SlideShare a Scribd company logo
Khóa 31 tháng 8/2008




                               Chương 1
                          BẢN CHẤT CỦA LÃNH ĐẠO

Lãnh đạo từ lâu đã là chủ đề quan tâm của các nhà triết học, và lịch sử học, nhưng các
nghiên cứu khoa học thực sự về lãnh đạo chỉ mới bắt đầu từ thế kỷ 20. Các học giả và các
nhà nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra hơn 350 định nghĩa khác nhau cho thuật ngữ lãnh
đạo, tuy nhiênlãnh đạo vẫn là “một trong những hiện tượng ít được hiểu biết và quan sát
nhất”1 Việc định nghĩa lãnh đạo đã là một vấn đề phức tạp và khó hiểu chủ yếu bởi vì
lãnh đạo tự nó vốn đã rất phức tạp. Tuy nhiên, cho tới nay bản chất quan trọng của lãnh
đạo đã sáng tỏ hơn nhiều, nó được xem như là một sự ảnh hưởng mạnh mẽ và thực sự
trong các tổ chức cũng như xã hội.

1. ĐỊNH NGHĨA LÃNH ĐẠO
Theo cách hiểu đơn giản nhất, lãnh đạo là mối liên hệ ảnh hưởng giữa những người lãnh
đạo và những người phục tùng có mong muốn về các thay đổi và các kết quả thực sự
phản ánh mục đích mà họ đã chia sẻ.2 Trong khái niệm lãnh đạo này, chúng ta quan tâm
đến ba điểm chính:
Trước hết, lãnh đạo là mối liên hệ ảnh hưởng xuất hiện giữa những con người khao khát
những thay đổi quan trọng và những thay đổi phản ánh mục đích đã được chia sẻ. Những
người ảnh hưởng lẫn nhau trong mối liên hệ này bao gồm những người lãnh đạo và người
phục tùng. Sự ảnh hưởng phản ánh mối liên hệ không thụ động giữa những con người, nó
là sự tác động đa chiều, không cưỡng bức. Lãnh đạo là một quan hệ thuận nghịch chứ
không phải là những gì mà người lãnh đạo muốn làm với người phục tùng. Như vậy,
trong hầu hết các tổ chức, các cán bộ cấp trên ảnh hưởng đến cấp dưới, nhưng những
người dưới quyền cũng ảnh hưởng đến cán bộ cấp trên.
Thứ hai, lãnh đạo là ảnh hưởng đến con người dẫn đến sự thay đổi hướng về tương lai
mong đợi. Lãnh đạo có nghĩa là việc tạo ra thay đổi chứ không phải duy trì nguyên trạng.
Con người trong mối liên hệ ảnh hưởng của khái niệm lãnh đạo họ cần những thay đổi
quan trọng. Hơn nữa, các thay đổi cần thiết không phải từ phía những người lãnh đạo mà
nó là sự phản ánh các mục đích được những người lãnh đạo và người phục tùng cùng
chia sẻ. Sự thay đổi hướng đến kết cục mà cả người lãnh đạo lẫn những người phục tùng
đều mong muốn. Một tương lai mong đợi hay mục đích được chia sẻ luôn là nguồn động
viên cả người lãnh đạo lẫn người phục tùng.
Thứ ba, lãnh đạo là một hoạt động của con người và phân biệt với công việc hành chính
giấy tờ hay các hoạt động hoạch định. Lãnh đạo xuất hiện giữa những con người, và tuyệt
nhiên không phải là điều gì đó phải làm với con người. Lãnh đạo bao gồm con người, do
nói đến lãnh đạo có nghĩa là phải có những người phục tùng. Một cá nhân thành đạt đến
tuyệt đỉnh như nhà khoa học, nhạc sĩ, vận động viên điền kinh có thể không phải nhà lãnh
đạo theo cách mà chúng ta đã định nghĩa, trừ khi họ có những người phục tùng. Các nhà
lãnh đạo là một phần quan trọng quá trình lãnh đạo, và những người lãnh đạo đôi khi
1
 James MacGregor Burns, Leadership (New York: Harper & Row, 1978), 2.
2
 Joseph C. Rost and Richard A. Barker, “Leadership Education in Colleges: Toward a 21st Century
Paradigm,” The Journal of Leadership Studies 7, no. 1 (2000): 3–12


                                              Trang 1
Khóa 31 tháng 8/2008


cũng là những người phục tùng. Người lãnh đạo tốt phải biết phục tùng, và họ phải làm
gương cho người khác. Điều đáng chú ý hay có ý nghĩa là con người – cả nhà lãnh đạo
lẫn người phục tùng - phải tập hợp một cách tích cực trong việc theo đuổi sự thay đổi
hướng đến tương lai mong muốn. Mỗi người sẽ chịu trách nhiệm cá nhân để đạt được
tương lai mong muốn.
Đôi khi chúng ta mắc phải một định kiến sai lầm cho rằng những người lãnh đạo ở trên
người khác, khác người khác. Song trên thực tế, những phẩm chất cần thiết cho người
lãnh đạo hữu hiệu lại cũng là những phẩm chất cần thiết đối với người phục tùng hữu
hiệu.3 Những người phục tùng hữu hiệu suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ với nghị lực và
lòng nhiệt tình của mình. Họ tận tâm với điều gì đó nằm ngoài lợi ích bản thân, và họ
dũng cảm đứng lên vì điều mà họ tin tưởng. Những người phục tùng hữu hiệu không phải
là “người chỉ biết vâng lời”, phục tùng một cách mù quáng một người lãnh đạo. Những
người lãnh đạo hữu hiệu và những người phục tùng hữu hiệu đôi khi ở trong cùng một
con người, đóng các vai trò khác nhau trong những khoảng thời gian khác nhau. Lý tưởng
nhất, lãnh đạo được chia sẻ giữa những người lãnh đạo và những người phục tùng, mỗi
người được gắn bó hoàn toàn và chấp nhận trách nhiệm ở mức độ cao hơn.

        Hình 1. Các yếu tố liên quan đến khái niệm lãnh đạo



                                            Ý định
                            Ảnh hưởng


                       Những                             Trách
                     người ủng                         nhiệm cá
                                     Lãnh Đạo            nhân,
                      hộ (phục
                       tùng)                           chính trực

                              Mục đích
                              được chia      Thay đổi
                                 sẻ


Chúng ta không nên xem lãnh đạo như là gì đó quá sức to tát, và quan trọng hóa vấn đề,
như thế mội việc sẽ đơn giản hơn nhiều. Mỗi chúng ta sẽ tự tìm kiến các cơ hội lãnh đạo
và nhận ra quan hệ lãnh đạo giữa những người mà chúng ta tương tác. Có lẽ bạn cũng nên
xem chính bạn là người lãnh đạo, hoặc bạn biết rằng mình muốn trở thành nhà lãnh đạo.
Những người lãnh đạo có thể có mọi hình thức và tầm cỡ, và thậm chí nhiều nhà lãnh đạo
đang làm việc một cách âm thầm. Lãnh đạo đem lại những kết quả lớn lao lại thường bắt
đầu từ những điều nhỏ nhặt.
Có các cơ hội lãnh đạo ở quanh ta, nó liên quan đến ảnh hưởng và thay đổi hướng đến
mục tiêu, thành quả mong muốn. Không có lãnh đạo, các gia đình, các cộng đồng của
chúng ta cũng như các tổ chức của chúng ta sẽ sụp đổ từng mảnh. Những người lãnh đạo
3
 Robert E. Kelley, “In Praise of Followers,” Harvard Business Review, (November–December 1988):
142–148.


                                             Trang 2
Khóa 31 tháng 8/2008


tổ chức trong tương lai xuất hiện từ bất cứ đâu và khắp nơi, cứ thể như là họ luôn luôn có
mặt. Bạn có thể bắt đầu từ bây giờ, ở bất kỳ đâu, để rèn luyện sự lãnh đạo trong cuộc đời
mình. Lãnh đạo là một cách tư duy và hành động mỗi ngày để làm chút gì đó với danh
nghĩa hay vị trí chính thức trong một tổ chức. Hơn lúc nào hết, những người lãnh đạo
kinh doanh cần hiểu nguyên lý này trong thế giới của thế kỷ 21.

2. MÔ HÌNH NGƯỜI LÃNH ĐẠO MỚI
Thế giới ngày nay là thế giới của các tổ chức đang đổi thay nhanh chóng. Hàng loạt các
khái niệm mới xuất hiện, chẳng hạn, toàn cầu hóa; sự bãi bỏ các qui tắc; kinh doanh điện
tử; viễn thông; các nhóm ảo; khai thác ngoại lực… Con người trong các tổ chức đang
cảm nhận tác động của những điều như thế, cũng như rất nhiều các khuynh hướng khác
nữa, họ buộc phải thích ứng với những cách thức làm việc mới. Cùng với những thay đổi
người ta còn cảm nhận về những sự không chắc chắn về kinh tế, những vụ bê bối đạo
đức, và sự bất ổn liên quan đến chiến tranh và khủng bố. Các nhà lãnh đạo đang đối mặt
với thách thức quan trọng là giữ cho con người vững vàng, tập trung và động viên họ
hướng tới hoàn thành các mục tiêu một cách tích cực. Cần phải có những người lãnh đạo
mạnh mẽ để dẫn dắt con người vượt qua sự không chắc chắn và hỗn loạn trong những
thời kỳ thay đổi nhanh chóng.
Một số nhà lịch sử và các học giả khác tin rằng thế giới của chúng ta đang phải trải qua
một sự biến đổi sâu sắc hơn và rộng rãi hơn bất cứ gì đã trải qua từ buổi bình minh của
kỷ nguyên hiện đại và cách mạng công nghiệp 500 năm về trước. Các thay đổi môi
trường nhanh chóng tạo ra những sự dịch chuyển có tính nền tảng, tác động mạnh mẽ đến
các tổ chức và đặt ra những thách thức mới cho các nhà lãnh đạo.4 Những dịch chuyển
này thể hiện một sự quá độ từ mô hình truyền thống sang mô hình mới. Được mô tả trong
bảng 1.1
Bảng 1.1 : Thực tiễn mới của lãnh đạo
Mô hình cũ                                    Mô hình mới
Ổn định                                       Thay đổi và quản trị khủng hoảng
Kiểm soát                                     Trao quyền
Cạnh tranh                                    Cộng tác
Đồng nhất                                     Đa dạng
Tự cho mình là trung tâm                      Hướng đích cao hơn
Anh hùng                                      Khiêm tốn
Một mô hình mới đó là thế giới quan được chia sẻ thể hiện một cách thức tư duy, nhận
thức và hiểu biết căn bản về thế giới. Tất nhiên, chúng ta còn chứng kiến nhiều nhà lãnh
đạo vẫn hoạt động với thế giới quan cũ, nhưng rõ ràng họ đang ngày càng trở nên kém
hiệu lực. Những nhà lãnh đạo thành công trong thế kỷ 21 sẽ đáp ứng với những phác thảo
của mô hình mới

2.1 Từ ổn định đến thay đổi và quản trị khủng hoảng
Trước kia, nhiều nhà lãnh đạo cho rằng nếu họ giữ cho mọi thứ ổn định, đừng nghiêng
ngả, tổ chức của họ sẽ thành công. Thế giới ngày nay trong sự vận động, và dường như
không có gì là chắc chắn nữa. Nếu các nhà lãnh đạo vẫn với cái nhìn ổn định chiếu vào
thế kỷ 21, giờ đây chắc chắn sẽ bị đảo lộn. Chúng ta hay xem xét một chuỗi những sự

4
    13


                                         Trang 3
Khóa 31 tháng 8/2008


kiện xảy ra ở đầu thế kỷ 21, có cả những điều mà hầu như người ta chưa bao giờ ngờ tới
trong suốt thế kỉ 20:
1. Sau một số năm tăng trưởng mạnh mẽ, bong bóng Internet nổ tung, dẫn đến thất bại
của nhiều công ty và sự đi xuống nhanh chóng của các chứng khoán công nghệ.
2. Những kẻ khủng bố sử dụng máy bay của hãng hàng không Hoa kì tấn công vào Lầu
Năm Góc và Trung Tâm Thương Mại Thế Giới tại New York cướp đi sinh mạng của
hàng ngàn người và hầu như làm khựng lại hoạt động kinh tế không chỉ ở Mỹ mà trên
toàn thế giới.
3. Công ty Enron, con cưng của Phố Uôn, và là sản phẩm biểu trưng của quản trị hiện
đại, đã sụp đổ bởi một chuỗi phức tạp các hành xử vô nguyên tắc, đôi khi là do các đối
tác và những mưu đồ kế toán bất hợp pháp đang tạo ra hiệu ứng đô mi nô đưa nhiều công
ti và các nhà quản trị hoạt động phạm pháp và vô nguyên tắc ra ánh sáng.
Hầu hết các nhà lãnh đạo, cả trong quân sự, kinh doanh, công quyền, giáo dục, giới thể
thao cũng như nghệ thuật nhận thức rằng duy trì ổn định trong một thế giới thay đổi
nhanh và sâu rộng như vậy chắc chắn sẽ thất bại. Theo lý thuyết hỗn độn, mô hình mới về
lãnh đạo nhận thức rằng chúng ta đạng sống trong một thế giới được xác định bởi tính
ngẫu nhiên, không chắc chắn và các sự kiện nhỏ thường có hậu quả to lớn và rộng khắp.
Thay đổi và khủng hoảng đã trở thành chuẩn mực cho nhiều công ty.5 Những nhà lãnh
đạo tốt nhất trong thời đại ngày nay chấp nhận sự không thể tránh khỏi của thay đổi và
khủng hoảng và thừa nhận chúng như là nguồn năng lượng tiềm ẩn và tự đổi mới. Thay
vì bị gục ngã, họ phát triển các kỹ năng quản trị khủng hoảng giúp cho tổ chức của họ
vượt qua bão táp và hướng về điều gì đó tốt đẹp hơn. Thay đổi lan tỏa khắp trong môi
trường, nó đã dạy cho các nhà lãnh đạo tích cực là phải nắm lấy và sáng tạo ra thay đổi
trong tổ chức để có thể phát triển những cá nhân người công nhân, đưa tổ chức tiến lên
phía trước. Những người lãnh đạo tốt nhất luôn biết rằng những lợi ích liên quan tới sự
ổn định chỉ là hoang đường; và rằng khi mọi thứ không thay đổi, nghĩa là họ đã chết.

2.2Từ kiểm soát đến trao quyền
Trước kia, các nhà lãnh đạo ở vị trí có thể tác động đã cho rằng cần nói cho người công
nhân rằng họ phải làm gì, làm như thế nào, khi nào làm và phải làm việc với ai. Nhà lãnh
đạo cũ tin rằng kiểm soát chặt chẽ là cần thiết để tổ chức hoạt động hiệu quả và hiệu lực.
Hệ thống thứ bậc tổ chức cứng nhắc, các công việc, các quá trình làm việc được thiết kế
sẵn và chi tiết hóa, các thủ tục bất khả xâm phạm làm cho mọi người biết rằng những ai ở
trên đỉnh thì có quyền còn ở dưới thì không.
Ngày nay, các giả thiết cũ về phân phối quyền lực không còn thích hợp. Nhấn mạnh vào
kiểm soát và cứng nhắc chỉ làm giảm động cơ thúc đẩy, giảm nhuệ khí chứ không tạo ra
các kết quả mong muốn. Các nhà lãnh ngày nay, hướng đến chia sẻ quyền lực chứ không
phải là cố tích cóp quyền lực và họ cố tìm cách làm tăng năng lực trí tuệ của tổ chức bằng
cách làm cho mọi người trong tổ chức dồn tâm trí và tận tâm.
Tại sao lại có khuynh hướng này? Một nguyên nhân rất cơ bản, đó là thông tin đang
nhanh chóng trở thành nền tảng tài chính của nền kinh tế chứ không phải là các tài sản
hữu hình như đất đai, nhà cửa, máy móc. Nhân tố chính của sản xuất là kiến thức con
người, và điều này làm tăng sức mạnh con người. Mức kỹ năng và giáo dục của nhân
viên đã tăng lên so với vài thập kỷ trước, và nhiều người không cảm thấy thỏa mãn khi

5
    14


                                         Trang 4
Khóa 31 tháng 8/2008


làm việc trong các tổ chức không cho họ các cơ hội tham gia và học tập. Khi mà tất cả
những gì tổ chức cần là những người công nhân vận hành máy móc tám giờ mỗi ngày, hệ
thống mệnh lệnh-kiểm soát truyền thống vận hành khá tốt, khi ấy tổ chức không có được
lợi ích gì từ trong tâm trí của nhân viên. Ngày nay, không còn nữa các tổ có đủ khả năng
kiểm soát tâm trí của người công nhân tại cổng. Thành công tùy thuộc vào năng lực trí óc
và tất cả các nhân viên, và những người lãnh đạo phải đối mặt với thực tiễn không thể
chối cãi được: đó là nhà cửa máy móc có thể chiếm hữu, còn con người thì không. Một
trong những công việc khó khăn nhất của người lãnh đạo là phải hướng dẫn những người
công nhân sử dụng năng lực của họ một cách hữu hiệu và có trách nhiệm bằng cách tạo ra
và phát triển một bầu không khí tôn trọng và phát triển vì tất cả các nhân viên.6

2.3 Từ cạnh tranh đến cộng tác
Dịch chuyển đến trao quyền cũng gắn trực tiếp với cách thức làm việc mới nhấn mạnh
hợp tác chứ không phải là cạnh tranh và xung đột. Mặc dù một số công ty vẫn khuyến
khích cạnh tranh và đấu tranh nội bộ, song hầu hết các tổ chức ngày nay đang nhấn mạnh
hợp tác và làm việc nhóm. Các nhóm tự quản và các dạng hợp tác theo chiều ngang khác
đang phá vỡ ranh giới giữa các bộ phận và thúc đẩy việc phổ biến kiến thức, thông tin
khắp tổ chức. Sự thỏa hiệp và chia sẻ được thừa nhận như những dấu hiệu của sức mạnh
chứ không phải là điểm yếu. Quan niệm quản trị tri thức, liên quan đến văn hóa chia sẻ
chứ không phải là tích trữ thông tin vốn đã hằn sâu trong nhiều công ty.7
Tất nhiêu có một số sự cạnh tranh có thể làm cho tổ chức mạnh lên, nhưng nhiều nhà
lãnh đạo vẫn giữ ý tưởng về cạnh tranh như là nỗ lực để chiến thắng.Thực vậy, họ định
hướng năng lực cạnh tranh của mọi người hướng đến những điều tốt nhất có thể được.
Khuynh hướng tích cực đang ngày càng làm giảm các ranh giới và tăng sự hợp tác. Do
đó, công ty được coi như tập hợp các nhóm liên kết tạo giá trị chứ không phải là các thực
thể tự trị cạnh tranh với tất các bộ phận khác.8Dạng thức kinh doanh toàn cầu mới đang
tạo nên các mạng lưới của các công ty độc lập chia sẻ các rủi ro tài chính và trí tuệ lãnh
đạo, cho phép tiếp cận thị trường và công nghệ của công ty khác. 9
Dịch chuyển đến hợp tác thể hiện những thách thức đối với những người lãnh đạo lớn
hơn so với quan niệm cạnh tranh cũ. Trong tổ chức, những người lãnh đạo cần tạo ra một
môi trường và cộng đồng thúc đẩy hiệp tác và cùng hỗ trợ. Đòi hỏi trao quyền, kết hợp
với một sự hiểu biết về tổ chức như là một phần của hệ thống tương tác, năng động, uyển
chuyển, làm cho việc sử dụng hăm dọa, lôi kéo như là một công cụ dẫn dắt tư tưởng cạnh
tranh trở nên lỗi thời.

