SlideShare a Scribd company logo
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THU HẰNG
QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
XÃ TAM HIỆP, HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Hà Nội, 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THU HẰNG
QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
XÃ TAM HIỆP, HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 8.14.01.14
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRƯƠNG XUÂN CỪ
Hà Nội, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu ghi
trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 19 tháng 08 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Thu Hằng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ TẠI TRƯỜNG
MẦM NON ..............................................................................................................10
1.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại trường
mầm non. ............................................................................................................10
1.2. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại
trường mầm non .................................................................................................15
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non ..............................................29
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ TẠI CÁC
TRƯỜNG MẦM NON XÃ TAM HIỆP, HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI...........................................................................................................33
2.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục của xã Tam Hiệp, Thanh
Trì, Hà Nội..........................................................................................................33
2.2. Địa bàn, khách thể nghiên cứu thực trạng...................................................35
2.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ
tại các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội ................................36
2.4. Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ tại
các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội .....................................43
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin
trong giáo dục trẻ ở các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.....53
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM
NON XÃ TAM HIỆP, HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI............56
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ...............................................................56
3.2. Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ tại
các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội .....................................57
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp..................................................................68
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp....................70
KẾT LUẬN..............................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................78
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGH Ban giám hiệu
CBQL Cán bộ quản lý
CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục
CBQL, GV, NV Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
CNTT Công nghệ thông tin
CSVC Cơ sở vật chất
ĐNGV Đội ngũ giáo viên
GAĐT Giáo án điện tử
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GV Giáo viên
LQVT Làm quen với toán
LQCC Làm quen chữ cái
LQVH Làm quen văn học
NXB Nhà xuất bản
PPDH Phương pháp dạy học
QLGD Quản lý giáo dục
TBDH Thiết bị dạy học
THCS Trung học cơ sở
UBND Ủy ban nhân dân
HC-TC Hành chính - Tổ chức
HĐGD Hoạt động giáo dục
HS Học sinh
XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, NV về các hình thức ứng dụng
CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã Tam
Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội........................................................37
Bảng 2.2: Thống kê mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo
dục trẻ của giáo viên mầm non. .....................................................................38
Bảng 2.3. Thực trạng ứng dụng CNTT trong đánh giá hoạt động giáo dục trẻ tại
các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.................................42
Bảng 2.4. Thực trạng xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ tại
các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.................................44
Bảng 2.5.Thực trạng tổ chức ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ ở các trường
mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội ...................................................46
Bảng 2.6. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động
giáo dục trẻ ở các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội................48
Bảng 2.7. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc quản lý ứng dụng CNTT trong
giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội........50
Bảng 2.8: Thực trạng quản lý các điều kiện ứng dụng CNTT trong hoạt động
giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội........53
Bảng 2.9: Đánh giá của giáo viên, cán bộ quản lý về mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố tới quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ (%)...........53
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp ............................71
Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp...............................72
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Ngày nay, công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ, được ứng dụng ở
nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có nghiên cứu khoa học, công nghệ và giáo dục.
Trong giáo dục, công nghệ thông tin là một công cụ hiệu quả để hỗ trợ đổi mới
phương pháp dạy và học và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nâng cao hiệu
quả và chất lượng giáo dục.
Việc ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động giáo dục góp phần thực hiện
đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới phương pháp giáo dục mầm non nói riêng, mà
GDMN là mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực
CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Đặc biệt đối với trẻ mầm non,
quá trình lĩnh hội kiến thức của trẻ là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng,
trẻ luôn bị hấp dẫn bởi những gì mới lạ. Dạy trẻ mầm non không thể thiếu đồ dùng
trực quan. Chính vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý
giáo dục và làm đồ dùng dạy học, soạn giảng giáo án có vai trò tác dụng to lớn trong
việc nâng cao chất lượng quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Với việc chuẩn
bị kho học liệu điện tử, đánh máy giáo án, soạn giáo án điện tử, quản lý hồ sơ, sổ sách
trên máy tính… Đây là những việc rất thiết thực giúp các cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên tiết kiệm được thời gian làm việc, chuẩn bị đồ dùng, trẻ hứng thú tham gia
hoạt động. Bên cạnh đó việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường như
một công cụ lao động "Trí tuệ" giúp Ban giám hiệu nhà trường đổi mới, nâng cao
chất lượng quản lí, giúp các cô giáo đổi mới hình thức nâng cao chất lượng chăm sóc,
nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Và đặc biệt có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong rất
nhiều hoạt động trong ngày của trẻ. Góp phần rèn luyện cho trẻ một số phẩm chất cần
thiết của người lao động trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ tại các trường mầm
non xã Tam Hiệp đã được thực hiện thường xuyên, hiệu quả. Các trường đã có đội
ngũ cán bộ quản lý trẻ, có kỹ năng ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong công tác
quản lý. Cơ sở vật chất sư phạm (máy tính, phần mềm, mạng Lan..) tương đối đầy
2
đủ, hiện đại. Tuy nhiên, còn một số CBQL, GV, NV nhận thức về quản lý ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ còn chưa sâu, khả năng sử dụng
máy tính và các phần mềm hỗ trợ hoạt động giáo dục trẻ còn yếu. Cơ sở vật chất sư
phạm để ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường còn chưa đồng bộ. Hệ thống
mạng Lan về các phòng học còn yếu, việc cập nhật Internet chưa được thường xuyên.
Xuất phát từ thực tế trên, cùng với mong muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả
ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường, đặc biệt là quản lý ứng dụng CNTT trong
hoạt động giáo dục trẻ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của trường mầm
non chất lượng cao, tác giả chọn đề tài: “Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã Tam hiệp, huyện Thanh Trì, thành
phố Hà Nội” làm đề tài luận văn Thạc sĩ quản lý giáo dục của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở trên thế giới, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục đã được quan tâm từ rất
sớm, nhất là ở các nước tư bản phát triển. Từ những năm 1984, 1985 tổ chức National
Sofware - Cordination Unit (NSCU) được thành lập, cung cấp chương trình giáo dục
máy tính cho các trường trung học. Các môn học đã có phần mềm dạy học bao gồm:
nông nghiệp, nghệ thuật, thương mại, giáo dục kinh tế, tiếng Anh, địa lý, sức khỏe,
lịch sử, kinh tế gia đình, nghệ thuật công nghiệp, toán, âm nhạc, tôn giáo, khoa học tự
nhiên, khoa học xã hội, giáo dục đặc biệt…
Công nghệ thông tin là một thành tựu lớn của cuộc cách mạng khoa học, kỹ
thuật hiện nay. Việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào
tạo đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu: Đề án “Tin học cho mọi
người” của nước Pháp năm 1970; Chương trình MEP “Chương trình giáo dục vi điện
tử” của nước Anh năm 1980; các chương trình và phần mềm các môn học cho trường
trung học được cung cấp bởi NSCU - Australia, năm 1984; đề án CLASS “Máy tính
và các nghiên cứu ở trường học” - Ấn Độ, 1985; Hội thảo về “Xây dựng phần mềm
tin học”, các nước châu Á - Thái Bình Dương, tổ chức tại Malaysia năm 1985.
Bên cạnh các đề tài nghiên cứu, một số tài liệu tiêu biểu như “Công nghệ dạy
học” (Instructional Technology for Teaching and Learning) đã mô tả việc xây dựng
3
kế hoạch tiến hành các hoạt động dạy học có sự hỗ trợ của phương tiện kỹ thuật theo
hướng phát huy vai trò tích cực của người học; đề xuất các biện pháp sử dụng phương
tiện kỹ thuật phù hợp với những yêu cầu và hình thức dạy học cụ thể; đồng thời, nhấn
mạnh vai trò của phương tiện kỹ thuật nói chung, đặc biệt là công nghệ thông tin như
một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động dạy học. Cuốn “Dạy học với công
nghệ: Tạo lớp học - học sinh làm trung tâm” của Judith H. Sandholtz (1997), cuốn
sách đã trình bày về dự án ACOT, nhằm triển khai các hướng ứng dụng công nghệ
máy tính trong giảng dạy theo hướng người học là trung tâm và những ảnh hưởng của
nó đối với nền giáo dục hiện đại; cuốn sách “Học với công nghệ: Triển vọng kiến
tạo”, của David H. Jonassen và các cộng sự (1999), cuốn sách tập trung trình bày
những tác động tích cực của công nghệ máy tính đối với cách học của người học. Các
tác giả đã làm rõ vai trò to lớn của các phương tiện đa truyền thông đối với việc kích
thích một cách tích cực các giác quan của học sinh trong quá trình học tập trên lớp,
giúp mỗi người học có thể phát huy tốt khả năng, sở thích, năng lực để khám phá, tìm
kiếm tri thức…Ở đất nước Ấn Độ, tổ chức NCERT (National Council of Education
Resarch and Training) ở New Dehli đã thực hiện đề án CLASS (Computer Literacy
and Studies in School). Đề án xem xét việc sử dụng máy tính trợ giúp việc dạy học
trong lớp, đồng thời quan tâm đến vai trò của máy tính như là một công cụ ưu việt
đánh dấu sự thay đổi có ý nghĩa về phương pháp luận dạy học.
Ở đất nước Hàn Quốc: đã xác định rõ mục tiêu chiến lược của chính sách đẩy
mạnh tin học hóa ở Hàn Quốc là xây dựng một xã hội thông tin phát triển từ năm
2000. Để thực hiện mục tiêu này, chính phủ Hàn Quốc thành lập “Quỹ thúc đẩy
CNTT” do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý. Tương ứng, có hai cơ quan chỉ
đạo và điều phối: Ban thúc đẩy tin học hóa và Ban đặc biệt về chính phủ điện tử
thuộc ban đổi mới chính phủ của Tổng thống...[24].
Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ở mầm non cũng đã được nhiều tác giả
quan tâm và nghiên cứu. Trong tạp chí Vol 9, số 2 (2014), hai tác giả Athanasios
Drigas, Georgia Kokkalia với bài viết “ICTs in Kindergarten” [28] đã khẳng định
rằng: Công nghệ thông tin hiện nay được công nhận là một công cụ có thể thúc đẩy
4
sự hiểu biết và kinh nghiệm cho trẻ ở lứa tuổi mầm non. Hai tác giả đã tập trung vào
khẳng định hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào phát triển các kỹ năng cho trẻ ở
lứa tuổi mẫu giáo và đưa ra nhiều dẫn chứng về những nghiên cứu đã ủng hộ quan
điểm cho rằng CNTT có thể giúp trẻ mẫu giáo nâng cao sự sáng tạo, kỹ năng vận
động, cảm xúc xã hội, nhận thức, học chữ sớm, học toán sớm. Như vậy, CNTT đóng
một vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của chương trình giảng dạy ở
các lĩnh vực và đối tượng của giáo dục mầm non.
Ở Việt Nam, vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX, ngành giáo dục đã nhận
thấy sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo.
Đến năm 1985, những kiến thức nhập môn tin học đã được triển khai dạy thí điểm ở
một số địa phương. Từ năm học 1990 - 1991, một số kiến thức tin học đã chính thức
được đưa vào dạy trong chương trình của lớp 10 trung học phổ thông; bắt đầu từ năm
học 1993 - 1994, tin học đã trở thành một môn học có giáo trình riêng. Bên cạnh đó,
công nghệ thông tin được đưa vào nhà trường với tư cách là công cụ hỗ trợ công tác
quản lý như quản lý học sinh, quản lý nhân sự, quản lý thư viện, quản lý kết quả học
tập... CNTT là ngành khoa học ra đời muộn, nhưng phát triển với tốc độ rất nhanh.
Bước sang thời kỳ đổi mới, nhận thức được tầm quan trọng của CNTT mang
lại, đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng nhấn mạnh tới việc đẩy mạnh CNTT
như: Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, ngày 30/7/2001
nêu rõ: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong GD&ĐT ở tất cả các cấp học,
bậc học, ngành học theo hướng sử dụng công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ
trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn
học...Tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ GD&ĐT, kết nối Internet đến tất cả
các cấp quản lý và cơ sở giáo dục, hình thành một mạng giáo dục” [2].
Trần Minh Hùng (2012), trong luận án tiến sĩ giáo dục về “Quản lý hoạt động
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường trung học phổ thông”. Qua
nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng, nguyên nhân ưu điểm
và hạn chế của hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tác giả đề xuất
các biện pháp cơ bản như: Nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin cho
5
đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông; nâng cao trình độ về ứng dụng công
nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên; tăng cường quản lý việc ứng dụng công nghệ
thông tin của đội ngũ giáo viên trong dạy học; tăng cường quản lý việc đổi mới
phương pháp dạy học của đội ngũ giáo viên theo hướng ứng dụng công nghệ thông
tin; tăng cường quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên; đảm bảo các
điều kiện hỗ trợ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin của đội ngũ giáo viên và tăng
cường tạo động lực cho việc ứng dụng công nghệ thông tin.
Lê Hồng Vân (2015), trong luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục về “Quản lý hoạt
động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường tiểu học huyện Đông
Anh, thành phố Hà Nội”. Tác giả cho rằng việc quản lý ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy học tiểu học là quá trình tác động của hiệu trưởng tiểu học thông qua các
hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đến giáo viên tiểu
học, dạy học tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, từ đó
nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường tiểu học. Sau khi nghiên cứu lý
luận, thực tiễn, tác giả đề xuất các biện pháp đề xuất một số biện pháp để đẩy mạnh
quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường tiểu học
huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, đó là: Nâng cao năng lực nhận thức cho cán bộ,
giáo viên về tầm quan trọng của việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào
dạy học; tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ về tin học cho cán bộ, giáo viên; tăng
cường chỉ đạo hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, đẩy mạnh đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường đầu
tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và tăng cường thanh tra, kiểm tra ứng
dụng CNTT vào dạy học, tổ chức thi đua khen thưởng. Qua nghiên cứu lý luận và
thực tiễn, tác giả khẳng định việc ứng dụng CNTT vào dạy học giúp giáo viên tiết
kiệm được nhiều thời gian ghi bảng, các thao tác sử dụng phương tiện trực quan
truyền thống, hướng dẫn học sinh thực hiện các loại bài tập, giới thiệu tài liệu tham
khảo… Giáo viên có điều kiện tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận phát huy tính
6
chủ động, tự giác, tích cực tham gia xây dựng bài, tạo được sự say mê, hứng thú học
tập và phát huy được năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh.
Nhận thức được vai trò to lớn của công nghệ thông tin trong giáo dục, ngoài
luận án, luận văn còn có rất nhiều các bài báo khoa học nghiên cứu về ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học như: Quách Tuấn Ngọc (1999), với bài
“Đổi mới phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin - xu thế của thời đại”, đăng
trên Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp số 8; Lưu Lâm (2002), với bài viết
“Công nghệ thông tin với việc dạy và học trong nhà trường Việt Nam”, đăng trên Tạp
chí Giáo dục số 20; Lê Hồng Sơn (2002), “Công nghệ thông tin và truyền thông với
giáo dục và đào tạo ở Việt Nam”, đăng tại Tạp chí Giáo dục số 32; Đỗ Trung Tá
(2004), “Ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông để đổi mới giáo dục đại học ở
Việt Nam”, đăng trên Tạp chí Giáo dục số 84; Đào Thái Lai (2006), “Những yêu cầu
đối với người giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề
nghiệp”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Giáo dục số 5; Trần Khánh (2007), “Tổng
quan về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục”, đăng trên
Tạp chí Giáo dục số 161.
Trong các luận án, luận văn, các bài báo khoa học, các nhà khoa học, các nhà quản
lý đã mạnh dạn đưa ra các vấn đề nghiên cứu vị trí, tầm quan trọng, ứng dụng và phát triển
CNTT đặc biệt là các giải pháp thúc đẩy ứng dụng CNTT trong giáo dục.
Tuy nhiên, việc đưa CNTT vào hoạt động giáo dục trẻ còn khó khăn, bất cập,
có nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu giải quyết: Trình độ tin học cơ bản của
đội ngũ giáo viên còn hạn chế, nhiều giáo viên còn lúng túng khi thiết kế bài giảng có
ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ. Cho đến nay, ở các trường mầm non nói chung
và các trường mầm non xã Tam Hiệp nói riêng đã áp dụng rất nhiều biện pháp quản
lý hoạt động giáo dục trẻ nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề
quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã
Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Chính vì vậy việc nghiên cứu đề xuất
các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ để nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì,
thành phố Hà Nội là hết sức cần thiết.
7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT
trong hoạt động giáo dục trẻ nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt
động giáo dục trẻ xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục các trường mầm non xã Tam Hiệp.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt
động giáo dục ở trường mầm non.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo
dục trẻ ở các trường mầm non xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục
trẻ ở các trường mầm non xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ tại các
trường mầm non xã Tam Hiệp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng
CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã Tam Hiệp.
- Phạm vi khảo sát: Khảo sát 112 đối tượng CBQL, giáo viên, nhân viên (
trong đó có 9 CBQL, 95 GV, 8 NV) của 3 trường mầm non Huỳnh Cung, Tựu liệt,
Yên Ngưu xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Từ năm học 2016 - 2017 đến năm học 2018 - 2019.
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1.Phương pháp nghiên cứu bằng văn bản, tài liệu.
- Nghiên cứu Luật Giáo dục, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà
nước về ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH.
8
- Thu thập các tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt về giáo dục
trẻ, ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường; phân tích, phân loại, xác định
các khái niệm cơ bản; đọc sách, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan để
hình thành cơ sở lý luận cho đề tài.
5.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Phiếu trưng cầu ý kiến gồm các câu hỏi đóng/mở về vấn đề hoạt động ứng
dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ tại các trường mầm non xã
Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Đối tượng khảo sát là giáo viên, nhân
viên, ban giám hiệu.
5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu:
Thu thập những thông tin sâu về một số vấn đề cốt lõi của hoạt động quản lý ứng
dụng công nghệ thông tin. Nhóm đối tượng phỏng vấn: Cán bộ quản lý, giáo viên.
5.4. Phương pháp chuyên gia:
Phương pháp này tiến hành thông qua việc tác động trực tiếp giữa người hỏi
và người được hỏi nhằm thu thập thông tin phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
5.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học:
Sử dụng thông tin điều tra thống kê từ đó phân tích so sánh các đánh giá của
các đối tượng, từ đó rút ra kết luận.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn đã hệ thống hóa được lý luận về quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt
động giáo dục trẻ tại các trường mầm non bao gồm các khái niệm công cụ, ứng dụng
CNTT trong HĐGD trẻ tại các trường mầm non, quản lý ứng dụng CNTT trong
HĐGD trẻ tại các trường mầm non, các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý ứng dụng
CNTT trong HĐGD trẻ tại các trường mầm non. Những lý luận này góp phần bổ
sung và làm phong phú thêm lý luận về quản lý ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ tại
trường mầm non.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
9
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là đề tài tham khảo được cho các nhà quản
lý giáo dục, cho giáo viên nhằm góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong
HĐGD trẻ tại trường mầm non.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và
các phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo
dục trẻ tại trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo
dục trẻ tại các trường mầm non xã Tam Hiệp, huyện Thanh trì, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà
Nội trong giai đoạn hiện nay.
10
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ
TẠI TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại
trường mầm non.
1.1.1. Khái niệm công nghệ thông tin
Theo Từ điển Tin học và CNTT của tác giả Nguyễn Ngọc Tuấn thì “CNTT là
sự nghiên cứu hoặc sử dụng thiết bị điện tử, đặc biệt là máy tính và truyền hình, hệ
thống truyền thông và video để xử lý, truyền phát và nhận thông tin” [ 23,tr.674].
Theo Nghị quyết 49/CP của Chính phủ thì: “CNTT là tập hợp các phương
pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật
máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn
tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con
người và xã hội” [6].
Theo Luật CNTT thì: “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công
nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và
trao đổi thông tin số”.[18]
Theo các tác giả Phó Đức Hòa và Ngô Quang Sơn: “CNTT là tập hợp các
phương pháp khoa học, các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm tổ chức khai thác và
sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin phong phú và tiềm năng trong mọi
lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội ”. [13, tr.90]
Ngày nay, với sự bùng nổ của CNTT, các phương tiện truyền thông và
Internet giúp con người có những giải pháp tốt nhất để xử lý thông tin nhanh chóng
và chính xác. Trong giáo dục việc sử dụng máy vi tính, phương tiện truyền thông,
Internet... đã góp phần tạo ra nhiều hình thức dạy học đa dạng, phong phú và đã thực
sự trở thành một phương tiện hỗ trợ có hiệu quả trong việc đổi mới PPDH.
Công nghệ thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công
nghệ liên quan đến thông tin và quá trình xử lý thông tin.
11
Như vậy, “CNTT là một hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ,
phương tiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ
thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu
quả các thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa… của con
người”.
1.1.2. Trường mầm non
Tại điều 21 và 22, Luật Giáo dục quy định, Giáo dục mầm non thực hiện việc
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. Mục tiêu của
giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ,
hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp
một. [20]
Điều 1, 2 Điều lệ Trường mầm non đã qui định:
Vị trí trường mầm non: Trường mầm non là đơn vị cơ sở của ngành GD mầm
