SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ÂU THỊ DIỆU LINH
CÁC BIỆN PHÁP PHÁP LÝ HẠN CHẾ
TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI -2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ÂU THỊ DIỆU LINH
CÁC BIỆN PHÁP PHÁP LÝ HẠN CHẾ
TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số : 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG
HÀ NỘI -2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
ÂU THỊ DIỆU LINH
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP PHÁP LÝ HẠN CHẾ
TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT
ĐIỀU CHỈNH VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ.............................6
1.1. Lý luận chung về biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ 6
1.1.1. Khái quát về bảo hiểm nhân thọ...........................................................6
1.1.2. Một số vấn đề về trục lợi bảo hiểm nhân thọ.....................................12
1.1.3. Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ .....................18
1.2. Khái quát pháp luật điều chỉnh về trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt
Nam hiện nay..............................................................................................................22
1.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật về trục lợi bảo hiểmnhân thọ.22
1.2.2. Nguyên tắc của pháp luật điều chỉnh về trục lợi bảo hiểm nhân thọ 26
1.2.3. Một số nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh về bảo hiểm nhân
thọ nhằm hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ..............................................28
1.3. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở một
số nƣớc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam..............................................34
Kết luận chƣơng 1......................................................................................................38
CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÁP LÝ HẠN
CHẾ TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ..39
2.1. Thực trạng trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay ...................39
2.1.1. Trục lợi bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm...............................39
2.1.2. Trục lợi bảo hiểm của đại lý bảo hiểm...............................................43
2.2. Những tồn tại, hạn chế trong quá trình áp dụng các biện pháp pháp lý
hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay .................................47
2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quá trình áp dụng các
biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay53
2.3.1. Nguyên nhân từ phía pháp luật điều chỉnh về trục lợi bảo hiểm nhân thọ.54
2.3.2. Nguyên nhân từ khả năng nhận thức và áp dụng pháp luật của doanh
nghiệp bảo hiểm và cơ quan xét xử..............................................................62
2.3.3. Nguyên nhân từ phía ý thức xã hội và nhận thức của người dân......65
2.3.4. Nguyên nhân từ phía các cơ quan hữu quan......................................66
Kết luận chƣơng 2......................................................................................................67
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÁC BIỆN PHÁP PHÁP LÝ HẠN CHẾ TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN
THỌ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.....................................................................68
3.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm hạn chế hành vi trục lợi bảo
hiểm nhân thọ .............................................................................................................68
3.1.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin........68
3.1.2. Hoàn thiện quy định về thời hạn trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường71
3.1.3. Hoàn thiện các chế tài xử lý hành vi trục lợi bảo hiểm.....................71
3.1.4. Hoàn thiện quy định về giám sát hoạt động bảo hiểm nhân thọ nhằm
hạn chế trục lợi bảo hiểm..............................................................................75
3.2. Tăng cƣờng tuyên truyền phổ biến pháp luật kinh doanh bảo hiểm nhân
thọ nhằm hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ .....................................................78
3.3. Tăng cƣờng năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ tham gia xử lý, giải
quyết các hành vi trục lợi bảo hiểm nhân thọ......................................................79
3.3.1. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm và đại lý bảo hiểm..........................79
3.3.2. Đối với Cục quản lý, giám sát bảo hiểm............................................81
3.3.1. Đối với ngành Toà án .........................................................................82
Kết luận chƣơng 3......................................................................................................83
KẾT LUẬN CHUNG........................................................................................84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................86
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHNT
DNBH
ĐLBH
HHBH
HĐBH
KDBH
STBH
TLBH
Bảo hiểm nhân thọ
Doanh nghiệp bảo hiểm
Đại lý bảo hiểm
Hiệp hội bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm
Kinh doanh bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm
Trục lợi bảo hiểm
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc sống luôn tồn tại những rủi ro, biến cố mà không ai có thể lường
trước được như tai nạn, bệnh tật... Và khi những biến cố kể trên xảy ra đối với
một người thì nó thường kéo theo những mất mát, thiệt hại về tính mạng, sức
khỏe đối với bản thân họ. Điều này dẫn đến hệ quả là người đó hoặc gia đình
của họ sẽ phải đối mặt với những khó khăn nhất định về tài chính. Đây là lý
do mà vì sao loại hình BHNT được đặt ra. Trong loại hình bảo hiểm này,
DNBH cam kết một sự bảo vệ về mặt tài chính đối với những người tham gia
bảo hiểm và gia đình họ trước những rủi ro, mất mát xảy ra trong cuộc sống.
Ở Việt Nam, BHNT xuất hiện muộn cùng với sự ra đời của Tổng công
ty Bảo Việt nhân thọ năm 1996, Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của sự phát
triển, là một thị trường năng động mới nổi ở Đông Nam Á, có cơ cấu dân số
lý tưởng ngày một gia tăng với khoảng 90 triệu người trong năm 2015, và
quan trọng hơn, ngày càng có nhiều người thoát ra khỏi nghèo đói, tầng lớp
trung lưu gia tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế những điều này cho
thấy tiềm năng phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và phân
khúc BHNT nói riêng còn rất lớn, được các chuyên gia kinh tế thế giới đánh
giá là mảnh đất màu mỡ cho bảo hiểm phát triển trong tương lai.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình phát triển thị
trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và BHNT nói riêng đang phải đối mặt
với nhiều thách thức, trong đó có những thách thức từ các hành vi TLBH với
những thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, gây thất thoát lớn về tài
chính cho cả Nhà nước và các DNBH, gián tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi bảo
hiểm của người tham gia bảo hiểm chân chính. Các hành vi TLBH diễn ra ở
2
mọi đối tượng tham gia bảo hiểm, không chỉ có ở bên được bảo hiểm mà còn
có ở bên bảo hiểm hay cao hơn nữa là sự câu kết giữa các bên để trục lợi, theo
thống kê cho thấy có 90% các vụ trục lợi có “chân trong”[20], hay nói cách
khác là sự tiếp tay của các cán bộ, công nhân viên trong ngành và ĐLBH.
Những hành vi này đã gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ đến sự phát triển
của thị trường bảo hiểm mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của cả nền kinh tế.
Theo Cục quản lý, giám sát hảo hiểm, trong giai đoạn 2007 - 2013, thị trường
BHNT có khoảng 52.860 vụ trục lợi với số tiền bị trục lợi ước tính 530 tỷ
đồng. Trung bình mỗi năm có khoảng 9.000 vụ TLBH được phát hiện[20].
Như vậy, có thể thấy rằng tình trạng TLBH đặc biệt là BHNT ở Việt Nam đã
bắt đầu có dấu hiệu gia tăng rất cần thiết phải được kiểm soát và ngăn chặn.
Chính vì lẽ đó, tác giả đã quyết định chọn đề tài luận văn thạc sĩ: “Các
biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về Pháp luật kinh doanh BHNT nói chung, các biện pháp
pháp lý hạn chế trục lợi BHNT nói riêng là một vấn đề còn khá mới mẻ về
mặt lý luận cũng như thực tiễn. Vì vậy, các công trình nghiên cứu chuyên sâu
về lĩnh vực này gần như chưa có nhiều.
Về vấn đề Pháp luật kinh doanh BHNT, có thể thấy việc giảng dạy về
BHNT ở các trường đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính và luật ở Việt
Nam mới chỉ ở bước đầu bằng việc cung cấp những kiến thức cơ bản. Năm
2001, Nhà xuất bản Thống kê cho tái bản lần thứ nhất cuốn “Một số điều cần
biết về pháp lý trong KDBH” của GS.TSKH. Trương Mộc Lâm và Lưu
Nguyên Khánh. Trong lần tái bản này, cuốn sách đã bước đầu đề cập những
nguyên tắc pháp lý trong kinh doanh BHNT và đây có thể coi là cuốn sách
đầu tiên của Việt Nam về vấn đề này. Ngoài ra, còn có một số công trình
3
nghiên cứu liên quan như: Nguyễn Anh Tố “Một số vấn đề pháp lý về
HĐBH”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, 2001; Thái Văn Cách “Thực trạng pháp
luật về KDBH, phương hướng hoàn thiện”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, 2001;
Vương Việt Đức “HĐBH tài sản”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, 2003; Phí Thị
Quỳnh Nga “Pháp luật về giao dịch BHNT ở Việt Nam”, 2006; Trịnh Thị
Bích Thủy “BHNT theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật kinh tế,
2014… Bên cạnh đó, một loạt bài viết của tác giả Trần Vũ Hải và đặc biệt là
Luận án tiến sĩ của NCS Trần Vũ Hải “Pháp luật về kinh doanh BHNT ở Việt
Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường
ĐH Luật Hà Nội, 2013. Đây là công trình chuyên khảo xây dựng hệ thống lý
luận về pháp luật kinh doanh BHNT cũng như đánh giá tương đối toàn diện
thực trạng pháp luật hiện hành điều chỉnh lĩnh vực này, đóng góp những căn
cứ khoa học cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về kinh doanh BHNT ở
Việt Nam. Đồng thời đóng góp vào hệ thống kiến thức pháp lý để các cơ
quan quản lý nhà nước, DNBH và người tham gia bảo hiểm áp dụng các quy
định của pháp luật một cách hiệu quả.
Như vậy, nhìn một cách tổng quát, khoa học pháp lý nước ta hiện nay,
việc nghiên cứu chuyên sâu về bảo hiểm nói chung và BHNT nói riêng đã bắt
đầu được chú trọng. Tuy nhiên, đề cập tới vấn đề TLBH và hạn chế TLBH,
có thể kể đến tài liệu kỷ yếu hội thảo của Cục quản lý, giám sát bảo hiểm và
HHBH Việt Nam trong những năm gần đây và bài viết của PGS,TS Doãn
Hồng Nhung “Một số ý kiến hoàn thiện pháp luật về phòng ngừa, ngăn chặn
TLBH trong KDBH ở Việt Nam”... Điều đó cho thấy, những công trình
nghiên cứu về vấn đề này vẫn còn hạn chế.
Chính vì vậy, với mong muốn tìm hiểu cụ thể về các biện pháp pháp lý
hạn chế trục lợi BHNT và thực tiễn áp dụng các biện pháp pháp lý hạn chế trục
4
lợi BHNT ở Việt Nam hiện nay từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT, tác giả đã lựa chọn đề tài:
“Các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT ở Việt Nam hiện nay”.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của Luận văn
3.1.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT ở
Việt Nam hiện nay, luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả các biện pháp lý hạn chế trục lợi BHNT.
3.2. Nhiệm vụ của Luận văn
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ:
- Phân tích để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về biện pháp
pháp lý hạn chế trục lợi BHNT, pháp luật điều chỉnh về trục lợi BHNT và
kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về TLBH ở một số nước và bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam.
- Tìm hiểu những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân về thực tiễn áp dụng
các biện pháp hạn chế trục lợi BHNT ở Việt Nam hiện nay.
- Từ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân về thực tiễn áp dụng các
biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT luận văn đề xuất một số kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT ở Việt
Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn
Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT ở
Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: lĩnh vực BHNT ở Việt Nam.
5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, người viết sử dụng các phương pháp nghiên
cứu phù hợp với tính chất và yêu cầu của đề tài như phương pháp tổng hợp,
phương pháp phân tích, phương pháp liệt kê, phương pháp so sánh, phương
pháp chứng minh và phương pháp duy vật biện chứng....
6. Điểm mới của Luận văn
Thứ nhất, luận văn đã khái quát một cách hệ thống những vấn đề lý luận
chung về trục lợi BHNT, biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT, khái quát pháp
luật điều chỉnh trục lợi BHNT ở Việt Nam hiện nay, kinh nghiệm điều chỉnh pháp
luật về trục lợi BHNT ở một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Thứ hai, luận văn chỉ ra được thực trạng trục lợi BHNT. Những tồn tại,
hạn chế và nguyên nhân của thực tiễn áp dụng các biện pháp pháp lý hạn chế
trục lợi BHNT ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, trên cơ sở thực tiễn áp dụng các biện pháp hạn chế trục lợi
BHNT, luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các biện
pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT ở Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT và
khái quát pháp luật điều chỉnh về trục lợi BHNT
Chương 2: Thực tiễn áp dụng các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT ở
Việt Nam hiện nay
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp pháp lý
hạn chế trục lợi BHNT ở Việt Nam hiện nay.
6
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP PHÁP LÝ HẠN CHẾ
TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT
ĐIỀU CHỈNH VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ
1.1. Lý luận chung về biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ
1.1.1. Khái quát về bảo hiểm nhân thọ
Năm 1762, Công ty BHNT đầu tiên trên thế giới được thành lập ở nước
Anh, tên là Equitable. Sau đó đến Pháp, là nước thứ hai cho phép BHNT được
hoạt động. Vào năm 1787 công ty BHNT đầu tiên tại Pháp được thành lập
mang tên là Công ty BHNT Hoàng gia, sau đó một thời gian ở các nước Châu
Âu khác cũng dần dần xuất hiện BHNT. Ở Châu Á, công ty BHNT lần đầu
tiên được ra đời ở Nhật Bản, đó là công ty BHNT Meiji đã ra đời và đi vào
hoạt động năm 1868[12].
Theo thời gian, BHNT phát triển và trở thành một ngành dịch vụ tài
chính, với nhiều loại hình bảo hiểm khác nhau mà tiện ích cơ bản của nó là
mang tính tiết kiệm và trợ giúp khi sự kiện bảo hiểm xảy ra đối với người
mua bảo hiểm.
Theo tài liệu của Viện Quản lý BHNT Hoa Kỳ (LOMA) nêu định
nghĩa BHNT như một loại hình bảo hiểm trả tiền khi phát sinh cái chết của
người được bảo hiểm. Trên phương diện pháp lý, BHNT là một thể loại bảo
hiểm, trong đó để nhận được phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm
thông qua một hợp đồng, nhà bảo hiểm cam kết sẽ trả cho một hoặc nhiều
người thụ hưởng bảo hiểm một số tiền nhất định hoặc những khoản trợ cấp
nhất định trong trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong hoặc người được
bảo hiểm sống đến một thời điểm đã được chỉ rõ trong hợp đồng. Trên
7
phương diện kỹ thuật, BHNT là một nghiệp vụ bao hàm những cam kết mà
việc thực hiện những cam kết này phụ thuộc vào tuổi thọ của con người[38].
Có hai loại cam kết chủ yếu trong BHNT, đó là cam kết đóng phí bảo
hiểm của người tham gia bảo hiểm và cam kết trả tiền bảo hiểm hoặc trả trợ
cấp định kỳ của DNBH. Do thời hạn HĐBH trong BHNT kéo dài nhiều năm
nên người tham gia bảo hiểm thường cam kết đóng phí làm nhiều lần. Thông
thường, nếu người tham gia bảo hiểm bị chết trước khi hoàn thành nghĩa vụ
đóng phí cho cả hợp đồng thì cam kết đóng phí những lần còn lại sẽ chấm
dứt, nghĩa là không có ai trong phía bên mua bảo hiểm phải đóng thay họ. Khi
người được bảo hiểm bị chết hoặc còn sống đến một thời điểm nhất định đã
chỉ rõ trong HĐBH, DNBH phải thực hiện cam kết của mình, trả cho một
hoặc nhiều người thụ hưởng một khoản tiền nhất định hoặc những khoản trợ
cấp. Như vậy, có thể nhận thấy BHNT được nhìn nhận dưới nhiều góc độ
khác nhau:
Dưới góc độ kinh tế, theo Ngô Trung Dũng định nghĩa: “BHNT là sự
bảo vệ trường hợp tử vong của một người bằng hình thức trả tiền cho người
thụ hưởng - thường là thành viên của gia đình, doanh nghiệp hoặc tổ chức.
Bằng cách đổi một loạt các khoản phí bảo hiểm hoặc thanh toán phí bảo hiểm
một lần khi người được bảo hiểm chết, STBH (và bất kỳ STBH bổ sung nào
được kèm theo đơn bảo hiểm) trừ đi khoản vay chưa trả theo HĐBH và khoản
lãi cho vay, sẽ được trả cho người thụ hưởng. Những khoản trợ cấp trả khi
còn sống cho người được bảo hiểm dưới hình thức giá trị giải ước hoặc các
khoản trợ cấp thu nhập”[11].
Theo Nguyễn Tiến Hùng định nghĩa: “BHNT là một nghiệp vụ qua đó
để nhận được phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm (kí kết hợp đồng),
người bảo hiểm cam kết sẽ trả cho một hoặc nhiều người thụ hưởng bảo hiểm
8
một số tiền nhất định (trong trường hợp người được bảo hiểm tử vong) hoặc
trả người được bảo hiểm khi họ sống đến một thời điểm đã được ghi rõ trên
hợp đồng”[18].
Theo Nguyễn Thị Hải Đường định nghĩa: “BHNT là những hình thức
bảo hiểm rủi ro liên quan đến sinh mạng, cuộc sống và tuổi thọ của người
được bảo hiểm”[15]. Định nghĩa này tuy rộng và khái quát, nhưng lại gắn
chặt nghiệp vụ BHNT với rủi ro, mà chưa đề cập đến tính tiết kiệm trong các
sản phẩm BHNT.
Dưới góc độ luật học, Luật KDBH định nghĩa: "BHNT là loại nghiệp
vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết"[27]. Định
nghĩa này mặc dù đã khái quát được về sự kiện bảo hiểm là sống hoặc chết
nhưng có nhiều hạn chế như chưa làm rõ được đối tượng bảo hiểm cũng như
sự kiện bảo hiểm thực sự là gì, cũng như định nghĩa BHNT của Nguyễn Thị
Hải Đường chưa nêu được đặc trưng phổ biến của hầu hết các sản phẩm
BHNT là tính tiết kiệm đối với người tham gia bảo hiểm.
Những định nghĩa trên đây tuy được trình bày khác nhau, nhưng đều
thể hiện những đặc trưng nổi bật của BHNT, đó là:
- BHNT là một nghiệp vụ bảo hiểm thương mại, hay nói cách khác là
loại hình kinh doanh thu lợi nhuận (phân biệt với các chế độ bảo hiểm xã hội,
bảo trợ xã hội của Nhà nước).
- BHNT có tính đa mục đích, có thể được sử dụng để áp ứng nhiều
mục đích khác nhau tùy theo nhu cầu của khách hàng. Do vậy, sản phẩm
BHNT thường rất đa dạng (mỗi sản phẩm chỉ đáp ứng được một hoặc một vài
nhu cầu) và hoạt động tiếp thị sản phẩm này phải mang tính năng động và
linh hoạt cao.
9
- BHNT là loại hình bảo hiểm duy nhất cho phép bảo hiểm cho hai sự
kiện trái ngược nhau là sống và chết. Điều này cũng có nghĩa là, trong hầu hết
trường hợp, việc DNBH phải trả tiền với một hợp đồng BHNT là chắc chắn
xảy ra (phân biệt với bảo hiểm phi nhân thọ - là loại hình bảo hiểm chỉ trả tiền
khi có rủi ro xảy ra).
- BHNT là loại hình bảo hiểm dài hạn, do đó điều khoản hợp đồng
