SlideShare a Scribd company logo
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
TRƯƠNG MINH TUỆ
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 62.34.02.01
HÀ NỘI - 2015
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
TRƯƠNG MINH TUỆ
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 62.34.02.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. Lê Văn Ái
2. TS. Nguyễn Thị Lan
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án " Chính sách tài chính nhằm phát triển công
nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam " là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tư
liệu sử dụng trong luận án là trung thực và có nguồn gốc, có xuất xứ rõ ràng và
được ghi trong tài liệu tham khảo.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
TRƯƠNG MINH TUỆ
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
CHƯƠNG 1. ...........................................................................................................11
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI
CHÍNH CÔNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ..............................11
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ.......................... 11
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm CNHT.................................................................... 11
1.1.2. Vị trí của công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi cung ứng giá trị .................... 17
1.1.3. Nội dung và điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ.............................. 19
1.2. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ......... 25
1.2.1. Tài chính công và chính sách tài chính công.......................................... 25
1.2.2. Những tác động của chính sách tài chính công thúc đẩy phát triển công
nghiệp hỗ trợ ................................................................................................... 40
1.2.3. Những tiêu chí đánh giá tác động của chính sách tài chính công đến phát
triển công nghiệp hỗ trợ................................................................................... 45
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng việc sử dụng chính sách tài chính công phát triển
công nghiệp hỗ trợ........................................................................................... 49
1.3. KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ - BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM.................. 53
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới............................................ 53
1.3.2. Bài học về sử dụng chính sách tài chính công thúc đẩy phát triển công
nghiệp hỗ trợ cho Việt Nam ............................................................................ 59
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1........................................................................................63
CHƯƠNG 2. ...........................................................................................................64
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG THÚC ĐẨY .................64
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM ................................64
2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CỦA VIỆT NAM 64
2.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP HỖ TRỢ ............................................................................................... 75
2.2.1. Văn bản pháp luật thực thi chính sách tài chính công thúc đẩy phát triển
công nghiệp hỗ trợ........................................................................................... 75
2.2.2. Thực tiễn áp dụng chính sách tài chính công trong lĩnh vực công nghiệp
hỗ trợ ở một số ngành cụ thể............................................................................ 79
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG THÚC ĐẨY
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM ..................................... 86
2.3.1. Tình hình thực hiện chính sách tài chính công thúc đẩy phát triển công
nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam................................................................................. 86
2.3.2. Đánh giá chung.....................................................................................100
2.3.3. Những hạn chế ......................................................................................103
2.3.4. Các nguyên nhân...................................................................................105
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2......................................................................................110
CHƯƠNG 3. .........................................................................................................111
GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 ...............................111
3.1. CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
............................................................................................................................111
HỖ TRỢ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020...............................................................111
3.1.1. Cơ hội và thách thức phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến 2020111
3.1.2. Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020.......................112
3.2. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH
CÔNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ĐẾN NĂM 2020......114
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ...................................................................118
3.3.1. Một số giải pháp chung.........................................................................118
3.3.2. Các giải pháp cụ thể hoàn thiện chính sách tài chính công phục vụ phát
triển CNHT theo quy hoạch đến năm 2020 .....................................................125
3.3.3. Các giải pháp có tính bổ trợ..................................................................142
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3......................................................................................155
KẾT LUẬN...........................................................................................................156
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................158
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1 - Mô hình phân chia của các công nghiệp hỗ trợ ................................. 17
Sơ đồ 1.2: công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi giá trị của nhà lắp ráp........................ 18
Sơ đồ 1.3. Sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ......................................... 19
Sơ đồ 1.4: Các yếu tố của một chính sách theo cách tiếp cận khung logic............ 28
Bảng 2.1. Kim ngạch nhập khẩu và thuế nhập khẩu một số công nghiệp hỗ trợ giai
đoạn 2010-2014................................................................................................. 888
Biểu đồ 2.1: Tổng hợp kim ngạch nhập khẩu và thuế nhập khẩu một số công
nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2010-2014 .................................................................... 899
Sơ đồ 3.1. Khả năng xuất khẩu .........................................................................1533
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNHT: Công nghiệp hỗ trợ
JETRO: Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản
DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á
CNĐT: Công nghiệp điện tử
NCKH: Nghiên cứu khoa học
NCS: Nghiên cứu sinh
ĐTPT: Đầu tư phát triển
CNH & HĐH: Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP: Tổng thu nhập quốc dân
KTQT: Kinh tế quốc tế
TCNN: Tài chính Nhà nước
NSNN: Ngân sách Nhà nước
FTA: Hiệp định thương mại tự do
BHXH: Bảo hiểm xã hội
KT-XH: Kinh tế - xã hội
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
GTGT: Giá trị gia tăng
TSCĐ: Tài sản cố định
WTO: Tổ chức Thương mại Quốc tế
USD: Đô la Mỹ
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
ODA: Đầu tư gián tiếp nước ngoài
CKD: Việc lắp ráp ôtô sử dụng hoàn toàn các linh kiện đồng bộ từ
nguồn nhập khẩu.
IKD: Việc lắp ráp ôtô sử dụng kết hợp các linh kiện không đồng bộ
từ nguồn nhập khẩu và các linh kiện nội địa hoá
SKD: Việc lắp ráp ôtô sử dụng chủ yếu các linh kiện nhập khẩu, kết
hợp một số ít linh kiện nội địa hoá
VDB: Ngân hàng Phát triển Việt Nam
EU: Liên minh châu Âu
WB: Ngân hàng thế giới
KCN: Khu công nghiệp
KCX: Khu chế xuất
KH&CN: Khoa học và công nghệ
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Hội nhập kinh tế quốc tế đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, là một công cụ
giúp cho các nền kinh tế phát huy nội lực để phát triển. Nhờ hội nhập kinh tế quốc
tế, các quốc gia có thể tận dụng được nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý và những
tiến bộ khoa học kỹ thuật của các chủ thể kinh tế trên thế giới để phục vụ cho công
cuộc phát triển đất nước. Tuy nhiên, để thành công trong hội nhập kinh tế quốc tế
thì ngoài cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cải cách thủ tục
hành chính, chính sách đầu tư thông thoáng, các quy định, thủ tục pháp lý đơn
giản, hiệu quả, đồng bộ, kịp thời có thể hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp nước
ngoài cũng như doanh nghiệp trong nước còn yêu cầu một sự hỗ trợ, hợp tác mạnh
mẽ từ các doanh nghiệp nội địa. Mặt khác, khi trình độ phân công lao động quốc tế
và phân chia quá trình sản xuất đã đạt đến mức độ rất cao, thì không một sản phẩm
công nghiệp nào còn được sản xuất tại một không gian, địa điểm hay một công ty
duy nhất của một quốc gia mà được phân chia thành nhiều công đoạn ở các công ty
đặt tại các vùng lãnh thổ, quốc gia, châu lục khác nhau.
Thực tiễn đã chứng minh, một trong những tiền đề quan trọng để thu hút và
hỗ trợ cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các ngành công nghiệp nói
riêng, và nền kinh tế nói chung, chính là sự phát triển mạnh mẽ của các CNHT.
Nói cách khác, một nền CNHT đồng bộ có khả năng đáp ứng những yêu cầu về số
lượng và chất lượng của nền công nghiệp chế tác và lắp ráp được coi “ bà đỡ” cho
việc phát triển công nghiệp chế tác lắp ráp tạo ra sản phẩm hàng hóa cuối cùng đưa
vào lưu thông…
Trong thời gian qua ở Việt Nam, môi trường đầu tư - kinh doanh từng bước
được cải thiện, phù hợp với cam kết hội nhập quốc tế. Việt Nam đang trở thành
2
điểm hấp dẫn đầu tư ở khu vực châu Á, trong đó có ngành công nghiệp. Song, Việt
Nam còn nhiều vấn đề phải giải quyết để đón nhận có hiệu quả làn sóng đầu tư mới
này, trong đó có vịêc phát triển CNHT.
Ở Việt Nam, phát triển CNHT là một vấn đề mới được nhận thức và quan tâm
trong những năm gần đây, cho dù sản phẩm của nó vẫn có mặt trong các doanh
nghiệp nhà nước sản xuất công nghiệp. Về tổng thể CNHT ở Việt Nam vẫn chưa
được định hình rõ nét và càng thiếu các cơ chế tài chính cần thiết để hỗ trợ phát
triển CNHT. Mặc dù tính pháp lý ở mức thấp, nội dung còn chung chung và còn
chậm trễ, song Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 và Quyết định
1483/2011/QĐ-TTg ngày 26/08/2011 của Thủ tướng Chính phủ được coi là luồng
gió mới đối với vấn đề nhận thức và chính sách phát triển CNHT Việt Nam.
Hơn nữa, cả trong lý thuyết và thực tế quản lý nhà nước, còn thiếu vắng các
công trình nghiên cứu sâu, toàn diện cần thiết về phát triển CNHT nhìn từ góc độ
tài chính.
Trong bối cảnh đó, đề tài “Chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp
hỗ trợ ở Việt Nam” là có tính cấp thiết cả về khoa học và thực tiễn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
“Công nghiệp liên quan và hỗ trợ” đã được nhắc đến trong “Lợi thế cạnh
tranh của các quốc gia” [78]. Trong đó, cụm từ này đã được phân tích như là một
trong năm yếu tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh của một quốc gia [78]. Nhưng
các nghiên cứu về CNHT nhiều nhất vẫn là ở các quốc gia Đông Á, đặc biệt là
Nhật Bản, nơi ra đời khái niệm CNHT. Tình hình thuê ngoài và các nhà cung ứng
cho các doanh nghiệp sản xuất của Nhật Bản đã được phân tích trong “Nền kinh tế
không biên giới” [79]; Trong công trình đó, nhóm tác giả Fujita, M., Krugman, P.,
3
and Venables, A. (1999) đã chỉ ra chi nhánh các tập đoàn Nhật Bản ở châu Á, đặc
biệt là Thái Lan, Ma-lay-xi-a, Inđô-nê-xi-a đã sử dụng hệ thống thầu phụ được
hình thành với vai trò mạnh mẽ của các doanh nghiệp sản xuất linh kiện có vốn
đầu tư từ Nhật Bản.
Năm 2008, Kimura F. đã đúc kết kinh nghiệm phát triển CNHT trong cuốn
“The Mechanics of Production Networks in Southeast Asia: The Fragmentations
Theory Approach” [81]. Đây là tài liệu hữu ích cho các nước đang phát triển về
chính sách phát triển CNHT qua các thời kỳ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Các
chính sách này tập trung vào một số điểm chính: thu hút đầu tư nước ngoài vào
phát triển CNHT, quy định về tỷ lệ nội địa hoá và các hỗ trợ mạnh mẽ hiệu quả từ
phía Chính phủ dành cho liên kết doanh nghiệp, như là điều kiện tiên quyết để phát
triển CNHT.
Năm 1998, nghiên cứu của Goh Ban Lee, đại học Sains, Ma-lay-xi-a “Liên kết
giữa các Tập đoàn đa quốc gia và các CNHT nội địa” (Linkage between the
Multinational Corporations and Local Supporting Industries) đã đánh giá rất cao
vai trò của chính sách phát triển nguồn nhân lực và các chính sách hỗ trợ liên kết
của chính phủ Ma-lay-xi-a giữa các tập đoàn Đầu tư giáo dục của Nhật Bản với các
doanh nghiệp nội địa sản xuất linh kiện cho ngành điện tử.
Năm 2002, Noor, Halim, Clarke, Roger, Driffield và Nigel Năm 2002, Noor,
Halim, Clarke, Roger, Driffield và Nigel chỉ ra vai trò quan trọng của hỗ trợ từ
phía chính phủ cho đổi mới và sáng tạo của các doanh nghiệp nội địa trong phát
triển cung ứng cho ngành điện tử, trong: “Tập đoàn đa quốc gia và các nỗ lực công
nghệ của doanh nghiệp địa phương: trường hợp nghiên cứu ngành công nghiệp
điện và điện tử Ma-lay-xi-a” (Multinational cooperation and technological effort
by local firm: a case study of the Malaysian Electronics and Electrical Industry).
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước:
4
Tháng 3 năm 2004, báo cáo nghiên cứu điều tra “Xây dựng và đẩy mạnh
CNHT ở Việt Nam” do JETRO thực hiện được coi là tài liệu đầu tiên đánh giá về
các CNHT ở Việt Nam. Tác giả đã khẳng định CNHT ở Việt Nam đã bắt đầu hình
thành. Mặc dù nhận thức của các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp thời điểm đó
còn rất thấp, các doanh nghiệp tư nhân và khối doanh nghiệp FDI đang vươn lên và
khá chủ động trong việc nắm bắt các cơ hội.
Năm 2004, Nguyễn Kế Tuấn đăng trên tạp chí Kinh tế và Phát triển, “Phát
triển CNHT trong chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam” đã đề cập đến: khái
niệm, vai trò, các nhân tố tác động đến phát triển CNHT, đề xuất một số chính sách
chủ yếu về phát triển CNHT, đặc biệt là quan điểm để lựa chọn xây dựng chính
sách phát triển CNHT cho Việt Nam.
Năm 2005, Trần Văn Thọ, “Biến động kinh tế Đông Á và con đường công
nghiệp hoá Việt Nam”, đã phân tích con đường phát triển công nghiệp ở Việt Nam
theo hướng toàn cầu hoá, thông qua phát triển CNHT như là lĩnh vực của hệ thống
doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Tại Hội thảo về CNHT của JETRO.
Năm 2005, Phan Đăng Tuất, trong “Trở thành nhà cung cấp cho các doanh
nghiệp Nhật Bản – Con đường nào cho Việt Nam”, trong “Kế hoạch hành động về
phát triển CNHT Việt Nam” tại Diễn đàn Liên kết hội nhập cùng phát triển.
Năm 2008 và trong “CNHT, vấn đề trọng đại” đăng trên Báo Công Thương số
Tết 2009, đã khẳng định các vai trò quan trọng của CNHT đối với nền kinh tế, yêu
cầu về DNNVV và sự hợp tác với Nhật Bản trong phát triển CNHT ở Việt Nam.
Năm 2007, Bộ công nghiệp (nay là Bộ công thương) đã phê duyệt Quy hoạch
phát triển CNHT Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020. Trong quy hoạch
này, lần đầu tiên khái niệm CNHT được chính thức hoá ở Việt Nam. Theo quy
hoạch này, kế hoạch và các giải pháp phát triển CNHT: tạo dựng môi trường đầu
5
tư, phát triển khoa học công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực,
liên kết doanh nghiệp đã được đề xuất cho 5 ngành công nghiệp ưu tiên: Điện tử
tin học, Dệt may, Da giày, sản xuất lắp ráp ô tô, Cơ khí.
Năm 2014, Bộ trưởng Bộ công thương đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát
triển CNHT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có 3 lĩnh vực ưu tiên:
Linh kiện phụ tùng, Dệt may - da giày, Công nghệ cao.
Cuốn “Xây dựng các CNHT ở Việt Nam”, GS. Ohno chủ biên năm 2007, đã
trình bày các kết quả khảo sát về thực trạng các CNHT.
Cuốn “CNHT Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà sản xuất Nhật Bản”;
Nguyễn Thị Xuân Thuý đã tổng kết lịch sử ra đời của khái niệm CNHT và đề xuất
khái niệm cho Việt Nam trong chương 2 “CNHT, Tổng quan về khái niệm và sự
phát triển”; đề xuất việc xây dựng cơ sở dữ liệu CNHT ở chương IV “Thiết kế cơ
sở dữ liệu cho CNHT”.
Năm 2005, trong cuốn sách “Cải thiện hoạch định chính sách công nghiệp ở
Việt Nam”, Mitarai với chương “Các vấn đề của ngành công nghiệp điện tử ở các
nước ASEAN và khuyến nghị với Việt Nam” đã phân tích bài học về tận dụng lợi
thế cạnh tranh quốc gia của các nước ASEAN khi phát triển CNĐT, Mori trong
chương “Chiến lược mua sắm tối ưu: Các yếu tố quyết định tỷ lệ nội địa hoá trong
bối cảnh cạnh tranh và liên kết khu vực” đã chỉ ra các vấn đề liên quan đến phát
triển CNHT cho Việt Nam ở một số ngành, trong đó có CNĐT.
Năm 2006, Bộ Bưu chính Viễn thông đã công bố “Nghiên cứu xây dựng kế
hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử tại Việt Nam giai đoạn 2006 -2010”
với các kết quả phân tích đánh giá kỹ lưỡng ngành CNĐT do Hiệp hội Doanh
nghiệp điện tử thực hiện năm 2006 và đề xuất các định hướng phát triển đến năm
2010, trong đó có các chính sách quan trọng cho CNHT.
6
Năm 2008, Đại học Ngoại thương có đề tài “Nghiên cứu chuỗi giá trị toàn
cầu và khả năng tham gia của các doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam” do
Nguyễn Hoàng Ánh chủ nhiệm. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, trong giai đoạn hiện
nay và sắp tới, Việt Nam nên tập trung vào công đoạn sản xuất, là khâu có thể
tranh thủ sự hợp tác của các tập đoàn điện tử quốc tế, chứ chưa nên tham gia vào
khâu thiết kế, phân phối của chuỗi giá trị.
Ngoài ra, có thể kể đến các công trình đã nghiên cứu về CNHT và tài chính
thúc đẩy CNHT như sau:
- Vũ Nhữ Thăng(2013) - Giải pháp tài chính phát triển CNHT, đề tài NCKH
cấp Bộ, Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách- Bộ Tài chính. Đây là đề tài giải
quyết những vấn đề về tài chính đối với phát triển CNHT. Tuy nhiên, đề tài nghiên
cứu này còn nặng về phân tích thực tế, phần lý luận về nội hàm CNHT và công cụ
Tài chính không được nhóm tác giả tập trung nghiên cứu nhiều.
- Hoàng Văn Châu (2008), Chính sách phát triển CNHT của Việt Nam, Đề tài
NCKH cấp nhà nước. Công trình nghiên cứu dưới góc độ chính sách, phần nghiên
cứu khía cạnh lý luận về tài chính tác động đến nền CNHT chưa được nhiều.
- Trương Đình Tuyển – Bộ Thương mại “ Phát triển CNHT Kiến nghị cách
tiếp cận và chính sách cho Việt Nam” tại cuộc hội thảo do Viện Chiến lược và
chính sách – Bộ tài chính phối hợp với Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách
công nghiệp đồng tổ chức tháng 12 năm 2011 tại Hà nội. Đây là bài tham luận có
nhiều ý tưởng độc đáo xét trên góc độ lý luận cũng như thực tiễn.
- Trương Thị Chí Bình (2011),“Chính sách tài chính cho phát triển CNHT ở
Việt Nam” Hội thảo khoa học Viện Chiến lược và chính sách - Bộ tài chính phối
hợp với Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp.Bài tham luận nêu
bật những bất cập của chính sách tài chính cho phát triển CNHT ở Việt Nam và đề
7
cập đến kinh nghiệm sử dụng chính sách tài chính thúc đẩy phát triển CNHT ở một
số nước. Đặc biệt bài tham luận phân tích làm rõ những bất cập về chính sách
chung và chính sách tài chính đối với vấn đề phát triển CNHT thể hiện trong Quyết
định 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ, từ đó đưa ra
những đề xuất hoàn thiện.
- Trần Đình Thiên và Lê Văn Hưng (2011)- CNHT: khái niệm, kinh nghiệm
phát triển và gợi ý- Hội thảo Viện Chiến lược và chính sách - Bộ Tài chính phối
hợp với Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp. Những quan niệm
về CNHT ở các nước và trình bày chứng kiến của hai tác giả về CNHT dưới góc
độ nhận thức về khái niệm, đặc biệt bài tham luận đã đưa ra những gợi ý về phát
triển CNHT của Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước.
- Vũ Nguyên Thức (2014) “Phát triển CNHT – Gỡ từ cơ chế, chính sách”-
Tạp chí Kinh tế- dự báo. Bài báo phân tích vị trí tầm quan trọng của cơ chế chính
sách đối với CNHT, phân tích những bất cập trong cơ chế, chính sách đối CNHT ở
Việt Nam và định hướng các giải pháp.
2.3 Khoảng trống trong nghiên cứu
Các nghiên cứu kể trên đã phản ánh được nhiều mặt về CNHT và phát triển
CNHT ở Việt Nam, trong đó có công nghiệp điện tử. Chính sách tài chính công tác
động đến phát triển CNHT. Đây đều là các tài liệu có giá trị tham khảo cao. Tuy
nhiên, ở tầm vĩ mô, các nghiên cứu chưa đề cập đến bản chất của CNHT, chưa
phân tích thấu đáo các yếu tố tác động đến phát triển CNHT, chưa đưa ra hệ thống
chỉ tiêu đánh giá mức độ tác động của chính sách tài chính công phát triển CNHT.
Từ đó chưa chỉ ra các căn cứ để xác định cách thức phát triển CNHT cho quốc gia
đang phát triển như Việt Nam, đặc biệt là trước tác động ngày càng gia tăng của
toàn cầu hoá. Ở quy mô ngành, các nghiên cứu mới chỉ phân tích CNHT trong nội
vi ngành công nghiệp hạ nguồn như CNĐT, mà chưa đặt trong tổng thể các ngành
8
cung ứng khác. Vì vậy, các đề xuất chính sách và giải pháp phát triển CNHT ở
Việt Nam vẫn chưa thuyết phục và thiếu tính khả thi.
Về tổng thể, các nghiên cứu trên chưa tập trung sâu và toàn diện vào nghiên
cứu các chính sách tài chính phát triển CNHT trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở
Việt Nam, nhất là chưa làm rõ những bất cập và định hướng khắc phục để nâng cao
hiệu lực, hiệu quả hỗ trợ phát triển CNHT của những chính sách này.
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
- Góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nhằm
phát triển CNHT thông qua tác động của các công cụ tài chính công.
- Phân tích một số lý luận cơ bản về CNHT; vai trò và tác động của cơ chế,
chính sách tài chính trong phát triển CNHT trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế.
- Đánh giá thực tế xây dựng và thực thi chính sách tài chính hỗ trợ phát triển
CNHT để luận giải và minh chứng cho những tồn tại và bài học thực tiễn CNHT
ở Việt Nam.
- Đề xuất quan điểm, mục tiêu và những giải pháp tài chính chung chủ yếu
thúc đẩy sự phát triển của CNHT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt
Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề lý luận và thực tiễn về CNHT và các giải pháp tài chính
nhằm phát triển CNHT;
- Phạm vi nghiên cứu
9
+ Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các giải pháp về Tài
chính công như: Thuế, chi NSNN, tín dụng và các quỹ tài chính Nhà nước
ngoài NSNN nhằm phát triển CNHT;
Nói đến chính sách tài chính công bao giờ cũng gắn liền với nhà nước. Đối
với Việt Nam nền công nghiệp hỗ trợ đang trong bước đi ban đầu. Chính vì
vậy, để có thể phát triển được nhất thiết phải có sự hỗ trợ, can thiệp của Nhà
nước. Với cách đặt vấn đề như vậy, mặc dù là tên đề tài luận án là chính
sách tài chính, song nghiên cứu sinh giới hạn phạm vi nghiên cứu là chinh
sách tài chính công
+ Phạm vi không gian và thời gian, luận án nghiên cứu ở Việt Nam với thực
trạng trong giai đoạn 2009 - 2014 và các đề xuất về giải pháp tài chính công
nhằm phát triển CNHT được nghiên cứu áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận là phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử.
Các phương pháp được luận án sử dụng trong qúa trình nghiên cứu:
Phương pháp kế thừa: Luận án sử dụng kết quả nghiên cứu và số liệu thứ cấp
từ các công trình khoa học có liên quan đến CNHT và một số ngành công nghiệp
cụ thể.
Phương pháp thống kê so sánh và phân tích đánh giá tổng hợp: Luận án phân
tích hệ thống số liệu theo chuỗi thời gian về CNHT, công nghiệp điện tử và công
nghiệp ô tô, công nghiệp chế tạo…và những tác động của Việt Nam trong các giai
đoạn, có so sánh với các quốc gia khác.
10
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Về mặt lý luận, đề tài góp phần hệ thống hóa những nhận thức cơ bản về lý
luận CNHT, nguồn lực tài chính và tài chính công, phương thức tác động của các
chính sách tài chính công đối với nền kinh tế nói chung và CNHT nói riêng.
Về mặt thực tiễn, đề tài phân tích và đánh gía thực tiễn phát triển CNHT và
tác động của mốt số chính sách tài chính công đến phát triển CNHT của Việt Nam
5 năm qua. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cơ bản về chính sách tài chính
công để thúc đẩy phát triển CNHT của Việt Nam trong thời điểm mà CNHT vẫn
còn non trẻ như hiện nay.
7. Bố cục của luận án
Ngoài lời mở đầu và kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận án được trình bày thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về CNHT và chính sách tài chính công phát triển
CNHT
Chương 2: Thực trạng chính sách tài chính công nhằm phát triển CNHT ở
Việt Nam
Chương 3: Giải pháp về chính sách tài chính công nhằm phát triển CNHT ở
Việt Nam đến năm 2020.
11
Chương 1.
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI
CHÍNH CÔNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm CNHT
1.1.1.1. Khái niệm CNHT
Khái niệm công nghiệp hỗ trợ bắt đầu xuất hiện từ những năm 60 thế kỷ 20,
phổ biến ở Nhật Bản và lan dần sang các nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới ở
châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan. Đến nay, cách hiểu về thuật ngữ này
vẫn chưa thống nhất.
CNHT là một khái niệm của công nghiệp hiện đại, được kế thừa từ những
khái niệm có liên quan và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các ngành công
nghiệp cung cấp các yếu tố trung gian đầu vào cũng như các yếu tố hỗ trợ cho các
ngành công nghiệp then chốt, có giá trị kinh tế cao và quá trình sản xuất phức tạp.
CNHT không được xem xét trong hệ thống phân loại ngành kinh tế theo quan điểm