non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam do ngành GD quản lý. Trường mầm
non là cơ sở đầu tiên đặt nền móng hình thành, phát triển nhân cách của trẻ và chuẩn
bị những tiền đề cần thiết để trẻ bước vào trường phổ thông.
Mục tiêu đào tạo của trường mầm non: Hình thành cho trẻ những cơ sở đầu
tiên của nhân cách con người mới XHCN Việt Nam: Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ
thể phát triển hài hòa, cân đối; giàu lòng thương yêu, biết quan tâm, nhường nhịn
những người gần gũi, thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên; yêu thích cái đẹp, biết
giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh…Thông minh, ham hiểu
biết, thích khám phá tìm tòi, có một số kĩ năng sơ đẳng.
Nhiệm vụ của trường mầm non: Tiếp nhận trẻ em trong độ tuổi; Tổ chức và
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình chính sách GD mầm non do
Bộ GD&ĐT ban hành; Quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ em gửi
vào trường; Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo qui
định của pháp luật; Chủ động kết hợp chặt chẽ với các bậc cha mẹ trong việc nuôi
dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em....
12
Tính chất của trường mầm non: Chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ nhằm
hình thành, phát triển nhân cách trẻ em một cách toàn diện; Chăm sóc, giáo dục trẻ
em mang tính chất giáo dục gia đình, giữa cô và trẻ là quan hệ tình cảm mẹ - con, trẻ
thông qua chơi mà học, học mà chơi; Tổ chức nhà trẻ, trường mẫu giáo mang tính
chất tự nguyện: Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo.
1.1.3. Hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non
Hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non là hoạt động sư phạm được tổ
chức trong nhà trường một cách có kế hoạch, có mục đích. Trong đó dưới vai trò chủ
đạo của giáo viên, trẻ được giáo dục tích cực, chủ động giúp trẻ phát triển về thể
chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,
chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một.
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm,
trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em
vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực
và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi,
khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các
cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Nội dung hoạt động giáo dục ở trường mầm non được quy định cụ thể tại
chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành bao gồm nội
dung chương trình giáo dục nhà trẻ và nội dung chương trình giáo dục mẫu giáo.
Hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo bao gồm: hoạt động chơi; hoạt động học; hoạt động
lao động; hoạt động ngày hội, ngày lễ.
Hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. Trẻ có thể
chơi với các loại trò chơi cơ bản sau: Trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi ghép
hình, lắp ráp, xây dựng, trò chơi đóng kịch, trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò
chơi dân gian, trò chơi với phương tiện công nghệ hiện đại.
Hoạt động học được tổ chức có chủ định theo kế hoạch dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của giáo viên. Hoạt động học ở mẫu giáo được tổ chức chủ yếu dưới hình
thức chơi.
13
Hoạt động lao động đối với lứa tuổi mẫu giáo không nhằm tạo ra sản phẩm
vật chất mà được sử dụng như một phương tiện giáo dục. Hoạt động lao động đối
với trẻ mẫu giáo gồm: lao động tự phục vụ, lao động trực nhật, lao động tập thể.
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân là các hoạt động nhằm hình thành một số
nền nếp, thói quen trong sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu sinh lý của trẻ, tạo cho trẻ trạng
thái thoải mái, vui vẻ.
Các hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục: Theo mục đích và nội dung
giáo dục, có các hình thức: Tổ chức hoạt động có chủ định của giáo viên và theo ý
thích của trẻ, tổ chức kỷ niệm các ngày lễ hội, các sự kiện quan trọng trong năm liên
quan đến trẻ có ý nghĩa giáo dục và mang lại niềm vui cho trẻ. Theo vị trí không
gian, có các hình thức: Tổ chức hoạt động trong phòng lớp, tổ chức hoạt động ngoài
trời. Theo số lượng trẻ, có các hình thức: Tổ chức hoạt động cá nhân, tổ chức hoạt
động theo nhóm, tổ chức hoạt động cả lớp.
Phương pháp giáo dục bao gồm: Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm:
Phương pháp thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi, phương pháp dùng trò chơi,
phương pháp nêu tình huống có vấn đề, phương pháp luyện tập. Nhóm phương
pháp trực quan - minh họa (quan sát, làm mẫu, minh hoạ): Phương pháp này cho trẻ
quan sát, tiếp xúc, giao tiếp với các đối tượng, phương tiện (vật thật, đồ chơi, tranh
ảnh); hành động mẫu; hình ảnh tự nhiên, mô hình, sơ đồ và phương tiện nghe nhìn
(phim vô tuyến, đài, máy ghi âm, điện thoại, vi tính) thông qua sử dụng các giác
quan kết hợp với lời nói nhằm tăng cường vốn hiểu biết, phát triển tư duy và ngôn
ngữ của trẻ. Nhóm phương pháp dùng lời nói: Sử dụng các phương tiện ngôn ngữ
(đàm thoại, trò chuyện, kể chuyện, giải thích) nhằm truyền đạt và giúp trẻ thu nhận
thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ những cảm xúc, gợi nhớ
những hình ảnh và sự kiện bằng lời nói. Lời nói, câu hỏi của giáo viên cần ngắn
gọn, cụ thể, gần với kinh nghiệm sống của trẻ. Nhóm phương pháp giáo dục bằng
tình cảm và khích lệ: Phương pháp dùng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói thích
hợp để khuyến khích và ủng hộ trẻ hoạt động nhằm khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin,
cổ vũ sự cố gắng của trẻ trong quá trình hoạt động. Nhóm phương pháp nêu gương -
14
đánh giá: Nêu gương: Sử dụng các hình thức khen, chê phù hợp, đúng lúc, đúng
chỗ. Biểu dương trẻ là chính, nhưng không lạm dụng. Đánh giá: Thể hiện thái độ
đồng tình hoặc chưa đồng tình của người lớn, của bạn bè trước việc làm, hành vi, cử
chỉ của trẻ. Từ đó đưa ra nhận xét, tự nhận xét trong từng tình huống hoặc hoàn
cảnh cụ thể. Không sử dụng các hình phạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm -
sinh lý của trẻ.
1.1.4. Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ tại trường
mầm non
1.1.4.1. Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ
tại trường mầm non
Tại Điều 4, Luật công nghệ thông tin giải nghĩa từ: Ứng dụng công nghệ thông
tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã
hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này [21].
Ở trường mầm non, CNTT được ứng dụng trong hoạt động chăm sóc, hoạt
động giáo dục và quản lý. Như vậy có thể hiểu ứng dụng CNTT ở trường mầm non là
việc sử dụng CNTT vào các hoạt động chăm sóc, hoạt động giáo dục trẻ và quản lý
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của các hoạt động đó.
Ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục là phương pháp làm tăng giá trị
lượng tin, trao đổi tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn. Nhờ CNTT để tăng
thêm năng lực biểu đạt nội dung bài giảng, qua đó người dạy có thể hình thành
phương pháp tư duy sáng tạo và tạo hứng thú cho người học. Như vậy, chúng ta có
thể xem ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục là hoạt động giáo dục được diễn ra có
sự hỗ trợ của CNTT. Trong quá trình đó GV sử dụng CNTT để phát triển trí tưởng tượng
của trẻ; tổ chức, điều khiển, hướng dẫn HS chiếm lĩnh tri thức mới, kỹ năng mới, thái độ
mới và cuối cùng là dẫn dắt trẻ tới một phương pháp học hiệu quả hơn.
Như vậy, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại
trường mầm non là việc sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giáo dục do giáo
viên tổ chức, hướng dẫn với sự tham gia tích cực của trẻ nhằm nâng cao chất lượng
và hiệu quả của hoạt động giáo dục tại trường mầm non.
15
1.1.4.2. Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục
trẻ tại trường mầm non
Giáo viên ứng dụng CNTT trong khai thác dữ liệu thông qua các công cụ tìm
kiếm trên Internet hoặc tìm kiếm trên các Website thư viện bài giảng. Mạng Internet
là kho tàng thông tin khổng lồ, ở đó có rất nhiều bài giảng dạy, quản lý trường mầm non
được xây dựng công phu mà giáo viên, các nhà cán bộ quản lý có thể khai thác tham
khảo, sử dụng khi chưa có khả năng, điều kiện để xây dựng bài giảng cho riêng mình.
Giáo viên được tham gia học tập các khóa học trực tuyến về tin học, về ứng
dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non, tìm hiểu thêm các kiến thức về
chăm sóc giáo dục trẻ trên mạng Internet để nâng cao kiến thức và trình độ của bản
thân, từ đó nâng cao chất lượng công việc.
Giáo viên ứng dụng CNTT trong việc đánh giá sự phát triển trí tuệ và sự phát
triển thể chất của trẻ một cách chính xác, khoa học.
Đồng thời, giáo viên ứng dụng CNTT trong học tập của trẻ để giúp trẻ có thêm
hứng thú với việc học và trẻ có thể tự học tập tại nhà qua các website giúp trẻ tự học
hay các phần mềm giúp trẻ tự học.
1.2. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ
tại trường mầm non
1.2.1. Quản lý và các khái niệm của quản lý
1.2.1.1. Khái niệm về quản lý
Quản lý là một dạng lao động xuất hiện rất sớm trong lịch sử. Nó là hoạt động
tất yếu nảy sinh khi có sự tham gia hoạt động của nhiều người. Từ khi con người bắt
đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà họ không thể đạt được với
tư cách là những cá nhân riêng lẻ, thì nhu cầu quản lý cũng hình thành như một yếu tố
cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới những mục tiêu chung. Xã hội
phát triển qua nhiều phương thức sản xuất, trong quá trình lao động con người buộc
phải liên kết lại với nhau, kết hợp lại thành tập thể. Điều đó đòi hỏi phải có sự tổ
chức, phải có sự phân công và hợp tác trong lao động, phải có sự quản lý.
Tùy theo nội dung, tính chất, đặc thù của mỗi loại lao động mà hoạt động quản
lý có những phương pháp, cách thức riêng.
16
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý:
Theo F.W.Taylor (1856 - 1915) “Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn
người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt
nhất và rẻ nhất” [4, tr.11-12].
Theo H.Fayol (1841 - 1925), xuất phát từ các loại hình “Hoạt động quản lý”,
Ông đã nhấn mạnh quản lý gồm 5 chức năng cơ bản: “Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ
huy, phối hợp, kiểm tra” [8, tr.31] Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang : “Quản lý là sự
tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao
động (khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến.” [19, tr.14]
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc trong cuốn: “Đại cương
khoa học quản lý: “Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể
quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) - trong một tổ
chức - nhằm làm cho tổ chức được vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [5,
tr.9]. Cũng theo đó, tác giả còn phân định rõ hơn về hoạt động quản lý là quá trình
đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các chức năng kế hoạch hóa, tổ
chức, chỉ đạo và kiểm tra.
Quản lý là một hoạt động có chủ đích, trong đó chủ thể quản lý sử dụng các
chức năng của quản lí, các biện pháp quản lí tác động vào đối tượng quản lý nhằm
thực hiện mục tiêu nhất định.
Quản lý là hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc thông qua sự
nỗ lực của người khác. Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con
người. Quản lý với tư cách là một hành động, có thể định nghĩa:
Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý
lên khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng quản lý, nhằm làm cho tổ
chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.
Từ những định nghĩa trên ta có thể khẳng định: Quản lý là quá trình tác
động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng
việc vận dụng các chức năng quản lý (kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra),
các nguyên tắc và các kỹ năng quản lý nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được
17
mục đích của mình.
1.2.1.2. Các chức năng quản lý
Chức năng quản lý là những hình thức thực hiện những tác động của chủ thể
đến đối tượng quản lý thông qua những nhiệm vụ mà chủ thể cần được thực hiện
trong quá trình quản lý. Khi phân loại về chức năng quản lý, các nhà nghiên cứu lý
luận về quản lý cũng có nhiều ý kiến khác nhau, tuy nhiên, hầu hết các tác giả đều
đề cập tới 4 chức năng chủ yếu đó là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
- Chức năng kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu phát triển giáo dục
và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó. Khi tiến hành
chức năng kế hoạch, người quản lý cần xác định được các mục tiêu và lựa chọn
được những biện pháp có tính khả thi.
- Chức năng tổ chức là quá trình phân phối và sắp xếp một cách khoa học
các yếu tố, nguồn nhân lực theo những cách thức nhất định nhằm đảm bảo thực hiện
tốt các mục tiêu đã đề ra. Khi người quản lý đã lập xong kế hoạch, họ cần phải
chuyển hóa những ý tưởng ấy thành những hoạt động hiện thực. Tổ chức là quá
trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận
trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được
mục tiêu tổng thể của tổ chức. Người quản lý phải phối hợp, điều phối tốt các nguồn
nhân lực của tổ chức.
- Chức năng chỉ đạo là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi thái độ của
những người khác nhằm đạt tới mục tiêu với chất lượng cao. Sau khi kế hoạch đã
được lập, cơ cấu bộ máy đã hình thành, nhân sự đã được tuyển dụng thì phải có
người đứng ra lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức. Đó là quá trình liên kết, liên hệ với người
khác, hướng dẫn và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được
mục tiêu của tổ chức. Tất nhiên việc lãnh đạo không chỉ bắt đầu sau khi việc lập kế
hoạch và thiết kế bộ máy đã hoàn tất, mà nó xuyên suốt trong hoạt động quản lý.
- Chức năng kiểm tra diễn ra ở giai đoạn cuối cuối cùng của chu trình quản
lý, là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt động đạt tới các
mục tiêu của tổ chức, chức năng kiểm tra bao gồm những nhiệm vụ chính sau đây:
18
+ Người quản lý đặt ra các chuẩn mực thành đạt của hoạt động.
+ Đánh giá, đối chiếu, đo lường kết quả, sự thành đạt so với chuẩn mực đã
đặt ra.
+ Điều chỉnh những sai lệch.
+ Hiệu chỉnh, sửa lại chuẩn mực nếu cần.
Trong những chức năng trên, mỗi chức năng đảm nhận vị trí, vai trò nhất
định, song các chức năng này có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau.
Như vậy, chức năng quản lý là những vấn đề hết sức cơ bản của lý luận về
quản lý, nó giữ một vai trò quan trọng trong thực tiễn quản lý. Chức năng quản lý
và chu trình quản lý thể hiện đầy đủ nội dung hoạt động của chủ thể quản lý đối với
khách thể quản lý. Vì vậy, việc thực hiện đầy đủ các giai đoạn quản lý trong một
chu trình là cơ sở đảm bảo cho hiệu quả của toàn bộ hệ thống được quản lý. Việc
thực hiện chu trình quản lý có hiệu quả hay không là nhờ có thông tin. Thông tin
vừa là điều kiện, vừa là phương tiện tổng hợp các chức năng trên.
Nhìn về hình thức, quá trình quản lý được diễn ra tuần tự từ chức năng kế
hoạch đến các chức năng tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Song trong thực tế các chức
năng đan xen, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện. Sự liên kết giữa chức năng
cơ bản này là thông tin quản lý và các quyết định quản lý.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Giáo dục là một chức năng của xã hội loài người và quản lý giáo dục là
một loại hình của quản lý xã hội. Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý
giáo dục:
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII
cũng đã viết: “Quản lý giáo dục là sự tác động của chủ thể quản lý tới khách thể
quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong
muốn bằng cách hiệu quả nhất”. [9, tr.119]
Theo tác giả Trần Kiểm, đối với cấp vi mô: “QLGD là sự tác động liên tục, có
tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính trồi
của hệ thống sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa
19
hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện bảo đảm sự cân bằng với môi
trường bên ngoài luôn biến động” [16, tr.37]
Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục
đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý làm cho cả hệ vận hành theo
đường lối, nguyên lí của Đảng thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN
Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy, giáo dục thế hệ trẻ, đưa thế hệ trẻ,
đưa giáo dục đến mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái về chất” [11]
Trong quan điểm giáo dục hiện đại của các tác giả Nguyễn Quốc Chí –
Nguyễn Thị Mỹ Lộc, chỉ rõ: “QLGD là những tác động có hệ thống, có kế hoạch,
có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở mọi cấp khác nhau đến tất cả các mắt
xích của toàn bộ hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ
trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật của xã hội cũng như các quy luật
của quá trình giáo dục về sự phát triển thể lực, trí lực và tâm lý của con người. Chất
lượng của giáo dục chủ yếu do nhà trường tạo nên, bởi vậy khi nói đến quản lý giáo
dục phải nói đến quản lý nhà trường cùng với hệ thống quản lý giáo dục”. [3, tr.71]
Từ những định nghĩa trên cho thấy: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động
có mục đích, có kế hoạch, có ý thức phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản
lý ở các cấp lên đối tượng quản lý, nhằm đưa hoạt động giáo dục đạt tới mục tiêu đã
định.
1.2.3. Quản lý nhà trường
Trường học là tổ chức giáo dục trực tiếp làm công tác GD&ĐT thế hệ trẻ.
Trường học là tế bào cơ sở, chủ chốt vừa làm quản lý nhà nước lại vừa là một hệ
thống độc lập, tự quản của xã hội.
Trong thời đại hiện nay, nhà trường được thừa nhận rộng rãi như một thiết
chế chuyên biệt của xã hội để giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có
tri thức, có sức khoẻ, có phẩm chất đạo đức lối sống và tác phong nghề nghiệp. Từ
đó cho ta thấy giáo dục nhà trường đóng vai trò chủ yếu tạo ra sức lao động mới cho
xã hội, đặc biệt là đòi hỏi hàm lượng chất xám trong xã hội ngày càng cao.
Theo điều 48 luật giáo dục 2005 “Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc
20
dân thuộc mọi loại hình được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước
nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục”.[20, tr.42]
Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lý trường học là hoạt động của các cơ
quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của GV, HS và các lực lượng
giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường”.[27, tr.205]
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường là tập hợp những tác
động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể GV, HS và cán bộ khác, nhằm tận dụng
các nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây
dựng vốn tự có. Hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm
hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ.Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch
đào tạo đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới".[19, tr.43]
Tóm lại, quản lý nhà trường là quản lý giáo dục được thực hiện trong phạm
vi xác định của một đơn vị giáo dục nhà trường, thực hiện nhiệm vụ giáo dục thế hệ
trẻ theo yêu cầu của xã hội. Hiện nay, các nhà quản lí nhà trường quan tâm nhiều
đến các thành tố mục tiêu, nội dung, phương pháp, tổ chức quản lí và kết quả. Đó là
các thành tố trung tâm của quá trình sư phạm. Như vậy nếu quản lí và tác động hợp
qui luật sẽ bảo đảm chất lượng tốt trong nhà trường.
Trên cơ sở đó ta hiểu quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có
hướng đích của hiệu trưởng đến con người (giáo viên, cán bộ nhân viên và học sinh)
đến các nguồn lực (CSVC, tài chính, thông tin..) hợp quy luật (quy luật quản lý, quy
luật giáo dục, quy luật tâm lý, quy luật kinh tế, quy luật xã hội..) nhằm đạt mục tiêu
đề giáo dục.
Như vậy, nhà trường là bộ mặt của hệ thống giáo dục quốc dân, các quan
điểm, đường lối, chính sách giáo dục đều được thực hiện trong nhà trường. Do đó,
quản lý nhà trường còn có nghĩa là tổ chức các lực lượng trong và ngoài nhà trường
biến các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà
nước thành hiện thực.
Nội dung quản lý trường mầm non: Quản lý việc thực hiện nội dung chương
trình giáo dục. Quản lý việc thực hiện nề nếp nuôi dưỡng, chăm sóc. Quản lý đội ngũ
21
cán bộ giáo viên, nhân viên và trẻ em gửi vào trường. Quản lý sử dụng đất đai, trường
sở, trang thiết bị, tài chính của nhà trường theo qui định của pháp luật. Kết hợp chặt
chẽ với gia đình, các tổ chức xã hội và các cá nhân trong hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ em...Nhiệm vụ của trường mầm non không chỉ thực hiện chăm sóc, nuôi
dưỡng mà còn giáo dục trẻ phát triển toàn diện. [20]
1.2.4. Tác động của công nghệ thông tin đối với việc quản lý giáo dục trẻ ở
các trường mầm non
Tác giả Ngô Quang Sơn đã quan niệm: “Giáo án dạy học tích cực có ứng
dụng CNTT là kế hoạch bài học, là kịch bản sư phạm đã được giáo viên chuẩn bị
chi tiết trước khi lên lớp, thể hiện được mối quan hệ sư phạm tương tác giữa GV và
HS, HS và HS (Giáo án dạy học tích cực) và một số nội dung kiến thức, kỹ năng
quan trọng cần hình thành cho HS trong quá trình dạy học lại quá trìu tượng đối
với các em mà các loại hình TBDH truyền thống (tranh ảnh giáo khoa, bản đồ, biểu
đồ, mô hình, mẫu vật, thí nghiệm thật... ) không thể hiện nổi thì sẽ được số hoá (ứng
dụng CNTT) và trở thành các thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, mô hình mô
phỏng đơn giản hay các đoạn Video Clip...để trình chiếu trong một thời gian rất
ngắn cho HS, đảm bảo phù hợp với nhu cầu nhận thức của HS, giúp cho HS tự
mình chiếm lĩnh các kiến thức và kỹ năng mới”. [22, tr.18].
Tuy nhiên so với nhu cầu thực tế hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong Giáo
dục Mầm non còn rất hạn chế. Chúng ta phải nhanh chóng nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lý, chúng ta không nên từ
chối những gì có sẵn mà lĩnh vực CNTT đem lại. Đồng thời cần biết cách tận dụng
những tiện ích mà CNTT mang lại, biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc,
mục đích của mình. Hơn nữa, đối với Giáo dục mầm non, CNTT còn có tác dụng
mạnh mẽ làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học.
Với sự hỗ trợ của máy tính, mạng Internet, giáo viên có điều kiện tiếp xúc
với các chương trình giảng dạy có hỗ trợ đa phương tiện: thí nghiệm mô phỏng,
hình ảnh động, các Video trực quan...
22
CNTT có thể cải thiện việc đánh giá quá trình giáo dục mầm non bằng cách
đưa ra những phân tích và phản hồi nhanh chóng và bằng cách hỗ trợ giáo viên sử
dụng những phần mềm tin học dùng đánh giá trẻ em mầm non để cải tiến chương
trình giáo dục trẻ mầm non. Những thông tin phản hồi tích cực được thiết kế cho
các phản ứng riêng của trẻ, từ đó đưa ra các đánh giá chính xác về cách tiếp cận và
vận dụng tri thức mới.
Tác động lớn nhất của CNTT đối với giáo viên được ghi nhận trong những
trường hợp khi việc sử dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung giảng dạy và
với việc đánh giá về kết quả dự kiến.
Các giờ dạy của giáo viên được hỗ trợ bởi CNTT sẽ trở lên hấp dẫn hơn,
truyền thụ kiến thức tới trẻ em hiệu quả hơn, trẻ có hứng thú lĩnh hội tri thức hơn.
Đặc biệt, khi soạn giảng có ứng dụng CNTT thì giáo viên có thể trình bày bài giảng
một cách chủ động, minh hoạ được nhiều ví dụ của bài giảng gần gũi với thực tiễn
mà các đồ dùng trực quan thông thường không thể làm được.
Trẻ mầm non thường hiếu động, thời gian tập trung vào bài giảng thường
ngắn. Vì thế, khi bài giảng có sử dụng yếu tố CNTT giúp các em sẽ có hứng thú
khám phá tri thức, tập trung tư duy, tích cực xây dựng bài, chủ động tìm hiểu kiến
thức của giáo viên đưa ra, hay nói cách khác là các em có thể chủ động chiếm lĩnh
tri thức từ bài giảng của giáo viên.
Từ yêu cầu cần phải đổi mới phương pháp giáo dục mầm non có ứng dụng
CNTT đã thúc đẩy được sự quan tâm của nhà quản lý giáo dục trong việc có kế hoạch
đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu của phương pháp mới có sử dụng
CNTT. Giáo viên sẽ chủ động trong việc khai thác các thiết bị CNTT của nhà trường
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.
Từ đó cho thấy nếu người dạy sử dụng các TBDH hiện đại một cách hợp lí
trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học thì chắc chắn sẽ làm cho các giờ dạy của
mình trở nên sinh động hơn, làm giảm bớt được tính trừu tượng của nội dung kiến
thức cần truyền đạt đến với người học, trên cơ sở đó phát huy được tính tích cực,
23
chủ động và sáng tạo của người học, đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản của việc
đổi mới PPDH.
1.2.5. Nội dung quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ ở
các trường mầm non
1.2.5.1. Xây dựng kế hoạch quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo
dục trẻ
Kế hoạch quản lý và ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ phải đảm bảo mục
tiêu và kế hoạch năm học của nhà trường. Trên cơ sở kế hoạch chung này, CBQL
yêu cầu các bộ phận chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch thực hiện và
thúc đẩy ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ.
Khi xây dựng kế hoạch quản lý ứng dụng CNTT cho giáo dục trẻ, CBQL cần
xây dựng theo các nguyên tắc sau:
- Phù hợp các điều kiện và khả năng thực tế của giáo viên.
- Gắn vào từng hoạt động, từng bài học cụ thể.
- Sử dụng hiệu quả các PPDH, phương tiện hiện đại.
- Tính nhất quán với mức độ ý thức của từng đối tượng học sinh.
Vào đầu năm học, hiệu trưởng đã sử dụng các nguyên tắc trên để lập kế
