SlideShare a Scribd company logo
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU
******************
TRẦN THỊ THU HƯỜN
TRẦN THỊ THU HƯỜNG
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
MUA SẢN PHẨM SURIMI CỦA KHÁCH HÀNG TẠI
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 01 năm 2018
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU
******************
TRẦN THỊ THU HƯỜN
TRẦN THỊ THU HƯỜNG
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA
SẢN PHẨM SURIMI CỦA KHÁCH HÀNG TẠI TỈNH BÀ
RỊA – VŨNG TÀU
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS . ĐÀO DUY HUÂN
Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 03 năm 2019
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn, tác giả đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Bà Rịa -
Vũng Tàu.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Đào Duy Huân đã dành
nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tác giả hoàn thành
luận văn của mình.
Cuối cùng, tôi xin được trân trọng cảm ơn gia đình tôi luôn động viên, giúp
đỡ về mặt tinh thần và vật chất trong những năm tháng học tập này.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Đào Duy Huân. Các nội dung tham khảo
trình bày trong luận văn đều được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định. Kết luận
nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố
ở các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 12 tháng 01 năm 2019
Người thực hiện luận văn
Trần Thị Thu Hường
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
xi
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm Surimi của
khách hàng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” được thực hiện nhằm đánh giá các yếu tố
tác động đến quyết định mua sản phẩm Surimi của khách hàng tại tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu. Dựa trên cơ sở lý thuyết về hành vi tiêu dùng kết hợp với nghiên cứu
định tính tác giả đã xác định gồm 06 biến độc lập1) Giá cả sản phẩm, (2) Chất
lượng sản phẩm, (3) Nhóm tham khảo, (4) Thương hiệu, (5) Hoạt động chiêu thị,
(6) Sự sẵn có của sản phẩm và biến phụ thuộc là quyết định mua sản phẩm Surimi.
Tác giả sử dụng phương pháp hỗn hợp bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính
và nghiên cứu định lượng để thực hiện nghiên cứu này. Nghiên cứu định tính nhằm
làm rõ ý nghĩa, xác nhận, hiệu chỉnh, bổ sung các biến quan sát đo lường các khái
niệm trong mô hình nghiên cứu lý thuyết. Nghiên cứu định lượng được thực hiện
với mẫu gồm 416 khách hàng đã từng mua sản phẩm Surimi thông qua phiếu khảo
sát ý kiến đánh giá thang đo và đánh giá sự phù hợp của mô hình nghiên cứu.
Kết quả phân tích mô hình hồi quy cho thấy, có 06 thành phần tác động đến
Quyết định mua sản phẩm Surimi (QDM) theo thứ tự giảm dần như sau: ta thấy biến
Chất lượng sản phẩm (CLSP) có tác động mạnh nhất (β2 = 0,397), tiếp theo là biến
Giá cả sản phẩm (GCSP) (β1 = 0,374), tiếp đến là biến Hoạt động chiêu thị
(HDCT) (β5 = 0,311), tiếp đến là Nhóm tham khảo (QHDN) (β3 = 0,254), kế đến là
biến Sự sẵn có của sản phẩm (SCSP) (β6 = 0,217), và tác động thấp nhất là biến
Thương hiệu (TH) (β4 = 0,186). Như vậy các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 đều
được chấp nhận ở độ tin cậy 95%. Nghiên cứu phân tích sự khác biệt về Quyết định
mua sản phẩm Surimi theo các đặc điểm cá nhân bằng phương pháp T-test mẫu độc
lập, ANOVA cho thấy: nghiên cứu đã chỉ ra được có sự khác biệt về Quyết định
mua sản phẩm Surimi theo trình độ học vấn. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chỉ ra có
sự khác biệt về Quyết định mua sản phẩm Surimi theo giới tính, độ tuổi, thu nhập ở
mức độ tin cậy 94%.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số hàm ý quản trị để tăng quyết
định mua sản phẩm Surimi thông qua 06 yếu tố tác động đã nêu trên. Ngoài ra tác
giả cũng đã đưa ra một số hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
trong tương lai.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngành chế biến thủy sản hiện nay phát triển thành một ngành kinh tế mũi
nhọn, ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Với sự
tăng trưởng nhanh và hiệu quả, thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đóng góp hiệu quả cho công cuộc xóa đói, giảm
nghèo, giải quyết việc làm cho trên 4 triệu lao động, nâng cao đời sống nhân dân.
Trong giai đoạn 2001 – 2016, xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng nhanh về cả giá trị
và khối lượng. Đến năm 2016, giá trị xuất khẩu đạt 7,05 tỷ USD, sản phẩm thủy sản
được xuất khẩu sang 164 nước và vùng lãnh thổ, 3 thị trường chính là EU, Mỹ và
Nhật Bản chiếm trên 54% tỷ trọng (Vinanet, 2017).
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong Vùng kinh tế
trọng điểm Phía Nam. Với vị trí là cửa ngõ hướng ra Biển Đông, đã tạo cho Bà Rịa-
Vũng Tàu nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội, nhất là kinh tế biển trong đó có
ngành thủy sản. Kinh tế thủy sản của tỉnh dựa trên cơ sở nguồn tài nguyên hải sản
vùng biển Đông Nam Bộ với trữ lượng khoảng 2 triệu tấn, cho phép khai thác hàng
năm khoảng 800 ngàn tấn. Ngành công nghiệp chế biến thủy sản của tỉnh phát triển
góp phần gia tăng giá trị của sản phẩm từ khai thác và nuôi trồng. Kim ngạch xuất
khẩu thủy sản năm 2015 đạt 252 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn
2008-2015 là 9% /năm. Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Nga, Nhật, Hàn Quốc, Trung
Quốc, Đài Loan… (Sở Công thương tỉnh BRVT, 2015).
Bên cạnh những thành tựu đạt được, chế biến thủy sản cũng gặp phải rất
nhiều khó khăn và thách thức. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có khoảng 172 doanh
nghiệp chế biến thủy sản với tổng công suất thiết kế trên 200.000 tấn thành
phẩm/năm, trong đó có 21 công ty chế biến thủy sản xuất khẩu. Trong những năm
qua, ngành thủy sản, trong đó có chế biến hải sản liên tiếp gặp nhiều khó khăn: ngư
trường ngày càng xa, giá nguyên vật liệu tăng cao, khan hiếm nguồn nguyên liệu,
sản phẩm khai thác đáp ứng nhu cầu chế biến rất ít, có tới 70% là cá tạp (đa số cá
tạp này không xuất khẩu được, tiêu thụ nội địa không hết, chủ yếu dùng chế biến
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
2
bột cá… do đó giá trị kinh tế không cao) và sự cạnh tranh gay gắt của các công ty
chế biến, đặc biệt là các công ty chế biến nước ngoài khi Việt Nam mở cửa, hội
nhập với nền kinh tế thế giới.
Đứng trước thực trạng đó, vào những năm cuối của thế kỷ 20, mặt hàng mô
phỏng tôm, càng cua, ghẹ, bạch tuộc... làm từ cá của Coimex (sản phẩm gọi chung
là surimi) đã tạo ra sự thay đổi rất lớn trong nghề chế biến hải sản và cả nghề cá
Việt Nam. Sản phẩm đã giải quyết được bài toán lượng cá tạp, cá vụn vốn có giá trị
rất thấp trong xuất khẩu, cùng với sản phẩm đa dạng, mẫu mã đẹp, chất lượng đảm
bảo, hương vị thơm ngon do Coimex sáng tạo đã khuất phục hoàn toàn khách hàng
khó tính ở châu Âu và ngay cả thị trường Hàn Quốc, là nơi đã sáng tạo ra công nghệ
surimi này và dần là sự lựa chọn của người tiêu dùng trong nước, trong đó có người
tiêu dùng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BRVT).
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng
cao. Trên thực tế ở nước ngoài, nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tác giả đã đóng góp
nhiều bài viết, nghiên cứu có giá trị lớn cho các doanh nghiệp, cho ngành liên quan
đến quyết định mua sản phẩm của người tiêu dùng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các đề
tài, nghiên cứu chuyên sâu về hành vi; ứng dụng phù hợp với điều kiện của Việt
Nam và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn ít, nhất là trong lĩnh vực chế biến thủy sản.
Chính vì những lý do trên tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
mua sản phẩm Surimi của khách hàng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua lại sản phẩm Surimi của
khách hàng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Qua đó đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm
nâng cao khả năng thu hút khách hàng cho các nhà sản xuất và phân phối sản phẩm
Surimi tại thị trường tỉnh BRVT.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt mục tiêu chung trên, đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm giải
quyết những mục tiêu cụ thể sau đây:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua lại sản phẩm Surimi
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
3
của khách hàng tại tỉnh BRVT;
- Đo lường mức độ ảnh hưởng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua lại
sản phẩm Surimi của khách hàng tại tỉnh BRVT;
- Kiểm định sự khác biệt về quyết định mua sản phẩm Surimi của khách
hàng tại tỉnh BRVT theo đặc điểm cá nhân;
- Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao khả năng thu hút khách hàng
cho các nhà sản xuất và phân phối sản phẩm Surimi tại thị trường tỉnh BRVT.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ở trên, nghiên cứu sẽ trả lời các
câu hỏi sau:
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua lại sản phẩm Surimi của
khách hàng tại tỉnh BRVT?
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến quyết định mua lại sản phẩm
Surimi của khách hàng tại tỉnh BRVT?
- Đề xuất những hàm ý quản trị nào để nâng cao khả năng thu hút khách hàng
cho các nhà sản xuất và phân phối sản phẩm Surimi tại thị trường tỉnh BRVT?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm
Surimi của khách hàng tại tỉnh BRVT.
- Đối tượng khảo sát: khách hàng mua sản phẩm Surimi tại các cửa hàng,
siêu thị có trưng bày bán sản phẩm này tại tỉnh BRVT.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh BRVT.
- Thời gian nghiên cứu: trong thời gian từ tháng 03 năm 2017 đến tháng 12
năm 2017.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai phương pháp: phương pháp nghiên
cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo
luận nhóm với một số khách hàng đã mua sản phẩm Surimi nhằm khám phá, điều
chỉnh, bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm Surimi đồng
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
4
thời phát triển thang đo những yếu tố này và thang đo quyết định mua đối với sản
phẩm Surimi.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua khảo sát
khách hàng thông qua bảng câu hỏi chi tiết. Cách thức lấy mẫu là chọn mẫu thuận
tiện, phi xác suất. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm thống kê
SPSS 20. Thang đo được kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân
tô khám phá EFA. Sau đó, tác giả tiến hành kiểm định mô hình lý thuyết bằng
phương pháp phân tích hồi quy bội qua đó xác định cường độ tác động của yếu tố
tác động đến quyết định mua sản phẩm Surimi của khách hàng tại tỉnh BRVT.
1.6. Ý NGHĨA VÀ ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU
- Về mặt lý thuyết: nghiên cứu tổng hợp các lý thuyết về hành vi người tiêu
dùng, về quyết định mua, các mô hình liên quan đến lý thuyết về hành vi người tiêu
dùng.
- Về mặt thực tiễn: nghiên cứu khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định mua sản phẩm Surimi của khách hàng tại tỉnh BRVT sẽ giúp các nhà quản trị
nâng cao khả năng thu hút người tiêu dùng cho nhà sản xuất và phân phối sản phẩm
Surimi tại tỉnh BRVT.
1.7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn được trình bày gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu về nghiên cứu. Trình bày khái quát lý do nghiên cứu,
sau đó sẽ xác định mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu để thực hiện luận văn, cuối cùng là ý nghĩa
nghiên cứu và bố cục của luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Chương này, tác giả
trình bày các khái niệm cơ bản liên quan đến hành vi người tiêu dùng, giá trị cảm
nhận. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu. Trong chương ba, tác giả đề cập đến cách
thức, phương pháp thực hiện nghiên cứu, điều chỉnh thang đo, cách thức phân tích
dữ liệu nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương bốn trình bày khái
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
5
quát về sản phẩm Surimi, thông tin về mẫu khảo sát, kiểm định thang đo, kiểm định
các giả thuyết nghiên cứu, phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 5: Kết luận và đề xuất hàm ý quản trị. Chương cuối cùng, tác giả
tóm tắt kết quả nghiên cứu và đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao khả
năng thu hút khách hàng. Đồng thời, tác giả nêu lên những hạn chế của nghiên cứu
và đề nghị các hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
6
31
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Trong chương 3, tác giả sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu gồm quy trình
nghiên cứu, mô tả phương pháp chọn mẫu nghiên cứu, nghiên cứu định tính, nghiên
cứu định lượng, xây dựng thang đo dự kiến, hiệu chỉnh và phương pháp phân tích
dữ liệu.
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Mục tiêu
nghiên cứu
Đề xuất mô hình
Cơ sở
lý thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu định
lượng
Cronbach’s Alpha
Kiểm định EFA
Thang đo Nghiên cứu định tính
nháp (thảo luận nhóm)
Thang đo
Hiệu chỉnh thang đo
chính thức (khảo sát 50)
Loại các biến hệ số tương
quan với biến tổng nhỏ.
Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha
Loại các biến có trọng số nhân tố
nhỏ.
Kiểm tra yếu tố trích được.
Điều chỉnh mô hình và giả
thuyết nghiên cứu.
Kiểm định giả
thuyết nghiên
cứu bằng mô
hình
Viết báo cáo
nghiên cứu
Kiểm tra các giả định của mô
hình hồi quy.
Kiểm tra độ phù hợp của mô
hình. Kiểm tra và kiểm định ý
nghĩa của hệ số hồi quy.
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
(Nguồn: tác giả nghiên cứu và đề xuất)
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
32
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Mục đích nghiên cứu định tính là xem xét các thang đo được sử dụng trong
nghiên cứu có phù hợp với nghiên cứu sản phẩm thực phẩm, đồng thời đánh giá
cách sử dụng thuật ngữ trong bảng câu hỏi, làm rõ hơn ý nghĩa của từng câu hỏi
trước khi nghiên cứu chính thức.
Tác giả thực hiện thảo luận nhóm 10 thành viên tham gia là các khách hàng
đã từng mua sản phẩm Surimi vào tháng 10/2017 (Xem phụ lục 1 “Dàn bài thảo
luận nhóm”). Mục đích của nghiên cứu này nhằm khám phá các ý tưởng, đồng thời
thu thập thêm thông tin, bổ sung, điều chỉnh bảng câu hỏi, xây dựng bảng câu hỏi
chính thức để tiến hành khảo sát định lượng.
Sau khi thực hiện thảo luận nhóm, tác giả thu được kết quả như sau: Với đề
cương thảo luận được đưa ra hầu hết các khách hàng tham gia đều đồng ý rằng: nội
dung thảo luận dễ hiểu, rõ ràng. Các gợi ý đưa ra để đo lường các thang đo hầu như
khá đầy đủ. Tuy nhiên 2/3 thành viên tham gia thảo luận đồng ý bổ sung vào 01 yếu
tố được đánh giá là có ảnh hưởng đáng kể đối với quyết định mua sản phẩm Surimi,
là “Sự sẵn có của sản phẩm” vào nghiên cứu tại tỉnh BRVT.
Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng. Sau
khi thử nghiệm để kiểm tra điều chỉnh cách trình bày ngôn ngữ, bảng câu hỏi chính
thức được sử dụng cho nghiên cứu định lượng tiếp theo.
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
3.3.2.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ
Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp khảo sát 50
khách hàng đã từng mua sản phẩm Surimi. Mục đích nhằm đánh giá nội dung và
hình thức các phát biểu trong thang đo nháp nhằm hoàn chỉnh thang đo chính thức
được dùng trong nghiên cứu chính thức. Trong đó nhiệm vụ quan trọng của bước
này là đánh giá đáp viên có hiểu được các phát biểu hay không? (đánh giá về mặt
hình thức là bước kiểm tra mức độ phù hợp về mặt từ ngữ, ngữ pháp trong các phát
biểu đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho các đáp viên) và
đánh giá độ tin cậy của các biến quan sát với thang đo Likert 5 (1- Rất không đồng
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
33
ý, 2-Không đồng ý, 3 - Không có ý kiến, 4- Đồng ý, 5 – Rất đồng ý) nhằm loại bỏ
những biến không phù hợp và đưa ra bảng câu hỏi chính thức.
3.3.2.2. Nghiên cứu định lượng chính thức
Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện bằng phương pháp phương
pháp khảo sát 424 khách hàng đã từng mua sản phẩm Surimi tại tỉnh BRVT. Khi có
kết quả, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp thống kê dựa trên những thông tin thu được từ
cuộc khảo sát. Xử lý dữ liệu, kiểm tra độ tin cậy từng thành phần thang đo thông
qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố khám phá (EFA), kiểm định giả
thuyết nghiên cứu bằng mô hình hồi quy với phần mềm SPSS 20.0 (Phụ lục 2
“Bảng khảo sát nghiên cứu”).
3.3. DIỄN ĐẠT VÀ MÃ HÓA THANG ĐO
Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm Surimi được
xây dựng dựa trên thang đo Nguyen Thu Ha và Gizaw (2014), Zaeema và Hassan
(2016), Nguyễn Thị Hoàng Yến (2013) sau đó được điều chỉnh cho phù hợp với
nghiên cứu tại tỉnh BRVT thông qua nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo
luận nhóm (Phụ lục 1). Thang đo sau khi điều chỉnh, bổ sung, thang đo chính thức
được trình bày trong các bảng dưới đây.
Thang đo “Giá cả sản phẩm”
Thang đo “Giá cả sản phẩm” dựa trên thang đo Nguyen Thu Ha và Gizaw
(2014) gồm 04 biến quan sát được mã hóa từ GCSP1 đến GCSP4.
Bảng 3.1. Thang đo Giá cả sản phẩm
Kí hiệu Biến quan sát Nguồn
GCSP1
Giá cả sản phẩm Surimi phù hợp với chất lượng Nguyen Thu Ha
sản phẩm và Gizaw (2014)
GCSP2 Giá cả sản phẩm Surimi tương đối ổn định
Nguyen Thu Ha
và Gizaw (2014)
GCSP3
Giá cả sản phẩm Surimi hợp lý so với các sản Nguyen Thu Ha
phẩm cùng loại và Gizaw (2014)
GCSP4
Giá cả sản phẩm Surimi phù hợp với thu nhập Nguyen Thu Ha
của tôi và Gizaw (2014)
(Nguồn: tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh)
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
34
Thang đo “Chất lượng sản phẩm”
Thang đo “Chất lượng sản phẩm” dựa trên thang đo Zaeema và Hassan
(2016) gồm 05 biến quan sát được mã hóa từ CLSP1 đến CLSP5.
Bảng 3.2. Thang đo về Chất lượng sản phẩm
Ký hiệu Biến quan sát Nguồn
CLSP1 Sản phẩm Surimi có giá trị dinh dưỡng cao
Zaeema và
Hassan (2016)
CLSP2
Sản phẩm Surimi có mùi vị phù hợp với sở thích Zaeema và
của gia đình Hassan (2016)
CLSP3 Sản phẩm Surimi có đầy đủ thông tin sản phẩm
Zaeema và
Hassan (2016)
CLSP4 Sản phẩm Surimi không chứa chất bảo quản
Zaeema và
Hassan (2016)
CLSP5 Sản phẩm Surimi an toàn cho sức khỏe
Nghiên cứu
định tính
(Nguồn: tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh)
Thang đo “Nhóm tham khảo”
Thang đo “Nhóm tham khảo” dựa trên thang đo Zaeema và Hassan (2016)
gồm 04 biến quan sát được mã hóa từ NTK1 đến NTK4.
Bảng 3.3. Thang đo Nhóm tham khảo
Kí hiệu Biến quan sát Nguồn
NTK1
Sản phẩm Surimi được người thân trong gia đình Zaeema và
sử dụng Hassan (2016)
NTK2 Sản phẩm Surimi được bạn bè khuyên dùng
Zaeema và
Hassan (2016)
NTK3 Sản phẩm Surimi được nhiều người tin dùng
Zaeema và
Hassan (2016)
NTK4
Sản phẩm Surimi được nhân viên bán hàng giới Zaeema và
thiệu Hassan (2016)
(Nguồn: tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh)
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
35
Thang đo “Thương hiệu”
Thang đo “Thương hiệu” dựa trên thang đo Zaeema và Hassan (2016) gồm
04 biến quan sát được mã hóa từ TH1 đến TH4.
Bảng 3.4. Thang đo Thương hiệu
Ký hiệu Biến quan sát Nguồn
TH1 Tôi dễ dàng nhận biết sản phẩm Surimi
Zaeema và
Hassan (2016)
TH2
Tôi yên tâm với thương hiệu sản phẩm Surimi đang Zaeema và
dùng Hassan (2016)
TH3
Tôi chọn mua sản phẩm Surimi của thương hiệu nổi Zaeema và
tiếng Hassan (2016)
TH4
Tôi tin tưởng giá trị chất lượng sản phẩm Surimi Zaeema và
mà thương hiệu nổi tiếng mang lại. Hassan (2016)
(Nguồn: tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh)
Thang đo “Hoạt động chiêu thị”
Thang đo “Hoạt động chiêu thị” dựa trên thang đo Zaeema và Hassan (2016)
gồm 04 biến quan sát được mã hóa từ HDCT1 đến HDCT4.
Bảng 3.5. Thang đo Hoạt động chiêu thị
Kí hiệu Biến quan sát Nguồn
HDCT1 Sản phẩm Surimi có nhiều chương trình khuyến mãi
Zaeema và
Hassan (2016)
HDCT2 Sản phẩm Surimi được quảng cáo rộng rãi
Zaeema và
Hassan (2016)
HDCT3
Có chương trình giảm giá cho sản phẩm Surimi ở Zaeema và
cửa hàng Hassan (2016)
HDCT4
Tôi được thông tin kịp thời về các chương trình Zaeema và
khuyến mãi về sản phẩm Surimi Hassan (2016)
(Nguồn: tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh)
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
36
Thang đo “Sự sẵn có của sản phẩm”
Thang đo “Sự sẵn có của sản phẩm” dựa trên thang đo Nguyễn Thị Hoàng
Yến (2013) gồm 04 biến quan sát được mã hóa từ SCSP1 đến SCSP4.
Bảng 3.6. Thang đo Sự sẵn có của sản phẩm
Tên biến Biến quan sát Nguồn
SCSP1 Sản phẩm Surimi luôn sẵn có trên các quầy hàng
Nguyễn Thị
Hoàng Yến
SCSP2
Cách bố trí sản phẩm Surimi trên quầy hàng Nguyễn Thị
thuận tiện cho tôi tìm kiếm Hoàng Yến
SCSP3
Khu vực trưng bày sản phẩm Surimi tại cửa hàng Nghiên cứu
thuận tiện cho việc mua sắm các sản phẩm cùng định tính
SCSP4
Cửa hàng cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ khi mua Nghiên cứu
sản phẩm Surimi định tính
(Nguồn: tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh)
Thang đo “Quyết định mua sản phẩm Surimi”
Thang đo “Quyết định mua sản phẩm Surimi” dựa trên thang đo Zaeema và
Hassan (2016) gồm 04 biến quan sát được mã hóa từ QHM1 đến QHM4.
Bảng 3.7. Thang đo Quyết định mua sản phẩm Surimi
Ký hiệu Biến quan sát Nguồn
QDM1
Tôi nghĩ mua sản phẩm Surimi là quyết định đúng Zaeema và
đắn Hassan (2016)
QDM2
Khi đi mua thực phẩm tôi sẽ chọn mua sản phẩm Zaeema và
Surimi Hassan (2016)
QDM3 Tôi sẽ giới thiệu người thân mua sản phẩm Surimi
Zaeema và
Hassan (2016)
QDM4
Tôi tin rằng mua sản phẩm Surimi đáng giá đồng Zaeema và
tiền tôi bỏ ra Hassan (2016)
(Nguồn: tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh)
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
37
3.4. MÔ TẢ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
3.4.1. Phương pháp chọn mẫu
Kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, nghiên cứu này có sử
dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phân tích nhân tố cần có ít nhất 200 quan
sát (Gorsuch, 1983); Một số nhà nghiên cứu khác không đưa ra con số cụ thể về số
mẫu cần thiết mà đưa ra tỉ lệ giữa số mẫu cần thiết và số tham số cần ước lượng.
Đối với phân tích nhân tố, kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến được đưa
trong phân tích nhân tố. Gorsuch (1983) cho rằng số lượng mẫu cần gấp 5 lần số
lượng biến. Trong khi Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng tỉ
lệ đó là 4 hay 5. Trong nghiên cứu này có tất cả 29 biến quan sát cần tiến hành phân
tích, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 29 x 5 = 145.
Theo Burn và Bush (1995) khi chọn mẫu cần 3 yếu tố: số lượng các thay đổi
tổng thể, độ chính xác mong muốn, mức tin cậy cho phép trong các ước lượng tổng
thể. Công thức để tính quy mô mẫu là:
n = Z2
p * q
e2
Trong đó:
− n: là cỡ mẫu;
− p: là ước lượng tính tỷ lệ % của tổng thể;
− q = 1-p;
− e: là sai số cho phép (+-3%, +-4%,+-5%);
− Z: là giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy
95% thì giá trị Z là 1,96...).
Thường tỷ lệ p và q được ước tính là 50%/50% đó là khả năng lớn nhất có
thể xảy ra của tổng thể. Cho nên để đạt được độ tin cậy là 95% thì cỡ mẫu cần phải
đạt là:
n= Z2
p * q
= 1, 962
0, 5* 0, 5
= 385
e2
0, 052
Đảm bảo số lượng cỡ mẫu là 385, tác giả sẽ phát ra tăng thêm 10% cỡ mẫu
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
38
tối tiểu vì trong quá trình thu thập dữ liệu sẽ phải loại bỏ những bảng khảo sát
không đạt yêu cầu. Vậy số phiếu khảo sát được gửi đi khảo sát là:
385*(1+10%) 424 .
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
Tác giả tiến hành khảo sát 424 khách hàng đã từng mua sản phẩm Surimi tại
tỉnh BRVT bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Với tập dữ liệu thu về, sau khi
hoàn tất việc gạn lọc, kiểm tra, mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu, sẽ tiến hành
xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20 với một số phương pháp phân tích như sau:
3.4.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Sử dụng Cronbach’s alpha để kiểm tra độ tin cậy các tham số ước lượng
trong tập dữ liệu theo từng nhóm yếu tố trong mô hình. Những biến không đảm bảo
độ tin cậy sẽ bị loại khỏi tập dữ liệu. Hệ số Cronbach’s alpha cho biết mức độ tương
quan giữa các biến trong bảng câu hỏi và được dùng để tính sự thay đổi của từng
biến và mối tương quan giữa những biến.
Tiêu chuẩn đánh giá:
- Các biến có hệ số tương quan biến- tổng (item-total correlation) nhỏ hơn
0,3 sẽ bị loại.
- Các biến có Cronbach’s alpha nếu loại biến lớn hơn Cronbach’s Alpha sẽ bị
loại.
- Thang đo sẽ được chọn khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6.
Tiến hành loại từng biến, rồi chạy lại kiểm định thang đo, xác định lại hệ số
Cronbach’s alpha để quyết định là biến tiếp theo có bị loại hay không.
3.4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Các biến sau khi được kiểm định thang đo và loại bỏ các biến không đảm bảo
độ tin cậy, sẽ được đưa vào phân tích nhân tố để xác định lại thang đo, điều này sẽ
giúp đánh giá chính xác hơn các thang đo, loại bỏ bớt các biến đo lường không đạt
yêu cầu và làm cho thang đo đảm bảo tính đồng nhất.
Phân tích nhân tố được hiểu là nhằm nhóm các biến ít tương quan với nhau
thành các nhân tố mà các biến trong đó có sự tương quan với nhau hơn, từ đó hình
thành các nhân tố đại diện nhưng vẫn mang đầy đủ thông tin so với số lượng biến
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
39
ban đầu. Phân tích nhân tố bao gồm các bước:
Bước 1: Kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố đối với các dữ liệu
ban đầu bằng chỉ số KMO (Kaiser– Meyer– Olkin) và giá trị thống kê Barlett. Tiêu
chuẩn đánh giá:
- Chỉ số KMO > 0,5
- Mức ý nghĩa quan sát nhỏ (sig < 0,05)
Các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và phân tích
nhân tố (EFA) là thích hợp.
Bước 2: Tiếp theo, phương pháp trích nhân tố và phương pháp xoay nhân tố
sẽ được tiến hành để xác định số lượng các nhân tố được trích ra và xác định các
biến thuộc từng nhân tố.
Tiêu chuẩn đánh giá:
- Chỉ những nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 sẽ được giữ lại trong mô
hình phân tích, vì những nhân tố này có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn so với
