
Bảng 3.3: Cổ phiếu có tỷ lệ sở hữu nước ngoài khoảng 30-49% tính đến
ngày 6/1/2014 93
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ về tình hình cấp mã số giao dịch cho NĐTNN 86
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán thế giới đã trải
qua nhiều thời kỳ thăng trầm. Đến nay, thị trường chứng khoán của các quốc gia
đang phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, theo đó số lượng lên đến
hơn 160 sở giao dịch, chất lượng hoạt động của thị trường ngày càng đáp ứng cho
số đông những nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Có thể thấy, thị trường chứng khoán là bộ phận cấu thành không thể thiếu
của nền kinh tế, đó là bức tranh phản ánh sâu sắc và rõ ràng sự phát triển nền kinh
tế của quốc gia. Trong việc đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến
sự phát triển của thị trường chứng khoán thì yếu tố đầu tiên phải kể đến là môi
trường pháp lý, thứ hai là hàng hoá trên thị trường và thứ ba là tình hình chính trị,
sự hiểu biết của công chúng về thị trường chứng khoán. Bởi vậy, thị trường chứng
khoán không thể vận hành và phát triển mạnh nếu không có một khuôn khổ pháp lý
cần thiết cho tổ chức và hoạt động của thị trường.
Tại thị trường chứng khoán của mỗi quốc gia đều có sự tham gia của một
chủ thể quan trọng có tác động rõ rệt đến thị trường – đó là Nhà đầu tư nước ngoài.
Các quốc gia trên thế giới đều có những chính sách ưu đãi và khuôn khổ pháp lý để
bảo vệ quyền lợi của nhóm chủ thể này nhằm thu hút vốn đầu tư.
Dựa trên kinh nghiệm quốc tế, tại Việt Nam, gần đây vấn đề mở rộng đầu tư
của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán đang ngày được chú trọng
và trở thành một trong những vấn đề tâm điểm được công chúng chào đón. Theo
ông Vũ Bằng – chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Việt Nam đang thể hiện
quyết tâm nâng hạng TTCK từ thị trường cận biên hiện nay lên mức thị trường mới
nổi sẽ tăng sức hấp dẫn với các nhà đầu tư quốc tế. Đặc biệt, Chính phủ vừa ban
hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán có hiệu
2
lực vào ngày 01/9/2015, trong đó có nội dung quan trọng là tăng tỷ lệ sở hữu của
NĐTNN lên đến 100%.
Đây là một tín hiệu rất đáng mừng vì việc tăng độ mở của TTCK thông qua
việc tăng tỷ lệ sở hữu của NĐTNN là biện pháp tăng cường các hoạt động đầu tư
nước ngoài vào TTCK Việt Nam, cũng như là động lực quan trọng để đẩy nhanh lộ
trình nâng hạng thị trường.
Tuy nhiên, để quy định về tăng tỷ lệ sở hữu của NĐTNN (nới room) nói
riêng và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam nói chung được thực
hiện trên thực tế, Việt Nam cần sớm hoàn thiện quy định pháp luật về địa vị pháp lý
của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán. Đồng thời, xây dựng cơ chế
thu hút NĐTNN phù hợp với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế thông qua chính
sách tài chính ưu đãi và đơn giản hóa thủ tục đầu tư.
Thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ, mới mẻ, chính bởi lẽ đó,
Pháp luật về chứng khoán của nước ta còn một số tồn tại nhất định cần sớm hoàn
thiện để phù hợp với sự vận động và phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng
và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung. Bởi vậy, chúng ta cần sàng lọc để loại bỏ
những nhược điểm, phát huy những ưu điểm trên cơ sở kinh nghiệm của các quốc
gia trên thế giới. Hiện nay, quy định về địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài
trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại ảnh hưởng đến việc
thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán. Bởi vậy, cần thiết
phải có một/một số nghiên cứu có tính hệ thống về địa vị pháp lý của nhà đầu tư
nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam và so sánh với một số nước
điển hình trên thế giới, từ đó vận dụng những kinh nghiệm quốc tế vào thị trường
chứng khoán Việt Nam để bảo đảm quyền và lợi ích cho nhà đầu tư, mở rộng sự
tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, thu hút vốn cho thị trường.
Do đó, học viên quyết định chọn đề tài: “Địa vị pháp lý của nhà đầu tư
nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán theo pháp luật Việt Nam và pháp luật
nước ngoài” làm luận văn Thạc sỹ luật học.
Khi chủ trương tăng tỷ lệ sở hữu của khối ngoại đã được pháp điển hóa như
3
hiện nay, vấn đề cấp bách đặt ra là cần phải xây dựng hành lang pháp lý để (i) triển
khai thực hiện trên thực tế; (ii) bảo đảm quyền lợi của NĐTNN nhằm thu hút vốn
đầu tư nước ngoài và (iii) quy định rõ nghĩa vụ pháp lý khi NĐTNN tham gia vào
TTCK Việt Nam để phòng ngừa thâu tóm, rút vốn ồ ạt hoặc các hệ quả khác ảnh
hưởng đến thị trường. Vì vậy, theo ý kiến chủ quan của tác giả luận văn, vấn đề địa
vị pháp lý của NĐTNN trong lĩnh vực chứng khoán vẫn tiếp tục là vấn đề được các
cơ quan có thẩm quyền cũng như thị trường dành nhiều sự quan tâm.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là dựa trên cơ sở lý luận để nghiên cứu các quy
định của pháp luật hiện hành và thực tiễn về vấn đề địa vị pháp lý của NĐTNN
trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam và một số nước trên thế giới. Từ đó, phân
tích những kinh nghiệm quốc tế để vận dụng vào thị trường chứng khoán Việt Nam,
đưa ra những đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật của Việt Nam về địa vị pháp lý
NĐTNN trong lĩnh vực chứng khoán.
Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước
ngoài trong lĩnh vực chứng khoán tại một số nước trong phạm vi nghiên cứu như
Việt Nam, Brazil, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc.
- Phân tích những hạn chế, thiếu sót của các chính sách, quy định pháp luật
Việt Nam về địa vị pháp lý NĐTNN trong lĩnh vực chứng khoán trên cơ sở kinh
nghiệm quốc tế và thực tiễn áp dụng của Việt Nam.
- Đề xuất phương án nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề địa
vị pháp lý NĐTNN trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam.
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán là vấn
đề khá mới mẻ trong pháp luật Việt Nam. Hiện nay, vấn đề này đang được quy định
rải rác trong một số văn bản pháp luật như Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư và một
số văn bản dưới luật.
4
Đến nay, chỉ có một số ít công trình nghiên cứu khoa học pháp lý đề cập đến
vấn đề này như:
- Hoàng Văn Thứ (2009), Địa vị pháp lý của nhà đầu tư trên thị trường
chứng khoán Việt Nam, luận văn thạc sỹ luật học. Nghd: PGS.TS Phạm Duy Nghĩa.
- Lê Anh Tuấn (2010), Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh
vực chứng khoán, kinh nghiệm quốc tế và hướng hoàn thiện, luận văn thạc sỹ luật
học. Nghd: TS. Lê Văn Bính.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Báo cáo nghiên cứu về pháp luật đầu tư
của một số nước, báo cáo nghiên cứu.
- Và một số công trình nghiên cứu về Nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực
chứng khoán của các tác giả công tác trong lĩnh vực chứng khoán hoặc học tập,
công tác trong các trường về kinh tế, tài chính. Tuy nhiên, những công trình nghiên
cứu này đề cập sâu về khía cạnh tài chính, chứng khoán chứ không đi sâu vào khía
cạnh pháp lý.
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu nêu trên đều đề cập đến vấn đề đầu tư
nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, luận văn thạc sỹ của tác giả Hoàng
Văn Thứ có phạm vi nghiên cứu bao phủ toàn bộ chủ thể “nhà đầu tư”, tức là gồm
cả nhà đầu tư trong và ngoài nước trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn
thạc sỹ của tác giả Lê Anh Tuấn nghiên cứu về riêng đối tượng “nhà đầu tư nước
ngoài”, nhưng thị trường nghiên cứu chỉ gói gọn trong thị trường chứng khoán Việt
Nam, chỉ có một phần rất nhỏ về chính sách thu hút đầu tư của thị trường chứng
khoán Ấn Độ. Còn Báo cáo nghiên cứu về pháp luật đầu tư của một số nước của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư có phân tích về pháp luật đầu tư của các nước Trung Quốc,
Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines nhưng trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp
chứ không nghiên cứu trong lĩnh vực chứng khoán.
Chính bởi lẽ đó, luận văn có mục tiêu đi sâu nghiên cứu về địa vị pháp lý của
“nhà đầu tư nước ngoài” trong lĩnh vực chứng khoán tại “thị trường chứng khoán
Việt Nam và thị trường chứng khoán của một số nước trên thế giới như Brazil,
Philippines, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc nhằm so sánh, đánh giá, cụ thể hóa các
5
kinh nghiệm của thị trường chứng khoán nước ngoài để vận dụng linh hoạt vào thị
trường chứng khoán Việt Nam.
Hiện nay, theo tìm hiểu của học viên, chưa có công trình nghiên cứu nào hệ
thống hóa các quy định pháp luật và thực tiễn về địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước
ngoài trên thị trường chứng khoán của các nước Brazil, Philippines, Thái Lan,
Malaysia, Hàn Quốc. Do đó, luận văn sẽ nghiên cứu về thị trường chứng khoán của
các nước nêu trên để người đọc thấy được tính đa dạng cũng như những kinh
nghiệm quốc tế mà Việt Nam cần học hỏi, đồng thời đóng góp những nghiên cứu,
tìm hiểu mới mẻ, cập nhật của mình cho bạn đọc. Luận văn cũng phân tích chi tiết
các yếu tố mà luận văn thạc sỹ của tác giả Hoàng Văn Thứ và Lê Anh Tuấn chưa đề
cập hoặc chưa đề cập cụ thể.
Bên cạnh đó, gần đây vấn đề đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường
chứng khoán Việt Nam là vấn đề được quan tâm sát sao, được nhà đầu tư mong đợi
và ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán. Một số văn bản pháp luật điều chỉnh
vấn đề này vừa được ban hành như: Nghị định 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Chứng khoán, có hiệu lực kể từ ngày 1/9/2015, Nghị định này đã bổ sung
Điều 2a quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam;
Thông tư số 123/2015/TT-BTC ngày 19/8/2015 hướng dẫn hoạt động đầu tư nước
ngoài trên TTCK Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 1/10/2015.
Ngoài ra, các cơ quan có thẩm quyền cũng đang trong quá trình lấy ý kiến
của các chủ thể liên quan để chính thức ban hành các văn bản pháp luật sửa đổi, bổ
sung, thay thế những quy định về Địa vị pháp lý của Nhà đầu tư nước ngoài trong
lĩnh vực chứng khoán.
Bởi vậy, từ quy định pháp luật cho đến thực tiễn, đều đã có các điểm mới rất
cập nhật hứa hẹn những điểm sáng cho thị trường mà từ thời điểm năm 2009, 2010
khi luận văn thạc sỹ của tác giả Hoàng Văn Thứ và Lê Anh Tuấn ra đời, chưa có một
công trình nghiên cứu nào cập nhật. Luận văn sẽ cập nhật một cách đầy đủ, rõ ràng
nhất những điểm mới đó để người đọc có cái nhìn khái quát cũng như sâu sắc hơn.
6
Luận văn sẽ phân tích các quy định pháp luật của một số nước, có thể vận
dụng kết quả nghiên cứu vào thị trường Việt Nam mà các công trình tương tự chưa
đề cập đến. Đồng thời, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt
Nam để phù hợp với các cam kết của Việt Nam về vấn đề này khi gia nhập WTO,
cũng như phù hợp với thị trường chứng khoán thế giới. Luận văn có giá trị tham
khảo trong việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến địa vị pháp lý
của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Cơ sở lý luận, các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam liên quan đến
địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán, thực tiễn
tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Những nội dung chính về địa vị pháp lý của
nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán của một số nước trên thế giới
như Brazil, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc.
Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện tiếp cận hạn chế, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu chuyên sâu
về thị trường chứng khoán Việt Nam và thị trường chứng khoán nước ngoài, giới
hạn trong năm nước điển hình là Brazil, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Hàn
Quốc, tiếp cận trên phương diện pháp lý.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, học viên sử dụng phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trên nền tảng phương pháp luận đó, học
viên áp dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp hệ thống, tổng hợp, thống
kê, phân tích, so sánh. Học viên đã tổng hợp, phân tích các quy định pháp luật hiện
hành và thông qua các ví dụ cụ thể liên quan đến nội dung nghiên cứu. Bên cạnh đó,
so sánh, đối chiếu các quy định pháp luật với thực tiễn liên quan đến quyền và nghĩa
vụ của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán để chỉ ra những điểm hạn
chế, không phù hợp trong các quy định pháp luật hiện hành. Từ đó có những kiến
nghị, đề xuất nhằm tiếp tục bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư
nước ngoài cũng như thu hút đầu tư cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
7
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn bao gồm ba chương như sau:
Chương 1. Tổng quan về địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị
trường chứng khoán.
Chương 2. Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng
khoán theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
Chương 3. Thực trạng và các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam về địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực
chứng khoán.
8
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA
NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1. Khái niệm, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài
1.1.1. Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cá nhân nước ngoài và tổ chức nước ngoài.
Thứ nhất, về cá nhân nước ngoài. Cá nhân nước ngoài, theo pháp luật của đa số
các nước trên thế giới, là những cá nhân không có quốc tịch của nước sở tại [12, tr.119].
Pháp luật Việt Nam hiện hành cũng xác định người nước ngoài theo cách
trên. Cụ thể, tại khoản 5, điều 3, Luật Quốc tịch 2008 quy định “Người nước ngoài
cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú
hoặc tạm trú ở Việt Nam” [17]. Khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:
“Cá nhân nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam’’ [18].
Thứ hai, về tổ chức nước ngoài. Tổ chức nước ngoài, theo quan niệm của các
nước trên thế giới, là tổ chức được thành lập theo những quy định của pháp luật
nước này nhưng hoạt động tại nước khác nhằm những mục đích đã được xác định
trước [12, tr.137].
Theo pháp luật Việt Nam, khoản 26 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 quy định,
tổ chức nước ngoài là tổ chức thành lập ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài.
Theo quy định tại Điều 84 Bộ luật dân sự 2005, một tổ chức được công nhận
là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ
chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Thông thường một tổ chức được công nhận có tư cách pháp nhân ở nước nó
được thành lập thì cũng được công nhận có tư cách pháp nhân ở các nước khác. Đối
với Việt Nam, pháp nhân nước ngoài là tổ chức hưởng tư cách pháp nhân theo quy
định của pháp luật nước ngoài và được công nhận là có quốc tịch nước ngoài.
Việc xác định quốc tịch của pháp nhân tạo cơ sở xác định nội dung quy chế
9
pháp lý của pháp nhân, góp phần kiểm soát các hoạt động của pháp nhân, bảo vệ an
ninh, chủ quyền và lợi ích kinh tế xã hội của nhà nước nơi pháp nhân đặt trụ sở
hoặc hoạt động. Vấn đề xác định quốc tịch của pháp nhân đặc biệt có ý nghĩa quan
trọng trong giai đoạn hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay. Pháp luật các quốc gia có
quy định khác nhau về vấn đề xác định quốc tịch của pháp nhân.
Pháp luật của Pháp, Đức và của nhiều nước khác, pháp nhân đặt trung tâm
quản lý ở nước nào thì mang quốc tịch nước đó, không phân biệt nơi đăng ký thành
lập hay tiến hành hoạt động của pháp nhân. Pháp luật của Anh, Mỹ xác định quốc
tịch của pháp nhân theo nơi đăng ký điều lệ của pháp nhân khi thành lập. Ở Nga và
các nước Đông Âu, áp dụng cả hai nguyên tắc quốc tịch pháp nhân tuỳ thuộc vào
nơi thành lập pháp nhân và nơi đặt trụ sở chính của pháp nhân [22].
Pháp luật Việt Nam không có quy định nguyên tắc xác định quốc tịch của
pháp nhân. Tuy nhiên, Điều 765 Bộ luật dân sự 2005 đã quy định năng lực pháp
luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi
pháp nhân đó được thành lập. Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực
hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
được xác định theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Khoản 20 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định Quốc tịch của doanh
nghiệp là quốc tịch của nước và vùng lãnh thổ nơi doanh nghiệp thành lập, đăng ký
kinh doanh. Tuy nhiên quy định này chỉ bao gồm các doanh nghiệp mà không phải
tất cả các pháp nhân. Song điều khoản này đã không còn được quy định trong Luật
doanh nghiệp 2014.
Như vậy, pháp luật Việt Nam đã thừa nhận nguyên tắc xác định quốc tịch
của pháp nhân tuỳ thuộc vào nước, nơi pháp nhân được thành lập. Các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam là pháp nhân mang
quốc tịch Việt Nam. Những pháp nhân không mang quốc tịch Việt Nam đều được
coi là pháp nhân nước ngoài.
Về khái niệm nhà đầu tư nước ngoài, hiện nay Luật đầu tư 2014 đã phân biệt
rõ khái niệm nhà đầu tư nước ngoài với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để
10
giải quyết những nhầm lẫn, tranh cãi, mâu thuẫn về định nghĩa nhà đầu tư nước
ngoài của Luật đầu tư 2005 và các văn bản dưới luật khác. Theo đó, Nhà đầu tư
nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật
nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Còn tổ chức kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành
viên hoặc cổ đông.
Bên cạnh cách phân loại này, theo tư cách chủ thể, nhà đầu tư nước ngoài có
thể được phân loại thành nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư cá nhân. Nhà đầu tư tổ
