SlideShare a Scribd company logo
1 of 307
Download to read offline
VĂN HÓA
VIỆT NAM
MỘTSỐvẤNĐỀ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN
Biên mục trên xuất bản phẩm
của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Trần Thị Kim Cúc
Văn hoá Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn /
Trẩn Thị Kim Cúc. - H. : Chính trị Quốc gia, 2014. - 300ư. ;
21cm
1. Vănhoá 2. Việt Nam
306.09597 - dc23
CTH0088p-CIP
Mã sô;-
3.37(V)
CTQG-2014
TRẰN THỊ KIM cúc
VĂN HÓA
VIỆT NAM
MỘT Số VẤN ĐỀ
LÝ LUẠN VÀ THỰC TIỂN
ĐẠIKỌCTHẴIRGUĨÊN
TEƯ
N
G
TẲ
M
H
Ọ
eU
ỆỈi
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - sự THẬT
Hà N ội-2014
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Quan điểm phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã
hội đã được các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng
ta khẳng định và được thực thi trong cuộc sông những năm
qua. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng
khắng định: “
Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa
dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến
bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ
đòi sông xã hội, trở thành nên tảng tinh thần vững chắc, sức
mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”. Đó là một trong
những định hướng lớn của Đảng ta trong tình hình mới. Tuy
nhiên, từ thực tiễn những năm hội nhập quốc tế, sự nghiệp xây
dựng và phát triển văn hóa Việt Nam còn nhiều bất cập cả về
lý luận và thực tiễn.
Cuôn sách Văn hóa Viêt Nam - Môt số vấn đề lý luân và
thực tiễn là tập hỢp các bài nghiên cứu của nhà nghiên cứu
Trần Thị Kim Cúc đã được công bố trên các tạp chí và kỷ yếu để
tài khoa học cấp Bộ. Nội dung cuô’n sách đê cập một cách tương
đôi toàn diện quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây
dựng và phát triển văn hóa; cơ sỏ lý luận về phát triển vãn hóa
cộng đồng; vấn đề thực tiễn xây dựng và phát triển đòi sống vãn
hóa ỏ Việt Nam thòi kỳ đổi mối và hội nhập quốc tế, như thực
trạng xây dựng và phát triển các thiết chế văn hóa; giao lưu vãn
hóa Việt Nam và thê giối; đời sống văn hóa của giáo viên miền
núi; tác động của các nguồn lực văn hóa đối vối các lĩnh vực xã
hội; vai trò của các doanh nghiệp trong gắn kết tăng trường
kinh tế vói phát triển văn hóa...
Cuô'n sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc trong
việc quán triệt quan điểm của Đảng về phát triển văn hóa, xả
hội hài hòa vối phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ và công bàng
xã hội trong tình hình hiện nay.
Xin giói thiệu cuô'n sách cùng bạn đọc.
Tháng 4 năm 2014
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - s ự THẬT
Phẩn I
MỘT Số VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ XÂY DƯNG VÀ PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA
T ư TƯỞNG CỦA V.I.LÊNIN VỀ XÂY DựNG
NỀN VĂN HOÁ XÃ HỘI CHỦ NGmA
Một trong những di sản tư tưởng quý báu mà V.I.Lênin -
nhà lý luận cách m ạng lỗi lạc của giai cấp vô sản đã để lại
cho chúng ta. đó là tư tưởng về xây dựng nền vãn hoá xã
hội chủ nghĩa.
Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, nhà nước chuyên
chính vô sản đương đầu vối nhiều nhiệm vụ khó khăn
nhằm xây dựng chê độ mói xã hội chủ nghĩa. Từ thực tiễn
đó. vấn đề xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa đã được
V.I. Lênin đặt ra và để cập đến qua nhiều bài báo, diễn
ván của mình. Kê thừa và phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác. V.I.Lênin đã trình bày một cách có căn cứ khoa học
về mối quan hệ giữa vãn hoá vô sản và sự nghiệp cách
mạng, thái độ của Đảng Cộng sản đôi vối nền văn hoá
cách mạng, những nhiệm vụ cơ bản trong xây dựng văn
hoá xã hội chủ nghĩa và nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối
với văn hoá vàn nghệ.
Với cách nhìn biện chứng, trong bài Nhiệm vụ của
Đoàn thanh niên, V.I.Lênin đã đưa ra quan niệm về văn
hoá vô sản rất có ý nghĩa vê lý luận cũng như thực tiễn.
Người quan niệm rằng, văn hoá vô sản phải là sự phát
triên hỢp quy luật của tổng sô kiến thức mà loài người đã
tích lũy được. Vối quan niệm đó, Người đã khảng định
quy luật kê thừa trong xây dựng văn hoá. Người coi chù
nghĩa Mác là di sản văn hoá nhân loại. Khi viết v ế ván
hoá vô sản, Ngưòi đã lập luận rằng, chủ nghĩa Mác sờ dĩ
đã giành được ý nghĩa lịch sử trên toàn thế giới về mặt
hệ tư tưởng của giai cấp vô sản cách mạng, là vì chủ
nghĩa Mác không những đã không vứt bỏ những thành
tựu hết sức quý báu của thời đại tư sản, mà trái lại còn
tiếp thu và cải tạo tất cả những gì là quý báu trong hơn
hai nghìn nám phát triển của tư tưởng và văn hoá nhân
loại. Cho nên, theo Người, chỉ có lâV chủ nghĩa Mác làm
hệ tư tưởng thì mối xây dựng và phát triển được nên văn
hoá thực sự vô sản.
Từ quan niệm về văn hoá vô sản như vậy, V.I.Lênin
đã đánh giá cao vị trí, vai trò của văn hoá văn nghệ cách
mạng đối vối sự nghiệp cách mạng. Người đã đưa ra một
định thức có tính khái quát cao: “văn hoá vô sản = chủ
nghĩa cộng sản” đồng thời Người cũng khẳng định: Đảng
Cộng sản là người thực hiện sự nghiệp đó. Tuy nhiên.
V.I.Lênin cũng đã xác định tính chất lâu dài, khó khăn và
phức tạp của sự nghiệp xây dựng nền văn hoá xã hội chủ
nghĩa - một nền văn hoá khác hẳn vê chât so với những
nền văn hoá trước đó. ông đã từng cảnh báo những người
1. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2006.
t.51, tr. 382.
10
cộng sản không nên coi nhiệm vụ văn hoá là những việc
“cỏn con” mà “hấp tấp và có những hoài bão quá cao” thì
sẽ phải trả giá. Thực tiễn các cuộc cách mạng văn hoá
từng diễn ra ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây đã
chứng minh cho quan điểm này.
Q uan niệm xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
gắn liền với sự nghiệp cách m ạng của những người cộng
sản đã được V.I.Lênin nêu rõ trong bài Tổ chức đảng và
văn học đảng. Trong đó, Người công khai tuyên bô' rằng
những người cộng sản sẽ xây dựng một nên văn học tự do
thực sự nhằm phục vụ hàng triệu, hàng chục triệu nhân
dân lao động, tức là bộ phận ưu tú, lực lượng tương lai
của đất nước. Theo V.I.Lênin, tự do chân chính trong văn
hóa nghệ th u ật chỉ có thể có được khi nhà văn, nhà nghệ
th u ật xác lập được tư tưởng xã hội chủ nghĩa và sự đồng
tình của nhân dân lao động. Với cách lập luận như vậy,
văn hóa vô sản phải là một bộ phận hữu cơ của sự nghiệp
cách mạng. Người viết: “Sự nghiệp văn học phải thành
một hộ phận trong sự nghiệp của toàn thể giai cấp vô
sản, phải th àn h “một cái bánh xe nhỏ và một cái đinh ốc”
trong một bộ máy dân chủ- xã hội vĩ đại, thống nhất, do
toàn đội tiên phong giác ngộ của toàn bộ giai cấp công
nhân điều khiển”'. Mốì quan hệ giữa văn học nghệ th u ật
và sự nghiệp cách mạng là hoàn toàn thống nhất, biện
chứng. Văn học nghệ th u ậ t vô sản phục vụ sự nghiệp
cách m ạng và cũng thông qua đó, nhà văn, nhà nghệ
1. V.I.Lênin: Toàn tập. Sđd, 2005, t.l2, tr. 123.
11
thuật thực hiện tự do chân chính trong sáng tạo. Nếu
văn học nghệ thuật tách ròi sự nghiệp cách mạng của
giai cấp vô sản thì lập tức nó sẽ trỏ thành công cụ kiêm
lợi lộc của những cá nhân, của chủ nghĩa cơ hội, và khi đó
không thể có tự do chân chính.
Đánh giá cao vỊ trí, vai trò của văn hoá vô sàn.
V.I.Lênin đã coi việc xây dựng và phát triển văn hoá vô
sản là nhiệm vụ trung tâm của Đảng Cộng sản. Trong
diễn văn tại Hội nghị III toàn Nga, V.I.Lênin đã để ra
nhiệm vụ nâng cao văn hoá đồng thòi với điện khí hoá
công nghiệp. Người nói: “phải coi nhiệm vụ thực tê đó, một
nhiệm vụ gắn chặt vối việc nâng cao văn hoá giáo dục. là
trung tâm của toàn bộ công tác tuyên truyền và công tác
đảng”^ Nhiệm vụ đó là hoàn toàn sát vối lợi ích thiết thân
của quần chúng nhân dân trong việc nâng cao trình độ
văn hoá, tri thức nhằm đáp ứng những nhu cầu kinh tế
bức thiết và hơn nữa nó cũng tạo điều kiện để nhân dân
lao động có thể hưởng thụ được những phúc lợi của nển
văn hoá, văn minh nhân loại. Xa hơn nữa, việc xây dựng
nền văn hoá nói chung và văn hoá chính trị nói riêng
nhằm tạo ra những con người mới chân chính, có khả
năng thắng đưỢc sự dối trá và những thiên kiến, có khả
năng xây dựng một xã hội mới tốt đẹp - xã hội xã hội chủ
nghĩa. Như vậy, mục tiêu xây dựng nền văn hoá xã hội
chủ nghĩa là xây dựng nền văn hoá của nhân dân, nghĩa
là nền ván hoá đó do nhân dân xây dựng và nhằm phục vụ
1. V.I. Lênin: Toàn tập, Sđd, 2006, t.40, tr. 190.
12
nhân dân. Văn hoá xã hội chủ nghĩa sẽ loại bỏ tình trạng
độc quyền hoạt động tinh thần của bất cứ nhóm xã hội
nào, khắc phục sự khác biệt giữa lao động chân tay và lao
động trí óc, tạo cơ hội bình đẳng cho tấ t cả mọi người
hưởng thụ những giá trị văn hoá và khả năng tham gia
tích cực vào các lĩnh vực khác nhau của hoạt động sáng
tạo. Tuy nhiên, xin nhắc lại là, sự nghiệp này là một sự
nghiệp lâu dài, chứ không thể thực hiện trong chốc lát,
đúng như V.I.Lênin đã dạy; Trong lĩnh vực văn hoá, mọi
quyết định hấp tấp vội vã thường dẫn đến sai lầm.
Nói đến xây dựng và phát triển nền văn hoá xã hội chủ
nghĩa, cần lưu ý đến một luận điểm nữa của V.I.Lênin về
vấn đề kê thừa, tiếp thu những di sản vãn hoá của những
nền ván hoá cũ. Người cho rằng, xây dựng nền văn hoá vô
sản không có nghĩa là nghĩ ra một thứ văn hoá vô sản mới,
mà phát triển những kiểu mẫu ưu tú, những truyền thống
ưu tú, những kết quả tốt nhất của nền văn hoá hiện tồn, xét
theo quan điểm thê giới quan của chủ nghĩa Mác và những
điều kiện của đòi sống thực tiễn. Từ nhận thức như vậy,
V.I.Lênin đã để ra những chủ trương, chính sách văn hoá
đúng đắn với nước Nga sau Cách mạng Tháng Mười. Người
viết: “Phải tiếp thu toàn bộ nền văn hoá do chủ nghĩa tư bản
để lại và dùng nền văn hoá đó để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Phải tiếp thu toàn bộ khoa học, kỹ thuật, tất cả những kiến
thức, tất cả nghệ thuật. Không có cái đó, chúng ta không thể
xây dựng cuộc sống của xã hội cộng sản được” ở đây cần
1. V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, 2006, t.38, tr.67.
13
hiểu rằng, nói tiếp thu toàn bộ nền văn hoá có ngỉũa là toàn
bộ những giá trị văn hoá đích thực đưỢc nhân loại thừa
nhận. Như vậy, nhiệm vụ đặt ra cho giai cấp vô sản là phải
tiếp thu có chọn lọc những di sản văn hoá, cải biến và phát
huy những di sản vàn hoá đó. Đó là điều kiện tiên quyết để
tạo nên những giá trị văn hoá mới, tạo ra động lực để thúc
đẩy xây dựng thành công xã hội xã hội chủ nghĩa. Do đó.
chúng ta thấy rằng, việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc và
mở rộng giao lưu vãn hoá với nước ngoài để tiếp thu những
tinh hoa văn hoá của nhân loại là chủ trương hoàn toàn
đúng đắn của Đảng ta.
Nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng nền văn hoá
xã hội chủ nghĩa là tổ chức lại hệ thống giáo dục nhân
dân, xây dựng một hệ thống các cơ quan văn hoá - giáo
dục mới. Trong việc xây dựng hệ thống giáo dục môi,
V.I.Lênin đặc biệt quan tâm đến chủ thể của quá trình
giáo dục - đội ngũ giáo viên. Người cho rằng, nếu chứng
ta không quan tâm hoặc quan tâm không đầy đủ đến
việc tạo hoàn cảnh cho giáo viên, nâng người giáo viên
lên một trình độ đầy đủ, mà không có trình độ đó thì
không thể nói đến một nền văn hoá nào cả, dù là văn
hoá vô sản hay tư sản đi nữa. Nhiệm vụ của các cơ quan
văn hoá - giáo dục là phải tổ chức công tác giáo dục toàn
diện vê trình độ học vâ'n, tri thức khoa học kỹ thuật, tư
tưởng, lối sống...đối vối tấ t cả các tầng lớp trong xã hội.
Đặc biệt, Người hết sức chú trọng công tác văn hoá
trong nông dân. Công tác vãn hoá trong nông dân không
14
đơn giản chỉ là xoá mù chữ mà phải xoá bỏ những lực
cản vô hình đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đó là những căn bệnh làm ăn kiểu sản xuất nhỏ, bệnh
tuỳ tiện, bệnh gia đình chủ nghĩa. Để xoá bỏ những căn
bệnh đó, cần phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn.
Cùng với việc chú trọng nhiệm vụ xây dựng các thiết
chê văn hoá như hệ thống giáo dục, hệ thống thư viện, bảo
tàng, rạp hát, rạp chiếu bóng, V.V., V.I.Lênin đặc biệt quan
tâm đến đội ngũ cán bộ trí thức - cột trụ của nền văn hoá
mới. Người yêu cầu chính quyền Xôviết phải có chính sách
đãi ngộ thích đáng để họ có thể cống hiến được tốt nhất.
Đồng thòi, Người cũng đề nghị cắt giảm các khoản chi phí,
giảm biên chê ở các bộ phận khác để đầu tư cho giáo dục
và đảm bảo những điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh
th ần cho các nhà bác học, những nhà khoa học tự nhiên và
xã hội, những nhà hoạt động văn hoá, nghệ thuật. Người
cho rằng, đó là chính sách tốt nhất, là cách kinh doanh
tiết kiệm nhất.
Như đã nêu, trong quan niệm của V.I.Lênin, văn hóa
là sự nghiệp của Đảng và vì vậy cũng do Đảng lãnh đạo.
Đó là vấn để m ang tính nguyên tắc mà V.I.Lênin đã rất
chú trọng. Người đã chỉ ra phương thức lãnh đạo của
Đảng đối vối vãn hóa văn nghệ. Đảng lãnh đạo bằng việc
định hướng cho sự phát triển của nền văn hóa và kiểm
soát hướng đi đó. Người viết: “Giai cấp vô sản xã hội chủ
nghĩa có tổ chức phải theo dõi tấ t cả những công tác đó,
kiểm soát toàn bộ công tác đó, mang nguồn nhựa sống của
15
sự nghiệp đầy sức sông của giai cấp vô sản trong toàn bộ
công tác đó’”. Phương thức này là hoàn toàn cần thiết dối
với việc lãnh đạo văn hóa văn nghệ chừng nào xã hội còn
có giai cấp, vì rằng nó đảm bảo cho công tác vàn hóa văn
nghệ đi đúng hướng, phục vụ cho sự nghiệp của giai cấp
vô sản. Qua phương thức kiểm soát, Đảng sẽ tẩy sạch
những phần tử lợi dụng chiêu bài Đảng để chống Đảng, về
điều này, V.I.Lênin có viết rằng Đảng là một khm tự nguyện,
nếu như nó không tẩy sạch khỏi bản thân nó những đảng
viên tuyên truyền quan điểm chống Đảng, thì nó sẽ không
tránh khỏi tan rã về tư tưởng, sau sẽ tan rã cả về vật chất.
Trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay ở nước ta,
nhiều luồng tư tưởng có thể thẩm thấu vào qua đường giao
lưu văn hóa, nếu không có sự định hưống và kiểm soát của
Đảng đối vói văn hóa văn nghệ thì điều mà V.I.Lênin đã
cảnh báo ở trên sẽ là một nguy cơ thực sự.
Cùng với sự định hưống.theo dõi, kiểm soát toàn bộ
công tác văn hóa ván nghệ, Đảng còn phải đảm bảo tự do
dân chủ, tự do sáng tác. Đó cũng là điều mang tính
nguyên tắc, không thể thiếu trong phương thức lãnh đạo
của Đảng. Theo V.I.Lênin, trong sự nghiệp đó tuyệt đối
phải đảm bảo phạm vi hết sức rộng rãi cho sáng kiến cá
nhân, cho khuynh hướng cá nhân, cho tư tưỏng và sức
tưởng tượng, cho hình thức và nội dung. Với phương thức
lãnh đạo này, văn hóa văn nghệ sẽ phát triển phong phú.
đa dạng, tránh được sự rập khuôn, máy móc. Mỗi cá
1. V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, 2005, t.l2, tr. 124.
16
nhân được quyền tự do viết và nói tấ t cả những điều họ
muốn, không có một chút hạn chế nào. V.I.Lênin đã luu ý
đên văn học với tính cách là một hình thái ý thức đặc
thù. Người nhắc nhỏ trong văn nghệ cần trán h khuynh
hướng giản đơn hóa và can thiệp vào nội dung sáng tác.
Sáng tác văn học là một hoạt động m ang nhiều tính sáng
tạo phong phú do sự quyết định của th ế giối quan, của
vô"n sông, của tài năng nghệ thuật. Đó không đơn thuần
là lĩnh vực lý trí, m à còn là hoạt động tình cảm do sự
rung động sâu xa của tâm hồn và trái tim . Do đó, trong
lãnh đạo văn học, nghệ th u ậ t cần phải đánh giá và trân
trọng đúng mức phần sáng tạo chủ quan, không thể áp
dụng mệnh lệnh hành chính và máy móc rập khuôn như
một sô" hoạt động khác. Cũng chính vì thê V.I.Lênin cũng
nhìn thấy được tính chất phức tạp trong công tác lãnh
đạo văn học, nghệ thuật. Tuy nhiên, Người vẫn khẳng
định nguyên tắc tính Đảng trong văn học, nghệ thuật.
Theo Người, nguyên tắc này không hề m âu thuẫn với tự
do sáng tác, tự do sáng tạo trong văn học, nghệ thuật.
Nguyên tắc ấy không trói buộc nội dung, chủ đề của các
tác phẩm nghệ thuật, mà chủ yếu được nhấn m ạnh vào
m ặt tổ chức và đường lối, nhằm phục vụ lợi ích của giai
cấp vô sản và sự nghiệp của Đảng.
Q uán triệt tư tưởng của V.I.Lênin về sự lãnh đạo của
Đảng đối với văn hóa văn nghệ trong điều kiện đẩy m ạnh
công nghiệp hóa. hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế,
Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã định hưống
phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội gắn
9ẬIHỌCTHẮIÍIGmỀN 17
liền vối nhiệm vụ phát triển kinh tế và xây dựng Đảng.
Đảng đã chủ trUđng: “làm cho văn hóa thấm sâu vào từng
khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá
trị mới của con người Việt Nam, kê thừa các giá trị truyền
thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài
người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại.
Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính
trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân” Đặc biệt, Đảng đã
coi trọng việc nâng cao văn hóa lãnh đạo và quản lý, văn
hóa trong kinh doanh và văn hóa trong nhân cách của
thanh thiếu niên, chống những hiện tượng phản văn hóa,
phi văn hóa. Đồng thòi, Đảng ta cũng chủ trưdng bảo đảm
tự do, dân chủ cho mọi hoạt động sáng tạo văn hóa, ván
học nghệ thuật đi đôi vối phát huy trách nhiệm công dân
của văn nghệ sĩ. Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16-6-2008
của Bộ Chính trị khóa X về Tiếp tục xây dựng và phát
triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới là sự quan tâm
đặc biệt của Đảng đốì vối lĩnh vực này. Nghị quyết số 23
của Bộ Chính trị dành riêng cho văn học, nghệ thuật, tập
trung trong 5 hoạt động cốt lõi, quan trọng là sáng tác; lý
luận, phê bình; sản xuất, công bô, trình diễn, sử dụng,
truyền bá các tác phẩm (bao gồm cả giao lưu, hỢp tác trên
lĩnh vực văn học, nghệ thuật); đội ngũ và công tác đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ hoạt động văn học, nghệ thuật; công tác
lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, tổ chức, đầu tư, tài trỢ đối với
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toán
quốc lần thứX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 213.
18
^ A * A
t i l i . / : . ỉ I
hoạt động văn học, nghệ thuật. Quan điểm chỉ đạo của Bộ
Chính trị nhấn m ạnh phải phát triển sâu rộng văn nghệ
quần chúng, đồng thòi với tập trung xây dựng, phát triển
văn học, nghệ th u ật chuyên nghiệp; tiếp tục mỏ rộng hỢp
tác quốc tế, tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa
học, tiến bộ của nưốc ngoài. Để văn học, nghệ th u ậ t phát
triển đúng định hướng và những quan điểm chỉ đạo của
Đảng, việc cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa lâu dài đó là
quan tâm phát hiện, bồi dưỡng, quý trọng và phát huy các
tài năng văn học, nghệ thuật. Nghị quyết chỉ rõ đó là
trách nhiệm của toàn xã hội, mà trước hết là của Đảng,
của Nhà nước và của các tổ chức trong hệ thốhg chính trị
các cấp. Chính sách trọng dụng các tài năng văn hóa,
chăm lo đời sông vật chất và tinh thần của văn nghệ sĩ,
đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các thiết chê
văn hóa, đổi mối và tăng cường quản lý nhà nước trong
lĩnh vực văn hóa - thông tin sẽ góp phần đưa nghị quyết
của Đảng đi vào cuộc sống.
Như vậy, những định hưóng và sự lãnh đạo của Đảng
đối với xây dựng và phát triển văn hóa ở nước ta cho thấy
rằng, tư tưởng của V.I.Lênin vể sự lãnh đạo của Đảng đối
vối văn hóa văn nghệ cho đến nay vẫn tràn đầy sức sống,
hòa cùng với hơi thở của thòi đại.
19
TÌM HIỂU
QUAN ĐIỂM Củ a C.MÁC, PH.ĂNGGHEN
VÀV.I.LÊNIN
VỀ VĂN HÓA LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ
Xã hội càng phát triển người ta càng nói nhiều hơn
đến văn hóa, văn minh. Văn hóa biểu hiện trong mọi lĩnh
vực hoạt động của con người, kết tinh ở những giá trị mà
con người tạo ra. Gần đây người ta bàn nhiều đến văn hóa
lãnh đạo và quản lý, điều đó cho thấy rằng văn hóa trong
hoạt động lãnh đạo và quản lý đã có những bước tiến và
ngày càng có vai trò quan trọng. Để hiểu rõ hơn về văn
hóa lãnh đạo và quản lý, trong phạm vi chuyên để này
chúng tôi chỉ đề cập đến quan điểm của các nhà sáng lập
ra chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề này.
Thực ra thuật ngữ “văn hóa lãnh đạo và quản lý” là
một thuật ngữ mới, do đó nó chưa được sử dụng trong các
tác phẩm của C.Mác, Ph.Ángghen và V.I.Lênin. Do vậy
muốh hiểu quan điểm của các ông về vấn đề này phải hiểu
cái cốt lõi bản chất của nó, chứ không thể bám theo từng
câu chữ. ở đây cách tiếp cận của chúng tôi là đi theo từng
khía cạnh của vấn để để phân tích và tổng hỢp lại.
20
1. Khái niệm văn hóa lãnh đạo và quản lý
Để đưa ra khái niệm văn hóa lãnh đạo và quản lý theo
quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, trước hết
cần đi từ quan niệm của các ông về lãnh đạo và quản lý.
Trong thư gửi Pôn Laphácgơ ở M adrít, ngày 30 tháng
Chạp 1871, Ph.Ảngghen có viết: “Không một hoạt động
chung nào có thể có được nếu không áp đặt cho một sô'
người ý chí của người khác, nghĩa là nếu không có uy
quyền. Dù đó là ý chí của đa số người biểu quyết, hay là
của một ủy ban lãnh đạo, hay của một người - thì đó luôn
luôn sẽ là ý chí áp đặt cho những người có tư tưởng khác;
nhưng nếu không có ý chí thốhg nhất và chỉ đạo đó thì sẽ
không có bất cứ lao động chung nào. Thử bắt một công
xưởng lốn nào của Bácxêlôna làm việc m à không có sự
lãnh đạo, nghĩa là không có quyển uy xem nào!”^
Phân tích ý kiến trên của Ph.Ảngghen có thể hiểu
rằng, theo ông, lãnh đạo là nắm quyền lực, là sự chỉ đạo,
là việc đề ra ý chí của m ình và áp đặt cho ngưòi khác.
Đồng thời, chủ thể của hoạt động lãnh đạo có thể là một tổ
chức hoặc một cá nhân.
Khi nghiên cứu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, n h ất
là vê phân công lao động xã hội, C.Mác có đề cập nhiều
đến hoạt động quản lý. C.Mác viết; “Tất cả mọi lao động
xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên
1. C.Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1997, t.33, tr.496.
21
quy mô tương đối lón, thì ít nhiều cũng cần đến một sự
chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực
hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động
của toàn bộ cơ thể sản xuất khác vối sự vận động của
những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ
cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì
cần phải có nhạc trưởng. Các chức năng chỉ đạo, giám
sát và điều hòa ấy trở thành những chức năng của tư
bản, khi lao động phụ thuộc vào tư bản đó trở thành lao
động hiệp tác”
Ý kiến trên của C.Mác cho thấy bản chất của quản lý
là thực thi quyền lực thông qua các chức năng chỉ đạo,
giám sát, điểu khiển. Ph.Ãngghen cũng cho rằng quản lý
có tính chất hai mặt: Một mặt, nó là một quá trình lao
động xã hội. Mặt khác, nó mang tính chuyên chế, hành
chính, mệnh lệnh.
Nếu như C.Mác và Ph.Ảngghen chỉ đưa ra những ý
kiến bày tỏ cách hiểu của mình về lãnh đạo và quản lý chứ
chưa đưa ra một khái niệm rõ rệt, thì V.I.Lênin quan niệm
rằng, lãnh đạo là chỉ dẫn, là điều khiển, là ra lệnh và đi
trưốc . Tuy nhiên, theo khái niệm này thì nội hàm của nó
bao gồm cả nghĩa quản lý mà C.Mác và Ph.Ángghen đã
nêu. Và như vậy thì dễ dẫn tói chỗ đồng nhất giữa lãnh
đạo và quản lý. Dĩ nhiên, đây là hai phương diện hoạt
động gắn kết với nhau, khó phân biệt rạch ròi. Song, vê
1. C.Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tập, Sđd. 2002, t.23, tr.480.
22
m ặt khoa học cũng cần nhận diện đúng bản chất của từng
loại hoạt động. Phân tích định nghĩa trên của V.I.Lênin,
chúng tôi cho rằng nếu nói lãnh đạo là chỉ dẫn và đi trước
thì điểu đó hoàn toàn đúng với ý kiến của C.Mác và
Ph.Ảngghen, nghĩa là định hướng và đề ra ý chí để mọi
người tu ân theo. Còn chức năng điều khiển và ra lệnh
mang tính chất hành chính, m ệnh lệnh thì gắn với phương
diện quản lý mối đúng với ý kiến của C.Mác và
Ph.Ăngghen. Việc thống nhất với quan niệm như vậy là
hết sức cần thiết đối với hoạt động thực tiễn nhằm trán h
sự chồng chéo và ôm đồm giữa hai phương diện hoạt động
lãnh đạo và quản lý.
Nếu văn hóa là toàn bộ những giá trị mà nhân loại tạo
ra và được biểu hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của con
người thì khi nói đến văn hóa lãnh đạo và quản lý, chúng
ta hiểu rằng đó là toàn hộ những giá trị m à con người tạo
ra trong hoạt động lãnh đạo và quản lý. N hững giá trị đó
đưỢc biểu hiện ở tri thức và kinh nghiệm về lãnh đạo và
quản lý, đồng thời củng được biểu hiện ở những kết quả
của hoạt động lãnh đạo và quản lý m à các chủ th ể lãnh
đạo và quản lý tạo ra.
Xung quanh khái niệm văn hóa lãnh đạo và quản lý,
hiện nay còn có những ý kiến khác nhau. Có người đồng
nh ất văn hóa lãnh đạo và quản lý với văn hóa chính trị.
Có người đồng nhất nó với văn hóa Đảng. Tuy nhiên, nếu
dựa vào quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác - Lênin, thì những ý kiến nói trên cũng có cơ sỏ
nhưng không hoàn toàn đúng. Đối với loại ý kiến thứ nhất,
23
cơ sở của nó là ở chỗ, lãnh đạo và quản lý đều thuộc vê
phương diện chính trị - nắm quyền lực và sử dụng quyển
lực. Tuy nhiên, ý kiến này không hoàn toàn đúng là vì
khái niệm chính trị rộng lớn hơn khái niệm lãnh đạo và
quản lý. Do đó, theo chúng tôi không nên đồng nhất khái
niệm văn hóa lãnh đạo và quản lý với văn hóa chính trị.
Hơn nữa, thuật ngữ văn hóa chính trị đã đưỢc V.I.Lênin
sử dụng, còn thuật ngữ văn hóa lãnh đạo và quản lý chưa
được ông sử dụng lần nào. Có thể lấy ví dụ vể thuật ngữ
văn hóa chính trị mà V.I.Lênin đã sử dụng như sau;
“Mục đích của văn hóa chính trị, của nền giáo dục chính
trị là đào tạo nên những người cộng sản chân chính, có
khả năng thắng đưỢc sự dối trá và các thiên kiến và có
khả năng giúp đỡ quần chúng lao động thắng được chế độ
cũ và xây dựng được một nhà nước không có bọn tư bản,
bọn bóc lột và bọn địa chủ”
Đối với loại ý kiến thứ hai, cơ sỏ của nó là ở chỗ
Đảng là một chủ thể lãnh đạo, do đó khi nói đến văn hóa
lãnh đạo, người ta đồng nhất vói văn hóa Đảng. Tuy
nhiên, sự không chính xác là ở chỗ, ỏ đây khái niệm văn
hóa lãnh đạo và quản lý bao hàm cả hai phương diện
lãnh đạo và quản lý, chứ không chỉ có lãnh đạo. Hơn
nữa, Đảng chỉ là một chủ thể lãnh đạo, một tổ chức chứ