truyền thống (phân biệt theo lĩnh vực sản xuất) mà chỉ được xem xét như một
ngành công nghiệp với sự tái định nghĩa các ngành công nghiệp theo cấu trúc dọc
(phân biệt theo hoạt động sản xuất) dưới áp lực của chuyên môn hóa quy trình và
tái cấu trúc doanh nghiệp công nghiệp.
Trong thực tiễn sản xuất kinh doanh, có hai cách quan niệm về CNHT. Ở góc
độ hẹp, CNHT là các ngành sản xuất phụ tùng linh kiện phục vụ cho công đoạn lắp
ráp ra sản phẩm hoàn chỉnh. Ở góc độ rộng hơn, CNHT được hiểu như toàn bộ các
ngành tạo ra các bộ phận của sản phẩm cũng như tạo ra các máy móc, thiết bị hay
những yếu tố vật chất nào khác góp phần tạo thành sản phẩm. Khái niệm CNHT
trên thực tế chủ yếu sử dụng trong các ngành công nghiệp có sản phẩm đòi hỏi sự
12
kết nối của nhiều chi tiết phức tạp, đòi hỏi tính chính xác cao, dây chuyền sản xuất
đồng loạt với các công đoạn lắp ráp tách biệt. Tuy nhiên, nếu đặt góc nhìn rộng
hơn, CNHT phải được hiểu một cách tổng quát như toàn bộ quá trình sản xuất nói
chung, chứ không thể bổ dọc, cắt lớp theo ngành hay sản phẩm vì mỗi ngành, mỗi
loại sản phẩm đều có những đặc thù riêng và đều có những đòi hỏi ở các mức độ
khác nhau về yếu tố hỗ trợ.
Xét về quy mô thì CNHT là một khu vực công nghiệp rộng lớn, bao gồm
nhiều ngành, nhiều loại hình doanh nghiệp và chiếm phần chủ yếu của giá trị gia
tăng sản xuất công nghiệp. CNHT được ví như chân núi cho một nền công nghiệp
bền vững, còn công nghiệp hoàn thiện, công nghiệp lắp ráp được coi là phần ngọn.
Tùy vào chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, tùy vào năng lực
nội tại và bối cảnh phát triển mà khu vực CNHT được chú trọng ưu tiên phát triển,
kéo theo khu vực công nghiệp lắp ráp phát triển tương ứng.
Từ những công đoạn của quá trình sản xuất: Chế tạo vật liệu; Sản xuất gia
công phụ tùng, linh kiện; Lắp ráp hoàn chỉnh, CNHT được hiểu như sau:
- Theo định nghĩa của Cục phát triển CNHT Thái Lan: CNHT là ngành công
nghiệp cung cấp các linh kiện máy móc và các dịch vụ kiểm tra, đóng gói cho
các ngành công nghiệp cơ bản và nhấn mạnh rằng các bộ phận kim loại và công
nghiệp chế tạo, sản xuất phụ tùng ô tô, phụ tùng điện, điện tử là những CNHT
quan trọng. Cục phát triển CNHT Thái Lan chia các ngành sản xuất thành 3 cấp
độ khác nhau: (1) cấp độ lắp ráp, (2) cấp độ sản xuất linh phụ kiện, (3) cấp độ
các ngành hỗ trợ. [77]
- Khái niệm có tính chất chung nhất đó là CNHT không phải là một ngành cụ
thể mà bao hàm toàn bộ những lĩnh vực sản xuất sản phẩm trung gian (linh kiện,
bộ phận) cung cấp cho ngành lắp ráp. [2] Khái niệm này hoàn toàn khác với
cách phân loại các ngành công nghiệp như hiện nay thành các ngành công
13
nghiệp cơ khí, công nghiệp điện - điện tử, công nghiệp dệt may - da giầy.v.v….
Dựa trên mức độ phức tạp của ba công đoạn sản xuất chính là: (1) chế tạo vật
liệu, (2) sản xuất gia công phụ tùng, linh kiện, (3) lắp ráp hoàn chỉnh. CNHT
thuộc về công đoạn (2) là sản xuất gia công phụ tùng, linh kiện.
- Một số khái niệm khác cho rằng CNHT là ngành công nghiệp có vai trò hỗ
trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. CNHT rất đa dạng bao gồm cả
ngành đúc nhựa và chế tạo khuôn đúc, gia công cơ khí, đúc, rèn, hàn, nhiệt
luyện, xử lý bề mặt. Sản xuất những linh kiện, phụ tùng, sản phẩm bao bì,
nguyên liệu để sơn, nhuộm… bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những
nguyên liệu sơ chế công đoạn 1 và 2. Sản phẩm CNHT thường được sản xuất
với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa. [29]
Hiện nay các CNHT còn được hiểu là các ngành sản xuất nền tảng của ngành
công nghiệp chính yếu. Bắt đầu từ việc sản xuất nguyên vật liệu công đoạn 1 đến
gia công chế tạo các sản phẩm phụ tùng, linh kiện, nguyên phụ liệu bằng các công
nghệ chuyên môn hóa sâu công đoạn 2, đáp ứng cho ngành công nghiệp sản xuất
lắp ráp các sản phẩm thuộc công cụ, tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng công
đoạn 3. CNHT có tính chất đan chéo nhau, nghĩa là có thể gia công, cung cấp sản
phẩm đồng thời cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Thông thường ở các
nước phát triển, CNHT phát triển trước làm cơ sở để ngành công nghiệp chính
như: ngành công nghiệp ô tô, xe máy, điện tử, dệt may, da giầy, viễn thông phát
triển. Trên thực tế cũng có quốc gia mà hai CNHT và chính yếu phát triển song
song: CNHT phát triển sẽ tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chính yếu phát
triển đồng thời kích thích CNHT phát triển theo.
Tóm lại, cho đến nay ít nhất có hai quan niệm tương đối khác nhau về CNHT:
- Quan niệm thứ nhất cho rằng: CNHT bao gồm những ngành sản xuất sản
phẩm trung gian có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất một loại sản phẩm cuối cùng
14
nhất định. Tuỳ từng loại sản phẩm cụ thể cần sản xuất, những sản phẩm trung
gian có thể bao gồm nguyên, vật liệu, linh kịên phụ tùng, các bộ phận (chi tiết)
lẻ, phụ liệu, bao bì, nhãn mác... Đây là quan niệm gắn với yêu cầu của sản phẩm
cuối cùng để xác định sản phẩm trung gian cần có - Sản phẩm CNHT.
- Quan niệm thứ hai cho rằng: CNHT là toàn bộ những sản phẩm công
nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất tạo ra các thành phẩm chính. Chúng
bao gồm những linh kiện, phụ kiện, nguyên liệu, sơ chế, phụ liệu phụ tùng, bao
bì, sản phẩm trung gian... Như vậy, các quan niệm trên vừa đề cập đến nhiều
loại sản phẩm vừa đề cập tới một loại sản phẩm. Do dó, có thể nói "CNHT” là
một thuật ngữ khá mơ hồ, nếu không có một khái niệm cụ thể thì khó có thể xác
định được ngành công nghiệp nào là CNHT và hỗ trợ cái gì và cho ai?. Do có sự
tương đối trong khái niệm của CNHT nên việc phân biệt phạm vi của CNHT
cũng chưa được thống nhất.
Như vậy, CNHT không phải là một ngành cụ thể mà chúng bao hàm toàn bộ
những lĩnh vực sản xuất từ nguyên vật liệu đến gia công chế tạo các sản phẩm, phụ
tùng, linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm… để cung cấp cho ngành công nghiệp
lắp ráp các sản phẩm cuối cùng là tư liệu, công cụ sản xuất hoặc sản phẩm tiêu
dùng. Đây là quan niệm của NCS về CNHT và sẽ được sử dụng xuyên suốt trong
qúa trình nghiên cứu luận án.
Có thể nói thêm, CNHT cần được coi là một cơ sở công nghiệp hoạt động với
nhiều chức năng để phục vụ số lượng lớn các ngành lắp ráp, chứ không nên coi
chúng đơn giản chỉ là ngành “thu thập” ngẫu nhiên những linh kiện sản xuất không
liên quan. CNHT không chỉ sản xuất linh kiện mà quan trọng hơn là thực hiện quá
trình sản xuất hỗ trợ việc sản xuất các bộ phận nhựa và kim loại, chẳng hạn như
cán, ép dập khuôn.
15
Hơn nữa, không nên quan niệm một cách đơn giản CNHT chỉ gồm những sản
phẩm trung gian được sản xuất một cách rời rạc ở những doanh nghiệp đơn độc mà
nên quan niệm CNHT là một ngành cho dù sản phẩm của nó rất đa dạng nhiều
chủng loại. Nhận thức CNHT là một ngành công nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng
trong chiến lược đầu tư của Nhà nước và trong sự liên kết tạo ra sức mạnh cạnh
tranh.
Trên thực tế, khái niệm CNHT thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp
sản xuất những sản phẩm có sự kết nối của nhiều chi tiết phức tạp, đòi hỏi tính
chính xác cao, dây chuyền sản xuất đồng loạt với các công đoạn lắp ráp tách biệt.
1.1.1.2. Đặc điểm của CNHT
Một là, CNHT phát triển gắn kết với ngành/phân ngành công nghiệp hoặc sản
phẩm công nghiệp cụ thể nào đó (đối tượng hỗ trợ) và tích hợp theo cả chiều dọc
và chiều ngang. Đồng thời, sự phát triển của CNHT có tác dụng thúc đẩy những
ngành công nghiệp (sản phẩm) phát triển và thu hút đầu ra của các cơ sở sản xuất
hỗ trợ cấp dưới.
Hai là, sử dụng nhiều vốn và mức độ lành nghề của công nhân có yêu cầu cao
hay không cao còn tùy thuộc vào mỗi ngành là đối tượng hỗ trợ. CNHT cần thiết
cho cả công nghiệp lắp ráp (ô tô, xe máy, điện tử…) và công nghiệp chế biến (dệt
may, giầy da…). Tuy nhiên, đối với mỗi ngành thì CNHT lại có những đặc điểm
và yêu cầu chính sách khác nhau: CNHT cho công nghiệp lắp ráp đòi hỏi nguồn
lao động có kỹ năng cao hơn, sản phẩm chủ yếu là các linh kiện kim loại, nhựa,
cao su và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của sản phẩm; trong khi đó, CNHT cho
công nghiệp chế biến lại không đòi hỏi nguồn nhân lực có kỹ năng cao, sản xuất ít
loại linh phụ kiện và không tác động lớn đến chất lượng của sản phẩm.
16
Ba là, CNHT xuất hiện phổ biến trong các hình thức tổ chức sản xuất công
nghiệp theo kiểu thầu phụ/vệ tinh, trong một mạng lưới tổ chức sản xuất phối hợp,
thống nhất và có tính hợp tác cao giữa các doanh nghiệp chủ đạo và các doanh
nghiệp sản xuất hỗ trợ.
Bốn là, đối với một ngành/phân ngành và nhất là các sản phẩm cụ thể nào đó,
các tổ chức hoạt động trong CNHT thường có quy mô vừa và nhỏ với mức độ
chuyên môn hoá sâu, dải sản phẩm hẹp, dễ thay đổi mẫu mã, có sức sống và sức
cạnh tranh cao.
Năm là, sản phẩm của CNHT có thể được cung cấp cho cả thị trường trong
nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Sáu là, giá trị của sản phẩm CNHT chiếm tỷ trọng lớn trong sản phẩm cuối
cùng đưa ra thị trường, thậm chí có lên tới 80-90%.
Trong việc hoạch định chính sách phát triển CNHT của Nhà nước, cần tùy
theo phân ngành của CNHT để có thể xác lập chính sách thích hợp, nhất là chính
sách tài chính.
1.1.1.3. Phân loại CNHT
Tùy theo mục đích nghiên cứu, quản lý hay đầu tư mà người ta dựa vào
những tiêu thức khác nhau để phân loại CNHT.
Thông thường, nếu dựa vào đặc tính sử dụng của các sản phẩm CNHT đối với
các ngành công nghiệp chính yếu, có thể chia CNHT thành hai loại cơ bản: CNHT
cơ bản và CNHT đặc thù.
CNHT cơ bản là các ngành cung cấp các sản phẩm có thể sử dụng chung cho
nhiều ngành công nghiệp, chủ yếu là các ngành sản xuất lắp ráp. Thuộc nhóm
ngành này là các cơ sở sản xuất các thiết bị, linh kiện bằng nhựa, kim khí phục vụ
chung cho các ngành xe máy, điện - điện tử...
17
CNHT đặc thù là các ngành cung cấp các sản phẩm công nghiệp đặc thù, chỉ
sử dụng được trong một hoặc một số ngành. Công nghiệp chủ yếu như dệt may, da
giầy, công nghiệp chế biến.
Nguồn: [5]
Sơ đồ 1.1 - Mô hình phân chia của các công nghiệp hỗ trợ
Việc phân loại nền CNHT là để xác định chiến lược đầu tư và quản lý thích
hợp, cả vi mô, cũng như vĩ mô.
1.1.2. Vị trí của công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi cung ứng giá trị
Việc xác định chính xác vị trí của CNHT trong chuổi cung ứng giá trị có ý
nghĩa quan trọng việc xác định phương hướng đầu tư của các chủ thể trong nền
kinh tế.
CNHT là một thuật ngữ đề cập tới một nhóm các hoạt động công nghiệp là
trung gian cung cấp các đầu vào cho sản xuất (không bao gồm nguyên liệu và sản
phẩm cuối cùng) ở các ngành công nghiệp hạ nguồn [2]. Nói cách khác, CNHT ở
vị trí giữa trong dây chuyền sản xuất theo chiều dọc từ thượng nguồn đến hạ
nguồn. K.Ohno(2005) cho rằng: mặc dù CNHT được gọi là một ngành công nghiệp
nhưng không được phân loại như các ngành công nghiệp điện tử, dệt may [45].
Công nghiệp hỗ trợ cơ bản: chế biến
nhựa và kim loại (cắt , nén, rèn ,đúc…)
Quần áo, da,
phụ kiện…
nông, lâm,
ngư nghiệp
Dệt may và
giầy dép
Chế biến
thực phẩm
Xe máy Điện
tử
Nghe
nhìn
ô tô
18
Phạm vi, ví trí của CNHT theo mô hình sau:
Nguồn: [4]
Sơ đồ 1.2: Công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi giá trị của nhà lắp ráp
Như vậy, theo sơ đồ trên, vị trí của CNHT nằm trong chuỗi giá trị lắp ráp. Nói
cách khác để tạo ra được chuỗi giá trị lắp ráp cần thiết phải có CNHT.Thiếu CNHT
không thể tạo ra được chuỗi giá trị lắp ráp.Với cách xem xét vị trí của CNHT như
vậy, cho thấy cần phải đầu tư phát triển CNHT.
Tùy theo năng lực công nghệ, tài chính mà các chủ thể trong nền kinh tế tham gia
vào vị trí của CNHT khác nhau.
Một nghiên cứu khác chỉ ra các doanh nghiệp của Việt Nam chỉ tham gia được
theo mức sản xuất chi tiết đơn giản.
19
Nguồn: [5]
Sơ đồ 1.3. Sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
1.1.3. Nội dung và điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ
Hiểu một cách đơn giản ngắn gọn nhất, song không kém phần chuẩn xác, phát
triển CNHT là làm thay đổi hiện trạng về quy mô, cơ cấu, chất lượng của CNHT
theo hướng gia tăng, đảm bảo yêu cầu phát triển của các ngành công nghiệp hạ
nguồn (lắp rắp, chế tác, chế biến… tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng phục vụ
sản xuất và tiêu dùng).
1.1.3.1. Phát triển quy mô công nghiệp hỗ trợ
Số lượng doanh nghiệp tham gia sản xuất các sản
phẩm công nghiệp hỗ trợ
Sản xuất một số chi tiết
(thường là bí quyết
công nghệ) và lắp ráp
các cụm nhóm thành
sản phẩm cuối cùng
Sản xuất một số chi tiết có độ
phức tạp cao hơn nữa và lắp ráp
các chi tiết này với các chi tiết
nhóm 3 thành bộ phận
Sản xuất một số chi tiết có độ phức tạp
cao và lắp ráp các chi tiết này với các chi
tiết từ nhóm 4 thành cụm chi tiết
Sản xuất phần lớn các chi tiết có độ phức tạp
không cao (bao gồm các chi tiết tiêu chuẩn)
Tínhph
c
Chủ yếu các
doanh nghiệp
SME của
Việt Nam
Các doanh
nghiệp Việt
Nam và doanh
nghiệp FDI
Chủ yếu là
các doanh
nghiệp FDI
Chủ yếu là
các doanh
nghiệp FDI
Kh
ảnăngs
ảnxuấtvàchiềucungứng(khoảng5
-10năm)
20
Quy mô của CNHT thường được xác định dựa trên các tiêu chí chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, số doanh nghiệp tham gia vào sản xuất sản phẩm thuộc CNHT. Số
doanh nghiệp tham gia vào sản xuất sản phẩm thuộc CNHT phụ thuộc vào hai yếu
tố cơ bản: (i) nhu cầu phát triển CNHT và (ii) khả năng sinh lời của CNHT. Như
chúng ta biết để phát triển ngành công nghiệp hạ nguồn (lắp ráp, chế tác, chế
biến…) tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng phục vụ sản xuất và tiêu dùng, tất
yếu cần thiết phải phát triển CNHT. Đó là nhu cầu tất yếu, tuy nhiên, nhu cầu này
có được doanh nghiệp đáp ứng hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong số các
yếu tố đó, yếu tố khả năng sinh lời của sản xuất sản phẩm CNHT có ý nghĩa quyết
định bởi lẽ mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng vào mục tiêu tối thượng là
lợi nhuận. Do đó, để có thể gia tăng được số lượng các doanh nghiệp tham gia hoạt
động trong lĩnh vực CNHT đòi hỏi về phía Nhà nước phải có chính sách khuyến
khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất sản phẩm CNHT.
Thứ hai, quy mô nguồn vốn đầu tư của xã hội cho phát triển CNHT
Nguồn vốn đầu tư của xã hội cho phát triển CNHT bao gồm nguồn vốn đầu tư
của Nhà nước, nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, nguồn tài trợ của các tầng
lớp dân cư của các tổ chức kinh tế, xã hội trong và ngoài nước. Quy mô nguồn vốn
đầu tư xã hội càng lớn chứng tỏ sự quan tâm của xã hội đối với phát triển CNHT
càng nhiều.
Thứ ba, giá trị của sản phẩm CNHT so với giá trị tổng sản phẩm xã hội hoặc
so với giá trị sản phẩm sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Tỷ trọng này càng
lớn cho thấy quy mô phát triển CNHT càng lớn.
Đương nhiên, yêu cầu phát triển quy mô CNHT phải hợp lý, nghĩa là vừa phải
đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành công nghiệp hạ nguồn, vừa phải phù hợp
với nguồn lực hiện có để phát triển CNHT.
21
Phát triển cơ cấu CNHT, cơ cấu CNHT được hiểu là số lượng nhóm ngành và
tỷ trọng của từng nhóm ngành trong lĩnh vực CNHT. Phát triển cơ cấu CNHT là sự
thay đổi hiện trạng về cơ cấu CNHT hướng tới một cơ cấu CNHT hợp lý và tích
cực. Tính hợp lý và tích cực của cơ cấu CNHT liên quan mật thiết với tính hợp lý,
tích cực cơ cấu ngành công nghiệp hạ nguồn (công nghiệp lắp ráp, chế tác, chế
biến). Khi có sự thay đổi cơ cấu các ngành công nghiệp hạ nguồn bắt buộc phải
thay đổi cơ cấu CNHT một cách thích hợp.
1.1.3.2. Nâng cao chất lượng công nghiệp hỗ trợ
Chất lượng CNHT được thể hiện qua chất lượng chủng loại sản phẩm của nó.
Chất lượng chủng loại sản phẩm của CNHT phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng các
yếu tố đầu vào như nguồn nhân lực, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ, nguyên
nhiên vật liệu tạo ra sản phẩm CNHT. Do đó, phát triển chất lượng CNHT chính là
nâng cao chất lượng các yếu tố đầu vào tạo ra sản phẩm CNHT. Phát triển chất
lượng CNHT là nội dung quan trọng có tính chất quyết định đến sự hiện diện của
CNHT và tạo ra khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp hạ nguồn.
Tóm lại, phát triển quy mô, cơ cấu, chất lượng CNHT là ba nội dung quan
trọng của sự phát triển CNHT. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được ba nội dung
trên cần phải có những điều kiện nhất định.
1.1.3.3. Điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ
Thứ nhất, điều kiện về thị trường
Đề cập đến điều kiện về thị trường cho sự phát triển bền vững CNHT là đề
cập các yếu tố chủ yếu sau đây:
- Nhu cầu thị trường linh phụ kiện
Qui mô thị trường này phải đủ lớn và ổn định để lôi kéo các doanh nghiệp
công nghiệp tham gia vào lĩnh vực cung ứng. Ở Việt Nam, hiện nay dung lượng thị
22
trường một số ngành đã đủ lớn để tập trung phát triển ngành cung ứng linh kiện và
phụ tùng, đặc biệt là ngành Điện tử.
- Khả năng liên kết
Đặc điểm của các thị trường các nước đang phát triển là sự chênh lệch về khả
năng công nghệ và quản lý giữa các doanh nghiệp hạ nguồn và các doanh nghiệp
nhỏ, sự hạn chế về thông tin, pháp luật và các rào cản đến từ văn hóa và tập quán
kinh doanh sẽ là những trở ngại cho việc thiết lập các quan hệ liên kết công nghiệp
lâu dài. Nếu việc liên kết không được bảo đảm bền vững lâu dài giữa các doanh
nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ nhằm đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm CNHT thì
khả năng lôi kéo các doanh nghiệp nhỏ tham gia vào lĩnh vực CNHT sẽ rất khó
khăn. Mặt khác, sự chênh lệch khá lớn cũng hạn chế đến việc lựa chọn đối tác, tìm
nhà cung ứng của các doanh nghiệp lớn. Ở đây các cơ quan Chính phủ phải đóng
vai trò cực kỳ quan trọng, là cầu nối giữa các doanh nghiệp CNHT và khách hàng.
- Điều kiện về lợi thế so sánh
Điều kiện cuối cùng trong các điều kiện thị trường là việc tạo dựng các động
cơ để các doanh nghiệp chế tạo và lắp ráp thực hiện các chiến lược nội địa hoá và
mua ngoài. Động cơ cơ bản nhất để các công ty nước ngoài lựa chọn chiến lược là
lợi thế so sánh mà chiến lược sử dụng nội địa hoá và thuê ngoài mang lại, bao gồm
lợi thế về chi phí như các khoản thuế và lợi thế về công nghệ và tính chủ động của
qui trình sản xuất.
Thứ hai, điều kiện hạ tầng công nghiệp
Các hoạt động CNHT được hình thành trên cơ sở phát triển chung của các
ngành cơ bản này, như ngành vật liệu và các công nghệ công nghiệp cơ bản.
Sự cân đối khu vực thượng nguồn bao gồm các ngành cung ứng và sản xuất
nguyên vật liệu chủ chốt (sắt, thép, nhựa, hóa chất, cao su....) và nhu cầu hạ nguồn
23
bao gồm các ngành công nghiệp chế biến, lắp ráp và chế tạo (điện tử, ô tô, xe máy,
...) sẽ là điều kiện cần thiết để phát triển khu vực trung gian-CNHT. Trong lợi thế
so sánh về qui mô kinh tế, việc phải nhập khẩu phần lớn các vật liệu cơ bản đã làm
các sản phẩm CNHT nội địa giảm tính cạnh tranh.
Các công nghệ cơ bản công nghiệp như công nghệ đúc, hàn, ép, xử lý bề mặt,
xử lý nhiệt và chế tạo khuôn mẫu quyết định việc hình thành CNHT. Sự sẵn sàng
về nguồn lực, công nghệ, nhân lực và vốn trong khu vực này đảm bảo CNHT phát
triển bền vững.
Thứ ba, điều kiện về nguồn nhân lực
Khi vấn đề dung lượng về thị trường đã được giải quyết, thị trường có nhu
cầu thì nhân tố quan trọng nhất cho sự phát triển CNHT là nguồn lao động có kỹ
năng cao do hàm lượng công nghệ trong sản phẩm CNHT. Chất lượng nguồn nhân
lực quan trọng hơn nhiều so với máy móc. Công nhân có trình độ cao vận hành
máy móc cũ thậm chí còn hiệu quả hơn công nhân có trình độ thấp vận hành máy
móc mới.
Thứ tư, khả năng công nghệ sản xuất
Phần lớn sản phẩm CNHT đều có hàm lượng công nghệ khá cao, vì vậy,
CNHT đòi hỏi phải có sự đầu tư chiều sâu về thiết bị, máy móc và công nghệ sản
xuất. Các doanh nghiệp lắp ráp luôn đặt ra những yêu cầu khắt khe, nghiêm ngặt về
tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các loại linh, phụ kiện. Vì thế nếu các doanh nghiệp
không áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại trong sản xuất thì sẽ không đáp ứng
được yêu cầu của nhà lắp ráp. Sản phẩm CNHT thường xuyên thay đổi theo yêu
cầu của các Tập đoàn lắp ráp, vì vậy công nghệ và thiết kế của các doanh nghiệp
CNHT cũng phải thay đổi để phù hợp với nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, đây là
24
vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, loại hình chủ yếu sản xuất
sản phẩm CNHT.
Các Tập đoàn lắp ráp thiết kế và chế tạo các sản phẩm ở hạ nguồn đặt ra
những yêu cầu cho khu vực CNHT phải triển khai nghiên cứu và sản xuất những
vật liệu, bộ phận hay chi tiết sản phẩm phù hợp.
Theo chiều ngược lại, việc áp dụng các thành tựu mới của khoa học và công
nghệ vào chế tạo các sản phẩm CNHT có tính dẫn dắt khu vực hạ nguồn nhờ tạo ra
những bộ phận chi tiết hoặc vật liệu mới góp phần tạo ra sự thay đổi căn bản trong
thiết kế và chế tạo sản phẩm ở khu vực hạ nguồn.
Thứ năm, nguồn lực tài chính
Đối với lĩnh vực đòi hỏi công nghệ và kỹ thuật cao như CNHT thì sự đầu tư
nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng. Đầu tư vào lĩnh vực CNHT thời gian thu hồi vốn
dài, có độ rủi ro nên khiến các nhà đầu tư e ngại khi đầu tư sản xuất các sản phẩm
CNHT. Điều này cho thấy, việc cân đối nguồn lực vốn của Nhà nước có vai trò hết
sức quan trọng trong việc bảo đảm CNHT phát triển có hiệu quả, bền vững.
Hiện nay, năng lực của các doanh nghiệp CNHT vẫn còn rất kém một phần
cũng vì không có đủ tiềm lực tài chính. Các tổ chức tín dụng Việt Nam chưa có
đánh giá tín dụng tốt về CNHT cho các doanh nghiệp. Vì thế, chính sách giúp huy
động tối đa nguồn lực tài chính, bao gồm các nguồn lực trong và ngoài nước có thể
coi là bước đi quyết định trong quá trình hình thành và phát triển CNHT.
Thứ sáu, khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp
Đóng vai trò tích cực trong các mối liên kết khu vực và toàn cầu hiện nay
chính là các Tập đoàn đa quốc gia. Với tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và
đặc biệt thương hiệu mạnh, các tập đoàn này thiết lập mạng lưới sản xuất và phân
phối rộng khắp trên thế giới với chiến lược và thương hiệu thống nhất toàn cầu.
25
Mỗi chi nhánh trong mạng lưới đó sẽ được chuyên môn hóa hợp lý nhằm khai thác
tối đa lợi thế so sánh của mỗi quốc gia và chi phối thị trường theo khu vực. Theo
đó, theo lợi thế so sánh, những bộ phận hay chi tiết nhất định được sản xuất ở 1
quốc gia để cung cấp cho chi nhánh ở các quốc gia khác. Việc sản xuất như vậy tạo
điều kiện cho các chi nhánh, bộ phận phát huy tối đa lợi thế so sánh của mình, bổ
trợ cho nhau, tập trung nguồn lực để có thể tạo ra những sản phẩm có giá thành
cạnh tranh, chất lượng đảm bảo.
Ngày nay, không một Tập đoàn nào còn thực hiện sản xuất khép kín theo mô
hình tích hợp dọc từ sử dụng nguyên liệu sơ chế để sản xuất các linh kiện, phụ tùng
cho đến lắp ráp hoàn chỉnh. Các công đoạn khác nhau trong qui trình sản xuất được
thực hiện tại các chi nhánh khác nhau của doanh nghiệp hoặc mua từ các doanh
nghiệp hỗ trợ khác ngoài mạng lưới. Do quá trình toàn cầu hóa, một sản phẩm
hoàn chỉnh có xuất xứ từ một nước nhưng các chi tiết, phụ tùng của nó có thể xuất
phát từ nhiều nước khác nhau. Quá trình chuyên môn hóa này tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp CNHT phát triển, nhưng lại tùy thuộc vào khả năng hội nhập KTQT.
Như vậy, để có thị trường, theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh
nghiệp khi sản xuất các loại linh kiện và phụ tùng không chỉ dựa vào nhu cầu của
các nhà lắp ráp nội địa mà cần phải chủ động tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu của các
khách hàng nước ngoài, từ đó tham gia vào mạng lưới sản xuất của họ. Để tạo lập
và sử dụng nguồn lực tài chính, tất yếu phải sử dụng một hệ thống chính sách tài
chính quốc gia nói chung, đặc biệt là chính sách tài chính công nói riêng sao cho
thích hợp với yêu cầu thực tế.
1.2. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
1.2.1. Tài chính công và chính sách tài chính công
1.2.1.1. Tài chính công
26
Tài chính là một phạm trù kinh tế lịch sử, ra đời và tồn tại trong những điều
kiện nhất định.
Tài chính trước hết được hiểu là một số tiền (quỹ tiền tệ) được hình thành
trong quá trình phân phối và sử dụng nhằm phục vụ nhu cầu của Nhà nước, của các
đơn vị kinh tế, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình. [15]
Theo tác giả luận án, Tài chính là quan hệ phân phối sản phẩm xã hội dưới
hình thức giá trị nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế.
Cho đến nay có nhiều quan niệm khác nhau về tài chính công, song nhìn
chung đều cho rằng tài chính công là một bộ phận của tài chính nhà nước gắn với
việc thực hiện các chức năng của Nhà nước. Tài chính nhà nước bao gồm:
- Tài chính chung của Nhà nước
- Tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước
- Tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập
- Tài chính của các doanh nghiệp nhà nước
Theo các nhà nghiên cứu về tài chính cho rằng loại trừ tài chính các doanh
nghiệp nhà nước, tất cả bộ phận còn lại của tài chính nhà nước thuộc phạm trù tài
chính công. Cơ sở quan trọng để các nhà nghiên cứu tài chính quan niệm các bộ
phận: tài chính chung của Nhà nước, tài chính của các cơ quan hành chính nhà
nước, tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập vào phạm trù tài chính công vì
hoạt động của các bộ phận này không vì mục tiêu lợi nhuận và được điều chỉnh bởi
luật công. Tài chính chung của Nhà nước là một phận quan trọng nhất của tài chính
công, đó là các quỹ tiền tệ chung của Nhà nước bao gồm; quỹ NSNN, một số quỹ
thuộc NSTW (Quỹ dự trữ ngoại tệ; Quỹ điều hòa lưu thông tiền tệ; Quỹ dự bắt
buộc đối với hệ thống NHTM nhà nước…) các quỹ tiền tệ có nguồn gốc từ NSNN
gọi là các quỹ TCNN ngoài NSNN (Quỹ bình ổn giá, Quỹ dự trữ nhà nước, Quỹ hỗ
trợ xuất khẩu; Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài; Quỹ quốc gia giải quyết việc
27
làm….). Quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ kể trên là quá trình Nhà
nước tham gia phân bổ các nguồn lực tài chính thông qua hoạt động , chi tài chính
công gắn với sự ra đời và tồn tại của Nhà nước, Tài chính công được coi là phương
tiện bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của Nhà nước. Từ đó, có thể hiểu: “Tài
chính công là các hoạt động thu, chi công do Nhà nước tiến hành nhằm thực hiện
các chức năng của Nhà nước và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích của xã hội” [15].