những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1.
- Tổng phương sai trích lớn hơn 50% để chứng tỏ mô hình trên phù hợp với
dữ liệu phân tích.
- Hệ số Factor loading: là hệ số tương quan đơn giữa biến và nhân tố. Điều
kiện: hệ số factor loading > 0,5. Biến sẽ thuộc nhân tố nào mà tại đó biến có hệ số
factor loading lớn nhất. Những biến nào không thoả các tiêu chuẩn trên sẽ bị loại.
Bước 3: Kiểm định lại độ tin cậy của thang đo các nhân tố này bằng hệ số
Cronbach’s Alpha.
3.4.2.3. Phân tích tương quan - hồi quy
Phân tích tương quan
Các thang đo được đánh giá đạt yêu cầu được đưa vào phân tích tương quan
Pearson và phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết. Phân tích tương quan
Pearson được thực hiện giữa biến phụ thuộc và biến độc lập nhằm khẳng định có
mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, khi đó việc sử
dụng phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp. Giá trị tuyệt đối của Pearson càng
gần đến 1 thì hai biến này có mối tương quan tuyến tính càng chặt chẽ. Đồng thời
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
40
cũng cần phân tích tương quan giữa các biến độc lập với nhau nhằm phát hiện
những mối tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập. Vì những tương quan như
vậy có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả phân tích hồi quy như gây ra hiện tượng đa
cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Phân tích hồi quy bội
Sau khi kết luận các biến độc lập và biến phụ thuộc có mối quan hệ tuyến
tính với nhau có thể mô hình hóa quan hệ nhân quả này bằng hồi quy tuyến tính
(Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Kiểm định sự phù hợp của mô hình thông qua kiểm định F và hệ số R
2
hiệu
chỉnh.
Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình.
Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy từng thành phần.
Kiểm định giả thuyết về phân phối chuẩn của phần dư: dựa theo biểu đồ tần
số của phần dư chuẩn hóa; xem giá trị trung bình bằng 0 và độ lệch chuẩn bằng 1.
Kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến thông qua giá trị của dung sai
(Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor). Nếu
VIF > 10 thì có hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng
Ngọc, 2005).
3.4.2.4. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm thống kê
Sử dụng kiểm định T- test và ANOVA một chiều để kiểm định có hay không
sự khác nhau trong đánh giá về quyết định mua sản phẩm Surimi giữa các nhóm
thống kê bao gồm: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện kiểm định One Way ANOVA cần phải kiểm
định Levene's Test sự bằng nhau của các phương sai tổng thể để xem xét mức độ
đồng đều của dữ liệu quan sát.
Nếu Sig. < 0,05: Phương sai giữa các nhóm đối tượng khác nhau là khác
nhau hay không có phân phối chuẩn thì kiểm định Kruskal Wallis được sử dụng để
kết luận cho trường hợp này.
Nếu Sig. ≥ 0,05: Phương sai không khác nhau hay có phân phối chuẩn. Ta sẽ
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
41
sử dụng kiểm định One Way ANOVA để kết luận.
3.5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ
Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ được tác giả trình bày trong bảng 3.8, 3.9.
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo sơ bộ bằng
Cronbach’s Alpha
Trung Phương sai Tương
Cronbach’s
Biến quan bình thang thang đo quan
Alpha nếu Kết luận
sát đo nếu loại nếu loại biến
loại biến
biến biến tổng
Thang đo “Giá cả sản phẩm”: Cronbach’s Alpha = 0,741
GCSP1 11,9000 4,296 0,503 0,706 Biến phù hợp
GCSP2 12,0600 4,221 0,373 0,765 Biến phù hợp
GCSP3 11,7200 3,389 0,638 0,620 Biến phù hợp
GCSP4 12,2600 2,809 0,672 0,596 Biến phù hợp
Thang đo “Chất lượng sản phẩm”: Cronbach’s Alpha = 0,878
CLSP1 14,3000 4,990 0,748 0,843 Biến phù hợp
CLSP2 13,8000 4,898 0,706 0,853 Biến phù hợp
CLSP3 14,1000 4,786 0,757 0,840 Biến phù hợp
CLSP4 13,9800 5,367 0,642 0,867 Biến phù hợp
CLSP5 14,3800 5,098 0,695 0,855 Biến phù hợp
Thang đo “Nhóm tham khảo”: Cronbach’s Alpha = 0,812
NTK1 8,2400 8,880 0,695 0,739 Biến phù hợp
NTK2 7,5800 8,004 0,655 0,752 Biến phù hợp
NTK3 7,8800 7,659 0,703 0,727 Biến phù hợp
NTK4 7,2000 9,837 0,488 0,824 Biến phù hợp
Thang đo “Thương hiệu”: Cronbach’s Alpha = 0,891
TH1 8,7800 8,216 0,726 0,873 Biến phù hợp
TH2 8,5800 7,800 0,859 0,823 Biến phù hợp
TH3 8,5600 8,415 0,717 0,876 Biến phù hợp
TH4 8,5800 8,330 0,745 0,866 Biến phù hợp
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát sơ bộ của tác giả)
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
42
Bảng 3.9. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo sơ bộ bằng
Cronbach’s Alpha (tiếp theo)
Trung Phương sai Tương
Cronbach’s
Biến bình thang thang đo quan
Alpha nếu Kết luận
quan sát đo nếu loại nếu loại biến
loại biến
biến biến tổng
Thang đo “Hoạt động chiêu thị”: Cronbach’s Alpha = 0,862
HDCT1 9,2800 8,247 0,689 0,831 Biến phù hợp
HDCT2 9,4000 7,633 0,770 0,797 Biến phù hợp
HDCT3 9,5200 8,785 0,600 0,867 Biến phù hợp
HDCT4 9,5400 8,009 0,783 0,794 Biến phù hợp
Thang đo “Sự sẵn có của sản phẩm”: Cronbach’s Alpha = 0,787
SCSP1 10,8400 3,321 0,613 0,725 Biến phù hợp
SCSP2 11,1200 3,577 0,527 0,767 Biến phù hợp
SCSP3 11,2000 2,816 0,701 0,677 Biến phù hợp
SCSP4 10,7600 3,737 0,554 0,756 Biến phù hợp
Thang đo “Quyết định mua sản phẩm Surimi”: Cronbach’s Alpha = 0,886
QDM1 10,3000 5,439 0,689 0,878 Biến phù hợp
QDM2 10,1200 5,210 0,755 0,857 Biến phù hợp
QDM3 10,9000 4,051 0,807 0,838 Biến phù hợp
QDM4 10,3200 4,426 0,801 0,834 Biến phù hợp
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát sơ bộ của tác giả)
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
43
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương 3 đã trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu. Chương 4 sẽ trình
bày các kết quả của phân tích dữ liệu. Công cụ được sử dụng để phân tích là phần
mềm SPSS 20. Chương này bao gồm 4 phần chính: Giới thiệu sơ lược về sản phẩm
Surimi; Thống kê mô tả mẫu và các biến nghiên cứu; Đánh giá thang đo thông qua
phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA;
Phân tích tương quan và kiểm định giả thuyết thông qua phân tích hồi quy.
4.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ SẢN PHẨM SURIMI
Surimi (擂り身, nghĩa là “thịt xay” trong tiếng Nhật) là một loại thực phẩm
truyền thống có nguồn gốc từ cá của các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc.
Cá nguyên liệu được tiến hành rửa, phi lê, xay nhỏ, băm nhuyễn và phối trộn các
nguyên liệu phụ, định hình, xử lý nhiệt sẽ cho sản phẩm được gọi là Surimi.
Surimi và sản phẩm mô
phỏng từ chả cá là loại thức ăn
nhanh được nhiều quốc gia châu
Á và phương Tây sử dụng thông
dụng, được chế biến thành nhiều
mẫu mã đa dạng, đẹp mắt như
càng cua, con tôm, cá viên, bánh
bao… Hình Surimi thành phẩm
Tuỳ theo loại cá dùng làm Surimi và dạng Surimi mong muốn mà Surimi có
thành phần dinh dưỡng khác nhau. Theo bảng thành phần dinh dưỡng trong thực
phẩm của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Surimi từ cá chứa khoảng 76% nước,
15% protein, 6,85% carbonhydrat, 0,9% chất béo và 0,03% cholesterol.
Surimi có hàm lượng protein cao, lipid thấp, không có cholesterol và glucid,
cơ thể dễ hấp thụ. Protein của Surimi có khả năng trộn lẫn với các loại protit khác,
nâng cao chất lượng của các loại thịt khi trộn lẫn với thịt bò, thịt heo, hay thịt
gà...Đặc biệt Surimi có tính chất tạo thành khối dẻo, mùi vị và màu sắc trung hòa,
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
44
nên từ chất nền Surimi người ta có thể chế biến ra các sản phẩm mô phỏng có giá trị
cao như: tôm, thịt, sò, điệp, cua, ghẹ, xúc xích...
Surimi được người dân một số vùng ở Đông Á chế biến từ hơn 900 năm trước
đây. Tại Nhật Bản, Surimi được sử dụng để chế biến món kamaboko và nhiều món
ăn khác. Ngành công nghiệp chế biến Surimi bắt đầu phát triển ở Nhật Bản trong
những năm 1960.
Cho đến nay, khoảng 2 triệu đến 3 triệu tấn cá trên toàn thế giới (chiếm 2%
đến 3% sản lượng thủy sản cung cấp) được sử dụng làm nguyên liệu chế biến
Surimi. Hoa Kỳ và Nhật Bản là những nhà sản xuất Surimi lớn nhất trong khi Thái
Lan nhập khẩu khá nhiều. Sản lượng Surimi của Trung Quốc cũng khá lớn còn Việt
Nam, Chile, Pháp và Malaysia là các nhà sản xuất mới nổi.
Công ty Thủy sản – Xuất nhập khẩu Côn Đảo (tên giao dịch và thương hiệu
là Coimex) là một trong những doanh nghiệp Nhà nước chế biến các sản phẩm hải
sản đông lạnh làm ăn có hiệu quả. Công ty là đơn vị duy nhất của tỉnh có dây
chuyền sản xuất các mặt hàng mô phỏng sau Surimi. Thương hiệu Coimex của
Công ty đã được thị trường nhiều nước trên thế giới biết đến.
Hiện nay, Công ty Thủy sản – Xuất nhập khẩu Côn Đảo (Coimex) có dây
chuyền chế biến chả cá Surimi với sản lượng xuất khẩu gần 400 tấn/ tháng. Surimi
là sản phẩm được chế biến bằng từ các loại cá thịt trắng sau khi đã tách hết xương,
da, mỡ và máu, sau đó đem cấp đông ở nhiệt độ – 400
C, và bảo quản ở nhiệt độ –
250
C. Surimi có nguồn nguyên liệu dồi dào, thị trường rộng rãi nên các doanh
nghiệp chế biến mặt hàng này đạt hiệu suất lợi nhuận rất cao. Chính vì vậy, những
năm gần đây, trên địa bàn tỉnh có nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất nên đầu ra
cũng như đầu vào ngày càng khó khăn hơn, kéo theo sự giảm sút về lợi nhuận.
Dự báo được xu thế đó, Công ty Thủy sản Xuất nhập khẩu Côn Đảo là đơn vị
tiên phong trong cả nước, đã đầu tư xây dựng dây chuyền chế biến sản phẩm mô
phỏng Surimi nhằm tăng lợi thế cạnh tranh và nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng của
mặt hàng này. Bằng nhiều nguồn vốn, Công ty đầu tư gần 11 tỷ đồng lắp đặt dây
chuyền công nghệ chế biến tiên tiến nhất của Nhật Bản, có công suất từ 10 - 15 tấn
thành phẩm/ ngày, đưa vào hoạt động cuối năm 2015. Công nghệ chế biến sau
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
45
Surimi là một quy trình sản xuất khép kín pha trộn Surimi với các mùi vị (tôm, cua)
và các loại gia vị khác, định hình và hấp chín. Cuối cùng cho ra 5 sản phẩm chính
gồm: chả cá Nhật Bản, càng cua lăn bột, tôm hùm, tôm nhỏ các loại và cá. Ngoài ra,
mỗi sản phẩm có thể đa dạng hóa bằng việc thay thế các khuôn đúc hoặc thành phần
pha chế. Dây chuyền chế biến này hoàn toàn tự động nên sản phẩm đảm bảo tiệt
trùng, đạt yêu cầu vệ sinh cao.
Lợi thế cơ bản giúp Coimex thâm nhập thị trường thế giới vốn khó tính về
các mặt hàng ăn liền là thương hiệu Coimex đã được Cục Sở hữu công nghiệp Việt
Nam công nhận, sản phẩm đạt chất lượng ISO 9001 phiên bản 2000 và được cấp
CODE xuất khẩu. Hiện nay, sản phẩm mô phỏng sau Surimi của Coimex được tiêu
thụ chủ yếu ở thị trường Singapore. Ngoài năm mặt hàng chính, Công ty đã nghiên
cứu sản xuất thêm nhiều mặt hàng mới lạ, đáp ứng theo đơn đặt hàng ngày càng cao
của khách hàng.
Ngoài các sản phẩm xuất sang thị trường nước ngoài, Coimex còn đưa hàng
thâm nhập thị trường trong nước. Bởi, đây là thị trường ổn định nhất nếu sản phẩm
được người tiêu dùng chấp nhận. Đến nay, Công ty ký kết nhiều hợp đồng tiêu thụ
sản phẩm với 15 điểm bán tại các siêu thị ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thành phố Hồ
Chí Minh như: Citimart, Coopmart, Siêu thị Miền Đông và đại lý cấp I ở Đà Nẵng,
Buôn Ma Thuột, Tiền Giang, Long Xuyên, Quy Nhơn và thành phố Đà Lạt…
Hiện trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhiều công ty đã học tập mô hình
của COIMEX chuyển sang làm mặt hàng Surimi như Baseafood, Hải Việt, Mai
Linh…
4.2. THỐNG KÊ MẪU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện với đối tượng khảo sát là khách hàng đã từng
mua sản phẩm Surimi tại tỉnh BRVT. Tổng cộng có 424 bảng câu hỏi được phát ra,
thu về 424 bảng, loại ra 8 bảng không đạt yêu cầu, còn lại 416, đạt tỷ lệ 98,11%.
Bảng câu hỏi được mã hoá và đưa vào xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 để
phân tích. Phân loại 416 người tham gia trả lời theo thành phần giới tính, độ tuổi,
thu nhập, trình độ học vấn khi được đưa vào xử lý.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
46
4.2.1. Kết quả khảo sát về giới tính
Bảng 4.1. Bảng thống kê mô tả giới tính
Tần số Tỷ lệ % % tích lũy
Nữ 385 92,5 92,5
Nam 31 7,5 100,0
Tổng 416 100,0
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 385 khách hàng nữ chiếm tỷ lệ 92,5%, nam
có 31 người chiếm tỷ lệ 7,5% trả lời khảo sát. Số lượng mẫu có sự chênh lệch lớn về
giới tính, điều này hoàn toàn đúng với thực tế tại Việt Nam, đa số nữ giới đi mua
thực phẩm cho gia đình.
4.2.2. Kết quả khảo sát về độ tuổi
Bảng 4.2. Bảng thống kê mô tả độ tuổi
Tần số Tỷ lệ % % tích lũy
18-21 tuổi 9 2,2 2,2
22-30 tuổi 130 31,3 33,4
31-45 tuổi 198 47,6 81,0
>45 tuổi 79 19,0 100,0
Tổng 416 100,0
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)
Theo kết quả khảo sát cho thấy, số lượng lớn nhất là ở độ tuổi 31-45 tuổi
chiếm 47,9% (198 khách hàng). Tiếp theo là độ tuổi từ 22-30 tuổi chiếm 31,3%
(130 khách hàng) và độ tuổi trên 45 tuổi chiếm 19,0% (79 khách hàng). Còn lại là
nhóm tuổi từ 18-21 tuổi chiếm 2,2% (9 khách hàng). Qua khảo sát cho thấy chủ yếu
khách hàng mua sản phẩm Surimi có độ tuổi tập trung vào khoảng 31-45 tuổi.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
47
4.2.3. Kết quả khảo sát về trình độ học vấn
Bảng 4.3. Bảng thống kê mô tả trình độ học vấn
Tần số Tỷ lệ % % tích lũy
Từ Trung cấp trở xuống 89 21,4 21,4
Cao đẳng 233 56,0 77,4
Đại học 81 19,5 96,9
Sau đại học 13 3,1 100,0
Tổng 416 100,0
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)
Theo kết quả khảo sát cho thấy, số khách hàng tham gia trả lời bảng câu hỏi
có trình độ học vấn trung cấp trở xuống chiếm tỷ lệ 31,4% (89 khách hàng), trình độ
cao đẳng chiếm 56,0% (233 khách hàng), trình độ đại học chiếm 19,5% (81 khách
hàng), trình độ sau đại học chiếm 3,1% (13 khách hàng).
4.2.4. Kết quả khảo sát về mức thu nhập hàng tháng
Bảng 4.4. Bảng thống kê mô tả thu nhập hàng tháng
Tần số Tỷ lệ % % tích lũy
< 5 triệu 16 3,8 3,8
5-10 triệu 282 67,8 71,6
>10 triệu 118 28,4 100,0
Total 416 100,0
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)
Theo kết quả khảo sát cho thấy, số khách hàng có mức thu nhập thấp hơn 5
triệu/tháng đồng chiếm tỉ lệ 3,8% (16 khách hàng), thu nhập từ 5 -10 triệu
đồng/tháng chiếm tỉ lệ 67,8% (282 khách hàng), mức thu nhập trên 10 triệu
đồng/tháng chiếm tỷ lệ 28,4% (118 khách hàng).
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
48
4.3. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO
4.3.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Thang đo trước hết sẽ được phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, các
biến có hệ số tương quan tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và
thang đo được chấp nhận để phân tích trong các bước tiếp theo khi có độ tin cậy
Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên (Nunnally & Burnstein 1994) (Phụ lục 5).
4.3.1.1. Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo Giá cả sản phẩm
Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,856 > 0,6; các hệ số tương quan
biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,3 và không có trường
hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này
lớn hơn 0,856. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp và sẽ được sử dụng
trong phân tích nhân tố tiếp theo.
Bảng 4.5. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Giá cả sản phẩm
Trung
Phương Tương
Biến bình Cronbach’s
sai thang quan
quan thang đo Alpha nếu Kết luận
đo nếu biến
sát nếu loại loại biến
loại biến tổng
biến
Thang đo “Giá cả sản phẩm”: Cronbach’s Alpha = 0,856
GCSP1 11,3317 4,150 0,696 0,820 Biến phù hợp
GCSP2 10,7043 3,944 0,712 0,811 Biến phù hợp
GCSP3 10,9063 3,676 0,709 0,813 Biến phù hợp
GCSP4 11,0625 3,779 0,687 0,822 Biến phù hợp
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)
4.3.1.2. Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo Chất lượng sản phẩm
Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,825 > 0,6; các hệ số tương quan
biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,3 và không có trường
hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này
lớn hơn 0,825. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp và sẽ được sử dụng
trong phân tích nhân tố tiếp theo.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
49
Bảng 4.6. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Chất lượng sản phẩm
Biến
Trung Phương Tương
Cronbach’s
bình thang sai thang quan
quan Alpha nếu Kết luận
đo nếu loại đo nếu biến
sát loại biến
biến loại biến tổng
Thang đo “Chất lượng sản phẩm”: Cronbach’s Alpha = 0,825
CLSP1 13,6370 8,940 0,679 0,772 Biến phù hợp
CLSP2 13,2716 9,109 0,567 0,807 Biến phù hợp
CLSP3 13,6034 9,450 0,653 0,781 Biến phù hợp
CLSP4 13,3197 9,259 0,594 0,797 Biến phù hợp
CLSP5 13,7067 9,432 0,613 0,792 Biến phù hợp
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)
4.3.1.3. Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo Nhóm tham khảo
Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,837 > 0,6; các hệ số tương quan
biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,3 và không có trường
hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này
lớn hơn 0,837. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp và sẽ được sử dụng
trong phân tích nhân tố tiếp theo.
Bảng 4.7. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhóm tham khảo
Biến
Trung Phương Tương
Cronbach’s
bình thang sai thang quan
quan Alpha nếu Kết luận
đo nếu loại đo nếu biến
sát loại biến
biến loại biến tổng
Thang đo “Nhóm tham khảo”: Cronbach’s Alpha = 0,840
NTK1 11,9952 5,908 0,752 0,765 Biến phù hợp
NTK2 12,1995 5,963 0,597 0,824 Biến phù hợp
NTK3 11,8173 5,885 0,642 0,805 Biến phù hợp
NTK4 12,2764 5,020 0,709 0,779 Biến phù hợp
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
50
4.3.1.4. Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo Thương hiệu
Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,785 > 0,6; các hệ số tương quan
biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,3 và không có trường
hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này
lớn hơn 0,785. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp và sẽ được sử dụng
trong phân tích nhân tố tiếp theo.
Bảng 4.8. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Thương hiệu
Biến
Trung Phương Tương
Cronbach’s
bình thang sai thang quan
quan Alpha nếu Kết luận
đo nếu loại đo nếu biến
sát loại biến
biến loại biến tổng
Thang đo “Thương hiệu”: Cronbach’s Alpha = 0,785
TH1 10,9471 4,576 0,590 0,736 Biến phù hợp
TH2 11,0841 4,390 0,578 0,740 Biến phù hợp
TH3 11,1731 4,071 0,597 0,732 Biến phù hợp
TH4 10,9303 4,214 0,610 0,723 Biến phù hợp
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)
4.3.1.5. Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo Hoạt động chiêu thị
Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,834 > 0,6; các hệ số tương quan
biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,3 và không có trường
hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này
lớn hơn 0,834. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp và sẽ được sử dụng
trong phân tích nhân tố tiếp theo.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
51
Bảng 4.9. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Hoạt động chiêu thị
Trung Phương Tương
Cronbach’s
Biến bình thang sai thang quan
Alpha nếu Kết luận
quan sát đo nếu loại đo nếu biến
loại biến
biến loại biến tổng
Thang đo “Hoạt động chiêu thị”: Cronbach’s Alpha = 0,834
HDCT1 8,9495 7,147 0,609 0,814 Biến phù hợp
HDCT2 8,8750 6,389 0,777 0,735 Biến phù hợp
HDCT3 8,8654 6,912 0,695 0,775 Biến phù hợp
HDCT4 9,0865 7,699 0,578 0,825 Biến phù hợp
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)
4.3.1.6. Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo Sự sẵn có của sản phẩm
Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,852 > 0,6; các hệ số tương quan
biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,3 và không có trường
hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này
lớn hơn 0,852. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp và sẽ được sử dụng
trong phân tích nhân tố tiếp theo.
Bảng 4.10. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Sự sẵn có của sản phẩm
Trung Phương Tương
Cronbach’s
Biến bình thang sai thang quan
Alpha nếu Kết luận
quan sát đo nếu loại đo nếu biến
loại biến
biến loại biến tổng
Thang đo “Sự sẵn có của sản phẩm”: Cronbach’s Alpha = 0,852
SCSP1 9,6827 7,027 0,649 0,830 Biến phù hợp
SCSP2 9,7524 6,486 0,729 0,797 Biến phù hợp
SCSP3 9,7019 7,000 0,665 0,824 Biến phù hợp
SCSP4 9,7837 6,546 0,729 0,797 Biến phù hợp
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
52
4.3.1.7. Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo Quyết định mua sản phẩm Surimi
Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,887 > 0,6; các hệ số tương quan
biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,3 và không có trường
hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này
lớn hơn 0,887. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp và sẽ được sử dụng
trong phân tích nhân tố tiếp theo.
Bảng 4.11. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Quyết định mua
sản phẩm Surimi
Biến
Trung Phương Tương
Cronbach’s
bình thang sai thang quan
quan Alpha nếu Kết luận
đo nếu loại đo nếu biến
sát loại biến
biến loại biến tổng
Thang đo “Quyết định mua sản phẩm Surimi”: Cronbach’s Alpha = 0,887
QDM1 10,7788 5,108 0,715 0,869 Biến phù hợp
QDM2 10,6538 5,176 0,762 0,856 Biến phù hợp
QDM3 11,0529 4,171 0,782 0,848 Biến phù hợp
QDM4 10,6250 4,466 0,785 0,842 Biến phù hợp
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả) Nhìn chung, các thang đo trên đều có
hệ số Cronbach’s Alpha khá cao (> 0,7). Tất cả các biến quan sát của thang đo này
đều có hệ số tương quan biến tổng
lớn hơn 0,3 do đó chúng đều được sử dụng cho phân tích EFA tiếp theo.
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Tiêu chuẩn Barlett và hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) dùng để đánh giá sự
thích hợp của EFA. Theo đó, EFA được gọi là thích hợp khi 0,5≤ KMO ≤ 1. Kiểm
định Bartlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng
không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0,05) thì các
biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn
Mộng Ngọc, 2008).
Theo Hair và cộng sự (1998), hệ số tải nhân tố (Factor Loading) là chỉ tiêu để
đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Factor loading ≥ 0,3 được xem là đạt
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
53
mức tối thiểu, Factor loading ≥ 0,4 được xem là quan trọng, Factor loading ≥ 0,5
được xem là có ý nghĩa thực tiễn.
Trong nghiên cứu này:
- Nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố ≤ 0,5 sẽ bị loại;
- Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%;
- Điểm dừng khi trích các yếu tố có hệ số Eigenvalue phải có giá trị ≥ 1
(Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008);
- Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0,3 để
đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
4.3.2.1. Phân tích nhân tố thang đo các biến độc lập
Kết quả Cronbach’s Alpha cho thấy có 25 biến quan sát của 06 thành phần
đo lường Quyết định mua sản phẩm Surimu đủ yêu cầu về độ tin cậy. Vì vậy, 25
biến quan sát của thang đo này được tiếp tục đánh giá bằng EFA. Kết quả EFA
được trình bày tại phụ lục 6.
Sử dụng phương pháp trích yếu tố Principal Component Analysis với phép
xoay Varimax khi phân tích factor cho 25 biến quan sát.
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett các biến độc lập
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0,816
Giá trị Chi bình phương 3795,369
Kiểm định Bartlett của thang đo df 300
Sig – mức ý nghĩa quan sát 0,000
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả) Với giả thiết H01 đặt ra trong phân
tích này là giữa 25 biến quan sát trong tổng thể không có mối tương quan với nhau.
Kiểm định KMO và Bartlett’s trong
phân tích nhân tố cho thấy giả thuyết này bị bác bỏ (sig. = 0,000 < 0,005); hệ số
KMO cao (bằng 0,816 > 0,5). Kết quả này chỉ ra rằng các biến quan sát trong tổng
thể có mối tương quan với nhau và phân tích nhân tố EFA rất thích hợp.
Tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 và với phương pháp rút trích
principal components và phép quay varimax, phân tích nhân tố đã trích được 07
nhân tố từ 32 biến quan sát và với phương sai trích là 67,126% (lớn hơn 50%) đạt
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
54
yêu cầu.
Từ kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích EFA nêu trên cho thấy
thang đo các yếu tố độc lập đều đạt yêu cầu về giá trị và độ tin cậy. Như vậy các
thang đo này đạt yêu cầu tương ứng với các khái niệm nghiên cứu và sẽ được đưa
vào các phần nghiên cứu định lượng chính thức tiếp theo.
Bảng 4.13. Kết quả phân tích nhân tố khám phá
Biến quan sát
Hệ số nhân tố tải
1 2 3 4 5 6
CLSP1 0,831
CLSP3 0,804
CLSP5 0,754
CLSP4 0,725
CLSP2 0,709
SCSP4 0,851
SCSP3 0,815
SCSP2 0,804
SCSP1 0,740
GCSP2 0,833
GCSP3 0,804
GCSP1 0,794
GCSP4 0,749
NTK4 0,852
NTK1 0,850
NTK3 0,797
NTK2 0,757
HDCT2 0,810
HDCT3 0,806
HDCT4 0,805
HDCT1 0,626
TH4 0,786
TH3 0,773
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
55
TH2 0,698
TH1 0,656
Eigenvalue 4,893 3,846 3,015 2,499 1,37 1,111
Phương sai trích % 19,573 15,386 12,061 9,995 5,482 4,443
Phương sai tích lũy 19,573 34,959 47,02 57,015 62,497 66,94
(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)
Mô hình hồi quy sẽ có 06 biến độc lập:
Bảng 4.14. Các biến độc lập của mô hình hồi quy
STT Tên biến Ký hiệu
1 Giá cả sản phẩm GCSP
2 Chất lượng sản phẩm CLSP
3 Nhóm tham khảo NTK
4 Thương hiệu TH
5 Hoạt động chiêu thị HDCT
6 Sự sẵn có của sản phẩm SCSP
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Các biến độc lập sẽ nhận giá trị trung bình của các biến quan sát tương ứng
để sử dụng cho các phân tích tiếp theo.
4.3.2.2. Phân tích nhân tố thang đo biến phụ thuộc
Bước 1: Kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố đối với các dữ liệu
ban đầu bằng chỉ số KMO (Kaiser – Meyer- Olkin) và giá trị thống kê Barlett (Phụ
lục 7).
Bảng 4.15. Kiểm định KMO và Bartlett- thang đo Quyết định
mua sản phẩm Surimi
