SlideShare a Scribd company logo
1 of 233
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ THỊ THU HẰNG
PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Ngành: Luật Kinh tế
Mã số:9 38 01 07
LUẬN ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM HỮU NGHỊ
Hà Nội, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong
luận án đều được trích dẫn nguồn trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án
chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Lê Thị Thu Hằng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................... 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................ 8
1.2. Cơ sở lí thuyết.....................................................................................18
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG............ 23
2.1. Những vấn đề lí luận về phí bảo vệ môi trường.....................................23
2.2. Những vấn đề lí luận về pháp luật phí bảo vệ môi trường......................38
Kết luận chương 2 .....................................................................................53
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG...................................................................................... 55
3.1. Thực trạng pháp luật về phí bảo vệ môi trường.....................................55
3.2. Thực tiễnthực hiện pháp luật về phí bảovệmôitrườngtạithành phố ĐàNẵng
.................................................................................................................89
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG............................................. 120
4.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về phí bảo vệ môi trường ..................120
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về phí bảo vệ môi trường....................124
4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về phí bảo vệ môi
trường tại Đà Nẵng ..................................................................................143
KẾT LUẬN........................................................................................... 148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................... 152
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD Biological Oxygen Demand - Nhu cầu oxy tối thiểu
BPP Beneficiary Pay Principle - Nguyên tắc người thụ hưởng phải trả
BVMT Bảo vệ môi trường
CAC Command and control - Công cụ mệnh lệnh và kiểm soát
CCKT Els - Economic Instrument - Công cụ kinh tế
COD Chemical Oxygen Demand - Nhu cầu oxy hóa học
HĐND Hội đồng nhân dân
OECD Organization of Economic Cooperation and Development - Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế
PPP Polluter Pays Principle - Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả
QPPL Quy phạm pháp luật
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
UBND Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3. 1 So sánh thông số ô nhiễm tính phí và mức phí giữa các Nghị định62
Bảng 3. 2 Khảo sát về việc thu phí đối với 6 chất gây ô nhiễm.................... 64
Bảng 3. 3 Kết quả khảo sát đánh giá tác động giảm thiểu ô nhiễm môi trường
tại các cơ sở sản xuất ................................................................................ 67
Bảng 3. 4 Khảo sát về lưu lượng nước thải tính phí cố định và mức phí cố
định.......................................................................................................... 98
Bảng 3. 5 Số thu phí bảo vệ môi trường đốivới nước thải sinh hoạt tại Đà
Nẵng .......................................................................................................103
Bảng 3. 6 Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải thu được tại Đà Nẵng
thực hiện theo Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ............................................105
Bảng 3. 7 Số phí bảo vệ môi trường đốivới nước thải công nghiệp thu được
tại Đà Nẵng từ năm 2013 đến 2015...........................................................106
Bảng 3. 8 Số thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản........110
Bảng 4. 1 Đề xuất hệ số K tính phí cố định đôi với nước thải công nghiệp .129
Bảng 4. 2 Lộ trình tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
...............................................................................................................134
DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 1 Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp môi trường ........ 33
DANH MỤC HỘP
Hộp 3. 1 Quan điểm về tính phí đối với số lượng đất đá bốc xúc thải ra ...... 85
Hộp 3. 2 Quan điểm về áp dụng hệ số K đối với công nghệ khai thác.......... 88
Hộp 3. 3 Phản ánh của UBND huyện Hòa Vang về việc về việc thu phí, phân
cấp, quản lí và sử dụng nguồn thu phí BVMT đối với khai thác khoáng sản
...............................................................................................................113
Hộp 3. 4 Phản ánh của UBND quận Liên Chiểu về việc thu phí, phân cấp, quản
lí và sử dụng nguồn thu phí BVMT đối với khai thác khoáng sản...............114
Hộp 3. 5 Phản ánh của UBND xã Hòa Nhơn thuộc huyện Hòa Vang về việc về
việc thu phí, phân cấp, quản lí và sử dụng nguồn thu phí BVMT đối với khai
thác khoáng sản.......................................................................................114
Hộp 4. 1 Công thức tính phí BVMT đối với nước thải công nghiệp............132
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển bền vững là một chiến lược phát triển mới của xã hội loài người, xuất
hiện từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX trong phong trào bảo vệ môi trường thế giới.
Đó là sự phát triển đáp ứng được yêu cầu của hiện tại nhưng không gây trở ngại cho
việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền
vững là kinh tế tăng trưởng ổn định; thực hiện tốt công bằng và tiến bộ xã hội; khai
thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống [99].
Tuy nhiên, thực tiễn vài thập kỉ qua cho thấy, nhiều quốc gia đã sẵn sàng hi sinh
môi trường để chạy theo tốc độ tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá. Kết quả là, con
người đang phải gánh chịu những hậu quả vô cùng nặng nề do môi trường bị phá hủy.
Vì thế, BVMT đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại.
Trên thế giới, nhiều công cụ quản lí đã được áp dụng để BVMT. Ban đầu, nhóm
công cụ được ưu tiênsử dụng là nhóm công cụ hành chính, hay còn gọi là nhóm công
cụ mệnh lệnh - kiểm soát và sau đó là nhóm tuyên truyền giáo dục và khoa học công
nghệ. Tuy nhiên, các công cụ này cũng bộc lộ những khiếm khuyết nhất định, đó là
chưa gắn được lợi ích kinh tế của các chủ thể, đặc biệt là doanh nghiệp với lợi ích
môi trường của cộng đồng. Do đó, các quốc gia đã bổ sung thêm nhóm công cụ kinh
tế về BVMT. Với việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý và BVMT, các quốc
gia đã gắn lợi ích kinh tế của các chủ thể với lợi ích môi trường của cộng đồng thông
qua việc Nhà nước sử dụng lợi ích kinh tế để định hướng hành vi. Do đó, so với công
cụ mệnh lệnh - kiểm soát, công cụ kinh tế có nhiều ưu điểm hơn về định hướng giảm
thiểu ô nhiễm thông qua việc điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng và nhà sản xuất,
thay đổi công nghệ, sử dụng các nguyên liệu thay thế. Trong nhóm CCKT thì thuế và
phí môi trường được áp dụng khá phổ biến.
Cùng với xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to
lớn trong xóa đói, giảm nghèo nhưng lại phải đương đầu với những thách thức lớn
lao về môi trường. Ô nhiễm môi trường do tăng trưởng kinh tế gây ra ở Việt Nam là
một trong những vấn đề bức xúc đòi hỏi phải giải quyết hiện nay.
Nhận thức được điềunày, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đếnviệc thực hiệncác
biện pháp khác nhau để BVMT. Ngày 15/11/2004, Bộ chính trị Ban chấp hành Trương
ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết số 41-NQ/TW về BVMT trong thời kì
2
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã khẳng định: “Bảo vệ môi trường vừa là mục
tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể
hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của
từng ngành và từng địa phương. Khắc phụctư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinhtế -
xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát
triển bền vững”. Đồng thời, Chính phủ đã có các chương trình quốc gia về BVMT cho
từng giai đoạn và khẳng định “Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các
cấp, các ngành, cáctổ chức, cộng đồng vàcủa mọi người dân”[98], “Bảo vệ môi trường
là yêu cầu sống còn của nhân loại”[101].
Để hiện thực hóa các chủ chương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác
BVMT, hệ thống pháp luật về BVMT tại Việt Nam đã được hình thành. Để đạt được
hiệu quả trongviệc BVMT, pháp luật Việt Nam đãquy định việc sử dụng đan xen và hỗ
trợ giữa các công cụ hành chính, hình sự, tuyên truyền giáo dục, công cụ kinh tế. Điều
này đãđược nhấn mạnh trongChiến lược BVMT quốc gia đếnnăm 2010 vàđịnh hướng
đến năm 2020 “Đẩy mạnh áp dụng công cụ kinh tế trong quảnlí môi trường”. Thuế và
phí BVMT là côngcụ kinh tế được sử dụng phổ biến tại Việt Nam.
So với các nước trên thế giới, công cụ phí BVMT ở Việt Nam được áp dụng khá
muộn. Năm 2003, căn cứ Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10, Chính phủ mới ban
hành Nghị định số 67/2003/NĐ-CPngày 13/06/2003về phí BVMT đối với nước thải.
Sau đó, Chính phủ lần lượt ban hành các Nghị định số 137/2005/NĐ-CP ngày
09/11/2005, Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 về phí BVMT đối với
khai thác khoáng sản, đối với chất thải rắn. Trong quá trình thực hiện, pháp luật về
phí BVMT đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn đời sống. Nhìn chung,
các quy định về phí BVMT đã mang lại những hiệu quả nhất định trong việc BVMT,
điều chỉnh hành vi chủ thể xả thải theo hướng có lợi cho môi trường và tạo được
nguồn tài chính đáng kể cho ngân sách trung ương và địa phương trong BVMT. Tuy
nhiên, các văn bản đó cũng dần bộc lộ những hạn chế và bất cập, làm giảm hiệu lực
và hiệu quả của phí BVMT đối với khả năng giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Quy
định về đối tượng chịu phí nước thải công nghiệp chưa đầy đủ, một số trường hợp
không phù hợp với thực tiễn gây khó khăn trong việc thu phí; thông số ô nhiễm tính
phí chưa phù hợp với điều kiện và nguồn lực thu phí của Việt Nam; việc kê khai và
thẩm định tờ khai phí BVMT còn rườm rà gây phiền hà cho doanh nghiệp, chưa có
chế tài đủ mạnh để các doanh nghiệp tự nguyện nộp phí… Quy định về phí BVMT
3
đối với khai thác khoáng sản tồn tại nhiều bất cập: mức thu phí đối với một số khoáng
sản còn chưa tương xứng với mức độ gây ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác
khoáng sản gây ra; chưa có sự phân biệt theo công nghệ khai thác, do đó chưa khuyến
khích áp dụng công nghệ mới trong khai thác khoáng sản; mức thu cũng chưa tính
đến đặc thù của từng loại khoáng sản khai thác, chưa có sự phân biệt theo hàm lượng
khoáng sản, do đó không khuyến khích các mỏ tận thu khai thác; cơ chế phân bổ,
quản lí và sử dụng nguồn thu từ phí BVMT đối với khai thác khoáng sản chưa rõ
ràng… Việc nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lí luận, đánh giá đúng thực trạng pháp luật
và luận cứ khoa học để thiết kế và xây dựng chính sách pháp luật về phí BVMT hiệu
lực, hiệu quả cũng như tìm ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về phí BVMT đã trở
thành yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam đang cùng với các quốc gia trên thế
giới nỗ lực tìm các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh những bất cập của hệ thống pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp luật về
phí BVMT tại các địa phương cũng nảy sinh nhiều vướng mắc. Nghiên cứu từ thực
tiễn thực hiện pháp luật về BVMT tại Đà Nẵng cho thấy Sở TN&MT Đà Nẵng lúng
túng trong việc thực hiện một số quy định về phí BVMT, việc quản lí đối tượng chịu
phí chưa chặt chẽ và đầy đủ, số phí BVMT thu được thấp hơn số phí BVMT doanh
nghiệp phải nộp, việc phân bổ nguồn phí BVMT đối với khai thác khoáng sản chưa
được minh bạch và hợp lí…Vì thế, việc chọn đề tài “Pháp luật về phí bảo vệ môi
trường từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” để nghiên cứu càng trở nên có ý nghĩa về
mặt thực tiễn, giúp bổ sung đầy đủ các luận cứ khoa học để hoàn thiện hệ thống pháp
luật về phí BVMT.
Với những lí do nêu trên cho thấy để đạt được mục tiêu BVMT mà Đảng và Nhà
nước đã đặt ra, góp phần chung tay với các quốc gia trên thế giới trong nỗ lực tìm các
giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Việt Nam cần có một hệ thống pháp luật
BVMT hoàn thiện. Việc nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận, đánh giá đúng thực
trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về phí BVMT từ địa phương để tìm
ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về phí BVMT là hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả
về mặt lí luận và nhận thức.
4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đíchnghiêncứucủađề tài là nhằm gópphần tạo lậpnhững luận cứ khoahọc cho
việc điềuchỉnh pháp luật về phí BVMT trêncơ sở nghiên cứu có hệ thống những vấn đề lý
luận củaphí BVMT, pháp luật về phí BVMT, đánhgiá thực trạngpháp luật về phí BVMT
và thựctiễnthựchiệnpháp luật về phí BVMT tạithành phố Đà Nẵng nhằm góp phần nâng
cao hiệuquả thực thi pháp luật về phí bảo vệ môi trường.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu sinh phải thực hiện các
nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và đưa ra những
nhận xét, quan điểm về những vấn đề đã được các công trình nghiên cứu. Trên cơ sở
đó, khái quát các nội dung chưa được các công trình nghiên cứu đề cập tới để định
hướng các vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết trong luận án.
- Phân tích và làm rõ một số vấn đề lí luận về phí BVMT và pháp luật về phí
BVMT như khái niệm về phí BVMT theo sự điều chỉnh của pháp luật, đặc điểm cơ
bản của phí BVMT, vai trò của phí BVMT, khái niệm và nội hàm của pháp luật về
phí BVMT, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về phí BVMT và điều kiện áp dụng
hiệu quả phí BVMT.
- Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về phí BVMT tại
Đà Nẵng nhằm chỉ ra được những ưu điểm và bất cập của pháp luật về phí BVMT và
xác định được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện pháp
luật về phí BVMT tại Đà Nẵng.
- Phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về việc áp dụng phí
BVMT để có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- Sau cùng, luận án luận giải về sự cần thiết và yêu cầu khách quan của việc hoàn
thiện pháp luật phí BVMT. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra những quan điểm và giải
pháp hoàn thiện pháp luật về phí BVMT, giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực
hiện pháp luật tại Đà Nẵng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án gồm: phí BVMT và pháp luật về phí BVMT;
những nguyên tắccơ bản của pháp luật về phí BVMT; thực trạngpháp luật về phí BVMT
5
và thực tiễn thực hiện pháp luật về phí BVMT tại Đà Nẵng; kinh nghiệm của một số
nước trênthế giới về xây dựng pháp luật về phí BVMT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phí BVMT là vấn đề có phạm vi nghiên cứu rộng, phức tạp liên quan đến nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau; vì vậy, phí BVMT có thể được phân tích ở nhiều
góc độ, mức độ khác nhau như kinh tế học, luật học, xã hội học…. Tuy nhiên, trong
phạm vi của một luận án tiến sĩ luật học, luận án chỉ tập trung nghiên cứu những khía
cạnh pháp lí của phí BVMT từ những vấn đề lí luận đến thực trạng pháp luật, thực tiễn
thực hiệnpháp luật và giải pháp hoàn thiệnpháp luật về phí BVMT. Các nội dung nghiên
cứu về pháp luật phí BVMT tập trung vào 5 nhóm vấn đề: i) Quy địnhvề đối tượngchịu
phí BVMT; ii) Quy địnhvề căn cứ tính phí và mức phí BVMT; iii) Quy định về kê khai
và nộp phí BVMT; iv) Quy định về quản lí và sử dụng phí BVMT; v) Trách nhiệm của
các chủ thể khi vi phạm các quy định về phí BVMT.
Theo quy định của Luật phí và Lệ phí năm 2015, phí BVMT tại Việt Nam có 5 loại
gồm: i) Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án BVMT chi tiết;ii)
Phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường và phương án cải tạo, phục hồi
môi trường bổ sung; iii) Phí BVMT đối với nước thải; iv) Phí BVMT đối với khai thác
khoáng sản; v) Phí BVMT đối với khí thải. Tuy nhiên, luận án không nghiên cứu phí
thẩm địnhbáo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án BVMT chi tiết và phí thẩm định
phương án cải tạo, phục hồi môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ
sung bởi vì theo thông lệ thế giới, phí BVMT chỉ bao gồm phí phát thải, phí sử dụng
hoặc phí sản phẩm; trongđó phí phát thải được sử dụng phổ biến.
Trong 3 loại phí phát thải, luận án không nghiên cứu phí BVMT đối với khí thải
vì không có cơ sở pháp lí để nghiên cứu bởi vì ngoài việc phí BVMT đối với khí thải
được xác định là một loại phí BVMT tại mục 1.2 - IX phụ lục số 1 Luật phí và lệ phí
năm 2015, đến nay không có bất kì văn bản quy phạm pháp luật nào quy định chi tiết
về phí BVMT đối với khí thải.
Về thời gian, Luận án nghiên cứu pháp luật về phí BVMT của Việt Nam từ năm
2003 đến nay.
Về không gian, Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng pháp luật về phí BVMT
của Việt Nam, Về thực tiễn thực hiện pháp luật, Luận án nghiên cứu thực tiễn thực
hiện pháp luật về phí BVMT tại thành phố Đà Nẵng.
6
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, trong luận án tác giả
đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như phương pháp hệ thống, phương pháp
phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp
phân tích quy phạm pháp luật, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp khảo sát và
điều tra xã hội học, phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia. Tùy từng phần nội dung của
đề tài, tác giả đã lựa chọn những phương pháp nghiên cứu phù hợp để đảm hiệu quả
cao nhất khi tiếp cận vấn đề. Cụ thể:
Chương 1: Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân
tích và tổng hợp để đưa ra đánh giá về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về
phí BVMT.
Chương 2: Tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp
phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống để đưa ra quan niệm về các vấn đề lí
luận của phí BVMT và pháp luật về phí BVMT.
Chương 3 mục 3.1: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích quy phạm pháp luật
Việt Nam, phương pháp so sánh pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, phương
pháp hỏi ý kiến chuyên gia, phương pháp khảo sát và điều tra xã hội học để đánh giá
tác động của phí BVMT đối với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường và mục tiêu
tăng nguồn thu cho ngân sách; xác định được những bất cập, hạn chế của pháp luật
cần khắc phục; rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách
pháp luật về phí BVMT.
Chương 3 mục 3.2: Tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp thống kê, phương pháp
khảo sát và điều tra xã hội học, phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia, phương pháp
phân tích và phương pháp tổng hợp để có thể đánh giá một cách cụ thể thực tiễn thực
hiện pháp luật về phí BVMT tại Đà Nẵng; rút ra vướng mắc, bất cập của pháp luật từ
thực tiễn thực hiện pháp luật.
Chương 4: Trước hết tác giả sử dụng phương pháp hệ thống để nêu lênnhững quan
điểm hoàn thiện pháp luật về phí BVMT ở Việt Nam. Sau đó, tác giả sử dụng kết hợp
