SlideShare a Scribd company logo
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DẠY HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
1. Một số vấn đề chung về năng lực
1.1. Năng lực, năng lực người học
Phạm trù năng lực thường được hiểu theo những cách khác nhau và mỗi cách hiểu
có những thuật ngữ tương ứng:
(1) Năng lực (Capacity/Ability) hiểu theo nghĩa chung nhất là khả năng (hoặc tiềm
năng) mà cá nhân thể hiện khi tham gia một hoạt động nào đó ở một thời điểm nhất định.
Chẳng hạn, khả năng giải toán, khả năng nói tiếng Anh, ... thường được đánh giá bằng
các trắc nghiệm trí tuệ (ability tests);
(2) Năng lực (Compentence) thường gọi là năng lực hành động: là khả năng thực
hiện hiệu quả một nhiệm vụ/một hành động cụ thể, liên quan đến một lĩnh vực nhất định
dựa trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và sự sẵn sàng hành động.
Năng lực hành động (Compentence): là “khả năng vận dụng những kiến thức, kinh
nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả
trong các tình huống đa dạng của cuộc sống” (Québec- Ministere de l’Education, 2004);
Người học có năng lực hành động về một loại/lĩnh vực hoạt động nào đó cần hội
đủ các dấu hiệu cơ bản sau:
• Có kiến thức hay hiểu biết hệ thống/chuyên sâu về loại/lĩnh vực hoạt động đó.
• Biết cách tiến hành hoạt động đó hiệu quả và đạt kết quả phù hợp với mục đích
(bao gồm xác định mục tiêu cụ thể, cách thức/phương pháp thực hiện hành
động/ lựa chọn được các giải pháp phù hợp,... và cả các điều kiện, phương tiện
để đạt mục đích).
• Hành động có kết quả, ứng phó linh hoạt, hiệu quả trong những điều kiện mới,
không quen thuộc.
Từ các cách hiểu trên, có nhiều định nghĩa khác nhau về Năng lực (NL). Ví
dụ:
Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện
thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể” (OECD, 2002).
Năng lực được xây dựng trên cơ sở tri thức, thiết lập qua giá trị, cấu trúc
như là các khả năng, hình thành qua trải nghiệm/củng cố qua kinh nghiệm, hiện thực
hóa qua ý chí (John Erpenbeck 1998).
Năng lực là các khả năng và kỹ năng nhận thức vốn có ở cá nhân hay có thể
học được… để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực cũng hàm chứa
trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể sử
dụng một cách thành công và có trách nhiệm các giải pháp… trong những tình huống
thay đổi (Weinert, 2001).
Năng lực của người học là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ
năng, thái độ... phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý
vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt
ra cho chính các em trong cuộc sống (Nguyễn Công Khanh, 2013).
Năng lực của HS là một cấu trúc động (trừu tượng), có tính mở, đa thành tố, đa
tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kỹ năng,... mà cả niềm tin,
giá trị, trách nhiệm xã hội... thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của các em trong
môi trường học tập phổ thông và những điều kiện thực tế đang thay đổi của xã hội.
1.2. Cấu trúc của năng lực
Khái niệm năng lực hành động (competence) và khái niệm kỹ năng (skills) không
có sự tương đồng. Kỹ năng chỉ được định nghĩa như là khả năng thực hiện dễ dàng, chính
xác một hành động có tính phức hợp và khả năng thích ứng trong các điều kiện đang thay
đổi. Trong khi năng lực hành động được định nghĩa như là một khái niệm định hướng
theo chức năng, một hệ thống phức hợp hơn, toàn diện hơn, có sự kết hợp của nhiều thành
tố như các khả năng nhận thức, kĩ năng, thái độ và chứa cả các thành phần phi nhận thức
như động cơ, xúc cảm, giá trị, đạo đức... trong một bối cảnh có ý nghĩa. Cấu trúc
của năng lực được trình bày trong sơ đồ 11
: vòng tròn nhỏ ở tâm là năng lực (định hướng
theo chức năng); vòng tròn giữa bao quanh vòng trong nhỏ là các thành tố của năng lực:
kiến thức, các khả năng nhận thức, các khả năng thực hành/năng khiếu, thái độ, xúc cảm,
giá trị, đạo đức, động cơ; vòng tròn ngoài là bối cảnh (điều kiện/hoàn cảnh có ý nghĩa).
Sơ đồ 1: Định hướng chức năng và cấu trúc đa thành tố của năng lực
VD: Năng lực sử dụng ngôn ngữ thường gồm các năng lực thành phần như đọc
hiểu, nghe hiểu, nói, viết... định hướng thực hiện chức năng giao tiếp, tư duy, kết nối
trong nó cả thái độ và các thành tố khác như xúc cảm, giá trị, niềm tin... trong một bối
cảnh có ý nghĩa (VD: học tập trên lớp).