Hệ số kiểm định sự tương hợp của mẫu (KMO) 0,841
Approx. Chi-Square 939,225
Kiểm định Bartlett's Số bậc tự do (df) 6
Mức ý nghĩa (Sig.) 0,000
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả)
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
56
Giả thuyết: H02: 4 biến quan sát trong tổng thể không có mối quan hệ với
nhau.
Kết quả: sig = 0,000 => bác bỏ giả thuyết H02. Hệ số KMO = 0,841 (giữa 0,5
và 1). Kết quả này chỉ ra rằng các biến qua sát trong tổng thể có mối tương quan với
nhau và phân tích nhân tố (EFA) là thích hợp.
Bước 2: Tiến hành phương pháp trích nhân tố và phương pháp xoay nhân tố
Bảng 4.16. Kết quả phân tích nhân tố - Thang đo Quyết định mua sản phẩm
Surimi
Hệ số nhân tố tải
1
QDM4 0,884
QDM3 0,882
QDM2 0,870
QDM1 0,838
Eigenvalue 3,017
Phương sai trích tích lũy (%) 75,413
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả) Kết quả phân tích EFA cho
thấy, với phương pháp trích nhân tố principal component, phép quay Varimax cho
phép trích được một nhân tố với 4 biến quan sát và phương sai trích tích lũy được là
75,413% (> 50%), Giá trị Eigenvalue là 3,017 (đạt yêu cầu Eigenvalue > 1), các hệ
số tải nhân tố của các biến quan sát đều
lớn hơn 0,5 => thang đo đạt yêu cầu.
Các biến đo lường thành phần Quyết định mua sản phẩm Surimi đều được sử
dụng trong các phân tích tiếp theo. Biến phụ thuộc sẽ nhận giá trị trung bình của các
biến quan sát tương ứng để sử dụng cho các phân tích tiếp theo.
4.4. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY
4.4.1. Phân tích tương quan
Phân tích tương quan được thực hiện giữa biến phụ thuộc Quyết định mua
sản phẩm Surimi (QDM) với các biến độc lập: Giá cả sản phẩm (GCSP), Chất
lượng sản phẩm (CLSP), Nhóm tham khảo (NTK), Thương hiệu (TH), Hoạt động
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
57
chiêu thị (HDCT), Sự sẵn có của sản phẩm (SCSP) sử dụng phân tích tương quan
Pearson’s. Kết quả xem bảng 4.17.
Bảng 4.17. Kết quả phân tích tương quan
GCSP CLSP NTK TH HDCT SCSP QDM
Pearson Correlation 1 0,028 -0,012 -0,014 -0,126**
-0,015 0,337**
GCSP Sig0, (2-tailed) 0,571 0,803 0,769 0,010 0,757 0,000
N 416 416 416 416 416 416 416
Pearson Correlation 0,028 1 0,090 0,034 -0,120*
-0,010 0,397**
CLSP Sig0, (2-tailed) 0,571 0,065 0,491 0,015 0,834 0,000
N 416 416 416 416 416 416 416
Pearson Correlation -0,012 0,090 1 0,061 0,011 0,036 0,308**
NTK Sig0, (2-tailed) 0,803 0,065 0,216 0,829 0,462 0,000
N 416 416 416 416 416 416 416
Pearson Correlation -0,014 0,034 0,061 1 -0,056 0,110*
0,216**
TH Sig0, (2-tailed) 0,769 0,491 0,216 0,258 0,025 0,000
N 416 416 416 416 416 416 416
Pearson Correlation -0,126**
-0,120*
0,011 -0,056 1 0,043 0,218**
HDCT Sig0, (2-tailed) 0,010 0,015 0,829 0,258 0,379 0,000
N 416 416 416 416 416 416 416
Pearson Correlation -0,015 -0,010 0,036 0,110*
0,043 1 0,251**
SCSP Sig0, (2-tailed) 0,757 0,834 0,462 0,025 0,379 0,000
N 416 416 416 416 416 416 416
Pearson Correlation 0,337**
0,397**
0,308**
0,216**
0,218**
0,251**
1
QDM Sig0, (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
N 416 416 416 416 416 416 416
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả)
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
58
Xem xét ma trận tương quan cho thấy rằng mức ý nghĩa của hầu hết các hệ
số rất nhỏ (sig= 0 < 0,05) nên hầu hết các hệ số tương quan có ý nghĩa thống kê và
đều đủ điều kiện để đưa vào phân tích hồi quy.
4.4.2. Phân tích hồi quy
Trên cơ sở thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến Quyết định mua sản phẩm
Surimi đã được xem xét mối tương quan tuyến tính, tiếp tục sử dụng phân tích hồi
quy để thấy mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng tác động đến Quyết định mua
sản phẩm Surimi.
Để kiểm định sự phù hợp giữa thành phần Giá cả sản phẩm (GCSP), Chất
lượng sản phẩm (CLSP), Nhóm tham khảo (NTK), Thương hiệu (TH), Hoạt động
chiêu thị (HDCT), Sự sẵn có của sản phẩm (SCSP) với Quyết định mua sản phẩm
Surimi (QDM), tác giả sử dụng hàm hồi quy tuyến tính với phương pháp đưa vào
một lượt (Enter). Như vậy thành phần GCSP, CLSP, NTK, TH, HDCT, SCSP là
biến độc lập và QDM là biến phụ thuộc sẽ được đưa vào chạy hồi quy cùng một lúc.
4.4.2.1. Kiểm định sự sự phù hợp của mô hình
Bảng 4.18 cho thấy R2
hiệu chỉnh bằng 0,517 có nghĩa là 51,7% sự biến
thiên của QDM (Quyết định mua sản phẩm Surimi) được giải thích bởi sự biến thiên
của 06 biến độc lập GCSP, CLSP, NTK, TH, HDCT, SCSP.
Bảng 4.18. Mức độ giải thích của mô hình
Mô hình R R2 R2
hiệu Sai số Hệ số Durbin-
chỉnh ước lượng Watson
1 0,724a
0,524 0,517 0,23426 1,802
a. Biến độc lập: (Hằng số), GCSP, CLSP, NTK, TH, HDCT, SCSP
b. Biến phụ thuộc: QDM
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả)
Trong bảng phân tích phương sai (Bảng 4.19), cho thấy trị số F có mức ý
nghĩa với Sig. = 0,000 (< 0,05) có nghĩa mô hình hồi quy tuyến tính đưa ra là phù
hợp với dữ liệu thực tế thu thập được và các biến đưa vào đều có ý nghĩa trong
thống kê với mức ý nghĩa 5%.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
59
Bảng 4.19. Mức độ phù hợp của mô hình: Phân tích phương sai ANOVA
Mô hình
Tổng Bậc tự Trung bình
F Sig.
bình phương do (df) bình phương
Hồi quy 24,750 6 4,125 75,163 0,000b
1 Phần dư 22,446 409 0,055
Tổng 47,196 415
a. Biến phụ thuộc: QDM
b. Biến độc lập: (Hằng số), SCSP, CLSP, GCSP, NTK, TH, HDCT
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả)
4.4.2.2. Kiểm định phân phối chuẩn
Hình 4.1. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả) Quan sát biểu đồ tần số của
phần dư chuẩn hóa (Hình 4.1) cho thấy phân phối chuẩn của phần dư xấp xỉ chuẩn
Mean = -4,92E-15 (giá trị trung bình gần bằng
0) và độ lệch chuẩn Std. Dev = 0,993 (độ lệch chuẩn gần bằng 1). Do đó có thể kết
luận giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị sai phạm.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
60
Hình 4.2. Biểu đồ tần số P – P
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả)
Biểu đổ tần số P-P (Hình 4.2) cũng cho thấy các điểm của phần dư phân tán
không cách xa mà phân tán ngẫu nhiên xung quanh đường chéo (đường thẳng kỳ
vọng), do đó giả định về phân phối chuẩn của phần dư được thỏa mãn.
4.4.2.3. Kiểm định đa cộng tuyến
Hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation factor – VIF) đạt giá trị
lớn nhất là 1,036 (nhỏ hơn 10) cho thấy các biến độc lập này không có quan hệ chặt
chẽ với nhau nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Do đó, mối quan hệ
giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải thích của mô hình
hồi quy (Bảng 4.20).
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
61
4.4.2.4. Kiểm định độc lập giữa các phần dư
Hình 4.3. Đồ thị phân tán
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả)
Quan sát đồ thị phân tán (Hình 4.3) ta thấy có sự phân tán đều. Như vậy, giả
định phương sai không đổi của mô hình hồi quy không bị vi phạm.
Ngoài ra, kiểm định Durbin – Watson (d) cho thấy kết quả d = 1,802 (1 < d
< 3) nên ta có thể kết luận các phần dư là độc lập với nhau hay không có tương quan
giữa các phần dư.
Qua các kết quả kiểm định trên cho thấy các giả định của hàm hồi quy tuyến
tính không bị vi phạm và mô hình hồi quy đã xây dựng là phù hợp với tổng thể.
4.4.2.5. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Từ bảng thống kê phân tích các hệ số hồi quy (Bảng 4.20) cho thấy 06 biến
độc lập GCSP, CLSP, NTK, TH, HDCT, SCSP có tác động cùng chiều vào biến
phụ thuộc QDM vì hệ số hồi quy chuẩn hóa (β) của các biến này đều dương và có ý
nghĩa thống kê (Sig.<0,05). So sánh mức độ tác động của 06 biến này vào biến phụ
thuộc Quyết định mua sản phẩm Surimi (QDM) theo thứ tự giảm dần như sau: ta
thấy biến Chất lượng sản phẩm (CLSP) có tác động mạnh nhất (β2 = 0,397), tiếp
theo là biến Giá cả sản phẩm (GCSP) (β1 = 0,374), tiếp đến là biến Hoạt động chiêu
thị (HDCT) (β5 = 0,311), tiếp đến là Nhóm tham khảo (QHDN) (β3 = 0,254), kế
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
62
đến là biến Sự sẵn có của sản phẩm (SCSP) (β6 = 0,217), và tác động thấp nhất là
biến Thương hiệu (TH) (β4 = 0,186). Như vậy các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6
đều được chấp nhận ở độ tin cậy 95%.
Bảng 4.20. Thống kê phân tích các hệ số hồi quy
Hệ số chưa Hệ số Thống kê
Mô hình
chuẩn hóa chuẩn hóa
t Sig.
đa cộng tuyến
B
Sai số
Beta
Dung
VIF
chuẩn sai
(Hằng số) 0,889 0,152 5,864 0,000
GCSP 0,134 0,012 0,374 10,874 0,000 0,983 1,017
CLSP 0,127 0,011 0,397 11,508 0,000 0,976 1,024
1 NTK 0,148 0,020 0,254 7,411 0,000 0,987 1,013
TH 0,130 0,024 0,186 5,397 0,000 0,980 1,020
HDCT 0,116 0,013 0,311 8,957 0,000 0,965 1,036
SCSP 0,099 0,016 0,217 6,323 0,000 0,984 1,016
a. Biến phụ thuộc: QDM
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả)
Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa có dạng:
QDM = 0,889 + 0,134*GCSP + 0,127*CLSP + 0,148*NTK + 0,130*TH +
0,116*HDCT + 0,099*SCSP
Phương trình hồi quy chuẩn hóa có dạng:
QDM = 0,374*GCSP + 0,397*CLSP + 0,254*NTK + 0,186*TH + 0,311*HDCT +
0,217*SCSP
Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được tổng hợp trong bảng 4.21
như sau:
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
63
Bảng 4.21. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết
Kết quả
Sig. Kết luận
Giả thuyết H1: Giá cả sản phẩm có tác động cùng
Chấpnhận
chiều đến quyết định mua sản phẩm Surimi của khách 0,000
giả thuyết
hàng tại tỉnh BRVT
Giả thuyết H2: Chất lượng sản phẩm tác động cùng
Chấpnhận
chiều đến quyết định mua sản phẩm Surimi của khách 0,000
giả thuyết
hàng tại tỉnh BRVT
Giả thuyết H3: Nhóm tham khảo tác động cùng chiều
Chấpnhận
đến quyết định mua sản phẩm Surimi của khách hàng 0,000
giả thuyết
tại tỉnh BRVT
Giả thuyết H4: Thương hiệu tác động cùng chiều đến
Chấpnhận
quyết định mua sản phẩm Surimi của khách hàng tại 0,000
giả thuyết
tỉnh BRVT
Giả thuyết H5: Hoạt động chiêu thị tác động cùng
Chấpnhận
chiều đến quyết định mua sản phẩm Surimi của khách 0,000
giả thuyết
hàng tại tỉnh BRVT
Giả thuyết H6: Sự sẵn có của sản phẩm tác động cùng
Chấpnhận
chiều đến quyết định mua sản phẩm Surimi của khách 0,000
giả thuyết
hàng tại tỉnh BRVT
Giả thuyết H1: Giá cả sản phẩm có tác động cùng
Chấpnhận
chiều đến quyết định mua sản phẩm Surimi của khách 0,000
giả thuyết
hàng tại tỉnh BRVT
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả) Từ những phân tích trên, ta
có thể kết luận rằng mô hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu nghiên cứu và có 06 giả
thuyết nghiên cứu được chấp nhận là H1, H2,
H3, H4, H5, H6. Qua kết quả kiểm định mô hình lý thuyết ta được mô hình điều chỉnh
như hình 4.4.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
Giá cả sản phẩm
Chất lượng sản phẩm
Nhóm tham khảo
Thương hiệu
Hoạt động chiêu thị
Sự sẵn có của sản phẩm
64
+0,374
+0,39
+0,254
Quyết định
+0,186 mua sản
phẩm Surimi
+0,31
+0,217
Hình 4.4. Mô hình kết quả các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm
Surimi của khách hàng tại tỉnh BRVT
4.5. KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC TỔNG THỂ
Để kiểm định sự khác biệt về Quyết định mua sản phẩm Surimi giữa các đặc
điểm cá nhân, tác giả thực hiện phân tích kiểm định T-test mẫu độc lập, kiểm định
ANOVA một chiều (One – Way ANOVA) để kiểm định các giả thuyết H7-1, H7-2,
H7-3, H7-4.
4.5.1. Kiểm định Quyết định mua sản phẩm Surimi theo Giới tính
Để kiểm định sự khác biệt về Quyết định mua sản phẩm Surimi ở nam và nữ,
tác giả dùng phép kiểm định T-test mẫu độc lập.
Bảng 4.22. Thống kê mô tả theo Giới tính
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả)
Giới tính N
Trung
Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn
bình
QDM
Nữ 385 3,7792 0,33940 0,01730
Nam 31 3,8387 0,30877 0,05546
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
65
Kiểm định
Levene về
sự bằng
nhau của Kiểm định t về sự bằng nhau của các trung bình
phương
sai
Khác Khác
Khác biệt sai số
Sig. chuẩn
biệt biệt sai
F Sig. t df (2-
trung số Giới Giới
tailed)
bình chuẩn hạn hạn
dưới trên
Phương sai
1,546 0,214
-
414 0,345 -0,05949 0,06297 -0,18327 0,06429
bằng nhau 0,945
QDM
Phương sai -
36,094 0,313 -0,05949 0,05809 -0,17729 0,05832
khác nhau 1,024
Bảng 4.23. Bảng kiểm định T-test mẫu độc lập với Giới tính
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả)
Giá trị Sig. = 0,214 > 0,05 trong kiểm định F cho phép chúng ta chấp nhận
giả thuyết phương sai của hai mẫu bằng nhau. Kết quả kiểm định t sẽ ở dòng thứ 1.
Kết quả cho thấy kiểm định t có Sig. = 0,345 > 0,05 cho thấy không có sự
khác biệt giữa trung bình của hai đám đông. Dẫn đến bác bỏ giả thuyết H7-1: Có sự
khác biệt về Quyết định mua sản phẩm Surimi giữa nam và nữ, ở mức độ tin cậy
95%.
4.5.2. Kiểm định Quyết định mua sản phẩm Surimi theo độ tuổi
Để kiểm định sự khác biệt về Quyết định mua sản phẩm Surimi theo độ tuổi,
tác giả thực hiện các kiểm định Anova một chiều.
Bảng 4.24. Bảng kiểm định sự đồng nhất của phương sai đối với nhóm tuổi
Thống kê Levene df1 df2 Sig.
1,326 3 412 0,265
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả)
Giá trị sig. = 0,265 > 0,05 trong kiểm định thống kê Levence có thể nói
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
66
phương sai của Quyết định mua sản phẩm Surimi giữa các nhóm theo nhóm tuổi là
không khác nhau, nghĩa là không có sự khác biệt phương sai của các nhóm tuổi.
Bảng 4.25. Bảng kiểm định Anova đối với nhóm tuổi
Tổng bình
df
Trung bình
F Sig.
phương bình phương
Khác biệt giữa
0,540 3 0,180 1,589 0,191
các nhóm
Khác biệt trong
46,656 412 0,113
từng nhóm
Tổng số 47,196 415
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả)
Giá trị sig. = 0,191 > 0,05 (bảng phân tích phương sai ANOVA) nên bác bỏ
giả thiết H7-2: có sự khác biệt Quyết định mua sản phẩm Surimi theo độ tuổi, ở mức
độ tin cậy 95%.
4.5.3. Kiểm định Quyết định mua sản phẩm Surimi theo thu nhập
Để kiểm định sự khác biệt về Quyết định mua sản phẩm Surimi theo thu
nhập, tác giả thực hiện các kiểm định Anova một chiều.
Bảng 4.26. Bảng kiểm định sự đồng nhất của phương sai đối với thu nhập
Thống kê
df1 df2 Sig.
Levene
1,173 2 413 0,310
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả)
Giá trị sig. = 0,310 > 0,05 trong kiểm định thống kê Levence có thể nói
phương sai của Quyết định mua sản phẩm Surimi giữa theo thu nhập là không khác
nhau, nghĩa là không có sự khác biệt phương sai của các nhóm thu nhập.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
67
Bảng 4.27. Bảng kiểm định Anova đối với thu nhập
Tổng bình
Trung bình
df bình F Sig.
phương
phương
Khác biệt giữa
0,189 2 0,094 0,830 0,437
các nhóm
Khác biệt
trong từng 47,007 413 0,114
nhóm
Tổng số 47,196 415
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả) Giá trị sig. = 0,427 > 0,05
(bảng phân tích phương sai ANOVA) nên bác bỏ giả thiết H7-3, cho thấy không có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về Quyết định
mua sản phẩm Surimi theo thu nhập, ở mức độ tin cậy 95%.
4.5.4. Kiểm định Quyết định mua sản phẩm Surimi theo trình độ học vấn
Để kiểm định sự khác biệt về Quyết định mua sản phẩm Surimi theo trình độ
học vấn, tác giả thực hiện các kiểm định Anova một chiều.
Bảng 4.28. Bảng kiểm định sự đồng nhất của phương sai đối với trình độ học
vấn
Thống kê
df1 df2 Sig.
Levene
3,504 3 412 0,116
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả)
Giá trị sig. = 0,116 > 0,05 trong kiểm định thống kê Levence có thể nói
phương sai của Quyết định mua sản phẩm Surimi giữa theo trình độ học vấn là
không khác nhau, nghĩa là không có sự khác biệt phương sai của các nhóm trình độ
học vấn.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
68
Bảng 4.29. Bảng kiểm định Anova đối với trình độ học vấn
Tổngbình
Trung bình
df bình F Sig.
phương
phương
Khác biệt giữa
0,842 3 0,281 2,496 0,059
các nhóm
Khác biệt
trong từng 46,353 412 0,113
nhóm
Tổng số 47,196 415
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả)
Giá trị sig. = 0,059 < 0,06 (bảng phân tích phương sai ANOVA) nên chấp
nhận giả thiết H7-4, cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về Quyết định mua
sản phẩm Surimi theo trình độ học vấn, ở mức độ tin cậy 95%.
4.6. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
So với nghiên cứu của Nguyen Thu Ha và Gizaw (2014) được thực hiện tại
tỉnh Västerås, Thụy Điển với đối tượng khảo sát là khách hàng mua sản phẩm thực
phẩm, có sự tương đồng về các yếu tố tác động là Thương hiệu, Chất lượng sản
phẩm, Giá cả sản phẩm. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các yếu tố không giống
nhau khi nghiên cứu tại tỉnh BRVT. Ngoài những yếu tố tương đồng trên, nghiên
cứu của tác giả đã đưa ra thêm được một số yếu tố mới ảnh hưởng đến Quyết định
mua sản phẩm Surimi như: Nhóm tham khảo, Hoạt động chiêu thị, Sự sẵn có của
sản phẩm.
So với nghiên cứu của Zaeema và Hassan (2016) được thực hiện tại
Maldives với đối tượng khảo sát là khách hàng mua cá ngừ đóng hộp, có sự tương
đồng về tất cả các yếu tố tác động. Như vậy, nghiên cứu của tác giả một lần nữa
khẳng định mô hình nghiên cứu của Zaeema và Hassan (2016) phù hợp với điều
kiện nghiên cứu tại Việt Nam, cụ thể là tại tỉnh BRVT. Tuy nhiên mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố không giống nhau khi nghiên cứu tại tỉnh BRVT. Ngoài
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
69
những yếu tố tương đồng trên, nghiên cứu của tác giả đã đưa ra thêm được một số
yếu tố mới ảnh hưởng đến Quyết định mua sản phẩm Surimi như: Sự sẵn có của sản
phẩm. Tương tự như nghiên cứu của Nguyen Thu Ha và Gizaw (2014), nghiên cứu
của Zaeema và Hassan (2016) đã chứng minh được mối quan hệ giữa Đặc điểm cá
nhân và quyết định mua của khách hàng. Trong nghiên cứu của tác giả, kết quả
nghiên cứu có sự tương đồng với nghiên cứu Zaeema và Hassan (2016), Nguyen
Thu Ha và Gizaw (2014) đó là tác giả đã tìm thấy mối quan hệ giữa trình độ học vấn
và quyết định mua của khách hàng. Tuy nghiên, tác giả chưa tìm thấy mối quan hệ
giữa giới tính, thu nhập, độ tuổi với quyết định mua Surimi của khách hàng tại tỉnh
BRVT.
So với nghiên cứu của Lê Thanh Hải (2014) được thực hiện tại Tp. HCM với
đối tượng khảo sát là khách hàng mua ước ép trái cây đóng hộp. Cả hai nghiên cứu
đều đã chỉ ra được bốn yếu tố tác động đến quyết định mua của khách hàng là Giá
cả sản phẩm, Chất lượng sản phẩm, Hoạt động chiêu thị, Nhóm thao khảo. Tuy
nhiên mức độ ảnh hưởng của các yếu tố không giống nhau. Ngoài những yếu tố
tương đồng trên, nghiên cứu của tác giả đã đưa ra thêm được hai yếu tố mới ảnh
hưởng đến Quyết định mua của khách hàng như: Thương hiệu, Sự sẵn có của sản
phẩm. Nghiên cứu của tác giả và nghiên cứu của Lê Thanh Hải (2014) đều chưa tìm
thấy mối liên hệ giữa giới tính, thu nhập, độ tuổi với quyết định mua của khách
hàng.
Như vậy, có thể kết luận rằng, một mô hình nghiên cứu duy nhất không thể
áp dụng được cho các sản phẩm khác nhau, mà cần phải nghiên cứu lại từng sản
phẩm cụ thể trước khi vận dụng vào thực tiễn.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
70
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương này trình bày kết quả về mẫu nghiên cứu dưới dạng mô tả thống kê,
kết quả về kiểm định các thang đo của các khái niệm nghiên cứu thông qua đánh giá
độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Sau đó kiểm
định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với các giả thuyết đã được đưa ra.
Kết quả phân tích mô hình hồi quy cho thấy, có 06 thành phần tác động đến
Quyết định mua sản phẩm Surimi (QDM) theo thứ tự giảm dần như sau: ta thấy biến
Chất lượng sản phẩm (CLSP) có tác động mạnh nhất (β2 = 0,397), tiếp theo là biến
Giá cả sản phẩm (GCSP) (β1 = 0,374), tiếp đến là biến Hoạt động chiêu thị (HDCT)
(β5 = 0,311), tiếp đến là Nhóm tham khảo (QHDN) (β3 = 0,254), kế đến là biến Sự
sẵn có của sản phẩm (SCSP) (β6 = 0,217), và tác động thấp nhất là biến Thương
hiệu (TH) (β4 = 0,186). Như vậy các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 đều được
chấp nhận ở độ tin cậy 95%.
Chương tiếp theo sẽ tóm tắt toàn bộ nghiên cứu, những đóng góp, hàm ý cho
nhà quản lý cũng như những hạn chế của nghiên cứu này và định hướng các nghiên
cứu tiếp theo.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
71
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ
Ở chương 4, nghiên cứu đã xác định những yếu tố có ảnh hưởng dương với
Quyết định mua sản phẩm Surimi. Vì vậy, để nâng cao khả năng thu hút khách
hàng, cần phải có những hàm ý quản trị cho từng nhóm yếu tố cụ thể. Chương 5, tác
giả đề xuất hàm ý quản trị để gia tăng Quyết định mua sản phẩm Surimi của khách
hàng tại tỉnh BRVT.
5.1. KẾT LUẬN
Căn cứ vào tổng quan lý thuyết, mô hình nghiên cứu đã được phát triển cho
nghiên cứu này. Mô hình này đã được kiểm tra với một mẫu gồm 416 khách hàng
đã từng mua sản phẩm Surimi. Với những kết quả thu được, nghiên cứu này có
những đóng góp tích cực trong thực tiễn quản lý, cụ thể như sau:
- Về Quyết định mua sản phẩm Surimi của khách hàng tại tỉnh BRVT hiện
nay, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng Quyết định mua sản phẩm Surimi ở mức độ
tương đối, trên mức trung bình (giá trị trung bình = 3,6538). Như vậy, các nhà quản
trị cần có những giải pháp để có thể gia tăng Quyết định mua sản phẩm Surimi cao
hơn nữa trong thời gian tới.
- Về thang đo sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy
rằng toàn bộ thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là đáng tin cậy (Cronbach’s
Alpha > 0,7) và có thể được sử dụng cho những nghiên cứu khác.
- Về các yếu tố ảnh hưởng đến Quyết định mua sản phẩm Surimi, nghiên cứu
đã chỉ ra rằng có 06 thành phần tác động đến Quyết định mua sản phẩm Surimi từ
mạnh nhất đến thấp nhất theo thứ tự sau: Chất lượng sản phẩm (CLSP) có tác động
mạnh nhất (β2 = 0,397), tiếp theo là biến Giá cả sản phẩm (GCSP) (β1 = 0,374),
tiếp đến là biến Hoạt động chiêu thị (HDCT) (β5 = 0,311), tiếp đến là Nhóm tham
khảo (QHDN) (β3 = 0,254), kế đến là biến Sự sẵn có của sản phẩm (SCSP) (β6 =
0,217), và tác động thấp nhất là biến Thương hiệu (TH) (β4 = 0,186).
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM
72
- Nghiên cứu phân tích sự khác biệt về Quyết định mua sản phẩm Surimi theo
các đặc điểm cá nhân bằng phương pháp T-test mẫu độc lập, ANOVA cho thấy:
nghiên cứu đã chỉ ra được có sự khác biệt về Quyết định mua sản phẩm Surimi theo
trình độ học vấn. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chỉ ra có sự khác biệt về Quyết định
mua sản phẩm Surimi theo giới tính, độ tuổi, thu nhập ở mức độ tin cậy 95%.
5.2. ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.2.1. Nhóm yếu tố “Chất lượng sản phẩm”
Kết quả nghiên cứu cho thấy “Chất lượng sản phẩm” là yếu tố có mức độ ảnh
hưởng lớn nhất (β2 = 0,397) đến Quyết định mua sản phẩm Surimi của khách hàng
tại tỉnh BRVT trong nhóm 06 yếu tố tác động trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Để gia tăng Quyết định mua sản phẩm Surimi thông qua yếu tố này tác giả đề xuất
một số hàm ý quản trị như sau:
Đối với thực phẩm, cảm quan bề ngoài có thể thu hút hoặc khiến người tiêu
dùng từ chối. Hệ số hồi qui của chất lượng mang dấu dương cho thấy khi người tiêu
dùng cảm nhận chất lượng tốt thì họ có xu hướng quyết định chọn mua. Surimi
thường được đóng gói và bảo quản phù hợp với điều kiện vệ sinh nên đem lại sự
yên tâm cho người tiêu dùng. Với các thông tin về tiêu chuẩn và chứng nhận chất
lượng trên bao bì, người tiêu dùng phần nào xóa bỏ e ngại về sản phẩm kém vệ sinh
hay có sử dụng hóa chất độc hại nhằm duy trì độ tươi ngon của sản phẩm. Bên cạnh
đó để thực hiện tốt mục tiêu chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp trong lĩnh vực
này cần xây dựng quy trình chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO, HACCP.. Theo đó,
các doanh nghiệp cần kiểm soát nghiêm ngặt từ khâu đầu vào, nhằm đảm bảo được
độ tươi của sản phẩm. Kiểm tra nghiêm ngặt các giai đoạn chế biến sản phẩm, tỷ lệ
các hóa chất, chất dinh dưỡng được đưa vào luôn được kiểm định lại, không được
dư thừa cũng như thiếu hụt, phải đảm bảo đúng tỷ lệ theo quy định của Bộ y tế,
nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đối với người lao động luôn được kiểm
tra sức khỏe, năng lực làm việc. Máy móc, dây chuyền hoạt động luôn được kiểm
tra trước khi chế biến sản phẩm. Do đó, việc xây dựng hệ thống ISO một cách
nghiêm ngặt sẽ hiệu quả hơn trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, các
doanh nghiệp cung cần thiết lập đường dây nóng để giải quyết những khiếu nại
Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.
Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.
Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.
Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.
Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.
Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.
Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.
Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.
Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.
Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.
Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.
Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.
Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.
Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.
Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.
Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.
Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.
Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.
Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.
Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.
Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.
Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.
Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.
Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.
Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.
Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.
Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.
Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.
Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.
Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.
Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.
Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.
Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.