các phương pháp phân tíchvà tổnghợp, phương pháp luật học so sánh, phương pháp hỏi
ý kiến chuyên gia để đưa ra giải pháp hoàn thiệnpháp luật về phí BVMT.
5. Những điểm mới của luận án
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa và góp phần phát triển, bổ sung những vấn đề
lí luận về phí BVMT và pháp luật về phí BVMT.
7
Thứ hai, luận án đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về phí BVMT và
thực tiễn thực hiện pháp luật về phí BVMT tại thành phố Đà Nẵng để làm rõ những
ưu điểm và bất cập của pháp luật về phí BVMT, những khó khăn và vướng mắc trong
quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về phí BVMT tại Đà Nẵng.
Thứ ba, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về phí
BVMT và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về phí BVMT tại Đà Nẵng
nhằm thực hiện thành công mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo phát
triển bền vững.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễncủa luận án
Luận án là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật Việt Nam về
phí BVMT đối với nước thải và khoáng sản. Các kết quả nghiên cứu của luận án góp
phần bổ sung và phát triển những vấn đề lí luận về phí bảo vệ môi trường và pháp
luật về phí bảo vệ môi trường.
Luận án cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để các nhà hoạch định chính sách
và các cơ quan có thẩm quyền tham khảo trong việc ban hành, sửa đổi các quy định
pháp luật về phí bảo vệ môi trường và tổ chức thực hiện pháp luật về phí bảo vệ môi
trường nhằm nâng cao hiệu quả tác động của pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối
với việc điều chỉnh hành vi của chủ thể xả thải theo hướng có lợi cho môi trường.
Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu của luận án còn là tài liệu tham khảo có giá trị cho
công tác nghiên cứu, giảng dạy pháp luật về phí bảo vệ môi trường.
7. Bố cục của luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án có 4
chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về phí bảo vệ môi trường và pháp luật về phí
bảo vệ môi trường
Chương 3: Thực trạng và thực tiễn thực hiện pháp luật về phí bảo vệ môi trường
tại thành phố Đà Nẵng
Chương 4:Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về phí bảo vệ môi trường.
8
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
Các công cụ kinh tế trong BVMT, đặc biệt là phí BVMT đã được áp dụng trên
thế giới từ những năm 1970. Phí BVMT đã đem lại những hiệu quả nhất định trong
việc BVMT ở các quốc gia, đặc biệt là các nước thuộc OECD. Trên thế giới và trong
nước đã có những công trình nghiên cứu về CCKT trong BVMT nói chung và phí
BVMT nói riêng. Nghiên cứu sinh hệ thống hóa các công trình nghiên cứu trong nước
và thế giới thành những nhóm vấn đề cơ bản sau:
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu những vấn đề lí luận về phí bảo vệ môi trường và pháp
luật về phí bảo vệ môi trường
♦Tình hình nghiên cứu những vấn đề lí luận về phí bảo vệ môi trường
Về kháiniệm: Mặc dù phí BVMT đã được áp dụng phổ biến trênthế giới từ những
năm 1970 nhưng đến hiện nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất về phí BVMT. Đa
số các tài liệu trên thế giới ít hướng tới việc đưa ra định nghĩa về phí BVMT mà hầu
như tập trung đưa ra các căn cứ tính phí liên quan đến việc xả thải của các chủ thể
gây tổn hại đối với môi trường. Các loại phí có căn cứ tính phí dựa trên việc xả thải
gây ô nhiễm được coi là phí BVMT.
Ở Việt Nam, mặc dù phí BVMT đã được áp dụng từ năm 2004 nhưng đến nay
khái niệm về phí BVMT cũng chưa được định nghĩa chính thức trong bất kì văn bản
quy phạm pháp luật nào; do đó, đã có nhiều cách định nghĩa khác nhau về phí BVMT.
Có nghiên cứu đưa ra khái niệm phí BVMT dựa trên sự tích hợp giữa khái niệm phí
và mục đích BVMT [85, tr.8]. Hoặc theo một cách khác là sự kết hợp giữa khái niệm
phí nói chung và việc xác định nguồn gây ô nhiễm để hình thành khái niệm phí đánh
vào nguồn gây ô nhiễm [103, tr.31]. Hoặc có nghiên cứu hình thành khái niệm phí
BVMT dựa trên khối lượng và thành phần chất gây ô nhiễm do chủ thể xả thải thải
vào môi trường để gọi phí BVMT là phí phát thải ô nhiễm [109, tr.30]. Cho đến nay,
chưa có nghiên cứu nào đưa ra khái niệm về phí BVMT dưới góc độ pháp lí làm cơ
sở cho việc phân tích, đánh giá các nội dung của pháp luật về phí BVMT.
Về đặc điểm, vai trò: Các nghiên cứu nước ngoài đa số không tách riêng nội dung
về vai trò của phí BVMT, xuyên suốt các nghiên cứu cho thấy phí BVMT có một số
vai trò tích cực trong hoạt động quản lí và BVMT đó là: i) Khuyến khích các cơ sở
9
sản xuất giảm ô nhiễm với chi phí thấp hơn so với chi phí của công cụ mệnh lệnh -
hành chính; ii) Thúc đẩy sự phát triển công nghệ kiểm soát ô nhiễm trong lĩnh vực tư
nhân; iii) Cung cấp cho chính phủ nguồn tài chính để hỗ trợ các chương trình kiểm
soát ô nhiễm; iv) Đem lại sự linh hoạt trong những công nghệ kiểm soát ô nhiễm; v)
Làm giảm yêu cầu của chính phủ về lượng thông tin chi tiết cần thiết để quyết định
mức độ kiểm soát phù hợp và khả thi cho mỗi nhà máy hoặc sản phẩm [134], [137],
[138], [154].
Tuy nhiên để tránh việc tuyệt đối hóa vai trò của phí BVMT, các nghiên cứu đã
chỉ ra những hạn chế của phí BVMT chủ yếu liên quan đến yếu tố chính trị và
thực tiễn. Cụ thể: i) Các ngành thường ưa thích việc kiểm soát thông qua các tiêu
chuẩn hơn là hệ thống phí bởi vì việc trả phí sẽ làm cho chi phí sản xuất của doanh
nghiệp tăng lên; ii) Phí được các doanh nghiệp tính vào giá thành sản phẩm và điều
này có thể dẫn đến tình trạng phân phối thụt lùi theo lí thuyết của kinh tế học; iii)
Việc quy giá trị bằng tiền cho các thiệt hại gây ra bởi ô nhiễm thường khó được chấp
nhận; iv) Việc định ra mức phí bằng đúng với chi phí biên thiệt hại do ô nhiễm gây
ra sẽ rất phức tạp vì mức độ gây tổn thất phụ thuộc vào địa điểm của các nguồn gây
ô nhiễm và mang tính đơn lẻ, vì vậy đòi hỏi phải có mức phí cho từng công ty cụ thể.
Điều này sẽ khiến cho các khu vực cạnh tranh để phát triển kinh tế bằng cách cắt
giảm mức phí, như vậy làm tổn hại đến nỗ lực cải thiện chất lượng môi trường tại
một số vùng [134], [137], [138], [154].
Ở trong nước, rất ít các công trình nghiên cứu về đặc điểm và vai trò của phí
BVMT, chủ yếu là luận văn Thạc sĩ [85 tr.13 - 18], [122, tr.9 - 10]. Những nghiên cứu
này khi xác định đặc điểm, vai trò của phí BVMT hầu như dựa vào đặc điểm và vai trò
của CCKT trong BVMT, chưa nêu bật được đặc điểm, vai trò riêng của phí BVMT.
Tình hình nghiên cứu về phí bảo vệ môi trường và thuế bảo vệ môi trường
Trên thế giới, nhiều quốc gia không có sự phân biệt rạch ròi giữa phí BVMT và
thuế BVMT. Ở Việt Nam, dưới góc độ pháp lí, phí BVMT và thuế BVMT được xác
định là hai CCKT khác nhau. Đã có một số nghiên cứu phân tích sự khác nhau giữa
phí BVMT và thuế BVMT [85, tr.24], [103, tr.23 - 24] nhưng trong thực tiễn vẫn có
quan điểm cho rằng giữa thuế BVMT và phí BVMT không có sự khác biệt về bản
chất nên thống nhất quy định về một loại là thuế BVMT [159]. Những quan điểm
khác nhau về thuế BVMT và phí BVMT sẽ là cơ sở để luận án làm rõ bản chất của
thuế BVMT và phí BVMT, xác định đúng vị trí, vai trò của phí BVMT.
10
♦Tình hình nghiên cứu những vấn đề lí luận về pháp luật phí bảo vệ môi trường
Tình hình nghiên cứu khái niệm pháp luật về phí BVMT
Nghiên cứu sinh không tìm thấy các tài liệu nước ngoài nghiên cứu về khái niệm
pháp luật phí BVMT. Tìm hiểu về khái niệm pháp luật phí BVMT chủ yếu dựa vào
nghiên cứu trong nước. Các nghiên cứu về phí BVMT trong nước có đặc thù là đa số
các công trình đều nghiên cứu phí BVMT trong tổng thể với các CCKT khác, các
nghiên cứu về phí BVMT độc lập và dưới góc độ pháp lí rất ít [85], [88]. Các nghiên
cứu dưới góc độ pháp lí cũng không hình thành khái niệm pháp luật về phí BVMT.
Các nghiên cứu về phí BVMT dưới góc độ kinh tế chỉ tập trung phân tích khái niệm
phí BVMT với tư cách là một CCKT trong BVMT, không nghiên cứu khái niệm pháp
luật về phí BVMT [82], [100], [109], [122]. Việc không xác định khái niệm pháp luật
về phí BVMT sẽ ảnh hưởng lớn đến việc nghiên cứu nội dung của pháp luật về phí
BVMT.
Tình hình nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản của phí BVMT
Để đảm bảo pháp luật phí BVMT có hiệu lực và hiệu quả, khi xây dựng chính
sách pháp luật về phí BVMT, các quốc gia cần phải dựa trên những nguyên tắc nhất
định, trong đó nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả”được đa số các quốc gia trên
thế giới xác định là nguyên tắc nền tảng để xây dựng hệ thống pháp luật về phí
BVMT. Nguyên tắc PPP được hiểu là những người gây ô nhiễm phải chịu các chi phí
thực hiện các biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm được quyết định bởi cơ quan
có chức trách của chính quyền nhằm đảm bảo môi trường trong trạng thái chấp nhận
được. PPP đòi hỏi người gây ra ô nhiễm phải chịu trách nhiệm về tài chính đối với
việc tuân thủ bất kỳ yêu cầu xử lý ô nhiễm nào phù hợp với quy định luật pháp.
Nguyên tắc PPP đã được Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế công nhận vào
năm 1972. Tuy nguyên tắc PPP đã được chấp nhận rộng rãi trên thế giới nhưng không
phải quốc gia nào cũng hiểu và vận dụng đúng nguyên tắc PPP. Vì thế, trong các
nghiên cứu của thế giới về CCKT và phí BVMT, nguyên tắc PPP luôn là một trong
những nội dung trọng tâm. Một số công trình nghiên cứu đã tập trung phân tích bản
chất của PPP nhằm hướng đếnviệc vận dụng thống nhất nguyên tắc PPPcủa các quốc
gia trên thế giới [138], [139], [140], [143], [148], [155.].
PPP là nguyên tắc nền tảng được quốc tế thừa nhận để xây dựng chính sách pháp
luật phí BVMT ở các quốc gia. Tuy nhiên, việc thiết kế một chính sách pháp luật về
phí BVMT còn phụ thuộc vào cách vận dụng nguyên tắc PPP, phụ thuộc vào chế độ
11
kinh tế, thể chế chính trị của từng quốc gia. Để chính sách pháp luật phí BVMT phát
huy hiệu quả thì cần có một sự thiết kế chặt chẽ. Theo nghiên cứu của World Bank
1998 thì việc thực hiện một chương trình thu phí BVMT được thiết kế thiếu chặt chẽ
sẽ không mang lại những lợi ích đáng kể về kinh tế và môi trường [154, tr.160].
Nhóm tác giả của World Bank [154, pp.164 - 165]đã đưa ra khuyến nghị về các bước
để xây dựng chính sách pháp luật phí BVMT: i) Phân tích phạm vi và tầm ảnh hưởng
của sự ô nhiễm, xác định những khu vực và lưu vực sông chính; ii) Xác định những
chất gây ô nhiễm chính có ảnh hưởng lớn tới môi trường sống, sức khỏe con người
cũng như khả năng phá hủy môi trường. Khả năng thay đổi công nghệ, chi phí để thay
đổi công nghệ, khả năng quan trắc và lấy mẫu, mối quan hệ giữa việc dùng sản phẩm
và việc phát thải và việc ảnh hưởng tất yếu của các chất thải đến môi trường là những
nhân tố quyết định việc thiết kế các CCKT/phí BVMT và hiệu quả áp dụng các công
cụ đó trong thực tế đời sống; iii) Xác định các nguồn gây ô nhiễm chính như đơn vị
sản xuất công nghiệp, đơn vị hành chính công, phương tiện giao thông, hộ gia đình;
iv) Cần chú ý đến phạm vị ô nhiễm: địa phương, quốc gia, xuyên quốc gia, vùng, hay
toàn cầu để có những quy định cho phù hợp về phí BVMT; v) Xem xét kĩ lưỡng về
chi phí quản lí của phí BVMT, cần phải so sánh với chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ
ra để thực hiện công cụ mệnh lệnh -. kiểm soát.
Dù cho những hiệu quả to lớn của phí BVMT mà các quốc gia trên thế giới đã
đạt được trong thời gian qua, phí BVMT không phải là một loại thuốc chữa bách
bệnh. Phí BVMT cần phải được sử dụng kết hợp với các công cụ chính sách khác
[138, pp.29]. CCKT trong BVMT không thể được sử dụng riêng rẻ mà phải kết hợp
với biện pháp mệnh lệnh - kiểm soát. Trong khi công cụ mệnh lệnh - kiểm soát sẽ gửi
tín hiệu trực tiếp hoặc thay vì đơn đặt hàng cho thị trường để đảm bảo chi phí môi
trường và chi phí đầu tư thì các CCKT gửi những tín hiệu thị trường gián tiếp dưới
hình thức làm thay đổi giá cả một cách tương đối (sự đóng thuế trên sản phẩm) và/
hoặc sự chuyển đổi tài chính (trả phí). Phí BVMT tạo ra sự lựa chọn cho người gây ô
nhiễm hoặc là trả phí hoặc là đầu tư để kiểm soát ô nhiễm. Vì thế, cần phải có sự phối
hợp sử dụng các công cụ một cách hợp lí để đạt được hiệu quả cao trong BVMT [137,
tr 97 - 111].
Đối với các nghiên cứu trong nước, do đặc thù và yêu cầu của các nghiên cứu
nên đa số các tác giả thường chỉ phân tích nội dung cơ bản về của nguyên tắc PPP
[85, tr.31-34],[103, tr.22], [106, tr.186-194],không phân tíchmức độáp dụng nguyên
12
tắc PPP trong hệ thống pháp luật về phí BVMT tại Việt Nam. Nghiên cứu sinh sẽ kế
thừa các nghiên cứu để phân tích nguyên tắc PPP phù hợp với yêu cầu của luận án.
Tình hình nghiên cứu nội dung của pháp luật về phí bảo vệ môi trường
Như đã tổng quan ở các phần trên, có rất ít tài liệu trong nước nghiên cứu về phí
BVMT dưới góc độ pháp lí và cũng không có nghiên cứu nào hình thành cơ sở nền
tảng cho việc nghiên cứu nội dung của pháp luật về phí BVMT đó là khái niệm pháp
luật về phí BVMT; do đó, không có cơ sở lí luận để nghiên cứu nội dung pháp luật
về phí BVMT. Đây gần như là một khoảng trống trong nghiên cứu về nội dung của
pháp luật về phí BVMT.
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu thực trạng và thực tiễn thực hiện pháp luật phí bảo vệ
môi trường
♦ Tình hình nghiên cứu thực trạng và thực tiễn thực hiện pháp luật về phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải
Về thực trạng pháp luật phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Nghị định số 67/2003/NĐ-CP là Nghị định đầu tiên điều chỉnh về phí BVMT đối
với nước thải tại Việt Nam và được thực hiện trong thời gian dài (gần 10 năm) nên có
nhiều nghiên cứu về pháp luật phí BVMT đối với nước thải theo Nghị định số
67/2003/NĐ-CPhơncác Nghị định khác [76], [85], [86], [98], [113], [124], [125].
Đánh giá về ưu điểm của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP, các nghiên cứu đều
khẳng định Nghị định số 67/2003/NĐ-CP đã góp phần hình thành và nâng cao ý thức
của các chủ thể trong việc BVMT, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và từng
bước hạn chế ô nhiễm môi trường. Bên cạnh những kết quả đạt được, Nghị định số
67/2003/NĐ-CP đã bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc cần được sửa đổi, bổ sung. Các
nghiên cứu đã tập trung phân tích chỉ ra các bất cập chính, đó là quy định đối tượng
chịu phí, cách tính phí, mức thu phí, thông số tính phí, quy trình thu phí, quản lí và
sử dụng phí BVMT đối với nước thải công nghiệp.
Các nghiên cứu cũng đưa ra khuyến nghị để xây dựng chính sách pháp luật phí
BVMT đối với nước thải hiệu quả cần phải quán triệt một số nguyên tắc: i) Nước xả
thải phải đạt chuẩn môi trường mới được phép xả thải ra môi trường; ii) Quy định thu
phí phải đơn giản, dễ thực hiện, bảo đảm hiệu quả, chi phí thu phí thấp; iii) Mức thu
phí phải bảo đảm bù đắp chi phí thu và khắc phục tình trạng ô nhiễm.
Năm 2013, Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ra đời thay thế Nghị định số
67/2003/NĐ-CP, có hiệu lực thực hiện trong thời gian hơn 3 năm. Các nghiên cứu về
13
Nghị định số 25/2013/NĐ-CP không nhiều và chủ yếu chỉ nêu lên những điểm mới
của Nghị định số 25/2013/NĐ-CP [72], [162].
Ngày 16/11/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 154/2016/NĐ-CP, có hiệu
lực thi hành ngày 01/01/2017,thay thế Nghị định số 25/2013/NĐ-CP. Các nhà nghiên
cứu chưa chú trọng đánh giá về thực trạng pháp luật của Nghị định số 154/2016/NĐ-
CP, chủ yếu là các phản ánh của các địa phương về những bất cập của Nghị định số
154/2016/NĐ-CP. Khoảng trống này đã giúp nghiên cứu sinh hình thành các nghiên
cứu về thực trạng pháp luật của Nghị định số 154/2016/NĐ-CP [91], [92], [93], tạo
cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu của luận án.
Về thực tiễn thực hiện pháp luật phí BVMT đối với nước thải
Đa số các nghiên cứu thực tiễnthực hiện pháp luật về phí BVMT đối với nước thải
tập trung vào Nghị địnhsố 67/2003/NĐ-CP. Có nghiên cứu tập trung đánh giá thực tiễn
thực hiện pháp luật phí BVMT trênphạm vi quy mô quốc gia [76], một số nghiên cứu
tập trung đánh giá tìnhhình thực hiện phí BVMT đối với nước thải của địaphương [83],
[86], [104]. Các nghiên cứu cho thấy tình hình thực hiện pháp luật phí BVMT đối với
nước thải nảy sinh rất nhiều bất cập: i) Các Sở TN&MT đang gặp khó khăn trong việc
xác định đối tượng nộp phí do thiếu thông tin về các cơ sở đang hoạt động hoặc dừng
hoạt động; ii) Số phí thu được chưa tương xứng với mức độ gây ô nhiễm, đặc biệt là phí
BVMT đối với nước thải công nghiệp; iii) Nguồn lực thu phí tại các nhiều địa phương
cònhạn chế nên không thể kiểm soát tốt việc thu phí.
Trong khi đó, các công trình khoa học nghiên cứu về thực tiễn thực hiện Nghị
định số 25/2013/NĐ-CP hầu như chưa có. Thực tiễn thực hiện Nghị định số
25/2013/NĐ-CP chủ yếu được xem xét qua việc thống kê số liệu hằng năm của Bộ
TN&MT tại các địa phương.
Đối với Nghị định số 154/2016/NĐ-CP, theo tìm hiểu của nghiên cứu sinh cũng
chưa có các nghiên cứu về thực tiễn thực hiện phí BVMT đối với nước thải, đặc biệt
là chưa có nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu về thực tiễn thực hiện phí BVMT đối
với nước thải tại Đà Nẵng. Nghiên cứu sinh đã mạnh dạn nghiên cứu một số khía
cạnh về thực tiễn thực hiện phí BVMT đối với nước thải [91], [92], [93] để tạo tiền
đề tốt cho việc nghiên cứu luận án của mình.
♦Tình hình nghiên cứu thực trạng và thực tiễn thực hiện pháp luật về phí bảo vệ môi
trường đối với khai thác khoáng sản
Về thực trạng pháp luật phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
14
Qua tìm hiểu của nghiên cứu sinh, đến nay có rất ít bài báo, công trình khoa học
độc lập nghiên cứu về pháp luật phí BVMT đối với khai thác khoáng sản. Đánh giá
về thực trạng pháp luật phí BVMT đối với khai thác khoáng sản chủ yếu được thực
hiện trong các luận văn Thạc sĩ, Luận án về CCKT trong BVMT hoặc phí BVMT nói
chung [82], [85], [88], [100]. Các bài đăng tạp chí phân tích về thực trạng pháp luật
phí BVMT đối với khai thác khoáng sản chủ yếu được lồng ghép với các vấn đề khác
về khai thác khoáng sản, không đánh giá toàn bộ thực trạng pháp luật mà chỉ là một
khía cạnh của phí BVMT đối với khai thác khoáng sản [101], [105], [160]. Năm 2015
đã có một công trình nghiên cứu riêng về phí BVMT đối với khai thác khoáng sản đó
là báo cáo “Trả lại bản chất phí bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu tác động và hạn
chế xung đột trong lĩnh vực khai tháckhoáng sản”của nhóm tác giả thuộc Trung tâm
Con người và Thiên nhiên, Trung tâm phát triển và Hội nhập. Tuy nhiên, nghiên cứu
này chỉ tập trung đánh giá bất cập của pháp luật phí BVMT khai thác khoáng sản về
quản lí, phân bổ, sử dụng phí theo Nghị định số 74/2011/NĐ-CP, không đánh giá các
khía cạnh khác của pháp luật về phí BVMT đối với khai thác khoáng sản [123].
Do đặc thù của các nghiên cứu nên mức độ đánh giá về thực trạng pháp luật
không mang tính hệ thống và toàn diện. Tài liệu đánh giá thực trạng pháp luật về phí
BVMT đối với khai thác khoáng sản chủ yếu là các báo cáo tổng kết của Bộ Tài chính
đối với Nghị định số 74/2011/NĐ-CP. Các nghiên cứu khoa học về pháp luật phí
BVMT đối với khai thác khoáng sản theo Nghị định số 12/2016/NĐ-CP và Nghị định
số 164/2016/NĐ-CP gần như chưa được khai thác.
Để tạo nền tảng cho việc nghiên cứu thực trạng pháp luật về phí BVMT đối với
khai thác khoáng sản, nghiên cứu sinh đã có nghiên cứu về điểm mới của Nghị định
số 12/2016/NĐ-CP [157]. Những khoảng trống chưa được khai thác, nghiên cứu sinh
sẽ nghiên cứu trong luận án để có đánh giá toàn diện đối với pháp luật về phí BVMT
đối với khai thác khoáng sản.
Về thực tiễn thựchiệnpháp luậtphíbảovệ môitrườngđốivới khaitháckhoáng sản
Nghiên cứu về thực trạng pháp luật không nhiều, do đó, nghiên cứu về thực tiễn