1
T. Lobanova, Yu. Shunin. Competence-based education - A common European strategy. Computer Modelling
and New Technologies, 2008, Vol.12, No.2, p 48.
Như vậy năng lực không phải là cấu trúc bất biến, mà là một cấu trúc động (trừu
tượng), có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức,
kỹ năng,... mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội... thể hiện ở tính sẵn sàng hành động
trong những điều kiện thực tế, hoàn cảnh thay đổi.
1.3. Năng lực của học sinh
Năng lực của học sinh là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng,
thái độ... phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện
thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em
trong cuộc sống.
Từ định nghĩa này, có 3 dấu hiệu quan trọng cần được giáo viên, phụ huynh lưu
ý:
 Năng lực của học sinh phổ thông không chỉ là khả năng tái hiện tri thức, thông
hiểu tri thức, kỹ năng học được..., mà quan trọng là khả năng hành động, ứng
dụng/vận dụng tri thức, kỹ năng học được để giải quyết những vấn đề của cuộc
sống đang đặt ra với chính các em.
 Năng lực của học sinh không chỉ là vốn kiến thức, kỹ năng, thái độ sống phù hợp
với lứa tuổi mà là sự kết hợp hài hòa của cả 3 yếu tố này thể hiện ở khả năng hành
động (thực hiện) hiệu quả, muốn hành động và sẵn sàng hành động đạt mục đích
đề ra (gồm động cơ, ý chí, tự tin, trách nhiệm xã hội...).
 Năng lực của học sinh được hình thành, phát triển trong quá trình thực hiện các
nhiệm vụ học tập ở trong lớp học và ngoài lớp học. Nhà trường được coi là môi
trường giáo dục chính thống giúp học sinh hình thành những năng lực chung, năng
lực chuyên biệt phù hợp với lứa tuổi, song đó không phải là nơi duy nhất. Những
môi trường khác như: gia đình, cộng đồng,... cùng góp phần bổ sung và hoàn thiện
các năng lực của các em.
2.1.4. Hệ thống năng lực chung
Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm
việc bình thường trong xã hội.
Năng lực này được hình thành và phát triển do nhiều môn học, liên quan đến
nhiều môn học. Vì thế có nước gọi là năng lực xuyên chương trình. Mỗi năng lực
chung cần: a) Góp phần tạo nên kết quả có giá trị cho xã hội và cộng đồng; b) Giúp
cho các cá nhân đáp ứng được những đòi hỏi của một bối cảnh rộng lớn và phức
tạp; c) Chúng có thể không quan trọng với các chuyên gia, nhưng rất quan trọng
với tất cả mọi người.
Chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam sau 2015, sẽ được cấu trúc theo
định hướng phát triển năng lực. Theo Đỗ Ngọc Thống và nhóm tác giả (2014), dự thảo
chương trình giáo dục phổ thông mới2
đã tạm xác định các năng lực chung cốt lõi của
học sinh khi kết thúc chương trình giáo dục phổ thông là:
- Năng lực học tập (tự học, học suốt đời)
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
- Năng lực tự quản lý, phát triển bản thân
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tính toán.
Các năng lực
chung
Biểu hiện
1. Nănglực tựhọc a) Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt
được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện.
b) Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nề nếp; thực
hiện các cách học: Hình thành cách ghi nhớ của bản thân; phân
tích nhiệm vụ học tập để lựa chọn được các nguồn tài liệu đọc phù
hợp: các đề mục, các đoạn bài ở sách giáo khoa, sách tham khảo,
internet; lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt với đề
cương chi tiết, bằng bản đồ khái niệm, bảng, các từ khóa; ghi chú
bài giảng của GV theo các ý chính; tra cứu tài liệu ở thư viện nhà
trường theo yêu cầu của nhiệm vụ học tập.
c) Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi
thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua lời góp ý của GV, bạn
bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn
trong học tập.
2. Năng lực giải
quyết vấn đề
a) Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được
tình huống có vấn đề trong học tập.
2
Đỗ Ngọc Thống và nhóm tác giả (2014). Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam, sau 2015.
b) Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn
đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.
c) Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp
hay không phù hợp của giải pháp thực hiện.
3. Năng lực
sáng tạo
a) Đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng; xác định và
làm rõ thông tin, ý tưởng mới; phân tích, tóm tắt những thông tin
liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.
b) Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề
xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù
hợp; so sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất.
c) Suy nghĩ và khái quát hoá thành tiến trình khi thực hiện một công
việc nào đó; tôn trọng các quan điểm trái chiều; áp dụng điều đã biết
vào tình huống tương tự với những điều chỉnh hợp lý.
d) Hứng thú, tự do trong suy nghĩ; chủ động nêu ý kiến; không
quá lo lắng về tính đúng sai của ý kiến đề xuất; phát hiện yếu tố
mới, tích cực trong những ý kiến khác.