More Related Content

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.

Báo cáo - Gốm Đất Việt.doc
Báo cáo - Gốm Đất Việt.docBáo cáo - Gốm Đất Việt.doc
Báo cáo - Gốm Đất Việt.doc
HuongNguyenThi52
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Công Ty Sản Xuất Hàng Ti...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Công Ty Sản Xuất Hàng Ti...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Công Ty Sản Xuất Hàng Ti...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Công Ty Sản Xuất Hàng Ti...
DỊCH VỤ VIẾT ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO/ TEL: 0909.232.620
 
Bài mẫu tiểu luận môn về nghiên cứu marketing
Bài mẫu tiểu luận môn về nghiên cứu marketingBài mẫu tiểu luận môn về nghiên cứu marketing
Bài mẫu tiểu luận môn về nghiên cứu marketing
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Bài mẫu Tiểu luận Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ một số sản phẩm
Bài mẫu Tiểu luận Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ một số sản phẩmBài mẫu Tiểu luận Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ một số sản phẩm
Bài mẫu Tiểu luận Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ một số sản phẩm
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận Văn Một Số Giải Pháp Quản Lý Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công Ty
Luận Văn Một Số Giải Pháp Quản Lý Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công TyLuận Văn Một Số Giải Pháp Quản Lý Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công Ty
Luận Văn Một Số Giải Pháp Quản Lý Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công Ty
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp cô...
Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp cô...Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp cô...
Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp cô...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng
Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Bán HàngPhân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng
Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net/ Zalo : 0909.232.620
 
Đề tài: Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm công ty Dệt - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm công ty Dệt - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm công ty Dệt - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm công ty Dệt - Gửi miễn phí qu...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tiểu luận về marketing tại công ty may Đức Giang.doc
Tiểu luận về marketing tại công ty may Đức Giang.docTiểu luận về marketing tại công ty may Đức Giang.doc
Đề tài: Phân tích hành vi mua thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hành vi mua thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích hành vi mua thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hành vi mua thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Công Tác Quản Lý Hoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Một Số Giải  Pháp Nhằm Tăng Cường Công Tác Quản Lý Hoạ...Luận Văn Thực Trạng Và Một Số Giải  Pháp Nhằm Tăng Cường Công Tác Quản Lý Hoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Công Tác Quản Lý Hoạ...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Tiêu Thụ Sản Phẩm Mặt Hàng ...
Luận Văn Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Tiêu Thụ Sản Phẩm Mặt Hàng ...Luận Văn Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Tiêu Thụ Sản Phẩm Mặt Hàng ...
Luận Văn Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Tiêu Thụ Sản Phẩm Mặt Hàng ...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Đề tài vận dụng mô hình binary logistic, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài  vận dụng mô hình binary logistic, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài  vận dụng mô hình binary logistic, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài vận dụng mô hình binary logistic, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp V...
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp V...Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp V...
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp V...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Giải pháp thúc đấy hoạt động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh Hưn...
Giải pháp thúc đấy hoạt động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh Hưn...Giải pháp thúc đấy hoạt động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh Hưn...
Giải pháp thúc đấy hoạt động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh Hưn...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Đề tài: “Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu"
Đề tài: “Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu"Đề tài: “Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu"
Đề tài: “Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu"
Nguyễn Công Huy
 
Khoá Luận Một Số Biện Pháp Marketing Nhằm Đẩy Mạnh Công Tác Tiêu Thụ Sản Phẩm...
Khoá Luận Một Số Biện Pháp Marketing Nhằm Đẩy Mạnh Công Tác Tiêu Thụ Sản Phẩm...Khoá Luận Một Số Biện Pháp Marketing Nhằm Đẩy Mạnh Công Tác Tiêu Thụ Sản Phẩm...
Khoá Luận Một Số Biện Pháp Marketing Nhằm Đẩy Mạnh Công Tác Tiêu Thụ Sản Phẩm...
mokoboo56
 
Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳ
Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa KỳChiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳ
Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳ
luanvantrust
 
Bài mẫu Tiểu luận phát triển mì ăn liền bổ sung thêm đậu xanh
Bài mẫu Tiểu luận phát triển mì ăn liền bổ sung thêm đậu xanhBài mẫu Tiểu luận phát triển mì ăn liền bổ sung thêm đậu xanh
Bài mẫu Tiểu luận phát triển mì ăn liền bổ sung thêm đậu xanh
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm. (20)

Báo cáo - Gốm Đất Việt.doc
Báo cáo - Gốm Đất Việt.docBáo cáo - Gốm Đất Việt.doc
Báo cáo - Gốm Đất Việt.doc
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Công Ty Sản Xuất Hàng Ti...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Công Ty Sản Xuất Hàng Ti...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Công Ty Sản Xuất Hàng Ti...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Công Ty Sản Xuất Hàng Ti...
 
Bài mẫu tiểu luận môn về nghiên cứu marketing
Bài mẫu tiểu luận môn về nghiên cứu marketingBài mẫu tiểu luận môn về nghiên cứu marketing
Bài mẫu tiểu luận môn về nghiên cứu marketing
 
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.
 