không phải một cá nhân. Trong khi đó, các nhà kinh
điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, chủ thể lãnh
đạo và quản lý có thể là một tổ chức hoặc một cá nhân.
1. V.I.Lênin; Toàn tập, Sđd, 2006, t.41, tr.479.
24
Từ những kiến giải nói trên, theo chúng tôi nên coi
khái niệm văn hóa lãnh đạo và quản lý là một khái niệm
mới riêng biệt.
2. Những nội dung của ván hóa lãnh đạo và
quản lý
Trên cd sở khái niệm văn hóa lãnh đạo và quản lý, có
thể xác định cấu trúc của nó bao gồm: văn hóa trong lãnh
đạo, văn hóa trong quản lý.
N hư đã nêu, lãnh đạo là chỉ đạo, định hướng, đê ra
ý chí áp đặt cho người khác. Do đó nội dung của văn
hóa lãnh đạo biểu hiện ở nhận thức, hành vi của các
chủ th ể lãnh đạo và kết quả m à họ tạo ra trong hoạt
động lãnh đạo.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cho
rằng, những người lãnh đạo là những người có uy tín nhất,
có ảnh hưởng nhất, có tri thức rộng nhất và sâu nhất về
thực tiễn, có nhiều kinh nghiệm công tác ở lĩnh vực lãnh
đạo, có đầy đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực,
phong cách ngang tầm nhiệm vụ. N hận thức và hành vi
của các chủ thể lãnh đạo trong quá trình chỉ đạo, để ra
chủ trương trực tiếp đến kết quả hoạt động lãnh đạo. Do
đó, dù chủ thể lãnh đạo là cá nhân hay một Đảng thì về
m ặt nhận thức họ đều phải có lý luận. C.Mác cho rằng:
trách nhiệm của những người lãnh đạo là phải học tập
ngày càng nhiều hơn về tấ t cả các vấn đề lý luận.
V.I.Lênin cũng khẳng định; “Chỉ đảng nào được một lý
luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn
25
vai trò chiến sĩ tiền phong”^. Sự am hiểu vể lý luận và thực
tiễn sẽ giúp cho chủ thể lãnh đạo có được sự nhạy cảm về
mặt chính trị. Theo V.I.Lênin, khi mà chính trị đòi hỏi
một sự chuyển biến kiên quyết, một sự mềm dẻo và một
bưốc quá độ khéo léo thì những người lãnh đạo phải hiểu
được điều ấy. Đó là một biểu hiện của văn hóa lãnh đạo.
Những chủ thể lãnh đạo mà các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác - Lênin đề cập đến trong các tác phẩm của
mình chủ yếu là những người cộng sản và Đảng vô sản. Do
đó nhận thức của họ vể việc đề ra các chủ trương, đường
lối, định hướng sách lược... phải vì lợi ích của giai cấp công
nhân và quần chúng nhân dân lao động. Tuy nhiên, ván
hóa lãnh đạo không chỉ biểu hiện ở nhận thức mà còn biểu
hiện ở hành vi của chủ thể lãnh đạo. V.I.Lênin cho rằng:
những người lãnh đạo phải biết vạch ra đúng lúc một
cương lĩnh hành động tích cực. Để có định hưống đúng, họ
phải thẳng thắn, công khai các chính sách, chủ trương của
mình, tổ chức thảo luận về sách lược, biện pháp... trong
quần chúng, ông viết: “Thực ra, chính những cuộc thảo
luận sôi nổi đó đang góp phần lôi cuốh tất cả công nhân,
dạy cho họ biết xem xét từ mọi mặt chính sách của mình,
chính sách của công nhân, định ra một đường lôi giai cấp
vững vàng, rõ ràng và xác định cho phong trào”^. Để đưa
ra các biện pháp khả thi, người lãnh đạo phải chú ý đến
kinh nghiệm thực tiễn, loại bỏ những cái không phù hợp,
1. V.I.Lênin; Toàn tập, Sđd, 2005, t.6, tr.32.
2 V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, 2005, t.25, tr.l73.
26
chắt lọc những cái có giá trị. H ành vi văn hóa trong lãnh
đạo còn là biết thành thực thừa nhận một sai lầm chính
trị đã phạm phải để sửa chữa. V.I.Lênin đã nêu rõ: “Công
khai và thành thực thú nhận sai lầm chính trị của mình,
bản thân việc đó đã là một hành vi chính trị lớn rồi”^
Chính hành vi như vậy sẽ tạo được niềm tin của quần
chúng đốì vói chủ thể lãnh đạo và đồng thòi giúp họ sáng
suốt hơn trong việc đề ra các kế hoạch, chủ trương để
tránh những sai lầm có thể phạm phải.
Đối vối một Đảng lãnh đạo, thì hành vi văn hóa như
vậy trong việc đề ra chủ trương, chính sách lại càng quan
trọng và cần thiết. Nó chứng tỏ bản lĩnh chính trị của
Đảng, dám thừa nhận và sửa chữa những sai lầm để đi
đến quyết sách đúng đắn.
Để có thể đưa ra các chính sách đáp ứng lợi ích của
quần chúng, V.I.Lênin cho rằng, người lãnh đạo cần phải:
“Lỉển hệ với quần chúng.
Sông trong lòng quần chúng.
Biết tâm trạng quần chúng.
Biết tất cả.
Hiểu quần chúng.
Biết đến vói quần chúng.
Giành được lòng tin tuyệt đối của quần chúng.
N hững người lãnh đạo không được tách ròi khỏi
quần chúng bị lãnh đạo, đội tiên phong không được tách
1. V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd. 2006, t.37, tr.225.
27
ròi khỏi toàn bộ đội quân lao động”'. Trên cơ sở quan hệ
gắn bó mật thiết với quần chúng, nắm chắc những vấn
đề thực tiễn và vận dụng tri thức lý luận của mình,
đồng thòi tập hỢp sức mạnh lý luận của mọi người, chủ
thể lãnh đạo mới xây dựng đưỢc những chiến lược, sách
lược chỉ đạo hỢp lý.
Khi nói vê hành vi của người lãnh đạo, V.I.Lênĩn còn
dạy rằng một người lãnh đạo chính trị không những phải
chịu trách nhiệm về cách mình lãnh đạo, mà còn phải chịu
trách nhiệm về hành động của những người dưới quyển
mình nữa. Đôi khi người lãnh đạo không biết những hành
động đó, thường là không muốn cho những hành động đó
xảy ra, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về những hành
động đó. Điểu đó thuộc về nguyên tắc trong hoạt động lãnh
đạo. Nếu không thực hiện như vậy thì có tình trạng trốn
tránh và đùn đẩy trách nhiệm, gây hậu quả xấu.
Nếu hoạt động lãnh đạo là sự định hướng và chỉ đạo,
để ra ý chí áp đặt cho người khác, thì kết quả của nó phải
là những chủ trương, đường lối, chính sách, kế hoạch,
chiến lược, sách lược... mang tính định hướng, chỉ đạo hoạt
động thực tiễn. Những giá trị mà hoạt động lãnh đạo tạo
ra chính là biểu hiện ở những kết quả đó.
Khi nói về sự lãnh đạo của những người cộng sản,
V.I.Lênin có viết: “Họ chỉ có thể lãnh đạo nhân dân đi theo
con đường của mình với điểu kiện là họ vạch ra được con
đường đó cho đúng, không những chỉ đúng theo hướng đi
1. V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, 2006, t.44, tr.608.
28
của lịch sử th ế giói mà thôi”^ Như vậy, đường lối đúng là
kết quả của quá trình hoạch định của những người lãnh
đạo. Đối với một đảng lãnh đạo, đường lối của nó biểu hiện
ở cương lĩnh, do đó văn hóa lãnh đạo của Đảng biểu hiện ở
chỗ nó phải có cương lĩnh tích cực, đúng đắn và linh hoạt,
cũng như các nghị quyết để thực hiện cương lĩnh ấy. Trong
bài Phong trào công nhân ở Mỹ. Lời tựa viết cho lần xuât
bản ở M ỹ tác phẩm “Tinh cảnh của giai cấp lao động ở
Anh", Ph.Ảngghen đã nêu rõ: “Một đảng mói phải có một
cương lĩnh tích cực nh ất định, một cương lĩnh mà những
chi tiết của nó có thể thay đổi theo hoàn cảnh và tùy theo
sự phát triển của chính bản thân đảng đó, nhưng bao giờ
cũng phải là một cương lĩnh mà bất cứ lúc nào toàn đảng
cũng đều phải nhất trí tán thành nó. Chừng nào cương
lĩnh ấy vẫn còn chưa được thảo ra hoặc chỉ ở hình thức
phôi thai, thì chừng ấy đảng cũng chỉ tồn tại ỏ dưới dạng
phôi thai mà thôi”^.
Những kết quả hoạt động lãnh đạo thể hiện dưối các
hình thức văn bản ấy sẽ cho thấy sự sáng suốt, đúng đắn
hay sự thiển cận và sai lầm của chủ thể lãnh đạo trong
việc đề ra chủ trương, đường lổi của mình. Do đó, đánh giá
văn hóa lãnh đạo cũng cần căn cứ vào những văn bản ấy
như là kết quả của nhận thức và hành vi lãnh đạo.
Tuy nhiên, một nội dung quan trọng trong hoạt
động lãnh đạo còn là “áp đặt được ý chí của chủ thể lãnh
1. V.I.Lênin: Toàn tặp, Sđd, 2006, t.45, tr.ll7.
2. C.Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tập, Sđd, t.21, tr.494
29
đạo” cho khách thể của lãnh đạo, chứ không phải chì là
việc đề ra ý chí. Những chủ trương, đường lôi, chiên
lược, sách lược dù có đúng đắn đến đâu nhưng không
được ủng hộ hưởng ứng và thực hiện thì những cương
lĩnh văn kiện, nghị quyết thể hiện chúng chỉ là mó giấy
lộn mà thôi! Do đó, văn hóa lãnh đạo còn thể hiện ở
nhận thức, hành vi của chủ thể lãnh đạo trong việc thực
hiện nội dung này cũng như kết quả của quá trình đó.
Đối vối chủ thể lãnh đạo là Đảng, V.I.Lênin viết;
“Nhiệm vụ thứ nhất của bất cứ một chính đảng nào có
trọng trách đối với tương lai là thuyết phục cho đa số
nhân dân thấy được sự đúng đắn của cương lĩnh và sách
lược của mình”*. Đồng thời vối việc tuyên truyền chiến
lược, sách lược của mình, Đảng phải biết đoàn kết nhân
dân thực hiện các nghị quyết của Đảng. Theo V.I.Lênin,
kết quả của quá trình đó phải là: “đa sô' những công
nhân giác ngộ đoàn kết lại, nhất trí vối những nghị
quyết ấy và có ý chí thông nhất để thực hiện những nghị
quyết ấy một cách trung thực”^.
Nếu như đặc trưng của nội dung văn hóa lãnh đạo là
những nhận thức, hành vi, kết quả của chủ thể lãnh đạo
trong quá trình đề ra và “áp đặt” định hưóng, đường lối,
chủ trương, chính sách của mình cho khách thể lãnh đạo,
thì nội dung của văn hóa quản lý lại thiên về văn hóa hành
chính, tức là nhận thức, hành vi và kết quả của chủ thể
1. V.I.Lênin; Toàn tập, Sđd, 2006, t.36, tr.208.
2. V.I.Lênin: Toàn tạp, Sđd, 2005, t.24, tr.l03.
30
quản lý trong tổ chức điều khiển việc thực hiện những định
hướng, đường lối, chủ trương nói trên. Theo các nhà kinh
điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, những chủ thể quản lý là
những cơ quan hay những cá nhân có chức năng thực thi
quyền lực nhà nưóc. Trong tác phẩm Góp phần phê phán
triết học pháp quyền của Hêghen, C.Mác cho rằng: “khi
những cá nhân là những người m ang những chức năng và
quyền lực nhà nước thì những cá nhân đó phải được xem
xét căn cứ theo phẩm chất xã hội của họ, chứ không phải
căn cứ theo phẩm chất tư nhân của họ”'. Những phẩm chất
đó là lòng trung thành vối sự nghiệp, vối chính quyền, có
trình độ tri thức khoa học, có uy tín chuyên môn, am hiểu
thực tiễn, có năng lực tổ chức. Đặc biệt trong văn hóa quản
lý thì tri thức về quản lý là hết sức quan trọng. V.I.Lênin
viết: “Muốh quản lý và tổ chức nhà nưóc, thì chúng ta phải
có những người biết kỹ thuật quản lý, có kinh nghiệm trong
việc quản lý kinh tê và quản lý nhà nưốc”^. Để có được tri
thức ấy, các chủ thể quản lý phải trải qua học tập và rèn
luyện từ sách vở và thực tiễn. Thái độ đối vối tri thức và
kinh nghiệm quản lý cũng là biểu hiện của văn hóa quản
lý. V.I.Lênin đã dạy rằng, những yếu tô" đó không tự nhiên
có, mà phải trải qua đào tạo, bồi dưỡng, tự rèn luyện, qua
trường học thực tiễn, và chỉ qua con đường đó mới có thể trở
thành những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, chủ chốt của
Đảng và Nhà nước được.
1. C.Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tập, Sđd, t.l, tr.337.
2. V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, 2006, t.40, tr.294.
31
Hoạt động quản lý là một quá trình bao gồm nhiều
chuỗi hành vi và thao tác, từ ban hành các văn bàn và
quyết định quản lý đến ra mệnh lệnh, điểu khiển, kiểm
tra, giám sát... Do đó, tấ t cả những hành vi, thao tác của
các chủ thể quản lý trong quá trình đó đểu thể hiện vàn
hóa quản lý. Văn hóa trong ban hành các văn bản, quyét
định quản lý thể hiện ở chỗ các chủ thể quản lý phải
đảm bảo đúng những nguyên tắc, quy trình, thủ tục, ban
hành văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời các chủ
thể quản lý biết vận dụng tri thức và kinh nghiệm của
mình kết hỢp với trí tuệ của những ngưòi khác để đưa ra
những quyết định phù hỢp vối tình hình thực tiễn.
V.I.Lênin cũng cho rằng, trong tổ chức thực thi nhiệm
vụ, người quản lý cần coi trọng tính hiệu quả. Khi chỉ
cần một lòi nói mà giải quyết được công việc dứt điểm,
thì người quản lý phải quyết đoán, chứ không cần đến
một cuộc họp hoặc một cuộc biểu quyết mang tính hình
thức. Văn hóa quản lý thể hiện ở sự linh hoạt trong việc
sử dụng các phưdng pháp quản lý và giải quyết nhiệm
vụ. V.I.Lênin nêu rõ: “Khi tình hình đã thay đổi và
chúng ta phải giải quyết những nhiệm vụ thuộc loại
khác, thì không nên nhìn lại đằng sau và sử dụng những
phương pháp của ngày hôm qua”^ Trong hoạt động quản
lý, việc kiểm tra đánh giá người thực thi nhiệm vụ cũng
thể hiện văn hóa của chủ thể quản lý. Bỏi vì, muôn đánh
1. V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, 2006, t.44, tr.398.
32
giá chính xác thì người quản lý phải am hiểu công việc
chuyên môn và tình hình thực tế, đồng thời cũng cần có
cái “tâm ” nữa. V.I.Lênin viết: “Xác định những ngưòi có
lỗi và nói chung phải truy xét chính xác trường hỢp này
để, một là quy được trách nhiệm , hai là - và đây cũng là
điểu chủ yếu - để thi hành những biện pháp thực tế
nhằm làm sao cho hiện tượng tương tự không th ể tái
diễn được nữa” Theo V.I.Lênin, văn hóa quản lý còn thể
hiện ở thái độ chống lại bệnh giấy tò và nạn hốì lộ. Căn
bệnh ấy là một ung nhọt m à không thể dùng một thắng
lợi quân sự hay một cải cách chính trị nào để chữa khỏi
được. Chỉ có nâng trìn h độ văn hóa lên mới có thể chữa
được ung nhọt ấy.
Một đặc điểm nữa của văn hóa trong quản lý là chủ
thể quản lý phải thực hiện đúng chức năng, thẩm quyền
của m ình, không được lạm quyền, nhất là đốì với những
người tập trung trong tay m ình quyền hạn lốn. V.I.Lênin
đã từng không yên tâm về X talin ở chính điểm đó.
Người viết: “Đồng chí X talin, sau khi trở th àn h Tổng Bí
thư, đã tập tru n g trong tay m ình quyền hạn rộng lốn và
tôi không chắc rằng đồng chí ấy lúc nào cũng biết sử
dụng quyền hạn ấy một cách th ận trọng đúng mức”^.
Việc lạm quyển sẽ dẫn tới những hành vi th ái quá trong
quản lý, gây hậu quả tai hại. Phê phán phong cách thô
1. V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, 2005, t.39, tr.l29.
2. V.I.Lênin; Toàn tập, Sđd, 2006, t .45, tr.395.
33
bạo của Xtalin, V.I.Lênin đã yêu cầu người lãnh đạo.
quản lý phải có thái độ khoan dung, từ tốn, lịch thiệp và
quan tâm đến mọi người.
Một nội dung của văn hóa lãnh đạo và quản lý là văn
hóa trong sử dụng người. V.I.Lênin quan niệm rằng lãnh
đạo chính trị là do con người thực hiện và bằng cách phân
phối lực lượng. Do đó theo ông, biết lãnh đạo tức là biết đặt
người cho đúng chỗ. Văn hóa lãnh đạo và quản lý biểu hiện
ở nghệ thuật dùng người. C.Mác và Ph.Ảngghen khuyên
cần phải biết đặt người thích đáng ở vị trí thích đáng. Để
tìm đưỢc những người thích đáng ấy, các chủ thể lãnh đạo,
quản lý phải tổ chức lựa chọn một cách khoa học và thận
trọng. V.I.Lênin cho rằng, việc lựa chọn cán bộ phải được tổ
chức rộng rãi, có kế hoạch, thường xuyên và công khai theo
những tiêu chuẩn đặt ra trong mọi lĩnh vực chuyên môn.
Đồng thòi với việc lựa chọn, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ, cần
phải đánh giá lại các cán bộ lãnh đạo, phân bố lại các cán
bộ lãnh đạo khi họ không thể thích ứng được với nhiệm vụ
mói. Việc đánh giá cán bộ cần tiến hành theo định kỳ và
đảm bảo sự khách quan, công tâm.
Thái độ đối với các chức vụ lãnh đạo và quản lý cũng
thể hiện văn hóa trong lãnh đạo và quản lý. Có những
người ham muốn các chức vụ lãnh đạo để được hưởng đặc
quyền, đặc lợi, do đó bằng mọi cách chạy chọt để đoạt được
các chức vụ ấy. C.Mác và Ph.Ảngghen đã lưu ý đến điểu đó
và dạy rằng cần phải có chế độ chính sách đốì với cán bộ
lãnh đạo và quản lý như thê nào đó để phòng ngừa tình
34
trạng chạy chọt chức vị và chủ nghĩa thăng quan phát tài.
Theo C.Mác, những người lãnh đạo, quản lý phải là đày tớ
của dân, không có đặc quyền, đặc lợi. Khi đã là đày tớ, thì
“đầy tó luôn luôn có thể bị bãi miễn... luôn luôn hành động
dưới sự kiểm soát của nhân dân”*. Thiết nghĩ rằng đó cũng
là một giá trị văn hóa trong lãnh đạo và quản lý mà chúng
ta cần tôn trọng.
3. Một số vấn để vể văn hóa lãnh đạo và quản lý
ở nước ta hiện nay
Tùy theo quan niệm về văn hóa lãnh đạo và quản lý
mà người ta có thể đưa ra những vấn đề khác nhau, ở
đây, dựa trên cơ sở quan niệm của các nhà kinh điển của
chủ nghĩa Mác - Lênin, đối chiếu với thực tiễn Việt Nam
hiện nay, chúng tôi có một sô"ý kiến như sau:
Những thành tựu qua gần 30 năm đổi mới của đất
nước là kết quả của những nỗ lực rấ t lớn của toàn Đảng,
toàn dân ta. Đồng thòi điều đó cũng chứng m inh rằng,
đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng là hoàn toàn
đúng đắn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của
N hà nưốc, mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội,
an ninh - quốc phòng đã có những bước phát triển đáng
kể. Chính vì vậy có thể nói văn hóa lãnh đạo và quản lý
cũng được nâng lên.
Tuy nhiên, thực tiễn gần 30 năm đổi mối của đất nưốc
cũng bộc lộ nhiều yếu kém và bất cập trong hoạt động
1. C.Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tập, Sđd, t.l7, tr.719.
35
lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nưâc ta. Điểu đó thể
hiện ở các điểm sau đây:
Một là, nhận thức của chủ thể lãnh đạo vể các lĩnh
vực hoạt động vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Chẳng hạn.
trong lĩnh vực kinh tế, chưa hình thành được một khung
lý luận vững chắc về thể chế kinh tê thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, chưa xác định được cụ thể tiêu
chí khi nưốc ta trở thành một nưốc công nghiệp để làm
đích hưống tối, chưa làm rõ các bưốc đi của cả quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên lĩnh vực hệ thống
chính trị, chưa có nhận thức đầy đủ vể vấn đề làm sao
để tránh chồng chéo cũng như tránh lạm quyển trong
hoạt động của các cơ quan nhà nưốc, vê cơ chê bảo đảm
quyển kiểm tra, giám sát của nhân dân đối vói hoạt
động của các cơ quan nhà nước. Nhận thức vê vai trò
kiểm tra, giám sát của M ặt trận, các đoàn thể chính trị
- xã hội cũng chưa thống nhất. Trên lĩnh vực văn hóa -
xã hội, nhận thức vể hội nhập văn hóa và giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc, vấn đề thị trường trong văn hóa -
giáo dục cũng chưa thống nhất. Tư duy về cơ chế quản
lý văn hóa, xã hội chậm được đổi mới. Trên lĩnh vực an
ninh, quốíc phòng, vấn đề mốì quan hệ giữa vai trò lãnh
đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối của Đảng và vai trò
quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực này còn chưa được
cụ thể hóa và quy chế hóa.
Hai là, về kết quả thực tiễn của hoạt động lãnh đạo
và quản lý, theo đánh giá tổng quát của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội lần
36
thứ XI thì: “Kinh tế p h át triển chưa bển vững, chất
lượng, hiệu quả, sức cạnh tra n h thấp; chuyển dịch cờ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
còn chậm ; các cân đối vĩ mô chưa th ậ t vững chắc; chế độ
phân phối còn nhiều b ất hỢp lý. N hững hạn chế, yếu
kém trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và
công nghệ, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường chậm
được khắc phục; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tội
phạm , tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức, lối sông... chưa
được ngăn chặn, đẩy lùi. Thể chê kinh tê thị trường,
chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là
những điểm yếu cản trở sự phát triển. Nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa và sức m ạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
chưa được ph át huy đầy đủ...”
Những yếu kém nói trên trong hoạt động lãnh đạo và
quản lý cả về m ặt nhận thức hoạch định chủ trương, chính
sách, chỉ đạo điều hành lẫn tổ chức thực hiện, cũng như sự
yếu kém về phẩm chất và năng lực của các chủ thể lãnh
đạo, quản lý đã được Đảng ta nghiêm khắc tự kiểm điểm.
Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI có
đoạn: “Ban Chấp hành Trung ương xin tự phê bình trước
Đại hội và trước nhân dân về những khuyết điểm, yếu
kém đã làm hạn chế những thành tựu lẽ ra có thể đạt
được nhiều hơn”^. Đồng thời vối việc tự phê bình, Đảng
1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lán thứ XI, Nxb.Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011,
tr.17-18, 180.
37
cũng thấy rõ vai trò của văn hóa lãnh đạo và quản lý. do
đó đã chủ trương “nâng cao văn hóa lãnh đạo và quản lý".
Để thực hiện chủ trương nói trên, theo chúng tôi, cần giải
quyết những vấn để sau đây:
N âng cao trình đô tri thức vê moi m ăt, đác biêt
là tri thức về lãnh đao và quản lý cho dội ngủ cán
bộ lãnh đao và quản lý.
Đây là vấn để hết sức quan trọng vì tri thức của các
chủ thể lãnh đạo và quản lý định hưống cho mọi hoạt động
của họ. Muôn đổi mới phương thức lãnh đạo hay cơ chẽ
quản lý thì cũng đểu do chính các chủ thể lãnh đạo và
quản lý đê ra và thực hiện. Việc hoạch định các chủ
trương, chính sách cũng như xử lý các tình huông phức
tạp trong hoạt động lãnh đạo và quản lý đều tùy thuộc vào
trình độ tri thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý.
Nói đến vấn để nâng cao trình độ tri thức ở đây là nói đến
hàm lượng trí tuệ thực sự chứ không nói đến trình độ xét
theo bằng câ'p. sở dĩ nói như vậy vì có một thực tế là khi
đánh giá văn hóa lãnh đạo và quản lý của chủ thể lãnh
đạo, quản lý, người ta thường xét theo bằng cấp, học hàm.
học vị của họ. Điều đó chưa hẳn đã đúng. Nhiều cán bộ có
học vị cao được đề bạt làm cán bộ lãnh đạo và quản lý, tuy
nhiên tri thức vê lãnh đạo và quản lý yếu kém, dẫn đến
hiệu quả lãnh đạo và quản lý của họ kém hơn nhiều so với
khi họ làm chuyên môn thuần túy. Từ đó cho thấy rằng,
kế cả cách sử dụng người như thê nào cho hỢp lý cũng phụ
thuộc vào trình độ tri thức của cán bộ lãnh đạo, quản lý.
38
R èn luyện p h ẩ m ch ất đạo đức cách m an g và lối
sống văn hóa cho đôi ngủ cán bô lãnh đao và quản lý.
Cùng vối vấn đề nâng cao trình độ tri thức về mọi m ặt
cho cán bộ lãnh đạo và quản lý, thì vấn đề rèn luyện phẩm
chất đạo đức cách m ạng và lốỉ sống văn hóa cũng được đặt
ra hết sức bức thiết nhằm nâng cao văn hóa lãnh đạo,
quản lý hiện nay. Do đó, trong văn kiện Đại hội X của
Đảng có nêu rõ: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực
lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nưốc”
Có thể cụ thể hóa những phẩm chất đạo đức và lốì
sống văn hóa của cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quan điểm
của những nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác - Lênin như
sau: Trung thành với sự nghiệp cách mạng, với lợi ích của
nhân dân lao động, không đặc quyền đặc lợi và kiên quyết
chống tham nhũng, công tâm , khách quan trong giải quyết
mọi vấn đề, có năng lực tổ chức thực tiễn, gắn bó với quần
chúng, quan tâm đến quần chúng, gương m ẫu trong công
tác và trong đòi sống, tác phong nhanh nhẹn, năng động
và linh hoạt, thái độ lịch thiệp, từ tốn và khoan dung. Đó
là những phẩm chất mà người cán bộ lãnh đạo, quản lý
cần rèn luyện, phấn đấu để có được. Để đạt được điều đó,
ngoài sự nỗ lực của mỗi cá nhân, cần có sự giáo dục
thường xuyên, liên tục của các tổ chức đảng, đoàn thể và
chính quyền.
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứXI, Sđd, tr.252.
39
Đ ổi m ài và hoàn th iện phương thức lãn h đao
của Đ ảng.
Vấn đề quyết định trong đổi mới phương thức lãnh đạo
của Đảng là thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.
thực hành và mở rộng dân chủ trong tổ chức và hoạt động
của Đảng.
Xây dựng hệ thốhg các quy chế về sự lãnh đạo của
Đảng ỏ các cấp, các ngành theo tinh thần: Đảng lãnh đạo
Nhà nưốc bằng cương lĩnh, đường lối, quan điểm, chù
trương, các nghị quyết, nguyên tắc giải quyết các vấn đề
lớn, có ý nghĩa chính trị quan trọng.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vối Nhà nưốc
trong việc thể chế hóa, cụ thể hóa đường lốì, quan điểm,
chủ trương, chính sách lớn của Đảng thành Hiến pháp,
pháp luật, kế hoạch, các chương trình, mục tiêu lốn của
Nhà nước. Đảng lãnh đạo nhưng không làm thay Nhà
nưốc và các tổ chức trong hệ thống chính trị. Đề phòng và
khắc phục khuynh hưống tổ chức đảng buông lỏng sự lãnh
đạo hoặc bao biện làm thay cũng như khuynh hưống các
cơ quan nhà nưốc thụ động, né tránh trách nhiệm.
Đảng kết hỢp chặt chẽ việc lãnh đạo và kiểm tra bộ
máy nhà nước thông qua tổ chức đảng và cá nhân đảng
viên hoạt động trong cơ quan nhà nước.
Tiếp tục đổi mới phong cách, lể lối làm việc của Đảng
theo hướng thực sự dân chủ, kỷ cương, thiết thực, sâu sát cơ
sở, sâu sát quần chúng, làm việc có chương trình, kế hoạch,
có trọng tâm, trọng điểm, nói đi đôi với làm. Đổi mới cách ra
nghị quyết, văn kiện và báo cáo phải ngắn gọn, thiết thực.
40
cụ thể, đổi mối và nâng cao chất lượng, hiệu quả của hội
nghị. Cấp ủy dành nhiều thời gian tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra,
tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ đạo hoạt động của
Nhà nước, M ặt trận và các đoàn thể nhân dân, xây dựng và
thực hiện chê độ báo cáo định kỳ.
N â n g cao hỉêu lưc qu ản lý nh à nước vê kỉn h tế,
xã hội.
Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nưốc, cần hoàn
thiện hệ thống thể chế, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, cán bộ, công chức, phương thức hoạt động, c ầ n xác
định rõ phạm vi và nội dung quản lý nhà nưốc về kinh tế,
xã hội phù hỢp với yêu cầu phát triển; chính phủ tập
trung vào việc hoạch định thể chế, chính sách, xây dựng
giải pháp, cải cách thủ tục hành chính, tạo lập môi trường
pháp lý thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, xã hội, nâng
cao năng lực và hiệu quả chỉ đạo thực hiện, kiểm tra,
thanh tra thực hiện thể chế.
Đổi mới chính sách cán bộ và công tác quản lý cán bộ,
xây dựng chê độ công vụ rõ ràng, minh bạch. Nghiên cứu
áp dụng cơ chê thủ trưởng cơ quan hành chính cấp trên,
bổ nhiệm chức danh người đứng đầu cơ quan hành chính
cấp dưối, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính.
Trên đây là một sô vấn đề liên quan trực tiếp đến các
chủ thể lãnh đạo và quản lý, đến hoạt động lãnh đạo và
quản lý ở nước ta hiện nay. Thiết nghĩ rằng, thực hiện tốt
những vấn đề nói trên sẽ góp phần nâng cao văn hóa lãnh
đạo và quản lý ở nưdc ta.
41
MỘT số QUAN ĐIỂM
CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN
VỀ VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
C.Mác và Ph.Ángghen không những nổi tiếng như
những nhà lý luận chính trị, nhà tư tưởng cách mạng của
giai cấp công nhân, mà các ông còn nổi tiếng trên các
phương diện khác như: triết học, khoa học tự nhiên, khoa
học lịch sử, khoa học quân sự, văn học nghệ thuật, V.V..
