SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
NGUYỄN CÔNG HOAN
NGHIÊN CỨU SINH TRƢỞNG VÀ CẤU TRÚC
LÀM CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
GÓP PHẦN KINH DOANH RỪNG TRỒNG TẾCH
(TECTONA GRANDIS L. F.) TẠI SƠN LA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
NGUYỄN CÔNG HOAN
NGHIÊN CỨU SINH TRƢỞNG VÀ CẤU TRÚC
LÀM CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
GÓP PHẦN KINH DOANH RỪNG TRỒNG TẾCH
(TECTONA GRANDIS L. F.) TẠI SƠN LA
Chuyên ngành: LÂM SINH
Mã số: 62620205
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS. TS. VŨ TIẾN HINH
2. PGS. TS. NGUYỄN VĂN SINH
THÁI NGUYÊN - 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả những
số liệu trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng có ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Ngƣời viết cam đoan
Nguyễn Công Hoan
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành theo chương trình đào tạo Tiến sĩ hệ chính quy
tập trung khóa 2019 - 2012 của Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên.
Để hoàn thành luận án, tác giả đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi của tập thể Bộ môn Lâm sinh - Trồng rừng, Ban Chủ nhiệm
Khoa Lâm Nghiệp, Khoa Sau Đại học, Ban Sau Đại học - Đại học Thái Nguyên và
lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đối với địa phương, tác giả đã
nhận được những sự giúp đỡ của bà con các dân tộc tại các xã của huyện Mai Sơn
và Yên Châu mà tác giả đã đến thu thập số liệu đề tài. Nhân dịp này, tác giả xin bày
tỏ lòng biết ơn đối với sự giúp đỡ quý báu đó.
Kết quả của luận án này không thể tách rời sự chỉ dẫn của tập thể hướng dẫn
khoa học là GS. TS Vũ Tiến Hinh, Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam và PGS.
TS Nguyễn Văn Sinh, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Việt Nam. Nhân dịp
này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tập thể các thầy hướng dẫn.
Xin được cảm ơn sự khuyến khích, giúp đỡ của gia đình, cùng bạn bè và
đồng nghiệp xa gần, đó là nguồn khích lệ và cổ vũ to lớn đối với tác giả trong quá
trình thực hiện và hoàn thành công trình này.
Tác giả
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH...........................................................................................x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ...............................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................2
4. Những đóng góp mới của đề tài..............................................................................3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................4
1.1. Đặc điểm phân loại và phân bố tự nhiên của Tếch.........................................4
1.1.1. Đặc điểm phân loại ...............................................................................4
1.1.2. Phân bố tự nhiên của Tếch........................................................................4
1.2. Những nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam..................................................5
1.2.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng trồng trên Thế giới..........................5
1.2.2. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng trồng ở Việt Nam..........................18
1.3. Những công trình nghiên cứu về cây Tếch trên Thế giới và Việt Nam .................26
1.3.1. Thế giới..................................................................................................26
1.3.2. Ở Việt Nam............................................................................................29
1.4. Thảo luận chung...............................................................................................31
Chƣơng 2. ĐIỀUKIỆNTỰNHIÊN,XÃHỘIKHUVỰCNGHIÊNCỨU.................33
2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................33
2.1.1. Ví trí địa lý.............................................................................................33
2.1.2. Địa hình, địa thế ....................................................................................33
2.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng ............................................................................33
2.1.4. Khí hậu, thuỷ văn ..................................................................................34
2.2. Dân tộc, dân số và lao động.............................................................................35
iv
Chƣơng 3. ĐỐITƢỢNG,NỘIDUNGVÀPHƢƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU................36
3.1. Vật liệu nghiên cứu ..........................................................................................36
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................36
3.1.2. Tên, đặc điểm hình thái thực vật của loài nghiên cứu...........................36
3.1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài...............................................................37
3.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................37
3.2.1. Lịch sử gây trồng và phát triển rừng Tếch tại Sơn La...........................37
3.2.2. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc ...............................................................37
3.2.3. Nghiên cứu phân cấp sinh trưởng cây rừng...........................................38
3.2.4. Nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng rừng............................................38
3.2.5. Nghiên cứu sinh khối và tích lũy các bon .............................................38
3.2.6. Đề xuất biện pháp kỹ thuật cho rừng trồng Tếch tại Sơn La.................38
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................38
3.3.1. Quan điểm và phương pháp luận...........................................................38
3.3.2. Phương hướng giải quyết vấn đề...........................................................40
3.3.3. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................40
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu .....................................................................45
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................51
4.1. Lịch sử gây trồng và phát triển rừng Tếch tại Sơn La.................................51
4.1.1. Nguồn gốc rừng trồng Tếch tại khu vực nghiên cứu.............................51
4.1.2. Đặc điểm rừng trồng Tếch tại khu vực nghiên cứu...................................53
4.2. Nghiên cứu một số quy luật cấu trúc rừng trồng Tếch ................................54
4.2.1. Quy luật phân bố số cây theo đường kính..............................................55
4.2.2. Quy luật phân bố số cây theo chiều cao.................................................58
4.2.3. Nghiên cứu một số quy luật tương quan rừng trồng Tếch....................61
4.3. Nghiên cứu phân cấp sinh trƣởng cây rừng..................................................69
4.3.1. Xác định cấp đất cho những lâm phần Tếch .........................................69
4.3.2. Xây dựng hàm phân loại cấp sinh trưởng..............................................70
4.3.3. Phân hóa và tỉa thưa rừng trồng Tếch....................................................72
v
4.4. Nghiên cứu sinh trƣởng, tăng trƣởng rừng trồng Tếch ...............................76
4.4.1. Khảo sát các hàm sinh trưởng ................................................................77
4.4.2. Nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng đường kính..................................80
4.4.3. Nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng chiều cao.....................................83
4.4.4. Nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng thể tích ........................................87
4.5. Nghiên cứu sinh khối và tích lũy các bon rừng trồng Tếch .........................90
4.5.1. Nghiên cứu cấu trúc sinh khối cây tiêu chuẩn .......................................91
4.5.2. Xác định sinh khối khô cây gỗ rừng trồng Tếch..................................100
4.5.3. Trữ lượng các bon tích lũy trong rừng trồng Tếch...............................107
4.6. Đề xuất biện pháp kỹ thuật cho rừng trồng Tếch tại Sơn La....................116
4.6.1. Cơ sở khoa học cho đề xuất .................................................................116
4.6.2. Một số đề xuất......................................................................................122
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................116
1. Kết luận..............................................................................................................129
2. Tồn tại.................................................................................................................131
3. Kiến nghị............................................................................................................131
CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ...................132
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................133
PHỤ LỤC...............................................................................................................146
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
A Tuổi cây
BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn
C Các bon
CDM Cơ chế phát triển sạch
CHDC Cộng hòa dân chủ
D1,3 (cm) Đường kính ngang ngực
Dg0 (cm) Đường kính bình quân theo tiết diện
Dt (m) Đường kính tán
D1,3 Đường kính thân bình quân
Dt Đường kính tán bình quân
OTC Ô tiêu chuẩn
G (m2
) Tiết diện ngang
H0 Chiều cao ưu thế
Hvn (m) Chiều cao vút ngọn
Hdc (m) Chiều cao dưới cành
Hvn Chiều cao vút ngọn bình quân
Hdc Chiều cao dưới cành bình quân
IPCC Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
M (m3
) Trữ lượng
Mt C Triệu tấn các bon
Mci Trữ lượng các bon của bộ phận i
N/otc; N/ha Số cây trên ô tiêu chuẩn; số cây trên ha
Nopt; Nc; Nnd Mật độ tối ưu; số cây chặt; số cây nuôi dưỡng
Nidi Số cây thứ i nằm trong cỡ kính di
L (m) Chiều dài men thân cây chặt ngả
Ln (m) Chiều dài đoạn ngọn
vii
PT Phương trình
Pd Suất tăng trưởng đường kính
Ph Suất tăng trưởng chiều cao
Pv Suất tăng trưởng thể tích
Pki Tỷ lệ sinh khối khô của bộ phận i
P2th, P2c, P2l Tỷ lệ sinh khối khô bộ phận thân, cành, lá cây bụi thảm tươi
P3 Tỷ lệ sinh khối khô bình quân của 5 mẫu sấy
V (m3
) Thể tích
St Diện tích tán bình quân
St (m2
) Diện tích tán
Zd Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm của đường kính
Zh Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm của chiều cao
Zv Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm của thể tích
∆d Tăng trưởng bình quân chung của đường kính
∆h Tăng trưởng bình quân chung của chiều cao
∆v Tăng trưởng bình quân chung của thể tích
Wk Sinh khối khô
Wt Sinh khối tươi
Wki Sinh khối khô bộ phận i
Wti Sinh khối tươi bộ phận i
W2k Sinh khối khô của bộ phận cây bụi thảm tươi/ha
W2tht, W2ct, W2lt Sinh khối tươi bộ phận thân, cành, lá cây bụi thảm tươi
W3t; W3k Sinh khối tươi, khô của bộ phận thảm mục trên/ha
0,485 Hệ số chuyển đổi các bon
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Các hàm lý thuyết được sử dụng để mô tả quá trình sinh trưởng .........49
Bảng 4.1. Tổng hợp diện tích rừng trồng Tếch tại Sơn La....................................52
Bảng 4.2. Kết quả phân bố N/D1,3 theo hàm Weibull cho 54 lâm phần Tếch .......56
Bảng 4.3. Kết quả phân bố N/Hvn theo hàm Weibull cho 54 lâm phần Tếch........59
Bảng 4.4. Kết quả phân tích tương quan Hvn/D1,3 bằng hàm đường thẳng............62
Bảng 4.5. Kết quả phân tích tương quan Hvn/D1,3 bằng hàm Logarit ....................63
Bảng 4.6. Kết quả phân tích tương quan Hvn/D1,3 bằng hàm Parabon...................64
Bảng 4.7. Kết quả phân tích tương quan Hvn/D1,3 bằng hàm mũ...........................65
Bảng 4.8. Tập hợp các dạng phương trình tương quan Hvn/D1,3............................66
Bảng 4.9. Kết quả phân tích tương quan Dt/D1,3 bằng hàm đường thẳng..............67
Bảng 4.10. Kết quả phân tích tương quan Dt/D1,3 bằng hàm Logarit ......................68
Bảng 4.11. Tương quan giữa đường kính tán (Dt/D1,3)............................................69
Bảng 4.12. Hàm phân cấp sinh trưởng trên cấp đất II .............................................70
Bảng 4.13. Hàm phân cấp sinh trưởng trên cấp đất III............................................70
Bảng 4.14. Số cây dự đoán vào các cấp sinh trưởng trên cấp đất II........................71
Bảng 4.15. Số cây dự đoán vào các cấp sinh trưởng trên cấp đất III ......................71
Bảng 4.16. Phân cấp sinh trưởng trên cấp đất II......................................................73
Bảng 4.17. Phân cấp sinh trưởng trên cấp đất III ....................................................74
Bảng 4.18. Số liệu cây bình quân trên cấp đất II và III ...........................................77
Bảng 4.19. So sánh sự phù hợp của hàm lý thuyết mô tả quy luật sinh trưởng
D, H, V bằng tiêu chuẩn R2
...................................................................78
Bảng 4.20. Mô hình sinh trưởng D rừng trồng Tếch bằng hàm Schumacher.................80
Bảng 4.21. Sinh trưởng và tăng trưởng đường kính rừng trồng Tếch .....................81
Bảng 4.22. Mô hình sinh trưởng H rừng trồng Tếch bằng hàm Schumacher..........84
Bảng 4.23. Sinh trưởng và tăng trưởng chiều cao rừng trồng Tếch ........................85
Bảng 4.24. Mô hình sinh trưởng V rừng trồng Tếch bằng hàm Schumacher..........87
Bảng 4.25. Sinh trưởng và tăng trưởng thể tích rừng trồng Tếch............................88
ix
Bảng 4.26. Một số chỉ tiêu thống kê 36 cây tiêu chuẩn chặt ngả ............................90
Bảng 4.27. Cấu trúc sinh khối tươi cây tiêu chuẩn Tếch tại Sơn La .......................91
Bảng 4.28. Tỷ lệ sinh khối khô các mẫu của 36 cây cá lẻ Tếch chặt ngả................94
Bảng 4.29. Cấu trúc sinh khối khô cho từng bộ phận của cây tiêu chuẩn...............96
Bảng 4.30. Phương trình tương quan giữa Pk với các nhân tố D1,3 và Hvn ..............99
Bảng 4.31. Sinh khối khô cây gỗ rừng trồng Tếch tuổi 13....................................100
Bảng 4.32. Sinh khối khô cây gỗ rừng trồng Tếch trên cấp đất II.........................102
Bảng 4.33. Sinh khối khô rừng trồng Tếch trên cấp đất III...................................103
Bảng 4.34. Sinh khối khô cây bụi, thảm tươi và thảm mục...................................104
Bảng 4.35. Sinh khối khô rừng trồng Tếch theo cấp đất .......................................106
Bảng 4.36. Lượng các bon tích lũy trong các bộ phận cây cá lẻ Tếch ..................107
Bảng 4.37. Trữ lượng các bon tích lũy trong các lâm phần Tếch..........................109
Bảng 4.38. Trữ lượng các bon tích lũy ở bộ phận cây gỗ trên cấp đất II ..............110
Bảng 4.39. Trữ lượng các bon tích lũy ở bộ phận cây gỗ trên cấp đất III.............112
Bảng 4.40. Lượng các bon tích lũy trong cây bụi, thảm tươi và thảm mục ..........114
Bảng 4.41. Tổng trữ lượng các bon tích lũy rừng trồng Tếch ...............................115
Bảng 4.42. Số lượng cây chặt, cây chừa trên cấp đất II.........................................119
Bảng 4.43. Số lượng cây chặt, cây chừa trên cấp đất III .......................................120
Bảng 4.44. Cường độ tỉa thưa và các chỉ tiêu kỹ thuật chặt tỉa rừng Tếch..............127
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ ô tiêu chuẩn .................................................................................40
Hình 4.1. Quy luật phân bố N/D1,3 có dạng lệch trái.............................................57
Hình 4.2. Quy luật phân bố N/D1,3 có dạng đối xứng ...........................................57
Hình 4.3. Quy luật phân bố N/D1,3 có dạng lệch phải...........................................58
Hình 4.4. Quy luật phân bố N/Hvn có dạng lệch trái .............................................60
Hình 4.5. Quy luật phân bố N/Hvn có dạng đối xứng............................................60
Hình 4.6. Quy luật phân bố N/Hvn có dạng lệch phải............................................61
Hình 4.7. Tỷ lệ % số cây theo từng cấp sinh trưởng trên cấp đất II và III............75
Hình 4.8. Đường cong sinh trưởng D trên cấp đất II và III rừng trồng Tếch.......80
Hình 4.9. Biến đổi Zd và ∆d trên cấp đất II ..........................................................82
Hình 4.10. Biến đổi Zd và ∆d trên cấp đất III.........................................................82
Hình 4.11. Đường cong sinh trưởng H trên cấp đất II và III rừng trồng Tếch........84
Hình 4.12. Biến đổi Zh và ∆h trên cấp đất II ..........................................................86
Hình 4.13. Biến đổi Zh và ∆h trên cấp đất III.........................................................86
Hình 4.14. Đường cong sinh trưởng V trên cấp đất II và III rừng trồng Tếch ........87
Hình 4.15. Biến đổi Zv và ∆v trên cấp đất II ..........................................................89
Hình 4.16. Biến đổi Zh và ∆h trên cấp đất III.........................................................89
Hình 4.17. Cấu trúc sinh khối tươi các bộ phận cây tiêu chuẩn Tếch.....................93
Hình 4.18. Cấu trúc sinh khối khô các bộ phận cây tiêu chuẩn ..............................98
Hình 4.19. Cấu trúc sinh khối khô theo bộ phận rừng trồng Tếch........................101
Hình 4.20. Cấu trúc sinh khối khô các bộ phận cây trên cấp đất II và III.............104
Hình 4.21. Cấu trúc sinh khối khô cây bụi thảm tươi và thảm mục......................105
Hình 4.22. Cấu trúc sinh khối khô của rừng trồng Tếch.......................................107
Hình 4.23. Cấu trúc các bon tích lũy bộ phận cây gỗ rừng trồng Tếch.................113
Hình 4.24. Lượng các bon tích lũy trong cây bụi, thảm tươi và thảm mục ..........114
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Tếch có tên khoa học (Tectona grandis L. f.), là loài cây mọc tự nhiên của khu
hệ thực vật Ấn Độ - Miến Điện và phân bố tự nhiên ở Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan,
Lào [100]. Do Tếch cho gỗ tốt, giá trị cao, dễ trồng và thích nghi với nhiều lập địa
khác nhau nên được gây trồng ở nhiều nước nhiệt đới như: Nigeria, Bờ Biển Ngà,
Sierra Leone ở châu Phi, Costa Rica, Panama, Colombia, Trinidad, Tobago và
Venezuela ở Trung Mỹ, cũng như các nước châu Á. Đến năm 2000, diện tích rừng
trồng gỗ Tếch toàn cầu đạt 5,7 triệu ha (FAO, 2001) và vẫn đang được đầu tư phát
triển để cung cấp gỗ công nghiệp cũng như trong mô hình Nông lâm kết hợp bởi các
chủ đất nhỏ.
Tại Việt Nam, Tếch được đưa vào gây trồng từ đầu thế kỷ XX tại một số tỉnh
như: Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh, Đắc Lắc, Hà Nội, Sơn La... qua quá trình khảo
nghiệm đã chứng tỏ cây Tếch thích hợp với điều kiện sinh thái ở Việt Nam [33, 34].
Năm 1960, một diện tích trên 200 ha rừng Tếch đã được trồng thành công ở Định
Quán, nay là rừng lấy hạt giống [4, 8]. Riêng ở Đắc Lắc, có lâm phần Tếch đến nay
đã gần thành thục (tại Eak Mát 45 tuổi) và nhiều lâm phần đang trong giai đoạn
nuôi dưỡng (dưới 20 tuổi). Đặc biệt trồng Tếch theo phương thức Nông lâm kết hợp
đã thành công ở Lâm trường Buôn Gia Wằm (Đắc Lắc) là một kinh nghiệm để có
thể nhân rộng mô hình ở nhiều nơi [4].
Sơn La là một tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Việt Nam, có phía Bắc giáp
tỉnh Yên Bái và Lai Châu, phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh
Louangphabang, Houaphan của Lào, phía Đông giáp tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ,
phía Tây giáp tỉnh Điện Biên. Có điều kiện địa hình, đất đai và khí hậu khá phù hợp
với nhu cầu sinh thái của loài Tếch. Vì thế, trong chương trình 327 và chương trình
GTZ của Đức, Tếch là loài cây được đưa vào gây trồng ở một số huyện của tỉnh
Sơn La, như: Mai Sơn, Yên Châu, Phù Yên, Thuận Châu. Mục tiêu chiến lược của
dự án nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đáp ứng nhu cầu về gỗ đồ mộc cao cấp,
giảm áp lực khai thác gỗ từ rừng tự nhiên đồng thời mở ra hướng mới trong kinh
2
doanh rừng trồng, tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế cho người dân sống trên
địa bàn. Tuy nhiên, muốn làm được điều đó thì cần phải có những hiểu biết về đặc
điểm lâm học, các quy luật cấu trúc lâm phần, quy luật sinh trưởng, động thái quần
thể và ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sản lượng và năng suất rừng. Đối với
cây Tếch, trong những năm qua đã có một số công trình khoa học nghiên cứu ở
nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó phải kể đến kết quả nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Xuân Quát (1995) [51], Nguyễn Ngọc Lung (1988, 1995) [33, 35], Bảo
Huy (1995a, 1995b 1998) [23, 24, 26], Nguyễn Văn Thêm (2002) [40], Mạc Văn
Chăm (2005) [3] ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Tuy nhiên, cho đến nay
giá trị thực tế được công nhận cho rừng trồng Tếch mới chỉ được tính thuần túy
thông qua trữ lượng gỗ. Trong khi đó, giá trị bảo vệ môi trường của rừng chưa được
định lượng một cách cụ thể. Tại Sơn La, chưa có công trình khoa học nào nghiên
cứu cho đối tượng này.
Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sinh
trưởng và cấu trúc làm cơ sở khoa học đề xuất biện pháp kỹ thuật góp phần kinh
doanh rừng trồng Tếch (Tectona grandis L. f.) tại Sơn La”.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích của đề tài
Xác định được đặc điểm cấu trúc, sinh trưởng, sinh khối và tích lũy các bon
theo cấp đất làm cơ sở khoa học đề xuất biện pháp kỹ thuật trong kinh doanh rừng
trồng Tếch bền vững ở Sơn La.
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Số liệu nghiên cứu phải đại diện cho rừng trồng Tếch ở Sơn La
- Phải kế thừa được những phương pháp nghiên cứu về cấu trúc, sinh trưởng,
sinh khối đã có
- Phải có những điểm mới so với những đề tài đã nghiên cứu về cây Tếch đã có
- Công trình phải có hàm lượng khoa học, đáp ứng được yêu cầu của một luận
án tiến sĩ.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc, sinh trưởng, tăng trưởng,
sinh khối và khả năng tích lũy các bon, đề tài đã xây dựng được cơ sở khoa học cho
3
đề xuất biện pháp kỹ thuật trong kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đã xác định được đặc điểm cấu trúc, sinh trưởng, tăng trưởng, sinh khối và
khả năng tích lũy các bon và đề xuất biện pháp kỹ thuật trong kinh doanh rừng.
4. Những đóng góp mới của đề tài
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu tương đối toàn diện về rừng trồng Tếch
ở các tỉnh Miền Bắc Việt Nam nói chung và ở Sơn La nói riêng. Đề tài đã làm rõ
được đặc điểm cấu trúc, sinh trưởng, tăng trưởng, sinh khối và khả năng tích lũy các
bon làm cơ sở khoa học cho đề xuất biện pháp kỹ thuật trong kinh doanh rừng trồng
Tếch tại Sơn La.
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm phân loại và phân bố tự nhiên của Tếch
1.1.1. Đặc điểm phân loại
Trên thế giới có 3 loài Tếch đó là Tectona grandis L. f., Tectona philippinensis
Benth. & Hokk. f. và Tectona hamiltonia Wallich. Trong đó, cây Tếch được trồng
thành rừng ở Sơn La (Việt Nam) có tên khoa học là Tectona grandis L. f., thuộc họ
Tếch (Verbenaceae), bộ Hoa môi (Lamiales).
Tếch là loài cây đại mộc, có chiều cao trên 30 m, đường kính đạt 70 - 90 cm,
cây già gốc có bạnh nhỏ, rụng lá theo mùa. Cành non vuông, cành phủ nhiều lông
màu gỉ sắt, khi dập có màu đỏ, lá đơn mọc đối hình trứng ngược, chiều dài có thể
đạt tới 40 cm hoặc hơn, chiều rộng lá khoảng 15 cm, phiến xoan bầu dục có màu lục
tươi, mặt dưới lá có lông hình sao vàng, lá rụng vào tháng 2 tháng 3 dương lịch
hàng năm. Hoa có dạng chùm tụ tán, mọc ở ngọn nhánh, kích thước có thể đạt
đường kính gần 40 cm, hoa gần đều nhỏ và nhiều, có màu trắng, đài hoa có từ 5 - 6
răng, vành có 5 tai, tiểu nhụy nhỏ. Quả hạch cứng và tròn, đường kính khoảng 2 cm
phủ đầy lông. Gỗ mầu vàng nâu hay nâu đậm có sọc, chứa dầu, độ bền cao, ít co
giãn, thớ mịn, ít bị mối mọt [95].
Theo Kadambi A. (1979) [95], Tếch là loài cây có ở rừng nửa rụng lá nhiệt đới
gió mùa. Ở rừng tự nhiên, Tếch trưởng thành có thể đạt chiều cao 40 m, đường kính
từ 1 - 2 m, thân thẳng có nhiều hoa nhưng số hoa hình thành quả chiếm tỷ lệ thấp.
Tếch sinh sản sớm, thông thường từ 8 - 10 năm. Thời kỳ ra hoa là giữa tháng 7 đến
đầu tháng 9 hàng năm, quả chín và rụng từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm
sau, quả chín vỏ có mầu nâu vàng, Tếch có khả năng tái sinh chồi tốt ở tuổi non.
1.1.2. Phân bố tự nhiên của Tếch
Tếch phân bố tự nhiên ở Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Myanmar. Vùng phân bố tự
nhiên của Tếch nằm trong khoảng giữa 250
30’ - 900
0’ độ vĩ Bắc và 730
- 1030
độ
kinh Đông. Tếch đã xuất hiện từ 400 - 600 năm trước ở quần đảo java với diện tích
khoảng 1 triệu ha (Inđônêxia). Vì Tếch sinh trưởng khá tốt ở Inđônêxia, nên hiện
5
nay người ta đã coi giới hạn phân bố của Tếch ở phía Nam là giữa vị độ 50
- 90
Nam. Tếch phân bố tự nhiên trong khu vực nhiệt đới gió mùa (mùa khô và mùa ẩm
phân biệt rõ), khí hậu nóng ẩm, biên độ nhiệt độ trung bình từ 20 - 270
C, nhiệt độ
tối cao trung bình khoảng 400
C, nhiệt độ tối thấp trung bình khoảng 12,50
C. Lượng
mưa trung bình từ 1.300 - 2.990 mm/năm [86, 87, 100].
Tếch phân bố tự nhiên từ độ cao gần mặt biển đến độ cao khoảng 1.000 m so với
mặt nước biển. Tếch sinh trưởng tốt trên những đất hình thành từ cuội kết, sa thạch
hoặc đá ong, Tếch ưa thích đất phát triển từ đá granit, bazan và phiến sét. Tếch đòi hỏi
đất phải thoát nước và không chịu được úng ngập, ưa thích môi trường đất có pH từ 6,5
- 8,0 có đủ Canxi (Ca), Photpho (P) và Magiê (Mg). Hiện nay, phần lớn rừng Tếch tự
nhiên đã bị thoái hoá chỉ còn một số ít ở Ấn Độ, Myanmar và Thái Lan [100, 101].
1.2. Những nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng trồng trên Thế giới
1.2.1.1. Những nghiên cứu về quy luật phân bố cây theo đường kính
Phân bố số cây theo đường kính (phân bố N/D1,3) là một trong những nội dung
chính của điều tra lâm phần, làm cơ sở xây dựng các mô hình cấu trúc lâm phần và đề
xuất biện pháp kinh doanh rừng hợp lý. Để nghiên cứu và mô tả quy luật này, các hàm
toán học được các tác giả sử dụng để mô phỏng rất đa dạng và phong phú. Tiêu biểu về
lĩnh vực này, có thể dẫn ra một số công trình nghiên cứu của những tác giả sau:
Đầu tiên là công trình nghiên cứu của Meyer H. A. (1952) [117]. Ông đã mô tả
phân bố số cây theo đường kính bằng hàm toán học có dạng đường cong giảm liên
tục. Phương trình này được gọi là phương trình Meyer.
Balley R. L., and Isson J. N. (1973) [73] đã sử dụng hàm Weibull để mô tả
phân bố số cây theo đường kính cho rừng trồng loài Kiefer thuần loài đều tuổi,