chức có số lượng ít hơn nhưng do tiềm lực tài chính, kinh nghiệm quản lý, vị thế
kinh doanh nên họ là lực lượng có vị thế và đóng góp nhiều hơn cho Việt Nam.
Theo thông lệ phổ biến trên thế giới thì nhà đầu tư nước ngoài thành lập
doanh nghiệp theo pháp luật nước sở tại thì coi là nhà đầu tư trong nước, đương
nhiên họ có nghĩa vụ và quyền lợi như doanh nghiệp trong nước, đồng thời được
khuyến khích đầu tư với tỷ lệ cổ phần không hạn chế vào doanh nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp kinh doanh thuộc lĩnh vực hạn chế thì có thể hạn
chế tỷ lệ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài. Quy định như vậy giúp khuyến khích
đầu tư nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực tài chính chứng khoán, nhằm thành lập các
công ty quản lý quỹ, ngân hàng đầu tư, quỹ đầu tư để thúc đẩy thị trường chứng
khoán phát triển. Bên cạnh đó, để bơm vốn nhiều hơn cho nền kinh tế, đồng thời
khuyến khích thu hút dòng vốn đầu tư dài hạn để làm cho thị trường vốn phát triển
ổn định, thể hiện chủ trương thúc đẩy đầu tư ở khía cạnh không phân biệt đối xử
giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài;
Khi Luật đầu tư 2014 chưa ra đời, theo điểm b khoản 1 Điều 2 Quyết định
88/2009/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư
nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam quy định tổ chức thành lập và hoạt
động ở Việt Nam có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49% là nhà đầu
tư nước ngoài. Điều này là bất hợp lý, không phù hợp với thông lệ thế giới cũng
như cản trở việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp Việt
Nam bởi doanh nghiệp sinh ra tại Việt Nam mà bị coi là doanh nghiệp nước ngoài
11
là không hợp lý. Họ phải chịu rất nhiều nghĩa vụ và thủ tục hành chính như doanh
nghiệp trong nước nhưng quyền lợi lại không được như doanh nghiệp trong nước.
Luật chứng khoán 2006 không có quy định cụ thể về khái niệm nhà đầu tư
nước ngoài, nhưng tại Điều 2 lại quy định về đối tượng áp dụng của Luật là tổ chức,
cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư chứng khoán và
hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Như vậy, từ các quy định nêu trên, có thể hiểu nhà đầu tư nước ngoài trên thị
trường chứng khoán Việt Nam là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành
lập theo pháp luật nước ngoài tham gia đầu tư chứng khoán và hoạt động trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.
1.1.2. Vai trò của nhà đầu tư nước ngoài
Ngày nay, vai trò của các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên quan
trọng, họ là lực lượng tổ chức phân công lao động trên phạm vi thế giới, là lực
lượng phát huy có hiệu quả lợi thế so sánh của các quốc gia, thúc đẩy dòng vốn vận
động trên toàn cầu và đóng góp quan trọng cho sự phát triển của một số quốc gia.
Đối với quốc gia đang rất cần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài như Việt
Nam thì vai trò của nhà đầu tư nước ngoài càng trở lên quan trọng.
Từ năm 2005 trở về trước, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài không nổi bật
trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Điều này có thể giải thích do hoạt động
chưa đạt mức độ tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán, cũng như giai đoạn
nằm ngang kéo dài quá lâu của chỉ số chứng khoán đã khiến cho không chỉ nhà đầu
tư trong nước mà cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng không đánh giá cao về tiềm
năng hồi phục và phát triển của giá cả cổ phiếu.
Từ năm 2006 trở đi, nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia khá tích cực vào thị
trường. Năm 2006 là một năm bản lề đối với nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ riêng trong
năm này, đã có 3,050 cá nhân và 239 tổ chức nước ngoài được cấp mã giao dịch,
giá trị cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ đạt khoảng 4 tỷ USD, chiếm
16.4% mức vốn hóa của toàn thị trường. Tính đến tháng 30/04/2013, nhà đầu tư
nước ngoài vẫn là những nhà đầu tư mạnh nhất trên thị trường niêm yết, với những
12
quỹ đầu tư VinaCapital, Indochina Capital, Dragon Capital, IDG Vietnam, PXP
Vietnam, City Group, HSBC, JP Morgan, Deutsch AG,… các quỹ này được đánh
giá là hoạt động thành công trên thị trường Việt Nam [11].
Có thể thấy, khối ngoại có động thái đặc biệt và khác biệt với nhà đầu tư
trong nước, trong đa số trường hợp biến động về giá cổ phiếu, dường như nhà đầu
tư nước ngoài luôn giữ một tư thế độc lập và tách rời hẳn tâm lý đám đông của các
nhà đầu tư Việt Nam. Vì vậy, có những lúc nhà đầu tư Việt Nam đổ xô ra bán thì
nhà đầu tư nước ngoài lại mua vào.
Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài không chỉ có vai trò đem lại nguồn vốn đầu
tư nước ngoài cho quốc gia, thúc đẩy dòng vốn vận động trên toàn cầu mà những
quyết định đầu tư của họ còn mang tính chất tham khảo, học hỏi cho nhà đầu tư
trong nước. Đặc biệt là như thực tế hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài vẫn là những
nhà đầu tư mạnh nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chủ yếu là các nhà
đầu tư tổ chức chuyên nghiệp.
Bên cạnh những tác động tích cực thì đầu tư nước ngoài, nhất là đầu tư gián
tiếp có thể tạo ra bong bong tài chính ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ và tỷ giá hối
đoái của các quốc gia.
1.2. Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài
1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc xác định
1.2.1.1. Khái niệm
Địa vị pháp lý của người nước ngoài là những quyền cụ thể mà người nước
ngoài được hưởng và những nghĩa vụ mà họ phải gánh vác khi cư trú ở nước sở tại
cũng như các cơ chế pháp luật của nước sở tại bảo đảm cho người nước ngoài thực
thi các quyền và nghĩa vụ nói trên.
Chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài được xác định bởi pháp luật nước
sở tại và các quy phạm điều ước quốc tế, tập quán quốc tế. Người nước ngoài sống
trên lãnh thổ của nước khác cùng một lúc chịu sự ràng buộc của hai chế độ pháp lý:
chế độ pháp lý theo nước mà họ là công dân và chế độ pháp lý của nước sở tại nơi
người đó cư trú [12, tr.122].
13
Pháp luật của mỗi quốc gia quy định địa vị pháp lý của người nước ngoài
phù hợp với nguyên tắc chung của luật quốc tế và các điều ước quốc tế mà nước
đó tham gia.
Khi đề cập đến vấn đề địa vị pháp lý của người nước ngoài, trước hết phải
tìm hiểu việc giải quyết xung đột pháp luật về năng lực pháp luật và năng lực hành
vi của người nước ngoài.
Với cá nhân, năng lực pháp luật của cá nhân là khả năng của người đó được
hưởng các quyền và gánh vác các nghĩa vụ mà theo pháp luật quy định. Năng lực
hành vi của cá nhân là khả năng của chính người đó bằng hành vi của mình thực
hiện các quyền và gánh vác các nghĩa vụ theo pháp luật quy định. Thông thường
các quốc gia quy định năng lực pháp luật của người nước ngoài ngang hoặc tương
đương công dân nước sở tại. Đại đa số các quốc gia xác định năng lực hành vi theo
nguyên tắc luật quốc tịch. Một số nước như Anh, Mỹ xác định năng lực hành vi
theo nguyên tắc luật nơi cư trú.
Bộ luật dân sự 2005 quy định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là
người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc
tịch. Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân
Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác (Điều 761). Còn
năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp
luật của nước mà người đó là công dân, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy
định khác. Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch
dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác
định theo pháp luật Việt Nam (Điều 762).
Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) 2015 quy định, năng lực pháp luật dân sự
của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. Năng
lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó
có quốc tịch. Trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự
tại Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài đó được xác định theo
pháp luật Việt Nam. Viê ̣c xác đi ̣nh cá nhân bi ̣mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự ta ̣i Viê ̣t Nam theo pháp luật Việt Nam.
14
Với pháp nhân, khi hoạt động với tư cách là pháp nhân nước ngoài ở một
nước nào đó, năng lực pháp luật của pháp nhân tại nước sở tại tuỳ thuộc vào quy
định ở nước sở tại.
Như vậy, bên cạnh các quy định pháp luật để đảm bảo quyền lợi của công
dân, từng quốc gia đều phải đối diện với nghĩa vụ quốc tế là tạo cơ sở và điều kiện
để người nước ngoài được hưởng chế độ pháp lý phù hợp với sự tồn tại hợp pháp
của họ trên lãnh thổ quốc gia đó. Một đặc thù quan trọng liên quan đến địa vị pháp
lý của người nước ngoài trên lãnh thổ nước sở tại là người nước ngoài không chỉ
chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở tại mà còn chịu sự điều chỉnh của pháp
luật của nước người đó là công dân và luật quốc tế. Vì vậy, một quốc gia không thể
đơn phương áp dụng các quy định đối với người nước ngoài nếu các quy định đó
không phù hợp với các thỏa thuận quốc tế và ảnh hưởng đến lợi ích của các quốc
gia khác [26, tr.119].
Bộ luật dân sự 2005 quy định năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước
ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập.
Trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt
Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được xác định theo pháp luật Việt
Nam (Điều 765).
Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) 2015 quy định quốc tịch của pháp nhân
được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập. Năng lực pháp luật
dân sự của pháp nhân; tên gọi của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp
nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp
nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác
định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc ti ̣ch . Trường hợp pháp nhân
nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam, năng lực pháp luật dân
sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.
Như vậy, khi xác định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, pháp nhân;
năng lực hành vi dân sự của cá nhân người nước ngoài, pháp luật Việt Nam quy
định dựa trên sự kết hợp hệ thuộc Luật quốc tịch, Luật nơi cư trú và Luật nơi thực
hiện hành vi.
15
1.2.1.2. Nguyên tắc xác định
Theo quy định của pháp luật và phụ thuộc vào mức độ quan hệ giữa các quốc
gia và tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực cụ thể, các quy định về địa vị pháp lý của người
nước ngoài (thể nhân và pháp nhân) có thể được xây dựng trên nguyên tắc hay các
chế độ pháp lý sau:
Một là, chế độ đãi ngộ quốc gia, là chế độ cho phép người nước ngoài có quyền
và nghĩa vụ tương ứng như công dân nước sở tại trong các quan hệ xã hội nhất định.
Nội dung cơ bản của chế độ đãi ngộ quốc gia là người nước ngoài được
hưởng các quyền dân sự và lao động, cũng như thực hiện các quyền và nghĩa vụ
khác tương đương hoặc bằng với những quyền và nghĩa vụ mà công dân nước sở tại
đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai. Ví dụ: trong giao kết hợp đồng.
Tuy nhiên, người nước ngoài được hưởng quyền và nghĩa vụ như công dân
nước sở tại không phải ở tất cả mọi mặt, người nước ngoài bị hạn chế ở một số
quyền nhất định. Ví dụ: quyền bầu cử, quyền ứng cử, đề cử, quyền hành nghề, học
tập trong lĩnh vực an ninh quốc phòng…
Hai là, chế độ tối huệ quốc. Nội dung cơ bản của chế độ tối huệ quốc là
người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài được hưởng một chế độ mà nước sở tại
dành cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài của bất kỳ nước thứ ba nào
đang hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai.
Đây là một chế độ pháp lý có tầm quan trọng đặc biệt trong lĩnh vực quan hệ
kinh tế, thương mại và hàng hải. Chế độ tối huệ quốc dành riêng cho công dân và
pháp nhân nước này hay nước kia cần phải được quy định rõ ràng và cụ thể trong các
Hiệp định quốc tế (thường trong các Hiệp định thương mại và hàng hải; Hiệp định về
thuế quan và mậu dịch; Hiệp định về thị trường chung hay thị trường tự do…)
Theo chế độ tối huệ quốc thì người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài
được hưởng đầy đủ và hoàn toàn các quyền hợp pháp mà một quốc gia đã dành
cho và sẽ dành cho bất kỳ một nhóm người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài
nào đang sinh sống hay hoạt động trên lãnh thổ của quốc gia đó. Đây chính là sự
thể hiện rõ nhất của thuật ngữ “tối huệ quốc” được hiểu trong khoa học pháp lý
16
quốc tế. Như vậy chế độ tối huệ quốc đưa lại các điều kiện cũng như các tiêu
chuẩn pháp lý như nhau (theo nghĩa bình đẳng, bình quyền) cho người nước ngoài
và pháp nhân nước ngoài của các quốc gia đã ký kết với nhau hiệp định mà trong
đó có quy định chế độ này.
Tiêu chí của chế độ tối huệ quốc được ghi nhận là trong các hiệp định song
phương, đa phương là dành cho các công dân và pháp nhân của các nước ký kết các
điều kiện và cơ hội ngang nhau trong thương mại, hàng hải và trong các quan hệ
kinh tế khác, đồng thời xoá bỏ mọi sự kỳ thị, phân biệt với các lý do khác nhau
trong hoạt động thương mại quốc tế. Ngoài ra, còn củng cố và thúc đẩy sự hợp tác
kinh tế thương mại và các quan hệ toàn diện khác giữa các quốc gia trên thế giới, cơ
sở tôn trọng chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi.
Ba là, chế độ đãi ngộ đặc biệt. Thực chất của chế độ này thể hiện ở chỗ
người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài được hưởng chế độ ưu tiên, ưu đãi đặc
biệt hoặc các quyền mà nước sở tại dành cho họ, thậm chí công dân nước sở tại
cũng không được hưởng. Các ưu tiên, ưu đãi hoặc các đặc quyền này thường được
quy định trong luật pháp của các quốc gia cũng như trong các điều ước quốc tế.
Bốn là, chế độ có đi có lại và chế độ báo phục quốc. Nội dung của chế độ có
đi có lại là nước này sẽ dành một số quyền, nghĩa vụ pháp lý nhất định, một số ưu
đãi và các điều kiện thuận lợi nhất định cho công dân của một nước kia ở nước này
trên cơ sở những điều kiện thực tế cụ thể phát sinh trong quan hệ giữa hai nước hữu
quan và công dân nước này cũng được hưởng sự đối xử tương tự tại nước kia.
Trong quan hệ quốc tế, quy chế này được hiện diện dưới các hoạt động được gọi là
có đi có lại thực chất và có đi có lại hình thức, được hiểu đồng nghĩa với quy chế
cùng có lợi trong quan hệ quốc tế.
Chế độ báo phục quốc được áp dụng trên cơ sở của chế độ có đi có lại và
cùng xuất phát từ tinh thần “có đi có lại” nên vấn đề “báo phục” được đặt ra trong
quan hệ giữa các quốc gia. Báo phục được hiểu là các biện pháp trả đũa. Nếu một
quốc gia nào đó đơn phương sử dụng những biện pháp hoặc có hành vi gây thiệt hại
hoặc tổn hại cho các quốc gia khác hay công dân, pháp nhân của quốc gia khác thì
17
chính quốc gia bị tổn hại đó hoặc công dân, pháp nhân của nó được phép sử dụng
những biện pháp trả đũa như hạn chế hoặc có các hành động tương ứng đối phó
hoặc đáp lại các hành vi của quốc gia đầu tiên đơn phương gây ra các thiệt hại đó.
Tổng hợp các hành vi đối phó đáp lại được gọi là các biện pháp báo phục và hoàn
toàn hợp pháp trên cơ sở có đi có lại. Thực tiễn Tư pháp quốc tế coi các quy định
này như nguyên tắc tập quán trong quan hệ giữa các quốc gia. Mục đích của các
biện pháp báo phục là nhằm khôi phục lại trật tự pháp luật đã bị vi phạm và giống
như biện pháp bảo đảm thực thi pháp luật [12, tr.122-124]; [26, tr.120-121].
1.2.2. Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán
Bên cạnh việc được hưởng các quyền lợi và lợi ích được ghi nhận theo các chế
độ pháp lý nêu trên thì người nước ngoài phải có nghĩa vụ tôn trọng và tuân thủ pháp
luật nước sở tại, thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật nước sở tại.
Trong trường hợp vi phạm pháp luật nước sở tại, họ sẽ bị xử lý theo quy định của
nước này hoặc theo điều ước quốc tế mà nước sở tại tham gia. Trong thời gian sinh
sống ở nước sở tại, người nước ngoài phải tuân thủ pháp luật nước này nhưng họ vẫn
không mất đi mối liên hệ pháp lý với nước mà họ mang quốc tịch. Xuất phát từ cơ sở
pháp lý của mối quan hệ này, các quốc gia có quyền bảo hộ ngoại giao đối với công
dân của mình sống ở nước ngoài, đồng thời công dân có quyền yêu cầu cơ quan đại
diện ngoại giao – lãnh sự của nước mình thực hiện bảo hộ ngoại giao đối với họ trong
trường hợp họ bị xâm phạm đến quyền lợi và lợi ích ở nước ngoài [26, tr.119].
Nhà đầu tư nước ngoài là người nước ngoài nên địa vị pháp lý của họ là địa
vị pháp lý của người nước ngoài. Tuy nhiên, họ là nhà đầu tư nên địa vị pháp lý của
họ còn có những quy định riêng về địa vị pháp lý của nhà đầu tư.
Trước đây, khi Luật đầu tư nước ngoài còn có hiệu lực pháp luật, quy chế
pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài được xây dựng trên cơ sở chế độ tối huệ quốc và
chế độ đãi ngộ đặc biệt.
Hiện nay, đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, pháp luật Việt
Nam quy định địa vị pháp lý của họ dựa trên chế độ tối huệ quốc. Các nhà đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam đến từ các quốc gia khác nhau đều bình đẳng với nhau.
18
Trên cơ sở những vấn đề lý luận về nhà đầu tư nước ngoài, địa vị pháp lý của
nhà đầu tư nước ngoài như phân tích nêu trên, có thể định nghĩa về địa vị pháp lý
của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam như sau:
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt
Nam là tổng hợp tất cả các yếu tố như quyền năng chủ thể của tổ chức, cá nhân
nước ngoài; quyền và nghĩa vụ pháp lý, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân nước
ngoài; các chính sách và cơ chế pháp luật bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp
lý cũng như lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân nước ngoài khi họ tham gia đầu
tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phạm vi đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam bao gồm:
Một là, mua bán cổ phiếu, trái phiếu khi các doanh nghiệp chào bán chứng
khoán ra công chúng.
Hai là, mua bán chứng khoán khi các doanh nghiệp chào bán chứng khoán
riêng lẻ.
Ba là, mua bán chứng khoán đã phát hành của các công ty đã niêm yết tại
HOSE, HNX.
Bốn là, mua bán chứng khoán đã phát hành trên thị trường OTC.
19
Chương 2
PHÁP LUẬT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN
2.1. Theo Pháp luật Việt Nam
2.1.1. Các quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh địa vị pháp lý của
nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Thứ nhất là Luật đầu tư 2014 được Quốc hội khóa 13 thông qua ngày
26/11/2014 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015. Luật này quy định về hoạt động
đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra
nước ngoài, áp dụng đối với nhà đầu tư và tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động
đầu tư kinh doanh.
Luật đầu tư 2014 không còn phân biệt giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp
như Luật đầu tư 2005, thay vào đó là khái niệm “đầu tư kinh doanh”. Theo đó, đầu tư
kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông
qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ
chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.
Luật đầu tư 2014 đã quy định thống nhất khái niệm nhà đầu tư nước ngoài
mà trước đó, khi Luật đầu tư 2014 chưa ra đời, khái niệm này còn chưa thống nhất
và gây nhiều tranh cãi. Theo đó, Luật đầu tư 2014 quy định nhà đầu tư nước ngoài
là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài
thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Đồng thời, Luật đầu tư 2014 phân định rõ khái niệm nhà đầu tư nước ngoài
với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Bên cạnh đó, Luật đầu tư 2014 còn bổ sung quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà
đầu tư nước ngoài trong các tổ chức kinh tế (Luật đầu tư 2005 không có nội dung
này) tại khoản 3 Điều 22. Theo đó, Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ
không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ trường hợp (i) tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư
20
nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng
khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
(ii) tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ
phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của
pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước; (iii) trường hợp
không thuộc những quy định trên thì tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thực
hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên.
Luật đầu tư 2014 còn quy định về bảo đảm đầu tư; ưu đãi và hỗ trợ đầu tư;
hoạt động đầu tư; hình thức và điều kiện góp vốn, mua cổ phần vào tổ chức kinh tế
của nhà đầu tư nước ngoài; thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần...
Thứ hai là Luật chứng khoán 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật chứng khoán năm 2010. Hai văn bản này quy định tập trung về chứng khoán
và thị trường chứng khoán gồm hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng,
niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị
trường chứng khoán.
Thứ ba là Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán. Nghị định này quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật chứng khoán về chào bán chứng khoán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu
tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Thứ tư là Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán. Nghị
định này bổ sung một số quy định như Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường
chứng khoán Việt Nam; một số điều khoản về chào bán chứng khoán riêng lẻ, chào
bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết chứng khoán… Theo quy định tại khoản
2 Điều 2 của Nghị định 60/2015/NĐ-CP thì Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg ngày
21
15 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư
nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam bị bãi bỏ.
Thứ năm là Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về
chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần và Nghị định
189/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2011/NĐ-CP.
Nghị định này quy định về chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không
cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn
của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi
mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh
tranh của nền kinh tế. Nghị định quy định về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
nhưng có những quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua cổ phần của
các doanh nghiệp này.
Thứ sáu là Quyết định số 88/2009/QĐ -TTg ngày 18 tháng 6 năm 2009 của
Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu
tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. Văn bản này quy định về việc góp
vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, khi Luật đầu tư 2014 và Nghị định 60/2015/NĐ-CP ra đời, thì khái niệm
về “nhà đầu tư nước ngoài” cũng như quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước
ngoài trong Quyết định 88/2009/QĐ-TTg không còn được áp dụng. Quyết định này
cần sớm được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Thứ bảy là Thông tư số 123/2015/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường
chứng khoán Việt Nam. Thông tư này quy định các nội dung liên quan đến địa vị
pháp lý, hướng dẫn hoạt động giao dịch, đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư nước
ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngoài các văn bản trên còn có một số văn bản khác liên quan đến việc xác
định địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán như:
Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 03/1/2014 của Chính phủ quy định về nhà đầu
tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam; Thông tư 52/2012/TT-
BTC hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam...
22
Như vậy đặc điểm nguồn điều chỉnh địa vị pháp lý nhà đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam tồn tại ở nhiều văn bản khác nhau nhưng không có văn bản nào quy định
tập trung. Mỗi văn bản chỉ chứa đựng một số quy định liên quan đến địa vị pháp lý
của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán. Do đó việc tìm hiểu và áp
dụng pháp luật sẽ rất khó khăn, phức tạp.
2.1.2. Các chính sách và bảo đảm đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài
trên thị trường chứng khoán
2.1.2.1. Chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK
Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và khuyến khích hoạt động đầu tư của
nhà đầu tư nước ngoài. Đầu tư thông qua thị trường chứng khoán có ý nghĩa quan
trọng trong việc thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển kinh
tế đất nước. Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật để thu hút vốn đầu tư
nước ngoài, tạo mọi điều kiện thuận lợi và ưu đãi đối với hoạt động đầu tư nói
chung và đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán nói riêng,
tạo sân chơi bình đẳng giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
Cụ thể, Điều 5 Luật đầu tư 2014 quy định về chính sách về đầu tư kinh doanh.
Theo đó, nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các
ngành, nghề mà pháp luật không cấm; được tự chủ quyết định hoạt động đầu tư kinh
doanh theo quy định của pháp luật; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ
hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó,
Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các
quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư; đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có
chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động
đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế; tôn trọng và thực hiện các
điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư kinh doanh mà Việt Nam là thành viên.
Điều 5 Luật chứng khoán 2006 quy định về chính sách phát triển thị
trường chứng khoán. Theo đó, Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều
kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân
dân tham gia đầu tư và hoạt động trên thị trường chứng khoán nhằm huy động các
23
nguồn vốn trung hạn và dài hạn cho đầu tư phát triển. Nhà nước có chính sách quản
lý, giám sát bảo đảm thị trường chứng khoán hoạt động công bằng, công khai, minh
bạch, an toàn và hiệu quả. Đồng thời, Nhà nước có chính sách đầu tư hiện đại
hoá cơ sở hạ tầng cho hoạt động của thị trường chứng khoán, phát triển nguồn nhân
lực cho ngành chứng khoán, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị
trường chứng khoán.
Như vậy, dù đầu tư ở lĩnh vực, ngành nghề, địa điểm nào, các nhà đầu tư nói
chung và nhà đầu tư nước ngoài nói riêng cũng được Nhà nước Cộng hoà Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam tạo các điều kiện thuận lợi và khuyến khích đầu tư. Nhà nước
Việt Nam luôn nhất quán thực hiện các cam kết đối với hoạt động đầu tư, coi kinh
tế có yếu tố nước ngoài là một bộ phận của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,
là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân.
Đối với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, nhà nước có chính sách
khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư tham gia thị trường như quy
định thủ tục tham gia thị trường đơn giản; đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà
nước và tạo nhiều hàng hoá trên thị trường chứng khoán; nhanh chóng hoàn thiện
cơ chế, chính sách pháp luật về thị trường chứng khoán; miễn giảm thuế; tăng
cường giám sát, xử lý vi phạm để bảo vệ nhà đầu tư... Trong những năm qua, thị
trường chứng khoán Việt Nam đã vận hành tích cực là kênh huy động vốn, đầu tư
có hiệu quả cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
2.1.2.2. Bảo đảm đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK
Để thể hiện sự minh bạch, nhất quán trong chính sách đầu tư cũng như để
nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn đầu tư kinh doanh, Nhà nước quy định tại Luật đầu tư
các bảo đảm đầu tư áp dụng cho nhà đầu tư trong nước cũng như nhà đầu tư nước
ngoài, bao gồm cả đầu tư trên thị trường chứng khoán như sau:
Một là, bảo đảm về vốn và tài sản.
Vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa,
không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an
24
ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu
tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng
dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc thanh toán hoặc bồi
thường phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và không phân biệt đối xử
giữa các nhà đầu tư. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, việc thanh toán hoặc bồi
thường tài sản được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi và được quyền
chuyển ra nước ngoài.
Có thể nói đây là bảo đảm quan trọng nhất đối với hoạt động đầu tư vì về bản
chất đầu tư là bỏ vốn để thu lợi nhuận. Bảo đảm thể hiện việc tôn trọng quyền sở
hữu tài sản của cá nhân, tổ chức nói chung, nhà đầu tư nói riêng và thể hiện sự bình
đẳng, chính sách nhất quán khuyến khích đầu tư của Nhà nước Việt Nam.
Hai là, bảo đảm chuyển vốn, tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài.
Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo
quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài
sản như vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư; thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh
doanh; tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.
Việc chuyển ra nước ngoài các tài sản trên được thực hiện bằng đồng tiền tự
do chuyển đổi theo tỷ giá giao dịch tại ngân hàng thương mại do nhà đầu tư lựa chọn.
Thủ tục chuyển ra nước ngoài các khoản tiền liên quan đến hoạt động đầu tư
theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài, đây là bảo đảm quan trọng vì hoạt động đầu tư
là nhằm mục đích thu hồi vốn. Vấn đề đặt ra là thủ tục thực hiện có nhanh chóng, dễ
dàng hay không. Bởi vì, liên quan đến vấn đề thoái vốn của nhà đầu tư nước ngoài
trên thị trường chứng khoán có thể ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của nhà nước.
Ba là, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động đầu tư; bảo đảm lợi
ích hợp pháp của nhà đầu tư trong việc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam theo
quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên
quan. Ngày nay, quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được quan tâm
25
đặc biệt vì nền kinh tế thế giới bây giờ là nền kinh tế tri thức, nền tảng là các sáng
tạo trên các lĩnh vực.
Bốn là, mở cửa thị trường, đầu tư liên quan đến thương mại.
Để phù hợp với các quy định trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Nhà nước bảo đảm thực hiện đối với nhà đầu tư
nước ngoài về mở cửa thị trường và đầu tư liên quan đến thương mại như (i) mở
cửa thị trường đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết; (ii) không bắt buộc nhà đầu
tư phải thực hiện các yêu cầu như ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong
nước hoặc phải mua hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhất
định trong nước; đạt được một mức độ nhất định hoặc giá trị nhất định trong hoạt
động nghiên cứu và phát triển ở trong nước; cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa
điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài; đặt trụ sở chính tại một địa điểm cụ thể.
Trong các cam kết quốc tế như cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO và gia
nhập các điều ước quốc tế khác, Việt Nam luôn cam kết việc mở cửa thị trường đầu
tư và thương mại. Về nguyên tắc, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường theo lộ trình đã
cam kết. Trong lĩnh vực chứng khoán, theo lộ trình đã cam kết thì đến 01/01/2012,
Việt Nam sẽ dỡ bỏ quy định khống chế mức vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào
Công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư chứng khoán, cho phép Công ty chứng khoán
nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam. Ngay từ khi gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), bên nước ngoài được phép liên doanh với đối tác
Việt Nam để thành lập tổ chức cung cấp dịch vụ chứng khoán với tỷ lệ góp vốn tối
đa không quá 49%. Sau 5 năm, từ tháng 1/2012, cam kết WTO của Việt Nam về
lĩnh vực dịch vụ chứng khoán yêu cầu cho phép bên nước ngoài thành lập doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài để cung cấp dịch vụ chứng khoán.
Để triển khai cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, Nghị định số
58/2012/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Chứng khoán và Luật Chứng
khoán sửa đổi, bổ sung đã chốt hai mô hình tham gia của nhà đầu tư nước ngoài là:
được mua cổ phần, góp vốn để sở hữu 49% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh
chứng khoán (Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ) trong nước hoặc mua,
26
thành lập mới tổ chức kinh doanh chứng khoán sở hữu 100% vốn nước ngoài.
Trong đó, đối với các Công ty chứng khoán đang niêm yết, nhà đầu tư nước ngoài
chỉ được phép mua cổ phần hoặc góp vốn để sở hữu tối đa 49%, còn đối với Công
ty chứng khoán chưa niêm yết, nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phần để sở
hữu 100% vốn.
Ngày 26/6/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP, theo đó Việt Nam đã chính thức
thực hiện cam kết khi gia nhập WTO sau thời gian dài chuẩn bị, khi không hạn chế tỷ
lệ đầu tư của NĐTNN trong các công ty đại chúng (Trừ trường hợp công ty đại chúng
hoạt động trong ngành nghề đầu tư kinh doanh có quy định về tỷ lệ sở hữu nước
ngoài hoặc công ty đại chúng hoạt động trong ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều
kiện). Nghị định 60/2015/NĐ-CP cũng quy định NĐTNN được đầu tư không hạn chế
vào chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán, cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán, cổ
phiếu không có quyền biểu quyết của công ty đại chúng, chứng khoán phái sinh,
chứng chỉ lưu ký; các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo
hiểm đáp ứng các quy định tại Khoản 10 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP thì được
mua để sở hữu đến 100% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán; được
thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán 100% vốn nước ngoài.
Năm là, áp dụng giá, phí, lệ phí thống nhất. Trong quá trình hoạt động đầu tư
tại Việt Nam, nhà đầu tư được áp dụng thống nhất giá, phí, lệ phí đối với hàng hóa,
dịch vụ do Nhà nước kiểm soát. Bảo đảm này giúp nhà đầu tư nước ngoài yên tâm
đầu tư trong thời gian dài do sự thống nhất, ổn định của giá, phí, lệ phí, tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
Sáu là, bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật.
Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư
cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng
ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi
còn lại. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư
thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp
27
tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn
lại. Quy định này không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản
pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã
hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường. Trong trường hợp này, nhà đầu tư
được xem xét giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây: (i) Khấu trừ thiệt
hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế; (ii) Điều chỉnh mục tiêu hoạt
động của dự án đầu tư; (iii) Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.