2.4 Từ đồng dạng đến đa dạng
Ngày nay, chúng ta vẫn chứng kiến nhiều tổ chức xây dựng trên sự đồng dạng, chia cắt
và chuyên môn hóa. Những con người có tư duy giống nhau, hành động giống nhau và có
các kỹ năng làm việc tương tự được nhóm gộp lại thành các bộ phận chẳng hạn như kế
toán, chế tạo… Các nhóm đồng nhất cảm thấy dễ dàng hòa hợp với nhau, dễ dàng truyền
thông, và hiểu nhau. Tư duy đồng nhất tăng lên, tuy nhiên đó có thể lại là một thảm họa
trong một thế giới đang trở nên đa quốc gia và đa dạng hóa.

6
   17
7
   18
8
   19
9
  20


                                         Trang 5
Khóa 31 tháng 8/2008


Thế giới đang dịch chuyển nhanh chóng theo hướng đa dạng hóa cả ở tầm mức quốc gia
lẫn quốc tế. Đưa đa dạng hóa vào tổ chức là cách thức để thu hút những người tài và để
phát triển một tổ chức có tầm nhận thức rộng rãi đủ để phát triển nhanh trong thế giới đa
quốc gia. Tổ chức sẽ bị thiệt hại khi những người lãnh đạo của họ không đáp ứng với
môi trường đa dạng hóa ngày nay. Danh tiếng của các công ty nổi tiếng như Coca-Cola,
Texaco, và Mitsubishi có thể bị đe dọa bởi các vấn đề về chủng tộc hay giới tính.

2.5 Từ chỗ nngười lãnh đạo tự cho mình là trung tâm đến hướng tới
mục đích cao hơn
Tình trạng rối loạn về đạo đức ở đầu thế kỷ 21 đã gợi lên một sự thay đổi rõ ràng trong tư
duy lãnh đạo từ chỗ tự coi mình là trung tâm đến nhấn mạnh vào mục đích cao hơn. Sự
tin cậy của công chúng vào các nhà lãnh đạo kinh doanh đã được ghi nhận, nhưng các
nhà chính trị, thể thao, và các tổ chức phi lợi nhuận cũng đã bị tác động. Ví dụ sau nhiều
năm kinh doanh tăng trưởng và thành công, nhiều nhà lãnh đạo rơi vào mô thức kỳ vọng
cao và thu hoạch nhiều hơn. Giữa những năm 1981 đến 2000, thù lao của các Tổng giám
đốc Mỹ được trả cao nhất, tăng 4300%.10
Đáng tiếc là thời kỳ cường điệu sự thịnh vuợng, thành công do năng lực cá nhân đã đẩy
con người đến những định kiến, khó đảo ngược, mà cực điểm là tham nhũng trên qui mô
lớn đã bị báo chí phơi bày như các nhà lãnh đạo ích kỷ vô đạo đức trong các công ty lớn
Enron, WorldCom, Tyco,... Ở Enron, các quản trị cấp cao được trả công đã sẵn lòng làm
bất cứ điều gì từ che dấu các sai phạm, báo cáo gian lận, thúc sau lưng đồng nghiệp tạo ra
các con số giả để giữ cho giá cổ phiếu cao. Nhấn mạnh quá mức vào tham vọng cá nhân
đã tạo ra một môi trường cho kiêu ngạo và háo danh nhờ đó các nhà quản trị hưởng lợi từ
việc hy sinh các nhân viên cổ đông và cộng đồng.11 Và tại Enron các nhà quản trị không
giữ độc quyền về háo danh.
Trong kỷ nguyên mới, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh vào sự giải trình trách nhiệm, chính
trực và chịu trách nhiệm về cái gì đó lớn hơn lợi ích cá nhân, bao gồm các nhân viên,
khách hàng, tổ chức và toàn thể các cổ đông.12 Các nhà lãnh đạo này nâng cao tầm quan
trọng của “làm công việc đúng”, thậm chí vì thế họ có thể bị tổn thương. Mô hình mới
nhận thức rằng tính trung thực, và có trách nhiệm với các bên hữu quan là những yêu cầu
căn bản của những người lãnh đạo, và ngược lại, tính tư lợi buông thả, và kiêu ngạo
không có chỗ đứng trong mô hình này.

2.6Từ chỗ là anh hùng tới khiêm tốn
Người lãnh đạo vốn đã được coi “như người hùng”. Trong hai thập kỷ cuối thế kỷ 20,
lãnh đạo tốt được tượng trưng bởi thân thế, bản ngã mạnh mẽ, và tham vọng cá nhân. Tập
trung cao độ giúp nuôi dưỡng ý tưởng. Đầu những năm 1980, Lee Iacocca được miêu tả
một hiệp sĩ cứu sống Chrysler. Hơn hai mươi năm sau các tổng giám đốc đã trở thành các
siêu sao, được in trên bìa các báo và tạp chí, nổi tiếng bởi uy tín và nhân cách mãnh liệt
phần nhiều vì những khả năng của họ. Albert J. Dunlap đã làm nên danh hiệu mà từng
được mệnh danh “Cưa sắt” vì những chiến thuật cắt giảm liên tục tại các công ty như
Scott Paper và Sunbeam Corp giữa những năm 1990. Trong tự truyện của mình, toát lên
tư tưởng coi lãnh đạo là người hùng, Dunlap tự tán dương mình rằng “Hầu hết các tổng
10
   22
11
   23
12
   25


                                         Trang 6
Khóa 31 tháng 8/2008


giám đốc đã được trả một cách quá đáng, nhưng tôi xứng đáng được 100 triệu đô la”.
“Tôi là một siêu sao trong lĩnh vực của tôi, giống như Michael Jordan trong môn bóng
rổ.”13Và rồi, chúng ta đã chứng kiến, “những xoay chuyển tình thế” của Dunlap tiêu tan
thành mây khói, bởi đó chỉ dựa vào những mẹo kế toán ngắn hạn. Những cố gắng của
Dunlap đã đem lại cho ông hàng triệu đô la nhưng đưa các công ty, các nhân viên, và các
cổ đông rơi vào tình thế khốn quẫn hơn trước. Mặc dù, có thể đa số các nhà lãnh đạo nổi
tiếng không quan tâm nhiều, nhưng vòng xoáy đạo đức gần đây trong thế giới kinh doanh
đã góp phần vào sự dịch chuyển đẩy xa thái độ lãnh đạo cá nhân như người hùng.

Mô hình mới đang dần chuyển dịch người lãnh đạo, họ làm việc cần cù, đứng làm nền,
thầm lặng tạo dựng một công ty vững mạnh thông qua sự hỗ trợ và phát triển người khác
chứ không tán dương khả năng và những thành công của mình.14 Mô hình người lãnh đạo
mới được mô tả hầu như vắng bóng hoàn toàn cái tôi. Jim Collins, gọi khía cạnh mới này
là lãnh đạo mức độ năm. Trái ngược với người lãnh đạo như người hùng những người
lãnh đạo mức năm hầu như là ẩn dật và không khoe khoang. Mặc dầu họ chấp nhận hoàn
toàn trách nhiệm về những lỗi lầm, kết quả kém và thất bại. Họ nói về thành công của tổ
chức họ như thể họ ngồi đó trong khi mọi người làm tất cả mọi việc.
Từ góc độ cá nhân, họ là người khiêm tốn, song những người lãnh đạo thế hệ mới có
tham vọng cao với tổ chức, họ có quyết tâm sôi sục để tạo ra các kết quả vĩ đại và bền
vững. Họ phát triển một đội ngũ các nhà lãnh đạo đáng tin cậy nhờ tổ chức, tạo ra một
văn hóa tập trung vào hiệu suất và sự chính trực. Những nhà lãnh đạo chỉ coi trọng bản
thân thường tạo nên một tổ chức vây quanh một người hùng với hàng ngàn người giúp
việc. Trái lại, những người lãnh đạo mới suy nghĩ, tạo dựng tổ chức của họ với nhiều nhà
lãnh đạo mạnh có thể bước tới trước, duy trì thành công của tổ chức lâu dài trong tương
lai. Các nhà lãnh đạo này muốn mỗi người trong tổ chức phải phát triển đầy đủ nhất tiềm
năng của họ.
Nói tóm lại nhà lãnh đạo ngày nay là một cá nhân khiêm tốn và và người xây dựng tổ
chức đầy tham vọng. Họ cố tạo dựng một tổ chức mạnh bằng một nền văn hóa cởi mở,
chứ không phải là thứ bậc, nhấn mạnh vào cải thiện liên tục và tăng trưởng vững chắc,
triệt khử cái tôi của mình và chia sẻ tin cậy với nhân viên và tập trung vào thành công dài
hạn chứ không phải là lợi nhuận ngắn hạn.

3. QUẢN TRỊ VÀ LÃNH ĐẠO
Sự dịch chuyển từ mô hình cũ đến mô hình mới cũng đã phản ánh một sự dịch chuyển từ
cách tiếp cận quản trị theo tính hợp lý truyền thống nhấn mạnh tính ổn định và kiểm soát
sang cách tiếp cận lãnh đạo coi trọng sự thay đổi, trao quyền, và các quan hệ.
Trong mô hình cũ, cách tiếp cận quản trị truyền thống đã vận hành tốt, nhưng mô hình
mới đòi hỏi các nhà quản trị cũng trở thành các nhà lãnh đạo hữu hiệu. Những nhà điều
hành như Reuben Mark đã hướng theo một thực tại mới và kết hợp các phẩm chất lãnh
đạo với các kỹ năng quản trị theo tính hợp lý. Chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn lãnh đạo
bằng việc xem xét sự khác biệt giữa quá trình lãnh đạo với quản trị.
Quản trị có thể định nghĩa như là việc đạt các mục tiêu của tổ chức một cách có hiệu lực
và hiệu quả thông qua hoạch định, tổ chức, bố trí nhân sự, định hướng, và kiểm soát các
nguồn lực của tổ chức. Gần đây có nhiều tài liệu viết về sự khác biệt giữa quản trị và
13
     30
14
     28


                                         Trang 7
Khóa 31 tháng 8/2008


lãnh đạo. Tuy nhiên, có thể là do quá nhấn mạnh vào sự cần thiết của lãnh đạo, các nhà
quản trị đã đôi khi bị gắn với những ấn tượng mấy tốt đẹp. Các nhà quản trị và các nhà
lãnh đạo vốn đã không phải là những kiểu người khác nhau, nhiều nhà quản trị hoàn toàn
có sẵn các khả năng và phẩm chất cần thiết để trở thành các nhà lãnh đạo hữu hiệu. Lãnh
đạo không thể thay thế quản trị, mà nó nên thêm vào cho quản trị. Ví dụ, ở Colgate-
Palmolive, Reuben Mark rõ ràng thực hiện quản trị tốt, chẳng hạn như kiểm soát chi phí,
thiết lập các mục tiêu và kế hoạch, tạo ra sự phối hợp và giảm sát các hoạt động và hiệu
suất của công ty. Tuy nhiên, ông cũng còn là một nhà lãnh đạo tài giỏi cung cấp viễn
cảnh và cảm hứng cho nhân viên, giữ một tầm nhìn tương lai dài hạn, tạo lập một nền văn
hóa cho phép những người khác phát triển và năng động, xây dựng một môi trường nuôi
dưỡng tính trung thực và trách nhiệm. Có các nhà quản trị ở tất cả các cấp của tổ chức
ngày nay mà họ cũng là những nhà lãnh đạo giỏi, hầu hết mọi người có thể phát triển các
phẩm chất cần thiết cho một nhà lãnh đạo hữu hiệu.
             Quản trị                        Lãnh đạo
Định hướng   Hoạch định, lập ngân sách       Tạo viễn cảnh, chiến lược
             Quan tâm đến những vấn đề       Quan tâm đến tầm nhận thức và
             căn bản                         tương lai dài hạn
Sắp    xếp   Tổ chức, phân công, điều        Tạo lập văn hóa và các giá trị chia sẻ
con người    khiển, tạo lập các ranh giới    Giúp đớ người khác phát triển
                                             Giảm các ranh giới
Quan hệ      Tập trung vào mục tiêu- Sản     Tập trung vào con người- truyền cảm
             xuất/bán các sản phẩm dịch vụ   hứng và động viên người phục tùng
             Dựa vào quyền lực vị thế        Dựa vào quyền lực cá nhân
             Hành động như ông chủ           Hành động như người hướng dẫn,
                                             động viên và phục vụ
Phẩm chất    Giữ khoảng cách về cảm xúc      Liên kết xúc cảm (trái tim)
cá nhân      Suy nghĩ chuyên môn             Suy nghĩ cởi mở (Quan tâm)
             Nói                             Lắng nghe
             Tuân thủ                        Không theo khuôn phép
             Hiểu rõ tổ chức                 Hiểu rõ bản thân

3.1Cung cấp định hướng
Cả nhà lãnh đạo và quản trị đều liên quan đến việc cung cấp định hướng cho tổ chức
nhưng giữa họ cũng có những sự khác biệt nhất định.
Các nhà quản trị tập trung vào việc thiết lập các kế hoạch và tiến độ chi tiết để đạt được
các kết quả cụ thể. Lãnh đạo cần tạo ra một viễn cảnh tương lai và phát triển các chiến
lược tầm nhìn xa để tạo ra những thay đổi cần thiết đạt được viễn cảnh đó. Trong khi
quản trị cần phải theo dõi những điều căn bản, then chốt và các kết quả ngắn hạn, thì lãnh
đạo lại quan tâm đến tầm nhận thức và tương lai dài hạn. Viễn cảnh là một bức tranh về
tương lai mong muốn đầy tham vọng cho tổ chức hay nhóm. Để thuyết phục những người
phục tùng, viễn cảnh phải là cái mà mọi người đều thấy có liên quan và chia sẻ. Một
nghiên cứu về 100 công ty tốt nhất ở Mỹ, của tạp chí Fortune người ta nhận thấy hai diện
mạo xuất hiện nhiều nhất ở các công ty vĩ đại đó là một nhà lãnh đạo có viễn cảnh, tác
động mạnh mẽ và một ý thức về mục đích trên cả việc tăng giá trị cho các bên hữu quan.

3.2Sắp xếp con người
Việc quản trị đòi hỏi có một cấu trúc để thực hiện kế hoạch; bố trí nhân sự vào cơ cấu đó;
xây dựng các chính sách, thủ tục và các hệ thống điều khiển các nhân viên và giám sát



                                             Trang 8
Khóa 31 tháng 8/2008


việc thực thi kế hoạch. Các nhà quản trị là những người suy nghĩ và công nhân là người
thực hiện.
Lãnh đạo yêu cầu việc truyền thông viễn cảnh, phát triển một nền văn hóa được chia sẻ,
và tập hợp các giá trị cốt lõi có thể dẫn đến trạng thái tương lai mong muốn. Điều này
gắn kết mọi người như là những người làm chủ suy nghĩ và hành động. Chính người lãnh
đạo nuôi dưỡng trong mỗi con người của tổ chức cảm giác khả năng làm chủ. Trong khi
viễn cảnh mô tả điểm đến, văn hóa và các giá trị giúp xác định hành trình hướng đến nó.
Lãnh đạo tập trung làm cho mọi người về cùng một hướng.
Các nhà quản trị thường tổ chức bằng việc sắp xếp con người vào các chuyên ngành và
chức năng tách bạch nhau bởi các bộ phận và cấp trực tuyến. Một bộ máy chính thức có
cấu trúc với các bộ phận, các cấp được hình thành. Các nhà quản trị sẽ nỗ lực vận hành
nó một cách hợp lý.
Các nhà lãnh đạo phá vỡ các ranh giới vì thế mọi người biết những gì người khác đang
làm, có thể phối hợp với nhau một cách dễ dàng, cảm nhận ý nghĩa của làm việc nhóm và
bình đẳng để đạt được kết quả. Thay vì chỉ đơn giản là điều khiển và kiểm soát các nhân
viên để đạt được kết quả cụ thể, những người lãnh đạo hướng mọi người với ý tưởng
rộng lớn về những gì họ nên làm và tại sao. Các nhà lãnh đạo khuyến khích mọi người
mở rộng nhận thức, khả năng và chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Chúng ta có thể hiểu được các so sánh này, khi các bạn thử nghĩ về các môn học mà bạn
đã học ở trường đại học. Hiện nay, trong phần lớn các môn học, giáo viên nói với sinh
viên một cách chính xác những gì phải làm và cách thức làm. Tất nhiên cũng có rất nhiều
sinh viên kỳ vọng về cách điều khiển và kiểm soát này. Nhưng bạn đã bao giờ có môn
học mà ở đó giáo viên truyền cảm hứng và khuyến khích bạn và cả lớp tìm tòi cách thức
đổi mới để đạt các mục tiêu. Có thể cảm giác từ hai tình huống trên sẽ cho bạn thấy khác
biệt về bản chất của cách tiếp cận quản trị hợp lý với lãnh đạo. Trong khi, quá trình
truyền thông nói chung bao gồm việc cung cấp các câu trả lời và giải quyết vấn đề, thì
lãnh đạo lại đòi hỏi đặt các câu hỏi, lắng nghe, và thu hút những người khác.

