SlideShare a Scribd company logo
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

ĐÀO THỊ THÚY HOA
CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2013
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

ĐÀO THỊ THÚY HOA
CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
tri
02
HẢI
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH
Chính sách tín dụng CSTD
Doanh nghiệp DN
Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV
Đầu tư phát triển ĐTPT
Hội đồng nhân dân HĐND
Kinh tế ngoại thành KTNT
Ngân hàng NH
Ngân hàng chính sách xã hội NHCSXH
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank
Ngân hàng Nhà nước NHNN
Ngân hàng thương mại NHTM
Quỹ tín dụng nhân dân QTDND
Sản xuất, kinh doanh SX, KD
Tổ chức tín dụng TCTD
Ủy ban nhân dân UBND
Vốn ngân sách Nhà nước VNSNN
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1
NỘI 12
1.1
12
1.2 Biểu hiện vai trò chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh
tế ngoại thành Hà Nội trong thực tiễn, nguyên nhân và
những vấn đề đặt ra cần giải quyết 31
Chương 2 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI THỜI
GIAN TỚI 53
2.1 Những q
hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế
ngoại thành Hà Nội thời gian tới 53
2.2
hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế
ngoại thành Hà Nội trong thời gian tới 73
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 98
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau khi Tỉnh Hà Tây cũ, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã
thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội,
ng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020"
triển.
Tại các địa bàn thuộc khu vực kinh tế ngoại thành Hà Nội, các quy định
về hỗ trợ lãi suất cho vay đầu tư phát triển của Nhà nước và của Thành phố Hà
Nội cùng với những quy định cụ thể của các tổ chức tín dụng nhằm khuyến
khích các hoạt động cho vay đầu tư các lĩnh vực của đời sống kinh tế Thủ đô,
thông qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và năng lực sản xuất, kinh
doanh của các chủ thể kinh tế khu vực ngoại thành đã có những
thành luôn phải đối diện với những khó khăn về vốn đầu tư phát triển, vốn cho
sản xuất kinh doanh). Có nhiều nguyên nhân chi phối tình hình nói trên, trong
đó có vấn đề về bản thân CSTD đầu tư phát triển, có vấn đề về chính sách tín
"Phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà nội trong 10 năm tới" và mục
tiêu CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn Thủ Đô Hà Nội.
HĐH nông nghiệp nông thôn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, đang thực sự là vấn
đề mang tính thời sự. Đề tài luận văn thạc sĩ "Chính sách tín dụng đầu tư phát
triển kinh tế ngoại thành Hà Nội"
trên.
3
văn
"Các giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH vùng nông thôn đồng
bằng sông Hồng", Nxb CTQG, Hà Nội -2002. Cuốn sách đề cập đến những
vấn đề chung về kinh tế - xã hội của nông thôn đồng bằng sông Hồng - nơi có
Thủ đô Hà Nội giữ vai trò là trung tâm, là động lực phát triển đối với toàn bộ
khu vực. Công trình đề cập nhiều thông tin giúp tác giả luận văn có nhận thức
"Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn, thực
trạng và giải pháp" , Nxb CTQG, Hà Nội - 2005. Tác giả của cuốn sách tập
trung bàn về huy động các nguồn lực, trong đó có nguồn lực về vốn. Đề tài chỉ
bàn về "cái chung" nhưng có giá trị đối với tác giả luận văn trong nghiên cứu
về vai trò của vốn đầu tư phát triển và CSTD đầu tư phát triển.
học Nông nghiệp Hà Nội, 2012.
Theo tác giả, Việt Nam có khoảng 13 triệu nông hộ (chiếm khoảng gần
80% tổng số hộ), trong đó hơn một nửa thuộc diện thu nhập thấp. Khoảng gần
90% hộ nghèo sống ở nông thôn; các số liệu khảo sát cho thấy thiếu vốn cho
sản xuất là một vấn đề khó khăn của các hộ nông dân. Cần phải có một hệ
thống tín dụng vững mạnh để đáp ứng được nhu cầu vốn cho hoạt động kinh tế
cũng như đời sống ở nông thôn, tạo đà cho phát triển kinh tế xã hội.
Hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội có sự phát triển mạnh
cả về số lượng và chất lượng, ngoài sự có mặt của các Ngân hàng Nông nghiệp
và PTNT; Chính sách xã hội và Quĩ tín dụng nhân dân còn có rất nhiều Ngân
4
hàng Thương mại khác hoạt động trên địa bàn, hoạt động chủ yếu là huy động
tiết kiệm. Hoạt động của hệ thống đó tại khu vực nông thôn ngoại thành có sự
khác biệt với các vùng nông thôn thuần túy khác cả về số lượng, cơ cấu, mức
độ hoạt động và sự đa dạng các đối tượng tham gia thị trường. Tác giả đã tập
trung luận giải về cơ cấu tổ chức của hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành,
chỉ ra tính hợp lý và những bất cấp của hệ thống này đối với hoạt động tín dụng
nông thôn ngoại thành, qua đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ
chức đó.
kinh tế quân sự cho thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng thuộc khu vực
ngoại thành. Thông qua luận giải về những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế
hộ ở khu vực nông thôn Hà Nội và những tác động của quá trình đó đến chuẩn
bị kinh tế cho thực hiện nhiệm vụ quân sự quốc phòng trên địa bàn nông thôn
Hà Nội; thực trạng của quá trình đó thời gian qua là cơ sở cho việc đề xuất
những quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế hộ ở khu vực nông thôn Hà
Nội gắn với chuẩn bị kinh tế cho thực hiện nhiệm vụ quân sự quốc phòng trên
địa bàn thời gian tới. Một trong những giải pháp được tác giả đề cập và phân
tích trong luận án là huy động các nguồn vốn trong đó có vốn tín dụng cho đầu
tư phát triển, coi đó là cơ sở để kinh tế hộ phát triển và là một trong những
điều kiện tạo ra thực lực kinh tế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc
phòng trên địa bàn.
Ở mảng vấn đề nghiên cứu kinh tế ngoại thành còn có luận văn thạc sĩ
của tác giả Nguyễn Kim Cam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội 2010, với đề tài: "Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở bốn
quận, huyện phía tây Thành phố Hà Nội"
Trên cơ sở phân tích thực trạng giải quyết việc làm cho người nông dân
5
bị thu hồi đất ở 4 quận huyện khu vực ngoại thành phía tây Thành phố Hà Nội,
tác giả luận văn đã đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết có hiệu
quả vấn đề việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn phía tây
thành phố theo hướng CNH, HĐH. Trong các giải pháp được đề xuất, vấn đề
vốn cho giải quyết việc làm được nhìn nhận là đầu tư cho phát triển trong đó có
vốn tín dụng, đã được tác giả đề cập ở những mức độ khác nhau.
nay"
Luận văn trình bày khái quát hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn sự cần
thiết phải huy động vốn cho CNH, HĐH nói chung và ở Đồng Nai nói riêng;
chỉ ra vai trò quan trọng của việc huy động vốn cho các mặt phát triển kinh tế,
khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và một số lĩnh vực khác. . . ; chỉ
ra thực trạng cùng với những thành tựu, nguyên nhân kết quả đạt được và
những mặt hạn chế; đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả của việc huy động vốn và sử dụng vốn cho CNH, HĐH ở tỉnh Đồng Nai
trong thời gian tới.
nay",
2010.
Tác giả luận văn đã tập trung luận giải quan niệm vốn phát triển kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; quan niệm và tính tất yếu của việc huy động
vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ở tỉnh Hải Dương
hiện nay; phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội nông thôn ở tỉnh Hải Dương từ năm 2001 đến nay, xác
định nguyên nhân và đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường huy động
6
vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ở tỉnh Hải Dương
trong thời gian tới.
:
"Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2001", Hà Nội.
"Báo cáo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản".
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam có hai tài
liệu quan trọng: "Một số chính sách tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho
khách hàng vay vốn" (2008), và "Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện quyết
định số 67/1999/QĐ-TTg và giải pháp triển khai Nghị định số
41/2010/NĐ-CP "Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn" (2010). Trong hai công trình này, Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam đã đề cập tổng quát về chính sách tín dụng
của chính ngân hàng này trong 10 năm qua được nhìn nhận như một bài
học kinh nghiệm cho thời gian tới.
Một công trình đáng chú ý khác là Liên ngành Hội Nông dân Việt
Nam - Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, năm
2010 có phối hợp xây dựng văn bản "Thỏa thuận liên ngành giữa Hội Nông
dân Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam
"Về tổ chức thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn theo nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ", song cũng
chỉ giới hạn ở các quy định liên ngành về thực hiện chính sách tín dụng
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở Nghị định số
41/2010/NĐ-CP của Chính phủ".
7
o
"CSTD tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển"
Sài Gòn onlie
"CSTD cần nhất quán". Trên Tuần báo Việt Nam
"Thế cùng đường của nhóm lợi ích ngân hàng"? Các bài báo nói trên tập trung
vào những vướng mắc cần tháo gỡ về CSTD cho các đối tượng trong khuôn
khổ đề cập để giúp họ vươn lên trong sản xuất kinh doanh, hoặc thoát nghèo.
CSTD
.
h
vu
1). Làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò của CSTD đầu tư phát triển
trong cung ứng nguồn lực về vốn đầu tư phát triển thông qua kênh tín dụng cho
8
khu vực kinh tế ngoại thành Hà Nội
2). Chỉ ra những biểu hiện về vai trò của chính sách tín dụng đầu tư phát
triển kinh tế ngoại thành Hà Nội trong thực tiễn, nguyên nhân và những vấn đề
đặt ra cần giải quyết.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Chính sách tín dụng đầu tư phát triển theo nghĩa rộng dưới góc độ của
kinh tế học chính trị.
+ Phạm vi nghiên cứu: giới hạn ở vai trò của chính sách tín dụng đầu tư
phát triển đối với khu vực
đi vào từng loại hình tín dụng dưới góc độ kinh tế ngành, hay
nghiệp vụ chuyên môn của các TCTD.
+ Về không gian kinh tế: Từ sau khi Hà nội được mở rộng địa giới hành
chính (Theo tinh thần Nghị quyết của Quốc hội Khóa XII tại kỳ họp thứ ba,
ngày 25/8/2008), Hà Nội có một không gian KTNT rộng lớn. Tuy nhiên, với
vấn đề đang bàn luận ở đề tài này, khu vực KTNT Hà Nội chỉ tập trung vào
khu vực nông thôn, ngoại thành nói chung, không bao gồm các khu công
nghiệp, Thị xã Sơn Tây và các quận dù là các quận chỉ mới được thành lập như
Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông.
+ Thời gian khảo sát đánh giá trong khoảng 5 năm trở lại đây.
u
trình khoa học có liên quan đã công bố.
9
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của
kinh tế chính trị Mác - Lênin: trừu tượng hóa khoa học, kết hợp lôgíc và lịch
sử, phân tích, tổng hợp và một số phương pháp khác: thông kê, so sánh, chuyên
gia v.v…
i
kinh tế ngoại thành Hà Nội tiếp cận thuận lợi hơn đối với các nguồn vốn tín
dụng đầu tư phát triển.
.
văn
.
Chương 1
TẾ
NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
nghĩa rộng - huy động và cung ứng các nguồn lực về vốn cho đầu tư phát triển)
là một vấn đề của khoa học kinh tế thuộc phạm trù kinh tế học chính trị, và là
10
phạm trù phái sinh của hai phạm trù tín dụng và CSTD, đồng thời cũng là vấn
đề phái sinh từ tính đặc thù về tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực ngoại thành Hà
Nội. Do đó để có nhận thức đúng về CSTD đầu tư phát triển kinh tế ngoại
thành Hà Nội, cần bắt đầu từ các phạm trù và vấn đề liên quan.
1.1.1. Tín dụng, tín dụng đầu tư phát triển và chính sách tín dụng đầu
tư phát triển
* Tín dụng.
thống trị của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đối với đời sống kinh tế
thuộc hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa.
thanh toán, hoặc là tư bản chưa sử dụng, tồn tại dưới hình thái tiền, đang chờ
được đem sử dụng..."[24, Ph.I, tr.481]. Nhà tư bản có thể cho tư bản khác vay
khoản tư bản - tiền tệ tiềm thế đó để đầu tư phát triển, hoặc sử dụng vào mục
đích sản xuất, kinh doanh. Nghĩa là một khoản tiền dưới dạng tư bản của của
người này có thể được một tư bản khác sử dụng vào các mục đích làm tăng lợi
nhuận của tư bản.
thương nhân hiện đang giữ trong tay làm quỹ dự trữ, hay vừa nhận được dưới
hình thái thanh toán. Như thế là những số vốn này được chuyển thành tư bản -
11
tiền tệ để cho vay” [24, tr.615]. Hình thức huy động tiền nhàn rỗi để cho vay đó
là tín dụng.
* Tín dụng đầu tư phát triển
Sử dụng các nguồn lực để có ngày càng nhiều lợi nhuận luôn là mục tiêu
theo đuổi của bất cứ chủ đầu tư nào. Để việc huy động và sử dụng các nguồn
lực về vốn hiện đang nhàn rỗi đó một cách có hiệu quả, các chủ đầu tư, các tập
đoàn tư bản thường hướng dòng vốn đi vay được đầu tư vào những ngành,
vùng, lĩnh vực ưu tiên phát triển có khả năng sinh lời cao. Do đó mà xuất hiện
tín dụng đầu tư phát triển.
Tín dụng đầu tư phát triển là sự huy động các nguồn lực về vốn để cho
vay đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển về sức sản xuất mới (hoặc cho trước mắt,
hoặc cho lâu dài, hoặc ở một ngành, một vùng, một lĩnh vực nào đó, thậm chí
đối với một hoạt động nhất định nào đó) để tạo ra một năng lực sản xuất mới..
Trong tín dụng đầu tư phát triển có tín dụng đầu tư phát triển của nhà
nước, có tín dụng đầu tư phát triển của xã hội.
Ở nước ta hiện nay, tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước (cả của nhà
nước trung ương và nhà nước cấp địa phương) là nhà nước huy động vốn ngân
sách, vốn vay nước ngoài, để đầu tư cho các dự án ưu tiên của quốc gia, hay
một vùng lãnh thổ, hoặc hỗ trợ cho các ngành, lĩnh vực cần khuyến khích phát
triển.
Tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước thể hiện mối quan hệ vay - trả
giữa nhà nước với các pháp nhân và thể nhân hoạt động trong nền kinh tế, được
nhà nước hỗ trợ với chính sách ưu đãi cho từng đối tượng cụ thể nhằm mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ nhất định theo định hướng của nhà
nước, trong đó nguồn chính thức được thực hiện thông qua Ngân hàng phát
triển Việt Nam, các gói hỗ trợ được thực hiện thông qua các ngân hàng khác do
NHNN chỉ định.
12
Tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước ở nước ta bao gồm: tín dụng
đầu tư chính thức (nhà nước hỗ trợ, ưu đãi cấp tín dụng, hoặc cho vay ưu đãi
cho các dự án, chương trình phát triển) và tín dụng bán chính thức (nhà nước
hỗ trợ lãi suất cho các gói tín dụng được tung ra do các tình huống có vấn đề
của nền kinh tế, hoặc để "giải cứu", hoặc kích thích phát triển một lĩnh vực nào
đó; song song với tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là tín dụng đầu tư
phát triển ngoài nhà nước. Theo đó, tín dụng đầu tư phát triển ngoài nhà nước
bao gồm; tín dụng bán chính thức (tín dụng của các tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức xã hội trong hoặc ngoài nước), tín dụng chính thức của TCTD và tín
dụng phi chính thức - tín dụng tư nhân
Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, có đặc điểm là nhà nước chỉ tài
trợ (hỗ trợ, ưu đãi) cho các dự án có khả năng thu hồi vốn, có hiệu quả kinh tế -
xã hội, phù hợp với các mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội trong từng
luật.
Tín dụng đầu tư phát triển của xã hội (tín dụng đầu tư phát triển
ngoài nhà nước - tín dụng đầu tư phát triển khác - để phân biệt với tín dụng
đầu tư phát triển nhà nước), một dạng thức rất phổ biến ở khu vực nông
thôn, là tín dụng của các tổ chức tín dụng phi chính phủ (NGOs), tín dụng
của tổ chức chính trị xã hội (Hội Nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam, Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt
Nam, Hội người làm vườn...) và nguồn tín dụng đầu tư phát triển của các
TCTD (các NHTM, các QTDND là dạng thức tín dụng huy động từ các
nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế cho các chủ thể kinh tế vay, có
trường hợp là nguồn vốn tín dụng đầu tư của tư nhân cho các thể nhân vay)
để đầu tư phát triển, hoặc sản xuất kinh doanh.
13
* Chính sách tín dụng đầu tư phát triển
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển là hệ thống các biện pháp, chính
sách, quy định do Nhà nước (trung ương, hoặc địa phương - tùy theo cấp) ban
hành; hoặc do chính các tổ chức tín dụng quy định nhằm khuyến khích các hoạt
động cho vay đầu tư phát triển vào lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế thông qua đó
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hoặc trực tiếp phát triển các năng lực sản
xuất, kinh doanh của các chủ thể kinh tế trên các địa bàn nhất định.
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển là bộ phận hợp thành của chính
sách tín dụng nói chung, là phạm trù phái sinh của chính sách tín dụng khi mục
đích của chính sách là hướng vào sự đầu tư phát triển.
Ở nước ta, để phát triển kinh tế, hoặc tạo năng lực mới về sự phát triển
của một vùng, một ngành, một lĩnh vực nào đó nhà nước cần phải bỏ vốn đầu
tư hoặc bằng các con đường khác thúc đẩy các tổ chức tín dụng tiến hành các
hoạt động cho vay đầu tư, do đó cần có những quy định, chế tài để bảo đảm
nguồn vốn bỏ ra được đầu tư đúng hướng, có hiệu quả, trong nhiều trường hợp,
nguồn vốn đó có thể còn được thu hồi sau một chu kỳ đầu tư nhất định.
Trên
hội chủ nghĩa, chủ quyền quốc gia; bảo đảm an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ
quốc gia; mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế; thực hiện CNH, HĐH đất
nước; góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
vốn tín dụng của các chủ thể kinh tế trong tiếp cận, sử dụng chúng vào mục
đích đầu tư phát triển hoặc mục đích nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp.
14
n cấp độ quốc gia
sách.
Chính sách tín dụng
phương. Chẳng hạn, ở cấp độ cấp Nhà nước trung ương, để thúc đẩy sự phát
triển đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, Chính phủ đã có Nghị định số
41/2010/NĐ-CP, theo đó quy định các TCTD được tổ chức và hoạt động theo
quy định của "Luật các tổ chức tín dụng"; các tổ chức tài chính quy mô nhỏ,
thực hiện việc cho vay các món tiền nhỏ cho người nghèo và các đối tượng
khác trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo quy định của pháp luật; các
ngân hàng, tổ chức tài chính được Chính phủ thành lập để thực hiện việc cho
vay theo chính sách của Nhà nước, cho các tổ chức, cá nhân được vay vốn để
phục vụ sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn bao gồm:
hộ gia đình, hộ kinh doanh trên địa bàn nông thôn; cá nhân; chủ trang trại; các
hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn nông thôn; các tổ chức và cá nhân cung ứng
các dịch vụ phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ tiêu thụ và xuất khẩu sản
phẩm nông, lâm, ngư nghiệp và thủy sản....kinh doanh trên địa bàn nông thôn
[10].
Ở cấp độ nhà nước địa phương, đó là Quyết định số 22/2008/QĐ -
UBND ngày 02 tháng 5 năm 2008 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội
"Về quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề Hà Nội"
nhằm phát triển kinh tế khu vực ngoại thành [41. tr.2], được ban hành ngay sau
khi tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội,
tế vay để đầu tư phát triển.
15
Ngoài ra, tùy theo tình hình kinh tế đất nước tại các thời điểm nhạy cảm
khác nhau, Chính phủ có những gói tín dụng hỗ trợ cho một nhóm, một số
nhóm đối tượng cụ thể nhằm kích thích sự phát triển, hay giúp tiêu thụ sản
phẩm cho các DN trong các lĩnh vực kinh tế cụ thể. Trong mấy năm qua, chính
phủ có các gói tín dụng hỗ trợ như: gói tín dụng hỗ trợ nông nghiệp, nông dân,
nông thôn (năm 2009); gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp (năm 2012) và gói tín
dụng hỗ thợ thị trường bất động sản (2013). Để vốn tín dụng đến tay nhà đầu
tư, Nhà nước tái cấp vốn và ủy thác cho một, hoặc một số ngân hàng thực
hiện. Dạng thức CSTD nói trên là CSTD bán chính thức
Để CSTD đầu tư phát triển của nhà nước đi vào thực tiễn phải thông qua
hoạt động tín dụng của một hoặc một số TCTD nhất định và việc thực hiện các
CSTD như vậy liên quan chặt chẽ đến CSTD của các TCTD.
Khi các TCTD tiến hành huy động và cho vay vốn tín dụng đầu tư để các
chủ thể kinh tế thực hiện đầu tư hoặc tiến hành sản xuất, kinh doanh trong khuôn
khổ chiến lược, các chính sách hoặc kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế của nhà
nước, đều thực hiện theo các quy định của mình, đó là CSTD cấp độ các TCTD.
Sở dĩ có những quy định như vậy là do hoạt động chủ yếu của các TCTD
là huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các chủ thể kinh tế
cần vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh. Là nguồn vốn huy động trong nền
kinh tế, nên việc cho vay đối với các chủ thể có nhu cầu và quản lý nguồn vốn
sau khi cho vay cần được thực hiện qua một chu trình thẩm định kỹ lưỡng. Chu
trình thẩm định này rất quan trọng, mang tính sống còn đối với các NHTM,
cũng như các qũy tín dụng. Vì vậy,
c TCTD phải đưa ra những quy định nhằm bảo đảm rằng có thể kiểm soát được
16
các nguồn vốn tín dụng đã cho vay và đến kỳ đáo hạn vốn được thu hồi, tránh
cho các nguốn vốn cho vay rơi vào tình trạng nợ xấu, ngân hàng không có lợi
nhuận.
họ.
Hoạt động tín dụng của các TCTD cần được nhìn nhận trên cả hai góc
độ. Một là, song lại không được làm "nản lòng" khách hàng. Hai là , các
Điều 15, "Luật Các tổ chức tín dụng" (1997),Các TCTD có quyền tự chủ kinh
doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Không một tổ
* Tiêu chí đánh giá tính đúng đắn của CSTD đầu tư phát triển
Chính sách kinh tế, CSTD đầu tư phát triển là sản phẩm chủ quan của
con người. Tất thảy mọi chính sách kinh tế được ban hành đều dựa trên cơ sở
sự nhận thức và vận dụng các quy luật kinh tế và các điều kiện kinh tế khách
quan. Do đó, CSTD đầu tư phát triển chỉ phát huy tác dụng khi nó phản ánh
đúng đắn sự vận dụng các quy luật kinh tế và các điều kiện kinh tế khách quan
liên quan đến đầu tư phát triển. Đây là cơ sở khoa học để xác định tính đúng
đắn hoặc bảo thủ của CSTD. Có thể nhận diện tính đúng đắn đó qua các dấu
hiệu (tiêu chí) nhất định.
Những tiêu chí đánh giá tính đúng đắn của CSTD đầu tư phát triển:
Đối với những khoản (gói) tín dụng thuộc CSTD cấp độ quốc gia thể
hiện ở hai nội dung:
(1) Những khoản (gói) tín dụng được tung ra nhằm mục đích đầu tư phát
triển thực sự thúc đẩy quá trình tái sản xuất ở chiều rộng hoặc chiều sâu và góp
phần điều tiết kinh tế ở địa bàn mà khoản (gói) tín dụng đó được tung ra để đầu
tư phát triển
(2) Những khoản (gói) tín dụng được tung ra góp phần thực hiện chính
sách xã hội tại địa bàn đầu tư.
Đối với CSTD cấp độ các TCTD, cũng được thể hiện ở hai nội dung:
17
(1) Những khoản tín dụng đó được cấp thực sự tạo cơ hội cho các chủ
thể tiếp nhận tạo ra được một năng lực sản xuất kinh doanh mới nhờ nâng cao
năng lực cạnh tranh và mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.
(2) Những khoản tín dụng đó được cấp thực sự tạo cho các chủ thể tiếp
nhận có nguồn vốn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, góp phần tiết kiệm
chi phí sản xuất và chi phí lưu thông (do không phải đi vay tín dụng tư nhân -
thường phải chịu lãi suất cao hơn).
Các nội dung trên phản ánh tính đúng đắn của các CSTD đầu tư phát
triển bởi lẽ khi đã nói đến CSTD là nói đến những quy định về hỗ trợ, bổ sung
hoặc cho vay vốn đáp ứng các nhu cầu về đầu tư phát triển. Chính sách đúng,
phù hợp tạo sự phát triển, chính sách lỗi thời hoặc không phù hợp sẽ không tạo
được sự phát triển, thậm chí còn tạo ra hiệu ứng ngược.
Do đó có thể sử dụng các tiêu chí trên để rà soát, xem xét, đánh giá đối
với các CSTD cụ thể khi đã được ban hành. Nếu thấy các CSTD đã được ban
hành không đi vào thực tiễn hoặc không phát huy tác dụng trong thực tiễn như
mục tiêu đề ra khi xây dựng chính sách thì hoặc cần phải tìm nguyên nhân và
xử lý những vướng mắc hoặc trong tổ chức thực hiện, hoặc phải sửa đổi, thay
thế chính sách hiện hành bằng một chính sách mới.
1.1.2. Vai trò của chính sách tín dụng đầu tư phát triển đối với kinh tế
ngoại thành Hà Nội
:
nay.
Cơ cấu kinh tế Hà Nội nói chung tính đến cuối 2012, công nghiệp và xây
dựng: 41,8%, dịch vụ: 52,6%, nông, lâm nghiệp và thủy sản: 5,6% [15, tr.53].
Đáng chú ý là tỷ lệ 5,6% là nông, lâm nghiệp và thủy sản này lại nằm trong
18
một không gian rộng lớn gần 900 ngàn hộ, với trên gần 4 triệu nhân khẩu, tức
khoảng trên 50% dân số toàn Thành phố (dân số Hà Nội tính đến hết 2012 là
6.9957.300 người, trong đó 18 huyện ngoại thành là 3.809.6000 người [15,
tr.27,28], đang cần có những "cú hích" để làm cho các tiềm năng của khu vực
ngoại thành không chỉ được đánh thức, mà còn cần một tốc độ phát triển nhanh
và bền vững [39, tr.58]. Riêng với ngành nông nghiệp, cơ cấu sản xuất nông
nghiệp năm 2012 là: trồng trọt 44,6%, chăn nuôi: 52,3%, dịch vụ và các họat
động khác: 3,1% [15, tr.239].
Nhìn tổng thể khu vực KTNT Hà Nội thời gian qua tuy có những phát
triển so với trước đây, song vẫn tồn tại những hạn chế, yếu kém cần được
khắc phục sớm và khắc phục nhanh. Biểu hiện cụ thể của những tồn tại, hạn
chế, yếu kém của KTNT Hà Nội thể hiện trên các vấn đề chủ yếu dưới đây:
Một là, các tiềm năng, lợi thế của KTNT chưa được khai thác đầy đủ để
tạo sự bứt phá trong phát triển.
Mặc dù Thành phố Hà Nội đã có một chương trình ưu tiên đầu tư phát
triển KTNT và từng bước hiện đại hóa nông thôn (chương trình 12- CTr/TU)
và ban hành cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào các huyện ngoại
thành, nhằm khai thác các tiềm năng và tạo thế cân bằng trong phát triển,
nhưng đến nay tiềm năng về lao động, đất đai, tiềm năng thế mạnh của các tiểu
vùng, các ngành nghề truyền thống... vẫn chưa được khai thác có hiệu quả,
chưa có nhiều mô hình sản xuất kinh doanh giỏi có sức lan tỏa (chưa nói đối
với phạm vi cả nước, mà ngay cả tại mỗi địa phương).
Hai là, bức tranh kinh tế nông nghiệp nông thôn, tuy đã dần chuyển sang
kinh tế thị trường, nhưng nhìn tổng thể vẫn mang dáng dấp của kinh tế tiểu
nông. Kinh tế hộ nông dân vẫn sản xuất các sản phẩm thô là chủ yếu, kinh tế
dịch vụ chưa phát triển (con số 3,1% dịch vụ trong cơ cấu ngành nông nghiệp
nêu trên nói lên điều đó); chăn nuôi có sự phát triển mạnh hơn trồng trọt nhưng
19
phân tán xen kẽ trong khu vực dân cư, năng lực cạnh tranh thấp. Quy mô của