trong đó hàm mật độ và hàm phân bố được viết dưới dạng:
Hàm mật độ:
f(d) = (β/α)[(d-dmin)/α]β-1
với d > dmin (1.1)
f(d) = 0 với d ≤ dmin
6
Hàm phân bố:
F(d) = 1- exp{-[(d-dmin)/α]β-1
} (1.2)
Bailey và Dell (dẫn theo tài liệu [80]) coi dmin là một tham số và kí hiệu là a.
Trong trường hợp này, phân bố Weibull có 3 tham số, đó là tham số a đặc trưng cho
vị trí, tham số b (tham số α ở phương trình 1.1) đặc trưng cho độ nhọn, tham số c
(tham số β ở phương trình 1.2) đặc trưng cho độ lệch của phân bố.
Batista J. L. F. và Doucoto H. T. Z. (1992) (dẫn theo tài liệu [7]) trong khi
nghiên cứu 19 ô tiêu chuẩn với 60 loài cây rừng Maranhoo - Brazin đã dùng hàm
Weibull mô phỏng phân bố N/D1,3. Nhìn chung các tác giả đều biểu diễn quy luật
phân bố số cây theo đường kính dưới dạng phân bố xác suất, các hàm thường hay sử
dụng là hàm Weibull, hàm mũ, hàm chuẩn, hàm Logarit, hàm bêta, hàm gama, v..v..
Alder D. (1980) [70] cho rằng, việc nắn đường thực nghiệm bằng phương
trình mũ sẽ mất đi những sai số ở những cỡ đường kính nhỏ và khuyến cáo nên
dùng hàm Hyperbol để nắn đường thực nghiệm là tốt hơn cả.
Bennet F. A. (1969) [74] đã dùng hàm phân bố Bêta và xác định các đại lượng
đường kính nhỏ nhất (dm), đường kính lớn nhất (dM) thông qua phương trình tương
quan kép với mật độ (N), tuổi (A) và cấp đất (S) như sau:
dm = a0 + a1.N + a2.A.N + a3.logN (1.3)
dM = a0 + a1.N + a2.logN + a3.A.S + a4.A.N (1.4)
Trong khi đó, Burkhart H và Strub U. (1973) (dẫn theo tài liệu [7]) tính toán
các tham số dm, dM, α, β của phân bố Bêta theo các phương trình:
𝑑 𝑚 = 𝑎0+𝑎1.𝑕0 + 𝑎2.. 𝐴. 𝑁 + 𝑎3.
𝑕0
𝑁
(1.5)
α= 𝑎0 + 𝑎1.
𝐴
𝑁
+ 𝑎2 . 𝐴. 𝑕0 (1.6)
β = 𝑎0 + 𝑎1.
𝐴
𝑁
+ 𝑎2 . 𝐴. 𝑕0 (1.7)
Với h0 là chiều cao tầng trội; A là tuổi; N là mật độ lâm phần.
Bliss C. I. và Reinker K. A. (1964) [75] xác lập quan hệ giữa các tham số a,
M, S của phân bố chuẩn Logarit với đường kính bình quân theo dạng Logarit tự
nhiên hai vế:
7
𝑙𝑛𝑎 = 𝑎0 + 𝑏0. 𝑙𝑛𝑑 (1.8)
𝑙𝑛𝑀 = 𝑎0 + 𝑏0. 𝑙𝑛𝑑 (1.9)
𝑙𝑛𝑆 = 𝑎0 + 𝑏0. 𝑙𝑛𝑑 (1.10)
Trong đó: a và b là hai tham số của phương trình.
Lembcke, Knapp và Dittmar (dẫn theo tài liệu [7]) sử dụng phân bố Gamma
với các tham số thông qua các phương trình biểu thị mối tương quan giữa tuổi và
chiều cao tầng trội như sau:
𝑏 = 𝑎0 + 𝑎1.
1
𝐴
+ 𝑎2.
1
𝐴2
(1.11)
𝑞 = 𝑎0 + 𝑎1. 𝐴 + 𝑎2. 𝐴2
(1.12)
𝛼 = 𝑎0 + 𝑎1. 𝑕100 + 𝑎2. 𝐴 + 𝑎3 . 𝐴. 𝑕100 (1.13)
Trong đó:
- a0, a1, a2, a3 là tham số của phương trình.
- A là tuổi,
- h100 chiều cao tầng cây trội.
Roemisch K. (1975) (dẫn theo tài liệu [7]), nghiên cứu khả năng dùng hàm
Gamma mô phỏng sự biến đổi theo tuổi của phân bố số cây theo đường kính cây
rừng, xác lập quan hệ của tham số β với tuổi, đường kính trung bình và chiều cao
tầng trội đã khẳng định quan hệ giữa tham số β với chiều cao tầng trội là chặt chẽ
nhất. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề nghị mô hình xác định tham số β
cho phân bố N/D1,3 của lâm phần sau tỉa thưa như sau:
𝛽,
= 𝑎0 + 𝑎1.𝛽 + 𝑎2. 𝛽2
+ 𝑎3. 𝑛 + 𝑎4.𝑛2
+ 𝑎5. 𝛽. 𝑛 + 𝑎6. 𝛽. 𝑛2
(1.14)
Trong đó:
β,
là tham số phân bố Gamma trước tỉa thưa;
β là tham số phân bố Gamma sau tỉa thưa;
n là tỷ lệ phần trăm số cây tỉa thưa;
a0, a1, a2, a3,....., a6 là tham số của phương trình.
Ngoài các nghiên cứu trên còn có quan điểm cho rằng đường kính cây rừng là
một đại lượng ngẫu nhiên phụ thuộc vào thời gian và quá trình biến đổi của phân bố
đường kính theo tuổi là quá trình ngẫu nhiên.
8
Theo hướng nghiên cứu này có các tác giả Suzuki (1971) [136] và Preussner,
K. (1974), Bock W., và Diener (1972) (dẫn theo tài liệu [1]). Theo các tác giả này,
quá trình đó biểu thị một tập hợp các giá trị x của đại lượng ngẫu nhiên tại một thời
điểm (t) và lấy trong một khoảng thời gian nào đó. Nếu trị số đường kính tại thời
điểm (t) chỉ phụ thuộc vào trị số ở thởi điểm t-1 mà không phụ thuộc vào trạng thái
ở những thời điểm trước đó là quá trình Markov. Nếu xt = x, có nghĩa là ở thời điểm
(t) có trạng thái x. Nếu tập hợp các trạng thái có thể xảy ra của quá trình Markov có
thể đếm được thì đó là chuỗi Markov.
Sự biến đổi của phân bố N/D1,3 theo tuổi ngoài phụ thuộc vào sinh trưởng
đường kính còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của quá trình tỉa thưa. Từ đó Preussner đã
đề nghị mô hình tỉa thưa mới trên cơ sở quan niệm sự biến đổi của phân bố đường
kính là một quá trình xác định, nghĩa là tổng hợp của hai mô hình: Mô hình tỉa thưa
và mô hình tăng trưởng đường kính.
Với mô hình tỉa thưa tác giả dùng hàm:
𝑌𝑖 = 𝑛. 𝑒−
𝑑 𝑖− 𝑑 𝑚
𝑠
2
+ 𝑔 (1.15)
𝑛 = 1 − 𝑒 −0,1.𝑛,
. 𝑒 −
𝑡
150
2
(1.16)
𝑔 = 0,11 + 𝑛,
. 0,001 (1.17)
Trong đó:
- Yi là phần trăm số cây tỉa thưa theo cỡ kính i,
- di là đường kính trung bình cỡ kính i,
- dm là đường kính nhỏ nhất,
- S là tham số,
- n, g là mật độ và tiết diện ngang các đại lượng biểu thị loại tỉa thưa,
- n’ là tỷ lệ phần trăm cây chặt,
- t là tuổi.
Hàm trên được dùng để xác định phân bố N/D1,3 của bộ phận tỉa thưa. Để xác
định được phân bố này cần phải biết phân bố N/D1,3 trước tỉa thưa, tuổi và tỷ lệ cây
chặt. Số cây tỉa thưa. Với mô hình tăng trưởng, đã có tác giả sử dụng hàm:
9
𝑍𝑖 =
𝑃 1+∆𝑡
1−𝑝 𝑡+∆𝑡
−
𝑎
𝑑
. 𝑑𝑖 + 𝑎 (1.18)
Với:
- Zi là tăng trưởng đường kính của cỡ kính i trong khoảng thời gian từ t đến
𝑡 + ∆𝑡;
- di là đường kính trung bình cỡ kính i ở thời điểm t;
- d là đường kính trung bình cộng ở thời điểm t;
- p t + ∆t là suất tăng trưởng đường kính;
- a là tham số của phương trình: Zi = a +b.z.
Do cây tăng trưởng, một số cây nhất định sẽ chuyển dịch từ cỡ kính thấp lên
cỡ kính cao hơn. Số cây này được xác định theo công thức hệ số chuyển cấp:
𝑓 =
𝑍𝑑
𝑘
(1.19)
Hệ số này được phân thành hai bộ phận f1 và f2 trong đó f1 biểu thị phần
nguyên và f2 biểu thị phần thập phân. Từ đó, số cây cỡ kính j tại thời điểm t chuyển
lên cỡ kính i và i+1 tại thời điểm 𝑡 + ∆𝑡 được xác định như sau:
𝑁𝑖+1 = 𝑁𝑗 . 𝑓2 (1.20)
𝑁𝑖 = 𝑁𝑗 − 𝑁𝑗 . 𝑓2 (1.21)
Trong đó: i = j + f1
Như vậy, từ các nghiên cứu định lượng cấu trúc N/D1,3 đề cập ở trên cho thấy,
các nghiên cứu về phân bố số cây theo đường kính và ứng dụng của nó thường dựa
vào dãy tần số lý thuyết. Các hàm toán học được các tác giả sử dụng để mô phỏng
rất đa dạng và phong phú. Xu hướng chung là tìm hàm toán học thích hợp, xác định
các tham số của phân bố N/D1,3 bằng các hàm tương quan trực tiếp hoặc gián tiếp
theo tuổi, thiết lập một quá trình ngẫu nhiên. Ngoài ra, mô tả biến đổi phân bố
N/D1,3 như một quá trình xác định trên cơ sở quan điểm động thái phân bố N/D1,3 là
kết quả của quá trình sinh trưởng và quá trình tỉa thưa.
1.2.1.2. Nghiên cứu quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính
Qua các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước cho thấy, giữa chiều
cao với đường kính có quan hệ rất chặt chẽ. Nhiều tác giả dùng phương pháp giải
tích toán học tìm ra những phương trình biểu thị mối quan hệ này như: Naslund M.
(1929), Assmann E. (1936), Hohenadl W. (1936), Michailov F. (1934,1952),
10
Prodan M. (1944), Krenn K. (1946), Meyer H. A. (1952) (dẫn theo tài liệu [7]) và
Curtis R. O. (1967) [81] đã đề nghị các dạng phương trình dưới đây:
h = a +b1d +b2d2
(1.22)
h = a +b1d +b2d2
+ b3d2
(1.23)
h -1,3 = d2
/(a +bd) (1.24)
h = a +b.logd (1.25)
h = a +b1d +b2logd (1.26)
h = k.db
(1.27)
h -1,3 = a.e(b/d)
(1.28)
Curtis R. O. (1967) [81] đã mô phỏng quan hệ giữa chiều cao với đường kính
và tuổi theo dạng phương trình:
log⁡(𝑕) = 𝑑 + 𝑏1
1
𝑑
+ 𝑏2
1
𝐴
+ 𝑏3
1
𝑑.𝐴
(1.29)
Qua nghiên cứu một số lượng lớn đường cong chiều cao, Prodan M. (1963)
[125] cho thấy, dạng đường cong chiều cao ở những lâm phần cùng loài cây, cùng
tuổi hay cùng đường kính bình quân, hầu như không có sự sai khác rõ nét. Những
lâm phần như vậy được xác lập một đường cong chiều cao chung và được gọi là
đường cong chiều cao cơ sở. Từ đó, trên cơ sở loài cây và cấp đất có thể xác lập
được hệ thống đường cong chiều cao. Làm như vậy, việc xác định trữ lượng và
tăng trưởng cây rừng hay lâm phần sẽ đơn giản hơn nhiều so với phương pháp
điều tra thông thường.
Như vậy, đối với những lâm phần thuần loài đều tuổi, cho dù có tìm được
phương trình toán học biểu thị quan hệ H/D1,3 theo tuổi thì cũng không đơn giản vì
chiều cao cây rừng ngoài yếu tố tuổi còn phụ thuộc vào mật độ, cấp đất, biện pháp
tỉa thưa. Khi đối tượng nghiên cứu là những lâm phần chưa được tạo lập và dẫn dắt
bằng một hệ thống kỹ thuật lâm sinh thống nhất thì phương pháp tìm hàm toán học
để mô tả sự phụ thuộc của chiều cao và đường kính vào tuổi sẽ không thích hợp.
Khi đó nên dùng phương pháp của Kennel gợi ý, nghĩa là tìm một dạng phương
trình biểu thị mối quan hệ giữa chiều cao với đường kính, sau đó nghiên cứu xác
lập mối quan hệ của các tham số phương trình trực tiếp hoặc gián tiếp theo thời
gian tuổi lâm phần.
11
1.2.1.3. Nghiên cứu quy luật tương quan giữa đường kính tán và đường kính thân
Tán cây là bộ phận quyết định đến sinh trưởng, tăng trưởng cây rừng, là chỉ
tiêu quan trọng để xác định không gian dinh dưỡng của từng cây cá lẻ. Qua nghiên
cứu, nhiều tác giả đã đi đến kết luận chung, có mối quan hệ mật thiết giữa đường
kính tán và đường kính thân cây như: Zieger, Erich. (1928), Cromer O. A. N, Ahken
J. D. (1948), Wiling J. W. (1948), Heinsdifh D. (1953), Miller J. (1953),
Hollerwoger F. (1954) (dẫn theo tài liệu [7])….Tùy theo từng loài cây và kiều kiện
khác nhau, mối liên hệ này được thể hiện khác nhau nhưng phổ biến nhất là dạng
phương trình đường thẳng:
Dt = a +b×D1,3 (1.30)
1.2.1.4. Nghiên cứu về sinh trưởng, tăng trưởng
Nghiên cứu quy luật sinh trưởng của cá thể và lâm phần phần lớn được xây
dựng thành các mô hình toán học chặt chẽ và được công bố trong các công trình của
Gompertz (1925) (dẫn theo tài liệu [27]), Meyer H. A. (1952) [117], Schumacher F.
X., and Coile T. X. (1960) [132], Clutter J. L et al (1983) [80], Alder D. (1980)
[70]. Đây là hàm toán học mô phỏng được quy luật sinh trưởng của cây cá lẻ cũng
như lâm phần. Dựa vào hàm sinh trưởng của các nhân tố điều tra lâm phần để dự
đoán được giá trị lớn nhất của các đại lượng sinh trưởng. Cơ sở đề xuất các biện
pháp kỹ thuật lâm sinh và xây dựng mô hình cấu trúc lâm phần hợp lý được dựa
trên chính những hiểu biết này.
Meyer H. A. (1952) [117], Schumacher F. X., and Coile T. X. (1960) [132],
Alder D. (1980) [70] đã có những tổng hợp hết sức phong phú về các phương
pháp nghiên cứu sinh trưởng và tăng trưởng rừng như: Xây dựng mô hình sinh
trưởng, tăng trưởng cây rừng và lâm phần, thiết lập đường cong sinh trưởng bình
quân bằng phương pháp phân tích hồi quy theo nhóm của Boiley-Chetter, phương
pháp Affill để phân chia các đường cong sinh trưởng chỉ thị cấp đất, lý thuyết
Marsh làm cơ sở dự đoán sản lượng rừng.
12
Có thể coi sinh trưởng rừng và cây rừng là một hàm phụ thuộc vào nhiều biến
số: tuổi (A), các điều kiện sinh thái (Si), biện pháp tác động của con người (bi)…
thì sinh trưởng là một hàm phụ thuộc vào các yếu tố sau:
y = f (A, Si, bi,…) (1.31)
Nếu như trong những vùng có điều kiện sinh thái, biện pháp kinh doanh tác
động tương đối đồng nhất thì điều kiện sinh trưởng của rừng và cây rừng phụ thuộc
vào tuổi được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Bắt đầu từ hàm Gompertz (1985)
(dẫn theo tài liệu [27]):
𝑌 = 𝑚. 𝑒−𝛼.𝑒−𝑏.𝑥
(1.32)
Trong đó:
- Y là hàm sinh trưởng của nhân tố điều tra;
- A là tuổi cây rừng;
- A, b, c là những tha số của phương trình.
Phương trình vi phân mà hàm Gompertz dựa vào sau này mới được Richard P.
W. (1952) [68], Whittaker R. H., and Woodweel G. M. (1968) [143] đưa ra. Năm
1973, Wenk chứng minh được là b trong công thức trên tương ứng với tốc độ sinh
trưởng tương đối tại thời điểm tăng trưởng đạt cực đại.
Verhults (1845) (dẫn theo tài liệu [1]) cũng đưa ra dạng hàm toán học để mô
phỏng quá trình sinh trưởng của cây rừng:
𝑌 =
1
1+𝑒−𝑚 .𝑏.(𝑥−𝑘)
(1.33)
Peschel (1938) (dẫn theo tài liệu [1]) đã tổng hợp các hàm sinh trưởng khác.
Wenk (1969) đã sử dụng hàm Gompertz để xây dựng hàm suất tăng trưởng:
𝑃𝑣 = 𝑒−𝑐1 .𝑡.(1−𝑒−𝑐2.𝑡 1−𝑒−𝑐3.𝑡
)
(1.34)
Trong việc mô tả quy luật tăng trưởng Petterson (1929) và Buckman
(1931,1938, 1943) (dẫn theo tài liệu [7]) cho thấy sự phù hợp của hàm:
𝑌 = 𝑒 𝑎0+𝑎1.𝑙𝑛 𝑥 −𝑎2.𝑙𝑛⁡(𝑥)
(1.35)
Lấy tích phân được hàm sinh trưởng:
𝑌 = 𝑚
1
2𝜋
𝑒−𝑡2/2
. 𝑑𝑡
+𝑎
−𝑎
(1.36)
13
Korf (1939) (dẫn theo tài liệu [7]) đưa ra hàm sinh trưởng có dạng:
𝑌 = 𝑚. 𝑒−𝛼.𝑥−𝛽
(1.37)
Mitscherlich (1919) (dẫn theo tài liệu [1]) đã lập “Quy tắc sản lượng” trên cơ
sở phương trình vi phân đơn giản:
Y = m.(l-e(-b.x)
) (1.38)
Với giả thuyết các yếu tố tác động là hằng số, tác giả đã đi đến dạng tổng quát
biểu diễn dưới dạng phương trình:
𝑦 = 𝑚. 𝑙 − 𝑒 −𝑐2.𝑥
𝑐3 (1.39)
Trong đó: c3 được sử dụng như một hàm nguyên.
Phương trình trên có liên quan trực tiếp với phương trình của Richards (1959):
𝑦 = 𝑚. 𝑙 − 𝐶1 𝑒 −𝑐2.𝑥
𝑐3 (1.40)
Như vậy, nhìn chung các hàm để mô tả sinh trưởng cây cá lẻ và lâm phần đều
có dạng phức tạp, dưới sự chi phối của các nhân tố nội tại và ngoại cảnh. Với
phương pháp từ mô tả định tính chuyển sang định lượng dưới dạng các mô hình
toán học là một trong những hướng nghên cứu thể hiện sự phát triển vượt bậc trong
nghiên cứu các quy luật sinh học. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu sự thay đổi
về số lượng của đại lượng sinh trưởng theo thời gian mỗi tác giả đều có những
hướng nghiên cứu giải quyết vấn đề một cách khác nhau.
1.2.1.5. Nghiên cứu về phân chia cấp đất
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về phân chia cấp đất làm cơ sở
cho việc xây dựng biểu quá trình sinh trưởng với những mô hình toán học chặt chẽ,
song hầu hết tập trung chủ yếu vào đối tượng rừng trồng thuần loài, đều tuổi. Những
công trình xây dựng biểu sản lượng đầu tiên được thưc hiện ở Trung Âu của Harting
(1805), Cotta (1821), Schumacher (1823), Fies (1866), Meyer và Stevenson (1944),
Coll. (1960) (dẫn theo tài liệu [1]) và Alder D. (1980) [70], FAO (1985) [86],…..
Nội dung chính của việc phân chia cấp đất là xác định nhân tố biểu thị cấp đất
và mối quan hệ của nó với tuổi, đồng thời có quan hệ mật thiết với trữ lượng lâm
phần, ít chịu ảnh hưởng của biện pháp tỉa thưa trong quá trình nuôi dưỡng. Qua
nghiên cứu các tác giả này đã khẳng định: Chiều cao của lâm phần ở một tuổi xác
định là chỉ tiêu biểu thị tốt cho sức sản xuất của lâm phần.
14
Tại các nước châu Á, châu Phi, người ta thường sử dụng chiều cao bình quân
tầng ưu thế (h0, h100, h200) ở tuổi nhất định để phân chia cấp đất. Theo Alder, D.
(1980) [70] đối với rừng đơn giản vùng nhiệt đới, đôi khi chiều cao ưu thế không
phải là chỉ tiêu thích hợp để phân chia cấp đất. Trường hợp này thường xuất hiện ở
những lâm phần non của các loài cây sinh trưởng nhanh và những loài cây có biến
động mạnh về sinh trưởng chiều cao, với chu kỳ kinh doanh ngắn và không qua tỉa
thưa thì chiều cao bình quân Hg lại là chỉ tiêu thích hợp.
Theo Alder D. 1980 [70], Vanclay J. K. (1999) [139], Vanclay J. K., Skovsgaard
J. P. (2007) [140] cho rằng cấp đất - biểu thị sức sản xuất của lập địa - có thể được
đánh giá bằng những phương pháp: (1). Dựa vào các nhân tố lập địa; (2). Dựa vào
các yếu tố thực bì (thực vật); (3). Dựa vào các yếu tố trung gian.
Từ khi Eichhorn (1904) (dẫn theo tài liệu [53]) phát hiện ra quy luật “Trữ
lượng rừng là một hàm số của chiều cao bình quân lâm phần”, thì phương pháp
phân chia cấp đất được củng cố cơ sở lý luận bền vững và chắc chắn. Nội dung
chính của phương pháp này là xây dựng hàm sinh trưởng theo tuổi của một nhân tố
điều tra lựa chọn nào đó, thông thường là chiều cao bình quân, chiều cao tầng trội,
chiều cao dưới cành, chiều cao gỗ sản phẩm. Nhân tố được lựa chọn phải là một chỉ
tiêu có quan hệ chặt chẽ với trữ lượng rừng. Trên cơ sở đường cong trung bình này,
chia thành một số cấp khác nhau theo thứ tự từ tốt đến xấu gọi là các cấp đất.
Chiều cao bình quân tầng trội thường được sử dụng để mô tả cấp đất, do nó ít
bị ảnh hưởng bởi các biện pháp kỹ thuật tác động như tỉa thưa rừng trồng Alder D.
(1980) [70], Vanclay J. K. (1999) [139], Pretzsch H. (2009) [124].
Như vậy, phân chia cấp đất cho dù sử dụng chỉ tiêu nào thì thực chất vẫn là
đánh giá và phân chia trực tiếp mức độ sinh trưởng của rừng. Ứng với một hệ
thống phân chia cấp đất cần phải thiết lập một phương trình sinh trưởng chung, đại
diện cho sinh trưởng chiều cao bình quân. Từ phương trình này, phân thành các
đường cong sinh trưởng khác nhau gọi là đường cong chỉ thị cấp đất.
15
1.2.1.6. Nghiên cứu về sinh khối
Sinh khối, năng suất gắn liền với quá trình quang hợp, là kết quả của quá trình
sinh học, mang ý nghĩa thực tiễn to lớn trong kinh doanh rừng. Tiêu biểu cho lĩnh
vực này có các tác giả sau:
Liebig J. V. (1840) [112] lần đầu tiên đã định lượng về sự tác động phân bón tới
thực vật và phát triển thành định luật “tối thiểu”. Mitscherlich E. A. (1945) (dẫn theo
tài liệu [7]) đã phát triển luật “tối thiểu” thành luật “Năng suất”. Riley G. A. (1944)
[128], Steemann N. E. (1954) [135], Fleming R. H. (1957) [88] tổng kết lịch sử ra đời
và phát triển của sinh khối và năng suất trong công trình nghiên cứu của mình.
Lieth H. (1964) [113] đã thể hiện năng suất trên toàn thế giới bằng biểu đồ
năng suất, đồng thời sự ra đời của phương trình sinh học quốc tế “IBP” (1964) và
chương trình sinh quyển con người “MAB” (1971) đã tác động mạnh tới nghiên cứu
năng suất và sinh khối.
Cannell M. G. R. (1981) [78] đã công bố công trình “Sinh khối và tài liệu
năng suất sơ cấp rừng thế giới” trong đó tập hợp hơn 600 công trình đã được xuất
bản về sinh khối khô thân, cành, lá và một số thành phần, sản phẩm sơ cấp của hơn
1200 lâm phần thuộc 46 quốc gia trên thế giới.
Qua tham khảo, tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sinh khối và năng suất
thực vật của các tác giả trên thế giới, có thể tựu chung lại các phương pháp như sau:
- Phương pháp dioxyt các bon: Do Transeau (1926) khởi xướng được áp dụng
đầu tiên ở Đức, Anh, Mỹ và Nhật bởi các tác giả Huber (1952), Monteith (1960 - 1962),
Lemon (1960 - 1967), Inoue (1965-1968) (dẫn theo tài liệu [7]).
- Phương pháp Oxygen: Do Edmonton và cộng sự đề xướng năm 1968 nhằm
định lượng ô-xi tạo ra trong quá trình quang hợp của thực vật màu xanh (dẫn theo
tài liệu [7]).
- Phương pháp Chlorophyll: Được Aruga và Monsi đề xuất năm 1963 cho
phép xác định hàm lượng chất diệp lục trên một đơn vị diện tích mặt đất là một chỉ
tiêu biểu thị khả năng của hệ sinh thái hấp thu các tia bức xạ hoạt động quang tổng
hợp được dùng để đánh giá sinh khối của hệ sinh thái (dẫn theo tài liệu [7]).
- Phương pháp thu hoạch: Khi xem xét các phương pháp nghiên cứu Whitaker
R. H. (1961-1966) [144,145] và Marks P. L. (1970) [116] cho rằng: “Số đo năng suất
chính là số đo về tăng trưởng, tích lũy sinh khối ở cơ thể thực vật trong quần xã”.
16
Từ ý nghĩa đó, Whittaker R. H., and Woodweel G. M. (1968) [143] đã đề ra
phương pháp “thu hoạch” để nghiên cứu năng suất sơ cấp thực. Các tác giả đề nghị
chọn ô tiêu chuẩn điển hình, chặt toàn bộ cây trong ô tiêu chuẩn, cân xác định trọng
lượng. Tuy nhiên, việc chặt toàn bộ cây trong ô tiêu chuẩn và cân trọng lương là
khó thực hiện đối với rừng gỗ lớn, rừng đặc dụng và rừng gỗ quý.
- Phương pháp cây mẫu: Năm 1967 Newbould P. J [120] đề nghị phương pháp
“cây mẫu” để nghiên cứu sinh khối và năng suất của các quần xã từ các ô tiêu
chuẩn. Phương pháp này được chương trình sinh học quốc tế “IBP” thống nhất áp
dụng. Trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu trên, các nhà khoa học đã nghiên cứu
cho các đối tượng khác nhau và đã thu được các kết quả đáng kể.
Như vậy, để phục vụ cho việc xác định sinh khối rừng trồng, các tác giả đã
đưa ra các phương pháp khác nhau để tính sinh khối, mỗi một phương pháp đều có
những ưu nhược điểm riêng tùy vào điều kiện cụ thể và mục tiêu của công việc mà
lựa chọn phương pháp thích hợp nhất để áp dụng.
1.2.1.7. Nghiên cứu về tích lũy các bon
Trên cơ sở các phương pháp tiếp cận về sinh khối rừng nêu trên, các nhà khoa
học đã nghiên cứu khả năng tích lũy các bon cho các đối tượng khác nhau và đã thu
được các kết quả đáng kể.
Fang Yunting và cộng sự (2003) [85] khi nghiên cứu rừng trồng hỗn loài giữa
Pinus massoniana và Schima supeba tại Trung Quốc cho thấy, lượng các bon biến
động từ 146,35 - 215,3 tấn/ha, trong đó lượng các bon của cây trồng và thảm thực
vật dưới tán rừng chiếm 61,9-69,9%, lượng các bon trong đất chiếm từ 28,5 - 35,5%
và trữ lượng các bon trong vật rơi rụng chiếm từ 1,6 - 2,8%. Đối với rừng trồng
thuần loài Pinus massoniana, khả năng cố định các bon cũng đã được tính toán cho
từng giai đoạn sinh trưởng.
Kang Bing và cộng sự (2006) [97] khi nghiên cứu khả năng cố định các bon
của rừng trồng hỗn loài Pinus massoniana và Cunninghamia lanceolata cho thấy,
tổng lượng các bon của loài Pinus massoniana lớn hơn lượng các bon của loài
Cunninghamia lanceolata, trong đó hàm lượng các bon chứa trong gỗ, rễ, cành, vỏ,
lá của Pinus massoniana lần lượt là 58,6%; 56,3%; 51,2%; 49,8%; 46,8%, trong khi
17
đó loài Cunninghamia lanceolata có hàm lượng các bon lần lượt là vỏ (52,2%), lá
(51,8%), gỗ (50,2%), rễ (47,5%) và thấp nhất là cành (46,7%).
Wei Haidong và Ma Xiangqing (2007) [141], lượng các bon của cây trồng, vật
rơi rụng và đất rừng của rừng 30 năm tuổi cao hơn lượng các bon của rừng 20 năm
tuổi và hai loại rừng trên đều có lượng các bon tích lũy cao hơn so với rừng 7 năm
tuổi. Tuy nhiên, đối với thảm thực vật dưới tán rừng thì lượng các bon cao nhất
được ghi nhận ở rừng già và thấp nhất ở rừng trung niên.
Một nghiên cứu khác cho rừng trồng Larix potaninii có độ tuổi từ 2 - 40 cho
thấy, hàm lượng các bon của sinh khối trên mặt đất chứa 49,7% và hàm lượng các
bon của sinh khối dưới mặt đất là 48,99%. Hàm lượng các bon trong thân cây chứa
49,47%, trong cành 50,03% và trong lá 49,61% so với sinh khối khô của nó
(Jianhua Zhu, 2007 [94]).
Theo Leuvina Micosa - Tandug (2007) [111] khi nghiên cứu khả năng cố
định các bon của cây Lõi Thọ (Gmelina arbora Roxb) tại Philippin cho thấy, các
bon chiếm tới 44,73% so với tổng sinh khối cây, trong đó tỷ lệ các bon trong lá
chiếm 44,89%, trong cành chiếm 44,47% và trong thân chiếm 43,53%. Ở tuổi 12
với mật độ 1000 cây/ha, rừng Lõi thọ có thể tích lũy 200 tấn các bon, tương đương
với 736 tấn CO2.
Lượng các bon tích trữ của một số dạng rừng trồng tại Iceland cũng đã được
các nhà khoa học ước tính (Arnor S. 2002) [72]. Kết quả cho thấy, 1 ha rừng Larix
sibirica khi đến tuổi 32, trung bình có thể tích lũy được 2,6 tấn các bon/năm, đối
với rừng Betula pubescens một năm có thể tích lũy được 1 tấn các bon/năm và rừng
Picea sitchensis có thể tích lũy được 3 tấn các bon/năm. Tại Ireland khả năng hấp
thụ CO2 của rừng trồng đã được đánh giá lại cho thời gian từ năm 1906 đến năm
2012 và được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ năm 1906 - 2 002 và giai đoạn 2
từ 2003 - 2012. Đến năm 2002, tổng lượng các bon của rừng trồng ở Ireland đã tích
trữ được 37,7 Mt (megatonnes), trong đó từ năm 1990 - 2002 lượng các bon tích lũy
được là 14,8 Mt. Theo dự đoán trong thời gian từ 2008 - 2012, trung bình mỗi năm
rừng trồng ở đây có thể cố định đươc 0,9 Mt các bon/năm. Với lượng các bon cố
18
định được từ rừng trồng có thể đáp ứng được 22% lượng phát thải khí nhà kính cần
giảm theo nghị định thư Kyoto mà nước này cam kết (Byrne Kennth A. and Milne
Ronald, 2006) [76].
Từ những nghiên cứu trên cho thấy, khả năng tích lũy các bon của rừng là rất
lớn. Giá trị này ngày càng đuộc chú trọng và công nhận rỗng rãi, điều đó sẽ mang
lại những lợi ích thiết thực cho người trồng rừng, góp phần vào việc phát triển bền
vững hệ sinh thái rừng bền vững trong tương lai.
1.2.2. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng trồng ở Việt Nam
1.2.2.1. Những nghiên cứu về quy luật phân bố cây theo đường kính
Khi nghiên cứu quy luật cấu trúc đường kính thân cho rừng tự nhiên và rừng
thứ sinh, các tác giả Đồng Sỹ Hiền (1974) [13], Nguyễn Hải Tuất (1982) [55],
Nguyễn Ngọc Lung và Trương Hồng Tố (1986) [36], Lê Minh Trung (1991) [60],
Bảo Huy (1993) [21], Đào Công Khanh (1996) [29] đã sử dụng các hàm Meyer,
Charlie - A, Hyperbol, phân bố khoảng cách,… để mô tả quy luật phân bố N/D1,3.
Đối với rừng trồng thuần loài đều tuổi, nhiều tác giả đã sử dụng phân bố
Weibull để mô tả phân bố N/D1,3, như: Vũ Nhâm (1988) [45], Phạm Ngọc Giao
(1989) [9], Trần Văn Con (1991) [2], Lê Hồng Phúc (1996) [47], Hoàng Văn
Dưỡng (2001) [7], Ly Meng Seang (2009) [67].
Phạm Ngọc Giao (1989) [9] sử dụng phân bố Weibull mô tả động thái phân bố
N/D1,3 cho các lâm phần Thông đuôi ngựa Vùng Đông Bắc Việt Nam. Trần Văn Con
(1991) [2] đã sử dụng phân bố Weibull mô tả phân bố N/D1,3 cho rừng Khộp ở Tây
Nguyên. Lê Minh Trung (1991) [60] đã sử dụng phân bố Weibull để mô phỏng cấu trúc
chiều cao và đường kính, đồng thời cũng tiến hành khảo nghiệm hàm Hyperbol và
Meyer cho các cấu trúc này. Vũ Tiến Hinh (1990) xác định các tham số β và λ của phân
bố Weibull cho một số loài cây trồng ở vùng Trung tâm và Vùng Đông Bắc nước ta.
Lê Hồng Phúc (1996) [47] vận dụng phân bố Weibull để nắn phân bố N/D1,3
Thông ba lá Đà Lạt, Lâm Đồng đã cho thấy trong 69 lâm phần có 42 lâm phần có
H0
+
, chiếm 60%. Căn cứ vào mối quan hệ của hai tham số với các nhân tố đo đếm
lâm phần đã thiết lập được hai phương trình để xác định hai tham số của hàm
19
Weibull. Hoàng Văn Dưỡng (2001) [7] đã biểu diễn quy luật N/D1,3 bằng hàm
Weibull và xác định nhanh hai tham số β và λ cho các lâm phần Keo lá tràm tại một
số tỉnh thuộc khu vực miền trung Việt Nam. Ly Meng Seang (2009) [67] khi mô tả
quy luật phân bố bằng hàm Weibull cho những lâm phần Tếch tại tỉnh Kampong
Cham - Campuchia đã chỉ ra phân bố N/D1,3 có dạng một đỉnh lệch trái, từ đó tác giả
đã đề xuất điều chỉnh phân bố N/D1,3 thông qua chặt tỉa thưa và tỉa cành cho đối
tượng nghiên cứu.
Như vậy, điểm qua các công trình nghiên cứu trên cho thấy, để mô tả quy luật
phân bố N/D1,3 có thể sử dụng nhiều hàm khác nhau như phân bố khoảng cách, phân bố
chuẩn, phân bố Gammar, nhưng trong đó phân bố Weibull thường được các tác giả áp
dụng cho đối tượng rừng trồng thuần loài đều tuổi vì có ưu điểm là tổng tần số lý thuyết
luôn bằng (hoặc gần bằng) tổng tần số thực nghiệm.
1.2.2.2. Nghiên cứu quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về cấu trúc rừng trồng thuần loài ở Việt nam
của các tác giả, như: Đồng Sỹ Hiền (1974) [13], Phạm Ngọc Giao (1989) [9], Vũ
Nhâm (1988) [45], Bảo Huy (1993) [21], Đào Công Khanh (1996) [29] và Trần
Cẩm Tú (1999) [54], Hoàng Văn Dưỡng (2001) [7], Nguyễn Thành Mến (2005)
[44] đã sử dụng phương trình như: đường thẳng, bậc 1, bậc 2, mũ, logarits,... để mô
tả quan hệ H/D1,3 lâm phần. Tuy nhiên, kết quả cho thấy hai phương trình sau được
sử dụng phổ biến nhất:
H = a + b×log(D1,3) (1.41)
H = k×D1,3
b
hoặc log(H) = a + b×log(D1,3) (1.42)
