SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ VĂN QUÝ
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG
WEBSITE: LUANVANTRUST.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL:
BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
UẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ VĂN QUÝ
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số : 60 34 04 03
NGƢỜIHƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN HẢI HỒ
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn thạc sỹ Quản lý công với đề tài “Quản lý
nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Phan Hải Hồ và hoàn thành vào tháng 4 năm 2017
tại Học viện hành chính quốc gia.
Học viên
Lê Văn Quý
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATGT
CNH
HĐH
QLNN
TTATGTĐB
TNGT
GTĐB
GTVT
UTGT
An toàn giao thông
Công nghiệp hóa
Hiện đại hóa
Quản lý nhà nước
Trật tự an toàn giao thông đường bộ
Tai nạn giao thông
Giao thông đường bộ
Giao thông vận tải
Ùn tắc giao thông
UBND Uỷ ban nhân dân
MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................................................................i
Danh mục các chữ viết tắt......................................................................................................................................ii
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.........................................................................................3
3. Mục đíchvà nhiệm vụ của luận văn.........................................................................................................4
4. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.............................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................................5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn...........................................................................................6
7. Kết cấu của luận văn.............................................................................................................................................7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ AN
TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN CẤP
TỈNH........................................................................................................................................................................................7
1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn cấp
tỉnh..............................................................................................................................................................................................7
1.1.1. Quản lý nhà nước .................................................................................................................................8
1.1.2. Trật tự an toàn giao thông..............................................................................................................9
1.1.3. Địa bàn cấp tỉnh.....................................................................................................................................9
1.1.4. Quản lý nhà nước về TTATGTĐBtrên địa bàn cấp tỉnh.................................10
1.2. Đặc điểm quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa
bàn cấp tỉnh.....................................................................................................................................................................11
1.2.1. QLNN về TTATGTĐBtrên địa bàn cấp tỉnh là hoạt động mang tính
quyền lực Nhà nước ở địa phương.....................................................................................................11
1.2.2. QLNN về TTATGTĐBtrên địa bàn cấp tỉnh là hoạt động chấp hành và
điều hành...................................................................................................................................................................11
1.2.3. QLNN về TTATGTĐBtrên địa bàn cấp tỉnh là hoạt động có tính thống
nhất, được tổ chức chặt chẽ; đảm bảo tính nghiêm minh của pháp
luật............................................................................................................................................................................................12
1.3. Nội dung quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa
bàn cấp tỉnh......................................................................................................................................................................13
1.4. Vai trò của quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa
bàn cấp tỉnh......................................................................................................................................................................22
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ AN
TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN
GIANG...............................................................................................................................................................................26
2.1. Thực trạng tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang........................................................................................................................................................................26
2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa
bàn tỉnh Kiên Giang..................................................................................................................................................26
2.2.1 Xây dựng và ban hành văn bản quản lý Nhà nước về trật tự, an toàn
giao thông đường bộ.....................................................................................................................................29
2.2.2. Triển khai thực hiện các văn bản quản lý nhà nước về trật tự an toàn
giao thông đường bộ......................................................................................................................................32
2.2.3. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn
giao thông đường bộ.....................................................................................................................................37
2.2.4. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về
trật tự an toàn giao thông đường bộ ..................................................................................................41
2.3. Đánh giá chung.................................................................................................................................................43
2.3.1. Ưu điểm........................................................................................................................................................43
2.3.2. Hạn chế........................................................................................................................................................44
Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT
TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN
GIANG...............................................................................................................................................................................51
3.1. Dự báo công tác quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn
tỉnh Kiên Giang.....................................................................................................................................51
3.1.1. Dự báo những yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội 51
3.1.2. Dự báo những yếu tố cần phải tăng cường QLNN về
TTATGTĐB……………………………………..…………………………..53
3.2. Các giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quản lý nhà nước về trật tự an toàn
giao thông đường bộ...............................................................................................................................................57
3.2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật.................................................................................................57
3.2.2.Tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật GTĐB……….........................64
3.2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng dẫn pháp
luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ..............................................................................75
3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra................................................................................79
KẾT LUẬN........................................................................................................................................................85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................87
MỞ ĐẦU
1. Tính cấpthiết của đề tài
Kiên Giang nằm tận cùng phía Tây nam của Tổ quốc, trong đó lãnh thổ bao
gồm đất liền và hải đảo. Phía Đông tiếp giáp với các tỉnh là An Giang, thành phố
Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, phía Tây giáp vịnh Thái Lan, phía Nam giáp tỉnh Bạc
Liêu và tỉnh Cà Mau, phía Bắc giáp Campuchia, đường biên giới dài 56,8 km, với
các tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh, gồm: Quốc lộ 61, 63, 80, đường N1 có tổng
chiều dài 292km. Do đó, Kiên Giang có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở
rộng giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các tỉnh lân cận và với nước bạn
Campuchia, trong đó, giao thông đường bộ đóng vai trò rất quan trọng.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của đất nước, tỉnh Kiên
Giang có sự chuyển biến sâu sắc về mọi mặt trên tất cả các lĩnh vực. Vì vậy, đời
sống nhân dân được nâng cao, cơ sở hạ tầng phát triển nhanh, các khu công nghiệp,
cụm dân cư được xây dựng ngày càng nhiều, nhất là hệ thống các công trình giao
thông với mạng lưới dày đặc được phủ rộng khắp cả tỉnh. Nhiều tuyến đường huyết
mạch như quốc lộ 61, 63, 80, đường N1 và các tuyến liên tỉnh, liên huyện, liên xã
với lưu lượng phương tiện lưu thông qua các tuyến rất lớn đã tạo điều kiện thuận
lợi cho các hoạt động kinh tế, văn hoá - xã hội, cũng như sự giao lưu phát triển với
các vùng khác, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và củng cố an ninh quốc
phòng.
Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, sự gia tăng về kinh tế, thu nhập và sự phát triển
của kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đã thúc đẩy số lượng phương tiện cơ giới
đường bộ, đặc biệt là ôtô, môtô, xe gắn máy trên địa bàn tỉnh Kiên Giang gia tăng
một cách nhanh chóng. Lưu lượng và khối lượng giao thông đường bộ trên địa bàn
tỉnh Kiên Giang tăng nhanh kéo theo các vấn đề liên quan như xung đột giao thông,
tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông bắt đầu gia tăng. Mặt khác, mức độ hiểu biết
và ý thức chấp hành các yêu cầu về an toàn giao thông của người tham gia giao
thông của cộng đồng vẫn còn rất thấp. Công tác quản lý về an toàn GTĐB của các
1
cấp chính quyền tỉnh Kiên Giang đã được cải thiện rõ rệt nhưng vẫn còn những bất
cập, chưa đáp ứng nhu cầu. Chính vì vậy, TNGT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã
trở thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng. Tốc độ gia tăng số vụ TNGT hàng năm
đã được kiềm chế, tuy nhiên số người chết, bị thương vẫn còn ở mức độ cao và tính
nghiêm trọng càng gia tăng.
Nhằm kiềm chế và giảm thiểu TNGT, Chính phủ đã ban hành các Nghị định,
và Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã ban hành các Quyết định quy định thực
hiện các biện pháp cấp bách. Tuy nhiên, hiệu quả chưa cao do ý thức chấp hành
luật của người tham gia giao thông thấp, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông chưa
đồng bộ, yếu kém, hiệu lực quản lý nhà nước chưa cao.
Sau hơn chín năm thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP của Chính phủ về
một số giải pháp cấp bách kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông và Chỉ
thị số 25-CT/TU ngày 21/10/2007 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường các
biện pháp bảo đảm trật tự giao thông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, tình hình trật tự
ATGT đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã có chuyển biến tích cực, TNGT
giảm đáng kể ở cả ba tiêu chí trong điều kiện phương tiện cơ giới đường bộ tiếp tục
tăng nhanh, tuy nhiên tình hình diễn biến rất phức tạp, nhất là tai nạn đặc biệt
nghiêm trọng và ùn tắc giao thông trong khu vực đô thị. Luật GTĐB đã được sửa
đổi năm 2008 và các Nghị định hướng dẫn thi hành đã và đang được sửa đổi ban
hành, các quyết định của UBND tỉnh Kiên Giang cho thấy quyết tâm của Đảng,
Nhà nước và Chính quyền tỉnh trong việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
các giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của QLNN đối với công tác
đảm bảo TTATGTĐB.
Bên cạnh đó, những yếu tố đặc thù của địa bàn tỉnh Kiên Giang (kinh tế,
văn hóa - xã hội, kết cấu hạ tầng, phương tiện, môi trường) góp phần làm cho tình
hình đảm bảo TTATGTĐB càng trở lên phức tạp.
2
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về trật tự an
toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” làm luận văn thạc sỹ
quản lý công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây, đã có một số luận văn, công trình nghiên cứu khoa
học, bài viết chuyên đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn như:
- Thạch Như Sỹ: “Phối hợp dịch vụ công cộng và trật tự công cộng trong
QLNN về giao thông đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sĩ Quản
lý hành chính công, năm 2009. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận,
đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp về công tác phối hợp giữa dịch vụ
công và trật tự công cộng trong QLNN vê giao thông đô thị trên địa bàn thành phố
Hà Nội mà không đề cập về TTATGTĐB.
- Nguyễn Huy Bằng: “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực
giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Luật học, năm 2001.
Luận văn đã làm rõ lịch sử phát triển tư tưởng pháp chế; khái niệm pháp chế, quan
niệm pháp chế trong lĩnh vực GTĐB; tỉnh tất yếu phải tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa (XHCN) trong lĩnh vực GTĐB; thực trạng, phương hướng và giải pháp
tăng cường pháp chế trong lĩnh vực GTĐB. Như vậy, luận văn đã không đề ra mục
tiêu nghiên cứu về QLNN về TTATGTĐB.
- Mai Văn Đức: “Nghiên cứu tình hình an toàn giao thông đường bộ và các
biện pháp khắc phục”, Luận văn thạc sĩ Khoa học - Kỹ thuật, năm 2000. Luận văn
không nghiên cứu về an toàn GTĐB dưới góc độ của khoa học quản lý hành chính
công mà chỉ tập trung nghiên cứu về an toàn GTĐB dưới góc độ ứng dụng những
thành tựu của khoa học kỹ thuật để quản lý, duy trì và khắc phục những hạn chế
trong lĩnh vực GTĐB.
- Trần Văn Quan: “Tăng cường QLNN về vận tải đường bộ - thực tiễn tỉnh
Đồng Nai”, Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, năm 2014. Luận văn tập
trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung của QLNN về vận tải đường bộ trong
3
nền kinh tế thị trường; phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về vận tải đường bộ
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tăng
cường QLNN về vận tải đường bộ. Như vậy, luận văn chỉ nghiên cứu một vấn đề
về vận tải đường bộ.
- Trần Đào: “Tainạn giao thông đường bộ, thực trạng, nguyên nhân và giải
pháp phòng ngừa của lực lượng cảnh sát giao thông’'’ - Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Bộ, năm 1998. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một vấn đề về TNGT, cụ
thể là: Khái niệm tai nạn GTĐB; nguyên nhân tai nạn GTĐB; đánh giá thực trạng
tai nạn GTĐB; từ đó đề xuất những giải pháp phòng ngừa tai nạn GTĐB của lực
lượng cảnh sát giao thông.
Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu về hoạt động
quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu QLNN về trật tự an toàn giao thông đường bộ tỉnh
Kiên Giang trong giai đoạn 2010 - 2015, luận văn đề ra các giải pháp tăng cường
QLNN về trật tự an toàn giao thông đường bộ tỉnh Kiên Giang
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Phân tích cơ sở lý luận của QLNN về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
- Phân tích vai trò của QLNN về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
- Đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân hạn chế của QLNN về trật tự an
toàn giao thông đường bộ tỉnh Kiên Giang từ năm 2010 đến 2016.
- Xác định các phương hướng và đề xuất các giải pháp tăng cường QLNN về
trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
4. Đốitƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
4
QLNN về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: QLNN về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên
địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2010 – 2016.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng và Nhà nước trong công tác
quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các văn bản pháp luật, các
công trình nghiên cứu, các tài liệu khác có liên quan đến quản lý nhà nước về trật
tự an toàn giao thông đường bộ.
- Phương pháp thống kê: Thu thập, hệ thống, phân tích, tổng hợp, đánh giá các
tài liệu, số liệu phản ánh công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông
đường bộ.
- Phương pháp điều tra điển hình: Nghiên cứu sâu một số trường hợp điển
hình về công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ. Từ đó
rút ra những kết luận phù hợp với mục đích nghiên cứu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: Thông qua công tác khảo sát
tình hình quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, từ đó nghiên
cứu, tổng hợp, rút ra các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm làm giải pháp đề ra các
biện pháp tăng cường hoạt động này trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
- Phương pháp toạ đàm, lấy ý kiến chuyên gia: Trực tiếp toạ đàm, trao đổi với
các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu lý luận cũng như các đồng chí có chức năng,
thẩm quyền, trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông
đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang để rút ra những kinh nghiệm phục vụ nghiên
cứu luận văn.
5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn đã làm rõ được một số vấn đề lý luận, thực tiễn về hoạt động quản
lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang,
góp phần hệ thống hóa hệ thống lý luận về hoạt động quản lý nhà nước về trật tự an
toàn giao thông đường bộ.
- Luận văn đã đề ra được một số giải pháp góp phần tăng cường quản lý nhà
nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể vận dụng vào thực tiễn công tác của
địa phương để tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông
đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và những địa bàn có tình hình tương tự.
Ngoài ra, luận văn này còn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo
cho giảng viên, học viên Học viện Hành chính Quốc gia
7. Kết cấucủa luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông
đường bộ trên địa bàn cấp tỉnh
Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường
bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao
thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO
THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
1.1. Khái niệm quản lý Nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông trên địa
bàn cấp tỉnh
1.1.1. QuảnlýNhà nước
Quản lý là một hoạt động có từ lâu đời trong xã hội. Nói đến hoạt động quản
lý trong xã hội là trực tiếp đề cập đến sự tác động, chỉ huy, điểu khiển các quá trình
xã hội và hành vi hoạt động của con người phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới
mục đích đề ra và đúng với ý chí của chủ thể quản lý. Quản lý là sự tác động có
mục đích của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý bằng các phương pháp nhất
định nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra của nhà quản lý. Chủ thể quản lý là những cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; đối tượng quản lý là các quá trình xã hội và
hành vi của con người có liên quan[1, tr.16].
Xét từ phía đối tượng quản lý, các hoạt động quản lý có thể phân chia thành
ba nhóm chủ yếu: quản lý giới vô sinh, quản lý giới sinh vật và quản lý xã hội. Như
vậy, quản lý xã hội với tư cách là quản lý các hoạt động của con người, giữa con
người với nhau trong xã hội loài người là một bộ phận của quản lý chung.
Trong hoạt động quản lý xã hội, có rất nhiều chủ thể tham gia: các đảng phái
chính trị, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp,...trong đó
Nhà nước giữ vai trò quan trọng. Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị, là
công cụ quan trọng nhất để quản lý xã hội, bảo đảm trật tự xã hội và thúc đẩy xã
hội phát triển.
Quản lý Nhà nước là một dạng của quản lý xã hội nhưng là dạng quản lý xã
hội đặc biệt, xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước. Đó
chính là hoạt động quản lý gắn liền với hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực
Nhà nước - bộ phận quan trọng của quyền lực chính trị trong xã hội, có tính chất
7
cưỡng chế đơn phương đối với xã hội. Trong hoạt động quản lý xã hội, có rất nhiều
chủ thể tham gia: Đảng phái chính trị, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các
hội nghề nghiệp...trong đó Nhà nước giữ vai trò quan trọng. Quản lý Nhà nước
được hiểu trước hết là hoạt động của các cơ quan Nhà nước thực thi quyền lực Nhà
nước.
Quản lý Nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực
Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy
trì trật tự và đảm bảo sự phát triển của xã hội theo một định hướng thống nhất [1,
tr.55-57].
Như vậy, quản lý Nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực Nhà nước
của các cơ quan Nhà nước và cán bộ, công chức có thẩm quyền, được sử dụng
quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Đối tượng của quản lý Nhà
nước là hệ thống các hành vi, hoạt động của con người, các tổ chức con người
trong cuộc sống xã hội, bao trùm lên mọi lĩnh vực trong xã hội. Có thể chia đối
tượng của quản lý Nhà nước theo các lĩnh vực của đời sống xã hội như: Kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng... Khi đối tượng của quản lý Nhà
nước là đấu tranh phòng, chống tội phạm thì đó là quản lý Nhà nước đối với đấu
tranh phòng, chống tội phạm [1, tr.46].
Quản lý Nhà nước do các cơ quan Nhà nước và cán bộ, công chức thực hiện
tác động lên xã hội tập trung vào các hoạt động chủ yếu sau:
- Ban hành các quy định để làm căn cứ điều chỉnh các quan hệ xã hội trong
những lĩnh vực cụ thể nhất định;
- Tổ chức xây dựng bộ máy và nhân sự để thực hiện các quy định đó;
- Kiểm soát việc thực hiện các quy định;
- Hỗ trợ các đối tượng trong trường hợp cần thiết.
8
Hành chính Nhà nước được hiểu là một bộ phận của quản lý Nhà nước. Trong
hoạt động của Nhà nước, hoạt động hành chính Nhà nước gắn liền với việc thực hiện
một bộ phận quan trọng của quyền lực Nhà nước là quyền hành pháp. Đó là hoạt động
thực thi quyền hành pháp hay "hành pháp trong hành động" [32, tr.24].
Có thể hiểu hành chính Nhà nước là "sự tác động có tổ chức và điều chỉnh
bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của
công dân, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp từ Trung ương đến cơ sở tiến
hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển các mối
quan hệ xã hội, duy trì trật tự, an ninh, thoả mãn các nhu cầu hợp pháp của các
công dân" [32,tr.24],[1, tr.57-59]. Như vậy, hoạt động hành chính Nhà nước là hoạt
động quan trọng, chủ yếu và phổ biến nhất trong hoạt động thực thi quyền lực Nhà
nước vì bộ máy hành chính Nhà nước được trao quyền trực tiếp điều hành các hành
vi của mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, định hướng cho xã hội phát triển.
Hành chính Nhà nước do hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước từ Trung
ương tới địa phương tiến hành. Mỗi cơ quan hành chính Nhà nước đảm nhiệm các
chức năng, nhiệm vụ quản lý theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Trậttự an toàn giaothông
Trật tự an toàn giao thông là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và
điều chỉnh bởi các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải công cộng,
nhằm đảm bảo cho giao thông thông suốt, trật tự an toàn, hạn chế đến mức thấp
nhất tai nạn giao thông. Đảm bảo trật tự an toàn giao thông là một yêu cầu và
nhiệm vụ cơ bản của mọi quốc gia và xem đó là điều kiện cần thiết để phát triển
kinh tế, cũng cố an ninh quốc phòng và ổn định trật tự xã hội.
1.1.3. Địa bàncấp tỉnh
Điều 110, Hiến pháp năm 2013 xác định các đơn vị hành chính của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: “Nước chia thành
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố
9
thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn
vị hành chính tương đương; Huyện chia thành xã, thị trấn; Thị xã và thành phố
thuộc tỉnh chia thành phường và xã; Quận chia thành phường.
Như vậy, theo quy định của Hiến pháp 2013, có thể thấy địa bàn hành chính
cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) là đơn vị hành
chính cấp cao nhất trong tổ chức chính quyền địa phương của nước ta. Đây là một
địa bàn rộng, mang tính đặc riêng của mỗi địa phương trên cơ sở vị trí địa lý và đặc
điểm dân cư, kinh tế, văn hóa xã hội.
1.1.4. Quảnlýnhà nước về TTATGTđường bộtrên địa bàn cấp tỉnh
Quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn cấp tỉnh là một nội
dung quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội do các
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật nhằm đảm
bảo cho hoạt động giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương luôn ổn định, trật tự, thông suốt và an toàn.