thực hiện pháp luật rất hạn chế và không có nghiên cứu về thực tiễn thực hiện pháp
luật về phí BVMT đối với khai thác khoáng sản tại Đà Nẵng. Tài liệu nghiên cứu về
thực tiễn thực hiện pháp luật chủ yếu là báo cáo của Bộ Tài chính và rải rác một số
luận văn Thạc sĩ [85], [88], [100].
Nghiên cứu “Trả lại bản chất phí bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu tácđộng và
15
hạn chế xung đột trong lĩnh vựckhai tháckhoángsản” của nhóm tác giả của Trung tâm
Con người và Thiên nhiên, Trung tâm phát triểnvà Hội nhập là một trong số rất ít các
côngtrìnhnghiên cứuđộclập về thực tiễnthực hiệnpháp luật về phí BVMT đốivới khai
thác khoáng sản. Tương ứng với phần thực trạng pháp luật, nghiên cứunày chỉ tập trung
phân tích thực tiễn phân bổ và sử dụng phí BVMT tại một số địa phương. Nghiên cứu
chỉ ra rằng việc quản lí và sử dụng nguồn thu từ phí BVMT ở các địaphương chưa hiệu
quả, cònnhiều bất cập là do: i) Thiếu quy định rõ ràng về cơ chế phân bổ, quản lí và sử
dụng nguồn thu từ phí BVMT; ii)Hệ thốngquản líphí BVMT chưaphù hợp (phí BVMT
được nhập chung với các loại nguồn thu khác); vai trò của các cơ quan chuyên tráchvề
môi trường trongviệc quản lí và sử dụng nguồn thu từ phí BVMT mờ nhạt; iii) Thiếu cơ
chế cho sự tham gia của UBND cấp xã và cộng đồngbị ảnh hưởng. Đây cũng là bất cập
chung trong chính sách pháp luật về phí của Việt Nam [102]. Nghiên cứu này là một
nguồn tài liệucó ý nghĩa quan trọngcho luận án.
1.1.1.3. Tình hình nghiên cứu về quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về phí
bảo vệ môi trường
Như đã trình bày, các nghiên cứu về phí BVMT đa số được nghiên cứu trong
tổng thể với các CCKT khác; vì vậy, việc nghiên cứu về quan điểm, giải pháp hoàn
thiện pháp luật về phí BVMT đa số được nghiên cứu chung với các CCKT khác, ít
công trình nghiên cứu giải pháp hoàn thiện pháp luật phí BVMT độc lập.
Cách tiếp cận về quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về phí BVMT của
các nghiên cứu cũng khác nhau. Một số tác giả nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc
gia đã áp dụng thành công phí BVMT đưa ra khuyến nghị và bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam trong việc xây dựng hệ thống pháp luật về phí BVMT [108], [109],
[117]. Một số tác giả tập trung phân tích những điểm bất cập, hạn chế của pháp luật
về phí BVMT Việt Nam và đưa ra đề xuất, giải pháp hoàn thiện pháp luật về phí
BVMT từ những vướng mắc, bất cập của pháp luật [79], [99], [104], [107], [118],
[119], [128], [129].
Nội dung cơ bản của các kiến nghị là: i) Xác định đốitượng chịu phí cho phù hợp
với thực tế; ii) Xây dựng mức thu phí tương xứng với mức độ gây ô nhiễm và tốc độ
lạm phát; iii) Thông số ô nhiễm thu phí phải phù hợp với điều kiện thu phí của Việt
Nam; phương pháp tính phí phải phân biệt theo công nghệ xử lí ô nhiễm hoặc công
nghệ khai thác; iv) Quy trình thu phí phải đơn giản và dễ thực hiện; v) Việc quản lí
và sử dụng phí phải rõ ràng và bảo đảm đúng mục đích BVMT.
16
Tuy nhiên, do đặc thù pháp luật về phí BVMT trong thời gian qua có sự thay đổi,
điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng giai đoạn nên có một
số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật về phí BVMT không còn phù hợp với
quy định của pháp luật hiện hành. Nghiên cứu sinh sẽ kế thừa những nghiên cứu đã
có, phát triển và xây dựng giải pháp hoàn thiện theo quan điểm của nghiên cứu sinh
thông qua việc phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về phí
BVMT tại Đà Nẵng.
1.1.1.4.Tình hình nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới và bài học cho
các nước đang phát triển
Phí BVMT đã đem lại những hiệu quả nhất định trong việc BVMT ở các quốc
gia, đặc biệt là các nước thuộc OECD. Đã có những công trình nghiên cứu đúc kết
kinh nghiệm xây dựng và thực hiện phí BVMT ở các nước phát triển, các nước thuộc
OECD cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm cho các nước đang phát triển
[138], [143], [146], [151], [152].
Theo báo cáo của OECD (1999),phần lớn các nước thuộc OECD đều có mức phí
khác biệt tùy thuộc vào khối lượng và chất lượng ô nhiễm. Phí BVMT còn phụ thuộc
vào vấn đề thể chế chính trị và điều kiện kinh tế - xã hội của từng quốc gia.
Các nhà nghiên cứu đã đúc kết những kinh nghiệm áp dụng phí BVMT ở các
nước OECD, rút ra những bài học bổ ích và khuyến nghị các nước đang phát triển
cần học hỏi kinh nghiệm từ các nước OECD trong việc thiết kế và xây dựng chương
trình thu phí BVMT. Jean-Philippe Barde đã chỉ ra 10 điều kiện chìa khóa để giúp
các nước đang phát triển áp dụng hiệu quả phí BVMT. Những đúc kết kinh nghiệm
của các nhà khoa học trên thế giới về phí BVMT tạo cơ sở nền tảng vững chắc để các
nhà hoạch định chính sách Việt Nam học tập kinh nghiệm trong việc thiết kế và xây
dựng chính sách pháp luật phí BVMT phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã
hội của Việt Nam.
1.1.2. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu
1.1.2.1. Đánh giá những kết quả nghiên cứu đã đạt được, những kết quả luận án
sẽ kế thừa
Một là, các nghiên cứu đã khái quát hóa một số vấn đề lí luận cơ bản về CCKT
trong BVMT và phí BVMT. Nội dung chủ yếu mà các nghiên cứu đề cập đến đó là
đặc điểm cơ bản của CCKT, nguyên tắc nền tảng khi xây dựng CCKT trong BVMT
và phí BVMT cần phải bảo đảm là “Người gây ô nhiễm phải trả”, việc thiết kế phí
17
BVMT nếu không chặt chẽ thì sẽ không mang lại lợi ích đáng kể về kinh tế và môi
trường. Các nghiên cứu tạo nền tảng quan trọng để nghiên cứu sinh xây dựng cơ sở
lí luận về phí BVMT và pháp luật về phí BVMT.
Hai là, các nghiên cứu đã phân tích được những ưu điểm nổi bật của phí BVMT
cũng như những hạn chế của phí BVMT. Qua đó cho thấy phí BVMT không phải là
chìa khóa vạn năng để giải quyết được triệt để bài toán môi trường. Để quản lí và
BVMT một cách hiệu quả, cần áp dụng quy định về phí BVMT kết hợp với các công
cụ khác, đặc biệt là công cụ mệnh lệnh - kiểm soát. Nghiên cứu này có ý nghĩa rất
quan trọng đối với luận án, giúp nghiên cứu sinh không tuyệt đối hóa vai trò của phí
BVMT trong quá trình nghiên cứu.
Ba là, các nghiên cứu đã phân tích một số ưu điểm và bất cập của pháp luật Việt
Nam về phí BVMT cũng như những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện
pháp luật về phí BVMT tại địa phương. Tuy nhiên, pháp luật về phí BVMT đã có sự
thay đổi qua các giai đoạn và các nghiên cứu chủ yếu dựa trên cơ sở pháp lí của các
giai đoạn điều chỉnh pháp luật trước đây; do đó, khi phân tích thực trạng pháp luật và
thực tiễn thực hiện pháp luật hiện hành, nghiên cứu sinh sẽ chọn lọc các kết quả
nghiên cứu đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu nghiên cứu của luận án.
Bốn là, các nghiên cứu về quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về phí
BVMT đa số được nghiên cứu trong tổng thể với các CCKT khác. Các nghiên cứu về
CCKT trong BVMT có phạm vi điều chỉnh rộng hơn phí BVMT nên các kết quả
nghiên cứu sẽ được nghiên cứu sinh kế thừa có chọn lọc và phát triển nhằm giải quyết
các vấn đề mà luận án đặt ra.
1.1.2.2. Những vấn đề còn bỏ ngỏ, hoặc còn tranh luận, hoặc chưa được nghiên cứu
thấu đáo
Một là, một số vấn đề lí luận về phí BVMT và pháp luật về phí BVMT chưa được
nghiên cứu dưới góc độ pháp lí như khái niệm phí BVMT, khái niệm pháp luật về phí
BVMT, nội dung cơ bản của pháp luật về phí BVMT.
Hai là, do đặc thù pháp luật về phí BVMT ở Việt Nam trong những năm qua
chưa mang tính ổn định, thường xuyên thay đổi nên đến hiện nay chưa có công trình
nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống về thực trạng pháp luật và
thực tiễn thực hiện pháp luật về phí BVMT theo quy định hiện hành, chủ yếu là các
nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật của các giai đoạn
18
trước đó; đặc biệt chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về thực tiễn
thực hiện pháp luật về phí BVMT tại Đà Nẵng,
Thứ ba, các nghiên cứu về quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về phí
BVMT đa số được nghiên cứu trong tổng thể với các CCKT khác. Hiện nay chưa có
công trình nghiên cứu độc lập về quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật phí
BVMT theo pháp luật hiện hành.
1.2. Cơ sở lí thuyết
1.2.1. Một số cơ sở lí thuyết được sử dụng làm cơ sở cho việc nghiên cứu
Thứ nhất, luận án được thực hiện trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
Tăng trưởng kinh tế kết hợp với BVMT sống hiện đang là lựa chọn tối ưu trong
chiến lược phát triểnbền vững của các quốc gia. Cơ sở lí luận để giải quyết hài hòa các
vấn đề nảy sinh từ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và BVMT đó là dựa vào Triết
học Mác - Lênin. Theo đó, chúng ta cần: i) Có quan điểm hệ thống, toàn diện và phát
triểnkhi nghiên cứu vấn đề này; ii) Cần dựa vào bản chất của chế độ xã hội và sự phát
triển của khoa học, công nghệ hiện đại; iii) Điều khiển hoạt động có ý thức của con
người với tư cách chủ thể trong quá trình tác động vào tự nhiên [21, tr.38 - 41].
Thứ hai, lí thuyếtkinhtế họcmôi trường vànguyên tắcphân bổchi phímôi trường
BVMT luôn gắn với các chi phí môi trường. Phí BVMT là một trong các CCKT
tạo nguồn thu để đảm bảo một phần chi phí trong BVMT. Nguyên tắc để xây dựng
chính sách quản lí môi trường là làm thế nào để phân bổ các chi phí môi trường một
cách hợp lý, phải xác định cụ thể phân bổ vào giai đoạn nào (khai thác, sản xuất, hay
tiêu thụ) và ai sẽ là người chịu các chi phí này. Chi phí môi trường không chỉ đơn
giản là chi phí phục hồi các thiệt hại mà còn liên quan đến các chi phí khác như chi
phí bồi thường cho nạn nhân, chi phí cho các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm, cho tới
các chi phí liên quan tới giao dịch và quản lý. Chủ thể có trách nhiệm đối với chi phí
môi trường liên quan đến nhiều bên khác nhau như các đơn vị sản xuất, người tiêu
dùng, các cá nhân, và cả các cơ quan quản lý nhà nước.
Để đảm bảo cho việc phân bổ chi phí môi trường hiệu quả và công bằng giữa các
chủ thể có liên quan, cần có sự điều chỉnh của pháp luật. Nhà nước đã vận dụng lí
thuyết kinh tế học môi trườngvà nguyên tắc phân bổ chi phí môi trường để ban hành hệ
thống pháp luật quy định cách thức phân bổ các chi phí môi trường, các giai đoạn
phân bổ chi phí môi trường, chủ thể có nghĩa vụ chịu chi phí môi trường. Bằng sức
19
mạnh cưỡng chế, Nhà nước đảm bảo cho các quy định về phân bổ chi phí môi trường
được thực hiện trong thực tiễn.
Phí BVMT là CCKT yêu cầu các cơ sở sản xuất, hộ gia đình trong quá trình sản
xuất kinh doanh hoặc sinh hoạt có hoạt động xả thải gây ô nhiễm thì phải chịu chi phí
môi trường. Để đảm bảo việc thực thi trách nhiệm chịu chi phí môi trường của các
chủ thể xả thải gây ô nhiễm có hiệu quả, Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật về
phí BVMT quy định rõ đối tượng chịu phí; mức phí mà chủ thể xả thải gây ô nhiễm
chi trả phải tương xứng với mức độ gây ô nhiễm; quy định về cách thức quản lí và sử
dụng phí BVMT nhằm đảm bảo phí BVMT được phân bổ hiệu quả và sử dụng đúng
mục đích trong hoạt động quản lí và BVMT.
Thứ ba, các nguyêntắccơ bảnxây dựng công cụ kinh tế trongbảovệ môi trường
Cơ sở lí thuyết của luận án còn dựa trên các nguyên tắc nền tảng để xây dựng các
CCKT trong BVMT, đó là nguyên tắc “Người gây ô nhiễmphảitrả”, nguyên tắc “Kích
thích lợi ích kinh tế”, nguyên tắc “Bảo đảm sự phát triển bền vững”, trong đó nguyên
tắc “Người gây ô nhiễm phải trả”là nguyên tắc trọng tâm, đã được đa số các quốc gia
trên thế giới áp dụng khi xây dựng và ban hành pháp luật về các CCKT trong BVMT.
Việc vận dụng phù hợp các nguyên tắc trongBVMT sẽ đảm bảo được hiệu lực và hiệu
quả của pháp luật về phí BVMT đối với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Luận án được triển khai với một số câu hỏi nghiên cứu chủ đạo và giả thuyết
nghiên cứu sau:
(1) Về khía cạnh lí luận
• Câu hỏi nghiên cứu: Phí BVMT là gì? Ra đời từ khi nào, quá trình hình thành
và phát triển của phí BVMT như thế nào? Đặc điểm, vai trò của phí BVMT? Phí
BVMT và thuế BVMT có khác nhau không?
Giả thuyết nghiên cứu: Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về phí BVMT;
việc xác định đặc điểm, vai trò của phí BVMT được xác định chung với đặc điểm,
vai trò của các CCKT khác, chưa có cách hiểu thống nhất về đặc điểm và vai trò của
phí BVMT; sự phân biệt về phí BVMT và thuế BVMT cũng không thống nhất, có
quan điểm đồng nhất giữa thuế BVMT và phí BVMT nhưng cũng có quan điểm cho
rằng phí BVMT và thuế BVMT khác nhau.
Kết quả nghiên cứu: Đưa ra cách hiểu của nghiên cứu sinh về vấn đề này để đảm
bảo cho việc nghiên cứu đề tài luận án.
20
• Câu hỏi nghiên cứu: Khái niệm pháp luật về phí BVMT được hiểu như thế nào?
Pháp luật về phí BVMT ở Việt Nam được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc
nào? Mức độ áp dụng các nguyên tắc cơ bản đối với pháp luật về phí BVMT ở Việt
Nam hiện nay như thế nào?
Giả thuyết nghiên cứu: Hiện nay những vấn đề nêu trên của pháp luật về phí
BVMT ở Việt Nam chưa được nghiên cứu đầy đủ và cụ thể.
Kết quả nghiên cứu: đưa ra khái niệm pháp luật về phí BVMT dựa trên các cơ sở
pháp lí hiện hành, xác định nguyên tắc cơ bản của pháp luật về phí BVMT ở Việt
Nam, xác định mức độ áp dụng nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả” đối với
pháp luật về phí BVMT đối với nước thải và đối với khai thác khoáng sản.
• Câu hỏi nghiên cứu: Pháp luật về phí BVMT bao gồm những nộidung cơ bản nào?
Giả thuyết nghiên cứu: Hiện nay vấn đề nội dung cơ bản của pháp luật về phí
BVMT chưa được các nghiên cứu quan tâm đến.
Kết quả nghiên cứu: Xác định rõ các nội dung cơ bản thuộc sự điều chỉnh của
pháp luật về phí BVMT.
• Câu hỏi nghiên cứu: Kinh nghiệm của thế giới trong việc thiết kế và xây dựng
chính sách pháp luật về phí BVMT?
Giả thuyết nghiên cứu: Việc thiết kế và xây dựng chính sách pháp luật về phí
BVMT cần phải chặt chẽ và đảm bảo có sự phù hợp với đặc thù phát triển kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội của từng quốc gia.
Kết quả nghiên cứu: Kinh nghiệm của các nước về phí BVMT sẽ là bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam trong việc hoạch định chính sách pháp luật về phí BVMT, giúp
nghiên cứu sinh đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật
về phí BVMT tại Việt Nam.
(2) Về khía cạnh pháp luật thực định
• Câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng pháp luật về phí BVMT của Việt Nam được
điềuchỉnh như thế nào? Việc thực hiện pháp luật về phí BVMT ở Việt Nam nói chung
và ở Đà Nẵng nói riêng hiện nay như thế nào?
Giả thuyết nghiên cứu: Pháp luật về phí BVMT sẽ có những ưu điểm và bất cập
nhất định, có thể phù hợp hoặc không phù hợp đối với sự điều chỉnh của các quan hệ
xã hội trong những giai đoạn nhất định. Việc thực hiện pháp luật về phí BVMT có
thể đạt được hiệu quả hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy định của pháp
luật, quá trình tổ chức thực hiện của các địa phương.
21
Kết quả nghiên cứu: Tìm được những bất cập, hạn chế của hệ thống pháp luật về
phí BVMT của Việt Nam và những bất cập, hạn chế trong việc thực hiện pháp luật
về phí BVMT, xác định được nguyên nhân của những bất cập, hạn chế đó.
(3) Đề xuất, kiến nghị
• Câu hỏi nghiên cứu: Với những tồn tại, bất cập về phí BVMT cần có phương
hướng, giải pháp gì để khắc phục và hoàn thiện các quy định của pháp luật về phí
BVMT?
Giả thuyết nghiên cứu: Hiện nay ở Việt Nam chưa có một công trình nào nghiên
cứu một cách hệ thống về các loại phí BVMT nên chưa có một nghiên cứu nào đưa
ra một giải pháp tổng thể và đồng bộ để khắc phục những lỗ hổng, bất cập của pháp
luật phí BVMT.
Kết quả nghiên cứu: Vì đề tài của tác giả tập trung nghiên cứu tổng thể về phí
BVMT nên sẽ đưa ra các phương hướng và giải pháp mang tính hệ thống để hoàn
thiện quy định pháp luật về phí BVMT, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của
quốc gia.
Kết luận chương 1
Đã có nhiều công trình trong nước và ngoài nước nghiên cứu về những nội dung
có liên quan đến đề tài. Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến những khía cạnh
khác nhau liên quan đến phí BVMT, tạo nền tảng để tác giả kế thừa và tìm ra điểm
mới trong nghiên cứu phí BVMT dưới góc độ pháp lí. Một cách khái quát nhất, tổng
quan tình hình nghiên cứu cho thấy:
1. Trên thế giới, nghiên cứu về CCKT trong BVMT nói chung và công cụ phí
BVMT nói riêng là vấn đề được các nhà khoa học rất quan tâm. Các nghiên cứu đã
tập trung phân tích bản chất, vai trò của CCKT trong BVMT, các nguyên tắc cơ bản
để thiết kế và xây dựng CCKT. Những nghiên cứu này tạo cơ sở pháp lí quan trọng
để các nước đang phát triển như Việt Nam có thể tham khảo trong quá trình xây dựng
và hoàn thiện pháp luật phí BVMT.
2. Ở Việt Nam, đã có những nghiên cứu về phí BVMT nhưng chưa có công trình
nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về phí BVMT, chủ yếu là các nghiên
cứu về phí BVMT chung với các CCKT khác. Pháp luật về phí BVMT của Việt Nam
trong thời gian qua không mang tính ổn định, hiệu lực và hiệu quả của pháp luật về
phí BVMT trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường còn hạn chế; trong khi đó lại
22
thiếu vắng các nghiên cứu mới về phí BVMT để phân tích các bất cập, hạn chế của
hệ thống pháp luật về phí BVMT hiện hành, tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm hoàn
thiện pháp luật về phí BVMT.
3. Để đạt được mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, luận án dựa trên cơ
sở lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, lí thuyết kinh tế học môi trường, nguyên tắc cơ
bản “Người gây ô nhiễm phải trả”, nguyên tắc “ Bảo đảm sự phát triển bền vững” và
nguyên tắc “Kích thích lợi ích kinh tế” để triển khai nghiên cứu. Tác giả đã sử dụng
kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu một cách linh hoạt, phù hợp với từng phần
nội dung nghiên cứu.
4. Tổng quan tài liệu nghiên cứu tại Chương 1 là cơ sở để tác giả đi sâu nghiên
cứu các nội dung cụ thể của các chương tiếp theo trong luận án.
23
CHƯƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ
PHÁP LUẬT VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.1. Những vấn đề lí luận về phí bảo vệ môi trường
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của phí bảo vệ môi trường
2.1.1.1. Khái niệm phí bảo vệ môi trường
Hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế và BVMT sinh thái, trong đó có việc huy
động nguồn lực để bảo đảm sự phát triển bền vững đang là mối quan tâm của nhiều
quốc gia trên thế giới, nhiều công cụ quản lí đã được áp dụng để BVMT. Nhóm công
cụ mệnh lệnh - hành chính được ưu tiên sử dụng vì ban đầu việc BVMT được coi là
trách nhiệm của nhà cầm quyền tại các nước phát triển [131]. Sử dụng công cụ mệnh
lệnh - hành chính, các quốc gia đã ban hành hệ thống pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn
môi trường và thiết lập bộ máy hành chính để kiểm tra, giám sát việc thực hiện các
quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường của các chủ thể gây ô nhiễm. Các doanh
nghiệp phải có nghĩa vụ thực hiện đúng các quy định về BVMT bằng cách đầu tư
trang thiết bị xử lí chất thải sao cho mức phát thải của doanh nghiệp không được vượt
quá quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép. Nếu không thực hiện, các doanh nghiệp sẽ bị
phạt hoặc buộc phải ngưng hoạt động. Việc phải bỏ ra một khoản tiền để chi cho hoạt
động BVMT theo cơ chế của công cụ mệnh lệnh - hành chính được coi là gánh nặng
chi phí đối với doanh nghiệp vì các chi phí này sẽ làm tăng giá thành sản phẩm của
doanh nghiệp, lợi nhuận doanh nghiệp giảm sút. Công cụ mệnh lệnh - hành chính
trong BVMT là cần thiết nhưng đã tạo ra mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế của doanh
