SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN QUANG TUÂN
CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN QUANG TUÂN
CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Ngân hàng)
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THANH PHONG
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Quang Tuân, học viên cao học khóa 26, chuyên ngành ngân
hàng, Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi xin cam đoan luận văn “Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh
của ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Thanh Phong. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào
khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 02 năm 2019
Người thực hiện luận văn
Nguyễn Quang Tuân
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Tóm tắt - Abstract
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI....................................... 1
1.1. Lý do và tính cấp thiết thực hiện đề tài ..............................................................1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .........................................................................2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................2
1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát........................................................................2
1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................2
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................4
1.3.2.1. Phạm vi không gian ......................................................................4
1.3.2.2. Phạm vi thời gian..........................................................................4
1.4. Ý nghĩa của đề tài...............................................................................................4
1.5. Kết cấu dự kiến của đề tài ..................................................................................5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM.......... 6
2.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM ......................................................6
2.1.1. Hoạt động kinh doanh ...........................................................................6
2.1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM .........................................7
2.1.2.1. Khái niệm .....................................................................................7
2.1.2.2. Tiêu chí đánh giá ..........................................................................8
2.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
NHTM ........................................................................................14
2.2. Cấu trúc sở hữu của NHTM .............................................................................18
2.2.1. Khái niệm sở hữu ................................................................................18
2.2.2. Khái niệm cấu trúc sở hữu...................................................................19
2.2.3. Các loại hình sở hữu............................................................................19
2.2.3.1. Sở hữu Nhà nước........................................................................20
2.2.3.2. Sở hữu thể nhân ..........................................................................20
2.2.3.3. Sở hữu nước ngoài......................................................................20
2.3. Mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh...............20
2.3.1. Sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động kinh doanh ..........................21
2.3.2. Sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động kinh doanh .......................24
2.3.3. Sở hữu thể nhân và hiệu quả hoạt động kinh doanh............................25
2.4. Bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả
hoạt động kinh doanh của NHTM....................................................................25
2.4.1. Sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.......26
2.4.2. Sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM....27
2.4.3. Sở hữu tư nhân và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM..........30
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU................................................................................31
3.1. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................31
3.1.1. Phương pháp định tính ........................................................................31
3.1.2. Phương pháp định lượng .....................................................................31
3.2. Mô hình nghiên cứu..........................................................................................31
3.3. Quy trình thực hiện...........................................................................................33
3.4. Dữ liệu nghiên cứu ...........................................................................................34
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 35
4.1. Kết quả nghiên cứu định tính ...........................................................................35
4.1.1. Cấu trúc sở hữu ...................................................................................35
4.1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh...........................................................40
4.1.3. Đánh giá về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh.........43
4.1.4. Phân tích thống kê mô tả.....................................................................44
4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng ........................................................................44
4.2.1. Kiểm định đa cộng tuyến.....................................................................44
4.2.2. Kết quả hồi quy sơ bộ và kết quả kiểm định .......................................46
4.2.3. Kết quả hồi quy và khắc phục vi phạm giả thuyết thống kê ...............47
4.2.4. Tổng hợp kết quả hồi quy....................................................................48
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH............ 52
5.1. Kết luận ............................................................................................................52
5.2. Hàm ý chính sách .............................................................................................53
5.2.1. Tăng tỷ lệ sở hữu cho các nhà đầu tư nước ngoài tại các NHTM Việt
Nam .....................................................................................................53
5.2.2. Giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước tại các NHTM nhà nước ........................54
5.2.3. Cần có lộ trình phù hợp trong việc mở rộng sở hữu nước ngoài tại
NHTM Việt Nam.................................................................................55
5.2.4. Tăng cường Pháp chế ..........................................................................56
5.2.5. Chủ động áp dụng chuẩn mực Basel II ...............................................57
5.2.6. Nâng cao trình độ quản lý, công nghệ và chất lượng sản phẩm dịch vụ
.............................................................................................................57
5.2.7. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các NHTM.....................58
5.3. Hạn chế của đề tài.............................................................................................58
5.4. Kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................59
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Việt Tên đầy đủ tiếng Anh
DEA
Mô hình phân tích hiệu quả dựa trên
đường bao số liệu
Data Envelopment Alnalysis
FEM Mô hình hồi quy tác động cố định Fix Effects Model
FOE Tỷ lệ sở hữu nước ngoài Foreign On Equity
GDP
Chỉ số tăng trưởng tổng sản phẩm
quốc nội
Gross Domectic Product
GLS
Phương pháp ước lượng bình phương
tổng quát nhỏ nhất
Generalized Least Squares
GOE Tỷ lệ sở hữu nhà nước Government On Equity
INF Chỉ số lạm phát Inflate
IOE Tỷ lệ sở hữu thể nhân Individual On Equity
LOD Hiệu quả đầu tư vốn huy động Loan On Deposits
LOE Khả năng hút vốn từ nền kinh tế Loan On Equity
NHTM Ngân hàng thương mại Commercial bank
OLS
Phương pháp ước lượng bình phương
nhỏ nhất
Ordinary Least Squares
Pooled Mô hình hồi quy dữ liệu gộp Pooled
REM Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên Random Effects Model
ROA
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng
tài sản
Return On Assets
ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Return On Equity
TMCP Thương mại cổ phần Joint Stock Comercial
TNHH Trách nhiệm hữu hạn Limited
VIF Nhân tử phóng đại phương sai Variance Iflation Factor
WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organiztion
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Số trang
Bảng 3.1 Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu 32
Bảng 4.1
Các thương vụ mua bán sáp nhập các NHTM từ năm
2010 đến năm 2017
37
Bảng 4.2
Cấu trúc sở hữu của 30 NHTM được chọn nghiên cứu
từ năm 2002 đến 2017
39
Bảng 4.3
Bảng thống kê hiệu quả hoạt động kinh doanh của 30
NHTM được chọn nghiên cứu từ năm 2002 đến 2017
41
Bảng 4.4 Kết quả thống kê mô tả mẫu 44
Bảng 4.5 Ma trận tương quan biến 45
Bảng 4.6 Tổng hợp nhân tử phóng đại (VIF) 45
Bảng 4.7
Kết quả hồi quy theo mô hình Pooled, REM, FEM và
kết quả kiểm định lựa chọn mô hình, kiểm định
phương sai thay đổi, kiểm định tự tương quan
46
Bảng 4.8
Kết quả hồi quy và khắc phục phương sai thay đổi, tự
tương quan
47
Bảng 4.9 Tổng các kết quả thực hiện hồi quy, kiểm định 48
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu Tên biểu đồ Số trang
Biểu đồ 4.1
Sự biến động các loại hình sở hữu của 30 NHTM
được chọn nghiên cứu từ 2002 đến 2017
40
Biểu đồ 4.2
Sự biến động lợi nhuận sau thuế của 30 NHTM được
chọn nghiên cứu từ 2002 đến 2017
42
Biểu đồ 4.3
Sự biến động tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
(ROA) của 30 NHTM được chọn nghiên cứu từ 2002
đến 2017
42
Biểu đồ 4.4
Sự biến động cấu trúc sở hữu và tỷ suất lợi nhuận
trên tổng tài sản (ROA) của 30 NHTM được chọn
nghiên cứu từ 2002 đến 2017
43
TÓM TẮT
‘Tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả kinh doanh của NHTM Việt Nam”
Việt Nam đang trong quá trình thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước và mở
cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó nghiên cứu vầ cấu trúc sở hữu và hiệu
quả kinh doanh của NHTM Việt Nam là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Các nghiên cứu trước đây chỉ nghiên cứu chung về tác động của cấu trúc sở
hữu đến hiệu quả kinh doanh của công ty Việt Nam. Đề tài này nghiên cứu cụ thể
tác động của từng loại hình sở hữu đối với hiệu quả kinh doanh của NHTM Việt
Nam.
Thực hiện nghiên cứu, tác giả thu thập dữ liệu 30 NHTM Việt Nam từ năm
2002 đến 2017, và sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội để ước lượng tác động
của từng loại hình sở hữu đến hiệu quả kinh doanh của NHTM Việt Nam.
Kết quả ước lượng cho thấy sở hữu nhà nước có tương quan dương, sở hữu
nước ngoài có tương quan âm, sở hữu thể nhân chưa tìm thấy có tương quan với
hiệu quả kinh doanh của NHTM Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu này làm cơ sở cho nhà nước và các nhà quản trị đưa ra các
quyết định về cấu trúc sở hữu tối ưu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTM.
Các nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng mẫu nghiên cứu, tìm sự tác động của sở hữu
tư nhân đối với hiệu quả kinh doanh của NHTM Việt Nam.
Từ khóa: Cấu trúc sở hữu, hiệu quả kinh doanh
Abstract:
‘Impact of ownership structure on business performance of Vietnamese commercial
banks”
Vietnam is in the process of divesting from government-owned enterprises and
opening its doors to foreign investors. Therefore, studying the ownership structure
and business performance of Vietnam commercial banks is an urgent issue.
Previous studies only focused on the impact of ownership structure on the business
performance of Vietnamese companies. This topic specifically studies the impact of
each type of ownership on business performance of Vietnamese commercial banks.
Conducting research, the author collected data of 30 Vietnamese commercial banks
from 2002 to 2017, and used multiple linear regression models to estimate the
impact of each type of ownership on business performance of Vietnamese
commercial banks.
Estimated results show that government ownership is positively correlated, foreign
ownership is negatively correlated, private ownership is not correlated with business
performance of Vietnamese commercial banks.
The results of this study provide the basis for the government and commercial bank
managers to make decisions on optimal ownership structure to improve business
efficiency of commercial banks. Further studies need to expand the research sample,
find the impact of private ownership on business performance of Vietnamese
commercial banks.
Keywords: Ownership, business performance
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Lý do và tính cấp thiết thực hiện đề tài
Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đang là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm
từ phía các nhà làm chính sách phát triển thị trường, từ các nhà đầu tư và từ cả phía
NHTM. Khi thực hiện tái cơ cấu, một vấn đề nổi trội đặc biệt được chú ý là cơ cấu
sở hữu trong NHTM hiện nay. Các lý thuyết, bằng chứng thực nghiệm trên thế giới
cũng như thực tiễn tại Việt Nam đã cho thấy tầm quan trọng của cấu trúc sở hữu đối
với hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu
trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM tại Việt Nam có ý nghĩa
thực tiễn lớn lao vì ba nguyên nhân:
Một là, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế dựa vào hệ thống ngân hàng thay
vì dựa vào thị trường, do đó hệ thống ngân hàng chiếm vai trò chi phối đối với việc
phân bổ nguồn vốn cho nền kinh tế.
Hai là, một đặc thù nổi trội của nền kinh tế Việt Nam là vai trò chủ đạo của sở
hữu nhà nước trong nhiều lĩnh vực, kể cả ngân hàng.
Ba là, xu thế mở cửa hội nhập với thế giới là tất yếu, Việt Nam cũng phải mở
cửa ngành ngân hàng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu
tư nước ngoài bao nhiêu là tối ưu cho ngành ngân hàng Việt Nam.
Do đó, nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu nói chung và tác động của
các loại hình sở hữu nói riêng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM sẽ
giúp đưa ra các hàm ý chính sách về việc giới hạn hay khuyến khích các hình thức
sở hữu khác nhau với mục tiêu là điều chỉnh cấu trúc sở hữu của NHTM hướng tới
cấu trúc sở hữu tối ưu, gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, qua đó
giúp phát triển thị trường tài chính cũng như nền kinh tế. Bên cạnh đó, tuy đã có rất
nhiều nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đối với hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các công ty ở Việt Nam nhưng các nghiên cứu này chủ yếu xem xét
2
trường hợp các công ty phi tài chính trong khi rất ít các nghiên cứu khai thác vấn đề
này ở khía cạnh hệ thống NHTM. Do đó, nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu
đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam là vấn đề cấp thiết
hiện nay. Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp thêm vào kho tàng học thuật bằng chứng
thực nghiệm về vấn đề này ở Việt Nam với những đặc thù riêng, từ đó giúp mở rộng
thêm hiểu biết về vai trò của cấu trúc sở hữu của NHTM Việt Nam và đưa ra các
hàm ý hữu dụng về mặt chính sách.
Kết quả đến từ nghiên cứu này có ý nghĩa trên cả khía cạnh học thuật và thực
tiễn. Ở khía cạnh học thuật, đề tài đóng góp bằng chứng thực nghiệm về vai trò của
các loại hình sở hữu đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam.
Ngoài ra, đối với khía cạnh thực tiễn, các kết quả từ đề tài giúp đưa ra các cơ sở
cho các hàm ý về mặt chính sách liên quan đến cấu trúc sở hữu của NHTM nhằm
phát triển bền vững hệ thống tài chính, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Với những lý do và tính cấp thiết nêu trên, tôi chọn thực hiện đề tài “Cấu trúc
sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam”
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu
để đưa ra các gợi ý chính sách, giải pháp về cấu trúc sở hữu nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam.
1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của
NHTM.
3
- Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.
- Phân tích thực trạng cấu trúc sở hữu của NHTM Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh
doanh của NHTM Việt Nam.
- Phân tích tác động của từng loại hình sở hữu đến hiệu quả kinh doanh
của NHTM Việt Nam.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả thông qua tìm lời giải cho
các câu hỏi nghiên cứu sau:
Câu hỏi 1: Ngoài các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế và các yếu tố thuộc
về nội tại NHTM thì cấu trúc sở hữu của NHTM có ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của NHTM hay không?
Câu hỏi 2: Tình hình biến động về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua như thế nào?
Câu hỏi 3: Nếu cấu trúc sở hữu có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của NHTM Việt Nam thì tác động của từng loại hình sở hữu (sở hữu Nhà
nước, sở hữu nước ngoài, sở hữu thể nhân) đến hiệu quả hoạt động kinh doanh như
thế nào?
Câu hỏi 4: Cần có giải pháp gì để kiểm soát cấu trúc sở hữu, góp phần tăng
hiệu quả kinh doanh của NHTM Việt Nam?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cấu trúc sở hữu, hiệu quả hoạt động kinh
doanh và tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
NHTM tại Việt Nam. Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ nghiên cứu hiệu quả
4
hoạt động kinh doanh dưới góc độ hiệu quả sử dụng tài sản và có thể dễ dàng so
sánh được giữa các NHTM với nhau. Theo đó tác giả chọn hiệu quả kinh doanh cụ
thể trong đề tài nghiên cứu này là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA).
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi không gian
Đề tài này sử dụng dữ liệu của 30 NHTM tại Việt Nam. Các NHTM này đảm
bảo yêu cầu hoạt động trong thời gian nghiên cứu và đảm bảo đại diện của NHTM
Việt Nam cho đến thời điểm nghiên cứu. Danh sách NHTM được chọn thu thập dữ
liệu nghiên cứu tại Phụ lục 1.
1.3.2.2. Phạm vi thời gian
Dữ liệu nghiên cứu được tác giả tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy như
Bankscope; Orbis; Báo cáo thường niên; Bản cáo bạch và dữ liệu thống kê vĩ mô
của Tổng cục thống kê giai đoạn từ năm 2002 đến 2017 (16 năm). Dữ liệu này bao
gồm cả thời kỳ NHTM Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng tài chính thế giới
(2008/2009). Từ khi bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, Chính phủ Việt
Nam và nhà quản trị đã có nhiều điều chỉnh về chính sách, quản lý và điều hành
hoạt động của NHTM Việt Nam nhằm khắc phục các yếu kém còn tồn tại, trong đó
đặc biệt là vấn đề cấu trúc sở hữu. Phạm vi thời gian này đảm bảo tin cậy để làm cơ
sở phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
NHTM Việt Nam.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
Nghiên cứu về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
Việt Nam là một vấn đề mang tính cấp thiết. Kết quả đến từ nghiên cứu này có ý
nghĩa trên cả hai khía cạnh học thuật và thực tiễn.
Về học thuật, đề tài cung cấp một bằng chứng thực nhiệm về tác động của cấu
5
trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam. Từ đó củng
cố các trường phái lý thuyết và các quan điểm về vai trò của cấu trúc sở hữu đối với
hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.
Về thực tiễn, đề tài cung cấp cung cấp cái nhìn cụ thể về tác động của cấu trúc
sở hữu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam. Các kết quả từ đề
tài làm cơ sở tham khảo cho các nhà làm chính sách cũng như các nhà quản trị đưa
ra các chính sách và các quyết định tốt để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của NHTM Việt Nam.
1.5. Kết cấu dự kiến của đề tài
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương 2: Tổng quan về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh
của NHTM.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
Kết luận chương 1
Qua chương 1, tác giả đã giới thiệu khái quát về nội dung nghiên cứu của đề
tài này. Đặc biệt là 4 câu hỏi nghiên cứu đặt ra cho đề tài. Sau đây tác giả sẽ thực
hiện đề tài bằng việc thông qua tìm lời giải cho các câu hỏi nghiên cứu trong các
chương tiếp theo.
6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM
2.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
2.1.1. Hoạt động kinh doanh
Như ta đã biết, sự ra đời và phát triển của NHTM gắn liền với sự phát triển
của nền kinh tế hàng hóa. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị
trường trong thời đại toàn cầu hóa, NHTM đã biến đổi nhanh chóng từ những tổ
chức kinh doanh giản đơn, sơ khai ban đầu nay thành những NHTM hiện đại,
những tập đoàn tài chính khổng lồ, đa quốc gia. Có nhiều định nghĩa khác nhau về
NHTM, tuy nhiên về mặt tổng quan thì NHTM là một tổ chức tài chính trung gian,
làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư trong nền kinh tế. Nói cách
khác thì NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, huy động vốn từ các cá nhân và
tổ chức trong nền kinh tế, sau đó thực hiện cho vay hoặc đầu tư vào các tài sản có
khả năng sinh lời khác, đồng thời thực hiện cung cấp nhiều dịch vụ tài chính, tín
dụng, thanh toán cho các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế.
Từ định nghĩa trên, có thể thấy NHTM là một tổ chức tài chính đóng vai trò
quan trọng trong nền kinh tế. Vai trò của NHTM này có thể tóm lược trên các khía
cạnh sau:
Vai trò là trung gian tài chính, NHTM thực hiện chức năng chuyển các khoản
tiết kiệm thành các khoản tín dụng cho các cá nhân và tổ chức kinh doanh thực hiện
các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Đồng thời, NHTM là một trong những thành viên
quan trọng nhất trên thị trường trái phiếu do chính quyền phát hành để tạo nguồn
đầu tư cho các dự án công cộng.
Vai trò thanh toán, NHTM thực hiện việc thanh toán tiền cho các bên mua bán
hàng hóa và dịch vụ qua việc phát hành và thanh toán séc, cung cấp mạng lưới
thanh toán điện tử...
7
Vai trò người bảo lãnh, NHTM phát hành chứng thư cam kết thực hiện nghĩa
vụ tài chính, thanh toán cho các bên tham gia hợp đồng kinh doanh.
Vai trò đại lý, NHTM thực hiện chức năng quản lý và bảo lãnh phát hành hoặc
mua lại chứng khoán cho các đối tác.
Cuối cùng là vai trò thực thi chính sách của nhà nước, NHTM là một kênh
quan trọng để thực thi chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác của nhà nước
nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện các mục tiêu cộng đồng.
2.1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
2.1.2.1. Khái niệm
Hiệu quả là một thuật ngữ được dùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như kinh
tế, kỹ thuật, xã hội. Mỗi lĩnh vực khác nhau, khi xem xét ở các góc độ khác nhau,
mục tiêu nghiên cứu khác nhau sẽ có các khái niệm về hiệu quả khác nhau. Chẳng
hạn trong lĩnh vực kinh tế, hiệu quả thường được nhìn nhận như là lợi nhuận thu
được; Trong lĩnh vực lĩnh vực kỹ thuật hiệu quả thường gắn với khả năng tạo ra sản
phẩm và mức hao tổn các yếu tố đầu vào; Còn trong lĩnh vực xã hội, hiệu quả là các
chỉ số về phát triển con người và xã hội, thường được nhìn nhận là tỷ lệ thất nghiệp,
xóa đói giảm nghèo, tỷ lệ biết chữ, công bằng xã hội… Trong giới hạn và mục tiêu
nghiên cứu, đề tài này chỉ xem xét các quan điểm về hiệu quả ở góc độ kinh tế.
Theo Ngân hàng trung ương châu Âu (European Central Bank), hiệu quả là
“khả năng tạo ra lợi nhuận bền vững, lợi nhuận thu được trước tiên được dùng để dự
phòng cho các khoản lỗ bất ngờ và tăng cường vị thế vốn, cải thiện lợi nhuận thu
được trong tương lai thông qua đầu tư và các khoản lợi nhuận giữ lại”.
Theo Draft (2008) thì hiệu quả hoạt động kinh doanh là sự chuyển đổi các yếu
tố đầu vào có tính chất khan hiếm thành lợi nhuận cao hơn hoặc giảm thiểu chi phí
so với các đối thủ cạnh tranh.
Theo Farrell (1957) thì hiệu quả thể hiện qua mối tương quan giữa các biến số
8
đầu ra so với các biến số đầu vào sử dụng để tạo ra nó.
Theo tự điển “Toán kinh tế, thống kê, kinh tế lượng Anh – Việt” của Nguyễn
Khắc Minh, hiệu quả kinh tế là “mối tương quan giữa các yếu tố đầu vào khan hiếm
với đầu ra hàng hóa và dịch vụ”, “khái niệm hiệu quả dùng để xem xét các tài
nguyên được các thị trường phân phối tốt như thế nào”.
Nhìn chung, có nhiều quan điểm về hiệu quả khác nhau, nhưng chung quy lại
hiệu quả hoạt động kinh doanh là mức độ thành công mà các nhà đầu tư thu được
trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo các yếu tố đầu ra, đáp ứng mục tiêu đã
định trước. Theo đó, xét ở góc độ kinh tế, hiệu quả hoạt động kinh doanh của
NHTM là lợi nhuận thu được tương ứng với tiền vốn đã bỏ ra đầu tư.
2.1.2.2. Tiêu chí đánh giá
Do có nhiều quan điểm về hiệu quả nên cũng có nhiều phương pháp đánh giá
hiệu quả khác nhau. Hiện nay trên thế giới có hai phương pháp chủ yếu thường
được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM là phương
pháp dựa vào các chỉ tiêu tài chính và phương pháp dựa vào mô hình. Xuất phát từ
mô hình nghiên cứu, luận văn này chú trọng xem xét phương pháp đánh giá hiệu
quả hoạt động kinh doanh của NHTM dựa vào các chỉ tiêu tài chính.
 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh dựa vào các chỉ tiêu tài
chính
Theo Trần Văn Thơ và cộng sự (2007), các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh
doanh dựa vào chỉ tiêu tài chính có thể chia làm hai nhóm, đó là hiệu quả kinh
doanh tương đối và hiệu quả kinh doanh tuyệt đối:
 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tương đối có thể được thể
hiện dưới dạng tĩnh hoặc dưới dạng động.
9
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận hoạt động = Tổng lợi nhuận gộp – Tổng chi phí hoạt động
Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận hoạt động – Thuế - Lãi
 Chỉ tiêu hiệu quả tương đối dạng tĩnh được xác định theo công thức:
Hiệu quả hoạt động
kinh doanh
=
Kết quả kinh doanh
Chi phí bỏ ra để đạt được kết quả
Hoặc
Hiệu quả hoạt động kinh
doanh
=
Chi phí bỏ ra để đạt được kết quả
Kết quả kinh doanh
 Chỉ tiêu hiệu quả tương đối dạng động được xác định theo công thức:
Hiệu quả hoạt động kinh
doanh
=
Mức tăng kết quả kinh doanh
Mức tăng chi phí
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tương đối thuận lợi cho việc so sánh theo
thời kỳ và quy mô khác nhau như cho phép so sánh hiệu quả kinh doanh giữa