3.3Xây dựng các quan hệ
Khi xem xét trên phương diện quan hệ chúng ta cố gắng phân biệt giữa quản trị và lãnh
đạo về đối tượng, cách thức chi phối. Quản trị tập trung vào các đối tượng như các máy
móc, các báo cáo, các bước cần thiết để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức. Cách
thức chi phối cơ bản trong quan hệ dựa trên quyền lực chính thức. Quyền lực cương vị
chính thức có nghĩa là có một hợp đồng viết, nói, hay ngầm hiểu người ta nhận được hoặc
từ thượng cấp hay từ cấp thấp hơn và sử dụng các hành vi cưỡng chế hay không cưỡng
chế như là một cách thức có thể chấp nhận để đạt được kết quả mong muốn. Cương vị
chính thức về quyền lực trong tổ chức là nguồn sức mạnh quản trị,
Trái lại, lãnh đạo tập trung vào động viên, lãnh đạo là mối liên hệ dựa trên ảnh hưởng cá
nhân, truyền cảm hứng cho con người. Lãnh đạo dựa vào sự ảnh hưởng, sự cưỡng chế
dường như rất ít sử dụng, nếu như không muốn nói là không sử dụng. Những người phục
tùng được trao quyền ra nhiều quyết định về bản thân họ. Lãnh đạo cố gắng làm việc
khuyến khích, thách thức và lôi kéo chứ không phải là đẩy người ta tới mục tiêu. Vai trò
của lãnh đạo là lôi cuốn, tiếp sức mạnh cho con người, động viên họ, thông qua sự thừa
nhận chứ không phải là thưởng hay phạt. “Quyền lực” – nếu chúng ta muốn sử dụng từ
này để chỉ sự ảnh hưởng mạnh mẽ của lãnh đạo- xuất phát từ phẩm chất cá nhân của
người lãnh đạo. Lãnh đạo không nhất thiết phải giữ một cương vị quyền lực chính thức,


                                        Trang 9
Khóa 31 tháng 8/2008


trong khi nhiều người giữ cương vị chính thức chưa hẳn đã thực hiện được sự lãnh đạo.
Nguồn quyền lực khác nhau là một trong những sự phân biệt quan trọng giữa quản trị và
lãnh đạo. Tách khỏi cương vị chính thức người ta có còn phục tùng nhà lãnh đạo hay
không? Lãnh đạo thực sự tùy thuộc vào bạn là ai chứ không tùy thuộc vào bạn có cương
vị và chức danh nào.

3.4Phát triển các phẩm chất cá nhân
Quá trình quản trị nói chung cố gắng duy trì khoảng cách về xúc cảm. Nhà quản trị cố
gắng cung cấp những câu trả lời, và giải quyết vấn đề. Cố gắng nhận thức rõ ràng về tổ
chức. Chú trọng các năng lực chuyên môn. Tôn trọng các mệnh lệnh và tính tuân thủ.
Lãnh đạo là một tập hợp các kỹ năng; nó tùy thuộc vào một số phẩm chất cá nhân tinh tế
khó nhận thấy nhưng rất mạnh mẽ. Các phẩm chất ấy có thể bao gồm: lòng nhiệt tình,
tính chính trực, lòng dũng cảm và khiêm tốn.
Trước tiên, lãnh đạo tốt phải nổi bật với sự đam mê công việc thực sự, quan tâm đến con
người chân thật. Người lãnh đạo giỏi là những người yêu những gì họ làm và muốn chia
sẻ tình yêu đó với những người khác. Không giữ khoảng cách, trái lại, người lãnh đạo lại
có ý định liên kết xúc cảm với người khác. Các mối liên kết xúc cảm có thể sẽ không thật
thoải mái với nhà quản trị nhưng nó lại rất cần thiết để có sự lãnh đạo thật sự. Ở đâu có
lãnh đạo, ở đó con người trở thành một phần của cộng đồng và họ cảm thấy rằng họ đang
đóng góp điều gì đó có giá trị.
Lãnh đạo cần dũng khí để chấp nhận lỗi lầm và những nghi ngại, chấp nhận rủi ro, lắng
nghe và tin tưởng, học tập người khác..
Theo Frances Hesselbein thì việc phát triển các phẩm chất lãnh đạo có thể rất khó khăn.
Abraham Zaleznik cho rằng các nhà lãnh đạo như “các phẩm chất cá nhân tái sinh”
những người đấu tranh để phát triển cảm giác cái tôi thông qua thay đổi tâm lý và xã
hội.15 Để có sự lãnh đạo, các nhà lãnh đạo phải biết họ là ai và họ tồn tại vì điều gì. Họ
luôn để cho những người phục tùng biết họ kỳ vọng điều gì. Một nghiên cứu đã phát hiện
ra rằng con người thích tuân theo những cá nhân mà họ phụ thuộc, ngay cả khi họ bất
đồng quan điểm hơn là đối với người mà họ đồng ý, những người thường xuyên thay đổi
quan điểm và vị thế của mình.16 Một người lao động đã mô tả loại người mà họ phục tùng
như sau:
“giống như họ có một cây gậy găm vào điều quan tâm của mọi người đó, và cắm rễ trong
lòng đất. Tôi có thể biết khi người nào đó có điều đó. Ấy là khi họ không phòng thủ,
không ích kỷ, họ cởi mở, có khả năng pha trò và cười với nhau. Họ có thể chấp nhận một
tình thế bất định và là tiêu điểm hội tụ. Họ đem đến cho tôi điều tốt đẹp nhất bằng cách
làm cho tôi muốn tự mình quản lý theo cách thức tương tự. Tôi muốn là một phần trong
thế giới của họ.”17
Những nhà lãnh đạo chân chính cần nhiều đến sự khôn ngoan ngoài các thế lực trong bản
thân họ. Ví dụ, các nhà lãnh đạo hướng tới tinh thần cởi mở để đón nhận các ý tưởng mới
chứ không phải là tâm hồn bảo thủ phê phán các ý tưởng mới. Những người lãnh đạo
quan tâm đến người khác và tạo dựng các liên kết cá nhân hơn là duy trì khoảng cách về
cảm xúc. Các nhà lãnh đạo lắng nghe và thấu hiểu những gì con người mong muốn và
cần thiết hơn là nói những lời khuyên và mệnh lệnh. Các nhà lãnh đạo sẵn lòng chấp

15
   46
16
   47
17
   48


                                        Trang 10
Khóa 31 tháng 8/2008


nhận trở thành những người không theo khuôn phép, không đồng ý và từ chối khi nó
phục vụ cho những lợi ích lớn hơn, và chấp nhận không theo lề thói với người khác hơn
là cố ép mọi người vào một quan điểm chung. Họ và những người khác vượt ra khỏi các
ranh giới và định kiến, chấp nhận rủi ro, và lỗi lầm để học tập và phát triển. Hơn nữa, các
nhà lãnh đạo thẳng thắn với bản thân và người khác đến mức có thể truyền cảm hứng về
sự tin cậy. Họ đặt các chuẩn mực cao về tinh thàn bằng cách làm những công việc đúng
chứ không phải theo các tiêu chuẩn được thiết lập bởi người khác. Lãnh đạo chấp nhận hạ
thấp cá nhân, bởi các nhà lãnh đạo có thể bị xúc phạm, chấp nhận rủi ro, khởi xướng thay
đổi nói chung sẽ chạm trán với sự chống đối.
Sáng tạo kết quả
Sự khác biệt cũng dễ nhận thấy giữa nhà quản trị và lãnh đạo là họ tạo ra hai kết quả khác
biệt nhau. Các nhà quản trị duy trì một mức độ ổn định, có thể dự đoán trước, và thứ bậc
thông qua một văn hóa hiệu quả. Các nhà quản trị tốt giúp cho tổ chức liên tục đạt được
các kết quả ngắn hạn và đáp ứng các kỳ vọng của các bên hữu quan khác nhau.
Trái lại, lãnh đạo tạo ra sự thay đổi trong một văn hóa có tính chính trực mà giúp cho tổ
chức thịnh vượng trên một đoạn đường dài bằng việc khuyến khích tính cởi mở, trung
thực, các quan hệ tích cực, và hướng vào dài hạn. Lãnh đạo khích lệ lòng can đảm để ra
những quyết định khó khăn và không theo thông lệ mà đôi khi phải hy sinh các kết quả
ngắn hạn. Lãnh đạo nghĩa là đòi hỏi và thách thức tình thế hiện tại, sao cho các chuẩn
mực lỗi thời, không hữu ích và không có trách nhiệm xã hội phải được thay thế để đáp
ứng với các thách thức mới. Lãnh đạo tốt có thể dẫn đến thay đổi cực kỳ giá trị, như sản
phẩm dịch vụ mới, giành khách hàng mới hay bành trướng thị trường. Như vậy mặc dù
quản trị tốt cần thiết để giúp tổ chức đáp ứng các cam kết hiện tại, nhưng lãnh đạo tốt lại
cần thiết để dịch chuyển tổ chức đến tương lai.

4. SỰ TIẾN TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO
Các lý thuyết lãnh đạo có thể phân thành 6 cách tiếp cận cơ bản được mô tả dưới đây.
Nhiều ý tưởng trong số này vẫn có thể ứng dụng cho các nghiên cứu lãnh đạo ngày nay.

4.1 Các lý thuyết vĩ nhân.
Đây là khởi tổ của quan niệm lãnh đạo. Các nghiên cứu cổ xưa nhất về lãnh đạo chấp
nhận niềm tin rằng các nhà lãnh đạo (luôn là đàn ông) được sinh ra với diện mạo anh
hùng quả cảm và các khả năng tự nhiên về sức mạnh và ảnh hưởng. Trong các tổ chức,
các hoạt động xã hội, tôn giáo, chính phủ và quân đội, lãnh đạo được quan niệm như là
một “Vĩ nhân”. Họ sắp đặt mọi thứ với nhau và ảnh hưởng đến những người khác để họ
phục tùng, và thường dựa trên sức mạnh của việc thừa kế, các phẩm chất và khả năng.

4.2Cách tiếp cận diện mạo.
Cách tiếp cận này cho rằng có những phẩm chất hơn người nằm bên trong những người
lãnh đạo. Các nghiên cứu từ những năm 1920 cố gắng tìm xem các nhà lãnh đạo có các
đặc tính hay diện mạo đặc biệt hay không, chẳng hạn như trí thông minh, chiều cao, nghị
lực, phân biệt họ với những người không lãnh đạo và đã thành công. Thiết nghĩ nếu diện
mạo có thể xác định, thì có thế sẽ dự kiến trước được người lãnh đạo, và thậm chí có thể
huấn luyện. Mặc dù, vẫn chưa rõ ràng trong việc chỉ ra danh mục các đặc tính, diện mạo
luôn bảo đảm cho thành công, song mối quan tâm về các đặc tính lãnh đạo vẫn tiếp tục
cho đến ngày nay.


                                        Trang 11
Khóa 31 tháng 8/2008


4.3 Các tiếp cận hành vi.
Đầu những năm 1950, những thất bại trong việc nhận diện tập hợp các diện mạo chung
đã khiến các nhà nghiên cứu chuyển hướng tăng cường tìm kiếm các hành vi của nhà
lãnh đạo, xem họ đã làm gì hơn là xem họ là ai.18
Một hướng nghiên cứu tập trung vào những gì các nhà lãnh đạo làm việc với công việc,
liên quan đến các hoạt động quản trị, vai trò và trách nhiệm. Các nghiên cứu này đã được
mở rộng để cố xác định cách thức phân biệt các nhà lãnh đạo hữu hiệu với các nhà lãnh
đạo không hữu hiệu trên phương diện hành vi. Các nhà nghiên cứu quan sát cách thức mà
một người lãnh đạo làm với những người phục tùng – chẳng hạn họ độc đoán hay dân
chủ trong cách tiếp cận, và mối tương quan của cách tiếp cận này với các nhà lãnh đạo
hữu hiệu và không hữu hiệu.

4.4Cách tiếp cận Ngẫu nhiên
Một hướng nghiên cứu tiếp theo cách tiếp cận hành vi là xem xét các biến số bối cảnh và
tình huống có thể ảnh hưởng đến hành vi lãnh đạo. Ý tưởng cơ bản của các lý thuyết ngẫu
nhiên là các nhà lãnh đạo có thể phân tích tình thế của họ và điều chỉnh hành vi thích hợp
để cải thiện hiệu lực lãnh đạo. Các biến số tình huống bao gồm các đặc tính của những
người phục tùng, các đặc tính của môi trường làm việc và các nhiệm vụ người phục tùng,
cũng như môi trường bên ngoài. Thuyết ngẫu nhiên, đôi khi được gọi là thuyết tình thế,
nhấn mạnh rằng lãnh đạo không thể hiểu tách bạch với các yếu tố khác của nhóm hay của
tổ chức.

4.5 Các thuyết ảnh hưởng.
Các thuyết này xem xét các quá trình ảnh hưởng giữa lãnh đạo và người phục tùng. Chủ
đề chính của nghiên cứu là người lãnh đạo có uy tín, ám chỉ lãnh đạo không dựa trên
quyền lực chính thức hay cương vị mà đúng hơn là nhờ vào các phẩm chất, nhân cách uy
tín của nhà lãnh đạo. Các lý thuyết về uy tín lãnh đạo cố gắng chỉ ra cách thức hành xử
của nhà lãnh đạo, cách thức phân biệt họ với người khác, và các điều kiện tạo nên lãnh
đạo uy tín. Lĩnh vực liên quan của nghiên cứu là viễn cảnh lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo
ảnh hưởng đến con người để thay đổi bằng việc cung cấp một viễn cảnh tương lai đầy
cảm hứng.

4.6Các lý thuyết quan hệ.
Từ cuối những năm 1970 nhiều ý tưởng về lãnh đạo đã tập trung vào khía cạnh hợp lý.
Đó là cách thức các nhà lãnh đạo và người phục tùng tương tác và gây ảnh hưởng lẫn
nhau. Không phải người lãnh đạo điều gì người phục tùng, mà lãnh đạo được xem như
một quá trình liên quan mà gắn bó đầy ý nghĩa giữa tất cả những người tham gia và cho
phép mỗi người đóng góp để đạt được viễn cảnh. Mối liên giữa con người được xem như
khía cạnh quan trọng nhất của hiệu lực lãnh đạo.19
Lý thuyết quan hệ quan trọng nhất là lãnh đạo chuyển hóa. Lãnh đạo chuyển hóa phát
triển những người phục tùng thành các nhà lãnh đạo và dẫn đến thay đổi quan trọng nhờ



18
     49
19
     50


                                        Trang 12
Khóa 31 tháng 8/2008


nâng các nhà lãnh đạo và người phục tùng lên những mức độ động viên và đạo đức cao
hơn.20
Lý thuyết lãnh đạo đày tớ nghĩa là người lãnh đạo trước hết và trên hết là người phục vụ
người khác chứ không phải là quản lý, kiểm soát người khác. Người lãnh đạo đầy tớ đặt
mong muốn và lợi ích của người khác lên trên mong muốn và lợi ích của chính mình.21
Chủ đề quan hệ quan trọng khác bao gồm các phẩm chất cá nhân mà các nhà lãnh đạo
cần để tạo dựng các quan hệ hữu hiệu như trí tuệ xúc cảm, tư duy lãnh đạo, liêm chính,
các chuẩn mực cao về đạo đức, dũng khí cá nhân. Hơn nữa, các nhà lãnh đạo tạo dựng
quan hệ thông qua động viên, trao quyền, truyền thông lãnh đạo, lãnh đạo nhóm, bao quát
sự đa dạng

4.7 Các lý thuyết lãnh đạo mới phát sinh
Các yếu tố của mỗi cách tiếp cận chúng ta vừa thảo luận vẫn có thể áp dụng đến ngày
nay. Tuy nhiên, với sự quá độ đến mô hình mới như đã nói đến, các ý tưởng mới đang
phát sinh. Hiểu biết về thế giới như “sự hỗn loạn, luôn thay đổi, rủi ro và luôn thách
thức” đang được chuyển thành các quan niệm mới về ý nghĩa của người lãnh đạo. Trên
quan điểm này, thúc đẩy sự thay đổi là khía cạnh quan trọng của cương vị lãnh đạo. Lãnh
đạo sự thay đổi luôn là bộ phận chủ yếu của lãnh đạo, nhưng nhiều học thuyết trước đây
đã ít chú ý đến hành vi thay đổi. Với môi trường không thể dự kiến trước của thế kỷ 21,
sự chú ý đã chuyển sang cách thức mà những nhà lãnh đạo tạo ra sự thay đổi trong những
người phục tùng và tổ chức để đáp ứng và bắt kịp nhịp thay đổi của môi trường. Thích
nghi với một thế giới hỗn độn, các nhà lãnh đạo phấn đấu tạo ra những tổ chức trong đó
mỗi người gắn bó mật thiết vào việc nhận diện và giải quyết các vấn đề nhờ đó tổ chức
phát triển và thay đổi đáp ứng với các thách thức mới. Không phải là quản lý và kiểm
soát người khác, các nhà lãnh đạo làm việc với mọi người để tạo ra một viễn cảnh cùng
được chia sẻ, và định dạng các giá trị văn hóa cần thiết để đạt được viễn cảnh ấy. Cũng
không phải nhờ vào kiểm soát trực tuyến, các nhà lãnh đạo xây dựng toàn bộ tổ chức như
là các cộng đồng mục đích và định hướng được chia sẻ.

4.8 Lãnh đạo một nghệ thuật và khoa học
Chúng ta đã biết rằng khái niệm lãnh đạo đã tiến triển qua rất nhiều các quan niệm khác
nhau và liên tục thay đổi. Thực tiễn ngày nay cho thấy các cách thức cũ không còn tác
dụng nữa, trong khi những cách thức mới chỉ vừa phát sinh.
Có thể có một cuốn sách hay một lớp học nào giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo tốt hơn
hay không? Câu trả lời là không. Bởi điều quan trọng cần nhớ là lãnh đạo vừa là một
khoa học vừa là một nghệ thuật. Nó là một nghệ thuật bởi nhiều kỹ năng và phẩm chất
lãnh đạo không thể học được từ một cuốn sách. Lãnh đạo lấy từ thực tế và trải nghiệm,
cũng như khai thác và phát triển cá nhân mãnh liệt. Tuy nhiên, lãnh đạo cũng là một khoa
học, bởi vì ngày càng nhiều các kiến thức và sự thật khách quan mô tả quá trình lãnh đạo
và cách thức sử dụng các kỹ năng lãnh đạo để đạt được mục tiêu tổ chức.
Kiến thức về nghiên cứu lãnh đạo giúp người ta phân tích các tình huống theo nhiều góc
độ khác nhau và học cách lãnh đạo hữu hiệu hơn. Bằng việc khai thác lãnh đạo trong cả
kinh doanh lẫn xã hội chúng ta sẽ nhận được một sự hiểu biết về tầm quan trọng của lãnh

20
     51
21
     52


                                       Trang 13
Khóa 31 tháng 8/2008


đạo với thành công của một tổ chức, cũng như những khó và thách thức ở cương vị lãnh
đạo. Nghiên cứu lãnh đạo cúng có thể dấn đến sự khám phá các khả năng mà chính bạn
cũng chưa từng biết. Nghiên cứu lãnh đạo cho bạn kỹ năng để bạn có thể áp dụng trong
cuộc sống hàng ngày. Nhiều người chưa từng thử trở thành lãnh đạo bởi vì họ không có
hiểu biết về những gì người lãnh đạo phải làm. Bạn có thể ràn luyện để trở thành lãnh đạo
trên cả phương diện khoa học lẫn nghệ thuật.