Từ những khái niệm nêu trên, có thể rút ra khái niệm quản lý Nhà nước về
trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn cấp tỉnh như sau: Quản lý Nhà
nước về TTATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh là sự điều chỉnh, tác động của các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền (bao gồm UBND cấp tỉnh và các cơ quan tham mưu
như: Sở Giao thông vận tải, Công an cấp tỉnh) bằng pháp luật, chính sách, quy
hoạch… lên các tổ chức, cá nhân có các hành vi về giao thông đường bộ nhằm đảm
bảo cho hoạt động giao thông đường bộ luôn ổn định, trật tự, thông suốt và an toàn;
góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật trên lĩnh
vực giao thông đường bộ, bảo đảm quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân khi tham
gia giao thông; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của
địa phương.
Như vậy, thông qua việc xác lập trật tự quản lý Nhà nước về giao thông
đường bộ góp phần giữ vững trật tự, kỷ cương xã hội, bảo đảm giao thông thông
10
suốt, trật tự, an toàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh,
thành đó.
1.2. Đặc điểm quản lý Nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ
trên địa bàn cấp tỉnh
1.2.1. QLNNvề TTATGTĐBtrên địa bàn cấp tỉnh là hoạt động mang tính
quyền lực Nhà nước ở địa phương
Tính quyền lực Nhà nước ở địa phương trong bảo đảm TTATGTĐB trên địa
bàn cấp tỉnh thể hiện ở chỗ hoạt động QLNN ở lĩnh vực này được tiến hành bởi
nhiều cơ quan hành chính Nhà nước của địa phương, với những thẩm quyền khác
nhau cùng tham gia bảo đảm TTATGTĐB. Đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở
Giao thông vận tải, Công an cấp tỉnh,... Ngoài ra, còn có những cơ quan khác giữ
vai trò phối hợp như Mặt trận Tổ quốc, Sở Y tế, Sở Xây dựng, Sở Giáo dục và Đào
tạo, cơ quan thông tin đại chúng, v.v…
Các cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền trên địa bàn cấp tỉnh căn
cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các quy định của pháp luật để ban hành
ra các văn bản quản lý hành chính Nhà nước có tính chất bắt buộc các đối tượng
tham gia giao thông đường bộ phải thực hiện, nhằm đảm bảo duy trì thường xuyên
TTATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh, đảm bảo trật tự, an toàn, thông suốt. Bên cạnh
đó, QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh còn có tác động rất
lớn đến đời sống xã hội và phát triển kinh tế của địa phương; khi giao thông đường
bộ thông suốt, an toàn, tiện lợi sẽ là tiền đề quan trọng để thúc đẩy sản xuất phát
triển, giao lưu kinh tế giữa các vùng miền được đẩy mạnh, nhu cầu đi lại, giao lưu
văn hóa, giáo dục, sẽ sôi động hơn, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương.
1.2.2. QLNNvề TTATGTĐBtrên địa bàn cấp tỉnh là hoạt động chấp hành
và điều hành
Tính chấp hành và điều hành trong hoạt động QLNN về TTATGTĐB trên
địa bàn cấp tỉnh thể hiện trong việc những hoạt động này được tiến hành trên cơ sở
11
các quy định của pháp luật và nhằm mục đíchthực hiện pháp luật. Các cơ quan Nhà
nước, các cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước được pháp luật quy định tiến
hành hoạt động QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh không chỉ tự mình
thực hiện pháp luật mà còn tổ chức để mọi đối tượng có liên quan thực hiện pháp
luật nhằm hiện thực hóa các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động quản lý
hành chính Nhà nước. Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức hành
chính Nhà nước căn cứ vào thẩm quyền, trình tự, thủ tục đã được pháp luật quy
định mà tổ chức cho các đối tượng quản lý thực hiện những quy định pháp luật.
Việc tổ chức, thực hiện những nội dung và yêu cầu QLNN về TTATGTĐB trên địa
bàn cấp tỉnh được tiến hành công khai, thống nhất, đồng bộ bởi các cơ quan Nhà
nước, người có thẩm quyền dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, nghiêm cấm
tình trạng cửa quyền, hách dịch, lạm quyền, sách nhiễu các chủ thể tham gia hoạt
động giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, việc xử lý các vi phạm pháp luật về
TTATGTĐB dù ở mức độ xử lý vi phạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình
sự đều phải được tiến hành trên cơ sở pháp luật, theo pháp luật. Có như thế mới
đảm bảo tính pháp chế trong xử lý vi phạm pháp luật về TTATGTĐB, góp phần
giữ vững trật tự, kỷ cương trong hoạt động đảm bảo TTATGTĐB, khắc phục được
tình trạng tùy tiện, lạm quyền, đùn đẩy, né tránh bỏ sót vi phạm trong xử lý.
Như vậy, trong hoạt động QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh, tính
chấp hành và tính điều hành luôn đan xen, song song tồn tại, tạo nên sự đặc thù của
hoạt động quản lý trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, thành phố.
1.2.3. QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh là hoạt động có tính
thống nhất, được tổ chức chặt chẽ; đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật
Để đảm bảo tính pháp chế trong hoạt động quản lý TTATGTĐB, bộ máy các
cơ quan quản lý hành chính Nhà nước ở địa bàn cấp tỉnh được tổ chức thành một
khối thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở. Cụ thể, ở cấp tỉnh là bộ máy quản lý,
điều hành gồm các sở, ban, ngành như: Ủy ban nhân dân, Sở GTVT, Công an tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, ở cấp huyện là các Phòng, Ban, Đội; ở cấp xã là
12
các Tổ, Đội; nhờ đó các hoạt động của bộ máy được chỉ đạo, điều hành thống nhất,
đảm bảo lợi ích chung của địa phương, đảm bảo sự liên kết, phối hợp nhịp nhàng
giữa các địa phương trên địa bàn cấp tỉnh, tránh sự phân hóa, cục bộ giữa các khu
vực, vùng miền khác nhau trong hoạt động quản lý TTATGTĐB.
Bên cạnh đó, hoạt động QLNN về TTATGTĐB là lĩnh vực quản lý hết sức
phức tạp, bởi vì hoạt động giao thông có tính xã hội rộng lớn, phổ biến nhất,
phương tiện giao thông rất đa dạng, người tham gia giao thông có đủ mọi thành
phần, ở nhiều lứa tuổi. Trong khi đó, trình độ nhận thức, ý thức chấp hành pháp
luật nói chung và pháp luật về TTATGTĐB nói riêng của đại đa số người tham gia
giao thông còn thấp. Để đảm bảo TTATGTĐB, tránh ùn tắc GTĐB, tai nạn GTĐB
và tổn thất do tai nạn GTĐB gây ra, pháp luật GTĐB quy định rất cụ thể người
tham gia GTĐB được làm và không được làm những gì mà pháp luật cấm, hoặc
nghiêm cấm. Mọi hành vi vi phạm các quy định về đảm bảo TTATGTĐB đều phải
được xử lý, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời giáo dục ý thức
chấp hành pháp luật về đảm bảo TTATGTĐB, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản
của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
1.3. Nộidung quản lý Nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ
trên địa bàn cấp tỉnh
Điều 84, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định nội dung quản lý nhà
nước về giao thông đường bộ bao gồm:
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giao thông đường
bộ; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về an toàn giao thông
đường bộ;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giao
thông đường bộ; quy chuẩn, tiêu chuẩn về giao thông đường bộ;
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ;
4. Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
13
5. Đăng ký, cấp, thu hồi biển số phương tiện giao thông đường bộ; cấp, thu
hồi giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương
tiện giao thông đường bộ;
6. Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe; cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe, chứng
chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
7. Quản lý hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải; tổ chức cứu nạn giao
thông đường bộ;
8. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về giao thông
đường bộ;đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật giao thông đường bộ;
9. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật
về giao thông đường bộ;
10. Hợp tác quốc tế về giao thông đường bộ.
Như vậy, có thể khái quát những nội dung cơ bản của QLNN về trật tự, an
toàn giao thông đường bộ bao gồm:
Xây dựng và ban hành văn bản quản lýnhà nước về trật tự, an toàn giao
thông đường bộ
Hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động quản lý nhà nước về trật
tự, an toàn giao thông đường bộ nói riêng trước hết là hoạt động thực hiện pháp
luật. Để tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự,
an toàn giao thông đường bộ, nhà nước đã xây dựng và ban hành các văn bản quản
lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Luật Giao thông đường bộ
năm 2008 được xây dựng, ban hành dựa trên quan điểm quán triệt đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm tính kế thừa các nội dung phù hợp của Luật năm 2001, bổ sung
những nội dung chưa được Luật năm 2001 điều quy định hoặc quy định chưa rõ,
không phù hợp; bãi bỏ những quy định không còn phù hợp với thực tiễn và xu thế
phát triển, hội nhập của ngành giao thông vận tải;
14
- Đáp ứng nhu cầu phát triển, hội nhập theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc;
- Bảo đảm tính phù hợp, thống nhất với Hiến pháp và các văn bản quy phạm
pháp luật hiện hành thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam;
- Bảo đảm tuân thủ các Điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành
viên, đồng thời vận dụng quy định của các điều ước, tập quán quốc tế và luật nước
ngoài phù hợp với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và xu thế, thực tiễn
của hoạt động giao thông vận tải đường bộ trong nước.
Luật giao thông đường bộ năm 2008 có tính xã hội hóa cao, phù hợp với tình
hình xã hội hiện nay, tác động trực tiếp đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Việc
ban hành Luật Giao thông đường bộ năm 2008 là yêu cầu của việc xây dựng nhà
nước pháp quyền Việt nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, phục vụ đắc
lực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dựa trên các văn bản
quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, chính quyền địa phương
tiến hành xây dựng và ban hành các văn bản quản lý căn cứ vào tình hình thực tế
của địa phương mình. Việc xây dựng và ban hành các văn bản quản lý của chính
quyền địa phương tạo cơ sở thuận lợi cho việc tiến hành các bước tổ chức thực
hiện, chỉ đạo phối hợp giữa các cơ quan. Hoạt động này còn thể hiện chủ trương,
chính sách cũng như ý chí của chính quyền địa phương đối với hoạt động quản lý
nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Để QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh đòi hỏi các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền của địa phương phải ban hành hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực giao thông
đường bộ. Đây là hoạt động không thể thiếu trong cơ chế lãnh đạo, quản lý lĩnh vực
TTATGTĐB của mỗi địa phương.
Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, các cơ quan
quản lý Nhà nước về lĩnh vực TTATGTĐB cấp tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của mình và thực trạng hoạt động QLNN về TTATGT để xây dựng
15
và ban hành các văn bản có liên quan đến các lĩnh vực cụ thể như: quy tắc giao
thông đường bộ; các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông đường bộ của kết cấu hạ
tầng giao thông; phương tiện và người tham gia đường bộ; hoạt động vận tải đường
bộ; cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra; quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
trong việc chấp hành pháp Luật Giao thông đường bộ; quy định về khiếu nại; khởi
kiện với những quyết định, biện pháp xử lý, tố cáo những hành vi vi phạm pháp
luật giao thông... làm cơ sở để đảm bảo hoạt động QLNN về TTATGT được an
toàn, thông suốt. Đồng thời, trong quá trình xây dựng và ban hành các văn bản
pháp luật về hoạt động QLNN về TTATGTĐBở địa bàn cấp tỉnh cần chú trọng đến
yếu tố hợp lý và đồng bộ của các văn bản được ban hành. Có nghĩa là, khi xây dựng
và ban hành văn bản QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh phải đảm bảo
phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, đồng thời phải xuất phát từ điều
kiện thực tế của địa phương. Có như vậy, hoạt động QLNN về TTATGTĐB trên
địa bàn mới mang lại hiệu quả như mong muốn.
Tổ chức thực hiện các văn bản quản lýnhà nước về trật tự, an toàn giao
thông đường bộ
Việc tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao
thông đường bộ là quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của chính quyền địa phương và
tất cả mọi người sinh sống trên địa bàn. Xét về chủ thể quản lý nhà nước, UBND
cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm của cấp trên.
Cụ thể hóa chúng bằng việc xây dựng và ban hành, chỉ đạo thực hiện các văn bản
đó tại địa phương. Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh là cơ quan tham mưu trực
tiếp cho UBND cùng cấp quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ,
tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông
đường bộ trên địa bàn tỉnh. UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện trực tiếp các văn
bản quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Phối hợp với các cơ
quan, ban, ngành hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, quản lý chặt chẽ đảm bảo quản lý
nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại địa phương. Huy động các
16
ngành, đoàn thể, nhân dân cùng tham gia công tác quản lý nhà nước về trật tự, an
toàn giao thông đường bộ.
Đối tượng quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ là tất cả
các cơ quan, tổ chức, nhóm người, cộng đồng người, các cá nhân tham gia các mối
quan hệ thuộc phạm trù trật tự an toàn giao thông đường bộ. Quản lý nhà nước về
trật tự an toàn giao thông đường bộ giành ưu tiên cho mục tiêu đảm bảo cho các
quá trình xã hội, các hoạt động trong đời sống xã hội diễn ra một cách bình thường,
an toàn... trên cơ sở tôn trọng và tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy tắc
của lối sống, đạo đức xã hội. Giữa trật tự an toàn giao thông và sự phát triển đất
nước có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Trật tự an toàn giao thông được
đảm bảo sẽ tác động tích cực đến mục tiêu phát triển bề vững, tăng cường lòng tin
của quần chúng nhân dân vào Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa. Cần nhấn
mạnh rằng: Nếu tình hình trật tự an toàn giao thông diễn biến phức tạp, tai nạn
nghiêm trọng không giảm, không kiểm soát được sẽ gây ảnh hưởng rất xấu, thậm
chí ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước. Điều 85, Luật Giao thông đường bộ quy
định trách nhiệm thự hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông đường bộ như
sau:
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giao thông đường bộ;
2. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý
nhà nước về giao thông đường bộ;
3. Bộ Công an thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông
đường bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan; thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phối hợp với Bộ
Giao thông vận tải bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
4. Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp trong việc
cung cấp số liệu đăng ký phương tiện giao thông đường bộ, dữ liệu về tai nạn giao
thông và cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe;
17
5. Bộ Quốc phòng thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông
đường bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan;
6. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về giao
thông đường bộ;
7. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ
chức thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định của Luật
này và các quy định khác của pháp luật có liên quan trong phạm vi địa phương.
Ngoài ra, trên cơ sở kinh nghiệm của các địa phương và các nước phát triển
về hoạt động quản lý TTATGTĐB, để thực hiện có hiệu quả các văn bản quản lý
nhà nước trên lĩnh vực này, các địa bàn cấp tỉnh cần có kế hoạch áp dụng rộng rải
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác tổ chức, chỉ huy điều khiển giao thông
theo điều kiện hoàn cảnh cụ thể của địa phương mình, có kết hợp tranh thủ sự giúp
đỡ của các nước phát triển. Trước mắt cần có kế hoạch trang bị các loại phương
tiện thông tin liên lạc và phương tiện giao thông cá nhân cơ động, đảm bảo được sự
linh hoạt trong việc giải toả những ách tắc giao thông và kịp thời phối hợp với lực
lượng khác khi có yêu cầu của tình huống đặt ra.
Tuyên truyền, phổ biến, giáodụcpháp luậtvề giaothông đường bộ
Vấn đề tuyên truyền giáo dục cho mỗi công dân trên địa bàn hiểu pháp luật
và có ý thức chấp hành pháp luật trong đó có luật giao thông là vấn đề có tính chất
tiền đề để xây dựng một trật tự xã hội mới. Mặc dù thời gian qua, công tác tuyên
truyền Luật giao thông đường bộ đối với cộng đồng đã có những bước tiến bộ đáng
kể, có sự kết hợp đồng bộ nhiều cơ quan, ban, ngành, nhiều tổ chức xã hội và huy
động được nhiều tầng lớp nhân dân cùng tham gia. Tuy nhiên, hiệu quả của công
tác này vẫn còn hạn chế, chưa được phát huy tối đa, đã đến lúc vấn đề này cần có
sự trợ giúp của ngân sách Nhà nước để lực lượng Cảnh sát giao thông phối hợp với
18
các ban, ngành thực hiện một cách thường xuyên, sâu rộng thì mới mang lại hiệu
quả trong thực tiễn.
Tại khoản 2 Điều 7 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định “ Uỷ ban
nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ
chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ tại địa
phương, có hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp đến đồng bào các dân tộc
thiểu số”.
So với Luật giao thông đường bộ năm 2001, Luật giao thông đường bộ năm
2008 đã bổ sung quy định về việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về
giao thông đường bộ đến đồng bào các dân tộc thiểu số. Quy định này đòi hỏi phải
có chương trình, nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với đặc điểm văn hoá,
ngôn ngữ của đồng bào dân tộc để nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục, bảo đảm
các quy định của pháp luật đi vào đời sống, đến được với mọi đối tượng trong xã
hội vì đây là một Luật có tính xã hội hóa cao, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân.
Muốn tạo điều kiện và phát huy vai trò của nhân dân trong quản lý nhà nước về trật
tự, an toàn giao thông đường bộ thì các cơ quan chức năng cần làm tốt công tác
tuyên truyền. Thông qua việc tuyên truyền, các cá nhân, tổ chức thấy được vai trò,
trách nhiệm của mình trong quản lý nhà nước, góp phần đẩm bảo, giữ gìn trật tự, an
toàn cho giao thông. Các bộ phận có trách nhiệm tổ chức phối hợp tuyên truyền cho
nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tác dụng của trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo thực
hiện các kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, con người ở địa phương
Sở văn hóa – thông tin, sở tư pháp, sở kế hoạch và đầu tư, sở tài chính phối
hợp với nhau và phối hợp với công an tỉnh theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh hướng
dẫn cơ quan báo chí xây dựng chuyên trang, chuyên mục pháp luật, dành diện tích,
thời lượng thích hợp để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn xã hội;
bố trí cân đối kinh phí cho việc thực hiện tuyên truyền pháp luật. Ngoài ra, UBND
các cấp tại địa phương cần chỉ đạo các bộ phận chuyên môn tăng cường cán bộ cóa
năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín và được người dân địa phương tin cậy để
19
làm công tác tuyên truyền, hướng dẫn tận tình, thấu đáo cho người dân hiểu và thực
hiện pháp luật đầy đủ, nghiêm túc, có hiệu quả.
Kiểm tra, thanh tra thực hiện văn bản quản lýnhà nước về trật tự, an toàn
giaothông đường bộ
Vị trí vai trò của công tác thanh tra được thể hiện cụ thể trong các văn bản
pháp luật về thanh tra, nhất là từ Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 đến Luật Thanh tra
năm 2004, Luật Thanh tra năm 2010. Hoạt động thanh tra được xem như một khâu
quan trọng của quản lý nhà nước, thể hiện qua các vai trò và ý nghĩa sau: Thứ nhất,
Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước. Tổ chức thực hiện quyết
định và kiểm tra việc thực hiện quyết định là những giai đoạn tiếp theo của quá
trình quản lý. Kiểm tra là hình thức tác động có hướng đích nhằm quan sát cả hệ
thống để phát hiện những sai lệch so với yêu cầu đề ra, tìm ra nguyên nhân và từ đó
đưa ra các giải pháp phù hợp đảm bảo để đối tượng bị quản lý tự điều chỉnh hoạt
động để đạt tới mục tiêu mà chủ thể quản lý đã xác định.Việc tìm ra và áp dụng các
giải pháp phù hợp phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố thuộc về chất
lượng và hiệu quả của hoạt động kiểm tra. Thanh tra là một phương thức của kiểm
tra, là chức năng của quản lý, là công cụ của người lãnh đạo, người quản lý. Trong
quá trình thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước
nhất thiết phải tiến hành hoạt động thanh tra đối với việc thực hiện các quyết định
mà mình đã ban hành. Đó là một khâu không thể thiếu được trong quá trình hoạt
động quản lý Nhà nước. Chính vì vậy thanh tra được xác định là chức năng thiết
yếu của quản lý Nhà nước. Thứ hai, Thanh tra góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý Nhà nước. Để quyết định quản lý Nhà nước được các cơ quan, tổ chức
và cá nhân chấp hành đầy đủ thì các cơ quan, cá nhân đã ban hành quyết định phải
đề ra quy trình thực hiện quyết định. Trong quy trình đó hoạt động thanh tra, kiểm
tra không thể thiếu được. Thanh tra, kiểm tra là để đánh giá, nhận xét tình hình và
kết quả thực hiện quyết định quản lý; xem xét lại nội dung và chất lượng quản lý;
khi cần thiết phải bổ sung, sửa đổi, thậm chí phải huỷ bỏ một phần hay toàn bộ
20
quyết định quản lý. Trong trường hợp nội dung và chất lượng quyết định quản lý
được thực tế kiểm nghiệm là đúng, là phù hợp, nhưng đối tượng thi hành vẫn không
tuân thủ và không chấp hành nghiêm chỉnh thì khi đó hoạt động thanh tra, kiểm tra
phải làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, xác định rõ trách nhiệm thuộc khâu
nào, thuộc cá nhân, tổ chức nào để chấn chỉnh hoặc xử lý khi có vi phạm. Với ý
nghĩa đó thanh tra thực chất đã góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước. Thứ
ba, Thanh tra là một phương thức bảo đảm pháp chế XHCN. Một trong những
nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của hệ thống chính trị và bộ máy Nhà nước ta là
nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc pháp chế thể hiện ở việc chấp
hành pháp luật cả từ phía các cơ quan Nhà nước và từ phía các cá nhân, tổ chức là
đối tượng chịu sự quản lý của Nhà nước. Về phía các cơ quan Nhà nước, nguyên
tắc pháp chế thể hiện ở việc các cán bộ, công chức Nhà nước thực thi đúng chức
trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà pháp luật đã quy định. Ngay trong hoạt
động ban hành các quyết định, các văn bản quản lý, nguyên tắc pháp chế cũng được
thể hiện ở việc văn bản của cơ quan cấp dưới phải phù hợp với các quy định trong
các văn bản của cơ quan cấp trên, văn bản có hiệu lực thấp hơn phải phục tùng
những văn bản có hiệu lực cao hơn và mọi văn bản pháp luật phải phù hợp với Hiến
pháp - đạo luật gốc, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Với tư cách là một chức năng của
quản lý Nhà nước, thanh tra chính là hoạt động xem xét việc làm của các cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thực hiện đúng chính sách, pháp luật hay không. Nếu cơ quan,
tổ chức, cá nhân làm sai hoặc làm chậm thì hướng dẫn sửa chữa và thực hiện đúng
quy định. Mục đích của thanh tra là phát hiện, phát huy những nhân tố tích cực,
phòng ngừa, xử lý những vi phạm, bảo đảm để các cơ quan, tổ chức và cá nhân
tuân thủ và chấp hành đầy đủ và nghiêm túc các quy định của pháp luật. Thông qua
công tác thanh tra tuyên truyền, giáo dục pháp luật, góp phần tích cực vào việc giúp
các cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu đúng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và đó
cũng là một hoạt động bảo đảm tăng cường pháp chế. Thứ tư, Thanh tra là một biện
pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm
21
pháp luật. Điều 2 Luật Thanh tra năm 2010 khẳng định “Mục đích hoạt động thanh
tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện
và xử lý hành vi vi phạm pháp luật”; Thanh tra cùng với các phương thức kiểm tra,
giám sát luôn luôn là hiện thân của kỷ cương pháp luật. Chỉ riêng sự hiện diện của
các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát đã là một sự nhắc nhở thường xuyên đối
với tất cả các đối tượng chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát phải tuân thủ pháp luật
từ đó hạn chế sự vi phạm pháp luật. Các kiến nghị, yêu cầu được đưa ra từ hoạt
động thanh tra, kiểm tra, giám sát không chỉ hướng vào việc phát hiện, xử lý hành
vi vi phạm pháp luật mà còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp
luật, ngăn ngừa những vi phạm pháp luật tương tự xảy ra ở một nơi khác hoặc vào
một thời điểm khác. Vai trò phòng ngừa của thanh tra, kiểm tra, giám sát được đề
cập ở đây là vai trò phòng ngừa mang tính chủ động. Trong rất nhiều trường hợp,
qua thanh tra, kiểm tra, giám sát mà có thể dự báo được một hành vi vi phạm pháp
luật sẽ xảy ra trong tương lai nếu không có sự chấn chỉnh, định hướng lại cho các
đối tượng một cách kịp thời. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước của dân, do
dân và vì dân; pháp luật được xây dựng để thể hiện ý chí của nhân dân cho nên
thanh tra góp phần tăng cường pháp chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà
nước và ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật cũng chính
là góp phần phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa.
1.4. Vai trò của quản lý Nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng
bộ trên địa bàn cấptỉnh
Quản lý Nhà nước về TTATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh là sự điều chỉnh, tác