Bài mẫu Tiểu luận Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ một số sản phẩm
Bài mẫu Tiểu luận Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ một số sản phẩmBài mẫu Tiểu luận Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ một số sản phẩm
Bài mẫu Tiểu luận Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ một số sản phẩm
 
Luận Văn Một Số Giải Pháp Quản Lý Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công Ty
Luận Văn Một Số Giải Pháp Quản Lý Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công TyLuận Văn Một Số Giải Pháp Quản Lý Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công Ty
Luận Văn Một Số Giải Pháp Quản Lý Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công Ty
 
Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp cô...
Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp cô...Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp cô...
Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp cô...
 
Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng
Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Bán HàngPhân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng
Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng
 
Đề tài: Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm công ty Dệt - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm công ty Dệt - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm công ty Dệt - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm công ty Dệt - Gửi miễn phí qu...
 
Tiểu luận về marketing tại công ty may Đức Giang.doc
Tiểu luận về marketing tại công ty may Đức Giang.docTiểu luận về marketing tại công ty may Đức Giang.doc
Tiểu luận về marketing tại công ty may Đức Giang.doc
 
Đề tài: Phân tích hành vi mua thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hành vi mua thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích hành vi mua thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hành vi mua thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa, 9 ĐIỂM!
 
Luận Văn Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Công Tác Quản Lý Hoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Một Số Giải  Pháp Nhằm Tăng Cường Công Tác Quản Lý Hoạ...Luận Văn Thực Trạng Và Một Số Giải  Pháp Nhằm Tăng Cường Công Tác Quản Lý Hoạ...
Luận Văn Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Công Tác Quản Lý Hoạ...
 
Luận Văn Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Tiêu Thụ Sản Phẩm Mặt Hàng ...
Luận Văn Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Tiêu Thụ Sản Phẩm Mặt Hàng ...Luận Văn Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Tiêu Thụ Sản Phẩm Mặt Hàng ...
Luận Văn Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Tiêu Thụ Sản Phẩm Mặt Hàng ...
 
Đề tài vận dụng mô hình binary logistic, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài  vận dụng mô hình binary logistic, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài  vận dụng mô hình binary logistic, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài vận dụng mô hình binary logistic, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp V...
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp V...Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp V...
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp V...
 
Giải pháp thúc đấy hoạt động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh Hưn...
Giải pháp thúc đấy hoạt động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh Hưn...Giải pháp thúc đấy hoạt động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh Hưn...
Giải pháp thúc đấy hoạt động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh Hưn...
 
Đề tài: “Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu"
Đề tài: “Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu"Đề tài: “Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu"
Đề tài: “Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu"
 
Khoá Luận Một Số Biện Pháp Marketing Nhằm Đẩy Mạnh Công Tác Tiêu Thụ Sản Phẩm...
Khoá Luận Một Số Biện Pháp Marketing Nhằm Đẩy Mạnh Công Tác Tiêu Thụ Sản Phẩm...Khoá Luận Một Số Biện Pháp Marketing Nhằm Đẩy Mạnh Công Tác Tiêu Thụ Sản Phẩm...
Khoá Luận Một Số Biện Pháp Marketing Nhằm Đẩy Mạnh Công Tác Tiêu Thụ Sản Phẩm...
 
Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳ
Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa KỳChiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳ
Chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản của TCTTSVN vào thị trường Hoa Kỳ
 
Bài mẫu Tiểu luận phát triển mì ăn liền bổ sung thêm đậu xanh
Bài mẫu Tiểu luận phát triển mì ăn liền bổ sung thêm đậu xanhBài mẫu Tiểu luận phát triển mì ăn liền bổ sung thêm đậu xanh
Bài mẫu Tiểu luận phát triển mì ăn liền bổ sung thêm đậu xanh
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com

Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương I.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương I.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương I.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương I.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây D...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây D...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây D...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây D...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đào Tạo Nhân Lực Quản Lý Khoa Học Và Công Nghệ Thu...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đào Tạo Nhân Lực Quản Lý Khoa Học Và Công Nghệ Thu...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đào Tạo Nhân Lực Quản Lý Khoa Học Và Công Nghệ Thu...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đào Tạo Nhân Lực Quản Lý Khoa Học Và Công Nghệ Thu...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công ...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Trung Tâm Dịch Vụ Việc LàmCơ Sở Lý Luận Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty 319 ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty 319 ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty 319 ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty 319 ...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Sử Dụng Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Luxdecor Việt...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Sử Dụng Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Luxdecor Việt...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Sử Dụng Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Luxdecor Việt...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Sử Dụng Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Luxdecor Việt...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Hawee Cơ Điện.
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Hawee Cơ Điện.Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Hawee Cơ Điện.
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Hawee Cơ Điện.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Hiện Nay Của Người Lao Động
Cơ Sở Lý Luận Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Hiện Nay Của Người Lao ĐộngCơ Sở Lý Luận Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Hiện Nay Của Người Lao Động
Cơ Sở Lý Luận Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Hiện Nay Của Người Lao Động
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp.
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp.Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp.
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Và Quản Lý Công Tác Văn Thư Tại Văn Phòng Hđnd Và Ubnd
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Và Quản Lý Công Tác Văn Thư Tại Văn Phòng Hđnd Và UbndCơ Sở Lý Luận Tổ Chức Và Quản Lý Công Tác Văn Thư Tại Văn Phòng Hđnd Và Ubnd
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Và Quản Lý Công Tác Văn Thư Tại Văn Phòng Hđnd Và Ubnd
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Dưới 23 Tuổi Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản Trên...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Dưới 23 Tuổi Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản Trên...Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Dưới 23 Tuổi Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản Trên...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Dưới 23 Tuổi Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản Trên...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tội Vi Phạm Qui Định Về Tham Gi...
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tội Vi Phạm Qui Định Về Tham Gi...Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tội Vi Phạm Qui Định Về Tham Gi...
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tội Vi Phạm Qui Định Về Tham Gi...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ SỞ Lý Luận Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chứ...
Cơ SỞ Lý Luận Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chứ...Cơ SỞ Lý Luận Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chứ...
Cơ SỞ Lý Luận Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chứ...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạ...Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạ...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Hành Chính Tại Trung Tâm Lưu Trữ
Cơ Sở Lý Luận Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Hành Chính Tại Trung Tâm Lưu TrữCơ Sở Lý Luận Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Hành Chính Tại Trung Tâm Lưu Trữ
Cơ Sở Lý Luận Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Hành Chính Tại Trung Tâm Lưu Trữ
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Sử Dụng Đồ Dùng Trực Quan Trong Dạy Học Hình Học Lớp 4.
Cơ Sở Lý Luận Sử Dụng Đồ Dùng Trực Quan Trong Dạy Học Hình Học Lớp 4.Cơ Sở Lý Luận Sử Dụng Đồ Dùng Trực Quan Trong Dạy Học Hình Học Lớp 4.
Cơ Sở Lý Luận Sử Dụng Đồ Dùng Trực Quan Trong Dạy Học Hình Học Lớp 4.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com (20)

Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương I.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương I.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương I.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương I.
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây D...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây D...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây D...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây D...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đào Tạo Nhân Lực Quản Lý Khoa Học Và Công Nghệ Thu...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đào Tạo Nhân Lực Quản Lý Khoa Học Và Công Nghệ Thu...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đào Tạo Nhân Lực Quản Lý Khoa Học Và Công Nghệ Thu...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đào Tạo Nhân Lực Quản Lý Khoa Học Và Công Nghệ Thu...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công ...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Trung Tâm Dịch Vụ Việc LàmCơ Sở Lý Luận Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty 319 ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty 319 ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty 319 ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty 319 ...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Sử Dụng Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Luxdecor Việt...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Sử Dụng Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Luxdecor Việt...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Sử Dụng Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Luxdecor Việt...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Sử Dụng Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Luxdecor Việt...
 
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Hawee Cơ Điện.
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Hawee Cơ Điện.Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Hawee Cơ Điện.
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Hawee Cơ Điện.
 
Cơ Sở Lý Luận Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Hiện Nay Của Người Lao Động
Cơ Sở Lý Luận Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Hiện Nay Của Người Lao ĐộngCơ Sở Lý Luận Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Hiện Nay Của Người Lao Động
Cơ Sở Lý Luận Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Hiện Nay Của Người Lao Động
 
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp.
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp.Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp.
Cơ Sở Lý Luận Tuyển Dụng Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp.
 
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Và Quản Lý Công Tác Văn Thư Tại Văn Phòng Hđnd Và Ubnd
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Và Quản Lý Công Tác Văn Thư Tại Văn Phòng Hđnd Và UbndCơ Sở Lý Luận Tổ Chức Và Quản Lý Công Tác Văn Thư Tại Văn Phòng Hđnd Và Ubnd
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Và Quản Lý Công Tác Văn Thư Tại Văn Phòng Hđnd Và Ubnd
 
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Dưới 23 Tuổi Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản Trên...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Dưới 23 Tuổi Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản Trên...Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Dưới 23 Tuổi Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản Trên...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Dưới 23 Tuổi Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản Trên...
 
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tội Vi Phạm Qui Định Về Tham Gi...
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tội Vi Phạm Qui Định Về Tham Gi...Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tội Vi Phạm Qui Định Về Tham Gi...
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tội Vi Phạm Qui Định Về Tham Gi...
 
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
 
Cơ SỞ Lý Luận Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chứ...
Cơ SỞ Lý Luận Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chứ...Cơ SỞ Lý Luận Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chứ...
Cơ SỞ Lý Luận Nghiên Cứu Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của Cán Bộ Công Chứ...
 
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạ...Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Nguyên Nhân Và Điều Kiện Của Tình Hình Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạ...
 
Cơ Sở Lý Luận Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Hành Chính Tại Trung Tâm Lưu Trữ
Cơ Sở Lý Luận Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Hành Chính Tại Trung Tâm Lưu TrữCơ Sở Lý Luận Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Hành Chính Tại Trung Tâm Lưu Trữ
Cơ Sở Lý Luận Soạn Thảo Và Ban Hành Văn Bản Hành Chính Tại Trung Tâm Lưu Trữ
 
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.
Cơ Sở Lý Luận Tổ Chức Kế Toán Tại Trường Cao Đẳng Viglacera.
 
Cơ Sở Lý Luận Sử Dụng Đồ Dùng Trực Quan Trong Dạy Học Hình Học Lớp 4.
Cơ Sở Lý Luận Sử Dụng Đồ Dùng Trực Quan Trong Dạy Học Hình Học Lớp 4.Cơ Sở Lý Luận Sử Dụng Đồ Dùng Trực Quan Trong Dạy Học Hình Học Lớp 4.
Cơ Sở Lý Luận Sử Dụng Đồ Dùng Trực Quan Trong Dạy Học Hình Học Lớp 4.
 

Recently uploaded

Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
UyenDang34
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 

Recently uploaded (18)

Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 

Luận Văn Thạc Sĩ Chuyên Ngành Kinh Tế, 9Điểm.