các chủ thể sản xuất kinh doanh nhỏ bé. (21.242 cơ sở kinh doanh cá thể,
114.770 hộ nghề); đến hết năm 2012, toàn Thành phố có 1.233 trang trại [15,
tr.248]. Diện tích đất nông nghiệp bình quân chỉ 0,42 ha đất canh tác, 242 m2
đất ở, nếu tính đất nông nghiệp, chỉ có 42,80% số hộ có quy mô canh tác từ 0,2
đến 0,5 ha [39, tr.79].
Ba là, trình độ sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế khu vực ngoại
thành còn lạc hậu, chưa tạo được sự bứt phá để phát triển nhanh và bền vững.
Theo số liệu điều tra các hộ khu vực ngoại thành Hà Nội (2010), chỉ có
gần 20% số hộ làm ăn giỏi, biết canh tác đúng kỹ thuật, còn lại là trung
bình và yếu. Trình độ trang thiết bị công nghệ, kỹ thuật canh tác, SX, KD
còn nhiều bất cập. Trình độ cơ giới hóa, thủy lợi hóa, công nghệ trong chế
biến nông sản còn lạc hậu. Trên 80% số cơ sở không đủ khả năng (vốn là
chủ yếu) đổi mới kỹ thuật công nghệ, mở rộng sản xuất. Tính chung cả khu
vực ngoại thành (theo nhóm điều tra mẫu) chỉ có 43,6% có hệ thống công
cụ sản xuất thể hiện có trình độ các mức độ khác nhau về kỹ thuật và công
nghệ như: máy móc các loại (máy cày, máy kéo, máy chế biến thức ăn gia
súc, máy tuốt lúa...), xe vận tải, tàu thuyền (được mua sắm từ năm 2000 trở
về trước) [39, tr.86].
Để khắc phục làm được những tồn tại, hạn chế đó khu vực ngoại thành
Hà Nội cần một lượng vốn lớn, theo đó cần một CSTD đầu tư phát triển thông
thoáng hơn, phù hợp hơn.
* Đặc điểm chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Đặc trưng cơ bản của tín dụng là cho vay có hoàn trả và có lợi tức
Ngân hàng huy động vốn của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân khi họ có
vốn nhàn rỗi và cho vay khi họ cần vốn để bổ xung cho sản xuất kinh doanh.
Khi sử dụng vốn vay của ngân hàng, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân
20
phải tôn trọng mọi điều kiện ghi trong hợp đồng tín dụng, trả nợ vay đúng hạn
cả gốc và lãi. Do đó đòi hỏi khách thể đi vay phải tìm mọi biện pháp tăng hiệu
quả sử dụng vốn, giảm chi phí, tăng vòng quay vốn... để tạo điều kiện nâng
cao hiệu quả, doanh lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Muốn vậy
người đi vay phải tự vươn lên thông qua các hoạt động của mình, một trong
những hoạt động khá quan trọng là quá trình quản lí đồng vốn sao cho có hiệu
quả. Để quản lí đồng vốn có hiệu quả đòi hỏi phải giám sát chặt chẽ quá trình
sử dụng vốn để nó được sử dụng đúng mục đích, tạo ra doanh thu, lợi nhuận.
Đặc điểm của chính sách tín dụng đầu tư phát triển phải kể đến là có sự
vận động đặc biệt của giá cả. Ở đây, sự vận động của giá cả nhằm thỏa mãn
lợi ích kinh tế của người đi vay cũng như người cho vay, có thể kể ra ví dụ
các vấn đề liên quan đến sự vận động của giá cả như lấy giá thị trường để
đánh giá tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp cũng như định giá hàng hóa, giá cả
mua bán hàng hóa tại thời điểm cho vay để xác lập khoản vay.
Cùng với những đặc điểm của chính sách tín dụng, đặc điểm chung của hệ thống tín
dụng ngoại thành cũng tác động ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách tín dụng đầu tư phát
triển kinh tế ngoại thành Hà Nội.
Thứ nhất, chi phí giao dịch trong khu vực ngoại thành thường cao hơn
khu vực đô thị (đối với cả các tổ chức và khách hàng) vì ở nông thôn có mật
độ dân số phân tán, cơ sở hạ tầng chất lượng thấp, khả năng tiếp cận thông
tin, dịch vụ, kinh doanh còn hạn chế; Thứ hai, các tổ chức tín dụng phải đối mặt với
các rủi ro cao hơn do sự chia cắt thị trường và dòng tiền thấp; Thứ ba, hoạt động tín dụng
muốn thành công phải vận dụng linh hoạt cả cơ sở pháp lý chính thức và phi chính thức; Thứ
tư, khách hàng của tổ chức tín dụng thường có khả năng chịu đựng rủi ro thấp và tính dễ bị tổn
thương cao; Thứ năm, các tổ chức tín dụng phải đối mặt với vấn đề cầu về các dịch vụ tín
dụng thường có tính thời vụ cao.
Những đặc điểm trên xuất phát từ đặc thù cơ bản của khu vực kinh tế xã
hội ngoại thành. Nhìn chung, những đặc điểm này làm cho hệ thống tín dụng
ngoại thành muốn phát triển sẽ gặp khó khăn hơn, cần sự nỗ lực nhiều hơn so
21
với khu vực nội thành. Tuy nhiên, các vùng ngoại thành khác nhau cũng có những đặc điểm
kinh tế xã hội rất khác nhau vì vậy sẽ dẫn tới sự khác biệt về đặc điểm của hệ thống tín dụng.
* Vai trò của chính sách tín dụng đầu tư phát triển đối với kinh tế ngoại
thành Hà Nội
Để hiểu về vai trò của CSTD đầu tư phát triển đối với kinh tế ngoại
thành Hà Nội, trước hết cần điểm qua hệ thống tín dụng của khu vực này.
Hệ thống tín dụng của khu vực ngoại thành Hà Nội
Hệ thống tín dụng của khu vực ngoại thành Hà Nội (còn có thể gọi khác
đi là hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội) về cơ bản có sự tham
gia của các TCTD chính thống như các vùng nông thôn khác: Agribank, ngân
hàng CSXH, các Quỹ tín dụng nhân dân - (TCTD tín dụng chính thống: những
TCTD được thành lập và hoạt động theo luật pháp dưới sự kiểm tra giám sát
của NHNN) - Tương ứng với hệ thống này là hình thức tín dụng chính thức.
Các chương trình ưu đãi của Chính phủ dành cho nông nghiệp nông
thôn; của những nguồn vốn tín dụng được cấp từ các tổ chức hoạt động tín
dụng không đặt dưới sự kiểm tra và giám sát trực tiếp của NHNN, bao gồm sự
tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội (Hội Nông dân Việt
Nam, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội
cựu chiến binh Việt Nam, Hội người làm vườn...). Tương ứng với hệ thống tín
dụng này là hình thức tín dụng bán chính thức.
Ngoài ra là sự có mặt của các tổ chức phi chính thống, đó là các hình
thức tín dụng của các tổ chức phi chính phủ NGO (trong tiếng Anh, thuật ngữ
"Tổ chức phi chính phủ" viết là Non-Governmental Organization - viết tắt là
NGO)...; của các doanh nghiệp đứng chân tại khu vực ngoại thành; của các hợp
tác xã nông nghiệp. Cuối cùng cũng cần kể đến một nguồn tín dụng khác của
khu vực phi chính thống, đó là vốn tín dụng của tư nhân - những người chuyên
cho vay ở nông thôn, các tư thương, hộ nông dân vay từ bạn bè....Tương ứng
22
với hệ thống này là hình thức tín dụng phi chính thức.
trên.
Vai trò của chính sách tín dụng đầu tư phát triển đối với kinh tế ngoại
thành Hà Nội.
Có thể khái quát vai trò của CSTD đầu tư phát triển đối với kinh tế ngoại
thành Hà Nội từ góc độ của kinh tế chính trị học trên các nội dung chủ yếu sau:
Một là, điều tiết nguồn cung vốn tín dụng đến đúng các địa chỉ có nhu
cầu sử dụng thuộc khu vực ngoại thành và hướng các đối tượng vay vốn sử
dụng đúng mục đích nguồn vốn đã vay cho đầu tư phát triển.
Kinh tế Thủ đô phát triển trong khuôn khổ của đường lối phát triển kinh
tế đất nước theo mô hình tổng quát: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Kinh tế thị trường được vận hành bởi các quy luật kinh tế: quy luật giá
trị, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cung cầu. Đối với việc khai thác và sử
dụng các dòng vốn trong đó đặc biệt là vốn tín dụng chịu sự chi phối mạnh mẽ
của các quy luật kinh tế nói trên (đặc biệt quy luật cung cầu). Quy luật cung
cầu và quy luật lưu thông tiền tệ tác động đến CSTD như thế nào phụ thuộc và
thông qua sự nhận thức và vận dụng của con người. CSTD hướng sự vận động
của dòng vốn này từ nơi cung đến nơi cần chúng.
Chính sách kinh tế nói chung, CSTD nói riêng trong đó có CSTD đầu tư
phát triển là do con người định ra nhằm giải quyết những vấn đề của thực tiễn.
Khi đã được ban hành nó trở thành công cụ để điều tiết các quan hệ kinh tế.
Đối với khu vực ngoại thành, Chính quyền Thành phố và các huyện ngoại
thành, các TCTD sử dụng CSTD để điều tiết nguồn cung vốn tín dụng đến
đúng các địa chỉ có nhu cầu sử dụng thuộc khu vực ngoại thành và hướng các
đối tượng vay vốn sử dụng đúng mục đích nguồn vốn đã vay cho đầu tư phát
23
triển - ở đây là khu vực kinh tế ngoại thành.Với công cụ đó, các cơ quan chức
năng của Thành phố sẽ thực hiện được mục tiêu hướng các chủ thể kinh tế khu
vực ngoại thành sử dụng nguồn vốn vay từ CSTD đầu tư cho mục tiêu phát
triển kinh tế phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế đã được hoạch định.
Hai là, góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực ngoại thành phát triển theo
mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thành phố.
Hà Nội đang theo đuổi mục tiêu hoàn thành CNH, HĐH (dĩ nhiên phải
gồm cả khu vực ngoại thành) trước từ 1-2 năm so với cả nước. Chính sách tín
dụng đầu tư phát triển góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực ngoại thành phát triển
theo mục tiêu CNH, HĐH của Thành phố, trong đó đặc biệt là nông nghiệp và
kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Mặt khác, việc tập trung nguồn
vốn tín dụng ĐTPT cho phát triển nông lâm nghiệp thủy sản, phát triển các
ngành khác của kinh tế nông thôn cũng là nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng lợi
thế của khu vực ngoại thành phát triển theo mục tiêu của CNH, HĐH.
Với mạng lưới rộng khắp trên toàn khu vực ngoại thành, khi hệ thống
các TCTD (các NHTM, QTDND) và các TCTD khác liên quan đến chính sách
đầu tư phát triển bám sát các định hướng phát triển kinh tế của địa phương và
chỉ đạo các chi nhánh của mình tập trung cho vay đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư
phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn khu vực ngoại thành sẽ làm cho
các chủ thể kinh tế trên địa bàn có khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay đáp
ứng nhu cầu đầu tư phát triển góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực ngoại thành
phát triển theo mục tiêu CNH, HĐH của Thành phố. Bên cạnh đó với kênh đầu
tư riêng, các Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn cho vay theo các
chương trình của Chính phủ sẽ giúp các chủ thể kinh tế thuộc đối tượng được
vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh thực hiện các mục tiêu xã hội mà
CSTD hướng tới.
24
Ba là, thúc đẩy các chủ thể kinh tế thụ hưởng CSTD đầu tư phát triển
trên địa bàn ngoại thành Hà Nội nâng cao năng lực quản lý và sử dụng vốn
vay có hiệu quả.
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển đối với khu vực kinh tế ngoại thành
Hà Nội là các quy định về cho vay đầu tư phát triển có thời hạn hoàn trả vốn vay
cả gốc và lãi (tuy có phần thuộc các gói hỗ trợ và ưu đãi hoặc là những khuyến
khích) của Nhà nước và của Thành phố, hoặc của các tổ chức chính trị - xã hội đối
với các chủ thể kinh tế ngoại thành; một bộ phận khác là vốn cho vay đầu tư của
các TCTD, có mục đích rõ ràng là cho vay đầu tư phát triển. Do đó buộc các đối
tượng thụ hưởng chính sách đó sau khi được vay vốn nhất định phải đầu tư vào
mục đích phát triển SX, KD. Cơ chế vay và những ràng buộc cụ thể buộc các chủ
thể kinh tế sau khi vay vốn không chỉ phải sử dụng đúng mục đích quy định, mà
còn đòi hỏi sử dụng sao cho có hiệu quả đầu tư cao nhất. Do đó các chủ thể vay
vốn nhất thiết phải nâng cao năng lực quản lý vốn vay đầu tư phát triển. Trong sử
dụng vào mục đích SX, KD, việc sử dụng vốn vay theo hướng giảm chi phí sản
xuất và chi phí lưu thông, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm,
tăng hiệu suất sinh lợi, tăng vòng quay của đồng vốn vay; nâng cao sức cạnh tranh
của doanh nghiệp và sản phẩm là việc nhất thiết nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp nào
cũng phải làm. Cơ chế vận hành đó góp phần làm cho đồng vốn tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước, của Thành phố, của các TCTD khu vực ngoại thành Hà
nội trở thành động lực thúc đẩy sự năng động của khu vực kinh tế ngoại thành.
Bốn là, góp phần giúp các địa phương ngoại thành giải quyết tốt hơn
các vấn đề xã hội và chính sách xã hội tại các địa bàn.
Khi có nguồn vốn từ CSTD đầu tư phát triển chảy về khu vực ngoại
thành, nền kinh tế ở đây sẽ năng động lên. Kinh tế phát triển sẽ tạo ra các điều
kiện thuận lợi cho giải quyết các vấn đề xã hội và chính sách xã hội. Ở Hà Nội,
chưa kể những quy định về ưu đãi hỗ trợ của Chính phủ, chỉ với Quyết định số
16/2012/QĐ-UBND ngày 6/7/2012, "Về thí điểm một số chính sách khuyến
25
khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố
giai đoạn 2012-2016" và Quyết định số 22/2008/QĐ - UBND ngày 02 tháng 5
năm 2008 "Về ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nghề và
làng nghề Hà Nội" của UBND Thành phố sau khi được ban hành và đi vào
thực tiễn, chính sách này đã thực sự đã tạo được cú hích cho sự phát triển kinh
tế ngoại thành. Những chính sách này được tung ra không chỉ giúp kinh tế
ngoại thành khởi sắc, nhiều hộ dân cư khu vực ngoại thành có điều kiện mở
rộng SX, KD, hoặc vươn lên làm giàu, hoặc thoát nghèo, mà nhiều vấn đề xã
hội khác ở khu vực nông thôn như toàn dụng lao động, giải quyết việc làm...
cũng được giải quyết thuận lợi hơn.
Để có thể hình dung rõ hơn vai trò của CSTD đầu tư phát triển đối với
kinh tế khu vực ngoại thành Hà Nội, có thể tham khảo sơ đồ về cơ cấu tổ chức
của hệ thống tín dụng nông thôn Việt Nam và sơ đồ hệ thống tín dụng nông
thôn ngoại thành Hà Nội [32, tr.48].
CSTD có vai trò không nhỏ đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cũng
như đối với Thành phố Hà Nội, song điều đó chỉ đúng trong điều kiện chính
sách phản ánh đúng những đòi hỏi khách quan của đời sống và nó được thực
hiện với một tinh thần nghiêm túc không vụ lợi. Vì vậy, đối lập với vai trò tích
cực đó, khi CSTD
.
Từ những trình bày về tín dụng, CSTD, CSTD đầu tư phát triển và
những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực ngoại thành Hà Nội;
26
, có thể hiểu CSTD đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội như sau:
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội là t
Nội.
Nội hàm của quan niệm về CSTD đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Hà Nội trên đây thể hiện các nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, về mặt pháp lý, CSTD đầu tư phát triển đối với kinh tế ngoại
thành cấp độ cấp quốc gia là các quy định thuộc hệ thống các văn bản pháp quy
của Nhà nước và Thành phố. Vi phạm các quy định của các CSTD này là vi
phạm các quy định của pháp luật. Dó đó nói CSTD cấp độ quốc gia cần phải
được tuân thủ nghiêm túc. Các quy định tuy mang tính chuyên môn trong
CSTD tuy là của các TCTD, nhưng chúng được xây dựng dựa trên luật pháp
của Nhà nước, các quy định hiện hữu đó phải được thượng tôn.
Thứ hai, việc thực hiện nghiêm, đúng các quy định trong CSTD đầu tư
phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội đem lại lợi ích chung cho cả khu vực
ngoại thành, cho mỗi TCTD và cho mỗi chủ thể kinh tế.
Thứ ba, kinh tế khu vực ngoại thành có phát triển được hay không, phụ
thuộc quan trọng vào nội dung của các CSTD và việc thực thi các chính sách đó.
Chính sách tín dụng có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế ngoại
thành Hà Nội như vây, nên việc đánh giá những thành tựu hạn chế, chỉ rõ
nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ góc độ vai trò của CSTD
để có cơ sở hoàn thiện CSTD đó trong thời gian tới, sẽ giúp cho kinh tế khu
vực ngoại thành Hà Nội có bước phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn.
27
1.2. Biểu hiện vai trò chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế
ngoại thành Hà Nội trong thực tiễn, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra
cần giải quyết
Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, có nhiều hội sở của các
ngân hàng đứng chân, tuy nhiên tại khu vực ngoại thành chỉ có hai ngân hàng
là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) [32,
tr.46-47], và Ngân hàng Chính sách xã hội [32, tr.49-50] là có các chi nhánh
hoạt động tại tất cả các huyện.
Do đó xem xét biểu hiện vai trò chính sách tín dụng đầu tư phát triển
kinh tế ngoại thành Hà Nội trong thực tiễn, làm rõ nguyên nhân và chỉ ra
những vấn đề đặt ra cần giải quyết, chủ yếu xem xét hoạt động của các TCTD
có mặt tại địa bàn gồm các chi nhánh của hai ngân hàng nói trên và một số quỹ
tín dụng nhân dân [32, tr.50-51]. Việc xem xét những biểu hiện vai trò chính
sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội trong thực tiễn sẽ
được nhìn nhận từ những kết quả thực hiện CSTD đầu tư phát triển kinh tế
ngoại thành Hà Nội.
1.2.1. Kết qủa đạt được từ các hoạt động tín dụng đầu tư phát triển
phản ánh vai trò chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Hà Nội trong thực tiễn
Tình hình CSTD đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Thành phố Hà Nội tạo điều kiện để CSTD đầu tư phát triển phát huy vai trò đối
với khu vực KTNT thời gian qua được thể hiện thông qua kết quả hoạt động
cho vay vốn tín dụng của các TCTD và các việc làm của các chủ thể cấp vốn
tín dụng đầu tư phát triển nhà nước (Chính phủ và UBND Thành phố đối với
kinh tế ngoại thành).
Về kết quả hoạt động cho vay vốn tín dụng của các TCTD trong cấp vốn
tín dụng cho các thể nhân và pháp nhân tại khu vực ngoại thành Hà Nội.
28
Những năm qua, xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của CSTD
đối với sự phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội, các TCTD thuộc khu vực tín
dụng chính thống và bán chính thống trên địa bàn ngoại thành Hà Nội đã có
những chủ trương, biện pháp tích cực trong khuôn khổ thực thi CSTD giúp các
chủ thể kinh tế tại khu vực này tiếp cận các nguồn vốn, đưa vào hoạt động đầu
tư phát triển, hoặc sản xuất kinh doanh, đem lại những kết quả nhất định.
Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại quyết định số 67/1999/QĐ-
TTg, theo đó yêu cầu các TCTD phải chủ động và đẩy mạnh việc huy động
vốn trong nước, tranh thủ vốn ngoài nước (kể cả vốn ODA) và vốn thương mại,
để cho vay thực hiện các chương trình kinh tế theo chính sách của nhà nước.
Tiếp theo đó, tại Quyết định số 67/1999/QĐ -TTg Thủ tướng Chính phủ cũng
nêu rõ mức cho vay hộ nông dân đến 10 triệu đồng không cần thế chấp tài sản
(chỉ cần đơn xin vay, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...) cùng những quy
định cụ thể về xử lý rủi ro như xóa, khoanh dãn nợ.... Thực hiện các quy định
trên, các TCTD hoạt động tại khu vực ngoại thành Hà Nội đã tích cực chủ động
huy động vốn để có nguồn cho vay. Kết quả, các TCTD khu vực ngoại thành
Hà Nội đã cho các pháp nhân và thể nhân khu vực ngoại thành Hà Nội vay
một lượng vốn lớn để đầu tư phát triển.
Theo số liệu điều tra năm 2010 cho thấy, trong tổng số nguồn vốn tín
dụng ĐTPT khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội, Agribank chiếm 13%,
NHCSXH chiếm 20%, các QTDND chiếm 8%, chính quyền địa phương 8%,
số còn lại, các ngân hàng thương mại: 2%, nguồn khác: 5%, tư nhân và thương
nhân 7%, bạn bè: 28% [32, tr.98].
Tình hình trên cho thấy các nguồn tín dụng chính thức tập trung ở 3
TCTD cho vay lớn nhất, lần lượt là Agribank, NHCSXH và QTDND [32,
tr.98], lượng vốn vay thuộc bạn bè, tư nhân và nguồn khác, thuộc tín dụng phi
chính thức.
Số liệu tuyệt đối giá trị các món cho vay của các TCTD nông thôn ngoại
thành Hà Nội năm 2010, của ba TCTD cho vay lớn nhất nói trên (Agribank,
29
NHCSXH, QTDND) lần lượt là 35.166,67 nghìn tỷ đồng, 12.171,05 nghìn tỷ
đồng và 10.875 nghìn tỷ đồng [32, tr.108].
Giai đoạn 2006- 2009, các TCTD trên địa bàn Hà Nội đầu tư vào lĩnh
vực phát triển ngành nghề nông thôn nhiều nhất, tiếp đến là trồng trọt, chăn
nuôi, cho vay chế biến, bảo quản nông lâm, thủy sản. Đầu tư tín dụng ngành
nghề nông thôn năm 2009 đạt 8.131 tỷ đồng, tăng 97,6% so năm 2008, và tăng
136% so năm 2006 [32, tr.84].
Theo Cục Thống kê Hà Nội, doanh số cho vay tín dụng của các ngân
hàng đối với khối nông, lâm nghiệp và thủy sản trong năm 2012 là 384.737 tỷ
đồng (tăng 1,14% so năm 2011 và tăng 2,6% so năm 2010) [15, tr.75]. Tổng dư
nợ tín dụng khối nông, lâm nghiệp và thủy sản khu vực ngoại thành Hà Nội
tính đến hết 2012 là 38.989 tỷ đồng [15, tr.77]. Bằng vốn vay được đã có 384
ha rừng được trồng mới, 7.800 cơ sở nuôi trồng thủy sản có điều kiện để trụ
vững và phát triển (tăng 50% so với 2011), đạt tổng sản lượng 70.500 tấn, tăng
8,7% so cùng kỳ [40, tr.1]. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, giá trị tăng thêm riêng
ngành nông lâm thủy sản tăng 7.46%; vốn đầu tư phát triển khu vực ngoại
thành ước tính tăng 10,5% [14, tr.1].
Đánh giá về thủ tục cho vay (tức CSTD của các TCTD) khu vực ngoại
thành, của các pháp nhân và thể nhân vay vốn tín dụng đầu tư phát triển khu
vực ngoại thành Hà Nội, có từ 75,7 - 88,4% cho rằng thủ tục cho vay thuận lợi.
Trong ba TCTD hoạt động cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển lớn
nhất tại khu vực ngoại thành Hà Nội (Agribank, NHCSXH và QTDND),
Agribank là TCTD có tốc độ phát triển nhanh. Tại Sóc Sơn cứ 4,1 vạn dân có
một phòng giao dịch của Agribank, tại Thanh Trì số liệu tương ứng là gần 3
vạn dân [32, tr.87].
Tổng kết 10 năm thực hiện chủ trương cho vay phát triển nông nghiệp
nông thôn (2001 - 2010) theo tinh thần Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ và triển khai thực hiện Nghị định số: 41/2010/NĐ-CP
30
ngày 12 tháng 04 năm 2010 "Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn" của Chính phủ, Agribank là TCTD có những kết quả rất
đáng ghi nhận về thực hiện CSTD đầu tư phát triển.
Theo đó, sau khi có quyết định số 67/1999/QĐ-TTg, và các văn bản chỉ
đạo của NHNN, Agribank Việt Nam đã chỉ đạo mạng lưới chi nhánh trong toàn
quốc quán triệt Quyết định số 67, thành lập ban chỉ đạo, phối hợp với các cơ
quan thông tin đại chúng tuyên truyền phổ biến nội dung, ban hành kịp thời các
văn bản để tổ chức thực hiện, xây dựng chiến lược kinh doanh 10 năm (2001-
2010), kiến nghị Chính phủ sửa đổi những quy định mà thực tiễn cho thấy
không phù hợp; phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ
Việt Nam tạo những điều kiện thuận lợi cho các đối tượng vay vốn; Xây dựng
đề án về mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho nông nghiệp nông thôn,
nông dân đến năm 2010... Từ năm 2001 đến năm 2009, Agribank đã cho vay
1.157 tỷ đồng để hộ nông dân mua máy móc, xe ô tô thay thế xe công nông.
Năm 2009, ngoài vốn cân đối đã bổ sung 2.986 tỷ đồng để khắc phục bão số 9,
thu mua lương thực, cà phê và 5.000 tỷ đồng phục vụ sản xuất đông xuân
2009-2010... Những việc làm trên đã đưa lại thành tựu lớn, theo đó từ 2001, tất
cả các nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh (trừ các đối tượng bị pháp luật
cấm) đều được vay vốn không cần đảm bảo bằng tài sản thế chấp, từ 10 triệu
đến 30 triệu đối với từng hộ, đối tượng theo quy định. Vốn do Agribank cho
vay đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn đã góp phần thúc đẩy nông
nghiệp theo hướng CNH, HĐH, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, vật nuôi, tăng sản lượng, chất lượng nông sản hàng hóa, góp phần đưa
Việt Nam từ thiếu đói trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới...
Trong 10 tháng đầu năm 2011, Agribank - ngân hàng chủ đạo trong cho
vay khu vực nông nghiệp - nông thôn, đã thực hiện các giải pháp mở rộng đầu
tư phục vụ sản xuất kinh doanh, tập trung cho vay nông nghiệp, nông thôn,
giảm dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất, giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh
31
vực sản xuất từ 2% - 4%/năm. Tính đến 31-10-2011, dư nợ cho vay nông
nghiệp - nông thôn của Agribank tăng 28.583 tỷ đồng, tăng 13% so cuối năm
2010. Trong 2 tháng cuối năm 2011 (gối một phần sang quý 1/2012), hàng loạt
các biện pháp đã được đề ra để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng lên khoảng 5%,
hầu hết là tăng vốn cho vay nông nghiệp - nông thôn [46, tr.1].
Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tây (Agribank khu vực Hà Tây cũ) đã phối
hợp với Hội Nông dân Thành phố Hà Nội cho vay tín chấp thông qua tổ nhóm,
thủ tục đơn giản, nhanh gọn với mục tiêu đến ngày 31-12-2013, số hộ vay đạt
18.000 hộ, dư nợ đạt 900 tỷ đồng. Đây là một nguồn tín dụng quan trọng giúp
nông dân phát triển sản xuất [3, tr.1].
Huyện Thanh Oai có tới 80% số hộ sản xuất nông nghiệp cần vốn, trong
đó nhiều hộ thu nhập thấp, không có tài sản thế chấp. Dư nợ đạt 70 tỷ đồng,
chất lượng vay thông qua tổ nhóm tốt, tỷ lệ nợ xấu chỉ dưới 0,2% tổng dư nợ.
Ba Vì là huyện miền núi khó khăn vốn của Agribank là kênh quan trọng hỗ trợ
xóa đói giảm nghèo. Thông qua tín chấp, hiện đã có 1.523 hộ được vay vốn với
dư nợ gần 45 tỷ đồng. Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của Agribank Hà
Tây đã đạt 8.929 tỷ đồng, tăng 377 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm 85% tổng
dư nợ. Toàn chi nhánh có 905 tổ vay vốn đang hoạt động, số hộ dư nợ đạt
13.921 hộ với số tiền đạt trên 477 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 240 tỷ đồng, nợ
xấu chỉ chiếm 0,18%. Trong đó cho vay qua 336 tổ nhóm với 5.628 hộ dư nợ,
số tiền 155 tỷ đồng chiếm 33% tổng dư nợ cho vay qua tổ nhóm, tăng so với
đầu năm là 67 tỷ đồng. Cơ chế lãi suất được điều chỉnh giảm trong thời kỳ này
được coi là "đòn bẩy" cho kinh tế hộ phát triển [3, tr.1].
Với quan điểm: "Khách hàng là người đồng hành, đem lại sự sống còn
của ngân hàng", những năm qua Agribank Chi nhánh Chương Mỹ đã tập
trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn với dư nợ hơn 365
tỷ đồng trong năm 2011, chiếm 68% tổng dư nợ. Chi nhánh cũng cho 127
32
khách hàng tại xã Thụy Hương (là xã điểm xây dựng nông thôn mới của
Trung ương) vay gần 11 tỷ đồng. Từ năm 2008 đến nay, hiệu quả vốn vay cho
nông nghiệp, nông thôn khá lớn. Nhiều gia đình nhờ vốn vay mà vươn lên
làm giàu [31, tr.1].
Trong 10 năm thực hiện Quyết định số 67 của Thủ tướng Chính phủ,
Agribank Chi nhánh Chương Mỹ đã tập trung cho vay phát triển kinh tế hộ.
Tuy nhiên, số tiền mỗi hộ vay không thế chấp tài sản cao nhất chỉ được 10
triệu đồng, không đủ đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh. Vì vậy,
kinh tế hộ gia đình chưa khởi sắc. Từ khi Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày
12/04/2010 của Chính phủ về CSTD phục vụ phát triển nông nghiệp, nông
thôn ra đời, với mức vay lớn hơn đã giúp nhân dân có điều kiện làm ăn lớn,
nhất là đầu tư chăn nuôi theo quy mô gia trại, trang trại. Hiện trong số 241
trang trại trong toàn huyện có 34 trang trại lớn đã được NH cho vay gần 13 tỷ
đồng. Nhiều chủ trang trại đã làm ăn hiệu quả từ đồng vốn của NH. Các
doanh nghiệp như Công ty Giống gia cầm Lương Mỹ, Công ty cổ phần trang
trại Tiên Viên… cũng sử dụng vốn vay rất hiệu quả [31, tr.1]...
Để có được kết quả đó, Agribank Chương Mỹ đã phân công mỗi cán bộ