Trong bài viết này, chúng tôi đê cập đến một sô"ý kiến của
C.Mác và Ph.Ảngghen về văn học nghệ thuật.
Văn học nghệ thuật là lĩnh vực tinh tế, nhưng rát
nhạy cảm vì nó gắn chặt với mọi phương diện của đời sống
hiện thực của xã hội. Do đó, khi nghiên cứu lý luận cách
mạng để cải tạo thế giới, cải biến đòi sông xã hội của con
người, C.Mác và Ph.Ảngghen tất yếu để cập đến lĩnh VTỊC
văn học nghệ thuật. Những ý kiến của các ông về lĩnh VTỊC
này không nằm tập trung trong một tác phẩm riêng biệt,
mà được thể hiện rải rác ở nhiều tác phẩm. Do vậy, khi
tìm hiểu vấn đê này, cần xem xét một cách hệ thống trong
chỉnh thê các tác phẩm của các ông.
42
Trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng,
C.Mác và Ph.Ángghen đã chỉ rõ nguồn gốc của văn học
nghệ th u ật gắn vối nguồn gốc và sự phát triển của con
người. Văn học nghệ th u ật chỉ thực sự nảy sinh khi con
người đã phát triển đầy đủ về năng lực tư duy và cảm xúc
thẩm mỹ. Đây là một hoạt động tinh thần phong phú, một
sự sáng tạo mà con người có thể đem lại cho mình. Chính
quá trình lao động xã hội là quá trình làm phát triển và
hoàn thiện con người trên các m ặt tư duy, ngôn ngữ và cảm
xúc thẩm mỹ. Như vậy, sự ra đòi và phát triển của ván học
nghệ th u ật là một hiện tượng khách quan, gắn với trình độ
phát triển của xã hội, với những tiền đề cần thiết của nó.
Khẳng định văn học nghệ th u ậ t là một hình thái ý
thức xã hội nằm trong kiến trúc thượng tầng của xã hội,
C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, văn học nghệ th u ật chịu
sự tác động trực tiếp của những điều kiện xã hội, của cơ
sở kinh tế và các hình th ái ý thức xã hội khác, song nó
cũng có vai trò tác động trở lại đốì với tồn tại xã hội. Nói
vể vai trò, chức năng của văn học nghệ thuật, C.Mác và
Ph.Ăngghen có một số ý kiến sau đây:
Văn học nghệ th u ật có chức năng nhận thức, đó là
nguồn tri thức cho nhân loại. Trong Luận văn thi tốt
nghiệp trung học bằng tiếng Latinh, C.Mác cho rằng, sáng
tác của nhà văn “là nguồn mà hầu hết các dân tộc lĩnh hội
được học thức từ đó” So vâi các hình thái ý thức xã hội
1. C.Mác và Ph. Ảngghen: Toàn tập, Sđd, t.40, tr. 1004.
43
khác, tác động của văn học nghệ thuật đối vói con người,
đốì vối xã hội là rất lớn. Điều đó được C.Mác và
Ph.Ảngghen nêu rõ khi các ông nghiên cứu vai trò của
văn học Anh. Trong bài Giai cấp tư sản Anh, C.Mác viết:
“Cả một lốp nhà văn tiểu thuyết hiện đại xuất sấc của
nưốc Anh trong các tác phẩm chói lọi và hùng hồn đã
vạch ra cho toàn thê giói nhiều chân lý chính trị và xã
hội, hơn là tấ t cả các chính khách chuyên nghiệp, các nhà
chính luận và các nhà đạo đức học chuyên nghiệp gộp
lại”'. Như vậy, vai trò của văn học nghệ thuật được
C.Mác và Ph.Ảngghen đánh giá rất cao. Văn học nghệ
thuật đưa tri thức và chân lý đến vỏi con người một cách
nhẹ nhàng và dễ thẩm thấu vào đời sống xã hội hơn là
các hình thái ý thức xã hội khác.
Một chức năng nữa của văn học nghệ thuật là chức
năng thẩm mỹ cũng đưỢc C.Mác và Ph.Ảngghen nói tới
trong các tác phẩm của mình. Qua bài Những sách nhãn
dân Đức, Ph.Ảngghen viết: “Sách nhân dân có sứ mệnh
phải làm cho nông dân vui khi họ mệt mỏi sau khi làm
việc nặng nề trở về buổi chiểu tối, giúp họ giải trí, làm cho
họ tươi tỉnh, bắt họ quên lao động nặng nhọc của họ, biến
cánh đồng sỏi đá của họ thành vườn cây quả thơm tho, nó
có sứ mệnh biến xưởng của người thợ thủ công và cản
buồng sắt mái thảm hại của anh thợ học việc kiệt sức
thành thê giói thơ ca, thành cung điện vàng...”^. Văn học
1. C.Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tập, Sđd, t.io, tr. 710-711.
2. C.Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tập. Sđd, t.41, tr. 23.
44
nghệ th u ật giúp con người ý thức được cái đẹp của cuộc
sống, làm cho cuộc sống tinh thần của họ thêm phong phú.
Cùng với những chức năng nói trên, văn học nghệ
th u ậ t có chức năng quan trọng là giáo dục con người.
C.Mác và Ph.Ãngghen cho rằng, sứ mệnh của ván học
nghệ th u ậ t là phải làm sáng rõ tình cảm đạo đức của con
người, làm cho họ nhận thức được sức m ạnh và quyền hạn
của chính mình, sự tự do của bản thân và khơi dậy lòng
dũng cảm của họ, tình yêu của họ đối vối Tổ quốc. Thông
qua các hình thức văn học nghệ thuật, những tình cảm tốt
đẹp dễ dàng đi vào lòng người, giúp họ có niềm tin ỏ tương
lai. Hai ông viết : “Chỉ có nền văn học của tổ quốc mối cho
thấy tương lai tươi đẹp”^
Từ những chức năng nói trên của văn học nghệ thuật,
C.Mác và Ph.Ả ngghen đã chỉ ra nhiệm vụ của văn học
nghệ thuật. H ai ông cho rằng, nhà văn không có nhiệm
vụ phải cung cấp cho người đọc dưới hình thức có sẵn sự
giải quyết có tính chất lịch sử những xung đột xã hội mà
nhà văn m iêu tả. Ph.Ảngghen cũng nói thêm rằng: “tiểu
thuyết có khuynh hưống xã hội chủ nghĩa, theo quan
điểm của tôi, hoàn toàn thực hiện sứ m ệnh của nó khi nó
miêu tả đúng các quan hệ thực tế, phá hủy những ảo
tưởng tượng trư ng thống trị về bản chất của những quan
hệ đó, làm lay chuyển sự lạc quan của th ế giối tư sản, tạo
nên sự hoài nghi về tính bất di bất dịch của các cơ sở của
1. C.Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tập, Sđd, t.2, tr. 754.
45
cái hiện tồn”^ Như vậy, nhiệm vụ của văn học nghệ
thuật là phản ánh thực tế khách quan, qua đó tác động
đến nhận thức, ý thức của con ngưòi, hướng con người
vào cải tạo thế giới.
Nghiên cứu quan điểm của C.Mác và Ph.Ảngghen về
văn học nghệ thuật, cần lưu ý đến những ý kiến của các
ông vể hoạt động sáng tác văn học nghệ thuật.
Theo các ông, hoạt động sáng tác ván học nghệ thuật
là kết quả của sự phân công lao động. Hoạt động sáng tác
có phát triển hay không ngoài tài năng của cá nhân còn
tùy thuộc vào nhu cầu, mà nhu cầu thì lại tùy thuộc vào
phân công lao động và tùy thuộc vào những điều kiện giáo
dục con người do sự phân công ấy sản sinh ra. Hai ông phê
phán việc một số người tuyên bô" tính duy nhâ"t của lao
động khoa học và của lao động nghệ thuật. Qua tác phẩm
Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Sự tập
trung hoàn toàn tài năng nghệ thuật ở những cá nhân
riêng biệt và tình trạng tài năng nghệ thuật trong quần
chúng rộng rãi vì thế mà bị chèn ép đều là hậu quả của sự
phân công lao động. Thậm chí nếu như trong những quan
hệ xã hội nhất định mỗi một cá nhân đều là một họa sĩ
xuất sắc thì điều đó hoàn toàn không loại trừ khả năng
mỗi một cá nhân cũng trở thành một họa sĩ độc đáo, như
vậy thì ở đây sự phân biệt giữa lao động “của con ngườr
và lao động “của kẻ duy nhất” chung quy là một điểu vô
nghĩa thô thiển”^. Ph.Àngghen cũng nói thêm rằng, chính
1. C.Mác và Ph.Àngghen; Toàn tập, Sđd. t.36, tr. 526.
2. C.Mác và Ph.Ảngghen: Toán tập, Sđd, t.3, tr. 575-576.
46
sự phụ thuộc vào phân công lao động ấy làm cho hoạt
động của nhà nghệ th u ật bị hạn chế, và ông dự báo rằng,
trong xã hội cộng sản chủ nghĩa tình trạng đó sẽ được
khắc phục. Hoạt động sáng tác chỉ như là một hình thức
hoạt động của nhà nghệ thuật.
Đề cập đến hoạt động sáng tác vãn học nghệ thuật,
C.Mác và Ph.Ãngghen đưa ra một sô' yêu cầu trong sáng
tác ván học nghệ th u ật như sau;
Một là, yêu cầu chung đối với một tác phẩm nghệ
th u ật là phải có sự dung hỢp giữa độ sâu của tư tưỏng với
nội dung lịch sử và sự sinh động, phong phú về hình thức
biểu đạt. Khi nhận xét về một vở kịch của một nhà văn,
Ph.Ăngghen đã phát biểu; “Theo quan niệm của tôi về vở
kịch, đòi hỏi đằng sau cái lý tưởng không quên cái hiện
thực... cả trên góc độ thẩm mỹ lẫn trên góc độ lịch sử tôi
đưa ra những yêu cầu đặc biệt cao”
H ai là, đối với chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác văn
học nghệ thuật, C.Mác và Ph.Ảngghen yêu cầu ngoài tính
trung thực của những chi tiết, phải tái tạo một cách trung
thực những tính cách tiêu biểu trong những tình huốhg
tiêu biểu. Các ông cho rằng, các quan điểm của tác giả
ngày càng được che kín nhiều chừng nào thì càng tốt cho
tác phẩm nghệ thuật. Chủ nghĩa hiện thực có thể thể hiện
ngay cả một cách độc lập với các quan điểm của tác giả.
Ba là, hoạt động sáng tác văn học nghệ th u ật cần phải
m ang tính thời đại. Tính thòi đại ở đây được hiểu là ngoài
1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.29, tr. 112-11A.
47
những phẩm chất mà tất cả mọi thời đại đểu có trong mỗi
tác phẩm thì yêu cầu đặt ra là tác phẩm phải phù hỢp VỚI
thòi đại mình.
Bốn là, yêu cầu về phong cách hiện đại trong hoạt động
sáng tác. Để cập đến vấn đê này, qua tác phẩm Đời sống
văn học hiện đại, Ph.Ảngghen viết: “Nền văn học trẻ tuổi có
một thứ vũ khí làm cho nó không thể bị chiến bại và tập
hỢp dưới cờ của nó tất cả những tài năng trẻ - ý tôi muốn
nói tới phong cách hiện đại. Tính chất cụ thể sống động của
nó, lốì diễn đạt sắc sảo, sự đa dạng vê sắc thái đem lại cho
mỗi nhà văn trẻ địa bàn để phát triển tự do thiên tài của
mình”^ Theo hai ông, phong cách hiện đại vẫn là chiếc
gương của văn học, văn phong hiện đại quy tụ trong nó tất
cả mọi ưu điểm của văn phong; hết sức ngắn gọn và rõ
ràng, nhận định đối tượng của mình bằng một từ, xen kẽ
vối việc mô tả theo lối sử thi, điềm đạm, ngôn ngữ giản dị
xen kẽ với những hình tượng lấp lánh và những vẻ hào hoa
của sự sắc sảo. Tính chất văn hoa kết hỢp vối tính chính
xác - đó là những nét cơ bản của văn phong hiện đại.
Năm là, trong sáng tác văn học nghệ thuật, văn nghệ
sĩ phải có thê giới quan rõ ràng. Thế giối quan rõ ràng sẽ
giúp họ nhìn nhận và phản ánh đúng các hiện tượng, sự
kiện một cách khách quan, trong các mối liên hệ phổ biến.
C.Mác và Ph.Ảngghen phê phán trào lưu văn học “chủ
nghĩa xã hội chân chính”, phê phán sự né tránh lịch sử. sự
tẻ nhạt và bất lực trong tường thuật và miêu tả những
1. C.Mác và Ph.Ảngghen; Toàn tập, Sđd, t.41, tr. 93-94.
48
hiện tượng xã hội ỏ trào lưu văn học này. Theo ông, tấ t cả
những hạn chế đó là do sự không rõ ràng trong th ế giới
quan của văn nghệ sĩ thuộc trào lưu đó.
Một ý kiến nữa của Ph.Ảngghen mà chúng ta cần lưu
tâm đó là về quyển tự do ngôn luận và chế độ kiểm duyệt
đối với văn học trong chế độ tư bản. Nếu như các nưốc tư
bản chủ nghĩa vẫn cho rằng ở họ tự do ngôn luận và tự do
sáng tạo là quyền tự do tuyệt đối, thì qua các tác phẩm
của C.Mác và Ph.Àngghen chúng ta lại thấy điều ngược
lại. H ai ông viết: “Từ một th ế kỷ nay, lĩnh vực văn học nói
chung không được mở rộng ra chút nào, thậm chí nó còn
bị thu hẹp lại, sau khi lôdép II chết. Và suốt dọc biên giới,
bất cứ chỗ nào m à các bang Áo tiếp giáp vối một nước văn
minh, thì cùng vối một hàng rào nhân viên th u ế quan,
người ta lại bố trí một hàng rào nhân viên kiểm duyệt văn
học, để ngăn cản không cho một quyển sách, một tò báo
nước ngoài nào có thể đột nhập vào Áo trước khi nội dung
của chúng được xem xét tỉ mỉ hai ba lần và được công
nhận là không bị nhiễm một chút tinh thần xấu nào của
thòi đại”^ Qua bài viết Hiến pháp của nước Cộng hòa
Pháp được thông qua ngày 4 tháng Mười M ột 1848, C.Mác
nói rõ thêm: “Đạo lu ật ngày 30 tháng Bảy 1850 phục hồi
chế độ kiểm duyệt đối vói các tác phẩm sân khấu. Thế là
quyền tự do ngôn luận đã bị tống cổ ra khỏi nơi cư trú văn
học cuối cùng của nó”^. Tình trạng m ất tự do mà các ông
1. C.Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tập, Sđd, t.8, tr. 44-45.
2. C.Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tập, Sđd, t.7, tr. 694.
49
đê cập không phải là hiện tượng riêng rẽ ở một nơi nào
mà phổ biến và trở thành bản chất của chế độ tư bản. một
chê độ xã hội hạn chê và đốì lập với sức sáng tạo nghệ
thuật. Trong các tác phẩm chính luận của mình, các ông
nêu rõ rằng, dưối chế độ tư bản, các thứ ván nghệ được tự
do phát triển là loại văn nghệ đã bán mình và tự nguyện
làm bồi bút cho giai cấp tư sản. Dĩ nhiên, trong điều kiện
hiện nay, giai cấp tư sản đã có nhiều cải biến, có những
hình thức ngụy trang khéo léo cho cái gọi là “tự do ngôn
luận”, nhưng về bản chất, tính giai cấp trong văn học
nghệ thuật vẫn không thay đổi.
Theo ý kiến của C.Mác và Ph.Ảngghen, tự do ngôn
luận, tự do sáng tác sẽ phát huy đưỢc vai trò của văn học
đôi vối xã hội. Đê cập đến vấn để này, các ông cũng nói
tối sự tất yếu của giao lưu văn học, đến ý nghĩa và hình
thức, nội dung của giao lưu văn học. Qua tác phẩm Cách
mạng và phản cách mạng ở Đức, Ph.Ảngghen viết; “Việc
ngày càng không thể ngăn nổi sự giao lưu văn học giửa
Ao vối các bộ phận còn lại của Đức và qua nước Đức, vối
toàn thế giối, đã giúp nhiều vào việc hình thành một dư
luận chông đổi chính phủ và nhờ đó ít ra cũng đem đến
cho một bộ phận nhân dân Áo một ít tin tức chính trị”'.
Trong điều kiện chê độ chính trị không đại diện cho lợi
ích của nhân dân lao động, thì sự phản biện xã hội là cẩn
thiết. Giao lưu vàn học sẽ góp phần vào thúc đẩy sự phản
biện xã hội đó.
1. C.Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tập, Sđd, t.8, tr. 46-47.
50
Giao lưu văn học có thể được thực hiện qua hình thức
trao đổi, tiếp nhận sách báo nưốc ngoài, lựa chọn những
tác phẩm có giá trị, tổ chức dịch và xuất bản trong nước,
cũng như giối thiệu các tác phẩm trong nước ra nước
ngoài. Ph.Ảngghen viết: “Để làm cho những tác phẩm mà
nội dung có giá trị và còn hoàn toàn mới mẻ đốỉ với người
Đức trở thành dễ hiểu thì cần phải chọn lọc và chỉnh lý
như người Pháp đã làm đối vói tấ t cả những tài liệu nhận
đưỢc của nưốc ngoài...Những tác phẩm quan trọng nhất
trong sách báo xã hội chủ nghĩa nưốc ngoài đã qua chỉnh
lý như vậy sẽ được xuất bản trong thời gian sắp tới”V
Những ý kiến của C.Mác và Ph.Ảngghen về văn học
nghệ th u ật cho đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa, nhất là
trong thòi kỳ giao lưu hội nhập quốc tê được mở rộng. Vai
trò của văn học nghệ th u ật được Đảng ta đánh giá rấ t cao,
vì th ế đó là lĩnh vực được Đảng ta quan tâm xây dựng và
phát triển. Đảng luôn tôn trọng tự do sáng tạo của văn
nghệ sĩ, nhưng đồng thời cũng hướng họ góp phần vào
phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, phục vụ
lợi ích của dân tộc.
Nghị quyết sô"23- NQ/TW ngày 16-6-2008 của Bộ Chính
trị khoá X về Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học,
nghệ thuật trong thời kỳ mới đã nêu rõ; “Văn học, nghệ
th u ậ t là lĩnh vực rấ t quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn
hoá; là nhu cầu thiết yếu thể hiện khát vọng chân, thiện,
1. c. Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tập, Sđd, t.2, tr. 786-787.
51
mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn
trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã
hội và sự phát triển toàn diện con người Việt Nam”'. Vàn
học, nghệ thuật là một bộ phận tinh tế của văn hoá, có các
chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ, giải trí. giao
tiếp, tổ chức và điều chỉnh xã hội... Văn học, nghệ thuật
tác động trực tiếp đến con người vào thê giói tình càm.
tâm hồn, cảm xúc của họ thông qua các hình tượng nhản
vật, các hình tượng nghệ thuật trong các tác phẩm văn
học với yếu tố tư tưởng là sỢi chỉ đỏ xuyên suốt trong đó.
Vai trò của văn học, nghệ thuật trong việc giáo dục chủ
nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội là ở chỗ xây dựng và
khẳng định những giá trị chuẩn mực cho con người vươn
tới, từ đó hình thành các phẩm chất, nhân cách của con
người, trong đó, tư tưởng nhân văn, lòng yêu quê hương,
đất nước, đức hy sinh vì Tổ quốíc, anh hùng trong chiến
đấu, cần cù, sáng tạo trong lao động, V.V., được coi là
những giá trị tốt đẹp.
Quán triệt tinh thần Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày
16-6-2008 của Bộ Chính trị khóa X về Tiếp tục xãy dưng
và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, các
cán bộ quản lý ván học, nghệ thuật ở Trung ương và địa
phương như: Ban Tuyên giáo, Sở Vãn hóa - Thể thao và
Du lịch, Chủ tịch các liên hiệp, các Hội văn học, nghệ
thuật và các văn nghệ sĩ, các cán bộ đang phụ trách các
tạp chí, các báo ván nghệ ở Trung ương và địa phương cần
1. BảoNtián dán, ngày 24-6-2008.
52
chú trọng khắc phục những yếu kém, bất cập trong quản
lý và sáng tác văn học, nghệ th u ậ t nhằm bảo đảm nền
văn học, nghệ th u ậ t nước nhà phát triển lành m ạnh, vừa
bảo đảm tính tiên tiến, vừa giữ được bản sắc dân tộc. Các
cơ quan chức năng cần thường xuyên tổ chức các lớp tập
huấn, bồi dưỡng về công tác lý luận, phê bình trưốc hết
cho đội ngũ văn nghệ sĩ và những người đang tham gia
quản lý, chỉ đạo văn học, nghệ th u ật ở Trung ương và địa
phương, nâng cao nhận thức của họ về tính đặc thù của
văn học, nghệ th u ậ t và vai trò của nó trong sự phát triển
bển vững xã hội; về đường lối, quan điểm về văn hóa, văn
nghệ của Đảng, n h ất là vai trò của công tác lý luận, phê
bình trong giai đoạn đất nước đổi mói, hội nhập; về
những vấn đề nổi bật trong thực tiễn kinh tế - xã hội của
đất nước. Trách nhiệm hiện nay của văn nghệ sĩ và các
nhà lý luận, phê bình văn nghệ là phải phát hiện, đề cao
những nhân tố tích cực trong cuộc sống để dẹp bỏ những
tư tưởng đi ngược lại nguyện vọng và lợi ích của dân tộc.
Phải phân biệt đâu là kh át vọng đổi mới thực sự, đâu là ý
đồ nhân danh đổi mối để phủ nhận truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, phủ nhận những thàn h quả cách m ạng mà
cha ông ta đã giành được bằng xương máu. Sự mơ hồ ở
đây sẽ gây tác hại không nhỏ, nếu người cầm bút không
phân tích, uốn nắn. Chính vì vậy, cùng vói việc tôn trọng
tự do sáng tác, cần đề cao ý thức trách nhiệm công dân
của người cầm bút, trách nhiệm của những người làm
công tác quản lý văn học, nghệ thuật.
53
QUAN ĐIỂM
CỦA CHỦ NCmA MÁC - LÊNIN
VÀ Tư TƯỞNG H ổ CHÍ MINH
VỀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI
Xã hội càng phát triển, người ta càng nói nhiều hơn
đến văn hóa, ván minh. Văn hóa kết tinh ở những giá trị
mà con người tạo ra và biểu hiện trong mọi lĩnh vực hoạt
động của con người. Trong điểu kiện hội nhập quổc té
hiện nay, khi giao lưu vãn hóa ngày càng phát triển thì
thuật ngữ “văn hóa đối ngoại” càng được sử dụng nhiều
hơn. Điểu đó cho thấy rằng, văn hóa như một hoạt chát
đang thấm sâu vào các hoạt động đối ngoại. Để hiểu rõ
hơn về vấn đề này, chúng ta hãy trở lại vối quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về
văn hóa đôì ngoại.
1. K hái niệm văn hóa đối ngoại
Trong các tác phẩm của mình, các nhà kinh điển của chù
nghĩa Mác - Lênin chưa lần nào sử dụng thuật ngữ “ván hóa
đối ngoại”, chính vì vậy để hiểu khái niệm này, cần đi từ
cách hiểu của các ông về Knh vực đối ngoại và vê văn hóa.
54
Ngay từ tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ph.Ảngghen
có nói đến hình thức giao tiếp th ế giới, giao tiếp đối ngoại,
và trong nhiều tác phẩm sau đó, các ông đề cập nhiều đến
hoạt động ngoại giao, quan hệ đốì ngoại, chính sách đối
ngoại của các chính phủ, các dân tộc với nhau. Theo đó, có
thể hiểu rằng, “đốỉ ngoại” là một lĩnh vực hoạt động, là
quan hệ giao tiếp giữa các chính phủ, các dân tộc vói nhau.
C.Mác và Ph.Ảngghen cho rằng, lĩnh vực hoạt động này rấ t
quan trọng, có ảnh hưởng rấ t lớn đến vận mệnh dân tộc.
Hai ông viết: “Tất cả mọi xung đột trong lịch sử đều bắt
nguồn từ m âu thuẫn giữa những lực lượng sản xuất và
hình thức giao tiếp. Ngoài ra, hoàn toàn không cần thiết là
mâu thuẫn đã phải đẩy đến cực độ ỏ trong một nưốc, mối
gây ra những cuộc xung đột trong nưốc ấy. Sự cạnh tranh
vối những nước phát triển hơn về m ặt công nghiệp, cạnh
tranh do sự mở rộng của sự giao tiếp quốc tế gây ra, cũng
đủ để gây ra một m âu thuẫn loại đó”*.
C.Mác và Ph.Ảngghen cũng chưa đưa ra một định
nghĩa nào về văn hóa mặc dầu bản thân các ông là những
nhà văn hóa thực thụ và bàn rấ t nhiều về văn hóa. Tuy
nhiên, tư tưởng của các ông cho chúng ta hiểu rằng, văn
hóa là toàn bộ những giá trị mà nhân loại đã tạo ra. Cùng
quan niệm như vậy, V.I. Lênin coi văn hóa là toàn bộ tri
thức của nhân loại, ô n g viết: “Văn hóa vô sản phải là sự
phát triển hỢp quy luật của tổng số những kiến thức mà
1. C.Mác và Ph. Ảngghen; Toàn tập, Sđd, t.3, tr.l07.
55
loài người đã tích lũy được...”*. Phát triển tư tưởng của các
nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin vể ván hóa. Hồ
Chí Minh đã đưa ra một định nghĩa về văn hóa cụ the hơn
và dễ hiểu hơn. Trong mục đọc sách ỏ phần cuối tập Nhật
ký trong tù (1942-1943), Người có viết:“Vì lẽ sinh tồn củng
như mục đích của cuộc sống, loài người mối sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng.
Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.
Văn hóa là sự tổng hỢp của mọi phương thức sinh hoạt
cùng với biểu hiện của nó, mà loài người đã sản sinh ra
nhằm thích ứng những nhu cầu đòi sốhg và đòi hỏi của sự
sinh tồn”^.
Đây là lần duy nhất Hồ Chí Minh định nghĩa văn hóa
theo nghĩa rộng, theo đó, văn hóa được hiểu là toàn bộ
những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người sáng tạo
ra nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thòi cũng là mục đích
sống của loài người, về sau, định nghĩa này đã không được
Người nhắc lại.
Như vậy, nếu văn hóa là toàn bộ những giá trị mà nhân
loại tạo ra và được biểu hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động
của con người thì khi nói đến văn hóa đối ngoại, qua quan
niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
1. V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, 2006, t.41, tr. 361.
2. Hồ Chí Minh; Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia - Sự thật.
Hà Nội, 2011, t.3, tr.458.
56
chúng ta hiểu rằng đó là toàn bộ những giá trị mà con
người tạo ra được biểu hiện và thẩm thấu trong hoạt động
đối ngoại. Những giá trị đó được biểu hiện ở tri thức và
kinh nghiệm vể quan hệ đối ngoại, đồng thời cũng được
biểu hiện ỏ những kết quả của hoạt động đối ngoại mà các
chủ thể tham gia hoạt động đối ngoại tạo ra.
2. Nội dung của văn hóa đối ngoại
Trên cơ sở khái niệm văn hóa đôi ngoại, có thể xác
định những nội dung cơ bản của nó như sau;
Văn hóa đối ngoại biểu hiện ở việc xây dựng một chính
sách đối ngoại đúng đắn củng như nhận thức, hành vi của
các chủ th ể tham gia hoạt động đối ngoại và kết quả mà
họ tạo ra trong hoạt động đó.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cho
rằng, chủ thể của văn hóa đối ngoại có thể là các cá nhân,
hay tập thể, đại diện cho một dân tộc, một chính phủ, hay
một Đảng của nưốc này trong quan hệ giao tiếp vói nước
khác. N hận thức và hành vi của họ có ảnh hưởng trực tiếp
đến kết quả hoạt động đối ngoại. Do đó, dù chủ thể là cá
nhân hay tập thể thì trong quan hệ đối ngoại, họ đều phải
có tri thức, có hành vi xử sự đúng mực và tuân thủ những
nguyên tắc nhất định.
Tri thức về hoạt động đối ngoại được thể hiện qua
chính sách và những nguyên tắc đối ngoại. Trong Lờỉ kêu
gọi thứ nhất của Tổng Hội đồng Hội liên hiệp công nhân
quốc tế về cuộc chiến tranh Pháp - Phô, C.Mác có nêu ra
nguyên tắc của quan hệ đối ngoại cần phải có như sau:
57
“Chúng tôi đánh giá chính sách đối ngoại mà Quốc tẽ cản
có bằng những lời lẽ sau đây: “...phấn đấu sao cho nhũng
đạo luật đơn giản về đạo đức và chính nghĩa mà các cá
nhân phải tuân theo trong các quan hệ của họ, trở thành
những đạo luật tối cao trong các quan hệ giữa các dân
tộc””’. Nguyên tắc thấm đẫm chất văn hóa ấy đã được
C.Mác, Ph.Ángghen nhắc đi nhắc lại nhiều lần, coi đó là
kim chỉ nam cho quan hệ đối ngoại của giai cấp công
nhân, của Đảng Cộng sản. Trong tác phẩm Tuyên ngôn
của Đảng Cộng sản, hai ông cho rằng, các Đảng Cộng sàn
cần phải có sự liên kết rộng rãi, tranh thủ sự giúp đỡ của
các đảng, các lực lượng tiến bộ, các phong trào cách mạng
trong cuộc đấu tranh chông giai cấp tư sản. C.Mác và
Ph.Ăng ghen cho rằng, sự liên kết đó là cần thiết, song
phải đúng nguyên tắc, trên cơ sở mục đích chính trị của
giai cấp công nhân, đó là: một mặt, tích cực ủng hộ những
lực lượng tiến bộ, có xu hướng chống lại giai cấp tư sản;
mặt khác, tăng cường ảnh hưởng của phong trào công
nhân để mở rộng và phát triển lực lượng, phong trào cách
mạng. Mặc dù hiện nay có những luận điệu phê phán chủ
nghĩa Mác - Lênin ở khía cạnh bạo lực, song nếu nghiên
cứu kỹ thì thấy rằng, trong các tác phẩm của mình, các
ông hết sức đề cao nguyên tắc hòa bình, nhất là trong lĩnh
vực quan hệ đối ngoại. Đó là điều C.Mác hằng mong muốn
và dự báo: “Đối lập với xã hội cũ cùng vối sự bần cùng vế
1. C.Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tập, Sđd, t.l7, tr.9.
58
kinh tế và sự điên rồ về chính trị của nó đang xuất hiện
một xã hội mới m à nguyên tắc quốc tế của nó sẽ là hòa
binh, bỏi vì tấ t cả các dân tộc sẽ đều có cùng một nguyên
tắc giống nhau ngự trị - lao độngl”^. Hồ Chí M inh cũng
khẳng định rằng, tư tưỏng hòa bình thương lượng đang có
những tiến triển mới trên th ế giới. Mọi vấn đề giữa các
nước đều có thể giải quyết bằng phương pháp hòa bình
thương lượng. Chính vì vậy, văn hóa đốỉ ngoại cũng được
thể hiện ở sự sáng suốt của các chủ thể trong việc lựa chọn
các phương thức giải quyết vấn đề đổi ngoại.
N hất quán với quan điểm của C.Mác và Ph.Ángghen,
V.I.Lênin cũng lấy nguyên tắc đoàn kết quốc tế vô sản vì
mục đích chính nghĩa làm nguyên tắc trong hoạt động đối
ngoại của Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga. ô n g
viết: “Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga phải ủng hộ
mọi hành động quốc tê và cách mạng của quần chúng vô
sản, cố gắng làm cho tấ t cả những phần tử chống chủ
nghĩa sô - vanh trong Quốc tế xích lại gần nhau”^. N hận
thức và hành vi văn hóa trong hoạt động đối ngoại còn
đưỢc biểu hiện qua những cố gắng trong chính sách đối
ngoại nhằm hưóng tối mục đích tốt đẹp: “Chúng ta chỉ còn
có cách là hướng những cố gắng của chính sách đối ngoại
của chúng ta vào việc giáo dục quần chúng công nhân Tây
Âu, giáo dục không phải với ý là chúng ta tự cho mình đã
được chuẩn bị hơn họ, mà với ý là chừng nào giai cấp tư
1. C.Mác và Ph. Ảngghen: Toàn tập, Sđd, t.l7, tr.l5.
2. V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, 2006, t.26, tr. 202.
59
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf
Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf

More Related Content

Similar to Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf

XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ nataliej4
 
tu-tuong-ho-chi-minh__slide-ci-khai-niem-nguon-goc-qua-trinh-hinh-thanh-tu-tu...
tu-tuong-ho-chi-minh__slide-ci-khai-niem-nguon-goc-qua-trinh-hinh-thanh-tu-tu...tu-tuong-ho-chi-minh__slide-ci-khai-niem-nguon-goc-qua-trinh-hinh-thanh-tu-tu...
tu-tuong-ho-chi-minh__slide-ci-khai-niem-nguon-goc-qua-trinh-hinh-thanh-tu-tu...ThanhTPhm12
 
Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02
Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02
Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02Vũ Thanh
 
đề Cương tư tưởng
đề Cương tư tưởngđề Cương tư tưởng
đề Cương tư tưởngTan Nguyen
 
Vận dụng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc dùng người của người lã...
Vận dụng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc dùng người của người lã...Vận dụng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc dùng người của người lã...
Vận dụng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc dùng người của người lã...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260nataliej4
 
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)Hung Nguyen
 
Nhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Nhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửNhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Nhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửMan_Ebook
 
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh nataliej4
 
De cuong on thi mon tu tuong hcm
De cuong on thi mon tu tuong hcmDe cuong on thi mon tu tuong hcm
De cuong on thi mon tu tuong hcmbuiconghong
 
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhcongatrong82
 
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình ChiểuTriết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình ChiểuDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhmai_mai_yb
 
Văn Hóa Chính Trị Và Việc Nâng Cao Văn Hóa Chính Trị Ở Nước Ta Hiện Nay
Văn Hóa Chính Trị Và Việc Nâng Cao Văn Hóa Chính Trị Ở Nước Ta Hiện Nay Văn Hóa Chính Trị Và Việc Nâng Cao Văn Hóa Chính Trị Ở Nước Ta Hiện Nay
Văn Hóa Chính Trị Và Việc Nâng Cao Văn Hóa Chính Trị Ở Nước Ta Hiện Nay nataliej4
 

Similar to Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf (20)

XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
 
tu-tuong-ho-chi-minh__slide-ci-khai-niem-nguon-goc-qua-trinh-hinh-thanh-tu-tu...
tu-tuong-ho-chi-minh__slide-ci-khai-niem-nguon-goc-qua-trinh-hinh-thanh-tu-tu...tu-tuong-ho-chi-minh__slide-ci-khai-niem-nguon-goc-qua-trinh-hinh-thanh-tu-tu...
tu-tuong-ho-chi-minh__slide-ci-khai-niem-nguon-goc-qua-trinh-hinh-thanh-tu-tu...
 
Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02
Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02
Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02
 
đề Cương tư tưởng
đề Cương tư tưởngđề Cương tư tưởng
đề Cương tư tưởng
 
Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2Mi hocdaicuong2
Mi hocdaicuong2
 
Vận dụng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc dùng người của người lã...
Vận dụng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc dùng người của người lã...Vận dụng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc dùng người của người lã...
Vận dụng quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc dùng người của người lã...
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
 
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
 
Nhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Nhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửNhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Nhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
 
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
 
De cuong on thi mon tu tuong hcm
De cuong on thi mon tu tuong hcmDe cuong on thi mon tu tuong hcm
De cuong on thi mon tu tuong hcm
 
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
 
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂMLuận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
 
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
 
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình ChiểuTriết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu
 
TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG "NGƯ TIỀU Y THUẬT VẤN ĐÁP" CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VÀ ...
TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG "NGƯ TIỀU Y THUẬT VẤN ĐÁP" CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VÀ ...TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG "NGƯ TIỀU Y THUẬT VẤN ĐÁP" CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VÀ ...
TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG "NGƯ TIỀU Y THUẬT VẤN ĐÁP" CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VÀ ...
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinh
 
Văn Hóa Chính Trị Và Việc Nâng Cao Văn Hóa Chính Trị Ở Nước Ta Hiện Nay
Văn Hóa Chính Trị Và Việc Nâng Cao Văn Hóa Chính Trị Ở Nước Ta Hiện Nay Văn Hóa Chính Trị Và Việc Nâng Cao Văn Hóa Chính Trị Ở Nước Ta Hiện Nay
Văn Hóa Chính Trị Và Việc Nâng Cao Văn Hóa Chính Trị Ở Nước Ta Hiện Nay
 
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon TumLuận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
 

More from style tshirt

Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-3.pdf
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-3.pdfLich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-3.pdf
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-3.pdfstyle tshirt
 
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-2.pdf
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-2.pdfLich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-2.pdf
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-2.pdfstyle tshirt
 
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-1.pdf
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-1.pdfLich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-1.pdf
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-1.pdfstyle tshirt
 
LS DANG BO LAI VUNG vuong quóc quyt hong
LS DANG BO LAI VUNG vuong quóc quyt hongLS DANG BO LAI VUNG vuong quóc quyt hong
LS DANG BO LAI VUNG vuong quóc quyt hongstyle tshirt
 
Tài liệu triển khai, hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ...
Tài liệu triển khai, hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ...Tài liệu triển khai, hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ...
Tài liệu triển khai, hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ...style tshirt
 
các chính sách-cam-nang-giam-ngheo-1 (1).pdf
các chính sách-cam-nang-giam-ngheo-1 (1).pdfcác chính sách-cam-nang-giam-ngheo-1 (1).pdf
các chính sách-cam-nang-giam-ngheo-1 (1).pdfstyle tshirt
 
scdi-tai-lieu-nghiep-vu-tro-giup-xa-hoi-2019_PGB2Omi.pdf
scdi-tai-lieu-nghiep-vu-tro-giup-xa-hoi-2019_PGB2Omi.pdfscdi-tai-lieu-nghiep-vu-tro-giup-xa-hoi-2019_PGB2Omi.pdf
scdi-tai-lieu-nghiep-vu-tro-giup-xa-hoi-2019_PGB2Omi.pdfstyle tshirt
 
Sile Báo cáo sơ kết giua ky giam ngheo.pptx
Sile Báo cáo sơ kết giua ky giam ngheo.pptxSile Báo cáo sơ kết giua ky giam ngheo.pptx
Sile Báo cáo sơ kết giua ky giam ngheo.pptxstyle tshirt
 
SỔ TAY LẠNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỒNG THÁP.
SỔ TAY LẠNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỒNG THÁP.SỔ TAY LẠNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỒNG THÁP.
SỔ TAY LẠNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỒNG THÁP.style tshirt
 
Bệnh học nam giới với sinh sản và tình dục.pdf
Bệnh học nam giới với sinh sản và tình dục.pdfBệnh học nam giới với sinh sản và tình dục.pdf
Bệnh học nam giới với sinh sản và tình dục.pdfstyle tshirt
 
Tìm hiểu về môn học Thống kê xã hội học.pdf
Tìm hiểu về môn học Thống kê xã hội học.pdfTìm hiểu về môn học Thống kê xã hội học.pdf
Tìm hiểu về môn học Thống kê xã hội học.pdfstyle tshirt
 
Hiểu biết về Tâm sinh lý phụ nữ giới.pdf
Hiểu biết về Tâm sinh lý phụ nữ giới.pdfHiểu biết về Tâm sinh lý phụ nữ giới.pdf
Hiểu biết về Tâm sinh lý phụ nữ giới.pdfstyle tshirt
 
nhasachmienphi-ban-thiet-ke-vi-dai tạo hóa.pdf
nhasachmienphi-ban-thiet-ke-vi-dai tạo hóa.pdfnhasachmienphi-ban-thiet-ke-vi-dai tạo hóa.pdf
nhasachmienphi-ban-thiet-ke-vi-dai tạo hóa.pdfstyle tshirt
 
nhasachmienphi-nhuc-bo-doan sách hay hâp[s đãn
nhasachmienphi-nhuc-bo-doan sách hay hâp[s đãnnhasachmienphi-nhuc-bo-doan sách hay hâp[s đãn
nhasachmienphi-nhuc-bo-doan sách hay hâp[s đãnstyle tshirt
 
nhasachmienphi-tinh-duc-hoc-dai-cuong.pdf
nhasachmienphi-tinh-duc-hoc-dai-cuong.pdfnhasachmienphi-tinh-duc-hoc-dai-cuong.pdf
nhasachmienphi-tinh-duc-hoc-dai-cuong.pdfstyle tshirt
 
nhasachmienphi-78-cau-hoi-ve-nha-lanh-dao.pdf
nhasachmienphi-78-cau-hoi-ve-nha-lanh-dao.pdfnhasachmienphi-78-cau-hoi-ve-nha-lanh-dao.pdf
nhasachmienphi-78-cau-hoi-ve-nha-lanh-dao.pdfstyle tshirt
 
nhasachmienphi-thien-dinh-va-tam-tri-dieu-ky.pdf
nhasachmienphi-thien-dinh-va-tam-tri-dieu-ky.pdfnhasachmienphi-thien-dinh-va-tam-tri-dieu-ky.pdf
nhasachmienphi-thien-dinh-va-tam-tri-dieu-ky.pdfstyle tshirt
 
nhasachmienphi-kheo-an-noi-se-co-duoc-thien-ha.pdf
nhasachmienphi-kheo-an-noi-se-co-duoc-thien-ha.pdfnhasachmienphi-kheo-an-noi-se-co-duoc-thien-ha.pdf
nhasachmienphi-kheo-an-noi-se-co-duoc-thien-ha.pdfstyle tshirt
 
Tìm hiểu nhasachmienphi-vo-nga-vo-uu.pdf
Tìm hiểu nhasachmienphi-vo-nga-vo-uu.pdfTìm hiểu nhasachmienphi-vo-nga-vo-uu.pdf
Tìm hiểu nhasachmienphi-vo-nga-vo-uu.pdfstyle tshirt
 
[downloadsachmienphi.com] Tuổi Mới Lớn Và Vấn Đề Tình Dục.pdf
[downloadsachmienphi.com] Tuổi Mới Lớn Và Vấn Đề Tình Dục.pdf[downloadsachmienphi.com] Tuổi Mới Lớn Và Vấn Đề Tình Dục.pdf
[downloadsachmienphi.com] Tuổi Mới Lớn Và Vấn Đề Tình Dục.pdfstyle tshirt
 

More from style tshirt (20)

Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-3.pdf
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-3.pdfLich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-3.pdf
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-3.pdf
 
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-2.pdf
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-2.pdfLich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-2.pdf
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-2.pdf
 
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-1.pdf
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-1.pdfLich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-1.pdf
Lich-su-Dang-bo-tinh-Dong-Thap-tap-1.pdf
 
LS DANG BO LAI VUNG vuong quóc quyt hong
LS DANG BO LAI VUNG vuong quóc quyt hongLS DANG BO LAI VUNG vuong quóc quyt hong
LS DANG BO LAI VUNG vuong quóc quyt hong
 
Tài liệu triển khai, hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ...
Tài liệu triển khai, hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ...Tài liệu triển khai, hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ...
Tài liệu triển khai, hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ...
 
các chính sách-cam-nang-giam-ngheo-1 (1).pdf
các chính sách-cam-nang-giam-ngheo-1 (1).pdfcác chính sách-cam-nang-giam-ngheo-1 (1).pdf
các chính sách-cam-nang-giam-ngheo-1 (1).pdf
 
scdi-tai-lieu-nghiep-vu-tro-giup-xa-hoi-2019_PGB2Omi.pdf
scdi-tai-lieu-nghiep-vu-tro-giup-xa-hoi-2019_PGB2Omi.pdfscdi-tai-lieu-nghiep-vu-tro-giup-xa-hoi-2019_PGB2Omi.pdf
scdi-tai-lieu-nghiep-vu-tro-giup-xa-hoi-2019_PGB2Omi.pdf
 
Sile Báo cáo sơ kết giua ky giam ngheo.pptx
Sile Báo cáo sơ kết giua ky giam ngheo.pptxSile Báo cáo sơ kết giua ky giam ngheo.pptx
Sile Báo cáo sơ kết giua ky giam ngheo.pptx
 
SỔ TAY LẠNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỒNG THÁP.
SỔ TAY LẠNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỒNG THÁP.SỔ TAY LẠNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỒNG THÁP.
SỔ TAY LẠNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐỒNG THÁP.
 
Bệnh học nam giới với sinh sản và tình dục.pdf
Bệnh học nam giới với sinh sản và tình dục.pdfBệnh học nam giới với sinh sản và tình dục.pdf
Bệnh học nam giới với sinh sản và tình dục.pdf
 
Tìm hiểu về môn học Thống kê xã hội học.pdf
Tìm hiểu về môn học Thống kê xã hội học.pdfTìm hiểu về môn học Thống kê xã hội học.pdf
Tìm hiểu về môn học Thống kê xã hội học.pdf
 
Hiểu biết về Tâm sinh lý phụ nữ giới.pdf
Hiểu biết về Tâm sinh lý phụ nữ giới.pdfHiểu biết về Tâm sinh lý phụ nữ giới.pdf
Hiểu biết về Tâm sinh lý phụ nữ giới.pdf
 
nhasachmienphi-ban-thiet-ke-vi-dai tạo hóa.pdf
nhasachmienphi-ban-thiet-ke-vi-dai tạo hóa.pdfnhasachmienphi-ban-thiet-ke-vi-dai tạo hóa.pdf
nhasachmienphi-ban-thiet-ke-vi-dai tạo hóa.pdf
 
nhasachmienphi-nhuc-bo-doan sách hay hâp[s đãn
nhasachmienphi-nhuc-bo-doan sách hay hâp[s đãnnhasachmienphi-nhuc-bo-doan sách hay hâp[s đãn
nhasachmienphi-nhuc-bo-doan sách hay hâp[s đãn
 
nhasachmienphi-tinh-duc-hoc-dai-cuong.pdf
nhasachmienphi-tinh-duc-hoc-dai-cuong.pdfnhasachmienphi-tinh-duc-hoc-dai-cuong.pdf
nhasachmienphi-tinh-duc-hoc-dai-cuong.pdf
 
nhasachmienphi-78-cau-hoi-ve-nha-lanh-dao.pdf
nhasachmienphi-78-cau-hoi-ve-nha-lanh-dao.pdfnhasachmienphi-78-cau-hoi-ve-nha-lanh-dao.pdf
nhasachmienphi-78-cau-hoi-ve-nha-lanh-dao.pdf
 
nhasachmienphi-thien-dinh-va-tam-tri-dieu-ky.pdf
nhasachmienphi-thien-dinh-va-tam-tri-dieu-ky.pdfnhasachmienphi-thien-dinh-va-tam-tri-dieu-ky.pdf
nhasachmienphi-thien-dinh-va-tam-tri-dieu-ky.pdf
 
nhasachmienphi-kheo-an-noi-se-co-duoc-thien-ha.pdf
nhasachmienphi-kheo-an-noi-se-co-duoc-thien-ha.pdfnhasachmienphi-kheo-an-noi-se-co-duoc-thien-ha.pdf
nhasachmienphi-kheo-an-noi-se-co-duoc-thien-ha.pdf
 
Tìm hiểu nhasachmienphi-vo-nga-vo-uu.pdf
Tìm hiểu nhasachmienphi-vo-nga-vo-uu.pdfTìm hiểu nhasachmienphi-vo-nga-vo-uu.pdf
Tìm hiểu nhasachmienphi-vo-nga-vo-uu.pdf
 
[downloadsachmienphi.com] Tuổi Mới Lớn Và Vấn Đề Tình Dục.pdf
[downloadsachmienphi.com] Tuổi Mới Lớn Và Vấn Đề Tình Dục.pdf[downloadsachmienphi.com] Tuổi Mới Lớn Và Vấn Đề Tình Dục.pdf
[downloadsachmienphi.com] Tuổi Mới Lớn Và Vấn Đề Tình Dục.pdf
 