động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bằng pháp luật, chính sách, quy
hoạch…lên các tổ chức, cá nhân có các hành vi về giao thông đường bộ nhằm đảm
bảo cho hoạt động giao thông đường bộ luôn ổn định, trật tự, thông suốt và an toàn;
góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật trên lĩnh
vực giao thông đường bộ, bảo đảm quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân khi tham
22
gia giao thông; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của
địa phương.
QLNN về TTATGTĐB là phương thức quản lý hiệu quả nhất nhằm phát huy
tối đa vai trò của giao thông đường bộ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa -
xã hội của đất nước nói chung, địa bàn cấp tỉnh nói riêng. Cụ thể:
- Một là, QLNN về TTATGTĐBtrên địa bàn cấp tỉnh đảm bảocho hoạt
động giaothông đường bộ luôn ổn định, trật tự, thông suốt và an toàn
Quản lý TTATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh là một lĩnh vực quan trọng trong
hoạt động quản lý TTATGT, do nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lực lượng của địa
phương cùng có trách nhiệm thực hiện. Quá trình tổ chức quản lý TTATGTĐB đòi
hỏi các chủ thể quản lý phải dựa vào các quy định của pháp luật để tiến hành quản
lý các nội dung, đối tượng cụ thể trong hoạt động giao thông vận tải đường bộ.
Việc dựa vào các quy định của pháp luật để tiến hành các biện pháp quản lý Nhà
nước nói chung và QLNN về TTATGTĐB nói riêng là một vấn đề có tính nguyên
tắc, không những đảm bảo xác định đúng yêu cầu, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi
điều hành của chủ thể quản lý mà còn là cơ sở để xác định hành vi vi phạm
TTATGTĐB, hình thức và mức độ xử lý…Từ đó giúp các chủ thể quản lý tiến
hành quản lý TTATGTĐB áp dụng các biện pháp giải quyết phù hợp nhằm đáp
ứng yêu cầu, nội dung quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao; phòng ngừa,
đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, làm giảm tai nạn và ùn tắc
giao thông trên các tuyến đường, địa bàn giao thông công cộng, nhằm đảm bảo
hoạt động giao thông đường bộ trên địa bàn cấp tỉnh được thuận lợi, thông suốt, trật
tự và an toàn.
- Hai là, QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh góp phần phòng
ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật trên lĩnh vực giao
thông đường bộ, đảm bảo TTATGT, trật tự an toàn xã hội
QLNN về TTATGTĐB luôn hướng tới mục tiêu là làm sao đảm bảo cho mọi
hoạt động giao thông vận tải đường bộ được trật tự, an toàn, nhanh chóng, tiện lợi,
23
thông suốt và hạn chế thấp nhất các vi phạm pháp luật về TTATGTĐB, hạn chế ùn
tắc, kiềm chế tai nạn giao thông, ngăn ngừa thiệt hại do tai nạn giao thông đường
bộ gây ra.
TTATGTĐB có quan hệ khăng khít với trật tự an toàn xã hội của địa
phương. Trật tự an toàn xã hội là trạng thái của các quan hệ xã hội được hình thành
và điều chỉnh bởi hệ thống quy phạm pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa
phương, quy phạm chính trị, quy phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục trong đời sống
cộng đồng, là tình trạng xã hội ổn định mà ở đó mọi công dân sống và lao động có
tổ chức, có kỷ cương, mọi lợi ích chính đáng được bảo đảm, không bị xâm hại.
Hoạt động giao thông đường bộ diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc, liên quan đến
mọi tầng lớp dân cư, mọi chủ thể trong xã hội, cho nên đảm bảo TTATGTĐB là
điều kiện góp phần để đảm bảo trật tự an toàn xã hội. TTATGTĐB được đảm bảo
tức giao thông được thông suốt, tài sản, tính mạng, mọi lợi ích chính đáng khác của
những chủ thể tham gia giao thông được đảm bảo, người dân có cuộc sống yên
lành, ổn định, nhu cầu đi lại, phát triển kinh tế… được thuận lợi.
Như vậy, TTATGTĐBcó đảm bảo thì mới góp phần đảm bảo TTATGT, trật
tự an toàn xã hội. Bởi lẽ TTATGTĐB là một bộ phận của trật tự an toàn xã hội. Do
vậy, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo vững chắc là cơ sở, là điều kiện để giữ
vững TTATGT nói chung và TTATGTĐB nói riêng.
- Ba là, QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu phát
triển kinhtế - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương.
QLNN về TTATGTĐBlà một yêu cầu tất yếu để có một hệ thống giao thông
đường bộ thông suốt, trật tự, an toàn, thuận lợi, phục vụ cho sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương. Bởi vì, một khi tình hình TTATGT nói chung và
TTATGTĐB nói riêng được đảm bảo, việc đi lại, vận chuyển hàng hóa và trao đổi,
giao thương giữa các địa phương với nhau được thuận lợi, an toàn thì sẽ kích cầu
được quá trình giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa các địa phương, vùng
24
miền với nhau, giúp nâng cao giá trị hàng hóa, phục vụ cho tăng trưởng và phát
triển kinh tế xã hội của địa phương.
Ngoài việc đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã
hội; QLNN về TTATGTĐBcòn nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng. Bởi lẽ, một hệ
thống đường bộ thông suốt, an toàn, trật tự, liên tục, thuận lợi là mục tiêu của
QLNN về TTATGTĐB, đồng thời nó cũng là một cơ sở vật chất kỹ thuật quan
trọng cho an ninh, quốc phòng.
Giao thông vận tải nói chung và giao thông đường bộ nói riêng có vai trò rất
quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh, quốc phòng. Giao thông đường bộ nối
liền các vùng, các miền, các địa phương, giảm bớt độ chênh lệnh về mọi mặt của
các vùng, tăng cường sự hiểu biết, đoàn kết giữa các cộng đồng dân cư, góp phần
ổn định chính trị. Bên cạnh đó, giao thông đường bộ đảm bảo cung cấp hậu cần, kỹ
thuật, tăng tính năng cơ động cho các lực lượng an ninh, quốc phòng làm nhiệm vụ
giữ gìn bảo vệ chủ quyền, trọn vẹn lãnh thổ, phòng chống mọi vi phạm pháp luật về
an ninh quốc gia, bảo vệ vững chắc chủ quyền và thành quả cách mạng. Do đó, cần
tăng cường QLNN trong lĩnh vực TTATGTĐB để giao thông đường bộ thật sự là
cơ sở vật chất cho an ninh, quốc phòng; phải kết hợp chặt chẽ giữa phát triển giao
thông đường bộ với an ninh quốc phòng, coi phát triển giao thông đường bộ là yếu
tố quan trọng không thể thiếu đối với an ninh quốc phòng của địa phương; đồng
thời, coi QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực TTATGTĐB là biện pháp quản lý
hàng đầu để phát huy tối đa vai trò của giao thông đường bộ trong củng cố an ninh
quốc phòng.
25
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ AN
TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
KIÊN GIANG
2.1. Thực trạng tình hình trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ trên địa
bàn tỉnh Kiên Giang
Tình hình ùn tắc giao thông, theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông,
từ năm 2011 đến hết năm 2015, toàn tỉnh đã xảy ra 55 vụ ùn tắc giao thông
(UTGT) kéo dài, năm 2011: 10 vụ, năm 2012: 09 vụ, 2013: 11 vụ, năm 2014: 10
vụ, năm 2015: 15 vụ. Nguyên nhân chủ yếu do tổ chức giao thông còn chưa hợp lý;
phương tiện giao thông tăng nhanh; ý thức của người tham gia giao thông chưa cao
(khi xảy ra sự cố thường cố tình chen lấn bất chấp các quy định về chiều đường, làn
đường làm cho tình trạng ùn tắc càng phức tạp thêm); nhiều đoạn đường vừa sử
dụng vừa thi công nâng cấp; trong những giờ cao điểm (giờ tan tầm, lễ, tết) lưu
lượng phương tiện quá lớn, hạ tầng không đáp ứng đủ; các tuyến phố trong đô thị
hẹp lại ngắn, giao cắt liên tục, hầu hết giao cắt đồng mức.
Thời gian gần đây, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh Kiên Giang tiếp tục
triển khai đồng bộ nhiều giải pháp kiềm chế UTGT, như: cấm một số loại phương
tiện hoạt động trên một số tuyến phố trong giờ cao điểm; cấm đỗ xe trên một số
tuyến phố; phân làn, phân tuyến; huy động các lực lượng khác phối hợp với lực
lượng CSGT điều khiển giao thông tại các nút giao thông trọng điểm vào giờ cao
điểm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chỉ còn 12 điểm nút thường xuyên xảy ra UTGT,
đã giải quyết giảm 32,43% điểm ùn tắc so với cuối năm 2011 (49 điểm), tình trạng
UTGT đang có chiều hướng chuyển biến tích cực. Tình trạng UTGT chủ yếu do ý
thức chấp hành của người tham gia giao thông còn kém như: đi không đúng phần
đường, làn đường, chen lấn, đậu đỗ xe tuỳ tiện không đúng quy định, lấn chiếm
lòng đường, vỉa hè. Mặt khác, do yếu kém trong việc quản lý đô thị, hạ tầng. Trong
nội đô được quy hoạch xây dựng đã lâu, tuy được nâng cấp nhưng vẫn bất cập so
với sự gia tăng dân số và phương tiện giao thông; vận tải công cộng còn yếu kém;
26
công tác tổ chức, điều hành GTĐB, giao thông đô thị còn nhiều bất hợp lý; việc
giải quyết lấn chiếm vỉa hè, đường phố và hành lang an toàn giao thông đạt kết quả
thấp.
Tình hình tai nạn giao thông đường bộ, để thực hiện Nghị quyết số 32/NQ-
CP, Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp
trọng tâm bảo đảm TTATGT và Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí
thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo
đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục UTGT, nên
TNGT đường bộ trên địa bàn tỉnh đã được kiềm chế và có chiều hướng giảm,
nhưng chưa bền vững trên cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị
thương. Theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông, từ năm 2011 đến hết năm
2015, toàn tỉnh xảy ra 2.410 vụ TNGT, làm chết 135 người và bị thương 589
người; ngoài ra còn xảy ra trên 2.000 vụ va chạm giao thông. Trong đó, đã xảy ra
167 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 95 người, bị thương 341 người.
Nguyên nhân TNGT, hầu hết các vụ TNGT đường bộ trên địa bàn tỉnh đều
được xác định là do lỗi của người tham gia giao thông. Trong đó, có 15% chạy quá
tốc độ quy định; 26,6% đi không đúng phần đường, làn đường; 16,4% tránh vượt
sai quy định; 4,3% say rượu bia khi điều khiển phương tiện, đường xá không đảm
bảo 3,9%, thiết bị an toàn không đảm bảo 4,6%, v.v...; xảy ra 31,2% trên quốc lộ;
18,4% trên tỉnh lộ; 22,3% do lái xe ô tô; 69,4% do lái xe mô tô. Chạy quá tốc độ
quy định tránh vượt sai quy định say rượu, bia đường xá không đảm bảo thiết bị an
toàn không đảm bảo 38%.
Vi phạm của người tham gia giao thông, những năm qua nhờ tích cực thực
hiện những biện pháp bảo đảm TTATGT, nhất là biện pháp tuyên truyền, phổ biến
giáo dục pháp luật TTATGT và cưỡng chế thi hành pháp luật TTATGT nên nhận
thức và ý thức của người người tham gia giao thông đã có chuyển biến tích cực hơn
so với trước đây. Tuy nhiên, tình hình vi phạm TTATGT đường bộ của người tham
gia giao thông vẫn còn mang tính phổ biến, nhất là tính tự giác còn kém, còn tùy
27
tiện khi điều khiển phương tiện, vi phạm quy tắc giao thông khi không có lực lượng
CSGT giám sát. Phân tích 15.792 trường hợp vi phạm do CSGT xử phạt: vi phạm
chạy quá tốc độ quy định (38,5%); tránh vượt không đúng quy định, vi phạm phần
đường, làn đường (16,3%); vi phạm quy định về nồng độ cồn (5,3%); chở quá số
người quy định (3,9%); không có GPLX (11,9%); chở quá tải (5,3%); không đội
mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách (9,9%), v.v... Đây là
những nguyên nhân trực tiếp gây ra TNGT hoặc làm tăng mức độ nghiêm trọng khi
xảy ra TNGT.
Hành vi vi phạm rõ nhất, dễ nhận thấy và rất đáng phê phán là khi có ùn ứ
giao thông xảy ra trên tuyến hoặc tại đô thị, người tham gia giao thông bất chấp các
quy định về TTATGT, không tự giác chấp hành về phần đường, làn đường, thậm
chí cả hiệu lệnh điều khiển của người thi hành công vụ mà lưu thông theo kiểu
“dòng nước chảy” mạnh ai nấy đi, chen lấn, quay ngang, quay dọc, đi trên vỉa hè,
v.v... làm cho tình hình UTGT càng thêm trầm trọng. Điều đó cho thấy ý thức tự
giác chấp hành các quy định về TTATGT của người tham gia giao thông hiện còn
kém, chưa có khái niệm về thực hiện văn hóa giao thông.
Tình trạng vi phạm hành lang ATGT, tình trạng vi phạm hành lang ATGT
vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều nơi. Các vi phạm chủ yếu: lấn chiếm, chiếm dụng
vỉa hè, lòng đường trái phép để buôn bán hoặc làm nơi trông giữ xe, vi phạm hành
lang bảo vệ đường bộ, tập kết vật liệu xây dựng, phơi lúa, rơm rạ trên mặt đường;
dừng, đỗ phương tiện giao thông trên lòng đường.
Tình trạng tụ tập điều khiển phương tiện chạy lạng lách đánh võng, đua xe
trái phép, những năm qua, tình trạng điều khiển mô tô lạng lách, đánh võng diễn ra
nhiều tại một số địa phương như: Thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, huyện Phú
Quốc.v.v... Riêng năm 2015, Rạch Giá đã xảy ra 04 vụ tụ tập, có dấu hiệu đua xe
trái phép, đã bắt giữ 32 đối tượng; Hà Tiên bắt giữ 12 đối tượng điều khiển xe ô tô
chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng qua các tuyến phố gây mất TTATGT, trật tự
công cộng.
28
2.2. Thực trạng quản lý Nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng
bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
2.2.1 Xâydựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước về trật tự, an toàn
giao thông đường bộ
Để thực hiện nhiệm vụ kiềm chế, giảm TNGT và UTGT có hiệu quả, ngay
sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW và
thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007, Nghị quyết số
16/2008/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ, UBND tỉnh Kiên Giang
đã ban hành các kế hoạch, quyết định như: Kế hoạch số 42/KH- UBND ngày 22
tháng 11 năm 2010 về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm kiềm chế gia
tăng và tiến tới giảm dần TNGT và UTGT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Kế hoạch
số 322/KH-UBND, ngày 02 tháng 4 năm 2014; Quyết định số 751/QĐ-UBND,
ngày 03 tháng 4 năm 2017 quy định mức chi bảo đảm TTATGT trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang; Kế hoạch số 599/KH-UBND, ngày 11 tháng 6 năm 2014 về tăng
cường thực hiện các giải pháp cấp bách để nâng cao chất lượng và chống tiêu cực
trong công tác đăng kiểm phương tiện giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang; Kế hoạch số 665/KH-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2015 về tăng cường các
giải pháp nhằm bảo đảm TTATGT trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách
bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải; Công an
tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành và phối hợp ban hành các
văn bản triển khai Chỉ thị số 22-CT/TW, Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP và Kế
hoạch số 42/KH- UBND ngày 30/12/2008 của UBND tỉnh Kiên Giang, cụ thể như:
các kế hoạch liên ngành Giao thông vận tải - Công an tỉnh trong công tác phối hợp
bảo đảm TTATGTĐB và trật tự đô thị trên địa bàn tỉnh; Xây dựng các kế hoạch
liên ngành về tổ chức triển khai phục vụ vận tải hành khách trong dịp Tết Dương
lịch, Tết Nguyên đán và dịp Lễ hội, v.v...; Triển khai các kế hoạch thực hiện đề
cương tuyên truyền phổ biến Luật GTĐB theo chủ đề; về các hoạt động chào mừng
tháng ATGT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
29
Là một lực lượng đóng vai trò chủ đạo trong bảo đảm TTATGTĐB, Đảng
ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh đã tổ chức Hội nghị quán triệt đến cán bộ, đảng
viên của Công an tỉnh với các nội dung của Chỉ thị 22, trong đó, tập trung vào 5
chủ trương, giải pháp cơ bản, lâu dài cũng như những giải pháp cấp bách trước mắt
cần thực hiện. Trên cơ sở chỉ đạo của Công an tỉnh, các phòng nghiệp vụ và Công
an các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể của đơn vị
mình trên từng lĩnh vực, địa bàn phụ trách. Hàng năm, Công an tỉnh đều có kế
hoạch triển khai công tác bảo đảm TTATGTĐB, trật tự đô thị đến các đơn vị thực
hiện, trong đó, xác định mục tiêu kiềm chế UTGT và TNGT trên địa bàn tỉnh là
mục tiêu quan trọng hàng đầu, trong từng thời điểm cụ thể, Công an tỉnh đã nghiên
cứu triển khai các biện pháp phù hợp với tình hình thực tế, nhằm không ngừng tăng
cường hiệu quả xử lý vi phạm, ổn định tình hình TTATGT, trong đó tập trung xử lý
các lỗi vi phạm Luật GTĐB là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ùn tắc và tai nạn giao
thông. Công an tỉnh đã tổ chức 02 đợt điều tra cơ bản bổ sung về tình hình liên
quan đến TTATGTĐB, trật tự đô thị nhằm đánh giá đúng thực trạng, đưa ra biện
pháp chỉ đạo đúng, hiệu quả, cụ thể: ngày 20/7/2011, Công an tỉnh đã xây dựng và
thực hiện Kế hoạch số 65 KH/CAT-PV11 về điều tra cơ bản, đánh giá toàn diện
thực trạng tình hình, kết quả công tác đảm bảo TTATGTĐB trên địa bàn tỉnh; ngày
11/12/2014, Công an tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch số 91/KH-
CAT-PV11 về điều tra cơ bản bổ sung thực trạng tình hình, kết quả công tác đảm
bảo TTATGTĐB trên địa bàn tỉnh.
Để bảo đảm tính thống nhất trong công tác tuần tra, kiểm soát, kiểm tra, xử
lý các vi phạm Luật GTĐB, Công an tỉnh đã triển khai các Quyết định như: Quyết
định số 12/QĐ-CAT-PV11 ngày 15/02/2010 về việc ban hành quy định chức năng,
nhiệm vụ các Đội tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ; Quyết định số 78 /QĐ-
CAT-PV11, ngày 24/11/2012, ban hành quy định cấp, thu hồi đăng ký, biển số các
loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Quyết định số 12/QĐ- CAT-PV11,
ngày 22/02/2012, về việc ban hành quy định quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt
30
vi phạm hành chính trong lĩnh vực đảm bảo trật tự ATGT thuộc Công an tỉnh Kiên
Giang. Đồng thời, tổ chức tập huấn cho 100% cán bộ chiến sỹ làm công tác bảo
đảm TTATGTĐB, trật tự đô thị về Luật GTĐB 2008; Thông tư 58, 60,
61/2009/TT-BCA; Thông tư 36, 37, 38/2010/TT-BCA của Bộ Công an;...
Quán triệt nội dung Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 21/10/2007 của Tỉnh ủy về
việc tăng cường các biện pháp bảo đảm trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh, Nghị quyết
số 12/2004/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định về 06 giải pháp
nhằm ổn định tình hình TTATGT trong đó có các giải pháp như: Hạn chế gia tăng
môtô, xe máy; Tăng cường quản lý các phương tiện giao thông lưu hành trong nội
đô...Kế hoạch số 55/KH-UBND của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết
số 16/2008/NQ-CP về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh,
Công an tỉnh đã phối hợp với Sở Giao thông vận tải tham mưu cho UBND tỉnh ban
hành các quy định hạn chế phương tiện trên địa bàn tỉnh và tăng cường quản lý
hoạt động của các loại phương tiện tham gia giao thông, cụ thể như:
Để hạn chế gia tăng môtô, xe máy, trong 2013, đã tham mưu cho UBND tỉnh
ban hành Quyết định số 53/2013/QĐ-UB quy định việc đăng ký phương tiện môtô,
xe máy trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 12/2015/QĐ-UB quy định việc phải có xác
nhận có nơi để xe, hợp đồng trông giữ xe mới được đăng ký xe ôtô.
Để tăng cường quản lý hoạt động của các loại phương tiện tham gia giao
thông, đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các Quyết định số 03, 34, 73 QĐ-UB
quy định về hoạt động của các phương tiện trên địa bàn tỉnh, điều chỉnh thời gian
hoạt động của xe tải, xe khách (trừ xe buýt) không được hoạt động vào các giờ cao
điểm có đông phương tiện tham gia giao thông, như: cấm hoạt động từ 6giờ đến 22
giờ hàng ngày với các loại xe ôtô vận tải có tải trọng trên 2,5 tấn; các loại xe máy
thi công, v.v...; Quyết định số 86/2011/QĐ-UB ban hành quy định về trông giữ,
quản lý tang vật, phương tiện tham gia giao thông bị tạm giữ do vi phạm pháp luật
về TTATGT đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
31
Bên cạnh đó, để đảm bảo trật tự đô thị, Công an tỉnh và Sở Giao thông vận
tải đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các Quyết định số 36/QĐ-UB và Quyết
định số 77/QĐ-UB về quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường; Quyết định 20/QĐ-
UB và Quyết định số 56/QĐ-UB về quản lý hàng rong trên địa bàn tỉnh; xác định
10 tuyến phố cấm để xe đạp, xe máy, ôtô trên hè phố, lòng đường và cấm kinh
doanh buôn bán trên hè phố; ban hành Quyết định số 14/2014/QĐ-UB quy định về
việc thu, sử dụng tiền phạt và trông giữ xe, kinh phí tạm giữ xe do vi phạm.
2.2.2. Triển khai thực hiện các văn bản quản lýnhà nước về trật tự an
toàn giaothông đường bộ
Nhằm thực hiện các văn bản quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông
đường bộ trên địa bản tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã xây dựng chiến lược, quy
hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, chiến lược, chính sách phát
triển phương tiện giao thông đường bộ. Để xây dựng chiến lược, quy hoạch phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, chính sách phát triển phương tiện giao
thông đường bộ, UBND tỉnh chỉ đạo các Sở chuyên môn như: Kế hoạch - Đầu tư,
Xây dựng, Giao thông vận tải, Công an tỉnh và các đơn vị chức năng tổ chức hoàn
thiện các đề án về phát triển vận tải hành khách công cộng của tỉnh Kiên Giang đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020; đề án nghiên cứu, sắp xếp mạng lưới điểm
đỗ xe và bến bãi đồ xe công cộng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Xây dựng quy
hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2050. Trong đó,
Công an tỉnh đã phối hợp với Sở Giao thông vận tải tham mưu cho UBND tỉnh
triển khai các giải pháp, biện pháp về hạ tầng giao thông đường bộ như duy tu, duy
trì đảm bảo TTATGTĐB các tuyến đường trên địa bàn tỉnh, qua việc vá ổ gà, thảm
duy tu mặt đường, sơn kẻ tổ chức giao thông; chỉnh sửa, tháo dỡ, thay thế, lắp đặt
mới biển báo các loại, v.v...Đồng thời, từng bước hoàn thiện, mở rộng, nâng cấp
các tuyến Quốc lộ hướng tâm như Quốc lộ 80, 63, 61, N1, tuyến tránh thành phố
Rạch Giá...và kiểm định cầu Kênh Nhánh, cầu Phó Cơ điều, cầu An Hòa, cầu Rạch
Sỏi, xây mới cầu 3/2, cầu Tắc Cậu, cầu Cái Tư...
32
Tỉnh đã và đang phát triển các loại hình vận tải hành khách công cộng, trong
đó ưu tiên phát triển các loại hình vận tải hành khách bằng xe buýt, với các tuyến
xe buýt đặt hàng và các tuyến xe buýt thực hiện theo phương thức xã hội hóa, hiện
nay có 1.000 xe buýt loại 29 chỗ đang hoạt động. Phát triển loại hình xe buýt
chuyên trách phục vụ cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên. Xây dựng
phương án xe buýt nhanh trên một số trục đường chính như Quốc lộ 80, Quốc lộ
61, Quốc lộ 63. Theo phương án này, một số tuyến xe buýt hạn chế điểm dừng để
giảm thời gian một chuyến đi và vẫn đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân.
UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở ngành trong việc tổ chức và hoàn thành đưa
vào sử dụng các công trình cầu đường trọng điểm, góp phần giải quyết UTGT và
TNGT trên địa bàn tỉnh, tiếp tục triển khai thi công các dự án đang thực hiện nhằm
cải thiện tình hình TTATGTĐB trên các trục, tuyến đường chính như cầu kiểm
định cầu Kênh Nhánh, cầu Phó Cơ điều, cầu An Hòa, cầu Rạch Sỏi, xây mới cầu
3/2, cầu Tắc Cậu, cầu Cái Tư...
Bên cạnh đó, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Giao thông vận tải và các đơn vị quản
lý cầu, đường tăng cường công tác duy tu, duy trì bảo đảm ATGT trên 1.000 km
đường, cầu trên địa bàn toàn tỉnh được quản lý, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân
dân. Kết quả từ năm 2010 đến năm 2015 đã vá 91.500 m2
ổ gà, thảm duy tu
132.345 m2
mặt đường; sơn kẻ tổ chức giao thông 82.517 m2
; Chỉnh sửa, tháo dỡ,
thay thế, lắp đặt mới 1.967 biển báo các loại...
Hoàn thành công tác tiếp nhận và quản lý, duy tu hơn 95 km đường, cầu các
loại do Bộ Giao thông vận tải và các chủ đầu tư khác trên địa bàn quản lý như quốc
lộ 61, 63, N1, tuyến tránh thành phố Rạch Giá ...
Thực hiện và hoàn thành công tác duy tu, chỉnh trang thảm mặt đường, sơn
kẽ, tổ chức giao thông trên 12 tuyến phố như Nguyễn Trung Trực, đường ba tháng
hai, đường Tôn Đức Thắng, đường Ngô Quyền... với hơn 12.451 m2
sơn kẻ, tổ
chức giao thông; 11.831 m2
mặt đường được thảm, chỉnh trang góp phần cải thiện
mỹ quan đô thị.
33
Do lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông trên một số tuyến
đường, nút giao thông tăng đột biến dẫn đến xuất hiện nhiều điểm thường xuyên bị
UTGT, gây bức xúc trong nhân dân và dư luận xã hội, UBND tỉnh đã chỉ đạo các
ban, ngành của tỉnh tổ chức khảo sát tại các điểm nóng hay xảy ra UTGT và tiến
hành sắp xếp, tổ chức lại giao thông trên một số nút, các tuyến phố chính có lưu
lượng phương tiện tham gia giao thông lớn. Đồng thời, lấy ý kiến góp ý của đông
đảo quần chíng nhân dân về công tác tổ chức giao thông để đảm bảo hoàn thiện các
giải pháp tổ chức giao thông, góp phần giảm ùn tắc và TNGT trên địa bàn tỉnh.
Triển khai, cải tạo, lắp đặt mới, điều chỉnh đèn tín hiệu để tổ chức lại giao
thông các nút thường xuyên có nguy cơ xảy ra ùn tắc trên trục tuyến đường hướng
tâm ở các huyện, thị xã, thành phố như Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc, trong đó, tập
trung nhất là các tuyến đường dẫn vào trung tâm thành phố Rạch Giá như Nguyễn
Trung Trực - Phan Thị Ràng, Nguyễn Trung Trực - Trần Quang Khải, Ba Tháng
Hai - Tôn Đức Thắng.
Chỉ đạo liên ngành Sở Giao thông vận tải - Công an tỉnh thực hiện tốt các
phương án tổ chức phân luồng giao thông từ xa phục vụ nhân dân đi lại trong Tết
Nguyên Đán, Lễ hội Nguyễn Trung Trực, Lễ kỷ niệm 30/4-01/5 và các sự kiện
quan trọng của Trung ương và tỉnh. UBND tỉnh đã chỉ đạo, triển khai thực hiện các
biện pháp về tổ chức giao thông, cụ thể như:
Tổ chức phân làn giao thông riêng cho ôtô, môtô, xe máy và xe thô sơ trên
những tuyến phố có đủ điều kiện để khắc phục tình trạng lưu thông hỗn hợp trên
các tuyến phố như tuyến đường Ba Tháng Hai - Phan Thị Ràng - Nguyễn Trung
Trực; Tôn Đức Thắng - Trần Quang Khải...
Tổ chức xén hè, xén dải phân cách mở rộng đường cua và mặt cắt đường;
điều chỉnh, cắm bổ sung biển báo hiệu đường bộ trên các tuyến; điều chỉnh các nút
giao thông cho phù hợp với thực tế phương tiện tham gia giao thông; sơn kẻ, phân
làn đường tại các nút giao thông; sơn gờ giảm tốc; đặt dải phân cách cứng để phân
làn...
34
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM

More Related Content

What's hot

Luận án: Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông tại Hà Nội, HAY
Luận án: Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông tại Hà Nội, HAYLuận án: Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông tại Hà Nội, HAY
Luận án: Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông tại Hà Nội, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầngLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND...
Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND...Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND...
Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...
luanvantrust
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCMLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường...
Luận án: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường...Luận án: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường...
Luận án: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAYLuận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOTĐề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, HAYĐề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài luận văn 2024 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tạ...
Đề tài luận văn 2024 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tạ...Đề tài luận văn 2024 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tạ...
Đề tài luận văn 2024 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tạ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại kho bạc nhà nước, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại kho bạc nhà nước, HOT!LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại kho bạc nhà nước, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại kho bạc nhà nước, HOT!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Đề tài: Xử phạt vi phạm về giao thông đường bộ ở quận 10, HAY
Đề tài: Xử phạt vi phạm về giao thông đường bộ ở quận 10, HAYĐề tài: Xử phạt vi phạm về giao thông đường bộ ở quận 10, HAY
Đề tài: Xử phạt vi phạm về giao thông đường bộ ở quận 10, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOTLuận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng NinhLuận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAYĐề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Pháp luật kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường bộ, HAY
Pháp luật kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường bộ, HAYPháp luật kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường bộ, HAY
Pháp luật kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường bộ, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận án: Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông tại Hà Nội, HAY
Luận án: Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông tại Hà Nội, HAYLuận án: Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông tại Hà Nội, HAY
Luận án: Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầngLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
 
Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND...
Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND...Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND...
Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND...
 
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...
Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCMLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
 
Luận án: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường...
Luận án: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường...Luận án: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường...
Luận án: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường...
 
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAYLuận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
 
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOTĐề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
 
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, HAYĐề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, HAY
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô, HOT
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
 
Đề tài luận văn 2024 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tạ...
Đề tài luận văn 2024 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tạ...Đề tài luận văn 2024 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tạ...
Đề tài luận văn 2024 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tạ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại kho bạc nhà nước, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại kho bạc nhà nước, HOT!LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại kho bạc nhà nước, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại kho bạc nhà nước, HOT!
 
Đề tài: Xử phạt vi phạm về giao thông đường bộ ở quận 10, HAY
Đề tài: Xử phạt vi phạm về giao thông đường bộ ở quận 10, HAYĐề tài: Xử phạt vi phạm về giao thông đường bộ ở quận 10, HAY
Đề tài: Xử phạt vi phạm về giao thông đường bộ ở quận 10, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOTLuận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
 
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng NinhLuận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
 
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAYĐề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
 
Pháp luật kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường bộ, HAY
Pháp luật kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường bộ, HAYPháp luật kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường bộ, HAY
Pháp luật kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường bộ, HAY
 

Similar to Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM

Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ tỉnh Kiên G...
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ tỉnh Kiên G...Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ tỉnh Kiên G...
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ tỉnh Kiên G...
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài: Văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh Quảng NgãiĐề tài: Văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh Quảng Ngãi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOTLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội tỉnh Kiên Giang, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội tỉnh Kiên Giang, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội tỉnh Kiên Giang, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội tỉnh Kiên Giang, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Xử phạt vi phạm giao thông đường bộ tỉnh Phú Yên, HAY
Đề tài: Xử phạt vi phạm giao thông đường bộ tỉnh Phú Yên, HAYĐề tài: Xử phạt vi phạm giao thông đường bộ tỉnh Phú Yên, HAY
Đề tài: Xử phạt vi phạm giao thông đường bộ tỉnh Phú Yên, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hộiBài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
BÀI MẪU khóa luận quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông, HAY
BÀI MẪU khóa luận quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông, HAYBÀI MẪU khóa luận quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông, HAY
BÀI MẪU khóa luận quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên QuangXử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
luanvantrust
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên QuangXử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
luanvantrust
 
Quản lý của Bộ giao thông về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Quản lý của Bộ giao thông về trật tự an toàn giao thông đường bộQuản lý của Bộ giao thông về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Quản lý của Bộ giao thông về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản lý của Bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn giao thông, 9đ - Gửi mi...
Quản lý của Bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn giao thông, 9đ  - Gửi mi...Quản lý của Bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn giao thông, 9đ  - Gửi mi...
Quản lý của Bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn giao thông, 9đ - Gửi mi...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại tại TP Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Giải quyết khiếu nại tại TP Quảng Ngãi, HOTLuận văn: Giải quyết khiếu nại tại TP Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Giải quyết khiếu nại tại TP Quảng Ngãi, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản Lý Nhà Nước Về Kết Cấu Hạ Tầng Giao Thông Đường BỘ Ở Tỉnh Quảng Bình
Quản Lý Nhà Nước Về Kết Cấu Hạ Tầng Giao Thông Đường BỘ Ở Tỉnh Quảng BìnhQuản Lý Nhà Nước Về Kết Cấu Hạ Tầng Giao Thông Đường BỘ Ở Tỉnh Quảng Bình
Quản Lý Nhà Nước Về Kết Cấu Hạ Tầng Giao Thông Đường BỘ Ở Tỉnh Quảng Bình
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận án: Chính sách phát triển nông nghiệp tại địa phương (NC áp dụng với Bắc...
Luận án: Chính sách phát triển nông nghiệp tại địa phương (NC áp dụng với Bắc...Luận án: Chính sách phát triển nông nghiệp tại địa phương (NC áp dụng với Bắc...
Luận án: Chính sách phát triển nông nghiệp tại địa phương (NC áp dụng với Bắc...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Hoài Đức, HAY
Đề tài: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Hoài Đức, HAYĐề tài: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Hoài Đức, HAY
Đề tài: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Hoài Đức, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài: Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Quảng BìnhĐề tài: Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản lý về đấu tranh phòng, chống tội phạm tại Rạch Giá
Đề tài: Quản lý về đấu tranh phòng, chống tội phạm tại Rạch GiáĐề tài: Quản lý về đấu tranh phòng, chống tội phạm tại Rạch Giá
Đề tài: Quản lý về đấu tranh phòng, chống tội phạm tại Rạch Giá
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ tỉnh Kiên G...
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ tỉnh Kiên G...Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ tỉnh Kiên G...
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ tỉnh Kiên G...
 
Đề tài: Văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh Quảng NgãiĐề tài: Văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOTLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội tỉnh Kiên Giang, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội tỉnh Kiên Giang, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội tỉnh Kiên Giang, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội tỉnh Kiên Giang, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
 
Đề tài: Xử phạt vi phạm giao thông đường bộ tỉnh Phú Yên, HAY
Đề tài: Xử phạt vi phạm giao thông đường bộ tỉnh Phú Yên, HAYĐề tài: Xử phạt vi phạm giao thông đường bộ tỉnh Phú Yên, HAY
Đề tài: Xử phạt vi phạm giao thông đường bộ tỉnh Phú Yên, HAY
 
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hộiBài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
 
BÀI MẪU khóa luận quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông, HAY
BÀI MẪU khóa luận quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông, HAYBÀI MẪU khóa luận quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông, HAY
BÀI MẪU khóa luận quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông, HAY
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên QuangXử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên QuangXử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
 
Quản lý của Bộ giao thông về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Quản lý của Bộ giao thông về trật tự an toàn giao thông đường bộQuản lý của Bộ giao thông về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Quản lý của Bộ giao thông về trật tự an toàn giao thông đường bộ
 
Quản lý của Bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn giao thông, 9đ - Gửi mi...
Quản lý của Bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn giao thông, 9đ  - Gửi mi...Quản lý của Bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn giao thông, 9đ  - Gửi mi...
Quản lý của Bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn giao thông, 9đ - Gửi mi...
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại tại TP Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Giải quyết khiếu nại tại TP Quảng Ngãi, HOTLuận văn: Giải quyết khiếu nại tại TP Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Giải quyết khiếu nại tại TP Quảng Ngãi, HOT
 
Quản Lý Nhà Nước Về Kết Cấu Hạ Tầng Giao Thông Đường BỘ Ở Tỉnh Quảng Bình
Quản Lý Nhà Nước Về Kết Cấu Hạ Tầng Giao Thông Đường BỘ Ở Tỉnh Quảng BìnhQuản Lý Nhà Nước Về Kết Cấu Hạ Tầng Giao Thông Đường BỘ Ở Tỉnh Quảng Bình
Quản Lý Nhà Nước Về Kết Cấu Hạ Tầng Giao Thông Đường BỘ Ở Tỉnh Quảng Bình
 
Luận án: Chính sách phát triển nông nghiệp tại địa phương (NC áp dụng với Bắc...
Luận án: Chính sách phát triển nông nghiệp tại địa phương (NC áp dụng với Bắc...Luận án: Chính sách phát triển nông nghiệp tại địa phương (NC áp dụng với Bắc...
Luận án: Chính sách phát triển nông nghiệp tại địa phương (NC áp dụng với Bắc...
 
Đề tài: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Hoài Đức, HAY
Đề tài: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Hoài Đức, HAYĐề tài: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Hoài Đức, HAY
Đề tài: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Hoài Đức, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, HAY
 
Đề tài: Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Quảng BìnhĐề tài: Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình
 
Đề tài: Quản lý về đấu tranh phòng, chống tội phạm tại Rạch Giá
Đề tài: Quản lý về đấu tranh phòng, chống tội phạm tại Rạch GiáĐề tài: Quản lý về đấu tranh phòng, chống tội phạm tại Rạch Giá
Đề tài: Quản lý về đấu tranh phòng, chống tội phạm tại Rạch Giá
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 

Recently uploaded (14)

Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 

Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, 9 ĐIỂM

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ VĂN QUÝ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG WEBSITE: LUANVANTRUST.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM UẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ VĂN QUÝ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số : 60 34 04 03 NGƢỜIHƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN HẢI HỒ TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn thạc sỹ Quản lý công với đề tài “Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phan Hải Hồ và hoàn thành vào tháng 4 năm 2017 tại Học viện hành chính quốc gia. Học viên Lê Văn Quý
  • 4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATGT CNH HĐH QLNN TTATGTĐB TNGT GTĐB GTVT UTGT An toàn giao thông Công nghiệp hóa Hiện đại hóa Quản lý nhà nước Trật tự an toàn giao thông đường bộ Tai nạn giao thông Giao thông đường bộ Giao thông vận tải Ùn tắc giao thông UBND Uỷ ban nhân dân
  • 5. MỤC LỤC Lời cam đoan......................................................................................................................................................................i Danh mục các chữ viết tắt......................................................................................................................................ii MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.........................................................................................3 3. Mục đíchvà nhiệm vụ của luận văn.........................................................................................................4 4. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.............................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................................5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn...........................................................................................6 7. Kết cấu của luận văn.............................................................................................................................................7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH........................................................................................................................................................................................7 1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn cấp tỉnh..............................................................................................................................................................................................7 1.1.1. Quản lý nhà nước .................................................................................................................................8 1.1.2. Trật tự an toàn giao thông..............................................................................................................9 1.1.3. Địa bàn cấp tỉnh.....................................................................................................................................9 1.1.4. Quản lý nhà nước về TTATGTĐBtrên địa bàn cấp tỉnh.................................10 1.2. Đặc điểm quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn cấp tỉnh.....................................................................................................................................................................11 1.2.1. QLNN về TTATGTĐBtrên địa bàn cấp tỉnh là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước ở địa phương.....................................................................................................11 1.2.2. QLNN về TTATGTĐBtrên địa bàn cấp tỉnh là hoạt động chấp hành và điều hành...................................................................................................................................................................11
  • 6. 1.2.3. QLNN về TTATGTĐBtrên địa bàn cấp tỉnh là hoạt động có tính thống nhất, được tổ chức chặt chẽ; đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật............................................................................................................................................................................................12 1.3. Nội dung quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn cấp tỉnh......................................................................................................................................................................13 1.4. Vai trò của quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn cấp tỉnh......................................................................................................................................................................22 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG...............................................................................................................................................................................26 2.1. Thực trạng tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang........................................................................................................................................................................26 2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang..................................................................................................................................................26 2.2.1 Xây dựng và ban hành văn bản quản lý Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.....................................................................................................................................29 2.2.2. Triển khai thực hiện các văn bản quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ......................................................................................................................................32 2.2.3. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ.....................................................................................................................................37 2.2.4. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ ..................................................................................................41 2.3. Đánh giá chung.................................................................................................................................................43 2.3.1. Ưu điểm........................................................................................................................................................43 2.3.2. Hạn chế........................................................................................................................................................44 Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG...............................................................................................................................................................................51
  • 7. 3.1. Dự báo công tác quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.....................................................................................................................................51 3.1.1. Dự báo những yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội 51 3.1.2. Dự báo những yếu tố cần phải tăng cường QLNN về TTATGTĐB……………………………………..…………………………..53 3.2. Các giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ...............................................................................................................................................57 3.2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật.................................................................................................57 3.2.2.Tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật GTĐB……….........................64 3.2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng dẫn pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ..............................................................................75 3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra................................................................................79 KẾT LUẬN........................................................................................................................................................85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................87
  • 8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấpthiết của đề tài Kiên Giang nằm tận cùng phía Tây nam của Tổ quốc, trong đó lãnh thổ bao gồm đất liền và hải đảo. Phía Đông tiếp giáp với các tỉnh là An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, phía Tây giáp vịnh Thái Lan, phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, phía Bắc giáp Campuchia, đường biên giới dài 56,8 km, với các tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh, gồm: Quốc lộ 61, 63, 80, đường N1 có tổng chiều dài 292km. Do đó, Kiên Giang có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các tỉnh lân cận và với nước bạn Campuchia, trong đó, giao thông đường bộ đóng vai trò rất quan trọng. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của đất nước, tỉnh Kiên Giang có sự chuyển biến sâu sắc về mọi mặt trên tất cả các lĩnh vực. Vì vậy, đời sống nhân dân được nâng cao, cơ sở hạ tầng phát triển nhanh, các khu công nghiệp, cụm dân cư được xây dựng ngày càng nhiều, nhất là hệ thống các công trình giao thông với mạng lưới dày đặc được phủ rộng khắp cả tỉnh. Nhiều tuyến đường huyết mạch như quốc lộ 61, 63, 80, đường N1 và các tuyến liên tỉnh, liên huyện, liên xã với lưu lượng phương tiện lưu thông qua các tuyến rất lớn đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, văn hoá - xã hội, cũng như sự giao lưu phát triển với các vùng khác, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và củng cố an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, sự gia tăng về kinh tế, thu nhập và sự phát triển của kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đã thúc đẩy số lượng phương tiện cơ giới đường bộ, đặc biệt là ôtô, môtô, xe gắn máy trên địa bàn tỉnh Kiên Giang gia tăng một cách nhanh chóng. Lưu lượng và khối lượng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang tăng nhanh kéo theo các vấn đề liên quan như xung đột giao thông, tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông bắt đầu gia tăng. Mặt khác, mức độ hiểu biết và ý thức chấp hành các yêu cầu về an toàn giao thông của người tham gia giao thông của cộng đồng vẫn còn rất thấp. Công tác quản lý về an toàn GTĐB của các 1
  • 9. cấp chính quyền tỉnh Kiên Giang đã được cải thiện rõ rệt nhưng vẫn còn những bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu. Chính vì vậy, TNGT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã trở thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng. Tốc độ gia tăng số vụ TNGT hàng năm đã được kiềm chế, tuy nhiên số người chết, bị thương vẫn còn ở mức độ cao và tính nghiêm trọng càng gia tăng. Nhằm kiềm chế và giảm thiểu TNGT, Chính phủ đã ban hành các Nghị định, và Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã ban hành các Quyết định quy định thực hiện các biện pháp cấp bách. Tuy nhiên, hiệu quả chưa cao do ý thức chấp hành luật của người tham gia giao thông thấp, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, yếu kém, hiệu lực quản lý nhà nước chưa cao. Sau hơn chín năm thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông và Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 21/10/2007 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường các biện pháp bảo đảm trật tự giao thông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, tình hình trật tự ATGT đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã có chuyển biến tích cực, TNGT giảm đáng kể ở cả ba tiêu chí trong điều kiện phương tiện cơ giới đường bộ tiếp tục tăng nhanh, tuy nhiên tình hình diễn biến rất phức tạp, nhất là tai nạn đặc biệt nghiêm trọng và ùn tắc giao thông trong khu vực đô thị. Luật GTĐB đã được sửa đổi năm 2008 và các Nghị định hướng dẫn thi hành đã và đang được sửa đổi ban hành, các quyết định của UBND tỉnh Kiên Giang cho thấy quyết tâm của Đảng, Nhà nước và Chính quyền tỉnh trong việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của QLNN đối với công tác đảm bảo TTATGTĐB. Bên cạnh đó, những yếu tố đặc thù của địa bàn tỉnh Kiên Giang (kinh tế, văn hóa - xã hội, kết cấu hạ tầng, phương tiện, môi trường) góp phần làm cho tình hình đảm bảo TTATGTĐB càng trở lên phức tạp. 2
  • 10. Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” làm luận văn thạc sỹ quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm gần đây, đã có một số luận văn, công trình nghiên cứu khoa học, bài viết chuyên đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn như: - Thạch Như Sỹ: “Phối hợp dịch vụ công cộng và trật tự công cộng trong QLNN về giao thông đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, năm 2009. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp về công tác phối hợp giữa dịch vụ công và trật tự công cộng trong QLNN vê giao thông đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội mà không đề cập về TTATGTĐB. - Nguyễn Huy Bằng: “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Luật học, năm 2001. Luận văn đã làm rõ lịch sử phát triển tư tưởng pháp chế; khái niệm pháp chế, quan niệm pháp chế trong lĩnh vực GTĐB; tỉnh tất yếu phải tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong lĩnh vực GTĐB; thực trạng, phương hướng và giải pháp tăng cường pháp chế trong lĩnh vực GTĐB. Như vậy, luận văn đã không đề ra mục tiêu nghiên cứu về QLNN về TTATGTĐB. - Mai Văn Đức: “Nghiên cứu tình hình an toàn giao thông đường bộ và các biện pháp khắc phục”, Luận văn thạc sĩ Khoa học - Kỹ thuật, năm 2000. Luận văn không nghiên cứu về an toàn GTĐB dưới góc độ của khoa học quản lý hành chính công mà chỉ tập trung nghiên cứu về an toàn GTĐB dưới góc độ ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật để quản lý, duy trì và khắc phục những hạn chế trong lĩnh vực GTĐB. - Trần Văn Quan: “Tăng cường QLNN về vận tải đường bộ - thực tiễn tỉnh Đồng Nai”, Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, năm 2014. Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung của QLNN về vận tải đường bộ trong 3
  • 11. nền kinh tế thị trường; phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường QLNN về vận tải đường bộ. Như vậy, luận văn chỉ nghiên cứu một vấn đề về vận tải đường bộ. - Trần Đào: “Tainạn giao thông đường bộ, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa của lực lượng cảnh sát giao thông’'’ - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, năm 1998. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một vấn đề về TNGT, cụ thể là: Khái niệm tai nạn GTĐB; nguyên nhân tai nạn GTĐB; đánh giá thực trạng tai nạn GTĐB; từ đó đề xuất những giải pháp phòng ngừa tai nạn GTĐB của lực lượng cảnh sát giao thông. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu về hoạt động quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu QLNN về trật tự an toàn giao thông đường bộ tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2010 - 2015, luận văn đề ra các giải pháp tăng cường QLNN về trật tự an toàn giao thông đường bộ tỉnh Kiên Giang 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: - Phân tích cơ sở lý luận của QLNN về trật tự an toàn giao thông đường bộ. - Phân tích vai trò của QLNN về trật tự an toàn giao thông đường bộ. - Đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân hạn chế của QLNN về trật tự an toàn giao thông đường bộ tỉnh Kiên Giang từ năm 2010 đến 2016. - Xác định các phương hướng và đề xuất các giải pháp tăng cường QLNN về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 4. Đốitƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu 4
  • 12. QLNN về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: QLNN về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. - Phạm vi về thời gian: Từ năm 2010 – 2016. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng và Nhà nước trong công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các văn bản pháp luật, các công trình nghiên cứu, các tài liệu khác có liên quan đến quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ. - Phương pháp thống kê: Thu thập, hệ thống, phân tích, tổng hợp, đánh giá các tài liệu, số liệu phản ánh công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ. - Phương pháp điều tra điển hình: Nghiên cứu sâu một số trường hợp điển hình về công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ. Từ đó rút ra những kết luận phù hợp với mục đích nghiên cứu. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: Thông qua công tác khảo sát tình hình quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, từ đó nghiên cứu, tổng hợp, rút ra các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm làm giải pháp đề ra các biện pháp tăng cường hoạt động này trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. - Phương pháp toạ đàm, lấy ý kiến chuyên gia: Trực tiếp toạ đàm, trao đổi với các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu lý luận cũng như các đồng chí có chức năng, thẩm quyền, trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang để rút ra những kinh nghiệm phục vụ nghiên cứu luận văn. 5
  • 13. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn đã làm rõ được một số vấn đề lý luận, thực tiễn về hoạt động quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, góp phần hệ thống hóa hệ thống lý luận về hoạt động quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ. - Luận văn đã đề ra được một số giải pháp góp phần tăng cường quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể vận dụng vào thực tiễn công tác của địa phương để tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và những địa bàn có tình hình tương tự. Ngoài ra, luận văn này còn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho giảng viên, học viên Học viện Hành chính Quốc gia 7. Kết cấucủa luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn cấp tỉnh Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 6
  • 14. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH 1.1. Khái niệm quản lý Nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn cấp tỉnh 1.1.1. QuảnlýNhà nước Quản lý là một hoạt động có từ lâu đời trong xã hội. Nói đến hoạt động quản lý trong xã hội là trực tiếp đề cập đến sự tác động, chỉ huy, điểu khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đề ra và đúng với ý chí của chủ thể quản lý. Quản lý là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý bằng các phương pháp nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra của nhà quản lý. Chủ thể quản lý là những cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; đối tượng quản lý là các quá trình xã hội và hành vi của con người có liên quan[1, tr.16]. Xét từ phía đối tượng quản lý, các hoạt động quản lý có thể phân chia thành ba nhóm chủ yếu: quản lý giới vô sinh, quản lý giới sinh vật và quản lý xã hội. Như vậy, quản lý xã hội với tư cách là quản lý các hoạt động của con người, giữa con người với nhau trong xã hội loài người là một bộ phận của quản lý chung. Trong hoạt động quản lý xã hội, có rất nhiều chủ thể tham gia: các đảng phái chính trị, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp,...trong đó Nhà nước giữ vai trò quan trọng. Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị, là công cụ quan trọng nhất để quản lý xã hội, bảo đảm trật tự xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển. Quản lý Nhà nước là một dạng của quản lý xã hội nhưng là dạng quản lý xã hội đặc biệt, xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước. Đó chính là hoạt động quản lý gắn liền với hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực Nhà nước - bộ phận quan trọng của quyền lực chính trị trong xã hội, có tính chất 7
  • 15. cưỡng chế đơn phương đối với xã hội. Trong hoạt động quản lý xã hội, có rất nhiều chủ thể tham gia: Đảng phái chính trị, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp...trong đó Nhà nước giữ vai trò quan trọng. Quản lý Nhà nước được hiểu trước hết là hoạt động của các cơ quan Nhà nước thực thi quyền lực Nhà nước. Quản lý Nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì trật tự và đảm bảo sự phát triển của xã hội theo một định hướng thống nhất [1, tr.55-57]. Như vậy, quản lý Nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực Nhà nước của các cơ quan Nhà nước và cán bộ, công chức có thẩm quyền, được sử dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Đối tượng của quản lý Nhà nước là hệ thống các hành vi, hoạt động của con người, các tổ chức con người trong cuộc sống xã hội, bao trùm lên mọi lĩnh vực trong xã hội. Có thể chia đối tượng của quản lý Nhà nước theo các lĩnh vực của đời sống xã hội như: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng... Khi đối tượng của quản lý Nhà nước là đấu tranh phòng, chống tội phạm thì đó là quản lý Nhà nước đối với đấu tranh phòng, chống tội phạm [1, tr.46]. Quản lý Nhà nước do các cơ quan Nhà nước và cán bộ, công chức thực hiện tác động lên xã hội tập trung vào các hoạt động chủ yếu sau: - Ban hành các quy định để làm căn cứ điều chỉnh các quan hệ xã hội trong những lĩnh vực cụ thể nhất định; - Tổ chức xây dựng bộ máy và nhân sự để thực hiện các quy định đó; - Kiểm soát việc thực hiện các quy định; - Hỗ trợ các đối tượng trong trường hợp cần thiết. 8
  • 16. Hành chính Nhà nước được hiểu là một bộ phận của quản lý Nhà nước. Trong hoạt động của Nhà nước, hoạt động hành chính Nhà nước gắn liền với việc thực hiện một bộ phận quan trọng của quyền lực Nhà nước là quyền hành pháp. Đó là hoạt động thực thi quyền hành pháp hay "hành pháp trong hành động" [32, tr.24]. Có thể hiểu hành chính Nhà nước là "sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của công dân, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự, an ninh, thoả mãn các nhu cầu hợp pháp của các công dân" [32,tr.24],[1, tr.57-59]. Như vậy, hoạt động hành chính Nhà nước là hoạt động quan trọng, chủ yếu và phổ biến nhất trong hoạt động thực thi quyền lực Nhà nước vì bộ máy hành chính Nhà nước được trao quyền trực tiếp điều hành các hành vi của mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, định hướng cho xã hội phát triển. Hành chính Nhà nước do hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước từ Trung ương tới địa phương tiến hành. Mỗi cơ quan hành chính Nhà nước đảm nhiệm các chức năng, nhiệm vụ quản lý theo quy định của pháp luật. 1.1.2. Trậttự an toàn giaothông Trật tự an toàn giao thông là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải công cộng, nhằm đảm bảo cho giao thông thông suốt, trật tự an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông. Đảm bảo trật tự an toàn giao thông là một yêu cầu và nhiệm vụ cơ bản của mọi quốc gia và xem đó là điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế, cũng cố an ninh quốc phòng và ổn định trật tự xã hội. 1.1.3. Địa bàncấp tỉnh Điều 110, Hiến pháp năm 2013 xác định các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: “Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố 9
  • 17. thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; Huyện chia thành xã, thị trấn; Thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; Quận chia thành phường. Như vậy, theo quy định của Hiến pháp 2013, có thể thấy địa bàn hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) là đơn vị hành chính cấp cao nhất trong tổ chức chính quyền địa phương của nước ta. Đây là một địa bàn rộng, mang tính đặc riêng của mỗi địa phương trên cơ sở vị trí địa lý và đặc điểm dân cư, kinh tế, văn hóa xã hội. 1.1.4. Quảnlýnhà nước về TTATGTđường bộtrên địa bàn cấp tỉnh Quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn cấp tỉnh là một nội dung quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo cho hoạt động giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương luôn ổn định, trật tự, thông suốt và an toàn. Từ những khái niệm nêu trên, có thể rút ra khái niệm quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn cấp tỉnh như sau: Quản lý Nhà nước về TTATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh là sự điều chỉnh, tác động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (bao gồm UBND cấp tỉnh và các cơ quan tham mưu như: Sở Giao thông vận tải, Công an cấp tỉnh) bằng pháp luật, chính sách, quy hoạch… lên các tổ chức, cá nhân có các hành vi về giao thông đường bộ nhằm đảm bảo cho hoạt động giao thông đường bộ luôn ổn định, trật tự, thông suốt và an toàn; góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật trên lĩnh vực giao thông đường bộ, bảo đảm quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân khi tham gia giao thông; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương. Như vậy, thông qua việc xác lập trật tự quản lý Nhà nước về giao thông đường bộ góp phần giữ vững trật tự, kỷ cương xã hội, bảo đảm giao thông thông 10