phải được trình bày đầy đủ, khoa học dưới dạng văn bản, làm cơ sở cho sự
duy trì quan hệ hợp đồng lâu dài, thậm chí là cả đời người. Mặt khác, các
thông số kỹ thuật của từng sản phẩm, từng hợp đồng phải được tính toán cẩn
thận và công bố rõ ràng tới khách hàng.
- BHNT là loại hình sản phẩm bảo hiểm vô hình. Vì vậy, DNBH phải
đặc biệt quan tâm đến việc giải thích cho khách hàng hiểu rõ về sản phẩm.
Hơn nữa, việc thực hiện đúng và đầy đủ cam kết là đòi hỏi nghiêm ngặt đối
với các DNBH.
Như vậy, hiểu một cách đơn giản nhất, BHNT là loại hình nghiệp vụ
bảo hiểm thương mại, thể hiện ở sự cam kết giữa DNBH và người tham gia
bảo hiểm mà theo đó, DNBH cam kết trả một khoản tiền xác định theo thỏa
thuận khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (người được bảo hiểm sống hoặc chết)
trong một thời gian nhất định cho người tham gia bảo hiểm (hoặc người thụ
hưởng quyền lợi bảo hiểm), với điều kiện người tham gia bảo hiểm đóng phí
bảo hiểm theo thỏa thuận.
 Đặc điểm của bảo hiểm nhân thọ
Thứ nhất, đối tượng của BHNT là con người: không như bảo hiểm sinh
mạng hay bảo hiểm tai nạn con người trong bảo hiểm phi nhân thọ, chỉ rủi ro
chết hay thương tật toàn bộ vĩnh viễn của đối tượng được bảo hiểm mới thuộc
10
phạm vi bảo hiểm của hợp đồng BHNT. Bên cạnh đó, mặc dù đối tượng của
BHNT là con người nhưng BHNT không đảm bảo những chi phí y tế như
trong các loại hình bảo hiểm tai nạn và sinh mạng cá nhân trong bảo hiểm phi
nhân thọ.
Cụ thể hơn đối tượng của BHNT là tuổi thọ của con người: Trong
BHNT, nghĩa vụ khai báo đúng tuổi của người được bảo hiểm là rất quan
trọng. Căn cứ vào độ tuổi của người được bảo hiểm, bên bán bảo hiểm sẽ xác
định người đó có thuộc nhóm tuổi tham gia bảo hiểm hay không cũng như
tính toán mức phí bảo hiểm. Về lý thuyết, mức độ rủi ro sẽ khác nhau nếu
người được bảo hiểm có độ tuổi khác nhau. Ngoài ra, tuổi thọ của con người
còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như sức khoẻ, bệnh tật, nếp sinh
hoạt, gen di truyền…
Thứ hai, BHNT mang tính tiết kiệm: Tính tiết kiệm của BHNT thể hiện
ở việc tham gia BHNT cũng giống như việc gửi tiết kiệm, bên mua bảo hiểm
dùng từng khoản tiền nhỏ để đóng phí bảo hiểm, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra,
người thụ hưởng có thể có được khoản tiền lớn hơn. Việc nộp phí bảo hiểm là
nghĩa vụ theo thoả thuận, đồng thời bên mua bảo hiểm không thể tuỳ tiện lấy
lại các khoản phí đã nộp (khác với việc gửi tiền tại ngân hàng), chính vì vậy
tiết kiệm cho bên mua bảo hiểm những khoản chi tiêu không thật sự cần thiết.
Đây là một trong những hình thức huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư có
hiệu quả; hình thức huy động dần dần, phù hợp với khả năng tích lũy của mọi
đối tượng, từ những người có thu nhập thấp đến những người có thu nhập
cao. Chính hình thức tổ chức đóng phí bảo hiểm tại nhà, có thể theo tháng,
quý, 6 tháng hay một năm, có nhiều mức phí tùy theo sự lựa chọn và khả
năng tài chính của người tham gia bảo hiểm đã tạo nên sự khác biệt, hình
thành ý thức tiết kiệm trong dân cư đã đem lại thành công cho BHNT.
11
Thứ ba, BHNT là loại hình bảo hiểm duy nhất có thể chi trả cho dù có
rủi ro hay không có rủi ro xảy ra: Đây là một trong những điểm khác nhau
cơ bản giữa BHNT và bảo hiểm phi nhân thọ. Mỗi người mua BHNT sẽ định
kì nộp một khoản tiền nhỏ có thể theo từng tháng, từng quý hay từng năm
cho công ty BHNT. Ngược lại, công ty BHNT có trách nhiệm trả một số tiền
lớn, tức STBH cho người được hưởng quyền lợi bảo hiểm theo thoả thuận từ
trước khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. STBH được trả khi người được bảo
hiểm đạt đến độ tuổi nhất định trong hợp đồng. Nhưng nếu không may người
được bảo hiểm bị chết sớm thì công ty BHNT cũng sẽ trả toàn bộ STBH cho
thân nhân và gia đình người đó cho dù họ mới chỉ tiết kiệm được một khoản
tiền rất nhỏ qua việc đóng phí.
Thứ tư, hợp đồng BHNT thường dài hạn và rất đa dạng và phức tạp:
Trên thực tế hiện nay, thời hạn ngắn nhất của hợp đồng BHNT mà các nhà
bảo hiểm cung cấp là 5 năm. Tính dài hạn của hợp đồng BHNT nhằm đảm
bảo quyền lợi cho nhà bảo hiểm trong hoạt động đầu tư đồng thời đáp ứng
được mục đích tiết kiệm của bên mua bảo hiểm. Mặt khác, thời hạn hợp đồng
dài sẽ giúp bên mua bảo hiểm có khả năng nộp phí bảo hiểm. Bên cạnh đó,
nguồn phí bảo hiểm được sử dụng để đầu tư và người tham gia bảo hiểm
được hưởng một phần lãi từ hoạt động đầu tư đó vì BHNT mang tính tiết
kiệm. Trong khi đó, bảo hiểm phi nhân thọ mang tính ngắn hạn, chỉ bồi
thường khi có tai nạn, rủi ro xảy ra nên các DNBH không được phép kinh
doanh đồng thời BHNT và bảo hiểm phi nhân thọ.
Tính đa dạng và phức tạp trong BHNT được thể hiện ở ngay các sản
phẩm của nó. Mỗi sản phẩm BHNT có nhiều loại khác nhau. Mỗi hợp đồng
lại có thời hạn khác nhau, STBH khác nhau, độ tuổi người tham gia cũng
khác nhau. Ngay cả các mối quan hệ trong một bản hợp đồng cũng khá phức
12
tạp. Mỗi một hợp đồng BHNT có thể có 4 bên tham gia: người bảo hiểm,
người được bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm và người thụ hưởng quyền lợi
bảo hiểm. Có thể nói HĐBH phong phú hơn nhưng cũng phức tạp hơn HĐBH
phi nhân thọ rất nhiều.
1.1.2. Một số vấn đề về trục lợi bảo hiểm nhân thọ
Xét về khái niệm, có thể thấy, cụm từ “trục lợi bảo hiểm” trong pháp luật
Việt Nam lần đầu tiên được đề cập đến tại Điều 15 Nghị định 118/2003/NĐ-
CP hướng dẫn về mức xử phạt đối với hành vi “trục lợi trong việc tham gia
bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm, giải quyết khiếu nại bảo
hiểm”[5]. Bên cạnh đó, Điều 4 Mục V Thông tư 31/2004/TT-BTC cũng định
nghĩa rõ hơn về vấn đề “trục lợi bảo hiểm” như sau: Hành vi trục lợi trong
việc tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải quyết
khiếu nại bảo hiểm được hiểu là “hành vi cố ý lừa dối của tổ chức, cá nhân
nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, yêu cầu, giải quyết bồi thường
bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm, giải quyết khiếu nại bảo hiểm”[2].
Tuy nhiên, Nghị định 118/2003/NĐ-CP nêu trên đã hết hiệu lực do đã bị
thay thế hoàn toàn bởi Nghị định số 41/2009/NĐ-CP và sau đó Nghị định
41/2009/NĐ-CP lại tiếp tục bị thay thế bởi Nghị định 98/2013/NĐ-CP. Hệ
quả là, Thông tư 31/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định
118/2003/NĐ-CP, cũng như khái niệm về “trục lợi bảo hiểm” được đưa ra
trong Thông tư đã bị mất giá trị pháp lý. Hiện nay, vấn đề xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực KDBH được điều chỉnh bởi Nghị định số
98/2013/NĐ-CP và Nghị định này hoàn toàn không có một quy định nào đưa
ra định nghĩa rõ ràng về “trục lợi bảo hiểm” hay thậm chí là đề cập đến khái
niệm này. Như vậy, có thể thấy, pháp luật KDBH hiện hành của Việt Nam đã
hoàn toàn bỏ ngỏ trong việc định nghĩa về khái niệm “trục lợi bảo hiểm”.
13
Do thiếu sự nhất quán trong quy định của hệ thống pháp luật hiện hành
nên hiện nay việc hiểu và sử dụng khái niệm “trục lợi bảo hiểm”, đặc biệt là
trong lĩnh vực BHNT còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Trên thế giới,
có hai quan điểm lớn về vấn đề trục lợi bảo hiểm. Có thể tóm lược như sau:
- Quan điểm thứ nhất cho r ằng: trục lợi bảo hiểm là hành vi gian dối
nhằm kiếm lợi bất hợp pháp của các chủ thể t ham gia vào quan hê ̣KDBH. Vì
HĐBH là sự thỏa thuâ ̣n giữa DNBH và bên mua bảo hiểm , như vâ ̣y, chủ thể
thực hiê ̣n hành vi này có thể là bên mua bảo hiểm và DNBH (bao gồm: ĐLBH
- người được ủy quyền của DNBH , nhân viên của DNBH , người điều hành
DNBH). Có thể thấy với quan điểm này thì hành vi TLBH được hiểu giống
như định nghĩa đã được đưa ra tại Thông tư 31/2004/TT-BTC.
Quan điểm này cũng tương thích với k hái niê ̣m “gian lâ ̣n bảo hiểm”
(Insurance Fraud) của các hiê ̣p hội nghề nghiê ̣p bảo hiểm trên thế giới . Theo
LOMA (Life Office Management Association, Inc. – Mỹ), từ “Fraud” trong
giao dịch bảo hiểm thương mại được hiểu là “cố ý không nói sự th ật hoặc che
giấu thông tin của bên mua bảo hiểm để được bồi thường bảo hiểm hoă ̣c trả
khoản tiền bảo hiểm mà lẽ ra không được nhâ ̣n” hoă ̣c “không nói sự thâ ̣t
hoă ̣c cung cấp sai thông tin của người quản trị DNBH , nhân viên bảo hiểm ,
ĐLBH, môi giới bảo hiểm nhằm thu lợi tài chính”[38].
- Quan điểm thứ hai lại cho rằng: “Trục lợi bảo hiểm” chỉ được hiểu là
hành vi trục lợi tiền bồi thường bảo hiểm hoă ̣c tiền bảo hiểm trả từ phía bên
mua bảo hiểm tức là hành vi gian lâ ̣n bảo hiểm từ phía khách hàng bảo hiểm.
Những người ủng hộ quan điểm này xem “trục lợi bảo hiểm” như là một
trong những biểu hiện của hoạt động “gian lận bảo hiểm”. Theo đó, “gian lận
bảo hiểm” bao gồm hành vi “trục lợi bảo hiểm” từ phía khách hàng, gian lận
từ phía đại lý, nhân viên bảo hiểm và gian lận từ phía DNBH[42]. Đây là cách
14
hiểu không được sử dụng phổ biến bởi các chuyên gia pháp luật. Tuy nhiên,
các DNBH Việt Nam mà tổ chức đại diê ̣n là HHBH Việt Nam ủng hộ quan
điểm này, bởi quan tâm hàng đầu của DNBH là chống đỡ hành vi trục lợi của
khách hàng nhằm đảm bảo hoạt động KDBH có hiê ̣u quả.
Như vâ ̣y, sự khác biê ̣t của hai quan điểm trên ở chỗ chủ thể của hành vi
TLBH, nếu quan điểm thứ hai chỉ coi đó là hành vi của khách hàng – bên mua
bảo hiểm thì quan điể m thứ nhất cho rằng hành vi TLBH có thể gây ra của cả
hai bên chủ thể của HĐBH.
Từ những phân tích trên về các quan điểm khác nhau v ề khái niệm
TLBH, theo quan điểm của tác giả, khái niê ̣m trục lợi BHNT có thể định nghĩa
như sau: Trục lợi BHNT là hành vi gian dối được tiến hành bởi các chủ thể
tham gia vào quan hệ BHNT : những cá nhân bên mua bảo hiểm , những cá
nhân thuộc DNBH hoă ̣c đại diê ̣n DNBH trong quá trình giao kết , thực hiê ̣n
hợp đồng BHNT có mục đích thu được những khoản lợi bất chính.
Viê ̣c đưa ra định nghĩa và thống nhất quan điểm về TLBH nói chung
và trục lợi BHNT nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng cho viê ̣c thực hiện mục
đích nghiên cứu của đề tài.
 Dấu hiệu trục lợi BHNT
Từ những tìm hiểu về khái niệm, có thể thấy TLBH là một vi phạm
pháp luật, do đó trục lợi BHNT nói riêng và TLBH nói chung có một số dấu
hiệu sau:
Thứ nhất, TLBH là hành vi trái pháp luật , quan hê ̣giữa DNBH và bên
mua bảo hiểm được xem là một quan hê ̣hợp đồng , cho nên, trước hết, nó phải
được thực hiê ̣n dựa trên những nguyên tắc của một quan hê ̣pháp luâ ̣t dân sự
thông thường, cụ thể đó là nguyên tắc “thiê ̣n chí , trung thực” trong quá trình
15
giao kết, thực hiê ̣n hợp đồng . Mă ̣t khá c, bảo hiểm là hoạt động được thực
hiê ̣n dựa trên niềm tin lẫn nhau của các chủ thể , ở đó, bên mua nhâ ̣n lời cam
kết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiê ̣n bảo hiểm , còn DNBH
chấp nhâ ̣n đảm bảo rủi ro chủ yếu thông qua viê ̣c khai báo rủi ro của khách
hàng. Vì vậy, bất kỳ một hành vi cố ý gian dối , không trung thực nào nhằm
gây bất lợi cho bên còn lại trong quan hê ̣đều được xem là phi pháp.
TLBH ở những mức độ khác nhau đều nguy hiểm và gây hại cho xã hội.
TLBH đã hoặc có nguy cơ gây ra những thiệt hại về vật chất cho DNBH, ảnh
hưởng đến lòng tin của những người tham gia bảo hiểm chân chính và gây ra
những thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Mức độ nguy hiểm của hành vi TLBH
được xác định phụ thuộc vào tính chất và mức độ thiệt hại thực tế hoặc nguy
cơ gây thiệt hại cho DNBH, cho xã hội mà hành vi TLBH đó gây ra. Trong
trường hợp đã gây ra những thiệt hại, thì sự thiệt hại đó là hậu quả tất yếu của
hành vi TLBH.
Thứ hai, có hành vi cố ý lừ a dối : chủ thể cố ý che giấu thông tin hoă ̣c
cung cấp thông tin không trung thực nhằm làm cho đối tác hiểu sai thực chất
của vấn đề . Hành vi được thực hiện vì động cơ vụ lợi, nhằm mục đích thu lợi
bất chính.
TLBH có mục đích thu lợi bất chính: người có hành vi gian lâ ̣n là nhằm
mục đích trục lợi cá nhân như: khách hàng TLBH để hưởng quyền lợi tài chính
mà lẽ ra không được hưởng, hưởng quyền lợi tài chính cao hơn mức lẽ ra được
hưởng. Khoản lợi bất chính đó chính là khoản bồi thường hay tiền bảo hiểm trả
– số tiền mà lẽ ra họ không được hưởng hoă ̣c ở mức cao mức mà lẽ ra họ được
hưởng. Ngược lại, một hành vi gian lâ ̣n của đại lý hay nhân viên kinh doanh ,
giám định viên, người quản trị DNBH có thể làm tăng thu nhâ ̣p từ hoa hồng ,
lương thưởng do giao dịch gian lâ ̣n mang lại hoă ̣c chiếm đoạt tiền của DNBH.
16
Thứ ba, về chủ thể thực hiện TLBH: phía DNBH, người có hành vi gian
dối có thể là : Đại lý , nhân viên, người quản trị điều hành DNBH . Về phía
khách hàng bảo hiểm: Bên mua bảo hiểm có thể có nhiều tư cách gắn với
nhiều cá nhân khác nhau : Tư cách người mua bảo hiểm (người giao kết hợp
đồng); tư cách người được bảo hiểm (người có tuổi thọ , tính mạng, thân thể,
sức khỏe được đảm bảo bởi hợp đồng bảo hiểm ); tư cách người thụ hưởng
(người được nhâ ̣n hưởng tiền bồi thường , tiền bảo hiểm trả ). Hành vi trục lợi
có thể xuất phát từ chủ thể là cá n hân có 1 trong 3 tư cách nói trên. Thông tin
bị gian dối còn có thể là mối quan hê ̣giữa các cá nhân đó như : Mối quan hê ̣
đảm bảo “có quyền lợi có thể bảo hiểm” của “người mua bảo hiểm” (Điều 3,
khoản 9, Luâ ̣t KDBH) hay mối quan hê ̣nhân thân để gi ao kết hợp đồng bảo
hiểm (Điều 31, Luâ ̣t KDBH).
Thứ tư, TLBH xâm hại đến quan hệ hợp đồng giữa DNBH và bên mua
bảo hiểm, cụ thể TLBH xâm phạm quyền lợi chính đáng của DNBH : Cho dù
chủ thể của hành vi TLBH không phải là khách hàng bảo hiểm mà là ngườ i
của phía DNBH như người quản trị, nhân viên hay người được ủy quyền đại
diê ̣n thì DNBH cũng là người phải gánh chịu chi phí tăng lên hoă ̣c tổn hại uy
tín, hình ảnh, thương hiê ̣u. Xa hơn nữa, tình trạng trục lợi nếu phổ biến sẽ làm
xấu đi môi trường của ngành bảo hiểm thương mại, làm ngăn cản sự phát triển
lành mạnh của thị trường bảo hiểm.
Ngoài ra, hành vi trục lợi BHNT nói riêng cũng mang một số đặc trưng
riêng biệt so với các hành vi TLBH thông thường.
Một là hành vi TLBH có thể được tiến hành bởi sự giúp sức của các
chủ thể khác không liên quan đến quan hệ bảo hiểm. Đó có thể là những
người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước (trong trường hợp người trục
lợi móc nối với cơ quan hộ tịch tại địa phương để yêu cầu họ ban hành những
17
tài liệu chứng minh rằng người được bảo hiểm đã quan đời), nhân viên y tế
của các trung tâm y tế (trong trường hợp trục lợi cố tình tạo ra những hồ sơ
bệnh án cho thấy người được bảo hiểm bị bệnh và phải điều trị tại trung tâm y
tế mặc dù trên thực tế họ không hề gặp bất cứ vấn đề gì về sức khoẻ) và kể cả
công an, cán bộ xã phường có liên quan…
Hai là do đối tượng của BHNT là tính mạng, tuổi thọ của con người
cho nên hoạt động TLBH luôn tác động đến những yếu tố gắn liền với tính
mạng, sức khoẻ của người được bảo hiểm. Có thể thấy, trong BHNT, việc giải
quyết quyền lợi bảo hiểm được đặt ra nếu như người được bảo hiểm gặp phải
những rủi ro trong cuộc sống mà những rủi ro đó gây thiệt hại, tổn thất đến
sức khoẻ, tính mạng của họ. Do đó, để trục lợi BHNT thì người trục lợi phải
tác động đến những yếu tố liên quan đến tính mạng, sức khoẻ của người được
bảo hiểm như làm giả, làm sai lệch những tài liệu thể hiện tình trạng sức khoẻ
của người được bảo hiểm hoặc che giấu những thông tin về bệnh tật, tai nạn
của người được bảo hiểm.
Ba là thông thường hành vi trục lợi BHNT chỉ nhắm vào tính bảo vệ
của hoạt động BHNT. Có thể thấy, BHNT không những là một phương thức
để bảo vệ người được bảo hiểm khỏi mọi rủi ro về tính mạng sức khoẻ xảy ra
trong cuộc sống mà còn là một cách thức để người được bảo hiểm tiết kiệm
cho các khoản chi tiêu của mình thông qua việc đóng phí bảo hiểm định kỳ và
rút ra tại một thời điểm được dự liệu trong hợp đồng. Tuy nhiên, khi hoạt
động trục lợi BHNT diễn ra, người trục lợi chủ yếu nhắm vào tính bảo vệ của
BHNT. Thông thường, họ chỉ tập trung vào yếu tố, chi tiết có ảnh hưởng đến
sự kiện bảo hiểm như bệnh tật, thương tật, tử vong để từ đó yêu cầu DNBH
giải quyết các quyền lợi bảo hiểm theo thoả thuận của hợp đồng.
18
1.1.3. Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ
Về biện pháp pháp lý, ở Việt Nam hiện nay chưa có một khái niệm nào
mang tính học thuật về biện pháp pháp lý. Do đó, theo quan điểm của tác giả
có thể hiểu biện pháp pháp lý trên cơ sở tìm hiểu khái niệm “biện pháp” và
khái niệm “pháp lý” như sau:
Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể.
Pháp lý (juridique) xuất phát từ tiếng La-tin “Jus” nghĩa là các quy định
của pháp luật. Theo giải thích của Đại từ điển Tiếng Việt thì: "pháp lý là căn
cứ , cơ sở lí luận của luật pháp"[35]. Từ điển Pháp – Việt, pháp luật – hành
chính định nghĩa: "pháp lý mang tính chất cưỡng bức của pháp luật, đặt dưới
quyền lực của pháp luật bắt buộc phải thi hành"[33].
Như vậy, khái niệm pháp lý không đồng nghĩa với khái niệm pháp luật,
bởi xét về khái niệm pháp luật (droit) xuất xứ La-tin “directum” nói lên khái
niệm ngay thẳng, sự chính trực. Theo Đại từ điển Tiếng Việt giải thích: "pháp
luật là quy tắc, hành vi của công dân do nhà nước quy định, ban hành, buộc
phải tuân theo không được trái phạm"[35]. Theo định nghĩa này chúng ta có
thể thấy sự chưa đầy đủ và chuẩn xác như định nghĩa trong giáo trình Lý luận
chung về nhà nước và pháp luật: "pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do
nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội"[34].
Trên cơ sở các định nghĩa trên, tựu trung lại có thể thấy rõ pháp lý có
các thuộc tính khác biệt so với pháp luật sau đây: Tính liên quan đến hệ thống
các quy phạm pháp luật, mọi lí lẽ, cơ sở hay căn cứ đều dựa trên các quy tắc
hay đúng hơn là dựa vào pháp luật; Tính lệ thuộc vào pháp luật, không có các
quy phạm pháp luật thì không thể chứng minh thế nào là đúng, sai, phù hợp
19
hay không phù hợp, cho phép hay không cho phép; Pháp lý chính là cơ sở của
lí luận, là sự vận dụng, áp dụng có khoa học về pháp luật, về phương pháp
nghiên cứu pháp luật một cách có hệ thống. Với ý nghĩa này, pháp lý được
xem là hệ quả tất yếu của pháp luật.
Như vậy, có thể hiểu biện pháp pháp lý là cách giải quyết một vấn đề
trên cơ sở các quy định của pháp luật.
Tóm lại, biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT là các biện pháp hạn
chế trục lợi trong lĩnh vực BHNT trên cơ sở các quy định của pháp luật điều
chỉnh về trục lợi BHNT (vận dụng, áp dụng khoa học các quy định của pháp
luật điều chỉnh về trục lợi BHNT).
 Đặc điểm của các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT
Thứ nhất, là những biện pháp dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật
điều chỉnh về hạn chế trục lợi BHNT.
Các quy định về pháp luật điều chỉnh về hạn chế trục lợi BHNT không
chỉ giới hạn ở một số quy phạm pháp luật trong Luật KDBH hiện hành mà
còn được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005 và Nghị định 98/2013/NĐ-CP
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KDBH, kinh doanh
sổ số và một số văn bản pháp luật khác có liên quan.
Cụ thể, các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT là việc áp dụng
các chế tài trong các quy phạm pháp luật để xử lý các chủ thể có hành vi trục
lợi BHNT, đây là hậu quả pháp lý bất lợi mà các chủ thể thực hiện hành vi
trục lợi BHNT phải gánh chịu hay nói cách khác là chủ thể phải gánh chịu các
