SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Trung Tần
STRESS CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN
TIỀN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Trung Tần
STRESS CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN
TIỀN GIANG
Chuyên ngành : Tâm Lý Học
Mã số : 60 31 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH PHƯƠNG DUY
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu là trung thực.
NGUYỄN TRUNG TẦN
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên Khoa tâm lý – giáo dục,
trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy chúng
tôi. Đặc biệt, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Tiến sỹ
Đinh Phương Duy, người đã hướng dẫn, góp ý, hỗ trợ và luôn động viên khích
lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, lãnh đạo các
Khoa, Phòng cũng như cán bộ, công nhân viên chức đang làm việc tại Bệnh
viện Tâm thần Tiền Giang đã tạo điều kiện, nhiệt tình hợp tác, cung cấp
những thông tin quý báu giúp cho tôi hoàn thành phiếu khảo sát.
Xin cảm ơn cán bộ, nhân viên công tác tại phòng khoa học công nghê
và sau đại học.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .............................................................7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................7
1.1.1. Những công trình nghiên cứu stress của nhân viên y tế trên thế giới ..........7
1.1.2. Những công trình nghiên cứu stress của nhân viên y tế tại Việt Nam .......12
1.2. Những lý luận chung về stress và stress của nhân viên y tế .................................18
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản.............................................................................18
1.2.1.1. Khái niệm stress.................................................................................18
1.2.1.2. Khái niệm NVYT và stress NVYT....................................................23
1.2.2. Đặc điểm tâm lý của nhân viên y tế............................................................24
1.2.2.1. Đặc điểm tâm lý của nhân viên y tế...................................................24
1.2.2.2. Đăc điểm lao động của NVYT trong BVTT.....................................28
1.2.3. Các mức độ stress .......................................................................................30
1.2.4. Những biểu hiện stress nói chung và biểu hiện stress của nhân viên y tế .........33
1.2.4.1. Những biểu hiện stress nói chung......................................................33
1.2.4.2. Những biểu hiện stress của NVYT ....................................................39
1.2.5. Những nguyên nhân gây stress nói chung và nguyên nhân gây stress đối
với NVYT.............................................................................................................41
1.2.5.1. Những nguyên nhân gây stress nói chung .........................................41
1.2.5.1. Những nguyên nhân gây stress cho NVYT .......................................45
1.2.6. Hiện tượng kiệt sức (burn out) của nhân viên y tế .....................................47
1.2.7. Những ảnh hưởng của stress đến hoạt động của nhân viên y tế.................52
1.2.7.1. Những ảnh hưởng của stress lên cơ thể .............................................52
1.2.7.2. Những phản ứng của cơ thể trước stress............................................55
1.2.8. Những cách ứng phó với stress của NVYT................................................58
Chương 2 : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC GIẢM THIỂU
STRESS CỦA NVYT TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TIỀN GIANG................65
2.1. Một số đặc điểm của Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang.........................................65
2.2. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng .........................................................66
2.2.1. Mục đích, yêu cầu.......................................................................................66
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................66
2.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi .................................................67
2.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình.................................69
2.2.2.3. Phương pháp thống kê toán học.........................................................69
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng ..............................................................................69
2.3.1. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu...........................................................69
2.3.2. Thực trạng hiểu biết về stress của NVYT ..................................................72
2.3.2.1. Kết quả chung toàn mẫu ....................................................................72
2.3.2.2. Mức độ hiểu biết stress đối với công việc hiện tại của NVYT..........73
2.3.2.3. Mức độ hiểu biết về stress giữa nam và nữ của NVYT.....................74
2.3.3. Thực trạng tự đánh giá mức độ stress của NVYT......................................75
2.3.3.1. Kết quả của toàn mẫu.........................................................................75
2.3.3.2. Mức độ stress so với đặc điểm của mẫu khách thể nghiên cứu.........76
2.3.4. Thực trạng biểu hiện stress của NVYT ......................................................80
2.3.4.1. Thứ bậc điểm trung bình của các mặt biểu hiện................................80
2.3.4.2. Thực trạng biểu hiện stress về mặt cơ thề của NVYT tại BVTTTG .81
2.3.4.3. Thực trạng biểu hiện stress về mặt cảm xúc của NVYT tại BVTTTG..82
2.3.4.4. Thực trạng biểu hiện stress về mặt hành vi của NVYT tại BVTTTG84
2.3.5. Các nguyên nhân gây stress đối với NVYT tại BVTTTG..........................85
2.3.5.1. Về thứ bậc của các nhóm nguyên nhân gây stress...........................86
2.3.5.2. Những nguyên nhân trong công việc gây stress cho NVYT. ..........87
2.3.5.3. Nhóm nguyên nhân mối quan hệ tại nơi làm việc...........................89
2.3.5.4. Nhóm nguyên nhân do mối quan hệ với đồng nghiệp.....................91
2.3.5.5. Nhóm nguyên nhân do mối quan hệ với bệnh nhân và người nhà
bệnh nhân.........................................................................................92
2.3.5.6. Nhóm nguyên nhân tứ bên ngoài cơ quan .......................................93
2.3.5.7. Nhóm nguyên nhân do môi trường làm việc ...................................94
2.3.6. Những cách ứng phó với stress của NVYT bệnh viện tâm thần
Tiền Giang................................................................................................95
2.3.8. Nghiên cứu trường hợp điển hình NVYT bị stress ..................................98
2.3.9. Giải pháp khắc phục giảm thiểu stress đối với NVYT tại bệnh viện tâm
thần Tiền Giang ......................................................................................105
2.3.9.1. Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................105
2.3.9.2. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu stress đối với NVYT tại bệnh
viện tâm thần Tiền Giang ..............................................................108
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................111
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................115
PHỤ LỤC..................................................................................................................123
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BVTTTG Bệnh viện tâm thần Tiền Giang
ĐTB Điểm trung bình
NVYT Nhân viên y tế
RTX Rất thường xuyên
TX Thường xuyên
TT Thỉnh thoảng
HK Hiếm khi
KC Không có
ĐLC Độ lệch chuẩn
SL Số lượng
f Tần số
% Tỉ lệ phần trăm
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu......................................................70
Bảng 2.2. Sự hiểu biết của nhân viên y tế về stress...............................................72
Bảng 2.3. Mức độ hiểu biết stress so với công việc hiện tại của NVYT...............74
Bảng 2.4. Sự hiểu biết về stress giữa nam và nữ NVYT.......................................74
Bảng 2.5. Mức độ stress của NVYT......................................................................75
Bảng 2.6. Mức độ tự đánh giá stress so với công việc hiện tại .............................76
Bảng 2.7. Mức độ tự đánh giá stress so với thời gian công tác .............................77
Bảng 2.8. Mức độ tự đánh giá stress so với tình trạng hôn nhân...........................78
Bảng 2.9. Mức độ tự đánh giá stress so với điều kiện kinh tế...............................79
Bảng 2.10. Điểm trung bình các mặt biểu hiện stress của NVYT...........................80
Bảng 2.11. Thứ bậc các hiểu hiện stress về mặt cơ thể ...........................................81
Bảng 2.12. Thứ bậc các biểu hiện stress về mặt cảm xúc........................................83
Bảng 2.13. Thứ bậc biểu hiện stress về mặt hành vi................................................84
Bảng 2.14. Thứ bậc của các nhóm nguyên nhân gây stress.....................................86
Bảng 2.15. Thứ bậc nhóm nguyên nhân trong công việc. .......................................87
Bảng 2.16. Thứ bậc nguyên nhân do mối quan hệ tại nơi làm việc.........................89
Bảng 2.17. Thứ bậc nguyên nhân do mối quan hệ với đồng nghiệp .......................91
Bảng 2.18. Thứ bậc nguyên nhân do mối quan hệ với bệnh nhân và người nhà
bệnh nhân...............................................................................................92
Bảng 2.19. Thứ bậc nguyên nhân từ bên ngoài cơ quan..........................................94
Bảng 2.20. Thứ bậc nguyên nhân do môi trường làm việc......................................95
Bảng 2.21. Những cách ứng phó với stress của NVYT...........................................96
Bảng 2.22. Các biểu hiện của trường hợp 1 bị stress...............................................98
Bảng 2.23. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến stress của trường hợp 1....................99
Bảng 2.24. Các biểu hiện của trường hợp 2 bị stress.............................................102
Bảng 2.25. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến stress của trường hợp 2..................103
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), loài người đã trải qua “thời đại bệnh
truyền nhiễm”, “thời đại bệnh thể xác” và đang chuyển sang “thời đại bệnh tinh
thần” trong thế kỷ XXI [49]. Việc áp dụng nhiều thành tựu khoa học công nghệ
trong sản xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, năng suất và chất lượng của sản
phẩm không ngừng được tăng lên. Nhưng đồng thời với hiệu quả trên, đặc điểm của
nhiều quá trình lao động đang thay đổi nhanh chóng ở khắp mọi nơi trên thế giới,
khiến cho nhiều người lao động, đặc biệt là người lao động ở các nước đang phát
triển không kịp thích nghi và họ đã bị stress dưới nhiều dạng khác nhau. Những
nghiên cứu mới nhất đã cho thấy hậu quả xấu của stress kéo dài liên tục ảnh hưởng
tới tâm lý và sức khoẻ tâm thần, đồng thời ảnh hưởng cả trạng thái thực thể của
người lao động như tăng nguy cơ cao huyết áp, các rối loạn và bệnh tim mạch, các
rối loạn giấc ngủ v.v. Vì vậy vấn đề quan trọng ngày nay là phải nhận diện được
các yếu tố nguy cơ gây stress, đánh giá được mức độ tác động xấu của stress đến
sức khoẻ người lao động và nghiên cứu tìm kiếm chiến lược dự phòng [53]
Stress là cách cơ thể thích nghi với các tình huống mới của môi trường.
Trong quá trình thích nghi với môi trường mới, ở giai đoạn đầu, stress giúp người ta
tăng khả năng cảnh giác, tạo sự tập trung, từ đó tăng năng lực phán đoán, ý chí và
tính chiến đấu. Tuy nhiên, nếu môi trường liên tục thay đổi, hoặc mức độ thay đổi
liên tục tăng, khi phải huy động các nguồn năng lượng dự trữ để đối mặt lâu dài với
các tác nhân tấn công từ môi trường mới thì cơ thể sẽ dần giảm sự thích nghi. Tiếp
tục kéo dài, nguồn năng lượng dự trữ sẽ bị cạn kiệt, việc phòng vệ bị khuất phục, cơ
thể sẽ kiệt sức, sinh ra các bệnh tâm thế. Đó là tình trạng mệt mỏi, lo âu, mất tập
trung, trí nhớ suy giảm, dễ bị kích động, thậm chí đau đầu, đau thắt ngực, tăng hoặc
tụt huyết áp, loét dạ dày, béo phì, rối loạn tiêu hóa, nổi mề day, suyễn,…Tình trạng
ấy không chỉ làm giảm chất lượng sống của chính bản thân người bệnh, mà còn ảnh
hưởng đến những người xung quanh, nhất là những người sống kề cận như
vợ/chồng, cha mẹ, con cái, đồng nghiệp…[49]
2
Theo định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức y tế thế giới (WHO), những người
bị stress cũng được xem như không khỏe mạnh, làm việc không có hiệu quả và
nguy cơ bị tai nạn cao. [2, tr. 37] Theo WHO, nguyên nhân của stress trong lao
động có thể do công việc như: nội dung công việc đơn điệu, dưới tải thông tin, gánh
nặng lao động quá mức (quá tải) hoặc công việc quá nhàn rỗi (dưới tải về thể
lực)…Chế độ giờ làm việc nghiêm ngặt, kéo dài, không giao tiếp, làm việc không
theo kế hoạch định trước, chế độ ca kíp không phù hợp…Ngoài ra do công việc
không ổn định, không được thăng tiến, đề bạt, công việc mang tính địa vị xã hội
thấp, công việc đòi hỏi kỹ năng quá cao hoặc quá thấp… Bầu không khí tâm lý
không tốt, quan hệ đồng nghiệp không thiện chí, bạo lực, cách ly, cô đơn. Không
giao tiếp, quan hệ với cấp trên không thân thiện, xung đột nơi làm việc và cả ở nhà,
không được hỗ trợ về các vấn đề gia đình tại nơi làm việc, về nhà không được sự
ủng hộ của gia đình về công việc…cũng là nguyên nhân gây stress. [2, tr. 95]
Những rối loạn lâm sàng được coi là do stress là các rối loạn tâm thần như lo
lắng, trầm cảm, chán công việc, không thích ứng với công việc… Một stress nhẹ có
thể đóng vai trò tích cực vì sẽ giúp cá thể thích nghi với hoàn cảnh mới, nhưng nếu
stress nặng và kéo dài thì sẽ gây nhiều rối loạn phức tạp. Bởi stress luôn ảnh hưởng
đến nhiều hoạt động chức năng của cơ thể (nội tiết, thần kinh thực vật, đời sống mô
và tế bào…), từ đó gây ra những triệu chứng ở các vị trí khác nhau tùy thuộc từng
cá thể, thường gặp nhất là rối loạn tiêu hóa, làm co mạch máu nuôi dưỡng niêm mạc
dạ dày và lâu dài có thể dẫn đến loét dạ dày. Stress nặng và kéo dài sẽ gây thiếu
máu làm thoái hóa rồi hoại tử mô dẫn đến chảy máu, thậm chí rách vỡ tạng trong cơ
thể. Do vậy, rất nhiều bệnh có liên quan đến stress nặng như bệnh tim mạch (cơn
đau thắt tim, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp), bệnh da (eczéma, rụng tóc), bệnh nội
tiết (suy tuyến thượng thận mạn), bệnh phụ khoa (rối loạn kinh nguyệt), những cơn
đau hoặc thể trạng khó chịu do rối loạn thần kinh thực vật (hồi hộp, lo âu, ngất xỉu,
mất ngủ, chán ăn, lú lẫn tâm trí) [51]
Trong công việc hằng ngày, nhân viên y tế phải tiếp xúc với rất nhiều yếu tố
có nguy cơ cho sức khỏe. Ðối với nhiều ngành nghề, có thể đặt ra giải pháp loại trừ
3
nguy cơ. Song do bản chất của công việc này là không có bất kỳ biện pháp dự
phòng và cải thiện nào có thể loại trừ được nguồn tác hại trong công việc của các
thầy thuốc và những nhân viên y tế: tiếp xúc với người bệnh. Về mặt này, vấn đề
phòng ngừa bệnh nghề nghiệp cho các nhân viên y tế là khá phức tạp. Những nhân
viên y tế là những người đang làm các nhiệm vụ có ý nghĩa xã hội lớn lao là chăm
sóc sức khỏe cho mọi người, cũng cần tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình và
mong muốn được sự quan tâm chăm sóc của xã hội.
Thống kê tại Mỹ gần đây cho thấy có hơn 50% trong số 550 triệu ngày nghỉ
việc của người dân nước này mỗi năm là do stress; gần 50% công nhân có triệu
chứng kiệt quệ. Đặc biệt, có tới 60%-80% tai nạn nghề nghiệp là do stress. Còn tại
Canada, khảo sát mới nhất ghi nhận có gần 50% người dân nước này cảm thấy bị
stress do cố tìm cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng tư (10 năm trước
tỉ lệ này là 27%) [54].
Tại Việt Nam, sức ép quá lớn của công việc khiến tỷ lệ nhân viên y tế bị stress
rất cao. Theo khảo sát của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường tại một khoa
hồi sức cấp cứu, gần 23% nhân viên có điểm stress ở mức cao, 42% có điểm stress
ở mức trung bình [72]. Do tính chất đặc thù trong công việc của các nhân viên y tế
trực tiếp liên quan đến tính mạng con người. Nên áp lực đè nặng càng nặng thêm là
điều không thể tránh khỏi.
Nghiên cứu stress của nhân viên y tế, đặc biệt đó là nhân viên y tế đang trực
tiếp làm việc tại bệnh viện tâm thần, nơi mà môi trường làm việc luôn căng thẳng,
đầy rẩy những rủi ro nguy hiểm đang rình rập lại là một lĩnh vực đang còn bỏ ngỏ.
Từ những lý do trên, người nghiên cứu quyết định thực hiện đề tài: “STRESS
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TIỀN GIANG”
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần Tiền
Giang về mặt lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở đó nhằm tìm ra những giải pháp giảm
thiểu stress cho nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần Tiền Giang.
4
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là 150 nhân viên y tế đang làm việc tại Bệnh viện Tâm
thần Tiền Giang (bao gồm: bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ lý và nhân viên làm việc gián
tiếp)
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Stress của nhân viên y tế làm việc tại Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những biểu hiện stress, mức độ stress,
nguyên nhân stress, và cách ứng phó stress của nhân viên y tế tại Bệnh viện Tâm thần
Tiền Giang
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của stress nói chung và stress của nhân viên y tế
trực tiếp hoặc gián tiếp làm việc tại bệnh viện tâm thần Tiền Giang nói riêng
5.2 Nghiên cứu thực trạng stress của nhân viên y tế qua biểu hiện, mức độ,
nguyên nhân gây stress và cách ứng phó với stress.
5.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu stress cho nhân viên y tế làm việc
tại bệnh viện tâm thần Tiền Giang
6. Giả thuyết nghiên cứu
Nhân viên y tế trực tiếp hoặc gián tiếp làm việc tại bệnh viện tâm thần Tiền
Giang có biểu hiện bị stress ở các mức độ khác nhau, tập trung chủ yếu ở mức độ
thỉnh thoảng.
Có nhiều nguyên nhân gây ra stress, trong đó những nguyên nhân trong công
việc, mối quan hệ với đồng nghiệp, với bệnh nhân, áp lực công việc, và môi trường
làm việc thiếu trang thiết bị là những yếu tố ảnh hưởng nhiều tới mức độ stress của
NVYT.
Có sự khác biệt của khách thể nghiên cứu về sự tự đánh giá mức độ hiểu biết
stress và mức độ stress.
5
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích: Thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm
làm rõ các vấn đề lý luận của đề tài cần nghiên cứu
Cách tiến hành: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu cần thiết phục vụ cho
việc nghiên cứu, nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai, nghiên cứu thực
tiễn
7.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: Thu thập thông tin từ các nhân viên y tế làm viêc tại Bệnh viện
tâm thần Tiền Giang nhằm: tìm hiểu sự hiểu biết về stress, các mức độ stress, các
biểu hiện stress, các nguyên nhân gây stress và cách ứng phó với stress của NVYT
Cách tiến hành: Phát tận tay từng nhân viên y tế về phiếu khảo sát và hướng
dẫn cách trả lời. Đây là một trong những phương pháp chính của đề tài.
7.3 Phương pháp quan sát
Mục đích: Nhằm tìm hiểu thêm thực trạng và nguyên nhân gây stress cho
nhân viên y tế
Cách tiến hành: Quan sát và ghi lại hình ảnh khám, điều trị và chăm sóc
bệnh nhân tâm thần của nhân viên y tế.
7.4 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình.
Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình giúp cho chúng tôi có thêm
những hình ảnh thực tế của nhân viên y tế khi họ đối diện với stress. Đặc biệt,
những biểu hiện về mặt tâm lý của họ và những ảnh hưởng của stress đến chất
lượng cuộc sống, công việc của họ đang làm và họ đã có cách ứng phó nhu thế nào
khi bị stress, qua đó có những biện pháp can thiệp kịp thời.
7.5 Phương pháp thống kê toán học
- Nhằm xử lý, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu.
- Các số liệu thu được sẽ được xử lý bằng toán thống kê ứng dụng trong
nghiên cứu. Chúng tôi dùng phần mềm SPSS for Window 16.0 để xử lý số liệu.
6
8. Đóng góp của luận văn
Đây là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về vấ đề stress của nhân
viên y tế làm việc trong môi trường bệnh viện tâm thần tại Việt Nam, qua đó kết quả
nghiên cứu sẽ:
- Góp phần khái quát hóa và hệ thống hóa những cơ sở lý luận về stress nói
chung và những vấn đề stress của nhân viên y tế trong bệnh viện tâm thần nói riêng.
- Góp phần chỉ ra thực trạng những stress của nhân viên y tế làm việc trong
bệnh viện tâm thần
- Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu stress cho
nhân viên y tế nói chung và nhân viên làm việc trong bệnh viện tâm thần nói riêng.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, cấu trúc luận văn gồm có 2 chương:
Chương1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng và một số giải pháp khắc phục giảm thiểu stress của nhân
viên y tế tại bệnh viện tâm thần Tiền Giang
Danh mục tài liệi tham khảo
Phụ lục.
7
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những công trình nghiên cứu stress của nhân viên y tế trên thế giới
Vào giữa những năm 1990, khó khăn kinh tế dẫn đến những thay đổi căn bản
trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, nhất là ở các nước phát triển. Chính sách tổ chức
cho thôi việc tại các bệnh viện, bao gồm các chiến lược như tái cơ cấu, thu hẹp
phạm vi hoạt động, v.v. Chuyển dịch cơ cấu trong hệ thống chăm sóc sức khỏe đã
dẫn đến việc loại bỏ các giường bệnh sẵn có, sự kết hợp giữa các đơn vị, phòng ban
(Aiken, Clarke, Sloane, 2002b) [61], [67]. Những công nhân trong dịch vụ chăm
sóc sức khỏe đã bị sa thải hoặc di chuyển đến những nơi khác và tính chất công việc
cho nhiều nhân viên y tế đã được thay đổi đáng kể. Với đội ngũ nhân viên y tế ít
hơn để chăm sóc cho bệnh nhân, từ đó khối lượng công việc cho nhân viên y tế đã
tăng đáng kể. (AbuAlRub, 2004; Aiken, Clarke, Sloane, Sochalski & Silber, 2002a)
[61].
Căng thẳng liên quan đến công việc là một vấn đề phổ biến hiện nay, nhưng
nó là đặc hữu trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe con người, trong đó lực lượng
điều dưỡng tạo thành nhóm lớn nhất (Cherniss, 1980; Schaufeli & Greenglass,
2001).[85] Nghiên cứu về vấn đề căng thẳng trong công việc của nhân viên y tế đã
được ghi nhận cho hơn bốn mươi năm (Edelwich & Brodsky, 1980, Marshall, 1980;
Menzies, 1960) [89] và căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên y tế được báo cáo là
ngày càng tăng ở nhiều nước. Các nước này bao gồm Bắc Mỹ (Aiken và cộng sự,
2002a;. Chen & McMurray, năm 2001; Mee & Robinson, 2003), Canada (Burke &
Greenglass, năm 2001; Garrett & McDaniel, năm 2001; Jamal & Baba 2000), Anh
và xứ Wales (Butterworth và cộng sự, 1999; Edwards và cộng sự, 2000; Fagin và
cộng sự, 1996; Hannigan và cộng sự,.2000), Philippines (Turnipseed & Turnipseed,
năm 1997), Ireland (Anonymous, 2004), Singapore (Boey, Chan, Ko, Goh, & Lim,
1997), Đức (Schmitz, Neumann, Oppermann, 2000), Hà Lan (Bakker và cộng sự,
1996; Buunk, Ybema, Van Der Zee, Schaufeli & Gibbons, 2001b), Thổ Nhĩ Kỳ
(Cam năm 2001; Demir, Ulusoy & Ulusoy, 2003), Australia (Allen và cộng sự,
8
2002; Moore , 2001) và New Zealand (Dewe, 1987, 1989; Finlayson và Gower,
năm 2002; Hall, năm 2001; Stanton, 1988-1999) [91].
Hằng ngày, các nhân viên y tế luôn phải tiếp xúc với một loạt các tình huống
có khả năng gây căng thẳng (Buchan, năm 1995, Collins, 2000; McAbee, năm
1991; Santamaria, 1996). [65] Căng thẳng công việc của nhân viên y tế bao gồm
các yếu tố như khối lượng công việc quá mức hoặc cao (Kelly & Các năm 1985;
Motowidlo, Packard, Manning, 1986), làm việc theo ca kíp và không thường xuyên
(Kandolin, 1993), nhàm chán trong công việc (Power & Sharp, 1988), nhu cầu cảm
xúc đối phó với các bệnh nhân bị bệnh và gia đình của họ, với các bệnh nhân có
hành vi nguy hiểm (Podrasky & Sexton, 1988), và thiếu nhân viên hỗ trợ, sự không
chắc chắn liên quan đến điều trị, xung đột với các đồng nghiệp, sự giám sát của cấp
trên, đối phó với cái chết và chết, khó khăn quản lý, các vấn đề liên quan đến chăm
sóc bệnh nhân, mối quan tâm về kiến thức và kỹ năng kỹ thuật (Bailey, 1980;
Benoliel, McCorkle, Georgiadou, Denton, & Spitzer, 1990; Blumenthal, Lavender,
& Hewson, 1998; Bourbonnais, Comeau, Vezina, & Dion, 1998; Robinson,
Clements, & Land, 2003) [84], [89], [90].
Căng thẳng liên quan đến bệnh tật và bệnh tật của nhân viên y tế cũng đã
được chứng minh bằng thực nghiệm (Norrie, 1995) [64]. Bệnh liên quan đến căng
thẳng đã được báo cáo là một mối nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của nhân
viên y tế. Trong nửa đầu những năm 1990, y tá, nữ hộ sinh đứng đầu bảng xếp hạng
cho các vụ tự tử của nữ ở Vương quốc Anh (năm 1995). [82] Các yếu tố như có
xung đột với các đồng nghiệp (MacNeil và Weisz, 1987), cảm giác kinh nghiệm của
mình không thích ứng, và có sự tự nghi ngờ, hạ thấp lòng tự trọng, dễ cáu gắt, trầm
cảm, rối loạn giấc ngủ và kiệt sức, tất cả đều gây nguy hiểm cho chất lượng chăm
sóc mà họ cung cấp (Foxall và cộng sự, 1990) [88], [89].
Nguồn gốc của sự căng thẳng cho các nhân viên y tế đã được mô tả là nhiều
và đa dạng, bao gồm những điều sau đây: công việc quá tải quá nhiều, giao tiếp kém
với các đồng nghiệp, tính chất thất thường của công việc và tử vong bệnh nhân
thường xuyên (Hipwell và cộng sự, 1989). Ngoài ra, làm việc thời gian dài, không
9
có cơ hội thăng tiến, tiếng ồn quá mức hoặc yên tĩnh, và thay đổi đột ngột của các
hoạt động, căng thẳng cũng đã được báo cáo đối với nhân viên điều dưỡng
(Farrington, 1995) [91]. Một nguồn chính của căng thẳng cho các y tá đã được báo