tín dụng phụ trách 1 xã và trực tiếp kiểm tra, cho vay đến từng hộ. Trong hoạt
động, các khâu làm thủ tục, hồ sơ vay vốn đều được Chi nhánh quán triệt đơn
giản hóa tới mức tối đa. Những đối tượng vay theo Nghị định số 41 của Chính
phủ, Chi nhánh chỉ thực hiện trong 2 đến 3 ngày. Một nguyên nhân khác đó là
Agribank Chương Mỹ đã không ngừng trau dồi nghiệp vụ, chuyên môn cho
cán bộ, nhân viên; yêu cầu cán bộ nhân viên chấp hành tốt nội quy, quy chế
làm việc; thường xuyên tăng cường công tác giáo dục về đạo đức nghề
nghiệp, từ đó nâng cao uy tín thương hiệu, tạo được niềm tin yêu của khách
hàng đối với ngân hàng.
Không chỉ Agribank Chương Mỹ, một số chi nhánh khác của Agribank
Hà Tây như Chi nhánh Agribank Ba Vì, Chi nhánh Agribank Thanh Oai, Chi
33
nhánh Agribank Hòa Lạc, Chi nhánh Agribank Quốc Oai, cũng có chính sách
cho vay tốt [3, tr.1]....
Về biểu hiện của vai trò CSTD cấp độ quốc gia thông qua việc làm của
các chủ thể cấp vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước (Chính phủ và UBND
Thành phố, UBND các huyện đối với kinh tế ngoại thành Hà Nội), thời gian
qua.
Trước hết phải kể đến các quyết định kịp thời và phù hợp của của Ủy
Ban Nhân dân Thành phố Hà nội liên quan đến vấn đề tài chính tín dụng cũng
như đối với các thể nhân và pháp nhân kinh tế khu vực ngoại thành - những
chủ thể tiếp nhận, thụ hưởng những chính sách đó và hoạt động của các chi
nhánh NH Agribank và NHCSXH các QTDND tại các huyện ngoại thành.
Trên nền của các quyết định của Chính phủ: Quyết định số 67/1999/QĐ-
TTg ngày 30-3-1999 “Về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát
triển nông nghiệp và nông thôn”; Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17-4-2009
“Về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất
nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn”; Quyết định số
2213/QĐ-TTg ngày 31-12-2009 “Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Quyết định số 497/ QĐ-TTg ngày 17-4-2009”; Nghị định số 41/2010/NĐ-CP
ngày 12-4-2010 “Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp”....
Thành phố đã chủ động có thêm chính sách hỗ trợ lãi suất và vốn cho các DN
đầu tư vào lĩnh vực chế biến thực phẩm, giết mổ gia súc, gia cầm, xây dựng
đường giao thông nông thôn trên địa bàn… Thành phố còn lập quỹ bảo lãnh tín
dụng cho DNVVN với chức năng bảo lãnh cho DN khi vay vốn ngân hàng.
Trường hợp cần thiết, sẽ chủ động bổ sung ngân sách cho các quỹ hỗ trợ sao
cho DN và TCTD có thể gặp nhau, giúp DN có thêm nguồn vốn khôi phục sản
xuất. Thành phố Hà Nội cũng đã sớm đưa ra những biện pháp nhằm "giải cứu"
DN. Nổi bật là quyết định ưu đãi thuế cho hơn 70.000 DNVVN [45, tr.1], theo
đó, hơn 5.150 tỷ đồng tiền thuế đã được giãn, giảm, gia hạn. Chính sách mang
34
tính hỗ trợ này đã thực sự tạo thuận lợi cho DN có thêm vốn duy trì sản xuất và
hồi phục kinh doanh.
Những kết quả thu được về hoạt động tín dụng khu vực ngoại thành Hà
Nội cho thấy cả CSTD cấp độ TCTD và cấp độ quốc gia đối với khu vực kinh
tế ngoại thành Hà Nội không chỉ thể hiện vai trò điều tiết nguồn cung vốn tín
dụng đến đúng các địa chỉ có nhu cầu sử dụng thuộc khu vực ngoại thành,
hướng các đối tượng vay vốn sử dụng đúng mục đích nguồn vốn đã vay cho
đầu tư phát triển; góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực ngoại thành phát triển theo
mục tiêu CNH, HĐH của Thành phố, và thúc đẩy các chủ thể kinh tế thụ hưởng
CSTD đầu tư phát triển trên địa bàn ngoại thành Hà Nội nâng cao năng lực
quản lý và sử dụng vốn vay có hiệu quả, mà còn góp phần giúp các địa phương
ngoại thành giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội và chính sách xã hội tại các địa
bàn.
Nhờ chương trình phối hợp giữa Agribank Thanh Oai và Hội Nông dân
Thanh Oai, gần chục nghìn hộ đã được tín chấp vay vốn phát triển chăn nuôi,
sản xuất nghề phụ... Cũng nhờ đó các phong trào nông dân thi đua sản xuất
kinh doanh giỏi, làm giàu, đoàn kết xóa đói giảm nghèo có thêm động lực lan
tỏa, đạt kết quả cao. Thanh Oai đã xây dựng được 225 tổ vay vốn, số hộ có
quan hệ thường xuyên là 7.000 hộ, chiếm 65% số khách hàng vay vốn. Dư nợ
đạt 70 tỷ đồng, chất lượng vay thông qua tổ nhóm tốt, tỷ lệ nợ xấu chỉ dưới
0,2% tổng dư nợ. Ba Vì là huyện miền núi khó khăn, vốn của Agribank là kênh
quan trọng hỗ trợ xóa đói giảm nghèo. Thông qua tín chấp, hiện đã có 1.523 hộ
được vay vốn với dư nợ gần 45 tỷ đồng. Trước đây, nông dân muốn vay phải
làm nhiều thủ tục, khó khăn nhất là phải có tài sản thế chấp, trong khi nhiều hộ
có đất đai nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận [3, tr.1].
1.2.2. Những tồn tại và hạn chế trong hoạt động tín dụng đầu tư phát
triển phản ánh những bất cập trong thể hiện vai trò chính sách tín dụng đầu
tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội trong thực tiễn
35
vay...
Những tồn tại và hạn chế được thể hiện trên các vấn đề cụ thể là:
- Tình hình vay nợ của hộ nông dân, số liệu khảo sát cho thấy trong số các
hộ nông dân thuộc khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội vay vốn tín dụng đầu
tư phát triển, chỉ có trên 60% số hộ vay vốn từ các TCTD thuộc hệ thống tín
dụng chính thống, 24,6% vay từ hệ thống bán chính thống, vẫn còn tới 15,4%
vay vốn từ hình thức tín dụng phi chính thức [32, tr.52]. Số liệu năm 2010, bình
quân mỗi hộ nông dân khu vực ngoại thành Hà Nội vay theo hình thức tín dụng
chính thức và bán chính thức là 30 triệu đồng. Số lượng vay lớn nhất là 193 triệu
đồng (từ Agribank), nhỏ nhất là 2,1 triệu đồng từ Hội Cựu chiến binh[32, tr.56].
- Nguồn vốn huy động từ các TCTD phi chính thức còn lớn (vay theo
quan hệ họ hàng còn chiếm tới 28%) [32, tr.62], điều đó cho thấy CSTD của
các TCTD còn kém hấp dẫn.
- Về hoạt động ưu đãi, thời điểm 2010, các TCTD khu vực ngoại thành
Hà Nội vẫn áp dụng lãi suất cho vay đại trà, trong khi theo khoản 1, điều 11
Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ "Về
chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn", quy định các
TCTD được chỉ định cho vay các đối tượng chính sách, các chương tình kinh tế
ở nông nghiệp, nông thôn áp dụng mức lãi suất cho vay theo quy định của
Chính phủ.
- Về quy trình thủ tục cung cấp tín dụng: quy trình thủ tục cung cấp tín
dụng còn phức tạp, chưa phù hợp với trình độ của người dân, đặc biệt là các
thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp.
Thực tế cho thấy, quy trình cho vay, quy trình thẩm định, thời gian để
quyết định cho vay vốn tại một số TCTD còn kéo dài, các sản phẩm chưa đa
36
dạng, chưa phù hợp với tình hình thực tế phát triển nông thôn khu vực ngoại
thành Hà Nội. Mỗi TCTD có một quy trình cho vay riêng nên khách hàng vay
vốn thường lúng túng khi tiến hành lập hồ sơ thủ tục vay vốn tín dụng cho vay.
Trong điều kiện dân trí khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội vẫn còn những
hạn chế, thì thủ tục vay vốn phức tạp sẽ làm giảm số hộ nông dân vay vốn.
Xung quanh thủ tục vay vốn, còn một thực tế khác, đó là tuy một số
TCTD cho vay không cần cầm cố, bảo lãnh tài sản (hình thức cho vay thông
qua tổ nhóm), nhưng để được vay vốn theo hình thức này, hộ vay vốn phải bổ
sung nhiều giấy tờ phức tạp. Còn đối với hình thức có tài sản thế chấp là đất đai
(sổ đỏ - các TCTD thuộc hệ thống tín dụng chính thống thường áp dụng hình
thức này, thế nhưng nhiều hộ nông dân khu vực nông thôn ngoại thành lại chưa
được cấp sổ đỏ, nếu xin được một giấy chứng nhận thì cũng mất nhiều thời
gian. Thủ tục vay phức tạp đã làm giảm số hộ vay vốn. Kết quả điều tra mẫu
cho thấy chỉ có 56,03% số hộ nông dân ngoại thành Hà Nội vay vốn tín dụng
tại các TCTD chính thống, còn tới 43,9% số hộ không vay [32, tr.128].
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Một trong ba TCTD
cho vay lớn nhất tại khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội (Agribank,
NHCSXH, QTDND) cũng thừa nhận rằng, trong số những hạn chế yếu kém
của giai đoạn 10 năm 2001 - 2010 là khối lượng tín dụng của Agribank đầu tư
cho nông nghiệp nông thôn tuy luôn chiếm tới 70% tổng dư nợ tín dụng nhưng
chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế và khu vực nông
nghiệp, nông thôn. Vẫn còn tâm lý ngại mở rộng cho vay đầu tư nông nghiệp
nông thôn do khả năng rủi ro cao, sợ phát sinh nợ xấu. Mặt khác, một bộ phận
cán bộ tín dụng thiếu kiến thức về sản xuất nông nghiệp, nông thôn cũng như
cơ chế, chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư..., nên kế hoạch tín
dụng không phù hợp, đề xuất khoản vay không khách quan chính xác [29, tr.5].
Mức độ tín nhiệm về chính sách cho vay của các thể nhân, pháp nhân đối với
ba TCTD có quy mô cho vay lớn nhất khu vực ngoại thành vẫn còn từ 11,6%
37
đến 24,3% cho rằng còn phức tạp cũng nói lên những hạn chế của CSTD mà
các TCTD này áp dụng [32, tr.82].
TCTD khu vực ngoại thành.
Vấn đề vay vốn tín dụng đầu tư phát triển để các pháp nhân và thể nhân
đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất đáp ứng các nội dung khuyến khích đầu tư sản
xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở
sơ chế, chế biến, bảo quản giống, bảo quản nông sản; khuyến khích đầu tư cơ
sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; khuyến khích đầu tư thực hiện cơ giới
hoá trong sản xuất nông nghiệp trong Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày
6/7/2012 của UBND Thành phố Hà Nội "Về thí điểm một số chính sách khuyến
khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố
giai đoạn 2012-2016", rất khó khăn, đã được dư luận đề cập nhiều lần về
những khó khăn mà các chủ thể kinh tế đi vay vốn phải đối mặt.
Tương tự như vậy, việc thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi đối
với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, các TCTD được Chính phủ
và Thành phố Hà Nội ủy thác trách nhiệm thực hiện việc cho vay ưu đãi đối
với các đối tượng thụ hưởng chính sách đã góp phần tích cực thực hiện chủ
trương xóa đói, giảm nghèo, song xung quanh vấn đề này vẫn còn một số bất
cập - những bất cập đã được các cử tri kiến nghị tại một số cuộc tiếp xúc cử tri
của các đại biểu Quốc hội.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhu cầu vay ngày càng lớn nhưng
nguồn vốn còn hạn hẹp, thiếu ổn định. Quy định mức cho vay tối đa đối với
hộ nghèo là 30 triệu đồng/hộ, nhưng thực tế cho vay bình quân cả nước mới
chỉ đạt 14,9 triệu đồng/hộ; nguồn vốn vay một số chương trình chưa được cấp
kịp thời, đúng thời điểm nên khó khăn cho người được vay.
Các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại các xã đặc biệt khó khăn ở một
38
số vùng đặc biệt và một số đối tượng khác chưa được vay vốn tín dựng ưu đãi
như các gia đình sản xuất kinh doanh tại các vùng khó khăn khác (khu vực ngoại
thành Hà Nội vẫn còn những xã trong diện khó khăn và đặc biệt khó khăn).
Bên cạnh đa số hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất đã vươn lên
thoát nghèo, thì vẫn còn không ít hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số được
vay vốn nhưng do trình độ sản xuất còn lạc hậu nên đầu tư sản xuất, kinh
doanh còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, phát sinh rủi ro, hiệu quả sử dụng vốn còn
thấp… trong cái chung đó, có các hộ nghèo thuộc khu vực KTNT Hà Nội.
Nếu Chính phủ và chính quyền Thành phố Hà Nội không kịp thời chỉ đạo,
có những biện pháp điều chỉnh, khắc phục những bất cập trên; mặt khác, nghiên
cứu mở rộng đối tượng cho vay tín dụng ưu đãi đối với những hộ gia đình khó
khăn (các hộ tại các khu tái định cư, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình có
công với cách mạng; xem xét, nâng mức cho vay ở một số chương trình, trong đó
có vay làm nhà ở, vay học sinh, sinh viên… ) thì vai trò tích cực của CSTD thông
qua quyết định này sẽ không thể phát huy tác dụng như mong muốn.
Đối với gói tín dụng 29.000 tỷ đồng hỗ trợ các DN. Tổng giá trị của gói
hỗ trợ này là 29.000 tỷ đồng tuy chưa phải là lớn, nhưng ý nghĩa của nó trong
tình hình khó khăn của các DN hiện nay thì không nhỏ. Trong bối cảnh các DN
đang hết sức khó khăn về vốn, nếu không có gói hỗ trợ này các DN phải huy
động nguồn tài chính để giải quyết, thiếu trầm trọng hoặc cạn vốn đáp ứng nhu
cầu SX, KD. Tuy nhiên, mặc dù chính sách đã nêu rõ mục tiêu đạt tới, chỉ rõ
các đối tượng thụ hưởng, quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức cá nhân, thế
nhưng việc vận hành nó trong thực tiễn đã gặp không ít khó khăn, làm mất vai
trò động lực của chính sách. Năm 2011 và 2012, dư luận đã lên tiếng về hiện
tượng
i do Chính phủ ban hành.
đó là vấn đề lợi ích nhóm của các NHTM, như Tuần báo điện tử VietNamNet
39
bài "Thế cùng đường của nhóm lợi ích ngân hàng" -
v
NHTM
Ở thời điểm tờ báo đưa tin, ứ vốn và nợ xấu tại các NHTM đã ở trên mức
báo động, một số NHTM đã xác nhận tỷ lệ giải ngân từ các gói cho vay ưu đãi
của họ chỉ đạt khoảng 3-5% so với kế hoạch đề ra. Điều này cho thấy thực tế
lượng vốn giải ngân là quá nhỏ bé so với chủ đích ban đầu [47, tr.1].
t
gồm:
quan.
Thời gian qua, cùng với những gói cứu trợ của Chính phủ, chính quyền
Thành phố Hà Nội đã làm nhiều việc để giúp các DN, các chủ thể kinh tế khác
của khu vực ngoại thành đầu tư phát triển và tiến hành sản xuất kinh doanh.
Đứng trước những khó khăn thách thức của các DN, thời gian qua Hà
Nội là một trong những địa phương đã chủ động và tích cực hỗ trợ các DN và
các chủ thể kinh tế khu vực ngoại thành vượt khó. UBND thành phố Hà Nội đã
ý thức rõ tính cấp thiết của vấn đề hỗ trợ. Năm 2012, Thành phố đã tổ chức lễ
ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Các đơn vị tham
gia lễ ký kết gồm Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEPC) thuộc
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Sở Công thương Hà
Nội, Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội (HIZA), Ngân hàng
phát triển Việt Nam (ADB), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
40
Việt Nam (Agribank) và Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư N&G (N&G Corp)
- chủ đầu tư khu công nghiệp HANSSIP (Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội,
nằm trên địa bàn huyện Phú Xuyên), nhằm tạo môi trường mới cho các
DNNVV của Hà Nội trong sản xuất kinh doanh.
Cùng với tổ chức cho các sở, ngành quán triệt Nghị quyết số 01 và Nghị
quyết số 02 của Chính phủ, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2013, UBND Thành phố
cũng đã ban hành chương trình hành động số 22/CTr-UBND (29/01/2013), Kế
hoạch số 51/KH-UBND về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (tháng 3/2013),
tổ chức hội nghị doanh nghiệp năm 2013 với 20 đơn vị đại diện. Cũng chỉ riêng
6 tháng đầu năm 2013, Thành phố đã bốn lần trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc với các
DNVVN bàn cách giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp [42, tr.1].
nói riêng. Các NHTM như ViêttinBank, AgriBank, Liên việt Bank hay như
.
KTNT):
Hà Nội và tại khu vực ngoại thành.
gia.
Những bất cập của CSTD đầu tư phát triển -
tế khác thuộc khu vực kinh tế ngoại thành Hà Nội, có những bất cập từ chính
bản thân chính sách, và những bất cập trong tổ chức thực hiện chính sách.
Có thể nêu lên một số biểu hiện của nguyên nhân này ở các vấn đề sau:
sách:
41
Các Nghị định, nghị quyết, quyết định của Chính phủ, các thông tư
hướng dẫn của NHNN trong chính sách và thực hiện chính sách về cơ bản phản
ánh đúng đòi hỏi của thực tiễn. Tuy nhiên vẫn khó tránh khỏi có những bất cập
nhất định ngay từ chính bản thân chính sách. Biểu hiện của nguyên nhân này
trên hai khía cạnh: (1) Tính kịp thời của chính sách, và (2) Quy mô của các gói
cứu trợ được tung ra không thật đủ lớn để thỏa mãn nhu cầu của thực tiễn, hoặc
có một số quy định chưa thật phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn.
Có thể dẫn ra những ví dụ từ nguyên nhân này, chẳng hạn: Nghị định số
41 của Chính phủ về CSTD phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng
cao đời sống của nông dân, cư dân sống ở nông thôn là hệ thống các biện pháp,
chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích các TCTD cho vay, đầu tư vào
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông
nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và từng bước
nâng cao đời sống của nhân dân. Đối tượng áp dụng, là các tổ chức được vay
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thế nhưng có một số quy định
không hợp lý.
Đó là nhu cầu vay ngày càng lớn nhưng nguồn vốn còn hạn hẹp, thiếu ổn
định. Quy định mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo là 30 triệu đồng/hộ, nhưng
thực tế, bình quân cả nước mới chỉ đạt 14,9 triệu đồng/hộ; nguồn vốn vay một
số chương trình chưa được cấp kịp thời, đúng thời điểm nên khó khăn cho
người được vay.
Các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại các xã đặc biệt khó khăn chưa
được vay vốn tín dụng ưu đãi như các gia đình sản xuất kinh doanh tại các
vùng khó khăn khác. Học sinh, sinh viên thuộc gia đình có thu nhập thấp, cán
bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có
mức lương thấp đang có con theo học đại học, có nhu cầu vay vốn nhưng lại
không được vay vốn tín dụng ưu đãi.
42
hiện:
Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, CSTD đầu tư phát triển - CSTD cấp
độ quốc gia phải được thực thi trong thực tiễn ở các ngân hàng được NHNN chỉ
định. Các gói hỗ trợ tín dụng của Chính phủ bao giờ cũng được thực hiện thông
qua hình thức tái cấp vốn từ NHNN qua các NHTM được NHNN chỉ định. Do
đó một trong những nguyên nhân những bất cập của CSTD đầu tư phát triển -
CSTD cấp độ quốc gia khi đưa vào thực tiễn là do những bất cập hoặc về
phương thức tổ chức thực hiện, hoặc do cơ chế lợi ích thường biểu hiện ở các
quy định trong CSTD của các NHTM được chỉ định thực hiện gây ra. Hiện dư
luận đang có nhiều ý kiến về việc đưa gói cứu trợ 30.000 tỷ đồng của Chính phủ
nhằm giải quyết lượng hàng tồn kho còn quá lớn của thị trường bất động sản.
Điều đầu tiên mà người muốn mua nhà ở xã hội vay được nguồn vốn từ gói hỗ
trợ tín dụng này là phải có tài sản thế chấp. Đã là người có thu nhập thấp, thì có
tài sản đủ lớn để có thể đem thế chấp vay vốn mua nhà không?
Một hiện tượng khác cũng không còn mang tính cá biệt là trong thực
hiện các chính sách cho vay từ vốn hỗ trợ của Chính phủ, nhiều NH khi giải
ngân đã giữ lại một khoản tiền lãi dưới hình thức tài sản đảm bảo. Lý do đơn
giản mà NH đưa ra là hiện NHNN mới chỉ ứng trước 80% phần lãi được hỗ trợ,
các NHTM đành phải… tạm giữ lại 20% của khách hàng khi cho vay. Ngân
hàng nắm đằng chuôi để đảm bảo nguồn thu của mình, không chỉ trong tín
dụng, các dịch vụ không sinh lời trước đây cũng đang được các ngân hàng tăng
thu phí. Dư luận gọi tên của hiện tượng này là: "Hỗ trợ lãi suất: Ngân hàng
nắm đằng chuôi" [23, tr.1].
Câu chuyện về "Thế cùng đường của nhóm lợi ích ngân hàng" nói về
câu chuyện các NH không đồng hành cùng doanh nghiệp khi các doanh
nghiệp gặp khó khăn (năm 2011) mà Tuần báo VietNamnet điện tử ngày
4/6/2012, đã được nêu ở phần trên cũng đúng với bản chất của vấn đề đang
43
được bàn luận ở đây. Khi các NHTM áp trần lãi suất cho DN vay là 18 - 19%
năm trong khi DN đang khát vốn nhưng gặp khó khăn về hàng tồn kho không
bán được. Đến khi ngân hàng ứ đọng hàng ngàn tỷ đồng vốn (2012) mới chịu
hạ trần xuống thì các DN đã phá sản hàng loạt [47, tr.1]. Dư luận nói rằng các
ngân hàng đã chỉ "giả vờ" cứu DN, còn các DNVVN thì không tin ngân hàng
có thiện ý thật sự muốn cứu DN. Quan hệ kinh doanh giữa các NHTM và DN
cũng vì thế mà xấu đi.
-
cương.
cương.
Về khía cạnh này, các NHTM đã có những tổng kết và đưa ra những
khuyến nghị. Tựu trung lại có thể nêu lên hai khía cạnh chủ yếu. Theo đó, về
mặt khách quan phải kể đến việc các hộ vay vốn tín dụng gặp những bất lợi về
điều kiện thời tiết khí hậu, môi trường, dịch bệnh và những vấn đề khác không
do con người gây ra như bão lụt, hạn hán, dịch bệnh gây mất mùa hoặc khi mùa
màng gặp thời tiết thuận lợi, người sản xuất được mùa nhưng rớt giá... nên
người vay vốn mất khả năng thu hồi vốn, để thanh toán các khoản vay nợ ngân
hàng.
Sau nguyên nhân từ phía người vay vốn tín dụng, là nguyên nhân từ phía
các cán bộ tín dụng của các NHTM. Dạng thức này tuy không phổ biến, nhưng
không phải không diễn ra, đó là chính những cán bộ làm tín dụng thiếu trách
nhiệm, tắc trách trong thực hiện các CSTD, nên không nắm chính xác khả năng
hoàn vốn của người đi vay, nhưng vẫn cho vay dẫn đến khả năng hoàn vốn của
người vay không thực hiện được. Báo cáo của Agribank trong thực hiện Quyết
định số 67 của Thủ tướng Chính phủ và triển khai Nghị định số 41 của Chính
phủ (đã nêu ở trên) cũng đã thừa nhận điều này
44
Trong bối cảnh năm 2013 vẫn là năm có nhiều thách thức đối với các
chủ thể kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung, khu vực ngoại thành
nói riêng tuy đã có sự hồi phục và có những tín hiệu khả quan về sự phát triển
nhưng nhìn chung còn phải đối diện với nhiều khó khăn. Đứng trước những
thử thách lớn, một bộ phận không nhỏ các DNNVV phá sản không có khả năng
này.
- Những vấn đề đặt ra cần giải quyết
Từ tất cả những điều đã được trình bày tại mục 1.2 về "Biểu hiện vai trò
chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội trong thực
tiễn, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết", trong thực hiện
CSTD phát triển KTNT Hà Nội, có thể khái quát thành một số
Theo đó bao gồm:
.
Với tầm vóc là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước và giữ
vai trò là xương sống, là động lực phát triển của Vùng Đồng bằng châu thổ
sông Hồng và phấn đấu cán đích trước từ 1-2 năm sự nghiệp CNH, HĐH so
với cả nước. Rõ ràng Thủ đô Hà Nội cần một sự phát triển nhanh và bền vững
cả khu vực nội và ngoại thành để có một diện mạo xứng tầm với vị trí và vai
trò khách quan đó. Tuy nhiên, một sự phát triển nhanh và bền vững cả khu vực
nội và ngoại thành của Thủ đô chỉ có thể có được khi có đủ các nguồn lực để
45
.
Thực tiễn cho thấy, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển của các chủ thể
kinh tế khu vực ngoại thành là rất lớn. Không chỉ đối với các DNNVV đứng
chân trên địa bàn đang đói vốn và hiện vẫn đang bị "tiêu vong" dần do những
khó khăn hiện thời về vốn do tồn đọng sản phẩm tồn kho gây ra. Nhu cầu vốn
là bức thiết cho cả các chủ trang trại, các hộ nông dân kinh doanh nông, lâm
nghiệp và thủy sản, cũng như các hộ nghề. Nhu cầu vốn cho các hộ nghèo và
đối tượng chính sách theo tinh thần Nghị định số 41 của Chính phủ. Đại bộ
phận nhu cầu đó chỉ có thể được thỏa mãn qua kênh tín dụng của các TCTD
đáng.
.
So với hai mâu thuẫn trên, mâu thuẫn này bộc lộ ít rõ ràng hơn, nhưng
không thể không thừa nhận. Mục tiêu cán đích sự nghiệp CNH, HĐH đã nêu,
mục tiêu xây dựng Thủ đô xứng tầm với vai trò vị trí mà cuộc sống đã khách
quan đặt ra với Hà Nội, đòi hỏi hà Nội phải phấn đấu là những mục tiêu lâu
dài và liên quan đến lợi ích của không chỉ của hơn sáu triệu người dân Thủ
đô, mà còn rộng lớn hơn, đó là lợi ích của cả đất nước. Tuy nhiên, mục tiêu
đó chậm được hiện thực hóa, thậm chí trong ngắn hạn không thực hiện được
thì cũng không ảnh hưởng nhiều, thậm chí không làm cho lợi ích trực tiếp của
các TCTD trên địa bàn thành phố bị suy giảm. Do đó, việc giải quyết mâu
thuẫn này khó khăn hơn, phức tạp hơn cần những biện pháp tổng hợp và đồng
bộ hơn, mới có thể giải quyết được.
46
tới.
*
* *
CSTD đầu tư phát triển
các dự án đầu tư phát triển và cho sản xuất kinh doanh của các DN và các chủ
thể kinh tế khác. Nhờ có nguồn vốn được đáp ứng đầy đủ, DN có điều kiện đầu
tư mở rộng sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tái sản xuất, mở
rộng… để năng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm... đáp ứng tốt
nhu cầu sản và đời sống... CSTD đầu tư phát triển có vai trò thúc đẩy sản xuất
và phát triển kinh tế, chỉ trong điều kiện chính sách phù hợp với đòi hỏi của
thực tiễn và không bị làm biến dạng trong tổ chức thực hiện.
Những năm qua khu vực kinh tế ngoại thành Hà Nội, CSTD đầu tư phát
triển ở hai cấp độ đều có sự phát huy tác dụng tích cực góp phần vào sự chấn
hưng kinh tế Thủ đô và hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế khu vực ngoại
thành. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, CSTD đầu
tư phát triển đối với khu vực ngoại thành thời gian vừa qua cũng còn những tồn
tại và bất cập cần được Chính phủ và chính quyền Thành phố Hà Nội có biện
pháp tháo gỡ làm cho CSTD ngày càng phát huy tính tích cực đối với khu vực
KTNT như bản chất và vai trò vốn có của nó.
47
Chương 2
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÍN
DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGOẠI THÀNH
HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI
2.1. Những q
hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà
Nội thời gian tới
Những quan điểm và giải pháp giải quyết các vấn đề chính sách tín dụng
đối với khu vực ngoại thành Hà Nội thời gian tới cần được đặt trên cơ sở
những chủ trương của Bộ chính trị và của Nghị quyết Đại hội đại biểu đảng bộ
Thành phố Hà Nội lần thứ XV, các nghị quyết của HĐND và các quyết định
của UBND Thành phố về sự phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế của Thủ
đô Hà Nội nói chung và của khu vực ngoại thành nói riêng. Để đảm bảo tính
khoa học của các quan điểm và giải pháp được xác định và lựa chọn, việc đề
cập đến những chủ trương phát triển của Hà Nội trong đó có khu vực ngoại
thành cho giai đoạn từ sau Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XV đến
2020, tầm nhìn 2030 là hết sức cần thiết.
2.1.1. Một số mục tiêu cơ bản phát triển kinh tế khu vực ngoại thành
Hà Nội đến 2020, tầm nhìn 2030
Sự phát triển kinh tế khu vực ngoại thành Hà Nội thời gian tới đang
đứng trước những cơ hội khá thuận lợi. Cùng với những chủ trương được xác
định trong Nghị quyết số 11- NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội đại
biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XV là phương hướng cơ bản cho Hà
Nội phát triển xứng đáng là Thủ đô ngàn năm văn hiến của cả nước.
Cuối năm 2010, Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV
- nhiệm kỳ 2010-2015 đã quyết nghị về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ,
giải pháp chủ yếu để tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; ra sức
phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2010-2015 và những năm tiếp theo. Đây
48
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội

More Related Content

What's hot

Luận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hộiLuận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
hieu anh
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh,  HAYLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh,  HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựngLuận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nướcLuận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tín dụng đối với kinh tế hộ tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Tín dụng đối với kinh tế hộ tại Ngân hàng Agribank, HAYLuận văn: Tín dụng đối với kinh tế hộ tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Tín dụng đối với kinh tế hộ tại Ngân hàng Agribank, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng NamLuận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAYĐề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản lý dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách tại thị xã Điện Bàn
Quản lý dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách tại thị xã Điện BànQuản lý dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách tại thị xã Điện Bàn
Quản lý dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách tại thị xã Điện Bàn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Thực hiện Chính sách thu hút đầu tư huyện Quế Sơn - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện Chính sách thu hút đầu tư huyện Quế Sơn - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Thực hiện Chính sách thu hút đầu tư huyện Quế Sơn - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện Chính sách thu hút đầu tư huyện Quế Sơn - Gửi miễn phí qu...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận án: Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Quảng Ninh, HAYLuận án: Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận án: Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Quảng Ninh, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Dh9 nh huynh ngoc phet-dnh083195
Dh9 nh huynh ngoc phet-dnh083195Dh9 nh huynh ngoc phet-dnh083195
Dh9 nh huynh ngoc phet-dnh083195Huynh Loc
 
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng ChănLuận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển hợp tác xã tại quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển hợp tác xã tại quận Ngũ Hành Sơn, Đà NẵngLuận văn: Phát triển hợp tác xã tại quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển hợp tác xã tại quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại, HOT
Luận văn: Quản lý sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại, HOTLuận văn: Quản lý sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại, HOT
Luận văn: Quản lý sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy NhơnLuận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quản...
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quản...Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quản...
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quản...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (18)

Luận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hộiLuận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh,  HAYLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh,  HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, HAY
 
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựngLuận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
 
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nướcLuận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước
 
Luận văn: Tín dụng đối với kinh tế hộ tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Tín dụng đối với kinh tế hộ tại Ngân hàng Agribank, HAYLuận văn: Tín dụng đối với kinh tế hộ tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Tín dụng đối với kinh tế hộ tại Ngân hàng Agribank, HAY
 
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng NamLuận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Nam
 
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAYĐề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
 
Quản lý dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách tại thị xã Điện Bàn
Quản lý dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách tại thị xã Điện BànQuản lý dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách tại thị xã Điện Bàn
Quản lý dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách tại thị xã Điện Bàn
 
Luận văn: Thực hiện Chính sách thu hút đầu tư huyện Quế Sơn - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện Chính sách thu hút đầu tư huyện Quế Sơn - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Thực hiện Chính sách thu hút đầu tư huyện Quế Sơn - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện Chính sách thu hút đầu tư huyện Quế Sơn - Gửi miễn phí qu...
 