1.2.1.2. Chính sách tài chính công
Chính sách tài chính công thúc đẩy phát triển CNHT được hiểu là tổng thể các
quan điểm, các nguyên tắc, các mục tiêu, các giải pháp và các công cụ, phương
tiện sử dụng phạm trù tài chính công của Nhà nước để thúc đẩy phát triển CNHT.
Thực chất chính sách tài chính công phát triển CNHT là sự thể hiện, sự can thiệp
của Nhà nước đối với quá trình phát triển CNHT bằng việc sử dụng các công cụ
của tài chinh công (NSNN, Tín dụng nhà nước, Các quỹ TCNN ngoài NSNN).
Chính sách tài chính công cũng như các chính sách khác thúc đẩy phát triển CNHT
thường bao gồm các yếu tố: các yếu tố đầu vào, các hành động, đầu ra, kết quả và
tác động của chính sách:
- Đầu vào (Inputs): đây là các nguồn lực của chính sách, trong chính sách thúc
đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất sản phẩm CNHT gồm: nhân lực, tài
lực, vật lực và thông tin liên quan tới hoạt động đổi mới công nghệ trong lĩnh vực
CNHT.
- Hoạt động (Activities): là những hành động thực hiện chính sách, đối với
chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất sản phẩm CNHT
gồm: (i) xây dựng khung thể chế thực thi chính sách như ban hành các văn bản
pháp luật về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đổi mới công nghệ, (ii) xác định
đối tượng doanh nghiệp thụ hưởng và các mức ưu đãi nhằm thúc đẩy doanh nghiệp
đổi mới công nghệ (ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai, hỗ trợ trực tiếp), và (iii) xác
28
định phương thức đào tạo, thông tin, tuyên truyền nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi
mới công nghệ.
Sơ đồ 1.4: Các yếu tố của một chính sách theo cách tiếp cận khung logic
Nguồn: [15 ]
Nguồn: [15]
Sơ đồ 1.4. Các yếu tố của một chính sách theo cách tiếp cận khung logich
Đặc điểm cơ bản của chính sách tài chính công thể hiện trên các khía cạnh chủ yếu
sau đây:
29
Thứ nhất, Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền thiết lập, vận hành chính
sách tài chính công, gắn liền với quyền lực chính trị. Ngoài Nhà nước ra, không
một chủ thể nào trong nền kinh tế được quyền thiết lập và vận hành chính sách tài
chính công trong đời sống kinh tế xã hội, bởi lẽ việc thiết lập, vận hành chính sách
tài chính công đụng chạm đến lợi ích chung của quốc gia. Nhà nước là tổ chức đại
diện cho lợi ích chung đó. Việc thiết lập, vận hành chính sách tài chính công không
cho phép lấy lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân để chi phối.
Thứ hai, chính sách tài chính công hàm chứa những quy định của Nhà nước
không chỉ liên quan đến các vấn đề tài chính một cách đơn thuần mà liên quan chặt
chẽ đến các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước. Mọi quy định thu, chi
đối với tài chính công đều được đặt trên tầm nhìn về kinh tế, chính trị, xã hội của
đất nước.
Thứ ba, trong bối cảnh hội nhập, mở cửa của đất nước, tham gia vào sân chơi
theo những luật lệ chung của thế giới, các quy định trong chính sách tài chính công
luôn chịu sự chi phối bởi những quy định về luật lệ của thế giới.
Nhận thức rõ những đặc điểm trên đây của tài chính công, có ý nghĩa quan
trọng trong cân nhắc, tính toán đến việc thiết lập vận hành chính sách tài chính
công của Nhà nước.
1.2.1.3. Cấu thành chính sách tài chính công
Như chúng ta đã biết, chính sách tài chính công là chính sách của Nhà nước
điều chỉnh các bộ phận cấu thành tài chính công. Do đó, cấu thành của chính sách
tài chính công bao gồm: chính sách NSNN. Chính sách tín dụng nhà nước, chính
sách các quỹ TCNN ngoài NSNN.
a. Chính sách NSNN ,thường được hiểu là chính sách tài khóa
30
NSNN là khâu quan trọng nhất đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính
công; là bản dự toán hàng năm về toàn bộ nguồn lực tài chính huy động cho Nhà
nước và dự trù việc sử dụng nguồn lực tài chính dự kiến huy động được nhằm bảo
đảm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội của Nhà nước trong năm kế hoạch. Về
khía cạnh hiện vật NSNN được coi là nguồn lực quan trọng để tiến hành thực hiện
các mục tiêu kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Hoạt động của NSNN bao gồm: hoạt
động thu, (chủ yếu thuế); hoạt động chi và cân đối NSNN. Hoạt động thu NSNN
bao gồm hoạt động thu thuế, phí lệ phí và hoạt động các khoản thu khác theo quy
định của pháp luật. Hoạt động chi NSNN bao gồm quy định các khoản chi thường
xuyên và chi ĐTPT.
Chính sách tài khóa là hệ thống các chính sách của chính phủ về tài chính,
thường được hoạch định và thực hiện trọn vẹn trong một niên khóa tài chính, nhằm
tác động đến các định hướng phát triển của nền kinh tế, thông qua những thay đổi
trong kế hoạch chi tiêu chính phủ và chính sách thu ngân sách (chủ yếu là các
khoản thu về thuế). Chính sách tài khoá có thể tạm chia thành chính sách tài khoá
cân bằng, chính sách tài khoá mở rộng và chính sách tài khoá thắt chặt.
Chính sách tài khoá cân bằng là chính sách tài khoá mà theo đó, tổng chi tiêu
của Chính phủ cân bằng với các nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và các nguồn thu
khác mà không phải vay nợ.
Chính sách tài khoá mở rộng (hay còn gọi là chính sách tài khóa thâm hụt) là
chính sách nhằm tăng cường chi tiêu của chính phủ so với nguồn thu bằng cách:
- (i) gia tăng mức độ chi tiêu chính phủ mà không tăng nguồn thu; hoặc
- (ii) giảm nguồn thu từ thuế mà không giảm chi tiêu; hoặc
- (iii) vừa gia tăng mức độ chi tiêu của chính phủ đồng thời giảm nguồn thu
từ thuế.
31
Chính sách tài khoá mở rộng có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế, tạo
thêm nhiều việc làm. Tuy nhiên, chính sách tài khoá mở rộng thường dẫn đến việc
Chính phủ phải vay nợ để bù đắp thâm hụt ngân sách.
Chính sách tài khoá thắt chặt (hay còn gọi là chính sách tài khóa thặng dư) là
chính sách hạn chế chi tiêu của chính phủ so với nguồn thu bằng cách:
- (i) chi tiêu của chính phủ ít đi nhưng không tăng thu; hoặc
- (ii) không giảm chi tiêu nhưng tăng thu từ thuế; hoặc
- (iii) vừa giảm chi tiêu vừa tăng thu từ thuế.
Chính sách tài khoá thắt chặt được áp dụng khi nền kinh tế có dấu hiệu tăng
trưởng nhanh và thiếu bền vững hoặc khi nền kinh tế gặp tình trạng lạm phát cao.
Việc này có thể làm thâm hụt ngân sách ít đi hoặc thặng dư ngân sách lớn lên so
với trước đó.
b. Thuế
Thuế là một hình thức động viên bắt buộc của Nhà nước nhằm tập trung một
bộ phận thu nhập của các thể nhân và pháp nhân vào ngân sách nhà nước để đáp
ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thuế có những đặc điểm nổi bật cần lưu ý.
Thuế là một khoản thu có tính chất bắt buộc của Nhà nước. Để đảm bảo nhu cầu
chi tiêu của Nhà nước trong việc cung cấp các hàng hóa, dịch vụ công cộng, Nhà
nước tất yếu phải sử dụng quyền lực của mình để huy động sự đóng góp bắt buộc .
Thuế là khoản thu không bồi hoàn, không mang tính hoàn trả trực tiếp. Tính
không bồi hoàn ở đây được hiểu là người nộp thuế phải nộp một khoản tiền vào
Ngân sách Nhà nước nhưng không được nhận các đối khoản trực tiếp hữu hình, mà
nhận được các “hàng hóa vô hình” như được đảm bảo về an ninh quốc phòng… và
không cảm nhận được một cách trực tiếp.
32
Thuế là hình thức phân phối của cải xã hội gắn liền với các yếu tố chính trị,
kinh tế và xã hội. Thông qua thuế, Nhà nước điều tiết thu nhập của các thể nhân và
pháp nhân, làm ảnh hưởng đến lợi ích của các tầng lớp trong xã hội. Mặt khác
nguồn thu của thuế gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường, thuế là công cụ chủ yếu để huy động nguồn lực
vào ngân sách, đồng thời cũng là công cụ quan trọng để Nhà nước điều chỉnh vĩ
mô nền kinh tế thông qua tác động đến tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng… Khi giảm
thuế sẽ có tác dụng tăng cầu, khuyến khích đầu tư mở rộng kinh doanh, ngược lại
khi tăng thuế sẽ thu hẹp đầu tư; thông qua các qui định cụ thể về đối tượng, thuế
suất, những ưu đãi và miễn giảm, thuế cũng thực hiện vai trò điều chỉnh cơ cấu nền
kinh tế theo ngành kinh tế và theo vùng lãnh thổ; thuế cũng nhằm điều tiết thu
nhập giữa các tầng lớp dân cư, giảm bất bình đẳng về thu nhập trong xã hội.
Thông thường, các sắc thuế được phân loại theo một số căn cứ nhất định:
- Căn cứ vào khả năng chuyển dịch gánh nặng thuế từ người phải nộp cho
người khác thông qua cơ chế giá, các sắc thuế chia thành 2 loại: thuế trực thu và
thuế gián thu. Thuế trực thu gồm các sắc thuế như Thu nhập cá nhân, thuế thu
nhập doanh nghiệp, thuế tài sản… Thuế gián thu gồm các sắc thuế như : thuế
Giá trị gia tăng, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu. Tuy
nhiên, sự phân định này chỉ mang tính chất tương đối, vì khó xác định khả năng
chuyển dịch gánh nặng về thuế.
- Căn cứ vào cơ sở tính thuế, hệ thống thuế chia thành thuế thu nhập, thuế
tiêu dùng và thuế tài sản.
- Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng tác động của một số
chính sách thuế có những đặc điểm riêng thể hiện trên các mặt sau:
33
- Đối với thuế Nhập khẩu: Thuế Nhập khẩu thể hiện rõ nét nhất về mức độ
hội nhập kinh tế quốc tế thông qua cắt giảm thuế quan. Để đối phó với tình trạng
này, các nước lựa chọn các cách sau đây:
 Tập trung vào lĩnh vực mà mình có lợi thế so sánh, khi đó tất cả mọi
người đều có lợi;
 Mỗi vùng có thể có được những khối lượng hàng hóa lớn hơn với thời
gian lao động như cũ, vì họ chuyên môn hóa vào các lĩnh vực có lợi thế so
sánh;
 Làm gia tăng nhanh chóng thương mại quốc tế cả về quy mô và cơ cấu
hàng hóa xuất, nhập khẩu, thương mại quốc tế được mở rộng và thu nhập
quốc dân của mỗi nước đều tăng. Nhờ vậy, làm thay đổi cơ cấu kinh tế
trong nước theo hướng phát triển những ngành nghề có lợi thế, hạn chế và
thu hẹp những ngành nghề không có khả năng cạnh tranh.
Theo lộ trình cắt giảm thuế quan, vai trò bảo hộ sản xuất của thuế suy giảm
nhưng không hoàn toàn mất đi, mà vẫn tiếp tục phát huy trong một chừng mực
nhất định cả về mặt thời gian cũng như về phạm vi cần bảo hộ; nhưng vai trò kiểm
soát hoạt động xuất nhập khẩu của thuế ngày càng trở nên quan trọng. Thuế sẽ tác
động đến thu ngân sách theo hai hướng. Một mặt, do thuế suất giảm làm giảm thu
về xuất nhập khẩu (bao gồm thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu, thuế Tiêu thụ đặc
biệt hàng nhập khẩu, thuế Giá trị gia tăng hàng nhập khẩu và chênh lệch giá hàng
nhập khẩu); mặt khác, cũng do thuế suất giảm làm tăng trưởng ngoại thương và
tăng thu về xuất nhập khẩu. Nên trong quá trình chưa loại bỏ hoàn toàn thuế quan,
nguồn thu về xuất nhập khẩu vẫn có xu hướng tăng lên về số tuyệt đối nhưng giảm
về tỷ trọng trong cơ cấu thu của ngân sách.
34
Chính sách thuế Nhập khẩu có tác động khuyến khích đầu tư nước ngoài đối
với toàn bộ khu vực cũng như đối với từng quốc gia trong khối liên kết vì một số
lý do sau:
Thứ nhất, Đa số các quốc gia thực hiện chính sách miễn giảm thuế khi nhập
khẩu máy móc thiết bị chuyên dùng, vật tư để tạo tài sản cố định mà trong nước
chưa sản xuất được.
Thứ hai, Khi Chính phủ ký kết hiệp ước tránh đánh thuế hai lần để đảm bảo
lợi ích cho nhà đầu tư;
Thứ ba, thuế Nhập khẩu được cấu tạo phù hợp với thông lệ quốc tế (gồm 3
cột: thông thường, ưu đãi theo nguyên tắc MNF và ưu đãi đặc biệt trong FTA),
nhờ đó mà thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng đến tất cả các nước trong
khối liên kết.
- Đối với thuế Xuất khẩu, chính sách thuế Xuất khẩu chủ yếu nhằm khuyến
khích xuất khẩu và hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô để bảo vệ nền sản xuất
trong nước. Theo đó, không thu thuế (hoặc thuế suất 0%) đối với hầu hết các
mặt hàng sản xuất trong nước, chỉ thu thuế đối với các mặt hàng cần hạn chế
xuất khẩu, nhằm đảm bảo nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước như các loại
nguyên liệu thô, khoáng sản thô… Tuy nhiên, việc đánh thuế Xuất khẩu cao
cũng có hai mặt: một mặt là đảm bảo nguyên liệu sản xuất lâu dài trong nước,
nhưng mặt khác khi thuế suất cao gây ra hiệu ứng tăng giá thành sản phẩm dẫn
đến hạn chế khả năng cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Do đó, thuế Xuất khẩu
cần được áp dụng linh hoạt và điều tiết kịp thời giữa mục tiêu đảm bảo sản xuất
trong nước và cạnh tranh trên thị trường.
- Đối với thuế nội địa, Chính sách thuế nội địa tạo ra môi trường bình đẳng
và hấp dẫn đối với cá nhà đầu tư thông qua nguyên tắc không phân biệt đối xử
35
về thuế đối với nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, các
ưu đãi về thuế (chẳng hạn như ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo ngành
nghề, lĩnh vực và địa bàn đầu tư) có vai trò quan trọng để khuyến khích, thu hút
đầu tư các nhà đầu tư.
c. Chi ngân sách nhà nước
Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng Quỹ ngân sách nhà nước nhằm thực
hiện các chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.
Chi ngân sách nhà nước bao gồm chi ĐTPT, chi thường xuyên, chi trả nợ gốc
và lãi các khoản vay của chính phủ, viện trợ của Chính phủ, chi bổ sung quỹ dự trữ
tài chính… và nhiều khoản chi khác. Có thể hiểu chi ĐTPT là quá trình phân phối
và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ Quỹ ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất, dự trữ vật tư hàng hóa của Nhà
nước nhằm đảm bảo mục tiêu ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. Về nội dung,
chi ĐTPT gồm: chi xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đây là
khoản chi có tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng trong cơ cấu chi ĐTPT; chi đầu
tư cho các DNNN nhà nước, góp vốn cổ phần vào doanh nghiệp khác khi cần có sự
tham gia của Nhà nước; chi cho dự trữ nhà nước. Chi ĐTPT của ngân sách có
những đặc điểm cơ bản:
- Chi ĐTPT là khoản chi lớn vì chúng tạo ra tài sản cố định, năng lực sản
xuất mới cho nền kinh tế, đòi hỏi một lượng vốn lớn nhưng không mang tính ổn
định, vì nhu cầu đầu tư lớn nhưng phụ thuộc vào khả năng có thể đáp ứng của
ngân sách;
- Chi ĐTPT mang tính tích lũy, bởi chúng tạo ra những tài sản làm cơ sở cho
phát triển kinh tế, tăng tích lũy cho ngân sách;
36
- Phạm vi và mức độ chi ĐTPT luôn gắn với mục tiêu, yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội trong từng năm hoặc từng thời kỳ.
Chi thường xuyên của ngân sách là quá trình phân phối, sử dụng vốn ngân
sách nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi gắn liền với nhiệm vụ thường xuyên của
Nhà nước và các dịch vụ công mà Nhà nước phải cung ứng. Về nội dung, chi
thường xuyên bao gồm: chi cho các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa, xã hội; chi
sự nghiệp kinh tế để phục vụ cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế; chi
cho các hoạt động quản lý nhà nước; chi cho hoạt động của các tổ chức chính trị -
xã hội; chi cho quốc phòng an ninh và các khoản chi khác. Chi thường xuyên có
đặc điểm sau:
- Là khoản chi mang tính ổn định;
- Đại bộ phận chi thường xuyên mang tính tiêu dùng xã hội;
- Phạm vi và mức độ chi thường xuyên của ngân sách nhà nước gắn liền với
cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước và sự lựa chọn các hàng hóa công cộng mà
Nhà nước cung ứng.
Chi ngân sách nhà nước làm một công cụ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ
mô. Chính sách chi ngân sách nhà nước có xu hướng thay đổi từ chỗ ngân sách đầu
tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh chuyển sang cơ chế Ngân sách không trực tiếp
đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, mà tập trung cho đầu tư kết cấu hạ tầng và các
dịch vụ công. Ngân sách còn là điều kiện đảm bảo thực hiện các cam kết về cải
cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực, cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường
khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Xu hướng thay đổi
của chi ngân sách cũng làm giảm gánh nặng cho ngân sách và vai trò đảm bảo
nguồn vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh được chuyển giao cho các doanh
nghiệp, các thành phần kinh tế. Từ đó, ngân sách có điều kiện tập trung đầu tư kết
37
cấu hạ tầng để phục vụ tốt hơn cho sản xuất, kinh doanh và giải quyết các vấn đề
xã hội, xóa đói giảm nghèo.
d. Tín dụng nhà nước
Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với doanh nghiệp, các
tổ chức kinh tế - xã hội và các cá nhân. Tín dụng nhà nước xuất hiện nhằm thỏa
mãn những nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước trong điều kiện nguồn thu
không đủ để đáp ứng; nó còn là công cụ để nhà nước hỗ trợ cho các ngành kinh tế
yếu kém, ngành mũi nhọn và khu vực kinh tế kém phát triển, và là công cụ quan
trọng để nhà nước quản lý, điều hành vĩ mô. Tín dụng nhà nước có đặc điểm:
(1)Chủ thể là nhà nước;(2) Hình thức đa dạng, phong phú; (3)Tín dụng nhà nước
chủ yếu là loại hình trực tiếp, không thông qua tổ chức trung gian.
Công cụ để thực hiện tín dụng nhà nước, khi nhà nước là người đi vay bao gồm:
- Tín phiếu kho bạc;
- Trái phiếu kho bạc;
- Trái phiếu đầu tư:
- Trái phiếu huy động vốn cho từng công trình;
- Trái phiếu huy động vốn cho Quỹ hỗ trợ phát triển;
- Công trái;
- Trái phiếu chính phủ quốc tế.
Tín dụng nhà nước bao gồm:
- Cho vay đầu tư;
- Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư;
- Bảo lãnh tín dụng.
38
Sử dụng tín dụng nhà nước nói chung có nhiều ưu điểm, song cũng chứa đựng
những rủi ro nhất định trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Ưu điểm của tín dụng nhà nước là:
- Phạm vi hoạt động vốn rộng lớn vừa trong nước vừa ngoài nước
- Hình thức huy động phong phú, đa dạng có thể là tiền, vàng, hiện vật
- Các hình thức huy động linh hoạt về thời gian cũng như loại hình.
Nhược điểm của tín dụng nhà nước có thể là rủi ro vỡ nợ của nhà nước, do
không tính toán kỹ nhu cầu vay và sử dụng vốn vay không hiệu quả;
Như vậy, tín dụng nhà nước là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tài
chính công, không những có tác dụng bù đắp bội chi NSNN mà còn là công cụ
quan trọng điều tiết vĩ mô nền kinh tế góp phần điều chỉnh lạm phát, điều hòa lưu
thông tiền tệ, thực hiện chính sách xã hội của đất nước. Tuy nhiên, nếu mức độ huy
động không hợp lý thì có thể dẫn đến tình trạng chèn ép đầu tư của khu vực tư
nhân do chính phủ huy động vốn qua phát hành trái phiếu, gây sức ép tăng lãi suất
khiến cho đầu tư của khu vực tư nhân giảm xuống. Chính lẽ đó nhà nước phải có
chính sách đối với tín dụng nhà nước một cách thích hợp.
Chính sách tín dụng nhà nước là chính sách của nhà nước điều chỉnh quá
trình hình thành và hoạt động của tín dụng nhà nước thông qua việc quy định mức
độ hình thức và công cụ huy động nguồn lực tài chính nhàn rỗi trong xã hội, thông
qua việc quy định cách thức, nội dung, các nguyên tắc sử dụng nguồn tài chính huy
động được từ hoạt động tín dụng nhà nước.
e. Các quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước
Các quỹ TCNN ngoài NSNN là các quỹ tiền tệ tập trung do Nhà nước thành
lập, quản lý và sử dụng nhằm cung cấp nguồn lực tài chính cho việc xử lý các biến
39
động bất thường trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội và để hỗ trợ thêm cho
NSNN trong trường hợp khó khăn về vốn. So với các loại quỹ khác trong nền kinh
tế, các quỹ TCNN ngoài NSNN có đặc điểm: (1) Nhà nước là người quyết định
thành lập, huy động nguồn lực tài chính, sử dụng các quỹ TCNN ngoài NSNN; (2)
Nguồn tài chính của các quỹ TCNN ngoài NSNN bao gồm: Được trích từ NSNN
theo quy định của pháp luật, một huy động các nguồn lực tài chính nhàn rỗi trong
nền kinh tế (3) Sử dụng các quỹ TCNN ngoài NSNN chủ yếu dùng để đối phó
những biến động bất thường, không dự báo trước được trong quá trình phát triển
kinh tế, xã hội của đất nước, các khoản chi không có trong dự toán NSNN nhưng
bắt buộc nhà nước phải chi để xử lý những biến động bất thường .(3) Việc sử dụng
có tính linh hoạt hơn so với quỹ NSNN, hoạt động của các quỹ TCNN ngoài
NSNN thường được điều chỉnh bởi hệ thống các văn bản dưới luật. (4) thời gian
tồn tại của một số quỹ TCNN ngoài NSNN tùy thuộc vào kết quả xử lý các trường
hợp bất thường. Các quỹ TCNN ngoài NSNN, có rất nhiều loại. Để nghiên cứu,
quản lý người ta phân loại thành các nhóm chủ yếu sau đây:
- Nhóm quỹ TCNN thực hiện chức năng dự trữ, dự phòng phục vụ cho việc
đối phó những rủi ro bất trắc. Loại nhóm này không ổn định, tùy thuộc vào kết
quả xử lý những rủi ro bất trắc. Các quỹ thuộc nhóm này như Quỹ dự trữ quốc
gia; Quỹ quỹ dự trữ tài chính,Quỹ dự trữ ngoại tệ…
- Nhóm Quỹ TCNN ngoài NSNN có tính chất hỗ trợ từ phía Nhà nước chủ
yếu phục cho vấn đề an sinh xã hội. Tính chất đặc biệt của nhóm quỹ này là việc
chi ra không có khả năng thu hồi. Các quỹ TCNN ngoài NSNN thuộc nhóm này
bao gồm: Quỹ BHXH, Quỹ xóa đói giảm ngheo, Quỹ xóa mù chữ, Quỹ phòng
chống ma túy…Cơ chế quản lý của nhóm quỹ này chủ yếu là bảo đảm thu chi
đúng chế độ, chính sách của nhà nước, đúng mục tiêu của quỹ và cân đối giữa
thu và chi.
40
- Nhóm quỹ TCNN ngoài NSNN có tính chất thu hồi vốn khi chi ra:
Các Quỹ thuộc nhóm này bao gồm: Quỹ hỗ trợ phát triển (nay là ngân hàng chính
sách; Quỹ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, Quỹ
tín dụng đào tạo… Đặc điểm quan trọng của các quỹ thuộc nhóm này là thực hiện
cơ chế tín dụng có vay có trả cả gốc lẫn lãi song bảo đảm được tính chất ưu đãi.
Chính sách các quỹ TCNN ngoài NSNN là chính sách của Nhà nước điều tiết,
điều chỉnh sự vận hành của các quỹ TCNN ngoài NSNN thông qua việc quy định,
hình thành, nội dung sử dụng cũng như quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức
nhà nước quản lý và sử dụng các quỹ TCNN ngoài NSNN. Chính sách tài chính
công của Nhà nước có thể áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh
vực phát triển CNHT. Khi áp dụng vào quá trình phát triển CNHT, Chính sách tài
chính công có những tác dụng quan trọng đối với quá trình phát triển CNHT của
quốc gia.
1.2.2. Những tác động của chính sách tài chính công thúc đẩy phát triển công
nghiệp hỗ trợ
Có thể phân tích tác động của chính sách tài chính công đến quá trình phát
triển CNHT trên ba phương diện: (1) Tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc huy
động sử dụng nguồn lực tài chính của xã hội nói chung, nguồn lực tài chính nhà
nước nói riêng; (2) Điều chỉnh, điều tiết thu nhập và hoạt động CNHT; (3) tạo ra
môi trường kinh tế ổn định cho sự phát triển CNHT.
Một trong những yếu tố có tính quyết định đối với phát triển CNHT là nguồn
lực tài chính. Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển CNHT, sự hỗ trợ và sử
dụng một phần nguồn vốn từ NSNN và các quỹ TCNN ngoài NSNN, cũng như
huy động nguồn vốn qua quỹ tín dụng nhà nước là hết sức quan trọng. Tuy nhiên,
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT không thể tự động huy động
41
được mà phải căn cứ vào cơ chế chính sách của nhà nước mới có thể tiến hành các
giải pháp huy động. Những quy định trong chính sách NSNN, chính sách tín dụng
nhà nước, chính sách các quỹ TCNN ngoài NSNN chính là cơ sở pháp lý tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn tài chính từ NSNN, từ
các quỹ tài chính nhà nước, từ kết quả hoạt động tín dụng nhà nước. Không những
thế, chính sách tài chính công cũng tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho việc phân bổ, bố
trí sử dụng nguồn vốn huy động được để phát triển CNHT, bảo đảm việc sử dụng
tập trung tránh dàn trải và sử dụng có hiệu quả.
Mặt khác, chính sách tài chính công là công cụ quan trọng để nhà nước điều
chỉnh, điều tiết thu nhập và hoạt động của CNHT, tạo điều kiện hướng hoạt động
của CNHT theo đúng quy họach của Nhà nước đề ra. Nhà nước sử dụng chính sách
thuế với những ưu tiên ưu đãi có trọng tâm, trọng điểm có thể thúc đẩy tăng quy
mô và chuyển dịch cơ cấu của CNHT, phục vụ tốt cho sự phát triển của ngành
công nghiệp hạ nguồn. Đặc biệt với chính sách tài khóa, được điều chỉnh theo sự
biến động của chu kỳ kinh tế đã góp phần quan trọng tạo ra môi trường kinh tế ổn
định cho sự phát triển CNHT.
Do đặc điểm, tính chất có sự khác nhau, nên mỗi loại chính sách trong hệ
thống chính sách tài chính công có mức độ tác động khác nhau đến sự phát CNHT:
Thứ nhất, tác động của chính sách thuế đối với phát triển CNHT
Chính sách thuế là một nội dung của chính sách tài chính công, là tổng thể các
quan điểm, tư tưởng, giải pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng đề ra quyết định
về thu nhập và huy động nguồn thu để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu của mình.
Chính sách thuế là một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống chính
sách tài chính công, là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng trong
42
việc thực hiện đường lối phát triển KT-XH của đất nước. Tác động của chính sách
thuế đối với phát triển CNHT thể hiện qua chức năng cơ bản tự thân của nó:
- Chức năng định hướng: Chính sách thuế góp phần định hướng cho nhà
quản lý thu và nộp thuế một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời và hợp lý. Đồng
thời, chính sách thuế còn giúp các nhà sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực
CNHT định hướng, xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh để mang
lại hiệu quả phù hợp với khả năng và năng lực của mình.
- Chức năng điều tiết: Chính sách thuế giúp phân phối, điều tiết thu nhập của
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT nhằm thực hiện nguyên tắc
phân phối công bằng trong xã hội, thúc đẩy phát triển CNHT theo định hướng
của Nhà nước.
Như vậy, tác động của chính sách thuế đối với phát triển CNHT thường diễn
ra ở hai trạng thái khuyến kích hoặc kiềm chế phát triển CNHT tùy thuộc vào quan
điểm của Nhà nước đối CNHT. Sự tác động của chính sách thuế đối với CNHT
được thực hiện thông qua việc áp dụng các sắc thuế cụ thể và chế độ ưu đãi, miễn
giảm của từng sắc thuế đó.Trong số hệ thống các sắc thuế có thể nói việc thực hiện
những ưu đãi, miễn, giảm của ba sắc thuế: thuế TNDN và thuế GTGT, thuế XNK
có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến hoạt động của CNHT.
Với những ưu đãi và chế độ miễn giảm của thuế TNDN sẽ ảnh hưởng đến quy mô,
cơ cấu và phân bổ thu nhập của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT.
Với những ưu đãi, miễn, giảm của thuế GTGT chủ yếu liên quan đến đầu ra
của sản phẩm CNHT, liên quan đến thị trường tiêu thụ sản phẩm CNHT, thúc đẩy
công tác hạch toán kế toán trong hoạt động của các doanh nghiệp CNHT.
Với những ưu đãi, miễn, giảm của thuế XNK sẽ có tác động đến các yếu tố
đầu vào nhập khẩu phục vụ sản xuất CNHT, đồng thời góp phần khuyến khích mở
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam

More Related Content

What's hot

Đề tài: Chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ
Đề tài: Chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợĐề tài: Chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ
Đề tài: Chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Đầu tư kinh doanh bất động sản và kê khai thuế doanh nghiệp, HAY
Đề tài: Đầu tư kinh doanh bất động sản và kê khai thuế doanh nghiệp, HAYĐề tài: Đầu tư kinh doanh bất động sản và kê khai thuế doanh nghiệp, HAY
Đề tài: Đầu tư kinh doanh bất động sản và kê khai thuế doanh nghiệp, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phan tich bao cao tai chinh vinamilk
Phan tich bao cao tai chinh   vinamilkPhan tich bao cao tai chinh   vinamilk
Phan tich bao cao tai chinh vinamilkThanh Vu Nguyen
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAYĐề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
nataliej4
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đĐề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty SILKROAD Hà Nội
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty SILKROAD Hà NộiĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty SILKROAD Hà Nội
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty SILKROAD Hà Nội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền TrungThu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chất
Đề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chấtĐề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chất
Đề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào khu công nghiệp Hải Phòng
Đề tài: Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào khu công nghiệp Hải PhòngĐề tài: Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào khu công nghiệp Hải Phòng
Đề tài: Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào khu công nghiệp Hải Phòng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kế toán vu ngoc-thau_2666
Kế toán   vu ngoc-thau_2666Kế toán   vu ngoc-thau_2666
Kế toán vu ngoc-thau_2666phuongthuy90
 
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-Thuyet Dam
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).docNguyễn Công Huy
 
Luận văn: Chi vốn đầu tư cho dự án xây dựng vốn Nhà nước, HAY
Luận văn: Chi vốn đầu tư cho dự án xây dựng vốn Nhà nước, HAYLuận văn: Chi vốn đầu tư cho dự án xây dựng vốn Nhà nước, HAY
Luận văn: Chi vốn đầu tư cho dự án xây dựng vốn Nhà nước, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty Xây dựng Vinaconex
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty Xây dựng VinaconexĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty Xây dựng Vinaconex
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty Xây dựng Vinaconex
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Đề tài: Chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ
Đề tài: Chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợĐề tài: Chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ
Đề tài: Chính sách tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ
 
Đề tài: Đầu tư kinh doanh bất động sản và kê khai thuế doanh nghiệp, HAY
Đề tài: Đầu tư kinh doanh bất động sản và kê khai thuế doanh nghiệp, HAYĐề tài: Đầu tư kinh doanh bất động sản và kê khai thuế doanh nghiệp, HAY
Đề tài: Đầu tư kinh doanh bất động sản và kê khai thuế doanh nghiệp, HAY
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
 
Phan tich bao cao tai chinh vinamilk
Phan tich bao cao tai chinh   vinamilkPhan tich bao cao tai chinh   vinamilk
Phan tich bao cao tai chinh vinamilk
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
 
Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAYĐề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAY
 
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đĐề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đ
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty SILKROAD Hà Nội
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty SILKROAD Hà NộiĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty SILKROAD Hà Nội
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty SILKROAD Hà Nội
 
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền TrungThu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
 
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chất
Đề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chấtĐề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chất
Đề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chất
 
Đề tài: Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào khu công nghiệp Hải Phòng
Đề tài: Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào khu công nghiệp Hải PhòngĐề tài: Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào khu công nghiệp Hải Phòng
Đề tài: Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào khu công nghiệp Hải Phòng
 
Kế toán vu ngoc-thau_2666
Kế toán   vu ngoc-thau_2666Kế toán   vu ngoc-thau_2666
Kế toán vu ngoc-thau_2666
 
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).doc
 
Luận văn: Chi vốn đầu tư cho dự án xây dựng vốn Nhà nước, HAY
Luận văn: Chi vốn đầu tư cho dự án xây dựng vốn Nhà nước, HAYLuận văn: Chi vốn đầu tư cho dự án xây dựng vốn Nhà nước, HAY
Luận văn: Chi vốn đầu tư cho dự án xây dựng vốn Nhà nước, HAY
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty Xây dựng Vinaconex
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty Xây dựng VinaconexĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty Xây dựng Vinaconex
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty Xây dựng Vinaconex
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
 

Viewers also liked

Baigiang Tc Tt1
Baigiang Tc Tt1Baigiang Tc Tt1
Baigiang Tc Tt1
thuba2203
 
Những vấn đề lý luận chung về nợ công và khủng hoảng nợ công tại châu âu lu...
Những vấn đề lý luận chung về nợ công và khủng hoảng nợ công tại châu âu   lu...Những vấn đề lý luận chung về nợ công và khủng hoảng nợ công tại châu âu   lu...
Những vấn đề lý luận chung về nợ công và khủng hoảng nợ công tại châu âu lu...vuongngoc93
 
Khủng hoảng tài chính k hung hoảng nợ công hy lạp
Khủng hoảng tài chính k hung hoảng nợ công hy lạpKhủng hoảng tài chính k hung hoảng nợ công hy lạp
Khủng hoảng tài chính k hung hoảng nợ công hy lạp
Ce Nguyễn
 
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...
Rubi Vu
 
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVy Vu Vơ
 
Bài giảng Tài chính công - Cao đẳng tín chỉ - CND
Bài giảng Tài chính công - Cao đẳng tín chỉ - CNDBài giảng Tài chính công - Cao đẳng tín chỉ - CND
Bài giảng Tài chính công - Cao đẳng tín chỉ - CND
Huyền Anh
 
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải phápThị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải phápHuyền Trần
 
Ly Thuyet Tai Chinh Cong
Ly Thuyet Tai Chinh CongLy Thuyet Tai Chinh Cong
Ly Thuyet Tai Chinh CongMinh Minh
 
Nguyên nhân thành công và suy thoái của Kinh tế Nhật Bản tính đến 2015. Bài h...
Nguyên nhân thành công và suy thoái của Kinh tế Nhật Bản tính đến 2015. Bài h...Nguyên nhân thành công và suy thoái của Kinh tế Nhật Bản tính đến 2015. Bài h...
Nguyên nhân thành công và suy thoái của Kinh tế Nhật Bản tính đến 2015. Bài h...
Antares Leonardo
 
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamCác công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Sương Tuyết
 

Viewers also liked (11)

Baigiang Tc Tt1
Baigiang Tc Tt1Baigiang Tc Tt1
Baigiang Tc Tt1
 
Những vấn đề lý luận chung về nợ công và khủng hoảng nợ công tại châu âu lu...
Những vấn đề lý luận chung về nợ công và khủng hoảng nợ công tại châu âu   lu...Những vấn đề lý luận chung về nợ công và khủng hoảng nợ công tại châu âu   lu...
Những vấn đề lý luận chung về nợ công và khủng hoảng nợ công tại châu âu lu...
 
