SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TẠ KHÁNH HÀ
CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Tải miễn phí kết bạn zalo 0917 193 864
Dịch vụ viết luận văn chất lượng
Website: luanvantrust.com
Zalo/Tele: 0917 193 864
Mail: baocaothuctapnet@gmail.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TẠ KHÁNH HÀ
CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số : 60.38.50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS NguyễnNhƣPhát
Hà Nội- 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung
thực.
NGƢỜICAM ĐOAN
Tạ Khánh Hà
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................6
CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ TÀI VI PHẠM HỢP ĐỒNG ......................10
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VÀ HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI ............... 10
II. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ VÀ CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƢƠNG
MẠI ................................................................................................................................... 15
1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý .....................................................................................15
2. Khái niệm và đặc điểm của chế tài trong thƣơng mại...................................................17
2.1. Khái niệm chế tài trong thƣơng mại...........................................................................17
2.2. Đặc điểm của chế tài trong thƣơng mại......................................................................19
2.3. Các loại chế tài trong thƣơng mại ..............................................................................21
2.4. Vai trò của chế tài trong thƣơng mại.......................................................................... 26
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI VI PHẠM HỢP
ĐỒNG TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY............................ 30
Chế tài vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam ........................................................30
2.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng...................................................................................36
2.2. Chế tài phạt vi phạm:..................................................................................................40
2.3. Chế tài bồi thƣờng thiệt hại ........................................................................................49
2.4.Tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng...................................................................56
2.5. Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận.................................................................62
3.Mối quan hệ giữa các chế tài theo luật thƣơng mại Việt Nam .......................................63
3.1.Mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thƣờng thiệt hại.............................................. 63
3.2.Về mối quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và các loại chế tài khác....
.......................................................................................................................... 65
CHƢƠNG III: SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP
LUẬT VIỆT NAM VỀ CHẾ TÀI VI PHẠM HỢP ĐỒNG.............................................. 74
I. Chế tài Bồi thƣờng thiệt hại trong thƣơng mại quốc tế qua luật thƣơng mại Việt Nam,
công ƣớc CISG và bộ nguyên tắc Unidroit ....................................................................... 74
II. Sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng thƣơng mại quốc tế:........................................ 84
CHƢƠNG IV: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ TÀI VI PHẠM
HỢP ĐỒNG.......................................................................................................... 88
1. Một số kiến nghị nhằm cải thiện Luật thƣơng mại năm 2005 về các chế tài trong thƣơng
mại......................................................................................................................... 88
2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng Luật thƣơng mại năm 2005 về các
chế tài trong thƣơng mại.................................................................................................... 95
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 99
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Trong cuộc sống hàng ngày, trong các quan hệ kinh tế, thƣơng mại, hay dân
sự, hợp đồng là một phƣơng tiện quan trọng giúp con ngƣời tạo lập các thoả thuận,
thoả mãn nhu cầu. Sắm đồ vật, sử dụng dịch vụ, tham gia vào hội hay thành lập
công ty... đều đƣợc xem là hợp đồng. Trong lĩnh vực kinh doanh, rõ ràng tất cả các
toan tính, sự hơp tác đều đƣợc thể hiện dƣới dạng hợp đồng. Một ngƣời khi tham
gia kinh doanh cần phải tham dự vào rất nhiều hợp đồng nhƣ: thuê luật sƣ, thuê
chuyên gia, vay tiền, mua sắm tài sản, thuê trụ sở, thuê nhân công,... Bởi vậy
“ngƣờita thƣờng nói rằng luật hợp đồng là nền tảng của luật kinh doanh” , và “hợp
đồng là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trƣờng”. Trong hợp đồng các
bên thƣờng phải thoả thuận biện pháp hay chế tài đối với việc không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng hợp đồng do lỗi của một trong hai bên, đây là vấn đề
tác giả chọn để nghiên cứu vì những lý do sau:
- Mong muốn nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ các quy định của
pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế (đặc biệt là những điều ƣớc quốc tế phổ
biến) liên quan đến vấn đề chế tài vi phạm hợp đồng. Hợp đồng ở đây sẽ đƣợc
hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm cả hợp đồng dân sự và hợp đồng thƣơngmại.
- Việc nghiên cứu vấn đề chế tài vi phạm hợp đồng một cách thấu đáo sẽ
giúp việc lựa chọn sử dụng các biện pháp này hợp lý với thực tế cuộc sống và phù
hợp với thông lệ quốc tế một cách đúng đắn và đem lại hiệu quả thiết thực. Việc
thực hiện chế tài nào và mối quan hệ giữa các chế tài phải đƣợc thực hiện thận
trọng.
- Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng chế tài vi phạm hợp đồng mà
các nƣớc khác đang sử dụng và so sánh với tình hình áp dụng chế tài này ở Việt
Nam sẽ giúp đƣa ra những nhận xét và đề xuất phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật
Việt Nam trong việc điều chỉnh lĩnh vực này để bảo vệ đƣợc quyền lợi hợp pháp
của các bên tham gia hợp đồng.
Vì vậy, Tác giả lựa chọn đề tài “Chế tài do vi phạm hợp đồng thƣơng mại
theo pháp luật Việt Nam” để thực hiện luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Trong khoa học pháp lý, pháp luật điều chỉnh về hợp đồng thƣơng mại và
chế tài do vi phạm hợp đồng thƣơng mại là một lĩnh vực pháp luật cũng đã đƣợc
nhiều các nhà khoa học quan tâm. Đã có một số sách nghiên cứu về các chế tài do
vi phạm hợp đồng, về hợp đồng dân sự, hợp đồng thƣơng mại nhƣ Giáo trình Luật
thƣơng mại của một số cơ sở đào tạo Luật (Trƣờng đại học Luật Hà Nội, Khoa luật
Đại học Quốc Gia Hà Nội v.v, …), PGS.TS Nguyễn Nhƣ Phát và TS. Phan Thảo
Nguyên Pháp luật thƣơng mại dịch vụ Việt Nam và Hội nhập kinh tế quốc tế,
PGS.TS Phạm Duy Nghĩa Chuyên khảo Luật kinh tế, “Pháp luật về hợp đồng trong
thƣơng mại và đầu tƣ” của TS. Nguyễn Thị Dung , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội … Ngoài các sách chuyên khảo, ở phạm vi và mức độ khác nhau có một số bài
viết, công trình nghien cứu của các nhà luật học bàn về một vài khía cạnh pháp luật
liên quan đƣợc công bố qua các tài liệu, báo cáo và tạp chí chuyên ngành nhƣ
“Hợp đồng thƣơng mại và pháp luật về hợp đồng thƣơng mại của một số nƣớc trên
thế giới” của TS. Vũ Thị Lan Anh Tạp chí Luật học (2008), “Vấn đề áp dụng Bộ
luật dân sự trong điều chỉnh quan hệ hợp đồng thƣơng mại” của TS. Nguyễn Viết
Tý -Tạp chí Luật học (2008), Luận văn thạc sĩ “Chế tài pháp luật – một số vấn đề
lí luận và thực tiễn” của Thạc sỹ Phạm Thị Minh Phƣơng (2009), Khóa luận tốt
nghiệp “Tìm hiểu quy định pháp luật về chế tài trong thƣơng mại” Lê Thị Yến
(2004)… song chƣa có công trình khoa học chuyên sâu nào nghiên cứu về chế tài
do vi phạm hợp đồng thƣơng mại ở bình diện lý luận cơ bản cũng nhƣ thực trạng
ban hành và thực thi pháp luật về chế tài do vi phạm hợp đồng ở Việt Nam.
3. Đốitƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tƣợng nghiên cứu: Nhƣ một quy luật tất yếu, khi số lƣợng hợp đồng
thƣơng mại gia tang mạnh mẽ thì số lƣợng tranh chấp thƣơng mại phát sinh giữa
các bên trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng cũng tang theo. Vì vậy, pháp
luật về chế tài thƣơng mại đã góp phần đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền lợi hợp pháp
của các bên.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý
cũng nhƣ cơ sơ sở lý luận của vấn đề chế tài vi phạm hợp đồng trong quan hệ
thƣơng mại của pháp luật của Việt Nam, pháp luật quốc tế, và pháp luật một số
quốc gia điển hình. Trong nội dung trình bày, tác giả sẽ đƣa ra những nhận xét,
đánh giá thực tiễn cũng nhƣ đánh giá xu hƣớng của việc áp dụng các chế tài vi
phạm hợp đồng của Việt Nam, của các nƣớc trên thế giới và các tổ chức thƣơng
mại khu vực và toàn cầu. Qua đó nêu lên những kiến nghị có thể áp dụng cho Việt
Nam trong việc hoàn thiện pháp luật đối với lĩnh vực này đồng thời xây dựng cơ
chế cho việc áp dụng chúng một cách phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
Đề tài sẽ chỉ nêu ra những vấn đề chung nhất, những quy định cung về chế tài vi
phạm hợp đồng chứ không đi sâu phân tích cụ thể từng chế tài.
4. Phƣơngpháp nghiên cứu:
Luận văn sẽ sử dụng phƣơng pháp phân tíchtrình bày các quy định của pháp
luật Việt Nam về chế tài vi phạm hợp đồng, so sánh các quy định pháp luật quốc tế
và luật pháp của Việt Nam, thu thập kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia
trong việc áp dụng chế tài vi phạm hợp đồng trong thƣơng mại quốc tế, từ đó rút ra
những ƣu điểm trong quy định của pháp luật quốc tế và luật pháp của một số nƣớc
điển hình trên thế giới về vấn đề chế tài vi phạm hợp đồng; xem xét tính phù hợp
với điều kiện của Việt Nam để hƣớng tới việc hoàn thiện các quy định của pháp
luật Việt Nam trong việc áp dụng chế tài vi phạm hợp đồng trong quan hệ hợp
đồng thƣơng mại trong nƣớc và quốc tế, quan hệ hợp đồng dân sự.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, danh mục ký hiệu các chữ viết tắt, kết luận, danh mục văn
bản pháp luật và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn bao gồm bốn chƣơng.
Chƣơng 1: Lý luận chung về chế tài vi phạm hợp đồng
Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về chế tài vi phạm hợp
đồng trong quan hệ dân sự thƣơng mại ở Việt Nam hiện nay
Chƣơng 3: So sánh quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về
chế tài vi phạm hợp đồng
Chƣơng 4: Kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về chế tài vi
phạm hợp đồng
CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ TÀI VI PHẠM HỢP ĐỒNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VÀ HỢP ĐỒNG THƢƠNG
MẠI
Khi xã hội loài ngƣời có sự phân công lao động và xuất hiện hình thức trao
đổi hàng hóa thì hợp đồng đã hình thành và giữ một vị trí quan trọng trong việc
điều tiết các quan hệ tài sản. Hợp đồng là hình thức pháp lý thích hợp và có hiệu
quả trong việc đảm bảo sự vận động của hàng hoá - tiền tệ. Ngày nay, phần lớn các
quan hệ xã hội đều đƣợc điều chỉnh bằng hợp đồng. Vai trò và vị trí của chế định
hợp đồng ngày càng đƣợc khẳng định trong mọi hệ thống pháp luật. Trong hệ
thống pháp luật của một quốc gia, pháp luật về hợp đồng giữ vị trí vô cùng quan
trọng. Vai trò trung tâm của hợp đồng trong hệ thống kinh tế và pháp luật không
phải là ngẫu nhiên, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trƣờng, nơi mà mọi hàng hoá,
dịch vụ... phải đƣợc tự do lƣu thông trên thị trƣờng thì vai trò của hợp đồng ngày
càng đƣợc thể hiện rõ hơn, bởi lẽ trong các quan hệ hợp đồng thì ý chí của các bên
mang tính quyết định. Về mặt nguyên tắc, pháp luật tôn trọng ý chí của các bên và
chỉ can thiệp trong các trƣờng hợp mà ở đó có sự giới hạn của pháp luật.
Hợp đồng có bản chất là sự tự nguyện thoả thuận và thống nhất ý chí nhằm
xác lập, thay đổi, hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể
trong xã hội. Hợp đồng là căn cứ pháp lý phổ biến làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
giữa các bên. Giao kết và thực hiện các hợp đồng chính là cách thức cơ bản để thực
hiện hiệu quả các hoạt động kinh tế.
Khi nghiên cứu hợp đồng và pháp luật về hợp đồng cần lƣu ý một số vấn đề
sau đây:
Thứ nhất, hợp đồng phải thể hiện được sự tự do ý chí của các bên tham
gia giaokết.
Hợp đồng đóng vai trò quan trọng trong vận hành của nền kinh tế thị trƣờng.
Chức năng cơ bản của hợp đồng quyết định bản chất và giá trị xã hội của nó trong
điều kiện kinh tế xã hội của một quốc gia. Hợp đồng luôn gắn liền với sự tự do thể
hiện ý chí của các chủ thể. Tự do ý chí trong giao kết hợp đồng đƣợc hình thành và
phát triển mạnh mẽ ở Pháp vào thế kỷ XVIII. Lúc đầu nó đƣợc coi là nguyên tắc
độc tôn ý chí. Nguyên tắc này cho phép các cá nhân tự do quyết định trong việc
giao kết hợp đồng và khẳng định quyền của mỗi cá nhân tham gia vào giao dịch
chỉ phụ thuộc vào chính họ mà không phụ thuộc vào pháp luật. Quan niệm này
xuất phát từ việc cho rằng, nếu các cá nhân tự do giao kết thì sẽ đảm bảo đƣợc sự
công bằng trong quan hệ hợp đồng. Nguyên tắc tự do ký kết hợp đồng đƣa đến một
hệ quả là hợp đồng khi đã đƣợc ký kết thì có giá trị bắt buộc thực hiện. Việc thay
đổi hợp đồng cũng chỉ có thể đƣợc thực hiện bởi sự thoả thuận của các chủ thể
trong hợp đồng và không ai có quyền can thiệp vào quan hệ của họ cũng nhƣ
không có quyền làm thay đổi ý chí của họ. Khi nói đến hợp đồng ta hiểu các chủ
thể trong đó bình đẳng cả về quyền và nghĩa vụ. Nhƣng trên thực tế các bên tham
gia ký kết hợp đồng thƣờng không ngang bằng nhau mà có một bên mạnh hơn và
một bên yếu hơn về kinh tế. Do đó không có sự tự do ký kết hợp đồng mà thƣờng
là một bên phụ thuộc vào ý chí của bên kia, bằng việc thông qua hợp đồng do bên
mạnh hơn định sẵn. Chính vì vậy, hợp đồng không còn kết quả của sự thể hiện ý
chí chung của các bên nữa mà nó trở thành hình thức biểu hiện của sự bất bình
đẳng giữa các bên với nhau. Do đó, đòi hỏi Nhà nƣớc phải can thiệp đến các quan
hệ này thông qua pháp luật và chế định hợp đồng ra đời giữ một vị trí rất quan
trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ hợp đồng.
Thứ hai, hợp đồng là tập hợp những cam kết được pháp luật thừa nhận
và bảo vệ.
Chế định hợp đồng luôn tôn trọng sự tự do của các bên giao kết, song sự tự
do đó phải giới hạn trong khuôn khổ pháp luật. Nói cách khác, pháp luật chỉ bảo vệ
những cam kết không xâm hại đến trật tự pháp luật, trật tự công cộng. Xuất phát từ
nguyên tắc cơ bản trong quan hệ dân sự là tôn trọng quyền tự do ý chí của mọi cá
nhân và các chủ thể khác trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ của mình, pháp luật
các nƣớc đều cho phép các chủ thể đƣợc hoàn toàn tự do giao kết hợp đồng, miễn
là không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Việc hình thành các hạn chế của nguyên
tắc tự do trong ký kết hợp đồng xuất phát từ quan điểm bảo vệ trật tự công và lợi
ích chung của xã hội. Vì vậy, pháp luật sẽ bảo vệ lợi íchvà quyền của các bên song
lợi íchnày phải không đƣợc xâm hại đến trật tự và lợi ích công.
Thứ ba, chế định hợp đồng mang tính bắt buộc song cũng hết sức linh
hoạt, mềm dẻo.
Điều này không dễ dàng đạt đƣợc nếu nhƣ quy định pháp luật không đƣợc
xây dựng theo hƣớng đề cao tự do ý chí của các bên, pháp luật chỉ can thiệp ở giới
hạn cần thiết. Ở Việt Nam, pháp luật hiện hành không đƣa ra định nghĩa về hợp
đồng thƣơng mại mà chỉ định nghĩa về hợp đồng dân sự. Theo Điều 388, Bộ luật
Dân sự (2005) “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”. Quyền và nghĩa vụ dân sự theo
hợp đồng dân sự đƣợc hiểu bao gồm cả các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các
quan hệ thƣơng mại. Khái niệm hợp đồng dân sự trong Bộ luật Dân sự (2005) đƣợc
xem là khái niệm chung về hợp đồng trong lĩnh vực thƣơng mại, đầu tƣ kinh
doanh. Về lí luận, hợp đồng trong thƣơngmại là một dạng cụ thể của hợp đồng dân
sự. Tuy nhiên, hợp đồng trong thƣơng mại có những đặc điểm riêng nhất định,
khác với những hợp đồng dân sự thông thƣờngtheo cách hiểu truyền thống. Có thể
xem xét hợp đồng thƣơng mại trong mối liên hệ với hợp đồng dân sự theo nguyên
lý mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng. Từ cách tiếp cận này những vấn đề cơ
bản về hợp đồng thƣơng mại nhƣ: giao kết hợp đồng, nguyên tắc và các biện pháp
đảm bảo thực hiện hợp đồng, hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu ... đƣợc
điều chỉnh bởi pháp luật và không có sự khác biệt với các hợp đồng dân sự thông
thƣờng. Song, xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu của hoạt động thƣơng mại, một số
vấn đề về hợp đồng trong thƣơng mại đƣợc quy định trong các lĩnh vực cụ thể, có
tính chất là sự phát triển tiếp tục những quy định của dân luật truyền thống về hợp
đồng (nhƣ chủ thể, hình thức, quyền và nghĩa vụ của các bên, chế tài và giải quyết
tranh chấp hợp đồng...)
Theo quy định hiện hành có thể nhận diện hợp đồng trong thƣơng mại theo
một số tiêu chí pháp lý chủ yếu nhƣ sau:
Về chủ thể hợp đồng: hợp đồng thƣơng mại đƣợc thiết lập chủ yếu giữa các
chủ thể kinh doanh (chủ yếu là thƣơng nhân). Theo quy định của Luật Thƣơng mại
(2005), thƣơng nhân bao gồm: tổ chức kinh tế đƣợc thành lập hợp pháp, cá nhân
hoạt động kinh doanh một cách độc lập, thƣờng xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Có những quan hệ hợp đồng trong thƣơng mại đòi hỏi các bên đều phải là thƣơng
nhân, nhƣ: hợp đồng đại diện cho thƣơng nhân, hợp đồng đại lý thƣơng mại, hợp
đồng dịch vụ quảng cáo thƣơng mại... Có những hợp đồng thƣơng mại chỉ đòi hỏi
ít nhất một bên là thƣơng nhân, nhƣ: hợp đông uỷ thác mua bán hàng hoá, hợp
đồng dịch vụ bán đấu giá hàng hoá, hợp đồng môi giới thƣơng mại, hợp đồng dịch
vụ xây dựng, hợp đồng bảo hiểm ... Cá biệt, có những hợp đồng thƣơng mại không
nhất thiết chủ thể hợp đồng phải là thƣơng nhân, nhƣ: hợp đồng giao kết giữa các
chủ thể kinh doanh là những ngƣời bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh
doanh lƣu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp (những ngƣời này không phải đăng
ký kinh doanh, do đó họ không phải là thƣơng nhân).
Về hình thức: Hợp đồng trong thƣơng mại đƣợc thiết lập theo cách thức mà
hai bên thoả thuận, có thể đƣợc thể hiện bằng hình thức lời nói, văn bản hoặc hành
vi cụ thể. Trong một số trƣờng hợp, pháp luật bắt buộc các bên phải thiết lập hợp
đồng bằng hình thức văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tƣơng đƣơng với văn
bản (hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, hợp đồng đại lý thƣơng mại, hợp đồng
uỷ thác mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hội chợ, triển
lãm thƣơng mại, ...)
Mục đích của hợp đồng thương mại là lợi nhuận.Mục đíchlợi nhuận là đặc
trƣng của các giao dịch thƣơng mại. Tuy nhiên, trong nhiều trƣờng hợp, một bên
của hợp đồng trong thƣơng mại không có mục đích lợi nhuận. Những hợp đồng
này, về nguyên tắc không đƣơng nhiên chịu sự điều chỉnh bởi những quy định
riêng của pháp luật thƣơng mại. Theo khoản 3, Điều 1, Luật Thƣơng mại (2005)
“hoạt động không nhằm mụcđích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương
nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong
trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp
dụng Luật này” thì sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thƣơng mại (2005).
Bộ luật Dân sự (2005) và Luật Thƣơng mại (2005) ra đời đánh dấu bƣớc
phát triển mới của pháp luật về hợp đồng và là sự thống nhất pháp luật về hợp
đồng ở Việt Nam. Các quy định về hợp đồng trong thƣơng mại đó có những thay
đổi cơ bản cả về kỹ thuật lập pháp và nội dung pháp lý. Luật Thƣơngmại (2005) là
nguồn quan trọng điều chỉnh các giao dịch thƣơng mại giữa các thƣơng nhân với
nhau và với các bên có liên quan nhằm triển khai hoạt động kinh doanh… Luật
Thƣơng mại xây dựng trên cơ sở tiếp tục phát triển các quy định mang tính chất
nguyên tắc của Bộ luật Dân sự, cụ thể hóa các nguyên tắc này cho thích hợp để
điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong kinh doanh. Bên cạnh các quy định trong
Bộ luật Dân sự (2005) và Luật Thƣơng mại (2005), một số hợp đồng đặc thù trong
thƣơng mại còn đƣợc điểu chỉnh bởi quy định trong các luật chuyên ngành nhƣ:
Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Xây dựng, Bộ luật
Hàng hải... Thông thƣờng, ngoài việc phải tuân thủ các quy định chung về hợp
đồng trong Bộ luật Dân sự và Luật Thƣơng mại, mỗi loại hợp đồng cụ thể còn chịu
sự điều chỉnh của các luật chuyên ngành đó. Nguyên tắc áp dụng pháp luật đƣợc
xác định rõ trong Luật Thƣơng mại (2005) là: Hợp đồng thƣơng mại phải tuân theo
Luật Thƣơng mại và pháp luật có liên quan. Hoạt động thƣơng mại đặc thù đƣợc
quy định trong Luật Thƣơng mại và pháp luật có liên quan. Hoạt động thƣơng mại
đặc thù đƣợc quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó. Hoạt động
thƣơng mại không đƣợc quy định trong Luật Thƣơng mại và trong các luật khác thì
áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự.
II. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ VÀ CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP
ĐỒNG THƢƠNG MẠI
1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý
Trong đời sống xã hội, sản xuất kinh doanh tồn tại rất nhiều các mối quan hệ
xã hội. Quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, quan hệ giữa cá nhân với các tổ chức, quan
hệ giữa tổ chức với nhau. Các mối quan hệ này rất đa dạng, trong đó các chủ thể có
những trách nhiệm nhất định nào đó với nhau. Trách nhiệm đó cũng gọi là bổn
phận, là nghĩa vụ của bên này đối với bên kia. Thuật ngữ “Nghĩa vụ” đƣợc hiểu
theo nhiều cách khác nhau. Nghĩa vụ trong đời sống hàng ngày là những hành vi
mà một ngƣời phải thực hiện vì lợi ích của ngƣời khác. Việc thực hiện hay không
thực hiện hành vi đó không cần sự đảm bảo của Nhà nƣớc bằng pháp luật. Nhƣng
khi các loại nghĩa vụ đó đƣợc các quy phạm pháp luật điều chỉnh thì chúng trở
thành nghĩa vụ bắt buộc - nghĩa vụ pháp lí. Nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật kinh
tế là một bộ phận không tách rời của nội dung quan hệ pháp luật, có nghĩa là những
hành vi mà chủ thể của quan hệ pháp luật nhất định bắt buộc phải thực hiện và thực
hiện đó đƣợc đảm bảo bằng sức mạnh cƣỡng chế của Nhà nƣớc. Theo nghĩa này,
trách nhiệm đƣợc hiểu theo nghĩa chung và chỉ khi có sự vi phạm trách nhiệm này
mới làm phát sinh một loại trách nhiệm đặc biệt: trách nhiệm pháp lí.
Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ phải gánh chịu những tƣớc đoạt mang tính
chất nhân thân hay tài sản tƣơng ứng với hành vi vi phạm pháp luật gây ra, phù
hợp với chế tài của pháp luật.
Theo S.S. ALÊCSEEV thì: “ trách nhiệm pháp lý gắn liền với vi phạm pháp
luật, dẫn đến việc áp dụng những nghĩa vụ mới đối với vi phạm - trừng phạt tƣớc
đoạt một số quyền khác, bắt thực hiện những nghĩa vị bổ xung”. Trách nhiệm pháp
lý đƣợc thể hiện qua chế tài của quy phạm pháp luật và gắn liền với sự cƣỡng chế
của nhà nƣớc, thể hiện sự phê phán của nhà nƣớc đối với hành vi vi phạm pháp
luật và với bản thân ngƣời vi phạm. Hơn nữa trách nhiệm pháp lý nhƣ là hậu quả
của việc không thi hành hoặc thi hành không đúng quy định của pháp luật, thể hiện
trong việc áp dụng những biện pháp trừng phạt đối với hành vi phạm, bắt buộc
thực hiện những quy định pháp luật và buộc khôi phục các quyền bị vi phạm.
Quan niệm này có từ rất lâu trong khoa học pháp lý, nó bị ảnh hƣởng bởi
luật dân sự, một ngành luật phát triển từ rất sớm (từ thời cổ La Mã). Những hình
phạt cổ điển đƣợc áp dụng đối với những hành vi trộm cắp, giết ngƣời... đƣợc nâng
lên thành khái niệm hình sự. Cùng với sự phát triển của lịch sử các quan hệ xã hội
mới cũng hình thành và phát triển nhƣ quan hệ hành chính, quan hệ lao động, quan
hệ kinh tế... đã đòi hỏi khoa học pháp lý phải điều chỉnh và đáp ứng kịp thời, do đó
xuất hiện nhiều ngành luật mới nhƣ: Luật Hành chính, Luật Lao động, Luật kinh
tế... lúc này trách nhiệm pháp lý đƣợc mỗi ngành luật đƣa ra thành đối tƣợng
nghiên cứu riêng. Quan niệm trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ phải gánh chịu
những tƣớc đoạt mang tính chất nhân thân hay tài sản tƣơng ứng với hành vi vi
phạm pháp luật theo quy định pháp luật có ý nghĩa rất lớn trong việc ngăn ngừa
những vi phạm tƣơng tự sẽ xảy ra, giáo dục phòng ngừa ngƣời vi phạm pháp luật,
tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật lao động, trách nhiệm đó gọi là
“trách nhiệm đối với hành vi đã xảy ra”.
2. Khái niệm và đặc điểm của chế tài trong thƣơngmại
2.1. Khái niệm chế tài trong thƣơng mại
* Theo nghĩa rộng
Theo nghĩa rộng, chế tài trong thƣơng mại đƣợc hiểu là hình thức chế tài đƣợc
cơ quan nhà nƣớc hoặc bên có quyền lợi bị vi phạm áp dụng đối với mọi tổ chức
cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật thƣơng mại. Khi có hành vi vi phạm pháp
luật trong thƣơngmại thì cơ quan nhà nƣớc hoặc bên có quyền lợi bị vi phạm sẽ có
quyền áp dụng trách nhiệm pháp lí đối với các chủ thể vi phạm. Phân tích các đặc
điểm của chế tài theo cách hiểu này thì phạm vi của nó là rất rộng. Các đặc trƣng
cơ bản của chế tài theo cách hiểu này là:
+ Về phạm vi áp dụng: Theo tinh thần chung của Luật thƣơng mại 2005, mọi
hành vi vi phạm pháp luật thƣơng mại đều bị phát hiện kịp thời và xử lí nghiêm
minh. Tất cả các hành vi vi phạm pháp luật trong thƣơng mại đều thuộc phạm vi
áp dụng chế tài. Các hành vi vi phạm pháp luật thƣơng mại không chỉ bao gồm
những hành vi vi phạm chế độ quản lí nhà nƣớc trong lĩnh vực thƣơng mại, xâm
phạm trật tự quản lí thƣơng mại của nhà nƣớc, mà còn gồm các hành vi vi phạm