Văn hóa Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.pdf

  • 1.
  • 2.
  • 4. Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Trần Thị Kim Cúc Văn hoá Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn / Trẩn Thị Kim Cúc. - H. : Chính trị Quốc gia, 2014. - 300ư. ; 21cm 1. Vănhoá 2. Việt Nam 306.09597 - dc23 CTH0088p-CIP Mã sô;- 3.37(V) CTQG-2014
  • 5. TRẰN THỊ KIM cúc VĂN HÓA VIỆT NAM MỘT Số VẤN ĐỀ LÝ LUẠN VÀ THỰC TIỂN ĐẠIKỌCTHẴIRGUĨÊN TEƯ N G TẲ M H Ọ eU ỆỈi NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - sự THẬT Hà N ội-2014
  • 6.
  • 7. LỜI NHÀ XUẤT BẢN Quan điểm phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội đã được các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng ta khẳng định và được thực thi trong cuộc sông những năm qua. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng khắng định: “ Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đòi sông xã hội, trở thành nên tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”. Đó là một trong những định hướng lớn của Đảng ta trong tình hình mới. Tuy nhiên, từ thực tiễn những năm hội nhập quốc tế, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam còn nhiều bất cập cả về lý luận và thực tiễn. Cuôn sách Văn hóa Viêt Nam - Môt số vấn đề lý luân và thực tiễn là tập hỢp các bài nghiên cứu của nhà nghiên cứu Trần Thị Kim Cúc đã được công bố trên các tạp chí và kỷ yếu để tài khoa học cấp Bộ. Nội dung cuô’n sách đê cập một cách tương đôi toàn diện quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây
  • 8. dựng và phát triển văn hóa; cơ sỏ lý luận về phát triển vãn hóa cộng đồng; vấn đề thực tiễn xây dựng và phát triển đòi sống vãn hóa ỏ Việt Nam thòi kỳ đổi mối và hội nhập quốc tế, như thực trạng xây dựng và phát triển các thiết chế văn hóa; giao lưu vãn hóa Việt Nam và thê giối; đời sống văn hóa của giáo viên miền núi; tác động của các nguồn lực văn hóa đối vối các lĩnh vực xã hội; vai trò của các doanh nghiệp trong gắn kết tăng trường kinh tế vói phát triển văn hóa... Cuô'n sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc trong việc quán triệt quan điểm của Đảng về phát triển văn hóa, xả hội hài hòa vối phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ và công bàng xã hội trong tình hình hiện nay. Xin giói thiệu cuô'n sách cùng bạn đọc. Tháng 4 năm 2014 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - s ự THẬT
  • 9. Phẩn I MỘT Số VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂY DƯNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
  • 10.
  • 11. T ư TƯỞNG CỦA V.I.LÊNIN VỀ XÂY DựNG NỀN VĂN HOÁ XÃ HỘI CHỦ NGmA Một trong những di sản tư tưởng quý báu mà V.I.Lênin - nhà lý luận cách m ạng lỗi lạc của giai cấp vô sản đã để lại cho chúng ta. đó là tư tưởng về xây dựng nền vãn hoá xã hội chủ nghĩa. Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, nhà nước chuyên chính vô sản đương đầu vối nhiều nhiệm vụ khó khăn nhằm xây dựng chê độ mói xã hội chủ nghĩa. Từ thực tiễn đó. vấn đề xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa đã được V.I. Lênin đặt ra và để cập đến qua nhiều bài báo, diễn ván của mình. Kê thừa và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác. V.I.Lênin đã trình bày một cách có căn cứ khoa học về mối quan hệ giữa vãn hoá vô sản và sự nghiệp cách mạng, thái độ của Đảng Cộng sản đôi vối nền văn hoá cách mạng, những nhiệm vụ cơ bản trong xây dựng văn hoá xã hội chủ nghĩa và nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với văn hoá vàn nghệ. Với cách nhìn biện chứng, trong bài Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên, V.I.Lênin đã đưa ra quan niệm về văn hoá vô sản rất có ý nghĩa vê lý luận cũng như thực tiễn.
  • 12. Người quan niệm rằng, văn hoá vô sản phải là sự phát triên hỢp quy luật của tổng sô kiến thức mà loài người đã tích lũy được. Vối quan niệm đó, Người đã khảng định quy luật kê thừa trong xây dựng văn hoá. Người coi chù nghĩa Mác là di sản văn hoá nhân loại. Khi viết v ế ván hoá vô sản, Ngưòi đã lập luận rằng, chủ nghĩa Mác sờ dĩ đã giành được ý nghĩa lịch sử trên toàn thế giới về mặt hệ tư tưởng của giai cấp vô sản cách mạng, là vì chủ nghĩa Mác không những đã không vứt bỏ những thành tựu hết sức quý báu của thời đại tư sản, mà trái lại còn tiếp thu và cải tạo tất cả những gì là quý báu trong hơn hai nghìn nám phát triển của tư tưởng và văn hoá nhân loại. Cho nên, theo Người, chỉ có lâV chủ nghĩa Mác làm hệ tư tưởng thì mối xây dựng và phát triển được nên văn hoá thực sự vô sản. Từ quan niệm về văn hoá vô sản như vậy, V.I.Lênin đã đánh giá cao vị trí, vai trò của văn hoá văn nghệ cách mạng đối vối sự nghiệp cách mạng. Người đã đưa ra một định thức có tính khái quát cao: “văn hoá vô sản = chủ nghĩa cộng sản” đồng thời Người cũng khẳng định: Đảng Cộng sản là người thực hiện sự nghiệp đó. Tuy nhiên. V.I.Lênin cũng đã xác định tính chất lâu dài, khó khăn và phức tạp của sự nghiệp xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa - một nền văn hoá khác hẳn vê chât so với những nền văn hoá trước đó. ông đã từng cảnh báo những người 1. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2006. t.51, tr. 382. 10
  • 13. cộng sản không nên coi nhiệm vụ văn hoá là những việc “cỏn con” mà “hấp tấp và có những hoài bão quá cao” thì sẽ phải trả giá. Thực tiễn các cuộc cách mạng văn hoá từng diễn ra ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây đã chứng minh cho quan điểm này. Q uan niệm xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa gắn liền với sự nghiệp cách m ạng của những người cộng sản đã được V.I.Lênin nêu rõ trong bài Tổ chức đảng và văn học đảng. Trong đó, Người công khai tuyên bô' rằng những người cộng sản sẽ xây dựng một nên văn học tự do thực sự nhằm phục vụ hàng triệu, hàng chục triệu nhân dân lao động, tức là bộ phận ưu tú, lực lượng tương lai của đất nước. Theo V.I.Lênin, tự do chân chính trong văn hóa nghệ th u ật chỉ có thể có được khi nhà văn, nhà nghệ th u ật xác lập được tư tưởng xã hội chủ nghĩa và sự đồng tình của nhân dân lao động. Với cách lập luận như vậy, văn hóa vô sản phải là một bộ phận hữu cơ của sự nghiệp cách mạng. Người viết: “Sự nghiệp văn học phải thành một hộ phận trong sự nghiệp của toàn thể giai cấp vô sản, phải th àn h “một cái bánh xe nhỏ và một cái đinh ốc” trong một bộ máy dân chủ- xã hội vĩ đại, thống nhất, do toàn đội tiên phong giác ngộ của toàn bộ giai cấp công nhân điều khiển”'. Mốì quan hệ giữa văn học nghệ th u ật và sự nghiệp cách mạng là hoàn toàn thống nhất, biện chứng. Văn học nghệ th u ậ t vô sản phục vụ sự nghiệp cách m ạng và cũng thông qua đó, nhà văn, nhà nghệ 1. V.I.Lênin: Toàn tập. Sđd, 2005, t.l2, tr. 123. 11
  • 14. thuật thực hiện tự do chân chính trong sáng tạo. Nếu văn học nghệ thuật tách ròi sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản thì lập tức nó sẽ trỏ thành công cụ kiêm lợi lộc của những cá nhân, của chủ nghĩa cơ hội, và khi đó không thể có tự do chân chính. Đánh giá cao vỊ trí, vai trò của văn hoá vô sàn. V.I.Lênin đã coi việc xây dựng và phát triển văn hoá vô sản là nhiệm vụ trung tâm của Đảng Cộng sản. Trong diễn văn tại Hội nghị III toàn Nga, V.I.Lênin đã để ra nhiệm vụ nâng cao văn hoá đồng thòi với điện khí hoá công nghiệp. Người nói: “phải coi nhiệm vụ thực tê đó, một nhiệm vụ gắn chặt vối việc nâng cao văn hoá giáo dục. là trung tâm của toàn bộ công tác tuyên truyền và công tác đảng”^ Nhiệm vụ đó là hoàn toàn sát vối lợi ích thiết thân của quần chúng nhân dân trong việc nâng cao trình độ văn hoá, tri thức nhằm đáp ứng những nhu cầu kinh tế bức thiết và hơn nữa nó cũng tạo điều kiện để nhân dân lao động có thể hưởng thụ được những phúc lợi của nển văn hoá, văn minh nhân loại. Xa hơn nữa, việc xây dựng nền văn hoá nói chung và văn hoá chính trị nói riêng nhằm tạo ra những con người mới chân chính, có khả năng thắng đưỢc sự dối trá và những thiên kiến, có khả năng xây dựng một xã hội mới tốt đẹp - xã hội xã hội chủ nghĩa. Như vậy, mục tiêu xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa là xây dựng nền văn hoá của nhân dân, nghĩa là nền ván hoá đó do nhân dân xây dựng và nhằm phục vụ 1. V.I. Lênin: Toàn tập, Sđd, 2006, t.40, tr. 190. 12
  • 15. nhân dân. Văn hoá xã hội chủ nghĩa sẽ loại bỏ tình trạng độc quyền hoạt động tinh thần của bất cứ nhóm xã hội nào, khắc phục sự khác biệt giữa lao động chân tay và lao động trí óc, tạo cơ hội bình đẳng cho tấ t cả mọi người hưởng thụ những giá trị văn hoá và khả năng tham gia tích cực vào các lĩnh vực khác nhau của hoạt động sáng tạo. Tuy nhiên, xin nhắc lại là, sự nghiệp này là một sự nghiệp lâu dài, chứ không thể thực hiện trong chốc lát, đúng như V.I.Lênin đã dạy; Trong lĩnh vực văn hoá, mọi quyết định hấp tấp vội vã thường dẫn đến sai lầm. Nói đến xây dựng và phát triển nền văn hoá xã hội chủ nghĩa, cần lưu ý đến một luận điểm nữa của V.I.Lênin về vấn đề kê thừa, tiếp thu những di sản vãn hoá của những nền ván hoá cũ. Người cho rằng, xây dựng nền văn hoá vô sản không có nghĩa là nghĩ ra một thứ văn hoá vô sản mới, mà phát triển những kiểu mẫu ưu tú, những truyền thống ưu tú, những kết quả tốt nhất của nền văn hoá hiện tồn, xét theo quan điểm thê giới quan của chủ nghĩa Mác và những điều kiện của đòi sống thực tiễn. Từ nhận thức như vậy, V.I.Lênin đã để ra những chủ trương, chính sách văn hoá đúng đắn với nước Nga sau Cách mạng Tháng Mười. Người viết: “Phải tiếp thu toàn bộ nền văn hoá do chủ nghĩa tư bản để lại và dùng nền văn hoá đó để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phải tiếp thu toàn bộ khoa học, kỹ thuật, tất cả những kiến thức, tất cả nghệ thuật. Không có cái đó, chúng ta không thể xây dựng cuộc sống của xã hội cộng sản được” ở đây cần 1. V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, 2006, t.38, tr.67. 13
  • 16. hiểu rằng, nói tiếp thu toàn bộ nền văn hoá có ngỉũa là toàn bộ những giá trị văn hoá đích thực đưỢc nhân loại thừa nhận. Như vậy, nhiệm vụ đặt ra cho giai cấp vô sản là phải tiếp thu có chọn lọc những di sản văn hoá, cải biến và phát huy những di sản vàn hoá đó. Đó là điều kiện tiên quyết để tạo nên những giá trị văn hoá mới, tạo ra động lực để thúc đẩy xây dựng thành công xã hội xã hội chủ nghĩa. Do đó. chúng ta thấy rằng, việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc và mở rộng giao lưu vãn hoá với nước ngoài để tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại là chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Đảng ta. Nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa là tổ chức lại hệ thống giáo dục nhân dân, xây dựng một hệ thống các cơ quan văn hoá - giáo dục mới. Trong việc xây dựng hệ thống giáo dục môi, V.I.Lênin đặc biệt quan tâm đến chủ thể của quá trình giáo dục - đội ngũ giáo viên. Người cho rằng, nếu chứng ta không quan tâm hoặc quan tâm không đầy đủ đến việc tạo hoàn cảnh cho giáo viên, nâng người giáo viên lên một trình độ đầy đủ, mà không có trình độ đó thì không thể nói đến một nền văn hoá nào cả, dù là văn hoá vô sản hay tư sản đi nữa. Nhiệm vụ của các cơ quan văn hoá - giáo dục là phải tổ chức công tác giáo dục toàn diện vê trình độ học vâ'n, tri thức khoa học kỹ thuật, tư tưởng, lối sống...đối vối tấ t cả các tầng lớp trong xã hội. Đặc biệt, Người hết sức chú trọng công tác văn hoá trong nông dân. Công tác vãn hoá trong nông dân không 14
  • 17. đơn giản chỉ là xoá mù chữ mà phải xoá bỏ những lực cản vô hình đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là những căn bệnh làm ăn kiểu sản xuất nhỏ, bệnh tuỳ tiện, bệnh gia đình chủ nghĩa. Để xoá bỏ những căn bệnh đó, cần phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Cùng với việc chú trọng nhiệm vụ xây dựng các thiết chê văn hoá như hệ thống giáo dục, hệ thống thư viện, bảo tàng, rạp hát, rạp chiếu bóng, V.V., V.I.Lênin đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ trí thức - cột trụ của nền văn hoá mới. Người yêu cầu chính quyền Xôviết phải có chính sách đãi ngộ thích đáng để họ có thể cống hiến được tốt nhất. Đồng thòi, Người cũng đề nghị cắt giảm các khoản chi phí, giảm biên chê ở các bộ phận khác để đầu tư cho giáo dục và đảm bảo những điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh th ần cho các nhà bác học, những nhà khoa học tự nhiên và xã hội, những nhà hoạt động văn hoá, nghệ thuật. Người cho rằng, đó là chính sách tốt nhất, là cách kinh doanh tiết kiệm nhất. Như đã nêu, trong quan niệm của V.I.Lênin, văn hóa là sự nghiệp của Đảng và vì vậy cũng do Đảng lãnh đạo. Đó là vấn để m ang tính nguyên tắc mà V.I.Lênin đã rất chú trọng. Người đã chỉ ra phương thức lãnh đạo của Đảng đối vối vãn hóa văn nghệ. Đảng lãnh đạo bằng việc định hướng cho sự phát triển của nền văn hóa và kiểm soát hướng đi đó. Người viết: “Giai cấp vô sản xã hội chủ nghĩa có tổ chức phải theo dõi tấ t cả những công tác đó, kiểm soát toàn bộ công tác đó, mang nguồn nhựa sống của 15
  • 18. sự nghiệp đầy sức sông của giai cấp vô sản trong toàn bộ công tác đó’”. Phương thức này là hoàn toàn cần thiết dối với việc lãnh đạo văn hóa văn nghệ chừng nào xã hội còn có giai cấp, vì rằng nó đảm bảo cho công tác vàn hóa văn nghệ đi đúng hướng, phục vụ cho sự nghiệp của giai cấp vô sản. Qua phương thức kiểm soát, Đảng sẽ tẩy sạch những phần tử lợi dụng chiêu bài Đảng để chống Đảng, về điều này, V.I.Lênin có viết rằng Đảng là một khm tự nguyện, nếu như nó không tẩy sạch khỏi bản thân nó những đảng viên tuyên truyền quan điểm chống Đảng, thì nó sẽ không tránh khỏi tan rã về tư tưởng, sau sẽ tan rã cả về vật chất. Trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay ở nước ta, nhiều luồng tư tưởng có thể thẩm thấu vào qua đường giao lưu văn hóa, nếu không có sự định hưống và kiểm soát của Đảng đối vói văn hóa văn nghệ thì điều mà V.I.Lênin đã cảnh báo ở trên sẽ là một nguy cơ thực sự. Cùng với sự định hưống.theo dõi, kiểm soát toàn bộ công tác văn hóa ván nghệ, Đảng còn phải đảm bảo tự do dân chủ, tự do sáng tác. Đó cũng là điều mang tính nguyên tắc, không thể thiếu trong phương thức lãnh đạo của Đảng. Theo V.I.Lênin, trong sự nghiệp đó tuyệt đối phải đảm bảo phạm vi hết sức rộng rãi cho sáng kiến cá nhân, cho khuynh hướng cá nhân, cho tư tưỏng và sức tưởng tượng, cho hình thức và nội dung. Với phương thức lãnh đạo này, văn hóa văn nghệ sẽ phát triển phong phú. đa dạng, tránh được sự rập khuôn, máy móc. Mỗi cá 1. V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, 2005, t.l2, tr. 124. 16
  • 19. nhân được quyền tự do viết và nói tấ t cả những điều họ muốn, không có một chút hạn chế nào. V.I.Lênin đã luu ý đên văn học với tính cách là một hình thái ý thức đặc thù. Người nhắc nhỏ trong văn nghệ cần trán h khuynh hướng giản đơn hóa và can thiệp vào nội dung sáng tác. Sáng tác văn học là một hoạt động m ang nhiều tính sáng tạo phong phú do sự quyết định của th ế giối quan, của vô"n sông, của tài năng nghệ thuật. Đó không đơn thuần là lĩnh vực lý trí, m à còn là hoạt động tình cảm do sự rung động sâu xa của tâm hồn và trái tim . Do đó, trong lãnh đạo văn học, nghệ th u ậ t cần phải đánh giá và trân trọng đúng mức phần sáng tạo chủ quan, không thể áp dụng mệnh lệnh hành chính và máy móc rập khuôn như một sô" hoạt động khác. Cũng chính vì thê V.I.Lênin cũng nhìn thấy được tính chất phức tạp trong công tác lãnh đạo văn học, nghệ thuật. Tuy nhiên, Người vẫn khẳng định nguyên tắc tính Đảng trong văn học, nghệ thuật. Theo Người, nguyên tắc này không hề m âu thuẫn với tự do sáng tác, tự do sáng tạo trong văn học, nghệ thuật. Nguyên tắc ấy không trói buộc nội dung, chủ đề của các tác phẩm nghệ thuật, mà chủ yếu được nhấn m ạnh vào m ặt tổ chức và đường lối, nhằm phục vụ lợi ích của giai cấp vô sản và sự nghiệp của Đảng. Q uán triệt tư tưởng của V.I.Lênin về sự lãnh đạo của Đảng đối với văn hóa văn nghệ trong điều kiện đẩy m ạnh công nghiệp hóa. hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã định hưống phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội gắn 9ẬIHỌCTHẮIÍIGmỀN 17
  • 20.
  • 21.
  • 22. liền vối nhiệm vụ phát triển kinh tế và xây dựng Đảng. Đảng đã chủ trUđng: “làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kê thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân” Đặc biệt, Đảng đã coi trọng việc nâng cao văn hóa lãnh đạo và quản lý, văn hóa trong kinh doanh và văn hóa trong nhân cách của thanh thiếu niên, chống những hiện tượng phản văn hóa, phi văn hóa. Đồng thòi, Đảng ta cũng chủ trưdng bảo đảm tự do, dân chủ cho mọi hoạt động sáng tạo văn hóa, ván học nghệ thuật đi đôi vối phát huy trách nhiệm công dân của văn nghệ sĩ. Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16-6-2008 của Bộ Chính trị khóa X về Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới là sự quan tâm đặc biệt của Đảng đốì vối lĩnh vực này. Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị dành riêng cho văn học, nghệ thuật, tập trung trong 5 hoạt động cốt lõi, quan trọng là sáng tác; lý luận, phê bình; sản xuất, công bô, trình diễn, sử dụng, truyền bá các tác phẩm (bao gồm cả giao lưu, hỢp tác trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật); đội ngũ và công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hoạt động văn học, nghệ thuật; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, tổ chức, đầu tư, tài trỢ đối với 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toán quốc lần thứX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 213. 18 ^ A * A t i l i . / : . ỉ I
  • 23. hoạt động văn học, nghệ thuật. Quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị nhấn m ạnh phải phát triển sâu rộng văn nghệ quần chúng, đồng thòi với tập trung xây dựng, phát triển văn học, nghệ th u ật chuyên nghiệp; tiếp tục mỏ rộng hỢp tác quốc tế, tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học, tiến bộ của nưốc ngoài. Để văn học, nghệ th u ậ t phát triển đúng định hướng và những quan điểm chỉ đạo của Đảng, việc cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa lâu dài đó là quan tâm phát hiện, bồi dưỡng, quý trọng và phát huy các tài năng văn học, nghệ thuật. Nghị quyết chỉ rõ đó là trách nhiệm của toàn xã hội, mà trước hết là của Đảng, của Nhà nước và của các tổ chức trong hệ thốhg chính trị các cấp. Chính sách trọng dụng các tài năng văn hóa, chăm lo đời sông vật chất và tinh thần của văn nghệ sĩ, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các thiết chê văn hóa, đổi mối và tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa - thông tin sẽ góp phần đưa nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống. Như vậy, những định hưóng và sự lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng và phát triển văn hóa ở nước ta cho thấy rằng, tư tưởng của V.I.Lênin vể sự lãnh đạo của Đảng đối vối văn hóa văn nghệ cho đến nay vẫn tràn đầy sức sống, hòa cùng với hơi thở của thòi đại. 19
  • 24. TÌM HIỂU QUAN ĐIỂM Củ a C.MÁC, PH.ĂNGGHEN VÀV.I.LÊNIN VỀ VĂN HÓA LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ Xã hội càng phát triển người ta càng nói nhiều hơn đến văn hóa, văn minh. Văn hóa biểu hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, kết tinh ở những giá trị mà con người tạo ra. Gần đây người ta bàn nhiều đến văn hóa lãnh đạo và quản lý, điều đó cho thấy rằng văn hóa trong hoạt động lãnh đạo và quản lý đã có những bước tiến và ngày càng có vai trò quan trọng. Để hiểu rõ hơn về văn hóa lãnh đạo và quản lý, trong phạm vi chuyên để này chúng tôi chỉ đề cập đến quan điểm của các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề này. Thực ra thuật ngữ “văn hóa lãnh đạo và quản lý” là một thuật ngữ mới, do đó nó chưa được sử dụng trong các tác phẩm của C.Mác, Ph.Ángghen và V.I.Lênin. Do vậy muốh hiểu quan điểm của các ông về vấn đề này phải hiểu cái cốt lõi bản chất của nó, chứ không thể bám theo từng câu chữ. ở đây cách tiếp cận của chúng tôi là đi theo từng khía cạnh của vấn để để phân tích và tổng hỢp lại. 20
  • 25. 1. Khái niệm văn hóa lãnh đạo và quản lý Để đưa ra khái niệm văn hóa lãnh đạo và quản lý theo quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, trước hết cần đi từ quan niệm của các ông về lãnh đạo và quản lý. Trong thư gửi Pôn Laphácgơ ở M adrít, ngày 30 tháng Chạp 1871, Ph.Ảngghen có viết: “Không một hoạt động chung nào có thể có được nếu không áp đặt cho một sô' người ý chí của người khác, nghĩa là nếu không có uy quyền. Dù đó là ý chí của đa số người biểu quyết, hay là của một ủy ban lãnh đạo, hay của một người - thì đó luôn luôn sẽ là ý chí áp đặt cho những người có tư tưởng khác; nhưng nếu không có ý chí thốhg nhất và chỉ đạo đó thì sẽ không có bất cứ lao động chung nào. Thử bắt một công xưởng lốn nào của Bácxêlôna làm việc m à không có sự lãnh đạo, nghĩa là không có quyển uy xem nào!”^ Phân tích ý kiến trên của Ph.Ảngghen có thể hiểu rằng, theo ông, lãnh đạo là nắm quyền lực, là sự chỉ đạo, là việc đề ra ý chí của m ình và áp đặt cho ngưòi khác. Đồng thời, chủ thể của hoạt động lãnh đạo có thể là một tổ chức hoặc một cá nhân. Khi nghiên cứu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, n h ất là vê phân công lao động xã hội, C.Mác có đề cập nhiều đến hoạt động quản lý. C.Mác viết; “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên 1. C.Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, t.33, tr.496. 21
  • 26. quy mô tương đối lón, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác vối sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng. Các chức năng chỉ đạo, giám sát và điều hòa ấy trở thành những chức năng của tư bản, khi lao động phụ thuộc vào tư bản đó trở thành lao động hiệp tác” Ý kiến trên của C.Mác cho thấy bản chất của quản lý là thực thi quyền lực thông qua các chức năng chỉ đạo, giám sát, điểu khiển. Ph.Ãngghen cũng cho rằng quản lý có tính chất hai mặt: Một mặt, nó là một quá trình lao động xã hội. Mặt khác, nó mang tính chuyên chế, hành chính, mệnh lệnh. Nếu như C.Mác và Ph.Ảngghen chỉ đưa ra những ý kiến bày tỏ cách hiểu của mình về lãnh đạo và quản lý chứ chưa đưa ra một khái niệm rõ rệt, thì V.I.Lênin quan niệm rằng, lãnh đạo là chỉ dẫn, là điều khiển, là ra lệnh và đi trưốc . Tuy nhiên, theo khái niệm này thì nội hàm của nó bao gồm cả nghĩa quản lý mà C.Mác và Ph.Ángghen đã nêu. Và như vậy thì dễ dẫn tói chỗ đồng nhất giữa lãnh đạo và quản lý. Dĩ nhiên, đây là hai phương diện hoạt động gắn kết với nhau, khó phân biệt rạch ròi. Song, vê 1. C.Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tập, Sđd. 2002, t.23, tr.480. 22
  • 27. m ặt khoa học cũng cần nhận diện đúng bản chất của từng loại hoạt động. Phân tích định nghĩa trên của V.I.Lênin, chúng tôi cho rằng nếu nói lãnh đạo là chỉ dẫn và đi trước thì điểu đó hoàn toàn đúng với ý kiến của C.Mác và Ph.Ảngghen, nghĩa là định hướng và đề ra ý chí để mọi người tu ân theo. Còn chức năng điều khiển và ra lệnh mang tính chất hành chính, m ệnh lệnh thì gắn với phương diện quản lý mối đúng với ý kiến của C.Mác và Ph.Ăngghen. Việc thống nhất với quan niệm như vậy là hết sức cần thiết đối với hoạt động thực tiễn nhằm trán h sự chồng chéo và ôm đồm giữa hai phương diện hoạt động lãnh đạo và quản lý. Nếu văn hóa là toàn bộ những giá trị mà nhân loại tạo ra và được biểu hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người thì khi nói đến văn hóa lãnh đạo và quản lý, chúng ta hiểu rằng đó là toàn hộ những giá trị m à con người tạo ra trong hoạt động lãnh đạo và quản lý. N hững giá trị đó đưỢc biểu hiện ở tri thức và kinh nghiệm về lãnh đạo và quản lý, đồng thời củng được biểu hiện ở những kết quả của hoạt động lãnh đạo và quản lý m à các chủ th ể lãnh đạo và quản lý tạo ra. Xung quanh khái niệm văn hóa lãnh đạo và quản lý, hiện nay còn có những ý kiến khác nhau. Có người đồng nh ất văn hóa lãnh đạo và quản lý với văn hóa chính trị. Có người đồng nhất nó với văn hóa Đảng. Tuy nhiên, nếu dựa vào quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, thì những ý kiến nói trên cũng có cơ sỏ nhưng không hoàn toàn đúng. Đối với loại ý kiến thứ nhất, 23
  • 28. cơ sở của nó là ở chỗ, lãnh đạo và quản lý đều thuộc vê phương diện chính trị - nắm quyền lực và sử dụng quyển lực. Tuy nhiên, ý kiến này không hoàn toàn đúng là vì khái niệm chính trị rộng lớn hơn khái niệm lãnh đạo và quản lý. Do đó, theo chúng tôi không nên đồng nhất khái niệm văn hóa lãnh đạo và quản lý với văn hóa chính trị. Hơn nữa, thuật ngữ văn hóa chính trị đã đưỢc V.I.Lênin sử dụng, còn thuật ngữ văn hóa lãnh đạo và quản lý chưa được ông sử dụng lần nào. Có thể lấy ví dụ vể thuật ngữ văn hóa chính trị mà V.I.Lênin đã sử dụng như sau; “Mục đích của văn hóa chính trị, của nền giáo dục chính trị là đào tạo nên những người cộng sản chân chính, có khả năng thắng đưỢc sự dối trá và các thiên kiến và có khả năng giúp đỡ quần chúng lao động thắng được chế độ cũ và xây dựng được một nhà nước không có bọn tư bản, bọn bóc lột và bọn địa chủ” Đối với loại ý kiến thứ hai, cơ sỏ của nó là ở chỗ Đảng là một chủ thể lãnh đạo, do đó khi nói đến văn hóa lãnh đạo, người ta đồng nhất vói văn hóa Đảng. Tuy nhiên, sự không chính xác là ở chỗ, ỏ đây khái niệm văn hóa lãnh đạo và quản lý bao hàm cả hai phương diện lãnh đạo và quản lý, chứ không chỉ có lãnh đạo. Hơn nữa, Đảng chỉ là một chủ thể lãnh đạo, một tổ chức chứ không phải một cá nhân. Trong khi đó, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, chủ thể lãnh đạo và quản lý có thể là một tổ chức hoặc một cá nhân. 1. V.I.Lênin; Toàn tập, Sđd, 2006, t.41, tr.479. 24