nghiệp và lợi ích môi trường của cộng đồng. Càng tuân thủ chặt chẽ hệ thống pháp
luật và quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường thì chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra càng
cao mặc dù lợi ích môi trường đạt được rất cao. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp
không có đủ khả năng tài chính chi cho hoạt động BVMT để có thể đáp ứng một cách
đầy đủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường mà chính phủ quy định, buộc doanh
nghiệp phải đóng cửa. Điều này dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp thường tìm mọi
biện pháp để né tránh pháp luật hoặc thực thi pháp luật một cách hình thức [132].
Đến giữa thập niên 80 của thế kỉ XX, cách tiếp cận về BVMT ở các nước phát
triển đã có sự thay đổi rõ nét. Từ cách tiếp cận BVMT là trách nhiệm của riêng chính
phủ thì nay BVMT đã được coi là trách nhiệm của toàn xã hội. Bên cạnh việc sử dụng
công cụ mệnh lệnh - kiểm soát để giám sát chặt chẽ mức độ xả thải ô nhiễm của doanh
24
nghiệp, buộc doanh nghiệp phải áp dụng các giải pháp công nghệ để xử lí ô nhiễm,
chính phủ các nước phát triểnđã bổ sung các CCKT trong quản lí và BVMT. Sử dụng
CCKT trong quản lí và BVMT được hiểu là việc chính phủ can thiệp nhằm thay đổi
hành vi của doanh nghiệp bằng việc tạo ra thị trường hay sử dụng các nguyên tắc thị
trường để doanh nghiệp có động cơ kinh tế trong quyết định đầu tư và BVMT. Bản
chất của CCKT là buộc các chủ thể gây ô nhiễm phải chi trả để bù đắp những tác
động tiêu cực do hoạt động gây ô nhiễm cho môi trường. CCKT khiến doanh nghiệp
phải cân nhắc, tính toán giữa lợi ích và chi phí để đưa ra quyết định có lợi nhất cho
mình. So với công cụ mệnh lệnh - kiểm soát, CCKT có nhiều ưu điểm hơn về định
hướng giảm thiểu ô nhiễm thông qua việc điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng và
nhà sản xuất, thay đổi công nghệ, sử dụng các nguyên liệu thay thế. CCKT ngày càng
được sử dụng rộng rãi ở các quốc gia trênthế giới, trong đó phí BVMT được sử dụng
khá phổ biến.
Về bản chất, phí BVMT là một CCKT không quá phức tạp khi áp dụng vì mức
phí tối ưu chính và bằng với chi phí biên xử lí ô nhiễm của chủ thể xả thải. Tuy nhiên
đến hiện nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất về phí BVMT. Đa số các tài liệu trên
thế giới ít hướng tới việc đưa ra định nghĩa về phí BVMT mà hầu như tập trung đưa
ra các căn cứ tính phí liên quan đến việc xả thải của các chủ thể gây tổn hại đối với
môi trường. Các loại phí có căn cứ tính phí dựa trên việc xả thải chất gây ô nhiễm
được coi là phí BVMT [138], [154].
Ở Việt Nam, phí BVMT lần đầu tiên được chính thức công nhận tại Pháp lệnh
số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2001 về Phí và Lệ phí. Pháp lệnh
số 38/2001/PL-UBTVQH10 chỉ quy định phí BVMT là loại phí cần được điều
chỉnh, không quy định chi tiết các vấn đề pháp lí về phí BVMT; vì thế, Pháp lệnh
không đưa ra khái niệm về phí BVMT. Để thi hành Pháp lệnh số 38/2001/PL-
UBTVQH10, các nghị định lần lượt ra đời quy định về các loại phí BVMT đối với
nước thải, đối với chất thải rắn, đối với khai thác khoáng sản. Theo xu hướng chung
của thế giới, các Nghị định này cũng không đưa ra định nghĩa về phí BVMT, chủ
yếu tập trung xác định các căn cứ tính phí. Ngày 25 tháng 11 năm 2015, Quốc hội
ban hành Luật phí và lệ phí năm 2015 thay thế Pháp lệnh số 38/2001/PL-
UBTVQH10. Luật phí và lệ phí năm 2015 đã điều chỉnh bổ sung một số loại phí
BVMT và chuyển phí BVMT đối với chất thải rắn, phí vệ sinh môi trường sang giá
dịch vụ. Cũng như các Nghị định trước đó, Luật phí và lệ phí năm 2015 cũng không
đưa ra khái niệm về phí BVMT.
25
Không được quy định chính thức trong văn bản quy phạm pháp luật, vì vậy đã có
những cách hiểu và định nghĩa khác nhau về phí BVMT. Tác giả sẽ đưa ra những góc
độ tiếp cận khác nhau về khái niệm phí BVMT.
Khái niệm phí BVMT theo quan điểm cơ quan thống kê Châu Âu
Theo cách tiếp cận của cơ quan thống kê Châu Âu thì BVMT được hiểu là loại
phí có căn cứ tính phí dựa trên các chất gây hại cho môi trường. Theo đó, phí BVMT
được hiểu: một loại phí được xếp vào loại phí bảo vệ môi trường nếu căn cứ tính phí
là một đơn vị vật chất (hoặc đại diện cho nó) của một vật gì đó đã được chứng minh
sẽ gây ra một tác động có hại đặc biệt đến môi trường [85, tr.7].
Theo quan điểm này thì ngoài phí cơ bản như phí đối với nước thải, phí đối với
khí thải, phí đối với khoáng sản, phí đối với tài nguyên, phí đối với tiếng ồn thì phí
năng lượng và phí giao thông cũng được xếp vào loại phí BVMT. Để xác định một
loại phí nào đó có phải là phí BVMT hay không, cơ quan thống kê Châu Âu đã đưa
ra một số căn cứ tính phí tiêu biểu như: đo lường hoặc ước lượng các chất NOx, SO2
thải ra không khí; các chất phá hoại tầng Ozon như CFC hoặc Halon, đo lường hoặc
ước lượng các chất BOD, COD thải ra nguồn nước; một số chất gây ô nhiễm cho môi
trường nước không có nguồn cố định như thuốc trừ sâu, phân bón; tiếng ồn; sản phẩm
năng lượng như xăng, dầu, than đá...; phương tiện giao thông cơ giới; sử dụng tài
nguyên thiên nhiên như nước, khoáng sản...
Theo khái niệm phí BVMT của cơ quan thống kê Châu Âu thì phí BVMT được
hiểu theo nghĩa rộng, phí BVMT không chỉ là phí thu trên các chất gây ô nhiễm môi
trường mà còn bao hàm các loại phí thu trên các chất gây hại cho môi trường.
Khái niệm phí BVMT là phí phát thải ô nhiễm hoặc là phí đánh vào nguồn
gây ô nhiễm
Tuy nhiên cũng có quan điểm tiếp cận phí BVMT theo nghĩa hẹp, đó là loại phí
phát thải ô nhiễm. Theo quan điểm này thì phí BVMT được hiểu là loại phí được thu
dựa trên khối lượng và thành phần chất gây ô nhiễm do chủ thể xả thải thải vào môi
trường. Theo đó, người xả thải phảitrả một khoảntiềnnhất địnhcho mỗi đơn vị chất
gây ô nhiễm thải vào môi trường - nguồn nước hay khí quyển [109, tr.30].
Cũng có tác giả tiếp cận phí BVMT dưới góc độ là phí đánh vào nguồn gây ô
nhiễm. Dưới góc độ này phí BVMT đước hiểu như sau: Phí đánh vào nguồn gây ô
nhiễm là phí đánh vào các chất gây ô nhiễm được thải ra môi trường nước, không
khí, đất hoặc gây tiếng ồn làm ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Phí này được
xác định trên cơ sở khối lượng và hàm lượng chất ô nhiễm [103, tr.31].
26
Khái niệm phí BVMT theo sự điều chỉnh của pháp luật
Quan điểm tiếp cận về phí BVMT phổ biến ở Việt Nam là dựa vào mục đíchcủa
việc thu phí nói chung và mục tiêu của phí BVMT nói riêng được quy định trong các
văn bản quy phạm pháp luật tương ứng để hình thành khái niệm phí BVMT.
Việt Nam đã trải qua việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
sang nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bộ máy
hành chính nhà nước mang nặng yếu tố chính trị, hoạt động của bộ máy hành chính
chủ yếu vận hành theo cơ chế “xin - cho”. Bộ máy hành chính nhà nước chưa thực
sự đóng vai trò là cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế. Các hoạt động của bộ máy
hành chính nhà nước liên quan đến người dân chủ yếu là mang tính “phục vụ”.
Khi phục vụ công việc quản lí nhà nước đối với cá nhân và tổ chức, Nhà nước
không thu tiền mà hoàn toàn bao cấp nên trong thời kì này chưa hình thành khái
niệm phí [114, tr.19].
Cùng với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nhận thức về phí bắt đầu
hình thành. Vai trò quản lí về kinh tế của nhà nước đã được khẳng định. Các hoạt
động của bộ máy hành chính đã chuyển từ cơ chế “phục vụ” sang cơ chế “dịch vụ”.
Việc thu tiền từ hoạt động phục vụ công việc quản lí nhà nước là cần thiết. Các quy
định về phí được hình thành.
Lần đầu tiên, khái niệm về phí được chính thức quy định trong Nghị định số
04/1999/NĐ-CP về phí, lệ phí thuộc Ngân sách Nhà nước ngày 30/01/1999 và chủ
yếu đề cập đến phí thuộc Ngân sách nhà nước, chưa đề cập đến phí không thuộc Ngân
sách nhà nước. Khi Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10 ra đời, khái niệm phí đã
có sự khái quát cao hơn, bao gồm phí thuộc Ngân sách Nhà nước và phí không thuộc
Ngân sách Nhà nước.
Khái niệm về phí được hoàn thiện hơn trong Luật phí và lệ phí năm 2015: “Phí
là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính
phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ
quan nhànước có thẩm quyềngiao cung cấp dịch vụ công được quyđịnh trong Danh
mục phí ban hành kèm theo Luật này.
Khái niệm cho thấy phí phát sinh khi tổ chức, cá nhân nhận được sự cung cấp dịch
vụ công từ một chủ thể khác. Phí là khoản thu bắt buộc, nhằm bù đắp chi phí đã bỏ ra
để thực hiện công việc, cung cấp dịch vụ công phục vụ người nộp phí, mức chi hoàn
trả phải đảm bảo bù đắp chi phí cung cấp dịch vụ mà đối tượng nộp phí được sử dụng.
Trong lĩnh vực quản lí và BVMT, phí BVMT được coi là một trong những CCKT
27
hữu hiệu để BVMT. Khoản 1 Điều 148 Luật BVMT năm 2014 quy định: “Tổ chức,
cá nhân xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường
phải nộp phí bảo vệ môi trường”.
Mức phí BVMT được quy định trên cơ sở: i) Khối lượng chất thải ra môi trường,
quy mô ảnh hưởng tác động xấu đối với môi trường; ii) Mức độ độc hại của chất thải,
mức độ gây hại đối với môi trường; iii) Sức chịu tải của môi trường tiếpnhận chất thải.
Nguồn thu từ phí BVMT được sử dụng cho hoạt động bảo vệ môi trường.
Tuy Luật BVMT năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác không đưa
ra khái niệm phí BVMT nhưng với những mục tiêu và cơ sở tính phí BVMT được
xác định rõ ràng trong Luật BVMT năm 2014, kết hợp với khái niệm phí được quy
định trong Luật phí và lệ phí năm 2015 có thể định nghĩa phí BVMT như sau:
“Phí BVMT là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc làm
phát sinh tác động xấu đối với môi trường phải nộp nhằm cơ bản bù đắp chi phí và
mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp dịch vụ cho
hoạt động BVMT”.
2.1.1.2. Đặc điểm của phí bảo vệ môi trường
Trước hết, cần xem xét phí BVMT dưới góc độ là một CCKT. Với tư cách là
một loại CCKT, phí BVMT có những đặc điểm chung của các CCKT khác, đó là:
Thứ nhất, công cụ kinh tế trong bảovệ môi trườngcó tính linhhoạt và mềm dẻo
Bản chất của CCKT là khuyến khích các chủ thể chủ động thực hiện các biện
pháp phòng ngừa ô nhiễm hơn là biện pháp xử lí ô nhiễm của công cụ mệnh lệnh -
kiểm soát.
CCKT buộc các chủ thể gây ô nhiễm phải chi trả một khoản tiền nhất định để
bù đắp cho những tác động tiêu cực do trong quá trình hoạt động sản xuất hoặc sinh
hoạt mà họ đã gây ra cho môi trường. Do phải chi trả chi phí môi trường nên buộc
các chủ thể, đặc biệt là các doanh nghiệp phải giải bài toán lợi ích và chi phí để đưa
ra quyết định có lợi nhất cho mình. Điều này khiến doanh nghiệp phải chủ động cân
nhắc một cách linh hoạt các phương án tối ưu trong hoạt động sản xuất và tiêu dùng
để vừa thực hiện được biện pháp có lợi hơn cho môi trường nhưng đồng thời có thể
giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Đây được gọi là nguyên tắc lợi đôi
đường “Win - Win” principle, được hình thành nhờ việc áp dụng tốt CCKT trong
BVMT - nguyên tắc mà công cụ mệnh lệnh, hành chính không thể xây dựng được
trong quá trình quản lí môi trường đối với doanh nghiệp [97].
Thứ hai, so với công cụ mệnh lệnh - hành chính, công cụ kinh tế có tính hiệu
28
quả cao hơn trong quản lí và bảo vệ môi trường
Về bản chất công cụ mệnh lệnh - hành chính là công cụ pháp luật, chính sách
và hệ thống. Để đảm bảo mục tiêu BVMT, chính phủ các quốc gia ban hành hệ thống
luật pháp, quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường và hình thành bộ máy hành chính để
kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các chủ thể. Khi môi trường bị ô nhiễm, chủ thể
phải bỏ chi phí ra để xử lí và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực
của môi trường chính là chính phủ. Như vậy, với việc sử dụng công cụ mệnh lệnh -
hành chính trong BVMT, chính phủ phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn để BVMT gồm
chi phí hình thành bộ máy hành chính đảm bảo việc kiểm tra, giám sát các doanh
nghiệp xả thải và chi phí xử lí, thực hiện các biện pháp BVMT khi môi trường bị ảnh
hưởng tiêu cực. Không chỉ chính phủ phải bỏ ra một nguồn chi phí lớn mà doanh
nghiệp cũng phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để đầu tư trang thiết bị xử lí
chất thải đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép. Nếu thực hiện đầy đủ và chặt chẽ
các quy chuẩn, tiêu chuẩn thì chi phí doanh nghiệp bỏ ra để đảm bảo các điều kiện
đó là rất lớn, nhiều trường hợp doanh nghiệp phải đóng cửa vì chi phí bỏ ra là quá
lớn so với khả năng của doanh nghiệp. Trong khi đó, CCKT trong BVMT sử dụng
lợi ích kinh tế để định hướng hành vi BVMT, do đó các hành vi môi trường được
điều chỉnh một cách tự giác. Các chủ thể, đặc biệt là doanh nghiệp phải chủ động có
các phương án tối ưu để BVMT trong quá trình sản xuất và tiêu dùng để hạn chế chi
phí môi trường, đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp. Thông qua việc thu phí BVMT
tính trên khối lượng và thành phần phát thải, Nhà nước có thể nắm được thực trạng
của từng doanh nghiệp, biết được nồng độ chất gây ô nhiễm có trong nước thải mà
không cần phải tiến hành nhiều biện pháp kiểm tra, đo đạc, khảo sát vừa tốn kém
nhiều chi phí, vừa phát sinh thêm nhiều hoạt động quản lý. Nhờ vậy mà các chi phí
quản lí của nhà nước được giảm thiểu, đồng thời làm tăng hiệu quả quản lí và BVMT
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều này thực sự có ý nghĩa trong điều kiện
hiện nay của Việt Nam vì kinh phí dành cho hoạt động môi trường ở nước ta chưa
nhiều, bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường chưa có cơ sở vững chắc,
đội ngũ cán bộ còn thiếu.
CCKT còn mang lại những hiệu quả khác trong quản lí và BVMT, đó là: i) Tạo
một nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước để đầu tư trở lại cho môi trường nếu
CCKT được thiết kế và xây dựng một cách chặt chẽ; ii) Góp phần làm tăng hiệu quả
sử dụng nguồn tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm. Lí do là chi phí khi sử dụng CCKT
thấp hơn so với công cụ mệnh lệnh - hành chính và CCKT tác động đến lợi ích kinh
29
tế của các cá nhân, doanh nghiệp nên các chủ thể phải tính đến việc sử dụng nguồn
tài nguyên như thế nào cho tiết kiệm và hiệu quả nhất mà không ảnh hưởng tới doanh
thu và lợi nhuận của mình.
Thứ ba, công cụ kinh tế trong bảovệ môi trường có tính công bằng về mặt xã hội.
Nguyên tắc cơ bản để hình thành CCKT trong BVMT là người gây ô nhiễm
phải trả. Theo đó, các tổ chức và cá nhân gây ô nhiễm phải chi trả một khoản tiền
nhất định cho mỗi đơn vị chất gây ô nhiễm, nồng độ chất gây ô nhiễm càng cao thì
số phí nộp càng lớn. Vì thế, CCKT đã thiết lập được sự công bằng giữa các chủ thể
gây ô nhiễm.
Ngoài việc xem xét phí BVMT dưới góc độ là một CCKT, cần xem xét phí
BVMT trong mối tương quan với các loại phí khác. Để xác định được đặc điểm của
phí BVMT cần xác định được đặc điểm của phí. Một cách khái quát, phí có các đặc
điểm sau [114, tr.22 - 23]:
- Phí luôn gắn liền với việc sử dụng một dịch vụ do Nhà nước cung cấp hoặc do
Nhà nước ủy quyền hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân cung cấp.
- Dịch vụ gắn liền với thu phí là dịch vụ công. Ngay cả khi Nhà nước chuyển
giao dịch vụ này cho tư nhân cung ứng thì Nhà nước vẫn có vai trò điều tiết đặc biệt
để đảm bảo sự công bằng trong việc phân phối các dịch vụ này và để khắc phục các
khiếm khuyết của thị trường.
- Phí được xây dựng trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc bù đắp chi phí, là khoản thu
có tính chất bồi hoàn trực tiếp. Về lí thuyết, phí còn phải đảm bảo những nguyên tắc
khác nhưng nguyên tắc bù đắp chi phí được coi là nguyên tắc chủ yếu để các quốc
gia trên thế giới quy định mức phí.
Mục đích thu phí là nhằm bù đắp chi phí đã bỏ ra để thực hiện công việc, cung
cấp dịch vụ phục vụ người nộp phí, mức chi hoàn trả phải bảo đảm bù đắp chi phí cung
cấp các dịch vụ mà đối tượng nộp phí được sử dụng. Trên cơ sở đó mới khuyến khích
được các tổ chức, cá nhân có điều kiện và khả năng đầu tư vốn để thực hiện các công
việc, dịch vụ có thu phí.
Cần có sự phân biệt giữa phí và giá cả. Giá cả là giá trị dưới dạng bằng tiền của
hàng hoá, dịch vụ. Giá cả là số tiền trả cho một số lượng hàng hoá, dịch vụ nào đó.
Giá cả được quyết định bởi quan hệ thị trường, theo quy luật giá trị, do quy luật cung
cầu chi phối. Lợi nhuận là bộ phận quan trọng cấu thành cơ cấu giá. Các chủ thể kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ thu được lợi nhuận thông qua áp dụng cơ chế giá. Giá do
từng cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tự quyết định. Trong khi đó, phí do Nhà
30
nước quy định, chủ yếu dựa vào nguyên tắc bù đắp, lấy thu bù chi. Mức thu phí đối
với các dịch vụ do cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ
quan nhà nước giao cung cấp dịch vụ phải đảm bảo thu hồi vốn trong thời gian hợp
lí, phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp phí. Việc thu phí không vì lợi
nhuận và trong các yếu tố cấu thành mức phí không bao gồm lợi nhuận.
Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã chủ trương xã hội hóa một số dịch vụ công
nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo quyền lợi của người thụ hưởng. Từ ngày
01/01/2017, có 17 sản phẩm - dịch vụ chuyển từ phí sang giá dịch vụ. Sự chuyển đổi
này cho thấy có thể là cùng một dịch vụ sự nghiệp công nhưng có thể thu theo hai
hình thức khác nhau hoặc là phí hoặc là giá dịch vụ. Cần phân biệt giữa phí và giá
dịch vụ. Nếu thu theo hình thức phí, mức thu do Nhà nước quy định, chủ yếu mang
tính phục vụ, không bao gồm lợi nhuận. Nếu thu theo hình thức giá dịch vụ, mức thu
do tổ chức, cá nhân ngoài Nhà nước quy định hoặc thu theo mức trần do Nhà nước
quy định nhưng phải bảo đảm bù đắp chi phí và có lợi nhuận.
Từ việc phân tích đặc điểm của phí, có thể khái quát đặc điểm của phí BVMT với
tư cách là một CCKT trong BVMT như sau:
- Phí BVMT gắn liền với việc sử dụng dịch vụ liên quan đến hoạt động bảo vệ
môi trường, cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ thể cung cấp dịch vụ.
Đối với nước thải, dịch vụ được thực hiện đó chính là dịch vụ thu gom nước thải,
thực hiện việc phòng ngừa, hạn chế, kiểm soát ô nhiễm môi trường do nước thải; tổ
chức thực hiện các giải pháp, phương án công nghệ, kỹ thuật xử lý nước thải. Đối với
khai thác khoáng sản, các hoạt động mà cơ quan nhà nước thực hiện đó là: i) Phòng
ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường do hoạt động khai thác khoáng
sản gây ra; ii) Khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác
khoáng sản gây ra; iii) Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tái tạo cảnh quan môi trường tại địa
phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.
Các loại phí khác, chủ thể cung cấp dịch vụ cho đối tượng nộp phí có thể là do
Nhà nước cung cấp hoặc do Nhà nước ủy quyền hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá
nhân cung cấp. Tuy nhiên, phí BVMT có đặc thù riêng so với các loại phí khác nên
hiện nay chủ yếu là cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều này được thể hiện rõ qua
các quy định về quản lí và sử dụng phí BVMT. Theo quy định, phí BVMT đối với
khai thác khoáng sản không kể dầu thô và khí thiên nhiên, khí than là khoản thu ngân
sách địaphương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường
tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản. Trong khi đó, phí BVMT đối
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp VinhKhóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp VinhHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Ly Thuyet Tai Chinh Cong
Ly Thuyet Tai Chinh CongLy Thuyet Tai Chinh Cong
Ly Thuyet Tai Chinh CongMinh Minh
 