xảy ra trong quá trình thƣơng nhân kí kết và thực hiện hợp đồng.
+ Chủ thể có quyền ra quyết định áp dụng chế tài: Theo từng hành vi vi phạm
mà chủ thể áp dụng chế tài trong thƣơng mại có thể là cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền (ví dụ Cơ quan quản lí thị trƣờng, Công an kinh tế, Tòa án…) hay chính bên
bị vi phạm cam kết trong hợp đồng giữa các chủ thể.
+ Về đối tƣợng bị áp dụng chế tài trong thƣơng mại: Đối tƣợng bị áp dụng
chế tài trong thƣơng mại chủ yếu là thƣơng nhân có hành vi vi phạm pháp luật
trong thƣơng mại. Đó là các chủ thể thƣờng xuyên đƣợc thực hiện các hành vi
thƣơng mại, là đối tƣợng áp dụng của luật thƣơng mại nên phải chịu chế tài trong
thƣơng mại khi có các hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, chế tài cũng áp dụng
đối với một số chủ thể không phải là thƣơng nhân, ví dụ nhƣ chủ thể thực hiện
hành vi kinh doanh trái phép.
+ Về hình thức chế tài: Tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm
pháp luật trong thƣơng mại mà có thể áp dụng các hình thức chế tài là các chế tài
hành chính, chế tài hình sự và các chế tài mang tính chất dân sự (hay chế tài hợp
đồng).
+ Về mục đích áp dụng chế tài trong thƣơng mại: Căn cứ vào hình thức chế
tài đƣợc áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật trong thƣơng
mại, việc áp dụng các chế tài đó nhằm đảm bảo các mục đíchsau:
(a) Đối với các hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm trật tự quản lí hoạt động
thƣơng mại của nhà nƣớc (ví dụ buôn lậu, trốn thuế…) thì cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền áp dụng chế tài hành chính hoặc chế tài hình sự, nhằm đảm bảo tính
nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ lợi ích của nhà nƣớc, xã hội và của chính ngƣời
tiêu dùng;
(b) Đối với các hành vi vi phạm chế độ hợp đồng, chế tài nhằm bảo đảm kỉ
luật hơp đồng, ngăn ngừa mọi vi phạm hợp đồng và trừng phạt bên bị vi phạm.
Tóm lại, theo cách hiểu này chỉ cần chủ thể tham gia pháp luật thƣơng mại có
hành vi vi phạm pháp luật thƣơng mại là đều có căn cứ áp dụng chế tài. Nhƣ vậy
rất dễ dàng để truy cứu trách nhiệm đối với cá nhân, tổ chức tham gia pháp luật
thƣơng mại. Nhƣng nhƣợc điểm của nó là khi áp dụng chế tài, việc phân tích, tìm
hiểu hành vi vi phạm thì rất khó tìm quy phạm điều chỉnh và áp dụng các hình thức
chế tài cụ thể vì pháp luật quy định rất rộng, rải rác trên nhiều văn bản khác nhau.
* Theo nghĩa hẹp
Trong quan hệ giữa các thƣơng nhân, pháp luật thƣơng mại ra đời là cần thiết
để duy trì và bảo đảm sự bình đẳng cho các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng.
Khi một hợp đồng thƣơng mại đã đƣợc giao kết hợp pháp và phát sinh hiệu lực
pháp luật thì các bên phải thực hiện các nghĩa vụ mà mình đã thỏa thuận trong hợp
đồng. Việc vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng dẫn đến hậu quả bên vi phạm
phải chịu các hình thức trách nhiệm – chế tài. Đây là khái niệm chế tài hiểu theo
nghĩa hẹp, chế tài chỉ bao gồm các chế tài do vi phạm hợp đồng trong thƣơng mại
mà bên bị vi phạm có quyền đƣợc lựa chọn áp dụng hoặc yêu cầu áp dụng chế tài.
Đó là các biện pháp tác động bất lợi về tài sản của bên có quyền lợi bị vi phạm đối
với chủ thể có hành vi vi phạm cam kết hợp đồng trong thƣơng mại. Nếu một bên
có hành vi vi phạm hợp đồng thì phải gánh chịu những hậu quả pháp lí (bất lợi)
nhất định do hành vi vi phạm đó gây ra. Luật thƣơng mại 2005 quy định các loại
chế tài tại Điều 292 theo đó có các chế tài sau: (a) Buộc thực hiện đúng hợp đồng;
(b) Phạt vi phạm, (c) Bồi thƣờng thiệt hại; (d) Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; (e)
Đình chỉ hợp đồng; (f) Hủy bỏ hợp đồng; (g) Các biện pháp khác do các bên thỏa
thuận không trái với quy định của pháp luật.
Về bản chất chế tài trong thƣơng mại chính là các chế tài hợp đồng, đƣợc quy
định trong các quy phạm pháp luật thƣơng mại bao gồm những hình thức xử lí và
hậu quả pháp lí áp dụng đối với bên có hành vi vi phạm trong quá trình kí kết, thực
hiện hợp đồng trong thƣơng mại.
2.2. Đặc điểm của chế tài trong thƣơng mại
Theo Điều 292 Luật thƣơng mại 2005, chế tài trong thƣơng mại đƣợc hiểu
theo nghĩa hẹp, đó là các biện pháp tác động bất lợi về tài sản của bên có quyền lợi
bị vi phạm đối với chủ thể có hành vi vi phạm cam kết hợp đồng trong thƣơng mại.
Với cách hiểu này, chế tài trong thƣơng mại có những đặc điểm sau:
+ Chế tài trong thƣơng mại là các chế tài hợp đồng phát sinh khi có hành vi vi
phạm pháp luật về hợp đồng trong thƣơngmại
Trong quan hệ hợp đồng, nếu một bên không thực hiện, thực hiện không đúng
hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của hợp đồng thì phải gánh chịu những hậu quả bất
lợi mang tính chất tài sản, căn cứ áp dụng là theo sự cam kết giữa các bên hoặc
theo quy định của pháp luật. Luật thƣơng mại quy định 6 hình thức chế tài áp dụng
đối với bên vi phạm hợp đồng cụ thể là: (a) Buộc thực hiện đúng hợp đồng; (b)
Phạt vi phạm, (c) Bồi thƣờng thiệt hại; (d) Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; (e)
Đình chỉ hợp đồng; (f) Hủy bỏ hợp đồng.
+ Chế tài trong thƣơng mại là những chế tài mang tính chất tài sản
Khi thƣơng nhân thực hiện hành vi vi phạm hợp đồng trong thƣơng mại, có
thể phải gánh chịu những hậu quả bất lợi mang tính vật chất. Do hợp đồng trong
thƣơng mại đƣợc các bên kí kết chủ yếu là những hợp đồng mang tính chất đền bù
ngang giá, phản ánh mối quan hệ mang tính chất hàng hóa tiền tệ, nên việc áp
dụng các chế tài mang tính tài sản là tất yếu, trừ khi chính bản thân ngƣời bị vi
phạm trong cùng quan hệ hợp đồng không muốn áp dụng chế tài hợp đồng đối với
bên vi phạm. Hậu quả bất lợi mang tính chất tài sản thể hiện ở việc bên có hành vi
vi phạm phải nộp một khoản tiền phạt hợp đồng, nộp tiền bồi thƣờnghợp đồng hay
những chi phí cần thiết để thực hiện đúng hợp đồng… Việc áp dụng chế tài hủy
hợp đồng cũng có thể làm phát sinh nghĩa vụ tài sản đối với các bên, đặc biệt là
bên có hành vi vi phạm.
+ Chủ thể lựa chọn và quyết định các hình thức chế tài chính là bên bị vi
phạm trong quan hệ hợp đồng
Những điều khoản các bên đã cam kết trong hợp đồng là điều khoản bắt buộc
phải đƣợc tuân thủ thực hiện, nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo
các cam kết đƣợc thỏa thuận trong hợp đồng thì chủ thể đó bị coi là có hành vi vi
phạm hợp đồng. Lúc này bên bị vi phạm có thể áp dụng một hoặc một số chế tài
theo cam kết trong hợp đồng hay theo quy định của pháp luật. Khi bên bị vi phạm
áp dụng các chế tài trong thƣơng mại, nhƣng bên vi phạm không thừa nhận hành vi
vi phạm hay không tuân thủ các biện pháp chế tài đƣa ra thì bên bị vi phạm có thể
làm đơn khởi kiện yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình. Trong khuôn khổ quy định pháp luật, bên bị vi phạm đƣợc toàn
quyền quyết định việc yêu cầu bên vi phạm thực hiện một phần hay toàn bộ trách
nhiệm tài sản đối với mình. Ví dụ trong hợp đồng thỏa thuận sẽ áp dụng đồng thời
hai chế tài là phạt vi phạm và bồi thƣờng thiệt hại, nhƣng bên bị vi phạm có thể chỉ
áp dụng biện pháp bồi thƣờng thiệt hại mà không áp dụng phạt vi phạm. Tòa án và
Trọng tài đƣợc bên bị vi phạm yêu cầu giải quyết tranh chấp, phải tôn trong quyền
tự định đoạt của bị đơn.
+ Mục đícháp dụng chế tài trong thƣơng mại
Việc quy định các chế tài trong thƣơng mại nhằm bảo vệ quyền lợi của chính
các bên trong quan hệ hợp đồng. Đảm bảo cam kết giữa các bên đƣợc thực hiện,
hoặc đền bù lại những tổn thất đã gây ra cho bên bị thiệt hại do hành vi của bên vi
phạm hợp đồng. Qua đó nhằm giáo dục các bên tham gia hợp đồng tuân thủ pháp
luật và nghĩa vụ phải thực hiện theo thỏa thuận nhằm đảm bảo hợp tác bình đẳng,
cùng có lợi. Luật thƣơng mại 2005 quy định nhiều loại chế tài khác nhau và nhằm
đạt đƣợc các hiệu quả khác nhau nhƣng không ngoài mục đích nhằm tạo ra môi
trƣờng pháp lí công bằng, thuận lợi để các thƣơng nhân tham gia hoạt động kinh
doanh hiệu quả, thuận lợi vì mục tiêu phát triển xã hội.
2.3. Các loạichế tài trong thƣơngmại
Việc vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng trong thƣơng mại dẫn đến hậu quả
bên vi phạm phải chịu các hình thức chế tài, các chế tài khi đó gọi là chế tài hợp
đồng. Nói cách khác, đó là chế tài đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp, bao gồm các chế tài
do vi phạm hợp đồng trong thƣơng mại mà bên có quyền bị vi phạm đƣợc lựa chọn
áp dụng hoặc yêu cầu áp dụng do pháp luật quy định. Căn cứ pháp lí để áp dụng
chế tài hợp đồng đó là Luật thƣơng mại 2005 (Từ Điều 292 – 316 Luật thƣơng mại
2005). Khi các chủ thể có hành vi vi phạm cam kết hợp đồng trong thƣơng mại,
ngƣời bị vi phạm hoặc khi có yêu cầu của ngƣời bị vi phạm cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền sẽ áp dụng các chế tài đối với họ. Theo quy định của pháp luật hiện
hành các chế tài trong thƣơng mại bao gồm:
Buộc thực hiện đúng hợp đồng là hình thức chế tài, theo đó bên bị vi phạm
nghĩa vụ hợp đồng mua bán phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của bên
bị vi phạm . Khoản 1 Điều 297 Luật thƣơng mại 2005 quy định: “Buộc thực hiện
đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp
đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm
phải chịu chi phí phát sinh”. Mục đích của việc áp dụng chế tài buộc thực hiện
đúng hợp đồng nhằm đảm bảo thực hiện trên thực tế hợp đồng đã kí kết. Trong
nhiều trƣờng hợp, các loại chế tài khác nhƣ bồi thƣờng thiệt hại và phạt vi phạm
không thể thay thế lợi ích từ việc thực hiện hợp đồng đã kí kết của các bên. Trừ
trƣờng hợp có thoả thuận khác, trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện
đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại và phạt vi
phạm nhƣng không đƣợc áp dụng các chế tài khác. Việc áp dụng các chế tài khác
chỉ đƣợc thực hiện sau thời hạn cho phép thực hiện đúng hợp đồng.
Phạtvi phạm hợp đồng là hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng, theo đó bên
vi phạm hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm hợp đồng một khoản tiền nhất định
do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận theo quy định hoặc do các bên
thỏa thuận trên cơ sở pháp luật. Điều 300 Luật thƣơng mại 2005 quy định: “Phạt
vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi
phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách
nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này”. Mặc dù cũng là chế tài tiền tệ giống
nhƣ chế tài bồi thƣờng thiệt hại nhƣng phạt vi phạm có chức năng hoàn toàn khác.
Nếu nhƣ chế tài bồi thƣờng thiệt hại nhằm mục đích chủ yếu là bù đắp thiệt hại vật
chất cho ngƣời bị thiệt hại thì phạt vi phạm chủ yếu nhằm răn đe, trừng phạt. Căn
cứ duy nhất để bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả tiền phạt là do hành vi
không thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện không đúng hợp đồng. Yếu tố lỗi ở đây
chỉ có ý nghĩa suy đoán. Tức là, bên vi phạm có lỗi do việc không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng hợp đồng. Bên vi phạm chỉ cần chứng minh có sự vi phạm
mà không cần phải chứng minh yếu tố lỗi. Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp
đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp
đồng đều không đƣợc quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Tuy
nhiên, đối với cùng một vi phạm hợp đồng thì bên bị vi phạm chỉ đƣợc quyền lựa
chọn áp dụng một trong hai chế tài là phạt vi phạm hoặc bồi thƣờng thiệt hại, nếu
nhƣ các bên không có thỏa thuận khác. Nói cách khác, việc áp dụng đồng thời hai
loại chế tài này đối với một vi phạm chỉ xảy ra trong trƣờng hợp các bên đã có
thỏa thuận trƣớc trong hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại là hình thức chế tài nhằm khôi phục bù đắp những lợi ích
vật chất bị mất của bên bị vi phạm hợp đồng trong kinh doanh. Khoản 1 Điều 302
Luật thƣơng mại 2005 quy định: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi
thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm”.
Việc bồi thƣờng thiệt hại chỉ xảy ra khi có đầy đủ 4 yếu tố sau: (a) có hành vi vi
phạm hợp đồng; (b) có thiệt hại thực tế; (c) hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên
nhân trực tiếp gây ra thiệt hại; (d) có lỗi của bên vi phạm. Do chức năng chủ yếu
của chế tài này là bồi hoàn, bù đắp, khôi phục lợi ích vật chất, bên vi phạm phải
bồi thƣờng toàn bộ những thiệt hại vật chất cho bên bị vi phạm. Thiệt hại vật chất
ở đây là giá trị tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra và khoản lợi trực tiếp
mà bên vi phạm đáng lẽ đƣợc hƣởng nếu không có hành vi vi phạm hợp đồng.
Mặc dù vậy, việc tính chính xác giá trị thiệt hại vật chất là việc rất khó có thể đạt
đƣợc trong mọi trƣờng hợp do đặc điểm cụ thể của từng loại hàng hóa dịch vụ.
Tuy nhiên, các khoản thiệt hại đòi bồi thƣờng không thể cao hơn giá trị tổn thất
thực tế và khoản lợi đáng lẽ đƣợc hƣởng.
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng trong kinh doanh là hình thức chế tài, theo đó
một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trong kinh doanh. Điều 308
luật thƣơng mại 2005 quy định:”Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định
tại Điều 294 của Luậtnày, tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời
không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau
đây:
1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm
ngừng thực hiện hợp đồng;
2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng”.
Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn có hiệu lực. Bên vi
phạm có quyền yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại đối với những tổn thất đã xảy ra do
hành vi vi phạm của bên kia.
Đình chỉ thực hiện hợp đồng là hình thức chế tài, theo đó một bên chấm dứt
thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng trong kinh doanh [6, tr.66]. Điều 310 Luật
thƣơng mại 2005 quy định: “Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại
Điều 294 của Luậtnày, đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực
hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ
hợp đồng;
2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng”.
Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thời
điểm một bên nhận đƣợc thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực
hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh
toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.
Huỷ bỏ hợp đồng là hình thức chế tài, theo ðó một bên chấm dứt thực hiện
nghĩa vụ hợp ðồng và làm cho hợp ðồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết.
Ðiều 312 Luật thƣơng mại quy định:
“1. Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần
hợp đồng.
2. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãibỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các
nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.
3. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp
đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
4. Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này,
chế tài hủybỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ
hợp đồng;
b) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.”
Khi một hợp đồng bị hủy bỏ toàn bộ, hợp đồng đƣợc coi là không có hiệu
lực từ thời điểm giao kết. Các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã
thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ
hợp đồng và về giả quyết tranh chấp. Các bên có quyền đòi lại các lợi ích do việc
đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ
hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải đƣợc thực hiện đồng thời; trƣờng hợp không thể
hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.
Ngoài ra còn có các chế tài khác do các bên thoả thuận không trái với
nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ƣớc quốc tế mà Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thƣơng mại quốc tế.
2.4. Vai trò của chế tài trong thƣơng mại
Chế tài trong thƣơng mại là điều kiện cần thiết đảm bảo cho những cam kết
của các bên đƣợc thực hiện, đặc biệt trong nền kinh tế thị trƣờng khi mà các yếu tố
cạnh tranh luôn là động lực cho sự phát triển của chính các thƣơng nhân. Thƣơng
nhân có quyền tự do kinh doanh những gì pháp luật không cấm, tự mình quyết
định kinh doanh cái gì, kinh doanh cùng với ai và kinh doanh nhƣ thế nào. Hợp
đồng là công cụ để thƣơng nhân tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và là
cơ sở pháp lí để áp dụng chế tài trong thƣơng mại đối với bên vi phạm.
2.4.1. Nâng caoý thức kỉ luậttrong việc thực hiện hợp đồng trong thương mại
Kỉ luật hợp đồng đòi hỏi các bên nghiêm chỉnh chấp hành đầy đủ các quy
định của pháp luật về hợp đồng cũng nhƣ tự nguyện thi hành các cam kết trong
hợp đồng mà các bên đã xây dựng. Hiện nay, trong cơ chế thị trƣờng, việc kí kết
hợp đồng là quyền của các chủ thể, pháp luật tạo ra hành lang pháp lí thông thoáng
cho các bên trong quá trình tự do kinh doanh, tự do hợp đồng. Khi các chủ thể tự
nguyện kí kết hợp đồng thì các cam kết lại là cơ sở để ràng buộc các bên với nhau.
Mặc dù, có thể một bên biết rằng việc tiếp tục thực hiện hợp đồng là đem lại hậu
quả bất lợi cho mình, nhƣng nếu không thực hiện nghĩa vụ, bên bị vi phạm có
quyền tự bảo vệ quyền lợi bằng cách áp dụng các chế tài hợp đồng, buộc bên vi
phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về tài sản do các hành vi vi phạm đã
gây ra. Điều đó khẳng định, chế tài hợp đồng có vai trò trong việc hình thành và
củng cố thái độ tích cực của các bên đối với nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp
đồng.
2.4.2. Đảm bảoquyền tự do hợp đồng
Tự do hợp đồng theo pháp luật hiện hành đƣợc hiểu rất rộng đó là thƣơng
nhân đƣợc tự do lựa chọn đối tác, tự do lựa chọn hình thức hợp đồng, tự nguyện
quyết định việc giao kết hợp đồng, tự do xác định nội dung cụ thể của hợp đồng
trên cơ sở pháp luật quy định, tự do sửa đổi, bổ sung hay chấm dứt hợp đồng. Song
việc sửa đổi, bổ sung hay chấm dứt việc thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ hợp
đồng nếu không xuất phát từ ý chí thỏa thuận của các bên, lúc này nghĩa vụ đƣợc
hình thành trong hợp đồng là điều kiện ràng buộc các bên trong quan hệ hợp đồng
với nhau. Mọi hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ
cam kết đều có thể có nguy cơ bị áp dụng các chế tài hợp đồng.
Thực tế, mục đích của hoạt động kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận tối đa.
Thông qua hoạt đông kinh doanh con ngƣời muốn làm tăng thêm giá trị vật chất
cho xã hội, mà trƣớc hết là cho nhà kinh doanh. Nếu không có các biện pháp cần
thiết thì quyền tự do kinh doanh, tự do hợp đồng luôn luôn có nguy cơ bị chèn ép
hoặc cạnh tranh không lành mạnh. Chính vì thế, việc áp dụng các chế tài hợp đồng
nhƣ: (a) Buộc thực hiện đúng hợp đồng; (b) Phạt vi phạm, (c) Bồi thƣờng thiệt
hại; (d) Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; (e) Đình chỉ hợp đồng; (f) Hủy bỏ hợp
đồng; (g) Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với quy định của
pháp luật là những biện pháp hữu hiệu đảm bảo tính khả thi cho quyền tự do hợp
đồng.
2.4.3. Bảovệ lợi ích của các bên trong quan hệ hợp đồng
Trong nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lí của nhà nƣớc, lợi nhuận mà các
thƣơng nhân có đƣợc phải là lợi ích kinh tế hợp pháp, đƣợc nhận từ việc thực hiện
nghiêm chỉnh nghĩa vụ của hợp đồng. Nhƣng do mục đích này thƣơng nhân có thể
có nhiều hành vi vi phạm khác nhau dẫn đến việc không thực hiện, thực hiện
không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng làm ảnh hƣởng trực tiếp tới lợi
ích hợp pháp của bên bị vi phạm, thậm chí có thể làm phát sinh nghĩa vụ về tài sản
của bên bị vi phạm với bên thứ ba. Hành vi vi phạm hợp đồng luôn tiềm ẩn nguy
cơ xâm hại lợi ích của bên bị vi phạm (làm mất mát, hƣ hỏng hàng hóa, giảm sút
thu nhập, lợi nhuận…). Để bảo vệ lợi ích của bên bị vi phạm, bên bị vi phạm có
thể tự mình hoặc yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các hình thức chế tài
đối với bên vi phạm (buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thƣờng
thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng).
Không chỉ nhƣ vậy, chế tài trong thƣơng mại cũng bảo vệ quyền lợi của bên vi
phạm, việc quy định rõ trong luật các trƣờng hợp miễn trách nhiệm, các căn cứ,
thủ tục áp dụng, mức phạt… cũng bảo đảm bên vi phạm chỉ phải chịu trách nhiệm
về hành vi của mình đúng theo mức độ vi phạm, bảo vệ bên vi phạm trong các
hiện tƣợng tiêu cực khi xử lí vi phạm, điều đó giúp các bên có thể thực hiện hợp
đồng yên tâm hơn.
2.4.4. Phòng ngừa vi phạm pháp luậthợp đồng
Luật thƣơng mại cho phép áp dụng chế tài hợp đồng đối với tất cả hành vi vi
phạm hợp đồng trong thƣơng mại, kể cả trƣờng hợp các bên không thỏa thuận
nhƣng chế tài hợp đồng vẫn có thể đƣợc áp dụng theo quy định của pháp luật,
ngoại trừ trƣờng hợp bên bị vi phạm từ chối không áp dụng chế tài hợp đồng đối
với bên bị vi phạm hay rơi vào trƣờng hợp miễn trách nhiệm theo quy định của
pháp luật. Nhƣ vậy, trong trƣờnghợp một bên vi phạm hợp đồng, thì họ đều có thể
bị đe dọa gánh chịu những hậu quả bất lợi về tài sản. Nếu chƣa có hành vi vi phạm
hợp đồng, việc quy định các chế tài trong thƣơngmại mang tính “phòng ngừa”các
biểu hiện vi phạm pháp luật hợp đồng, nâng cao ý thức trách nhiệm và thái độ tích
cực hợp tác của các bên trong quan hệ hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp
đồng, nếu phát sinh vi phạm hợp đồng, các chế tài hợp đồng đƣợc bên bị vi phạm
áp dụng nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Đó có thể là các chế tài buộc thực hiện
đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thƣờng thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng,
đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng để trừng phạt và bồi hoàn tổn thất do hợp
đồng bị vi phạm. Quy định về trách nhiệm hợp đồng có tác dụng rất mạnh mẽ vào
ý thức các bên, nâng cao tinh thần trách nhiệm hợp tác, thực hiện các nghĩa vụ
trong hợp đồng, khi nắm đƣợc các hành vi đó là vi phạm và phải chịu chế tài thì sẽ
không thực hiện, qua đó ngăn ngừa vi phạm xảy ra.
Nhƣ vậy, việc quy định cụ thể các nguyên tắc và căn cứ áp dụng các chế tài
hợp đồng trong thƣơng mại, Luật thƣơng mại 2005 đã khẳng định vai trò của mình
là rất quan trọng trong việc phòng ngừa mọi biểu hiện vi phạm pháp luật hợp đồng.
Ngoài ra, nó còn góp phần giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực
hiện các điều khoản hợp đồng mà các bên đã thiết lập.
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI VI
PHẠM HỢP ĐỒNG TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY
I. Chế tài vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam
1. Các yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
“Vi pham hơp đông la việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầyđủ
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy
định của Luật này” (khoản 12 điều 3- Luật Thƣơng mại 2005). Theo quan điêm
của đa số các luật gia thì vi phạm hợp đồng để có thể phạt vi phạm là những vi
phạm cơ bản , ảnh hƣởng nghiêm trọng đến quyền và lợ i ich c ủa môt bên trong
quan hê hơp đông. Đo la “sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên
kia đến mức làm cho bên kia không đạt đƣợc mục đích của việc giao kết hợp
đồng” (khoản 13 điều 3 luật Thƣơngmại 2005).
Không phải bất kỳ lúc nào, khi một bên trong hợp đồng mua bán không thực
hiện hoặc thực hiện không đầy đủ những quy định trong hợp đồng đều phải chịu
trách nhiệm bồi thƣờng và chịu phạt trƣớc bên kia. Để xác định xem một trƣờng
hợp vi phạm hợp đồng có thể quy trách nhiệm cho bên vi phạm không, ta phải căn
cứ vào các yếu tố cấu thành trách nhiệm.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn khoa học pháp lý về lỗi trong quan hệ mua
bán, theo Điều 230, Luật thƣơng mại: "Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng
thiệt hại" quy định bốn yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
mua bán, bao gồm:
+ Có hành vi vi phạm hợp đồng;
+ Có thiệt hại vật chất;
+ Có mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại;
+ Có lỗi của bên vi phạm hợp đồng.
a/ Có hành vi vi phạm hợp đồng:
Đây là căn cứ cơ bản để quy trách nhiệm, vì hợp đồng là sự thỏa thuận tự
nguyện có hiệu lực pháp luật, và sau khi đƣợc xác lập, các nghĩa vụ xuất phát từ
quan hệ hợp đồng mang tính bắt buộc, nếu một bên không thi hành thì bị coi làvi
phạm pháp luật và sẽ bị quy kết trách nhiệm. Trong mua bán hàng hóa, hành vi vi
phạm pháp luật có thể là không thực hiện hợp đồng hay thực hiện không đầy đủ,
thi hành không tốt. Việc ngƣời bán không giao hàng, ngƣời mua không trả tiền
hàng sẽ bị coi là hành vi không thực hiện hợp đồng, và nhƣ vậy nếu hợp đồng đƣợc
ký kết theo đúng quy định của pháp luật thì hành vi vi phạm hợp đồng này cũng là
vi phạm pháp luật. Mặt khác, việc ngƣời bán khôngthực hiện đầy đủ, thực hiện
không tốt hợp đồng nhƣ giao hàng thiếu, giao hàng chậm, giao hàng không đúng
phẩm chất quy cách đã thỏa thuận ... Và ngƣời mua thiếu tinh thần thiện chí trong
thực hiện hợp đồng nhƣ chậm mở L/C, không chịu nhận hàng cũng bị coi là vi
phạm hợp đồng.
Nhƣ vậy, chỉ khi các chủ thể hợp đồng thực hiện đúng nguyên tắc chấp hành
mua bán sau thì các bên mới đƣợc coi là không vi phạm hợp đồng tức là không vi
phạm pháp luật và đƣợc pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng:
- Nguyên tắc thực hiện tự nguyện thực sự các cam kết.
- Nguyên tắc thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết.
- Nguyên tắc thực hiện trên cơ sở thiện chí hợp tác, hai bên cùng có lợi,đảm
bảo đạo đức trong kinh doanh.
Luật thƣơng mại Việt Nam quy định nghĩa vụ chứng minh vi phạm hợp
đồng là của bên bị vi phạm. Ví dụ nhƣ khi ngƣời bán không giao hàng, ngƣời mua
phải chứng minh việc ngƣời bán không giao hàng căn cứ vào các tài liệu văn bản
có liên quan nhƣ hợp đồng mua bán đã đƣợc ký kết là căn cứ chứngminh ngƣời
bán có nghĩa vụ phải giao hàng. L/C đã mở chứng minh mình đã thực hiện và sẵn