chế tài trong các quy phạm pháp luật là chủ thể thực hiện hành vi TLBH.
Thứ hai, chủ thể thực hiện các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi
BHNT bao gồm:
20
DNBH là một bên của HĐBH, do đó trong quá trình thực hiện hợp
đồng doanh nghiệp có những quyền và nghĩa vụ nhất định được quy định cụ
thể trong hợp đồng và trong các văn bản pháp luật có liên quan như Luật
KDBH, Bộ Luật Dân sự, do đó DNBH là một chủ thể pháp luật thực hiện
quyền và nghĩa vụ của mình. Trong việc hạn chế trục lợi BHNT, DNBH tự
kiểm soát bằng quyền pháp luật trao cho mình và thỏa thuận trong hợp đồng
để hạn chế hành vi trục lợi bảo vệ quyền lợi của mình. Lúc này DNBH là chủ
thể sử dụng pháp luật, cụ thể là sử dụng các quy phạm pháp luật trong Luật
KDBH để thực hiện quyền của mình trong việc xử lý các hành vi TLBH.
Chẳng hạn: Khoản 2 Điều 19 Luật KDBH quy định: “DNBH có quyền đơn
phương đình chỉ thực hiện HĐBH và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ
thực hiện HĐBH khi bên mua bảo hiểm có hành vi cố ý cung cấp thông tin sai
sự thật nhằm giao kết HĐBH để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi
thường”[27].
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm là đơn vị thuộc bộ máy quản lý nhà
nước của Bộ Tài chính, có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện
quản lý nhà nước đối với lĩnh vực KDBH trong phạm vi cả nước; trực tiếp
quản lý, giám sát hoạt động KDBH và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực
KDBH theo quy định của pháp luật. Từ vị trí và chức năng trên có thể nhận
thấy, một trong những nhiệm vụ của Cục quản lý, giám sát bảo hiểm là xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực KDBH theo quy định của pháp luật. Đối
với việc thực hiện nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực KDBH,
Cục quản lý, giám sát bảo hiểm là chủ thể tiến hành áp dụng pháp luật trong
trường hợp truy cứu trách nhiệm hành chính đối với những chủ thể vi phạm
hành chính trong lĩnh vực KDBH trong đó TLBH cũng là một trong những
hành vi phạm hành chính trong lĩnh vực này. Do vậy, trên cơ sở áp dụng
những quy định của pháp luật, mà cụ thể là một số quy định trong Nghị đinh
21
93/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KDBH, kinh
doanh sổ số, Cục quản lý, giám sát bảo hiểm thực hiện biện pháp pháp lý, mà
cụ thể là biện pháp trách nhiệm pháp lý hành chính đối với những chủ thể
thực hiện hành vi TLBH nhằm hạn chế TLBH.
Tòa án, hầu hết các tranh chấp hợp đồng BHNT đều được thực hiện tại
tòa án trong đó có rất nhiều vụ việc TLBH được phát hiện thông qua giải
quyết các tranh chấp bảo hiểm tại tòa án, phổ biến là hành vi khai báo không
trung thực tình trạng của người được bảo hiểm để được chấp nhận bảo hiểm
và sau đó được trả tiền bảo hiểm. Như vậy, trên cơ sở áp dụng các quy định
của pháp luật tòa án đưa ra phán quyết của mình. Do đó, tòa án cũng chính là
một trong những chủ thể thực hiện biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT.
Thứ ba, mục đích của việc thực hiện các biện pháp pháp lý nhằm hạn
chế tiến tới loại bỏ hành vi trục lợi BHNT
 Các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ
Một là, DNBH đưa các điều khoản loại trừ trách nhiệm khi có hành vi
TLBH vào hợp đồng BHNT, là cơ sở để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm
khi có hành vi trục lợi xảy ra. Đây chính là những biện pháp phòng ngừa và
dự liệu trước đối với những hành vi trục lợi BHNT. Bên cạnh đó, khi đã có
hành vi TLBH diễn ra, DNBH sử dụng các chế tài trong Luật KHBH để từ
chối giao dịch hoặc từ chối thực hiện nghĩa vụ dân sự theo hợp đồng (bồi
thường/ trả tiền bảo hiểm) bằng cách tuyên bố “hợp đồng vô hiệu” hoặc “đình
chỉ hợp đồng”.
Hai là, Cục quản lý, giám sát bảo hiểm truy cứu trách nhiệm hành chính
đối với những chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực KDBH trong đó
TLBH cũng là một trong những hành vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.
22
Do vậy, trên cơ sở áp dụng một số quy định trong Nghị đinh 93/2013/NĐ-CP
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KDBH, kinh doanh sổ số, Cục
quản lý, giám sát bảo hiểm thực hiện biện pháp pháp lý, mà cụ thể là biện
pháp trách nhiệm pháp lý hành chính đối với những chủ thể thực hiện hành vi
TLBH nhằm hạn chế TLBH.
Ba là, khi có tranh chấp về hợp đồng BHNT mà người tham gia bảo
hiểm khởi kiện ra Tòa án yêu cầu DNBH phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm,
trên cơ sở những điều khoản loại trừ khi có hành vi TLBH đã dự liệu trước
trong HĐBH cùng với những quy định của pháp luật, đặc biệt là những kết
quả thu được từ phía DNBH về việc giám định, xác minh những hành vi có
dấu hiệu TLBH, Tòa án giải quyết các tranh chấp về hợp đồng BHNT, từ chối
bồi thường, trả tiền bảo hiểm và áp dụng các chế tài được quy định trong Luật
KDBH đối với những hành vi có dấu hiệu TLBH. Thêm vào đó, khi những
hành vi TLBH, có đầy đủ những yếu tố cấu thành tội phạm chẳng hạn liên
quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản… Tòa án sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với những hành vi có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể theo
quy định của Bộ luật Hình sự.
1.2. Khái quát pháp luật điều chỉnh về trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt
Nam hiện nay
1.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật về trục lợi bảo hiểm
nhân thọ
Như đã trình bày ở phần trước, có thể thấy trục lợi BHNT là một hành
vi nguy hiểm cho xã hội và chứa đựng nhiều nguy cơ đe doạ đến sự phát triển
của hoạt động KDBH nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do đó, xuất phát từ
sự nhận thức này mà trục lợi BHNT phải được pháp luật điều chỉnh nhằm
đảm bảo cho việc thực hiện các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT.
23
1.2.1.1. Xuất phát từ bản chất của bảo hiểm nhân thọ và sự gia tăng hoạt
động trục lợi đối với loại hình này ở Việt Nam
Bảo hiểm là sự chia sẻ rủi ro giữa một số đông với một số ít trong số họ
phải gánh chịu những rủi ro. Trong cuộc sống, không ai có thể biết trước
chính xác mọi việc sẽ xảy ra như thế nào, có những rủi ro không lường trước
được, rủi ro luôn có thể xảy đến bất cứ lúc nào và với bất kỳ ai. Không ai
khẳng định là mình chưa bao giờ gặp rủi ro, trước rủi ro của cuộc đời, con
người thường có 4 sự lựa chọn: Chấp nhận rủi ro, né tránh rủi ro, kiểm soát
rủi ro, chuyển giao rủi ro, trong đó chuyển giao rủi ro là phương án tốt nhất
để con người có thể đối phó với rủi ro, hình thức này được hiểu là chuyển
giao rủi ro cho một công ty bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ thay cho con người
chịu gánh nặng rủi ro khi chuyện không may xảy đến với họ, mọi người sẽ
cùng chia sẻ rủi ro, đó cũng chính là ý nghĩa của BHNT.
Có những rủi ro lớn của cuộc đời, nó không chỉ làm con người ta đau
đớn mà còn ảnh hưởng đến những người thân, con cái, bố mẹ, gia đình.
Những rủi ro làm bản thân họ thiệt hại lớn về tài chính, mà gánh nặng thuộc
về những người thân, một điều chắc chắn rằng không ai muốn gia đình phải
đau khổ khi chịu những gánh nặng đó cho bản thân mình, đó là những rủi ro
về thương tật, bệnh hiểm nghèo, tính mạng. BHNT ra đời, rủi ro sẽ chuyển
giao lại cho các công ty bảo hiểm, khi rủi ro xảy đến, một khoản tài chính sẽ
được bù đắp đảm bảo cho người được bảo hiểm an tâm rằng gia đình sẽ
không phải chịu những khoản tài chính lớn. BHNT bảo vệ tài chính cho người
được bảo hiểm và gia đình để sự không may mắn đó được giảm nhẹ đi chứ
không bị nhân lên do phải gánh chịu thêm khoản tài chính lớn sau đó.
Như vậy, thực chất BHNT là một bản hợp đồng giữa người tham gia
bảo hiểm và công ty BHNT, với mục đích bảo hiểm cho người đó hoặc người
24
thân (bố, mẹ, con cái) của họ… khi rủi ro xảy ra, công ty bảo hiểm sẽ căn cứ
trên HĐBH để chi trả quyền lợi bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm với
một điều cơ bản là không có phí bảo hiểm nào lại cao hơn tổng số tiền bảo
hiểm mà công ty bảo hiểm thanh toán khi đáo hạn hợp đồng. Chính điều này
đã khơi gợi sự tham vọng lợi ích kinh tế của những người tham gia bảo hiểm,
bản thân người tham gia bảo hiểm không mong muốn rủi ro sẽ xảy ra với
mình hay với người thân của mình, nhưng họ vẫn muốn nhận tiền bảo hiểm,
tiền bồi thường bảo hiểm từ phía công ty bảo hiểm do đó đã thực hiện những
hành vi tạo dựng sự kiện bảo hiểm giả nhằm mục đích TLBH từ công ty bảo
hiểm, thậm chí có những trường hợp khi biết việc tham gia BHNT khi sự kiện
bảo hiểm xảy ra sẽ đem lại cho bản thân và gia đình một khoản tiền lớn,
người tham gia bảo hiểm đã tìm cách cung cấp những thông tin sai sự thật để
nhằm che đậy tình trạng thực tế của mình hay người được bảo hiểm (ví dụ:
mắc các căn bệnh hiểm nghèo, hay người đã chết mua bảo hiểm xong mới
khai tử…) trước khi giao kết HĐBH, để trục lợi BHNT với sự tin tưởng chắc
chắn rằng sự kiện bảo hiểm sẽ xảy ra.
Bên cạnh đó, xuất phát từ thực trạng trục lợi BHNT ở nước ta hiện nay,
dù chỉ là một loại hình bảo hiểm mới xuất hiện trên thị trường bảo hiểm,
nhưng hoạt động trục lợi xảy ra đối với lĩnh vực BHNT lại có sự gia tăng
nhanh về số lượng. Bằng chứng là, theo Cục quản lý, giám sát bảo hiểm, giai
đoạn từ năm 2007 đến năm 2013, toàn thị trường BHNT thống kê được
khoảng 52.860 vụ trục lợi với số tiền bị trục lợi ước tính khoảng 530 tỷ
đồng. Trung bình hàng năm có khoảng 9.000 trường hợp TLBH được phát
hiện[20], gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng của các DNBH, gián tiếp ảnh
hưởng đến quyền lợi bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm trung thực cũng
như gây mất an ninh, trật tự xã hội. Từ lẽ đó, việc đặt ra một cơ chế pháp lý
vững chắc hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
25
1.2.1.2. Xuất phát từ hậu quả nguy hại của hành vi trục lợi BHNT
Trục lợi BHNT nói riêng và TLBH nói chung là một hoạt động không
chỉ gây bất lợi đối DNBH mà còn ảnh hưởng đến khách hàng và nguy hiểm
hơn là tác động tiêu cực đến xã hội nói chung.
Thứ nhất, TLBH để lại những hậu quả rất nặng nề đối với DNBH. Nó
không những làm giảm lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh của DNBH mà còn
gây tác động xấu đến uy tín của DNBH đó trên thị trường. Rõ ràng, cơ quan
truyền thông, báo chí có xu hướng đứng về phía về phía người tham gia bảo
hiểm. Cho nên, khi xảy ra bất kỳ trường hợp nào DNBH từ chối giải quyết
quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm thì truyền thông, dư luận thường lên
án DNBH đó, mặc dù việc từ chối giải quyết quyền lợi có thể xuất phát từ
hành vi trục lợi từ phía người tham gia bảo hiểm nhưng do sự thiếu chuyên
môn về pháp luật nên các cơ quan truyền thông chỉ chú trọng vào việc bảo vệ
người tham gia bảo hiểm chứ ít khi quan tâm đến những mất mát, thiệt hại
của DNBH.
Thứ hai, TLBH cũng gây ra tác động xấu đến quyền lợi của các khách
hàng đã ký hợp đồng với DNBH bị trục lợi. Có thể thấy, bản chất của hoạt
động bảo hiểm là việc DNBH gom góp, tích luỹ những khoảng phí bảo hiểm
mà khách hàng đã đóng và dùng khoảng tiển đã tích luỹ đó để giải quyết
quyền lợi cho các trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm. Cho nên, hành vi
TLBH cũng gây thiệt hại một cách gián tiếp đến quyền lợi của các khách
hàng tham gia bảo hiểm chân chính vì khoảng phí mà họ đã đóng được sử
dụng để chi trả cho những hành vi gian lận, lừa đảo.
Thứ ba, đối với xã hội, TLBH cũng gây ra những tác động xấu đến đạo
đức, cách hành xử của con người trong xã hội. Bỡi lẽ, TLBH sẽ làm mất đi
tính lành mạnh, công bằng của môi trường kinh doanh, hơn nữa còn tha hoá,
26
biến chất một bộ phận công chức Nhà nước (do một số thủ đoạn TLBH phải
có sự phối hợp, móc nối với những người có thẩm quyền trong các cơ quan
Nhà nước), và thậm chí có thể dẫn đến thái độ xem thường pháp luật.
Từ những lý do trên, có thể kết luận rằng, trong giai đoạn hiện nay,
TLBH đã trở thành một nguy cơ lớn cho xã hội, kìm hãm sự phát triển kinh tế
thị trường và do đó nó cần phải bị ngăn chặn bởi một cơ chế pháp lý vững
chắc, hiệu quả.
1.2.2. Nguyên tắc của pháp luật điều chỉnh về trục lợi bảo hiểm nhân thọ
Thứ nhất, nguyên tắc công khai minh bạch
Công khai minh bạch có vai trò hết sức quan trọng không chỉ nhằm
đảm bảo cho hợp đồng BHNT được giao kết và thực hiện mà còn là một trong
những nguyên tắc trong việc điều chỉnh pháp luật về TLBH.
Nguyên tắc công khai minh bạch thể hiện rõ nét nhất ở việc công khai
minh bạch thông tin. Về phía DNBH phải đảm bảo cung cấp thông tin trung
thực khi giao kết và thực hiện hợp đồng BHNT. Đối tượng hướng tới của
DNBH khi công bố thông tin bao gồm khách hàng của DNBH; cơ quan giám
sát và công chúng. Trước tiên, DNBH có trách nhiệm đảm bảo cho bên mua
bảo hiểm hoàn toàn hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng.
Bên cạnh đó, bên mua bảo hiểm có thể lường trước những khó khăn, rủi ro mà
mình có thể gặp phải khi giao kết và thực hiện hợp đồng. Và cuối cùng,
DNBH không thể che giấu hoạt động của chính mình trước cơ quan giám sát
và công chúng.
Bên cạnh đó khi tiến hành giao kết và thực hiện hợp đồng BHNT với
DNBH, người tham gia bảo hiểm cũng phải kê khai trung thực những thông
tin có liên quan đến đối tượng bảo hiểm và được bảo mật những thông tin này.
27
Cân bằng với những nghĩa vụ công khai minh bạch thông tin của DNBH,
người tham gia bảo hiểm cũng phải trung thực trong công bố thông tin khi
giao kết, thực hiện hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho DNBH
khi tính toán mức độ rủi ro bảo hiểm và ngăn chặn hành vi lừa dối, cung cấp
thông tin sai sự thật của người mua bảo hiểm để hạn chế TLBH.
Thứ hai, nguyên tắc mọi người không dám trục lợi BHNT
TLBH nói chung và trục lợi BHNT nói riêng là hành vi vi phạm pháp
luật, do đó các chủ thể thực hiện hành vi TLBH phải chịu trách nhiệm pháp lý
do chính hành vi TLBH của mình gây ra, đây là hậu quả pháp lý bất lợi đối
với chủ thể thực hiện hành vi TLBH thể hiện qua việc họ phải gánh chịu
những biện pháp cưỡng chế nhà nước đã được quy định trong phần chế tài của
các quy phạm pháp luật vì sự vi phạm pháp luật của họ. Chính vì lẽ đó, pháp
luật điều chỉnh về trục lợi BHNT đưa ra các chế tài về dân sự, chế tài về hành
chính, chế tài về hình sự đây là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể thực
hiện hành vi TLBH thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những sự thiệt hại về
tài sản, về nhân thân, về tự do… Như vậy, bên cạnh tính trừng phạt, những
chế tài này còn mang tính chất răn đe, qua đó mọi người không dám thực hiện
hành vi TLBH.
Thứ ba, nguyên tắc bình đẳng
Trong giao kết và thực hiện HĐBH quyền lợi của người tham gia bảo
hiểm được bình đẳng với DNBH. Mặc dù nội dung nguyên tắc bình đẳng này
được pháp luật ghi nhận, nhưng do đặc thù của quan hệ bảo hiểm, nhất là đối
với BHNT khi người tham gia bảo hiểm thường là từng cá nhân riêng lẻ thì
DNBH thường có vị thế mạnh hơn khi giao kết và thực hiện hợp đồng. Do đó,
đối với những vụ việc có hành vi trục lợi khi áp dụng pháp luật giải quyết
tranh chấp bảo hiểm có dấu hiệu TLBH nguyên tắc bình đẳng phải được đặc
28
biệt coi trọng, tránh tình trạng vì DNBH có vị thế mạnh hơn khi giao kết và
thực hiện hợp đồng mà khi giải quyết tranh chấp cơ quan xét xử lại ưu tiên
đứng về phía người mua bảo hiểm.
1.2.3. Một số nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh về bảo hiểm nhân
thọ nhằm hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ
1.2.3.1. Quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo
hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm trước khi giao kết hợp đồng bảo hiểm
Nghĩa vụ cung cấp thông tin của người mua BHNT là một quy định
điều chỉnh về trục lợi BHNT là vì các thủ đoạn TLBH thông thường được
thực hiện dưới những hình thức đưa ra những thông tin sai lệch, bị bóp méo
để thu về những khoảng lợi bất chính từ phía DNBH. Đó có thể là hành vi cố
tình che giấu thông tin về sức khoẻ hoặc là hành vi đưa ra những thông tin
gian dối về tình trạng bệnh tật, tử vong của người được bảo hiểm…Cho nên,
việc đặt ra nghĩa vụ cung cấp thông tin theo pháp luật KDBH đã tạo ra một
khung pháp lý vững chắc nhằm bắt buộc người mua bảo hiểm phải minh bạch
hoá những thông tin về mình và những chủ thể khác như người thụ hưởng,
người được bảo hiểm (nếu có). Điều này dẫn đến hệ quả là, bất kỳ sự vi phạm
nào đối với nghĩa vụ này đều là cơ sở để DNBH áp dụng các chế tài theo quy
định của pháp luật như là một sự chống lại các hành vi gian dối, lừa đảo này.
Cơ sở hình thành nên quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông
tin trong quan hệ thương mại nói chung là tất cả các giao dịch kinh doanh cần
thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau. Trong thực tế, các bên khi tham gia vào
các hoạt động kinh doanh không được phép có bất kỳ hành vi gian lận hay
mưu toan lừa đảo nào. Điều này không có nghĩa rằng, người bán phải có
nghĩa vụ chỉ ra các khiếm khuyết đối với sản phẩm mà họ bán ra, tuy nhiên,
khi giới thiệu, thông báo hoặc trả lời câu hỏi, người bán hàng phải đưa ra
29
những câu trả lời trung thực. Mặt khác, trong hoạt động KDBH nói chung,
DNBH không bán sản phẩm hữu hình mà bán sản phẩm vô hình, sản phẩm có
thể hình thành hoặc không hình thành trong tương lai. Tại thời điểm bán bảo
hiểm, “sản phẩm” bảo hiểm là chưa có. Vì vậy, để đảm bảo thực hiện hoạt
động kinh doanh của DNBH, pháp luật KDBH phải tuân thủ nguyên tắc trung
thực, tuyệt đối và phải có những quy định phù hợp với đặc thù của hoạt động
kinh doanh này. Để tuân thủ nguyên tắc trung thực tuyệt đối, người mua bảo
hiểm phải có trách nhiệm khai báo cho DNBH biết về mọi yếu tố liên quan
đến đối tượng bảo hiểm. Nếu trong hợp đồng mua bán thông thường, nguyên
tắc thông báo trước (về hàng hóa được đem ra bán) luôn luôn được áp dụng
đối với bên bán, và hai bên mua, bán đều biết được (bằng mắt thường) về đối
tượng của quan hệ mua bán, thì trong HĐBH cả bên mua và bên bán đều
không thấy được bằng mắt thường sản phẩm mà mình mua, bán tại thời điểm
giao kết hợp đồng. Đặc biệt, trong quan hệ mua bán này, chỉ có một bên (bên
yêu cầu bảo hiểm - bên mua bảo hiểm) biết rõ các đặc điểm có thể liên quan
đến rủi ro đối với đối tượng mà mình yêu cầu bảo hiểm, còn bên kia (người
bảo hiểm - DNBH) thường không biết được những điều đó. DNBH gần như
phụ thuộc hoàn toàn vào những thông tin do người mua bảo hiểm cung cấp để
xét đoán mức độ rủi ro và quyết định thái độ của mình trong việc có chấp
nhận bảo hiểm hay không. Do hoạt động KDBH có đặc điểm các chủ thể thực
hiện hoạt động KDBH phải là những chủ thể có trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ nhất định trong lĩnh vực bảo hiểm nên sự am hiểu của họ trong lĩnh vực
này tốt hơn bên mua bảo hiểm. Vì vậy, họ cũng phải có nghĩa vụ cung cấp
những thông tin cần thiết liên quan đến dịch vụ bảo hiểm mà họ cung ứng. Để
quán triệt đặc trưng này của bảo hiểm, pháp luật bảo hiểm Việt Nam đã cụ thể
hóa nguyên tắc này tại Điều 19 Luật KDBH. Ngoài ra, còn phải kể đến một
đặc thù: hoạt động KDBH là hoạt động mang tính nghiệp vụ cao, kỹ thuật
30
BHNT mang tính trừu tượng và khó hiểu. Các quy tắc, điều khoản bảo hiểm
chứa đựng những thuật ngữ chuyên ngành thường khó hiểu, nên dẫn đến việc
một số khách hàng khó nắm được nội dung của nó. Như vậy, nếu thiếu sự