Luận án: Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận án: Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Quảng Ninh, HAYLuận án: Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận án: Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Quảng Ninh, HAY
 
Dh9 nh huynh ngoc phet-dnh083195
Dh9 nh huynh ngoc phet-dnh083195Dh9 nh huynh ngoc phet-dnh083195
Dh9 nh huynh ngoc phet-dnh083195
 
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng ChănLuận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
 
Luận văn: Phát triển hợp tác xã tại quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển hợp tác xã tại quận Ngũ Hành Sơn, Đà NẵngLuận văn: Phát triển hợp tác xã tại quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển hợp tác xã tại quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
 
Luận văn: Quản lý sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại, HOT
Luận văn: Quản lý sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại, HOTLuận văn: Quản lý sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại, HOT
Luận văn: Quản lý sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại, HOT
 
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy NhơnLuận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
 
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quản...
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quản...Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quản...
Hiệu quả tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quản...
 

Similar to Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội

Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thànhLuận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAYLuận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế, HAY
Đề tài: Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế, HAYĐề tài: Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế, HAY
Đề tài: Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAMGIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đLuận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội.doc
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội.docDoanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội.doc
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👍👍👍 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Đề tài: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Đồng Nai, HOT
Đề tài: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Đồng Nai, HOTĐề tài: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Đồng Nai, HOT
Đề tài: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Đồng Nai, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng NaiPhát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Sử dụng ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản, HAY
Luận văn: Sử dụng ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản, HAYLuận văn: Sử dụng ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản, HAY
Luận văn: Sử dụng ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại Vietcombank
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại VietcombankĐề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại Vietcombank
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại Vietcombank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, HAY
Đề tài: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, HAYĐề tài: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, HAY
Đề tài: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phốLuận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCM
Luận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCMLuận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCM
Luận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCM
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệp
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệpĐề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệp
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệp
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội (20)

Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thànhLuận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
 
Luận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAYLuận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAY
 
Đề tài: Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế, HAY
Đề tài: Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế, HAYĐề tài: Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế, HAY
Đề tài: Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế, HAY
 
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAMGIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
 
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đLuận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội.doc
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội.docDoanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội.doc
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội.doc
 
Đề tài: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Đồng Nai, HOT
Đề tài: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Đồng Nai, HOTĐề tài: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Đồng Nai, HOT
Đề tài: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Đồng Nai, HOT
 
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng NaiPhát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
 
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
 
Luận văn: Sử dụng ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản, HAY
Luận văn: Sử dụng ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản, HAYLuận văn: Sử dụng ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản, HAY
Luận văn: Sử dụng ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản, HAY
 
Hang nga
Hang ngaHang nga
Hang nga
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại Vietcombank
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại VietcombankĐề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại Vietcombank
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại Vietcombank
 
Đề tài: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, HAY
Đề tài: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, HAYĐề tài: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, HAY
Đề tài: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, HAY
 
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phốLuận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
 
Luận văn: Phát triển khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCM
Luận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCMLuận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCM
Luận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCM
 
Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
 
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệp
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệpĐề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệp
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệp
 

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Recently uploaded

bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
HiYnThTh
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
duyanh05052004
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 

Recently uploaded (19)

bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 

Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  ĐÀO THỊ THÚY HOA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2013
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  ĐÀO THỊ THÚY HOA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI tri 02 HẢI
  • 3. BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH Chính sách tín dụng CSTD Doanh nghiệp DN Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV Đầu tư phát triển ĐTPT Hội đồng nhân dân HĐND Kinh tế ngoại thành KTNT Ngân hàng NH Ngân hàng chính sách xã hội NHCSXH Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank Ngân hàng Nhà nước NHNN Ngân hàng thương mại NHTM Quỹ tín dụng nhân dân QTDND Sản xuất, kinh doanh SX, KD Tổ chức tín dụng TCTD Ủy ban nhân dân UBND Vốn ngân sách Nhà nước VNSNN
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 NỘI 12 1.1 12 1.2 Biểu hiện vai trò chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội trong thực tiễn, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết 31 Chương 2 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI 53 2.1 Những q hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội thời gian tới 53 2.2 hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội trong thời gian tới 73 KẾT LUẬN 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC 98
  • 5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau khi Tỉnh Hà Tây cũ, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội, ng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020" triển. Tại các địa bàn thuộc khu vực kinh tế ngoại thành Hà Nội, các quy định về hỗ trợ lãi suất cho vay đầu tư phát triển của Nhà nước và của Thành phố Hà Nội cùng với những quy định cụ thể của các tổ chức tín dụng nhằm khuyến khích các hoạt động cho vay đầu tư các lĩnh vực của đời sống kinh tế Thủ đô, thông qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và năng lực sản xuất, kinh doanh của các chủ thể kinh tế khu vực ngoại thành đã có những thành luôn phải đối diện với những khó khăn về vốn đầu tư phát triển, vốn cho sản xuất kinh doanh). Có nhiều nguyên nhân chi phối tình hình nói trên, trong đó có vấn đề về bản thân CSTD đầu tư phát triển, có vấn đề về chính sách tín "Phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà nội trong 10 năm tới" và mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn Thủ Đô Hà Nội. HĐH nông nghiệp nông thôn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, đang thực sự là vấn đề mang tính thời sự. Đề tài luận văn thạc sĩ "Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội" trên. 3
  • 6. văn "Các giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng", Nxb CTQG, Hà Nội -2002. Cuốn sách đề cập đến những vấn đề chung về kinh tế - xã hội của nông thôn đồng bằng sông Hồng - nơi có Thủ đô Hà Nội giữ vai trò là trung tâm, là động lực phát triển đối với toàn bộ khu vực. Công trình đề cập nhiều thông tin giúp tác giả luận văn có nhận thức "Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn, thực trạng và giải pháp" , Nxb CTQG, Hà Nội - 2005. Tác giả của cuốn sách tập trung bàn về huy động các nguồn lực, trong đó có nguồn lực về vốn. Đề tài chỉ bàn về "cái chung" nhưng có giá trị đối với tác giả luận văn trong nghiên cứu về vai trò của vốn đầu tư phát triển và CSTD đầu tư phát triển. học Nông nghiệp Hà Nội, 2012. Theo tác giả, Việt Nam có khoảng 13 triệu nông hộ (chiếm khoảng gần 80% tổng số hộ), trong đó hơn một nửa thuộc diện thu nhập thấp. Khoảng gần 90% hộ nghèo sống ở nông thôn; các số liệu khảo sát cho thấy thiếu vốn cho sản xuất là một vấn đề khó khăn của các hộ nông dân. Cần phải có một hệ thống tín dụng vững mạnh để đáp ứng được nhu cầu vốn cho hoạt động kinh tế cũng như đời sống ở nông thôn, tạo đà cho phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội có sự phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, ngoài sự có mặt của các Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT; Chính sách xã hội và Quĩ tín dụng nhân dân còn có rất nhiều Ngân 4
  • 7. hàng Thương mại khác hoạt động trên địa bàn, hoạt động chủ yếu là huy động tiết kiệm. Hoạt động của hệ thống đó tại khu vực nông thôn ngoại thành có sự khác biệt với các vùng nông thôn thuần túy khác cả về số lượng, cơ cấu, mức độ hoạt động và sự đa dạng các đối tượng tham gia thị trường. Tác giả đã tập trung luận giải về cơ cấu tổ chức của hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành, chỉ ra tính hợp lý và những bất cấp của hệ thống này đối với hoạt động tín dụng nông thôn ngoại thành, qua đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức đó. kinh tế quân sự cho thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng thuộc khu vực ngoại thành. Thông qua luận giải về những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế hộ ở khu vực nông thôn Hà Nội và những tác động của quá trình đó đến chuẩn bị kinh tế cho thực hiện nhiệm vụ quân sự quốc phòng trên địa bàn nông thôn Hà Nội; thực trạng của quá trình đó thời gian qua là cơ sở cho việc đề xuất những quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế hộ ở khu vực nông thôn Hà Nội gắn với chuẩn bị kinh tế cho thực hiện nhiệm vụ quân sự quốc phòng trên địa bàn thời gian tới. Một trong những giải pháp được tác giả đề cập và phân tích trong luận án là huy động các nguồn vốn trong đó có vốn tín dụng cho đầu tư phát triển, coi đó là cơ sở để kinh tế hộ phát triển và là một trong những điều kiện tạo ra thực lực kinh tế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trên địa bàn. Ở mảng vấn đề nghiên cứu kinh tế ngoại thành còn có luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Kim Cam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2010, với đề tài: "Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở bốn quận, huyện phía tây Thành phố Hà Nội" Trên cơ sở phân tích thực trạng giải quyết việc làm cho người nông dân 5
  • 8. bị thu hồi đất ở 4 quận huyện khu vực ngoại thành phía tây Thành phố Hà Nội, tác giả luận văn đã đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn phía tây thành phố theo hướng CNH, HĐH. Trong các giải pháp được đề xuất, vấn đề vốn cho giải quyết việc làm được nhìn nhận là đầu tư cho phát triển trong đó có vốn tín dụng, đã được tác giả đề cập ở những mức độ khác nhau. nay" Luận văn trình bày khái quát hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn sự cần thiết phải huy động vốn cho CNH, HĐH nói chung và ở Đồng Nai nói riêng; chỉ ra vai trò quan trọng của việc huy động vốn cho các mặt phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và một số lĩnh vực khác. . . ; chỉ ra thực trạng cùng với những thành tựu, nguyên nhân kết quả đạt được và những mặt hạn chế; đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc huy động vốn và sử dụng vốn cho CNH, HĐH ở tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. nay", 2010. Tác giả luận văn đã tập trung luận giải quan niệm vốn phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; quan niệm và tính tất yếu của việc huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ở tỉnh Hải Dương hiện nay; phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ở tỉnh Hải Dương từ năm 2001 đến nay, xác định nguyên nhân và đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường huy động 6
  • 9. vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ở tỉnh Hải Dương trong thời gian tới. : "Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2001", Hà Nội. "Báo cáo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản". Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam có hai tài liệu quan trọng: "Một số chính sách tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn" (2008), và "Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện quyết định số 67/1999/QĐ-TTg và giải pháp triển khai Nghị định số 41/2010/NĐ-CP "Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn" (2010). Trong hai công trình này, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã đề cập tổng quát về chính sách tín dụng của chính ngân hàng này trong 10 năm qua được nhìn nhận như một bài học kinh nghiệm cho thời gian tới. Một công trình đáng chú ý khác là Liên ngành Hội Nông dân Việt Nam - Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, năm 2010 có phối hợp xây dựng văn bản "Thỏa thuận liên ngành giữa Hội Nông dân Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam "Về tổ chức thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ", song cũng chỉ giới hạn ở các quy định liên ngành về thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ". 7
  • 10. o "CSTD tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển" Sài Gòn onlie "CSTD cần nhất quán". Trên Tuần báo Việt Nam "Thế cùng đường của nhóm lợi ích ngân hàng"? Các bài báo nói trên tập trung vào những vướng mắc cần tháo gỡ về CSTD cho các đối tượng trong khuôn khổ đề cập để giúp họ vươn lên trong sản xuất kinh doanh, hoặc thoát nghèo. CSTD . h vu 1). Làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò của CSTD đầu tư phát triển trong cung ứng nguồn lực về vốn đầu tư phát triển thông qua kênh tín dụng cho 8
  • 11. khu vực kinh tế ngoại thành Hà Nội 2). Chỉ ra những biểu hiện về vai trò của chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội trong thực tiễn, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Chính sách tín dụng đầu tư phát triển theo nghĩa rộng dưới góc độ của kinh tế học chính trị. + Phạm vi nghiên cứu: giới hạn ở vai trò của chính sách tín dụng đầu tư phát triển đối với khu vực đi vào từng loại hình tín dụng dưới góc độ kinh tế ngành, hay nghiệp vụ chuyên môn của các TCTD. + Về không gian kinh tế: Từ sau khi Hà nội được mở rộng địa giới hành chính (Theo tinh thần Nghị quyết của Quốc hội Khóa XII tại kỳ họp thứ ba, ngày 25/8/2008), Hà Nội có một không gian KTNT rộng lớn. Tuy nhiên, với vấn đề đang bàn luận ở đề tài này, khu vực KTNT Hà Nội chỉ tập trung vào khu vực nông thôn, ngoại thành nói chung, không bao gồm các khu công nghiệp, Thị xã Sơn Tây và các quận dù là các quận chỉ mới được thành lập như Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông. + Thời gian khảo sát đánh giá trong khoảng 5 năm trở lại đây. u trình khoa học có liên quan đã công bố. 9
  • 12. Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị Mác - Lênin: trừu tượng hóa khoa học, kết hợp lôgíc và lịch sử, phân tích, tổng hợp và một số phương pháp khác: thông kê, so sánh, chuyên gia v.v… i kinh tế ngoại thành Hà Nội tiếp cận thuận lợi hơn đối với các nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển. . văn . Chương 1 TẾ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI nghĩa rộng - huy động và cung ứng các nguồn lực về vốn cho đầu tư phát triển) là một vấn đề của khoa học kinh tế thuộc phạm trù kinh tế học chính trị, và là 10
  • 13. phạm trù phái sinh của hai phạm trù tín dụng và CSTD, đồng thời cũng là vấn đề phái sinh từ tính đặc thù về tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực ngoại thành Hà Nội. Do đó để có nhận thức đúng về CSTD đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội, cần bắt đầu từ các phạm trù và vấn đề liên quan. 1.1.1. Tín dụng, tín dụng đầu tư phát triển và chính sách tín dụng đầu tư phát triển * Tín dụng. thống trị của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đối với đời sống kinh tế thuộc hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa. thanh toán, hoặc là tư bản chưa sử dụng, tồn tại dưới hình thái tiền, đang chờ được đem sử dụng..."[24, Ph.I, tr.481]. Nhà tư bản có thể cho tư bản khác vay khoản tư bản - tiền tệ tiềm thế đó để đầu tư phát triển, hoặc sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh. Nghĩa là một khoản tiền dưới dạng tư bản của của người này có thể được một tư bản khác sử dụng vào các mục đích làm tăng lợi nhuận của tư bản. thương nhân hiện đang giữ trong tay làm quỹ dự trữ, hay vừa nhận được dưới hình thái thanh toán. Như thế là những số vốn này được chuyển thành tư bản - 11
  • 14. tiền tệ để cho vay” [24, tr.615]. Hình thức huy động tiền nhàn rỗi để cho vay đó là tín dụng. * Tín dụng đầu tư phát triển Sử dụng các nguồn lực để có ngày càng nhiều lợi nhuận luôn là mục tiêu theo đuổi của bất cứ chủ đầu tư nào. Để việc huy động và sử dụng các nguồn lực về vốn hiện đang nhàn rỗi đó một cách có hiệu quả, các chủ đầu tư, các tập đoàn tư bản thường hướng dòng vốn đi vay được đầu tư vào những ngành, vùng, lĩnh vực ưu tiên phát triển có khả năng sinh lời cao. Do đó mà xuất hiện tín dụng đầu tư phát triển. Tín dụng đầu tư phát triển là sự huy động các nguồn lực về vốn để cho vay đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển về sức sản xuất mới (hoặc cho trước mắt, hoặc cho lâu dài, hoặc ở một ngành, một vùng, một lĩnh vực nào đó, thậm chí đối với một hoạt động nhất định nào đó) để tạo ra một năng lực sản xuất mới.. Trong tín dụng đầu tư phát triển có tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, có tín dụng đầu tư phát triển của xã hội. Ở nước ta hiện nay, tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước (cả của nhà nước trung ương và nhà nước cấp địa phương) là nhà nước huy động vốn ngân sách, vốn vay nước ngoài, để đầu tư cho các dự án ưu tiên của quốc gia, hay một vùng lãnh thổ, hoặc hỗ trợ cho các ngành, lĩnh vực cần khuyến khích phát triển. Tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước thể hiện mối quan hệ vay - trả giữa nhà nước với các pháp nhân và thể nhân hoạt động trong nền kinh tế, được nhà nước hỗ trợ với chính sách ưu đãi cho từng đối tượng cụ thể nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ nhất định theo định hướng của nhà nước, trong đó nguồn chính thức được thực hiện thông qua Ngân hàng phát triển Việt Nam, các gói hỗ trợ được thực hiện thông qua các ngân hàng khác do NHNN chỉ định. 12
  • 15. Tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước ở nước ta bao gồm: tín dụng đầu tư chính thức (nhà nước hỗ trợ, ưu đãi cấp tín dụng, hoặc cho vay ưu đãi cho các dự án, chương trình phát triển) và tín dụng bán chính thức (nhà nước hỗ trợ lãi suất cho các gói tín dụng được tung ra do các tình huống có vấn đề của nền kinh tế, hoặc để "giải cứu", hoặc kích thích phát triển một lĩnh vực nào đó; song song với tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là tín dụng đầu tư phát triển ngoài nhà nước. Theo đó, tín dụng đầu tư phát triển ngoài nhà nước bao gồm; tín dụng bán chính thức (tín dụng của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong hoặc ngoài nước), tín dụng chính thức của TCTD và tín dụng phi chính thức - tín dụng tư nhân Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, có đặc điểm là nhà nước chỉ tài trợ (hỗ trợ, ưu đãi) cho các dự án có khả năng thu hồi vốn, có hiệu quả kinh tế - xã hội, phù hợp với các mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội trong từng luật. Tín dụng đầu tư phát triển của xã hội (tín dụng đầu tư phát triển ngoài nhà nước - tín dụng đầu tư phát triển khác - để phân biệt với tín dụng đầu tư phát triển nhà nước), một dạng thức rất phổ biến ở khu vực nông thôn, là tín dụng của các tổ chức tín dụng phi chính phủ (NGOs), tín dụng của tổ chức chính trị xã hội (Hội Nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội người làm vườn...) và nguồn tín dụng đầu tư phát triển của các TCTD (các NHTM, các QTDND là dạng thức tín dụng huy động từ các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế cho các chủ thể kinh tế vay, có trường hợp là nguồn vốn tín dụng đầu tư của tư nhân cho các thể nhân vay) để đầu tư phát triển, hoặc sản xuất kinh doanh. 13
  • 16. * Chính sách tín dụng đầu tư phát triển Chính sách tín dụng đầu tư phát triển là hệ thống các biện pháp, chính sách, quy định do Nhà nước (trung ương, hoặc địa phương - tùy theo cấp) ban hành; hoặc do chính các tổ chức tín dụng quy định nhằm khuyến khích các hoạt động cho vay đầu tư phát triển vào lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế thông qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hoặc trực tiếp phát triển các năng lực sản xuất, kinh doanh của các chủ thể kinh tế trên các địa bàn nhất định. Chính sách tín dụng đầu tư phát triển là bộ phận hợp thành của chính sách tín dụng nói chung, là phạm trù phái sinh của chính sách tín dụng khi mục đích của chính sách là hướng vào sự đầu tư phát triển. Ở nước ta, để phát triển kinh tế, hoặc tạo năng lực mới về sự phát triển của một vùng, một ngành, một lĩnh vực nào đó nhà nước cần phải bỏ vốn đầu tư hoặc bằng các con đường khác thúc đẩy các tổ chức tín dụng tiến hành các hoạt động cho vay đầu tư, do đó cần có những quy định, chế tài để bảo đảm nguồn vốn bỏ ra được đầu tư đúng hướng, có hiệu quả, trong nhiều trường hợp, nguồn vốn đó có thể còn được thu hồi sau một chu kỳ đầu tư nhất định. Trên hội chủ nghĩa, chủ quyền quốc gia; bảo đảm an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia; mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế; thực hiện CNH, HĐH đất nước; góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. vốn tín dụng của các chủ thể kinh tế trong tiếp cận, sử dụng chúng vào mục đích đầu tư phát triển hoặc mục đích nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 14
  • 17. n cấp độ quốc gia sách. Chính sách tín dụng phương. Chẳng hạn, ở cấp độ cấp Nhà nước trung ương, để thúc đẩy sự phát triển đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, Chính phủ đã có Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, theo đó quy định các TCTD được tổ chức và hoạt động theo quy định của "Luật các tổ chức tín dụng"; các tổ chức tài chính quy mô nhỏ, thực hiện việc cho vay các món tiền nhỏ cho người nghèo và các đối tượng khác trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo quy định của pháp luật; các ngân hàng, tổ chức tài chính được Chính phủ thành lập để thực hiện việc cho vay theo chính sách của Nhà nước, cho các tổ chức, cá nhân được vay vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn bao gồm: hộ gia đình, hộ kinh doanh trên địa bàn nông thôn; cá nhân; chủ trang trại; các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn nông thôn; các tổ chức và cá nhân cung ứng các dịch vụ phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp và thủy sản....kinh doanh trên địa bàn nông thôn [10]. Ở cấp độ nhà nước địa phương, đó là Quyết định số 22/2008/QĐ - UBND ngày 02 tháng 5 năm 2008 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội "Về quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề Hà Nội" nhằm phát triển kinh tế khu vực ngoại thành [41. tr.2], được ban hành ngay sau khi tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội, tế vay để đầu tư phát triển. 15
  • 18. Ngoài ra, tùy theo tình hình kinh tế đất nước tại các thời điểm nhạy cảm khác nhau, Chính phủ có những gói tín dụng hỗ trợ cho một nhóm, một số nhóm đối tượng cụ thể nhằm kích thích sự phát triển, hay giúp tiêu thụ sản phẩm cho các DN trong các lĩnh vực kinh tế cụ thể. Trong mấy năm qua, chính phủ có các gói tín dụng hỗ trợ như: gói tín dụng hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn (năm 2009); gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp (năm 2012) và gói tín dụng hỗ thợ thị trường bất động sản (2013). Để vốn tín dụng đến tay nhà đầu tư, Nhà nước tái cấp vốn và ủy thác cho một, hoặc một số ngân hàng thực hiện. Dạng thức CSTD nói trên là CSTD bán chính thức Để CSTD đầu tư phát triển của nhà nước đi vào thực tiễn phải thông qua hoạt động tín dụng của một hoặc một số TCTD nhất định và việc thực hiện các CSTD như vậy liên quan chặt chẽ đến CSTD của các TCTD. Khi các TCTD tiến hành huy động và cho vay vốn tín dụng đầu tư để các chủ thể kinh tế thực hiện đầu tư hoặc tiến hành sản xuất, kinh doanh trong khuôn khổ chiến lược, các chính sách hoặc kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế của nhà nước, đều thực hiện theo các quy định của mình, đó là CSTD cấp độ các TCTD. Sở dĩ có những quy định như vậy là do hoạt động chủ yếu của các TCTD là huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các chủ thể kinh tế cần vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh. Là nguồn vốn huy động trong nền kinh tế, nên việc cho vay đối với các chủ thể có nhu cầu và quản lý nguồn vốn sau khi cho vay cần được thực hiện qua một chu trình thẩm định kỹ lưỡng. Chu trình thẩm định này rất quan trọng, mang tính sống còn đối với các NHTM, cũng như các qũy tín dụng. Vì vậy, c TCTD phải đưa ra những quy định nhằm bảo đảm rằng có thể kiểm soát được 16
  • 19. các nguồn vốn tín dụng đã cho vay và đến kỳ đáo hạn vốn được thu hồi, tránh cho các nguốn vốn cho vay rơi vào tình trạng nợ xấu, ngân hàng không có lợi nhuận. họ. Hoạt động tín dụng của các TCTD cần được nhìn nhận trên cả hai góc độ. Một là, song lại không được làm "nản lòng" khách hàng. Hai là , các Điều 15, "Luật Các tổ chức tín dụng" (1997),Các TCTD có quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Không một tổ * Tiêu chí đánh giá tính đúng đắn của CSTD đầu tư phát triển Chính sách kinh tế, CSTD đầu tư phát triển là sản phẩm chủ quan của con người. Tất thảy mọi chính sách kinh tế được ban hành đều dựa trên cơ sở sự nhận thức và vận dụng các quy luật kinh tế và các điều kiện kinh tế khách quan. Do đó, CSTD đầu tư phát triển chỉ phát huy tác dụng khi nó phản ánh đúng đắn sự vận dụng các quy luật kinh tế và các điều kiện kinh tế khách quan liên quan đến đầu tư phát triển. Đây là cơ sở khoa học để xác định tính đúng đắn hoặc bảo thủ của CSTD. Có thể nhận diện tính đúng đắn đó qua các dấu hiệu (tiêu chí) nhất định. Những tiêu chí đánh giá tính đúng đắn của CSTD đầu tư phát triển: Đối với những khoản (gói) tín dụng thuộc CSTD cấp độ quốc gia thể hiện ở hai nội dung: (1) Những khoản (gói) tín dụng được tung ra nhằm mục đích đầu tư phát triển thực sự thúc đẩy quá trình tái sản xuất ở chiều rộng hoặc chiều sâu và góp phần điều tiết kinh tế ở địa bàn mà khoản (gói) tín dụng đó được tung ra để đầu tư phát triển (2) Những khoản (gói) tín dụng được tung ra góp phần thực hiện chính sách xã hội tại địa bàn đầu tư. Đối với CSTD cấp độ các TCTD, cũng được thể hiện ở hai nội dung: 17
  • 20. (1) Những khoản tín dụng đó được cấp thực sự tạo cơ hội cho các chủ thể tiếp nhận tạo ra được một năng lực sản xuất kinh doanh mới nhờ nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. (2) Những khoản tín dụng đó được cấp thực sự tạo cho các chủ thể tiếp nhận có nguồn vốn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất và chi phí lưu thông (do không phải đi vay tín dụng tư nhân - thường phải chịu lãi suất cao hơn). Các nội dung trên phản ánh tính đúng đắn của các CSTD đầu tư phát triển bởi lẽ khi đã nói đến CSTD là nói đến những quy định về hỗ trợ, bổ sung hoặc cho vay vốn đáp ứng các nhu cầu về đầu tư phát triển. Chính sách đúng, phù hợp tạo sự phát triển, chính sách lỗi thời hoặc không phù hợp sẽ không tạo được sự phát triển, thậm chí còn tạo ra hiệu ứng ngược. Do đó có thể sử dụng các tiêu chí trên để rà soát, xem xét, đánh giá đối với các CSTD cụ thể khi đã được ban hành. Nếu thấy các CSTD đã được ban hành không đi vào thực tiễn hoặc không phát huy tác dụng trong thực tiễn như mục tiêu đề ra khi xây dựng chính sách thì hoặc cần phải tìm nguyên nhân và xử lý những vướng mắc hoặc trong tổ chức thực hiện, hoặc phải sửa đổi, thay thế chính sách hiện hành bằng một chính sách mới. 1.1.2. Vai trò của chính sách tín dụng đầu tư phát triển đối với kinh tế ngoại thành Hà Nội : nay. Cơ cấu kinh tế Hà Nội nói chung tính đến cuối 2012, công nghiệp và xây dựng: 41,8%, dịch vụ: 52,6%, nông, lâm nghiệp và thủy sản: 5,6% [15, tr.53]. Đáng chú ý là tỷ lệ 5,6% là nông, lâm nghiệp và thủy sản này lại nằm trong 18
  • 21. một không gian rộng lớn gần 900 ngàn hộ, với trên gần 4 triệu nhân khẩu, tức khoảng trên 50% dân số toàn Thành phố (dân số Hà Nội tính đến hết 2012 là 6.9957.300 người, trong đó 18 huyện ngoại thành là 3.809.6000 người [15, tr.27,28], đang cần có những "cú hích" để làm cho các tiềm năng của khu vực ngoại thành không chỉ được đánh thức, mà còn cần một tốc độ phát triển nhanh và bền vững [39, tr.58]. Riêng với ngành nông nghiệp, cơ cấu sản xuất nông nghiệp năm 2012 là: trồng trọt 44,6%, chăn nuôi: 52,3%, dịch vụ và các họat động khác: 3,1% [15, tr.239]. Nhìn tổng thể khu vực KTNT Hà Nội thời gian qua tuy có những phát triển so với trước đây, song vẫn tồn tại những hạn chế, yếu kém cần được khắc phục sớm và khắc phục nhanh. Biểu hiện cụ thể của những tồn tại, hạn chế, yếu kém của KTNT Hà Nội thể hiện trên các vấn đề chủ yếu dưới đây: Một là, các tiềm năng, lợi thế của KTNT chưa được khai thác đầy đủ để tạo sự bứt phá trong phát triển. Mặc dù Thành phố Hà Nội đã có một chương trình ưu tiên đầu tư phát triển KTNT và từng bước hiện đại hóa nông thôn (chương trình 12- CTr/TU) và ban hành cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào các huyện ngoại thành, nhằm khai thác các tiềm năng và tạo thế cân bằng trong phát triển, nhưng đến nay tiềm năng về lao động, đất đai, tiềm năng thế mạnh của các tiểu vùng, các ngành nghề truyền thống... vẫn chưa được khai thác có hiệu quả, chưa có nhiều mô hình sản xuất kinh doanh giỏi có sức lan tỏa (chưa nói đối với phạm vi cả nước, mà ngay cả tại mỗi địa phương). Hai là, bức tranh kinh tế nông nghiệp nông thôn, tuy đã dần chuyển sang kinh tế thị trường, nhưng nhìn tổng thể vẫn mang dáng dấp của kinh tế tiểu nông. Kinh tế hộ nông dân vẫn sản xuất các sản phẩm thô là chủ yếu, kinh tế dịch vụ chưa phát triển (con số 3,1% dịch vụ trong cơ cấu ngành nông nghiệp nêu trên nói lên điều đó); chăn nuôi có sự phát triển mạnh hơn trồng trọt nhưng 19