sàng thực hiện hợp đồng. Các bức điện giục bên bán giao hàng, điện trả lời của
ngƣời bán cam kết sẽ giao hàng... Khi đó, ngƣời bán nếu muốn bác lại thì phải
chứng minh mình không vi phạm hợp đồng bằng cách xuất trình biên lai chứng từ
...
b/ Có lỗi của bên vi phạm hợp đồng:
Trong hợp đồng mua bán, việc một bên “không quan tâm” và “quan tâm
không đúng mức” tới việc thực hiện nghĩa vụ của mình, do đó dẫn tới vi phạm
nghĩa vụ đó thì bị coi là có lỗi. Ở đây, cụm từ “không quan tâm” đƣợc hiểu là hành
vi cố ý, không thực hiện nghĩa vụ, dù biết là sai nhƣng vẫn không chấp hành quy
định của hợp đồngvà do đó bị coi là có lỗi. Còn việc “quan tâm không đúng mức”
tức là hành vi vi phạm do vô ý, do sơ suất hoặc có biết trƣớc đƣợc hậu quả của
hành vi sơ suất đó song do quá cẩu thả mà không lƣờng trƣớc đƣợc mức độ của
hậu quả. Ví dụ nhƣ một hợp đồng mua bán ngoại thƣơng theo điều kiện CIF có quy
định là ngƣời bán phải thuê tàu chở hàng loại tàu trẻ 10 tuổi, quốc tịch tàu Nhật
Bản. Song do không tìm đƣợc loại tàu theo quy định của hợp đồng, ngƣờibán tự ý
thuê một con tàu mang cờ Italia để chở hàng mà không thông báo cho ngƣời mua.
Đến cảng nƣớc ngƣời mua, tàu bị phong tỏa do lệnh của chính quyền sở tại nƣớc
ngƣời mua hạ lệnh đối với tất cả các con tàu mang quốc tịch ý. Nhƣ vậy, ngƣờibán
dù đã biết trƣớc hành vi của mình nhƣng đã không lƣờng trƣớc đƣợc hậuquả phát
sinh và lỗi này bị coi là lỗi sơ suất, do không quan tâm đúng mức.
Luật thƣơng mại Việt Nam không quy định ai có lỗi mà lỗi đƣợc xác định
theo nguyên tắc suy đoán. Khi một bên vi phạm hợp đồng thì bên kia có quyền suy
đoán bên vi phạm có lỗi và vì vậy, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm. Đây là trách
nhiệm suy đoán và dù lỗi cố ý hay vô ý cũng không làm tăng giảm trách nhiệm. Ví
dụ nhƣ khi ngƣời bán giao hàng chậm, ngƣời mua có quyền suy đoán ngay là
ngƣời bán có lỗi vì không giao hàng theo đúng thời gian thỏa thuận và nhƣ vậy,
ngƣời mua có thể quy trách nhiệm cho ngƣời bán. Khi bị quy trách nhiệm, bên vi
phạm muốn thoát trách nhiệm phải chứngminh là mình không có lỗi, chừng nào
không chứng minh đƣợc thì đƣơng nhiênvẫn bị coi là có lỗi và phải chịu trách
nhiệm.
c/Tráichủ bị thiệt hại vật chất:
Đây là yếu tố cần thiết, đặc biệt cho trƣờng hợp muốn quy trách nhiệm
đòi bồi thƣờngthiệt hại. Thông thƣờng, thiệt hại mà trái chủ phải gánh chịu có thể
làthiệt hại vật chất và thiệt hại tinh thần. Song, Luật thƣơng mại Việt Nam
cũngnhƣ luật các nƣớc thƣờng chỉ thừa nhận những thiệt hại về vật chất (thiệt hại
về tài sản, hoặc các quyền có giá trị tài sản) mới là yếu tố để quy trách nhiệm.
Thiệt hại về tài sản thƣờng gồm các loại thiệt hại sau: tổn thất thực tế và các
khoản lợi bị bỏ lỡ, các khoản thu sẽ đƣợc nhận nếu bên kia thực hiện đúng hợp
đồng.
- Tổn thất thực tế: Là một loại thiệt hại mang tính chất thực tế, có thể tính toán
đƣợc một cách cụ thể. Tổn thất thực tế gồm có:
+ giảm tài sản bằng hiện vật: nhƣ khi một bên vi phạm một nghĩa vụ nào đó
làm cho tài sản của bên kia giảm sút (ngƣời bán giao hàng kém phẩm chất so với
thỏa thuận làm cho bên mua không nhận đƣợc hàng đúng chất lƣợng do đó
phải bán hạ giá hoặc phải sử dụng với mục đíchkhác đi...)
+ các chi phí đã chi ra và chi thêm: các chi phí đã chi ra nhƣ chi phí
đàm phán, ký kết hợp đồng, chi phí mở L/C, chi phí thuê tàu mua bảo hiểm cho
hàng hóa nhƣng ngƣời bán không giao hàng. Các chi phí chi thêm trong quá trình
thực hiện hợp đồng nhƣ chi phí bồi thƣờng cho ngƣờithứ ba do bên bán giao chậm
hàng làm cho bên mua bị phạt giao chậm, chi phí lƣu kho bãi mà ngƣờibán phải
trả do ngƣời mua (theo điều kiện FOB) chƣa đến lấy hàng, chi phí phạt dỡ chậm
mà ngƣời bán phải trả cho ngƣời cho ngƣời chuyên chở do ngƣời mua không chịu
đến nhận hàng...
Tất cả các khoản bị giảm sút về tài sản và chi phí đã chi và chi thêm này đều
có thể quy ra giá trị vật chất cụ thể và là cơ sở choviệc đòi bồithƣờngthiệt hại.
- Các khoản lợi bị bỏ lỡ, các khoản thu đáng lý ra đƣợc nhận nếu bên kia thực
hiện đúng hợp đồng nhƣng đã không đƣợc nhận. Đây chính là những khoản lợi mất
hƣởng mà khi ký kết hợp đồng, các bên đều mong đợi. Những khoản lợi này dù
trên thực tế nếu không có vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm có nhận đƣợc hay
không không quan trọng mà cứ có vi phạm gây thiệt hại làm mất khoản lợi dự ƣớc
đó, ngƣời bị vi phạm vẫn đƣợc quyền đòi bên vi phạm. Để đòi bồi thƣờng thiệt hại
thực tế, bên bị vi phạm phải chứng minh đƣợclà mình có thiệt hại đó và để thoát
trách nhiệm, bên vi phạm phải chứng minhngƣợc lại.
d/ Có mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại
vật chất:
Mối quan hệ này thể hiện ở chỗ vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp
gây ra các thiệt hại, còn thiệt hại thực tế là hậu quả trực tiếp của những hành vi đó.
Ví dụ nhƣ ngƣời bán giao hàng chậm so với thời gian quy định trong hợp đồng làm
giá hàng giảm so với giá của thời kỳ lẽ ra hàng đƣợc giao, và do vậy ngƣời mua bị
bỏ lỡ khoản lợi đáng lẽ đƣợc hƣởng. Vậy hành vi giao hàng chậm là nguyên nhân
trực tiếp gây thiệt hại tài sản cho ngƣời mua (không đƣợc nhận khoản lãi mà mình
có quyền đƣợc hƣởng từ quan hệ hợp đồng). Hay trƣờng hợp ngƣời bán đã giao
hàng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng nhƣng ngƣời mua không chịu ra nhận
hàng tại cảng đến, làm phát sinh chi phí lƣu tàu vì hành vi không nhận hàng của
ngƣời mua là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả ngƣời bán phải chi thêm các chi
phí lƣu tàu, bảo quản hàng hóa. Nghĩa vụ chứng minh quan hệ nhân quả này thuộc
về bên bị vi phạm. Điều cần chú ý là khi chứng minh phải loại trừ các thiệt hại gián
tiếp, thiệt hại không lƣờng trƣớc đƣợc, thiệt hại đoán trƣớc. Trên thực tế, nghĩa vụ
chứng minh thiệt hại trực tiếp lại rơi vào bên bị vi phạm vì bên bị vi phạm muốn
đòi đƣợc bồi thƣờng càng nhiều càng tốt nên thƣờng liệt kê các thiệt hại ra. Bên vi
phạm để không phải bồi thƣờng tất cả các thiệt hại mà trái chủ đã nêu thì phải
chứng minh đƣợc rằng chỉ một phần thiệt hại xảy ra là do việc vi phạm nhiệm vụ
của mình, thiệt hại tài sản khác còn lại do một số nguyên nhân khác không phải do
lỗi của mình bằng cách đƣa ra các văn bản, bằng chứng có liên quan.
2. Các loại chế tài do vi phạm hợp đồng:
Khi vi phạm hợp đồng trong hoạt động mua bán hàng hóa, bên vi phạm phải
chịu trách nhiệm trƣớc bên bị vi phạm thông qua các hình thức trách nhiệm gọi là
chế tài.
Theo pháp luật thƣơng mại Việt Nam, các chế tài thƣơng mại đƣợc hiểu là
những biện pháp pháp lý mang tính tài sản do bên bị vi phạm lựa chọn để áp dụng
đối với bên vi phạm nhằm mục đính ngăn ngừa, trừng trị và giáo dục. Nhƣ vậy, các
chế tài thƣơng mại đƣợc áp dụng là để khôi phục về mặt vật chất cho bên bị vi
phạm hoặc là để ngăn ngừa thiệt hại hay có ý nghĩa trừng phạt về mặt vật chất đối
với bên vi phạm hợp đồng. Do đó, các chế tài này đƣợc các bên áp dụng cho các vi
phạm xuất hiện từ lúc ký kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng.
Theo quy định của Luật Thƣơng mại Việt Nam 2005, chế tài do vi phạm
hợp đồng bao gồm các chế tài sau:
- Bồi thƣơng thiệt hại;
- Buộc thực hiện đúng hơp đồng;
- Phạt vi phạm
- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
- Đình chỉ thực hiện hợp đồng;
- Huỷ hợp đồng;
- Các chế tài khác do các bên tự thoả thuận.
2.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng
2.1.1.Khái niệm
Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm
thực hiện đúng hợp đồng hoặc dựng cỏc biện pháp khác để hợp đồng đƣợc thực
hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh (khoản 1 điều 297 Luật Thƣơng
mại 2005).
Mục đích của các bên khi ký kết hợp đồng là muốn các quyền và nghĩa vụ
phát sinh từ hợp đồng đƣợc thực hiện đúng, đầy đủ và thiện chí, mang lại lợi ích
kinh tế cho mỗi bờn. Đây chính là cơ sở thực tiễn của biện pháp buộc thực hiện
đúng hợp đồng, một biện pháp đƣợc áp dụng phổ biến khi có hành vi vi phạm hợp
đồng.
Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng đƣợc áp dụng là nhằm đảm bảo thực
hiện trên thực tế hợp đồng đã ký kết, làm cho nghĩa vụ hợp đồng phải đƣợc tiếp tục
thực hiện. Các bên xuất phát từ mục tiêu kinh doanh để ký kết hợp đồng chứ không
phải là nhằm đạt đƣợc lợi ích từ việc nộp phạt hay bồi thƣờng thiệt hại từ phía bạn
hàng. Trong nhiều trƣờng hợp tiền phạt hay bồi thƣờng thiệt hại không thể thay
thế lợi ích từ việc thực hiện hợp đồng đã ký kết của các bên.
2.1.2 Căn cứ áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng
Căn cứ áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng bao gồm:
- Có hành vi vi phạm hợp đồng
- Có lỗi của bên vi phạm
Việc các bên không thực hiện, thực hiện không đúng cam kết trong hợp
đồng, nhƣ: không giao hàng, giao hàng thiếu, giao hàng sai chất lƣợng...là cơ sở
phát sinh chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng. Bên có quyền lợi bị vi phạm chỉ
có quyền buộc bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng nếu bên vi phạm có lỗi.
Nhƣ vậy, đối với hình thức chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong
thƣơng mại căn cứ áp dụng chỉ bao gồm hai căn cứ trên là đủ để bên bị bi phạm áp
dụng đối với bên vi phạm.
Luật Thƣơng mại (2005) cho phép các bên kéo dài thời hạn thực hiện hợp
đồng hoặc từ chốithực hiện hợp đồng trong trƣờng hợp bất khả kháng:
“1.Trong trƣờng hợp bất khả kháng, các bên có thể thoả thuận kéo dài thời
hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên không có thoả thuận hoặc không
thỏa thuận đƣợc thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng đƣợc tính thêm một thời
gian bằng thời gian xảy ra trƣờng hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để
khắc phục hậu quả, nhƣng không đƣợc kéo dài quá các thời hạn sau đây:
a) Năm tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng
dịch vụ đƣợc thoả thuận không quá mƣời hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng;
b) Tám tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng
dịch vụ đƣợc thoả thuận trên mƣời hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.
2. Trƣờng hợp kéo dài quá các thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, các
bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên
kia bồi thƣờng thiệt hại.”
Nhƣ vậy, trong trƣờng hợp bất khả kháng (thiên tai, địch hoạ, ...), hành vi
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng không bị coi là có lỗi. Bên
bị vi phạm không có quyền buộc bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng. Ngay cả
khi hết thời gian thực hiện hợp đồng đƣợc tính thêm khi có bất khả kháng, bên bị
vi phạm cũng không thể áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và khụng
bờn nào đƣợc quyền đòi bên kia bồi thƣờng thiệt hại , bởi vì Điều 296 không cho
phép các bên đƣợc quyền từ chối thực hiện hợp đồng.
2.1.3. Nội dung của chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng
Nội dung của chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm
buộc bên vi phạm thực hiện đúng các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc dựng cỏc biện
pháp khác để hợp đồng đƣợc thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí tổn thất
phát sinh.
Khi bên vi phạm giao hàng thiếu, cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng,
bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao đủ hàng, cung ứng dịch vụ
đúng theo thoả thuận trong hợp đồng. Nếu bên vi phạm giao hàng kém chất lƣợng,
cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi
phạm loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác
thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Trƣờng hợp bên vi phạm không
thực hiện yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền mua hàng,
nhận cung ứng dịch vụ của ngƣời khác theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong
hợp đồng và bên vi phạm phải bù chênh lệch giá. Bên bị vi phạm cũng có thể tự
sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ và yõu cầu bên vi phạm
phải trả các chi phí thực tế hợp lý.
Bên có quyền lợi bị vi phạm trong quan hệ hợp đồng không chỉ là bên mua
hàng mà còn có thể là bên bán hàng, khi giao hàng hoá, dịch vụ đúng cam kết
trong hợp đồng nhƣng không đựợc tiếp nhận. Bên vi phạm là bên mua thì bên bán
có quyền yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác
của bên mua đƣợc quy định tại hợp đồng hoặc theo quy định của Luật Thƣơng mại.
Đây là một bổ sung và là một điểm mới quan trọng của Luật Thƣơng mại (2005) so
với Luật Thƣơng mại (1997).
Để áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên có quyền lợi bị vi
phạm có thể gia hạn một thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ. Việc
gia hạn này hoàn toàn do bên bị vi phạm quyết định trên cơ sở xem xét lợi ích của
việc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Vì vậy, việc gia hạn để tiếp tục thực
hiện hợp đồng nằm trong tiến trình áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng và
hoàn toàn không phải là sự thoả thuận lại về thời gian thực hiện hợp đồng giữa các
bên. Nếu không có thỏa thuận nào khác, trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực
hiện đúng hợp đồng, bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền yêu cầu áp dụng chế tài
phạt vi phạm, bồi thƣờng thiệt hại nhƣng không đƣợc áp dụng chế tài khác (đình
chỉ thực hiện hợp đồng, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, huỷ hợp đồng). Khi bên vi
phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn mà bên
bị vi phạm ấn định, bên bị vi phạm đƣợc áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền
lợi chính đáng của mình.
Theo quy định của pháp luật, bên bị vi phạm quyết định áp dụng chế tài
buộc thực hiện đúng hợp đồng trƣớc khi sử dụng các chế tài hợp đồng khác. Bên bị
vi phạm áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong những trƣờnghợp mà
việc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng không ảnh hƣởng đến lợi ích kinh tế của
mình. Đối với những loại hàng hoá mang tính chất mùa, vụ, phụ thuộc vào từng
thời điểm trong năm (bánh trung thu, nƣớc giải khát, chăn đệm...) thì bên bị vi
phạm không thể lựa chọn áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng nếu thời
cơ tiêu thụ các loại sản phẩm trờn đó hết. So với các hình thức trách nhiệm khác,
buộc thực hiện đúng hợp đồng là một biện pháp chế tài mang tính mềm dẻo, thiện
chí và hiệu quả của nó có khả năng hạn chế thiệt hại.
2.2. Chế tài phạt vi phạm:
a/ Chê tai phat vi pham đa đƣơ c quy đinh trong cac văn ban phap luât nhƣ
Luât Thƣơngmai 1997, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989, Bô luât Dân sƣ 2005…
Và với sự ra đời của chế tài phạt vi phạm đƣợc quy định trong Luật Thƣơngmại
2005 thì phạt vi phạm thực sƣtrơ thanh môt chê đinh quan trong đê bao vê cac bên
trong quan hê thƣơng mai. Hiện nay, chê đinh nay ngay cang đƣơc cac bên sƣdung
nhiêu hơn nhƣ môt biên phap hƣu hiêu đê bao vê quyên lơi cua minh trong cac
quan hê hơp đông hơp tac kinh tê.
Luât Thƣơngmai 2005 quy đinh tại điều 300 nhƣ sau: “Phạtvi phạm là việc
bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng
nếu trong hợp đồng có thoả thuận”. Theo quy đinh trên thi chu thê có quyền đòi
phạt vi phạm là bên bị vi phạm , chủ thể có nghĩa vụ là bên vi phạm , khách thể
trong quan hê nay ma cac bên hƣơng đên la môt khoan tiên phat vi pham.
Phạt vi phạm chỉ có thể xảy ra trong trƣờng hợp các bên đa co thoa thuân cu
thê trong hơp đông. Điêu nay co nghia phat vi pham la sƣthoa thuân giƣa cac bên
nên môt bên không thê yêu câu bên kia phai chiu phat vi pham nêu cac bên không
có thỏa thuận trong hợp đồng về vấn đề này. Tuy nhiên trên thƣc tê, vân co nhƣng
trƣơng hơp môt bên đoi đƣơc phat vi pham măc du cac bên không hê co quy đinh
gì về vấn đề này , đơn gian chi vi nghi răng minh co quyên đƣơc phap luât bao vê
trong trƣơng hơp quyên va lơi ich cua minh đa không đƣơc bên kia tuân thu theo
hơp đông. Do không am hiêu vê phap luât ma cac bên đa không phân biêt đƣơc cac
biên phap chê tai theo quy đinh cua phap luât va không bao vê đƣơc quyên lơi
chính đang cua minh môt cach chinh xac va triêt đê nhât.
Vì vậy, để chế định phạt vi phạm có thể phát huy hết khả năng trong việc
bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong hợp đồng thì khi soạn thảo các thỏa thuận trong
hơp đông, các bên cần có quy định về các trƣờng hợp phạt vi phạm cũng nhƣ điều
kiên đê tiên hanh phat vi pham môt cach chi tiêt va cu thê nhât . Đê khi co vi pham
xảy ra, các bên không phải lúng túng trong việc xác định tính đúng sai cua sƣviêc,
cũng nhƣ xảy ra các tranh chấp không đáng có trong quan hệ hợp tác , dân đên
nhƣng hâu qua không mong muôn trong quan hê lam ăn hiên tai cung nhƣ trong
tƣơnglai. Trong thƣc tê đã có nhƣng sƣviêc đang tiêc dân đên tranh châp không
đang co giƣa cac bên do sƣkhông am hiêu vê phap luât thƣơngmai noi chung
cũng nhƣ chế tài phạt vi phạm nói riêng.
Theo quy đinh c ủa Luât Thƣơngmai 2005 thì việc thoả thuận về phạt vi
phạm chỉ xảy ra nêu trong hơp đông co thoa thuân. Điêu nay co thê hiêu la phai co
thỏa thuận từ trƣớc trong hợp đồng. Nhƣng quy đinh nhƣ trên cua phap luât la chƣa
thỏa đáng. Bơi le, hơp đông la sƣthoa thuân cua cac bên , nêu nhƣ cac bên chƣa
quy đinh vê phat vi pham trong hơp đông thi ho vân co quyên quy đinh m ột điêu
khoản ngoài hợp đồng, đôc lâp vơi hơp đông va co thê giao kêt sau khi hơp đông
đƣơc ky kêt thi vân co hiêu lƣc thi hanh binh thƣ ờng nhƣ đã đƣợc quy định trong
hơp đông tƣ trƣơc. Quy đinh trên cua phap luât đa lam han chê quyên tƣthoa thuân
của các bên trong các quan hệ hợp tác.
b/Mức phạt vi phạm:
“Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với
nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị
phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”(điều 301 luật thƣơng mại 2005).
Theo quy đinh hiên hanh cua phap luât Viêt Nam , có hai văn bản pháp luật
có giá trị điều chỉnh quan hệ về ch ế tài phat vi pham la Bô luât Dân sƣ 2005 và
Luât Thƣơngmai 2005. Theo quy đinh c ủa Bô luât Dân sƣ 2005 vê mƣc phat vi
phạm đƣợc áp dụng cho các quan hệ dân sự thì mức phạt vi phạm do các bên tự
thỏa thuận (khoản
2 điều 422 bộ luật dân sự 2005). Điêu nay co thê đƣơc hiêu la cac
bên co quyên tƣ y lƣa chon mƣc phat vi pham ma không hê bi không chê bơi quy
đinh cua phap luât. Quy đinh nay xuât phat tƣ nguyên tăc tƣ do thoa thuân theo quy
đinh cua luât dân sƣ . Tuy nhiên, đo chi la nhƣng quan hê mang tinh chât dân sƣ
theo nghia hep . Còn đốivới những quan hệ dân sự theo nghĩa rộng , mà cụ thể là
các quan hệ đƣợc Luật Thƣơngmại 2005 điêu chinh thi mƣc phat vi pham bi han
chê ơ mƣc 8%. Những quan hệ đƣợc Luật thƣơng mại điều chỉnh, đó là “hoạtđộng
thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi khác” (khoản 1 điều 3 luật thương mại 2005). Nhƣng quan hê nay khi có
tranh chấp xảy ra và có điều khoản về phạt vi phạm thì se ap dung m ức phat vi
phạm tối đa là 8%.
Một vấn đề đặt ra, nếu trong hợp đồng hai bên thỏa thuận mức phạt vƣợt quá
8% giá trị hợp đồng, ví dụ: hai bên thỏa thuận, mức phạt 30%, 200%… thì sẽ xử lý
nhƣ thế nào? Liên quan đến vấn đề này, có hai quan điểm nhƣ sau: Quan điểm thứ
nhất cho rằng, việc thỏa thuận này là vô hiệu, vì vậy khi giải quyết tranh chấp về
yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng, không chấp nhận yêu cầu này bởi vì xem nhƣ hai
bên không có thỏa thuận. Quan điểm thứ hai cho rằng, việc thỏa thuận vƣợt quá
8% chỉ vô hiệu một phần đối với mức phạt vƣợt quá 8% còn điều khoản phạt vi
phạm hợp đồng hoàn toàn có hiệu lực, trong trƣờng hợp này có thể áp dụng mức
tối đa 8% yêu cầu của bên bị vi phạm, phần vƣợt quá không đƣợc chấp nhận. Từ
thực tiễn xét xử các vụ tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại, các Tòa án thƣờng
chấp nhận quan điểm thứ hai, nghĩa là nếu hai bên thỏa thuận vƣợt quá 8% thì sẽ
áp dụng mức phạt từ 8% trở xuống để giải quyết yêu cầu bồi thƣờng cho bên bị vi
phạm. Chúng tôi cho rằng, điều này hoàn toàn hợp lý, bởi vì, bản chất hợp đồng là
ý chí của các bên, trong trƣờng hợp này các bên hoàn toàn chấp nhận sẽ chịu phạt
nếu vi phạm hợp đồng, còn việc thỏa thuận mức phạt vƣợt quá giá trị hợp đồng là
do hai bên chƣa hiểu biết đầy đủ quy định của Luật Thƣơng mại 2005 chứ không
có nghĩa là không có điều khoản về phạt vi phạm.
Bản chất của chế đ ịnh “phạt vi phạm” : Phạt vi phạm cho đến nay vẫn có
nhiêu quan điêm khac nhau , có ngƣời cho rằng phạt vi phạm là một biện pháp để
bảo đảm thực hiện hợp đồng hay để nhằm khắc phục những thiệt hại do hành vi vi
phạm gây ra. Hoặc, phạt vi phạm là biện pháp nhằm “kh ống chế” đê cho cac bên
không dam vi pham hơp đông, thậm chí là một biện pháp nhằm “trừng phạt” bên vi
phạm hợp đồng. Nhƣng theo chúng tôi, chê tài phat vi pham đƣơc hiêu la môt biên
pháp ngăn ngƣa hành vi vi pham . Bơi le, nêu cho răng phat vi pham la môt biên
pháp để khắc phục hậu quả và bù đắp thiệt hại cho ngƣờibị vi phạm thì đã có chế
tài bồi thƣờng thiệt hại . Nêu đƣơc hiêu la môt biên phap bao đam thì đã có biện
pháp Đặt cọc . Và nếu hiểu chế tài phạt vi phạm là một biện pháp ngăn ngừa vi
phạm trong hợp đồng thì pháp luật phải để cho các bên tự thỏa thuận , sao cho mƣc
phạt vi phạm có thể phát huy đƣợc đầy đủ ý nghĩa của mình. Tuy nhiên, nêu nhƣ
cƣđê cho cac bên tƣdo thoa thuân nhƣ quy đinh cua phap luât dân sƣthi cac bên
có thể thỏa thuận một mức phạt “trên trời dƣới đất” , rât kho đê cac bên co thê thƣc
hiên nghia vu khi vi pham xay ra va se dân đên viêc chê đinh nay se không phat
huy đƣơc hiêu qua trên thƣc tê . Mặt khác, mƣc han chê nay cung cân đƣơc nơi
rông ra đê cho cac bên co thê tƣdo thoa thuân phu hơp vơi tinh hinh thƣc tê h iên
nay.
Cũng theo quy định này thì mức phạt vi phạm là 8% trên gia tri phần nghia
vụ hợp đồng bi vi pham. Có thể hiểu quy định này là mức phạt thực tế mà các bên
có thể đƣara là 8% nhƣngphai la trên phân nghia vu bi v i pham. Vì vậy, phải xác
đinh đƣơc phân nghia vu bi vi pham la bao nhiêu đê co thê tinh toan ra sô tiên phat
vi pham th ực tê. Việc hiểu và chứng minh thế nào là “giá trị phần nghĩa vụ hợp
đồng bị vi phạm” hoàn toàn không đơn giản. Chƣa kể việc đánh giá, kết luận trong
trƣờng hợp phải đƣa ra Tòa án giải quyết thi hoàn toàn ph ụ thuôc vao nhân thƣc
chủ quan của Thẩm phán hoặc Hôi đông xet xƣ.
Chẳng hạn nhƣ trƣờng hợp sau đây: Công ty Hƣng Thinh ky hơp đông ban
3.000 tân khoai lang vu he năm 2009 cho công ty TNHH chê biên nông san Van
An. Theo hơp đông, Hƣng Thinh se giao khoai cho Van An thanh ba đơtvao cac
ngày 15/04/2009, 01/05/2009 và 14/05/2009, môi đơt 1.000 tân. Hƣng Thinh đa
thƣc hiên nghia vu trên vao đơt 1 và đợt 2 theo nhƣ hơp đông. Tuy nhiên, đến lần
giao hang thƣ 3 thì Hƣng Thịnh đã không thực hiện hợp đồng . Nêu theo quy đinh
tại Điều 301 thì Vạn An chỉ có thể phạt vi phạm Hƣng Thịnh trên phần hợp đồng bị
vi pham la 1.000 tân chƣ không phai la 3.000 tân la ca hơp đông.
Đối với những hợp đồng mà phần vi phạm có thể đƣợc tính cụ thể nhƣ ví dụ
trên thi quy đinh nay không kho khăn cho viêc thƣc thi . Nhƣng trên thƣc tê vê
quan hê hơp đông hơp tac thi không phai hơp đông nao cung co thê tinh toan ro
ràng phần hợp đồng bị vi phạm . Nêu nhƣ đo la môt hơp đông dich vu hay môt
công viêc phai thƣc hiên nhƣ v ụ việc sau đây thì việc xác định sẽ khó khăn hơn
nhiều: Công ty cô phân Thanh Công ky hơp đông vơi công ty TNHH Quang cao
Sông Xanh đê thƣc hiên môt chƣơng trinh quang cao cho dong san phâm mơi cua
Thành Công với tổng giá trị hợp đồng là 01 tỷ VNĐ trong thời hạn 01 năm. Tuy
nhiên, khi đang thƣc hiên hơp đông , Sông Xanh đa tƣ y không thƣc hiên tiêp .
Trong hơp đông giƣa Thanh Công va Sông Xanh co điêu khoan phat vi pham la
8% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm . Nhƣng đê co thê xac đinh gia trị nghĩa vụ bị vi
phạm trong trƣờng hợp này thì không hề dễ dàng.
Đê không bi vƣơng măc trong các quy đinh trên cua phap luât , không it cac
trƣơng hơp , các bên đã ký kết hợp đồng với điều khoản phạt vi phạm nhƣ sau :
“Nếu bên nào vi phạm hợp đồng thì ngoài việc phải bồi thƣờng thiệt hại theo qui
định còn phải trả cho bên kia một số tiền gọi là tiền phạt vi phạm hợp đồng tƣơng
đƣơng 8% giá trị hợp đồng”. Vây khi co tranh châp xay ra thi Toa an co châp nhân
thỏa thuân phat vi pham nay hay không ? Vì mặc dù đây là thỏa thuận tự nguyện
của các bên, nhƣng no lai trai quy đinh cua phap luât . Vây liêu phap luât co nên
quy đinh môt mƣc phat vi pham trên tông gia tri hơp đông nhƣ trên đ ể đơn giản
hóa vấn đề không?
Điều quan trọng là các bên phải có sự thỏa thuận, dự kiến trƣớc về mức phạt
trong hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, các nƣớc lại có quy định khác nhau về mối
quan hệ giữa thiệt hại và số tiền phạt. Luật Anh Mỹ cho rằng, trong trƣờng hợp trái
chủ không có thiệt hại thực tế thì mức phạt do hai bên hoàn toàn quyết định. Nếu
trái chủ có thiệt hại thực tế thì tiền phạt phải thấp hơn thiệt hại thực tế. (Đây là quy
phạm bắt buộc, nếu cao hơn thì chế tài này không có giá trị.) Luật Pháp thì quy
định rằng, trong trƣờng hợp trái chủ không có thiệt hại thực tế thì mức phạt do hai
bên thỏa thuận. Còn khi có thiệt hại thực tế, theo nguyên tắc, tiền phạt phải thấp
hơn thiệt hại thực tế.
Nhƣng trên thực tế, các cơ quan tƣ pháp vẫn thừa nhận trƣờng hợp mà tiền
phạt cao hơn thiệt hại thực tế (quy phạm tùy nghi). Riêng luật Đức lại cho rằng, đã
phạt là trừng phạt, do đó, khi trái chủ có thiệt hại thực tế thì tiền phạt luôn cao hơn
thiệt hại thực tế. Các nƣớc XHCN, trong đó có Việt Nam thì thừa nhận tiền phạt là
tiền bồi thƣờng tính trƣớc. Nếu trái chủ có thiệt hại thực tế cao hơn so với tiền phạt
đã thỏa thuận thì cho phép trái chủ đƣợc quyền lựa chọn hoặc là đòi tiền phạt, hoặc
là đòi tiền bồi thƣờng thiệt hại. Sau đây là một dẫn chứng cụ thể về việc áp dụng
chế tài phạt trong giải quyết tranh chấp hợp đồng ở Việt Nam trong thời gian vừa
qua:
Ngày 22/12/1994, Công ty Singapore IRP đã ký hợp đồng mua 36 tấn cà phê
của công ty xuất nhập khẩu biên giới Thanh Hóa (Protimex) theo đơn giá2170
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM

More Related Content

What's hot

Luận án: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong...
Luận án: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong...Luận án: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong...
Luận án: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mạiĐề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóaTrường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAYLuận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Giá trị bồi thường thiệt hại theo luật thương mại, HOT
Luận văn: Giá trị bồi thường thiệt hại theo luật thương mại, HOTLuận văn: Giá trị bồi thường thiệt hại theo luật thương mại, HOT
Luận văn: Giá trị bồi thường thiệt hại theo luật thương mại, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt NamLuận văn: Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAYĐề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOTLuận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật, HOT
Luận văn: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật, HOTLuận văn: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật, HOT
Luận văn: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Vi phạm về giao kết hợp đồng lao động trong doanh nghiệp, HAY
Vi phạm về giao kết hợp đồng lao động trong doanh nghiệp, HAYVi phạm về giao kết hợp đồng lao động trong doanh nghiệp, HAY
Vi phạm về giao kết hợp đồng lao động trong doanh nghiệp, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HAY
Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HAYMiễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HAY
Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giao kết hợp đồng lao động theo pháp luật lao động, HAY
Luận văn: Giao kết hợp đồng lao động theo pháp luật lao động, HAYLuận văn: Giao kết hợp đồng lao động theo pháp luật lao động, HAY
Luận văn: Giao kết hợp đồng lao động theo pháp luật lao động, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại
Luận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mạiLuận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại
Luận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật, HAY
Luận văn: Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật, HAYLuận văn: Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật, HAY
Luận văn: Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đ
Luận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đLuận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đ
Luận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAYĐề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Dao duc luat su.doc
Dao duc luat su.docDao duc luat su.doc
Dao duc luat su.docPhan Be
 

What's hot (20)

Luận án: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong...
Luận án: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong...Luận án: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong...
Luận án: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong...
 