Bài Giảng Quản Lý Tài Chính Công
Bài Giảng Quản Lý Tài Chính Công Bài Giảng Quản Lý Tài Chính Công
Bài Giảng Quản Lý Tài Chính Công nataliej4
 
Trắc nghiệm luật ngân sách nhà nước việt nam
Trắc nghiệm luật ngân sách nhà nước việt namTrắc nghiệm luật ngân sách nhà nước việt nam
Trắc nghiệm luật ngân sách nhà nước việt namBee Bee
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên QuangXử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quangluanvantrust
 

What's hot (20)

Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp VinhKhóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
Khóa Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc Tại Tand Tp Vinh
 
Ly Thuyet Tai Chinh Cong
Ly Thuyet Tai Chinh CongLy Thuyet Tai Chinh Cong
Ly Thuyet Tai Chinh Cong
 
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Bảo vệ quyền của người nộp thuế trong pháp luật, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền của người nộp thuế trong pháp luật, HAYĐề tài: Bảo vệ quyền của người nộp thuế trong pháp luật, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền của người nộp thuế trong pháp luật, HAY
 
Bài Giảng Quản Lý Tài Chính Công
Bài Giảng Quản Lý Tài Chính Công Bài Giảng Quản Lý Tài Chính Công
Bài Giảng Quản Lý Tài Chính Công
 
Luận văn: Quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trú
Luận văn: Quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trúLuận văn: Quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trú
Luận văn: Quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trú
 
Luận văn: Bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệpPháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
 
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng, HOT
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng, HOTLuận văn: Xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng, HOT
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính về thuế giá trị gia tăng, HOT
 
Trắc nghiệm luật ngân sách nhà nước việt nam
Trắc nghiệm luật ngân sách nhà nước việt namTrắc nghiệm luật ngân sách nhà nước việt nam
Trắc nghiệm luật ngân sách nhà nước việt nam
 
Luận văn: Hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội theo pháp luật, HAY
Luận văn: Hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội theo pháp luật, HAYLuận văn: Hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội theo pháp luật, HAY
Luận văn: Hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Hỗ trợ đầu tư dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận văn: Hỗ trợ đầu tư dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiLuận văn: Hỗ trợ đầu tư dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận văn: Hỗ trợ đầu tư dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
 
Luận văn: Hợp đồng thuê nhà ở theo Luật Kinh doanh bất động sản
Luận văn: Hợp đồng thuê nhà ở theo Luật Kinh doanh bất động sảnLuận văn: Hợp đồng thuê nhà ở theo Luật Kinh doanh bất động sản
Luận văn: Hợp đồng thuê nhà ở theo Luật Kinh doanh bất động sản
 
Luận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAY
Luận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAYLuận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAY
Luận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAY
 
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây HồĐề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
Đề tài: Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quận Tây Hồ
 
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAYLuận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên QuangXử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Tỉnh Tuyên Quang
 
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7
 

Similar to Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...anh hieu
 
Pháp luật bảo vệ môi trường lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản
Pháp luật bảo vệ môi trường lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sảnPháp luật bảo vệ môi trường lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản
Pháp luật bảo vệ môi trường lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sảnLuanvantot.com 0934.573.149
 
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docxLuận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đề tài: Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế...
Đề tài: Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế...Đề tài: Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế...
Đề tài: Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...OnTimeVitThu
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Th...
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Th...Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Th...
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Th...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Báo cáo Hiện trạng môi trường tổng thể tỉnh Thanh Hóa
Báo cáo Hiện trạng môi trường tổng thể tỉnh Thanh Hóa Báo cáo Hiện trạng môi trường tổng thể tỉnh Thanh Hóa
Báo cáo Hiện trạng môi trường tổng thể tỉnh Thanh Hóa nataliej4
 
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn p...
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn p...Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn p...
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
ĐỀ TÀI : Luận án Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ
ĐỀ TÀI : Luận án Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam BộĐỀ TÀI : Luận án Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ
ĐỀ TÀI : Luận án Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam BộLuận Văn 1800
 

Similar to Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
 
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
 
Pháp luật bảo vệ môi trường lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản
Pháp luật bảo vệ môi trường lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sảnPháp luật bảo vệ môi trường lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản
Pháp luật bảo vệ môi trường lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản
 
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docxLuận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Lĩnh Vực Nuôi Trồng Chế Biến Thủy Sản.docx
 
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam h...
 
Đề tài: Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế...
Đề tài: Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế...Đề tài: Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế...
Đề tài: Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế...
 
Luận án: Pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt NamLuận án: Pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam
 
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...
KHÓA LUẬN: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Thực tiễn th...
 
Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.doc
Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.docPháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.doc
Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.doc
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
 
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...
 
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Th...
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Th...Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Th...
Luận Văn Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Nuôi Trồng Và Chế Biến Th...
 
Luận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuấtLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
 
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
 
Báo cáo Hiện trạng môi trường tổng thể tỉnh Thanh Hóa
Báo cáo Hiện trạng môi trường tổng thể tỉnh Thanh Hóa Báo cáo Hiện trạng môi trường tổng thể tỉnh Thanh Hóa
Báo cáo Hiện trạng môi trường tổng thể tỉnh Thanh Hóa
 
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn p...
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn p...Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn p...
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn p...
 
ĐỀ TÀI : Luận án Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ
ĐỀ TÀI : Luận án Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam BộĐỀ TÀI : Luận án Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ
ĐỀ TÀI : Luận án Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ
 
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOTLuận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 

Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ THU HẰNG PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Ngành: Luật Kinh tế Mã số:9 38 01 07 LUẬN ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM HỮU NGHỊ Hà Nội, 2018
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án đều được trích dẫn nguồn trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lê Thị Thu Hằng
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................... 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................ 8 1.2. Cơ sở lí thuyết.....................................................................................18 CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG............ 23 2.1. Những vấn đề lí luận về phí bảo vệ môi trường.....................................23 2.2. Những vấn đề lí luận về pháp luật phí bảo vệ môi trường......................38 Kết luận chương 2 .....................................................................................53 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG...................................................................................... 55 3.1. Thực trạng pháp luật về phí bảo vệ môi trường.....................................55 3.2. Thực tiễnthực hiện pháp luật về phí bảovệmôitrườngtạithành phố ĐàNẵng .................................................................................................................89 CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG............................................. 120 4.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về phí bảo vệ môi trường ..................120 4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về phí bảo vệ môi trường....................124 4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại Đà Nẵng ..................................................................................143 KẾT LUẬN........................................................................................... 148 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................... 152
  • 4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD Biological Oxygen Demand - Nhu cầu oxy tối thiểu BPP Beneficiary Pay Principle - Nguyên tắc người thụ hưởng phải trả BVMT Bảo vệ môi trường CAC Command and control - Công cụ mệnh lệnh và kiểm soát CCKT Els - Economic Instrument - Công cụ kinh tế COD Chemical Oxygen Demand - Nhu cầu oxy hóa học HĐND Hội đồng nhân dân OECD Organization of Economic Cooperation and Development - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PPP Polluter Pays Principle - Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả QPPL Quy phạm pháp luật TN&MT Tài nguyên và Môi trường UBND Ủy ban nhân dân
  • 5. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3. 1 So sánh thông số ô nhiễm tính phí và mức phí giữa các Nghị định62 Bảng 3. 2 Khảo sát về việc thu phí đối với 6 chất gây ô nhiễm.................... 64 Bảng 3. 3 Kết quả khảo sát đánh giá tác động giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất ................................................................................ 67 Bảng 3. 4 Khảo sát về lưu lượng nước thải tính phí cố định và mức phí cố định.......................................................................................................... 98 Bảng 3. 5 Số thu phí bảo vệ môi trường đốivới nước thải sinh hoạt tại Đà Nẵng .......................................................................................................103 Bảng 3. 6 Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải thu được tại Đà Nẵng thực hiện theo Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ............................................105 Bảng 3. 7 Số phí bảo vệ môi trường đốivới nước thải công nghiệp thu được tại Đà Nẵng từ năm 2013 đến 2015...........................................................106 Bảng 3. 8 Số thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản........110 Bảng 4. 1 Đề xuất hệ số K tính phí cố định đôi với nước thải công nghiệp .129 Bảng 4. 2 Lộ trình tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản ...............................................................................................................134
  • 6. DANH MỤC HÌNH Hình 2. 1 Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp môi trường ........ 33 DANH MỤC HỘP Hộp 3. 1 Quan điểm về tính phí đối với số lượng đất đá bốc xúc thải ra ...... 85 Hộp 3. 2 Quan điểm về áp dụng hệ số K đối với công nghệ khai thác.......... 88 Hộp 3. 3 Phản ánh của UBND huyện Hòa Vang về việc về việc thu phí, phân cấp, quản lí và sử dụng nguồn thu phí BVMT đối với khai thác khoáng sản ...............................................................................................................113 Hộp 3. 4 Phản ánh của UBND quận Liên Chiểu về việc thu phí, phân cấp, quản lí và sử dụng nguồn thu phí BVMT đối với khai thác khoáng sản...............114 Hộp 3. 5 Phản ánh của UBND xã Hòa Nhơn thuộc huyện Hòa Vang về việc về việc thu phí, phân cấp, quản lí và sử dụng nguồn thu phí BVMT đối với khai thác khoáng sản.......................................................................................114 Hộp 4. 1 Công thức tính phí BVMT đối với nước thải công nghiệp............132
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển bền vững là một chiến lược phát triển mới của xã hội loài người, xuất hiện từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX trong phong trào bảo vệ môi trường thế giới. Đó là sự phát triển đáp ứng được yêu cầu của hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là kinh tế tăng trưởng ổn định; thực hiện tốt công bằng và tiến bộ xã hội; khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống [99]. Tuy nhiên, thực tiễn vài thập kỉ qua cho thấy, nhiều quốc gia đã sẵn sàng hi sinh môi trường để chạy theo tốc độ tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá. Kết quả là, con người đang phải gánh chịu những hậu quả vô cùng nặng nề do môi trường bị phá hủy. Vì thế, BVMT đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại. Trên thế giới, nhiều công cụ quản lí đã được áp dụng để BVMT. Ban đầu, nhóm công cụ được ưu tiênsử dụng là nhóm công cụ hành chính, hay còn gọi là nhóm công cụ mệnh lệnh - kiểm soát và sau đó là nhóm tuyên truyền giáo dục và khoa học công nghệ. Tuy nhiên, các công cụ này cũng bộc lộ những khiếm khuyết nhất định, đó là chưa gắn được lợi ích kinh tế của các chủ thể, đặc biệt là doanh nghiệp với lợi ích môi trường của cộng đồng. Do đó, các quốc gia đã bổ sung thêm nhóm công cụ kinh tế về BVMT. Với việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý và BVMT, các quốc gia đã gắn lợi ích kinh tế của các chủ thể với lợi ích môi trường của cộng đồng thông qua việc Nhà nước sử dụng lợi ích kinh tế để định hướng hành vi. Do đó, so với công cụ mệnh lệnh - kiểm soát, công cụ kinh tế có nhiều ưu điểm hơn về định hướng giảm thiểu ô nhiễm thông qua việc điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng và nhà sản xuất, thay đổi công nghệ, sử dụng các nguyên liệu thay thế. Trong nhóm CCKT thì thuế và phí môi trường được áp dụng khá phổ biến. Cùng với xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong xóa đói, giảm nghèo nhưng lại phải đương đầu với những thách thức lớn lao về môi trường. Ô nhiễm môi trường do tăng trưởng kinh tế gây ra ở Việt Nam là một trong những vấn đề bức xúc đòi hỏi phải giải quyết hiện nay. Nhận thức được điềunày, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đếnviệc thực hiệncác biện pháp khác nhau để BVMT. Ngày 15/11/2004, Bộ chính trị Ban chấp hành Trương ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết số 41-NQ/TW về BVMT trong thời kì
  • 8. 2 công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã khẳng định: “Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương. Khắc phụctư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinhtế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững”. Đồng thời, Chính phủ đã có các chương trình quốc gia về BVMT cho từng giai đoạn và khẳng định “Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, cáctổ chức, cộng đồng vàcủa mọi người dân”[98], “Bảo vệ môi trường là yêu cầu sống còn của nhân loại”[101]. Để hiện thực hóa các chủ chương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác BVMT, hệ thống pháp luật về BVMT tại Việt Nam đã được hình thành. Để đạt được hiệu quả trongviệc BVMT, pháp luật Việt Nam đãquy định việc sử dụng đan xen và hỗ trợ giữa các công cụ hành chính, hình sự, tuyên truyền giáo dục, công cụ kinh tế. Điều này đãđược nhấn mạnh trongChiến lược BVMT quốc gia đếnnăm 2010 vàđịnh hướng đến năm 2020 “Đẩy mạnh áp dụng công cụ kinh tế trong quảnlí môi trường”. Thuế và phí BVMT là côngcụ kinh tế được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. So với các nước trên thế giới, công cụ phí BVMT ở Việt Nam được áp dụng khá muộn. Năm 2003, căn cứ Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 67/2003/NĐ-CPngày 13/06/2003về phí BVMT đối với nước thải. Sau đó, Chính phủ lần lượt ban hành các Nghị định số 137/2005/NĐ-CP ngày 09/11/2005, Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 về phí BVMT đối với khai thác khoáng sản, đối với chất thải rắn. Trong quá trình thực hiện, pháp luật về phí BVMT đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn đời sống. Nhìn chung, các quy định về phí BVMT đã mang lại những hiệu quả nhất định trong việc BVMT, điều chỉnh hành vi chủ thể xả thải theo hướng có lợi cho môi trường và tạo được nguồn tài chính đáng kể cho ngân sách trung ương và địa phương trong BVMT. Tuy nhiên, các văn bản đó cũng dần bộc lộ những hạn chế và bất cập, làm giảm hiệu lực và hiệu quả của phí BVMT đối với khả năng giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Quy định về đối tượng chịu phí nước thải công nghiệp chưa đầy đủ, một số trường hợp không phù hợp với thực tiễn gây khó khăn trong việc thu phí; thông số ô nhiễm tính phí chưa phù hợp với điều kiện và nguồn lực thu phí của Việt Nam; việc kê khai và thẩm định tờ khai phí BVMT còn rườm rà gây phiền hà cho doanh nghiệp, chưa có chế tài đủ mạnh để các doanh nghiệp tự nguyện nộp phí… Quy định về phí BVMT
  • 9. 3 đối với khai thác khoáng sản tồn tại nhiều bất cập: mức thu phí đối với một số khoáng sản còn chưa tương xứng với mức độ gây ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra; chưa có sự phân biệt theo công nghệ khai thác, do đó chưa khuyến khích áp dụng công nghệ mới trong khai thác khoáng sản; mức thu cũng chưa tính đến đặc thù của từng loại khoáng sản khai thác, chưa có sự phân biệt theo hàm lượng khoáng sản, do đó không khuyến khích các mỏ tận thu khai thác; cơ chế phân bổ, quản lí và sử dụng nguồn thu từ phí BVMT đối với khai thác khoáng sản chưa rõ ràng… Việc nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lí luận, đánh giá đúng thực trạng pháp luật và luận cứ khoa học để thiết kế và xây dựng chính sách pháp luật về phí BVMT hiệu lực, hiệu quả cũng như tìm ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về phí BVMT đã trở thành yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam đang cùng với các quốc gia trên thế giới nỗ lực tìm các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Bên cạnh những bất cập của hệ thống pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp luật về phí BVMT tại các địa phương cũng nảy sinh nhiều vướng mắc. Nghiên cứu từ thực tiễn thực hiện pháp luật về BVMT tại Đà Nẵng cho thấy Sở TN&MT Đà Nẵng lúng túng trong việc thực hiện một số quy định về phí BVMT, việc quản lí đối tượng chịu phí chưa chặt chẽ và đầy đủ, số phí BVMT thu được thấp hơn số phí BVMT doanh nghiệp phải nộp, việc phân bổ nguồn phí BVMT đối với khai thác khoáng sản chưa được minh bạch và hợp lí…Vì thế, việc chọn đề tài “Pháp luật về phí bảo vệ môi trường từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” để nghiên cứu càng trở nên có ý nghĩa về mặt thực tiễn, giúp bổ sung đầy đủ các luận cứ khoa học để hoàn thiện hệ thống pháp luật về phí BVMT. Với những lí do nêu trên cho thấy để đạt được mục tiêu BVMT mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra, góp phần chung tay với các quốc gia trên thế giới trong nỗ lực tìm các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Việt Nam cần có một hệ thống pháp luật BVMT hoàn thiện. Việc nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận, đánh giá đúng thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về phí BVMT từ địa phương để tìm ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về phí BVMT là hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt lí luận và nhận thức.
  • 10. 4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đíchnghiêncứucủađề tài là nhằm gópphần tạo lậpnhững luận cứ khoahọc cho việc điềuchỉnh pháp luật về phí BVMT trêncơ sở nghiên cứu có hệ thống những vấn đề lý luận củaphí BVMT, pháp luật về phí BVMT, đánhgiá thực trạngpháp luật về phí BVMT và thựctiễnthựchiệnpháp luật về phí BVMT tạithành phố Đà Nẵng nhằm góp phần nâng cao hiệuquả thực thi pháp luật về phí bảo vệ môi trường. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu sinh phải thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và đưa ra những nhận xét, quan điểm về những vấn đề đã được các công trình nghiên cứu. Trên cơ sở đó, khái quát các nội dung chưa được các công trình nghiên cứu đề cập tới để định hướng các vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết trong luận án. - Phân tích và làm rõ một số vấn đề lí luận về phí BVMT và pháp luật về phí BVMT như khái niệm về phí BVMT theo sự điều chỉnh của pháp luật, đặc điểm cơ bản của phí BVMT, vai trò của phí BVMT, khái niệm và nội hàm của pháp luật về phí BVMT, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về phí BVMT và điều kiện áp dụng hiệu quả phí BVMT. - Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về phí BVMT tại Đà Nẵng nhằm chỉ ra được những ưu điểm và bất cập của pháp luật về phí BVMT và xác định được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về phí BVMT tại Đà Nẵng. - Phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về việc áp dụng phí BVMT để có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - Sau cùng, luận án luận giải về sự cần thiết và yêu cầu khách quan của việc hoàn thiện pháp luật phí BVMT. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra những quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về phí BVMT, giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật tại Đà Nẵng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án gồm: phí BVMT và pháp luật về phí BVMT; những nguyên tắccơ bản của pháp luật về phí BVMT; thực trạngpháp luật về phí BVMT
  • 11. 5 và thực tiễn thực hiện pháp luật về phí BVMT tại Đà Nẵng; kinh nghiệm của một số nước trênthế giới về xây dựng pháp luật về phí BVMT. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phí BVMT là vấn đề có phạm vi nghiên cứu rộng, phức tạp liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau; vì vậy, phí BVMT có thể được phân tích ở nhiều góc độ, mức độ khác nhau như kinh tế học, luật học, xã hội học…. Tuy nhiên, trong phạm vi của một luận án tiến sĩ luật học, luận án chỉ tập trung nghiên cứu những khía cạnh pháp lí của phí BVMT từ những vấn đề lí luận đến thực trạng pháp luật, thực tiễn thực hiệnpháp luật và giải pháp hoàn thiệnpháp luật về phí BVMT. Các nội dung nghiên cứu về pháp luật phí BVMT tập trung vào 5 nhóm vấn đề: i) Quy địnhvề đối tượngchịu phí BVMT; ii) Quy địnhvề căn cứ tính phí và mức phí BVMT; iii) Quy định về kê khai và nộp phí BVMT; iv) Quy định về quản lí và sử dụng phí BVMT; v) Trách nhiệm của các chủ thể khi vi phạm các quy định về phí BVMT. Theo quy định của Luật phí và Lệ phí năm 2015, phí BVMT tại Việt Nam có 5 loại gồm: i) Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án BVMT chi tiết;ii) Phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung; iii) Phí BVMT đối với nước thải; iv) Phí BVMT đối với khai thác khoáng sản; v) Phí BVMT đối với khí thải. Tuy nhiên, luận án không nghiên cứu phí thẩm địnhbáo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án BVMT chi tiết và phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung bởi vì theo thông lệ thế giới, phí BVMT chỉ bao gồm phí phát thải, phí sử dụng hoặc phí sản phẩm; trongđó phí phát thải được sử dụng phổ biến. Trong 3 loại phí phát thải, luận án không nghiên cứu phí BVMT đối với khí thải vì không có cơ sở pháp lí để nghiên cứu bởi vì ngoài việc phí BVMT đối với khí thải được xác định là một loại phí BVMT tại mục 1.2 - IX phụ lục số 1 Luật phí và lệ phí năm 2015, đến nay không có bất kì văn bản quy phạm pháp luật nào quy định chi tiết về phí BVMT đối với khí thải. Về thời gian, Luận án nghiên cứu pháp luật về phí BVMT của Việt Nam từ năm 2003 đến nay. Về không gian, Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng pháp luật về phí BVMT của Việt Nam, Về thực tiễn thực hiện pháp luật, Luận án nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật về phí BVMT tại thành phố Đà Nẵng.
  • 12. 6 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, trong luận án tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích quy phạm pháp luật, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp khảo sát và điều tra xã hội học, phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia. Tùy từng phần nội dung của đề tài, tác giả đã lựa chọn những phương pháp nghiên cứu phù hợp để đảm hiệu quả cao nhất khi tiếp cận vấn đề. Cụ thể: Chương 1: Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và tổng hợp để đưa ra đánh giá về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về phí BVMT. Chương 2: Tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống để đưa ra quan niệm về các vấn đề lí luận của phí BVMT và pháp luật về phí BVMT. Chương 3 mục 3.1: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích quy phạm pháp luật Việt Nam, phương pháp so sánh pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia, phương pháp khảo sát và điều tra xã hội học để đánh giá tác động của phí BVMT đối với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường và mục tiêu tăng nguồn thu cho ngân sách; xác định được những bất cập, hạn chế của pháp luật cần khắc phục; rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách pháp luật về phí BVMT. Chương 3 mục 3.2: Tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp thống kê, phương pháp khảo sát và điều tra xã hội học, phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp để có thể đánh giá một cách cụ thể thực tiễn thực hiện pháp luật về phí BVMT tại Đà Nẵng; rút ra vướng mắc, bất cập của pháp luật từ thực tiễn thực hiện pháp luật. Chương 4: Trước hết tác giả sử dụng phương pháp hệ thống để nêu lênnhững quan điểm hoàn thiện pháp luật về phí BVMT ở Việt Nam. Sau đó, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp phân tíchvà tổnghợp, phương pháp luật học so sánh, phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia để đưa ra giải pháp hoàn thiệnpháp luật về phí BVMT. 5. Những điểm mới của luận án Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa và góp phần phát triển, bổ sung những vấn đề lí luận về phí BVMT và pháp luật về phí BVMT.
  • 13. 7 Thứ hai, luận án đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về phí BVMT và thực tiễn thực hiện pháp luật về phí BVMT tại thành phố Đà Nẵng để làm rõ những ưu điểm và bất cập của pháp luật về phí BVMT, những khó khăn và vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về phí BVMT tại Đà Nẵng. Thứ ba, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về phí BVMT và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về phí BVMT tại Đà Nẵng nhằm thực hiện thành công mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo phát triển bền vững. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễncủa luận án Luận án là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật Việt Nam về phí BVMT đối với nước thải và khoáng sản. Các kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung và phát triển những vấn đề lí luận về phí bảo vệ môi trường và pháp luật về phí bảo vệ môi trường. Luận án cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan có thẩm quyền tham khảo trong việc ban hành, sửa đổi các quy định pháp luật về phí bảo vệ môi trường và tổ chức thực hiện pháp luật về phí bảo vệ môi trường nhằm nâng cao hiệu quả tác động của pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với việc điều chỉnh hành vi của chủ thể xả thải theo hướng có lợi cho môi trường. Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu của luận án còn là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu, giảng dạy pháp luật về phí bảo vệ môi trường. 7. Bố cục của luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án có 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Một số vấn đề lý luận về phí bảo vệ môi trường và pháp luật về phí bảo vệ môi trường Chương 3: Thực trạng và thực tiễn thực hiện pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại thành phố Đà Nẵng Chương 4:Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về phí bảo vệ môi trường.
  • 14. 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước Các công cụ kinh tế trong BVMT, đặc biệt là phí BVMT đã được áp dụng trên thế giới từ những năm 1970. Phí BVMT đã đem lại những hiệu quả nhất định trong việc BVMT ở các quốc gia, đặc biệt là các nước thuộc OECD. Trên thế giới và trong nước đã có những công trình nghiên cứu về CCKT trong BVMT nói chung và phí BVMT nói riêng. Nghiên cứu sinh hệ thống hóa các công trình nghiên cứu trong nước và thế giới thành những nhóm vấn đề cơ bản sau: 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu những vấn đề lí luận về phí bảo vệ môi trường và pháp luật về phí bảo vệ môi trường ♦Tình hình nghiên cứu những vấn đề lí luận về phí bảo vệ môi trường Về kháiniệm: Mặc dù phí BVMT đã được áp dụng phổ biến trênthế giới từ những năm 1970 nhưng đến hiện nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất về phí BVMT. Đa số các tài liệu trên thế giới ít hướng tới việc đưa ra định nghĩa về phí BVMT mà hầu như tập trung đưa ra các căn cứ tính phí liên quan đến việc xả thải của các chủ thể gây tổn hại đối với môi trường. Các loại phí có căn cứ tính phí dựa trên việc xả thải gây ô nhiễm được coi là phí BVMT. Ở Việt Nam, mặc dù phí BVMT đã được áp dụng từ năm 2004 nhưng đến nay khái niệm về phí BVMT cũng chưa được định nghĩa chính thức trong bất kì văn bản quy phạm pháp luật nào; do đó, đã có nhiều cách định nghĩa khác nhau về phí BVMT. Có nghiên cứu đưa ra khái niệm phí BVMT dựa trên sự tích hợp giữa khái niệm phí và mục đích BVMT [85, tr.8]. Hoặc theo một cách khác là sự kết hợp giữa khái niệm phí nói chung và việc xác định nguồn gây ô nhiễm để hình thành khái niệm phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm [103, tr.31]. Hoặc có nghiên cứu hình thành khái niệm phí BVMT dựa trên khối lượng và thành phần chất gây ô nhiễm do chủ thể xả thải thải vào môi trường để gọi phí BVMT là phí phát thải ô nhiễm [109, tr.30]. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào đưa ra khái niệm về phí BVMT dưới góc độ pháp lí làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá các nội dung của pháp luật về phí BVMT. Về đặc điểm, vai trò: Các nghiên cứu nước ngoài đa số không tách riêng nội dung về vai trò của phí BVMT, xuyên suốt các nghiên cứu cho thấy phí BVMT có một số vai trò tích cực trong hoạt động quản lí và BVMT đó là: i) Khuyến khích các cơ sở
  • 15. 9 sản xuất giảm ô nhiễm với chi phí thấp hơn so với chi phí của công cụ mệnh lệnh - hành chính; ii) Thúc đẩy sự phát triển công nghệ kiểm soát ô nhiễm trong lĩnh vực tư nhân; iii) Cung cấp cho chính phủ nguồn tài chính để hỗ trợ các chương trình kiểm soát ô nhiễm; iv) Đem lại sự linh hoạt trong những công nghệ kiểm soát ô nhiễm; v) Làm giảm yêu cầu của chính phủ về lượng thông tin chi tiết cần thiết để quyết định mức độ kiểm soát phù hợp và khả thi cho mỗi nhà máy hoặc sản phẩm [134], [137], [138], [154]. Tuy nhiên để tránh việc tuyệt đối hóa vai trò của phí BVMT, các nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế của phí BVMT chủ yếu liên quan đến yếu tố chính trị và thực tiễn. Cụ thể: i) Các ngành thường ưa thích việc kiểm soát thông qua các tiêu chuẩn hơn là hệ thống phí bởi vì việc trả phí sẽ làm cho chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng lên; ii) Phí được các doanh nghiệp tính vào giá thành sản phẩm và điều này có thể dẫn đến tình trạng phân phối thụt lùi theo lí thuyết của kinh tế học; iii) Việc quy giá trị bằng tiền cho các thiệt hại gây ra bởi ô nhiễm thường khó được chấp nhận; iv) Việc định ra mức phí bằng đúng với chi phí biên thiệt hại do ô nhiễm gây ra sẽ rất phức tạp vì mức độ gây tổn thất phụ thuộc vào địa điểm của các nguồn gây ô nhiễm và mang tính đơn lẻ, vì vậy đòi hỏi phải có mức phí cho từng công ty cụ thể. Điều này sẽ khiến cho các khu vực cạnh tranh để phát triển kinh tế bằng cách cắt giảm mức phí, như vậy làm tổn hại đến nỗ lực cải thiện chất lượng môi trường tại một số vùng [134], [137], [138], [154]. Ở trong nước, rất ít các công trình nghiên cứu về đặc điểm và vai trò của phí BVMT, chủ yếu là luận văn Thạc sĩ [85 tr.13 - 18], [122, tr.9 - 10]. Những nghiên cứu này khi xác định đặc điểm, vai trò của phí BVMT hầu như dựa vào đặc điểm và vai trò của CCKT trong BVMT, chưa nêu bật được đặc điểm, vai trò riêng của phí BVMT. Tình hình nghiên cứu về phí bảo vệ môi trường và thuế bảo vệ môi trường Trên thế giới, nhiều quốc gia không có sự phân biệt rạch ròi giữa phí BVMT và thuế BVMT. Ở Việt Nam, dưới góc độ pháp lí, phí BVMT và thuế BVMT được xác định là hai CCKT khác nhau. Đã có một số nghiên cứu phân tích sự khác nhau giữa phí BVMT và thuế BVMT [85, tr.24], [103, tr.23 - 24] nhưng trong thực tiễn vẫn có quan điểm cho rằng giữa thuế BVMT và phí BVMT không có sự khác biệt về bản chất nên thống nhất quy định về một loại là thuế BVMT [159]. Những quan điểm khác nhau về thuế BVMT và phí BVMT sẽ là cơ sở để luận án làm rõ bản chất của thuế BVMT và phí BVMT, xác định đúng vị trí, vai trò của phí BVMT.