                                       Trang 14
Khóa 31 tháng 8/2008



ĐÁNH GÍA TIỀM NĂNG CUAE BẠN
Bạn có thể đánh giá tiềm năng lãnh đạo của chính bản thân mình bởi cách hoàn thành
bảng câu hỏi tự đánh giá của lãnh đạo.
Tiềm năng lãnh đạo của bạn
Các câu hỏi 1-6: Về bạn hiện nay
Câu 7-22 Bạn như thế nào nếu bạn đứng đầu một bộ phận lớn trong một công ty.
Câu trả lời đúng /không để cho biết mục mô tả bạn một cách chính xác hay bạn muốn cố thực hiện mỗi
hành động
Hiện nay
    1. Khi bạn có một số công việc hay các bài tập về nhà, bạn có thiết lập các ưu tiên hay tổ chức công
         việc để thực hiện đúng hạn không? …….
    2. Khi có những bất đồng nghiêm trọng, bạn có dừng lại đó và tranh luận đến khi nó được giải quyết
         hoàn toàn không? ……
    3. Bạn có thích ngồi trước máy tính hơn là bỏ nhiều thời gian cho mọi người không?........
    4. Bạn có lôi kéo người khác trong các hành động hay khi có các tranh luận không?.....
    5. Bạn có biết viễn cảnh dài hạn cho nghề nghiệp của mình, gia đình mình và các hoạt động khác?....
    6. Khi giải quyết vấn đề bạn có thích phân tích mọi việc, và nhờ một nhóm người thực hiện nó hay
         không?.......
Nếu đứng đầu bộ phận
    7. Bạn có giúp các thuộc cấp làm rõ các mục tiêu và cách thức đạt được các mục tiêu đó không?.....
    8. Bạn có cho mọi người thấy ý nghĩa của sứ mệnh hay mục đích cao hơn không?.....
    9. Bạn có làm các công việc xảy ra đúng thời gian không?......
    10. Bạn có theo dõi các cơ hội sản phẩm hay dịch vụ mới không?.......
    11. Bạn có sử dụng các chính sách và thủ tục như là những chỉ dẫn để giải quyết vấn đề hay
         không?....
    12. Bạn có thúc đẩy các giá trị và niềm tin độc đáo không?......
    13. Bạn có sử dụng các phần thưởng tiền bạc với các thành tích cao từ thuộc cấp không?......
    14. Bạn có truyền cảm hứng tin cậy từ mọi người trong tổ chức không?.....
    15. Bạn có một mình làm các công việc quan trọng không?.......
    16. Bạn có gợi ra các cách thức mới và độc đáo để thực hiện các công việc không?.....
    17. Bạn có tin cậy mọi người làm tốt công việc của họ không?.....
    18. Bạn có diễn đạt bằng lời các giá trị cao hơn mà bạn và tổ chức theo đuổi không?.....
    19. Bạn có thiết lập các thủ tục để giúp bộ phận mình làm việc trôi chảy không?.....
    20. Bạn có đặt câu hỏi “tại sao” về mọi thứ để động viên người khác?......
    21. Bạn có thiết lập các giới hạn hợp lý cho các tiếp cận mới không?......
    22. Bạn có biểu thị sự không khuôn phép xã hội như là một cách để thúc đẩy thay đổi không?......

Tính điểm và giải thích.
Đếm các câu trả lời “có” cho các câu số chẵn và các câu hỏi lẻ. So sánh hai con số này.
Các câu chẵn thể hiện hành vi và hoạt động đặc trưng của lãnh đạo. các nhà lãnh đạo có những cá tính liên
quan đến ý tưởng, giá trị, viễn cảnh, và thay đổi. Họ thường sử dụng cách tiếp cận trực giác để phát triển
các ý tưởng mới mẻ và tìm kiếm các hướng mới cho bộ phận và tổ chức. Các câu lẻ được xem như là các
hoạt động đặc trưng quản trị hơn. Các nhà quản trị đáp ứng các vấn đề tổ chức theo cách vô tính hơn, ra
quyết định hợp lý và làm việc vì sự ổn định và hiểu quả.
Nếu bạn trả lời “có” nhiều hơn ở các câu chẵn bạn có các phẩm chất của nhà lãnh đạo tiềm tàng. Ngược lại
bạn sẽ có phẩm chất quản trị mạnh hơn. Các phẩm chất lãnh đạo có thể phát triển hay cải thiện với nhận
thức và kinh nghiệm.




                                               Trang 15

More Related Content

What's hot

Quyền lực và phong cách lãnh đạo
Quyền lực và phong cách lãnh đạoQuyền lực và phong cách lãnh đạo
Quyền lực và phong cách lãnh đạoTrong Hoang
 
Giáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Giáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanhGiáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Giáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Trong Hoang
 
Lãnh Đạo Nhóm – Quản Trị Hành Vi
Lãnh Đạo Nhóm – Quản Trị Hành Vi Lãnh Đạo Nhóm – Quản Trị Hành Vi
Lãnh Đạo Nhóm – Quản Trị Hành Vi
nataliej4
 
Học viện Kỹ năng Masterskills - Lý Thuyết Lãnh Đạo Theo Tình Huống
Học viện Kỹ năng Masterskills   -  Lý Thuyết Lãnh Đạo Theo Tình HuốngHọc viện Kỹ năng Masterskills   -  Lý Thuyết Lãnh Đạo Theo Tình Huống
Học viện Kỹ năng Masterskills - Lý Thuyết Lãnh Đạo Theo Tình Huống
MasterSkills Institute
 
Ldp leadership development - viet
Ldp   leadership development - vietLdp   leadership development - viet
Ldp leadership development - vietMây Trắng
 
Câu hỏi ôn thi môn Nghệ Thuật Lãnh Đạo ( CÓ ĐÁP ÁN)
Câu hỏi ôn thi môn Nghệ Thuật Lãnh Đạo ( CÓ ĐÁP ÁN) Câu hỏi ôn thi môn Nghệ Thuật Lãnh Đạo ( CÓ ĐÁP ÁN)
Câu hỏi ôn thi môn Nghệ Thuật Lãnh Đạo ( CÓ ĐÁP ÁN)
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
92945636 bai-tiểu-luận-phong-cach-lanh-đạo-độc-đoan-steve-jobs-final-chưa-co-...
92945636 bai-tiểu-luận-phong-cach-lanh-đạo-độc-đoan-steve-jobs-final-chưa-co-...92945636 bai-tiểu-luận-phong-cach-lanh-đạo-độc-đoan-steve-jobs-final-chưa-co-...
92945636 bai-tiểu-luận-phong-cach-lanh-đạo-độc-đoan-steve-jobs-final-chưa-co-...Hang Nguyen
 
Xay dung phong cach lanh dao
Xay dung phong cach lanh daoXay dung phong cach lanh dao
Xay dung phong cach lanh dao
Mr[L]ink
 
Chuyên đề 3 Nghệ thuật lãnh đạo
Chuyên đề 3 Nghệ thuật lãnh đạoChuyên đề 3 Nghệ thuật lãnh đạo
Chuyên đề 3 Nghệ thuật lãnh đạoTrong Hoang
 
Nghệ thuật lãnh đạo fa31ed01
Nghệ thuật lãnh đạo fa31ed01Nghệ thuật lãnh đạo fa31ed01
Nghệ thuật lãnh đạo fa31ed01
Tiến Nguyễn
 
Phương pháp phát triển khả năng lãnh đạo
Phương pháp phát triển khả năng lãnh đạoPhương pháp phát triển khả năng lãnh đạo
Phương pháp phát triển khả năng lãnh đạo
Vũ Minh
 
Bau khong khi tam ly trong to chuc
Bau khong khi tam ly trong to chucBau khong khi tam ly trong to chuc
Bau khong khi tam ly trong to chuc
ĐHKHXH&NV HN
 
Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên
Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung NguyênPhong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên
Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Nghe thuat lanh dao nhom 4
Nghe thuat lanh dao nhom 4Nghe thuat lanh dao nhom 4
Nghe thuat lanh dao nhom 4
Huyen Tran
 
Câu hỏi lãnh đạo theo tình huống tại công ty. Giải BÀI TẬP TÌNH HUỐNG môn quả...
Câu hỏi lãnh đạo theo tình huống tại công ty. Giải BÀI TẬP TÌNH HUỐNG môn quả...Câu hỏi lãnh đạo theo tình huống tại công ty. Giải BÀI TẬP TÌNH HUỐNG môn quả...
Câu hỏi lãnh đạo theo tình huống tại công ty. Giải BÀI TẬP TÌNH HUỐNG môn quả...
Nhận Viết Đề Tài Điểm Cao ZALO 0917193864 - LUANVANTRUST.COM
 
Quản trị tình huống (1) (1)
Quản trị tình huống (1) (1)Quản trị tình huống (1) (1)
Quản trị tình huống (1) (1)
Em Để Yêu
 
Nghệ thuật lãnh đạo 1
Nghệ thuật lãnh đạo 1Nghệ thuật lãnh đạo 1
Nghệ thuật lãnh đạo 1
Trong Hoang
 
Day 4 leadership-2010-vietnamese
Day 4 leadership-2010-vietnameseDay 4 leadership-2010-vietnamese
Day 4 leadership-2010-vietnameseHung Nguyen Quang
 
Phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạoPhong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo
Lenam711.tk@gmail.com
 
Chuyên đề 4 Nghệ thuật lãnh đạo
Chuyên đề 4 Nghệ thuật lãnh đạoChuyên đề 4 Nghệ thuật lãnh đạo
Chuyên đề 4 Nghệ thuật lãnh đạo
Trong Hoang
 

What's hot (20)

Quyền lực và phong cách lãnh đạo
Quyền lực và phong cách lãnh đạoQuyền lực và phong cách lãnh đạo
Quyền lực và phong cách lãnh đạo
 
Giáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Giáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanhGiáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Giáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
 
Lãnh Đạo Nhóm – Quản Trị Hành Vi
Lãnh Đạo Nhóm – Quản Trị Hành Vi Lãnh Đạo Nhóm – Quản Trị Hành Vi
Lãnh Đạo Nhóm – Quản Trị Hành Vi
 
Học viện Kỹ năng Masterskills - Lý Thuyết Lãnh Đạo Theo Tình Huống
Học viện Kỹ năng Masterskills   -  Lý Thuyết Lãnh Đạo Theo Tình HuốngHọc viện Kỹ năng Masterskills   -  Lý Thuyết Lãnh Đạo Theo Tình Huống
Học viện Kỹ năng Masterskills - Lý Thuyết Lãnh Đạo Theo Tình Huống
 
Ldp leadership development - viet
Ldp   leadership development - vietLdp   leadership development - viet
Ldp leadership development - viet
 
Câu hỏi ôn thi môn Nghệ Thuật Lãnh Đạo ( CÓ ĐÁP ÁN)
Câu hỏi ôn thi môn Nghệ Thuật Lãnh Đạo ( CÓ ĐÁP ÁN) Câu hỏi ôn thi môn Nghệ Thuật Lãnh Đạo ( CÓ ĐÁP ÁN)
Câu hỏi ôn thi môn Nghệ Thuật Lãnh Đạo ( CÓ ĐÁP ÁN)
 
92945636 bai-tiểu-luận-phong-cach-lanh-đạo-độc-đoan-steve-jobs-final-chưa-co-...
92945636 bai-tiểu-luận-phong-cach-lanh-đạo-độc-đoan-steve-jobs-final-chưa-co-...92945636 bai-tiểu-luận-phong-cach-lanh-đạo-độc-đoan-steve-jobs-final-chưa-co-...
92945636 bai-tiểu-luận-phong-cach-lanh-đạo-độc-đoan-steve-jobs-final-chưa-co-...
 
Xay dung phong cach lanh dao
Xay dung phong cach lanh daoXay dung phong cach lanh dao
Xay dung phong cach lanh dao
 
Chuyên đề 3 Nghệ thuật lãnh đạo
Chuyên đề 3 Nghệ thuật lãnh đạoChuyên đề 3 Nghệ thuật lãnh đạo
Chuyên đề 3 Nghệ thuật lãnh đạo
 
Nghệ thuật lãnh đạo fa31ed01
Nghệ thuật lãnh đạo fa31ed01Nghệ thuật lãnh đạo fa31ed01
Nghệ thuật lãnh đạo fa31ed01
 
Phương pháp phát triển khả năng lãnh đạo
Phương pháp phát triển khả năng lãnh đạoPhương pháp phát triển khả năng lãnh đạo
Phương pháp phát triển khả năng lãnh đạo
 
Bau khong khi tam ly trong to chuc
Bau khong khi tam ly trong to chucBau khong khi tam ly trong to chuc
Bau khong khi tam ly trong to chuc
 
Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên
Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung NguyênPhong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên
Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên
 
Nghe thuat lanh dao nhom 4
Nghe thuat lanh dao nhom 4Nghe thuat lanh dao nhom 4
Nghe thuat lanh dao nhom 4
 
Câu hỏi lãnh đạo theo tình huống tại công ty. Giải BÀI TẬP TÌNH HUỐNG môn quả...
Câu hỏi lãnh đạo theo tình huống tại công ty. Giải BÀI TẬP TÌNH HUỐNG môn quả...Câu hỏi lãnh đạo theo tình huống tại công ty. Giải BÀI TẬP TÌNH HUỐNG môn quả...
Câu hỏi lãnh đạo theo tình huống tại công ty. Giải BÀI TẬP TÌNH HUỐNG môn quả...
 
Quản trị tình huống (1) (1)
Quản trị tình huống (1) (1)Quản trị tình huống (1) (1)
Quản trị tình huống (1) (1)
 
Nghệ thuật lãnh đạo 1
Nghệ thuật lãnh đạo 1Nghệ thuật lãnh đạo 1
Nghệ thuật lãnh đạo 1
 
Day 4 leadership-2010-vietnamese
Day 4 leadership-2010-vietnameseDay 4 leadership-2010-vietnamese
Day 4 leadership-2010-vietnamese
 
Phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạoPhong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo
 
Chuyên đề 4 Nghệ thuật lãnh đạo
Chuyên đề 4 Nghệ thuật lãnh đạoChuyên đề 4 Nghệ thuật lãnh đạo
Chuyên đề 4 Nghệ thuật lãnh đạo
 

Similar to Leadership Ch1 Ban Chat Lanh Dao

Đánh giá việc áp dụng cơ sở lý thuyết lãnh đạo vào tổ chức
Đánh giá việc áp dụng cơ sở lý thuyết lãnh đạo vào tổ chức Đánh giá việc áp dụng cơ sở lý thuyết lãnh đạo vào tổ chức
Đánh giá việc áp dụng cơ sở lý thuyết lãnh đạo vào tổ chức
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
qlhdc (1).docx
qlhdc (1).docxqlhdc (1).docx
qlhdc (1).docx
HongDng618299
 
Giao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuongGiao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuonglequangdao
 
233 giao trinh quan tri hoc dai cuong
233 giao trinh quan tri hoc dai cuong233 giao trinh quan tri hoc dai cuong
233 giao trinh quan tri hoc dai cuong
hotboykinhte
 
Giao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuongGiao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuong
Phi Phi
 
Giao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuongGiao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuongHiền Lương
 
Giao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuongGiao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuongPhương Anh Vũ
 
Giao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuongGiao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuongTuyền Thanh
 
Giao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuongGiao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuong
Phi Phi
 
Cơ sở lý thuyết liên quan đến lãnh đạo tạo sự thay đổi, sự thỏa mãn và lòng t...
Cơ sở lý thuyết liên quan đến lãnh đạo tạo sự thay đổi, sự thỏa mãn và lòng t...Cơ sở lý thuyết liên quan đến lãnh đạo tạo sự thay đổi, sự thỏa mãn và lòng t...
Cơ sở lý thuyết liên quan đến lãnh đạo tạo sự thay đổi, sự thỏa mãn và lòng t...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
QUẢN TRỊ HỌC - ÔN TẬP TS. BÙI QUANG XUÂN
QUẢN TRỊ HỌC - ÔN TẬP     TS. BÙI QUANG XUÂNQUẢN TRỊ HỌC - ÔN TẬP     TS. BÙI QUANG XUÂN
QUẢN TRỊ HỌC - ÔN TẬP TS. BÙI QUANG XUÂN
Minh Chanh
 
2105QLNH-33_Nguyễn Khắc Thắng_TLHQL.docx
2105QLNH-33_Nguyễn Khắc Thắng_TLHQL.docx2105QLNH-33_Nguyễn Khắc Thắng_TLHQL.docx
2105QLNH-33_Nguyễn Khắc Thắng_TLHQL.docx
ThngNguynKhc3
 
Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên
Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung NguyênPhong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên
Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên
luanvantrust
 
TIỂU LUẬN 10Đ: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO  (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
TIỂU LUẬN 10Đ: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO  (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)TIỂU LUẬN 10Đ: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO  (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
TIỂU LUẬN 10Đ: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO  (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
ky-nang-quan-ly-va-dieu-hanh
ky-nang-quan-ly-va-dieu-hanhky-nang-quan-ly-va-dieu-hanh
ky-nang-quan-ly-va-dieu-hanhxuanduong92
 
Chuong 1_Quan tri trong thoi ky bat on.pdf
Chuong 1_Quan tri trong thoi ky bat on.pdfChuong 1_Quan tri trong thoi ky bat on.pdf
Chuong 1_Quan tri trong thoi ky bat on.pdf
BiThm7
 
Chapter 19 -_ky_nang_lanh_dao_trong_ban_hang
Chapter 19 -_ky_nang_lanh_dao_trong_ban_hangChapter 19 -_ky_nang_lanh_dao_trong_ban_hang
Chapter 19 -_ky_nang_lanh_dao_trong_ban_hang
Việt Long Plaza
 
Hong tieu luan_nghe_thuat_lanh_dao_4478
Hong tieu luan_nghe_thuat_lanh_dao_4478Hong tieu luan_nghe_thuat_lanh_dao_4478
Hong tieu luan_nghe_thuat_lanh_dao_4478
MaJAM10
 
Nhom 20 presentation - dem 6 - k22 - kim chi nam cho cac nha lanh dao
Nhom 20  presentation - dem 6 - k22 - kim chi nam cho cac nha lanh daoNhom 20  presentation - dem 6 - k22 - kim chi nam cho cac nha lanh dao
Nhom 20 presentation - dem 6 - k22 - kim chi nam cho cac nha lanh dao
Huyen Tran
 
Khoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dụcKhoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dục
nataliej4
 

Similar to Leadership Ch1 Ban Chat Lanh Dao (20)

Đánh giá việc áp dụng cơ sở lý thuyết lãnh đạo vào tổ chức
Đánh giá việc áp dụng cơ sở lý thuyết lãnh đạo vào tổ chức Đánh giá việc áp dụng cơ sở lý thuyết lãnh đạo vào tổ chức
Đánh giá việc áp dụng cơ sở lý thuyết lãnh đạo vào tổ chức
 
qlhdc (1).docx
qlhdc (1).docxqlhdc (1).docx
qlhdc (1).docx
 
Giao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuongGiao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuong
 
233 giao trinh quan tri hoc dai cuong
233 giao trinh quan tri hoc dai cuong233 giao trinh quan tri hoc dai cuong
233 giao trinh quan tri hoc dai cuong
 
Giao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuongGiao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuong
 
Giao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuongGiao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuong
 
Giao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuongGiao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuong
 
Giao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuongGiao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuong
 
Giao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuongGiao trinh quan tri hoc dai cuong
Giao trinh quan tri hoc dai cuong
 
Cơ sở lý thuyết liên quan đến lãnh đạo tạo sự thay đổi, sự thỏa mãn và lòng t...
Cơ sở lý thuyết liên quan đến lãnh đạo tạo sự thay đổi, sự thỏa mãn và lòng t...Cơ sở lý thuyết liên quan đến lãnh đạo tạo sự thay đổi, sự thỏa mãn và lòng t...
Cơ sở lý thuyết liên quan đến lãnh đạo tạo sự thay đổi, sự thỏa mãn và lòng t...
 