Như vậy, nghiên cứu quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính thân
cây theo xu hướng thăm dò để tìm dạng phương trình thích hợp đã được đề cập ở
hầu hết các công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng ở Việt Nam. Những kết quả
nghiên cứu này không chỉ có ý nghĩa về lý luận mà còn có ý nghĩa về thực tiễn, đây
sẽ là cơ sở để vận dụng nghiên cứu quy luật tương quan giữa chiều cao và đường
kính thân cây cho rừng trồng Tếch ở Sơn La.
20
1.2.2.3. Nghiên cứu quy luật tương quan giữa đường kính tán và đường kính thân
Hoàng Văn Dưỡng (2001) [7] đã sử dụng phương trình đường thẳng để mô tả
tương quan giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực cho lâm phần Keo lá
tràm tại miền Trung cho thấy, có đến 92,2% số lâm phần phù hợp với dạng phương
trình này.
Khi nghiên cứu lâm phần Keo tai tượng tại Uông Bí, Quảng Ninh. Khúc Đình
Thành (2003) [58] đã xác định được phương trình tương quan giữa đường kính tán
và đường kính ngang ngực cho có dạng là:
Dt = a +b×D1,3 (1.43)
Ngoài ra, còn phải kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn
Ngọc Lung và Trương Hồ Tố (1986) [36], Trương Hồ Tố và cộng sự (1985) [53], Lê
Minh Trung (1991) [60], Hà Văn Tuế (1994) [63], Trần Cẩm Tú (1999) [54] cũng
đề cập tới việc nghiên cứu quy luật này.
Như vậy, hầu hết khi mô tả quy luật tương quan giữa đường kính tán và đường
kính ngang ngực các tác giả đều sử dụng dạng phương trình đường thẳng. Những
kết quả nghiên cứu ở trên sẽ là cơ sở để vận dụng nghiên cứu cấu trúc tán cây cho
rừng trồng Tếch tại tỉnh Sơn La.
1.2.2.4. Nghiên cứu về sinh trưởng, tăng trưởng
Xu hướng mô phỏng bằng các hàm toán học trong nghiên cứu sinh trưởng và
tăng trưởng của cây rừng và lâm phần đã được nhiều tác giả trong nước quan tâm,
như: Vũ Đình Phương (1975), Phùng Ngọc Lan (1986), Nguyễn Ngọc Lung (1987,
1993), Vũ Nhâm (1988), Vũ Tiến Hinh (1993), Trịnh Đức Huy (1988), Bùi Việt
Hải (1986), Phạm Ngọc Giao (1989,1994), Đào Công Khanh và cộng sự (2001),….
đã sử dụng tương quan giữa các nhân tố điều tra lâm phần để xác định quy luật sinh
trưởng. Những công trình nghiên cứu trên đều nhằm phục vụ cho việc xác định
cường độ tỉa thưa, dự đoán sản lượng gỗ, lập biểu cấp đất, biểu thương phẩm cho
một số loài cây trồng rừng ở nước ta.
21
Lần đầu tiên Vũ Đình Phương (1975) [48] và Nguyễn Ngọc Lung (1987a,
1987b) [31,32] nghiên cứu một cách có hệ thống các quy luật sinh trưởng, năng
suất, sản lượng rừng cây mọc nhanh áp dụng cho Thông ba lá bằng phương pháp
mô hình hóa, đã lập các bảng biểu dự đoán sinh trưởng, sản lượng bằng một phương
trình trên máy tính với số liệu đầu vào là cấp đất và tuổi và đầu ra là các chỉ tiêu mà
chủ rừng quan tâm như: Tuổi tỉa thưa, năng suất, phẩm chất, tuổi khai thác chính.
Phùng Ngọc Lan (1986) [42] đã nghiên cứu quy luật sinh trưởng của rừng thuần
loài, đều tuổi, từ đó xây dựng lý thuyết về không gian dinh dưỡng, xây dựng các hàm
số sinh trưởng và hàm số tương quan. Nguyễn Ngọc Lung (1987) cũng đã nhận xét
tương tự khi thử nghiệm hàm Gompetz và một số hàm sinh trưởng khác mô tả quá
trình sinh trưởng một số loài cây mọc nhanh ở nước ta. Qua nghiên cứu tác giả đề nghị
dùng phương trình Schumacher để mô tả quy luật sinh trưởng cho một số đại lượng của
Thông ba lá tại Đà Lạt, Lâm Đồng.
Trịnh Đức Huy (1988) [27] khi nghiên cứu quy luật sinh trưởng đường kính,
chiều cao, trữ lượng rừng Bồ đề tại vùng trung tâm bằng các hàm khác nhau
đã đi đến kết luận: hàm sinh trưởng chiều cao có độ chính xác cao nhất là
dạng hàm Gompertz.
Vũ Tiến Hinh và cộng sự (1996, 2000, 2002) [17,18,19] đã nghiên cứu lập
biểu sản lượng cho loài Keo lá tràm, Sa mộc, Thông đuôi ngựa và Quế ở Việt Nam.
Biểu này được lập cho từng tuổi, từng cấp đất. Biểu gồm ba bộ phận: Bộ phận tổng
hợp, bộ phận nuôi dưỡng, bộ phận tỉa thưa.
Bùi Việt Hải (1996) [12] khi nghiên cứu sinh trưởng Keo lá tràm ở miền Đông
Nam Bộ đã dùng hàm sinh trưởng Schumacher bằng cách thay đổi hệ số k để mô
phỏng quá trình sinh trưởng của D1,3, Hvn và Dt.
Vũ Tiến Hinh và cộng sự (2000) [18] khi lập biểu sinh trưởng và sản lượng
cho loài cây Sa mộc, Thông đuôi ngựa, Mỡ ở các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc Việt
Nam đã chọn hàm Gompetz để mô tả quy luật sinh trưởng D, H, V cho cây bình
quân theo đơn vị cấp đất.
22
Võ Đại Hải và cộng sự (2008) [10] đã áp dụng các hàm Gompetz, Schumacher
và Jhon- Schumacher để mô tả quy luật sinh trưởng D, H, V theo đơn vị tuổi và cấp
đất cho các loài Thông mã vĩ, Thông nhựa, Thông ba lá, Keo lai, Keo lá tràm, Mỡ
và Bạch đàn Urophylla trồng thuần loài ở Việt Nam.
Như vậy, những nghiên cứu về sinh trưởng cũng như sử dụng các hàm toán học
để mô tả quy luật sinh trưởng của cây cá lẻ và lâm phần rất phong phú và đa dạng.
Tùy từng loài cây và điều kiện cụ thể mà có thể sử dụng các hàm toán học khác nhau
để mô tả quy luật sinh trưởng, tiến tới lựa chọn mô hình hợp lý là việc làm không thể
thiếu được trong khoa học điều tra rừng nhằm xây dựng hệ thống các biện pháp kỹ
thuật tác động có hiệu quả nhất trong kinh doanh và nuôi dưỡng rừng.
1.2.2.5. Nghiên cứu về phân chia cấp đất
Cấp đất thường được sử dụng để phân chia dự đoán sản lượng và xác định hệ
thống biện pháp tác động cho đối tượng rừng trồng mà chủ yếu là rừng thuần loài
đều tuổi. Cho đến nay, trong lâm nghiệp thường sử dụng một số loại chiều cao như:
Chiều cao bình quân cộng (H), chiều cao cây có đường kính bình quân (Hd), chiều
cao cây có tiết diện bình quân (Hg), chiều cao Lorey (HL) và chiều cao cây ưu thế
(H0, H50, H100).
Ở Việt Nam, khi lập biểu cấp đất cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu, phần
lớn các tác giả sử dụng chiều cao H0, như: Vũ Đình Phương (1975) [48] đã lập biểu
cấp đất cho rừng Bồ đề (Styrax tonkinensis) kết quả đã phân chia thành 3 cấp đất
theo phương pháp phân cấp tương đối.
Vũ Nhâm (1988) [45], Vũ Tiến Hinh và cộng sự (2000) [18] lập biểu cấp đất
cho rừng Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana - Lamp).
Vũ Tiến Hinh và cộng sự (2000) [18] lập biểu cấp đất cho Sa mộc
(Cunninghamia Lanceolata - Hook) và Mỡ (Manglietia glauca), kết quả đã phân
chia thành 4 cấp đất cho các đối tượng nghiên cứu.
Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh (1999) [37] lập biểu cấp đất cho
Thông ba lá (Pinus kesiya Royle ex. Gordon) ở Việt Nam.
23
Bảo Huy (1995a, 1995b, 1995c, 1995d) [22, 23, 24, 25] lập biểu cấp đất cho
rừng Tếch (Tectona grandis) ở Đắc Lắc.
Trịnh Đức Huy (1988) [27] đã sử dụng hàm Gompetz để phân chia cấp đất cho
rừng trồng Bồ đề vùng Trung tâm ẩm Bắc Việt Nam. Chỉ tiêu được chọn để phân
chia cấp đất là chiều cao bình quân cộng (H), bằng phương pháp Affill tác giả đã
phân chia rừng Bồ đề thành 5 cấp đất.
Như vậy, việc phân chia cấp đất thực chất là đánh giá mức độ phù hợp của
lập địa đối với cây trồng, mức độ phù hợp càng cao thì năng suất cây trồng càng
lớn. Từ đó, cấp đất cũng chính là chỉ tiêu phản ánh năng suất cây trồng.
1.2.2.6. Nghiên cứu về sinh khối
Nghiên cứu về sinh khối rừng ở Việt Nam được tiến hành khá muộn so với thế
giới, song bước đầu các kết quả nghiên cứu đã có ý nghĩa trong việc xác định sinh
khối của các dạng rừng hiện nay.
Nguyễn Hoàng Trí (1986) [62], Hà Văn Tuế (1994) [63] đã áp dụng phương
pháp “cây mẫu” của Newboul P. J. (1967) [120] cho công trình nghiên cứu của
mình, góp phần làm sáng tỏ ý nghĩa về lý luận và thực tiễn đối với việc nghiên cứu
sinh khối một số quần xã rừng ở nước ta.
Lê Hồng Phúc (1996) [47], trong công trình “Đánh giá sinh trưởng, tăng
trưởng, sinh khối và năng suất rừng Thông ba lá (Pinus keysia Royle ex Gordon)
vùng Đà Lạt - Lâm Đồng”, đã tìm ra quy luật tăng trưởng sinh khối, cấu trúc thành
phần tăng trưởng sinh khối thân cây, tỷ lệ sinh khối tươi, khô của các bộ phận thân,
cành, lá, rễ, lượng rơi rụng, tổng sinh khối cá thể và quần thể rừng Thông ba lá.
Ngoài ra, các tác giả Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh (1999) [37] cũng đã
trình bày một phần nghiên cứu về động thái kết cấu sinh khối và tổng sinh khối cho
đối tượng này.
Vũ Văn Thông (1998) [64] đã thực hiện công trình “Nghiên cứu cơ sở xác
định sinh khối cây cá lẻ và lâm phần Keo lá tràm (Accia auriculiformis Cunn) tại
tỉnh Thái Nguyên”, qua đó đã lập bảng tra sinh khối tạm thời phục vụ cho công tác
điều tra kinh doanh rừng.
24
Các tác giả Hoàng Văn Dưỡng (2001) [7], Khúc Đình Thành (2003) [58], Trần
Văn Linh (2003) [43], Đặng Thịnh Triều (2008) [61], Võ Đại Hải và cộng sự (2008)
[10], Vũ Tấn Phương và Nguyễn Viết Xuân (2010) [49], Vũ Tấn Phương (2011)
[50] đã xác lập được quan hệ giữa sinh khối với các chỉ tiêu biểu thị kích thước của
cây (d, h), quan hệ giữa sinh khối tươi và sinh khối khô các bộ phận thân cây cho
các đối tương nghiên cứu.
Như vậy, để phục vụ cho việc xác định sinh khối rừng trồng, các tác giả đã sử
dụng các phương pháp khác nhau để tính sinh khối, mỗi một phương pháp đều có
những ưu nhược điểm riêng tùy vào điều kiện cụ thể và mục tiêu của công việc mà
lựa chọn phương pháp thích hợp. Tuy nhiên, phương pháp “cây mẫu” thường được
áp dụng phố biến hơn cả, thông qua trọng lượng các bộ phận nghiên cứu, xác lập
các mối quan hệ của chúng với các nhân tố điều tra lâm phần, qua đó thiết lập các
mô hình làm cơ sở xây dựng bảng tra sinh khối giữa các bộ phận cây phục vụ cho
sản xuất và nghiên cứu khoa học.
1.2.2.7. Nghiên cứu về tích lũy các bon
Nguyễn Ngọc Lung và Nguyễn Tường Vân (2004) [38] đã sử dụng công thức
tổng quát của quá trình quang hợp để tính ra hệ số chuyển đổi từ sinh khối khô
sang CO2 đã hấp thụ là 1,630/1. Căn cứ vào biểu quá trình sinh trưởng và biểu
sinh khối các tác giả tính được trên một ha rừng Thông 60 tuổi ở cấp đất III chứa
đựng 707,75 tấn CO2.
Ngô Đình Quế (2005) [52] khi nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu trồng
rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam đã tiến hành đánh giá khả năng hấp thụ
CO2 thực tế của một số loại rừng trồng ở Việt Nam gồm: Thông nhựa, Keo lai, Mỡ,
Keo lá tràm và Bạch đàn Urophylla ở các tuổi khác nhau.
Nguyễn Văn Dũng (2005) [6] nghiên cứu về rừng Thông mã vỹ tại Núi Luốt -
Đại học Lâm Nghiệp cho thấy, rừng Thông mã vỹ thuần loài tuổi 20 lượng các bon
tích luỹ là 80,7 - 122 tấn/ha. Rừng Keo lá tràm trồng thuần loài 15 tuổi có tổng
lượng các bon tích luỹ là 62,5 - 103,1 tấn/ha.
25
Lý Thu Huỳnh (2007) [28] nghiên cứu về khả năng hấp thụ các bon của rừng
Mỡ, kết quả thu được tổng lượng các bon tích luỹ dao động từ 40,933 - 145,041
kg/ha; trong đó chủ yếu tập trung vào các bon trong đất trung bình là 59%, tầng cây
gỗ 30%, vật rơi rụng 4% và cây bụi thảm tươi là 2%.
Võ Đại Hải, Nguyễn Viết Khoa (2008) [11] khi nghiên cứu khả năng hấp thụ
các bon của rừng trồng Keo lại thuần loài một số tỉnh phía Bắc đã cho thấy, tổng
lượng các bon tích lũy dao động từ 49,6 - 113,8 tấn/ha, trong đó chủ yếu là lượng
các bon trong đất chiếm 67,9% và trong tầng cây gỗ chiếm 27,5%, vật rơi rụng
chiếm 3,1%, trong cây bụi thảm tươi là 1,5%. Lượng các bon tích lũy trong các lâm
phần Keo lai thay đổi theo tuổi và cấp đất từ tốt đến xấu.
Vũ Tấn Phương và Nguyễn Viết Xuân (2008) [49] khi nghiên cứu xây dựng
mô hình ước tính trữ lượng các bon cho rừng trồng Thông nhựa và Thông mã vĩ ở
Việt Nam đã đi đến kết luận: Lượng các bon của cây cá lẻ chủ yếu tập chung trong
sinh khối của thân, cành và rễ cây, trong đó thân cây chiếm từ 40 - 60%; cành và rễ
chiếm khoảng từ 10 - 20%. Hơn 80% lượng các bon được phân bố trong sinh khối
trên mặt đất và 20% lượng các bon nằm trong sinh khối dưới mặt đất.
Vũ Tấn Phương (2011) [50] khi nghiên cứu sinh khối và trữ lượng các bon
của rừng trồng Thông ba lá thuần loài ở huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã
cho thấy, trữ lượng các bon của rừng ở tuổi 5 là khoảng 71,3 tấn/ha, rừng tuổi
12 là 157 tấn/ha, rừng 17 tuổi là 248,3 tấn/ha và rừng 30 tuổi là khoảng 715,7
tấn/ha. Trữ lượng các bon trong tầng cây bụi thảm tươi từ 6,4 - 20,2 tấn/ha và
tầng thảm mục từ 6,2 - 10,9 tấn/ha. Trữ lượng các bon tỷ lệ thuận với sinh khối
và tuổi của rừng.
Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp được nhiều thông tin về
khả năng tích lũy các bon của một số dạng rừng trồng chủ yếu. Đây sẽ là cơ sở
trong việc xây dựng các dự án trồng rừng và tái trồng rừng theo cơ chế phát triển
sạch ở Việt Nam.
26
1.3. Những công trình nghiên cứu về cây Tếch trên Thế giới và Việt Nam
1.3.1. Thế giới
Cho đến nay, trên thế giới đã công bố các công trình nghiên cứu chuyên sâu về
loài Tếch ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể điểm lại một số công trình tiêu biểu
của một số tác giả như sau:
Về nguồn gốc và phân bố tự nhiên, đặc điểm hình thái giải phẫu thực vật có
các công trình nghiên cứu của các tác giả: Kadambi K. (1979) [95], Kaosa-ard A.
(1981) [98], Keiding H., Wellendorf H., and Lauridsen E. B. (1986) [103], Sanyal
S. N., et al (1987) [130], Gyi K. K., and Tint K. (1991) [91], FAO (1985,1992)
[86,87], Tewari D. N. (1992) [138],…. Kết quả đã chỉ ra rằng, Tếch là loài cây gỗ
lớn, phân bố tự nhiên trong khu vực nhiệt đới gió mùa (mùa khô và mùa ẩm phân
biệt rõ), khí hậu nóng ẩm, biên độ nhiệt độ trung bình từ 20 - 270
C, nhiệt độ tối cao
trung bình khoảng 400
C, nhiệt độ tối thấp trung bình khoảng 12,50
C.
Những nghiên cứu về phân bố của Tếch liên quan đến đất có những tác giả,
như: White K. J. (1991) [142], Kaosa-ard A. (1981, 1993, 1995a, 1995b) [98, 99,
100, 101] và báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của Tanaka Hamazaki T., và
Vcharangkuza T. (1995) [56] đã chỉ ra rằng, Tếch ưu thích đất hình thành từ các
loại đá vôi, granit, phiến thạch, phiến sét và đá bazan. Nói chung, Tếch sinh
trưởng tốt trong điều kiện đất thoát nước tốt, tơi xốp, tầng đất sâu, hơi chua đến
kiềm, giàu nguyên tố khoáng nhất là nguyên tố Ca. Loại đất không thích hợp cho
trồng rừng Tếch là laterit đỏ trên núi, đất đỏ vàng hay nâu vàng, laterit vàng hay
nâu xám trên núi [127].
Về quan hệ sinh thái loài Tếch trong tự nhiên thường hỗn giao với các loài
khác nhau không thuộc họ Dầu như: Pterocarpus sp, Xylia dolabriformis, Afzelia
sp, Dalbergia sp, Lagerstroemia calyculata, Dyospyros sp, lrvingia sp. Do đó, trong
thực tế để chọn lập địa trồng Tếch có thể dựa trên cơ sở cây chỉ thị: Lagerstroemia
calyculata, L.balansae, Xylia dolabriformis và tre sinh trưởng tốt [56]. Ngoài ra, có
thể trồng rừng Tếch theo mô hình Nông lâm kết hợp (Taungya) trong thời gian đầu
khi rừng chưa khép tán với các loài cây nông nghiệp như: cà phê, điều,… cũng đã
được nghiên cứu và tổng kết bởi tác giả Sein Maung Wint U (1995) [133], Kaosa-
ard A. (1981, 1993, 1995a, 1995b) [98, 99, 100, 101].
27
Nghiên cứu về mật độ trồng rừng Tếch trên thế giới có các tác giả, như: Tewari
D. N. (1992) [138], Maddugoda P. (1993) [114], Kaosa-ard A. (1995a, 1995b) [100,
101],.v..v.. kết quả tổng hợp cho thấy, khi trồng rừng Tếch không theo phương thức
Nông lâm kết hợp mật độ trồng ban đầu dao động từ 1.100 cây/ha (3×3 m), 1.250
cây/ha (4×2 m) đến 2.500 cây/ha (2×2 m) và 3.333 cây/ha (3×1 m). Nếu trồng rừng
Tếch theo phương thức Nông lâm kết hợp mật độ trồng là 625 cây/ha (4×4 m).
Những nghiên cứu về chặt nuôi dưỡng rừng trồng Tếch đã có các tác giả, như:
Kadambi K. (1979) [95], Kaosa-ard A. (1995a, 1995b) [100, 101], Lao PDR. (1995)
[83]; Siswamartana S. (1995) [134], Chacko K. C. (1995) [79],… cho thấy, Tếch là
loài cây ưa sáng hoàn toàn, lá to, tán rộng nên cần phải tỉa thưa sớm trong giai đoạn
dưới 20 tuổi. Nếu kinh doanh rừng trồng Tếch nhằm cung cấp gỗ vừa và nhỏ chu kỳ
từ 25 - 30 năm thì việc tỉa thưa có thể được thực hiện qua hai lần. Lần tỉa thưa thứ
nhất được bắt đầu thực hiện ở tuổi 5 còn lần hai tương ứng với tuổi 10 với phương
pháp tỉa thưa cơ giới với 50% số cây ban đầu, lần hai là 50% số cây để lại sau lần
tỉa thưa thứ nhất. Nếu chu kỳ là 50 năm, tỉa thưa rừng có thể được thực hiện ở tuổi
4, 8, 12, 18, 26 và 35 được thực hiện với phương pháp tỉa thưa có giới theo hàng
hoặc cây trong một hàng.
Nghiên cứu về sinh trưởng, tăng trưởng, năng suất và lập các biểu sản lượng
tạm thời ở các nước trồng rừng Tếch lâu năm trên thế giới phải kể đến công trình
nghiên cứu của các tác giả như: Laurie M. V., and Ram B. S. (1939) [110], Anon
(1959) [71], Horne J. E. M. (1966) [92], Meller A. D. (1969) [118], KFRI (1979)
[106], Alder D. (1980) [70], Pandey D. (1983) [121], Maitre H. F. (1983) [115],
Abayomi J. O. (1984) [69], Islam S. S. (1988) [93], Keogh R. M. (1990) [105],
Zheng Haishui (1993) [146], Phillips G. B. (1995) [123], Forest Department (2003)
[89],... Tổng kết những nghiên cứu về sinh trưởng, tăng trưởng và năng suất rừng
trồng Tếch ở khu vực châu Á, châu Phi, châu Mỹ và khu vực Caribe cho thấy, năng
suất trung bình của rừng trồng Tếch là từ 8 - 10 m3
/ha/năm và có sự biến động
mạnh không chỉ giữa các vùng địa lý khác nhau mà còn trong phạm vi một nước
(Kaosa - ard A. (1995a, 1995b) [100, 101]).
28
Vấn đề nâng cao năng suất rừng trồng Tếch thông qua các biện pháp kỹ thuật
lâm sinh, hoặc tổ chức điều chế rừng trồng Tếch đảm bảo sản lượng liên tục đã
được công bố trong những công trình, như: KFRI. (1979) [106], Kadambi K. (1979)
[95], Keogh M. R. (1979) [104], Kaosa-ard A. (1993, 1995a, 1995b) [99, 100, 101],
Phillips G. B. (1995) [123], Camino D. R., and Alfaro M. (1998) [82],....
Tếch là loài cây trồng rừng quan trọng, chiếm một diện tích lớn trên Thế giới.
Ngoài giá trị lý tưởng của gỗ, rừng Tếch có vai trò quan trọng trong việc lưu trữ các bon
trong khí quyển làm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. Trong lĩnh vực nghiên cứu sinh khối
và khả năng tích lũy các bon của rừng trồng Tếch, có công trình của tác giả, như:
Schroeder P. (1992) [131], Karmacharya S. B., and Singh K. P. (1992) [102], Morataya
R., Galloway G., Berninger F., and Kanninen M. (1999) [119], Kraenzel M., et al (2001)
[108], Kraenzel M., et al (2003) [109], Perez L. D., and Kanninen M. (2003) [122],
Raymond M. Keogh. (2005) [126], Buvaneswaran C., George M., Perez D., and
Kanninen M. (2006) [77], Kaiser S. (2006) [96], Sreejesh K. K., et al (2013) [137],….
Kraenzel M., et al (2003) [109] khi nghiên cứu rừng trồng Tếch thuần loài 20
tuổi tại Panama cho thấy, tổng trữ lượng các bon tích lũy tầng cây gỗ trung bình là
120,2 tấn/ha, tầng cây bụi thảm tươi là 2,6 tấn/ha, thảm mục là 3,4 tấn/ha và trong
đất là 225 tấn/ha. Tổng lượng các bon tích lũy trong rừng trồng Tếch thuần loài ước
tính là 351 tấn/ha.
Perez L. D., and Kanninen M. (2003) [122] khi nghiên cứu về động thái sinh
khối rừng trồng Tếch thuần loài tại Costa Rica cho thấy, tổng sinh khối khô trên mặt
đất dao động từ 84 - 284 Mg/ha, trong đó sinh khối khô của thân cây dao động từ 70
- 221 Mg/ha, chiếm từ 70 - 90% trong tổng sinh khối khô; kế đến là sinh khối cành
dao động từ 11 - 54 Mg/ha, chiếm từ 5 - 30% tổng sinh khối; thấp nhất là sinh khối
lá dao động từ 3 - 9 Mg/ha, chiếm từ 1 - 6% tổng sinh khối khô. Sinh khối trên mặt
đất có xu hướng tăng theo tuổi (rừng non, rừng sào và rừng trung niên).
Sreejesh K. K., et al (2013) [137] khi nghiên cứu tiềm năng tích lũy các bon
rừng trồng Tếch thuần loài tại Kerala, Ấn Độ đã tính toán được sự thay đổi tổng
sinh khối và tỷ lệ (%) các bộ phận (thân, cành, vỏ, rễ) ở tuổi 5, 10, 20, 30, 40 và 50.
Tỷ lệ các bon tích lũy trong cây cá lẻ cũng thay đổi theo tuổi.
29
1.3.2. Ở Việt Nam
Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về rừng trồng Tếch, tiêu biểu cho
những công trình này có Phạm Thế Dũng (1990) [5], Nguyễn Xuân Quát (1995) [51],
Bảo Huy (1993, 1995a, 1998) [21, 22, 26], Trần Duy Diễn (1995) [4], Đinh Đức
Điểm (1995) [8], Đỗ Đình Sâm và Nguyễn Ngọc Bình (1995) [57], Nguyễn Văn
Thêm (2002) [40] và Mạc Văn Chăm (2005) [3],… trong đó đã tập trung vào lĩnh vực
sau: Về phạm vi phân bố và các điều kiện sinh thái, lâm học, khả năng tái sinh,…
được nghiên cứu bởi các tác giả: Nguyễn Ngọc Lung (1988, 1993) [33, 34], Phạm
Thế Dũng (1990) [5], Mạc Văn Chăm (2005) [3] làm cơ sở để dự báo hiệu quả rừng
trồng Tếch và thiết kế các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp.
Nghiên cứu về sâu bệnh hại Tếch ở cây con trong giai đoạn vườn ươm và rừng
trồng bởi nhóm tác giả: Bảo Huy, Nguyễn Thanh Hòa, Nguyễn Thị Kim Liên (1998)
[26] đã cho thấy nhóm sâu hại chính cây con ở vườn ươm và rừng trồng là loài
Hyplaea puera Cramer, Mối, sâu non bọ hung nâu đỏ và các loại sâu hại thân cành
làm giảm chất lượng cây con và năng suất rừng trồng. Nhóm tác giả đã khẳng định,
sự xuất hiện và phá hoại của các loại sâu và bệnh hại có liên quan đến các nhân tố khí
tượng (nhiệt độ và độ ẩm), tình hình vệ sinh rừng và phương thức trồng rừng.
Những nghiên cứu về đất và mối quan hệ giữa đất với loài cây Tếch đã được
tổng kết trong các công trình của những tác giả Nguyễn Ngọc Lung (1993) [34],
Trần Duy Diễn (1995) [4], Nguyễn Xuân Quát (1995) [51], Đinh Đức Điển (1995)
[8], Lê Hồng Phong và Hồ Viết Sắc (1995) [39], Đỗ Đình Sâm và Nguyễn Ngọc
Bình (1995) [57], Nguyễn Thanh Phong (1995) [46], Bảo Huy và cộng sự (1998)
[26], Ly Meng Seang (2009) [67],… kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, đất có vai
trò quyết định đối với sự thành công ở những khu vực trồng rừng Tếch, trong đó
đất thích hợp với sinh trưởng của Tếch trồng là đất nâu xám hình thành từ đá
bazan, đá vôi, đất đen trên tro núi lửa, đất nâu xẫm phát triển từ đá bazan, đất xám
trên phù sa cổ và granit, đất phù sa sông suối thoát nước tốt. Những đất không
thích hợp cho sinh trưởng của rừng Tếch trồng là đất đỏ nâu phát triển trên đá
bazan dưới rừng le và trảng cỏ.
30
Qua nghiên cứu của tác giả Khai Nguyen Quang (1995) [107] và Forest
Science Sub-Institute of Southern Vietnam (1995) [90] cho thấy, ở Việt Nam mật
độ trồng rừng Tếch ban đầu trên đất tốt là 1.333 cây/ha (2,5×3 m), trên đất trung
bình 1.667 cây/ha (2× 3 m), trên đất xấu 2.222 cây/ha (1,5×3 m).
Về sinh trưởng, tăng trưởng và sản lượng theo đơn vị cấp đất đã được nghiên
cứu khá công phu trong công trình, như: Nguyễn Ngọc Lung (1995) [35], Trần Duy
Diễn (1995) [4] và Đinh Đức Điểm (1995) [8], Bảo Huy (1995a, 1995b, 1998) [22,
23, 26], Đào Công Khanh và cộng sự (2001) [30], Nguyễn Văn Thêm (2002) [40],
Tiêu chuẩn ngành 04-TCN-66-BNN&PTNT (2003) [41], Mạc Văn Chăm (2005)
[3], Ly Meng Seang (2009) [67].
Tại La Ngà (Định Quán, Đồng Nai) Trần Duy Diễn (1995) [4] và Đinh Đức
Điểm (1995) [8] đã có những nghiên cứu bước đầu về sinh trưởng và năng suất của
rừng Tếch, từ kết quả nghiên cứu tác giả đã đề xuất một biểu sản lượng cho vùng
này. Bảo Huy (1995a, 1995b, 1998) [22, 23, 26] đã tiến hành nghiên cứu sinh
trưởng và dự đoán sản lượng cho rừng trồng Tếch ở Đăk Lăk. Tác giả đã thử
nghiệm các mô hình toán học để phân chia cấp đất, xác lập các biện pháp kỹ thuật
lâm sinh thích hợp cho từng cấp đất và dự đoán sản lượng. Kết quả bước đầu đã đưa
ra được biểu cấp đất tạm thời, biểu dự đoán sản lượng cho rừng trồng Tếch ở Đăk Lăk
(Tây Nguyên). Nguyễn Văn Thêm (2002) [40] và Mạc Văn Chăm (2005) [3] khi
nghiên cứu rừng trồng Tếch ở khu vực Đông Nam Bộ đã chỉ ra rằng, đường kính và
chiều cao sinh trưởng nhanh trong 6 năm đầu, sau đó từ tuổi 8 trở đi lượng tăng
trưởng bình quân về chiều cao và đường kính giảm nhanh. Năng suất từ 13 - 15
m3
/ha/năm ở tuổi 9 - 14, ở tuổi 20 - 22 là 10 m3
/ha/năm.
Ly Meng Seang (2009) [67] khi nghiên cứu rừng trồng Tếch ở tỉnh Kampong
Cham - Campuchia cho thấy, trong giai đoạn từ 1 - 7 tuổi đường kính và chiều cao
sinh trưởng nhanh, sau đó sinh trưởng chậm từ tuổi 8 - 18. Năng suất thay đổi tùy
theo cấp đất, trong đó năng suất trung bình của những lâm phần trên cấp đất I cao
hơn cấp đất II là 1,24 lần.
31
1.4. Thảo luận chung
Từ kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan có thể
rút ra một số nhận xét như sau:
Nhìn chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu công phu về lĩnh vực này cho
một số dạng rừng trồng chủ yếu. Xu hướng nghiên cứu từ định tính chuyển dần
sang định lượng các đặc điểm cấu trúc, sinh trưởng và sản lượng đã được mô phỏng
bằng các hàm toán học khác nhau để từ đó xây dựng các mô hình phù hợp cho từng
loài cây trồng trong các điều kiện kinh doanh cụ thể. Đây là những tài liệu tham
khảo có giá trị, giúp ích cho việc lựa chọn và kế thừa phương pháp nghiên cứu phù
hợp cho đối tượng rừng trồng Tếch ở tỉnh Sơn La.
Hiện nay, những nghiên cứu xác định sinh khối và tích lũy các bon rừng trồng
trên thế giới ngày càng được quan tâm. Các công trình công bố nhìn chung đã xác
định được sinh khối và lượng hóa khả năng tích lũy các bon ở một số dạng rừng
trồng như: Lõi thọ, Keo lá tràm, Thông nhựa, Thông mã vĩ, Bạch đàn, Sa mộc,
..v..v.. Qua đó, đã khẳng giá trị của rừng trồng trong việc làm giảm thiểu sự nóng
lên của trái đất thông qua khả năng tích lũy các bon. Với cây Tếch, những nghiên
cứu về sinh khối và khả năng tích lũy các bon đã được tiến hành ở một số nước
thuộc khu vực nhiệt đới.
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về khả năng tích lũy các bon của rừng còn khá
mới mẻ nhưng đang được chú trọng. Các kết quả nghiên cứu về nội dung này bước
đầu đã cung cấp nhiều thông tin về sinh khối cũng như lượng các bon tích lũy trong
một số dạng rừng trồng chủ yếu như: Quế, Bạch đàn, Thông nhựa, Thông mã vĩ,
Mỡ,..v..v.. Đối với cây Tếch, trong thời gian qua đã được nhiều tác giả nghiên cứu
từ yêu cầu sinh thái, lập địa, chọn tạo giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc, nuôi
dưỡng tới lập biểu cấp đất, biểu thể tích, biểu quá trình sinh trưởng cho khu vực
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đây là những cơ sở cho việc triển khai nghiên cứu
sinh khối và tính toán lượng các bon tích lũy cho loại rừng này trên phạm vi rộng.
32
Tếch là một trong 14 loài cây trồng chủ yếu, được trồng thành rừng với quy
mô lớn, có khả năng đem lại lợi ích cho người trồng rừng, đặc biệt so với một số
cây trồng rừng nhiệt đới khác, Tếch có chu kỳ kinh doanh dài, có tiềm năng cho các
dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng trong tương lai. Nhưng ở Việt Nam cho đến
nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về sinh khối và khả năng tích lũy các
bon cho rừng trồng Tếch.
Vì vậy, khi nghiên cứu rừng trồng Tếch ở Sơn La, cùng với nghiên cứu đặc
điểm cấu trúc lâm phần, sự phân hóa tỉa thưa tự nhiên, đặc điểm sinh trưởng, tăng
trưởng, luận án còn tập trung nghiên cứu sinh khối và khả năng tích lũy các bon
theo đơn vị cấp đất. Kết quả của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ khả năng tích lũy
các bon, làm cơ sở cho việc xác định giá trị môi trường cho rừng trồng Tếch ở tỉnh
Sơn La nói riêng và khu vực Miền Bắc Việt Nam nói chung.
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La