  • 18. suốt, trật tự, an toàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, thành đó. 1.2. Đặc điểm quản lý Nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ trên địa bàn cấp tỉnh 1.2.1. QLNNvề TTATGTĐBtrên địa bàn cấp tỉnh là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước ở địa phương Tính quyền lực Nhà nước ở địa phương trong bảo đảm TTATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh thể hiện ở chỗ hoạt động QLNN ở lĩnh vực này được tiến hành bởi nhiều cơ quan hành chính Nhà nước của địa phương, với những thẩm quyền khác nhau cùng tham gia bảo đảm TTATGTĐB. Đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Công an cấp tỉnh,... Ngoài ra, còn có những cơ quan khác giữ vai trò phối hợp như Mặt trận Tổ quốc, Sở Y tế, Sở Xây dựng, Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ quan thông tin đại chúng, v.v… Các cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền trên địa bàn cấp tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các quy định của pháp luật để ban hành ra các văn bản quản lý hành chính Nhà nước có tính chất bắt buộc các đối tượng tham gia giao thông đường bộ phải thực hiện, nhằm đảm bảo duy trì thường xuyên TTATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh, đảm bảo trật tự, an toàn, thông suốt. Bên cạnh đó, QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh còn có tác động rất lớn đến đời sống xã hội và phát triển kinh tế của địa phương; khi giao thông đường bộ thông suốt, an toàn, tiện lợi sẽ là tiền đề quan trọng để thúc đẩy sản xuất phát triển, giao lưu kinh tế giữa các vùng miền được đẩy mạnh, nhu cầu đi lại, giao lưu văn hóa, giáo dục, sẽ sôi động hơn, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 1.2.2. QLNNvề TTATGTĐBtrên địa bàn cấp tỉnh là hoạt động chấp hành và điều hành Tính chấp hành và điều hành trong hoạt động QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh thể hiện trong việc những hoạt động này được tiến hành trên cơ sở 11
  • 19. các quy định của pháp luật và nhằm mục đíchthực hiện pháp luật. Các cơ quan Nhà nước, các cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước được pháp luật quy định tiến hành hoạt động QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh không chỉ tự mình thực hiện pháp luật mà còn tổ chức để mọi đối tượng có liên quan thực hiện pháp luật nhằm hiện thực hóa các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước. Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức hành chính Nhà nước căn cứ vào thẩm quyền, trình tự, thủ tục đã được pháp luật quy định mà tổ chức cho các đối tượng quản lý thực hiện những quy định pháp luật. Việc tổ chức, thực hiện những nội dung và yêu cầu QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh được tiến hành công khai, thống nhất, đồng bộ bởi các cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, nghiêm cấm tình trạng cửa quyền, hách dịch, lạm quyền, sách nhiễu các chủ thể tham gia hoạt động giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, việc xử lý các vi phạm pháp luật về TTATGTĐB dù ở mức độ xử lý vi phạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự đều phải được tiến hành trên cơ sở pháp luật, theo pháp luật. Có như thế mới đảm bảo tính pháp chế trong xử lý vi phạm pháp luật về TTATGTĐB, góp phần giữ vững trật tự, kỷ cương trong hoạt động đảm bảo TTATGTĐB, khắc phục được tình trạng tùy tiện, lạm quyền, đùn đẩy, né tránh bỏ sót vi phạm trong xử lý. Như vậy, trong hoạt động QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh, tính chấp hành và tính điều hành luôn đan xen, song song tồn tại, tạo nên sự đặc thù của hoạt động quản lý trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, thành phố. 1.2.3. QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh là hoạt động có tính thống nhất, được tổ chức chặt chẽ; đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật Để đảm bảo tính pháp chế trong hoạt động quản lý TTATGTĐB, bộ máy các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước ở địa bàn cấp tỉnh được tổ chức thành một khối thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở. Cụ thể, ở cấp tỉnh là bộ máy quản lý, điều hành gồm các sở, ban, ngành như: Ủy ban nhân dân, Sở GTVT, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở cấp huyện là các Phòng, Ban, Đội; ở cấp xã là 12
  • 20. các Tổ, Đội; nhờ đó các hoạt động của bộ máy được chỉ đạo, điều hành thống nhất, đảm bảo lợi ích chung của địa phương, đảm bảo sự liên kết, phối hợp nhịp nhàng giữa các địa phương trên địa bàn cấp tỉnh, tránh sự phân hóa, cục bộ giữa các khu vực, vùng miền khác nhau trong hoạt động quản lý TTATGTĐB. Bên cạnh đó, hoạt động QLNN về TTATGTĐB là lĩnh vực quản lý hết sức phức tạp, bởi vì hoạt động giao thông có tính xã hội rộng lớn, phổ biến nhất, phương tiện giao thông rất đa dạng, người tham gia giao thông có đủ mọi thành phần, ở nhiều lứa tuổi. Trong khi đó, trình độ nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật về TTATGTĐB nói riêng của đại đa số người tham gia giao thông còn thấp. Để đảm bảo TTATGTĐB, tránh ùn tắc GTĐB, tai nạn GTĐB và tổn thất do tai nạn GTĐB gây ra, pháp luật GTĐB quy định rất cụ thể người tham gia GTĐB được làm và không được làm những gì mà pháp luật cấm, hoặc nghiêm cấm. Mọi hành vi vi phạm các quy định về đảm bảo TTATGTĐB đều phải được xử lý, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về đảm bảo TTATGTĐB, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 1.3. Nộidung quản lý Nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ trên địa bàn cấp tỉnh Điều 84, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định nội dung quản lý nhà nước về giao thông đường bộ bao gồm: 1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giao thông đường bộ; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về an toàn giao thông đường bộ; 2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ; quy chuẩn, tiêu chuẩn về giao thông đường bộ; 3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ; 4. Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; 13
  • 21. 5. Đăng ký, cấp, thu hồi biển số phương tiện giao thông đường bộ; cấp, thu hồi giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông đường bộ; 6. Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe; cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; 7. Quản lý hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải; tổ chức cứu nạn giao thông đường bộ; 8. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về giao thông đường bộ;đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật giao thông đường bộ; 9. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ; 10. Hợp tác quốc tế về giao thông đường bộ. Như vậy, có thể khái quát những nội dung cơ bản của QLNN về trật tự, an toàn giao thông đường bộ bao gồm: Xây dựng và ban hành văn bản quản lýnhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ Hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ nói riêng trước hết là hoạt động thực hiện pháp luật. Để tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, nhà nước đã xây dựng và ban hành các văn bản quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được xây dựng, ban hành dựa trên quan điểm quán triệt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nguyên tắc sau: - Bảo đảm tính kế thừa các nội dung phù hợp của Luật năm 2001, bổ sung những nội dung chưa được Luật năm 2001 điều quy định hoặc quy định chưa rõ, không phù hợp; bãi bỏ những quy định không còn phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển, hội nhập của ngành giao thông vận tải; 14
  • 22. - Đáp ứng nhu cầu phát triển, hội nhập theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; - Bảo đảm tính phù hợp, thống nhất với Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam; - Bảo đảm tuân thủ các Điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên, đồng thời vận dụng quy định của các điều ước, tập quán quốc tế và luật nước ngoài phù hợp với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và xu thế, thực tiễn của hoạt động giao thông vận tải đường bộ trong nước. Luật giao thông đường bộ năm 2008 có tính xã hội hóa cao, phù hợp với tình hình xã hội hiện nay, tác động trực tiếp đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Việc ban hành Luật Giao thông đường bộ năm 2008 là yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dựa trên các văn bản quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, chính quyền địa phương tiến hành xây dựng và ban hành các văn bản quản lý căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương mình. Việc xây dựng và ban hành các văn bản quản lý của chính quyền địa phương tạo cơ sở thuận lợi cho việc tiến hành các bước tổ chức thực hiện, chỉ đạo phối hợp giữa các cơ quan. Hoạt động này còn thể hiện chủ trương, chính sách cũng như ý chí của chính quyền địa phương đối với hoạt động quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Để QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh đòi hỏi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của địa phương phải ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Đây là hoạt động không thể thiếu trong cơ chế lãnh đạo, quản lý lĩnh vực TTATGTĐB của mỗi địa phương. Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực TTATGTĐB cấp tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và thực trạng hoạt động QLNN về TTATGT để xây dựng 15
  • 23. và ban hành các văn bản có liên quan đến các lĩnh vực cụ thể như: quy tắc giao thông đường bộ; các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông đường bộ của kết cấu hạ tầng giao thông; phương tiện và người tham gia đường bộ; hoạt động vận tải đường bộ; cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra; quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong việc chấp hành pháp Luật Giao thông đường bộ; quy định về khiếu nại; khởi kiện với những quyết định, biện pháp xử lý, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật giao thông... làm cơ sở để đảm bảo hoạt động QLNN về TTATGT được an toàn, thông suốt. Đồng thời, trong quá trình xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về hoạt động QLNN về TTATGTĐBở địa bàn cấp tỉnh cần chú trọng đến yếu tố hợp lý và đồng bộ của các văn bản được ban hành. Có nghĩa là, khi xây dựng và ban hành văn bản QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh phải đảm bảo phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, đồng thời phải xuất phát từ điều kiện thực tế của địa phương. Có như vậy, hoạt động QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn mới mang lại hiệu quả như mong muốn. Tổ chức thực hiện các văn bản quản lýnhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ Việc tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của chính quyền địa phương và tất cả mọi người sinh sống trên địa bàn. Xét về chủ thể quản lý nhà nước, UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm của cấp trên. Cụ thể hóa chúng bằng việc xây dựng và ban hành, chỉ đạo thực hiện các văn bản đó tại địa phương. Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh là cơ quan tham mưu trực tiếp cho UBND cùng cấp quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh. UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện trực tiếp các văn bản quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, quản lý chặt chẽ đảm bảo quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại địa phương. Huy động các 16
  • 24. ngành, đoàn thể, nhân dân cùng tham gia công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Đối tượng quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ là tất cả các cơ quan, tổ chức, nhóm người, cộng đồng người, các cá nhân tham gia các mối quan hệ thuộc phạm trù trật tự an toàn giao thông đường bộ. Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ giành ưu tiên cho mục tiêu đảm bảo cho các quá trình xã hội, các hoạt động trong đời sống xã hội diễn ra một cách bình thường, an toàn... trên cơ sở tôn trọng và tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy tắc của lối sống, đạo đức xã hội. Giữa trật tự an toàn giao thông và sự phát triển đất nước có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Trật tự an toàn giao thông được đảm bảo sẽ tác động tích cực đến mục tiêu phát triển bề vững, tăng cường lòng tin của quần chúng nhân dân vào Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa. Cần nhấn mạnh rằng: Nếu tình hình trật tự an toàn giao thông diễn biến phức tạp, tai nạn nghiêm trọng không giảm, không kiểm soát được sẽ gây ảnh hưởng rất xấu, thậm chí ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước. Điều 85, Luật Giao thông đường bộ quy định trách nhiệm thự hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông đường bộ như sau: 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giao thông đường bộ; 2. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ; 3. Bộ Công an thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; 4. Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp trong việc cung cấp số liệu đăng ký phương tiện giao thông đường bộ, dữ liệu về tai nạn giao thông và cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe; 17
  • 25. 5. Bộ Quốc phòng thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; 6. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ; 7. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan trong phạm vi địa phương. Ngoài ra, trên cơ sở kinh nghiệm của các địa phương và các nước phát triển về hoạt động quản lý TTATGTĐB, để thực hiện có hiệu quả các văn bản quản lý nhà nước trên lĩnh vực này, các địa bàn cấp tỉnh cần có kế hoạch áp dụng rộng rải các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác tổ chức, chỉ huy điều khiển giao thông theo điều kiện hoàn cảnh cụ thể của địa phương mình, có kết hợp tranh thủ sự giúp đỡ của các nước phát triển. Trước mắt cần có kế hoạch trang bị các loại phương tiện thông tin liên lạc và phương tiện giao thông cá nhân cơ động, đảm bảo được sự linh hoạt trong việc giải toả những ách tắc giao thông và kịp thời phối hợp với lực lượng khác khi có yêu cầu của tình huống đặt ra. Tuyên truyền, phổ biến, giáodụcpháp luậtvề giaothông đường bộ Vấn đề tuyên truyền giáo dục cho mỗi công dân trên địa bàn hiểu pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật trong đó có luật giao thông là vấn đề có tính chất tiền đề để xây dựng một trật tự xã hội mới. Mặc dù thời gian qua, công tác tuyên truyền Luật giao thông đường bộ đối với cộng đồng đã có những bước tiến bộ đáng kể, có sự kết hợp đồng bộ nhiều cơ quan, ban, ngành, nhiều tổ chức xã hội và huy động được nhiều tầng lớp nhân dân cùng tham gia. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác này vẫn còn hạn chế, chưa được phát huy tối đa, đã đến lúc vấn đề này cần có sự trợ giúp của ngân sách Nhà nước để lực lượng Cảnh sát giao thông phối hợp với 18
  • 26. các ban, ngành thực hiện một cách thường xuyên, sâu rộng thì mới mang lại hiệu quả trong thực tiễn. Tại khoản 2 Điều 7 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định “ Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ tại địa phương, có hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp đến đồng bào các dân tộc thiểu số”. So với Luật giao thông đường bộ năm 2001, Luật giao thông đường bộ năm 2008 đã bổ sung quy định về việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ đến đồng bào các dân tộc thiểu số. Quy định này đòi hỏi phải có chương trình, nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với đặc điểm văn hoá, ngôn ngữ của đồng bào dân tộc để nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục, bảo đảm các quy định của pháp luật đi vào đời sống, đến được với mọi đối tượng trong xã hội vì đây là một Luật có tính xã hội hóa cao, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân. Muốn tạo điều kiện và phát huy vai trò của nhân dân trong quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ thì các cơ quan chức năng cần làm tốt công tác tuyên truyền. Thông qua việc tuyên truyền, các cá nhân, tổ chức thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong quản lý nhà nước, góp phần đẩm bảo, giữ gìn trật tự, an toàn cho giao thông. Các bộ phận có trách nhiệm tổ chức phối hợp tuyên truyền cho nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tác dụng của trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, con người ở địa phương Sở văn hóa – thông tin, sở tư pháp, sở kế hoạch và đầu tư, sở tài chính phối hợp với nhau và phối hợp với công an tỉnh theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh hướng dẫn cơ quan báo chí xây dựng chuyên trang, chuyên mục pháp luật, dành diện tích, thời lượng thích hợp để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn xã hội; bố trí cân đối kinh phí cho việc thực hiện tuyên truyền pháp luật. Ngoài ra, UBND các cấp tại địa phương cần chỉ đạo các bộ phận chuyên môn tăng cường cán bộ cóa năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín và được người dân địa phương tin cậy để 19
  • 27. làm công tác tuyên truyền, hướng dẫn tận tình, thấu đáo cho người dân hiểu và thực hiện pháp luật đầy đủ, nghiêm túc, có hiệu quả. Kiểm tra, thanh tra thực hiện văn bản quản lýnhà nước về trật tự, an toàn giaothông đường bộ Vị trí vai trò của công tác thanh tra được thể hiện cụ thể trong các văn bản pháp luật về thanh tra, nhất là từ Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 đến Luật Thanh tra năm 2004, Luật Thanh tra năm 2010. Hoạt động thanh tra được xem như một khâu quan trọng của quản lý nhà nước, thể hiện qua các vai trò và ý nghĩa sau: Thứ nhất, Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước. Tổ chức thực hiện quyết định và kiểm tra việc thực hiện quyết định là những giai đoạn tiếp theo của quá trình quản lý. Kiểm tra là hình thức tác động có hướng đích nhằm quan sát cả hệ thống để phát hiện những sai lệch so với yêu cầu đề ra, tìm ra nguyên nhân và từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp đảm bảo để đối tượng bị quản lý tự điều chỉnh hoạt động để đạt tới mục tiêu mà chủ thể quản lý đã xác định.Việc tìm ra và áp dụng các giải pháp phù hợp phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố thuộc về chất lượng và hiệu quả của hoạt động kiểm tra. Thanh tra là một phương thức của kiểm tra, là chức năng của quản lý, là công cụ của người lãnh đạo, người quản lý. Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước nhất thiết phải tiến hành hoạt động thanh tra đối với việc thực hiện các quyết định mà mình đã ban hành. Đó là một khâu không thể thiếu được trong quá trình hoạt động quản lý Nhà nước. Chính vì vậy thanh tra được xác định là chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước. Thứ hai, Thanh tra góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Để quyết định quản lý Nhà nước được các cơ quan, tổ chức và cá nhân chấp hành đầy đủ thì các cơ quan, cá nhân đã ban hành quyết định phải đề ra quy trình thực hiện quyết định. Trong quy trình đó hoạt động thanh tra, kiểm tra không thể thiếu được. Thanh tra, kiểm tra là để đánh giá, nhận xét tình hình và kết quả thực hiện quyết định quản lý; xem xét lại nội dung và chất lượng quản lý; khi cần thiết phải bổ sung, sửa đổi, thậm chí phải huỷ bỏ một phần hay toàn bộ 20
  • 28. quyết định quản lý. Trong trường hợp nội dung và chất lượng quyết định quản lý được thực tế kiểm nghiệm là đúng, là phù hợp, nhưng đối tượng thi hành vẫn không tuân thủ và không chấp hành nghiêm chỉnh thì khi đó hoạt động thanh tra, kiểm tra phải làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, xác định rõ trách nhiệm thuộc khâu nào, thuộc cá nhân, tổ chức nào để chấn chỉnh hoặc xử lý khi có vi phạm. Với ý nghĩa đó thanh tra thực chất đã góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước. Thứ ba, Thanh tra là một phương thức bảo đảm pháp chế XHCN. Một trong những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của hệ thống chính trị và bộ máy Nhà nước ta là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc pháp chế thể hiện ở việc chấp hành pháp luật cả từ phía các cơ quan Nhà nước và từ phía các cá nhân, tổ chức là đối tượng chịu sự quản lý của Nhà nước. Về phía các cơ quan Nhà nước, nguyên tắc pháp chế thể hiện ở việc các cán bộ, công chức Nhà nước thực thi đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà pháp luật đã quy định. Ngay trong hoạt động ban hành các quyết định, các văn bản quản lý, nguyên tắc pháp chế cũng được thể hiện ở việc văn bản của cơ quan cấp dưới phải phù hợp với các quy định trong các văn bản của cơ quan cấp trên, văn bản có hiệu lực thấp hơn phải phục tùng những văn bản có hiệu lực cao hơn và mọi văn bản pháp luật phải phù hợp với Hiến pháp - đạo luật gốc, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Với tư cách là một chức năng của quản lý Nhà nước, thanh tra chính là hoạt động xem xét việc làm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thực hiện đúng chính sách, pháp luật hay không. Nếu cơ quan, tổ chức, cá nhân làm sai hoặc làm chậm thì hướng dẫn sửa chữa và thực hiện đúng quy định. Mục đích của thanh tra là phát hiện, phát huy những nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý những vi phạm, bảo đảm để các cơ quan, tổ chức và cá nhân tuân thủ và chấp hành đầy đủ và nghiêm túc các quy định của pháp luật. Thông qua công tác thanh tra tuyên truyền, giáo dục pháp luật, góp phần tích cực vào việc giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu đúng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và đó cũng là một hoạt động bảo đảm tăng cường pháp chế. Thứ tư, Thanh tra là một biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm 21
  • 29. pháp luật. Điều 2 Luật Thanh tra năm 2010 khẳng định “Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật”; Thanh tra cùng với các phương thức kiểm tra, giám sát luôn luôn là hiện thân của kỷ cương pháp luật. Chỉ riêng sự hiện diện của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát đã là một sự nhắc nhở thường xuyên đối với tất cả các đối tượng chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát phải tuân thủ pháp luật từ đó hạn chế sự vi phạm pháp luật. Các kiến nghị, yêu cầu được đưa ra từ hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát không chỉ hướng vào việc phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật mà còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật, ngăn ngừa những vi phạm pháp luật tương tự xảy ra ở một nơi khác hoặc vào một thời điểm khác. Vai trò phòng ngừa của thanh tra, kiểm tra, giám sát được đề cập ở đây là vai trò phòng ngừa mang tính chủ động. Trong rất nhiều trường hợp, qua thanh tra, kiểm tra, giám sát mà có thể dự báo được một hành vi vi phạm pháp luật sẽ xảy ra trong tương lai nếu không có sự chấn chỉnh, định hướng lại cho các đối tượng một cách kịp thời. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước của dân, do dân và vì dân; pháp luật được xây dựng để thể hiện ý chí của nhân dân cho nên thanh tra góp phần tăng cường pháp chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật cũng chính là góp phần phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. 1.4. Vai trò của quản lý Nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ trên địa bàn cấptỉnh Quản lý Nhà nước về TTATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh là sự điều chỉnh, tác động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bằng pháp luật, chính sách, quy hoạch…lên các tổ chức, cá nhân có các hành vi về giao thông đường bộ nhằm đảm bảo cho hoạt động giao thông đường bộ luôn ổn định, trật tự, thông suốt và an toàn; góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật trên lĩnh vực giao thông đường bộ, bảo đảm quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân khi tham 22