QUẢN TRỊ HỌC - ÔN TẬP TS. BÙI QUANG XUÂN
QUẢN TRỊ HỌC - ÔN TẬP     TS. BÙI QUANG XUÂNQUẢN TRỊ HỌC - ÔN TẬP     TS. BÙI QUANG XUÂN
QUẢN TRỊ HỌC - ÔN TẬP TS. BÙI QUANG XUÂN
 
2105QLNH-33_Nguyễn Khắc Thắng_TLHQL.docx
2105QLNH-33_Nguyễn Khắc Thắng_TLHQL.docx2105QLNH-33_Nguyễn Khắc Thắng_TLHQL.docx
2105QLNH-33_Nguyễn Khắc Thắng_TLHQL.docx
 
Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên
Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung NguyênPhong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên
Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên
 
TIỂU LUẬN 10Đ: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO  (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
TIỂU LUẬN 10Đ: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO  (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)TIỂU LUẬN 10Đ: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO  (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
TIỂU LUẬN 10Đ: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO  (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
 
ky-nang-quan-ly-va-dieu-hanh
ky-nang-quan-ly-va-dieu-hanhky-nang-quan-ly-va-dieu-hanh
ky-nang-quan-ly-va-dieu-hanh
 
Chuong 1_Quan tri trong thoi ky bat on.pdf
Chuong 1_Quan tri trong thoi ky bat on.pdfChuong 1_Quan tri trong thoi ky bat on.pdf
Chuong 1_Quan tri trong thoi ky bat on.pdf
 
Chapter 19 -_ky_nang_lanh_dao_trong_ban_hang
Chapter 19 -_ky_nang_lanh_dao_trong_ban_hangChapter 19 -_ky_nang_lanh_dao_trong_ban_hang
Chapter 19 -_ky_nang_lanh_dao_trong_ban_hang
 
Hong tieu luan_nghe_thuat_lanh_dao_4478
Hong tieu luan_nghe_thuat_lanh_dao_4478Hong tieu luan_nghe_thuat_lanh_dao_4478
Hong tieu luan_nghe_thuat_lanh_dao_4478
 
Nhom 20 presentation - dem 6 - k22 - kim chi nam cho cac nha lanh dao
Nhom 20  presentation - dem 6 - k22 - kim chi nam cho cac nha lanh daoNhom 20  presentation - dem 6 - k22 - kim chi nam cho cac nha lanh dao
Nhom 20 presentation - dem 6 - k22 - kim chi nam cho cac nha lanh dao
 
Khoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dụcKhoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dục
 

More from Chuong Nguyen

HO CHI MINH CITY ECONOMIC FORUM HEF 2023 ENG FINAL - v1.pdf
HO CHI MINH CITY ECONOMIC FORUM  HEF 2023 ENG FINAL - v1.pdfHO CHI MINH CITY ECONOMIC FORUM  HEF 2023 ENG FINAL - v1.pdf
HO CHI MINH CITY ECONOMIC FORUM HEF 2023 ENG FINAL - v1.pdf
Chuong Nguyen
 
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdfDIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
Chuong Nguyen
 
2. THAM LUAN 02 - BO KH_CN Đánh giá sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghi...
2. THAM LUAN 02 - BO KH_CN  Đánh giá sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghi...2. THAM LUAN 02 - BO KH_CN  Đánh giá sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghi...
2. THAM LUAN 02 - BO KH_CN Đánh giá sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghi...
Chuong Nguyen
 
2. THAM LUAN 02 - BO KH_CN EN - Đánh giá sự phát triển của hệ sinh thái khởi ...
2. THAM LUAN 02 - BO KH_CN EN - Đánh giá sự phát triển của hệ sinh thái khởi ...2. THAM LUAN 02 - BO KH_CN EN - Đánh giá sự phát triển của hệ sinh thái khởi ...
2. THAM LUAN 02 - BO KH_CN EN - Đánh giá sự phát triển của hệ sinh thái khởi ...
Chuong Nguyen
 
1. SO KHCN - VIE Xây dựng Đà nẵng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo - Viet...
1. SO KHCN - VIE Xây dựng Đà nẵng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo - Viet...1. SO KHCN - VIE Xây dựng Đà nẵng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo - Viet...
1. SO KHCN - VIE Xây dựng Đà nẵng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo - Viet...
Chuong Nguyen
 
03.THAM LUAN - Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Queensland, Úc English
03.THAM LUAN - Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Queensland, Úc English03.THAM LUAN - Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Queensland, Úc English
03.THAM LUAN - Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Queensland, Úc English
Chuong Nguyen
 
4.THAM LUAN - HAN QUOC-VN Kinh nghiệm từ Hàn Quốc VI
4.THAM LUAN - HAN QUOC-VN Kinh nghiệm từ Hàn Quốc VI4.THAM LUAN - HAN QUOC-VN Kinh nghiệm từ Hàn Quốc VI
4.THAM LUAN - HAN QUOC-VN Kinh nghiệm từ Hàn Quốc VI
Chuong Nguyen
 
4. THAM LUAN - HAN QUOC - Kinh nghiệm từ Hàn Quốc EN
4. THAM LUAN - HAN QUOC - Kinh nghiệm từ Hàn Quốc EN4. THAM LUAN - HAN QUOC - Kinh nghiệm từ Hàn Quốc EN
4. THAM LUAN - HAN QUOC - Kinh nghiệm từ Hàn Quốc EN
Chuong Nguyen
 
1. SO KHCN - ENG - Xây dựng Đà nẵng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo - EN...
1. SO KHCN - ENG - Xây dựng Đà nẵng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo - EN...1. SO KHCN - ENG - Xây dựng Đà nẵng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo - EN...
1. SO KHCN - ENG - Xây dựng Đà nẵng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo - EN...
Chuong Nguyen
 
The role of Innovation Ecosystem in supporting Startups go global [Mr. Yi Cha...
The role of Innovation Ecosystem in supporting Startups go global [Mr. Yi Cha...The role of Innovation Ecosystem in supporting Startups go global [Mr. Yi Cha...
The role of Innovation Ecosystem in supporting Startups go global [Mr. Yi Cha...
Chuong Nguyen
 
DNES Google IO ext 2022 Báo cáo Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việ...
DNES Google IO ext 2022 Báo cáo Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việ...DNES Google IO ext 2022 Báo cáo Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việ...
DNES Google IO ext 2022 Báo cáo Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việ...
Chuong Nguyen
 
DNES - Thành đoàn - Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tại TP Đà Nẵng 2022
DNES - Thành đoàn - Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tại TP Đà Nẵng 2022DNES - Thành đoàn - Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tại TP Đà Nẵng 2022
DNES - Thành đoàn - Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tại TP Đà Nẵng 2022
Chuong Nguyen
 
Z0gravity Giải pháp quản lý dự án và quản lý danh mục dự án đầu tư - 2021
Z0gravity Giải pháp quản lý dự án và quản lý danh mục dự án đầu tư - 2021Z0gravity Giải pháp quản lý dự án và quản lý danh mục dự án đầu tư - 2021
Z0gravity Giải pháp quản lý dự án và quản lý danh mục dự án đầu tư - 2021
Chuong Nguyen
 
Dnes introduction Vietnam version 2021
Dnes introduction Vietnam version 2021Dnes introduction Vietnam version 2021
Dnes introduction Vietnam version 2021
Chuong Nguyen
 
DNES profile - introduction 2021 English version
DNES profile - introduction 2021 English versionDNES profile - introduction 2021 English version
DNES profile - introduction 2021 English version
Chuong Nguyen
 
INVIETNAM - DANANG - HOI AN - TRAVEL GUIDE
INVIETNAM - DANANG - HOI AN - TRAVEL GUIDEINVIETNAM - DANANG - HOI AN - TRAVEL GUIDE
INVIETNAM - DANANG - HOI AN - TRAVEL GUIDE
Chuong Nguyen
 
Kiên tâm qua khủng hoảng - Chiến đấu và chiến thắng COVID-19
Kiên tâm qua khủng hoảng - Chiến đấu và chiến thắng COVID-19Kiên tâm qua khủng hoảng - Chiến đấu và chiến thắng COVID-19
Kiên tâm qua khủng hoảng - Chiến đấu và chiến thắng COVID-19
Chuong Nguyen
 
Vietnam in the digital era 2020
Vietnam in the digital era 2020Vietnam in the digital era 2020
Vietnam in the digital era 2020
Chuong Nguyen
 
Customer experience and loyalty
Customer experience and loyaltyCustomer experience and loyalty
Customer experience and loyalty
Chuong Nguyen
 
Quan ly trai nghiem khach hang nielsen
Quan ly trai nghiem khach hang  nielsenQuan ly trai nghiem khach hang  nielsen
Quan ly trai nghiem khach hang nielsen
Chuong Nguyen
 

More from Chuong Nguyen (20)

HO CHI MINH CITY ECONOMIC FORUM HEF 2023 ENG FINAL - v1.pdf
HO CHI MINH CITY ECONOMIC FORUM  HEF 2023 ENG FINAL - v1.pdfHO CHI MINH CITY ECONOMIC FORUM  HEF 2023 ENG FINAL - v1.pdf
HO CHI MINH CITY ECONOMIC FORUM HEF 2023 ENG FINAL - v1.pdf
 
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdfDIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
DIỄN ĐÀN KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HEF 2023 VN FINAL Vietnamese Version.pdf
 
2. THAM LUAN 02 - BO KH_CN Đánh giá sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghi...
2. THAM LUAN 02 - BO KH_CN  Đánh giá sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghi...2. THAM LUAN 02 - BO KH_CN  Đánh giá sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghi...
2. THAM LUAN 02 - BO KH_CN Đánh giá sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghi...
 
2. THAM LUAN 02 - BO KH_CN EN - Đánh giá sự phát triển của hệ sinh thái khởi ...
2. THAM LUAN 02 - BO KH_CN EN - Đánh giá sự phát triển của hệ sinh thái khởi ...2. THAM LUAN 02 - BO KH_CN EN - Đánh giá sự phát triển của hệ sinh thái khởi ...
2. THAM LUAN 02 - BO KH_CN EN - Đánh giá sự phát triển của hệ sinh thái khởi ...
 
1. SO KHCN - VIE Xây dựng Đà nẵng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo - Viet...
1. SO KHCN - VIE Xây dựng Đà nẵng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo - Viet...1. SO KHCN - VIE Xây dựng Đà nẵng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo - Viet...
1. SO KHCN - VIE Xây dựng Đà nẵng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo - Viet...
 
03.THAM LUAN - Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Queensland, Úc English
03.THAM LUAN - Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Queensland, Úc English03.THAM LUAN - Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Queensland, Úc English
03.THAM LUAN - Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Queensland, Úc English
 
4.THAM LUAN - HAN QUOC-VN Kinh nghiệm từ Hàn Quốc VI
4.THAM LUAN - HAN QUOC-VN Kinh nghiệm từ Hàn Quốc VI4.THAM LUAN - HAN QUOC-VN Kinh nghiệm từ Hàn Quốc VI
4.THAM LUAN - HAN QUOC-VN Kinh nghiệm từ Hàn Quốc VI
 
4. THAM LUAN - HAN QUOC - Kinh nghiệm từ Hàn Quốc EN
4. THAM LUAN - HAN QUOC - Kinh nghiệm từ Hàn Quốc EN4. THAM LUAN - HAN QUOC - Kinh nghiệm từ Hàn Quốc EN
4. THAM LUAN - HAN QUOC - Kinh nghiệm từ Hàn Quốc EN
 
1. SO KHCN - ENG - Xây dựng Đà nẵng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo - EN...
1. SO KHCN - ENG - Xây dựng Đà nẵng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo - EN...1. SO KHCN - ENG - Xây dựng Đà nẵng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo - EN...
1. SO KHCN - ENG - Xây dựng Đà nẵng thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo - EN...
 
The role of Innovation Ecosystem in supporting Startups go global [Mr. Yi Cha...
The role of Innovation Ecosystem in supporting Startups go global [Mr. Yi Cha...The role of Innovation Ecosystem in supporting Startups go global [Mr. Yi Cha...
The role of Innovation Ecosystem in supporting Startups go global [Mr. Yi Cha...
 
DNES Google IO ext 2022 Báo cáo Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việ...
DNES Google IO ext 2022 Báo cáo Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việ...DNES Google IO ext 2022 Báo cáo Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việ...
DNES Google IO ext 2022 Báo cáo Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việ...
 
DNES - Thành đoàn - Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tại TP Đà Nẵng 2022
DNES - Thành đoàn - Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tại TP Đà Nẵng 2022DNES - Thành đoàn - Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tại TP Đà Nẵng 2022
DNES - Thành đoàn - Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tại TP Đà Nẵng 2022
 
Z0gravity Giải pháp quản lý dự án và quản lý danh mục dự án đầu tư - 2021
Z0gravity Giải pháp quản lý dự án và quản lý danh mục dự án đầu tư - 2021Z0gravity Giải pháp quản lý dự án và quản lý danh mục dự án đầu tư - 2021
Z0gravity Giải pháp quản lý dự án và quản lý danh mục dự án đầu tư - 2021
 
Dnes introduction Vietnam version 2021
Dnes introduction Vietnam version 2021Dnes introduction Vietnam version 2021
Dnes introduction Vietnam version 2021
 
DNES profile - introduction 2021 English version
DNES profile - introduction 2021 English versionDNES profile - introduction 2021 English version
DNES profile - introduction 2021 English version
 
INVIETNAM - DANANG - HOI AN - TRAVEL GUIDE
INVIETNAM - DANANG - HOI AN - TRAVEL GUIDEINVIETNAM - DANANG - HOI AN - TRAVEL GUIDE
INVIETNAM - DANANG - HOI AN - TRAVEL GUIDE
 
Kiên tâm qua khủng hoảng - Chiến đấu và chiến thắng COVID-19
Kiên tâm qua khủng hoảng - Chiến đấu và chiến thắng COVID-19Kiên tâm qua khủng hoảng - Chiến đấu và chiến thắng COVID-19
Kiên tâm qua khủng hoảng - Chiến đấu và chiến thắng COVID-19
 
Vietnam in the digital era 2020
Vietnam in the digital era 2020Vietnam in the digital era 2020
Vietnam in the digital era 2020
 
Customer experience and loyalty
Customer experience and loyaltyCustomer experience and loyalty
Customer experience and loyalty
 
Quan ly trai nghiem khach hang nielsen
Quan ly trai nghiem khach hang  nielsenQuan ly trai nghiem khach hang  nielsen
Quan ly trai nghiem khach hang nielsen
 

Recently uploaded

HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PhuongMai559533
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (14)

HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 

Leadership Ch1 Ban Chat Lanh Dao

  • 1. Khóa 31 tháng 8/2008 Chương 1 BẢN CHẤT CỦA LÃNH ĐẠO Lãnh đạo từ lâu đã là chủ đề quan tâm của các nhà triết học, và lịch sử học, nhưng các nghiên cứu khoa học thực sự về lãnh đạo chỉ mới bắt đầu từ thế kỷ 20. Các học giả và các nhà nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra hơn 350 định nghĩa khác nhau cho thuật ngữ lãnh đạo, tuy nhiênlãnh đạo vẫn là “một trong những hiện tượng ít được hiểu biết và quan sát nhất”1 Việc định nghĩa lãnh đạo đã là một vấn đề phức tạp và khó hiểu chủ yếu bởi vì lãnh đạo tự nó vốn đã rất phức tạp. Tuy nhiên, cho tới nay bản chất quan trọng của lãnh đạo đã sáng tỏ hơn nhiều, nó được xem như là một sự ảnh hưởng mạnh mẽ và thực sự trong các tổ chức cũng như xã hội. 1. ĐỊNH NGHĨA LÃNH ĐẠO Theo cách hiểu đơn giản nhất, lãnh đạo là mối liên hệ ảnh hưởng giữa những người lãnh đạo và những người phục tùng có mong muốn về các thay đổi và các kết quả thực sự phản ánh mục đích mà họ đã chia sẻ.2 Trong khái niệm lãnh đạo này, chúng ta quan tâm đến ba điểm chính: Trước hết, lãnh đạo là mối liên hệ ảnh hưởng xuất hiện giữa những con người khao khát những thay đổi quan trọng và những thay đổi phản ánh mục đích đã được chia sẻ. Những người ảnh hưởng lẫn nhau trong mối liên hệ này bao gồm những người lãnh đạo và người phục tùng. Sự ảnh hưởng phản ánh mối liên hệ không thụ động giữa những con người, nó là sự tác động đa chiều, không cưỡng bức. Lãnh đạo là một quan hệ thuận nghịch chứ không phải là những gì mà người lãnh đạo muốn làm với người phục tùng. Như vậy, trong hầu hết các tổ chức, các cán bộ cấp trên ảnh hưởng đến cấp dưới, nhưng những người dưới quyền cũng ảnh hưởng đến cán bộ cấp trên. Thứ hai, lãnh đạo là ảnh hưởng đến con người dẫn đến sự thay đổi hướng về tương lai mong đợi. Lãnh đạo có nghĩa là việc tạo ra thay đổi chứ không phải duy trì nguyên trạng. Con người trong mối liên hệ ảnh hưởng của khái niệm lãnh đạo họ cần những thay đổi quan trọng. Hơn nữa, các thay đổi cần thiết không phải từ phía những người lãnh đạo mà nó là sự phản ánh các mục đích được những người lãnh đạo và người phục tùng cùng chia sẻ. Sự thay đổi hướng đến kết cục mà cả người lãnh đạo lẫn những người phục tùng đều mong muốn. Một tương lai mong đợi hay mục đích được chia sẻ luôn là nguồn động viên cả người lãnh đạo lẫn người phục tùng. Thứ ba, lãnh đạo là một hoạt động của con người và phân biệt với công việc hành chính giấy tờ hay các hoạt động hoạch định. Lãnh đạo xuất hiện giữa những con người, và tuyệt nhiên không phải là điều gì đó phải làm với con người. Lãnh đạo bao gồm con người, do nói đến lãnh đạo có nghĩa là phải có những người phục tùng. Một cá nhân thành đạt đến tuyệt đỉnh như nhà khoa học, nhạc sĩ, vận động viên điền kinh có thể không phải nhà lãnh đạo theo cách mà chúng ta đã định nghĩa, trừ khi họ có những người phục tùng. Các nhà lãnh đạo là một phần quan trọng quá trình lãnh đạo, và những người lãnh đạo đôi khi 1 James MacGregor Burns, Leadership (New York: Harper & Row, 1978), 2. 2 Joseph C. Rost and Richard A. Barker, “Leadership Education in Colleges: Toward a 21st Century Paradigm,” The Journal of Leadership Studies 7, no. 1 (2000): 3–12 Trang 1
  • 2. Khóa 31 tháng 8/2008 cũng là những người phục tùng. Người lãnh đạo tốt phải biết phục tùng, và họ phải làm gương cho người khác. Điều đáng chú ý hay có ý nghĩa là con người – cả nhà lãnh đạo lẫn người phục tùng - phải tập hợp một cách tích cực trong việc theo đuổi sự thay đổi hướng đến tương lai mong muốn. Mỗi người sẽ chịu trách nhiệm cá nhân để đạt được tương lai mong muốn. Đôi khi chúng ta mắc phải một định kiến sai lầm cho rằng những người lãnh đạo ở trên người khác, khác người khác. Song trên thực tế, những phẩm chất cần thiết cho người lãnh đạo hữu hiệu lại cũng là những phẩm chất cần thiết đối với người phục tùng hữu hiệu.3 Những người phục tùng hữu hiệu suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ với nghị lực và lòng nhiệt tình của mình. Họ tận tâm với điều gì đó nằm ngoài lợi ích bản thân, và họ dũng cảm đứng lên vì điều mà họ tin tưởng. Những người phục tùng hữu hiệu không phải là “người chỉ biết vâng lời”, phục tùng một cách mù quáng một người lãnh đạo. Những người lãnh đạo hữu hiệu và những người phục tùng hữu hiệu đôi khi ở trong cùng một con người, đóng các vai trò khác nhau trong những khoảng thời gian khác nhau. Lý tưởng nhất, lãnh đạo được chia sẻ giữa những người lãnh đạo và những người phục tùng, mỗi người được gắn bó hoàn toàn và chấp nhận trách nhiệm ở mức độ cao hơn. Hình 1. Các yếu tố liên quan đến khái niệm lãnh đạo Ý định Ảnh hưởng Những Trách người ủng nhiệm cá Lãnh Đạo nhân, hộ (phục tùng) chính trực Mục đích được chia Thay đổi sẻ Chúng ta không nên xem lãnh đạo như là gì đó quá sức to tát, và quan trọng hóa vấn đề, như thế mội việc sẽ đơn giản hơn nhiều. Mỗi chúng ta sẽ tự tìm kiến các cơ hội lãnh đạo và nhận ra quan hệ lãnh đạo giữa những người mà chúng ta tương tác. Có lẽ bạn cũng nên xem chính bạn là người lãnh đạo, hoặc bạn biết rằng mình muốn trở thành nhà lãnh đạo. Những người lãnh đạo có thể có mọi hình thức và tầm cỡ, và thậm chí nhiều nhà lãnh đạo đang làm việc một cách âm thầm. Lãnh đạo đem lại những kết quả lớn lao lại thường bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt. Có các cơ hội lãnh đạo ở quanh ta, nó liên quan đến ảnh hưởng và thay đổi hướng đến mục tiêu, thành quả mong muốn. Không có lãnh đạo, các gia đình, các cộng đồng của chúng ta cũng như các tổ chức của chúng ta sẽ sụp đổ từng mảnh. Những người lãnh đạo 3 Robert E. Kelley, “In Praise of Followers,” Harvard Business Review, (November–December 1988): 142–148. Trang 2
  • 3. Khóa 31 tháng 8/2008 tổ chức trong tương lai xuất hiện từ bất cứ đâu và khắp nơi, cứ thể như là họ luôn luôn có mặt. Bạn có thể bắt đầu từ bây giờ, ở bất kỳ đâu, để rèn luyện sự lãnh đạo trong cuộc đời mình. Lãnh đạo là một cách tư duy và hành động mỗi ngày để làm chút gì đó với danh nghĩa hay vị trí chính thức trong một tổ chức. Hơn lúc nào hết, những người lãnh đạo kinh doanh cần hiểu nguyên lý này trong thế giới của thế kỷ 21. 2. MÔ HÌNH NGƯỜI LÃNH ĐẠO MỚI Thế giới ngày nay là thế giới của các tổ chức đang đổi thay nhanh chóng. Hàng loạt các khái niệm mới xuất hiện, chẳng hạn, toàn cầu hóa; sự bãi bỏ các qui tắc; kinh doanh điện tử; viễn thông; các nhóm ảo; khai thác ngoại lực… Con người trong các tổ chức đang cảm nhận tác động của những điều như thế, cũng như rất nhiều các khuynh hướng khác nữa, họ buộc phải thích ứng với những cách thức làm việc mới. Cùng với những thay đổi người ta còn cảm nhận về những sự không chắc chắn về kinh tế, những vụ bê bối đạo đức, và sự bất ổn liên quan đến chiến tranh và khủng bố. Các nhà lãnh đạo đang đối mặt với thách thức quan trọng là giữ cho con người vững vàng, tập trung và động viên họ hướng tới hoàn thành các mục tiêu một cách tích cực. Cần phải có những người lãnh đạo mạnh mẽ để dẫn dắt con người vượt qua sự không chắc chắn và hỗn loạn trong những thời kỳ thay đổi nhanh chóng. Một số nhà lịch sử và các học giả khác tin rằng thế giới của chúng ta đang phải trải qua một sự biến đổi sâu sắc hơn và rộng rãi hơn bất cứ gì đã trải qua từ buổi bình minh của kỷ nguyên hiện đại và cách mạng công nghiệp 500 năm về trước. Các thay đổi môi trường nhanh chóng tạo ra những sự dịch chuyển có tính nền tảng, tác động mạnh mẽ đến các tổ chức và đặt ra những thách thức mới cho các nhà lãnh đạo.4 Những dịch chuyển này thể hiện một sự quá độ từ mô hình truyền thống sang mô hình mới. Được mô tả trong bảng 1.1 Bảng 1.1 : Thực tiễn mới của lãnh đạo Mô hình cũ Mô hình mới Ổn định Thay đổi và quản trị khủng hoảng Kiểm soát Trao quyền Cạnh tranh Cộng tác Đồng nhất Đa dạng Tự cho mình là trung tâm Hướng đích cao hơn Anh hùng Khiêm tốn Một mô hình mới đó là thế giới quan được chia sẻ thể hiện một cách thức tư duy, nhận thức và hiểu biết căn bản về thế giới. Tất nhiên, chúng ta còn chứng kiến nhiều nhà lãnh đạo vẫn hoạt động với thế giới quan cũ, nhưng rõ ràng họ đang ngày càng trở nên kém hiệu lực. Những nhà lãnh đạo thành công trong thế kỷ 21 sẽ đáp ứng với những phác thảo của mô hình mới 2.1 Từ ổn định đến thay đổi và quản trị khủng hoảng Trước kia, nhiều nhà lãnh đạo cho rằng nếu họ giữ cho mọi thứ ổn định, đừng nghiêng ngả, tổ chức của họ sẽ thành công. Thế giới ngày nay trong sự vận động, và dường như không có gì là chắc chắn nữa. Nếu các nhà lãnh đạo vẫn với cái nhìn ổn định chiếu vào thế kỷ 21, giờ đây chắc chắn sẽ bị đảo lộn. Chúng ta hay xem xét một chuỗi những sự 4 13 Trang 3
  • 4. Khóa 31 tháng 8/2008 kiện xảy ra ở đầu thế kỷ 21, có cả những điều mà hầu như người ta chưa bao giờ ngờ tới trong suốt thế kỉ 20: 1. Sau một số năm tăng trưởng mạnh mẽ, bong bóng Internet nổ tung, dẫn đến thất bại của nhiều công ty và sự đi xuống nhanh chóng của các chứng khoán công nghệ. 2. Những kẻ khủng bố sử dụng máy bay của hãng hàng không Hoa kì tấn công vào Lầu Năm Góc và Trung Tâm Thương Mại Thế Giới tại New York cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người và hầu như làm khựng lại hoạt động kinh tế không chỉ ở Mỹ mà trên toàn thế giới. 3. Công ty Enron, con cưng của Phố Uôn, và là sản phẩm biểu trưng của quản trị hiện đại, đã sụp đổ bởi một chuỗi phức tạp các hành xử vô nguyên tắc, đôi khi là do các đối tác và những mưu đồ kế toán bất hợp pháp đang tạo ra hiệu ứng đô mi nô đưa nhiều công ti và các nhà quản trị hoạt động phạm pháp và vô nguyên tắc ra ánh sáng. Hầu hết các nhà lãnh đạo, cả trong quân sự, kinh doanh, công quyền, giáo dục, giới thể thao cũng như nghệ thuật nhận thức rằng duy trì ổn định trong một thế giới thay đổi nhanh và sâu rộng như vậy chắc chắn sẽ thất bại. Theo lý thuyết hỗn độn, mô hình mới về lãnh đạo nhận thức rằng chúng ta đạng sống trong một thế giới được xác định bởi tính ngẫu nhiên, không chắc chắn và các sự kiện nhỏ thường có hậu quả to lớn và rộng khắp. Thay đổi và khủng hoảng đã trở thành chuẩn mực cho nhiều công ty.5 Những nhà lãnh đạo tốt nhất trong thời đại ngày nay chấp nhận sự không thể tránh khỏi của thay đổi và khủng hoảng và thừa nhận chúng như là nguồn năng lượng tiềm ẩn và tự đổi mới. Thay vì bị gục ngã, họ phát triển các kỹ năng quản trị khủng hoảng giúp cho tổ chức của họ vượt qua bão táp và hướng về điều gì đó tốt đẹp hơn. Thay đổi lan tỏa khắp trong môi trường, nó đã dạy cho các nhà lãnh đạo tích cực là phải nắm lấy và sáng tạo ra thay đổi trong tổ chức để có thể phát triển những cá nhân người công nhân, đưa tổ chức tiến lên phía trước. Những người lãnh đạo tốt nhất luôn biết rằng những lợi ích liên quan tới sự ổn định chỉ là hoang đường; và rằng khi mọi thứ không thay đổi, nghĩa là họ đã chết. 2.2Từ kiểm soát đến trao quyền Trước kia, các nhà lãnh đạo ở vị trí có thể tác động đã cho rằng cần nói cho người công nhân rằng họ phải làm gì, làm như thế nào, khi nào làm và phải làm việc với ai. Nhà lãnh đạo cũ tin rằng kiểm soát chặt chẽ là cần thiết để tổ chức hoạt động hiệu quả và hiệu lực. Hệ thống thứ bậc tổ chức cứng nhắc, các công việc, các quá trình làm việc được thiết kế sẵn và chi tiết hóa, các thủ tục bất khả xâm phạm làm cho mọi người biết rằng những ai ở trên đỉnh thì có quyền còn ở dưới thì không. Ngày nay, các giả thiết cũ về phân phối quyền lực không còn thích hợp. Nhấn mạnh vào kiểm soát và cứng nhắc chỉ làm giảm động cơ thúc đẩy, giảm nhuệ khí chứ không tạo ra các kết quả mong muốn. Các nhà lãnh ngày nay, hướng đến chia sẻ quyền lực chứ không phải là cố tích cóp quyền lực và họ cố tìm cách làm tăng năng lực trí tuệ của tổ chức bằng cách làm cho mọi người trong tổ chức dồn tâm trí và tận tâm. Tại sao lại có khuynh hướng này? Một nguyên nhân rất cơ bản, đó là thông tin đang nhanh chóng trở thành nền tảng tài chính của nền kinh tế chứ không phải là các tài sản hữu hình như đất đai, nhà cửa, máy móc. Nhân tố chính của sản xuất là kiến thức con người, và điều này làm tăng sức mạnh con người. Mức kỹ năng và giáo dục của nhân viên đã tăng lên so với vài thập kỷ trước, và nhiều người không cảm thấy thỏa mãn khi 5 14 Trang 4
  • 5. Khóa 31 tháng 8/2008 làm việc trong các tổ chức không cho họ các cơ hội tham gia và học tập. Khi mà tất cả những gì tổ chức cần là những người công nhân vận hành máy móc tám giờ mỗi ngày, hệ thống mệnh lệnh-kiểm soát truyền thống vận hành khá tốt, khi ấy tổ chức không có được lợi ích gì từ trong tâm trí của nhân viên. Ngày nay, không còn nữa các tổ có đủ khả năng kiểm soát tâm trí của người công nhân tại cổng. Thành công tùy thuộc vào năng lực trí óc và tất cả các nhân viên, và những người lãnh đạo phải đối mặt với thực tiễn không thể chối cãi được: đó là nhà cửa máy móc có thể chiếm hữu, còn con người thì không. Một trong những công việc khó khăn nhất của người lãnh đạo là phải hướng dẫn những người công nhân sử dụng năng lực của họ một cách hữu hiệu và có trách nhiệm bằng cách tạo ra và phát triển một bầu không khí tôn trọng và phát triển vì tất cả các nhân viên.6 2.3 Từ cạnh tranh đến cộng tác Dịch chuyển đến trao quyền cũng gắn trực tiếp với cách thức làm việc mới nhấn mạnh hợp tác chứ không phải là cạnh tranh và xung đột. Mặc dù một số công ty vẫn khuyến khích cạnh tranh và đấu tranh nội bộ, song hầu hết các tổ chức ngày nay đang nhấn mạnh hợp tác và làm việc nhóm. Các nhóm tự quản và các dạng hợp tác theo chiều ngang khác đang phá vỡ ranh giới giữa các bộ phận và thúc đẩy việc phổ biến kiến thức, thông tin khắp tổ chức. Sự thỏa hiệp và chia sẻ được thừa nhận như những dấu hiệu của sức mạnh chứ không phải là điểm yếu. Quan niệm quản trị tri thức, liên quan đến văn hóa chia sẻ chứ không phải là tích trữ thông tin vốn đã hằn sâu trong nhiều công ty.7 Tất nhiêu có một số sự cạnh tranh có thể làm cho tổ chức mạnh lên, nhưng nhiều nhà lãnh đạo vẫn giữ ý tưởng về cạnh tranh như là nỗ lực để chiến thắng.Thực vậy, họ định hướng năng lực cạnh tranh của mọi người hướng đến những điều tốt nhất có thể được. Khuynh hướng tích cực đang ngày càng làm giảm các ranh giới và tăng sự hợp tác. Do đó, công ty được coi như tập hợp các nhóm liên kết tạo giá trị chứ không phải là các thực thể tự trị cạnh tranh với tất các bộ phận khác.8Dạng thức kinh doanh toàn cầu mới đang tạo nên các mạng lưới của các công ty độc lập chia sẻ các rủi ro tài chính và trí tuệ lãnh đạo, cho phép tiếp cận thị trường và công nghệ của công ty khác. 9 Dịch chuyển đến hợp tác thể hiện những thách thức đối với những người lãnh đạo lớn hơn so với quan niệm cạnh tranh cũ. Trong tổ chức, những người lãnh đạo cần tạo ra một môi trường và cộng đồng thúc đẩy hiệp tác và cùng hỗ trợ. Đòi hỏi trao quyền, kết hợp với một sự hiểu biết về tổ chức như là một phần của hệ thống tương tác, năng động, uyển chuyển, làm cho việc sử dụng hăm dọa, lôi kéo như là một công cụ dẫn dắt tư tưởng cạnh tranh trở nên lỗi thời. 2.4 Từ đồng dạng đến đa dạng Ngày nay, chúng ta vẫn chứng kiến nhiều tổ chức xây dựng trên sự đồng dạng, chia cắt và chuyên môn hóa. Những con người có tư duy giống nhau, hành động giống nhau và có các kỹ năng làm việc tương tự được nhóm gộp lại thành các bộ phận chẳng hạn như kế toán, chế tạo… Các nhóm đồng nhất cảm thấy dễ dàng hòa hợp với nhau, dễ dàng truyền thông, và hiểu nhau. Tư duy đồng nhất tăng lên, tuy nhiên đó có thể lại là một thảm họa trong một thế giới đang trở nên đa quốc gia và đa dạng hóa. 6 17 7 18 8 19 9 20 Trang 5