4. Năng lực tự
quản lý
a) Nhận ra được các yếu tố tác động đến hành động của bản thân
trong học tập và trong giao tiếp hàng ngày; kiềm chế được cảm
xúc của bản thân trong các tình huống ngoài ý muốn.
b) Ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình; xây dựng và thực
hiện được kế hoạch nhằm đạt được mục đích; nhận ra và có ứng
xử phù hợp với những tình huống không an toàn.
c) Tự đánh giá, tự điều chỉnh những hành động chưa hợp lý của
bản thân trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày.
d) Đánh giá được hình thể của bản thân so với chuẩn về chiều cao,
cân nặng; nhận ra được những dấu hiệu thay đổi của bản thân
trong giai đoạn dậy thì; có ý thức ăn uống, rèn luyện và nghỉ ngơi
phù hợp để nâng cao sức khoẻ; nhận ra và kiểm soát được những
yếu tố ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và tinh thần trong môi trường
sống và học tập.
5. Năng lực
giao tiếp
a) Bước đầu biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò
quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp;
b) Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp; nhận ra được bối
cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp;
c) Diễn đạt ý tưởng một cách tự tin; thể hiện được biểu cảm phù
hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp.
6. Năng lực
hợp tác
a) Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao các nhiệm
vụ; xác định được loại công việc nào có thể hoàn thành tốt nhất
bằng hợp tác theo nhóm với quy mô phù hợp;
b) Biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công việc
cụ thể; phân tích nhiệm vụ của cả nhóm để nêu được các hoạt động
phải thực hiện, trong đó tự đánh giá được hoạt động mình có thể đảm
nhiệm tốt nhất để tự đề xuất cho nhóm phân công;
c) Nhận biết được đặc điểm, khả năng của từng thành viên cũng
như kết quả làm việc nhóm; dự kiến phân công từng thành viên
trong nhóm các công việc phù hợp;
d) Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp
ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; chia sẻ, khiêm tốn học hỏi
các thành viên trong nhóm;
e) Biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hoạt động chung của
nhóm; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm.
7. Năng lực sử
dụng công nghệ
a) Sử dụng đúng cách các thiết bị ICT để thực hiện các nhiệm vụ
cụ thể; nhận biết các thành phần của hệ thống ICT cơ bản; sử
dụng được các phần mềm hỗ trợ học tập thuộc các lĩnh vực khác
thông tin và
truyền thông
nhau; tổ chức và lưu trữ dữ liệu vào các bộ nhớ khác nhau, tại
thiết bị và trên mạng.
b) Xác định được thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ học tập; tìm
kiếm được thông tin với các chức năng tìm kiếm đơn giản và tổ chức
thông tin phù hợp; đánh giá sự phù hợp của thông tin, dữ liệu đã tìm
thấy với nhiệm vụ đặt ra; xác lập mối liên hệ giữa kiến thức đã biết với
thông tin mới thu thập được và dùng thông tin đó để giải quyết các
nhiệm vụ học tập và trong cuộc sống;
8. Năng lực sử
dụng ngôn ngữ
a) Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các bài đối
thoại, chuyện kể, lời giải thích, cuộc thảo luận; nói chính xác, đúng
ngữ điệu và nhịp điệu, trình bày được nội dung chủ đề thuộc
chương tŕnh học tập; đọc hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết
các văn bản, tài liệu ngắn; viết đúng các dạng văn bản về những chủ
đề quen thuộc hoặc cá nhân ưa thích; viết tóm tắt nội dung chính
của bài văn, câu chuyện ngắn;
b) Phát âm đúng nhịp điệu và ngữ điệu; hiểu từ vựng thông dụng được thể
hiện trong hai lĩnh vực khẩu ngữ và bút ngữ, thông qua các ngữ cảnh có
nghĩa; phân tích được cấu trúc và ý nghĩa giao tiếp của các loại câu trần
thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu cảm thán, câu khẳng định, câu phủ
định, câu đơn, câu ghép, câu phức, câu điều kiện;
c) Đạt năng lực bậc 2 về 1 ngoại ngữ
9. Năng lực
tính toán
a) Sử dụng được các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa,
khai căn) trong học tập và trong cuộc sống; hiểu và có thể sử dụng
các kiến thức, kĩ năng về đo lường, ước tính trong các tình huống
quen thuộc.
b) Sử dụng được các thuật ngữ, kí hiệu toán học, tính chất các số
và của các hình hình học; sử dụng đýợc thống kê toán học trong
học tập và trong một số tình huống đơn giản hàng ngày; hình
dung và có thể vẽ phác hình dạng các đối tượng, trong môi
trường xung quanh, nêu được tính chất cơ bản của chúng.
c) Hiểu và biểu diễn được mối quan hệ toán học giữa các yếu tố
trong các tình huống học tập và trong đời sống; bước đầu vận
dụng được các bài toán tối ưu trong học tập và trong cuộc sống;
biết sử dụng một số yếu tố của lôgic hình thức để lập luận và diễn
đạt ý tưởng.
d) Sử dụng được các dụng cụ đo, vẽ, tính; sử dụng được máy tính
cầm tay trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày; bước
đầu sử dụng máy vi tính để tính toán trong học tập.