  • 30. gia giao thông; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương. QLNN về TTATGTĐB là phương thức quản lý hiệu quả nhất nhằm phát huy tối đa vai trò của giao thông đường bộ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nước nói chung, địa bàn cấp tỉnh nói riêng. Cụ thể: - Một là, QLNN về TTATGTĐBtrên địa bàn cấp tỉnh đảm bảocho hoạt động giaothông đường bộ luôn ổn định, trật tự, thông suốt và an toàn Quản lý TTATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh là một lĩnh vực quan trọng trong hoạt động quản lý TTATGT, do nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lực lượng của địa phương cùng có trách nhiệm thực hiện. Quá trình tổ chức quản lý TTATGTĐB đòi hỏi các chủ thể quản lý phải dựa vào các quy định của pháp luật để tiến hành quản lý các nội dung, đối tượng cụ thể trong hoạt động giao thông vận tải đường bộ. Việc dựa vào các quy định của pháp luật để tiến hành các biện pháp quản lý Nhà nước nói chung và QLNN về TTATGTĐB nói riêng là một vấn đề có tính nguyên tắc, không những đảm bảo xác định đúng yêu cầu, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi điều hành của chủ thể quản lý mà còn là cơ sở để xác định hành vi vi phạm TTATGTĐB, hình thức và mức độ xử lý…Từ đó giúp các chủ thể quản lý tiến hành quản lý TTATGTĐB áp dụng các biện pháp giải quyết phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu, nội dung quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao; phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, làm giảm tai nạn và ùn tắc giao thông trên các tuyến đường, địa bàn giao thông công cộng, nhằm đảm bảo hoạt động giao thông đường bộ trên địa bàn cấp tỉnh được thuận lợi, thông suốt, trật tự và an toàn. - Hai là, QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật trên lĩnh vực giao thông đường bộ, đảm bảo TTATGT, trật tự an toàn xã hội QLNN về TTATGTĐB luôn hướng tới mục tiêu là làm sao đảm bảo cho mọi hoạt động giao thông vận tải đường bộ được trật tự, an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, 23
  • 31. thông suốt và hạn chế thấp nhất các vi phạm pháp luật về TTATGTĐB, hạn chế ùn tắc, kiềm chế tai nạn giao thông, ngăn ngừa thiệt hại do tai nạn giao thông đường bộ gây ra. TTATGTĐB có quan hệ khăng khít với trật tự an toàn xã hội của địa phương. Trật tự an toàn xã hội là trạng thái của các quan hệ xã hội được hình thành và điều chỉnh bởi hệ thống quy phạm pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương, quy phạm chính trị, quy phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục trong đời sống cộng đồng, là tình trạng xã hội ổn định mà ở đó mọi công dân sống và lao động có tổ chức, có kỷ cương, mọi lợi ích chính đáng được bảo đảm, không bị xâm hại. Hoạt động giao thông đường bộ diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc, liên quan đến mọi tầng lớp dân cư, mọi chủ thể trong xã hội, cho nên đảm bảo TTATGTĐB là điều kiện góp phần để đảm bảo trật tự an toàn xã hội. TTATGTĐB được đảm bảo tức giao thông được thông suốt, tài sản, tính mạng, mọi lợi ích chính đáng khác của những chủ thể tham gia giao thông được đảm bảo, người dân có cuộc sống yên lành, ổn định, nhu cầu đi lại, phát triển kinh tế… được thuận lợi. Như vậy, TTATGTĐBcó đảm bảo thì mới góp phần đảm bảo TTATGT, trật tự an toàn xã hội. Bởi lẽ TTATGTĐB là một bộ phận của trật tự an toàn xã hội. Do vậy, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo vững chắc là cơ sở, là điều kiện để giữ vững TTATGT nói chung và TTATGTĐB nói riêng. - Ba là, QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển kinhtế - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương. QLNN về TTATGTĐBlà một yêu cầu tất yếu để có một hệ thống giao thông đường bộ thông suốt, trật tự, an toàn, thuận lợi, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bởi vì, một khi tình hình TTATGT nói chung và TTATGTĐB nói riêng được đảm bảo, việc đi lại, vận chuyển hàng hóa và trao đổi, giao thương giữa các địa phương với nhau được thuận lợi, an toàn thì sẽ kích cầu được quá trình giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa các địa phương, vùng 24
  • 32. miền với nhau, giúp nâng cao giá trị hàng hóa, phục vụ cho tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Ngoài việc đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; QLNN về TTATGTĐBcòn nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng. Bởi lẽ, một hệ thống đường bộ thông suốt, an toàn, trật tự, liên tục, thuận lợi là mục tiêu của QLNN về TTATGTĐB, đồng thời nó cũng là một cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng cho an ninh, quốc phòng. Giao thông vận tải nói chung và giao thông đường bộ nói riêng có vai trò rất quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh, quốc phòng. Giao thông đường bộ nối liền các vùng, các miền, các địa phương, giảm bớt độ chênh lệnh về mọi mặt của các vùng, tăng cường sự hiểu biết, đoàn kết giữa các cộng đồng dân cư, góp phần ổn định chính trị. Bên cạnh đó, giao thông đường bộ đảm bảo cung cấp hậu cần, kỹ thuật, tăng tính năng cơ động cho các lực lượng an ninh, quốc phòng làm nhiệm vụ giữ gìn bảo vệ chủ quyền, trọn vẹn lãnh thổ, phòng chống mọi vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, bảo vệ vững chắc chủ quyền và thành quả cách mạng. Do đó, cần tăng cường QLNN trong lĩnh vực TTATGTĐB để giao thông đường bộ thật sự là cơ sở vật chất cho an ninh, quốc phòng; phải kết hợp chặt chẽ giữa phát triển giao thông đường bộ với an ninh quốc phòng, coi phát triển giao thông đường bộ là yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với an ninh quốc phòng của địa phương; đồng thời, coi QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực TTATGTĐB là biện pháp quản lý hàng đầu để phát huy tối đa vai trò của giao thông đường bộ trong củng cố an ninh quốc phòng. 25
  • 33. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG 2.1. Thực trạng tình hình trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Tình hình ùn tắc giao thông, theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông, từ năm 2011 đến hết năm 2015, toàn tỉnh đã xảy ra 55 vụ ùn tắc giao thông (UTGT) kéo dài, năm 2011: 10 vụ, năm 2012: 09 vụ, 2013: 11 vụ, năm 2014: 10 vụ, năm 2015: 15 vụ. Nguyên nhân chủ yếu do tổ chức giao thông còn chưa hợp lý; phương tiện giao thông tăng nhanh; ý thức của người tham gia giao thông chưa cao (khi xảy ra sự cố thường cố tình chen lấn bất chấp các quy định về chiều đường, làn đường làm cho tình trạng ùn tắc càng phức tạp thêm); nhiều đoạn đường vừa sử dụng vừa thi công nâng cấp; trong những giờ cao điểm (giờ tan tầm, lễ, tết) lưu lượng phương tiện quá lớn, hạ tầng không đáp ứng đủ; các tuyến phố trong đô thị hẹp lại ngắn, giao cắt liên tục, hầu hết giao cắt đồng mức. Thời gian gần đây, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh Kiên Giang tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp kiềm chế UTGT, như: cấm một số loại phương tiện hoạt động trên một số tuyến phố trong giờ cao điểm; cấm đỗ xe trên một số tuyến phố; phân làn, phân tuyến; huy động các lực lượng khác phối hợp với lực lượng CSGT điều khiển giao thông tại các nút giao thông trọng điểm vào giờ cao điểm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chỉ còn 12 điểm nút thường xuyên xảy ra UTGT, đã giải quyết giảm 32,43% điểm ùn tắc so với cuối năm 2011 (49 điểm), tình trạng UTGT đang có chiều hướng chuyển biến tích cực. Tình trạng UTGT chủ yếu do ý thức chấp hành của người tham gia giao thông còn kém như: đi không đúng phần đường, làn đường, chen lấn, đậu đỗ xe tuỳ tiện không đúng quy định, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Mặt khác, do yếu kém trong việc quản lý đô thị, hạ tầng. Trong nội đô được quy hoạch xây dựng đã lâu, tuy được nâng cấp nhưng vẫn bất cập so với sự gia tăng dân số và phương tiện giao thông; vận tải công cộng còn yếu kém; 26
  • 34. công tác tổ chức, điều hành GTĐB, giao thông đô thị còn nhiều bất hợp lý; việc giải quyết lấn chiếm vỉa hè, đường phố và hành lang an toàn giao thông đạt kết quả thấp. Tình hình tai nạn giao thông đường bộ, để thực hiện Nghị quyết số 32/NQ- CP, Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm TTATGT và Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục UTGT, nên TNGT đường bộ trên địa bàn tỉnh đã được kiềm chế và có chiều hướng giảm, nhưng chưa bền vững trên cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông, từ năm 2011 đến hết năm 2015, toàn tỉnh xảy ra 2.410 vụ TNGT, làm chết 135 người và bị thương 589 người; ngoài ra còn xảy ra trên 2.000 vụ va chạm giao thông. Trong đó, đã xảy ra 167 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 95 người, bị thương 341 người. Nguyên nhân TNGT, hầu hết các vụ TNGT đường bộ trên địa bàn tỉnh đều được xác định là do lỗi của người tham gia giao thông. Trong đó, có 15% chạy quá tốc độ quy định; 26,6% đi không đúng phần đường, làn đường; 16,4% tránh vượt sai quy định; 4,3% say rượu bia khi điều khiển phương tiện, đường xá không đảm bảo 3,9%, thiết bị an toàn không đảm bảo 4,6%, v.v...; xảy ra 31,2% trên quốc lộ; 18,4% trên tỉnh lộ; 22,3% do lái xe ô tô; 69,4% do lái xe mô tô. Chạy quá tốc độ quy định tránh vượt sai quy định say rượu, bia đường xá không đảm bảo thiết bị an toàn không đảm bảo 38%. Vi phạm của người tham gia giao thông, những năm qua nhờ tích cực thực hiện những biện pháp bảo đảm TTATGT, nhất là biện pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật TTATGT và cưỡng chế thi hành pháp luật TTATGT nên nhận thức và ý thức của người người tham gia giao thông đã có chuyển biến tích cực hơn so với trước đây. Tuy nhiên, tình hình vi phạm TTATGT đường bộ của người tham gia giao thông vẫn còn mang tính phổ biến, nhất là tính tự giác còn kém, còn tùy 27
  • 35. tiện khi điều khiển phương tiện, vi phạm quy tắc giao thông khi không có lực lượng CSGT giám sát. Phân tích 15.792 trường hợp vi phạm do CSGT xử phạt: vi phạm chạy quá tốc độ quy định (38,5%); tránh vượt không đúng quy định, vi phạm phần đường, làn đường (16,3%); vi phạm quy định về nồng độ cồn (5,3%); chở quá số người quy định (3,9%); không có GPLX (11,9%); chở quá tải (5,3%); không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách (9,9%), v.v... Đây là những nguyên nhân trực tiếp gây ra TNGT hoặc làm tăng mức độ nghiêm trọng khi xảy ra TNGT. Hành vi vi phạm rõ nhất, dễ nhận thấy và rất đáng phê phán là khi có ùn ứ giao thông xảy ra trên tuyến hoặc tại đô thị, người tham gia giao thông bất chấp các quy định về TTATGT, không tự giác chấp hành về phần đường, làn đường, thậm chí cả hiệu lệnh điều khiển của người thi hành công vụ mà lưu thông theo kiểu “dòng nước chảy” mạnh ai nấy đi, chen lấn, quay ngang, quay dọc, đi trên vỉa hè, v.v... làm cho tình hình UTGT càng thêm trầm trọng. Điều đó cho thấy ý thức tự giác chấp hành các quy định về TTATGT của người tham gia giao thông hiện còn kém, chưa có khái niệm về thực hiện văn hóa giao thông. Tình trạng vi phạm hành lang ATGT, tình trạng vi phạm hành lang ATGT vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều nơi. Các vi phạm chủ yếu: lấn chiếm, chiếm dụng vỉa hè, lòng đường trái phép để buôn bán hoặc làm nơi trông giữ xe, vi phạm hành lang bảo vệ đường bộ, tập kết vật liệu xây dựng, phơi lúa, rơm rạ trên mặt đường; dừng, đỗ phương tiện giao thông trên lòng đường. Tình trạng tụ tập điều khiển phương tiện chạy lạng lách đánh võng, đua xe trái phép, những năm qua, tình trạng điều khiển mô tô lạng lách, đánh võng diễn ra nhiều tại một số địa phương như: Thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, huyện Phú Quốc.v.v... Riêng năm 2015, Rạch Giá đã xảy ra 04 vụ tụ tập, có dấu hiệu đua xe trái phép, đã bắt giữ 32 đối tượng; Hà Tiên bắt giữ 12 đối tượng điều khiển xe ô tô chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng qua các tuyến phố gây mất TTATGT, trật tự công cộng. 28
  • 36. 2.2. Thực trạng quản lý Nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 2.2.1 Xâydựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ Để thực hiện nhiệm vụ kiềm chế, giảm TNGT và UTGT có hiệu quả, ngay sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW và thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007, Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành các kế hoạch, quyết định như: Kế hoạch số 42/KH- UBND ngày 22 tháng 11 năm 2010 về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần TNGT và UTGT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Kế hoạch số 322/KH-UBND, ngày 02 tháng 4 năm 2014; Quyết định số 751/QĐ-UBND, ngày 03 tháng 4 năm 2017 quy định mức chi bảo đảm TTATGT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Kế hoạch số 599/KH-UBND, ngày 11 tháng 6 năm 2014 về tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách để nâng cao chất lượng và chống tiêu cực trong công tác đăng kiểm phương tiện giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Kế hoạch số 665/KH-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2015 về tăng cường các giải pháp nhằm bảo đảm TTATGT trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải; Công an tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành và phối hợp ban hành các văn bản triển khai Chỉ thị số 22-CT/TW, Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP và Kế hoạch số 42/KH- UBND ngày 30/12/2008 của UBND tỉnh Kiên Giang, cụ thể như: các kế hoạch liên ngành Giao thông vận tải - Công an tỉnh trong công tác phối hợp bảo đảm TTATGTĐB và trật tự đô thị trên địa bàn tỉnh; Xây dựng các kế hoạch liên ngành về tổ chức triển khai phục vụ vận tải hành khách trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và dịp Lễ hội, v.v...; Triển khai các kế hoạch thực hiện đề cương tuyên truyền phổ biến Luật GTĐB theo chủ đề; về các hoạt động chào mừng tháng ATGT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 29
  • 37. Là một lực lượng đóng vai trò chủ đạo trong bảo đảm TTATGTĐB, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh đã tổ chức Hội nghị quán triệt đến cán bộ, đảng viên của Công an tỉnh với các nội dung của Chỉ thị 22, trong đó, tập trung vào 5 chủ trương, giải pháp cơ bản, lâu dài cũng như những giải pháp cấp bách trước mắt cần thực hiện. Trên cơ sở chỉ đạo của Công an tỉnh, các phòng nghiệp vụ và Công an các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể của đơn vị mình trên từng lĩnh vực, địa bàn phụ trách. Hàng năm, Công an tỉnh đều có kế hoạch triển khai công tác bảo đảm TTATGTĐB, trật tự đô thị đến các đơn vị thực hiện, trong đó, xác định mục tiêu kiềm chế UTGT và TNGT trên địa bàn tỉnh là mục tiêu quan trọng hàng đầu, trong từng thời điểm cụ thể, Công an tỉnh đã nghiên cứu triển khai các biện pháp phù hợp với tình hình thực tế, nhằm không ngừng tăng cường hiệu quả xử lý vi phạm, ổn định tình hình TTATGT, trong đó tập trung xử lý các lỗi vi phạm Luật GTĐB là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ùn tắc và tai nạn giao thông. Công an tỉnh đã tổ chức 02 đợt điều tra cơ bản bổ sung về tình hình liên quan đến TTATGTĐB, trật tự đô thị nhằm đánh giá đúng thực trạng, đưa ra biện pháp chỉ đạo đúng, hiệu quả, cụ thể: ngày 20/7/2011, Công an tỉnh đã xây dựng và thực hiện Kế hoạch số 65 KH/CAT-PV11 về điều tra cơ bản, đánh giá toàn diện thực trạng tình hình, kết quả công tác đảm bảo TTATGTĐB trên địa bàn tỉnh; ngày 11/12/2014, Công an tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch số 91/KH- CAT-PV11 về điều tra cơ bản bổ sung thực trạng tình hình, kết quả công tác đảm bảo TTATGTĐB trên địa bàn tỉnh. Để bảo đảm tính thống nhất trong công tác tuần tra, kiểm soát, kiểm tra, xử lý các vi phạm Luật GTĐB, Công an tỉnh đã triển khai các Quyết định như: Quyết định số 12/QĐ-CAT-PV11 ngày 15/02/2010 về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ các Đội tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ; Quyết định số 78 /QĐ- CAT-PV11, ngày 24/11/2012, ban hành quy định cấp, thu hồi đăng ký, biển số các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Quyết định số 12/QĐ- CAT-PV11, ngày 22/02/2012, về việc ban hành quy định quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt 30
  • 38. vi phạm hành chính trong lĩnh vực đảm bảo trật tự ATGT thuộc Công an tỉnh Kiên Giang. Đồng thời, tổ chức tập huấn cho 100% cán bộ chiến sỹ làm công tác bảo đảm TTATGTĐB, trật tự đô thị về Luật GTĐB 2008; Thông tư 58, 60, 61/2009/TT-BCA; Thông tư 36, 37, 38/2010/TT-BCA của Bộ Công an;... Quán triệt nội dung Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 21/10/2007 của Tỉnh ủy về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh, Nghị quyết số 12/2004/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định về 06 giải pháp nhằm ổn định tình hình TTATGT trong đó có các giải pháp như: Hạn chế gia tăng môtô, xe máy; Tăng cường quản lý các phương tiện giao thông lưu hành trong nội đô...Kế hoạch số 55/KH-UBND của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh, Công an tỉnh đã phối hợp với Sở Giao thông vận tải tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quy định hạn chế phương tiện trên địa bàn tỉnh và tăng cường quản lý hoạt động của các loại phương tiện tham gia giao thông, cụ thể như: Để hạn chế gia tăng môtô, xe máy, trong 2013, đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 53/2013/QĐ-UB quy định việc đăng ký phương tiện môtô, xe máy trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 12/2015/QĐ-UB quy định việc phải có xác nhận có nơi để xe, hợp đồng trông giữ xe mới được đăng ký xe ôtô. Để tăng cường quản lý hoạt động của các loại phương tiện tham gia giao thông, đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các Quyết định số 03, 34, 73 QĐ-UB quy định về hoạt động của các phương tiện trên địa bàn tỉnh, điều chỉnh thời gian hoạt động của xe tải, xe khách (trừ xe buýt) không được hoạt động vào các giờ cao điểm có đông phương tiện tham gia giao thông, như: cấm hoạt động từ 6giờ đến 22 giờ hàng ngày với các loại xe ôtô vận tải có tải trọng trên 2,5 tấn; các loại xe máy thi công, v.v...; Quyết định số 86/2011/QĐ-UB ban hành quy định về trông giữ, quản lý tang vật, phương tiện tham gia giao thông bị tạm giữ do vi phạm pháp luật về TTATGT đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 31
  • 39. Bên cạnh đó, để đảm bảo trật tự đô thị, Công an tỉnh và Sở Giao thông vận tải đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các Quyết định số 36/QĐ-UB và Quyết định số 77/QĐ-UB về quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường; Quyết định 20/QĐ- UB và Quyết định số 56/QĐ-UB về quản lý hàng rong trên địa bàn tỉnh; xác định 10 tuyến phố cấm để xe đạp, xe máy, ôtô trên hè phố, lòng đường và cấm kinh doanh buôn bán trên hè phố; ban hành Quyết định số 14/2014/QĐ-UB quy định về việc thu, sử dụng tiền phạt và trông giữ xe, kinh phí tạm giữ xe do vi phạm. 2.2.2. Triển khai thực hiện các văn bản quản lýnhà nước về trật tự an toàn giaothông đường bộ Nhằm thực hiện các văn bản quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bản tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, chiến lược, chính sách phát triển phương tiện giao thông đường bộ. Để xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, chính sách phát triển phương tiện giao thông đường bộ, UBND tỉnh chỉ đạo các Sở chuyên môn như: Kế hoạch - Đầu tư, Xây dựng, Giao thông vận tải, Công an tỉnh và các đơn vị chức năng tổ chức hoàn thiện các đề án về phát triển vận tải hành khách công cộng của tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; đề án nghiên cứu, sắp xếp mạng lưới điểm đỗ xe và bến bãi đồ xe công cộng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Xây dựng quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2050. Trong đó, Công an tỉnh đã phối hợp với Sở Giao thông vận tải tham mưu cho UBND tỉnh triển khai các giải pháp, biện pháp về hạ tầng giao thông đường bộ như duy tu, duy trì đảm bảo TTATGTĐB các tuyến đường trên địa bàn tỉnh, qua việc vá ổ gà, thảm duy tu mặt đường, sơn kẻ tổ chức giao thông; chỉnh sửa, tháo dỡ, thay thế, lắp đặt mới biển báo các loại, v.v...Đồng thời, từng bước hoàn thiện, mở rộng, nâng cấp các tuyến Quốc lộ hướng tâm như Quốc lộ 80, 63, 61, N1, tuyến tránh thành phố Rạch Giá...và kiểm định cầu Kênh Nhánh, cầu Phó Cơ điều, cầu An Hòa, cầu Rạch Sỏi, xây mới cầu 3/2, cầu Tắc Cậu, cầu Cái Tư... 32
  • 40. Tỉnh đã và đang phát triển các loại hình vận tải hành khách công cộng, trong đó ưu tiên phát triển các loại hình vận tải hành khách bằng xe buýt, với các tuyến xe buýt đặt hàng và các tuyến xe buýt thực hiện theo phương thức xã hội hóa, hiện nay có 1.000 xe buýt loại 29 chỗ đang hoạt động. Phát triển loại hình xe buýt chuyên trách phục vụ cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên. Xây dựng phương án xe buýt nhanh trên một số trục đường chính như Quốc lộ 80, Quốc lộ 61, Quốc lộ 63. Theo phương án này, một số tuyến xe buýt hạn chế điểm dừng để giảm thời gian một chuyến đi và vẫn đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở ngành trong việc tổ chức và hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình cầu đường trọng điểm, góp phần giải quyết UTGT và TNGT trên địa bàn tỉnh, tiếp tục triển khai thi công các dự án đang thực hiện nhằm cải thiện tình hình TTATGTĐB trên các trục, tuyến đường chính như cầu kiểm định cầu Kênh Nhánh, cầu Phó Cơ điều, cầu An Hòa, cầu Rạch Sỏi, xây mới cầu 3/2, cầu Tắc Cậu, cầu Cái Tư... Bên cạnh đó, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Giao thông vận tải và các đơn vị quản lý cầu, đường tăng cường công tác duy tu, duy trì bảo đảm ATGT trên 1.000 km đường, cầu trên địa bàn toàn tỉnh được quản lý, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Kết quả từ năm 2010 đến năm 2015 đã vá 91.500 m2 ổ gà, thảm duy tu 132.345 m2 mặt đường; sơn kẻ tổ chức giao thông 82.517 m2 ; Chỉnh sửa, tháo dỡ, thay thế, lắp đặt mới 1.967 biển báo các loại... Hoàn thành công tác tiếp nhận và quản lý, duy tu hơn 95 km đường, cầu các loại do Bộ Giao thông vận tải và các chủ đầu tư khác trên địa bàn quản lý như quốc lộ 61, 63, N1, tuyến tránh thành phố Rạch Giá ... Thực hiện và hoàn thành công tác duy tu, chỉnh trang thảm mặt đường, sơn kẽ, tổ chức giao thông trên 12 tuyến phố như Nguyễn Trung Trực, đường ba tháng hai, đường Tôn Đức Thắng, đường Ngô Quyền... với hơn 12.451 m2 sơn kẻ, tổ chức giao thông; 11.831 m2 mặt đường được thảm, chỉnh trang góp phần cải thiện mỹ quan đô thị. 33
  • 41. Do lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông trên một số tuyến đường, nút giao thông tăng đột biến dẫn đến xuất hiện nhiều điểm thường xuyên bị UTGT, gây bức xúc trong nhân dân và dư luận xã hội, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ban, ngành của tỉnh tổ chức khảo sát tại các điểm nóng hay xảy ra UTGT và tiến hành sắp xếp, tổ chức lại giao thông trên một số nút, các tuyến phố chính có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông lớn. Đồng thời, lấy ý kiến góp ý của đông đảo quần chíng nhân dân về công tác tổ chức giao thông để đảm bảo hoàn thiện các giải pháp tổ chức giao thông, góp phần giảm ùn tắc và TNGT trên địa bàn tỉnh. Triển khai, cải tạo, lắp đặt mới, điều chỉnh đèn tín hiệu để tổ chức lại giao thông các nút thường xuyên có nguy cơ xảy ra ùn tắc trên trục tuyến đường hướng tâm ở các huyện, thị xã, thành phố như Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc, trong đó, tập trung nhất là các tuyến đường dẫn vào trung tâm thành phố Rạch Giá như Nguyễn Trung Trực - Phan Thị Ràng, Nguyễn Trung Trực - Trần Quang Khải, Ba Tháng Hai - Tôn Đức Thắng. Chỉ đạo liên ngành Sở Giao thông vận tải - Công an tỉnh thực hiện tốt các phương án tổ chức phân luồng giao thông từ xa phục vụ nhân dân đi lại trong Tết Nguyên Đán, Lễ hội Nguyễn Trung Trực, Lễ kỷ niệm 30/4-01/5 và các sự kiện quan trọng của Trung ương và tỉnh. UBND tỉnh đã chỉ đạo, triển khai thực hiện các biện pháp về tổ chức giao thông, cụ thể như: Tổ chức phân làn giao thông riêng cho ôtô, môtô, xe máy và xe thô sơ trên những tuyến phố có đủ điều kiện để khắc phục tình trạng lưu thông hỗn hợp trên các tuyến phố như tuyến đường Ba Tháng Hai - Phan Thị Ràng - Nguyễn Trung Trực; Tôn Đức Thắng - Trần Quang Khải... Tổ chức xén hè, xén dải phân cách mở rộng đường cua và mặt cắt đường; điều chỉnh, cắm bổ sung biển báo hiệu đường bộ trên các tuyến; điều chỉnh các nút giao thông cho phù hợp với thực tế phương tiện tham gia giao thông; sơn kẻ, phân làn đường tại các nút giao thông; sơn gờ giảm tốc; đặt dải phân cách cứng để phân làn... 34