cung cấp các thông tin liên quan đến HĐBH, bên mua bảo hiểm khó có thể đi
đến quyết định giao kết hợp đồng.
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều 18, Luật KDBH thì: “Bên
mua bảo hiểm có nghĩa vụ kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan
đến HĐBH theo yêu cầu của DNBH”[27]. Và để đảm bảo nguyên tắc trung
thực tuyệt đối của hoạt động KDBH, bên mua bảo hiểm cũng phải chịu trách
nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin mà họ đưa ra. Tuy
nhiên, như đã trình bày, chỉ có DNBH là người biết rõ nhất sản phẩm bảo
hiểm mà mình bán ra, bao gồm những thông tin nào là cần thiết cho việc hình
thành nên quan hệ HĐBH, do vậy, pháp luật cho phép bên mua bảo hiểm phải
cung cấp các thông tin liên quan đến HĐBH theo yêu cầu của DNBH.
Ngoài ra trách nhiệm cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm còn
được quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 18 Luật KDBH: “Bên mua bảo
hiểm có nghĩa vụ thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm
phát sinh thêm trách nhiệm của DNBH trong quá trình thực hiện HĐBH theo
yêu cầu của DNBH”[27].
Việc người tham gia bảo hiểm thực hiện đúng nghĩa vụ cung cấp thông
tin là cơ sở cho DNBH đánh giá rủi ro, chấp nhận bảo hiểm hay không và
thuận theo thỏa thuận của cụ thể về một số HĐBH hoặc khi xảy ra những thay
đổi đến việc thực hiện hợp đồng đặc biệt là những yếu tố liên quan tới thông
tin trọng yếu đã cung cấp khi giao kết hợp đồng đến cả những thay đổi làm
gia tăng rủi ro thì bên mua bảo hiểm phải thông báo ngay cho DNBH.
31
 Hậu quả pháp lý của việc cung cấp thông tin sai sự thật:
Việc cố ý cung cấp thông tin sai sự thật của người mua bảo hiểm nhằm
giao kết HĐBH để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường thực chất
cũng là một hành vi lừa dối. Bởi một hành vi bị coi là lừa dối khi giao kết hợp
đồng thông thường được xác định dựa trên các tiêu chí sau: đưa ra thông tin
sai lệch về một sự việc; bản thân người đưa ra thông tin biết rõ rằng thông tin
đó sai lệch sự thật; với chủ ý làm cho người nghe tin vào thông tin đó; người
nhận thông tin đã tin tưởng vào thông tin đó nên giao kết hợp đồng và có thiệt
hại xảy ra. Nói cách khác, lừa dối là việc một bên có những thủ đoạn (che
giấu thông tin, cung cấp thông tin sai lệch) nhằm làm cho bên kia nhầm lẫn và
vì vậy đã giao kết hợp đồng. Bộ luật dân sự Pháp cũng quy định hành vi lừa
dối bao gồm hai yếu tố cấu thành: yếu tố cố ý (lừa dối là một hành vi cố ý,
bên này chủ ý lừa dối bên kia) và yếu tố hiện thực (phải có thủ đoạn gian dối -
sự cố ý không cung cấp thông tin quan trọng mà nếu biết được thông tin đó
thì người kia đã không ký kết hợp đồng).
Tuy nhiên, HĐBH là một loại hợp đồng chuyên biệt nên hậu quả pháp
lý của hành vi này sẽ chịu sự điều chỉnh của luật riêng - Luật KDBH, trừ khi
Luật riêng không quy định hoặc dẫn chiếu tới Luật chung - Bộ luật dân sự.
Đối với hành vi lừa dối, Luật KDBH có những quy định sau:
Nếu là hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật của người mua bảo
hiểm sẽ áp dụng Khoản 2 Điều 19 Luật KDBH: “DNBH có quyền đơn
phương đình chỉ thực hiện HĐBH và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ
thực hiện HĐBH khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi sau đây:
+ Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết HĐBH để được trả
tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường.
32
+ Không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho
DNBH theo qui định tại điểm c khoản 2 Điều 18 của Luật này” (Thông báo
những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm
của DNBH trong quá trình thực hiện HĐBH theo yêu cầu của DNBH)”.
Còn là hành vi lừa dối khác thì áp dụng khoản 1 Điều 22 Luật KDBH:
“HĐBH vô hiệu trong các trường hợp… Bên mua bảo hiểm hoặc DNBH có
hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng…”.
Như vậy, về hậu quả pháp lý về việc cung cấp thông tin sai sự thật của
bên mua bảo hiểm khi giao kết HĐBH có hai cách xử lý khác nhau cùng được
quy định trong Luật KDBH.
1.2.3.2. Quy định về xử lý vi phạm hợp đồng bảo hiểm đối với đại lý bảo hiểm
Khi phát hiện ĐLBH có hành vi vi pha ̣m về HĐBH, có dấu hiệu TLBH
tất cả công ty bảo hiểm đều cần phân tích , đánh giá về tài li ệu, chứ ng cứ có
trong hồ sơ vụviệc và căn cứ vào những quy đi ̣nh trong HĐBH, hợp đồng đa ̣i
lý, quy đi ̣nh của pháp lu ật để xác đi ̣nh trách nhi ệm của mình đối với hành vi
vi pha ̣m của ĐLBH.
Theo Điều 84 Luật KDBH, quan hệ giữa DNBH và đa ̣i lý là quan hệ ủy
quyền trên cơ sở hợp đồng đa ̣i lý , trong đó , Bên ủy quyền là DNBH , Bên
được ủy quyền là ĐLBH . Với tính chất quan h ệ ủy quyền này, khi Đa ̣i lý có
hành vi vi phạm, trách nhiệm của DNBH đối với khách hàng sẽ được xem xét
dựa trên những quy đi ̣nh pháp lý sau:
Điều 88 Luật KDBH quy đi ̣nh: “Trong trường hợp ĐLBH vi pha ̣m hợp
đồng ĐLBH, gây thiệt ha ̣i đến quyền , lợi ích hợp pháp của người được bảo
hiểm thì DNBH vẫn phải chi ̣u trách nhi ệm về HĐBH do ĐLBH thu xếp giao
33
kết; ĐLBH có trách nhiệm bồi hoàn cho DNBH các khoản tiền mà DNBH đã
bồi thường cho người được bảo hiểm”[27].
Điểm e, Khoản 2 Điều 29 Nghị định 45/2007/NĐ-CP quy đi ̣nh “DNBH
có nghĩa vụ chịu trách nhi ệm về những thi ệt ha ̣i hay tổn thấ t do hoa ̣t đ ộng
ĐLBH của mình gây ra theo thỏa thu ận trong hợp đồng ĐLBH” [6]. Khoản 2
Điều 35 Thông tư 135/2012/TT- BTC Hướng dẫn triển khai sản phẩm bảo
hiểm liên kết đơn vi ̣quy đi ̣nh “DNBH phải chi ̣u trách nhi ệm về những thi ệt
hại hay tổn thất do hoa ̣t đ ộng đa ̣i lý của mình gây ra theo thỏa thu ận ta ̣i hợp
đồng đa ̣i lý”[3].
Ngoài ra, Bộ luật dân sự 2005 cũng quy định “Bên ủy quyền chịu trách
nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hi ện trong pha ̣m vi ủy quyề n"
Khoản 2 Điều 586 và “Bên ủy quyền phải thông báo bằng văn bản cho người
thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứ t thực hi ện hợp đồng ủy quyền, nếu
không thông báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hi ệu lực, trừ trường
hợp người thứ ba biết ho ặc phải biết về vi ệc hợp đồng ủy quyền bi ̣chấm
dứ t”[29] - Khoản 1 Điều 588.
Như vậy, khi ĐLBH vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích
hợp pháp của người được bảo hiểm thì DNBH vẫn phải chịu trách nhiệm về
HĐBH do ĐLBH thu xếp giao kết; ĐLBH có trách nhiệm bồi hoàn cho DNBH
các khoản tiền mà DNBH đã bồi thường cho người được bảo hiểm nhằm đảm
bảo quyền lợi cho bên mua bảo hiểm trong trường hợp ĐLBH vi phạm.
1.2.3.3. Quy định về chế tài xử lý hành vi trục lợi bảo hiểm
Xét dưới góc độ pháp lý, TLBH là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó,
tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả gây ra, phương thức và thủ đoạn
thực hiện... mà người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lý về dân sự theo
34
quy định của Luật KDBH và Bộ luật Dân sự 2005 với chế tài đình chỉ HĐBH;
từ chối chi trả tiền bảo hiểm, bồi thường hoặc chế tài hợp đồng vô hiệu như
đã phân tích ở phần trên. Đối với những trường hợp người thực hiện hành vi
TLBH đã được chi trả bảo hiểm, hay nhận tiền bồi thường, người thực hiện
hành vi đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất
đến 100 triệu đồng đối vớ cá nhân theo Nghị định 98/2013/NĐ-CP hoặc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự quy về các tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội
tham ô, tội nhận hối lộ... bởi mặc dù Bộ luật Hình sự sửa đổi đã được Quốc hội
thông qua vào tháng 11 năm 1015 có quy định về Tội gian lận trong KDBH
nhưng đến ngày 01/07/2016 mới có hiệu lực thi hành, do vậy tại thời điểm này
theo thì hành viTLBH chưa được điều chỉnh bởi một Điều luâ ̣t cụ thể nào.
1.3. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở một
số nƣớc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Có một thực tế là thị trường bảo hiểm càng phát triển thì mức độ trục
lợi càng nghiêm trọng, thủ đoạn càng tinh vi khiến cho việc phát hiện, điều
tra, truy tố, xét xử càng trở nên khó khăn. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới
rất khó để xác định chính xác những tổn thất, thiệt hại từ TLBH. Không giống
như các tội phạm có thể nhìn thấy như cướp hoặc giết người, TLBH được
thực hiện bởi những đối tượng khác nhau khó có thể phát hiện. Như vậy, số
lượng các trường hợp TLBH được phát hiện là thấp hơn nhiều so với số lượng
các trường hợp TLBH được thực hiện.
Nhìn chung, pháp luật các nước, đặc biệt là trong nửa cuối của thế kỷ
XX, đã công nhận TLBH như một tội phạm nghiêm trọng, và đã có những nỗ
lực để trừng phạt và ngăn chặn hành vi này.
Tại Hoa Kỳ, TLBH được phân loại như là một tội phạm trong mọi bang.
Năm 1995 Đạo luật TLBH mô hình (Model Insurance Fraud Act) ra đời. Đạo
35
luật đưa ra mô hình toàn diện cho tiểu bang, bao gồm các quy định về: xác
định trục lợi, hình phạt, bồi thường, biện pháp dân sự, miễn thực hiện nghĩa
vụ dân sự về tội gian lận báo cáo và yêu cầu pháp lý cho công ty bảo hiểm…
Mười lăm bang đã áp dụng nó hoàn toàn hoặc một phần. Mô hình này cung
cấp hành lang pháp lý cho công ty bảo hiểm, người tiêu dùng quản lý và thực
thi pháp luật[36].
Bên cạnh đó, các Liên minh chống TLBH (Coalition Against Insurance
Fraud) được thành lập vào năm 1993 để hỗ trợ chống TLBH. Liên minh
chống TLBH bao gồm các tổ chức bảo hiểm, người tiêu dùng, các cơ quan
chính phủ và các cơ quan lập pháp làm việc để ban hành luật chống TLBH,
giáo dục công chúng, và cung cấp tư vấn chống TLBH. Tổ chức này thu thập
thông tin về TLBH, là nơi người tiêu dùng có thể tìm thấy những cảnh báo
lừa đảo về bảo hiểm và làm thế nào để tự bảo vệ mình. Liên minh trao quyền
cho người tiêu dùng để chiến đấu chống TLBH nhằm phát hiện tốt hơn tội
phạm này và ngăn cản nhiều người thực hiện hành vi TLBH. Liên minh thực
hiện nhiệm vụ của mình với một kho dữ liệu lớn và liên tục mở rộng các công
cụ thực hành: Thông tin, nghiên cứu, dữ liệu, dịch vụ và cái nhìn sâu sắc như
một tiếng nói hàng đầu của cộng đồng chống gian lận, TLBH[41].
Tại đây 19 tiểu bang yêu cầu bắt buộc phải có kế hoạch chống TLBH.
Điều này đòi hỏi các công ty để hình thành chương trình chống TLBH và
trong một số trường hợp thành lập các đơn vị điều tra để phát hiện TLBH. 41
tiểu bang có văn phòng trục lợi. Đây là những cơ quan thực thi pháp luật thực
hiện chức năng điều tra xem xét các báo cáo gian lận trục lợi và bắt đầu quá
trình truy tố.
Cụ thể, để phục vụ cho công tác đấu tranh phòng chống trục lợi, người
ta đã thành lập Phòng Giải quyết trục lợi (Fraud Bureau) trực thuộc cơ quan
36
quản lý của mỗi tiểu bang, bao gồm các nhân viên là những sĩ quan cảnh sát,
điều tra viên chuyên ngành hay những người có nhiều kinh nghiệm trong
công tác điều tra, đánh giá tổn thất, giải quyết bồi thường tại các DNBH. Cơ
quan này phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc phát
hiện, điều tra, truy tố và xét xử những hành vi TLBH[42].
Bên cạnh đó, pháp luật cũng đã đưa ra một danh sách cần được thực
hiện cho quản lý công ty phù hợp hơn để chống lại khả năng bị lừa. Danh
sách đó bao gồm: Hiểu được rằng có một khả năng cao cho TLBH xảy ra;
Nhận thức được sự nguy hiểm và mức độ nghiêm trọng của TLBH; Hiểu
được tầm quan trọng của quá trình tuyển dụng và tầm quan trọng của việc
thuê các cá nhân trung thực; Đưa ra các thủ tục và chính sách để nắm bắt và
đối phó với các cá nhân cố gắng để TLBH.
Tại Canada, Cục phòng chống tội phạm bảo hiểm (The Insurance
Crime Prevention Bureau) [43] được thành lập vào năm 1973 để giúp chống
TLBH. Tổ chức này thu thập thông tin về TLBH, và cũng thực hiện điều tra.
Khoảng một phần ba các cuộc điều tra dẫn đến kết án hình sự, một phần ba từ
chối yêu cầu bồi thường, và một phần ba còn lại là kết quả trong thanh toán
yêu cầu bồi thường.
Tại Vương quốc Anh, một phần lớn của Đạo Luật Dịch vụ tài chính
năm 1986 đã được ban hành để giúp ngăn trục lợi. Văn phòng trục lợi nghiêm
trọng (The Serious Fraud Office), được thành lập năm 1987 theo Đạo luật
hình sự tư pháp, được thành lập để "cải thiện việc điều tra và truy tố gian lận
trục lợi nghiêm trọng và phức tạp."[44]
Đạo luật trục lợi năm 2006 (Fraud Act 2006) cụ thể được ban hành xác
định trục lợi như một tội phạm. luật đưa ra một định nghĩa của tội phạm trục
lợi, định nghĩa nó trong ba phần: gian lận trục lợi của đại diện giả, trục lợi
37
bằng cách không tiết lộ thông tin, và sự trục lợi của lạm dụng vị trí. Đạo luật
này xác định các hình phạt về tội trục lợi như phạt tiền, phạt tù lên đến mười
năm, hoặc cả hai. Đạo luật này chủ yếu là thay thế các luật liên quan đến lấy
tài sản bằng cách lừa dối, đạt được lợi thế bằng tiền và các tội khác đã được
tạo ra theo Đạo Luật Theft 1978[37].
Đạo luật quy định một hành vi được coi là phạm tội trục lợi xảy ra, thì
người đó phải có hành động không trung thực, và họ phải có hành động với
mục đích đem lại lợi ích riêng cho bản thân hay bất cứ ai khác, hoặc gây lỗ
(hay nguy cơ lỗ) cho người khác.
Tại Trung Quốc Điều 131 Luật bảo hiểm Trung Quốc quy định:
"Người giao kết HĐBH, người được bảo hiểm, người thụ hưởng bảo hiểm có
hành vi TLBH sẽ bị coi là tội phạm và chịu sự điều tra của các cơ quan chức
năng theo quy định của pháp luật"[45].
Tóm lại, từ những kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật nhằm hạn chế TLBH
ở một số nước như Hoa Kỳ, Anh, Canada… có thể đưa ra một số nhận xét và rút
ra được một số kinh nghiệm về TLBH đối với Việt Nam hiện nay như sau: Cần
quy định TLBH là một tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự; Thành lập
đơn vị điều tra về TLBH, ví dụ như: ở Hoa kỳ thành lập Phòng Giải quyết trục
lợi, Canada có Cục phòng chống tội phạm bảo hiểm, ở Vương quốc Anh là Văn
phòng gian lận nghiêm trọng… để phát hiện và giải quyết TLBH; Nên đưa ra cơ
chế để các DNBH thực hiện nhằm mục đích chống TLBH và tăng cường sự phối
hợp giữa nhiều bên như DNBH, các cơ quan chức năng có liên quan, khách
hàng… để cùng tham gia vào công cuộc chống TLBH.
38
Kết luận chƣơng 1
Việc tìm hiểu lý luận chung về biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi
BHNT và khái quát pháp luật điều chỉnh về trục lợi BHNT cho phép đưa ra
những kết luận sau:
1. Trục lợi BHNT là hành vi gian dối được tiến hành bởi các chủ thể
tham gia vào quan hệ BHNT : những cá nhân bên mua bảo hiểm , những cá
nhân thuộc DNBH hoă ̣c đại diê ̣n DNBH trong quá trình giao kết , thực hiê ̣n
hợp đồng BHNT có mục đích thu được những khoản lợi bất chính . Biện pháp
pháp lý hạn chế trục lợi BHNT là các biện pháp hạn chế trục lợi trong lĩnh vực
BHNT trên cơ sở các quy định của pháp luật điều chỉnh về trục lợi BHNT
(vận dụng, áp dụng khoa học các quy định của pháp luật điều chỉnh về trục lợi
BHNT).
2. Trục lợi BHNT là một hành vi rất nguy hiểm cho xã hội và chứa
đựng nhiều nguy cơ đe doạ đến sự phát triển của hoạt động KDBH nói riêng
và nền kinh tế nói chung. Do đó, xuất phát từ sự nhận thức này mà trục lợi
BHNT phải được điều chỉnh bằng pháp luật nhằm đảm bảo cho việc thực hiện
các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT. Pháp luật điều chỉnh về trục lợi
BHNT được quy định dựa trên ba nguyên tắc cơ bản là công khai minh bạch,
mọi người không dám trục lợi BHNT và bình đẳng; thể hiện qua một số nội
dung cơ bản như: Quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo
hiểm cho DNBH trước khi giao kết HĐBH, quy định về xử lý vi phạm HĐBH
đối với ĐLBH và quy định về chế tài xử lý hành vi TLBH.
3. Trên thế giới, để hạn chế tình trạng TLBH thì phần lớn các quốc gia
đều coi TLBH là một tội phạm; thành lập đơn vị điều tra về TLBH và tăng
cường sự phối hợp giữa nhiều bên tham gia vào công cuộc chống TLBH, điển
hình là Hoa Kỳ, Canada, Vương Quốc Anh…
39
CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÁP LÝ HẠN
CHẾ TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Thực trạng trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay
2.1.1. Trục lợi bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm
2.1.1.1. Người tham gia bảo hiểm có hành vi che dấu, làm sai lệch thông tin
khi yêu cầu tham gia bảo hiểm
Đối với nhóm hành vi này, phần lớn thể hiện ở việc:
- Người bệnh đã bi ̣chuẩn đoán và /hoặc điều tri ̣các b ệnh như ung thư,
bệnh tim, viêm gan, tiểu đường, bị tâm thần/động kinh, HIV, AIDS... hay bi ̣
nghiện ma túy hoặc mượn thẻ bảo hiểm y tế /chứ ng minh nhân dân của người
khác để khám, chữa bệnh hiểm nghèo (ung thư, viêm gan, tim...) sau đó mới
yêu cầu mua bảo hiểm;
Điển hình là việc: Bà M mua một hợp đồng BHNT của công ty D với
STBH 40 triệu đồng. Dựa trên hồ sơ sức khỏe tự khai, bà M hoàn toàn đủ tiêu
chuẩn và công ty bảo hiểm đồng ý BHNT cho bà M. Sau khi phát hành giấy
chứng nhận bảo hiểm cho bà được 23 ngày, công ty BHNT nhận được yêu
cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm vì bà M đã “đột tử”. Gia đình bà M gửi cho
công ty bảo hiểm một giấy chứng tử của bà M với nguyên nhân là “đột tử”,
một bản tường trình về tình huống tử vong, chứng minh bà M trước khi qua
đời hoàn toàn “khỏe mạnh”, không có bệnh tật gì (có xác nhận của công an
thị trấn nơi bà M cư trú). Sau tám tháng liên tục điều tra, công ty bảo hiểm
phát hiện bà M nhập viện điều trị bệnh u não 3 lần với một tên khác (là tên
người chị bà M mà người này vẫn sống khỏe mạnh tại một địa phương
khác)[32].
40
- Người bệnh không kê khai các thông tin quan tro ̣ng liên quan đến thói
quen (như uống rượu , hút thuốc), sứ c khoẻ , tài chính... trong hồ sơ yêu cầu
bảo hiểm. Chẳng hạn, người mua bảo hiểm tham gia HĐBH với số tiền lớn so
với khả năng tài chính, hoàn cảnh kinh tế của mình.
Tiểu biểu cho trường hợp này là ông Lê Đình Thảo mua BHNT có giá trị
bảo hiểm cao nhất tỉnh Long An gây xôn xao dư luận. Ông Thảo đứng tên hai
hợp đồng BHNT dài hạn (21 năm) ở loại hình “An gia tài lộc” tổng giá trị bảo
hiểm lên đến trên 2,05 tỷ đồng, mức phí bảo hiểm phải đóng trên 270 triệu
đồng/năm. Nhưng thực tế ông Thảo không phải là người giàu có chỉ buôn bán
bánh kẹo kiếm cơm từng bữa đang sống trong một căn nhà cấp 4 và đi vay
mượn tiền để mua bảo hiểm với giá trị lớn đó. Hiện nay ông Thảo đang phải
đối mặt với nguy cơ mất hàng trăm triệu đồng khi không đủ tiền để tiếp tục
đóng phí. Và ông Thảo nói rằng mình bị bà Vũ Phương Doanh lừa mua bảo
hiểm (Bà Doanh là ĐLBH của công ty BHNT Long An). Ngược lại, bà
Doanh khẳng định ông Thảo tự nguyện mua bảo hiểm[22]…
- Hoặc một thủ đoạn khác là người đã qua đời nhưng chưa khai tử, thân
nhân liền lập hồ sơ mua bảo hiểm cho người quá cố. Sau khi HĐBH có hiệu
lực, gia đình mới tiến hành khai tử cho người quá cố, thay đổi ngày qua đời sao
cho khớp đúng vào thời gian hợp đồng có hiệu lực, nộp các giấy tờ liên quan,
làm thủ tục yêu cầu công ty bảo hiểm giải quyết quyền lợi bảo hiểm. Thậm chí
có xảy ra những trường hợp cố tình hủy hoại cơ thể sau khi mua bảo hiểm với
số tiền lớn.
Điển hình cho thủ đoạn này là trường hợp tai nạn giao thông của ông Vũ
Quang Uông (sinh năm 1945) trú tại xã Hiệp Lực, huyện Ninh Giang, tỉnh
Hải Dương bị tai nạn ở phố Giẽ, xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng, làm ông
Uông bị gãy chân trái cho chiếc xe máy đè lên. Sau đó ông Uông được đưa về
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giớiNghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
 
