SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
Nguyễn Anh Lƣơng
XÂY DỰNG PHƢƠNG PHÁP ĐO TƢƠNG TÁC THỤ THỂ VÀ
PHỐI TỬ ĐẶC HIỆU KHÔNG SỬ DỤNG PHÓNG XẠ PHỤC VỤ
ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN THUỐC Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
Nguyễn Anh Lƣơng
XÂY DỰNG PHƢƠNG PHÁP ĐO TƢƠNG TÁC THỤ THỂ VÀ
PHỐI TỬ ĐẶC HIỆU KHÔNG SỬ DỤNG PHÓNG XẠ PHỤC VỤ
ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN THUỐC Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Di truyền học
Mã số: 60 42 70
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐINH ĐOÀN LONG
Hà Nội – 2011
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc của mình tới PGS.TS. Đinh Đoàn
Long, Bộ môn Di truyền học, Khoa Sinh học, Trƣờng Đại học Khoa học tự
nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình hƣớng dẫn và tạo mọi điều kiện
cho tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới TS. Trinh Tất Cƣờng, ThS. Trần
Thị Thùy Anh, đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong công việc nghiên cứu và hỗ trợ
giải quyết những khó khăn gặp phải trong thời gian tôi thực hiện đề tài này.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô
Khoa Sinh học trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội
và đặc biệt là các thầy cô và các cán bộ giảng dạy, công tác tại bộ môn Di
truyền, những ngƣời đã luôn dạy bảo hƣớng dẫn động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập nghiên cứu tại trƣờng.
Và tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến các thành viên trong phòng thí
nghiệm Sinh học thụ thể và Phát triển thuốc, cảm ơn các bạn đã chia sẻ những
niềm vui những khó khăn và cùng thực hiện những nghiên cứu khoa học.
Chúc các bạn học tập, làm việc tốt, luôn vui vẻ và có nhiều thành công trên
con đƣờng đã chọn.
Cuối cùng, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và các bạn bè
đã luôn góp ý, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt những năm qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, tháng 12 năm 2011
Học viên
Nguyễn Anh Lƣơng
KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
AT I Angiotensin I
AT II Angiotensin II
BSA Bovine serum albumin
ELISA Phản ứng miễn dịch hấp thụ liên kết enzym
F-AT II Fluorescein – angiotensin II (angiotensin II đánh dấu fluorescein
F-BSA Fluorescein – BSA (BSA đánh dấu fluorescein)
GPCR G protein - coupled receptor
IC50 Nồng độ ức chế 50%
Kd Hằng số phân ly cân bằng
Ki Nồng độ chất gắn cạnh tranh mà liên kết với một nửa số vị trí
liên kết ở trạng thái cân bằng
YHCT Y học cổ truyền
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Khái quát về lƣợc lý phân tử 3
1.2. Các đích tác dụng của thuốc 3
1.3. Về thụ thể kết cặp G protein (GPCR) 8
1.4. Thụ thể angiotensin II 12
1.5. Các phƣơng pháp nghiên cứu xác định tƣơng tác thụ thể và phối tử 20
1.6. Y học cổ truyền và tài nguyên dƣợc liệu 26
Chƣơng 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP 36
2.1. Vật liệu 35
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 37
2.2.1. Quy trình chiết xuất dịch chiết methanol 37
2.2.2. Thu thụ thể màng 37
2.2.3. Xác định nồng độ protein sử dụng phƣơng pháp Bradford 38
2.2.4. Phƣơng pháp elisa để xác định lƣợng phối tử gắn fluorescein 39
2.2.5. Quy trình thí nghiệm liên kết (binding assay) 39
2.2.6. Phản ứng tƣơng tác giữa các phối tử đã biết và dịch chiết với thụ thể đích 40
2.2.7. Phƣơng pháp xử lý kết quả 40
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 41
3.1. Xác định nồng độ protein thu đƣợc từ gan chuột 41
3.2. Tối ƣu phản ứng ELISA 43
3.3. Tối ƣu nồng độ protein thụ thể trong phản ứng liên kết 45
3.4. Thí nghiệm liên kết thụ thể - phối tử đặc hiệu (thí nghiệm bão hòa) 46
3.5. Phả ứng cạnh tranh của F-AT II với các phối tử đã biết 47
3.6. Nghiên cứu sàng lọc một số dịch chiết thực vật 48
Chƣơng 4. KẾT LUẬN 53
KIẾN NGHỊ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những nƣớc có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng và
phong phú trên thế giới với hơn 13.200 loài thực vật và khoảng 10.000 loài động vật
đã đƣợc xác định, với nhiều nhóm loài sinh vật có tính tính đặc hữu cao, có giá trị
khoa học và thực tiễn lớn.
Xuất phát từ nền văn hóa đa dạng bản sắc với rất nhiều dân tộc sống trải dài
trên khắp lãnh thổ với các điều kiện tự nhiên và lịch sử riêng đã hình thành nên một
nền Y học cổ truyền với lịch sử lâu đời hàng nghìn năm, với rất nhiều kinh nghiệm
trong sử dụng thuốc trong đời sống. Việc dùng thuốc trong nhân dân đã có từ rất lâu
đời, tích lũy dƣới dạng kinh nghiệm, thƣờng chỉ đƣợc truyền miệng qua nhiều thế
hệ. Hơn 3800 bài thuốc đã đƣợc sƣu tầm lại, cùng với hàng nghìn bài thuốc lƣu
truyền trong dân gian, đặc biệt là trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên,
rất nhiều các bài thuốc và các nguyên liệu làm thuốc nhƣ vậy vẫn chƣa đƣợc nghiên
cứu cơ chế tác động cũng nhƣ cơ sở khoa học vẫn chƣa đƣợc xác định.
Có nhiều phƣơng pháp nghiên cứu sàng lọc các hợp chất có hoạt tính sinh
học trong phát triển thuốc trên thế giới, trong đó phổ biến là phƣơng pháp sử dụng
đồng vị phóng xạ (nhƣ 3
H, 125
I) để nghiên cứu trên các đích phân tử của thuốc. Tuy
nhiên, những phƣơng pháp này chƣa đƣợc áp dụng trong điều kiện Việt Nam với
nguyên nhân chính là hầu hết các phòng thí nghiệm sinh dƣợc học của ta thiếu trang
thiết bị nghiên cứu, bảo quản và loại thải các chất phóng xạ.
Vì vậy lý do đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Xây dựng phƣơng pháp đo
tƣơng tác thụ thể và phối tử đặc hiệu không dùng đồng vị phóng xạ phục vụ
định hƣớng phát triển thuốc ở Việt Nam” nhằm tiến tới ứng dụng mô hình này
nhằm sàng lọc các hợp chất có hoạt tính sinh học trên đích phân tử có nguồn gốc từ
các cây thuốc, bài thuốc đƣợc sử dụng hiệu quả trong y học cổ truyền với các tác
dụng chữa bệnh tƣơng ứng.
Trong Luận văn này, chúng tôi tập trung vào đích phân tử là thụ thể
angiotensin II, đây là đích tác dụng đã đƣợc biết của nhiều thuốc có tác dụng hạ
huyết áp với cơ chế phân tử đã đƣợc nghiên cứu tƣơng đối rõ, đồng thời bƣớc đầu
tiến hành thử nghiệm với một số dịch chiết từ một số cây thuốc Việt Nam đã đƣợc
biết trong y học cổ truyền với tác dụng trong điều hòa huyết áp và điều trị các
chứng bệnh liên quan đến tim, mạch và hệ tuần hoàn .
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về dƣợc lý phân tử
Dƣợc lý phân tử (molecular pharmacology) là môn khoa học nghiên cứu về
tƣơng tác của thuốc lên cơ thể sống ở cấp độ phân tử và tế bào, và gồm hai phân
môn chính là dƣợc động học (pharmacokinetics) và dƣợc lực học
(pharmacodynamics).
Dƣợc lý phân tử bao gồm nhiều lĩnh vực nghiên cứu về tác dụng của phân tử
thuốc đến toàn bộ cơ thể. Dựa vào những hiểu biết về hóa sinh, sinh lý, bệnh học,
sinh học phân tử và hóa hữu cơ để thấy rõ tác dụng của thuốc ở mức độ phân tử đƣa
đến áp dụng trong điều trị. Qua dƣợc lý phân tử, chúng ta có thể hiểu sâu sắc cơ chế
phân tử tác dụng của thuốc, phát hiện thuốc mới, đề xuất những hƣớng dẫn sử dụng
thuốc an toàn, hiệu quả trong điều trị hoặc ngăn chặn những phản ứng có hại của
thuốc khi sử dụng. Nội dung chủ yếu của dƣợc lý phân tử là dƣợc lý học về tác
dụng của thuốc ở mức dƣới tế bào [2].
Dƣợc lý phân tử thể hiện ở nhiều giai đoạn của phân tử thuốc trong cơ thể,
hiện nay dƣợc lý phân tử đƣợc nghiên cứu với các hƣớng chính đó là:
1) Nghiên cứu tác dụng thuốc lên màng tế bào
2) Nghiên cứu hóa sinh dƣợc lý phân tử đối với thụ thể màng tế bào
3) Nghiên cứu hóa sinh dƣợc lý phân tử đối với enzym tế bào
4) Nghiên cứu hóa sinh dƣợc lý phân tử trên gen
1.2. Các đích tác dụng của thuốc
Theo phân tích của Overington và cộng sự [38] hơn 21.000 sản phẩm thuốc
lƣu hành trên thị trƣờng Mỹ, có nguồn gốc từ 1357 thuốc dƣới các dạng thành phần,
các dạng muối, vitamin. Trong đó có 1204 các thuốc phân tử nhỏ, và 166 thuốc sinh
học. Khoảng 27% các thuốc này liên quan tới thụ thể kết cặp G protein, 13% tới thụ
thể nhân, 7,9% tới các thụ thể liên kết với kênh ion (hình 1.1) [38].
Hình 1.1. Phân bố các họ gen với đích tác dụng của các thuốc hiện nay. ( Nguồn:
Overington, 2006).
Hầu hết các thuốc tác dụng lên cơ thể, tế bào thông qua một số cơ chế phân tử
khác nhau. Mỗi cơ chế đƣợc thích ứng thông qua sự tiến hóa của các họ protein
riêng, giúp truyền đƣợc nhiều loại tín hiệu. Các họ protein này bao gồm các thụ thể
trên bề mặt và bên trong tế bào cùng với các enzym và thành phần khác giúp tạo ra,
khuếch đại, phối hợp và kết thúc các tín hiệu từ phân tử tác động là thuốc và các
chất nội sinh.
Có 5 cơ chế truyền tín hiệu qua màng tế bào cơ bản (hình 1.2) [28]. Mỗi loại
sử dụng một chiến lƣợc khác nhau để vƣợt qua các rào cản là lớp kép phospholipid
của màng tế bào. Các chiến lƣợc đƣợc sử dụng là (1) phối tử (ligand) tan trong lipid
vƣợt qua màng sinh chất và tác động lên một thụ thể nội bào; (2) protein thụ thể
xuyên màng có hoạt tính enzym nội bào đƣợc điều khiển dị lập thể bởi một phối tử
liên kết vào một vị trí trên miền ngoại bào của protein này; (3) thụ thể xuyên màng
liên kết và kích thích một protein kinase; (4) kênh ion liên kết với tƣơng tác với
phối tử ( điều khiển hoạt động của kênh bằng liên kết với phối tử); hoặc (5) protein
Các thụ thể GPCR
Các thụ thể nhân
Các kênh ion liên kết phối tử
Các kênh ion điện thế
Protein liên kết penicillin
Enzyme giống nhƣ myeloperoxidase
Protein vận chuyển chất dẫn truyền thần kinh
DNA topoisomerase typ II
Fibronectin typ III
Cytochrome P450
thụ thể xuyên màng kích thích G protein, từ đó điều khiển một chất truyền tin thứ 2
trong tế bào.
Hình 1.2. Các cơ chế truyền tín hiệu cơ bản. Cơ chế thứ nhất (1) Một phân tử
tín hiệu (phối tử) hóa học hòa tan trong lipid đi qua màng sinh chất và tác động lên
các thụ thể nội bào (mà có thể là một enzym hoặc một yếu tố điều hòa sự phiên mã
của gen). (2) Phân tử tín hiệu liên kết với miền ngoại bào của một protein xuyên
màng, qua đó kích hoạt hoạt tính enzym của miền nội bào của protein này. (3) Phân
tử tín hiệu liên kết với miền ngoại bào của một thụ thể liên kết xuyên màng với một
protein kinase, làm kích hoạt protein kinase này. (4) Phân tử tín hiệu liên kết và trực
tiếp điều khiển việc mở một kênh ion. (5) phân tử tín hiệu liên kết với một thụ thể
bề mặt tế bào mà liên kết với một enzym tác động bởi một G protein. (A, C: cơ
chất; B, D: sản phẩm; R: thụ thể; G: G protein; E: tác động (enzym hoặc kênh ion);
Y: tyrosine; P: phosphate). (Nguồn: Katzung, 2007)
Các đích phân tử chính của phần lớn các dƣợc phẩm hiện nay bao gồm các
nhóm đƣợc nêu ở các mục dƣới đây [48]:
1.2.1. Thụ thể kết cặp G protein (GPCR)
Hơn 26% các thuốc đƣợc bán trên thị trƣờng có liên quan tới nhóm thụ thể
này; đây là nhóm thụ thể phổ biến đƣợc biểu hiện trên bề mặt của nhiều loại tế bào.
Protein liên kết vào màng tế bào thông qua 7 lần xuyên màng, do đó còn đƣợc gọi
với tên khác là thụ thể 7 lần xuyên màng (hay 7TM). Các G protein là các phân tử
kết cặp với loại thụ thể này để truyền tín hiệu đƣợc sinh ra sau khi phối tử (hay chất
gắn đặc hiệu) liên kết vào thụ thể rồi truyền tín hiệu vào trong tế bào. Hệ gen ngƣời
có hơn 1000 gen mã hóa cho các GPCR, trong đó ƣớc tính có khoảng 400 GPCR có
tiềm năng là các đích tác dụng của các loại thuốc. Các nghiên cứu về vai trò, chức
năng của các thụ thể GPCR vẫn đang tiếp tục đƣợc triển khai và phát triển.
1.2.2. Các thụ thể nhân (NR)
Các thụ thể này liên kết với các phối tử bên trong tế bào và về số lƣợng có lẽ ít
hơn nhiều so với các thụ thể trên màng tế bào. Sau khi phối tử liên kết, một phức
hợp đƣợc hình thành giữa thụ thể và phối tử đi vào trong nhân tế bào để “đóng”
hoặc “mở” các gen đặc trƣng. Các thụ thể nhân liên kết với các phân tử ƣa lipid nhƣ
các dẫn xuất của steroid, retinoid (nhƣ các hoocmon giới tính và vitamin A) có ảnh
hƣởng sâu sắc tới sinh lý con ngƣời. Hệ gen ngƣời mã hóa cho khoảng 50 thụ thể
nhân, một nửa số đó là các thụ thể độc thân (orphan receptor), nghĩa là các thụ thể
chƣa xác định đƣợc phối tử đặc hiệu.
1.2.3. Thụ thể cytokine
Một họ các protein có nhiều hơn 1 chuỗi protein đƣợc nhúng vào màng tế bào.
Các phối tử cytokine là các protein nhƣ interleukin, interferon và các yếu tố tăng
trƣởng. Vì các phân tử nhỏ không thể phá vỡ liên kết của cytokine liên kết với thụ
thể của nó, nên các thuốc đƣợc sử dụng thƣờng là các protein lớn hơn. Đó là các
kháng thể hoặc các dạng tái tổ hợp của thụ thể mà hoạt động nhƣ những cái bẫy để
ngăn cản sự liên kết của phối tử vào thụ thể.
1.2.4. Các protease
Đó là những enzym cắt protein ở những điểm xác định bởi các trình tự axit
amin đặc hiệu. Các protease có nhiều vai trò trong cơ thể, nhƣ tham gia phản ứng
đông máu, sản xuất các hoocmon peptit và cần cho chu kỳ sống của các virut nhƣ
HIV. Mặc dù các thuốc ức chế protease hiện vẫn là một thách thức lớn trong nghiên
cứu thuốc, nhƣng đã có một số thuốc đã đƣợc thƣơng mại hóa có đích tác dụng là
lớp enzym này.
1.2.5. Các protein kinase
Đây là một họ enzym lớn giúp gắn nhóm photphat (-PO3) vào một phân tử
protein để họa hóa nó trong tế bào. Quá trình photphoryl hóa đƣợc dùng để chuyển
tín hiệu từ ngoài tế bào qua các thụ thể trên màng để đi vào nhân tế bào, ở đó chúng
khởi động sự biểu hiện của gen. Kinase có vai trò đặc biệt trong sự phát sinh ung
thƣ bởi vì các tế bào sinh trƣởng phụ thuộc vào các yếu tố tăng trƣởng bên ngoài là
một kết quả của các enzym kinase đặc hiệu trở nên hoạt hóa thƣờng xuyên. Việc ức
chế protein kinase hiện nay là một hƣớng lớn trong tìm kiếm thuốc phân tử nhỏ.
1.2.6. Các protein phosphatase
Đây là những enzym có vai trò xúc tác các phản ứng ngƣợc chiều so với các
enzym kinase, chúng loại bỏ nhóm photphat của protein. Đây cũng là một cơ chế
quan trọng để truyền tín hiệu tế bào, vì nó hoạt động nhƣ một “công tắc đóng” để
điều khiển các quá trình quá mức trong tế bào.
1.2.7. Các enzym khác
Các họ protein và enzym đƣợc liệt kê trên tạo nên phần lớn các đích tác dụng
của thuốc hiện nay. Ngoài ra còn các enzym khác, có thể kể đến các chất ức chế
HMG-CoA reductase (đƣợc biết nhƣ là các statin) làm giảm cholesterol và các chất
ức chế phosphodiesterase (PDE), trong đó Viagra là một ví dụ đƣợc biết nhiều nhất.
1.2.8. Các kênh ion
Các ion là những nguyên tử hay phân tử tích điện. Các ion kim loại, nhƣ Ca2+
,
Na+
và K+
, đóng vai trò thiết yếu trong nhiều quá trình sinh lý của cơ thể. Các ion
đi qua các lỗ trên màng tế bào còn đƣợc gọi là các kênh ion. Hai loại kênh ion chính
đƣợc biết là các kênh ion đƣợc đóng mở bởi phối tử và kênh ion đƣợc đóng mở bởi
điện thế (ligand-gated and voltage-gated ion channels.). Mỗi kênh có tính chọn lọc
cho một ion đặc trƣng và cho phép các ion qua màng từ ngoài vào trong hoặc ngƣợc
lại. Sự di chuyển của ion trong hoạt động của các tế bào thần kinh và liên quan tới
các điều kiện nhƣ động kinh, đau và rối loạn nhịp tim. Đó là những điều đáng quan
tâm nhất của các kênh ion là đích của thuốc, với một số các thuốc quan trọng đƣợc
lƣu hành trên thị trƣờng.
1.2.9. Các protein vận chuyển
Các protein vận chuyển làm nhiệm vụ vận chuyển các phân tử bên trong cơ
thể, đặc biệt là vận chuyển qua màng tế bào trong khi bình thƣờng các phân tử đó sẽ
bị ngăn chặn bởi màng tế bào. Chẳng hạn nhƣ các phân tử chất dinh dƣỡng đƣợc
vận chuyển qua dạ dày bởi các protein vận chuyển. Protein vận chuyển là mục tiêu
phân tử của thuốc điều trị một số bệnh, chẳng hạn nhƣ một số chứng bệnh trầm cảm
liên quan đến sự thiểu năng serotonin trong não. Các chất vận chuyển monoamine
loại bỏ serotonin từ tế bào thần kinh, nhƣng chất dẫn truyền thần kinh này có thể
đƣợc duy trì ở mức cao hơn bằng cách ức chế vận chuyển bởi các loại thuốc nhƣ
fluoxetine (Prozac®
), do đó làm giảm các triệu chứng trầm cảm. Các đích protein
vận chuyển khác đƣợc quan tâm nhƣ các chất vận chuyển glucose, khi bị ức chế có
thể có tác dụng tích cực trong điều trị bệnh tiểu đƣờng.
1.3. Về thụ thể kết cặp G protein
Thụ thể là các phân tử kích hoạt điều hòa một loạt các quá trình trao đổi chất
và sinh lý trong tế bào cũng nhƣ ở các tổ chức phức tạp hơn. Trong dƣợc lý giác
quan, thụ thể là các protein chuyển đổi một chiều và có chọn lọc của một phân tử
truyền tín hiệu nội sinh hoặc các chất tổng hợp tƣơng tự của chúng, trải qua biến đổi
thông tin, và sửa đổi một đáp ứng tế bào nhƣ một hệ quả. Nhóm thứ nhất là các thụ
thể nội bào của các siêu họ thụ thể nhân và các thụ thể hoocmon steroid, retinoid và
thyroid. Nhóm thứ hai là các thụ thể liên kết với màng tế bào, nhóm này rất đa
dạng. Các thụ thể này giúp chuyển đổi tín hiệu từ bên ngoài vào trong tế bào đáp
ứng. Siêu họ này gồm có các thụ thể kết cặp kênh ion, thụ thể kết cặp kinase và họ
lớn các thụ thể kết cặp G protein.
1.3.1. Cấu trúc của các thụ thể kết cặp G protein
Các thụ thể kết cặp G protein (GPCR) là các protein xuyên màng với đặc điểm
đặc trƣng chung là xoắn 7 lần xuyên màng (cấu trúc bậc 2 xoắn ). Các phối tử nội
sinh của chúng có thể là các chất tín hiệu monoamine (epinephrine, acetylcholine,
serotonin, histamine, dopamine), lipid (các prostaglandin, các lipid nội sinh) các
peptid thần kinh (neuropeptide Y, cơ chất P, cholecystokinin, các opioid và các
hoócmôn peptide (glucagon, angiotensin, bradykinin) cũng nhƣ các protein nhỏ (các
chemokine) và các protein lớn (các hoocmon glycoprotein, thrombin). Tất cả các
GPCR chuyển các tín hiệu của chúng vào bên trong tế bào thông qua sự tƣơng tác
với các G protein dị hình. Thêm vào đó, các protein giác quan quan trọng nhƣ thụ
thể rhodopsin và các thụ thể khứu giác cũng thuộc họ này. Kích thƣớc của các loại
GPCR rất khác nhau, từ ít hơn 300 axit amin nhƣ thụ thể adrenocorticotropin, tới
hơn 1100 axit amin đối với các thụ thể metabotropic glutamate. Các thụ thể với các
biến đổi sau dịch mã khác nhau nhƣ glycosyl hóa, thƣờng dẫn đến khối lƣợng phân
tử cao hơn so với các trình tự axit amin ban đầu. Các biến đổi khác bao gồm cầu
disulfide và palmitoyl hóa ở các vị trí đặc biệt. Đa số các GPCR đƣợc phân loại
bằng các trình tự tƣơng đồng ban đầu và các họ phụ đƣợc đặt tên bằng những đặc
điểm đặc trƣng nhất của các thành viên. Trong khi mức độ tƣơng đồng thấp chỉ
đƣợc tìm thấy ở các đoạn vòng, thì các đoạn xoắn xuyên màng 7 lần có 20 - 25 axit
amin kỵ nƣớc ở mức độ bảo thủ cao [6].
Cơ chế kinh điển hoạt động chức năng của GPCR đƣợc xác định bởi sự kết
cặp của chúng với các protein liên kết với nucleotide guanine (G protein) [9].
Thông thƣờng, một GPCR ở trạng thái nghỉ ngơi hay ái lực thấp khi thiếu các
chất chủ vận (agonist). Sự liên kết của một chất chủ vận tới một thụ thể kích thích
một sự biến đổi trong cấu trúc của thụ thể và hình thành một phức hệ với các G
protein nội bào (hình 1.3). G protein dị hình có chứa một tiểu phần liên kết với
màng là Gα và các tiểu phần di động là Gβ và Gγ. Phân tích di truyền học hiện đại có
thể xác định đƣợc một số tiểu đơn vị G protein tạo thành 16 Gα, 5 Gβ và 12 Gγ nhƣ
hiện nay đã đƣợc nhân dòng và xác định trình tự [39]. Tiểu phần Gα liên kết GTP và
GDP và nó gây ra thủy phân GTP. Các tiểu phần Gβ và Gγ hình thành một phức hệ
theo tỉ lệ 1:1.
Hình 1.3. GPCR tuyền tín hiện thông qua các G protein. Sự tƣơng tác với chất chủ
vận dẫn đến thay đổi cấu hình của thụ thể và tới sự kết cặp với các G protein. Kết
quả là sự hoạt hóa của chuỗi truyền tín hiệu thông qua tiểu đơn vị Gα. Gβ và Gγ cũng
có thể gây ra các đáp ứng tế bào. A: chất chủ vận (agonist) hoặc đối vận
(antagonist). DAG: diacylglycerol. PI3Kγ: phosphoinositide 3-kinase-γ. PLCβ:
phospholipase Cβ. PKA, PKC: protein kinase A và C. (Nguồn: Birnbaumer, 1990).
Sau khi GPCR và G protein tƣơng tác (kết cặp), GDP đƣợc giải phóng và
đƣợc thay thế bởi GTP, sau đó tiểu phần Gα đƣợc phân ly từ phức Gβγ. Cả hai tiểu
phần Gα và phức kép Gβγ có thể hoạt hóa các phân tử gây ra đáp ứng nội bào. Ví dụ
Gα có thể hoạt hóa enzym adenyl cyclase, dẫn đến làm tăng lƣợng cAMP; phân tử
Các chất truyền tin thứ 2
PLCβ, DAG, Ca2+
, PKA, PKC
Các đáp ứng tế bào
Angiogenesis, ung thƣ, phát triển,
biệt hóa
Các chất truyền tin thứ 2
PLCβ, DAG, Ca2+
, PKA, PKC
Các đáp ứng tế bào
Angiogenesis, ung thƣ, phát triển,
biệt hóa
này đến lƣợt nó làm giảm hoạt tính protein kinase A (PKA). PKA là một enzym
serine-threonine kinase có chức năng photphoryl hóa, qua đó hoạt hóa nhiều yếu tố
phiên mã, các kinase và các thụ thể GPCR khác.
Bảng 1.1. Các G protein và chức năng trong sự truyền tin của tế bào
G protein Chức năng trong truyền tin tế bào
Gαq, Gα11 Hoạt hóa phospholipase C; điều hòa hoạt động của phospholipase C
đặc hiệu phosphoinositide
Gα14, Gα15, Gα16 Hoạt hóa Rho GEF
Gαs Hoạt hóa adenylyl cyclase; RGS-PX1 hoạt động nhƣ một protein
hoạt hóa GTPase cho Gαs
Gαo1f Tƣơng tác kênh Ca2+
; kích hoạt c-Src tyrosine kinase
Gαi Ức chế adenylyl cyclase; kích hoạt c-Src tyrosine kinase
Gαo Hoạt hóa kênh K+
; tăng K+
dẫn đến phân cực quá mức
Gαz Giao tiếp tế bào thông qua Rap1GAP1
Gα12 Hoạt hóa yếu tố Rho
Gα13 E-Cadherin; giải phóng β-catenin
GαT Tăng cGMP phosphodiesterase
Gαgust G protein chuyên biệt tế bào vị giác
Gβγ Hoạt hóa các kênh K+
GIRK
GIRKs Hoạt hóa adenylyl cyclase; hoạt hóa phospholipase C
(Nguồn: Lundstrom, 2006),
Các loại tiểu phần Gα khác nhau đóng vai trò quyết định đến truyền tín hiệu và
có thể đƣợc chia thành bốn nhóm. Tiểu phần Gαs kích thích adenylyl cyclase, trong
khi đó tiểu phần Gαi ức chế adenylyl cyclase và hoạt hóa kênh điều chỉnh ion K+
liên kết G protein (GIRK). Gαq gây ra hoạt hóa phospholipase C và Ga12 hoạt hóa
các yếu tố trao đổi guanidine nucleotide của Rho (Rho GEFs). Phức kép Gβγ có thể
độc lập hoạt hoá các kênh GIRK, adenylyl cyclase và các phospholipase. Các chức
năng khác của các tiểu phần G protein đƣợc nêu trên bảng 1.1 [32].
1.3.2. Thụ thể kết cặp G protein là đích của tìm kiếm thuốc
Khoảng 25% tổng số thuốc tân dƣợc đang đƣợc sử dụng rộng rãi trong điều trị
hiện nay có đích tác động là các GPCR; điều này làm cho GPCR trở thành các đích
phổ biến nhất trong việc tìm thuốc trong công nghiệp dƣợc dẫn đến sự phát triển
của các loại thuốc bán chạy trên thị trƣờng hiện nay bao gồm salmeterol,
olanzapine, clopidrogel, losartan và risperidone. Chúng và các thuốc khác nhắm vào
đích là các GPCR đƣợc dùng để điều trị nhiều trạng thái bệnh khác nhau tác động
lên hệ tim mạch và hệ thần kinh trung ƣơng, hệ tiêu hóa và các chức năng tiêu hóa
cũng nhƣ ung thƣ, đau, và dị ứng.
Rất lâu trƣớc khi chúng ta hiểu về các hoạt tính hóa học và phân tử của các
GPCR, con ngƣời đã sử dụng các sản phẩm tự nhiên của cà độc dƣợc, của lúa mạch
và thuốc phiện từ các nguồn khác nhau của thực vật để tìm ra các tác động dƣợc lý
ở các đích chƣa biết để điều trị một số bệnh tật. Cho đến đầu thế kỷ 20, ý tƣởng về
thụ thể đƣợc đặt ra khi Paul Ehrlich chỉ ra rằng các cơ chất thuốc có thể tƣơng tác
với thụ thể hóa học (chemoreceptor) đơn lẻ và tạo ra các tác động dƣợc lý. Các nhà
dƣợc lý học hàng đầu khác bao gồm Henry Dale, Otto Loewi, R.P. Ahlquist, và
James Black đã có công trong việc miêu tả hoạt động của các hợp chất ở các thụ thể
về sau này đƣợc xác định là các GPCR, đặt nền móng cho việc thiết kế thuốc dựa
trên sự tƣơng tác của chúng với các đích phân tử.
1.4. Thụ thể angiotensin
Angiotensin là một hoocmon peptide có vai trò quan trọng trọng cơ thể, gây co
thắt mạch và tăng huyết áp. Angiotensin là một phần của hệ renin-angiotensin, đây
là một đích chủ yếu của các thuốc điều hòa huyết áp. Angiotensin cũng kích thích
sự giải phóng aldosterone - một hoocmon khác từ vỏ tuyến thƣợng thận.
Aldosterone tăng cƣờng sự lƣu giữ natri trong ống sinh niệu ngoại biên ở thận, làm
huyết áp tăng.
Angiotensin có nguồn gốc từ phân tử angiotensinogen, một globulin huyết
thanh dài 452 axit amin, đƣợc sản xuất trong gan và có vai trò quan trọng trong hệ
renin - angiotensin. Angiotensin đƣợc phân lập một cách độc lập ở Indianapolis
(thuộc tiểu bang Indiana – Hoa kỳ) và Argentina vào cuối những năm 1930 (với tên
gọi tƣơng ứng là „Angiotonin‟ và „Hypertensin‟).
Angiotensin I (AT I) đƣợc tạo thành bởi hoạt động của renin trên
angiotensinogen. Renin cắt liên kết peptide giữa leucine (Leu) và valine (Val) trên
angiotensinogen tạo ra chuỗi peptide gồm mƣời axit amin là angiotensin I.
Angiotensin I dƣờng nhƣ không có hoạt tính sinh học và tồn tại chỉ nhƣ chất tiền
thân của angiotensin II (AT II). Angiotensin I đƣợc chuyển thành angiotensin II qua
việc loại bỏ 2 axit amin đầu C bởi enzym chuyển hóa angiotensin (ACE; đung cũng
là một kinase) mà chủ yếu thông qua ACE trong thận.
Angiotensin II hoạt động nhƣ một nội tiết tố hay hoocmon nội bào.
Angiotensin II làm tăng huyết áp bằng cách kích thích các protein Gq trong các tế
bào cơ trơn mạch máu (lần lƣợt kích hoạt co bởi một cơ chế phụ thuộc vào IP3).
Angiotensin II tác động trực tiếp trên tiểu cầu (zona glomerulosa) của vỏ thƣợng
thận để kích thích sinh tổng hợp aldosterone. Ở nồng độ cao hơn, angiotensin II
cũng kích thích sự sinh tổng hợp glucocorticoid. Angiotensin II hoạt động trên thận
gây co mạch thận, tăng tái hấp thu natri ở ống lƣợn gần, và ức chế tiết renin.
Angiotensin II còn là yếu tố phân chia tế bào cho các tế bào cơ tim mạch và tim và
có thể đóng góp vào sự phát triển của phì đại tim mạch. Nó cũng tạo nên một loạt
các hiệu ứng quan trọng về nội mô mạch máu [28].
Angiotensin II bị suy biến thành angiotensin III bởi các enzym angiotensinase
có trong các tế bào hồng cầu và các mạch máu ở hầu hết các mô. Nó có thời gian
bán hủy ngắn trong khoảng 30 giây, trong khi đó, trong mô, nó có thể dài 15-30
phút.
Hình 1.4. Hệ renin – angiotensin – aldosterone.
(Nguồn http://en.wikipedia.org/wiki/Angiotensin_II_receptor)
1.4.1. Thụ thể angiotensin II
Thụ thể angiotensin II làm trung gian tác động của hệ thống renin –
angiotensin, đóng vai trò quan trọng trong sinh lý (bệnh) tim mạch. Có 4 loại thụ
thể angiotensin II đã biết, trong đó thụ thể AT1 và AT2 là quan trọng nhất. Sự kích
thích của các thụ thể AT1 dẫn đến một loạt các con đƣờng tín hiệu trong một số loại
tế bào, mà cuối cùng dẫn đến quá trình nhƣ co mạch, viêm và phát bệnh. Các quá
trình này rất quan trọng trong nhiều bệnh liên quan tim mạch khác nhau, bao gồm
cao huyết áp, xơ vữa động mạnh và phì đại tâm thất.
Các thụ thể AT2 chủ yếu đƣợc biểu hiện trong giai đoạn bào thai. Ở cá thể
trƣởng thành, thụ thể AT2 đƣợc biểu hiện tối thiểu trong những hoàn cảnh bình
thƣờng. Vai trò của chúng đối với hệ thống tim mạch ngƣời trƣởng thành vẫn chƣa
đƣợc xác định rõ ràng, nhƣng nó có tác động đối lập với thụ thể AT1.
1.4.1.1. Thụ thể AT1 (the AT1 receptor)
Gen mã hóa thụ thể AT1 của ngƣời nằm ở băng số 22 ở vai dài của nst số 3 và
đƣợc nhân dòng lần đầu tiên vào năm 1992 [7,13]. Bao gồm 359 axit amin, là một
thành viên của siêu họ thụ thể kết cặp g protein đặc trƣng bởi đặc điểm 7 lần xuyên
màng. Thụ thể AT1 ở ngƣời không có các subtype, trong khi đó ở các loài gặm
nhấm, đƣợc chia thành các subtype là AT1a và AT1b.
Sơ đồ tổng quát truyền tín hiệu sau khi kích thích của thụ thể AT1 đƣợc biểu
diễn trong hình 1.5. Khi chất chủ vận angiotensin II liên kết với thụ thể AT1, dẫn
đến sự thay đổi cấu hình của thụ thể AT1, điều này dẫn đến không kết cặp Gq-
protein [35]. Điều này tăng cƣờng sự hoạt động của phospholipase C (PLC) tạo ra
sự sản sinh của 1,4,5-inosioltriphosphate (IP3) và diacylglycerol (DAG). Cả IP3 và
DAG đều có thể làm tăng nồng độ canxi nội bào. IP3 giải phóng canxi từ các
khoang nội bào và DAG dẫn đến sự đi vào trong tế bào của canxi ngoại bào, bằng
sự kích thích protein kinase C (PKC). Canxi nội bào tăng lên sẽ làm co của các tế
bào cơ trơn thành mạch.
Thụ thể AT1 cũng điều khiển các tyrosine kinase mà cần thiết cho các tác động
tăng trƣởng của angiotensin II [8]. Các tyrosine kinase có thể là nguyên nhân của
phosphryl hóa của một số phân tử tín hiệu, dẫn đến hoạt hóa của các enzym kinase
của protein hoạt hóa phân chia (MAP-mitogen-activated protein). Các MAP kinase,
cũng nhƣ PKC và canxi nội bào mức độ cao, khởi động các yếu tố phiên mã gen,
nhƣ c-fos, c-myc và c-jun, dẫn đến tăng trƣởng và phát triển tế bào.
Con đƣờng thứ 3 đƣợc hoạt hóa bởi thụ thể AT1 là sự cảm ứng của yếu tố
phiên mã nhân kappa-B (NF-κB), mà đƣợc trung gian thông qua Janus kinase
(JAK)/yếu tố cơ quan chuyển tín hiệu và yếu tố phiên mã (STAT factor), protein
hoạt hóa (AP-1), và phosphotyrosine kinase (PTK). Hoạt tính của NF-κB tăng lên
có liên quan đến sự thâm nhập của đại thực bào, sự biểu hiện của monocyte
chemoattractant protein-1 (MCP-1) [42].
Hình 1.5. Sơ đồ tổng hợp sự truyền tín hiệu của thụ thể AT1.
AP-1: Protein hoạt hóa – 1; AT1r: Thụ thể Angiotensin II typ 1; DAG:
Diacylglycerol; IP3 : 1,4,5-inositoltriphosphate; JAK: Janus kinase; MAP: protein
hoạt hóa phân bào; NADH: Nicotinamide-adenine dinucleotide; NADPH:
Nicotinamide-adenine dinucleotide phosphate; NF-κB: yếu tố nhân κB; NO: Nitric
oxide; OxLDL: Các lipoprotein mật độ thấp bị oxi hóa (Oxidized low-density
lipoprotein); ROS: các gốc oxi phản ứng; STAT: yếu tổ truyền tín hiệu và hoạt hóa
phiên mã; PKC: Protein kinase C; PLC: Phospholipase C; PTK: Phosphotyrosine
kinase. (Nguồn : Ruiz-Ortega, 2000).
Thụ thể AT1 đóng vai trò quan trọng sinh lý bệnh tim mạch. Sự kích thích thụ
thể AT1 dẫn đến sự hoạt động một loạt các enzym truyền tín hiệu, dẫn đến sự giảm
nitric oxide và tăng oxidized LDL, NF-κB, các yếu tố phiên mã gen và canxi nội
↑ Ca2+
nội bào ↑ các yếu tố phiên mã
gen (c-fos, c-myc, c-jun)
Co mạch, viêm,
gây đông máu,
tăng sinh
Tăng vữa
động mạch
Viêm và phân chia Co mạch Sinh trƣởng các phân
chia
bào. Tùy thuộc vào các điều kiện vị trí, điều này dẫn đến co mạch, tăng tính
atherogenicity (xơ vữa), viêm. Những quá trình này quyết định đến các trạng thái
khác nhau của chứng xơ vữa động mạch và cũng quan trọng trong cao huyết áp, phì
đại tâm thất trái, suy tim mãn tính.
1.4.1.2. Thụ thể AT2
Thụ thể AT2 đƣợc tìm hiểu ít hơn so với AT1. Sự kích thích của thụ thể này
dẫn đến làm giảm các kinase MAP, và gây ra tăng cGMP, làm cho sự sinh trƣởng tế
bào bị giảm đi và gây ra chết theo chƣơng trình và giãn mạch. Do đó, thụ thể AT2
thể hiện các quá trình ngƣợc lại với thụ thể AT1.
Hình 1.6 biểu diễn quá trình dẫn truyền tín hiệu sau khi bị kích thích của AT2.
Angiotensin II liên kết với thụ thể AT2 dẫn đến tách cặp (uncoupling) của Gi
protein. Gi protein không kết cặp hoạt hóa serine/threonine phosphatase 2A (PP2A)
và phosphotyrosine phosphatase (PTP), tƣơng ứng ức chế sự phosphoryl hóa
protein serine/threonine và protein tyrosine. Thông qua các con đƣờng này, kích
hoạt các tác động của thụ thể AT2 trong việc ngăn chặn hoạt động của MAP kinase
sau khi đƣợc kích thích bởi thụ thể AT1. Do đó, ức chế tác dụng của thụ thể AT1
trong sinh trƣởng tế bào [34]. Thụ thể AT2 cũng có khả năng cảm ứng NF-κB,
thông qua việc sản xuất nội bào ceramide và ROS [24]. Các tác động của thụ thể
AT2 trong sản xuất cGMP vẫn còn gây tranh cãi.
Hình 1.6. Sơ đồ tổng hợp con đƣờng truyền tín hiệu của thụ thể AT2.
AT2r : Thụ thể Angiotensin II type 2; BK : Bradykinin một trong những kinin
huyết tƣơng là trung gian hóa học, có vai trò trong phản ứng viêm (gây giãn mạch,
tăng tính thấm mao mạch, và gây đau); cGMP : GMP vòng; MAP : Protein hoạt hóa
phân bào; NF-kB : Yếu tố nhân κB; NO : Nitric oxide; PP2A : Serin/threonin
phosphatase 2A; PTP : Phosphotyrosine phosphatase; ROS : Các các gốc oxi phản
ứng. (Nguồn : Ruiz-Ortega, 2000).
Một số nghiên cứu trên các động vật mô hình đã chỉ ra rằng AT2 có khả năng kích
thích con đƣờng bradykinin/NO-cGMP, dẫn đến gây giãn mạch [12]. Tuy nhiên,
cho đến nay con đƣờng này vẫn chƣa đƣợc chứng minh trong hệ mạch của ngƣời.
Viêm Giảm sinh trƣởng tế bào
Tăng chết theo chƣơng trình
Giãn mạch
Đƣa ra những đặc điểm này, các angiotensin II type 1 receptor blocker (ARBs-
các thuốc chẹn thụ thể) có thể điều trị hiệu quả các bệnh đã đƣợc chỉ ra ở trên.
ARBs không chỉ làm việc bằng các làm giảm những tác động có hại của thụ thể
AT1, mà còn làm tăng nồng độ angiotensin II bằng vòng phản hồi âm tính (phản hồi
tiêu cực). Khi có mặt một ARB, sự tăng của angiotensin II sẽ hoạt động nhƣ là 1
chất chủ vận của thụ thể AT2, do đó đối chọi với các tác động của AT1. Đây là một
lợi thế lý thuyết của ARBs khi so sánh với các chất ức chế ACE.
Các ARB đã đƣợc chứng minh là có hiệu quả trong cao huyết áp. Cũng nhƣ
trong trụy tim và các trƣờng hợp lắp van tim, các nghiên cứu đang đƣợc thực hiện,
nhƣng chƣa đƣợc kết luận. Để đánh giá giá trị của các ARB trong trụy tim, và ngăn
ngừa thứ phát ở các bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu tim mạch cục bộ, nhiều thử
nghiệm ngẫu nhiên đã đƣợc thực hiên. Hơn nữa, tại thời điểm hiện tại thì vẫn chƣa
đủ những hiểu biết về tác động của sự kích thích của thụ thể AT2.
Hệ renin – angiotensin – aldosterone đóng vai trò chủ đạo trong điều hòa cân
bằng máu và các chất điện giải và huyết áp. Có 2 nhóm thuốc tác động đặc hiệu trên
hệ renin – angiotensin, đó là nhóm các thuốc ức chế enzym chuyển hóa angiotensin
(ACE) và các thuốc ức chế cạnh tranh với angiotensin ở thụ thể của nó (losartan và
các chất đối vận không có bản chất peptid khác [28].
Các thuốc ACE ngăn cản hoạt tính của men chuyển qua đó ngăn angiotensin I
chuyển hóa thành angiotensin II. Trong khi đó các thuốc chẹn thụ thể angiotensin II
(ARB) cạnh tranh vị trí liên kết của angiotensin II tại thụ thể của nó. Các thuốc ức
chế men chuyển có các tác dụng phụ đó là: tăng kali máu, qua đặc tính giảm tiết
aldosterone của ức chế men chuyển. Hạ đƣờng huyết do đặc tính nhạy cảm với
insulin của ức chế men chuyển. Tƣơng tác với erythropoietin, ức chế men chuyển
có thể ngăn cản một phần hoạt tính của erythropoietin, do đó làm thiếu máu. Suy
giảm chức năng thận. Ho và co phế quản, đặc điểm là ho khan, từng cơn thƣờng vào
buổi tối kèm cảm giác ngứa ở cổ họng.
Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II đẩy angiotensin II ra khỏi thụ thể AT1 do đó
làm mất tác dụng của angiotensin II làm hạ huyết áp, đồng thời trong khi nồng độ
angiotensin II tăng cao trong tuần hoàn làm chúng tác động lên đích thụ thể AT2,
gây ra tác dụng hạ huyết áp theo con đƣờng thụ thể này. Do nguyên nhân là ngoài
còn đƣờng men chuyển, angiotensin I còn có thể chuyển thành angiotensin II qua
đƣờng men chymase và vài đƣờng khác; do đó thuốc chẹn thụ thể angiotensin II sẽ
ngăn chặn angiotensin II hoàn toàn hơn so với ức chế men chuyển. Đồng thời có ít
các tác dụng phụ hơn [4].
1.5. Các phƣơng pháp nghiên cứu tƣơng tác thụ thể và phối tử
1.5.1. Tương tác phân tử thụ thể và phối tử
Nhiều quá trình sinh hóa, thiết yếu cho hoạt động chức năng và tồn tại của tế
bào và cơ thể, đƣợc điều khiển bởi hormone, các chất dẫn truyền thần kinh,
cytokine và các phân tử truyền tin khác. Sự điều hòa bắt nguồn bởi sự tƣơng tác của
các phân tử đƣợc tìm thấy trong tự nhiên với các thụ thể có trên màng tế bào hoặc
có ở trong tế bào chất hoặc nhân tế bào.
Trong các thí nghiệm in-vitro, thụ thể đƣợc sử dụng với các mục đích khác
nhau, liên quan tới sàng lọc các thành phần hóa học mới hoặc để xác định và định
lƣợng các thuốc trong mẫu sinh phẩm. Kỹ thuật này đƣợc gọi là receptor assay
(phép thử thụ thể- hay thí nghiệm thụ thể). Các thụ thể trong các phân tích này có
thể dễ dàng thu đƣợc từ các nguồn động vật khác nhau. Trong phép thử thụ thể, một
phối tử đƣợc đánh dấu và chất phân tích sẽ cạnh tranh liên kết với thụ thể. Sau khi
cân bằng, các phần liên kết và không liên kết của phối tử đánh dấu phải đƣợc phân
tách. Có thể là bằng cách lọc hoặc bằng ly tâm, sau đó các phần đã liên kết và/hoặc
phần không liên kết sẽ đƣợc định lƣợng. Với các nồng độ tăng dần của chất cần
phân tích, lƣợng phối tử đánh dấu liên kết với thụ thể sẽ giảm. Đồ thị biểu diễn
phần đã liên kết của phối tử đánh dấu với các nồng độ chất cần phân tích tƣơng ứng
tạo nên đƣờng đồ thị ức chế, từ đó ái lực của chất phân tích với thụ thể có thể xác
định đƣợc cũng nhƣ các nồng độ chƣa biết của chất phân tích đó cũng có thể xác
định đƣợc.
Một thông số định lƣợng cho thấy mối quan hệ về ái lực của các phối tử đánh
dấu với một thụ thể đặc trƣng là hằng số phân ly cân bằng (Kd). Kd, cũng nhƣ số vị
trí liên kết có ở trong vật liệu thụ thể - Bmax có thể đƣợc xác định bằng các thí
nghiệm bão hòa (saturation experiment). Trong các thí nghiệm đó, nồng độ của phối
tử đánh dấu tăng dần đƣợc ủ với một lƣợng protein xác định.
Tƣơng tác của một phối tử đánh dấu với thụ thể đƣợc mô tả bằng phƣơng trình
sau:
L*
+ R ⇄ L*
R (phƣơng trình 1.1)
Trong đó L*
là lƣợng phối tử đánh dấu, R là lƣợng thụ thể và L*R là lƣợng
phức hợp đƣợc hình thành của phối tử đánh dấu với thụ thể.
Từ đồ thị bão hòa, có thể tính đƣợc Bmax và nồng độ phối tử ở trạng thái bão
hòa 50% của các vị trí liên kết của thụ thể là Kd. Bmax và Kd có thể tính đƣợc theo
phƣơng trình:
(phƣơng trình 1.2)
Khi có một phối tử thứ 2, ví dụ nhƣ một chất phân tích, đƣợc thêm vào, tƣơng
tác có thể đƣợc mô tả bằng phƣơng trình sau đây:
A + L*
+ R ⇄ AR + L*
R (phƣơng trình 1.3)
Trong đó, A là lƣợng chất phân tích, và AR là lƣợng phức hợp đƣợc tạo thành
của chất phân tích với thụ thể.
Với các nồng độ khác nhau của chất phân tích (A), đồ thị tính toán đƣợc xác
định. Lƣợng chất phân tích mà thay thế 50% phối tử liên kết với thụ thể thì đƣợc gọi
là giá trị IC50. Giá trị này tỉ lệ nghịch với ái lực của chất phân tích với thụ thể. Hằng
số ái lực của chất phân tích (Ki) có thể tính từ giá trị IC50 với phƣơng trình Cheng-
Prusoff [15]:
(phƣơng trình 1.4)
1.5.2. Các phương pháp nghiên cứu tương tác thụ thể - phối tử
Receptor-ligand binding assays có thể đƣợc phân loại dựa theo sự cần hay
không cần sự phân tách của các phối tử liên kết với các phối tử tự do hoặc dựa theo
kỹ thuật xác định phối tử liên kết. Dựa theo tiêu chí đầu, có các loại phép thử đồng
nhất và không đồng nhất. Các phép thử không đồng nhất (heterogeneous assays) đòi
hỏi sự phân tách các phối tử tự do ra khỏi phần liên kết bằng cách lọc, ly tâm hoặc
thẩm tách trƣớc khi đo. Trong khi đó các phép thử đồng nhất (homogeneous assays)
không cần phân tách hoặc các bƣớc rửa trƣớc khi đo. Cách phân loại thứ 2, đƣợc
chia thành kỹ thuật đo dựa vào đồng vị phóng xạ hay không sử dụng phóng xạ.
Các kỹ thuật liên kết thụ thể-phối tử hoạt tính phóng xạ
Các phép thử liên kết thụ thể - phối tử phổ biến nhất là dạng không đồng nhất
và đã đƣợc phát triển sử dụng các phối tử đƣợc đánh dấu phóng xạ để liên kết với
thụ thể màng. Phƣơng pháp định lƣợng sử dụng phóng xạ đầu tiêu đƣợc phát triển
bởi Lefkowitz và cộng sự [29]. Nguyên lý là dựa trên tƣơng tác cạnh tranh giữa một
phối tử đƣợc đánh dấu phóng xạ và chất phân tích với cùng một vị trí liên kết với
thụ thể.
Một thuận lợi chính của các phép thử liên kết thụ thể sử dụng phóng xạ là độ
nhạy cao, tính đặc hiệu và dễ thực hiện. Phép thử chỉ đòi hỏi một bƣớc đánh dấu
phóng xạ cho phối tử đặc hiệu, thƣờng không làm giảm ái lực với thụ thể. Các phối
tử có ái lực cao với thụ thể có sẵn trên thị trƣờng cho phép xây dựng một phép thử
một cách nhanh chóng. Tuy vậy, hạn chế chính của những phép thử này là sử dụng
đồng vị phóng xạ và cần tách phối tử tự do ra khỏi phần đã liên kết, điều này làm
cho những thí nghiệm này tốn công sức và khá chậm. Hơn nữa, chúng đòi hỏi rằng
sự phân ly của phối tử diễn ra chậm hơn nhiều so với thời gian thực hiện bƣớc phân
tách (nhƣ lọc). Để không phải thực hiện bƣớc phân tách phối tử tự do, hiên nay đã
phát triển đƣợc kỹ thuật đồng nhất (homogeneous assay) dựa trên scintillation
proximity [16]. Tuy vậy, việc sử dụng phối tử đánh dấu phóng xạ có những nhƣợc
điểm cố hữu, đó là chi phí cao, có hại đến sức khỏe, vấn đề về chất thải phóng xạ
đòi hỏi yêu cầu giấy phép đặc biệt, và đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển nhƣ
Việt Nam, các vấn đề đó càng trở nên rõ nét. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã cố gắng
để phát triển các phép thử thụ thể đánh dấu không sử dụng đông vị phóng xạ.
1.5.3. Các phép thử thụ thể - phối tử không sử dụng phóng xạ
Nhiều phƣơng pháp khác nhau đã đƣợc sử dụng để phát triển các phép thử
không sử dụng đồng vị phóng xạ, bao gồm các các phép thử không đồng nhất cho
đến các phép thử đồng nhất. Nhƣ dựa trên chuyển năng lƣợng cộng hƣởng huỳnh
quang (fluorescence resonance energy transfer - FRET), phân cực huỳnh quang
(fluorescence polarization - FP) và đếm tế bào theo dòng (flow cytometry). Hầu hết
các phép thử này đều đòi hỏi một số loại phân tử đánh dấu, gắn vào để đo liên kết
phối tử - thụ thể. Do vậy điều mấu chốt là tìm đƣợc các điều kiện gắn nhãn (đánh
dấu) mà không làm ảnh hƣởng đến sự tƣơng tác phân tử. Trong trƣờng hợp phối tử
đƣợc gắn nhãn không có hoạt tính phóng xạ, phối tử phải đƣợc chứng minh là có
các đặc tính liên kết tƣơng tự (về tính đặc hiệu với thụ thể, và ái lực) là tƣơng tự
hoặc đƣợc cải tiến về độ nhạy nhƣ là các phối tử đƣợc đánh dấu phóng xạ.
Các phép thử không đồng nhất. Một trong những phép thử đầu tiên sử dụng
chất đánh dấu huỳnh quang đƣợc mô tả bởi McCabe, Takeuchi và Janssen [26, 44]
đã sử dụng RP-HPLC (sắc ký lỏng hiệu năng cao pha đảo) với đầu dò huỳnh quang.
Phƣơng pháp của Takeuchi đo phân đoạn tự do của phối tử với RP-HPLC ngay sau
khi ly tâm. Điều này cần một lƣợng lớn thụ thể để đạt đƣợc mức liên kết đặc hiệu
cho phép có thể đo đƣợc sự thay đổi trong tín hiệu huỳnh quang. Phƣơng pháp của
Janssen và cộng sự thực hiện đo phần phối tử đã liên kết với thụ thể, do đó cần thêm
bƣớc phá vỡ liên kết thụ thể và phối tử sau khi ly tâm để thu đƣợc phối tử gắn
huỳnh quang từ thụ thể trƣớc khi đo bằng RP-HPLC. Việc đo trực tiếp phần phối tử
liên kết thì đem lại kết quả chính xác hơn, và không đòi hỏi lƣợng lớn thụ thể và
phối tử.
Cách khác để giảm tín hiệu nền đƣợc trình bày bởi Takeuchi [44], ngƣời đã sử
dụng time-resolved fluorescence (TRF), bằng cách gắn nhãn europium chelate cho
phối tử benzodiazepine. Sau khi ly tâm, dịch nổi đƣợc chuyển tới 1 vi phiến và
fluorescence đƣợc tăng cƣờng và ổn định, trƣớc khi đo, bằng cách bổ sung phối tử
huỳnh quang tăng cƣờng.
Các ví dụ khác của phƣơng pháp không sử dụng phóng xạ dựa trên gắn nhãn
enzym và đo tƣơng tác của thụ thể-phối tử thông qua hoạt tính của enzym liên kết
với phối tử. Mahoney [33] đã gắn biotin vào thụ thể yếu tố tăng trƣởng có nguồn
gốc tiểu cầu (PDGF-R platelet-derived growth factor receptor), thụ thể này đƣợc
gắn vào đáy đĩa, và đƣợc xác định thông qua sự bổ sung neutravidin-HRP vào đĩa,
thực hiện phản ứng kháng nguyên – kháng thể và phản ứng màu enzym để thu kết
quả.
Hiện nay, phƣơng pháp sử dụng phối tử đƣợc đánh dấu huỳnh quang trong các
nghiên cứu liên kết thụ thể ngày càng đƣợc sử dụng phổ biến. Bên cạnh các phối tử
đặc hiệu đánh dấu huỳnh quang còn các chất đánh dấu khác nhƣ biotin. Các phối tử
này đã đƣợc sử dụng rất thành công trong các nghiên cứu về tƣơng tác thụ thể - phối
tử nói chung và trong các nghiên cứu sàng lọc thuốc nói riêng.
1.5.4. Sử dụng phối tử đánh dấu fluorescein
Fluorescein là một chất hữu cơ tổng hợp, đƣợc sử dụng rộng rãi trong sinh học
để làm chất đánh dấu cho các phân tử trong nhiều ứng dụng. Fluorescein cũng đƣợc
gắn vào các phân tử có hoạt tính sinh học (nhƣ kháng thể), cho phép các nhà nghiên
cứu có thể nghiên cứu đƣợc các protein đích đặc hiệu hoặc nghiên cứu các cấu trúc
trong tế bào. Fluorescein cũng có thể đƣợc gắn với các nucleotide triphosphate để
tạo thành probe trong lai tại chỗ. Các ứng dụng khác có thể kể tên là mốc hiệu phân
tử (molecular beacon), hoặc làm đích của các kháng thể sử dụng hóa miễn dịch [36].
Trong miễn dịch, các phân tử kháng nguyên đánh dấu fuorescein cũng đƣợc sử
dụng, và cho kết quả tốt. Hệ thống kháng nguyên – kháng thể kháng fluorescein và
các dẫn xuất của fluorescein (nhƣ FITC) đƣợc sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu
sinh học, với rất nhiều ứng dụng nhƣ trong kết tủa miễn dịch
(Immunoprecipitation), lai Western Blotting [27, 41] cùng các kỹ thuật trong miễn
dịch huỳnh quang. Fluorescein đƣợc đánh giá là một phân tử đánh dấu không có
hoạt tính phóng xạ mới, có thể sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp giúp thay thế cho
các chất đánh dấu có hoạt tính phóng xạ truyền thống [31]. Hệ thống kháng nguyên
kháng thể này đã đƣợc công nhận là có độ nhạy cao và thay thế cho các phƣơng
pháp sử dụng biotin-streptavidin sử dụng cho các phân tích miễn dịch hấp thụ liên
kết enzym (ELISA - enzym-linked immunosorbent assays) [23].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực hiện phép thử
không sử dụng phối tử đánh dấu phóng xạ. Angiotensin II gắn thêm gốc fluorescein
(F-AT II) (hợp chất này đƣợc cung cấp bởi nhiều công ty hóa chất trên thế giới)
đƣợc chúng tôi sử dụng để thực hiện nghiên cứu này để thay thế cho phối tử đánh
dấu phóng xạ đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu trƣớc đó. Đầu N của phân tử
angiotensin II đƣợc đánh dấu (gắn thêm) gốc huỳnh quang fluorescein (fluorescein-
angiotensin II hay viết tắt là F-AT II). Đây là một hợp chất là công cụ hữu ích ứng
dụng trong nghiên cứu sinh học, giúp hiển thị sự phân bố của các thụ thể
angiotensin II [30] cũng nhƣ trong phân tích đếm tế bào theo dòng (flow
cytometric) của quá trình nhập bào (endocytosis) của angiotensin II [21]. Các
nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng tƣơng tác tác của phối tử đƣợc gắn thêm gốc
fluorescein cho kết quả không khác biệt nhiều về mặt ái lực của phối tử với đích thụ
thể.
Phƣơng pháp để xác định F-AT II đã liên kết với thụ thể trong các thí nghiệm
là phƣơng pháp ELISA cạnh tranh, với kháng thể là kháng thể kháng fluorescein.
Trong đó, kháng nguyên fluorescein-BSA (F-BSA) đƣợc cố định trên bề mặt đĩa 96
giếng, và sự cạnh tranh giữa F-AT II với F-BSA với kháng thể kháng fluorescein sẽ
giúp xác định đƣợc lƣợng F-AT II trong các phản ứng liên kết thụ thể angiotensin II
và phối tử của nó (F-AT II). Sơ đồ thí nghiệm ELISA cạnh tranh đƣợc mô tả trong
hình 1.7 [14].
Hình 1.7. Minh họa phản ứng ELISA cạnh tranh. (Ag: kháng nguyên, Ab:
kháng thể, E: enzym). (Nguồn: Current Protocols in Molecular Biology).
1.6. Y học cổ truyền và tài nguyên dƣợc liệu
Những hóa thạch ghi lại thời gian con ngƣời sử dụng thực vật làm thuốc ít
nhất là ở giữa thời kỳ Đồ đá cũ (Middle Paleolithic) khoảng 60.000 năm trƣớc [43].
Theo WHO, 65% dân số thế giới sử dụng phƣơng thức chăm sóc sức khỏe chính là
sử dụng thuốc có nguồn gốc tự nhiên, đƣợc sử dụng trong đời sống hằng ngày, trải
qua lịch sử lâu đời và đƣợc truyền lại qua các thế hệ với nền văn hóa riêng; đƣợc
gọi là y học cổ truyền. Vậy y học cổ truyền là gì?
1.6.1. Vài nét về y học cổ truyền
Có kháng nguyên
cạnh tranh
Không có kháng
nguyên cạnh tranh
Phủ đĩa với kháng
nguyên (F-BSA)
Ủ kháng thể gắn
enzyme, có hoặc không
có kháng nguyên cạnh
tranh (F-AT II)
Bổ sung cơ chất và đo
tín hiệu màu
Kháng nguyên cần đo
(F-AT II)
Kháng nguyên phủ đĩa
(F-BSA)
Ag
Theo WHO [48], Y học cổ truyền là tổng hợp của kiến thức, kỹ năng và thực
hành dựa trên các lý thuyết, niềm tin và kinh nghiệm bản địa với các nền văn hóa
khác nhau đƣợc sử dụng để duy trì sức khỏe, cũng nhƣ để ngăn ngừa, chẩn đoán, cải
thiện hoặc điều trị các bệnh về thể chất và tinh thần. Y học cổ truyền đƣợc sử dụng
bởi những quần thể khác nhau (bên cạnh văn hóa bản địa) sử dụng sản phẩm thảo
dƣợc gồm có các thảo dƣợc, các vật liệu thảo dƣợc, dƣợc thảo và các sản phẩm
thành phẩm có chứa các bộ phận của thực vật hay các vật liệu thực vật khác làm
thành phần hoạt tính.
Nền y học cổ truyền là một thuật ngữ đƣợc dùng để chỉ nền y học truyền thống
nhƣ y học cổ truyền Trung Quốc, Ấn Độ, Ả rập và các hình thức khác nhau của y
học bản địa. Các liệu pháp y học cổ truyền bao gồm các liệu pháp y dƣợc nếu chúng
sử dụng thuốc có nguồn gốc thực vật, các bộ phận của động vật hoặc chất khoáng –
và các liệu pháp không sử dụng thuốc – nhƣ châm cứu, các liệu pháp bằng tay, và
tâm linh. Ở nhiều nƣớc có hệ thống chăm sóc sức khỏe phát triển mạnh dựa trên
thuốc tân dƣợc hoặc nơi mà y học cổ truyền không đƣợc hợp thành vào hệ thống
chăm sóc sức khỏe quốc gia, y học cổ truyền thƣờng đƣợc gọi là thuốc bổ trợ, thay
thế hoặc không phổ biến (CAM – complementary and alternative medicine).
Ở một số quốc gia châu Á và châu Phi, 80% dân số phụ thuộc vào y học cổ
truyền để chăm sóc sức khỏe ban đầu. Ở châu Á và Mỹ La tinh, ngƣời dân tiếp tục
sử dụng YHCT nhƣ là kết quả của lịch sử và tín ngƣỡng văn hóa. Ở Trung Quốc,
YHCT chiếm khoảng 40% tổng số các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Trong khi đó,
ở nhiều nƣớc phát triển, CAM đang trở nên ngày càng phổ biến. Tỉ lệ phần trăm
trong dân số sử dụng CAM ít nhất một lần là 48% ở Úc, 70% ở Canada, 42% ở Mỹ,
38% ở Bỉ và 75% ở Pháp.
Phƣơng pháp điều trị thảo dƣợc là những hình thức phổ biến nhất của y học cổ
truyền, và sinh lợi cao trên thị trƣờng quốc tế. Doanh thu hàng năm ở Tây Âu đạt 5
tỷ USD trong năm 2003-2004. Ở Trung Quốc doanh số bán hàng của các sản phẩm
đạt 14 tỷ USD vào năm 2005. Doanh thu thuốc thảo dƣợc ở Brazil là 160 triệu USD
trong năm 2007 [18].
1.6.2. Y học cổ truyền và nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nền y học
hiện đại
Số lƣợng các loài thực vật bậc cao trên hành tinh này đƣợc ƣớc tính khoảng
250.000 loài [5]. Mới chỉ khoảng 6% đƣợc sàng lọc hoạt tính sinh học, và khoảng
15% đã đƣợc đánh giá về mặt hóa học thực vật. Thực vật có 1 lợi thế to lớn trong
lĩnh vực này dựa trên việc sử dụng lâu dài của chúng trong lịch sử loài ngƣời, với
nền y học cổ truyền hàng nghìn năm.
Trong lịch sử, thực vật là nguồn cung cấp cho các chất làm thuốc mới, vì
thuốc có nguồn gốc thực vật có những đóng góp lớn tới chăm sóc sức khỏe và làm
cho cuộc sống tốt đẹp lên. Vai trò của chúng trong việc phát triển thuốc mới có thể
bằng cách cung cấp các hợp chất tự nhiên, hoặc là các thuốc thực vật đƣợc sử dụng
để điều trị bệnh tật. Ngƣời ta ƣớc tính rằng, các nguyên liệu thực vật đã cung cấp
mô hình cho 50% các thuốc tây. Nhiều loại thuốc đã đƣợc chứng minh thƣơng mại
đƣợc sử dụng trong y học hiện đại đã bƣớc đầu đƣợc sử dụng ở dạng thô trong thực
tế chữa bệnh truyền thống hoặc dân gian.
Từ đầu thế kỷ 19, một số lƣợng lớn các chất chuyển hóa thứ cấp có hoạt tính
sinh học có nguồn gốc thực vật đã đƣợc tìm thấy để có ứng dụng thƣơng mại làm
thuốc. Gần đây, đã có một sự bùng nổ quan tâm trong việc sử dụng thực vật đƣợc sử
dụng dân gian nhƣ là nguồn của các hợp chất có khả năng hữu ích.
Một số phân tử nhỏ mới của các thuốc có nguồn gốc tự nhiên đã đƣợc đƣa vào
điều trị ở các nƣớc phƣơng Tây trong những năm gần đây, bao gồm acarbose,
artemether, capsaicin, docetaxel, dronabinol, galanthamine, irinotecan, paclitaxel,
tacrolimus, and topotecan. Xu hƣớng này tiếp tục đƣợc quan tâm trong tƣơng lai, ít
nhất trong điều trị các bệnh nhƣ ung thƣ, bệnh truyền nhiễm. Trong một thống kê
gần đây, chỉ ra là nguồn gốc của hơn 30000 các sản phẩn tự nhiên có hoạt tính sinh
học có thể đƣợc phân loại giữa các động vật (31%), vi khuẩn (13%), nấm (33%) và
thực vật bậc cao (27%) [17]. Các bằng chứng về tầm quan trọng của cá sản phẩm tự
nhiên đƣợc cung cấp bởi thực tế rằng, một nửa trong số các dƣợc phẩm bán chạy
nhất vào năm 1999 là các sản phẩm từ tự nhiên hoặc dẫn xuất của chúng.
Hiện nay, chiến lƣợc sàng lọc thuốc mới dựa trên nguồn tài nguyên thiên
nhiên đang là hƣớng đi thành công nhất, thực vật chính là nguồn quan trọng nhất
giúp cho các nhà khoa học nghiên cứu tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính sinh học
mới. Tìm kiếm thuốc mới từ thực vật đòi hỏi sự phối hợp giữa các nhà thực vật học,
dƣợc học thực vật và các khoa học khác, đƣợc bổ sung những lợi thế của các quan
sát về thực vật bản địa (ethonobotanical), vì nhiều loài thực vật đã đƣợc sử dụng
trong nền YHCT. Đó là sự kết hợp của chọn lọc tự nhiên trải qua hàng triệu năm
tồn tại cùng với lịch sử kinh nghiệm sàng lọc, thử nghiệm của con ngƣời trong
tƣơng tác với tự nhiên thể hiện qua y học cổ truyền.
1.6.3. Y học cổ truyền Việt Nam và nguồn tài nguyên thiên nhiên
Việt Nam là một quốc gia với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa
dạng, Việt Nam xếp thứ 16 trong 25 quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao nhất
thế giới, chiếm 6,5% số loài thực vật trên toàn thế giới, với nhiều nhóm sinh vật có
tính đặc hữu cao, có giá trị khoa học và thực tiễn lớn. Theo thống kê, hơn 13.200
loài thực vật và khoảng 10.000 loài động vật đã đƣợc xác định [20]. Đó là nguồn tài
nguyên vô tận, có tiềm năng rất lớn nếu chúng ta biết sử dụng hợp lý chúng. Theo
điều tra của Viện dƣợc liệu (NIMM), giai đoạn 1961-2005, Việt Nam có 3.948 loài
thực vật, 408 loài động vật, 75 khoáng vật và 52 loài tảo đã đƣợc sử dụng là nguồn
nguyên liệu làm thuốc. Những nguyên liệu làm thuốc đã đƣợc sử dụng rộng rãi
trong nền y học cổ truyền tại Việt Nam, với hơn 3800 bài thuốc đã biết, và còn hàng
nghìn bài thuốc lƣu truyền trong dân gian, đặc biệt là trong cộng đồng các dân tộc
thiểu số.
Hiện nay, 75% ngƣời Việt Nam sử dụng y học cổ truyền nhƣ là nguồn điều trị
chính cho vấn đề sức khỏe thông thƣờng [37]. Tuy nhiên, gần nhƣ tất cả các loại
thuốc truyền thống chƣa đƣợc đánh giá chính xác về mặt khoa học, và các thành
phần cũng nhƣ cơ chế hoạt động của chúng đã không đƣợc phát hiện rõ ràng. Đây
cũng là một tiềm năng để đi sâu nghiên cứu sàng lọc và xác định các chất hoạt động
sinh học, qua đó tạo ra các loại thuốc mới có tác dụng điều trị tốt.
Với lịch sử lâu dài trong sử dụng thuốc YHCT, sự đa dạng rất lớn nguồn thực
vật, động vật và khoáng vật làm thuốc cùng với các hợp chất có hoạt tính sinh học
có thể có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là nguồn tài nguyên vô giá trong nghiên cứu
phát triển thuốc trong tƣơng lai.
1.6.4. Bệnh cao huyết áp trong YHCT, và một số loài cây thuốc được sử
dụng
Trong YHCT, tăng huyết áp là một chứng bệnh thuộc phạm vi chứng huyễn
vựng, đầu thống, can dƣợng vƣợng [3]. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh: là do các
yếu tố chính sau:
- Yếu tố tình chí: do tình chí căng thẳng lâu ngày, tình chí không thƣ thái, lo
nghĩ tức giận khiến can khí nội uất, uất hóa hỏa làm hoa tổn can âm. Am
không liễm đƣợc dƣơng, can dƣơng nhiễu loạn lên trên làm đau đầu, mắt đỏ,
xuất hiện những cơn bốc hỏa. Can và thận có quan hệ mật thiết với nhan, hỏa
nung đốt phần âm của can thận dẫn đến can thận âm hƣ, can dƣơng vƣợng.
- Yếu tố về ăn uống: do ăn uống nhiều chất các chất ngọt béo làm tổn thƣơng
tì vị khiến chức năng vận hóa của tì suy giảm dẫn tới đàm thấp nội sinh nên
phát bệnh, hoặc uống nhiều rƣợu làm thấp trọc sinh ra lâu ngày hóa nhiệt,
nhiệt nung nấu tân dịch thành đàm, đàm lại làm rối loạn chức năng kiện vận
của tì vị… làm thanh dƣơng bất thăng, trọc âm bất giáng mà gây nên chứng
huyễn vựng.
Phƣơng pháp chữa tăng huyết áp dựa vào các nguyên nhân bệnh gây ra: hạ
hƣng phấn (bình can tiềm dƣơng, an thần), giãn mạch (hoạt huyết), lợi niệu.
Các bài thuốc, cây thuốc chữa cao huyết áp trong YHCT trích từ “Cây thuốc
và động vật làm thuốc ở Việt Nam” của Đỗ Huy Bích và cộng sự [1].
1.6.4.1. Cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu có tên khoa học là Eleusine indica (L.) Gaerth., các tên gọi khác
của cỏ mần trầu là màng trầu, thanh tâm thảo, cỏ chỉ tía, … Là cây thân thảo nhỏ,
sống hằng năm, mọc sum suê thành cụm. Thân phân nhánh, mọc bò dài sau thẳng
đứng, cao 30 – 50 cm. Lá mọc so le, hình dải hẹp, xếp thành hai dãy cách nhau, đầu
thuôn nhọn. Cụm hoa mọc trên một cán dài ở ngọn thân, gồm 5 -7 bông xếp toả tròn
và 1 – 2 bông khác tách rời, mọc thấp hơn; bông mảnh phẳng, mang hai dãy bong
nhỏ xếp đều đặn, bông nhỏ không có cuống, nhẵn, có 3 – 5 hoa.
Hình 1.8. Cỏ mần trầu - Eleusine indica (L.) Gaerth. (Nguồn: Internet).
Phân bố rộng, từ vùng đồng bằng, trung du đến vùng núi cao hơn 1600 m. Là
loại cây ƣa ẩm, ƣa sáng và có thể hơi chịu bóng, thƣờng mọc thành đám trong các
bãi đất thấp ở thung lũng, ruộng ngô và quanh làng bản.
Thành phần hóa học: có chứa 3 – 0 – β – D – glucopy ranosyl - β – sitosterol
và dẫn chất 6‟ – 0 – palmitoyl ( CA 123: 76.639y). Cành, lá tƣơi có flavonoid
(TDTH, I, 1073).
Cỏ mần trầu đƣợc dùng theo kinh nghiệm dân gian chữa cao huyết áp, cảm
nắng, nổi mẩn, đái són, lợi tiểu.
1.6.4.2. Hạ khô thảo
Tên khoa học là Prunella vulgaris L., thuộc họ bạc hà. Là cây thân thảo, sống
nhiều năm, cao 20 – 30 cm. Thân đứng hình vuông, màu đỏ tím. Lá mọc đối, hình
trứng hoặc mác, gốc thuôn, đầu nhọn hoặc hơi tù dài 4 – 5 cm, rộng 1,2 – 1,5 cm, có
ít lông, mép nguyên hoặc hơi có răng cƣa. Cụm hoa mọc ở đầu cành thành bông
xim co, hình trụ dài 2 - 3 cm, lá bắc có màu tím đỏ ở mép; hoa nhỏ mọc thành nhiều
vòng sít nhau; đài hình chuông chia hai môi, môi trên rộng, có 3 răng, môi dƣới xẻ
sâu thành hai thùy; tràng màu tím cũng có 2 môi, môi trên nhƣ cái mũ, môi dƣới xẻ
3 thùy, thùy giữa lớn hơn hơi có răng; nhị 4, 2 dài, 2 ngắn mọc thò ra ngoài tràng.
Quả nhỏ, cứng, mùa hoa quả tháng 4 – 6.
Chỉ gặp ở một số nơi thuộc vùng núi cao, từ 1000 m trở lên nhƣ Tam Đảo
(Vĩnh Phúc); Sa Pa, Mƣờng Khƣơng, Bát Sát, Bắc Hà (Lào Cai); Đồng Văn, Mèo
Vạc, Quản Bạ (Hà Giang).
Hình 1.9. Hạ khô thảo - Prunella vulgaris L. (Nguồn : internet).
Hạ khô thảo là cây ƣa ẩm và ƣa sáng, thƣờng mọc thành đám trên đất ẩm
nhiều mùn gần bờ suối, trong thung lũng. Cây thích nghi với điều kiện khí hậu ẩm
mát quanh năm, ở vùng nhiệt đới núi cao có nhiệt đới trung bình dƣới 200
C. Mùa
đông, phần thân cành trên mặt đất tàn lụi, phần thân rễ nằm sát mặt đất có thể chịu
đựng đƣợc nhiệt độ tới 00
C, đến thàng 3 -4 năm sau tái sinh chồi trở lại. Hạ khô
thảo ra hoa quả hàng năm.
Hạ khô thảo có tác dụng hạ huyết áp khá mạnh trên động vật bình thƣờng hoặc
đã đƣợc gây cao huyết áp thực nghiệm, đồng thời có tác dụng co mạch. Các muối
vô cơ trong nƣớc sắc hạ khô thảo tiêm tĩnh mạch cho thỏ, gây hạ huyết áp, kích
thích hô hấp và lợi tiểu. Các chất tan trong nƣớc của hạ khô thảo có tác dụng hạ
huyết áp lâu dài trên bệnh nhân và làm hết các triệu chứng của bệnh cao huyết áp.
1.6.4.3. Hòe – tên khoa học Sophora japonica L.
Còn có tên gọi khác là hòe hoa, hòe mễ, lài luồng (Tày), thuộc họ Đậu
(Fabaceae). Cây nhỡ, thƣờng xanh cao 5 – 7 m. có khi đến 10 m. Thân có vỏ hơi
nứt nẻ và cành nằm ngang. Cành hình trụ, nhẵn, màu lục nhạt, có những chấm
trắng. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, 11 – 17 lá chét mọc đối, hình bầu dục –
thuôn, gốc tròn, đầu hơi nhọn, dài 3 – 4,5 cm, rộng 1,2 - 2 cm. Màu lục nhạt, nhất là
ở mặt dƣới, hơi có lông.
Hình 1.10. Hòe - Sophora japonica L. (Nguồn : internet).
Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùm dài 20 cm, phân nhánh nhiều ; hoa nhỏ
màu trắng hoặc màu vàng nhạt ; đài hình chuông, gần nhƣ nhẵn, cánh hoa có mồng
ngắn, cánh cờ rộng, hình tim cụt ở gốc, mép cong lên ; nhị 10 rời nhau ; bao phấn
hình bầu dục. Quả đậu, hình tràng hạt, thắt lại không đều, quả không mở, đầu có
mũi nhọn ngắn ; hạt 2 – 5, hình bầu dục hơi dẹt và màu đen bóng. Ra hoa tháng 5 –
8, màu quả từ tháng 9 – 11.
Hòe đƣợc trồng rộng rãi ở các tỉnh phía bắc hiện nay vốn là cây nhập nội,
chƣa rõ nguồn gốc. Từ sau 1978, cây đƣợc đƣa vào Tây Nguyên sau lan ra các tỉnh
khác. Hòe là cây gỗ trung sinh, ƣa sáng.
Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là nụ hoa hòe, ngoài ra các bộ phận khác
cũng đƣợc dùng làm thuốc nhƣ hoa hòe đã nở, quả và lá.
Dịch chiết từ nụ hòe, bằng đƣờng tiêm tĩnh mạch chó đã gây mê, có tác dụng
hạ huyết áp rõ rệt. Trên chuột cống trắng cao huyết áp di truyền, rutin tiêm tĩnh
mạch với liều 1 mg/kg cũng có tác dụng hạ huyết áp.
1.6.4.4. Tầm gửi
Hình 1.11. Tầm gửi - Taxillus philippensis (Cham.&Schl.) Ban. (Nguồn :
internet).
Tên Khoa học: Taxillus philippensis (Cham.&Schl.) Ban. Tên đồng danh:
Loranthus philippensis Cham.&Schl.; Scurrula philippensis (Cham.&Schl.) G.
Tên Việt Nam: Mộc vệ Philippin. Thuộc họ Loranthaceae
Cây mọc bán ký sinh trên cây khác. Lá mọc đối, phiến lá bầu dục to 8x3-4cm,
có lông trăng trắng, gân phụ 4 cặp; cuống lá 3-5mm có lông trắng. Chùm hoa ở
nách lá, đầy lông sét; đài có lông; vành đài 17-25mm, tai 4 cao đến 5-8mm, tiểu
nhụy 4, gắn bó ở miệng hoa.
Phân bố: Trên thế giới có thấy ở Trung Quốc, Philippin, Thái Lan, Indonexia,
Malaixia. Ở Việt Nam có thấy ở Lâm Đồng, Lào Cai… Cây sống bám trên cây khác
trong rừng thƣa, độ cao 600-2000m.
Công dụng: Đƣợc dùng để thay thế Taxillus parasitica ( Taxillus parasitica:
có tác dụng bổ thận, mạnh gân cốt, lợi sữa, chữa viêm khớp, đau dạ dầy, cao huyết
áp, trẻ em bị di chứng bại liệt.) ngoài ra T. philippensis còn có trong thuốc tắm của
đồng bào Dao đỏ.
Chƣơng 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1. Vật liệu
Vật liệu
Chuột nhắt trắng chủng Swiss, khối lƣợng 30 -40g do viện Vệ sinh dịch tễ
trung ƣơng (NIHE) cung cấp.
Mẫu thực vật do Khoa tài nguyên Dƣợc liệu, viện
Dƣợc liệu cung cấp, với danh sách mẫu, địa điểm, cùng
với ký hiệu mẫu kèm theo (bảng 2.1).
Bảng 2.1 Các mẫu thực vật trong nghiên cứu
Tên loài (họ) Tên thƣờng gọi Bộ phận lấy Địa điểm lấy mẫu Ký hiệu mẫu
Eleusine indica Gaerth.
(Poaceae)
Cỏ mần trầu
Cả cây
Hƣng Yên PEI081101
Hà Nội PEI081102
Hà Nội PEI081103
Prunella vulgaris L.
(Lamiaceae)
Hạ khô thảo
Cả cây
Sa Pa LPV081101
Hà Giang LPV081102
Hà Giang LPV081103
Sophora japonica L.
(Fabaceae)
Hòe
Nụ hoa
Hƣng Yên FSJ081101
Thái Bình FSJ081102
Hà Nội FSJ081103
Taxillus philippensis
(Cham.&Schl.) Ban
(Loranthaceae)
Tầm gửi Cả cây
Lào Cai LTP081101
Lai Châu LTP081102
Lào Cai LTP081103
Hóa chất và thiết bị
Bovine serum albumin (BSA) của hãng Biobasic. Fluorescein-BSA (F-BSA),
fluorescein-angiotensin II (F-AT II) Invitrogen (Carlsbad, USA). Angiotensin II
(AT II), Tween 20 (Sigma-Aldrich St. Louise, USA), kháng thể kháng fluorescein
đƣợc gắn enzym horseradish peroxidase, ABTS của invitrogen, methanol của
Merch (Germany).
Các hóa chất khác đƣợc mua từ các hãng hóa chất uy tín khác.
Đĩa 96 giếng của Corning (Lowell, MA, USA).
Thiết bị: máy nghiền đồng thể, máy ly tâm lạnh, máy cô quay chân không,
máy đo đĩa 96 giếng (Bio-rad), máy lắc và các thiết bị cần thiết khác tại phòng thí
nghiệm Sinh học thụ thể và phát triển thuốc, thuộc Phòng thí nghiệm trọng điểm
quốc gia protein & enzym, Trƣờng đại học Khoa học Tự nhiên, đại học Quốc gia
Hà Nội.
2.2. Phƣơng pháp
2.2.1. Quy trình chiết xuất dịch chiết methanol
Các mẫu cây thuốc trong nghiên cứu đƣợc cung cấp bởi Khoa Tài nguyên
Dƣợc liệu, Viện Dƣợc liệu.
Mỗi loài cây thuốc đƣợc lấy ở 3 địa điểm phân bố ngẫu nhiên (bảng 2.1). Các
mẫu đƣợc phơi, sấy khô, cắt thành mảnh nhỏ và đƣợc nghiền thành dạng bột, đƣợc
rây qua rây lọc có kích thƣớc 1 mm. 2,5 g bột khô đƣợc chiết 3 lần với methanol
trong thời gian 30 phút trong bể rửa siêu âm.
Dịch chiết đƣợc lọc qua giấy lọc Whatman no.1. Sau đó dịch chiết đƣợc cô
quay chân không bằng máy cô quay chân không của Buchi.
Sau đó hòa tan trong 10 ml methanol để thu đƣợc dịch chiết methanol của các
mẫu ở nồng độ 250 mg/ml. Dịch chiết sẽ đƣợc pha loãng thành các nồng độ phù
hợp để thực hiện các phản ứng liên kết.
2.2.2. Thu thụ thể màng
Quy trình thu protein từ gan chuột đƣợc tham khảo từ các nghiên cứu đƣợc
công bố trƣớc đây [46].
4 g mô gan chuột Swiss trắng, đã để lạnh ở -200
C qua đêm, đƣợc cắt thành
mảnh nhỏ, bổ sung 8 ml đệm nghiền (Tris 50 mM, EDTA 5 mM, pH 7,4).
Hỗn hợp đƣợc nghiền bằng máy nghiền đồng thể Ultra-Turrax T25 Basic
(IKA, Germany) cho đến khi thu đƣợc dịch đồng nhất, sau đó chuyển dịch nghiền
vào các ống falcon có dung tích phù hợp.
Ly tâm ống 1.000 g ở 40
C trong 10 phút, thu dịch pha trên. Dịch pha trên đƣợc
ly tâm ở 36.000 g ở 40
C trong 15 phút, thu tủa và rửa tủa thu đƣợc 2 lần với đệm
nghiền.
Tủa thu đƣợc sau khi ly tâm đƣợc hòa trong đệm ủ (Tris 50 mM, MgCl2 5
mM, pH 7,4).
Chú ý: các thao tác đƣợc thực hiện nhanh, trên đá để hạn chế sự biến tính mẫu.
Xác định nồng độ protein thu đƣợc từ mô gan sau khi nghiền đồng thể bằng
phƣơng pháp Bradford [11]. Bảo quản ở protein ở -800
C cho đến khi dùng trong các
phản ứng liên kết.
2.2.3. Xác định nồng độ protein sử dụng phương pháp Bradford
Nồng độ protein thu đƣợc từ mô gan đƣợc đo bằng phƣơng pháp Bradford với
protein chuẩn là BSA.
Đƣờng chuẩn đƣợc thiết lập với các nồng độ lần lƣợt là 200, 400, 600, 800 và
1000 µg/ml dung dịch BSA, với chất màu là dung dịch coomassie blue G250.
Mẫu protein cần xác định nồng độ đƣợc pha loãng với các nồng độ 1, 1/10,
1/100 và 1/1000 so với nồng độ gốc.
Từ đƣờng chuẩn và giá trị OD595 của các nồng độ pha loãng của mẫu protein
cần đo ta xác định đƣơc nồng độ chính xác của mẫu. Giá trị nồng độ này đƣợc dùng
để thực hiện các thí nghiệm liên kết tiếp theo.
2.2.4. Phương pháp elisa để xác định lượng phối tử gắn fluorescein
100 µl fluorescein-BSA ở nồng độ thích hợp pha với đệm PBS 1X, pH 7,2
đƣợc phủ lên bề mặt mỗi giếng phản ứng trên đĩa 96 giếng.
Đĩa đƣợc ủ qua đêm ở 40
C, sau đó rửa đĩa bằng đệm rửa (PBS 1X pH 7,4 có
bổ sung Tween 20 (0,05%)) 3 lần.
Bổ sung 200 µl dung dịch blocking buffer (BSA 5%, PBS 1X pH 7,4) để khóa
các vị trí trống trong giếng hạn chế sự hấp phụ của các thành phần thí nghiệm khác
lên bề mặt đĩa (nhƣ kháng thể có gắn enzym) gây ra sai số thí nghiệm, ủ 1h ở nhiệt
độ phòng (240
C). Sau đó rửa đĩa bằng đệm rửa 3 lần.
Hút 100 µl kháng thể kháng fluorescein, cho vào mỗi giếng, ủ đĩa trong 2h 30
phút ở nhiệt độ phòng, lắc nhẹ đĩa. Sau khi đã ủ xong, rửa đĩa 5 lần bằng đệm ủ.
Bổ sung 100 µl dung dịch phát triển màu (ABTS 1X, H2O2 0,03%, trong đệm
citrate 0,1 M pH 4,2). Ủ đĩa ở nhiệt độ phòng trong 30 phút.
Dừng phản ứng bằng cách cho 100 µl dung dịch SDS 1% và đo OD405 để thu
đƣợc kết quả.
2.2.5. Quy trình thí nghiệm liên kết (binding assay)
Để xác định sự tƣơng tác của thụ thể angiotensin trên màng tế bào với các chất
chuẩn là fluorescein-angiotensin II (pha trong blocking buffer), 500 µl thụ thể đƣợc
ủ với 100 µl phối tử (fluorescein-angiotensin II) để tổng thể tích là 600 ul.
Ủ và lắc ở nhiệt độ phòng trong thời gian tối ƣu, sau đó ly tâm 10.000 g trong
1 phút ở 40
C, loại bỏ dịch nổi. Phối tử liên kết đặc hiệu sẽ đƣợc phá vỡ liên kết bằng
cách bổ sung 100 µl dung dịch angiotensin II (phối tử đặc hiệu, không gắn
fluorescein) ở nồng độ cao (10-4
M).
Ly tâm 20.000 g ở 40
C trong 15 phút. Dịch nổi có chứa fluorescein-
angiotensin II sẽ đƣợc chuyển sang đĩa elisa để xác định lƣợng đã liên kết với thụ
thể angiotensin II.
2.2.6. Phản ứng tương tác giữa các phối tử đã biết và dịch chiết với thụ thể
đích
Sự tƣơng tác giữa phối tử đặc hiệu đã biết và các dịch chiết thông qua thụ thể
đích đƣợc xác định gián tiếp qua phản ứng cạnh tranh giữa các phối tử hay dịch
chiết này với phối tử gắn fluorescein (fluorescein-angiotensin II).
Ở các thí nghiệm này, nồng độ thụ thể và nồng độ phối tử đánh dấu đƣợc giữ
cố định còn phối tử đã biết (angiotensin II không đánh dấu fluorescein và losartan)
và dịch chiết thực vật đƣợc đƣa vào phản ứng với các nồng độ khác nhau.
Nồng độ phối tử đã biết trong dãy từ 10-3
M đến 10-10
M; còn đối dịch chiết
thực vật dải nồng độ dịch chiết đƣa vào là từ 0,01µg/ml, 0,1µg/ml, 1µg/ml, đến
1000µg/ml. Thể tích dịch chiết đƣa vào mỗi thí nghiệm không quá 5% (thể tích/thể
tích), trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện với thể tích dịch chiết methanol đƣa
vào là 6µl trên tổng thể tích phản ứng là 600µl. Mỗi thí nghiệm đƣợc lặp lại 3 lần.
2.2.7. Phương pháp xử lý kết quả.
Các kết quả thí nghiệm đƣợc xử lý và phân tích sử dụng phần mềm GraphPad Prism
5.04 (GraphPad Software Inc., USA).
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Xác định nồng độ protein thu đƣợc từ gan
Ở chuột và thỏ, có hai nhóm phụ thụ thể angiotensin II khác nhau, là thụ thể
Agtr1 (hay Agtr1a, hoặc AT1A) và Agtr1b (hay AT1B). Hai loại thụ thể này do các
gen khác nhau quy định có trình tự tƣơng đồng quan trọng trong vùng mã hóa. Các
thụ thể này tƣơng đồng về ái lực với với angiotensin II và các chất đối vận không
peptide và không thể phân biệt về mặt dƣợc lý mặc dù chúng có sự phân bố khác
nhau và đƣợc điều hòa khác nhau [25]. So sánh trình tự gen mã hóa thụ thể AT1 ở
ngƣời và chuột, có tới hơn 95% trình tự axit amin tƣơng đồng [22], và có ái lực
tƣơng đồng với chất chủ vận tự nhiên là angiotensin II [25].
Gan chuột là mô có sự phân bố của thụ thể angiotensin II cao thứ hai, chỉ sau
tuyến thƣợng thận [40].
Hình 3.1. Sự phân bố của thụ thể Agtr1a ở chuột. (Nguồn: Regard, 2008).
Hình 3.2. Sự phân bố của thụ thể Agtr1b ở chuột. (Nguồn: Regard, 2008).
Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn mô gan để thu protein thụ thể này do mô
gan lớn hơn và thu mẫu cũng dễ dàng hơn.
Sau khi mẫu mô thu đƣợc đƣợc nghiền đồng thể, tiến hành đo nồng độ protein
thu đƣợc theo phƣơng pháp của Bradford. Với BSA là protein chuẩn, đƣờng chuẩn
đƣợc xây dựng, với phƣơng trình y = ax + b; trong đó y là giá trị OD ở bƣớc sóng
595nm, còn x là giá trị nồng độ protein (mg/ml). Với các mẫu pha loãng từ mẫu
protein gốc thu đƣợc sau khi nghiền đồng thể, sau khi đo OD595 ta tìm đƣợc giá trị
OD của mẫu pha loãng trong giới hạn của đƣờng chuẩn đã xây dựng, từ đó tính
đƣợc nồng độ của mẫu pha loãng này rồi từ số lần pha loãng suy ngƣợc ra nồng độ
của mẫu protein gốc ban đầu. Trong thí nghiệm này, chúng tôi xác định đƣợc giá trị
của nồng độ protein thu đƣợc từ gan chuột, nồng độ thu đƣợc là 50 mg/ml.
Hình 3.3. Đồ thị đƣờng chuẩn BSA trong phản ứng Bradford
3.2. Tối ƣu phản ứng ELISA
Để tối ƣu phản ứng ELISA cho các phản ứng giúp xác định đƣợc lƣợng phối
tử đặc hiệu F-AT II từ phản ứng liên kết, chúng tôi tiến hành thí nghiệm xác định
nồng độ thích hợp của phản ứng ELISA có thể xác định đƣợc.
Hình 3.4. Tối ƣu nồng độ pha loãng kháng thể với F-BSA.
Thí nghiệm đƣợc tiến hành với các nồng độ kháng nguyên (fluorescein-BSA)
ở các nồng độ 0,1; 0,5; và 1 µg/ml. Với mỗi nồng độ kháng nguyên nhƣ trên, chúng
y = 0,08x - 0,009
0
0,01
0,02
0,03
0,04
0,05
0,06
0,07
0,08
0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2
OD 595nm
Nồng độ BSA (mg/ml)
tối tiến hành với các nồng độ kháng thể có gắn enzym horseradish peroxidase lần
lƣợt ở các nồng độ pha loãng là từ 250 đến 8000 lần (theo giới hạn đƣợc khuyến cáo
của nhà cung cấp). Kết quả thí nghiệm đƣợc trình bày trên hình 3.4. Từ kết quả này,
chúng tôi xác định đƣợc một số nồng độ cho kết quả thí nghiệm đảm bảo các tiêu
chí đó là cho kết quả OD ổn định, và giá trị OD405 ở trong khoảng giá trị đủ lớn (nếu
giá trị OD nhỏ, sẽ cho sai số lớn khi kết quả có sự sai số). Tiếp theo, chúng tôi tiến
hành các thí nghiệm để tìm ra khoảng giới hạn về nồng độ của phối tử đặc hiệu
trong phản ứng liên kết với thụ thể, đó là angiotensin II đƣợc đánh dấu fluorescein
(fluorescein-angiotensin II, ký hiệu F-AT II). Nhờ phản ứng ELISA cạnh tranh giữa
F-AT II với kháng nguyên phủ trên đĩa trƣớc đó (F-BSA), chúng ta có thể xác định
đƣợc khả năng của phƣơng pháp trong việc đo lƣợng phối tử liên kết thụ thể.
Hình 3.5 biểu diễn kết quả xác định đƣờng chuẩn F-AT II đƣợc thiết lập với
phản ứng elisa với nồng độ kháng nguyên phủ đĩa là 1 µg/ml và nồng độ kháng thể
kháng fluorescein là pha loãng 3000 lần.
Hình 3.5. Đƣờng chuẩn nồng độ F-AT II.
Nhƣ vậy, chúng tôi đã tối ƣu hóa thành công phản ứng ELISA giúp đo đƣợc
nồng độ của phối tử đặc hiệu trong phản ứng liên kết với thụ thể đích-thụ thể
angiotensin II. Và dải nồng độ của phối tử đặc hiệu cũng đƣợc xác định trong
khoảng từ 10-11
M - 10-8
M. Đây là khoảng nồng độ rất phù hợp cho việc xác định
nồng độ của phối tử trong phản ứng liên kết thụ thể - phối tử, vì các phản ứng này
thƣờng đo đƣợc trong khoảng nM (10-9
M).
3.3. Tối ƣu nồng độ protein thụ thể trong phản ứng liên kết
Để thực hiện đƣợc các thí nghiệm liên kết giữa thụ thể và phối tử chúng tôi
tiến hành thí nghiệm xác định nồng độ protein thụ thể phù hợp cho thí nghiệm. Thí
nghiệm đƣợc thực hiện với dải nồng độ protein thụ thể từ 2,5 mg/ml đến 80 mg/ml.
Nồng độ của phối tử đặc hiệu F-AT II trong các phản ứng này là 10-8
M, đây là
nồng độ đƣợc tham khảo từ những nghiên cứu trƣớc đây trên thụ thể này với phối tử
đặc hiệu là AT II đánh dấu phóng xạ [47].
Hình 3.6. Ảnh hƣởng của nồng độ protein với phối tử.
Kết quả đƣợc trình bày trong hình 3.6, cho thấy ở nồng độ lƣợng phối tử liên
kết đặc hiệu với thụ thể đích tăng dần cho đến nồng độ protein là 10 mg/ml, ở đó
phản ứng bắt đầu đạt đƣợc giá trị tối đa. Từ kết quả này, giá trị nồng độ protein
thích hợp cho các phản ứng liên kết thụ thể - phối tử đƣợc chúng tôi thực hiện trong
các thí nghiệm tiếp theo là 10 mg/ml.
Cùng với thí nghiệm này, thời gian ủ cho phản ứng liên kết thụ thể - phối tử
cũng đƣợc thực hiện. Giá trị thời gian ủ phù hợp nhất là 40 phút.
3.4. Thí nghiệm liên kết thụ thể - phối tử đặc hiệu (thí nghiệm bão
hòa)
Với các điều kiện thí nghiệm đã tối ƣu, đó là thời gian ủ 40 phút, và nồng độ
protein thụ thể 10 mg/ml đã đƣợc xác định thông qua các thí nghiệm trƣớc đó,
chúng tôi tiến hành thí nghiệm tiếp theo để xác định đƣợc các giá trị Kd và Bmax đặc
trƣng cho phối tử đặc hiệu F-AT II. Thí nghiệm đƣợc thực hiện với phản ứng liên
kết với dải nồng độ phối tử đặc hiệu từ 10-7
M đến 10-9
M.
Hình 3.7. Phản ứng bão hòa thụ thể angiotensin II với F-AT II.
Sử dụng phần mềm Prism 5.04, với mô hình một vị trí liên kết (one site
binding model), giá trị Kd đƣợc tính toán là 11,38 nM, kết quả này tƣơng đồng với
các nghiên cứu đã đƣợc công bố trƣớc đó với phối tử đánh dấu phóng xạ [10, 47].
Nhƣ vậy, angiotensin II đánh dấu fluorescein trong nghiên cứu này của chúng tôi đã
cho kết quả rất khả quan khi so sánh với các phƣơng pháp đã công bố, và sự ảnh
hƣởng của việc gắn thêm gốc fluorescein nếu có thì cũng không làm ảnh hƣởng
nhiều đến kết quả của phƣơng pháp này.
3.5. Phản ứng cạnh tranh của F-AT II với các phối tử đã biết
Để xác định sự chính xác và khả năng thay thế của phƣơng pháp sử dụng
angiotensin II đánh dấu fluorecein so với phƣơng pháp truyền thống (sử dụng phối
tử đánh dấu phóng xạ), chúng tôi thực hiện các thí nghiệm liên kết cạnh tranh giữa
F-AT II với các phối tử đã biết của thụ thể đích. Các phối tử cạnh tranh đƣợc chọn
là angiotensin II không đánh dấu, và một chất đối vận của angiotensin II đƣợc dùng
làm thuốc rất phổ biến hiện nay là losartan (là một trong những thuốc bán chạy nhất
hiện nay). Giá trị Ki thu đƣợc đƣợc so sánh với các giá trị Ki đã công bố của các
phƣơng pháp khác.
a b
Hình 3.8. Sự cạnh tranh angiotensin II (a) và losartan (b) với F-AT II trong liên kết
với thụ thể angiotensin II.
Sự ức chế của các phối tử với F-AT II trên thụ thể thu đƣợc từ gan chuột với
AT II (dải nồng độ từ 10-12
– 10-4
M) và losartan (dải nồng độ từ 10-10
– 10-2
M).
Kết quả thu đƣợc đƣợc xử lý, biểu diễn trên hình 3.8. Giá trị Ki của AT II và
losartan lần lƣợt là 13x10-9
M và 3,6x10-7
M. Giá trị Ki của AT II trong nghiên cứu
này là khá tƣơng đồng với các nghiên cứu đã công bố trƣớc đây [7, 48], và so sánh
với giá trị Kd của F-AT II trong nghiên cứu này ta thấy có sự tƣơng đồng cao, cho
thấy phối tử đánh dấu F-AT II và phối tử không đánh dấu AT II không có nhiều
khác biệt về ái lực. Điều này cũng củng cố thêm những đánh giá về sự ổn định và ái
lực của phối tử đƣợc đánh dấu fluorescein sử dụng trong các nghiên cứu trong các
lĩnh vực khác trên thụ thể angiotensin II nhƣ trong các nghiên cứu đã đƣợc đề cập
trong phần tổng quan tài liệu.
Giá trị Ki của losartan đƣợc xác định cao hơn trong các nghiên cứu khác đƣợc
xác định trong nghiên cứu này của chúng tôi, có thể lý giải điều này là do đây là
thuốc đƣợc mua từ các nhà thuốc, vì vậy có thêm các chất khác bổ sung và độ tinh
khiết không cao, nhƣ đƣợc dùng trong các nghiên cứu khác. Mặc dù vậy, việc sử
dụng các phối tử cạnh tranh với phối tử đánh dấu đã cho thấy phƣơng pháp này cho
kết quả chính xác khá cao, và có thể áp dụng đƣợc ở Việt Nam để thay cho việc sử
dụng các phƣơng pháp đánh dấu phóng xạ mà khó áp dụng ở các nƣớc đang phát
triển. Hơn nữa, phù hợp với các nghiên cứu đánh giá bƣớc đầu để sàng lọc các dịch
chiết có tác dụng hoạt động trên thụ thể đích.
3.6. Nghiên cứu sàng lọc một số dịch chiết thực vật
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã kiểm tra khả năng cạnh tranh của 12 dịch
chiết methanol của 4 loài cây thuốc đƣợc sử dụng trong y học cổ truyền với tác
dụng hạ huyết áp, và các tác dụng liên quan nhƣ giãn mạch. Các loài này bao gồm
cỏ mần trầu (Eleusine indica Gaertn.), hạ khô thảo (Prunella vulgaris L.), hòe
(Sophora japonica Linn.), tầm gửi (Taxillus philippensis Cham. & Schl. Ban.). Đây
là các cây thuốc đƣợc sử dụng lâu đời trong các bài thuốc y học cổ truyền, hiện nay
vẫn đƣợc sử dụng rộng rãi, đƣợc chúng tôi tham khảo trong tài liệu “cây thuốc và
động vật làm thuốc ở Việt Nam” do viện Dƣợc liệu biên soạn. Cây tầm gửi
(Taxillus philippensis Cham. & Schl. Ban.) là một cây đang đƣợc chú ý với một số
công bố mới hiện nay.
Các thí nghiệm liên kết đƣợc tiến hành với thể tích mẫu dịch chiết methanol
đƣa vào các phép thử dƣới 5% theo tổng thể tích phản ứng (trong thí nghiệm của
mình, chúng tôi thử với thể tích dịch chiết chiếm 1% thể tích phản ứng để hạn chế
ảnh hƣởng của dung môi chiết đến thí nghiệm. Dịch chiết của các mẫu đƣợc kiểm
tra với dải nồng độ từ 0,01 µg/ ml cho đến 1000 µg/ml.
Với các mẫu dịch chiết cỏ mần trầu (các mẫu PEI081101, PEI081102 và
PEI081101). Giá trị IC50 thu đƣợc lần lƣợt là 1,6 ± 0,3; 1,1 ± 0,5 và 0,7 ± 0,6. Kết
quả này cho thấy các mẫu dịch chiết cỏ mần trầu có tiềm lực ức chế phản ứng giữa
F-AT II với thụ thể angiotensin II cao. Dựa vào phƣơng trình Cheng-Prusoff, giá trị
Ki của các mẫu đƣợc tính toán là 1,2; 0,8 và 0,5 µg/ml.
Hình 3.9. Ức chế liên kết F-AT II với thụ thể angiotensin II bởi dịch chiết cỏ mần
trầu. Liên kết đặc hiệu và giá trị IC50 (trong ngoặc) đƣợc xác định với các mẫu 
PEI081101 (a);  PEI081102 (b); ▼ PEI081103 (c).
Với các mẫu dịch chiết hạ khô thảo (LPV081101, LPV081102, LPV081103),
giá trị IC50 thu đƣợc đạt giá trị xoay quanh 0,8 µg/ml (lần lƣợt với các mẫu là 1,1 ±
0,4; 0,8 ± 0,6 và 0,5 ± 0,3). Điều này cho thấy, các dịch chiết này có khả năng ức
chế cao phản ứng tƣơng tác giữa thụ thể angiotensin II với phối tử đặc hiệu của nó.
Giá trị Ki của các mẫu này trung bình là khoảng 0,8 µg/ml. Kết quả cho thấy, có thể
có những chất có tác dụng dƣợc lý tác dụng lên thụ thể angiotensin II trong các mẫu
dịch chiết từ cỏ mần trầu và hạ khô thảo. Đây là những cây cần đƣợc chú ý cùng
trong các nghiên cứu sâu hơn của đề tài này.
0 0,01 0,1 1 10 100 1000
Log [dịch chiết], µg/ml
Hình 3.10. Ức chế liên kết F-AT II với thụ thể angiotensin II bởi dịch chiết hạ khô
thảo. Liên kết đặc hiệu và giá trị IC50 (trong ngoặc) đƣợc xác định với các mẫu 
LPV081101 (d);  LPV081102 (e); ▼ LPV081103 (f).
Hình 3.11. Ức chế liên kết F-AT II với thụ thể angiotensin II bởi dịch chiết hòe.
Liên kết đặc hiệu và giá trị IC50 (trong ngoặc) đƣợc xác định với các mẫu 
FSJ081101 (j);  FSJ081102 (k); ▼ FSJ081103 (l).
Log [dịch chiết], µg/ml
Log [dịch chiết], µg/ml
Luận văn: Phương pháp đo tương tác thụ thể và phối tử đặc hiệu
Luận văn: Phương pháp đo tương tác thụ thể và phối tử đặc hiệu
Luận văn: Phương pháp đo tương tác thụ thể và phối tử đặc hiệu
Luận văn: Phương pháp đo tương tác thụ thể và phối tử đặc hiệu
Luận văn: Phương pháp đo tương tác thụ thể và phối tử đặc hiệu
Luận văn: Phương pháp đo tương tác thụ thể và phối tử đặc hiệu
Luận văn: Phương pháp đo tương tác thụ thể và phối tử đặc hiệu
Luận văn: Phương pháp đo tương tác thụ thể và phối tử đặc hiệu
Luận văn: Phương pháp đo tương tác thụ thể và phối tử đặc hiệu
Luận văn: Phương pháp đo tương tác thụ thể và phối tử đặc hiệu

More Related Content

What's hot

Nghien cuu tac dung cua cao long vi quan khang tren benh nhan viem da day man...
Nghien cuu tac dung cua cao long vi quan khang tren benh nhan viem da day man...Nghien cuu tac dung cua cao long vi quan khang tren benh nhan viem da day man...
Nghien cuu tac dung cua cao long vi quan khang tren benh nhan viem da day man...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri ngo doc cap amphetamin
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri ngo doc cap amphetaminNghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri ngo doc cap amphetamin
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri ngo doc cap amphetamin
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

What's hot (20)

Dược điển việt nam iv 2009 (1)
Dược điển việt nam iv 2009 (1)Dược điển việt nam iv 2009 (1)
Dược điển việt nam iv 2009 (1)
 
Danh gia hieu qua va doc tinh cua phac do paclitaxel nano carboplatin
Danh gia hieu qua va doc tinh cua phac do paclitaxel nano carboplatinDanh gia hieu qua va doc tinh cua phac do paclitaxel nano carboplatin
Danh gia hieu qua va doc tinh cua phac do paclitaxel nano carboplatin
 
Danh gia ket qua dieu tri ung thu da day tai phat di can bang phac do tcx
Danh gia ket qua dieu tri ung thu da day tai phat  di can bang phac do tcxDanh gia ket qua dieu tri ung thu da day tai phat  di can bang phac do tcx
Danh gia ket qua dieu tri ung thu da day tai phat di can bang phac do tcx
 
Danh gia ket qua dieu tri duy tri bang pemetrexed trong ung thu bieu mo tuyen...
Danh gia ket qua dieu tri duy tri bang pemetrexed trong ung thu bieu mo tuyen...Danh gia ket qua dieu tri duy tri bang pemetrexed trong ung thu bieu mo tuyen...
Danh gia ket qua dieu tri duy tri bang pemetrexed trong ung thu bieu mo tuyen...
 
Nghiên cứu chuyển hóa saccharose thành fructooligosaccharides
Nghiên cứu chuyển hóa saccharose thành fructooligosaccharidesNghiên cứu chuyển hóa saccharose thành fructooligosaccharides
Nghiên cứu chuyển hóa saccharose thành fructooligosaccharides
 
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài Sưa
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài SưaLuận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài Sưa
Luận án: Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài Sưa
 
Nghiên cứu xác định hợp chất phenol từ nhựa và vỏ quả Mù u để ứng dụng trong ...
Nghiên cứu xác định hợp chất phenol từ nhựa và vỏ quả Mù u để ứng dụng trong ...Nghiên cứu xác định hợp chất phenol từ nhựa và vỏ quả Mù u để ứng dụng trong ...
Nghiên cứu xác định hợp chất phenol từ nhựa và vỏ quả Mù u để ứng dụng trong ...
 
Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm vi khuẩn thức ăn đường phố và một số yếu tố liê...
Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm vi khuẩn thức ăn đường phố và một số yếu tố liê...Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm vi khuẩn thức ăn đường phố và một số yếu tố liê...
Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm vi khuẩn thức ăn đường phố và một số yếu tố liê...
 
Nghien cuu tac dung cua cao long vi quan khang tren benh nhan viem da day man...
Nghien cuu tac dung cua cao long vi quan khang tren benh nhan viem da day man...Nghien cuu tac dung cua cao long vi quan khang tren benh nhan viem da day man...
Nghien cuu tac dung cua cao long vi quan khang tren benh nhan viem da day man...
 
Danh gia ket qua hoa tri vvinorelbine ket hop ttrastuzumab trong ung thu vu d...
Danh gia ket qua hoa tri vvinorelbine ket hop ttrastuzumab trong ung thu vu d...Danh gia ket qua hoa tri vvinorelbine ket hop ttrastuzumab trong ung thu vu d...
Danh gia ket qua hoa tri vvinorelbine ket hop ttrastuzumab trong ung thu vu d...
 
Kn bang phuong phap sinh hoc
Kn bang phuong phap sinh hocKn bang phuong phap sinh hoc
Kn bang phuong phap sinh hoc
 
Luận án: Nghiên cứu bào chế và đánh giá tác dụng tăng cường miễn dịch của cao...
Luận án: Nghiên cứu bào chế và đánh giá tác dụng tăng cường miễn dịch của cao...Luận án: Nghiên cứu bào chế và đánh giá tác dụng tăng cường miễn dịch của cao...
Luận án: Nghiên cứu bào chế và đánh giá tác dụng tăng cường miễn dịch của cao...
 
Nghien cuu hieu qua dieu tri cua gynouor trong viem am dao khong dac hieu tai...
Nghien cuu hieu qua dieu tri cua gynouor trong viem am dao khong dac hieu tai...Nghien cuu hieu qua dieu tri cua gynouor trong viem am dao khong dac hieu tai...
Nghien cuu hieu qua dieu tri cua gynouor trong viem am dao khong dac hieu tai...
 
Danh gia ket qua phau thuat noi soi dieu tri ung thu bieu mo dai trang trai
Danh gia ket qua phau thuat noi soi dieu tri ung thu bieu mo dai trang traiDanh gia ket qua phau thuat noi soi dieu tri ung thu bieu mo dai trang trai
Danh gia ket qua phau thuat noi soi dieu tri ung thu bieu mo dai trang trai
 
Danh gia ket qua dieu tri cua thuoc sorafenib tren benh nhan ung thu gan nguy...
Danh gia ket qua dieu tri cua thuoc sorafenib tren benh nhan ung thu gan nguy...Danh gia ket qua dieu tri cua thuoc sorafenib tren benh nhan ung thu gan nguy...
Danh gia ket qua dieu tri cua thuoc sorafenib tren benh nhan ung thu gan nguy...
 
2. tế bào và mô thực vật
2. tế bào và mô thực vật2. tế bào và mô thực vật
2. tế bào và mô thực vật
 
Thành phần và tác dụng sinh học của loài Belamcanda chinensis
Thành phần và tác dụng sinh học của loài Belamcanda chinensisThành phần và tác dụng sinh học của loài Belamcanda chinensis
Thành phần và tác dụng sinh học của loài Belamcanda chinensis
 
Vstp 2010
Vstp 2010Vstp 2010
Vstp 2010
 
Luận án: Thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây Hế mọ
Luận án: Thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây Hế mọLuận án: Thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây Hế mọ
Luận án: Thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây Hế mọ
 
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri ngo doc cap amphetamin
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri ngo doc cap amphetaminNghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri ngo doc cap amphetamin
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri ngo doc cap amphetamin
 

Similar to Luận văn: Phương pháp đo tương tác thụ thể và phối tử đặc hiệu

Nghiên cứu ảnh hưởng trên thận ở bệnh nhân sử dụng colistin tại bệnh viện Thố...
Nghiên cứu ảnh hưởng trên thận ở bệnh nhân sử dụng colistin tại bệnh viện Thố...Nghiên cứu ảnh hưởng trên thận ở bệnh nhân sử dụng colistin tại bệnh viện Thố...
Nghiên cứu ảnh hưởng trên thận ở bệnh nhân sử dụng colistin tại bệnh viện Thố...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Man_Ebook
 
Một số chuyên đề về bào chế hiện đại
Một số chuyên đề về bào chế hiện đạiMột số chuyên đề về bào chế hiện đại
Một số chuyên đề về bào chế hiện đại
kiengcan9999
 

Similar to Luận văn: Phương pháp đo tương tác thụ thể và phối tử đặc hiệu (20)

Nghiên cứu ảnh hưởng trên thận ở bệnh nhân sử dụng colistin tại bệnh viện Thố...
Nghiên cứu ảnh hưởng trên thận ở bệnh nhân sử dụng colistin tại bệnh viện Thố...Nghiên cứu ảnh hưởng trên thận ở bệnh nhân sử dụng colistin tại bệnh viện Thố...
Nghiên cứu ảnh hưởng trên thận ở bệnh nhân sử dụng colistin tại bệnh viện Thố...
 
So sanh phuong phap gay me propofol bang tci voi bom tiem dien truyen lien tuc
So sanh phuong phap gay me propofol bang tci voi bom tiem dien truyen lien tucSo sanh phuong phap gay me propofol bang tci voi bom tiem dien truyen lien tuc
So sanh phuong phap gay me propofol bang tci voi bom tiem dien truyen lien tuc
 
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnhỨng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
Ứng dụng kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu điều trị một số bệnh
 
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...
 
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác – oroxylum indicum l.
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác – oroxylum indicum l.Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác – oroxylum indicum l.
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác – oroxylum indicum l.
 
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...
 
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...
Khảo sát thành phần hóa học của lá cây núc nác oroxylum indicum l. họ chùm ớt...
 
Biến đổi số lượng bản sao ADN ti thể ở bệnh nhân ung thư vú, 9đ
Biến đổi số lượng bản sao ADN ti thể ở bệnh nhân ung thư vú, 9đBiến đổi số lượng bản sao ADN ti thể ở bệnh nhân ung thư vú, 9đ
Biến đổi số lượng bản sao ADN ti thể ở bệnh nhân ung thư vú, 9đ
 
Nghiên cứu biến đổi số lượng bản sao ADN ti thể ung thư vú - Gửi miễn phí qua...
Nghiên cứu biến đổi số lượng bản sao ADN ti thể ung thư vú - Gửi miễn phí qua...Nghiên cứu biến đổi số lượng bản sao ADN ti thể ung thư vú - Gửi miễn phí qua...
Nghiên cứu biến đổi số lượng bản sao ADN ti thể ung thư vú - Gửi miễn phí qua...
 
Bài giảng sinh lý tế bào
Bài giảng sinh lý tế bàoBài giảng sinh lý tế bào
Bài giảng sinh lý tế bào
 
NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU CỦA CAO LỎNG TK1 TRÊ...
NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU CỦA CAO LỎNG TK1 TRÊ...NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU CỦA CAO LỎNG TK1 TRÊ...
NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU CỦA CAO LỎNG TK1 TRÊ...
 
Giáo trình công nghệ sinh học động vật
Giáo trình công nghệ sinh học động vậtGiáo trình công nghệ sinh học động vật
Giáo trình công nghệ sinh học động vật
 
QĐ Ban hành hướng dẫn nghiên cứu ứng dụng TBG
QĐ Ban hành hướng dẫn nghiên cứu ứng dụng TBGQĐ Ban hành hướng dẫn nghiên cứu ứng dụng TBG
QĐ Ban hành hướng dẫn nghiên cứu ứng dụng TBG
 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BUỒNG TRỨNG TÁI PHÁT DI CĂN BẰNG LIPODOX
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BUỒNG TRỨNG TÁI PHÁT DI CĂN BẰNG LIPODOX ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BUỒNG TRỨNG TÁI PHÁT DI CĂN BẰNG LIPODOX
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BUỒNG TRỨNG TÁI PHÁT DI CĂN BẰNG LIPODOX
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm pr...
 
Đề tài: Xác định tính đa hình của các gen TP53 và gen MDM2 ở bệnh nhân ung th...
Đề tài: Xác định tính đa hình của các gen TP53 và gen MDM2 ở bệnh nhân ung th...Đề tài: Xác định tính đa hình của các gen TP53 và gen MDM2 ở bệnh nhân ung th...
Đề tài: Xác định tính đa hình của các gen TP53 và gen MDM2 ở bệnh nhân ung th...
 
Tính đa hình của các gen TP53 và MDM2 ở bệnh nhân ung thư phổi
Tính đa hình của các gen TP53 và MDM2 ở bệnh nhân ung thư phổiTính đa hình của các gen TP53 và MDM2 ở bệnh nhân ung thư phổi
Tính đa hình của các gen TP53 và MDM2 ở bệnh nhân ung thư phổi
 
Một số chuyên đề về bào chế hiện đại
Một số chuyên đề về bào chế hiện đạiMột số chuyên đề về bào chế hiện đại
Một số chuyên đề về bào chế hiện đại
 
Bài 1
Bài 1Bài 1
Bài 1
 
Danh gia tac dung cua bot tan phan thach va ngu boi tu trong dieu tri ho tro ...
Danh gia tac dung cua bot tan phan thach va ngu boi tu trong dieu tri ho tro ...Danh gia tac dung cua bot tan phan thach va ngu boi tu trong dieu tri ho tro ...
Danh gia tac dung cua bot tan phan thach va ngu boi tu trong dieu tri ho tro ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
hoangphuc12ta6
 

Recently uploaded (18)

20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
 
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 

Luận văn: Phương pháp đo tương tác thụ thể và phối tử đặc hiệu

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Nguyễn Anh Lƣơng XÂY DỰNG PHƢƠNG PHÁP ĐO TƢƠNG TÁC THỤ THỂ VÀ PHỐI TỬ ĐẶC HIỆU KHÔNG SỬ DỤNG PHÓNG XẠ PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN THUỐC Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2011
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Nguyễn Anh Lƣơng XÂY DỰNG PHƢƠNG PHÁP ĐO TƢƠNG TÁC THỤ THỂ VÀ PHỐI TỬ ĐẶC HIỆU KHÔNG SỬ DỤNG PHÓNG XẠ PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN THUỐC Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Di truyền học Mã số: 60 42 70 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐINH ĐOÀN LONG Hà Nội – 2011
  • 3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc của mình tới PGS.TS. Đinh Đoàn Long, Bộ môn Di truyền học, Khoa Sinh học, Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình hƣớng dẫn và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới TS. Trinh Tất Cƣờng, ThS. Trần Thị Thùy Anh, đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong công việc nghiên cứu và hỗ trợ giải quyết những khó khăn gặp phải trong thời gian tôi thực hiện đề tài này. Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô Khoa Sinh học trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội và đặc biệt là các thầy cô và các cán bộ giảng dạy, công tác tại bộ môn Di truyền, những ngƣời đã luôn dạy bảo hƣớng dẫn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu tại trƣờng. Và tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến các thành viên trong phòng thí nghiệm Sinh học thụ thể và Phát triển thuốc, cảm ơn các bạn đã chia sẻ những niềm vui những khó khăn và cùng thực hiện những nghiên cứu khoa học. Chúc các bạn học tập, làm việc tốt, luôn vui vẻ và có nhiều thành công trên con đƣờng đã chọn. Cuối cùng, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và các bạn bè đã luôn góp ý, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt những năm qua. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, tháng 12 năm 2011 Học viên Nguyễn Anh Lƣơng
  • 4. KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT AT I Angiotensin I AT II Angiotensin II BSA Bovine serum albumin ELISA Phản ứng miễn dịch hấp thụ liên kết enzym F-AT II Fluorescein – angiotensin II (angiotensin II đánh dấu fluorescein F-BSA Fluorescein – BSA (BSA đánh dấu fluorescein) GPCR G protein - coupled receptor IC50 Nồng độ ức chế 50% Kd Hằng số phân ly cân bằng Ki Nồng độ chất gắn cạnh tranh mà liên kết với một nửa số vị trí liên kết ở trạng thái cân bằng YHCT Y học cổ truyền
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Khái quát về lƣợc lý phân tử 3 1.2. Các đích tác dụng của thuốc 3 1.3. Về thụ thể kết cặp G protein (GPCR) 8 1.4. Thụ thể angiotensin II 12 1.5. Các phƣơng pháp nghiên cứu xác định tƣơng tác thụ thể và phối tử 20 1.6. Y học cổ truyền và tài nguyên dƣợc liệu 26 Chƣơng 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP 36 2.1. Vật liệu 35 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 37 2.2.1. Quy trình chiết xuất dịch chiết methanol 37 2.2.2. Thu thụ thể màng 37 2.2.3. Xác định nồng độ protein sử dụng phƣơng pháp Bradford 38 2.2.4. Phƣơng pháp elisa để xác định lƣợng phối tử gắn fluorescein 39 2.2.5. Quy trình thí nghiệm liên kết (binding assay) 39 2.2.6. Phản ứng tƣơng tác giữa các phối tử đã biết và dịch chiết với thụ thể đích 40 2.2.7. Phƣơng pháp xử lý kết quả 40 Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 41 3.1. Xác định nồng độ protein thu đƣợc từ gan chuột 41 3.2. Tối ƣu phản ứng ELISA 43 3.3. Tối ƣu nồng độ protein thụ thể trong phản ứng liên kết 45 3.4. Thí nghiệm liên kết thụ thể - phối tử đặc hiệu (thí nghiệm bão hòa) 46
  • 6. 3.5. Phả ứng cạnh tranh của F-AT II với các phối tử đã biết 47 3.6. Nghiên cứu sàng lọc một số dịch chiết thực vật 48 Chƣơng 4. KẾT LUẬN 53 KIẾN NGHỊ 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
  • 7.
  • 8. MỞ ĐẦU Việt Nam là một trong những nƣớc có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú trên thế giới với hơn 13.200 loài thực vật và khoảng 10.000 loài động vật đã đƣợc xác định, với nhiều nhóm loài sinh vật có tính tính đặc hữu cao, có giá trị khoa học và thực tiễn lớn. Xuất phát từ nền văn hóa đa dạng bản sắc với rất nhiều dân tộc sống trải dài trên khắp lãnh thổ với các điều kiện tự nhiên và lịch sử riêng đã hình thành nên một nền Y học cổ truyền với lịch sử lâu đời hàng nghìn năm, với rất nhiều kinh nghiệm trong sử dụng thuốc trong đời sống. Việc dùng thuốc trong nhân dân đã có từ rất lâu đời, tích lũy dƣới dạng kinh nghiệm, thƣờng chỉ đƣợc truyền miệng qua nhiều thế hệ. Hơn 3800 bài thuốc đã đƣợc sƣu tầm lại, cùng với hàng nghìn bài thuốc lƣu truyền trong dân gian, đặc biệt là trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, rất nhiều các bài thuốc và các nguyên liệu làm thuốc nhƣ vậy vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu cơ chế tác động cũng nhƣ cơ sở khoa học vẫn chƣa đƣợc xác định. Có nhiều phƣơng pháp nghiên cứu sàng lọc các hợp chất có hoạt tính sinh học trong phát triển thuốc trên thế giới, trong đó phổ biến là phƣơng pháp sử dụng đồng vị phóng xạ (nhƣ 3 H, 125 I) để nghiên cứu trên các đích phân tử của thuốc. Tuy nhiên, những phƣơng pháp này chƣa đƣợc áp dụng trong điều kiện Việt Nam với nguyên nhân chính là hầu hết các phòng thí nghiệm sinh dƣợc học của ta thiếu trang thiết bị nghiên cứu, bảo quản và loại thải các chất phóng xạ. Vì vậy lý do đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Xây dựng phƣơng pháp đo tƣơng tác thụ thể và phối tử đặc hiệu không dùng đồng vị phóng xạ phục vụ định hƣớng phát triển thuốc ở Việt Nam” nhằm tiến tới ứng dụng mô hình này nhằm sàng lọc các hợp chất có hoạt tính sinh học trên đích phân tử có nguồn gốc từ các cây thuốc, bài thuốc đƣợc sử dụng hiệu quả trong y học cổ truyền với các tác dụng chữa bệnh tƣơng ứng.
  • 9. Trong Luận văn này, chúng tôi tập trung vào đích phân tử là thụ thể angiotensin II, đây là đích tác dụng đã đƣợc biết của nhiều thuốc có tác dụng hạ huyết áp với cơ chế phân tử đã đƣợc nghiên cứu tƣơng đối rõ, đồng thời bƣớc đầu tiến hành thử nghiệm với một số dịch chiết từ một số cây thuốc Việt Nam đã đƣợc biết trong y học cổ truyền với tác dụng trong điều hòa huyết áp và điều trị các chứng bệnh liên quan đến tim, mạch và hệ tuần hoàn .
  • 10. Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái quát về dƣợc lý phân tử Dƣợc lý phân tử (molecular pharmacology) là môn khoa học nghiên cứu về tƣơng tác của thuốc lên cơ thể sống ở cấp độ phân tử và tế bào, và gồm hai phân môn chính là dƣợc động học (pharmacokinetics) và dƣợc lực học (pharmacodynamics). Dƣợc lý phân tử bao gồm nhiều lĩnh vực nghiên cứu về tác dụng của phân tử thuốc đến toàn bộ cơ thể. Dựa vào những hiểu biết về hóa sinh, sinh lý, bệnh học, sinh học phân tử và hóa hữu cơ để thấy rõ tác dụng của thuốc ở mức độ phân tử đƣa đến áp dụng trong điều trị. Qua dƣợc lý phân tử, chúng ta có thể hiểu sâu sắc cơ chế phân tử tác dụng của thuốc, phát hiện thuốc mới, đề xuất những hƣớng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả trong điều trị hoặc ngăn chặn những phản ứng có hại của thuốc khi sử dụng. Nội dung chủ yếu của dƣợc lý phân tử là dƣợc lý học về tác dụng của thuốc ở mức dƣới tế bào [2]. Dƣợc lý phân tử thể hiện ở nhiều giai đoạn của phân tử thuốc trong cơ thể, hiện nay dƣợc lý phân tử đƣợc nghiên cứu với các hƣớng chính đó là: 1) Nghiên cứu tác dụng thuốc lên màng tế bào 2) Nghiên cứu hóa sinh dƣợc lý phân tử đối với thụ thể màng tế bào 3) Nghiên cứu hóa sinh dƣợc lý phân tử đối với enzym tế bào 4) Nghiên cứu hóa sinh dƣợc lý phân tử trên gen 1.2. Các đích tác dụng của thuốc Theo phân tích của Overington và cộng sự [38] hơn 21.000 sản phẩm thuốc lƣu hành trên thị trƣờng Mỹ, có nguồn gốc từ 1357 thuốc dƣới các dạng thành phần, các dạng muối, vitamin. Trong đó có 1204 các thuốc phân tử nhỏ, và 166 thuốc sinh học. Khoảng 27% các thuốc này liên quan tới thụ thể kết cặp G protein, 13% tới thụ thể nhân, 7,9% tới các thụ thể liên kết với kênh ion (hình 1.1) [38].
  • 11. Hình 1.1. Phân bố các họ gen với đích tác dụng của các thuốc hiện nay. ( Nguồn: Overington, 2006). Hầu hết các thuốc tác dụng lên cơ thể, tế bào thông qua một số cơ chế phân tử khác nhau. Mỗi cơ chế đƣợc thích ứng thông qua sự tiến hóa của các họ protein riêng, giúp truyền đƣợc nhiều loại tín hiệu. Các họ protein này bao gồm các thụ thể trên bề mặt và bên trong tế bào cùng với các enzym và thành phần khác giúp tạo ra, khuếch đại, phối hợp và kết thúc các tín hiệu từ phân tử tác động là thuốc và các chất nội sinh. Có 5 cơ chế truyền tín hiệu qua màng tế bào cơ bản (hình 1.2) [28]. Mỗi loại sử dụng một chiến lƣợc khác nhau để vƣợt qua các rào cản là lớp kép phospholipid của màng tế bào. Các chiến lƣợc đƣợc sử dụng là (1) phối tử (ligand) tan trong lipid vƣợt qua màng sinh chất và tác động lên một thụ thể nội bào; (2) protein thụ thể xuyên màng có hoạt tính enzym nội bào đƣợc điều khiển dị lập thể bởi một phối tử liên kết vào một vị trí trên miền ngoại bào của protein này; (3) thụ thể xuyên màng liên kết và kích thích một protein kinase; (4) kênh ion liên kết với tƣơng tác với phối tử ( điều khiển hoạt động của kênh bằng liên kết với phối tử); hoặc (5) protein Các thụ thể GPCR Các thụ thể nhân Các kênh ion liên kết phối tử Các kênh ion điện thế Protein liên kết penicillin Enzyme giống nhƣ myeloperoxidase Protein vận chuyển chất dẫn truyền thần kinh DNA topoisomerase typ II Fibronectin typ III Cytochrome P450
  • 12. thụ thể xuyên màng kích thích G protein, từ đó điều khiển một chất truyền tin thứ 2 trong tế bào. Hình 1.2. Các cơ chế truyền tín hiệu cơ bản. Cơ chế thứ nhất (1) Một phân tử tín hiệu (phối tử) hóa học hòa tan trong lipid đi qua màng sinh chất và tác động lên các thụ thể nội bào (mà có thể là một enzym hoặc một yếu tố điều hòa sự phiên mã của gen). (2) Phân tử tín hiệu liên kết với miền ngoại bào của một protein xuyên màng, qua đó kích hoạt hoạt tính enzym của miền nội bào của protein này. (3) Phân tử tín hiệu liên kết với miền ngoại bào của một thụ thể liên kết xuyên màng với một protein kinase, làm kích hoạt protein kinase này. (4) Phân tử tín hiệu liên kết và trực tiếp điều khiển việc mở một kênh ion. (5) phân tử tín hiệu liên kết với một thụ thể bề mặt tế bào mà liên kết với một enzym tác động bởi một G protein. (A, C: cơ chất; B, D: sản phẩm; R: thụ thể; G: G protein; E: tác động (enzym hoặc kênh ion); Y: tyrosine; P: phosphate). (Nguồn: Katzung, 2007) Các đích phân tử chính của phần lớn các dƣợc phẩm hiện nay bao gồm các nhóm đƣợc nêu ở các mục dƣới đây [48]: 1.2.1. Thụ thể kết cặp G protein (GPCR) Hơn 26% các thuốc đƣợc bán trên thị trƣờng có liên quan tới nhóm thụ thể này; đây là nhóm thụ thể phổ biến đƣợc biểu hiện trên bề mặt của nhiều loại tế bào.
  • 13. Protein liên kết vào màng tế bào thông qua 7 lần xuyên màng, do đó còn đƣợc gọi với tên khác là thụ thể 7 lần xuyên màng (hay 7TM). Các G protein là các phân tử kết cặp với loại thụ thể này để truyền tín hiệu đƣợc sinh ra sau khi phối tử (hay chất gắn đặc hiệu) liên kết vào thụ thể rồi truyền tín hiệu vào trong tế bào. Hệ gen ngƣời có hơn 1000 gen mã hóa cho các GPCR, trong đó ƣớc tính có khoảng 400 GPCR có tiềm năng là các đích tác dụng của các loại thuốc. Các nghiên cứu về vai trò, chức năng của các thụ thể GPCR vẫn đang tiếp tục đƣợc triển khai và phát triển. 1.2.2. Các thụ thể nhân (NR) Các thụ thể này liên kết với các phối tử bên trong tế bào và về số lƣợng có lẽ ít hơn nhiều so với các thụ thể trên màng tế bào. Sau khi phối tử liên kết, một phức hợp đƣợc hình thành giữa thụ thể và phối tử đi vào trong nhân tế bào để “đóng” hoặc “mở” các gen đặc trƣng. Các thụ thể nhân liên kết với các phân tử ƣa lipid nhƣ các dẫn xuất của steroid, retinoid (nhƣ các hoocmon giới tính và vitamin A) có ảnh hƣởng sâu sắc tới sinh lý con ngƣời. Hệ gen ngƣời mã hóa cho khoảng 50 thụ thể nhân, một nửa số đó là các thụ thể độc thân (orphan receptor), nghĩa là các thụ thể chƣa xác định đƣợc phối tử đặc hiệu. 1.2.3. Thụ thể cytokine Một họ các protein có nhiều hơn 1 chuỗi protein đƣợc nhúng vào màng tế bào. Các phối tử cytokine là các protein nhƣ interleukin, interferon và các yếu tố tăng trƣởng. Vì các phân tử nhỏ không thể phá vỡ liên kết của cytokine liên kết với thụ thể của nó, nên các thuốc đƣợc sử dụng thƣờng là các protein lớn hơn. Đó là các kháng thể hoặc các dạng tái tổ hợp của thụ thể mà hoạt động nhƣ những cái bẫy để ngăn cản sự liên kết của phối tử vào thụ thể. 1.2.4. Các protease Đó là những enzym cắt protein ở những điểm xác định bởi các trình tự axit amin đặc hiệu. Các protease có nhiều vai trò trong cơ thể, nhƣ tham gia phản ứng đông máu, sản xuất các hoocmon peptit và cần cho chu kỳ sống của các virut nhƣ HIV. Mặc dù các thuốc ức chế protease hiện vẫn là một thách thức lớn trong nghiên
  • 14. cứu thuốc, nhƣng đã có một số thuốc đã đƣợc thƣơng mại hóa có đích tác dụng là lớp enzym này. 1.2.5. Các protein kinase Đây là một họ enzym lớn giúp gắn nhóm photphat (-PO3) vào một phân tử protein để họa hóa nó trong tế bào. Quá trình photphoryl hóa đƣợc dùng để chuyển tín hiệu từ ngoài tế bào qua các thụ thể trên màng để đi vào nhân tế bào, ở đó chúng khởi động sự biểu hiện của gen. Kinase có vai trò đặc biệt trong sự phát sinh ung thƣ bởi vì các tế bào sinh trƣởng phụ thuộc vào các yếu tố tăng trƣởng bên ngoài là một kết quả của các enzym kinase đặc hiệu trở nên hoạt hóa thƣờng xuyên. Việc ức chế protein kinase hiện nay là một hƣớng lớn trong tìm kiếm thuốc phân tử nhỏ. 1.2.6. Các protein phosphatase Đây là những enzym có vai trò xúc tác các phản ứng ngƣợc chiều so với các enzym kinase, chúng loại bỏ nhóm photphat của protein. Đây cũng là một cơ chế quan trọng để truyền tín hiệu tế bào, vì nó hoạt động nhƣ một “công tắc đóng” để điều khiển các quá trình quá mức trong tế bào. 1.2.7. Các enzym khác Các họ protein và enzym đƣợc liệt kê trên tạo nên phần lớn các đích tác dụng của thuốc hiện nay. Ngoài ra còn các enzym khác, có thể kể đến các chất ức chế HMG-CoA reductase (đƣợc biết nhƣ là các statin) làm giảm cholesterol và các chất ức chế phosphodiesterase (PDE), trong đó Viagra là một ví dụ đƣợc biết nhiều nhất. 1.2.8. Các kênh ion Các ion là những nguyên tử hay phân tử tích điện. Các ion kim loại, nhƣ Ca2+ , Na+ và K+ , đóng vai trò thiết yếu trong nhiều quá trình sinh lý của cơ thể. Các ion đi qua các lỗ trên màng tế bào còn đƣợc gọi là các kênh ion. Hai loại kênh ion chính đƣợc biết là các kênh ion đƣợc đóng mở bởi phối tử và kênh ion đƣợc đóng mở bởi điện thế (ligand-gated and voltage-gated ion channels.). Mỗi kênh có tính chọn lọc cho một ion đặc trƣng và cho phép các ion qua màng từ ngoài vào trong hoặc ngƣợc
  • 15. lại. Sự di chuyển của ion trong hoạt động của các tế bào thần kinh và liên quan tới các điều kiện nhƣ động kinh, đau và rối loạn nhịp tim. Đó là những điều đáng quan tâm nhất của các kênh ion là đích của thuốc, với một số các thuốc quan trọng đƣợc lƣu hành trên thị trƣờng. 1.2.9. Các protein vận chuyển Các protein vận chuyển làm nhiệm vụ vận chuyển các phân tử bên trong cơ thể, đặc biệt là vận chuyển qua màng tế bào trong khi bình thƣờng các phân tử đó sẽ bị ngăn chặn bởi màng tế bào. Chẳng hạn nhƣ các phân tử chất dinh dƣỡng đƣợc vận chuyển qua dạ dày bởi các protein vận chuyển. Protein vận chuyển là mục tiêu phân tử của thuốc điều trị một số bệnh, chẳng hạn nhƣ một số chứng bệnh trầm cảm liên quan đến sự thiểu năng serotonin trong não. Các chất vận chuyển monoamine loại bỏ serotonin từ tế bào thần kinh, nhƣng chất dẫn truyền thần kinh này có thể đƣợc duy trì ở mức cao hơn bằng cách ức chế vận chuyển bởi các loại thuốc nhƣ fluoxetine (Prozac® ), do đó làm giảm các triệu chứng trầm cảm. Các đích protein vận chuyển khác đƣợc quan tâm nhƣ các chất vận chuyển glucose, khi bị ức chế có thể có tác dụng tích cực trong điều trị bệnh tiểu đƣờng. 1.3. Về thụ thể kết cặp G protein Thụ thể là các phân tử kích hoạt điều hòa một loạt các quá trình trao đổi chất và sinh lý trong tế bào cũng nhƣ ở các tổ chức phức tạp hơn. Trong dƣợc lý giác quan, thụ thể là các protein chuyển đổi một chiều và có chọn lọc của một phân tử truyền tín hiệu nội sinh hoặc các chất tổng hợp tƣơng tự của chúng, trải qua biến đổi thông tin, và sửa đổi một đáp ứng tế bào nhƣ một hệ quả. Nhóm thứ nhất là các thụ thể nội bào của các siêu họ thụ thể nhân và các thụ thể hoocmon steroid, retinoid và thyroid. Nhóm thứ hai là các thụ thể liên kết với màng tế bào, nhóm này rất đa dạng. Các thụ thể này giúp chuyển đổi tín hiệu từ bên ngoài vào trong tế bào đáp ứng. Siêu họ này gồm có các thụ thể kết cặp kênh ion, thụ thể kết cặp kinase và họ lớn các thụ thể kết cặp G protein. 1.3.1. Cấu trúc của các thụ thể kết cặp G protein
  • 16. Các thụ thể kết cặp G protein (GPCR) là các protein xuyên màng với đặc điểm đặc trƣng chung là xoắn 7 lần xuyên màng (cấu trúc bậc 2 xoắn ). Các phối tử nội sinh của chúng có thể là các chất tín hiệu monoamine (epinephrine, acetylcholine, serotonin, histamine, dopamine), lipid (các prostaglandin, các lipid nội sinh) các peptid thần kinh (neuropeptide Y, cơ chất P, cholecystokinin, các opioid và các hoócmôn peptide (glucagon, angiotensin, bradykinin) cũng nhƣ các protein nhỏ (các chemokine) và các protein lớn (các hoocmon glycoprotein, thrombin). Tất cả các GPCR chuyển các tín hiệu của chúng vào bên trong tế bào thông qua sự tƣơng tác với các G protein dị hình. Thêm vào đó, các protein giác quan quan trọng nhƣ thụ thể rhodopsin và các thụ thể khứu giác cũng thuộc họ này. Kích thƣớc của các loại GPCR rất khác nhau, từ ít hơn 300 axit amin nhƣ thụ thể adrenocorticotropin, tới hơn 1100 axit amin đối với các thụ thể metabotropic glutamate. Các thụ thể với các biến đổi sau dịch mã khác nhau nhƣ glycosyl hóa, thƣờng dẫn đến khối lƣợng phân tử cao hơn so với các trình tự axit amin ban đầu. Các biến đổi khác bao gồm cầu disulfide và palmitoyl hóa ở các vị trí đặc biệt. Đa số các GPCR đƣợc phân loại bằng các trình tự tƣơng đồng ban đầu và các họ phụ đƣợc đặt tên bằng những đặc điểm đặc trƣng nhất của các thành viên. Trong khi mức độ tƣơng đồng thấp chỉ đƣợc tìm thấy ở các đoạn vòng, thì các đoạn xoắn xuyên màng 7 lần có 20 - 25 axit amin kỵ nƣớc ở mức độ bảo thủ cao [6]. Cơ chế kinh điển hoạt động chức năng của GPCR đƣợc xác định bởi sự kết cặp của chúng với các protein liên kết với nucleotide guanine (G protein) [9]. Thông thƣờng, một GPCR ở trạng thái nghỉ ngơi hay ái lực thấp khi thiếu các chất chủ vận (agonist). Sự liên kết của một chất chủ vận tới một thụ thể kích thích một sự biến đổi trong cấu trúc của thụ thể và hình thành một phức hệ với các G protein nội bào (hình 1.3). G protein dị hình có chứa một tiểu phần liên kết với màng là Gα và các tiểu phần di động là Gβ và Gγ. Phân tích di truyền học hiện đại có thể xác định đƣợc một số tiểu đơn vị G protein tạo thành 16 Gα, 5 Gβ và 12 Gγ nhƣ hiện nay đã đƣợc nhân dòng và xác định trình tự [39]. Tiểu phần Gα liên kết GTP và
  • 17. GDP và nó gây ra thủy phân GTP. Các tiểu phần Gβ và Gγ hình thành một phức hệ theo tỉ lệ 1:1. Hình 1.3. GPCR tuyền tín hiện thông qua các G protein. Sự tƣơng tác với chất chủ vận dẫn đến thay đổi cấu hình của thụ thể và tới sự kết cặp với các G protein. Kết quả là sự hoạt hóa của chuỗi truyền tín hiệu thông qua tiểu đơn vị Gα. Gβ và Gγ cũng có thể gây ra các đáp ứng tế bào. A: chất chủ vận (agonist) hoặc đối vận (antagonist). DAG: diacylglycerol. PI3Kγ: phosphoinositide 3-kinase-γ. PLCβ: phospholipase Cβ. PKA, PKC: protein kinase A và C. (Nguồn: Birnbaumer, 1990). Sau khi GPCR và G protein tƣơng tác (kết cặp), GDP đƣợc giải phóng và đƣợc thay thế bởi GTP, sau đó tiểu phần Gα đƣợc phân ly từ phức Gβγ. Cả hai tiểu phần Gα và phức kép Gβγ có thể hoạt hóa các phân tử gây ra đáp ứng nội bào. Ví dụ Gα có thể hoạt hóa enzym adenyl cyclase, dẫn đến làm tăng lƣợng cAMP; phân tử Các chất truyền tin thứ 2 PLCβ, DAG, Ca2+ , PKA, PKC Các đáp ứng tế bào Angiogenesis, ung thƣ, phát triển, biệt hóa Các chất truyền tin thứ 2 PLCβ, DAG, Ca2+ , PKA, PKC Các đáp ứng tế bào Angiogenesis, ung thƣ, phát triển, biệt hóa
  • 18. này đến lƣợt nó làm giảm hoạt tính protein kinase A (PKA). PKA là một enzym serine-threonine kinase có chức năng photphoryl hóa, qua đó hoạt hóa nhiều yếu tố phiên mã, các kinase và các thụ thể GPCR khác. Bảng 1.1. Các G protein và chức năng trong sự truyền tin của tế bào G protein Chức năng trong truyền tin tế bào Gαq, Gα11 Hoạt hóa phospholipase C; điều hòa hoạt động của phospholipase C đặc hiệu phosphoinositide Gα14, Gα15, Gα16 Hoạt hóa Rho GEF Gαs Hoạt hóa adenylyl cyclase; RGS-PX1 hoạt động nhƣ một protein hoạt hóa GTPase cho Gαs Gαo1f Tƣơng tác kênh Ca2+ ; kích hoạt c-Src tyrosine kinase Gαi Ức chế adenylyl cyclase; kích hoạt c-Src tyrosine kinase Gαo Hoạt hóa kênh K+ ; tăng K+ dẫn đến phân cực quá mức Gαz Giao tiếp tế bào thông qua Rap1GAP1 Gα12 Hoạt hóa yếu tố Rho Gα13 E-Cadherin; giải phóng β-catenin GαT Tăng cGMP phosphodiesterase Gαgust G protein chuyên biệt tế bào vị giác Gβγ Hoạt hóa các kênh K+ GIRK GIRKs Hoạt hóa adenylyl cyclase; hoạt hóa phospholipase C (Nguồn: Lundstrom, 2006),
  • 19. Các loại tiểu phần Gα khác nhau đóng vai trò quyết định đến truyền tín hiệu và có thể đƣợc chia thành bốn nhóm. Tiểu phần Gαs kích thích adenylyl cyclase, trong khi đó tiểu phần Gαi ức chế adenylyl cyclase và hoạt hóa kênh điều chỉnh ion K+ liên kết G protein (GIRK). Gαq gây ra hoạt hóa phospholipase C và Ga12 hoạt hóa các yếu tố trao đổi guanidine nucleotide của Rho (Rho GEFs). Phức kép Gβγ có thể độc lập hoạt hoá các kênh GIRK, adenylyl cyclase và các phospholipase. Các chức năng khác của các tiểu phần G protein đƣợc nêu trên bảng 1.1 [32]. 1.3.2. Thụ thể kết cặp G protein là đích của tìm kiếm thuốc Khoảng 25% tổng số thuốc tân dƣợc đang đƣợc sử dụng rộng rãi trong điều trị hiện nay có đích tác động là các GPCR; điều này làm cho GPCR trở thành các đích phổ biến nhất trong việc tìm thuốc trong công nghiệp dƣợc dẫn đến sự phát triển của các loại thuốc bán chạy trên thị trƣờng hiện nay bao gồm salmeterol, olanzapine, clopidrogel, losartan và risperidone. Chúng và các thuốc khác nhắm vào đích là các GPCR đƣợc dùng để điều trị nhiều trạng thái bệnh khác nhau tác động lên hệ tim mạch và hệ thần kinh trung ƣơng, hệ tiêu hóa và các chức năng tiêu hóa cũng nhƣ ung thƣ, đau, và dị ứng. Rất lâu trƣớc khi chúng ta hiểu về các hoạt tính hóa học và phân tử của các GPCR, con ngƣời đã sử dụng các sản phẩm tự nhiên của cà độc dƣợc, của lúa mạch và thuốc phiện từ các nguồn khác nhau của thực vật để tìm ra các tác động dƣợc lý ở các đích chƣa biết để điều trị một số bệnh tật. Cho đến đầu thế kỷ 20, ý tƣởng về thụ thể đƣợc đặt ra khi Paul Ehrlich chỉ ra rằng các cơ chất thuốc có thể tƣơng tác với thụ thể hóa học (chemoreceptor) đơn lẻ và tạo ra các tác động dƣợc lý. Các nhà dƣợc lý học hàng đầu khác bao gồm Henry Dale, Otto Loewi, R.P. Ahlquist, và James Black đã có công trong việc miêu tả hoạt động của các hợp chất ở các thụ thể về sau này đƣợc xác định là các GPCR, đặt nền móng cho việc thiết kế thuốc dựa trên sự tƣơng tác của chúng với các đích phân tử. 1.4. Thụ thể angiotensin
  • 20. Angiotensin là một hoocmon peptide có vai trò quan trọng trọng cơ thể, gây co thắt mạch và tăng huyết áp. Angiotensin là một phần của hệ renin-angiotensin, đây là một đích chủ yếu của các thuốc điều hòa huyết áp. Angiotensin cũng kích thích sự giải phóng aldosterone - một hoocmon khác từ vỏ tuyến thƣợng thận. Aldosterone tăng cƣờng sự lƣu giữ natri trong ống sinh niệu ngoại biên ở thận, làm huyết áp tăng. Angiotensin có nguồn gốc từ phân tử angiotensinogen, một globulin huyết thanh dài 452 axit amin, đƣợc sản xuất trong gan và có vai trò quan trọng trong hệ renin - angiotensin. Angiotensin đƣợc phân lập một cách độc lập ở Indianapolis (thuộc tiểu bang Indiana – Hoa kỳ) và Argentina vào cuối những năm 1930 (với tên gọi tƣơng ứng là „Angiotonin‟ và „Hypertensin‟). Angiotensin I (AT I) đƣợc tạo thành bởi hoạt động của renin trên angiotensinogen. Renin cắt liên kết peptide giữa leucine (Leu) và valine (Val) trên angiotensinogen tạo ra chuỗi peptide gồm mƣời axit amin là angiotensin I. Angiotensin I dƣờng nhƣ không có hoạt tính sinh học và tồn tại chỉ nhƣ chất tiền thân của angiotensin II (AT II). Angiotensin I đƣợc chuyển thành angiotensin II qua việc loại bỏ 2 axit amin đầu C bởi enzym chuyển hóa angiotensin (ACE; đung cũng là một kinase) mà chủ yếu thông qua ACE trong thận. Angiotensin II hoạt động nhƣ một nội tiết tố hay hoocmon nội bào. Angiotensin II làm tăng huyết áp bằng cách kích thích các protein Gq trong các tế bào cơ trơn mạch máu (lần lƣợt kích hoạt co bởi một cơ chế phụ thuộc vào IP3). Angiotensin II tác động trực tiếp trên tiểu cầu (zona glomerulosa) của vỏ thƣợng thận để kích thích sinh tổng hợp aldosterone. Ở nồng độ cao hơn, angiotensin II cũng kích thích sự sinh tổng hợp glucocorticoid. Angiotensin II hoạt động trên thận gây co mạch thận, tăng tái hấp thu natri ở ống lƣợn gần, và ức chế tiết renin. Angiotensin II còn là yếu tố phân chia tế bào cho các tế bào cơ tim mạch và tim và có thể đóng góp vào sự phát triển của phì đại tim mạch. Nó cũng tạo nên một loạt các hiệu ứng quan trọng về nội mô mạch máu [28].
  • 21. Angiotensin II bị suy biến thành angiotensin III bởi các enzym angiotensinase có trong các tế bào hồng cầu và các mạch máu ở hầu hết các mô. Nó có thời gian bán hủy ngắn trong khoảng 30 giây, trong khi đó, trong mô, nó có thể dài 15-30 phút. Hình 1.4. Hệ renin – angiotensin – aldosterone. (Nguồn http://en.wikipedia.org/wiki/Angiotensin_II_receptor) 1.4.1. Thụ thể angiotensin II Thụ thể angiotensin II làm trung gian tác động của hệ thống renin – angiotensin, đóng vai trò quan trọng trong sinh lý (bệnh) tim mạch. Có 4 loại thụ thể angiotensin II đã biết, trong đó thụ thể AT1 và AT2 là quan trọng nhất. Sự kích thích của các thụ thể AT1 dẫn đến một loạt các con đƣờng tín hiệu trong một số loại tế bào, mà cuối cùng dẫn đến quá trình nhƣ co mạch, viêm và phát bệnh. Các quá trình này rất quan trọng trong nhiều bệnh liên quan tim mạch khác nhau, bao gồm cao huyết áp, xơ vữa động mạnh và phì đại tâm thất. Các thụ thể AT2 chủ yếu đƣợc biểu hiện trong giai đoạn bào thai. Ở cá thể trƣởng thành, thụ thể AT2 đƣợc biểu hiện tối thiểu trong những hoàn cảnh bình
  • 22. thƣờng. Vai trò của chúng đối với hệ thống tim mạch ngƣời trƣởng thành vẫn chƣa đƣợc xác định rõ ràng, nhƣng nó có tác động đối lập với thụ thể AT1. 1.4.1.1. Thụ thể AT1 (the AT1 receptor) Gen mã hóa thụ thể AT1 của ngƣời nằm ở băng số 22 ở vai dài của nst số 3 và đƣợc nhân dòng lần đầu tiên vào năm 1992 [7,13]. Bao gồm 359 axit amin, là một thành viên của siêu họ thụ thể kết cặp g protein đặc trƣng bởi đặc điểm 7 lần xuyên màng. Thụ thể AT1 ở ngƣời không có các subtype, trong khi đó ở các loài gặm nhấm, đƣợc chia thành các subtype là AT1a và AT1b. Sơ đồ tổng quát truyền tín hiệu sau khi kích thích của thụ thể AT1 đƣợc biểu diễn trong hình 1.5. Khi chất chủ vận angiotensin II liên kết với thụ thể AT1, dẫn đến sự thay đổi cấu hình của thụ thể AT1, điều này dẫn đến không kết cặp Gq- protein [35]. Điều này tăng cƣờng sự hoạt động của phospholipase C (PLC) tạo ra sự sản sinh của 1,4,5-inosioltriphosphate (IP3) và diacylglycerol (DAG). Cả IP3 và DAG đều có thể làm tăng nồng độ canxi nội bào. IP3 giải phóng canxi từ các khoang nội bào và DAG dẫn đến sự đi vào trong tế bào của canxi ngoại bào, bằng sự kích thích protein kinase C (PKC). Canxi nội bào tăng lên sẽ làm co của các tế bào cơ trơn thành mạch. Thụ thể AT1 cũng điều khiển các tyrosine kinase mà cần thiết cho các tác động tăng trƣởng của angiotensin II [8]. Các tyrosine kinase có thể là nguyên nhân của phosphryl hóa của một số phân tử tín hiệu, dẫn đến hoạt hóa của các enzym kinase của protein hoạt hóa phân chia (MAP-mitogen-activated protein). Các MAP kinase, cũng nhƣ PKC và canxi nội bào mức độ cao, khởi động các yếu tố phiên mã gen, nhƣ c-fos, c-myc và c-jun, dẫn đến tăng trƣởng và phát triển tế bào. Con đƣờng thứ 3 đƣợc hoạt hóa bởi thụ thể AT1 là sự cảm ứng của yếu tố phiên mã nhân kappa-B (NF-κB), mà đƣợc trung gian thông qua Janus kinase (JAK)/yếu tố cơ quan chuyển tín hiệu và yếu tố phiên mã (STAT factor), protein hoạt hóa (AP-1), và phosphotyrosine kinase (PTK). Hoạt tính của NF-κB tăng lên
  • 23. có liên quan đến sự thâm nhập của đại thực bào, sự biểu hiện của monocyte chemoattractant protein-1 (MCP-1) [42]. Hình 1.5. Sơ đồ tổng hợp sự truyền tín hiệu của thụ thể AT1. AP-1: Protein hoạt hóa – 1; AT1r: Thụ thể Angiotensin II typ 1; DAG: Diacylglycerol; IP3 : 1,4,5-inositoltriphosphate; JAK: Janus kinase; MAP: protein hoạt hóa phân bào; NADH: Nicotinamide-adenine dinucleotide; NADPH: Nicotinamide-adenine dinucleotide phosphate; NF-κB: yếu tố nhân κB; NO: Nitric oxide; OxLDL: Các lipoprotein mật độ thấp bị oxi hóa (Oxidized low-density lipoprotein); ROS: các gốc oxi phản ứng; STAT: yếu tổ truyền tín hiệu và hoạt hóa phiên mã; PKC: Protein kinase C; PLC: Phospholipase C; PTK: Phosphotyrosine kinase. (Nguồn : Ruiz-Ortega, 2000). Thụ thể AT1 đóng vai trò quan trọng sinh lý bệnh tim mạch. Sự kích thích thụ thể AT1 dẫn đến sự hoạt động một loạt các enzym truyền tín hiệu, dẫn đến sự giảm nitric oxide và tăng oxidized LDL, NF-κB, các yếu tố phiên mã gen và canxi nội ↑ Ca2+ nội bào ↑ các yếu tố phiên mã gen (c-fos, c-myc, c-jun) Co mạch, viêm, gây đông máu, tăng sinh Tăng vữa động mạch Viêm và phân chia Co mạch Sinh trƣởng các phân chia
  • 24. bào. Tùy thuộc vào các điều kiện vị trí, điều này dẫn đến co mạch, tăng tính atherogenicity (xơ vữa), viêm. Những quá trình này quyết định đến các trạng thái khác nhau của chứng xơ vữa động mạch và cũng quan trọng trong cao huyết áp, phì đại tâm thất trái, suy tim mãn tính. 1.4.1.2. Thụ thể AT2 Thụ thể AT2 đƣợc tìm hiểu ít hơn so với AT1. Sự kích thích của thụ thể này dẫn đến làm giảm các kinase MAP, và gây ra tăng cGMP, làm cho sự sinh trƣởng tế bào bị giảm đi và gây ra chết theo chƣơng trình và giãn mạch. Do đó, thụ thể AT2 thể hiện các quá trình ngƣợc lại với thụ thể AT1. Hình 1.6 biểu diễn quá trình dẫn truyền tín hiệu sau khi bị kích thích của AT2. Angiotensin II liên kết với thụ thể AT2 dẫn đến tách cặp (uncoupling) của Gi protein. Gi protein không kết cặp hoạt hóa serine/threonine phosphatase 2A (PP2A) và phosphotyrosine phosphatase (PTP), tƣơng ứng ức chế sự phosphoryl hóa protein serine/threonine và protein tyrosine. Thông qua các con đƣờng này, kích hoạt các tác động của thụ thể AT2 trong việc ngăn chặn hoạt động của MAP kinase sau khi đƣợc kích thích bởi thụ thể AT1. Do đó, ức chế tác dụng của thụ thể AT1 trong sinh trƣởng tế bào [34]. Thụ thể AT2 cũng có khả năng cảm ứng NF-κB, thông qua việc sản xuất nội bào ceramide và ROS [24]. Các tác động của thụ thể AT2 trong sản xuất cGMP vẫn còn gây tranh cãi.
  • 25. Hình 1.6. Sơ đồ tổng hợp con đƣờng truyền tín hiệu của thụ thể AT2. AT2r : Thụ thể Angiotensin II type 2; BK : Bradykinin một trong những kinin huyết tƣơng là trung gian hóa học, có vai trò trong phản ứng viêm (gây giãn mạch, tăng tính thấm mao mạch, và gây đau); cGMP : GMP vòng; MAP : Protein hoạt hóa phân bào; NF-kB : Yếu tố nhân κB; NO : Nitric oxide; PP2A : Serin/threonin phosphatase 2A; PTP : Phosphotyrosine phosphatase; ROS : Các các gốc oxi phản ứng. (Nguồn : Ruiz-Ortega, 2000). Một số nghiên cứu trên các động vật mô hình đã chỉ ra rằng AT2 có khả năng kích thích con đƣờng bradykinin/NO-cGMP, dẫn đến gây giãn mạch [12]. Tuy nhiên, cho đến nay con đƣờng này vẫn chƣa đƣợc chứng minh trong hệ mạch của ngƣời. Viêm Giảm sinh trƣởng tế bào Tăng chết theo chƣơng trình Giãn mạch
  • 26. Đƣa ra những đặc điểm này, các angiotensin II type 1 receptor blocker (ARBs- các thuốc chẹn thụ thể) có thể điều trị hiệu quả các bệnh đã đƣợc chỉ ra ở trên. ARBs không chỉ làm việc bằng các làm giảm những tác động có hại của thụ thể AT1, mà còn làm tăng nồng độ angiotensin II bằng vòng phản hồi âm tính (phản hồi tiêu cực). Khi có mặt một ARB, sự tăng của angiotensin II sẽ hoạt động nhƣ là 1 chất chủ vận của thụ thể AT2, do đó đối chọi với các tác động của AT1. Đây là một lợi thế lý thuyết của ARBs khi so sánh với các chất ức chế ACE. Các ARB đã đƣợc chứng minh là có hiệu quả trong cao huyết áp. Cũng nhƣ trong trụy tim và các trƣờng hợp lắp van tim, các nghiên cứu đang đƣợc thực hiện, nhƣng chƣa đƣợc kết luận. Để đánh giá giá trị của các ARB trong trụy tim, và ngăn ngừa thứ phát ở các bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu tim mạch cục bộ, nhiều thử nghiệm ngẫu nhiên đã đƣợc thực hiên. Hơn nữa, tại thời điểm hiện tại thì vẫn chƣa đủ những hiểu biết về tác động của sự kích thích của thụ thể AT2. Hệ renin – angiotensin – aldosterone đóng vai trò chủ đạo trong điều hòa cân bằng máu và các chất điện giải và huyết áp. Có 2 nhóm thuốc tác động đặc hiệu trên hệ renin – angiotensin, đó là nhóm các thuốc ức chế enzym chuyển hóa angiotensin (ACE) và các thuốc ức chế cạnh tranh với angiotensin ở thụ thể của nó (losartan và các chất đối vận không có bản chất peptid khác [28]. Các thuốc ACE ngăn cản hoạt tính của men chuyển qua đó ngăn angiotensin I chuyển hóa thành angiotensin II. Trong khi đó các thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB) cạnh tranh vị trí liên kết của angiotensin II tại thụ thể của nó. Các thuốc ức chế men chuyển có các tác dụng phụ đó là: tăng kali máu, qua đặc tính giảm tiết aldosterone của ức chế men chuyển. Hạ đƣờng huyết do đặc tính nhạy cảm với insulin của ức chế men chuyển. Tƣơng tác với erythropoietin, ức chế men chuyển có thể ngăn cản một phần hoạt tính của erythropoietin, do đó làm thiếu máu. Suy giảm chức năng thận. Ho và co phế quản, đặc điểm là ho khan, từng cơn thƣờng vào buổi tối kèm cảm giác ngứa ở cổ họng.
  • 27. Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II đẩy angiotensin II ra khỏi thụ thể AT1 do đó làm mất tác dụng của angiotensin II làm hạ huyết áp, đồng thời trong khi nồng độ angiotensin II tăng cao trong tuần hoàn làm chúng tác động lên đích thụ thể AT2, gây ra tác dụng hạ huyết áp theo con đƣờng thụ thể này. Do nguyên nhân là ngoài còn đƣờng men chuyển, angiotensin I còn có thể chuyển thành angiotensin II qua đƣờng men chymase và vài đƣờng khác; do đó thuốc chẹn thụ thể angiotensin II sẽ ngăn chặn angiotensin II hoàn toàn hơn so với ức chế men chuyển. Đồng thời có ít các tác dụng phụ hơn [4]. 1.5. Các phƣơng pháp nghiên cứu tƣơng tác thụ thể và phối tử 1.5.1. Tương tác phân tử thụ thể và phối tử Nhiều quá trình sinh hóa, thiết yếu cho hoạt động chức năng và tồn tại của tế bào và cơ thể, đƣợc điều khiển bởi hormone, các chất dẫn truyền thần kinh, cytokine và các phân tử truyền tin khác. Sự điều hòa bắt nguồn bởi sự tƣơng tác của các phân tử đƣợc tìm thấy trong tự nhiên với các thụ thể có trên màng tế bào hoặc có ở trong tế bào chất hoặc nhân tế bào. Trong các thí nghiệm in-vitro, thụ thể đƣợc sử dụng với các mục đích khác nhau, liên quan tới sàng lọc các thành phần hóa học mới hoặc để xác định và định lƣợng các thuốc trong mẫu sinh phẩm. Kỹ thuật này đƣợc gọi là receptor assay (phép thử thụ thể- hay thí nghiệm thụ thể). Các thụ thể trong các phân tích này có thể dễ dàng thu đƣợc từ các nguồn động vật khác nhau. Trong phép thử thụ thể, một phối tử đƣợc đánh dấu và chất phân tích sẽ cạnh tranh liên kết với thụ thể. Sau khi cân bằng, các phần liên kết và không liên kết của phối tử đánh dấu phải đƣợc phân tách. Có thể là bằng cách lọc hoặc bằng ly tâm, sau đó các phần đã liên kết và/hoặc phần không liên kết sẽ đƣợc định lƣợng. Với các nồng độ tăng dần của chất cần phân tích, lƣợng phối tử đánh dấu liên kết với thụ thể sẽ giảm. Đồ thị biểu diễn phần đã liên kết của phối tử đánh dấu với các nồng độ chất cần phân tích tƣơng ứng tạo nên đƣờng đồ thị ức chế, từ đó ái lực của chất phân tích với thụ thể có thể xác
  • 28. định đƣợc cũng nhƣ các nồng độ chƣa biết của chất phân tích đó cũng có thể xác định đƣợc. Một thông số định lƣợng cho thấy mối quan hệ về ái lực của các phối tử đánh dấu với một thụ thể đặc trƣng là hằng số phân ly cân bằng (Kd). Kd, cũng nhƣ số vị trí liên kết có ở trong vật liệu thụ thể - Bmax có thể đƣợc xác định bằng các thí nghiệm bão hòa (saturation experiment). Trong các thí nghiệm đó, nồng độ của phối tử đánh dấu tăng dần đƣợc ủ với một lƣợng protein xác định. Tƣơng tác của một phối tử đánh dấu với thụ thể đƣợc mô tả bằng phƣơng trình sau: L* + R ⇄ L* R (phƣơng trình 1.1) Trong đó L* là lƣợng phối tử đánh dấu, R là lƣợng thụ thể và L*R là lƣợng phức hợp đƣợc hình thành của phối tử đánh dấu với thụ thể. Từ đồ thị bão hòa, có thể tính đƣợc Bmax và nồng độ phối tử ở trạng thái bão hòa 50% của các vị trí liên kết của thụ thể là Kd. Bmax và Kd có thể tính đƣợc theo phƣơng trình: (phƣơng trình 1.2) Khi có một phối tử thứ 2, ví dụ nhƣ một chất phân tích, đƣợc thêm vào, tƣơng tác có thể đƣợc mô tả bằng phƣơng trình sau đây: A + L* + R ⇄ AR + L* R (phƣơng trình 1.3) Trong đó, A là lƣợng chất phân tích, và AR là lƣợng phức hợp đƣợc tạo thành của chất phân tích với thụ thể. Với các nồng độ khác nhau của chất phân tích (A), đồ thị tính toán đƣợc xác định. Lƣợng chất phân tích mà thay thế 50% phối tử liên kết với thụ thể thì đƣợc gọi là giá trị IC50. Giá trị này tỉ lệ nghịch với ái lực của chất phân tích với thụ thể. Hằng
  • 29. số ái lực của chất phân tích (Ki) có thể tính từ giá trị IC50 với phƣơng trình Cheng- Prusoff [15]: (phƣơng trình 1.4) 1.5.2. Các phương pháp nghiên cứu tương tác thụ thể - phối tử Receptor-ligand binding assays có thể đƣợc phân loại dựa theo sự cần hay không cần sự phân tách của các phối tử liên kết với các phối tử tự do hoặc dựa theo kỹ thuật xác định phối tử liên kết. Dựa theo tiêu chí đầu, có các loại phép thử đồng nhất và không đồng nhất. Các phép thử không đồng nhất (heterogeneous assays) đòi hỏi sự phân tách các phối tử tự do ra khỏi phần liên kết bằng cách lọc, ly tâm hoặc thẩm tách trƣớc khi đo. Trong khi đó các phép thử đồng nhất (homogeneous assays) không cần phân tách hoặc các bƣớc rửa trƣớc khi đo. Cách phân loại thứ 2, đƣợc chia thành kỹ thuật đo dựa vào đồng vị phóng xạ hay không sử dụng phóng xạ. Các kỹ thuật liên kết thụ thể-phối tử hoạt tính phóng xạ Các phép thử liên kết thụ thể - phối tử phổ biến nhất là dạng không đồng nhất và đã đƣợc phát triển sử dụng các phối tử đƣợc đánh dấu phóng xạ để liên kết với thụ thể màng. Phƣơng pháp định lƣợng sử dụng phóng xạ đầu tiêu đƣợc phát triển bởi Lefkowitz và cộng sự [29]. Nguyên lý là dựa trên tƣơng tác cạnh tranh giữa một phối tử đƣợc đánh dấu phóng xạ và chất phân tích với cùng một vị trí liên kết với thụ thể. Một thuận lợi chính của các phép thử liên kết thụ thể sử dụng phóng xạ là độ nhạy cao, tính đặc hiệu và dễ thực hiện. Phép thử chỉ đòi hỏi một bƣớc đánh dấu phóng xạ cho phối tử đặc hiệu, thƣờng không làm giảm ái lực với thụ thể. Các phối tử có ái lực cao với thụ thể có sẵn trên thị trƣờng cho phép xây dựng một phép thử một cách nhanh chóng. Tuy vậy, hạn chế chính của những phép thử này là sử dụng đồng vị phóng xạ và cần tách phối tử tự do ra khỏi phần đã liên kết, điều này làm cho những thí nghiệm này tốn công sức và khá chậm. Hơn nữa, chúng đòi hỏi rằng
  • 30. sự phân ly của phối tử diễn ra chậm hơn nhiều so với thời gian thực hiện bƣớc phân tách (nhƣ lọc). Để không phải thực hiện bƣớc phân tách phối tử tự do, hiên nay đã phát triển đƣợc kỹ thuật đồng nhất (homogeneous assay) dựa trên scintillation proximity [16]. Tuy vậy, việc sử dụng phối tử đánh dấu phóng xạ có những nhƣợc điểm cố hữu, đó là chi phí cao, có hại đến sức khỏe, vấn đề về chất thải phóng xạ đòi hỏi yêu cầu giấy phép đặc biệt, và đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, các vấn đề đó càng trở nên rõ nét. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã cố gắng để phát triển các phép thử thụ thể đánh dấu không sử dụng đông vị phóng xạ. 1.5.3. Các phép thử thụ thể - phối tử không sử dụng phóng xạ Nhiều phƣơng pháp khác nhau đã đƣợc sử dụng để phát triển các phép thử không sử dụng đồng vị phóng xạ, bao gồm các các phép thử không đồng nhất cho đến các phép thử đồng nhất. Nhƣ dựa trên chuyển năng lƣợng cộng hƣởng huỳnh quang (fluorescence resonance energy transfer - FRET), phân cực huỳnh quang (fluorescence polarization - FP) và đếm tế bào theo dòng (flow cytometry). Hầu hết các phép thử này đều đòi hỏi một số loại phân tử đánh dấu, gắn vào để đo liên kết phối tử - thụ thể. Do vậy điều mấu chốt là tìm đƣợc các điều kiện gắn nhãn (đánh dấu) mà không làm ảnh hƣởng đến sự tƣơng tác phân tử. Trong trƣờng hợp phối tử đƣợc gắn nhãn không có hoạt tính phóng xạ, phối tử phải đƣợc chứng minh là có các đặc tính liên kết tƣơng tự (về tính đặc hiệu với thụ thể, và ái lực) là tƣơng tự hoặc đƣợc cải tiến về độ nhạy nhƣ là các phối tử đƣợc đánh dấu phóng xạ. Các phép thử không đồng nhất. Một trong những phép thử đầu tiên sử dụng chất đánh dấu huỳnh quang đƣợc mô tả bởi McCabe, Takeuchi và Janssen [26, 44] đã sử dụng RP-HPLC (sắc ký lỏng hiệu năng cao pha đảo) với đầu dò huỳnh quang. Phƣơng pháp của Takeuchi đo phân đoạn tự do của phối tử với RP-HPLC ngay sau khi ly tâm. Điều này cần một lƣợng lớn thụ thể để đạt đƣợc mức liên kết đặc hiệu cho phép có thể đo đƣợc sự thay đổi trong tín hiệu huỳnh quang. Phƣơng pháp của Janssen và cộng sự thực hiện đo phần phối tử đã liên kết với thụ thể, do đó cần thêm bƣớc phá vỡ liên kết thụ thể và phối tử sau khi ly tâm để thu đƣợc phối tử gắn
  • 31. huỳnh quang từ thụ thể trƣớc khi đo bằng RP-HPLC. Việc đo trực tiếp phần phối tử liên kết thì đem lại kết quả chính xác hơn, và không đòi hỏi lƣợng lớn thụ thể và phối tử. Cách khác để giảm tín hiệu nền đƣợc trình bày bởi Takeuchi [44], ngƣời đã sử dụng time-resolved fluorescence (TRF), bằng cách gắn nhãn europium chelate cho phối tử benzodiazepine. Sau khi ly tâm, dịch nổi đƣợc chuyển tới 1 vi phiến và fluorescence đƣợc tăng cƣờng và ổn định, trƣớc khi đo, bằng cách bổ sung phối tử huỳnh quang tăng cƣờng. Các ví dụ khác của phƣơng pháp không sử dụng phóng xạ dựa trên gắn nhãn enzym và đo tƣơng tác của thụ thể-phối tử thông qua hoạt tính của enzym liên kết với phối tử. Mahoney [33] đã gắn biotin vào thụ thể yếu tố tăng trƣởng có nguồn gốc tiểu cầu (PDGF-R platelet-derived growth factor receptor), thụ thể này đƣợc gắn vào đáy đĩa, và đƣợc xác định thông qua sự bổ sung neutravidin-HRP vào đĩa, thực hiện phản ứng kháng nguyên – kháng thể và phản ứng màu enzym để thu kết quả. Hiện nay, phƣơng pháp sử dụng phối tử đƣợc đánh dấu huỳnh quang trong các nghiên cứu liên kết thụ thể ngày càng đƣợc sử dụng phổ biến. Bên cạnh các phối tử đặc hiệu đánh dấu huỳnh quang còn các chất đánh dấu khác nhƣ biotin. Các phối tử này đã đƣợc sử dụng rất thành công trong các nghiên cứu về tƣơng tác thụ thể - phối tử nói chung và trong các nghiên cứu sàng lọc thuốc nói riêng. 1.5.4. Sử dụng phối tử đánh dấu fluorescein Fluorescein là một chất hữu cơ tổng hợp, đƣợc sử dụng rộng rãi trong sinh học để làm chất đánh dấu cho các phân tử trong nhiều ứng dụng. Fluorescein cũng đƣợc gắn vào các phân tử có hoạt tính sinh học (nhƣ kháng thể), cho phép các nhà nghiên cứu có thể nghiên cứu đƣợc các protein đích đặc hiệu hoặc nghiên cứu các cấu trúc trong tế bào. Fluorescein cũng có thể đƣợc gắn với các nucleotide triphosphate để tạo thành probe trong lai tại chỗ. Các ứng dụng khác có thể kể tên là mốc hiệu phân tử (molecular beacon), hoặc làm đích của các kháng thể sử dụng hóa miễn dịch [36].
  • 32. Trong miễn dịch, các phân tử kháng nguyên đánh dấu fuorescein cũng đƣợc sử dụng, và cho kết quả tốt. Hệ thống kháng nguyên – kháng thể kháng fluorescein và các dẫn xuất của fluorescein (nhƣ FITC) đƣợc sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu sinh học, với rất nhiều ứng dụng nhƣ trong kết tủa miễn dịch (Immunoprecipitation), lai Western Blotting [27, 41] cùng các kỹ thuật trong miễn dịch huỳnh quang. Fluorescein đƣợc đánh giá là một phân tử đánh dấu không có hoạt tính phóng xạ mới, có thể sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp giúp thay thế cho các chất đánh dấu có hoạt tính phóng xạ truyền thống [31]. Hệ thống kháng nguyên kháng thể này đã đƣợc công nhận là có độ nhạy cao và thay thế cho các phƣơng pháp sử dụng biotin-streptavidin sử dụng cho các phân tích miễn dịch hấp thụ liên kết enzym (ELISA - enzym-linked immunosorbent assays) [23]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực hiện phép thử không sử dụng phối tử đánh dấu phóng xạ. Angiotensin II gắn thêm gốc fluorescein (F-AT II) (hợp chất này đƣợc cung cấp bởi nhiều công ty hóa chất trên thế giới) đƣợc chúng tôi sử dụng để thực hiện nghiên cứu này để thay thế cho phối tử đánh dấu phóng xạ đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu trƣớc đó. Đầu N của phân tử angiotensin II đƣợc đánh dấu (gắn thêm) gốc huỳnh quang fluorescein (fluorescein- angiotensin II hay viết tắt là F-AT II). Đây là một hợp chất là công cụ hữu ích ứng dụng trong nghiên cứu sinh học, giúp hiển thị sự phân bố của các thụ thể angiotensin II [30] cũng nhƣ trong phân tích đếm tế bào theo dòng (flow cytometric) của quá trình nhập bào (endocytosis) của angiotensin II [21]. Các nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng tƣơng tác tác của phối tử đƣợc gắn thêm gốc fluorescein cho kết quả không khác biệt nhiều về mặt ái lực của phối tử với đích thụ thể. Phƣơng pháp để xác định F-AT II đã liên kết với thụ thể trong các thí nghiệm là phƣơng pháp ELISA cạnh tranh, với kháng thể là kháng thể kháng fluorescein. Trong đó, kháng nguyên fluorescein-BSA (F-BSA) đƣợc cố định trên bề mặt đĩa 96 giếng, và sự cạnh tranh giữa F-AT II với F-BSA với kháng thể kháng fluorescein sẽ giúp xác định đƣợc lƣợng F-AT II trong các phản ứng liên kết thụ thể angiotensin II
  • 33. và phối tử của nó (F-AT II). Sơ đồ thí nghiệm ELISA cạnh tranh đƣợc mô tả trong hình 1.7 [14]. Hình 1.7. Minh họa phản ứng ELISA cạnh tranh. (Ag: kháng nguyên, Ab: kháng thể, E: enzym). (Nguồn: Current Protocols in Molecular Biology). 1.6. Y học cổ truyền và tài nguyên dƣợc liệu Những hóa thạch ghi lại thời gian con ngƣời sử dụng thực vật làm thuốc ít nhất là ở giữa thời kỳ Đồ đá cũ (Middle Paleolithic) khoảng 60.000 năm trƣớc [43]. Theo WHO, 65% dân số thế giới sử dụng phƣơng thức chăm sóc sức khỏe chính là sử dụng thuốc có nguồn gốc tự nhiên, đƣợc sử dụng trong đời sống hằng ngày, trải qua lịch sử lâu đời và đƣợc truyền lại qua các thế hệ với nền văn hóa riêng; đƣợc gọi là y học cổ truyền. Vậy y học cổ truyền là gì? 1.6.1. Vài nét về y học cổ truyền Có kháng nguyên cạnh tranh Không có kháng nguyên cạnh tranh Phủ đĩa với kháng nguyên (F-BSA) Ủ kháng thể gắn enzyme, có hoặc không có kháng nguyên cạnh tranh (F-AT II) Bổ sung cơ chất và đo tín hiệu màu Kháng nguyên cần đo (F-AT II) Kháng nguyên phủ đĩa (F-BSA) Ag
  • 34. Theo WHO [48], Y học cổ truyền là tổng hợp của kiến thức, kỹ năng và thực hành dựa trên các lý thuyết, niềm tin và kinh nghiệm bản địa với các nền văn hóa khác nhau đƣợc sử dụng để duy trì sức khỏe, cũng nhƣ để ngăn ngừa, chẩn đoán, cải thiện hoặc điều trị các bệnh về thể chất và tinh thần. Y học cổ truyền đƣợc sử dụng bởi những quần thể khác nhau (bên cạnh văn hóa bản địa) sử dụng sản phẩm thảo dƣợc gồm có các thảo dƣợc, các vật liệu thảo dƣợc, dƣợc thảo và các sản phẩm thành phẩm có chứa các bộ phận của thực vật hay các vật liệu thực vật khác làm thành phần hoạt tính. Nền y học cổ truyền là một thuật ngữ đƣợc dùng để chỉ nền y học truyền thống nhƣ y học cổ truyền Trung Quốc, Ấn Độ, Ả rập và các hình thức khác nhau của y học bản địa. Các liệu pháp y học cổ truyền bao gồm các liệu pháp y dƣợc nếu chúng sử dụng thuốc có nguồn gốc thực vật, các bộ phận của động vật hoặc chất khoáng – và các liệu pháp không sử dụng thuốc – nhƣ châm cứu, các liệu pháp bằng tay, và tâm linh. Ở nhiều nƣớc có hệ thống chăm sóc sức khỏe phát triển mạnh dựa trên thuốc tân dƣợc hoặc nơi mà y học cổ truyền không đƣợc hợp thành vào hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia, y học cổ truyền thƣờng đƣợc gọi là thuốc bổ trợ, thay thế hoặc không phổ biến (CAM – complementary and alternative medicine). Ở một số quốc gia châu Á và châu Phi, 80% dân số phụ thuộc vào y học cổ truyền để chăm sóc sức khỏe ban đầu. Ở châu Á và Mỹ La tinh, ngƣời dân tiếp tục sử dụng YHCT nhƣ là kết quả của lịch sử và tín ngƣỡng văn hóa. Ở Trung Quốc, YHCT chiếm khoảng 40% tổng số các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Trong khi đó, ở nhiều nƣớc phát triển, CAM đang trở nên ngày càng phổ biến. Tỉ lệ phần trăm trong dân số sử dụng CAM ít nhất một lần là 48% ở Úc, 70% ở Canada, 42% ở Mỹ, 38% ở Bỉ và 75% ở Pháp. Phƣơng pháp điều trị thảo dƣợc là những hình thức phổ biến nhất của y học cổ truyền, và sinh lợi cao trên thị trƣờng quốc tế. Doanh thu hàng năm ở Tây Âu đạt 5 tỷ USD trong năm 2003-2004. Ở Trung Quốc doanh số bán hàng của các sản phẩm
  • 35. đạt 14 tỷ USD vào năm 2005. Doanh thu thuốc thảo dƣợc ở Brazil là 160 triệu USD trong năm 2007 [18]. 1.6.2. Y học cổ truyền và nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nền y học hiện đại Số lƣợng các loài thực vật bậc cao trên hành tinh này đƣợc ƣớc tính khoảng 250.000 loài [5]. Mới chỉ khoảng 6% đƣợc sàng lọc hoạt tính sinh học, và khoảng 15% đã đƣợc đánh giá về mặt hóa học thực vật. Thực vật có 1 lợi thế to lớn trong lĩnh vực này dựa trên việc sử dụng lâu dài của chúng trong lịch sử loài ngƣời, với nền y học cổ truyền hàng nghìn năm. Trong lịch sử, thực vật là nguồn cung cấp cho các chất làm thuốc mới, vì thuốc có nguồn gốc thực vật có những đóng góp lớn tới chăm sóc sức khỏe và làm cho cuộc sống tốt đẹp lên. Vai trò của chúng trong việc phát triển thuốc mới có thể bằng cách cung cấp các hợp chất tự nhiên, hoặc là các thuốc thực vật đƣợc sử dụng để điều trị bệnh tật. Ngƣời ta ƣớc tính rằng, các nguyên liệu thực vật đã cung cấp mô hình cho 50% các thuốc tây. Nhiều loại thuốc đã đƣợc chứng minh thƣơng mại đƣợc sử dụng trong y học hiện đại đã bƣớc đầu đƣợc sử dụng ở dạng thô trong thực tế chữa bệnh truyền thống hoặc dân gian. Từ đầu thế kỷ 19, một số lƣợng lớn các chất chuyển hóa thứ cấp có hoạt tính sinh học có nguồn gốc thực vật đã đƣợc tìm thấy để có ứng dụng thƣơng mại làm thuốc. Gần đây, đã có một sự bùng nổ quan tâm trong việc sử dụng thực vật đƣợc sử dụng dân gian nhƣ là nguồn của các hợp chất có khả năng hữu ích. Một số phân tử nhỏ mới của các thuốc có nguồn gốc tự nhiên đã đƣợc đƣa vào điều trị ở các nƣớc phƣơng Tây trong những năm gần đây, bao gồm acarbose, artemether, capsaicin, docetaxel, dronabinol, galanthamine, irinotecan, paclitaxel, tacrolimus, and topotecan. Xu hƣớng này tiếp tục đƣợc quan tâm trong tƣơng lai, ít nhất trong điều trị các bệnh nhƣ ung thƣ, bệnh truyền nhiễm. Trong một thống kê
  • 36. gần đây, chỉ ra là nguồn gốc của hơn 30000 các sản phẩn tự nhiên có hoạt tính sinh học có thể đƣợc phân loại giữa các động vật (31%), vi khuẩn (13%), nấm (33%) và thực vật bậc cao (27%) [17]. Các bằng chứng về tầm quan trọng của cá sản phẩm tự nhiên đƣợc cung cấp bởi thực tế rằng, một nửa trong số các dƣợc phẩm bán chạy nhất vào năm 1999 là các sản phẩm từ tự nhiên hoặc dẫn xuất của chúng. Hiện nay, chiến lƣợc sàng lọc thuốc mới dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên đang là hƣớng đi thành công nhất, thực vật chính là nguồn quan trọng nhất giúp cho các nhà khoa học nghiên cứu tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính sinh học mới. Tìm kiếm thuốc mới từ thực vật đòi hỏi sự phối hợp giữa các nhà thực vật học, dƣợc học thực vật và các khoa học khác, đƣợc bổ sung những lợi thế của các quan sát về thực vật bản địa (ethonobotanical), vì nhiều loài thực vật đã đƣợc sử dụng trong nền YHCT. Đó là sự kết hợp của chọn lọc tự nhiên trải qua hàng triệu năm tồn tại cùng với lịch sử kinh nghiệm sàng lọc, thử nghiệm của con ngƣời trong tƣơng tác với tự nhiên thể hiện qua y học cổ truyền. 1.6.3. Y học cổ truyền Việt Nam và nguồn tài nguyên thiên nhiên Việt Nam là một quốc gia với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, Việt Nam xếp thứ 16 trong 25 quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao nhất thế giới, chiếm 6,5% số loài thực vật trên toàn thế giới, với nhiều nhóm sinh vật có tính đặc hữu cao, có giá trị khoa học và thực tiễn lớn. Theo thống kê, hơn 13.200 loài thực vật và khoảng 10.000 loài động vật đã đƣợc xác định [20]. Đó là nguồn tài nguyên vô tận, có tiềm năng rất lớn nếu chúng ta biết sử dụng hợp lý chúng. Theo điều tra của Viện dƣợc liệu (NIMM), giai đoạn 1961-2005, Việt Nam có 3.948 loài thực vật, 408 loài động vật, 75 khoáng vật và 52 loài tảo đã đƣợc sử dụng là nguồn nguyên liệu làm thuốc. Những nguyên liệu làm thuốc đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong nền y học cổ truyền tại Việt Nam, với hơn 3800 bài thuốc đã biết, và còn hàng nghìn bài thuốc lƣu truyền trong dân gian, đặc biệt là trong cộng đồng các dân tộc thiểu số.
  • 37. Hiện nay, 75% ngƣời Việt Nam sử dụng y học cổ truyền nhƣ là nguồn điều trị chính cho vấn đề sức khỏe thông thƣờng [37]. Tuy nhiên, gần nhƣ tất cả các loại thuốc truyền thống chƣa đƣợc đánh giá chính xác về mặt khoa học, và các thành phần cũng nhƣ cơ chế hoạt động của chúng đã không đƣợc phát hiện rõ ràng. Đây cũng là một tiềm năng để đi sâu nghiên cứu sàng lọc và xác định các chất hoạt động sinh học, qua đó tạo ra các loại thuốc mới có tác dụng điều trị tốt. Với lịch sử lâu dài trong sử dụng thuốc YHCT, sự đa dạng rất lớn nguồn thực vật, động vật và khoáng vật làm thuốc cùng với các hợp chất có hoạt tính sinh học có thể có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là nguồn tài nguyên vô giá trong nghiên cứu phát triển thuốc trong tƣơng lai. 1.6.4. Bệnh cao huyết áp trong YHCT, và một số loài cây thuốc được sử dụng Trong YHCT, tăng huyết áp là một chứng bệnh thuộc phạm vi chứng huyễn vựng, đầu thống, can dƣợng vƣợng [3]. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh: là do các yếu tố chính sau: - Yếu tố tình chí: do tình chí căng thẳng lâu ngày, tình chí không thƣ thái, lo nghĩ tức giận khiến can khí nội uất, uất hóa hỏa làm hoa tổn can âm. Am không liễm đƣợc dƣơng, can dƣơng nhiễu loạn lên trên làm đau đầu, mắt đỏ, xuất hiện những cơn bốc hỏa. Can và thận có quan hệ mật thiết với nhan, hỏa nung đốt phần âm của can thận dẫn đến can thận âm hƣ, can dƣơng vƣợng. - Yếu tố về ăn uống: do ăn uống nhiều chất các chất ngọt béo làm tổn thƣơng tì vị khiến chức năng vận hóa của tì suy giảm dẫn tới đàm thấp nội sinh nên phát bệnh, hoặc uống nhiều rƣợu làm thấp trọc sinh ra lâu ngày hóa nhiệt, nhiệt nung nấu tân dịch thành đàm, đàm lại làm rối loạn chức năng kiện vận của tì vị… làm thanh dƣơng bất thăng, trọc âm bất giáng mà gây nên chứng huyễn vựng.
  • 38. Phƣơng pháp chữa tăng huyết áp dựa vào các nguyên nhân bệnh gây ra: hạ hƣng phấn (bình can tiềm dƣơng, an thần), giãn mạch (hoạt huyết), lợi niệu. Các bài thuốc, cây thuốc chữa cao huyết áp trong YHCT trích từ “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” của Đỗ Huy Bích và cộng sự [1]. 1.6.4.1. Cỏ mần trầu Cỏ mần trầu có tên khoa học là Eleusine indica (L.) Gaerth., các tên gọi khác của cỏ mần trầu là màng trầu, thanh tâm thảo, cỏ chỉ tía, … Là cây thân thảo nhỏ, sống hằng năm, mọc sum suê thành cụm. Thân phân nhánh, mọc bò dài sau thẳng đứng, cao 30 – 50 cm. Lá mọc so le, hình dải hẹp, xếp thành hai dãy cách nhau, đầu thuôn nhọn. Cụm hoa mọc trên một cán dài ở ngọn thân, gồm 5 -7 bông xếp toả tròn và 1 – 2 bông khác tách rời, mọc thấp hơn; bông mảnh phẳng, mang hai dãy bong nhỏ xếp đều đặn, bông nhỏ không có cuống, nhẵn, có 3 – 5 hoa. Hình 1.8. Cỏ mần trầu - Eleusine indica (L.) Gaerth. (Nguồn: Internet). Phân bố rộng, từ vùng đồng bằng, trung du đến vùng núi cao hơn 1600 m. Là loại cây ƣa ẩm, ƣa sáng và có thể hơi chịu bóng, thƣờng mọc thành đám trong các bãi đất thấp ở thung lũng, ruộng ngô và quanh làng bản.
  • 39. Thành phần hóa học: có chứa 3 – 0 – β – D – glucopy ranosyl - β – sitosterol và dẫn chất 6‟ – 0 – palmitoyl ( CA 123: 76.639y). Cành, lá tƣơi có flavonoid (TDTH, I, 1073). Cỏ mần trầu đƣợc dùng theo kinh nghiệm dân gian chữa cao huyết áp, cảm nắng, nổi mẩn, đái són, lợi tiểu. 1.6.4.2. Hạ khô thảo Tên khoa học là Prunella vulgaris L., thuộc họ bạc hà. Là cây thân thảo, sống nhiều năm, cao 20 – 30 cm. Thân đứng hình vuông, màu đỏ tím. Lá mọc đối, hình trứng hoặc mác, gốc thuôn, đầu nhọn hoặc hơi tù dài 4 – 5 cm, rộng 1,2 – 1,5 cm, có ít lông, mép nguyên hoặc hơi có răng cƣa. Cụm hoa mọc ở đầu cành thành bông xim co, hình trụ dài 2 - 3 cm, lá bắc có màu tím đỏ ở mép; hoa nhỏ mọc thành nhiều vòng sít nhau; đài hình chuông chia hai môi, môi trên rộng, có 3 răng, môi dƣới xẻ sâu thành hai thùy; tràng màu tím cũng có 2 môi, môi trên nhƣ cái mũ, môi dƣới xẻ 3 thùy, thùy giữa lớn hơn hơi có răng; nhị 4, 2 dài, 2 ngắn mọc thò ra ngoài tràng. Quả nhỏ, cứng, mùa hoa quả tháng 4 – 6. Chỉ gặp ở một số nơi thuộc vùng núi cao, từ 1000 m trở lên nhƣ Tam Đảo (Vĩnh Phúc); Sa Pa, Mƣờng Khƣơng, Bát Sát, Bắc Hà (Lào Cai); Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ (Hà Giang).
  • 40. Hình 1.9. Hạ khô thảo - Prunella vulgaris L. (Nguồn : internet). Hạ khô thảo là cây ƣa ẩm và ƣa sáng, thƣờng mọc thành đám trên đất ẩm nhiều mùn gần bờ suối, trong thung lũng. Cây thích nghi với điều kiện khí hậu ẩm mát quanh năm, ở vùng nhiệt đới núi cao có nhiệt đới trung bình dƣới 200 C. Mùa đông, phần thân cành trên mặt đất tàn lụi, phần thân rễ nằm sát mặt đất có thể chịu đựng đƣợc nhiệt độ tới 00 C, đến thàng 3 -4 năm sau tái sinh chồi trở lại. Hạ khô thảo ra hoa quả hàng năm. Hạ khô thảo có tác dụng hạ huyết áp khá mạnh trên động vật bình thƣờng hoặc đã đƣợc gây cao huyết áp thực nghiệm, đồng thời có tác dụng co mạch. Các muối vô cơ trong nƣớc sắc hạ khô thảo tiêm tĩnh mạch cho thỏ, gây hạ huyết áp, kích thích hô hấp và lợi tiểu. Các chất tan trong nƣớc của hạ khô thảo có tác dụng hạ huyết áp lâu dài trên bệnh nhân và làm hết các triệu chứng của bệnh cao huyết áp. 1.6.4.3. Hòe – tên khoa học Sophora japonica L. Còn có tên gọi khác là hòe hoa, hòe mễ, lài luồng (Tày), thuộc họ Đậu (Fabaceae). Cây nhỡ, thƣờng xanh cao 5 – 7 m. có khi đến 10 m. Thân có vỏ hơi nứt nẻ và cành nằm ngang. Cành hình trụ, nhẵn, màu lục nhạt, có những chấm trắng. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, 11 – 17 lá chét mọc đối, hình bầu dục – thuôn, gốc tròn, đầu hơi nhọn, dài 3 – 4,5 cm, rộng 1,2 - 2 cm. Màu lục nhạt, nhất là ở mặt dƣới, hơi có lông.
  • 41. Hình 1.10. Hòe - Sophora japonica L. (Nguồn : internet). Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùm dài 20 cm, phân nhánh nhiều ; hoa nhỏ màu trắng hoặc màu vàng nhạt ; đài hình chuông, gần nhƣ nhẵn, cánh hoa có mồng ngắn, cánh cờ rộng, hình tim cụt ở gốc, mép cong lên ; nhị 10 rời nhau ; bao phấn hình bầu dục. Quả đậu, hình tràng hạt, thắt lại không đều, quả không mở, đầu có mũi nhọn ngắn ; hạt 2 – 5, hình bầu dục hơi dẹt và màu đen bóng. Ra hoa tháng 5 – 8, màu quả từ tháng 9 – 11. Hòe đƣợc trồng rộng rãi ở các tỉnh phía bắc hiện nay vốn là cây nhập nội, chƣa rõ nguồn gốc. Từ sau 1978, cây đƣợc đƣa vào Tây Nguyên sau lan ra các tỉnh khác. Hòe là cây gỗ trung sinh, ƣa sáng. Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là nụ hoa hòe, ngoài ra các bộ phận khác cũng đƣợc dùng làm thuốc nhƣ hoa hòe đã nở, quả và lá. Dịch chiết từ nụ hòe, bằng đƣờng tiêm tĩnh mạch chó đã gây mê, có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt. Trên chuột cống trắng cao huyết áp di truyền, rutin tiêm tĩnh mạch với liều 1 mg/kg cũng có tác dụng hạ huyết áp. 1.6.4.4. Tầm gửi
  • 42. Hình 1.11. Tầm gửi - Taxillus philippensis (Cham.&Schl.) Ban. (Nguồn : internet). Tên Khoa học: Taxillus philippensis (Cham.&Schl.) Ban. Tên đồng danh: Loranthus philippensis Cham.&Schl.; Scurrula philippensis (Cham.&Schl.) G. Tên Việt Nam: Mộc vệ Philippin. Thuộc họ Loranthaceae Cây mọc bán ký sinh trên cây khác. Lá mọc đối, phiến lá bầu dục to 8x3-4cm, có lông trăng trắng, gân phụ 4 cặp; cuống lá 3-5mm có lông trắng. Chùm hoa ở nách lá, đầy lông sét; đài có lông; vành đài 17-25mm, tai 4 cao đến 5-8mm, tiểu nhụy 4, gắn bó ở miệng hoa. Phân bố: Trên thế giới có thấy ở Trung Quốc, Philippin, Thái Lan, Indonexia, Malaixia. Ở Việt Nam có thấy ở Lâm Đồng, Lào Cai… Cây sống bám trên cây khác trong rừng thƣa, độ cao 600-2000m. Công dụng: Đƣợc dùng để thay thế Taxillus parasitica ( Taxillus parasitica: có tác dụng bổ thận, mạnh gân cốt, lợi sữa, chữa viêm khớp, đau dạ dầy, cao huyết áp, trẻ em bị di chứng bại liệt.) ngoài ra T. philippensis còn có trong thuốc tắm của đồng bào Dao đỏ. Chƣơng 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
  • 43. 2.1. Vật liệu Vật liệu Chuột nhắt trắng chủng Swiss, khối lƣợng 30 -40g do viện Vệ sinh dịch tễ trung ƣơng (NIHE) cung cấp. Mẫu thực vật do Khoa tài nguyên Dƣợc liệu, viện Dƣợc liệu cung cấp, với danh sách mẫu, địa điểm, cùng với ký hiệu mẫu kèm theo (bảng 2.1). Bảng 2.1 Các mẫu thực vật trong nghiên cứu Tên loài (họ) Tên thƣờng gọi Bộ phận lấy Địa điểm lấy mẫu Ký hiệu mẫu Eleusine indica Gaerth. (Poaceae) Cỏ mần trầu Cả cây Hƣng Yên PEI081101 Hà Nội PEI081102 Hà Nội PEI081103 Prunella vulgaris L. (Lamiaceae) Hạ khô thảo Cả cây Sa Pa LPV081101 Hà Giang LPV081102 Hà Giang LPV081103 Sophora japonica L. (Fabaceae) Hòe Nụ hoa Hƣng Yên FSJ081101 Thái Bình FSJ081102 Hà Nội FSJ081103 Taxillus philippensis (Cham.&Schl.) Ban (Loranthaceae) Tầm gửi Cả cây Lào Cai LTP081101 Lai Châu LTP081102 Lào Cai LTP081103 Hóa chất và thiết bị Bovine serum albumin (BSA) của hãng Biobasic. Fluorescein-BSA (F-BSA), fluorescein-angiotensin II (F-AT II) Invitrogen (Carlsbad, USA). Angiotensin II (AT II), Tween 20 (Sigma-Aldrich St. Louise, USA), kháng thể kháng fluorescein
  • 44. đƣợc gắn enzym horseradish peroxidase, ABTS của invitrogen, methanol của Merch (Germany). Các hóa chất khác đƣợc mua từ các hãng hóa chất uy tín khác. Đĩa 96 giếng của Corning (Lowell, MA, USA). Thiết bị: máy nghiền đồng thể, máy ly tâm lạnh, máy cô quay chân không, máy đo đĩa 96 giếng (Bio-rad), máy lắc và các thiết bị cần thiết khác tại phòng thí nghiệm Sinh học thụ thể và phát triển thuốc, thuộc Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia protein & enzym, Trƣờng đại học Khoa học Tự nhiên, đại học Quốc gia Hà Nội. 2.2. Phƣơng pháp 2.2.1. Quy trình chiết xuất dịch chiết methanol Các mẫu cây thuốc trong nghiên cứu đƣợc cung cấp bởi Khoa Tài nguyên Dƣợc liệu, Viện Dƣợc liệu. Mỗi loài cây thuốc đƣợc lấy ở 3 địa điểm phân bố ngẫu nhiên (bảng 2.1). Các mẫu đƣợc phơi, sấy khô, cắt thành mảnh nhỏ và đƣợc nghiền thành dạng bột, đƣợc rây qua rây lọc có kích thƣớc 1 mm. 2,5 g bột khô đƣợc chiết 3 lần với methanol trong thời gian 30 phút trong bể rửa siêu âm. Dịch chiết đƣợc lọc qua giấy lọc Whatman no.1. Sau đó dịch chiết đƣợc cô quay chân không bằng máy cô quay chân không của Buchi. Sau đó hòa tan trong 10 ml methanol để thu đƣợc dịch chiết methanol của các mẫu ở nồng độ 250 mg/ml. Dịch chiết sẽ đƣợc pha loãng thành các nồng độ phù hợp để thực hiện các phản ứng liên kết. 2.2.2. Thu thụ thể màng Quy trình thu protein từ gan chuột đƣợc tham khảo từ các nghiên cứu đƣợc công bố trƣớc đây [46].
  • 45. 4 g mô gan chuột Swiss trắng, đã để lạnh ở -200 C qua đêm, đƣợc cắt thành mảnh nhỏ, bổ sung 8 ml đệm nghiền (Tris 50 mM, EDTA 5 mM, pH 7,4). Hỗn hợp đƣợc nghiền bằng máy nghiền đồng thể Ultra-Turrax T25 Basic (IKA, Germany) cho đến khi thu đƣợc dịch đồng nhất, sau đó chuyển dịch nghiền vào các ống falcon có dung tích phù hợp. Ly tâm ống 1.000 g ở 40 C trong 10 phút, thu dịch pha trên. Dịch pha trên đƣợc ly tâm ở 36.000 g ở 40 C trong 15 phút, thu tủa và rửa tủa thu đƣợc 2 lần với đệm nghiền. Tủa thu đƣợc sau khi ly tâm đƣợc hòa trong đệm ủ (Tris 50 mM, MgCl2 5 mM, pH 7,4). Chú ý: các thao tác đƣợc thực hiện nhanh, trên đá để hạn chế sự biến tính mẫu. Xác định nồng độ protein thu đƣợc từ mô gan sau khi nghiền đồng thể bằng phƣơng pháp Bradford [11]. Bảo quản ở protein ở -800 C cho đến khi dùng trong các phản ứng liên kết. 2.2.3. Xác định nồng độ protein sử dụng phương pháp Bradford Nồng độ protein thu đƣợc từ mô gan đƣợc đo bằng phƣơng pháp Bradford với protein chuẩn là BSA. Đƣờng chuẩn đƣợc thiết lập với các nồng độ lần lƣợt là 200, 400, 600, 800 và 1000 µg/ml dung dịch BSA, với chất màu là dung dịch coomassie blue G250. Mẫu protein cần xác định nồng độ đƣợc pha loãng với các nồng độ 1, 1/10, 1/100 và 1/1000 so với nồng độ gốc. Từ đƣờng chuẩn và giá trị OD595 của các nồng độ pha loãng của mẫu protein cần đo ta xác định đƣơc nồng độ chính xác của mẫu. Giá trị nồng độ này đƣợc dùng để thực hiện các thí nghiệm liên kết tiếp theo. 2.2.4. Phương pháp elisa để xác định lượng phối tử gắn fluorescein
  • 46. 100 µl fluorescein-BSA ở nồng độ thích hợp pha với đệm PBS 1X, pH 7,2 đƣợc phủ lên bề mặt mỗi giếng phản ứng trên đĩa 96 giếng. Đĩa đƣợc ủ qua đêm ở 40 C, sau đó rửa đĩa bằng đệm rửa (PBS 1X pH 7,4 có bổ sung Tween 20 (0,05%)) 3 lần. Bổ sung 200 µl dung dịch blocking buffer (BSA 5%, PBS 1X pH 7,4) để khóa các vị trí trống trong giếng hạn chế sự hấp phụ của các thành phần thí nghiệm khác lên bề mặt đĩa (nhƣ kháng thể có gắn enzym) gây ra sai số thí nghiệm, ủ 1h ở nhiệt độ phòng (240 C). Sau đó rửa đĩa bằng đệm rửa 3 lần. Hút 100 µl kháng thể kháng fluorescein, cho vào mỗi giếng, ủ đĩa trong 2h 30 phút ở nhiệt độ phòng, lắc nhẹ đĩa. Sau khi đã ủ xong, rửa đĩa 5 lần bằng đệm ủ. Bổ sung 100 µl dung dịch phát triển màu (ABTS 1X, H2O2 0,03%, trong đệm citrate 0,1 M pH 4,2). Ủ đĩa ở nhiệt độ phòng trong 30 phút. Dừng phản ứng bằng cách cho 100 µl dung dịch SDS 1% và đo OD405 để thu đƣợc kết quả. 2.2.5. Quy trình thí nghiệm liên kết (binding assay) Để xác định sự tƣơng tác của thụ thể angiotensin trên màng tế bào với các chất chuẩn là fluorescein-angiotensin II (pha trong blocking buffer), 500 µl thụ thể đƣợc ủ với 100 µl phối tử (fluorescein-angiotensin II) để tổng thể tích là 600 ul. Ủ và lắc ở nhiệt độ phòng trong thời gian tối ƣu, sau đó ly tâm 10.000 g trong 1 phút ở 40 C, loại bỏ dịch nổi. Phối tử liên kết đặc hiệu sẽ đƣợc phá vỡ liên kết bằng cách bổ sung 100 µl dung dịch angiotensin II (phối tử đặc hiệu, không gắn fluorescein) ở nồng độ cao (10-4 M). Ly tâm 20.000 g ở 40 C trong 15 phút. Dịch nổi có chứa fluorescein- angiotensin II sẽ đƣợc chuyển sang đĩa elisa để xác định lƣợng đã liên kết với thụ thể angiotensin II. 2.2.6. Phản ứng tương tác giữa các phối tử đã biết và dịch chiết với thụ thể đích
  • 47. Sự tƣơng tác giữa phối tử đặc hiệu đã biết và các dịch chiết thông qua thụ thể đích đƣợc xác định gián tiếp qua phản ứng cạnh tranh giữa các phối tử hay dịch chiết này với phối tử gắn fluorescein (fluorescein-angiotensin II). Ở các thí nghiệm này, nồng độ thụ thể và nồng độ phối tử đánh dấu đƣợc giữ cố định còn phối tử đã biết (angiotensin II không đánh dấu fluorescein và losartan) và dịch chiết thực vật đƣợc đƣa vào phản ứng với các nồng độ khác nhau. Nồng độ phối tử đã biết trong dãy từ 10-3 M đến 10-10 M; còn đối dịch chiết thực vật dải nồng độ dịch chiết đƣa vào là từ 0,01µg/ml, 0,1µg/ml, 1µg/ml, đến 1000µg/ml. Thể tích dịch chiết đƣa vào mỗi thí nghiệm không quá 5% (thể tích/thể tích), trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện với thể tích dịch chiết methanol đƣa vào là 6µl trên tổng thể tích phản ứng là 600µl. Mỗi thí nghiệm đƣợc lặp lại 3 lần. 2.2.7. Phương pháp xử lý kết quả. Các kết quả thí nghiệm đƣợc xử lý và phân tích sử dụng phần mềm GraphPad Prism 5.04 (GraphPad Software Inc., USA). Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Xác định nồng độ protein thu đƣợc từ gan Ở chuột và thỏ, có hai nhóm phụ thụ thể angiotensin II khác nhau, là thụ thể Agtr1 (hay Agtr1a, hoặc AT1A) và Agtr1b (hay AT1B). Hai loại thụ thể này do các gen khác nhau quy định có trình tự tƣơng đồng quan trọng trong vùng mã hóa. Các thụ thể này tƣơng đồng về ái lực với với angiotensin II và các chất đối vận không
  • 48. peptide và không thể phân biệt về mặt dƣợc lý mặc dù chúng có sự phân bố khác nhau và đƣợc điều hòa khác nhau [25]. So sánh trình tự gen mã hóa thụ thể AT1 ở ngƣời và chuột, có tới hơn 95% trình tự axit amin tƣơng đồng [22], và có ái lực tƣơng đồng với chất chủ vận tự nhiên là angiotensin II [25]. Gan chuột là mô có sự phân bố của thụ thể angiotensin II cao thứ hai, chỉ sau tuyến thƣợng thận [40]. Hình 3.1. Sự phân bố của thụ thể Agtr1a ở chuột. (Nguồn: Regard, 2008).
  • 49. Hình 3.2. Sự phân bố của thụ thể Agtr1b ở chuột. (Nguồn: Regard, 2008). Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn mô gan để thu protein thụ thể này do mô gan lớn hơn và thu mẫu cũng dễ dàng hơn. Sau khi mẫu mô thu đƣợc đƣợc nghiền đồng thể, tiến hành đo nồng độ protein thu đƣợc theo phƣơng pháp của Bradford. Với BSA là protein chuẩn, đƣờng chuẩn đƣợc xây dựng, với phƣơng trình y = ax + b; trong đó y là giá trị OD ở bƣớc sóng 595nm, còn x là giá trị nồng độ protein (mg/ml). Với các mẫu pha loãng từ mẫu protein gốc thu đƣợc sau khi nghiền đồng thể, sau khi đo OD595 ta tìm đƣợc giá trị OD của mẫu pha loãng trong giới hạn của đƣờng chuẩn đã xây dựng, từ đó tính đƣợc nồng độ của mẫu pha loãng này rồi từ số lần pha loãng suy ngƣợc ra nồng độ của mẫu protein gốc ban đầu. Trong thí nghiệm này, chúng tôi xác định đƣợc giá trị của nồng độ protein thu đƣợc từ gan chuột, nồng độ thu đƣợc là 50 mg/ml.
  • 50. Hình 3.3. Đồ thị đƣờng chuẩn BSA trong phản ứng Bradford 3.2. Tối ƣu phản ứng ELISA Để tối ƣu phản ứng ELISA cho các phản ứng giúp xác định đƣợc lƣợng phối tử đặc hiệu F-AT II từ phản ứng liên kết, chúng tôi tiến hành thí nghiệm xác định nồng độ thích hợp của phản ứng ELISA có thể xác định đƣợc. Hình 3.4. Tối ƣu nồng độ pha loãng kháng thể với F-BSA. Thí nghiệm đƣợc tiến hành với các nồng độ kháng nguyên (fluorescein-BSA) ở các nồng độ 0,1; 0,5; và 1 µg/ml. Với mỗi nồng độ kháng nguyên nhƣ trên, chúng y = 0,08x - 0,009 0 0,01 0,02 0,03 0,04 0,05 0,06 0,07 0,08 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 OD 595nm Nồng độ BSA (mg/ml)
  • 51. tối tiến hành với các nồng độ kháng thể có gắn enzym horseradish peroxidase lần lƣợt ở các nồng độ pha loãng là từ 250 đến 8000 lần (theo giới hạn đƣợc khuyến cáo của nhà cung cấp). Kết quả thí nghiệm đƣợc trình bày trên hình 3.4. Từ kết quả này, chúng tôi xác định đƣợc một số nồng độ cho kết quả thí nghiệm đảm bảo các tiêu chí đó là cho kết quả OD ổn định, và giá trị OD405 ở trong khoảng giá trị đủ lớn (nếu giá trị OD nhỏ, sẽ cho sai số lớn khi kết quả có sự sai số). Tiếp theo, chúng tôi tiến hành các thí nghiệm để tìm ra khoảng giới hạn về nồng độ của phối tử đặc hiệu trong phản ứng liên kết với thụ thể, đó là angiotensin II đƣợc đánh dấu fluorescein (fluorescein-angiotensin II, ký hiệu F-AT II). Nhờ phản ứng ELISA cạnh tranh giữa F-AT II với kháng nguyên phủ trên đĩa trƣớc đó (F-BSA), chúng ta có thể xác định đƣợc khả năng của phƣơng pháp trong việc đo lƣợng phối tử liên kết thụ thể. Hình 3.5 biểu diễn kết quả xác định đƣờng chuẩn F-AT II đƣợc thiết lập với phản ứng elisa với nồng độ kháng nguyên phủ đĩa là 1 µg/ml và nồng độ kháng thể kháng fluorescein là pha loãng 3000 lần. Hình 3.5. Đƣờng chuẩn nồng độ F-AT II. Nhƣ vậy, chúng tôi đã tối ƣu hóa thành công phản ứng ELISA giúp đo đƣợc nồng độ của phối tử đặc hiệu trong phản ứng liên kết với thụ thể đích-thụ thể angiotensin II. Và dải nồng độ của phối tử đặc hiệu cũng đƣợc xác định trong khoảng từ 10-11 M - 10-8 M. Đây là khoảng nồng độ rất phù hợp cho việc xác định
  • 52. nồng độ của phối tử trong phản ứng liên kết thụ thể - phối tử, vì các phản ứng này thƣờng đo đƣợc trong khoảng nM (10-9 M). 3.3. Tối ƣu nồng độ protein thụ thể trong phản ứng liên kết Để thực hiện đƣợc các thí nghiệm liên kết giữa thụ thể và phối tử chúng tôi tiến hành thí nghiệm xác định nồng độ protein thụ thể phù hợp cho thí nghiệm. Thí nghiệm đƣợc thực hiện với dải nồng độ protein thụ thể từ 2,5 mg/ml đến 80 mg/ml. Nồng độ của phối tử đặc hiệu F-AT II trong các phản ứng này là 10-8 M, đây là nồng độ đƣợc tham khảo từ những nghiên cứu trƣớc đây trên thụ thể này với phối tử đặc hiệu là AT II đánh dấu phóng xạ [47]. Hình 3.6. Ảnh hƣởng của nồng độ protein với phối tử. Kết quả đƣợc trình bày trong hình 3.6, cho thấy ở nồng độ lƣợng phối tử liên kết đặc hiệu với thụ thể đích tăng dần cho đến nồng độ protein là 10 mg/ml, ở đó phản ứng bắt đầu đạt đƣợc giá trị tối đa. Từ kết quả này, giá trị nồng độ protein thích hợp cho các phản ứng liên kết thụ thể - phối tử đƣợc chúng tôi thực hiện trong các thí nghiệm tiếp theo là 10 mg/ml. Cùng với thí nghiệm này, thời gian ủ cho phản ứng liên kết thụ thể - phối tử cũng đƣợc thực hiện. Giá trị thời gian ủ phù hợp nhất là 40 phút. 3.4. Thí nghiệm liên kết thụ thể - phối tử đặc hiệu (thí nghiệm bão hòa)
  • 53. Với các điều kiện thí nghiệm đã tối ƣu, đó là thời gian ủ 40 phút, và nồng độ protein thụ thể 10 mg/ml đã đƣợc xác định thông qua các thí nghiệm trƣớc đó, chúng tôi tiến hành thí nghiệm tiếp theo để xác định đƣợc các giá trị Kd và Bmax đặc trƣng cho phối tử đặc hiệu F-AT II. Thí nghiệm đƣợc thực hiện với phản ứng liên kết với dải nồng độ phối tử đặc hiệu từ 10-7 M đến 10-9 M. Hình 3.7. Phản ứng bão hòa thụ thể angiotensin II với F-AT II. Sử dụng phần mềm Prism 5.04, với mô hình một vị trí liên kết (one site binding model), giá trị Kd đƣợc tính toán là 11,38 nM, kết quả này tƣơng đồng với các nghiên cứu đã đƣợc công bố trƣớc đó với phối tử đánh dấu phóng xạ [10, 47]. Nhƣ vậy, angiotensin II đánh dấu fluorescein trong nghiên cứu này của chúng tôi đã cho kết quả rất khả quan khi so sánh với các phƣơng pháp đã công bố, và sự ảnh hƣởng của việc gắn thêm gốc fluorescein nếu có thì cũng không làm ảnh hƣởng nhiều đến kết quả của phƣơng pháp này. 3.5. Phản ứng cạnh tranh của F-AT II với các phối tử đã biết Để xác định sự chính xác và khả năng thay thế của phƣơng pháp sử dụng angiotensin II đánh dấu fluorecein so với phƣơng pháp truyền thống (sử dụng phối tử đánh dấu phóng xạ), chúng tôi thực hiện các thí nghiệm liên kết cạnh tranh giữa F-AT II với các phối tử đã biết của thụ thể đích. Các phối tử cạnh tranh đƣợc chọn
  • 54. là angiotensin II không đánh dấu, và một chất đối vận của angiotensin II đƣợc dùng làm thuốc rất phổ biến hiện nay là losartan (là một trong những thuốc bán chạy nhất hiện nay). Giá trị Ki thu đƣợc đƣợc so sánh với các giá trị Ki đã công bố của các phƣơng pháp khác. a b Hình 3.8. Sự cạnh tranh angiotensin II (a) và losartan (b) với F-AT II trong liên kết với thụ thể angiotensin II. Sự ức chế của các phối tử với F-AT II trên thụ thể thu đƣợc từ gan chuột với AT II (dải nồng độ từ 10-12 – 10-4 M) và losartan (dải nồng độ từ 10-10 – 10-2 M). Kết quả thu đƣợc đƣợc xử lý, biểu diễn trên hình 3.8. Giá trị Ki của AT II và losartan lần lƣợt là 13x10-9 M và 3,6x10-7 M. Giá trị Ki của AT II trong nghiên cứu này là khá tƣơng đồng với các nghiên cứu đã công bố trƣớc đây [7, 48], và so sánh với giá trị Kd của F-AT II trong nghiên cứu này ta thấy có sự tƣơng đồng cao, cho thấy phối tử đánh dấu F-AT II và phối tử không đánh dấu AT II không có nhiều khác biệt về ái lực. Điều này cũng củng cố thêm những đánh giá về sự ổn định và ái lực của phối tử đƣợc đánh dấu fluorescein sử dụng trong các nghiên cứu trong các lĩnh vực khác trên thụ thể angiotensin II nhƣ trong các nghiên cứu đã đƣợc đề cập trong phần tổng quan tài liệu. Giá trị Ki của losartan đƣợc xác định cao hơn trong các nghiên cứu khác đƣợc xác định trong nghiên cứu này của chúng tôi, có thể lý giải điều này là do đây là thuốc đƣợc mua từ các nhà thuốc, vì vậy có thêm các chất khác bổ sung và độ tinh
  • 55. khiết không cao, nhƣ đƣợc dùng trong các nghiên cứu khác. Mặc dù vậy, việc sử dụng các phối tử cạnh tranh với phối tử đánh dấu đã cho thấy phƣơng pháp này cho kết quả chính xác khá cao, và có thể áp dụng đƣợc ở Việt Nam để thay cho việc sử dụng các phƣơng pháp đánh dấu phóng xạ mà khó áp dụng ở các nƣớc đang phát triển. Hơn nữa, phù hợp với các nghiên cứu đánh giá bƣớc đầu để sàng lọc các dịch chiết có tác dụng hoạt động trên thụ thể đích. 3.6. Nghiên cứu sàng lọc một số dịch chiết thực vật Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã kiểm tra khả năng cạnh tranh của 12 dịch chiết methanol của 4 loài cây thuốc đƣợc sử dụng trong y học cổ truyền với tác dụng hạ huyết áp, và các tác dụng liên quan nhƣ giãn mạch. Các loài này bao gồm cỏ mần trầu (Eleusine indica Gaertn.), hạ khô thảo (Prunella vulgaris L.), hòe (Sophora japonica Linn.), tầm gửi (Taxillus philippensis Cham. & Schl. Ban.). Đây là các cây thuốc đƣợc sử dụng lâu đời trong các bài thuốc y học cổ truyền, hiện nay vẫn đƣợc sử dụng rộng rãi, đƣợc chúng tôi tham khảo trong tài liệu “cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” do viện Dƣợc liệu biên soạn. Cây tầm gửi (Taxillus philippensis Cham. & Schl. Ban.) là một cây đang đƣợc chú ý với một số công bố mới hiện nay. Các thí nghiệm liên kết đƣợc tiến hành với thể tích mẫu dịch chiết methanol đƣa vào các phép thử dƣới 5% theo tổng thể tích phản ứng (trong thí nghiệm của mình, chúng tôi thử với thể tích dịch chiết chiếm 1% thể tích phản ứng để hạn chế ảnh hƣởng của dung môi chiết đến thí nghiệm. Dịch chiết của các mẫu đƣợc kiểm tra với dải nồng độ từ 0,01 µg/ ml cho đến 1000 µg/ml. Với các mẫu dịch chiết cỏ mần trầu (các mẫu PEI081101, PEI081102 và PEI081101). Giá trị IC50 thu đƣợc lần lƣợt là 1,6 ± 0,3; 1,1 ± 0,5 và 0,7 ± 0,6. Kết quả này cho thấy các mẫu dịch chiết cỏ mần trầu có tiềm lực ức chế phản ứng giữa F-AT II với thụ thể angiotensin II cao. Dựa vào phƣơng trình Cheng-Prusoff, giá trị Ki của các mẫu đƣợc tính toán là 1,2; 0,8 và 0,5 µg/ml.
  • 56. Hình 3.9. Ức chế liên kết F-AT II với thụ thể angiotensin II bởi dịch chiết cỏ mần trầu. Liên kết đặc hiệu và giá trị IC50 (trong ngoặc) đƣợc xác định với các mẫu  PEI081101 (a);  PEI081102 (b); ▼ PEI081103 (c). Với các mẫu dịch chiết hạ khô thảo (LPV081101, LPV081102, LPV081103), giá trị IC50 thu đƣợc đạt giá trị xoay quanh 0,8 µg/ml (lần lƣợt với các mẫu là 1,1 ± 0,4; 0,8 ± 0,6 và 0,5 ± 0,3). Điều này cho thấy, các dịch chiết này có khả năng ức chế cao phản ứng tƣơng tác giữa thụ thể angiotensin II với phối tử đặc hiệu của nó. Giá trị Ki của các mẫu này trung bình là khoảng 0,8 µg/ml. Kết quả cho thấy, có thể có những chất có tác dụng dƣợc lý tác dụng lên thụ thể angiotensin II trong các mẫu dịch chiết từ cỏ mần trầu và hạ khô thảo. Đây là những cây cần đƣợc chú ý cùng trong các nghiên cứu sâu hơn của đề tài này. 0 0,01 0,1 1 10 100 1000 Log [dịch chiết], µg/ml
  • 57. Hình 3.10. Ức chế liên kết F-AT II với thụ thể angiotensin II bởi dịch chiết hạ khô thảo. Liên kết đặc hiệu và giá trị IC50 (trong ngoặc) đƣợc xác định với các mẫu  LPV081101 (d);  LPV081102 (e); ▼ LPV081103 (f). Hình 3.11. Ức chế liên kết F-AT II với thụ thể angiotensin II bởi dịch chiết hòe. Liên kết đặc hiệu và giá trị IC50 (trong ngoặc) đƣợc xác định với các mẫu  FSJ081101 (j);  FSJ081102 (k); ▼ FSJ081103 (l). Log [dịch chiết], µg/ml Log [dịch chiết], µg/ml