  • 22. phân tán xen kẽ trong khu vực dân cư, năng lực cạnh tranh thấp. Quy mô của các chủ thể sản xuất kinh doanh nhỏ bé. (21.242 cơ sở kinh doanh cá thể, 114.770 hộ nghề); đến hết năm 2012, toàn Thành phố có 1.233 trang trại [15, tr.248]. Diện tích đất nông nghiệp bình quân chỉ 0,42 ha đất canh tác, 242 m2 đất ở, nếu tính đất nông nghiệp, chỉ có 42,80% số hộ có quy mô canh tác từ 0,2 đến 0,5 ha [39, tr.79]. Ba là, trình độ sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế khu vực ngoại thành còn lạc hậu, chưa tạo được sự bứt phá để phát triển nhanh và bền vững. Theo số liệu điều tra các hộ khu vực ngoại thành Hà Nội (2010), chỉ có gần 20% số hộ làm ăn giỏi, biết canh tác đúng kỹ thuật, còn lại là trung bình và yếu. Trình độ trang thiết bị công nghệ, kỹ thuật canh tác, SX, KD còn nhiều bất cập. Trình độ cơ giới hóa, thủy lợi hóa, công nghệ trong chế biến nông sản còn lạc hậu. Trên 80% số cơ sở không đủ khả năng (vốn là chủ yếu) đổi mới kỹ thuật công nghệ, mở rộng sản xuất. Tính chung cả khu vực ngoại thành (theo nhóm điều tra mẫu) chỉ có 43,6% có hệ thống công cụ sản xuất thể hiện có trình độ các mức độ khác nhau về kỹ thuật và công nghệ như: máy móc các loại (máy cày, máy kéo, máy chế biến thức ăn gia súc, máy tuốt lúa...), xe vận tải, tàu thuyền (được mua sắm từ năm 2000 trở về trước) [39, tr.86]. Để khắc phục làm được những tồn tại, hạn chế đó khu vực ngoại thành Hà Nội cần một lượng vốn lớn, theo đó cần một CSTD đầu tư phát triển thông thoáng hơn, phù hợp hơn. * Đặc điểm chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội Đặc trưng cơ bản của tín dụng là cho vay có hoàn trả và có lợi tức Ngân hàng huy động vốn của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân khi họ có vốn nhàn rỗi và cho vay khi họ cần vốn để bổ xung cho sản xuất kinh doanh. Khi sử dụng vốn vay của ngân hàng, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân 20
  • 23. phải tôn trọng mọi điều kiện ghi trong hợp đồng tín dụng, trả nợ vay đúng hạn cả gốc và lãi. Do đó đòi hỏi khách thể đi vay phải tìm mọi biện pháp tăng hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí, tăng vòng quay vốn... để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả, doanh lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Muốn vậy người đi vay phải tự vươn lên thông qua các hoạt động của mình, một trong những hoạt động khá quan trọng là quá trình quản lí đồng vốn sao cho có hiệu quả. Để quản lí đồng vốn có hiệu quả đòi hỏi phải giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn để nó được sử dụng đúng mục đích, tạo ra doanh thu, lợi nhuận. Đặc điểm của chính sách tín dụng đầu tư phát triển phải kể đến là có sự vận động đặc biệt của giá cả. Ở đây, sự vận động của giá cả nhằm thỏa mãn lợi ích kinh tế của người đi vay cũng như người cho vay, có thể kể ra ví dụ các vấn đề liên quan đến sự vận động của giá cả như lấy giá thị trường để đánh giá tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp cũng như định giá hàng hóa, giá cả mua bán hàng hóa tại thời điểm cho vay để xác lập khoản vay. Cùng với những đặc điểm của chính sách tín dụng, đặc điểm chung của hệ thống tín dụng ngoại thành cũng tác động ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội. Thứ nhất, chi phí giao dịch trong khu vực ngoại thành thường cao hơn khu vực đô thị (đối với cả các tổ chức và khách hàng) vì ở nông thôn có mật độ dân số phân tán, cơ sở hạ tầng chất lượng thấp, khả năng tiếp cận thông tin, dịch vụ, kinh doanh còn hạn chế; Thứ hai, các tổ chức tín dụng phải đối mặt với các rủi ro cao hơn do sự chia cắt thị trường và dòng tiền thấp; Thứ ba, hoạt động tín dụng muốn thành công phải vận dụng linh hoạt cả cơ sở pháp lý chính thức và phi chính thức; Thứ tư, khách hàng của tổ chức tín dụng thường có khả năng chịu đựng rủi ro thấp và tính dễ bị tổn thương cao; Thứ năm, các tổ chức tín dụng phải đối mặt với vấn đề cầu về các dịch vụ tín dụng thường có tính thời vụ cao. Những đặc điểm trên xuất phát từ đặc thù cơ bản của khu vực kinh tế xã hội ngoại thành. Nhìn chung, những đặc điểm này làm cho hệ thống tín dụng ngoại thành muốn phát triển sẽ gặp khó khăn hơn, cần sự nỗ lực nhiều hơn so 21
  • 24. với khu vực nội thành. Tuy nhiên, các vùng ngoại thành khác nhau cũng có những đặc điểm kinh tế xã hội rất khác nhau vì vậy sẽ dẫn tới sự khác biệt về đặc điểm của hệ thống tín dụng. * Vai trò của chính sách tín dụng đầu tư phát triển đối với kinh tế ngoại thành Hà Nội Để hiểu về vai trò của CSTD đầu tư phát triển đối với kinh tế ngoại thành Hà Nội, trước hết cần điểm qua hệ thống tín dụng của khu vực này. Hệ thống tín dụng của khu vực ngoại thành Hà Nội Hệ thống tín dụng của khu vực ngoại thành Hà Nội (còn có thể gọi khác đi là hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội) về cơ bản có sự tham gia của các TCTD chính thống như các vùng nông thôn khác: Agribank, ngân hàng CSXH, các Quỹ tín dụng nhân dân - (TCTD tín dụng chính thống: những TCTD được thành lập và hoạt động theo luật pháp dưới sự kiểm tra giám sát của NHNN) - Tương ứng với hệ thống này là hình thức tín dụng chính thức. Các chương trình ưu đãi của Chính phủ dành cho nông nghiệp nông thôn; của những nguồn vốn tín dụng được cấp từ các tổ chức hoạt động tín dụng không đặt dưới sự kiểm tra và giám sát trực tiếp của NHNN, bao gồm sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội (Hội Nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội người làm vườn...). Tương ứng với hệ thống tín dụng này là hình thức tín dụng bán chính thức. Ngoài ra là sự có mặt của các tổ chức phi chính thống, đó là các hình thức tín dụng của các tổ chức phi chính phủ NGO (trong tiếng Anh, thuật ngữ "Tổ chức phi chính phủ" viết là Non-Governmental Organization - viết tắt là NGO)...; của các doanh nghiệp đứng chân tại khu vực ngoại thành; của các hợp tác xã nông nghiệp. Cuối cùng cũng cần kể đến một nguồn tín dụng khác của khu vực phi chính thống, đó là vốn tín dụng của tư nhân - những người chuyên cho vay ở nông thôn, các tư thương, hộ nông dân vay từ bạn bè....Tương ứng 22
  • 25. với hệ thống này là hình thức tín dụng phi chính thức. trên. Vai trò của chính sách tín dụng đầu tư phát triển đối với kinh tế ngoại thành Hà Nội. Có thể khái quát vai trò của CSTD đầu tư phát triển đối với kinh tế ngoại thành Hà Nội từ góc độ của kinh tế chính trị học trên các nội dung chủ yếu sau: Một là, điều tiết nguồn cung vốn tín dụng đến đúng các địa chỉ có nhu cầu sử dụng thuộc khu vực ngoại thành và hướng các đối tượng vay vốn sử dụng đúng mục đích nguồn vốn đã vay cho đầu tư phát triển. Kinh tế Thủ đô phát triển trong khuôn khổ của đường lối phát triển kinh tế đất nước theo mô hình tổng quát: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường được vận hành bởi các quy luật kinh tế: quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cung cầu. Đối với việc khai thác và sử dụng các dòng vốn trong đó đặc biệt là vốn tín dụng chịu sự chi phối mạnh mẽ của các quy luật kinh tế nói trên (đặc biệt quy luật cung cầu). Quy luật cung cầu và quy luật lưu thông tiền tệ tác động đến CSTD như thế nào phụ thuộc và thông qua sự nhận thức và vận dụng của con người. CSTD hướng sự vận động của dòng vốn này từ nơi cung đến nơi cần chúng. Chính sách kinh tế nói chung, CSTD nói riêng trong đó có CSTD đầu tư phát triển là do con người định ra nhằm giải quyết những vấn đề của thực tiễn. Khi đã được ban hành nó trở thành công cụ để điều tiết các quan hệ kinh tế. Đối với khu vực ngoại thành, Chính quyền Thành phố và các huyện ngoại thành, các TCTD sử dụng CSTD để điều tiết nguồn cung vốn tín dụng đến đúng các địa chỉ có nhu cầu sử dụng thuộc khu vực ngoại thành và hướng các đối tượng vay vốn sử dụng đúng mục đích nguồn vốn đã vay cho đầu tư phát 23
  • 26. triển - ở đây là khu vực kinh tế ngoại thành.Với công cụ đó, các cơ quan chức năng của Thành phố sẽ thực hiện được mục tiêu hướng các chủ thể kinh tế khu vực ngoại thành sử dụng nguồn vốn vay từ CSTD đầu tư cho mục tiêu phát triển kinh tế phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế đã được hoạch định. Hai là, góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực ngoại thành phát triển theo mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thành phố. Hà Nội đang theo đuổi mục tiêu hoàn thành CNH, HĐH (dĩ nhiên phải gồm cả khu vực ngoại thành) trước từ 1-2 năm so với cả nước. Chính sách tín dụng đầu tư phát triển góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực ngoại thành phát triển theo mục tiêu CNH, HĐH của Thành phố, trong đó đặc biệt là nông nghiệp và kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Mặt khác, việc tập trung nguồn vốn tín dụng ĐTPT cho phát triển nông lâm nghiệp thủy sản, phát triển các ngành khác của kinh tế nông thôn cũng là nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng lợi thế của khu vực ngoại thành phát triển theo mục tiêu của CNH, HĐH. Với mạng lưới rộng khắp trên toàn khu vực ngoại thành, khi hệ thống các TCTD (các NHTM, QTDND) và các TCTD khác liên quan đến chính sách đầu tư phát triển bám sát các định hướng phát triển kinh tế của địa phương và chỉ đạo các chi nhánh của mình tập trung cho vay đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn khu vực ngoại thành sẽ làm cho các chủ thể kinh tế trên địa bàn có khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực ngoại thành phát triển theo mục tiêu CNH, HĐH của Thành phố. Bên cạnh đó với kênh đầu tư riêng, các Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn cho vay theo các chương trình của Chính phủ sẽ giúp các chủ thể kinh tế thuộc đối tượng được vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh thực hiện các mục tiêu xã hội mà CSTD hướng tới. 24
  • 27. Ba là, thúc đẩy các chủ thể kinh tế thụ hưởng CSTD đầu tư phát triển trên địa bàn ngoại thành Hà Nội nâng cao năng lực quản lý và sử dụng vốn vay có hiệu quả. Chính sách tín dụng đầu tư phát triển đối với khu vực kinh tế ngoại thành Hà Nội là các quy định về cho vay đầu tư phát triển có thời hạn hoàn trả vốn vay cả gốc và lãi (tuy có phần thuộc các gói hỗ trợ và ưu đãi hoặc là những khuyến khích) của Nhà nước và của Thành phố, hoặc của các tổ chức chính trị - xã hội đối với các chủ thể kinh tế ngoại thành; một bộ phận khác là vốn cho vay đầu tư của các TCTD, có mục đích rõ ràng là cho vay đầu tư phát triển. Do đó buộc các đối tượng thụ hưởng chính sách đó sau khi được vay vốn nhất định phải đầu tư vào mục đích phát triển SX, KD. Cơ chế vay và những ràng buộc cụ thể buộc các chủ thể kinh tế sau khi vay vốn không chỉ phải sử dụng đúng mục đích quy định, mà còn đòi hỏi sử dụng sao cho có hiệu quả đầu tư cao nhất. Do đó các chủ thể vay vốn nhất thiết phải nâng cao năng lực quản lý vốn vay đầu tư phát triển. Trong sử dụng vào mục đích SX, KD, việc sử dụng vốn vay theo hướng giảm chi phí sản xuất và chi phí lưu thông, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm, tăng hiệu suất sinh lợi, tăng vòng quay của đồng vốn vay; nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm là việc nhất thiết nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp nào cũng phải làm. Cơ chế vận hành đó góp phần làm cho đồng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, của Thành phố, của các TCTD khu vực ngoại thành Hà nội trở thành động lực thúc đẩy sự năng động của khu vực kinh tế ngoại thành. Bốn là, góp phần giúp các địa phương ngoại thành giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội và chính sách xã hội tại các địa bàn. Khi có nguồn vốn từ CSTD đầu tư phát triển chảy về khu vực ngoại thành, nền kinh tế ở đây sẽ năng động lên. Kinh tế phát triển sẽ tạo ra các điều kiện thuận lợi cho giải quyết các vấn đề xã hội và chính sách xã hội. Ở Hà Nội, chưa kể những quy định về ưu đãi hỗ trợ của Chính phủ, chỉ với Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 6/7/2012, "Về thí điểm một số chính sách khuyến 25
  • 28. khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố giai đoạn 2012-2016" và Quyết định số 22/2008/QĐ - UBND ngày 02 tháng 5 năm 2008 "Về ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề Hà Nội" của UBND Thành phố sau khi được ban hành và đi vào thực tiễn, chính sách này đã thực sự đã tạo được cú hích cho sự phát triển kinh tế ngoại thành. Những chính sách này được tung ra không chỉ giúp kinh tế ngoại thành khởi sắc, nhiều hộ dân cư khu vực ngoại thành có điều kiện mở rộng SX, KD, hoặc vươn lên làm giàu, hoặc thoát nghèo, mà nhiều vấn đề xã hội khác ở khu vực nông thôn như toàn dụng lao động, giải quyết việc làm... cũng được giải quyết thuận lợi hơn. Để có thể hình dung rõ hơn vai trò của CSTD đầu tư phát triển đối với kinh tế khu vực ngoại thành Hà Nội, có thể tham khảo sơ đồ về cơ cấu tổ chức của hệ thống tín dụng nông thôn Việt Nam và sơ đồ hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội [32, tr.48]. CSTD có vai trò không nhỏ đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đối với Thành phố Hà Nội, song điều đó chỉ đúng trong điều kiện chính sách phản ánh đúng những đòi hỏi khách quan của đời sống và nó được thực hiện với một tinh thần nghiêm túc không vụ lợi. Vì vậy, đối lập với vai trò tích cực đó, khi CSTD . Từ những trình bày về tín dụng, CSTD, CSTD đầu tư phát triển và những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực ngoại thành Hà Nội; 26
  • 29. , có thể hiểu CSTD đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội như sau: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội là t Nội. Nội hàm của quan niệm về CSTD đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội trên đây thể hiện các nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, về mặt pháp lý, CSTD đầu tư phát triển đối với kinh tế ngoại thành cấp độ cấp quốc gia là các quy định thuộc hệ thống các văn bản pháp quy của Nhà nước và Thành phố. Vi phạm các quy định của các CSTD này là vi phạm các quy định của pháp luật. Dó đó nói CSTD cấp độ quốc gia cần phải được tuân thủ nghiêm túc. Các quy định tuy mang tính chuyên môn trong CSTD tuy là của các TCTD, nhưng chúng được xây dựng dựa trên luật pháp của Nhà nước, các quy định hiện hữu đó phải được thượng tôn. Thứ hai, việc thực hiện nghiêm, đúng các quy định trong CSTD đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội đem lại lợi ích chung cho cả khu vực ngoại thành, cho mỗi TCTD và cho mỗi chủ thể kinh tế. Thứ ba, kinh tế khu vực ngoại thành có phát triển được hay không, phụ thuộc quan trọng vào nội dung của các CSTD và việc thực thi các chính sách đó. Chính sách tín dụng có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội như vây, nên việc đánh giá những thành tựu hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ góc độ vai trò của CSTD để có cơ sở hoàn thiện CSTD đó trong thời gian tới, sẽ giúp cho kinh tế khu vực ngoại thành Hà Nội có bước phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn. 27
  • 30. 1.2. Biểu hiện vai trò chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội trong thực tiễn, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, có nhiều hội sở của các ngân hàng đứng chân, tuy nhiên tại khu vực ngoại thành chỉ có hai ngân hàng là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) [32, tr.46-47], và Ngân hàng Chính sách xã hội [32, tr.49-50] là có các chi nhánh hoạt động tại tất cả các huyện. Do đó xem xét biểu hiện vai trò chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội trong thực tiễn, làm rõ nguyên nhân và chỉ ra những vấn đề đặt ra cần giải quyết, chủ yếu xem xét hoạt động của các TCTD có mặt tại địa bàn gồm các chi nhánh của hai ngân hàng nói trên và một số quỹ tín dụng nhân dân [32, tr.50-51]. Việc xem xét những biểu hiện vai trò chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội trong thực tiễn sẽ được nhìn nhận từ những kết quả thực hiện CSTD đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội. 1.2.1. Kết qủa đạt được từ các hoạt động tín dụng đầu tư phát triển phản ánh vai trò chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội trong thực tiễn Tình hình CSTD đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội Thành phố Hà Nội tạo điều kiện để CSTD đầu tư phát triển phát huy vai trò đối với khu vực KTNT thời gian qua được thể hiện thông qua kết quả hoạt động cho vay vốn tín dụng của các TCTD và các việc làm của các chủ thể cấp vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước (Chính phủ và UBND Thành phố đối với kinh tế ngoại thành). Về kết quả hoạt động cho vay vốn tín dụng của các TCTD trong cấp vốn tín dụng cho các thể nhân và pháp nhân tại khu vực ngoại thành Hà Nội. 28
  • 31. Những năm qua, xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của CSTD đối với sự phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội, các TCTD thuộc khu vực tín dụng chính thống và bán chính thống trên địa bàn ngoại thành Hà Nội đã có những chủ trương, biện pháp tích cực trong khuôn khổ thực thi CSTD giúp các chủ thể kinh tế tại khu vực này tiếp cận các nguồn vốn, đưa vào hoạt động đầu tư phát triển, hoặc sản xuất kinh doanh, đem lại những kết quả nhất định. Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại quyết định số 67/1999/QĐ- TTg, theo đó yêu cầu các TCTD phải chủ động và đẩy mạnh việc huy động vốn trong nước, tranh thủ vốn ngoài nước (kể cả vốn ODA) và vốn thương mại, để cho vay thực hiện các chương trình kinh tế theo chính sách của nhà nước. Tiếp theo đó, tại Quyết định số 67/1999/QĐ -TTg Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ mức cho vay hộ nông dân đến 10 triệu đồng không cần thế chấp tài sản (chỉ cần đơn xin vay, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...) cùng những quy định cụ thể về xử lý rủi ro như xóa, khoanh dãn nợ.... Thực hiện các quy định trên, các TCTD hoạt động tại khu vực ngoại thành Hà Nội đã tích cực chủ động huy động vốn để có nguồn cho vay. Kết quả, các TCTD khu vực ngoại thành Hà Nội đã cho các pháp nhân và thể nhân khu vực ngoại thành Hà Nội vay một lượng vốn lớn để đầu tư phát triển. Theo số liệu điều tra năm 2010 cho thấy, trong tổng số nguồn vốn tín dụng ĐTPT khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội, Agribank chiếm 13%, NHCSXH chiếm 20%, các QTDND chiếm 8%, chính quyền địa phương 8%, số còn lại, các ngân hàng thương mại: 2%, nguồn khác: 5%, tư nhân và thương nhân 7%, bạn bè: 28% [32, tr.98]. Tình hình trên cho thấy các nguồn tín dụng chính thức tập trung ở 3 TCTD cho vay lớn nhất, lần lượt là Agribank, NHCSXH và QTDND [32, tr.98], lượng vốn vay thuộc bạn bè, tư nhân và nguồn khác, thuộc tín dụng phi chính thức. Số liệu tuyệt đối giá trị các món cho vay của các TCTD nông thôn ngoại thành Hà Nội năm 2010, của ba TCTD cho vay lớn nhất nói trên (Agribank, 29
  • 32. NHCSXH, QTDND) lần lượt là 35.166,67 nghìn tỷ đồng, 12.171,05 nghìn tỷ đồng và 10.875 nghìn tỷ đồng [32, tr.108]. Giai đoạn 2006- 2009, các TCTD trên địa bàn Hà Nội đầu tư vào lĩnh vực phát triển ngành nghề nông thôn nhiều nhất, tiếp đến là trồng trọt, chăn nuôi, cho vay chế biến, bảo quản nông lâm, thủy sản. Đầu tư tín dụng ngành nghề nông thôn năm 2009 đạt 8.131 tỷ đồng, tăng 97,6% so năm 2008, và tăng 136% so năm 2006 [32, tr.84]. Theo Cục Thống kê Hà Nội, doanh số cho vay tín dụng của các ngân hàng đối với khối nông, lâm nghiệp và thủy sản trong năm 2012 là 384.737 tỷ đồng (tăng 1,14% so năm 2011 và tăng 2,6% so năm 2010) [15, tr.75]. Tổng dư nợ tín dụng khối nông, lâm nghiệp và thủy sản khu vực ngoại thành Hà Nội tính đến hết 2012 là 38.989 tỷ đồng [15, tr.77]. Bằng vốn vay được đã có 384 ha rừng được trồng mới, 7.800 cơ sở nuôi trồng thủy sản có điều kiện để trụ vững và phát triển (tăng 50% so với 2011), đạt tổng sản lượng 70.500 tấn, tăng 8,7% so cùng kỳ [40, tr.1]. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, giá trị tăng thêm riêng ngành nông lâm thủy sản tăng 7.46%; vốn đầu tư phát triển khu vực ngoại thành ước tính tăng 10,5% [14, tr.1]. Đánh giá về thủ tục cho vay (tức CSTD của các TCTD) khu vực ngoại thành, của các pháp nhân và thể nhân vay vốn tín dụng đầu tư phát triển khu vực ngoại thành Hà Nội, có từ 75,7 - 88,4% cho rằng thủ tục cho vay thuận lợi. Trong ba TCTD hoạt động cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển lớn nhất tại khu vực ngoại thành Hà Nội (Agribank, NHCSXH và QTDND), Agribank là TCTD có tốc độ phát triển nhanh. Tại Sóc Sơn cứ 4,1 vạn dân có một phòng giao dịch của Agribank, tại Thanh Trì số liệu tương ứng là gần 3 vạn dân [32, tr.87]. Tổng kết 10 năm thực hiện chủ trương cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn (2001 - 2010) theo tinh thần Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và triển khai thực hiện Nghị định số: 41/2010/NĐ-CP 30
  • 33. ngày 12 tháng 04 năm 2010 "Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn" của Chính phủ, Agribank là TCTD có những kết quả rất đáng ghi nhận về thực hiện CSTD đầu tư phát triển. Theo đó, sau khi có quyết định số 67/1999/QĐ-TTg, và các văn bản chỉ đạo của NHNN, Agribank Việt Nam đã chỉ đạo mạng lưới chi nhánh trong toàn quốc quán triệt Quyết định số 67, thành lập ban chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền phổ biến nội dung, ban hành kịp thời các văn bản để tổ chức thực hiện, xây dựng chiến lược kinh doanh 10 năm (2001- 2010), kiến nghị Chính phủ sửa đổi những quy định mà thực tiễn cho thấy không phù hợp; phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tạo những điều kiện thuận lợi cho các đối tượng vay vốn; Xây dựng đề án về mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho nông nghiệp nông thôn, nông dân đến năm 2010... Từ năm 2001 đến năm 2009, Agribank đã cho vay 1.157 tỷ đồng để hộ nông dân mua máy móc, xe ô tô thay thế xe công nông. Năm 2009, ngoài vốn cân đối đã bổ sung 2.986 tỷ đồng để khắc phục bão số 9, thu mua lương thực, cà phê và 5.000 tỷ đồng phục vụ sản xuất đông xuân 2009-2010... Những việc làm trên đã đưa lại thành tựu lớn, theo đó từ 2001, tất cả các nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh (trừ các đối tượng bị pháp luật cấm) đều được vay vốn không cần đảm bảo bằng tài sản thế chấp, từ 10 triệu đến 30 triệu đối với từng hộ, đối tượng theo quy định. Vốn do Agribank cho vay đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn đã góp phần thúc đẩy nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng sản lượng, chất lượng nông sản hàng hóa, góp phần đưa Việt Nam từ thiếu đói trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới... Trong 10 tháng đầu năm 2011, Agribank - ngân hàng chủ đạo trong cho vay khu vực nông nghiệp - nông thôn, đã thực hiện các giải pháp mở rộng đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh, tập trung cho vay nông nghiệp, nông thôn, giảm dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất, giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh 31
  • 34. vực sản xuất từ 2% - 4%/năm. Tính đến 31-10-2011, dư nợ cho vay nông nghiệp - nông thôn của Agribank tăng 28.583 tỷ đồng, tăng 13% so cuối năm 2010. Trong 2 tháng cuối năm 2011 (gối một phần sang quý 1/2012), hàng loạt các biện pháp đã được đề ra để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng lên khoảng 5%, hầu hết là tăng vốn cho vay nông nghiệp - nông thôn [46, tr.1]. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tây (Agribank khu vực Hà Tây cũ) đã phối hợp với Hội Nông dân Thành phố Hà Nội cho vay tín chấp thông qua tổ nhóm, thủ tục đơn giản, nhanh gọn với mục tiêu đến ngày 31-12-2013, số hộ vay đạt 18.000 hộ, dư nợ đạt 900 tỷ đồng. Đây là một nguồn tín dụng quan trọng giúp nông dân phát triển sản xuất [3, tr.1]. Huyện Thanh Oai có tới 80% số hộ sản xuất nông nghiệp cần vốn, trong đó nhiều hộ thu nhập thấp, không có tài sản thế chấp. Dư nợ đạt 70 tỷ đồng, chất lượng vay thông qua tổ nhóm tốt, tỷ lệ nợ xấu chỉ dưới 0,2% tổng dư nợ. Ba Vì là huyện miền núi khó khăn vốn của Agribank là kênh quan trọng hỗ trợ xóa đói giảm nghèo. Thông qua tín chấp, hiện đã có 1.523 hộ được vay vốn với dư nợ gần 45 tỷ đồng. Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của Agribank Hà Tây đã đạt 8.929 tỷ đồng, tăng 377 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm 85% tổng dư nợ. Toàn chi nhánh có 905 tổ vay vốn đang hoạt động, số hộ dư nợ đạt 13.921 hộ với số tiền đạt trên 477 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 240 tỷ đồng, nợ xấu chỉ chiếm 0,18%. Trong đó cho vay qua 336 tổ nhóm với 5.628 hộ dư nợ, số tiền 155 tỷ đồng chiếm 33% tổng dư nợ cho vay qua tổ nhóm, tăng so với đầu năm là 67 tỷ đồng. Cơ chế lãi suất được điều chỉnh giảm trong thời kỳ này được coi là "đòn bẩy" cho kinh tế hộ phát triển [3, tr.1]. Với quan điểm: "Khách hàng là người đồng hành, đem lại sự sống còn của ngân hàng", những năm qua Agribank Chi nhánh Chương Mỹ đã tập trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn với dư nợ hơn 365 tỷ đồng trong năm 2011, chiếm 68% tổng dư nợ. Chi nhánh cũng cho 127 32
  • 35. khách hàng tại xã Thụy Hương (là xã điểm xây dựng nông thôn mới của Trung ương) vay gần 11 tỷ đồng. Từ năm 2008 đến nay, hiệu quả vốn vay cho nông nghiệp, nông thôn khá lớn. Nhiều gia đình nhờ vốn vay mà vươn lên làm giàu [31, tr.1]. Trong 10 năm thực hiện Quyết định số 67 của Thủ tướng Chính phủ, Agribank Chi nhánh Chương Mỹ đã tập trung cho vay phát triển kinh tế hộ. Tuy nhiên, số tiền mỗi hộ vay không thế chấp tài sản cao nhất chỉ được 10 triệu đồng, không đủ đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, kinh tế hộ gia đình chưa khởi sắc. Từ khi Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ về CSTD phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ra đời, với mức vay lớn hơn đã giúp nhân dân có điều kiện làm ăn lớn, nhất là đầu tư chăn nuôi theo quy mô gia trại, trang trại. Hiện trong số 241 trang trại trong toàn huyện có 34 trang trại lớn đã được NH cho vay gần 13 tỷ đồng. Nhiều chủ trang trại đã làm ăn hiệu quả từ đồng vốn của NH. Các doanh nghiệp như Công ty Giống gia cầm Lương Mỹ, Công ty cổ phần trang trại Tiên Viên… cũng sử dụng vốn vay rất hiệu quả [31, tr.1]... Để có được kết quả đó, Agribank Chương Mỹ đã phân công mỗi cán bộ tín dụng phụ trách 1 xã và trực tiếp kiểm tra, cho vay đến từng hộ. Trong hoạt động, các khâu làm thủ tục, hồ sơ vay vốn đều được Chi nhánh quán triệt đơn giản hóa tới mức tối đa. Những đối tượng vay theo Nghị định số 41 của Chính phủ, Chi nhánh chỉ thực hiện trong 2 đến 3 ngày. Một nguyên nhân khác đó là Agribank Chương Mỹ đã không ngừng trau dồi nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ, nhân viên; yêu cầu cán bộ nhân viên chấp hành tốt nội quy, quy chế làm việc; thường xuyên tăng cường công tác giáo dục về đạo đức nghề nghiệp, từ đó nâng cao uy tín thương hiệu, tạo được niềm tin yêu của khách hàng đối với ngân hàng. Không chỉ Agribank Chương Mỹ, một số chi nhánh khác của Agribank Hà Tây như Chi nhánh Agribank Ba Vì, Chi nhánh Agribank Thanh Oai, Chi 33