hoạch ứng dụng CNTT trong năm học và phát triển nội dung cụ thể về ứng dụng
công nghệ CNTT trong giáo dục trẻ.
BGH nhà trường, giáo viên nghiên cứu và thống nhất nội dung ứng dụng
máy tính trong giáo dục mầm non cho tất cả các CBQL và giáo viên của trường để
hiểu các yêu cầu, mục tiêu, phương pháp và hình thức của ứng dụng CNTT trong
các hoạt động giáo dục của trẻ đạt hiệu quả nhất. Sau đó, lập kế hoạch ứng dụng
CNTT trong giáo dục của toàn trường và chỉ đạo việc lập kế hoạch ứng dụng CNTT
theo từng khối và từng lớp. Giáo viên xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT cụ thể
của từng lớp để đảm bảo thực hiện đúng các ứng dụng CNTT theo chương trình
giảng dạy theo độ tuổi.
BGH và kế toán trường học xây dựng kế hoạch gây quỹ và đầu tư bổ sung,
mua sắm, lắp đặt và bảo trì các cơ sở và thiết bị để ứng dụng CNTT vào đào tạo
24
giáo viên như: bổ sung đủ máy tính cho các lớp, phòng Kidsmart, đầu DVD, TV
màn hình 43 inch, màn hình chiếu, máy chiếu, bảng thông minh, mạng LAN,
Internet và Wifi để phục vụ kết quả ứng dụng máy tính hiệu quả trong giáo dục trẻ.
Tổ chức các điều kiện để giáo viên áp dụng tin học trong đào tạo thực hành
như lớp học, thiết bị để hỗ trợ các ứng dụng máy tính hiện đại, hạn chế tiếng ồn
hoặc lớp học của các ứng dụng máy tính cá nhân với thiết bị. Sự giúp đỡ to lớn và
đa dạng hiện có có thể cung cấp cho GV quyền truy cập vào nhiều phương pháp và
hình thức của tổ chức giáo dục tiên tiến.
Hiệu phó của trường có kế hoạch tham mưu với Hiệu trưởng mời các giảng
viên tổ chức một khóa đào tạo về các kỹ năng máy tính cơ bản của giáo viên và ứng
dụng CNTT cho GV để có thể sử dụng máy tính để tìm tài liệu giảng dạy các hoạt
động Internet, soạn thảo giáo án điện tử, sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh, tạo
video, sử dụng các thiết bị giảng dạy hiện đại để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
Tổ trưởng chuyên môn nên phát triển các hoạt động liên quan chặt chẽ đến
việc thực hiện các mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ và trên cơ
sở này, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá. Việc thực hiện các mục tiêu được
đặt ra, trong các điều kiện cụ thể, có thể điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp.
1.2.5.2. Tổ chức thực hiện quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo
dục trẻ
Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo chung, tổ chức các hoạt động ứng dụng
CNTT trong nhà trường theo kế hoạch đã xây dựng, tập trung công tác chỉ đạo đến
từng khâu cụ thể như:
- Phân công cho tổ chuyên môn, giáo viên chủ động tự bồi dưỡng nâng cao
kiến thức về CNTT để khai thác thông tin từ mạng Internet, sử dụng các phần mềm
hỗ trợ phục vụ việc thiết kế bài giảng điện tử, ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo
dục trẻ một cách phù hợp, linh hoạt, sáng tạo.
- Tổ chức cho giáo viên thực hiện các chuyên đề hướng dẫn thực hành các công
cụ hỗ trợ soạn bài giảng điện tử, hướng dẫn khai thác thông tin trên mạng, hướng dẫn
25
tạo thư viện đồ dùng, hướng dẫn tạo kho học liệu mở. Đảm bảo 100% giáo viên của
nhà trường đều được tiếp cận với các công cụ (phần mềm) hỗ trợ soạn giảng.
- Tổ chức cho các tổ khối chuyên môn tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu cho hệ
thống bài giảng điện tử, kho học liệu mở, kho đồ dùng.
- Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch dự giờ, kiểm
tra việc quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ như về chất lượng bài dạy, phân
bố thời gian, hình thức tổ chức dạy học. CBQL trường có kế hoạch hướng dẫn, chỉ
đạo chung cho giáo viên về quy trình quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ.
Tổ chức các hoạt động dự giờ của các hoạt động có ứng dụng CNTT trong giáo dục
trẻ, sau đó tiến hành đánh giá rút kinh nghiệm.
- Tổ chức các buổi họp trao đổi kinh nghiệm trong toàn trường, tổng hợp các
ý kiến từ các giáo viên đã tiến hành ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ,
đánh giá những ưu điểm và tồn tại để tìm giải pháp khắc phục khó khăn, khắc phục
tồn tại, tiếp tục nhân rộng và triển khai những kinh nghiệm có nhiều ưu điểm, nhiều
hiệu quả để giáo viên tiếp tục phát huy và phát triển thành phong trào ứng dụng
CNTT trong HĐGD trẻ.
- Xây dựng các phong trào thi đua lấy việc thực hiện hiệu quả ứng dụng
CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ làm mục tiêu khen ngợi, khích lệ. Từ đó có thể
động viên được đội ngũ giáo viên tích cực, hăng hái tham gia và chủ động khai thác
ứng dụng CNTT vào hoạt động giáo dục trẻ mầm non.
- Thiết kế, thành lập kho tư liệu, bài giảng dùng chung để giáo viên tham
khảo lẫn nhau, sử dụng các tư liệu hay, vận dụng vào thiết kế và sử dụng cho phù
hợp với đặc điểm từng khối lớp.
- CBQL chú trọng động viên khen thưởng kịp thời đối với giáo viên ứng
dụng CNTT trong HĐGD trẻ đạt kết quả cao để động viên, khích lệ các giáo viên
khác cùng tham gia.
1.2.5.3. Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ
ở trường mầm non một cách thường xuyên
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tiến hành chỉ đạo việc quản lý ứng dụng CNTT
26
trong HĐGD trẻ phải định hướng cho giáo viên thực hiện các nguyên tắc ứng dụng
CNTT trong giáo dục một cách phù hợp đối với từng nội dung kiến thức có trong
HĐGD. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cần hướng dẫn giáo viên các việc như sau:
Nghiên cứu kỹ nội dung của từng HĐGD để xác định mục tiêu, soạn giáo án. Tìm
ra những nội dung của HĐGD cần sử dụng CNTT. Sau đó thu thập các tư liệu liên
quan đến HĐGD phù hợp. Bài giảng phải đảm bảo chính xác về hình thức, kiến
thức, khoa học. CBQL phải thường xuyên chỉ đạo và có sự định hướng kịp thời.
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT trong các
hoạt động đánh giá sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ. Giáo viên phải tìm hiểu
nghiên cứu và hướng dẫn trẻ có thể sử dụng các phần mềm giúp trẻ tự học và phối
hợp phụ huynh trong việc dạy trẻ sử dụng và học tập trên các website và phần mềm
phù hợp với chương trình giáo dục theo lứa tuổi của trẻ.
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, đánh giá định kỳ hoạt
động ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ. Thường xuyên kiểm tra năng lực ứng
dụng CNTT của giáo viên thông qua dự giờ thăm lớp, thông qua sinh hoạt chuyên
môn, đánh giá sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ.
1.2.5.4. Kiểm tra đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động giáo dục trẻ
Để quản lý chặt chẽ và có hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ ở
trường mầm non theo đúng kế hoạch đã xây dựng của nhà trường. Hiệu trưởng cần
thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ.
Việc kiểm tra, đánh giá rất cần thiết, quan trọng và phải được thực hiện thường
xuyên đảm bảo khách quan, công bằng, chính xác.
- Kiểm tra thời gian, tiến độ thực hiện của kế hoạch ứng dụng CNTT trong
HĐGD trẻ đối với từng giáo viên.
- Kiểm tra, đánh giá việc thiết kế bài giảng điện tử với các tiêu chí đánh giá
tập trung vào yếu tố chất lượng, hiệu quả.
- Kiểm tra các hoạt động dạy học của giáo viên để đánh giá mức độ ứng
dụng CNTT, tác dụng và hiệu quả của CNTT trong HĐGD trẻ mầm non.
27
- Kiểm tra các điều kiện về CSVC, trang thiết bị giáo dục hiện đại nhằm đánh
giá khả năng đáp ứng của thiết bị đối với kế hoạch ứng dụng CNTT đã xây dựng, từ đó
sẽ có kế hoạch bổ sung thiết bị, đồ dùng cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
- Kiểm tra tần suất sử dụng kho học liệu mở, kho đồ dùng... đánh giá các tư
liệu được sử dụng nhiều, tìm hiểu nguyên nhân các tư liệu chưa được nhiều giáo viên
khai thác sử dụng. Nếu là tư liệu kém hiệu quả thì cần chỉ đạo và tổ chức xây dựng lại
tư liệu đó và thực hiện gỡ bỏ tư liệu kém hiệu quả và thay thế bằng tư liệu mới.
Kiểm tra, đánh giá việc quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ với mục
đích đặt ra các tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả quá trình quản lý ứng dụng
CNTT của GV trong HĐGD trẻ.
Nhà trường cần có chế độ khen thưởng hoặc ghi nhận khen thưởng phù hợp
cuối mỗi đợt đánh giá sau khi kiểm tra để khích lệ, động viên giáo viên tích cực
hăng hái ứng dụng CNTT đem lại hiệu quả cao trong đổi mới phương pháp giáo dục
mầm non. Mặt khác cần đảm bảo tính công khai, công bằng trong việc đánh giá
giáo viên triển khai ứng dụng CNTT trong HĐGD mầm non tránh được bệnh thành
tích, đánh giá không sâu sát.
1.2.5. Quản lý các điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động giáo dục trẻ
Việc triển khai ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ ở trường mầm non phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố: Cơ chế, chính sách; nhận thức của CBQL, GV; điều kiện
CSVC, trang thiết bị CNTT; năng lực, trình độ tin học của giáo viên… đòi hỏi các
nhà quản lý phải quan tâm quản lý các điều kiện ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ.
Nhận thức của các cơ sở giáo dục, nhà trường trong việc chỉ đạo triển khai
ứng dụng CNTT trong trường mầm non có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc
ứng dụng CNTT. Vì vậy, quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, quan điểm
về đường lối chính sách của Đảng, của Nhà nước, của Bộ GD&ĐT, của UBND
Huyện Thanh Trì, Phòng GD&ĐT Huyện Thanh Trì và vai trò, lợi ích của việc ứng
dụng CNTT trong quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non đến từng cán bộ, giáo
28
viên, và phụ huynh học sinh là việc làm hết sức cần thiết để đẩy mạnh ứng dụng
CNTT trong giáo dục trẻ mầm non.
CBQL phải nắm chắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về phát
triển giáo dục, phát triển CNTT trong nước và trong ngành giáo dục và đào tạo.
Theo Chỉ thị số 55/2008/CT-BDGĐT ngày 30/9/2008 của Bộ GD&ĐT: Triển khai
áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp
ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng tạo ở những
nơi có điều kiện thiết bị tin học; xây dựng nội dung thông tin số phục vụ giáo dục;
phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internet của người học; tạo
điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp;
xoá bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin do khoảng cách địa lý đem lại.
Trong công tác tổ chức, chỉ đạo việc ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ, Hiệu
trưởng cần phải chú trọng một số yêu cầu cần thiết: Tổ chức các điều kiện cho lớp
học có ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ; tổ chức việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng
nâng cao trình độ CNTT cho đội ngũ cán bộ giáo viên của đơn vị mình; tổ chức chỉ
đạo các hoạt động ứng dụng CNTT theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Bộ
GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT; chỉ đạo việc quản lý, khai thác sử dụng các
phương tiện kỹ thuật, thiết bị hỗ trợ việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục
trẻ mầm non.
Năng lực chuyên môn và năng lực ứng dụng CNTT của CBQL sẽ tạo ảnh
hưởng trực tiếp đến công tác quản lý, đặc biệt là quản lý ứng dụng CNTT trong
HĐGD. CBQL luôn luôn phải cập nhật và làm chủ các kiến thức, kỹ năng cơ bản về
CNTT, từ đó có thể lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện
ứng dụng CNTT trong HĐGD được hiệu quả.
Hiệu trưởng, CBQL cần phải có kế hoạch cụ thể về việc trang bị các phương
tiện hỗ trợ ứng dụng CNTT, các thiết bị hiện đại hỗ trợ giáo viên trong việc thiết kế bài
giảng, quản lý bài giảng. Do điều kiện thực tế hiện nay, Nhà nước chưa trang bị được
một cách đầy đủ theo nhu cầu của việc triển khai ứng dụng CNTT trong giáo dục nên
các cơ sở giáo dục mầm non cần linh hoạt, chủ động huy động các nguồn lực từ xã hội
29
tham gia đầu tư và hỗ trợ phương tiện kỹ thuật để có thể triển khai tốt việc ứng dụng
CNTT tại nhà trường.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non
1.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về vai trò và
tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ.
Nhận thức của cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường về ứng dụng CNTT
trong trường mầm non và tầm quan trọng của việc quản lý ứng dụng CNTT trong
nhà trường nhằm hướng tới nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục, tính cạnh tranh với
các trường mầm non khác trên địa bàn có ảnh hưởng lớn đến quá trình ứng dụng và quản
lý ứng dụng CNTT trong các trường mầm non. Nếu như cán bộ giáo viên, nhân viên của
nhà trường chưa coi trọng việc ứng dụng và quản lý ứng dụng CNTT trong nhà trường
thì hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong trường mầm non sẽ không cao.
Nhận thức là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cá nhân có được thái độ và
hành động tích cực, đúng đắn với việc thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non. Do vậy, nếu hiệu trưởng
có nhận thức đúng, đầy đủ và sâu sắc về vai trò và tầm quan trọng của ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non thì hiệu
trưởng sẽ có thái độ tự giác, tích cực và nỗ lực hết sức để thực hiện nhiệm vụ này.
1.3.2. Trình độ năng lực quản lý của cán bộ quản lý trường mầm non
trong việc quản lý nhà trường.
Nói chung và quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trường nói riêng,
CBQL trường mầm non có kiến thức về chuyên môn, năng lực quản lý cao sẽ điều
hành tốt các hoạt động của trường mầm non. Đồng thời, những người quản lý có
kinh nghiệm sẽ chia sẻ học tập, trao đổi kinh nghiệm ứng xử, giải quyết các tình
huống trong công tác quản lý trường học góp phần đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả
các phong trào thi đua trong trường học, khuyến khích, động viên, tạo cơ hội để đội
ngũ cán bộ quản lý mầm non tự học và sáng tạo nâng cao năng lực quản lý của mỗi
cá nhân để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Và nếu như cán bộ quản lý có
30
kiến thức và kỹ năng cơ bản về CNTT: các kiến thức cơ bản về cấu tạo máy tính, hệ
điều hành thông dụng, sử dụng internet, biết sử dụng các phần mềm quản lý nhà
trường sẽ giúp cho hoạt động quản lý ứng dụng CNTT trong nhà trường được hiệu
quả hơn.
1.3.3. Năng lực chuyên môn, trình độ tin học của giáo viên
Trong mỗi thời kỳ, luôn có một bộ phận cán bộ giáo viên do tuổi tác, do
trong lịch sử chưa được học tập một cách bài bản về CNTT trong trường sư phạm
nên sẽ dẫn đến tình trạng ngại học, ngại tìm hiểu về CNTT dẫn đến sẽ hạn chế phần
nào đối với kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục mầm non. Năng lực
của bộ phận phụ trách kỹ thuật về CNTT để điều hành mạng LAN, Website, bảo trì,
cài đặt các thiết bị phần cứng và phần mềm cơ bản. Cán bộ phụ trách kỹ thuật có thể
là giáo viên hoặc nhân viên kiêm nhiệm nhưng cần có đủ kiến thức, kĩ năng để xử
lý các công việc thường xuyên như: điều hành mạng LAN, quản trị Website, cài đặt
các phần mềm mới, diệt virus, sửa chữa một số lỗi hỏng hóc nhỏ của máy tính. Nếu
đội ngũ phụ trách kỹ thuật này không đủ kiến thức và kỹ năng xử lý các công việc
thì chất lượng ứng dụng CNTT trong nhà trường không được cao. Trong những
trường hợp cụ thể như vậy, lãnh đạo nhà trường cần định hướng để các đồng chí đó
hiểu rõ vai trò của CNTT trong hoạt động giáo dục mầm non, CNTT đem lại hiệu
quả rõ rệt, tạo sự đồng thuận trong việc ứng dụng CNTT. Từng bước có kế hoạch
bồi dưỡng kiến thức cơ bản để đảm bảo đội ngũ sẽ đủ khả năng ứng dụng CNTT
theo năng lực của mình.
1.3.4. Điều kiện về cơ sở vật chất
Đáp ứng đổi mới phương pháp có ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục
trẻ mầm non. Đối với việc ứng dụng CNTT sẽ đòi hỏi nhiều thiết bị dạy học hiện
đại, nền khoa học công nghệ, phương tiện kỹ thuật số, cơ sở hạ tầng CNTT, mạng
Internet, … mà trong thực tế thì các trường mầm non luôn luôn khó khăn, thiếu
thốn nhưng vẫn luôn khắc phục bằng nhiều biện pháp khác nhau.
Việc đáp ứng tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt
động ứng dụng công nghệ thông tin sẽ là điều kiện tiên quyết để thực hiện có hiệu
31
quả ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ. Do vậy, đây cũng là một trong
những yếu tố có ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục
trẻ tại trường mầm non
1.3.5. Việc phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội để đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ.
Giáo viên cùng với ban giám hiệu nhà trường cần đẩy mạnh công tác tuyên
truyền tới toàn thể các bậc phụ huynh học sinh và nhân dân địa phương tính ưu việt
của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non, để mọi người hiểu
đúng và tham gia điều chỉnh con em trong việc khai thác CNTT làm công cụ giáo
dục tránh lạm dụng CNTT để sử dụng vào việc khác việc giáo dục.
Việc phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội để đẩy mạnh ứng dụng
CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ luôn được các nhà trường quan tâm nhưng thực
tế về một số tác động của khách quan xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu
quả của ứng dụng CNTT. Nhà trường luôn chủ động và phối hợp tốt với gia đình trẻ
trong việc định hướng hoạt động giáo dục có ứng dụng CNTT, khai thác triệt để các
thiết bị CNTT của các gia đình để trẻ tham gia tốt vào hoạt động giáo dục, tuyên
truyền để các bậc phụ huynh hiểu bản chất, tính quan trọng và yêu cầu cần thiết
phải ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non.
Tuy nhiên vẫn còn đại đa số các gia đình ở khu vực nông thôn vẫn còn rất
khó khăn, chưa thể có điều kiện được tiếp cận với CNTT một cách đầy đủ, nhiều
gia đình chưa có khả năng chi trả mua thiết bị CNTT, nối mạng Internet… dẫn đến
học tình trạng trẻ mầm non có điều kiện không đồng đều, thiếu đồng bộ. Mặt khác
mặt trái của xã hội hiện đại, hội nhập còn khá nhiều điều mà các nhà quản lý giáo
dục còn đang trăn trở như tệ nạn xã hội xâm nhập đến tận thôn, xóm, bản làng, dịch
vụ CNTT tại một số nơi gây tác động xấu đến việc giáo dục trẻ em khi không sử
dụng CNTT đúng mục đích, còn nhiều nơi cung cấp dịch vụ CNTT chủ yếu là trò
chơi bạo lực, trò chơi sát phạt về kinh tế…
32
Tiểu kết chương
Trong chương 1 này chúng tôi đã tập trung vào việc xây dựng khung lý
thuyết nghiên cứu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục
trẻ tại các trường mầm non. Trong đó gồm các khái niệm công cụ như: Khái niệm
quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, Trường mầm non, Công nghệ thông
tin tác giả đã đi đến nội dung quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ.
Luận văn đã triển khai hướng nghiên cứu quản lý quản lý ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non theo tiếp cận
chức năng quản lý. Từ đó xác định được 4 nội dung quản lý hoạt động này: Lập kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động giáo dục trẻ tại các trường mầm non.
Luận văn cũng đã xác định được lí luận về các yếu tố ảnh hưởng tới ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non.
Trong đó gồm các yếu tố như: Nhận thức của của CBQL, hiệu trưởng và giáo viên
ứng dụng CNTT trong trường mầm non; Năng lực quản lý của CBQL trường mầm
non trong việc quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trường và năng lực
chuyên môn của giáo viên có ảnh hưởng tới việc ứng dụng CNTT; Điều kiện về cơ
sở vật chất đáp ứng đổi mới phương pháp có ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo
dục trẻ mầm non; Việc phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội để đẩy mạnh
ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ. Kết quả nghiên cứu lí luận tại
chương 1 là cơ sở khoa học để nghiên cứu tiếp chương 2 và chương 3 của luận văn.
33
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
XÃ TAM HIỆP, THANH TRÌ, HÀ NỘI
2.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục của xã Tam Hiệp,
Thanh Trì, Hà Nội
2.1.1. Đặc điểm về vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội
Tam Hiệp là xã ven đô, nằm ở phía Tây của huyện Thanh Trì; phía đông giáp
Thị Trấn Văn Điển; phía nam giáp xã Vĩnh Quỳnh; phía bắc giáp phường Hoàng
Liệt quận Hoàng Mai, phía tây giáp xã Thanh Liệt và xã Tả Thanh Oai.
Tổng diện tích đất tự nhiên theo địa giới hành chính 318,3826 ha. Xã có 3
thôn và 4 tổ dân phố, được phân chia thành 3 địa bàn chính là Huỳnh Cung, Tựu
Liệt, Yên Ngưu. Toàn xã có 4560 hộ dân. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân
hàng năm đạt 19 - 20%; thu nhập bình quân đầu người ước tính đạt 36 triệu
đồng/người/năm đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội được giữ vững; cơ sở hạ tầng được đầu tư cơ bản đáp ứng nhu
cầu sản xuất và đời sống nhân dân.
2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục
Trong những năm qua, giáo dục xã Tam Hiệp từng bước phát triển một cách
đồng bộ và toàn diện ở các cấp học, cụ thể như sau:
Mạng lưới giáo dục được củng cố và phát triển ổn định. Toàn xã có 5
trường, trong đó: 01 trường THCS, 01 trường tiểu học, 3 trường mầm non và 4
nhóm lớp mầm non tư thục với tổng số 78 lớp học và 4329 học sinh. Hệ thống
trường lớp được xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập
của học sinh. 4/5 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I đạt tỷ lệ 80% (trong đó 2/3
trường mầm non, 01 trường tiểu học, 01 trường THCS)
Tất cả các phòng ban và các lớp của các trường đều được trang bị máy tính
có nối mạng Internet thuận lợi cho CBQL, GV, NV khai thác và dễ dàng trao đổi
thông tin mọi lúc, mọi nơi, các trường có nhiều phòng học chức năng đáp ứng tốt
cho việc ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH.
34
Trong những năm qua 05/05 trường trong xã Tam Hiệp đều thực hiện
nghiêm túc sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội về việc tăng cường
ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH, tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị phục
vụ cho việc ứng dụng CNTT vào đổi mới PPDH bước đầu có hiệu quả. Tích cực
tham gia và đạt kết quả cao trong các cuộc thi thiết kế phần mềm giáo dục, thiết kế
và sử dụng CNTT trong đổi mới PPDH do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức.
2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục mầm non
2.1.3.1. Quy mô phát triển giáo dục
Toàn xã có 3 trường mầm non công lập. Số lớp, số trẻ và tỷ lệ trẻ/dân số độ
tuổi ra lớp ngày càng tăng, đặc biệt là tỷ lệ trẻ 5 tuổi huy động ra lớp Mẫu giáo đạt
100%. Như vậy, với quy mô phát triển như hiện nay, giáo dục mầm non xã Tam
Hiệp đã đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của trẻ và đáp ứng tốt yêu cầu phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.
2.1.3.2. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
100% trẻ được ăn bán trú tại trường, 98% trẻ nắm được yêu cầu kiến thức,
kỹ năng cần đạt theo từng độ tuổi. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cuối năm giảm
khoảng 3,1% so với đầu năm. Giáo viên thực hiện chương trình vững vàng năng
động, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ; các trường mầm
non đã thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi tốt, giáo viên vận dụng tốt trong
việc xây dựng kế hoạch giáo dục, tổ chức hoạt động cũng như đánh giá trẻ cuối
tháng, cuối chủ đề.
2.1.3.3. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Hiện nay, tổng số cán bộ quản lý trường mầm non là 9 người (03 Hiệu
trưởng, 06 Phó hiệu trưởng); 100% cán bộ quản lý đạt trên chuẩn về trình độ đào
tạo; hầu hết cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao,
có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực điều hành và tổ chức các hoạt động
của nhà trường. Tổng số giáo viên mầm non, mẫu giáo là 95 người; 100% giáo viên
đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó 85,3% đạt trên chuẩn. Tổng số cán bộ, giáo
viên, nhân viên là đảng viên là 71 đồng chí, chiếm 75% đội ngũ.
35
2.1.3.4. Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất - trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi
Bằng việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, từ năm 2016 đến nay, 3
trường mầm non trong xã đã đầu tư khoảng 5,3 tỷ đồng để sửa chữa và bổ sung đồ
dùng đồ chơi trang thiết bị dạy học, đồ chơi ngoài trời theo quy định. Nhờ vậy mà
đến nay trường, lớp càng được khang trang, sạch đẹp.
2.2. Địa bàn, khách thể nghiên cứu thực trạng
2.2.1. Địa bàn, khách thể nghiên cứu thực trạng
Nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ mầm non và thực
trạng quản lý ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ mầm non cũng như các yếu tố ảnh
hưởng tới thực trạng này được chúng tôi nghiên cứu tại 3 trường mầm non Huỳnh
Cung, Yên Ngưu, Tựu Liệt xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
Tổng số khách thể nghiên cứu của luận văn là 112 người. Cụ thể như sau:
- Số CBQL: 09 người (BGH) (3 Hiệu trưởng, 6 phó hiệu trưởng)
- Số giáo viên: 95 người
- Số nhân viên: 8 người
Tiến hành phỏng vấn sâu 3 cán bộ quản lý và 10 giáo viên các trường mầm
non được nghiên cứu. Khách thể phỏng vấn sâu lấy từ khách thể điều tra bảng hỏi.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực trạng
Để giải quyết được nhiệm vụ chỉ ra thực trạng ứng dụng CNTT trong HĐGD
trẻ tại các trường mầm non, và thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ
tại các trường mầm non cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này chúng tôi
đã sử dụng phối hợp đồng bộ, linh hoạt các phương pháp nghiên cứu như: Phương
pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp xử lý số liệu
bằng thống kê toán học.
-)Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp nghiên cứu
chính của luận văn. Luận văn sẽ xây dựng phiếu điều tra bằng bảng hỏi ứng dụng
CNTT trong HĐGD trẻ tại các rrường mầm non. Chúng tôi xây dựng thang đánh
giá ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ tại các trường mầm non cũng như các yếu tố
ảnh hưởng tới thực trạng này như sau:
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY

More Related Content

What's hot

350+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học – Điểm Cao Tuyệt...
350+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học – Điểm Cao Tuyệt...350+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học – Điểm Cao Tuyệt...
350+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học – Điểm Cao Tuyệt...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPTLuận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trung học cơ sở
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trung học cơ sởLuận văn: Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trung học cơ sở
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trung học cơ sở
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà Mau
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà MauLuận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà Mau
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà Mau
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy họcLuận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở...
Luận văn: Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở...Luận văn: Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở...
Luận văn: Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận án: Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLuận án: Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận án: Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...
Nguyen Van Nghiem
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu họcLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Xây dựng dự án học tập chủ đề động vật cho học sinh tiểu học
Luận văn: Xây dựng dự án học tập chủ đề động vật cho học sinh tiểu họcLuận văn: Xây dựng dự án học tập chủ đề động vật cho học sinh tiểu học
Luận văn: Xây dựng dự án học tập chủ đề động vật cho học sinh tiểu học
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu Phong
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu PhongQuản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu Phong
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu Phong
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
jackjohn45
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnNghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
nataliej4
 
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
jackjohn45
 
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAYLuận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

350+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học – Điểm Cao Tuyệt...
350+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học – Điểm Cao Tuyệt...350+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học – Điểm Cao Tuyệt...
350+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học – Điểm Cao Tuyệt...
 