  • 6. Khóa 31 tháng 8/2008 Thế giới đang dịch chuyển nhanh chóng theo hướng đa dạng hóa cả ở tầm mức quốc gia lẫn quốc tế. Đưa đa dạng hóa vào tổ chức là cách thức để thu hút những người tài và để phát triển một tổ chức có tầm nhận thức rộng rãi đủ để phát triển nhanh trong thế giới đa quốc gia. Tổ chức sẽ bị thiệt hại khi những người lãnh đạo của họ không đáp ứng với môi trường đa dạng hóa ngày nay. Danh tiếng của các công ty nổi tiếng như Coca-Cola, Texaco, và Mitsubishi có thể bị đe dọa bởi các vấn đề về chủng tộc hay giới tính. 2.5 Từ chỗ nngười lãnh đạo tự cho mình là trung tâm đến hướng tới mục đích cao hơn Tình trạng rối loạn về đạo đức ở đầu thế kỷ 21 đã gợi lên một sự thay đổi rõ ràng trong tư duy lãnh đạo từ chỗ tự coi mình là trung tâm đến nhấn mạnh vào mục đích cao hơn. Sự tin cậy của công chúng vào các nhà lãnh đạo kinh doanh đã được ghi nhận, nhưng các nhà chính trị, thể thao, và các tổ chức phi lợi nhuận cũng đã bị tác động. Ví dụ sau nhiều năm kinh doanh tăng trưởng và thành công, nhiều nhà lãnh đạo rơi vào mô thức kỳ vọng cao và thu hoạch nhiều hơn. Giữa những năm 1981 đến 2000, thù lao của các Tổng giám đốc Mỹ được trả cao nhất, tăng 4300%.10 Đáng tiếc là thời kỳ cường điệu sự thịnh vuợng, thành công do năng lực cá nhân đã đẩy con người đến những định kiến, khó đảo ngược, mà cực điểm là tham nhũng trên qui mô lớn đã bị báo chí phơi bày như các nhà lãnh đạo ích kỷ vô đạo đức trong các công ty lớn Enron, WorldCom, Tyco,... Ở Enron, các quản trị cấp cao được trả công đã sẵn lòng làm bất cứ điều gì từ che dấu các sai phạm, báo cáo gian lận, thúc sau lưng đồng nghiệp tạo ra các con số giả để giữ cho giá cổ phiếu cao. Nhấn mạnh quá mức vào tham vọng cá nhân đã tạo ra một môi trường cho kiêu ngạo và háo danh nhờ đó các nhà quản trị hưởng lợi từ việc hy sinh các nhân viên cổ đông và cộng đồng.11 Và tại Enron các nhà quản trị không giữ độc quyền về háo danh. Trong kỷ nguyên mới, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh vào sự giải trình trách nhiệm, chính trực và chịu trách nhiệm về cái gì đó lớn hơn lợi ích cá nhân, bao gồm các nhân viên, khách hàng, tổ chức và toàn thể các cổ đông.12 Các nhà lãnh đạo này nâng cao tầm quan trọng của “làm công việc đúng”, thậm chí vì thế họ có thể bị tổn thương. Mô hình mới nhận thức rằng tính trung thực, và có trách nhiệm với các bên hữu quan là những yêu cầu căn bản của những người lãnh đạo, và ngược lại, tính tư lợi buông thả, và kiêu ngạo không có chỗ đứng trong mô hình này. 2.6Từ chỗ là anh hùng tới khiêm tốn Người lãnh đạo vốn đã được coi “như người hùng”. Trong hai thập kỷ cuối thế kỷ 20, lãnh đạo tốt được tượng trưng bởi thân thế, bản ngã mạnh mẽ, và tham vọng cá nhân. Tập trung cao độ giúp nuôi dưỡng ý tưởng. Đầu những năm 1980, Lee Iacocca được miêu tả một hiệp sĩ cứu sống Chrysler. Hơn hai mươi năm sau các tổng giám đốc đã trở thành các siêu sao, được in trên bìa các báo và tạp chí, nổi tiếng bởi uy tín và nhân cách mãnh liệt phần nhiều vì những khả năng của họ. Albert J. Dunlap đã làm nên danh hiệu mà từng được mệnh danh “Cưa sắt” vì những chiến thuật cắt giảm liên tục tại các công ty như Scott Paper và Sunbeam Corp giữa những năm 1990. Trong tự truyện của mình, toát lên tư tưởng coi lãnh đạo là người hùng, Dunlap tự tán dương mình rằng “Hầu hết các tổng 10 22 11 23 12 25 Trang 6
  • 7. Khóa 31 tháng 8/2008 giám đốc đã được trả một cách quá đáng, nhưng tôi xứng đáng được 100 triệu đô la”. “Tôi là một siêu sao trong lĩnh vực của tôi, giống như Michael Jordan trong môn bóng rổ.”13Và rồi, chúng ta đã chứng kiến, “những xoay chuyển tình thế” của Dunlap tiêu tan thành mây khói, bởi đó chỉ dựa vào những mẹo kế toán ngắn hạn. Những cố gắng của Dunlap đã đem lại cho ông hàng triệu đô la nhưng đưa các công ty, các nhân viên, và các cổ đông rơi vào tình thế khốn quẫn hơn trước. Mặc dù, có thể đa số các nhà lãnh đạo nổi tiếng không quan tâm nhiều, nhưng vòng xoáy đạo đức gần đây trong thế giới kinh doanh đã góp phần vào sự dịch chuyển đẩy xa thái độ lãnh đạo cá nhân như người hùng. Mô hình mới đang dần chuyển dịch người lãnh đạo, họ làm việc cần cù, đứng làm nền, thầm lặng tạo dựng một công ty vững mạnh thông qua sự hỗ trợ và phát triển người khác chứ không tán dương khả năng và những thành công của mình.14 Mô hình người lãnh đạo mới được mô tả hầu như vắng bóng hoàn toàn cái tôi. Jim Collins, gọi khía cạnh mới này là lãnh đạo mức độ năm. Trái ngược với người lãnh đạo như người hùng những người lãnh đạo mức năm hầu như là ẩn dật và không khoe khoang. Mặc dầu họ chấp nhận hoàn toàn trách nhiệm về những lỗi lầm, kết quả kém và thất bại. Họ nói về thành công của tổ chức họ như thể họ ngồi đó trong khi mọi người làm tất cả mọi việc. Từ góc độ cá nhân, họ là người khiêm tốn, song những người lãnh đạo thế hệ mới có tham vọng cao với tổ chức, họ có quyết tâm sôi sục để tạo ra các kết quả vĩ đại và bền vững. Họ phát triển một đội ngũ các nhà lãnh đạo đáng tin cậy nhờ tổ chức, tạo ra một văn hóa tập trung vào hiệu suất và sự chính trực. Những nhà lãnh đạo chỉ coi trọng bản thân thường tạo nên một tổ chức vây quanh một người hùng với hàng ngàn người giúp việc. Trái lại, những người lãnh đạo mới suy nghĩ, tạo dựng tổ chức của họ với nhiều nhà lãnh đạo mạnh có thể bước tới trước, duy trì thành công của tổ chức lâu dài trong tương lai. Các nhà lãnh đạo này muốn mỗi người trong tổ chức phải phát triển đầy đủ nhất tiềm năng của họ. Nói tóm lại nhà lãnh đạo ngày nay là một cá nhân khiêm tốn và và người xây dựng tổ chức đầy tham vọng. Họ cố tạo dựng một tổ chức mạnh bằng một nền văn hóa cởi mở, chứ không phải là thứ bậc, nhấn mạnh vào cải thiện liên tục và tăng trưởng vững chắc, triệt khử cái tôi của mình và chia sẻ tin cậy với nhân viên và tập trung vào thành công dài hạn chứ không phải là lợi nhuận ngắn hạn. 3. QUẢN TRỊ VÀ LÃNH ĐẠO Sự dịch chuyển từ mô hình cũ đến mô hình mới cũng đã phản ánh một sự dịch chuyển từ cách tiếp cận quản trị theo tính hợp lý truyền thống nhấn mạnh tính ổn định và kiểm soát sang cách tiếp cận lãnh đạo coi trọng sự thay đổi, trao quyền, và các quan hệ. Trong mô hình cũ, cách tiếp cận quản trị truyền thống đã vận hành tốt, nhưng mô hình mới đòi hỏi các nhà quản trị cũng trở thành các nhà lãnh đạo hữu hiệu. Những nhà điều hành như Reuben Mark đã hướng theo một thực tại mới và kết hợp các phẩm chất lãnh đạo với các kỹ năng quản trị theo tính hợp lý. Chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn lãnh đạo bằng việc xem xét sự khác biệt giữa quá trình lãnh đạo với quản trị. Quản trị có thể định nghĩa như là việc đạt các mục tiêu của tổ chức một cách có hiệu lực và hiệu quả thông qua hoạch định, tổ chức, bố trí nhân sự, định hướng, và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức. Gần đây có nhiều tài liệu viết về sự khác biệt giữa quản trị và 13 30 14 28 Trang 7
  • 8. Khóa 31 tháng 8/2008 lãnh đạo. Tuy nhiên, có thể là do quá nhấn mạnh vào sự cần thiết của lãnh đạo, các nhà quản trị đã đôi khi bị gắn với những ấn tượng mấy tốt đẹp. Các nhà quản trị và các nhà lãnh đạo vốn đã không phải là những kiểu người khác nhau, nhiều nhà quản trị hoàn toàn có sẵn các khả năng và phẩm chất cần thiết để trở thành các nhà lãnh đạo hữu hiệu. Lãnh đạo không thể thay thế quản trị, mà nó nên thêm vào cho quản trị. Ví dụ, ở Colgate- Palmolive, Reuben Mark rõ ràng thực hiện quản trị tốt, chẳng hạn như kiểm soát chi phí, thiết lập các mục tiêu và kế hoạch, tạo ra sự phối hợp và giảm sát các hoạt động và hiệu suất của công ty. Tuy nhiên, ông cũng còn là một nhà lãnh đạo tài giỏi cung cấp viễn cảnh và cảm hứng cho nhân viên, giữ một tầm nhìn tương lai dài hạn, tạo lập một nền văn hóa cho phép những người khác phát triển và năng động, xây dựng một môi trường nuôi dưỡng tính trung thực và trách nhiệm. Có các nhà quản trị ở tất cả các cấp của tổ chức ngày nay mà họ cũng là những nhà lãnh đạo giỏi, hầu hết mọi người có thể phát triển các phẩm chất cần thiết cho một nhà lãnh đạo hữu hiệu. Quản trị Lãnh đạo Định hướng Hoạch định, lập ngân sách Tạo viễn cảnh, chiến lược Quan tâm đến những vấn đề Quan tâm đến tầm nhận thức và căn bản tương lai dài hạn Sắp xếp Tổ chức, phân công, điều Tạo lập văn hóa và các giá trị chia sẻ con người khiển, tạo lập các ranh giới Giúp đớ người khác phát triển Giảm các ranh giới Quan hệ Tập trung vào mục tiêu- Sản Tập trung vào con người- truyền cảm xuất/bán các sản phẩm dịch vụ hứng và động viên người phục tùng Dựa vào quyền lực vị thế Dựa vào quyền lực cá nhân Hành động như ông chủ Hành động như người hướng dẫn, động viên và phục vụ Phẩm chất Giữ khoảng cách về cảm xúc Liên kết xúc cảm (trái tim) cá nhân Suy nghĩ chuyên môn Suy nghĩ cởi mở (Quan tâm) Nói Lắng nghe Tuân thủ Không theo khuôn phép Hiểu rõ tổ chức Hiểu rõ bản thân 3.1Cung cấp định hướng Cả nhà lãnh đạo và quản trị đều liên quan đến việc cung cấp định hướng cho tổ chức nhưng giữa họ cũng có những sự khác biệt nhất định. Các nhà quản trị tập trung vào việc thiết lập các kế hoạch và tiến độ chi tiết để đạt được các kết quả cụ thể. Lãnh đạo cần tạo ra một viễn cảnh tương lai và phát triển các chiến lược tầm nhìn xa để tạo ra những thay đổi cần thiết đạt được viễn cảnh đó. Trong khi quản trị cần phải theo dõi những điều căn bản, then chốt và các kết quả ngắn hạn, thì lãnh đạo lại quan tâm đến tầm nhận thức và tương lai dài hạn. Viễn cảnh là một bức tranh về tương lai mong muốn đầy tham vọng cho tổ chức hay nhóm. Để thuyết phục những người phục tùng, viễn cảnh phải là cái mà mọi người đều thấy có liên quan và chia sẻ. Một nghiên cứu về 100 công ty tốt nhất ở Mỹ, của tạp chí Fortune người ta nhận thấy hai diện mạo xuất hiện nhiều nhất ở các công ty vĩ đại đó là một nhà lãnh đạo có viễn cảnh, tác động mạnh mẽ và một ý thức về mục đích trên cả việc tăng giá trị cho các bên hữu quan. 3.2Sắp xếp con người Việc quản trị đòi hỏi có một cấu trúc để thực hiện kế hoạch; bố trí nhân sự vào cơ cấu đó; xây dựng các chính sách, thủ tục và các hệ thống điều khiển các nhân viên và giám sát Trang 8
  • 9. Khóa 31 tháng 8/2008 việc thực thi kế hoạch. Các nhà quản trị là những người suy nghĩ và công nhân là người thực hiện. Lãnh đạo yêu cầu việc truyền thông viễn cảnh, phát triển một nền văn hóa được chia sẻ, và tập hợp các giá trị cốt lõi có thể dẫn đến trạng thái tương lai mong muốn. Điều này gắn kết mọi người như là những người làm chủ suy nghĩ và hành động. Chính người lãnh đạo nuôi dưỡng trong mỗi con người của tổ chức cảm giác khả năng làm chủ. Trong khi viễn cảnh mô tả điểm đến, văn hóa và các giá trị giúp xác định hành trình hướng đến nó. Lãnh đạo tập trung làm cho mọi người về cùng một hướng. Các nhà quản trị thường tổ chức bằng việc sắp xếp con người vào các chuyên ngành và chức năng tách bạch nhau bởi các bộ phận và cấp trực tuyến. Một bộ máy chính thức có cấu trúc với các bộ phận, các cấp được hình thành. Các nhà quản trị sẽ nỗ lực vận hành nó một cách hợp lý. Các nhà lãnh đạo phá vỡ các ranh giới vì thế mọi người biết những gì người khác đang làm, có thể phối hợp với nhau một cách dễ dàng, cảm nhận ý nghĩa của làm việc nhóm và bình đẳng để đạt được kết quả. Thay vì chỉ đơn giản là điều khiển và kiểm soát các nhân viên để đạt được kết quả cụ thể, những người lãnh đạo hướng mọi người với ý tưởng rộng lớn về những gì họ nên làm và tại sao. Các nhà lãnh đạo khuyến khích mọi người mở rộng nhận thức, khả năng và chịu trách nhiệm về hành động của mình. Chúng ta có thể hiểu được các so sánh này, khi các bạn thử nghĩ về các môn học mà bạn đã học ở trường đại học. Hiện nay, trong phần lớn các môn học, giáo viên nói với sinh viên một cách chính xác những gì phải làm và cách thức làm. Tất nhiên cũng có rất nhiều sinh viên kỳ vọng về cách điều khiển và kiểm soát này. Nhưng bạn đã bao giờ có môn học mà ở đó giáo viên truyền cảm hứng và khuyến khích bạn và cả lớp tìm tòi cách thức đổi mới để đạt các mục tiêu. Có thể cảm giác từ hai tình huống trên sẽ cho bạn thấy khác biệt về bản chất của cách tiếp cận quản trị hợp lý với lãnh đạo. Trong khi, quá trình truyền thông nói chung bao gồm việc cung cấp các câu trả lời và giải quyết vấn đề, thì lãnh đạo lại đòi hỏi đặt các câu hỏi, lắng nghe, và thu hút những người khác. 3.3Xây dựng các quan hệ Khi xem xét trên phương diện quan hệ chúng ta cố gắng phân biệt giữa quản trị và lãnh đạo về đối tượng, cách thức chi phối. Quản trị tập trung vào các đối tượng như các máy móc, các báo cáo, các bước cần thiết để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức. Cách thức chi phối cơ bản trong quan hệ dựa trên quyền lực chính thức. Quyền lực cương vị chính thức có nghĩa là có một hợp đồng viết, nói, hay ngầm hiểu người ta nhận được hoặc từ thượng cấp hay từ cấp thấp hơn và sử dụng các hành vi cưỡng chế hay không cưỡng chế như là một cách thức có thể chấp nhận để đạt được kết quả mong muốn. Cương vị chính thức về quyền lực trong tổ chức là nguồn sức mạnh quản trị, Trái lại, lãnh đạo tập trung vào động viên, lãnh đạo là mối liên hệ dựa trên ảnh hưởng cá nhân, truyền cảm hứng cho con người. Lãnh đạo dựa vào sự ảnh hưởng, sự cưỡng chế dường như rất ít sử dụng, nếu như không muốn nói là không sử dụng. Những người phục tùng được trao quyền ra nhiều quyết định về bản thân họ. Lãnh đạo cố gắng làm việc khuyến khích, thách thức và lôi kéo chứ không phải là đẩy người ta tới mục tiêu. Vai trò của lãnh đạo là lôi cuốn, tiếp sức mạnh cho con người, động viên họ, thông qua sự thừa nhận chứ không phải là thưởng hay phạt. “Quyền lực” – nếu chúng ta muốn sử dụng từ này để chỉ sự ảnh hưởng mạnh mẽ của lãnh đạo- xuất phát từ phẩm chất cá nhân của người lãnh đạo. Lãnh đạo không nhất thiết phải giữ một cương vị quyền lực chính thức, Trang 9