NHTM có quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu khác nhau, hay so sánh các chúng
trong các khoảng thời gian khác nhau của cùng một NHTM.
 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tuyệt đối của NHTM
được xác định theo công thức tổng quát sau:
Hiệu quả hoạt động kinh
doanh
= Kết quả kinh doanh -
Chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó
10
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tuyệt đối dùng để đánh giá hiệu quả hoạt
động kinh doanh của NHTM theo cả chiều sâu và chiều rộng. Các chỉ tiêu hiệu quả
kinh doanh tuyệt đối thường được sử dụng là lợi nhuận gộp, lợi nhuận hoạt động và
lợi nhuận ròng. Tuy nhiên, nó lại không dùng để thực hiện so sánh giữa các NHTM
có quy mô vốn, tài sản khác nhau được. Ví dụ, các NHTM có tổng tài sản, vốn chủ
sở hữu lớn thì lợi nhuận lớn hơn các NHTM có tổng tài sản và vốn chủ sở hữu nhỏ
hơn. Dựa vào điều này, chúng ta không thể cho rằng các NHTM có tổng tài sản và
vồn chủ sở hữu lớn hơn có hiệu quả hoạt động kinh doanh cao hơn các NHTM có
tổng tài sản, vốn chủ sở hữu nhỏ hơn được. Như vậy, các chỉ tiêu hiệu quả kinh
doanh tuyệt đối không phản ánh khả năng sử dụng tiết kiệm hay lãng phí các yếu tố
đầu vào.
Tóm lại, cũng như quan điểm về hiệu quả, tiêu chí đánh giá hiệu quả cũng rất
đa dạng và tùy thuộc vào các góc nhìn, yêu cầu, mục tiêu nghiên cứu khác nhau.
Trong bài luận này, tác giả sử dụng số liệu của nhiều NHTM có quy mô và đặc
điểm khác nhau để phân tích. Do đó, để các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
có thể so sánh được giữa các NHTM, bài luận chỉ sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả hoạt động kinh doanh ở nhóm tương đối.
Phần dưới đây sẽ trình bày chi tiết về một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt
động kinh doanh phổ biến thuộc nhóm tương đối dạng tĩnh, thường được sử dụng
để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM. Đồng thời, các chỉ tiêu
này cũng là các thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ được sử dụng trong bài
luận này.
 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời thuộc nhóm tương đối dạng
tĩnh
Các chỉ tiêu này đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng một đơn vị vốn kinh
doanh. Trên thế giới thường sử dụng các chỉ tiêu sau: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài
sản, tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn chủ sở hữu, tỷ suất thu nhập từ lãi trên tổng tài
11
sản, tỷ suất thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản, tỷ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu.
Cách tính toán các chỉ tiêu này được trình bày cụ thể dưới đây.
Tỷ suất sinh lợi trên
tổng tài sản (ROA)
Lợi nhuận sau thuế
=
Tổng tài sản
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA – Return On Assetes) là chỉ tiêu quan
trọng được dùng rộng rãi để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. ROA biểu
hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của nhà quản trị khi dùng một đơn vị giá trị tài sản.
Nó phản ánh năng lực của nhà quản trị NHTM trong việc sử dụng tài sản chuyển
thành lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn
chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuận sau thuế
=
Vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return On Equity) là một chỉ tiêu
quan trọng khác đánh giá khả năng thu được lợi nhuận cho cổ đông của NHTM. Nó
biểu hiện lợi tức mà cổ đông thu được trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư vào
NHTM. ROE cũng được dùng rộng rãi trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.
Tỷ lệ thu nhập lãi
trên tổng tài sản
=
Tổng thu nhập lãi – Tổng chi phí lãi
Tổng tài sản (hay vốn huy động)
Tỷ lệ thu nhập ngoài
lãi trên tổng tài sản
=
Tổng thu nhập ngoài lãi – Tổng chi phí ngoài lãi
Tổng tài sản
Thu nhập sau thuế
trên mỗi cổ phiếu
=
Lợi nhuận sau thuế
Tổng số cổ phiếu thường hiện hành
12
Tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng tài sản biểu hiện khả năng của nhà quản trị NHTM
trong việc tạo ra lợi nhuận từ lãi khi khi sử dụng một đơn vị giá trị tài sản huy động
được (hay vốn huy động). Còn và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản phản ánh
năng lực của nhà quản trị NHTM trong việc tạo ra lợi nhuận ngoài lãi (thu phí dịch
vụ) khi sử dụng một đơn vị giá tri tài sản. Thu nhập sau thuế trên mỗi cổ phiếu phản
ánh lợi nhuận mà cổ đông thu được khi đầu tư một cổ phiếu tại NHTM.
Ngoài ra, trong phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM,
các nhà quản trị NHTM còn phân tích mối quan hệ giữa chỉ số tỷ suất sinh lợi trên
tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu. Một NHTM có thể có tỷ suất
sinh lợi trên tổng tài sản thấp nhưng vẫn có thể đạt được tỷ suất sinh lợi trên vốn
chủ sở hữu cao bằng việc sử dụng đòn bẩy tài chính lớn.
 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quản quản lý thuộc nhóm tương đối
Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các nhà quản trị NHTM thường nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, úng
dụng công nghệ để tăng năng suất lao động. Do đó hiệu quả hoạt động kinh doanh
của NHTM còn được phản ánh bởi các chỉ tiêu sau:
Hiệu quả đầu tư của vốn
huy động (LOD)
=
Tổng dư nợ
Vốn huy động
Chỉ tiêu LOD phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của nhà quản lý
NHTM.
Khả năng hút vốn từ nền
kinh tế (LOE)
=
Tổng dư nợ
Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu LOE phản ánh khả năng hút vốn từ nền kinh tế cũng như khả năng
sử dụng vốn chủ sở hữu của nhà quản lý NHTM.
13
Khả năng bù đắp chi phí =
Tổng chi cho hoạt động
Tổng thu nhập từ hoạt động
Hiệu quả sử dụng nhân lực =
Tổng thu nhập từ hoạt động
Tổng nhân viên
Hiệu quả sử dụng tài sản =
Tổng thu nhập từ hoạt động
Tổng tài sản
Như vậy, để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và đem lại hiệu quả trong
hoạt động kinh doanh cho mình, các nhà quản trị NHTM cần chú ý phân tích tổng
họp và kiểm soát hợp lý các chỉ tiêu như: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ suất
sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng tài sản, tỷ lệ thu nhập ngoài
lãi trên tổng tài sản, hiệu quả đầu tư của vốn huy động, hiệu quả đầu tư của vốn chủ
sở hữu, khả năng bù đắp chi phí, hiệu quả sử dụng nhân lực, hiệu quả sử dụng tài
sản.
Để phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, trên thế giới
hiện nay vẫn dùng phổ biến các chỉ tiêu tài chính vì chúng đơn giản và dễ hiểu trong
phân tích. Tuy nhiên chính mức độ đơn giản của nó đã trở thành vấn đề khó khăn
cho các nhà quản trị NHTM khi muốn nhìn tổng thể tình hình hoạt động kinh doanh
của NHTM. Vì mỗi chỉ tiêu chỉ phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa hai biến số cụ thể
mà không có chỉ số nào phản ánh tổng quát về tình hình hoạt động kinh doanh một
NHTM. Chính vì vậy, khi phân tích tổng quát thực trạng một NHTM cần phải xem
xét phân tích một loạt các chỉ tiêu để có cái nhìn toàn diện về hiệu quả hoạt động
kinh doanh của NHTM.
 Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh dựa vào mô
hình:
Là việc phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM dựa
14
vào các mô hình được xây dựng trước. Mô hình thường được dùng để đánh giá hiệu
quả hoạt động kinh doanh của NHTM hiện nay là DEA (Data Envelopment
Alnalysis). DEA được xây dựng đầu tiên bởi Charnes et al (1978). Nghiên cứu này
được kế thừa từ nghiên cứu của Farrell (1957). Theo đó, DEA phân tích hiệu quả
dựa trên đường bao số liệu hay đường giới hạn hiệu quả tổng thể được xây dựng
dựa trên các yếu tố đầu vào và đầu ra, từ đó xác định được mức độ đạt hiệu quả của
từng NHTM so với NHTM khác và so với tổng thể. Đề tài chỉ phân tích hiệu quả
hoạt động kinh doanh dựa trên các chỉ tiêu tài chính nên không nghiên cứu sâu thêm
về phương pháp này.
2.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
của NHTM
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là mục tiêu của cổ đông và các nhà quản trị
NHTM, nó quyết định định sự tồn tại phát triển hay phá sản đối với NHTM. Nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng chính là tăng cường đảm bảo các điều kiện
cho NHTM hoạt động và phát triển.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, nhà quản trị NHTM
cần phải xác định được các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
NHTM nhằm hạn chế được các tác động tiêu cực, phát huy các tác động tích cực.
Theo Nguyễn Việt Hùng (2008), các nhân tố này có thể được chia làm hai nhóm:
nhóm nhân tố bên ngoài và nhóm nhân tố bên trong, tùy theo điều kiện cụ thể của
từng NHTM mà hai nhóm nhân tố này có những ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả
hoạt động của chính các NHTM.
 Nhóm yếu tố bên ngoài
 Hệ thống pháp luật
Hệ thống pháp luật chặt chẽ, minh bạch, đồng bộ, đầy đủ sẽ tạo thuận lợi cho
các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh và ngược lại. Thực tiễn trên thế giới đã minh chứng được tầm quan
15
trọng của hệ thống pháp luật đối với sự vận hành của nền kinh tế thị trường. Nếu hệ
thống pháp luật không đầy đủ, minh bạch, đồng bộ, chặt sẽ không kích thích và
thậm chí là cản trở sự quá trình hoạt động kinh doanh, làm giảm hiệu quả hoạt động
kinh doanh của NHTM. Việt Nam có nền kinh tế mới nổi, hệ thống luật còn chưa
chặt chẽ, đầy đủ, đồng bộ là một trở ngại đối với hoạt động kinh doanh của NHTM.
 Môi trường chính trị
NHTM cũng là một tổ chức kinh doanh, do vậy những biến động của môi
trường chính trị sẽ có tác động đến hoạt động kinh doanh của NHTM. Nếu môi
trường chính trị tốt sẽ tác động tích cực đến đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, từ
đó làm cho hoạt động kinh doanh của NHTM tốt hơn. Ngược lại, khi môi trường
chính trị bất ổn sẽ gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của NHTM.
 Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế được thể hiện một cách tổng quát nhất qua hai chỉ tiêu là
tăng trưởng kinh tế (tăng trưởng GDP) và lạm phát (INF). Hai chỉ tiêu này có tác
động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và của NHTM
nói riêng.
Khi kinh tế tăng trưởng (GDP tăng trưởng), ổn định, các nhà đầu tư mở rộng
hoạt động sản xuất, kinh doanh làm cho cầu vay vốn tăng, tăng lãi suất, NHTM có
điều kiện thuận lợi tăng trưởng tín dụng và giảm nợ xấu, nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh. Ngược lại, khi kinh tế suy thoái, như nhu cầu vay vốn giảm, nguy
cơ nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của
NHTM.
Lạm phát (INF) có liên quan mật thiết với lãi suất trên thị trường và có tác
động đến việc tăng trưởng kinh tế. Khi lạm phát tăng, đầu tư sẽ được mở rộng, lãi
suất sẽ tăng làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh tăng theo. Ngược lại, khi lạm
phát giảm, sẽ làm cho hiệu quả kinh doanh giảm.
Vì hai chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế (GDP) và lạm phát (INF) phản ánh rõ nét,
16
bao quát nhất môi trường kinh tế và có tác động lớn đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh nên tác giả chọn làm hai biến soát vĩ mô trong mô hính nghiên cứu của đề tài
này.
 Nhóm yếu tố bên trong
Các yếu tố bên trong là các yếu tố chủ quan của chính trong NHTM như trình
độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực tài chính, cấu trúc sở hữu, năng
lực điều hành…
 Trình độ công nghệ
Trình độ công nghệ phản ánh việc đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến vào
hoạt động kinh doanh của NHTM. Ngày nay, khoa học công nghệ được ứng dụng
sâu rộng trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh để nâng cao năng suất lao động,
chất lượng sản phẩm dịch vụ. Các NHTM muốn đứng vững và phát triển thì không
thể là ngoại lệ, đứng ngoài cu hướng tất yếu này. Việc đầu tư ứng dụng công nghệ
mới sẽ giúp NHTM nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, nâng cao năng suất lao
động để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh để đứng vững trên
thị trường.
 Chất lượng nguồn nhân lực
Con người luôn đóng vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động xã hội nói chung và
trong hoạt động kinh doanh của NHTM nói riêng. Chất lượng nguồn nhân lực quyết
định đến hiệu quả kinh doanh và sự sống còn của NHTM. Nhu cầu của con người là
vô hạn, yêu cầu của khách hàng không giới hạn nên đòi hỏi NHTM phải nâng cao
chất lượng và tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới. Vì vậy NHTM phải không ngừng
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tạo tiền đề nâng cao chất lượng và tạo ra sản
phẩm dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Việc sử
dụng nhân lực có đạo đức nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn sẽ giúp cho NHTM tạo
lập được những khách hàng trung thành, ngăn ngừa được những rủi ro có thể xảy ra
trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư, và đây cũng là nhân tố giúp NHTM giảm
17
thiểu được các chi phí hoạt động khi tăng năng suất lao động. Phát triển nguồn nhân
lực luôn đi kèm với phát triển trình độ công nghệ.
 Năng lực tài chính
Năng lực tài chính của một NHTM thường được biểu hiện trước hết là nguồn
vốn tự có, vì vốn tự có là biểu hiện sức mạnh tài chính của một NHTM. Tiềm lực
vốn tự có tác động đến khả năng hoạt động kinh doanh của NHTM như: khả năng
thu hút vốn từ nền kinh tế, khả năng cho vay, đầu tư tài chính cũng như đầu tư nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao trình độ công nghệ, cuối cùng nó tạo
điều kiện cho việc tăng thu, giảm chi phí, giảm rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh
của NHTM.
 Trình độ quản trị
Trình độ quản trị là nhân tố đặc biệt quan trọng tác động đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của NHTM. Trình độ quản trị biểu hiện trước tiên là cơ cấu bộ
máy điều hành, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của đội ngũ quản lý, khả năng
ứng phó với sự biến động của môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như bên trong
NHTM. Trình độ quản trị có thể đánh giá bằng các chỉ tiêu khả năng tiết kiệm chi
phí hoạt động, khả năng sử dụng các yếu tố đầu vào có sẵn để tạo ra lợi nhuận cao
nhất. Có nhiều chỉ tiêu phản ánh trính độ quản trị của một NHTM nhưng theo tác
giả hai chỉ tiêu khả năng hút vốn từ nền kinh tế (LOE) và hiệu quả đầu tư vốn huy
động (LOD) là hai chỉ số phản ánh tương đối rõ nét nhất.
Khả năng hút vốn từ nền kinh tế (LOE) biểu hiện số tiền dư nợ cho vay tương
ứng với một đơn vị vốn chủ sở hữu. Nó phản ánh khả năng huy động nguồn vốn từ
nền kinh tế để thực hiện kinh doanh. Hay nói cách khác đây là chỉ tiêu phản ánh khả
năng sử dụng đòn bảy tài chính của nhà quản trị NHTM. Khi chỉ số này cao sẽ giúp
cho NHTM thu lãi từ cho vay nhiều hơn nhưng đồng thời cũng làm gia tăng chi phí
huy động vốn và chi phí rủi ro cao hơn. Điều này có khả năng làm tăng hoặc giảm
hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.
18
Hiệu quả đầu tư vốn huy động (LOD) biểu hiện số tiền dư nợ cho vay tương
ứng với một đơn vị vốn huy động hay là tỷ lệ dư nợ cho vay và huy động vốn. LOD
biểu hiện khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động. Khi LOD cao phản ánh
NHTM có dư nợ cho vay cao ứng với nguồn vốn huy động thấp. Điều này sẽ dẫn
đến việc NHTM thu được lãi cho vay cao ứng với chi phí huy động vốn thấp.
Vì hai chỉ tiêu LOE và LOD phản ánh khá rõ nét khả năng của nhà quản trị
trong NHTM nên tác giả chọn làm hai biến kiểm soát nội tại trong mô hình nghiên
cứu của đề tài này.
 Cấu trúc sở hữu
Thông qua tỷ lệ nắm giữ cổ phần, các loại hình cổ đông (cổ đông nhà nước, cổ
đông nước ngoài, cổ đông thể nhân) tác động đến nhân sự cũng như chất lượng đội
ngũ quản trị điều hành NHTM theo nguyên tắc đối vốn. Từ đó tác động đến mọi
mặt hoạt động và mục tiêu của NHTM. Điều này nhất định sẽ tác động đến hiệu quả
kinh doanh của NHTM.
2.2. Cấu trúc sở hữu của NHTM
2.2.1. Khái niệm sở hữu
Theo quan điểm của Mác xít khái niệm gốc của sở hữu là “Sự chiếm hữu”. Sở
hữu luôn luôn gắn liền với vật dụng – đối tượng của sự chiếm hữu. Đồng thời sở
hữu không chỉ đơn thuần là vật dụng, nó còn là quan hệ giữa con người với nhau về
vật dụng. Đó là quyền sở hữu của một chủ thể (cá nhân hoặc tổ chức) đối với vật
chiếm hữu được xã hội thừa nhận và bảo vệ.
Theo Điều 158 Luật dân sự, “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền
sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật”.
Như vậy trong bài luận này, sở hữu có thể được hiểu là việc cổ đông (tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước) nắm giữ phần cổ phần (vốn chủ sở hữu) tại NHTM
được Pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Mỗi cổ đông có thể nắm giữ cổ phần tại một
19
hoặc nhiều NHTM và ngược lại một NHTM có thể có nhiều cổ đông nắm giữ cổ
phần.
Căn cứ vào đặc điểm, bài luận này phân chia cổ đông thành các loại sau: Cổ
đông Nhà nước, cổ đông nước ngoài, cổ đông thể nhân, cổ đông Pháp nhân. Tương
ứng với một loại hình cổ đông là một loại hình sở hữu, đó là: Sở hữu Nhà nước, Sở
hữu nước ngoài, sở hữu thể nhân, sở hữu tổ chức.
Thông qua tỷ lệ cổ phần nắm giữ được, các cổ đông tác động vào quá trình
hoạt động kinh doanh của NHTM theo nguyên tắc đối vốn.
2.2.2. Khái niệm cấu trúc sở hữu
Theo Gursory & Aydogan (2002), cấu trúc sở hữu được thể hiện qua hai đặc
tính là sở hữu tập trung và sở hữu hỗn hợp.
Theo Pedersen & Thomsen (1999), quyền sở hữu tập trung là quyền sở hữu
của nhà đầu tư nắm giữ được nhiều cổ phần nhất và gánh chịu, tác động đến các chi
phí cho hoạt động giám sát và rủi ro. Theo Wen (2010), xem xét mức độ sở hữu tập
trung tại NHTM tư nhân và nhà nước ở Trung Quốc là phần trăm sở hữu của những
cổ đông lớn nhất.
Theo Kiruri (2013), Wen (2010), Anstoniadis (2010), quyền sở hữu hỗn hợp là
tỷ lệ phần trăm sở hữu cổ phần của những nhóm cổ đông có những đặc điểm khác
nhau như sở hữu tư nhân, sở hữu nước ngoài, sở hữu nhà nước.
Như vậy, cấu trúc sở hữu có thể hiểu là cơ cấu các loại cổ đông nắm giữ cổ
phần trong NHTM. Nó phản ánh các loại cổ đông và tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của
từng loại cổ đông trong cùng một NHTM.
2.2.3. Các loại hình sở hữu
Trong bài luận văn này, tác giả dựa vào đặc điểm của cổ đông để chia thành
các loại hình sở hữu sau: Sở hữu Nhà nước; Sở hữu thể nhân; Sở hữu Pháp nhân; Sở
20
hữu nước ngoài. Trong mỗi NHTM có thể tồn tại một đến bốn loại hình sở hữu này.
2.2.3.1. Sở hữu Nhà nước
Loại hình sở hữu này có cổ đông là Nhà nước mà đại diện là Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, nắm giữ một phần hay toàn bộ cổ phần của NHTM trong nước.
Dựa vào nguyên tắc đối vốn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam can thiệp vào
quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM theo những mục tiêu của mình. Những
mục tiêu này có thể là thực hiện các chính sách của nhà nước như xóa đói giảm
nghèo, hỗ trợ đầu tư, sản xuất, hỗ trợ thực thi chính sách tiền tệ, tăng thu cho ngân
sách, lợi nhận…
2.2.3.2. Sở hữu thể nhân
Là loại hình sở hữu có cổ đông là các cá nhân trong và ngoài nước, nắm giữ
một phần hay toàn bộ cổ phần của NHTM.
Thông qua tỷ lệ nắm giữ vốn chủ sở hữu, các cá nhân này can thiệp vào quá
trình hoạt động kinh doanh của NHTM theo nguyên tắc đối vốn, và thường theo
đuổi mục tiêu lợi nhuận tương ứng với rủi ro tổn thất mà họ có thể chấp nhận được.
2.2.3.3. Sở hữu nước ngoài
Sở hữu nước ngoài là loại hình có cổ đông là cá nhân, tổ chức ở nước ngoài
nắm giữ một phần hay toàn bộ vốn chủ sở hữu của NHTM trong nước.
Các cổ đông này cũng can thiệp vào quá trình hoạt động kinh doanh của
NHTM thông qua nguyên tắc đối vốn, và theo đuổi mục tiêu lợi nhuận tương ứng
với rủi ro họ có thể chấp nhận được.
2.3. Mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh
Trong doanh nghiệp nói chung và trong NHTM nói riêng, cấu trúc sở hữu
quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành hoạt động kinh doanh. Từ đó
21
hình thành nên các chiến lược, mục tiêu phát triển kinh doanh của từng NHTM. Nó
tác động đến mọi mặt hoạt động kinh doanh của NHTM và cuối cùng là ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh doanh. Như vậy cấu trúc sở hữu sẽ tác động đến hiệu quả kinh
doanh của NHTM.
Trong chiều hướng ngược lại, khi NHTM có hiệu quả kinh doanh khác nhau
sẽ thu hút các cổ đông khác nhau. Điều này tạo nên cấu trúc sở hữu khác nhau giữa
các NHTM có hiệu quả kinh doanh khác nhau. Hay nói cách khác, hiệu quả kinh
doanh tác động đến cấu trúc sở hữu của NHTM.
Trong mục 2.3 này tác giả trình bày về tác động của các loại hình sở hữu đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và của NHTM nói
riêng.
2.3.1. Sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động kinh doanh
Dựa trên quan điểm về mục tiêu của cổ đông, các NHTM có sở hữu nhà nước
có nhiệm vụ cung cấp các nguồn vốn với chi phí thấp cho các bên có liên quan
nhằm mục đích chính trị thay vì hiệu quả kinh doanh. Shleifer và Vishny (1997) chỉ
ra rằng các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước nhìn bên ngoài có vẻ là thuộc sở
hữu của toàn dân, song trong thực tế lại được vận hành bởi những người có quyền
kiểm soát tập trung cao độ nhưng không có quyền đối với dòng tiền và chính điều
này đã khiến cho NHTM có sở hữu nhà nước hoạt động không có tính hiệu quả cao.
Cùng quan điểm này, Boycko cùng cộng sự (1996) cho rằng các doanh nghiệp này
hoạt động thiếu hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp khác do chúng có thể phải
phục vụ cho các mục tiêu chính trị. Thực tế là các mục tiêu chính trị có thể sẽ không
đồng nhất với việc tối đa hóa lợi nhuận hay giá trị doanh nghiệp. Thêm vào đó,
quan điểm quản lý liên quan đến các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước lại cho
rằng các doanh nghiệp này thiếu hiệu quả vì không có cơ chế giám sát các nhà quản
lý một cách chặt chẽ. Cụ thể là quan điểm này cho rằng các nhà quản lý của các
công ty có sở hữu nhà nước chỉ điều hành chứ không sở hữu tài sản. Do đó, họ ít nỗ
22
lực hơn trong hoạt động quản lý và có xu hướng phân bổ nguồn lực cho các mục
đích cá nhân. Kết hợp cùng với việc thiếu cơ chế giám sát các nhà quản lý, các
nguyên nhân này dẫn đến việc các quản lý có xu hướng mạo hiểm hơn và hiệu quả
doanh nghiệp cũng thấp hơn.
Một quan điểm khác về vai trò của sở hữu nhà nước đối với hiệu quả hoạt
động kinh doanh được hình thành trên quan điểm về bất cân xứng thông tin, theo đó
bất cân xứng thông tin có thể làm gia tăng chi phí đại diện, dẫn đến làm giảm hiệu
quả của doanh nghiệp nói chung (Jensen & Meckling, 1976). Dựa trên lý thuyết về
chi phí đại diện bắt nguồn từ bất cân xứng thông tin, các lập luận về vai trò của sở
hữu nhà nước đối với hiệu quả của doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng đưa
đến những dự đoán theo hai chiều hướng trái ngược nhau.
Trước hết, chiều hướng lập luận đầu tiên ủng hộ vai trò tích cực của sở hữu
nhà nước lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM dựa trên dự báo sở hữu
nhà nước có thể làm giảm chi phí đại diện thông qua việc giảm thiểu bất cân xứng
thông tin. Brealey và cộng sự (1977) và Perotti (1995) chỉ ra rằng phần sở hữu giữ
lại của nhà nước trong quá trình niêm yết giúp hạn chế bất cân xứng thông tin. Lý
do là vì sở hữu nhà nước vừa là sở hữu của một cổ đông bên trong, vừa là một bộ
phận của hệ thống kiểm soát bên ngoài, dựa trên hệ thống khuôn khổ pháp luật và
quy định. Hearn và Piesse (2013) cho rằng sở hữu dài hạn của nhà nước đưa ra tín
hiệu về sự bảo vệ đối với cổ đông thiểu số, giảm sự không chắc về thông tin và hạn
chế rủi ro lựa chọn đối nghịch. Điều này dẫn đến giảm chi phí đại diện, tăng hiệu
quả hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, có lập luận cho rằng sở hữu nhà nước có
thể gia tăng bất cân xứng thông tin và chi phí đại diện. Nếu xem nhà nước là cổ
đông nội bộ thì có lập luận cho rằng cổ đông nội bộ sẽ biết nhiều thông tin hơn nhà
đầu tư bên ngoài, dẫn đến gia tăng chi phí đại diện theo như Chiang và Venkatesh
(1988). Nếu xem cổ đông nhà nước là cổ đông kiểm soát thì có thể xuất hiện tác
động hai chiều của cổ đông kiểm soát lên vấn đề đại diện. Một mặt, cổ đông kiểm
23
soát có thể kiểm soát hoạt động quản lý tốt hơn, đồng nhất lợi ích của nhà quản lý
và cổ đông bên ngoài dẫn đến giảm chi phí đại diện và giảm bất cân xứng thông tin
(Hope và cộng sự, 2009). Mặt khác, cổ đông kiểm soát có thể tận dụng lợi thế của
mình và làm gia tăng bất cân xứng thông tin (Barclay & Holderness, 1991; Heflin &
Shaw, 2000).
Như vậy có thể thấy khác với lập luận dựa trên yếu tố chính trị, lập luận dựa
trên bất cân xứng thông tin có thể đưa đến những dự báo trái ngược nhau về tác
động của sở hữu nhà nước lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Tuy
nhiên, đối với các thị trường mới nổi vốn có sự chi phối khá mạnh của sở hữu nhà
nước và thường được xem là phải gánh chịu vấn đề bất cân xứng thông tin nghiêm
trọng hơn so với các thị trường phát triển thì lập luận về tác động ngược chiều của
loại hình sở hữu này lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM dường như
nhận được nhiều sự ủng hộ hơn.
Ngoài ra, lập luận về việc sở hữu nhà nước có thể giảm tính bất ổn của thông
tin và do đó làm giảm bất cân xứng thông tin có thể không hoàn toàn đúng với các
quốc gia, đặc biệt là các quốc gia mới nổi. Sử dụng chênh lệch hỏi mua-chào bán để
đo lường chi phí đại diện, Choi và cộng sự (2010) nghiên cứu trên một thị trường
mới nổi có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam là Trung Quốc đã tìm thấy tỷ lệ sở
hữu nhà nước có tương quan dương với chênh lệch hỏi mua-chào bán, hàm ý rằng
sở hữu nhà nước làm tăng bất cân xứng thông tin và làm tăng chi phí đại diện. Lập
luận này được dựa trên các nghiên cứu cho thấy yếu tố chính trị chi phối trong các
quyết định cổ phần hóa, dẫn đến gia tăng bất cân xứng thông tin trong các doanh
nghiệp có tỷ lệ sở hữu nhà nước (Wei và cộng sự, 2005; Chen và cộng sự, 2008).
Do đó, dựa trên lập luận này, phần lớn các nghiên cứu đều xây dựng giả thuyết
về mối quan hệ ngược chiều giữa sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động kinh
doanh của NHTM. Bằng chứng thực nghiệm về mối tương quan này sẽ được trình
bày ở phần sau.
24
2.3.2. Sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động kinh doanh
Các lập luận về tác động của sở hữu nước ngoài lên hiệu quả hoạt động kinh
doanh của NHTM khá trái ngược. Một mặt, giả thuyết lợi thế sân nhà (home field
advantage) của Berger cùng cộng sự (2000) dự đoán rằng các NHTM có sở hữu
nước ngoài sẽ gặp bất lợi hơn khi cung cấp các dịch vụ giống với NHTM nội địa,
dẫn đến chi phí cao hơn và lợi nhuận thấp hơn. Các bất lợi này đến từ khoảng cách