cáo là mâu thuẩn từ các đồng nghiệp (Farrell, năm 1999). Trong nghiên cứu của
Callaghan và cộng sự. (2000), trả lời các nguồn chính của sự căng thẳng liên quan
đến vấn đề điều dưỡng là quá nhiều công việc, các mối quan hệ giữa các cá nhân, và
đối phó với quản lý bệnh viện. Rout (2000) cũng quan sát thấy rằng nguồn gốc của
sự căng thẳng giữa các y tá ở phía tây bắc của nước Anh là thời gian áp lực công
việc, trách nhiệm hành chính, có quá nhiều việc phải làm, yếu tố không thuộc kiểm
soát của họ, bị gián đoạn với những thay đổi dịch vụ y tế quốc gia, và thiếu các
nguồn lực.[ 85], [92], [94]
Nguồn gốc của sự căng thẳng giữa các nhân viên y tế ở Hồng Kông Trung
Quốc (Intensive Care Unit Nurses) theo nghiên cứu của Lau, Chan, và Chan’s
(1995) là không đủ biên chế, không có cơ hội thăng tiến, lương thấp, và làm việc
với các nhân viên không đủ năng lực. Có một số nghiên cứu cho thấy rằng các nhân
viên y tế làm việc trong môi trường chăm sóc đặc biệt được biết đến là căng thẳng
hơn so với các nhân viên y tế làm việc trong các khu vực khác (Lau và cộng sự,
1995). Có vẻ như rằng môi trường tổ chức (Nicholls và cộng sự, 1981) và bối cảnh
của công việc (Harvey, 1992) được báo cáo có ảnh hưởng đến sự căng thẳng của
nhân viên y tế. [84]
Nhân viên y tế ở Đài Loan theo nghiên cứu của Tsai (1993) cũng được báo
cáo có các nguồn căng thẳng tương tự như căng thẳng của các nhân viên y tế theo
nghiên cứu Lau và cộng sự. (1995), thêm khối lượng công việc và mối quan hệ giữa
các cá nhân.[63]
Ở Nam Phi, một số nguồn báo cáo của căng thẳng giữa y tá là những yếu tố
tình huống (công việc, môi trường), phong cách quản lý, phạm vi giới hạn cho công
việc, điều kiện làm việc nghèo nàn (thiếu nhân viên, trang thiết bị và thuốc men),
giữa các cá nhân không có mối quan hệ tốt, giữa các bác sĩ và nhân viên điều dưỡng
có nhiều xung đột và mức lương thấp (Ngwezi, 2000). [92]
10
Một số nghiên cứu khác đã cho thấy, căng thẳng của nhân viên y tế sẽ gây
nguy hiểm cho sức khỏe của bệnh nhân, và làm suy yếu chất lượng, và tăng chi phí,
chăm sóc sức khỏe (Baguma, năm 2002, Bennett và cộng sự, 2001; Burnard và
cộng sự, 2000; Callaghan và cộng sự, 2000; Pongruengphant và Tyson năm 2000;
Rout, 2000, Wan, 1996). Điều này cũng sẽ dẫn đến (Larson, 1987) xung đột với
đồng nghiệp (MacNeil và Weisz, 1987), sự không hài lòng với công việc (Callghan
và Field, 1991), và tự nghi ngờ, hạ thấp lòng tự trọng, dễ cáu gắt, trầm cảm, rối loạn
giấc ngủ và kiệt sức, tất cả đều gây nguy hiểm cho chất lượng chăm sóc mà họ cung
cấp (Foxall và cộng sự., 1990).[81]
Stress và sự hài lòng của công việc giữa các nhân viên y tế là chủ đề nghiên
cứu sâu rộng vì nhiều lý do, bao gồm cả mối quan hệ của những thái độ nghề
nghiệp với các biện pháp thực hiện công việc (Ivancevich & Matteson, năm 1980,
JEX, 1998). Ngoài ra, Hinshaw và Atwood (1983) và Lucas, Atwood, và Hagaman
(1993) báo cáo rằng căng thẳng công việc và sự hài lòng trong công việc là mối
tương quan quan trọng của doanh thu, công việc dự kiến và thực tế giữa các nhân
viên y tế. [82]
Một nghiên cứu của Aiken và cộng sự (2001) tìm thấy bất mãn trong công
việc của các y tá là cao nhất tại Hoa Kỳ (41%) tiếp theo là Scotland (38%), Anh
(36%), Canada (33%) và Đức (17%). Về môi trường làm việc, chỉ có khoảng 1/3
các y tá ở Canada và Scotland cảm thấy rằng họ tham gia phát triển các lịch trình
công việc của mình khi so sánh với các nước khác. Các y tá ở Đức (61%) báo cáo
rằng họ hài lòng hơn với cơ hội thăng tiến trong khi các y tá ở Hoa Kỳ (57%) và
Canada (69%) cảm thấy hài lòng với mức lương của họ. [85]
Một nghiên cứu của S.F.Chandra Sekhar về “căng thẳng giữa các nhân
viên cấp cứu trong bệnh viện tâm thần” với kết quả như sau: [64],
Trong trường hợp của bác sĩ, vấn đề căng thẳng của họ là :Thiếu thời gian
giải trí (80,5%), thiếu thời gian cho nhu cầu cấp dưới (77,5%), cảm giác bị chiếm
đóng trong công việc (69,2%), thiếu cơ sở để thư giãn '(69,5%), nổi ám ảnh với
công việc (69,5%).
11
Liên quan đến y tá, đó là thiếu thời gian giải trí (85,0%), cảm giác bị chiếm
đóng trong công việc (75,0%), không bao giờ kết thúc khối lượng công việc
(75,0%), căng thẳng / quá tải / nổi ám ảnh với công việc (72,5%) và thiếu thời gian
cho nhu cầu cấp dưới "(72,5%),
Liên quan đến kỹ thuật viên, những tình huống căng thẳng như: Hy sinh cá
nhân (95,0%), quá tải / thiếu cơ sở để thư giãn '(92,5%), Không bao giờ kết thúc
khối lượng công việc (90,0%), 'nổi ám ảnh với công việc (85,0%). Họ luôn hy sinh
vì lợi ích của cá nhân để đảm bảo tất cả các thiết bị tại chỗ vẩn hoạt động.
Trong trường hợp của nhân viên phụ trợ, đã được tìm thấy rằng 'sự hy sinh
cá nhân cho công việc (100,0%), không bao giờ kết thúc khối lượng công việc
(89,2%), quá tải (89,2%), áp lực thời gian (89,2%), Nổi ám ảnh với công việc
(89,2%), cảm giác bận rộn với công việc "(89,2%).
Cuối cùng, đối với nhân viên an ninh, nó đã được tìm thấy rằng sự hy sinh cá
nhân cho công việc (93,7%), thiếu cơ sở để thư giãn (87,5%), căng thẳng '(81,2%),
không bao giờ kết thúc khối lượng công việc (75,0 %), 'quá tải' (75,0%) là năm tình
huống căng thẳng. Khi các nhân viên an ninh luôn luôn cảnh giác, họ không có thời
gian để thư giãn và có vẻ như là mặc dù công việc của họ là không bao giờ kết thúc.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Bai JY và Suh MJ. Năm 1999 “để đo
lường mức độ làm việc căng thẳng của y tá lâm sàng làm việc ở bệnh viện tâm
thần”. Phương pháp khảo sát được sử dụng và các đối tượng của nghiên cứu này
bao gồm 135 y tá tâm thần từ 7 trường đại học bệnh viện và 4 bệnh viện đa khoa
tỉnh. Kết quả nghiên cứu được tóm tắt như sau. Mức độ căng thẳng được nhận thức
trong các y tá tâm thần là khá cao (4.32 6,00). Trong số các yếu tố gây stress, không
đủ nhân sự (5,04), vấn đề quản lý bệnh viện (4.7) và cuộc xung đột của mối quan hệ
y tá-bệnh nhân được xác định là những yếu tố căng thẳng với thứ hạng cao về mức
độ căng thẳng. Mối quan hệ giữa một số yếu tố căng thẳng và một số nhân khẩu học
và các biến liên quan đến công việc đáng kể đã được xác định [93]
Hầu hết các nghiên cứu về nhân viên y tế đã tập trung vào những người làm
việc trong bệnh viện hoặc các tổ chức chăm sóc sức khỏe đều có sự quan liên chặt
12
chẽ. Trong số các nghiên cứu trước đó, các tác giả đã xác định bảy nguồn chính của
sự căng thẳng:(1) Đối phó với cái chết và chết, (2) Xung đột với bác sĩ, (3) Thiếu
chuẩn bị để đối phó với những nhu cầu cảm xúc của bệnh nhân và gia đình của họ;
(4) Thiếu nhân viên hỗ trợ; (5) Xung đột với các đồng nghiệp và giám sát; (6) Khối
lượng công việc.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu stress của nhân viên y tế tại Việt Nam
Tại Việt Nam hiện nay, nghiên cứu stress của nhân viên y tế vẫn là một lĩnh
vực còn khá mới, có thế liệt kê một số công trình nghiên cứu sau đây:
Phan Thị Mỹ Linh, “Stress đối với nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa Sài
Gòn: các yếu tố gây ra và hậu quả, năm 2005” [28, tr74-76] Qua điều tra cắt ngang
các đối tượng tham gia nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa Sài Gòn quận 1 thành phố
Hồ Chí Minh; kết quả phân tích cho các yếu tố trong công việc thường gây ra stress
và hậu quả của nó đối với nhân viên y tế tại đây đã thể hiện rỏ mục tiêu nghiên cứu
qua các con số thống kê như sau: 100% các đối tượng tham gia nghiên cứu đều
thường xuyên bị stress do công việc hơn 50% than phiền rằng công việc mà họ đang
làm đã gây cho họ các tình trạng như: đau lưng, dễ gắt gỏng, cáu kỉnh, lo lắng … và
một số yếu tố thường gây stress trong công việc được nghĩ đến là:
Tính chất công việc: khối lượng công việc quá nhiều (69,93%); không có
thời gian để nghĩ ngơi đầy đủ (56,15%); trực đêm nhiều (53,69%); tổ chức, sắp xếp
công việc không hợp lý (46,72%); công việc có độ nguy hiểm cao (43,85%)
Trong môi trường vật lý tại nơi làm việc: Các yếu tố đã góp phần gây ra
stress cho NVYT chiếm tỉ lệ cao là ồn ào (76,23%); quá nóng (73,36%); thiếu trang
thiết bị (72,54%); quá đông người (61,48%); không thoáng khí (48,3%)
Trong mối quan hệ tại nơi làm việc: các yếu tố đã góp phần gây ra stress cho
NVYT chiếm tỉ lệ cao là đặc điểm công việc phải giải thích với nhiều người
(55,74%); bị phân biệt đối xử (53,69%); mối quan hệ không tốt với đồng nghiệp
(47,54%); mối quan hệ không tốt với lãnh đạo (33,61%)
Hậu quả mà stress trong công việc đã gây ra cho NVYT: Do chịu tác động
stress do công việc đã gây ra cho NVYT một số những hậu quả sau đây; năng suất
13
làm việc giảm (83,20%); mệt mỏi (73,13%); ảnh hưởng xấu đến mọi người xung
quanh (65,15%); giảm trí nhớ, kém tập trung (40,57%).
Các yếu tố khác có liên quan như: Tỉ lệ NVYT có kiến thức về dấu hiệu sớm
của stress chiếm tỉ lệ cao 77,05%; tuy nhiên tỉ lệ biết về cách ứng phó hay dự phòng
với ccách tác động của stress chiếm tỉ lệ thấp (59,84%); Phần đông các đối tượng
tham gia nghiên cứu cho rằng lương còn thấp (36,48%) và đôi khi họ cũng không
hài lòng lắm với công việc mà họ đang làm chiếm tỉ lệ cao (55,33%); Đa phần đối
tượng nghiên cứu nhận được nguồn thông tin về stress chủ yếu qua báo (82,83%);
đài truyền hình (67,21%); bạn bè người thân trong gia đình (68,41%); các phương
tiện truyền thông còn lại chiếm tỉ lệ thấp hơn
Đỗ Nguyễn Nhựt Trần, Nguyễn Hồng Hoa, Trần Thiện Thuần, “Stress và các
yếu tố liên quan ở nhân viên y tế Huyện Nhơn Trạch Tỉnh Đồng Nai năm 2008” [52]
qua điều tra cắt ngang các đối tượng nghiên cứu 149 nhân viên y tế huyện nhơn trạch
tỉnh đồng nai với kết quả như sau: Tỉ lệ nhân viên y tế bị stress là 79%, tỉ lệ NVYT bị
stress thường xuyên là 27%; Hơn 50 % NVYT than phiền rằng họ có các biểu hiện
như: cảm thấy nhức đầu, có cảm giác lo âu và căng thẳng tinh thần, giấc ngủ bất
thường, cảm thấy thân thể mệt mỏi, cảm thấy không có khã năng làm chậm lại và thư
giãn, cảm thấy dễ tức giận hơn so với bình thường, đau nhức bắp thịt, cổ, vai và đau
nhức thắt lưng; và một số yếu tố liên quan trong công việc thường gây stress cho họ
được nghĩ đến là:
Hoạt động chuyên môn: khối lượng công việc quá nhiều (72%); thời gian nghĩ
ngơi không hợp lý (59%); Không được huấn luyện chuyên môn đầy đủ (55%); Áp lực
đến hạn cuối phải hoàn thành công việc (54%); Cộng đồng không đánh giá cao và ít
biết đến công việc của mình (46%); công việc có đô nguy hiểm cao (44%); tổ chức sắp
xếp, bố trí công việc không hợp lý (40%); sự quản lý kém từ cấp trên (20%); sự chuyển
đổi công việc thường xuyên (20%); công việc nhàm chán (17%); đặc điểm công việc ít
giao tiếp với mọi người (16%)
Tâm lý giao tiếp công sở: đặc điểm công việc phải giải thích với nhiều đối
tượng (48%); ít nhận được sự quan tâm, động viên từ cấp trên (38%); sự phân biệt đối
14
xử hay bị quấy rối tại cơ quan (11%); Mối quan hệ với cấp trên (8%); Mối quan hệ
đồng nghiệp (8%); mối quan hệ cấp dưới chiếm tỉ lệ thấp
Môi trường vật lý tại nơi làm việc: thiếu trang thiết bị (36%); quá nóng (34%);
ồn ào, lộn xộn (21%); không thoáng khí (20%); thiếu ánh sang (17%); bụi (10%); về
kiến thức ứng phó dự phòng của NVYT đối với stress là (58%); mức độ hài lòng với
công việc hiện tại là (54%) và hoàn toàn hài lòng là (16%); 54 % có mối quan hệ tốt và
44% có mối quan hệ rất tốt với gia đình.
Lê Thành Tài, Trần Ngọc Xuân, Trần Trúc Linh, “Tình hình stress nghề
nghiệp của nhân viên điều dưỡng”. [41] Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích
trên 378 nhân viên điều dưỡng (NVĐD) bị stress nghề nghiệp tại bệnh viện đa khoa
Trung ương Cần Thơ (BVĐKTWCT), bệnh đa khoa thành phố Cần Thơ
(BVĐKTPCT) và bệnh viện đa khoa Châu Thành – Hậu Giang (BVĐKCT-HG),
đồng thời xác định các yếu tố có thể gây stress nghề nghiệp cho người điều dưỡng ở
3 tuyến bệnh viện này. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Tỉ lệ stress nghề nghiệp trong nhóm nghiên cứu khá cao với 45,2%, hầu hết ở
mức trung bình 42,8%. Có sự khác biệt về tỉ lệ stress giữa các bệnh viện thuộc 3 tuyến:
trung ương, tỉnh thành, quận huyện với khuynh hướng tuyến trên bị nhiều hơn. Cụ
thể, BV ĐKTW CT cao nhất với 53,1%, rồi đến BV ĐKTPCT 33,9% và thấp nhất
là ở BV ĐKCT-HG với 32,5%..
Các yếu tố có thể gây stress nghề nghiệp cho điều dưỡng bao gồm: Yếu tố cá
nhân: thâm niên công tác; Tính chất công việc: làm việc quá giờ (>8h/ngày) và
công việc nhiều áp lực; Không hứng thú với công việc; Làm việc trong điều kiện thiếu
thốn máy móc, trang thiết bị; đông người, ồn ào; tiếp xúc nhiều vi khuẩn, virus, dễ
tổn thương bởi các vật sắc nhọn và thường gặp phản ứng của bệnh nhân và người
nhà như chửi mắng, đe dọa, hành hung; Mâu thuẫn với đồng nghiệp, cấp trên; công
việc thiếu an toàn; Thu nhập từ nghề nghiệp chưa thỏa đáng và công việc ít cơ hội
thăng tiến.
Bên cạnh đó còn có một số nghiên cứu về rối loạn tâm thần của nhân viên y tế
như:
15
Trần Văn Cường, Vương Văn Tịnh và cs (1999). “Nghiên cứu thực trạng
sức khỏe tâm thần của các nhân viên điều dưỡng phục vụ trực tiếp trong ngành
tâm thần”.
Nghiên cứu của các tác giả Trương Đình Chính, Cao Ngọc Nga, Nguyễn Đỗ
Nguyên, Ngô Tích Linh với đề tài “Rối loạn tâm thần ở điều dưỡng và nữ hộ sinh
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2009” [7] Nghiên cứu về nhân viên y tế, trong đó có các
điều dưỡng nữ hộ sinh, có những điều kiện lao động rất đặc thù, đó là trách nhiệm cao,
thời gian lao động dài (trực 24/24 giờ, tua 3-4 ngày, trực 2 ca 3 kíp, hoặc 3 ca 4 kíp),
làm việc vào cả những ngày nghỉ, ngày lễ, đối tượng phục vụ là những người bệnh,
nguy cơ lây nhiễm (viêm gan B, viêm gan C, lao, tả, HIV/AIDS, v.v.), chế độ lương
bổng chưa thỏa đáng, áp lực từ bệnh nhân, gia đình bệnh nhân, và cả lãnh đạo đơn
vị.
Trong bệnh viện, điều dưỡng và nữ hộ sinh là những người có thời gian tiếp
xúc, trao đổi, chăm sóc bệnh nhân nhiều nhất. Với những điều kiện làm việc căng
thẳng, sức khỏe tâm thần của điều dưỡng và nữ hộ sinh có thể bị ảnh hưởng, từ đó,
ảnh hưởng đến thái độ tiếp xúc với bệnh nhân, và ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Cỡ
mẫu thật của nghiên cứu là 382 đối tượng. Hơn 90% người được khảo sát là nữ, gần
50% trong lứa tuổi <30, khoảng 2/3 có gia đình, và 96% có trình độ trung cấp; 78%
là điều dưỡng, khoảng 2/3 làm việc ở các bệnh viện tuyến tỉnh, 80% làm việc ở các
khoa phòng đông bệnh nhân và có nhiều bệnh nhân nặng (như khoa hồi sức cấp
cứu phòng khám, khoa ngoại phòng mổ, khoa sản kế hoạch hóa gia đình và khoa
nội nhi nhiễm), hơn 2/3 phải tham gia trực (trực 24/24 giờ hoặc trực ca kíp), 65% có
thâm niên công tác dưới 10 năm.
Tỷ lệ có khả năng mắc rối loạn tâm thần của điều dưỡng nữ hộ sinh là 59%
với KTC 95% (54% - 64%). Tỉ lệ rối loạn tâm thần tương đương ở nam và nữ,
các nhóm tuổi, điều dưỡng và nữ hộ sinh, cơ quan công tác, chế độ làm việc, và
thâm niên công tác. Tỉ lệ này là thấp ở nhóm ly thân ly hôn và goá, trình độ đại học;
và trội ở nhóm làm việc tại các khoa cấp cứu hồi sức, phòng khám, ngoại, phòng mổ,
sản, kế hoạch hóa gia đình, nội nhi nhiễm.
16
Các điều kiện công việc có ảnh hưởng nhiều nhất tới sang chấn tâm lý được
ghi nhận theo thứ tự là công việc đòi hỏi quan sát hoặc lựa chọn chính xác, có
khả năng lây nhiễm, lương không thỏa đáng, công việc đơn điệu hoặc lặp đi lặp lại,
công việc gây căng thẳng tâm lý, nguy cơ bị tai nạn trong công việc. Các yếu tố gia
đình xã hội có ảnh hưởng tới sang chấn tâm lý được ghi nhận nhiều nhất là kinh tế
khó khăn, khó khăn về nhà ở.
Một nghiên cứu của tác giả Trần Thanh Hà, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Bích
Diệp - Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường với đề tài “Đánh giá căng thẳng
chức năng tim mạch bằng chỉ số thống kê toán học nhịp tim ở nhân viên y tế”,
nghiên cứu căng thẳng chức năng hệ tim mạch bằng các chỉ số thống kê toán học
nhịp tim (TKTHNT) ở 113 cán bộ y tế (30 bác sĩ, 83 y tá và hộ lý) tại khoa hồi sức
cấp cứu và khoa ngoại của 2 Bệnh viện Trung Ương ở Hà Nội (Việt Đức và Bạch
Mai). Đo điện tâm đồ gồm 100 khoảng RR cho các đối tượng nghiên cứu. Các chỉ
số TKTHNT được đánh giá ở trạng thái tĩnh vào đầu ca; Rối loạn chức năng thần
kinh thực vật (TKTV) điều khiển nhịp tim theo các chỉ số TKTHNT được đánh giá
trong quá trình lao động và đánh giá biến đổi chỉ số TKTHNT cuối ca mổ và cuối
ngày làm việc so với đầu ca.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ số TKTHNT trung bình và chỉ số căng
thẳng (CSCT) của nhân viên y tế ở trạng thái tĩnh trước lao động đều ở mức quá
căng thẳng – mức 3/4 theo phân loại của Baevxki 1984 (0,038 - 0,040; CSCT 235 –
274), tuy nhiên nhóm y tá và hộ lý có biểu hiện căng thẳng hơn so với nhóm bác sĩ (
thấp hơn 0,036” – 0,039” so với 0,041” – 0,045”, CSCT cao hơn 261 –300 so với
193 - 188 và TSNT cao hơn 79,5 –82,5 so với 71,8 –75,7 tương ứng); đồng thời tỷ
lệ các chỉ số TKTHNT ở mức quá căng thẳng với < 0,040” và CSCT 200 của nhóm
y tá và hộ lý cũng cao hơn so với nhóm bác sĩ (< 0,040” là 53,8 – 62,3 % so với
37,5 – 38,1 % và CSCT 200 là 61,5 – 49,8 % so với 25,0 – 28,6 % tương ứng).
Kết quả nghiên cứu chức năng TKTV nhịp tim trong ngày làm việc với các biểu
hiện trội giao cảm, trội phó giao cảm, và rối loạn dạng trội giao cảm và dạng trội
phó giao cảm theo các chỉ số TKTHNT ở cả 2 cơ sở của nhóm bác sĩ (50 – 58,6 %)
17
gần với của nhóm y tá - hộ lý (53,8 - 64,3 %).
Kết quả trên bước đầu cho thấy của nhân viên y tế khoa Hồi sức cấp cứu và
khoa ngoại căng thẳng chức năng hệ tim mạch và cơ thể ở mức cao, trong đó nhóm
y tá, hộ lý có căng thẳng ngay từ đầu ca và kéo dài trong suốt ngày làm việc. Nhóm
bác sĩ mổ chính có chỉ số TKTHNT ở mức quá căng thẳng ngay từ đầu ca mổ và
cuối ca còn có biểu hiện căng thẳng hơn và ở mức căng thẳng nhất (0,032 và CSCT
490 vào cuối ca mổ so với 0,036 và CSCT 240 vào đầu ca mổ).
Một nghiên cứu mới đây của Viện Y học và môi trường trên 257 bác sĩ, y tá,
hộ lý (tuổi trung bình 37) có tuổi nghề trung bình trên 15 năm cho thấy 8,4% nhân
viên y tế có điểm stress ở mức cao, 33% mức trung bình và 58,6% ở mức thấp.[72]
Cũng theo nghiên cứu này, tỉ lệ nhân viên y tế có biểu hiện lo âu tương đối
cao (45%) và 1,1% nhân viên y tế có biểu hiện trầm cảm. Yếu tố liên quan tới stress
của nhân viên y tế là: môi trường lao động, sự quá tải công việc, sự căng thẳng khi
phải tiếp xúc với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Một nghiên cứu khác được tiến hành trên 627 nhân viên y tế (tuổi trung bình
39 và tuổi nghề trên 15 năm), nhân viên y tế có mức độ căng thẳng hệ tim mạch
cao. 58% bác sĩ, y tá có nhịp tim trung bình trên 90 nhịp/phút trong suốt quá trình
làm việc (người bình thường 70-80 nhịp/phút). Bác sĩ có mức độ căng thẳng hệ tim
mạch cao hơn y tá. [81]
Từ những công trình nghiên cứu trên có thể thấy rằng nghiên cứu stress của
nhân viên y tế vẩn còn là một lĩnh vực khá mới ở nước ta và chủ yếu nó được
nghiên cứu bởi những nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực y tế. Tuy nhiên đối với chuyên
ngành tâm lý học, chúng tôi chưa tìm thấy một nghiên cứu nào nghiên cứu về vấn
đề stress của nhân viên y tế. Đồng thời, trong giới hạn nghiên cứu của mình chúng
tôi cũng chưa tìm thấy một nghiên cứu nào nghiên cứu về vấn đề stress của nhân
viên y tế làm việc tại bệnh viện tâm thần. Với những lý do trên chúng tôi đã mạnh
dạn chọn đề tài “Stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần Tiền Giang”
nhằm bổ sung thêm về mặt lý luận và thực tiễn đối với chuyên ngành tâm lý học về
vấn đề stress của nhân viên y tế.
18
1.2. Những lý luận chung về stress và stress của nhân viên y tế
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Khái niệm stress
Thuật ngữ stress hay căng thẳng xuất hiện rất nhiều trong đời sống thường
ngày. Nó được hiểu như là những điều khó chịu và áp lực cho cá nhân. Tuy nhiên
trong tâm lý học, một ngành khoa học có rất nhiều ứng dụng và nghiên cứu về hành
vi và sức khỏe tâm thần lại hiểu stress dưới một góc độ khác.
Walter Cannon (1927) là người đầu tiên đưa ra khái niệm về stress. Ông
quan sát một loạt phản ứng bản năng trong giới tự nhiên gọi là phản ứng “Chống
hoặc chạy”. Mỗi khi các loài vật đối mặt với kẻ săn mồi, chúng phải quyết định
chống cự hay chạy chốn. Trong cả hai tình huống này, nhịp tim và huyết áp tăng
cao, tăng nhịp thở, tăng hoạt động cơ bắp. Thị lực và thính lực hoạt động mạnh hơn
để đạt được hiểu qua tốt hơn. Theo ông, đây là một phản ứng được “cài đặt sẵn” về
mặt sinh học, cho phép mỗi cá nhân có thể ứng phó với những tác nhân gây đe dọa
từ môi trường bên ngoài. [32, tr. 42]
Định nghĩa của Walter Cannon tập trung nhiều vào khía cạnh sinh học của
stress. Stress được hiểu đơn thuần là phản ứng “cài đặt sẵn” của cơ thể trước những
nhân tố gây hại nhằm huy động sức mạnh của cơ thể để ứng phó [76]. Khái niệm
“cài đặt sẵn” của Cannon gợi ý rằng chúng ta có thể dựa vào những biểu hiện của cơ
thể để nhận ra mình đang trong tình trạng stress hay không vì những phản ứng của
cơ thể này là có xu hướng lặp lại nên có thể dự đoán được đối với mỗi cá nhân.
Phương pháp tiếp cận về mặt nhận thức - hành vi định nghĩa stress như một
quá trình tương giao giữa con người và môi trường, trong đó đương sự nhận định sự
kiện từ môi trường là có tính chất đe dọa và có hại, và đòi hỏi đương sự phải cố
gắng sử dụng các tiềm năng thích ứng của mình (Lazarus, 1966; Lazarus, Folkman,
1984). Stress không chỉ trú ngụ trong sự kiện hoặc trong đáp ứng của đương sự, mà
tồn tại trong cả hai yếu tố đó, cũng như trong các đáp ứng nhận thức-hành vi giữ vai
trò điều hòa hai yếu tố đó. Cách nhìn này rõ ràng nhấn mạnh vào khía cạnh nhận
thức - hành vi (thuộc về tâm lý) trong việc hiểu biết về stress, vì thế, nó đã bù đắp
19
vào những thiếu sót của các mô hình stress “sinh học” và stress “môi trường”. [76]
Theo quan điểm hệ thống, Stress bao gồm việc đương sự nhận định một sự
kiện là có hại, đe dọa hoặc thách thức, và tiềm năng ứng phó của đương sự là không
đầy đủ hoặc không hiệu quả. Những nhận định này là kết quả từ sự tương tác giữa
các đặc trưng của đương sự (đối tượng ủy thác, niềm tin, các ký ức và kinh nghiệm)
và những đặc trưng của sự kiện được nhận định (khả năng tiên đoán, sự hạn định
thời gian và tính nhập nhằng). [76]
Dưới đây là một số định nghĩa đáng chú ý:
Căng thẳng xuất hiện khi cá nhân nhận thấy rằng họ không thể ứng phó/ đáp
ứng được với những yêu cầu đối với họ hoặc đe dọa sự tồn tại khỏe mạnh của họ.
R.S. Lazarus (1966). [35, tr.8]
Nhà tâm lý học Mc Grath lại coi “stress như một sự mất thăng bằng giữa đòi
hỏi và khả năng đáp ứng. Khi đáp ứng không thỏa đáng sẽ có hậu quả không tốt”.
[71]
Một tác giả khác, Richard Lazarus, cho “stress là một diễn tả chủ quan từ
tâm trí, nên nó xuất hiện tùy theo cách nhìn của con người với sự việc”. [70]
Stress là kết quả của sự mất cân bằng giữa những yêu cầu và những nguồn
lực. R.S. Lazarus and S. Folkman (1984). Stress, Appraisal and Coping. New York:
Springer. [44]
Một định nghĩa đơn giản về stress có thể được sử dụng là: stress xuất hiện
khi áp lực vượt quá khả năng thông thường của bạn để ứng phó. S. Palmer, 1999.
[27]
Theo các định nghĩa này, stress được hiểu dưới góc độ một hiện tượng nhận
thức của cá nhân. Nhận thức này bao gồm việc nhìn về sự việc: nó có chứa đựng
yêu cầu đối với cá nhân không, nó có đe dọa chủ thể không; và nhìn nhận về khả
năng ứng phó của mình: liệu bản thân mình có đủ nguồn lực để đáp ứng được với
những yêu cầu và đe dọa đó không. Như vậy ở đây stress được hiểu trong mối quan
hệ giữa con người và môi trường bên ngoài. Tuy nhiên yếu tố môi trường không
quyết định mức độ của stress mà chính việc nhìn nhận của con người về kích thích
20
từ môi trường mới quyết định mức độ căng thẳng của sự kiện đó.
Khái niệm stress cũng có thể hiểu theo hai khía cạnh. Thứ nhất, tình huống
stress chỉ các tác nhân xâm phạm hay kích thích gây ra (stressor), là những tác nhân
vật lý, hoá học, tâm lý xã hội, gia đình, nghề nghiệp. Thứ hai, đáp ứng stress để chỉ
trạng thái phản ứng với stress (reaction) là phản ứng sinh lý và phản ứng tâm lý
không đặc hiệu. [50]
Trong y học, stress được xem như là những phản ứng tâm lý và sinh lý của
cá thể trước những tác nhân có hại và luôn có mối liên quan giữa stress với bệnh tật
[32]
Theo Selye H., stress là phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể trước
những tình huống căng thẳng. Đó là những phản ứng nhằm khôi phục trạng thái cân
bằng nội môi, khắc phục được các tình huống bất lợi để đảm bảo duy trì và thích
nghi thoả đáng của cơ thể trước những điều kiện sống luôn luôn biến đổi. Khi một
người mất khả năng thích nghi thì stress có thể phát huy tác dụng và người đó mắc
bệnh. Vì vậy, Selye H. gọi đó là những phản ứng thích nghi. Selye đã xác định được
hậu quả y học của stress lên hệ thống miễn dịch, hệ thống dạ dày, ruột và các tuyến
thượng thận. Người ta cũng xác định được các quá trình tâm lý và nhận thức tham
gia vào các phản ứng stress.[32, tr. 165-166]
Ferreri M. coi stress như là đáp ứng trước một yêu cầu. Trong các điều kiện
thông thường, stress là một đáp ứng thích nghi bình thường về mặt tâm lý, sinh học
và hành vi, stress đặt cơ thể vào một mô hình hài hoà với môi trường xung
quanh.[45] Trong stress bình thường, sự đáp ứng là thích hợp và giúp cho cơ thể có
được những đáp ứng đúng nhằm tạo ra một cân bằng mới sau khi chịu tác động từ
bên ngoài. Trong stress bệnh lý, khả năng đáp ứng của cá thể tỏ ra không đầy đủ
hay không thích hợp, không thể tạo ra ngay một thế cân bằng mới. Vì vậy, rối loạn
chức năng ít nhiều trầm trọng, biểu hiện bằng các triệu chứng tâm thần, cơ thể cũng
như hành vi, đưa đến những rối loạn tạm thời hay kéo dài.
Trong tâm thần học, có thể coi stress là tất cả những sự việc, hoàn cảnh trong
các điều kiện sinh hoạt xã hội, trong mối liên quan phức tạp giữa người và người tác
21
động vào tâm thần gây nên những cảm xúc mạnh, phần lớn là tiêu cực như sợ hãi, lo
lắng, buồn rầu, tức giận, ghen tuông, thất vọng... [19]