Đối với thực tế tại Việt Nam, việc văn bản pháp luật thay đổi theo thời gian
là điều thường xuyên xảy ra, các văn bản pháp luật mới cũng như các văn bản sửa
đổi, bổ sung được ban hành với số lượng lớn mỗi năm. Nhà đầu tư nước ngoài luôn
phải cập nhật các quy định mới, có những quy định mới mang lại lợi ích, sự thông
thoáng trong môi trường đầu tư nhưng cũng có những quy định hạn chế hoặc mang
lại những bất lợi nhất định cho nhà đầu tư. Do đó, bảo đảm đầu tư trong trường hợp
thay đổi pháp luật là cam kết quan trọng để nhà đầu tư nước ngoài yên tâm thực
hiện hoạt động đầu tư, thúc đẩy sự phát triển của đầu tư nước ngoài.
Bảy là, bảo đảm quyền được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp.
Khi đầu tư kinh doanh, khó tránh khỏi việc xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp, do
đó cần có cơ chế bảo vệ nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư nước ngoài nói riêng
khi xảy ra tranh chấp.
Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài cũng được pháp luật Việt Nam bảo vệ, cụ
thể, tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam được giải quyết thông
qua thương lượng, hoà giải, Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định của pháp luật.
Tranh chấp mà một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài hoặc tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau được giải
quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức như Toà án Việt Nam; Trọng tài
Việt Nam; Trọng tài nước ngoài; Trọng tài quốc tế; Trọng tài do các bên tranh chấp
thoả thuận thành lập.
Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan quản lý nhà nước Việt
Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông
28
qua Trọng tài hoặc Toà án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp
đồng được ký giữa đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư nước
ngoài hoặc trong điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên.
Theo cơ chế này, nhà đầu tư nước ngoài được tạo các điều kiện thuận lợi
nhất trong việc giải quyết tranh chấp như có thể yêu cầu Toà án Việt Nam, trọng tài
Việt Nam hoặc trọng tài nước ngoài, trọng tài quốc tế giải quyết.
Tóm lại, đây là những bảo đảm đầu tư chung cho các hoạt động đầu tư, trong
đó có hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Những biện pháp bảo đảm đầu tư này góp phần tạo nên một môi trường đầu tư ổn
định, thuận lợi, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư
vào thị trường Việt Nam một cách hiệu quả.
2.1.3. Quy chế pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng
khoán Việt Nam
2.1.3.1. Tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng
khoán Việt Nam
Tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài tại nước sở tại là một trong những
quy định quy định quan trọng thể hiện quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài
khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Đồng thời, quy định này cũng thể hiện rõ
chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán của
mỗi quốc gia.
Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, các quy định về tỷ lệ
tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán ngày càng hoàn
thiện theo hướng nâng cao tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài để phù hợp với
sự phát triển của thị trường chứng khoán thế giới.
Thông lệ phổ biến trên thế giới là không hạn chế tỷ lệ cổ phần của nhà đầu tư
nước ngoài trong hầu hết các lĩnh vực và ngành nghề, trừ một số ngành nghề đặc
biệt quan trọng như sản xuất vũ khí, báo chí, ngân hàng … Việc không hạn chế tỷ lệ
sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài sẽ mang lại ba lợi ích cơ bản là: (i) thay đổi
29
phương thức quản trị doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp dễ dàng huy
động được nguồn vốn và tăng tính thanh khoản của cổ phiếu; (ii) kích thích dòng
vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời kích thích mạnh mẽ dòng vốn đầu tư trong nước;
(iii) cơ cấu cổ đông sẽ thay đổi cơ bản theo hướng tỷ trọng cổ phần của nhà đầu tư
tổ chức chiếm đa số, điều đó sẽ tạo thuận lợi trong công tác quản trị doanh nghiệp
và huy động vốn.
Với nhiều quốc gia có chính sách không hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư
nước ngoài thì việc mua cổ phiếu không có quyền biểu quyết từ nhà đầu tư nước
ngoài hay nhà đầu tư trong nước sẽ không chỉ có ý nghĩa trong việc huy động vốn
mà còn rất có ý nghĩa trong quản trị doanh nghiệp. Một số quốc gia có hạn chế sự
tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh có điều kiện thì việc
cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào cổ phiếu không có quyền biểu quyết sẽ
hết sức có ý nghĩa ở khía cạnh vừa làm tăng tính thanh khoản cổ phiếu và tăng khả
năng huy động vốn cho doanh nghiệp từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Ở nước ta, cho đến 26/6/2015, chưa có quy định nào cho phép nhà đầu tư
nước ngoài mua cổ phiếu không có quyền biểu quyết. Nghị định số 60/2015/NĐ-CP
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật chứng khoán ban hành ngày 26/6/2015 và có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2015 đã
chính thức cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế vào cổ phiếu
không có quyền biểu quyết của công ty đại chúng. Đây là một bước tiến mới của thị
trường chứng khoán Việt Nam, mang lại điểm sáng cho thị trường, hứa hẹn thu hút
vốn đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán.
Pháp luật Việt Nam đã có nhiều văn bản quy định về tỷ lệ tham gia của nhà
đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán, cụ thể như sau:
Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh
nghiệp Việt Nam đã quy định doanh nghiệp Việt Nam nhận vốn góp, bán cổ phần cho
các Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hoá,
30
công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, liên hiệp hợp tác xã,
hợp tác xã hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề do Thủ tướng Chính phủ
quyết định hoặc uỷ quyền Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố ở từng thời kỳ.
Mức góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài ở doanh nghiệp Việt Nam
tối đa bằng 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp Việt Nam (Điều 3 và Điều 4).
Tại Điều 1,2 và 3 của Quyết định 146/2003/QĐ-TTg ngày 17/7/2003 của
Thủ tướng chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng
khoán Việt Nam, thì tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán Việt Nam được nắm giữ tối đa 30% tổng số cổ phiếu niêm yết của tổ
chức phát hành. Tỷ lệ góp vốn của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài
trong Công ty chứng khoán liên doanh hoặc Công ty quản lý quỹ liên doanh tối đa
là 49% vốn điều lệ. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được nắm giữ không giới hạn tỷ
lệ trái phiếu lưu hành trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam
(thay thế quyết định số 146/2003/QĐ-TTg) đã quy định rằng tổ chức, cá nhân nước
ngoài mua, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ (i)
tối đa 49% tổng số cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch của một tổ chức niêm yết,
đăng ký giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán. Đối với tổ chức niêm yết,
đăng ký giao dịch là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển sang hoạt động
theo hình thức công ty cổ phần theo Nghị định số 38/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 4
năm 2003 thì tổng số cổ phiếu niêm yết là số cổ phiếu phát hành ra công chúng theo
phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; (ii) tối đa 49% tổng số chứng chỉ quỹ
đầu tư niêm yết, đăng ký giao dịch của một quỹ đầu tư chứng khoán; (iii) không giới
hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu lưu hành của tổ chức phát hành (Điều 1).
Bên cạnh đó, Điều 2 của Quyết định nói trên quy định về việc tổ chức kinh
doanh chứng khoán nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần, góp vốn liên doanh
thành lập Công ty chứng khoán hoặc Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tối
đa là 49% vốn điều lệ.
31
Văn bản này đã được thay thế bởi Quyết định số 88/2009/QĐ -TTg ngày
18/6/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành quy chế góp vốn, mua cổ
phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các Doanh nghiệp Việt Nam và Quyết định
số 55/2009/QĐ –TTg ngày 15/4/2009 của Thủ tướng chính phủ về tỷ lệ tham gia
của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cụ thể:
Theo Quyết định số 88/2009/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ thì mức
góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các công ty đại
chúng theo tỷ lệ quy định của pháp luật về chứng khoán và các văn bản hướng dẫn
liên quan. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt
Nam hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề thuộc pháp luật chuyên ngành theo tỷ lệ
quy định của pháp luật chuyên ngành đó. Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu
tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh thương mại dịch vụ
tuân theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Đối với doanh nghiệp Việt Nam hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực, bao
gồm cả một số ngành nghề, lĩnh vực có quy định khác nhau về tỷ lệ tham gia của
nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần không
quá mức của ngành nghề, lĩnh vực có quy định tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước
ngoài thấp nhất. Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở
hữu, nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần theo tỷ lệ tại phương án được cấp
có thẩm quyền phê duyệt. Các trường hợp còn lại, nhà đầu tư nước ngoài được góp
vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam với mức không hạn chế.
Còn theo Quyết định 55/2009/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ thì nhà
đầu tư nước ngoài mua, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam
được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu của công ty cổ phần đại chúng. Trường
hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì áp dụng theo quy định của pháp
luật chuyên ngành. Trường hợp tỷ lệ sở hữu bên nước ngoài được phân loại theo
danh mục các ngành nghề cụ thể thì áp dụng theo danh mục phân loại.
Nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ tối đa 49% tổng số chứng chỉ quỹ đầu
tư của một quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng, 49% vốn điều lệ của một công ty
32
đầu tư chứng khoán đại chúng. Đối với trái phiếu, tổ chức phát hành có thể quy định
giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu lưu hành của tổ chức phát hành.
Ngoài ra, chỉ có tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được góp vốn
mua cổ phần thành lập công ty chứng khoán. Tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước
ngoài tối đa là 49% vốn điều lệ của công ty chứng khoán. Chỉ có tổ chức kinh
doanh chứng khoán nước ngoài có nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, tổ
chức kinh doanh bảo hiểm nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần thành lập công
ty quản lý quỹ. Tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài tối đa là 49% vốn điều
lệ của công ty quản lý quỹ.
Bên cạnh đó, đối với các tổ chức tín dụng, Nghị định 01/2014/NĐ-CP ngày
03/1/2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam
quy định tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Điều 7 như sau: Tỷ lệ
sở hữu cổ phần của một cá nhân nước ngoài không được vượt quá 5% vốn điều lệ
của một tổ chức tín dụng Việt Nam; tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức nước ngoài
không được vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam; tỷ lệ sở
hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20%
vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam; tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu
tư nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngoài đó không được vượt
quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam. Tổng mức sở hữu cổ phần
của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng
thương mại Việt Nam. Trong trường hợp đặc biệt để thực hiện cơ cấu lại tổ chức tín
dụng yếu kém, gặp khó khăn, bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, Thủ tướng
Chính phủ quyết định tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức nước ngoài, một nhà đầu
tư chiến lược nước ngoài, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại
một tổ chức tín dụng cổ phần yếu kém được cơ cấu lại vượt quá giới hạn quy định
nêu trên đối với từng trường hợp cụ thể.
Đối với các công ty kinh doanh thương mại dịch vụ thì tỷ lệ sở hữu tuân theo
điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Việt Nam đã gia nhập WTO, trong
biểu cam kết dịch vụ có quy định cụ thể về lộ trình mở cửa thị trường trong lĩnh vực
này. Nhìn chung theo biểu cam kết hiện tại mức mở cửa thị trường tối thiểu là 49%.
33
Quy định về tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia thị trường
chứng khoán thể hiện nhà đầu tư nước ngoài chỉ được mua, bán trong tỷ lệ quy định đó.
Trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến 2014, các cơ quan có thẩm quyền
đã soạn thảo Dự thảo các văn bản pháp luật về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước
ngoài vào thị trường Việt Nam theo hướng nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước
ngoài để đáp ứng các cam kết quốc tế như cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO và
gia nhập các điều ước quốc tế khác cũng như để thu hút đầu tư nước ngoài vào thị
trường chứng khoán Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn ngày 28/11/2014, Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán nhà
nước – ông Vũ Bằng cho biết UBCNKNN phải điều chỉnh kế hoạch nâng sở hữu
của NĐTNN ở một số ngành từ 49% lên 60%. Theo ông, đề xuất mới sẽ được trình
lên Chính phủ vào tháng 10/2015. Ông Attila Vajd, Giám đốc điều hành Project
Asia Research & Consulting Pte, nhận định đây là một điều khá thất vọng vì thị
trường đang tăng điểm trước kỳ vọng việc nới room sẽ diễn ra trong năm nay. Theo
ông Vajda, sớm nhất phải đến năm 2016, đề xuất sửa đổi mới nhận được phê chuẩn
cuối cùng. Được biết, chính dự đoán về việc nới room khối ngoại đã đẩy chỉ số VN-
Index tăng 22% trong năm 2013 và tiếp tục tăng 12% trong năm 2014 [13].
Theo Quyết định 55/2009/QĐ-TTg, tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong
các doanh nghiệp niêm yết cố định 49%, trong khi Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật
Đầu tư 2014 quy định một công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi sở hữu trên 51%
vốn điều lệ của công ty đại chúng. Điều 1.2 của dự thảo quy định thay thế Quyết
định 55/2009/QĐ-TTg cũng quy định công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi các nhà
đầu tư này nắm giữ 51% của công ty đại chúng.
Tuy nhiên, đáng mừng là sớm hơn so với nội dung trả lời phỏng vấn nêu trên
của Chủ tịch UBCKNN, ngày 26/6/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định
60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP, theo
đó việc tăng tỷ lệ sở hữu của NĐTNN đã chính thức được quy định tại Điều 2a.
Cụ thể, nới room sẽ tiến hành theo ba nhóm ngành: thứ nhất là nhóm hạn chế
tỷ lệ sở hữu nước ngoài thực hiện theo các quy định chuyên ngành (ví dụ như nhóm
34
ngân hàng). Đối với công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài mà chưa có quy định cụ
thể về sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là 49%; thứ hai là
nhóm doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa thực hiện room theo phương án được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt (ví dụ như trường hợp của MobiFone, Vietnam
Airlines, Vinalines...); và thứ ba là nhóm các công ty đại chúng không thuộc các
trường hợp quy định tại hai nhóm trên, thì room là không hạn chế, trừ trường hợp
Điều lệ công ty có quy định khác.
Riêng với công ty chứng khoán, Nghị định 60/2015/NĐ-CP cho phép nhà đầu
tư nước ngoài được thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp không hạn chế vào công ty
chứng khoán theo nguyên tắc: Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đáp ứng điều kiện
quy định được mua để sở hữu đến 100% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng
khoán; được thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán 100% vốn nước ngoài.
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức không đáp ứng quy định hoặc là cá
nhân thì chỉ được sở hữu dưới 51% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Như vậy room đã mở ngay cho các công ty chứng khoán kể từ ngày Nghị
định có hiệu lực.
Nghị định 60/2015/NĐ-CP còn quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty
đại chúng trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy
định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì thực hiện theo điều ước quốc tế. Trường hợp
công ty đại chúng hoạt động đa ngành, nghề, có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu
nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá mức thấp nhất trong các
ngành, nghề (mà công ty đó hoạt động) có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, trừ
trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác;
Bên cạnh đó, NĐTNN được đầu tư không hạn chế vào trái phiếu Chính phủ,
trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu
doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán, cổ phiếu của công ty đầu tư
chứng khoán, cổ phiếu không có quyền biểu quyết của công ty đại chúng, chứng
khoán phái sinh, chứng chỉ lưu ký, trừ trường hợp điều lệ của tổ chức phát hành có
quy định khác.
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán

More Related Content

What's hot

Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềTổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềThanh Trúc Lưu Hoàng
 
Luận văn: Pháp luật về sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài v...
Luận văn: Pháp luật về sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài v...Luận văn: Pháp luật về sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài v...
Luận văn: Pháp luật về sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài v...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài tập an sinh xã hội
Bài tập an sinh xã hộiBài tập an sinh xã hội
Bài tập an sinh xã hộihajz_zjah
 
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)nataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAYLuận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
 
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOTĐề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOTLuận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOTLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềTổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
 
Luận văn: Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay, HAY
Luận văn: Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay, HAYLuận văn: Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay, HAY
Luận văn: Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài v...
Luận văn: Pháp luật về sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài v...Luận văn: Pháp luật về sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài v...
Luận văn: Pháp luật về sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài v...
 
Bài tập an sinh xã hội
Bài tập an sinh xã hộiBài tập an sinh xã hội
Bài tập an sinh xã hội
 
Nguyên tắc bình đẳng của đương sự trong tố tụng dân sự
Nguyên tắc bình đẳng của đương sự trong tố tụng dân sựNguyên tắc bình đẳng của đương sự trong tố tụng dân sự
Nguyên tắc bình đẳng của đương sự trong tố tụng dân sự
 
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt NamLuận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
 
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
 
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAYLuận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOTLuận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
 
Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự nước ngoài
Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự nước ngoàiThẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự nước ngoài
Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự nước ngoài
 
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOTLuận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
 
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAY
Luận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAYLuận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAY
Luận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAY
 
Luận văn: Chuyển đổi hình thức công ty theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Chuyển đổi hình thức công ty theo pháp luật Việt NamLuận văn: Chuyển đổi hình thức công ty theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Chuyển đổi hình thức công ty theo pháp luật Việt Nam
 
Địa vị pháp lý của cá nhân trong quan hệ tố tụng dân sự, HAY
Địa vị pháp lý của cá nhân trong quan hệ tố tụng dân sự, HAYĐịa vị pháp lý của cá nhân trong quan hệ tố tụng dân sự, HAY
Địa vị pháp lý của cá nhân trong quan hệ tố tụng dân sự, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai, HOT
Luận văn: Pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai, HOTLuận văn: Pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai, HOT
Luận văn: Pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai, HOT
 

Similar to Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán

Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty...
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty...Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty...
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận văn: Giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào Nhật Bản của các doan...
Luận văn: Giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào Nhật Bản của các doan...Luận văn: Giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào Nhật Bản của các doan...
Luận văn: Giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào Nhật Bản của các doan...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Bao ve nha dau tu.pdf
Bao ve nha dau tu.pdfBao ve nha dau tu.pdf
Bao ve nha dau tu.pdfssusera2ed44
 
Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Vi...
Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Vi...Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Vi...
Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Vi...nataliej4
 
Phương hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tiến tới mặt bằng pháp lý...
Phương hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tiến tới mặt bằng pháp lý...Phương hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tiến tới mặt bằng pháp lý...
Phương hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tiến tới mặt bằng pháp lý...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thanh tra, giám sát Thị trường chứng khoán Việt Nam
Thanh tra, giám sát Thị trường chứng khoán Việt NamThanh tra, giám sát Thị trường chứng khoán Việt Nam
Thanh tra, giám sát Thị trường chứng khoán Việt Namluanvantrust
 
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn...
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn...Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn...
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt NamQuản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán (20)

Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh.doc
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh.docĐịa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh.doc
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh.doc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty...
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty...Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty...
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty...
 
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoánPháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
 
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoánPháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
Pháp luật về công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán
 
Tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luật
Tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luậtTổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luật
Tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán theo pháp luật
 
Luận văn: Giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào Nhật Bản của các doan...
Luận văn: Giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào Nhật Bản của các doan...Luận văn: Giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào Nhật Bản của các doan...
Luận văn: Giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào Nhật Bản của các doan...
 
Đề tài: Quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư về chứng khoán
Đề tài: Quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư về chứng khoánĐề tài: Quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư về chứng khoán
Đề tài: Quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư về chứng khoán
 
Luận văn: Pháp luật về thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán
Luận văn: Pháp luật về thanh tra, giám sát thị trường chứng khoánLuận văn: Pháp luật về thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán
Luận văn: Pháp luật về thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán
 
Đề tài: Pháp luật thanh tra giám sát thị trường chứng khoán, HOT
Đề tài: Pháp luật thanh tra giám sát thị trường chứng khoán, HOTĐề tài: Pháp luật thanh tra giám sát thị trường chứng khoán, HOT
Đề tài: Pháp luật thanh tra giám sát thị trường chứng khoán, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam
Đề tài: Pháp luật về chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt NamĐề tài: Pháp luật về chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam
Đề tài: Pháp luật về chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam
 
Bao ve nha dau tu.pdf
Bao ve nha dau tu.pdfBao ve nha dau tu.pdf
Bao ve nha dau tu.pdf
 
Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Vi...
Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Vi...Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Vi...
Nguyên tắc công khai, minh bạch trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Vi...
 
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAYLuận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
 
Phương hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tiến tới mặt bằng pháp lý...
Phương hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tiến tới mặt bằng pháp lý...Phương hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tiến tới mặt bằng pháp lý...
Phương hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tiến tới mặt bằng pháp lý...
 
Luận văn: Phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, HAY
Luận văn: Phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, HAYLuận văn: Phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, HAY
Luận văn: Phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, HAY
 
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công tyĐề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
 
Thanh tra, giám sát Thị trường chứng khoán Việt Nam
Thanh tra, giám sát Thị trường chứng khoán Việt NamThanh tra, giám sát Thị trường chứng khoán Việt Nam
Thanh tra, giám sát Thị trường chứng khoán Việt Nam
 
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn...
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn...Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn...
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn...
 
Đề tài: Pháp luật về mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, 9đ
Đề tài: Pháp luật về mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, 9đĐề tài: Pháp luật về mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, 9đ
Đề tài: Pháp luật về mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, 9đ
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt NamQuản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfXem Số Mệnh
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbhoangphuc12ta6
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfthanhluan21
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfLngHu10
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGMeiMei949309
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptxNguynThnh809779
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.docQuynhAnhV
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxduongchausky
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustCngV201176
 

Recently uploaded (18)

Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdfTalk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
 

Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THỊ CẨM ANH ®Þa vÞ ph¸p lý cña nhµ ®Çu t- n-íc ngoµi Trong lÜnh vùc chøng kho¸n theo ph¸p luËt viÖt nam vµ ph¸p luËt n-íc ngoµi LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THỊ CẨM ANH ®Þa vÞ ph¸p lý cña nhµ ®Çu t- n-íc ngoµi Trong lÜnh vùc chøng kho¸n theo ph¸p luËt viÖt nam vµ ph¸p luËt n-íc ngoµi Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số: 60 38 01 08 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN BÍNH HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN HOÀNG THỊ CẨM ANH
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu đồ MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ....................8 1.1. Khái niệm, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài.........................................8 1.1.1. Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài .................................................................8 1.1.2. Vai trò của nhà đầu tư nước ngoài ..............................................................11 1.2. Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài ..............................................12 1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc xác định ..............................................................12 1.2.2. Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán...........17 Chương 2: PHÁP LUẬT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN.....................19 2.1. Theo Pháp luật Việt Nam .........................................................................19 2.1.1. Các quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam ..................19 2.1.2. Các chính sách và bảo đảm đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán ...............................................................................22 2.1.3. Quy chế pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam ..........................................................................................28 2.2. Theo Pháp luật nước ngoài.......................................................................63 2.2.1. Vấn đề đầu tư nước ngoài của các quốc gia trên thế giới ...........................63 2.2.2. Địa vị pháp lý của Nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán theo Pháp luật một số nước .........................................................................67
  • 5. Chương 3: THỰC TIỄN VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM .......................85 3.1. Thực tiễn về vấn đề địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam...............................................85 3.2. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam ...............................................................................................96 3.2.1. Các giải pháp thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam................................................................................99 3.2.2. Các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán ....101 KẾT LUẬN............................................................................................................109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................111
  • 6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh NĐTNN Nhà đầu tư nước ngoài SGDCK Sở giao dịch chứng khoán TTCK Thị trường chứng khoán TTLKCK Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ Số hiệu bảng/biểu đồ Tên bảng/biểu đồ Trang Bảng 3.1: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá khả năng tiếp cận thị trường của Việt Nam 86 Bảng 3.2: Cổ phiếu có tỷ lệ sở hữu nước ngoài khoảng 49% tính đến ngày 6/1/2014 92 Bảng 3.3: Cổ phiếu có tỷ lệ sở hữu nước ngoài khoảng 30-49% tính đến ngày 6/1/2014 93 Biểu đồ 3.1: Biểu đồ về tình hình cấp mã số giao dịch cho NĐTNN 86
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán thế giới đã trải qua nhiều thời kỳ thăng trầm. Đến nay, thị trường chứng khoán của các quốc gia đang phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, theo đó số lượng lên đến hơn 160 sở giao dịch, chất lượng hoạt động của thị trường ngày càng đáp ứng cho số đông những nhà đầu tư trong và ngoài nước. Có thể thấy, thị trường chứng khoán là bộ phận cấu thành không thể thiếu của nền kinh tế, đó là bức tranh phản ánh sâu sắc và rõ ràng sự phát triển nền kinh tế của quốc gia. Trong việc đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường chứng khoán thì yếu tố đầu tiên phải kể đến là môi trường pháp lý, thứ hai là hàng hoá trên thị trường và thứ ba là tình hình chính trị, sự hiểu biết của công chúng về thị trường chứng khoán. Bởi vậy, thị trường chứng khoán không thể vận hành và phát triển mạnh nếu không có một khuôn khổ pháp lý cần thiết cho tổ chức và hoạt động của thị trường. Tại thị trường chứng khoán của mỗi quốc gia đều có sự tham gia của một chủ thể quan trọng có tác động rõ rệt đến thị trường – đó là Nhà đầu tư nước ngoài. Các quốc gia trên thế giới đều có những chính sách ưu đãi và khuôn khổ pháp lý để bảo vệ quyền lợi của nhóm chủ thể này nhằm thu hút vốn đầu tư. Dựa trên kinh nghiệm quốc tế, tại Việt Nam, gần đây vấn đề mở rộng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán đang ngày được chú trọng và trở thành một trong những vấn đề tâm điểm được công chúng chào đón. Theo ông Vũ Bằng – chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Việt Nam đang thể hiện quyết tâm nâng hạng TTCK từ thị trường cận biên hiện nay lên mức thị trường mới nổi sẽ tăng sức hấp dẫn với các nhà đầu tư quốc tế. Đặc biệt, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán có hiệu
  • 9. 2 lực vào ngày 01/9/2015, trong đó có nội dung quan trọng là tăng tỷ lệ sở hữu của NĐTNN lên đến 100%. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng vì việc tăng độ mở của TTCK thông qua việc tăng tỷ lệ sở hữu của NĐTNN là biện pháp tăng cường các hoạt động đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam, cũng như là động lực quan trọng để đẩy nhanh lộ trình nâng hạng thị trường. Tuy nhiên, để quy định về tăng tỷ lệ sở hữu của NĐTNN (nới room) nói riêng và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam nói chung được thực hiện trên thực tế, Việt Nam cần sớm hoàn thiện quy định pháp luật về địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán. Đồng thời, xây dựng cơ chế thu hút NĐTNN phù hợp với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế thông qua chính sách tài chính ưu đãi và đơn giản hóa thủ tục đầu tư. Thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ, mới mẻ, chính bởi lẽ đó, Pháp luật về chứng khoán của nước ta còn một số tồn tại nhất định cần sớm hoàn thiện để phù hợp với sự vận động và phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung. Bởi vậy, chúng ta cần sàng lọc để loại bỏ những nhược điểm, phát huy những ưu điểm trên cơ sở kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, quy định về địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán. Bởi vậy, cần thiết phải có một/một số nghiên cứu có tính hệ thống về địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam và so sánh với một số nước điển hình trên thế giới, từ đó vận dụng những kinh nghiệm quốc tế vào thị trường chứng khoán Việt Nam để bảo đảm quyền và lợi ích cho nhà đầu tư, mở rộng sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, thu hút vốn cho thị trường. Do đó, học viên quyết định chọn đề tài: “Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài” làm luận văn Thạc sỹ luật học. Khi chủ trương tăng tỷ lệ sở hữu của khối ngoại đã được pháp điển hóa như
  • 10. 3 hiện nay, vấn đề cấp bách đặt ra là cần phải xây dựng hành lang pháp lý để (i) triển khai thực hiện trên thực tế; (ii) bảo đảm quyền lợi của NĐTNN nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài và (iii) quy định rõ nghĩa vụ pháp lý khi NĐTNN tham gia vào TTCK Việt Nam để phòng ngừa thâu tóm, rút vốn ồ ạt hoặc các hệ quả khác ảnh hưởng đến thị trường. Vì vậy, theo ý kiến chủ quan của tác giả luận văn, vấn đề địa vị pháp lý của NĐTNN trong lĩnh vực chứng khoán vẫn tiếp tục là vấn đề được các cơ quan có thẩm quyền cũng như thị trường dành nhiều sự quan tâm. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài là dựa trên cơ sở lý luận để nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn về vấn đề địa vị pháp lý của NĐTNN trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam và một số nước trên thế giới. Từ đó, phân tích những kinh nghiệm quốc tế để vận dụng vào thị trường chứng khoán Việt Nam, đưa ra những đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật của Việt Nam về địa vị pháp lý NĐTNN trong lĩnh vực chứng khoán. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán tại một số nước trong phạm vi nghiên cứu như Việt Nam, Brazil, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc. - Phân tích những hạn chế, thiếu sót của các chính sách, quy định pháp luật Việt Nam về địa vị pháp lý NĐTNN trong lĩnh vực chứng khoán trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn áp dụng của Việt Nam. - Đề xuất phương án nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề địa vị pháp lý NĐTNN trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam. 3. Tính mới và những đóng góp của đề tài Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán là vấn đề khá mới mẻ trong pháp luật Việt Nam. Hiện nay, vấn đề này đang được quy định rải rác trong một số văn bản pháp luật như Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư và một số văn bản dưới luật.
  • 11. 4 Đến nay, chỉ có một số ít công trình nghiên cứu khoa học pháp lý đề cập đến vấn đề này như: - Hoàng Văn Thứ (2009), Địa vị pháp lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, luận văn thạc sỹ luật học. Nghd: PGS.TS Phạm Duy Nghĩa. - Lê Anh Tuấn (2010), Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán, kinh nghiệm quốc tế và hướng hoàn thiện, luận văn thạc sỹ luật học. Nghd: TS. Lê Văn Bính. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Báo cáo nghiên cứu về pháp luật đầu tư của một số nước, báo cáo nghiên cứu. - Và một số công trình nghiên cứu về Nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán của các tác giả công tác trong lĩnh vực chứng khoán hoặc học tập, công tác trong các trường về kinh tế, tài chính. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này đề cập sâu về khía cạnh tài chính, chứng khoán chứ không đi sâu vào khía cạnh pháp lý. Có thể thấy, các công trình nghiên cứu nêu trên đều đề cập đến vấn đề đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, luận văn thạc sỹ của tác giả Hoàng Văn Thứ có phạm vi nghiên cứu bao phủ toàn bộ chủ thể “nhà đầu tư”, tức là gồm cả nhà đầu tư trong và ngoài nước trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Anh Tuấn nghiên cứu về riêng đối tượng “nhà đầu tư nước ngoài”, nhưng thị trường nghiên cứu chỉ gói gọn trong thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ có một phần rất nhỏ về chính sách thu hút đầu tư của thị trường chứng khoán Ấn Độ. Còn Báo cáo nghiên cứu về pháp luật đầu tư của một số nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có phân tích về pháp luật đầu tư của các nước Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines nhưng trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp chứ không nghiên cứu trong lĩnh vực chứng khoán. Chính bởi lẽ đó, luận văn có mục tiêu đi sâu nghiên cứu về địa vị pháp lý của “nhà đầu tư nước ngoài” trong lĩnh vực chứng khoán tại “thị trường chứng khoán Việt Nam và thị trường chứng khoán của một số nước trên thế giới như Brazil, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc nhằm so sánh, đánh giá, cụ thể hóa các
  • 12. 5 kinh nghiệm của thị trường chứng khoán nước ngoài để vận dụng linh hoạt vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Hiện nay, theo tìm hiểu của học viên, chưa có công trình nghiên cứu nào hệ thống hóa các quy định pháp luật và thực tiễn về địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán của các nước Brazil, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc. Do đó, luận văn sẽ nghiên cứu về thị trường chứng khoán của các nước nêu trên để người đọc thấy được tính đa dạng cũng như những kinh nghiệm quốc tế mà Việt Nam cần học hỏi, đồng thời đóng góp những nghiên cứu, tìm hiểu mới mẻ, cập nhật của mình cho bạn đọc. Luận văn cũng phân tích chi tiết các yếu tố mà luận văn thạc sỹ của tác giả Hoàng Văn Thứ và Lê Anh Tuấn chưa đề cập hoặc chưa đề cập cụ thể. Bên cạnh đó, gần đây vấn đề đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam là vấn đề được quan tâm sát sao, được nhà đầu tư mong đợi và ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán. Một số văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề này vừa được ban hành như: Nghị định 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, có hiệu lực kể từ ngày 1/9/2015, Nghị định này đã bổ sung Điều 2a quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam; Thông tư số 123/2015/TT-BTC ngày 19/8/2015 hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 1/10/2015. Ngoài ra, các cơ quan có thẩm quyền cũng đang trong quá trình lấy ý kiến của các chủ thể liên quan để chính thức ban hành các văn bản pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế những quy định về Địa vị pháp lý của Nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán. Bởi vậy, từ quy định pháp luật cho đến thực tiễn, đều đã có các điểm mới rất cập nhật hứa hẹn những điểm sáng cho thị trường mà từ thời điểm năm 2009, 2010 khi luận văn thạc sỹ của tác giả Hoàng Văn Thứ và Lê Anh Tuấn ra đời, chưa có một công trình nghiên cứu nào cập nhật. Luận văn sẽ cập nhật một cách đầy đủ, rõ ràng nhất những điểm mới đó để người đọc có cái nhìn khái quát cũng như sâu sắc hơn.
  • 13. 6 Luận văn sẽ phân tích các quy định pháp luật của một số nước, có thể vận dụng kết quả nghiên cứu vào thị trường Việt Nam mà các công trình tương tự chưa đề cập đến. Đồng thời, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam để phù hợp với các cam kết của Việt Nam về vấn đề này khi gia nhập WTO, cũng như phù hợp với thị trường chứng khoán thế giới. Luận văn có giá trị tham khảo trong việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Cơ sở lý luận, các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam liên quan đến địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán, thực tiễn tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Những nội dung chính về địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán của một số nước trên thế giới như Brazil, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc. Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện tiếp cận hạn chế, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu chuyên sâu về thị trường chứng khoán Việt Nam và thị trường chứng khoán nước ngoài, giới hạn trong năm nước điển hình là Brazil, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, tiếp cận trên phương diện pháp lý. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này, học viên sử dụng phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trên nền tảng phương pháp luận đó, học viên áp dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp hệ thống, tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh. Học viên đã tổng hợp, phân tích các quy định pháp luật hiện hành và thông qua các ví dụ cụ thể liên quan đến nội dung nghiên cứu. Bên cạnh đó, so sánh, đối chiếu các quy định pháp luật với thực tiễn liên quan đến quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán để chỉ ra những điểm hạn chế, không phù hợp trong các quy định pháp luật hiện hành. Từ đó có những kiến nghị, đề xuất nhằm tiếp tục bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài cũng như thu hút đầu tư cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
  • 14. 7 6. Kết cấu của luận văn Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn bao gồm ba chương như sau: Chương 1. Tổng quan về địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán. Chương 2. Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài. Chương 3. Thực trạng và các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán.
  • 15. 8 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1. Khái niệm, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài 1.1.1. Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cá nhân nước ngoài và tổ chức nước ngoài. Thứ nhất, về cá nhân nước ngoài. Cá nhân nước ngoài, theo pháp luật của đa số các nước trên thế giới, là những cá nhân không có quốc tịch của nước sở tại [12, tr.119]. Pháp luật Việt Nam hiện hành cũng xác định người nước ngoài theo cách trên. Cụ thể, tại khoản 5, điều 3, Luật Quốc tịch 2008 quy định “Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam” [17]. Khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “Cá nhân nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam’’ [18]. Thứ hai, về tổ chức nước ngoài. Tổ chức nước ngoài, theo quan niệm của các nước trên thế giới, là tổ chức được thành lập theo những quy định của pháp luật nước này nhưng hoạt động tại nước khác nhằm những mục đích đã được xác định trước [12, tr.137]. Theo pháp luật Việt Nam, khoản 26 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 quy định, tổ chức nước ngoài là tổ chức thành lập ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài. Theo quy định tại Điều 84 Bộ luật dân sự 2005, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Thông thường một tổ chức được công nhận có tư cách pháp nhân ở nước nó được thành lập thì cũng được công nhận có tư cách pháp nhân ở các nước khác. Đối với Việt Nam, pháp nhân nước ngoài là tổ chức hưởng tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật nước ngoài và được công nhận là có quốc tịch nước ngoài. Việc xác định quốc tịch của pháp nhân tạo cơ sở xác định nội dung quy chế
  • 16. 9 pháp lý của pháp nhân, góp phần kiểm soát các hoạt động của pháp nhân, bảo vệ an ninh, chủ quyền và lợi ích kinh tế xã hội của nhà nước nơi pháp nhân đặt trụ sở hoặc hoạt động. Vấn đề xác định quốc tịch của pháp nhân đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay. Pháp luật các quốc gia có quy định khác nhau về vấn đề xác định quốc tịch của pháp nhân. Pháp luật của Pháp, Đức và của nhiều nước khác, pháp nhân đặt trung tâm quản lý ở nước nào thì mang quốc tịch nước đó, không phân biệt nơi đăng ký thành lập hay tiến hành hoạt động của pháp nhân. Pháp luật của Anh, Mỹ xác định quốc tịch của pháp nhân theo nơi đăng ký điều lệ của pháp nhân khi thành lập. Ở Nga và các nước Đông Âu, áp dụng cả hai nguyên tắc quốc tịch pháp nhân tuỳ thuộc vào nơi thành lập pháp nhân và nơi đặt trụ sở chính của pháp nhân [22]. Pháp luật Việt Nam không có quy định nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân. Tuy nhiên, Điều 765 Bộ luật dân sự 2005 đã quy định năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập. Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được xác định theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khoản 20 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định Quốc tịch của doanh nghiệp là quốc tịch của nước và vùng lãnh thổ nơi doanh nghiệp thành lập, đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên quy định này chỉ bao gồm các doanh nghiệp mà không phải tất cả các pháp nhân. Song điều khoản này đã không còn được quy định trong Luật doanh nghiệp 2014. Như vậy, pháp luật Việt Nam đã thừa nhận nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân tuỳ thuộc vào nước, nơi pháp nhân được thành lập. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam là pháp nhân mang quốc tịch Việt Nam. Những pháp nhân không mang quốc tịch Việt Nam đều được coi là pháp nhân nước ngoài. Về khái niệm nhà đầu tư nước ngoài, hiện nay Luật đầu tư 2014 đã phân biệt rõ khái niệm nhà đầu tư nước ngoài với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để
  • 17. 10 giải quyết những nhầm lẫn, tranh cãi, mâu thuẫn về định nghĩa nhà đầu tư nước ngoài của Luật đầu tư 2005 và các văn bản dưới luật khác. Theo đó, Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Còn tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Bên cạnh cách phân loại này, theo tư cách chủ thể, nhà đầu tư nước ngoài có thể được phân loại thành nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư cá nhân. Nhà đầu tư tổ chức có số lượng ít hơn nhưng do tiềm lực tài chính, kinh nghiệm quản lý, vị thế kinh doanh nên họ là lực lượng có vị thế và đóng góp nhiều hơn cho Việt Nam. Theo thông lệ phổ biến trên thế giới thì nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp theo pháp luật nước sở tại thì coi là nhà đầu tư trong nước, đương nhiên họ có nghĩa vụ và quyền lợi như doanh nghiệp trong nước, đồng thời được khuyến khích đầu tư với tỷ lệ cổ phần không hạn chế vào doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp kinh doanh thuộc lĩnh vực hạn chế thì có thể hạn chế tỷ lệ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài. Quy định như vậy giúp khuyến khích đầu tư nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực tài chính chứng khoán, nhằm thành lập các công ty quản lý quỹ, ngân hàng đầu tư, quỹ đầu tư để thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển. Bên cạnh đó, để bơm vốn nhiều hơn cho nền kinh tế, đồng thời khuyến khích thu hút dòng vốn đầu tư dài hạn để làm cho thị trường vốn phát triển ổn định, thể hiện chủ trương thúc đẩy đầu tư ở khía cạnh không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; Khi Luật đầu tư 2014 chưa ra đời, theo điểm b khoản 1 Điều 2 Quyết định 88/2009/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam quy định tổ chức thành lập và hoạt động ở Việt Nam có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49% là nhà đầu tư nước ngoài. Điều này là bất hợp lý, không phù hợp với thông lệ thế giới cũng như cản trở việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp Việt Nam bởi doanh nghiệp sinh ra tại Việt Nam mà bị coi là doanh nghiệp nước ngoài