về mặt địa lý giữa người chủ và người đại diện, khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ
hoặc do yếu tố thể chế, giám sát. Ngoài ra, lý thuyết rủi ro thị trường cho rằng các
công ty có sở hữu nước ngoài có rủi ro cao hơn do các điều kiện thị trường ở quốc
gia sở tại (Amihud cùng cộng sự, 2002; Berger cùng cộng sự, 2016) và do đó có thể
ảnh hưởng lên hiệu quả. Tóm lại, các lý thuyết này dự báo rằng do không thể am
hiểu thị trường như các nhà đầu tư nội địa nên các nhà đầu tư nước ngoài sẽ gặp
nhiều khó khăn hơn trong hoạt động kinh doanh, dẫn đến các NHTM có sở hữu
nước ngoài sẽ có hiệu quả kém hơn so với các NHTM nội địa.
Ngược lại, giả thuyết về lợi thế toàn cầu (general form of the global
advantage) lại cho rằng các NHTM có sở hữu nước ngoài có lợi thế so sánh tương
đối so với các NHTM có sở hữu nội địa, từ đó dẫn đến hiệu quả tốt hơn. Lập luận
này chủ yếu được đúc kết từ quan điểm của Buch (1997) khi cho rằng các nhà đầu
tư nước ngoài có thể mang đến những công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Điều này làm gia tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng dựa
trên lập luận về bất cân xứng thông tin, sở hữu nước ngoài thường gia tăng tính
minh bạch của doanh nghiệp thông qua đòi hỏi cao hơn về các hoạt động kiểm soát,
từ đó làm giảm chi phí đại diện và gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Có
nhiều bằng chứng cho thấy sở hữu nước ngoài giúp nâng cao chất lượng quản trị
công ty. Gillan và Starks (2003) và Ferreira và Matos (2008) ghi nhận bằng chứng
cho thấy nhà đầu tư nước ngoài đóng vai trò tích cực hơn nhà đầu tư nội địa trong
hoạt động quản trị công ty. Boycko cùng cộng sự (1996), Dyck (2001) và D’Souza
cùng cộng sự (2005) chỉ ra rằng các công ty có tỷ trọng sở hữu nước ngoài càng lớn
25
thì chất lượng quản trị và hiệu quả công ty càng tốt.
2.3.3. Sở hữu thể nhân và hiệu quả hoạt động kinh doanh
Cổ đông thể nhân thường chỉ đơn thuần theo đuổi mục tiêu lợi nhuận. Các
NHTM có sở hữu thể nhân sẽ quan tâm, lựa chọn đầu tư vào các lĩnh vực mang lại
lợi nhuận cao hơn và rủi ro thấp hơn các NHTM có sở hữu nhà nước. Bên cạnh đó
cổ đông thể nhân sẽ trực tiếp quản lý, sử dụng dụng đồng vốn của mình, trực tiếp
chịu tổn thất rủi ro phát sinh nên họ sẽ thận trọng hơn trong các quyết định đầu tư
cũng như thực hiện giám sát chặt chẽ hơn. Lập luận này cho rằng sở hữu thể nhân
tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.
Theo quan điểm chi phí đại diện do bất cân xứng thông tin, sở hữu tư nhân
cũng có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của NHTM.
Trường hợp sở hữu thể nhân tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh xảy ra
khi một nhóm cổ đông nắm giữ quyền điều hành hoạt động kinh doanh (nhóm cổ
đông nội bộ) có được nhiều thông tin hơn nhóm cổ đông không trực tiếp điều hành
(cổ đông bên ngoài). Nhóm cổ đông nội bộ thực hiện những hành vi lợi ích nhóm,
không minh bạch thông tin. Như vậy, trong trường hợp này, sở hữu thể nhân sẽ làm
gia tăng bất cân đối thông tin, làm tăng chi phí đại diện, và cuối cùng là làm giảm
hiệu quả họat động kinh doanh.
Ngược lại, cổ đông thể nhân là người trực tiếp hưởng lợi từ hiệu quả kinh
doanh cũng như chịu tổn thất xảy ra. Để bảo vệ quyền lợi của mình, các cổ đông
này sẽ nỗ lực yêu cầu minh bạch thông tin, tăng cường giám sát. Từ đó làm giảm
bất cân xứng thông tin, giảm chi phí đại diện và tăng hiệu hoạt động kinh doanh.
Như vậy sở hữu thể nhân đã tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
2.4. Bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu
quả hoạt động kinh doanh của NHTM
Phần này sẽ trình bày các bằng chứng thực nghiệm về mối tương quan giữa sở
26
hữu nhà nước cũng như sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động của NHTM ở các
quốc gia, bao gồm cả các nước phát triển và các thị trường mới nổi.
2.4.1. Sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
Theo lập luận về vai trò của sở hữu nhà nước dựa trên lý thuyết đại diện
(Jensen và Meckling, 1976) đã đề cập ở trên, các nhà quản lý của các công ty có sở
hữu nhà nước chỉ điều hành chứ không sở hữu tài sản. Do đó, họ ít nỗ lực hơn trong
hoạt động quản lý và có xu hướng phân bổ nguồn lực cho các mục đích cá nhân.
Các nguyên nhân này dẫn đến việc các nhà quản lý có xu hướng mạo hiểm hơn và
hiệu quả doanh nghiệp cũng thấp hơn (Barry cùng cộng sự, 2011; Berger cùng cộng
sự, 2005; Iannotta cùng cộng sự, 2007; Sapienza, 2004).
Cho đến giờ, phần lớn các nghiên cứu chủ yếu tìm thấy mối tương quan âm
giữa sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, đặc biệt tại các
thị trường mới nổi như Barth cùng cộng sự (2004), La Porta cùng cộng sự (2002),
Hasan và Marton (2003), Jemric và Vujcic (2002), Weill (2003), Micco cùng cộng
sự (2007), Lin và Zhang (2009), Cornett cùng cộng sự (2010).
Barth cùng cộng sự (2004) và La Porta cùng cộng sự (2002) tìm thấy rằng sở
hữu nhà nước làm giảm tính hiệu quả của hệ thống NHTM. Dinc (2005) chỉ ra rằng
hoạt động cho vay của NHTM có sở hữu nhà nước bị chi phối bởi yếu tố chính trị.
Trên mẫu nhiều thị trường mới nổi, Mian (2003) ghi nhận NHTM có sở hữu nhà
nước có tỷ lệ dự phòng nợ khó thu hồi cao hơn và khả năng sinh lợi thấp hơn so với
NHTM tư nhân. Cornett cùng cộng sự (2010) nghiên cứu mẫu NHTM ở 16 quốc gia
Châu Á (trong đó có cả Việt Nam) đã tìm thấy rằng NHTM có sở hữu nhà nước
hoạt động kém hiệu quả hơn và có rủi ro tín dụng cao hơn NHTM tư nhân.
Berger cùng cộng sự (2005) cung cấp bằng chứng cho thấy NHTM có sở hữu
nhà nước có hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp trước khi cổ phần hóa và sau khi
cổ phần hóa, hiệu quả hoạt động kinh doanh đã được cải thiện đáng kể. Berger cùng
cộng sự (2008) nghiên cứu trên mẫu 38 NHTM tại Trung Quốc và tìm thấy rằng
27
nhóm NHTM thuộc sở hữu nhà nước có hiệu quả hoạt động kinh doanh kém nhất so
với các loại hình NHTM khác.
Lin và Zhang (2009) nghiên cứu trên thị trường Trung Quốc và cũng tập trung
vào bốn NHTM sở hữu nhà nước lớn nhất, kết quả cho thấy nhóm NHTM này có
lợi nhuận ít hơn, hiệu quả thấp hơn và chất lượng tài sản kém hơn so với NHTM tư
nhân hay nước ngoài khác. Carvalho (2014) nghiên cứu trên thị trường Brazil đã
tìm thấy bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết sở hữu nhà nước sẽ có tác động chính trị
lên các quyết định cho vay của NHTM có sở hữu nhà nước.
Sử dụng mẫu gồm 6.677 NHTM từ năm 1995 đến 2002 ở 179 quốc gia và
vùng lãnh thổ, Micco cùng cộng sự (2007) đã tìm thấy nhiều kết quả quan trọng.
Thứ nhất, ở các quốc gia đang phát triển, NHTM có sở hữu nhà nước có xu hướng
có khả năng sinh lợi thấp hơn và chi phí cao hơn so với NHTM tư nhân khác. Thứ
hai, ở các nước công nghiệp, các tác giả không tìm thấy mối tương quan nào giữa
cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của NHTM. Cuối cùng, các tác giả tìm thấy
rằng sự khác biệt trong hiệu quả hoạt động giữa NHTM có sở hữu nhà nước và
NHTM tư nhân bị chi phối bởi yếu tố chính trị, khi mà sự khác biệt này có xu
hướng gia tăng trong các giai đoạn diễn ra bầu cử chính trị tại các quốc gia nghiên
cứu. Điều này giúp khẳng định cho lập luận lý thuyết về vai trò chính trị của sở hữu
nhà nước trong hệ thống NHTM.
Gần đây, nghiên cứu của Rahman và Reja (2015) trên thị trường Malaysia đã
tìm thấy bằng chứng sở hữu nhà nước làm giảm hiệu quả của NHTM trên hai thước
đo tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần.
2.4.2. Sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
Cũng giống như lập luận lý thuyết, bằng chứng thực nghiệm về tác động của
sở hữu nước ngoài lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM vẫn chưa có sự
nhất quán. Một số nghiên cứu tìm thấy tác động ngược chiều của sở hữu nước ngoài
lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, ủng hộ cho giả thuyết lợi thế sân
28
nhà trong khi một số tác giả khác lại tìm thấy bằng chứng trái ngược.
Ở hướng thứ nhất, Crystal cùng cộng sự (2002) và Naaborg cùng cộng sự
(2004) nghiên cứu trên các thị trường mới nổi và tìm thấy bằng chứng các NHTM
có sở hữu nước ngoài có hiệu quả hoạt động kinh doanh kém hơn NHTM nội địa.
Nghiên cứu của Lensink và Naaborg (2007) trên bộ dữ liệu gồm 511 NHTM tại 73
quốc gia giai đoạn từ năm 1998 đến 2001 cũng tìm thấy kết quả tương tự khi sở hữu
nước ngoài có tương quan ngược với hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.
Ở chiều ngược lại, trên góc độ doanh nghiệp nói chung, Denis và McConnell
(2003) kết luận rằng sở hữu nước ngoài có tác động tích cực lên giá trị doanh
nghiệp. Lizal và Svejnar (2003) chỉ ra rằng các doanh nghiệp khi tư nhân hóa có
chủ sở hữu nội địa sẽ có hiệu quả trong dài hạn sụt giảm nhiều hơn trong khi các
doanh nghiệp tương tự nhưng có chủ sở hữu là nhà đầu tư nước ngoài sẽ có sự cải
thiện trong hiệu quả. Nghiên cứu trực tiếp trên mẫu các NHTM sử dụng dữ liệu từ
1996 đến 1998, Mathieson và Schinasi (2000) đã tìm thấy tỷ suất sinh lợi trên vốn
chủ sở hữu của NHTM nước ngoài cao hơn các NHTM nội địa hoạt động ở
Hungary, Ba Lan và Cộng hòa Séc.
Claessens cùng cộng sự (2001) nghiên cứu sự khác biệt trong hiệu quả giữa
các NHTM nước ngoài và các NHTM nội địa ở 8 quốc gia, cả phát triển và đang
phát triển, trong giai đoạn từ 1988 đến 1995. Các tác giả tìm thấy rằng sau khi có sự
gia nhập của các NHTM nước ngoài, họ đã chứng kiến một sự sụt giảm chi phí hoạt
động ở các NHTM nội địa, và do đó nghiên cứu kết luận rằng chính sở hữu nước
ngoài đã làm gia tăng tính hiệu quả trong hệ thống NHTM nội địa.
Hasan và Marton (2003) nghiên cứu trên thị trường Hungary từ năm 1993 đến
1998, họ đã tìm thấy các NHTM nước ngoài tạo ra một môi trường kinh doanh hiệu
quả hơn và từ đó thúc đẩy toàn bộ hệ thống NHTM phải gia tăng tính hiệu quả.
Nghiên cứu các NHTM ở thị trường Ba Lan, Nikiel và Opiela (2002) tìm thấy
bằng chứng các NHTM nước ngoài dù không có lợi nhuận tốt hơn nhưng lại hiệu
29
quả hơn về mặt chi phí so với các NHTM khác. Jemric và Vujcic (2002) cung cấp
bằng chứng cho thấy các NHTM nước ngoài hoạt động hiệu quả hơn các NHTM
khác khác ở Croatia.
Majnoni cùng cộng sự (2003) kết luận rằng các NHTM nước ngoài có khả
năng sinh lợi cao hơn các NHTM nội địa. Xem xét thêm tác động của tăng trưởng
kinh tế lên mối tương quan giữa sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động kinh
doanh của NHTM, Demirguc-Kunt và Huizinga (1999) cung cấp bằng chứng cho
thấy ở các nước phát triển, các NHTM nước ngoài có khả năng sinh lợi thấp hơn
các NHTM nội địa, trong khi điều ngược lại xảy ra ở các nước đang phát triển khi
mà các NHTM nước ngoài lại có xu hướng sinh lợi tốt hơn các NHTM nội địa.
Bonin cùng cộng sự (2005) là một trong những nghiên cứu có nhiều sức ảnh
hưởng trong mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và tính hiệu quả của các NHTM tại
các nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi. Các tác giả sử dụng một mẫu gồm
225 NHTM tại 7 nền kinh tế chuyển đổi trong giai đoạn từ 1996 đến 2000. Kết quả
từ nghiên cứu này ủng hộ cho vai trò của sở hữu nước ngoài khi tìm thấy rằng các
NHTM có sở hữu nước ngoài cung cấp dịch vụ tốt hơn và hoạt động hiệu quả hơn
so với các NHTM khác, đặc biệt khi NHTM có đối tác chiến lược là một định chế
nước ngoài. Điều này nhất quán với lập luận về vai trò chuyển giao công nghệ của
sở hữu nước ngoài.
Nghiên cứu của Micco cùng cộng sự (2007) đã được đề cập ở trên cũng cung
cấp bằng chứng cho thấy các NHTM có sở hữu nước ngoài có khả năng sinh lợi cao
hơn và chi phí thấp hơn các NHTM khác. Berger cùng cộng sự (2008) nghiên cứu
trên thị trường Trung Quốc và thấy rằng nhóm các NHTM nước ngoài có hiệu quả
hoạt động kinh doanh cao nhất. Thậm chí, chỉ cần một tỷ lệ sở hữu nước ngoài rất
nhỏ trong nhóm các NHTM thuộc sở hữu nhà nước cũng có thể cải thiện đáng kể
hiệu quả hoạt động của NHTM này.
Rokhim và Susanto (2013) nghiên cứu trên thị trường Indonesia cũng đã ủng
hộ cho vai trò tích cực của sở hữu nước ngoài đối với hiệu quả hoạt động kinh
30
doanh của NHTM, trong đó các NHTM nước ngoài vượt trội hơn các NHTM nội
địa cả về khả năng sinh lợi cũng như tiết kiệm chi phí. Cùng đồng thuận với quan
điểm này, Jemric và Vujcic (2002), Weill (2003), Grigorian và Manole (2006), và
Yildirim và Philippatos (2007) đều tìm thấy bằng chứng về tác động gia tăng tính
hiệu quả trong hoạt động NHTM của sở hữu nước ngoài.
2.4.3. Sở hữu tư nhân và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
Iannotta cùng cộng sự (2007) nghiên cứu trên 181 NHTM lớn ở Châu Âu giai
đoạn từ năm 1999 đến 2004. Các tác giả tìm thấy rằng NHTM có sở hữu thể nhân
có khả năng sinh lợi cao hơn so với NHTM có sở hữu Nhà nước. Ngoài ra, nhóm
NHTM này còn có chất lượng các khoản vay tốt hơn so với NHTM sở hữu Nhà
nước.
Kết luận chương 2
Qua lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trước đây cho thấy sở hữu Nhà
nước, sở hữu nước ngoài, sở hữu tư nhân có thể tác động đồng biến hoặc nghịch
biến đến hiệu quả kinh doanh tùy theo đặc điểm môi trường kinh tế của từng mẫu
nghiên cứu. Như vậy, trong chương 2 này, chúng ta đã trả lời được câu hỏi nghiên
cứu số 1 là: “Cấu trúc sở hữu của NHTM có ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của NHTM hay không?”
31
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích tác động của cấu trúc sở
hữu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam, tác giả sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
3.1.1. Phương pháp định tính
Luận văn này sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính sau:
- Tổng hợp: Thực hiện thu thập số liệu dưới dạng dữ liệu bảng của 30
NHTM hoạt động liên tục 16 năm (từ 2002 đến 2017).
- Phân tích: Xem xét đặt tính các biến, xác định thước đo của từng biến
trong mô hình nghiên cứu. Kiểm tra sự đồng đều, tính đại diện của số
liệu thu thập được.
- So sánh đối chiếu: Thực hiện so sánh đối chiếu sự biến động của các
biến phụ thuộc và các biến độc lập trong khoảng thời gian nghiên cứu.
3.1.2. Phương pháp định lượng
Trong phần nghiên cứu định lượng, tác giả kế thừa các nghiên cứu của Mico
và cộng sự (2007), Lin và Zhang (2009), Lensink và Naaborg (2007) và đề xuất sử
dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội để ước lượng các nhân tố tác động đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam trên cở sở dữ liệu bảng thu thập
được.
3.2. Mô hình nghiên cứu
Yit = α0 + α1 GOEit + α2 FOEit + α3 IOEit + αk X’it + εit
Trong đó:
32
- Biến phụ thuộc (Y), là biến thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh
dưới góc độ sử dụng tài sản của NHTM và được chọn nghiên cứu trong
đề tài này là: ROA - tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản.
- Biến độc lập:
 Biến nghiên cứu, là các biến phản ánh cấu trúc sở hữu gồm:
+ GOE là tỷ lệ sở hữu nhà nước
+ FOE là tỷ lệ sở hữu nước ngoài
+ IOE là tỷ lệ sở hữu thể nhân
 Biến kiểm soát (X’), là biến thể hiện các yếu tố vĩ mô, thể hiện sự
khác nhau về hiệu quả quản lý gồm:
+ LOE là khả năng hút vốn từ nền kinh tế
+ LOD là hiệu quả đầu tư của vốn huy động
+ INF là chỉ số lạm phát
+ GDP là chỉ số tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội
- ε là sai số trong mô hình hồi quy
- α là hệ số tương quan
Bảng 3.1: Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu
Ký hiệu biến Tên biến Công thức tính
1 Biến phụ thuộc
ROA
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên tổng tài sản
Lợi nhuận sau thuế/Tổng
tài sản
2 Biến độc lập
2.1 Biến nghiên cứu
GOE Tỷ lệ sở hữu nhà nước
Vốn sở hữu nhà
nước/Tổng vốn chủ sở hữu
FOE Tỷ lệ sở hữu nước ngoài
Vốn sở hữu nước
ngoài/Tổng vốn chủ sở
hữu
IOE Tỷ lệ sở hữu thể nhân Vốn sở hữu thế nhân/Tổng
33
Ký hiệu biến Tên biến Công thức tính
vốn chủ sở hữu
2.2 Biến kiểm soát
LOE
khả năng hút vốn từ nền kinh
tế
Tổng dư nợ/Tổng vốn chủ
sở hữu
LOD
Hiệu quả đầu tư của vốn huy
động
Tổng dư nợ/Tổng huy
động vốn
INF Lạm phát
GDP Tốc độ tăng trưởng GDP
Nguồn: Tác giả đề xuất
Với các biến được mô tả như trên, ta có mô hình nghiên cứu cụ thể như sau:
Yit = α0 + α1 GOEit + α2 FOEit + α3 IOEit + α4 LOEit + α5 LODit + α7 INFt
+ α7 GDPt + εit
3.3. Quy trình thực hiện
Bước 1: Phân tích thống kê mô tả
Mô tả tóm tắt các đặc trưng của dữ liệu về các yếu tố đầu vào và đầu ra của
các NHTM được chọn nghiên cứu: giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ
nhất, độ lệch chuẩn
Bước 2: Kiểm tra đa cộng tuyến
Kiểm tra mối quan hệ giữa các biến trong mô hình, kiểm tra mối tương quan
giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc cũng như giữa các biến phụ thuộc với nhau
để phát hiện hiện tượng và mức độ đa cộng tuyến của các biến trong mô hình
nghiên cứu (dùng ma trận tương quan và dùng nhân tử phóng đại). Xử lý đa cộng
tuyến (nếu có).
Bước 3: Hồi quy sơ bộ và kiểm định lựa chọn mô hình
Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS – Ordinary Least
34
Squares) để ước lượng hệ số tương quan các biến theo các mô hình hồi quy dữ liệu
gộp (Pooled), mô hình tác động cố định (FEM – Fix Effects Model) và mô hình tác
động ngẫu nhiên (REM – Random Effects Model) và thực hiện các kiểm định để
lựa chọn mô hình thích hợp (F-test; Hausman test).
Bước 4: Kiểm định giả thuyết thống kê
Thực hiện kiểm định phương sai thay đổi (Brush pagan test), kiểm định tự
tương quan (Wooldridge test) đối với mô hình được chọn trong bước 3.
Bước 5: Hồi quy và khắc phục các vi phạm giả thuyết thống kê
Dùng phương pháp bình phương tổng quát nhỏ nhất (GLS – Generalized Least
Squares) để ước lượng hệ số tương quan các biến theo mô hình đã chọn, đồng thời
khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan (nếu có).
Bước 6: Phân tích kết quả hồi quy
Chọn kết quả hồi quy tốt nhất để phân tích, đánh giá tác động của cấu trúc sở
với hiệu quả kinh doanh của NHTM Việt Nam giai đoạn 2002-2017.
3.4. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu mẫu dùng để phân tích, nghiên cứu được tác giả thu thập từ các nguồn
sau:
Dữ liệu ngân hàng được thu thập từ nguồn Orbis, Bankscope, Báo cáo thường
niên và Bản cáo bạch của 30 NHTM chọn nghiên cứu (Phụ lục 1) giai đoạn 16 năm,
từ 2002 đến 2017.
Dữ liệu vĩ mô được thu thập từ WB giai đoạn 16 năm, từ 2002 đến 2017.
Kết luận chương 3
Qua chương 3, tác giả đã giới thiệu phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên
cứu, quy trình thực hiện nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu. từ đó làm cơ sở cho việc
thực hiện nghiên cứu.
35
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả nghiên cứu định tính
4.1.1. Cấu trúc sở hữu
Kể từ 1986, Việt Nam tiến hành đổi mới thể chế, chuyển sang nền kinh tế thị
trường, thừa nhận thành phần kinh tế tư nhân, đặc biệt là Pháp lệnh số 37-
LCT/HĐNN8 về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Pháp lệnh số 38/-LCT/HĐNN8
ngày 23/5/1990 về Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, Luật Ngân
hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 01/10/1998 đã tạo
tiền đề cho các NHTM có vốn tư nhân phát triển và làm thay đổi cấu trúc sở hữu
của các NHTM Việt Nam.
Cùng với đó, trong môi trường kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, các
doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước bộ lộ những khuyếm khuyết yếu kém, không
năng động, hoạt động không hiệu quả. Để chủ động hội nhập quốc tế và khắc phục
các yếu kém của doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà
nước thành công ty cổ phần. Theo đó, điều 1 của Nghị định nêu rõ: “Mục tiêu, yêu
cầu của việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần (Sau
đây gọi là cổ phần hóa) là chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần
nắm giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn
của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi
mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh
tranh của nền kinh tế; Đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà
đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp; Thực hiện công khai, minh bạch theo
nguyên tắc thị trường; Khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ
doanh nghiệp; Gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán”.
36
Thực hiện chủ trương cổ phần hóa của Nhà nước, Ngân hàng ngoại thương
Việt Nam (Vietcombank – VCB) là NHTM 100% vốn Nhà nước đầu tiên được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa tại Quyết định số 1289/QĐ-TTg
ngày 26/9/2007. Đến tháng 12/2007, Vietcombank đã chính thức tiến hành đấu giá
công khai cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoáng Tp. Hồ Chí Minh. Tiếp theo là
NHTM Công thương Việt Nam (Vietinbank – CTG), ngân hàng phát triển nhà đồng
bằng sông Cửu Long (MHB) và Ngân hàng đầu tư Việt Nam (BIDV). Việc cổ phần
hóa các NHTM 100% vốn nhà nước đã góp phần thúc đẩy đa dạng loại hình sở hữu
và cấu trúc sở hữu của NHTM đã có sự thay đổi đáng kể.
Tiếp theo đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 141/2006/NĐ-CP, Nghị định
số 10/2011/NĐ-CP, thông tư số 13/TT-NHNN, Quyết định 254/QĐ-TTg buộc các
NHTM phải gia tăng nhanh chóng vốn pháp định lên 3.000 tỷ và đáp ứng các chuẩn
mực an toàn quốc tế trong thời gian ngắn, điều này đã tạo nên làn sóng hợp nhất,
sáp nhập giữa NHTM và thu hút vốn đầu tư trong nước, ngoài nước. Mở đầu cho
làn sóng sáp nhập giữa NHTM là thương vụ sáp nhập của ba NHTM gồm ngân
hàng TMCP Đệ Nhất - ngân hàng TMCP Tín Nghĩa – ngân hàng TMCP Sài Gòn.
Sau đó số lượng ngân hàng mua bán sáp nhập tăng nhanh, đáng chú ý là tính đến
cuối năm 2017 có bốn NHTM nhà nước thực hiện cổ phần hóa là ngân hàng Công
thương, ngân hàng Ngoại thương, ngân hàng đầu tư và ngân hàng phát triển nhà
đồng bàng sông Cửu long sáp nhập vào ngân hàng đầu tư. Hiện nay, tỷ lệ vốn Nhà
nước còn lại trong các NHTM này là Vietinbank: 64,46%; Vietcombank: 77,11%;
BIDV: 95,28%. Riêng Ngân hàng Nông nghiệp (Agribank) chuẩn bị cổ phần hóa
trong năm 2019. Trong năm 2015 cũng hoàn tất việc sáp nhập giữa các NHTM cổ
phẩn khác như: ngân hàng TMCP Hàng hải (Maritime Bank) và ngân hàng TMCP
Phát triển Mê Kông (MDB); Ngân hàng TMCP Phương Nam (SouthernbBank) và
ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (Sacombank). Có ba ngân hàng TMCP hoạt
động yếu kém, không tự tái cấu trúc hay sáp nhập và rơi vào tình trạng âm vốn chủ
sở hữu. Để đảm bảo hệ thống NHTM hoạt động ổn định, tránh đổ vỡ hệ thống, đảm
bảo quyền lợi của người gởi tiền, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện mua cổ phần
37
bắt buộc với giá không đồng để thực hiện cơ cấu lại toàn diện, triệt để. NHTM này
là ngân hàng TMCP Đại dương (Oceanbank), ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu
(GPB), và ngân hàng TMCP xây dựng (CB). Như vậy qua làn sóng mua bán và sáp
nhập, số lượng ngân hàng TMCP đã giảm từ 37 đơn vị vào cuối năm 2010 còn 31
đơn vị vào cuối năm 2017.
Các thương vụ mua bán sáp nhập NHTM có sự tham gia của các nhà đầu tư
nước ngoài đã làm tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại NHTM Việt Nam. Một số
thương vụ mua bán, sáp nhập tiêu biểu được liệt kê tại bảng 4.1.
Bảng 4.1: Các thương vụ mua bán sáp nhập các NHTM từ năm 2010 đến
năm 2017
STT Thời gian Thương vụ
1 Tháng 4/2010
Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) chuyển
nhượng 15% cổ phần cho Commonwealth Bank
of Australia (CBA)
2 Tháng 3/2011
Vietinbank bán 10% cổ phần cho công ty tài
chính Quốc tế (IFC)
3 Tháng 12/2011
Hợp nhất ngân hàng TMCP Tín Nghĩa, ngân
hàng TMCP Đệ Nhất và NHTM Sài Gòn
4 2011 Mizuho mua 15% cổ phần VCB
5 Tháng 12/2012
Vietinbank bán 20% cổ phần cho MUFGbank,
Ltd
6 2013
Ngân hàng TMCP phát triển nhà thánh phố Hồ
Chí Minh (HDB) sáp nhập với ngân hàng TMCP
Đại Á
7 2013
HDB mua lại 100% vốn của công ty tài chính
Việt Societe Generale (Pháp)
8 Tháng 9/2013
Công ty tài chính cổ phần dầu khí Viêt Nam và
ngân hàng Phương Tây sáp nhập thành
38
STT Thời gian Thương vụ
PVcombank
9 Tháng 01/2014
Navibank chuyển thành ngân hàng hàng quốc
dân (NCB)
10 Tháng 6/2014
VPcombank mua lại công ty tài chính than
khoáng sản Việt Nam
11 Tháng 3/2015
HDB chuyển nhượng 49% cổ phần HDFinance
cho tập đoàn tài chính Credit Saigon
12 Tháng 5/2015 Sáp nhập MHB vào BIDV
13 Tháng 5/2015
Sáp nhập ngân hàng TMCP dầu khí Petrolimex
(PGBank) vào Vietinbank
14 Tháng 8/2015
Ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông sáp nhập
vào Maritime Bank
15 Tháng 10/2015
Ngân hàng TMCP Phương Nam sáp nhập vào
ngân hàng TMCP sài Gòn thương tín
Nguồn: tác giả thu thập, tổng hợp trên các báo mạng
Như vậy, từ năm 2007 đến nay, trải qua các thay đổi về môi trường kinh
doanh như hội nhập quốc tế, khung Pháp lý, yêu cầu về các chuẩn mực an toàn,
khủng hoảng kinh tế, NHTM Việt Nam đã có phát triển về quy mô, đa dạng về hình
thức sở hữu, trình độ quản lý được nâng lên để thích ứng môi trường kinh doanh và
hoạt động kinh doanh an toàn hơn. Đặc biệt là việc thực hiện các chủ trương của
Nhà nước về cổ phần hóa và tái cấu trúc hệ thống NHTM đã làm thay đổi rất lớn về
cấu trúc sở hữu của NHTM Việt Nam. Sở hữu tư nhân và sở hữu nước ngoài được
nâng lên đáng kể, bên cạnh đó là tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại các NHTM giảm xuống.
Trong bài luận văn này, tác giả thu thập dữ liệu của 30 NHTM Việt Nam giai
đoạn 2002 - 2017 để tiến hành nghiên cứu định lượng. Bảng 4.2 và biểu đồ 4.1 dưới
đây mô tả sự biến động về cấu trúc sở hữu của 30 NHTM Việt Nam thuộc phạm vi
nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 2002 – 2007.
39
Bảng 4.2: Cấu trúc sở hữu của 30 NHTM được chọn nghiên cứu (phụ lục
1) từ năm 2002 đến 2017
Năm
Vốn chủ sở hữu
Tổng
(tỷ
đồng)
Sở hữu Nhà nước
Sở hữu Nước
ngoài
Sở hữu Thể nhân
Tổng
(tỷ
đồng)
Tỷ lệ
(%)
Tổng
(tỷ
đồng)
Tỷ lệ
(%)
Tổng
(tỷ
đồng)
Tỷ lệ
(%)
2002 20,806 15,983 76.82 1,322 6.36 1,392 6.69
2003 28,718 22,774 79.30 1,453 5.06 1,913 6.66
2004 26,707 18,755 70.23 1,610 6.03 3,261 12.21
2005 32,868 20,728 63.06 2,020 6.15 5,593 17.02
2006 58,374 34,696 59.44 3,379 5.79 12,364 21.18
2007 103,922 51,517 49.57 7,151 6.88 26,742 25.73
2008 131,896 56,364 42.73 11,548 8.76 36,905 27.98
2009 167,055 64,160 38.41 20,465 12.25 44,471 26.62
2010 221,800 88,407 39.86 25,405 11.45 55,715 25.12
2011 274,653 105,644 38.46 32,760 11.93 74,253 27.04
2012 315,091 124,206 39.42 40,947 13.00 83,836 26.61
2013 356,695 139,087 38.99 54,131 15.18 93,126 26.11
2014 374,970 144,436 38.52 61,458 16.39 94,011 25.07
2015 411,989 153,422 37.24 68,789 16.70 98,979 24.02
2016 448,651 167,395 37.31 76,087 16.96 110,849 24.71
2017 500,154 176,041 35.20 92,910 18.58 137,630 27.52
Nguồn: tác giả thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu từ nguồn Orbis, Bankscope,
báo cáo thường niên và bản cáo bạch của 30 NHTM chọn nghiên cứu (phụ lục 1)
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng
Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng

More Related Content

What's hot

Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...
Dịch vụ viết đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Harvard referencing 2011
Harvard referencing 2011Harvard referencing 2011
Harvard referencing 2011
coma-hovadak
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Luận Văn Thạc sĩ Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc
Luận Văn Thạc sĩ Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việcLuận Văn Thạc sĩ Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc
Luận Văn Thạc sĩ Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Vinaph...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Vinaph...Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Vinaph...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Vinaph...
nataliej4
 
Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...
Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...
Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...
Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng NgãiLuận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thiết kế và mô hình hóa mô phỏng động học robot Kuka
Đề tài: Thiết kế và mô hình hóa mô phỏng động học robot KukaĐề tài: Thiết kế và mô hình hóa mô phỏng động học robot Kuka
Đề tài: Thiết kế và mô hình hóa mô phỏng động học robot Kuka
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...
Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...
Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà ThépĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận án: Đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu tiếng Anh và tiếng ViệtLuận án: Đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu tiếng Anh và tiếng Việt
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài khảo sát hiện trạng môi trường nghĩa trang, HAY
Đề tài  khảo sát hiện trạng môi trường nghĩa trang, HAYĐề tài  khảo sát hiện trạng môi trường nghĩa trang, HAY
Đề tài khảo sát hiện trạng môi trường nghĩa trang, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Khóa luận Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉn...
Khóa luận Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉn...Khóa luận Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉn...
Khóa luận Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉn...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận án tiến sĩ phân tích thủy động lực học và thiết kế hệ thống điều khiển t...
Luận án tiến sĩ phân tích thủy động lực học và thiết kế hệ thống điều khiển t...Luận án tiến sĩ phân tích thủy động lực học và thiết kế hệ thống điều khiển t...
Luận án tiến sĩ phân tích thủy động lực học và thiết kế hệ thống điều khiển t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Âu Việt 0918755356
Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Âu Việt 0918755356Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Âu Việt 0918755356
Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Âu Việt 0918755356
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Đề tài: Hiện trạng môi trường nước sông Chanh Dương, Hải Phòng
Đề tài: Hiện trạng môi trường nước sông Chanh Dương, Hải PhòngĐề tài: Hiện trạng môi trường nước sông Chanh Dương, Hải Phòng
Đề tài: Hiện trạng môi trường nước sông Chanh Dương, Hải Phòng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...
 