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt NamLuận văn: Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam
 
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAYLuận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam, HOT
 
Tiểu luận: Thực trạng của thị trường bảo hiểm tài sản tại Việt Nam
Tiểu luận: Thực trạng của thị trường bảo hiểm tài sản tại Việt NamTiểu luận: Thực trạng của thị trường bảo hiểm tài sản tại Việt Nam
Tiểu luận: Thực trạng của thị trường bảo hiểm tài sản tại Việt Nam
 
Đề tài thực trạng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển rất hay
Đề tài  thực trạng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển  rất hayĐề tài  thực trạng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển  rất hay
Đề tài thực trạng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển rất hay
 
Luận văn: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
Luận văn: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt NamLuận văn: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
Luận văn: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về đấu thầu xây dựng, HAY
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về đấu thầu xây dựng, HAYLuận văn: Pháp luật Việt Nam về đấu thầu xây dựng, HAY
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về đấu thầu xây dựng, HAY
 
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAYLuận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
 
Luận án: Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại, HAY
Luận án: Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại, HAYLuận án: Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại, HAY
Luận án: Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại, HAY
 
Đề tài: Bảo hiểm con người kết hợp tại công ty Bảo Minh Hà Nội
Đề tài: Bảo hiểm con người kết hợp tại công ty Bảo Minh Hà NộiĐề tài: Bảo hiểm con người kết hợp tại công ty Bảo Minh Hà Nội
Đề tài: Bảo hiểm con người kết hợp tại công ty Bảo Minh Hà Nội
 
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt NamLuận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công tyLuận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty
 
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoáLuận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
 
Luận văn: Pháp luật giải quyết tranh chấp lao động tập thể, HOT
Luận văn: Pháp luật giải quyết tranh chấp lao động tập thể, HOTLuận văn: Pháp luật giải quyết tranh chấp lao động tập thể, HOT
Luận văn: Pháp luật giải quyết tranh chấp lao động tập thể, HOT
 
Luận văn: Xét xử các tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, HOT, 9đ
Luận văn: Xét xử các tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, HOT, 9đLuận văn: Xét xử các tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, HOT, 9đ
Luận văn: Xét xử các tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, HOT, 9đ
 
Luận văn: Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản, HAY
Luận văn: Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản, HAYLuận văn: Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản, HAY
Luận văn: Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản, HAY
 
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt NamLuận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về giao dịch bảo đảm trong ngân hàng, HAY
Luận văn: Pháp luật về giao dịch bảo đảm trong ngân hàng, HAYLuận văn: Pháp luật về giao dịch bảo đảm trong ngân hàng, HAY
Luận văn: Pháp luật về giao dịch bảo đảm trong ngân hàng, HAY
 

Similar to Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT

Similar to Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT (20)

Luận văn: Chế độ ốm đau trong Luật Bảo hiểm xã hội, HAY
Luận văn: Chế độ ốm đau trong Luật Bảo hiểm xã hội, HAYLuận văn: Chế độ ốm đau trong Luật Bảo hiểm xã hội, HAY
Luận văn: Chế độ ốm đau trong Luật Bảo hiểm xã hội, HAY
 
Luận văn: Chế độ ốm đau trong Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 9đ
Luận văn: Chế độ ốm đau trong Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 9đLuận văn: Chế độ ốm đau trong Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 9đ
Luận văn: Chế độ ốm đau trong Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 9đ
 
Pháp luật về Hợp đồng tái bảo hiểm
Pháp luật về Hợp đồng tái bảo hiểmPháp luật về Hợp đồng tái bảo hiểm
Pháp luật về Hợp đồng tái bảo hiểm
 
Luận văn: Pháp luật về Hợp đồng tái bảo hiểm, HAY
Luận văn: Pháp luật về Hợp đồng tái bảo hiểm, HAYLuận văn: Pháp luật về Hợp đồng tái bảo hiểm, HAY
Luận văn: Pháp luật về Hợp đồng tái bảo hiểm, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam.docxLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam.docx
 
Bảo hiểm thất nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, 9đ
Bảo hiểm thất nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, 9đBảo hiểm thất nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, 9đ
Bảo hiểm thất nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Bảo hiểm thất nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội, HAY
Luận văn: Bảo hiểm thất nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội, HAYLuận văn: Bảo hiểm thất nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội, HAY
Luận văn: Bảo hiểm thất nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
 
Hoạt động bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sau khi có Luật Bảo Hiểm Tiền Gửi
Hoạt động bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sau khi có Luật Bảo Hiểm Tiền GửiHoạt động bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sau khi có Luật Bảo Hiểm Tiền Gửi
Hoạt động bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sau khi có Luật Bảo Hiểm Tiền Gửi
 
Đề tài Hoạt động bảo hiểm tiền gửi việt nam sau khi có luật bảo hiểm tiền gửi...
Đề tài Hoạt động bảo hiểm tiền gửi việt nam sau khi có luật bảo hiểm tiền gửi...Đề tài Hoạt động bảo hiểm tiền gửi việt nam sau khi có luật bảo hiểm tiền gửi...
Đề tài Hoạt động bảo hiểm tiền gửi việt nam sau khi có luật bảo hiểm tiền gửi...
 
Luận văn: Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng luật hình sự, HAY
Luận văn: Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng luật hình sự, HAYLuận văn: Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng luật hình sự, HAY
Luận văn: Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật, HAY
Luận văn: Áp dụng pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật, HAYLuận văn: Áp dụng pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật, HAY
Luận văn: Áp dụng pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật, HAY
 
Đề tài: Pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hội
Đề tài: Pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hộiĐề tài: Pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hội
Đề tài: Pháp luật Bảo hiểm tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hội
 
Áp dụng pháp luật bảo hiểm tự nguyện theo luật Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
Áp dụng pháp luật bảo hiểm tự nguyện theo luật Bảo Hiểm Xã Hội Việt NamÁp dụng pháp luật bảo hiểm tự nguyện theo luật Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
Áp dụng pháp luật bảo hiểm tự nguyện theo luật Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
 
Thực hiện pháp luật về bảo hiểm y tế ở Việt Nam hiện nay.doc
Thực hiện pháp luật về bảo hiểm y tế ở Việt Nam hiện nay.docThực hiện pháp luật về bảo hiểm y tế ở Việt Nam hiện nay.doc
Thực hiện pháp luật về bảo hiểm y tế ở Việt Nam hiện nay.doc
 
Luận văn: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Trị, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Trị, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Trị, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Trị, HAY
 
Luận văn: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ, HOT
Luận văn: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ, HOTLuận văn: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ, HOT
Luận văn: Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ, HOT
 
Luận văn: Hiệu quả thi hành pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc, HOT
Luận văn: Hiệu quả thi hành pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc, HOTLuận văn: Hiệu quả thi hành pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc, HOT
Luận văn: Hiệu quả thi hành pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc, HOT
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Luận văn: Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt NamLuận văn: Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Luận văn: Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
hoangphuc12ta6
 

Recently uploaded (18)

BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdfTalk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
 

Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ÂU THỊ DIỆU LINH CÁC BIỆN PHÁP PHÁP LÝ HẠN CHẾ TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI -2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ÂU THỊ DIỆU LINH CÁC BIỆN PHÁP PHÁP LÝ HẠN CHẾ TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG HÀ NỘI -2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! ÂU THỊ DIỆU LINH
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP PHÁP LÝ HẠN CHẾ TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ.............................6 1.1. Lý luận chung về biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ 6 1.1.1. Khái quát về bảo hiểm nhân thọ...........................................................6 1.1.2. Một số vấn đề về trục lợi bảo hiểm nhân thọ.....................................12 1.1.3. Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ .....................18 1.2. Khái quát pháp luật điều chỉnh về trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay..............................................................................................................22 1.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật về trục lợi bảo hiểmnhân thọ.22 1.2.2. Nguyên tắc của pháp luật điều chỉnh về trục lợi bảo hiểm nhân thọ 26 1.2.3. Một số nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh về bảo hiểm nhân thọ nhằm hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ..............................................28 1.3. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở một số nƣớc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam..............................................34 Kết luận chƣơng 1......................................................................................................38
  • 5. CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÁP LÝ HẠN CHẾ TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ..39 2.1. Thực trạng trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay ...................39 2.1.1. Trục lợi bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm...............................39 2.1.2. Trục lợi bảo hiểm của đại lý bảo hiểm...............................................43 2.2. Những tồn tại, hạn chế trong quá trình áp dụng các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay .................................47 2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quá trình áp dụng các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay53 2.3.1. Nguyên nhân từ phía pháp luật điều chỉnh về trục lợi bảo hiểm nhân thọ.54 2.3.2. Nguyên nhân từ khả năng nhận thức và áp dụng pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm và cơ quan xét xử..............................................................62 2.3.3. Nguyên nhân từ phía ý thức xã hội và nhận thức của người dân......65 2.3.4. Nguyên nhân từ phía các cơ quan hữu quan......................................66 Kết luận chƣơng 2......................................................................................................67 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP PHÁP LÝ HẠN CHẾ TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.....................................................................68 3.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm hạn chế hành vi trục lợi bảo hiểm nhân thọ .............................................................................................................68 3.1.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin........68 3.1.2. Hoàn thiện quy định về thời hạn trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường71 3.1.3. Hoàn thiện các chế tài xử lý hành vi trục lợi bảo hiểm.....................71 3.1.4. Hoàn thiện quy định về giám sát hoạt động bảo hiểm nhân thọ nhằm hạn chế trục lợi bảo hiểm..............................................................................75
  • 6. 3.2. Tăng cƣờng tuyên truyền phổ biến pháp luật kinh doanh bảo hiểm nhân thọ nhằm hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ .....................................................78 3.3. Tăng cƣờng năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ tham gia xử lý, giải quyết các hành vi trục lợi bảo hiểm nhân thọ......................................................79 3.3.1. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm và đại lý bảo hiểm..........................79 3.3.2. Đối với Cục quản lý, giám sát bảo hiểm............................................81 3.3.1. Đối với ngành Toà án .........................................................................82 Kết luận chƣơng 3......................................................................................................83 KẾT LUẬN CHUNG........................................................................................84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................86
  • 7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHNT DNBH ĐLBH HHBH HĐBH KDBH STBH TLBH Bảo hiểm nhân thọ Doanh nghiệp bảo hiểm Đại lý bảo hiểm Hiệp hội bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm Kinh doanh bảo hiểm Số tiền bảo hiểm Trục lợi bảo hiểm
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cuộc sống luôn tồn tại những rủi ro, biến cố mà không ai có thể lường trước được như tai nạn, bệnh tật... Và khi những biến cố kể trên xảy ra đối với một người thì nó thường kéo theo những mất mát, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe đối với bản thân họ. Điều này dẫn đến hệ quả là người đó hoặc gia đình của họ sẽ phải đối mặt với những khó khăn nhất định về tài chính. Đây là lý do mà vì sao loại hình BHNT được đặt ra. Trong loại hình bảo hiểm này, DNBH cam kết một sự bảo vệ về mặt tài chính đối với những người tham gia bảo hiểm và gia đình họ trước những rủi ro, mất mát xảy ra trong cuộc sống. Ở Việt Nam, BHNT xuất hiện muộn cùng với sự ra đời của Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ năm 1996, Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, là một thị trường năng động mới nổi ở Đông Nam Á, có cơ cấu dân số lý tưởng ngày một gia tăng với khoảng 90 triệu người trong năm 2015, và quan trọng hơn, ngày càng có nhiều người thoát ra khỏi nghèo đói, tầng lớp trung lưu gia tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế những điều này cho thấy tiềm năng phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và phân khúc BHNT nói riêng còn rất lớn, được các chuyên gia kinh tế thế giới đánh giá là mảnh đất màu mỡ cho bảo hiểm phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và BHNT nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có những thách thức từ các hành vi TLBH với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, gây thất thoát lớn về tài chính cho cả Nhà nước và các DNBH, gián tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm chân chính. Các hành vi TLBH diễn ra ở
  • 9. 2 mọi đối tượng tham gia bảo hiểm, không chỉ có ở bên được bảo hiểm mà còn có ở bên bảo hiểm hay cao hơn nữa là sự câu kết giữa các bên để trục lợi, theo thống kê cho thấy có 90% các vụ trục lợi có “chân trong”[20], hay nói cách khác là sự tiếp tay của các cán bộ, công nhân viên trong ngành và ĐLBH. Những hành vi này đã gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của cả nền kinh tế. Theo Cục quản lý, giám sát hảo hiểm, trong giai đoạn 2007 - 2013, thị trường BHNT có khoảng 52.860 vụ trục lợi với số tiền bị trục lợi ước tính 530 tỷ đồng. Trung bình mỗi năm có khoảng 9.000 vụ TLBH được phát hiện[20]. Như vậy, có thể thấy rằng tình trạng TLBH đặc biệt là BHNT ở Việt Nam đã bắt đầu có dấu hiệu gia tăng rất cần thiết phải được kiểm soát và ngăn chặn. Chính vì lẽ đó, tác giả đã quyết định chọn đề tài luận văn thạc sĩ: “Các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay”. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về Pháp luật kinh doanh BHNT nói chung, các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT nói riêng là một vấn đề còn khá mới mẻ về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Vì vậy, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này gần như chưa có nhiều. Về vấn đề Pháp luật kinh doanh BHNT, có thể thấy việc giảng dạy về BHNT ở các trường đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính và luật ở Việt Nam mới chỉ ở bước đầu bằng việc cung cấp những kiến thức cơ bản. Năm 2001, Nhà xuất bản Thống kê cho tái bản lần thứ nhất cuốn “Một số điều cần biết về pháp lý trong KDBH” của GS.TSKH. Trương Mộc Lâm và Lưu Nguyên Khánh. Trong lần tái bản này, cuốn sách đã bước đầu đề cập những nguyên tắc pháp lý trong kinh doanh BHNT và đây có thể coi là cuốn sách đầu tiên của Việt Nam về vấn đề này. Ngoài ra, còn có một số công trình
  • 10. 3 nghiên cứu liên quan như: Nguyễn Anh Tố “Một số vấn đề pháp lý về HĐBH”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, 2001; Thái Văn Cách “Thực trạng pháp luật về KDBH, phương hướng hoàn thiện”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, 2001; Vương Việt Đức “HĐBH tài sản”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, 2003; Phí Thị Quỳnh Nga “Pháp luật về giao dịch BHNT ở Việt Nam”, 2006; Trịnh Thị Bích Thủy “BHNT theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật kinh tế, 2014… Bên cạnh đó, một loạt bài viết của tác giả Trần Vũ Hải và đặc biệt là Luận án tiến sĩ của NCS Trần Vũ Hải “Pháp luật về kinh doanh BHNT ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường ĐH Luật Hà Nội, 2013. Đây là công trình chuyên khảo xây dựng hệ thống lý luận về pháp luật kinh doanh BHNT cũng như đánh giá tương đối toàn diện thực trạng pháp luật hiện hành điều chỉnh lĩnh vực này, đóng góp những căn cứ khoa học cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về kinh doanh BHNT ở Việt Nam. Đồng thời đóng góp vào hệ thống kiến thức pháp lý để các cơ quan quản lý nhà nước, DNBH và người tham gia bảo hiểm áp dụng các quy định của pháp luật một cách hiệu quả. Như vậy, nhìn một cách tổng quát, khoa học pháp lý nước ta hiện nay, việc nghiên cứu chuyên sâu về bảo hiểm nói chung và BHNT nói riêng đã bắt đầu được chú trọng. Tuy nhiên, đề cập tới vấn đề TLBH và hạn chế TLBH, có thể kể đến tài liệu kỷ yếu hội thảo của Cục quản lý, giám sát bảo hiểm và HHBH Việt Nam trong những năm gần đây và bài viết của PGS,TS Doãn Hồng Nhung “Một số ý kiến hoàn thiện pháp luật về phòng ngừa, ngăn chặn TLBH trong KDBH ở Việt Nam”... Điều đó cho thấy, những công trình nghiên cứu về vấn đề này vẫn còn hạn chế. Chính vì vậy, với mong muốn tìm hiểu cụ thể về các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT và thực tiễn áp dụng các biện pháp pháp lý hạn chế trục
  • 11. 4 lợi BHNT ở Việt Nam hiện nay từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT ở Việt Nam hiện nay”. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của Luận văn 3.1.Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT ở Việt Nam hiện nay, luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp lý hạn chế trục lợi BHNT. 3.2. Nhiệm vụ của Luận văn Để thực hiện được mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ: - Phân tích để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT, pháp luật điều chỉnh về trục lợi BHNT và kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về TLBH ở một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. - Tìm hiểu những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân về thực tiễn áp dụng các biện pháp hạn chế trục lợi BHNT ở Việt Nam hiện nay. - Từ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân về thực tiễn áp dụng các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT ở Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: lĩnh vực BHNT ở Việt Nam.
  • 12. 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với tính chất và yêu cầu của đề tài như phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp liệt kê, phương pháp so sánh, phương pháp chứng minh và phương pháp duy vật biện chứng.... 6. Điểm mới của Luận văn Thứ nhất, luận văn đã khái quát một cách hệ thống những vấn đề lý luận chung về trục lợi BHNT, biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT, khái quát pháp luật điều chỉnh trục lợi BHNT ở Việt Nam hiện nay, kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về trục lợi BHNT ở một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Thứ hai, luận văn chỉ ra được thực trạng trục lợi BHNT. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của thực tiễn áp dụng các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT ở Việt Nam hiện nay. Thứ ba, trên cơ sở thực tiễn áp dụng các biện pháp hạn chế trục lợi BHNT, luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT ở Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Lý luận chung về biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT và khái quát pháp luật điều chỉnh về trục lợi BHNT Chương 2: Thực tiễn áp dụng các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT ở Việt Nam hiện nay Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT ở Việt Nam hiện nay.
  • 13. 6 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP PHÁP LÝ HẠN CHẾ TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ 1.1. Lý luận chung về biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ 1.1.1. Khái quát về bảo hiểm nhân thọ Năm 1762, Công ty BHNT đầu tiên trên thế giới được thành lập ở nước Anh, tên là Equitable. Sau đó đến Pháp, là nước thứ hai cho phép BHNT được hoạt động. Vào năm 1787 công ty BHNT đầu tiên tại Pháp được thành lập mang tên là Công ty BHNT Hoàng gia, sau đó một thời gian ở các nước Châu Âu khác cũng dần dần xuất hiện BHNT. Ở Châu Á, công ty BHNT lần đầu tiên được ra đời ở Nhật Bản, đó là công ty BHNT Meiji đã ra đời và đi vào hoạt động năm 1868[12]. Theo thời gian, BHNT phát triển và trở thành một ngành dịch vụ tài chính, với nhiều loại hình bảo hiểm khác nhau mà tiện ích cơ bản của nó là mang tính tiết kiệm và trợ giúp khi sự kiện bảo hiểm xảy ra đối với người mua bảo hiểm. Theo tài liệu của Viện Quản lý BHNT Hoa Kỳ (LOMA) nêu định nghĩa BHNT như một loại hình bảo hiểm trả tiền khi phát sinh cái chết của người được bảo hiểm. Trên phương diện pháp lý, BHNT là một thể loại bảo hiểm, trong đó để nhận được phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm thông qua một hợp đồng, nhà bảo hiểm cam kết sẽ trả cho một hoặc nhiều người thụ hưởng bảo hiểm một số tiền nhất định hoặc những khoản trợ cấp nhất định trong trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong hoặc người được bảo hiểm sống đến một thời điểm đã được chỉ rõ trong hợp đồng. Trên
  • 14. 7 phương diện kỹ thuật, BHNT là một nghiệp vụ bao hàm những cam kết mà việc thực hiện những cam kết này phụ thuộc vào tuổi thọ của con người[38]. Có hai loại cam kết chủ yếu trong BHNT, đó là cam kết đóng phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm và cam kết trả tiền bảo hiểm hoặc trả trợ cấp định kỳ của DNBH. Do thời hạn HĐBH trong BHNT kéo dài nhiều năm nên người tham gia bảo hiểm thường cam kết đóng phí làm nhiều lần. Thông thường, nếu người tham gia bảo hiểm bị chết trước khi hoàn thành nghĩa vụ đóng phí cho cả hợp đồng thì cam kết đóng phí những lần còn lại sẽ chấm dứt, nghĩa là không có ai trong phía bên mua bảo hiểm phải đóng thay họ. Khi người được bảo hiểm bị chết hoặc còn sống đến một thời điểm nhất định đã chỉ rõ trong HĐBH, DNBH phải thực hiện cam kết của mình, trả cho một hoặc nhiều người thụ hưởng một khoản tiền nhất định hoặc những khoản trợ cấp. Như vậy, có thể nhận thấy BHNT được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau: Dưới góc độ kinh tế, theo Ngô Trung Dũng định nghĩa: “BHNT là sự bảo vệ trường hợp tử vong của một người bằng hình thức trả tiền cho người thụ hưởng - thường là thành viên của gia đình, doanh nghiệp hoặc tổ chức. Bằng cách đổi một loạt các khoản phí bảo hiểm hoặc thanh toán phí bảo hiểm một lần khi người được bảo hiểm chết, STBH (và bất kỳ STBH bổ sung nào được kèm theo đơn bảo hiểm) trừ đi khoản vay chưa trả theo HĐBH và khoản lãi cho vay, sẽ được trả cho người thụ hưởng. Những khoản trợ cấp trả khi còn sống cho người được bảo hiểm dưới hình thức giá trị giải ước hoặc các khoản trợ cấp thu nhập”[11]. Theo Nguyễn Tiến Hùng định nghĩa: “BHNT là một nghiệp vụ qua đó để nhận được phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm (kí kết hợp đồng), người bảo hiểm cam kết sẽ trả cho một hoặc nhiều người thụ hưởng bảo hiểm
  • 15. 8 một số tiền nhất định (trong trường hợp người được bảo hiểm tử vong) hoặc trả người được bảo hiểm khi họ sống đến một thời điểm đã được ghi rõ trên hợp đồng”[18]. Theo Nguyễn Thị Hải Đường định nghĩa: “BHNT là những hình thức bảo hiểm rủi ro liên quan đến sinh mạng, cuộc sống và tuổi thọ của người được bảo hiểm”[15]. Định nghĩa này tuy rộng và khái quát, nhưng lại gắn chặt nghiệp vụ BHNT với rủi ro, mà chưa đề cập đến tính tiết kiệm trong các sản phẩm BHNT. Dưới góc độ luật học, Luật KDBH định nghĩa: "BHNT là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết"[27]. Định nghĩa này mặc dù đã khái quát được về sự kiện bảo hiểm là sống hoặc chết nhưng có nhiều hạn chế như chưa làm rõ được đối tượng bảo hiểm cũng như sự kiện bảo hiểm thực sự là gì, cũng như định nghĩa BHNT của Nguyễn Thị Hải Đường chưa nêu được đặc trưng phổ biến của hầu hết các sản phẩm BHNT là tính tiết kiệm đối với người tham gia bảo hiểm. Những định nghĩa trên đây tuy được trình bày khác nhau, nhưng đều thể hiện những đặc trưng nổi bật của BHNT, đó là: - BHNT là một nghiệp vụ bảo hiểm thương mại, hay nói cách khác là loại hình kinh doanh thu lợi nhuận (phân biệt với các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội của Nhà nước). - BHNT có tính đa mục đích, có thể được sử dụng để áp ứng nhiều mục đích khác nhau tùy theo nhu cầu của khách hàng. Do vậy, sản phẩm BHNT thường rất đa dạng (mỗi sản phẩm chỉ đáp ứng được một hoặc một vài nhu cầu) và hoạt động tiếp thị sản phẩm này phải mang tính năng động và linh hoạt cao.
  • 16. 9 - BHNT là loại hình bảo hiểm duy nhất cho phép bảo hiểm cho hai sự kiện trái ngược nhau là sống và chết. Điều này cũng có nghĩa là, trong hầu hết trường hợp, việc DNBH phải trả tiền với một hợp đồng BHNT là chắc chắn xảy ra (phân biệt với bảo hiểm phi nhân thọ - là loại hình bảo hiểm chỉ trả tiền khi có rủi ro xảy ra). - BHNT là loại hình bảo hiểm dài hạn, do đó điều khoản hợp đồng phải được trình bày đầy đủ, khoa học dưới dạng văn bản, làm cơ sở cho sự duy trì quan hệ hợp đồng lâu dài, thậm chí là cả đời người. Mặt khác, các thông số kỹ thuật của từng sản phẩm, từng hợp đồng phải được tính toán cẩn thận và công bố rõ ràng tới khách hàng. - BHNT là loại hình sản phẩm bảo hiểm vô hình. Vì vậy, DNBH phải đặc biệt quan tâm đến việc giải thích cho khách hàng hiểu rõ về sản phẩm. Hơn nữa, việc thực hiện đúng và đầy đủ cam kết là đòi hỏi nghiêm ngặt đối với các DNBH. Như vậy, hiểu một cách đơn giản nhất, BHNT là loại hình nghiệp vụ bảo hiểm thương mại, thể hiện ở sự cam kết giữa DNBH và người tham gia bảo hiểm mà theo đó, DNBH cam kết trả một khoản tiền xác định theo thỏa thuận khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (người được bảo hiểm sống hoặc chết) trong một thời gian nhất định cho người tham gia bảo hiểm (hoặc người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm), với điều kiện người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận.  Đặc điểm của bảo hiểm nhân thọ Thứ nhất, đối tượng của BHNT là con người: không như bảo hiểm sinh mạng hay bảo hiểm tai nạn con người trong bảo hiểm phi nhân thọ, chỉ rủi ro chết hay thương tật toàn bộ vĩnh viễn của đối tượng được bảo hiểm mới thuộc
  • 17. 10 phạm vi bảo hiểm của hợp đồng BHNT. Bên cạnh đó, mặc dù đối tượng của BHNT là con người nhưng BHNT không đảm bảo những chi phí y tế như trong các loại hình bảo hiểm tai nạn và sinh mạng cá nhân trong bảo hiểm phi nhân thọ. Cụ thể hơn đối tượng của BHNT là tuổi thọ của con người: Trong BHNT, nghĩa vụ khai báo đúng tuổi của người được bảo hiểm là rất quan trọng. Căn cứ vào độ tuổi của người được bảo hiểm, bên bán bảo hiểm sẽ xác định người đó có thuộc nhóm tuổi tham gia bảo hiểm hay không cũng như tính toán mức phí bảo hiểm. Về lý thuyết, mức độ rủi ro sẽ khác nhau nếu người được bảo hiểm có độ tuổi khác nhau. Ngoài ra, tuổi thọ của con người còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như sức khoẻ, bệnh tật, nếp sinh hoạt, gen di truyền… Thứ hai, BHNT mang tính tiết kiệm: Tính tiết kiệm của BHNT thể hiện ở việc tham gia BHNT cũng giống như việc gửi tiết kiệm, bên mua bảo hiểm dùng từng khoản tiền nhỏ để đóng phí bảo hiểm, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, người thụ hưởng có thể có được khoản tiền lớn hơn. Việc nộp phí bảo hiểm là nghĩa vụ theo thoả thuận, đồng thời bên mua bảo hiểm không thể tuỳ tiện lấy lại các khoản phí đã nộp (khác với việc gửi tiền tại ngân hàng), chính vì vậy tiết kiệm cho bên mua bảo hiểm những khoản chi tiêu không thật sự cần thiết. Đây là một trong những hình thức huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư có hiệu quả; hình thức huy động dần dần, phù hợp với khả năng tích lũy của mọi đối tượng, từ những người có thu nhập thấp đến những người có thu nhập cao. Chính hình thức tổ chức đóng phí bảo hiểm tại nhà, có thể theo tháng, quý, 6 tháng hay một năm, có nhiều mức phí tùy theo sự lựa chọn và khả năng tài chính của người tham gia bảo hiểm đã tạo nên sự khác biệt, hình thành ý thức tiết kiệm trong dân cư đã đem lại thành công cho BHNT.
  • 18. 11 Thứ ba, BHNT là loại hình bảo hiểm duy nhất có thể chi trả cho dù có rủi ro hay không có rủi ro xảy ra: Đây là một trong những điểm khác nhau cơ bản giữa BHNT và bảo hiểm phi nhân thọ. Mỗi người mua BHNT sẽ định kì nộp một khoản tiền nhỏ có thể theo từng tháng, từng quý hay từng năm cho công ty BHNT. Ngược lại, công ty BHNT có trách nhiệm trả một số tiền lớn, tức STBH cho người được hưởng quyền lợi bảo hiểm theo thoả thuận từ trước khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. STBH được trả khi người được bảo hiểm đạt đến độ tuổi nhất định trong hợp đồng. Nhưng nếu không may người được bảo hiểm bị chết sớm thì công ty BHNT cũng sẽ trả toàn bộ STBH cho thân nhân và gia đình người đó cho dù họ mới chỉ tiết kiệm được một khoản tiền rất nhỏ qua việc đóng phí. Thứ tư, hợp đồng BHNT thường dài hạn và rất đa dạng và phức tạp: Trên thực tế hiện nay, thời hạn ngắn nhất của hợp đồng BHNT mà các nhà bảo hiểm cung cấp là 5 năm. Tính dài hạn của hợp đồng BHNT nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà bảo hiểm trong hoạt động đầu tư đồng thời đáp ứng được mục đích tiết kiệm của bên mua bảo hiểm. Mặt khác, thời hạn hợp đồng dài sẽ giúp bên mua bảo hiểm có khả năng nộp phí bảo hiểm. Bên cạnh đó, nguồn phí bảo hiểm được sử dụng để đầu tư và người tham gia bảo hiểm được hưởng một phần lãi từ hoạt động đầu tư đó vì BHNT mang tính tiết kiệm. Trong khi đó, bảo hiểm phi nhân thọ mang tính ngắn hạn, chỉ bồi thường khi có tai nạn, rủi ro xảy ra nên các DNBH không được phép kinh doanh đồng thời BHNT và bảo hiểm phi nhân thọ. Tính đa dạng và phức tạp trong BHNT được thể hiện ở ngay các sản phẩm của nó. Mỗi sản phẩm BHNT có nhiều loại khác nhau. Mỗi hợp đồng lại có thời hạn khác nhau, STBH khác nhau, độ tuổi người tham gia cũng khác nhau. Ngay cả các mối quan hệ trong một bản hợp đồng cũng khá phức
  • 19. 12 tạp. Mỗi một hợp đồng BHNT có thể có 4 bên tham gia: người bảo hiểm, người được bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm và người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm. Có thể nói HĐBH phong phú hơn nhưng cũng phức tạp hơn HĐBH phi nhân thọ rất nhiều. 1.1.2. Một số vấn đề về trục lợi bảo hiểm nhân thọ Xét về khái niệm, có thể thấy, cụm từ “trục lợi bảo hiểm” trong pháp luật Việt Nam lần đầu tiên được đề cập đến tại Điều 15 Nghị định 118/2003/NĐ- CP hướng dẫn về mức xử phạt đối với hành vi “trục lợi trong việc tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm, giải quyết khiếu nại bảo hiểm”[5]. Bên cạnh đó, Điều 4 Mục V Thông tư 31/2004/TT-BTC cũng định nghĩa rõ hơn về vấn đề “trục lợi bảo hiểm” như sau: Hành vi trục lợi trong việc tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải quyết khiếu nại bảo hiểm được hiểu là “hành vi cố ý lừa dối của tổ chức, cá nhân nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, yêu cầu, giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm, giải quyết khiếu nại bảo hiểm”[2]. Tuy nhiên, Nghị định 118/2003/NĐ-CP nêu trên đã hết hiệu lực do đã bị thay thế hoàn toàn bởi Nghị định số 41/2009/NĐ-CP và sau đó Nghị định 41/2009/NĐ-CP lại tiếp tục bị thay thế bởi Nghị định 98/2013/NĐ-CP. Hệ quả là, Thông tư 31/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 118/2003/NĐ-CP, cũng như khái niệm về “trục lợi bảo hiểm” được đưa ra trong Thông tư đã bị mất giá trị pháp lý. Hiện nay, vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KDBH được điều chỉnh bởi Nghị định số 98/2013/NĐ-CP và Nghị định này hoàn toàn không có một quy định nào đưa ra định nghĩa rõ ràng về “trục lợi bảo hiểm” hay thậm chí là đề cập đến khái niệm này. Như vậy, có thể thấy, pháp luật KDBH hiện hành của Việt Nam đã hoàn toàn bỏ ngỏ trong việc định nghĩa về khái niệm “trục lợi bảo hiểm”.