  • 1. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU ****************** TRẦN THỊ THU HƯỜN TRẦN THỊ THU HƯỜNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN PHẨM SURIMI CỦA KHÁCH HÀNG TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 01 năm 2018
  • 2. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU ****************** TRẦN THỊ THU HƯỜN TRẦN THỊ THU HƯỜNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN PHẨM SURIMI CỦA KHÁCH HÀNG TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.01.02 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS . ĐÀO DUY HUÂN Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 03 năm 2019
  • 3. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Đào Duy Huân đã dành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tác giả hoàn thành luận văn của mình. Cuối cùng, tôi xin được trân trọng cảm ơn gia đình tôi luôn động viên, giúp đỡ về mặt tinh thần và vật chất trong những năm tháng học tập này.
  • 4. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Đào Duy Huân. Các nội dung tham khảo trình bày trong luận văn đều được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định. Kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố ở các nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 12 tháng 01 năm 2019 Người thực hiện luận văn Trần Thị Thu Hường
  • 5. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM xi TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm Surimi của khách hàng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” được thực hiện nhằm đánh giá các yếu tố tác động đến quyết định mua sản phẩm Surimi của khách hàng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Dựa trên cơ sở lý thuyết về hành vi tiêu dùng kết hợp với nghiên cứu định tính tác giả đã xác định gồm 06 biến độc lập1) Giá cả sản phẩm, (2) Chất lượng sản phẩm, (3) Nhóm tham khảo, (4) Thương hiệu, (5) Hoạt động chiêu thị, (6) Sự sẵn có của sản phẩm và biến phụ thuộc là quyết định mua sản phẩm Surimi. Tác giả sử dụng phương pháp hỗn hợp bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để thực hiện nghiên cứu này. Nghiên cứu định tính nhằm làm rõ ý nghĩa, xác nhận, hiệu chỉnh, bổ sung các biến quan sát đo lường các khái niệm trong mô hình nghiên cứu lý thuyết. Nghiên cứu định lượng được thực hiện với mẫu gồm 416 khách hàng đã từng mua sản phẩm Surimi thông qua phiếu khảo sát ý kiến đánh giá thang đo và đánh giá sự phù hợp của mô hình nghiên cứu. Kết quả phân tích mô hình hồi quy cho thấy, có 06 thành phần tác động đến Quyết định mua sản phẩm Surimi (QDM) theo thứ tự giảm dần như sau: ta thấy biến Chất lượng sản phẩm (CLSP) có tác động mạnh nhất (β2 = 0,397), tiếp theo là biến Giá cả sản phẩm (GCSP) (β1 = 0,374), tiếp đến là biến Hoạt động chiêu thị (HDCT) (β5 = 0,311), tiếp đến là Nhóm tham khảo (QHDN) (β3 = 0,254), kế đến là biến Sự sẵn có của sản phẩm (SCSP) (β6 = 0,217), và tác động thấp nhất là biến Thương hiệu (TH) (β4 = 0,186). Như vậy các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 đều được chấp nhận ở độ tin cậy 95%. Nghiên cứu phân tích sự khác biệt về Quyết định mua sản phẩm Surimi theo các đặc điểm cá nhân bằng phương pháp T-test mẫu độc lập, ANOVA cho thấy: nghiên cứu đã chỉ ra được có sự khác biệt về Quyết định mua sản phẩm Surimi theo trình độ học vấn. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chỉ ra có sự khác biệt về Quyết định mua sản phẩm Surimi theo giới tính, độ tuổi, thu nhập ở mức độ tin cậy 94%. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số hàm ý quản trị để tăng quyết định mua sản phẩm Surimi thông qua 06 yếu tố tác động đã nêu trên. Ngoài ra tác giả cũng đã đưa ra một số hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
  • 6. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngành chế biến thủy sản hiện nay phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Với sự tăng trưởng nhanh và hiệu quả, thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đóng góp hiệu quả cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho trên 4 triệu lao động, nâng cao đời sống nhân dân. Trong giai đoạn 2001 – 2016, xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng nhanh về cả giá trị và khối lượng. Đến năm 2016, giá trị xuất khẩu đạt 7,05 tỷ USD, sản phẩm thủy sản được xuất khẩu sang 164 nước và vùng lãnh thổ, 3 thị trường chính là EU, Mỹ và Nhật Bản chiếm trên 54% tỷ trọng (Vinanet, 2017). Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam. Với vị trí là cửa ngõ hướng ra Biển Đông, đã tạo cho Bà Rịa- Vũng Tàu nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội, nhất là kinh tế biển trong đó có ngành thủy sản. Kinh tế thủy sản của tỉnh dựa trên cơ sở nguồn tài nguyên hải sản vùng biển Đông Nam Bộ với trữ lượng khoảng 2 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm khoảng 800 ngàn tấn. Ngành công nghiệp chế biến thủy sản của tỉnh phát triển góp phần gia tăng giá trị của sản phẩm từ khai thác và nuôi trồng. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2015 đạt 252 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2008-2015 là 9% /năm. Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Nga, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan… (Sở Công thương tỉnh BRVT, 2015). Bên cạnh những thành tựu đạt được, chế biến thủy sản cũng gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có khoảng 172 doanh nghiệp chế biến thủy sản với tổng công suất thiết kế trên 200.000 tấn thành phẩm/năm, trong đó có 21 công ty chế biến thủy sản xuất khẩu. Trong những năm qua, ngành thủy sản, trong đó có chế biến hải sản liên tiếp gặp nhiều khó khăn: ngư trường ngày càng xa, giá nguyên vật liệu tăng cao, khan hiếm nguồn nguyên liệu, sản phẩm khai thác đáp ứng nhu cầu chế biến rất ít, có tới 70% là cá tạp (đa số cá tạp này không xuất khẩu được, tiêu thụ nội địa không hết, chủ yếu dùng chế biến
  • 7. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 2 bột cá… do đó giá trị kinh tế không cao) và sự cạnh tranh gay gắt của các công ty chế biến, đặc biệt là các công ty chế biến nước ngoài khi Việt Nam mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Đứng trước thực trạng đó, vào những năm cuối của thế kỷ 20, mặt hàng mô phỏng tôm, càng cua, ghẹ, bạch tuộc... làm từ cá của Coimex (sản phẩm gọi chung là surimi) đã tạo ra sự thay đổi rất lớn trong nghề chế biến hải sản và cả nghề cá Việt Nam. Sản phẩm đã giải quyết được bài toán lượng cá tạp, cá vụn vốn có giá trị rất thấp trong xuất khẩu, cùng với sản phẩm đa dạng, mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo, hương vị thơm ngon do Coimex sáng tạo đã khuất phục hoàn toàn khách hàng khó tính ở châu Âu và ngay cả thị trường Hàn Quốc, là nơi đã sáng tạo ra công nghệ surimi này và dần là sự lựa chọn của người tiêu dùng trong nước, trong đó có người tiêu dùng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BRVT). Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao. Trên thực tế ở nước ngoài, nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tác giả đã đóng góp nhiều bài viết, nghiên cứu có giá trị lớn cho các doanh nghiệp, cho ngành liên quan đến quyết định mua sản phẩm của người tiêu dùng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các đề tài, nghiên cứu chuyên sâu về hành vi; ứng dụng phù hợp với điều kiện của Việt Nam và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn ít, nhất là trong lĩnh vực chế biến thủy sản. Chính vì những lý do trên tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm Surimi của khách hàng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua lại sản phẩm Surimi của khách hàng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Qua đó đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao khả năng thu hút khách hàng cho các nhà sản xuất và phân phối sản phẩm Surimi tại thị trường tỉnh BRVT. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt mục tiêu chung trên, đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm giải quyết những mục tiêu cụ thể sau đây: - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua lại sản phẩm Surimi
  • 8. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 3 của khách hàng tại tỉnh BRVT; - Đo lường mức độ ảnh hưởng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua lại sản phẩm Surimi của khách hàng tại tỉnh BRVT; - Kiểm định sự khác biệt về quyết định mua sản phẩm Surimi của khách hàng tại tỉnh BRVT theo đặc điểm cá nhân; - Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao khả năng thu hút khách hàng cho các nhà sản xuất và phân phối sản phẩm Surimi tại thị trường tỉnh BRVT. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ở trên, nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi sau: - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua lại sản phẩm Surimi của khách hàng tại tỉnh BRVT? - Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến quyết định mua lại sản phẩm Surimi của khách hàng tại tỉnh BRVT? - Đề xuất những hàm ý quản trị nào để nâng cao khả năng thu hút khách hàng cho các nhà sản xuất và phân phối sản phẩm Surimi tại thị trường tỉnh BRVT? 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm Surimi của khách hàng tại tỉnh BRVT. - Đối tượng khảo sát: khách hàng mua sản phẩm Surimi tại các cửa hàng, siêu thị có trưng bày bán sản phẩm này tại tỉnh BRVT. - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh BRVT. - Thời gian nghiên cứu: trong thời gian từ tháng 03 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017. 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai phương pháp: phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm với một số khách hàng đã mua sản phẩm Surimi nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm Surimi đồng
  • 9. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 4 thời phát triển thang đo những yếu tố này và thang đo quyết định mua đối với sản phẩm Surimi. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua khảo sát khách hàng thông qua bảng câu hỏi chi tiết. Cách thức lấy mẫu là chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20. Thang đo được kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tô khám phá EFA. Sau đó, tác giả tiến hành kiểm định mô hình lý thuyết bằng phương pháp phân tích hồi quy bội qua đó xác định cường độ tác động của yếu tố tác động đến quyết định mua sản phẩm Surimi của khách hàng tại tỉnh BRVT. 1.6. Ý NGHĨA VÀ ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU - Về mặt lý thuyết: nghiên cứu tổng hợp các lý thuyết về hành vi người tiêu dùng, về quyết định mua, các mô hình liên quan đến lý thuyết về hành vi người tiêu dùng. - Về mặt thực tiễn: nghiên cứu khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm Surimi của khách hàng tại tỉnh BRVT sẽ giúp các nhà quản trị nâng cao khả năng thu hút người tiêu dùng cho nhà sản xuất và phân phối sản phẩm Surimi tại tỉnh BRVT. 1.7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Luận văn được trình bày gồm 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu về nghiên cứu. Trình bày khái quát lý do nghiên cứu, sau đó sẽ xác định mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu để thực hiện luận văn, cuối cùng là ý nghĩa nghiên cứu và bố cục của luận văn. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Chương này, tác giả trình bày các khái niệm cơ bản liên quan đến hành vi người tiêu dùng, giá trị cảm nhận. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu. Chương 3: Thiết kế nghiên cứu. Trong chương ba, tác giả đề cập đến cách thức, phương pháp thực hiện nghiên cứu, điều chỉnh thang đo, cách thức phân tích dữ liệu nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương bốn trình bày khái
  • 10. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 5 quát về sản phẩm Surimi, thông tin về mẫu khảo sát, kiểm định thang đo, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương 5: Kết luận và đề xuất hàm ý quản trị. Chương cuối cùng, tác giả tóm tắt kết quả nghiên cứu và đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao khả năng thu hút khách hàng. Đồng thời, tác giả nêu lên những hạn chế của nghiên cứu và đề nghị các hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
  • 11. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 6 31 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Trong chương 3, tác giả sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu gồm quy trình nghiên cứu, mô tả phương pháp chọn mẫu nghiên cứu, nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng, xây dựng thang đo dự kiến, hiệu chỉnh và phương pháp phân tích dữ liệu. 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất mô hình Cơ sở lý thuyết nghiên cứu Nghiên cứu định lượng Cronbach’s Alpha Kiểm định EFA Thang đo Nghiên cứu định tính nháp (thảo luận nhóm) Thang đo Hiệu chỉnh thang đo chính thức (khảo sát 50) Loại các biến hệ số tương quan với biến tổng nhỏ. Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha Loại các biến có trọng số nhân tố nhỏ. Kiểm tra yếu tố trích được. Điều chỉnh mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình Viết báo cáo nghiên cứu Kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy. Kiểm tra độ phù hợp của mô hình. Kiểm tra và kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy. Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu
  • 12. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM (Nguồn: tác giả nghiên cứu và đề xuất)
  • 13. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 32 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính Mục đích nghiên cứu định tính là xem xét các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu có phù hợp với nghiên cứu sản phẩm thực phẩm, đồng thời đánh giá cách sử dụng thuật ngữ trong bảng câu hỏi, làm rõ hơn ý nghĩa của từng câu hỏi trước khi nghiên cứu chính thức. Tác giả thực hiện thảo luận nhóm 10 thành viên tham gia là các khách hàng đã từng mua sản phẩm Surimi vào tháng 10/2017 (Xem phụ lục 1 “Dàn bài thảo luận nhóm”). Mục đích của nghiên cứu này nhằm khám phá các ý tưởng, đồng thời thu thập thêm thông tin, bổ sung, điều chỉnh bảng câu hỏi, xây dựng bảng câu hỏi chính thức để tiến hành khảo sát định lượng. Sau khi thực hiện thảo luận nhóm, tác giả thu được kết quả như sau: Với đề cương thảo luận được đưa ra hầu hết các khách hàng tham gia đều đồng ý rằng: nội dung thảo luận dễ hiểu, rõ ràng. Các gợi ý đưa ra để đo lường các thang đo hầu như khá đầy đủ. Tuy nhiên 2/3 thành viên tham gia thảo luận đồng ý bổ sung vào 01 yếu tố được đánh giá là có ảnh hưởng đáng kể đối với quyết định mua sản phẩm Surimi, là “Sự sẵn có của sản phẩm” vào nghiên cứu tại tỉnh BRVT. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng. Sau khi thử nghiệm để kiểm tra điều chỉnh cách trình bày ngôn ngữ, bảng câu hỏi chính thức được sử dụng cho nghiên cứu định lượng tiếp theo. 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng 3.3.2.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp khảo sát 50 khách hàng đã từng mua sản phẩm Surimi. Mục đích nhằm đánh giá nội dung và hình thức các phát biểu trong thang đo nháp nhằm hoàn chỉnh thang đo chính thức được dùng trong nghiên cứu chính thức. Trong đó nhiệm vụ quan trọng của bước này là đánh giá đáp viên có hiểu được các phát biểu hay không? (đánh giá về mặt hình thức là bước kiểm tra mức độ phù hợp về mặt từ ngữ, ngữ pháp trong các phát biểu đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho các đáp viên) và đánh giá độ tin cậy của các biến quan sát với thang đo Likert 5 (1- Rất không đồng
  • 14. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 33 ý, 2-Không đồng ý, 3 - Không có ý kiến, 4- Đồng ý, 5 – Rất đồng ý) nhằm loại bỏ những biến không phù hợp và đưa ra bảng câu hỏi chính thức. 3.3.2.2. Nghiên cứu định lượng chính thức Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện bằng phương pháp phương pháp khảo sát 424 khách hàng đã từng mua sản phẩm Surimi tại tỉnh BRVT. Khi có kết quả, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp thống kê dựa trên những thông tin thu được từ cuộc khảo sát. Xử lý dữ liệu, kiểm tra độ tin cậy từng thành phần thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố khám phá (EFA), kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình hồi quy với phần mềm SPSS 20.0 (Phụ lục 2 “Bảng khảo sát nghiên cứu”). 3.3. DIỄN ĐẠT VÀ MÃ HÓA THANG ĐO Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm Surimi được xây dựng dựa trên thang đo Nguyen Thu Ha và Gizaw (2014), Zaeema và Hassan (2016), Nguyễn Thị Hoàng Yến (2013) sau đó được điều chỉnh cho phù hợp với nghiên cứu tại tỉnh BRVT thông qua nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo luận nhóm (Phụ lục 1). Thang đo sau khi điều chỉnh, bổ sung, thang đo chính thức được trình bày trong các bảng dưới đây. Thang đo “Giá cả sản phẩm” Thang đo “Giá cả sản phẩm” dựa trên thang đo Nguyen Thu Ha và Gizaw (2014) gồm 04 biến quan sát được mã hóa từ GCSP1 đến GCSP4. Bảng 3.1. Thang đo Giá cả sản phẩm Kí hiệu Biến quan sát Nguồn GCSP1 Giá cả sản phẩm Surimi phù hợp với chất lượng Nguyen Thu Ha sản phẩm và Gizaw (2014) GCSP2 Giá cả sản phẩm Surimi tương đối ổn định Nguyen Thu Ha và Gizaw (2014) GCSP3 Giá cả sản phẩm Surimi hợp lý so với các sản Nguyen Thu Ha phẩm cùng loại và Gizaw (2014) GCSP4 Giá cả sản phẩm Surimi phù hợp với thu nhập Nguyen Thu Ha của tôi và Gizaw (2014) (Nguồn: tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh)
  • 15. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 34 Thang đo “Chất lượng sản phẩm” Thang đo “Chất lượng sản phẩm” dựa trên thang đo Zaeema và Hassan (2016) gồm 05 biến quan sát được mã hóa từ CLSP1 đến CLSP5. Bảng 3.2. Thang đo về Chất lượng sản phẩm Ký hiệu Biến quan sát Nguồn CLSP1 Sản phẩm Surimi có giá trị dinh dưỡng cao Zaeema và Hassan (2016) CLSP2 Sản phẩm Surimi có mùi vị phù hợp với sở thích Zaeema và của gia đình Hassan (2016) CLSP3 Sản phẩm Surimi có đầy đủ thông tin sản phẩm Zaeema và Hassan (2016) CLSP4 Sản phẩm Surimi không chứa chất bảo quản Zaeema và Hassan (2016) CLSP5 Sản phẩm Surimi an toàn cho sức khỏe Nghiên cứu định tính (Nguồn: tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh) Thang đo “Nhóm tham khảo” Thang đo “Nhóm tham khảo” dựa trên thang đo Zaeema và Hassan (2016) gồm 04 biến quan sát được mã hóa từ NTK1 đến NTK4. Bảng 3.3. Thang đo Nhóm tham khảo Kí hiệu Biến quan sát Nguồn NTK1 Sản phẩm Surimi được người thân trong gia đình Zaeema và sử dụng Hassan (2016) NTK2 Sản phẩm Surimi được bạn bè khuyên dùng Zaeema và Hassan (2016) NTK3 Sản phẩm Surimi được nhiều người tin dùng Zaeema và Hassan (2016) NTK4 Sản phẩm Surimi được nhân viên bán hàng giới Zaeema và thiệu Hassan (2016) (Nguồn: tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh)
  • 16. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 35 Thang đo “Thương hiệu” Thang đo “Thương hiệu” dựa trên thang đo Zaeema và Hassan (2016) gồm 04 biến quan sát được mã hóa từ TH1 đến TH4. Bảng 3.4. Thang đo Thương hiệu Ký hiệu Biến quan sát Nguồn TH1 Tôi dễ dàng nhận biết sản phẩm Surimi Zaeema và Hassan (2016) TH2 Tôi yên tâm với thương hiệu sản phẩm Surimi đang Zaeema và dùng Hassan (2016) TH3 Tôi chọn mua sản phẩm Surimi của thương hiệu nổi Zaeema và tiếng Hassan (2016) TH4 Tôi tin tưởng giá trị chất lượng sản phẩm Surimi Zaeema và mà thương hiệu nổi tiếng mang lại. Hassan (2016) (Nguồn: tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh) Thang đo “Hoạt động chiêu thị” Thang đo “Hoạt động chiêu thị” dựa trên thang đo Zaeema và Hassan (2016) gồm 04 biến quan sát được mã hóa từ HDCT1 đến HDCT4. Bảng 3.5. Thang đo Hoạt động chiêu thị Kí hiệu Biến quan sát Nguồn HDCT1 Sản phẩm Surimi có nhiều chương trình khuyến mãi Zaeema và Hassan (2016) HDCT2 Sản phẩm Surimi được quảng cáo rộng rãi Zaeema và Hassan (2016) HDCT3 Có chương trình giảm giá cho sản phẩm Surimi ở Zaeema và cửa hàng Hassan (2016) HDCT4 Tôi được thông tin kịp thời về các chương trình Zaeema và khuyến mãi về sản phẩm Surimi Hassan (2016) (Nguồn: tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh)
  • 17. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 36 Thang đo “Sự sẵn có của sản phẩm” Thang đo “Sự sẵn có của sản phẩm” dựa trên thang đo Nguyễn Thị Hoàng Yến (2013) gồm 04 biến quan sát được mã hóa từ SCSP1 đến SCSP4. Bảng 3.6. Thang đo Sự sẵn có của sản phẩm Tên biến Biến quan sát Nguồn SCSP1 Sản phẩm Surimi luôn sẵn có trên các quầy hàng Nguyễn Thị Hoàng Yến SCSP2 Cách bố trí sản phẩm Surimi trên quầy hàng Nguyễn Thị thuận tiện cho tôi tìm kiếm Hoàng Yến SCSP3 Khu vực trưng bày sản phẩm Surimi tại cửa hàng Nghiên cứu thuận tiện cho việc mua sắm các sản phẩm cùng định tính SCSP4 Cửa hàng cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ khi mua Nghiên cứu sản phẩm Surimi định tính (Nguồn: tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh) Thang đo “Quyết định mua sản phẩm Surimi” Thang đo “Quyết định mua sản phẩm Surimi” dựa trên thang đo Zaeema và Hassan (2016) gồm 04 biến quan sát được mã hóa từ QHM1 đến QHM4. Bảng 3.7. Thang đo Quyết định mua sản phẩm Surimi Ký hiệu Biến quan sát Nguồn QDM1 Tôi nghĩ mua sản phẩm Surimi là quyết định đúng Zaeema và đắn Hassan (2016) QDM2 Khi đi mua thực phẩm tôi sẽ chọn mua sản phẩm Zaeema và Surimi Hassan (2016) QDM3 Tôi sẽ giới thiệu người thân mua sản phẩm Surimi Zaeema và Hassan (2016) QDM4 Tôi tin rằng mua sản phẩm Surimi đáng giá đồng Zaeema và tiền tôi bỏ ra Hassan (2016) (Nguồn: tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh)
  • 18. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 37 3.4. MÔ TẢ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.4.1. Phương pháp chọn mẫu Kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phân tích nhân tố cần có ít nhất 200 quan sát (Gorsuch, 1983); Một số nhà nghiên cứu khác không đưa ra con số cụ thể về số mẫu cần thiết mà đưa ra tỉ lệ giữa số mẫu cần thiết và số tham số cần ước lượng. Đối với phân tích nhân tố, kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến được đưa trong phân tích nhân tố. Gorsuch (1983) cho rằng số lượng mẫu cần gấp 5 lần số lượng biến. Trong khi Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng tỉ lệ đó là 4 hay 5. Trong nghiên cứu này có tất cả 29 biến quan sát cần tiến hành phân tích, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 29 x 5 = 145. Theo Burn và Bush (1995) khi chọn mẫu cần 3 yếu tố: số lượng các thay đổi tổng thể, độ chính xác mong muốn, mức tin cậy cho phép trong các ước lượng tổng thể. Công thức để tính quy mô mẫu là: n = Z2 p * q e2 Trong đó: − n: là cỡ mẫu; − p: là ước lượng tính tỷ lệ % của tổng thể; − q = 1-p; − e: là sai số cho phép (+-3%, +-4%,+-5%); − Z: là giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy 95% thì giá trị Z là 1,96...). Thường tỷ lệ p và q được ước tính là 50%/50% đó là khả năng lớn nhất có thể xảy ra của tổng thể. Cho nên để đạt được độ tin cậy là 95% thì cỡ mẫu cần phải đạt là: n= Z2 p * q = 1, 962 0, 5* 0, 5 = 385 e2 0, 052 Đảm bảo số lượng cỡ mẫu là 385, tác giả sẽ phát ra tăng thêm 10% cỡ mẫu
  • 19. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 38 tối tiểu vì trong quá trình thu thập dữ liệu sẽ phải loại bỏ những bảng khảo sát không đạt yêu cầu. Vậy số phiếu khảo sát được gửi đi khảo sát là: 385*(1+10%) 424 . 3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu Tác giả tiến hành khảo sát 424 khách hàng đã từng mua sản phẩm Surimi tại tỉnh BRVT bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Với tập dữ liệu thu về, sau khi hoàn tất việc gạn lọc, kiểm tra, mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu, sẽ tiến hành xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20 với một số phương pháp phân tích như sau: 3.4.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Sử dụng Cronbach’s alpha để kiểm tra độ tin cậy các tham số ước lượng trong tập dữ liệu theo từng nhóm yếu tố trong mô hình. Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi tập dữ liệu. Hệ số Cronbach’s alpha cho biết mức độ tương quan giữa các biến trong bảng câu hỏi và được dùng để tính sự thay đổi của từng biến và mối tương quan giữa những biến. Tiêu chuẩn đánh giá: - Các biến có hệ số tương quan biến- tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. - Các biến có Cronbach’s alpha nếu loại biến lớn hơn Cronbach’s Alpha sẽ bị loại. - Thang đo sẽ được chọn khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6. Tiến hành loại từng biến, rồi chạy lại kiểm định thang đo, xác định lại hệ số Cronbach’s alpha để quyết định là biến tiếp theo có bị loại hay không. 3.4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA Các biến sau khi được kiểm định thang đo và loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin cậy, sẽ được đưa vào phân tích nhân tố để xác định lại thang đo, điều này sẽ giúp đánh giá chính xác hơn các thang đo, loại bỏ bớt các biến đo lường không đạt yêu cầu và làm cho thang đo đảm bảo tính đồng nhất. Phân tích nhân tố được hiểu là nhằm nhóm các biến ít tương quan với nhau thành các nhân tố mà các biến trong đó có sự tương quan với nhau hơn, từ đó hình thành các nhân tố đại diện nhưng vẫn mang đầy đủ thông tin so với số lượng biến