Harvard referencing 2011
Harvard referencing 2011Harvard referencing 2011
Harvard referencing 2011
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ
 
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu nông nghiệp Công...
 
Luận Văn Thạc sĩ Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc
Luận Văn Thạc sĩ Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việcLuận Văn Thạc sĩ Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc
Luận Văn Thạc sĩ Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Vinaph...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Vinaph...Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Vinaph...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Vinaph...
 
Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...
Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...
Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng NgãiLuận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
 
Đề tài: Thiết kế và mô hình hóa mô phỏng động học robot Kuka
Đề tài: Thiết kế và mô hình hóa mô phỏng động học robot KukaĐề tài: Thiết kế và mô hình hóa mô phỏng động học robot Kuka
Đề tài: Thiết kế và mô hình hóa mô phỏng động học robot Kuka
 
Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...
Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...
Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...
 
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà ThépĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
 
Luận án: Đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu tiếng Anh và tiếng ViệtLuận án: Đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu tiếng Anh và tiếng Việt
 
Đề tài khảo sát hiện trạng môi trường nghĩa trang, HAY
Đề tài  khảo sát hiện trạng môi trường nghĩa trang, HAYĐề tài  khảo sát hiện trạng môi trường nghĩa trang, HAY
Đề tài khảo sát hiện trạng môi trường nghĩa trang, HAY
 
Khóa luận Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉn...
Khóa luận Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉn...Khóa luận Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉn...
Khóa luận Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉn...
 
Luận án tiến sĩ phân tích thủy động lực học và thiết kế hệ thống điều khiển t...
Luận án tiến sĩ phân tích thủy động lực học và thiết kế hệ thống điều khiển t...Luận án tiến sĩ phân tích thủy động lực học và thiết kế hệ thống điều khiển t...
Luận án tiến sĩ phân tích thủy động lực học và thiết kế hệ thống điều khiển t...
 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...
 
Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Âu Việt 0918755356
Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Âu Việt 0918755356Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Âu Việt 0918755356
Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Âu Việt 0918755356
 
Đề tài: Hiện trạng môi trường nước sông Chanh Dương, Hải Phòng
Đề tài: Hiện trạng môi trường nước sông Chanh Dương, Hải PhòngĐề tài: Hiện trạng môi trường nước sông Chanh Dương, Hải Phòng
Đề tài: Hiện trạng môi trường nước sông Chanh Dương, Hải Phòng
 

Similar to Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng

Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ
nataliej4
 
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mạiđáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
NOT
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
NOT
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mạiđáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và đầu tư thương mại, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và đầu tư thương mại,  ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và đầu tư thương mại,  ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và đầu tư thương mại, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
Thu Vien Luan Van
 
Luận Văn Tác Động Của Lạm Phát Đến Hoạt Động Đầu Tư Cổ Phiếu
Luận Văn Tác Động Của Lạm Phát Đến Hoạt Động Đầu Tư Cổ PhiếuLuận Văn Tác Động Của Lạm Phát Đến Hoạt Động Đầu Tư Cổ Phiếu
Luận Văn Tác Động Của Lạm Phát Đến Hoạt Động Đầu Tư Cổ Phiếu
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Tnhh Tập Đoàn Evd
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Tnhh Tập Đoàn EvdPhân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Tnhh Tập Đoàn Evd
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Tnhh Tập Đoàn Evd
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
luanvantrust
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.docLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Ảnh Hưởng Của Độ Bất Ổn Trong Các Yếu Tố Vĩ Mô Của Nền Kinh Tế Đến Quyết Định...
Ảnh Hưởng Của Độ Bất Ổn Trong Các Yếu Tố Vĩ Mô Của Nền Kinh Tế Đến Quyết Định...Ảnh Hưởng Của Độ Bất Ổn Trong Các Yếu Tố Vĩ Mô Của Nền Kinh Tế Đến Quyết Định...
Ảnh Hưởng Của Độ Bất Ổn Trong Các Yếu Tố Vĩ Mô Của Nền Kinh Tế Đến Quyết Định...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Thông Tin Của Báo Cáo Bộ Phận
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Thông Tin Của Báo Cáo Bộ PhậnLuận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Thông Tin Của Báo Cáo Bộ Phận
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Thông Tin Của Báo Cáo Bộ Phận
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
đáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng long
đáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng longđáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng long
đáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng long
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
NOT
 

Similar to Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng (20)

Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
 
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ
Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển ngành viễn thông thành phố Cần Thơ
 
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mạiđáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương m...
 
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mạiđáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
đáNh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị thương mại
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và đầu tư thương mại, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và đầu tư thương mại,  ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và đầu tư thương mại,  ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và đầu tư thương mại, ĐIỂM 8
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
 
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
 
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây d...
 
Luận Văn Tác Động Của Lạm Phát Đến Hoạt Động Đầu Tư Cổ Phiếu
Luận Văn Tác Động Của Lạm Phát Đến Hoạt Động Đầu Tư Cổ PhiếuLuận Văn Tác Động Của Lạm Phát Đến Hoạt Động Đầu Tư Cổ Phiếu
Luận Văn Tác Động Của Lạm Phát Đến Hoạt Động Đầu Tư Cổ Phiếu
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
 
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Tnhh Tập Đoàn Evd
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Tnhh Tập Đoàn EvdPhân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Tnhh Tập Đoàn Evd
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Tnhh Tập Đoàn Evd
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.docLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
 
Ảnh Hưởng Của Độ Bất Ổn Trong Các Yếu Tố Vĩ Mô Của Nền Kinh Tế Đến Quyết Định...
Ảnh Hưởng Của Độ Bất Ổn Trong Các Yếu Tố Vĩ Mô Của Nền Kinh Tế Đến Quyết Định...Ảnh Hưởng Của Độ Bất Ổn Trong Các Yếu Tố Vĩ Mô Của Nền Kinh Tế Đến Quyết Định...
Ảnh Hưởng Của Độ Bất Ổn Trong Các Yếu Tố Vĩ Mô Của Nền Kinh Tế Đến Quyết Định...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Thông Tin Của Báo Cáo Bộ Phận
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Thông Tin Của Báo Cáo Bộ PhậnLuận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Thông Tin Của Báo Cáo Bộ Phận
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Thông Tin Của Báo Cáo Bộ Phận
 
đáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng long
đáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng longđáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng long
đáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng long
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 

Recently uploaded

Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
duyanh05052004
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
Luận Văn Uy Tín
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docxLUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
Luận Văn Uy Tín
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docxTai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
NhNguynTQunh
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
linhlevietdav
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VNKhí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
ThaiTrinh16
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
HiYnThTh
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
huynhanhthu082007
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
gorse871
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
thanhluan21
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
nnguyenthao204
 

Recently uploaded (20)

Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docxLUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docxTai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VNKhí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
 