  • 20. 13 Do thiếu sự nhất quán trong quy định của hệ thống pháp luật hiện hành nên hiện nay việc hiểu và sử dụng khái niệm “trục lợi bảo hiểm”, đặc biệt là trong lĩnh vực BHNT còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Trên thế giới, có hai quan điểm lớn về vấn đề trục lợi bảo hiểm. Có thể tóm lược như sau: - Quan điểm thứ nhất cho r ằng: trục lợi bảo hiểm là hành vi gian dối nhằm kiếm lợi bất hợp pháp của các chủ thể t ham gia vào quan hê ̣KDBH. Vì HĐBH là sự thỏa thuâ ̣n giữa DNBH và bên mua bảo hiểm , như vâ ̣y, chủ thể thực hiê ̣n hành vi này có thể là bên mua bảo hiểm và DNBH (bao gồm: ĐLBH - người được ủy quyền của DNBH , nhân viên của DNBH , người điều hành DNBH). Có thể thấy với quan điểm này thì hành vi TLBH được hiểu giống như định nghĩa đã được đưa ra tại Thông tư 31/2004/TT-BTC. Quan điểm này cũng tương thích với k hái niê ̣m “gian lâ ̣n bảo hiểm” (Insurance Fraud) của các hiê ̣p hội nghề nghiê ̣p bảo hiểm trên thế giới . Theo LOMA (Life Office Management Association, Inc. – Mỹ), từ “Fraud” trong giao dịch bảo hiểm thương mại được hiểu là “cố ý không nói sự th ật hoặc che giấu thông tin của bên mua bảo hiểm để được bồi thường bảo hiểm hoă ̣c trả khoản tiền bảo hiểm mà lẽ ra không được nhâ ̣n” hoă ̣c “không nói sự thâ ̣t hoă ̣c cung cấp sai thông tin của người quản trị DNBH , nhân viên bảo hiểm , ĐLBH, môi giới bảo hiểm nhằm thu lợi tài chính”[38]. - Quan điểm thứ hai lại cho rằng: “Trục lợi bảo hiểm” chỉ được hiểu là hành vi trục lợi tiền bồi thường bảo hiểm hoă ̣c tiền bảo hiểm trả từ phía bên mua bảo hiểm tức là hành vi gian lâ ̣n bảo hiểm từ phía khách hàng bảo hiểm. Những người ủng hộ quan điểm này xem “trục lợi bảo hiểm” như là một trong những biểu hiện của hoạt động “gian lận bảo hiểm”. Theo đó, “gian lận bảo hiểm” bao gồm hành vi “trục lợi bảo hiểm” từ phía khách hàng, gian lận từ phía đại lý, nhân viên bảo hiểm và gian lận từ phía DNBH[42]. Đây là cách
  • 21. 14 hiểu không được sử dụng phổ biến bởi các chuyên gia pháp luật. Tuy nhiên, các DNBH Việt Nam mà tổ chức đại diê ̣n là HHBH Việt Nam ủng hộ quan điểm này, bởi quan tâm hàng đầu của DNBH là chống đỡ hành vi trục lợi của khách hàng nhằm đảm bảo hoạt động KDBH có hiê ̣u quả. Như vâ ̣y, sự khác biê ̣t của hai quan điểm trên ở chỗ chủ thể của hành vi TLBH, nếu quan điểm thứ hai chỉ coi đó là hành vi của khách hàng – bên mua bảo hiểm thì quan điể m thứ nhất cho rằng hành vi TLBH có thể gây ra của cả hai bên chủ thể của HĐBH. Từ những phân tích trên về các quan điểm khác nhau v ề khái niệm TLBH, theo quan điểm của tác giả, khái niê ̣m trục lợi BHNT có thể định nghĩa như sau: Trục lợi BHNT là hành vi gian dối được tiến hành bởi các chủ thể tham gia vào quan hệ BHNT : những cá nhân bên mua bảo hiểm , những cá nhân thuộc DNBH hoă ̣c đại diê ̣n DNBH trong quá trình giao kết , thực hiê ̣n hợp đồng BHNT có mục đích thu được những khoản lợi bất chính. Viê ̣c đưa ra định nghĩa và thống nhất quan điểm về TLBH nói chung và trục lợi BHNT nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng cho viê ̣c thực hiện mục đích nghiên cứu của đề tài.  Dấu hiệu trục lợi BHNT Từ những tìm hiểu về khái niệm, có thể thấy TLBH là một vi phạm pháp luật, do đó trục lợi BHNT nói riêng và TLBH nói chung có một số dấu hiệu sau: Thứ nhất, TLBH là hành vi trái pháp luật , quan hê ̣giữa DNBH và bên mua bảo hiểm được xem là một quan hê ̣hợp đồng , cho nên, trước hết, nó phải được thực hiê ̣n dựa trên những nguyên tắc của một quan hê ̣pháp luâ ̣t dân sự thông thường, cụ thể đó là nguyên tắc “thiê ̣n chí , trung thực” trong quá trình
  • 22. 15 giao kết, thực hiê ̣n hợp đồng . Mă ̣t khá c, bảo hiểm là hoạt động được thực hiê ̣n dựa trên niềm tin lẫn nhau của các chủ thể , ở đó, bên mua nhâ ̣n lời cam kết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiê ̣n bảo hiểm , còn DNBH chấp nhâ ̣n đảm bảo rủi ro chủ yếu thông qua viê ̣c khai báo rủi ro của khách hàng. Vì vậy, bất kỳ một hành vi cố ý gian dối , không trung thực nào nhằm gây bất lợi cho bên còn lại trong quan hê ̣đều được xem là phi pháp. TLBH ở những mức độ khác nhau đều nguy hiểm và gây hại cho xã hội. TLBH đã hoặc có nguy cơ gây ra những thiệt hại về vật chất cho DNBH, ảnh hưởng đến lòng tin của những người tham gia bảo hiểm chân chính và gây ra những thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Mức độ nguy hiểm của hành vi TLBH được xác định phụ thuộc vào tính chất và mức độ thiệt hại thực tế hoặc nguy cơ gây thiệt hại cho DNBH, cho xã hội mà hành vi TLBH đó gây ra. Trong trường hợp đã gây ra những thiệt hại, thì sự thiệt hại đó là hậu quả tất yếu của hành vi TLBH. Thứ hai, có hành vi cố ý lừ a dối : chủ thể cố ý che giấu thông tin hoă ̣c cung cấp thông tin không trung thực nhằm làm cho đối tác hiểu sai thực chất của vấn đề . Hành vi được thực hiện vì động cơ vụ lợi, nhằm mục đích thu lợi bất chính. TLBH có mục đích thu lợi bất chính: người có hành vi gian lâ ̣n là nhằm mục đích trục lợi cá nhân như: khách hàng TLBH để hưởng quyền lợi tài chính mà lẽ ra không được hưởng, hưởng quyền lợi tài chính cao hơn mức lẽ ra được hưởng. Khoản lợi bất chính đó chính là khoản bồi thường hay tiền bảo hiểm trả – số tiền mà lẽ ra họ không được hưởng hoă ̣c ở mức cao mức mà lẽ ra họ được hưởng. Ngược lại, một hành vi gian lâ ̣n của đại lý hay nhân viên kinh doanh , giám định viên, người quản trị DNBH có thể làm tăng thu nhâ ̣p từ hoa hồng , lương thưởng do giao dịch gian lâ ̣n mang lại hoă ̣c chiếm đoạt tiền của DNBH.
  • 23. 16 Thứ ba, về chủ thể thực hiện TLBH: phía DNBH, người có hành vi gian dối có thể là : Đại lý , nhân viên, người quản trị điều hành DNBH . Về phía khách hàng bảo hiểm: Bên mua bảo hiểm có thể có nhiều tư cách gắn với nhiều cá nhân khác nhau : Tư cách người mua bảo hiểm (người giao kết hợp đồng); tư cách người được bảo hiểm (người có tuổi thọ , tính mạng, thân thể, sức khỏe được đảm bảo bởi hợp đồng bảo hiểm ); tư cách người thụ hưởng (người được nhâ ̣n hưởng tiền bồi thường , tiền bảo hiểm trả ). Hành vi trục lợi có thể xuất phát từ chủ thể là cá n hân có 1 trong 3 tư cách nói trên. Thông tin bị gian dối còn có thể là mối quan hê ̣giữa các cá nhân đó như : Mối quan hê ̣ đảm bảo “có quyền lợi có thể bảo hiểm” của “người mua bảo hiểm” (Điều 3, khoản 9, Luâ ̣t KDBH) hay mối quan hê ̣nhân thân để gi ao kết hợp đồng bảo hiểm (Điều 31, Luâ ̣t KDBH). Thứ tư, TLBH xâm hại đến quan hệ hợp đồng giữa DNBH và bên mua bảo hiểm, cụ thể TLBH xâm phạm quyền lợi chính đáng của DNBH : Cho dù chủ thể của hành vi TLBH không phải là khách hàng bảo hiểm mà là ngườ i của phía DNBH như người quản trị, nhân viên hay người được ủy quyền đại diê ̣n thì DNBH cũng là người phải gánh chịu chi phí tăng lên hoă ̣c tổn hại uy tín, hình ảnh, thương hiê ̣u. Xa hơn nữa, tình trạng trục lợi nếu phổ biến sẽ làm xấu đi môi trường của ngành bảo hiểm thương mại, làm ngăn cản sự phát triển lành mạnh của thị trường bảo hiểm. Ngoài ra, hành vi trục lợi BHNT nói riêng cũng mang một số đặc trưng riêng biệt so với các hành vi TLBH thông thường. Một là hành vi TLBH có thể được tiến hành bởi sự giúp sức của các chủ thể khác không liên quan đến quan hệ bảo hiểm. Đó có thể là những người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước (trong trường hợp người trục lợi móc nối với cơ quan hộ tịch tại địa phương để yêu cầu họ ban hành những
  • 24. 17 tài liệu chứng minh rằng người được bảo hiểm đã quan đời), nhân viên y tế của các trung tâm y tế (trong trường hợp trục lợi cố tình tạo ra những hồ sơ bệnh án cho thấy người được bảo hiểm bị bệnh và phải điều trị tại trung tâm y tế mặc dù trên thực tế họ không hề gặp bất cứ vấn đề gì về sức khoẻ) và kể cả công an, cán bộ xã phường có liên quan… Hai là do đối tượng của BHNT là tính mạng, tuổi thọ của con người cho nên hoạt động TLBH luôn tác động đến những yếu tố gắn liền với tính mạng, sức khoẻ của người được bảo hiểm. Có thể thấy, trong BHNT, việc giải quyết quyền lợi bảo hiểm được đặt ra nếu như người được bảo hiểm gặp phải những rủi ro trong cuộc sống mà những rủi ro đó gây thiệt hại, tổn thất đến sức khoẻ, tính mạng của họ. Do đó, để trục lợi BHNT thì người trục lợi phải tác động đến những yếu tố liên quan đến tính mạng, sức khoẻ của người được bảo hiểm như làm giả, làm sai lệch những tài liệu thể hiện tình trạng sức khoẻ của người được bảo hiểm hoặc che giấu những thông tin về bệnh tật, tai nạn của người được bảo hiểm. Ba là thông thường hành vi trục lợi BHNT chỉ nhắm vào tính bảo vệ của hoạt động BHNT. Có thể thấy, BHNT không những là một phương thức để bảo vệ người được bảo hiểm khỏi mọi rủi ro về tính mạng sức khoẻ xảy ra trong cuộc sống mà còn là một cách thức để người được bảo hiểm tiết kiệm cho các khoản chi tiêu của mình thông qua việc đóng phí bảo hiểm định kỳ và rút ra tại một thời điểm được dự liệu trong hợp đồng. Tuy nhiên, khi hoạt động trục lợi BHNT diễn ra, người trục lợi chủ yếu nhắm vào tính bảo vệ của BHNT. Thông thường, họ chỉ tập trung vào yếu tố, chi tiết có ảnh hưởng đến sự kiện bảo hiểm như bệnh tật, thương tật, tử vong để từ đó yêu cầu DNBH giải quyết các quyền lợi bảo hiểm theo thoả thuận của hợp đồng.
  • 25. 18 1.1.3. Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ Về biện pháp pháp lý, ở Việt Nam hiện nay chưa có một khái niệm nào mang tính học thuật về biện pháp pháp lý. Do đó, theo quan điểm của tác giả có thể hiểu biện pháp pháp lý trên cơ sở tìm hiểu khái niệm “biện pháp” và khái niệm “pháp lý” như sau: Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể. Pháp lý (juridique) xuất phát từ tiếng La-tin “Jus” nghĩa là các quy định của pháp luật. Theo giải thích của Đại từ điển Tiếng Việt thì: "pháp lý là căn cứ , cơ sở lí luận của luật pháp"[35]. Từ điển Pháp – Việt, pháp luật – hành chính định nghĩa: "pháp lý mang tính chất cưỡng bức của pháp luật, đặt dưới quyền lực của pháp luật bắt buộc phải thi hành"[33]. Như vậy, khái niệm pháp lý không đồng nghĩa với khái niệm pháp luật, bởi xét về khái niệm pháp luật (droit) xuất xứ La-tin “directum” nói lên khái niệm ngay thẳng, sự chính trực. Theo Đại từ điển Tiếng Việt giải thích: "pháp luật là quy tắc, hành vi của công dân do nhà nước quy định, ban hành, buộc phải tuân theo không được trái phạm"[35]. Theo định nghĩa này chúng ta có thể thấy sự chưa đầy đủ và chuẩn xác như định nghĩa trong giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật: "pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội"[34]. Trên cơ sở các định nghĩa trên, tựu trung lại có thể thấy rõ pháp lý có các thuộc tính khác biệt so với pháp luật sau đây: Tính liên quan đến hệ thống các quy phạm pháp luật, mọi lí lẽ, cơ sở hay căn cứ đều dựa trên các quy tắc hay đúng hơn là dựa vào pháp luật; Tính lệ thuộc vào pháp luật, không có các quy phạm pháp luật thì không thể chứng minh thế nào là đúng, sai, phù hợp
  • 26. 19 hay không phù hợp, cho phép hay không cho phép; Pháp lý chính là cơ sở của lí luận, là sự vận dụng, áp dụng có khoa học về pháp luật, về phương pháp nghiên cứu pháp luật một cách có hệ thống. Với ý nghĩa này, pháp lý được xem là hệ quả tất yếu của pháp luật. Như vậy, có thể hiểu biện pháp pháp lý là cách giải quyết một vấn đề trên cơ sở các quy định của pháp luật. Tóm lại, biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT là các biện pháp hạn chế trục lợi trong lĩnh vực BHNT trên cơ sở các quy định của pháp luật điều chỉnh về trục lợi BHNT (vận dụng, áp dụng khoa học các quy định của pháp luật điều chỉnh về trục lợi BHNT).  Đặc điểm của các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT Thứ nhất, là những biện pháp dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật điều chỉnh về hạn chế trục lợi BHNT. Các quy định về pháp luật điều chỉnh về hạn chế trục lợi BHNT không chỉ giới hạn ở một số quy phạm pháp luật trong Luật KDBH hiện hành mà còn được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005 và Nghị định 98/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KDBH, kinh doanh sổ số và một số văn bản pháp luật khác có liên quan. Cụ thể, các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT là việc áp dụng các chế tài trong các quy phạm pháp luật để xử lý các chủ thể có hành vi trục lợi BHNT, đây là hậu quả pháp lý bất lợi mà các chủ thể thực hiện hành vi trục lợi BHNT phải gánh chịu hay nói cách khác là chủ thể phải gánh chịu các chế tài trong các quy phạm pháp luật là chủ thể thực hiện hành vi TLBH. Thứ hai, chủ thể thực hiện các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT bao gồm:
  • 27. 20 DNBH là một bên của HĐBH, do đó trong quá trình thực hiện hợp đồng doanh nghiệp có những quyền và nghĩa vụ nhất định được quy định cụ thể trong hợp đồng và trong các văn bản pháp luật có liên quan như Luật KDBH, Bộ Luật Dân sự, do đó DNBH là một chủ thể pháp luật thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trong việc hạn chế trục lợi BHNT, DNBH tự kiểm soát bằng quyền pháp luật trao cho mình và thỏa thuận trong hợp đồng để hạn chế hành vi trục lợi bảo vệ quyền lợi của mình. Lúc này DNBH là chủ thể sử dụng pháp luật, cụ thể là sử dụng các quy phạm pháp luật trong Luật KDBH để thực hiện quyền của mình trong việc xử lý các hành vi TLBH. Chẳng hạn: Khoản 2 Điều 19 Luật KDBH quy định: “DNBH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện HĐBH khi bên mua bảo hiểm có hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết HĐBH để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường”[27]. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm là đơn vị thuộc bộ máy quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực KDBH trong phạm vi cả nước; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động KDBH và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực KDBH theo quy định của pháp luật. Từ vị trí và chức năng trên có thể nhận thấy, một trong những nhiệm vụ của Cục quản lý, giám sát bảo hiểm là xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực KDBH theo quy định của pháp luật. Đối với việc thực hiện nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực KDBH, Cục quản lý, giám sát bảo hiểm là chủ thể tiến hành áp dụng pháp luật trong trường hợp truy cứu trách nhiệm hành chính đối với những chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực KDBH trong đó TLBH cũng là một trong những hành vi phạm hành chính trong lĩnh vực này. Do vậy, trên cơ sở áp dụng những quy định của pháp luật, mà cụ thể là một số quy định trong Nghị đinh
  • 28. 21 93/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KDBH, kinh doanh sổ số, Cục quản lý, giám sát bảo hiểm thực hiện biện pháp pháp lý, mà cụ thể là biện pháp trách nhiệm pháp lý hành chính đối với những chủ thể thực hiện hành vi TLBH nhằm hạn chế TLBH. Tòa án, hầu hết các tranh chấp hợp đồng BHNT đều được thực hiện tại tòa án trong đó có rất nhiều vụ việc TLBH được phát hiện thông qua giải quyết các tranh chấp bảo hiểm tại tòa án, phổ biến là hành vi khai báo không trung thực tình trạng của người được bảo hiểm để được chấp nhận bảo hiểm và sau đó được trả tiền bảo hiểm. Như vậy, trên cơ sở áp dụng các quy định của pháp luật tòa án đưa ra phán quyết của mình. Do đó, tòa án cũng chính là một trong những chủ thể thực hiện biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT. Thứ ba, mục đích của việc thực hiện các biện pháp pháp lý nhằm hạn chế tiến tới loại bỏ hành vi trục lợi BHNT  Các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ Một là, DNBH đưa các điều khoản loại trừ trách nhiệm khi có hành vi TLBH vào hợp đồng BHNT, là cơ sở để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi có hành vi trục lợi xảy ra. Đây chính là những biện pháp phòng ngừa và dự liệu trước đối với những hành vi trục lợi BHNT. Bên cạnh đó, khi đã có hành vi TLBH diễn ra, DNBH sử dụng các chế tài trong Luật KHBH để từ chối giao dịch hoặc từ chối thực hiện nghĩa vụ dân sự theo hợp đồng (bồi thường/ trả tiền bảo hiểm) bằng cách tuyên bố “hợp đồng vô hiệu” hoặc “đình chỉ hợp đồng”. Hai là, Cục quản lý, giám sát bảo hiểm truy cứu trách nhiệm hành chính đối với những chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực KDBH trong đó TLBH cũng là một trong những hành vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.
  • 29. 22 Do vậy, trên cơ sở áp dụng một số quy định trong Nghị đinh 93/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KDBH, kinh doanh sổ số, Cục quản lý, giám sát bảo hiểm thực hiện biện pháp pháp lý, mà cụ thể là biện pháp trách nhiệm pháp lý hành chính đối với những chủ thể thực hiện hành vi TLBH nhằm hạn chế TLBH. Ba là, khi có tranh chấp về hợp đồng BHNT mà người tham gia bảo hiểm khởi kiện ra Tòa án yêu cầu DNBH phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm, trên cơ sở những điều khoản loại trừ khi có hành vi TLBH đã dự liệu trước trong HĐBH cùng với những quy định của pháp luật, đặc biệt là những kết quả thu được từ phía DNBH về việc giám định, xác minh những hành vi có dấu hiệu TLBH, Tòa án giải quyết các tranh chấp về hợp đồng BHNT, từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm và áp dụng các chế tài được quy định trong Luật KDBH đối với những hành vi có dấu hiệu TLBH. Thêm vào đó, khi những hành vi TLBH, có đầy đủ những yếu tố cấu thành tội phạm chẳng hạn liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản… Tòa án sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể theo quy định của Bộ luật Hình sự. 1.2. Khái quát pháp luật điều chỉnh về trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay 1.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật về trục lợi bảo hiểm nhân thọ Như đã trình bày ở phần trước, có thể thấy trục lợi BHNT là một hành vi nguy hiểm cho xã hội và chứa đựng nhiều nguy cơ đe doạ đến sự phát triển của hoạt động KDBH nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do đó, xuất phát từ sự nhận thức này mà trục lợi BHNT phải được pháp luật điều chỉnh nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT.
  • 30. 23 1.2.1.1. Xuất phát từ bản chất của bảo hiểm nhân thọ và sự gia tăng hoạt động trục lợi đối với loại hình này ở Việt Nam Bảo hiểm là sự chia sẻ rủi ro giữa một số đông với một số ít trong số họ phải gánh chịu những rủi ro. Trong cuộc sống, không ai có thể biết trước chính xác mọi việc sẽ xảy ra như thế nào, có những rủi ro không lường trước được, rủi ro luôn có thể xảy đến bất cứ lúc nào và với bất kỳ ai. Không ai khẳng định là mình chưa bao giờ gặp rủi ro, trước rủi ro của cuộc đời, con người thường có 4 sự lựa chọn: Chấp nhận rủi ro, né tránh rủi ro, kiểm soát rủi ro, chuyển giao rủi ro, trong đó chuyển giao rủi ro là phương án tốt nhất để con người có thể đối phó với rủi ro, hình thức này được hiểu là chuyển giao rủi ro cho một công ty bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ thay cho con người chịu gánh nặng rủi ro khi chuyện không may xảy đến với họ, mọi người sẽ cùng chia sẻ rủi ro, đó cũng chính là ý nghĩa của BHNT. Có những rủi ro lớn của cuộc đời, nó không chỉ làm con người ta đau đớn mà còn ảnh hưởng đến những người thân, con cái, bố mẹ, gia đình. Những rủi ro làm bản thân họ thiệt hại lớn về tài chính, mà gánh nặng thuộc về những người thân, một điều chắc chắn rằng không ai muốn gia đình phải đau khổ khi chịu những gánh nặng đó cho bản thân mình, đó là những rủi ro về thương tật, bệnh hiểm nghèo, tính mạng. BHNT ra đời, rủi ro sẽ chuyển giao lại cho các công ty bảo hiểm, khi rủi ro xảy đến, một khoản tài chính sẽ được bù đắp đảm bảo cho người được bảo hiểm an tâm rằng gia đình sẽ không phải chịu những khoản tài chính lớn. BHNT bảo vệ tài chính cho người được bảo hiểm và gia đình để sự không may mắn đó được giảm nhẹ đi chứ không bị nhân lên do phải gánh chịu thêm khoản tài chính lớn sau đó. Như vậy, thực chất BHNT là một bản hợp đồng giữa người tham gia bảo hiểm và công ty BHNT, với mục đích bảo hiểm cho người đó hoặc người
  • 31. 24 thân (bố, mẹ, con cái) của họ… khi rủi ro xảy ra, công ty bảo hiểm sẽ căn cứ trên HĐBH để chi trả quyền lợi bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm với một điều cơ bản là không có phí bảo hiểm nào lại cao hơn tổng số tiền bảo hiểm mà công ty bảo hiểm thanh toán khi đáo hạn hợp đồng. Chính điều này đã khơi gợi sự tham vọng lợi ích kinh tế của những người tham gia bảo hiểm, bản thân người tham gia bảo hiểm không mong muốn rủi ro sẽ xảy ra với mình hay với người thân của mình, nhưng họ vẫn muốn nhận tiền bảo hiểm, tiền bồi thường bảo hiểm từ phía công ty bảo hiểm do đó đã thực hiện những hành vi tạo dựng sự kiện bảo hiểm giả nhằm mục đích TLBH từ công ty bảo hiểm, thậm chí có những trường hợp khi biết việc tham gia BHNT khi sự kiện bảo hiểm xảy ra sẽ đem lại cho bản thân và gia đình một khoản tiền lớn, người tham gia bảo hiểm đã tìm cách cung cấp những thông tin sai sự thật để nhằm che đậy tình trạng thực tế của mình hay người được bảo hiểm (ví dụ: mắc các căn bệnh hiểm nghèo, hay người đã chết mua bảo hiểm xong mới khai tử…) trước khi giao kết HĐBH, để trục lợi BHNT với sự tin tưởng chắc chắn rằng sự kiện bảo hiểm sẽ xảy ra. Bên cạnh đó, xuất phát từ thực trạng trục lợi BHNT ở nước ta hiện nay, dù chỉ là một loại hình bảo hiểm mới xuất hiện trên thị trường bảo hiểm, nhưng hoạt động trục lợi xảy ra đối với lĩnh vực BHNT lại có sự gia tăng nhanh về số lượng. Bằng chứng là, theo Cục quản lý, giám sát bảo hiểm, giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013, toàn thị trường BHNT thống kê được khoảng 52.860 vụ trục lợi với số tiền bị trục lợi ước tính khoảng 530 tỷ đồng. Trung bình hàng năm có khoảng 9.000 trường hợp TLBH được phát hiện[20], gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng của các DNBH, gián tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm trung thực cũng như gây mất an ninh, trật tự xã hội. Từ lẽ đó, việc đặt ra một cơ chế pháp lý vững chắc hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
  • 32. 25 1.2.1.2. Xuất phát từ hậu quả nguy hại của hành vi trục lợi BHNT Trục lợi BHNT nói riêng và TLBH nói chung là một hoạt động không chỉ gây bất lợi đối DNBH mà còn ảnh hưởng đến khách hàng và nguy hiểm hơn là tác động tiêu cực đến xã hội nói chung. Thứ nhất, TLBH để lại những hậu quả rất nặng nề đối với DNBH. Nó không những làm giảm lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh của DNBH mà còn gây tác động xấu đến uy tín của DNBH đó trên thị trường. Rõ ràng, cơ quan truyền thông, báo chí có xu hướng đứng về phía về phía người tham gia bảo hiểm. Cho nên, khi xảy ra bất kỳ trường hợp nào DNBH từ chối giải quyết quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm thì truyền thông, dư luận thường lên án DNBH đó, mặc dù việc từ chối giải quyết quyền lợi có thể xuất phát từ hành vi trục lợi từ phía người tham gia bảo hiểm nhưng do sự thiếu chuyên môn về pháp luật nên các cơ quan truyền thông chỉ chú trọng vào việc bảo vệ người tham gia bảo hiểm chứ ít khi quan tâm đến những mất mát, thiệt hại của DNBH. Thứ hai, TLBH cũng gây ra tác động xấu đến quyền lợi của các khách hàng đã ký hợp đồng với DNBH bị trục lợi. Có thể thấy, bản chất của hoạt động bảo hiểm là việc DNBH gom góp, tích luỹ những khoảng phí bảo hiểm mà khách hàng đã đóng và dùng khoảng tiển đã tích luỹ đó để giải quyết quyền lợi cho các trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm. Cho nên, hành vi TLBH cũng gây thiệt hại một cách gián tiếp đến quyền lợi của các khách hàng tham gia bảo hiểm chân chính vì khoảng phí mà họ đã đóng được sử dụng để chi trả cho những hành vi gian lận, lừa đảo. Thứ ba, đối với xã hội, TLBH cũng gây ra những tác động xấu đến đạo đức, cách hành xử của con người trong xã hội. Bỡi lẽ, TLBH sẽ làm mất đi tính lành mạnh, công bằng của môi trường kinh doanh, hơn nữa còn tha hoá,
  • 33. 26 biến chất một bộ phận công chức Nhà nước (do một số thủ đoạn TLBH phải có sự phối hợp, móc nối với những người có thẩm quyền trong các cơ quan Nhà nước), và thậm chí có thể dẫn đến thái độ xem thường pháp luật. Từ những lý do trên, có thể kết luận rằng, trong giai đoạn hiện nay, TLBH đã trở thành một nguy cơ lớn cho xã hội, kìm hãm sự phát triển kinh tế thị trường và do đó nó cần phải bị ngăn chặn bởi một cơ chế pháp lý vững chắc, hiệu quả. 1.2.2. Nguyên tắc của pháp luật điều chỉnh về trục lợi bảo hiểm nhân thọ Thứ nhất, nguyên tắc công khai minh bạch Công khai minh bạch có vai trò hết sức quan trọng không chỉ nhằm đảm bảo cho hợp đồng BHNT được giao kết và thực hiện mà còn là một trong những nguyên tắc trong việc điều chỉnh pháp luật về TLBH. Nguyên tắc công khai minh bạch thể hiện rõ nét nhất ở việc công khai minh bạch thông tin. Về phía DNBH phải đảm bảo cung cấp thông tin trung thực khi giao kết và thực hiện hợp đồng BHNT. Đối tượng hướng tới của DNBH khi công bố thông tin bao gồm khách hàng của DNBH; cơ quan giám sát và công chúng. Trước tiên, DNBH có trách nhiệm đảm bảo cho bên mua bảo hiểm hoàn toàn hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng. Bên cạnh đó, bên mua bảo hiểm có thể lường trước những khó khăn, rủi ro mà mình có thể gặp phải khi giao kết và thực hiện hợp đồng. Và cuối cùng, DNBH không thể che giấu hoạt động của chính mình trước cơ quan giám sát và công chúng. Bên cạnh đó khi tiến hành giao kết và thực hiện hợp đồng BHNT với DNBH, người tham gia bảo hiểm cũng phải kê khai trung thực những thông tin có liên quan đến đối tượng bảo hiểm và được bảo mật những thông tin này.