  • 20. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 39 ban đầu. Phân tích nhân tố bao gồm các bước: Bước 1: Kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố đối với các dữ liệu ban đầu bằng chỉ số KMO (Kaiser– Meyer– Olkin) và giá trị thống kê Barlett. Tiêu chuẩn đánh giá: - Chỉ số KMO > 0,5 - Mức ý nghĩa quan sát nhỏ (sig < 0,05) Các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và phân tích nhân tố (EFA) là thích hợp. Bước 2: Tiếp theo, phương pháp trích nhân tố và phương pháp xoay nhân tố sẽ được tiến hành để xác định số lượng các nhân tố được trích ra và xác định các biến thuộc từng nhân tố. Tiêu chuẩn đánh giá: - Chỉ những nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 sẽ được giữ lại trong mô hình phân tích, vì những nhân tố này có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn so với những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1. - Tổng phương sai trích lớn hơn 50% để chứng tỏ mô hình trên phù hợp với dữ liệu phân tích. - Hệ số Factor loading: là hệ số tương quan đơn giữa biến và nhân tố. Điều kiện: hệ số factor loading > 0,5. Biến sẽ thuộc nhân tố nào mà tại đó biến có hệ số factor loading lớn nhất. Những biến nào không thoả các tiêu chuẩn trên sẽ bị loại. Bước 3: Kiểm định lại độ tin cậy của thang đo các nhân tố này bằng hệ số Cronbach’s Alpha. 3.4.2.3. Phân tích tương quan - hồi quy Phân tích tương quan Các thang đo được đánh giá đạt yêu cầu được đưa vào phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết. Phân tích tương quan Pearson được thực hiện giữa biến phụ thuộc và biến độc lập nhằm khẳng định có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, khi đó việc sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp. Giá trị tuyệt đối của Pearson càng gần đến 1 thì hai biến này có mối tương quan tuyến tính càng chặt chẽ. Đồng thời
  • 21. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 40 cũng cần phân tích tương quan giữa các biến độc lập với nhau nhằm phát hiện những mối tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập. Vì những tương quan như vậy có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả phân tích hồi quy như gây ra hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Phân tích hồi quy bội Sau khi kết luận các biến độc lập và biến phụ thuộc có mối quan hệ tuyến tính với nhau có thể mô hình hóa quan hệ nhân quả này bằng hồi quy tuyến tính (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Kiểm định sự phù hợp của mô hình thông qua kiểm định F và hệ số R 2 hiệu chỉnh. Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình. Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy từng thành phần. Kiểm định giả thuyết về phân phối chuẩn của phần dư: dựa theo biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa; xem giá trị trung bình bằng 0 và độ lệch chuẩn bằng 1. Kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến thông qua giá trị của dung sai (Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor). Nếu VIF > 10 thì có hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). 3.4.2.4. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm thống kê Sử dụng kiểm định T- test và ANOVA một chiều để kiểm định có hay không sự khác nhau trong đánh giá về quyết định mua sản phẩm Surimi giữa các nhóm thống kê bao gồm: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập. Tuy nhiên, trước khi thực hiện kiểm định One Way ANOVA cần phải kiểm định Levene's Test sự bằng nhau của các phương sai tổng thể để xem xét mức độ đồng đều của dữ liệu quan sát. Nếu Sig. < 0,05: Phương sai giữa các nhóm đối tượng khác nhau là khác nhau hay không có phân phối chuẩn thì kiểm định Kruskal Wallis được sử dụng để kết luận cho trường hợp này. Nếu Sig. ≥ 0,05: Phương sai không khác nhau hay có phân phối chuẩn. Ta sẽ
  • 22. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 41 sử dụng kiểm định One Way ANOVA để kết luận. 3.5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ được tác giả trình bày trong bảng 3.8, 3.9. Bảng 3.8. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo sơ bộ bằng Cronbach’s Alpha Trung Phương sai Tương Cronbach’s Biến quan bình thang thang đo quan Alpha nếu Kết luận sát đo nếu loại nếu loại biến loại biến biến biến tổng Thang đo “Giá cả sản phẩm”: Cronbach’s Alpha = 0,741 GCSP1 11,9000 4,296 0,503 0,706 Biến phù hợp GCSP2 12,0600 4,221 0,373 0,765 Biến phù hợp GCSP3 11,7200 3,389 0,638 0,620 Biến phù hợp GCSP4 12,2600 2,809 0,672 0,596 Biến phù hợp Thang đo “Chất lượng sản phẩm”: Cronbach’s Alpha = 0,878 CLSP1 14,3000 4,990 0,748 0,843 Biến phù hợp CLSP2 13,8000 4,898 0,706 0,853 Biến phù hợp CLSP3 14,1000 4,786 0,757 0,840 Biến phù hợp CLSP4 13,9800 5,367 0,642 0,867 Biến phù hợp CLSP5 14,3800 5,098 0,695 0,855 Biến phù hợp Thang đo “Nhóm tham khảo”: Cronbach’s Alpha = 0,812 NTK1 8,2400 8,880 0,695 0,739 Biến phù hợp NTK2 7,5800 8,004 0,655 0,752 Biến phù hợp NTK3 7,8800 7,659 0,703 0,727 Biến phù hợp NTK4 7,2000 9,837 0,488 0,824 Biến phù hợp Thang đo “Thương hiệu”: Cronbach’s Alpha = 0,891 TH1 8,7800 8,216 0,726 0,873 Biến phù hợp TH2 8,5800 7,800 0,859 0,823 Biến phù hợp TH3 8,5600 8,415 0,717 0,876 Biến phù hợp TH4 8,5800 8,330 0,745 0,866 Biến phù hợp (Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát sơ bộ của tác giả)
  • 23. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 42 Bảng 3.9. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo sơ bộ bằng Cronbach’s Alpha (tiếp theo) Trung Phương sai Tương Cronbach’s Biến bình thang thang đo quan Alpha nếu Kết luận quan sát đo nếu loại nếu loại biến loại biến biến biến tổng Thang đo “Hoạt động chiêu thị”: Cronbach’s Alpha = 0,862 HDCT1 9,2800 8,247 0,689 0,831 Biến phù hợp HDCT2 9,4000 7,633 0,770 0,797 Biến phù hợp HDCT3 9,5200 8,785 0,600 0,867 Biến phù hợp HDCT4 9,5400 8,009 0,783 0,794 Biến phù hợp Thang đo “Sự sẵn có của sản phẩm”: Cronbach’s Alpha = 0,787 SCSP1 10,8400 3,321 0,613 0,725 Biến phù hợp SCSP2 11,1200 3,577 0,527 0,767 Biến phù hợp SCSP3 11,2000 2,816 0,701 0,677 Biến phù hợp SCSP4 10,7600 3,737 0,554 0,756 Biến phù hợp Thang đo “Quyết định mua sản phẩm Surimi”: Cronbach’s Alpha = 0,886 QDM1 10,3000 5,439 0,689 0,878 Biến phù hợp QDM2 10,1200 5,210 0,755 0,857 Biến phù hợp QDM3 10,9000 4,051 0,807 0,838 Biến phù hợp QDM4 10,3200 4,426 0,801 0,834 Biến phù hợp (Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát sơ bộ của tác giả)
  • 24. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 43 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Chương 3 đã trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu. Chương 4 sẽ trình bày các kết quả của phân tích dữ liệu. Công cụ được sử dụng để phân tích là phần mềm SPSS 20. Chương này bao gồm 4 phần chính: Giới thiệu sơ lược về sản phẩm Surimi; Thống kê mô tả mẫu và các biến nghiên cứu; Đánh giá thang đo thông qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA; Phân tích tương quan và kiểm định giả thuyết thông qua phân tích hồi quy. 4.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ SẢN PHẨM SURIMI Surimi (擂り身, nghĩa là “thịt xay” trong tiếng Nhật) là một loại thực phẩm truyền thống có nguồn gốc từ cá của các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc. Cá nguyên liệu được tiến hành rửa, phi lê, xay nhỏ, băm nhuyễn và phối trộn các nguyên liệu phụ, định hình, xử lý nhiệt sẽ cho sản phẩm được gọi là Surimi. Surimi và sản phẩm mô phỏng từ chả cá là loại thức ăn nhanh được nhiều quốc gia châu Á và phương Tây sử dụng thông dụng, được chế biến thành nhiều mẫu mã đa dạng, đẹp mắt như càng cua, con tôm, cá viên, bánh bao… Hình Surimi thành phẩm Tuỳ theo loại cá dùng làm Surimi và dạng Surimi mong muốn mà Surimi có thành phần dinh dưỡng khác nhau. Theo bảng thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Surimi từ cá chứa khoảng 76% nước, 15% protein, 6,85% carbonhydrat, 0,9% chất béo và 0,03% cholesterol. Surimi có hàm lượng protein cao, lipid thấp, không có cholesterol và glucid, cơ thể dễ hấp thụ. Protein của Surimi có khả năng trộn lẫn với các loại protit khác, nâng cao chất lượng của các loại thịt khi trộn lẫn với thịt bò, thịt heo, hay thịt gà...Đặc biệt Surimi có tính chất tạo thành khối dẻo, mùi vị và màu sắc trung hòa,
  • 25. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 44 nên từ chất nền Surimi người ta có thể chế biến ra các sản phẩm mô phỏng có giá trị cao như: tôm, thịt, sò, điệp, cua, ghẹ, xúc xích... Surimi được người dân một số vùng ở Đông Á chế biến từ hơn 900 năm trước đây. Tại Nhật Bản, Surimi được sử dụng để chế biến món kamaboko và nhiều món ăn khác. Ngành công nghiệp chế biến Surimi bắt đầu phát triển ở Nhật Bản trong những năm 1960. Cho đến nay, khoảng 2 triệu đến 3 triệu tấn cá trên toàn thế giới (chiếm 2% đến 3% sản lượng thủy sản cung cấp) được sử dụng làm nguyên liệu chế biến Surimi. Hoa Kỳ và Nhật Bản là những nhà sản xuất Surimi lớn nhất trong khi Thái Lan nhập khẩu khá nhiều. Sản lượng Surimi của Trung Quốc cũng khá lớn còn Việt Nam, Chile, Pháp và Malaysia là các nhà sản xuất mới nổi. Công ty Thủy sản – Xuất nhập khẩu Côn Đảo (tên giao dịch và thương hiệu là Coimex) là một trong những doanh nghiệp Nhà nước chế biến các sản phẩm hải sản đông lạnh làm ăn có hiệu quả. Công ty là đơn vị duy nhất của tỉnh có dây chuyền sản xuất các mặt hàng mô phỏng sau Surimi. Thương hiệu Coimex của Công ty đã được thị trường nhiều nước trên thế giới biết đến. Hiện nay, Công ty Thủy sản – Xuất nhập khẩu Côn Đảo (Coimex) có dây chuyền chế biến chả cá Surimi với sản lượng xuất khẩu gần 400 tấn/ tháng. Surimi là sản phẩm được chế biến bằng từ các loại cá thịt trắng sau khi đã tách hết xương, da, mỡ và máu, sau đó đem cấp đông ở nhiệt độ – 400 C, và bảo quản ở nhiệt độ – 250 C. Surimi có nguồn nguyên liệu dồi dào, thị trường rộng rãi nên các doanh nghiệp chế biến mặt hàng này đạt hiệu suất lợi nhuận rất cao. Chính vì vậy, những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh có nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất nên đầu ra cũng như đầu vào ngày càng khó khăn hơn, kéo theo sự giảm sút về lợi nhuận. Dự báo được xu thế đó, Công ty Thủy sản Xuất nhập khẩu Côn Đảo là đơn vị tiên phong trong cả nước, đã đầu tư xây dựng dây chuyền chế biến sản phẩm mô phỏng Surimi nhằm tăng lợi thế cạnh tranh và nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng của mặt hàng này. Bằng nhiều nguồn vốn, Công ty đầu tư gần 11 tỷ đồng lắp đặt dây chuyền công nghệ chế biến tiên tiến nhất của Nhật Bản, có công suất từ 10 - 15 tấn thành phẩm/ ngày, đưa vào hoạt động cuối năm 2015. Công nghệ chế biến sau
  • 26. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 45 Surimi là một quy trình sản xuất khép kín pha trộn Surimi với các mùi vị (tôm, cua) và các loại gia vị khác, định hình và hấp chín. Cuối cùng cho ra 5 sản phẩm chính gồm: chả cá Nhật Bản, càng cua lăn bột, tôm hùm, tôm nhỏ các loại và cá. Ngoài ra, mỗi sản phẩm có thể đa dạng hóa bằng việc thay thế các khuôn đúc hoặc thành phần pha chế. Dây chuyền chế biến này hoàn toàn tự động nên sản phẩm đảm bảo tiệt trùng, đạt yêu cầu vệ sinh cao. Lợi thế cơ bản giúp Coimex thâm nhập thị trường thế giới vốn khó tính về các mặt hàng ăn liền là thương hiệu Coimex đã được Cục Sở hữu công nghiệp Việt Nam công nhận, sản phẩm đạt chất lượng ISO 9001 phiên bản 2000 và được cấp CODE xuất khẩu. Hiện nay, sản phẩm mô phỏng sau Surimi của Coimex được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường Singapore. Ngoài năm mặt hàng chính, Công ty đã nghiên cứu sản xuất thêm nhiều mặt hàng mới lạ, đáp ứng theo đơn đặt hàng ngày càng cao của khách hàng. Ngoài các sản phẩm xuất sang thị trường nước ngoài, Coimex còn đưa hàng thâm nhập thị trường trong nước. Bởi, đây là thị trường ổn định nhất nếu sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận. Đến nay, Công ty ký kết nhiều hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với 15 điểm bán tại các siêu thị ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh như: Citimart, Coopmart, Siêu thị Miền Đông và đại lý cấp I ở Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột, Tiền Giang, Long Xuyên, Quy Nhơn và thành phố Đà Lạt… Hiện trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhiều công ty đã học tập mô hình của COIMEX chuyển sang làm mặt hàng Surimi như Baseafood, Hải Việt, Mai Linh… 4.2. THỐNG KÊ MẪU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện với đối tượng khảo sát là khách hàng đã từng mua sản phẩm Surimi tại tỉnh BRVT. Tổng cộng có 424 bảng câu hỏi được phát ra, thu về 424 bảng, loại ra 8 bảng không đạt yêu cầu, còn lại 416, đạt tỷ lệ 98,11%. Bảng câu hỏi được mã hoá và đưa vào xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích. Phân loại 416 người tham gia trả lời theo thành phần giới tính, độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn khi được đưa vào xử lý.
  • 27. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 46 4.2.1. Kết quả khảo sát về giới tính Bảng 4.1. Bảng thống kê mô tả giới tính Tần số Tỷ lệ % % tích lũy Nữ 385 92,5 92,5 Nam 31 7,5 100,0 Tổng 416 100,0 (Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả) Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 385 khách hàng nữ chiếm tỷ lệ 92,5%, nam có 31 người chiếm tỷ lệ 7,5% trả lời khảo sát. Số lượng mẫu có sự chênh lệch lớn về giới tính, điều này hoàn toàn đúng với thực tế tại Việt Nam, đa số nữ giới đi mua thực phẩm cho gia đình. 4.2.2. Kết quả khảo sát về độ tuổi Bảng 4.2. Bảng thống kê mô tả độ tuổi Tần số Tỷ lệ % % tích lũy 18-21 tuổi 9 2,2 2,2 22-30 tuổi 130 31,3 33,4 31-45 tuổi 198 47,6 81,0 >45 tuổi 79 19,0 100,0 Tổng 416 100,0 (Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả) Theo kết quả khảo sát cho thấy, số lượng lớn nhất là ở độ tuổi 31-45 tuổi chiếm 47,9% (198 khách hàng). Tiếp theo là độ tuổi từ 22-30 tuổi chiếm 31,3% (130 khách hàng) và độ tuổi trên 45 tuổi chiếm 19,0% (79 khách hàng). Còn lại là nhóm tuổi từ 18-21 tuổi chiếm 2,2% (9 khách hàng). Qua khảo sát cho thấy chủ yếu khách hàng mua sản phẩm Surimi có độ tuổi tập trung vào khoảng 31-45 tuổi.
  • 28. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 47 4.2.3. Kết quả khảo sát về trình độ học vấn Bảng 4.3. Bảng thống kê mô tả trình độ học vấn Tần số Tỷ lệ % % tích lũy Từ Trung cấp trở xuống 89 21,4 21,4 Cao đẳng 233 56,0 77,4 Đại học 81 19,5 96,9 Sau đại học 13 3,1 100,0 Tổng 416 100,0 (Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả) Theo kết quả khảo sát cho thấy, số khách hàng tham gia trả lời bảng câu hỏi có trình độ học vấn trung cấp trở xuống chiếm tỷ lệ 31,4% (89 khách hàng), trình độ cao đẳng chiếm 56,0% (233 khách hàng), trình độ đại học chiếm 19,5% (81 khách hàng), trình độ sau đại học chiếm 3,1% (13 khách hàng). 4.2.4. Kết quả khảo sát về mức thu nhập hàng tháng Bảng 4.4. Bảng thống kê mô tả thu nhập hàng tháng Tần số Tỷ lệ % % tích lũy < 5 triệu 16 3,8 3,8 5-10 triệu 282 67,8 71,6 >10 triệu 118 28,4 100,0 Total 416 100,0 (Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả) Theo kết quả khảo sát cho thấy, số khách hàng có mức thu nhập thấp hơn 5 triệu/tháng đồng chiếm tỉ lệ 3,8% (16 khách hàng), thu nhập từ 5 -10 triệu đồng/tháng chiếm tỉ lệ 67,8% (282 khách hàng), mức thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ 28,4% (118 khách hàng).
  • 29. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 48 4.3. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO 4.3.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Thang đo trước hết sẽ được phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, các biến có hệ số tương quan tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và thang đo được chấp nhận để phân tích trong các bước tiếp theo khi có độ tin cậy Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên (Nunnally & Burnstein 1994) (Phụ lục 5). 4.3.1.1. Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo Giá cả sản phẩm Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,856 > 0,6; các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,3 và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn 0,856. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo. Bảng 4.5. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Giá cả sản phẩm Trung Phương Tương Biến bình Cronbach’s sai thang quan quan thang đo Alpha nếu Kết luận đo nếu biến sát nếu loại loại biến loại biến tổng biến Thang đo “Giá cả sản phẩm”: Cronbach’s Alpha = 0,856 GCSP1 11,3317 4,150 0,696 0,820 Biến phù hợp GCSP2 10,7043 3,944 0,712 0,811 Biến phù hợp GCSP3 10,9063 3,676 0,709 0,813 Biến phù hợp GCSP4 11,0625 3,779 0,687 0,822 Biến phù hợp (Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả) 4.3.1.2. Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo Chất lượng sản phẩm Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,825 > 0,6; các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,3 và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn 0,825. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo.
  • 30. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 49 Bảng 4.6. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Chất lượng sản phẩm Biến Trung Phương Tương Cronbach’s bình thang sai thang quan quan Alpha nếu Kết luận đo nếu loại đo nếu biến sát loại biến biến loại biến tổng Thang đo “Chất lượng sản phẩm”: Cronbach’s Alpha = 0,825 CLSP1 13,6370 8,940 0,679 0,772 Biến phù hợp CLSP2 13,2716 9,109 0,567 0,807 Biến phù hợp CLSP3 13,6034 9,450 0,653 0,781 Biến phù hợp CLSP4 13,3197 9,259 0,594 0,797 Biến phù hợp CLSP5 13,7067 9,432 0,613 0,792 Biến phù hợp (Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả) 4.3.1.3. Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo Nhóm tham khảo Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,837 > 0,6; các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,3 và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn 0,837. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo. Bảng 4.7. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Nhóm tham khảo Biến Trung Phương Tương Cronbach’s bình thang sai thang quan quan Alpha nếu Kết luận đo nếu loại đo nếu biến sát loại biến biến loại biến tổng Thang đo “Nhóm tham khảo”: Cronbach’s Alpha = 0,840 NTK1 11,9952 5,908 0,752 0,765 Biến phù hợp NTK2 12,1995 5,963 0,597 0,824 Biến phù hợp NTK3 11,8173 5,885 0,642 0,805 Biến phù hợp NTK4 12,2764 5,020 0,709 0,779 Biến phù hợp (Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)
  • 31. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 50 4.3.1.4. Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo Thương hiệu Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,785 > 0,6; các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,3 và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn 0,785. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo. Bảng 4.8. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Thương hiệu Biến Trung Phương Tương Cronbach’s bình thang sai thang quan quan Alpha nếu Kết luận đo nếu loại đo nếu biến sát loại biến biến loại biến tổng Thang đo “Thương hiệu”: Cronbach’s Alpha = 0,785 TH1 10,9471 4,576 0,590 0,736 Biến phù hợp TH2 11,0841 4,390 0,578 0,740 Biến phù hợp TH3 11,1731 4,071 0,597 0,732 Biến phù hợp TH4 10,9303 4,214 0,610 0,723 Biến phù hợp (Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả) 4.3.1.5. Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo Hoạt động chiêu thị Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,834 > 0,6; các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,3 và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn 0,834. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo.
  • 32. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 51 Bảng 4.9. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Hoạt động chiêu thị Trung Phương Tương Cronbach’s Biến bình thang sai thang quan Alpha nếu Kết luận quan sát đo nếu loại đo nếu biến loại biến biến loại biến tổng Thang đo “Hoạt động chiêu thị”: Cronbach’s Alpha = 0,834 HDCT1 8,9495 7,147 0,609 0,814 Biến phù hợp HDCT2 8,8750 6,389 0,777 0,735 Biến phù hợp HDCT3 8,8654 6,912 0,695 0,775 Biến phù hợp HDCT4 9,0865 7,699 0,578 0,825 Biến phù hợp (Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả) 4.3.1.6. Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo Sự sẵn có của sản phẩm Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,852 > 0,6; các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,3 và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn 0,852. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo. Bảng 4.10. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Sự sẵn có của sản phẩm Trung Phương Tương Cronbach’s Biến bình thang sai thang quan Alpha nếu Kết luận quan sát đo nếu loại đo nếu biến loại biến biến loại biến tổng Thang đo “Sự sẵn có của sản phẩm”: Cronbach’s Alpha = 0,852 SCSP1 9,6827 7,027 0,649 0,830 Biến phù hợp SCSP2 9,7524 6,486 0,729 0,797 Biến phù hợp SCSP3 9,7019 7,000 0,665 0,824 Biến phù hợp SCSP4 9,7837 6,546 0,729 0,797 Biến phù hợp (Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả)
  • 33. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 52 4.3.1.7. Kiểm định độ tin cậy đối với thang đo Quyết định mua sản phẩm Surimi Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,887 > 0,6; các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,3 và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn 0,887. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo. Bảng 4.11. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Quyết định mua sản phẩm Surimi Biến Trung Phương Tương Cronbach’s bình thang sai thang quan quan Alpha nếu Kết luận đo nếu loại đo nếu biến sát loại biến biến loại biến tổng Thang đo “Quyết định mua sản phẩm Surimi”: Cronbach’s Alpha = 0,887 QDM1 10,7788 5,108 0,715 0,869 Biến phù hợp QDM2 10,6538 5,176 0,762 0,856 Biến phù hợp QDM3 11,0529 4,171 0,782 0,848 Biến phù hợp QDM4 10,6250 4,466 0,785 0,842 Biến phù hợp (Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả) Nhìn chung, các thang đo trên đều có hệ số Cronbach’s Alpha khá cao (> 0,7). Tất cả các biến quan sát của thang đo này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 do đó chúng đều được sử dụng cho phân tích EFA tiếp theo. 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA Tiêu chuẩn Barlett và hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) dùng để đánh giá sự thích hợp của EFA. Theo đó, EFA được gọi là thích hợp khi 0,5≤ KMO ≤ 1. Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Theo Hair và cộng sự (1998), hệ số tải nhân tố (Factor Loading) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Factor loading ≥ 0,3 được xem là đạt
  • 34. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 53 mức tối thiểu, Factor loading ≥ 0,4 được xem là quan trọng, Factor loading ≥ 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Trong nghiên cứu này: - Nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố ≤ 0,5 sẽ bị loại; - Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%; - Điểm dừng khi trích các yếu tố có hệ số Eigenvalue phải có giá trị ≥ 1 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008); - Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Nguyễn Đình Thọ, 2011). 4.3.2.1. Phân tích nhân tố thang đo các biến độc lập Kết quả Cronbach’s Alpha cho thấy có 25 biến quan sát của 06 thành phần đo lường Quyết định mua sản phẩm Surimu đủ yêu cầu về độ tin cậy. Vì vậy, 25 biến quan sát của thang đo này được tiếp tục đánh giá bằng EFA. Kết quả EFA được trình bày tại phụ lục 6. Sử dụng phương pháp trích yếu tố Principal Component Analysis với phép xoay Varimax khi phân tích factor cho 25 biến quan sát. Bảng 4.12. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett các biến độc lập Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0,816 Giá trị Chi bình phương 3795,369 Kiểm định Bartlett của thang đo df 300 Sig – mức ý nghĩa quan sát 0,000 (Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả) Với giả thiết H01 đặt ra trong phân tích này là giữa 25 biến quan sát trong tổng thể không có mối tương quan với nhau. Kiểm định KMO và Bartlett’s trong phân tích nhân tố cho thấy giả thuyết này bị bác bỏ (sig. = 0,000 < 0,005); hệ số KMO cao (bằng 0,816 > 0,5). Kết quả này chỉ ra rằng các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và phân tích nhân tố EFA rất thích hợp. Tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 và với phương pháp rút trích principal components và phép quay varimax, phân tích nhân tố đã trích được 07 nhân tố từ 32 biến quan sát và với phương sai trích là 67,126% (lớn hơn 50%) đạt
  • 35. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 54 yêu cầu. Từ kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích EFA nêu trên cho thấy thang đo các yếu tố độc lập đều đạt yêu cầu về giá trị và độ tin cậy. Như vậy các thang đo này đạt yêu cầu tương ứng với các khái niệm nghiên cứu và sẽ được đưa vào các phần nghiên cứu định lượng chính thức tiếp theo. Bảng 4.13. Kết quả phân tích nhân tố khám phá Biến quan sát Hệ số nhân tố tải 1 2 3 4 5 6 CLSP1 0,831 CLSP3 0,804 CLSP5 0,754 CLSP4 0,725 CLSP2 0,709 SCSP4 0,851 SCSP3 0,815 SCSP2 0,804 SCSP1 0,740 GCSP2 0,833 GCSP3 0,804 GCSP1 0,794 GCSP4 0,749 NTK4 0,852 NTK1 0,850 NTK3 0,797 NTK2 0,757 HDCT2 0,810 HDCT3 0,806 HDCT4 0,805 HDCT1 0,626 TH4 0,786 TH3 0,773