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mạiĐề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
 
Luận văn: Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, HAY
 
Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóaTrường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
 
Luận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAYLuận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAY
 
Luận văn: Giá trị bồi thường thiệt hại theo luật thương mại, HOT
Luận văn: Giá trị bồi thường thiệt hại theo luật thương mại, HOTLuận văn: Giá trị bồi thường thiệt hại theo luật thương mại, HOT
Luận văn: Giá trị bồi thường thiệt hại theo luật thương mại, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt NamLuận văn: Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam
 
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAYĐề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
 
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOTLuận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
 
Luận văn: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật, HOT
Luận văn: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật, HOTLuận văn: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật, HOT
Luận văn: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật, HOT
 
Vi phạm về giao kết hợp đồng lao động trong doanh nghiệp, HAY
Vi phạm về giao kết hợp đồng lao động trong doanh nghiệp, HAYVi phạm về giao kết hợp đồng lao động trong doanh nghiệp, HAY
Vi phạm về giao kết hợp đồng lao động trong doanh nghiệp, HAY
 
Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HAY
Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HAYMiễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HAY
Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HAY
 
Luận văn: Giao kết hợp đồng lao động theo pháp luật lao động, HAY
Luận văn: Giao kết hợp đồng lao động theo pháp luật lao động, HAYLuận văn: Giao kết hợp đồng lao động theo pháp luật lao động, HAY
Luận văn: Giao kết hợp đồng lao động theo pháp luật lao động, HAY
 
Luận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại
Luận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mạiLuận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại
Luận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại
 
Luận văn: Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật, HAY
Luận văn: Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật, HAYLuận văn: Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật, HAY
Luận văn: Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đ
Luận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đLuận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đ
Luận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đ
 
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAYĐề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, HAY
 
Luận văn: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Dao duc luat su.doc
Dao duc luat su.docDao duc luat su.doc
Dao duc luat su.doc
 

Similar to Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM

Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồn...
Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồn...Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồn...
Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồn...
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài Bồi thường thiệt hại hợp đồng theo luật thương mại
Đề tài Bồi thường thiệt hại hợp đồng theo luật thương mạiĐề tài Bồi thường thiệt hại hợp đồng theo luật thương mại
Đề tài Bồi thường thiệt hại hợp đồng theo luật thương mại
Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Luận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
Luận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bánLuận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
Luận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài thương mại, 9đ
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài thương mại, 9đThỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài thương mại, 9đ
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài thương mại, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn vi phạm hợp đồng, 9 ĐIỂM
Luận văn vi phạm hợp đồng, 9 ĐIỂMLuận văn vi phạm hợp đồng, 9 ĐIỂM
Luận văn vi phạm hợp đồng, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại, 9 ĐIỂMLuận văn: Các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại theo pháp luật
Luận văn: Phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại theo pháp luậtLuận văn: Phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại theo pháp luật
Luận văn: Phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại theo pháp luật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hủy bỏ hợp đồng theo pháp luật thương mại ở Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Hủy bỏ hợp đồng theo pháp luật thương mại ở Việt Nam, 9 ĐIỂMLuận văn: Hủy bỏ hợp đồng theo pháp luật thương mại ở Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Hủy bỏ hợp đồng theo pháp luật thương mại ở Việt Nam, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Thực Hiện Hợp Đồng Thương Mại Theo Pháp Luật, HAY.doc
Thực Hiện Hợp Đồng Thương Mại Theo Pháp Luật, HAY.docThực Hiện Hợp Đồng Thương Mại Theo Pháp Luật, HAY.doc
Thực Hiện Hợp Đồng Thương Mại Theo Pháp Luật, HAY.doc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Bài mẫu Luận văn Hủy bỏ hợp đồng theo quy định, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Hủy bỏ hợp đồng theo quy định, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn Hủy bỏ hợp đồng theo quy định, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Hủy bỏ hợp đồng theo quy định, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Sự thống nhất ý chí để giao kết hợp đồng thương mại
Luận văn: Sự thống nhất ý chí để giao kết hợp đồng thương mạiLuận văn: Sự thống nhất ý chí để giao kết hợp đồng thương mại
Luận văn: Sự thống nhất ý chí để giao kết hợp đồng thương mại
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HAY
Luận văn: Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HAYLuận văn: Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HAY
Luận văn: Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp luật, HAY
Đề tài: Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp luật, HAYĐề tài: Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp luật, HAY
Đề tài: Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp luật, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp luật lao động Việt Nam.pdf
Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp luật lao động Việt Nam.pdfVi phạm chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp luật lao động Việt Nam.pdf
Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp luật lao động Việt Nam.pdf
HanaTiti
 
Luận văn: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực đấu thầu
Luận văn: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực đấu thầuLuận văn: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực đấu thầu
Luận văn: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực đấu thầu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở ...
Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở ...Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở ...
Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở ...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Vấn đề về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT, 2019
Đề tài: Vấn đề về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT, 2019Đề tài: Vấn đề về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT, 2019
Đề tài: Vấn đề về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT, 2019
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sảnLuận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOTĐề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mạiĐề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM (20)

Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồn...
Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồn...Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồn...
Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồn...
 
Đề tài Bồi thường thiệt hại hợp đồng theo luật thương mại
Đề tài Bồi thường thiệt hại hợp đồng theo luật thương mạiĐề tài Bồi thường thiệt hại hợp đồng theo luật thương mại
Đề tài Bồi thường thiệt hại hợp đồng theo luật thương mại
 
Luận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
Luận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bánLuận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
Luận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
 
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài thương mại, 9đ
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài thương mại, 9đThỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài thương mại, 9đ
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo pháp luật trọng tài thương mại, 9đ
 
Luận văn vi phạm hợp đồng, 9 ĐIỂM
Luận văn vi phạm hợp đồng, 9 ĐIỂMLuận văn vi phạm hợp đồng, 9 ĐIỂM
Luận văn vi phạm hợp đồng, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại, 9 ĐIỂMLuận văn: Các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các thể loại chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại theo pháp luật
Luận văn: Phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại theo pháp luậtLuận văn: Phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại theo pháp luật
Luận văn: Phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại theo pháp luật
 
Luận văn: Hủy bỏ hợp đồng theo pháp luật thương mại ở Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Hủy bỏ hợp đồng theo pháp luật thương mại ở Việt Nam, 9 ĐIỂMLuận văn: Hủy bỏ hợp đồng theo pháp luật thương mại ở Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Hủy bỏ hợp đồng theo pháp luật thương mại ở Việt Nam, 9 ĐIỂM
 
Thực Hiện Hợp Đồng Thương Mại Theo Pháp Luật, HAY.doc
Thực Hiện Hợp Đồng Thương Mại Theo Pháp Luật, HAY.docThực Hiện Hợp Đồng Thương Mại Theo Pháp Luật, HAY.doc
Thực Hiện Hợp Đồng Thương Mại Theo Pháp Luật, HAY.doc
 
Bài mẫu Luận văn Hủy bỏ hợp đồng theo quy định, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Hủy bỏ hợp đồng theo quy định, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn Hủy bỏ hợp đồng theo quy định, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Hủy bỏ hợp đồng theo quy định, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Sự thống nhất ý chí để giao kết hợp đồng thương mại
Luận văn: Sự thống nhất ý chí để giao kết hợp đồng thương mạiLuận văn: Sự thống nhất ý chí để giao kết hợp đồng thương mại
Luận văn: Sự thống nhất ý chí để giao kết hợp đồng thương mại
 
Luận văn: Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HAY
Luận văn: Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HAYLuận văn: Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HAY
Luận văn: Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HAY
 
Đề tài: Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp luật, HAY
Đề tài: Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp luật, HAYĐề tài: Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp luật, HAY
Đề tài: Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp luật, HAY
 
Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp luật lao động Việt Nam.pdf
Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp luật lao động Việt Nam.pdfVi phạm chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp luật lao động Việt Nam.pdf
Vi phạm chấm dứt hợp đồng lao động trong pháp luật lao động Việt Nam.pdf
 
Luận văn: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực đấu thầu
Luận văn: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực đấu thầuLuận văn: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực đấu thầu
Luận văn: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực đấu thầu
 
Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở ...
Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở ...Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở ...
Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở ...
 
Đề tài: Vấn đề về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT, 2019
Đề tài: Vấn đề về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT, 2019Đề tài: Vấn đề về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT, 2019
Đề tài: Vấn đề về thỏa thuận trọng tài theo pháp luật, HOT, 2019
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sảnLuận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
 
Đề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOTĐề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mạiĐề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 

Recently uploaded (18)

Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 

Luận văn: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật, 9 ĐIỂM

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TẠ KHÁNH HÀ CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Tải miễn phí kết bạn zalo 0917 193 864 Dịch vụ viết luận văn chất lượng Website: luanvantrust.com Zalo/Tele: 0917 193 864 Mail: baocaothuctapnet@gmail.com LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2012
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TẠ KHÁNH HÀ CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số : 60.38.50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS NguyễnNhƣPhát Hà Nội- 2012
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. NGƢỜICAM ĐOAN Tạ Khánh Hà
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................6 CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ TÀI VI PHẠM HỢP ĐỒNG ......................10 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VÀ HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI ............... 10 II. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ VÀ CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI ................................................................................................................................... 15 1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý .....................................................................................15 2. Khái niệm và đặc điểm của chế tài trong thƣơng mại...................................................17 2.1. Khái niệm chế tài trong thƣơng mại...........................................................................17 2.2. Đặc điểm của chế tài trong thƣơng mại......................................................................19 2.3. Các loại chế tài trong thƣơng mại ..............................................................................21 2.4. Vai trò của chế tài trong thƣơng mại.......................................................................... 26 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY............................ 30 Chế tài vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam ........................................................30 2.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng...................................................................................36 2.2. Chế tài phạt vi phạm:..................................................................................................40 2.3. Chế tài bồi thƣờng thiệt hại ........................................................................................49 2.4.Tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng...................................................................56 2.5. Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận.................................................................62 3.Mối quan hệ giữa các chế tài theo luật thƣơng mại Việt Nam .......................................63 3.1.Mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thƣờng thiệt hại.............................................. 63 3.2.Về mối quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và các loại chế tài khác.... .......................................................................................................................... 65 CHƢƠNG III: SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHẾ TÀI VI PHẠM HỢP ĐỒNG.............................................. 74 I. Chế tài Bồi thƣờng thiệt hại trong thƣơng mại quốc tế qua luật thƣơng mại Việt Nam, công ƣớc CISG và bộ nguyên tắc Unidroit ....................................................................... 74 II. Sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng thƣơng mại quốc tế:........................................ 84
  • 5. CHƢƠNG IV: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ TÀI VI PHẠM HỢP ĐỒNG.......................................................................................................... 88 1. Một số kiến nghị nhằm cải thiện Luật thƣơng mại năm 2005 về các chế tài trong thƣơng mại......................................................................................................................... 88 2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng Luật thƣơng mại năm 2005 về các chế tài trong thƣơng mại.................................................................................................... 95 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 99
  • 6. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài: Trong cuộc sống hàng ngày, trong các quan hệ kinh tế, thƣơng mại, hay dân sự, hợp đồng là một phƣơng tiện quan trọng giúp con ngƣời tạo lập các thoả thuận, thoả mãn nhu cầu. Sắm đồ vật, sử dụng dịch vụ, tham gia vào hội hay thành lập công ty... đều đƣợc xem là hợp đồng. Trong lĩnh vực kinh doanh, rõ ràng tất cả các toan tính, sự hơp tác đều đƣợc thể hiện dƣới dạng hợp đồng. Một ngƣời khi tham gia kinh doanh cần phải tham dự vào rất nhiều hợp đồng nhƣ: thuê luật sƣ, thuê chuyên gia, vay tiền, mua sắm tài sản, thuê trụ sở, thuê nhân công,... Bởi vậy “ngƣờita thƣờng nói rằng luật hợp đồng là nền tảng của luật kinh doanh” , và “hợp đồng là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trƣờng”. Trong hợp đồng các bên thƣờng phải thoả thuận biện pháp hay chế tài đối với việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng do lỗi của một trong hai bên, đây là vấn đề tác giả chọn để nghiên cứu vì những lý do sau: - Mong muốn nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế (đặc biệt là những điều ƣớc quốc tế phổ biến) liên quan đến vấn đề chế tài vi phạm hợp đồng. Hợp đồng ở đây sẽ đƣợc hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm cả hợp đồng dân sự và hợp đồng thƣơngmại. - Việc nghiên cứu vấn đề chế tài vi phạm hợp đồng một cách thấu đáo sẽ giúp việc lựa chọn sử dụng các biện pháp này hợp lý với thực tế cuộc sống và phù hợp với thông lệ quốc tế một cách đúng đắn và đem lại hiệu quả thiết thực. Việc thực hiện chế tài nào và mối quan hệ giữa các chế tài phải đƣợc thực hiện thận trọng. - Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng chế tài vi phạm hợp đồng mà các nƣớc khác đang sử dụng và so sánh với tình hình áp dụng chế tài này ở Việt
  • 7. Nam sẽ giúp đƣa ra những nhận xét và đề xuất phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh lĩnh vực này để bảo vệ đƣợc quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng. Vì vậy, Tác giả lựa chọn đề tài “Chế tài do vi phạm hợp đồng thƣơng mại theo pháp luật Việt Nam” để thực hiện luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Trong khoa học pháp lý, pháp luật điều chỉnh về hợp đồng thƣơng mại và chế tài do vi phạm hợp đồng thƣơng mại là một lĩnh vực pháp luật cũng đã đƣợc nhiều các nhà khoa học quan tâm. Đã có một số sách nghiên cứu về các chế tài do vi phạm hợp đồng, về hợp đồng dân sự, hợp đồng thƣơng mại nhƣ Giáo trình Luật thƣơng mại của một số cơ sở đào tạo Luật (Trƣờng đại học Luật Hà Nội, Khoa luật Đại học Quốc Gia Hà Nội v.v, …), PGS.TS Nguyễn Nhƣ Phát và TS. Phan Thảo Nguyên Pháp luật thƣơng mại dịch vụ Việt Nam và Hội nhập kinh tế quốc tế, PGS.TS Phạm Duy Nghĩa Chuyên khảo Luật kinh tế, “Pháp luật về hợp đồng trong thƣơng mại và đầu tƣ” của TS. Nguyễn Thị Dung , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội … Ngoài các sách chuyên khảo, ở phạm vi và mức độ khác nhau có một số bài viết, công trình nghien cứu của các nhà luật học bàn về một vài khía cạnh pháp luật liên quan đƣợc công bố qua các tài liệu, báo cáo và tạp chí chuyên ngành nhƣ “Hợp đồng thƣơng mại và pháp luật về hợp đồng thƣơng mại của một số nƣớc trên thế giới” của TS. Vũ Thị Lan Anh Tạp chí Luật học (2008), “Vấn đề áp dụng Bộ luật dân sự trong điều chỉnh quan hệ hợp đồng thƣơng mại” của TS. Nguyễn Viết Tý -Tạp chí Luật học (2008), Luận văn thạc sĩ “Chế tài pháp luật – một số vấn đề lí luận và thực tiễn” của Thạc sỹ Phạm Thị Minh Phƣơng (2009), Khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu quy định pháp luật về chế tài trong thƣơng mại” Lê Thị Yến (2004)… song chƣa có công trình khoa học chuyên sâu nào nghiên cứu về chế tài
  • 8. do vi phạm hợp đồng thƣơng mại ở bình diện lý luận cơ bản cũng nhƣ thực trạng ban hành và thực thi pháp luật về chế tài do vi phạm hợp đồng ở Việt Nam. 3. Đốitƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tƣợng nghiên cứu: Nhƣ một quy luật tất yếu, khi số lƣợng hợp đồng thƣơng mại gia tang mạnh mẽ thì số lƣợng tranh chấp thƣơng mại phát sinh giữa các bên trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng cũng tang theo. Vì vậy, pháp luật về chế tài thƣơng mại đã góp phần đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý cũng nhƣ cơ sơ sở lý luận của vấn đề chế tài vi phạm hợp đồng trong quan hệ thƣơng mại của pháp luật của Việt Nam, pháp luật quốc tế, và pháp luật một số quốc gia điển hình. Trong nội dung trình bày, tác giả sẽ đƣa ra những nhận xét, đánh giá thực tiễn cũng nhƣ đánh giá xu hƣớng của việc áp dụng các chế tài vi phạm hợp đồng của Việt Nam, của các nƣớc trên thế giới và các tổ chức thƣơng mại khu vực và toàn cầu. Qua đó nêu lên những kiến nghị có thể áp dụng cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật đối với lĩnh vực này đồng thời xây dựng cơ chế cho việc áp dụng chúng một cách phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế. Đề tài sẽ chỉ nêu ra những vấn đề chung nhất, những quy định cung về chế tài vi phạm hợp đồng chứ không đi sâu phân tích cụ thể từng chế tài. 4. Phƣơngpháp nghiên cứu: Luận văn sẽ sử dụng phƣơng pháp phân tíchtrình bày các quy định của pháp luật Việt Nam về chế tài vi phạm hợp đồng, so sánh các quy định pháp luật quốc tế và luật pháp của Việt Nam, thu thập kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia trong việc áp dụng chế tài vi phạm hợp đồng trong thƣơng mại quốc tế, từ đó rút ra những ƣu điểm trong quy định của pháp luật quốc tế và luật pháp của một số nƣớc
  • 9. điển hình trên thế giới về vấn đề chế tài vi phạm hợp đồng; xem xét tính phù hợp với điều kiện của Việt Nam để hƣớng tới việc hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc áp dụng chế tài vi phạm hợp đồng trong quan hệ hợp đồng thƣơng mại trong nƣớc và quốc tế, quan hệ hợp đồng dân sự. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, danh mục ký hiệu các chữ viết tắt, kết luận, danh mục văn bản pháp luật và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn bao gồm bốn chƣơng. Chƣơng 1: Lý luận chung về chế tài vi phạm hợp đồng Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về chế tài vi phạm hợp đồng trong quan hệ dân sự thƣơng mại ở Việt Nam hiện nay Chƣơng 3: So sánh quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về chế tài vi phạm hợp đồng Chƣơng 4: Kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về chế tài vi phạm hợp đồng
  • 10. CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ TÀI VI PHẠM HỢP ĐỒNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VÀ HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI Khi xã hội loài ngƣời có sự phân công lao động và xuất hiện hình thức trao đổi hàng hóa thì hợp đồng đã hình thành và giữ một vị trí quan trọng trong việc điều tiết các quan hệ tài sản. Hợp đồng là hình thức pháp lý thích hợp và có hiệu quả trong việc đảm bảo sự vận động của hàng hoá - tiền tệ. Ngày nay, phần lớn các quan hệ xã hội đều đƣợc điều chỉnh bằng hợp đồng. Vai trò và vị trí của chế định hợp đồng ngày càng đƣợc khẳng định trong mọi hệ thống pháp luật. Trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, pháp luật về hợp đồng giữ vị trí vô cùng quan trọng. Vai trò trung tâm của hợp đồng trong hệ thống kinh tế và pháp luật không phải là ngẫu nhiên, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trƣờng, nơi mà mọi hàng hoá, dịch vụ... phải đƣợc tự do lƣu thông trên thị trƣờng thì vai trò của hợp đồng ngày càng đƣợc thể hiện rõ hơn, bởi lẽ trong các quan hệ hợp đồng thì ý chí của các bên mang tính quyết định. Về mặt nguyên tắc, pháp luật tôn trọng ý chí của các bên và chỉ can thiệp trong các trƣờng hợp mà ở đó có sự giới hạn của pháp luật. Hợp đồng có bản chất là sự tự nguyện thoả thuận và thống nhất ý chí nhằm xác lập, thay đổi, hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể trong xã hội. Hợp đồng là căn cứ pháp lý phổ biến làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Giao kết và thực hiện các hợp đồng chính là cách thức cơ bản để thực hiện hiệu quả các hoạt động kinh tế. Khi nghiên cứu hợp đồng và pháp luật về hợp đồng cần lƣu ý một số vấn đề sau đây: Thứ nhất, hợp đồng phải thể hiện được sự tự do ý chí của các bên tham
  • 11. gia giaokết. Hợp đồng đóng vai trò quan trọng trong vận hành của nền kinh tế thị trƣờng. Chức năng cơ bản của hợp đồng quyết định bản chất và giá trị xã hội của nó trong điều kiện kinh tế xã hội của một quốc gia. Hợp đồng luôn gắn liền với sự tự do thể hiện ý chí của các chủ thể. Tự do ý chí trong giao kết hợp đồng đƣợc hình thành và phát triển mạnh mẽ ở Pháp vào thế kỷ XVIII. Lúc đầu nó đƣợc coi là nguyên tắc độc tôn ý chí. Nguyên tắc này cho phép các cá nhân tự do quyết định trong việc giao kết hợp đồng và khẳng định quyền của mỗi cá nhân tham gia vào giao dịch chỉ phụ thuộc vào chính họ mà không phụ thuộc vào pháp luật. Quan niệm này xuất phát từ việc cho rằng, nếu các cá nhân tự do giao kết thì sẽ đảm bảo đƣợc sự công bằng trong quan hệ hợp đồng. Nguyên tắc tự do ký kết hợp đồng đƣa đến một hệ quả là hợp đồng khi đã đƣợc ký kết thì có giá trị bắt buộc thực hiện. Việc thay đổi hợp đồng cũng chỉ có thể đƣợc thực hiện bởi sự thoả thuận của các chủ thể trong hợp đồng và không ai có quyền can thiệp vào quan hệ của họ cũng nhƣ không có quyền làm thay đổi ý chí của họ. Khi nói đến hợp đồng ta hiểu các chủ thể trong đó bình đẳng cả về quyền và nghĩa vụ. Nhƣng trên thực tế các bên tham gia ký kết hợp đồng thƣờng không ngang bằng nhau mà có một bên mạnh hơn và một bên yếu hơn về kinh tế. Do đó không có sự tự do ký kết hợp đồng mà thƣờng là một bên phụ thuộc vào ý chí của bên kia, bằng việc thông qua hợp đồng do bên mạnh hơn định sẵn. Chính vì vậy, hợp đồng không còn kết quả của sự thể hiện ý chí chung của các bên nữa mà nó trở thành hình thức biểu hiện của sự bất bình đẳng giữa các bên với nhau. Do đó, đòi hỏi Nhà nƣớc phải can thiệp đến các quan hệ này thông qua pháp luật và chế định hợp đồng ra đời giữ một vị trí rất quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ hợp đồng. Thứ hai, hợp đồng là tập hợp những cam kết được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
  • 12. Chế định hợp đồng luôn tôn trọng sự tự do của các bên giao kết, song sự tự do đó phải giới hạn trong khuôn khổ pháp luật. Nói cách khác, pháp luật chỉ bảo vệ những cam kết không xâm hại đến trật tự pháp luật, trật tự công cộng. Xuất phát từ nguyên tắc cơ bản trong quan hệ dân sự là tôn trọng quyền tự do ý chí của mọi cá nhân và các chủ thể khác trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ của mình, pháp luật các nƣớc đều cho phép các chủ thể đƣợc hoàn toàn tự do giao kết hợp đồng, miễn là không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Việc hình thành các hạn chế của nguyên tắc tự do trong ký kết hợp đồng xuất phát từ quan điểm bảo vệ trật tự công và lợi ích chung của xã hội. Vì vậy, pháp luật sẽ bảo vệ lợi íchvà quyền của các bên song lợi íchnày phải không đƣợc xâm hại đến trật tự và lợi ích công. Thứ ba, chế định hợp đồng mang tính bắt buộc song cũng hết sức linh hoạt, mềm dẻo. Điều này không dễ dàng đạt đƣợc nếu nhƣ quy định pháp luật không đƣợc xây dựng theo hƣớng đề cao tự do ý chí của các bên, pháp luật chỉ can thiệp ở giới hạn cần thiết. Ở Việt Nam, pháp luật hiện hành không đƣa ra định nghĩa về hợp đồng thƣơng mại mà chỉ định nghĩa về hợp đồng dân sự. Theo Điều 388, Bộ luật Dân sự (2005) “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”. Quyền và nghĩa vụ dân sự theo hợp đồng dân sự đƣợc hiểu bao gồm cả các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ thƣơng mại. Khái niệm hợp đồng dân sự trong Bộ luật Dân sự (2005) đƣợc xem là khái niệm chung về hợp đồng trong lĩnh vực thƣơng mại, đầu tƣ kinh doanh. Về lí luận, hợp đồng trong thƣơngmại là một dạng cụ thể của hợp đồng dân sự. Tuy nhiên, hợp đồng trong thƣơng mại có những đặc điểm riêng nhất định, khác với những hợp đồng dân sự thông thƣờngtheo cách hiểu truyền thống. Có thể xem xét hợp đồng thƣơng mại trong mối liên hệ với hợp đồng dân sự theo nguyên lý mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng. Từ cách tiếp cận này những vấn đề cơ
  • 13. bản về hợp đồng thƣơng mại nhƣ: giao kết hợp đồng, nguyên tắc và các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng, hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu ... đƣợc điều chỉnh bởi pháp luật và không có sự khác biệt với các hợp đồng dân sự thông thƣờng. Song, xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu của hoạt động thƣơng mại, một số vấn đề về hợp đồng trong thƣơng mại đƣợc quy định trong các lĩnh vực cụ thể, có tính chất là sự phát triển tiếp tục những quy định của dân luật truyền thống về hợp đồng (nhƣ chủ thể, hình thức, quyền và nghĩa vụ của các bên, chế tài và giải quyết tranh chấp hợp đồng...) Theo quy định hiện hành có thể nhận diện hợp đồng trong thƣơng mại theo một số tiêu chí pháp lý chủ yếu nhƣ sau: Về chủ thể hợp đồng: hợp đồng thƣơng mại đƣợc thiết lập chủ yếu giữa các chủ thể kinh doanh (chủ yếu là thƣơng nhân). Theo quy định của Luật Thƣơng mại (2005), thƣơng nhân bao gồm: tổ chức kinh tế đƣợc thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động kinh doanh một cách độc lập, thƣờng xuyên và có đăng ký kinh doanh. Có những quan hệ hợp đồng trong thƣơng mại đòi hỏi các bên đều phải là thƣơng nhân, nhƣ: hợp đồng đại diện cho thƣơng nhân, hợp đồng đại lý thƣơng mại, hợp đồng dịch vụ quảng cáo thƣơng mại... Có những hợp đồng thƣơng mại chỉ đòi hỏi ít nhất một bên là thƣơng nhân, nhƣ: hợp đông uỷ thác mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ bán đấu giá hàng hoá, hợp đồng môi giới thƣơng mại, hợp đồng dịch vụ xây dựng, hợp đồng bảo hiểm ... Cá biệt, có những hợp đồng thƣơng mại không nhất thiết chủ thể hợp đồng phải là thƣơng nhân, nhƣ: hợp đồng giao kết giữa các chủ thể kinh doanh là những ngƣời bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lƣu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp (những ngƣời này không phải đăng ký kinh doanh, do đó họ không phải là thƣơng nhân). Về hình thức: Hợp đồng trong thƣơng mại đƣợc thiết lập theo cách thức mà hai bên thoả thuận, có thể đƣợc thể hiện bằng hình thức lời nói, văn bản hoặc hành
  • 14. vi cụ thể. Trong một số trƣờng hợp, pháp luật bắt buộc các bên phải thiết lập hợp đồng bằng hình thức văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tƣơng đƣơng với văn bản (hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, hợp đồng đại lý thƣơng mại, hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hội chợ, triển lãm thƣơng mại, ...) Mục đích của hợp đồng thương mại là lợi nhuận.Mục đíchlợi nhuận là đặc trƣng của các giao dịch thƣơng mại. Tuy nhiên, trong nhiều trƣờng hợp, một bên của hợp đồng trong thƣơng mại không có mục đích lợi nhuận. Những hợp đồng này, về nguyên tắc không đƣơng nhiên chịu sự điều chỉnh bởi những quy định riêng của pháp luật thƣơng mại. Theo khoản 3, Điều 1, Luật Thƣơng mại (2005) “hoạt động không nhằm mụcđích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này” thì sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thƣơng mại (2005). Bộ luật Dân sự (2005) và Luật Thƣơng mại (2005) ra đời đánh dấu bƣớc phát triển mới của pháp luật về hợp đồng và là sự thống nhất pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam. Các quy định về hợp đồng trong thƣơng mại đó có những thay đổi cơ bản cả về kỹ thuật lập pháp và nội dung pháp lý. Luật Thƣơngmại (2005) là nguồn quan trọng điều chỉnh các giao dịch thƣơng mại giữa các thƣơng nhân với nhau và với các bên có liên quan nhằm triển khai hoạt động kinh doanh… Luật Thƣơng mại xây dựng trên cơ sở tiếp tục phát triển các quy định mang tính chất nguyên tắc của Bộ luật Dân sự, cụ thể hóa các nguyên tắc này cho thích hợp để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong kinh doanh. Bên cạnh các quy định trong Bộ luật Dân sự (2005) và Luật Thƣơng mại (2005), một số hợp đồng đặc thù trong thƣơng mại còn đƣợc điểu chỉnh bởi quy định trong các luật chuyên ngành nhƣ: Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Xây dựng, Bộ luật
  • 15. Hàng hải... Thông thƣờng, ngoài việc phải tuân thủ các quy định chung về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự và Luật Thƣơng mại, mỗi loại hợp đồng cụ thể còn chịu sự điều chỉnh của các luật chuyên ngành đó. Nguyên tắc áp dụng pháp luật đƣợc xác định rõ trong Luật Thƣơng mại (2005) là: Hợp đồng thƣơng mại phải tuân theo Luật Thƣơng mại và pháp luật có liên quan. Hoạt động thƣơng mại đặc thù đƣợc quy định trong Luật Thƣơng mại và pháp luật có liên quan. Hoạt động thƣơng mại đặc thù đƣợc quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó. Hoạt động thƣơng mại không đƣợc quy định trong Luật Thƣơng mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự. II. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ VÀ CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI 1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý Trong đời sống xã hội, sản xuất kinh doanh tồn tại rất nhiều các mối quan hệ xã hội. Quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, quan hệ giữa cá nhân với các tổ chức, quan hệ giữa tổ chức với nhau. Các mối quan hệ này rất đa dạng, trong đó các chủ thể có những trách nhiệm nhất định nào đó với nhau. Trách nhiệm đó cũng gọi là bổn phận, là nghĩa vụ của bên này đối với bên kia. Thuật ngữ “Nghĩa vụ” đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau. Nghĩa vụ trong đời sống hàng ngày là những hành vi mà một ngƣời phải thực hiện vì lợi ích của ngƣời khác. Việc thực hiện hay không thực hiện hành vi đó không cần sự đảm bảo của Nhà nƣớc bằng pháp luật. Nhƣng khi các loại nghĩa vụ đó đƣợc các quy phạm pháp luật điều chỉnh thì chúng trở thành nghĩa vụ bắt buộc - nghĩa vụ pháp lí. Nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật kinh tế là một bộ phận không tách rời của nội dung quan hệ pháp luật, có nghĩa là những hành vi mà chủ thể của quan hệ pháp luật nhất định bắt buộc phải thực hiện và thực hiện đó đƣợc đảm bảo bằng sức mạnh cƣỡng chế của Nhà nƣớc. Theo nghĩa này, trách nhiệm đƣợc hiểu theo nghĩa chung và chỉ khi có sự vi phạm trách nhiệm này
  • 16. mới làm phát sinh một loại trách nhiệm đặc biệt: trách nhiệm pháp lí. Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ phải gánh chịu những tƣớc đoạt mang tính chất nhân thân hay tài sản tƣơng ứng với hành vi vi phạm pháp luật gây ra, phù hợp với chế tài của pháp luật. Theo S.S. ALÊCSEEV thì: “ trách nhiệm pháp lý gắn liền với vi phạm pháp luật, dẫn đến việc áp dụng những nghĩa vụ mới đối với vi phạm - trừng phạt tƣớc đoạt một số quyền khác, bắt thực hiện những nghĩa vị bổ xung”. Trách nhiệm pháp lý đƣợc thể hiện qua chế tài của quy phạm pháp luật và gắn liền với sự cƣỡng chế của nhà nƣớc, thể hiện sự phê phán của nhà nƣớc đối với hành vi vi phạm pháp luật và với bản thân ngƣời vi phạm. Hơn nữa trách nhiệm pháp lý nhƣ là hậu quả của việc không thi hành hoặc thi hành không đúng quy định của pháp luật, thể hiện trong việc áp dụng những biện pháp trừng phạt đối với hành vi phạm, bắt buộc thực hiện những quy định pháp luật và buộc khôi phục các quyền bị vi phạm. Quan niệm này có từ rất lâu trong khoa học pháp lý, nó bị ảnh hƣởng bởi luật dân sự, một ngành luật phát triển từ rất sớm (từ thời cổ La Mã). Những hình phạt cổ điển đƣợc áp dụng đối với những hành vi trộm cắp, giết ngƣời... đƣợc nâng lên thành khái niệm hình sự. Cùng với sự phát triển của lịch sử các quan hệ xã hội mới cũng hình thành và phát triển nhƣ quan hệ hành chính, quan hệ lao động, quan hệ kinh tế... đã đòi hỏi khoa học pháp lý phải điều chỉnh và đáp ứng kịp thời, do đó xuất hiện nhiều ngành luật mới nhƣ: Luật Hành chính, Luật Lao động, Luật kinh tế... lúc này trách nhiệm pháp lý đƣợc mỗi ngành luật đƣa ra thành đối tƣợng nghiên cứu riêng. Quan niệm trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ phải gánh chịu những tƣớc đoạt mang tính chất nhân thân hay tài sản tƣơng ứng với hành vi vi phạm pháp luật theo quy định pháp luật có ý nghĩa rất lớn trong việc ngăn ngừa những vi phạm tƣơng tự sẽ xảy ra, giáo dục phòng ngừa ngƣời vi phạm pháp luật, tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật lao động, trách nhiệm đó gọi là