  • 18. 11 là không hợp lý. Họ phải chịu rất nhiều nghĩa vụ và thủ tục hành chính như doanh nghiệp trong nước nhưng quyền lợi lại không được như doanh nghiệp trong nước. Luật chứng khoán 2006 không có quy định cụ thể về khái niệm nhà đầu tư nước ngoài, nhưng tại Điều 2 lại quy định về đối tượng áp dụng của Luật là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư chứng khoán và hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Như vậy, từ các quy định nêu trên, có thể hiểu nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài tham gia đầu tư chứng khoán và hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.1.2. Vai trò của nhà đầu tư nước ngoài Ngày nay, vai trò của các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên quan trọng, họ là lực lượng tổ chức phân công lao động trên phạm vi thế giới, là lực lượng phát huy có hiệu quả lợi thế so sánh của các quốc gia, thúc đẩy dòng vốn vận động trên toàn cầu và đóng góp quan trọng cho sự phát triển của một số quốc gia. Đối với quốc gia đang rất cần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài như Việt Nam thì vai trò của nhà đầu tư nước ngoài càng trở lên quan trọng. Từ năm 2005 trở về trước, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài không nổi bật trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Điều này có thể giải thích do hoạt động chưa đạt mức độ tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán, cũng như giai đoạn nằm ngang kéo dài quá lâu của chỉ số chứng khoán đã khiến cho không chỉ nhà đầu tư trong nước mà cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng không đánh giá cao về tiềm năng hồi phục và phát triển của giá cả cổ phiếu. Từ năm 2006 trở đi, nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia khá tích cực vào thị trường. Năm 2006 là một năm bản lề đối với nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ riêng trong năm này, đã có 3,050 cá nhân và 239 tổ chức nước ngoài được cấp mã giao dịch, giá trị cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ đạt khoảng 4 tỷ USD, chiếm 16.4% mức vốn hóa của toàn thị trường. Tính đến tháng 30/04/2013, nhà đầu tư nước ngoài vẫn là những nhà đầu tư mạnh nhất trên thị trường niêm yết, với những
  • 19. 12 quỹ đầu tư VinaCapital, Indochina Capital, Dragon Capital, IDG Vietnam, PXP Vietnam, City Group, HSBC, JP Morgan, Deutsch AG,… các quỹ này được đánh giá là hoạt động thành công trên thị trường Việt Nam [11]. Có thể thấy, khối ngoại có động thái đặc biệt và khác biệt với nhà đầu tư trong nước, trong đa số trường hợp biến động về giá cổ phiếu, dường như nhà đầu tư nước ngoài luôn giữ một tư thế độc lập và tách rời hẳn tâm lý đám đông của các nhà đầu tư Việt Nam. Vì vậy, có những lúc nhà đầu tư Việt Nam đổ xô ra bán thì nhà đầu tư nước ngoài lại mua vào. Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài không chỉ có vai trò đem lại nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho quốc gia, thúc đẩy dòng vốn vận động trên toàn cầu mà những quyết định đầu tư của họ còn mang tính chất tham khảo, học hỏi cho nhà đầu tư trong nước. Đặc biệt là như thực tế hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài vẫn là những nhà đầu tư mạnh nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chủ yếu là các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp. Bên cạnh những tác động tích cực thì đầu tư nước ngoài, nhất là đầu tư gián tiếp có thể tạo ra bong bong tài chính ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái của các quốc gia. 1.2. Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài 1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc xác định 1.2.1.1. Khái niệm Địa vị pháp lý của người nước ngoài là những quyền cụ thể mà người nước ngoài được hưởng và những nghĩa vụ mà họ phải gánh vác khi cư trú ở nước sở tại cũng như các cơ chế pháp luật của nước sở tại bảo đảm cho người nước ngoài thực thi các quyền và nghĩa vụ nói trên. Chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài được xác định bởi pháp luật nước sở tại và các quy phạm điều ước quốc tế, tập quán quốc tế. Người nước ngoài sống trên lãnh thổ của nước khác cùng một lúc chịu sự ràng buộc của hai chế độ pháp lý: chế độ pháp lý theo nước mà họ là công dân và chế độ pháp lý của nước sở tại nơi người đó cư trú [12, tr.122].
  • 20. 13 Pháp luật của mỗi quốc gia quy định địa vị pháp lý của người nước ngoài phù hợp với nguyên tắc chung của luật quốc tế và các điều ước quốc tế mà nước đó tham gia. Khi đề cập đến vấn đề địa vị pháp lý của người nước ngoài, trước hết phải tìm hiểu việc giải quyết xung đột pháp luật về năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người nước ngoài. Với cá nhân, năng lực pháp luật của cá nhân là khả năng của người đó được hưởng các quyền và gánh vác các nghĩa vụ mà theo pháp luật quy định. Năng lực hành vi của cá nhân là khả năng của chính người đó bằng hành vi của mình thực hiện các quyền và gánh vác các nghĩa vụ theo pháp luật quy định. Thông thường các quốc gia quy định năng lực pháp luật của người nước ngoài ngang hoặc tương đương công dân nước sở tại. Đại đa số các quốc gia xác định năng lực hành vi theo nguyên tắc luật quốc tịch. Một số nước như Anh, Mỹ xác định năng lực hành vi theo nguyên tắc luật nơi cư trú. Bộ luật dân sự 2005 quy định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác (Điều 761). Còn năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác. Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Việt Nam (Điều 762). Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) 2015 quy định, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. Trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam. Viê ̣c xác đi ̣nh cá nhân bi ̣mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự ta ̣i Viê ̣t Nam theo pháp luật Việt Nam.
  • 21. 14 Với pháp nhân, khi hoạt động với tư cách là pháp nhân nước ngoài ở một nước nào đó, năng lực pháp luật của pháp nhân tại nước sở tại tuỳ thuộc vào quy định ở nước sở tại. Như vậy, bên cạnh các quy định pháp luật để đảm bảo quyền lợi của công dân, từng quốc gia đều phải đối diện với nghĩa vụ quốc tế là tạo cơ sở và điều kiện để người nước ngoài được hưởng chế độ pháp lý phù hợp với sự tồn tại hợp pháp của họ trên lãnh thổ quốc gia đó. Một đặc thù quan trọng liên quan đến địa vị pháp lý của người nước ngoài trên lãnh thổ nước sở tại là người nước ngoài không chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở tại mà còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật của nước người đó là công dân và luật quốc tế. Vì vậy, một quốc gia không thể đơn phương áp dụng các quy định đối với người nước ngoài nếu các quy định đó không phù hợp với các thỏa thuận quốc tế và ảnh hưởng đến lợi ích của các quốc gia khác [26, tr.119]. Bộ luật dân sự 2005 quy định năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập. Trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được xác định theo pháp luật Việt Nam (Điều 765). Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) 2015 quy định quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân; tên gọi của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc ti ̣ch . Trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam. Như vậy, khi xác định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, pháp nhân; năng lực hành vi dân sự của cá nhân người nước ngoài, pháp luật Việt Nam quy định dựa trên sự kết hợp hệ thuộc Luật quốc tịch, Luật nơi cư trú và Luật nơi thực hiện hành vi.
  • 22. 15 1.2.1.2. Nguyên tắc xác định Theo quy định của pháp luật và phụ thuộc vào mức độ quan hệ giữa các quốc gia và tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực cụ thể, các quy định về địa vị pháp lý của người nước ngoài (thể nhân và pháp nhân) có thể được xây dựng trên nguyên tắc hay các chế độ pháp lý sau: Một là, chế độ đãi ngộ quốc gia, là chế độ cho phép người nước ngoài có quyền và nghĩa vụ tương ứng như công dân nước sở tại trong các quan hệ xã hội nhất định. Nội dung cơ bản của chế độ đãi ngộ quốc gia là người nước ngoài được hưởng các quyền dân sự và lao động, cũng như thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác tương đương hoặc bằng với những quyền và nghĩa vụ mà công dân nước sở tại đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai. Ví dụ: trong giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, người nước ngoài được hưởng quyền và nghĩa vụ như công dân nước sở tại không phải ở tất cả mọi mặt, người nước ngoài bị hạn chế ở một số quyền nhất định. Ví dụ: quyền bầu cử, quyền ứng cử, đề cử, quyền hành nghề, học tập trong lĩnh vực an ninh quốc phòng… Hai là, chế độ tối huệ quốc. Nội dung cơ bản của chế độ tối huệ quốc là người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài được hưởng một chế độ mà nước sở tại dành cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài của bất kỳ nước thứ ba nào đang hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai. Đây là một chế độ pháp lý có tầm quan trọng đặc biệt trong lĩnh vực quan hệ kinh tế, thương mại và hàng hải. Chế độ tối huệ quốc dành riêng cho công dân và pháp nhân nước này hay nước kia cần phải được quy định rõ ràng và cụ thể trong các Hiệp định quốc tế (thường trong các Hiệp định thương mại và hàng hải; Hiệp định về thuế quan và mậu dịch; Hiệp định về thị trường chung hay thị trường tự do…) Theo chế độ tối huệ quốc thì người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài được hưởng đầy đủ và hoàn toàn các quyền hợp pháp mà một quốc gia đã dành cho và sẽ dành cho bất kỳ một nhóm người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài nào đang sinh sống hay hoạt động trên lãnh thổ của quốc gia đó. Đây chính là sự thể hiện rõ nhất của thuật ngữ “tối huệ quốc” được hiểu trong khoa học pháp lý
  • 23. 16 quốc tế. Như vậy chế độ tối huệ quốc đưa lại các điều kiện cũng như các tiêu chuẩn pháp lý như nhau (theo nghĩa bình đẳng, bình quyền) cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài của các quốc gia đã ký kết với nhau hiệp định mà trong đó có quy định chế độ này. Tiêu chí của chế độ tối huệ quốc được ghi nhận là trong các hiệp định song phương, đa phương là dành cho các công dân và pháp nhân của các nước ký kết các điều kiện và cơ hội ngang nhau trong thương mại, hàng hải và trong các quan hệ kinh tế khác, đồng thời xoá bỏ mọi sự kỳ thị, phân biệt với các lý do khác nhau trong hoạt động thương mại quốc tế. Ngoài ra, còn củng cố và thúc đẩy sự hợp tác kinh tế thương mại và các quan hệ toàn diện khác giữa các quốc gia trên thế giới, cơ sở tôn trọng chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi. Ba là, chế độ đãi ngộ đặc biệt. Thực chất của chế độ này thể hiện ở chỗ người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài được hưởng chế độ ưu tiên, ưu đãi đặc biệt hoặc các quyền mà nước sở tại dành cho họ, thậm chí công dân nước sở tại cũng không được hưởng. Các ưu tiên, ưu đãi hoặc các đặc quyền này thường được quy định trong luật pháp của các quốc gia cũng như trong các điều ước quốc tế. Bốn là, chế độ có đi có lại và chế độ báo phục quốc. Nội dung của chế độ có đi có lại là nước này sẽ dành một số quyền, nghĩa vụ pháp lý nhất định, một số ưu đãi và các điều kiện thuận lợi nhất định cho công dân của một nước kia ở nước này trên cơ sở những điều kiện thực tế cụ thể phát sinh trong quan hệ giữa hai nước hữu quan và công dân nước này cũng được hưởng sự đối xử tương tự tại nước kia. Trong quan hệ quốc tế, quy chế này được hiện diện dưới các hoạt động được gọi là có đi có lại thực chất và có đi có lại hình thức, được hiểu đồng nghĩa với quy chế cùng có lợi trong quan hệ quốc tế. Chế độ báo phục quốc được áp dụng trên cơ sở của chế độ có đi có lại và cùng xuất phát từ tinh thần “có đi có lại” nên vấn đề “báo phục” được đặt ra trong quan hệ giữa các quốc gia. Báo phục được hiểu là các biện pháp trả đũa. Nếu một quốc gia nào đó đơn phương sử dụng những biện pháp hoặc có hành vi gây thiệt hại hoặc tổn hại cho các quốc gia khác hay công dân, pháp nhân của quốc gia khác thì
  • 24. 17 chính quốc gia bị tổn hại đó hoặc công dân, pháp nhân của nó được phép sử dụng những biện pháp trả đũa như hạn chế hoặc có các hành động tương ứng đối phó hoặc đáp lại các hành vi của quốc gia đầu tiên đơn phương gây ra các thiệt hại đó. Tổng hợp các hành vi đối phó đáp lại được gọi là các biện pháp báo phục và hoàn toàn hợp pháp trên cơ sở có đi có lại. Thực tiễn Tư pháp quốc tế coi các quy định này như nguyên tắc tập quán trong quan hệ giữa các quốc gia. Mục đích của các biện pháp báo phục là nhằm khôi phục lại trật tự pháp luật đã bị vi phạm và giống như biện pháp bảo đảm thực thi pháp luật [12, tr.122-124]; [26, tr.120-121]. 1.2.2. Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Bên cạnh việc được hưởng các quyền lợi và lợi ích được ghi nhận theo các chế độ pháp lý nêu trên thì người nước ngoài phải có nghĩa vụ tôn trọng và tuân thủ pháp luật nước sở tại, thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật nước sở tại. Trong trường hợp vi phạm pháp luật nước sở tại, họ sẽ bị xử lý theo quy định của nước này hoặc theo điều ước quốc tế mà nước sở tại tham gia. Trong thời gian sinh sống ở nước sở tại, người nước ngoài phải tuân thủ pháp luật nước này nhưng họ vẫn không mất đi mối liên hệ pháp lý với nước mà họ mang quốc tịch. Xuất phát từ cơ sở pháp lý của mối quan hệ này, các quốc gia có quyền bảo hộ ngoại giao đối với công dân của mình sống ở nước ngoài, đồng thời công dân có quyền yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao – lãnh sự của nước mình thực hiện bảo hộ ngoại giao đối với họ trong trường hợp họ bị xâm phạm đến quyền lợi và lợi ích ở nước ngoài [26, tr.119]. Nhà đầu tư nước ngoài là người nước ngoài nên địa vị pháp lý của họ là địa vị pháp lý của người nước ngoài. Tuy nhiên, họ là nhà đầu tư nên địa vị pháp lý của họ còn có những quy định riêng về địa vị pháp lý của nhà đầu tư. Trước đây, khi Luật đầu tư nước ngoài còn có hiệu lực pháp luật, quy chế pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài được xây dựng trên cơ sở chế độ tối huệ quốc và chế độ đãi ngộ đặc biệt. Hiện nay, đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, pháp luật Việt Nam quy định địa vị pháp lý của họ dựa trên chế độ tối huệ quốc. Các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đến từ các quốc gia khác nhau đều bình đẳng với nhau.
  • 25. 18 Trên cơ sở những vấn đề lý luận về nhà đầu tư nước ngoài, địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài như phân tích nêu trên, có thể định nghĩa về địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam như sau: Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam là tổng hợp tất cả các yếu tố như quyền năng chủ thể của tổ chức, cá nhân nước ngoài; quyền và nghĩa vụ pháp lý, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân nước ngoài; các chính sách và cơ chế pháp luật bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý cũng như lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân nước ngoài khi họ tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Phạm vi đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam bao gồm: Một là, mua bán cổ phiếu, trái phiếu khi các doanh nghiệp chào bán chứng khoán ra công chúng. Hai là, mua bán chứng khoán khi các doanh nghiệp chào bán chứng khoán riêng lẻ. Ba là, mua bán chứng khoán đã phát hành của các công ty đã niêm yết tại HOSE, HNX. Bốn là, mua bán chứng khoán đã phát hành trên thị trường OTC.
  • 26. 19 Chương 2 PHÁP LUẬT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN 2.1. Theo Pháp luật Việt Nam 2.1.1. Các quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam Thứ nhất là Luật đầu tư 2014 được Quốc hội khóa 13 thông qua ngày 26/11/2014 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015. Luật này quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài, áp dụng đối với nhà đầu tư và tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh. Luật đầu tư 2014 không còn phân biệt giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp như Luật đầu tư 2005, thay vào đó là khái niệm “đầu tư kinh doanh”. Theo đó, đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư. Luật đầu tư 2014 đã quy định thống nhất khái niệm nhà đầu tư nước ngoài mà trước đó, khi Luật đầu tư 2014 chưa ra đời, khái niệm này còn chưa thống nhất và gây nhiều tranh cãi. Theo đó, Luật đầu tư 2014 quy định nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Đồng thời, Luật đầu tư 2014 phân định rõ khái niệm nhà đầu tư nước ngoài với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Bên cạnh đó, Luật đầu tư 2014 còn bổ sung quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các tổ chức kinh tế (Luật đầu tư 2005 không có nội dung này) tại khoản 3 Điều 22. Theo đó, Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ trường hợp (i) tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư
  • 27. 20 nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán; (ii) tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước; (iii) trường hợp không thuộc những quy định trên thì tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Luật đầu tư 2014 còn quy định về bảo đảm đầu tư; ưu đãi và hỗ trợ đầu tư; hoạt động đầu tư; hình thức và điều kiện góp vốn, mua cổ phần vào tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài; thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần... Thứ hai là Luật chứng khoán 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán năm 2010. Hai văn bản này quy định tập trung về chứng khoán và thị trường chứng khoán gồm hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Thứ ba là Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán về chào bán chứng khoán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Thứ tư là Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán. Nghị định này bổ sung một số quy định như Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam; một số điều khoản về chào bán chứng khoán riêng lẻ, chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết chứng khoán… Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định 60/2015/NĐ-CP thì Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg ngày
  • 28. 21 15 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam bị bãi bỏ. Thứ năm là Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần và Nghị định 189/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2011/NĐ-CP. Nghị định này quy định về chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nghị định quy định về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nhưng có những quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua cổ phần của các doanh nghiệp này. Thứ sáu là Quyết định số 88/2009/QĐ -TTg ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. Văn bản này quy định về việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, khi Luật đầu tư 2014 và Nghị định 60/2015/NĐ-CP ra đời, thì khái niệm về “nhà đầu tư nước ngoài” cũng như quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong Quyết định 88/2009/QĐ-TTg không còn được áp dụng. Quyết định này cần sớm được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. Thứ bảy là Thông tư số 123/2015/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thông tư này quy định các nội dung liên quan đến địa vị pháp lý, hướng dẫn hoạt động giao dịch, đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài các văn bản trên còn có một số văn bản khác liên quan đến việc xác định địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán như: Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 03/1/2014 của Chính phủ quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam; Thông tư 52/2012/TT- BTC hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam...
  • 29. 22 Như vậy đặc điểm nguồn điều chỉnh địa vị pháp lý nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tồn tại ở nhiều văn bản khác nhau nhưng không có văn bản nào quy định tập trung. Mỗi văn bản chỉ chứa đựng một số quy định liên quan đến địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán. Do đó việc tìm hiểu và áp dụng pháp luật sẽ rất khó khăn, phức tạp. 2.1.2. Các chính sách và bảo đảm đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán 2.1.2.1. Chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và khuyến khích hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Đầu tư thông qua thị trường chứng khoán có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế đất nước. Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo mọi điều kiện thuận lợi và ưu đãi đối với hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán nói riêng, tạo sân chơi bình đẳng giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Cụ thể, Điều 5 Luật đầu tư 2014 quy định về chính sách về đầu tư kinh doanh. Theo đó, nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà pháp luật không cấm; được tự chủ quyết định hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư; đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế; tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư kinh doanh mà Việt Nam là thành viên. Điều 5 Luật chứng khoán 2006 quy định về chính sách phát triển thị trường chứng khoán. Theo đó, Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân tham gia đầu tư và hoạt động trên thị trường chứng khoán nhằm huy động các
  • 30. 23 nguồn vốn trung hạn và dài hạn cho đầu tư phát triển. Nhà nước có chính sách quản lý, giám sát bảo đảm thị trường chứng khoán hoạt động công bằng, công khai, minh bạch, an toàn và hiệu quả. Đồng thời, Nhà nước có chính sách đầu tư hiện đại hoá cơ sở hạ tầng cho hoạt động của thị trường chứng khoán, phát triển nguồn nhân lực cho ngành chứng khoán, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Như vậy, dù đầu tư ở lĩnh vực, ngành nghề, địa điểm nào, các nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư nước ngoài nói riêng cũng được Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tạo các điều kiện thuận lợi và khuyến khích đầu tư. Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán thực hiện các cam kết đối với hoạt động đầu tư, coi kinh tế có yếu tố nước ngoài là một bộ phận của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân. Đối với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư tham gia thị trường như quy định thủ tục tham gia thị trường đơn giản; đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và tạo nhiều hàng hoá trên thị trường chứng khoán; nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về thị trường chứng khoán; miễn giảm thuế; tăng cường giám sát, xử lý vi phạm để bảo vệ nhà đầu tư... Trong những năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã vận hành tích cực là kênh huy động vốn, đầu tư có hiệu quả cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư. 2.1.2.2. Bảo đảm đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Để thể hiện sự minh bạch, nhất quán trong chính sách đầu tư cũng như để nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn đầu tư kinh doanh, Nhà nước quy định tại Luật đầu tư các bảo đảm đầu tư áp dụng cho nhà đầu tư trong nước cũng như nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cả đầu tư trên thị trường chứng khoán như sau: Một là, bảo đảm về vốn và tài sản. Vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an