  • 36. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 55 TH2 0,698 TH1 0,656 Eigenvalue 4,893 3,846 3,015 2,499 1,37 1,111 Phương sai trích % 19,573 15,386 12,061 9,995 5,482 4,443 Phương sai tích lũy 19,573 34,959 47,02 57,015 62,497 66,94 (Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả) Mô hình hồi quy sẽ có 06 biến độc lập: Bảng 4.14. Các biến độc lập của mô hình hồi quy STT Tên biến Ký hiệu 1 Giá cả sản phẩm GCSP 2 Chất lượng sản phẩm CLSP 3 Nhóm tham khảo NTK 4 Thương hiệu TH 5 Hoạt động chiêu thị HDCT 6 Sự sẵn có của sản phẩm SCSP (Nguồn: tác giả tổng hợp) Các biến độc lập sẽ nhận giá trị trung bình của các biến quan sát tương ứng để sử dụng cho các phân tích tiếp theo. 4.3.2.2. Phân tích nhân tố thang đo biến phụ thuộc Bước 1: Kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố đối với các dữ liệu ban đầu bằng chỉ số KMO (Kaiser – Meyer- Olkin) và giá trị thống kê Barlett (Phụ lục 7). Bảng 4.15. Kiểm định KMO và Bartlett- thang đo Quyết định mua sản phẩm Surimi Hệ số kiểm định sự tương hợp của mẫu (KMO) 0,841 Approx. Chi-Square 939,225 Kiểm định Bartlett's Số bậc tự do (df) 6 Mức ý nghĩa (Sig.) 0,000 (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả)
  • 37. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 56 Giả thuyết: H02: 4 biến quan sát trong tổng thể không có mối quan hệ với nhau. Kết quả: sig = 0,000 => bác bỏ giả thuyết H02. Hệ số KMO = 0,841 (giữa 0,5 và 1). Kết quả này chỉ ra rằng các biến qua sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và phân tích nhân tố (EFA) là thích hợp. Bước 2: Tiến hành phương pháp trích nhân tố và phương pháp xoay nhân tố Bảng 4.16. Kết quả phân tích nhân tố - Thang đo Quyết định mua sản phẩm Surimi Hệ số nhân tố tải 1 QDM4 0,884 QDM3 0,882 QDM2 0,870 QDM1 0,838 Eigenvalue 3,017 Phương sai trích tích lũy (%) 75,413 (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả) Kết quả phân tích EFA cho thấy, với phương pháp trích nhân tố principal component, phép quay Varimax cho phép trích được một nhân tố với 4 biến quan sát và phương sai trích tích lũy được là 75,413% (> 50%), Giá trị Eigenvalue là 3,017 (đạt yêu cầu Eigenvalue > 1), các hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều lớn hơn 0,5 => thang đo đạt yêu cầu. Các biến đo lường thành phần Quyết định mua sản phẩm Surimi đều được sử dụng trong các phân tích tiếp theo. Biến phụ thuộc sẽ nhận giá trị trung bình của các biến quan sát tương ứng để sử dụng cho các phân tích tiếp theo. 4.4. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY 4.4.1. Phân tích tương quan Phân tích tương quan được thực hiện giữa biến phụ thuộc Quyết định mua sản phẩm Surimi (QDM) với các biến độc lập: Giá cả sản phẩm (GCSP), Chất lượng sản phẩm (CLSP), Nhóm tham khảo (NTK), Thương hiệu (TH), Hoạt động
  • 38. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 57 chiêu thị (HDCT), Sự sẵn có của sản phẩm (SCSP) sử dụng phân tích tương quan Pearson’s. Kết quả xem bảng 4.17. Bảng 4.17. Kết quả phân tích tương quan GCSP CLSP NTK TH HDCT SCSP QDM Pearson Correlation 1 0,028 -0,012 -0,014 -0,126** -0,015 0,337** GCSP Sig0, (2-tailed) 0,571 0,803 0,769 0,010 0,757 0,000 N 416 416 416 416 416 416 416 Pearson Correlation 0,028 1 0,090 0,034 -0,120* -0,010 0,397** CLSP Sig0, (2-tailed) 0,571 0,065 0,491 0,015 0,834 0,000 N 416 416 416 416 416 416 416 Pearson Correlation -0,012 0,090 1 0,061 0,011 0,036 0,308** NTK Sig0, (2-tailed) 0,803 0,065 0,216 0,829 0,462 0,000 N 416 416 416 416 416 416 416 Pearson Correlation -0,014 0,034 0,061 1 -0,056 0,110* 0,216** TH Sig0, (2-tailed) 0,769 0,491 0,216 0,258 0,025 0,000 N 416 416 416 416 416 416 416 Pearson Correlation -0,126** -0,120* 0,011 -0,056 1 0,043 0,218** HDCT Sig0, (2-tailed) 0,010 0,015 0,829 0,258 0,379 0,000 N 416 416 416 416 416 416 416 Pearson Correlation -0,015 -0,010 0,036 0,110* 0,043 1 0,251** SCSP Sig0, (2-tailed) 0,757 0,834 0,462 0,025 0,379 0,000 N 416 416 416 416 416 416 416 Pearson Correlation 0,337** 0,397** 0,308** 0,216** 0,218** 0,251** 1 QDM Sig0, (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 N 416 416 416 416 416 416 416 (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả)
  • 39. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 58 Xem xét ma trận tương quan cho thấy rằng mức ý nghĩa của hầu hết các hệ số rất nhỏ (sig= 0 < 0,05) nên hầu hết các hệ số tương quan có ý nghĩa thống kê và đều đủ điều kiện để đưa vào phân tích hồi quy. 4.4.2. Phân tích hồi quy Trên cơ sở thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến Quyết định mua sản phẩm Surimi đã được xem xét mối tương quan tuyến tính, tiếp tục sử dụng phân tích hồi quy để thấy mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng tác động đến Quyết định mua sản phẩm Surimi. Để kiểm định sự phù hợp giữa thành phần Giá cả sản phẩm (GCSP), Chất lượng sản phẩm (CLSP), Nhóm tham khảo (NTK), Thương hiệu (TH), Hoạt động chiêu thị (HDCT), Sự sẵn có của sản phẩm (SCSP) với Quyết định mua sản phẩm Surimi (QDM), tác giả sử dụng hàm hồi quy tuyến tính với phương pháp đưa vào một lượt (Enter). Như vậy thành phần GCSP, CLSP, NTK, TH, HDCT, SCSP là biến độc lập và QDM là biến phụ thuộc sẽ được đưa vào chạy hồi quy cùng một lúc. 4.4.2.1. Kiểm định sự sự phù hợp của mô hình Bảng 4.18 cho thấy R2 hiệu chỉnh bằng 0,517 có nghĩa là 51,7% sự biến thiên của QDM (Quyết định mua sản phẩm Surimi) được giải thích bởi sự biến thiên của 06 biến độc lập GCSP, CLSP, NTK, TH, HDCT, SCSP. Bảng 4.18. Mức độ giải thích của mô hình Mô hình R R2 R2 hiệu Sai số Hệ số Durbin- chỉnh ước lượng Watson 1 0,724a 0,524 0,517 0,23426 1,802 a. Biến độc lập: (Hằng số), GCSP, CLSP, NTK, TH, HDCT, SCSP b. Biến phụ thuộc: QDM (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả) Trong bảng phân tích phương sai (Bảng 4.19), cho thấy trị số F có mức ý nghĩa với Sig. = 0,000 (< 0,05) có nghĩa mô hình hồi quy tuyến tính đưa ra là phù hợp với dữ liệu thực tế thu thập được và các biến đưa vào đều có ý nghĩa trong thống kê với mức ý nghĩa 5%.
  • 40. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 59 Bảng 4.19. Mức độ phù hợp của mô hình: Phân tích phương sai ANOVA Mô hình Tổng Bậc tự Trung bình F Sig. bình phương do (df) bình phương Hồi quy 24,750 6 4,125 75,163 0,000b 1 Phần dư 22,446 409 0,055 Tổng 47,196 415 a. Biến phụ thuộc: QDM b. Biến độc lập: (Hằng số), SCSP, CLSP, GCSP, NTK, TH, HDCT (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả) 4.4.2.2. Kiểm định phân phối chuẩn Hình 4.1. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả) Quan sát biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa (Hình 4.1) cho thấy phân phối chuẩn của phần dư xấp xỉ chuẩn Mean = -4,92E-15 (giá trị trung bình gần bằng 0) và độ lệch chuẩn Std. Dev = 0,993 (độ lệch chuẩn gần bằng 1). Do đó có thể kết luận giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị sai phạm.
  • 41. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 60 Hình 4.2. Biểu đồ tần số P – P (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả) Biểu đổ tần số P-P (Hình 4.2) cũng cho thấy các điểm của phần dư phân tán không cách xa mà phân tán ngẫu nhiên xung quanh đường chéo (đường thẳng kỳ vọng), do đó giả định về phân phối chuẩn của phần dư được thỏa mãn. 4.4.2.3. Kiểm định đa cộng tuyến Hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation factor – VIF) đạt giá trị lớn nhất là 1,036 (nhỏ hơn 10) cho thấy các biến độc lập này không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Do đó, mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải thích của mô hình hồi quy (Bảng 4.20).
  • 42. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 61 4.4.2.4. Kiểm định độc lập giữa các phần dư Hình 4.3. Đồ thị phân tán (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả) Quan sát đồ thị phân tán (Hình 4.3) ta thấy có sự phân tán đều. Như vậy, giả định phương sai không đổi của mô hình hồi quy không bị vi phạm. Ngoài ra, kiểm định Durbin – Watson (d) cho thấy kết quả d = 1,802 (1 < d < 3) nên ta có thể kết luận các phần dư là độc lập với nhau hay không có tương quan giữa các phần dư. Qua các kết quả kiểm định trên cho thấy các giả định của hàm hồi quy tuyến tính không bị vi phạm và mô hình hồi quy đã xây dựng là phù hợp với tổng thể. 4.4.2.5. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Từ bảng thống kê phân tích các hệ số hồi quy (Bảng 4.20) cho thấy 06 biến độc lập GCSP, CLSP, NTK, TH, HDCT, SCSP có tác động cùng chiều vào biến phụ thuộc QDM vì hệ số hồi quy chuẩn hóa (β) của các biến này đều dương và có ý nghĩa thống kê (Sig.<0,05). So sánh mức độ tác động của 06 biến này vào biến phụ thuộc Quyết định mua sản phẩm Surimi (QDM) theo thứ tự giảm dần như sau: ta thấy biến Chất lượng sản phẩm (CLSP) có tác động mạnh nhất (β2 = 0,397), tiếp theo là biến Giá cả sản phẩm (GCSP) (β1 = 0,374), tiếp đến là biến Hoạt động chiêu thị (HDCT) (β5 = 0,311), tiếp đến là Nhóm tham khảo (QHDN) (β3 = 0,254), kế
  • 43. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 62 đến là biến Sự sẵn có của sản phẩm (SCSP) (β6 = 0,217), và tác động thấp nhất là biến Thương hiệu (TH) (β4 = 0,186). Như vậy các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 đều được chấp nhận ở độ tin cậy 95%. Bảng 4.20. Thống kê phân tích các hệ số hồi quy Hệ số chưa Hệ số Thống kê Mô hình chuẩn hóa chuẩn hóa t Sig. đa cộng tuyến B Sai số Beta Dung VIF chuẩn sai (Hằng số) 0,889 0,152 5,864 0,000 GCSP 0,134 0,012 0,374 10,874 0,000 0,983 1,017 CLSP 0,127 0,011 0,397 11,508 0,000 0,976 1,024 1 NTK 0,148 0,020 0,254 7,411 0,000 0,987 1,013 TH 0,130 0,024 0,186 5,397 0,000 0,980 1,020 HDCT 0,116 0,013 0,311 8,957 0,000 0,965 1,036 SCSP 0,099 0,016 0,217 6,323 0,000 0,984 1,016 a. Biến phụ thuộc: QDM (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả) Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa có dạng: QDM = 0,889 + 0,134*GCSP + 0,127*CLSP + 0,148*NTK + 0,130*TH + 0,116*HDCT + 0,099*SCSP Phương trình hồi quy chuẩn hóa có dạng: QDM = 0,374*GCSP + 0,397*CLSP + 0,254*NTK + 0,186*TH + 0,311*HDCT + 0,217*SCSP Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được tổng hợp trong bảng 4.21 như sau:
  • 44. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 63 Bảng 4.21. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết Kết quả Sig. Kết luận Giả thuyết H1: Giá cả sản phẩm có tác động cùng Chấpnhận chiều đến quyết định mua sản phẩm Surimi của khách 0,000 giả thuyết hàng tại tỉnh BRVT Giả thuyết H2: Chất lượng sản phẩm tác động cùng Chấpnhận chiều đến quyết định mua sản phẩm Surimi của khách 0,000 giả thuyết hàng tại tỉnh BRVT Giả thuyết H3: Nhóm tham khảo tác động cùng chiều Chấpnhận đến quyết định mua sản phẩm Surimi của khách hàng 0,000 giả thuyết tại tỉnh BRVT Giả thuyết H4: Thương hiệu tác động cùng chiều đến Chấpnhận quyết định mua sản phẩm Surimi của khách hàng tại 0,000 giả thuyết tỉnh BRVT Giả thuyết H5: Hoạt động chiêu thị tác động cùng Chấpnhận chiều đến quyết định mua sản phẩm Surimi của khách 0,000 giả thuyết hàng tại tỉnh BRVT Giả thuyết H6: Sự sẵn có của sản phẩm tác động cùng Chấpnhận chiều đến quyết định mua sản phẩm Surimi của khách 0,000 giả thuyết hàng tại tỉnh BRVT Giả thuyết H1: Giá cả sản phẩm có tác động cùng Chấpnhận chiều đến quyết định mua sản phẩm Surimi của khách 0,000 giả thuyết hàng tại tỉnh BRVT (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả) Từ những phân tích trên, ta có thể kết luận rằng mô hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu nghiên cứu và có 06 giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận là H1, H2, H3, H4, H5, H6. Qua kết quả kiểm định mô hình lý thuyết ta được mô hình điều chỉnh như hình 4.4.
  • 45. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM Giá cả sản phẩm Chất lượng sản phẩm Nhóm tham khảo Thương hiệu Hoạt động chiêu thị Sự sẵn có của sản phẩm 64 +0,374 +0,39 +0,254 Quyết định +0,186 mua sản phẩm Surimi +0,31 +0,217 Hình 4.4. Mô hình kết quả các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm Surimi của khách hàng tại tỉnh BRVT 4.5. KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC TỔNG THỂ Để kiểm định sự khác biệt về Quyết định mua sản phẩm Surimi giữa các đặc điểm cá nhân, tác giả thực hiện phân tích kiểm định T-test mẫu độc lập, kiểm định ANOVA một chiều (One – Way ANOVA) để kiểm định các giả thuyết H7-1, H7-2, H7-3, H7-4. 4.5.1. Kiểm định Quyết định mua sản phẩm Surimi theo Giới tính Để kiểm định sự khác biệt về Quyết định mua sản phẩm Surimi ở nam và nữ, tác giả dùng phép kiểm định T-test mẫu độc lập. Bảng 4.22. Thống kê mô tả theo Giới tính (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả) Giới tính N Trung Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn bình QDM Nữ 385 3,7792 0,33940 0,01730 Nam 31 3,8387 0,30877 0,05546
  • 46. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 65 Kiểm định Levene về sự bằng nhau của Kiểm định t về sự bằng nhau của các trung bình phương sai Khác Khác Khác biệt sai số Sig. chuẩn biệt biệt sai F Sig. t df (2- trung số Giới Giới tailed) bình chuẩn hạn hạn dưới trên Phương sai 1,546 0,214 - 414 0,345 -0,05949 0,06297 -0,18327 0,06429 bằng nhau 0,945 QDM Phương sai - 36,094 0,313 -0,05949 0,05809 -0,17729 0,05832 khác nhau 1,024 Bảng 4.23. Bảng kiểm định T-test mẫu độc lập với Giới tính (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả) Giá trị Sig. = 0,214 > 0,05 trong kiểm định F cho phép chúng ta chấp nhận giả thuyết phương sai của hai mẫu bằng nhau. Kết quả kiểm định t sẽ ở dòng thứ 1. Kết quả cho thấy kiểm định t có Sig. = 0,345 > 0,05 cho thấy không có sự khác biệt giữa trung bình của hai đám đông. Dẫn đến bác bỏ giả thuyết H7-1: Có sự khác biệt về Quyết định mua sản phẩm Surimi giữa nam và nữ, ở mức độ tin cậy 95%. 4.5.2. Kiểm định Quyết định mua sản phẩm Surimi theo độ tuổi Để kiểm định sự khác biệt về Quyết định mua sản phẩm Surimi theo độ tuổi, tác giả thực hiện các kiểm định Anova một chiều. Bảng 4.24. Bảng kiểm định sự đồng nhất của phương sai đối với nhóm tuổi Thống kê Levene df1 df2 Sig. 1,326 3 412 0,265 (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả) Giá trị sig. = 0,265 > 0,05 trong kiểm định thống kê Levence có thể nói
  • 47. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 66 phương sai của Quyết định mua sản phẩm Surimi giữa các nhóm theo nhóm tuổi là không khác nhau, nghĩa là không có sự khác biệt phương sai của các nhóm tuổi. Bảng 4.25. Bảng kiểm định Anova đối với nhóm tuổi Tổng bình df Trung bình F Sig. phương bình phương Khác biệt giữa 0,540 3 0,180 1,589 0,191 các nhóm Khác biệt trong 46,656 412 0,113 từng nhóm Tổng số 47,196 415 (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả) Giá trị sig. = 0,191 > 0,05 (bảng phân tích phương sai ANOVA) nên bác bỏ giả thiết H7-2: có sự khác biệt Quyết định mua sản phẩm Surimi theo độ tuổi, ở mức độ tin cậy 95%. 4.5.3. Kiểm định Quyết định mua sản phẩm Surimi theo thu nhập Để kiểm định sự khác biệt về Quyết định mua sản phẩm Surimi theo thu nhập, tác giả thực hiện các kiểm định Anova một chiều. Bảng 4.26. Bảng kiểm định sự đồng nhất của phương sai đối với thu nhập Thống kê df1 df2 Sig. Levene 1,173 2 413 0,310 (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả) Giá trị sig. = 0,310 > 0,05 trong kiểm định thống kê Levence có thể nói phương sai của Quyết định mua sản phẩm Surimi giữa theo thu nhập là không khác nhau, nghĩa là không có sự khác biệt phương sai của các nhóm thu nhập.
  • 48. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 67 Bảng 4.27. Bảng kiểm định Anova đối với thu nhập Tổng bình Trung bình df bình F Sig. phương phương Khác biệt giữa 0,189 2 0,094 0,830 0,437 các nhóm Khác biệt trong từng 47,007 413 0,114 nhóm Tổng số 47,196 415 (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả) Giá trị sig. = 0,427 > 0,05 (bảng phân tích phương sai ANOVA) nên bác bỏ giả thiết H7-3, cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về Quyết định mua sản phẩm Surimi theo thu nhập, ở mức độ tin cậy 95%. 4.5.4. Kiểm định Quyết định mua sản phẩm Surimi theo trình độ học vấn Để kiểm định sự khác biệt về Quyết định mua sản phẩm Surimi theo trình độ học vấn, tác giả thực hiện các kiểm định Anova một chiều. Bảng 4.28. Bảng kiểm định sự đồng nhất của phương sai đối với trình độ học vấn Thống kê df1 df2 Sig. Levene 3,504 3 412 0,116 (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả) Giá trị sig. = 0,116 > 0,05 trong kiểm định thống kê Levence có thể nói phương sai của Quyết định mua sản phẩm Surimi giữa theo trình độ học vấn là không khác nhau, nghĩa là không có sự khác biệt phương sai của các nhóm trình độ học vấn.
  • 49. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 68 Bảng 4.29. Bảng kiểm định Anova đối với trình độ học vấn Tổngbình Trung bình df bình F Sig. phương phương Khác biệt giữa 0,842 3 0,281 2,496 0,059 các nhóm Khác biệt trong từng 46,353 412 0,113 nhóm Tổng số 47,196 415 (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả) Giá trị sig. = 0,059 < 0,06 (bảng phân tích phương sai ANOVA) nên chấp nhận giả thiết H7-4, cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về Quyết định mua sản phẩm Surimi theo trình độ học vấn, ở mức độ tin cậy 95%. 4.6. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU So với nghiên cứu của Nguyen Thu Ha và Gizaw (2014) được thực hiện tại tỉnh Västerås, Thụy Điển với đối tượng khảo sát là khách hàng mua sản phẩm thực phẩm, có sự tương đồng về các yếu tố tác động là Thương hiệu, Chất lượng sản phẩm, Giá cả sản phẩm. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các yếu tố không giống nhau khi nghiên cứu tại tỉnh BRVT. Ngoài những yếu tố tương đồng trên, nghiên cứu của tác giả đã đưa ra thêm được một số yếu tố mới ảnh hưởng đến Quyết định mua sản phẩm Surimi như: Nhóm tham khảo, Hoạt động chiêu thị, Sự sẵn có của sản phẩm. So với nghiên cứu của Zaeema và Hassan (2016) được thực hiện tại Maldives với đối tượng khảo sát là khách hàng mua cá ngừ đóng hộp, có sự tương đồng về tất cả các yếu tố tác động. Như vậy, nghiên cứu của tác giả một lần nữa khẳng định mô hình nghiên cứu của Zaeema và Hassan (2016) phù hợp với điều kiện nghiên cứu tại Việt Nam, cụ thể là tại tỉnh BRVT. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các yếu tố không giống nhau khi nghiên cứu tại tỉnh BRVT. Ngoài
  • 50. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 69 những yếu tố tương đồng trên, nghiên cứu của tác giả đã đưa ra thêm được một số yếu tố mới ảnh hưởng đến Quyết định mua sản phẩm Surimi như: Sự sẵn có của sản phẩm. Tương tự như nghiên cứu của Nguyen Thu Ha và Gizaw (2014), nghiên cứu của Zaeema và Hassan (2016) đã chứng minh được mối quan hệ giữa Đặc điểm cá nhân và quyết định mua của khách hàng. Trong nghiên cứu của tác giả, kết quả nghiên cứu có sự tương đồng với nghiên cứu Zaeema và Hassan (2016), Nguyen Thu Ha và Gizaw (2014) đó là tác giả đã tìm thấy mối quan hệ giữa trình độ học vấn và quyết định mua của khách hàng. Tuy nghiên, tác giả chưa tìm thấy mối quan hệ giữa giới tính, thu nhập, độ tuổi với quyết định mua Surimi của khách hàng tại tỉnh BRVT. So với nghiên cứu của Lê Thanh Hải (2014) được thực hiện tại Tp. HCM với đối tượng khảo sát là khách hàng mua ước ép trái cây đóng hộp. Cả hai nghiên cứu đều đã chỉ ra được bốn yếu tố tác động đến quyết định mua của khách hàng là Giá cả sản phẩm, Chất lượng sản phẩm, Hoạt động chiêu thị, Nhóm thao khảo. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các yếu tố không giống nhau. Ngoài những yếu tố tương đồng trên, nghiên cứu của tác giả đã đưa ra thêm được hai yếu tố mới ảnh hưởng đến Quyết định mua của khách hàng như: Thương hiệu, Sự sẵn có của sản phẩm. Nghiên cứu của tác giả và nghiên cứu của Lê Thanh Hải (2014) đều chưa tìm thấy mối liên hệ giữa giới tính, thu nhập, độ tuổi với quyết định mua của khách hàng. Như vậy, có thể kết luận rằng, một mô hình nghiên cứu duy nhất không thể áp dụng được cho các sản phẩm khác nhau, mà cần phải nghiên cứu lại từng sản phẩm cụ thể trước khi vận dụng vào thực tiễn.
  • 51. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 70 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 Chương này trình bày kết quả về mẫu nghiên cứu dưới dạng mô tả thống kê, kết quả về kiểm định các thang đo của các khái niệm nghiên cứu thông qua đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Sau đó kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với các giả thuyết đã được đưa ra. Kết quả phân tích mô hình hồi quy cho thấy, có 06 thành phần tác động đến Quyết định mua sản phẩm Surimi (QDM) theo thứ tự giảm dần như sau: ta thấy biến Chất lượng sản phẩm (CLSP) có tác động mạnh nhất (β2 = 0,397), tiếp theo là biến Giá cả sản phẩm (GCSP) (β1 = 0,374), tiếp đến là biến Hoạt động chiêu thị (HDCT) (β5 = 0,311), tiếp đến là Nhóm tham khảo (QHDN) (β3 = 0,254), kế đến là biến Sự sẵn có của sản phẩm (SCSP) (β6 = 0,217), và tác động thấp nhất là biến Thương hiệu (TH) (β4 = 0,186). Như vậy các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 đều được chấp nhận ở độ tin cậy 95%. Chương tiếp theo sẽ tóm tắt toàn bộ nghiên cứu, những đóng góp, hàm ý cho nhà quản lý cũng như những hạn chế của nghiên cứu này và định hướng các nghiên cứu tiếp theo.
  • 52. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 71 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ Ở chương 4, nghiên cứu đã xác định những yếu tố có ảnh hưởng dương với Quyết định mua sản phẩm Surimi. Vì vậy, để nâng cao khả năng thu hút khách hàng, cần phải có những hàm ý quản trị cho từng nhóm yếu tố cụ thể. Chương 5, tác giả đề xuất hàm ý quản trị để gia tăng Quyết định mua sản phẩm Surimi của khách hàng tại tỉnh BRVT. 5.1. KẾT LUẬN Căn cứ vào tổng quan lý thuyết, mô hình nghiên cứu đã được phát triển cho nghiên cứu này. Mô hình này đã được kiểm tra với một mẫu gồm 416 khách hàng đã từng mua sản phẩm Surimi. Với những kết quả thu được, nghiên cứu này có những đóng góp tích cực trong thực tiễn quản lý, cụ thể như sau: - Về Quyết định mua sản phẩm Surimi của khách hàng tại tỉnh BRVT hiện nay, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng Quyết định mua sản phẩm Surimi ở mức độ tương đối, trên mức trung bình (giá trị trung bình = 3,6538). Như vậy, các nhà quản trị cần có những giải pháp để có thể gia tăng Quyết định mua sản phẩm Surimi cao hơn nữa trong thời gian tới. - Về thang đo sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng toàn bộ thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là đáng tin cậy (Cronbach’s Alpha > 0,7) và có thể được sử dụng cho những nghiên cứu khác. - Về các yếu tố ảnh hưởng đến Quyết định mua sản phẩm Surimi, nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 06 thành phần tác động đến Quyết định mua sản phẩm Surimi từ mạnh nhất đến thấp nhất theo thứ tự sau: Chất lượng sản phẩm (CLSP) có tác động mạnh nhất (β2 = 0,397), tiếp theo là biến Giá cả sản phẩm (GCSP) (β1 = 0,374), tiếp đến là biến Hoạt động chiêu thị (HDCT) (β5 = 0,311), tiếp đến là Nhóm tham khảo (QHDN) (β3 = 0,254), kế đến là biến Sự sẵn có của sản phẩm (SCSP) (β6 = 0,217), và tác động thấp nhất là biến Thương hiệu (TH) (β4 = 0,186).
  • 53. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.573.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – LUANVANTOT.COM 72 - Nghiên cứu phân tích sự khác biệt về Quyết định mua sản phẩm Surimi theo các đặc điểm cá nhân bằng phương pháp T-test mẫu độc lập, ANOVA cho thấy: nghiên cứu đã chỉ ra được có sự khác biệt về Quyết định mua sản phẩm Surimi theo trình độ học vấn. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chỉ ra có sự khác biệt về Quyết định mua sản phẩm Surimi theo giới tính, độ tuổi, thu nhập ở mức độ tin cậy 95%. 5.2. ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.2.1. Nhóm yếu tố “Chất lượng sản phẩm” Kết quả nghiên cứu cho thấy “Chất lượng sản phẩm” là yếu tố có mức độ ảnh hưởng lớn nhất (β2 = 0,397) đến Quyết định mua sản phẩm Surimi của khách hàng tại tỉnh BRVT trong nhóm 06 yếu tố tác động trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Để gia tăng Quyết định mua sản phẩm Surimi thông qua yếu tố này tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị như sau: Đối với thực phẩm, cảm quan bề ngoài có thể thu hút hoặc khiến người tiêu dùng từ chối. Hệ số hồi qui của chất lượng mang dấu dương cho thấy khi người tiêu dùng cảm nhận chất lượng tốt thì họ có xu hướng quyết định chọn mua. Surimi thường được đóng gói và bảo quản phù hợp với điều kiện vệ sinh nên đem lại sự yên tâm cho người tiêu dùng. Với các thông tin về tiêu chuẩn và chứng nhận chất lượng trên bao bì, người tiêu dùng phần nào xóa bỏ e ngại về sản phẩm kém vệ sinh hay có sử dụng hóa chất độc hại nhằm duy trì độ tươi ngon của sản phẩm. Bên cạnh đó để thực hiện tốt mục tiêu chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần xây dựng quy trình chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO, HACCP.. Theo đó, các doanh nghiệp cần kiểm soát nghiêm ngặt từ khâu đầu vào, nhằm đảm bảo được độ tươi của sản phẩm. Kiểm tra nghiêm ngặt các giai đoạn chế biến sản phẩm, tỷ lệ các hóa chất, chất dinh dưỡng được đưa vào luôn được kiểm định lại, không được dư thừa cũng như thiếu hụt, phải đảm bảo đúng tỷ lệ theo quy định của Bộ y tế, nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đối với người lao động luôn được kiểm tra sức khỏe, năng lực làm việc. Máy móc, dây chuyền hoạt động luôn được kiểm tra trước khi chế biến sản phẩm. Do đó, việc xây dựng hệ thống ISO một cách nghiêm ngặt sẽ hiệu quả hơn trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, các doanh nghiệp cung cần thiết lập đường dây nóng để giải quyết những khiếu nại