J. Delay cho rằng stress là một tình trạng căng thẳng cấp diễn ra khi cơ thể bị
bắt buộc phải điều động những tổ chức phòng vệ của nó để đương đầu với một tình
huống đe dọa [44, tr.341]
Trong cuốn sách “Stress từ bệnh học tâm thần đến cách tiếp cận trị liệu” của
Giáo sư Ferreri do Giáo sư Nguyễn Việt dịch thì stress được hiểu là mối liên quan
giữa con người với môi trường xung quanh. Stress vừa chỉ tác nhân công kích vừa
chỉ phản ứng của cơ thể trước tác nhân đó. Do đó, stress là mối tương tác giữa tác
nhân công kích và phản ứng của cơ thể. [44, tr.341-342]
Còn theo bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, stress tiếng anh có hai nghĩa: nghĩa thứ
nhất là một mối kích động đánh mạnh vào con người, nghĩa thứ hai chỉ phản ứng
sinh lý – tâm lý của con người ấy. Mối kích động có thể là tác nhân vật lý, hóa học,
một vi khuẩn hoặc một tác nhân tâm lý xã hội, nói chung là một tình huống căng
thẳng đột xuất đòi hỏi con người huy động tiềm năng thích ứng và phản ứng lại.
Phản ứng gồm hai mặt: Phản ứng đặc thù riêng cho từng loại kích động và phản ứng
chung cho một loại nhưng kích động khác nhau. [24]
Trong tâm lý học lâm sàng, stress được quan niệm là sang chấn tâm lý tác
động vào con người gây nên các chứng bệnh tâm canh có hại cho sức khỏe con
người. [18]
Những tình huống chán chường kéo dài hoặc không được thăng tiến lại
thường được xem là có thể gây stress (Lazarus, Folkman, 1984). [71]
L.A.Kitaepxmưx [49, tr 20] nhìn nhận: Stress là những nét không đặc hiệu
của những biểu hiện sinh lý và tâm lý của cơ thể, nảy sinh trong mọi phản ứng của
cơ thể. Theo ông, tính không đặc hiệu của các quá trình thích nghi tâm lý và sinh lý
thể hiện - cả tiêu cực lẫn tích cực - khi gặp các tác động khác nhau về cường độ,
trường độ, và tầm quan trọng của nó đó đối với chủ thể.
Philippe Loron, nhà thần kinh học người Pháp giải thích: Stress “là phản ứng
thích nghi của cơ thể chúng ta với những ràng buộc bên ngoài. Nó cho phép tái lập
22
sự cân bằng nội tại hoặc đảm bảo sự sinh tồn”. [28]
Bruce Singh và Sidney Bloch cho rằng: “Stress đề cập tới các hoạt động hoặc
các tình huống, gây ra cho con người những yêu cầu về cơ thể và tâm lý quá mức và
đe dọa gây mất thăng bằng” [36, tr.111].
Bên cạnh đó, khi đưa ra khái niệm stress đa số các tác giả Việt Nam dùng lại
những khái niệm của các nhà nghiên cứu nước ngoài. Tuy nhiên một vài tác giả có
ý kiến riêng, đáng lưu ý như:
Theo Tô Như Khuê, “Stress tâm lý chính là những phản ứng không đặc hiệu
xảy ra một cách chung khắp, do các yếu tố có hại về tâm lý xuất hiện trong các tình
thế mà con người chủ quan thấy là bất lợi hoặc rủi ro, ở đây vai trò quyết định
không chủ yếu do tác nhân kích thích, mà do sự đánh giá chủ quan về tác nhân đó”
[49, tr.33]. Định nghĩa này đã nêu được vai trò của yếu tố nhận thức và thái độ của
con người trong stress.
Các nhà tâm lý Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn đã
nêu được thành phần quan trọng của stress đó là xúc cảm và một số nguyên nhân cơ
bản gây ra stress ở con người, khi cho rằng: “stress là những xúc cảm nảy sinh trong
những tình huống nguy hiểm, hẫng hụt, hay trong những tình huống phải chịu đựng
những nặng nhọc về thể chất và tinh thần hoặc trong những điều kiện phải quyết
định hành động nhanh chóng và trọng yếu” [49].
Theo Nguyễn Thành Khải, “dưới góc độ của tâm lý học có thể hiểu stress là
trạng thái căng thẳng về tâm lý mà con người cảm nhận được trong quá trình hoạt
động cũng như trong cuộc sống” [11, tr.20].
Theo Trần Anh Thụ, stress phải được hiểu một cách tổng hợp, vừa như một
kích thích, vừa như một hậu quả kèm theo; đồng thời đề cập đến các yếu tố sinh
học, xã hội và tâm lý trong ứng phó: stress là một tình trạng gây khó chịu hoặc gây
thương tổn về cảm xúc và tinh thần, xảy ra khi cá nhân phản ứng lại những kích
thích hoặc tình huống cực kỳ khó khăn, nhiều áp lực và căng thẳng do tác động từ
bên ngoài; và có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ, dễ nhận thấy qua dấu hiệu: nhịp tim
tăng, huyết áp cao, cơ căng, cảm giác khó chịu, và ưu phiền. Nói cách khác, stress
23
là quá trình tương tác giữa khả năng đáp ứng của một cá nhân với những đòi hỏi
được đặt ra cho cá nhân đó trong môi trường của họ. [23] Quá trình tương tác đó có
thể dẫn đến những hậu quả xấu về nhiều mặt tùy theo các yếu tố điều tiết của cá
nhân. [49, tr.27]
Theo Đào Duy Duyên, stress là một quá trình biến đổi trạng thái cân bằng hiện
tại của con người gây ra sự căng thẳng về tâm lý; nảy sinh do con người phản ứng
lại với những nhân tố tác động, trong đó một phần do bản chất của những kích thích
đa dạng từ bên ngoài hoặc do chính bản thân gây ra, một phần do nhận thức của cá
nhân lý giải về những kích thích đó, về khả năng, tiềm lực của bản thân, các nguồn
lực sẵn có để ứng phó; quá trình này gây ra những ảnh hưởng cho con người biểu
hiện ở các mặt sinh lý, tâm lý, xã hội” [11, tr 19]
Tóm lại, hiện nay có nhiều cách hiểu về stress. Có người nói đến stress như
một nguyên nhân, có người nói đến như hậu quả. Có người nhìn nhận thuần túy
dưới góc độ sinh học, như là phản ứng mang tính sinh lý của cơ thể; số khác,
thường là của các nhà tâm lý, đề cập đến cả yếu tố sinh học và tâm lý.
Trong phạm vi nghiên cứu của mình, dưới góc độ tâm lý học chúng tôi hiểu:
Stress là trạng thái căng thẳng về tâm lý xuất hiện ở con người trong quá trình
hoạt động của đời sống thường ngày. Trong đó một phần là do sự tác động của
những điều kiện khó khăn, phức tạp từ bên ngoài cũng như từ trong chính bản
thân gây ra, một phần là do cách mà họ cảm nhận và giải thích những sự tác
động đó, tùy thuộc vào khả năng “xử lý” của bản thân có thể ảnh ưởng đến con
người trên các mặt sinh lý, tâm lý và xã hội.
1.2.1.2. Khái niệm NVYT và stress NVYT
a) Khái niệm NVYT
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới thì “Nhân viên y tế là những
người tham gia vào hành động có mục đích chính là để tăng cường sức khỏe. Chúng
bao gồm những người cung cấp dịch vụ y tế như bác sĩ, y tá, nữ hộ sinh, dược sĩ, kỹ
thuật viên phòng thí nghiệm - cũng như quản lý và công nhân hỗ trợ - chẳng hạn
như quản lý bệnh viện, các quan chức tài chính, đầu bếp, bảo trì sửa chửa và nhân
viên vệ sinh” [79]
24
Một định nghĩa khác đối với người lao động chăm sóc sức khoẻ là: Lâm sàng
và các nhân viên khác, bao gồm cả những người trong chăm sóc ban đầu, những
người có tiếp xúc thường xuyên, lâm sàng với bệnh nhân. Điều này bao gồm nhân
viên như bác sĩ, nha sĩ và y tá, các chuyên gia y tế chẳng hạn như trị liệu nghề
nghiệp, vật lý trị liệu, công nhân xe cứu thương và khuân vác, và sinh viên trong
những nguyên tắc này. [96]
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2006 thì nhân viên y tế là "tất cả
mọi người tham gia vào hành động có mục đích chính là để tăng cường sức khỏe"
(Báo cáo Y tế Thế giới 2006). [95]
Trong giới hạn nghiên cứu của mình chúng tôi hiểu “Nhân viên y tế là tất cả
những người hoạt động trong lĩnh vực y tế, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào
hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân”
b) Stress của NVYT
Từ khái niệm về stress và khái niệm nhân viên y tế nêu trên, trong phạm vi
nghiên cứu của mình chúng tôi định nghĩa stress của nhân viên y tế như sau: Stress
của NVYT là trạng thái căng thẳng về tâm lý xuất hiện ở người NVYT trong quá
trình hoạt động trong lĩnh vực y tế cũng như trong đời sống thường ngày. Trong
đó một phần là do sự tác động của những điều kiện khó khăn, phức tạp từ hoạt
động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân hoặc từ trong chính bản thân
của mỗi người gây ra, một phần là do cách mà họ cảm nhận và giải thích những
sự tác động đó, tùy thuộc vào khả năng “xử lý” của bản thân có thể ảnh ưởng
đến NVYT trên các mặt sinh lý, tâm lý và xã hội.
1.2.2. Đặc điểm tâm lý của nhân viên y tế
1.2.2.1. Đặc điểm tâm lý của nhân viên y tế
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, người thầy thuốc thường được kỳ vọng
là làm việc thiện, nhân đạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói: “Lương y phải
như từ mẫu”. Chúng ta cũng thường coi dịch vụ y tế là một loại dịch vụ đặc biệt,
nhạy cảm và dễ tổn thương. Một thực tế rõ ràng là người thầy thuốc dù hoạt động
trên bất cứ lĩnh vực nào cũng đều được xã hội coi trọng, nhưng có sự đòi hỏi cao.
25
Từ xưa, người cổ Ấn Độ đã đòi hỏi những ai có đạo đức, yêu thương mọi
người, biết nhường nhịn và tôn trọng người, biết thông cảm với nỗi đau của người
khác…người đó mới xứng đáng được đào tạo thành người thầy thuốc.
Ngày nay cũng vậy, người ta cho rằng: thầy thuốc là người nắm tính mạng
con người nên đòi hỏi ở họ phải có tính nhân đạo cao hơn. Vì vậy, việc lựa chọn để
đào tạo thành người thầy thuốc phải theo nhu cầu của nghề nghiệp, tức là phải lực
chọn những người có đủ phẩm chất đạo đức nhất định
Ở nước ta, Hải Thượng Lãn Ông vẫn là tấm gương sáng ngời về đạo đức và
lương tâm người thầy thuốc. Hải Thượng Lãn Ông từng dạy rằng: “Chữa bệnh
không chỉ là thuốc mà còn cho cơm ăn, cho áo mặc, chỗ ở để chữa bệnh. Người vô
nhân đạo không đáng làm thầy thuốc” [14]
Trong thực tế, người ta thường thấy rằng: Những người thầy thuốc có trình
độ chuyên môn giỏi thường là những người có đạo đức, có lương tâm. Vì có thực sự
yêu thương người bệnh, hết lòng vì người bệnh, người thầy thuốc mới thực sự yêu
nghề và mới phấn đấu hết mình nhằm nâng cao trình độ phục vụ người bệnh.
Trong nhân dân, bao giờ cũng có một ý niệm về người thầy thuốc là con
người có những nét tính tình tích cực, đáng được tôn trọng: “Người thầy thuốc”.
Sau đây là 7 đặc tính mà bệnh nhân nêu lên cùng với định nghĩa của họ về
các đặc tính ấy: Nghiên cứu được đăng tải trong Các Quy Trình của Mayo Clinics
(Mayo Clinics Proceedings).[70] Nghiên cứu này dựa trên phỏng vấn 200 bệnh
nhân điều trị tại Mayo Clinic ở Arizona và Minnesota từ 2001 đến 2002. Phỏng vấn
qua điện thoại, nội dung được giữ bí mật, với những bệnh nhân không có liên hệ gì
với Mayo Clinic. Các nhà nghiên cứu trong đó có Neeli Bendapudi, PhD, từ Ohio
State University's Fisher College of Business, kiểm tra lại biên bản nội dung thăm
dò và đúc kết được 7 đặc điểm mà bệnh nhân yêu thích ở bác sĩ của họ như sau: 1-
Sự Tự tin: “Bác sĩ có tự tin, có nắm vững và thông suốt vấn đề thì mới đem đến sự
tin tưởng cho bệnh nhân được”; 2- Sự Cảm thông, chia sẻ: “Bác sĩ cố gắng hiểu rõ
những cảm nhận và chịu đựng của bệnh nhân về cả phương diện tinh thần lẫn thể
xác và trao đổi được với người bệnh về những vấn đề đó”; 3- Tính Nhân đạo, nhân
26
ái, đức độ, nhân văn: “Người thầy thuốc vừa chăm sóc điều trị, vừa cảm thông, vừa
ân cần, tử tế”; 4- Sự Riêng tư: “Bác sĩ chú ý đến tôi như một con người hơn chỉ đơn
thuần là một bệnh nhân, tương tác với tôi, và nhớ đến tôi như một cá nhân riêng
biệt”; 5- Sự Thẳng thắn và thành thật: “Thầy thuốc trao đổi với tôi bằng một ngôn
ngữ phổ thông rõ ràng, thành thật và đi thẳng vào vấn đề, không quanh co, lảng
tránh”; 6- Sự Tôn trọng: “Thầy thuốc xem trọng những thông tin mà tôi cung cấp
đồng thời cùng hợp tác với tôi”; 7- Cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo, toàn diện: “Thầy thuốc
có lương tâm, có trách nhiệm, cần cù, nhẫn nại”.[67]
Bên cạnh đó, phẩm chất nhân cách người thầy thuốc là sự kết hợp hài hòa
các phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp và phẩm chất tâm lý cá nhân.
- Phẩm chất đạo đức:
Bao gồm các phẩm chất có liên quan đến nghề nghiệp, một nghề đặt hạnh
phúc của con người lên trên, hết lòng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ tính mạng nạn
nhân. Vì vậy thầy thuốc cần có những đức tính như sau: Lòng nhân ái, giản dị,
khiêm tốn, ngay thẳng, chính trực, tế nhị, yêu lao động, biết tôn trọng mọi người;
Đặt lợi ích người bệnh lên trên lợi ích cá nhân; Yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội,
ngoài các chuẩn mực đạo đức cần có trong giai đoạn hiện nay người thầy thuốc cần
có tinh thần phấn đấu cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa vì mục tiêu dân
giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh.
- Các phẩm chất nghề nghiệp:
Yêu nghề say mê lao động nghề nghiệp, có kiến thức sâu rộng lĩnh vực mình
đang công tác. Làm chủ kỹ năng, kỹ xảo, nâng cao không ngừng trình độ và năng
lực chuyên môn, năng lực quản lý, năng lực tổ chức. Có năng lực giao tiếp, xử lý tốt
các mối quan hệ trong lĩnh vực nghề nghiệp (thầy thuốc - bệnh nhân, thầy thuốc-
đồng nghiệp...). Có tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, tôn trọng người
bệnh, thực sự cầu thị và giữ gìn bí mật nghề nghiệp
- Các phẩm chất tâm lý khác:
Có tinh thần trách nhiệm (trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm với bệnh
nhân và nhân dân nói chung, trách nhiệm với cấp uỷ chính quyền và với bản thân),
27
tính trung thực, lòng dũng cảm, tính nguyên tắc, tính khiêm tốn. Ham học hỏi
nghiên cứu và cầu tiến; Phong thái bên ngoài: niềm nở, khiêm tốn, bình tĩnh; ăn
mặc đàng hoàng, sạch sẽ đứng đắn, có sức khoẻ tâm hồn gây cảm tình và sự kính
trọng đối với bệnh nhân.
Đặc điểm tâm lý và trách nhiệm của nhân viên y tế bắt nguồn từ chức năng,
nhiệm vụ của ngành y là chăm sóc sức khỏe con người. Chính vì vậy mà công việc có
những đòi hỏi rất cao đối với hoạt động cá nhân, cũng như phẩm chất của người thầy
thuốc.
- Người thầy thuốc phải là người có trí thức và có năng lực
Sự đào tạo của người thầy thuốc mang tính liên tục và thường gắn liền với tình
trạng sức khỏe của con người cả trong trạng thái bình thường lẫn khi mắc bệnh. Nghĩa
là, người thầy thuốc phải hiểu những đặc điểm tâm sinh lý, giải phẩu, những cấu trúc,
chức năng, ... của một người bình thường, trê cơ sở đó mới nắm vững những rối loạn
bệnh lý và cách phòng chống. Mục đích đào tạo thầy thuốc là nhằm trang bị những
kiến thức để nhằm phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho con người. Người thầy thuốc
phải thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Ngoài ra,
trong thời đại ngày nay, thời đại bùng nổ thông tin, người thầy thuốc cần phải nắm
vững và cập nhật các thông tin y học trên thế giới và trong nước
Ngoài kiến thức chuyên môn, người thầy thuốc còn phải hiểu biết những kiến
thức về xã hội, các môn khoa học khác để làm tăng thêm khối kiến thức sâu rộng của
mình
- Tính đặc thù của thầy thuốc
Người thầy thuốc có thể có quyền biết những gì bí mật về cơ thể lẫn những tâm
tư thầm kính của người bệnh. Đối với thầy thuốc, người bệnh họ có thể tâm sự và kể
hết mọi chuyện thầm kính của họ, nếu họ cảm giác tin tưởng vào thầy thuốc. Mặt khác,
đứng trước yêu cầu được chăm sóc về sức khỏe và tính mạng của mình nên người bệnh
họ sẳn sàng hợp tác với thầy thuốc và cho phép thầy thuốc thăm khám họ thậm chí cả
những nơi kính đáo nhất. Về phía người thầy thuốc không được lợi dụng về mặt tình
cảm cũng như vật chất trong khi thăm khám và điều trị cho người bệnh. Ngược lại,
28
người thầy thuốc phải luôn giữ bí mật cho người bệnh, phải tôn trọng những tình cảm
chân thành mà người bệnh họ đã đặt vào mình.
- Tính phổ biến của những ứng xử của người thầy thuốc
Người thầy thuốc phải điều trị tất cả các bệnh nhân cùng với sự tôn trọng và sự
chăm sóc giống nhau. Trong mối quan hệ với bệnh nhân, người thầy thuốc phải là
người có lương tâm cao đẹp. Lương tâm của người thầy thuốc được hiểu là năng lực tự
kiểm tra mình, tự giám sát về mặt đạo đức, đòi hỏi mình luôn hoàn thành nhiệm vụ và
tự đánh giá về hành vi của mình. Chính vì vậy lương tâm của người thầy thuốc được ví
như lương tâm của ‘‘người mẹ hiền’’
- Đạo đức nghề nghiệp
Ngành y là một ngành hoạt động dựa trên nền tảng nhân đạo, vì vậy nhân viên y
tế phải là những người có đạo đức. Phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc thể hiện
trong những đức tính sau: luôn yêu nghề; thương người; nhân từ; khiêm tốn; tôn trọng
và đoàn kết với đồng nghiệp; luôn tận tụy và có trách nhiệm với công việc; ...
- Trách nhiệm của người thầy thuốc
Phải đem hết trình độ, khã năng và mọi phương tiện sẵn có để cứu chữa người
bệnh. Trong những trường hợp như vậy, nếu tình trạng người bệnh vượt quá khã năng
chuyên môn của người thầy thuốc và vượt quá khã năng về điều kiện trang thiết bị hiện
có thì trách nhiệm lúc đó không thuộc về thầy thuốc.
1.2.2.2. Đăc điểm lao động của NVYT trong BVTT
Chăm sóc người bệnh bình thường đã là một việc khó, chăm sóc cho những
bệnh nhân tâm thần lại càng khó khăn hơn. Bởi những bệnh nhân tâm thần là những
người đã bị hạn chế về năng lực hành vi cũng như khả năng nhận thức, nhiều bệnh
nhân còn mắc các bệnh nan y, bệnh truyền nhiễm. Chính vì vậy mà các NVYT ở
đây hằng ngày, hằng giờ phải tiếp xúc với nguy cơ lây nhiễm cao. Bệnh nhân vô
thức khạc nhổ lung tung thậm chí khi các chị em cho họ ăn còn bị hất cơm vào
người và nhổ thức ăn vào mặt... Tuy nhiên, với tinh thần và trách nhiệm của người
thầy thuốc, các NVYT luôn quan tâm và giúp đỡ những bệnh nhân của mình, xem
bệnh nhân tâm thần như người nhà.
29
Một điều khó khăn của các bác sĩ là trong việc khám, phát hiện và điều trị
kịp thời các bệnh kèm theo ở người bệnh tâm thần, bởi người bệnh không phản ánh
được những bất ổn mình đang gặp phải, chẳng hạn như bệnh nhân bị ghẻ cũng
không kêu ngứa, đau bụng có khi cũng không than phiền, có người bị ngã gãy tay
mà không hề kêu đau. Thêm vào đó người bệnh thường không có thân nhân, hoặc
gia đình không gần gũi để chăm sóc, nắm được tình hình sức khỏe nên bác sĩ chỉ có
thể dựa vào sự tận tâm, kỹ càng khi thăm khám mới không bỏ sót bệnh. Khó khăn là
vậy, lại không có thu nhập thêm từ các dịch vụ như nhiều chuyên khoa khác, cộng
thêm bản thân mỗi người Thầy thuốc khi quyết định nhận công việc ở bệnh viện
tâm thần cũng bị gia đình, bạn bè can ngăn vì sợ khổ, sợ bị hành hung, sợ bị ảnh
hưởng bệnh nghề nghiệp
Công việc của nhân viên y tế ở bệnh viện tâm thần nặng nhọc và chứa nhiều
bất trắc hơn bất cứ chuyên khoa nào tại các bệnh viện khác. Với điều dưỡng viên
bệnh viện tâm thần, việc phục vụ các sinh hoạt cá nhân cho người bệnh không hề
nhẹ nhàng như ở các chuyên ngành khác, mà tiêu tốn rất nhiều công sức. Với những
lời dỗ dành, nịnh nọt, răn bảo, cưỡng bức... không có cách nào không được các
NVYT áp dụng với bệnh nhân. Việc bệnh nhân hất cả bát cơm, bát cháo vào mặt,
hay vớ được gì phang ngay vào đầu nhân viên y tế... là chuyện nhỏ mà bất cứ y bác
sĩ nào của bệnh viện Tâm thần cũng có thể gặp. Đơn giản khi những buổi thay đồ
cho một người bệnh, có khi phải huy động 2-3 điều dưỡng, giữ chặt tay mới mặc
được cái quần, sau đó lại giữ chân để thay cái áo. Khó nhọc nhất là chuyện tắm, đặc
biệt là trong những hôm trời mưa rét, việc thuyết phục bệnh nhân tự tắm cực kỳ khó
khăn dù là với bệnh nhân nam hay bệnh nhân nữ, nên các điều dưỡng phải tự tay
tắm cho họ. Tuy điều dưỡng viên ở bệnh viện phần lớn là nữ nhưng không chị em
nào tránh được công việc này, ngay cả những người chưa có chồng hay người yêu
Nghề thầy thuốc là mơ ước của nhiều người, nhưng các bác sĩ chữa bệnh
cho người tâm thần lại bị bạn bè nhìn với con mắt ái ngại. Thêm vào đó, làm việc
nhiều năm tại bệnh viện tâm thần, không ít bác sĩ mắc bệnh… nghề nghiệp. Có
người giọng nói “sang sảng” như quát, người đôi khi…thẫn thờ “bất bình thường”,
30
các đồng nghiệp thường hay nói đùa với nhau rằng bác sĩ tâm thần khác với bệnh
nhân tâm thần chỉ một tờ giấy (tấm bằng). Thậm chí tiếng gào khóc len lỏi, ám ảnh
trong cả giấc ngủ của họ. Không ít người trong số họ mắc bệnh mất ngủ kinh niên
vì thường xuyên bị đánh thức giữa đêm. Làm cái nghề luôn căng thẳng thần kinh và
nhiều hy sinh nhưng có một động lực luôn thôi thúc họ đó là khi được nghe hai
tiếng “cám ơn” của bệnh nhân. Tuy giản dị, nhưng hai tiếng cám ơn của người bệnh
tâm thần thật chân thành, bởi nó xuất phát từ đáy lòng của những người bệnh đã
khỏi và có đủ tỉnh táo. Do đó nó đã trở thành nguồn sức mạnh động viên người thầy
thuốc vượt qua mọi khó khăn, áp lực trong công việc hàng ngày và những điều tiếng
từ phía xã hội. Y đức, tình người, sự tin tưởng vào tương lai phục hồi của người
bệnh tâm thần đã được những người Bác sĩ Tâm thần âm thầm nhẫn nại từng bước
khẳng định được mình trong xã hội ngay nay.
1.2.3. Các mức độ stress
Theo tác giả Nguyễn Đình Gấm, mức độ stress là mức độ đáp ứng của cơ thể
với môi trường, tương ứng với các mức độ thích nghi của cơ thể ,bao gồm 3 mức độ
là: Mức độ 1: Rất căng thẳng, ở mức này con người cảm nhận rõ sự căng thẳng về
tâm lý; trạng thái khó chịu xuất hiện và có nhu cầu được giải thoát nó, mức độ này
ảnh hưởng và làm giảm chất lượng hoạt động, có hại cho sức khỏe; Mức độ 2: Căng
thẳng, ở mức này con người cảm nhân có sự căng thẳng cảm xúc nhất định và nó ít
nhiều chi phối đến hành vi của họ; Mức độ 3: Ít căng thẳng, là trạng thái con người
cảm nhận bình thường hoặc có yếu tố căng thẳng nhẹ trong khi mọi hoạt động vẩn
diễn ra bình thường. [29, tr 311]
Theo Tô Như Khuê, stress có 3 mức độ là: [9, tr.22-23]
- Mức độ stress bình thường: là mức độ đảm bảo hoạt động sống bình
thường, cho dù có chịu tác động bởi những tác nhân gây căng thẳng nhẹ hoặc vừa
nhưng cá nhân vẩn giữ được trạng thái cân bằng, không có ảnh hưởng của yếu tố
căng thẳng đáng kể, ở mức độ này hoạt động tâm sinh lý diễn ra bình thường.
- Mức độ stress cao: Khi có các tác nhân gây căng thẳng đáng kể, cơ thể phải
sử dụng thêm một số các năng lượng và cấu trúc lại hệ thống chức năng để thích
31
nghi với những kích thích đó, các phản ứng thích nghi đạt tới mức giới hạn nếu yếu
tố gây căng thẳng đến mức tới hạn. Ở mức độ này, mặc dù có những biến đổi của cơ
thể nhưng nó sẽ được hồi phục lại sau khi tác nhân ngừng hoạt động. Tuy nhiên nếu
mức độ này kéo dài, hoặc tác nhân kích thích quá mức hơn nữa thì phản ứng thích
nghi sẽ không phản ứng được nữa, cơ thể sẽ chuyển sang trạng thái bệnh lý.
- Mức độ stress bệnh lý: ở mức độ này, các phản ứng của cơ thể không còn
hiệu quả mong muốn, các hệ thống chức năng mang tính mềm dẽo, môi trường bên
trong có nhiều rối loạn và không trở lại bình thường khi kích thích ngưng tác động.
Theo Bác sĩ Đặng Phương Kiệt, stress có 3 mức độ, trong đó stress ở mức độ
nhẹ là mức độ làm cho chủ thể cảm nhận như một thách thức, có thể là một kích
thích làm tăng thành tích. Stress ở mức độ vừa là mức độ phá vỡ ứng xử, có thể dẫn
đến những hành động lặp đi lặp lại. Stress ở mức độ nặng là mức độ ngăn chặn ứng
xử và gây ra những phản ứng lệch lạc [22, tr.422- 423]
Nguyễn Thành Khải lại phân chia mức độ stress thành 3 mức độ dựa trên sự
cảm nhận của chính chủ thể gồm mức độ rất căng thẳng khi chủ thể cảm nhận về
mặt tâm lý là: Rất căng thẳng, khó chịu; Mức độ căng thẳng khi chủ thể cảm nhận
có sự căng thẳng cảm xúc, nếu mức độ này kéo dài sẽ chuyển qua mức độ rất căng
thẳng. Mức độ thứ 3 ít căng thẳng khi chủ thể cảm nhận bình thường hoặc có yếu tố
căng thẳng nhẹ. Tuy nhiên việc phân chia này mang tính tương đối, không có tiêu
chuẩn cụ thể để có thể phân biệt được sự khác nhau rỏ rệt giữa các mức độ [21, tr
32]
Nguyễn Thị Hải lại phân chia mức độ stress thành 3 mức; ít trầm trọng khi
stress chỉ biểu hiện ở một mặt, không kéo dài, chủ thể có thể tự khắc phục được;
mức độ thứ hai là trầm trọng biểu hiện ở hai hay một số mặt, lặp đi lặp lại ở thời
gian tương đối dài, phải khắc phục trong một thời gian nhất định; mức độ thứ ba là
rất trầm trọng biểu hiện ở nhiều mặt, diễn ra trong thời gian dài, phải khắc phục
trong thời gian dài.[16, tr 29]
Đào Duy Duyên lại phân chia mức độ stress dựa trên tần số bị stress trong
cuộc sống qua sự đánh giá chủ quan của cá nhân về tình trạng của mình với các
32
mức thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi hay hầu như chưa bao giờ bị stress.
Đồng thời dựa trên tần số biểu hiện của stress là thường xuyên, thỉnh thoảng hay
không có biểu hiện đó. Thứ ba là, dựa trên sự đánh giá của cá nhân về các tác nhân
gây stress ảnh hưởng cho mình ở mức độ nào ảnh hưởng nhiều, ảnh hưởng ít hay
không ảnh hưởng. [11, tr 27]
Mức độ của stress phụ thuộc vào các yếu tố sau: [11, tr.25-26]
Thời lượng: Mức nghiêm trọng của stress phụ thuộc vào khoảng thời gian
một người cảm thấy mình phải chịu đựng stress. Nếu stress diễn ra trong một thời
gian ngắn thì con người vẩn có thể tập trung sức lực để vượt qua, không bị mất
niềm tin vào bản thân và tương lai. Nếu stress cứ tiếp diễn, con người sẽ mất tinh
thần, sức lực và hy vọng bị hao mòn, ít còn khã năng chịu đựng. Nếu stress kéo dài
mà con người chỉ có các đáp ứng sinh lý mà không có cách ứng phó khác thì sẽ dẫn
đến kiệt sức
Cường độ: Khi hậu quả của stress gây lâm nguy cho sự tồn tại và an toàn cho
cá nhân thì stress được cho là ở mức độ nghiêm trọng. Một người có ý nghĩ tiêu cực
về việc làm của mình mà đó lại là nguồn thỏa mãn chính yếu thì cũng làm rơi vào
một tình trạng stress nghiêm trọng, khi một người nhận thấy mình đang rơi vào một
tình cảnh hoàn toàn xa lạ thì stress gây ra sẽ lớn hơn so với việc đương đầu với
những vấn đề quen thuộc, nếu rơi vào tình huống bất ngờ, đột ngột không có thời
gian chuẩn bị thì mức độ stress sẽ nặng nề hơn.
Các yếu tố cá nhân: Mức độ nghiêm trọng của stress còn tùy thuộc vào bản
thân người bị stress, đó chính là sự nhận định của cá nhân về các kích thích và khã
năng ứng phó của họ. Levice, Weinberg, Ursin, (1978) đã nêu “nhận định là quá
trình trong đó chúng ta gán những ý nghĩa cho các sự kiện bên trong chúng ta hoặc
xung quanh chúng ta”. Theo Lazarus, Launier (1978) stress liên quan đến việc nhận
định một sự kiện là có tính đe dọa, có hại hoặc thách thức, hoặc khi cá nhân nhận
định khã năng ứng phó là không đầy đủ hoặc không hiệu quả đều là những điều
kiện để stress xuất hiện. Việc nhận định kích thích và nhận định khã năng ứng phó
sẽ tương tác với nhau để hình thành mức độ của stress mà đương sự trải qua. Mức
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY

More Related Content

What's hot

Bai tap tinh huong
Bai tap tinh huongBai tap tinh huong
Bai tap tinh huong
MrCoc
 

What's hot (20)

Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lạiLuận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
 
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
 
KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ
KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ
KHOA HỌC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ
 
Luận án: Điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp thư giãn
Luận án: Điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp thư giãnLuận án: Điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp thư giãn
Luận án: Điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp thư giãn
 
Luận văn: Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh THPT
Luận văn: Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh THPTLuận văn: Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh THPT
Luận văn: Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh THPT
 
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
 
Đề tài tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAY
Đề tài  tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAYĐề tài  tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAY
Đề tài tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAY
 
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAYLuận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAY
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
 
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAYĐề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
 
Nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn th...
Nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn th...Nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn th...
Nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn th...
 
Luận án: Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ, HAY
Luận án: Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ, HAYLuận án: Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ, HAY
Luận án: Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ, HAY
 
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
 
Nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành Tâm lý, 9đ
Nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành Tâm lý, 9đNhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành Tâm lý, 9đ
Nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành Tâm lý, 9đ
 
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI
 
Đề tài: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty...
Đề tài: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty...Đề tài: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty...
Đề tài: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty...
 
Bai tap tinh huong
Bai tap tinh huongBai tap tinh huong
Bai tap tinh huong
 
Luận văn: Căng thẳng tâm lý của công nhân làm việc tại giàn khoan
Luận văn: Căng thẳng tâm lý của công nhân làm việc tại giàn khoanLuận văn: Căng thẳng tâm lý của công nhân làm việc tại giàn khoan
Luận văn: Căng thẳng tâm lý của công nhân làm việc tại giàn khoan
 
Luận án: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng, kết quả can thiệp có bổ sung khẩu ...
Luận án: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng, kết quả can thiệp có bổ sung khẩu ...Luận án: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng, kết quả can thiệp có bổ sung khẩu ...
Luận án: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng, kết quả can thiệp có bổ sung khẩu ...
 