  • 16. 10 ♦Tình hình nghiên cứu những vấn đề lí luận về pháp luật phí bảo vệ môi trường Tình hình nghiên cứu khái niệm pháp luật về phí BVMT Nghiên cứu sinh không tìm thấy các tài liệu nước ngoài nghiên cứu về khái niệm pháp luật phí BVMT. Tìm hiểu về khái niệm pháp luật phí BVMT chủ yếu dựa vào nghiên cứu trong nước. Các nghiên cứu về phí BVMT trong nước có đặc thù là đa số các công trình đều nghiên cứu phí BVMT trong tổng thể với các CCKT khác, các nghiên cứu về phí BVMT độc lập và dưới góc độ pháp lí rất ít [85], [88]. Các nghiên cứu dưới góc độ pháp lí cũng không hình thành khái niệm pháp luật về phí BVMT. Các nghiên cứu về phí BVMT dưới góc độ kinh tế chỉ tập trung phân tích khái niệm phí BVMT với tư cách là một CCKT trong BVMT, không nghiên cứu khái niệm pháp luật về phí BVMT [82], [100], [109], [122]. Việc không xác định khái niệm pháp luật về phí BVMT sẽ ảnh hưởng lớn đến việc nghiên cứu nội dung của pháp luật về phí BVMT. Tình hình nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản của phí BVMT Để đảm bảo pháp luật phí BVMT có hiệu lực và hiệu quả, khi xây dựng chính sách pháp luật về phí BVMT, các quốc gia cần phải dựa trên những nguyên tắc nhất định, trong đó nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả”được đa số các quốc gia trên thế giới xác định là nguyên tắc nền tảng để xây dựng hệ thống pháp luật về phí BVMT. Nguyên tắc PPP được hiểu là những người gây ô nhiễm phải chịu các chi phí thực hiện các biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm được quyết định bởi cơ quan có chức trách của chính quyền nhằm đảm bảo môi trường trong trạng thái chấp nhận được. PPP đòi hỏi người gây ra ô nhiễm phải chịu trách nhiệm về tài chính đối với việc tuân thủ bất kỳ yêu cầu xử lý ô nhiễm nào phù hợp với quy định luật pháp. Nguyên tắc PPP đã được Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế công nhận vào năm 1972. Tuy nguyên tắc PPP đã được chấp nhận rộng rãi trên thế giới nhưng không phải quốc gia nào cũng hiểu và vận dụng đúng nguyên tắc PPP. Vì thế, trong các nghiên cứu của thế giới về CCKT và phí BVMT, nguyên tắc PPP luôn là một trong những nội dung trọng tâm. Một số công trình nghiên cứu đã tập trung phân tích bản chất của PPP nhằm hướng đếnviệc vận dụng thống nhất nguyên tắc PPPcủa các quốc gia trên thế giới [138], [139], [140], [143], [148], [155.]. PPP là nguyên tắc nền tảng được quốc tế thừa nhận để xây dựng chính sách pháp luật phí BVMT ở các quốc gia. Tuy nhiên, việc thiết kế một chính sách pháp luật về phí BVMT còn phụ thuộc vào cách vận dụng nguyên tắc PPP, phụ thuộc vào chế độ
  • 17. 11 kinh tế, thể chế chính trị của từng quốc gia. Để chính sách pháp luật phí BVMT phát huy hiệu quả thì cần có một sự thiết kế chặt chẽ. Theo nghiên cứu của World Bank 1998 thì việc thực hiện một chương trình thu phí BVMT được thiết kế thiếu chặt chẽ sẽ không mang lại những lợi ích đáng kể về kinh tế và môi trường [154, tr.160]. Nhóm tác giả của World Bank [154, pp.164 - 165]đã đưa ra khuyến nghị về các bước để xây dựng chính sách pháp luật phí BVMT: i) Phân tích phạm vi và tầm ảnh hưởng của sự ô nhiễm, xác định những khu vực và lưu vực sông chính; ii) Xác định những chất gây ô nhiễm chính có ảnh hưởng lớn tới môi trường sống, sức khỏe con người cũng như khả năng phá hủy môi trường. Khả năng thay đổi công nghệ, chi phí để thay đổi công nghệ, khả năng quan trắc và lấy mẫu, mối quan hệ giữa việc dùng sản phẩm và việc phát thải và việc ảnh hưởng tất yếu của các chất thải đến môi trường là những nhân tố quyết định việc thiết kế các CCKT/phí BVMT và hiệu quả áp dụng các công cụ đó trong thực tế đời sống; iii) Xác định các nguồn gây ô nhiễm chính như đơn vị sản xuất công nghiệp, đơn vị hành chính công, phương tiện giao thông, hộ gia đình; iv) Cần chú ý đến phạm vị ô nhiễm: địa phương, quốc gia, xuyên quốc gia, vùng, hay toàn cầu để có những quy định cho phù hợp về phí BVMT; v) Xem xét kĩ lưỡng về chi phí quản lí của phí BVMT, cần phải so sánh với chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện công cụ mệnh lệnh -. kiểm soát. Dù cho những hiệu quả to lớn của phí BVMT mà các quốc gia trên thế giới đã đạt được trong thời gian qua, phí BVMT không phải là một loại thuốc chữa bách bệnh. Phí BVMT cần phải được sử dụng kết hợp với các công cụ chính sách khác [138, pp.29]. CCKT trong BVMT không thể được sử dụng riêng rẻ mà phải kết hợp với biện pháp mệnh lệnh - kiểm soát. Trong khi công cụ mệnh lệnh - kiểm soát sẽ gửi tín hiệu trực tiếp hoặc thay vì đơn đặt hàng cho thị trường để đảm bảo chi phí môi trường và chi phí đầu tư thì các CCKT gửi những tín hiệu thị trường gián tiếp dưới hình thức làm thay đổi giá cả một cách tương đối (sự đóng thuế trên sản phẩm) và/ hoặc sự chuyển đổi tài chính (trả phí). Phí BVMT tạo ra sự lựa chọn cho người gây ô nhiễm hoặc là trả phí hoặc là đầu tư để kiểm soát ô nhiễm. Vì thế, cần phải có sự phối hợp sử dụng các công cụ một cách hợp lí để đạt được hiệu quả cao trong BVMT [137, tr 97 - 111]. Đối với các nghiên cứu trong nước, do đặc thù và yêu cầu của các nghiên cứu nên đa số các tác giả thường chỉ phân tích nội dung cơ bản về của nguyên tắc PPP [85, tr.31-34],[103, tr.22], [106, tr.186-194],không phân tíchmức độáp dụng nguyên
  • 18. 12 tắc PPP trong hệ thống pháp luật về phí BVMT tại Việt Nam. Nghiên cứu sinh sẽ kế thừa các nghiên cứu để phân tích nguyên tắc PPP phù hợp với yêu cầu của luận án. Tình hình nghiên cứu nội dung của pháp luật về phí bảo vệ môi trường Như đã tổng quan ở các phần trên, có rất ít tài liệu trong nước nghiên cứu về phí BVMT dưới góc độ pháp lí và cũng không có nghiên cứu nào hình thành cơ sở nền tảng cho việc nghiên cứu nội dung của pháp luật về phí BVMT đó là khái niệm pháp luật về phí BVMT; do đó, không có cơ sở lí luận để nghiên cứu nội dung pháp luật về phí BVMT. Đây gần như là một khoảng trống trong nghiên cứu về nội dung của pháp luật về phí BVMT. 1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu thực trạng và thực tiễn thực hiện pháp luật phí bảo vệ môi trường ♦ Tình hình nghiên cứu thực trạng và thực tiễn thực hiện pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải Về thực trạng pháp luật phí bảo vệ môi trường đối với nước thải Nghị định số 67/2003/NĐ-CP là Nghị định đầu tiên điều chỉnh về phí BVMT đối với nước thải tại Việt Nam và được thực hiện trong thời gian dài (gần 10 năm) nên có nhiều nghiên cứu về pháp luật phí BVMT đối với nước thải theo Nghị định số 67/2003/NĐ-CPhơncác Nghị định khác [76], [85], [86], [98], [113], [124], [125]. Đánh giá về ưu điểm của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP, các nghiên cứu đều khẳng định Nghị định số 67/2003/NĐ-CP đã góp phần hình thành và nâng cao ý thức của các chủ thể trong việc BVMT, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và từng bước hạn chế ô nhiễm môi trường. Bên cạnh những kết quả đạt được, Nghị định số 67/2003/NĐ-CP đã bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc cần được sửa đổi, bổ sung. Các nghiên cứu đã tập trung phân tích chỉ ra các bất cập chính, đó là quy định đối tượng chịu phí, cách tính phí, mức thu phí, thông số tính phí, quy trình thu phí, quản lí và sử dụng phí BVMT đối với nước thải công nghiệp. Các nghiên cứu cũng đưa ra khuyến nghị để xây dựng chính sách pháp luật phí BVMT đối với nước thải hiệu quả cần phải quán triệt một số nguyên tắc: i) Nước xả thải phải đạt chuẩn môi trường mới được phép xả thải ra môi trường; ii) Quy định thu phí phải đơn giản, dễ thực hiện, bảo đảm hiệu quả, chi phí thu phí thấp; iii) Mức thu phí phải bảo đảm bù đắp chi phí thu và khắc phục tình trạng ô nhiễm. Năm 2013, Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ra đời thay thế Nghị định số 67/2003/NĐ-CP, có hiệu lực thực hiện trong thời gian hơn 3 năm. Các nghiên cứu về
  • 19. 13 Nghị định số 25/2013/NĐ-CP không nhiều và chủ yếu chỉ nêu lên những điểm mới của Nghị định số 25/2013/NĐ-CP [72], [162]. Ngày 16/11/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 154/2016/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2017,thay thế Nghị định số 25/2013/NĐ-CP. Các nhà nghiên cứu chưa chú trọng đánh giá về thực trạng pháp luật của Nghị định số 154/2016/NĐ- CP, chủ yếu là các phản ánh của các địa phương về những bất cập của Nghị định số 154/2016/NĐ-CP. Khoảng trống này đã giúp nghiên cứu sinh hình thành các nghiên cứu về thực trạng pháp luật của Nghị định số 154/2016/NĐ-CP [91], [92], [93], tạo cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu của luận án. Về thực tiễn thực hiện pháp luật phí BVMT đối với nước thải Đa số các nghiên cứu thực tiễnthực hiện pháp luật về phí BVMT đối với nước thải tập trung vào Nghị địnhsố 67/2003/NĐ-CP. Có nghiên cứu tập trung đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật phí BVMT trênphạm vi quy mô quốc gia [76], một số nghiên cứu tập trung đánh giá tìnhhình thực hiện phí BVMT đối với nước thải của địaphương [83], [86], [104]. Các nghiên cứu cho thấy tình hình thực hiện pháp luật phí BVMT đối với nước thải nảy sinh rất nhiều bất cập: i) Các Sở TN&MT đang gặp khó khăn trong việc xác định đối tượng nộp phí do thiếu thông tin về các cơ sở đang hoạt động hoặc dừng hoạt động; ii) Số phí thu được chưa tương xứng với mức độ gây ô nhiễm, đặc biệt là phí BVMT đối với nước thải công nghiệp; iii) Nguồn lực thu phí tại các nhiều địa phương cònhạn chế nên không thể kiểm soát tốt việc thu phí. Trong khi đó, các công trình khoa học nghiên cứu về thực tiễn thực hiện Nghị định số 25/2013/NĐ-CP hầu như chưa có. Thực tiễn thực hiện Nghị định số 25/2013/NĐ-CP chủ yếu được xem xét qua việc thống kê số liệu hằng năm của Bộ TN&MT tại các địa phương. Đối với Nghị định số 154/2016/NĐ-CP, theo tìm hiểu của nghiên cứu sinh cũng chưa có các nghiên cứu về thực tiễn thực hiện phí BVMT đối với nước thải, đặc biệt là chưa có nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu về thực tiễn thực hiện phí BVMT đối với nước thải tại Đà Nẵng. Nghiên cứu sinh đã mạnh dạn nghiên cứu một số khía cạnh về thực tiễn thực hiện phí BVMT đối với nước thải [91], [92], [93] để tạo tiền đề tốt cho việc nghiên cứu luận án của mình. ♦Tình hình nghiên cứu thực trạng và thực tiễn thực hiện pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản Về thực trạng pháp luật phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
  • 20. 14 Qua tìm hiểu của nghiên cứu sinh, đến nay có rất ít bài báo, công trình khoa học độc lập nghiên cứu về pháp luật phí BVMT đối với khai thác khoáng sản. Đánh giá về thực trạng pháp luật phí BVMT đối với khai thác khoáng sản chủ yếu được thực hiện trong các luận văn Thạc sĩ, Luận án về CCKT trong BVMT hoặc phí BVMT nói chung [82], [85], [88], [100]. Các bài đăng tạp chí phân tích về thực trạng pháp luật phí BVMT đối với khai thác khoáng sản chủ yếu được lồng ghép với các vấn đề khác về khai thác khoáng sản, không đánh giá toàn bộ thực trạng pháp luật mà chỉ là một khía cạnh của phí BVMT đối với khai thác khoáng sản [101], [105], [160]. Năm 2015 đã có một công trình nghiên cứu riêng về phí BVMT đối với khai thác khoáng sản đó là báo cáo “Trả lại bản chất phí bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu tác động và hạn chế xung đột trong lĩnh vực khai tháckhoáng sản”của nhóm tác giả thuộc Trung tâm Con người và Thiên nhiên, Trung tâm phát triển và Hội nhập. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung đánh giá bất cập của pháp luật phí BVMT khai thác khoáng sản về quản lí, phân bổ, sử dụng phí theo Nghị định số 74/2011/NĐ-CP, không đánh giá các khía cạnh khác của pháp luật về phí BVMT đối với khai thác khoáng sản [123]. Do đặc thù của các nghiên cứu nên mức độ đánh giá về thực trạng pháp luật không mang tính hệ thống và toàn diện. Tài liệu đánh giá thực trạng pháp luật về phí BVMT đối với khai thác khoáng sản chủ yếu là các báo cáo tổng kết của Bộ Tài chính đối với Nghị định số 74/2011/NĐ-CP. Các nghiên cứu khoa học về pháp luật phí BVMT đối với khai thác khoáng sản theo Nghị định số 12/2016/NĐ-CP và Nghị định số 164/2016/NĐ-CP gần như chưa được khai thác. Để tạo nền tảng cho việc nghiên cứu thực trạng pháp luật về phí BVMT đối với khai thác khoáng sản, nghiên cứu sinh đã có nghiên cứu về điểm mới của Nghị định số 12/2016/NĐ-CP [157]. Những khoảng trống chưa được khai thác, nghiên cứu sinh sẽ nghiên cứu trong luận án để có đánh giá toàn diện đối với pháp luật về phí BVMT đối với khai thác khoáng sản. Về thực tiễn thựchiệnpháp luậtphíbảovệ môitrườngđốivới khaitháckhoáng sản Nghiên cứu về thực trạng pháp luật không nhiều, do đó, nghiên cứu về thực tiễn thực hiện pháp luật rất hạn chế và không có nghiên cứu về thực tiễn thực hiện pháp luật về phí BVMT đối với khai thác khoáng sản tại Đà Nẵng. Tài liệu nghiên cứu về thực tiễn thực hiện pháp luật chủ yếu là báo cáo của Bộ Tài chính và rải rác một số luận văn Thạc sĩ [85], [88], [100]. Nghiên cứu “Trả lại bản chất phí bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu tácđộng và
  • 21. 15 hạn chế xung đột trong lĩnh vựckhai tháckhoángsản” của nhóm tác giả của Trung tâm Con người và Thiên nhiên, Trung tâm phát triểnvà Hội nhập là một trong số rất ít các côngtrìnhnghiên cứuđộclập về thực tiễnthực hiệnpháp luật về phí BVMT đốivới khai thác khoáng sản. Tương ứng với phần thực trạng pháp luật, nghiên cứunày chỉ tập trung phân tích thực tiễn phân bổ và sử dụng phí BVMT tại một số địa phương. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc quản lí và sử dụng nguồn thu từ phí BVMT ở các địaphương chưa hiệu quả, cònnhiều bất cập là do: i) Thiếu quy định rõ ràng về cơ chế phân bổ, quản lí và sử dụng nguồn thu từ phí BVMT; ii)Hệ thốngquản líphí BVMT chưaphù hợp (phí BVMT được nhập chung với các loại nguồn thu khác); vai trò của các cơ quan chuyên tráchvề môi trường trongviệc quản lí và sử dụng nguồn thu từ phí BVMT mờ nhạt; iii) Thiếu cơ chế cho sự tham gia của UBND cấp xã và cộng đồngbị ảnh hưởng. Đây cũng là bất cập chung trong chính sách pháp luật về phí của Việt Nam [102]. Nghiên cứu này là một nguồn tài liệucó ý nghĩa quan trọngcho luận án. 1.1.1.3. Tình hình nghiên cứu về quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về phí bảo vệ môi trường Như đã trình bày, các nghiên cứu về phí BVMT đa số được nghiên cứu trong tổng thể với các CCKT khác; vì vậy, việc nghiên cứu về quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về phí BVMT đa số được nghiên cứu chung với các CCKT khác, ít công trình nghiên cứu giải pháp hoàn thiện pháp luật phí BVMT độc lập. Cách tiếp cận về quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về phí BVMT của các nghiên cứu cũng khác nhau. Một số tác giả nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia đã áp dụng thành công phí BVMT đưa ra khuyến nghị và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng hệ thống pháp luật về phí BVMT [108], [109], [117]. Một số tác giả tập trung phân tích những điểm bất cập, hạn chế của pháp luật về phí BVMT Việt Nam và đưa ra đề xuất, giải pháp hoàn thiện pháp luật về phí BVMT từ những vướng mắc, bất cập của pháp luật [79], [99], [104], [107], [118], [119], [128], [129]. Nội dung cơ bản của các kiến nghị là: i) Xác định đốitượng chịu phí cho phù hợp với thực tế; ii) Xây dựng mức thu phí tương xứng với mức độ gây ô nhiễm và tốc độ lạm phát; iii) Thông số ô nhiễm thu phí phải phù hợp với điều kiện thu phí của Việt Nam; phương pháp tính phí phải phân biệt theo công nghệ xử lí ô nhiễm hoặc công nghệ khai thác; iv) Quy trình thu phí phải đơn giản và dễ thực hiện; v) Việc quản lí và sử dụng phí phải rõ ràng và bảo đảm đúng mục đích BVMT.
  • 22. 16 Tuy nhiên, do đặc thù pháp luật về phí BVMT trong thời gian qua có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng giai đoạn nên có một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật về phí BVMT không còn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Nghiên cứu sinh sẽ kế thừa những nghiên cứu đã có, phát triển và xây dựng giải pháp hoàn thiện theo quan điểm của nghiên cứu sinh thông qua việc phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về phí BVMT tại Đà Nẵng. 1.1.1.4.Tình hình nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới và bài học cho các nước đang phát triển Phí BVMT đã đem lại những hiệu quả nhất định trong việc BVMT ở các quốc gia, đặc biệt là các nước thuộc OECD. Đã có những công trình nghiên cứu đúc kết kinh nghiệm xây dựng và thực hiện phí BVMT ở các nước phát triển, các nước thuộc OECD cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm cho các nước đang phát triển [138], [143], [146], [151], [152]. Theo báo cáo của OECD (1999),phần lớn các nước thuộc OECD đều có mức phí khác biệt tùy thuộc vào khối lượng và chất lượng ô nhiễm. Phí BVMT còn phụ thuộc vào vấn đề thể chế chính trị và điều kiện kinh tế - xã hội của từng quốc gia. Các nhà nghiên cứu đã đúc kết những kinh nghiệm áp dụng phí BVMT ở các nước OECD, rút ra những bài học bổ ích và khuyến nghị các nước đang phát triển cần học hỏi kinh nghiệm từ các nước OECD trong việc thiết kế và xây dựng chương trình thu phí BVMT. Jean-Philippe Barde đã chỉ ra 10 điều kiện chìa khóa để giúp các nước đang phát triển áp dụng hiệu quả phí BVMT. Những đúc kết kinh nghiệm của các nhà khoa học trên thế giới về phí BVMT tạo cơ sở nền tảng vững chắc để các nhà hoạch định chính sách Việt Nam học tập kinh nghiệm trong việc thiết kế và xây dựng chính sách pháp luật phí BVMT phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. 1.1.2. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu 1.1.2.1. Đánh giá những kết quả nghiên cứu đã đạt được, những kết quả luận án sẽ kế thừa Một là, các nghiên cứu đã khái quát hóa một số vấn đề lí luận cơ bản về CCKT trong BVMT và phí BVMT. Nội dung chủ yếu mà các nghiên cứu đề cập đến đó là đặc điểm cơ bản của CCKT, nguyên tắc nền tảng khi xây dựng CCKT trong BVMT và phí BVMT cần phải bảo đảm là “Người gây ô nhiễm phải trả”, việc thiết kế phí
  • 23. 17 BVMT nếu không chặt chẽ thì sẽ không mang lại lợi ích đáng kể về kinh tế và môi trường. Các nghiên cứu tạo nền tảng quan trọng để nghiên cứu sinh xây dựng cơ sở lí luận về phí BVMT và pháp luật về phí BVMT. Hai là, các nghiên cứu đã phân tích được những ưu điểm nổi bật của phí BVMT cũng như những hạn chế của phí BVMT. Qua đó cho thấy phí BVMT không phải là chìa khóa vạn năng để giải quyết được triệt để bài toán môi trường. Để quản lí và BVMT một cách hiệu quả, cần áp dụng quy định về phí BVMT kết hợp với các công cụ khác, đặc biệt là công cụ mệnh lệnh - kiểm soát. Nghiên cứu này có ý nghĩa rất quan trọng đối với luận án, giúp nghiên cứu sinh không tuyệt đối hóa vai trò của phí BVMT trong quá trình nghiên cứu. Ba là, các nghiên cứu đã phân tích một số ưu điểm và bất cập của pháp luật Việt Nam về phí BVMT cũng như những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về phí BVMT tại địa phương. Tuy nhiên, pháp luật về phí BVMT đã có sự thay đổi qua các giai đoạn và các nghiên cứu chủ yếu dựa trên cơ sở pháp lí của các giai đoạn điều chỉnh pháp luật trước đây; do đó, khi phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật hiện hành, nghiên cứu sinh sẽ chọn lọc các kết quả nghiên cứu đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu nghiên cứu của luận án. Bốn là, các nghiên cứu về quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về phí BVMT đa số được nghiên cứu trong tổng thể với các CCKT khác. Các nghiên cứu về CCKT trong BVMT có phạm vi điều chỉnh rộng hơn phí BVMT nên các kết quả nghiên cứu sẽ được nghiên cứu sinh kế thừa có chọn lọc và phát triển nhằm giải quyết các vấn đề mà luận án đặt ra. 1.1.2.2. Những vấn đề còn bỏ ngỏ, hoặc còn tranh luận, hoặc chưa được nghiên cứu thấu đáo Một là, một số vấn đề lí luận về phí BVMT và pháp luật về phí BVMT chưa được nghiên cứu dưới góc độ pháp lí như khái niệm phí BVMT, khái niệm pháp luật về phí BVMT, nội dung cơ bản của pháp luật về phí BVMT. Hai là, do đặc thù pháp luật về phí BVMT ở Việt Nam trong những năm qua chưa mang tính ổn định, thường xuyên thay đổi nên đến hiện nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về phí BVMT theo quy định hiện hành, chủ yếu là các nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật của các giai đoạn
  • 24. 18 trước đó; đặc biệt chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về thực tiễn thực hiện pháp luật về phí BVMT tại Đà Nẵng, Thứ ba, các nghiên cứu về quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về phí BVMT đa số được nghiên cứu trong tổng thể với các CCKT khác. Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu độc lập về quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật phí BVMT theo pháp luật hiện hành. 1.2. Cơ sở lí thuyết 1.2.1. Một số cơ sở lí thuyết được sử dụng làm cơ sở cho việc nghiên cứu Thứ nhất, luận án được thực hiện trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin Tăng trưởng kinh tế kết hợp với BVMT sống hiện đang là lựa chọn tối ưu trong chiến lược phát triểnbền vững của các quốc gia. Cơ sở lí luận để giải quyết hài hòa các vấn đề nảy sinh từ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và BVMT đó là dựa vào Triết học Mác - Lênin. Theo đó, chúng ta cần: i) Có quan điểm hệ thống, toàn diện và phát triểnkhi nghiên cứu vấn đề này; ii) Cần dựa vào bản chất của chế độ xã hội và sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại; iii) Điều khiển hoạt động có ý thức của con người với tư cách chủ thể trong quá trình tác động vào tự nhiên [21, tr.38 - 41]. Thứ hai, lí thuyếtkinhtế họcmôi trường vànguyên tắcphân bổchi phímôi trường BVMT luôn gắn với các chi phí môi trường. Phí BVMT là một trong các CCKT tạo nguồn thu để đảm bảo một phần chi phí trong BVMT. Nguyên tắc để xây dựng chính sách quản lí môi trường là làm thế nào để phân bổ các chi phí môi trường một cách hợp lý, phải xác định cụ thể phân bổ vào giai đoạn nào (khai thác, sản xuất, hay tiêu thụ) và ai sẽ là người chịu các chi phí này. Chi phí môi trường không chỉ đơn giản là chi phí phục hồi các thiệt hại mà còn liên quan đến các chi phí khác như chi phí bồi thường cho nạn nhân, chi phí cho các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm, cho tới các chi phí liên quan tới giao dịch và quản lý. Chủ thể có trách nhiệm đối với chi phí môi trường liên quan đến nhiều bên khác nhau như các đơn vị sản xuất, người tiêu dùng, các cá nhân, và cả các cơ quan quản lý nhà nước. Để đảm bảo cho việc phân bổ chi phí môi trường hiệu quả và công bằng giữa các chủ thể có liên quan, cần có sự điều chỉnh của pháp luật. Nhà nước đã vận dụng lí thuyết kinh tế học môi trườngvà nguyên tắc phân bổ chi phí môi trường để ban hành hệ thống pháp luật quy định cách thức phân bổ các chi phí môi trường, các giai đoạn phân bổ chi phí môi trường, chủ thể có nghĩa vụ chịu chi phí môi trường. Bằng sức
  • 25. 19 mạnh cưỡng chế, Nhà nước đảm bảo cho các quy định về phân bổ chi phí môi trường được thực hiện trong thực tiễn. Phí BVMT là CCKT yêu cầu các cơ sở sản xuất, hộ gia đình trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc sinh hoạt có hoạt động xả thải gây ô nhiễm thì phải chịu chi phí môi trường. Để đảm bảo việc thực thi trách nhiệm chịu chi phí môi trường của các chủ thể xả thải gây ô nhiễm có hiệu quả, Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật về phí BVMT quy định rõ đối tượng chịu phí; mức phí mà chủ thể xả thải gây ô nhiễm chi trả phải tương xứng với mức độ gây ô nhiễm; quy định về cách thức quản lí và sử dụng phí BVMT nhằm đảm bảo phí BVMT được phân bổ hiệu quả và sử dụng đúng mục đích trong hoạt động quản lí và BVMT. Thứ ba, các nguyêntắccơ bảnxây dựng công cụ kinh tế trongbảovệ môi trường Cơ sở lí thuyết của luận án còn dựa trên các nguyên tắc nền tảng để xây dựng các CCKT trong BVMT, đó là nguyên tắc “Người gây ô nhiễmphảitrả”, nguyên tắc “Kích thích lợi ích kinh tế”, nguyên tắc “Bảo đảm sự phát triển bền vững”, trong đó nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả”là nguyên tắc trọng tâm, đã được đa số các quốc gia trên thế giới áp dụng khi xây dựng và ban hành pháp luật về các CCKT trong BVMT. Việc vận dụng phù hợp các nguyên tắc trongBVMT sẽ đảm bảo được hiệu lực và hiệu quả của pháp luật về phí BVMT đối với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Luận án được triển khai với một số câu hỏi nghiên cứu chủ đạo và giả thuyết nghiên cứu sau: (1) Về khía cạnh lí luận • Câu hỏi nghiên cứu: Phí BVMT là gì? Ra đời từ khi nào, quá trình hình thành và phát triển của phí BVMT như thế nào? Đặc điểm, vai trò của phí BVMT? Phí BVMT và thuế BVMT có khác nhau không? Giả thuyết nghiên cứu: Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về phí BVMT; việc xác định đặc điểm, vai trò của phí BVMT được xác định chung với đặc điểm, vai trò của các CCKT khác, chưa có cách hiểu thống nhất về đặc điểm và vai trò của phí BVMT; sự phân biệt về phí BVMT và thuế BVMT cũng không thống nhất, có quan điểm đồng nhất giữa thuế BVMT và phí BVMT nhưng cũng có quan điểm cho rằng phí BVMT và thuế BVMT khác nhau. Kết quả nghiên cứu: Đưa ra cách hiểu của nghiên cứu sinh về vấn đề này để đảm bảo cho việc nghiên cứu đề tài luận án.