  • 10. Khóa 31 tháng 8/2008 trong khi nhiều người giữ cương vị chính thức chưa hẳn đã thực hiện được sự lãnh đạo. Nguồn quyền lực khác nhau là một trong những sự phân biệt quan trọng giữa quản trị và lãnh đạo. Tách khỏi cương vị chính thức người ta có còn phục tùng nhà lãnh đạo hay không? Lãnh đạo thực sự tùy thuộc vào bạn là ai chứ không tùy thuộc vào bạn có cương vị và chức danh nào. 3.4Phát triển các phẩm chất cá nhân Quá trình quản trị nói chung cố gắng duy trì khoảng cách về xúc cảm. Nhà quản trị cố gắng cung cấp những câu trả lời, và giải quyết vấn đề. Cố gắng nhận thức rõ ràng về tổ chức. Chú trọng các năng lực chuyên môn. Tôn trọng các mệnh lệnh và tính tuân thủ. Lãnh đạo là một tập hợp các kỹ năng; nó tùy thuộc vào một số phẩm chất cá nhân tinh tế khó nhận thấy nhưng rất mạnh mẽ. Các phẩm chất ấy có thể bao gồm: lòng nhiệt tình, tính chính trực, lòng dũng cảm và khiêm tốn. Trước tiên, lãnh đạo tốt phải nổi bật với sự đam mê công việc thực sự, quan tâm đến con người chân thật. Người lãnh đạo giỏi là những người yêu những gì họ làm và muốn chia sẻ tình yêu đó với những người khác. Không giữ khoảng cách, trái lại, người lãnh đạo lại có ý định liên kết xúc cảm với người khác. Các mối liên kết xúc cảm có thể sẽ không thật thoải mái với nhà quản trị nhưng nó lại rất cần thiết để có sự lãnh đạo thật sự. Ở đâu có lãnh đạo, ở đó con người trở thành một phần của cộng đồng và họ cảm thấy rằng họ đang đóng góp điều gì đó có giá trị. Lãnh đạo cần dũng khí để chấp nhận lỗi lầm và những nghi ngại, chấp nhận rủi ro, lắng nghe và tin tưởng, học tập người khác.. Theo Frances Hesselbein thì việc phát triển các phẩm chất lãnh đạo có thể rất khó khăn. Abraham Zaleznik cho rằng các nhà lãnh đạo như “các phẩm chất cá nhân tái sinh” những người đấu tranh để phát triển cảm giác cái tôi thông qua thay đổi tâm lý và xã hội.15 Để có sự lãnh đạo, các nhà lãnh đạo phải biết họ là ai và họ tồn tại vì điều gì. Họ luôn để cho những người phục tùng biết họ kỳ vọng điều gì. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng con người thích tuân theo những cá nhân mà họ phụ thuộc, ngay cả khi họ bất đồng quan điểm hơn là đối với người mà họ đồng ý, những người thường xuyên thay đổi quan điểm và vị thế của mình.16 Một người lao động đã mô tả loại người mà họ phục tùng như sau: “giống như họ có một cây gậy găm vào điều quan tâm của mọi người đó, và cắm rễ trong lòng đất. Tôi có thể biết khi người nào đó có điều đó. Ấy là khi họ không phòng thủ, không ích kỷ, họ cởi mở, có khả năng pha trò và cười với nhau. Họ có thể chấp nhận một tình thế bất định và là tiêu điểm hội tụ. Họ đem đến cho tôi điều tốt đẹp nhất bằng cách làm cho tôi muốn tự mình quản lý theo cách thức tương tự. Tôi muốn là một phần trong thế giới của họ.”17 Những nhà lãnh đạo chân chính cần nhiều đến sự khôn ngoan ngoài các thế lực trong bản thân họ. Ví dụ, các nhà lãnh đạo hướng tới tinh thần cởi mở để đón nhận các ý tưởng mới chứ không phải là tâm hồn bảo thủ phê phán các ý tưởng mới. Những người lãnh đạo quan tâm đến người khác và tạo dựng các liên kết cá nhân hơn là duy trì khoảng cách về cảm xúc. Các nhà lãnh đạo lắng nghe và thấu hiểu những gì con người mong muốn và cần thiết hơn là nói những lời khuyên và mệnh lệnh. Các nhà lãnh đạo sẵn lòng chấp 15 46 16 47 17 48 Trang 10
  • 11. Khóa 31 tháng 8/2008 nhận trở thành những người không theo khuôn phép, không đồng ý và từ chối khi nó phục vụ cho những lợi ích lớn hơn, và chấp nhận không theo lề thói với người khác hơn là cố ép mọi người vào một quan điểm chung. Họ và những người khác vượt ra khỏi các ranh giới và định kiến, chấp nhận rủi ro, và lỗi lầm để học tập và phát triển. Hơn nữa, các nhà lãnh đạo thẳng thắn với bản thân và người khác đến mức có thể truyền cảm hứng về sự tin cậy. Họ đặt các chuẩn mực cao về tinh thàn bằng cách làm những công việc đúng chứ không phải theo các tiêu chuẩn được thiết lập bởi người khác. Lãnh đạo chấp nhận hạ thấp cá nhân, bởi các nhà lãnh đạo có thể bị xúc phạm, chấp nhận rủi ro, khởi xướng thay đổi nói chung sẽ chạm trán với sự chống đối. Sáng tạo kết quả Sự khác biệt cũng dễ nhận thấy giữa nhà quản trị và lãnh đạo là họ tạo ra hai kết quả khác biệt nhau. Các nhà quản trị duy trì một mức độ ổn định, có thể dự đoán trước, và thứ bậc thông qua một văn hóa hiệu quả. Các nhà quản trị tốt giúp cho tổ chức liên tục đạt được các kết quả ngắn hạn và đáp ứng các kỳ vọng của các bên hữu quan khác nhau. Trái lại, lãnh đạo tạo ra sự thay đổi trong một văn hóa có tính chính trực mà giúp cho tổ chức thịnh vượng trên một đoạn đường dài bằng việc khuyến khích tính cởi mở, trung thực, các quan hệ tích cực, và hướng vào dài hạn. Lãnh đạo khích lệ lòng can đảm để ra những quyết định khó khăn và không theo thông lệ mà đôi khi phải hy sinh các kết quả ngắn hạn. Lãnh đạo nghĩa là đòi hỏi và thách thức tình thế hiện tại, sao cho các chuẩn mực lỗi thời, không hữu ích và không có trách nhiệm xã hội phải được thay thế để đáp ứng với các thách thức mới. Lãnh đạo tốt có thể dẫn đến thay đổi cực kỳ giá trị, như sản phẩm dịch vụ mới, giành khách hàng mới hay bành trướng thị trường. Như vậy mặc dù quản trị tốt cần thiết để giúp tổ chức đáp ứng các cam kết hiện tại, nhưng lãnh đạo tốt lại cần thiết để dịch chuyển tổ chức đến tương lai. 4. SỰ TIẾN TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO Các lý thuyết lãnh đạo có thể phân thành 6 cách tiếp cận cơ bản được mô tả dưới đây. Nhiều ý tưởng trong số này vẫn có thể ứng dụng cho các nghiên cứu lãnh đạo ngày nay. 4.1 Các lý thuyết vĩ nhân. Đây là khởi tổ của quan niệm lãnh đạo. Các nghiên cứu cổ xưa nhất về lãnh đạo chấp nhận niềm tin rằng các nhà lãnh đạo (luôn là đàn ông) được sinh ra với diện mạo anh hùng quả cảm và các khả năng tự nhiên về sức mạnh và ảnh hưởng. Trong các tổ chức, các hoạt động xã hội, tôn giáo, chính phủ và quân đội, lãnh đạo được quan niệm như là một “Vĩ nhân”. Họ sắp đặt mọi thứ với nhau và ảnh hưởng đến những người khác để họ phục tùng, và thường dựa trên sức mạnh của việc thừa kế, các phẩm chất và khả năng. 4.2Cách tiếp cận diện mạo. Cách tiếp cận này cho rằng có những phẩm chất hơn người nằm bên trong những người lãnh đạo. Các nghiên cứu từ những năm 1920 cố gắng tìm xem các nhà lãnh đạo có các đặc tính hay diện mạo đặc biệt hay không, chẳng hạn như trí thông minh, chiều cao, nghị lực, phân biệt họ với những người không lãnh đạo và đã thành công. Thiết nghĩ nếu diện mạo có thể xác định, thì có thế sẽ dự kiến trước được người lãnh đạo, và thậm chí có thể huấn luyện. Mặc dù, vẫn chưa rõ ràng trong việc chỉ ra danh mục các đặc tính, diện mạo luôn bảo đảm cho thành công, song mối quan tâm về các đặc tính lãnh đạo vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Trang 11
  • 12. Khóa 31 tháng 8/2008 4.3 Các tiếp cận hành vi. Đầu những năm 1950, những thất bại trong việc nhận diện tập hợp các diện mạo chung đã khiến các nhà nghiên cứu chuyển hướng tăng cường tìm kiếm các hành vi của nhà lãnh đạo, xem họ đã làm gì hơn là xem họ là ai.18 Một hướng nghiên cứu tập trung vào những gì các nhà lãnh đạo làm việc với công việc, liên quan đến các hoạt động quản trị, vai trò và trách nhiệm. Các nghiên cứu này đã được mở rộng để cố xác định cách thức phân biệt các nhà lãnh đạo hữu hiệu với các nhà lãnh đạo không hữu hiệu trên phương diện hành vi. Các nhà nghiên cứu quan sát cách thức mà một người lãnh đạo làm với những người phục tùng – chẳng hạn họ độc đoán hay dân chủ trong cách tiếp cận, và mối tương quan của cách tiếp cận này với các nhà lãnh đạo hữu hiệu và không hữu hiệu. 4.4Cách tiếp cận Ngẫu nhiên Một hướng nghiên cứu tiếp theo cách tiếp cận hành vi là xem xét các biến số bối cảnh và tình huống có thể ảnh hưởng đến hành vi lãnh đạo. Ý tưởng cơ bản của các lý thuyết ngẫu nhiên là các nhà lãnh đạo có thể phân tích tình thế của họ và điều chỉnh hành vi thích hợp để cải thiện hiệu lực lãnh đạo. Các biến số tình huống bao gồm các đặc tính của những người phục tùng, các đặc tính của môi trường làm việc và các nhiệm vụ người phục tùng, cũng như môi trường bên ngoài. Thuyết ngẫu nhiên, đôi khi được gọi là thuyết tình thế, nhấn mạnh rằng lãnh đạo không thể hiểu tách bạch với các yếu tố khác của nhóm hay của tổ chức. 4.5 Các thuyết ảnh hưởng. Các thuyết này xem xét các quá trình ảnh hưởng giữa lãnh đạo và người phục tùng. Chủ đề chính của nghiên cứu là người lãnh đạo có uy tín, ám chỉ lãnh đạo không dựa trên quyền lực chính thức hay cương vị mà đúng hơn là nhờ vào các phẩm chất, nhân cách uy tín của nhà lãnh đạo. Các lý thuyết về uy tín lãnh đạo cố gắng chỉ ra cách thức hành xử của nhà lãnh đạo, cách thức phân biệt họ với người khác, và các điều kiện tạo nên lãnh đạo uy tín. Lĩnh vực liên quan của nghiên cứu là viễn cảnh lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo ảnh hưởng đến con người để thay đổi bằng việc cung cấp một viễn cảnh tương lai đầy cảm hứng. 4.6Các lý thuyết quan hệ. Từ cuối những năm 1970 nhiều ý tưởng về lãnh đạo đã tập trung vào khía cạnh hợp lý. Đó là cách thức các nhà lãnh đạo và người phục tùng tương tác và gây ảnh hưởng lẫn nhau. Không phải người lãnh đạo điều gì người phục tùng, mà lãnh đạo được xem như một quá trình liên quan mà gắn bó đầy ý nghĩa giữa tất cả những người tham gia và cho phép mỗi người đóng góp để đạt được viễn cảnh. Mối liên giữa con người được xem như khía cạnh quan trọng nhất của hiệu lực lãnh đạo.19 Lý thuyết quan hệ quan trọng nhất là lãnh đạo chuyển hóa. Lãnh đạo chuyển hóa phát triển những người phục tùng thành các nhà lãnh đạo và dẫn đến thay đổi quan trọng nhờ 18 49 19 50 Trang 12
  • 13. Khóa 31 tháng 8/2008 nâng các nhà lãnh đạo và người phục tùng lên những mức độ động viên và đạo đức cao hơn.20 Lý thuyết lãnh đạo đày tớ nghĩa là người lãnh đạo trước hết và trên hết là người phục vụ người khác chứ không phải là quản lý, kiểm soát người khác. Người lãnh đạo đầy tớ đặt mong muốn và lợi ích của người khác lên trên mong muốn và lợi ích của chính mình.21 Chủ đề quan hệ quan trọng khác bao gồm các phẩm chất cá nhân mà các nhà lãnh đạo cần để tạo dựng các quan hệ hữu hiệu như trí tuệ xúc cảm, tư duy lãnh đạo, liêm chính, các chuẩn mực cao về đạo đức, dũng khí cá nhân. Hơn nữa, các nhà lãnh đạo tạo dựng quan hệ thông qua động viên, trao quyền, truyền thông lãnh đạo, lãnh đạo nhóm, bao quát sự đa dạng 4.7 Các lý thuyết lãnh đạo mới phát sinh Các yếu tố của mỗi cách tiếp cận chúng ta vừa thảo luận vẫn có thể áp dụng đến ngày nay. Tuy nhiên, với sự quá độ đến mô hình mới như đã nói đến, các ý tưởng mới đang phát sinh. Hiểu biết về thế giới như “sự hỗn loạn, luôn thay đổi, rủi ro và luôn thách thức” đang được chuyển thành các quan niệm mới về ý nghĩa của người lãnh đạo. Trên quan điểm này, thúc đẩy sự thay đổi là khía cạnh quan trọng của cương vị lãnh đạo. Lãnh đạo sự thay đổi luôn là bộ phận chủ yếu của lãnh đạo, nhưng nhiều học thuyết trước đây đã ít chú ý đến hành vi thay đổi. Với môi trường không thể dự kiến trước của thế kỷ 21, sự chú ý đã chuyển sang cách thức mà những nhà lãnh đạo tạo ra sự thay đổi trong những người phục tùng và tổ chức để đáp ứng và bắt kịp nhịp thay đổi của môi trường. Thích nghi với một thế giới hỗn độn, các nhà lãnh đạo phấn đấu tạo ra những tổ chức trong đó mỗi người gắn bó mật thiết vào việc nhận diện và giải quyết các vấn đề nhờ đó tổ chức phát triển và thay đổi đáp ứng với các thách thức mới. Không phải là quản lý và kiểm soát người khác, các nhà lãnh đạo làm việc với mọi người để tạo ra một viễn cảnh cùng được chia sẻ, và định dạng các giá trị văn hóa cần thiết để đạt được viễn cảnh ấy. Cũng không phải nhờ vào kiểm soát trực tuyến, các nhà lãnh đạo xây dựng toàn bộ tổ chức như là các cộng đồng mục đích và định hướng được chia sẻ. 4.8 Lãnh đạo một nghệ thuật và khoa học Chúng ta đã biết rằng khái niệm lãnh đạo đã tiến triển qua rất nhiều các quan niệm khác nhau và liên tục thay đổi. Thực tiễn ngày nay cho thấy các cách thức cũ không còn tác dụng nữa, trong khi những cách thức mới chỉ vừa phát sinh. Có thể có một cuốn sách hay một lớp học nào giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo tốt hơn hay không? Câu trả lời là không. Bởi điều quan trọng cần nhớ là lãnh đạo vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật. Nó là một nghệ thuật bởi nhiều kỹ năng và phẩm chất lãnh đạo không thể học được từ một cuốn sách. Lãnh đạo lấy từ thực tế và trải nghiệm, cũng như khai thác và phát triển cá nhân mãnh liệt. Tuy nhiên, lãnh đạo cũng là một khoa học, bởi vì ngày càng nhiều các kiến thức và sự thật khách quan mô tả quá trình lãnh đạo và cách thức sử dụng các kỹ năng lãnh đạo để đạt được mục tiêu tổ chức. Kiến thức về nghiên cứu lãnh đạo giúp người ta phân tích các tình huống theo nhiều góc độ khác nhau và học cách lãnh đạo hữu hiệu hơn. Bằng việc khai thác lãnh đạo trong cả kinh doanh lẫn xã hội chúng ta sẽ nhận được một sự hiểu biết về tầm quan trọng của lãnh 20 51 21 52 Trang 13
  • 14. Khóa 31 tháng 8/2008 đạo với thành công của một tổ chức, cũng như những khó và thách thức ở cương vị lãnh đạo. Nghiên cứu lãnh đạo cúng có thể dấn đến sự khám phá các khả năng mà chính bạn cũng chưa từng biết. Nghiên cứu lãnh đạo cho bạn kỹ năng để bạn có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều người chưa từng thử trở thành lãnh đạo bởi vì họ không có hiểu biết về những gì người lãnh đạo phải làm. Bạn có thể ràn luyện để trở thành lãnh đạo trên cả phương diện khoa học lẫn nghệ thuật. Trang 14
  • 15. Khóa 31 tháng 8/2008 ĐÁNH GÍA TIỀM NĂNG CUAE BẠN Bạn có thể đánh giá tiềm năng lãnh đạo của chính bản thân mình bởi cách hoàn thành bảng câu hỏi tự đánh giá của lãnh đạo. Tiềm năng lãnh đạo của bạn Các câu hỏi 1-6: Về bạn hiện nay Câu 7-22 Bạn như thế nào nếu bạn đứng đầu một bộ phận lớn trong một công ty. Câu trả lời đúng /không để cho biết mục mô tả bạn một cách chính xác hay bạn muốn cố thực hiện mỗi hành động Hiện nay 1. Khi bạn có một số công việc hay các bài tập về nhà, bạn có thiết lập các ưu tiên hay tổ chức công việc để thực hiện đúng hạn không? ……. 2. Khi có những bất đồng nghiêm trọng, bạn có dừng lại đó và tranh luận đến khi nó được giải quyết hoàn toàn không? …… 3. Bạn có thích ngồi trước máy tính hơn là bỏ nhiều thời gian cho mọi người không?........ 4. Bạn có lôi kéo người khác trong các hành động hay khi có các tranh luận không?..... 5. Bạn có biết viễn cảnh dài hạn cho nghề nghiệp của mình, gia đình mình và các hoạt động khác?.... 6. Khi giải quyết vấn đề bạn có thích phân tích mọi việc, và nhờ một nhóm người thực hiện nó hay không?....... Nếu đứng đầu bộ phận 7. Bạn có giúp các thuộc cấp làm rõ các mục tiêu và cách thức đạt được các mục tiêu đó không?..... 8. Bạn có cho mọi người thấy ý nghĩa của sứ mệnh hay mục đích cao hơn không?..... 9. Bạn có làm các công việc xảy ra đúng thời gian không?...... 10. Bạn có theo dõi các cơ hội sản phẩm hay dịch vụ mới không?....... 11. Bạn có sử dụng các chính sách và thủ tục như là những chỉ dẫn để giải quyết vấn đề hay không?.... 12. Bạn có thúc đẩy các giá trị và niềm tin độc đáo không?...... 13. Bạn có sử dụng các phần thưởng tiền bạc với các thành tích cao từ thuộc cấp không?...... 14. Bạn có truyền cảm hứng tin cậy từ mọi người trong tổ chức không?..... 15. Bạn có một mình làm các công việc quan trọng không?....... 16. Bạn có gợi ra các cách thức mới và độc đáo để thực hiện các công việc không?..... 17. Bạn có tin cậy mọi người làm tốt công việc của họ không?..... 18. Bạn có diễn đạt bằng lời các giá trị cao hơn mà bạn và tổ chức theo đuổi không?..... 19. Bạn có thiết lập các thủ tục để giúp bộ phận mình làm việc trôi chảy không?..... 20. Bạn có đặt câu hỏi “tại sao” về mọi thứ để động viên người khác?...... 21. Bạn có thiết lập các giới hạn hợp lý cho các tiếp cận mới không?...... 22. Bạn có biểu thị sự không khuôn phép xã hội như là một cách để thúc đẩy thay đổi không?...... Tính điểm và giải thích. Đếm các câu trả lời “có” cho các câu số chẵn và các câu hỏi lẻ. So sánh hai con số này. Các câu chẵn thể hiện hành vi và hoạt động đặc trưng của lãnh đạo. các nhà lãnh đạo có những cá tính liên quan đến ý tưởng, giá trị, viễn cảnh, và thay đổi. Họ thường sử dụng cách tiếp cận trực giác để phát triển các ý tưởng mới mẻ và tìm kiếm các hướng mới cho bộ phận và tổ chức. Các câu lẻ được xem như là các hoạt động đặc trưng quản trị hơn. Các nhà quản trị đáp ứng các vấn đề tổ chức theo cách vô tính hơn, ra quyết định hợp lý và làm việc vì sự ổn định và hiểu quả. Nếu bạn trả lời “có” nhiều hơn ở các câu chẵn bạn có các phẩm chất của nhà lãnh đạo tiềm tàng. Ngược lại bạn sẽ có phẩm chất quản trị mạnh hơn. Các phẩm chất lãnh đạo có thể phát triển hay cải thiện với nhận thức và kinh nghiệm. Trang 15