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
 

Luận Văn Cấu Trúc Sở Hữu Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUANG TUÂN CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUANG TUÂN CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Ngân hàng) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THANH PHONG
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Quang Tuân, học viên cao học khóa 26, chuyên ngành ngân hàng, Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan luận văn “Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thanh Phong. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 02 năm 2019 Người thực hiện luận văn Nguyễn Quang Tuân
  • 4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Tóm tắt - Abstract CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI....................................... 1 1.1. Lý do và tính cấp thiết thực hiện đề tài ..............................................................1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .........................................................................2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................2 1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát........................................................................2 1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................2 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................4 1.3.2.1. Phạm vi không gian ......................................................................4 1.3.2.2. Phạm vi thời gian..........................................................................4 1.4. Ý nghĩa của đề tài...............................................................................................4
  • 5. 1.5. Kết cấu dự kiến của đề tài ..................................................................................5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM.......... 6 2.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM ......................................................6 2.1.1. Hoạt động kinh doanh ...........................................................................6 2.1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM .........................................7 2.1.2.1. Khái niệm .....................................................................................7 2.1.2.2. Tiêu chí đánh giá ..........................................................................8 2.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM ........................................................................................14 2.2. Cấu trúc sở hữu của NHTM .............................................................................18 2.2.1. Khái niệm sở hữu ................................................................................18 2.2.2. Khái niệm cấu trúc sở hữu...................................................................19 2.2.3. Các loại hình sở hữu............................................................................19 2.2.3.1. Sở hữu Nhà nước........................................................................20 2.2.3.2. Sở hữu thể nhân ..........................................................................20 2.2.3.3. Sở hữu nước ngoài......................................................................20 2.3. Mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh...............20 2.3.1. Sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động kinh doanh ..........................21 2.3.2. Sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động kinh doanh .......................24 2.3.3. Sở hữu thể nhân và hiệu quả hoạt động kinh doanh............................25 2.4. Bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM....................................................................25
  • 6. 2.4.1. Sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.......26 2.4.2. Sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM....27 2.4.3. Sở hữu tư nhân và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM..........30 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU................................................................................31 3.1. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................31 3.1.1. Phương pháp định tính ........................................................................31 3.1.2. Phương pháp định lượng .....................................................................31 3.2. Mô hình nghiên cứu..........................................................................................31 3.3. Quy trình thực hiện...........................................................................................33 3.4. Dữ liệu nghiên cứu ...........................................................................................34 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 35 4.1. Kết quả nghiên cứu định tính ...........................................................................35 4.1.1. Cấu trúc sở hữu ...................................................................................35 4.1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh...........................................................40 4.1.3. Đánh giá về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh.........43 4.1.4. Phân tích thống kê mô tả.....................................................................44 4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng ........................................................................44 4.2.1. Kiểm định đa cộng tuyến.....................................................................44 4.2.2. Kết quả hồi quy sơ bộ và kết quả kiểm định .......................................46 4.2.3. Kết quả hồi quy và khắc phục vi phạm giả thuyết thống kê ...............47 4.2.4. Tổng hợp kết quả hồi quy....................................................................48
  • 7. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH............ 52 5.1. Kết luận ............................................................................................................52 5.2. Hàm ý chính sách .............................................................................................53 5.2.1. Tăng tỷ lệ sở hữu cho các nhà đầu tư nước ngoài tại các NHTM Việt Nam .....................................................................................................53 5.2.2. Giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước tại các NHTM nhà nước ........................54 5.2.3. Cần có lộ trình phù hợp trong việc mở rộng sở hữu nước ngoài tại NHTM Việt Nam.................................................................................55 5.2.4. Tăng cường Pháp chế ..........................................................................56 5.2.5. Chủ động áp dụng chuẩn mực Basel II ...............................................57 5.2.6. Nâng cao trình độ quản lý, công nghệ và chất lượng sản phẩm dịch vụ .............................................................................................................57 5.2.7. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các NHTM.....................58 5.3. Hạn chế của đề tài.............................................................................................58 5.4. Kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................59 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  • 8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Việt Tên đầy đủ tiếng Anh DEA Mô hình phân tích hiệu quả dựa trên đường bao số liệu Data Envelopment Alnalysis FEM Mô hình hồi quy tác động cố định Fix Effects Model FOE Tỷ lệ sở hữu nước ngoài Foreign On Equity GDP Chỉ số tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội Gross Domectic Product GLS Phương pháp ước lượng bình phương tổng quát nhỏ nhất Generalized Least Squares GOE Tỷ lệ sở hữu nhà nước Government On Equity INF Chỉ số lạm phát Inflate IOE Tỷ lệ sở hữu thể nhân Individual On Equity LOD Hiệu quả đầu tư vốn huy động Loan On Deposits LOE Khả năng hút vốn từ nền kinh tế Loan On Equity NHTM Ngân hàng thương mại Commercial bank OLS Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất Ordinary Least Squares Pooled Mô hình hồi quy dữ liệu gộp Pooled REM Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên Random Effects Model ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản Return On Assets ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Return On Equity TMCP Thương mại cổ phần Joint Stock Comercial TNHH Trách nhiệm hữu hạn Limited VIF Nhân tử phóng đại phương sai Variance Iflation Factor WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organiztion
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Số trang Bảng 3.1 Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu 32 Bảng 4.1 Các thương vụ mua bán sáp nhập các NHTM từ năm 2010 đến năm 2017 37 Bảng 4.2 Cấu trúc sở hữu của 30 NHTM được chọn nghiên cứu từ năm 2002 đến 2017 39 Bảng 4.3 Bảng thống kê hiệu quả hoạt động kinh doanh của 30 NHTM được chọn nghiên cứu từ năm 2002 đến 2017 41 Bảng 4.4 Kết quả thống kê mô tả mẫu 44 Bảng 4.5 Ma trận tương quan biến 45 Bảng 4.6 Tổng hợp nhân tử phóng đại (VIF) 45 Bảng 4.7 Kết quả hồi quy theo mô hình Pooled, REM, FEM và kết quả kiểm định lựa chọn mô hình, kiểm định phương sai thay đổi, kiểm định tự tương quan 46 Bảng 4.8 Kết quả hồi quy và khắc phục phương sai thay đổi, tự tương quan 47 Bảng 4.9 Tổng các kết quả thực hiện hồi quy, kiểm định 48
  • 10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Số trang Biểu đồ 4.1 Sự biến động các loại hình sở hữu của 30 NHTM được chọn nghiên cứu từ 2002 đến 2017 40 Biểu đồ 4.2 Sự biến động lợi nhuận sau thuế của 30 NHTM được chọn nghiên cứu từ 2002 đến 2017 42 Biểu đồ 4.3 Sự biến động tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của 30 NHTM được chọn nghiên cứu từ 2002 đến 2017 42 Biểu đồ 4.4 Sự biến động cấu trúc sở hữu và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của 30 NHTM được chọn nghiên cứu từ 2002 đến 2017 43
  • 11. TÓM TẮT ‘Tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả kinh doanh của NHTM Việt Nam” Việt Nam đang trong quá trình thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước và mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó nghiên cứu vầ cấu trúc sở hữu và hiệu quả kinh doanh của NHTM Việt Nam là vấn đề cấp thiết hiện nay. Các nghiên cứu trước đây chỉ nghiên cứu chung về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả kinh doanh của công ty Việt Nam. Đề tài này nghiên cứu cụ thể tác động của từng loại hình sở hữu đối với hiệu quả kinh doanh của NHTM Việt Nam. Thực hiện nghiên cứu, tác giả thu thập dữ liệu 30 NHTM Việt Nam từ năm 2002 đến 2017, và sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội để ước lượng tác động của từng loại hình sở hữu đến hiệu quả kinh doanh của NHTM Việt Nam. Kết quả ước lượng cho thấy sở hữu nhà nước có tương quan dương, sở hữu nước ngoài có tương quan âm, sở hữu thể nhân chưa tìm thấy có tương quan với hiệu quả kinh doanh của NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này làm cơ sở cho nhà nước và các nhà quản trị đưa ra các quyết định về cấu trúc sở hữu tối ưu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTM. Các nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng mẫu nghiên cứu, tìm sự tác động của sở hữu tư nhân đối với hiệu quả kinh doanh của NHTM Việt Nam. Từ khóa: Cấu trúc sở hữu, hiệu quả kinh doanh
  • 12. Abstract: ‘Impact of ownership structure on business performance of Vietnamese commercial banks” Vietnam is in the process of divesting from government-owned enterprises and opening its doors to foreign investors. Therefore, studying the ownership structure and business performance of Vietnam commercial banks is an urgent issue. Previous studies only focused on the impact of ownership structure on the business performance of Vietnamese companies. This topic specifically studies the impact of each type of ownership on business performance of Vietnamese commercial banks. Conducting research, the author collected data of 30 Vietnamese commercial banks from 2002 to 2017, and used multiple linear regression models to estimate the impact of each type of ownership on business performance of Vietnamese commercial banks. Estimated results show that government ownership is positively correlated, foreign ownership is negatively correlated, private ownership is not correlated with business performance of Vietnamese commercial banks. The results of this study provide the basis for the government and commercial bank managers to make decisions on optimal ownership structure to improve business efficiency of commercial banks. Further studies need to expand the research sample, find the impact of private ownership on business performance of Vietnamese commercial banks. Keywords: Ownership, business performance
  • 13. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Lý do và tính cấp thiết thực hiện đề tài Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đang là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm từ phía các nhà làm chính sách phát triển thị trường, từ các nhà đầu tư và từ cả phía NHTM. Khi thực hiện tái cơ cấu, một vấn đề nổi trội đặc biệt được chú ý là cơ cấu sở hữu trong NHTM hiện nay. Các lý thuyết, bằng chứng thực nghiệm trên thế giới cũng như thực tiễn tại Việt Nam đã cho thấy tầm quan trọng của cấu trúc sở hữu đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM tại Việt Nam có ý nghĩa thực tiễn lớn lao vì ba nguyên nhân: Một là, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế dựa vào hệ thống ngân hàng thay vì dựa vào thị trường, do đó hệ thống ngân hàng chiếm vai trò chi phối đối với việc phân bổ nguồn vốn cho nền kinh tế. Hai là, một đặc thù nổi trội của nền kinh tế Việt Nam là vai trò chủ đạo của sở hữu nhà nước trong nhiều lĩnh vực, kể cả ngân hàng. Ba là, xu thế mở cửa hội nhập với thế giới là tất yếu, Việt Nam cũng phải mở cửa ngành ngân hàng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài bao nhiêu là tối ưu cho ngành ngân hàng Việt Nam. Do đó, nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu nói chung và tác động của các loại hình sở hữu nói riêng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM sẽ giúp đưa ra các hàm ý chính sách về việc giới hạn hay khuyến khích các hình thức sở hữu khác nhau với mục tiêu là điều chỉnh cấu trúc sở hữu của NHTM hướng tới cấu trúc sở hữu tối ưu, gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, qua đó giúp phát triển thị trường tài chính cũng như nền kinh tế. Bên cạnh đó, tuy đã có rất nhiều nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty ở Việt Nam nhưng các nghiên cứu này chủ yếu xem xét
  • 14. 2 trường hợp các công ty phi tài chính trong khi rất ít các nghiên cứu khai thác vấn đề này ở khía cạnh hệ thống NHTM. Do đó, nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam là vấn đề cấp thiết hiện nay. Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp thêm vào kho tàng học thuật bằng chứng thực nghiệm về vấn đề này ở Việt Nam với những đặc thù riêng, từ đó giúp mở rộng thêm hiểu biết về vai trò của cấu trúc sở hữu của NHTM Việt Nam và đưa ra các hàm ý hữu dụng về mặt chính sách. Kết quả đến từ nghiên cứu này có ý nghĩa trên cả khía cạnh học thuật và thực tiễn. Ở khía cạnh học thuật, đề tài đóng góp bằng chứng thực nghiệm về vai trò của các loại hình sở hữu đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam. Ngoài ra, đối với khía cạnh thực tiễn, các kết quả từ đề tài giúp đưa ra các cơ sở cho các hàm ý về mặt chính sách liên quan đến cấu trúc sở hữu của NHTM nhằm phát triển bền vững hệ thống tài chính, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với những lý do và tính cấp thiết nêu trên, tôi chọn thực hiện đề tài “Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam” 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu để đưa ra các gợi ý chính sách, giải pháp về cấu trúc sở hữu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam. 1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.
  • 15. 3 - Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. - Phân tích thực trạng cấu trúc sở hữu của NHTM Việt Nam. - Đánh giá thực trạng về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam. - Phân tích tác động của từng loại hình sở hữu đến hiệu quả kinh doanh của NHTM Việt Nam. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả thông qua tìm lời giải cho các câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi 1: Ngoài các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế và các yếu tố thuộc về nội tại NHTM thì cấu trúc sở hữu của NHTM có ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM hay không? Câu hỏi 2: Tình hình biến động về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua như thế nào? Câu hỏi 3: Nếu cấu trúc sở hữu có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam thì tác động của từng loại hình sở hữu (sở hữu Nhà nước, sở hữu nước ngoài, sở hữu thể nhân) đến hiệu quả hoạt động kinh doanh như thế nào? Câu hỏi 4: Cần có giải pháp gì để kiểm soát cấu trúc sở hữu, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của NHTM Việt Nam? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cấu trúc sở hữu, hiệu quả hoạt động kinh doanh và tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM tại Việt Nam. Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ nghiên cứu hiệu quả
  • 16. 4 hoạt động kinh doanh dưới góc độ hiệu quả sử dụng tài sản và có thể dễ dàng so sánh được giữa các NHTM với nhau. Theo đó tác giả chọn hiệu quả kinh doanh cụ thể trong đề tài nghiên cứu này là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA). 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1. Phạm vi không gian Đề tài này sử dụng dữ liệu của 30 NHTM tại Việt Nam. Các NHTM này đảm bảo yêu cầu hoạt động trong thời gian nghiên cứu và đảm bảo đại diện của NHTM Việt Nam cho đến thời điểm nghiên cứu. Danh sách NHTM được chọn thu thập dữ liệu nghiên cứu tại Phụ lục 1. 1.3.2.2. Phạm vi thời gian Dữ liệu nghiên cứu được tác giả tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy như Bankscope; Orbis; Báo cáo thường niên; Bản cáo bạch và dữ liệu thống kê vĩ mô của Tổng cục thống kê giai đoạn từ năm 2002 đến 2017 (16 năm). Dữ liệu này bao gồm cả thời kỳ NHTM Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng tài chính thế giới (2008/2009). Từ khi bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, Chính phủ Việt Nam và nhà quản trị đã có nhiều điều chỉnh về chính sách, quản lý và điều hành hoạt động của NHTM Việt Nam nhằm khắc phục các yếu kém còn tồn tại, trong đó đặc biệt là vấn đề cấu trúc sở hữu. Phạm vi thời gian này đảm bảo tin cậy để làm cơ sở phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam. 1.4. Ý nghĩa của đề tài Nghiên cứu về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam là một vấn đề mang tính cấp thiết. Kết quả đến từ nghiên cứu này có ý nghĩa trên cả hai khía cạnh học thuật và thực tiễn. Về học thuật, đề tài cung cấp một bằng chứng thực nhiệm về tác động của cấu
  • 17. 5 trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam. Từ đó củng cố các trường phái lý thuyết và các quan điểm về vai trò của cấu trúc sở hữu đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Về thực tiễn, đề tài cung cấp cung cấp cái nhìn cụ thể về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam. Các kết quả từ đề tài làm cơ sở tham khảo cho các nhà làm chính sách cũng như các nhà quản trị đưa ra các chính sách và các quyết định tốt để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam. 1.5. Kết cấu dự kiến của đề tài Chương 1: Giới thiệu đề tài Chương 2: Tổng quan về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách Kết luận chương 1 Qua chương 1, tác giả đã giới thiệu khái quát về nội dung nghiên cứu của đề tài này. Đặc biệt là 4 câu hỏi nghiên cứu đặt ra cho đề tài. Sau đây tác giả sẽ thực hiện đề tài bằng việc thông qua tìm lời giải cho các câu hỏi nghiên cứu trong các chương tiếp theo.
  • 18. 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM 2.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM 2.1.1. Hoạt động kinh doanh Như ta đã biết, sự ra đời và phát triển của NHTM gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường trong thời đại toàn cầu hóa, NHTM đã biến đổi nhanh chóng từ những tổ chức kinh doanh giản đơn, sơ khai ban đầu nay thành những NHTM hiện đại, những tập đoàn tài chính khổng lồ, đa quốc gia. Có nhiều định nghĩa khác nhau về NHTM, tuy nhiên về mặt tổng quan thì NHTM là một tổ chức tài chính trung gian, làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư trong nền kinh tế. Nói cách khác thì NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, huy động vốn từ các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế, sau đó thực hiện cho vay hoặc đầu tư vào các tài sản có khả năng sinh lời khác, đồng thời thực hiện cung cấp nhiều dịch vụ tài chính, tín dụng, thanh toán cho các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Từ định nghĩa trên, có thể thấy NHTM là một tổ chức tài chính đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Vai trò của NHTM này có thể tóm lược trên các khía cạnh sau: Vai trò là trung gian tài chính, NHTM thực hiện chức năng chuyển các khoản tiết kiệm thành các khoản tín dụng cho các cá nhân và tổ chức kinh doanh thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Đồng thời, NHTM là một trong những thành viên quan trọng nhất trên thị trường trái phiếu do chính quyền phát hành để tạo nguồn đầu tư cho các dự án công cộng. Vai trò thanh toán, NHTM thực hiện việc thanh toán tiền cho các bên mua bán hàng hóa và dịch vụ qua việc phát hành và thanh toán séc, cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử...
  • 19. 7 Vai trò người bảo lãnh, NHTM phát hành chứng thư cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính, thanh toán cho các bên tham gia hợp đồng kinh doanh. Vai trò đại lý, NHTM thực hiện chức năng quản lý và bảo lãnh phát hành hoặc mua lại chứng khoán cho các đối tác. Cuối cùng là vai trò thực thi chính sách của nhà nước, NHTM là một kênh quan trọng để thực thi chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác của nhà nước nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện các mục tiêu cộng đồng. 2.1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM 2.1.2.1. Khái niệm Hiệu quả là một thuật ngữ được dùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Mỗi lĩnh vực khác nhau, khi xem xét ở các góc độ khác nhau, mục tiêu nghiên cứu khác nhau sẽ có các khái niệm về hiệu quả khác nhau. Chẳng hạn trong lĩnh vực kinh tế, hiệu quả thường được nhìn nhận như là lợi nhuận thu được; Trong lĩnh vực lĩnh vực kỹ thuật hiệu quả thường gắn với khả năng tạo ra sản phẩm và mức hao tổn các yếu tố đầu vào; Còn trong lĩnh vực xã hội, hiệu quả là các chỉ số về phát triển con người và xã hội, thường được nhìn nhận là tỷ lệ thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, tỷ lệ biết chữ, công bằng xã hội… Trong giới hạn và mục tiêu nghiên cứu, đề tài này chỉ xem xét các quan điểm về hiệu quả ở góc độ kinh tế. Theo Ngân hàng trung ương châu Âu (European Central Bank), hiệu quả là “khả năng tạo ra lợi nhuận bền vững, lợi nhuận thu được trước tiên được dùng để dự phòng cho các khoản lỗ bất ngờ và tăng cường vị thế vốn, cải thiện lợi nhuận thu được trong tương lai thông qua đầu tư và các khoản lợi nhuận giữ lại”. Theo Draft (2008) thì hiệu quả hoạt động kinh doanh là sự chuyển đổi các yếu tố đầu vào có tính chất khan hiếm thành lợi nhuận cao hơn hoặc giảm thiểu chi phí so với các đối thủ cạnh tranh. Theo Farrell (1957) thì hiệu quả thể hiện qua mối tương quan giữa các biến số
  • 20. 8 đầu ra so với các biến số đầu vào sử dụng để tạo ra nó. Theo tự điển “Toán kinh tế, thống kê, kinh tế lượng Anh – Việt” của Nguyễn Khắc Minh, hiệu quả kinh tế là “mối tương quan giữa các yếu tố đầu vào khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ”, “khái niệm hiệu quả dùng để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân phối tốt như thế nào”. Nhìn chung, có nhiều quan điểm về hiệu quả khác nhau, nhưng chung quy lại hiệu quả hoạt động kinh doanh là mức độ thành công mà các nhà đầu tư thu được trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo các yếu tố đầu ra, đáp ứng mục tiêu đã định trước. Theo đó, xét ở góc độ kinh tế, hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM là lợi nhuận thu được tương ứng với tiền vốn đã bỏ ra đầu tư. 2.1.2.2. Tiêu chí đánh giá Do có nhiều quan điểm về hiệu quả nên cũng có nhiều phương pháp đánh giá hiệu quả khác nhau. Hiện nay trên thế giới có hai phương pháp chủ yếu thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM là phương pháp dựa vào các chỉ tiêu tài chính và phương pháp dựa vào mô hình. Xuất phát từ mô hình nghiên cứu, luận văn này chú trọng xem xét phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM dựa vào các chỉ tiêu tài chính.  Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh dựa vào các chỉ tiêu tài chính Theo Trần Văn Thơ và cộng sự (2007), các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh dựa vào chỉ tiêu tài chính có thể chia làm hai nhóm, đó là hiệu quả kinh doanh tương đối và hiệu quả kinh doanh tuyệt đối:  Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tương đối có thể được thể hiện dưới dạng tĩnh hoặc dưới dạng động.
  • 21. 9 Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán Lợi nhuận hoạt động = Tổng lợi nhuận gộp – Tổng chi phí hoạt động Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận hoạt động – Thuế - Lãi  Chỉ tiêu hiệu quả tương đối dạng tĩnh được xác định theo công thức: Hiệu quả hoạt động kinh doanh = Kết quả kinh doanh Chi phí bỏ ra để đạt được kết quả Hoặc Hiệu quả hoạt động kinh doanh = Chi phí bỏ ra để đạt được kết quả Kết quả kinh doanh  Chỉ tiêu hiệu quả tương đối dạng động được xác định theo công thức: Hiệu quả hoạt động kinh doanh = Mức tăng kết quả kinh doanh Mức tăng chi phí Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tương đối thuận lợi cho việc so sánh theo thời kỳ và quy mô khác nhau như cho phép so sánh hiệu quả kinh doanh giữa NHTM có quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu khác nhau, hay so sánh các chúng trong các khoảng thời gian khác nhau của cùng một NHTM.  Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tuyệt đối của NHTM được xác định theo công thức tổng quát sau: Hiệu quả hoạt động kinh doanh = Kết quả kinh doanh - Chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó
  • 22. 10 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tuyệt đối dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM theo cả chiều sâu và chiều rộng. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tuyệt đối thường được sử dụng là lợi nhuận gộp, lợi nhuận hoạt động và lợi nhuận ròng. Tuy nhiên, nó lại không dùng để thực hiện so sánh giữa các NHTM có quy mô vốn, tài sản khác nhau được. Ví dụ, các NHTM có tổng tài sản, vốn chủ sở hữu lớn thì lợi nhuận lớn hơn các NHTM có tổng tài sản và vốn chủ sở hữu nhỏ hơn. Dựa vào điều này, chúng ta không thể cho rằng các NHTM có tổng tài sản và vồn chủ sở hữu lớn hơn có hiệu quả hoạt động kinh doanh cao hơn các NHTM có tổng tài sản, vốn chủ sở hữu nhỏ hơn được. Như vậy, các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tuyệt đối không phản ánh khả năng sử dụng tiết kiệm hay lãng phí các yếu tố đầu vào. Tóm lại, cũng như quan điểm về hiệu quả, tiêu chí đánh giá hiệu quả cũng rất đa dạng và tùy thuộc vào các góc nhìn, yêu cầu, mục tiêu nghiên cứu khác nhau. Trong bài luận này, tác giả sử dụng số liệu của nhiều NHTM có quy mô và đặc điểm khác nhau để phân tích. Do đó, để các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh có thể so sánh được giữa các NHTM, bài luận chỉ sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ở nhóm tương đối. Phần dưới đây sẽ trình bày chi tiết về một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh phổ biến thuộc nhóm tương đối dạng tĩnh, thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM. Đồng thời, các chỉ tiêu này cũng là các thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ được sử dụng trong bài luận này.  Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời thuộc nhóm tương đối dạng tĩnh Các chỉ tiêu này đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng một đơn vị vốn kinh doanh. Trên thế giới thường sử dụng các chỉ tiêu sau: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn chủ sở hữu, tỷ suất thu nhập từ lãi trên tổng tài
  • 23. 11 sản, tỷ suất thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản, tỷ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Cách tính toán các chỉ tiêu này được trình bày cụ thể dưới đây. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) Lợi nhuận sau thuế = Tổng tài sản Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA – Return On Assetes) là chỉ tiêu quan trọng được dùng rộng rãi để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. ROA biểu hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của nhà quản trị khi dùng một đơn vị giá trị tài sản. Nó phản ánh năng lực của nhà quản trị NHTM trong việc sử dụng tài sản chuyển thành lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) Lợi nhuận sau thuế = Vốn chủ sở hữu Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return On Equity) là một chỉ tiêu quan trọng khác đánh giá khả năng thu được lợi nhuận cho cổ đông của NHTM. Nó biểu hiện lợi tức mà cổ đông thu được trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư vào NHTM. ROE cũng được dùng rộng rãi trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng tài sản = Tổng thu nhập lãi – Tổng chi phí lãi Tổng tài sản (hay vốn huy động) Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản = Tổng thu nhập ngoài lãi – Tổng chi phí ngoài lãi Tổng tài sản Thu nhập sau thuế trên mỗi cổ phiếu = Lợi nhuận sau thuế Tổng số cổ phiếu thường hiện hành
  • 24. 12 Tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng tài sản biểu hiện khả năng của nhà quản trị NHTM trong việc tạo ra lợi nhuận từ lãi khi khi sử dụng một đơn vị giá trị tài sản huy động được (hay vốn huy động). Còn và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản phản ánh năng lực của nhà quản trị NHTM trong việc tạo ra lợi nhuận ngoài lãi (thu phí dịch vụ) khi sử dụng một đơn vị giá tri tài sản. Thu nhập sau thuế trên mỗi cổ phiếu phản ánh lợi nhuận mà cổ đông thu được khi đầu tư một cổ phiếu tại NHTM. Ngoài ra, trong phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, các nhà quản trị NHTM còn phân tích mối quan hệ giữa chỉ số tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu. Một NHTM có thể có tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản thấp nhưng vẫn có thể đạt được tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cao bằng việc sử dụng đòn bẩy tài chính lớn.  Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quản quản lý thuộc nhóm tương đối Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các nhà quản trị NHTM thường nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, úng dụng công nghệ để tăng năng suất lao động. Do đó hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM còn được phản ánh bởi các chỉ tiêu sau: Hiệu quả đầu tư của vốn huy động (LOD) = Tổng dư nợ Vốn huy động Chỉ tiêu LOD phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của nhà quản lý NHTM. Khả năng hút vốn từ nền kinh tế (LOE) = Tổng dư nợ Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu LOE phản ánh khả năng hút vốn từ nền kinh tế cũng như khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu của nhà quản lý NHTM.
  • 25. 13 Khả năng bù đắp chi phí = Tổng chi cho hoạt động Tổng thu nhập từ hoạt động Hiệu quả sử dụng nhân lực = Tổng thu nhập từ hoạt động Tổng nhân viên Hiệu quả sử dụng tài sản = Tổng thu nhập từ hoạt động Tổng tài sản Như vậy, để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và đem lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh cho mình, các nhà quản trị NHTM cần chú ý phân tích tổng họp và kiểm soát hợp lý các chỉ tiêu như: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng tài sản, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản, hiệu quả đầu tư của vốn huy động, hiệu quả đầu tư của vốn chủ sở hữu, khả năng bù đắp chi phí, hiệu quả sử dụng nhân lực, hiệu quả sử dụng tài sản. Để phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, trên thế giới hiện nay vẫn dùng phổ biến các chỉ tiêu tài chính vì chúng đơn giản và dễ hiểu trong phân tích. Tuy nhiên chính mức độ đơn giản của nó đã trở thành vấn đề khó khăn cho các nhà quản trị NHTM khi muốn nhìn tổng thể tình hình hoạt động kinh doanh của NHTM. Vì mỗi chỉ tiêu chỉ phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa hai biến số cụ thể mà không có chỉ số nào phản ánh tổng quát về tình hình hoạt động kinh doanh một NHTM. Chính vì vậy, khi phân tích tổng quát thực trạng một NHTM cần phải xem xét phân tích một loạt các chỉ tiêu để có cái nhìn toàn diện về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.  Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh dựa vào mô hình: Là việc phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM dựa
  • 26. 14 vào các mô hình được xây dựng trước. Mô hình thường được dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM hiện nay là DEA (Data Envelopment Alnalysis). DEA được xây dựng đầu tiên bởi Charnes et al (1978). Nghiên cứu này được kế thừa từ nghiên cứu của Farrell (1957). Theo đó, DEA phân tích hiệu quả dựa trên đường bao số liệu hay đường giới hạn hiệu quả tổng thể được xây dựng dựa trên các yếu tố đầu vào và đầu ra, từ đó xác định được mức độ đạt hiệu quả của từng NHTM so với NHTM khác và so với tổng thể. Đề tài chỉ phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh dựa trên các chỉ tiêu tài chính nên không nghiên cứu sâu thêm về phương pháp này. 2.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Hiệu quả hoạt động kinh doanh là mục tiêu của cổ đông và các nhà quản trị NHTM, nó quyết định định sự tồn tại phát triển hay phá sản đối với NHTM. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng chính là tăng cường đảm bảo các điều kiện cho NHTM hoạt động và phát triển. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, nhà quản trị NHTM cần phải xác định được các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM nhằm hạn chế được các tác động tiêu cực, phát huy các tác động tích cực. Theo Nguyễn Việt Hùng (2008), các nhân tố này có thể được chia làm hai nhóm: nhóm nhân tố bên ngoài và nhóm nhân tố bên trong, tùy theo điều kiện cụ thể của từng NHTM mà hai nhóm nhân tố này có những ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả hoạt động của chính các NHTM.  Nhóm yếu tố bên ngoài  Hệ thống pháp luật Hệ thống pháp luật chặt chẽ, minh bạch, đồng bộ, đầy đủ sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và ngược lại. Thực tiễn trên thế giới đã minh chứng được tầm quan
  • 27. 15 trọng của hệ thống pháp luật đối với sự vận hành của nền kinh tế thị trường. Nếu hệ thống pháp luật không đầy đủ, minh bạch, đồng bộ, chặt sẽ không kích thích và thậm chí là cản trở sự quá trình hoạt động kinh doanh, làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Việt Nam có nền kinh tế mới nổi, hệ thống luật còn chưa chặt chẽ, đầy đủ, đồng bộ là một trở ngại đối với hoạt động kinh doanh của NHTM.  Môi trường chính trị NHTM cũng là một tổ chức kinh doanh, do vậy những biến động của môi trường chính trị sẽ có tác động đến hoạt động kinh doanh của NHTM. Nếu môi trường chính trị tốt sẽ tác động tích cực đến đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, từ đó làm cho hoạt động kinh doanh của NHTM tốt hơn. Ngược lại, khi môi trường chính trị bất ổn sẽ gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của NHTM.  Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế được thể hiện một cách tổng quát nhất qua hai chỉ tiêu là tăng trưởng kinh tế (tăng trưởng GDP) và lạm phát (INF). Hai chỉ tiêu này có tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và của NHTM nói riêng. Khi kinh tế tăng trưởng (GDP tăng trưởng), ổn định, các nhà đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh làm cho cầu vay vốn tăng, tăng lãi suất, NHTM có điều kiện thuận lợi tăng trưởng tín dụng và giảm nợ xấu, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngược lại, khi kinh tế suy thoái, như nhu cầu vay vốn giảm, nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Lạm phát (INF) có liên quan mật thiết với lãi suất trên thị trường và có tác động đến việc tăng trưởng kinh tế. Khi lạm phát tăng, đầu tư sẽ được mở rộng, lãi suất sẽ tăng làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh tăng theo. Ngược lại, khi lạm phát giảm, sẽ làm cho hiệu quả kinh doanh giảm. Vì hai chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế (GDP) và lạm phát (INF) phản ánh rõ nét,
  • 28. 16 bao quát nhất môi trường kinh tế và có tác động lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh nên tác giả chọn làm hai biến soát vĩ mô trong mô hính nghiên cứu của đề tài này.  Nhóm yếu tố bên trong Các yếu tố bên trong là các yếu tố chủ quan của chính trong NHTM như trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực tài chính, cấu trúc sở hữu, năng lực điều hành…  Trình độ công nghệ Trình độ công nghệ phản ánh việc đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động kinh doanh của NHTM. Ngày nay, khoa học công nghệ được ứng dụng sâu rộng trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm dịch vụ. Các NHTM muốn đứng vững và phát triển thì không thể là ngoại lệ, đứng ngoài cu hướng tất yếu này. Việc đầu tư ứng dụng công nghệ mới sẽ giúp NHTM nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, nâng cao năng suất lao động để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh để đứng vững trên thị trường.  Chất lượng nguồn nhân lực Con người luôn đóng vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động xã hội nói chung và trong hoạt động kinh doanh của NHTM nói riêng. Chất lượng nguồn nhân lực quyết định đến hiệu quả kinh doanh và sự sống còn của NHTM. Nhu cầu của con người là vô hạn, yêu cầu của khách hàng không giới hạn nên đòi hỏi NHTM phải nâng cao chất lượng và tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới. Vì vậy NHTM phải không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tạo tiền đề nâng cao chất lượng và tạo ra sản phẩm dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Việc sử dụng nhân lực có đạo đức nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn sẽ giúp cho NHTM tạo lập được những khách hàng trung thành, ngăn ngừa được những rủi ro có thể xảy ra trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư, và đây cũng là nhân tố giúp NHTM giảm
  • 29. 17 thiểu được các chi phí hoạt động khi tăng năng suất lao động. Phát triển nguồn nhân lực luôn đi kèm với phát triển trình độ công nghệ.  Năng lực tài chính Năng lực tài chính của một NHTM thường được biểu hiện trước hết là nguồn vốn tự có, vì vốn tự có là biểu hiện sức mạnh tài chính của một NHTM. Tiềm lực vốn tự có tác động đến khả năng hoạt động kinh doanh của NHTM như: khả năng thu hút vốn từ nền kinh tế, khả năng cho vay, đầu tư tài chính cũng như đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao trình độ công nghệ, cuối cùng nó tạo điều kiện cho việc tăng thu, giảm chi phí, giảm rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTM.  Trình độ quản trị Trình độ quản trị là nhân tố đặc biệt quan trọng tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Trình độ quản trị biểu hiện trước tiên là cơ cấu bộ máy điều hành, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của đội ngũ quản lý, khả năng ứng phó với sự biến động của môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như bên trong NHTM. Trình độ quản trị có thể đánh giá bằng các chỉ tiêu khả năng tiết kiệm chi phí hoạt động, khả năng sử dụng các yếu tố đầu vào có sẵn để tạo ra lợi nhuận cao nhất. Có nhiều chỉ tiêu phản ánh trính độ quản trị của một NHTM nhưng theo tác giả hai chỉ tiêu khả năng hút vốn từ nền kinh tế (LOE) và hiệu quả đầu tư vốn huy động (LOD) là hai chỉ số phản ánh tương đối rõ nét nhất. Khả năng hút vốn từ nền kinh tế (LOE) biểu hiện số tiền dư nợ cho vay tương ứng với một đơn vị vốn chủ sở hữu. Nó phản ánh khả năng huy động nguồn vốn từ nền kinh tế để thực hiện kinh doanh. Hay nói cách khác đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sử dụng đòn bảy tài chính của nhà quản trị NHTM. Khi chỉ số này cao sẽ giúp cho NHTM thu lãi từ cho vay nhiều hơn nhưng đồng thời cũng làm gia tăng chi phí huy động vốn và chi phí rủi ro cao hơn. Điều này có khả năng làm tăng hoặc giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.
  • 30. 18 Hiệu quả đầu tư vốn huy động (LOD) biểu hiện số tiền dư nợ cho vay tương ứng với một đơn vị vốn huy động hay là tỷ lệ dư nợ cho vay và huy động vốn. LOD biểu hiện khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động. Khi LOD cao phản ánh NHTM có dư nợ cho vay cao ứng với nguồn vốn huy động thấp. Điều này sẽ dẫn đến việc NHTM thu được lãi cho vay cao ứng với chi phí huy động vốn thấp. Vì hai chỉ tiêu LOE và LOD phản ánh khá rõ nét khả năng của nhà quản trị trong NHTM nên tác giả chọn làm hai biến kiểm soát nội tại trong mô hình nghiên cứu của đề tài này.  Cấu trúc sở hữu Thông qua tỷ lệ nắm giữ cổ phần, các loại hình cổ đông (cổ đông nhà nước, cổ đông nước ngoài, cổ đông thể nhân) tác động đến nhân sự cũng như chất lượng đội ngũ quản trị điều hành NHTM theo nguyên tắc đối vốn. Từ đó tác động đến mọi mặt hoạt động và mục tiêu của NHTM. Điều này nhất định sẽ tác động đến hiệu quả kinh doanh của NHTM. 2.2. Cấu trúc sở hữu của NHTM 2.2.1. Khái niệm sở hữu Theo quan điểm của Mác xít khái niệm gốc của sở hữu là “Sự chiếm hữu”. Sở hữu luôn luôn gắn liền với vật dụng – đối tượng của sự chiếm hữu. Đồng thời sở hữu không chỉ đơn thuần là vật dụng, nó còn là quan hệ giữa con người với nhau về vật dụng. Đó là quyền sở hữu của một chủ thể (cá nhân hoặc tổ chức) đối với vật chiếm hữu được xã hội thừa nhận và bảo vệ. Theo Điều 158 Luật dân sự, “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật”. Như vậy trong bài luận này, sở hữu có thể được hiểu là việc cổ đông (tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước) nắm giữ phần cổ phần (vốn chủ sở hữu) tại NHTM được Pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Mỗi cổ đông có thể nắm giữ cổ phần tại một
  • 31. 19 hoặc nhiều NHTM và ngược lại một NHTM có thể có nhiều cổ đông nắm giữ cổ phần. Căn cứ vào đặc điểm, bài luận này phân chia cổ đông thành các loại sau: Cổ đông Nhà nước, cổ đông nước ngoài, cổ đông thể nhân, cổ đông Pháp nhân. Tương ứng với một loại hình cổ đông là một loại hình sở hữu, đó là: Sở hữu Nhà nước, Sở hữu nước ngoài, sở hữu thể nhân, sở hữu tổ chức. Thông qua tỷ lệ cổ phần nắm giữ được, các cổ đông tác động vào quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM theo nguyên tắc đối vốn. 2.2.2. Khái niệm cấu trúc sở hữu Theo Gursory & Aydogan (2002), cấu trúc sở hữu được thể hiện qua hai đặc tính là sở hữu tập trung và sở hữu hỗn hợp. Theo Pedersen & Thomsen (1999), quyền sở hữu tập trung là quyền sở hữu của nhà đầu tư nắm giữ được nhiều cổ phần nhất và gánh chịu, tác động đến các chi phí cho hoạt động giám sát và rủi ro. Theo Wen (2010), xem xét mức độ sở hữu tập trung tại NHTM tư nhân và nhà nước ở Trung Quốc là phần trăm sở hữu của những cổ đông lớn nhất. Theo Kiruri (2013), Wen (2010), Anstoniadis (2010), quyền sở hữu hỗn hợp là tỷ lệ phần trăm sở hữu cổ phần của những nhóm cổ đông có những đặc điểm khác nhau như sở hữu tư nhân, sở hữu nước ngoài, sở hữu nhà nước. Như vậy, cấu trúc sở hữu có thể hiểu là cơ cấu các loại cổ đông nắm giữ cổ phần trong NHTM. Nó phản ánh các loại cổ đông và tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của từng loại cổ đông trong cùng một NHTM. 2.2.3. Các loại hình sở hữu Trong bài luận văn này, tác giả dựa vào đặc điểm của cổ đông để chia thành các loại hình sở hữu sau: Sở hữu Nhà nước; Sở hữu thể nhân; Sở hữu Pháp nhân; Sở
  • 32. 20 hữu nước ngoài. Trong mỗi NHTM có thể tồn tại một đến bốn loại hình sở hữu này. 2.2.3.1. Sở hữu Nhà nước Loại hình sở hữu này có cổ đông là Nhà nước mà đại diện là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nắm giữ một phần hay toàn bộ cổ phần của NHTM trong nước. Dựa vào nguyên tắc đối vốn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam can thiệp vào quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM theo những mục tiêu của mình. Những mục tiêu này có thể là thực hiện các chính sách của nhà nước như xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ đầu tư, sản xuất, hỗ trợ thực thi chính sách tiền tệ, tăng thu cho ngân sách, lợi nhận… 2.2.3.2. Sở hữu thể nhân Là loại hình sở hữu có cổ đông là các cá nhân trong và ngoài nước, nắm giữ một phần hay toàn bộ cổ phần của NHTM. Thông qua tỷ lệ nắm giữ vốn chủ sở hữu, các cá nhân này can thiệp vào quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM theo nguyên tắc đối vốn, và thường theo đuổi mục tiêu lợi nhuận tương ứng với rủi ro tổn thất mà họ có thể chấp nhận được. 2.2.3.3. Sở hữu nước ngoài Sở hữu nước ngoài là loại hình có cổ đông là cá nhân, tổ chức ở nước ngoài nắm giữ một phần hay toàn bộ vốn chủ sở hữu của NHTM trong nước. Các cổ đông này cũng can thiệp vào quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM thông qua nguyên tắc đối vốn, và theo đuổi mục tiêu lợi nhuận tương ứng với rủi ro họ có thể chấp nhận được. 2.3. Mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh Trong doanh nghiệp nói chung và trong NHTM nói riêng, cấu trúc sở hữu quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành hoạt động kinh doanh. Từ đó
  • 33. 21 hình thành nên các chiến lược, mục tiêu phát triển kinh doanh của từng NHTM. Nó tác động đến mọi mặt hoạt động kinh doanh của NHTM và cuối cùng là ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Như vậy cấu trúc sở hữu sẽ tác động đến hiệu quả kinh doanh của NHTM. Trong chiều hướng ngược lại, khi NHTM có hiệu quả kinh doanh khác nhau sẽ thu hút các cổ đông khác nhau. Điều này tạo nên cấu trúc sở hữu khác nhau giữa các NHTM có hiệu quả kinh doanh khác nhau. Hay nói cách khác, hiệu quả kinh doanh tác động đến cấu trúc sở hữu của NHTM. Trong mục 2.3 này tác giả trình bày về tác động của các loại hình sở hữu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và của NHTM nói riêng. 2.3.1. Sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động kinh doanh Dựa trên quan điểm về mục tiêu của cổ đông, các NHTM có sở hữu nhà nước có nhiệm vụ cung cấp các nguồn vốn với chi phí thấp cho các bên có liên quan nhằm mục đích chính trị thay vì hiệu quả kinh doanh. Shleifer và Vishny (1997) chỉ ra rằng các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước nhìn bên ngoài có vẻ là thuộc sở hữu của toàn dân, song trong thực tế lại được vận hành bởi những người có quyền kiểm soát tập trung cao độ nhưng không có quyền đối với dòng tiền và chính điều này đã khiến cho NHTM có sở hữu nhà nước hoạt động không có tính hiệu quả cao. Cùng quan điểm này, Boycko cùng cộng sự (1996) cho rằng các doanh nghiệp này hoạt động thiếu hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp khác do chúng có thể phải phục vụ cho các mục tiêu chính trị. Thực tế là các mục tiêu chính trị có thể sẽ không đồng nhất với việc tối đa hóa lợi nhuận hay giá trị doanh nghiệp. Thêm vào đó, quan điểm quản lý liên quan đến các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước lại cho rằng các doanh nghiệp này thiếu hiệu quả vì không có cơ chế giám sát các nhà quản lý một cách chặt chẽ. Cụ thể là quan điểm này cho rằng các nhà quản lý của các công ty có sở hữu nhà nước chỉ điều hành chứ không sở hữu tài sản. Do đó, họ ít nỗ
  • 34. 22 lực hơn trong hoạt động quản lý và có xu hướng phân bổ nguồn lực cho các mục đích cá nhân. Kết hợp cùng với việc thiếu cơ chế giám sát các nhà quản lý, các nguyên nhân này dẫn đến việc các quản lý có xu hướng mạo hiểm hơn và hiệu quả doanh nghiệp cũng thấp hơn. Một quan điểm khác về vai trò của sở hữu nhà nước đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh được hình thành trên quan điểm về bất cân xứng thông tin, theo đó bất cân xứng thông tin có thể làm gia tăng chi phí đại diện, dẫn đến làm giảm hiệu quả của doanh nghiệp nói chung (Jensen & Meckling, 1976). Dựa trên lý thuyết về chi phí đại diện bắt nguồn từ bất cân xứng thông tin, các lập luận về vai trò của sở hữu nhà nước đối với hiệu quả của doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng đưa đến những dự đoán theo hai chiều hướng trái ngược nhau. Trước hết, chiều hướng lập luận đầu tiên ủng hộ vai trò tích cực của sở hữu nhà nước lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM dựa trên dự báo sở hữu nhà nước có thể làm giảm chi phí đại diện thông qua việc giảm thiểu bất cân xứng thông tin. Brealey và cộng sự (1977) và Perotti (1995) chỉ ra rằng phần sở hữu giữ lại của nhà nước trong quá trình niêm yết giúp hạn chế bất cân xứng thông tin. Lý do là vì sở hữu nhà nước vừa là sở hữu của một cổ đông bên trong, vừa là một bộ phận của hệ thống kiểm soát bên ngoài, dựa trên hệ thống khuôn khổ pháp luật và quy định. Hearn và Piesse (2013) cho rằng sở hữu dài hạn của nhà nước đưa ra tín hiệu về sự bảo vệ đối với cổ đông thiểu số, giảm sự không chắc về thông tin và hạn chế rủi ro lựa chọn đối nghịch. Điều này dẫn đến giảm chi phí đại diện, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, có lập luận cho rằng sở hữu nhà nước có thể gia tăng bất cân xứng thông tin và chi phí đại diện. Nếu xem nhà nước là cổ đông nội bộ thì có lập luận cho rằng cổ đông nội bộ sẽ biết nhiều thông tin hơn nhà đầu tư bên ngoài, dẫn đến gia tăng chi phí đại diện theo như Chiang và Venkatesh (1988). Nếu xem cổ đông nhà nước là cổ đông kiểm soát thì có thể xuất hiện tác động hai chiều của cổ đông kiểm soát lên vấn đề đại diện. Một mặt, cổ đông kiểm
  • 35. 23 soát có thể kiểm soát hoạt động quản lý tốt hơn, đồng nhất lợi ích của nhà quản lý và cổ đông bên ngoài dẫn đến giảm chi phí đại diện và giảm bất cân xứng thông tin (Hope và cộng sự, 2009). Mặt khác, cổ đông kiểm soát có thể tận dụng lợi thế của mình và làm gia tăng bất cân xứng thông tin (Barclay & Holderness, 1991; Heflin & Shaw, 2000). Như vậy có thể thấy khác với lập luận dựa trên yếu tố chính trị, lập luận dựa trên bất cân xứng thông tin có thể đưa đến những dự báo trái ngược nhau về tác động của sở hữu nhà nước lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Tuy nhiên, đối với các thị trường mới nổi vốn có sự chi phối khá mạnh của sở hữu nhà nước và thường được xem là phải gánh chịu vấn đề bất cân xứng thông tin nghiêm trọng hơn so với các thị trường phát triển thì lập luận về tác động ngược chiều của loại hình sở hữu này lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM dường như nhận được nhiều sự ủng hộ hơn. Ngoài ra, lập luận về việc sở hữu nhà nước có thể giảm tính bất ổn của thông tin và do đó làm giảm bất cân xứng thông tin có thể không hoàn toàn đúng với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia mới nổi. Sử dụng chênh lệch hỏi mua-chào bán để đo lường chi phí đại diện, Choi và cộng sự (2010) nghiên cứu trên một thị trường mới nổi có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam là Trung Quốc đã tìm thấy tỷ lệ sở hữu nhà nước có tương quan dương với chênh lệch hỏi mua-chào bán, hàm ý rằng sở hữu nhà nước làm tăng bất cân xứng thông tin và làm tăng chi phí đại diện. Lập luận này được dựa trên các nghiên cứu cho thấy yếu tố chính trị chi phối trong các quyết định cổ phần hóa, dẫn đến gia tăng bất cân xứng thông tin trong các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu nhà nước (Wei và cộng sự, 2005; Chen và cộng sự, 2008). Do đó, dựa trên lập luận này, phần lớn các nghiên cứu đều xây dựng giả thuyết về mối quan hệ ngược chiều giữa sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Bằng chứng thực nghiệm về mối tương quan này sẽ được trình bày ở phần sau.