  • 26. 20 • Câu hỏi nghiên cứu: Khái niệm pháp luật về phí BVMT được hiểu như thế nào? Pháp luật về phí BVMT ở Việt Nam được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc nào? Mức độ áp dụng các nguyên tắc cơ bản đối với pháp luật về phí BVMT ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Giả thuyết nghiên cứu: Hiện nay những vấn đề nêu trên của pháp luật về phí BVMT ở Việt Nam chưa được nghiên cứu đầy đủ và cụ thể. Kết quả nghiên cứu: đưa ra khái niệm pháp luật về phí BVMT dựa trên các cơ sở pháp lí hiện hành, xác định nguyên tắc cơ bản của pháp luật về phí BVMT ở Việt Nam, xác định mức độ áp dụng nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả” đối với pháp luật về phí BVMT đối với nước thải và đối với khai thác khoáng sản. • Câu hỏi nghiên cứu: Pháp luật về phí BVMT bao gồm những nộidung cơ bản nào? Giả thuyết nghiên cứu: Hiện nay vấn đề nội dung cơ bản của pháp luật về phí BVMT chưa được các nghiên cứu quan tâm đến. Kết quả nghiên cứu: Xác định rõ các nội dung cơ bản thuộc sự điều chỉnh của pháp luật về phí BVMT. • Câu hỏi nghiên cứu: Kinh nghiệm của thế giới trong việc thiết kế và xây dựng chính sách pháp luật về phí BVMT? Giả thuyết nghiên cứu: Việc thiết kế và xây dựng chính sách pháp luật về phí BVMT cần phải chặt chẽ và đảm bảo có sự phù hợp với đặc thù phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của từng quốc gia. Kết quả nghiên cứu: Kinh nghiệm của các nước về phí BVMT sẽ là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoạch định chính sách pháp luật về phí BVMT, giúp nghiên cứu sinh đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về phí BVMT tại Việt Nam. (2) Về khía cạnh pháp luật thực định • Câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng pháp luật về phí BVMT của Việt Nam được điềuchỉnh như thế nào? Việc thực hiện pháp luật về phí BVMT ở Việt Nam nói chung và ở Đà Nẵng nói riêng hiện nay như thế nào? Giả thuyết nghiên cứu: Pháp luật về phí BVMT sẽ có những ưu điểm và bất cập nhất định, có thể phù hợp hoặc không phù hợp đối với sự điều chỉnh của các quan hệ xã hội trong những giai đoạn nhất định. Việc thực hiện pháp luật về phí BVMT có thể đạt được hiệu quả hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy định của pháp luật, quá trình tổ chức thực hiện của các địa phương.
  • 27. 21 Kết quả nghiên cứu: Tìm được những bất cập, hạn chế của hệ thống pháp luật về phí BVMT của Việt Nam và những bất cập, hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về phí BVMT, xác định được nguyên nhân của những bất cập, hạn chế đó. (3) Đề xuất, kiến nghị • Câu hỏi nghiên cứu: Với những tồn tại, bất cập về phí BVMT cần có phương hướng, giải pháp gì để khắc phục và hoàn thiện các quy định của pháp luật về phí BVMT? Giả thuyết nghiên cứu: Hiện nay ở Việt Nam chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về các loại phí BVMT nên chưa có một nghiên cứu nào đưa ra một giải pháp tổng thể và đồng bộ để khắc phục những lỗ hổng, bất cập của pháp luật phí BVMT. Kết quả nghiên cứu: Vì đề tài của tác giả tập trung nghiên cứu tổng thể về phí BVMT nên sẽ đưa ra các phương hướng và giải pháp mang tính hệ thống để hoàn thiện quy định pháp luật về phí BVMT, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia. Kết luận chương 1 Đã có nhiều công trình trong nước và ngoài nước nghiên cứu về những nội dung có liên quan đến đề tài. Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau liên quan đến phí BVMT, tạo nền tảng để tác giả kế thừa và tìm ra điểm mới trong nghiên cứu phí BVMT dưới góc độ pháp lí. Một cách khái quát nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy: 1. Trên thế giới, nghiên cứu về CCKT trong BVMT nói chung và công cụ phí BVMT nói riêng là vấn đề được các nhà khoa học rất quan tâm. Các nghiên cứu đã tập trung phân tích bản chất, vai trò của CCKT trong BVMT, các nguyên tắc cơ bản để thiết kế và xây dựng CCKT. Những nghiên cứu này tạo cơ sở pháp lí quan trọng để các nước đang phát triển như Việt Nam có thể tham khảo trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật phí BVMT. 2. Ở Việt Nam, đã có những nghiên cứu về phí BVMT nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về phí BVMT, chủ yếu là các nghiên cứu về phí BVMT chung với các CCKT khác. Pháp luật về phí BVMT của Việt Nam trong thời gian qua không mang tính ổn định, hiệu lực và hiệu quả của pháp luật về phí BVMT trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường còn hạn chế; trong khi đó lại
  • 28. 22 thiếu vắng các nghiên cứu mới về phí BVMT để phân tích các bất cập, hạn chế của hệ thống pháp luật về phí BVMT hiện hành, tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật về phí BVMT. 3. Để đạt được mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, luận án dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, lí thuyết kinh tế học môi trường, nguyên tắc cơ bản “Người gây ô nhiễm phải trả”, nguyên tắc “ Bảo đảm sự phát triển bền vững” và nguyên tắc “Kích thích lợi ích kinh tế” để triển khai nghiên cứu. Tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu một cách linh hoạt, phù hợp với từng phần nội dung nghiên cứu. 4. Tổng quan tài liệu nghiên cứu tại Chương 1 là cơ sở để tác giả đi sâu nghiên cứu các nội dung cụ thể của các chương tiếp theo trong luận án.
  • 29. 23 CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 2.1. Những vấn đề lí luận về phí bảo vệ môi trường 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của phí bảo vệ môi trường 2.1.1.1. Khái niệm phí bảo vệ môi trường Hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế và BVMT sinh thái, trong đó có việc huy động nguồn lực để bảo đảm sự phát triển bền vững đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, nhiều công cụ quản lí đã được áp dụng để BVMT. Nhóm công cụ mệnh lệnh - hành chính được ưu tiên sử dụng vì ban đầu việc BVMT được coi là trách nhiệm của nhà cầm quyền tại các nước phát triển [131]. Sử dụng công cụ mệnh lệnh - hành chính, các quốc gia đã ban hành hệ thống pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường và thiết lập bộ máy hành chính để kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường của các chủ thể gây ô nhiễm. Các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thực hiện đúng các quy định về BVMT bằng cách đầu tư trang thiết bị xử lí chất thải sao cho mức phát thải của doanh nghiệp không được vượt quá quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép. Nếu không thực hiện, các doanh nghiệp sẽ bị phạt hoặc buộc phải ngưng hoạt động. Việc phải bỏ ra một khoản tiền để chi cho hoạt động BVMT theo cơ chế của công cụ mệnh lệnh - hành chính được coi là gánh nặng chi phí đối với doanh nghiệp vì các chi phí này sẽ làm tăng giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, lợi nhuận doanh nghiệp giảm sút. Công cụ mệnh lệnh - hành chính trong BVMT là cần thiết nhưng đã tạo ra mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế của doanh nghiệp và lợi ích môi trường của cộng đồng. Càng tuân thủ chặt chẽ hệ thống pháp luật và quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường thì chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra càng cao mặc dù lợi ích môi trường đạt được rất cao. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp không có đủ khả năng tài chính chi cho hoạt động BVMT để có thể đáp ứng một cách đầy đủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường mà chính phủ quy định, buộc doanh nghiệp phải đóng cửa. Điều này dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp thường tìm mọi biện pháp để né tránh pháp luật hoặc thực thi pháp luật một cách hình thức [132]. Đến giữa thập niên 80 của thế kỉ XX, cách tiếp cận về BVMT ở các nước phát triển đã có sự thay đổi rõ nét. Từ cách tiếp cận BVMT là trách nhiệm của riêng chính phủ thì nay BVMT đã được coi là trách nhiệm của toàn xã hội. Bên cạnh việc sử dụng công cụ mệnh lệnh - kiểm soát để giám sát chặt chẽ mức độ xả thải ô nhiễm của doanh
  • 30. 24 nghiệp, buộc doanh nghiệp phải áp dụng các giải pháp công nghệ để xử lí ô nhiễm, chính phủ các nước phát triểnđã bổ sung các CCKT trong quản lí và BVMT. Sử dụng CCKT trong quản lí và BVMT được hiểu là việc chính phủ can thiệp nhằm thay đổi hành vi của doanh nghiệp bằng việc tạo ra thị trường hay sử dụng các nguyên tắc thị trường để doanh nghiệp có động cơ kinh tế trong quyết định đầu tư và BVMT. Bản chất của CCKT là buộc các chủ thể gây ô nhiễm phải chi trả để bù đắp những tác động tiêu cực do hoạt động gây ô nhiễm cho môi trường. CCKT khiến doanh nghiệp phải cân nhắc, tính toán giữa lợi ích và chi phí để đưa ra quyết định có lợi nhất cho mình. So với công cụ mệnh lệnh - kiểm soát, CCKT có nhiều ưu điểm hơn về định hướng giảm thiểu ô nhiễm thông qua việc điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng và nhà sản xuất, thay đổi công nghệ, sử dụng các nguyên liệu thay thế. CCKT ngày càng được sử dụng rộng rãi ở các quốc gia trênthế giới, trong đó phí BVMT được sử dụng khá phổ biến. Về bản chất, phí BVMT là một CCKT không quá phức tạp khi áp dụng vì mức phí tối ưu chính và bằng với chi phí biên xử lí ô nhiễm của chủ thể xả thải. Tuy nhiên đến hiện nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất về phí BVMT. Đa số các tài liệu trên thế giới ít hướng tới việc đưa ra định nghĩa về phí BVMT mà hầu như tập trung đưa ra các căn cứ tính phí liên quan đến việc xả thải của các chủ thể gây tổn hại đối với môi trường. Các loại phí có căn cứ tính phí dựa trên việc xả thải chất gây ô nhiễm được coi là phí BVMT [138], [154]. Ở Việt Nam, phí BVMT lần đầu tiên được chính thức công nhận tại Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2001 về Phí và Lệ phí. Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10 chỉ quy định phí BVMT là loại phí cần được điều chỉnh, không quy định chi tiết các vấn đề pháp lí về phí BVMT; vì thế, Pháp lệnh không đưa ra khái niệm về phí BVMT. Để thi hành Pháp lệnh số 38/2001/PL- UBTVQH10, các nghị định lần lượt ra đời quy định về các loại phí BVMT đối với nước thải, đối với chất thải rắn, đối với khai thác khoáng sản. Theo xu hướng chung của thế giới, các Nghị định này cũng không đưa ra định nghĩa về phí BVMT, chủ yếu tập trung xác định các căn cứ tính phí. Ngày 25 tháng 11 năm 2015, Quốc hội ban hành Luật phí và lệ phí năm 2015 thay thế Pháp lệnh số 38/2001/PL- UBTVQH10. Luật phí và lệ phí năm 2015 đã điều chỉnh bổ sung một số loại phí BVMT và chuyển phí BVMT đối với chất thải rắn, phí vệ sinh môi trường sang giá dịch vụ. Cũng như các Nghị định trước đó, Luật phí và lệ phí năm 2015 cũng không đưa ra khái niệm về phí BVMT.
  • 31. 25 Không được quy định chính thức trong văn bản quy phạm pháp luật, vì vậy đã có những cách hiểu và định nghĩa khác nhau về phí BVMT. Tác giả sẽ đưa ra những góc độ tiếp cận khác nhau về khái niệm phí BVMT. Khái niệm phí BVMT theo quan điểm cơ quan thống kê Châu Âu Theo cách tiếp cận của cơ quan thống kê Châu Âu thì BVMT được hiểu là loại phí có căn cứ tính phí dựa trên các chất gây hại cho môi trường. Theo đó, phí BVMT được hiểu: một loại phí được xếp vào loại phí bảo vệ môi trường nếu căn cứ tính phí là một đơn vị vật chất (hoặc đại diện cho nó) của một vật gì đó đã được chứng minh sẽ gây ra một tác động có hại đặc biệt đến môi trường [85, tr.7]. Theo quan điểm này thì ngoài phí cơ bản như phí đối với nước thải, phí đối với khí thải, phí đối với khoáng sản, phí đối với tài nguyên, phí đối với tiếng ồn thì phí năng lượng và phí giao thông cũng được xếp vào loại phí BVMT. Để xác định một loại phí nào đó có phải là phí BVMT hay không, cơ quan thống kê Châu Âu đã đưa ra một số căn cứ tính phí tiêu biểu như: đo lường hoặc ước lượng các chất NOx, SO2 thải ra không khí; các chất phá hoại tầng Ozon như CFC hoặc Halon, đo lường hoặc ước lượng các chất BOD, COD thải ra nguồn nước; một số chất gây ô nhiễm cho môi trường nước không có nguồn cố định như thuốc trừ sâu, phân bón; tiếng ồn; sản phẩm năng lượng như xăng, dầu, than đá...; phương tiện giao thông cơ giới; sử dụng tài nguyên thiên nhiên như nước, khoáng sản... Theo khái niệm phí BVMT của cơ quan thống kê Châu Âu thì phí BVMT được hiểu theo nghĩa rộng, phí BVMT không chỉ là phí thu trên các chất gây ô nhiễm môi trường mà còn bao hàm các loại phí thu trên các chất gây hại cho môi trường. Khái niệm phí BVMT là phí phát thải ô nhiễm hoặc là phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm Tuy nhiên cũng có quan điểm tiếp cận phí BVMT theo nghĩa hẹp, đó là loại phí phát thải ô nhiễm. Theo quan điểm này thì phí BVMT được hiểu là loại phí được thu dựa trên khối lượng và thành phần chất gây ô nhiễm do chủ thể xả thải thải vào môi trường. Theo đó, người xả thải phảitrả một khoảntiềnnhất địnhcho mỗi đơn vị chất gây ô nhiễm thải vào môi trường - nguồn nước hay khí quyển [109, tr.30]. Cũng có tác giả tiếp cận phí BVMT dưới góc độ là phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm. Dưới góc độ này phí BVMT đước hiểu như sau: Phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm là phí đánh vào các chất gây ô nhiễm được thải ra môi trường nước, không khí, đất hoặc gây tiếng ồn làm ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Phí này được xác định trên cơ sở khối lượng và hàm lượng chất ô nhiễm [103, tr.31].
  • 32. 26 Khái niệm phí BVMT theo sự điều chỉnh của pháp luật Quan điểm tiếp cận về phí BVMT phổ biến ở Việt Nam là dựa vào mục đíchcủa việc thu phí nói chung và mục tiêu của phí BVMT nói riêng được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật tương ứng để hình thành khái niệm phí BVMT. Việt Nam đã trải qua việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bộ máy hành chính nhà nước mang nặng yếu tố chính trị, hoạt động của bộ máy hành chính chủ yếu vận hành theo cơ chế “xin - cho”. Bộ máy hành chính nhà nước chưa thực sự đóng vai trò là cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế. Các hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước liên quan đến người dân chủ yếu là mang tính “phục vụ”. Khi phục vụ công việc quản lí nhà nước đối với cá nhân và tổ chức, Nhà nước không thu tiền mà hoàn toàn bao cấp nên trong thời kì này chưa hình thành khái niệm phí [114, tr.19]. Cùng với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nhận thức về phí bắt đầu hình thành. Vai trò quản lí về kinh tế của nhà nước đã được khẳng định. Các hoạt động của bộ máy hành chính đã chuyển từ cơ chế “phục vụ” sang cơ chế “dịch vụ”. Việc thu tiền từ hoạt động phục vụ công việc quản lí nhà nước là cần thiết. Các quy định về phí được hình thành. Lần đầu tiên, khái niệm về phí được chính thức quy định trong Nghị định số 04/1999/NĐ-CP về phí, lệ phí thuộc Ngân sách Nhà nước ngày 30/01/1999 và chủ yếu đề cập đến phí thuộc Ngân sách nhà nước, chưa đề cập đến phí không thuộc Ngân sách nhà nước. Khi Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10 ra đời, khái niệm phí đã có sự khái quát cao hơn, bao gồm phí thuộc Ngân sách Nhà nước và phí không thuộc Ngân sách Nhà nước. Khái niệm về phí được hoàn thiện hơn trong Luật phí và lệ phí năm 2015: “Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhànước có thẩm quyềngiao cung cấp dịch vụ công được quyđịnh trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật này. Khái niệm cho thấy phí phát sinh khi tổ chức, cá nhân nhận được sự cung cấp dịch vụ công từ một chủ thể khác. Phí là khoản thu bắt buộc, nhằm bù đắp chi phí đã bỏ ra để thực hiện công việc, cung cấp dịch vụ công phục vụ người nộp phí, mức chi hoàn trả phải đảm bảo bù đắp chi phí cung cấp dịch vụ mà đối tượng nộp phí được sử dụng. Trong lĩnh vực quản lí và BVMT, phí BVMT được coi là một trong những CCKT
  • 33. 27 hữu hiệu để BVMT. Khoản 1 Điều 148 Luật BVMT năm 2014 quy định: “Tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường”. Mức phí BVMT được quy định trên cơ sở: i) Khối lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác động xấu đối với môi trường; ii) Mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường; iii) Sức chịu tải của môi trường tiếpnhận chất thải. Nguồn thu từ phí BVMT được sử dụng cho hoạt động bảo vệ môi trường. Tuy Luật BVMT năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác không đưa ra khái niệm phí BVMT nhưng với những mục tiêu và cơ sở tính phí BVMT được xác định rõ ràng trong Luật BVMT năm 2014, kết hợp với khái niệm phí được quy định trong Luật phí và lệ phí năm 2015 có thể định nghĩa phí BVMT như sau: “Phí BVMT là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường phải nộp nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp dịch vụ cho hoạt động BVMT”. 2.1.1.2. Đặc điểm của phí bảo vệ môi trường Trước hết, cần xem xét phí BVMT dưới góc độ là một CCKT. Với tư cách là một loại CCKT, phí BVMT có những đặc điểm chung của các CCKT khác, đó là: Thứ nhất, công cụ kinh tế trong bảovệ môi trườngcó tính linhhoạt và mềm dẻo Bản chất của CCKT là khuyến khích các chủ thể chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm hơn là biện pháp xử lí ô nhiễm của công cụ mệnh lệnh - kiểm soát. CCKT buộc các chủ thể gây ô nhiễm phải chi trả một khoản tiền nhất định để bù đắp cho những tác động tiêu cực do trong quá trình hoạt động sản xuất hoặc sinh hoạt mà họ đã gây ra cho môi trường. Do phải chi trả chi phí môi trường nên buộc các chủ thể, đặc biệt là các doanh nghiệp phải giải bài toán lợi ích và chi phí để đưa ra quyết định có lợi nhất cho mình. Điều này khiến doanh nghiệp phải chủ động cân nhắc một cách linh hoạt các phương án tối ưu trong hoạt động sản xuất và tiêu dùng để vừa thực hiện được biện pháp có lợi hơn cho môi trường nhưng đồng thời có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Đây được gọi là nguyên tắc lợi đôi đường “Win - Win” principle, được hình thành nhờ việc áp dụng tốt CCKT trong BVMT - nguyên tắc mà công cụ mệnh lệnh, hành chính không thể xây dựng được trong quá trình quản lí môi trường đối với doanh nghiệp [97]. Thứ hai, so với công cụ mệnh lệnh - hành chính, công cụ kinh tế có tính hiệu
  • 34. 28 quả cao hơn trong quản lí và bảo vệ môi trường Về bản chất công cụ mệnh lệnh - hành chính là công cụ pháp luật, chính sách và hệ thống. Để đảm bảo mục tiêu BVMT, chính phủ các quốc gia ban hành hệ thống luật pháp, quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường và hình thành bộ máy hành chính để kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các chủ thể. Khi môi trường bị ô nhiễm, chủ thể phải bỏ chi phí ra để xử lí và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của môi trường chính là chính phủ. Như vậy, với việc sử dụng công cụ mệnh lệnh - hành chính trong BVMT, chính phủ phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn để BVMT gồm chi phí hình thành bộ máy hành chính đảm bảo việc kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp xả thải và chi phí xử lí, thực hiện các biện pháp BVMT khi môi trường bị ảnh hưởng tiêu cực. Không chỉ chính phủ phải bỏ ra một nguồn chi phí lớn mà doanh nghiệp cũng phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để đầu tư trang thiết bị xử lí chất thải đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép. Nếu thực hiện đầy đủ và chặt chẽ các quy chuẩn, tiêu chuẩn thì chi phí doanh nghiệp bỏ ra để đảm bảo các điều kiện đó là rất lớn, nhiều trường hợp doanh nghiệp phải đóng cửa vì chi phí bỏ ra là quá lớn so với khả năng của doanh nghiệp. Trong khi đó, CCKT trong BVMT sử dụng lợi ích kinh tế để định hướng hành vi BVMT, do đó các hành vi môi trường được điều chỉnh một cách tự giác. Các chủ thể, đặc biệt là doanh nghiệp phải chủ động có các phương án tối ưu để BVMT trong quá trình sản xuất và tiêu dùng để hạn chế chi phí môi trường, đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp. Thông qua việc thu phí BVMT tính trên khối lượng và thành phần phát thải, Nhà nước có thể nắm được thực trạng của từng doanh nghiệp, biết được nồng độ chất gây ô nhiễm có trong nước thải mà không cần phải tiến hành nhiều biện pháp kiểm tra, đo đạc, khảo sát vừa tốn kém nhiều chi phí, vừa phát sinh thêm nhiều hoạt động quản lý. Nhờ vậy mà các chi phí quản lí của nhà nước được giảm thiểu, đồng thời làm tăng hiệu quả quản lí và BVMT của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều này thực sự có ý nghĩa trong điều kiện hiện nay của Việt Nam vì kinh phí dành cho hoạt động môi trường ở nước ta chưa nhiều, bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường chưa có cơ sở vững chắc, đội ngũ cán bộ còn thiếu. CCKT còn mang lại những hiệu quả khác trong quản lí và BVMT, đó là: i) Tạo một nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước để đầu tư trở lại cho môi trường nếu CCKT được thiết kế và xây dựng một cách chặt chẽ; ii) Góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm. Lí do là chi phí khi sử dụng CCKT thấp hơn so với công cụ mệnh lệnh - hành chính và CCKT tác động đến lợi ích kinh
  • 35. 29 tế của các cá nhân, doanh nghiệp nên các chủ thể phải tính đến việc sử dụng nguồn tài nguyên như thế nào cho tiết kiệm và hiệu quả nhất mà không ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của mình. Thứ ba, công cụ kinh tế trong bảovệ môi trường có tính công bằng về mặt xã hội. Nguyên tắc cơ bản để hình thành CCKT trong BVMT là người gây ô nhiễm phải trả. Theo đó, các tổ chức và cá nhân gây ô nhiễm phải chi trả một khoản tiền nhất định cho mỗi đơn vị chất gây ô nhiễm, nồng độ chất gây ô nhiễm càng cao thì số phí nộp càng lớn. Vì thế, CCKT đã thiết lập được sự công bằng giữa các chủ thể gây ô nhiễm. Ngoài việc xem xét phí BVMT dưới góc độ là một CCKT, cần xem xét phí BVMT trong mối tương quan với các loại phí khác. Để xác định được đặc điểm của phí BVMT cần xác định được đặc điểm của phí. Một cách khái quát, phí có các đặc điểm sau [114, tr.22 - 23]: - Phí luôn gắn liền với việc sử dụng một dịch vụ do Nhà nước cung cấp hoặc do Nhà nước ủy quyền hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân cung cấp. - Dịch vụ gắn liền với thu phí là dịch vụ công. Ngay cả khi Nhà nước chuyển giao dịch vụ này cho tư nhân cung ứng thì Nhà nước vẫn có vai trò điều tiết đặc biệt để đảm bảo sự công bằng trong việc phân phối các dịch vụ này và để khắc phục các khiếm khuyết của thị trường. - Phí được xây dựng trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc bù đắp chi phí, là khoản thu có tính chất bồi hoàn trực tiếp. Về lí thuyết, phí còn phải đảm bảo những nguyên tắc khác nhưng nguyên tắc bù đắp chi phí được coi là nguyên tắc chủ yếu để các quốc gia trên thế giới quy định mức phí. Mục đích thu phí là nhằm bù đắp chi phí đã bỏ ra để thực hiện công việc, cung cấp dịch vụ phục vụ người nộp phí, mức chi hoàn trả phải bảo đảm bù đắp chi phí cung cấp các dịch vụ mà đối tượng nộp phí được sử dụng. Trên cơ sở đó mới khuyến khích được các tổ chức, cá nhân có điều kiện và khả năng đầu tư vốn để thực hiện các công việc, dịch vụ có thu phí. Cần có sự phân biệt giữa phí và giá cả. Giá cả là giá trị dưới dạng bằng tiền của hàng hoá, dịch vụ. Giá cả là số tiền trả cho một số lượng hàng hoá, dịch vụ nào đó. Giá cả được quyết định bởi quan hệ thị trường, theo quy luật giá trị, do quy luật cung cầu chi phối. Lợi nhuận là bộ phận quan trọng cấu thành cơ cấu giá. Các chủ thể kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thu được lợi nhuận thông qua áp dụng cơ chế giá. Giá do từng cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tự quyết định. Trong khi đó, phí do Nhà
  • 36. 30 nước quy định, chủ yếu dựa vào nguyên tắc bù đắp, lấy thu bù chi. Mức thu phí đối với các dịch vụ do cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước giao cung cấp dịch vụ phải đảm bảo thu hồi vốn trong thời gian hợp lí, phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp phí. Việc thu phí không vì lợi nhuận và trong các yếu tố cấu thành mức phí không bao gồm lợi nhuận. Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã chủ trương xã hội hóa một số dịch vụ công nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo quyền lợi của người thụ hưởng. Từ ngày 01/01/2017, có 17 sản phẩm - dịch vụ chuyển từ phí sang giá dịch vụ. Sự chuyển đổi này cho thấy có thể là cùng một dịch vụ sự nghiệp công nhưng có thể thu theo hai hình thức khác nhau hoặc là phí hoặc là giá dịch vụ. Cần phân biệt giữa phí và giá dịch vụ. Nếu thu theo hình thức phí, mức thu do Nhà nước quy định, chủ yếu mang tính phục vụ, không bao gồm lợi nhuận. Nếu thu theo hình thức giá dịch vụ, mức thu do tổ chức, cá nhân ngoài Nhà nước quy định hoặc thu theo mức trần do Nhà nước quy định nhưng phải bảo đảm bù đắp chi phí và có lợi nhuận. Từ việc phân tích đặc điểm của phí, có thể khái quát đặc điểm của phí BVMT với tư cách là một CCKT trong BVMT như sau: - Phí BVMT gắn liền với việc sử dụng dịch vụ liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường, cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ thể cung cấp dịch vụ. Đối với nước thải, dịch vụ được thực hiện đó chính là dịch vụ thu gom nước thải, thực hiện việc phòng ngừa, hạn chế, kiểm soát ô nhiễm môi trường do nước thải; tổ chức thực hiện các giải pháp, phương án công nghệ, kỹ thuật xử lý nước thải. Đối với khai thác khoáng sản, các hoạt động mà cơ quan nhà nước thực hiện đó là: i) Phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra; ii) Khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra; iii) Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tái tạo cảnh quan môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản. Các loại phí khác, chủ thể cung cấp dịch vụ cho đối tượng nộp phí có thể là do Nhà nước cung cấp hoặc do Nhà nước ủy quyền hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân cung cấp. Tuy nhiên, phí BVMT có đặc thù riêng so với các loại phí khác nên hiện nay chủ yếu là cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều này được thể hiện rõ qua các quy định về quản lí và sử dụng phí BVMT. Theo quy định, phí BVMT đối với khai thác khoáng sản không kể dầu thô và khí thiên nhiên, khí than là khoản thu ngân sách địaphương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản. Trong khi đó, phí BVMT đối