SlideShare a Scribd company logo
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
BÙI KIM CHI
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI HỌC VIỆN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Hà Nội 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
BÙI KIM CHI
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI HỌC VIỆN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8 14 01 14
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS VŨ NGỌC HÀ
Hà Nội 2019
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục “Quản lý hoạt động đào
tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin tại Học viện Khoa học và
Công nghệ”, là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học
của PGS.TS Vũ Ngọc Hà. Tôi xin cam đoan các số liệu trong luận văn là trung
thực, không sao chép, việc trích dẫn tài liệu theo đúng quy định. Đây là công
trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa sử dụng cho công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, Ngày 19 tháng 8 năm 2019
Học viên
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc Học
viện Khoa học xã hội, khoa Tâm lý - Giáo dục, cùng toàn thể các thầy cô giáo,
các cán bộ phụ trách đã nhiệt tình, quan tâm, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu tại Học viện.
Đặc biệt, tôi xin được cảm ơn PGS.TS. Vũ Ngọc Hà, người đã nhiệt tình
hướng dẫn, đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình viết luận văn. Kết quả hôm
nay luôn có sự quan tâm của cô trong từng câu chữ, lời văn, làm việc với cô tôi
cảm nhận được cái tâm của cô dành cho học trò, cô hiểu và rất tâm lý. Tôi thật
sự may mắn khi được cô hướng dẫn, cảm ơn cô, cảm ơn tất cả những gì cô đã
dành cho em.
Để hoàn thành Luận văn này, tôi cũng nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ Ban
Giám đốc, các thầy cô giáo, cán bộ các phòng ban của Học viện Khoa học và
Công nghệ - nơi tôi đang công tác. Tôi xin được tri ân sự giúp đỡ nhiệt tình đó
trong quá trình hoàn thành công trình này.
Thời gian không có nhiều cùng với đề tài nghiên cứu còn mới mẻ, tôi đã
rất cố gắng tìm tòi, nghiên cứu nhưng chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong
nhận được sự góp ý của Hội đồng để tôi hoàn thiện công trình nghiên cứu của
mình.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ......................11
1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài ................................................................11
1.2 Nội dung quản lý hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông
tin tại Học viện.....................................................................................................17
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đào tạo thạc sĩ ngành Công
nghệ thông tin.......................................................................................................23
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH
ĐỘ THẠC SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI HỌC VIỆN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ.......................................................................28
2.1 Khái quát chung về Học viện Khoa học và Công nghệ .................................28
2.2 Hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ mang tính đặc thù ...................................37
2.3 Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ
thông tin................................................................................................................38
2.4. Thực trạng một số yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động đào tạo thạc sĩ
ngành Công nghệ thông tin tại Học viện..............................................................46
2.5. Đánh giá về quản lý hoạt động đào tạo thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin tại
Học viện Khoa học và Công nghệ........................................................................48
Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI HỌC
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ............................................................50
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp.......................................................................52
3.2. Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông
tin tại Học viện Khoa học và Công nghệ .............................................................53
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi các biện pháp quản lý hoạt động
đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin tại Học viện........................64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................74
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Khách thể khảo sát................................................................................38
Bảng 2.2 Kết quả khảo sát thực hiện quản lý mục tiêu đào tạo...........................41
Bảng 2.3 Kết quả khảo sát thực hiện quản lý chương trình đào tạo ....................42
Bảng 2.4 Kết quả khảo sát thực hiện quản lý phương thức tổ chức đào tạo..............44
Bảng 2.5 Kết quả khảo sát thực hiện quản lý đội ngũ giảng viên........................45
Bảng 2.6 Kết quả khảo sát thực hiện quản lý học viên…………………………44
Bảng 2.7 Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố tới quản lý hoạt
động đào tạo .........................................................................................................47
Bảng 3.8 Tính cấp thiết của các biện pháp ..........................................................65
Bảng 3.9 Tính khả thi của các biện pháp .............................................................67
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Học viện Khoa học và Công nghệ.........................29
Hình 2.2 Số lượng nghiên cứu sinh và học viên cao học.....................................33
Hình 2.3 Tổng số công trình công bố năm 2016-2018 ........................................35
Hình 2.4 Đội ngũ giảng viên................................................................................36
Hình 2.5 Hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện....................................38
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
CNTT Công nghệ thông tin
Học viện Học viện Khoa học và Công nghệ
Khoa CNTT&VT Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông
Viện CNTT Viện Công nghệ thông tin
Viện CNVT Viện Công nghệ viễn thông
Viện CHTHUD Viện Cơ học và Tin học ứng dụng
Viện Hàn lâm KHCNVN Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Phòng ĐBCL Phòng Đảm bảo chất lượng
Phòng TCHC-TT Phòng Tổ chức Hành chính và Truyền thông
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi cả thế
giới”, (cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela). Giáo dục giữ vị trí then chốt
trong quá trình hình thành và phát triển đất nước. Giáo dục giúp con người thay
đổi nhận thức, mang đến cho họ một cuộc sống mới, thế giới mới. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã dạy “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc
Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu
hay không, chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các em” [24, tr.33]. Có thể
nói giáo dục chính là chìa khóa dẫn đến mọi thành công.
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh và truyền thống hiếu học của dân tộc
ta, trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước tới nay, Đảng và Nhà nước luôn
coi giáo dục - đào tạo là một trong những khâu đột phá quyết định sự phát triển
của đất nước, là nền tảng trong chiến lược phát triển toàn diện của mỗi người.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của BCH Trung ương khóa XI về đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo đã nhấn mạnh việc đầu tư xây dựng và
phát triển các trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo, đặc
biệt là đào tạo sau đại học. Vì đây là bậc đào tạo nghề nghiệp chuyên sâu, phục
vụ yêu cầu của nền kinh tế tri thức, tạo nguồn lực lao động có tay nghề và trình
độ chuyên môn cao. Vì vậy, đào tạo sau đại học có vai trò vô cùng quan trọng
đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của
nước ta hiện nay.
Chúng ta đang sống trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc
phát triển tri thức khoa học và công nghệ hiện đại là vấn đề trọng tâm trong
chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo hiện nay. Công nghệ thông tin (CNTT)
đang được sử dụng rộng khắp trên mọi lĩnh vực kinh tế, đời sống xã hội của mỗi
người và đem lại hiệu quả, chất lượng lao động tốt nhất trong công tác quản lý
2
kinh tế - xã hội. Nhu cầu thông tin và được truy cập vào các kho dữ liệu thông
tin là tất yếu đối với mỗi người. Mọi lĩnh vực hoạt động trong đời sống xã hội
đều cần tới sự tác động của CNTT để nâng cao hiệu quả và chất lượng. Trong
giai đoạn phát triển kinh tế tri thức, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt
Nam coi ngành CNTT là ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy sự phát triển đất nước
và mang lại nhiều thay đổi tích cực cả trong đời sống xã hội và đời sống kinh tế.
Việt Nam đang chứng kiến một làn sóng đầu tư CNTT với quy mô chưa từng có.
Chỉ riêng 5 tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực CNTT trên thế giới như Samsung,
Electronics, Apple Inc, Hitachi, Sony,… đã đầu tư hàng trăm tỷ USD vào Việt
Nam để phát triển ngành CNTT. Điều này dẫn đến nguồn nhân lực CNTT chất
lượng cao trong những năm tới sẽ cần một số lượng rất lớn. Không chỉ thị trường
lao động trong nước mà trên thế giới nhiều nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản,
Hàn Quốc… cũng đang thiếu trầm trọng. Đây là môi trường tiềm năng cho
nguồn nhân lực CNTT Việt Nam có thể vươn ra thị trường thế giới. Vì thế tập
trung đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao là vấn đề cần thiết và cấp
bách trong giai đoạn hiện nay và tương lai.
Cuộc sống hiện đại khiến sự phụ thuộc của con người vào các sản phẩm
công nghệ ngày một lớn. Vì là xu hướng phát triển cho tương lai, Công nghệ
thông tin vẫn luôn thu hút lượng lớn các bạn trẻ đang muốn xâm nhập sâu vào
thế giới công nghệ. Nhưng, nguồn nhân lực ngành Công nghệ thông tin tại Việt
Nam lại bị đánh giá là thiếu và yếu.
Cũng theo VietnamWorks, nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ thông tin
ba năm vừa qua tăng trung bình 47%/năm. Nguyên nhân là do số lượng các công
ty tuyển dụng ngành Công nghệ thông tin tăng 69% vào thời điểm tháng 11 năm
2016 so với năm 2012, trong đó riêng số lượng công ty phần mềm tăng đến
124%. Tuy nhiên, số lượng nhân sự cung ứng cho ngành nghề này chỉ có mức
tăng trung bình 8%/năm.
3
Do đó, nếu làm một phép tính toán từ các số liệu thống kê nói trên thì tính
đến năm 2020, Việt Nam cần 1,2 triệu nhân lực ngành Công nghệ thông tin.
Trong khi đó số lượng nhân lực thiếu hụt lại lên đến 500,000 người. Như vậy,
nguồn nhân lực ngành Công nghệ thông tin năm 2020 chỉ đáp ứng 58% nhu cầu
thực tế. Số liệu này là hồi chuông báo động với thị trường nhân lực ngành Công
nghệ thông tin Việt Nam.
Viện Chiến lược Công nghệ thông tin đã đưa ra một con số thống kê đáng
giật mình. Chỉ khoảng 15% sinh viên ra trường có thể làm việc ngay, số còn lại
phải được đào tạo lại. Nghiêm trọng hơn, 72% sinh viên ngành Công nghệ thông
tin không có kinh nghiệm thực hành. 100% không hiểu rõ về lĩnh vực hành nghề.
Nguyên nhân dẫn đến những con số đáng báo động này là do hai nguyên
nhân. Thứ nhất, đa số sinh viên ngành công nghệ thông tin thực hành trên “giấy”
chứ không phải trên “máy”. Hơn nữa, học về máy tính và công nghệ ở nước
ngoài có ba ngành để lựa chọn: kỹ thuật máy tính (học về phần cứng), khoa học
máy tính (học về phần mềm) và công nghệ thông tin (học về cách truyền đạt, kết
nối và xử lý thông tin). Nhưng, sinh viên Việt Nam phải học hết kiến thức của ba
ngành này với rất ít giờ thực hành. Do đó, sinh viên khó có thể nhớ hết được
lượng kiến thức khổng lồ đó và không nắm rõ về nghề nghiệp tương lai của
mình.
Ngoại ngữ là một kỹ năng bắt buộc phải có đối với nguồn nhân lực ngành
Công nghệ thông tin. Bởi đa số các tài liệu, văn bản hướng dẫn kỹ thuật, phần
mềm ứng dụng đều bằng tiếng Anh. Hơn nữa, Việt Nam hiện nay là một đối tác
đầu tư chiến lược lớn của nhiều quốc gia. Nên, kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ
trong lĩnh vực Công nghệ thông tin ngày càng được chú trọng.
Thế nhưng, đây lại là rào cản lớn nhất với nguồn nhân lực ngành Công
nghệ thông tin Việt Nam. Theo khảo sát của JobStreet.com năm 2015, chỉ 5%
lao động ra trường tự tin với khả năng tiếng Anh. Đây là một yếu điểm của sinh
4
viên ngành Công nghệ thông tin ở Việt Nam. Và là một trở ngại lớn của Việt
Nam khi tham gia vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang sục sôi trên toàn cầu.
Nguồn nhân lực CNTT có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền
CNTT nước ta. Trong suốt thời gian qua, việc thúc đẩy phát triển nguồn nhân
lực CNTT đã được khuyến khích mở rộng, nhiều chương trình đào tạo quốc tế đã
được đưa vào Việt Nam dưới hình thức liên kết, hợp tác đào tạo, các loại hình
đào tạo ngày càng đa dạng, phong phú. Số lượng nhân lực CNTT và sử dụng
nguồn nhân lực CNTT đã tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, việc đào tạo và sử dụng
nguồn nhân lực CNTT hiện nay còn nhiều bất cập, tình trạng “thừa về số lượng,
yếu về chất lượng” vẫn là bài toán khó hiện nay. Số lượng sinh viên, học viên tốt
nghiệp ra trường lớn nhưng còn thiếu nhiều kiến thức và khả năng tư duy, làm
việc độc lập, chưa đáp ứng được yêu cầu của đơn vị tuyển dụng và sử dụng. Chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở nước ta chưa cao, khả năng trình bày,
làm việc theo nhóm, cập nhật công nghệ mới và chuyên môn còn yếu.
Từ những lý do phân tích ở trên, việc thực hiện đề tài: “Quản lý hoạt
động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin tại Học viện Khoa
học và Công nghệ” là vấn đề khoa học có ý nghĩa thực tiễn, cung cấp luận cứ
khoa học cho các biện pháp nhằm tối ưu hóa hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo
trình độ Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện Khoa học và Công nghệ (Học viện).
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu trong nước và trên thế
giới liên quan đến lĩnh vực quản lý hoạt động đào tạo tại các trường đại học, học
viện. Tùy vào từng mục đích, hướng nghiên cứu của mỗi cá nhân, các tác giả có
những quan điểm, cách nhìn khác nhau.
Trên thế giới:
Quản lý hoạt động đào tạo là khâu then chốt nhằm đảm bảo và nâng cao
hiệu quả, chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục nói chung và các trường
đại học, học viện nói riêng. Bản chất của hoạt động đào tạo là quá trình truyền
5
đạt và kế thừa kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người. Cũng như
các hoạt động khác, quản lý đào tạo cũng phải thực hiện đầy đủ các chức năng
chung của quản lý như: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, phối hợp và
kiểm tra, kiểm soát. Trong tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” của
nhóm tác giả Harald Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich đã đề cập đến
chức năng lập kế hoạch là một trong những chức năng mà người quản lý phải
thực hiện, và cũng đã phân tích rõ vai trò, ý nghĩa của các chức năng khác. Mỗi
chức năng là một cá thể không thể thiếu trong hoạt động quản lý nói chung và
quản lý hoạt động đào tạo nói riêng [38].
Những mô hình đổi mới, tầm quan trọng của xây dựng chiến lược, người
dẫn đầu sự thay đổi, những thách thức của thông tin, năng suất lao động trí thức
và sự quản lý bản thân - những vấn đề nóng bỏng, thách thức của công tác quản
lý trong lương lai được tác giả Peter F. Drucker viết rất rõ trong cuốn “Những
thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI” [41].
Tác giả Robert J. Marxano đã viết trong cuốn “Nghệ thuật và khoa học
dạy học”: Một nền giáo dục tiên tiến không đặt trọng tâm vào việc giúp người
đọc tiếp thu các tri thức khoa học mà nhà trường đưa lại cho họ. Ngược lại, mục
tiêu của nền giáo dục đó là giúp người học nhận ra được những năng lực trí tuệ
của mình để đi tìm tiếp những lời giải cho những vấn đề chưa hẳn hoàn toàn đã
biết theo con đường phù hợp nhất với năng lực trí tuệ của cá nhân [40]. Tác giả
muốn nói đến vai trò của người thầy - như là một người nghệ sĩ đa tài, linh hoạt,
vừa nghệ thuật lại vừa khoa học để làm sao thổi được ngọn lửa đam mê vào học
trò để học trò tự tìm được hướng đi cho chính mình.
Ở Việt Nam:
Trong tác phẩm “Lý luận đại cương về quản lý” của các tác giả Nguyễn
Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí cũng đề cập đến vấn đề quản lý là một yếu tố
quan trọng không thể thiếu trong quá trình hoạt động đào tạo của một cơ sở đào
tạo, nó thể hiện hiệu quả và chất lượng đào tạo của cơ sở đó [20].
6
Hơn lúc nào hết, giáo dục - đào tạo luôn là vấn đề nóng bỏng, nhận được
sự quan tâm của toàn xã hội nói chung và các nhà nghiên cứu giáo dục học nói
riêng. Nhà khoa học giáo dục Đặng Quốc Bảo quan niệm “Bất kỳ ai cũng là
người làm giáo dục, giáo dục để nâng cao trình độ cho chính bản thân mình, cho
con cháu mình và cho xã hội”, “nhà trường tồn tại vĩnh viễn trong giáo dục, bởi
vì người ta đến trường là để học “tư duy”, nếu chỉ cần học sự kiện thì ngồi nhà
cũng có thể học bằng Google” [31]. Ông có rất nhiều tác phẩm nghiên cứu về
vấn đề quản lý nhà trường, các cơ sở giáo dục - đào tạo như: “Một số khái niệm
về quản lý giáo dục”; “Một số vấn đề lý luận và những ứng dụng vào việc xây
dựng chiến lược giáo dục”; “Một số lý luận và thực tiễn”; “Vấn đề và giải pháp”;
“Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường” [2,3,4,5,6].
Quản trị các cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn là xu thế tất yếu của cả hệ
thống giáo dục trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhất là đối với các trường đại học,
các học viện đào tạo sau đại học, nơi đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, trực tiếp
phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo tác giả Nguyễn
Đức Chính thì: Hệ thống quản trị tạo ra chất lượng của cơ sở giáo dục - đó là bản chất
của quản trị chất lượng như một phương thức quản lý. Quản trị chất lượng là tất cả
mọi người cùng tham gia vào hoạt động giáo dục của cơ sở chứ không chỉ cán bộ
quản lý [24]. Nguyễn Đức Chính đã nghiên cứu và biên soạn tác phẩm “Kiểm định
chất lượng trong giáo dục đại học”, tác giả đã phân tích cơ sở khoa học về tiêu chí
đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục - đào tạo bậc đại học [7].
Ngoài ra, cuốn “Quản lý chất lượng giáo dục đại học” của Phạm Thành
Nghị cũng rất thiết thực về các vấn đề liên quan đến quản lý chất lượng trong
giáo dục đại học của các nước trên thế giới và đưa ra các khuyến nghị trong công
tác đảm bảo chất lượng giáo dục ở nước ta [26]. Tổng kết của các công trình
nghiên cứu về giáo dục, UNESCO khẳng định: Quản lý là một khâu cấu thành
chất lượng của hệ thống giáo dục quốc dân (mô hình CIMO) [25].
7
Đối với lĩnh vực về CNTT trong quản lý đào tạo có luận văn của tác giả
Nguyễn Hồng Việt đã phân tích những rào cản ứng dụng CNTT trong đào tạo
nguồn nhân lực tại Học viện Khoa học và Công nghệ [37]. Bên cạnh đó, vấn đề
đào tạo đội ngũ giảng viên ngành CNTT có công trình nghiên cứu của tác giả
Phạm Như Quỳnh, luận văn được phân tích và làm rõ thực trạng đội ngũ giảng
viên của Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông tại Học viện [29].
Đối với lĩnh vực quản lý hoạt động đào tạo có luận án Tiến sĩ của Nguyễn
Thị Hồng Vân, công trình nghiên cứu là bức tranh tổng quát khá rõ nét về quản
lý hoạt động đào tạo tại Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh trong bối
cảnh hiện nay. Tác giả phân tích rất rõ thực trạng quản lý hoạt động đào tạo và
đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động đào tạo tại
Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh [33].
Trên thực tế, ở nước ta có rất nhiều công trình luận văn, luận án đề cập
đến lĩnh vực quản lý hoạt động đào tạo. Các nội dung nghiên cứu chủ yếu là
quản lý hoạt động đào tạo nghề; quản lý hoạt động đào tạo bồi dưỡng đội ngũ
giảng viên; quản lý hoạt động đào tạo theo tín chỉ; quản lý hoạt động đào tạo
theo phương thức liên kết; quản lý hoạt động đào tạo hệ trung cấp, hệ vừa học
vừa làm, … Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đề cập đến quản lý hoạt động đào
tạo trình độ Thạc sĩ nói chung và ngành CNTT nói riêng. Vì vậy, việc nghiên
cứu đề tài “Quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện
Khoa học và Công nghệ” là rất mới mẻ và cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tiễn
và phù hợp với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Học viện.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về
hoạt động quản lý chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT của Học
viện. Từ đó đề xuất một số biện pháp về quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc
sĩ ngành CNTT tại Học viện.
8
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động đào tạo trình độ
Thạc sĩ.
- Phân tích thực trạng quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành
CNTT tại Học viện.
- Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động đào tạo trình độ
Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ
ngành CNTT tại Học viện.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về địa bàn: Học viện Khoa học và Công nghệ.
- Về khách thể điều tra khảo sát: Lãnh đạo các Khoa, cán bộ quản lý,
giảng viên khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông, chuyên viên tham gia công
tác quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Tra cứu, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các văn kiện, chính sách, chủ
trương của Đảng, Nhà nước, Ngành,... về quản lý hoạt động đào tạo sau đại học nói
chung và trình độ Thạc sĩ nói riêng.
- Phân tích, đánh giá tình hình quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ
tại Học viện, các công tình nghiên cứu có liên quan ở trong nước và nước ngoài
làm cơ sở cho việc xây dựng khung lý thuyết của đề tài, định hướng cho nghiên
cứu thực tiễn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản giúp cho việc xây dựng cơ sở lý
thuyết của đề tài.
9
- Phương pháp phỏng vấn sâu mang đến nhiều thông tin đa chiều giúp việc
nghiên cứu đề tài mang tính khách quan và thực tiễn.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm làm rõ một số vấn đề có liên
quan đến nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp tổng kết dùng để tổng hợp những đánh giá định lượng và
định tính về các kết quả nghiên cứu thực trạng các vấn đề liên quan.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng các phép tính thống kê.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn được nghiên cứu, tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề cơ sở
lý luận về quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT (các khái
niệm, đặc điểm quản lý đào tạo trình độ Thạc sĩ) cũng như các yếu tố ảnh hưởng
đến quản lý hoạt động đào tạo Thạc sĩ ngành CNTT. Từ đó, xây dựng một số
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ
ngành CNTT tại Học viện.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn sẽ phân tích thực trạng quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc
sĩ ngành CNTT tại Học viện. Trong đó, nêu rõ tính đặc thù của Học viện về hoạt
động đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất. Hơn nữa, qua nghiên cứu sẽ
phân tích thực trạng quản lý mục tiêu đào tạo, thực trạng quản lý nội dung
chương trình đào tạo, thực trạng quản lý phương thức tổ chức đào tạo, thực trạng
quản lý đội ngũ giảng viên và thực trạng về quản lý học viên, chỉ rõ những ưu
điểm, những bất cập của vấn đề quản lý đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT để
có những đánh giá chính xác làm cơ sở để đề xuất một số biện pháp mang tính
khả thi. Với hy vọng kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận văn là tài liệu tham
khảo cho cán bộ làm công tác quản lý đào tạo, giảng viên của Học viện trong
quá trình tác nghiệp.
10
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: Phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu
tham khảo, và được trình bày chi tiết, rõ ràng qua 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ
ngành Công nghệ thông tin
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành
Công nghệ thông tin tại Học viện Khoa học và Công nghệ
Chương 3: Một số biện pháp trong quản lý hoạt động đào tạo trình độ
Thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin tại Học viện Khoa học và Công nghệ.
11
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ
THẠC SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Hoạt động đào tạo
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về hoạt động đào tạo, tùy thuộc vào
quan điểm và cách nhìn của các nhà nghiên cứu. Theo Từ điển Bách khoa Việt
Nam: “Đào tạo là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó
lĩnh hội và nắm vững các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,… một cách có hệ thống để
chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân
công lao động nhất định, góp phần của mình vào phát triển xã hội, duy trì và
phát triển nền văn minh của loài người” [19].
Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến
thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững
những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người
đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất
định. Khái niệm đào tạo thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, thường
đào tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất
định, với một trình độ nhất định. Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đào
tạo chuyên sâu, đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ
xa, tự đào tạo... (theo Wikipedia - https://vi.wikipedia.org/wiki).
Tác giả Đặng Thành Hưng quan niệm: Đào tạo là cơ cấu, quá trình quyết
định mang lại cho giáo dục tính tổ chức, kế hoạch, hướng đích và điều khiển
được [16, tr 289].
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân cho rằng: “Hoạt động đào tạo là hoạt
động truyền thụ kiến thức, huấn luyện kỹ năng, giáo dục thái độ nhằm giúp
người học chiếm lĩnh được một năng lực nghề nghiệp hoặc một năng lực liên
quan đến một mặt nào đó của cuộc sống” [33, tr 22].
12
Hoạt động đào tạo là một hoạt động xã hội đặc biệt, là đặc trưng của giáo
dục (nghĩa rộng), mà ở đó thế hệ sau được thế hệ trước truyền lại các kỹ năng
trong các công việc cụ thể như trồng lúa, làm đường, khâu vá quần áo,… dần
dần theo sự phát triển của xã hội các kỹ năng cũng trở nên phong phú hơn, hiện
đại hơn, có thể lập trình các phần mềm trên máy tính, thời trang may mặc,… cũng
là những kỹ năng có được qua quá trình hoạt động đào tạo. Như vậy các kỹ năng
thường được đúc kết từ hai yếu tố là tri thức cơ bản và kinh nghiệm thực tiễn.
Trên cơ sở tham khảo và kế thừa quan niệm của các tác giả đi trước,
chúng tôi cho rằng: Hoạt động đào tạo là sự thống nhất giữa quá trình dạy và học
được tổ chức trong một cơ sở giáo dục, mà trong đó quy trình của hoạt động, cấu
trúc, trình độ được quy định cụ thể từ mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo,
phương thức đào tạo, tổ chức đào tạo đến cơ sở vật chất,… nhằm đáp ứng mục đích
là truyền tải những thông điệp về tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn cả về
thực hành và lý thuyết. Bên cạnh đó là sự rèn giũa, nâng cao năng lực, tu dưỡng
phẩm chất đạo đức cần thiết cho người được đào tạo có đủ “đức và tài” để tự tin
bước vào cuộc sống, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
1.1.2. Quản lý hoạt động đào tạo
* Quản lý
Quản lý là hoạt động thiết yếu trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội, ở bất kỳ một tổ chức, tập thể, thậm chí trong một gia đình nhỏ đều có sự
hiện diện của hoạt động quản lý. Chức năng của quản lý là điều hành, phân công,
giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện và tổ chức thực hiện.
Theo Fayel: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh
nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ
đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ
đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy” [dẫn theo 27].
Tailor: “Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì và
hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm” [dẫn theo 27].
13
Còn nhóm tác giả H. Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich cho rằng:
Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt
động cá nhân nhằm đạt được các mục tiêu của nhóm tổ chức [38].
Theo quan điểm của Vũ Dũng: “Quản lý là sự tác động có định hướng, có
mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của
nó” [8, tr52].
Các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc định nghĩa: “Quản
lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các chức năng
kế hoạch hóa, chỉ đạo và kiểm tra” [20, tr 9].
Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Công tác quản lý lãnh đạo một tổ chức
xét cho cùng là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau: Quản và Lý. Quá
trình “Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái ổn định, quá trình “Lý”
gồm việc sửa sang sắp xếp, đổi mới đưa vào thế “phát triển” [2].
Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý là những tác động của chủ thể
quản lý trong việc huy động, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn
lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một
cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [18, tr 47].
Theo chúng tôi khái niệm quản lý có thể được hiểu: “Quản lý là một hoạt
động vừa mang tính nghệ thuật, vừa mang tính khoa học mà ở đó chủ thể quản lý
tác động lên đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu đề ra”.
* Các chức năng của quản lý
- Chức năng lập kế hoạch: Là chức năng cơ bản, đầu tiên của hoạt động
quản lý. Đây là công việc của nhà quản lý và ở mọi lĩnh vực. Lập kế hoạch bao
gồm việc xác định mục tiêu hoạt động của đơn vị, đưa ra các biện pháp thực hiện
để đạt được mục tiêu đề ra.
- Chức năng tổ chức: Trong hoạt động quản lý chức năng tổ chức là quá trình
cung cấp đầy đủ nhân lực (số lượng, chất lượng) cũng như cơ chế phát huy tối đa
sức mạnh nhân lực nhằm đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất.
14
- Chức năng lãnh đạo: Là một trong những chức năng của quá trình quản
lý, lãnh đạo là động viên, hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động của đơn vị để đạt
được mục tiêu.
- Chức năng kiểm tra: Là khâu cuối cùng của quá trình thực hiện mục tiêu,
kiểm tra để phát hiện ra sai lệch, tìm ra nguyên nhân và điều chỉnh nhằm đảm
bảo chất lượng.
* Quản lý hoạt động đào tạo
Trong bối cảnh hiện nay, hoạt động đào tạo là sứ mệnh của các cơ sở đào
tạo, là yếu tố cơ bản quyết định sự thành công, phát triển của cơ sở đào tạo. Cũng như
mọi hoạt động khác của xã hội, hoạt động đào tạo cũng cần được tổ chức, quản lý
nhằm thực hiện có hiệu quả mục đích và mục tiêu đào tạo phù hợp với từng thời kỳ
phát triển của cơ sở giáo dục cũng như của xã hội.
Theo Nguyễn Thị Hồng Vân: Quản lý hoạt động đào tạo là quá trình tác
động có hướng đích của chủ thể quản lý đào tạo ở các cấp khác nhau đến tất cả
các khâu, các yếu tố của quá trình đào tạo cũng như quy trình đào tạo nhằm đạt
đến mục tiêu đào tạo đã đề ra [33].
Như vậy: Quản lý hoạt động đào tạo là quá trình tác động có hệ thống, có
mục đích, giữa các chủ thể quản lý đào tạo ở nhiều cấp độ khác nhau đến đối
tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đào tạo của cơ sở đào tạo đề ra.
1.1.3. Trình độ Thạc sĩ
Trình độ Thạc sĩ là hình thức đào tạo dành cho các đối tượng đã tốt
nghiệp đại học, với mong muốn được bổ sung thêm những kiến thức chuyên
ngành, nâng cao kỹ năng nghiên cứu khoa học và thực hành nhằm đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ của nhân loại. Đào tạo trình
độ Thạc sĩ giúp cho học viên nâng cao kiến thức đã học ở trường đại học và hoàn
thiện những kiến thức chuyên ngành, tiếp bước cho định hướng xác định nghề
nghiệp cũng như định hướng con đường sự nghiệp trong tương lai. Những người
có trình độ Thạc sĩ là những người làm việc chủ yếu trong lĩnh vực đào tạo và
15
nghiên cứu khoa học (cả khoa học xã hội - nhân văn, cả khoa học kỹ thuật - công
nghệ và khoa học cơ bản).
Những người có trình độ Thạc sĩ là những người có trình độ chuyên
ngành vững chắc. Sau khi được học nâng cao và cùng với kinh nghiệm làm việc
đã tích lũy được, họ sẽ có thêm kiến thức liên ngành và năng lực thực hiện công
tác chuyên môn cũng như nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành đào tạo. Học
vị Thạc sĩ là một bậc đánh giá trình độ học vấn của một người. Những người
muốn đi xa trên con đường học vấn và sự nghiệp đều sẽ học và theo đuổi tấm
bằng Thạc sĩ, rồi sau đó sẽ là Tiến sĩ với đích đến cuối cùng là được phong (hoặc
bổ nhiệm) làm Phó Giáo sư, Giáo sư. Ngoài ra, người được nhận bằng Thạc sĩ có
thể được dạy học tại trường đại học trên những lĩnh vực nào đó (theo Wikipedia
- https://vi.wikipedia.org/wiki).
Theo Quy chế Đào tạo trình độ Thạc sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Đào
tạo trình độ Thạc sĩ nhằm giúp cho học viên bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến
thức ngành, chuyên ngành; tăng cường kiến thức liên ngành; có kiến thức
chuyên sâu trong một lĩnh vực khoa học chuyên ngành hoặc kỹ năng vận dụng
kiến thức đó vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp; có khả năng làm việc độc lập,
tư duy sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành,
chuyên ngành được đào tạo [9].
Tóm lại: Trình độ Thạc sĩ là bậc đào tạo sau đại học, đào tạo có tính
chuyên sâu vào một chuyên ngành cụ thể, người có trình độ Thạc sĩ là người có
khả năng thích ứng và thực hành tốt những vấn đề về chuyên ngành được đào tạo.
1.1.4. Công nghệ thông tin
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: CNTT là thuật ngữ chỉ chung cho tập
hợp các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến khái niệm thông tin và các
quá trình xử lý thông tin. Theo nghĩa đó, CNTT cung cấp cho chúng ta các quan
điểm, phương pháp khoa học, các phương tiên, công cụ và giải pháp kỹ thuật
hiện đại chủ yếu là các máy tính và phương tiện truyền thông nhằm tổ chức, khai
16
thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin trong mọi lĩnh vực
hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa của con người [19].
Thuật ngữ "CNTT" xuất hiện lần đầu vào năm 1958 trong bài viết xuất
bản tại tạp chí Harvard Business Review. Hai tác giả của bài viết, Leavitt và
Whisler đã bình luận: "Công nghệ mới chưa thiết lập một tên riêng. Chúng ta sẽ
gọi là CNTT” [39].
Tại Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu như sau: “CNTT là tập hợp các
phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là
kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả
các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực
hoạt động của con người và xã hội” [35].
Theo định nghĩa của Luật CNTT “CNTT là tập hợp các phương pháp
khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu
thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số”. Đây có thể coi là một khái niệm khá
hoàn chỉnh và đầy đủ về CNTT [28].
1.1.5. Quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục, với sự phát triển của CNTT,
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong giáo dục đòi hỏi chúng ta phải chủ động
phát triển để theo kịp với sự phát triển như vũ bão và thay đổi hàng ngày của
CNTT. Đây là xu thế của nhân loại, nhiệm vụ của toàn ngành nói riêng và toàn
xã hội nói chung.
Đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT với mục tiêu là trang bị những kiến
thức sau đại học về CNTT nhằm nâng cao kỹ năng thực hành, phát triển năng lực
nghiên cứu CNTT để đáp ứng như cầu phát triển của thị trường trong nước và
nước ngoài.
Tóm lại: Quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT là quá
trình tác động có chủ đích, có định hướng trình độ đào tạo của chủ thể đào tạo
17
ngành CNTT (giảng viên, chuyên gia về lĩnh vực CNTT) lên đối tượng quản lý
ngành CNTT (học viên ngành CNTT) nhằm thực hiện các mục tiêu xác định
trong công tác quản lý quá trình đào tạo CNTT.
1.2. Nội dung quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành Công nghệ
thông tin tại Học viện Khoa học và Công nghệ
1.2.1. Quản lý mục tiêu đào tạo
Mục tiêu quản lý đào tạo chính là chất lượng đào tạo toàn diện với các
tiêu chuẩn về năng lực, nhận thức và phẩm chất theo yêu cầu của chuẩn đầu ra
được xác định trong từng ngành, từng hệ đào tạo cụ thể. Quản lý mục tiêu đào
tạo trong hệ thống Học viện là phải xây dựng một hệ thống mục tiêu phù hợp với
yêu cầu của Học viện và đáp ứng nhu cầu xã hội, đảm bảo quy định của ngành,
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Trước tiên phải xây dựng mục tiêu
đào tạo chung của Học viện, mục tiêu của từng trình độ, mục tiêu của từng
ngành, từng khóa đào tạo và mục tiêu của từng môn học. Các mục tiêu này có
mối liên hệ mật thiết với nhau và tạo thành một hệ thống mục tiêu chung.
Xác định mục tiêu đào tạo chính là xác định chất lượng, hiệu quả của sản
phẩm đào tạo của Học viện cũng như của ngành CNTT. Mục tiêu đào tạo phải
được điều chỉnh định kỳ để phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng và nhu cầu
của xã hội. Từ mục tiêu đào tạo chúng ta xây dựng, thiết kế chương trình đào
tạo, phương thức tổ chức đào tạo phù hợp với mục tiêu đề ra.
Đối tượng đào tạo của ngành CNTT là sinh viên đã tốt nghiệp đại học
ngành CNTT hoặc ngành học gần với CNTT. Do vậy, mục tiêu đào tạo trình độ
Thạc sĩ ngành CNTT là:
* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có năng lực nghiên cứu khoa học, đưa ra những sáng kiến, ý tưởng, vận
dụng một cách linh hoạt các kiến thức CNTT vào thực tiễn;
18
+ Vận dụng, phát triển các kiến thức và cập nhật hóa để khám phá, giải
quyết vấn đề, rút ra những nguyên tắc, quy luật, lý giải các cơ sở khoa học và kết
luận của các nghiên cứu, đề tài, dự án trong lĩnh vực CNTT;
+ Thực nghiệm đúng quy chuẩn, an toàn và không vi phạm đạo đức với
thái độ trung thực, chuyên nghiệp và trách nhiệm;
+ Có khả năng tự định hướng, thích nghi với môi trường nghề nghiệp thay
đổi và môi trường làm việc hội nhập quốc tế;
+ Có khả năng hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ và khả năng
quản lý, đánh giá, cải tiến các hoạt động trong lĩnh vực CNTT để nâng cao hiệu
quả hoạt động nghề nghiệp.
* Về kỹ năng:
+ Tích hợp lý thuyết và thực hành để giải quyết các vấn đề trong hoặc
ngoài phạm vi chuyên môn; thực hành tốt các kỹ thuật, phương pháp phát triển
CNTT hiện đại;
+ Phân tích, tổng hợp và đánh giá được tài liệu liên quan tới lĩnh vực
nghiên cứu, thiết kế, tiến hành và phân tích kết quả thí nghiệm, thực nghiệm;
tổng hợp thông tin và dữ liệu từ các nguồn khác nhau;
+ Thu thập và xử lý dữ liệu phù hợp với bài toán cần giải quyết trong thực tiễn;
+ Viết và thuyết trình báo cáo khoa học, luận văn tốt nghiệp theo đúng
quy chuẩn;
+ Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm có hiệu quả;
+ Có khả năng giảng dạy chuyên đề ở trình độ đại học cho các đối tượng
có nhu cầu học; thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học về ngành CNTT;
+ Có tư duy nghiên cứu độc lập, sáng tạo, có thể đề xuất các nhiệm vụ
nghiên cứu, thực hiện các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực CNTT và các lĩnh vực
khác có liên quan;
+ Có khả năng ngoại ngữ ở mức độ có thể hiểu được một bài báo cáo hay
phát biểu về hầu hết các chủ đề công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có
19
thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông
thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn; có thể trình
bày rõ ràng các ý kiến và phản biện một vấn đề liên quan lĩnh vực đào tạo bằng
ngoại ngữ.
1.2.2. Quản lý nội dung chương trình đào tạo
Để đạt được mục tiêu đào tạo đề ra, thì các cơ sở đào tạo cần phải quản lý
tốt nội dung chương trình. Vì đây là phần trọng tâm của quá trình đào tạo, quản
lý tốt nội dung chương trình đào tạo sẽ góp phần tích cực trong việc thực hiện
mục tiêu đào tạo, là cơ sở cho người quản lý (người dạy, người học) và quản lý
trang thiết bị, cơ sở vật chất cho quá trình hoạt động đào tạo. Quản lý nội dung
bao gồm:
- Xây dựng kế hoạch đào tạo: Dựa vào nhu cầu thực tế và mục tiêu đào
tạo của ngành CNTT để xây dựng kế hoạch cụ thể: khối lượng kiến thức, thời
gian đào tạo, thiết kế các môn học phù hợp, đảm bảo ứng dụng cao.
- Tổ chức thực hiện nội dung: Triển khai phân chia chương trình đào tạo,
tổ chức giảng dạy các môn học theo từng kỳ. Chương trình và thời gian đào tạo
phải công khai đến từng giảng viên, học viên, chuyên viên phụ trách vào đầu các
kỳ đào tạo và phải thực hiện nhất quán trong toàn bộ khóa học.
- Chỉ đạo thực hiện nội dung: Đây là khâu trọng tâm trong quá trình quản
lý hoạt động đào tạo, đảm bảo cho việc thực hiện chương trình đúng quy trình,
đảm bảo chất lượng. Vì vậy cần phải có sự phân công hợp lý về chức năng
nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận với nhau (chuyên viên quản
lý - giảng viên - học viên).
- Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh nội dung: Đây là một công tác cần thiết
không thể thiếu trong quản lý hoạt động đào tạo, đảm bảo chương trình đào tạo
có được thực hiện đúng chuẩn, đúng hướng, đúng mục tiêu, quan trọng là đáp
ứng nhu cầu thực tiễn, đồng thời phù hợp với học viên và nhà sử dụng.
20
1.2.3. Quản lý phương thức tổ chức đào tạo
Phương thức đào tạo chính là cách thức thực hiện, là sự kết hợp rèn luyện
kỹ năng thực hành với lý thuyết để giúp người học có khả năng nắm vững kỹ
năng chuyên môn và biến kiến thức thành thực hành. Quản lý phương thức đào
tạo với quản lý mục tiêu và quản lý nội dung đào tạo có mối liên hệ mật thiết với
nhau như chiếc kiềng ba chân. Trong quản lý hoạt động đào tạo không thể thiếu
một trong ba yếu tố trên. Vì đây là cả một quá trình tổng hợp để có sản phẩm
chất lượng, đảm bảo mục tiêu, yêu cầu đề ra.
Có thể hiểu phương thức đào tạo hay phương pháp đào tạo là một hệ
thống gồm một hay nhiều quy tắc có tác dụng hướng dẫn một loại hành động cụ
thể nào đó để đạt được một mục đích đã định. Nói đến phương thức là phải nói
tới một phương thức hành động cụ thể tương ứng và cách thức đạt tới mục đích
(hay mục tiêu) của hành động đó [13, tr 165].
Trọng tâm của quá trình đào tạo là quá trình dạy - học, vì thế quản lý
phương thức tổ chức đào tạo chính là quản lý phương pháp dạy và quản lý
phương pháp học. Từ mục tiêu, nội dung của từng môn học giảng viên đưa ra
những phương pháp giảng dạy cụ thể để điều khiển tốt hoạt động dạy học, hướng
dẫn học viên tổ chức tốt hoạt động học nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
* Một số nguyên tắc cơ bản khi xây dựng phương pháp dạy:
- Phù hợp với mục tiêu dạy học
- Phù hợp với chương trình dạy học
- Phù hợp với phương thức tổ chức dạy học
- Phù hợp phương thức đánh giá, kiểm tra
* Một số phương pháp dạy hiện nay:
- Phương pháp diễn giảng
- Phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Phương pháp thảo luận
- Phương pháp thực hành
21
- Phương pháp online.
* Một số nguyên tắc cơ bản khi xây dựng phương pháp học
- Người học nắm vững nội dung chương trình học của mình, nắm được
phương pháp dạy, và các quy chế thi cử, học tập của cơ sở đào đạo để tự tìm ra
phương pháp học hiệu quả nhất nhằm đảm bảo yêu cầu kiểm tra, đánh giá nội
dung chương trình của cơ sở đào tạo.
- Người học biết các phương tiện và điều kiện học tập mà cơ sở đào tạo có
như phòng thí nghiệm, trang thiết bị, thư viện,….
- Người học biết phối hợp thời gian học, nghiên cứu, xây dựng thời gian
biểu cụ thể để điều hòa phân phối thời gian hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả tiếp
thu kiến thức và vận dụng kiến thức học để ứng dụng vào thực tiễn.
1.2.4. Quản lý đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên là yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động đào tạo,
vì đây là yếu tố trực tiếp đào tạo ra sản phẩm đào tạo. Quản lý tốt đội ngũ giảng
viên sẽ làm cho chương trình và tiến trình đào tạo được thực hiện chặt chẽ, thống
nhất, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, phương pháp giảng dạy sẽ liên tục được đổi
mới và trang thiết bị phục vụ giảng dạy cũng sẽ được triển khai một cách có hiệu
quả. Quản lý đội ngũ giảng viên dựa vào các yếu tố như:
- Quy hoạch đội ngũ giảng viên: Dựa vào mục tiêu và chương trình đào
tạo của Học viện, Ban lãnh đạo xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên
theo từng giai đoạn cụ thể (số lượng, trình độ, chuyên môn) phù hợp với mục
tiêu, chiến lược phát triển đào tạo của Học viện.
- Tổ chức tuyển dụng: Đây là công tác cần thiết trong việc xây dựng đội
ngũ giảng viên chất lượng, đáp ứng yêu cầu (năng lực chuyên môn, phẩm chất
đạo đức, sức khỏe và tinh thần) để thực hiện tốt các mục tiêu của cơ sở đào tạo
một cách hiệu quả nhất. Công tác tuyển dụng là nguyên tắc cơ bản trong quản lý
đội ngũ giảng viên nên rất cần có những chính sách đãi ngộ xứng đáng để thu
hút được nhân tài về làm việc và cống hiến cho cơ sở đào tạo.
22
- Sử dụng, điều phối: Nhằm phát huy tối đa khả năng chuyên môn và sở
trường cá nhân đòi hỏi Ban lãnh đạo phải biết phân công giảng viên theo đúng
ngành, nghề chuyên môn. Có như vậy, thì mỗi cá nhân mới thể hiện được hết
năng lực và khả năng sáng tạo, say mê với công việc càng cao.
- Kiểm tra, đánh giá: Là yếu tố quan trọng trong quản lý đội ngũ giảng
viên, qua công tác đánh giá, kiểm tra xác định đúng khả năng, mức độ cống hiến
của giảng viên để kịp thời điều chỉnh và xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ hợp
lý tạo niềm tin cho đội ngũ giảng viên yên tâm làm việc và cống hiến.
Trong chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 của Chính phủ khẳng
định: “Năng lực của một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn thấp.
Các chế độ chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đặc biệt là
chính sách tiền lương, chưa thỏa đáng, chưa thu hút được người giỏi vào ngành
giáo dục, chưa tạo được động lực phấn đấu vươn lên trong hoạt động nghề
nghiệp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng được các
yêu cầu đổi mới giáo dục” [34].
Tóm lại, quản lý đội ngũ giảng viên là một trong những yếu tố quan trọng
trong công tác quản lý hoạt động đào tạo. Ngoài những nội dung quản lý nói
trên, các cơ sở đào tạo cần chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ quản lý nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng nhằm đảm bảo nguồn
nhân lực chất lượng đủ phẩm chất đạo đức và năng lực nghề nghiệp để hoàn
thành sứ mệnh đặt ra.
1.2.5. Quản lý học viên
Học viên là đối tượng không thể thiếu của bất kỳ cơ sở đào tạo, đây vừa là
yếu tố đầu vào vừa là yếu tố đầu ra của hoạt động đào tạo. Vì thế quản lý học
viên không chỉ là quản lý quá trình học tập mà còn là quản lý công tác tuyển sinh
và quản lý công tác tốt nghiệp và sau khi tốt nghiệp. Quản lý học viên gồm các
nội dung:
23
- Quản lý công tác tuyển sinh: Đây là khâu đầu tiên của quá trình đào tạo, việc
đầu tiên là xây dựng kế hoạch tuyển sinh theo phương thức đã được Học viện lựa
chọn theo quy định trong quy chế tuyển sinh. Tiếp theo là tổ chức, chỉ đạo thực hiện
công tác tuyển sinh và cuối cùng là tổng kết đánh giá công tác tuyển sinh. Căn cứ vào
mục tiêu và chỉ tiêu của cơ sở đào tạo lựa chọn những học viên có thể lực, khả năng
và phẩm chất đáp ứng yêu cầu tuyển chọn của cơ sở đào tạo.
- Quản lý quá trình học tập: Là khâu trọng tâm của quản lý hoạt động đào
tạo. Quản lý học viên có tham gia đầy đủ giờ học và tham gia các kỳ kiểm tra, kỳ
thi hết học phần của nội dung chương trình. Quản lý học viên thực hiện các quy
định, quy chế của cơ sở đào tạo. Công tác tổ chức học viên phải phù hợp với
từng đối tượng, chương trình, phương thức đào tạo. Nhưng dù hình thức quản lý
nào thì người học luôn ở vị trí trung tâm của quá trình đào tạo, vì người học
chính là khách hàng, là sản phẩm của cơ sở đào tạo. Để quản lý tốt học viên cần
có sự phân công hợp lý giữa các phòng ban và cán bộ quản lý đào tạo.
- Quản lý học viên tốt nghiệp: Khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động
đào tạo. Hiện nay, trên thực tế việc quản lý học viên sau khi tốt nghiệp chưa thực
sự được quan tâm, nhưng đây lại là vấn đề vô cùng quan trọng - chính là kết quả
của sản phẩm đào tạo, thông qua hoạt động này cơ sở đào tạo có thể đánh giá
được chất lượng đào tạo của đơn vị cũng như chất lượng quản lý của tổ chức. Vì
vậy việc theo dõi, quản lý học viên sau tốt nghiệp rất cần thiết, điều này sẽ góp
phần tăng thương hiệu và uy tín của Học viện và đây cũng là một phần nguồn
lực để tạo thêm cơ sở vật chất cũng như tinh thần cho cơ sở đào tạo.
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động đào tạo Thạc sĩ ngành
Công nghệ thông tin
1.3.1. Yếu tố khách quan
* Sự phát triển của khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển và trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp và quan trọng của xã hội. Vì tri thức và công nghệ cao đóng vai trò là
24
lực lượng sản suất quan trọng nhất, thể hiện ở năng suất lao động tăng cao, chất
lượng sản phẩm đảm bảo đáp ứng nhu cầu xã hội. Và đây cũng chính là cách
thức rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với sự phát
triển của khoa học công nghệ là yêu cầu nguồn nhân lực cao đáp ứng sự phát
triển của khoa học công nghệ. Việc áp dụng công nghệ mới trong quản lý hoạt
động đào tạo của Học viện đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ chất lượng cao tiếp
cận và đáp ứng được xã hội. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quy mô đào tạo
mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, giảng viên trong việc quản lý hoạt
động đào tạo thạc sĩ của Học viện.
* Sự phát triển của giáo dục - đào tạo
Mức độ phát triển của giáo dục - đào tạo có tác động đáng kể đến chất
lượng cán bộ trong công tác quản lý hoạt động đào tạo, nó không chỉ quyết định
trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng, nghiệp vụ của người lao động
mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của họ thông qua các yếu tố thu nhập, nhận thức
và xử lí thông tin kinh tế - xã hội và thông tin khoa học. Mức độ phát triển của
giáo dục - đào tạo càng cao thì quy mô cán bộ chất lượng cao càng mở rộng,
năng suất lao động càng cao.
1.3.2. Yếu tố chủ quan
Quản lý hoạt động đào tạo Thạc sĩ tại Học viện là sự phối kết hợp giữa các
Phòng, Ban, các Khoa, trong Học viện và các Viện nghiên cứu chuyên ngành
của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện Hàn lâm
KHCNVN). Công tác quản lý hoạt động đào tạo chịu sự tác động qua lại của rất
nhiều yếu tố bên trong tổ chức như:
* Tính đặc thù trong hoạt động đào tạo của Học viện
Học viện là đầu mối quản lý hoạt động đào tạo của 33 Viện nghiên cứu
chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN, được thành lập với mong muốn
phát huy mạnh mẽ nguồn lực khoa học công nghệ tại tất cả các Viện nghiên cứu
25
chuyên ngành của Viện Hàn lâm KHCNVN về công tác đào tạo trình độ Thạc sĩ,
Tiến sĩ và sau Tiến sĩ về các ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ.
Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực khoa học - công nghệ chất lượng cao,
với đội ngũ giảng viên là các nhà khoa học có trình độ cao của Viện Hàn lâm
KHCNVN.
* Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vị đào tạo và phục vụ quản lý
Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành
công và hiệu quả của quá trình hoạt động đào tạo và phát triển. Tất cả các hoạt
động đều cần có các thiết bị cho hoạt động của nó, hoạt động đào tạo cũng
không thể ngoại lệ và trái lại nó còn cần thiết hơn tất cả. Việc quản lý hoạt động
đào tạo đòi hỏi phải tổng hợp, tính toán, phân tích, xử lý dữ liệu, hồ sơ và các tài
liệu liên quan đến công tác đào tạo, do đó cần trang bị cơ sở vật chất như phòng
học, phòng thí nhiệm, thư viện; thiết bị văn phòng như máy tính, máy in, máy
photocopy, máy scan, điện thoại, máy fax để thông tin liên lạc.
* Cán bộ phụ trách công tác quản lý hoạt động đào tạo
Nhân lực luôn là yếu tố trọng tâm trong tổ chức, trong mọi hoạt động.
Hoạt động của tổ chức chỉ diễn ra khi có con người, việc quản lý hoạt động đào
tạo cũng vậy. Bộ phận chuyên trách về công tác đào tạo phải có năng lực,
chuyên môn, khả năng hoạch định, đưa ra các kế hoạch và chiến lược, phương
pháp hiệu quả. Bộ phận này sẽ trực tiếp giám sát và đánh giá các khóa đào tạo,
báo cáo Ban Giám đốc Học viện. Đội ngũ cán bộ là những người quản lý chuyên
trách có trách nhiệm, kỹ năng và nghiệp vụ về công tác quản lý đào tạo, nắm
vững kế hoạch phát triển của Học viện, tình hình giảng dạy và học tập của các
Khoa, các khóa học để từ đó tham mưu cho Ban Giám đốc Học viện những
phương hướng tích cực, hiệu quả để Học viện ngày một phát triển.
* Các quy định, quy chế, văn bản quy định, chính sách khen thưởng của
Học viện và Bộ Giáo dục và Đào tạo
26
Trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào đều cần phải có các hành lang pháp
lý làm cơ sở để hoạt động. Đó chính là các quy định của pháp luật, quy chế của
ngành, nội quy của cơ quan, tổ chức đó. Đây là một phần không thể thiếu trong
một tổ chức, là công cụ để nhà quản lý quản lý các hoạt động của cá nhân, các
phòng ban bên trong của tổ chức. Những cán bộ, giảng viên, chuyên viên trong
Học viện đều phải chịu sự chỉ đạo, điều hành của Ban Giám đốc thông qua các
quy định, quy chế và quy trình hoạt động. Quy định và quy chế của Học viện
liên quan tới công tác đào tạo như: quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện;
quy định ban hành chức năng, nhiệm vụ của các Phòng, Ban thuộc Học viện;
quy trình đào tạo trình độ thạc sĩ; quy định quản lý và cấp pháp văn bằng chứng
chỉ, quy định và quy trình biên soạn giáo trình giảng dạy,...
Nếu các quy định, quy chế này chặt chẽ, cụ thể, linh hoạt nêu bật được
trách nhiệm, nghĩa vụ, xác định được vị trí việc làm của từng cá nhân, đơn vị
tham gia vào công tác quản lý hoạt động đào tạo Thạc sĩ thì mọi người sẽ thực
hiện một cách hiệu quả, thống nhất, ngày càng phát triển.
Tiểu kết Chƣơng 1
Trong chương 1 của luận văn, dựa trên cơ sở nghiên cứu tổng quan các
công trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc
sĩ ngành CNTT tại Học viện, tác giả đã hệ thống các khái niệm về hoạt động đào
tạo, khái niệm về quản lý, khái niệm về quản lý hoạt động đào tạo, trình độ Thạc
sĩ, khái niệm về CNTT; các nội dung của quản lý hoạt động đào tạo trình độ thạc
sĩ ngành CNTT bao gồm: mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương thức đào
tạo, đội ngũ giảng viên, học viên. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã nghiên cứu,
phân tích và đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động đào tạo
Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện như: sự phát triển của khoa học công nghệ, sự
phát triển của nền giáo dục - đào tạo. Yếu tố cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên,
cán bộ chuyên trách về vai trò và chức năng nhiệm vụ quản lý hoạt động đào tạo
27
trình độ Thạc sĩ. Những quy định, quy chế, quy trình của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Học viện …
Trên đây là kết quả nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động đào tạo thạc
sĩ ngành CNTT. Đó là cơ sở và phương pháp luận để chúng tôi nghiên cứu, đánh
giá thực trạng quản lý hoạt động đào tạo tại Học viện và đề ra một số giải pháp
nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hoạt động đào tạo tại
Học viện.
28
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ
THẠC SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
2.1. Khái quát chung về Học viện Khoa học và Công nghệ
Nhằm triển khai đồng bộ hoạt động đào tạo sau đại học, phát huy mạnh
mẽ nguồn lực khoa học công nghệ tại các Viện nghiên cứu chuyên ngành của
Viện Hàn lâm KHCNVN cho công tác đào tạo, ngày 22/9/2014 Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 1691/QĐ-TTg thành lập Học viện Khoa học và
Công nghệ trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại hoạt động đào tạo tại các Viện nghiên
cứu chuyên ngành trực thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN.
Học viện Khoa học và Công nghệ (Tên tiếng Anh: Graduate University of
Sciences and Technology, viết tắt: GUST) là cơ sở giáo dục công lập trực thuộc
Viện Hàn lâm KHCNVN; có chức năng đào tạo và cấp bằng trình độ Thạc sĩ,
Tiến sĩ, về các ngành thuộc lĩnh vực Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Với sứ
mệnh đào tạo nguồn nhân lực khoa học - công nghệ chất lượng cao, đa ngành, đa
lĩnh vực, lấy chất lượng đào tạo nhân tài, nhân lực khoa học công nghệ trình độ
cao làm tiêu chí hàng đầu, hướng đến chuẩn mực quốc tế.
Trụ sở làm việc của Học viện: Toà nhà A28, số 18 Hoàng Quốc Việt,
phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
2.1.1. Cơ cấu tổ chức Học viện
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Học viện được trình bày trên Hình 2.1.
* Ban Giám đốc
Lãnh đạo Học viện gồm Giám đốc và 02 Phó Giám đốc giúp việc Giám
đốc. Giám đốc Học viện là người đại diện theo pháp luật của Học viện, do Chủ
tịch Viện Hàn lâm KHCNVN bổ nhiệm và miễn nhiệm, là người trực tiếp quản
lý và điều hành các hoạt động của Học viện theo quy định của Nhà nước và của
29
Viện Hàn lâm KHCNVN. Phó Giám đốc Học viện do Chủ tịch Viện bổ nhiệm
và miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Học viện.
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Học viện Khoa học và Công nghệ
* Hội đồng khoa học và đào tạo
Hội đồng Khoa học và Đào tạo do Chủ tịch Viện Hàn lâm KHCNVN bổ
nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Học viện, có nhiệm vụ tư vấn cho Giám đốc
Học viện các vấn đề sau:
30
- Xây dựng và sửa đổi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển
Học viện qua từng giai đoạn phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển của Viện
Hàn lâm KHCNVN; chiến lược phát triển giáo dục của Nhà nước.
- Định hướng phát triển nghiên cứu khoa học và công nghệ, hợp tác quốc
tế; kế hoạch hợp tác với cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở sản
xuất kinh doanh, tổ chức và cá nhân ở trong nước, nước ngoài để triển khai các
hoạt động liên quan đến đào tạo, khoa học và công nghệ.
- Đổi mới và phát triển chương trình đào tạo; thẩm định chương trình đào
tạo; xem xét công nhận chuyển đổi tín chỉ.
- Đề xuất danh sách thành viên Hội đồng chức danh Giáo sư cơ sở; bổ
nhiệm các chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư trong Học viện.
- Trao tặng danh hiệu Giáo sư danh dự, Tiến sĩ danh dự của Học viện cho
các cá nhân.
- Lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng nhà trường; các phương thức
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học viên; các giải pháp nâng
cao chất lượng đào tạo và đảm bảo chất lượng đầu ra.
- Đánh giá chất lượng của Trang thông tin điện tử, đánh giá việc tổ chức
và quản lý đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của các đơn vị trong
Học viện.
* Các phòng chức năng
- Các phòng chức năng của Học viện có nhiệm vụ tham mưu, giúp Giám
đốc Học viện trong việc quản lý, tổ chức thực hiện các công việc theo chức
năng, nhiệm vụ được Giám đốc Học viện giao.
- Lãnh đạo các phòng chức năng gồm Trưởng phòng và các Phó Trưởng
phòng có trách nhiệm giúp lãnh đạo quản lý, phân công những cán bộ, chuyên
viên trong phòng thực hiện những công việc của phòng. Trưởng phòng chịu
trách nhiệm trước Ban lãnh đạo và do Giám đốc Học viện bổ nhiệm và miễn
nhiệm theo quy định hiện hành. [17].
31
* Các Khoa thuộc Học viện:
Học viện có 12 Khoa gồm:
1. Khoa Toán học
2. Khoa Hóa học
3. Khoa Vật lý
4. Khoa Cơ học và Tự động hóa
5. Khoa Khoa học Vật liệu và Năng lượng
6. Khoa Công nghệ Thông tin và Viễn thông
7. Khoa Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
8. Khoa Công nghệ môi trường
9. Khoa Địa lý
10.Khoa Các khoa học Trái đất
11.Khoa Khoa học và Công nghệ biển
12.Khoa Công nghệ sinh học
Trưởng khoa là Lãnh đạo của một Viện nghiên cứu chuyên ngành thuộc
Viện Hàn lâm KHCNVN, do Giám đốc Học viện bổ nhiệm và miễn nhiệm.
Khoa có các nhiệm vụ:
- Đề xuất thay đổi về tổ chức nhân sự trong Khoa; đăng ký nhiệm vụ đào
tạo các trình độ, mở ngành, chuyên ngành đào tạo.
- Xây dựng chương trình đào tạo.
- Tham gia đánh giá đề cương luận văn và xét tốt nghiệp trình độ thạc sĩ.
- Tham gia giảng dạy các học phần Thạc sĩ.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, biên soạn giáo trình và các
công tác khác do Giám đốc Học viện giao.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Học viện
* Chức năng:
- Đào tạo và cấp bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ về khoa học tự nhiên và công nghệ
theo quy định của pháp luật.
32
- Nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng chuyên môn về khoa học tự nhiên và
công nghệ cho cán bộ, công chức, viên chức.
- Tư vấn về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ.
* Nhiệm vụ:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát
triển Học viện qua từng giai đoạn, kế hoạch hàng năm phù hợp với quy hoạch tổng
thể phát triển Viện Hàn lâm KHCNVN và chiến lược phát triển của Nhà nước.
- Đẩy mạnh và nâng cao công tác đào tạo tại Viện Hàn lâm KHCNVN; phối hợp
chặt chẽ trong công tác đào tạo với các đơn vị nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện tốt
nhất cho các đơn vị nghiên cứu khoa học thực hiện công tác đào tạo; tận dụng tối đa tiềm
lực cán bộ khoa học của các đơn vị nghiên cứu trong công tác giảng dạy tại Học viện.
- Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các
ngành mà Học viện được phép đào tạo.
- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động đào tạo; nghiên cứu khoa học,
chuyển giao công nghệ theo đúng quy định của pháp luật và của Viện Hàn lâm
KHCNVN.
- Tổ chức bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; tuyển dụng, quản lý cán
bộ; xây dựng đội ngũ giảng viên của Học viện đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình
độ, đạt yêu cầu về đào tạo.
- Tham gia đánh giá về mặt khoa học các chương trình, dự án phát triển kinh
tế - xã hội ở các bộ, ngành và địa phương; liên kết tổ chức giáo dục, văn hóa, nghiên
cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với sử dụng.
- Hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học theo quy định của Nhà
nước và của Viện Hàn lâm KHCNVN [36].
2.1.3. Hoạt động đào tạo tại Học viện Khoa học và Công nghệ
* Đào tạo trình độ Thạc sĩ
Học viện hiện đang đào tạo 18 chuyên ngành Thạc sĩ về lĩnh vực khoa học
tự nhiên và công nghệ, thuộc 07 Khoa, gồm: khoa Toán học, khoa Vật lý, khoa
33
Hóa học, khoa Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, khoa Công nghệ thông tin và
Viễn thông, khoa Công nghệ sinh học, khoa Công nghệ môi trường. Tính đến
tháng 6 năm 2019, có khoảng hơn 400 học viên cao học đang học tập và nghiên
cứu tại Học viện. Tháng 8/2019 có hơn 120 học viên cao học bảo vệ luận văn tốt
nghiệp tại Học viện.
Số lượng nghiên cứu sinh và học viên cao học được đào tạo tại Học viện
từ năm 2016 cho đến năm 2018 được trình bày trên Hình 2.2.
142 158
310
167
189
677
823
799
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
NCS T HVCH TT NCS Đang Đào Tạo
Hình 2.2. Số lƣợng nghiên cứu sinh và học viên cao học tại Học viện
* Đào tạo Tiến sĩ
Học viên đang đào tạo 53 chuyên ngành Tiến sĩ về lĩnh vực khoa học tự
nhiên và công nghệ, thuộc 12 Khoa: Khoa Toán học, khoa Vật lý, khoa Hóa học,
khoa Cơ học và Tự động hóa, khoa Vật liệu và Năng lượng, khoa Đại lý, khoa Các
khoa học Trái đất, khoa Khoa học và Công nghệ biển, khoa Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật, khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông, khoa Công nghệ sinh học, khoa
Công nghệ môi trường. Tính đến tháng 6 năm 2019, có khoảng hơn 800 nghiên cứu
34
sinh đang nghiên cứu và học tập tại Học viện. Tính đến tháng 6 năm 2019 có gần
300 tân Tiến sĩ đã được nhận bằng Tiến sĩ của Học viện (Hình 2.2).
* Chương trình sau Tiến sĩ
Học viện được Viện Hàn lâm KHCNVN giao cho việc tổ chức xây dựng
và triển khai thực hiện Chương trình sau Tiến sĩ (Posdoc) từ năm 2017, nhằm tạo
nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ sau Tiến sĩ cho Viện Hàn lâm
KHCNVN, đáp ứng nhu cầu phát triển theo Quy hoạch tổng thể đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết
định số 2133/QĐ-TTg ngày 1/12/2011.
Chương trình Posdoc xây dựng mô hình theo thông lệ quốc tế, gắn kết đào
tạo nguồn nhân lực trình độ sau Tiến sĩ với hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm
khuyến khích, tạo động lực và đam mê nghiên cứu khoa học cho các nhà khoa học
tham gia học tập và làm việc. Thông qua đó xây dựng nguồn nhân lực có kiến thức và
kinh nghiệm để trở thành cán bộ nghiên cứu của Viện Hàn lâm KHCNVN. Trong
năm 2018, Học viện đã cấp kinh phí cho 54 đề tài và 11 nhiệm vụ nghiên cứu trong
chương trình đào tạo sau Tiến sĩ [16].
* Liên kết đào tạo quốc tế
Có truyền thống Hợp tác quốc tế với nhiều cơ sở khoa học công nghệ lớn
trên thế giới (trên 50 tổ chức khoa học công nghệ), Học viện kết hợp với các
Viện nghiên cứu chuyên ngành của Viện Hàn lâm KHCNVN tổ chức các hội
nghị khoa học quốc tế, hội nghị khu vực về đào tạo sau đại học với nhiều đối tác
đào tạo ở nước ngoài như: Đại học tổng hợp kỹ thuật Kazan KNRTU (CHLB
Nga), Đại học Công nghệ Sydney UTS (Úc), Viện Công nghệ AIT (Áo), Đại
học King Mongkut (KMUTB, Thái lan), Đại học Khoa học và Công nghệ, UST
(Hàn quốc). Trong thời gian tới sẽ tiếp tục ký kết văn bản hợp tác liên kết đào
tạo với đại học quốc gia Pusan PNU (Hàn Quốc), Học viện sau đại học UCAS,
Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến JAIST, Đại học Osaka (Nhật Bản).
35
* Hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ
Năm 2016 có tổng số 47 bài, có 42 bài thuộc danh mục ISI; năm 2017 số
lượng bài tăng mạnh lên 212 bài có 110 bài thuộc danh mục ISI; Năm 2018 tổng
số bài là 338 và 199 bài thuộc danh mục ISI (Hình 2.3).
Hình 2.3. Tổng số công trình công bố năm 2016-2018 tại Học viện
Kết hợp chặt chẽ giữa Đào tạo - Nghiên cứu - Hỗ trợ khởi nghiệp, tập
trung vào 03 lĩnh vực như: Công nghệ thông tin, Công nghệ sinh học, Vật liệu và
Năng lượng. Tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng mô hình này sang các lĩnh vực đào
tạo khác của Học viện.
Học viên là đơn vị hiện xếp thứ 7 trong hệ thống các trường Đại học của
Việt Nam về kết quả công bố quốc tế trong hệ thống các tạp chí thuộc danh mục
Scopus.
* Đội ngũ giảng viên, cán bộ
Đội ngũ giảng viên tại Học viện có trình độ cao, kinh nghiệm trong công
tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với hơn 1000 giảng viên (trong đó có 70
Giáo sư, 230 Phó Giáo sư, 760 Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học) thuộc các đơn vị của
Viện Hàn lâm KHCNVN đang tham gia vào công tác đào tạo và nghiên cứu
khoa học tại Học viện. Có 40 cán bộ đang công tác và làm việc tại Học viện
(trong đó có 03 Giáo sư, 08 Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học, 05 Thạc sĩ, còn lại là
36
trình độ đại học) với 19 cán bộ trong biên chế và 21 chuyên viên hợp đồng do
Học viện trả lương.
Đội ngũ giảng viên tại Học viện được trình bày tại Hình 2.4.
70
230
760
Giáo sư Phó giáo sư Tiến sĩ, Tiến sĩ khoa học
Hình 2.4. Đội ngũ giảng viên
* Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo
Hệ thống đào tạo của Học viện tập trung ở 03 khu vực (Hà Nội - Nha
Trang và thành phố Hồ Chí Minh) với 37 Viện nghiên cứu chuyên ngành và 05
trung tâm, đơn vị, có hệ thống trang thiết bị hiện đại: 04 phòng thí nghiệm trọng
điểm Quốc gia: Công nghệ Gen; Công nghệ mạng; Vật liệu và Linh kiện điện tử;
Công nghệ tế bào thực vật, cùng nhiều phòng thí nghiệm nghiên cứu của 35 Viện
nghiên cứu chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học và đào tạo sau
đại học, hệ thống thư viện số, với hàng nghìn cuốn sách và tạp chí chuyên ngành.
Phòng học
- Khu vực Hà Nội (trụ sở chính): có 03 phòng học, diện tích 70m2
/phòng và
01 phòng học, diện tích 40m2
/phòng, trong đó 01 phòng phục vụ đào tạo trực tuyến.
- Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh: có 04 phòng học, diện tích mỗi phòng
35m2
/phòng, trong đó 01 phòng phục vụ đào tạo trực tuyến.
- Khu vực Nha Trang: có 01 phòng học có diện tích 70m2
/phòng.
37
Trang thiết bị văn phòng và trang thiết bị tin học
Số lượng máy tính có trên 40 chiếc (trung bình 1 chiếc/người), về máy in
có khoảng 20 chiếc (trung bình 2 người/chiếc) hệ thống thiết bị điện thoại, máy
scan, máy photocopy có thể đáp ứng nhu cầu làm việc cho các của cán bộ Học
viện. Hiện nay, Học viện cần bổ sung thêm một số trang thiết bị phục vụ cho
công tác quản lý và công tác đào tạo như mở rộng thêm phòng học, đầu tư trang
thiết bị cho phòng thư viện phục vụ công tác đào tạo, giảng dạy như hệ thống
máy chủ, thiết bị mạng,…
Hiện nay, Học viện đang xây dựng dự án “Xây dựng hạ tầng CNTT, trang
thiết bị phục vụ việc đào tạo trực tuyến E-Learning” của Học viện tại Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh và Nha Trang.
2.2. Hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ mang tính đặc thù
Điểm khác biệt của Học viện là các Viện nghiên cứu chuyên ngành của
Viện Hàn lâm KHCNVN tham gia vào các khoa, bộ môn của Học viện. Học viện
là đầu mối điều phối, hỗ trợ hoạt động đào tạo ở tất cả các Viện nghiên cứu
chuyên ngành, trong đó, đội ngũ giảng viên là cán bộ nghiên cứu tại các Viện
nghiên cứu chuyên ngành. Bộ máy ở các khoa, bộ môn, hội đồng khoa, hội đồng
khoa học đào tạo là các cán bộ nghiên cứu, quản lý tại các Viện nghiên cứu
chuyên ngành và kiêm nhiệm tại Học viện. Cơ sở vật chất: phòng học, phòng thí
nghiệm, thư viện nằm ở các Viện nghiên cứu.
Ví dụ, Đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT thuộc khoa CNTT & VT- là
sự kết hợp của 03 viện nghiên cứu chuyên ngành, đó là Viện Công nghệ thông
tin; Viện Công nghệ Viễn thông; Viện Cơ học và Tin học ứng dụng, trong đó
Trưởng khoa là Viện trưởng Viện CNTT. Đội ngũ giảng viên là các nhà khoa
học, cán bộ nghiên cứu đang công tác tại 03 Viện, số lượng giảng viên thuộc
khoa có 45 giảng viên trong đó có 05 Giáo sư; 18 Phó Giáo sư và 22 Tiến sĩ,
Tiến sĩ khoa học. Bên cạnh đó, các trang thiết bị và phòng học được đặt tại Viện
CNTT.
38
Với mô hình trên, cơ chế hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ của Học viện
mang tính đặc thù (Hình 2.5).
Hình 2.5. Hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ tại Học viện
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ ngành công
nghệ thông tin
* Mục tiêu, nội dung nghiên cứu thực trạng
39
Nghiên cứu, khảo sát để thu thập số liệu thực tế nhằm làm rõ thực trạng
quản lý hoạt động đào tạo thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện, mục đích làm cơ sở
đề xuất các biện pháp quản lý quản lý hoạt động đào tạo Thạc sĩ ngành CNTT tại
Học viện.
Dựa trên nội dung quản lý hoạt động đào tạo Thạc sĩ ngành CNTT, nghiên
cứu thực trạng được tập trung vào việc khảo sát tác động của chủ thể quản lý ở
các nội dung chính: Quản lý mục tiêu đào tạo; quản lý nội dung chương trình
đào tạo; quản lý phương thức tổ chức đào tạo; quản lý đội ngũ giảng viên và
quản lý học viên.
* Phương pháp, thời gian và khách thể khảo sát
- Phương pháp khảo sát: Khảo sát được tiến hành bởi một vài phương
pháp sau:
+ Phương pháp điều tra bảng hỏi, với cách thực hiện: Chủ yếu gặp trực
tiếp phát phiếu khảo sát, hướng dẫn cách trả lời và thu lại phiếu khảo sát sau khi
người được hỏi đã trả lời. Còn một vài đối tượng xin ý kiến bằng cách gửi Email,
hướng dẫn và nhận phiếu đánh giá trả lời qua Email.
+ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: (lãnh đạo Khoa CNTT&VT, lãnh đạo
Học viện, giảng viên khoa CNTT&VT và chuyên viên phụ trách đào tạo khoa
CNTT&VT), tiến hành bằng cách: Gọi điện xin hẹn gặp, đến trực tiếp đặt câu
hỏi và ghi chép câu trả lời.
+ Phương pháp quan sát thực tế hoạt động đào tạo Thạc sĩ tại Học viện.
- Thời gian khảo sát: tháng 4-5/2019.
- Khách thể khảo sát: Cán bộ quản lý, lãnh đạo các Khoa của Học viên,
đội ngũ giảng viên khoa CNTT & VT và chuyên viên phụ trách theo dõi hoạt
động đào tạo thạc sĩ ngành CNTT (Bảng 2.1).
40
Bảng 2.1. Khách thể khảo sát
TT Khách thể khảo sát Số
lƣợng
Số phiếu
phát ra
Số phiếu
thu về
1 Lãnh đạo các Khoa 12 12 12
2 Lãnh đạo Học viện, cán bộ quản lý 08 08 08
3 Giảng viên khoa CNTT & VT 45 45 42
4 Chuyên viên phụ trách 03 03 03
Tổng 68 68 65
* Công cụ điều tra, khảo sát: là 01 mẫu phiếu điều tra dành cho các khách
thể. (Xem phụ lục 1); (Phụ lục 2): Câu hỏi phỏng vấn trực tiếp.
* Thang đánh giá:
Để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động đào tạo Thạc sĩ ngành CNTT tại
Học viện, thang đánh giá các câu hỏi sử dụng thang điểm 4; mỗi câu hỏi được
đánh giá với 4 mức độ tăng dần từ 1 đến 4 điểm với quy ước như sau:
Kém: 1 điểm. Trung bình: 2 điểm.
Khá: 3 điểm. Tốt: 4 điểm.
Để tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động đào tạo
Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện, thang đánh giá các câu hỏi sử dụng thang
điểm 3; mỗi câu hỏi được đánh giá với 3 mức độ tăng dần từ 1 đến 3 điểm với
quy ước như sau:
Ảnh hưởng ít: 1 điểm.
Ảnh hưởng trung bình: 2 điểm.
Ảnh hưởng nhiều - 3 điểm.
2.3.1. Thực trạng quản lý mục tiêu đào tạo
Để đánh giá quản lý hoạt động đào tạo Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện,
tác giả tiến hành khảo sát ở 5 nội dung quản lý, đó là: mục tiêu đào tạo, nội dung
chương trình đào tạo, phương thức đào tạo, đội ngũ giảng viên và học viên.
41
Công tác đánh giá về thực trạng quản lý mục tiêu đào tạo Trình độ thạc sĩ ngành
CNTT được trình bày ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát thƣc hiện quản lý mục tiêu đào tạo
TT Nội dung Điểm
trung bình
Xếp hạng
1
Rèn luyện khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo
trong lĩnh vực CNTT và lĩnh vực khác có liên quan
3,20 1
2
Khả năng vận dụng, phát triển các kiến thức CNTT
áp dụng vào thực tiễn
3,17 2
3
Hình thành năng lực giải quyết các đề trong hoặc
ngoài phạm vị chuyên môn
3,05 2
4
Thực hành tốt các kỹ thuật, phương pháp phát triển
các hệ thống CNTT hiện đại
3,17 3
5
Khả năng quản lý, đánh giá, cải tiến các hoạt động
trong lĩnh vực CNTT để nâng cao hiệu quả
2,98 4
Trung bình 3,11
(Nguồn: Học viên khảo sát tháng 4-5 năm 2019)
Kết quả Bảng 2.2 cho thấy: Việc thực hiện mục tiêu đào tạo Thạc sĩ ngành
CNTT tương đối tốt, đa số các cán bộ lãnh đạo và các giảng viên đều đánh giá
mục tiêu đề ra phù hợp với điều kiện của Học viện và đáp ứng được nhu cầu của
xã hội và nhà tuyển dụng, đúng chuẩn đầu ra đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành
CNTT. Trong đó, phần lớn mọi người đều cho rằng mục tiêu định hướng người
học “Rèn luyện khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo trong lĩnh vực CNTT và
lĩnh vực khác có liên quan” là mục tiêu đang được thực hiện tốt nhất. Mục tiêu này
giúp cho người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng vận dụng thực tiễn,
có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo, có khả năng thiết kế sản phẩm và tổ chức thực
hiện các công việc trong hoạt động chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ
quan, đơn vị công tác.
42
Theo PGS.TS. Nguyễn Long Giang - Phó trưởng khoa CNTT&VT: Mục
tiêu đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT rất phù hợp với nhu cầu thực tế và
năng lực của người học. Là một nhà quản lý và cũng là người trực tiếp tham gia
giảng dạy tôi mong muốn học viên đạt được tất cả những mục tiêu mà Học viện
đang hướng tới. Chúng ta đang sống trong thời đại CNTT phát triển như vũ bão,
vì vậy trình độ Thạc sĩ ngành CNTT nên đẩy mạnh đào tạo theo hướng ứng
dụng, thực hành để học viên có cơ hội tiếp cận và nắm bắt được các kỹ thuật,
phương pháp CNTT hiện đại. Đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao,
ngoài rèn luyện kỹ năng chuyên môn, chúng ta cũng nên quan tâm, phát triển
phẩm chất học viên.
Có thể thấy, đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao, ngoài khả
năng thực hành tốt các kiến thức cơ bản, vận dụng chuyên môn vào xử lý các tình
huống thuộc lĩnh vực CNTT, cần phải rèn luyện khả năng ứng biến, xử lý nhiều tình
huống ngoài lĩnh vực đào tạo, bởi nguồn nhân lực chất lượng cao là ngoài phẩm chất
đạo đức, kỹ năng chuyên môn cao còn phải biết phát huy, sáng tạo những kiến thức
chuyên môn vào mọi lĩnh vực trong đời sống, xã hội.
2.3.2. Thực trạng quản lý nội dung chương trình đào tạo
Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý nội dung chương trình đào tạo
trình độ Thạc sĩ ngành CNTT được trình bày ở bảng 2.3.
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát thực hiện quản lý chƣơng trình đào tạo
TT Nội dung Điểm trung
bình
Xếp hạng
1 Xây dựng kế hoạch đào tạo 3,06 2
2 Tổ chức thực hiện nội dung 3,11 1
3 Chỉ đạo thực hiện nội dung 2,74 3
4 Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh nội dung 2,40 4
Trung bình 2,82
(Nguồn: Học viên khảo sát tháng 4 -5năm 2019)
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin

More Related Content

What's hot

Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật Đại Học Văn Lang.docx
Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật Đại Học Văn Lang.docxCách Viết Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật Đại Học Văn Lang.docx
Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật Đại Học Văn Lang.docx
Zalo/Tele: 0973.287.149 Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói
 
Đề tài hiện trạng quản lý tài nguyên sinh học, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  hiện trạng quản lý tài nguyên sinh học, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài  hiện trạng quản lý tài nguyên sinh học, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài hiện trạng quản lý tài nguyên sinh học, ĐIỂM CAO, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Chủ đề 1.tổng quan về elearning
Chủ đề 1.tổng quan về elearningChủ đề 1.tổng quan về elearning
Chủ đề 1.tổng quan về elearning
Shinji Huy
 
Giáo án kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non
Giáo án kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm nonGiáo án kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non
Giáo án kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non
jackjohn45
 
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiênTiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Ngọc Hưng
 
218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv
218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv
218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv
Tuan Hoang
 
Đề tài: Ứng dụng phần mềm tạo bài tập & kiểm tra trắc nghiệm online THPT Đoàn...
Đề tài: Ứng dụng phần mềm tạo bài tập & kiểm tra trắc nghiệm online THPT Đoàn...Đề tài: Ứng dụng phần mềm tạo bài tập & kiểm tra trắc nghiệm online THPT Đoàn...
Đề tài: Ứng dụng phần mềm tạo bài tập & kiểm tra trắc nghiệm online THPT Đoàn...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giáo trình thuế
Giáo trình thuếGiáo trình thuế
Giáo trình thuế
Cong Tran
 
Báo cáo thực tập cuối kì
Báo cáo thực tập cuối kìBáo cáo thực tập cuối kì
Báo cáo thực tập cuối kìSteven Nguyễn
 
Tác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tế
Tác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tếTác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tế
Tác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
CleverCFO Education
 
Chuoi gia tri cay cam sanh
Chuoi gia tri cay cam sanhChuoi gia tri cay cam sanh
Chuoi gia tri cay cam sanh
lamlongmy
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần xuất nhập...
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần xuất nhập...Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần xuất nhập...
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần xuất nhập...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
SLIDE THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
SLIDE THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNGSLIDE THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
SLIDE THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Thu Phượng
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET
 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET
Nguyen Nguyen
 
Số tương đối động thái
Số tương đối động tháiSố tương đối động thái
Số tương đối động tháiHọc Huỳnh Bá
 
Thực hành 4 wikipedia nhom 13
Thực hành 4 wikipedia nhom 13Thực hành 4 wikipedia nhom 13
Thực hành 4 wikipedia nhom 13Như Lan
 
Luận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiLuận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật Đại Học Văn Lang.docx
Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật Đại Học Văn Lang.docxCách Viết Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật Đại Học Văn Lang.docx
Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật Đại Học Văn Lang.docx
 
Đề tài hiện trạng quản lý tài nguyên sinh học, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  hiện trạng quản lý tài nguyên sinh học, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài  hiện trạng quản lý tài nguyên sinh học, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài hiện trạng quản lý tài nguyên sinh học, ĐIỂM CAO, HAY
 
Chủ đề 1.tổng quan về elearning
Chủ đề 1.tổng quan về elearningChủ đề 1.tổng quan về elearning
Chủ đề 1.tổng quan về elearning
 
Lập trình android
Lập trình androidLập trình android
Lập trình android
 
Giáo án kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non
Giáo án kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm nonGiáo án kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non
Giáo án kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non
 
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiênTiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
 
218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv
218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv
218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv
 
Đề tài: Ứng dụng phần mềm tạo bài tập & kiểm tra trắc nghiệm online THPT Đoàn...
Đề tài: Ứng dụng phần mềm tạo bài tập & kiểm tra trắc nghiệm online THPT Đoàn...Đề tài: Ứng dụng phần mềm tạo bài tập & kiểm tra trắc nghiệm online THPT Đoàn...
Đề tài: Ứng dụng phần mềm tạo bài tập & kiểm tra trắc nghiệm online THPT Đoàn...
 
Giáo trình thuế
Giáo trình thuếGiáo trình thuế
Giáo trình thuế
 
Báo cáo thực tập cuối kì
Báo cáo thực tập cuối kìBáo cáo thực tập cuối kì
Báo cáo thực tập cuối kì
 
Tác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tế
Tác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tếTác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tế
Tác động của sự biến động giá xăng dầu đến các ngành kinh tế
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
 
Chuoi gia tri cay cam sanh
Chuoi gia tri cay cam sanhChuoi gia tri cay cam sanh
Chuoi gia tri cay cam sanh
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần xuất nhập...
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần xuất nhập...Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần xuất nhập...
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần xuất nhập...
 
SLIDE THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
SLIDE THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNGSLIDE THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
SLIDE THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET
 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET
 
Số tương đối động thái
Số tương đối động tháiSố tương đối động thái
Số tương đối động thái
 
Toan finish
Toan finishToan finish
Toan finish
 
Thực hành 4 wikipedia nhom 13
Thực hành 4 wikipedia nhom 13Thực hành 4 wikipedia nhom 13
Thực hành 4 wikipedia nhom 13
 
Luận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiLuận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận án: Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
 

Similar to Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin

BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Luận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy họcLuận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Luận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
7. file
7. file 7. file
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAYĐề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Xây dựng chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần
Đề tài: Xây dựng chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuầnĐề tài: Xây dựng chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần
Đề tài: Xây dựng chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần trên web
Đề tài: Chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần trên webĐề tài: Chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần trên web
Đề tài: Chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần trên web
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm
Sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làmSự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm
Sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Chương trình thanh toán tiền cho hội đồng chấm tốt nghiệp
Đề tài: Chương trình thanh toán tiền cho hội đồng chấm tốt nghiệpĐề tài: Chương trình thanh toán tiền cho hội đồng chấm tốt nghiệp
Đề tài: Chương trình thanh toán tiền cho hội đồng chấm tốt nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 4 theo hướng hội nhập q...
Luận văn: Đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 4 theo hướng hội nhập q...Luận văn: Đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 4 theo hướng hội nhập q...
Luận văn: Đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 4 theo hướng hội nhập q...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
ứNg dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng bài tập nhằm củng cố một số kỹ...
ứNg dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng bài tập nhằm củng cố một số kỹ...ứNg dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng bài tập nhằm củng cố một số kỹ...
ứNg dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng bài tập nhằm củng cố một số kỹ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Xây dựng bài tập củng cố kỹ năng sống cho trẻ, HAY
Đề tài: Xây dựng bài tập củng cố kỹ năng sống cho trẻ, HAYĐề tài: Xây dựng bài tập củng cố kỹ năng sống cho trẻ, HAY
Đề tài: Xây dựng bài tập củng cố kỹ năng sống cho trẻ, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nộiGiáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
nataliej4
 
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quan điểm của Đảng Cộng sản về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
Quan điểm của Đảng Cộng sản về đổi mới căn bản toàn diện giáo dụcQuan điểm của Đảng Cộng sản về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
Quan điểm của Đảng Cộng sản về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Cẩm nang tuyển sinh năm 2010
Cẩm nang tuyển sinh năm 2010Cẩm nang tuyển sinh năm 2010
Cẩm nang tuyển sinh năm 2010
vinaora
 

Similar to Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin (20)

BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Luận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy họcLuận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Luận văn: Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
 
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
 
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
 
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
 
7. file
7. file 7. file
7. file
 
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAYĐề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
 
Đề tài: Xây dựng chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần
Đề tài: Xây dựng chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuầnĐề tài: Xây dựng chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần
Đề tài: Xây dựng chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần
 
Đề tài: Chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần trên web
Đề tài: Chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần trên webĐề tài: Chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần trên web
Đề tài: Chương trình hỗ trợ báo cáo công việc hàng tuần trên web
 
Sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm
Sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làmSự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm
Sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm
 
Đề tài: Chương trình thanh toán tiền cho hội đồng chấm tốt nghiệp
Đề tài: Chương trình thanh toán tiền cho hội đồng chấm tốt nghiệpĐề tài: Chương trình thanh toán tiền cho hội đồng chấm tốt nghiệp
Đề tài: Chương trình thanh toán tiền cho hội đồng chấm tốt nghiệp
 
Luận văn: Đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 4 theo hướng hội nhập q...
Luận văn: Đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 4 theo hướng hội nhập q...Luận văn: Đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 4 theo hướng hội nhập q...
Luận văn: Đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 4 theo hướng hội nhập q...
 
ứNg dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng bài tập nhằm củng cố một số kỹ...
ứNg dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng bài tập nhằm củng cố một số kỹ...ứNg dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng bài tập nhằm củng cố một số kỹ...
ứNg dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng bài tập nhằm củng cố một số kỹ...
 
Đề tài: Xây dựng bài tập củng cố kỹ năng sống cho trẻ, HAY
Đề tài: Xây dựng bài tập củng cố kỹ năng sống cho trẻ, HAYĐề tài: Xây dựng bài tập củng cố kỹ năng sống cho trẻ, HAY
Đề tài: Xây dựng bài tập củng cố kỹ năng sống cho trẻ, HAY
 
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nộiGiáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
 
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
 
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
 
Quan điểm của Đảng Cộng sản về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
Quan điểm của Đảng Cộng sản về đổi mới căn bản toàn diện giáo dụcQuan điểm của Đảng Cộng sản về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
Quan điểm của Đảng Cộng sản về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
 
Cẩm nang tuyển sinh năm 2010
Cẩm nang tuyển sinh năm 2010Cẩm nang tuyển sinh năm 2010
Cẩm nang tuyển sinh năm 2010
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
UyenDang34
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (18)

PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 

Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI KIM CHI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Hà Nội 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI KIM CHI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8 14 01 14 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VŨ NGỌC HÀ Hà Nội 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục “Quản lý hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin tại Học viện Khoa học và Công nghệ”, là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Vũ Ngọc Hà. Tôi xin cam đoan các số liệu trong luận văn là trung thực, không sao chép, việc trích dẫn tài liệu theo đúng quy định. Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa sử dụng cho công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, Ngày 19 tháng 8 năm 2019 Học viên
  • 4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, khoa Tâm lý - Giáo dục, cùng toàn thể các thầy cô giáo, các cán bộ phụ trách đã nhiệt tình, quan tâm, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Học viện. Đặc biệt, tôi xin được cảm ơn PGS.TS. Vũ Ngọc Hà, người đã nhiệt tình hướng dẫn, đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình viết luận văn. Kết quả hôm nay luôn có sự quan tâm của cô trong từng câu chữ, lời văn, làm việc với cô tôi cảm nhận được cái tâm của cô dành cho học trò, cô hiểu và rất tâm lý. Tôi thật sự may mắn khi được cô hướng dẫn, cảm ơn cô, cảm ơn tất cả những gì cô đã dành cho em. Để hoàn thành Luận văn này, tôi cũng nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ Ban Giám đốc, các thầy cô giáo, cán bộ các phòng ban của Học viện Khoa học và Công nghệ - nơi tôi đang công tác. Tôi xin được tri ân sự giúp đỡ nhiệt tình đó trong quá trình hoàn thành công trình này. Thời gian không có nhiều cùng với đề tài nghiên cứu còn mới mẻ, tôi đã rất cố gắng tìm tòi, nghiên cứu nhưng chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng để tôi hoàn thiện công trình nghiên cứu của mình. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ......................11 1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài ................................................................11 1.2 Nội dung quản lý hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin tại Học viện.....................................................................................................17 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đào tạo thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin.......................................................................................................23 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ.......................................................................28 2.1 Khái quát chung về Học viện Khoa học và Công nghệ .................................28 2.2 Hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ mang tính đặc thù ...................................37 2.3 Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin................................................................................................................38 2.4. Thực trạng một số yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động đào tạo thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin tại Học viện..............................................................46 2.5. Đánh giá về quản lý hoạt động đào tạo thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin tại Học viện Khoa học và Công nghệ........................................................................48 Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ............................................................50 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp.......................................................................52 3.2. Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin tại Học viện Khoa học và Công nghệ .............................................................53 3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin tại Học viện........................64 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................74
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Khách thể khảo sát................................................................................38 Bảng 2.2 Kết quả khảo sát thực hiện quản lý mục tiêu đào tạo...........................41 Bảng 2.3 Kết quả khảo sát thực hiện quản lý chương trình đào tạo ....................42 Bảng 2.4 Kết quả khảo sát thực hiện quản lý phương thức tổ chức đào tạo..............44 Bảng 2.5 Kết quả khảo sát thực hiện quản lý đội ngũ giảng viên........................45 Bảng 2.6 Kết quả khảo sát thực hiện quản lý học viên…………………………44 Bảng 2.7 Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố tới quản lý hoạt động đào tạo .........................................................................................................47 Bảng 3.8 Tính cấp thiết của các biện pháp ..........................................................65 Bảng 3.9 Tính khả thi của các biện pháp .............................................................67 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Học viện Khoa học và Công nghệ.........................29 Hình 2.2 Số lượng nghiên cứu sinh và học viên cao học.....................................33 Hình 2.3 Tổng số công trình công bố năm 2016-2018 ........................................35 Hình 2.4 Đội ngũ giảng viên................................................................................36 Hình 2.5 Hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện....................................38
  • 7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CNTT Công nghệ thông tin Học viện Học viện Khoa học và Công nghệ Khoa CNTT&VT Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông Viện CNTT Viện Công nghệ thông tin Viện CNVT Viện Công nghệ viễn thông Viện CHTHUD Viện Cơ học và Tin học ứng dụng Viện Hàn lâm KHCNVN Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Phòng ĐBCL Phòng Đảm bảo chất lượng Phòng TCHC-TT Phòng Tổ chức Hành chính và Truyền thông
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới”, (cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela). Giáo dục giữ vị trí then chốt trong quá trình hình thành và phát triển đất nước. Giáo dục giúp con người thay đổi nhận thức, mang đến cho họ một cuộc sống mới, thế giới mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các em” [24, tr.33]. Có thể nói giáo dục chính là chìa khóa dẫn đến mọi thành công. Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh và truyền thống hiếu học của dân tộc ta, trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước tới nay, Đảng và Nhà nước luôn coi giáo dục - đào tạo là một trong những khâu đột phá quyết định sự phát triển của đất nước, là nền tảng trong chiến lược phát triển toàn diện của mỗi người. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của BCH Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo đã nhấn mạnh việc đầu tư xây dựng và phát triển các trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học. Vì đây là bậc đào tạo nghề nghiệp chuyên sâu, phục vụ yêu cầu của nền kinh tế tri thức, tạo nguồn lực lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao. Vì vậy, đào tạo sau đại học có vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta hiện nay. Chúng ta đang sống trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc phát triển tri thức khoa học và công nghệ hiện đại là vấn đề trọng tâm trong chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo hiện nay. Công nghệ thông tin (CNTT) đang được sử dụng rộng khắp trên mọi lĩnh vực kinh tế, đời sống xã hội của mỗi người và đem lại hiệu quả, chất lượng lao động tốt nhất trong công tác quản lý
  • 9. 2 kinh tế - xã hội. Nhu cầu thông tin và được truy cập vào các kho dữ liệu thông tin là tất yếu đối với mỗi người. Mọi lĩnh vực hoạt động trong đời sống xã hội đều cần tới sự tác động của CNTT để nâng cao hiệu quả và chất lượng. Trong giai đoạn phát triển kinh tế tri thức, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam coi ngành CNTT là ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy sự phát triển đất nước và mang lại nhiều thay đổi tích cực cả trong đời sống xã hội và đời sống kinh tế. Việt Nam đang chứng kiến một làn sóng đầu tư CNTT với quy mô chưa từng có. Chỉ riêng 5 tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực CNTT trên thế giới như Samsung, Electronics, Apple Inc, Hitachi, Sony,… đã đầu tư hàng trăm tỷ USD vào Việt Nam để phát triển ngành CNTT. Điều này dẫn đến nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao trong những năm tới sẽ cần một số lượng rất lớn. Không chỉ thị trường lao động trong nước mà trên thế giới nhiều nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… cũng đang thiếu trầm trọng. Đây là môi trường tiềm năng cho nguồn nhân lực CNTT Việt Nam có thể vươn ra thị trường thế giới. Vì thế tập trung đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao là vấn đề cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay và tương lai. Cuộc sống hiện đại khiến sự phụ thuộc của con người vào các sản phẩm công nghệ ngày một lớn. Vì là xu hướng phát triển cho tương lai, Công nghệ thông tin vẫn luôn thu hút lượng lớn các bạn trẻ đang muốn xâm nhập sâu vào thế giới công nghệ. Nhưng, nguồn nhân lực ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam lại bị đánh giá là thiếu và yếu. Cũng theo VietnamWorks, nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ thông tin ba năm vừa qua tăng trung bình 47%/năm. Nguyên nhân là do số lượng các công ty tuyển dụng ngành Công nghệ thông tin tăng 69% vào thời điểm tháng 11 năm 2016 so với năm 2012, trong đó riêng số lượng công ty phần mềm tăng đến 124%. Tuy nhiên, số lượng nhân sự cung ứng cho ngành nghề này chỉ có mức tăng trung bình 8%/năm.
  • 10. 3 Do đó, nếu làm một phép tính toán từ các số liệu thống kê nói trên thì tính đến năm 2020, Việt Nam cần 1,2 triệu nhân lực ngành Công nghệ thông tin. Trong khi đó số lượng nhân lực thiếu hụt lại lên đến 500,000 người. Như vậy, nguồn nhân lực ngành Công nghệ thông tin năm 2020 chỉ đáp ứng 58% nhu cầu thực tế. Số liệu này là hồi chuông báo động với thị trường nhân lực ngành Công nghệ thông tin Việt Nam. Viện Chiến lược Công nghệ thông tin đã đưa ra một con số thống kê đáng giật mình. Chỉ khoảng 15% sinh viên ra trường có thể làm việc ngay, số còn lại phải được đào tạo lại. Nghiêm trọng hơn, 72% sinh viên ngành Công nghệ thông tin không có kinh nghiệm thực hành. 100% không hiểu rõ về lĩnh vực hành nghề. Nguyên nhân dẫn đến những con số đáng báo động này là do hai nguyên nhân. Thứ nhất, đa số sinh viên ngành công nghệ thông tin thực hành trên “giấy” chứ không phải trên “máy”. Hơn nữa, học về máy tính và công nghệ ở nước ngoài có ba ngành để lựa chọn: kỹ thuật máy tính (học về phần cứng), khoa học máy tính (học về phần mềm) và công nghệ thông tin (học về cách truyền đạt, kết nối và xử lý thông tin). Nhưng, sinh viên Việt Nam phải học hết kiến thức của ba ngành này với rất ít giờ thực hành. Do đó, sinh viên khó có thể nhớ hết được lượng kiến thức khổng lồ đó và không nắm rõ về nghề nghiệp tương lai của mình. Ngoại ngữ là một kỹ năng bắt buộc phải có đối với nguồn nhân lực ngành Công nghệ thông tin. Bởi đa số các tài liệu, văn bản hướng dẫn kỹ thuật, phần mềm ứng dụng đều bằng tiếng Anh. Hơn nữa, Việt Nam hiện nay là một đối tác đầu tư chiến lược lớn của nhiều quốc gia. Nên, kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ trong lĩnh vực Công nghệ thông tin ngày càng được chú trọng. Thế nhưng, đây lại là rào cản lớn nhất với nguồn nhân lực ngành Công nghệ thông tin Việt Nam. Theo khảo sát của JobStreet.com năm 2015, chỉ 5% lao động ra trường tự tin với khả năng tiếng Anh. Đây là một yếu điểm của sinh
  • 11. 4 viên ngành Công nghệ thông tin ở Việt Nam. Và là một trở ngại lớn của Việt Nam khi tham gia vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang sục sôi trên toàn cầu. Nguồn nhân lực CNTT có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền CNTT nước ta. Trong suốt thời gian qua, việc thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực CNTT đã được khuyến khích mở rộng, nhiều chương trình đào tạo quốc tế đã được đưa vào Việt Nam dưới hình thức liên kết, hợp tác đào tạo, các loại hình đào tạo ngày càng đa dạng, phong phú. Số lượng nhân lực CNTT và sử dụng nguồn nhân lực CNTT đã tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực CNTT hiện nay còn nhiều bất cập, tình trạng “thừa về số lượng, yếu về chất lượng” vẫn là bài toán khó hiện nay. Số lượng sinh viên, học viên tốt nghiệp ra trường lớn nhưng còn thiếu nhiều kiến thức và khả năng tư duy, làm việc độc lập, chưa đáp ứng được yêu cầu của đơn vị tuyển dụng và sử dụng. Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở nước ta chưa cao, khả năng trình bày, làm việc theo nhóm, cập nhật công nghệ mới và chuyên môn còn yếu. Từ những lý do phân tích ở trên, việc thực hiện đề tài: “Quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin tại Học viện Khoa học và Công nghệ” là vấn đề khoa học có ý nghĩa thực tiễn, cung cấp luận cứ khoa học cho các biện pháp nhằm tối ưu hóa hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện Khoa học và Công nghệ (Học viện). 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay, có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới liên quan đến lĩnh vực quản lý hoạt động đào tạo tại các trường đại học, học viện. Tùy vào từng mục đích, hướng nghiên cứu của mỗi cá nhân, các tác giả có những quan điểm, cách nhìn khác nhau. Trên thế giới: Quản lý hoạt động đào tạo là khâu then chốt nhằm đảm bảo và nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục nói chung và các trường đại học, học viện nói riêng. Bản chất của hoạt động đào tạo là quá trình truyền
  • 12. 5 đạt và kế thừa kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người. Cũng như các hoạt động khác, quản lý đào tạo cũng phải thực hiện đầy đủ các chức năng chung của quản lý như: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, phối hợp và kiểm tra, kiểm soát. Trong tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” của nhóm tác giả Harald Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich đã đề cập đến chức năng lập kế hoạch là một trong những chức năng mà người quản lý phải thực hiện, và cũng đã phân tích rõ vai trò, ý nghĩa của các chức năng khác. Mỗi chức năng là một cá thể không thể thiếu trong hoạt động quản lý nói chung và quản lý hoạt động đào tạo nói riêng [38]. Những mô hình đổi mới, tầm quan trọng của xây dựng chiến lược, người dẫn đầu sự thay đổi, những thách thức của thông tin, năng suất lao động trí thức và sự quản lý bản thân - những vấn đề nóng bỏng, thách thức của công tác quản lý trong lương lai được tác giả Peter F. Drucker viết rất rõ trong cuốn “Những thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI” [41]. Tác giả Robert J. Marxano đã viết trong cuốn “Nghệ thuật và khoa học dạy học”: Một nền giáo dục tiên tiến không đặt trọng tâm vào việc giúp người đọc tiếp thu các tri thức khoa học mà nhà trường đưa lại cho họ. Ngược lại, mục tiêu của nền giáo dục đó là giúp người học nhận ra được những năng lực trí tuệ của mình để đi tìm tiếp những lời giải cho những vấn đề chưa hẳn hoàn toàn đã biết theo con đường phù hợp nhất với năng lực trí tuệ của cá nhân [40]. Tác giả muốn nói đến vai trò của người thầy - như là một người nghệ sĩ đa tài, linh hoạt, vừa nghệ thuật lại vừa khoa học để làm sao thổi được ngọn lửa đam mê vào học trò để học trò tự tìm được hướng đi cho chính mình. Ở Việt Nam: Trong tác phẩm “Lý luận đại cương về quản lý” của các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí cũng đề cập đến vấn đề quản lý là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình hoạt động đào tạo của một cơ sở đào tạo, nó thể hiện hiệu quả và chất lượng đào tạo của cơ sở đó [20].
  • 13. 6 Hơn lúc nào hết, giáo dục - đào tạo luôn là vấn đề nóng bỏng, nhận được sự quan tâm của toàn xã hội nói chung và các nhà nghiên cứu giáo dục học nói riêng. Nhà khoa học giáo dục Đặng Quốc Bảo quan niệm “Bất kỳ ai cũng là người làm giáo dục, giáo dục để nâng cao trình độ cho chính bản thân mình, cho con cháu mình và cho xã hội”, “nhà trường tồn tại vĩnh viễn trong giáo dục, bởi vì người ta đến trường là để học “tư duy”, nếu chỉ cần học sự kiện thì ngồi nhà cũng có thể học bằng Google” [31]. Ông có rất nhiều tác phẩm nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà trường, các cơ sở giáo dục - đào tạo như: “Một số khái niệm về quản lý giáo dục”; “Một số vấn đề lý luận và những ứng dụng vào việc xây dựng chiến lược giáo dục”; “Một số lý luận và thực tiễn”; “Vấn đề và giải pháp”; “Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường” [2,3,4,5,6]. Quản trị các cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn là xu thế tất yếu của cả hệ thống giáo dục trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhất là đối với các trường đại học, các học viện đào tạo sau đại học, nơi đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, trực tiếp phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo tác giả Nguyễn Đức Chính thì: Hệ thống quản trị tạo ra chất lượng của cơ sở giáo dục - đó là bản chất của quản trị chất lượng như một phương thức quản lý. Quản trị chất lượng là tất cả mọi người cùng tham gia vào hoạt động giáo dục của cơ sở chứ không chỉ cán bộ quản lý [24]. Nguyễn Đức Chính đã nghiên cứu và biên soạn tác phẩm “Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học”, tác giả đã phân tích cơ sở khoa học về tiêu chí đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục - đào tạo bậc đại học [7]. Ngoài ra, cuốn “Quản lý chất lượng giáo dục đại học” của Phạm Thành Nghị cũng rất thiết thực về các vấn đề liên quan đến quản lý chất lượng trong giáo dục đại học của các nước trên thế giới và đưa ra các khuyến nghị trong công tác đảm bảo chất lượng giáo dục ở nước ta [26]. Tổng kết của các công trình nghiên cứu về giáo dục, UNESCO khẳng định: Quản lý là một khâu cấu thành chất lượng của hệ thống giáo dục quốc dân (mô hình CIMO) [25].
  • 14. 7 Đối với lĩnh vực về CNTT trong quản lý đào tạo có luận văn của tác giả Nguyễn Hồng Việt đã phân tích những rào cản ứng dụng CNTT trong đào tạo nguồn nhân lực tại Học viện Khoa học và Công nghệ [37]. Bên cạnh đó, vấn đề đào tạo đội ngũ giảng viên ngành CNTT có công trình nghiên cứu của tác giả Phạm Như Quỳnh, luận văn được phân tích và làm rõ thực trạng đội ngũ giảng viên của Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông tại Học viện [29]. Đối với lĩnh vực quản lý hoạt động đào tạo có luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Hồng Vân, công trình nghiên cứu là bức tranh tổng quát khá rõ nét về quản lý hoạt động đào tạo tại Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay. Tác giả phân tích rất rõ thực trạng quản lý hoạt động đào tạo và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động đào tạo tại Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh [33]. Trên thực tế, ở nước ta có rất nhiều công trình luận văn, luận án đề cập đến lĩnh vực quản lý hoạt động đào tạo. Các nội dung nghiên cứu chủ yếu là quản lý hoạt động đào tạo nghề; quản lý hoạt động đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên; quản lý hoạt động đào tạo theo tín chỉ; quản lý hoạt động đào tạo theo phương thức liên kết; quản lý hoạt động đào tạo hệ trung cấp, hệ vừa học vừa làm, … Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đề cập đến quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ nói chung và ngành CNTT nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện Khoa học và Công nghệ” là rất mới mẻ và cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tiễn và phù hợp với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Học viện. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động quản lý chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT của Học viện. Từ đó đề xuất một số biện pháp về quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện.
  • 15. 8 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ. - Phân tích thực trạng quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện. - Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện. - Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về địa bàn: Học viện Khoa học và Công nghệ. - Về khách thể điều tra khảo sát: Lãnh đạo các Khoa, cán bộ quản lý, giảng viên khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông, chuyên viên tham gia công tác quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận - Tra cứu, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các văn kiện, chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước, Ngành,... về quản lý hoạt động đào tạo sau đại học nói chung và trình độ Thạc sĩ nói riêng. - Phân tích, đánh giá tình hình quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ tại Học viện, các công tình nghiên cứu có liên quan ở trong nước và nước ngoài làm cơ sở cho việc xây dựng khung lý thuyết của đề tài, định hướng cho nghiên cứu thực tiễn. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản giúp cho việc xây dựng cơ sở lý thuyết của đề tài.
  • 16. 9 - Phương pháp phỏng vấn sâu mang đến nhiều thông tin đa chiều giúp việc nghiên cứu đề tài mang tính khách quan và thực tiễn. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm làm rõ một số vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu. - Phương pháp tổng kết dùng để tổng hợp những đánh giá định lượng và định tính về các kết quả nghiên cứu thực trạng các vấn đề liên quan. - Phương pháp xử lý số liệu bằng các phép tính thống kê. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn được nghiên cứu, tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT (các khái niệm, đặc điểm quản lý đào tạo trình độ Thạc sĩ) cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đào tạo Thạc sĩ ngành CNTT. Từ đó, xây dựng một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn sẽ phân tích thực trạng quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện. Trong đó, nêu rõ tính đặc thù của Học viện về hoạt động đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất. Hơn nữa, qua nghiên cứu sẽ phân tích thực trạng quản lý mục tiêu đào tạo, thực trạng quản lý nội dung chương trình đào tạo, thực trạng quản lý phương thức tổ chức đào tạo, thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên và thực trạng về quản lý học viên, chỉ rõ những ưu điểm, những bất cập của vấn đề quản lý đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT để có những đánh giá chính xác làm cơ sở để đề xuất một số biện pháp mang tính khả thi. Với hy vọng kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận văn là tài liệu tham khảo cho cán bộ làm công tác quản lý đào tạo, giảng viên của Học viện trong quá trình tác nghiệp.
  • 17. 10 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm: Phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, và được trình bày chi tiết, rõ ràng qua 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin tại Học viện Khoa học và Công nghệ Chương 3: Một số biện pháp trong quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin tại Học viện Khoa học và Công nghệ.
  • 18. 11 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Hoạt động đào tạo Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về hoạt động đào tạo, tùy thuộc vào quan điểm và cách nhìn của các nhà nghiên cứu. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Đào tạo là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,… một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người” [19]. Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định. Khái niệm đào tạo thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, thường đào tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, với một trình độ nhất định. Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo... (theo Wikipedia - https://vi.wikipedia.org/wiki). Tác giả Đặng Thành Hưng quan niệm: Đào tạo là cơ cấu, quá trình quyết định mang lại cho giáo dục tính tổ chức, kế hoạch, hướng đích và điều khiển được [16, tr 289]. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân cho rằng: “Hoạt động đào tạo là hoạt động truyền thụ kiến thức, huấn luyện kỹ năng, giáo dục thái độ nhằm giúp người học chiếm lĩnh được một năng lực nghề nghiệp hoặc một năng lực liên quan đến một mặt nào đó của cuộc sống” [33, tr 22].
  • 19. 12 Hoạt động đào tạo là một hoạt động xã hội đặc biệt, là đặc trưng của giáo dục (nghĩa rộng), mà ở đó thế hệ sau được thế hệ trước truyền lại các kỹ năng trong các công việc cụ thể như trồng lúa, làm đường, khâu vá quần áo,… dần dần theo sự phát triển của xã hội các kỹ năng cũng trở nên phong phú hơn, hiện đại hơn, có thể lập trình các phần mềm trên máy tính, thời trang may mặc,… cũng là những kỹ năng có được qua quá trình hoạt động đào tạo. Như vậy các kỹ năng thường được đúc kết từ hai yếu tố là tri thức cơ bản và kinh nghiệm thực tiễn. Trên cơ sở tham khảo và kế thừa quan niệm của các tác giả đi trước, chúng tôi cho rằng: Hoạt động đào tạo là sự thống nhất giữa quá trình dạy và học được tổ chức trong một cơ sở giáo dục, mà trong đó quy trình của hoạt động, cấu trúc, trình độ được quy định cụ thể từ mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, phương thức đào tạo, tổ chức đào tạo đến cơ sở vật chất,… nhằm đáp ứng mục đích là truyền tải những thông điệp về tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn cả về thực hành và lý thuyết. Bên cạnh đó là sự rèn giũa, nâng cao năng lực, tu dưỡng phẩm chất đạo đức cần thiết cho người được đào tạo có đủ “đức và tài” để tự tin bước vào cuộc sống, góp phần xây dựng và phát triển đất nước. 1.1.2. Quản lý hoạt động đào tạo * Quản lý Quản lý là hoạt động thiết yếu trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, ở bất kỳ một tổ chức, tập thể, thậm chí trong một gia đình nhỏ đều có sự hiện diện của hoạt động quản lý. Chức năng của quản lý là điều hành, phân công, giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện và tổ chức thực hiện. Theo Fayel: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy” [dẫn theo 27]. Tailor: “Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm” [dẫn theo 27].
  • 20. 13 Còn nhóm tác giả H. Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich cho rằng: Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục tiêu của nhóm tổ chức [38]. Theo quan điểm của Vũ Dũng: “Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó” [8, tr52]. Các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc định nghĩa: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các chức năng kế hoạch hóa, chỉ đạo và kiểm tra” [20, tr 9]. Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Công tác quản lý lãnh đạo một tổ chức xét cho cùng là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau: Quản và Lý. Quá trình “Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái ổn định, quá trình “Lý” gồm việc sửa sang sắp xếp, đổi mới đưa vào thế “phát triển” [2]. Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [18, tr 47]. Theo chúng tôi khái niệm quản lý có thể được hiểu: “Quản lý là một hoạt động vừa mang tính nghệ thuật, vừa mang tính khoa học mà ở đó chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu đề ra”. * Các chức năng của quản lý - Chức năng lập kế hoạch: Là chức năng cơ bản, đầu tiên của hoạt động quản lý. Đây là công việc của nhà quản lý và ở mọi lĩnh vực. Lập kế hoạch bao gồm việc xác định mục tiêu hoạt động của đơn vị, đưa ra các biện pháp thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra. - Chức năng tổ chức: Trong hoạt động quản lý chức năng tổ chức là quá trình cung cấp đầy đủ nhân lực (số lượng, chất lượng) cũng như cơ chế phát huy tối đa sức mạnh nhân lực nhằm đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất.
  • 21. 14 - Chức năng lãnh đạo: Là một trong những chức năng của quá trình quản lý, lãnh đạo là động viên, hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động của đơn vị để đạt được mục tiêu. - Chức năng kiểm tra: Là khâu cuối cùng của quá trình thực hiện mục tiêu, kiểm tra để phát hiện ra sai lệch, tìm ra nguyên nhân và điều chỉnh nhằm đảm bảo chất lượng. * Quản lý hoạt động đào tạo Trong bối cảnh hiện nay, hoạt động đào tạo là sứ mệnh của các cơ sở đào tạo, là yếu tố cơ bản quyết định sự thành công, phát triển của cơ sở đào tạo. Cũng như mọi hoạt động khác của xã hội, hoạt động đào tạo cũng cần được tổ chức, quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả mục đích và mục tiêu đào tạo phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cơ sở giáo dục cũng như của xã hội. Theo Nguyễn Thị Hồng Vân: Quản lý hoạt động đào tạo là quá trình tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đào tạo ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu, các yếu tố của quá trình đào tạo cũng như quy trình đào tạo nhằm đạt đến mục tiêu đào tạo đã đề ra [33]. Như vậy: Quản lý hoạt động đào tạo là quá trình tác động có hệ thống, có mục đích, giữa các chủ thể quản lý đào tạo ở nhiều cấp độ khác nhau đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đào tạo của cơ sở đào tạo đề ra. 1.1.3. Trình độ Thạc sĩ Trình độ Thạc sĩ là hình thức đào tạo dành cho các đối tượng đã tốt nghiệp đại học, với mong muốn được bổ sung thêm những kiến thức chuyên ngành, nâng cao kỹ năng nghiên cứu khoa học và thực hành nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ của nhân loại. Đào tạo trình độ Thạc sĩ giúp cho học viên nâng cao kiến thức đã học ở trường đại học và hoàn thiện những kiến thức chuyên ngành, tiếp bước cho định hướng xác định nghề nghiệp cũng như định hướng con đường sự nghiệp trong tương lai. Những người có trình độ Thạc sĩ là những người làm việc chủ yếu trong lĩnh vực đào tạo và
  • 22. 15 nghiên cứu khoa học (cả khoa học xã hội - nhân văn, cả khoa học kỹ thuật - công nghệ và khoa học cơ bản). Những người có trình độ Thạc sĩ là những người có trình độ chuyên ngành vững chắc. Sau khi được học nâng cao và cùng với kinh nghiệm làm việc đã tích lũy được, họ sẽ có thêm kiến thức liên ngành và năng lực thực hiện công tác chuyên môn cũng như nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành đào tạo. Học vị Thạc sĩ là một bậc đánh giá trình độ học vấn của một người. Những người muốn đi xa trên con đường học vấn và sự nghiệp đều sẽ học và theo đuổi tấm bằng Thạc sĩ, rồi sau đó sẽ là Tiến sĩ với đích đến cuối cùng là được phong (hoặc bổ nhiệm) làm Phó Giáo sư, Giáo sư. Ngoài ra, người được nhận bằng Thạc sĩ có thể được dạy học tại trường đại học trên những lĩnh vực nào đó (theo Wikipedia - https://vi.wikipedia.org/wiki). Theo Quy chế Đào tạo trình độ Thạc sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Đào tạo trình độ Thạc sĩ nhằm giúp cho học viên bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức ngành, chuyên ngành; tăng cường kiến thức liên ngành; có kiến thức chuyên sâu trong một lĩnh vực khoa học chuyên ngành hoặc kỹ năng vận dụng kiến thức đó vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp; có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo [9]. Tóm lại: Trình độ Thạc sĩ là bậc đào tạo sau đại học, đào tạo có tính chuyên sâu vào một chuyên ngành cụ thể, người có trình độ Thạc sĩ là người có khả năng thích ứng và thực hành tốt những vấn đề về chuyên ngành được đào tạo. 1.1.4. Công nghệ thông tin Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: CNTT là thuật ngữ chỉ chung cho tập hợp các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến khái niệm thông tin và các quá trình xử lý thông tin. Theo nghĩa đó, CNTT cung cấp cho chúng ta các quan điểm, phương pháp khoa học, các phương tiên, công cụ và giải pháp kỹ thuật hiện đại chủ yếu là các máy tính và phương tiện truyền thông nhằm tổ chức, khai
  • 23. 16 thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa của con người [19]. Thuật ngữ "CNTT" xuất hiện lần đầu vào năm 1958 trong bài viết xuất bản tại tạp chí Harvard Business Review. Hai tác giả của bài viết, Leavitt và Whisler đã bình luận: "Công nghệ mới chưa thiết lập một tên riêng. Chúng ta sẽ gọi là CNTT” [39]. Tại Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu như sau: “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội” [35]. Theo định nghĩa của Luật CNTT “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số”. Đây có thể coi là một khái niệm khá hoàn chỉnh và đầy đủ về CNTT [28]. 1.1.5. Quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin Quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục, với sự phát triển của CNTT, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong giáo dục đòi hỏi chúng ta phải chủ động phát triển để theo kịp với sự phát triển như vũ bão và thay đổi hàng ngày của CNTT. Đây là xu thế của nhân loại, nhiệm vụ của toàn ngành nói riêng và toàn xã hội nói chung. Đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT với mục tiêu là trang bị những kiến thức sau đại học về CNTT nhằm nâng cao kỹ năng thực hành, phát triển năng lực nghiên cứu CNTT để đáp ứng như cầu phát triển của thị trường trong nước và nước ngoài. Tóm lại: Quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT là quá trình tác động có chủ đích, có định hướng trình độ đào tạo của chủ thể đào tạo
  • 24. 17 ngành CNTT (giảng viên, chuyên gia về lĩnh vực CNTT) lên đối tượng quản lý ngành CNTT (học viên ngành CNTT) nhằm thực hiện các mục tiêu xác định trong công tác quản lý quá trình đào tạo CNTT. 1.2. Nội dung quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin tại Học viện Khoa học và Công nghệ 1.2.1. Quản lý mục tiêu đào tạo Mục tiêu quản lý đào tạo chính là chất lượng đào tạo toàn diện với các tiêu chuẩn về năng lực, nhận thức và phẩm chất theo yêu cầu của chuẩn đầu ra được xác định trong từng ngành, từng hệ đào tạo cụ thể. Quản lý mục tiêu đào tạo trong hệ thống Học viện là phải xây dựng một hệ thống mục tiêu phù hợp với yêu cầu của Học viện và đáp ứng nhu cầu xã hội, đảm bảo quy định của ngành, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Trước tiên phải xây dựng mục tiêu đào tạo chung của Học viện, mục tiêu của từng trình độ, mục tiêu của từng ngành, từng khóa đào tạo và mục tiêu của từng môn học. Các mục tiêu này có mối liên hệ mật thiết với nhau và tạo thành một hệ thống mục tiêu chung. Xác định mục tiêu đào tạo chính là xác định chất lượng, hiệu quả của sản phẩm đào tạo của Học viện cũng như của ngành CNTT. Mục tiêu đào tạo phải được điều chỉnh định kỳ để phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng và nhu cầu của xã hội. Từ mục tiêu đào tạo chúng ta xây dựng, thiết kế chương trình đào tạo, phương thức tổ chức đào tạo phù hợp với mục tiêu đề ra. Đối tượng đào tạo của ngành CNTT là sinh viên đã tốt nghiệp đại học ngành CNTT hoặc ngành học gần với CNTT. Do vậy, mục tiêu đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT là: * Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có năng lực nghiên cứu khoa học, đưa ra những sáng kiến, ý tưởng, vận dụng một cách linh hoạt các kiến thức CNTT vào thực tiễn;
  • 25. 18 + Vận dụng, phát triển các kiến thức và cập nhật hóa để khám phá, giải quyết vấn đề, rút ra những nguyên tắc, quy luật, lý giải các cơ sở khoa học và kết luận của các nghiên cứu, đề tài, dự án trong lĩnh vực CNTT; + Thực nghiệm đúng quy chuẩn, an toàn và không vi phạm đạo đức với thái độ trung thực, chuyên nghiệp và trách nhiệm; + Có khả năng tự định hướng, thích nghi với môi trường nghề nghiệp thay đổi và môi trường làm việc hội nhập quốc tế; + Có khả năng hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ và khả năng quản lý, đánh giá, cải tiến các hoạt động trong lĩnh vực CNTT để nâng cao hiệu quả hoạt động nghề nghiệp. * Về kỹ năng: + Tích hợp lý thuyết và thực hành để giải quyết các vấn đề trong hoặc ngoài phạm vi chuyên môn; thực hành tốt các kỹ thuật, phương pháp phát triển CNTT hiện đại; + Phân tích, tổng hợp và đánh giá được tài liệu liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế, tiến hành và phân tích kết quả thí nghiệm, thực nghiệm; tổng hợp thông tin và dữ liệu từ các nguồn khác nhau; + Thu thập và xử lý dữ liệu phù hợp với bài toán cần giải quyết trong thực tiễn; + Viết và thuyết trình báo cáo khoa học, luận văn tốt nghiệp theo đúng quy chuẩn; + Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm có hiệu quả; + Có khả năng giảng dạy chuyên đề ở trình độ đại học cho các đối tượng có nhu cầu học; thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học về ngành CNTT; + Có tư duy nghiên cứu độc lập, sáng tạo, có thể đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu, thực hiện các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực CNTT và các lĩnh vực khác có liên quan; + Có khả năng ngoại ngữ ở mức độ có thể hiểu được một bài báo cáo hay phát biểu về hầu hết các chủ đề công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có
  • 26. 19 thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn; có thể trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện một vấn đề liên quan lĩnh vực đào tạo bằng ngoại ngữ. 1.2.2. Quản lý nội dung chương trình đào tạo Để đạt được mục tiêu đào tạo đề ra, thì các cơ sở đào tạo cần phải quản lý tốt nội dung chương trình. Vì đây là phần trọng tâm của quá trình đào tạo, quản lý tốt nội dung chương trình đào tạo sẽ góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, là cơ sở cho người quản lý (người dạy, người học) và quản lý trang thiết bị, cơ sở vật chất cho quá trình hoạt động đào tạo. Quản lý nội dung bao gồm: - Xây dựng kế hoạch đào tạo: Dựa vào nhu cầu thực tế và mục tiêu đào tạo của ngành CNTT để xây dựng kế hoạch cụ thể: khối lượng kiến thức, thời gian đào tạo, thiết kế các môn học phù hợp, đảm bảo ứng dụng cao. - Tổ chức thực hiện nội dung: Triển khai phân chia chương trình đào tạo, tổ chức giảng dạy các môn học theo từng kỳ. Chương trình và thời gian đào tạo phải công khai đến từng giảng viên, học viên, chuyên viên phụ trách vào đầu các kỳ đào tạo và phải thực hiện nhất quán trong toàn bộ khóa học. - Chỉ đạo thực hiện nội dung: Đây là khâu trọng tâm trong quá trình quản lý hoạt động đào tạo, đảm bảo cho việc thực hiện chương trình đúng quy trình, đảm bảo chất lượng. Vì vậy cần phải có sự phân công hợp lý về chức năng nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận với nhau (chuyên viên quản lý - giảng viên - học viên). - Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh nội dung: Đây là một công tác cần thiết không thể thiếu trong quản lý hoạt động đào tạo, đảm bảo chương trình đào tạo có được thực hiện đúng chuẩn, đúng hướng, đúng mục tiêu, quan trọng là đáp ứng nhu cầu thực tiễn, đồng thời phù hợp với học viên và nhà sử dụng.
  • 27. 20 1.2.3. Quản lý phương thức tổ chức đào tạo Phương thức đào tạo chính là cách thức thực hiện, là sự kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với lý thuyết để giúp người học có khả năng nắm vững kỹ năng chuyên môn và biến kiến thức thành thực hành. Quản lý phương thức đào tạo với quản lý mục tiêu và quản lý nội dung đào tạo có mối liên hệ mật thiết với nhau như chiếc kiềng ba chân. Trong quản lý hoạt động đào tạo không thể thiếu một trong ba yếu tố trên. Vì đây là cả một quá trình tổng hợp để có sản phẩm chất lượng, đảm bảo mục tiêu, yêu cầu đề ra. Có thể hiểu phương thức đào tạo hay phương pháp đào tạo là một hệ thống gồm một hay nhiều quy tắc có tác dụng hướng dẫn một loại hành động cụ thể nào đó để đạt được một mục đích đã định. Nói đến phương thức là phải nói tới một phương thức hành động cụ thể tương ứng và cách thức đạt tới mục đích (hay mục tiêu) của hành động đó [13, tr 165]. Trọng tâm của quá trình đào tạo là quá trình dạy - học, vì thế quản lý phương thức tổ chức đào tạo chính là quản lý phương pháp dạy và quản lý phương pháp học. Từ mục tiêu, nội dung của từng môn học giảng viên đưa ra những phương pháp giảng dạy cụ thể để điều khiển tốt hoạt động dạy học, hướng dẫn học viên tổ chức tốt hoạt động học nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. * Một số nguyên tắc cơ bản khi xây dựng phương pháp dạy: - Phù hợp với mục tiêu dạy học - Phù hợp với chương trình dạy học - Phù hợp với phương thức tổ chức dạy học - Phù hợp phương thức đánh giá, kiểm tra * Một số phương pháp dạy hiện nay: - Phương pháp diễn giảng - Phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Phương pháp thảo luận - Phương pháp thực hành
  • 28. 21 - Phương pháp online. * Một số nguyên tắc cơ bản khi xây dựng phương pháp học - Người học nắm vững nội dung chương trình học của mình, nắm được phương pháp dạy, và các quy chế thi cử, học tập của cơ sở đào đạo để tự tìm ra phương pháp học hiệu quả nhất nhằm đảm bảo yêu cầu kiểm tra, đánh giá nội dung chương trình của cơ sở đào tạo. - Người học biết các phương tiện và điều kiện học tập mà cơ sở đào tạo có như phòng thí nghiệm, trang thiết bị, thư viện,…. - Người học biết phối hợp thời gian học, nghiên cứu, xây dựng thời gian biểu cụ thể để điều hòa phân phối thời gian hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức và vận dụng kiến thức học để ứng dụng vào thực tiễn. 1.2.4. Quản lý đội ngũ giảng viên Đội ngũ giảng viên là yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động đào tạo, vì đây là yếu tố trực tiếp đào tạo ra sản phẩm đào tạo. Quản lý tốt đội ngũ giảng viên sẽ làm cho chương trình và tiến trình đào tạo được thực hiện chặt chẽ, thống nhất, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, phương pháp giảng dạy sẽ liên tục được đổi mới và trang thiết bị phục vụ giảng dạy cũng sẽ được triển khai một cách có hiệu quả. Quản lý đội ngũ giảng viên dựa vào các yếu tố như: - Quy hoạch đội ngũ giảng viên: Dựa vào mục tiêu và chương trình đào tạo của Học viện, Ban lãnh đạo xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên theo từng giai đoạn cụ thể (số lượng, trình độ, chuyên môn) phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển đào tạo của Học viện. - Tổ chức tuyển dụng: Đây là công tác cần thiết trong việc xây dựng đội ngũ giảng viên chất lượng, đáp ứng yêu cầu (năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, sức khỏe và tinh thần) để thực hiện tốt các mục tiêu của cơ sở đào tạo một cách hiệu quả nhất. Công tác tuyển dụng là nguyên tắc cơ bản trong quản lý đội ngũ giảng viên nên rất cần có những chính sách đãi ngộ xứng đáng để thu hút được nhân tài về làm việc và cống hiến cho cơ sở đào tạo.
  • 29. 22 - Sử dụng, điều phối: Nhằm phát huy tối đa khả năng chuyên môn và sở trường cá nhân đòi hỏi Ban lãnh đạo phải biết phân công giảng viên theo đúng ngành, nghề chuyên môn. Có như vậy, thì mỗi cá nhân mới thể hiện được hết năng lực và khả năng sáng tạo, say mê với công việc càng cao. - Kiểm tra, đánh giá: Là yếu tố quan trọng trong quản lý đội ngũ giảng viên, qua công tác đánh giá, kiểm tra xác định đúng khả năng, mức độ cống hiến của giảng viên để kịp thời điều chỉnh và xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ hợp lý tạo niềm tin cho đội ngũ giảng viên yên tâm làm việc và cống hiến. Trong chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 của Chính phủ khẳng định: “Năng lực của một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn thấp. Các chế độ chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đặc biệt là chính sách tiền lương, chưa thỏa đáng, chưa thu hút được người giỏi vào ngành giáo dục, chưa tạo được động lực phấn đấu vươn lên trong hoạt động nghề nghiệp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng được các yêu cầu đổi mới giáo dục” [34]. Tóm lại, quản lý đội ngũ giảng viên là một trong những yếu tố quan trọng trong công tác quản lý hoạt động đào tạo. Ngoài những nội dung quản lý nói trên, các cơ sở đào tạo cần chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng nhằm đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng đủ phẩm chất đạo đức và năng lực nghề nghiệp để hoàn thành sứ mệnh đặt ra. 1.2.5. Quản lý học viên Học viên là đối tượng không thể thiếu của bất kỳ cơ sở đào tạo, đây vừa là yếu tố đầu vào vừa là yếu tố đầu ra của hoạt động đào tạo. Vì thế quản lý học viên không chỉ là quản lý quá trình học tập mà còn là quản lý công tác tuyển sinh và quản lý công tác tốt nghiệp và sau khi tốt nghiệp. Quản lý học viên gồm các nội dung:
  • 30. 23 - Quản lý công tác tuyển sinh: Đây là khâu đầu tiên của quá trình đào tạo, việc đầu tiên là xây dựng kế hoạch tuyển sinh theo phương thức đã được Học viện lựa chọn theo quy định trong quy chế tuyển sinh. Tiếp theo là tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác tuyển sinh và cuối cùng là tổng kết đánh giá công tác tuyển sinh. Căn cứ vào mục tiêu và chỉ tiêu của cơ sở đào tạo lựa chọn những học viên có thể lực, khả năng và phẩm chất đáp ứng yêu cầu tuyển chọn của cơ sở đào tạo. - Quản lý quá trình học tập: Là khâu trọng tâm của quản lý hoạt động đào tạo. Quản lý học viên có tham gia đầy đủ giờ học và tham gia các kỳ kiểm tra, kỳ thi hết học phần của nội dung chương trình. Quản lý học viên thực hiện các quy định, quy chế của cơ sở đào tạo. Công tác tổ chức học viên phải phù hợp với từng đối tượng, chương trình, phương thức đào tạo. Nhưng dù hình thức quản lý nào thì người học luôn ở vị trí trung tâm của quá trình đào tạo, vì người học chính là khách hàng, là sản phẩm của cơ sở đào tạo. Để quản lý tốt học viên cần có sự phân công hợp lý giữa các phòng ban và cán bộ quản lý đào tạo. - Quản lý học viên tốt nghiệp: Khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động đào tạo. Hiện nay, trên thực tế việc quản lý học viên sau khi tốt nghiệp chưa thực sự được quan tâm, nhưng đây lại là vấn đề vô cùng quan trọng - chính là kết quả của sản phẩm đào tạo, thông qua hoạt động này cơ sở đào tạo có thể đánh giá được chất lượng đào tạo của đơn vị cũng như chất lượng quản lý của tổ chức. Vì vậy việc theo dõi, quản lý học viên sau tốt nghiệp rất cần thiết, điều này sẽ góp phần tăng thương hiệu và uy tín của Học viện và đây cũng là một phần nguồn lực để tạo thêm cơ sở vật chất cũng như tinh thần cho cơ sở đào tạo. 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động đào tạo Thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin 1.3.1. Yếu tố khách quan * Sự phát triển của khoa học công nghệ Khoa học công nghệ ngày càng phát triển và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và quan trọng của xã hội. Vì tri thức và công nghệ cao đóng vai trò là
  • 31. 24 lực lượng sản suất quan trọng nhất, thể hiện ở năng suất lao động tăng cao, chất lượng sản phẩm đảm bảo đáp ứng nhu cầu xã hội. Và đây cũng chính là cách thức rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ là yêu cầu nguồn nhân lực cao đáp ứng sự phát triển của khoa học công nghệ. Việc áp dụng công nghệ mới trong quản lý hoạt động đào tạo của Học viện đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ chất lượng cao tiếp cận và đáp ứng được xã hội. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quy mô đào tạo mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, giảng viên trong việc quản lý hoạt động đào tạo thạc sĩ của Học viện. * Sự phát triển của giáo dục - đào tạo Mức độ phát triển của giáo dục - đào tạo có tác động đáng kể đến chất lượng cán bộ trong công tác quản lý hoạt động đào tạo, nó không chỉ quyết định trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng, nghiệp vụ của người lao động mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của họ thông qua các yếu tố thu nhập, nhận thức và xử lí thông tin kinh tế - xã hội và thông tin khoa học. Mức độ phát triển của giáo dục - đào tạo càng cao thì quy mô cán bộ chất lượng cao càng mở rộng, năng suất lao động càng cao. 1.3.2. Yếu tố chủ quan Quản lý hoạt động đào tạo Thạc sĩ tại Học viện là sự phối kết hợp giữa các Phòng, Ban, các Khoa, trong Học viện và các Viện nghiên cứu chuyên ngành của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện Hàn lâm KHCNVN). Công tác quản lý hoạt động đào tạo chịu sự tác động qua lại của rất nhiều yếu tố bên trong tổ chức như: * Tính đặc thù trong hoạt động đào tạo của Học viện Học viện là đầu mối quản lý hoạt động đào tạo của 33 Viện nghiên cứu chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN, được thành lập với mong muốn phát huy mạnh mẽ nguồn lực khoa học công nghệ tại tất cả các Viện nghiên cứu
  • 32. 25 chuyên ngành của Viện Hàn lâm KHCNVN về công tác đào tạo trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ và sau Tiến sĩ về các ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ. Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực khoa học - công nghệ chất lượng cao, với đội ngũ giảng viên là các nhà khoa học có trình độ cao của Viện Hàn lâm KHCNVN. * Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vị đào tạo và phục vụ quản lý Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công và hiệu quả của quá trình hoạt động đào tạo và phát triển. Tất cả các hoạt động đều cần có các thiết bị cho hoạt động của nó, hoạt động đào tạo cũng không thể ngoại lệ và trái lại nó còn cần thiết hơn tất cả. Việc quản lý hoạt động đào tạo đòi hỏi phải tổng hợp, tính toán, phân tích, xử lý dữ liệu, hồ sơ và các tài liệu liên quan đến công tác đào tạo, do đó cần trang bị cơ sở vật chất như phòng học, phòng thí nhiệm, thư viện; thiết bị văn phòng như máy tính, máy in, máy photocopy, máy scan, điện thoại, máy fax để thông tin liên lạc. * Cán bộ phụ trách công tác quản lý hoạt động đào tạo Nhân lực luôn là yếu tố trọng tâm trong tổ chức, trong mọi hoạt động. Hoạt động của tổ chức chỉ diễn ra khi có con người, việc quản lý hoạt động đào tạo cũng vậy. Bộ phận chuyên trách về công tác đào tạo phải có năng lực, chuyên môn, khả năng hoạch định, đưa ra các kế hoạch và chiến lược, phương pháp hiệu quả. Bộ phận này sẽ trực tiếp giám sát và đánh giá các khóa đào tạo, báo cáo Ban Giám đốc Học viện. Đội ngũ cán bộ là những người quản lý chuyên trách có trách nhiệm, kỹ năng và nghiệp vụ về công tác quản lý đào tạo, nắm vững kế hoạch phát triển của Học viện, tình hình giảng dạy và học tập của các Khoa, các khóa học để từ đó tham mưu cho Ban Giám đốc Học viện những phương hướng tích cực, hiệu quả để Học viện ngày một phát triển. * Các quy định, quy chế, văn bản quy định, chính sách khen thưởng của Học viện và Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • 33. 26 Trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào đều cần phải có các hành lang pháp lý làm cơ sở để hoạt động. Đó chính là các quy định của pháp luật, quy chế của ngành, nội quy của cơ quan, tổ chức đó. Đây là một phần không thể thiếu trong một tổ chức, là công cụ để nhà quản lý quản lý các hoạt động của cá nhân, các phòng ban bên trong của tổ chức. Những cán bộ, giảng viên, chuyên viên trong Học viện đều phải chịu sự chỉ đạo, điều hành của Ban Giám đốc thông qua các quy định, quy chế và quy trình hoạt động. Quy định và quy chế của Học viện liên quan tới công tác đào tạo như: quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện; quy định ban hành chức năng, nhiệm vụ của các Phòng, Ban thuộc Học viện; quy trình đào tạo trình độ thạc sĩ; quy định quản lý và cấp pháp văn bằng chứng chỉ, quy định và quy trình biên soạn giáo trình giảng dạy,... Nếu các quy định, quy chế này chặt chẽ, cụ thể, linh hoạt nêu bật được trách nhiệm, nghĩa vụ, xác định được vị trí việc làm của từng cá nhân, đơn vị tham gia vào công tác quản lý hoạt động đào tạo Thạc sĩ thì mọi người sẽ thực hiện một cách hiệu quả, thống nhất, ngày càng phát triển. Tiểu kết Chƣơng 1 Trong chương 1 của luận văn, dựa trên cơ sở nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện, tác giả đã hệ thống các khái niệm về hoạt động đào tạo, khái niệm về quản lý, khái niệm về quản lý hoạt động đào tạo, trình độ Thạc sĩ, khái niệm về CNTT; các nội dung của quản lý hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ ngành CNTT bao gồm: mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương thức đào tạo, đội ngũ giảng viên, học viên. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã nghiên cứu, phân tích và đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động đào tạo Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện như: sự phát triển của khoa học công nghệ, sự phát triển của nền giáo dục - đào tạo. Yếu tố cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, cán bộ chuyên trách về vai trò và chức năng nhiệm vụ quản lý hoạt động đào tạo
  • 34. 27 trình độ Thạc sĩ. Những quy định, quy chế, quy trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện … Trên đây là kết quả nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động đào tạo thạc sĩ ngành CNTT. Đó là cơ sở và phương pháp luận để chúng tôi nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đào tạo tại Học viện và đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hoạt động đào tạo tại Học viện.
  • 35. 28 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2.1. Khái quát chung về Học viện Khoa học và Công nghệ Nhằm triển khai đồng bộ hoạt động đào tạo sau đại học, phát huy mạnh mẽ nguồn lực khoa học công nghệ tại các Viện nghiên cứu chuyên ngành của Viện Hàn lâm KHCNVN cho công tác đào tạo, ngày 22/9/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1691/QĐ-TTg thành lập Học viện Khoa học và Công nghệ trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại hoạt động đào tạo tại các Viện nghiên cứu chuyên ngành trực thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN. Học viện Khoa học và Công nghệ (Tên tiếng Anh: Graduate University of Sciences and Technology, viết tắt: GUST) là cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN; có chức năng đào tạo và cấp bằng trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ, về các ngành thuộc lĩnh vực Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực khoa học - công nghệ chất lượng cao, đa ngành, đa lĩnh vực, lấy chất lượng đào tạo nhân tài, nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao làm tiêu chí hàng đầu, hướng đến chuẩn mực quốc tế. Trụ sở làm việc của Học viện: Toà nhà A28, số 18 Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. 2.1.1. Cơ cấu tổ chức Học viện Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Học viện được trình bày trên Hình 2.1. * Ban Giám đốc Lãnh đạo Học viện gồm Giám đốc và 02 Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc. Giám đốc Học viện là người đại diện theo pháp luật của Học viện, do Chủ tịch Viện Hàn lâm KHCNVN bổ nhiệm và miễn nhiệm, là người trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của Học viện theo quy định của Nhà nước và của
  • 36. 29 Viện Hàn lâm KHCNVN. Phó Giám đốc Học viện do Chủ tịch Viện bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Học viện. Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Học viện Khoa học và Công nghệ * Hội đồng khoa học và đào tạo Hội đồng Khoa học và Đào tạo do Chủ tịch Viện Hàn lâm KHCNVN bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Học viện, có nhiệm vụ tư vấn cho Giám đốc Học viện các vấn đề sau:
  • 37. 30 - Xây dựng và sửa đổi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển Học viện qua từng giai đoạn phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển của Viện Hàn lâm KHCNVN; chiến lược phát triển giáo dục của Nhà nước. - Định hướng phát triển nghiên cứu khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; kế hoạch hợp tác với cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất kinh doanh, tổ chức và cá nhân ở trong nước, nước ngoài để triển khai các hoạt động liên quan đến đào tạo, khoa học và công nghệ. - Đổi mới và phát triển chương trình đào tạo; thẩm định chương trình đào tạo; xem xét công nhận chuyển đổi tín chỉ. - Đề xuất danh sách thành viên Hội đồng chức danh Giáo sư cơ sở; bổ nhiệm các chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư trong Học viện. - Trao tặng danh hiệu Giáo sư danh dự, Tiến sĩ danh dự của Học viện cho các cá nhân. - Lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng nhà trường; các phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học viên; các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và đảm bảo chất lượng đầu ra. - Đánh giá chất lượng của Trang thông tin điện tử, đánh giá việc tổ chức và quản lý đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của các đơn vị trong Học viện. * Các phòng chức năng - Các phòng chức năng của Học viện có nhiệm vụ tham mưu, giúp Giám đốc Học viện trong việc quản lý, tổ chức thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ được Giám đốc Học viện giao. - Lãnh đạo các phòng chức năng gồm Trưởng phòng và các Phó Trưởng phòng có trách nhiệm giúp lãnh đạo quản lý, phân công những cán bộ, chuyên viên trong phòng thực hiện những công việc của phòng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo và do Giám đốc Học viện bổ nhiệm và miễn nhiệm theo quy định hiện hành. [17].
  • 38. 31 * Các Khoa thuộc Học viện: Học viện có 12 Khoa gồm: 1. Khoa Toán học 2. Khoa Hóa học 3. Khoa Vật lý 4. Khoa Cơ học và Tự động hóa 5. Khoa Khoa học Vật liệu và Năng lượng 6. Khoa Công nghệ Thông tin và Viễn thông 7. Khoa Sinh thái và Tài nguyên sinh vật 8. Khoa Công nghệ môi trường 9. Khoa Địa lý 10.Khoa Các khoa học Trái đất 11.Khoa Khoa học và Công nghệ biển 12.Khoa Công nghệ sinh học Trưởng khoa là Lãnh đạo của một Viện nghiên cứu chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN, do Giám đốc Học viện bổ nhiệm và miễn nhiệm. Khoa có các nhiệm vụ: - Đề xuất thay đổi về tổ chức nhân sự trong Khoa; đăng ký nhiệm vụ đào tạo các trình độ, mở ngành, chuyên ngành đào tạo. - Xây dựng chương trình đào tạo. - Tham gia đánh giá đề cương luận văn và xét tốt nghiệp trình độ thạc sĩ. - Tham gia giảng dạy các học phần Thạc sĩ. - Tổ chức nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, biên soạn giáo trình và các công tác khác do Giám đốc Học viện giao. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Học viện * Chức năng: - Đào tạo và cấp bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ về khoa học tự nhiên và công nghệ theo quy định của pháp luật.
  • 39. 32 - Nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng chuyên môn về khoa học tự nhiên và công nghệ cho cán bộ, công chức, viên chức. - Tư vấn về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ. * Nhiệm vụ: - Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển Học viện qua từng giai đoạn, kế hoạch hàng năm phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển Viện Hàn lâm KHCNVN và chiến lược phát triển của Nhà nước. - Đẩy mạnh và nâng cao công tác đào tạo tại Viện Hàn lâm KHCNVN; phối hợp chặt chẽ trong công tác đào tạo với các đơn vị nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện tốt nhất cho các đơn vị nghiên cứu khoa học thực hiện công tác đào tạo; tận dụng tối đa tiềm lực cán bộ khoa học của các đơn vị nghiên cứu trong công tác giảng dạy tại Học viện. - Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành mà Học viện được phép đào tạo. - Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động đào tạo; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ theo đúng quy định của pháp luật và của Viện Hàn lâm KHCNVN. - Tổ chức bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; tuyển dụng, quản lý cán bộ; xây dựng đội ngũ giảng viên của Học viện đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, đạt yêu cầu về đào tạo. - Tham gia đánh giá về mặt khoa học các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở các bộ, ngành và địa phương; liên kết tổ chức giáo dục, văn hóa, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với sử dụng. - Hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học theo quy định của Nhà nước và của Viện Hàn lâm KHCNVN [36]. 2.1.3. Hoạt động đào tạo tại Học viện Khoa học và Công nghệ * Đào tạo trình độ Thạc sĩ Học viện hiện đang đào tạo 18 chuyên ngành Thạc sĩ về lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ, thuộc 07 Khoa, gồm: khoa Toán học, khoa Vật lý, khoa
  • 40. 33 Hóa học, khoa Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông, khoa Công nghệ sinh học, khoa Công nghệ môi trường. Tính đến tháng 6 năm 2019, có khoảng hơn 400 học viên cao học đang học tập và nghiên cứu tại Học viện. Tháng 8/2019 có hơn 120 học viên cao học bảo vệ luận văn tốt nghiệp tại Học viện. Số lượng nghiên cứu sinh và học viên cao học được đào tạo tại Học viện từ năm 2016 cho đến năm 2018 được trình bày trên Hình 2.2. 142 158 310 167 189 677 823 799 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 NCS T HVCH TT NCS Đang Đào Tạo Hình 2.2. Số lƣợng nghiên cứu sinh và học viên cao học tại Học viện * Đào tạo Tiến sĩ Học viên đang đào tạo 53 chuyên ngành Tiến sĩ về lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ, thuộc 12 Khoa: Khoa Toán học, khoa Vật lý, khoa Hóa học, khoa Cơ học và Tự động hóa, khoa Vật liệu và Năng lượng, khoa Đại lý, khoa Các khoa học Trái đất, khoa Khoa học và Công nghệ biển, khoa Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông, khoa Công nghệ sinh học, khoa Công nghệ môi trường. Tính đến tháng 6 năm 2019, có khoảng hơn 800 nghiên cứu
  • 41. 34 sinh đang nghiên cứu và học tập tại Học viện. Tính đến tháng 6 năm 2019 có gần 300 tân Tiến sĩ đã được nhận bằng Tiến sĩ của Học viện (Hình 2.2). * Chương trình sau Tiến sĩ Học viện được Viện Hàn lâm KHCNVN giao cho việc tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình sau Tiến sĩ (Posdoc) từ năm 2017, nhằm tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ sau Tiến sĩ cho Viện Hàn lâm KHCNVN, đáp ứng nhu cầu phát triển theo Quy hoạch tổng thể đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2133/QĐ-TTg ngày 1/12/2011. Chương trình Posdoc xây dựng mô hình theo thông lệ quốc tế, gắn kết đào tạo nguồn nhân lực trình độ sau Tiến sĩ với hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm khuyến khích, tạo động lực và đam mê nghiên cứu khoa học cho các nhà khoa học tham gia học tập và làm việc. Thông qua đó xây dựng nguồn nhân lực có kiến thức và kinh nghiệm để trở thành cán bộ nghiên cứu của Viện Hàn lâm KHCNVN. Trong năm 2018, Học viện đã cấp kinh phí cho 54 đề tài và 11 nhiệm vụ nghiên cứu trong chương trình đào tạo sau Tiến sĩ [16]. * Liên kết đào tạo quốc tế Có truyền thống Hợp tác quốc tế với nhiều cơ sở khoa học công nghệ lớn trên thế giới (trên 50 tổ chức khoa học công nghệ), Học viện kết hợp với các Viện nghiên cứu chuyên ngành của Viện Hàn lâm KHCNVN tổ chức các hội nghị khoa học quốc tế, hội nghị khu vực về đào tạo sau đại học với nhiều đối tác đào tạo ở nước ngoài như: Đại học tổng hợp kỹ thuật Kazan KNRTU (CHLB Nga), Đại học Công nghệ Sydney UTS (Úc), Viện Công nghệ AIT (Áo), Đại học King Mongkut (KMUTB, Thái lan), Đại học Khoa học và Công nghệ, UST (Hàn quốc). Trong thời gian tới sẽ tiếp tục ký kết văn bản hợp tác liên kết đào tạo với đại học quốc gia Pusan PNU (Hàn Quốc), Học viện sau đại học UCAS, Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến JAIST, Đại học Osaka (Nhật Bản).
  • 42. 35 * Hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ Năm 2016 có tổng số 47 bài, có 42 bài thuộc danh mục ISI; năm 2017 số lượng bài tăng mạnh lên 212 bài có 110 bài thuộc danh mục ISI; Năm 2018 tổng số bài là 338 và 199 bài thuộc danh mục ISI (Hình 2.3). Hình 2.3. Tổng số công trình công bố năm 2016-2018 tại Học viện Kết hợp chặt chẽ giữa Đào tạo - Nghiên cứu - Hỗ trợ khởi nghiệp, tập trung vào 03 lĩnh vực như: Công nghệ thông tin, Công nghệ sinh học, Vật liệu và Năng lượng. Tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng mô hình này sang các lĩnh vực đào tạo khác của Học viện. Học viên là đơn vị hiện xếp thứ 7 trong hệ thống các trường Đại học của Việt Nam về kết quả công bố quốc tế trong hệ thống các tạp chí thuộc danh mục Scopus. * Đội ngũ giảng viên, cán bộ Đội ngũ giảng viên tại Học viện có trình độ cao, kinh nghiệm trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với hơn 1000 giảng viên (trong đó có 70 Giáo sư, 230 Phó Giáo sư, 760 Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học) thuộc các đơn vị của Viện Hàn lâm KHCNVN đang tham gia vào công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Học viện. Có 40 cán bộ đang công tác và làm việc tại Học viện (trong đó có 03 Giáo sư, 08 Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học, 05 Thạc sĩ, còn lại là
  • 43. 36 trình độ đại học) với 19 cán bộ trong biên chế và 21 chuyên viên hợp đồng do Học viện trả lương. Đội ngũ giảng viên tại Học viện được trình bày tại Hình 2.4. 70 230 760 Giáo sư Phó giáo sư Tiến sĩ, Tiến sĩ khoa học Hình 2.4. Đội ngũ giảng viên * Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo Hệ thống đào tạo của Học viện tập trung ở 03 khu vực (Hà Nội - Nha Trang và thành phố Hồ Chí Minh) với 37 Viện nghiên cứu chuyên ngành và 05 trung tâm, đơn vị, có hệ thống trang thiết bị hiện đại: 04 phòng thí nghiệm trọng điểm Quốc gia: Công nghệ Gen; Công nghệ mạng; Vật liệu và Linh kiện điện tử; Công nghệ tế bào thực vật, cùng nhiều phòng thí nghiệm nghiên cứu của 35 Viện nghiên cứu chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học, hệ thống thư viện số, với hàng nghìn cuốn sách và tạp chí chuyên ngành. Phòng học - Khu vực Hà Nội (trụ sở chính): có 03 phòng học, diện tích 70m2 /phòng và 01 phòng học, diện tích 40m2 /phòng, trong đó 01 phòng phục vụ đào tạo trực tuyến. - Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh: có 04 phòng học, diện tích mỗi phòng 35m2 /phòng, trong đó 01 phòng phục vụ đào tạo trực tuyến. - Khu vực Nha Trang: có 01 phòng học có diện tích 70m2 /phòng.
  • 44. 37 Trang thiết bị văn phòng và trang thiết bị tin học Số lượng máy tính có trên 40 chiếc (trung bình 1 chiếc/người), về máy in có khoảng 20 chiếc (trung bình 2 người/chiếc) hệ thống thiết bị điện thoại, máy scan, máy photocopy có thể đáp ứng nhu cầu làm việc cho các của cán bộ Học viện. Hiện nay, Học viện cần bổ sung thêm một số trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý và công tác đào tạo như mở rộng thêm phòng học, đầu tư trang thiết bị cho phòng thư viện phục vụ công tác đào tạo, giảng dạy như hệ thống máy chủ, thiết bị mạng,… Hiện nay, Học viện đang xây dựng dự án “Xây dựng hạ tầng CNTT, trang thiết bị phục vụ việc đào tạo trực tuyến E-Learning” của Học viện tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Nha Trang. 2.2. Hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ mang tính đặc thù Điểm khác biệt của Học viện là các Viện nghiên cứu chuyên ngành của Viện Hàn lâm KHCNVN tham gia vào các khoa, bộ môn của Học viện. Học viện là đầu mối điều phối, hỗ trợ hoạt động đào tạo ở tất cả các Viện nghiên cứu chuyên ngành, trong đó, đội ngũ giảng viên là cán bộ nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu chuyên ngành. Bộ máy ở các khoa, bộ môn, hội đồng khoa, hội đồng khoa học đào tạo là các cán bộ nghiên cứu, quản lý tại các Viện nghiên cứu chuyên ngành và kiêm nhiệm tại Học viện. Cơ sở vật chất: phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện nằm ở các Viện nghiên cứu. Ví dụ, Đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT thuộc khoa CNTT & VT- là sự kết hợp của 03 viện nghiên cứu chuyên ngành, đó là Viện Công nghệ thông tin; Viện Công nghệ Viễn thông; Viện Cơ học và Tin học ứng dụng, trong đó Trưởng khoa là Viện trưởng Viện CNTT. Đội ngũ giảng viên là các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu đang công tác tại 03 Viện, số lượng giảng viên thuộc khoa có 45 giảng viên trong đó có 05 Giáo sư; 18 Phó Giáo sư và 22 Tiến sĩ, Tiến sĩ khoa học. Bên cạnh đó, các trang thiết bị và phòng học được đặt tại Viện CNTT.
  • 45. 38 Với mô hình trên, cơ chế hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ của Học viện mang tính đặc thù (Hình 2.5). Hình 2.5. Hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ tại Học viện 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ ngành công nghệ thông tin * Mục tiêu, nội dung nghiên cứu thực trạng
  • 46. 39 Nghiên cứu, khảo sát để thu thập số liệu thực tế nhằm làm rõ thực trạng quản lý hoạt động đào tạo thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện, mục đích làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý quản lý hoạt động đào tạo Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện. Dựa trên nội dung quản lý hoạt động đào tạo Thạc sĩ ngành CNTT, nghiên cứu thực trạng được tập trung vào việc khảo sát tác động của chủ thể quản lý ở các nội dung chính: Quản lý mục tiêu đào tạo; quản lý nội dung chương trình đào tạo; quản lý phương thức tổ chức đào tạo; quản lý đội ngũ giảng viên và quản lý học viên. * Phương pháp, thời gian và khách thể khảo sát - Phương pháp khảo sát: Khảo sát được tiến hành bởi một vài phương pháp sau: + Phương pháp điều tra bảng hỏi, với cách thực hiện: Chủ yếu gặp trực tiếp phát phiếu khảo sát, hướng dẫn cách trả lời và thu lại phiếu khảo sát sau khi người được hỏi đã trả lời. Còn một vài đối tượng xin ý kiến bằng cách gửi Email, hướng dẫn và nhận phiếu đánh giá trả lời qua Email. + Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: (lãnh đạo Khoa CNTT&VT, lãnh đạo Học viện, giảng viên khoa CNTT&VT và chuyên viên phụ trách đào tạo khoa CNTT&VT), tiến hành bằng cách: Gọi điện xin hẹn gặp, đến trực tiếp đặt câu hỏi và ghi chép câu trả lời. + Phương pháp quan sát thực tế hoạt động đào tạo Thạc sĩ tại Học viện. - Thời gian khảo sát: tháng 4-5/2019. - Khách thể khảo sát: Cán bộ quản lý, lãnh đạo các Khoa của Học viên, đội ngũ giảng viên khoa CNTT & VT và chuyên viên phụ trách theo dõi hoạt động đào tạo thạc sĩ ngành CNTT (Bảng 2.1).
  • 47. 40 Bảng 2.1. Khách thể khảo sát TT Khách thể khảo sát Số lƣợng Số phiếu phát ra Số phiếu thu về 1 Lãnh đạo các Khoa 12 12 12 2 Lãnh đạo Học viện, cán bộ quản lý 08 08 08 3 Giảng viên khoa CNTT & VT 45 45 42 4 Chuyên viên phụ trách 03 03 03 Tổng 68 68 65 * Công cụ điều tra, khảo sát: là 01 mẫu phiếu điều tra dành cho các khách thể. (Xem phụ lục 1); (Phụ lục 2): Câu hỏi phỏng vấn trực tiếp. * Thang đánh giá: Để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động đào tạo Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện, thang đánh giá các câu hỏi sử dụng thang điểm 4; mỗi câu hỏi được đánh giá với 4 mức độ tăng dần từ 1 đến 4 điểm với quy ước như sau: Kém: 1 điểm. Trung bình: 2 điểm. Khá: 3 điểm. Tốt: 4 điểm. Để tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động đào tạo Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện, thang đánh giá các câu hỏi sử dụng thang điểm 3; mỗi câu hỏi được đánh giá với 3 mức độ tăng dần từ 1 đến 3 điểm với quy ước như sau: Ảnh hưởng ít: 1 điểm. Ảnh hưởng trung bình: 2 điểm. Ảnh hưởng nhiều - 3 điểm. 2.3.1. Thực trạng quản lý mục tiêu đào tạo Để đánh giá quản lý hoạt động đào tạo Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện, tác giả tiến hành khảo sát ở 5 nội dung quản lý, đó là: mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, phương thức đào tạo, đội ngũ giảng viên và học viên.
  • 48. 41 Công tác đánh giá về thực trạng quản lý mục tiêu đào tạo Trình độ thạc sĩ ngành CNTT được trình bày ở bảng 2.2. Bảng 2.2. Kết quả khảo sát thƣc hiện quản lý mục tiêu đào tạo TT Nội dung Điểm trung bình Xếp hạng 1 Rèn luyện khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo trong lĩnh vực CNTT và lĩnh vực khác có liên quan 3,20 1 2 Khả năng vận dụng, phát triển các kiến thức CNTT áp dụng vào thực tiễn 3,17 2 3 Hình thành năng lực giải quyết các đề trong hoặc ngoài phạm vị chuyên môn 3,05 2 4 Thực hành tốt các kỹ thuật, phương pháp phát triển các hệ thống CNTT hiện đại 3,17 3 5 Khả năng quản lý, đánh giá, cải tiến các hoạt động trong lĩnh vực CNTT để nâng cao hiệu quả 2,98 4 Trung bình 3,11 (Nguồn: Học viên khảo sát tháng 4-5 năm 2019) Kết quả Bảng 2.2 cho thấy: Việc thực hiện mục tiêu đào tạo Thạc sĩ ngành CNTT tương đối tốt, đa số các cán bộ lãnh đạo và các giảng viên đều đánh giá mục tiêu đề ra phù hợp với điều kiện của Học viện và đáp ứng được nhu cầu của xã hội và nhà tuyển dụng, đúng chuẩn đầu ra đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT. Trong đó, phần lớn mọi người đều cho rằng mục tiêu định hướng người học “Rèn luyện khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo trong lĩnh vực CNTT và lĩnh vực khác có liên quan” là mục tiêu đang được thực hiện tốt nhất. Mục tiêu này giúp cho người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng vận dụng thực tiễn, có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo, có khả năng thiết kế sản phẩm và tổ chức thực hiện các công việc trong hoạt động chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan, đơn vị công tác.
  • 49. 42 Theo PGS.TS. Nguyễn Long Giang - Phó trưởng khoa CNTT&VT: Mục tiêu đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT rất phù hợp với nhu cầu thực tế và năng lực của người học. Là một nhà quản lý và cũng là người trực tiếp tham gia giảng dạy tôi mong muốn học viên đạt được tất cả những mục tiêu mà Học viện đang hướng tới. Chúng ta đang sống trong thời đại CNTT phát triển như vũ bão, vì vậy trình độ Thạc sĩ ngành CNTT nên đẩy mạnh đào tạo theo hướng ứng dụng, thực hành để học viên có cơ hội tiếp cận và nắm bắt được các kỹ thuật, phương pháp CNTT hiện đại. Đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao, ngoài rèn luyện kỹ năng chuyên môn, chúng ta cũng nên quan tâm, phát triển phẩm chất học viên. Có thể thấy, đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao, ngoài khả năng thực hành tốt các kiến thức cơ bản, vận dụng chuyên môn vào xử lý các tình huống thuộc lĩnh vực CNTT, cần phải rèn luyện khả năng ứng biến, xử lý nhiều tình huống ngoài lĩnh vực đào tạo, bởi nguồn nhân lực chất lượng cao là ngoài phẩm chất đạo đức, kỹ năng chuyên môn cao còn phải biết phát huy, sáng tạo những kiến thức chuyên môn vào mọi lĩnh vực trong đời sống, xã hội. 2.3.2. Thực trạng quản lý nội dung chương trình đào tạo Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý nội dung chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT được trình bày ở bảng 2.3. Bảng 2.3. Kết quả khảo sát thực hiện quản lý chƣơng trình đào tạo TT Nội dung Điểm trung bình Xếp hạng 1 Xây dựng kế hoạch đào tạo 3,06 2 2 Tổ chức thực hiện nội dung 3,11 1 3 Chỉ đạo thực hiện nội dung 2,74 3 4 Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh nội dung 2,40 4 Trung bình 2,82 (Nguồn: Học viên khảo sát tháng 4 -5năm 2019)