  • 36. 24 2.3.2. Sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động kinh doanh Các lập luận về tác động của sở hữu nước ngoài lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM khá trái ngược. Một mặt, giả thuyết lợi thế sân nhà (home field advantage) của Berger cùng cộng sự (2000) dự đoán rằng các NHTM có sở hữu nước ngoài sẽ gặp bất lợi hơn khi cung cấp các dịch vụ giống với NHTM nội địa, dẫn đến chi phí cao hơn và lợi nhuận thấp hơn. Các bất lợi này đến từ khoảng cách về mặt địa lý giữa người chủ và người đại diện, khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ hoặc do yếu tố thể chế, giám sát. Ngoài ra, lý thuyết rủi ro thị trường cho rằng các công ty có sở hữu nước ngoài có rủi ro cao hơn do các điều kiện thị trường ở quốc gia sở tại (Amihud cùng cộng sự, 2002; Berger cùng cộng sự, 2016) và do đó có thể ảnh hưởng lên hiệu quả. Tóm lại, các lý thuyết này dự báo rằng do không thể am hiểu thị trường như các nhà đầu tư nội địa nên các nhà đầu tư nước ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong hoạt động kinh doanh, dẫn đến các NHTM có sở hữu nước ngoài sẽ có hiệu quả kém hơn so với các NHTM nội địa. Ngược lại, giả thuyết về lợi thế toàn cầu (general form of the global advantage) lại cho rằng các NHTM có sở hữu nước ngoài có lợi thế so sánh tương đối so với các NHTM có sở hữu nội địa, từ đó dẫn đến hiệu quả tốt hơn. Lập luận này chủ yếu được đúc kết từ quan điểm của Buch (1997) khi cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài có thể mang đến những công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều này làm gia tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng dựa trên lập luận về bất cân xứng thông tin, sở hữu nước ngoài thường gia tăng tính minh bạch của doanh nghiệp thông qua đòi hỏi cao hơn về các hoạt động kiểm soát, từ đó làm giảm chi phí đại diện và gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Có nhiều bằng chứng cho thấy sở hữu nước ngoài giúp nâng cao chất lượng quản trị công ty. Gillan và Starks (2003) và Ferreira và Matos (2008) ghi nhận bằng chứng cho thấy nhà đầu tư nước ngoài đóng vai trò tích cực hơn nhà đầu tư nội địa trong hoạt động quản trị công ty. Boycko cùng cộng sự (1996), Dyck (2001) và D’Souza cùng cộng sự (2005) chỉ ra rằng các công ty có tỷ trọng sở hữu nước ngoài càng lớn
  • 37. 25 thì chất lượng quản trị và hiệu quả công ty càng tốt. 2.3.3. Sở hữu thể nhân và hiệu quả hoạt động kinh doanh Cổ đông thể nhân thường chỉ đơn thuần theo đuổi mục tiêu lợi nhuận. Các NHTM có sở hữu thể nhân sẽ quan tâm, lựa chọn đầu tư vào các lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao hơn và rủi ro thấp hơn các NHTM có sở hữu nhà nước. Bên cạnh đó cổ đông thể nhân sẽ trực tiếp quản lý, sử dụng dụng đồng vốn của mình, trực tiếp chịu tổn thất rủi ro phát sinh nên họ sẽ thận trọng hơn trong các quyết định đầu tư cũng như thực hiện giám sát chặt chẽ hơn. Lập luận này cho rằng sở hữu thể nhân tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Theo quan điểm chi phí đại diện do bất cân xứng thông tin, sở hữu tư nhân cũng có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của NHTM. Trường hợp sở hữu thể nhân tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh xảy ra khi một nhóm cổ đông nắm giữ quyền điều hành hoạt động kinh doanh (nhóm cổ đông nội bộ) có được nhiều thông tin hơn nhóm cổ đông không trực tiếp điều hành (cổ đông bên ngoài). Nhóm cổ đông nội bộ thực hiện những hành vi lợi ích nhóm, không minh bạch thông tin. Như vậy, trong trường hợp này, sở hữu thể nhân sẽ làm gia tăng bất cân đối thông tin, làm tăng chi phí đại diện, và cuối cùng là làm giảm hiệu quả họat động kinh doanh. Ngược lại, cổ đông thể nhân là người trực tiếp hưởng lợi từ hiệu quả kinh doanh cũng như chịu tổn thất xảy ra. Để bảo vệ quyền lợi của mình, các cổ đông này sẽ nỗ lực yêu cầu minh bạch thông tin, tăng cường giám sát. Từ đó làm giảm bất cân xứng thông tin, giảm chi phí đại diện và tăng hiệu hoạt động kinh doanh. Như vậy sở hữu thể nhân đã tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. 2.4. Bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Phần này sẽ trình bày các bằng chứng thực nghiệm về mối tương quan giữa sở
  • 38. 26 hữu nhà nước cũng như sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động của NHTM ở các quốc gia, bao gồm cả các nước phát triển và các thị trường mới nổi. 2.4.1. Sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Theo lập luận về vai trò của sở hữu nhà nước dựa trên lý thuyết đại diện (Jensen và Meckling, 1976) đã đề cập ở trên, các nhà quản lý của các công ty có sở hữu nhà nước chỉ điều hành chứ không sở hữu tài sản. Do đó, họ ít nỗ lực hơn trong hoạt động quản lý và có xu hướng phân bổ nguồn lực cho các mục đích cá nhân. Các nguyên nhân này dẫn đến việc các nhà quản lý có xu hướng mạo hiểm hơn và hiệu quả doanh nghiệp cũng thấp hơn (Barry cùng cộng sự, 2011; Berger cùng cộng sự, 2005; Iannotta cùng cộng sự, 2007; Sapienza, 2004). Cho đến giờ, phần lớn các nghiên cứu chủ yếu tìm thấy mối tương quan âm giữa sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, đặc biệt tại các thị trường mới nổi như Barth cùng cộng sự (2004), La Porta cùng cộng sự (2002), Hasan và Marton (2003), Jemric và Vujcic (2002), Weill (2003), Micco cùng cộng sự (2007), Lin và Zhang (2009), Cornett cùng cộng sự (2010). Barth cùng cộng sự (2004) và La Porta cùng cộng sự (2002) tìm thấy rằng sở hữu nhà nước làm giảm tính hiệu quả của hệ thống NHTM. Dinc (2005) chỉ ra rằng hoạt động cho vay của NHTM có sở hữu nhà nước bị chi phối bởi yếu tố chính trị. Trên mẫu nhiều thị trường mới nổi, Mian (2003) ghi nhận NHTM có sở hữu nhà nước có tỷ lệ dự phòng nợ khó thu hồi cao hơn và khả năng sinh lợi thấp hơn so với NHTM tư nhân. Cornett cùng cộng sự (2010) nghiên cứu mẫu NHTM ở 16 quốc gia Châu Á (trong đó có cả Việt Nam) đã tìm thấy rằng NHTM có sở hữu nhà nước hoạt động kém hiệu quả hơn và có rủi ro tín dụng cao hơn NHTM tư nhân. Berger cùng cộng sự (2005) cung cấp bằng chứng cho thấy NHTM có sở hữu nhà nước có hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp trước khi cổ phần hóa và sau khi cổ phần hóa, hiệu quả hoạt động kinh doanh đã được cải thiện đáng kể. Berger cùng cộng sự (2008) nghiên cứu trên mẫu 38 NHTM tại Trung Quốc và tìm thấy rằng
  • 39. 27 nhóm NHTM thuộc sở hữu nhà nước có hiệu quả hoạt động kinh doanh kém nhất so với các loại hình NHTM khác. Lin và Zhang (2009) nghiên cứu trên thị trường Trung Quốc và cũng tập trung vào bốn NHTM sở hữu nhà nước lớn nhất, kết quả cho thấy nhóm NHTM này có lợi nhuận ít hơn, hiệu quả thấp hơn và chất lượng tài sản kém hơn so với NHTM tư nhân hay nước ngoài khác. Carvalho (2014) nghiên cứu trên thị trường Brazil đã tìm thấy bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết sở hữu nhà nước sẽ có tác động chính trị lên các quyết định cho vay của NHTM có sở hữu nhà nước. Sử dụng mẫu gồm 6.677 NHTM từ năm 1995 đến 2002 ở 179 quốc gia và vùng lãnh thổ, Micco cùng cộng sự (2007) đã tìm thấy nhiều kết quả quan trọng. Thứ nhất, ở các quốc gia đang phát triển, NHTM có sở hữu nhà nước có xu hướng có khả năng sinh lợi thấp hơn và chi phí cao hơn so với NHTM tư nhân khác. Thứ hai, ở các nước công nghiệp, các tác giả không tìm thấy mối tương quan nào giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của NHTM. Cuối cùng, các tác giả tìm thấy rằng sự khác biệt trong hiệu quả hoạt động giữa NHTM có sở hữu nhà nước và NHTM tư nhân bị chi phối bởi yếu tố chính trị, khi mà sự khác biệt này có xu hướng gia tăng trong các giai đoạn diễn ra bầu cử chính trị tại các quốc gia nghiên cứu. Điều này giúp khẳng định cho lập luận lý thuyết về vai trò chính trị của sở hữu nhà nước trong hệ thống NHTM. Gần đây, nghiên cứu của Rahman và Reja (2015) trên thị trường Malaysia đã tìm thấy bằng chứng sở hữu nhà nước làm giảm hiệu quả của NHTM trên hai thước đo tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần. 2.4.2. Sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Cũng giống như lập luận lý thuyết, bằng chứng thực nghiệm về tác động của sở hữu nước ngoài lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM vẫn chưa có sự nhất quán. Một số nghiên cứu tìm thấy tác động ngược chiều của sở hữu nước ngoài lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, ủng hộ cho giả thuyết lợi thế sân
  • 40. 28 nhà trong khi một số tác giả khác lại tìm thấy bằng chứng trái ngược. Ở hướng thứ nhất, Crystal cùng cộng sự (2002) và Naaborg cùng cộng sự (2004) nghiên cứu trên các thị trường mới nổi và tìm thấy bằng chứng các NHTM có sở hữu nước ngoài có hiệu quả hoạt động kinh doanh kém hơn NHTM nội địa. Nghiên cứu của Lensink và Naaborg (2007) trên bộ dữ liệu gồm 511 NHTM tại 73 quốc gia giai đoạn từ năm 1998 đến 2001 cũng tìm thấy kết quả tương tự khi sở hữu nước ngoài có tương quan ngược với hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Ở chiều ngược lại, trên góc độ doanh nghiệp nói chung, Denis và McConnell (2003) kết luận rằng sở hữu nước ngoài có tác động tích cực lên giá trị doanh nghiệp. Lizal và Svejnar (2003) chỉ ra rằng các doanh nghiệp khi tư nhân hóa có chủ sở hữu nội địa sẽ có hiệu quả trong dài hạn sụt giảm nhiều hơn trong khi các doanh nghiệp tương tự nhưng có chủ sở hữu là nhà đầu tư nước ngoài sẽ có sự cải thiện trong hiệu quả. Nghiên cứu trực tiếp trên mẫu các NHTM sử dụng dữ liệu từ 1996 đến 1998, Mathieson và Schinasi (2000) đã tìm thấy tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của NHTM nước ngoài cao hơn các NHTM nội địa hoạt động ở Hungary, Ba Lan và Cộng hòa Séc. Claessens cùng cộng sự (2001) nghiên cứu sự khác biệt trong hiệu quả giữa các NHTM nước ngoài và các NHTM nội địa ở 8 quốc gia, cả phát triển và đang phát triển, trong giai đoạn từ 1988 đến 1995. Các tác giả tìm thấy rằng sau khi có sự gia nhập của các NHTM nước ngoài, họ đã chứng kiến một sự sụt giảm chi phí hoạt động ở các NHTM nội địa, và do đó nghiên cứu kết luận rằng chính sở hữu nước ngoài đã làm gia tăng tính hiệu quả trong hệ thống NHTM nội địa. Hasan và Marton (2003) nghiên cứu trên thị trường Hungary từ năm 1993 đến 1998, họ đã tìm thấy các NHTM nước ngoài tạo ra một môi trường kinh doanh hiệu quả hơn và từ đó thúc đẩy toàn bộ hệ thống NHTM phải gia tăng tính hiệu quả. Nghiên cứu các NHTM ở thị trường Ba Lan, Nikiel và Opiela (2002) tìm thấy bằng chứng các NHTM nước ngoài dù không có lợi nhuận tốt hơn nhưng lại hiệu
  • 41. 29 quả hơn về mặt chi phí so với các NHTM khác. Jemric và Vujcic (2002) cung cấp bằng chứng cho thấy các NHTM nước ngoài hoạt động hiệu quả hơn các NHTM khác khác ở Croatia. Majnoni cùng cộng sự (2003) kết luận rằng các NHTM nước ngoài có khả năng sinh lợi cao hơn các NHTM nội địa. Xem xét thêm tác động của tăng trưởng kinh tế lên mối tương quan giữa sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, Demirguc-Kunt và Huizinga (1999) cung cấp bằng chứng cho thấy ở các nước phát triển, các NHTM nước ngoài có khả năng sinh lợi thấp hơn các NHTM nội địa, trong khi điều ngược lại xảy ra ở các nước đang phát triển khi mà các NHTM nước ngoài lại có xu hướng sinh lợi tốt hơn các NHTM nội địa. Bonin cùng cộng sự (2005) là một trong những nghiên cứu có nhiều sức ảnh hưởng trong mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và tính hiệu quả của các NHTM tại các nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi. Các tác giả sử dụng một mẫu gồm 225 NHTM tại 7 nền kinh tế chuyển đổi trong giai đoạn từ 1996 đến 2000. Kết quả từ nghiên cứu này ủng hộ cho vai trò của sở hữu nước ngoài khi tìm thấy rằng các NHTM có sở hữu nước ngoài cung cấp dịch vụ tốt hơn và hoạt động hiệu quả hơn so với các NHTM khác, đặc biệt khi NHTM có đối tác chiến lược là một định chế nước ngoài. Điều này nhất quán với lập luận về vai trò chuyển giao công nghệ của sở hữu nước ngoài. Nghiên cứu của Micco cùng cộng sự (2007) đã được đề cập ở trên cũng cung cấp bằng chứng cho thấy các NHTM có sở hữu nước ngoài có khả năng sinh lợi cao hơn và chi phí thấp hơn các NHTM khác. Berger cùng cộng sự (2008) nghiên cứu trên thị trường Trung Quốc và thấy rằng nhóm các NHTM nước ngoài có hiệu quả hoạt động kinh doanh cao nhất. Thậm chí, chỉ cần một tỷ lệ sở hữu nước ngoài rất nhỏ trong nhóm các NHTM thuộc sở hữu nhà nước cũng có thể cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động của NHTM này. Rokhim và Susanto (2013) nghiên cứu trên thị trường Indonesia cũng đã ủng hộ cho vai trò tích cực của sở hữu nước ngoài đối với hiệu quả hoạt động kinh
  • 42. 30 doanh của NHTM, trong đó các NHTM nước ngoài vượt trội hơn các NHTM nội địa cả về khả năng sinh lợi cũng như tiết kiệm chi phí. Cùng đồng thuận với quan điểm này, Jemric và Vujcic (2002), Weill (2003), Grigorian và Manole (2006), và Yildirim và Philippatos (2007) đều tìm thấy bằng chứng về tác động gia tăng tính hiệu quả trong hoạt động NHTM của sở hữu nước ngoài. 2.4.3. Sở hữu tư nhân và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Iannotta cùng cộng sự (2007) nghiên cứu trên 181 NHTM lớn ở Châu Âu giai đoạn từ năm 1999 đến 2004. Các tác giả tìm thấy rằng NHTM có sở hữu thể nhân có khả năng sinh lợi cao hơn so với NHTM có sở hữu Nhà nước. Ngoài ra, nhóm NHTM này còn có chất lượng các khoản vay tốt hơn so với NHTM sở hữu Nhà nước. Kết luận chương 2 Qua lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trước đây cho thấy sở hữu Nhà nước, sở hữu nước ngoài, sở hữu tư nhân có thể tác động đồng biến hoặc nghịch biến đến hiệu quả kinh doanh tùy theo đặc điểm môi trường kinh tế của từng mẫu nghiên cứu. Như vậy, trong chương 2 này, chúng ta đã trả lời được câu hỏi nghiên cứu số 1 là: “Cấu trúc sở hữu của NHTM có ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM hay không?”
  • 43. 31 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 3.1.1. Phương pháp định tính Luận văn này sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính sau: - Tổng hợp: Thực hiện thu thập số liệu dưới dạng dữ liệu bảng của 30 NHTM hoạt động liên tục 16 năm (từ 2002 đến 2017). - Phân tích: Xem xét đặt tính các biến, xác định thước đo của từng biến trong mô hình nghiên cứu. Kiểm tra sự đồng đều, tính đại diện của số liệu thu thập được. - So sánh đối chiếu: Thực hiện so sánh đối chiếu sự biến động của các biến phụ thuộc và các biến độc lập trong khoảng thời gian nghiên cứu. 3.1.2. Phương pháp định lượng Trong phần nghiên cứu định lượng, tác giả kế thừa các nghiên cứu của Mico và cộng sự (2007), Lin và Zhang (2009), Lensink và Naaborg (2007) và đề xuất sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội để ước lượng các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam trên cở sở dữ liệu bảng thu thập được. 3.2. Mô hình nghiên cứu Yit = α0 + α1 GOEit + α2 FOEit + α3 IOEit + αk X’it + εit Trong đó:
  • 44. 32 - Biến phụ thuộc (Y), là biến thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh dưới góc độ sử dụng tài sản của NHTM và được chọn nghiên cứu trong đề tài này là: ROA - tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản. - Biến độc lập:  Biến nghiên cứu, là các biến phản ánh cấu trúc sở hữu gồm: + GOE là tỷ lệ sở hữu nhà nước + FOE là tỷ lệ sở hữu nước ngoài + IOE là tỷ lệ sở hữu thể nhân  Biến kiểm soát (X’), là biến thể hiện các yếu tố vĩ mô, thể hiện sự khác nhau về hiệu quả quản lý gồm: + LOE là khả năng hút vốn từ nền kinh tế + LOD là hiệu quả đầu tư của vốn huy động + INF là chỉ số lạm phát + GDP là chỉ số tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội - ε là sai số trong mô hình hồi quy - α là hệ số tương quan Bảng 3.1: Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu Ký hiệu biến Tên biến Công thức tính 1 Biến phụ thuộc ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản 2 Biến độc lập 2.1 Biến nghiên cứu GOE Tỷ lệ sở hữu nhà nước Vốn sở hữu nhà nước/Tổng vốn chủ sở hữu FOE Tỷ lệ sở hữu nước ngoài Vốn sở hữu nước ngoài/Tổng vốn chủ sở hữu IOE Tỷ lệ sở hữu thể nhân Vốn sở hữu thế nhân/Tổng
  • 45. 33 Ký hiệu biến Tên biến Công thức tính vốn chủ sở hữu 2.2 Biến kiểm soát LOE khả năng hút vốn từ nền kinh tế Tổng dư nợ/Tổng vốn chủ sở hữu LOD Hiệu quả đầu tư của vốn huy động Tổng dư nợ/Tổng huy động vốn INF Lạm phát GDP Tốc độ tăng trưởng GDP Nguồn: Tác giả đề xuất Với các biến được mô tả như trên, ta có mô hình nghiên cứu cụ thể như sau: Yit = α0 + α1 GOEit + α2 FOEit + α3 IOEit + α4 LOEit + α5 LODit + α7 INFt + α7 GDPt + εit 3.3. Quy trình thực hiện Bước 1: Phân tích thống kê mô tả Mô tả tóm tắt các đặc trưng của dữ liệu về các yếu tố đầu vào và đầu ra của các NHTM được chọn nghiên cứu: giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn Bước 2: Kiểm tra đa cộng tuyến Kiểm tra mối quan hệ giữa các biến trong mô hình, kiểm tra mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc cũng như giữa các biến phụ thuộc với nhau để phát hiện hiện tượng và mức độ đa cộng tuyến của các biến trong mô hình nghiên cứu (dùng ma trận tương quan và dùng nhân tử phóng đại). Xử lý đa cộng tuyến (nếu có). Bước 3: Hồi quy sơ bộ và kiểm định lựa chọn mô hình Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS – Ordinary Least
  • 46. 34 Squares) để ước lượng hệ số tương quan các biến theo các mô hình hồi quy dữ liệu gộp (Pooled), mô hình tác động cố định (FEM – Fix Effects Model) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM – Random Effects Model) và thực hiện các kiểm định để lựa chọn mô hình thích hợp (F-test; Hausman test). Bước 4: Kiểm định giả thuyết thống kê Thực hiện kiểm định phương sai thay đổi (Brush pagan test), kiểm định tự tương quan (Wooldridge test) đối với mô hình được chọn trong bước 3. Bước 5: Hồi quy và khắc phục các vi phạm giả thuyết thống kê Dùng phương pháp bình phương tổng quát nhỏ nhất (GLS – Generalized Least Squares) để ước lượng hệ số tương quan các biến theo mô hình đã chọn, đồng thời khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan (nếu có). Bước 6: Phân tích kết quả hồi quy Chọn kết quả hồi quy tốt nhất để phân tích, đánh giá tác động của cấu trúc sở với hiệu quả kinh doanh của NHTM Việt Nam giai đoạn 2002-2017. 3.4. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu mẫu dùng để phân tích, nghiên cứu được tác giả thu thập từ các nguồn sau: Dữ liệu ngân hàng được thu thập từ nguồn Orbis, Bankscope, Báo cáo thường niên và Bản cáo bạch của 30 NHTM chọn nghiên cứu (Phụ lục 1) giai đoạn 16 năm, từ 2002 đến 2017. Dữ liệu vĩ mô được thu thập từ WB giai đoạn 16 năm, từ 2002 đến 2017. Kết luận chương 3 Qua chương 3, tác giả đã giới thiệu phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, quy trình thực hiện nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu. từ đó làm cơ sở cho việc thực hiện nghiên cứu.
  • 47. 35 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả nghiên cứu định tính 4.1.1. Cấu trúc sở hữu Kể từ 1986, Việt Nam tiến hành đổi mới thể chế, chuyển sang nền kinh tế thị trường, thừa nhận thành phần kinh tế tư nhân, đặc biệt là Pháp lệnh số 37- LCT/HĐNN8 về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Pháp lệnh số 38/-LCT/HĐNN8 ngày 23/5/1990 về Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 01/10/1998 đã tạo tiền đề cho các NHTM có vốn tư nhân phát triển và làm thay đổi cấu trúc sở hữu của các NHTM Việt Nam. Cùng với đó, trong môi trường kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước bộ lộ những khuyếm khuyết yếu kém, không năng động, hoạt động không hiệu quả. Để chủ động hội nhập quốc tế và khắc phục các yếu kém của doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần. Theo đó, điều 1 của Nghị định nêu rõ: “Mục tiêu, yêu cầu của việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần (Sau đây gọi là cổ phần hóa) là chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; Đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp; Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; Khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; Gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán”.
  • 48. 36 Thực hiện chủ trương cổ phần hóa của Nhà nước, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank – VCB) là NHTM 100% vốn Nhà nước đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa tại Quyết định số 1289/QĐ-TTg ngày 26/9/2007. Đến tháng 12/2007, Vietcombank đã chính thức tiến hành đấu giá công khai cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoáng Tp. Hồ Chí Minh. Tiếp theo là NHTM Công thương Việt Nam (Vietinbank – CTG), ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) và Ngân hàng đầu tư Việt Nam (BIDV). Việc cổ phần hóa các NHTM 100% vốn nhà nước đã góp phần thúc đẩy đa dạng loại hình sở hữu và cấu trúc sở hữu của NHTM đã có sự thay đổi đáng kể. Tiếp theo đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 141/2006/NĐ-CP, Nghị định số 10/2011/NĐ-CP, thông tư số 13/TT-NHNN, Quyết định 254/QĐ-TTg buộc các NHTM phải gia tăng nhanh chóng vốn pháp định lên 3.000 tỷ và đáp ứng các chuẩn mực an toàn quốc tế trong thời gian ngắn, điều này đã tạo nên làn sóng hợp nhất, sáp nhập giữa NHTM và thu hút vốn đầu tư trong nước, ngoài nước. Mở đầu cho làn sóng sáp nhập giữa NHTM là thương vụ sáp nhập của ba NHTM gồm ngân hàng TMCP Đệ Nhất - ngân hàng TMCP Tín Nghĩa – ngân hàng TMCP Sài Gòn. Sau đó số lượng ngân hàng mua bán sáp nhập tăng nhanh, đáng chú ý là tính đến cuối năm 2017 có bốn NHTM nhà nước thực hiện cổ phần hóa là ngân hàng Công thương, ngân hàng Ngoại thương, ngân hàng đầu tư và ngân hàng phát triển nhà đồng bàng sông Cửu long sáp nhập vào ngân hàng đầu tư. Hiện nay, tỷ lệ vốn Nhà nước còn lại trong các NHTM này là Vietinbank: 64,46%; Vietcombank: 77,11%; BIDV: 95,28%. Riêng Ngân hàng Nông nghiệp (Agribank) chuẩn bị cổ phần hóa trong năm 2019. Trong năm 2015 cũng hoàn tất việc sáp nhập giữa các NHTM cổ phẩn khác như: ngân hàng TMCP Hàng hải (Maritime Bank) và ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB); Ngân hàng TMCP Phương Nam (SouthernbBank) và ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (Sacombank). Có ba ngân hàng TMCP hoạt động yếu kém, không tự tái cấu trúc hay sáp nhập và rơi vào tình trạng âm vốn chủ sở hữu. Để đảm bảo hệ thống NHTM hoạt động ổn định, tránh đổ vỡ hệ thống, đảm bảo quyền lợi của người gởi tiền, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện mua cổ phần
  • 49. 37 bắt buộc với giá không đồng để thực hiện cơ cấu lại toàn diện, triệt để. NHTM này là ngân hàng TMCP Đại dương (Oceanbank), ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu (GPB), và ngân hàng TMCP xây dựng (CB). Như vậy qua làn sóng mua bán và sáp nhập, số lượng ngân hàng TMCP đã giảm từ 37 đơn vị vào cuối năm 2010 còn 31 đơn vị vào cuối năm 2017. Các thương vụ mua bán sáp nhập NHTM có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài đã làm tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại NHTM Việt Nam. Một số thương vụ mua bán, sáp nhập tiêu biểu được liệt kê tại bảng 4.1. Bảng 4.1: Các thương vụ mua bán sáp nhập các NHTM từ năm 2010 đến năm 2017 STT Thời gian Thương vụ 1 Tháng 4/2010 Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) chuyển nhượng 15% cổ phần cho Commonwealth Bank of Australia (CBA) 2 Tháng 3/2011 Vietinbank bán 10% cổ phần cho công ty tài chính Quốc tế (IFC) 3 Tháng 12/2011 Hợp nhất ngân hàng TMCP Tín Nghĩa, ngân hàng TMCP Đệ Nhất và NHTM Sài Gòn 4 2011 Mizuho mua 15% cổ phần VCB 5 Tháng 12/2012 Vietinbank bán 20% cổ phần cho MUFGbank, Ltd 6 2013 Ngân hàng TMCP phát triển nhà thánh phố Hồ Chí Minh (HDB) sáp nhập với ngân hàng TMCP Đại Á 7 2013 HDB mua lại 100% vốn của công ty tài chính Việt Societe Generale (Pháp) 8 Tháng 9/2013 Công ty tài chính cổ phần dầu khí Viêt Nam và ngân hàng Phương Tây sáp nhập thành
  • 50. 38 STT Thời gian Thương vụ PVcombank 9 Tháng 01/2014 Navibank chuyển thành ngân hàng hàng quốc dân (NCB) 10 Tháng 6/2014 VPcombank mua lại công ty tài chính than khoáng sản Việt Nam 11 Tháng 3/2015 HDB chuyển nhượng 49% cổ phần HDFinance cho tập đoàn tài chính Credit Saigon 12 Tháng 5/2015 Sáp nhập MHB vào BIDV 13 Tháng 5/2015 Sáp nhập ngân hàng TMCP dầu khí Petrolimex (PGBank) vào Vietinbank 14 Tháng 8/2015 Ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông sáp nhập vào Maritime Bank 15 Tháng 10/2015 Ngân hàng TMCP Phương Nam sáp nhập vào ngân hàng TMCP sài Gòn thương tín Nguồn: tác giả thu thập, tổng hợp trên các báo mạng Như vậy, từ năm 2007 đến nay, trải qua các thay đổi về môi trường kinh doanh như hội nhập quốc tế, khung Pháp lý, yêu cầu về các chuẩn mực an toàn, khủng hoảng kinh tế, NHTM Việt Nam đã có phát triển về quy mô, đa dạng về hình thức sở hữu, trình độ quản lý được nâng lên để thích ứng môi trường kinh doanh và hoạt động kinh doanh an toàn hơn. Đặc biệt là việc thực hiện các chủ trương của Nhà nước về cổ phần hóa và tái cấu trúc hệ thống NHTM đã làm thay đổi rất lớn về cấu trúc sở hữu của NHTM Việt Nam. Sở hữu tư nhân và sở hữu nước ngoài được nâng lên đáng kể, bên cạnh đó là tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại các NHTM giảm xuống. Trong bài luận văn này, tác giả thu thập dữ liệu của 30 NHTM Việt Nam giai đoạn 2002 - 2017 để tiến hành nghiên cứu định lượng. Bảng 4.2 và biểu đồ 4.1 dưới đây mô tả sự biến động về cấu trúc sở hữu của 30 NHTM Việt Nam thuộc phạm vi nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 2002 – 2007.
  • 51. 39 Bảng 4.2: Cấu trúc sở hữu của 30 NHTM được chọn nghiên cứu (phụ lục 1) từ năm 2002 đến 2017 Năm Vốn chủ sở hữu Tổng (tỷ đồng) Sở hữu Nhà nước Sở hữu Nước ngoài Sở hữu Thể nhân Tổng (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Tổng (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Tổng (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 2002 20,806 15,983 76.82 1,322 6.36 1,392 6.69 2003 28,718 22,774 79.30 1,453 5.06 1,913 6.66 2004 26,707 18,755 70.23 1,610 6.03 3,261 12.21 2005 32,868 20,728 63.06 2,020 6.15 5,593 17.02 2006 58,374 34,696 59.44 3,379 5.79 12,364 21.18 2007 103,922 51,517 49.57 7,151 6.88 26,742 25.73 2008 131,896 56,364 42.73 11,548 8.76 36,905 27.98 2009 167,055 64,160 38.41 20,465 12.25 44,471 26.62 2010 221,800 88,407 39.86 25,405 11.45 55,715 25.12 2011 274,653 105,644 38.46 32,760 11.93 74,253 27.04 2012 315,091 124,206 39.42 40,947 13.00 83,836 26.61 2013 356,695 139,087 38.99 54,131 15.18 93,126 26.11 2014 374,970 144,436 38.52 61,458 16.39 94,011 25.07 2015 411,989 153,422 37.24 68,789 16.70 98,979 24.02 2016 448,651 167,395 37.31 76,087 16.96 110,849 24.71 2017 500,154 176,041 35.20 92,910 18.58 137,630 27.52 Nguồn: tác giả thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu từ nguồn Orbis, Bankscope, báo cáo thường niên và bản cáo bạch của 30 NHTM chọn nghiên cứu (phụ lục 1)