  • 36. nhánh Agribank Hòa Lạc, Chi nhánh Agribank Quốc Oai, cũng có chính sách cho vay tốt [3, tr.1].... Về biểu hiện của vai trò CSTD cấp độ quốc gia thông qua việc làm của các chủ thể cấp vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước (Chính phủ và UBND Thành phố, UBND các huyện đối với kinh tế ngoại thành Hà Nội), thời gian qua. Trước hết phải kể đến các quyết định kịp thời và phù hợp của của Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hà nội liên quan đến vấn đề tài chính tín dụng cũng như đối với các thể nhân và pháp nhân kinh tế khu vực ngoại thành - những chủ thể tiếp nhận, thụ hưởng những chính sách đó và hoạt động của các chi nhánh NH Agribank và NHCSXH các QTDND tại các huyện ngoại thành. Trên nền của các quyết định của Chính phủ: Quyết định số 67/1999/QĐ- TTg ngày 30-3-1999 “Về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn”; Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17-4-2009 “Về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn”; Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 31-12-2009 “Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 497/ QĐ-TTg ngày 17-4-2009”; Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12-4-2010 “Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp”.... Thành phố đã chủ động có thêm chính sách hỗ trợ lãi suất và vốn cho các DN đầu tư vào lĩnh vực chế biến thực phẩm, giết mổ gia súc, gia cầm, xây dựng đường giao thông nông thôn trên địa bàn… Thành phố còn lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN với chức năng bảo lãnh cho DN khi vay vốn ngân hàng. Trường hợp cần thiết, sẽ chủ động bổ sung ngân sách cho các quỹ hỗ trợ sao cho DN và TCTD có thể gặp nhau, giúp DN có thêm nguồn vốn khôi phục sản xuất. Thành phố Hà Nội cũng đã sớm đưa ra những biện pháp nhằm "giải cứu" DN. Nổi bật là quyết định ưu đãi thuế cho hơn 70.000 DNVVN [45, tr.1], theo đó, hơn 5.150 tỷ đồng tiền thuế đã được giãn, giảm, gia hạn. Chính sách mang 34
  • 37. tính hỗ trợ này đã thực sự tạo thuận lợi cho DN có thêm vốn duy trì sản xuất và hồi phục kinh doanh. Những kết quả thu được về hoạt động tín dụng khu vực ngoại thành Hà Nội cho thấy cả CSTD cấp độ TCTD và cấp độ quốc gia đối với khu vực kinh tế ngoại thành Hà Nội không chỉ thể hiện vai trò điều tiết nguồn cung vốn tín dụng đến đúng các địa chỉ có nhu cầu sử dụng thuộc khu vực ngoại thành, hướng các đối tượng vay vốn sử dụng đúng mục đích nguồn vốn đã vay cho đầu tư phát triển; góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực ngoại thành phát triển theo mục tiêu CNH, HĐH của Thành phố, và thúc đẩy các chủ thể kinh tế thụ hưởng CSTD đầu tư phát triển trên địa bàn ngoại thành Hà Nội nâng cao năng lực quản lý và sử dụng vốn vay có hiệu quả, mà còn góp phần giúp các địa phương ngoại thành giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội và chính sách xã hội tại các địa bàn. Nhờ chương trình phối hợp giữa Agribank Thanh Oai và Hội Nông dân Thanh Oai, gần chục nghìn hộ đã được tín chấp vay vốn phát triển chăn nuôi, sản xuất nghề phụ... Cũng nhờ đó các phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu, đoàn kết xóa đói giảm nghèo có thêm động lực lan tỏa, đạt kết quả cao. Thanh Oai đã xây dựng được 225 tổ vay vốn, số hộ có quan hệ thường xuyên là 7.000 hộ, chiếm 65% số khách hàng vay vốn. Dư nợ đạt 70 tỷ đồng, chất lượng vay thông qua tổ nhóm tốt, tỷ lệ nợ xấu chỉ dưới 0,2% tổng dư nợ. Ba Vì là huyện miền núi khó khăn, vốn của Agribank là kênh quan trọng hỗ trợ xóa đói giảm nghèo. Thông qua tín chấp, hiện đã có 1.523 hộ được vay vốn với dư nợ gần 45 tỷ đồng. Trước đây, nông dân muốn vay phải làm nhiều thủ tục, khó khăn nhất là phải có tài sản thế chấp, trong khi nhiều hộ có đất đai nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận [3, tr.1]. 1.2.2. Những tồn tại và hạn chế trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển phản ánh những bất cập trong thể hiện vai trò chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội trong thực tiễn 35
  • 38. vay... Những tồn tại và hạn chế được thể hiện trên các vấn đề cụ thể là: - Tình hình vay nợ của hộ nông dân, số liệu khảo sát cho thấy trong số các hộ nông dân thuộc khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội vay vốn tín dụng đầu tư phát triển, chỉ có trên 60% số hộ vay vốn từ các TCTD thuộc hệ thống tín dụng chính thống, 24,6% vay từ hệ thống bán chính thống, vẫn còn tới 15,4% vay vốn từ hình thức tín dụng phi chính thức [32, tr.52]. Số liệu năm 2010, bình quân mỗi hộ nông dân khu vực ngoại thành Hà Nội vay theo hình thức tín dụng chính thức và bán chính thức là 30 triệu đồng. Số lượng vay lớn nhất là 193 triệu đồng (từ Agribank), nhỏ nhất là 2,1 triệu đồng từ Hội Cựu chiến binh[32, tr.56]. - Nguồn vốn huy động từ các TCTD phi chính thức còn lớn (vay theo quan hệ họ hàng còn chiếm tới 28%) [32, tr.62], điều đó cho thấy CSTD của các TCTD còn kém hấp dẫn. - Về hoạt động ưu đãi, thời điểm 2010, các TCTD khu vực ngoại thành Hà Nội vẫn áp dụng lãi suất cho vay đại trà, trong khi theo khoản 1, điều 11 Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ "Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn", quy định các TCTD được chỉ định cho vay các đối tượng chính sách, các chương tình kinh tế ở nông nghiệp, nông thôn áp dụng mức lãi suất cho vay theo quy định của Chính phủ. - Về quy trình thủ tục cung cấp tín dụng: quy trình thủ tục cung cấp tín dụng còn phức tạp, chưa phù hợp với trình độ của người dân, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp. Thực tế cho thấy, quy trình cho vay, quy trình thẩm định, thời gian để quyết định cho vay vốn tại một số TCTD còn kéo dài, các sản phẩm chưa đa 36
  • 39. dạng, chưa phù hợp với tình hình thực tế phát triển nông thôn khu vực ngoại thành Hà Nội. Mỗi TCTD có một quy trình cho vay riêng nên khách hàng vay vốn thường lúng túng khi tiến hành lập hồ sơ thủ tục vay vốn tín dụng cho vay. Trong điều kiện dân trí khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội vẫn còn những hạn chế, thì thủ tục vay vốn phức tạp sẽ làm giảm số hộ nông dân vay vốn. Xung quanh thủ tục vay vốn, còn một thực tế khác, đó là tuy một số TCTD cho vay không cần cầm cố, bảo lãnh tài sản (hình thức cho vay thông qua tổ nhóm), nhưng để được vay vốn theo hình thức này, hộ vay vốn phải bổ sung nhiều giấy tờ phức tạp. Còn đối với hình thức có tài sản thế chấp là đất đai (sổ đỏ - các TCTD thuộc hệ thống tín dụng chính thống thường áp dụng hình thức này, thế nhưng nhiều hộ nông dân khu vực nông thôn ngoại thành lại chưa được cấp sổ đỏ, nếu xin được một giấy chứng nhận thì cũng mất nhiều thời gian. Thủ tục vay phức tạp đã làm giảm số hộ vay vốn. Kết quả điều tra mẫu cho thấy chỉ có 56,03% số hộ nông dân ngoại thành Hà Nội vay vốn tín dụng tại các TCTD chính thống, còn tới 43,9% số hộ không vay [32, tr.128]. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Một trong ba TCTD cho vay lớn nhất tại khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội (Agribank, NHCSXH, QTDND) cũng thừa nhận rằng, trong số những hạn chế yếu kém của giai đoạn 10 năm 2001 - 2010 là khối lượng tín dụng của Agribank đầu tư cho nông nghiệp nông thôn tuy luôn chiếm tới 70% tổng dư nợ tín dụng nhưng chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế và khu vực nông nghiệp, nông thôn. Vẫn còn tâm lý ngại mở rộng cho vay đầu tư nông nghiệp nông thôn do khả năng rủi ro cao, sợ phát sinh nợ xấu. Mặt khác, một bộ phận cán bộ tín dụng thiếu kiến thức về sản xuất nông nghiệp, nông thôn cũng như cơ chế, chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư..., nên kế hoạch tín dụng không phù hợp, đề xuất khoản vay không khách quan chính xác [29, tr.5]. Mức độ tín nhiệm về chính sách cho vay của các thể nhân, pháp nhân đối với ba TCTD có quy mô cho vay lớn nhất khu vực ngoại thành vẫn còn từ 11,6% 37
  • 40. đến 24,3% cho rằng còn phức tạp cũng nói lên những hạn chế của CSTD mà các TCTD này áp dụng [32, tr.82]. TCTD khu vực ngoại thành. Vấn đề vay vốn tín dụng đầu tư phát triển để các pháp nhân và thể nhân đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất đáp ứng các nội dung khuyến khích đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản giống, bảo quản nông sản; khuyến khích đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; khuyến khích đầu tư thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp trong Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 6/7/2012 của UBND Thành phố Hà Nội "Về thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố giai đoạn 2012-2016", rất khó khăn, đã được dư luận đề cập nhiều lần về những khó khăn mà các chủ thể kinh tế đi vay vốn phải đối mặt. Tương tự như vậy, việc thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, các TCTD được Chính phủ và Thành phố Hà Nội ủy thác trách nhiệm thực hiện việc cho vay ưu đãi đối với các đối tượng thụ hưởng chính sách đã góp phần tích cực thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo, song xung quanh vấn đề này vẫn còn một số bất cập - những bất cập đã được các cử tri kiến nghị tại một số cuộc tiếp xúc cử tri của các đại biểu Quốc hội. Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhu cầu vay ngày càng lớn nhưng nguồn vốn còn hạn hẹp, thiếu ổn định. Quy định mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo là 30 triệu đồng/hộ, nhưng thực tế cho vay bình quân cả nước mới chỉ đạt 14,9 triệu đồng/hộ; nguồn vốn vay một số chương trình chưa được cấp kịp thời, đúng thời điểm nên khó khăn cho người được vay. Các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại các xã đặc biệt khó khăn ở một 38
  • 41. số vùng đặc biệt và một số đối tượng khác chưa được vay vốn tín dựng ưu đãi như các gia đình sản xuất kinh doanh tại các vùng khó khăn khác (khu vực ngoại thành Hà Nội vẫn còn những xã trong diện khó khăn và đặc biệt khó khăn). Bên cạnh đa số hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất đã vươn lên thoát nghèo, thì vẫn còn không ít hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số được vay vốn nhưng do trình độ sản xuất còn lạc hậu nên đầu tư sản xuất, kinh doanh còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, phát sinh rủi ro, hiệu quả sử dụng vốn còn thấp… trong cái chung đó, có các hộ nghèo thuộc khu vực KTNT Hà Nội. Nếu Chính phủ và chính quyền Thành phố Hà Nội không kịp thời chỉ đạo, có những biện pháp điều chỉnh, khắc phục những bất cập trên; mặt khác, nghiên cứu mở rộng đối tượng cho vay tín dụng ưu đãi đối với những hộ gia đình khó khăn (các hộ tại các khu tái định cư, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình có công với cách mạng; xem xét, nâng mức cho vay ở một số chương trình, trong đó có vay làm nhà ở, vay học sinh, sinh viên… ) thì vai trò tích cực của CSTD thông qua quyết định này sẽ không thể phát huy tác dụng như mong muốn. Đối với gói tín dụng 29.000 tỷ đồng hỗ trợ các DN. Tổng giá trị của gói hỗ trợ này là 29.000 tỷ đồng tuy chưa phải là lớn, nhưng ý nghĩa của nó trong tình hình khó khăn của các DN hiện nay thì không nhỏ. Trong bối cảnh các DN đang hết sức khó khăn về vốn, nếu không có gói hỗ trợ này các DN phải huy động nguồn tài chính để giải quyết, thiếu trầm trọng hoặc cạn vốn đáp ứng nhu cầu SX, KD. Tuy nhiên, mặc dù chính sách đã nêu rõ mục tiêu đạt tới, chỉ rõ các đối tượng thụ hưởng, quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức cá nhân, thế nhưng việc vận hành nó trong thực tiễn đã gặp không ít khó khăn, làm mất vai trò động lực của chính sách. Năm 2011 và 2012, dư luận đã lên tiếng về hiện tượng i do Chính phủ ban hành. đó là vấn đề lợi ích nhóm của các NHTM, như Tuần báo điện tử VietNamNet 39
  • 42. bài "Thế cùng đường của nhóm lợi ích ngân hàng" - v NHTM Ở thời điểm tờ báo đưa tin, ứ vốn và nợ xấu tại các NHTM đã ở trên mức báo động, một số NHTM đã xác nhận tỷ lệ giải ngân từ các gói cho vay ưu đãi của họ chỉ đạt khoảng 3-5% so với kế hoạch đề ra. Điều này cho thấy thực tế lượng vốn giải ngân là quá nhỏ bé so với chủ đích ban đầu [47, tr.1]. t gồm: quan. Thời gian qua, cùng với những gói cứu trợ của Chính phủ, chính quyền Thành phố Hà Nội đã làm nhiều việc để giúp các DN, các chủ thể kinh tế khác của khu vực ngoại thành đầu tư phát triển và tiến hành sản xuất kinh doanh. Đứng trước những khó khăn thách thức của các DN, thời gian qua Hà Nội là một trong những địa phương đã chủ động và tích cực hỗ trợ các DN và các chủ thể kinh tế khu vực ngoại thành vượt khó. UBND thành phố Hà Nội đã ý thức rõ tính cấp thiết của vấn đề hỗ trợ. Năm 2012, Thành phố đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Các đơn vị tham gia lễ ký kết gồm Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEPC) thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Sở Công thương Hà Nội, Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội (HIZA), Ngân hàng phát triển Việt Nam (ADB), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 40
  • 43. Việt Nam (Agribank) và Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư N&G (N&G Corp) - chủ đầu tư khu công nghiệp HANSSIP (Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội, nằm trên địa bàn huyện Phú Xuyên), nhằm tạo môi trường mới cho các DNNVV của Hà Nội trong sản xuất kinh doanh. Cùng với tổ chức cho các sở, ngành quán triệt Nghị quyết số 01 và Nghị quyết số 02 của Chính phủ, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2013, UBND Thành phố cũng đã ban hành chương trình hành động số 22/CTr-UBND (29/01/2013), Kế hoạch số 51/KH-UBND về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (tháng 3/2013), tổ chức hội nghị doanh nghiệp năm 2013 với 20 đơn vị đại diện. Cũng chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2013, Thành phố đã bốn lần trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc với các DNVVN bàn cách giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp [42, tr.1]. nói riêng. Các NHTM như ViêttinBank, AgriBank, Liên việt Bank hay như . KTNT): Hà Nội và tại khu vực ngoại thành. gia. Những bất cập của CSTD đầu tư phát triển - tế khác thuộc khu vực kinh tế ngoại thành Hà Nội, có những bất cập từ chính bản thân chính sách, và những bất cập trong tổ chức thực hiện chính sách. Có thể nêu lên một số biểu hiện của nguyên nhân này ở các vấn đề sau: sách: 41
  • 44. Các Nghị định, nghị quyết, quyết định của Chính phủ, các thông tư hướng dẫn của NHNN trong chính sách và thực hiện chính sách về cơ bản phản ánh đúng đòi hỏi của thực tiễn. Tuy nhiên vẫn khó tránh khỏi có những bất cập nhất định ngay từ chính bản thân chính sách. Biểu hiện của nguyên nhân này trên hai khía cạnh: (1) Tính kịp thời của chính sách, và (2) Quy mô của các gói cứu trợ được tung ra không thật đủ lớn để thỏa mãn nhu cầu của thực tiễn, hoặc có một số quy định chưa thật phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn. Có thể dẫn ra những ví dụ từ nguyên nhân này, chẳng hạn: Nghị định số 41 của Chính phủ về CSTD phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của nông dân, cư dân sống ở nông thôn là hệ thống các biện pháp, chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích các TCTD cho vay, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Đối tượng áp dụng, là các tổ chức được vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thế nhưng có một số quy định không hợp lý. Đó là nhu cầu vay ngày càng lớn nhưng nguồn vốn còn hạn hẹp, thiếu ổn định. Quy định mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo là 30 triệu đồng/hộ, nhưng thực tế, bình quân cả nước mới chỉ đạt 14,9 triệu đồng/hộ; nguồn vốn vay một số chương trình chưa được cấp kịp thời, đúng thời điểm nên khó khăn cho người được vay. Các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại các xã đặc biệt khó khăn chưa được vay vốn tín dụng ưu đãi như các gia đình sản xuất kinh doanh tại các vùng khó khăn khác. Học sinh, sinh viên thuộc gia đình có thu nhập thấp, cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có mức lương thấp đang có con theo học đại học, có nhu cầu vay vốn nhưng lại không được vay vốn tín dụng ưu đãi. 42
  • 45. hiện: Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, CSTD đầu tư phát triển - CSTD cấp độ quốc gia phải được thực thi trong thực tiễn ở các ngân hàng được NHNN chỉ định. Các gói hỗ trợ tín dụng của Chính phủ bao giờ cũng được thực hiện thông qua hình thức tái cấp vốn từ NHNN qua các NHTM được NHNN chỉ định. Do đó một trong những nguyên nhân những bất cập của CSTD đầu tư phát triển - CSTD cấp độ quốc gia khi đưa vào thực tiễn là do những bất cập hoặc về phương thức tổ chức thực hiện, hoặc do cơ chế lợi ích thường biểu hiện ở các quy định trong CSTD của các NHTM được chỉ định thực hiện gây ra. Hiện dư luận đang có nhiều ý kiến về việc đưa gói cứu trợ 30.000 tỷ đồng của Chính phủ nhằm giải quyết lượng hàng tồn kho còn quá lớn của thị trường bất động sản. Điều đầu tiên mà người muốn mua nhà ở xã hội vay được nguồn vốn từ gói hỗ trợ tín dụng này là phải có tài sản thế chấp. Đã là người có thu nhập thấp, thì có tài sản đủ lớn để có thể đem thế chấp vay vốn mua nhà không? Một hiện tượng khác cũng không còn mang tính cá biệt là trong thực hiện các chính sách cho vay từ vốn hỗ trợ của Chính phủ, nhiều NH khi giải ngân đã giữ lại một khoản tiền lãi dưới hình thức tài sản đảm bảo. Lý do đơn giản mà NH đưa ra là hiện NHNN mới chỉ ứng trước 80% phần lãi được hỗ trợ, các NHTM đành phải… tạm giữ lại 20% của khách hàng khi cho vay. Ngân hàng nắm đằng chuôi để đảm bảo nguồn thu của mình, không chỉ trong tín dụng, các dịch vụ không sinh lời trước đây cũng đang được các ngân hàng tăng thu phí. Dư luận gọi tên của hiện tượng này là: "Hỗ trợ lãi suất: Ngân hàng nắm đằng chuôi" [23, tr.1]. Câu chuyện về "Thế cùng đường của nhóm lợi ích ngân hàng" nói về câu chuyện các NH không đồng hành cùng doanh nghiệp khi các doanh nghiệp gặp khó khăn (năm 2011) mà Tuần báo VietNamnet điện tử ngày 4/6/2012, đã được nêu ở phần trên cũng đúng với bản chất của vấn đề đang 43
  • 46. được bàn luận ở đây. Khi các NHTM áp trần lãi suất cho DN vay là 18 - 19% năm trong khi DN đang khát vốn nhưng gặp khó khăn về hàng tồn kho không bán được. Đến khi ngân hàng ứ đọng hàng ngàn tỷ đồng vốn (2012) mới chịu hạ trần xuống thì các DN đã phá sản hàng loạt [47, tr.1]. Dư luận nói rằng các ngân hàng đã chỉ "giả vờ" cứu DN, còn các DNVVN thì không tin ngân hàng có thiện ý thật sự muốn cứu DN. Quan hệ kinh doanh giữa các NHTM và DN cũng vì thế mà xấu đi. - cương. cương. Về khía cạnh này, các NHTM đã có những tổng kết và đưa ra những khuyến nghị. Tựu trung lại có thể nêu lên hai khía cạnh chủ yếu. Theo đó, về mặt khách quan phải kể đến việc các hộ vay vốn tín dụng gặp những bất lợi về điều kiện thời tiết khí hậu, môi trường, dịch bệnh và những vấn đề khác không do con người gây ra như bão lụt, hạn hán, dịch bệnh gây mất mùa hoặc khi mùa màng gặp thời tiết thuận lợi, người sản xuất được mùa nhưng rớt giá... nên người vay vốn mất khả năng thu hồi vốn, để thanh toán các khoản vay nợ ngân hàng. Sau nguyên nhân từ phía người vay vốn tín dụng, là nguyên nhân từ phía các cán bộ tín dụng của các NHTM. Dạng thức này tuy không phổ biến, nhưng không phải không diễn ra, đó là chính những cán bộ làm tín dụng thiếu trách nhiệm, tắc trách trong thực hiện các CSTD, nên không nắm chính xác khả năng hoàn vốn của người đi vay, nhưng vẫn cho vay dẫn đến khả năng hoàn vốn của người vay không thực hiện được. Báo cáo của Agribank trong thực hiện Quyết định số 67 của Thủ tướng Chính phủ và triển khai Nghị định số 41 của Chính phủ (đã nêu ở trên) cũng đã thừa nhận điều này 44
  • 47. Trong bối cảnh năm 2013 vẫn là năm có nhiều thách thức đối với các chủ thể kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung, khu vực ngoại thành nói riêng tuy đã có sự hồi phục và có những tín hiệu khả quan về sự phát triển nhưng nhìn chung còn phải đối diện với nhiều khó khăn. Đứng trước những thử thách lớn, một bộ phận không nhỏ các DNNVV phá sản không có khả năng này. - Những vấn đề đặt ra cần giải quyết Từ tất cả những điều đã được trình bày tại mục 1.2 về "Biểu hiện vai trò chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội trong thực tiễn, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết", trong thực hiện CSTD phát triển KTNT Hà Nội, có thể khái quát thành một số Theo đó bao gồm: . Với tầm vóc là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước và giữ vai trò là xương sống, là động lực phát triển của Vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng và phấn đấu cán đích trước từ 1-2 năm sự nghiệp CNH, HĐH so với cả nước. Rõ ràng Thủ đô Hà Nội cần một sự phát triển nhanh và bền vững cả khu vực nội và ngoại thành để có một diện mạo xứng tầm với vị trí và vai trò khách quan đó. Tuy nhiên, một sự phát triển nhanh và bền vững cả khu vực nội và ngoại thành của Thủ đô chỉ có thể có được khi có đủ các nguồn lực để 45
  • 48. . Thực tiễn cho thấy, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển của các chủ thể kinh tế khu vực ngoại thành là rất lớn. Không chỉ đối với các DNNVV đứng chân trên địa bàn đang đói vốn và hiện vẫn đang bị "tiêu vong" dần do những khó khăn hiện thời về vốn do tồn đọng sản phẩm tồn kho gây ra. Nhu cầu vốn là bức thiết cho cả các chủ trang trại, các hộ nông dân kinh doanh nông, lâm nghiệp và thủy sản, cũng như các hộ nghề. Nhu cầu vốn cho các hộ nghèo và đối tượng chính sách theo tinh thần Nghị định số 41 của Chính phủ. Đại bộ phận nhu cầu đó chỉ có thể được thỏa mãn qua kênh tín dụng của các TCTD đáng. . So với hai mâu thuẫn trên, mâu thuẫn này bộc lộ ít rõ ràng hơn, nhưng không thể không thừa nhận. Mục tiêu cán đích sự nghiệp CNH, HĐH đã nêu, mục tiêu xây dựng Thủ đô xứng tầm với vai trò vị trí mà cuộc sống đã khách quan đặt ra với Hà Nội, đòi hỏi hà Nội phải phấn đấu là những mục tiêu lâu dài và liên quan đến lợi ích của không chỉ của hơn sáu triệu người dân Thủ đô, mà còn rộng lớn hơn, đó là lợi ích của cả đất nước. Tuy nhiên, mục tiêu đó chậm được hiện thực hóa, thậm chí trong ngắn hạn không thực hiện được thì cũng không ảnh hưởng nhiều, thậm chí không làm cho lợi ích trực tiếp của các TCTD trên địa bàn thành phố bị suy giảm. Do đó, việc giải quyết mâu thuẫn này khó khăn hơn, phức tạp hơn cần những biện pháp tổng hợp và đồng bộ hơn, mới có thể giải quyết được. 46
  • 49. tới. * * * CSTD đầu tư phát triển các dự án đầu tư phát triển và cho sản xuất kinh doanh của các DN và các chủ thể kinh tế khác. Nhờ có nguồn vốn được đáp ứng đầy đủ, DN có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tái sản xuất, mở rộng… để năng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm... đáp ứng tốt nhu cầu sản và đời sống... CSTD đầu tư phát triển có vai trò thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế, chỉ trong điều kiện chính sách phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn và không bị làm biến dạng trong tổ chức thực hiện. Những năm qua khu vực kinh tế ngoại thành Hà Nội, CSTD đầu tư phát triển ở hai cấp độ đều có sự phát huy tác dụng tích cực góp phần vào sự chấn hưng kinh tế Thủ đô và hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế khu vực ngoại thành. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, CSTD đầu tư phát triển đối với khu vực ngoại thành thời gian vừa qua cũng còn những tồn tại và bất cập cần được Chính phủ và chính quyền Thành phố Hà Nội có biện pháp tháo gỡ làm cho CSTD ngày càng phát huy tính tích cực đối với khu vực KTNT như bản chất và vai trò vốn có của nó. 47
  • 50. Chương 2 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI 2.1. Những q hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội thời gian tới Những quan điểm và giải pháp giải quyết các vấn đề chính sách tín dụng đối với khu vực ngoại thành Hà Nội thời gian tới cần được đặt trên cơ sở những chủ trương của Bộ chính trị và của Nghị quyết Đại hội đại biểu đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XV, các nghị quyết của HĐND và các quyết định của UBND Thành phố về sự phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế của Thủ đô Hà Nội nói chung và của khu vực ngoại thành nói riêng. Để đảm bảo tính khoa học của các quan điểm và giải pháp được xác định và lựa chọn, việc đề cập đến những chủ trương phát triển của Hà Nội trong đó có khu vực ngoại thành cho giai đoạn từ sau Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XV đến 2020, tầm nhìn 2030 là hết sức cần thiết. 2.1.1. Một số mục tiêu cơ bản phát triển kinh tế khu vực ngoại thành Hà Nội đến 2020, tầm nhìn 2030 Sự phát triển kinh tế khu vực ngoại thành Hà Nội thời gian tới đang đứng trước những cơ hội khá thuận lợi. Cùng với những chủ trương được xác định trong Nghị quyết số 11- NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XV là phương hướng cơ bản cho Hà Nội phát triển xứng đáng là Thủ đô ngàn năm văn hiến của cả nước. Cuối năm 2010, Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV - nhiệm kỳ 2010-2015 đã quyết nghị về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; ra sức phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2010-2015 và những năm tiếp theo. Đây 48