Khủng hoảng tài chính k hung hoảng nợ công hy lạp
Khủng hoảng tài chính k hung hoảng nợ công hy lạpKhủng hoảng tài chính k hung hoảng nợ công hy lạp
Khủng hoảng tài chính k hung hoảng nợ công hy lạp
 
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...
 
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
 
Bài giảng Tài chính công - Cao đẳng tín chỉ - CND
Bài giảng Tài chính công - Cao đẳng tín chỉ - CNDBài giảng Tài chính công - Cao đẳng tín chỉ - CND
Bài giảng Tài chính công - Cao đẳng tín chỉ - CND
 
Tai chinh cong
Tai chinh congTai chinh cong
Tai chinh cong
 
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải phápThị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
 
Ly Thuyet Tai Chinh Cong
Ly Thuyet Tai Chinh CongLy Thuyet Tai Chinh Cong
Ly Thuyet Tai Chinh Cong
 
Nguyên nhân thành công và suy thoái của Kinh tế Nhật Bản tính đến 2015. Bài h...
Nguyên nhân thành công và suy thoái của Kinh tế Nhật Bản tính đến 2015. Bài h...Nguyên nhân thành công và suy thoái của Kinh tế Nhật Bản tính đến 2015. Bài h...
Nguyên nhân thành công và suy thoái của Kinh tế Nhật Bản tính đến 2015. Bài h...
 
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamCác công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
 

Similar to Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam

Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Luận văn: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt NamLuận văn: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Luận văn: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án tiến sĩ kinh tế giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừ...
Luận án tiến sĩ kinh tế giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừ...Luận án tiến sĩ kinh tế giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừ...
Luận án tiến sĩ kinh tế giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng VPBank, 9đ
Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng VPBank, 9đHoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng VPBank, 9đ
Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng VPBank, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTOLuận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...
Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...
Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Tổ chức kế toán tiêu thụ tại Công ty Thiết bị tự động hóa
Đề tài: Tổ chức kế toán tiêu thụ tại Công ty Thiết bị tự động hóaĐề tài: Tổ chức kế toán tiêu thụ tại Công ty Thiết bị tự động hóa
Đề tài: Tổ chức kế toán tiêu thụ tại Công ty Thiết bị tự động hóa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Ngành giầy da, dệt may, điện tử tại tỉnh Bình Dương
Luận án: Ngành giầy da, dệt may, điện tử tại tỉnh Bình DươngLuận án: Ngành giầy da, dệt may, điện tử tại tỉnh Bình Dương
Luận án: Ngành giầy da, dệt may, điện tử tại tỉnh Bình Dương
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại Hà Nội, HOTĐề tài: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại Hà Nội, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG C...
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG C...NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG C...
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG C...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tai lieu
Tai lieuTai lieu
Tai lieu
Tan Le
 
Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...
Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...
Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Các Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Các Doanh Nghiệp Ngành Công NghiệpCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Các Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Các Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận án: Giải pháp tài chính phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An, HAY
Luận án: Giải pháp tài chính phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An, HAYLuận án: Giải pháp tài chính phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An, HAY
Luận án: Giải pháp tài chính phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách Nhà nước đối với kinh tế có vốn...
Luận án: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách Nhà nước đối với kinh tế có vốn...Luận án: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách Nhà nước đối với kinh tế có vốn...
Luận án: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách Nhà nước đối với kinh tế có vốn...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNGTHU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam (20)

Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
 
Luận văn: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Luận văn: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt NamLuận văn: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Luận văn: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
 
Luận án tiến sĩ kinh tế giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừ...
Luận án tiến sĩ kinh tế giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừ...Luận án tiến sĩ kinh tế giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừ...
Luận án tiến sĩ kinh tế giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừ...
 
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu chế biến nông sản theo tiêu chuẩn EU | ...
 
Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng VPBank, 9đ
Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng VPBank, 9đHoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng VPBank, 9đ
Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng VPBank, 9đ
 
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTOLuận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
 
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...
 
Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...
Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...
Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...
 
Đề tài: Tổ chức kế toán tiêu thụ tại Công ty Thiết bị tự động hóa
Đề tài: Tổ chức kế toán tiêu thụ tại Công ty Thiết bị tự động hóaĐề tài: Tổ chức kế toán tiêu thụ tại Công ty Thiết bị tự động hóa
Đề tài: Tổ chức kế toán tiêu thụ tại Công ty Thiết bị tự động hóa
 
Luận án: Ngành giầy da, dệt may, điện tử tại tỉnh Bình Dương
Luận án: Ngành giầy da, dệt may, điện tử tại tỉnh Bình DươngLuận án: Ngành giầy da, dệt may, điện tử tại tỉnh Bình Dương
Luận án: Ngành giầy da, dệt may, điện tử tại tỉnh Bình Dương
 
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại Hà Nội, HOTĐề tài: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại Hà Nội, HOT
 
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG C...
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG C...NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG C...
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG C...
 
Tai lieu
Tai lieuTai lieu
Tai lieu
 
Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...
Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...
Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Các Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Các Doanh Nghiệp Ngành Công NghiệpCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Các Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Các Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp
 
Luận án: Giải pháp tài chính phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An, HAY
Luận án: Giải pháp tài chính phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An, HAYLuận án: Giải pháp tài chính phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An, HAY
Luận án: Giải pháp tài chính phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An, HAY
 
Luận án: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách Nhà nước đối với kinh tế có vốn...
Luận án: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách Nhà nước đối với kinh tế có vốn...Luận án: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách Nhà nước đối với kinh tế có vốn...
Luận án: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách Nhà nước đối với kinh tế có vốn...
 
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNGTHU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước độc quyền ở Vi...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdfBài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdfBài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
 
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
 
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
 
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
 
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
 
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
 
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 

Recently uploaded

GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 

Recently uploaded (10)

GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 

Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam

  • 1. BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TRƯƠNG MINH TUỆ LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 62.34.02.01 HÀ NỘI - 2015
  • 2. BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TRƯƠNG MINH TUỆ LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 62.34.02.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. Lê Văn Ái 2. TS. Nguyễn Thị Lan HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án " Chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam " là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu sử dụng trong luận án là trung thực và có nguồn gốc, có xuất xứ rõ ràng và được ghi trong tài liệu tham khảo. TÁC GIẢ LUẬN ÁN TRƯƠNG MINH TUỆ
  • 4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1 CHƯƠNG 1. ...........................................................................................................11 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ..............................11 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ.......................... 11 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm CNHT.................................................................... 11 1.1.2. Vị trí của công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi cung ứng giá trị .................... 17 1.1.3. Nội dung và điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ.............................. 19 1.2. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ......... 25 1.2.1. Tài chính công và chính sách tài chính công.......................................... 25 1.2.2. Những tác động của chính sách tài chính công thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ................................................................................................... 40 1.2.3. Những tiêu chí đánh giá tác động của chính sách tài chính công đến phát triển công nghiệp hỗ trợ................................................................................... 45 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng việc sử dụng chính sách tài chính công phát triển công nghiệp hỗ trợ........................................................................................... 49 1.3. KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ - BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM.................. 53 1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới............................................ 53 1.3.2. Bài học về sử dụng chính sách tài chính công thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ cho Việt Nam ............................................................................ 59 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1........................................................................................63 CHƯƠNG 2. ...........................................................................................................64 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG THÚC ĐẨY .................64
  • 5. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM ................................64 2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CỦA VIỆT NAM 64 2.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ............................................................................................... 75 2.2.1. Văn bản pháp luật thực thi chính sách tài chính công thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ........................................................................................... 75 2.2.2. Thực tiễn áp dụng chính sách tài chính công trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ở một số ngành cụ thể............................................................................ 79 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM ..................................... 86 2.3.1. Tình hình thực hiện chính sách tài chính công thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam................................................................................. 86 2.3.2. Đánh giá chung.....................................................................................100 2.3.3. Những hạn chế ......................................................................................103 2.3.4. Các nguyên nhân...................................................................................105 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2......................................................................................110 CHƯƠNG 3. .........................................................................................................111 GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 ...............................111 3.1. CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ............................................................................................................................111 HỖ TRỢ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020...............................................................111 3.1.1. Cơ hội và thách thức phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến 2020111 3.1.2. Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020.......................112
  • 6. 3.2. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ĐẾN NĂM 2020......114 3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ...................................................................118 3.3.1. Một số giải pháp chung.........................................................................118 3.3.2. Các giải pháp cụ thể hoàn thiện chính sách tài chính công phục vụ phát triển CNHT theo quy hoạch đến năm 2020 .....................................................125 3.3.3. Các giải pháp có tính bổ trợ..................................................................142 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3......................................................................................155 KẾT LUẬN...........................................................................................................156 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................158
  • 7. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1 - Mô hình phân chia của các công nghiệp hỗ trợ ................................. 17 Sơ đồ 1.2: công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi giá trị của nhà lắp ráp........................ 18 Sơ đồ 1.3. Sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ......................................... 19 Sơ đồ 1.4: Các yếu tố của một chính sách theo cách tiếp cận khung logic............ 28 Bảng 2.1. Kim ngạch nhập khẩu và thuế nhập khẩu một số công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2010-2014................................................................................................. 888 Biểu đồ 2.1: Tổng hợp kim ngạch nhập khẩu và thuế nhập khẩu một số công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2010-2014 .................................................................... 899 Sơ đồ 3.1. Khả năng xuất khẩu .........................................................................1533
  • 8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CNHT: Công nghiệp hỗ trợ JETRO: Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á CNĐT: Công nghiệp điện tử NCKH: Nghiên cứu khoa học NCS: Nghiên cứu sinh ĐTPT: Đầu tư phát triển CNH & HĐH: Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP: Tổng thu nhập quốc dân KTQT: Kinh tế quốc tế TCNN: Tài chính Nhà nước NSNN: Ngân sách Nhà nước FTA: Hiệp định thương mại tự do BHXH: Bảo hiểm xã hội KT-XH: Kinh tế - xã hội TNDN: Thu nhập doanh nghiệp GTGT: Giá trị gia tăng
  • 9. TSCĐ: Tài sản cố định WTO: Tổ chức Thương mại Quốc tế USD: Đô la Mỹ TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh ODA: Đầu tư gián tiếp nước ngoài CKD: Việc lắp ráp ôtô sử dụng hoàn toàn các linh kiện đồng bộ từ nguồn nhập khẩu. IKD: Việc lắp ráp ôtô sử dụng kết hợp các linh kiện không đồng bộ từ nguồn nhập khẩu và các linh kiện nội địa hoá SKD: Việc lắp ráp ôtô sử dụng chủ yếu các linh kiện nhập khẩu, kết hợp một số ít linh kiện nội địa hoá VDB: Ngân hàng Phát triển Việt Nam EU: Liên minh châu Âu WB: Ngân hàng thế giới KCN: Khu công nghiệp KCX: Khu chế xuất KH&CN: Khoa học và công nghệ
  • 10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài nghiên cứu Hội nhập kinh tế quốc tế đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, là một công cụ giúp cho các nền kinh tế phát huy nội lực để phát triển. Nhờ hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia có thể tận dụng được nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý và những tiến bộ khoa học kỹ thuật của các chủ thể kinh tế trên thế giới để phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước. Tuy nhiên, để thành công trong hội nhập kinh tế quốc tế thì ngoài cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính, chính sách đầu tư thông thoáng, các quy định, thủ tục pháp lý đơn giản, hiệu quả, đồng bộ, kịp thời có thể hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp nước ngoài cũng như doanh nghiệp trong nước còn yêu cầu một sự hỗ trợ, hợp tác mạnh mẽ từ các doanh nghiệp nội địa. Mặt khác, khi trình độ phân công lao động quốc tế và phân chia quá trình sản xuất đã đạt đến mức độ rất cao, thì không một sản phẩm công nghiệp nào còn được sản xuất tại một không gian, địa điểm hay một công ty duy nhất của một quốc gia mà được phân chia thành nhiều công đoạn ở các công ty đặt tại các vùng lãnh thổ, quốc gia, châu lục khác nhau. Thực tiễn đã chứng minh, một trong những tiền đề quan trọng để thu hút và hỗ trợ cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các ngành công nghiệp nói riêng, và nền kinh tế nói chung, chính là sự phát triển mạnh mẽ của các CNHT. Nói cách khác, một nền CNHT đồng bộ có khả năng đáp ứng những yêu cầu về số lượng và chất lượng của nền công nghiệp chế tác và lắp ráp được coi “ bà đỡ” cho việc phát triển công nghiệp chế tác lắp ráp tạo ra sản phẩm hàng hóa cuối cùng đưa vào lưu thông… Trong thời gian qua ở Việt Nam, môi trường đầu tư - kinh doanh từng bước được cải thiện, phù hợp với cam kết hội nhập quốc tế. Việt Nam đang trở thành
  • 11. 2 điểm hấp dẫn đầu tư ở khu vực châu Á, trong đó có ngành công nghiệp. Song, Việt Nam còn nhiều vấn đề phải giải quyết để đón nhận có hiệu quả làn sóng đầu tư mới này, trong đó có vịêc phát triển CNHT. Ở Việt Nam, phát triển CNHT là một vấn đề mới được nhận thức và quan tâm trong những năm gần đây, cho dù sản phẩm của nó vẫn có mặt trong các doanh nghiệp nhà nước sản xuất công nghiệp. Về tổng thể CNHT ở Việt Nam vẫn chưa được định hình rõ nét và càng thiếu các cơ chế tài chính cần thiết để hỗ trợ phát triển CNHT. Mặc dù tính pháp lý ở mức thấp, nội dung còn chung chung và còn chậm trễ, song Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 và Quyết định 1483/2011/QĐ-TTg ngày 26/08/2011 của Thủ tướng Chính phủ được coi là luồng gió mới đối với vấn đề nhận thức và chính sách phát triển CNHT Việt Nam. Hơn nữa, cả trong lý thuyết và thực tế quản lý nhà nước, còn thiếu vắng các công trình nghiên cứu sâu, toàn diện cần thiết về phát triển CNHT nhìn từ góc độ tài chính. Trong bối cảnh đó, đề tài “Chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam” là có tính cấp thiết cả về khoa học và thực tiễn. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới “Công nghiệp liên quan và hỗ trợ” đã được nhắc đến trong “Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia” [78]. Trong đó, cụm từ này đã được phân tích như là một trong năm yếu tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh của một quốc gia [78]. Nhưng các nghiên cứu về CNHT nhiều nhất vẫn là ở các quốc gia Đông Á, đặc biệt là Nhật Bản, nơi ra đời khái niệm CNHT. Tình hình thuê ngoài và các nhà cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất của Nhật Bản đã được phân tích trong “Nền kinh tế không biên giới” [79]; Trong công trình đó, nhóm tác giả Fujita, M., Krugman, P.,
  • 12. 3 and Venables, A. (1999) đã chỉ ra chi nhánh các tập đoàn Nhật Bản ở châu Á, đặc biệt là Thái Lan, Ma-lay-xi-a, Inđô-nê-xi-a đã sử dụng hệ thống thầu phụ được hình thành với vai trò mạnh mẽ của các doanh nghiệp sản xuất linh kiện có vốn đầu tư từ Nhật Bản. Năm 2008, Kimura F. đã đúc kết kinh nghiệm phát triển CNHT trong cuốn “The Mechanics of Production Networks in Southeast Asia: The Fragmentations Theory Approach” [81]. Đây là tài liệu hữu ích cho các nước đang phát triển về chính sách phát triển CNHT qua các thời kỳ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Các chính sách này tập trung vào một số điểm chính: thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển CNHT, quy định về tỷ lệ nội địa hoá và các hỗ trợ mạnh mẽ hiệu quả từ phía Chính phủ dành cho liên kết doanh nghiệp, như là điều kiện tiên quyết để phát triển CNHT. Năm 1998, nghiên cứu của Goh Ban Lee, đại học Sains, Ma-lay-xi-a “Liên kết giữa các Tập đoàn đa quốc gia và các CNHT nội địa” (Linkage between the Multinational Corporations and Local Supporting Industries) đã đánh giá rất cao vai trò của chính sách phát triển nguồn nhân lực và các chính sách hỗ trợ liên kết của chính phủ Ma-lay-xi-a giữa các tập đoàn Đầu tư giáo dục của Nhật Bản với các doanh nghiệp nội địa sản xuất linh kiện cho ngành điện tử. Năm 2002, Noor, Halim, Clarke, Roger, Driffield và Nigel Năm 2002, Noor, Halim, Clarke, Roger, Driffield và Nigel chỉ ra vai trò quan trọng của hỗ trợ từ phía chính phủ cho đổi mới và sáng tạo của các doanh nghiệp nội địa trong phát triển cung ứng cho ngành điện tử, trong: “Tập đoàn đa quốc gia và các nỗ lực công nghệ của doanh nghiệp địa phương: trường hợp nghiên cứu ngành công nghiệp điện và điện tử Ma-lay-xi-a” (Multinational cooperation and technological effort by local firm: a case study of the Malaysian Electronics and Electrical Industry). 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước:
  • 13. 4 Tháng 3 năm 2004, báo cáo nghiên cứu điều tra “Xây dựng và đẩy mạnh CNHT ở Việt Nam” do JETRO thực hiện được coi là tài liệu đầu tiên đánh giá về các CNHT ở Việt Nam. Tác giả đã khẳng định CNHT ở Việt Nam đã bắt đầu hình thành. Mặc dù nhận thức của các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp thời điểm đó còn rất thấp, các doanh nghiệp tư nhân và khối doanh nghiệp FDI đang vươn lên và khá chủ động trong việc nắm bắt các cơ hội. Năm 2004, Nguyễn Kế Tuấn đăng trên tạp chí Kinh tế và Phát triển, “Phát triển CNHT trong chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam” đã đề cập đến: khái niệm, vai trò, các nhân tố tác động đến phát triển CNHT, đề xuất một số chính sách chủ yếu về phát triển CNHT, đặc biệt là quan điểm để lựa chọn xây dựng chính sách phát triển CNHT cho Việt Nam. Năm 2005, Trần Văn Thọ, “Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hoá Việt Nam”, đã phân tích con đường phát triển công nghiệp ở Việt Nam theo hướng toàn cầu hoá, thông qua phát triển CNHT như là lĩnh vực của hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Tại Hội thảo về CNHT của JETRO. Năm 2005, Phan Đăng Tuất, trong “Trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp Nhật Bản – Con đường nào cho Việt Nam”, trong “Kế hoạch hành động về phát triển CNHT Việt Nam” tại Diễn đàn Liên kết hội nhập cùng phát triển. Năm 2008 và trong “CNHT, vấn đề trọng đại” đăng trên Báo Công Thương số Tết 2009, đã khẳng định các vai trò quan trọng của CNHT đối với nền kinh tế, yêu cầu về DNNVV và sự hợp tác với Nhật Bản trong phát triển CNHT ở Việt Nam. Năm 2007, Bộ công nghiệp (nay là Bộ công thương) đã phê duyệt Quy hoạch phát triển CNHT Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020. Trong quy hoạch này, lần đầu tiên khái niệm CNHT được chính thức hoá ở Việt Nam. Theo quy hoạch này, kế hoạch và các giải pháp phát triển CNHT: tạo dựng môi trường đầu
  • 14. 5 tư, phát triển khoa học công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, liên kết doanh nghiệp đã được đề xuất cho 5 ngành công nghiệp ưu tiên: Điện tử tin học, Dệt may, Da giày, sản xuất lắp ráp ô tô, Cơ khí. Năm 2014, Bộ trưởng Bộ công thương đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển CNHT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có 3 lĩnh vực ưu tiên: Linh kiện phụ tùng, Dệt may - da giày, Công nghệ cao. Cuốn “Xây dựng các CNHT ở Việt Nam”, GS. Ohno chủ biên năm 2007, đã trình bày các kết quả khảo sát về thực trạng các CNHT. Cuốn “CNHT Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà sản xuất Nhật Bản”; Nguyễn Thị Xuân Thuý đã tổng kết lịch sử ra đời của khái niệm CNHT và đề xuất khái niệm cho Việt Nam trong chương 2 “CNHT, Tổng quan về khái niệm và sự phát triển”; đề xuất việc xây dựng cơ sở dữ liệu CNHT ở chương IV “Thiết kế cơ sở dữ liệu cho CNHT”. Năm 2005, trong cuốn sách “Cải thiện hoạch định chính sách công nghiệp ở Việt Nam”, Mitarai với chương “Các vấn đề của ngành công nghiệp điện tử ở các nước ASEAN và khuyến nghị với Việt Nam” đã phân tích bài học về tận dụng lợi thế cạnh tranh quốc gia của các nước ASEAN khi phát triển CNĐT, Mori trong chương “Chiến lược mua sắm tối ưu: Các yếu tố quyết định tỷ lệ nội địa hoá trong bối cảnh cạnh tranh và liên kết khu vực” đã chỉ ra các vấn đề liên quan đến phát triển CNHT cho Việt Nam ở một số ngành, trong đó có CNĐT. Năm 2006, Bộ Bưu chính Viễn thông đã công bố “Nghiên cứu xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử tại Việt Nam giai đoạn 2006 -2010” với các kết quả phân tích đánh giá kỹ lưỡng ngành CNĐT do Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử thực hiện năm 2006 và đề xuất các định hướng phát triển đến năm 2010, trong đó có các chính sách quan trọng cho CNHT.
  • 15. 6 Năm 2008, Đại học Ngoại thương có đề tài “Nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu và khả năng tham gia của các doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam” do Nguyễn Hoàng Ánh chủ nhiệm. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, trong giai đoạn hiện nay và sắp tới, Việt Nam nên tập trung vào công đoạn sản xuất, là khâu có thể tranh thủ sự hợp tác của các tập đoàn điện tử quốc tế, chứ chưa nên tham gia vào khâu thiết kế, phân phối của chuỗi giá trị. Ngoài ra, có thể kể đến các công trình đã nghiên cứu về CNHT và tài chính thúc đẩy CNHT như sau: - Vũ Nhữ Thăng(2013) - Giải pháp tài chính phát triển CNHT, đề tài NCKH cấp Bộ, Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách- Bộ Tài chính. Đây là đề tài giải quyết những vấn đề về tài chính đối với phát triển CNHT. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu này còn nặng về phân tích thực tế, phần lý luận về nội hàm CNHT và công cụ Tài chính không được nhóm tác giả tập trung nghiên cứu nhiều. - Hoàng Văn Châu (2008), Chính sách phát triển CNHT của Việt Nam, Đề tài NCKH cấp nhà nước. Công trình nghiên cứu dưới góc độ chính sách, phần nghiên cứu khía cạnh lý luận về tài chính tác động đến nền CNHT chưa được nhiều. - Trương Đình Tuyển – Bộ Thương mại “ Phát triển CNHT Kiến nghị cách tiếp cận và chính sách cho Việt Nam” tại cuộc hội thảo do Viện Chiến lược và chính sách – Bộ tài chính phối hợp với Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp đồng tổ chức tháng 12 năm 2011 tại Hà nội. Đây là bài tham luận có nhiều ý tưởng độc đáo xét trên góc độ lý luận cũng như thực tiễn. - Trương Thị Chí Bình (2011),“Chính sách tài chính cho phát triển CNHT ở Việt Nam” Hội thảo khoa học Viện Chiến lược và chính sách - Bộ tài chính phối hợp với Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp.Bài tham luận nêu bật những bất cập của chính sách tài chính cho phát triển CNHT ở Việt Nam và đề
  • 16. 7 cập đến kinh nghiệm sử dụng chính sách tài chính thúc đẩy phát triển CNHT ở một số nước. Đặc biệt bài tham luận phân tích làm rõ những bất cập về chính sách chung và chính sách tài chính đối với vấn đề phát triển CNHT thể hiện trong Quyết định 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ, từ đó đưa ra những đề xuất hoàn thiện. - Trần Đình Thiên và Lê Văn Hưng (2011)- CNHT: khái niệm, kinh nghiệm phát triển và gợi ý- Hội thảo Viện Chiến lược và chính sách - Bộ Tài chính phối hợp với Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp. Những quan niệm về CNHT ở các nước và trình bày chứng kiến của hai tác giả về CNHT dưới góc độ nhận thức về khái niệm, đặc biệt bài tham luận đã đưa ra những gợi ý về phát triển CNHT của Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước. - Vũ Nguyên Thức (2014) “Phát triển CNHT – Gỡ từ cơ chế, chính sách”- Tạp chí Kinh tế- dự báo. Bài báo phân tích vị trí tầm quan trọng của cơ chế chính sách đối với CNHT, phân tích những bất cập trong cơ chế, chính sách đối CNHT ở Việt Nam và định hướng các giải pháp. 2.3 Khoảng trống trong nghiên cứu Các nghiên cứu kể trên đã phản ánh được nhiều mặt về CNHT và phát triển CNHT ở Việt Nam, trong đó có công nghiệp điện tử. Chính sách tài chính công tác động đến phát triển CNHT. Đây đều là các tài liệu có giá trị tham khảo cao. Tuy nhiên, ở tầm vĩ mô, các nghiên cứu chưa đề cập đến bản chất của CNHT, chưa phân tích thấu đáo các yếu tố tác động đến phát triển CNHT, chưa đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ tác động của chính sách tài chính công phát triển CNHT. Từ đó chưa chỉ ra các căn cứ để xác định cách thức phát triển CNHT cho quốc gia đang phát triển như Việt Nam, đặc biệt là trước tác động ngày càng gia tăng của toàn cầu hoá. Ở quy mô ngành, các nghiên cứu mới chỉ phân tích CNHT trong nội vi ngành công nghiệp hạ nguồn như CNĐT, mà chưa đặt trong tổng thể các ngành
  • 17. 8 cung ứng khác. Vì vậy, các đề xuất chính sách và giải pháp phát triển CNHT ở Việt Nam vẫn chưa thuyết phục và thiếu tính khả thi. Về tổng thể, các nghiên cứu trên chưa tập trung sâu và toàn diện vào nghiên cứu các chính sách tài chính phát triển CNHT trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam, nhất là chưa làm rõ những bất cập và định hướng khắc phục để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hỗ trợ phát triển CNHT của những chính sách này. 3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án - Góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nhằm phát triển CNHT thông qua tác động của các công cụ tài chính công. - Phân tích một số lý luận cơ bản về CNHT; vai trò và tác động của cơ chế, chính sách tài chính trong phát triển CNHT trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. - Đánh giá thực tế xây dựng và thực thi chính sách tài chính hỗ trợ phát triển CNHT để luận giải và minh chứng cho những tồn tại và bài học thực tiễn CNHT ở Việt Nam. - Đề xuất quan điểm, mục tiêu và những giải pháp tài chính chung chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của CNHT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án - Đối tượng nghiên cứu Là những vấn đề lý luận và thực tiễn về CNHT và các giải pháp tài chính nhằm phát triển CNHT; - Phạm vi nghiên cứu
  • 18. 9 + Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các giải pháp về Tài chính công như: Thuế, chi NSNN, tín dụng và các quỹ tài chính Nhà nước ngoài NSNN nhằm phát triển CNHT; Nói đến chính sách tài chính công bao giờ cũng gắn liền với nhà nước. Đối với Việt Nam nền công nghiệp hỗ trợ đang trong bước đi ban đầu. Chính vì vậy, để có thể phát triển được nhất thiết phải có sự hỗ trợ, can thiệp của Nhà nước. Với cách đặt vấn đề như vậy, mặc dù là tên đề tài luận án là chính sách tài chính, song nghiên cứu sinh giới hạn phạm vi nghiên cứu là chinh sách tài chính công + Phạm vi không gian và thời gian, luận án nghiên cứu ở Việt Nam với thực trạng trong giai đoạn 2009 - 2014 và các đề xuất về giải pháp tài chính công nhằm phát triển CNHT được nghiên cứu áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Các phương pháp được luận án sử dụng trong qúa trình nghiên cứu: Phương pháp kế thừa: Luận án sử dụng kết quả nghiên cứu và số liệu thứ cấp từ các công trình khoa học có liên quan đến CNHT và một số ngành công nghiệp cụ thể. Phương pháp thống kê so sánh và phân tích đánh giá tổng hợp: Luận án phân tích hệ thống số liệu theo chuỗi thời gian về CNHT, công nghiệp điện tử và công nghiệp ô tô, công nghiệp chế tạo…và những tác động của Việt Nam trong các giai đoạn, có so sánh với các quốc gia khác.
  • 19. 10 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Về mặt lý luận, đề tài góp phần hệ thống hóa những nhận thức cơ bản về lý luận CNHT, nguồn lực tài chính và tài chính công, phương thức tác động của các chính sách tài chính công đối với nền kinh tế nói chung và CNHT nói riêng. Về mặt thực tiễn, đề tài phân tích và đánh gía thực tiễn phát triển CNHT và tác động của mốt số chính sách tài chính công đến phát triển CNHT của Việt Nam 5 năm qua. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cơ bản về chính sách tài chính công để thúc đẩy phát triển CNHT của Việt Nam trong thời điểm mà CNHT vẫn còn non trẻ như hiện nay. 7. Bố cục của luận án Ngoài lời mở đầu và kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được trình bày thành 3 chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về CNHT và chính sách tài chính công phát triển CNHT Chương 2: Thực trạng chính sách tài chính công nhằm phát triển CNHT ở Việt Nam Chương 3: Giải pháp về chính sách tài chính công nhằm phát triển CNHT ở Việt Nam đến năm 2020.
  • 20. 11 Chương 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm CNHT 1.1.1.1. Khái niệm CNHT Khái niệm công nghiệp hỗ trợ bắt đầu xuất hiện từ những năm 60 thế kỷ 20, phổ biến ở Nhật Bản và lan dần sang các nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới ở châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan. Đến nay, cách hiểu về thuật ngữ này vẫn chưa thống nhất. CNHT là một khái niệm của công nghiệp hiện đại, được kế thừa từ những khái niệm có liên quan và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các ngành công nghiệp cung cấp các yếu tố trung gian đầu vào cũng như các yếu tố hỗ trợ cho các ngành công nghiệp then chốt, có giá trị kinh tế cao và quá trình sản xuất phức tạp. CNHT không được xem xét trong hệ thống phân loại ngành kinh tế theo quan điểm truyền thống (phân biệt theo lĩnh vực sản xuất) mà chỉ được xem xét như một ngành công nghiệp với sự tái định nghĩa các ngành công nghiệp theo cấu trúc dọc (phân biệt theo hoạt động sản xuất) dưới áp lực của chuyên môn hóa quy trình và tái cấu trúc doanh nghiệp công nghiệp. Trong thực tiễn sản xuất kinh doanh, có hai cách quan niệm về CNHT. Ở góc độ hẹp, CNHT là các ngành sản xuất phụ tùng linh kiện phục vụ cho công đoạn lắp ráp ra sản phẩm hoàn chỉnh. Ở góc độ rộng hơn, CNHT được hiểu như toàn bộ các ngành tạo ra các bộ phận của sản phẩm cũng như tạo ra các máy móc, thiết bị hay những yếu tố vật chất nào khác góp phần tạo thành sản phẩm. Khái niệm CNHT trên thực tế chủ yếu sử dụng trong các ngành công nghiệp có sản phẩm đòi hỏi sự