More Related Content

What's hot

Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên, HAY
Đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên, HAYĐặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên, HAY
Đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật tạo quả không hạt cây có múi, HAY
Luận án: Biện pháp kỹ thuật tạo quả không hạt cây có múi, HAYLuận án: Biện pháp kỹ thuật tạo quả không hạt cây có múi, HAY
Luận án: Biện pháp kỹ thuật tạo quả không hạt cây có múi, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Đặc điểm nông sinh học của giống địa lan Kiếm, HAY
Luận án: Đặc điểm nông sinh học của giống địa lan Kiếm, HAYLuận án: Đặc điểm nông sinh học của giống địa lan Kiếm, HAY
Luận án: Đặc điểm nông sinh học của giống địa lan Kiếm, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Thành phần loài và phân bố của giáp xác nước ngọt, HAY
Luận án: Thành phần loài và phân bố của giáp xác nước ngọt, HAYLuận án: Thành phần loài và phân bố của giáp xác nước ngọt, HAY
Luận án: Thành phần loài và phân bố của giáp xác nước ngọt, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
jackjohn45
 
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
nataliej4
 
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hiệu quả sản xuất rau thơm tại địa bàn xã Điện Nam, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Hiệu quả sản xuất rau thơm tại địa bàn xã Điện Nam, 9 ĐIỂM!Đề tài: Hiệu quả sản xuất rau thơm tại địa bàn xã Điện Nam, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Hiệu quả sản xuất rau thơm tại địa bàn xã Điện Nam, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
nataliej4
 
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...
đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...
đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Xây dựng mô hình tăng trưởng đường kính rừng tự nhiên
Luận án: Xây dựng mô hình tăng trưởng đường kính rừng tự nhiênLuận án: Xây dựng mô hình tăng trưởng đường kính rừng tự nhiên
Luận án: Xây dựng mô hình tăng trưởng đường kính rừng tự nhiên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
 
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...
 
Đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên, HAY
Đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên, HAYĐặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên, HAY
Đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên, HAY
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật tạo quả không hạt cây có múi, HAY
Luận án: Biện pháp kỹ thuật tạo quả không hạt cây có múi, HAYLuận án: Biện pháp kỹ thuật tạo quả không hạt cây có múi, HAY
Luận án: Biện pháp kỹ thuật tạo quả không hạt cây có múi, HAY
 
Luận án: Đặc điểm nông sinh học của giống địa lan Kiếm, HAY
Luận án: Đặc điểm nông sinh học của giống địa lan Kiếm, HAYLuận án: Đặc điểm nông sinh học của giống địa lan Kiếm, HAY
Luận án: Đặc điểm nông sinh học của giống địa lan Kiếm, HAY
 
Luận án: Thành phần loài và phân bố của giáp xác nước ngọt, HAY
Luận án: Thành phần loài và phân bố của giáp xác nước ngọt, HAYLuận án: Thành phần loài và phân bố của giáp xác nước ngọt, HAY
Luận án: Thành phần loài và phân bố của giáp xác nước ngọt, HAY
 
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
 
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật của n...
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
 
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
 
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
 
Đề tài: Hiệu quả sản xuất rau thơm tại địa bàn xã Điện Nam, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Hiệu quả sản xuất rau thơm tại địa bàn xã Điện Nam, 9 ĐIỂM!Đề tài: Hiệu quả sản xuất rau thơm tại địa bàn xã Điện Nam, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Hiệu quả sản xuất rau thơm tại địa bàn xã Điện Nam, 9 ĐIỂM!
 
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sốn...
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
 
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
 
đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...
đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...
đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...
 
Luận án: Xây dựng mô hình tăng trưởng đường kính rừng tự nhiên
Luận án: Xây dựng mô hình tăng trưởng đường kính rừng tự nhiênLuận án: Xây dựng mô hình tăng trưởng đường kính rừng tự nhiên
Luận án: Xây dựng mô hình tăng trưởng đường kính rừng tự nhiên
 
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
 

Similar to Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La

Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiếnLuận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng
Tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừngTác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng
Tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đa dạng của họ bọ cánh cứng ăn lá tại Ninh Thuận
Nghiên cứu đa dạng của họ bọ cánh cứng ăn lá tại Ninh ThuậnNghiên cứu đa dạng của họ bọ cánh cứng ăn lá tại Ninh Thuận
Nghiên cứu đa dạng của họ bọ cánh cứng ăn lá tại Ninh Thuận
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúaLuận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạnNghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắcLuận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
ssuser499fca
 
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở HuếLuận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu làm sạch CO2 từ khí thải đốt than bằng kĩ thuật Xúc tác
Nghiên cứu làm sạch CO2 từ khí thải đốt than bằng kĩ thuật Xúc tácNghiên cứu làm sạch CO2 từ khí thải đốt than bằng kĩ thuật Xúc tác
Nghiên cứu làm sạch CO2 từ khí thải đốt than bằng kĩ thuật Xúc tác
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Làm sạch khí CO2 từ khí thải đốt than bằng xúc tác hấp phụ, HAY
Làm sạch khí CO2 từ khí thải đốt than bằng xúc tác hấp phụ, HAYLàm sạch khí CO2 từ khí thải đốt than bằng xúc tác hấp phụ, HAY
Làm sạch khí CO2 từ khí thải đốt than bằng xúc tác hấp phụ, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La (20)

Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
 
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiếnLuận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
 
Tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng
Tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừngTác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng
Tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng
 
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
 
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập ...
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
 
Nghiên cứu đa dạng của họ bọ cánh cứng ăn lá tại Ninh Thuận
Nghiên cứu đa dạng của họ bọ cánh cứng ăn lá tại Ninh ThuậnNghiên cứu đa dạng của họ bọ cánh cứng ăn lá tại Ninh Thuận
Nghiên cứu đa dạng của họ bọ cánh cứng ăn lá tại Ninh Thuận
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
 
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
 
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúaLuận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
 
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạnNghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
 
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắcLuận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
Luận Văn Nghiên cứu bảo tồn loài Thông pà cò và Thông đỏ bắc
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở HuếLuận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
Luận án: Kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng hoa chuông ở Huế
 
Nghiên cứu làm sạch CO2 từ khí thải đốt than bằng kĩ thuật Xúc tác
Nghiên cứu làm sạch CO2 từ khí thải đốt than bằng kĩ thuật Xúc tácNghiên cứu làm sạch CO2 từ khí thải đốt than bằng kĩ thuật Xúc tác
Nghiên cứu làm sạch CO2 từ khí thải đốt than bằng kĩ thuật Xúc tác
 
Làm sạch khí CO2 từ khí thải đốt than bằng xúc tác hấp phụ, HAY
Làm sạch khí CO2 từ khí thải đốt than bằng xúc tác hấp phụ, HAYLàm sạch khí CO2 từ khí thải đốt than bằng xúc tác hấp phụ, HAY
Làm sạch khí CO2 từ khí thải đốt than bằng xúc tác hấp phụ, HAY
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 

Recently uploaded (12)

ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 

Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NGUYỄN CÔNG HOAN NGHIÊN CỨU SINH TRƢỞNG VÀ CẤU TRÚC LÀM CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GÓP PHẦN KINH DOANH RỪNG TRỒNG TẾCH (TECTONA GRANDIS L. F.) TẠI SƠN LA LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NGUYỄN CÔNG HOAN NGHIÊN CỨU SINH TRƢỞNG VÀ CẤU TRÚC LÀM CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GÓP PHẦN KINH DOANH RỪNG TRỒNG TẾCH (TECTONA GRANDIS L. F.) TẠI SƠN LA Chuyên ngành: LÂM SINH Mã số: 62620205 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS. TS. VŨ TIẾN HINH 2. PGS. TS. NGUYỄN VĂN SINH THÁI NGUYÊN - 2014
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả những số liệu trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng có ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014 Ngƣời viết cam đoan Nguyễn Công Hoan
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Luận án này được hoàn thành theo chương trình đào tạo Tiến sĩ hệ chính quy tập trung khóa 2019 - 2012 của Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên. Để hoàn thành luận án, tác giả đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi của tập thể Bộ môn Lâm sinh - Trồng rừng, Ban Chủ nhiệm Khoa Lâm Nghiệp, Khoa Sau Đại học, Ban Sau Đại học - Đại học Thái Nguyên và lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đối với địa phương, tác giả đã nhận được những sự giúp đỡ của bà con các dân tộc tại các xã của huyện Mai Sơn và Yên Châu mà tác giả đã đến thu thập số liệu đề tài. Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với sự giúp đỡ quý báu đó. Kết quả của luận án này không thể tách rời sự chỉ dẫn của tập thể hướng dẫn khoa học là GS. TS Vũ Tiến Hinh, Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam và PGS. TS Nguyễn Văn Sinh, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Việt Nam. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tập thể các thầy hướng dẫn. Xin được cảm ơn sự khuyến khích, giúp đỡ của gia đình, cùng bạn bè và đồng nghiệp xa gần, đó là nguồn khích lệ và cổ vũ to lớn đối với tác giả trong quá trình thực hiện và hoàn thành công trình này. Tác giả
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH...........................................................................................x MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1 2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ...............................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................2 4. Những đóng góp mới của đề tài..............................................................................3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................4 1.1. Đặc điểm phân loại và phân bố tự nhiên của Tếch.........................................4 1.1.1. Đặc điểm phân loại ...............................................................................4 1.1.2. Phân bố tự nhiên của Tếch........................................................................4 1.2. Những nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam..................................................5 1.2.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng trồng trên Thế giới..........................5 1.2.2. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng trồng ở Việt Nam..........................18 1.3. Những công trình nghiên cứu về cây Tếch trên Thế giới và Việt Nam .................26 1.3.1. Thế giới..................................................................................................26 1.3.2. Ở Việt Nam............................................................................................29 1.4. Thảo luận chung...............................................................................................31 Chƣơng 2. ĐIỀUKIỆNTỰNHIÊN,XÃHỘIKHUVỰCNGHIÊNCỨU.................33 2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................33 2.1.1. Ví trí địa lý.............................................................................................33 2.1.2. Địa hình, địa thế ....................................................................................33 2.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng ............................................................................33 2.1.4. Khí hậu, thuỷ văn ..................................................................................34 2.2. Dân tộc, dân số và lao động.............................................................................35
  • 6. iv Chƣơng 3. ĐỐITƢỢNG,NỘIDUNGVÀPHƢƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU................36 3.1. Vật liệu nghiên cứu ..........................................................................................36 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................36 3.1.2. Tên, đặc điểm hình thái thực vật của loài nghiên cứu...........................36 3.1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài...............................................................37 3.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................37 3.2.1. Lịch sử gây trồng và phát triển rừng Tếch tại Sơn La...........................37 3.2.2. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc ...............................................................37 3.2.3. Nghiên cứu phân cấp sinh trưởng cây rừng...........................................38 3.2.4. Nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng rừng............................................38 3.2.5. Nghiên cứu sinh khối và tích lũy các bon .............................................38 3.2.6. Đề xuất biện pháp kỹ thuật cho rừng trồng Tếch tại Sơn La.................38 3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................38 3.3.1. Quan điểm và phương pháp luận...........................................................38 3.3.2. Phương hướng giải quyết vấn đề...........................................................40 3.3.3. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................40 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu .....................................................................45 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................51 4.1. Lịch sử gây trồng và phát triển rừng Tếch tại Sơn La.................................51 4.1.1. Nguồn gốc rừng trồng Tếch tại khu vực nghiên cứu.............................51 4.1.2. Đặc điểm rừng trồng Tếch tại khu vực nghiên cứu...................................53 4.2. Nghiên cứu một số quy luật cấu trúc rừng trồng Tếch ................................54 4.2.1. Quy luật phân bố số cây theo đường kính..............................................55 4.2.2. Quy luật phân bố số cây theo chiều cao.................................................58 4.2.3. Nghiên cứu một số quy luật tương quan rừng trồng Tếch....................61 4.3. Nghiên cứu phân cấp sinh trƣởng cây rừng..................................................69 4.3.1. Xác định cấp đất cho những lâm phần Tếch .........................................69 4.3.2. Xây dựng hàm phân loại cấp sinh trưởng..............................................70 4.3.3. Phân hóa và tỉa thưa rừng trồng Tếch....................................................72
  • 7. v 4.4. Nghiên cứu sinh trƣởng, tăng trƣởng rừng trồng Tếch ...............................76 4.4.1. Khảo sát các hàm sinh trưởng ................................................................77 4.4.2. Nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng đường kính..................................80 4.4.3. Nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng chiều cao.....................................83 4.4.4. Nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng thể tích ........................................87 4.5. Nghiên cứu sinh khối và tích lũy các bon rừng trồng Tếch .........................90 4.5.1. Nghiên cứu cấu trúc sinh khối cây tiêu chuẩn .......................................91 4.5.2. Xác định sinh khối khô cây gỗ rừng trồng Tếch..................................100 4.5.3. Trữ lượng các bon tích lũy trong rừng trồng Tếch...............................107 4.6. Đề xuất biện pháp kỹ thuật cho rừng trồng Tếch tại Sơn La....................116 4.6.1. Cơ sở khoa học cho đề xuất .................................................................116 4.6.2. Một số đề xuất......................................................................................122 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................116 1. Kết luận..............................................................................................................129 2. Tồn tại.................................................................................................................131 3. Kiến nghị............................................................................................................131 CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ...................132 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................133 PHỤ LỤC...............................................................................................................146
  • 8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT A Tuổi cây BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn C Các bon CDM Cơ chế phát triển sạch CHDC Cộng hòa dân chủ D1,3 (cm) Đường kính ngang ngực Dg0 (cm) Đường kính bình quân theo tiết diện Dt (m) Đường kính tán D1,3 Đường kính thân bình quân Dt Đường kính tán bình quân OTC Ô tiêu chuẩn G (m2 ) Tiết diện ngang H0 Chiều cao ưu thế Hvn (m) Chiều cao vút ngọn Hdc (m) Chiều cao dưới cành Hvn Chiều cao vút ngọn bình quân Hdc Chiều cao dưới cành bình quân IPCC Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu M (m3 ) Trữ lượng Mt C Triệu tấn các bon Mci Trữ lượng các bon của bộ phận i N/otc; N/ha Số cây trên ô tiêu chuẩn; số cây trên ha Nopt; Nc; Nnd Mật độ tối ưu; số cây chặt; số cây nuôi dưỡng Nidi Số cây thứ i nằm trong cỡ kính di L (m) Chiều dài men thân cây chặt ngả Ln (m) Chiều dài đoạn ngọn
  • 9. vii PT Phương trình Pd Suất tăng trưởng đường kính Ph Suất tăng trưởng chiều cao Pv Suất tăng trưởng thể tích Pki Tỷ lệ sinh khối khô của bộ phận i P2th, P2c, P2l Tỷ lệ sinh khối khô bộ phận thân, cành, lá cây bụi thảm tươi P3 Tỷ lệ sinh khối khô bình quân của 5 mẫu sấy V (m3 ) Thể tích St Diện tích tán bình quân St (m2 ) Diện tích tán Zd Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm của đường kính Zh Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm của chiều cao Zv Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm của thể tích ∆d Tăng trưởng bình quân chung của đường kính ∆h Tăng trưởng bình quân chung của chiều cao ∆v Tăng trưởng bình quân chung của thể tích Wk Sinh khối khô Wt Sinh khối tươi Wki Sinh khối khô bộ phận i Wti Sinh khối tươi bộ phận i W2k Sinh khối khô của bộ phận cây bụi thảm tươi/ha W2tht, W2ct, W2lt Sinh khối tươi bộ phận thân, cành, lá cây bụi thảm tươi W3t; W3k Sinh khối tươi, khô của bộ phận thảm mục trên/ha 0,485 Hệ số chuyển đổi các bon
  • 10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Các hàm lý thuyết được sử dụng để mô tả quá trình sinh trưởng .........49 Bảng 4.1. Tổng hợp diện tích rừng trồng Tếch tại Sơn La....................................52 Bảng 4.2. Kết quả phân bố N/D1,3 theo hàm Weibull cho 54 lâm phần Tếch .......56 Bảng 4.3. Kết quả phân bố N/Hvn theo hàm Weibull cho 54 lâm phần Tếch........59 Bảng 4.4. Kết quả phân tích tương quan Hvn/D1,3 bằng hàm đường thẳng............62 Bảng 4.5. Kết quả phân tích tương quan Hvn/D1,3 bằng hàm Logarit ....................63 Bảng 4.6. Kết quả phân tích tương quan Hvn/D1,3 bằng hàm Parabon...................64 Bảng 4.7. Kết quả phân tích tương quan Hvn/D1,3 bằng hàm mũ...........................65 Bảng 4.8. Tập hợp các dạng phương trình tương quan Hvn/D1,3............................66 Bảng 4.9. Kết quả phân tích tương quan Dt/D1,3 bằng hàm đường thẳng..............67 Bảng 4.10. Kết quả phân tích tương quan Dt/D1,3 bằng hàm Logarit ......................68 Bảng 4.11. Tương quan giữa đường kính tán (Dt/D1,3)............................................69 Bảng 4.12. Hàm phân cấp sinh trưởng trên cấp đất II .............................................70 Bảng 4.13. Hàm phân cấp sinh trưởng trên cấp đất III............................................70 Bảng 4.14. Số cây dự đoán vào các cấp sinh trưởng trên cấp đất II........................71 Bảng 4.15. Số cây dự đoán vào các cấp sinh trưởng trên cấp đất III ......................71 Bảng 4.16. Phân cấp sinh trưởng trên cấp đất II......................................................73 Bảng 4.17. Phân cấp sinh trưởng trên cấp đất III ....................................................74 Bảng 4.18. Số liệu cây bình quân trên cấp đất II và III ...........................................77 Bảng 4.19. So sánh sự phù hợp của hàm lý thuyết mô tả quy luật sinh trưởng D, H, V bằng tiêu chuẩn R2 ...................................................................78 Bảng 4.20. Mô hình sinh trưởng D rừng trồng Tếch bằng hàm Schumacher.................80 Bảng 4.21. Sinh trưởng và tăng trưởng đường kính rừng trồng Tếch .....................81 Bảng 4.22. Mô hình sinh trưởng H rừng trồng Tếch bằng hàm Schumacher..........84 Bảng 4.23. Sinh trưởng và tăng trưởng chiều cao rừng trồng Tếch ........................85 Bảng 4.24. Mô hình sinh trưởng V rừng trồng Tếch bằng hàm Schumacher..........87 Bảng 4.25. Sinh trưởng và tăng trưởng thể tích rừng trồng Tếch............................88
  • 11. ix Bảng 4.26. Một số chỉ tiêu thống kê 36 cây tiêu chuẩn chặt ngả ............................90 Bảng 4.27. Cấu trúc sinh khối tươi cây tiêu chuẩn Tếch tại Sơn La .......................91 Bảng 4.28. Tỷ lệ sinh khối khô các mẫu của 36 cây cá lẻ Tếch chặt ngả................94 Bảng 4.29. Cấu trúc sinh khối khô cho từng bộ phận của cây tiêu chuẩn...............96 Bảng 4.30. Phương trình tương quan giữa Pk với các nhân tố D1,3 và Hvn ..............99 Bảng 4.31. Sinh khối khô cây gỗ rừng trồng Tếch tuổi 13....................................100 Bảng 4.32. Sinh khối khô cây gỗ rừng trồng Tếch trên cấp đất II.........................102 Bảng 4.33. Sinh khối khô rừng trồng Tếch trên cấp đất III...................................103 Bảng 4.34. Sinh khối khô cây bụi, thảm tươi và thảm mục...................................104 Bảng 4.35. Sinh khối khô rừng trồng Tếch theo cấp đất .......................................106 Bảng 4.36. Lượng các bon tích lũy trong các bộ phận cây cá lẻ Tếch ..................107 Bảng 4.37. Trữ lượng các bon tích lũy trong các lâm phần Tếch..........................109 Bảng 4.38. Trữ lượng các bon tích lũy ở bộ phận cây gỗ trên cấp đất II ..............110 Bảng 4.39. Trữ lượng các bon tích lũy ở bộ phận cây gỗ trên cấp đất III.............112 Bảng 4.40. Lượng các bon tích lũy trong cây bụi, thảm tươi và thảm mục ..........114 Bảng 4.41. Tổng trữ lượng các bon tích lũy rừng trồng Tếch ...............................115 Bảng 4.42. Số lượng cây chặt, cây chừa trên cấp đất II.........................................119 Bảng 4.43. Số lượng cây chặt, cây chừa trên cấp đất III .......................................120 Bảng 4.44. Cường độ tỉa thưa và các chỉ tiêu kỹ thuật chặt tỉa rừng Tếch..............127
  • 12. x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Sơ đồ ô tiêu chuẩn .................................................................................40 Hình 4.1. Quy luật phân bố N/D1,3 có dạng lệch trái.............................................57 Hình 4.2. Quy luật phân bố N/D1,3 có dạng đối xứng ...........................................57 Hình 4.3. Quy luật phân bố N/D1,3 có dạng lệch phải...........................................58 Hình 4.4. Quy luật phân bố N/Hvn có dạng lệch trái .............................................60 Hình 4.5. Quy luật phân bố N/Hvn có dạng đối xứng............................................60 Hình 4.6. Quy luật phân bố N/Hvn có dạng lệch phải............................................61 Hình 4.7. Tỷ lệ % số cây theo từng cấp sinh trưởng trên cấp đất II và III............75 Hình 4.8. Đường cong sinh trưởng D trên cấp đất II và III rừng trồng Tếch.......80 Hình 4.9. Biến đổi Zd và ∆d trên cấp đất II ..........................................................82 Hình 4.10. Biến đổi Zd và ∆d trên cấp đất III.........................................................82 Hình 4.11. Đường cong sinh trưởng H trên cấp đất II và III rừng trồng Tếch........84 Hình 4.12. Biến đổi Zh và ∆h trên cấp đất II ..........................................................86 Hình 4.13. Biến đổi Zh và ∆h trên cấp đất III.........................................................86 Hình 4.14. Đường cong sinh trưởng V trên cấp đất II và III rừng trồng Tếch ........87 Hình 4.15. Biến đổi Zv và ∆v trên cấp đất II ..........................................................89 Hình 4.16. Biến đổi Zh và ∆h trên cấp đất III.........................................................89 Hình 4.17. Cấu trúc sinh khối tươi các bộ phận cây tiêu chuẩn Tếch.....................93 Hình 4.18. Cấu trúc sinh khối khô các bộ phận cây tiêu chuẩn ..............................98 Hình 4.19. Cấu trúc sinh khối khô theo bộ phận rừng trồng Tếch........................101 Hình 4.20. Cấu trúc sinh khối khô các bộ phận cây trên cấp đất II và III.............104 Hình 4.21. Cấu trúc sinh khối khô cây bụi thảm tươi và thảm mục......................105 Hình 4.22. Cấu trúc sinh khối khô của rừng trồng Tếch.......................................107 Hình 4.23. Cấu trúc các bon tích lũy bộ phận cây gỗ rừng trồng Tếch.................113 Hình 4.24. Lượng các bon tích lũy trong cây bụi, thảm tươi và thảm mục ..........114
  • 13. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Tếch có tên khoa học (Tectona grandis L. f.), là loài cây mọc tự nhiên của khu hệ thực vật Ấn Độ - Miến Điện và phân bố tự nhiên ở Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Lào [100]. Do Tếch cho gỗ tốt, giá trị cao, dễ trồng và thích nghi với nhiều lập địa khác nhau nên được gây trồng ở nhiều nước nhiệt đới như: Nigeria, Bờ Biển Ngà, Sierra Leone ở châu Phi, Costa Rica, Panama, Colombia, Trinidad, Tobago và Venezuela ở Trung Mỹ, cũng như các nước châu Á. Đến năm 2000, diện tích rừng trồng gỗ Tếch toàn cầu đạt 5,7 triệu ha (FAO, 2001) và vẫn đang được đầu tư phát triển để cung cấp gỗ công nghiệp cũng như trong mô hình Nông lâm kết hợp bởi các chủ đất nhỏ. Tại Việt Nam, Tếch được đưa vào gây trồng từ đầu thế kỷ XX tại một số tỉnh như: Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh, Đắc Lắc, Hà Nội, Sơn La... qua quá trình khảo nghiệm đã chứng tỏ cây Tếch thích hợp với điều kiện sinh thái ở Việt Nam [33, 34]. Năm 1960, một diện tích trên 200 ha rừng Tếch đã được trồng thành công ở Định Quán, nay là rừng lấy hạt giống [4, 8]. Riêng ở Đắc Lắc, có lâm phần Tếch đến nay đã gần thành thục (tại Eak Mát 45 tuổi) và nhiều lâm phần đang trong giai đoạn nuôi dưỡng (dưới 20 tuổi). Đặc biệt trồng Tếch theo phương thức Nông lâm kết hợp đã thành công ở Lâm trường Buôn Gia Wằm (Đắc Lắc) là một kinh nghiệm để có thể nhân rộng mô hình ở nhiều nơi [4]. Sơn La là một tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Việt Nam, có phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Lai Châu, phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh Louangphabang, Houaphan của Lào, phía Đông giáp tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên. Có điều kiện địa hình, đất đai và khí hậu khá phù hợp với nhu cầu sinh thái của loài Tếch. Vì thế, trong chương trình 327 và chương trình GTZ của Đức, Tếch là loài cây được đưa vào gây trồng ở một số huyện của tỉnh Sơn La, như: Mai Sơn, Yên Châu, Phù Yên, Thuận Châu. Mục tiêu chiến lược của dự án nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đáp ứng nhu cầu về gỗ đồ mộc cao cấp, giảm áp lực khai thác gỗ từ rừng tự nhiên đồng thời mở ra hướng mới trong kinh
  • 14. 2 doanh rừng trồng, tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế cho người dân sống trên địa bàn. Tuy nhiên, muốn làm được điều đó thì cần phải có những hiểu biết về đặc điểm lâm học, các quy luật cấu trúc lâm phần, quy luật sinh trưởng, động thái quần thể và ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sản lượng và năng suất rừng. Đối với cây Tếch, trong những năm qua đã có một số công trình khoa học nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó phải kể đến kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Quát (1995) [51], Nguyễn Ngọc Lung (1988, 1995) [33, 35], Bảo Huy (1995a, 1995b 1998) [23, 24, 26], Nguyễn Văn Thêm (2002) [40], Mạc Văn Chăm (2005) [3] ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Tuy nhiên, cho đến nay giá trị thực tế được công nhận cho rừng trồng Tếch mới chỉ được tính thuần túy thông qua trữ lượng gỗ. Trong khi đó, giá trị bảo vệ môi trường của rừng chưa được định lượng một cách cụ thể. Tại Sơn La, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu cho đối tượng này. Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sinh trưởng và cấu trúc làm cơ sở khoa học đề xuất biện pháp kỹ thuật góp phần kinh doanh rừng trồng Tếch (Tectona grandis L. f.) tại Sơn La”. 2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2.1. Mục đích của đề tài Xác định được đặc điểm cấu trúc, sinh trưởng, sinh khối và tích lũy các bon theo cấp đất làm cơ sở khoa học đề xuất biện pháp kỹ thuật trong kinh doanh rừng trồng Tếch bền vững ở Sơn La. 2.2. Yêu cầu của đề tài - Số liệu nghiên cứu phải đại diện cho rừng trồng Tếch ở Sơn La - Phải kế thừa được những phương pháp nghiên cứu về cấu trúc, sinh trưởng, sinh khối đã có - Phải có những điểm mới so với những đề tài đã nghiên cứu về cây Tếch đã có - Công trình phải có hàm lượng khoa học, đáp ứng được yêu cầu của một luận án tiến sĩ. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc, sinh trưởng, tăng trưởng, sinh khối và khả năng tích lũy các bon, đề tài đã xây dựng được cơ sở khoa học cho
  • 15. 3 đề xuất biện pháp kỹ thuật trong kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đã xác định được đặc điểm cấu trúc, sinh trưởng, tăng trưởng, sinh khối và khả năng tích lũy các bon và đề xuất biện pháp kỹ thuật trong kinh doanh rừng. 4. Những đóng góp mới của đề tài Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu tương đối toàn diện về rừng trồng Tếch ở các tỉnh Miền Bắc Việt Nam nói chung và ở Sơn La nói riêng. Đề tài đã làm rõ được đặc điểm cấu trúc, sinh trưởng, tăng trưởng, sinh khối và khả năng tích lũy các bon làm cơ sở khoa học cho đề xuất biện pháp kỹ thuật trong kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La.
  • 16. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm phân loại và phân bố tự nhiên của Tếch 1.1.1. Đặc điểm phân loại Trên thế giới có 3 loài Tếch đó là Tectona grandis L. f., Tectona philippinensis Benth. & Hokk. f. và Tectona hamiltonia Wallich. Trong đó, cây Tếch được trồng thành rừng ở Sơn La (Việt Nam) có tên khoa học là Tectona grandis L. f., thuộc họ Tếch (Verbenaceae), bộ Hoa môi (Lamiales). Tếch là loài cây đại mộc, có chiều cao trên 30 m, đường kính đạt 70 - 90 cm, cây già gốc có bạnh nhỏ, rụng lá theo mùa. Cành non vuông, cành phủ nhiều lông màu gỉ sắt, khi dập có màu đỏ, lá đơn mọc đối hình trứng ngược, chiều dài có thể đạt tới 40 cm hoặc hơn, chiều rộng lá khoảng 15 cm, phiến xoan bầu dục có màu lục tươi, mặt dưới lá có lông hình sao vàng, lá rụng vào tháng 2 tháng 3 dương lịch hàng năm. Hoa có dạng chùm tụ tán, mọc ở ngọn nhánh, kích thước có thể đạt đường kính gần 40 cm, hoa gần đều nhỏ và nhiều, có màu trắng, đài hoa có từ 5 - 6 răng, vành có 5 tai, tiểu nhụy nhỏ. Quả hạch cứng và tròn, đường kính khoảng 2 cm phủ đầy lông. Gỗ mầu vàng nâu hay nâu đậm có sọc, chứa dầu, độ bền cao, ít co giãn, thớ mịn, ít bị mối mọt [95]. Theo Kadambi A. (1979) [95], Tếch là loài cây có ở rừng nửa rụng lá nhiệt đới gió mùa. Ở rừng tự nhiên, Tếch trưởng thành có thể đạt chiều cao 40 m, đường kính từ 1 - 2 m, thân thẳng có nhiều hoa nhưng số hoa hình thành quả chiếm tỷ lệ thấp. Tếch sinh sản sớm, thông thường từ 8 - 10 năm. Thời kỳ ra hoa là giữa tháng 7 đến đầu tháng 9 hàng năm, quả chín và rụng từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau, quả chín vỏ có mầu nâu vàng, Tếch có khả năng tái sinh chồi tốt ở tuổi non. 1.1.2. Phân bố tự nhiên của Tếch Tếch phân bố tự nhiên ở Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Myanmar. Vùng phân bố tự nhiên của Tếch nằm trong khoảng giữa 250 30’ - 900 0’ độ vĩ Bắc và 730 - 1030 độ kinh Đông. Tếch đã xuất hiện từ 400 - 600 năm trước ở quần đảo java với diện tích khoảng 1 triệu ha (Inđônêxia). Vì Tếch sinh trưởng khá tốt ở Inđônêxia, nên hiện
  • 17. 5 nay người ta đã coi giới hạn phân bố của Tếch ở phía Nam là giữa vị độ 50 - 90 Nam. Tếch phân bố tự nhiên trong khu vực nhiệt đới gió mùa (mùa khô và mùa ẩm phân biệt rõ), khí hậu nóng ẩm, biên độ nhiệt độ trung bình từ 20 - 270 C, nhiệt độ tối cao trung bình khoảng 400 C, nhiệt độ tối thấp trung bình khoảng 12,50 C. Lượng mưa trung bình từ 1.300 - 2.990 mm/năm [86, 87, 100]. Tếch phân bố tự nhiên từ độ cao gần mặt biển đến độ cao khoảng 1.000 m so với mặt nước biển. Tếch sinh trưởng tốt trên những đất hình thành từ cuội kết, sa thạch hoặc đá ong, Tếch ưa thích đất phát triển từ đá granit, bazan và phiến sét. Tếch đòi hỏi đất phải thoát nước và không chịu được úng ngập, ưa thích môi trường đất có pH từ 6,5 - 8,0 có đủ Canxi (Ca), Photpho (P) và Magiê (Mg). Hiện nay, phần lớn rừng Tếch tự nhiên đã bị thoái hoá chỉ còn một số ít ở Ấn Độ, Myanmar và Thái Lan [100, 101]. 1.2. Những nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng trồng trên Thế giới 1.2.1.1. Những nghiên cứu về quy luật phân bố cây theo đường kính Phân bố số cây theo đường kính (phân bố N/D1,3) là một trong những nội dung chính của điều tra lâm phần, làm cơ sở xây dựng các mô hình cấu trúc lâm phần và đề xuất biện pháp kinh doanh rừng hợp lý. Để nghiên cứu và mô tả quy luật này, các hàm toán học được các tác giả sử dụng để mô phỏng rất đa dạng và phong phú. Tiêu biểu về lĩnh vực này, có thể dẫn ra một số công trình nghiên cứu của những tác giả sau: Đầu tiên là công trình nghiên cứu của Meyer H. A. (1952) [117]. Ông đã mô tả phân bố số cây theo đường kính bằng hàm toán học có dạng đường cong giảm liên tục. Phương trình này được gọi là phương trình Meyer. Balley R. L., and Isson J. N. (1973) [73] đã sử dụng hàm Weibull để mô tả phân bố số cây theo đường kính cho rừng trồng loài Kiefer thuần loài đều tuổi, trong đó hàm mật độ và hàm phân bố được viết dưới dạng: Hàm mật độ: f(d) = (β/α)[(d-dmin)/α]β-1 với d > dmin (1.1) f(d) = 0 với d ≤ dmin