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPTLuận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
 
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trung học cơ sở
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trung học cơ sởLuận văn: Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trung học cơ sở
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trung học cơ sở
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà Mau
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà MauLuận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà Mau
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà Mau
 
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy họcLuận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
 
Luận văn: Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở...
Luận văn: Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở...Luận văn: Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở...
Luận văn: Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở...
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận án: Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLuận án: Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận án: Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
 
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu họcLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
 
Luận văn: Xây dựng dự án học tập chủ đề động vật cho học sinh tiểu học
Luận văn: Xây dựng dự án học tập chủ đề động vật cho học sinh tiểu họcLuận văn: Xây dựng dự án học tập chủ đề động vật cho học sinh tiểu học
Luận văn: Xây dựng dự án học tập chủ đề động vật cho học sinh tiểu học
 
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu Phong
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu PhongQuản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu Phong
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS huyện Triệu Phong
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnNghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
 
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
 
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...
 
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
 
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAYLuận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
 

Similar to Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY

Luận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Luận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy họcLuận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Luận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khoá Luận Quản Lý Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Giáo Dục Trẻ Tại Trường ...
Khoá Luận Quản Lý Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Giáo Dục Trẻ Tại Trường ...Khoá Luận Quản Lý Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Giáo Dục Trẻ Tại Trường ...
Khoá Luận Quản Lý Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Giáo Dục Trẻ Tại Trường ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Skkn một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non
Skkn một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm nonSkkn một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non
Skkn một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non
jackjohn45
 
ứng dụng CNTT và truyền thông trong quản lý trường THCS
ứng dụng CNTT và truyền thông trong quản lý trường THCSứng dụng CNTT và truyền thông trong quản lý trường THCS
ứng dụng CNTT và truyền thông trong quản lý trường THCS
xuan thanh
 
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
đồ áN lý thuyết nhóm 1
đồ áN lý thuyết  nhóm 1đồ áN lý thuyết  nhóm 1
đồ áN lý thuyết nhóm 1Tuyet Hoang
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phát triển giáo dục mầm non
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phát triển giáo dục mầm nonKhóa Luận Tốt Nghiệp Phát triển giáo dục mầm non
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phát triển giáo dục mầm non
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS
Luận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCSLuận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS
Luận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Chude02 nhom2
Chude02 nhom2Chude02 nhom2
Chude02 nhom2
Ngọc Lan Anh
 
Quản Lý Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Ở Các Trường Tiểu Học Trên...
Quản Lý Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Ở Các Trường Tiểu Học Trên...Quản Lý Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Ở Các Trường Tiểu Học Trên...
Quản Lý Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Ở Các Trường Tiểu Học Trên...
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề
Luận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ ĐềLuận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề
Luận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Kinh nghiệm một số biện pháp để dạy tốt môn tin học ở tiểu học
Kinh nghiệm một số biện pháp để dạy tốt môn tin học ở tiểu họcKinh nghiệm một số biện pháp để dạy tốt môn tin học ở tiểu học
Kinh nghiệm một số biện pháp để dạy tốt môn tin học ở tiểu học
nataliej4
 
Chude02 nhom04
Chude02 nhom04Chude02 nhom04
Chude02 nhom04
Oanh Thúy
 
Luận Văn Hỗ Trợ Công Tác Xã Hội hỗ trợ Học Sinh Dùng Facebook
Luận Văn Hỗ Trợ Công Tác Xã Hội hỗ trợ Học Sinh Dùng FacebookLuận Văn Hỗ Trợ Công Tác Xã Hội hỗ trợ Học Sinh Dùng Facebook
Luận Văn Hỗ Trợ Công Tác Xã Hội hỗ trợ Học Sinh Dùng Facebook
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCMLuận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinhLuận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyếtUdcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyếtmrnxthanh
 

Similar to Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY (20)

Luận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Luận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy họcLuận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Luận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
 
Khoá Luận Quản Lý Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Giáo Dục Trẻ Tại Trường ...
Khoá Luận Quản Lý Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Giáo Dục Trẻ Tại Trường ...Khoá Luận Quản Lý Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Giáo Dục Trẻ Tại Trường ...
Khoá Luận Quản Lý Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Giáo Dục Trẻ Tại Trường ...
 
Skkn một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non
Skkn một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm nonSkkn một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non
Skkn một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non
 
ứng dụng CNTT và truyền thông trong quản lý trường THCS
ứng dụng CNTT và truyền thông trong quản lý trường THCSứng dụng CNTT và truyền thông trong quản lý trường THCS
ứng dụng CNTT và truyền thông trong quản lý trường THCS
 
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
 
Chương 1 + 2
Chương 1 + 2Chương 1 + 2
Chương 1 + 2
 
Chương 1 + 2
Chương 1 + 2Chương 1 + 2
Chương 1 + 2
 
đồ áN lý thuyết nhóm 1
đồ áN lý thuyết  nhóm 1đồ áN lý thuyết  nhóm 1
đồ áN lý thuyết nhóm 1
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phát triển giáo dục mầm non
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phát triển giáo dục mầm nonKhóa Luận Tốt Nghiệp Phát triển giáo dục mầm non
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phát triển giáo dục mầm non
 
Luận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS
Luận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCSLuận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS
Luận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS
 
Chude02 nhom2
Chude02 nhom2Chude02 nhom2
Chude02 nhom2
 
Quản Lý Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Ở Các Trường Tiểu Học Trên...
Quản Lý Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Ở Các Trường Tiểu Học Trên...Quản Lý Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Ở Các Trường Tiểu Học Trên...
Quản Lý Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Ở Các Trường Tiểu Học Trên...
 
Luận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề
Luận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ ĐềLuận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề
Luận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề
 
Kinh nghiệm một số biện pháp để dạy tốt môn tin học ở tiểu học
Kinh nghiệm một số biện pháp để dạy tốt môn tin học ở tiểu họcKinh nghiệm một số biện pháp để dạy tốt môn tin học ở tiểu học
Kinh nghiệm một số biện pháp để dạy tốt môn tin học ở tiểu học
 
Chude02 nhom04
Chude02 nhom04Chude02 nhom04
Chude02 nhom04
 
Luận Văn Hỗ Trợ Công Tác Xã Hội hỗ trợ Học Sinh Dùng Facebook
Luận Văn Hỗ Trợ Công Tác Xã Hội hỗ trợ Học Sinh Dùng FacebookLuận Văn Hỗ Trợ Công Tác Xã Hội hỗ trợ Học Sinh Dùng Facebook
Luận Văn Hỗ Trợ Công Tác Xã Hội hỗ trợ Học Sinh Dùng Facebook
 
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...
 
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCMLuận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
 
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinhLuận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
 
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyếtUdcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Luận Văn Group Dịch vụ hỗ trợ viết đề tài
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 

Recently uploaded (10)

Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THU HẰNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON XÃ TAM HIỆP, HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Hà Nội, 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THU HẰNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON XÃ TAM HIỆP, HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 8.14.01.14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRƯƠNG XUÂN CỪ Hà Nội, 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 19 tháng 08 năm 2019 Tác giả Nguyễn Thu Hằng
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON ..............................................................................................................10 1.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non. ............................................................................................................10 1.2. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non .................................................................................................15 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non ..............................................29 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON XÃ TAM HIỆP, HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI...........................................................................................................33 2.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục của xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội..........................................................................................................33 2.2. Địa bàn, khách thể nghiên cứu thực trạng...................................................35 2.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội ................................36 2.4. Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội .....................................43 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ ở các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.....53 Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON XÃ TAM HIỆP, HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI............56 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ...............................................................56 3.2. Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội .....................................57 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp..................................................................68 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp....................70 KẾT LUẬN..............................................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................78
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGH Ban giám hiệu CBQL Cán bộ quản lý CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục CBQL, GV, NV Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên CNTT Công nghệ thông tin CSVC Cơ sở vật chất ĐNGV Đội ngũ giáo viên GAĐT Giáo án điện tử GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giáo viên LQVT Làm quen với toán LQCC Làm quen chữ cái LQVH Làm quen văn học NXB Nhà xuất bản PPDH Phương pháp dạy học QLGD Quản lý giáo dục TBDH Thiết bị dạy học THCS Trung học cơ sở UBND Ủy ban nhân dân HC-TC Hành chính - Tổ chức HĐGD Hoạt động giáo dục HS Học sinh XHCN Xã hội chủ nghĩa
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, NV về các hình thức ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội........................................................37 Bảng 2.2: Thống kê mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ của giáo viên mầm non. .....................................................................38 Bảng 2.3. Thực trạng ứng dụng CNTT trong đánh giá hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.................................42 Bảng 2.4. Thực trạng xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.................................44 Bảng 2.5.Thực trạng tổ chức ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ ở các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội ...................................................46 Bảng 2.6. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội................48 Bảng 2.7. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội........50 Bảng 2.8: Thực trạng quản lý các điều kiện ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội........53 Bảng 2.9: Đánh giá của giáo viên, cán bộ quản lý về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ (%)...........53 Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp ............................71 Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp...............................72
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Ngày nay, công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ, được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có nghiên cứu khoa học, công nghệ và giáo dục. Trong giáo dục, công nghệ thông tin là một công cụ hiệu quả để hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy và học và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Việc ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động giáo dục góp phần thực hiện đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới phương pháp giáo dục mầm non nói riêng, mà GDMN là mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Đặc biệt đối với trẻ mầm non, quá trình lĩnh hội kiến thức của trẻ là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, trẻ luôn bị hấp dẫn bởi những gì mới lạ. Dạy trẻ mầm non không thể thiếu đồ dùng trực quan. Chính vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý giáo dục và làm đồ dùng dạy học, soạn giảng giáo án có vai trò tác dụng to lớn trong việc nâng cao chất lượng quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Với việc chuẩn bị kho học liệu điện tử, đánh máy giáo án, soạn giáo án điện tử, quản lý hồ sơ, sổ sách trên máy tính… Đây là những việc rất thiết thực giúp các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tiết kiệm được thời gian làm việc, chuẩn bị đồ dùng, trẻ hứng thú tham gia hoạt động. Bên cạnh đó việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường như một công cụ lao động "Trí tuệ" giúp Ban giám hiệu nhà trường đổi mới, nâng cao chất lượng quản lí, giúp các cô giáo đổi mới hình thức nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Và đặc biệt có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong rất nhiều hoạt động trong ngày của trẻ. Góp phần rèn luyện cho trẻ một số phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã Tam Hiệp đã được thực hiện thường xuyên, hiệu quả. Các trường đã có đội ngũ cán bộ quản lý trẻ, có kỹ năng ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong công tác quản lý. Cơ sở vật chất sư phạm (máy tính, phần mềm, mạng Lan..) tương đối đầy
  • 8. 2 đủ, hiện đại. Tuy nhiên, còn một số CBQL, GV, NV nhận thức về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ còn chưa sâu, khả năng sử dụng máy tính và các phần mềm hỗ trợ hoạt động giáo dục trẻ còn yếu. Cơ sở vật chất sư phạm để ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường còn chưa đồng bộ. Hệ thống mạng Lan về các phòng học còn yếu, việc cập nhật Internet chưa được thường xuyên. Xuất phát từ thực tế trên, cùng với mong muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường, đặc biệt là quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của trường mầm non chất lượng cao, tác giả chọn đề tài: “Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã Tam hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn Thạc sĩ quản lý giáo dục của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Ở trên thế giới, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục đã được quan tâm từ rất sớm, nhất là ở các nước tư bản phát triển. Từ những năm 1984, 1985 tổ chức National Sofware - Cordination Unit (NSCU) được thành lập, cung cấp chương trình giáo dục máy tính cho các trường trung học. Các môn học đã có phần mềm dạy học bao gồm: nông nghiệp, nghệ thuật, thương mại, giáo dục kinh tế, tiếng Anh, địa lý, sức khỏe, lịch sử, kinh tế gia đình, nghệ thuật công nghiệp, toán, âm nhạc, tôn giáo, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, giáo dục đặc biệt… Công nghệ thông tin là một thành tựu lớn của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật hiện nay. Việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu: Đề án “Tin học cho mọi người” của nước Pháp năm 1970; Chương trình MEP “Chương trình giáo dục vi điện tử” của nước Anh năm 1980; các chương trình và phần mềm các môn học cho trường trung học được cung cấp bởi NSCU - Australia, năm 1984; đề án CLASS “Máy tính và các nghiên cứu ở trường học” - Ấn Độ, 1985; Hội thảo về “Xây dựng phần mềm tin học”, các nước châu Á - Thái Bình Dương, tổ chức tại Malaysia năm 1985. Bên cạnh các đề tài nghiên cứu, một số tài liệu tiêu biểu như “Công nghệ dạy học” (Instructional Technology for Teaching and Learning) đã mô tả việc xây dựng
  • 9. 3 kế hoạch tiến hành các hoạt động dạy học có sự hỗ trợ của phương tiện kỹ thuật theo hướng phát huy vai trò tích cực của người học; đề xuất các biện pháp sử dụng phương tiện kỹ thuật phù hợp với những yêu cầu và hình thức dạy học cụ thể; đồng thời, nhấn mạnh vai trò của phương tiện kỹ thuật nói chung, đặc biệt là công nghệ thông tin như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động dạy học. Cuốn “Dạy học với công nghệ: Tạo lớp học - học sinh làm trung tâm” của Judith H. Sandholtz (1997), cuốn sách đã trình bày về dự án ACOT, nhằm triển khai các hướng ứng dụng công nghệ máy tính trong giảng dạy theo hướng người học là trung tâm và những ảnh hưởng của nó đối với nền giáo dục hiện đại; cuốn sách “Học với công nghệ: Triển vọng kiến tạo”, của David H. Jonassen và các cộng sự (1999), cuốn sách tập trung trình bày những tác động tích cực của công nghệ máy tính đối với cách học của người học. Các tác giả đã làm rõ vai trò to lớn của các phương tiện đa truyền thông đối với việc kích thích một cách tích cực các giác quan của học sinh trong quá trình học tập trên lớp, giúp mỗi người học có thể phát huy tốt khả năng, sở thích, năng lực để khám phá, tìm kiếm tri thức…Ở đất nước Ấn Độ, tổ chức NCERT (National Council of Education Resarch and Training) ở New Dehli đã thực hiện đề án CLASS (Computer Literacy and Studies in School). Đề án xem xét việc sử dụng máy tính trợ giúp việc dạy học trong lớp, đồng thời quan tâm đến vai trò của máy tính như là một công cụ ưu việt đánh dấu sự thay đổi có ý nghĩa về phương pháp luận dạy học. Ở đất nước Hàn Quốc: đã xác định rõ mục tiêu chiến lược của chính sách đẩy mạnh tin học hóa ở Hàn Quốc là xây dựng một xã hội thông tin phát triển từ năm 2000. Để thực hiện mục tiêu này, chính phủ Hàn Quốc thành lập “Quỹ thúc đẩy CNTT” do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý. Tương ứng, có hai cơ quan chỉ đạo và điều phối: Ban thúc đẩy tin học hóa và Ban đặc biệt về chính phủ điện tử thuộc ban đổi mới chính phủ của Tổng thống...[24]. Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ở mầm non cũng đã được nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu. Trong tạp chí Vol 9, số 2 (2014), hai tác giả Athanasios Drigas, Georgia Kokkalia với bài viết “ICTs in Kindergarten” [28] đã khẳng định rằng: Công nghệ thông tin hiện nay được công nhận là một công cụ có thể thúc đẩy
  • 10. 4 sự hiểu biết và kinh nghiệm cho trẻ ở lứa tuổi mầm non. Hai tác giả đã tập trung vào khẳng định hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào phát triển các kỹ năng cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo và đưa ra nhiều dẫn chứng về những nghiên cứu đã ủng hộ quan điểm cho rằng CNTT có thể giúp trẻ mẫu giáo nâng cao sự sáng tạo, kỹ năng vận động, cảm xúc xã hội, nhận thức, học chữ sớm, học toán sớm. Như vậy, CNTT đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của chương trình giảng dạy ở các lĩnh vực và đối tượng của giáo dục mầm non. Ở Việt Nam, vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX, ngành giáo dục đã nhận thấy sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo. Đến năm 1985, những kiến thức nhập môn tin học đã được triển khai dạy thí điểm ở một số địa phương. Từ năm học 1990 - 1991, một số kiến thức tin học đã chính thức được đưa vào dạy trong chương trình của lớp 10 trung học phổ thông; bắt đầu từ năm học 1993 - 1994, tin học đã trở thành một môn học có giáo trình riêng. Bên cạnh đó, công nghệ thông tin được đưa vào nhà trường với tư cách là công cụ hỗ trợ công tác quản lý như quản lý học sinh, quản lý nhân sự, quản lý thư viện, quản lý kết quả học tập... CNTT là ngành khoa học ra đời muộn, nhưng phát triển với tốc độ rất nhanh. Bước sang thời kỳ đổi mới, nhận thức được tầm quan trọng của CNTT mang lại, đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng nhấn mạnh tới việc đẩy mạnh CNTT như: Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, ngày 30/7/2001 nêu rõ: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong GD&ĐT ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học...Tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ GD&ĐT, kết nối Internet đến tất cả các cấp quản lý và cơ sở giáo dục, hình thành một mạng giáo dục” [2]. Trần Minh Hùng (2012), trong luận án tiến sĩ giáo dục về “Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường trung học phổ thông”. Qua nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng, nguyên nhân ưu điểm và hạn chế của hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tác giả đề xuất các biện pháp cơ bản như: Nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin cho
  • 11. 5 đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông; nâng cao trình độ về ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên; tăng cường quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin của đội ngũ giáo viên trong dạy học; tăng cường quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học của đội ngũ giáo viên theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên; đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin của đội ngũ giáo viên và tăng cường tạo động lực cho việc ứng dụng công nghệ thông tin. Lê Hồng Vân (2015), trong luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục về “Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường tiểu học huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”. Tác giả cho rằng việc quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tiểu học là quá trình tác động của hiệu trưởng tiểu học thông qua các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đến giáo viên tiểu học, dạy học tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường tiểu học. Sau khi nghiên cứu lý luận, thực tiễn, tác giả đề xuất các biện pháp đề xuất một số biện pháp để đẩy mạnh quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường tiểu học huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, đó là: Nâng cao năng lực nhận thức cho cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ về tin học cho cán bộ, giáo viên; tăng cường chỉ đạo hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và tăng cường thanh tra, kiểm tra ứng dụng CNTT vào dạy học, tổ chức thi đua khen thưởng. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả khẳng định việc ứng dụng CNTT vào dạy học giúp giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian ghi bảng, các thao tác sử dụng phương tiện trực quan truyền thống, hướng dẫn học sinh thực hiện các loại bài tập, giới thiệu tài liệu tham khảo… Giáo viên có điều kiện tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận phát huy tính
  • 12. 6 chủ động, tự giác, tích cực tham gia xây dựng bài, tạo được sự say mê, hứng thú học tập và phát huy được năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh. Nhận thức được vai trò to lớn của công nghệ thông tin trong giáo dục, ngoài luận án, luận văn còn có rất nhiều các bài báo khoa học nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học như: Quách Tuấn Ngọc (1999), với bài “Đổi mới phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin - xu thế của thời đại”, đăng trên Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp số 8; Lưu Lâm (2002), với bài viết “Công nghệ thông tin với việc dạy và học trong nhà trường Việt Nam”, đăng trên Tạp chí Giáo dục số 20; Lê Hồng Sơn (2002), “Công nghệ thông tin và truyền thông với giáo dục và đào tạo ở Việt Nam”, đăng tại Tạp chí Giáo dục số 32; Đỗ Trung Tá (2004), “Ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông để đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam”, đăng trên Tạp chí Giáo dục số 84; Đào Thái Lai (2006), “Những yêu cầu đối với người giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Giáo dục số 5; Trần Khánh (2007), “Tổng quan về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục”, đăng trên Tạp chí Giáo dục số 161. Trong các luận án, luận văn, các bài báo khoa học, các nhà khoa học, các nhà quản lý đã mạnh dạn đưa ra các vấn đề nghiên cứu vị trí, tầm quan trọng, ứng dụng và phát triển CNTT đặc biệt là các giải pháp thúc đẩy ứng dụng CNTT trong giáo dục. Tuy nhiên, việc đưa CNTT vào hoạt động giáo dục trẻ còn khó khăn, bất cập, có nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu giải quyết: Trình độ tin học cơ bản của đội ngũ giáo viên còn hạn chế, nhiều giáo viên còn lúng túng khi thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ. Cho đến nay, ở các trường mầm non nói chung và các trường mầm non xã Tam Hiệp nói riêng đã áp dụng rất nhiều biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Chính vì vậy việc nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội là hết sức cần thiết.
  • 13. 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục các trường mầm non xã Tam Hiệp. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở trường mầm non. - Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. - Đề xuất một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã Tam Hiệp. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã Tam Hiệp. - Phạm vi khảo sát: Khảo sát 112 đối tượng CBQL, giáo viên, nhân viên ( trong đó có 9 CBQL, 95 GV, 8 NV) của 3 trường mầm non Huỳnh Cung, Tựu liệt, Yên Ngưu xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. - Phạm vi thời gian: Từ năm học 2016 - 2017 đến năm học 2018 - 2019. 5. Phương pháp nghiên cứu. 5.1.Phương pháp nghiên cứu bằng văn bản, tài liệu. - Nghiên cứu Luật Giáo dục, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH.
  • 14. 8 - Thu thập các tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt về giáo dục trẻ, ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường; phân tích, phân loại, xác định các khái niệm cơ bản; đọc sách, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan để hình thành cơ sở lý luận cho đề tài. 5.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Phiếu trưng cầu ý kiến gồm các câu hỏi đóng/mở về vấn đề hoạt động ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ tại các trường mầm non xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Đối tượng khảo sát là giáo viên, nhân viên, ban giám hiệu. 5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu: Thu thập những thông tin sâu về một số vấn đề cốt lõi của hoạt động quản lý ứng dụng công nghệ thông tin. Nhóm đối tượng phỏng vấn: Cán bộ quản lý, giáo viên. 5.4. Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này tiến hành thông qua việc tác động trực tiếp giữa người hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 5.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Sử dụng thông tin điều tra thống kê từ đó phân tích so sánh các đánh giá của các đối tượng, từ đó rút ra kết luận. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn đã hệ thống hóa được lý luận về quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non bao gồm các khái niệm công cụ, ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ tại các trường mầm non, quản lý ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ tại các trường mầm non, các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ tại các trường mầm non. Những lý luận này góp phần bổ sung và làm phong phú thêm lý luận về quản lý ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ tại trường mầm non. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn
  • 15. 9 Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là đề tài tham khảo được cho các nhà quản lý giáo dục, cho giáo viên nhằm góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ tại trường mầm non. 7. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ tại trường mầm non. Chương 2: Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã Tam Hiệp, huyện Thanh trì, thành phố Hà Nội. Chương 3: Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
  • 16. 10 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON 1.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non. 1.1.1. Khái niệm công nghệ thông tin Theo Từ điển Tin học và CNTT của tác giả Nguyễn Ngọc Tuấn thì “CNTT là sự nghiên cứu hoặc sử dụng thiết bị điện tử, đặc biệt là máy tính và truyền hình, hệ thống truyền thông và video để xử lý, truyền phát và nhận thông tin” [ 23,tr.674]. Theo Nghị quyết 49/CP của Chính phủ thì: “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội” [6]. Theo Luật CNTT thì: “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số”.[18] Theo các tác giả Phó Đức Hòa và Ngô Quang Sơn: “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội ”. [13, tr.90] Ngày nay, với sự bùng nổ của CNTT, các phương tiện truyền thông và Internet giúp con người có những giải pháp tốt nhất để xử lý thông tin nhanh chóng và chính xác. Trong giáo dục việc sử dụng máy vi tính, phương tiện truyền thông, Internet... đã góp phần tạo ra nhiều hình thức dạy học đa dạng, phong phú và đã thực sự trở thành một phương tiện hỗ trợ có hiệu quả trong việc đổi mới PPDH. Công nghệ thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và quá trình xử lý thông tin.
  • 17. 11 Như vậy, “CNTT là một hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa… của con người”. 1.1.2. Trường mầm non Tại điều 21 và 22, Luật Giáo dục quy định, Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một. [20] Điều 1, 2 Điều lệ Trường mầm non đã qui định: Vị trí trường mầm non: Trường mầm non là đơn vị cơ sở của ngành GD mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam do ngành GD quản lý. Trường mầm non là cơ sở đầu tiên đặt nền móng hình thành, phát triển nhân cách của trẻ và chuẩn bị những tiền đề cần thiết để trẻ bước vào trường phổ thông. Mục tiêu đào tạo của trường mầm non: Hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới XHCN Việt Nam: Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa, cân đối; giàu lòng thương yêu, biết quan tâm, nhường nhịn những người gần gũi, thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên; yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh…Thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, có một số kĩ năng sơ đẳng. Nhiệm vụ của trường mầm non: Tiếp nhận trẻ em trong độ tuổi; Tổ chức và nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình chính sách GD mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành; Quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ em gửi vào trường; Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo qui định của pháp luật; Chủ động kết hợp chặt chẽ với các bậc cha mẹ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em....