  • 21. 12 kết nối của nhiều chi tiết phức tạp, đòi hỏi tính chính xác cao, dây chuyền sản xuất đồng loạt với các công đoạn lắp ráp tách biệt. Tuy nhiên, nếu đặt góc nhìn rộng hơn, CNHT phải được hiểu một cách tổng quát như toàn bộ quá trình sản xuất nói chung, chứ không thể bổ dọc, cắt lớp theo ngành hay sản phẩm vì mỗi ngành, mỗi loại sản phẩm đều có những đặc thù riêng và đều có những đòi hỏi ở các mức độ khác nhau về yếu tố hỗ trợ. Xét về quy mô thì CNHT là một khu vực công nghiệp rộng lớn, bao gồm nhiều ngành, nhiều loại hình doanh nghiệp và chiếm phần chủ yếu của giá trị gia tăng sản xuất công nghiệp. CNHT được ví như chân núi cho một nền công nghiệp bền vững, còn công nghiệp hoàn thiện, công nghiệp lắp ráp được coi là phần ngọn. Tùy vào chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, tùy vào năng lực nội tại và bối cảnh phát triển mà khu vực CNHT được chú trọng ưu tiên phát triển, kéo theo khu vực công nghiệp lắp ráp phát triển tương ứng. Từ những công đoạn của quá trình sản xuất: Chế tạo vật liệu; Sản xuất gia công phụ tùng, linh kiện; Lắp ráp hoàn chỉnh, CNHT được hiểu như sau: - Theo định nghĩa của Cục phát triển CNHT Thái Lan: CNHT là ngành công nghiệp cung cấp các linh kiện máy móc và các dịch vụ kiểm tra, đóng gói cho các ngành công nghiệp cơ bản và nhấn mạnh rằng các bộ phận kim loại và công nghiệp chế tạo, sản xuất phụ tùng ô tô, phụ tùng điện, điện tử là những CNHT quan trọng. Cục phát triển CNHT Thái Lan chia các ngành sản xuất thành 3 cấp độ khác nhau: (1) cấp độ lắp ráp, (2) cấp độ sản xuất linh phụ kiện, (3) cấp độ các ngành hỗ trợ. [77] - Khái niệm có tính chất chung nhất đó là CNHT không phải là một ngành cụ thể mà bao hàm toàn bộ những lĩnh vực sản xuất sản phẩm trung gian (linh kiện, bộ phận) cung cấp cho ngành lắp ráp. [2] Khái niệm này hoàn toàn khác với cách phân loại các ngành công nghiệp như hiện nay thành các ngành công
  • 22. 13 nghiệp cơ khí, công nghiệp điện - điện tử, công nghiệp dệt may - da giầy.v.v…. Dựa trên mức độ phức tạp của ba công đoạn sản xuất chính là: (1) chế tạo vật liệu, (2) sản xuất gia công phụ tùng, linh kiện, (3) lắp ráp hoàn chỉnh. CNHT thuộc về công đoạn (2) là sản xuất gia công phụ tùng, linh kiện. - Một số khái niệm khác cho rằng CNHT là ngành công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. CNHT rất đa dạng bao gồm cả ngành đúc nhựa và chế tạo khuôn đúc, gia công cơ khí, đúc, rèn, hàn, nhiệt luyện, xử lý bề mặt. Sản xuất những linh kiện, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm… bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế công đoạn 1 và 2. Sản phẩm CNHT thường được sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa. [29] Hiện nay các CNHT còn được hiểu là các ngành sản xuất nền tảng của ngành công nghiệp chính yếu. Bắt đầu từ việc sản xuất nguyên vật liệu công đoạn 1 đến gia công chế tạo các sản phẩm phụ tùng, linh kiện, nguyên phụ liệu bằng các công nghệ chuyên môn hóa sâu công đoạn 2, đáp ứng cho ngành công nghiệp sản xuất lắp ráp các sản phẩm thuộc công cụ, tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng công đoạn 3. CNHT có tính chất đan chéo nhau, nghĩa là có thể gia công, cung cấp sản phẩm đồng thời cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Thông thường ở các nước phát triển, CNHT phát triển trước làm cơ sở để ngành công nghiệp chính như: ngành công nghiệp ô tô, xe máy, điện tử, dệt may, da giầy, viễn thông phát triển. Trên thực tế cũng có quốc gia mà hai CNHT và chính yếu phát triển song song: CNHT phát triển sẽ tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chính yếu phát triển đồng thời kích thích CNHT phát triển theo. Tóm lại, cho đến nay ít nhất có hai quan niệm tương đối khác nhau về CNHT: - Quan niệm thứ nhất cho rằng: CNHT bao gồm những ngành sản xuất sản phẩm trung gian có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất một loại sản phẩm cuối cùng
  • 23. 14 nhất định. Tuỳ từng loại sản phẩm cụ thể cần sản xuất, những sản phẩm trung gian có thể bao gồm nguyên, vật liệu, linh kịên phụ tùng, các bộ phận (chi tiết) lẻ, phụ liệu, bao bì, nhãn mác... Đây là quan niệm gắn với yêu cầu của sản phẩm cuối cùng để xác định sản phẩm trung gian cần có - Sản phẩm CNHT. - Quan niệm thứ hai cho rằng: CNHT là toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất tạo ra các thành phẩm chính. Chúng bao gồm những linh kiện, phụ kiện, nguyên liệu, sơ chế, phụ liệu phụ tùng, bao bì, sản phẩm trung gian... Như vậy, các quan niệm trên vừa đề cập đến nhiều loại sản phẩm vừa đề cập tới một loại sản phẩm. Do dó, có thể nói "CNHT” là một thuật ngữ khá mơ hồ, nếu không có một khái niệm cụ thể thì khó có thể xác định được ngành công nghiệp nào là CNHT và hỗ trợ cái gì và cho ai?. Do có sự tương đối trong khái niệm của CNHT nên việc phân biệt phạm vi của CNHT cũng chưa được thống nhất. Như vậy, CNHT không phải là một ngành cụ thể mà chúng bao hàm toàn bộ những lĩnh vực sản xuất từ nguyên vật liệu đến gia công chế tạo các sản phẩm, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm… để cung cấp cho ngành công nghiệp lắp ráp các sản phẩm cuối cùng là tư liệu, công cụ sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng. Đây là quan niệm của NCS về CNHT và sẽ được sử dụng xuyên suốt trong qúa trình nghiên cứu luận án. Có thể nói thêm, CNHT cần được coi là một cơ sở công nghiệp hoạt động với nhiều chức năng để phục vụ số lượng lớn các ngành lắp ráp, chứ không nên coi chúng đơn giản chỉ là ngành “thu thập” ngẫu nhiên những linh kiện sản xuất không liên quan. CNHT không chỉ sản xuất linh kiện mà quan trọng hơn là thực hiện quá trình sản xuất hỗ trợ việc sản xuất các bộ phận nhựa và kim loại, chẳng hạn như cán, ép dập khuôn.
  • 24. 15 Hơn nữa, không nên quan niệm một cách đơn giản CNHT chỉ gồm những sản phẩm trung gian được sản xuất một cách rời rạc ở những doanh nghiệp đơn độc mà nên quan niệm CNHT là một ngành cho dù sản phẩm của nó rất đa dạng nhiều chủng loại. Nhận thức CNHT là một ngành công nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược đầu tư của Nhà nước và trong sự liên kết tạo ra sức mạnh cạnh tranh. Trên thực tế, khái niệm CNHT thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất những sản phẩm có sự kết nối của nhiều chi tiết phức tạp, đòi hỏi tính chính xác cao, dây chuyền sản xuất đồng loạt với các công đoạn lắp ráp tách biệt. 1.1.1.2. Đặc điểm của CNHT Một là, CNHT phát triển gắn kết với ngành/phân ngành công nghiệp hoặc sản phẩm công nghiệp cụ thể nào đó (đối tượng hỗ trợ) và tích hợp theo cả chiều dọc và chiều ngang. Đồng thời, sự phát triển của CNHT có tác dụng thúc đẩy những ngành công nghiệp (sản phẩm) phát triển và thu hút đầu ra của các cơ sở sản xuất hỗ trợ cấp dưới. Hai là, sử dụng nhiều vốn và mức độ lành nghề của công nhân có yêu cầu cao hay không cao còn tùy thuộc vào mỗi ngành là đối tượng hỗ trợ. CNHT cần thiết cho cả công nghiệp lắp ráp (ô tô, xe máy, điện tử…) và công nghiệp chế biến (dệt may, giầy da…). Tuy nhiên, đối với mỗi ngành thì CNHT lại có những đặc điểm và yêu cầu chính sách khác nhau: CNHT cho công nghiệp lắp ráp đòi hỏi nguồn lao động có kỹ năng cao hơn, sản phẩm chủ yếu là các linh kiện kim loại, nhựa, cao su và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của sản phẩm; trong khi đó, CNHT cho công nghiệp chế biến lại không đòi hỏi nguồn nhân lực có kỹ năng cao, sản xuất ít loại linh phụ kiện và không tác động lớn đến chất lượng của sản phẩm.
  • 25. 16 Ba là, CNHT xuất hiện phổ biến trong các hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp theo kiểu thầu phụ/vệ tinh, trong một mạng lưới tổ chức sản xuất phối hợp, thống nhất và có tính hợp tác cao giữa các doanh nghiệp chủ đạo và các doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ. Bốn là, đối với một ngành/phân ngành và nhất là các sản phẩm cụ thể nào đó, các tổ chức hoạt động trong CNHT thường có quy mô vừa và nhỏ với mức độ chuyên môn hoá sâu, dải sản phẩm hẹp, dễ thay đổi mẫu mã, có sức sống và sức cạnh tranh cao. Năm là, sản phẩm của CNHT có thể được cung cấp cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới. Sáu là, giá trị của sản phẩm CNHT chiếm tỷ trọng lớn trong sản phẩm cuối cùng đưa ra thị trường, thậm chí có lên tới 80-90%. Trong việc hoạch định chính sách phát triển CNHT của Nhà nước, cần tùy theo phân ngành của CNHT để có thể xác lập chính sách thích hợp, nhất là chính sách tài chính. 1.1.1.3. Phân loại CNHT Tùy theo mục đích nghiên cứu, quản lý hay đầu tư mà người ta dựa vào những tiêu thức khác nhau để phân loại CNHT. Thông thường, nếu dựa vào đặc tính sử dụng của các sản phẩm CNHT đối với các ngành công nghiệp chính yếu, có thể chia CNHT thành hai loại cơ bản: CNHT cơ bản và CNHT đặc thù. CNHT cơ bản là các ngành cung cấp các sản phẩm có thể sử dụng chung cho nhiều ngành công nghiệp, chủ yếu là các ngành sản xuất lắp ráp. Thuộc nhóm ngành này là các cơ sở sản xuất các thiết bị, linh kiện bằng nhựa, kim khí phục vụ chung cho các ngành xe máy, điện - điện tử...
  • 26. 17 CNHT đặc thù là các ngành cung cấp các sản phẩm công nghiệp đặc thù, chỉ sử dụng được trong một hoặc một số ngành. Công nghiệp chủ yếu như dệt may, da giầy, công nghiệp chế biến. Nguồn: [5] Sơ đồ 1.1 - Mô hình phân chia của các công nghiệp hỗ trợ Việc phân loại nền CNHT là để xác định chiến lược đầu tư và quản lý thích hợp, cả vi mô, cũng như vĩ mô. 1.1.2. Vị trí của công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi cung ứng giá trị Việc xác định chính xác vị trí của CNHT trong chuổi cung ứng giá trị có ý nghĩa quan trọng việc xác định phương hướng đầu tư của các chủ thể trong nền kinh tế. CNHT là một thuật ngữ đề cập tới một nhóm các hoạt động công nghiệp là trung gian cung cấp các đầu vào cho sản xuất (không bao gồm nguyên liệu và sản phẩm cuối cùng) ở các ngành công nghiệp hạ nguồn [2]. Nói cách khác, CNHT ở vị trí giữa trong dây chuyền sản xuất theo chiều dọc từ thượng nguồn đến hạ nguồn. K.Ohno(2005) cho rằng: mặc dù CNHT được gọi là một ngành công nghiệp nhưng không được phân loại như các ngành công nghiệp điện tử, dệt may [45]. Công nghiệp hỗ trợ cơ bản: chế biến nhựa và kim loại (cắt , nén, rèn ,đúc…) Quần áo, da, phụ kiện… nông, lâm, ngư nghiệp Dệt may và giầy dép Chế biến thực phẩm Xe máy Điện tử Nghe nhìn ô tô
  • 27. 18 Phạm vi, ví trí của CNHT theo mô hình sau: Nguồn: [4] Sơ đồ 1.2: Công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi giá trị của nhà lắp ráp Như vậy, theo sơ đồ trên, vị trí của CNHT nằm trong chuỗi giá trị lắp ráp. Nói cách khác để tạo ra được chuỗi giá trị lắp ráp cần thiết phải có CNHT.Thiếu CNHT không thể tạo ra được chuỗi giá trị lắp ráp.Với cách xem xét vị trí của CNHT như vậy, cho thấy cần phải đầu tư phát triển CNHT. Tùy theo năng lực công nghệ, tài chính mà các chủ thể trong nền kinh tế tham gia vào vị trí của CNHT khác nhau. Một nghiên cứu khác chỉ ra các doanh nghiệp của Việt Nam chỉ tham gia được theo mức sản xuất chi tiết đơn giản.
  • 28. 19 Nguồn: [5] Sơ đồ 1.3. Sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ 1.1.3. Nội dung và điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ Hiểu một cách đơn giản ngắn gọn nhất, song không kém phần chuẩn xác, phát triển CNHT là làm thay đổi hiện trạng về quy mô, cơ cấu, chất lượng của CNHT theo hướng gia tăng, đảm bảo yêu cầu phát triển của các ngành công nghiệp hạ nguồn (lắp rắp, chế tác, chế biến… tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng phục vụ sản xuất và tiêu dùng). 1.1.3.1. Phát triển quy mô công nghiệp hỗ trợ Số lượng doanh nghiệp tham gia sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Sản xuất một số chi tiết (thường là bí quyết công nghệ) và lắp ráp các cụm nhóm thành sản phẩm cuối cùng Sản xuất một số chi tiết có độ phức tạp cao hơn nữa và lắp ráp các chi tiết này với các chi tiết nhóm 3 thành bộ phận Sản xuất một số chi tiết có độ phức tạp cao và lắp ráp các chi tiết này với các chi tiết từ nhóm 4 thành cụm chi tiết Sản xuất phần lớn các chi tiết có độ phức tạp không cao (bao gồm các chi tiết tiêu chuẩn) Tínhph c Chủ yếu các doanh nghiệp SME của Việt Nam Các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI Chủ yếu là các doanh nghiệp FDI Chủ yếu là các doanh nghiệp FDI Kh ảnăngs ảnxuấtvàchiềucungứng(khoảng5 -10năm)
  • 29. 20 Quy mô của CNHT thường được xác định dựa trên các tiêu chí chủ yếu sau đây: Thứ nhất, số doanh nghiệp tham gia vào sản xuất sản phẩm thuộc CNHT. Số doanh nghiệp tham gia vào sản xuất sản phẩm thuộc CNHT phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản: (i) nhu cầu phát triển CNHT và (ii) khả năng sinh lời của CNHT. Như chúng ta biết để phát triển ngành công nghiệp hạ nguồn (lắp ráp, chế tác, chế biến…) tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng phục vụ sản xuất và tiêu dùng, tất yếu cần thiết phải phát triển CNHT. Đó là nhu cầu tất yếu, tuy nhiên, nhu cầu này có được doanh nghiệp đáp ứng hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong số các yếu tố đó, yếu tố khả năng sinh lời của sản xuất sản phẩm CNHT có ý nghĩa quyết định bởi lẽ mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng vào mục tiêu tối thượng là lợi nhuận. Do đó, để có thể gia tăng được số lượng các doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực CNHT đòi hỏi về phía Nhà nước phải có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất sản phẩm CNHT. Thứ hai, quy mô nguồn vốn đầu tư của xã hội cho phát triển CNHT Nguồn vốn đầu tư của xã hội cho phát triển CNHT bao gồm nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, nguồn tài trợ của các tầng lớp dân cư của các tổ chức kinh tế, xã hội trong và ngoài nước. Quy mô nguồn vốn đầu tư xã hội càng lớn chứng tỏ sự quan tâm của xã hội đối với phát triển CNHT càng nhiều. Thứ ba, giá trị của sản phẩm CNHT so với giá trị tổng sản phẩm xã hội hoặc so với giá trị sản phẩm sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Tỷ trọng này càng lớn cho thấy quy mô phát triển CNHT càng lớn. Đương nhiên, yêu cầu phát triển quy mô CNHT phải hợp lý, nghĩa là vừa phải đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành công nghiệp hạ nguồn, vừa phải phù hợp với nguồn lực hiện có để phát triển CNHT.
  • 30. 21 Phát triển cơ cấu CNHT, cơ cấu CNHT được hiểu là số lượng nhóm ngành và tỷ trọng của từng nhóm ngành trong lĩnh vực CNHT. Phát triển cơ cấu CNHT là sự thay đổi hiện trạng về cơ cấu CNHT hướng tới một cơ cấu CNHT hợp lý và tích cực. Tính hợp lý và tích cực của cơ cấu CNHT liên quan mật thiết với tính hợp lý, tích cực cơ cấu ngành công nghiệp hạ nguồn (công nghiệp lắp ráp, chế tác, chế biến). Khi có sự thay đổi cơ cấu các ngành công nghiệp hạ nguồn bắt buộc phải thay đổi cơ cấu CNHT một cách thích hợp. 1.1.3.2. Nâng cao chất lượng công nghiệp hỗ trợ Chất lượng CNHT được thể hiện qua chất lượng chủng loại sản phẩm của nó. Chất lượng chủng loại sản phẩm của CNHT phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng các yếu tố đầu vào như nguồn nhân lực, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ, nguyên nhiên vật liệu tạo ra sản phẩm CNHT. Do đó, phát triển chất lượng CNHT chính là nâng cao chất lượng các yếu tố đầu vào tạo ra sản phẩm CNHT. Phát triển chất lượng CNHT là nội dung quan trọng có tính chất quyết định đến sự hiện diện của CNHT và tạo ra khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp hạ nguồn. Tóm lại, phát triển quy mô, cơ cấu, chất lượng CNHT là ba nội dung quan trọng của sự phát triển CNHT. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được ba nội dung trên cần phải có những điều kiện nhất định. 1.1.3.3. Điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ Thứ nhất, điều kiện về thị trường Đề cập đến điều kiện về thị trường cho sự phát triển bền vững CNHT là đề cập các yếu tố chủ yếu sau đây: - Nhu cầu thị trường linh phụ kiện Qui mô thị trường này phải đủ lớn và ổn định để lôi kéo các doanh nghiệp công nghiệp tham gia vào lĩnh vực cung ứng. Ở Việt Nam, hiện nay dung lượng thị
  • 31. 22 trường một số ngành đã đủ lớn để tập trung phát triển ngành cung ứng linh kiện và phụ tùng, đặc biệt là ngành Điện tử. - Khả năng liên kết Đặc điểm của các thị trường các nước đang phát triển là sự chênh lệch về khả năng công nghệ và quản lý giữa các doanh nghiệp hạ nguồn và các doanh nghiệp nhỏ, sự hạn chế về thông tin, pháp luật và các rào cản đến từ văn hóa và tập quán kinh doanh sẽ là những trở ngại cho việc thiết lập các quan hệ liên kết công nghiệp lâu dài. Nếu việc liên kết không được bảo đảm bền vững lâu dài giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ nhằm đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm CNHT thì khả năng lôi kéo các doanh nghiệp nhỏ tham gia vào lĩnh vực CNHT sẽ rất khó khăn. Mặt khác, sự chênh lệch khá lớn cũng hạn chế đến việc lựa chọn đối tác, tìm nhà cung ứng của các doanh nghiệp lớn. Ở đây các cơ quan Chính phủ phải đóng vai trò cực kỳ quan trọng, là cầu nối giữa các doanh nghiệp CNHT và khách hàng. - Điều kiện về lợi thế so sánh Điều kiện cuối cùng trong các điều kiện thị trường là việc tạo dựng các động cơ để các doanh nghiệp chế tạo và lắp ráp thực hiện các chiến lược nội địa hoá và mua ngoài. Động cơ cơ bản nhất để các công ty nước ngoài lựa chọn chiến lược là lợi thế so sánh mà chiến lược sử dụng nội địa hoá và thuê ngoài mang lại, bao gồm lợi thế về chi phí như các khoản thuế và lợi thế về công nghệ và tính chủ động của qui trình sản xuất. Thứ hai, điều kiện hạ tầng công nghiệp Các hoạt động CNHT được hình thành trên cơ sở phát triển chung của các ngành cơ bản này, như ngành vật liệu và các công nghệ công nghiệp cơ bản. Sự cân đối khu vực thượng nguồn bao gồm các ngành cung ứng và sản xuất nguyên vật liệu chủ chốt (sắt, thép, nhựa, hóa chất, cao su....) và nhu cầu hạ nguồn
  • 32. 23 bao gồm các ngành công nghiệp chế biến, lắp ráp và chế tạo (điện tử, ô tô, xe máy, ...) sẽ là điều kiện cần thiết để phát triển khu vực trung gian-CNHT. Trong lợi thế so sánh về qui mô kinh tế, việc phải nhập khẩu phần lớn các vật liệu cơ bản đã làm các sản phẩm CNHT nội địa giảm tính cạnh tranh. Các công nghệ cơ bản công nghiệp như công nghệ đúc, hàn, ép, xử lý bề mặt, xử lý nhiệt và chế tạo khuôn mẫu quyết định việc hình thành CNHT. Sự sẵn sàng về nguồn lực, công nghệ, nhân lực và vốn trong khu vực này đảm bảo CNHT phát triển bền vững. Thứ ba, điều kiện về nguồn nhân lực Khi vấn đề dung lượng về thị trường đã được giải quyết, thị trường có nhu cầu thì nhân tố quan trọng nhất cho sự phát triển CNHT là nguồn lao động có kỹ năng cao do hàm lượng công nghệ trong sản phẩm CNHT. Chất lượng nguồn nhân lực quan trọng hơn nhiều so với máy móc. Công nhân có trình độ cao vận hành máy móc cũ thậm chí còn hiệu quả hơn công nhân có trình độ thấp vận hành máy móc mới. Thứ tư, khả năng công nghệ sản xuất Phần lớn sản phẩm CNHT đều có hàm lượng công nghệ khá cao, vì vậy, CNHT đòi hỏi phải có sự đầu tư chiều sâu về thiết bị, máy móc và công nghệ sản xuất. Các doanh nghiệp lắp ráp luôn đặt ra những yêu cầu khắt khe, nghiêm ngặt về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các loại linh, phụ kiện. Vì thế nếu các doanh nghiệp không áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại trong sản xuất thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu của nhà lắp ráp. Sản phẩm CNHT thường xuyên thay đổi theo yêu cầu của các Tập đoàn lắp ráp, vì vậy công nghệ và thiết kế của các doanh nghiệp CNHT cũng phải thay đổi để phù hợp với nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, đây là
  • 33. 24 vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, loại hình chủ yếu sản xuất sản phẩm CNHT. Các Tập đoàn lắp ráp thiết kế và chế tạo các sản phẩm ở hạ nguồn đặt ra những yêu cầu cho khu vực CNHT phải triển khai nghiên cứu và sản xuất những vật liệu, bộ phận hay chi tiết sản phẩm phù hợp. Theo chiều ngược lại, việc áp dụng các thành tựu mới của khoa học và công nghệ vào chế tạo các sản phẩm CNHT có tính dẫn dắt khu vực hạ nguồn nhờ tạo ra những bộ phận chi tiết hoặc vật liệu mới góp phần tạo ra sự thay đổi căn bản trong thiết kế và chế tạo sản phẩm ở khu vực hạ nguồn. Thứ năm, nguồn lực tài chính Đối với lĩnh vực đòi hỏi công nghệ và kỹ thuật cao như CNHT thì sự đầu tư nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng. Đầu tư vào lĩnh vực CNHT thời gian thu hồi vốn dài, có độ rủi ro nên khiến các nhà đầu tư e ngại khi đầu tư sản xuất các sản phẩm CNHT. Điều này cho thấy, việc cân đối nguồn lực vốn của Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm CNHT phát triển có hiệu quả, bền vững. Hiện nay, năng lực của các doanh nghiệp CNHT vẫn còn rất kém một phần cũng vì không có đủ tiềm lực tài chính. Các tổ chức tín dụng Việt Nam chưa có đánh giá tín dụng tốt về CNHT cho các doanh nghiệp. Vì thế, chính sách giúp huy động tối đa nguồn lực tài chính, bao gồm các nguồn lực trong và ngoài nước có thể coi là bước đi quyết định trong quá trình hình thành và phát triển CNHT. Thứ sáu, khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp Đóng vai trò tích cực trong các mối liên kết khu vực và toàn cầu hiện nay chính là các Tập đoàn đa quốc gia. Với tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và đặc biệt thương hiệu mạnh, các tập đoàn này thiết lập mạng lưới sản xuất và phân phối rộng khắp trên thế giới với chiến lược và thương hiệu thống nhất toàn cầu.
  • 34. 25 Mỗi chi nhánh trong mạng lưới đó sẽ được chuyên môn hóa hợp lý nhằm khai thác tối đa lợi thế so sánh của mỗi quốc gia và chi phối thị trường theo khu vực. Theo đó, theo lợi thế so sánh, những bộ phận hay chi tiết nhất định được sản xuất ở 1 quốc gia để cung cấp cho chi nhánh ở các quốc gia khác. Việc sản xuất như vậy tạo điều kiện cho các chi nhánh, bộ phận phát huy tối đa lợi thế so sánh của mình, bổ trợ cho nhau, tập trung nguồn lực để có thể tạo ra những sản phẩm có giá thành cạnh tranh, chất lượng đảm bảo. Ngày nay, không một Tập đoàn nào còn thực hiện sản xuất khép kín theo mô hình tích hợp dọc từ sử dụng nguyên liệu sơ chế để sản xuất các linh kiện, phụ tùng cho đến lắp ráp hoàn chỉnh. Các công đoạn khác nhau trong qui trình sản xuất được thực hiện tại các chi nhánh khác nhau của doanh nghiệp hoặc mua từ các doanh nghiệp hỗ trợ khác ngoài mạng lưới. Do quá trình toàn cầu hóa, một sản phẩm hoàn chỉnh có xuất xứ từ một nước nhưng các chi tiết, phụ tùng của nó có thể xuất phát từ nhiều nước khác nhau. Quá trình chuyên môn hóa này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp CNHT phát triển, nhưng lại tùy thuộc vào khả năng hội nhập KTQT. Như vậy, để có thị trường, theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp khi sản xuất các loại linh kiện và phụ tùng không chỉ dựa vào nhu cầu của các nhà lắp ráp nội địa mà cần phải chủ động tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu của các khách hàng nước ngoài, từ đó tham gia vào mạng lưới sản xuất của họ. Để tạo lập và sử dụng nguồn lực tài chính, tất yếu phải sử dụng một hệ thống chính sách tài chính quốc gia nói chung, đặc biệt là chính sách tài chính công nói riêng sao cho thích hợp với yêu cầu thực tế. 1.2. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ 1.2.1. Tài chính công và chính sách tài chính công 1.2.1.1. Tài chính công
  • 35. 26 Tài chính là một phạm trù kinh tế lịch sử, ra đời và tồn tại trong những điều kiện nhất định. Tài chính trước hết được hiểu là một số tiền (quỹ tiền tệ) được hình thành trong quá trình phân phối và sử dụng nhằm phục vụ nhu cầu của Nhà nước, của các đơn vị kinh tế, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình. [15] Theo tác giả luận án, Tài chính là quan hệ phân phối sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế. Cho đến nay có nhiều quan niệm khác nhau về tài chính công, song nhìn chung đều cho rằng tài chính công là một bộ phận của tài chính nhà nước gắn với việc thực hiện các chức năng của Nhà nước. Tài chính nhà nước bao gồm: - Tài chính chung của Nhà nước - Tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước - Tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập - Tài chính của các doanh nghiệp nhà nước Theo các nhà nghiên cứu về tài chính cho rằng loại trừ tài chính các doanh nghiệp nhà nước, tất cả bộ phận còn lại của tài chính nhà nước thuộc phạm trù tài chính công. Cơ sở quan trọng để các nhà nghiên cứu tài chính quan niệm các bộ phận: tài chính chung của Nhà nước, tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước, tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập vào phạm trù tài chính công vì hoạt động của các bộ phận này không vì mục tiêu lợi nhuận và được điều chỉnh bởi luật công. Tài chính chung của Nhà nước là một phận quan trọng nhất của tài chính công, đó là các quỹ tiền tệ chung của Nhà nước bao gồm; quỹ NSNN, một số quỹ thuộc NSTW (Quỹ dự trữ ngoại tệ; Quỹ điều hòa lưu thông tiền tệ; Quỹ dự bắt buộc đối với hệ thống NHTM nhà nước…) các quỹ tiền tệ có nguồn gốc từ NSNN gọi là các quỹ TCNN ngoài NSNN (Quỹ bình ổn giá, Quỹ dự trữ nhà nước, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu; Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài; Quỹ quốc gia giải quyết việc