  • 18. 6 Hàm phân bố: F(d) = 1- exp{-[(d-dmin)/α]β-1 } (1.2) Bailey và Dell (dẫn theo tài liệu [80]) coi dmin là một tham số và kí hiệu là a. Trong trường hợp này, phân bố Weibull có 3 tham số, đó là tham số a đặc trưng cho vị trí, tham số b (tham số α ở phương trình 1.1) đặc trưng cho độ nhọn, tham số c (tham số β ở phương trình 1.2) đặc trưng cho độ lệch của phân bố. Batista J. L. F. và Doucoto H. T. Z. (1992) (dẫn theo tài liệu [7]) trong khi nghiên cứu 19 ô tiêu chuẩn với 60 loài cây rừng Maranhoo - Brazin đã dùng hàm Weibull mô phỏng phân bố N/D1,3. Nhìn chung các tác giả đều biểu diễn quy luật phân bố số cây theo đường kính dưới dạng phân bố xác suất, các hàm thường hay sử dụng là hàm Weibull, hàm mũ, hàm chuẩn, hàm Logarit, hàm bêta, hàm gama, v..v.. Alder D. (1980) [70] cho rằng, việc nắn đường thực nghiệm bằng phương trình mũ sẽ mất đi những sai số ở những cỡ đường kính nhỏ và khuyến cáo nên dùng hàm Hyperbol để nắn đường thực nghiệm là tốt hơn cả. Bennet F. A. (1969) [74] đã dùng hàm phân bố Bêta và xác định các đại lượng đường kính nhỏ nhất (dm), đường kính lớn nhất (dM) thông qua phương trình tương quan kép với mật độ (N), tuổi (A) và cấp đất (S) như sau: dm = a0 + a1.N + a2.A.N + a3.logN (1.3) dM = a0 + a1.N + a2.logN + a3.A.S + a4.A.N (1.4) Trong khi đó, Burkhart H và Strub U. (1973) (dẫn theo tài liệu [7]) tính toán các tham số dm, dM, α, β của phân bố Bêta theo các phương trình: 𝑑 𝑚 = 𝑎0+𝑎1.𝑕0 + 𝑎2.. 𝐴. 𝑁 + 𝑎3. 𝑕0 𝑁 (1.5) α= 𝑎0 + 𝑎1. 𝐴 𝑁 + 𝑎2 . 𝐴. 𝑕0 (1.6) β = 𝑎0 + 𝑎1. 𝐴 𝑁 + 𝑎2 . 𝐴. 𝑕0 (1.7) Với h0 là chiều cao tầng trội; A là tuổi; N là mật độ lâm phần. Bliss C. I. và Reinker K. A. (1964) [75] xác lập quan hệ giữa các tham số a, M, S của phân bố chuẩn Logarit với đường kính bình quân theo dạng Logarit tự nhiên hai vế:
  • 19. 7 𝑙𝑛𝑎 = 𝑎0 + 𝑏0. 𝑙𝑛𝑑 (1.8) 𝑙𝑛𝑀 = 𝑎0 + 𝑏0. 𝑙𝑛𝑑 (1.9) 𝑙𝑛𝑆 = 𝑎0 + 𝑏0. 𝑙𝑛𝑑 (1.10) Trong đó: a và b là hai tham số của phương trình. Lembcke, Knapp và Dittmar (dẫn theo tài liệu [7]) sử dụng phân bố Gamma với các tham số thông qua các phương trình biểu thị mối tương quan giữa tuổi và chiều cao tầng trội như sau: 𝑏 = 𝑎0 + 𝑎1. 1 𝐴 + 𝑎2. 1 𝐴2 (1.11) 𝑞 = 𝑎0 + 𝑎1. 𝐴 + 𝑎2. 𝐴2 (1.12) 𝛼 = 𝑎0 + 𝑎1. 𝑕100 + 𝑎2. 𝐴 + 𝑎3 . 𝐴. 𝑕100 (1.13) Trong đó: - a0, a1, a2, a3 là tham số của phương trình. - A là tuổi, - h100 chiều cao tầng cây trội. Roemisch K. (1975) (dẫn theo tài liệu [7]), nghiên cứu khả năng dùng hàm Gamma mô phỏng sự biến đổi theo tuổi của phân bố số cây theo đường kính cây rừng, xác lập quan hệ của tham số β với tuổi, đường kính trung bình và chiều cao tầng trội đã khẳng định quan hệ giữa tham số β với chiều cao tầng trội là chặt chẽ nhất. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề nghị mô hình xác định tham số β cho phân bố N/D1,3 của lâm phần sau tỉa thưa như sau: 𝛽, = 𝑎0 + 𝑎1.𝛽 + 𝑎2. 𝛽2 + 𝑎3. 𝑛 + 𝑎4.𝑛2 + 𝑎5. 𝛽. 𝑛 + 𝑎6. 𝛽. 𝑛2 (1.14) Trong đó: β, là tham số phân bố Gamma trước tỉa thưa; β là tham số phân bố Gamma sau tỉa thưa; n là tỷ lệ phần trăm số cây tỉa thưa; a0, a1, a2, a3,....., a6 là tham số của phương trình. Ngoài các nghiên cứu trên còn có quan điểm cho rằng đường kính cây rừng là một đại lượng ngẫu nhiên phụ thuộc vào thời gian và quá trình biến đổi của phân bố đường kính theo tuổi là quá trình ngẫu nhiên.
  • 20. 8 Theo hướng nghiên cứu này có các tác giả Suzuki (1971) [136] và Preussner, K. (1974), Bock W., và Diener (1972) (dẫn theo tài liệu [1]). Theo các tác giả này, quá trình đó biểu thị một tập hợp các giá trị x của đại lượng ngẫu nhiên tại một thời điểm (t) và lấy trong một khoảng thời gian nào đó. Nếu trị số đường kính tại thời điểm (t) chỉ phụ thuộc vào trị số ở thởi điểm t-1 mà không phụ thuộc vào trạng thái ở những thời điểm trước đó là quá trình Markov. Nếu xt = x, có nghĩa là ở thời điểm (t) có trạng thái x. Nếu tập hợp các trạng thái có thể xảy ra của quá trình Markov có thể đếm được thì đó là chuỗi Markov. Sự biến đổi của phân bố N/D1,3 theo tuổi ngoài phụ thuộc vào sinh trưởng đường kính còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của quá trình tỉa thưa. Từ đó Preussner đã đề nghị mô hình tỉa thưa mới trên cơ sở quan niệm sự biến đổi của phân bố đường kính là một quá trình xác định, nghĩa là tổng hợp của hai mô hình: Mô hình tỉa thưa và mô hình tăng trưởng đường kính. Với mô hình tỉa thưa tác giả dùng hàm: 𝑌𝑖 = 𝑛. 𝑒− 𝑑 𝑖− 𝑑 𝑚 𝑠 2 + 𝑔 (1.15) 𝑛 = 1 − 𝑒 −0,1.𝑛, . 𝑒 − 𝑡 150 2 (1.16) 𝑔 = 0,11 + 𝑛, . 0,001 (1.17) Trong đó: - Yi là phần trăm số cây tỉa thưa theo cỡ kính i, - di là đường kính trung bình cỡ kính i, - dm là đường kính nhỏ nhất, - S là tham số, - n, g là mật độ và tiết diện ngang các đại lượng biểu thị loại tỉa thưa, - n’ là tỷ lệ phần trăm cây chặt, - t là tuổi. Hàm trên được dùng để xác định phân bố N/D1,3 của bộ phận tỉa thưa. Để xác định được phân bố này cần phải biết phân bố N/D1,3 trước tỉa thưa, tuổi và tỷ lệ cây chặt. Số cây tỉa thưa. Với mô hình tăng trưởng, đã có tác giả sử dụng hàm:
  • 21. 9 𝑍𝑖 = 𝑃 1+∆𝑡 1−𝑝 𝑡+∆𝑡 − 𝑎 𝑑 . 𝑑𝑖 + 𝑎 (1.18) Với: - Zi là tăng trưởng đường kính của cỡ kính i trong khoảng thời gian từ t đến 𝑡 + ∆𝑡; - di là đường kính trung bình cỡ kính i ở thời điểm t; - d là đường kính trung bình cộng ở thời điểm t; - p t + ∆t là suất tăng trưởng đường kính; - a là tham số của phương trình: Zi = a +b.z. Do cây tăng trưởng, một số cây nhất định sẽ chuyển dịch từ cỡ kính thấp lên cỡ kính cao hơn. Số cây này được xác định theo công thức hệ số chuyển cấp: 𝑓 = 𝑍𝑑 𝑘 (1.19) Hệ số này được phân thành hai bộ phận f1 và f2 trong đó f1 biểu thị phần nguyên và f2 biểu thị phần thập phân. Từ đó, số cây cỡ kính j tại thời điểm t chuyển lên cỡ kính i và i+1 tại thời điểm 𝑡 + ∆𝑡 được xác định như sau: 𝑁𝑖+1 = 𝑁𝑗 . 𝑓2 (1.20) 𝑁𝑖 = 𝑁𝑗 − 𝑁𝑗 . 𝑓2 (1.21) Trong đó: i = j + f1 Như vậy, từ các nghiên cứu định lượng cấu trúc N/D1,3 đề cập ở trên cho thấy, các nghiên cứu về phân bố số cây theo đường kính và ứng dụng của nó thường dựa vào dãy tần số lý thuyết. Các hàm toán học được các tác giả sử dụng để mô phỏng rất đa dạng và phong phú. Xu hướng chung là tìm hàm toán học thích hợp, xác định các tham số của phân bố N/D1,3 bằng các hàm tương quan trực tiếp hoặc gián tiếp theo tuổi, thiết lập một quá trình ngẫu nhiên. Ngoài ra, mô tả biến đổi phân bố N/D1,3 như một quá trình xác định trên cơ sở quan điểm động thái phân bố N/D1,3 là kết quả của quá trình sinh trưởng và quá trình tỉa thưa. 1.2.1.2. Nghiên cứu quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính Qua các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước cho thấy, giữa chiều cao với đường kính có quan hệ rất chặt chẽ. Nhiều tác giả dùng phương pháp giải tích toán học tìm ra những phương trình biểu thị mối quan hệ này như: Naslund M. (1929), Assmann E. (1936), Hohenadl W. (1936), Michailov F. (1934,1952),
  • 22. 10 Prodan M. (1944), Krenn K. (1946), Meyer H. A. (1952) (dẫn theo tài liệu [7]) và Curtis R. O. (1967) [81] đã đề nghị các dạng phương trình dưới đây: h = a +b1d +b2d2 (1.22) h = a +b1d +b2d2 + b3d2 (1.23) h -1,3 = d2 /(a +bd) (1.24) h = a +b.logd (1.25) h = a +b1d +b2logd (1.26) h = k.db (1.27) h -1,3 = a.e(b/d) (1.28) Curtis R. O. (1967) [81] đã mô phỏng quan hệ giữa chiều cao với đường kính và tuổi theo dạng phương trình: log⁡(𝑕) = 𝑑 + 𝑏1 1 𝑑 + 𝑏2 1 𝐴 + 𝑏3 1 𝑑.𝐴 (1.29) Qua nghiên cứu một số lượng lớn đường cong chiều cao, Prodan M. (1963) [125] cho thấy, dạng đường cong chiều cao ở những lâm phần cùng loài cây, cùng tuổi hay cùng đường kính bình quân, hầu như không có sự sai khác rõ nét. Những lâm phần như vậy được xác lập một đường cong chiều cao chung và được gọi là đường cong chiều cao cơ sở. Từ đó, trên cơ sở loài cây và cấp đất có thể xác lập được hệ thống đường cong chiều cao. Làm như vậy, việc xác định trữ lượng và tăng trưởng cây rừng hay lâm phần sẽ đơn giản hơn nhiều so với phương pháp điều tra thông thường. Như vậy, đối với những lâm phần thuần loài đều tuổi, cho dù có tìm được phương trình toán học biểu thị quan hệ H/D1,3 theo tuổi thì cũng không đơn giản vì chiều cao cây rừng ngoài yếu tố tuổi còn phụ thuộc vào mật độ, cấp đất, biện pháp tỉa thưa. Khi đối tượng nghiên cứu là những lâm phần chưa được tạo lập và dẫn dắt bằng một hệ thống kỹ thuật lâm sinh thống nhất thì phương pháp tìm hàm toán học để mô tả sự phụ thuộc của chiều cao và đường kính vào tuổi sẽ không thích hợp. Khi đó nên dùng phương pháp của Kennel gợi ý, nghĩa là tìm một dạng phương trình biểu thị mối quan hệ giữa chiều cao với đường kính, sau đó nghiên cứu xác lập mối quan hệ của các tham số phương trình trực tiếp hoặc gián tiếp theo thời gian tuổi lâm phần.
  • 23. 11 1.2.1.3. Nghiên cứu quy luật tương quan giữa đường kính tán và đường kính thân Tán cây là bộ phận quyết định đến sinh trưởng, tăng trưởng cây rừng, là chỉ tiêu quan trọng để xác định không gian dinh dưỡng của từng cây cá lẻ. Qua nghiên cứu, nhiều tác giả đã đi đến kết luận chung, có mối quan hệ mật thiết giữa đường kính tán và đường kính thân cây như: Zieger, Erich. (1928), Cromer O. A. N, Ahken J. D. (1948), Wiling J. W. (1948), Heinsdifh D. (1953), Miller J. (1953), Hollerwoger F. (1954) (dẫn theo tài liệu [7])….Tùy theo từng loài cây và kiều kiện khác nhau, mối liên hệ này được thể hiện khác nhau nhưng phổ biến nhất là dạng phương trình đường thẳng: Dt = a +b×D1,3 (1.30) 1.2.1.4. Nghiên cứu về sinh trưởng, tăng trưởng Nghiên cứu quy luật sinh trưởng của cá thể và lâm phần phần lớn được xây dựng thành các mô hình toán học chặt chẽ và được công bố trong các công trình của Gompertz (1925) (dẫn theo tài liệu [27]), Meyer H. A. (1952) [117], Schumacher F. X., and Coile T. X. (1960) [132], Clutter J. L et al (1983) [80], Alder D. (1980) [70]. Đây là hàm toán học mô phỏng được quy luật sinh trưởng của cây cá lẻ cũng như lâm phần. Dựa vào hàm sinh trưởng của các nhân tố điều tra lâm phần để dự đoán được giá trị lớn nhất của các đại lượng sinh trưởng. Cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh và xây dựng mô hình cấu trúc lâm phần hợp lý được dựa trên chính những hiểu biết này. Meyer H. A. (1952) [117], Schumacher F. X., and Coile T. X. (1960) [132], Alder D. (1980) [70] đã có những tổng hợp hết sức phong phú về các phương pháp nghiên cứu sinh trưởng và tăng trưởng rừng như: Xây dựng mô hình sinh trưởng, tăng trưởng cây rừng và lâm phần, thiết lập đường cong sinh trưởng bình quân bằng phương pháp phân tích hồi quy theo nhóm của Boiley-Chetter, phương pháp Affill để phân chia các đường cong sinh trưởng chỉ thị cấp đất, lý thuyết Marsh làm cơ sở dự đoán sản lượng rừng.
  • 24. 12 Có thể coi sinh trưởng rừng và cây rừng là một hàm phụ thuộc vào nhiều biến số: tuổi (A), các điều kiện sinh thái (Si), biện pháp tác động của con người (bi)… thì sinh trưởng là một hàm phụ thuộc vào các yếu tố sau: y = f (A, Si, bi,…) (1.31) Nếu như trong những vùng có điều kiện sinh thái, biện pháp kinh doanh tác động tương đối đồng nhất thì điều kiện sinh trưởng của rừng và cây rừng phụ thuộc vào tuổi được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Bắt đầu từ hàm Gompertz (1985) (dẫn theo tài liệu [27]): 𝑌 = 𝑚. 𝑒−𝛼.𝑒−𝑏.𝑥 (1.32) Trong đó: - Y là hàm sinh trưởng của nhân tố điều tra; - A là tuổi cây rừng; - A, b, c là những tha số của phương trình. Phương trình vi phân mà hàm Gompertz dựa vào sau này mới được Richard P. W. (1952) [68], Whittaker R. H., and Woodweel G. M. (1968) [143] đưa ra. Năm 1973, Wenk chứng minh được là b trong công thức trên tương ứng với tốc độ sinh trưởng tương đối tại thời điểm tăng trưởng đạt cực đại. Verhults (1845) (dẫn theo tài liệu [1]) cũng đưa ra dạng hàm toán học để mô phỏng quá trình sinh trưởng của cây rừng: 𝑌 = 1 1+𝑒−𝑚 .𝑏.(𝑥−𝑘) (1.33) Peschel (1938) (dẫn theo tài liệu [1]) đã tổng hợp các hàm sinh trưởng khác. Wenk (1969) đã sử dụng hàm Gompertz để xây dựng hàm suất tăng trưởng: 𝑃𝑣 = 𝑒−𝑐1 .𝑡.(1−𝑒−𝑐2.𝑡 1−𝑒−𝑐3.𝑡 ) (1.34) Trong việc mô tả quy luật tăng trưởng Petterson (1929) và Buckman (1931,1938, 1943) (dẫn theo tài liệu [7]) cho thấy sự phù hợp của hàm: 𝑌 = 𝑒 𝑎0+𝑎1.𝑙𝑛 𝑥 −𝑎2.𝑙𝑛⁡(𝑥) (1.35) Lấy tích phân được hàm sinh trưởng: 𝑌 = 𝑚 1 2𝜋 𝑒−𝑡2/2 . 𝑑𝑡 +𝑎 −𝑎 (1.36)
  • 25. 13 Korf (1939) (dẫn theo tài liệu [7]) đưa ra hàm sinh trưởng có dạng: 𝑌 = 𝑚. 𝑒−𝛼.𝑥−𝛽 (1.37) Mitscherlich (1919) (dẫn theo tài liệu [1]) đã lập “Quy tắc sản lượng” trên cơ sở phương trình vi phân đơn giản: Y = m.(l-e(-b.x) ) (1.38) Với giả thuyết các yếu tố tác động là hằng số, tác giả đã đi đến dạng tổng quát biểu diễn dưới dạng phương trình: 𝑦 = 𝑚. 𝑙 − 𝑒 −𝑐2.𝑥 𝑐3 (1.39) Trong đó: c3 được sử dụng như một hàm nguyên. Phương trình trên có liên quan trực tiếp với phương trình của Richards (1959): 𝑦 = 𝑚. 𝑙 − 𝐶1 𝑒 −𝑐2.𝑥 𝑐3 (1.40) Như vậy, nhìn chung các hàm để mô tả sinh trưởng cây cá lẻ và lâm phần đều có dạng phức tạp, dưới sự chi phối của các nhân tố nội tại và ngoại cảnh. Với phương pháp từ mô tả định tính chuyển sang định lượng dưới dạng các mô hình toán học là một trong những hướng nghên cứu thể hiện sự phát triển vượt bậc trong nghiên cứu các quy luật sinh học. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu sự thay đổi về số lượng của đại lượng sinh trưởng theo thời gian mỗi tác giả đều có những hướng nghiên cứu giải quyết vấn đề một cách khác nhau. 1.2.1.5. Nghiên cứu về phân chia cấp đất Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về phân chia cấp đất làm cơ sở cho việc xây dựng biểu quá trình sinh trưởng với những mô hình toán học chặt chẽ, song hầu hết tập trung chủ yếu vào đối tượng rừng trồng thuần loài, đều tuổi. Những công trình xây dựng biểu sản lượng đầu tiên được thưc hiện ở Trung Âu của Harting (1805), Cotta (1821), Schumacher (1823), Fies (1866), Meyer và Stevenson (1944), Coll. (1960) (dẫn theo tài liệu [1]) và Alder D. (1980) [70], FAO (1985) [86],….. Nội dung chính của việc phân chia cấp đất là xác định nhân tố biểu thị cấp đất và mối quan hệ của nó với tuổi, đồng thời có quan hệ mật thiết với trữ lượng lâm phần, ít chịu ảnh hưởng của biện pháp tỉa thưa trong quá trình nuôi dưỡng. Qua nghiên cứu các tác giả này đã khẳng định: Chiều cao của lâm phần ở một tuổi xác định là chỉ tiêu biểu thị tốt cho sức sản xuất của lâm phần.
  • 26. 14 Tại các nước châu Á, châu Phi, người ta thường sử dụng chiều cao bình quân tầng ưu thế (h0, h100, h200) ở tuổi nhất định để phân chia cấp đất. Theo Alder, D. (1980) [70] đối với rừng đơn giản vùng nhiệt đới, đôi khi chiều cao ưu thế không phải là chỉ tiêu thích hợp để phân chia cấp đất. Trường hợp này thường xuất hiện ở những lâm phần non của các loài cây sinh trưởng nhanh và những loài cây có biến động mạnh về sinh trưởng chiều cao, với chu kỳ kinh doanh ngắn và không qua tỉa thưa thì chiều cao bình quân Hg lại là chỉ tiêu thích hợp. Theo Alder D. 1980 [70], Vanclay J. K. (1999) [139], Vanclay J. K., Skovsgaard J. P. (2007) [140] cho rằng cấp đất - biểu thị sức sản xuất của lập địa - có thể được đánh giá bằng những phương pháp: (1). Dựa vào các nhân tố lập địa; (2). Dựa vào các yếu tố thực bì (thực vật); (3). Dựa vào các yếu tố trung gian. Từ khi Eichhorn (1904) (dẫn theo tài liệu [53]) phát hiện ra quy luật “Trữ lượng rừng là một hàm số của chiều cao bình quân lâm phần”, thì phương pháp phân chia cấp đất được củng cố cơ sở lý luận bền vững và chắc chắn. Nội dung chính của phương pháp này là xây dựng hàm sinh trưởng theo tuổi của một nhân tố điều tra lựa chọn nào đó, thông thường là chiều cao bình quân, chiều cao tầng trội, chiều cao dưới cành, chiều cao gỗ sản phẩm. Nhân tố được lựa chọn phải là một chỉ tiêu có quan hệ chặt chẽ với trữ lượng rừng. Trên cơ sở đường cong trung bình này, chia thành một số cấp khác nhau theo thứ tự từ tốt đến xấu gọi là các cấp đất. Chiều cao bình quân tầng trội thường được sử dụng để mô tả cấp đất, do nó ít bị ảnh hưởng bởi các biện pháp kỹ thuật tác động như tỉa thưa rừng trồng Alder D. (1980) [70], Vanclay J. K. (1999) [139], Pretzsch H. (2009) [124]. Như vậy, phân chia cấp đất cho dù sử dụng chỉ tiêu nào thì thực chất vẫn là đánh giá và phân chia trực tiếp mức độ sinh trưởng của rừng. Ứng với một hệ thống phân chia cấp đất cần phải thiết lập một phương trình sinh trưởng chung, đại diện cho sinh trưởng chiều cao bình quân. Từ phương trình này, phân thành các đường cong sinh trưởng khác nhau gọi là đường cong chỉ thị cấp đất.
  • 27. 15 1.2.1.6. Nghiên cứu về sinh khối Sinh khối, năng suất gắn liền với quá trình quang hợp, là kết quả của quá trình sinh học, mang ý nghĩa thực tiễn to lớn trong kinh doanh rừng. Tiêu biểu cho lĩnh vực này có các tác giả sau: Liebig J. V. (1840) [112] lần đầu tiên đã định lượng về sự tác động phân bón tới thực vật và phát triển thành định luật “tối thiểu”. Mitscherlich E. A. (1945) (dẫn theo tài liệu [7]) đã phát triển luật “tối thiểu” thành luật “Năng suất”. Riley G. A. (1944) [128], Steemann N. E. (1954) [135], Fleming R. H. (1957) [88] tổng kết lịch sử ra đời và phát triển của sinh khối và năng suất trong công trình nghiên cứu của mình. Lieth H. (1964) [113] đã thể hiện năng suất trên toàn thế giới bằng biểu đồ năng suất, đồng thời sự ra đời của phương trình sinh học quốc tế “IBP” (1964) và chương trình sinh quyển con người “MAB” (1971) đã tác động mạnh tới nghiên cứu năng suất và sinh khối. Cannell M. G. R. (1981) [78] đã công bố công trình “Sinh khối và tài liệu năng suất sơ cấp rừng thế giới” trong đó tập hợp hơn 600 công trình đã được xuất bản về sinh khối khô thân, cành, lá và một số thành phần, sản phẩm sơ cấp của hơn 1200 lâm phần thuộc 46 quốc gia trên thế giới. Qua tham khảo, tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sinh khối và năng suất thực vật của các tác giả trên thế giới, có thể tựu chung lại các phương pháp như sau: - Phương pháp dioxyt các bon: Do Transeau (1926) khởi xướng được áp dụng đầu tiên ở Đức, Anh, Mỹ và Nhật bởi các tác giả Huber (1952), Monteith (1960 - 1962), Lemon (1960 - 1967), Inoue (1965-1968) (dẫn theo tài liệu [7]). - Phương pháp Oxygen: Do Edmonton và cộng sự đề xướng năm 1968 nhằm định lượng ô-xi tạo ra trong quá trình quang hợp của thực vật màu xanh (dẫn theo tài liệu [7]). - Phương pháp Chlorophyll: Được Aruga và Monsi đề xuất năm 1963 cho phép xác định hàm lượng chất diệp lục trên một đơn vị diện tích mặt đất là một chỉ tiêu biểu thị khả năng của hệ sinh thái hấp thu các tia bức xạ hoạt động quang tổng hợp được dùng để đánh giá sinh khối của hệ sinh thái (dẫn theo tài liệu [7]). - Phương pháp thu hoạch: Khi xem xét các phương pháp nghiên cứu Whitaker R. H. (1961-1966) [144,145] và Marks P. L. (1970) [116] cho rằng: “Số đo năng suất chính là số đo về tăng trưởng, tích lũy sinh khối ở cơ thể thực vật trong quần xã”.
  • 28. 16 Từ ý nghĩa đó, Whittaker R. H., and Woodweel G. M. (1968) [143] đã đề ra phương pháp “thu hoạch” để nghiên cứu năng suất sơ cấp thực. Các tác giả đề nghị chọn ô tiêu chuẩn điển hình, chặt toàn bộ cây trong ô tiêu chuẩn, cân xác định trọng lượng. Tuy nhiên, việc chặt toàn bộ cây trong ô tiêu chuẩn và cân trọng lương là khó thực hiện đối với rừng gỗ lớn, rừng đặc dụng và rừng gỗ quý. - Phương pháp cây mẫu: Năm 1967 Newbould P. J [120] đề nghị phương pháp “cây mẫu” để nghiên cứu sinh khối và năng suất của các quần xã từ các ô tiêu chuẩn. Phương pháp này được chương trình sinh học quốc tế “IBP” thống nhất áp dụng. Trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu trên, các nhà khoa học đã nghiên cứu cho các đối tượng khác nhau và đã thu được các kết quả đáng kể. Như vậy, để phục vụ cho việc xác định sinh khối rừng trồng, các tác giả đã đưa ra các phương pháp khác nhau để tính sinh khối, mỗi một phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng tùy vào điều kiện cụ thể và mục tiêu của công việc mà lựa chọn phương pháp thích hợp nhất để áp dụng. 1.2.1.7. Nghiên cứu về tích lũy các bon Trên cơ sở các phương pháp tiếp cận về sinh khối rừng nêu trên, các nhà khoa học đã nghiên cứu khả năng tích lũy các bon cho các đối tượng khác nhau và đã thu được các kết quả đáng kể. Fang Yunting và cộng sự (2003) [85] khi nghiên cứu rừng trồng hỗn loài giữa Pinus massoniana và Schima supeba tại Trung Quốc cho thấy, lượng các bon biến động từ 146,35 - 215,3 tấn/ha, trong đó lượng các bon của cây trồng và thảm thực vật dưới tán rừng chiếm 61,9-69,9%, lượng các bon trong đất chiếm từ 28,5 - 35,5% và trữ lượng các bon trong vật rơi rụng chiếm từ 1,6 - 2,8%. Đối với rừng trồng thuần loài Pinus massoniana, khả năng cố định các bon cũng đã được tính toán cho từng giai đoạn sinh trưởng. Kang Bing và cộng sự (2006) [97] khi nghiên cứu khả năng cố định các bon của rừng trồng hỗn loài Pinus massoniana và Cunninghamia lanceolata cho thấy, tổng lượng các bon của loài Pinus massoniana lớn hơn lượng các bon của loài Cunninghamia lanceolata, trong đó hàm lượng các bon chứa trong gỗ, rễ, cành, vỏ, lá của Pinus massoniana lần lượt là 58,6%; 56,3%; 51,2%; 49,8%; 46,8%, trong khi
  • 29. 17 đó loài Cunninghamia lanceolata có hàm lượng các bon lần lượt là vỏ (52,2%), lá (51,8%), gỗ (50,2%), rễ (47,5%) và thấp nhất là cành (46,7%). Wei Haidong và Ma Xiangqing (2007) [141], lượng các bon của cây trồng, vật rơi rụng và đất rừng của rừng 30 năm tuổi cao hơn lượng các bon của rừng 20 năm tuổi và hai loại rừng trên đều có lượng các bon tích lũy cao hơn so với rừng 7 năm tuổi. Tuy nhiên, đối với thảm thực vật dưới tán rừng thì lượng các bon cao nhất được ghi nhận ở rừng già và thấp nhất ở rừng trung niên. Một nghiên cứu khác cho rừng trồng Larix potaninii có độ tuổi từ 2 - 40 cho thấy, hàm lượng các bon của sinh khối trên mặt đất chứa 49,7% và hàm lượng các bon của sinh khối dưới mặt đất là 48,99%. Hàm lượng các bon trong thân cây chứa 49,47%, trong cành 50,03% và trong lá 49,61% so với sinh khối khô của nó (Jianhua Zhu, 2007 [94]). Theo Leuvina Micosa - Tandug (2007) [111] khi nghiên cứu khả năng cố định các bon của cây Lõi Thọ (Gmelina arbora Roxb) tại Philippin cho thấy, các bon chiếm tới 44,73% so với tổng sinh khối cây, trong đó tỷ lệ các bon trong lá chiếm 44,89%, trong cành chiếm 44,47% và trong thân chiếm 43,53%. Ở tuổi 12 với mật độ 1000 cây/ha, rừng Lõi thọ có thể tích lũy 200 tấn các bon, tương đương với 736 tấn CO2. Lượng các bon tích trữ của một số dạng rừng trồng tại Iceland cũng đã được các nhà khoa học ước tính (Arnor S. 2002) [72]. Kết quả cho thấy, 1 ha rừng Larix sibirica khi đến tuổi 32, trung bình có thể tích lũy được 2,6 tấn các bon/năm, đối với rừng Betula pubescens một năm có thể tích lũy được 1 tấn các bon/năm và rừng Picea sitchensis có thể tích lũy được 3 tấn các bon/năm. Tại Ireland khả năng hấp thụ CO2 của rừng trồng đã được đánh giá lại cho thời gian từ năm 1906 đến năm 2012 và được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ năm 1906 - 2 002 và giai đoạn 2 từ 2003 - 2012. Đến năm 2002, tổng lượng các bon của rừng trồng ở Ireland đã tích trữ được 37,7 Mt (megatonnes), trong đó từ năm 1990 - 2002 lượng các bon tích lũy được là 14,8 Mt. Theo dự đoán trong thời gian từ 2008 - 2012, trung bình mỗi năm rừng trồng ở đây có thể cố định đươc 0,9 Mt các bon/năm. Với lượng các bon cố
  • 30. 18 định được từ rừng trồng có thể đáp ứng được 22% lượng phát thải khí nhà kính cần giảm theo nghị định thư Kyoto mà nước này cam kết (Byrne Kennth A. and Milne Ronald, 2006) [76]. Từ những nghiên cứu trên cho thấy, khả năng tích lũy các bon của rừng là rất lớn. Giá trị này ngày càng đuộc chú trọng và công nhận rỗng rãi, điều đó sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho người trồng rừng, góp phần vào việc phát triển bền vững hệ sinh thái rừng bền vững trong tương lai. 1.2.2. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng trồng ở Việt Nam 1.2.2.1. Những nghiên cứu về quy luật phân bố cây theo đường kính Khi nghiên cứu quy luật cấu trúc đường kính thân cho rừng tự nhiên và rừng thứ sinh, các tác giả Đồng Sỹ Hiền (1974) [13], Nguyễn Hải Tuất (1982) [55], Nguyễn Ngọc Lung và Trương Hồng Tố (1986) [36], Lê Minh Trung (1991) [60], Bảo Huy (1993) [21], Đào Công Khanh (1996) [29] đã sử dụng các hàm Meyer, Charlie - A, Hyperbol, phân bố khoảng cách,… để mô tả quy luật phân bố N/D1,3. Đối với rừng trồng thuần loài đều tuổi, nhiều tác giả đã sử dụng phân bố Weibull để mô tả phân bố N/D1,3, như: Vũ Nhâm (1988) [45], Phạm Ngọc Giao (1989) [9], Trần Văn Con (1991) [2], Lê Hồng Phúc (1996) [47], Hoàng Văn Dưỡng (2001) [7], Ly Meng Seang (2009) [67]. Phạm Ngọc Giao (1989) [9] sử dụng phân bố Weibull mô tả động thái phân bố N/D1,3 cho các lâm phần Thông đuôi ngựa Vùng Đông Bắc Việt Nam. Trần Văn Con (1991) [2] đã sử dụng phân bố Weibull mô tả phân bố N/D1,3 cho rừng Khộp ở Tây Nguyên. Lê Minh Trung (1991) [60] đã sử dụng phân bố Weibull để mô phỏng cấu trúc chiều cao và đường kính, đồng thời cũng tiến hành khảo nghiệm hàm Hyperbol và Meyer cho các cấu trúc này. Vũ Tiến Hinh (1990) xác định các tham số β và λ của phân bố Weibull cho một số loài cây trồng ở vùng Trung tâm và Vùng Đông Bắc nước ta. Lê Hồng Phúc (1996) [47] vận dụng phân bố Weibull để nắn phân bố N/D1,3 Thông ba lá Đà Lạt, Lâm Đồng đã cho thấy trong 69 lâm phần có 42 lâm phần có H0 + , chiếm 60%. Căn cứ vào mối quan hệ của hai tham số với các nhân tố đo đếm lâm phần đã thiết lập được hai phương trình để xác định hai tham số của hàm
  • 31. 19 Weibull. Hoàng Văn Dưỡng (2001) [7] đã biểu diễn quy luật N/D1,3 bằng hàm Weibull và xác định nhanh hai tham số β và λ cho các lâm phần Keo lá tràm tại một số tỉnh thuộc khu vực miền trung Việt Nam. Ly Meng Seang (2009) [67] khi mô tả quy luật phân bố bằng hàm Weibull cho những lâm phần Tếch tại tỉnh Kampong Cham - Campuchia đã chỉ ra phân bố N/D1,3 có dạng một đỉnh lệch trái, từ đó tác giả đã đề xuất điều chỉnh phân bố N/D1,3 thông qua chặt tỉa thưa và tỉa cành cho đối tượng nghiên cứu. Như vậy, điểm qua các công trình nghiên cứu trên cho thấy, để mô tả quy luật phân bố N/D1,3 có thể sử dụng nhiều hàm khác nhau như phân bố khoảng cách, phân bố chuẩn, phân bố Gammar, nhưng trong đó phân bố Weibull thường được các tác giả áp dụng cho đối tượng rừng trồng thuần loài đều tuổi vì có ưu điểm là tổng tần số lý thuyết luôn bằng (hoặc gần bằng) tổng tần số thực nghiệm. 1.2.2.2. Nghiên cứu quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về cấu trúc rừng trồng thuần loài ở Việt nam của các tác giả, như: Đồng Sỹ Hiền (1974) [13], Phạm Ngọc Giao (1989) [9], Vũ Nhâm (1988) [45], Bảo Huy (1993) [21], Đào Công Khanh (1996) [29] và Trần Cẩm Tú (1999) [54], Hoàng Văn Dưỡng (2001) [7], Nguyễn Thành Mến (2005) [44] đã sử dụng phương trình như: đường thẳng, bậc 1, bậc 2, mũ, logarits,... để mô tả quan hệ H/D1,3 lâm phần. Tuy nhiên, kết quả cho thấy hai phương trình sau được sử dụng phổ biến nhất: H = a + b×log(D1,3) (1.41) H = k×D1,3 b hoặc log(H) = a + b×log(D1,3) (1.42) Như vậy, nghiên cứu quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính thân cây theo xu hướng thăm dò để tìm dạng phương trình thích hợp đã được đề cập ở hầu hết các công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng ở Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu này không chỉ có ý nghĩa về lý luận mà còn có ý nghĩa về thực tiễn, đây sẽ là cơ sở để vận dụng nghiên cứu quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính thân cây cho rừng trồng Tếch ở Sơn La.