  • 18. 12 Tính chất của trường mầm non: Chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ nhằm hình thành, phát triển nhân cách trẻ em một cách toàn diện; Chăm sóc, giáo dục trẻ em mang tính chất giáo dục gia đình, giữa cô và trẻ là quan hệ tình cảm mẹ - con, trẻ thông qua chơi mà học, học mà chơi; Tổ chức nhà trẻ, trường mẫu giáo mang tính chất tự nguyện: Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo. 1.1.3. Hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non Hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non là hoạt động sư phạm được tổ chức trong nhà trường một cách có kế hoạch, có mục đích. Trong đó dưới vai trò chủ đạo của giáo viên, trẻ được giáo dục tích cực, chủ động giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Nội dung hoạt động giáo dục ở trường mầm non được quy định cụ thể tại chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành bao gồm nội dung chương trình giáo dục nhà trẻ và nội dung chương trình giáo dục mẫu giáo. Hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo bao gồm: hoạt động chơi; hoạt động học; hoạt động lao động; hoạt động ngày hội, ngày lễ. Hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. Trẻ có thể chơi với các loại trò chơi cơ bản sau: Trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi ghép hình, lắp ráp, xây dựng, trò chơi đóng kịch, trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi dân gian, trò chơi với phương tiện công nghệ hiện đại. Hoạt động học được tổ chức có chủ định theo kế hoạch dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Hoạt động học ở mẫu giáo được tổ chức chủ yếu dưới hình thức chơi.
  • 19. 13 Hoạt động lao động đối với lứa tuổi mẫu giáo không nhằm tạo ra sản phẩm vật chất mà được sử dụng như một phương tiện giáo dục. Hoạt động lao động đối với trẻ mẫu giáo gồm: lao động tự phục vụ, lao động trực nhật, lao động tập thể. Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân là các hoạt động nhằm hình thành một số nền nếp, thói quen trong sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu sinh lý của trẻ, tạo cho trẻ trạng thái thoải mái, vui vẻ. Các hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục: Theo mục đích và nội dung giáo dục, có các hình thức: Tổ chức hoạt động có chủ định của giáo viên và theo ý thích của trẻ, tổ chức kỷ niệm các ngày lễ hội, các sự kiện quan trọng trong năm liên quan đến trẻ có ý nghĩa giáo dục và mang lại niềm vui cho trẻ. Theo vị trí không gian, có các hình thức: Tổ chức hoạt động trong phòng lớp, tổ chức hoạt động ngoài trời. Theo số lượng trẻ, có các hình thức: Tổ chức hoạt động cá nhân, tổ chức hoạt động theo nhóm, tổ chức hoạt động cả lớp. Phương pháp giáo dục bao gồm: Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm: Phương pháp thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi, phương pháp dùng trò chơi, phương pháp nêu tình huống có vấn đề, phương pháp luyện tập. Nhóm phương pháp trực quan - minh họa (quan sát, làm mẫu, minh hoạ): Phương pháp này cho trẻ quan sát, tiếp xúc, giao tiếp với các đối tượng, phương tiện (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh); hành động mẫu; hình ảnh tự nhiên, mô hình, sơ đồ và phương tiện nghe nhìn (phim vô tuyến, đài, máy ghi âm, điện thoại, vi tính) thông qua sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm tăng cường vốn hiểu biết, phát triển tư duy và ngôn ngữ của trẻ. Nhóm phương pháp dùng lời nói: Sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (đàm thoại, trò chuyện, kể chuyện, giải thích) nhằm truyền đạt và giúp trẻ thu nhận thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ những cảm xúc, gợi nhớ những hình ảnh và sự kiện bằng lời nói. Lời nói, câu hỏi của giáo viên cần ngắn gọn, cụ thể, gần với kinh nghiệm sống của trẻ. Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ: Phương pháp dùng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói thích hợp để khuyến khích và ủng hộ trẻ hoạt động nhằm khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ vũ sự cố gắng của trẻ trong quá trình hoạt động. Nhóm phương pháp nêu gương -
  • 20. 14 đánh giá: Nêu gương: Sử dụng các hình thức khen, chê phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ. Biểu dương trẻ là chính, nhưng không lạm dụng. Đánh giá: Thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của người lớn, của bạn bè trước việc làm, hành vi, cử chỉ của trẻ. Từ đó đưa ra nhận xét, tự nhận xét trong từng tình huống hoặc hoàn cảnh cụ thể. Không sử dụng các hình phạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm - sinh lý của trẻ. 1.1.4. Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ tại trường mầm non 1.1.4.1. Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non Tại Điều 4, Luật công nghệ thông tin giải nghĩa từ: Ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này [21]. Ở trường mầm non, CNTT được ứng dụng trong hoạt động chăm sóc, hoạt động giáo dục và quản lý. Như vậy có thể hiểu ứng dụng CNTT ở trường mầm non là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động chăm sóc, hoạt động giáo dục trẻ và quản lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của các hoạt động đó. Ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục là phương pháp làm tăng giá trị lượng tin, trao đổi tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn. Nhờ CNTT để tăng thêm năng lực biểu đạt nội dung bài giảng, qua đó người dạy có thể hình thành phương pháp tư duy sáng tạo và tạo hứng thú cho người học. Như vậy, chúng ta có thể xem ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục là hoạt động giáo dục được diễn ra có sự hỗ trợ của CNTT. Trong quá trình đó GV sử dụng CNTT để phát triển trí tưởng tượng của trẻ; tổ chức, điều khiển, hướng dẫn HS chiếm lĩnh tri thức mới, kỹ năng mới, thái độ mới và cuối cùng là dẫn dắt trẻ tới một phương pháp học hiệu quả hơn. Như vậy, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non là việc sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giáo dục do giáo viên tổ chức, hướng dẫn với sự tham gia tích cực của trẻ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động giáo dục tại trường mầm non.
  • 21. 15 1.1.4.2. Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non Giáo viên ứng dụng CNTT trong khai thác dữ liệu thông qua các công cụ tìm kiếm trên Internet hoặc tìm kiếm trên các Website thư viện bài giảng. Mạng Internet là kho tàng thông tin khổng lồ, ở đó có rất nhiều bài giảng dạy, quản lý trường mầm non được xây dựng công phu mà giáo viên, các nhà cán bộ quản lý có thể khai thác tham khảo, sử dụng khi chưa có khả năng, điều kiện để xây dựng bài giảng cho riêng mình. Giáo viên được tham gia học tập các khóa học trực tuyến về tin học, về ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non, tìm hiểu thêm các kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ trên mạng Internet để nâng cao kiến thức và trình độ của bản thân, từ đó nâng cao chất lượng công việc. Giáo viên ứng dụng CNTT trong việc đánh giá sự phát triển trí tuệ và sự phát triển thể chất của trẻ một cách chính xác, khoa học. Đồng thời, giáo viên ứng dụng CNTT trong học tập của trẻ để giúp trẻ có thêm hứng thú với việc học và trẻ có thể tự học tập tại nhà qua các website giúp trẻ tự học hay các phần mềm giúp trẻ tự học. 1.2. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non 1.2.1. Quản lý và các khái niệm của quản lý 1.2.1.1. Khái niệm về quản lý Quản lý là một dạng lao động xuất hiện rất sớm trong lịch sử. Nó là hoạt động tất yếu nảy sinh khi có sự tham gia hoạt động của nhiều người. Từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, thì nhu cầu quản lý cũng hình thành như một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới những mục tiêu chung. Xã hội phát triển qua nhiều phương thức sản xuất, trong quá trình lao động con người buộc phải liên kết lại với nhau, kết hợp lại thành tập thể. Điều đó đòi hỏi phải có sự tổ chức, phải có sự phân công và hợp tác trong lao động, phải có sự quản lý. Tùy theo nội dung, tính chất, đặc thù của mỗi loại lao động mà hoạt động quản lý có những phương pháp, cách thức riêng.
  • 22. 16 Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý: Theo F.W.Taylor (1856 - 1915) “Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [4, tr.11-12]. Theo H.Fayol (1841 - 1925), xuất phát từ các loại hình “Hoạt động quản lý”, Ông đã nhấn mạnh quản lý gồm 5 chức năng cơ bản: “Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ huy, phối hợp, kiểm tra” [8, tr.31] Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang : “Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến.” [19, tr.14] Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc trong cuốn: “Đại cương khoa học quản lý: “Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) - trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức được vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [5, tr.9]. Cũng theo đó, tác giả còn phân định rõ hơn về hoạt động quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Quản lý là một hoạt động có chủ đích, trong đó chủ thể quản lý sử dụng các chức năng của quản lí, các biện pháp quản lí tác động vào đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu nhất định. Quản lý là hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc thông qua sự nỗ lực của người khác. Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con người. Quản lý với tư cách là một hành động, có thể định nghĩa: Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng quản lý, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức. Từ những định nghĩa trên ta có thể khẳng định: Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng quản lý (kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra), các nguyên tắc và các kỹ năng quản lý nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được
  • 23. 17 mục đích của mình. 1.2.1.2. Các chức năng quản lý Chức năng quản lý là những hình thức thực hiện những tác động của chủ thể đến đối tượng quản lý thông qua những nhiệm vụ mà chủ thể cần được thực hiện trong quá trình quản lý. Khi phân loại về chức năng quản lý, các nhà nghiên cứu lý luận về quản lý cũng có nhiều ý kiến khác nhau, tuy nhiên, hầu hết các tác giả đều đề cập tới 4 chức năng chủ yếu đó là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. - Chức năng kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu phát triển giáo dục và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó. Khi tiến hành chức năng kế hoạch, người quản lý cần xác định được các mục tiêu và lựa chọn được những biện pháp có tính khả thi. - Chức năng tổ chức là quá trình phân phối và sắp xếp một cách khoa học các yếu tố, nguồn nhân lực theo những cách thức nhất định nhằm đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra. Khi người quản lý đã lập xong kế hoạch, họ cần phải chuyển hóa những ý tưởng ấy thành những hoạt động hiện thực. Tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Người quản lý phải phối hợp, điều phối tốt các nguồn nhân lực của tổ chức. - Chức năng chỉ đạo là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi thái độ của những người khác nhằm đạt tới mục tiêu với chất lượng cao. Sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cấu bộ máy đã hình thành, nhân sự đã được tuyển dụng thì phải có người đứng ra lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức. Đó là quá trình liên kết, liên hệ với người khác, hướng dẫn và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức. Tất nhiên việc lãnh đạo không chỉ bắt đầu sau khi việc lập kế hoạch và thiết kế bộ máy đã hoàn tất, mà nó xuyên suốt trong hoạt động quản lý. - Chức năng kiểm tra diễn ra ở giai đoạn cuối cuối cùng của chu trình quản lý, là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt động đạt tới các mục tiêu của tổ chức, chức năng kiểm tra bao gồm những nhiệm vụ chính sau đây:
  • 24. 18 + Người quản lý đặt ra các chuẩn mực thành đạt của hoạt động. + Đánh giá, đối chiếu, đo lường kết quả, sự thành đạt so với chuẩn mực đã đặt ra. + Điều chỉnh những sai lệch. + Hiệu chỉnh, sửa lại chuẩn mực nếu cần. Trong những chức năng trên, mỗi chức năng đảm nhận vị trí, vai trò nhất định, song các chức năng này có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Như vậy, chức năng quản lý là những vấn đề hết sức cơ bản của lý luận về quản lý, nó giữ một vai trò quan trọng trong thực tiễn quản lý. Chức năng quản lý và chu trình quản lý thể hiện đầy đủ nội dung hoạt động của chủ thể quản lý đối với khách thể quản lý. Vì vậy, việc thực hiện đầy đủ các giai đoạn quản lý trong một chu trình là cơ sở đảm bảo cho hiệu quả của toàn bộ hệ thống được quản lý. Việc thực hiện chu trình quản lý có hiệu quả hay không là nhờ có thông tin. Thông tin vừa là điều kiện, vừa là phương tiện tổng hợp các chức năng trên. Nhìn về hình thức, quá trình quản lý được diễn ra tuần tự từ chức năng kế hoạch đến các chức năng tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Song trong thực tế các chức năng đan xen, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện. Sự liên kết giữa chức năng cơ bản này là thông tin quản lý và các quyết định quản lý. 1.2.2. Quản lý giáo dục Giáo dục là một chức năng của xã hội loài người và quản lý giáo dục là một loại hình của quản lý xã hội. Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý giáo dục: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII cũng đã viết: “Quản lý giáo dục là sự tác động của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất”. [9, tr.119] Theo tác giả Trần Kiểm, đối với cấp vi mô: “QLGD là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính trồi của hệ thống sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa
  • 25. 19 hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện bảo đảm sự cân bằng với môi trường bên ngoài luôn biến động” [16, tr.37] Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý làm cho cả hệ vận hành theo đường lối, nguyên lí của Đảng thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy, giáo dục thế hệ trẻ, đưa thế hệ trẻ, đưa giáo dục đến mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái về chất” [11] Trong quan điểm giáo dục hiện đại của các tác giả Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc, chỉ rõ: “QLGD là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở mọi cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của toàn bộ hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật của xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục về sự phát triển thể lực, trí lực và tâm lý của con người. Chất lượng của giáo dục chủ yếu do nhà trường tạo nên, bởi vậy khi nói đến quản lý giáo dục phải nói đến quản lý nhà trường cùng với hệ thống quản lý giáo dục”. [3, tr.71] Từ những định nghĩa trên cho thấy: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, có ý thức phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý ở các cấp lên đối tượng quản lý, nhằm đưa hoạt động giáo dục đạt tới mục tiêu đã định. 1.2.3. Quản lý nhà trường Trường học là tổ chức giáo dục trực tiếp làm công tác GD&ĐT thế hệ trẻ. Trường học là tế bào cơ sở, chủ chốt vừa làm quản lý nhà nước lại vừa là một hệ thống độc lập, tự quản của xã hội. Trong thời đại hiện nay, nhà trường được thừa nhận rộng rãi như một thiết chế chuyên biệt của xã hội để giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có tri thức, có sức khoẻ, có phẩm chất đạo đức lối sống và tác phong nghề nghiệp. Từ đó cho ta thấy giáo dục nhà trường đóng vai trò chủ yếu tạo ra sức lao động mới cho xã hội, đặc biệt là đòi hỏi hàm lượng chất xám trong xã hội ngày càng cao. Theo điều 48 luật giáo dục 2005 “Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc
  • 26. 20 dân thuộc mọi loại hình được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục”.[20, tr.42] Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lý trường học là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của GV, HS và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường”.[27, tr.205] Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể GV, HS và cán bộ khác, nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có. Hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ.Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới".[19, tr.43] Tóm lại, quản lý nhà trường là quản lý giáo dục được thực hiện trong phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nhà trường, thực hiện nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội. Hiện nay, các nhà quản lí nhà trường quan tâm nhiều đến các thành tố mục tiêu, nội dung, phương pháp, tổ chức quản lí và kết quả. Đó là các thành tố trung tâm của quá trình sư phạm. Như vậy nếu quản lí và tác động hợp qui luật sẽ bảo đảm chất lượng tốt trong nhà trường. Trên cơ sở đó ta hiểu quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có hướng đích của hiệu trưởng đến con người (giáo viên, cán bộ nhân viên và học sinh) đến các nguồn lực (CSVC, tài chính, thông tin..) hợp quy luật (quy luật quản lý, quy luật giáo dục, quy luật tâm lý, quy luật kinh tế, quy luật xã hội..) nhằm đạt mục tiêu đề giáo dục. Như vậy, nhà trường là bộ mặt của hệ thống giáo dục quốc dân, các quan điểm, đường lối, chính sách giáo dục đều được thực hiện trong nhà trường. Do đó, quản lý nhà trường còn có nghĩa là tổ chức các lực lượng trong và ngoài nhà trường biến các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước thành hiện thực. Nội dung quản lý trường mầm non: Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình giáo dục. Quản lý việc thực hiện nề nếp nuôi dưỡng, chăm sóc. Quản lý đội ngũ
  • 27. 21 cán bộ giáo viên, nhân viên và trẻ em gửi vào trường. Quản lý sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị, tài chính của nhà trường theo qui định của pháp luật. Kết hợp chặt chẽ với gia đình, các tổ chức xã hội và các cá nhân trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em...Nhiệm vụ của trường mầm non không chỉ thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng mà còn giáo dục trẻ phát triển toàn diện. [20] 1.2.4. Tác động của công nghệ thông tin đối với việc quản lý giáo dục trẻ ở các trường mầm non Tác giả Ngô Quang Sơn đã quan niệm: “Giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT là kế hoạch bài học, là kịch bản sư phạm đã được giáo viên chuẩn bị chi tiết trước khi lên lớp, thể hiện được mối quan hệ sư phạm tương tác giữa GV và HS, HS và HS (Giáo án dạy học tích cực) và một số nội dung kiến thức, kỹ năng quan trọng cần hình thành cho HS trong quá trình dạy học lại quá trìu tượng đối với các em mà các loại hình TBDH truyền thống (tranh ảnh giáo khoa, bản đồ, biểu đồ, mô hình, mẫu vật, thí nghiệm thật... ) không thể hiện nổi thì sẽ được số hoá (ứng dụng CNTT) và trở thành các thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, mô hình mô phỏng đơn giản hay các đoạn Video Clip...để trình chiếu trong một thời gian rất ngắn cho HS, đảm bảo phù hợp với nhu cầu nhận thức của HS, giúp cho HS tự mình chiếm lĩnh các kiến thức và kỹ năng mới”. [22, tr.18]. Tuy nhiên so với nhu cầu thực tế hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong Giáo dục Mầm non còn rất hạn chế. Chúng ta phải nhanh chóng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lý, chúng ta không nên từ chối những gì có sẵn mà lĩnh vực CNTT đem lại. Đồng thời cần biết cách tận dụng những tiện ích mà CNTT mang lại, biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc, mục đích của mình. Hơn nữa, đối với Giáo dục mầm non, CNTT còn có tác dụng mạnh mẽ làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. Với sự hỗ trợ của máy tính, mạng Internet, giáo viên có điều kiện tiếp xúc với các chương trình giảng dạy có hỗ trợ đa phương tiện: thí nghiệm mô phỏng, hình ảnh động, các Video trực quan...
  • 28. 22 CNTT có thể cải thiện việc đánh giá quá trình giáo dục mầm non bằng cách đưa ra những phân tích và phản hồi nhanh chóng và bằng cách hỗ trợ giáo viên sử dụng những phần mềm tin học dùng đánh giá trẻ em mầm non để cải tiến chương trình giáo dục trẻ mầm non. Những thông tin phản hồi tích cực được thiết kế cho các phản ứng riêng của trẻ, từ đó đưa ra các đánh giá chính xác về cách tiếp cận và vận dụng tri thức mới. Tác động lớn nhất của CNTT đối với giáo viên được ghi nhận trong những trường hợp khi việc sử dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung giảng dạy và với việc đánh giá về kết quả dự kiến. Các giờ dạy của giáo viên được hỗ trợ bởi CNTT sẽ trở lên hấp dẫn hơn, truyền thụ kiến thức tới trẻ em hiệu quả hơn, trẻ có hứng thú lĩnh hội tri thức hơn. Đặc biệt, khi soạn giảng có ứng dụng CNTT thì giáo viên có thể trình bày bài giảng một cách chủ động, minh hoạ được nhiều ví dụ của bài giảng gần gũi với thực tiễn mà các đồ dùng trực quan thông thường không thể làm được. Trẻ mầm non thường hiếu động, thời gian tập trung vào bài giảng thường ngắn. Vì thế, khi bài giảng có sử dụng yếu tố CNTT giúp các em sẽ có hứng thú khám phá tri thức, tập trung tư duy, tích cực xây dựng bài, chủ động tìm hiểu kiến thức của giáo viên đưa ra, hay nói cách khác là các em có thể chủ động chiếm lĩnh tri thức từ bài giảng của giáo viên. Từ yêu cầu cần phải đổi mới phương pháp giáo dục mầm non có ứng dụng CNTT đã thúc đẩy được sự quan tâm của nhà quản lý giáo dục trong việc có kế hoạch đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu của phương pháp mới có sử dụng CNTT. Giáo viên sẽ chủ động trong việc khai thác các thiết bị CNTT của nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Từ đó cho thấy nếu người dạy sử dụng các TBDH hiện đại một cách hợp lí trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học thì chắc chắn sẽ làm cho các giờ dạy của mình trở nên sinh động hơn, làm giảm bớt được tính trừu tượng của nội dung kiến thức cần truyền đạt đến với người học, trên cơ sở đó phát huy được tính tích cực,
  • 29. 23 chủ động và sáng tạo của người học, đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản của việc đổi mới PPDH. 1.2.5. Nội dung quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ ở các trường mầm non 1.2.5.1. Xây dựng kế hoạch quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ Kế hoạch quản lý và ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ phải đảm bảo mục tiêu và kế hoạch năm học của nhà trường. Trên cơ sở kế hoạch chung này, CBQL yêu cầu các bộ phận chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch thực hiện và thúc đẩy ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ. Khi xây dựng kế hoạch quản lý ứng dụng CNTT cho giáo dục trẻ, CBQL cần xây dựng theo các nguyên tắc sau: - Phù hợp các điều kiện và khả năng thực tế của giáo viên. - Gắn vào từng hoạt động, từng bài học cụ thể. - Sử dụng hiệu quả các PPDH, phương tiện hiện đại. - Tính nhất quán với mức độ ý thức của từng đối tượng học sinh. Vào đầu năm học, hiệu trưởng đã sử dụng các nguyên tắc trên để lập kế hoạch ứng dụng CNTT trong năm học và phát triển nội dung cụ thể về ứng dụng công nghệ CNTT trong giáo dục trẻ. BGH nhà trường, giáo viên nghiên cứu và thống nhất nội dung ứng dụng máy tính trong giáo dục mầm non cho tất cả các CBQL và giáo viên của trường để hiểu các yêu cầu, mục tiêu, phương pháp và hình thức của ứng dụng CNTT trong các hoạt động giáo dục của trẻ đạt hiệu quả nhất. Sau đó, lập kế hoạch ứng dụng CNTT trong giáo dục của toàn trường và chỉ đạo việc lập kế hoạch ứng dụng CNTT theo từng khối và từng lớp. Giáo viên xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT cụ thể của từng lớp để đảm bảo thực hiện đúng các ứng dụng CNTT theo chương trình giảng dạy theo độ tuổi. BGH và kế toán trường học xây dựng kế hoạch gây quỹ và đầu tư bổ sung, mua sắm, lắp đặt và bảo trì các cơ sở và thiết bị để ứng dụng CNTT vào đào tạo