  • 36. 27 làm….). Quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ kể trên là quá trình Nhà nước tham gia phân bổ các nguồn lực tài chính thông qua hoạt động , chi tài chính công gắn với sự ra đời và tồn tại của Nhà nước, Tài chính công được coi là phương tiện bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của Nhà nước. Từ đó, có thể hiểu: “Tài chính công là các hoạt động thu, chi công do Nhà nước tiến hành nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích của xã hội” [15]. 1.2.1.2. Chính sách tài chính công Chính sách tài chính công thúc đẩy phát triển CNHT được hiểu là tổng thể các quan điểm, các nguyên tắc, các mục tiêu, các giải pháp và các công cụ, phương tiện sử dụng phạm trù tài chính công của Nhà nước để thúc đẩy phát triển CNHT. Thực chất chính sách tài chính công phát triển CNHT là sự thể hiện, sự can thiệp của Nhà nước đối với quá trình phát triển CNHT bằng việc sử dụng các công cụ của tài chinh công (NSNN, Tín dụng nhà nước, Các quỹ TCNN ngoài NSNN). Chính sách tài chính công cũng như các chính sách khác thúc đẩy phát triển CNHT thường bao gồm các yếu tố: các yếu tố đầu vào, các hành động, đầu ra, kết quả và tác động của chính sách: - Đầu vào (Inputs): đây là các nguồn lực của chính sách, trong chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất sản phẩm CNHT gồm: nhân lực, tài lực, vật lực và thông tin liên quan tới hoạt động đổi mới công nghệ trong lĩnh vực CNHT. - Hoạt động (Activities): là những hành động thực hiện chính sách, đối với chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất sản phẩm CNHT gồm: (i) xây dựng khung thể chế thực thi chính sách như ban hành các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đổi mới công nghệ, (ii) xác định đối tượng doanh nghiệp thụ hưởng và các mức ưu đãi nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ (ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai, hỗ trợ trực tiếp), và (iii) xác
  • 37. 28 định phương thức đào tạo, thông tin, tuyên truyền nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Sơ đồ 1.4: Các yếu tố của một chính sách theo cách tiếp cận khung logic Nguồn: [15 ] Nguồn: [15] Sơ đồ 1.4. Các yếu tố của một chính sách theo cách tiếp cận khung logich Đặc điểm cơ bản của chính sách tài chính công thể hiện trên các khía cạnh chủ yếu sau đây:
  • 38. 29 Thứ nhất, Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền thiết lập, vận hành chính sách tài chính công, gắn liền với quyền lực chính trị. Ngoài Nhà nước ra, không một chủ thể nào trong nền kinh tế được quyền thiết lập và vận hành chính sách tài chính công trong đời sống kinh tế xã hội, bởi lẽ việc thiết lập, vận hành chính sách tài chính công đụng chạm đến lợi ích chung của quốc gia. Nhà nước là tổ chức đại diện cho lợi ích chung đó. Việc thiết lập, vận hành chính sách tài chính công không cho phép lấy lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân để chi phối. Thứ hai, chính sách tài chính công hàm chứa những quy định của Nhà nước không chỉ liên quan đến các vấn đề tài chính một cách đơn thuần mà liên quan chặt chẽ đến các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước. Mọi quy định thu, chi đối với tài chính công đều được đặt trên tầm nhìn về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Thứ ba, trong bối cảnh hội nhập, mở cửa của đất nước, tham gia vào sân chơi theo những luật lệ chung của thế giới, các quy định trong chính sách tài chính công luôn chịu sự chi phối bởi những quy định về luật lệ của thế giới. Nhận thức rõ những đặc điểm trên đây của tài chính công, có ý nghĩa quan trọng trong cân nhắc, tính toán đến việc thiết lập vận hành chính sách tài chính công của Nhà nước. 1.2.1.3. Cấu thành chính sách tài chính công Như chúng ta đã biết, chính sách tài chính công là chính sách của Nhà nước điều chỉnh các bộ phận cấu thành tài chính công. Do đó, cấu thành của chính sách tài chính công bao gồm: chính sách NSNN. Chính sách tín dụng nhà nước, chính sách các quỹ TCNN ngoài NSNN. a. Chính sách NSNN ,thường được hiểu là chính sách tài khóa
  • 39. 30 NSNN là khâu quan trọng nhất đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính công; là bản dự toán hàng năm về toàn bộ nguồn lực tài chính huy động cho Nhà nước và dự trù việc sử dụng nguồn lực tài chính dự kiến huy động được nhằm bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội của Nhà nước trong năm kế hoạch. Về khía cạnh hiện vật NSNN được coi là nguồn lực quan trọng để tiến hành thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Hoạt động của NSNN bao gồm: hoạt động thu, (chủ yếu thuế); hoạt động chi và cân đối NSNN. Hoạt động thu NSNN bao gồm hoạt động thu thuế, phí lệ phí và hoạt động các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Hoạt động chi NSNN bao gồm quy định các khoản chi thường xuyên và chi ĐTPT. Chính sách tài khóa là hệ thống các chính sách của chính phủ về tài chính, thường được hoạch định và thực hiện trọn vẹn trong một niên khóa tài chính, nhằm tác động đến các định hướng phát triển của nền kinh tế, thông qua những thay đổi trong kế hoạch chi tiêu chính phủ và chính sách thu ngân sách (chủ yếu là các khoản thu về thuế). Chính sách tài khoá có thể tạm chia thành chính sách tài khoá cân bằng, chính sách tài khoá mở rộng và chính sách tài khoá thắt chặt. Chính sách tài khoá cân bằng là chính sách tài khoá mà theo đó, tổng chi tiêu của Chính phủ cân bằng với các nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và các nguồn thu khác mà không phải vay nợ. Chính sách tài khoá mở rộng (hay còn gọi là chính sách tài khóa thâm hụt) là chính sách nhằm tăng cường chi tiêu của chính phủ so với nguồn thu bằng cách: - (i) gia tăng mức độ chi tiêu chính phủ mà không tăng nguồn thu; hoặc - (ii) giảm nguồn thu từ thuế mà không giảm chi tiêu; hoặc - (iii) vừa gia tăng mức độ chi tiêu của chính phủ đồng thời giảm nguồn thu từ thuế.
  • 40. 31 Chính sách tài khoá mở rộng có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm. Tuy nhiên, chính sách tài khoá mở rộng thường dẫn đến việc Chính phủ phải vay nợ để bù đắp thâm hụt ngân sách. Chính sách tài khoá thắt chặt (hay còn gọi là chính sách tài khóa thặng dư) là chính sách hạn chế chi tiêu của chính phủ so với nguồn thu bằng cách: - (i) chi tiêu của chính phủ ít đi nhưng không tăng thu; hoặc - (ii) không giảm chi tiêu nhưng tăng thu từ thuế; hoặc - (iii) vừa giảm chi tiêu vừa tăng thu từ thuế. Chính sách tài khoá thắt chặt được áp dụng khi nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng nhanh và thiếu bền vững hoặc khi nền kinh tế gặp tình trạng lạm phát cao. Việc này có thể làm thâm hụt ngân sách ít đi hoặc thặng dư ngân sách lớn lên so với trước đó. b. Thuế Thuế là một hình thức động viên bắt buộc của Nhà nước nhằm tập trung một bộ phận thu nhập của các thể nhân và pháp nhân vào ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thuế có những đặc điểm nổi bật cần lưu ý. Thuế là một khoản thu có tính chất bắt buộc của Nhà nước. Để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước trong việc cung cấp các hàng hóa, dịch vụ công cộng, Nhà nước tất yếu phải sử dụng quyền lực của mình để huy động sự đóng góp bắt buộc . Thuế là khoản thu không bồi hoàn, không mang tính hoàn trả trực tiếp. Tính không bồi hoàn ở đây được hiểu là người nộp thuế phải nộp một khoản tiền vào Ngân sách Nhà nước nhưng không được nhận các đối khoản trực tiếp hữu hình, mà nhận được các “hàng hóa vô hình” như được đảm bảo về an ninh quốc phòng… và không cảm nhận được một cách trực tiếp.
  • 41. 32 Thuế là hình thức phân phối của cải xã hội gắn liền với các yếu tố chính trị, kinh tế và xã hội. Thông qua thuế, Nhà nước điều tiết thu nhập của các thể nhân và pháp nhân, làm ảnh hưởng đến lợi ích của các tầng lớp trong xã hội. Mặt khác nguồn thu của thuế gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, thuế là công cụ chủ yếu để huy động nguồn lực vào ngân sách, đồng thời cũng là công cụ quan trọng để Nhà nước điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế thông qua tác động đến tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng… Khi giảm thuế sẽ có tác dụng tăng cầu, khuyến khích đầu tư mở rộng kinh doanh, ngược lại khi tăng thuế sẽ thu hẹp đầu tư; thông qua các qui định cụ thể về đối tượng, thuế suất, những ưu đãi và miễn giảm, thuế cũng thực hiện vai trò điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế theo ngành kinh tế và theo vùng lãnh thổ; thuế cũng nhằm điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, giảm bất bình đẳng về thu nhập trong xã hội. Thông thường, các sắc thuế được phân loại theo một số căn cứ nhất định: - Căn cứ vào khả năng chuyển dịch gánh nặng thuế từ người phải nộp cho người khác thông qua cơ chế giá, các sắc thuế chia thành 2 loại: thuế trực thu và thuế gián thu. Thuế trực thu gồm các sắc thuế như Thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài sản… Thuế gián thu gồm các sắc thuế như : thuế Giá trị gia tăng, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, sự phân định này chỉ mang tính chất tương đối, vì khó xác định khả năng chuyển dịch gánh nặng về thuế. - Căn cứ vào cơ sở tính thuế, hệ thống thuế chia thành thuế thu nhập, thuế tiêu dùng và thuế tài sản. - Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng tác động của một số chính sách thuế có những đặc điểm riêng thể hiện trên các mặt sau:
  • 42. 33 - Đối với thuế Nhập khẩu: Thuế Nhập khẩu thể hiện rõ nét nhất về mức độ hội nhập kinh tế quốc tế thông qua cắt giảm thuế quan. Để đối phó với tình trạng này, các nước lựa chọn các cách sau đây:  Tập trung vào lĩnh vực mà mình có lợi thế so sánh, khi đó tất cả mọi người đều có lợi;  Mỗi vùng có thể có được những khối lượng hàng hóa lớn hơn với thời gian lao động như cũ, vì họ chuyên môn hóa vào các lĩnh vực có lợi thế so sánh;  Làm gia tăng nhanh chóng thương mại quốc tế cả về quy mô và cơ cấu hàng hóa xuất, nhập khẩu, thương mại quốc tế được mở rộng và thu nhập quốc dân của mỗi nước đều tăng. Nhờ vậy, làm thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng phát triển những ngành nghề có lợi thế, hạn chế và thu hẹp những ngành nghề không có khả năng cạnh tranh. Theo lộ trình cắt giảm thuế quan, vai trò bảo hộ sản xuất của thuế suy giảm nhưng không hoàn toàn mất đi, mà vẫn tiếp tục phát huy trong một chừng mực nhất định cả về mặt thời gian cũng như về phạm vi cần bảo hộ; nhưng vai trò kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu của thuế ngày càng trở nên quan trọng. Thuế sẽ tác động đến thu ngân sách theo hai hướng. Một mặt, do thuế suất giảm làm giảm thu về xuất nhập khẩu (bao gồm thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu, thuế Tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu, thuế Giá trị gia tăng hàng nhập khẩu và chênh lệch giá hàng nhập khẩu); mặt khác, cũng do thuế suất giảm làm tăng trưởng ngoại thương và tăng thu về xuất nhập khẩu. Nên trong quá trình chưa loại bỏ hoàn toàn thuế quan, nguồn thu về xuất nhập khẩu vẫn có xu hướng tăng lên về số tuyệt đối nhưng giảm về tỷ trọng trong cơ cấu thu của ngân sách.
  • 43. 34 Chính sách thuế Nhập khẩu có tác động khuyến khích đầu tư nước ngoài đối với toàn bộ khu vực cũng như đối với từng quốc gia trong khối liên kết vì một số lý do sau: Thứ nhất, Đa số các quốc gia thực hiện chính sách miễn giảm thuế khi nhập khẩu máy móc thiết bị chuyên dùng, vật tư để tạo tài sản cố định mà trong nước chưa sản xuất được. Thứ hai, Khi Chính phủ ký kết hiệp ước tránh đánh thuế hai lần để đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư; Thứ ba, thuế Nhập khẩu được cấu tạo phù hợp với thông lệ quốc tế (gồm 3 cột: thông thường, ưu đãi theo nguyên tắc MNF và ưu đãi đặc biệt trong FTA), nhờ đó mà thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng đến tất cả các nước trong khối liên kết. - Đối với thuế Xuất khẩu, chính sách thuế Xuất khẩu chủ yếu nhằm khuyến khích xuất khẩu và hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô để bảo vệ nền sản xuất trong nước. Theo đó, không thu thuế (hoặc thuế suất 0%) đối với hầu hết các mặt hàng sản xuất trong nước, chỉ thu thuế đối với các mặt hàng cần hạn chế xuất khẩu, nhằm đảm bảo nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước như các loại nguyên liệu thô, khoáng sản thô… Tuy nhiên, việc đánh thuế Xuất khẩu cao cũng có hai mặt: một mặt là đảm bảo nguyên liệu sản xuất lâu dài trong nước, nhưng mặt khác khi thuế suất cao gây ra hiệu ứng tăng giá thành sản phẩm dẫn đến hạn chế khả năng cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Do đó, thuế Xuất khẩu cần được áp dụng linh hoạt và điều tiết kịp thời giữa mục tiêu đảm bảo sản xuất trong nước và cạnh tranh trên thị trường. - Đối với thuế nội địa, Chính sách thuế nội địa tạo ra môi trường bình đẳng và hấp dẫn đối với cá nhà đầu tư thông qua nguyên tắc không phân biệt đối xử
  • 44. 35 về thuế đối với nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, các ưu đãi về thuế (chẳng hạn như ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn đầu tư) có vai trò quan trọng để khuyến khích, thu hút đầu tư các nhà đầu tư. c. Chi ngân sách nhà nước Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng Quỹ ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Chi ngân sách nhà nước bao gồm chi ĐTPT, chi thường xuyên, chi trả nợ gốc và lãi các khoản vay của chính phủ, viện trợ của Chính phủ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính… và nhiều khoản chi khác. Có thể hiểu chi ĐTPT là quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ Quỹ ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất, dự trữ vật tư hàng hóa của Nhà nước nhằm đảm bảo mục tiêu ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. Về nội dung, chi ĐTPT gồm: chi xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đây là khoản chi có tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng trong cơ cấu chi ĐTPT; chi đầu tư cho các DNNN nhà nước, góp vốn cổ phần vào doanh nghiệp khác khi cần có sự tham gia của Nhà nước; chi cho dự trữ nhà nước. Chi ĐTPT của ngân sách có những đặc điểm cơ bản: - Chi ĐTPT là khoản chi lớn vì chúng tạo ra tài sản cố định, năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế, đòi hỏi một lượng vốn lớn nhưng không mang tính ổn định, vì nhu cầu đầu tư lớn nhưng phụ thuộc vào khả năng có thể đáp ứng của ngân sách; - Chi ĐTPT mang tính tích lũy, bởi chúng tạo ra những tài sản làm cơ sở cho phát triển kinh tế, tăng tích lũy cho ngân sách;
  • 45. 36 - Phạm vi và mức độ chi ĐTPT luôn gắn với mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng năm hoặc từng thời kỳ. Chi thường xuyên của ngân sách là quá trình phân phối, sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi gắn liền với nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước và các dịch vụ công mà Nhà nước phải cung ứng. Về nội dung, chi thường xuyên bao gồm: chi cho các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa, xã hội; chi sự nghiệp kinh tế để phục vụ cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế; chi cho các hoạt động quản lý nhà nước; chi cho hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội; chi cho quốc phòng an ninh và các khoản chi khác. Chi thường xuyên có đặc điểm sau: - Là khoản chi mang tính ổn định; - Đại bộ phận chi thường xuyên mang tính tiêu dùng xã hội; - Phạm vi và mức độ chi thường xuyên của ngân sách nhà nước gắn liền với cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước và sự lựa chọn các hàng hóa công cộng mà Nhà nước cung ứng. Chi ngân sách nhà nước làm một công cụ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Chính sách chi ngân sách nhà nước có xu hướng thay đổi từ chỗ ngân sách đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh chuyển sang cơ chế Ngân sách không trực tiếp đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, mà tập trung cho đầu tư kết cấu hạ tầng và các dịch vụ công. Ngân sách còn là điều kiện đảm bảo thực hiện các cam kết về cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực, cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Xu hướng thay đổi của chi ngân sách cũng làm giảm gánh nặng cho ngân sách và vai trò đảm bảo nguồn vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh được chuyển giao cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế. Từ đó, ngân sách có điều kiện tập trung đầu tư kết
  • 46. 37 cấu hạ tầng để phục vụ tốt hơn cho sản xuất, kinh doanh và giải quyết các vấn đề xã hội, xóa đói giảm nghèo. d. Tín dụng nhà nước Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội và các cá nhân. Tín dụng nhà nước xuất hiện nhằm thỏa mãn những nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước trong điều kiện nguồn thu không đủ để đáp ứng; nó còn là công cụ để nhà nước hỗ trợ cho các ngành kinh tế yếu kém, ngành mũi nhọn và khu vực kinh tế kém phát triển, và là công cụ quan trọng để nhà nước quản lý, điều hành vĩ mô. Tín dụng nhà nước có đặc điểm: (1)Chủ thể là nhà nước;(2) Hình thức đa dạng, phong phú; (3)Tín dụng nhà nước chủ yếu là loại hình trực tiếp, không thông qua tổ chức trung gian. Công cụ để thực hiện tín dụng nhà nước, khi nhà nước là người đi vay bao gồm: - Tín phiếu kho bạc; - Trái phiếu kho bạc; - Trái phiếu đầu tư: - Trái phiếu huy động vốn cho từng công trình; - Trái phiếu huy động vốn cho Quỹ hỗ trợ phát triển; - Công trái; - Trái phiếu chính phủ quốc tế. Tín dụng nhà nước bao gồm: - Cho vay đầu tư; - Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; - Bảo lãnh tín dụng.
  • 47. 38 Sử dụng tín dụng nhà nước nói chung có nhiều ưu điểm, song cũng chứa đựng những rủi ro nhất định trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Ưu điểm của tín dụng nhà nước là: - Phạm vi hoạt động vốn rộng lớn vừa trong nước vừa ngoài nước - Hình thức huy động phong phú, đa dạng có thể là tiền, vàng, hiện vật - Các hình thức huy động linh hoạt về thời gian cũng như loại hình. Nhược điểm của tín dụng nhà nước có thể là rủi ro vỡ nợ của nhà nước, do không tính toán kỹ nhu cầu vay và sử dụng vốn vay không hiệu quả; Như vậy, tín dụng nhà nước là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tài chính công, không những có tác dụng bù đắp bội chi NSNN mà còn là công cụ quan trọng điều tiết vĩ mô nền kinh tế góp phần điều chỉnh lạm phát, điều hòa lưu thông tiền tệ, thực hiện chính sách xã hội của đất nước. Tuy nhiên, nếu mức độ huy động không hợp lý thì có thể dẫn đến tình trạng chèn ép đầu tư của khu vực tư nhân do chính phủ huy động vốn qua phát hành trái phiếu, gây sức ép tăng lãi suất khiến cho đầu tư của khu vực tư nhân giảm xuống. Chính lẽ đó nhà nước phải có chính sách đối với tín dụng nhà nước một cách thích hợp. Chính sách tín dụng nhà nước là chính sách của nhà nước điều chỉnh quá trình hình thành và hoạt động của tín dụng nhà nước thông qua việc quy định mức độ hình thức và công cụ huy động nguồn lực tài chính nhàn rỗi trong xã hội, thông qua việc quy định cách thức, nội dung, các nguyên tắc sử dụng nguồn tài chính huy động được từ hoạt động tín dụng nhà nước. e. Các quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước Các quỹ TCNN ngoài NSNN là các quỹ tiền tệ tập trung do Nhà nước thành lập, quản lý và sử dụng nhằm cung cấp nguồn lực tài chính cho việc xử lý các biến
  • 48. 39 động bất thường trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội và để hỗ trợ thêm cho NSNN trong trường hợp khó khăn về vốn. So với các loại quỹ khác trong nền kinh tế, các quỹ TCNN ngoài NSNN có đặc điểm: (1) Nhà nước là người quyết định thành lập, huy động nguồn lực tài chính, sử dụng các quỹ TCNN ngoài NSNN; (2) Nguồn tài chính của các quỹ TCNN ngoài NSNN bao gồm: Được trích từ NSNN theo quy định của pháp luật, một huy động các nguồn lực tài chính nhàn rỗi trong nền kinh tế (3) Sử dụng các quỹ TCNN ngoài NSNN chủ yếu dùng để đối phó những biến động bất thường, không dự báo trước được trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, các khoản chi không có trong dự toán NSNN nhưng bắt buộc nhà nước phải chi để xử lý những biến động bất thường .(3) Việc sử dụng có tính linh hoạt hơn so với quỹ NSNN, hoạt động của các quỹ TCNN ngoài NSNN thường được điều chỉnh bởi hệ thống các văn bản dưới luật. (4) thời gian tồn tại của một số quỹ TCNN ngoài NSNN tùy thuộc vào kết quả xử lý các trường hợp bất thường. Các quỹ TCNN ngoài NSNN, có rất nhiều loại. Để nghiên cứu, quản lý người ta phân loại thành các nhóm chủ yếu sau đây: - Nhóm quỹ TCNN thực hiện chức năng dự trữ, dự phòng phục vụ cho việc đối phó những rủi ro bất trắc. Loại nhóm này không ổn định, tùy thuộc vào kết quả xử lý những rủi ro bất trắc. Các quỹ thuộc nhóm này như Quỹ dự trữ quốc gia; Quỹ quỹ dự trữ tài chính,Quỹ dự trữ ngoại tệ… - Nhóm Quỹ TCNN ngoài NSNN có tính chất hỗ trợ từ phía Nhà nước chủ yếu phục cho vấn đề an sinh xã hội. Tính chất đặc biệt của nhóm quỹ này là việc chi ra không có khả năng thu hồi. Các quỹ TCNN ngoài NSNN thuộc nhóm này bao gồm: Quỹ BHXH, Quỹ xóa đói giảm ngheo, Quỹ xóa mù chữ, Quỹ phòng chống ma túy…Cơ chế quản lý của nhóm quỹ này chủ yếu là bảo đảm thu chi đúng chế độ, chính sách của nhà nước, đúng mục tiêu của quỹ và cân đối giữa thu và chi.
  • 49. 40 - Nhóm quỹ TCNN ngoài NSNN có tính chất thu hồi vốn khi chi ra: Các Quỹ thuộc nhóm này bao gồm: Quỹ hỗ trợ phát triển (nay là ngân hàng chính sách; Quỹ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, Quỹ tín dụng đào tạo… Đặc điểm quan trọng của các quỹ thuộc nhóm này là thực hiện cơ chế tín dụng có vay có trả cả gốc lẫn lãi song bảo đảm được tính chất ưu đãi. Chính sách các quỹ TCNN ngoài NSNN là chính sách của Nhà nước điều tiết, điều chỉnh sự vận hành của các quỹ TCNN ngoài NSNN thông qua việc quy định, hình thành, nội dung sử dụng cũng như quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức nhà nước quản lý và sử dụng các quỹ TCNN ngoài NSNN. Chính sách tài chính công của Nhà nước có thể áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực phát triển CNHT. Khi áp dụng vào quá trình phát triển CNHT, Chính sách tài chính công có những tác dụng quan trọng đối với quá trình phát triển CNHT của quốc gia. 1.2.2. Những tác động của chính sách tài chính công thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Có thể phân tích tác động của chính sách tài chính công đến quá trình phát triển CNHT trên ba phương diện: (1) Tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc huy động sử dụng nguồn lực tài chính của xã hội nói chung, nguồn lực tài chính nhà nước nói riêng; (2) Điều chỉnh, điều tiết thu nhập và hoạt động CNHT; (3) tạo ra môi trường kinh tế ổn định cho sự phát triển CNHT. Một trong những yếu tố có tính quyết định đối với phát triển CNHT là nguồn lực tài chính. Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển CNHT, sự hỗ trợ và sử dụng một phần nguồn vốn từ NSNN và các quỹ TCNN ngoài NSNN, cũng như huy động nguồn vốn qua quỹ tín dụng nhà nước là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT không thể tự động huy động
  • 50. 41 được mà phải căn cứ vào cơ chế chính sách của nhà nước mới có thể tiến hành các giải pháp huy động. Những quy định trong chính sách NSNN, chính sách tín dụng nhà nước, chính sách các quỹ TCNN ngoài NSNN chính là cơ sở pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn tài chính từ NSNN, từ các quỹ tài chính nhà nước, từ kết quả hoạt động tín dụng nhà nước. Không những thế, chính sách tài chính công cũng tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho việc phân bổ, bố trí sử dụng nguồn vốn huy động được để phát triển CNHT, bảo đảm việc sử dụng tập trung tránh dàn trải và sử dụng có hiệu quả. Mặt khác, chính sách tài chính công là công cụ quan trọng để nhà nước điều chỉnh, điều tiết thu nhập và hoạt động của CNHT, tạo điều kiện hướng hoạt động của CNHT theo đúng quy họach của Nhà nước đề ra. Nhà nước sử dụng chính sách thuế với những ưu tiên ưu đãi có trọng tâm, trọng điểm có thể thúc đẩy tăng quy mô và chuyển dịch cơ cấu của CNHT, phục vụ tốt cho sự phát triển của ngành công nghiệp hạ nguồn. Đặc biệt với chính sách tài khóa, được điều chỉnh theo sự biến động của chu kỳ kinh tế đã góp phần quan trọng tạo ra môi trường kinh tế ổn định cho sự phát triển CNHT. Do đặc điểm, tính chất có sự khác nhau, nên mỗi loại chính sách trong hệ thống chính sách tài chính công có mức độ tác động khác nhau đến sự phát CNHT: Thứ nhất, tác động của chính sách thuế đối với phát triển CNHT Chính sách thuế là một nội dung của chính sách tài chính công, là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, giải pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng đề ra quyết định về thu nhập và huy động nguồn thu để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu của mình. Chính sách thuế là một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống chính sách tài chính công, là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng trong
  • 51. 42 việc thực hiện đường lối phát triển KT-XH của đất nước. Tác động của chính sách thuế đối với phát triển CNHT thể hiện qua chức năng cơ bản tự thân của nó: - Chức năng định hướng: Chính sách thuế góp phần định hướng cho nhà quản lý thu và nộp thuế một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời và hợp lý. Đồng thời, chính sách thuế còn giúp các nhà sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực CNHT định hướng, xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh để mang lại hiệu quả phù hợp với khả năng và năng lực của mình. - Chức năng điều tiết: Chính sách thuế giúp phân phối, điều tiết thu nhập của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT nhằm thực hiện nguyên tắc phân phối công bằng trong xã hội, thúc đẩy phát triển CNHT theo định hướng của Nhà nước. Như vậy, tác động của chính sách thuế đối với phát triển CNHT thường diễn ra ở hai trạng thái khuyến kích hoặc kiềm chế phát triển CNHT tùy thuộc vào quan điểm của Nhà nước đối CNHT. Sự tác động của chính sách thuế đối với CNHT được thực hiện thông qua việc áp dụng các sắc thuế cụ thể và chế độ ưu đãi, miễn giảm của từng sắc thuế đó.Trong số hệ thống các sắc thuế có thể nói việc thực hiện những ưu đãi, miễn, giảm của ba sắc thuế: thuế TNDN và thuế GTGT, thuế XNK có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến hoạt động của CNHT. Với những ưu đãi và chế độ miễn giảm của thuế TNDN sẽ ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và phân bổ thu nhập của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT. Với những ưu đãi, miễn, giảm của thuế GTGT chủ yếu liên quan đến đầu ra của sản phẩm CNHT, liên quan đến thị trường tiêu thụ sản phẩm CNHT, thúc đẩy công tác hạch toán kế toán trong hoạt động của các doanh nghiệp CNHT. Với những ưu đãi, miễn, giảm của thuế XNK sẽ có tác động đến các yếu tố đầu vào nhập khẩu phục vụ sản xuất CNHT, đồng thời góp phần khuyến khích mở