  • 34. 27 Cân bằng với những nghĩa vụ công khai minh bạch thông tin của DNBH, người tham gia bảo hiểm cũng phải trung thực trong công bố thông tin khi giao kết, thực hiện hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho DNBH khi tính toán mức độ rủi ro bảo hiểm và ngăn chặn hành vi lừa dối, cung cấp thông tin sai sự thật của người mua bảo hiểm để hạn chế TLBH. Thứ hai, nguyên tắc mọi người không dám trục lợi BHNT TLBH nói chung và trục lợi BHNT nói riêng là hành vi vi phạm pháp luật, do đó các chủ thể thực hiện hành vi TLBH phải chịu trách nhiệm pháp lý do chính hành vi TLBH của mình gây ra, đây là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể thực hiện hành vi TLBH thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước đã được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật vì sự vi phạm pháp luật của họ. Chính vì lẽ đó, pháp luật điều chỉnh về trục lợi BHNT đưa ra các chế tài về dân sự, chế tài về hành chính, chế tài về hình sự đây là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể thực hiện hành vi TLBH thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những sự thiệt hại về tài sản, về nhân thân, về tự do… Như vậy, bên cạnh tính trừng phạt, những chế tài này còn mang tính chất răn đe, qua đó mọi người không dám thực hiện hành vi TLBH. Thứ ba, nguyên tắc bình đẳng Trong giao kết và thực hiện HĐBH quyền lợi của người tham gia bảo hiểm được bình đẳng với DNBH. Mặc dù nội dung nguyên tắc bình đẳng này được pháp luật ghi nhận, nhưng do đặc thù của quan hệ bảo hiểm, nhất là đối với BHNT khi người tham gia bảo hiểm thường là từng cá nhân riêng lẻ thì DNBH thường có vị thế mạnh hơn khi giao kết và thực hiện hợp đồng. Do đó, đối với những vụ việc có hành vi trục lợi khi áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp bảo hiểm có dấu hiệu TLBH nguyên tắc bình đẳng phải được đặc
  • 35. 28 biệt coi trọng, tránh tình trạng vì DNBH có vị thế mạnh hơn khi giao kết và thực hiện hợp đồng mà khi giải quyết tranh chấp cơ quan xét xử lại ưu tiên đứng về phía người mua bảo hiểm. 1.2.3. Một số nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh về bảo hiểm nhân thọ nhằm hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ 1.2.3.1. Quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm trước khi giao kết hợp đồng bảo hiểm Nghĩa vụ cung cấp thông tin của người mua BHNT là một quy định điều chỉnh về trục lợi BHNT là vì các thủ đoạn TLBH thông thường được thực hiện dưới những hình thức đưa ra những thông tin sai lệch, bị bóp méo để thu về những khoảng lợi bất chính từ phía DNBH. Đó có thể là hành vi cố tình che giấu thông tin về sức khoẻ hoặc là hành vi đưa ra những thông tin gian dối về tình trạng bệnh tật, tử vong của người được bảo hiểm…Cho nên, việc đặt ra nghĩa vụ cung cấp thông tin theo pháp luật KDBH đã tạo ra một khung pháp lý vững chắc nhằm bắt buộc người mua bảo hiểm phải minh bạch hoá những thông tin về mình và những chủ thể khác như người thụ hưởng, người được bảo hiểm (nếu có). Điều này dẫn đến hệ quả là, bất kỳ sự vi phạm nào đối với nghĩa vụ này đều là cơ sở để DNBH áp dụng các chế tài theo quy định của pháp luật như là một sự chống lại các hành vi gian dối, lừa đảo này. Cơ sở hình thành nên quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong quan hệ thương mại nói chung là tất cả các giao dịch kinh doanh cần thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau. Trong thực tế, các bên khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh không được phép có bất kỳ hành vi gian lận hay mưu toan lừa đảo nào. Điều này không có nghĩa rằng, người bán phải có nghĩa vụ chỉ ra các khiếm khuyết đối với sản phẩm mà họ bán ra, tuy nhiên, khi giới thiệu, thông báo hoặc trả lời câu hỏi, người bán hàng phải đưa ra
  • 36. 29 những câu trả lời trung thực. Mặt khác, trong hoạt động KDBH nói chung, DNBH không bán sản phẩm hữu hình mà bán sản phẩm vô hình, sản phẩm có thể hình thành hoặc không hình thành trong tương lai. Tại thời điểm bán bảo hiểm, “sản phẩm” bảo hiểm là chưa có. Vì vậy, để đảm bảo thực hiện hoạt động kinh doanh của DNBH, pháp luật KDBH phải tuân thủ nguyên tắc trung thực, tuyệt đối và phải có những quy định phù hợp với đặc thù của hoạt động kinh doanh này. Để tuân thủ nguyên tắc trung thực tuyệt đối, người mua bảo hiểm phải có trách nhiệm khai báo cho DNBH biết về mọi yếu tố liên quan đến đối tượng bảo hiểm. Nếu trong hợp đồng mua bán thông thường, nguyên tắc thông báo trước (về hàng hóa được đem ra bán) luôn luôn được áp dụng đối với bên bán, và hai bên mua, bán đều biết được (bằng mắt thường) về đối tượng của quan hệ mua bán, thì trong HĐBH cả bên mua và bên bán đều không thấy được bằng mắt thường sản phẩm mà mình mua, bán tại thời điểm giao kết hợp đồng. Đặc biệt, trong quan hệ mua bán này, chỉ có một bên (bên yêu cầu bảo hiểm - bên mua bảo hiểm) biết rõ các đặc điểm có thể liên quan đến rủi ro đối với đối tượng mà mình yêu cầu bảo hiểm, còn bên kia (người bảo hiểm - DNBH) thường không biết được những điều đó. DNBH gần như phụ thuộc hoàn toàn vào những thông tin do người mua bảo hiểm cung cấp để xét đoán mức độ rủi ro và quyết định thái độ của mình trong việc có chấp nhận bảo hiểm hay không. Do hoạt động KDBH có đặc điểm các chủ thể thực hiện hoạt động KDBH phải là những chủ thể có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhất định trong lĩnh vực bảo hiểm nên sự am hiểu của họ trong lĩnh vực này tốt hơn bên mua bảo hiểm. Vì vậy, họ cũng phải có nghĩa vụ cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến dịch vụ bảo hiểm mà họ cung ứng. Để quán triệt đặc trưng này của bảo hiểm, pháp luật bảo hiểm Việt Nam đã cụ thể hóa nguyên tắc này tại Điều 19 Luật KDBH. Ngoài ra, còn phải kể đến một đặc thù: hoạt động KDBH là hoạt động mang tính nghiệp vụ cao, kỹ thuật
  • 37. 30 BHNT mang tính trừu tượng và khó hiểu. Các quy tắc, điều khoản bảo hiểm chứa đựng những thuật ngữ chuyên ngành thường khó hiểu, nên dẫn đến việc một số khách hàng khó nắm được nội dung của nó. Như vậy, nếu thiếu sự cung cấp các thông tin liên quan đến HĐBH, bên mua bảo hiểm khó có thể đi đến quyết định giao kết hợp đồng. Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều 18, Luật KDBH thì: “Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến HĐBH theo yêu cầu của DNBH”[27]. Và để đảm bảo nguyên tắc trung thực tuyệt đối của hoạt động KDBH, bên mua bảo hiểm cũng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin mà họ đưa ra. Tuy nhiên, như đã trình bày, chỉ có DNBH là người biết rõ nhất sản phẩm bảo hiểm mà mình bán ra, bao gồm những thông tin nào là cần thiết cho việc hình thành nên quan hệ HĐBH, do vậy, pháp luật cho phép bên mua bảo hiểm phải cung cấp các thông tin liên quan đến HĐBH theo yêu cầu của DNBH. Ngoài ra trách nhiệm cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm còn được quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 18 Luật KDBH: “Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của DNBH trong quá trình thực hiện HĐBH theo yêu cầu của DNBH”[27]. Việc người tham gia bảo hiểm thực hiện đúng nghĩa vụ cung cấp thông tin là cơ sở cho DNBH đánh giá rủi ro, chấp nhận bảo hiểm hay không và thuận theo thỏa thuận của cụ thể về một số HĐBH hoặc khi xảy ra những thay đổi đến việc thực hiện hợp đồng đặc biệt là những yếu tố liên quan tới thông tin trọng yếu đã cung cấp khi giao kết hợp đồng đến cả những thay đổi làm gia tăng rủi ro thì bên mua bảo hiểm phải thông báo ngay cho DNBH.
  • 38. 31  Hậu quả pháp lý của việc cung cấp thông tin sai sự thật: Việc cố ý cung cấp thông tin sai sự thật của người mua bảo hiểm nhằm giao kết HĐBH để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường thực chất cũng là một hành vi lừa dối. Bởi một hành vi bị coi là lừa dối khi giao kết hợp đồng thông thường được xác định dựa trên các tiêu chí sau: đưa ra thông tin sai lệch về một sự việc; bản thân người đưa ra thông tin biết rõ rằng thông tin đó sai lệch sự thật; với chủ ý làm cho người nghe tin vào thông tin đó; người nhận thông tin đã tin tưởng vào thông tin đó nên giao kết hợp đồng và có thiệt hại xảy ra. Nói cách khác, lừa dối là việc một bên có những thủ đoạn (che giấu thông tin, cung cấp thông tin sai lệch) nhằm làm cho bên kia nhầm lẫn và vì vậy đã giao kết hợp đồng. Bộ luật dân sự Pháp cũng quy định hành vi lừa dối bao gồm hai yếu tố cấu thành: yếu tố cố ý (lừa dối là một hành vi cố ý, bên này chủ ý lừa dối bên kia) và yếu tố hiện thực (phải có thủ đoạn gian dối - sự cố ý không cung cấp thông tin quan trọng mà nếu biết được thông tin đó thì người kia đã không ký kết hợp đồng). Tuy nhiên, HĐBH là một loại hợp đồng chuyên biệt nên hậu quả pháp lý của hành vi này sẽ chịu sự điều chỉnh của luật riêng - Luật KDBH, trừ khi Luật riêng không quy định hoặc dẫn chiếu tới Luật chung - Bộ luật dân sự. Đối với hành vi lừa dối, Luật KDBH có những quy định sau: Nếu là hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật của người mua bảo hiểm sẽ áp dụng Khoản 2 Điều 19 Luật KDBH: “DNBH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện HĐBH khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi sau đây: + Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết HĐBH để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường.
  • 39. 32 + Không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho DNBH theo qui định tại điểm c khoản 2 Điều 18 của Luật này” (Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của DNBH trong quá trình thực hiện HĐBH theo yêu cầu của DNBH)”. Còn là hành vi lừa dối khác thì áp dụng khoản 1 Điều 22 Luật KDBH: “HĐBH vô hiệu trong các trường hợp… Bên mua bảo hiểm hoặc DNBH có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng…”. Như vậy, về hậu quả pháp lý về việc cung cấp thông tin sai sự thật của bên mua bảo hiểm khi giao kết HĐBH có hai cách xử lý khác nhau cùng được quy định trong Luật KDBH. 1.2.3.2. Quy định về xử lý vi phạm hợp đồng bảo hiểm đối với đại lý bảo hiểm Khi phát hiện ĐLBH có hành vi vi pha ̣m về HĐBH, có dấu hiệu TLBH tất cả công ty bảo hiểm đều cần phân tích , đánh giá về tài li ệu, chứ ng cứ có trong hồ sơ vụviệc và căn cứ vào những quy đi ̣nh trong HĐBH, hợp đồng đa ̣i lý, quy đi ̣nh của pháp lu ật để xác đi ̣nh trách nhi ệm của mình đối với hành vi vi pha ̣m của ĐLBH. Theo Điều 84 Luật KDBH, quan hệ giữa DNBH và đa ̣i lý là quan hệ ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đa ̣i lý , trong đó , Bên ủy quyền là DNBH , Bên được ủy quyền là ĐLBH . Với tính chất quan h ệ ủy quyền này, khi Đa ̣i lý có hành vi vi phạm, trách nhiệm của DNBH đối với khách hàng sẽ được xem xét dựa trên những quy đi ̣nh pháp lý sau: Điều 88 Luật KDBH quy đi ̣nh: “Trong trường hợp ĐLBH vi pha ̣m hợp đồng ĐLBH, gây thiệt ha ̣i đến quyền , lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm thì DNBH vẫn phải chi ̣u trách nhi ệm về HĐBH do ĐLBH thu xếp giao
  • 40. 33 kết; ĐLBH có trách nhiệm bồi hoàn cho DNBH các khoản tiền mà DNBH đã bồi thường cho người được bảo hiểm”[27]. Điểm e, Khoản 2 Điều 29 Nghị định 45/2007/NĐ-CP quy đi ̣nh “DNBH có nghĩa vụ chịu trách nhi ệm về những thi ệt ha ̣i hay tổn thấ t do hoa ̣t đ ộng ĐLBH của mình gây ra theo thỏa thu ận trong hợp đồng ĐLBH” [6]. Khoản 2 Điều 35 Thông tư 135/2012/TT- BTC Hướng dẫn triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vi ̣quy đi ̣nh “DNBH phải chi ̣u trách nhi ệm về những thi ệt hại hay tổn thất do hoa ̣t đ ộng đa ̣i lý của mình gây ra theo thỏa thu ận ta ̣i hợp đồng đa ̣i lý”[3]. Ngoài ra, Bộ luật dân sự 2005 cũng quy định “Bên ủy quyền chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hi ện trong pha ̣m vi ủy quyề n" Khoản 2 Điều 586 và “Bên ủy quyền phải thông báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứ t thực hi ện hợp đồng ủy quyền, nếu không thông báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hi ệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết ho ặc phải biết về vi ệc hợp đồng ủy quyền bi ̣chấm dứ t”[29] - Khoản 1 Điều 588. Như vậy, khi ĐLBH vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm thì DNBH vẫn phải chịu trách nhiệm về HĐBH do ĐLBH thu xếp giao kết; ĐLBH có trách nhiệm bồi hoàn cho DNBH các khoản tiền mà DNBH đã bồi thường cho người được bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên mua bảo hiểm trong trường hợp ĐLBH vi phạm. 1.2.3.3. Quy định về chế tài xử lý hành vi trục lợi bảo hiểm Xét dưới góc độ pháp lý, TLBH là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả gây ra, phương thức và thủ đoạn thực hiện... mà người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lý về dân sự theo
  • 41. 34 quy định của Luật KDBH và Bộ luật Dân sự 2005 với chế tài đình chỉ HĐBH; từ chối chi trả tiền bảo hiểm, bồi thường hoặc chế tài hợp đồng vô hiệu như đã phân tích ở phần trên. Đối với những trường hợp người thực hiện hành vi TLBH đã được chi trả bảo hiểm, hay nhận tiền bồi thường, người thực hiện hành vi đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất đến 100 triệu đồng đối vớ cá nhân theo Nghị định 98/2013/NĐ-CP hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự quy về các tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội tham ô, tội nhận hối lộ... bởi mặc dù Bộ luật Hình sự sửa đổi đã được Quốc hội thông qua vào tháng 11 năm 1015 có quy định về Tội gian lận trong KDBH nhưng đến ngày 01/07/2016 mới có hiệu lực thi hành, do vậy tại thời điểm này theo thì hành viTLBH chưa được điều chỉnh bởi một Điều luâ ̣t cụ thể nào. 1.3. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở một số nƣớc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Có một thực tế là thị trường bảo hiểm càng phát triển thì mức độ trục lợi càng nghiêm trọng, thủ đoạn càng tinh vi khiến cho việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử càng trở nên khó khăn. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới rất khó để xác định chính xác những tổn thất, thiệt hại từ TLBH. Không giống như các tội phạm có thể nhìn thấy như cướp hoặc giết người, TLBH được thực hiện bởi những đối tượng khác nhau khó có thể phát hiện. Như vậy, số lượng các trường hợp TLBH được phát hiện là thấp hơn nhiều so với số lượng các trường hợp TLBH được thực hiện. Nhìn chung, pháp luật các nước, đặc biệt là trong nửa cuối của thế kỷ XX, đã công nhận TLBH như một tội phạm nghiêm trọng, và đã có những nỗ lực để trừng phạt và ngăn chặn hành vi này. Tại Hoa Kỳ, TLBH được phân loại như là một tội phạm trong mọi bang. Năm 1995 Đạo luật TLBH mô hình (Model Insurance Fraud Act) ra đời. Đạo
  • 42. 35 luật đưa ra mô hình toàn diện cho tiểu bang, bao gồm các quy định về: xác định trục lợi, hình phạt, bồi thường, biện pháp dân sự, miễn thực hiện nghĩa vụ dân sự về tội gian lận báo cáo và yêu cầu pháp lý cho công ty bảo hiểm… Mười lăm bang đã áp dụng nó hoàn toàn hoặc một phần. Mô hình này cung cấp hành lang pháp lý cho công ty bảo hiểm, người tiêu dùng quản lý và thực thi pháp luật[36]. Bên cạnh đó, các Liên minh chống TLBH (Coalition Against Insurance Fraud) được thành lập vào năm 1993 để hỗ trợ chống TLBH. Liên minh chống TLBH bao gồm các tổ chức bảo hiểm, người tiêu dùng, các cơ quan chính phủ và các cơ quan lập pháp làm việc để ban hành luật chống TLBH, giáo dục công chúng, và cung cấp tư vấn chống TLBH. Tổ chức này thu thập thông tin về TLBH, là nơi người tiêu dùng có thể tìm thấy những cảnh báo lừa đảo về bảo hiểm và làm thế nào để tự bảo vệ mình. Liên minh trao quyền cho người tiêu dùng để chiến đấu chống TLBH nhằm phát hiện tốt hơn tội phạm này và ngăn cản nhiều người thực hiện hành vi TLBH. Liên minh thực hiện nhiệm vụ của mình với một kho dữ liệu lớn và liên tục mở rộng các công cụ thực hành: Thông tin, nghiên cứu, dữ liệu, dịch vụ và cái nhìn sâu sắc như một tiếng nói hàng đầu của cộng đồng chống gian lận, TLBH[41]. Tại đây 19 tiểu bang yêu cầu bắt buộc phải có kế hoạch chống TLBH. Điều này đòi hỏi các công ty để hình thành chương trình chống TLBH và trong một số trường hợp thành lập các đơn vị điều tra để phát hiện TLBH. 41 tiểu bang có văn phòng trục lợi. Đây là những cơ quan thực thi pháp luật thực hiện chức năng điều tra xem xét các báo cáo gian lận trục lợi và bắt đầu quá trình truy tố. Cụ thể, để phục vụ cho công tác đấu tranh phòng chống trục lợi, người ta đã thành lập Phòng Giải quyết trục lợi (Fraud Bureau) trực thuộc cơ quan
  • 43. 36 quản lý của mỗi tiểu bang, bao gồm các nhân viên là những sĩ quan cảnh sát, điều tra viên chuyên ngành hay những người có nhiều kinh nghiệm trong công tác điều tra, đánh giá tổn thất, giải quyết bồi thường tại các DNBH. Cơ quan này phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử những hành vi TLBH[42]. Bên cạnh đó, pháp luật cũng đã đưa ra một danh sách cần được thực hiện cho quản lý công ty phù hợp hơn để chống lại khả năng bị lừa. Danh sách đó bao gồm: Hiểu được rằng có một khả năng cao cho TLBH xảy ra; Nhận thức được sự nguy hiểm và mức độ nghiêm trọng của TLBH; Hiểu được tầm quan trọng của quá trình tuyển dụng và tầm quan trọng của việc thuê các cá nhân trung thực; Đưa ra các thủ tục và chính sách để nắm bắt và đối phó với các cá nhân cố gắng để TLBH. Tại Canada, Cục phòng chống tội phạm bảo hiểm (The Insurance Crime Prevention Bureau) [43] được thành lập vào năm 1973 để giúp chống TLBH. Tổ chức này thu thập thông tin về TLBH, và cũng thực hiện điều tra. Khoảng một phần ba các cuộc điều tra dẫn đến kết án hình sự, một phần ba từ chối yêu cầu bồi thường, và một phần ba còn lại là kết quả trong thanh toán yêu cầu bồi thường. Tại Vương quốc Anh, một phần lớn của Đạo Luật Dịch vụ tài chính năm 1986 đã được ban hành để giúp ngăn trục lợi. Văn phòng trục lợi nghiêm trọng (The Serious Fraud Office), được thành lập năm 1987 theo Đạo luật hình sự tư pháp, được thành lập để "cải thiện việc điều tra và truy tố gian lận trục lợi nghiêm trọng và phức tạp."[44] Đạo luật trục lợi năm 2006 (Fraud Act 2006) cụ thể được ban hành xác định trục lợi như một tội phạm. luật đưa ra một định nghĩa của tội phạm trục lợi, định nghĩa nó trong ba phần: gian lận trục lợi của đại diện giả, trục lợi
  • 44. 37 bằng cách không tiết lộ thông tin, và sự trục lợi của lạm dụng vị trí. Đạo luật này xác định các hình phạt về tội trục lợi như phạt tiền, phạt tù lên đến mười năm, hoặc cả hai. Đạo luật này chủ yếu là thay thế các luật liên quan đến lấy tài sản bằng cách lừa dối, đạt được lợi thế bằng tiền và các tội khác đã được tạo ra theo Đạo Luật Theft 1978[37]. Đạo luật quy định một hành vi được coi là phạm tội trục lợi xảy ra, thì người đó phải có hành động không trung thực, và họ phải có hành động với mục đích đem lại lợi ích riêng cho bản thân hay bất cứ ai khác, hoặc gây lỗ (hay nguy cơ lỗ) cho người khác. Tại Trung Quốc Điều 131 Luật bảo hiểm Trung Quốc quy định: "Người giao kết HĐBH, người được bảo hiểm, người thụ hưởng bảo hiểm có hành vi TLBH sẽ bị coi là tội phạm và chịu sự điều tra của các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật"[45]. Tóm lại, từ những kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật nhằm hạn chế TLBH ở một số nước như Hoa Kỳ, Anh, Canada… có thể đưa ra một số nhận xét và rút ra được một số kinh nghiệm về TLBH đối với Việt Nam hiện nay như sau: Cần quy định TLBH là một tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự; Thành lập đơn vị điều tra về TLBH, ví dụ như: ở Hoa kỳ thành lập Phòng Giải quyết trục lợi, Canada có Cục phòng chống tội phạm bảo hiểm, ở Vương quốc Anh là Văn phòng gian lận nghiêm trọng… để phát hiện và giải quyết TLBH; Nên đưa ra cơ chế để các DNBH thực hiện nhằm mục đích chống TLBH và tăng cường sự phối hợp giữa nhiều bên như DNBH, các cơ quan chức năng có liên quan, khách hàng… để cùng tham gia vào công cuộc chống TLBH.
  • 45. 38 Kết luận chƣơng 1 Việc tìm hiểu lý luận chung về biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT và khái quát pháp luật điều chỉnh về trục lợi BHNT cho phép đưa ra những kết luận sau: 1. Trục lợi BHNT là hành vi gian dối được tiến hành bởi các chủ thể tham gia vào quan hệ BHNT : những cá nhân bên mua bảo hiểm , những cá nhân thuộc DNBH hoă ̣c đại diê ̣n DNBH trong quá trình giao kết , thực hiê ̣n hợp đồng BHNT có mục đích thu được những khoản lợi bất chính . Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT là các biện pháp hạn chế trục lợi trong lĩnh vực BHNT trên cơ sở các quy định của pháp luật điều chỉnh về trục lợi BHNT (vận dụng, áp dụng khoa học các quy định của pháp luật điều chỉnh về trục lợi BHNT). 2. Trục lợi BHNT là một hành vi rất nguy hiểm cho xã hội và chứa đựng nhiều nguy cơ đe doạ đến sự phát triển của hoạt động KDBH nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do đó, xuất phát từ sự nhận thức này mà trục lợi BHNT phải được điều chỉnh bằng pháp luật nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi BHNT. Pháp luật điều chỉnh về trục lợi BHNT được quy định dựa trên ba nguyên tắc cơ bản là công khai minh bạch, mọi người không dám trục lợi BHNT và bình đẳng; thể hiện qua một số nội dung cơ bản như: Quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm cho DNBH trước khi giao kết HĐBH, quy định về xử lý vi phạm HĐBH đối với ĐLBH và quy định về chế tài xử lý hành vi TLBH. 3. Trên thế giới, để hạn chế tình trạng TLBH thì phần lớn các quốc gia đều coi TLBH là một tội phạm; thành lập đơn vị điều tra về TLBH và tăng cường sự phối hợp giữa nhiều bên tham gia vào công cuộc chống TLBH, điển hình là Hoa Kỳ, Canada, Vương Quốc Anh…
  • 46. 39 CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÁP LÝ HẠN CHẾ TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Thực trạng trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay 2.1.1. Trục lợi bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm 2.1.1.1. Người tham gia bảo hiểm có hành vi che dấu, làm sai lệch thông tin khi yêu cầu tham gia bảo hiểm Đối với nhóm hành vi này, phần lớn thể hiện ở việc: - Người bệnh đã bi ̣chuẩn đoán và /hoặc điều tri ̣các b ệnh như ung thư, bệnh tim, viêm gan, tiểu đường, bị tâm thần/động kinh, HIV, AIDS... hay bi ̣ nghiện ma túy hoặc mượn thẻ bảo hiểm y tế /chứ ng minh nhân dân của người khác để khám, chữa bệnh hiểm nghèo (ung thư, viêm gan, tim...) sau đó mới yêu cầu mua bảo hiểm; Điển hình là việc: Bà M mua một hợp đồng BHNT của công ty D với STBH 40 triệu đồng. Dựa trên hồ sơ sức khỏe tự khai, bà M hoàn toàn đủ tiêu chuẩn và công ty bảo hiểm đồng ý BHNT cho bà M. Sau khi phát hành giấy chứng nhận bảo hiểm cho bà được 23 ngày, công ty BHNT nhận được yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm vì bà M đã “đột tử”. Gia đình bà M gửi cho công ty bảo hiểm một giấy chứng tử của bà M với nguyên nhân là “đột tử”, một bản tường trình về tình huống tử vong, chứng minh bà M trước khi qua đời hoàn toàn “khỏe mạnh”, không có bệnh tật gì (có xác nhận của công an thị trấn nơi bà M cư trú). Sau tám tháng liên tục điều tra, công ty bảo hiểm phát hiện bà M nhập viện điều trị bệnh u não 3 lần với một tên khác (là tên người chị bà M mà người này vẫn sống khỏe mạnh tại một địa phương khác)[32].
  • 47. 40 - Người bệnh không kê khai các thông tin quan tro ̣ng liên quan đến thói quen (như uống rượu , hút thuốc), sứ c khoẻ , tài chính... trong hồ sơ yêu cầu bảo hiểm. Chẳng hạn, người mua bảo hiểm tham gia HĐBH với số tiền lớn so với khả năng tài chính, hoàn cảnh kinh tế của mình. Tiểu biểu cho trường hợp này là ông Lê Đình Thảo mua BHNT có giá trị bảo hiểm cao nhất tỉnh Long An gây xôn xao dư luận. Ông Thảo đứng tên hai hợp đồng BHNT dài hạn (21 năm) ở loại hình “An gia tài lộc” tổng giá trị bảo hiểm lên đến trên 2,05 tỷ đồng, mức phí bảo hiểm phải đóng trên 270 triệu đồng/năm. Nhưng thực tế ông Thảo không phải là người giàu có chỉ buôn bán bánh kẹo kiếm cơm từng bữa đang sống trong một căn nhà cấp 4 và đi vay mượn tiền để mua bảo hiểm với giá trị lớn đó. Hiện nay ông Thảo đang phải đối mặt với nguy cơ mất hàng trăm triệu đồng khi không đủ tiền để tiếp tục đóng phí. Và ông Thảo nói rằng mình bị bà Vũ Phương Doanh lừa mua bảo hiểm (Bà Doanh là ĐLBH của công ty BHNT Long An). Ngược lại, bà Doanh khẳng định ông Thảo tự nguyện mua bảo hiểm[22]… - Hoặc một thủ đoạn khác là người đã qua đời nhưng chưa khai tử, thân nhân liền lập hồ sơ mua bảo hiểm cho người quá cố. Sau khi HĐBH có hiệu lực, gia đình mới tiến hành khai tử cho người quá cố, thay đổi ngày qua đời sao cho khớp đúng vào thời gian hợp đồng có hiệu lực, nộp các giấy tờ liên quan, làm thủ tục yêu cầu công ty bảo hiểm giải quyết quyền lợi bảo hiểm. Thậm chí có xảy ra những trường hợp cố tình hủy hoại cơ thể sau khi mua bảo hiểm với số tiền lớn. Điển hình cho thủ đoạn này là trường hợp tai nạn giao thông của ông Vũ Quang Uông (sinh năm 1945) trú tại xã Hiệp Lực, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương bị tai nạn ở phố Giẽ, xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng, làm ông Uông bị gãy chân trái cho chiếc xe máy đè lên. Sau đó ông Uông được đưa về