  • 32. 20 1.2.2.3. Nghiên cứu quy luật tương quan giữa đường kính tán và đường kính thân Hoàng Văn Dưỡng (2001) [7] đã sử dụng phương trình đường thẳng để mô tả tương quan giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực cho lâm phần Keo lá tràm tại miền Trung cho thấy, có đến 92,2% số lâm phần phù hợp với dạng phương trình này. Khi nghiên cứu lâm phần Keo tai tượng tại Uông Bí, Quảng Ninh. Khúc Đình Thành (2003) [58] đã xác định được phương trình tương quan giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực cho có dạng là: Dt = a +b×D1,3 (1.43) Ngoài ra, còn phải kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Ngọc Lung và Trương Hồ Tố (1986) [36], Trương Hồ Tố và cộng sự (1985) [53], Lê Minh Trung (1991) [60], Hà Văn Tuế (1994) [63], Trần Cẩm Tú (1999) [54] cũng đề cập tới việc nghiên cứu quy luật này. Như vậy, hầu hết khi mô tả quy luật tương quan giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực các tác giả đều sử dụng dạng phương trình đường thẳng. Những kết quả nghiên cứu ở trên sẽ là cơ sở để vận dụng nghiên cứu cấu trúc tán cây cho rừng trồng Tếch tại tỉnh Sơn La. 1.2.2.4. Nghiên cứu về sinh trưởng, tăng trưởng Xu hướng mô phỏng bằng các hàm toán học trong nghiên cứu sinh trưởng và tăng trưởng của cây rừng và lâm phần đã được nhiều tác giả trong nước quan tâm, như: Vũ Đình Phương (1975), Phùng Ngọc Lan (1986), Nguyễn Ngọc Lung (1987, 1993), Vũ Nhâm (1988), Vũ Tiến Hinh (1993), Trịnh Đức Huy (1988), Bùi Việt Hải (1986), Phạm Ngọc Giao (1989,1994), Đào Công Khanh và cộng sự (2001),…. đã sử dụng tương quan giữa các nhân tố điều tra lâm phần để xác định quy luật sinh trưởng. Những công trình nghiên cứu trên đều nhằm phục vụ cho việc xác định cường độ tỉa thưa, dự đoán sản lượng gỗ, lập biểu cấp đất, biểu thương phẩm cho một số loài cây trồng rừng ở nước ta.
  • 33. 21 Lần đầu tiên Vũ Đình Phương (1975) [48] và Nguyễn Ngọc Lung (1987a, 1987b) [31,32] nghiên cứu một cách có hệ thống các quy luật sinh trưởng, năng suất, sản lượng rừng cây mọc nhanh áp dụng cho Thông ba lá bằng phương pháp mô hình hóa, đã lập các bảng biểu dự đoán sinh trưởng, sản lượng bằng một phương trình trên máy tính với số liệu đầu vào là cấp đất và tuổi và đầu ra là các chỉ tiêu mà chủ rừng quan tâm như: Tuổi tỉa thưa, năng suất, phẩm chất, tuổi khai thác chính. Phùng Ngọc Lan (1986) [42] đã nghiên cứu quy luật sinh trưởng của rừng thuần loài, đều tuổi, từ đó xây dựng lý thuyết về không gian dinh dưỡng, xây dựng các hàm số sinh trưởng và hàm số tương quan. Nguyễn Ngọc Lung (1987) cũng đã nhận xét tương tự khi thử nghiệm hàm Gompetz và một số hàm sinh trưởng khác mô tả quá trình sinh trưởng một số loài cây mọc nhanh ở nước ta. Qua nghiên cứu tác giả đề nghị dùng phương trình Schumacher để mô tả quy luật sinh trưởng cho một số đại lượng của Thông ba lá tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Trịnh Đức Huy (1988) [27] khi nghiên cứu quy luật sinh trưởng đường kính, chiều cao, trữ lượng rừng Bồ đề tại vùng trung tâm bằng các hàm khác nhau đã đi đến kết luận: hàm sinh trưởng chiều cao có độ chính xác cao nhất là dạng hàm Gompertz. Vũ Tiến Hinh và cộng sự (1996, 2000, 2002) [17,18,19] đã nghiên cứu lập biểu sản lượng cho loài Keo lá tràm, Sa mộc, Thông đuôi ngựa và Quế ở Việt Nam. Biểu này được lập cho từng tuổi, từng cấp đất. Biểu gồm ba bộ phận: Bộ phận tổng hợp, bộ phận nuôi dưỡng, bộ phận tỉa thưa. Bùi Việt Hải (1996) [12] khi nghiên cứu sinh trưởng Keo lá tràm ở miền Đông Nam Bộ đã dùng hàm sinh trưởng Schumacher bằng cách thay đổi hệ số k để mô phỏng quá trình sinh trưởng của D1,3, Hvn và Dt. Vũ Tiến Hinh và cộng sự (2000) [18] khi lập biểu sinh trưởng và sản lượng cho loài cây Sa mộc, Thông đuôi ngựa, Mỡ ở các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc Việt Nam đã chọn hàm Gompetz để mô tả quy luật sinh trưởng D, H, V cho cây bình quân theo đơn vị cấp đất.
  • 34. 22 Võ Đại Hải và cộng sự (2008) [10] đã áp dụng các hàm Gompetz, Schumacher và Jhon- Schumacher để mô tả quy luật sinh trưởng D, H, V theo đơn vị tuổi và cấp đất cho các loài Thông mã vĩ, Thông nhựa, Thông ba lá, Keo lai, Keo lá tràm, Mỡ và Bạch đàn Urophylla trồng thuần loài ở Việt Nam. Như vậy, những nghiên cứu về sinh trưởng cũng như sử dụng các hàm toán học để mô tả quy luật sinh trưởng của cây cá lẻ và lâm phần rất phong phú và đa dạng. Tùy từng loài cây và điều kiện cụ thể mà có thể sử dụng các hàm toán học khác nhau để mô tả quy luật sinh trưởng, tiến tới lựa chọn mô hình hợp lý là việc làm không thể thiếu được trong khoa học điều tra rừng nhằm xây dựng hệ thống các biện pháp kỹ thuật tác động có hiệu quả nhất trong kinh doanh và nuôi dưỡng rừng. 1.2.2.5. Nghiên cứu về phân chia cấp đất Cấp đất thường được sử dụng để phân chia dự đoán sản lượng và xác định hệ thống biện pháp tác động cho đối tượng rừng trồng mà chủ yếu là rừng thuần loài đều tuổi. Cho đến nay, trong lâm nghiệp thường sử dụng một số loại chiều cao như: Chiều cao bình quân cộng (H), chiều cao cây có đường kính bình quân (Hd), chiều cao cây có tiết diện bình quân (Hg), chiều cao Lorey (HL) và chiều cao cây ưu thế (H0, H50, H100). Ở Việt Nam, khi lập biểu cấp đất cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu, phần lớn các tác giả sử dụng chiều cao H0, như: Vũ Đình Phương (1975) [48] đã lập biểu cấp đất cho rừng Bồ đề (Styrax tonkinensis) kết quả đã phân chia thành 3 cấp đất theo phương pháp phân cấp tương đối. Vũ Nhâm (1988) [45], Vũ Tiến Hinh và cộng sự (2000) [18] lập biểu cấp đất cho rừng Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana - Lamp). Vũ Tiến Hinh và cộng sự (2000) [18] lập biểu cấp đất cho Sa mộc (Cunninghamia Lanceolata - Hook) và Mỡ (Manglietia glauca), kết quả đã phân chia thành 4 cấp đất cho các đối tượng nghiên cứu. Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh (1999) [37] lập biểu cấp đất cho Thông ba lá (Pinus kesiya Royle ex. Gordon) ở Việt Nam.
  • 35. 23 Bảo Huy (1995a, 1995b, 1995c, 1995d) [22, 23, 24, 25] lập biểu cấp đất cho rừng Tếch (Tectona grandis) ở Đắc Lắc. Trịnh Đức Huy (1988) [27] đã sử dụng hàm Gompetz để phân chia cấp đất cho rừng trồng Bồ đề vùng Trung tâm ẩm Bắc Việt Nam. Chỉ tiêu được chọn để phân chia cấp đất là chiều cao bình quân cộng (H), bằng phương pháp Affill tác giả đã phân chia rừng Bồ đề thành 5 cấp đất. Như vậy, việc phân chia cấp đất thực chất là đánh giá mức độ phù hợp của lập địa đối với cây trồng, mức độ phù hợp càng cao thì năng suất cây trồng càng lớn. Từ đó, cấp đất cũng chính là chỉ tiêu phản ánh năng suất cây trồng. 1.2.2.6. Nghiên cứu về sinh khối Nghiên cứu về sinh khối rừng ở Việt Nam được tiến hành khá muộn so với thế giới, song bước đầu các kết quả nghiên cứu đã có ý nghĩa trong việc xác định sinh khối của các dạng rừng hiện nay. Nguyễn Hoàng Trí (1986) [62], Hà Văn Tuế (1994) [63] đã áp dụng phương pháp “cây mẫu” của Newboul P. J. (1967) [120] cho công trình nghiên cứu của mình, góp phần làm sáng tỏ ý nghĩa về lý luận và thực tiễn đối với việc nghiên cứu sinh khối một số quần xã rừng ở nước ta. Lê Hồng Phúc (1996) [47], trong công trình “Đánh giá sinh trưởng, tăng trưởng, sinh khối và năng suất rừng Thông ba lá (Pinus keysia Royle ex Gordon) vùng Đà Lạt - Lâm Đồng”, đã tìm ra quy luật tăng trưởng sinh khối, cấu trúc thành phần tăng trưởng sinh khối thân cây, tỷ lệ sinh khối tươi, khô của các bộ phận thân, cành, lá, rễ, lượng rơi rụng, tổng sinh khối cá thể và quần thể rừng Thông ba lá. Ngoài ra, các tác giả Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh (1999) [37] cũng đã trình bày một phần nghiên cứu về động thái kết cấu sinh khối và tổng sinh khối cho đối tượng này. Vũ Văn Thông (1998) [64] đã thực hiện công trình “Nghiên cứu cơ sở xác định sinh khối cây cá lẻ và lâm phần Keo lá tràm (Accia auriculiformis Cunn) tại tỉnh Thái Nguyên”, qua đó đã lập bảng tra sinh khối tạm thời phục vụ cho công tác điều tra kinh doanh rừng.
  • 36. 24 Các tác giả Hoàng Văn Dưỡng (2001) [7], Khúc Đình Thành (2003) [58], Trần Văn Linh (2003) [43], Đặng Thịnh Triều (2008) [61], Võ Đại Hải và cộng sự (2008) [10], Vũ Tấn Phương và Nguyễn Viết Xuân (2010) [49], Vũ Tấn Phương (2011) [50] đã xác lập được quan hệ giữa sinh khối với các chỉ tiêu biểu thị kích thước của cây (d, h), quan hệ giữa sinh khối tươi và sinh khối khô các bộ phận thân cây cho các đối tương nghiên cứu. Như vậy, để phục vụ cho việc xác định sinh khối rừng trồng, các tác giả đã sử dụng các phương pháp khác nhau để tính sinh khối, mỗi một phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng tùy vào điều kiện cụ thể và mục tiêu của công việc mà lựa chọn phương pháp thích hợp. Tuy nhiên, phương pháp “cây mẫu” thường được áp dụng phố biến hơn cả, thông qua trọng lượng các bộ phận nghiên cứu, xác lập các mối quan hệ của chúng với các nhân tố điều tra lâm phần, qua đó thiết lập các mô hình làm cơ sở xây dựng bảng tra sinh khối giữa các bộ phận cây phục vụ cho sản xuất và nghiên cứu khoa học. 1.2.2.7. Nghiên cứu về tích lũy các bon Nguyễn Ngọc Lung và Nguyễn Tường Vân (2004) [38] đã sử dụng công thức tổng quát của quá trình quang hợp để tính ra hệ số chuyển đổi từ sinh khối khô sang CO2 đã hấp thụ là 1,630/1. Căn cứ vào biểu quá trình sinh trưởng và biểu sinh khối các tác giả tính được trên một ha rừng Thông 60 tuổi ở cấp đất III chứa đựng 707,75 tấn CO2. Ngô Đình Quế (2005) [52] khi nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam đã tiến hành đánh giá khả năng hấp thụ CO2 thực tế của một số loại rừng trồng ở Việt Nam gồm: Thông nhựa, Keo lai, Mỡ, Keo lá tràm và Bạch đàn Urophylla ở các tuổi khác nhau. Nguyễn Văn Dũng (2005) [6] nghiên cứu về rừng Thông mã vỹ tại Núi Luốt - Đại học Lâm Nghiệp cho thấy, rừng Thông mã vỹ thuần loài tuổi 20 lượng các bon tích luỹ là 80,7 - 122 tấn/ha. Rừng Keo lá tràm trồng thuần loài 15 tuổi có tổng lượng các bon tích luỹ là 62,5 - 103,1 tấn/ha.
  • 37. 25 Lý Thu Huỳnh (2007) [28] nghiên cứu về khả năng hấp thụ các bon của rừng Mỡ, kết quả thu được tổng lượng các bon tích luỹ dao động từ 40,933 - 145,041 kg/ha; trong đó chủ yếu tập trung vào các bon trong đất trung bình là 59%, tầng cây gỗ 30%, vật rơi rụng 4% và cây bụi thảm tươi là 2%. Võ Đại Hải, Nguyễn Viết Khoa (2008) [11] khi nghiên cứu khả năng hấp thụ các bon của rừng trồng Keo lại thuần loài một số tỉnh phía Bắc đã cho thấy, tổng lượng các bon tích lũy dao động từ 49,6 - 113,8 tấn/ha, trong đó chủ yếu là lượng các bon trong đất chiếm 67,9% và trong tầng cây gỗ chiếm 27,5%, vật rơi rụng chiếm 3,1%, trong cây bụi thảm tươi là 1,5%. Lượng các bon tích lũy trong các lâm phần Keo lai thay đổi theo tuổi và cấp đất từ tốt đến xấu. Vũ Tấn Phương và Nguyễn Viết Xuân (2008) [49] khi nghiên cứu xây dựng mô hình ước tính trữ lượng các bon cho rừng trồng Thông nhựa và Thông mã vĩ ở Việt Nam đã đi đến kết luận: Lượng các bon của cây cá lẻ chủ yếu tập chung trong sinh khối của thân, cành và rễ cây, trong đó thân cây chiếm từ 40 - 60%; cành và rễ chiếm khoảng từ 10 - 20%. Hơn 80% lượng các bon được phân bố trong sinh khối trên mặt đất và 20% lượng các bon nằm trong sinh khối dưới mặt đất. Vũ Tấn Phương (2011) [50] khi nghiên cứu sinh khối và trữ lượng các bon của rừng trồng Thông ba lá thuần loài ở huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã cho thấy, trữ lượng các bon của rừng ở tuổi 5 là khoảng 71,3 tấn/ha, rừng tuổi 12 là 157 tấn/ha, rừng 17 tuổi là 248,3 tấn/ha và rừng 30 tuổi là khoảng 715,7 tấn/ha. Trữ lượng các bon trong tầng cây bụi thảm tươi từ 6,4 - 20,2 tấn/ha và tầng thảm mục từ 6,2 - 10,9 tấn/ha. Trữ lượng các bon tỷ lệ thuận với sinh khối và tuổi của rừng. Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp được nhiều thông tin về khả năng tích lũy các bon của một số dạng rừng trồng chủ yếu. Đây sẽ là cơ sở trong việc xây dựng các dự án trồng rừng và tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam.
  • 38. 26 1.3. Những công trình nghiên cứu về cây Tếch trên Thế giới và Việt Nam 1.3.1. Thế giới Cho đến nay, trên thế giới đã công bố các công trình nghiên cứu chuyên sâu về loài Tếch ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể điểm lại một số công trình tiêu biểu của một số tác giả như sau: Về nguồn gốc và phân bố tự nhiên, đặc điểm hình thái giải phẫu thực vật có các công trình nghiên cứu của các tác giả: Kadambi K. (1979) [95], Kaosa-ard A. (1981) [98], Keiding H., Wellendorf H., and Lauridsen E. B. (1986) [103], Sanyal S. N., et al (1987) [130], Gyi K. K., and Tint K. (1991) [91], FAO (1985,1992) [86,87], Tewari D. N. (1992) [138],…. Kết quả đã chỉ ra rằng, Tếch là loài cây gỗ lớn, phân bố tự nhiên trong khu vực nhiệt đới gió mùa (mùa khô và mùa ẩm phân biệt rõ), khí hậu nóng ẩm, biên độ nhiệt độ trung bình từ 20 - 270 C, nhiệt độ tối cao trung bình khoảng 400 C, nhiệt độ tối thấp trung bình khoảng 12,50 C. Những nghiên cứu về phân bố của Tếch liên quan đến đất có những tác giả, như: White K. J. (1991) [142], Kaosa-ard A. (1981, 1993, 1995a, 1995b) [98, 99, 100, 101] và báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của Tanaka Hamazaki T., và Vcharangkuza T. (1995) [56] đã chỉ ra rằng, Tếch ưu thích đất hình thành từ các loại đá vôi, granit, phiến thạch, phiến sét và đá bazan. Nói chung, Tếch sinh trưởng tốt trong điều kiện đất thoát nước tốt, tơi xốp, tầng đất sâu, hơi chua đến kiềm, giàu nguyên tố khoáng nhất là nguyên tố Ca. Loại đất không thích hợp cho trồng rừng Tếch là laterit đỏ trên núi, đất đỏ vàng hay nâu vàng, laterit vàng hay nâu xám trên núi [127]. Về quan hệ sinh thái loài Tếch trong tự nhiên thường hỗn giao với các loài khác nhau không thuộc họ Dầu như: Pterocarpus sp, Xylia dolabriformis, Afzelia sp, Dalbergia sp, Lagerstroemia calyculata, Dyospyros sp, lrvingia sp. Do đó, trong thực tế để chọn lập địa trồng Tếch có thể dựa trên cơ sở cây chỉ thị: Lagerstroemia calyculata, L.balansae, Xylia dolabriformis và tre sinh trưởng tốt [56]. Ngoài ra, có thể trồng rừng Tếch theo mô hình Nông lâm kết hợp (Taungya) trong thời gian đầu khi rừng chưa khép tán với các loài cây nông nghiệp như: cà phê, điều,… cũng đã được nghiên cứu và tổng kết bởi tác giả Sein Maung Wint U (1995) [133], Kaosa- ard A. (1981, 1993, 1995a, 1995b) [98, 99, 100, 101].
  • 39. 27 Nghiên cứu về mật độ trồng rừng Tếch trên thế giới có các tác giả, như: Tewari D. N. (1992) [138], Maddugoda P. (1993) [114], Kaosa-ard A. (1995a, 1995b) [100, 101],.v..v.. kết quả tổng hợp cho thấy, khi trồng rừng Tếch không theo phương thức Nông lâm kết hợp mật độ trồng ban đầu dao động từ 1.100 cây/ha (3×3 m), 1.250 cây/ha (4×2 m) đến 2.500 cây/ha (2×2 m) và 3.333 cây/ha (3×1 m). Nếu trồng rừng Tếch theo phương thức Nông lâm kết hợp mật độ trồng là 625 cây/ha (4×4 m). Những nghiên cứu về chặt nuôi dưỡng rừng trồng Tếch đã có các tác giả, như: Kadambi K. (1979) [95], Kaosa-ard A. (1995a, 1995b) [100, 101], Lao PDR. (1995) [83]; Siswamartana S. (1995) [134], Chacko K. C. (1995) [79],… cho thấy, Tếch là loài cây ưa sáng hoàn toàn, lá to, tán rộng nên cần phải tỉa thưa sớm trong giai đoạn dưới 20 tuổi. Nếu kinh doanh rừng trồng Tếch nhằm cung cấp gỗ vừa và nhỏ chu kỳ từ 25 - 30 năm thì việc tỉa thưa có thể được thực hiện qua hai lần. Lần tỉa thưa thứ nhất được bắt đầu thực hiện ở tuổi 5 còn lần hai tương ứng với tuổi 10 với phương pháp tỉa thưa cơ giới với 50% số cây ban đầu, lần hai là 50% số cây để lại sau lần tỉa thưa thứ nhất. Nếu chu kỳ là 50 năm, tỉa thưa rừng có thể được thực hiện ở tuổi 4, 8, 12, 18, 26 và 35 được thực hiện với phương pháp tỉa thưa có giới theo hàng hoặc cây trong một hàng. Nghiên cứu về sinh trưởng, tăng trưởng, năng suất và lập các biểu sản lượng tạm thời ở các nước trồng rừng Tếch lâu năm trên thế giới phải kể đến công trình nghiên cứu của các tác giả như: Laurie M. V., and Ram B. S. (1939) [110], Anon (1959) [71], Horne J. E. M. (1966) [92], Meller A. D. (1969) [118], KFRI (1979) [106], Alder D. (1980) [70], Pandey D. (1983) [121], Maitre H. F. (1983) [115], Abayomi J. O. (1984) [69], Islam S. S. (1988) [93], Keogh R. M. (1990) [105], Zheng Haishui (1993) [146], Phillips G. B. (1995) [123], Forest Department (2003) [89],... Tổng kết những nghiên cứu về sinh trưởng, tăng trưởng và năng suất rừng trồng Tếch ở khu vực châu Á, châu Phi, châu Mỹ và khu vực Caribe cho thấy, năng suất trung bình của rừng trồng Tếch là từ 8 - 10 m3 /ha/năm và có sự biến động mạnh không chỉ giữa các vùng địa lý khác nhau mà còn trong phạm vi một nước (Kaosa - ard A. (1995a, 1995b) [100, 101]).
  • 40. 28 Vấn đề nâng cao năng suất rừng trồng Tếch thông qua các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, hoặc tổ chức điều chế rừng trồng Tếch đảm bảo sản lượng liên tục đã được công bố trong những công trình, như: KFRI. (1979) [106], Kadambi K. (1979) [95], Keogh M. R. (1979) [104], Kaosa-ard A. (1993, 1995a, 1995b) [99, 100, 101], Phillips G. B. (1995) [123], Camino D. R., and Alfaro M. (1998) [82],.... Tếch là loài cây trồng rừng quan trọng, chiếm một diện tích lớn trên Thế giới. Ngoài giá trị lý tưởng của gỗ, rừng Tếch có vai trò quan trọng trong việc lưu trữ các bon trong khí quyển làm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. Trong lĩnh vực nghiên cứu sinh khối và khả năng tích lũy các bon của rừng trồng Tếch, có công trình của tác giả, như: Schroeder P. (1992) [131], Karmacharya S. B., and Singh K. P. (1992) [102], Morataya R., Galloway G., Berninger F., and Kanninen M. (1999) [119], Kraenzel M., et al (2001) [108], Kraenzel M., et al (2003) [109], Perez L. D., and Kanninen M. (2003) [122], Raymond M. Keogh. (2005) [126], Buvaneswaran C., George M., Perez D., and Kanninen M. (2006) [77], Kaiser S. (2006) [96], Sreejesh K. K., et al (2013) [137],…. Kraenzel M., et al (2003) [109] khi nghiên cứu rừng trồng Tếch thuần loài 20 tuổi tại Panama cho thấy, tổng trữ lượng các bon tích lũy tầng cây gỗ trung bình là 120,2 tấn/ha, tầng cây bụi thảm tươi là 2,6 tấn/ha, thảm mục là 3,4 tấn/ha và trong đất là 225 tấn/ha. Tổng lượng các bon tích lũy trong rừng trồng Tếch thuần loài ước tính là 351 tấn/ha. Perez L. D., and Kanninen M. (2003) [122] khi nghiên cứu về động thái sinh khối rừng trồng Tếch thuần loài tại Costa Rica cho thấy, tổng sinh khối khô trên mặt đất dao động từ 84 - 284 Mg/ha, trong đó sinh khối khô của thân cây dao động từ 70 - 221 Mg/ha, chiếm từ 70 - 90% trong tổng sinh khối khô; kế đến là sinh khối cành dao động từ 11 - 54 Mg/ha, chiếm từ 5 - 30% tổng sinh khối; thấp nhất là sinh khối lá dao động từ 3 - 9 Mg/ha, chiếm từ 1 - 6% tổng sinh khối khô. Sinh khối trên mặt đất có xu hướng tăng theo tuổi (rừng non, rừng sào và rừng trung niên). Sreejesh K. K., et al (2013) [137] khi nghiên cứu tiềm năng tích lũy các bon rừng trồng Tếch thuần loài tại Kerala, Ấn Độ đã tính toán được sự thay đổi tổng sinh khối và tỷ lệ (%) các bộ phận (thân, cành, vỏ, rễ) ở tuổi 5, 10, 20, 30, 40 và 50. Tỷ lệ các bon tích lũy trong cây cá lẻ cũng thay đổi theo tuổi.
  • 41. 29 1.3.2. Ở Việt Nam Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về rừng trồng Tếch, tiêu biểu cho những công trình này có Phạm Thế Dũng (1990) [5], Nguyễn Xuân Quát (1995) [51], Bảo Huy (1993, 1995a, 1998) [21, 22, 26], Trần Duy Diễn (1995) [4], Đinh Đức Điểm (1995) [8], Đỗ Đình Sâm và Nguyễn Ngọc Bình (1995) [57], Nguyễn Văn Thêm (2002) [40] và Mạc Văn Chăm (2005) [3],… trong đó đã tập trung vào lĩnh vực sau: Về phạm vi phân bố và các điều kiện sinh thái, lâm học, khả năng tái sinh,… được nghiên cứu bởi các tác giả: Nguyễn Ngọc Lung (1988, 1993) [33, 34], Phạm Thế Dũng (1990) [5], Mạc Văn Chăm (2005) [3] làm cơ sở để dự báo hiệu quả rừng trồng Tếch và thiết kế các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp. Nghiên cứu về sâu bệnh hại Tếch ở cây con trong giai đoạn vườn ươm và rừng trồng bởi nhóm tác giả: Bảo Huy, Nguyễn Thanh Hòa, Nguyễn Thị Kim Liên (1998) [26] đã cho thấy nhóm sâu hại chính cây con ở vườn ươm và rừng trồng là loài Hyplaea puera Cramer, Mối, sâu non bọ hung nâu đỏ và các loại sâu hại thân cành làm giảm chất lượng cây con và năng suất rừng trồng. Nhóm tác giả đã khẳng định, sự xuất hiện và phá hoại của các loại sâu và bệnh hại có liên quan đến các nhân tố khí tượng (nhiệt độ và độ ẩm), tình hình vệ sinh rừng và phương thức trồng rừng. Những nghiên cứu về đất và mối quan hệ giữa đất với loài cây Tếch đã được tổng kết trong các công trình của những tác giả Nguyễn Ngọc Lung (1993) [34], Trần Duy Diễn (1995) [4], Nguyễn Xuân Quát (1995) [51], Đinh Đức Điển (1995) [8], Lê Hồng Phong và Hồ Viết Sắc (1995) [39], Đỗ Đình Sâm và Nguyễn Ngọc Bình (1995) [57], Nguyễn Thanh Phong (1995) [46], Bảo Huy và cộng sự (1998) [26], Ly Meng Seang (2009) [67],… kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, đất có vai trò quyết định đối với sự thành công ở những khu vực trồng rừng Tếch, trong đó đất thích hợp với sinh trưởng của Tếch trồng là đất nâu xám hình thành từ đá bazan, đá vôi, đất đen trên tro núi lửa, đất nâu xẫm phát triển từ đá bazan, đất xám trên phù sa cổ và granit, đất phù sa sông suối thoát nước tốt. Những đất không thích hợp cho sinh trưởng của rừng Tếch trồng là đất đỏ nâu phát triển trên đá bazan dưới rừng le và trảng cỏ.
  • 42. 30 Qua nghiên cứu của tác giả Khai Nguyen Quang (1995) [107] và Forest Science Sub-Institute of Southern Vietnam (1995) [90] cho thấy, ở Việt Nam mật độ trồng rừng Tếch ban đầu trên đất tốt là 1.333 cây/ha (2,5×3 m), trên đất trung bình 1.667 cây/ha (2× 3 m), trên đất xấu 2.222 cây/ha (1,5×3 m). Về sinh trưởng, tăng trưởng và sản lượng theo đơn vị cấp đất đã được nghiên cứu khá công phu trong công trình, như: Nguyễn Ngọc Lung (1995) [35], Trần Duy Diễn (1995) [4] và Đinh Đức Điểm (1995) [8], Bảo Huy (1995a, 1995b, 1998) [22, 23, 26], Đào Công Khanh và cộng sự (2001) [30], Nguyễn Văn Thêm (2002) [40], Tiêu chuẩn ngành 04-TCN-66-BNN&PTNT (2003) [41], Mạc Văn Chăm (2005) [3], Ly Meng Seang (2009) [67]. Tại La Ngà (Định Quán, Đồng Nai) Trần Duy Diễn (1995) [4] và Đinh Đức Điểm (1995) [8] đã có những nghiên cứu bước đầu về sinh trưởng và năng suất của rừng Tếch, từ kết quả nghiên cứu tác giả đã đề xuất một biểu sản lượng cho vùng này. Bảo Huy (1995a, 1995b, 1998) [22, 23, 26] đã tiến hành nghiên cứu sinh trưởng và dự đoán sản lượng cho rừng trồng Tếch ở Đăk Lăk. Tác giả đã thử nghiệm các mô hình toán học để phân chia cấp đất, xác lập các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp cho từng cấp đất và dự đoán sản lượng. Kết quả bước đầu đã đưa ra được biểu cấp đất tạm thời, biểu dự đoán sản lượng cho rừng trồng Tếch ở Đăk Lăk (Tây Nguyên). Nguyễn Văn Thêm (2002) [40] và Mạc Văn Chăm (2005) [3] khi nghiên cứu rừng trồng Tếch ở khu vực Đông Nam Bộ đã chỉ ra rằng, đường kính và chiều cao sinh trưởng nhanh trong 6 năm đầu, sau đó từ tuổi 8 trở đi lượng tăng trưởng bình quân về chiều cao và đường kính giảm nhanh. Năng suất từ 13 - 15 m3 /ha/năm ở tuổi 9 - 14, ở tuổi 20 - 22 là 10 m3 /ha/năm. Ly Meng Seang (2009) [67] khi nghiên cứu rừng trồng Tếch ở tỉnh Kampong Cham - Campuchia cho thấy, trong giai đoạn từ 1 - 7 tuổi đường kính và chiều cao sinh trưởng nhanh, sau đó sinh trưởng chậm từ tuổi 8 - 18. Năng suất thay đổi tùy theo cấp đất, trong đó năng suất trung bình của những lâm phần trên cấp đất I cao hơn cấp đất II là 1,24 lần.
  • 43. 31 1.4. Thảo luận chung Từ kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan có thể rút ra một số nhận xét như sau: Nhìn chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu công phu về lĩnh vực này cho một số dạng rừng trồng chủ yếu. Xu hướng nghiên cứu từ định tính chuyển dần sang định lượng các đặc điểm cấu trúc, sinh trưởng và sản lượng đã được mô phỏng bằng các hàm toán học khác nhau để từ đó xây dựng các mô hình phù hợp cho từng loài cây trồng trong các điều kiện kinh doanh cụ thể. Đây là những tài liệu tham khảo có giá trị, giúp ích cho việc lựa chọn và kế thừa phương pháp nghiên cứu phù hợp cho đối tượng rừng trồng Tếch ở tỉnh Sơn La. Hiện nay, những nghiên cứu xác định sinh khối và tích lũy các bon rừng trồng trên thế giới ngày càng được quan tâm. Các công trình công bố nhìn chung đã xác định được sinh khối và lượng hóa khả năng tích lũy các bon ở một số dạng rừng trồng như: Lõi thọ, Keo lá tràm, Thông nhựa, Thông mã vĩ, Bạch đàn, Sa mộc, ..v..v.. Qua đó, đã khẳng giá trị của rừng trồng trong việc làm giảm thiểu sự nóng lên của trái đất thông qua khả năng tích lũy các bon. Với cây Tếch, những nghiên cứu về sinh khối và khả năng tích lũy các bon đã được tiến hành ở một số nước thuộc khu vực nhiệt đới. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về khả năng tích lũy các bon của rừng còn khá mới mẻ nhưng đang được chú trọng. Các kết quả nghiên cứu về nội dung này bước đầu đã cung cấp nhiều thông tin về sinh khối cũng như lượng các bon tích lũy trong một số dạng rừng trồng chủ yếu như: Quế, Bạch đàn, Thông nhựa, Thông mã vĩ, Mỡ,..v..v.. Đối với cây Tếch, trong thời gian qua đã được nhiều tác giả nghiên cứu từ yêu cầu sinh thái, lập địa, chọn tạo giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc, nuôi dưỡng tới lập biểu cấp đất, biểu thể tích, biểu quá trình sinh trưởng cho khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đây là những cơ sở cho việc triển khai nghiên cứu sinh khối và tính toán lượng các bon tích lũy cho loại rừng này trên phạm vi rộng.
  • 44. 32 Tếch là một trong 14 loài cây trồng chủ yếu, được trồng thành rừng với quy mô lớn, có khả năng đem lại lợi ích cho người trồng rừng, đặc biệt so với một số cây trồng rừng nhiệt đới khác, Tếch có chu kỳ kinh doanh dài, có tiềm năng cho các dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng trong tương lai. Nhưng ở Việt Nam cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về sinh khối và khả năng tích lũy các bon cho rừng trồng Tếch. Vì vậy, khi nghiên cứu rừng trồng Tếch ở Sơn La, cùng với nghiên cứu đặc điểm cấu trúc lâm phần, sự phân hóa tỉa thưa tự nhiên, đặc điểm sinh trưởng, tăng trưởng, luận án còn tập trung nghiên cứu sinh khối và khả năng tích lũy các bon theo đơn vị cấp đất. Kết quả của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ khả năng tích lũy các bon, làm cơ sở cho việc xác định giá trị môi trường cho rừng trồng Tếch ở tỉnh Sơn La nói riêng và khu vực Miền Bắc Việt Nam nói chung.