  • 31. 24 ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, việc thanh toán hoặc bồi thường tài sản được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi và được quyền chuyển ra nước ngoài. Có thể nói đây là bảo đảm quan trọng nhất đối với hoạt động đầu tư vì về bản chất đầu tư là bỏ vốn để thu lợi nhuận. Bảo đảm thể hiện việc tôn trọng quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức nói chung, nhà đầu tư nói riêng và thể hiện sự bình đẳng, chính sách nhất quán khuyến khích đầu tư của Nhà nước Việt Nam. Hai là, bảo đảm chuyển vốn, tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài. Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản như vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư; thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh; tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư. Việc chuyển ra nước ngoài các tài sản trên được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi theo tỷ giá giao dịch tại ngân hàng thương mại do nhà đầu tư lựa chọn. Thủ tục chuyển ra nước ngoài các khoản tiền liên quan đến hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, đây là bảo đảm quan trọng vì hoạt động đầu tư là nhằm mục đích thu hồi vốn. Vấn đề đặt ra là thủ tục thực hiện có nhanh chóng, dễ dàng hay không. Bởi vì, liên quan đến vấn đề thoái vốn của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán có thể ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của nhà nước. Ba là, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động đầu tư; bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong việc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Ngày nay, quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được quan tâm
  • 32. 25 đặc biệt vì nền kinh tế thế giới bây giờ là nền kinh tế tri thức, nền tảng là các sáng tạo trên các lĩnh vực. Bốn là, mở cửa thị trường, đầu tư liên quan đến thương mại. Để phù hợp với các quy định trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Nhà nước bảo đảm thực hiện đối với nhà đầu tư nước ngoài về mở cửa thị trường và đầu tư liên quan đến thương mại như (i) mở cửa thị trường đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết; (ii) không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện các yêu cầu như ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhất định trong nước; đạt được một mức độ nhất định hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước; cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài; đặt trụ sở chính tại một địa điểm cụ thể. Trong các cam kết quốc tế như cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO và gia nhập các điều ước quốc tế khác, Việt Nam luôn cam kết việc mở cửa thị trường đầu tư và thương mại. Về nguyên tắc, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường theo lộ trình đã cam kết. Trong lĩnh vực chứng khoán, theo lộ trình đã cam kết thì đến 01/01/2012, Việt Nam sẽ dỡ bỏ quy định khống chế mức vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào Công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư chứng khoán, cho phép Công ty chứng khoán nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam. Ngay từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bên nước ngoài được phép liên doanh với đối tác Việt Nam để thành lập tổ chức cung cấp dịch vụ chứng khoán với tỷ lệ góp vốn tối đa không quá 49%. Sau 5 năm, từ tháng 1/2012, cam kết WTO của Việt Nam về lĩnh vực dịch vụ chứng khoán yêu cầu cho phép bên nước ngoài thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài để cung cấp dịch vụ chứng khoán. Để triển khai cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, Nghị định số 58/2012/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Chứng khoán và Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung đã chốt hai mô hình tham gia của nhà đầu tư nước ngoài là: được mua cổ phần, góp vốn để sở hữu 49% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán (Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ) trong nước hoặc mua,
  • 33. 26 thành lập mới tổ chức kinh doanh chứng khoán sở hữu 100% vốn nước ngoài. Trong đó, đối với các Công ty chứng khoán đang niêm yết, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép mua cổ phần hoặc góp vốn để sở hữu tối đa 49%, còn đối với Công ty chứng khoán chưa niêm yết, nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phần để sở hữu 100% vốn. Ngày 26/6/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP, theo đó Việt Nam đã chính thức thực hiện cam kết khi gia nhập WTO sau thời gian dài chuẩn bị, khi không hạn chế tỷ lệ đầu tư của NĐTNN trong các công ty đại chúng (Trừ trường hợp công ty đại chúng hoạt động trong ngành nghề đầu tư kinh doanh có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài hoặc công ty đại chúng hoạt động trong ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện). Nghị định 60/2015/NĐ-CP cũng quy định NĐTNN được đầu tư không hạn chế vào chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán, cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán, cổ phiếu không có quyền biểu quyết của công ty đại chúng, chứng khoán phái sinh, chứng chỉ lưu ký; các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm đáp ứng các quy định tại Khoản 10 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP thì được mua để sở hữu đến 100% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán; được thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán 100% vốn nước ngoài. Năm là, áp dụng giá, phí, lệ phí thống nhất. Trong quá trình hoạt động đầu tư tại Việt Nam, nhà đầu tư được áp dụng thống nhất giá, phí, lệ phí đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước kiểm soát. Bảo đảm này giúp nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư trong thời gian dài do sự thống nhất, ổn định của giá, phí, lệ phí, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Sáu là, bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp
  • 34. 27 tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại. Quy định này không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường. Trong trường hợp này, nhà đầu tư được xem xét giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây: (i) Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế; (ii) Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư; (iii) Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại. Đối với thực tế tại Việt Nam, việc văn bản pháp luật thay đổi theo thời gian là điều thường xuyên xảy ra, các văn bản pháp luật mới cũng như các văn bản sửa đổi, bổ sung được ban hành với số lượng lớn mỗi năm. Nhà đầu tư nước ngoài luôn phải cập nhật các quy định mới, có những quy định mới mang lại lợi ích, sự thông thoáng trong môi trường đầu tư nhưng cũng có những quy định hạn chế hoặc mang lại những bất lợi nhất định cho nhà đầu tư. Do đó, bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật là cam kết quan trọng để nhà đầu tư nước ngoài yên tâm thực hiện hoạt động đầu tư, thúc đẩy sự phát triển của đầu tư nước ngoài. Bảy là, bảo đảm quyền được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp. Khi đầu tư kinh doanh, khó tránh khỏi việc xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp, do đó cần có cơ chế bảo vệ nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư nước ngoài nói riêng khi xảy ra tranh chấp. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài cũng được pháp luật Việt Nam bảo vệ, cụ thể, tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải, Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định của pháp luật. Tranh chấp mà một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức như Toà án Việt Nam; Trọng tài Việt Nam; Trọng tài nước ngoài; Trọng tài quốc tế; Trọng tài do các bên tranh chấp thoả thuận thành lập. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông
  • 35. 28 qua Trọng tài hoặc Toà án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng được ký giữa đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư nước ngoài hoặc trong điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Theo cơ chế này, nhà đầu tư nước ngoài được tạo các điều kiện thuận lợi nhất trong việc giải quyết tranh chấp như có thể yêu cầu Toà án Việt Nam, trọng tài Việt Nam hoặc trọng tài nước ngoài, trọng tài quốc tế giải quyết. Tóm lại, đây là những bảo đảm đầu tư chung cho các hoạt động đầu tư, trong đó có hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Những biện pháp bảo đảm đầu tư này góp phần tạo nên một môi trường đầu tư ổn định, thuận lợi, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư vào thị trường Việt Nam một cách hiệu quả. 2.1.3. Quy chế pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2.1.3.1. Tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam Tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài tại nước sở tại là một trong những quy định quy định quan trọng thể hiện quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Đồng thời, quy định này cũng thể hiện rõ chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán của mỗi quốc gia. Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, các quy định về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán ngày càng hoàn thiện theo hướng nâng cao tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài để phù hợp với sự phát triển của thị trường chứng khoán thế giới. Thông lệ phổ biến trên thế giới là không hạn chế tỷ lệ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong hầu hết các lĩnh vực và ngành nghề, trừ một số ngành nghề đặc biệt quan trọng như sản xuất vũ khí, báo chí, ngân hàng … Việc không hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài sẽ mang lại ba lợi ích cơ bản là: (i) thay đổi
  • 36. 29 phương thức quản trị doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp dễ dàng huy động được nguồn vốn và tăng tính thanh khoản của cổ phiếu; (ii) kích thích dòng vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời kích thích mạnh mẽ dòng vốn đầu tư trong nước; (iii) cơ cấu cổ đông sẽ thay đổi cơ bản theo hướng tỷ trọng cổ phần của nhà đầu tư tổ chức chiếm đa số, điều đó sẽ tạo thuận lợi trong công tác quản trị doanh nghiệp và huy động vốn. Với nhiều quốc gia có chính sách không hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài thì việc mua cổ phiếu không có quyền biểu quyết từ nhà đầu tư nước ngoài hay nhà đầu tư trong nước sẽ không chỉ có ý nghĩa trong việc huy động vốn mà còn rất có ý nghĩa trong quản trị doanh nghiệp. Một số quốc gia có hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh có điều kiện thì việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào cổ phiếu không có quyền biểu quyết sẽ hết sức có ý nghĩa ở khía cạnh vừa làm tăng tính thanh khoản cổ phiếu và tăng khả năng huy động vốn cho doanh nghiệp từ các nhà đầu tư nước ngoài. Ở nước ta, cho đến 26/6/2015, chưa có quy định nào cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu không có quyền biểu quyết. Nghị định số 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán ban hành ngày 26/6/2015 và có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2015 đã chính thức cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế vào cổ phiếu không có quyền biểu quyết của công ty đại chúng. Đây là một bước tiến mới của thị trường chứng khoán Việt Nam, mang lại điểm sáng cho thị trường, hứa hẹn thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán. Pháp luật Việt Nam đã có nhiều văn bản quy định về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán, cụ thể như sau: Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam đã quy định doanh nghiệp Việt Nam nhận vốn góp, bán cổ phần cho các Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hoá,
  • 37. 30 công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề do Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc uỷ quyền Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố ở từng thời kỳ. Mức góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài ở doanh nghiệp Việt Nam tối đa bằng 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp Việt Nam (Điều 3 và Điều 4). Tại Điều 1,2 và 3 của Quyết định 146/2003/QĐ-TTg ngày 17/7/2003 của Thủ tướng chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam, thì tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ tối đa 30% tổng số cổ phiếu niêm yết của tổ chức phát hành. Tỷ lệ góp vốn của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài trong Công ty chứng khoán liên doanh hoặc Công ty quản lý quỹ liên doanh tối đa là 49% vốn điều lệ. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được nắm giữ không giới hạn tỷ lệ trái phiếu lưu hành trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam (thay thế quyết định số 146/2003/QĐ-TTg) đã quy định rằng tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ (i) tối đa 49% tổng số cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch của một tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán. Đối với tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần theo Nghị định số 38/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2003 thì tổng số cổ phiếu niêm yết là số cổ phiếu phát hành ra công chúng theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; (ii) tối đa 49% tổng số chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết, đăng ký giao dịch của một quỹ đầu tư chứng khoán; (iii) không giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu lưu hành của tổ chức phát hành (Điều 1). Bên cạnh đó, Điều 2 của Quyết định nói trên quy định về việc tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần, góp vốn liên doanh thành lập Công ty chứng khoán hoặc Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tối đa là 49% vốn điều lệ.
  • 38. 31 Văn bản này đã được thay thế bởi Quyết định số 88/2009/QĐ -TTg ngày 18/6/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các Doanh nghiệp Việt Nam và Quyết định số 55/2009/QĐ –TTg ngày 15/4/2009 của Thủ tướng chính phủ về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cụ thể: Theo Quyết định số 88/2009/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ thì mức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các công ty đại chúng theo tỷ lệ quy định của pháp luật về chứng khoán và các văn bản hướng dẫn liên quan. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề thuộc pháp luật chuyên ngành theo tỷ lệ quy định của pháp luật chuyên ngành đó. Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh thương mại dịch vụ tuân theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đối với doanh nghiệp Việt Nam hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực, bao gồm cả một số ngành nghề, lĩnh vực có quy định khác nhau về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần không quá mức của ngành nghề, lĩnh vực có quy định tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài thấp nhất. Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần theo tỷ lệ tại phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các trường hợp còn lại, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam với mức không hạn chế. Còn theo Quyết định 55/2009/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ thì nhà đầu tư nước ngoài mua, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu của công ty cổ phần đại chúng. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì áp dụng theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp tỷ lệ sở hữu bên nước ngoài được phân loại theo danh mục các ngành nghề cụ thể thì áp dụng theo danh mục phân loại. Nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ tối đa 49% tổng số chứng chỉ quỹ đầu tư của một quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng, 49% vốn điều lệ của một công ty
  • 39. 32 đầu tư chứng khoán đại chúng. Đối với trái phiếu, tổ chức phát hành có thể quy định giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu lưu hành của tổ chức phát hành. Ngoài ra, chỉ có tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được góp vốn mua cổ phần thành lập công ty chứng khoán. Tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài tối đa là 49% vốn điều lệ của công ty chứng khoán. Chỉ có tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài có nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức kinh doanh bảo hiểm nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần thành lập công ty quản lý quỹ. Tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài tối đa là 49% vốn điều lệ của công ty quản lý quỹ. Bên cạnh đó, đối với các tổ chức tín dụng, Nghị định 01/2014/NĐ-CP ngày 03/1/2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam quy định tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Điều 7 như sau: Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một cá nhân nước ngoài không được vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam; tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức nước ngoài không được vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam; tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam; tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngoài đó không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam. Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong trường hợp đặc biệt để thực hiện cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém, gặp khó khăn, bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, Thủ tướng Chính phủ quyết định tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức nước ngoài, một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng cổ phần yếu kém được cơ cấu lại vượt quá giới hạn quy định nêu trên đối với từng trường hợp cụ thể. Đối với các công ty kinh doanh thương mại dịch vụ thì tỷ lệ sở hữu tuân theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Việt Nam đã gia nhập WTO, trong biểu cam kết dịch vụ có quy định cụ thể về lộ trình mở cửa thị trường trong lĩnh vực này. Nhìn chung theo biểu cam kết hiện tại mức mở cửa thị trường tối thiểu là 49%.
  • 40. 33 Quy định về tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia thị trường chứng khoán thể hiện nhà đầu tư nước ngoài chỉ được mua, bán trong tỷ lệ quy định đó. Trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến 2014, các cơ quan có thẩm quyền đã soạn thảo Dự thảo các văn bản pháp luật về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam theo hướng nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài để đáp ứng các cam kết quốc tế như cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO và gia nhập các điều ước quốc tế khác cũng như để thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Trả lời phỏng vấn ngày 28/11/2014, Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán nhà nước – ông Vũ Bằng cho biết UBCNKNN phải điều chỉnh kế hoạch nâng sở hữu của NĐTNN ở một số ngành từ 49% lên 60%. Theo ông, đề xuất mới sẽ được trình lên Chính phủ vào tháng 10/2015. Ông Attila Vajd, Giám đốc điều hành Project Asia Research & Consulting Pte, nhận định đây là một điều khá thất vọng vì thị trường đang tăng điểm trước kỳ vọng việc nới room sẽ diễn ra trong năm nay. Theo ông Vajda, sớm nhất phải đến năm 2016, đề xuất sửa đổi mới nhận được phê chuẩn cuối cùng. Được biết, chính dự đoán về việc nới room khối ngoại đã đẩy chỉ số VN- Index tăng 22% trong năm 2013 và tiếp tục tăng 12% trong năm 2014 [13]. Theo Quyết định 55/2009/QĐ-TTg, tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp niêm yết cố định 49%, trong khi Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư 2014 quy định một công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi sở hữu trên 51% vốn điều lệ của công ty đại chúng. Điều 1.2 của dự thảo quy định thay thế Quyết định 55/2009/QĐ-TTg cũng quy định công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi các nhà đầu tư này nắm giữ 51% của công ty đại chúng. Tuy nhiên, đáng mừng là sớm hơn so với nội dung trả lời phỏng vấn nêu trên của Chủ tịch UBCKNN, ngày 26/6/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP, theo đó việc tăng tỷ lệ sở hữu của NĐTNN đã chính thức được quy định tại Điều 2a. Cụ thể, nới room sẽ tiến hành theo ba nhóm ngành: thứ nhất là nhóm hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài thực hiện theo các quy định chuyên ngành (ví dụ như nhóm
  • 41. 34 ngân hàng). Đối với công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài mà chưa có quy định cụ thể về sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là 49%; thứ hai là nhóm doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa thực hiện room theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (ví dụ như trường hợp của MobiFone, Vietnam Airlines, Vinalines...); và thứ ba là nhóm các công ty đại chúng không thuộc các trường hợp quy định tại hai nhóm trên, thì room là không hạn chế, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Riêng với công ty chứng khoán, Nghị định 60/2015/NĐ-CP cho phép nhà đầu tư nước ngoài được thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp không hạn chế vào công ty chứng khoán theo nguyên tắc: Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đáp ứng điều kiện quy định được mua để sở hữu đến 100% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán; được thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán 100% vốn nước ngoài. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức không đáp ứng quy định hoặc là cá nhân thì chỉ được sở hữu dưới 51% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán. Như vậy room đã mở ngay cho các công ty chứng khoán kể từ ngày Nghị định có hiệu lực. Nghị định 60/2015/NĐ-CP còn quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì thực hiện theo điều ước quốc tế. Trường hợp công ty đại chúng hoạt động đa ngành, nghề, có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá mức thấp nhất trong các ngành, nghề (mà công ty đó hoạt động) có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác; Bên cạnh đó, NĐTNN được đầu tư không hạn chế vào trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán, cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán, cổ phiếu không có quyền biểu quyết của công ty đại chúng, chứng khoán phái sinh, chứng chỉ lưu ký, trừ trường hợp điều lệ của tổ chức phát hành có quy định khác.