Similar to Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY

Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển ...
Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển ...Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển ...
Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển ...
Man_Ebook
 
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ...
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ...Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ...
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ...
hung_vip242
 

Similar to Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY (20)

Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển ...
Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển ...Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển ...
Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển ...
 
Phát triền nguồn nhân lực khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng...
Phát triền nguồn nhân lực khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng...Phát triền nguồn nhân lực khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng...
Phát triền nguồn nhân lực khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng...
 
Luận án: Nghiên cứu tật khúc xạ ở học viên một số trường sĩ quan quân đội và ...
Luận án: Nghiên cứu tật khúc xạ ở học viên một số trường sĩ quan quân đội và ...Luận án: Nghiên cứu tật khúc xạ ở học viên một số trường sĩ quan quân đội và ...
Luận án: Nghiên cứu tật khúc xạ ở học viên một số trường sĩ quan quân đội và ...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
 
Nâng cao chất lượng bác sỹ tại Bệnh viện huyện Chương Mỹ, 9đ - Gửi miễn phí q...
Nâng cao chất lượng bác sỹ tại Bệnh viện huyện Chương Mỹ, 9đ - Gửi miễn phí q...Nâng cao chất lượng bác sỹ tại Bệnh viện huyện Chương Mỹ, 9đ - Gửi miễn phí q...
Nâng cao chất lượng bác sỹ tại Bệnh viện huyện Chương Mỹ, 9đ - Gửi miễn phí q...
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ở trường Đại học
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ở trường Đại họcLuận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ở trường Đại học
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ở trường Đại học
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ĐH Kinh tế, HAY
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ĐH Kinh tế, HAYĐề tài: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ĐH Kinh tế, HAY
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho giảng viên ĐH Kinh tế, HAY
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên trường ĐH Kinh tế
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên trường ĐH Kinh tếLuận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên trường ĐH Kinh tế
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho giảng viên trường ĐH Kinh tế
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thô...
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thô...Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thô...
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thô...
 
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAYSự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
Sự thích ứng ban đầu của sinh viên ĐH Tài chính Marketing, HAY
 
Luận văn: Hiệu quả của điện châm trong điều trị liệt ruột cơ năng
Luận văn: Hiệu quả của điện châm trong điều trị liệt ruột cơ năngLuận văn: Hiệu quả của điện châm trong điều trị liệt ruột cơ năng
Luận văn: Hiệu quả của điện châm trong điều trị liệt ruột cơ năng
 
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ...
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ...Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ...
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ...
 
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Hệ thống giáo dục Vinschool, HAY
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Hệ thống giáo dục Vinschool, HAYLuận văn: Tạo động lực lao động tại Hệ thống giáo dục Vinschool, HAY
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Hệ thống giáo dục Vinschool, HAY
 
Kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương phá...
Kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương phá...Kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương phá...
Kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương phá...
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
 
Đề tài mức độ hài lòng của nhân viên, HOT, ĐIỂM CAO
Đề tài mức độ hài lòng của nhân viên, HOT, ĐIỂM CAOĐề tài mức độ hài lòng của nhân viên, HOT, ĐIỂM CAO
Đề tài mức độ hài lòng của nhân viên, HOT, ĐIỂM CAO
 
Đề tài mức độ hài lòng trong công việc, ĐIỂM 8
Đề tài mức độ hài lòng trong công việc, ĐIỂM 8Đề tài mức độ hài lòng trong công việc, ĐIỂM 8
Đề tài mức độ hài lòng trong công việc, ĐIỂM 8
 
Luận án: Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện Trung ...
Luận án: Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện Trung ...Luận án: Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện Trung ...
Luận án: Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện Trung ...
 
Luận văn: Phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự, 9đ
Luận văn: Phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự, 9đLuận văn: Phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự, 9đ
Luận văn: Phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự, 9đ
 
Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Tổng Công ty Cổ phần ...
Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Tổng Công ty Cổ phần ...Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Tổng Công ty Cổ phần ...
Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Tổng Công ty Cổ phần ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
hoangphuc12ta6
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 

Recently uploaded (17)

BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 

Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Trung Tần STRESS CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Trung Tần STRESS CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TIỀN GIANG Chuyên ngành : Tâm Lý Học Mã số : 60 31 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH PHƯƠNG DUY Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực. NGUYỄN TRUNG TẦN
  • 4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên Khoa tâm lý – giáo dục, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy chúng tôi. Đặc biệt, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Tiến sỹ Đinh Phương Duy, người đã hướng dẫn, góp ý, hỗ trợ và luôn động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, lãnh đạo các Khoa, Phòng cũng như cán bộ, công nhân viên chức đang làm việc tại Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang đã tạo điều kiện, nhiệt tình hợp tác, cung cấp những thông tin quý báu giúp cho tôi hoàn thành phiếu khảo sát. Xin cảm ơn cán bộ, nhân viên công tác tại phòng khoa học công nghê và sau đại học.
  • 5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .............................................................7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................7 1.1.1. Những công trình nghiên cứu stress của nhân viên y tế trên thế giới ..........7 1.1.2. Những công trình nghiên cứu stress của nhân viên y tế tại Việt Nam .......12 1.2. Những lý luận chung về stress và stress của nhân viên y tế .................................18 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản.............................................................................18 1.2.1.1. Khái niệm stress.................................................................................18 1.2.1.2. Khái niệm NVYT và stress NVYT....................................................23 1.2.2. Đặc điểm tâm lý của nhân viên y tế............................................................24 1.2.2.1. Đặc điểm tâm lý của nhân viên y tế...................................................24 1.2.2.2. Đăc điểm lao động của NVYT trong BVTT.....................................28 1.2.3. Các mức độ stress .......................................................................................30 1.2.4. Những biểu hiện stress nói chung và biểu hiện stress của nhân viên y tế .........33 1.2.4.1. Những biểu hiện stress nói chung......................................................33 1.2.4.2. Những biểu hiện stress của NVYT ....................................................39 1.2.5. Những nguyên nhân gây stress nói chung và nguyên nhân gây stress đối với NVYT.............................................................................................................41 1.2.5.1. Những nguyên nhân gây stress nói chung .........................................41 1.2.5.1. Những nguyên nhân gây stress cho NVYT .......................................45 1.2.6. Hiện tượng kiệt sức (burn out) của nhân viên y tế .....................................47 1.2.7. Những ảnh hưởng của stress đến hoạt động của nhân viên y tế.................52
  • 6. 1.2.7.1. Những ảnh hưởng của stress lên cơ thể .............................................52 1.2.7.2. Những phản ứng của cơ thể trước stress............................................55 1.2.8. Những cách ứng phó với stress của NVYT................................................58 Chương 2 : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC GIẢM THIỂU STRESS CỦA NVYT TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TIỀN GIANG................65 2.1. Một số đặc điểm của Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang.........................................65 2.2. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng .........................................................66 2.2.1. Mục đích, yêu cầu.......................................................................................66 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................66 2.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi .................................................67 2.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình.................................69 2.2.2.3. Phương pháp thống kê toán học.........................................................69 2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng ..............................................................................69 2.3.1. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu...........................................................69 2.3.2. Thực trạng hiểu biết về stress của NVYT ..................................................72 2.3.2.1. Kết quả chung toàn mẫu ....................................................................72 2.3.2.2. Mức độ hiểu biết stress đối với công việc hiện tại của NVYT..........73 2.3.2.3. Mức độ hiểu biết về stress giữa nam và nữ của NVYT.....................74 2.3.3. Thực trạng tự đánh giá mức độ stress của NVYT......................................75 2.3.3.1. Kết quả của toàn mẫu.........................................................................75 2.3.3.2. Mức độ stress so với đặc điểm của mẫu khách thể nghiên cứu.........76 2.3.4. Thực trạng biểu hiện stress của NVYT ......................................................80 2.3.4.1. Thứ bậc điểm trung bình của các mặt biểu hiện................................80 2.3.4.2. Thực trạng biểu hiện stress về mặt cơ thề của NVYT tại BVTTTG .81 2.3.4.3. Thực trạng biểu hiện stress về mặt cảm xúc của NVYT tại BVTTTG..82 2.3.4.4. Thực trạng biểu hiện stress về mặt hành vi của NVYT tại BVTTTG84 2.3.5. Các nguyên nhân gây stress đối với NVYT tại BVTTTG..........................85 2.3.5.1. Về thứ bậc của các nhóm nguyên nhân gây stress...........................86 2.3.5.2. Những nguyên nhân trong công việc gây stress cho NVYT. ..........87
  • 7. 2.3.5.3. Nhóm nguyên nhân mối quan hệ tại nơi làm việc...........................89 2.3.5.4. Nhóm nguyên nhân do mối quan hệ với đồng nghiệp.....................91 2.3.5.5. Nhóm nguyên nhân do mối quan hệ với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.........................................................................................92 2.3.5.6. Nhóm nguyên nhân tứ bên ngoài cơ quan .......................................93 2.3.5.7. Nhóm nguyên nhân do môi trường làm việc ...................................94 2.3.6. Những cách ứng phó với stress của NVYT bệnh viện tâm thần Tiền Giang................................................................................................95 2.3.8. Nghiên cứu trường hợp điển hình NVYT bị stress ..................................98 2.3.9. Giải pháp khắc phục giảm thiểu stress đối với NVYT tại bệnh viện tâm thần Tiền Giang ......................................................................................105 2.3.9.1. Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................105 2.3.9.2. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu stress đối với NVYT tại bệnh viện tâm thần Tiền Giang ..............................................................108 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................111 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................115 PHỤ LỤC..................................................................................................................123
  • 8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BVTTTG Bệnh viện tâm thần Tiền Giang ĐTB Điểm trung bình NVYT Nhân viên y tế RTX Rất thường xuyên TX Thường xuyên TT Thỉnh thoảng HK Hiếm khi KC Không có ĐLC Độ lệch chuẩn SL Số lượng f Tần số % Tỉ lệ phần trăm
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu......................................................70 Bảng 2.2. Sự hiểu biết của nhân viên y tế về stress...............................................72 Bảng 2.3. Mức độ hiểu biết stress so với công việc hiện tại của NVYT...............74 Bảng 2.4. Sự hiểu biết về stress giữa nam và nữ NVYT.......................................74 Bảng 2.5. Mức độ stress của NVYT......................................................................75 Bảng 2.6. Mức độ tự đánh giá stress so với công việc hiện tại .............................76 Bảng 2.7. Mức độ tự đánh giá stress so với thời gian công tác .............................77 Bảng 2.8. Mức độ tự đánh giá stress so với tình trạng hôn nhân...........................78 Bảng 2.9. Mức độ tự đánh giá stress so với điều kiện kinh tế...............................79 Bảng 2.10. Điểm trung bình các mặt biểu hiện stress của NVYT...........................80 Bảng 2.11. Thứ bậc các hiểu hiện stress về mặt cơ thể ...........................................81 Bảng 2.12. Thứ bậc các biểu hiện stress về mặt cảm xúc........................................83 Bảng 2.13. Thứ bậc biểu hiện stress về mặt hành vi................................................84 Bảng 2.14. Thứ bậc của các nhóm nguyên nhân gây stress.....................................86 Bảng 2.15. Thứ bậc nhóm nguyên nhân trong công việc. .......................................87 Bảng 2.16. Thứ bậc nguyên nhân do mối quan hệ tại nơi làm việc.........................89 Bảng 2.17. Thứ bậc nguyên nhân do mối quan hệ với đồng nghiệp .......................91 Bảng 2.18. Thứ bậc nguyên nhân do mối quan hệ với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân...............................................................................................92 Bảng 2.19. Thứ bậc nguyên nhân từ bên ngoài cơ quan..........................................94 Bảng 2.20. Thứ bậc nguyên nhân do môi trường làm việc......................................95 Bảng 2.21. Những cách ứng phó với stress của NVYT...........................................96 Bảng 2.22. Các biểu hiện của trường hợp 1 bị stress...............................................98 Bảng 2.23. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến stress của trường hợp 1....................99 Bảng 2.24. Các biểu hiện của trường hợp 2 bị stress.............................................102 Bảng 2.25. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến stress của trường hợp 2..................103
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), loài người đã trải qua “thời đại bệnh truyền nhiễm”, “thời đại bệnh thể xác” và đang chuyển sang “thời đại bệnh tinh thần” trong thế kỷ XXI [49]. Việc áp dụng nhiều thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, năng suất và chất lượng của sản phẩm không ngừng được tăng lên. Nhưng đồng thời với hiệu quả trên, đặc điểm của nhiều quá trình lao động đang thay đổi nhanh chóng ở khắp mọi nơi trên thế giới, khiến cho nhiều người lao động, đặc biệt là người lao động ở các nước đang phát triển không kịp thích nghi và họ đã bị stress dưới nhiều dạng khác nhau. Những nghiên cứu mới nhất đã cho thấy hậu quả xấu của stress kéo dài liên tục ảnh hưởng tới tâm lý và sức khoẻ tâm thần, đồng thời ảnh hưởng cả trạng thái thực thể của người lao động như tăng nguy cơ cao huyết áp, các rối loạn và bệnh tim mạch, các rối loạn giấc ngủ v.v. Vì vậy vấn đề quan trọng ngày nay là phải nhận diện được các yếu tố nguy cơ gây stress, đánh giá được mức độ tác động xấu của stress đến sức khoẻ người lao động và nghiên cứu tìm kiếm chiến lược dự phòng [53] Stress là cách cơ thể thích nghi với các tình huống mới của môi trường. Trong quá trình thích nghi với môi trường mới, ở giai đoạn đầu, stress giúp người ta tăng khả năng cảnh giác, tạo sự tập trung, từ đó tăng năng lực phán đoán, ý chí và tính chiến đấu. Tuy nhiên, nếu môi trường liên tục thay đổi, hoặc mức độ thay đổi liên tục tăng, khi phải huy động các nguồn năng lượng dự trữ để đối mặt lâu dài với các tác nhân tấn công từ môi trường mới thì cơ thể sẽ dần giảm sự thích nghi. Tiếp tục kéo dài, nguồn năng lượng dự trữ sẽ bị cạn kiệt, việc phòng vệ bị khuất phục, cơ thể sẽ kiệt sức, sinh ra các bệnh tâm thế. Đó là tình trạng mệt mỏi, lo âu, mất tập trung, trí nhớ suy giảm, dễ bị kích động, thậm chí đau đầu, đau thắt ngực, tăng hoặc tụt huyết áp, loét dạ dày, béo phì, rối loạn tiêu hóa, nổi mề day, suyễn,…Tình trạng ấy không chỉ làm giảm chất lượng sống của chính bản thân người bệnh, mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh, nhất là những người sống kề cận như vợ/chồng, cha mẹ, con cái, đồng nghiệp…[49]
  • 11. 2 Theo định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức y tế thế giới (WHO), những người bị stress cũng được xem như không khỏe mạnh, làm việc không có hiệu quả và nguy cơ bị tai nạn cao. [2, tr. 37] Theo WHO, nguyên nhân của stress trong lao động có thể do công việc như: nội dung công việc đơn điệu, dưới tải thông tin, gánh nặng lao động quá mức (quá tải) hoặc công việc quá nhàn rỗi (dưới tải về thể lực)…Chế độ giờ làm việc nghiêm ngặt, kéo dài, không giao tiếp, làm việc không theo kế hoạch định trước, chế độ ca kíp không phù hợp…Ngoài ra do công việc không ổn định, không được thăng tiến, đề bạt, công việc mang tính địa vị xã hội thấp, công việc đòi hỏi kỹ năng quá cao hoặc quá thấp… Bầu không khí tâm lý không tốt, quan hệ đồng nghiệp không thiện chí, bạo lực, cách ly, cô đơn. Không giao tiếp, quan hệ với cấp trên không thân thiện, xung đột nơi làm việc và cả ở nhà, không được hỗ trợ về các vấn đề gia đình tại nơi làm việc, về nhà không được sự ủng hộ của gia đình về công việc…cũng là nguyên nhân gây stress. [2, tr. 95] Những rối loạn lâm sàng được coi là do stress là các rối loạn tâm thần như lo lắng, trầm cảm, chán công việc, không thích ứng với công việc… Một stress nhẹ có thể đóng vai trò tích cực vì sẽ giúp cá thể thích nghi với hoàn cảnh mới, nhưng nếu stress nặng và kéo dài thì sẽ gây nhiều rối loạn phức tạp. Bởi stress luôn ảnh hưởng đến nhiều hoạt động chức năng của cơ thể (nội tiết, thần kinh thực vật, đời sống mô và tế bào…), từ đó gây ra những triệu chứng ở các vị trí khác nhau tùy thuộc từng cá thể, thường gặp nhất là rối loạn tiêu hóa, làm co mạch máu nuôi dưỡng niêm mạc dạ dày và lâu dài có thể dẫn đến loét dạ dày. Stress nặng và kéo dài sẽ gây thiếu máu làm thoái hóa rồi hoại tử mô dẫn đến chảy máu, thậm chí rách vỡ tạng trong cơ thể. Do vậy, rất nhiều bệnh có liên quan đến stress nặng như bệnh tim mạch (cơn đau thắt tim, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp), bệnh da (eczéma, rụng tóc), bệnh nội tiết (suy tuyến thượng thận mạn), bệnh phụ khoa (rối loạn kinh nguyệt), những cơn đau hoặc thể trạng khó chịu do rối loạn thần kinh thực vật (hồi hộp, lo âu, ngất xỉu, mất ngủ, chán ăn, lú lẫn tâm trí) [51] Trong công việc hằng ngày, nhân viên y tế phải tiếp xúc với rất nhiều yếu tố có nguy cơ cho sức khỏe. Ðối với nhiều ngành nghề, có thể đặt ra giải pháp loại trừ
  • 12. 3 nguy cơ. Song do bản chất của công việc này là không có bất kỳ biện pháp dự phòng và cải thiện nào có thể loại trừ được nguồn tác hại trong công việc của các thầy thuốc và những nhân viên y tế: tiếp xúc với người bệnh. Về mặt này, vấn đề phòng ngừa bệnh nghề nghiệp cho các nhân viên y tế là khá phức tạp. Những nhân viên y tế là những người đang làm các nhiệm vụ có ý nghĩa xã hội lớn lao là chăm sóc sức khỏe cho mọi người, cũng cần tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình và mong muốn được sự quan tâm chăm sóc của xã hội. Thống kê tại Mỹ gần đây cho thấy có hơn 50% trong số 550 triệu ngày nghỉ việc của người dân nước này mỗi năm là do stress; gần 50% công nhân có triệu chứng kiệt quệ. Đặc biệt, có tới 60%-80% tai nạn nghề nghiệp là do stress. Còn tại Canada, khảo sát mới nhất ghi nhận có gần 50% người dân nước này cảm thấy bị stress do cố tìm cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng tư (10 năm trước tỉ lệ này là 27%) [54]. Tại Việt Nam, sức ép quá lớn của công việc khiến tỷ lệ nhân viên y tế bị stress rất cao. Theo khảo sát của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường tại một khoa hồi sức cấp cứu, gần 23% nhân viên có điểm stress ở mức cao, 42% có điểm stress ở mức trung bình [72]. Do tính chất đặc thù trong công việc của các nhân viên y tế trực tiếp liên quan đến tính mạng con người. Nên áp lực đè nặng càng nặng thêm là điều không thể tránh khỏi. Nghiên cứu stress của nhân viên y tế, đặc biệt đó là nhân viên y tế đang trực tiếp làm việc tại bệnh viện tâm thần, nơi mà môi trường làm việc luôn căng thẳng, đầy rẩy những rủi ro nguy hiểm đang rình rập lại là một lĩnh vực đang còn bỏ ngỏ. Từ những lý do trên, người nghiên cứu quyết định thực hiện đề tài: “STRESS CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TIỀN GIANG” 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần Tiền Giang về mặt lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở đó nhằm tìm ra những giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần Tiền Giang.
  • 13. 4 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là 150 nhân viên y tế đang làm việc tại Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang (bao gồm: bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ lý và nhân viên làm việc gián tiếp) 3.2 Đối tượng nghiên cứu Stress của nhân viên y tế làm việc tại Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang. 4. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những biểu hiện stress, mức độ stress, nguyên nhân stress, và cách ứng phó stress của nhân viên y tế tại Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của stress nói chung và stress của nhân viên y tế trực tiếp hoặc gián tiếp làm việc tại bệnh viện tâm thần Tiền Giang nói riêng 5.2 Nghiên cứu thực trạng stress của nhân viên y tế qua biểu hiện, mức độ, nguyên nhân gây stress và cách ứng phó với stress. 5.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu stress cho nhân viên y tế làm việc tại bệnh viện tâm thần Tiền Giang 6. Giả thuyết nghiên cứu Nhân viên y tế trực tiếp hoặc gián tiếp làm việc tại bệnh viện tâm thần Tiền Giang có biểu hiện bị stress ở các mức độ khác nhau, tập trung chủ yếu ở mức độ thỉnh thoảng. Có nhiều nguyên nhân gây ra stress, trong đó những nguyên nhân trong công việc, mối quan hệ với đồng nghiệp, với bệnh nhân, áp lực công việc, và môi trường làm việc thiếu trang thiết bị là những yếu tố ảnh hưởng nhiều tới mức độ stress của NVYT. Có sự khác biệt của khách thể nghiên cứu về sự tự đánh giá mức độ hiểu biết stress và mức độ stress.
  • 14. 5 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận Mục đích: Thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm làm rõ các vấn đề lý luận của đề tài cần nghiên cứu Cách tiến hành: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu, nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai, nghiên cứu thực tiễn 7.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Mục đích: Thu thập thông tin từ các nhân viên y tế làm viêc tại Bệnh viện tâm thần Tiền Giang nhằm: tìm hiểu sự hiểu biết về stress, các mức độ stress, các biểu hiện stress, các nguyên nhân gây stress và cách ứng phó với stress của NVYT Cách tiến hành: Phát tận tay từng nhân viên y tế về phiếu khảo sát và hướng dẫn cách trả lời. Đây là một trong những phương pháp chính của đề tài. 7.3 Phương pháp quan sát Mục đích: Nhằm tìm hiểu thêm thực trạng và nguyên nhân gây stress cho nhân viên y tế Cách tiến hành: Quan sát và ghi lại hình ảnh khám, điều trị và chăm sóc bệnh nhân tâm thần của nhân viên y tế. 7.4 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình giúp cho chúng tôi có thêm những hình ảnh thực tế của nhân viên y tế khi họ đối diện với stress. Đặc biệt, những biểu hiện về mặt tâm lý của họ và những ảnh hưởng của stress đến chất lượng cuộc sống, công việc của họ đang làm và họ đã có cách ứng phó nhu thế nào khi bị stress, qua đó có những biện pháp can thiệp kịp thời. 7.5 Phương pháp thống kê toán học - Nhằm xử lý, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu. - Các số liệu thu được sẽ được xử lý bằng toán thống kê ứng dụng trong nghiên cứu. Chúng tôi dùng phần mềm SPSS for Window 16.0 để xử lý số liệu.
  • 15. 6 8. Đóng góp của luận văn Đây là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về vấ đề stress của nhân viên y tế làm việc trong môi trường bệnh viện tâm thần tại Việt Nam, qua đó kết quả nghiên cứu sẽ: - Góp phần khái quát hóa và hệ thống hóa những cơ sở lý luận về stress nói chung và những vấn đề stress của nhân viên y tế trong bệnh viện tâm thần nói riêng. - Góp phần chỉ ra thực trạng những stress của nhân viên y tế làm việc trong bệnh viện tâm thần - Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu stress cho nhân viên y tế nói chung và nhân viên làm việc trong bệnh viện tâm thần nói riêng. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, cấu trúc luận văn gồm có 2 chương: Chương1: Cơ sở lý luận của đề tài Chương 2: Thực trạng và một số giải pháp khắc phục giảm thiểu stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần Tiền Giang Danh mục tài liệi tham khảo Phụ lục.
  • 16. 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những công trình nghiên cứu stress của nhân viên y tế trên thế giới Vào giữa những năm 1990, khó khăn kinh tế dẫn đến những thay đổi căn bản trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, nhất là ở các nước phát triển. Chính sách tổ chức cho thôi việc tại các bệnh viện, bao gồm các chiến lược như tái cơ cấu, thu hẹp phạm vi hoạt động, v.v. Chuyển dịch cơ cấu trong hệ thống chăm sóc sức khỏe đã dẫn đến việc loại bỏ các giường bệnh sẵn có, sự kết hợp giữa các đơn vị, phòng ban (Aiken, Clarke, Sloane, 2002b) [61], [67]. Những công nhân trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã bị sa thải hoặc di chuyển đến những nơi khác và tính chất công việc cho nhiều nhân viên y tế đã được thay đổi đáng kể. Với đội ngũ nhân viên y tế ít hơn để chăm sóc cho bệnh nhân, từ đó khối lượng công việc cho nhân viên y tế đã tăng đáng kể. (AbuAlRub, 2004; Aiken, Clarke, Sloane, Sochalski & Silber, 2002a) [61]. Căng thẳng liên quan đến công việc là một vấn đề phổ biến hiện nay, nhưng nó là đặc hữu trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe con người, trong đó lực lượng điều dưỡng tạo thành nhóm lớn nhất (Cherniss, 1980; Schaufeli & Greenglass, 2001).[85] Nghiên cứu về vấn đề căng thẳng trong công việc của nhân viên y tế đã được ghi nhận cho hơn bốn mươi năm (Edelwich & Brodsky, 1980, Marshall, 1980; Menzies, 1960) [89] và căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên y tế được báo cáo là ngày càng tăng ở nhiều nước. Các nước này bao gồm Bắc Mỹ (Aiken và cộng sự, 2002a;. Chen & McMurray, năm 2001; Mee & Robinson, 2003), Canada (Burke & Greenglass, năm 2001; Garrett & McDaniel, năm 2001; Jamal & Baba 2000), Anh và xứ Wales (Butterworth và cộng sự, 1999; Edwards và cộng sự, 2000; Fagin và cộng sự, 1996; Hannigan và cộng sự,.2000), Philippines (Turnipseed & Turnipseed, năm 1997), Ireland (Anonymous, 2004), Singapore (Boey, Chan, Ko, Goh, & Lim, 1997), Đức (Schmitz, Neumann, Oppermann, 2000), Hà Lan (Bakker và cộng sự, 1996; Buunk, Ybema, Van Der Zee, Schaufeli & Gibbons, 2001b), Thổ Nhĩ Kỳ (Cam năm 2001; Demir, Ulusoy & Ulusoy, 2003), Australia (Allen và cộng sự,
  • 17. 8 2002; Moore , 2001) và New Zealand (Dewe, 1987, 1989; Finlayson và Gower, năm 2002; Hall, năm 2001; Stanton, 1988-1999) [91]. Hằng ngày, các nhân viên y tế luôn phải tiếp xúc với một loạt các tình huống có khả năng gây căng thẳng (Buchan, năm 1995, Collins, 2000; McAbee, năm 1991; Santamaria, 1996). [65] Căng thẳng công việc của nhân viên y tế bao gồm các yếu tố như khối lượng công việc quá mức hoặc cao (Kelly & Các năm 1985; Motowidlo, Packard, Manning, 1986), làm việc theo ca kíp và không thường xuyên (Kandolin, 1993), nhàm chán trong công việc (Power & Sharp, 1988), nhu cầu cảm xúc đối phó với các bệnh nhân bị bệnh và gia đình của họ, với các bệnh nhân có hành vi nguy hiểm (Podrasky & Sexton, 1988), và thiếu nhân viên hỗ trợ, sự không chắc chắn liên quan đến điều trị, xung đột với các đồng nghiệp, sự giám sát của cấp trên, đối phó với cái chết và chết, khó khăn quản lý, các vấn đề liên quan đến chăm sóc bệnh nhân, mối quan tâm về kiến thức và kỹ năng kỹ thuật (Bailey, 1980; Benoliel, McCorkle, Georgiadou, Denton, & Spitzer, 1990; Blumenthal, Lavender, & Hewson, 1998; Bourbonnais, Comeau, Vezina, & Dion, 1998; Robinson, Clements, & Land, 2003) [84], [89], [90]. Căng thẳng liên quan đến bệnh tật và bệnh tật của nhân viên y tế cũng đã được chứng minh bằng thực nghiệm (Norrie, 1995) [64]. Bệnh liên quan đến căng thẳng đã được báo cáo là một mối nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của nhân viên y tế. Trong nửa đầu những năm 1990, y tá, nữ hộ sinh đứng đầu bảng xếp hạng cho các vụ tự tử của nữ ở Vương quốc Anh (năm 1995). [82] Các yếu tố như có xung đột với các đồng nghiệp (MacNeil và Weisz, 1987), cảm giác kinh nghiệm của mình không thích ứng, và có sự tự nghi ngờ, hạ thấp lòng tự trọng, dễ cáu gắt, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ và kiệt sức, tất cả đều gây nguy hiểm cho chất lượng chăm sóc mà họ cung cấp (Foxall và cộng sự, 1990) [88], [89]. Nguồn gốc của sự căng thẳng cho các nhân viên y tế đã được mô tả là nhiều và đa dạng, bao gồm những điều sau đây: công việc quá tải quá nhiều, giao tiếp kém với các đồng nghiệp, tính chất thất thường của công việc và tử vong bệnh nhân thường xuyên (Hipwell và cộng sự, 1989). Ngoài ra, làm việc thời gian dài, không