  • 17. “trách nhiệm đối với hành vi đã xảy ra”. 2. Khái niệm và đặc điểm của chế tài trong thƣơngmại 2.1. Khái niệm chế tài trong thƣơng mại * Theo nghĩa rộng Theo nghĩa rộng, chế tài trong thƣơng mại đƣợc hiểu là hình thức chế tài đƣợc cơ quan nhà nƣớc hoặc bên có quyền lợi bị vi phạm áp dụng đối với mọi tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật thƣơng mại. Khi có hành vi vi phạm pháp luật trong thƣơngmại thì cơ quan nhà nƣớc hoặc bên có quyền lợi bị vi phạm sẽ có quyền áp dụng trách nhiệm pháp lí đối với các chủ thể vi phạm. Phân tích các đặc điểm của chế tài theo cách hiểu này thì phạm vi của nó là rất rộng. Các đặc trƣng cơ bản của chế tài theo cách hiểu này là: + Về phạm vi áp dụng: Theo tinh thần chung của Luật thƣơng mại 2005, mọi hành vi vi phạm pháp luật thƣơng mại đều bị phát hiện kịp thời và xử lí nghiêm minh. Tất cả các hành vi vi phạm pháp luật trong thƣơng mại đều thuộc phạm vi áp dụng chế tài. Các hành vi vi phạm pháp luật thƣơng mại không chỉ bao gồm những hành vi vi phạm chế độ quản lí nhà nƣớc trong lĩnh vực thƣơng mại, xâm phạm trật tự quản lí thƣơng mại của nhà nƣớc, mà còn gồm các hành vi vi phạm xảy ra trong quá trình thƣơng nhân kí kết và thực hiện hợp đồng. + Chủ thể có quyền ra quyết định áp dụng chế tài: Theo từng hành vi vi phạm mà chủ thể áp dụng chế tài trong thƣơng mại có thể là cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền (ví dụ Cơ quan quản lí thị trƣờng, Công an kinh tế, Tòa án…) hay chính bên bị vi phạm cam kết trong hợp đồng giữa các chủ thể. + Về đối tƣợng bị áp dụng chế tài trong thƣơng mại: Đối tƣợng bị áp dụng chế tài trong thƣơng mại chủ yếu là thƣơng nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong thƣơng mại. Đó là các chủ thể thƣờng xuyên đƣợc thực hiện các hành vi
  • 18. thƣơng mại, là đối tƣợng áp dụng của luật thƣơng mại nên phải chịu chế tài trong thƣơng mại khi có các hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, chế tài cũng áp dụng đối với một số chủ thể không phải là thƣơng nhân, ví dụ nhƣ chủ thể thực hiện hành vi kinh doanh trái phép. + Về hình thức chế tài: Tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật trong thƣơng mại mà có thể áp dụng các hình thức chế tài là các chế tài hành chính, chế tài hình sự và các chế tài mang tính chất dân sự (hay chế tài hợp đồng). + Về mục đích áp dụng chế tài trong thƣơng mại: Căn cứ vào hình thức chế tài đƣợc áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật trong thƣơng mại, việc áp dụng các chế tài đó nhằm đảm bảo các mục đíchsau: (a) Đối với các hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm trật tự quản lí hoạt động thƣơng mại của nhà nƣớc (ví dụ buôn lậu, trốn thuế…) thì cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền áp dụng chế tài hành chính hoặc chế tài hình sự, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ lợi ích của nhà nƣớc, xã hội và của chính ngƣời tiêu dùng; (b) Đối với các hành vi vi phạm chế độ hợp đồng, chế tài nhằm bảo đảm kỉ luật hơp đồng, ngăn ngừa mọi vi phạm hợp đồng và trừng phạt bên bị vi phạm. Tóm lại, theo cách hiểu này chỉ cần chủ thể tham gia pháp luật thƣơng mại có hành vi vi phạm pháp luật thƣơng mại là đều có căn cứ áp dụng chế tài. Nhƣ vậy rất dễ dàng để truy cứu trách nhiệm đối với cá nhân, tổ chức tham gia pháp luật thƣơng mại. Nhƣng nhƣợc điểm của nó là khi áp dụng chế tài, việc phân tích, tìm hiểu hành vi vi phạm thì rất khó tìm quy phạm điều chỉnh và áp dụng các hình thức chế tài cụ thể vì pháp luật quy định rất rộng, rải rác trên nhiều văn bản khác nhau. * Theo nghĩa hẹp
  • 19. Trong quan hệ giữa các thƣơng nhân, pháp luật thƣơng mại ra đời là cần thiết để duy trì và bảo đảm sự bình đẳng cho các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng. Khi một hợp đồng thƣơng mại đã đƣợc giao kết hợp pháp và phát sinh hiệu lực pháp luật thì các bên phải thực hiện các nghĩa vụ mà mình đã thỏa thuận trong hợp đồng. Việc vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng dẫn đến hậu quả bên vi phạm phải chịu các hình thức trách nhiệm – chế tài. Đây là khái niệm chế tài hiểu theo nghĩa hẹp, chế tài chỉ bao gồm các chế tài do vi phạm hợp đồng trong thƣơng mại mà bên bị vi phạm có quyền đƣợc lựa chọn áp dụng hoặc yêu cầu áp dụng chế tài. Đó là các biện pháp tác động bất lợi về tài sản của bên có quyền lợi bị vi phạm đối với chủ thể có hành vi vi phạm cam kết hợp đồng trong thƣơng mại. Nếu một bên có hành vi vi phạm hợp đồng thì phải gánh chịu những hậu quả pháp lí (bất lợi) nhất định do hành vi vi phạm đó gây ra. Luật thƣơng mại 2005 quy định các loại chế tài tại Điều 292 theo đó có các chế tài sau: (a) Buộc thực hiện đúng hợp đồng; (b) Phạt vi phạm, (c) Bồi thƣờng thiệt hại; (d) Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; (e) Đình chỉ hợp đồng; (f) Hủy bỏ hợp đồng; (g) Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật. Về bản chất chế tài trong thƣơng mại chính là các chế tài hợp đồng, đƣợc quy định trong các quy phạm pháp luật thƣơng mại bao gồm những hình thức xử lí và hậu quả pháp lí áp dụng đối với bên có hành vi vi phạm trong quá trình kí kết, thực hiện hợp đồng trong thƣơng mại. 2.2. Đặc điểm của chế tài trong thƣơng mại Theo Điều 292 Luật thƣơng mại 2005, chế tài trong thƣơng mại đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp, đó là các biện pháp tác động bất lợi về tài sản của bên có quyền lợi bị vi phạm đối với chủ thể có hành vi vi phạm cam kết hợp đồng trong thƣơng mại. Với cách hiểu này, chế tài trong thƣơng mại có những đặc điểm sau: + Chế tài trong thƣơng mại là các chế tài hợp đồng phát sinh khi có hành vi vi
  • 20. phạm pháp luật về hợp đồng trong thƣơngmại Trong quan hệ hợp đồng, nếu một bên không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của hợp đồng thì phải gánh chịu những hậu quả bất lợi mang tính chất tài sản, căn cứ áp dụng là theo sự cam kết giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Luật thƣơng mại quy định 6 hình thức chế tài áp dụng đối với bên vi phạm hợp đồng cụ thể là: (a) Buộc thực hiện đúng hợp đồng; (b) Phạt vi phạm, (c) Bồi thƣờng thiệt hại; (d) Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; (e) Đình chỉ hợp đồng; (f) Hủy bỏ hợp đồng. + Chế tài trong thƣơng mại là những chế tài mang tính chất tài sản Khi thƣơng nhân thực hiện hành vi vi phạm hợp đồng trong thƣơng mại, có thể phải gánh chịu những hậu quả bất lợi mang tính vật chất. Do hợp đồng trong thƣơng mại đƣợc các bên kí kết chủ yếu là những hợp đồng mang tính chất đền bù ngang giá, phản ánh mối quan hệ mang tính chất hàng hóa tiền tệ, nên việc áp dụng các chế tài mang tính tài sản là tất yếu, trừ khi chính bản thân ngƣời bị vi phạm trong cùng quan hệ hợp đồng không muốn áp dụng chế tài hợp đồng đối với bên vi phạm. Hậu quả bất lợi mang tính chất tài sản thể hiện ở việc bên có hành vi vi phạm phải nộp một khoản tiền phạt hợp đồng, nộp tiền bồi thƣờnghợp đồng hay những chi phí cần thiết để thực hiện đúng hợp đồng… Việc áp dụng chế tài hủy hợp đồng cũng có thể làm phát sinh nghĩa vụ tài sản đối với các bên, đặc biệt là bên có hành vi vi phạm. + Chủ thể lựa chọn và quyết định các hình thức chế tài chính là bên bị vi phạm trong quan hệ hợp đồng Những điều khoản các bên đã cam kết trong hợp đồng là điều khoản bắt buộc phải đƣợc tuân thủ thực hiện, nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo các cam kết đƣợc thỏa thuận trong hợp đồng thì chủ thể đó bị coi là có hành vi vi
  • 21. phạm hợp đồng. Lúc này bên bị vi phạm có thể áp dụng một hoặc một số chế tài theo cam kết trong hợp đồng hay theo quy định của pháp luật. Khi bên bị vi phạm áp dụng các chế tài trong thƣơng mại, nhƣng bên vi phạm không thừa nhận hành vi vi phạm hay không tuân thủ các biện pháp chế tài đƣa ra thì bên bị vi phạm có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong khuôn khổ quy định pháp luật, bên bị vi phạm đƣợc toàn quyền quyết định việc yêu cầu bên vi phạm thực hiện một phần hay toàn bộ trách nhiệm tài sản đối với mình. Ví dụ trong hợp đồng thỏa thuận sẽ áp dụng đồng thời hai chế tài là phạt vi phạm và bồi thƣờng thiệt hại, nhƣng bên bị vi phạm có thể chỉ áp dụng biện pháp bồi thƣờng thiệt hại mà không áp dụng phạt vi phạm. Tòa án và Trọng tài đƣợc bên bị vi phạm yêu cầu giải quyết tranh chấp, phải tôn trong quyền tự định đoạt của bị đơn. + Mục đícháp dụng chế tài trong thƣơng mại Việc quy định các chế tài trong thƣơng mại nhằm bảo vệ quyền lợi của chính các bên trong quan hệ hợp đồng. Đảm bảo cam kết giữa các bên đƣợc thực hiện, hoặc đền bù lại những tổn thất đã gây ra cho bên bị thiệt hại do hành vi của bên vi phạm hợp đồng. Qua đó nhằm giáo dục các bên tham gia hợp đồng tuân thủ pháp luật và nghĩa vụ phải thực hiện theo thỏa thuận nhằm đảm bảo hợp tác bình đẳng, cùng có lợi. Luật thƣơng mại 2005 quy định nhiều loại chế tài khác nhau và nhằm đạt đƣợc các hiệu quả khác nhau nhƣng không ngoài mục đích nhằm tạo ra môi trƣờng pháp lí công bằng, thuận lợi để các thƣơng nhân tham gia hoạt động kinh doanh hiệu quả, thuận lợi vì mục tiêu phát triển xã hội. 2.3. Các loạichế tài trong thƣơngmại Việc vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng trong thƣơng mại dẫn đến hậu quả bên vi phạm phải chịu các hình thức chế tài, các chế tài khi đó gọi là chế tài hợp đồng. Nói cách khác, đó là chế tài đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp, bao gồm các chế tài
  • 22. do vi phạm hợp đồng trong thƣơng mại mà bên có quyền bị vi phạm đƣợc lựa chọn áp dụng hoặc yêu cầu áp dụng do pháp luật quy định. Căn cứ pháp lí để áp dụng chế tài hợp đồng đó là Luật thƣơng mại 2005 (Từ Điều 292 – 316 Luật thƣơng mại 2005). Khi các chủ thể có hành vi vi phạm cam kết hợp đồng trong thƣơng mại, ngƣời bị vi phạm hoặc khi có yêu cầu của ngƣời bị vi phạm cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền sẽ áp dụng các chế tài đối với họ. Theo quy định của pháp luật hiện hành các chế tài trong thƣơng mại bao gồm: Buộc thực hiện đúng hợp đồng là hình thức chế tài, theo đó bên bị vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mua bán phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của bên bị vi phạm . Khoản 1 Điều 297 Luật thƣơng mại 2005 quy định: “Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh”. Mục đích của việc áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng nhằm đảm bảo thực hiện trên thực tế hợp đồng đã kí kết. Trong nhiều trƣờng hợp, các loại chế tài khác nhƣ bồi thƣờng thiệt hại và phạt vi phạm không thể thay thế lợi ích từ việc thực hiện hợp đồng đã kí kết của các bên. Trừ trƣờng hợp có thoả thuận khác, trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại và phạt vi phạm nhƣng không đƣợc áp dụng các chế tài khác. Việc áp dụng các chế tài khác chỉ đƣợc thực hiện sau thời hạn cho phép thực hiện đúng hợp đồng. Phạtvi phạm hợp đồng là hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng, theo đó bên vi phạm hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm hợp đồng một khoản tiền nhất định do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận theo quy định hoặc do các bên thỏa thuận trên cơ sở pháp luật. Điều 300 Luật thƣơng mại 2005 quy định: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách
  • 23. nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này”. Mặc dù cũng là chế tài tiền tệ giống nhƣ chế tài bồi thƣờng thiệt hại nhƣng phạt vi phạm có chức năng hoàn toàn khác. Nếu nhƣ chế tài bồi thƣờng thiệt hại nhằm mục đích chủ yếu là bù đắp thiệt hại vật chất cho ngƣời bị thiệt hại thì phạt vi phạm chủ yếu nhằm răn đe, trừng phạt. Căn cứ duy nhất để bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả tiền phạt là do hành vi không thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện không đúng hợp đồng. Yếu tố lỗi ở đây chỉ có ý nghĩa suy đoán. Tức là, bên vi phạm có lỗi do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng. Bên vi phạm chỉ cần chứng minh có sự vi phạm mà không cần phải chứng minh yếu tố lỗi. Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng đều không đƣợc quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Tuy nhiên, đối với cùng một vi phạm hợp đồng thì bên bị vi phạm chỉ đƣợc quyền lựa chọn áp dụng một trong hai chế tài là phạt vi phạm hoặc bồi thƣờng thiệt hại, nếu nhƣ các bên không có thỏa thuận khác. Nói cách khác, việc áp dụng đồng thời hai loại chế tài này đối với một vi phạm chỉ xảy ra trong trƣờng hợp các bên đã có thỏa thuận trƣớc trong hợp đồng. Bồi thường thiệt hại là hình thức chế tài nhằm khôi phục bù đắp những lợi ích vật chất bị mất của bên bị vi phạm hợp đồng trong kinh doanh. Khoản 1 Điều 302 Luật thƣơng mại 2005 quy định: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm”. Việc bồi thƣờng thiệt hại chỉ xảy ra khi có đầy đủ 4 yếu tố sau: (a) có hành vi vi phạm hợp đồng; (b) có thiệt hại thực tế; (c) hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại; (d) có lỗi của bên vi phạm. Do chức năng chủ yếu của chế tài này là bồi hoàn, bù đắp, khôi phục lợi ích vật chất, bên vi phạm phải bồi thƣờng toàn bộ những thiệt hại vật chất cho bên bị vi phạm. Thiệt hại vật chất ở đây là giá trị tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra và khoản lợi trực tiếp
  • 24. mà bên vi phạm đáng lẽ đƣợc hƣởng nếu không có hành vi vi phạm hợp đồng. Mặc dù vậy, việc tính chính xác giá trị thiệt hại vật chất là việc rất khó có thể đạt đƣợc trong mọi trƣờng hợp do đặc điểm cụ thể của từng loại hàng hóa dịch vụ. Tuy nhiên, các khoản thiệt hại đòi bồi thƣờng không thể cao hơn giá trị tổn thất thực tế và khoản lợi đáng lẽ đƣợc hƣởng. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng trong kinh doanh là hình thức chế tài, theo đó một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trong kinh doanh. Điều 308 luật thƣơng mại 2005 quy định:”Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luậtnày, tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng; 2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng”. Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn có hiệu lực. Bên vi phạm có quyền yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại đối với những tổn thất đã xảy ra do hành vi vi phạm của bên kia. Đình chỉ thực hiện hợp đồng là hình thức chế tài, theo đó một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng trong kinh doanh [6, tr.66]. Điều 310 Luật thƣơng mại 2005 quy định: “Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luậtnày, đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng; 2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng”.
  • 25. Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thời điểm một bên nhận đƣợc thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng. Huỷ bỏ hợp đồng là hình thức chế tài, theo ðó một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp ðồng và làm cho hợp ðồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Ðiều 312 Luật thƣơng mại quy định: “1. Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng. 2. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãibỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng. 3. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực. 4. Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, chế tài hủybỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây: a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng; b) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.” Khi một hợp đồng bị hủy bỏ toàn bộ, hợp đồng đƣợc coi là không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và về giả quyết tranh chấp. Các bên có quyền đòi lại các lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải đƣợc thực hiện đồng thời; trƣờng hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.
  • 26. Ngoài ra còn có các chế tài khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ƣớc quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thƣơng mại quốc tế. 2.4. Vai trò của chế tài trong thƣơng mại Chế tài trong thƣơng mại là điều kiện cần thiết đảm bảo cho những cam kết của các bên đƣợc thực hiện, đặc biệt trong nền kinh tế thị trƣờng khi mà các yếu tố cạnh tranh luôn là động lực cho sự phát triển của chính các thƣơng nhân. Thƣơng nhân có quyền tự do kinh doanh những gì pháp luật không cấm, tự mình quyết định kinh doanh cái gì, kinh doanh cùng với ai và kinh doanh nhƣ thế nào. Hợp đồng là công cụ để thƣơng nhân tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và là cơ sở pháp lí để áp dụng chế tài trong thƣơng mại đối với bên vi phạm. 2.4.1. Nâng caoý thức kỉ luậttrong việc thực hiện hợp đồng trong thương mại Kỉ luật hợp đồng đòi hỏi các bên nghiêm chỉnh chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về hợp đồng cũng nhƣ tự nguyện thi hành các cam kết trong hợp đồng mà các bên đã xây dựng. Hiện nay, trong cơ chế thị trƣờng, việc kí kết hợp đồng là quyền của các chủ thể, pháp luật tạo ra hành lang pháp lí thông thoáng cho các bên trong quá trình tự do kinh doanh, tự do hợp đồng. Khi các chủ thể tự nguyện kí kết hợp đồng thì các cam kết lại là cơ sở để ràng buộc các bên với nhau. Mặc dù, có thể một bên biết rằng việc tiếp tục thực hiện hợp đồng là đem lại hậu quả bất lợi cho mình, nhƣng nếu không thực hiện nghĩa vụ, bên bị vi phạm có quyền tự bảo vệ quyền lợi bằng cách áp dụng các chế tài hợp đồng, buộc bên vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về tài sản do các hành vi vi phạm đã gây ra. Điều đó khẳng định, chế tài hợp đồng có vai trò trong việc hình thành và củng cố thái độ tích cực của các bên đối với nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp đồng.
  • 27. 2.4.2. Đảm bảoquyền tự do hợp đồng Tự do hợp đồng theo pháp luật hiện hành đƣợc hiểu rất rộng đó là thƣơng nhân đƣợc tự do lựa chọn đối tác, tự do lựa chọn hình thức hợp đồng, tự nguyện quyết định việc giao kết hợp đồng, tự do xác định nội dung cụ thể của hợp đồng trên cơ sở pháp luật quy định, tự do sửa đổi, bổ sung hay chấm dứt hợp đồng. Song việc sửa đổi, bổ sung hay chấm dứt việc thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng nếu không xuất phát từ ý chí thỏa thuận của các bên, lúc này nghĩa vụ đƣợc hình thành trong hợp đồng là điều kiện ràng buộc các bên trong quan hệ hợp đồng với nhau. Mọi hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ cam kết đều có thể có nguy cơ bị áp dụng các chế tài hợp đồng. Thực tế, mục đích của hoạt động kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận tối đa. Thông qua hoạt đông kinh doanh con ngƣời muốn làm tăng thêm giá trị vật chất cho xã hội, mà trƣớc hết là cho nhà kinh doanh. Nếu không có các biện pháp cần thiết thì quyền tự do kinh doanh, tự do hợp đồng luôn luôn có nguy cơ bị chèn ép hoặc cạnh tranh không lành mạnh. Chính vì thế, việc áp dụng các chế tài hợp đồng nhƣ: (a) Buộc thực hiện đúng hợp đồng; (b) Phạt vi phạm, (c) Bồi thƣờng thiệt hại; (d) Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; (e) Đình chỉ hợp đồng; (f) Hủy bỏ hợp đồng; (g) Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật là những biện pháp hữu hiệu đảm bảo tính khả thi cho quyền tự do hợp đồng. 2.4.3. Bảovệ lợi ích của các bên trong quan hệ hợp đồng Trong nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lí của nhà nƣớc, lợi nhuận mà các thƣơng nhân có đƣợc phải là lợi ích kinh tế hợp pháp, đƣợc nhận từ việc thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của hợp đồng. Nhƣng do mục đích này thƣơng nhân có thể có nhiều hành vi vi phạm khác nhau dẫn đến việc không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng làm ảnh hƣởng trực tiếp tới lợi
  • 28. ích hợp pháp của bên bị vi phạm, thậm chí có thể làm phát sinh nghĩa vụ về tài sản của bên bị vi phạm với bên thứ ba. Hành vi vi phạm hợp đồng luôn tiềm ẩn nguy cơ xâm hại lợi ích của bên bị vi phạm (làm mất mát, hƣ hỏng hàng hóa, giảm sút thu nhập, lợi nhuận…). Để bảo vệ lợi ích của bên bị vi phạm, bên bị vi phạm có thể tự mình hoặc yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các hình thức chế tài đối với bên vi phạm (buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thƣờng thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng). Không chỉ nhƣ vậy, chế tài trong thƣơng mại cũng bảo vệ quyền lợi của bên vi phạm, việc quy định rõ trong luật các trƣờng hợp miễn trách nhiệm, các căn cứ, thủ tục áp dụng, mức phạt… cũng bảo đảm bên vi phạm chỉ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình đúng theo mức độ vi phạm, bảo vệ bên vi phạm trong các hiện tƣợng tiêu cực khi xử lí vi phạm, điều đó giúp các bên có thể thực hiện hợp đồng yên tâm hơn. 2.4.4. Phòng ngừa vi phạm pháp luậthợp đồng Luật thƣơng mại cho phép áp dụng chế tài hợp đồng đối với tất cả hành vi vi phạm hợp đồng trong thƣơng mại, kể cả trƣờng hợp các bên không thỏa thuận nhƣng chế tài hợp đồng vẫn có thể đƣợc áp dụng theo quy định của pháp luật, ngoại trừ trƣờng hợp bên bị vi phạm từ chối không áp dụng chế tài hợp đồng đối với bên bị vi phạm hay rơi vào trƣờng hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Nhƣ vậy, trong trƣờnghợp một bên vi phạm hợp đồng, thì họ đều có thể bị đe dọa gánh chịu những hậu quả bất lợi về tài sản. Nếu chƣa có hành vi vi phạm hợp đồng, việc quy định các chế tài trong thƣơngmại mang tính “phòng ngừa”các biểu hiện vi phạm pháp luật hợp đồng, nâng cao ý thức trách nhiệm và thái độ tích cực hợp tác của các bên trong quan hệ hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát sinh vi phạm hợp đồng, các chế tài hợp đồng đƣợc bên bị vi phạm áp dụng nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Đó có thể là các chế tài buộc thực hiện
  • 29. đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thƣờng thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng để trừng phạt và bồi hoàn tổn thất do hợp đồng bị vi phạm. Quy định về trách nhiệm hợp đồng có tác dụng rất mạnh mẽ vào ý thức các bên, nâng cao tinh thần trách nhiệm hợp tác, thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng, khi nắm đƣợc các hành vi đó là vi phạm và phải chịu chế tài thì sẽ không thực hiện, qua đó ngăn ngừa vi phạm xảy ra. Nhƣ vậy, việc quy định cụ thể các nguyên tắc và căn cứ áp dụng các chế tài hợp đồng trong thƣơng mại, Luật thƣơng mại 2005 đã khẳng định vai trò của mình là rất quan trọng trong việc phòng ngừa mọi biểu hiện vi phạm pháp luật hợp đồng. Ngoài ra, nó còn góp phần giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện các điều khoản hợp đồng mà các bên đã thiết lập.
  • 30. CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY I. Chế tài vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam 1. Các yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng “Vi pham hơp đông la việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầyđủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này” (khoản 12 điều 3- Luật Thƣơng mại 2005). Theo quan điêm của đa số các luật gia thì vi phạm hợp đồng để có thể phạt vi phạm là những vi phạm cơ bản , ảnh hƣởng nghiêm trọng đến quyền và lợ i ich c ủa môt bên trong quan hê hơp đông. Đo la “sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt đƣợc mục đích của việc giao kết hợp đồng” (khoản 13 điều 3 luật Thƣơngmại 2005). Không phải bất kỳ lúc nào, khi một bên trong hợp đồng mua bán không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ những quy định trong hợp đồng đều phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng và chịu phạt trƣớc bên kia. Để xác định xem một trƣờng hợp vi phạm hợp đồng có thể quy trách nhiệm cho bên vi phạm không, ta phải căn cứ vào các yếu tố cấu thành trách nhiệm. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn khoa học pháp lý về lỗi trong quan hệ mua bán, theo Điều 230, Luật thƣơng mại: "Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại" quy định bốn yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán, bao gồm: + Có hành vi vi phạm hợp đồng; + Có thiệt hại vật chất;
  • 31. + Có mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại; + Có lỗi của bên vi phạm hợp đồng. a/ Có hành vi vi phạm hợp đồng: Đây là căn cứ cơ bản để quy trách nhiệm, vì hợp đồng là sự thỏa thuận tự nguyện có hiệu lực pháp luật, và sau khi đƣợc xác lập, các nghĩa vụ xuất phát từ quan hệ hợp đồng mang tính bắt buộc, nếu một bên không thi hành thì bị coi làvi phạm pháp luật và sẽ bị quy kết trách nhiệm. Trong mua bán hàng hóa, hành vi vi phạm pháp luật có thể là không thực hiện hợp đồng hay thực hiện không đầy đủ, thi hành không tốt. Việc ngƣời bán không giao hàng, ngƣời mua không trả tiền hàng sẽ bị coi là hành vi không thực hiện hợp đồng, và nhƣ vậy nếu hợp đồng đƣợc ký kết theo đúng quy định của pháp luật thì hành vi vi phạm hợp đồng này cũng là vi phạm pháp luật. Mặt khác, việc ngƣời bán khôngthực hiện đầy đủ, thực hiện không tốt hợp đồng nhƣ giao hàng thiếu, giao hàng chậm, giao hàng không đúng phẩm chất quy cách đã thỏa thuận ... Và ngƣời mua thiếu tinh thần thiện chí trong thực hiện hợp đồng nhƣ chậm mở L/C, không chịu nhận hàng cũng bị coi là vi phạm hợp đồng. Nhƣ vậy, chỉ khi các chủ thể hợp đồng thực hiện đúng nguyên tắc chấp hành mua bán sau thì các bên mới đƣợc coi là không vi phạm hợp đồng tức là không vi phạm pháp luật và đƣợc pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng: - Nguyên tắc thực hiện tự nguyện thực sự các cam kết. - Nguyên tắc thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết. - Nguyên tắc thực hiện trên cơ sở thiện chí hợp tác, hai bên cùng có lợi,đảm bảo đạo đức trong kinh doanh. Luật thƣơng mại Việt Nam quy định nghĩa vụ chứng minh vi phạm hợp đồng là của bên bị vi phạm. Ví dụ nhƣ khi ngƣời bán không giao hàng, ngƣời mua