  • 29. Từ những kiến giải nói trên, theo chúng tôi nên coi khái niệm văn hóa lãnh đạo và quản lý là một khái niệm mới riêng biệt. 2. Những nội dung của ván hóa lãnh đạo và quản lý Trên cd sở khái niệm văn hóa lãnh đạo và quản lý, có thể xác định cấu trúc của nó bao gồm: văn hóa trong lãnh đạo, văn hóa trong quản lý. N hư đã nêu, lãnh đạo là chỉ đạo, định hướng, đê ra ý chí áp đặt cho người khác. Do đó nội dung của văn hóa lãnh đạo biểu hiện ở nhận thức, hành vi của các chủ th ể lãnh đạo và kết quả m à họ tạo ra trong hoạt động lãnh đạo. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, những người lãnh đạo là những người có uy tín nhất, có ảnh hưởng nhất, có tri thức rộng nhất và sâu nhất về thực tiễn, có nhiều kinh nghiệm công tác ở lĩnh vực lãnh đạo, có đầy đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, phong cách ngang tầm nhiệm vụ. N hận thức và hành vi của các chủ thể lãnh đạo trong quá trình chỉ đạo, để ra chủ trương trực tiếp đến kết quả hoạt động lãnh đạo. Do đó, dù chủ thể lãnh đạo là cá nhân hay một Đảng thì về m ặt nhận thức họ đều phải có lý luận. C.Mác cho rằng: trách nhiệm của những người lãnh đạo là phải học tập ngày càng nhiều hơn về tấ t cả các vấn đề lý luận. V.I.Lênin cũng khẳng định; “Chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn 25
  • 30. vai trò chiến sĩ tiền phong”^. Sự am hiểu vể lý luận và thực tiễn sẽ giúp cho chủ thể lãnh đạo có được sự nhạy cảm về mặt chính trị. Theo V.I.Lênin, khi mà chính trị đòi hỏi một sự chuyển biến kiên quyết, một sự mềm dẻo và một bưốc quá độ khéo léo thì những người lãnh đạo phải hiểu được điều ấy. Đó là một biểu hiện của văn hóa lãnh đạo. Những chủ thể lãnh đạo mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đề cập đến trong các tác phẩm của mình chủ yếu là những người cộng sản và Đảng vô sản. Do đó nhận thức của họ vể việc đề ra các chủ trương, đường lối, định hướng sách lược... phải vì lợi ích của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. Tuy nhiên, ván hóa lãnh đạo không chỉ biểu hiện ở nhận thức mà còn biểu hiện ở hành vi của chủ thể lãnh đạo. V.I.Lênin cho rằng: những người lãnh đạo phải biết vạch ra đúng lúc một cương lĩnh hành động tích cực. Để có định hưống đúng, họ phải thẳng thắn, công khai các chính sách, chủ trương của mình, tổ chức thảo luận về sách lược, biện pháp... trong quần chúng, ông viết: “Thực ra, chính những cuộc thảo luận sôi nổi đó đang góp phần lôi cuốh tất cả công nhân, dạy cho họ biết xem xét từ mọi mặt chính sách của mình, chính sách của công nhân, định ra một đường lôi giai cấp vững vàng, rõ ràng và xác định cho phong trào”^. Để đưa ra các biện pháp khả thi, người lãnh đạo phải chú ý đến kinh nghiệm thực tiễn, loại bỏ những cái không phù hợp, 1. V.I.Lênin; Toàn tập, Sđd, 2005, t.6, tr.32. 2 V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, 2005, t.25, tr.l73. 26
  • 31. chắt lọc những cái có giá trị. H ành vi văn hóa trong lãnh đạo còn là biết thành thực thừa nhận một sai lầm chính trị đã phạm phải để sửa chữa. V.I.Lênin đã nêu rõ: “Công khai và thành thực thú nhận sai lầm chính trị của mình, bản thân việc đó đã là một hành vi chính trị lớn rồi”^ Chính hành vi như vậy sẽ tạo được niềm tin của quần chúng đốì vói chủ thể lãnh đạo và đồng thòi giúp họ sáng suốt hơn trong việc đề ra các kế hoạch, chủ trương để tránh những sai lầm có thể phạm phải. Đối vối một Đảng lãnh đạo, thì hành vi văn hóa như vậy trong việc đề ra chủ trương, chính sách lại càng quan trọng và cần thiết. Nó chứng tỏ bản lĩnh chính trị của Đảng, dám thừa nhận và sửa chữa những sai lầm để đi đến quyết sách đúng đắn. Để có thể đưa ra các chính sách đáp ứng lợi ích của quần chúng, V.I.Lênin cho rằng, người lãnh đạo cần phải: “Lỉển hệ với quần chúng. Sông trong lòng quần chúng. Biết tâm trạng quần chúng. Biết tất cả. Hiểu quần chúng. Biết đến vói quần chúng. Giành được lòng tin tuyệt đối của quần chúng. N hững người lãnh đạo không được tách ròi khỏi quần chúng bị lãnh đạo, đội tiên phong không được tách 1. V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd. 2006, t.37, tr.225. 27
  • 32. ròi khỏi toàn bộ đội quân lao động”'. Trên cơ sở quan hệ gắn bó mật thiết với quần chúng, nắm chắc những vấn đề thực tiễn và vận dụng tri thức lý luận của mình, đồng thòi tập hỢp sức mạnh lý luận của mọi người, chủ thể lãnh đạo mới xây dựng đưỢc những chiến lược, sách lược chỉ đạo hỢp lý. Khi nói vê hành vi của người lãnh đạo, V.I.Lênĩn còn dạy rằng một người lãnh đạo chính trị không những phải chịu trách nhiệm về cách mình lãnh đạo, mà còn phải chịu trách nhiệm về hành động của những người dưới quyển mình nữa. Đôi khi người lãnh đạo không biết những hành động đó, thường là không muốn cho những hành động đó xảy ra, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về những hành động đó. Điểu đó thuộc về nguyên tắc trong hoạt động lãnh đạo. Nếu không thực hiện như vậy thì có tình trạng trốn tránh và đùn đẩy trách nhiệm, gây hậu quả xấu. Nếu hoạt động lãnh đạo là sự định hướng và chỉ đạo, để ra ý chí áp đặt cho người khác, thì kết quả của nó phải là những chủ trương, đường lối, chính sách, kế hoạch, chiến lược, sách lược... mang tính định hướng, chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Những giá trị mà hoạt động lãnh đạo tạo ra chính là biểu hiện ở những kết quả đó. Khi nói về sự lãnh đạo của những người cộng sản, V.I.Lênin có viết: “Họ chỉ có thể lãnh đạo nhân dân đi theo con đường của mình với điểu kiện là họ vạch ra được con đường đó cho đúng, không những chỉ đúng theo hướng đi 1. V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, 2006, t.44, tr.608. 28
  • 33. của lịch sử th ế giói mà thôi”^ Như vậy, đường lối đúng là kết quả của quá trình hoạch định của những người lãnh đạo. Đối với một đảng lãnh đạo, đường lối của nó biểu hiện ở cương lĩnh, do đó văn hóa lãnh đạo của Đảng biểu hiện ở chỗ nó phải có cương lĩnh tích cực, đúng đắn và linh hoạt, cũng như các nghị quyết để thực hiện cương lĩnh ấy. Trong bài Phong trào công nhân ở Mỹ. Lời tựa viết cho lần xuât bản ở M ỹ tác phẩm “Tinh cảnh của giai cấp lao động ở Anh", Ph.Ảngghen đã nêu rõ: “Một đảng mói phải có một cương lĩnh tích cực nh ất định, một cương lĩnh mà những chi tiết của nó có thể thay đổi theo hoàn cảnh và tùy theo sự phát triển của chính bản thân đảng đó, nhưng bao giờ cũng phải là một cương lĩnh mà bất cứ lúc nào toàn đảng cũng đều phải nhất trí tán thành nó. Chừng nào cương lĩnh ấy vẫn còn chưa được thảo ra hoặc chỉ ở hình thức phôi thai, thì chừng ấy đảng cũng chỉ tồn tại ỏ dưới dạng phôi thai mà thôi”^. Những kết quả hoạt động lãnh đạo thể hiện dưối các hình thức văn bản ấy sẽ cho thấy sự sáng suốt, đúng đắn hay sự thiển cận và sai lầm của chủ thể lãnh đạo trong việc đề ra chủ trương, đường lổi của mình. Do đó, đánh giá văn hóa lãnh đạo cũng cần căn cứ vào những văn bản ấy như là kết quả của nhận thức và hành vi lãnh đạo. Tuy nhiên, một nội dung quan trọng trong hoạt động lãnh đạo còn là “áp đặt được ý chí của chủ thể lãnh 1. V.I.Lênin: Toàn tặp, Sđd, 2006, t.45, tr.ll7. 2. C.Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tập, Sđd, t.21, tr.494 29
  • 34. đạo” cho khách thể của lãnh đạo, chứ không phải chì là việc đề ra ý chí. Những chủ trương, đường lôi, chiên lược, sách lược dù có đúng đắn đến đâu nhưng không được ủng hộ hưởng ứng và thực hiện thì những cương lĩnh văn kiện, nghị quyết thể hiện chúng chỉ là mó giấy lộn mà thôi! Do đó, văn hóa lãnh đạo còn thể hiện ở nhận thức, hành vi của chủ thể lãnh đạo trong việc thực hiện nội dung này cũng như kết quả của quá trình đó. Đối vối chủ thể lãnh đạo là Đảng, V.I.Lênin viết; “Nhiệm vụ thứ nhất của bất cứ một chính đảng nào có trọng trách đối với tương lai là thuyết phục cho đa số nhân dân thấy được sự đúng đắn của cương lĩnh và sách lược của mình”*. Đồng thời vối việc tuyên truyền chiến lược, sách lược của mình, Đảng phải biết đoàn kết nhân dân thực hiện các nghị quyết của Đảng. Theo V.I.Lênin, kết quả của quá trình đó phải là: “đa sô' những công nhân giác ngộ đoàn kết lại, nhất trí vối những nghị quyết ấy và có ý chí thông nhất để thực hiện những nghị quyết ấy một cách trung thực”^. Nếu như đặc trưng của nội dung văn hóa lãnh đạo là những nhận thức, hành vi, kết quả của chủ thể lãnh đạo trong quá trình đề ra và “áp đặt” định hưóng, đường lối, chủ trương, chính sách của mình cho khách thể lãnh đạo, thì nội dung của văn hóa quản lý lại thiên về văn hóa hành chính, tức là nhận thức, hành vi và kết quả của chủ thể 1. V.I.Lênin; Toàn tập, Sđd, 2006, t.36, tr.208. 2. V.I.Lênin: Toàn tạp, Sđd, 2005, t.24, tr.l03. 30
  • 35. quản lý trong tổ chức điều khiển việc thực hiện những định hướng, đường lối, chủ trương nói trên. Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, những chủ thể quản lý là những cơ quan hay những cá nhân có chức năng thực thi quyền lực nhà nưóc. Trong tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, C.Mác cho rằng: “khi những cá nhân là những người m ang những chức năng và quyền lực nhà nước thì những cá nhân đó phải được xem xét căn cứ theo phẩm chất xã hội của họ, chứ không phải căn cứ theo phẩm chất tư nhân của họ”'. Những phẩm chất đó là lòng trung thành vối sự nghiệp, vối chính quyền, có trình độ tri thức khoa học, có uy tín chuyên môn, am hiểu thực tiễn, có năng lực tổ chức. Đặc biệt trong văn hóa quản lý thì tri thức về quản lý là hết sức quan trọng. V.I.Lênin viết: “Muốh quản lý và tổ chức nhà nưóc, thì chúng ta phải có những người biết kỹ thuật quản lý, có kinh nghiệm trong việc quản lý kinh tê và quản lý nhà nưốc”^. Để có được tri thức ấy, các chủ thể quản lý phải trải qua học tập và rèn luyện từ sách vở và thực tiễn. Thái độ đối vối tri thức và kinh nghiệm quản lý cũng là biểu hiện của văn hóa quản lý. V.I.Lênin đã dạy rằng, những yếu tô" đó không tự nhiên có, mà phải trải qua đào tạo, bồi dưỡng, tự rèn luyện, qua trường học thực tiễn, và chỉ qua con đường đó mới có thể trở thành những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, chủ chốt của Đảng và Nhà nước được. 1. C.Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tập, Sđd, t.l, tr.337. 2. V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, 2006, t.40, tr.294. 31
  • 36. Hoạt động quản lý là một quá trình bao gồm nhiều chuỗi hành vi và thao tác, từ ban hành các văn bàn và quyết định quản lý đến ra mệnh lệnh, điểu khiển, kiểm tra, giám sát... Do đó, tấ t cả những hành vi, thao tác của các chủ thể quản lý trong quá trình đó đểu thể hiện vàn hóa quản lý. Văn hóa trong ban hành các văn bản, quyét định quản lý thể hiện ở chỗ các chủ thể quản lý phải đảm bảo đúng những nguyên tắc, quy trình, thủ tục, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời các chủ thể quản lý biết vận dụng tri thức và kinh nghiệm của mình kết hỢp với trí tuệ của những ngưòi khác để đưa ra những quyết định phù hỢp vối tình hình thực tiễn. V.I.Lênin cũng cho rằng, trong tổ chức thực thi nhiệm vụ, người quản lý cần coi trọng tính hiệu quả. Khi chỉ cần một lòi nói mà giải quyết được công việc dứt điểm, thì người quản lý phải quyết đoán, chứ không cần đến một cuộc họp hoặc một cuộc biểu quyết mang tính hình thức. Văn hóa quản lý thể hiện ở sự linh hoạt trong việc sử dụng các phưdng pháp quản lý và giải quyết nhiệm vụ. V.I.Lênin nêu rõ: “Khi tình hình đã thay đổi và chúng ta phải giải quyết những nhiệm vụ thuộc loại khác, thì không nên nhìn lại đằng sau và sử dụng những phương pháp của ngày hôm qua”^ Trong hoạt động quản lý, việc kiểm tra đánh giá người thực thi nhiệm vụ cũng thể hiện văn hóa của chủ thể quản lý. Bỏi vì, muôn đánh 1. V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, 2006, t.44, tr.398. 32
  • 37. giá chính xác thì người quản lý phải am hiểu công việc chuyên môn và tình hình thực tế, đồng thời cũng cần có cái “tâm ” nữa. V.I.Lênin viết: “Xác định những ngưòi có lỗi và nói chung phải truy xét chính xác trường hỢp này để, một là quy được trách nhiệm , hai là - và đây cũng là điểu chủ yếu - để thi hành những biện pháp thực tế nhằm làm sao cho hiện tượng tương tự không th ể tái diễn được nữa” Theo V.I.Lênin, văn hóa quản lý còn thể hiện ở thái độ chống lại bệnh giấy tò và nạn hốì lộ. Căn bệnh ấy là một ung nhọt m à không thể dùng một thắng lợi quân sự hay một cải cách chính trị nào để chữa khỏi được. Chỉ có nâng trìn h độ văn hóa lên mới có thể chữa được ung nhọt ấy. Một đặc điểm nữa của văn hóa trong quản lý là chủ thể quản lý phải thực hiện đúng chức năng, thẩm quyền của m ình, không được lạm quyền, nhất là đốì với những người tập trung trong tay m ình quyền hạn lốn. V.I.Lênin đã từng không yên tâm về X talin ở chính điểm đó. Người viết: “Đồng chí X talin, sau khi trở th àn h Tổng Bí thư, đã tập tru n g trong tay m ình quyền hạn rộng lốn và tôi không chắc rằng đồng chí ấy lúc nào cũng biết sử dụng quyền hạn ấy một cách th ận trọng đúng mức”^. Việc lạm quyển sẽ dẫn tới những hành vi th ái quá trong quản lý, gây hậu quả tai hại. Phê phán phong cách thô 1. V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, 2005, t.39, tr.l29. 2. V.I.Lênin; Toàn tập, Sđd, 2006, t .45, tr.395. 33
  • 38. bạo của Xtalin, V.I.Lênin đã yêu cầu người lãnh đạo. quản lý phải có thái độ khoan dung, từ tốn, lịch thiệp và quan tâm đến mọi người. Một nội dung của văn hóa lãnh đạo và quản lý là văn hóa trong sử dụng người. V.I.Lênin quan niệm rằng lãnh đạo chính trị là do con người thực hiện và bằng cách phân phối lực lượng. Do đó theo ông, biết lãnh đạo tức là biết đặt người cho đúng chỗ. Văn hóa lãnh đạo và quản lý biểu hiện ở nghệ thuật dùng người. C.Mác và Ph.Ảngghen khuyên cần phải biết đặt người thích đáng ở vị trí thích đáng. Để tìm đưỢc những người thích đáng ấy, các chủ thể lãnh đạo, quản lý phải tổ chức lựa chọn một cách khoa học và thận trọng. V.I.Lênin cho rằng, việc lựa chọn cán bộ phải được tổ chức rộng rãi, có kế hoạch, thường xuyên và công khai theo những tiêu chuẩn đặt ra trong mọi lĩnh vực chuyên môn. Đồng thòi với việc lựa chọn, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ, cần phải đánh giá lại các cán bộ lãnh đạo, phân bố lại các cán bộ lãnh đạo khi họ không thể thích ứng được với nhiệm vụ mói. Việc đánh giá cán bộ cần tiến hành theo định kỳ và đảm bảo sự khách quan, công tâm. Thái độ đối với các chức vụ lãnh đạo và quản lý cũng thể hiện văn hóa trong lãnh đạo và quản lý. Có những người ham muốn các chức vụ lãnh đạo để được hưởng đặc quyền, đặc lợi, do đó bằng mọi cách chạy chọt để đoạt được các chức vụ ấy. C.Mác và Ph.Ảngghen đã lưu ý đến điểu đó và dạy rằng cần phải có chế độ chính sách đốì với cán bộ lãnh đạo và quản lý như thê nào đó để phòng ngừa tình 34
  • 39. trạng chạy chọt chức vị và chủ nghĩa thăng quan phát tài. Theo C.Mác, những người lãnh đạo, quản lý phải là đày tớ của dân, không có đặc quyền, đặc lợi. Khi đã là đày tớ, thì “đầy tó luôn luôn có thể bị bãi miễn... luôn luôn hành động dưới sự kiểm soát của nhân dân”*. Thiết nghĩ rằng đó cũng là một giá trị văn hóa trong lãnh đạo và quản lý mà chúng ta cần tôn trọng. 3. Một số vấn để vể văn hóa lãnh đạo và quản lý ở nước ta hiện nay Tùy theo quan niệm về văn hóa lãnh đạo và quản lý mà người ta có thể đưa ra những vấn đề khác nhau, ở đây, dựa trên cơ sở quan niệm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, đối chiếu với thực tiễn Việt Nam hiện nay, chúng tôi có một sô"ý kiến như sau: Những thành tựu qua gần 30 năm đổi mới của đất nước là kết quả của những nỗ lực rấ t lớn của toàn Đảng, toàn dân ta. Đồng thòi điều đó cũng chứng m inh rằng, đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng là hoàn toàn đúng đắn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của N hà nưốc, mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng đã có những bước phát triển đáng kể. Chính vì vậy có thể nói văn hóa lãnh đạo và quản lý cũng được nâng lên. Tuy nhiên, thực tiễn gần 30 năm đổi mối của đất nưốc cũng bộc lộ nhiều yếu kém và bất cập trong hoạt động 1. C.Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tập, Sđd, t.l7, tr.719. 35
  • 40. lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nưâc ta. Điểu đó thể hiện ở các điểm sau đây: Một là, nhận thức của chủ thể lãnh đạo vể các lĩnh vực hoạt động vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Chẳng hạn. trong lĩnh vực kinh tế, chưa hình thành được một khung lý luận vững chắc về thể chế kinh tê thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chưa xác định được cụ thể tiêu chí khi nưốc ta trở thành một nưốc công nghiệp để làm đích hưống tối, chưa làm rõ các bưốc đi của cả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên lĩnh vực hệ thống chính trị, chưa có nhận thức đầy đủ vể vấn đề làm sao để tránh chồng chéo cũng như tránh lạm quyển trong hoạt động của các cơ quan nhà nưốc, vê cơ chê bảo đảm quyển kiểm tra, giám sát của nhân dân đối vói hoạt động của các cơ quan nhà nước. Nhận thức vê vai trò kiểm tra, giám sát của M ặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội cũng chưa thống nhất. Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, nhận thức vể hội nhập văn hóa và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vấn đề thị trường trong văn hóa - giáo dục cũng chưa thống nhất. Tư duy về cơ chế quản lý văn hóa, xã hội chậm được đổi mới. Trên lĩnh vực an ninh, quốíc phòng, vấn đề mốì quan hệ giữa vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực này còn chưa được cụ thể hóa và quy chế hóa. Hai là, về kết quả thực tiễn của hoạt động lãnh đạo và quản lý, theo đánh giá tổng quát của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội lần 36
  • 41. thứ XI thì: “Kinh tế p h át triển chưa bển vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tra n h thấp; chuyển dịch cờ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm ; các cân đối vĩ mô chưa th ậ t vững chắc; chế độ phân phối còn nhiều b ất hỢp lý. N hững hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường chậm được khắc phục; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tội phạm , tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức, lối sông... chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Thể chê kinh tê thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm yếu cản trở sự phát triển. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức m ạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được ph át huy đầy đủ...” Những yếu kém nói trên trong hoạt động lãnh đạo và quản lý cả về m ặt nhận thức hoạch định chủ trương, chính sách, chỉ đạo điều hành lẫn tổ chức thực hiện, cũng như sự yếu kém về phẩm chất và năng lực của các chủ thể lãnh đạo, quản lý đã được Đảng ta nghiêm khắc tự kiểm điểm. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI có đoạn: “Ban Chấp hành Trung ương xin tự phê bình trước Đại hội và trước nhân dân về những khuyết điểm, yếu kém đã làm hạn chế những thành tựu lẽ ra có thể đạt được nhiều hơn”^. Đồng thời vối việc tự phê bình, Đảng 1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lán thứ XI, Nxb.Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.17-18, 180. 37
  • 42. cũng thấy rõ vai trò của văn hóa lãnh đạo và quản lý. do đó đã chủ trương “nâng cao văn hóa lãnh đạo và quản lý". Để thực hiện chủ trương nói trên, theo chúng tôi, cần giải quyết những vấn để sau đây: N âng cao trình đô tri thức vê moi m ăt, đác biêt là tri thức về lãnh đao và quản lý cho dội ngủ cán bộ lãnh đao và quản lý. Đây là vấn để hết sức quan trọng vì tri thức của các chủ thể lãnh đạo và quản lý định hưống cho mọi hoạt động của họ. Muôn đổi mới phương thức lãnh đạo hay cơ chẽ quản lý thì cũng đểu do chính các chủ thể lãnh đạo và quản lý đê ra và thực hiện. Việc hoạch định các chủ trương, chính sách cũng như xử lý các tình huông phức tạp trong hoạt động lãnh đạo và quản lý đều tùy thuộc vào trình độ tri thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý. Nói đến vấn để nâng cao trình độ tri thức ở đây là nói đến hàm lượng trí tuệ thực sự chứ không nói đến trình độ xét theo bằng câ'p. sở dĩ nói như vậy vì có một thực tế là khi đánh giá văn hóa lãnh đạo và quản lý của chủ thể lãnh đạo, quản lý, người ta thường xét theo bằng cấp, học hàm. học vị của họ. Điều đó chưa hẳn đã đúng. Nhiều cán bộ có học vị cao được đề bạt làm cán bộ lãnh đạo và quản lý, tuy nhiên tri thức vê lãnh đạo và quản lý yếu kém, dẫn đến hiệu quả lãnh đạo và quản lý của họ kém hơn nhiều so với khi họ làm chuyên môn thuần túy. Từ đó cho thấy rằng, kế cả cách sử dụng người như thê nào cho hỢp lý cũng phụ thuộc vào trình độ tri thức của cán bộ lãnh đạo, quản lý. 38
  • 43. R èn luyện p h ẩ m ch ất đạo đức cách m an g và lối sống văn hóa cho đôi ngủ cán bô lãnh đao và quản lý. Cùng vối vấn đề nâng cao trình độ tri thức về mọi m ặt cho cán bộ lãnh đạo và quản lý, thì vấn đề rèn luyện phẩm chất đạo đức cách m ạng và lốỉ sống văn hóa cũng được đặt ra hết sức bức thiết nhằm nâng cao văn hóa lãnh đạo, quản lý hiện nay. Do đó, trong văn kiện Đại hội X của Đảng có nêu rõ: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nưốc” Có thể cụ thể hóa những phẩm chất đạo đức và lốì sống văn hóa của cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quan điểm của những nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác - Lênin như sau: Trung thành với sự nghiệp cách mạng, với lợi ích của nhân dân lao động, không đặc quyền đặc lợi và kiên quyết chống tham nhũng, công tâm , khách quan trong giải quyết mọi vấn đề, có năng lực tổ chức thực tiễn, gắn bó với quần chúng, quan tâm đến quần chúng, gương m ẫu trong công tác và trong đòi sống, tác phong nhanh nhẹn, năng động và linh hoạt, thái độ lịch thiệp, từ tốn và khoan dung. Đó là những phẩm chất mà người cán bộ lãnh đạo, quản lý cần rèn luyện, phấn đấu để có được. Để đạt được điều đó, ngoài sự nỗ lực của mỗi cá nhân, cần có sự giáo dục thường xuyên, liên tục của các tổ chức đảng, đoàn thể và chính quyền. 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXI, Sđd, tr.252. 39
  • 44. Đ ổi m ài và hoàn th iện phương thức lãn h đao của Đ ảng. Vấn đề quyết định trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. thực hành và mở rộng dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng. Xây dựng hệ thốhg các quy chế về sự lãnh đạo của Đảng ỏ các cấp, các ngành theo tinh thần: Đảng lãnh đạo Nhà nưốc bằng cương lĩnh, đường lối, quan điểm, chù trương, các nghị quyết, nguyên tắc giải quyết các vấn đề lớn, có ý nghĩa chính trị quan trọng. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vối Nhà nưốc trong việc thể chế hóa, cụ thể hóa đường lốì, quan điểm, chủ trương, chính sách lớn của Đảng thành Hiến pháp, pháp luật, kế hoạch, các chương trình, mục tiêu lốn của Nhà nước. Đảng lãnh đạo nhưng không làm thay Nhà nưốc và các tổ chức trong hệ thống chính trị. Đề phòng và khắc phục khuynh hưống tổ chức đảng buông lỏng sự lãnh đạo hoặc bao biện làm thay cũng như khuynh hưống các cơ quan nhà nưốc thụ động, né tránh trách nhiệm. Đảng kết hỢp chặt chẽ việc lãnh đạo và kiểm tra bộ máy nhà nước thông qua tổ chức đảng và cá nhân đảng viên hoạt động trong cơ quan nhà nước. Tiếp tục đổi mới phong cách, lể lối làm việc của Đảng theo hướng thực sự dân chủ, kỷ cương, thiết thực, sâu sát cơ sở, sâu sát quần chúng, làm việc có chương trình, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm, nói đi đôi với làm. Đổi mới cách ra nghị quyết, văn kiện và báo cáo phải ngắn gọn, thiết thực. 40
  • 45. cụ thể, đổi mối và nâng cao chất lượng, hiệu quả của hội nghị. Cấp ủy dành nhiều thời gian tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ đạo hoạt động của Nhà nước, M ặt trận và các đoàn thể nhân dân, xây dựng và thực hiện chê độ báo cáo định kỳ. N â n g cao hỉêu lưc qu ản lý nh à nước vê kỉn h tế, xã hội. Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nưốc, cần hoàn thiện hệ thống thể chế, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, phương thức hoạt động, c ầ n xác định rõ phạm vi và nội dung quản lý nhà nưốc về kinh tế, xã hội phù hỢp với yêu cầu phát triển; chính phủ tập trung vào việc hoạch định thể chế, chính sách, xây dựng giải pháp, cải cách thủ tục hành chính, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, xã hội, nâng cao năng lực và hiệu quả chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, thanh tra thực hiện thể chế. Đổi mới chính sách cán bộ và công tác quản lý cán bộ, xây dựng chê độ công vụ rõ ràng, minh bạch. Nghiên cứu áp dụng cơ chê thủ trưởng cơ quan hành chính cấp trên, bổ nhiệm chức danh người đứng đầu cơ quan hành chính cấp dưối, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính. Trên đây là một sô vấn đề liên quan trực tiếp đến các chủ thể lãnh đạo và quản lý, đến hoạt động lãnh đạo và quản lý ở nước ta hiện nay. Thiết nghĩ rằng, thực hiện tốt những vấn đề nói trên sẽ góp phần nâng cao văn hóa lãnh đạo và quản lý ở nưdc ta. 41
  • 46. MỘT số QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN VỀ VĂN HỌC NGHỆ THUẬT C.Mác và Ph.Ángghen không những nổi tiếng như những nhà lý luận chính trị, nhà tư tưởng cách mạng của giai cấp công nhân, mà các ông còn nổi tiếng trên các phương diện khác như: triết học, khoa học tự nhiên, khoa học lịch sử, khoa học quân sự, văn học nghệ thuật, V.V.. Trong bài viết này, chúng tôi đê cập đến một sô"ý kiến của C.Mác và Ph.Ảngghen về văn học nghệ thuật. Văn học nghệ thuật là lĩnh vực tinh tế, nhưng rát nhạy cảm vì nó gắn chặt với mọi phương diện của đời sống hiện thực của xã hội. Do đó, khi nghiên cứu lý luận cách mạng để cải tạo thế giới, cải biến đòi sông xã hội của con người, C.Mác và Ph.Ảngghen tất yếu để cập đến lĩnh VTỊC văn học nghệ thuật. Những ý kiến của các ông về lĩnh VTỊC này không nằm tập trung trong một tác phẩm riêng biệt, mà được thể hiện rải rác ở nhiều tác phẩm. Do vậy, khi tìm hiểu vấn đê này, cần xem xét một cách hệ thống trong chỉnh thê các tác phẩm của các ông. 42