  • 18. 9 có cơ hội thăng tiến, tiếng ồn quá mức hoặc yên tĩnh, và thay đổi đột ngột của các hoạt động, căng thẳng cũng đã được báo cáo đối với nhân viên điều dưỡng (Farrington, 1995) [91]. Một nguồn chính của căng thẳng cho các y tá đã được báo cáo là mâu thuẩn từ các đồng nghiệp (Farrell, năm 1999). Trong nghiên cứu của Callaghan và cộng sự. (2000), trả lời các nguồn chính của sự căng thẳng liên quan đến vấn đề điều dưỡng là quá nhiều công việc, các mối quan hệ giữa các cá nhân, và đối phó với quản lý bệnh viện. Rout (2000) cũng quan sát thấy rằng nguồn gốc của sự căng thẳng giữa các y tá ở phía tây bắc của nước Anh là thời gian áp lực công việc, trách nhiệm hành chính, có quá nhiều việc phải làm, yếu tố không thuộc kiểm soát của họ, bị gián đoạn với những thay đổi dịch vụ y tế quốc gia, và thiếu các nguồn lực.[ 85], [92], [94] Nguồn gốc của sự căng thẳng giữa các nhân viên y tế ở Hồng Kông Trung Quốc (Intensive Care Unit Nurses) theo nghiên cứu của Lau, Chan, và Chan’s (1995) là không đủ biên chế, không có cơ hội thăng tiến, lương thấp, và làm việc với các nhân viên không đủ năng lực. Có một số nghiên cứu cho thấy rằng các nhân viên y tế làm việc trong môi trường chăm sóc đặc biệt được biết đến là căng thẳng hơn so với các nhân viên y tế làm việc trong các khu vực khác (Lau và cộng sự, 1995). Có vẻ như rằng môi trường tổ chức (Nicholls và cộng sự, 1981) và bối cảnh của công việc (Harvey, 1992) được báo cáo có ảnh hưởng đến sự căng thẳng của nhân viên y tế. [84] Nhân viên y tế ở Đài Loan theo nghiên cứu của Tsai (1993) cũng được báo cáo có các nguồn căng thẳng tương tự như căng thẳng của các nhân viên y tế theo nghiên cứu Lau và cộng sự. (1995), thêm khối lượng công việc và mối quan hệ giữa các cá nhân.[63] Ở Nam Phi, một số nguồn báo cáo của căng thẳng giữa y tá là những yếu tố tình huống (công việc, môi trường), phong cách quản lý, phạm vi giới hạn cho công việc, điều kiện làm việc nghèo nàn (thiếu nhân viên, trang thiết bị và thuốc men), giữa các cá nhân không có mối quan hệ tốt, giữa các bác sĩ và nhân viên điều dưỡng có nhiều xung đột và mức lương thấp (Ngwezi, 2000). [92]
  • 19. 10 Một số nghiên cứu khác đã cho thấy, căng thẳng của nhân viên y tế sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của bệnh nhân, và làm suy yếu chất lượng, và tăng chi phí, chăm sóc sức khỏe (Baguma, năm 2002, Bennett và cộng sự, 2001; Burnard và cộng sự, 2000; Callaghan và cộng sự, 2000; Pongruengphant và Tyson năm 2000; Rout, 2000, Wan, 1996). Điều này cũng sẽ dẫn đến (Larson, 1987) xung đột với đồng nghiệp (MacNeil và Weisz, 1987), sự không hài lòng với công việc (Callghan và Field, 1991), và tự nghi ngờ, hạ thấp lòng tự trọng, dễ cáu gắt, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ và kiệt sức, tất cả đều gây nguy hiểm cho chất lượng chăm sóc mà họ cung cấp (Foxall và cộng sự., 1990).[81] Stress và sự hài lòng của công việc giữa các nhân viên y tế là chủ đề nghiên cứu sâu rộng vì nhiều lý do, bao gồm cả mối quan hệ của những thái độ nghề nghiệp với các biện pháp thực hiện công việc (Ivancevich & Matteson, năm 1980, JEX, 1998). Ngoài ra, Hinshaw và Atwood (1983) và Lucas, Atwood, và Hagaman (1993) báo cáo rằng căng thẳng công việc và sự hài lòng trong công việc là mối tương quan quan trọng của doanh thu, công việc dự kiến và thực tế giữa các nhân viên y tế. [82] Một nghiên cứu của Aiken và cộng sự (2001) tìm thấy bất mãn trong công việc của các y tá là cao nhất tại Hoa Kỳ (41%) tiếp theo là Scotland (38%), Anh (36%), Canada (33%) và Đức (17%). Về môi trường làm việc, chỉ có khoảng 1/3 các y tá ở Canada và Scotland cảm thấy rằng họ tham gia phát triển các lịch trình công việc của mình khi so sánh với các nước khác. Các y tá ở Đức (61%) báo cáo rằng họ hài lòng hơn với cơ hội thăng tiến trong khi các y tá ở Hoa Kỳ (57%) và Canada (69%) cảm thấy hài lòng với mức lương của họ. [85] Một nghiên cứu của S.F.Chandra Sekhar về “căng thẳng giữa các nhân viên cấp cứu trong bệnh viện tâm thần” với kết quả như sau: [64], Trong trường hợp của bác sĩ, vấn đề căng thẳng của họ là :Thiếu thời gian giải trí (80,5%), thiếu thời gian cho nhu cầu cấp dưới (77,5%), cảm giác bị chiếm đóng trong công việc (69,2%), thiếu cơ sở để thư giãn '(69,5%), nổi ám ảnh với công việc (69,5%).
  • 20. 11 Liên quan đến y tá, đó là thiếu thời gian giải trí (85,0%), cảm giác bị chiếm đóng trong công việc (75,0%), không bao giờ kết thúc khối lượng công việc (75,0%), căng thẳng / quá tải / nổi ám ảnh với công việc (72,5%) và thiếu thời gian cho nhu cầu cấp dưới "(72,5%), Liên quan đến kỹ thuật viên, những tình huống căng thẳng như: Hy sinh cá nhân (95,0%), quá tải / thiếu cơ sở để thư giãn '(92,5%), Không bao giờ kết thúc khối lượng công việc (90,0%), 'nổi ám ảnh với công việc (85,0%). Họ luôn hy sinh vì lợi ích của cá nhân để đảm bảo tất cả các thiết bị tại chỗ vẩn hoạt động. Trong trường hợp của nhân viên phụ trợ, đã được tìm thấy rằng 'sự hy sinh cá nhân cho công việc (100,0%), không bao giờ kết thúc khối lượng công việc (89,2%), quá tải (89,2%), áp lực thời gian (89,2%), Nổi ám ảnh với công việc (89,2%), cảm giác bận rộn với công việc "(89,2%). Cuối cùng, đối với nhân viên an ninh, nó đã được tìm thấy rằng sự hy sinh cá nhân cho công việc (93,7%), thiếu cơ sở để thư giãn (87,5%), căng thẳng '(81,2%), không bao giờ kết thúc khối lượng công việc (75,0 %), 'quá tải' (75,0%) là năm tình huống căng thẳng. Khi các nhân viên an ninh luôn luôn cảnh giác, họ không có thời gian để thư giãn và có vẻ như là mặc dù công việc của họ là không bao giờ kết thúc. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Bai JY và Suh MJ. Năm 1999 “để đo lường mức độ làm việc căng thẳng của y tá lâm sàng làm việc ở bệnh viện tâm thần”. Phương pháp khảo sát được sử dụng và các đối tượng của nghiên cứu này bao gồm 135 y tá tâm thần từ 7 trường đại học bệnh viện và 4 bệnh viện đa khoa tỉnh. Kết quả nghiên cứu được tóm tắt như sau. Mức độ căng thẳng được nhận thức trong các y tá tâm thần là khá cao (4.32 6,00). Trong số các yếu tố gây stress, không đủ nhân sự (5,04), vấn đề quản lý bệnh viện (4.7) và cuộc xung đột của mối quan hệ y tá-bệnh nhân được xác định là những yếu tố căng thẳng với thứ hạng cao về mức độ căng thẳng. Mối quan hệ giữa một số yếu tố căng thẳng và một số nhân khẩu học và các biến liên quan đến công việc đáng kể đã được xác định [93] Hầu hết các nghiên cứu về nhân viên y tế đã tập trung vào những người làm việc trong bệnh viện hoặc các tổ chức chăm sóc sức khỏe đều có sự quan liên chặt
  • 21. 12 chẽ. Trong số các nghiên cứu trước đó, các tác giả đã xác định bảy nguồn chính của sự căng thẳng:(1) Đối phó với cái chết và chết, (2) Xung đột với bác sĩ, (3) Thiếu chuẩn bị để đối phó với những nhu cầu cảm xúc của bệnh nhân và gia đình của họ; (4) Thiếu nhân viên hỗ trợ; (5) Xung đột với các đồng nghiệp và giám sát; (6) Khối lượng công việc. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu stress của nhân viên y tế tại Việt Nam Tại Việt Nam hiện nay, nghiên cứu stress của nhân viên y tế vẫn là một lĩnh vực còn khá mới, có thế liệt kê một số công trình nghiên cứu sau đây: Phan Thị Mỹ Linh, “Stress đối với nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa Sài Gòn: các yếu tố gây ra và hậu quả, năm 2005” [28, tr74-76] Qua điều tra cắt ngang các đối tượng tham gia nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa Sài Gòn quận 1 thành phố Hồ Chí Minh; kết quả phân tích cho các yếu tố trong công việc thường gây ra stress và hậu quả của nó đối với nhân viên y tế tại đây đã thể hiện rỏ mục tiêu nghiên cứu qua các con số thống kê như sau: 100% các đối tượng tham gia nghiên cứu đều thường xuyên bị stress do công việc hơn 50% than phiền rằng công việc mà họ đang làm đã gây cho họ các tình trạng như: đau lưng, dễ gắt gỏng, cáu kỉnh, lo lắng … và một số yếu tố thường gây stress trong công việc được nghĩ đến là: Tính chất công việc: khối lượng công việc quá nhiều (69,93%); không có thời gian để nghĩ ngơi đầy đủ (56,15%); trực đêm nhiều (53,69%); tổ chức, sắp xếp công việc không hợp lý (46,72%); công việc có độ nguy hiểm cao (43,85%) Trong môi trường vật lý tại nơi làm việc: Các yếu tố đã góp phần gây ra stress cho NVYT chiếm tỉ lệ cao là ồn ào (76,23%); quá nóng (73,36%); thiếu trang thiết bị (72,54%); quá đông người (61,48%); không thoáng khí (48,3%) Trong mối quan hệ tại nơi làm việc: các yếu tố đã góp phần gây ra stress cho NVYT chiếm tỉ lệ cao là đặc điểm công việc phải giải thích với nhiều người (55,74%); bị phân biệt đối xử (53,69%); mối quan hệ không tốt với đồng nghiệp (47,54%); mối quan hệ không tốt với lãnh đạo (33,61%) Hậu quả mà stress trong công việc đã gây ra cho NVYT: Do chịu tác động stress do công việc đã gây ra cho NVYT một số những hậu quả sau đây; năng suất
  • 22. 13 làm việc giảm (83,20%); mệt mỏi (73,13%); ảnh hưởng xấu đến mọi người xung quanh (65,15%); giảm trí nhớ, kém tập trung (40,57%). Các yếu tố khác có liên quan như: Tỉ lệ NVYT có kiến thức về dấu hiệu sớm của stress chiếm tỉ lệ cao 77,05%; tuy nhiên tỉ lệ biết về cách ứng phó hay dự phòng với ccách tác động của stress chiếm tỉ lệ thấp (59,84%); Phần đông các đối tượng tham gia nghiên cứu cho rằng lương còn thấp (36,48%) và đôi khi họ cũng không hài lòng lắm với công việc mà họ đang làm chiếm tỉ lệ cao (55,33%); Đa phần đối tượng nghiên cứu nhận được nguồn thông tin về stress chủ yếu qua báo (82,83%); đài truyền hình (67,21%); bạn bè người thân trong gia đình (68,41%); các phương tiện truyền thông còn lại chiếm tỉ lệ thấp hơn Đỗ Nguyễn Nhựt Trần, Nguyễn Hồng Hoa, Trần Thiện Thuần, “Stress và các yếu tố liên quan ở nhân viên y tế Huyện Nhơn Trạch Tỉnh Đồng Nai năm 2008” [52] qua điều tra cắt ngang các đối tượng nghiên cứu 149 nhân viên y tế huyện nhơn trạch tỉnh đồng nai với kết quả như sau: Tỉ lệ nhân viên y tế bị stress là 79%, tỉ lệ NVYT bị stress thường xuyên là 27%; Hơn 50 % NVYT than phiền rằng họ có các biểu hiện như: cảm thấy nhức đầu, có cảm giác lo âu và căng thẳng tinh thần, giấc ngủ bất thường, cảm thấy thân thể mệt mỏi, cảm thấy không có khã năng làm chậm lại và thư giãn, cảm thấy dễ tức giận hơn so với bình thường, đau nhức bắp thịt, cổ, vai và đau nhức thắt lưng; và một số yếu tố liên quan trong công việc thường gây stress cho họ được nghĩ đến là: Hoạt động chuyên môn: khối lượng công việc quá nhiều (72%); thời gian nghĩ ngơi không hợp lý (59%); Không được huấn luyện chuyên môn đầy đủ (55%); Áp lực đến hạn cuối phải hoàn thành công việc (54%); Cộng đồng không đánh giá cao và ít biết đến công việc của mình (46%); công việc có đô nguy hiểm cao (44%); tổ chức sắp xếp, bố trí công việc không hợp lý (40%); sự quản lý kém từ cấp trên (20%); sự chuyển đổi công việc thường xuyên (20%); công việc nhàm chán (17%); đặc điểm công việc ít giao tiếp với mọi người (16%) Tâm lý giao tiếp công sở: đặc điểm công việc phải giải thích với nhiều đối tượng (48%); ít nhận được sự quan tâm, động viên từ cấp trên (38%); sự phân biệt đối
  • 23. 14 xử hay bị quấy rối tại cơ quan (11%); Mối quan hệ với cấp trên (8%); Mối quan hệ đồng nghiệp (8%); mối quan hệ cấp dưới chiếm tỉ lệ thấp Môi trường vật lý tại nơi làm việc: thiếu trang thiết bị (36%); quá nóng (34%); ồn ào, lộn xộn (21%); không thoáng khí (20%); thiếu ánh sang (17%); bụi (10%); về kiến thức ứng phó dự phòng của NVYT đối với stress là (58%); mức độ hài lòng với công việc hiện tại là (54%) và hoàn toàn hài lòng là (16%); 54 % có mối quan hệ tốt và 44% có mối quan hệ rất tốt với gia đình. Lê Thành Tài, Trần Ngọc Xuân, Trần Trúc Linh, “Tình hình stress nghề nghiệp của nhân viên điều dưỡng”. [41] Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 378 nhân viên điều dưỡng (NVĐD) bị stress nghề nghiệp tại bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTWCT), bệnh đa khoa thành phố Cần Thơ (BVĐKTPCT) và bệnh viện đa khoa Châu Thành – Hậu Giang (BVĐKCT-HG), đồng thời xác định các yếu tố có thể gây stress nghề nghiệp cho người điều dưỡng ở 3 tuyến bệnh viện này. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỉ lệ stress nghề nghiệp trong nhóm nghiên cứu khá cao với 45,2%, hầu hết ở mức trung bình 42,8%. Có sự khác biệt về tỉ lệ stress giữa các bệnh viện thuộc 3 tuyến: trung ương, tỉnh thành, quận huyện với khuynh hướng tuyến trên bị nhiều hơn. Cụ thể, BV ĐKTW CT cao nhất với 53,1%, rồi đến BV ĐKTPCT 33,9% và thấp nhất là ở BV ĐKCT-HG với 32,5%.. Các yếu tố có thể gây stress nghề nghiệp cho điều dưỡng bao gồm: Yếu tố cá nhân: thâm niên công tác; Tính chất công việc: làm việc quá giờ (>8h/ngày) và công việc nhiều áp lực; Không hứng thú với công việc; Làm việc trong điều kiện thiếu thốn máy móc, trang thiết bị; đông người, ồn ào; tiếp xúc nhiều vi khuẩn, virus, dễ tổn thương bởi các vật sắc nhọn và thường gặp phản ứng của bệnh nhân và người nhà như chửi mắng, đe dọa, hành hung; Mâu thuẫn với đồng nghiệp, cấp trên; công việc thiếu an toàn; Thu nhập từ nghề nghiệp chưa thỏa đáng và công việc ít cơ hội thăng tiến. Bên cạnh đó còn có một số nghiên cứu về rối loạn tâm thần của nhân viên y tế như:
  • 24. 15 Trần Văn Cường, Vương Văn Tịnh và cs (1999). “Nghiên cứu thực trạng sức khỏe tâm thần của các nhân viên điều dưỡng phục vụ trực tiếp trong ngành tâm thần”. Nghiên cứu của các tác giả Trương Đình Chính, Cao Ngọc Nga, Nguyễn Đỗ Nguyên, Ngô Tích Linh với đề tài “Rối loạn tâm thần ở điều dưỡng và nữ hộ sinh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2009” [7] Nghiên cứu về nhân viên y tế, trong đó có các điều dưỡng nữ hộ sinh, có những điều kiện lao động rất đặc thù, đó là trách nhiệm cao, thời gian lao động dài (trực 24/24 giờ, tua 3-4 ngày, trực 2 ca 3 kíp, hoặc 3 ca 4 kíp), làm việc vào cả những ngày nghỉ, ngày lễ, đối tượng phục vụ là những người bệnh, nguy cơ lây nhiễm (viêm gan B, viêm gan C, lao, tả, HIV/AIDS, v.v.), chế độ lương bổng chưa thỏa đáng, áp lực từ bệnh nhân, gia đình bệnh nhân, và cả lãnh đạo đơn vị. Trong bệnh viện, điều dưỡng và nữ hộ sinh là những người có thời gian tiếp xúc, trao đổi, chăm sóc bệnh nhân nhiều nhất. Với những điều kiện làm việc căng thẳng, sức khỏe tâm thần của điều dưỡng và nữ hộ sinh có thể bị ảnh hưởng, từ đó, ảnh hưởng đến thái độ tiếp xúc với bệnh nhân, và ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Cỡ mẫu thật của nghiên cứu là 382 đối tượng. Hơn 90% người được khảo sát là nữ, gần 50% trong lứa tuổi <30, khoảng 2/3 có gia đình, và 96% có trình độ trung cấp; 78% là điều dưỡng, khoảng 2/3 làm việc ở các bệnh viện tuyến tỉnh, 80% làm việc ở các khoa phòng đông bệnh nhân và có nhiều bệnh nhân nặng (như khoa hồi sức cấp cứu phòng khám, khoa ngoại phòng mổ, khoa sản kế hoạch hóa gia đình và khoa nội nhi nhiễm), hơn 2/3 phải tham gia trực (trực 24/24 giờ hoặc trực ca kíp), 65% có thâm niên công tác dưới 10 năm. Tỷ lệ có khả năng mắc rối loạn tâm thần của điều dưỡng nữ hộ sinh là 59% với KTC 95% (54% - 64%). Tỉ lệ rối loạn tâm thần tương đương ở nam và nữ, các nhóm tuổi, điều dưỡng và nữ hộ sinh, cơ quan công tác, chế độ làm việc, và thâm niên công tác. Tỉ lệ này là thấp ở nhóm ly thân ly hôn và goá, trình độ đại học; và trội ở nhóm làm việc tại các khoa cấp cứu hồi sức, phòng khám, ngoại, phòng mổ, sản, kế hoạch hóa gia đình, nội nhi nhiễm.
  • 25. 16 Các điều kiện công việc có ảnh hưởng nhiều nhất tới sang chấn tâm lý được ghi nhận theo thứ tự là công việc đòi hỏi quan sát hoặc lựa chọn chính xác, có khả năng lây nhiễm, lương không thỏa đáng, công việc đơn điệu hoặc lặp đi lặp lại, công việc gây căng thẳng tâm lý, nguy cơ bị tai nạn trong công việc. Các yếu tố gia đình xã hội có ảnh hưởng tới sang chấn tâm lý được ghi nhận nhiều nhất là kinh tế khó khăn, khó khăn về nhà ở. Một nghiên cứu của tác giả Trần Thanh Hà, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Bích Diệp - Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường với đề tài “Đánh giá căng thẳng chức năng tim mạch bằng chỉ số thống kê toán học nhịp tim ở nhân viên y tế”, nghiên cứu căng thẳng chức năng hệ tim mạch bằng các chỉ số thống kê toán học nhịp tim (TKTHNT) ở 113 cán bộ y tế (30 bác sĩ, 83 y tá và hộ lý) tại khoa hồi sức cấp cứu và khoa ngoại của 2 Bệnh viện Trung Ương ở Hà Nội (Việt Đức và Bạch Mai). Đo điện tâm đồ gồm 100 khoảng RR cho các đối tượng nghiên cứu. Các chỉ số TKTHNT được đánh giá ở trạng thái tĩnh vào đầu ca; Rối loạn chức năng thần kinh thực vật (TKTV) điều khiển nhịp tim theo các chỉ số TKTHNT được đánh giá trong quá trình lao động và đánh giá biến đổi chỉ số TKTHNT cuối ca mổ và cuối ngày làm việc so với đầu ca. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ số TKTHNT trung bình và chỉ số căng thẳng (CSCT) của nhân viên y tế ở trạng thái tĩnh trước lao động đều ở mức quá căng thẳng – mức 3/4 theo phân loại của Baevxki 1984 (0,038 - 0,040; CSCT 235 – 274), tuy nhiên nhóm y tá và hộ lý có biểu hiện căng thẳng hơn so với nhóm bác sĩ ( thấp hơn 0,036” – 0,039” so với 0,041” – 0,045”, CSCT cao hơn 261 –300 so với 193 - 188 và TSNT cao hơn 79,5 –82,5 so với 71,8 –75,7 tương ứng); đồng thời tỷ lệ các chỉ số TKTHNT ở mức quá căng thẳng với < 0,040” và CSCT 200 của nhóm y tá và hộ lý cũng cao hơn so với nhóm bác sĩ (< 0,040” là 53,8 – 62,3 % so với 37,5 – 38,1 % và CSCT 200 là 61,5 – 49,8 % so với 25,0 – 28,6 % tương ứng). Kết quả nghiên cứu chức năng TKTV nhịp tim trong ngày làm việc với các biểu hiện trội giao cảm, trội phó giao cảm, và rối loạn dạng trội giao cảm và dạng trội phó giao cảm theo các chỉ số TKTHNT ở cả 2 cơ sở của nhóm bác sĩ (50 – 58,6 %)
  • 26. 17 gần với của nhóm y tá - hộ lý (53,8 - 64,3 %). Kết quả trên bước đầu cho thấy của nhân viên y tế khoa Hồi sức cấp cứu và khoa ngoại căng thẳng chức năng hệ tim mạch và cơ thể ở mức cao, trong đó nhóm y tá, hộ lý có căng thẳng ngay từ đầu ca và kéo dài trong suốt ngày làm việc. Nhóm bác sĩ mổ chính có chỉ số TKTHNT ở mức quá căng thẳng ngay từ đầu ca mổ và cuối ca còn có biểu hiện căng thẳng hơn và ở mức căng thẳng nhất (0,032 và CSCT 490 vào cuối ca mổ so với 0,036 và CSCT 240 vào đầu ca mổ). Một nghiên cứu mới đây của Viện Y học và môi trường trên 257 bác sĩ, y tá, hộ lý (tuổi trung bình 37) có tuổi nghề trung bình trên 15 năm cho thấy 8,4% nhân viên y tế có điểm stress ở mức cao, 33% mức trung bình và 58,6% ở mức thấp.[72] Cũng theo nghiên cứu này, tỉ lệ nhân viên y tế có biểu hiện lo âu tương đối cao (45%) và 1,1% nhân viên y tế có biểu hiện trầm cảm. Yếu tố liên quan tới stress của nhân viên y tế là: môi trường lao động, sự quá tải công việc, sự căng thẳng khi phải tiếp xúc với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Một nghiên cứu khác được tiến hành trên 627 nhân viên y tế (tuổi trung bình 39 và tuổi nghề trên 15 năm), nhân viên y tế có mức độ căng thẳng hệ tim mạch cao. 58% bác sĩ, y tá có nhịp tim trung bình trên 90 nhịp/phút trong suốt quá trình làm việc (người bình thường 70-80 nhịp/phút). Bác sĩ có mức độ căng thẳng hệ tim mạch cao hơn y tá. [81] Từ những công trình nghiên cứu trên có thể thấy rằng nghiên cứu stress của nhân viên y tế vẩn còn là một lĩnh vực khá mới ở nước ta và chủ yếu nó được nghiên cứu bởi những nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực y tế. Tuy nhiên đối với chuyên ngành tâm lý học, chúng tôi chưa tìm thấy một nghiên cứu nào nghiên cứu về vấn đề stress của nhân viên y tế. Đồng thời, trong giới hạn nghiên cứu của mình chúng tôi cũng chưa tìm thấy một nghiên cứu nào nghiên cứu về vấn đề stress của nhân viên y tế làm việc tại bệnh viện tâm thần. Với những lý do trên chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần Tiền Giang” nhằm bổ sung thêm về mặt lý luận và thực tiễn đối với chuyên ngành tâm lý học về vấn đề stress của nhân viên y tế.
  • 27. 18 1.2. Những lý luận chung về stress và stress của nhân viên y tế 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1.1. Khái niệm stress Thuật ngữ stress hay căng thẳng xuất hiện rất nhiều trong đời sống thường ngày. Nó được hiểu như là những điều khó chịu và áp lực cho cá nhân. Tuy nhiên trong tâm lý học, một ngành khoa học có rất nhiều ứng dụng và nghiên cứu về hành vi và sức khỏe tâm thần lại hiểu stress dưới một góc độ khác. Walter Cannon (1927) là người đầu tiên đưa ra khái niệm về stress. Ông quan sát một loạt phản ứng bản năng trong giới tự nhiên gọi là phản ứng “Chống hoặc chạy”. Mỗi khi các loài vật đối mặt với kẻ săn mồi, chúng phải quyết định chống cự hay chạy chốn. Trong cả hai tình huống này, nhịp tim và huyết áp tăng cao, tăng nhịp thở, tăng hoạt động cơ bắp. Thị lực và thính lực hoạt động mạnh hơn để đạt được hiểu qua tốt hơn. Theo ông, đây là một phản ứng được “cài đặt sẵn” về mặt sinh học, cho phép mỗi cá nhân có thể ứng phó với những tác nhân gây đe dọa từ môi trường bên ngoài. [32, tr. 42] Định nghĩa của Walter Cannon tập trung nhiều vào khía cạnh sinh học của stress. Stress được hiểu đơn thuần là phản ứng “cài đặt sẵn” của cơ thể trước những nhân tố gây hại nhằm huy động sức mạnh của cơ thể để ứng phó [76]. Khái niệm “cài đặt sẵn” của Cannon gợi ý rằng chúng ta có thể dựa vào những biểu hiện của cơ thể để nhận ra mình đang trong tình trạng stress hay không vì những phản ứng của cơ thể này là có xu hướng lặp lại nên có thể dự đoán được đối với mỗi cá nhân. Phương pháp tiếp cận về mặt nhận thức - hành vi định nghĩa stress như một quá trình tương giao giữa con người và môi trường, trong đó đương sự nhận định sự kiện từ môi trường là có tính chất đe dọa và có hại, và đòi hỏi đương sự phải cố gắng sử dụng các tiềm năng thích ứng của mình (Lazarus, 1966; Lazarus, Folkman, 1984). Stress không chỉ trú ngụ trong sự kiện hoặc trong đáp ứng của đương sự, mà tồn tại trong cả hai yếu tố đó, cũng như trong các đáp ứng nhận thức-hành vi giữ vai trò điều hòa hai yếu tố đó. Cách nhìn này rõ ràng nhấn mạnh vào khía cạnh nhận thức - hành vi (thuộc về tâm lý) trong việc hiểu biết về stress, vì thế, nó đã bù đắp
  • 28. 19 vào những thiếu sót của các mô hình stress “sinh học” và stress “môi trường”. [76] Theo quan điểm hệ thống, Stress bao gồm việc đương sự nhận định một sự kiện là có hại, đe dọa hoặc thách thức, và tiềm năng ứng phó của đương sự là không đầy đủ hoặc không hiệu quả. Những nhận định này là kết quả từ sự tương tác giữa các đặc trưng của đương sự (đối tượng ủy thác, niềm tin, các ký ức và kinh nghiệm) và những đặc trưng của sự kiện được nhận định (khả năng tiên đoán, sự hạn định thời gian và tính nhập nhằng). [76] Dưới đây là một số định nghĩa đáng chú ý: Căng thẳng xuất hiện khi cá nhân nhận thấy rằng họ không thể ứng phó/ đáp ứng được với những yêu cầu đối với họ hoặc đe dọa sự tồn tại khỏe mạnh của họ. R.S. Lazarus (1966). [35, tr.8] Nhà tâm lý học Mc Grath lại coi “stress như một sự mất thăng bằng giữa đòi hỏi và khả năng đáp ứng. Khi đáp ứng không thỏa đáng sẽ có hậu quả không tốt”. [71] Một tác giả khác, Richard Lazarus, cho “stress là một diễn tả chủ quan từ tâm trí, nên nó xuất hiện tùy theo cách nhìn của con người với sự việc”. [70] Stress là kết quả của sự mất cân bằng giữa những yêu cầu và những nguồn lực. R.S. Lazarus and S. Folkman (1984). Stress, Appraisal and Coping. New York: Springer. [44] Một định nghĩa đơn giản về stress có thể được sử dụng là: stress xuất hiện khi áp lực vượt quá khả năng thông thường của bạn để ứng phó. S. Palmer, 1999. [27] Theo các định nghĩa này, stress được hiểu dưới góc độ một hiện tượng nhận thức của cá nhân. Nhận thức này bao gồm việc nhìn về sự việc: nó có chứa đựng yêu cầu đối với cá nhân không, nó có đe dọa chủ thể không; và nhìn nhận về khả năng ứng phó của mình: liệu bản thân mình có đủ nguồn lực để đáp ứng được với những yêu cầu và đe dọa đó không. Như vậy ở đây stress được hiểu trong mối quan hệ giữa con người và môi trường bên ngoài. Tuy nhiên yếu tố môi trường không quyết định mức độ của stress mà chính việc nhìn nhận của con người về kích thích
  • 29. 20 từ môi trường mới quyết định mức độ căng thẳng của sự kiện đó. Khái niệm stress cũng có thể hiểu theo hai khía cạnh. Thứ nhất, tình huống stress chỉ các tác nhân xâm phạm hay kích thích gây ra (stressor), là những tác nhân vật lý, hoá học, tâm lý xã hội, gia đình, nghề nghiệp. Thứ hai, đáp ứng stress để chỉ trạng thái phản ứng với stress (reaction) là phản ứng sinh lý và phản ứng tâm lý không đặc hiệu. [50] Trong y học, stress được xem như là những phản ứng tâm lý và sinh lý của cá thể trước những tác nhân có hại và luôn có mối liên quan giữa stress với bệnh tật [32] Theo Selye H., stress là phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể trước những tình huống căng thẳng. Đó là những phản ứng nhằm khôi phục trạng thái cân bằng nội môi, khắc phục được các tình huống bất lợi để đảm bảo duy trì và thích nghi thoả đáng của cơ thể trước những điều kiện sống luôn luôn biến đổi. Khi một người mất khả năng thích nghi thì stress có thể phát huy tác dụng và người đó mắc bệnh. Vì vậy, Selye H. gọi đó là những phản ứng thích nghi. Selye đã xác định được hậu quả y học của stress lên hệ thống miễn dịch, hệ thống dạ dày, ruột và các tuyến thượng thận. Người ta cũng xác định được các quá trình tâm lý và nhận thức tham gia vào các phản ứng stress.[32, tr. 165-166] Ferreri M. coi stress như là đáp ứng trước một yêu cầu. Trong các điều kiện thông thường, stress là một đáp ứng thích nghi bình thường về mặt tâm lý, sinh học và hành vi, stress đặt cơ thể vào một mô hình hài hoà với môi trường xung quanh.[45] Trong stress bình thường, sự đáp ứng là thích hợp và giúp cho cơ thể có được những đáp ứng đúng nhằm tạo ra một cân bằng mới sau khi chịu tác động từ bên ngoài. Trong stress bệnh lý, khả năng đáp ứng của cá thể tỏ ra không đầy đủ hay không thích hợp, không thể tạo ra ngay một thế cân bằng mới. Vì vậy, rối loạn chức năng ít nhiều trầm trọng, biểu hiện bằng các triệu chứng tâm thần, cơ thể cũng như hành vi, đưa đến những rối loạn tạm thời hay kéo dài. Trong tâm thần học, có thể coi stress là tất cả những sự việc, hoàn cảnh trong các điều kiện sinh hoạt xã hội, trong mối liên quan phức tạp giữa người và người tác