  • 32. phải chứng minh việc ngƣời bán không giao hàng căn cứ vào các tài liệu văn bản có liên quan nhƣ hợp đồng mua bán đã đƣợc ký kết là căn cứ chứngminh ngƣời bán có nghĩa vụ phải giao hàng. L/C đã mở chứng minh mình đã thực hiện và sẵn sàng thực hiện hợp đồng. Các bức điện giục bên bán giao hàng, điện trả lời của ngƣời bán cam kết sẽ giao hàng... Khi đó, ngƣời bán nếu muốn bác lại thì phải chứng minh mình không vi phạm hợp đồng bằng cách xuất trình biên lai chứng từ ... b/ Có lỗi của bên vi phạm hợp đồng: Trong hợp đồng mua bán, việc một bên “không quan tâm” và “quan tâm không đúng mức” tới việc thực hiện nghĩa vụ của mình, do đó dẫn tới vi phạm nghĩa vụ đó thì bị coi là có lỗi. Ở đây, cụm từ “không quan tâm” đƣợc hiểu là hành vi cố ý, không thực hiện nghĩa vụ, dù biết là sai nhƣng vẫn không chấp hành quy định của hợp đồngvà do đó bị coi là có lỗi. Còn việc “quan tâm không đúng mức” tức là hành vi vi phạm do vô ý, do sơ suất hoặc có biết trƣớc đƣợc hậu quả của hành vi sơ suất đó song do quá cẩu thả mà không lƣờng trƣớc đƣợc mức độ của hậu quả. Ví dụ nhƣ một hợp đồng mua bán ngoại thƣơng theo điều kiện CIF có quy định là ngƣời bán phải thuê tàu chở hàng loại tàu trẻ 10 tuổi, quốc tịch tàu Nhật Bản. Song do không tìm đƣợc loại tàu theo quy định của hợp đồng, ngƣờibán tự ý thuê một con tàu mang cờ Italia để chở hàng mà không thông báo cho ngƣời mua. Đến cảng nƣớc ngƣời mua, tàu bị phong tỏa do lệnh của chính quyền sở tại nƣớc ngƣời mua hạ lệnh đối với tất cả các con tàu mang quốc tịch ý. Nhƣ vậy, ngƣờibán dù đã biết trƣớc hành vi của mình nhƣng đã không lƣờng trƣớc đƣợc hậuquả phát sinh và lỗi này bị coi là lỗi sơ suất, do không quan tâm đúng mức. Luật thƣơng mại Việt Nam không quy định ai có lỗi mà lỗi đƣợc xác định theo nguyên tắc suy đoán. Khi một bên vi phạm hợp đồng thì bên kia có quyền suy đoán bên vi phạm có lỗi và vì vậy, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm. Đây là trách
  • 33. nhiệm suy đoán và dù lỗi cố ý hay vô ý cũng không làm tăng giảm trách nhiệm. Ví dụ nhƣ khi ngƣời bán giao hàng chậm, ngƣời mua có quyền suy đoán ngay là ngƣời bán có lỗi vì không giao hàng theo đúng thời gian thỏa thuận và nhƣ vậy, ngƣời mua có thể quy trách nhiệm cho ngƣời bán. Khi bị quy trách nhiệm, bên vi phạm muốn thoát trách nhiệm phải chứngminh là mình không có lỗi, chừng nào không chứng minh đƣợc thì đƣơng nhiênvẫn bị coi là có lỗi và phải chịu trách nhiệm. c/Tráichủ bị thiệt hại vật chất: Đây là yếu tố cần thiết, đặc biệt cho trƣờng hợp muốn quy trách nhiệm đòi bồi thƣờngthiệt hại. Thông thƣờng, thiệt hại mà trái chủ phải gánh chịu có thể làthiệt hại vật chất và thiệt hại tinh thần. Song, Luật thƣơng mại Việt Nam cũngnhƣ luật các nƣớc thƣờng chỉ thừa nhận những thiệt hại về vật chất (thiệt hại về tài sản, hoặc các quyền có giá trị tài sản) mới là yếu tố để quy trách nhiệm. Thiệt hại về tài sản thƣờng gồm các loại thiệt hại sau: tổn thất thực tế và các khoản lợi bị bỏ lỡ, các khoản thu sẽ đƣợc nhận nếu bên kia thực hiện đúng hợp đồng. - Tổn thất thực tế: Là một loại thiệt hại mang tính chất thực tế, có thể tính toán đƣợc một cách cụ thể. Tổn thất thực tế gồm có: + giảm tài sản bằng hiện vật: nhƣ khi một bên vi phạm một nghĩa vụ nào đó làm cho tài sản của bên kia giảm sút (ngƣời bán giao hàng kém phẩm chất so với thỏa thuận làm cho bên mua không nhận đƣợc hàng đúng chất lƣợng do đó phải bán hạ giá hoặc phải sử dụng với mục đíchkhác đi...) + các chi phí đã chi ra và chi thêm: các chi phí đã chi ra nhƣ chi phí đàm phán, ký kết hợp đồng, chi phí mở L/C, chi phí thuê tàu mua bảo hiểm cho hàng hóa nhƣng ngƣời bán không giao hàng. Các chi phí chi thêm trong quá trình
  • 34. thực hiện hợp đồng nhƣ chi phí bồi thƣờng cho ngƣờithứ ba do bên bán giao chậm hàng làm cho bên mua bị phạt giao chậm, chi phí lƣu kho bãi mà ngƣờibán phải trả do ngƣời mua (theo điều kiện FOB) chƣa đến lấy hàng, chi phí phạt dỡ chậm mà ngƣời bán phải trả cho ngƣời cho ngƣời chuyên chở do ngƣời mua không chịu đến nhận hàng... Tất cả các khoản bị giảm sút về tài sản và chi phí đã chi và chi thêm này đều có thể quy ra giá trị vật chất cụ thể và là cơ sở choviệc đòi bồithƣờngthiệt hại. - Các khoản lợi bị bỏ lỡ, các khoản thu đáng lý ra đƣợc nhận nếu bên kia thực hiện đúng hợp đồng nhƣng đã không đƣợc nhận. Đây chính là những khoản lợi mất hƣởng mà khi ký kết hợp đồng, các bên đều mong đợi. Những khoản lợi này dù trên thực tế nếu không có vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm có nhận đƣợc hay không không quan trọng mà cứ có vi phạm gây thiệt hại làm mất khoản lợi dự ƣớc đó, ngƣời bị vi phạm vẫn đƣợc quyền đòi bên vi phạm. Để đòi bồi thƣờng thiệt hại thực tế, bên bị vi phạm phải chứng minh đƣợclà mình có thiệt hại đó và để thoát trách nhiệm, bên vi phạm phải chứng minhngƣợc lại. d/ Có mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất: Mối quan hệ này thể hiện ở chỗ vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra các thiệt hại, còn thiệt hại thực tế là hậu quả trực tiếp của những hành vi đó. Ví dụ nhƣ ngƣời bán giao hàng chậm so với thời gian quy định trong hợp đồng làm giá hàng giảm so với giá của thời kỳ lẽ ra hàng đƣợc giao, và do vậy ngƣời mua bị bỏ lỡ khoản lợi đáng lẽ đƣợc hƣởng. Vậy hành vi giao hàng chậm là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại tài sản cho ngƣời mua (không đƣợc nhận khoản lãi mà mình có quyền đƣợc hƣởng từ quan hệ hợp đồng). Hay trƣờng hợp ngƣời bán đã giao hàng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng nhƣng ngƣời mua không chịu ra nhận hàng tại cảng đến, làm phát sinh chi phí lƣu tàu vì hành vi không nhận hàng của
  • 35. ngƣời mua là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả ngƣời bán phải chi thêm các chi phí lƣu tàu, bảo quản hàng hóa. Nghĩa vụ chứng minh quan hệ nhân quả này thuộc về bên bị vi phạm. Điều cần chú ý là khi chứng minh phải loại trừ các thiệt hại gián tiếp, thiệt hại không lƣờng trƣớc đƣợc, thiệt hại đoán trƣớc. Trên thực tế, nghĩa vụ chứng minh thiệt hại trực tiếp lại rơi vào bên bị vi phạm vì bên bị vi phạm muốn đòi đƣợc bồi thƣờng càng nhiều càng tốt nên thƣờng liệt kê các thiệt hại ra. Bên vi phạm để không phải bồi thƣờng tất cả các thiệt hại mà trái chủ đã nêu thì phải chứng minh đƣợc rằng chỉ một phần thiệt hại xảy ra là do việc vi phạm nhiệm vụ của mình, thiệt hại tài sản khác còn lại do một số nguyên nhân khác không phải do lỗi của mình bằng cách đƣa ra các văn bản, bằng chứng có liên quan. 2. Các loại chế tài do vi phạm hợp đồng: Khi vi phạm hợp đồng trong hoạt động mua bán hàng hóa, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm trƣớc bên bị vi phạm thông qua các hình thức trách nhiệm gọi là chế tài. Theo pháp luật thƣơng mại Việt Nam, các chế tài thƣơng mại đƣợc hiểu là những biện pháp pháp lý mang tính tài sản do bên bị vi phạm lựa chọn để áp dụng đối với bên vi phạm nhằm mục đính ngăn ngừa, trừng trị và giáo dục. Nhƣ vậy, các chế tài thƣơng mại đƣợc áp dụng là để khôi phục về mặt vật chất cho bên bị vi phạm hoặc là để ngăn ngừa thiệt hại hay có ý nghĩa trừng phạt về mặt vật chất đối với bên vi phạm hợp đồng. Do đó, các chế tài này đƣợc các bên áp dụng cho các vi phạm xuất hiện từ lúc ký kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng. Theo quy định của Luật Thƣơng mại Việt Nam 2005, chế tài do vi phạm hợp đồng bao gồm các chế tài sau: - Bồi thƣơng thiệt hại; - Buộc thực hiện đúng hơp đồng;
  • 36. - Phạt vi phạm - Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; - Đình chỉ thực hiện hợp đồng; - Huỷ hợp đồng; - Các chế tài khác do các bên tự thoả thuận. 2.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng 2.1.1.Khái niệm Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dựng cỏc biện pháp khác để hợp đồng đƣợc thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh (khoản 1 điều 297 Luật Thƣơng mại 2005). Mục đích của các bên khi ký kết hợp đồng là muốn các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đƣợc thực hiện đúng, đầy đủ và thiện chí, mang lại lợi ích kinh tế cho mỗi bờn. Đây chính là cơ sở thực tiễn của biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng, một biện pháp đƣợc áp dụng phổ biến khi có hành vi vi phạm hợp đồng. Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng đƣợc áp dụng là nhằm đảm bảo thực hiện trên thực tế hợp đồng đã ký kết, làm cho nghĩa vụ hợp đồng phải đƣợc tiếp tục thực hiện. Các bên xuất phát từ mục tiêu kinh doanh để ký kết hợp đồng chứ không phải là nhằm đạt đƣợc lợi ích từ việc nộp phạt hay bồi thƣờng thiệt hại từ phía bạn hàng. Trong nhiều trƣờng hợp tiền phạt hay bồi thƣờng thiệt hại không thể thay thế lợi ích từ việc thực hiện hợp đồng đã ký kết của các bên. 2.1.2 Căn cứ áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng Căn cứ áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng bao gồm:
  • 37. - Có hành vi vi phạm hợp đồng - Có lỗi của bên vi phạm Việc các bên không thực hiện, thực hiện không đúng cam kết trong hợp đồng, nhƣ: không giao hàng, giao hàng thiếu, giao hàng sai chất lƣợng...là cơ sở phát sinh chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng. Bên có quyền lợi bị vi phạm chỉ có quyền buộc bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng nếu bên vi phạm có lỗi. Nhƣ vậy, đối với hình thức chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thƣơng mại căn cứ áp dụng chỉ bao gồm hai căn cứ trên là đủ để bên bị bi phạm áp dụng đối với bên vi phạm. Luật Thƣơng mại (2005) cho phép các bên kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng hoặc từ chốithực hiện hợp đồng trong trƣờng hợp bất khả kháng: “1.Trong trƣờng hợp bất khả kháng, các bên có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên không có thoả thuận hoặc không thỏa thuận đƣợc thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng đƣợc tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trƣờng hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhƣng không đƣợc kéo dài quá các thời hạn sau đây: a) Năm tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ đƣợc thoả thuận không quá mƣời hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng; b) Tám tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ đƣợc thoả thuận trên mƣời hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng. 2. Trƣờng hợp kéo dài quá các thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi thƣờng thiệt hại.” Nhƣ vậy, trong trƣờng hợp bất khả kháng (thiên tai, địch hoạ, ...), hành vi
  • 38. không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng không bị coi là có lỗi. Bên bị vi phạm không có quyền buộc bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng. Ngay cả khi hết thời gian thực hiện hợp đồng đƣợc tính thêm khi có bất khả kháng, bên bị vi phạm cũng không thể áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và khụng bờn nào đƣợc quyền đòi bên kia bồi thƣờng thiệt hại , bởi vì Điều 296 không cho phép các bên đƣợc quyền từ chối thực hiện hợp đồng. 2.1.3. Nội dung của chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng Nội dung của chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm buộc bên vi phạm thực hiện đúng các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc dựng cỏc biện pháp khác để hợp đồng đƣợc thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí tổn thất phát sinh. Khi bên vi phạm giao hàng thiếu, cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao đủ hàng, cung ứng dịch vụ đúng theo thoả thuận trong hợp đồng. Nếu bên vi phạm giao hàng kém chất lƣợng, cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Trƣờng hợp bên vi phạm không thực hiện yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của ngƣời khác theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải bù chênh lệch giá. Bên bị vi phạm cũng có thể tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ và yõu cầu bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý. Bên có quyền lợi bị vi phạm trong quan hệ hợp đồng không chỉ là bên mua hàng mà còn có thể là bên bán hàng, khi giao hàng hoá, dịch vụ đúng cam kết trong hợp đồng nhƣng không đựợc tiếp nhận. Bên vi phạm là bên mua thì bên bán
  • 39. có quyền yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua đƣợc quy định tại hợp đồng hoặc theo quy định của Luật Thƣơng mại. Đây là một bổ sung và là một điểm mới quan trọng của Luật Thƣơng mại (2005) so với Luật Thƣơng mại (1997). Để áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên có quyền lợi bị vi phạm có thể gia hạn một thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ. Việc gia hạn này hoàn toàn do bên bị vi phạm quyết định trên cơ sở xem xét lợi ích của việc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Vì vậy, việc gia hạn để tiếp tục thực hiện hợp đồng nằm trong tiến trình áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng và hoàn toàn không phải là sự thoả thuận lại về thời gian thực hiện hợp đồng giữa các bên. Nếu không có thỏa thuận nào khác, trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền yêu cầu áp dụng chế tài phạt vi phạm, bồi thƣờng thiệt hại nhƣng không đƣợc áp dụng chế tài khác (đình chỉ thực hiện hợp đồng, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, huỷ hợp đồng). Khi bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định, bên bị vi phạm đƣợc áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Theo quy định của pháp luật, bên bị vi phạm quyết định áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trƣớc khi sử dụng các chế tài hợp đồng khác. Bên bị vi phạm áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong những trƣờnghợp mà việc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng không ảnh hƣởng đến lợi ích kinh tế của mình. Đối với những loại hàng hoá mang tính chất mùa, vụ, phụ thuộc vào từng thời điểm trong năm (bánh trung thu, nƣớc giải khát, chăn đệm...) thì bên bị vi phạm không thể lựa chọn áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng nếu thời cơ tiêu thụ các loại sản phẩm trờn đó hết. So với các hình thức trách nhiệm khác, buộc thực hiện đúng hợp đồng là một biện pháp chế tài mang tính mềm dẻo, thiện
  • 40. chí và hiệu quả của nó có khả năng hạn chế thiệt hại. 2.2. Chế tài phạt vi phạm: a/ Chê tai phat vi pham đa đƣơ c quy đinh trong cac văn ban phap luât nhƣ Luât Thƣơngmai 1997, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989, Bô luât Dân sƣ 2005… Và với sự ra đời của chế tài phạt vi phạm đƣợc quy định trong Luật Thƣơngmại 2005 thì phạt vi phạm thực sƣtrơ thanh môt chê đinh quan trong đê bao vê cac bên trong quan hê thƣơng mai. Hiện nay, chê đinh nay ngay cang đƣơc cac bên sƣdung nhiêu hơn nhƣ môt biên phap hƣu hiêu đê bao vê quyên lơi cua minh trong cac quan hê hơp đông hơp tac kinh tê. Luât Thƣơngmai 2005 quy đinh tại điều 300 nhƣ sau: “Phạtvi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận”. Theo quy đinh trên thi chu thê có quyền đòi phạt vi phạm là bên bị vi phạm , chủ thể có nghĩa vụ là bên vi phạm , khách thể trong quan hê nay ma cac bên hƣơng đên la môt khoan tiên phat vi pham. Phạt vi phạm chỉ có thể xảy ra trong trƣờng hợp các bên đa co thoa thuân cu thê trong hơp đông. Điêu nay co nghia phat vi pham la sƣthoa thuân giƣa cac bên nên môt bên không thê yêu câu bên kia phai chiu phat vi pham nêu cac bên không có thỏa thuận trong hợp đồng về vấn đề này. Tuy nhiên trên thƣc tê, vân co nhƣng trƣơng hơp môt bên đoi đƣơc phat vi pham măc du cac bên không hê co quy đinh gì về vấn đề này , đơn gian chi vi nghi răng minh co quyên đƣơc phap luât bao vê trong trƣơng hơp quyên va lơi ich cua minh đa không đƣơc bên kia tuân thu theo hơp đông. Do không am hiêu vê phap luât ma cac bên đa không phân biêt đƣơc cac biên phap chê tai theo quy đinh cua phap luât va không bao vê đƣơc quyên lơi chính đang cua minh môt cach chinh xac va triêt đê nhât. Vì vậy, để chế định phạt vi phạm có thể phát huy hết khả năng trong việc
  • 41. bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong hợp đồng thì khi soạn thảo các thỏa thuận trong hơp đông, các bên cần có quy định về các trƣờng hợp phạt vi phạm cũng nhƣ điều kiên đê tiên hanh phat vi pham môt cach chi tiêt va cu thê nhât . Đê khi co vi pham xảy ra, các bên không phải lúng túng trong việc xác định tính đúng sai cua sƣviêc, cũng nhƣ xảy ra các tranh chấp không đáng có trong quan hệ hợp tác , dân đên nhƣng hâu qua không mong muôn trong quan hê lam ăn hiên tai cung nhƣ trong tƣơnglai. Trong thƣc tê đã có nhƣng sƣviêc đang tiêc dân đên tranh châp không đang co giƣa cac bên do sƣkhông am hiêu vê phap luât thƣơngmai noi chung cũng nhƣ chế tài phạt vi phạm nói riêng. Theo quy đinh c ủa Luât Thƣơngmai 2005 thì việc thoả thuận về phạt vi phạm chỉ xảy ra nêu trong hơp đông co thoa thuân. Điêu nay co thê hiêu la phai co thỏa thuận từ trƣớc trong hợp đồng. Nhƣng quy đinh nhƣ trên cua phap luât la chƣa thỏa đáng. Bơi le, hơp đông la sƣthoa thuân cua cac bên , nêu nhƣ cac bên chƣa quy đinh vê phat vi pham trong hơp đông thi ho vân co quyên quy đinh m ột điêu khoản ngoài hợp đồng, đôc lâp vơi hơp đông va co thê giao kêt sau khi hơp đông đƣơc ky kêt thi vân co hiêu lƣc thi hanh binh thƣ ờng nhƣ đã đƣợc quy định trong hơp đông tƣ trƣơc. Quy đinh trên cua phap luât đa lam han chê quyên tƣthoa thuân của các bên trong các quan hệ hợp tác. b/Mức phạt vi phạm: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”(điều 301 luật thƣơng mại 2005). Theo quy đinh hiên hanh cua phap luât Viêt Nam , có hai văn bản pháp luật có giá trị điều chỉnh quan hệ về ch ế tài phat vi pham la Bô luât Dân sƣ 2005 và Luât Thƣơngmai 2005. Theo quy đinh c ủa Bô luât Dân sƣ 2005 vê mƣc phat vi phạm đƣợc áp dụng cho các quan hệ dân sự thì mức phạt vi phạm do các bên tự
  • 42. thỏa thuận (khoản 2 điều 422 bộ luật dân sự 2005). Điêu nay co thê đƣơc hiêu la cac bên co quyên tƣ y lƣa chon mƣc phat vi pham ma không hê bi không chê bơi quy đinh cua phap luât. Quy đinh nay xuât phat tƣ nguyên tăc tƣ do thoa thuân theo quy đinh cua luât dân sƣ . Tuy nhiên, đo chi la nhƣng quan hê mang tinh chât dân sƣ theo nghia hep . Còn đốivới những quan hệ dân sự theo nghĩa rộng , mà cụ thể là các quan hệ đƣợc Luật Thƣơngmại 2005 điêu chinh thi mƣc phat vi pham bi han chê ơ mƣc 8%. Những quan hệ đƣợc Luật thƣơng mại điều chỉnh, đó là “hoạtđộng thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” (khoản 1 điều 3 luật thương mại 2005). Nhƣng quan hê nay khi có tranh chấp xảy ra và có điều khoản về phạt vi phạm thì se ap dung m ức phat vi phạm tối đa là 8%. Một vấn đề đặt ra, nếu trong hợp đồng hai bên thỏa thuận mức phạt vƣợt quá 8% giá trị hợp đồng, ví dụ: hai bên thỏa thuận, mức phạt 30%, 200%… thì sẽ xử lý nhƣ thế nào? Liên quan đến vấn đề này, có hai quan điểm nhƣ sau: Quan điểm thứ nhất cho rằng, việc thỏa thuận này là vô hiệu, vì vậy khi giải quyết tranh chấp về yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng, không chấp nhận yêu cầu này bởi vì xem nhƣ hai bên không có thỏa thuận. Quan điểm thứ hai cho rằng, việc thỏa thuận vƣợt quá 8% chỉ vô hiệu một phần đối với mức phạt vƣợt quá 8% còn điều khoản phạt vi phạm hợp đồng hoàn toàn có hiệu lực, trong trƣờng hợp này có thể áp dụng mức tối đa 8% yêu cầu của bên bị vi phạm, phần vƣợt quá không đƣợc chấp nhận. Từ thực tiễn xét xử các vụ tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại, các Tòa án thƣờng chấp nhận quan điểm thứ hai, nghĩa là nếu hai bên thỏa thuận vƣợt quá 8% thì sẽ áp dụng mức phạt từ 8% trở xuống để giải quyết yêu cầu bồi thƣờng cho bên bị vi phạm. Chúng tôi cho rằng, điều này hoàn toàn hợp lý, bởi vì, bản chất hợp đồng là ý chí của các bên, trong trƣờng hợp này các bên hoàn toàn chấp nhận sẽ chịu phạt
  • 43. nếu vi phạm hợp đồng, còn việc thỏa thuận mức phạt vƣợt quá giá trị hợp đồng là do hai bên chƣa hiểu biết đầy đủ quy định của Luật Thƣơng mại 2005 chứ không có nghĩa là không có điều khoản về phạt vi phạm. Bản chất của chế đ ịnh “phạt vi phạm” : Phạt vi phạm cho đến nay vẫn có nhiêu quan điêm khac nhau , có ngƣời cho rằng phạt vi phạm là một biện pháp để bảo đảm thực hiện hợp đồng hay để nhằm khắc phục những thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra. Hoặc, phạt vi phạm là biện pháp nhằm “kh ống chế” đê cho cac bên không dam vi pham hơp đông, thậm chí là một biện pháp nhằm “trừng phạt” bên vi phạm hợp đồng. Nhƣng theo chúng tôi, chê tài phat vi pham đƣơc hiêu la môt biên pháp ngăn ngƣa hành vi vi pham . Bơi le, nêu cho răng phat vi pham la môt biên pháp để khắc phục hậu quả và bù đắp thiệt hại cho ngƣờibị vi phạm thì đã có chế tài bồi thƣờng thiệt hại . Nêu đƣơc hiêu la môt biên phap bao đam thì đã có biện pháp Đặt cọc . Và nếu hiểu chế tài phạt vi phạm là một biện pháp ngăn ngừa vi phạm trong hợp đồng thì pháp luật phải để cho các bên tự thỏa thuận , sao cho mƣc phạt vi phạm có thể phát huy đƣợc đầy đủ ý nghĩa của mình. Tuy nhiên, nêu nhƣ cƣđê cho cac bên tƣdo thoa thuân nhƣ quy đinh cua phap luât dân sƣthi cac bên có thể thỏa thuận một mức phạt “trên trời dƣới đất” , rât kho đê cac bên co thê thƣc hiên nghia vu khi vi pham xay ra va se dân đên viêc chê đinh nay se không phat huy đƣơc hiêu qua trên thƣc tê . Mặt khác, mƣc han chê nay cung cân đƣơc nơi rông ra đê cho cac bên co thê tƣdo thoa thuân phu hơp vơi tinh hinh thƣc tê h iên nay. Cũng theo quy định này thì mức phạt vi phạm là 8% trên gia tri phần nghia vụ hợp đồng bi vi pham. Có thể hiểu quy định này là mức phạt thực tế mà các bên có thể đƣara là 8% nhƣngphai la trên phân nghia vu bi v i pham. Vì vậy, phải xác đinh đƣơc phân nghia vu bi vi pham la bao nhiêu đê co thê tinh toan ra sô tiên phat vi pham th ực tê. Việc hiểu và chứng minh thế nào là “giá trị phần nghĩa vụ hợp
  • 44. đồng bị vi phạm” hoàn toàn không đơn giản. Chƣa kể việc đánh giá, kết luận trong trƣờng hợp phải đƣa ra Tòa án giải quyết thi hoàn toàn ph ụ thuôc vao nhân thƣc chủ quan của Thẩm phán hoặc Hôi đông xet xƣ. Chẳng hạn nhƣ trƣờng hợp sau đây: Công ty Hƣng Thinh ky hơp đông ban 3.000 tân khoai lang vu he năm 2009 cho công ty TNHH chê biên nông san Van An. Theo hơp đông, Hƣng Thinh se giao khoai cho Van An thanh ba đơtvao cac ngày 15/04/2009, 01/05/2009 và 14/05/2009, môi đơt 1.000 tân. Hƣng Thinh đa thƣc hiên nghia vu trên vao đơt 1 và đợt 2 theo nhƣ hơp đông. Tuy nhiên, đến lần giao hang thƣ 3 thì Hƣng Thịnh đã không thực hiện hợp đồng . Nêu theo quy đinh tại Điều 301 thì Vạn An chỉ có thể phạt vi phạm Hƣng Thịnh trên phần hợp đồng bị vi pham la 1.000 tân chƣ không phai la 3.000 tân la ca hơp đông. Đối với những hợp đồng mà phần vi phạm có thể đƣợc tính cụ thể nhƣ ví dụ trên thi quy đinh nay không kho khăn cho viêc thƣc thi . Nhƣng trên thƣc tê vê quan hê hơp đông hơp tac thi không phai hơp đông nao cung co thê tinh toan ro ràng phần hợp đồng bị vi phạm . Nêu nhƣ đo la môt hơp đông dich vu hay môt công viêc phai thƣc hiên nhƣ v ụ việc sau đây thì việc xác định sẽ khó khăn hơn nhiều: Công ty cô phân Thanh Công ky hơp đông vơi công ty TNHH Quang cao Sông Xanh đê thƣc hiên môt chƣơng trinh quang cao cho dong san phâm mơi cua Thành Công với tổng giá trị hợp đồng là 01 tỷ VNĐ trong thời hạn 01 năm. Tuy nhiên, khi đang thƣc hiên hơp đông , Sông Xanh đa tƣ y không thƣc hiên tiêp . Trong hơp đông giƣa Thanh Công va Sông Xanh co điêu khoan phat vi pham la 8% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm . Nhƣng đê co thê xac đinh gia trị nghĩa vụ bị vi phạm trong trƣờng hợp này thì không hề dễ dàng. Đê không bi vƣơng măc trong các quy đinh trên cua phap luât , không it cac trƣơng hơp , các bên đã ký kết hợp đồng với điều khoản phạt vi phạm nhƣ sau : “Nếu bên nào vi phạm hợp đồng thì ngoài việc phải bồi thƣờng thiệt hại theo qui
  • 45. định còn phải trả cho bên kia một số tiền gọi là tiền phạt vi phạm hợp đồng tƣơng đƣơng 8% giá trị hợp đồng”. Vây khi co tranh châp xay ra thi Toa an co châp nhân thỏa thuân phat vi pham nay hay không ? Vì mặc dù đây là thỏa thuận tự nguyện của các bên, nhƣng no lai trai quy đinh cua phap luât . Vây liêu phap luât co nên quy đinh môt mƣc phat vi pham trên tông gia tri hơp đông nhƣ trên đ ể đơn giản hóa vấn đề không? Điều quan trọng là các bên phải có sự thỏa thuận, dự kiến trƣớc về mức phạt trong hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, các nƣớc lại có quy định khác nhau về mối quan hệ giữa thiệt hại và số tiền phạt. Luật Anh Mỹ cho rằng, trong trƣờng hợp trái chủ không có thiệt hại thực tế thì mức phạt do hai bên hoàn toàn quyết định. Nếu trái chủ có thiệt hại thực tế thì tiền phạt phải thấp hơn thiệt hại thực tế. (Đây là quy phạm bắt buộc, nếu cao hơn thì chế tài này không có giá trị.) Luật Pháp thì quy định rằng, trong trƣờng hợp trái chủ không có thiệt hại thực tế thì mức phạt do hai bên thỏa thuận. Còn khi có thiệt hại thực tế, theo nguyên tắc, tiền phạt phải thấp hơn thiệt hại thực tế. Nhƣng trên thực tế, các cơ quan tƣ pháp vẫn thừa nhận trƣờng hợp mà tiền phạt cao hơn thiệt hại thực tế (quy phạm tùy nghi). Riêng luật Đức lại cho rằng, đã phạt là trừng phạt, do đó, khi trái chủ có thiệt hại thực tế thì tiền phạt luôn cao hơn thiệt hại thực tế. Các nƣớc XHCN, trong đó có Việt Nam thì thừa nhận tiền phạt là tiền bồi thƣờng tính trƣớc. Nếu trái chủ có thiệt hại thực tế cao hơn so với tiền phạt đã thỏa thuận thì cho phép trái chủ đƣợc quyền lựa chọn hoặc là đòi tiền phạt, hoặc là đòi tiền bồi thƣờng thiệt hại. Sau đây là một dẫn chứng cụ thể về việc áp dụng chế tài phạt trong giải quyết tranh chấp hợp đồng ở Việt Nam trong thời gian vừa qua: Ngày 22/12/1994, Công ty Singapore IRP đã ký hợp đồng mua 36 tấn cà phê của công ty xuất nhập khẩu biên giới Thanh Hóa (Protimex) theo đơn giá2170