  • 30. 24 giáo viên như: bổ sung đủ máy tính cho các lớp, phòng Kidsmart, đầu DVD, TV màn hình 43 inch, màn hình chiếu, máy chiếu, bảng thông minh, mạng LAN, Internet và Wifi để phục vụ kết quả ứng dụng máy tính hiệu quả trong giáo dục trẻ. Tổ chức các điều kiện để giáo viên áp dụng tin học trong đào tạo thực hành như lớp học, thiết bị để hỗ trợ các ứng dụng máy tính hiện đại, hạn chế tiếng ồn hoặc lớp học của các ứng dụng máy tính cá nhân với thiết bị. Sự giúp đỡ to lớn và đa dạng hiện có có thể cung cấp cho GV quyền truy cập vào nhiều phương pháp và hình thức của tổ chức giáo dục tiên tiến. Hiệu phó của trường có kế hoạch tham mưu với Hiệu trưởng mời các giảng viên tổ chức một khóa đào tạo về các kỹ năng máy tính cơ bản của giáo viên và ứng dụng CNTT cho GV để có thể sử dụng máy tính để tìm tài liệu giảng dạy các hoạt động Internet, soạn thảo giáo án điện tử, sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh, tạo video, sử dụng các thiết bị giảng dạy hiện đại để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Tổ trưởng chuyên môn nên phát triển các hoạt động liên quan chặt chẽ đến việc thực hiện các mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ và trên cơ sở này, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá. Việc thực hiện các mục tiêu được đặt ra, trong các điều kiện cụ thể, có thể điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp. 1.2.5.2. Tổ chức thực hiện quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo chung, tổ chức các hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trường theo kế hoạch đã xây dựng, tập trung công tác chỉ đạo đến từng khâu cụ thể như: - Phân công cho tổ chuyên môn, giáo viên chủ động tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức về CNTT để khai thác thông tin từ mạng Internet, sử dụng các phần mềm hỗ trợ phục vụ việc thiết kế bài giảng điện tử, ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ một cách phù hợp, linh hoạt, sáng tạo. - Tổ chức cho giáo viên thực hiện các chuyên đề hướng dẫn thực hành các công cụ hỗ trợ soạn bài giảng điện tử, hướng dẫn khai thác thông tin trên mạng, hướng dẫn
  • 31. 25 tạo thư viện đồ dùng, hướng dẫn tạo kho học liệu mở. Đảm bảo 100% giáo viên của nhà trường đều được tiếp cận với các công cụ (phần mềm) hỗ trợ soạn giảng. - Tổ chức cho các tổ khối chuyên môn tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu cho hệ thống bài giảng điện tử, kho học liệu mở, kho đồ dùng. - Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch dự giờ, kiểm tra việc quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ như về chất lượng bài dạy, phân bố thời gian, hình thức tổ chức dạy học. CBQL trường có kế hoạch hướng dẫn, chỉ đạo chung cho giáo viên về quy trình quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ. Tổ chức các hoạt động dự giờ của các hoạt động có ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ, sau đó tiến hành đánh giá rút kinh nghiệm. - Tổ chức các buổi họp trao đổi kinh nghiệm trong toàn trường, tổng hợp các ý kiến từ các giáo viên đã tiến hành ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ, đánh giá những ưu điểm và tồn tại để tìm giải pháp khắc phục khó khăn, khắc phục tồn tại, tiếp tục nhân rộng và triển khai những kinh nghiệm có nhiều ưu điểm, nhiều hiệu quả để giáo viên tiếp tục phát huy và phát triển thành phong trào ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ. - Xây dựng các phong trào thi đua lấy việc thực hiện hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ làm mục tiêu khen ngợi, khích lệ. Từ đó có thể động viên được đội ngũ giáo viên tích cực, hăng hái tham gia và chủ động khai thác ứng dụng CNTT vào hoạt động giáo dục trẻ mầm non. - Thiết kế, thành lập kho tư liệu, bài giảng dùng chung để giáo viên tham khảo lẫn nhau, sử dụng các tư liệu hay, vận dụng vào thiết kế và sử dụng cho phù hợp với đặc điểm từng khối lớp. - CBQL chú trọng động viên khen thưởng kịp thời đối với giáo viên ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ đạt kết quả cao để động viên, khích lệ các giáo viên khác cùng tham gia. 1.2.5.3. Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non một cách thường xuyên Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tiến hành chỉ đạo việc quản lý ứng dụng CNTT
  • 32. 26 trong HĐGD trẻ phải định hướng cho giáo viên thực hiện các nguyên tắc ứng dụng CNTT trong giáo dục một cách phù hợp đối với từng nội dung kiến thức có trong HĐGD. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cần hướng dẫn giáo viên các việc như sau: Nghiên cứu kỹ nội dung của từng HĐGD để xác định mục tiêu, soạn giáo án. Tìm ra những nội dung của HĐGD cần sử dụng CNTT. Sau đó thu thập các tư liệu liên quan đến HĐGD phù hợp. Bài giảng phải đảm bảo chính xác về hình thức, kiến thức, khoa học. CBQL phải thường xuyên chỉ đạo và có sự định hướng kịp thời. - Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT trong các hoạt động đánh giá sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ. Giáo viên phải tìm hiểu nghiên cứu và hướng dẫn trẻ có thể sử dụng các phần mềm giúp trẻ tự học và phối hợp phụ huynh trong việc dạy trẻ sử dụng và học tập trên các website và phần mềm phù hợp với chương trình giáo dục theo lứa tuổi của trẻ. - Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, đánh giá định kỳ hoạt động ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ. Thường xuyên kiểm tra năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên thông qua dự giờ thăm lớp, thông qua sinh hoạt chuyên môn, đánh giá sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ. 1.2.5.4. Kiểm tra đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ Để quản lý chặt chẽ và có hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ ở trường mầm non theo đúng kế hoạch đã xây dựng của nhà trường. Hiệu trưởng cần thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ. Việc kiểm tra, đánh giá rất cần thiết, quan trọng và phải được thực hiện thường xuyên đảm bảo khách quan, công bằng, chính xác. - Kiểm tra thời gian, tiến độ thực hiện của kế hoạch ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ đối với từng giáo viên. - Kiểm tra, đánh giá việc thiết kế bài giảng điện tử với các tiêu chí đánh giá tập trung vào yếu tố chất lượng, hiệu quả. - Kiểm tra các hoạt động dạy học của giáo viên để đánh giá mức độ ứng dụng CNTT, tác dụng và hiệu quả của CNTT trong HĐGD trẻ mầm non.
  • 33. 27 - Kiểm tra các điều kiện về CSVC, trang thiết bị giáo dục hiện đại nhằm đánh giá khả năng đáp ứng của thiết bị đối với kế hoạch ứng dụng CNTT đã xây dựng, từ đó sẽ có kế hoạch bổ sung thiết bị, đồ dùng cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn. - Kiểm tra tần suất sử dụng kho học liệu mở, kho đồ dùng... đánh giá các tư liệu được sử dụng nhiều, tìm hiểu nguyên nhân các tư liệu chưa được nhiều giáo viên khai thác sử dụng. Nếu là tư liệu kém hiệu quả thì cần chỉ đạo và tổ chức xây dựng lại tư liệu đó và thực hiện gỡ bỏ tư liệu kém hiệu quả và thay thế bằng tư liệu mới. Kiểm tra, đánh giá việc quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ với mục đích đặt ra các tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả quá trình quản lý ứng dụng CNTT của GV trong HĐGD trẻ. Nhà trường cần có chế độ khen thưởng hoặc ghi nhận khen thưởng phù hợp cuối mỗi đợt đánh giá sau khi kiểm tra để khích lệ, động viên giáo viên tích cực hăng hái ứng dụng CNTT đem lại hiệu quả cao trong đổi mới phương pháp giáo dục mầm non. Mặt khác cần đảm bảo tính công khai, công bằng trong việc đánh giá giáo viên triển khai ứng dụng CNTT trong HĐGD mầm non tránh được bệnh thành tích, đánh giá không sâu sát. 1.2.5. Quản lý các điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ Việc triển khai ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ ở trường mầm non phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Cơ chế, chính sách; nhận thức của CBQL, GV; điều kiện CSVC, trang thiết bị CNTT; năng lực, trình độ tin học của giáo viên… đòi hỏi các nhà quản lý phải quan tâm quản lý các điều kiện ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ. Nhận thức của các cơ sở giáo dục, nhà trường trong việc chỉ đạo triển khai ứng dụng CNTT trong trường mầm non có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc ứng dụng CNTT. Vì vậy, quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, quan điểm về đường lối chính sách của Đảng, của Nhà nước, của Bộ GD&ĐT, của UBND Huyện Thanh Trì, Phòng GD&ĐT Huyện Thanh Trì và vai trò, lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non đến từng cán bộ, giáo
  • 34. 28 viên, và phụ huynh học sinh là việc làm hết sức cần thiết để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ mầm non. CBQL phải nắm chắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục, phát triển CNTT trong nước và trong ngành giáo dục và đào tạo. Theo Chỉ thị số 55/2008/CT-BDGĐT ngày 30/9/2008 của Bộ GD&ĐT: Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học; xây dựng nội dung thông tin số phục vụ giáo dục; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; xoá bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin do khoảng cách địa lý đem lại. Trong công tác tổ chức, chỉ đạo việc ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ, Hiệu trưởng cần phải chú trọng một số yêu cầu cần thiết: Tổ chức các điều kiện cho lớp học có ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ; tổ chức việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho đội ngũ cán bộ giáo viên của đơn vị mình; tổ chức chỉ đạo các hoạt động ứng dụng CNTT theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT; chỉ đạo việc quản lý, khai thác sử dụng các phương tiện kỹ thuật, thiết bị hỗ trợ việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non. Năng lực chuyên môn và năng lực ứng dụng CNTT của CBQL sẽ tạo ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý, đặc biệt là quản lý ứng dụng CNTT trong HĐGD. CBQL luôn luôn phải cập nhật và làm chủ các kiến thức, kỹ năng cơ bản về CNTT, từ đó có thể lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện ứng dụng CNTT trong HĐGD được hiệu quả. Hiệu trưởng, CBQL cần phải có kế hoạch cụ thể về việc trang bị các phương tiện hỗ trợ ứng dụng CNTT, các thiết bị hiện đại hỗ trợ giáo viên trong việc thiết kế bài giảng, quản lý bài giảng. Do điều kiện thực tế hiện nay, Nhà nước chưa trang bị được một cách đầy đủ theo nhu cầu của việc triển khai ứng dụng CNTT trong giáo dục nên các cơ sở giáo dục mầm non cần linh hoạt, chủ động huy động các nguồn lực từ xã hội
  • 35. 29 tham gia đầu tư và hỗ trợ phương tiện kỹ thuật để có thể triển khai tốt việc ứng dụng CNTT tại nhà trường. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non 1.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về vai trò và tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ. Nhận thức của cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường về ứng dụng CNTT trong trường mầm non và tầm quan trọng của việc quản lý ứng dụng CNTT trong nhà trường nhằm hướng tới nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục, tính cạnh tranh với các trường mầm non khác trên địa bàn có ảnh hưởng lớn đến quá trình ứng dụng và quản lý ứng dụng CNTT trong các trường mầm non. Nếu như cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trường chưa coi trọng việc ứng dụng và quản lý ứng dụng CNTT trong nhà trường thì hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong trường mầm non sẽ không cao. Nhận thức là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cá nhân có được thái độ và hành động tích cực, đúng đắn với việc thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non. Do vậy, nếu hiệu trưởng có nhận thức đúng, đầy đủ và sâu sắc về vai trò và tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non thì hiệu trưởng sẽ có thái độ tự giác, tích cực và nỗ lực hết sức để thực hiện nhiệm vụ này. 1.3.2. Trình độ năng lực quản lý của cán bộ quản lý trường mầm non trong việc quản lý nhà trường. Nói chung và quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trường nói riêng, CBQL trường mầm non có kiến thức về chuyên môn, năng lực quản lý cao sẽ điều hành tốt các hoạt động của trường mầm non. Đồng thời, những người quản lý có kinh nghiệm sẽ chia sẻ học tập, trao đổi kinh nghiệm ứng xử, giải quyết các tình huống trong công tác quản lý trường học góp phần đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua trong trường học, khuyến khích, động viên, tạo cơ hội để đội ngũ cán bộ quản lý mầm non tự học và sáng tạo nâng cao năng lực quản lý của mỗi cá nhân để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Và nếu như cán bộ quản lý có
  • 36. 30 kiến thức và kỹ năng cơ bản về CNTT: các kiến thức cơ bản về cấu tạo máy tính, hệ điều hành thông dụng, sử dụng internet, biết sử dụng các phần mềm quản lý nhà trường sẽ giúp cho hoạt động quản lý ứng dụng CNTT trong nhà trường được hiệu quả hơn. 1.3.3. Năng lực chuyên môn, trình độ tin học của giáo viên Trong mỗi thời kỳ, luôn có một bộ phận cán bộ giáo viên do tuổi tác, do trong lịch sử chưa được học tập một cách bài bản về CNTT trong trường sư phạm nên sẽ dẫn đến tình trạng ngại học, ngại tìm hiểu về CNTT dẫn đến sẽ hạn chế phần nào đối với kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục mầm non. Năng lực của bộ phận phụ trách kỹ thuật về CNTT để điều hành mạng LAN, Website, bảo trì, cài đặt các thiết bị phần cứng và phần mềm cơ bản. Cán bộ phụ trách kỹ thuật có thể là giáo viên hoặc nhân viên kiêm nhiệm nhưng cần có đủ kiến thức, kĩ năng để xử lý các công việc thường xuyên như: điều hành mạng LAN, quản trị Website, cài đặt các phần mềm mới, diệt virus, sửa chữa một số lỗi hỏng hóc nhỏ của máy tính. Nếu đội ngũ phụ trách kỹ thuật này không đủ kiến thức và kỹ năng xử lý các công việc thì chất lượng ứng dụng CNTT trong nhà trường không được cao. Trong những trường hợp cụ thể như vậy, lãnh đạo nhà trường cần định hướng để các đồng chí đó hiểu rõ vai trò của CNTT trong hoạt động giáo dục mầm non, CNTT đem lại hiệu quả rõ rệt, tạo sự đồng thuận trong việc ứng dụng CNTT. Từng bước có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức cơ bản để đảm bảo đội ngũ sẽ đủ khả năng ứng dụng CNTT theo năng lực của mình. 1.3.4. Điều kiện về cơ sở vật chất Đáp ứng đổi mới phương pháp có ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non. Đối với việc ứng dụng CNTT sẽ đòi hỏi nhiều thiết bị dạy học hiện đại, nền khoa học công nghệ, phương tiện kỹ thuật số, cơ sở hạ tầng CNTT, mạng Internet, … mà trong thực tế thì các trường mầm non luôn luôn khó khăn, thiếu thốn nhưng vẫn luôn khắc phục bằng nhiều biện pháp khác nhau. Việc đáp ứng tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sẽ là điều kiện tiên quyết để thực hiện có hiệu
  • 37. 31 quả ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ. Do vậy, đây cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non 1.3.5. Việc phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ. Giáo viên cùng với ban giám hiệu nhà trường cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới toàn thể các bậc phụ huynh học sinh và nhân dân địa phương tính ưu việt của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non, để mọi người hiểu đúng và tham gia điều chỉnh con em trong việc khai thác CNTT làm công cụ giáo dục tránh lạm dụng CNTT để sử dụng vào việc khác việc giáo dục. Việc phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ luôn được các nhà trường quan tâm nhưng thực tế về một số tác động của khách quan xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của ứng dụng CNTT. Nhà trường luôn chủ động và phối hợp tốt với gia đình trẻ trong việc định hướng hoạt động giáo dục có ứng dụng CNTT, khai thác triệt để các thiết bị CNTT của các gia đình để trẻ tham gia tốt vào hoạt động giáo dục, tuyên truyền để các bậc phụ huynh hiểu bản chất, tính quan trọng và yêu cầu cần thiết phải ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non. Tuy nhiên vẫn còn đại đa số các gia đình ở khu vực nông thôn vẫn còn rất khó khăn, chưa thể có điều kiện được tiếp cận với CNTT một cách đầy đủ, nhiều gia đình chưa có khả năng chi trả mua thiết bị CNTT, nối mạng Internet… dẫn đến học tình trạng trẻ mầm non có điều kiện không đồng đều, thiếu đồng bộ. Mặt khác mặt trái của xã hội hiện đại, hội nhập còn khá nhiều điều mà các nhà quản lý giáo dục còn đang trăn trở như tệ nạn xã hội xâm nhập đến tận thôn, xóm, bản làng, dịch vụ CNTT tại một số nơi gây tác động xấu đến việc giáo dục trẻ em khi không sử dụng CNTT đúng mục đích, còn nhiều nơi cung cấp dịch vụ CNTT chủ yếu là trò chơi bạo lực, trò chơi sát phạt về kinh tế…
  • 38. 32 Tiểu kết chương Trong chương 1 này chúng tôi đã tập trung vào việc xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non. Trong đó gồm các khái niệm công cụ như: Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, Trường mầm non, Công nghệ thông tin tác giả đã đi đến nội dung quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ. Luận văn đã triển khai hướng nghiên cứu quản lý quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non theo tiếp cận chức năng quản lý. Từ đó xác định được 4 nội dung quản lý hoạt động này: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non. Luận văn cũng đã xác định được lí luận về các yếu tố ảnh hưởng tới ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non. Trong đó gồm các yếu tố như: Nhận thức của của CBQL, hiệu trưởng và giáo viên ứng dụng CNTT trong trường mầm non; Năng lực quản lý của CBQL trường mầm non trong việc quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trường và năng lực chuyên môn của giáo viên có ảnh hưởng tới việc ứng dụng CNTT; Điều kiện về cơ sở vật chất đáp ứng đổi mới phương pháp có ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non; Việc phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ. Kết quả nghiên cứu lí luận tại chương 1 là cơ sở khoa học để nghiên cứu tiếp chương 2 và chương 3 của luận văn.
  • 39. 33 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON XÃ TAM HIỆP, THANH TRÌ, HÀ NỘI 2.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục của xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội 2.1.1. Đặc điểm về vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội Tam Hiệp là xã ven đô, nằm ở phía Tây của huyện Thanh Trì; phía đông giáp Thị Trấn Văn Điển; phía nam giáp xã Vĩnh Quỳnh; phía bắc giáp phường Hoàng Liệt quận Hoàng Mai, phía tây giáp xã Thanh Liệt và xã Tả Thanh Oai. Tổng diện tích đất tự nhiên theo địa giới hành chính 318,3826 ha. Xã có 3 thôn và 4 tổ dân phố, được phân chia thành 3 địa bàn chính là Huỳnh Cung, Tựu Liệt, Yên Ngưu. Toàn xã có 4560 hộ dân. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 19 - 20%; thu nhập bình quân đầu người ước tính đạt 36 triệu đồng/người/năm đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; cơ sở hạ tầng được đầu tư cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. 2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục Trong những năm qua, giáo dục xã Tam Hiệp từng bước phát triển một cách đồng bộ và toàn diện ở các cấp học, cụ thể như sau: Mạng lưới giáo dục được củng cố và phát triển ổn định. Toàn xã có 5 trường, trong đó: 01 trường THCS, 01 trường tiểu học, 3 trường mầm non và 4 nhóm lớp mầm non tư thục với tổng số 78 lớp học và 4329 học sinh. Hệ thống trường lớp được xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của học sinh. 4/5 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I đạt tỷ lệ 80% (trong đó 2/3 trường mầm non, 01 trường tiểu học, 01 trường THCS) Tất cả các phòng ban và các lớp của các trường đều được trang bị máy tính có nối mạng Internet thuận lợi cho CBQL, GV, NV khai thác và dễ dàng trao đổi thông tin mọi lúc, mọi nơi, các trường có nhiều phòng học chức năng đáp ứng tốt cho việc ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH.
  • 40. 34 Trong những năm qua 05/05 trường trong xã Tam Hiệp đều thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội về việc tăng cường ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH, tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng CNTT vào đổi mới PPDH bước đầu có hiệu quả. Tích cực tham gia và đạt kết quả cao trong các cuộc thi thiết kế phần mềm giáo dục, thiết kế và sử dụng CNTT trong đổi mới PPDH do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức. 2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục mầm non 2.1.3.1. Quy mô phát triển giáo dục Toàn xã có 3 trường mầm non công lập. Số lớp, số trẻ và tỷ lệ trẻ/dân số độ tuổi ra lớp ngày càng tăng, đặc biệt là tỷ lệ trẻ 5 tuổi huy động ra lớp Mẫu giáo đạt 100%. Như vậy, với quy mô phát triển như hiện nay, giáo dục mầm non xã Tam Hiệp đã đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của trẻ và đáp ứng tốt yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. 2.1.3.2. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ 100% trẻ được ăn bán trú tại trường, 98% trẻ nắm được yêu cầu kiến thức, kỹ năng cần đạt theo từng độ tuổi. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cuối năm giảm khoảng 3,1% so với đầu năm. Giáo viên thực hiện chương trình vững vàng năng động, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ; các trường mầm non đã thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi tốt, giáo viên vận dụng tốt trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục, tổ chức hoạt động cũng như đánh giá trẻ cuối tháng, cuối chủ đề. 2.1.3.3. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên Hiện nay, tổng số cán bộ quản lý trường mầm non là 9 người (03 Hiệu trưởng, 06 Phó hiệu trưởng); 100% cán bộ quản lý đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo; hầu hết cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực điều hành và tổ chức các hoạt động của nhà trường. Tổng số giáo viên mầm non, mẫu giáo là 95 người; 100% giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó 85,3% đạt trên chuẩn. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là đảng viên là 71 đồng chí, chiếm 75% đội ngũ.
  • 41. 35 2.1.3.4. Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất - trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi Bằng việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, từ năm 2016 đến nay, 3 trường mầm non trong xã đã đầu tư khoảng 5,3 tỷ đồng để sửa chữa và bổ sung đồ dùng đồ chơi trang thiết bị dạy học, đồ chơi ngoài trời theo quy định. Nhờ vậy mà đến nay trường, lớp càng được khang trang, sạch đẹp. 2.2. Địa bàn, khách thể nghiên cứu thực trạng 2.2.1. Địa bàn, khách thể nghiên cứu thực trạng Nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ mầm non và thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ mầm non cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này được chúng tôi nghiên cứu tại 3 trường mầm non Huỳnh Cung, Yên Ngưu, Tựu Liệt xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội. Tổng số khách thể nghiên cứu của luận văn là 112 người. Cụ thể như sau: - Số CBQL: 09 người (BGH) (3 Hiệu trưởng, 6 phó hiệu trưởng) - Số giáo viên: 95 người - Số nhân viên: 8 người Tiến hành phỏng vấn sâu 3 cán bộ quản lý và 10 giáo viên các trường mầm non được nghiên cứu. Khách thể phỏng vấn sâu lấy từ khách thể điều tra bảng hỏi. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực trạng Để giải quyết được nhiệm vụ chỉ ra thực trạng ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ tại các trường mầm non, và thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ tại các trường mầm non cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này chúng tôi đã sử dụng phối hợp đồng bộ, linh hoạt các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. -)Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp nghiên cứu chính của luận văn. Luận văn sẽ xây dựng phiếu điều tra bằng bảng hỏi ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ tại các rrường mầm non. Chúng tôi xây dựng thang đánh giá ứng dụng CNTT trong HĐGD trẻ tại các trường mầm non cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này như sau: