SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
HOÀNG CÔNG DŨNG
NGHIÊN CỨU
TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
Ở TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ
Thành phố Hồ Chí Minh 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
HOÀNG CÔNG DŨNG
NGHIÊN CỨU
TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
Ở TP. HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH : ĐỊA LÍ HỌC
Mã số : 62. 31. 95. 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Phạm Xuân Hậu
2. TS. Nguyễn Quý Thao
Thành phố Hồ Chí Minh 2012
LỜI CAM ĐOAN
Luận án là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, các trích dẫn trong
luận án là trung thực. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về các trích dẫn và nguồn tư
liệu
Tác giả luận án
NCS. Hoàng Công Dũng
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................ 9
MỤC LỤC ...................................................................................... 10
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................... 12
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU..................................................... 13
DANH MỤC BẢN ĐỒ .................................................................. 15
DANH MỤC BIỂU ĐỒ................................................................. 15
MỞ ĐẦU........................................................................................... 8
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................8
2. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn đề tài ......................................................9
3. Lịch sử nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp..................................10
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.................................................15
5. Những đóng góp chính của luận án.........................................................18
6. Cấu trúc luận án........................................................................................19
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TỒ CHỨC
LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP...................................................... 20
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................20
1.1.1. Các khái niệm tổ chức lãnh thổ (tổ chức không gian)................................20
1.1.2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp.....................................................................25
1.1.3. Các lí thuyết liên quan đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp..........................26
1.1.4. Các yêu cầu cơ bản của tổ chức lãnh thổ công nghiệp...............................32
1.1.5. Hệ thống phân vị tổ chức lãnh thổ công nghiệp .........................................33
1.1.6. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp...............42
1.1.7. Các chỉ tiêu đánh giá tổ chức lãnh thổ công nghiệp TP. Hồ Chí Minh......45
1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................50
1.2.1. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới ..................50
1.2.2. Ở Việt Nam.................................................................................................55
1.3. Hướng tiếp cận nghiên cứu TCLTCN TP. Hồ Chí Minh.................58
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG
NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................. 59
2.1. Khái quát về tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí
Minh................................................................................................................59
2.2. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến TCLTCN ở TP. Hồ Chí Minh...62
2.2.1. Vị trí địa lí...................................................................................................62
2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên ...............................................................................63
2.2.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội.......................................................................65
2.2.4. Đánh giá chung các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTCN ..............................77
2.3. Thực trạng tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh
.........................................................................................................................78
2.3.1. Khái quát thực trạng phát triển công nghiệp TP. Hồ Chí Minh .................78
2.3.2. Thực trạng phát triển các hình thức TCLTCN ở TP. Hồ Chí Minh ...........82
2.3.3. Đánh giá chung thực trạng TCLTCN TP. Hồ Chí Minh..........................126
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC
LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP Ở TP. HỒ CHÍ MINH............ 129
3.1. Những cơ sở chính để định hướng......................................................129
3.1.1. Bối cảnh ....................................................................................................129
3.1.2. Định hướng phát triển công nghiệp Việt Nam .........................................130
3.1.3. Định hướng phát triển KTXH của TP. HCM ...........................................132
3.2. Định hướng TCLTCN Ở TP. Hồ Chí Minh .....................................136
3.2.1. Định hướng chung ....................................................................................136
3.2.2. Định hướng cụ thể ....................................................................................140
3.3. Giải pháp...............................................................................................151
3.3.1. Các giải pháp vĩ mô ..................................................................................151
3.3.2. Các giải pháp vi mô ..................................................................................153
3.3.3. Đề xuất và kiến nghị.................................................................................156
KẾT LUẬN .................................................................................. 158
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ................. 160
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 161
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA : Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN
ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á
CCN : Cụm công nghiệp
CN : Công nghiệp
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CN TP. HCM : Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
CSHT : Cơ sở hạ tầng
CSSXCN : Cơ sở sản xuất công nghiệp
CVCNĐT : Công viên công nghiệp đô thị
CVPM : Công viên phần mềm
DCN : Dải công nghiệp
ĐCN : Điểm công nghiệp
ĐTH : Đô thị hoá
ĐTNN : Đầu tư Nhà nước
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA : Hiệp định thương mại tự do
GDP : Tổng thu nhập trong nước
GTSXCN : Giá trị sản xuất công nghiệp
GTSXCN TP. HCM: Giá trị sản xuất công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
HEPZA : Ban Quản lí các khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
IT : Công nghệ thông tin
KCN : Khu công nghiệp
KCNC : Khu công nghệ cao
KCX : Khu chế xuất
KKT : Khu kinh tế
KKTM : Khu kinh tế mở
KHCN : Khoa học công nghệ
KTXH : Kinh tế - xã hội
SXCN : Sản xuất công nghiệp
TCKG : Tổ chức không gian
TCKG KTXH : Tổ chức không gian kinh tế - xã hội
TCLT : Tổ chức lãnh thổ
TCLTCN : Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
TCLTCN TP. HCM: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
TCSXCN : Tổ chức sản xuất công nghiệp
TTCN : Trung tâm công nghiệp
TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
USD : Đô la Mĩ
VKTTĐPN : Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam
WTO : Tổ chức thương mại Thế giới
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1. Dân số, GDP của TP. HCM so với cả nước
Bảng 2.2. Cơ cấu, chỉ số phát triển khu vực II của TP. HCM và GDP
bình quân USD/người của TP.HCM, cả nước, thế giới (2000 – 2010)
Bảng 2.3. Dân số đô thị và tỉ lệ dân đô thị cả nước và 2 đô thị đặc biệt
Bảng 2.4. GDPCN trong GDP của TP. HCM giai đoạn 2000 – 2010
Bảng 2.5. Thu hút vốn đầu tư vào KCN, KCX qua các giai đoạn
Bảng 2.6. Tăng trưởng GTSXCN của TP. HCM, vùng KTTĐPN và cả nước
giai đoạn 2000 – 2010
Bảng 2.7. Tỉ trọng GTSXCN của TP. HCM, VKTTĐPN và cả nước
Bảng 2.8. Tốc độ tăng trưởng GTSXCN của TP. HCM, VKTTĐPN, cả nước
so với năm 2000 theo giá so sánh (%)
Bảng 2.9. Tỉ trọng GTSXCN của TP. HCM và một số địa phương so với
cả nước giai đoạn 2000 – 2010
Bảng 2.9a. GTSXCN bình quân đầu người của TP. HCM so với một số tỉnh
thành và cả nước
Bảng 2.10. GTSXCN khu vực ngoài Nhà nước phân theo lãmh thổ quận,
huyện
Bảng 2.11. Phân bố các CCN theo lãnh thổ ở TP.HCM
Bảng 2.12. Phân bố các KCN theo lãnh thổ ở TP.HCM (2010)
Bảng 2.13. Dự án, vốn đầu tư KCN, KCX tại TP. HCM
Bảng 2.14. Dự án đầu tư FDI vào TP. HCM còn hiệu lực
Bảng 2.15. Dự án, vốn đầu tư theo ngành, lao động tại KCN, KCX
Bảng 2.16. Quy mô vốn FDI bình quân/1 dự án đang hoạt động trong KCN,
KCX tính đến 31/3/ 2011
Bảng 2.17. Trình độ lao động các KCN, KCX ở TP. HCM
Bảng 2.18. Kim ngạch xuất khẩu của KCN, KCX so với toàn Thành phố
Bảng 2.19. Đóng góp ngân sách của KCN, KCX
Bảng 2.20 Tỉ trọng GTSXCN các ngành chủ lực của TP.HCM
Bảng 2.21. Thay đổi thứ hạng, cơ cấu ngành CN chủ lực của TP. HCM
Bảng 2.22. Lao động các ngành chủ lực ở TP. HCM 2000 - 2010
Bảng 2.23. Một số chỉ tiêu về CN của TP. HCM
Bảng 2.24. Bình quân GDPCN /lao động CN của TP. HCM
Bảng 2.25. Cơ cấu GTSXCN ngoài Nhà nước của các quận, huyện
Bảng 2.26. GTSXCN và tốc độ phát triển CN theo thành phần kinh tế
của TP. HCM (theo giá so sánh 1994)
Bảng 2.27. Các chỉ số về lao động SXCN, GTSXCN của TP. HCM phân
theo thành phần kinh tế
Bảng 2.28. Sự thay đổi tỉ trọng GTSXCN phân theo thành phần kinh tế
của TP.HCM giai đoạn 1995 – 2010
Bảng 3.1.Dự kiến chỉ tiêu chung các phương án TCLT của CN TP. HCM
Bảng 3.2. Dự báo nhu cầu và cơ cấu vốn đầu tư của TP. HCM đến 2025
Bảng 3.3. Các CCN, KCN đang hoạt động đề nghị giữ lại
DANH MỤC BẢN ĐỒ
1. Một số khu công nghiệp Việt Nam
2. Phân bố dân cư và mật độ dân số TP. Hồ Chí Minh
4. Công nghiệp TP. HCM năm 2000
5. Hiện trang TCLTCN TP. HCM năm 2010
6. Định hướng TCLTCN TP HCM năm 2020
7. Định hướng TCLTCN khu trung tâm vùng TP.HCM năm 2025
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
1. Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ dân số TP. Hồ Chí Minh so với cả nước
2. Biểu đồ 2.2. Tỉ lệ GDP TP. Hồ Chí Minh so với cả nước
3. Biểu đồ 2.3. GTSXCN của TP.HCM so với cả nước
4. Biểu đồ 2.4. Cơ cấu dự án đầu tư FDI công nghiệp ở TP.HCM
5. Biểu đồ 2.5. Quy mô vốn FDI của các dự án trong KCN
6. Biểu đồ 2.6. Tỉ trọng vốn các dự án FDI theo ngành trong KCN
7. Biểu đồ 2.7. Tỉ trọng CN trong cơ cấu GDP TP. HCM (2000 – 2010)
8. Biểu đồ 2.8. Tốc độ tăng trưởng GTSXCN của TP.HCM (2000 – 2010)
Biểu đồ 2.9. Cơ cấu GTSXCN các ngành chủ lực của TP. HCM
9. Biểu đồ 2.10. GTSXCN và tốc độ tăng trưởng của các thành
phần kinh tế ở TP. Hồ Chí Minh
10.Biểu đồ 2.11. Cơ cấu lao động CN theo thành phần kinh tế
11.Biểu đồ 3.1. Cơ cấu GDP năm 2010 và 2020
12.Biểu đố 3.2. Hiện trạng và dự báo GDPCN/ LĐ ở TP. HCM
13.Biểu đố 3.3. Hiện trạng và dự báo GDPCN củaTP. HCM
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp là ngành kinh tế động lực trong quá trình công nghiệp hoá –
hiện đại hoá (CNH – HĐH) đất nước, CN giữ vai trò thúc đẩy sự phát triển nền kinh
tế – xã hội đối với mỗi quốc gia. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp (TCLTCN) một
cách khoa học sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển không chỉ ngành CN mà còn thúc
đẩy nhanh nền kinh tế – xã hội của đất nước. Việt Nam là một quốc gia đang tiến
hành CNH - HĐH từng bước đưa nước ta vượt qua giai đoạn có thu nhập trung bình
thấp1
, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại, có thu nhập theo giá thực tế 3000 USD/người [15, tr.103]. CN Việt Nam nói
chung và CN TP. HCM nói riêng đang phát triển với tốc độ khá cao liên tục nhiều
năm, nhưng chủ yếu phát triển theo chiều rộng nên giá trị gia tăng thấp, năng suất
lao động thấp, tính cạnh tranh yếu.
TP. HCM là TTCN lớn nhất cả nước, cơ bản phát huy được các điều kiện
thuận lợi đặc biệt về vị trí địa lí, nguồn lực kinh tế xã hội,… nên đã có nhiều đóng
góp tích cực vào sự nghiệp CNH – HĐH. Công nghiệp TP. HCM chiếm vị trí đặc
biệt quan trọng trong VKTTĐPN và cả nước. Năm 1991, ở TP. HCM xuất hiện
hình thức TCLTCN mới, đó là KCX Tân Thuận.
Đến năm 2010, TP. HCM đã có các hình thức TCLTCN như KCN, KCX,
KCNC và CVPM; ngoài KCN tập trung còn có 30 CCN được xác định, quy hoạch
và số lượng CSSXCN lên đến 56 959 cơ sở. GTSXCN chiếm 20,12% cả nước,
GDP bình quân mỗi lao động CN đạt 6581 USD. Tuy vậy, trong 10 năm từ 2000
đến 2010, CN TP. HCM vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, có xu hướng giảm
tốc độ tăng trưởng, giảm tỉ trọng và giảm GTSXCN bình quân đầu người so với cả
nước cũng như so với một số địa phương khác. Cơ cấu GTSXCN theo ngành của
TP. HCM chuyển dịch chậm, cơ cấu CN theo thành phần kinh tế tuy chuyển dịch rất
nhanh nhưng chủ yếu là quy mô nhỏ, cực nhỏ với những hạn chế lớn về vốn, kĩ
1
Theo WB công bố năm 2009 phân loại nước có thu nhập USD/người/năm như sau: thu nhập thấp ≤ 935;
trung bình thấp 936 – 3705; trung bình cao 3706 – 11455; thu nhập cao ≥ 11456.
thuật, máy móc thiết bị và quản lí,… dẫn đến năng suất lao động thấp, giá trị gia
tăng thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, tính cạnh tranh trên thương trường yếu,…
Đặc biệt các ngành công nghệ cao phát triển rất chậm, nhiều cơ sở công nghiệp của
TP. HCM còn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng; phát triển công nghiệp chưa gắn
chặt với xử lí chất thải đúng theo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường; việc phân bố và đầu
tư CN vẫn còn những vấn đề bất cập về cơ cấu, chưa ổn định, chuyển đổi mô hình
tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu chậm chạp. Để CN TP. HCM khắc phục
những tồn tại hạn chế, vượt qua thách thức tụt hậu, phát triển nhanh, đúng hướng,
phát huy hết mọi nguồn lực, đem lại hiệu quả cao về KTXH và môi trường thì nhất
thiết phải nghiên cứu và TCLTCN một cách khoa học, để góp phần cho CN TP.
HCM thực sự vừa khắc phục những tồn tại, hạn chế, vừa thực hiện đi trước, đón
đầu, phát triển đúng quy luật trong thời đại toàn cầu hoá.
Đặc biệt, sau khi nước ta gia nhập WTO (1/2007), xuất hiện rất nhiều cơ hội
và thách thức rất to lớn trong SXCN, đòi hỏi chúng ta phải làm như thế nào để vượt
lên, hội nhập sâu rộng và đạt tốc độ tăng trưởng cao trong CN gắn liền với phát
triển bền vững? Một trong những mấu chốt góp phần phát huy tổng hợp sức mạnh
của mọi nguồn lực, đó chính là TCLTCN một cách khoa học.
Đề tài luận án “Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TP. Hồ Chí
Minh” nhằm góp phần TCLTCN khoa học, hiện đại, đúng định hướng, đạt hiệu quả
cao, trên cơ sở tái cấu trúc, phân bố, sắp xếp các ngành CN hiện có hợp lí, phát triển
nhanh các ngành ưu tiên có giá trị gia tăng cao, đổi mới mô hình tăng trưởng theo
chiều sâu, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả KTXH và môi trường; đưa CN
TP. HCM phát triển nhanh, hiện đại, bền vững trong tiến trình hội nhập sâu rộng.
2. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn đề tài
2.1. Mục đích
Trên cơ sở tổng quan có chọn lọc về lí luận và thực tiễn TCLTCN, nghiên
cứu, đánh giá thực trạng và hiệu quả TCLTCN ở TP. HCM, phát hiện những hạn
chế, bất cập trong TCLTCN trong giai đoạn 2000 – 2010; qua đó, đề xuất định
hướng, giải pháp TCLTCN ở TP. HCM thích hợp với thực tiễn và xu thế thời đại.
2.2. Nhiệm vụ
– Đúc kết lí luận và thực tiễn về TCLTCN, đề xuất vận dụng sáng tạo vào
thực tiễn TCLTCN, nhất là hệ thống KCN tập trung ở TP. HCM.
– Phân tích, đánh giá các nhân tố chính ảnh hưởng đến TCLTCN ở TP.HCM.
– Phân tích thực trạng TCLTCN trên địa bàn TP. HCM.
– Đề xuất định hướng, giải pháp TCLTCN, khắc phục những bất cập, hạn
chế, phát huy cao độ mọi nguồn lực trong và ngoài nước, nhằm đạt hiệu quả cao
nhất về mặt kinh tế, xã hội, môi trường và phát triển bền vững.
2.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
– Về nội dung:
+ Phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng đến TCLTCN ở TP. Hồ Chí Minh.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng TCLTCN trên địa bàn TP. HCM, trong đó
chủ yếu là KCN tập trung và tổng thể trung tâm công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
+ Trên cơ sở thực trạng, đề xuất định hướng, giải pháp thích hợp với
TCLTCN ở TP. HCM, trong đó chủ yếu đi sâu hơn đối với tổ chức lãnh thổ KCN.
– Về không gian:
Lãnh thổ công nghiệp TP. HCM, có liên hệ đến vùng TP. HCM tương lai.
– Thời gian :
Chủ yếu giai đoạn 2000 – 2010, định hướng, giải pháp đến năm 2020 – 2025.
3. Lịch sử nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp
3.1. Lịch sử nghiên cứu
– Trên thế giới:
Trên thế giới, có rất nhiều công trình nghiên cứu về TCLT (hay còn gọi tổ
chức không gian), tên gọi các hình thức TCLT cũng còn chưa thống nhất.
Ở Liên xô trước đây, nhiều học giả Xô viết đã sớm nghiên cứu TCLT. Từ
thập niên 20 của thế kỉ XX, các nghiên cứu và ứng dụng mô hình “lãnh thổ CN
phức hợp” nhằm sử dụng tối ưu hoá nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động đã
dần được triển khai sâu rộng trong nền kinh tế kế hoạch hoá; từ giữa thế kỉ 20, nổi
bật là lí thuyết “Chu trình năng lượng sản xuất” của N.N. Koloxopxki (1947), lí
thuyết “Phân công lao động theo địa lí” của N.N. Baranxki,…được ứng dụng và có
ảnh hưởng tích cực trong TCLT kinh tế và TCLTCN. Trong nghiên cứu TCLT, các
nhà khoa học Xô viết dùng thuật ngữ lãnh thổ “Territory”.
Ở châu Âu, việc nghiên cứu TCLT cũng đã được quan tâm từ lâu, đặc biệt
phát triển nhanh từ nửa sau thế kỉ 20 và đã trở thành một khoa học quản lí lãnh thổ
có hiệu quả. Có thể nói, từ các cơ sở lí thuyết kinh tế như lí thuyết “Bàn tay vô
hình” của Adam Smith và lí thuyết “Quy luật lợi thế so sánh” của David Ricardo
đến các công trình nghiên cứu của J.Tuynen (1826), của Alfred Weber (1909) đưa
ra “lí thuyết định vị CN” nhằm cực tiểu hoá chi phí và cực đại hoá lợi nhuận; “Lí
thuyết điểm trung tâm” của W. Christaller (1933), lí thuyết “Cực tăng trưởng” của
Françoi Perroux (1949),... đã hình thành các cơ sở lí thuyết và được vận dụng rộng
rãi vào thực tiễn ở nhiều nước phương Tây và Hoa Kì. Trong nghiên cứu TCLT, các
học giả phương Tây đã dùng thuật ngữ không gian “Space”.
Hai thuật ngữ “Space” và “Territory” tuy có khác nhau về từ ngữ, nhưng cả
hai đều hàm chứa nội dung không gian và lãnh thổ. Vì vậy, trong nghiên cứu TCLT,
người ta thường sử dụng hai thuật ngữ này tương đương. Tuy nhiên, TCLT hiện đại
đang ngày càng thể hiện đậm nét thuật ngữ “Space”.
Trong nghiên cứu, các khái niệm về tổ chức không gian và tổ chức không
gian kinh tế, có nhiều tác giả đưa ra các khái niệm khác nhau như J.R.Boudeville đã
đưa ra định nghĩa : “Không gian kinh tế vừa là không gian địa lí, vừa là không gian
toán học… là sự áp dụng toán học vào không gian địa lí, là sự phân bố, liên hệ kĩ
thuật và mối quan hệ ứng xử giữa người sản xuất với người tiêu thụ”. Theo
R.L.Morill : “Tổ chức không gian là kinh nghiệm của con người sử dụng không
gian Trái Đất”. Nhìn chung các tác giả phương Tây đã đưa ra khái niệm chung nhất
về TCKG kinh tế hay nói cách khác là TCLT kinh tế, trong đó có TCLTCN và chủ
yếu là tìm cách để sử dụng lãnh thổ đó một cách có hiệu quả cao nhất.
– Ở Việt Nam:
Nửa đầu thế kỉ XX đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu lí luận và thực
tiễn về tổ chức lãnh thổ. Từ sau ngày hoà bình lập lại, nhất là từ sau thập niên 70 đã
có nhiều nhà khoa học như GS. Lê Bá Thảo, GS.TS. Trần Đình Gián, GS.TS. Lê
Thông, GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh, GS.TS. Ngô Doãn Vịnh, PGS.TS. Đặng Văn
Phan, PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ, PGS.TS. Nguyễn Kim Hồng, PGS. TS. Phạm
Xuân Hậu… và nhiều luận án Tiến sĩ nghiên cứu các vần đề liên quan đến TCLT
kinh tế – xã hội và TCLTCN.
Việc nghiên cứu TCLTCN ở nước ta đã được quan tâm khi các nhà khoa học
bắt đầu nghiên cứu vấn đề phân vùng, quy hoạch, phân bố lực lượng sản xuất, tiêu
biểu là công trình “Tổng sơ đồ phát triển và phân bố công nghiệp” (1994).
Từ những năm 80 của thế kỉ XX đã có nhiều công trình nghiên cứu tổ chức
không gian KTXH nhằm mục đích phân vùng KTXH Việt Nam. Các vấn đề liên
quan đến TCKG KTXH đã được đưa vào giảng dạy ở nhiều trường đại học ở nước
ta và thu hút nhiều đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học nổi tiếng và các nghiên
cứu sinh. Các công trình tiêu biểu của các nhà khoa học như:
Cố GS. Lê Bá Thảo, 1992, Tổ chức lãnh thổ Đồng bằng sông Hồng và các
tuyến trọng điểm, đến năm 1996 GS. Lê Bá Thảo tiếp tục nghiên cứu Cơ sở khoa
học của việc TCLT Việt Nam. Qua các công trình nghiên cứu của minh GS. Lê Bá
Thảo đã phân tích thực trạng phân bố không gian CN Việt Nam, thông qua việc so
sánh với lí thuyết, giáo sư chỉ ra tính hợp lí và bất hợp lí; từ đó, đưa ra các điều kiện
và khả năng phân bố CN, dự báo sự phát triển một số ngành CN Việt Nam.
. PGS. Văn Thái năm 1995 đã “Nghiên cứu đánh giá toàn bộ KCX ở Việt Nam”;
công trình “Nghiên cứu sự hình thành và phát triển các KCN tập trung ở Việt Nam”
của Lê Văn Ninh,… Các tác giả đã phân tích cơ sở khoa học trong việc hình thành
và phát triển các KCN, KCX, cũng như việc quy hoạch KCN.
GS. TS Lê Thông và PGS. TS Nguyễn Minh Tuệ, năm 2000 đã viết cuốn
“Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam”, trình bày cơ sở lí thuyết và thực tiễn về
TCLTCN [52].
Ngày nay, tổ chức lãnh thổ KTXH nói chung và TCLTCN nói riêng ở nước
ta đặc biệt được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng hơn bao giờ hết.
3.2. Các công trình và lí thuyết liên quan đến tổ chức lãnh thổ
– Trên thế giới:
Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra các lí thuyết về TCLT
(TCKG). Trong đó, một số quan điểm chủ yếu dựa vào các nhân tố khách quan gắn
liền với cơ cấu nguồn nội lực lẫn ngoại lực của từng vùng, từng quốc gia và đặc
điểm kinh tế – kĩ thuật cụ thể của từng ngành công nghiệp; những quan điểm còn lại
đặt nền tảng vào hành vi của các nhà đầu tư, của chủ doanh nghiệp. Các lí thuyết về
phân bố công nghiệp tối ưu đầu tiên được nghiên cứu do Alfred Weber (1909) đưa
ra, sau đó được các tác giả Greenhut (1956) và Adam Smith (1981) cải thiện. Lí
thuyết vị trí phân bố công nghiệp tối ưu quan tâm đến hai yếu tố đầu vào và đầu ra;
còn lí thuyết hành vi do O’Kelly (1989) và Adam Smith (1995) đưa ra, phân tích cơ
cấu của đơn vị có nhu cầu lựa chọn địa điểm đầu tư và tạo ra những liên kết. Mỗi lí
thuyết đều có cơ sở riêng, có giá trị nhất định trong điều kiện hoàn cảnh đương thời;
song dường như chưa có lí thuyết nào cân nhắc đầy đủ đúng nghĩa yếu tố vận động
theo thời gian – mà trong đó khoa học – công nghệ phát triển như vũ bão – làm lu
mờ và thay thế nhanh cái cũ, làm xuất hiện và tăng nhanh cái mới hầu khắp trong
các ngành CN. Đó là một đặc trưng mới hiện đại trong TCLTCN ngày nay.
– Ở Việt Nam:
Ở nước ta nói chung và TP. HCM nói riêng, vấn đề nghiên cứu TCLTCN đã
được nhiều nhà khoa học cũng như các nhà quản lí quan tâm nghiên cứu ở các góc
độ khác nhau, ví dụ một số công trình nghiên cứu và văn bản sau đây:
– Bản báo cáo tổng hợp “Định hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành
kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” tháng 4/2004, chủ nhiệm đề tài là TS.
Trần Du Lịch, PGS.TS Đặng Văn Phan [20], đề tài này đã phân tích hiện trạng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế VKTTĐPN, đánh giá vấn đề tồn tại phát triển kinh tế
của vùng, đồng thời đánh giá KCN, KCX trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
– Kỉ yếu KCN, KCX Việt Nam 2002 – NXB. TP. HCM. Kỉ yếu hội nghị –
hội thảo quốc gia:15 năm xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam (1991
– 2006). Trong các báo cáo đã trình bày những thành tựu và hạn chế của các KCN,
KCX ở nước ta.
– HEPZA – Ban quản lí các KCX và công nghiệp TP. HCM đã cho ra kỉ yếu
“10 năm phát triển và quản lí các KCX và công nghiệp TP. HCM 1992 - 2002”.
Giới thiệu các KCN, KCX, KCNC trên địa bàn TP HCM. Trang Web HEPZA
thường xuyên giới thiệu, đưa tin hoạt động của các KCN [89] và báo cáo của
HEPZA năm 2011,...
– Năm 2004, TS. Trần Du Lịch đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Các KCN tập
trung, các CCN trên địa bàn TP. HCM, thực trạng và kiến nghị điều chỉnh” [19].
Nội dung đề tài liên quan đến các vấn đề quan tâm là : đề nghị chuyển đổi một số
KCN thành CCN (như KCN Phú Mỹ, Tân Quy, Bắc Thủ Đức, Phong Phú, Đông
Thạnh, Phú Hữu). Hướng phân bố một số ngành gây ô nhiễm độc hại như hoá chất,
cao su được đề nghị di dời và phát triển về phía đông nam (ở phía hạ lưu sông Sài
Gòn – như ở KCN Hiệp Phước).
– Ngày 1/11/2004, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển CN
TP. HCM đến năm 2010, có tính đến năm 2020”. Trong đó có nhiều chỉ tiêu quan
trọng như GTSXCN so với cả nước (năm 2010 : 29,1%, năm 2020 : 30,1%), GDP
bình quân đầu người so với cả nước: năm 2010 gấp 3,9 lần, năm 2020 gấp 4,2 lần,
lao động CN của Thành phố năm 2010 : 1,2 triệu, năm 2020 : 1,55 triệu người.
- Đến ngày 6/01/2010, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định Phê duyệt điều
chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025. [63].
Trong đó đề cập đến các vấn đề điều chỉnh quy hoạch KTXH và quy hoạch phát
triển công nghiệp.
Ở Việt Nam đã có các hình thức TCLTCN : điểm CN, CCN, KCN, KCX,
KCNC, CVPM, TTCN, dải CN, vùng CN.
Ở TP. HCM đã có các hình thức TCLTCN : ĐCN, CCN, KCN, KCX,
KCNC, CVPM, TTCN.
Về TCLTCN, chưa có công trình chuyên biệt nào mang tên “Nghiên cứu
TCLTCN ở TP. HCM”. Tuy nhiên, đã có các công trình nghiên cứu liên quan như
đề cập ở phần trên, cùng với quan điểm của các nhà khoa học về TCLT nói chung
và TCLTCN nói riêng là các tư liệu quý giá để tác giả có thể tiếp tục nghiên cứu đề
tài này một cách sâu sắc hơn.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã cố gắng thu thập tổng hợp tài liệu về
công nghiệp, về các tư liệu liên quan và tiến hành khảo sát thực địa tại các ĐCN,
CCN, KCN, KCX, KCNC, CVPM và TTCN. Trên cơ sở đó, xử lí số liệu, phân tích,
đánh giá thực trạng TCLTCN TP. HCM, nhằm đưa ra những nhận định, định hướng
TCLTCN TP. HCM có cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, phù hợp với bối cảnh và xu
thế nền công nghiệp thế giới, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội và
môi trường. Tuy nhiên, với khuôn khổ của một luận án và thời gian có hạn nên khó
tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả luận án rất mong nhận được các ý kiến
đóng góp chân thành của các Nhà khoa học, quý Thầy, Cô và quý độc giả để đề tài
hoàn thiện hơn.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Các sự vật và hiện tượng địa lí tồn tại và phát triển trong không gian và tác
động tương tác lẫn nhau trong những mối quan hệ tổng hợp đa chiều tạo nên sự
phân hoá trong không gian các lãnh thổ công nghiệp. Do vậy, khi nghiên cứu lãnh
thổ công nghiệp TP. HCM, cần phải đánh giá tổng hợp vai trò của các yếu tố tự
nhiên, kinh tế – xã hội trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Mặt khác, cần chú ý
đến nhóm nhân tố chủ lực (lợi thế vị trí, lao động, cơ sở hạ tầng, KHCN, môi
trường đầu tư, toàn cầu hoá, nhu cầu thị trường) ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển
sản xuất công nghiệp TP. HCM, nhằm đưa ra định hướng phát triển và phân bố
công nghiệp TP. HCM một cách hợp lí, hiệu quả để phát huy cao độ các lợi thế so
sánh của TP. HCM. Hơn nữa, khi nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp, chính là
nghiên cứu sự kết hợp giữa các ngành khác nhau trên một lãnh thổ, do đó phải đứng
trên quan điểm tổng hợp lãnh thổ để phân tích đánh giá và xây dựng tổ chức lãnh
thổ công nghiệp hiện tại, tương lai một cách đúng đắn, khoa học, phù hợp với các
nguồn lực và xu thế thời đại.
4.1.2. Quan điểm hệ thống
Công nghiệp là một hệ thống nhiều ngành, tổ chức lãnh thổ công nghiệp bao
gồm cơ cấu và phân bố các ngành công nghiệp và các kết hợp sản xuất lãnh thổ, hệ
thống các mối liên kết không gian của các ngành và các kết hợp sản xuất lãnh thổ và
khả năng điều khiển của các hệ thống trong không gian các ngành. Vì thế, khi
nghiên cứu đề tài Tổ chức lãnh thổ công nghiệp TP. HCM cần phải chú ý đến quan
điểm hệ thống.
4.1.3. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Quá trình hình thành, phát triển TCLTCN ở TP. HCM có sự biến đổi rõ nét
qua từng giai đoạn lịch sử, gắn với phát triển KTXH của đất nước nói chung và TP.
HCM nói riêng. Trong quá trình đổi mới đường lối phát triển KTXH, sự hợp tác
kinh tế quốc tế và khu vực ảnh hưởng rất lớn đến TCLTCN cả nước và TP. HCM.
Do vậy, khi nghiên cứu TCLTCN ở TP. HCM cần phải chú ý phân tích, đánh
giá tình hình phát triển và phân bố CN trong bối cảnh lịch sử nhất định. Đặc biệt
cần chú ý đến các mốc lịch sử quan trọng như thời kì đổi mới KTXH, thời điểm
Nhà nước ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, thời điểm Việt Nam gia nhập ASEAN,
WTO, lộ trình thực hiện các cam kết FTA, WTO.
Mặt khác, quan điểm viễn cảnh cũng được đặc biệt quan tâm với thuật ngữ
“tầm nhìn” như quy hoạch đến năm 2020, 2025 và tầm nhìn xa hơn liên quan rất
mật thiết với xu thế của thời đại.
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Sự phát triển và phân bố CN có những ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, tài
nguyên: cạn kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường sinh
thái, biến đổi khí hậu. Trong quá trình phát triển sản xuất CN và đô thị hoá, nhất là
giai đoạn đầu, công nghiệp thường phát triển và phân bố tự phát, thiếu sự tổ chức,
quản lí, thiếu quy hoạch chính xác. Do đó, tình trạng TCLTSX không hợp lí như bố
trí các CSSXCN gây ô nhiễm môi trường phân bố trong khu dân cư, hoặc các
CSSXCN bố trí gần nhau nhưng không tạo được mối liên hệ về mặt kinh tế, kĩ
thuật, mà ngược lại gây cản trở cho nhau trong sản xuất như làm giảm chất lượng
sản phẩm, gây ách tắc giao thông,...
Vì vậy, TCLTCN ở TP. HCM cần phải chú ý quán triệt quan điểm phát triển
bền vững xuyên suốt từ khi lập các phương án quy hoạch, phát triển, phân bố các
KCN, CCN, các xí nghiệp CN sao cho vừa đảm bảo hiệu quả phát triển KTXH, vừa
bảo vệ môi trường sinh thái, không phương hại đến các thế hệ tương lai.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thống kê
TCLTCN là vấn đề rất rộng, do vậy khi nghiên cứu cần phải dựa vào khối
lượng các nguồn tư liệu rất lớn, từ số liệu thống kê trong Niên giám Thống kê của
Tổng cục Thống kê Việt Nam, Cục Thống kê TP. HCM, Viện kinh tế TP. HCM, các
số liệu của các KCN, KCX, Sở CN TP. HCM, của Viện Quy hoạch Đô thị, Sở Tài
nguyên Môi trường, Niên giám Thống kê của các quận huyện TP. HCM,… Trên cơ
sở thống kê, tác giả lựa chọn tư liệu, xử lí số liệu, phục vụ việc nghiên cứu đề tài
luận án.
4.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh
Dựa trên cơ sở các nguồn tư liệu thu thập được, tác giả đã xử lí, sắp xếp,
phân loại và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Tác
giả so sánh lợi thế của TTCN, KCN, KCX TP. HCM, xác định hướng tổ chức lãnh
thổ công nghiệp TP. HCM. Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của lãnh
thổ CN TP. HCM, từ đó đưa ra định hướng TCLTCN ở TP. HCM.
Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng các số liệu của các cơ quan ban ngành trong
cả nước về thống kê KTXH, về TCLTCN trong nước để phân tích, so sánh.
4.2.3. Phương pháp thực địa
Phương pháp thực địa là phương pháp đặc trưng của Địa lí học, giúp tác giả
xác định được thực tế phân bố và phát triển TCLTCN ở TP. HCM, khẳng định mức
độ tin cậy của các tài liệu, số liệu. Tác giả tiến hành thực địa, nghiên cứu các ĐCN,
CCN, KCN, KCX, KCNC, CVPM và TTCN TP. HCM, tìm hiểu những thành công
và thách thức đối với TCLTCN, nhằm góp phần đưa ra những định hướng, giải
pháp có cơ sở.
Ngoài ra, tác giả cũng tham khảo ý kiến của các chuyên gia: các nhà khoa
học, các nhà quản lí về vấn đề TCLTCN ở TP. HCM nói riêng và TCLTCN nói
chung để có sự phân tích đa chiều. Tác giả đi thực địa, tìm hiểu các KCN về những
tác động của các xí nghiệp CN đối với KTXH và môi trường.
4.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Bản đồ và biểu đồ vừa là nguồn tư liệu quý để tác giả nghiên cứu, đồng thời
là phương tiện để tác giả trình bày công trình nghiên cứu của mình, vận dụng đưa
kết quả nghiên cứu vào các bản đồ thể hiện TCLTCN ở TP. HCM từ hiện trạng đến
định hướng.
4.2.5. Phương pháp dự báo
Trên cơ sở nghiên cứu quá trình tổ chức, phân bố sản xuất công nghiệp trong
quá khứ, hiện tại; Nghị định 92 của Thủ tướng Chính phủ năm 2006 [62], Quyết
định Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP. HCM đến năm 2025 [63]
và bối cảnh, xu thế phát triển CN của thế giới, xu thế toàn cầu hoá, ảnh hưởng của
khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, từ đó đưa ra các dự báo phương án phát
triển. Phương pháp dự báo dựa trên nguồn lực và thực trạng, phân bố CN chủ yếu từ
năm 2000 đến năm 2010 để định hướng TCLTCN đến năm 2020, 2025.
4.2.6. Phương pháp hệ thống thông tin địa lí (GIS)
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng hệ thống thông tin địa lí
(GIS) phân tích xử lí các thông tin về lãnh thổ công nghiệp, thiết lập các bản đồ
hiện trạng TCLTCN năm 2010, định hướng TCLTCN 2020, khu trung tâm vùng
TP. HCM năm 2025.
5. Những đóng góp chính của luận án
- Đúc kết có chọn lọc cơ sở lí luận và thực tiễn về TCLTCN ở các nước trên thế
giới và Việt Nam để áp dụng vào thực tế nghiên cứu TCLTCN ở một địa phương.
- Đánh giá khách quan, khoa học những nhân tố tác động, những tồn tại, hạn
chế, bất cập, những yêu cầu và thách thức trong quá trình TCLTCN ở TP. HCM.
- Đề xuất định hướng, giải pháp TCLTCN ở TP. HCM thích hợp với thực tiễn,
nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng CN, hiện đại hoá và phát triển bền vững.
- Đề xuất mô hình Công viên công nghiệp đô thị (sạch, xanh, hiện đại, bền vững)
phù hợp với quy luật phát triển và phù hợp xu thế thời đại.
- Luận án là tài liệu thiết thực giúp cho việc tham khảo trong nghiên cứu và
giảng dạy, đặc biệt giúp cho các nhà quản lí địa phương, các ngành có thêm cơ sở
để ra các quyết định chính xác về TCLTCN nói riêng và TCLTKT nói chung của
địa phương.
6. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận án gồm 3 chương :
Chương 1 : Cơ sở lí luận và thực tiễn tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Chương 2 : Thực trạng tổ chức lãnh thổ công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Chương 3 : Định hướng và giải pháp tổ chức lãnh thổ công nghiệp TP. Hồ Chí
Minh
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TỒ CHỨC
LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Các khái niệm tổ chức lãnh thổ (tổ chức không gian)
1.1.1.1. Khái niệm không gian
Các Mác đã khẳng định: ‘‘Với trình độ phát triển nhất định của năng suất
lao động bao giờ cũng cần một không gian nào đó’’.
Theo từ điển Địa lí của Oxford Universiry Press, 1997, không gian (space)
là phạm vi của một vùng hay một khu vực thường được thể hiện dưới dạng bề mặt
Trái Đất. Các mối quan hệ không gian giữ vị trí trung tâm trong Địa lí học. Tuy
nhiên, ở đây cần phân biệt hai khái niệm không gian tuyệt đối và không gian tương
đối.
Không gian tuyệt đối là một không gian tuyệt đối khách quan. Không gian
tương đối là một không gian nhận thức bởi con người hay xã hội có liên quan tới
các mối liên hệ giữa những đối tượng và khuynh hướng của đối tượng đó [38].
Thuật ngữ lãnh thổ : “Territory” là thuật ngữ mà trường phái các nhà khoa
học Xô Viết thường dùng trong TCLT. Ở nước ta, lãnh thổ cũng được hiểu theo
nghĩa không gian bao gồm : vùng đất, vùng trời, vùng biển và vùng dưới lòng đất.
Do vậy, tổ chức lãnh thổ ở đây bao hàm nghĩa không gian. TCLTCN là một bộ
phận của quy hoạch tổng thể về tổ chức không gian kinh tế – xã hội được cụ thể
hoá.
1.1.1.2. Tổ chức không gian kinh tế – xã hội
• Nhận thức về tổ chức lãnh thổ KTXH
Theo quan điểm của các nhà Địa lí phương Tây: TCLT (TCKGKTXH) được
coi là sự lựa chọn về nghệ thuật sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn nhằm tìm kiếm
một tỉ lệ, quan hệ hợp lí về sự phát triển KTXH giữa các ngành trong một vùng lớn
hoặc giữa các vùng trong cùng một quốc gia có xét đến mối quan hệ giữa các quốc
gia để tạo nên giá trị mới.
Theo quan điểm của các nhà Địa lí Xô viết: TCLT KTXH là sự sắp xếp, bố
trí và phối hợp các đối tượng có ảnh hưởng lẫn nhau, có mối liên hệ qua lại giữa các
hệ thống sản xuất, hệ thống dân cư nhằm sử dụng hợp lí các nguồn lực để đạt hiệu
quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường.
Tổ chức lãnh thổ được hiểu là toàn bộ quá trình hoạt động của con người
nhằm phân bố các cơ sơ sản suất và dịch vụ, phân bố dân cư, sử dụng tự nhiên có
liên quan đến các mối liên hệ, quan hệ, các phụ thuộc lẫn nhau của chúng. Các hoạt
động này phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và trên cơ sở các quy
luật kinh tế hoạt động trong hình thái xã hội tương ứng. Mục tiêu cơ bản của nền
kinh tế là đạt đến cơ cấu sản xuất năng động hợp lí, phát triển bền vững của đất
nước hay từng vùng cụ thể. Tổ chức lãnh thổ cũng nhằm phát triển tổng hợp, có
hiệu quả cao cho nền sản xuất, sử dụng hợp lí các nguồn lực tài nguyên, nâng cao
thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân. Như vậy, tổ chức lãnh thổ KTXH góp
phần vào mục đích phát triển kinh tế bền vững.
Tổ chức lãnh thổ KTXH còn được hiểu như sự kết hợp của các cấu trúc lãnh
thổ đang hoạt động : cấu trúc lãnh thổ quần cư, cấu trúc không gian xã hội, cấu trúc
không gian sản xuất,… Tổ chức lãnh thổ (không gian) chính là hướng tới quy luật
phát triển khách quan trên con đường phát triển tối ưu của một lãnh thổ [38], [56].
• Không gian KTXH
Không gian kinh tế – xã hội là một bộ phận lãnh thổ có khả năng cung cấp
các nguồn lực phát triển, chứa đựng các hoạt động KTXH thông qua những quan hệ
phân bố, những liên kết kinh tế liên ngành, liên vùng và quốc tế. Dưới góc độ tổ
chức không gian, người ta thường xem không gian KTXH là một trường lực với 3
thành phần sau đây:
+ Trung tâm KTXH (còn gọi là cực hay nút phát triển): là nơi có nhiều
nguồn lực thuận lợi, tập trung dân cư đông đúc, các hoạt động công nghiệp chế biến
và dịch vụ phát triển hơn cả. Đây là bộ phận tạo ra các lực liên kết kinh tế – xã hội,
hay còn được gọi là bộ phận tạo lực.
+ Hành lang phát triển: là nơi diễn ra các dòng liên kết kinh tế – xã hội giữa
các trung tâm. Thực chất đây chính là mạng lưới hạ tầng, bao gồm : đường sá, bến
bãi, điện, thông tin liên lạc thông qua hành lang, sức phát triển từ trung tâm sẽ dẫn
truyền ra các bề mặt, hành lang phát triển đi đến đâu, ở đó sẽ có sự phát triển.
+ Bề mặt: là những “vùng trống” của không gian kinh tế – xã hội, nơi dân cư
thưa thớt, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp hoặc công nghiệp khai thác đơn thuần. Bề
mặt là bộ phận chịu tác động bởi các lực từ trung tâm thông qua hành lang, những
nơi nào gần trung tâm và hành lang thì sẽ có trình độ phát triển cao hơn; càng xa
trung tâm, xa hành lang thì càng kém phát triển. Nơi nào sức ảnh hưởng của trung
tâm trở nên không đáng kể thì nơi đó chính là ranh giới của bề mặt.
o Vùng phân cực
Vùng phân cực là một không gian không đồng nhất, các bộ phận khác nhau
của nó có tính chất bổ sung lẫn nhau và duy trì với một cực chi phối và trao đổi với
cực này nhiều hơn bất kì một cực nào khác có cùng quy mô tầm cỡ chi phối một
vùng kế bên. “Vùng phân cực là tổng thể những liên hệ có thang bậc, tồn tại giữa
các cực kinh tế, tuỳ theo các dòng nối liền chúng với nhau” (J.R.Boundeville).
Hai yếu tố đặc trưng của vùng phân cực là khái niệm liên hệ (liên kết) và
khái niệm thang bậc (phi đối xứng).
Sự phân cực là tổng thể một mạng lưới những giao lưu, những liên hệ. Chính
vì các đơn vị kinh tế tồn tại trên lãnh thổ (ngành, khu vực, thành phố) giao lưu với
nhau mà hợp thành những tổng thể phân cực.
Các liên hệ được quan tâm xem xét :
+ Liên hệ vị trí – địa lí.
+ Liên hệ kĩ thuật – công nghệ.
+ Liên hệ kinh tế, thị trường song phương, đa phương.
o Quan niệm về ‘‘cực’’ [34], [37]
Cực là một phức hợp tổng thể những hoạt động kinh tế – xã hội có hiệu quả,
tạo nên sức hút, trên cơ sở những liên hệ bổ sung lẫn nhau đa chiều, nhờ đó mà duy
trì được sức hút. Đó là lí do tồn tại cực.
+ Cực phát triển: khi tổng thể các hoạt động của cực có một hoạt động có
tính động lực thì đó là cực phát triển. Cực phát triển là một phức hợp trong đó có
một hoạt động động lực xoay quanh nó, nhờ đó có những tác động lôi cuốn mạnh
mẽ đối với các khu vực xung quanh, các vệ tinh và toàn bộ nền kinh tế vùng. Tác
động ấy rất đa dạng và thể hiện khác nhau theo tình hình cụ thể, nhưng bản chất là
năng động, đổi mới, dẫn đến tiến bộ kinh tế có thể thúc đẩy tạo lập những ngành
hoạt động mới, có thể làm cho tổng quy mô của ngành hiện có thay đổi cơ cấu, đổi
mới kĩ thuật, đổi mới phương thức tổ chức.
+ Cực tăng trưởng: là một tổng thể, một phức hợp những hoạt động, chịu
ảnh hưởng thúc đẩy của cực phát triển. Các cực tăng trưởng là các vệ tinh của cực
phát triển. Nhịp độ phát triển của các cực vệ tinh – cực tăng trưởng, thường là
mạnh, bởi chúng phản ứng mạnh và sâu đối với những thúc đẩy lôi cuốn từ cực phát
triển.
+ Cực liên kết: là một cực phát triển gắn liền hai hệ thống đô thị từ khi chưa
có mối liên hệ nào cho đến lúc nó tạo ra các mối liên hệ chặt chẽ, nhờ đó không chỉ
tác dụng lôi cuốn của nó tăng lên mà các cực tăng trưởng vệ tinh cũng tăng lên.
– Thang bậc (tính phi đối xứng): hiện tượng phân cực dựa trên sự tồn tại của các
liên hệ, mà sau đó các liên hệ thay đổi tăng, giảm trong quá trình phát triển, dẫn đến
các thay đổi theo tiêu chuẩn thang bậc. Thang bậc là yếu tố chìa khoá “của sự phân
cực’’.
o Sức hút
Những thang bậc thể hiện sức lôi cuốn, sức hút của một ngành, một xí
nghiệp hay của một cực phát triển. Những ảnh hưởng lôi cuốn ấy có nhiều loại:
+ Sức hút về trao đổi hàng hoá với tư cách là nguồn cung cấp lớn nhất hay
thị trường lớn nhất.
+ Sức lôi cuốn về mặt đầu tư thiết lập những hoạt động mới, đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng, sản xuất xã hội, đầu tư phát triển đô thị.
+ Sự lan truyền đổi mới công nghệ kĩ thuật, thúc đẩy những nghiên cứu khoa
học, sáng tạo khoa học – kĩ thuật.
+ Lan truyền đổi mới về văn hoá, giáo dục, thể chế, những đổi mới về tư
tưởng và tâm lí, thị hiếu của người sản xuất và tiêu dùng, dẫn đến đổi mới nhu cầu
về lượng và chất.
Vậy, “ tổ chức không gian KTXH là quá trình lựa chọn có tính chiến lược các
cách thức phát triển và bố trí những trung tâm, những hành lang, các bề mặt, trên
cơ sở tận dụng và phát huy cao nhất các nguồn lực, tạo ra cơ cấu không gian
KTXH tối ưu trong một giai đoạn phát triển nhất định có tính đến tương lai xa
hơn.”
Để đảm bảo tính chiến lược, có tầm nhìn xa sâu rộng và tổng hợp, quá trình tổ
chức không gian kinh tế – xã hội phải được thực hiện một cách trình tự, có kế thừa
và điều chỉnh qua lại giữa các bước cơ bản sau đây:
+ Tổng hợp đánh giá các nguồn lực trong phạm vi lãnh thổ được nghiên
cứu.
+ Đánh giá hiện trạng lãnh thổ, phát hiện những bất hợp lí, những xu thế có
tính quy luật đối với tổ chức không gian kinh tế – xã hội của lãnh thổ được nghiên
cứu.
+ Lập các phương án tổ chức không gian để lựa chọn phương án tối ưu.
+ Hoạch định các giai đoạn phát triển lãnh thổ cùng phương án quản lí điều
hành và triển khai các biện pháp đầu tư, thực hiện.
Như vậy, để tiến hành nghiên cứu tổ chức lãnh thổ phải có sự phân tích
những phân dị địa lí nhằm tìm ra các cấu trúc không gian (cấu trúc lãnh thổ), phân
tích mối quan hệ lãnh thổ, sự tác động qua lại giữa các cấu trúc không gian thành
phần để tổng hợp lại, nhận dạng một không gian tổng hợp vận động theo định
hướng tối ưu. Đó chính là sự định dạng mang tính khoa học.
1.1.2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Trên thế giới, có nhiều quan điểm, nhiều lí thuyết về phát triển và tổ chức
không gian (lãnh thổ) CN, trong đó, một số quan điểm dựa chủ yếu vào các nhân tố
khách quan gắn liền với nội lực và ngoại lực của vùng, của từng quốc gia và đặc
điểm tự nhiên, kinh tế, khoa học kĩ thuật cụ thể của từng ngành CN. Để bố trí sắp
xếp các nhà máy, xí nghiệp, các ngành CN trên lãnh thổ đạt hiệu quả KTXH và môi
trường cao nhất, cần phải nghiên cứu kĩ các điều kiện tự nhiên, các mối liên hệ kinh
tế kĩ thuật giữa các ngành trong vùng và mối liên hệ giữa các vùng khác nhau.
Những quan điểm còn lại đặt nền tảng vào hành động của các nhà đầu tư.
Không gian công nghiệp là một bộ phận đặc biệt quan trọng của không gian
KTXH, vì tổ chức không gian công nghiệp gắn liền và đi trước một bước trong quá
trình CNH - HĐH đất nước.
Do vậy, quá trình tổ chức không gian CN có những ảnh hưởng lớn lao, thậm
chí là quyết định đến toàn bộ quá trình tổ chức không gian KTXH, nhưng đồng thời
cũng chịu những tác động từ các quá trình tổ chức không gian thuộc các lĩnh vực
còn lại; như vậy, thực tiễn luôn đòi hỏi sự tương thích đồng bộ giữa tổ chức không
gian KTXH với tổ chức không gian công nghiệp. Các khái niệm về không gian
KTXH, về sự hình thành và phát triển các không gian KTXH là những lí luận cần
thiết khi xem xét đến cơ sở lí luận của việc phát triển và TCLTCN.
TCLTCN được nghiên cứu từ lâu ở Liên Xô cũ, ở các nước Đông Âu, các
nước Tây Âu và Hoa Kì. TCLTCN hợp lí, khoa học, tuân theo quy luật phát triển sẽ
góp phần thúc đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH cũng như thúc đẩy sự hình thành
nền kinh tế tri thức. Thực chất TCLTCN là một bộ phận cốt lõi hết sức quan trọng,
được cụ thể hoá và gắn liền trong quy hoạch tổng thể tổ chức lãnh thổ KTXH.
Theo A.T.Khơrusov (1979): TCLTCN là hệ thống các mối liên kết không
gian của các ngành, các kết hợp sản xuất lãnh thổ khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp
lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất lao động cũng như tiết kiệm chi phí để
khắc phục sự không phù hợp trong lịch sử về phân bố các nguồn nguyên liệu, năng
lượng, nơi sản xuất và nơi tiêu thụ sản phẩm, góp phần đạt hiệu quả kinh tế cao
[52].
Trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước ta, TCLTCN
thường được hiểu “là việc bố trí hợp lí các cơ sở sản xuất công nghiệp, các điểm
dân cư cùng kết cấu hạ tầng trên một phạm vi lãnh thổ nhất định nhằm sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài lãnh thổ đó” [53].
Qua nghiên cứu, khái niệm TCLTCN cũng có thể được rút ra như sau:
TCLTCN là một quá trình thiết lập, định dạng, chọn lọc, bố trí sản xuất công
nghiệp một cách khoa học; tạo dựng các mối quan hệ tương tác đa ngành, liên vùng
và quốc tế ngày càng sâu sắc; phát huy cao độ các nguồn lực, thích ứng với khoa
học công nghệ mới, tạo hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường trong quá
trình vận động phát triển bền vững.
1.1.3. Các lí thuyết liên quan đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp
• “Lí thuyết điểm trung tâm” của W. Christaller:
“Lí thuyết điểm trung tâm” - Central Place Theory (CPT) của W.Christaller
nhà Địa lí học người Đức (1933), sau đó được nhà bác học Đức A. Lösch (1954) bổ
sung và phát triển. W. Christaller và A. Lösch đã khám phá ra quy luật phân bố
không gian từ tương quan giữa các điểm phân bố dân cư, phát hiện một trật tự được
tính toán trong sự phân bố các thành phố và nông thôn. Điều đó được áp dụng khi
quy hoạch dân cư trên lãnh thổ mới khai phá hoặc nghiên cứu những hệ thống
không gian, hay làm cơ sở để xác định các nút trọng điểm. Lí thuyết này chính là cơ
sở để bố trí các điểm đô thị mới cho những vùng còn trống vắng đô thị.
• Lí thuyết cực tăng trưởng của Françoi Perroux – (introduced the
idea of economic Growth Poles in 1949):
Sự phát triển kinh tế diễn ra không đều đặn tại tất cả các địa điểm trên phạm
vi một lãnh thổ trong một thời gian nhất định, mà ngược lại có một số địa điểm kinh
tế phát triển mạnh mẽ, còn những nơi khác thì trì trệ chưa phát triển. Những điểm
phát triển nhanh, mạnh là những trung tâm có nhiều lợi thế so với toàn vùng – đó là
“ Cực tăng trưởng”. Françoi Perroux đã đưa ra lí thuyết này, nhằm lựa chọn các
lãnh thổ trọng điểm vào những năm đầu thập niên 50 của thế kỉ XX. Lí thuyết này
chú trọng vào những thay đổi trong khuôn khổ một vùng, một khu vực của lãnh thổ,
làm phát sinh sự tăng trưởng kinh tế của lãnh thổ. Lí thuyết này giải thích sự cần
thiết của việc phát triển có trọng điểm và các cực tăng trưởng [37].
Theo Françoi Perroux [37] quy định các cực tăng trưởng trong ý tưởng của
ông là không gian kinh tế trừu tượng, gồm 3 loại:
- Một kế hoạch kinh tế;
- Một trường lực hoặc ảnh hưởng;
- Một tổng thể đồng nhất.
Tuy nhiên, ông lại không chấp nhận cho rằng không gian kinh tế trừu tượng
đó có thể ứng dụng trong không gian Địa lí.
A B
Trên thực tế các ý tưởng “Cực tăng trưởng” ảnh hưởng đến các nhà hoạch
định chính sách đã được vận dụng vào không gian Địa lí như sự đánh giá về Paris
và sự phân cực của các vị trí xung quanh Paris. Sự hấp dẫn quá mạnh mẽ của Paris
làm cho các vùng lân cận rất khó khăn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế.
• Lí thuyết đầu tư tập trung:
Ở Trung Quốc vào thập niên 90 của thế kỉ XX, người ta đã đề xướng Chính
sách đầu tư tập trung và phát triển những vùng duyên hải phía Đông để tạo động
lực. Trên cơ sở các điều kiện ràng buộc: vốn đầu tư và lao động kĩ thuật, điều kiện
kết cấu hạ tầng tập trung vào một số nơi, lãnh thổ KTXH được phát triển với chủ
trương đầu tư tập trung để đạt được hiệu quả kinh tế nhanh và cao, tạo tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao cho toàn bộ nền kinh tế, giảm bớt nghèo nàn và tạo sự tăng
trưởng ổn định cho nền kinh tế. Trung Quốc đã thành lập, hoạt động có hiệu quả các
đặc khu kinh tế ở khu vực ven biển phía Đông và tiếp tục phát triển các vùng kinh
tế, các khu công nghệ cao ở phía Tây và khu vực miền Trung của Trung Quốc.
• Lí thuyết vị trí phân bố công nghiệp tối ưu (Khu vi luận):
Alfred Weber (1909) là người đầu tiên đưa ra lí thuyết phân bố công nghiệp
tối ưu, sau đó được các tác giả khác tiếp tục phát triển như Greenhut (1956) và
Smith (1981). Lí thuyết này chú ý đến hai yếu tố chính là:
– Yếu tố đầu vào rất quan trọng là nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, lao
động, vốn đầu tư và đầu ra là thị trường tiêu thụ sản phẩm.
– Yếu tố quan trọng thứ 2 là các chi phí đầu vào và chi phí phân phối sản
phẩm đến thị trường tiêu thụ phải thấp, đặc biệt yếu tố chi phí được coi là yếu tố
quan trọng nhất.
Theo lí thuyết khu vi luận của Alfred Weber với mục đích tìm vị trí phân bố
CN tối ưu phải đạt được yêu cầu giá thành sản phẩm thấp nhất – “ Cực tiểu hoá chi
phí, cực đại hoá lợi nhuận”. Dựa vào lí thuyết này để lựa chọn vị trí thuận lợi nhằm
xây dựng và phân bố CN. Hiện nay, lí thuyết vị trí phân bố CN tối ưu vẫn còn được
sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành CN, kể cả CN kĩ thuật cao và dịch vụ thương
mại. Theo các nhà nghiên cứu TCLT cho rằng, lí thuyết này phù hợp với nền kinh tế
đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình ĐTH, CNH, khi CN phát triển chưa mạnh
(như nước ta chẳng hạn).
• Lí thuyết hành vi:
O’Kelly (1989) và Smith (1995) đã đưa ra lí thuyết hành vi, nội dung của lí
thuyết này dựa vào “tính hợp lí có giới hạn” và “cách tiếp cận hệ thống” để xác định
vị trí phân bố CN. Tính hợp lí có giới hạn có nghĩa là các công ti xí nghiệp thường
khó đạt đến những vị trí phân bố tối ưu khách quan do bị giới hạn bởi một số yếu tố
có tính chủ quan. Các yếu tố đó thể hiện trong việc bố trí xí nghiệp, nhà máy còn
phụ thuộc vào chính người ra quyết định, hoặc phụ thuộc vào tổ chức mà người đó
chịu ảnh hưởng. Do đó, việc lựa chọn địa điểm bố trí nhà máy, xí nghiệp và bỏ vốn
đầu tư còn phụ thuộc vào đường lối, chính sách phát triển CN và ý nghĩ chủ quan
của người quyết định tổ chức sản xuất. Lí thuyết hành vi ảnh hưởng đến việc lựa
chọn các vị trí phân bố CN ở trong các trường hợp cụ thể sau:
– Phân tích cơ cấu của đơn vị sản xuất có nhu cầu lựa chọn địa điểm đầu tư
và tạo những mối liên kết.
– Mô hình hoá dự báo tăng trưởng và liên hệ với thực trạng của đơn vị.
– Phân tích những tác động từ môi trường kinh tế bên ngoài đối với chiến
lược phát triển của đơn vị.
Lí thuyết hành vi có ưu điểm nổi bật là cân nhắc đến ảnh hưởng của những
thay đổi trong môi trường kinh tế bên ngoài đối với hành vi của người ra quyết định
điểm đầu tư. Tuy nhiên, quan điểm hành vi quá đề cao vai trò quản trị của cá nhân,
đôi khi lại bỏ qua những cơ sở khách quan cần thiết có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả
lựa chọn vị trí phân bố các xí nghiệp, nhà máy.
• Các lí thuyết về phân công và hợp tác giữa các ngành công nghiệp:
Nhiều tác giả rất chú trọng đến công nghệ sản xuất trong CN, đặc biệt là tính
liên hệ sản xuất thường xuyên giữa các ngành, tính liên tục giữa các khâu trong quá
trình sản xuất, từ đó có những giải pháp phân bố các ngành CN cho phù hợp với các
nguồn lực của từng nơi, từng vùng.
* Lí thuyết chu trình năng lượng sản xuất:
Quan điểm này do N.N. Koloxopxki (1947) đề xướng và được nhiều nhà
kinh tế Liên xô (cũ) ủng hộ vào những năm 1960 – 1970. Xuất phát từ đặc điểm
công nghệ sản xuất của các ngành CN, nhằm đảm bảo mục tiêu hiệu quả kinh tế gắn
liền với sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, tận dụng phế phụ phẩm, giảm
thiểu ô nhiễm môi trường, các tác giả đã làm rõ những liên hệ sản xuất giữa các
ngành khác nhau trên cơ sở sử dụng một loại tài nguyên nhất định.
Chu trình năng lượng sản xuất là tập hợp các quá trình sản xuất có liên quan
với nhau, trong đó có nhiều quá trình sản xuất phụ xoay quanh một quá trình sản
xuất chính; dựa trên cơ sở chế biến tổng hợp một loại nguyên liệu chủ yếu. Như
vậy, khi phân bố các xí nghiệp gần nhau phải theo những quy định chặt chẽ chứ
không thể tuỳ tiện. Đó là những xí nghiệp có liên hệ mật thiết với nhau về sản xuất,
có tác động mạnh mẽ đối với nhau chứ không chỉ đơn giản là cùng tồn tại trong một
phạm vi không gian nào đó. Mặt khác, sự tồn tại của xí nghiệp trong chu trình cũng
phải phù hợp với cơ cấu nguồn lực.
Trong các tài liệu về tổ chức không gian CN ở Mĩ, ở Anh, khái niệm liên hợp
CN (industrial complex) đồng nghĩa với khái niệm chu trình năng lượng sản xuất.
* Lí thuyết phân công chuyên môn hoá sâu và hợp tác hoá rộng:
Quy mô xí nghiệp gia tăng làm phát sinh nhu cầu chuyên môn hoá sâu trong
các ngành CN. Tổ chức sản xuất CN theo dây chuyền chuyên môn hoá được khởi
xướng đầu tiên là Taylor. Chuyên môn hoá sâu là quá trình phân công sản xuất ngày
càng tỉ mỉ giữa các ngành CN. Mỗi ngành chỉ tập trung sản xuất một bộ phận, thậm
chí một chi tiết của bộ phận thành phẩm.
Chuyên môn hoá sâu đã góp phần nâng cao tay nghề và tăng năng suất lao
động, nâng cao chất lượng sản phẩm mà giá thành lại hạ. Tuy nhiên, các xí nghiệp
chuyên môn hoá sâu có xu hướng tách rời về không gian, ngày càng ít liên hệ với
nhau, điều đó có thể dẫn đến mất cân đối công suất thiết kế, kém đồng bộ về tiêu
chuẩn kĩ thuật, đồng thời tăng chi phí vận chuyển các bộ phận, các chi tiết của thành
phẩm. Do đó, chuyên môn hoá sâu cần phải kèm theo hợp tác rộng.
Hợp tác hoá rộng là quá trình tổ chức những liên hệ sản xuất thường xuyên
giữa các xí nghiệp chuyên sâu, để từ nhiều nguyên liệu khác nhau tạo ra một loại
sản phẩm cuối cùng.
Các xí nghiệp hợp tác hoá có thể phân bố gần nhau để thuận lợi cho việc liên
kết. Như vậy, một khi đã có khả năng tạo địa bàn cho các xí nghiệp CN tập trung
cao thì các xí nghiệp đó cần chuyên môn hoá sâu trong một tổ chức hợp tác hoá hơn
là tập trung các đơn vị sản xuất ít liên hệ, thậm chí không liên hệ gì với nhau. Thực
hiện điều này, ngoài việc làm tăng hiệu quả tập trung, còn tránh được những tác
động bất lợi có thể xảy ra giữa các xí nghiệp có mâu thuẫn về mặt công nghệ. Tất
nhiên, không hẳn toàn bộ các tổ chức hợp tác hoá đều phải phân bố tập trung các xí
nghiệp chuyên sâu của mình. Khi quy mô tập trung vượt quá giới hạn cho phép của
các nguồn lực, thì khiến chi phí sản xuất gia tăng, nên tốt hơn cả là bố trí các xí
nghiệp chuyên sâu phân tán vào những nơi có lợi thế, thậm chí những quốc gia sẵn
có các nguồn lực cần thiết cho xí nghiệp. Như vậy, không gian hợp tác giữa các xí
nghiệp chuyên sâu có thể mở rộng trên toàn quốc, thậm chí đa quốc gia.
* Lí thuyết tạo cực phát triển:
Nhà kinh tế học người Pháp Françoi Perroux đã đưa ra lí thuyết tạo cực phát
triển vào đầu những năm 1950, sau đó được các tác giả Albert, O.Hirshman,
Gunnar, Myrdal, Friedmann tổng hợp, hoàn thiện. Lí thuyết này cho rằng, CN và
dịch vụ có vai trò to lớn trong việc tạo ra cực phát triển.
Mỗi cực phát triển luôn có một “hạt nhân” CN hoặc hạt nhân dịch vụ làm
then chốt gắn với địa bàn có lợi thế nhiều nhất so với toàn vùng. Ngành CN hoặc
dịch vụ then chốt đó phát triển thì kéo theo sự phát triển của các ngành khác, nhiều
ngành CN và dịch vụ mới được thu hút vào. Do đó, giải quyết được công ăn việc
làm, tăng thu nhập, sức mua tăng lên. Đó chính là tổ chức không gian CN và dịch
vụ theo hướng tạo cực phát triển, phù hợp với những quốc gia thiếu vốn đầu tư, cần
thu hút vốn từ nước ngoài (FDI).
Lí thuyết cực phát triển đã được áp dụng rộng rãi ở các nước châu Á như các
nước ASEAN, Việt Nam, các đô thị lớn như TP. HCM là cực phát triển. Trong
TCLTCN ở TP. HCM, việc xây dựng các khu đô thị mới được xác định là những
cực tăng trưởng gắn với sự hình thành và phát triển KCN, KCX, KCNC, CVPM.
1.1.4. Các yêu cầu cơ bản của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
* Tính khách quan của TCLTCN
Theo dòng lịch sử, nền kinh tế nông nghiệp gắn liền với sản xuất nhỏ và
tiểu thủ công, công nghệ kĩ thuật lạc hậu, sản xuất theo lối truyền thống. Khi máy
móc ra đời, sản xuất CN hình thành và thay thế dần sản xuất nông nghiệp (chuyển
dịch cơ cấu, tăng năng suất, giải phóng sức lao động). CN khi mới hình thành, phát
triển tự phát, phân bố rải rác ở một số nước, lúc đó người ta chưa nghĩ đến tổ chức,
quy hoạch lãnh thổ. Càng về sau, CN phát triển lan rộng, quá trình CNH – HĐH đặt
ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết. Do đó, người ta chú ý đến việc nghiên
cứu tổ chức sắp xếp nhà máy, xí nghiệp cần phân bố ở những vị trí phù hợp nhằm
đạt hiệu quả cao nhất. Đó là đòi hỏi khách quan của sản xuất CN, thúc đẩy việc
nghiên cứu TCLTCN theo hướng định dạng, bố trí, sắp xếp SXCN khoa học, hợp lí
để phát triển nhanh và bền vững, mang lại hiệu quả cao nhất về KTXH và môi
trường.
* Phân công lao động xã hội là tiền đề cuả TCLTCN:
Phân công lao động xã hội được hình thành khách quan từ nhu cầu phát triển
của đời sống xã hội. Khi sản xuất phát triển, nền sản xuất hàng hoá hình thành thay
thế nền sản xuất tự cung tự cấp, tạo điều kiện cho sự phân công lao động xã hội phát
triển và hình thành các ngành nghề riêng biệt, tạo ra sự CMH trong sản xuất.
Cơ sở khoa học của TCLTCN xuất phát từ sự phân công lao động xã hội
theo ngành và sự phân công lao động theo lãnh thổ ngày càng sâu sắc trong điều
kiện khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển mạnh, làm cho TCLTCN có sự biến đổi
sâu sắc. Giữa các lãnh thổ KTXH có tốc độ tăng trưởng rất khác nhau, cơ cấu các
ngành kinh tế nói chung và cơ cấu CN nói riêng có sự khác biệt sâu sắc. Tuy nhiên,
giữa chúng lại có mối quan hệ kinh tế, kĩ thuật sâu sắc, tạo nên những đặc trưng
riêng về lãnh thổ KTXH và lãnh thổ SXCN.
* Tập trung công nghiệp theo lãnh thổ:
Tập trung CN theo lãnh thổ là tổ chức không gian CN khách quan, xuất phát
từ bản chất hoạt động của ngành, được thể hiện ở hai mặt: một là, quy mô xí nghiệp
ngày càng lớn đến mức hợp lí; hai là, mật độ xí nghiệp ngày càng cao và trình độ
công nghệ ngày càng được nâng cao hơn. Tập trung hoá ngày càng cao trong CN do
khả năng lan toả, tập hợp, hấp dẫn những ngành nghề khác nhau, hội tụ dân cư lao
động thích ứng và tạo lập đô thị CN. Tuy nhiên, quá trình tập trung CN diễn ra theo
quy luật từ thấp đến cao và mức độ nhanh hay chậm là tuỳ thuộc vào sự chi phối
mạnh mẽ của đường lối và chính sách phát triển CN trong quá trình CNH - HĐH,
liên quan chặt chẽ với phân công lao động, đầu tư phát triển, thị trường.
Quá trình tập trung hoá CN theo lãnh thổ còn tạo ra hệ thống không gian CN
ba chiều và chiều vận động phát triển theo thời gian với những cấp độ khác nhau,
làm phân hoá lãnh thổ CN.
1.1.5. Hệ thống phân vị tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Quá trình tập trung CN thường tạo ra những lãnh thổ CN đặc thù có quy mô,
mức độ liên kết và tính đa dạng khác nhau. Ở các nước phát triển, từ lâu đã có
những lãnh thổ CN nổi tiếng như vùng Rua (Cộng hoà Liên bang Đức), Thung lũng
Silicon ở Hoa Kì,… Ở Cộng hoà liên bang Nga – đất nước rộng lớn, quy mô và thứ
bậc các hình thức TCLTCN có khác biệt so với nước ta; ở đó, các nhà khoa học đưa
ra quy mô CCN từ 300 km2
đến 3000 km2
, còn KCN thì lớn hơn CCN và TTCN;
một KCN bao gồm một nhóm các TTCN phân bố gần nhau và kết hợp với nhau
bằng việc cùng chung chuyên môn hoá, mạng lưới vận tải thống nhất và những mối
liên hệ sản xuất chặt chẽ [52]. Ở các nước Đông Nam Á, KCN cơ bản tương đồng
nhau về quy mô diện tích (như ở Malaixia, Thái Lan, Philippin, Inđônêxia, Việt
Nam). Ở nước ta, năm 1994, Viện Chiến lược (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã
đưa ra 6 hình thức TCLTCN: ĐCN, CCN, KCN, TTCN, dải CN, vùng CN. Từ đó
đến nay, hệ thống phân vị này được công nhận và áp dụng vào thực tiễn; quy mô
KCN lớn: > 300 ha, vừa: 150 – 300 ha, nhỏ: < 150 ha. Trong quá trình phát triển,
đã xuất hiện thêm hình thức Khu kinh tế mở (KKTM), có quy mô diện tích 10000
ha, tuỳ theo công năng, nhiều KKTM có vai trò của sản xuất CN rất lớn bên cạnh
phát triển các ngành kinh tế tổng hợp. Hình thức có tổ chức sản xuất CN này chưa
được xếp vào hệ thống phân vị TCLTCN, vì thế cũng rất cần tiếp tục nghiên cứu.
Tóm lại, sáu hình thức TCLTCN nêu trên, cho đến nay vẫn tỏ ra phù hợp với
thực tiễn nước ta. Tuy nhiên, nhận thức về nội dung bên trong mỗi hình thức có
những thay đổi nhất định, do các yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng từ chiều
rộng sang chiều sâu trong sản xuất CN, do trình độ công nghệ ngày càng cao, khoa
học công nghệ cao và kinh tế tri thức đã, đang xuất hiện, đòi hỏi cấu trúc bên trong
của mỗi hình thức phải đổi mới sao cho thích hợp. Đối với TP. HCM, tất cả CCN,
KCN tập trung đều cần thiết có lộ trình đạt đến “CVCN đô thị”.
* Điểm công nghiệp
ĐCN là hình thức thấp nhất trong hệ thống phân vị TCLTCN, bao gồm một
hoặc một vài CSSXCN liền kề nhau, phân bố gần nguyên liệu hoặc thị trường tiêu
thụ, có cơ sở hạ tầng riêng lẽ. Trong ĐCN thường thiếu vắng các mối liên hệ sản
xuất với các CSSXCN xung quanh, nếu có cũng rất lỏng lẻo.
ĐCN có thể là hạt nhân tạo ra những cụm công nghiệp ở nông thôn, giúp tận
dụng nguồn nguyên liệu từ nông – lâm – thuỷ sản, lao động,… và đáp ứng kịp thời
các nhu cầu trong sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư địa
phương. Tuy nhiên, đối với đô thị lớn như TP. HCM, ĐCN được xác định như thế
nào là một vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, ở đây “chỉ tạm xếp tương đương” với
CSSXCN. Như vậy, ĐCN ngoài những đặc điểm chung như có không gian và vị trí
cụ thể, có quy mô chủ yếu là nhỏ, thường thiếu vốn và công nghệ tiên tiến, còn có
những nét khác biệt như phân bố khá dày đặc, xen kẽ trong địa bàn dân cư, gắn chặt
với thị trường nội địa là chính, chịu áp lực lớn về gây ô nhiễm môi trường (nhiều
CSSXCN ở TP. HCM phải di dời hoặc đóng cửa do gây ô nhiễm môi trường).
* Cụm công nghiệp
CCN là nhóm các xí nghiệp CN thường được bố trí, sắp xếp trên một địa bàn
thống nhất, có quan hệ hợp tác trong xây dựng, có các công trình sử dụng chung
như công trình xử lí nước thải, công trình phụ trợ sản xuất, công trình giao thông
vận tải, cấp thoát nước, cấp năng lượng và tuỳ mức độ có thể liên hệ về dây chuyền
công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế về vốn đầu tư, tiết kiệm đất đai xây
dựng, tiết kiệm chi phí quản lí, khai thác,... Quy mô diện tích thường nhỏ hơn hoặc
có thể tương đương KCN. Tại TP. HCM có nhiều CCN đã hình thành tự phát, đã
được lựa chọn, xác định đưa vào hệ thống TCLTCN có nền nếp, có tiêu chí ngành
nghề được quy định, nhằm tổ chức và quản lí hiệu quả hơn. Trong đó, có những
CCN đã phát triển thành KCN (như CCN An Hạ, cụm Cơ khí ôtô TP. HCM).
* Khu công nghiệp
Theo quan niệm của địa lí Xô Viết, KCN là hình thức tổ chức lãnh thổ công
nghiệp nhưng chưa thật sự thống nhất về nội dung và những đặc trưng chủ yếu. Các
nhà khoa học của Đại học tổng hợp Mátxcơva đưa ra: KCN là sự tập hợp theo lãnh
thổ của những điểm công nghiệp, tạo thành sự thống nhất kinh tế và nền tảng là các
ngành công nghiệp lớn có ý nghĩa toàn quốc và các ngành phục vụ có liên quan.
Theo Peddle (1993): “KCN là một khoảng đất tương đối rộng, chia nhiều lô
và được xây dựng hạ tầng, trong đó các xí nghiệp dễ dàng lựa chọn địa điểm phát
triển, thống nhất sử dụng hạ tầng và hưởng những lợi thế vị trí liền kề nhau”.
KCN có quy mô tập trung trung bình, bao gồm một số ĐCN phát triển gần
nhau; thống nhất sử dụng mạng lưới hạ tầng, có thể có những liên hệ sản xuất nhất
định giữa các xí nghiệp. Hình thái tập trung này cho phép sử dụng hiệu quả hơn
mạng lưới hạ tầng và các nguồn lực quan trọng khác.
Trong những điều kiện không thuận lợi lắm về diện tích mặt bằng, hạ tầng,
lao động, vốn đầu tư,… KCN chỉ là hạt nhân tạo nên hoặc làm tăng tốc CNH các đô
thị nhỏ ở vùng nông nghiệp, như thị trấn, thị tứ,… Nhưng nếu diện tích mặt bằng có
khả năng mở rộng, các điều kiện hạ tầng, lao động, vốn có thể tăng cường; đặc biệt
là vị trí tiếp cận dễ dàng với các trung tâm tiêu thụ lớn (ngoại thành của thành phố
lớn, trên địa bàn của thành phố loại vừa có diện tích dự trữ, gần trục hoặc trung tâm
giao thông quan trọng của quốc gia), KCN sẽ là hạt nhân tạo ra hoặc làm tăng tốc
CNH các thành phố loại vừa như thị xã, thành phố thuộc tỉnh, các vành đai ngoại
thành. Một số KCN phát triển liền kề nhau, tạo nên những TTCN quan trọng, hoặc
cao hơn nữa.
Theo các Nghị định của Chính phủ nước ta, như Nghị định 36/CP ngày
24/04/1997: “KCN là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất
hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới
địa lí xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng quyết
định thành lập. Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất”. Định nghĩa này chủ
yếu nhằm phục vụ cho công tác quản lí, giúp các Ban quản lí KCN và những cơ
quan chức năng có liên quan phân biệt KCN với đối tượng khác về mặt hình thức và
quy chế.
Trong những năm gần đây, KCN được chú trọng phát triển và tăng cường
quản lí nên đã có Ban quản lí riêng, vì vậy KCN được xem như một đối tượng quy
hoạch phát triển CN. Tuy nhiên, thực tế về nội dung, tính chất của KCN hiện nay đã
có sự thay đổi về chất trong quá trình phát triển của KCN, các nhà máy xí nghiệp
không chỉ phụ thuộc vào sự quản lí của KCN, mà còn chịu sự quản lí của chủ đầu tư
và mối quan hệ kinh tế, kĩ thuật với các đối tác nước ngoài,… và sự giám sát của
chính quyền địa phương, pháp luật của Nhà nước.
Vì vậy, việc phát triển các KCN phải kết hợp với nhiều cơ quan, ban ngành
và các đối tác, nhưng các dự án đầu tư vào KCN nếu đủ tiêu chuẩn thì chỉ cần đi
qua xét duyệt “Một cửa, tại chỗ”.
Tóm lại, có thể định nghĩa: “KCN là địa bàn thuận lợi, có ranh giới xác
định, tập trung CN tương đối lớn theo tiêu chí đề ra, chuyên sản xuất hàng CN và
thực hiện các dịch vụ liên quan đến sản xuất CN, thống nhất sử dụng cơ sở hạ tầng
và xử lí chất thải đúng tiêu chuẩn, không có dân cư sinh sống”.
Xu hướng hiện đại của KCN là phát triển theo chiều sâu, bền vững, thân
thiện với môi trường, tiện nghi cho người lao động. Như vậy, KCN đang hướng đến
mô hình Công viên CN theo ý nghĩa trên.
* Khu chế xuất
Trong thực tế, các hình thức thể hiện của KCN rất đa dạng, một trong số
đó là KCX. Có nhiều định nghĩa về KCX:
+ Theo hiệp hội KCX thế giới (World Export Processing Zone
Assoiciation – WEPZA ): “KCX bao gồm tất cả các khu vực được Chính phủ cho
phép như cảng tự do, khu mậu dịch tự do, khu miễn thuế quan, KCN tự do, khu
ngoại thương tự do… hoặc bất kì loại khu xuất khẩu tự do nào”.
+ Theo Tổ chức phát triển CN Liên Hợp Quốc (UNIDO): “KCX là một khu
vực tương đối nhỏ, phân cách về địa lí trong một quốc gia, nhằm mục tiêu thu hút
đầu tư sản xuất công nghiệp hướng về xuất khẩu bằng cách cung cấp cho chúng
những điều kiện về đầu tư, về mậu dịch thuận lợi đặc biệt so với phần còn lại của
nước chủ nhà. Trong đó, đặc biệt là KCX cho phép nhập khẩu nguyên vật liệu dùng
cho sản xuất để xuất khẩu miễn thuế trên cơ sở kho quá cảng”.
+ Theo Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển: “ KCX là
vùng cách biệt giữa một lãnh thổ quốc gia, được quy hoạch riêng, thường gần hải
cảng, sân bay. Các thiết bị, tài sản, nguyên vật liệu được nhập vào cũng như hàng
hoá xuất đi từ khu vực này không phải chịu thuế hải quan, trừ những sản phẩm hay
thành phẩm tái chế nhập/ xuất vào ngay lãnh thổ quốc gia được bảo vệ của nước
chủ nhà”.
+ Theo Uỷ ban Kinh tế – xã hội châu Á- Thái Bình Dương của Liên Hợp
Quốc: “KCX là KCN nằm trong vùng tự do thương mại. Các hoạt động sản xuất
kinh doanh ở đây chủ yếu hướng vào xuất khẩu”.
Các khái niệm nêu trên về KCX đều có những xác định điểm chung: KCX là
khu vực TCLTCN nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất CN
hướng về xuất khẩu, trên cơ sở có các điều kiện thuận lợi như vị trí địa lí, tài
nguyên thiên nhiên, khả năng hợp tác quốc tế và được hưởng các chính sách ưu đãi
của nước chủ nhà.
+ Theo dự thảo pháp lệnh KCX của Việt Nam ban hành: “ KCX là KCN
chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng hoá xuất
khẩu và hoạt động xuất khẩu do Chính phủ quyết định thành lập tại những địa bàn
có vị trí thuận tiện cho xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu, có ranh giới địa lí ấn
định, có hàng rào ngăn cách với bên ngoài, có cổng ra vào, có hải quan riêng.
Hàng hoá của các xí nghiệp trong KCX được coi như hàng hoá Việt Nam nhập
khẩu từ nước ngoài hoặc xuất khẩu ra nước ngoài”.
Dưới góc độ TCLT nền kinh tế - xã hội, KCX là một dạng đặc biệt của KCN
tập trung với các đặc trưng tổ chức lãnh thổ:
– Sản xuất CN tập trung, chuyên môn hoá các sản phẩm nhằm mục đích xuất
khẩu.
– Quy mô lãnh thổ KCX lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào khả năng phân bố kết
hợp các nguồn vốn.
– Đặc điểm xây dựng KCX phải thể hiện nhiều lợi thế so sánh so với nước
ngoài, đồng thời thể hiện nhiều ưu thế đối với lãnh thổ trong nước.
– Nước có KCX góp vốn dưới dạng cho thuê đất đai, mặt bằng xây dựng, hệ
thống cấu trúc hạ tầng, lao động và nguyên liệu. Các chủ đầu tư (chủ yếu là nước
ngoài) góp vốn dưới dạng ngoại tệ, xây dựng nhà máy, thiết bị công nghệ, vật tư kĩ
thuật, nhân viên quản trị kĩ thuật và có thể một số nguyên liệu từ các nước láng
giềng.
– Tạo khả năng thu hút vốn đầu tư.
+ Tính biệt lập: KCX nằm cách li với các vùng xung quanh của nội địa, các
hoạt động sản xuất kinh doanh kinh tế trong khu đặt ngoài sự chi phối, điều tiết của
nền kinh tế trong nước, hoàn toàn chịu sự chi phối của các nhà đầu tư.
+ Tính một cửa: Việc quản lí và điều hành KCX được đặt dưới quyền của cơ
quan quản trị. Nhà đầu tư khi gia nhập KCX chỉ biết và quan hệ duy nhất với cơ
quan quản trị trong suốt quá trình đầu tư từ khi nộp đơn xin gia nhập đến lúc giải
thể xí nghiệp, đưa vốn và tài sản về nước. Cơ quan quản lí thay mặt Nhà nước có
quyền xử lí tất cả các công việc đối với nhà đầu tư cũng như hoạt động của KCX.
– Tăng khả năng xuất khẩu.
+ Các hoạt động thương mại diễn ra ở KCX không bị chi phối bởi cơ quan
thuế trong nước, hàng hoá xuất nhập khẩu đều được miễn thuế xuất nhập khẩu.
KCX có cửa khẩu và kho bãi chuyên dùng, hệ thống vận chuyển riêng, giảm bớt
việc thẩm định lại hàng hoá vào nội địa. Nhà đầu tư có thể thuận tiện nhập vật tư
nguyên liệu từ nước ngoài và xuất hàng hoá ra nước ngoài.
+ KCX được áp dụng các chính sách ưu đãi về tài chính, các biện pháp hành
chính thông thoáng để khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư.
– Tăng hiệu quả KTXH.
• Đối với các chủ đầu tư, đặc biệt là các công ti xuyên quốc gia đầu tư vào
KCX, KCN vì những mục đích:
+ Giảm chi phí sản xuất. Hưởng những ưu đãi về thuế. Tận dụng những
ưu đãi về tài chính. Tìm chỗ đứng vững chắc và lâu dài tại thị trường đầu tư.
• Đối với nước nhận đầu tư, việc thành lập các KCX nhằm mục tiêu:
+ Tăng cường xuất khẩu và thu ngoại tệ.
+ Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
+ Giải quyết việc làm.
+ Thu hút kĩ thuật công nghệ, kinh nghiệm, quản lí hiện đại.
+ Tăng cường các mối liên kết và tác động đến bộ phận còn lại của nền
kinh tế.
+ Tạo các lợi ích khác như: tăng giá trị đất đai, thuế…
Các mục tiêu nói trên hợp thành một thể thống nhất và được thực hiện trong
suốt thời hạn hoạt động của KCX (thường là 50 năm). Tuy nhiên, xuất phát từ bản
chất của KCX là KCN sản xuất hàng xuất khẩu, vì vậy, tạo nguồn hàng xuất khẩu là
mục tiêu chính, xuyên suốt.
* Khu công nghệ cao
KCNC là khu tập trung các doanh nghiệp công nghệ kĩ thuật cao và các đơn
vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao, bao gồm : nghiên cứu triển khai
khoa học – công nghệ, đào tạo và các dịch vụ liên quan, có ranh giới địa lí xác định,
do Chính phủ hay Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong KCNC có thể
có doanh nghiệp chế xuất.
Ngày nay, KCNC đang phát triển theo hướng Công viên CNC hiện đại, ở đó
có đầy đủ các phương tiện vật chất và môi trường tốt nhất cho hoạt động sản xuất và
nghiên cứu – phát triển (R&D).
* Công viên phần mềm
CVPM thuộc lĩnh vực CN, chuyên về công nghệ thông tin (IT): nghiên cứu,
phát triển, sản xuất và xuất khẩu phần mềm (nghiên cứu và phát triển công nghệ
cao), phòng vô trùng, trung tâm sáng tạo,… hệ thống thống nhất, đào tạo nguồn
nhân lực IT. Đây là đặc điểm mới phù hợp với mô hình tiên tiến, đáp ứng yêu cầu
thực tiễn đang đòi hỏi hệ thống CNTT hiện đại kết nối hoạt động trong mọi lĩnh vực
kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng...
* Khu kinh tế
Khu kinh tế (bao gồm cả khu kinh tế mở) là một hình thức tổ chức lãnh thổ
kinh tế tổng hợp, trong đó các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển;
diện tích từ 10000 ha trở lên, vì vậy được quy định phân bố ở những khu vực thưa
dân nhưng hội đủ các điều kiện thuận lợi về vị trí, giao thông, bến cảng,… Ở nước
ta đã xây dựng khá nhiều KKT và KKTM, bước đầu đã đưa vào hoạt động như
KKTM Chu Lai và KKT Dung Quất,…
* Trung tâm công nghiệp
Trung tâm công nghiệp là hình thức tập trung công nghiệp có trình độ cao,
phát triển trên địa bàn cực kì thuận lợi về vị trí địa lí và những nguồn lực phát triển
khác. Mỗi trung tâm công nghiệp có thể gồm một số khu và cụm công nghiệp liền
kề nhau, có những xí nghiệp lớn mang tính “hạt nhân”, tác động đến xung quanh,
biểu thị xu hướng chuyên môn hoá nói chung của toàn trung tâm.
* Dải công nghiệp
Dải công nghiệp là sự phân bố đan xen và kéo dài của các ĐCN, CCN, KCN
dọc theo các trục giao thông quan trọng nối các TTCN hoặc các thành phố lớn có
sức lan toả mạnh. Sự hình thành và phát triển của các dải công nghiệp phụ thuộc
chủ yếu vào trình độ phát triển công nghiệp của lãnh thổ, sức lan toả của các TTCN,
các tuyến giao thông thuận tiện và các điều kiện thuận lợi khác. Dải công nghiệp
thường nằm trong một vùng hoặc liên vùng, vì vậy nó không có cấp quản lí như
KCN mà được quản lí theo các phân đoạn ranh giới hành chính cấp tỉnh khác nhau.
Chẳng hạn như dải công nghiệp dọc theo quốc lộ 51 từ TP. HCM nối liền Biên
Hoà và Vũng Tàu; dải CN phía Tây Nam Thành phố nối liền phía Đông Nam của
TP. HCM đến cảng Hiệp Phước, bao gồm cả các KCN, CCN kế cận của Long An.
* Vùng công nghiệp
Vùng công nghiệp là kết quả tập trung cao độ các hoạt động công nghiệp và
dịch vụ trong quá trình CNH, đô thị hoá. Vùng công nghiệp thường bao gồm một số
trung tâm công nghiệp, xen kẽ nhiều khu và cụm công nghiệp liền kề nhau, trong đó
có những xí nghiệp quy mô lớn mang tầm cỡ quốc tế.
Vùng công nghiệp tạo điều kiện phát triển mạnh những thành phố cực lớn
(urban agglomeration), hoặc vùng đô thị (urban region), hay khu vực đô thị (urban
area). Quy mô tập trung này có tác động rất lớn cả về kinh tế, xã hội, môi trường
đối với một quốc gia. Do vậy hiện nay, vùng công nghiệp – đô thị TP. HCM đang
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt.
1.1.6. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp
1.1.6.1.Vị trí địa lí
 Vị trí địa lí (tự nhiên & kinh tế xã hội)
Vị trí địa lí là yếu tố đóng vai trò cá biệt hoá sự phát triển KTXH của vùng,
nó ảnh hướng rất lớn đến cơ cấu kinh tế - xã hội của vùng. Đối với TCLTCN, vị trí
địa lí trở thành yếu tố rất quan trọng trong việc hình thành cơ cấu công nghiệp và
việc hình thành, phát triển các hình thức TCLTCN.
Ví dụ với vị trí thuận lợi cho giao thông vận tải, lãnh thổ đó sẽ có điều kiện
thuận lợi để phát triển thành trung tâm công nghiệp lớn, tập trung CN cao độ với
quy mô cơ cấu đa ngành. Do CN là ngành đòi hỏi nguồn nguyên liệu lớn, tạo khối
lượng sản phẩm nhiều, nên ở vị trí thuận lợi GTVT thì sẽ tạo điều kiện cho CN phát
triển có hiệu quả kinh tế cao. Điều này có thể lí giải tại sao các thành phố CN lớn
nhất của Nhật Bản thường là các thành phố cảng biển lớn.
Trong nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập toàn cầu, yếu tố vị trí địa lí
càng được đánh giá cao khi lựa chọn phát triển các vùng CN trọng điểm, các cực
phát triển và cực tăng trưởng kinh tế. Với vị trí hết sức thuận lợi về vị trí địa lí, vai
trò của TP. HCM ngày càng quan trọng và đã trở thành trung tâm CN lớn nhất, là
đầu tàu của công nghiệp nước ta.
1.1.6.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là tiền đề vật chất cần thiết, là
nền tảng trong tổ chức không gian kinh tế - xã hội. Các nhà nghiên cứu cho rằng
những đặc trưng về các nguồn lực và điều kiện tự nhiên: tính chất, sự phân bố
khoáng sản, đất đá, khí hậu... của lãnh thổ sẽ quy định những đặc điểm về sự phong
phú, đa dạng về cơ cấu CN của lãnh thổ.
Tài nguyên thiên nhiên là những yếu tố tự nhiên trong môi trường được con
người sử dụng vào sản xuất. Khái niệm tài nguyên thiên nhiên sẽ thay đổi theo thời
gian và phụ thuộc vào trình độ KHKT của xã hội loài người. Một số thành phần tự
nhiên trước kia chưa phải là TNTN, nhưng ngày nay khi KHKT phát triển đã trở
thành TNTN như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước,... Như
vậy, khái niệm TNTN chỉ là khái niệm tương đối.
1.1.6.3. Nhân tố kinh tế - xã hội
+ Dân cư và lao động
Con người là chủ thể của sản xuất, vừa là lực lượng lao động, vừa là lực
lượng tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, số lượng, chất lượng, trình độ tay nghề và phân bố
dân cư ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức sản xuất công nghiệp.
Số lượng và chất lượng dân cư ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tổ chức lãnh thổ
công nghiệp, hình thành KCN, ảnh hưởng đến quy mô sản xuất và hiệu quả sản
xuất,... Vì số lượng dân cư, nguồn lao động lớn hay nhỏ, chất lượng lao động cao
hay thấp và tỉ lệ lao động theo nhóm ngành CN có ảnh hưởng rất sâu sắc đến đầu tư,
đến công nghệ, năng suất, chất lượng sản phẩm, khả năng canh tranh của sản phẩm
CN. Ngoài ra, mức thu nhập, kinh nghiệm sản xuất, phong tục tập quán của dân cư
cũng ảnh hưởng đến khả năng phát triển và hiệu quả của TCLTCN.
+ Khoa học và công nghệ
Khoa học công nghệ hiện đại ngày càng ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ đến tổ
chức không gian KTXH nói chung và TCLTCN nói riêng. Công nghệ đã từng phát
triển theo chiều rộng và theo chiều sâu, giúp cho SXCN ngày càng đạt hiệu quả cao
hơn về KTXH và môi trường. Ví dụ: Công nghệ tìm kiếm, khai thác, chế biến dầu
khí đã làm thay đổi TCLTCN. Khoa học – công nghệ phát triển cũng luôn tạo ra
công nghệ mới, góp phần nâng cao năng suất lao động, hợp lí hoá sản xuất, tiết
kiệm nguyên, nhiên liệu, giảm tiêu hao năng lượng, tận dụng phế liệu, phế thải,
giảm ô nhiễm môi trường,…
Mặt khác, với KHCN hiện đại, mở ra khả năng liên kết không gian và tạo cơ
hội gia tăng việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho dân cư. Như
vậy có thể nói khoa học công nghệ là một yếu tố chìa khoá trong TCLTCN tạo điều
kiện cho việc tối ưu hoá trong phát triển và phân bố sản xuất CN trong thời đại hiện
nay.
+ Nguồn vốn và đầu tư (trong, ngoài nước, các thành phần kinh tế)
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM

More Related Content

What's hot

Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trườngLuận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
Đề tài: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháyĐề tài: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
Đề tài: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền TrungThu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đLuận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
MÔ HÌNH HỒI QUY SỬ DỤNG DỮ LIỆU NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA - Exploratory Factor A...
MÔ HÌNH HỒI QUY SỬ DỤNG DỮ LIỆU  NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA - Exploratory Factor A...MÔ HÌNH HỒI QUY SỬ DỤNG DỮ LIỆU  NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA - Exploratory Factor A...
MÔ HÌNH HỒI QUY SỬ DỤNG DỮ LIỆU NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA - Exploratory Factor A...希夢 坂井
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAYLuận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
nataliej4
 
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đChính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ tại TP Đà NẵngLuận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ tại TP Đà Nẵng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lạiLuận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng, HAYLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp ở huyện Cam Lộ, Quảng Trị
Luận văn: Phát triển nông nghiệp ở huyện Cam Lộ, Quảng TrịLuận văn: Phát triển nông nghiệp ở huyện Cam Lộ, Quảng Trị
Luận văn: Phát triển nông nghiệp ở huyện Cam Lộ, Quảng Trị
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
 
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trườngLuận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
 
Đề tài: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
Đề tài: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháyĐề tài: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
Đề tài: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
 
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền TrungThu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
 
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đLuận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
 
MÔ HÌNH HỒI QUY SỬ DỤNG DỮ LIỆU NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA - Exploratory Factor A...
MÔ HÌNH HỒI QUY SỬ DỤNG DỮ LIỆU  NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA - Exploratory Factor A...MÔ HÌNH HỒI QUY SỬ DỤNG DỮ LIỆU  NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA - Exploratory Factor A...
MÔ HÌNH HỒI QUY SỬ DỤNG DỮ LIỆU NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA - Exploratory Factor A...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAYLuận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
 
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
 
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đChính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ tại TP Đà NẵngLuận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ tại TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lạiLuận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
 
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh, HOT
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng, HAYLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng, HAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu ...
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp ở huyện Cam Lộ, Quảng Trị
Luận văn: Phát triển nông nghiệp ở huyện Cam Lộ, Quảng TrịLuận văn: Phát triển nông nghiệp ở huyện Cam Lộ, Quảng Trị
Luận văn: Phát triển nông nghiệp ở huyện Cam Lộ, Quảng Trị
 

Similar to Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM

Luận văn: Hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở Đồng Nai, HOT
Luận văn: Hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở Đồng Nai, HOTLuận văn: Hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở Đồng Nai, HOT
Luận văn: Hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở Đồng Nai, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
Garment Space Blog0
 
Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố cần thơ luận vă...
Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố cần thơ luận vă...Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố cần thơ luận vă...
Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố cần thơ luận vă...
nataliej4
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.pdf
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.pdfQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.pdf
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.pdf
jackjohn45
 
Luận án: Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, HAY - Gửi miễn phí qua ...
Luận án: Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, HAY - Gửi miễn phí qua ...Luận án: Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, HAY - Gửi miễn phí qua ...
Luận án: Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, HAY - Gửi miễn phí qua ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề tại các khu chế xuất - khu công nghiệ...
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề tại các khu chế xuất - khu công nghiệ...Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề tại các khu chế xuất - khu công nghiệ...
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề tại các khu chế xuất - khu công nghiệ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục Thuế
Luận Văn Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục ThuếLuận Văn Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục Thuế
Luận Văn Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục Thuế
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Thu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội.pdf
Thu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội.pdfThu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội.pdf
Thu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội.pdf
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cái Nước tỉnh Cà...
Quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cái Nước tỉnh Cà...Quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cái Nước tỉnh Cà...
Quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cái Nước tỉnh Cà...
NuioKila
 
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOTĐề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thuyết minh dự án Cửa hàng kinh doanh thiết bị phụ tùng ô tô TP Móng Cái | ...
 Thuyết minh dự án Cửa hàng kinh doanh thiết bị phụ tùng ô tô TP Móng Cái  | ... Thuyết minh dự án Cửa hàng kinh doanh thiết bị phụ tùng ô tô TP Móng Cái  | ...
Thuyết minh dự án Cửa hàng kinh doanh thiết bị phụ tùng ô tô TP Móng Cái | ...
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Báo cáo dmc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh khánh hòa,...
Báo cáo dmc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh khánh hòa,...Báo cáo dmc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh khánh hòa,...
Báo cáo dmc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh khánh hòa,...
nataliej4
 
luan van quan li xay dung cong trinh cong cong theo quy hoach
luan van quan li xay dung cong trinh cong cong theo quy hoachluan van quan li xay dung cong trinh cong cong theo quy hoach
luan van quan li xay dung cong trinh cong cong theo quy hoach
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khóa luận Thu Hút FDI Vào Các Khu Công Nghiệp Của Thành Phố Hà Nội.doc
Khóa luận Thu Hút FDI Vào Các Khu Công Nghiệp Của Thành Phố Hà Nội.docKhóa luận Thu Hút FDI Vào Các Khu Công Nghiệp Của Thành Phố Hà Nội.doc
Khóa luận Thu Hút FDI Vào Các Khu Công Nghiệp Của Thành Phố Hà Nội.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
dự án khu dân cư đông hiệp 0918755356
dự án khu dân cư đông hiệp 0918755356dự án khu dân cư đông hiệp 0918755356
dự án khu dân cư đông hiệp 0918755356
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án khu dân cư 0918755356
Dự án khu dân cư 0918755356Dự án khu dân cư 0918755356
Dự án khu dân cư 0918755356
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước, HAY
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước, HAYLuận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước, HAY
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận án: Nghiên cứu về căng thẳng khu vực tài chính ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu về căng thẳng khu vực tài chính ở Việt NamLuận án: Nghiên cứu về căng thẳng khu vực tài chính ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu về căng thẳng khu vực tài chính ở Việt Nam
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM (20)

Luận văn: Hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở Đồng Nai, HOT
Luận văn: Hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở Đồng Nai, HOTLuận văn: Hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở Đồng Nai, HOT
Luận văn: Hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở Đồng Nai, HOT
 
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
 
Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố cần thơ luận vă...
Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố cần thơ luận vă...Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố cần thơ luận vă...
Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố cần thơ luận vă...
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.pdf
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.pdfQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.pdf
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP.pdf
 
Luận án: Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, HAY - Gửi miễn phí qua ...
Luận án: Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, HAY - Gửi miễn phí qua ...Luận án: Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, HAY - Gửi miễn phí qua ...
Luận án: Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, HAY - Gửi miễn phí qua ...
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề tại các khu chế xuất - khu công nghiệ...
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề tại các khu chế xuất - khu công nghiệ...Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề tại các khu chế xuất - khu công nghiệ...
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề tại các khu chế xuất - khu công nghiệ...
 
Luận Văn Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục Thuế
Luận Văn Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục ThuếLuận Văn Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục Thuế
Luận Văn Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục Thuế
 
Thu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội.pdf
Thu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội.pdfThu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội.pdf
Thu hút FDI vào các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội.pdf
 
Quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cái Nước tỉnh Cà...
Quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cái Nước tỉnh Cà...Quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cái Nước tỉnh Cà...
Quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cái Nước tỉnh Cà...
 
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOTĐề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOT
 
Thuyết minh dự án Cửa hàng kinh doanh thiết bị phụ tùng ô tô TP Móng Cái | ...
 Thuyết minh dự án Cửa hàng kinh doanh thiết bị phụ tùng ô tô TP Móng Cái  | ... Thuyết minh dự án Cửa hàng kinh doanh thiết bị phụ tùng ô tô TP Móng Cái  | ...
Thuyết minh dự án Cửa hàng kinh doanh thiết bị phụ tùng ô tô TP Móng Cái | ...
 
Báo cáo dmc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh khánh hòa,...
Báo cáo dmc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh khánh hòa,...Báo cáo dmc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh khánh hòa,...
Báo cáo dmc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh khánh hòa,...
 
luan van quan li xay dung cong trinh cong cong theo quy hoach
luan van quan li xay dung cong trinh cong cong theo quy hoachluan van quan li xay dung cong trinh cong cong theo quy hoach
luan van quan li xay dung cong trinh cong cong theo quy hoach
 
Khóa luận Thu Hút FDI Vào Các Khu Công Nghiệp Của Thành Phố Hà Nội.doc
Khóa luận Thu Hút FDI Vào Các Khu Công Nghiệp Của Thành Phố Hà Nội.docKhóa luận Thu Hút FDI Vào Các Khu Công Nghiệp Của Thành Phố Hà Nội.doc
Khóa luận Thu Hút FDI Vào Các Khu Công Nghiệp Của Thành Phố Hà Nội.doc
 
dự án khu dân cư đông hiệp 0918755356
dự án khu dân cư đông hiệp 0918755356dự án khu dân cư đông hiệp 0918755356
dự án khu dân cư đông hiệp 0918755356
 
Dự án khu dân cư 0918755356
Dự án khu dân cư 0918755356Dự án khu dân cư 0918755356
Dự án khu dân cư 0918755356
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước, HAY
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước, HAYLuận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước, HAY
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước, HAY
 
Luận án: Nghiên cứu về căng thẳng khu vực tài chính ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu về căng thẳng khu vực tài chính ở Việt NamLuận án: Nghiên cứu về căng thẳng khu vực tài chính ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu về căng thẳng khu vực tài chính ở Việt Nam
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (11)

Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 

Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH HOÀNG CÔNG DŨNG NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP Ở TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ Thành phố Hồ Chí Minh 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH HOÀNG CÔNG DŨNG NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP Ở TP. HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH : ĐỊA LÍ HỌC Mã số : 62. 31. 95. 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Phạm Xuân Hậu 2. TS. Nguyễn Quý Thao Thành phố Hồ Chí Minh 2012
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Luận án là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, các trích dẫn trong luận án là trung thực. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về các trích dẫn và nguồn tư liệu Tác giả luận án NCS. Hoàng Công Dũng
  • 4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................ 9 MỤC LỤC ...................................................................................... 10 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................... 12 DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU..................................................... 13 DANH MỤC BẢN ĐỒ .................................................................. 15 DANH MỤC BIỂU ĐỒ................................................................. 15 MỞ ĐẦU........................................................................................... 8 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................8 2. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn đề tài ......................................................9 3. Lịch sử nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp..................................10 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.................................................15 5. Những đóng góp chính của luận án.........................................................18 6. Cấu trúc luận án........................................................................................19 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TỒ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP...................................................... 20 1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................20 1.1.1. Các khái niệm tổ chức lãnh thổ (tổ chức không gian)................................20 1.1.2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp.....................................................................25 1.1.3. Các lí thuyết liên quan đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp..........................26 1.1.4. Các yêu cầu cơ bản của tổ chức lãnh thổ công nghiệp...............................32 1.1.5. Hệ thống phân vị tổ chức lãnh thổ công nghiệp .........................................33 1.1.6. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp...............42 1.1.7. Các chỉ tiêu đánh giá tổ chức lãnh thổ công nghiệp TP. Hồ Chí Minh......45 1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................50 1.2.1. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới ..................50 1.2.2. Ở Việt Nam.................................................................................................55 1.3. Hướng tiếp cận nghiên cứu TCLTCN TP. Hồ Chí Minh.................58
  • 5. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................. 59 2.1. Khái quát về tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh................................................................................................................59 2.2. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến TCLTCN ở TP. Hồ Chí Minh...62 2.2.1. Vị trí địa lí...................................................................................................62 2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên ...............................................................................63 2.2.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội.......................................................................65 2.2.4. Đánh giá chung các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTCN ..............................77 2.3. Thực trạng tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh .........................................................................................................................78 2.3.1. Khái quát thực trạng phát triển công nghiệp TP. Hồ Chí Minh .................78 2.3.2. Thực trạng phát triển các hình thức TCLTCN ở TP. Hồ Chí Minh ...........82 2.3.3. Đánh giá chung thực trạng TCLTCN TP. Hồ Chí Minh..........................126 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP Ở TP. HỒ CHÍ MINH............ 129 3.1. Những cơ sở chính để định hướng......................................................129 3.1.1. Bối cảnh ....................................................................................................129 3.1.2. Định hướng phát triển công nghiệp Việt Nam .........................................130 3.1.3. Định hướng phát triển KTXH của TP. HCM ...........................................132 3.2. Định hướng TCLTCN Ở TP. Hồ Chí Minh .....................................136 3.2.1. Định hướng chung ....................................................................................136 3.2.2. Định hướng cụ thể ....................................................................................140 3.3. Giải pháp...............................................................................................151 3.3.1. Các giải pháp vĩ mô ..................................................................................151 3.3.2. Các giải pháp vi mô ..................................................................................153 3.3.3. Đề xuất và kiến nghị.................................................................................156 KẾT LUẬN .................................................................................. 158 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ................. 160 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 161
  • 6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AFTA : Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á CCN : Cụm công nghiệp CN : Công nghiệp CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CN TP. HCM : Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh CSHT : Cơ sở hạ tầng CSSXCN : Cơ sở sản xuất công nghiệp CVCNĐT : Công viên công nghiệp đô thị CVPM : Công viên phần mềm DCN : Dải công nghiệp ĐCN : Điểm công nghiệp ĐTH : Đô thị hoá ĐTNN : Đầu tư Nhà nước FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA : Hiệp định thương mại tự do GDP : Tổng thu nhập trong nước GTSXCN : Giá trị sản xuất công nghiệp GTSXCN TP. HCM: Giá trị sản xuất công nghiệp TP. Hồ Chí Minh HEPZA : Ban Quản lí các khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh IT : Công nghệ thông tin KCN : Khu công nghiệp KCNC : Khu công nghệ cao KCX : Khu chế xuất KKT : Khu kinh tế KKTM : Khu kinh tế mở KHCN : Khoa học công nghệ KTXH : Kinh tế - xã hội SXCN : Sản xuất công nghiệp TCKG : Tổ chức không gian TCKG KTXH : Tổ chức không gian kinh tế - xã hội TCLT : Tổ chức lãnh thổ TCLTCN : Tổ chức lãnh thổ công nghiệp TCLTCN TP. HCM: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp TP. Hồ Chí Minh TCSXCN : Tổ chức sản xuất công nghiệp TTCN : Trung tâm công nghiệp TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh USD : Đô la Mĩ VKTTĐPN : Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam WTO : Tổ chức thương mại Thế giới
  • 7. DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1. Dân số, GDP của TP. HCM so với cả nước Bảng 2.2. Cơ cấu, chỉ số phát triển khu vực II của TP. HCM và GDP bình quân USD/người của TP.HCM, cả nước, thế giới (2000 – 2010) Bảng 2.3. Dân số đô thị và tỉ lệ dân đô thị cả nước và 2 đô thị đặc biệt Bảng 2.4. GDPCN trong GDP của TP. HCM giai đoạn 2000 – 2010 Bảng 2.5. Thu hút vốn đầu tư vào KCN, KCX qua các giai đoạn Bảng 2.6. Tăng trưởng GTSXCN của TP. HCM, vùng KTTĐPN và cả nước giai đoạn 2000 – 2010 Bảng 2.7. Tỉ trọng GTSXCN của TP. HCM, VKTTĐPN và cả nước Bảng 2.8. Tốc độ tăng trưởng GTSXCN của TP. HCM, VKTTĐPN, cả nước so với năm 2000 theo giá so sánh (%) Bảng 2.9. Tỉ trọng GTSXCN của TP. HCM và một số địa phương so với cả nước giai đoạn 2000 – 2010 Bảng 2.9a. GTSXCN bình quân đầu người của TP. HCM so với một số tỉnh thành và cả nước Bảng 2.10. GTSXCN khu vực ngoài Nhà nước phân theo lãmh thổ quận, huyện Bảng 2.11. Phân bố các CCN theo lãnh thổ ở TP.HCM Bảng 2.12. Phân bố các KCN theo lãnh thổ ở TP.HCM (2010) Bảng 2.13. Dự án, vốn đầu tư KCN, KCX tại TP. HCM Bảng 2.14. Dự án đầu tư FDI vào TP. HCM còn hiệu lực Bảng 2.15. Dự án, vốn đầu tư theo ngành, lao động tại KCN, KCX Bảng 2.16. Quy mô vốn FDI bình quân/1 dự án đang hoạt động trong KCN, KCX tính đến 31/3/ 2011 Bảng 2.17. Trình độ lao động các KCN, KCX ở TP. HCM Bảng 2.18. Kim ngạch xuất khẩu của KCN, KCX so với toàn Thành phố Bảng 2.19. Đóng góp ngân sách của KCN, KCX Bảng 2.20 Tỉ trọng GTSXCN các ngành chủ lực của TP.HCM Bảng 2.21. Thay đổi thứ hạng, cơ cấu ngành CN chủ lực của TP. HCM Bảng 2.22. Lao động các ngành chủ lực ở TP. HCM 2000 - 2010 Bảng 2.23. Một số chỉ tiêu về CN của TP. HCM Bảng 2.24. Bình quân GDPCN /lao động CN của TP. HCM Bảng 2.25. Cơ cấu GTSXCN ngoài Nhà nước của các quận, huyện Bảng 2.26. GTSXCN và tốc độ phát triển CN theo thành phần kinh tế của TP. HCM (theo giá so sánh 1994) Bảng 2.27. Các chỉ số về lao động SXCN, GTSXCN của TP. HCM phân theo thành phần kinh tế Bảng 2.28. Sự thay đổi tỉ trọng GTSXCN phân theo thành phần kinh tế của TP.HCM giai đoạn 1995 – 2010 Bảng 3.1.Dự kiến chỉ tiêu chung các phương án TCLT của CN TP. HCM Bảng 3.2. Dự báo nhu cầu và cơ cấu vốn đầu tư của TP. HCM đến 2025
  • 8. Bảng 3.3. Các CCN, KCN đang hoạt động đề nghị giữ lại
  • 9. DANH MỤC BẢN ĐỒ 1. Một số khu công nghiệp Việt Nam 2. Phân bố dân cư và mật độ dân số TP. Hồ Chí Minh 4. Công nghiệp TP. HCM năm 2000 5. Hiện trang TCLTCN TP. HCM năm 2010 6. Định hướng TCLTCN TP HCM năm 2020 7. Định hướng TCLTCN khu trung tâm vùng TP.HCM năm 2025 DANH MỤC BIỂU ĐỒ 1. Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ dân số TP. Hồ Chí Minh so với cả nước 2. Biểu đồ 2.2. Tỉ lệ GDP TP. Hồ Chí Minh so với cả nước 3. Biểu đồ 2.3. GTSXCN của TP.HCM so với cả nước 4. Biểu đồ 2.4. Cơ cấu dự án đầu tư FDI công nghiệp ở TP.HCM 5. Biểu đồ 2.5. Quy mô vốn FDI của các dự án trong KCN 6. Biểu đồ 2.6. Tỉ trọng vốn các dự án FDI theo ngành trong KCN 7. Biểu đồ 2.7. Tỉ trọng CN trong cơ cấu GDP TP. HCM (2000 – 2010) 8. Biểu đồ 2.8. Tốc độ tăng trưởng GTSXCN của TP.HCM (2000 – 2010) Biểu đồ 2.9. Cơ cấu GTSXCN các ngành chủ lực của TP. HCM 9. Biểu đồ 2.10. GTSXCN và tốc độ tăng trưởng của các thành phần kinh tế ở TP. Hồ Chí Minh 10.Biểu đồ 2.11. Cơ cấu lao động CN theo thành phần kinh tế 11.Biểu đồ 3.1. Cơ cấu GDP năm 2010 và 2020 12.Biểu đố 3.2. Hiện trạng và dự báo GDPCN/ LĐ ở TP. HCM 13.Biểu đố 3.3. Hiện trạng và dự báo GDPCN củaTP. HCM
  • 10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp là ngành kinh tế động lực trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá (CNH – HĐH) đất nước, CN giữ vai trò thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế – xã hội đối với mỗi quốc gia. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp (TCLTCN) một cách khoa học sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển không chỉ ngành CN mà còn thúc đẩy nhanh nền kinh tế – xã hội của đất nước. Việt Nam là một quốc gia đang tiến hành CNH - HĐH từng bước đưa nước ta vượt qua giai đoạn có thu nhập trung bình thấp1 , phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có thu nhập theo giá thực tế 3000 USD/người [15, tr.103]. CN Việt Nam nói chung và CN TP. HCM nói riêng đang phát triển với tốc độ khá cao liên tục nhiều năm, nhưng chủ yếu phát triển theo chiều rộng nên giá trị gia tăng thấp, năng suất lao động thấp, tính cạnh tranh yếu. TP. HCM là TTCN lớn nhất cả nước, cơ bản phát huy được các điều kiện thuận lợi đặc biệt về vị trí địa lí, nguồn lực kinh tế xã hội,… nên đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp CNH – HĐH. Công nghiệp TP. HCM chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong VKTTĐPN và cả nước. Năm 1991, ở TP. HCM xuất hiện hình thức TCLTCN mới, đó là KCX Tân Thuận. Đến năm 2010, TP. HCM đã có các hình thức TCLTCN như KCN, KCX, KCNC và CVPM; ngoài KCN tập trung còn có 30 CCN được xác định, quy hoạch và số lượng CSSXCN lên đến 56 959 cơ sở. GTSXCN chiếm 20,12% cả nước, GDP bình quân mỗi lao động CN đạt 6581 USD. Tuy vậy, trong 10 năm từ 2000 đến 2010, CN TP. HCM vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, có xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng, giảm tỉ trọng và giảm GTSXCN bình quân đầu người so với cả nước cũng như so với một số địa phương khác. Cơ cấu GTSXCN theo ngành của TP. HCM chuyển dịch chậm, cơ cấu CN theo thành phần kinh tế tuy chuyển dịch rất nhanh nhưng chủ yếu là quy mô nhỏ, cực nhỏ với những hạn chế lớn về vốn, kĩ 1 Theo WB công bố năm 2009 phân loại nước có thu nhập USD/người/năm như sau: thu nhập thấp ≤ 935; trung bình thấp 936 – 3705; trung bình cao 3706 – 11455; thu nhập cao ≥ 11456.
  • 11. thuật, máy móc thiết bị và quản lí,… dẫn đến năng suất lao động thấp, giá trị gia tăng thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, tính cạnh tranh trên thương trường yếu,… Đặc biệt các ngành công nghệ cao phát triển rất chậm, nhiều cơ sở công nghiệp của TP. HCM còn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng; phát triển công nghiệp chưa gắn chặt với xử lí chất thải đúng theo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường; việc phân bố và đầu tư CN vẫn còn những vấn đề bất cập về cơ cấu, chưa ổn định, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu chậm chạp. Để CN TP. HCM khắc phục những tồn tại hạn chế, vượt qua thách thức tụt hậu, phát triển nhanh, đúng hướng, phát huy hết mọi nguồn lực, đem lại hiệu quả cao về KTXH và môi trường thì nhất thiết phải nghiên cứu và TCLTCN một cách khoa học, để góp phần cho CN TP. HCM thực sự vừa khắc phục những tồn tại, hạn chế, vừa thực hiện đi trước, đón đầu, phát triển đúng quy luật trong thời đại toàn cầu hoá. Đặc biệt, sau khi nước ta gia nhập WTO (1/2007), xuất hiện rất nhiều cơ hội và thách thức rất to lớn trong SXCN, đòi hỏi chúng ta phải làm như thế nào để vượt lên, hội nhập sâu rộng và đạt tốc độ tăng trưởng cao trong CN gắn liền với phát triển bền vững? Một trong những mấu chốt góp phần phát huy tổng hợp sức mạnh của mọi nguồn lực, đó chính là TCLTCN một cách khoa học. Đề tài luận án “Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh” nhằm góp phần TCLTCN khoa học, hiện đại, đúng định hướng, đạt hiệu quả cao, trên cơ sở tái cấu trúc, phân bố, sắp xếp các ngành CN hiện có hợp lí, phát triển nhanh các ngành ưu tiên có giá trị gia tăng cao, đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả KTXH và môi trường; đưa CN TP. HCM phát triển nhanh, hiện đại, bền vững trong tiến trình hội nhập sâu rộng. 2. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở tổng quan có chọn lọc về lí luận và thực tiễn TCLTCN, nghiên cứu, đánh giá thực trạng và hiệu quả TCLTCN ở TP. HCM, phát hiện những hạn chế, bất cập trong TCLTCN trong giai đoạn 2000 – 2010; qua đó, đề xuất định hướng, giải pháp TCLTCN ở TP. HCM thích hợp với thực tiễn và xu thế thời đại.
  • 12. 2.2. Nhiệm vụ – Đúc kết lí luận và thực tiễn về TCLTCN, đề xuất vận dụng sáng tạo vào thực tiễn TCLTCN, nhất là hệ thống KCN tập trung ở TP. HCM. – Phân tích, đánh giá các nhân tố chính ảnh hưởng đến TCLTCN ở TP.HCM. – Phân tích thực trạng TCLTCN trên địa bàn TP. HCM. – Đề xuất định hướng, giải pháp TCLTCN, khắc phục những bất cập, hạn chế, phát huy cao độ mọi nguồn lực trong và ngoài nước, nhằm đạt hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế, xã hội, môi trường và phát triển bền vững. 2.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu – Về nội dung: + Phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng đến TCLTCN ở TP. Hồ Chí Minh. + Phân tích, đánh giá thực trạng TCLTCN trên địa bàn TP. HCM, trong đó chủ yếu là KCN tập trung và tổng thể trung tâm công nghiệp TP. Hồ Chí Minh. + Trên cơ sở thực trạng, đề xuất định hướng, giải pháp thích hợp với TCLTCN ở TP. HCM, trong đó chủ yếu đi sâu hơn đối với tổ chức lãnh thổ KCN. – Về không gian: Lãnh thổ công nghiệp TP. HCM, có liên hệ đến vùng TP. HCM tương lai. – Thời gian : Chủ yếu giai đoạn 2000 – 2010, định hướng, giải pháp đến năm 2020 – 2025. 3. Lịch sử nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp 3.1. Lịch sử nghiên cứu – Trên thế giới: Trên thế giới, có rất nhiều công trình nghiên cứu về TCLT (hay còn gọi tổ chức không gian), tên gọi các hình thức TCLT cũng còn chưa thống nhất. Ở Liên xô trước đây, nhiều học giả Xô viết đã sớm nghiên cứu TCLT. Từ thập niên 20 của thế kỉ XX, các nghiên cứu và ứng dụng mô hình “lãnh thổ CN phức hợp” nhằm sử dụng tối ưu hoá nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động đã dần được triển khai sâu rộng trong nền kinh tế kế hoạch hoá; từ giữa thế kỉ 20, nổi bật là lí thuyết “Chu trình năng lượng sản xuất” của N.N. Koloxopxki (1947), lí
  • 13. thuyết “Phân công lao động theo địa lí” của N.N. Baranxki,…được ứng dụng và có ảnh hưởng tích cực trong TCLT kinh tế và TCLTCN. Trong nghiên cứu TCLT, các nhà khoa học Xô viết dùng thuật ngữ lãnh thổ “Territory”. Ở châu Âu, việc nghiên cứu TCLT cũng đã được quan tâm từ lâu, đặc biệt phát triển nhanh từ nửa sau thế kỉ 20 và đã trở thành một khoa học quản lí lãnh thổ có hiệu quả. Có thể nói, từ các cơ sở lí thuyết kinh tế như lí thuyết “Bàn tay vô hình” của Adam Smith và lí thuyết “Quy luật lợi thế so sánh” của David Ricardo đến các công trình nghiên cứu của J.Tuynen (1826), của Alfred Weber (1909) đưa ra “lí thuyết định vị CN” nhằm cực tiểu hoá chi phí và cực đại hoá lợi nhuận; “Lí thuyết điểm trung tâm” của W. Christaller (1933), lí thuyết “Cực tăng trưởng” của Françoi Perroux (1949),... đã hình thành các cơ sở lí thuyết và được vận dụng rộng rãi vào thực tiễn ở nhiều nước phương Tây và Hoa Kì. Trong nghiên cứu TCLT, các học giả phương Tây đã dùng thuật ngữ không gian “Space”. Hai thuật ngữ “Space” và “Territory” tuy có khác nhau về từ ngữ, nhưng cả hai đều hàm chứa nội dung không gian và lãnh thổ. Vì vậy, trong nghiên cứu TCLT, người ta thường sử dụng hai thuật ngữ này tương đương. Tuy nhiên, TCLT hiện đại đang ngày càng thể hiện đậm nét thuật ngữ “Space”. Trong nghiên cứu, các khái niệm về tổ chức không gian và tổ chức không gian kinh tế, có nhiều tác giả đưa ra các khái niệm khác nhau như J.R.Boudeville đã đưa ra định nghĩa : “Không gian kinh tế vừa là không gian địa lí, vừa là không gian toán học… là sự áp dụng toán học vào không gian địa lí, là sự phân bố, liên hệ kĩ thuật và mối quan hệ ứng xử giữa người sản xuất với người tiêu thụ”. Theo R.L.Morill : “Tổ chức không gian là kinh nghiệm của con người sử dụng không gian Trái Đất”. Nhìn chung các tác giả phương Tây đã đưa ra khái niệm chung nhất về TCKG kinh tế hay nói cách khác là TCLT kinh tế, trong đó có TCLTCN và chủ yếu là tìm cách để sử dụng lãnh thổ đó một cách có hiệu quả cao nhất. – Ở Việt Nam: Nửa đầu thế kỉ XX đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu lí luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ. Từ sau ngày hoà bình lập lại, nhất là từ sau thập niên 70 đã
  • 14. có nhiều nhà khoa học như GS. Lê Bá Thảo, GS.TS. Trần Đình Gián, GS.TS. Lê Thông, GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh, GS.TS. Ngô Doãn Vịnh, PGS.TS. Đặng Văn Phan, PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ, PGS.TS. Nguyễn Kim Hồng, PGS. TS. Phạm Xuân Hậu… và nhiều luận án Tiến sĩ nghiên cứu các vần đề liên quan đến TCLT kinh tế – xã hội và TCLTCN. Việc nghiên cứu TCLTCN ở nước ta đã được quan tâm khi các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu vấn đề phân vùng, quy hoạch, phân bố lực lượng sản xuất, tiêu biểu là công trình “Tổng sơ đồ phát triển và phân bố công nghiệp” (1994). Từ những năm 80 của thế kỉ XX đã có nhiều công trình nghiên cứu tổ chức không gian KTXH nhằm mục đích phân vùng KTXH Việt Nam. Các vấn đề liên quan đến TCKG KTXH đã được đưa vào giảng dạy ở nhiều trường đại học ở nước ta và thu hút nhiều đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học nổi tiếng và các nghiên cứu sinh. Các công trình tiêu biểu của các nhà khoa học như: Cố GS. Lê Bá Thảo, 1992, Tổ chức lãnh thổ Đồng bằng sông Hồng và các tuyến trọng điểm, đến năm 1996 GS. Lê Bá Thảo tiếp tục nghiên cứu Cơ sở khoa học của việc TCLT Việt Nam. Qua các công trình nghiên cứu của minh GS. Lê Bá Thảo đã phân tích thực trạng phân bố không gian CN Việt Nam, thông qua việc so sánh với lí thuyết, giáo sư chỉ ra tính hợp lí và bất hợp lí; từ đó, đưa ra các điều kiện và khả năng phân bố CN, dự báo sự phát triển một số ngành CN Việt Nam. . PGS. Văn Thái năm 1995 đã “Nghiên cứu đánh giá toàn bộ KCX ở Việt Nam”; công trình “Nghiên cứu sự hình thành và phát triển các KCN tập trung ở Việt Nam” của Lê Văn Ninh,… Các tác giả đã phân tích cơ sở khoa học trong việc hình thành và phát triển các KCN, KCX, cũng như việc quy hoạch KCN. GS. TS Lê Thông và PGS. TS Nguyễn Minh Tuệ, năm 2000 đã viết cuốn “Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam”, trình bày cơ sở lí thuyết và thực tiễn về TCLTCN [52]. Ngày nay, tổ chức lãnh thổ KTXH nói chung và TCLTCN nói riêng ở nước ta đặc biệt được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng hơn bao giờ hết. 3.2. Các công trình và lí thuyết liên quan đến tổ chức lãnh thổ
  • 15. – Trên thế giới: Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra các lí thuyết về TCLT (TCKG). Trong đó, một số quan điểm chủ yếu dựa vào các nhân tố khách quan gắn liền với cơ cấu nguồn nội lực lẫn ngoại lực của từng vùng, từng quốc gia và đặc điểm kinh tế – kĩ thuật cụ thể của từng ngành công nghiệp; những quan điểm còn lại đặt nền tảng vào hành vi của các nhà đầu tư, của chủ doanh nghiệp. Các lí thuyết về phân bố công nghiệp tối ưu đầu tiên được nghiên cứu do Alfred Weber (1909) đưa ra, sau đó được các tác giả Greenhut (1956) và Adam Smith (1981) cải thiện. Lí thuyết vị trí phân bố công nghiệp tối ưu quan tâm đến hai yếu tố đầu vào và đầu ra; còn lí thuyết hành vi do O’Kelly (1989) và Adam Smith (1995) đưa ra, phân tích cơ cấu của đơn vị có nhu cầu lựa chọn địa điểm đầu tư và tạo ra những liên kết. Mỗi lí thuyết đều có cơ sở riêng, có giá trị nhất định trong điều kiện hoàn cảnh đương thời; song dường như chưa có lí thuyết nào cân nhắc đầy đủ đúng nghĩa yếu tố vận động theo thời gian – mà trong đó khoa học – công nghệ phát triển như vũ bão – làm lu mờ và thay thế nhanh cái cũ, làm xuất hiện và tăng nhanh cái mới hầu khắp trong các ngành CN. Đó là một đặc trưng mới hiện đại trong TCLTCN ngày nay. – Ở Việt Nam: Ở nước ta nói chung và TP. HCM nói riêng, vấn đề nghiên cứu TCLTCN đã được nhiều nhà khoa học cũng như các nhà quản lí quan tâm nghiên cứu ở các góc độ khác nhau, ví dụ một số công trình nghiên cứu và văn bản sau đây: – Bản báo cáo tổng hợp “Định hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” tháng 4/2004, chủ nhiệm đề tài là TS. Trần Du Lịch, PGS.TS Đặng Văn Phan [20], đề tài này đã phân tích hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế VKTTĐPN, đánh giá vấn đề tồn tại phát triển kinh tế của vùng, đồng thời đánh giá KCN, KCX trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. – Kỉ yếu KCN, KCX Việt Nam 2002 – NXB. TP. HCM. Kỉ yếu hội nghị – hội thảo quốc gia:15 năm xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam (1991 – 2006). Trong các báo cáo đã trình bày những thành tựu và hạn chế của các KCN, KCX ở nước ta.
  • 16. – HEPZA – Ban quản lí các KCX và công nghiệp TP. HCM đã cho ra kỉ yếu “10 năm phát triển và quản lí các KCX và công nghiệp TP. HCM 1992 - 2002”. Giới thiệu các KCN, KCX, KCNC trên địa bàn TP HCM. Trang Web HEPZA thường xuyên giới thiệu, đưa tin hoạt động của các KCN [89] và báo cáo của HEPZA năm 2011,... – Năm 2004, TS. Trần Du Lịch đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Các KCN tập trung, các CCN trên địa bàn TP. HCM, thực trạng và kiến nghị điều chỉnh” [19]. Nội dung đề tài liên quan đến các vấn đề quan tâm là : đề nghị chuyển đổi một số KCN thành CCN (như KCN Phú Mỹ, Tân Quy, Bắc Thủ Đức, Phong Phú, Đông Thạnh, Phú Hữu). Hướng phân bố một số ngành gây ô nhiễm độc hại như hoá chất, cao su được đề nghị di dời và phát triển về phía đông nam (ở phía hạ lưu sông Sài Gòn – như ở KCN Hiệp Phước). – Ngày 1/11/2004, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển CN TP. HCM đến năm 2010, có tính đến năm 2020”. Trong đó có nhiều chỉ tiêu quan trọng như GTSXCN so với cả nước (năm 2010 : 29,1%, năm 2020 : 30,1%), GDP bình quân đầu người so với cả nước: năm 2010 gấp 3,9 lần, năm 2020 gấp 4,2 lần, lao động CN của Thành phố năm 2010 : 1,2 triệu, năm 2020 : 1,55 triệu người. - Đến ngày 6/01/2010, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025. [63]. Trong đó đề cập đến các vấn đề điều chỉnh quy hoạch KTXH và quy hoạch phát triển công nghiệp. Ở Việt Nam đã có các hình thức TCLTCN : điểm CN, CCN, KCN, KCX, KCNC, CVPM, TTCN, dải CN, vùng CN. Ở TP. HCM đã có các hình thức TCLTCN : ĐCN, CCN, KCN, KCX, KCNC, CVPM, TTCN. Về TCLTCN, chưa có công trình chuyên biệt nào mang tên “Nghiên cứu TCLTCN ở TP. HCM”. Tuy nhiên, đã có các công trình nghiên cứu liên quan như đề cập ở phần trên, cùng với quan điểm của các nhà khoa học về TCLT nói chung
  • 17. và TCLTCN nói riêng là các tư liệu quý giá để tác giả có thể tiếp tục nghiên cứu đề tài này một cách sâu sắc hơn. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã cố gắng thu thập tổng hợp tài liệu về công nghiệp, về các tư liệu liên quan và tiến hành khảo sát thực địa tại các ĐCN, CCN, KCN, KCX, KCNC, CVPM và TTCN. Trên cơ sở đó, xử lí số liệu, phân tích, đánh giá thực trạng TCLTCN TP. HCM, nhằm đưa ra những nhận định, định hướng TCLTCN TP. HCM có cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, phù hợp với bối cảnh và xu thế nền công nghiệp thế giới, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường. Tuy nhiên, với khuôn khổ của một luận án và thời gian có hạn nên khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả luận án rất mong nhận được các ý kiến đóng góp chân thành của các Nhà khoa học, quý Thầy, Cô và quý độc giả để đề tài hoàn thiện hơn. 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Các sự vật và hiện tượng địa lí tồn tại và phát triển trong không gian và tác động tương tác lẫn nhau trong những mối quan hệ tổng hợp đa chiều tạo nên sự phân hoá trong không gian các lãnh thổ công nghiệp. Do vậy, khi nghiên cứu lãnh thổ công nghiệp TP. HCM, cần phải đánh giá tổng hợp vai trò của các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Mặt khác, cần chú ý đến nhóm nhân tố chủ lực (lợi thế vị trí, lao động, cơ sở hạ tầng, KHCN, môi trường đầu tư, toàn cầu hoá, nhu cầu thị trường) ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển sản xuất công nghiệp TP. HCM, nhằm đưa ra định hướng phát triển và phân bố công nghiệp TP. HCM một cách hợp lí, hiệu quả để phát huy cao độ các lợi thế so sánh của TP. HCM. Hơn nữa, khi nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp, chính là nghiên cứu sự kết hợp giữa các ngành khác nhau trên một lãnh thổ, do đó phải đứng trên quan điểm tổng hợp lãnh thổ để phân tích đánh giá và xây dựng tổ chức lãnh thổ công nghiệp hiện tại, tương lai một cách đúng đắn, khoa học, phù hợp với các nguồn lực và xu thế thời đại.
  • 18. 4.1.2. Quan điểm hệ thống Công nghiệp là một hệ thống nhiều ngành, tổ chức lãnh thổ công nghiệp bao gồm cơ cấu và phân bố các ngành công nghiệp và các kết hợp sản xuất lãnh thổ, hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và các kết hợp sản xuất lãnh thổ và khả năng điều khiển của các hệ thống trong không gian các ngành. Vì thế, khi nghiên cứu đề tài Tổ chức lãnh thổ công nghiệp TP. HCM cần phải chú ý đến quan điểm hệ thống. 4.1.3. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh Quá trình hình thành, phát triển TCLTCN ở TP. HCM có sự biến đổi rõ nét qua từng giai đoạn lịch sử, gắn với phát triển KTXH của đất nước nói chung và TP. HCM nói riêng. Trong quá trình đổi mới đường lối phát triển KTXH, sự hợp tác kinh tế quốc tế và khu vực ảnh hưởng rất lớn đến TCLTCN cả nước và TP. HCM. Do vậy, khi nghiên cứu TCLTCN ở TP. HCM cần phải chú ý phân tích, đánh giá tình hình phát triển và phân bố CN trong bối cảnh lịch sử nhất định. Đặc biệt cần chú ý đến các mốc lịch sử quan trọng như thời kì đổi mới KTXH, thời điểm Nhà nước ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, thời điểm Việt Nam gia nhập ASEAN, WTO, lộ trình thực hiện các cam kết FTA, WTO. Mặt khác, quan điểm viễn cảnh cũng được đặc biệt quan tâm với thuật ngữ “tầm nhìn” như quy hoạch đến năm 2020, 2025 và tầm nhìn xa hơn liên quan rất mật thiết với xu thế của thời đại. 4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Sự phát triển và phân bố CN có những ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, tài nguyên: cạn kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường sinh thái, biến đổi khí hậu. Trong quá trình phát triển sản xuất CN và đô thị hoá, nhất là giai đoạn đầu, công nghiệp thường phát triển và phân bố tự phát, thiếu sự tổ chức, quản lí, thiếu quy hoạch chính xác. Do đó, tình trạng TCLTSX không hợp lí như bố trí các CSSXCN gây ô nhiễm môi trường phân bố trong khu dân cư, hoặc các CSSXCN bố trí gần nhau nhưng không tạo được mối liên hệ về mặt kinh tế, kĩ
  • 19. thuật, mà ngược lại gây cản trở cho nhau trong sản xuất như làm giảm chất lượng sản phẩm, gây ách tắc giao thông,... Vì vậy, TCLTCN ở TP. HCM cần phải chú ý quán triệt quan điểm phát triển bền vững xuyên suốt từ khi lập các phương án quy hoạch, phát triển, phân bố các KCN, CCN, các xí nghiệp CN sao cho vừa đảm bảo hiệu quả phát triển KTXH, vừa bảo vệ môi trường sinh thái, không phương hại đến các thế hệ tương lai. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thống kê TCLTCN là vấn đề rất rộng, do vậy khi nghiên cứu cần phải dựa vào khối lượng các nguồn tư liệu rất lớn, từ số liệu thống kê trong Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, Cục Thống kê TP. HCM, Viện kinh tế TP. HCM, các số liệu của các KCN, KCX, Sở CN TP. HCM, của Viện Quy hoạch Đô thị, Sở Tài nguyên Môi trường, Niên giám Thống kê của các quận huyện TP. HCM,… Trên cơ sở thống kê, tác giả lựa chọn tư liệu, xử lí số liệu, phục vụ việc nghiên cứu đề tài luận án. 4.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh Dựa trên cơ sở các nguồn tư liệu thu thập được, tác giả đã xử lí, sắp xếp, phân loại và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Tác giả so sánh lợi thế của TTCN, KCN, KCX TP. HCM, xác định hướng tổ chức lãnh thổ công nghiệp TP. HCM. Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của lãnh thổ CN TP. HCM, từ đó đưa ra định hướng TCLTCN ở TP. HCM. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng các số liệu của các cơ quan ban ngành trong cả nước về thống kê KTXH, về TCLTCN trong nước để phân tích, so sánh. 4.2.3. Phương pháp thực địa Phương pháp thực địa là phương pháp đặc trưng của Địa lí học, giúp tác giả xác định được thực tế phân bố và phát triển TCLTCN ở TP. HCM, khẳng định mức độ tin cậy của các tài liệu, số liệu. Tác giả tiến hành thực địa, nghiên cứu các ĐCN, CCN, KCN, KCX, KCNC, CVPM và TTCN TP. HCM, tìm hiểu những thành công
  • 20. và thách thức đối với TCLTCN, nhằm góp phần đưa ra những định hướng, giải pháp có cơ sở. Ngoài ra, tác giả cũng tham khảo ý kiến của các chuyên gia: các nhà khoa học, các nhà quản lí về vấn đề TCLTCN ở TP. HCM nói riêng và TCLTCN nói chung để có sự phân tích đa chiều. Tác giả đi thực địa, tìm hiểu các KCN về những tác động của các xí nghiệp CN đối với KTXH và môi trường. 4.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Bản đồ và biểu đồ vừa là nguồn tư liệu quý để tác giả nghiên cứu, đồng thời là phương tiện để tác giả trình bày công trình nghiên cứu của mình, vận dụng đưa kết quả nghiên cứu vào các bản đồ thể hiện TCLTCN ở TP. HCM từ hiện trạng đến định hướng. 4.2.5. Phương pháp dự báo Trên cơ sở nghiên cứu quá trình tổ chức, phân bố sản xuất công nghiệp trong quá khứ, hiện tại; Nghị định 92 của Thủ tướng Chính phủ năm 2006 [62], Quyết định Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP. HCM đến năm 2025 [63] và bối cảnh, xu thế phát triển CN của thế giới, xu thế toàn cầu hoá, ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, từ đó đưa ra các dự báo phương án phát triển. Phương pháp dự báo dựa trên nguồn lực và thực trạng, phân bố CN chủ yếu từ năm 2000 đến năm 2010 để định hướng TCLTCN đến năm 2020, 2025. 4.2.6. Phương pháp hệ thống thông tin địa lí (GIS) Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng hệ thống thông tin địa lí (GIS) phân tích xử lí các thông tin về lãnh thổ công nghiệp, thiết lập các bản đồ hiện trạng TCLTCN năm 2010, định hướng TCLTCN 2020, khu trung tâm vùng TP. HCM năm 2025. 5. Những đóng góp chính của luận án - Đúc kết có chọn lọc cơ sở lí luận và thực tiễn về TCLTCN ở các nước trên thế giới và Việt Nam để áp dụng vào thực tế nghiên cứu TCLTCN ở một địa phương.
  • 21. - Đánh giá khách quan, khoa học những nhân tố tác động, những tồn tại, hạn chế, bất cập, những yêu cầu và thách thức trong quá trình TCLTCN ở TP. HCM. - Đề xuất định hướng, giải pháp TCLTCN ở TP. HCM thích hợp với thực tiễn, nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng CN, hiện đại hoá và phát triển bền vững. - Đề xuất mô hình Công viên công nghiệp đô thị (sạch, xanh, hiện đại, bền vững) phù hợp với quy luật phát triển và phù hợp xu thế thời đại. - Luận án là tài liệu thiết thực giúp cho việc tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy, đặc biệt giúp cho các nhà quản lí địa phương, các ngành có thêm cơ sở để ra các quyết định chính xác về TCLTCN nói riêng và TCLTKT nói chung của địa phương. 6. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận án gồm 3 chương : Chương 1 : Cơ sở lí luận và thực tiễn tổ chức lãnh thổ công nghiệp Chương 2 : Thực trạng tổ chức lãnh thổ công nghiệp TP. Hồ Chí Minh Chương 3 : Định hướng và giải pháp tổ chức lãnh thổ công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
  • 22. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TỒ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Các khái niệm tổ chức lãnh thổ (tổ chức không gian) 1.1.1.1. Khái niệm không gian Các Mác đã khẳng định: ‘‘Với trình độ phát triển nhất định của năng suất lao động bao giờ cũng cần một không gian nào đó’’. Theo từ điển Địa lí của Oxford Universiry Press, 1997, không gian (space) là phạm vi của một vùng hay một khu vực thường được thể hiện dưới dạng bề mặt Trái Đất. Các mối quan hệ không gian giữ vị trí trung tâm trong Địa lí học. Tuy nhiên, ở đây cần phân biệt hai khái niệm không gian tuyệt đối và không gian tương đối. Không gian tuyệt đối là một không gian tuyệt đối khách quan. Không gian tương đối là một không gian nhận thức bởi con người hay xã hội có liên quan tới các mối liên hệ giữa những đối tượng và khuynh hướng của đối tượng đó [38]. Thuật ngữ lãnh thổ : “Territory” là thuật ngữ mà trường phái các nhà khoa học Xô Viết thường dùng trong TCLT. Ở nước ta, lãnh thổ cũng được hiểu theo nghĩa không gian bao gồm : vùng đất, vùng trời, vùng biển và vùng dưới lòng đất. Do vậy, tổ chức lãnh thổ ở đây bao hàm nghĩa không gian. TCLTCN là một bộ phận của quy hoạch tổng thể về tổ chức không gian kinh tế – xã hội được cụ thể hoá. 1.1.1.2. Tổ chức không gian kinh tế – xã hội • Nhận thức về tổ chức lãnh thổ KTXH Theo quan điểm của các nhà Địa lí phương Tây: TCLT (TCKGKTXH) được coi là sự lựa chọn về nghệ thuật sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn nhằm tìm kiếm một tỉ lệ, quan hệ hợp lí về sự phát triển KTXH giữa các ngành trong một vùng lớn
  • 23. hoặc giữa các vùng trong cùng một quốc gia có xét đến mối quan hệ giữa các quốc gia để tạo nên giá trị mới. Theo quan điểm của các nhà Địa lí Xô viết: TCLT KTXH là sự sắp xếp, bố trí và phối hợp các đối tượng có ảnh hưởng lẫn nhau, có mối liên hệ qua lại giữa các hệ thống sản xuất, hệ thống dân cư nhằm sử dụng hợp lí các nguồn lực để đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường. Tổ chức lãnh thổ được hiểu là toàn bộ quá trình hoạt động của con người nhằm phân bố các cơ sơ sản suất và dịch vụ, phân bố dân cư, sử dụng tự nhiên có liên quan đến các mối liên hệ, quan hệ, các phụ thuộc lẫn nhau của chúng. Các hoạt động này phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và trên cơ sở các quy luật kinh tế hoạt động trong hình thái xã hội tương ứng. Mục tiêu cơ bản của nền kinh tế là đạt đến cơ cấu sản xuất năng động hợp lí, phát triển bền vững của đất nước hay từng vùng cụ thể. Tổ chức lãnh thổ cũng nhằm phát triển tổng hợp, có hiệu quả cao cho nền sản xuất, sử dụng hợp lí các nguồn lực tài nguyên, nâng cao thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân. Như vậy, tổ chức lãnh thổ KTXH góp phần vào mục đích phát triển kinh tế bền vững. Tổ chức lãnh thổ KTXH còn được hiểu như sự kết hợp của các cấu trúc lãnh thổ đang hoạt động : cấu trúc lãnh thổ quần cư, cấu trúc không gian xã hội, cấu trúc không gian sản xuất,… Tổ chức lãnh thổ (không gian) chính là hướng tới quy luật phát triển khách quan trên con đường phát triển tối ưu của một lãnh thổ [38], [56]. • Không gian KTXH Không gian kinh tế – xã hội là một bộ phận lãnh thổ có khả năng cung cấp các nguồn lực phát triển, chứa đựng các hoạt động KTXH thông qua những quan hệ phân bố, những liên kết kinh tế liên ngành, liên vùng và quốc tế. Dưới góc độ tổ chức không gian, người ta thường xem không gian KTXH là một trường lực với 3 thành phần sau đây: + Trung tâm KTXH (còn gọi là cực hay nút phát triển): là nơi có nhiều nguồn lực thuận lợi, tập trung dân cư đông đúc, các hoạt động công nghiệp chế biến
  • 24. và dịch vụ phát triển hơn cả. Đây là bộ phận tạo ra các lực liên kết kinh tế – xã hội, hay còn được gọi là bộ phận tạo lực. + Hành lang phát triển: là nơi diễn ra các dòng liên kết kinh tế – xã hội giữa các trung tâm. Thực chất đây chính là mạng lưới hạ tầng, bao gồm : đường sá, bến bãi, điện, thông tin liên lạc thông qua hành lang, sức phát triển từ trung tâm sẽ dẫn truyền ra các bề mặt, hành lang phát triển đi đến đâu, ở đó sẽ có sự phát triển. + Bề mặt: là những “vùng trống” của không gian kinh tế – xã hội, nơi dân cư thưa thớt, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp hoặc công nghiệp khai thác đơn thuần. Bề mặt là bộ phận chịu tác động bởi các lực từ trung tâm thông qua hành lang, những nơi nào gần trung tâm và hành lang thì sẽ có trình độ phát triển cao hơn; càng xa trung tâm, xa hành lang thì càng kém phát triển. Nơi nào sức ảnh hưởng của trung tâm trở nên không đáng kể thì nơi đó chính là ranh giới của bề mặt. o Vùng phân cực Vùng phân cực là một không gian không đồng nhất, các bộ phận khác nhau của nó có tính chất bổ sung lẫn nhau và duy trì với một cực chi phối và trao đổi với cực này nhiều hơn bất kì một cực nào khác có cùng quy mô tầm cỡ chi phối một vùng kế bên. “Vùng phân cực là tổng thể những liên hệ có thang bậc, tồn tại giữa các cực kinh tế, tuỳ theo các dòng nối liền chúng với nhau” (J.R.Boundeville). Hai yếu tố đặc trưng của vùng phân cực là khái niệm liên hệ (liên kết) và khái niệm thang bậc (phi đối xứng). Sự phân cực là tổng thể một mạng lưới những giao lưu, những liên hệ. Chính vì các đơn vị kinh tế tồn tại trên lãnh thổ (ngành, khu vực, thành phố) giao lưu với nhau mà hợp thành những tổng thể phân cực. Các liên hệ được quan tâm xem xét : + Liên hệ vị trí – địa lí. + Liên hệ kĩ thuật – công nghệ. + Liên hệ kinh tế, thị trường song phương, đa phương. o Quan niệm về ‘‘cực’’ [34], [37]
  • 25. Cực là một phức hợp tổng thể những hoạt động kinh tế – xã hội có hiệu quả, tạo nên sức hút, trên cơ sở những liên hệ bổ sung lẫn nhau đa chiều, nhờ đó mà duy trì được sức hút. Đó là lí do tồn tại cực. + Cực phát triển: khi tổng thể các hoạt động của cực có một hoạt động có tính động lực thì đó là cực phát triển. Cực phát triển là một phức hợp trong đó có một hoạt động động lực xoay quanh nó, nhờ đó có những tác động lôi cuốn mạnh mẽ đối với các khu vực xung quanh, các vệ tinh và toàn bộ nền kinh tế vùng. Tác động ấy rất đa dạng và thể hiện khác nhau theo tình hình cụ thể, nhưng bản chất là năng động, đổi mới, dẫn đến tiến bộ kinh tế có thể thúc đẩy tạo lập những ngành hoạt động mới, có thể làm cho tổng quy mô của ngành hiện có thay đổi cơ cấu, đổi mới kĩ thuật, đổi mới phương thức tổ chức. + Cực tăng trưởng: là một tổng thể, một phức hợp những hoạt động, chịu ảnh hưởng thúc đẩy của cực phát triển. Các cực tăng trưởng là các vệ tinh của cực phát triển. Nhịp độ phát triển của các cực vệ tinh – cực tăng trưởng, thường là mạnh, bởi chúng phản ứng mạnh và sâu đối với những thúc đẩy lôi cuốn từ cực phát triển. + Cực liên kết: là một cực phát triển gắn liền hai hệ thống đô thị từ khi chưa có mối liên hệ nào cho đến lúc nó tạo ra các mối liên hệ chặt chẽ, nhờ đó không chỉ tác dụng lôi cuốn của nó tăng lên mà các cực tăng trưởng vệ tinh cũng tăng lên. – Thang bậc (tính phi đối xứng): hiện tượng phân cực dựa trên sự tồn tại của các liên hệ, mà sau đó các liên hệ thay đổi tăng, giảm trong quá trình phát triển, dẫn đến các thay đổi theo tiêu chuẩn thang bậc. Thang bậc là yếu tố chìa khoá “của sự phân cực’’. o Sức hút Những thang bậc thể hiện sức lôi cuốn, sức hút của một ngành, một xí nghiệp hay của một cực phát triển. Những ảnh hưởng lôi cuốn ấy có nhiều loại: + Sức hút về trao đổi hàng hoá với tư cách là nguồn cung cấp lớn nhất hay thị trường lớn nhất.
  • 26. + Sức lôi cuốn về mặt đầu tư thiết lập những hoạt động mới, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, sản xuất xã hội, đầu tư phát triển đô thị. + Sự lan truyền đổi mới công nghệ kĩ thuật, thúc đẩy những nghiên cứu khoa học, sáng tạo khoa học – kĩ thuật. + Lan truyền đổi mới về văn hoá, giáo dục, thể chế, những đổi mới về tư tưởng và tâm lí, thị hiếu của người sản xuất và tiêu dùng, dẫn đến đổi mới nhu cầu về lượng và chất. Vậy, “ tổ chức không gian KTXH là quá trình lựa chọn có tính chiến lược các cách thức phát triển và bố trí những trung tâm, những hành lang, các bề mặt, trên cơ sở tận dụng và phát huy cao nhất các nguồn lực, tạo ra cơ cấu không gian KTXH tối ưu trong một giai đoạn phát triển nhất định có tính đến tương lai xa hơn.” Để đảm bảo tính chiến lược, có tầm nhìn xa sâu rộng và tổng hợp, quá trình tổ chức không gian kinh tế – xã hội phải được thực hiện một cách trình tự, có kế thừa và điều chỉnh qua lại giữa các bước cơ bản sau đây: + Tổng hợp đánh giá các nguồn lực trong phạm vi lãnh thổ được nghiên cứu. + Đánh giá hiện trạng lãnh thổ, phát hiện những bất hợp lí, những xu thế có tính quy luật đối với tổ chức không gian kinh tế – xã hội của lãnh thổ được nghiên cứu. + Lập các phương án tổ chức không gian để lựa chọn phương án tối ưu. + Hoạch định các giai đoạn phát triển lãnh thổ cùng phương án quản lí điều hành và triển khai các biện pháp đầu tư, thực hiện. Như vậy, để tiến hành nghiên cứu tổ chức lãnh thổ phải có sự phân tích những phân dị địa lí nhằm tìm ra các cấu trúc không gian (cấu trúc lãnh thổ), phân tích mối quan hệ lãnh thổ, sự tác động qua lại giữa các cấu trúc không gian thành
  • 27. phần để tổng hợp lại, nhận dạng một không gian tổng hợp vận động theo định hướng tối ưu. Đó chính là sự định dạng mang tính khoa học. 1.1.2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Trên thế giới, có nhiều quan điểm, nhiều lí thuyết về phát triển và tổ chức không gian (lãnh thổ) CN, trong đó, một số quan điểm dựa chủ yếu vào các nhân tố khách quan gắn liền với nội lực và ngoại lực của vùng, của từng quốc gia và đặc điểm tự nhiên, kinh tế, khoa học kĩ thuật cụ thể của từng ngành CN. Để bố trí sắp xếp các nhà máy, xí nghiệp, các ngành CN trên lãnh thổ đạt hiệu quả KTXH và môi trường cao nhất, cần phải nghiên cứu kĩ các điều kiện tự nhiên, các mối liên hệ kinh tế kĩ thuật giữa các ngành trong vùng và mối liên hệ giữa các vùng khác nhau. Những quan điểm còn lại đặt nền tảng vào hành động của các nhà đầu tư. Không gian công nghiệp là một bộ phận đặc biệt quan trọng của không gian KTXH, vì tổ chức không gian công nghiệp gắn liền và đi trước một bước trong quá trình CNH - HĐH đất nước. Do vậy, quá trình tổ chức không gian CN có những ảnh hưởng lớn lao, thậm chí là quyết định đến toàn bộ quá trình tổ chức không gian KTXH, nhưng đồng thời cũng chịu những tác động từ các quá trình tổ chức không gian thuộc các lĩnh vực còn lại; như vậy, thực tiễn luôn đòi hỏi sự tương thích đồng bộ giữa tổ chức không gian KTXH với tổ chức không gian công nghiệp. Các khái niệm về không gian KTXH, về sự hình thành và phát triển các không gian KTXH là những lí luận cần thiết khi xem xét đến cơ sở lí luận của việc phát triển và TCLTCN. TCLTCN được nghiên cứu từ lâu ở Liên Xô cũ, ở các nước Đông Âu, các nước Tây Âu và Hoa Kì. TCLTCN hợp lí, khoa học, tuân theo quy luật phát triển sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH cũng như thúc đẩy sự hình thành
  • 28. nền kinh tế tri thức. Thực chất TCLTCN là một bộ phận cốt lõi hết sức quan trọng, được cụ thể hoá và gắn liền trong quy hoạch tổng thể tổ chức lãnh thổ KTXH. Theo A.T.Khơrusov (1979): TCLTCN là hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành, các kết hợp sản xuất lãnh thổ khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất lao động cũng như tiết kiệm chi phí để khắc phục sự không phù hợp trong lịch sử về phân bố các nguồn nguyên liệu, năng lượng, nơi sản xuất và nơi tiêu thụ sản phẩm, góp phần đạt hiệu quả kinh tế cao [52]. Trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước ta, TCLTCN thường được hiểu “là việc bố trí hợp lí các cơ sở sản xuất công nghiệp, các điểm dân cư cùng kết cấu hạ tầng trên một phạm vi lãnh thổ nhất định nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài lãnh thổ đó” [53]. Qua nghiên cứu, khái niệm TCLTCN cũng có thể được rút ra như sau: TCLTCN là một quá trình thiết lập, định dạng, chọn lọc, bố trí sản xuất công nghiệp một cách khoa học; tạo dựng các mối quan hệ tương tác đa ngành, liên vùng và quốc tế ngày càng sâu sắc; phát huy cao độ các nguồn lực, thích ứng với khoa học công nghệ mới, tạo hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường trong quá trình vận động phát triển bền vững. 1.1.3. Các lí thuyết liên quan đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp • “Lí thuyết điểm trung tâm” của W. Christaller: “Lí thuyết điểm trung tâm” - Central Place Theory (CPT) của W.Christaller nhà Địa lí học người Đức (1933), sau đó được nhà bác học Đức A. Lösch (1954) bổ sung và phát triển. W. Christaller và A. Lösch đã khám phá ra quy luật phân bố không gian từ tương quan giữa các điểm phân bố dân cư, phát hiện một trật tự được tính toán trong sự phân bố các thành phố và nông thôn. Điều đó được áp dụng khi quy hoạch dân cư trên lãnh thổ mới khai phá hoặc nghiên cứu những hệ thống
  • 29. không gian, hay làm cơ sở để xác định các nút trọng điểm. Lí thuyết này chính là cơ sở để bố trí các điểm đô thị mới cho những vùng còn trống vắng đô thị. • Lí thuyết cực tăng trưởng của Françoi Perroux – (introduced the idea of economic Growth Poles in 1949): Sự phát triển kinh tế diễn ra không đều đặn tại tất cả các địa điểm trên phạm vi một lãnh thổ trong một thời gian nhất định, mà ngược lại có một số địa điểm kinh tế phát triển mạnh mẽ, còn những nơi khác thì trì trệ chưa phát triển. Những điểm phát triển nhanh, mạnh là những trung tâm có nhiều lợi thế so với toàn vùng – đó là “ Cực tăng trưởng”. Françoi Perroux đã đưa ra lí thuyết này, nhằm lựa chọn các lãnh thổ trọng điểm vào những năm đầu thập niên 50 của thế kỉ XX. Lí thuyết này chú trọng vào những thay đổi trong khuôn khổ một vùng, một khu vực của lãnh thổ, làm phát sinh sự tăng trưởng kinh tế của lãnh thổ. Lí thuyết này giải thích sự cần thiết của việc phát triển có trọng điểm và các cực tăng trưởng [37]. Theo Françoi Perroux [37] quy định các cực tăng trưởng trong ý tưởng của ông là không gian kinh tế trừu tượng, gồm 3 loại: - Một kế hoạch kinh tế; - Một trường lực hoặc ảnh hưởng; - Một tổng thể đồng nhất. Tuy nhiên, ông lại không chấp nhận cho rằng không gian kinh tế trừu tượng đó có thể ứng dụng trong không gian Địa lí. A B
  • 30. Trên thực tế các ý tưởng “Cực tăng trưởng” ảnh hưởng đến các nhà hoạch định chính sách đã được vận dụng vào không gian Địa lí như sự đánh giá về Paris và sự phân cực của các vị trí xung quanh Paris. Sự hấp dẫn quá mạnh mẽ của Paris làm cho các vùng lân cận rất khó khăn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế. • Lí thuyết đầu tư tập trung: Ở Trung Quốc vào thập niên 90 của thế kỉ XX, người ta đã đề xướng Chính sách đầu tư tập trung và phát triển những vùng duyên hải phía Đông để tạo động lực. Trên cơ sở các điều kiện ràng buộc: vốn đầu tư và lao động kĩ thuật, điều kiện kết cấu hạ tầng tập trung vào một số nơi, lãnh thổ KTXH được phát triển với chủ trương đầu tư tập trung để đạt được hiệu quả kinh tế nhanh và cao, tạo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cho toàn bộ nền kinh tế, giảm bớt nghèo nàn và tạo sự tăng trưởng ổn định cho nền kinh tế. Trung Quốc đã thành lập, hoạt động có hiệu quả các đặc khu kinh tế ở khu vực ven biển phía Đông và tiếp tục phát triển các vùng kinh tế, các khu công nghệ cao ở phía Tây và khu vực miền Trung của Trung Quốc. • Lí thuyết vị trí phân bố công nghiệp tối ưu (Khu vi luận): Alfred Weber (1909) là người đầu tiên đưa ra lí thuyết phân bố công nghiệp tối ưu, sau đó được các tác giả khác tiếp tục phát triển như Greenhut (1956) và Smith (1981). Lí thuyết này chú ý đến hai yếu tố chính là: – Yếu tố đầu vào rất quan trọng là nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, lao động, vốn đầu tư và đầu ra là thị trường tiêu thụ sản phẩm. – Yếu tố quan trọng thứ 2 là các chi phí đầu vào và chi phí phân phối sản phẩm đến thị trường tiêu thụ phải thấp, đặc biệt yếu tố chi phí được coi là yếu tố quan trọng nhất. Theo lí thuyết khu vi luận của Alfred Weber với mục đích tìm vị trí phân bố CN tối ưu phải đạt được yêu cầu giá thành sản phẩm thấp nhất – “ Cực tiểu hoá chi phí, cực đại hoá lợi nhuận”. Dựa vào lí thuyết này để lựa chọn vị trí thuận lợi nhằm xây dựng và phân bố CN. Hiện nay, lí thuyết vị trí phân bố CN tối ưu vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành CN, kể cả CN kĩ thuật cao và dịch vụ thương
  • 31. mại. Theo các nhà nghiên cứu TCLT cho rằng, lí thuyết này phù hợp với nền kinh tế đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình ĐTH, CNH, khi CN phát triển chưa mạnh (như nước ta chẳng hạn). • Lí thuyết hành vi: O’Kelly (1989) và Smith (1995) đã đưa ra lí thuyết hành vi, nội dung của lí thuyết này dựa vào “tính hợp lí có giới hạn” và “cách tiếp cận hệ thống” để xác định vị trí phân bố CN. Tính hợp lí có giới hạn có nghĩa là các công ti xí nghiệp thường khó đạt đến những vị trí phân bố tối ưu khách quan do bị giới hạn bởi một số yếu tố có tính chủ quan. Các yếu tố đó thể hiện trong việc bố trí xí nghiệp, nhà máy còn phụ thuộc vào chính người ra quyết định, hoặc phụ thuộc vào tổ chức mà người đó chịu ảnh hưởng. Do đó, việc lựa chọn địa điểm bố trí nhà máy, xí nghiệp và bỏ vốn đầu tư còn phụ thuộc vào đường lối, chính sách phát triển CN và ý nghĩ chủ quan của người quyết định tổ chức sản xuất. Lí thuyết hành vi ảnh hưởng đến việc lựa chọn các vị trí phân bố CN ở trong các trường hợp cụ thể sau: – Phân tích cơ cấu của đơn vị sản xuất có nhu cầu lựa chọn địa điểm đầu tư và tạo những mối liên kết. – Mô hình hoá dự báo tăng trưởng và liên hệ với thực trạng của đơn vị. – Phân tích những tác động từ môi trường kinh tế bên ngoài đối với chiến lược phát triển của đơn vị. Lí thuyết hành vi có ưu điểm nổi bật là cân nhắc đến ảnh hưởng của những thay đổi trong môi trường kinh tế bên ngoài đối với hành vi của người ra quyết định điểm đầu tư. Tuy nhiên, quan điểm hành vi quá đề cao vai trò quản trị của cá nhân, đôi khi lại bỏ qua những cơ sở khách quan cần thiết có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả lựa chọn vị trí phân bố các xí nghiệp, nhà máy. • Các lí thuyết về phân công và hợp tác giữa các ngành công nghiệp: Nhiều tác giả rất chú trọng đến công nghệ sản xuất trong CN, đặc biệt là tính liên hệ sản xuất thường xuyên giữa các ngành, tính liên tục giữa các khâu trong quá trình sản xuất, từ đó có những giải pháp phân bố các ngành CN cho phù hợp với các nguồn lực của từng nơi, từng vùng.
  • 32. * Lí thuyết chu trình năng lượng sản xuất: Quan điểm này do N.N. Koloxopxki (1947) đề xướng và được nhiều nhà kinh tế Liên xô (cũ) ủng hộ vào những năm 1960 – 1970. Xuất phát từ đặc điểm công nghệ sản xuất của các ngành CN, nhằm đảm bảo mục tiêu hiệu quả kinh tế gắn liền với sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, tận dụng phế phụ phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các tác giả đã làm rõ những liên hệ sản xuất giữa các ngành khác nhau trên cơ sở sử dụng một loại tài nguyên nhất định. Chu trình năng lượng sản xuất là tập hợp các quá trình sản xuất có liên quan với nhau, trong đó có nhiều quá trình sản xuất phụ xoay quanh một quá trình sản xuất chính; dựa trên cơ sở chế biến tổng hợp một loại nguyên liệu chủ yếu. Như vậy, khi phân bố các xí nghiệp gần nhau phải theo những quy định chặt chẽ chứ không thể tuỳ tiện. Đó là những xí nghiệp có liên hệ mật thiết với nhau về sản xuất, có tác động mạnh mẽ đối với nhau chứ không chỉ đơn giản là cùng tồn tại trong một phạm vi không gian nào đó. Mặt khác, sự tồn tại của xí nghiệp trong chu trình cũng phải phù hợp với cơ cấu nguồn lực. Trong các tài liệu về tổ chức không gian CN ở Mĩ, ở Anh, khái niệm liên hợp CN (industrial complex) đồng nghĩa với khái niệm chu trình năng lượng sản xuất. * Lí thuyết phân công chuyên môn hoá sâu và hợp tác hoá rộng: Quy mô xí nghiệp gia tăng làm phát sinh nhu cầu chuyên môn hoá sâu trong các ngành CN. Tổ chức sản xuất CN theo dây chuyền chuyên môn hoá được khởi xướng đầu tiên là Taylor. Chuyên môn hoá sâu là quá trình phân công sản xuất ngày càng tỉ mỉ giữa các ngành CN. Mỗi ngành chỉ tập trung sản xuất một bộ phận, thậm chí một chi tiết của bộ phận thành phẩm. Chuyên môn hoá sâu đã góp phần nâng cao tay nghề và tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm mà giá thành lại hạ. Tuy nhiên, các xí nghiệp chuyên môn hoá sâu có xu hướng tách rời về không gian, ngày càng ít liên hệ với nhau, điều đó có thể dẫn đến mất cân đối công suất thiết kế, kém đồng bộ về tiêu
  • 33. chuẩn kĩ thuật, đồng thời tăng chi phí vận chuyển các bộ phận, các chi tiết của thành phẩm. Do đó, chuyên môn hoá sâu cần phải kèm theo hợp tác rộng. Hợp tác hoá rộng là quá trình tổ chức những liên hệ sản xuất thường xuyên giữa các xí nghiệp chuyên sâu, để từ nhiều nguyên liệu khác nhau tạo ra một loại sản phẩm cuối cùng. Các xí nghiệp hợp tác hoá có thể phân bố gần nhau để thuận lợi cho việc liên kết. Như vậy, một khi đã có khả năng tạo địa bàn cho các xí nghiệp CN tập trung cao thì các xí nghiệp đó cần chuyên môn hoá sâu trong một tổ chức hợp tác hoá hơn là tập trung các đơn vị sản xuất ít liên hệ, thậm chí không liên hệ gì với nhau. Thực hiện điều này, ngoài việc làm tăng hiệu quả tập trung, còn tránh được những tác động bất lợi có thể xảy ra giữa các xí nghiệp có mâu thuẫn về mặt công nghệ. Tất nhiên, không hẳn toàn bộ các tổ chức hợp tác hoá đều phải phân bố tập trung các xí nghiệp chuyên sâu của mình. Khi quy mô tập trung vượt quá giới hạn cho phép của các nguồn lực, thì khiến chi phí sản xuất gia tăng, nên tốt hơn cả là bố trí các xí nghiệp chuyên sâu phân tán vào những nơi có lợi thế, thậm chí những quốc gia sẵn có các nguồn lực cần thiết cho xí nghiệp. Như vậy, không gian hợp tác giữa các xí nghiệp chuyên sâu có thể mở rộng trên toàn quốc, thậm chí đa quốc gia. * Lí thuyết tạo cực phát triển: Nhà kinh tế học người Pháp Françoi Perroux đã đưa ra lí thuyết tạo cực phát triển vào đầu những năm 1950, sau đó được các tác giả Albert, O.Hirshman, Gunnar, Myrdal, Friedmann tổng hợp, hoàn thiện. Lí thuyết này cho rằng, CN và dịch vụ có vai trò to lớn trong việc tạo ra cực phát triển. Mỗi cực phát triển luôn có một “hạt nhân” CN hoặc hạt nhân dịch vụ làm then chốt gắn với địa bàn có lợi thế nhiều nhất so với toàn vùng. Ngành CN hoặc dịch vụ then chốt đó phát triển thì kéo theo sự phát triển của các ngành khác, nhiều ngành CN và dịch vụ mới được thu hút vào. Do đó, giải quyết được công ăn việc làm, tăng thu nhập, sức mua tăng lên. Đó chính là tổ chức không gian CN và dịch vụ theo hướng tạo cực phát triển, phù hợp với những quốc gia thiếu vốn đầu tư, cần thu hút vốn từ nước ngoài (FDI).
  • 34. Lí thuyết cực phát triển đã được áp dụng rộng rãi ở các nước châu Á như các nước ASEAN, Việt Nam, các đô thị lớn như TP. HCM là cực phát triển. Trong TCLTCN ở TP. HCM, việc xây dựng các khu đô thị mới được xác định là những cực tăng trưởng gắn với sự hình thành và phát triển KCN, KCX, KCNC, CVPM. 1.1.4. Các yêu cầu cơ bản của tổ chức lãnh thổ công nghiệp * Tính khách quan của TCLTCN Theo dòng lịch sử, nền kinh tế nông nghiệp gắn liền với sản xuất nhỏ và tiểu thủ công, công nghệ kĩ thuật lạc hậu, sản xuất theo lối truyền thống. Khi máy móc ra đời, sản xuất CN hình thành và thay thế dần sản xuất nông nghiệp (chuyển dịch cơ cấu, tăng năng suất, giải phóng sức lao động). CN khi mới hình thành, phát triển tự phát, phân bố rải rác ở một số nước, lúc đó người ta chưa nghĩ đến tổ chức, quy hoạch lãnh thổ. Càng về sau, CN phát triển lan rộng, quá trình CNH – HĐH đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết. Do đó, người ta chú ý đến việc nghiên cứu tổ chức sắp xếp nhà máy, xí nghiệp cần phân bố ở những vị trí phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Đó là đòi hỏi khách quan của sản xuất CN, thúc đẩy việc nghiên cứu TCLTCN theo hướng định dạng, bố trí, sắp xếp SXCN khoa học, hợp lí để phát triển nhanh và bền vững, mang lại hiệu quả cao nhất về KTXH và môi trường. * Phân công lao động xã hội là tiền đề cuả TCLTCN: Phân công lao động xã hội được hình thành khách quan từ nhu cầu phát triển của đời sống xã hội. Khi sản xuất phát triển, nền sản xuất hàng hoá hình thành thay thế nền sản xuất tự cung tự cấp, tạo điều kiện cho sự phân công lao động xã hội phát triển và hình thành các ngành nghề riêng biệt, tạo ra sự CMH trong sản xuất. Cơ sở khoa học của TCLTCN xuất phát từ sự phân công lao động xã hội theo ngành và sự phân công lao động theo lãnh thổ ngày càng sâu sắc trong điều kiện khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển mạnh, làm cho TCLTCN có sự biến đổi sâu sắc. Giữa các lãnh thổ KTXH có tốc độ tăng trưởng rất khác nhau, cơ cấu các ngành kinh tế nói chung và cơ cấu CN nói riêng có sự khác biệt sâu sắc. Tuy nhiên,
  • 35. giữa chúng lại có mối quan hệ kinh tế, kĩ thuật sâu sắc, tạo nên những đặc trưng riêng về lãnh thổ KTXH và lãnh thổ SXCN. * Tập trung công nghiệp theo lãnh thổ: Tập trung CN theo lãnh thổ là tổ chức không gian CN khách quan, xuất phát từ bản chất hoạt động của ngành, được thể hiện ở hai mặt: một là, quy mô xí nghiệp ngày càng lớn đến mức hợp lí; hai là, mật độ xí nghiệp ngày càng cao và trình độ công nghệ ngày càng được nâng cao hơn. Tập trung hoá ngày càng cao trong CN do khả năng lan toả, tập hợp, hấp dẫn những ngành nghề khác nhau, hội tụ dân cư lao động thích ứng và tạo lập đô thị CN. Tuy nhiên, quá trình tập trung CN diễn ra theo quy luật từ thấp đến cao và mức độ nhanh hay chậm là tuỳ thuộc vào sự chi phối mạnh mẽ của đường lối và chính sách phát triển CN trong quá trình CNH - HĐH, liên quan chặt chẽ với phân công lao động, đầu tư phát triển, thị trường. Quá trình tập trung hoá CN theo lãnh thổ còn tạo ra hệ thống không gian CN ba chiều và chiều vận động phát triển theo thời gian với những cấp độ khác nhau, làm phân hoá lãnh thổ CN. 1.1.5. Hệ thống phân vị tổ chức lãnh thổ công nghiệp Quá trình tập trung CN thường tạo ra những lãnh thổ CN đặc thù có quy mô, mức độ liên kết và tính đa dạng khác nhau. Ở các nước phát triển, từ lâu đã có những lãnh thổ CN nổi tiếng như vùng Rua (Cộng hoà Liên bang Đức), Thung lũng Silicon ở Hoa Kì,… Ở Cộng hoà liên bang Nga – đất nước rộng lớn, quy mô và thứ bậc các hình thức TCLTCN có khác biệt so với nước ta; ở đó, các nhà khoa học đưa ra quy mô CCN từ 300 km2 đến 3000 km2 , còn KCN thì lớn hơn CCN và TTCN; một KCN bao gồm một nhóm các TTCN phân bố gần nhau và kết hợp với nhau bằng việc cùng chung chuyên môn hoá, mạng lưới vận tải thống nhất và những mối liên hệ sản xuất chặt chẽ [52]. Ở các nước Đông Nam Á, KCN cơ bản tương đồng nhau về quy mô diện tích (như ở Malaixia, Thái Lan, Philippin, Inđônêxia, Việt Nam). Ở nước ta, năm 1994, Viện Chiến lược (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã đưa ra 6 hình thức TCLTCN: ĐCN, CCN, KCN, TTCN, dải CN, vùng CN. Từ đó
  • 36. đến nay, hệ thống phân vị này được công nhận và áp dụng vào thực tiễn; quy mô KCN lớn: > 300 ha, vừa: 150 – 300 ha, nhỏ: < 150 ha. Trong quá trình phát triển, đã xuất hiện thêm hình thức Khu kinh tế mở (KKTM), có quy mô diện tích 10000 ha, tuỳ theo công năng, nhiều KKTM có vai trò của sản xuất CN rất lớn bên cạnh phát triển các ngành kinh tế tổng hợp. Hình thức có tổ chức sản xuất CN này chưa được xếp vào hệ thống phân vị TCLTCN, vì thế cũng rất cần tiếp tục nghiên cứu. Tóm lại, sáu hình thức TCLTCN nêu trên, cho đến nay vẫn tỏ ra phù hợp với thực tiễn nước ta. Tuy nhiên, nhận thức về nội dung bên trong mỗi hình thức có những thay đổi nhất định, do các yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu trong sản xuất CN, do trình độ công nghệ ngày càng cao, khoa học công nghệ cao và kinh tế tri thức đã, đang xuất hiện, đòi hỏi cấu trúc bên trong của mỗi hình thức phải đổi mới sao cho thích hợp. Đối với TP. HCM, tất cả CCN, KCN tập trung đều cần thiết có lộ trình đạt đến “CVCN đô thị”. * Điểm công nghiệp ĐCN là hình thức thấp nhất trong hệ thống phân vị TCLTCN, bao gồm một hoặc một vài CSSXCN liền kề nhau, phân bố gần nguyên liệu hoặc thị trường tiêu thụ, có cơ sở hạ tầng riêng lẽ. Trong ĐCN thường thiếu vắng các mối liên hệ sản xuất với các CSSXCN xung quanh, nếu có cũng rất lỏng lẻo. ĐCN có thể là hạt nhân tạo ra những cụm công nghiệp ở nông thôn, giúp tận dụng nguồn nguyên liệu từ nông – lâm – thuỷ sản, lao động,… và đáp ứng kịp thời các nhu cầu trong sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư địa phương. Tuy nhiên, đối với đô thị lớn như TP. HCM, ĐCN được xác định như thế nào là một vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, ở đây “chỉ tạm xếp tương đương” với CSSXCN. Như vậy, ĐCN ngoài những đặc điểm chung như có không gian và vị trí cụ thể, có quy mô chủ yếu là nhỏ, thường thiếu vốn và công nghệ tiên tiến, còn có những nét khác biệt như phân bố khá dày đặc, xen kẽ trong địa bàn dân cư, gắn chặt với thị trường nội địa là chính, chịu áp lực lớn về gây ô nhiễm môi trường (nhiều CSSXCN ở TP. HCM phải di dời hoặc đóng cửa do gây ô nhiễm môi trường).
  • 37. * Cụm công nghiệp CCN là nhóm các xí nghiệp CN thường được bố trí, sắp xếp trên một địa bàn thống nhất, có quan hệ hợp tác trong xây dựng, có các công trình sử dụng chung như công trình xử lí nước thải, công trình phụ trợ sản xuất, công trình giao thông vận tải, cấp thoát nước, cấp năng lượng và tuỳ mức độ có thể liên hệ về dây chuyền công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế về vốn đầu tư, tiết kiệm đất đai xây dựng, tiết kiệm chi phí quản lí, khai thác,... Quy mô diện tích thường nhỏ hơn hoặc có thể tương đương KCN. Tại TP. HCM có nhiều CCN đã hình thành tự phát, đã được lựa chọn, xác định đưa vào hệ thống TCLTCN có nền nếp, có tiêu chí ngành nghề được quy định, nhằm tổ chức và quản lí hiệu quả hơn. Trong đó, có những CCN đã phát triển thành KCN (như CCN An Hạ, cụm Cơ khí ôtô TP. HCM). * Khu công nghiệp Theo quan niệm của địa lí Xô Viết, KCN là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nhưng chưa thật sự thống nhất về nội dung và những đặc trưng chủ yếu. Các nhà khoa học của Đại học tổng hợp Mátxcơva đưa ra: KCN là sự tập hợp theo lãnh thổ của những điểm công nghiệp, tạo thành sự thống nhất kinh tế và nền tảng là các ngành công nghiệp lớn có ý nghĩa toàn quốc và các ngành phục vụ có liên quan. Theo Peddle (1993): “KCN là một khoảng đất tương đối rộng, chia nhiều lô và được xây dựng hạ tầng, trong đó các xí nghiệp dễ dàng lựa chọn địa điểm phát triển, thống nhất sử dụng hạ tầng và hưởng những lợi thế vị trí liền kề nhau”. KCN có quy mô tập trung trung bình, bao gồm một số ĐCN phát triển gần nhau; thống nhất sử dụng mạng lưới hạ tầng, có thể có những liên hệ sản xuất nhất định giữa các xí nghiệp. Hình thái tập trung này cho phép sử dụng hiệu quả hơn mạng lưới hạ tầng và các nguồn lực quan trọng khác. Trong những điều kiện không thuận lợi lắm về diện tích mặt bằng, hạ tầng, lao động, vốn đầu tư,… KCN chỉ là hạt nhân tạo nên hoặc làm tăng tốc CNH các đô thị nhỏ ở vùng nông nghiệp, như thị trấn, thị tứ,… Nhưng nếu diện tích mặt bằng có khả năng mở rộng, các điều kiện hạ tầng, lao động, vốn có thể tăng cường; đặc biệt
  • 38. là vị trí tiếp cận dễ dàng với các trung tâm tiêu thụ lớn (ngoại thành của thành phố lớn, trên địa bàn của thành phố loại vừa có diện tích dự trữ, gần trục hoặc trung tâm giao thông quan trọng của quốc gia), KCN sẽ là hạt nhân tạo ra hoặc làm tăng tốc CNH các thành phố loại vừa như thị xã, thành phố thuộc tỉnh, các vành đai ngoại thành. Một số KCN phát triển liền kề nhau, tạo nên những TTCN quan trọng, hoặc cao hơn nữa. Theo các Nghị định của Chính phủ nước ta, như Nghị định 36/CP ngày 24/04/1997: “KCN là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lí xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng quyết định thành lập. Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất”. Định nghĩa này chủ yếu nhằm phục vụ cho công tác quản lí, giúp các Ban quản lí KCN và những cơ quan chức năng có liên quan phân biệt KCN với đối tượng khác về mặt hình thức và quy chế. Trong những năm gần đây, KCN được chú trọng phát triển và tăng cường quản lí nên đã có Ban quản lí riêng, vì vậy KCN được xem như một đối tượng quy hoạch phát triển CN. Tuy nhiên, thực tế về nội dung, tính chất của KCN hiện nay đã có sự thay đổi về chất trong quá trình phát triển của KCN, các nhà máy xí nghiệp không chỉ phụ thuộc vào sự quản lí của KCN, mà còn chịu sự quản lí của chủ đầu tư và mối quan hệ kinh tế, kĩ thuật với các đối tác nước ngoài,… và sự giám sát của chính quyền địa phương, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, việc phát triển các KCN phải kết hợp với nhiều cơ quan, ban ngành và các đối tác, nhưng các dự án đầu tư vào KCN nếu đủ tiêu chuẩn thì chỉ cần đi qua xét duyệt “Một cửa, tại chỗ”. Tóm lại, có thể định nghĩa: “KCN là địa bàn thuận lợi, có ranh giới xác định, tập trung CN tương đối lớn theo tiêu chí đề ra, chuyên sản xuất hàng CN và thực hiện các dịch vụ liên quan đến sản xuất CN, thống nhất sử dụng cơ sở hạ tầng và xử lí chất thải đúng tiêu chuẩn, không có dân cư sinh sống”.
  • 39. Xu hướng hiện đại của KCN là phát triển theo chiều sâu, bền vững, thân thiện với môi trường, tiện nghi cho người lao động. Như vậy, KCN đang hướng đến mô hình Công viên CN theo ý nghĩa trên. * Khu chế xuất Trong thực tế, các hình thức thể hiện của KCN rất đa dạng, một trong số đó là KCX. Có nhiều định nghĩa về KCX: + Theo hiệp hội KCX thế giới (World Export Processing Zone Assoiciation – WEPZA ): “KCX bao gồm tất cả các khu vực được Chính phủ cho phép như cảng tự do, khu mậu dịch tự do, khu miễn thuế quan, KCN tự do, khu ngoại thương tự do… hoặc bất kì loại khu xuất khẩu tự do nào”. + Theo Tổ chức phát triển CN Liên Hợp Quốc (UNIDO): “KCX là một khu vực tương đối nhỏ, phân cách về địa lí trong một quốc gia, nhằm mục tiêu thu hút đầu tư sản xuất công nghiệp hướng về xuất khẩu bằng cách cung cấp cho chúng những điều kiện về đầu tư, về mậu dịch thuận lợi đặc biệt so với phần còn lại của nước chủ nhà. Trong đó, đặc biệt là KCX cho phép nhập khẩu nguyên vật liệu dùng cho sản xuất để xuất khẩu miễn thuế trên cơ sở kho quá cảng”. + Theo Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển: “ KCX là vùng cách biệt giữa một lãnh thổ quốc gia, được quy hoạch riêng, thường gần hải cảng, sân bay. Các thiết bị, tài sản, nguyên vật liệu được nhập vào cũng như hàng hoá xuất đi từ khu vực này không phải chịu thuế hải quan, trừ những sản phẩm hay thành phẩm tái chế nhập/ xuất vào ngay lãnh thổ quốc gia được bảo vệ của nước chủ nhà”. + Theo Uỷ ban Kinh tế – xã hội châu Á- Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc: “KCX là KCN nằm trong vùng tự do thương mại. Các hoạt động sản xuất kinh doanh ở đây chủ yếu hướng vào xuất khẩu”. Các khái niệm nêu trên về KCX đều có những xác định điểm chung: KCX là khu vực TCLTCN nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất CN hướng về xuất khẩu, trên cơ sở có các điều kiện thuận lợi như vị trí địa lí, tài
  • 40. nguyên thiên nhiên, khả năng hợp tác quốc tế và được hưởng các chính sách ưu đãi của nước chủ nhà. + Theo dự thảo pháp lệnh KCX của Việt Nam ban hành: “ KCX là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng hoá xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu do Chính phủ quyết định thành lập tại những địa bàn có vị trí thuận tiện cho xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu, có ranh giới địa lí ấn định, có hàng rào ngăn cách với bên ngoài, có cổng ra vào, có hải quan riêng. Hàng hoá của các xí nghiệp trong KCX được coi như hàng hoá Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài hoặc xuất khẩu ra nước ngoài”. Dưới góc độ TCLT nền kinh tế - xã hội, KCX là một dạng đặc biệt của KCN tập trung với các đặc trưng tổ chức lãnh thổ: – Sản xuất CN tập trung, chuyên môn hoá các sản phẩm nhằm mục đích xuất khẩu. – Quy mô lãnh thổ KCX lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào khả năng phân bố kết hợp các nguồn vốn. – Đặc điểm xây dựng KCX phải thể hiện nhiều lợi thế so sánh so với nước ngoài, đồng thời thể hiện nhiều ưu thế đối với lãnh thổ trong nước. – Nước có KCX góp vốn dưới dạng cho thuê đất đai, mặt bằng xây dựng, hệ thống cấu trúc hạ tầng, lao động và nguyên liệu. Các chủ đầu tư (chủ yếu là nước ngoài) góp vốn dưới dạng ngoại tệ, xây dựng nhà máy, thiết bị công nghệ, vật tư kĩ thuật, nhân viên quản trị kĩ thuật và có thể một số nguyên liệu từ các nước láng giềng. – Tạo khả năng thu hút vốn đầu tư. + Tính biệt lập: KCX nằm cách li với các vùng xung quanh của nội địa, các hoạt động sản xuất kinh doanh kinh tế trong khu đặt ngoài sự chi phối, điều tiết của nền kinh tế trong nước, hoàn toàn chịu sự chi phối của các nhà đầu tư. + Tính một cửa: Việc quản lí và điều hành KCX được đặt dưới quyền của cơ quan quản trị. Nhà đầu tư khi gia nhập KCX chỉ biết và quan hệ duy nhất với cơ
  • 41. quan quản trị trong suốt quá trình đầu tư từ khi nộp đơn xin gia nhập đến lúc giải thể xí nghiệp, đưa vốn và tài sản về nước. Cơ quan quản lí thay mặt Nhà nước có quyền xử lí tất cả các công việc đối với nhà đầu tư cũng như hoạt động của KCX. – Tăng khả năng xuất khẩu. + Các hoạt động thương mại diễn ra ở KCX không bị chi phối bởi cơ quan thuế trong nước, hàng hoá xuất nhập khẩu đều được miễn thuế xuất nhập khẩu. KCX có cửa khẩu và kho bãi chuyên dùng, hệ thống vận chuyển riêng, giảm bớt việc thẩm định lại hàng hoá vào nội địa. Nhà đầu tư có thể thuận tiện nhập vật tư nguyên liệu từ nước ngoài và xuất hàng hoá ra nước ngoài. + KCX được áp dụng các chính sách ưu đãi về tài chính, các biện pháp hành chính thông thoáng để khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư. – Tăng hiệu quả KTXH. • Đối với các chủ đầu tư, đặc biệt là các công ti xuyên quốc gia đầu tư vào KCX, KCN vì những mục đích: + Giảm chi phí sản xuất. Hưởng những ưu đãi về thuế. Tận dụng những ưu đãi về tài chính. Tìm chỗ đứng vững chắc và lâu dài tại thị trường đầu tư. • Đối với nước nhận đầu tư, việc thành lập các KCX nhằm mục tiêu: + Tăng cường xuất khẩu và thu ngoại tệ. + Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. + Giải quyết việc làm. + Thu hút kĩ thuật công nghệ, kinh nghiệm, quản lí hiện đại. + Tăng cường các mối liên kết và tác động đến bộ phận còn lại của nền kinh tế. + Tạo các lợi ích khác như: tăng giá trị đất đai, thuế… Các mục tiêu nói trên hợp thành một thể thống nhất và được thực hiện trong suốt thời hạn hoạt động của KCX (thường là 50 năm). Tuy nhiên, xuất phát từ bản
  • 42. chất của KCX là KCN sản xuất hàng xuất khẩu, vì vậy, tạo nguồn hàng xuất khẩu là mục tiêu chính, xuyên suốt. * Khu công nghệ cao KCNC là khu tập trung các doanh nghiệp công nghệ kĩ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao, bao gồm : nghiên cứu triển khai khoa học – công nghệ, đào tạo và các dịch vụ liên quan, có ranh giới địa lí xác định, do Chính phủ hay Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong KCNC có thể có doanh nghiệp chế xuất. Ngày nay, KCNC đang phát triển theo hướng Công viên CNC hiện đại, ở đó có đầy đủ các phương tiện vật chất và môi trường tốt nhất cho hoạt động sản xuất và nghiên cứu – phát triển (R&D). * Công viên phần mềm CVPM thuộc lĩnh vực CN, chuyên về công nghệ thông tin (IT): nghiên cứu, phát triển, sản xuất và xuất khẩu phần mềm (nghiên cứu và phát triển công nghệ cao), phòng vô trùng, trung tâm sáng tạo,… hệ thống thống nhất, đào tạo nguồn nhân lực IT. Đây là đặc điểm mới phù hợp với mô hình tiên tiến, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đòi hỏi hệ thống CNTT hiện đại kết nối hoạt động trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng... * Khu kinh tế Khu kinh tế (bao gồm cả khu kinh tế mở) là một hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế tổng hợp, trong đó các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển; diện tích từ 10000 ha trở lên, vì vậy được quy định phân bố ở những khu vực thưa dân nhưng hội đủ các điều kiện thuận lợi về vị trí, giao thông, bến cảng,… Ở nước ta đã xây dựng khá nhiều KKT và KKTM, bước đầu đã đưa vào hoạt động như KKTM Chu Lai và KKT Dung Quất,… * Trung tâm công nghiệp Trung tâm công nghiệp là hình thức tập trung công nghiệp có trình độ cao, phát triển trên địa bàn cực kì thuận lợi về vị trí địa lí và những nguồn lực phát triển
  • 43. khác. Mỗi trung tâm công nghiệp có thể gồm một số khu và cụm công nghiệp liền kề nhau, có những xí nghiệp lớn mang tính “hạt nhân”, tác động đến xung quanh, biểu thị xu hướng chuyên môn hoá nói chung của toàn trung tâm. * Dải công nghiệp Dải công nghiệp là sự phân bố đan xen và kéo dài của các ĐCN, CCN, KCN dọc theo các trục giao thông quan trọng nối các TTCN hoặc các thành phố lớn có sức lan toả mạnh. Sự hình thành và phát triển của các dải công nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào trình độ phát triển công nghiệp của lãnh thổ, sức lan toả của các TTCN, các tuyến giao thông thuận tiện và các điều kiện thuận lợi khác. Dải công nghiệp thường nằm trong một vùng hoặc liên vùng, vì vậy nó không có cấp quản lí như KCN mà được quản lí theo các phân đoạn ranh giới hành chính cấp tỉnh khác nhau. Chẳng hạn như dải công nghiệp dọc theo quốc lộ 51 từ TP. HCM nối liền Biên Hoà và Vũng Tàu; dải CN phía Tây Nam Thành phố nối liền phía Đông Nam của TP. HCM đến cảng Hiệp Phước, bao gồm cả các KCN, CCN kế cận của Long An. * Vùng công nghiệp Vùng công nghiệp là kết quả tập trung cao độ các hoạt động công nghiệp và dịch vụ trong quá trình CNH, đô thị hoá. Vùng công nghiệp thường bao gồm một số trung tâm công nghiệp, xen kẽ nhiều khu và cụm công nghiệp liền kề nhau, trong đó có những xí nghiệp quy mô lớn mang tầm cỡ quốc tế. Vùng công nghiệp tạo điều kiện phát triển mạnh những thành phố cực lớn (urban agglomeration), hoặc vùng đô thị (urban region), hay khu vực đô thị (urban area). Quy mô tập trung này có tác động rất lớn cả về kinh tế, xã hội, môi trường đối với một quốc gia. Do vậy hiện nay, vùng công nghiệp – đô thị TP. HCM đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt.
  • 44. 1.1.6. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp 1.1.6.1.Vị trí địa lí  Vị trí địa lí (tự nhiên & kinh tế xã hội) Vị trí địa lí là yếu tố đóng vai trò cá biệt hoá sự phát triển KTXH của vùng, nó ảnh hướng rất lớn đến cơ cấu kinh tế - xã hội của vùng. Đối với TCLTCN, vị trí địa lí trở thành yếu tố rất quan trọng trong việc hình thành cơ cấu công nghiệp và việc hình thành, phát triển các hình thức TCLTCN. Ví dụ với vị trí thuận lợi cho giao thông vận tải, lãnh thổ đó sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển thành trung tâm công nghiệp lớn, tập trung CN cao độ với quy mô cơ cấu đa ngành. Do CN là ngành đòi hỏi nguồn nguyên liệu lớn, tạo khối lượng sản phẩm nhiều, nên ở vị trí thuận lợi GTVT thì sẽ tạo điều kiện cho CN phát triển có hiệu quả kinh tế cao. Điều này có thể lí giải tại sao các thành phố CN lớn nhất của Nhật Bản thường là các thành phố cảng biển lớn. Trong nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập toàn cầu, yếu tố vị trí địa lí càng được đánh giá cao khi lựa chọn phát triển các vùng CN trọng điểm, các cực phát triển và cực tăng trưởng kinh tế. Với vị trí hết sức thuận lợi về vị trí địa lí, vai trò của TP. HCM ngày càng quan trọng và đã trở thành trung tâm CN lớn nhất, là đầu tàu của công nghiệp nước ta. 1.1.6.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là tiền đề vật chất cần thiết, là nền tảng trong tổ chức không gian kinh tế - xã hội. Các nhà nghiên cứu cho rằng những đặc trưng về các nguồn lực và điều kiện tự nhiên: tính chất, sự phân bố khoáng sản, đất đá, khí hậu... của lãnh thổ sẽ quy định những đặc điểm về sự phong phú, đa dạng về cơ cấu CN của lãnh thổ. Tài nguyên thiên nhiên là những yếu tố tự nhiên trong môi trường được con người sử dụng vào sản xuất. Khái niệm tài nguyên thiên nhiên sẽ thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào trình độ KHKT của xã hội loài người. Một số thành phần tự nhiên trước kia chưa phải là TNTN, nhưng ngày nay khi KHKT phát triển đã trở
  • 45. thành TNTN như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước,... Như vậy, khái niệm TNTN chỉ là khái niệm tương đối. 1.1.6.3. Nhân tố kinh tế - xã hội + Dân cư và lao động Con người là chủ thể của sản xuất, vừa là lực lượng lao động, vừa là lực lượng tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, số lượng, chất lượng, trình độ tay nghề và phân bố dân cư ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức sản xuất công nghiệp. Số lượng và chất lượng dân cư ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp, hình thành KCN, ảnh hưởng đến quy mô sản xuất và hiệu quả sản xuất,... Vì số lượng dân cư, nguồn lao động lớn hay nhỏ, chất lượng lao động cao hay thấp và tỉ lệ lao động theo nhóm ngành CN có ảnh hưởng rất sâu sắc đến đầu tư, đến công nghệ, năng suất, chất lượng sản phẩm, khả năng canh tranh của sản phẩm CN. Ngoài ra, mức thu nhập, kinh nghiệm sản xuất, phong tục tập quán của dân cư cũng ảnh hưởng đến khả năng phát triển và hiệu quả của TCLTCN. + Khoa học và công nghệ Khoa học công nghệ hiện đại ngày càng ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ đến tổ chức không gian KTXH nói chung và TCLTCN nói riêng. Công nghệ đã từng phát triển theo chiều rộng và theo chiều sâu, giúp cho SXCN ngày càng đạt hiệu quả cao hơn về KTXH và môi trường. Ví dụ: Công nghệ tìm kiếm, khai thác, chế biến dầu khí đã làm thay đổi TCLTCN. Khoa học – công nghệ phát triển cũng luôn tạo ra công nghệ mới, góp phần nâng cao năng suất lao động, hợp lí hoá sản xuất, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, giảm tiêu hao năng lượng, tận dụng phế liệu, phế thải, giảm ô nhiễm môi trường,… Mặt khác, với KHCN hiện đại, mở ra khả năng liên kết không gian và tạo cơ hội gia tăng việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho dân cư. Như vậy có thể nói khoa học công nghệ là một yếu tố chìa khoá trong TCLTCN tạo điều kiện cho việc tối ưu hoá trong phát triển và phân bố sản xuất CN trong thời đại hiện nay. + Nguồn vốn và đầu tư (trong, ngoài nước, các thành phần kinh tế)