  • 30. 21 động vào tâm thần gây nên những cảm xúc mạnh, phần lớn là tiêu cực như sợ hãi, lo lắng, buồn rầu, tức giận, ghen tuông, thất vọng... [19] J. Delay cho rằng stress là một tình trạng căng thẳng cấp diễn ra khi cơ thể bị bắt buộc phải điều động những tổ chức phòng vệ của nó để đương đầu với một tình huống đe dọa [44, tr.341] Trong cuốn sách “Stress từ bệnh học tâm thần đến cách tiếp cận trị liệu” của Giáo sư Ferreri do Giáo sư Nguyễn Việt dịch thì stress được hiểu là mối liên quan giữa con người với môi trường xung quanh. Stress vừa chỉ tác nhân công kích vừa chỉ phản ứng của cơ thể trước tác nhân đó. Do đó, stress là mối tương tác giữa tác nhân công kích và phản ứng của cơ thể. [44, tr.341-342] Còn theo bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, stress tiếng anh có hai nghĩa: nghĩa thứ nhất là một mối kích động đánh mạnh vào con người, nghĩa thứ hai chỉ phản ứng sinh lý – tâm lý của con người ấy. Mối kích động có thể là tác nhân vật lý, hóa học, một vi khuẩn hoặc một tác nhân tâm lý xã hội, nói chung là một tình huống căng thẳng đột xuất đòi hỏi con người huy động tiềm năng thích ứng và phản ứng lại. Phản ứng gồm hai mặt: Phản ứng đặc thù riêng cho từng loại kích động và phản ứng chung cho một loại nhưng kích động khác nhau. [24] Trong tâm lý học lâm sàng, stress được quan niệm là sang chấn tâm lý tác động vào con người gây nên các chứng bệnh tâm canh có hại cho sức khỏe con người. [18] Những tình huống chán chường kéo dài hoặc không được thăng tiến lại thường được xem là có thể gây stress (Lazarus, Folkman, 1984). [71] L.A.Kitaepxmưx [49, tr 20] nhìn nhận: Stress là những nét không đặc hiệu của những biểu hiện sinh lý và tâm lý của cơ thể, nảy sinh trong mọi phản ứng của cơ thể. Theo ông, tính không đặc hiệu của các quá trình thích nghi tâm lý và sinh lý thể hiện - cả tiêu cực lẫn tích cực - khi gặp các tác động khác nhau về cường độ, trường độ, và tầm quan trọng của nó đó đối với chủ thể. Philippe Loron, nhà thần kinh học người Pháp giải thích: Stress “là phản ứng thích nghi của cơ thể chúng ta với những ràng buộc bên ngoài. Nó cho phép tái lập
  • 31. 22 sự cân bằng nội tại hoặc đảm bảo sự sinh tồn”. [28] Bruce Singh và Sidney Bloch cho rằng: “Stress đề cập tới các hoạt động hoặc các tình huống, gây ra cho con người những yêu cầu về cơ thể và tâm lý quá mức và đe dọa gây mất thăng bằng” [36, tr.111]. Bên cạnh đó, khi đưa ra khái niệm stress đa số các tác giả Việt Nam dùng lại những khái niệm của các nhà nghiên cứu nước ngoài. Tuy nhiên một vài tác giả có ý kiến riêng, đáng lưu ý như: Theo Tô Như Khuê, “Stress tâm lý chính là những phản ứng không đặc hiệu xảy ra một cách chung khắp, do các yếu tố có hại về tâm lý xuất hiện trong các tình thế mà con người chủ quan thấy là bất lợi hoặc rủi ro, ở đây vai trò quyết định không chủ yếu do tác nhân kích thích, mà do sự đánh giá chủ quan về tác nhân đó” [49, tr.33]. Định nghĩa này đã nêu được vai trò của yếu tố nhận thức và thái độ của con người trong stress. Các nhà tâm lý Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn đã nêu được thành phần quan trọng của stress đó là xúc cảm và một số nguyên nhân cơ bản gây ra stress ở con người, khi cho rằng: “stress là những xúc cảm nảy sinh trong những tình huống nguy hiểm, hẫng hụt, hay trong những tình huống phải chịu đựng những nặng nhọc về thể chất và tinh thần hoặc trong những điều kiện phải quyết định hành động nhanh chóng và trọng yếu” [49]. Theo Nguyễn Thành Khải, “dưới góc độ của tâm lý học có thể hiểu stress là trạng thái căng thẳng về tâm lý mà con người cảm nhận được trong quá trình hoạt động cũng như trong cuộc sống” [11, tr.20]. Theo Trần Anh Thụ, stress phải được hiểu một cách tổng hợp, vừa như một kích thích, vừa như một hậu quả kèm theo; đồng thời đề cập đến các yếu tố sinh học, xã hội và tâm lý trong ứng phó: stress là một tình trạng gây khó chịu hoặc gây thương tổn về cảm xúc và tinh thần, xảy ra khi cá nhân phản ứng lại những kích thích hoặc tình huống cực kỳ khó khăn, nhiều áp lực và căng thẳng do tác động từ bên ngoài; và có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ, dễ nhận thấy qua dấu hiệu: nhịp tim tăng, huyết áp cao, cơ căng, cảm giác khó chịu, và ưu phiền. Nói cách khác, stress
  • 32. 23 là quá trình tương tác giữa khả năng đáp ứng của một cá nhân với những đòi hỏi được đặt ra cho cá nhân đó trong môi trường của họ. [23] Quá trình tương tác đó có thể dẫn đến những hậu quả xấu về nhiều mặt tùy theo các yếu tố điều tiết của cá nhân. [49, tr.27] Theo Đào Duy Duyên, stress là một quá trình biến đổi trạng thái cân bằng hiện tại của con người gây ra sự căng thẳng về tâm lý; nảy sinh do con người phản ứng lại với những nhân tố tác động, trong đó một phần do bản chất của những kích thích đa dạng từ bên ngoài hoặc do chính bản thân gây ra, một phần do nhận thức của cá nhân lý giải về những kích thích đó, về khả năng, tiềm lực của bản thân, các nguồn lực sẵn có để ứng phó; quá trình này gây ra những ảnh hưởng cho con người biểu hiện ở các mặt sinh lý, tâm lý, xã hội” [11, tr 19] Tóm lại, hiện nay có nhiều cách hiểu về stress. Có người nói đến stress như một nguyên nhân, có người nói đến như hậu quả. Có người nhìn nhận thuần túy dưới góc độ sinh học, như là phản ứng mang tính sinh lý của cơ thể; số khác, thường là của các nhà tâm lý, đề cập đến cả yếu tố sinh học và tâm lý. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, dưới góc độ tâm lý học chúng tôi hiểu: Stress là trạng thái căng thẳng về tâm lý xuất hiện ở con người trong quá trình hoạt động của đời sống thường ngày. Trong đó một phần là do sự tác động của những điều kiện khó khăn, phức tạp từ bên ngoài cũng như từ trong chính bản thân gây ra, một phần là do cách mà họ cảm nhận và giải thích những sự tác động đó, tùy thuộc vào khả năng “xử lý” của bản thân có thể ảnh ưởng đến con người trên các mặt sinh lý, tâm lý và xã hội. 1.2.1.2. Khái niệm NVYT và stress NVYT a) Khái niệm NVYT Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới thì “Nhân viên y tế là những người tham gia vào hành động có mục đích chính là để tăng cường sức khỏe. Chúng bao gồm những người cung cấp dịch vụ y tế như bác sĩ, y tá, nữ hộ sinh, dược sĩ, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm - cũng như quản lý và công nhân hỗ trợ - chẳng hạn như quản lý bệnh viện, các quan chức tài chính, đầu bếp, bảo trì sửa chửa và nhân viên vệ sinh” [79]
  • 33. 24 Một định nghĩa khác đối với người lao động chăm sóc sức khoẻ là: Lâm sàng và các nhân viên khác, bao gồm cả những người trong chăm sóc ban đầu, những người có tiếp xúc thường xuyên, lâm sàng với bệnh nhân. Điều này bao gồm nhân viên như bác sĩ, nha sĩ và y tá, các chuyên gia y tế chẳng hạn như trị liệu nghề nghiệp, vật lý trị liệu, công nhân xe cứu thương và khuân vác, và sinh viên trong những nguyên tắc này. [96] Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2006 thì nhân viên y tế là "tất cả mọi người tham gia vào hành động có mục đích chính là để tăng cường sức khỏe" (Báo cáo Y tế Thế giới 2006). [95] Trong giới hạn nghiên cứu của mình chúng tôi hiểu “Nhân viên y tế là tất cả những người hoạt động trong lĩnh vực y tế, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân” b) Stress của NVYT Từ khái niệm về stress và khái niệm nhân viên y tế nêu trên, trong phạm vi nghiên cứu của mình chúng tôi định nghĩa stress của nhân viên y tế như sau: Stress của NVYT là trạng thái căng thẳng về tâm lý xuất hiện ở người NVYT trong quá trình hoạt động trong lĩnh vực y tế cũng như trong đời sống thường ngày. Trong đó một phần là do sự tác động của những điều kiện khó khăn, phức tạp từ hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân hoặc từ trong chính bản thân của mỗi người gây ra, một phần là do cách mà họ cảm nhận và giải thích những sự tác động đó, tùy thuộc vào khả năng “xử lý” của bản thân có thể ảnh ưởng đến NVYT trên các mặt sinh lý, tâm lý và xã hội. 1.2.2. Đặc điểm tâm lý của nhân viên y tế 1.2.2.1. Đặc điểm tâm lý của nhân viên y tế Trong xã hội Việt Nam truyền thống, người thầy thuốc thường được kỳ vọng là làm việc thiện, nhân đạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói: “Lương y phải như từ mẫu”. Chúng ta cũng thường coi dịch vụ y tế là một loại dịch vụ đặc biệt, nhạy cảm và dễ tổn thương. Một thực tế rõ ràng là người thầy thuốc dù hoạt động trên bất cứ lĩnh vực nào cũng đều được xã hội coi trọng, nhưng có sự đòi hỏi cao.
  • 34. 25 Từ xưa, người cổ Ấn Độ đã đòi hỏi những ai có đạo đức, yêu thương mọi người, biết nhường nhịn và tôn trọng người, biết thông cảm với nỗi đau của người khác…người đó mới xứng đáng được đào tạo thành người thầy thuốc. Ngày nay cũng vậy, người ta cho rằng: thầy thuốc là người nắm tính mạng con người nên đòi hỏi ở họ phải có tính nhân đạo cao hơn. Vì vậy, việc lựa chọn để đào tạo thành người thầy thuốc phải theo nhu cầu của nghề nghiệp, tức là phải lực chọn những người có đủ phẩm chất đạo đức nhất định Ở nước ta, Hải Thượng Lãn Ông vẫn là tấm gương sáng ngời về đạo đức và lương tâm người thầy thuốc. Hải Thượng Lãn Ông từng dạy rằng: “Chữa bệnh không chỉ là thuốc mà còn cho cơm ăn, cho áo mặc, chỗ ở để chữa bệnh. Người vô nhân đạo không đáng làm thầy thuốc” [14] Trong thực tế, người ta thường thấy rằng: Những người thầy thuốc có trình độ chuyên môn giỏi thường là những người có đạo đức, có lương tâm. Vì có thực sự yêu thương người bệnh, hết lòng vì người bệnh, người thầy thuốc mới thực sự yêu nghề và mới phấn đấu hết mình nhằm nâng cao trình độ phục vụ người bệnh. Trong nhân dân, bao giờ cũng có một ý niệm về người thầy thuốc là con người có những nét tính tình tích cực, đáng được tôn trọng: “Người thầy thuốc”. Sau đây là 7 đặc tính mà bệnh nhân nêu lên cùng với định nghĩa của họ về các đặc tính ấy: Nghiên cứu được đăng tải trong Các Quy Trình của Mayo Clinics (Mayo Clinics Proceedings).[70] Nghiên cứu này dựa trên phỏng vấn 200 bệnh nhân điều trị tại Mayo Clinic ở Arizona và Minnesota từ 2001 đến 2002. Phỏng vấn qua điện thoại, nội dung được giữ bí mật, với những bệnh nhân không có liên hệ gì với Mayo Clinic. Các nhà nghiên cứu trong đó có Neeli Bendapudi, PhD, từ Ohio State University's Fisher College of Business, kiểm tra lại biên bản nội dung thăm dò và đúc kết được 7 đặc điểm mà bệnh nhân yêu thích ở bác sĩ của họ như sau: 1- Sự Tự tin: “Bác sĩ có tự tin, có nắm vững và thông suốt vấn đề thì mới đem đến sự tin tưởng cho bệnh nhân được”; 2- Sự Cảm thông, chia sẻ: “Bác sĩ cố gắng hiểu rõ những cảm nhận và chịu đựng của bệnh nhân về cả phương diện tinh thần lẫn thể xác và trao đổi được với người bệnh về những vấn đề đó”; 3- Tính Nhân đạo, nhân
  • 35. 26 ái, đức độ, nhân văn: “Người thầy thuốc vừa chăm sóc điều trị, vừa cảm thông, vừa ân cần, tử tế”; 4- Sự Riêng tư: “Bác sĩ chú ý đến tôi như một con người hơn chỉ đơn thuần là một bệnh nhân, tương tác với tôi, và nhớ đến tôi như một cá nhân riêng biệt”; 5- Sự Thẳng thắn và thành thật: “Thầy thuốc trao đổi với tôi bằng một ngôn ngữ phổ thông rõ ràng, thành thật và đi thẳng vào vấn đề, không quanh co, lảng tránh”; 6- Sự Tôn trọng: “Thầy thuốc xem trọng những thông tin mà tôi cung cấp đồng thời cùng hợp tác với tôi”; 7- Cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo, toàn diện: “Thầy thuốc có lương tâm, có trách nhiệm, cần cù, nhẫn nại”.[67] Bên cạnh đó, phẩm chất nhân cách người thầy thuốc là sự kết hợp hài hòa các phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp và phẩm chất tâm lý cá nhân. - Phẩm chất đạo đức: Bao gồm các phẩm chất có liên quan đến nghề nghiệp, một nghề đặt hạnh phúc của con người lên trên, hết lòng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ tính mạng nạn nhân. Vì vậy thầy thuốc cần có những đức tính như sau: Lòng nhân ái, giản dị, khiêm tốn, ngay thẳng, chính trực, tế nhị, yêu lao động, biết tôn trọng mọi người; Đặt lợi ích người bệnh lên trên lợi ích cá nhân; Yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội, ngoài các chuẩn mực đạo đức cần có trong giai đoạn hiện nay người thầy thuốc cần có tinh thần phấn đấu cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. - Các phẩm chất nghề nghiệp: Yêu nghề say mê lao động nghề nghiệp, có kiến thức sâu rộng lĩnh vực mình đang công tác. Làm chủ kỹ năng, kỹ xảo, nâng cao không ngừng trình độ và năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, năng lực tổ chức. Có năng lực giao tiếp, xử lý tốt các mối quan hệ trong lĩnh vực nghề nghiệp (thầy thuốc - bệnh nhân, thầy thuốc- đồng nghiệp...). Có tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, tôn trọng người bệnh, thực sự cầu thị và giữ gìn bí mật nghề nghiệp - Các phẩm chất tâm lý khác: Có tinh thần trách nhiệm (trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm với bệnh nhân và nhân dân nói chung, trách nhiệm với cấp uỷ chính quyền và với bản thân),
  • 36. 27 tính trung thực, lòng dũng cảm, tính nguyên tắc, tính khiêm tốn. Ham học hỏi nghiên cứu và cầu tiến; Phong thái bên ngoài: niềm nở, khiêm tốn, bình tĩnh; ăn mặc đàng hoàng, sạch sẽ đứng đắn, có sức khoẻ tâm hồn gây cảm tình và sự kính trọng đối với bệnh nhân. Đặc điểm tâm lý và trách nhiệm của nhân viên y tế bắt nguồn từ chức năng, nhiệm vụ của ngành y là chăm sóc sức khỏe con người. Chính vì vậy mà công việc có những đòi hỏi rất cao đối với hoạt động cá nhân, cũng như phẩm chất của người thầy thuốc. - Người thầy thuốc phải là người có trí thức và có năng lực Sự đào tạo của người thầy thuốc mang tính liên tục và thường gắn liền với tình trạng sức khỏe của con người cả trong trạng thái bình thường lẫn khi mắc bệnh. Nghĩa là, người thầy thuốc phải hiểu những đặc điểm tâm sinh lý, giải phẩu, những cấu trúc, chức năng, ... của một người bình thường, trê cơ sở đó mới nắm vững những rối loạn bệnh lý và cách phòng chống. Mục đích đào tạo thầy thuốc là nhằm trang bị những kiến thức để nhằm phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho con người. Người thầy thuốc phải thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Ngoài ra, trong thời đại ngày nay, thời đại bùng nổ thông tin, người thầy thuốc cần phải nắm vững và cập nhật các thông tin y học trên thế giới và trong nước Ngoài kiến thức chuyên môn, người thầy thuốc còn phải hiểu biết những kiến thức về xã hội, các môn khoa học khác để làm tăng thêm khối kiến thức sâu rộng của mình - Tính đặc thù của thầy thuốc Người thầy thuốc có thể có quyền biết những gì bí mật về cơ thể lẫn những tâm tư thầm kính của người bệnh. Đối với thầy thuốc, người bệnh họ có thể tâm sự và kể hết mọi chuyện thầm kính của họ, nếu họ cảm giác tin tưởng vào thầy thuốc. Mặt khác, đứng trước yêu cầu được chăm sóc về sức khỏe và tính mạng của mình nên người bệnh họ sẳn sàng hợp tác với thầy thuốc và cho phép thầy thuốc thăm khám họ thậm chí cả những nơi kính đáo nhất. Về phía người thầy thuốc không được lợi dụng về mặt tình cảm cũng như vật chất trong khi thăm khám và điều trị cho người bệnh. Ngược lại,
  • 37. 28 người thầy thuốc phải luôn giữ bí mật cho người bệnh, phải tôn trọng những tình cảm chân thành mà người bệnh họ đã đặt vào mình. - Tính phổ biến của những ứng xử của người thầy thuốc Người thầy thuốc phải điều trị tất cả các bệnh nhân cùng với sự tôn trọng và sự chăm sóc giống nhau. Trong mối quan hệ với bệnh nhân, người thầy thuốc phải là người có lương tâm cao đẹp. Lương tâm của người thầy thuốc được hiểu là năng lực tự kiểm tra mình, tự giám sát về mặt đạo đức, đòi hỏi mình luôn hoàn thành nhiệm vụ và tự đánh giá về hành vi của mình. Chính vì vậy lương tâm của người thầy thuốc được ví như lương tâm của ‘‘người mẹ hiền’’ - Đạo đức nghề nghiệp Ngành y là một ngành hoạt động dựa trên nền tảng nhân đạo, vì vậy nhân viên y tế phải là những người có đạo đức. Phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc thể hiện trong những đức tính sau: luôn yêu nghề; thương người; nhân từ; khiêm tốn; tôn trọng và đoàn kết với đồng nghiệp; luôn tận tụy và có trách nhiệm với công việc; ... - Trách nhiệm của người thầy thuốc Phải đem hết trình độ, khã năng và mọi phương tiện sẵn có để cứu chữa người bệnh. Trong những trường hợp như vậy, nếu tình trạng người bệnh vượt quá khã năng chuyên môn của người thầy thuốc và vượt quá khã năng về điều kiện trang thiết bị hiện có thì trách nhiệm lúc đó không thuộc về thầy thuốc. 1.2.2.2. Đăc điểm lao động của NVYT trong BVTT Chăm sóc người bệnh bình thường đã là một việc khó, chăm sóc cho những bệnh nhân tâm thần lại càng khó khăn hơn. Bởi những bệnh nhân tâm thần là những người đã bị hạn chế về năng lực hành vi cũng như khả năng nhận thức, nhiều bệnh nhân còn mắc các bệnh nan y, bệnh truyền nhiễm. Chính vì vậy mà các NVYT ở đây hằng ngày, hằng giờ phải tiếp xúc với nguy cơ lây nhiễm cao. Bệnh nhân vô thức khạc nhổ lung tung thậm chí khi các chị em cho họ ăn còn bị hất cơm vào người và nhổ thức ăn vào mặt... Tuy nhiên, với tinh thần và trách nhiệm của người thầy thuốc, các NVYT luôn quan tâm và giúp đỡ những bệnh nhân của mình, xem bệnh nhân tâm thần như người nhà.
  • 38. 29 Một điều khó khăn của các bác sĩ là trong việc khám, phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh kèm theo ở người bệnh tâm thần, bởi người bệnh không phản ánh được những bất ổn mình đang gặp phải, chẳng hạn như bệnh nhân bị ghẻ cũng không kêu ngứa, đau bụng có khi cũng không than phiền, có người bị ngã gãy tay mà không hề kêu đau. Thêm vào đó người bệnh thường không có thân nhân, hoặc gia đình không gần gũi để chăm sóc, nắm được tình hình sức khỏe nên bác sĩ chỉ có thể dựa vào sự tận tâm, kỹ càng khi thăm khám mới không bỏ sót bệnh. Khó khăn là vậy, lại không có thu nhập thêm từ các dịch vụ như nhiều chuyên khoa khác, cộng thêm bản thân mỗi người Thầy thuốc khi quyết định nhận công việc ở bệnh viện tâm thần cũng bị gia đình, bạn bè can ngăn vì sợ khổ, sợ bị hành hung, sợ bị ảnh hưởng bệnh nghề nghiệp Công việc của nhân viên y tế ở bệnh viện tâm thần nặng nhọc và chứa nhiều bất trắc hơn bất cứ chuyên khoa nào tại các bệnh viện khác. Với điều dưỡng viên bệnh viện tâm thần, việc phục vụ các sinh hoạt cá nhân cho người bệnh không hề nhẹ nhàng như ở các chuyên ngành khác, mà tiêu tốn rất nhiều công sức. Với những lời dỗ dành, nịnh nọt, răn bảo, cưỡng bức... không có cách nào không được các NVYT áp dụng với bệnh nhân. Việc bệnh nhân hất cả bát cơm, bát cháo vào mặt, hay vớ được gì phang ngay vào đầu nhân viên y tế... là chuyện nhỏ mà bất cứ y bác sĩ nào của bệnh viện Tâm thần cũng có thể gặp. Đơn giản khi những buổi thay đồ cho một người bệnh, có khi phải huy động 2-3 điều dưỡng, giữ chặt tay mới mặc được cái quần, sau đó lại giữ chân để thay cái áo. Khó nhọc nhất là chuyện tắm, đặc biệt là trong những hôm trời mưa rét, việc thuyết phục bệnh nhân tự tắm cực kỳ khó khăn dù là với bệnh nhân nam hay bệnh nhân nữ, nên các điều dưỡng phải tự tay tắm cho họ. Tuy điều dưỡng viên ở bệnh viện phần lớn là nữ nhưng không chị em nào tránh được công việc này, ngay cả những người chưa có chồng hay người yêu Nghề thầy thuốc là mơ ước của nhiều người, nhưng các bác sĩ chữa bệnh cho người tâm thần lại bị bạn bè nhìn với con mắt ái ngại. Thêm vào đó, làm việc nhiều năm tại bệnh viện tâm thần, không ít bác sĩ mắc bệnh… nghề nghiệp. Có người giọng nói “sang sảng” như quát, người đôi khi…thẫn thờ “bất bình thường”,
  • 39. 30 các đồng nghiệp thường hay nói đùa với nhau rằng bác sĩ tâm thần khác với bệnh nhân tâm thần chỉ một tờ giấy (tấm bằng). Thậm chí tiếng gào khóc len lỏi, ám ảnh trong cả giấc ngủ của họ. Không ít người trong số họ mắc bệnh mất ngủ kinh niên vì thường xuyên bị đánh thức giữa đêm. Làm cái nghề luôn căng thẳng thần kinh và nhiều hy sinh nhưng có một động lực luôn thôi thúc họ đó là khi được nghe hai tiếng “cám ơn” của bệnh nhân. Tuy giản dị, nhưng hai tiếng cám ơn của người bệnh tâm thần thật chân thành, bởi nó xuất phát từ đáy lòng của những người bệnh đã khỏi và có đủ tỉnh táo. Do đó nó đã trở thành nguồn sức mạnh động viên người thầy thuốc vượt qua mọi khó khăn, áp lực trong công việc hàng ngày và những điều tiếng từ phía xã hội. Y đức, tình người, sự tin tưởng vào tương lai phục hồi của người bệnh tâm thần đã được những người Bác sĩ Tâm thần âm thầm nhẫn nại từng bước khẳng định được mình trong xã hội ngay nay. 1.2.3. Các mức độ stress Theo tác giả Nguyễn Đình Gấm, mức độ stress là mức độ đáp ứng của cơ thể với môi trường, tương ứng với các mức độ thích nghi của cơ thể ,bao gồm 3 mức độ là: Mức độ 1: Rất căng thẳng, ở mức này con người cảm nhận rõ sự căng thẳng về tâm lý; trạng thái khó chịu xuất hiện và có nhu cầu được giải thoát nó, mức độ này ảnh hưởng và làm giảm chất lượng hoạt động, có hại cho sức khỏe; Mức độ 2: Căng thẳng, ở mức này con người cảm nhân có sự căng thẳng cảm xúc nhất định và nó ít nhiều chi phối đến hành vi của họ; Mức độ 3: Ít căng thẳng, là trạng thái con người cảm nhận bình thường hoặc có yếu tố căng thẳng nhẹ trong khi mọi hoạt động vẩn diễn ra bình thường. [29, tr 311] Theo Tô Như Khuê, stress có 3 mức độ là: [9, tr.22-23] - Mức độ stress bình thường: là mức độ đảm bảo hoạt động sống bình thường, cho dù có chịu tác động bởi những tác nhân gây căng thẳng nhẹ hoặc vừa nhưng cá nhân vẩn giữ được trạng thái cân bằng, không có ảnh hưởng của yếu tố căng thẳng đáng kể, ở mức độ này hoạt động tâm sinh lý diễn ra bình thường. - Mức độ stress cao: Khi có các tác nhân gây căng thẳng đáng kể, cơ thể phải sử dụng thêm một số các năng lượng và cấu trúc lại hệ thống chức năng để thích
  • 40. 31 nghi với những kích thích đó, các phản ứng thích nghi đạt tới mức giới hạn nếu yếu tố gây căng thẳng đến mức tới hạn. Ở mức độ này, mặc dù có những biến đổi của cơ thể nhưng nó sẽ được hồi phục lại sau khi tác nhân ngừng hoạt động. Tuy nhiên nếu mức độ này kéo dài, hoặc tác nhân kích thích quá mức hơn nữa thì phản ứng thích nghi sẽ không phản ứng được nữa, cơ thể sẽ chuyển sang trạng thái bệnh lý. - Mức độ stress bệnh lý: ở mức độ này, các phản ứng của cơ thể không còn hiệu quả mong muốn, các hệ thống chức năng mang tính mềm dẽo, môi trường bên trong có nhiều rối loạn và không trở lại bình thường khi kích thích ngưng tác động. Theo Bác sĩ Đặng Phương Kiệt, stress có 3 mức độ, trong đó stress ở mức độ nhẹ là mức độ làm cho chủ thể cảm nhận như một thách thức, có thể là một kích thích làm tăng thành tích. Stress ở mức độ vừa là mức độ phá vỡ ứng xử, có thể dẫn đến những hành động lặp đi lặp lại. Stress ở mức độ nặng là mức độ ngăn chặn ứng xử và gây ra những phản ứng lệch lạc [22, tr.422- 423] Nguyễn Thành Khải lại phân chia mức độ stress thành 3 mức độ dựa trên sự cảm nhận của chính chủ thể gồm mức độ rất căng thẳng khi chủ thể cảm nhận về mặt tâm lý là: Rất căng thẳng, khó chịu; Mức độ căng thẳng khi chủ thể cảm nhận có sự căng thẳng cảm xúc, nếu mức độ này kéo dài sẽ chuyển qua mức độ rất căng thẳng. Mức độ thứ 3 ít căng thẳng khi chủ thể cảm nhận bình thường hoặc có yếu tố căng thẳng nhẹ. Tuy nhiên việc phân chia này mang tính tương đối, không có tiêu chuẩn cụ thể để có thể phân biệt được sự khác nhau rỏ rệt giữa các mức độ [21, tr 32] Nguyễn Thị Hải lại phân chia mức độ stress thành 3 mức; ít trầm trọng khi stress chỉ biểu hiện ở một mặt, không kéo dài, chủ thể có thể tự khắc phục được; mức độ thứ hai là trầm trọng biểu hiện ở hai hay một số mặt, lặp đi lặp lại ở thời gian tương đối dài, phải khắc phục trong một thời gian nhất định; mức độ thứ ba là rất trầm trọng biểu hiện ở nhiều mặt, diễn ra trong thời gian dài, phải khắc phục trong thời gian dài.[16, tr 29] Đào Duy Duyên lại phân chia mức độ stress dựa trên tần số bị stress trong cuộc sống qua sự đánh giá chủ quan của cá nhân về tình trạng của mình với các
  • 41. 32 mức thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi hay hầu như chưa bao giờ bị stress. Đồng thời dựa trên tần số biểu hiện của stress là thường xuyên, thỉnh thoảng hay không có biểu hiện đó. Thứ ba là, dựa trên sự đánh giá của cá nhân về các tác nhân gây stress ảnh hưởng cho mình ở mức độ nào ảnh hưởng nhiều, ảnh hưởng ít hay không ảnh hưởng. [11, tr 27] Mức độ của stress phụ thuộc vào các yếu tố sau: [11, tr.25-26] Thời lượng: Mức nghiêm trọng của stress phụ thuộc vào khoảng thời gian một người cảm thấy mình phải chịu đựng stress. Nếu stress diễn ra trong một thời gian ngắn thì con người vẩn có thể tập trung sức lực để vượt qua, không bị mất niềm tin vào bản thân và tương lai. Nếu stress cứ tiếp diễn, con người sẽ mất tinh thần, sức lực và hy vọng bị hao mòn, ít còn khã năng chịu đựng. Nếu stress kéo dài mà con người chỉ có các đáp ứng sinh lý mà không có cách ứng phó khác thì sẽ dẫn đến kiệt sức Cường độ: Khi hậu quả của stress gây lâm nguy cho sự tồn tại và an toàn cho cá nhân thì stress được cho là ở mức độ nghiêm trọng. Một người có ý nghĩ tiêu cực về việc làm của mình mà đó lại là nguồn thỏa mãn chính yếu thì cũng làm rơi vào một tình trạng stress nghiêm trọng, khi một người nhận thấy mình đang rơi vào một tình cảnh hoàn toàn xa lạ thì stress gây ra sẽ lớn hơn so với việc đương đầu với những vấn đề quen thuộc, nếu rơi vào tình huống bất ngờ, đột ngột không có thời gian chuẩn bị thì mức độ stress sẽ nặng nề hơn. Các yếu tố cá nhân: Mức độ nghiêm trọng của stress còn tùy thuộc vào bản thân người bị stress, đó chính là sự nhận định của cá nhân về các kích thích và khã năng ứng phó của họ. Levice, Weinberg, Ursin, (1978) đã nêu “nhận định là quá trình trong đó chúng ta gán những ý nghĩa cho các sự kiện bên trong chúng ta hoặc xung quanh chúng ta”. Theo Lazarus, Launier (1978) stress liên quan đến việc nhận định một sự kiện là có tính đe dọa, có hại hoặc thách thức, hoặc khi cá nhân nhận định khã năng ứng phó là không đầy đủ hoặc không hiệu quả đều là những điều kiện để stress xuất hiện. Việc nhận định kích thích và nhận định khã năng ứng phó sẽ tương tác với nhau để hình thành mức độ của stress mà đương sự trải qua. Mức