  • 47. Trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng, C.Mác và Ph.Ángghen đã chỉ rõ nguồn gốc của văn học nghệ th u ật gắn vối nguồn gốc và sự phát triển của con người. Văn học nghệ th u ật chỉ thực sự nảy sinh khi con người đã phát triển đầy đủ về năng lực tư duy và cảm xúc thẩm mỹ. Đây là một hoạt động tinh thần phong phú, một sự sáng tạo mà con người có thể đem lại cho mình. Chính quá trình lao động xã hội là quá trình làm phát triển và hoàn thiện con người trên các m ặt tư duy, ngôn ngữ và cảm xúc thẩm mỹ. Như vậy, sự ra đòi và phát triển của ván học nghệ th u ật là một hiện tượng khách quan, gắn với trình độ phát triển của xã hội, với những tiền đề cần thiết của nó. Khẳng định văn học nghệ th u ậ t là một hình thái ý thức xã hội nằm trong kiến trúc thượng tầng của xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, văn học nghệ th u ật chịu sự tác động trực tiếp của những điều kiện xã hội, của cơ sở kinh tế và các hình th ái ý thức xã hội khác, song nó cũng có vai trò tác động trở lại đốì với tồn tại xã hội. Nói vể vai trò, chức năng của văn học nghệ thuật, C.Mác và Ph.Ăngghen có một số ý kiến sau đây: Văn học nghệ th u ật có chức năng nhận thức, đó là nguồn tri thức cho nhân loại. Trong Luận văn thi tốt nghiệp trung học bằng tiếng Latinh, C.Mác cho rằng, sáng tác của nhà văn “là nguồn mà hầu hết các dân tộc lĩnh hội được học thức từ đó” So vâi các hình thái ý thức xã hội 1. C.Mác và Ph. Ảngghen: Toàn tập, Sđd, t.40, tr. 1004. 43
  • 48. khác, tác động của văn học nghệ thuật đối vói con người, đốì vối xã hội là rất lớn. Điều đó được C.Mác và Ph.Ảngghen nêu rõ khi các ông nghiên cứu vai trò của văn học Anh. Trong bài Giai cấp tư sản Anh, C.Mác viết: “Cả một lốp nhà văn tiểu thuyết hiện đại xuất sấc của nưốc Anh trong các tác phẩm chói lọi và hùng hồn đã vạch ra cho toàn thê giói nhiều chân lý chính trị và xã hội, hơn là tấ t cả các chính khách chuyên nghiệp, các nhà chính luận và các nhà đạo đức học chuyên nghiệp gộp lại”'. Như vậy, vai trò của văn học nghệ thuật được C.Mác và Ph.Ảngghen đánh giá rất cao. Văn học nghệ thuật đưa tri thức và chân lý đến vỏi con người một cách nhẹ nhàng và dễ thẩm thấu vào đời sống xã hội hơn là các hình thái ý thức xã hội khác. Một chức năng nữa của văn học nghệ thuật là chức năng thẩm mỹ cũng đưỢc C.Mác và Ph.Ảngghen nói tới trong các tác phẩm của mình. Qua bài Những sách nhãn dân Đức, Ph.Ảngghen viết: “Sách nhân dân có sứ mệnh phải làm cho nông dân vui khi họ mệt mỏi sau khi làm việc nặng nề trở về buổi chiểu tối, giúp họ giải trí, làm cho họ tươi tỉnh, bắt họ quên lao động nặng nhọc của họ, biến cánh đồng sỏi đá của họ thành vườn cây quả thơm tho, nó có sứ mệnh biến xưởng của người thợ thủ công và cản buồng sắt mái thảm hại của anh thợ học việc kiệt sức thành thê giói thơ ca, thành cung điện vàng...”^. Văn học 1. C.Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tập, Sđd, t.io, tr. 710-711. 2. C.Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tập. Sđd, t.41, tr. 23. 44
  • 49. nghệ th u ật giúp con người ý thức được cái đẹp của cuộc sống, làm cho cuộc sống tinh thần của họ thêm phong phú. Cùng với những chức năng nói trên, văn học nghệ th u ậ t có chức năng quan trọng là giáo dục con người. C.Mác và Ph.Ãngghen cho rằng, sứ mệnh của ván học nghệ th u ậ t là phải làm sáng rõ tình cảm đạo đức của con người, làm cho họ nhận thức được sức m ạnh và quyền hạn của chính mình, sự tự do của bản thân và khơi dậy lòng dũng cảm của họ, tình yêu của họ đối vối Tổ quốc. Thông qua các hình thức văn học nghệ thuật, những tình cảm tốt đẹp dễ dàng đi vào lòng người, giúp họ có niềm tin ỏ tương lai. Hai ông viết : “Chỉ có nền văn học của tổ quốc mối cho thấy tương lai tươi đẹp”^ Từ những chức năng nói trên của văn học nghệ thuật, C.Mác và Ph.Ả ngghen đã chỉ ra nhiệm vụ của văn học nghệ thuật. H ai ông cho rằng, nhà văn không có nhiệm vụ phải cung cấp cho người đọc dưới hình thức có sẵn sự giải quyết có tính chất lịch sử những xung đột xã hội mà nhà văn m iêu tả. Ph.Ảngghen cũng nói thêm rằng: “tiểu thuyết có khuynh hưống xã hội chủ nghĩa, theo quan điểm của tôi, hoàn toàn thực hiện sứ m ệnh của nó khi nó miêu tả đúng các quan hệ thực tế, phá hủy những ảo tưởng tượng trư ng thống trị về bản chất của những quan hệ đó, làm lay chuyển sự lạc quan của th ế giối tư sản, tạo nên sự hoài nghi về tính bất di bất dịch của các cơ sở của 1. C.Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tập, Sđd, t.2, tr. 754. 45
  • 50. cái hiện tồn”^ Như vậy, nhiệm vụ của văn học nghệ thuật là phản ánh thực tế khách quan, qua đó tác động đến nhận thức, ý thức của con ngưòi, hướng con người vào cải tạo thế giới. Nghiên cứu quan điểm của C.Mác và Ph.Ảngghen về văn học nghệ thuật, cần lưu ý đến những ý kiến của các ông vể hoạt động sáng tác văn học nghệ thuật. Theo các ông, hoạt động sáng tác ván học nghệ thuật là kết quả của sự phân công lao động. Hoạt động sáng tác có phát triển hay không ngoài tài năng của cá nhân còn tùy thuộc vào nhu cầu, mà nhu cầu thì lại tùy thuộc vào phân công lao động và tùy thuộc vào những điều kiện giáo dục con người do sự phân công ấy sản sinh ra. Hai ông phê phán việc một số người tuyên bô" tính duy nhâ"t của lao động khoa học và của lao động nghệ thuật. Qua tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Sự tập trung hoàn toàn tài năng nghệ thuật ở những cá nhân riêng biệt và tình trạng tài năng nghệ thuật trong quần chúng rộng rãi vì thế mà bị chèn ép đều là hậu quả của sự phân công lao động. Thậm chí nếu như trong những quan hệ xã hội nhất định mỗi một cá nhân đều là một họa sĩ xuất sắc thì điều đó hoàn toàn không loại trừ khả năng mỗi một cá nhân cũng trở thành một họa sĩ độc đáo, như vậy thì ở đây sự phân biệt giữa lao động “của con ngườr và lao động “của kẻ duy nhất” chung quy là một điểu vô nghĩa thô thiển”^. Ph.Àngghen cũng nói thêm rằng, chính 1. C.Mác và Ph.Àngghen; Toàn tập, Sđd. t.36, tr. 526. 2. C.Mác và Ph.Ảngghen: Toán tập, Sđd, t.3, tr. 575-576. 46
  • 51. sự phụ thuộc vào phân công lao động ấy làm cho hoạt động của nhà nghệ th u ật bị hạn chế, và ông dự báo rằng, trong xã hội cộng sản chủ nghĩa tình trạng đó sẽ được khắc phục. Hoạt động sáng tác chỉ như là một hình thức hoạt động của nhà nghệ thuật. Đề cập đến hoạt động sáng tác vãn học nghệ thuật, C.Mác và Ph.Ãngghen đưa ra một sô' yêu cầu trong sáng tác ván học nghệ th u ật như sau; Một là, yêu cầu chung đối với một tác phẩm nghệ th u ật là phải có sự dung hỢp giữa độ sâu của tư tưỏng với nội dung lịch sử và sự sinh động, phong phú về hình thức biểu đạt. Khi nhận xét về một vở kịch của một nhà văn, Ph.Ăngghen đã phát biểu; “Theo quan niệm của tôi về vở kịch, đòi hỏi đằng sau cái lý tưởng không quên cái hiện thực... cả trên góc độ thẩm mỹ lẫn trên góc độ lịch sử tôi đưa ra những yêu cầu đặc biệt cao” H ai là, đối với chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác văn học nghệ thuật, C.Mác và Ph.Ảngghen yêu cầu ngoài tính trung thực của những chi tiết, phải tái tạo một cách trung thực những tính cách tiêu biểu trong những tình huốhg tiêu biểu. Các ông cho rằng, các quan điểm của tác giả ngày càng được che kín nhiều chừng nào thì càng tốt cho tác phẩm nghệ thuật. Chủ nghĩa hiện thực có thể thể hiện ngay cả một cách độc lập với các quan điểm của tác giả. Ba là, hoạt động sáng tác văn học nghệ th u ật cần phải m ang tính thời đại. Tính thòi đại ở đây được hiểu là ngoài 1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.29, tr. 112-11A. 47
  • 52. những phẩm chất mà tất cả mọi thời đại đểu có trong mỗi tác phẩm thì yêu cầu đặt ra là tác phẩm phải phù hỢp VỚI thòi đại mình. Bốn là, yêu cầu về phong cách hiện đại trong hoạt động sáng tác. Để cập đến vấn đê này, qua tác phẩm Đời sống văn học hiện đại, Ph.Ảngghen viết: “Nền văn học trẻ tuổi có một thứ vũ khí làm cho nó không thể bị chiến bại và tập hỢp dưới cờ của nó tất cả những tài năng trẻ - ý tôi muốn nói tới phong cách hiện đại. Tính chất cụ thể sống động của nó, lốì diễn đạt sắc sảo, sự đa dạng vê sắc thái đem lại cho mỗi nhà văn trẻ địa bàn để phát triển tự do thiên tài của mình”^ Theo hai ông, phong cách hiện đại vẫn là chiếc gương của văn học, văn phong hiện đại quy tụ trong nó tất cả mọi ưu điểm của văn phong; hết sức ngắn gọn và rõ ràng, nhận định đối tượng của mình bằng một từ, xen kẽ vối việc mô tả theo lối sử thi, điềm đạm, ngôn ngữ giản dị xen kẽ với những hình tượng lấp lánh và những vẻ hào hoa của sự sắc sảo. Tính chất văn hoa kết hỢp vối tính chính xác - đó là những nét cơ bản của văn phong hiện đại. Năm là, trong sáng tác văn học nghệ thuật, văn nghệ sĩ phải có thê giới quan rõ ràng. Thế giối quan rõ ràng sẽ giúp họ nhìn nhận và phản ánh đúng các hiện tượng, sự kiện một cách khách quan, trong các mối liên hệ phổ biến. C.Mác và Ph.Ảngghen phê phán trào lưu văn học “chủ nghĩa xã hội chân chính”, phê phán sự né tránh lịch sử. sự tẻ nhạt và bất lực trong tường thuật và miêu tả những 1. C.Mác và Ph.Ảngghen; Toàn tập, Sđd, t.41, tr. 93-94. 48
  • 53. hiện tượng xã hội ỏ trào lưu văn học này. Theo ông, tấ t cả những hạn chế đó là do sự không rõ ràng trong th ế giới quan của văn nghệ sĩ thuộc trào lưu đó. Một ý kiến nữa của Ph.Ảngghen mà chúng ta cần lưu tâm đó là về quyển tự do ngôn luận và chế độ kiểm duyệt đối với văn học trong chế độ tư bản. Nếu như các nưốc tư bản chủ nghĩa vẫn cho rằng ở họ tự do ngôn luận và tự do sáng tạo là quyền tự do tuyệt đối, thì qua các tác phẩm của C.Mác và Ph.Àngghen chúng ta lại thấy điều ngược lại. H ai ông viết: “Từ một th ế kỷ nay, lĩnh vực văn học nói chung không được mở rộng ra chút nào, thậm chí nó còn bị thu hẹp lại, sau khi lôdép II chết. Và suốt dọc biên giới, bất cứ chỗ nào m à các bang Áo tiếp giáp vối một nước văn minh, thì cùng vối một hàng rào nhân viên th u ế quan, người ta lại bố trí một hàng rào nhân viên kiểm duyệt văn học, để ngăn cản không cho một quyển sách, một tò báo nước ngoài nào có thể đột nhập vào Áo trước khi nội dung của chúng được xem xét tỉ mỉ hai ba lần và được công nhận là không bị nhiễm một chút tinh thần xấu nào của thòi đại”^ Qua bài viết Hiến pháp của nước Cộng hòa Pháp được thông qua ngày 4 tháng Mười M ột 1848, C.Mác nói rõ thêm: “Đạo lu ật ngày 30 tháng Bảy 1850 phục hồi chế độ kiểm duyệt đối vói các tác phẩm sân khấu. Thế là quyền tự do ngôn luận đã bị tống cổ ra khỏi nơi cư trú văn học cuối cùng của nó”^. Tình trạng m ất tự do mà các ông 1. C.Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tập, Sđd, t.8, tr. 44-45. 2. C.Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tập, Sđd, t.7, tr. 694. 49
  • 54. đê cập không phải là hiện tượng riêng rẽ ở một nơi nào mà phổ biến và trở thành bản chất của chế độ tư bản. một chê độ xã hội hạn chê và đốì lập với sức sáng tạo nghệ thuật. Trong các tác phẩm chính luận của mình, các ông nêu rõ rằng, dưối chế độ tư bản, các thứ ván nghệ được tự do phát triển là loại văn nghệ đã bán mình và tự nguyện làm bồi bút cho giai cấp tư sản. Dĩ nhiên, trong điều kiện hiện nay, giai cấp tư sản đã có nhiều cải biến, có những hình thức ngụy trang khéo léo cho cái gọi là “tự do ngôn luận”, nhưng về bản chất, tính giai cấp trong văn học nghệ thuật vẫn không thay đổi. Theo ý kiến của C.Mác và Ph.Ảngghen, tự do ngôn luận, tự do sáng tác sẽ phát huy đưỢc vai trò của văn học đôi vối xã hội. Đê cập đến vấn để này, các ông cũng nói tối sự tất yếu của giao lưu văn học, đến ý nghĩa và hình thức, nội dung của giao lưu văn học. Qua tác phẩm Cách mạng và phản cách mạng ở Đức, Ph.Ảngghen viết; “Việc ngày càng không thể ngăn nổi sự giao lưu văn học giửa Ao vối các bộ phận còn lại của Đức và qua nước Đức, vối toàn thế giối, đã giúp nhiều vào việc hình thành một dư luận chông đổi chính phủ và nhờ đó ít ra cũng đem đến cho một bộ phận nhân dân Áo một ít tin tức chính trị”'. Trong điều kiện chê độ chính trị không đại diện cho lợi ích của nhân dân lao động, thì sự phản biện xã hội là cẩn thiết. Giao lưu vàn học sẽ góp phần vào thúc đẩy sự phản biện xã hội đó. 1. C.Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tập, Sđd, t.8, tr. 46-47. 50
  • 55. Giao lưu văn học có thể được thực hiện qua hình thức trao đổi, tiếp nhận sách báo nưốc ngoài, lựa chọn những tác phẩm có giá trị, tổ chức dịch và xuất bản trong nước, cũng như giối thiệu các tác phẩm trong nước ra nước ngoài. Ph.Ảngghen viết: “Để làm cho những tác phẩm mà nội dung có giá trị và còn hoàn toàn mới mẻ đốỉ với người Đức trở thành dễ hiểu thì cần phải chọn lọc và chỉnh lý như người Pháp đã làm đối vói tấ t cả những tài liệu nhận đưỢc của nưốc ngoài...Những tác phẩm quan trọng nhất trong sách báo xã hội chủ nghĩa nưốc ngoài đã qua chỉnh lý như vậy sẽ được xuất bản trong thời gian sắp tới”V Những ý kiến của C.Mác và Ph.Ảngghen về văn học nghệ th u ật cho đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa, nhất là trong thòi kỳ giao lưu hội nhập quốc tê được mở rộng. Vai trò của văn học nghệ th u ật được Đảng ta đánh giá rấ t cao, vì th ế đó là lĩnh vực được Đảng ta quan tâm xây dựng và phát triển. Đảng luôn tôn trọng tự do sáng tạo của văn nghệ sĩ, nhưng đồng thời cũng hướng họ góp phần vào phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, phục vụ lợi ích của dân tộc. Nghị quyết sô"23- NQ/TW ngày 16-6-2008 của Bộ Chính trị khoá X về Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới đã nêu rõ; “Văn học, nghệ th u ậ t là lĩnh vực rấ t quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hoá; là nhu cầu thiết yếu thể hiện khát vọng chân, thiện, 1. c. Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tập, Sđd, t.2, tr. 786-787. 51
  • 56. mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện con người Việt Nam”'. Vàn học, nghệ thuật là một bộ phận tinh tế của văn hoá, có các chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ, giải trí. giao tiếp, tổ chức và điều chỉnh xã hội... Văn học, nghệ thuật tác động trực tiếp đến con người vào thê giói tình càm. tâm hồn, cảm xúc của họ thông qua các hình tượng nhản vật, các hình tượng nghệ thuật trong các tác phẩm văn học với yếu tố tư tưởng là sỢi chỉ đỏ xuyên suốt trong đó. Vai trò của văn học, nghệ thuật trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội là ở chỗ xây dựng và khẳng định những giá trị chuẩn mực cho con người vươn tới, từ đó hình thành các phẩm chất, nhân cách của con người, trong đó, tư tưởng nhân văn, lòng yêu quê hương, đất nước, đức hy sinh vì Tổ quốíc, anh hùng trong chiến đấu, cần cù, sáng tạo trong lao động, V.V., được coi là những giá trị tốt đẹp. Quán triệt tinh thần Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16-6-2008 của Bộ Chính trị khóa X về Tiếp tục xãy dưng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, các cán bộ quản lý ván học, nghệ thuật ở Trung ương và địa phương như: Ban Tuyên giáo, Sở Vãn hóa - Thể thao và Du lịch, Chủ tịch các liên hiệp, các Hội văn học, nghệ thuật và các văn nghệ sĩ, các cán bộ đang phụ trách các tạp chí, các báo ván nghệ ở Trung ương và địa phương cần 1. BảoNtián dán, ngày 24-6-2008. 52
  • 57. chú trọng khắc phục những yếu kém, bất cập trong quản lý và sáng tác văn học, nghệ th u ậ t nhằm bảo đảm nền văn học, nghệ th u ậ t nước nhà phát triển lành m ạnh, vừa bảo đảm tính tiên tiến, vừa giữ được bản sắc dân tộc. Các cơ quan chức năng cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về công tác lý luận, phê bình trưốc hết cho đội ngũ văn nghệ sĩ và những người đang tham gia quản lý, chỉ đạo văn học, nghệ th u ật ở Trung ương và địa phương, nâng cao nhận thức của họ về tính đặc thù của văn học, nghệ th u ậ t và vai trò của nó trong sự phát triển bển vững xã hội; về đường lối, quan điểm về văn hóa, văn nghệ của Đảng, n h ất là vai trò của công tác lý luận, phê bình trong giai đoạn đất nước đổi mói, hội nhập; về những vấn đề nổi bật trong thực tiễn kinh tế - xã hội của đất nước. Trách nhiệm hiện nay của văn nghệ sĩ và các nhà lý luận, phê bình văn nghệ là phải phát hiện, đề cao những nhân tố tích cực trong cuộc sống để dẹp bỏ những tư tưởng đi ngược lại nguyện vọng và lợi ích của dân tộc. Phải phân biệt đâu là kh át vọng đổi mới thực sự, đâu là ý đồ nhân danh đổi mối để phủ nhận truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phủ nhận những thàn h quả cách m ạng mà cha ông ta đã giành được bằng xương máu. Sự mơ hồ ở đây sẽ gây tác hại không nhỏ, nếu người cầm bút không phân tích, uốn nắn. Chính vì vậy, cùng vói việc tôn trọng tự do sáng tác, cần đề cao ý thức trách nhiệm công dân của người cầm bút, trách nhiệm của những người làm công tác quản lý văn học, nghệ thuật. 53
  • 58. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NCmA MÁC - LÊNIN VÀ Tư TƯỞNG H ổ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI Xã hội càng phát triển, người ta càng nói nhiều hơn đến văn hóa, ván minh. Văn hóa kết tinh ở những giá trị mà con người tạo ra và biểu hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Trong điểu kiện hội nhập quổc té hiện nay, khi giao lưu vãn hóa ngày càng phát triển thì thuật ngữ “văn hóa đối ngoại” càng được sử dụng nhiều hơn. Điểu đó cho thấy rằng, văn hóa như một hoạt chát đang thấm sâu vào các hoạt động đối ngoại. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta hãy trở lại vối quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đôì ngoại. 1. K hái niệm văn hóa đối ngoại Trong các tác phẩm của mình, các nhà kinh điển của chù nghĩa Mác - Lênin chưa lần nào sử dụng thuật ngữ “ván hóa đối ngoại”, chính vì vậy để hiểu khái niệm này, cần đi từ cách hiểu của các ông về Knh vực đối ngoại và vê văn hóa. 54
  • 59. Ngay từ tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ph.Ảngghen có nói đến hình thức giao tiếp th ế giới, giao tiếp đối ngoại, và trong nhiều tác phẩm sau đó, các ông đề cập nhiều đến hoạt động ngoại giao, quan hệ đốì ngoại, chính sách đối ngoại của các chính phủ, các dân tộc với nhau. Theo đó, có thể hiểu rằng, “đốỉ ngoại” là một lĩnh vực hoạt động, là quan hệ giao tiếp giữa các chính phủ, các dân tộc vói nhau. C.Mác và Ph.Ảngghen cho rằng, lĩnh vực hoạt động này rấ t quan trọng, có ảnh hưởng rấ t lớn đến vận mệnh dân tộc. Hai ông viết: “Tất cả mọi xung đột trong lịch sử đều bắt nguồn từ m âu thuẫn giữa những lực lượng sản xuất và hình thức giao tiếp. Ngoài ra, hoàn toàn không cần thiết là mâu thuẫn đã phải đẩy đến cực độ ỏ trong một nưốc, mối gây ra những cuộc xung đột trong nưốc ấy. Sự cạnh tranh vối những nước phát triển hơn về m ặt công nghiệp, cạnh tranh do sự mở rộng của sự giao tiếp quốc tế gây ra, cũng đủ để gây ra một m âu thuẫn loại đó”*. C.Mác và Ph.Ảngghen cũng chưa đưa ra một định nghĩa nào về văn hóa mặc dầu bản thân các ông là những nhà văn hóa thực thụ và bàn rấ t nhiều về văn hóa. Tuy nhiên, tư tưởng của các ông cho chúng ta hiểu rằng, văn hóa là toàn bộ những giá trị mà nhân loại đã tạo ra. Cùng quan niệm như vậy, V.I. Lênin coi văn hóa là toàn bộ tri thức của nhân loại, ô n g viết: “Văn hóa vô sản phải là sự phát triển hỢp quy luật của tổng số những kiến thức mà 1. C.Mác và Ph. Ảngghen; Toàn tập, Sđd, t.3, tr.l07. 55
  • 60. loài người đã tích lũy được...”*. Phát triển tư tưởng của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin vể ván hóa. Hồ Chí Minh đã đưa ra một định nghĩa về văn hóa cụ the hơn và dễ hiểu hơn. Trong mục đọc sách ỏ phần cuối tập Nhật ký trong tù (1942-1943), Người có viết:“Vì lẽ sinh tồn củng như mục đích của cuộc sống, loài người mối sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hỢp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó, mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đòi sốhg và đòi hỏi của sự sinh tồn”^. Đây là lần duy nhất Hồ Chí Minh định nghĩa văn hóa theo nghĩa rộng, theo đó, văn hóa được hiểu là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người sáng tạo ra nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thòi cũng là mục đích sống của loài người, về sau, định nghĩa này đã không được Người nhắc lại. Như vậy, nếu văn hóa là toàn bộ những giá trị mà nhân loại tạo ra và được biểu hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người thì khi nói đến văn hóa đối ngoại, qua quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. 1. V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, 2006, t.41, tr. 361. 2. Hồ Chí Minh; Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia - Sự thật. Hà Nội, 2011, t.3, tr.458. 56
  • 61. chúng ta hiểu rằng đó là toàn bộ những giá trị mà con người tạo ra được biểu hiện và thẩm thấu trong hoạt động đối ngoại. Những giá trị đó được biểu hiện ở tri thức và kinh nghiệm vể quan hệ đối ngoại, đồng thời cũng được biểu hiện ỏ những kết quả của hoạt động đối ngoại mà các chủ thể tham gia hoạt động đối ngoại tạo ra. 2. Nội dung của văn hóa đối ngoại Trên cơ sở khái niệm văn hóa đôi ngoại, có thể xác định những nội dung cơ bản của nó như sau; Văn hóa đối ngoại biểu hiện ở việc xây dựng một chính sách đối ngoại đúng đắn củng như nhận thức, hành vi của các chủ th ể tham gia hoạt động đối ngoại và kết quả mà họ tạo ra trong hoạt động đó. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, chủ thể của văn hóa đối ngoại có thể là các cá nhân, hay tập thể, đại diện cho một dân tộc, một chính phủ, hay một Đảng của nưốc này trong quan hệ giao tiếp vói nước khác. N hận thức và hành vi của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động đối ngoại. Do đó, dù chủ thể là cá nhân hay tập thể thì trong quan hệ đối ngoại, họ đều phải có tri thức, có hành vi xử sự đúng mực và tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Tri thức về hoạt động đối ngoại được thể hiện qua chính sách và những nguyên tắc đối ngoại. Trong Lờỉ kêu gọi thứ nhất của Tổng Hội đồng Hội liên hiệp công nhân quốc tế về cuộc chiến tranh Pháp - Phô, C.Mác có nêu ra nguyên tắc của quan hệ đối ngoại cần phải có như sau: 57
  • 62. “Chúng tôi đánh giá chính sách đối ngoại mà Quốc tẽ cản có bằng những lời lẽ sau đây: “...phấn đấu sao cho nhũng đạo luật đơn giản về đạo đức và chính nghĩa mà các cá nhân phải tuân theo trong các quan hệ của họ, trở thành những đạo luật tối cao trong các quan hệ giữa các dân tộc””’. Nguyên tắc thấm đẫm chất văn hóa ấy đã được C.Mác, Ph.Ángghen nhắc đi nhắc lại nhiều lần, coi đó là kim chỉ nam cho quan hệ đối ngoại của giai cấp công nhân, của Đảng Cộng sản. Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, hai ông cho rằng, các Đảng Cộng sàn cần phải có sự liên kết rộng rãi, tranh thủ sự giúp đỡ của các đảng, các lực lượng tiến bộ, các phong trào cách mạng trong cuộc đấu tranh chông giai cấp tư sản. C.Mác và Ph.Ăng ghen cho rằng, sự liên kết đó là cần thiết, song phải đúng nguyên tắc, trên cơ sở mục đích chính trị của giai cấp công nhân, đó là: một mặt, tích cực ủng hộ những lực lượng tiến bộ, có xu hướng chống lại giai cấp tư sản; mặt khác, tăng cường ảnh hưởng của phong trào công nhân để mở rộng và phát triển lực lượng, phong trào cách mạng. Mặc dù hiện nay có những luận điệu phê phán chủ nghĩa Mác - Lênin ở khía cạnh bạo lực, song nếu nghiên cứu kỹ thì thấy rằng, trong các tác phẩm của mình, các ông hết sức đề cao nguyên tắc hòa bình, nhất là trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại. Đó là điều C.Mác hằng mong muốn và dự báo: “Đối lập với xã hội cũ cùng vối sự bần cùng vế 1. C.Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tập, Sđd, t.l7, tr.9. 58
  • 63. kinh tế và sự điên rồ về chính trị của nó đang xuất hiện một xã hội mới m à nguyên tắc quốc tế của nó sẽ là hòa binh, bỏi vì tấ t cả các dân tộc sẽ đều có cùng một nguyên tắc giống nhau ngự trị - lao độngl”^. Hồ Chí M inh cũng khẳng định rằng, tư tưỏng hòa bình thương lượng đang có những tiến triển mới trên th ế giới. Mọi vấn đề giữa các nước đều có thể giải quyết bằng phương pháp hòa bình thương lượng. Chính vì vậy, văn hóa đốỉ ngoại cũng được thể hiện ở sự sáng suốt của các chủ thể trong việc lựa chọn các phương thức giải quyết vấn đề đổi ngoại. N hất quán với quan điểm của C.Mác và Ph.Ángghen, V.I.Lênin cũng lấy nguyên tắc đoàn kết quốc tế vô sản vì mục đích chính nghĩa làm nguyên tắc trong hoạt động đối ngoại của Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga. ô n g viết: “Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga phải ủng hộ mọi hành động quốc tê và cách mạng của quần chúng vô sản, cố gắng làm cho tấ t cả những phần tử chống chủ nghĩa sô - vanh trong Quốc tế xích lại gần nhau”^. N hận thức và hành vi văn hóa trong hoạt động đối ngoại còn đưỢc biểu hiện qua những cố gắng trong chính sách đối ngoại nhằm hưóng tối mục đích tốt đẹp: “Chúng ta chỉ còn có cách là hướng những cố gắng của chính sách đối ngoại của chúng ta vào việc giáo dục quần chúng công nhân Tây Âu, giáo dục không phải với ý là chúng ta tự cho mình đã được chuẩn bị hơn họ, mà với ý là chừng nào giai cấp tư 1. C.Mác và Ph. Ảngghen: Toàn tập, Sđd, t.l7, tr.l5. 2. V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, 2006, t.26, tr. 202. 59