Đây là cơ sở ban đầu cho hoạt động xây dựng và phát triển chương trình các môn học cụ
thể, phát triển chương trình nhà trường, nối kết các kiến thức, giúp người học hình thành
năng lực cần thiết ở đầu ra.
2. Phân biệt chương trình giáo dục định hướng nội dung dạy học và định hướng năng
lực
2.1. Chương trình giáo dục định hướng nội dung dạy học
Chương trình dạy học truyền thống có thể gọi là chương trình giáo dục ”định
hướng nội dung” dạy học hay ”định hướng đầu vào” (điều khiển đầu vào). Đặc điểm cơ
bản của chương trình giáo dục định hướng nội dung là chú trọng việc truyền thụ hệ thống
tri thức khoa học theo các môn học đã được quy định trong chương trình dạy học. Những
nội dung của các môn học này dựa trên các khoa học chuyên ngành tương ứng. Người ta
chú trọng việc trang bị cho người học hệ thống tri thức khoa học khách quan về nhiều lĩnh
vực khác nhau.
Tuy nhiên chương trình giáo dục định hướng nội dung chưa chú trọng đầy đủ đến
chủ thể người học cũng như đến khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống
thực tiễn. Mục tiêu dạy học trong chương trình định hướng nội dung được đưa ra một cách
chung chung, không chi tiết và không nhất thiết phải quan sát, đánh giá được một cách cụ
thể nên không đảm bảo rõ ràng về việc đạt được chất lượng dạy học theo mục tiêu đã đề
ra. Việc quản lý chất lượng giáo dục ở đây tập trung vào ”điều khiển đầu vào” là nội dung
dạy học.
Ưu điểm của chương trình dạy học định hướng nội dung là việc truyền thụ cho
người học một hệ thống tri thức khoa học và hệ thống. Tuy nhiên ngày nay chương trình
dạy học định hướng nội dung không còn thích hợp, trong đó có những nguyên nhân sau:
- Ngày nay, tri thức thay đổi và bị lạc hậu nhanh chóng, việc quy định cứng nhắc
những nội dung chi tiết trong chương trình dạy học dẫn đến tình trạng nội dung chương
trình dạy học nhanh bị lạc hậu so với tri thức hiện đại. Do đó việc rèn luyện phương pháp
học tập ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị cho con người có khả năng
học tập suốt đời.
- Chương trình dạy học định hướng nội dung dẫn đến xu hướng việc kiểm tra đánh
giá chủ yếu dựa trên việc kiểm tra khả năng tái hiện tri thức mà không định hướng vào
khả năng vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn.
- Do phương pháp dạy học mang tính thụ động và ít chú ý đến khả năng ứng dụng
nên sản phẩm giáo dục là những con người mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng
tạo và năng động. Do đó chương trình giáo dục này không đáp ứng được yêu cầu ngày
càng cao của xã hội và thị trường lao động đối với người lao động về năng lực hành động,
khả năng sáng tạo và tính năng động.
2.2. Chương trình giáo dục định hướng năng lực
Chương trình giáo dục định hướng năng lực (định hướng phát triển năng lực) nay
còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của
thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng năng
lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học.
Giáo dục định hướng năng nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực
hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng
tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải
quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò
của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức.
Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng
năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là ”sản phẩm cuối cùng”
của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển ”đầu
vào” sang ”điều khiển đầu ra”, tức là kết quả học tập của HS.
Chương trình dạy học định hướng năng lực không quy định những nội dung dạy
học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo dục, trên
cở sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức
và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học tức là đạt
được kết quả đầu ra mong muốn. Trong chương trình định hướng năng lực, mục tiêu học
tập, tức là kết quả học tập mong muốn thường được mô tả thông qua hệ thống các năng
lực (Competency). Kết quả học tập mong muốn được mô tả chi tiết và có thể quan sát,
đánh giá được. HS cần đạt được những kết quả yêu cầu đã quy định trong chương trình.
Việc đưa ra các chuẩn đào tạo cũng là nhằm đảm bảo quản lý chất lượng giáo dục theo
định hướng kết quả đầu ra.
Ưu điểm của chương trình giáo dục định hướng năng lực là tạo điều kiện quản lý
chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của HS. Tuy
nhiên nếu vận dụng một cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học thì có
thể dẫn đến các lỗ hổng tri thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức. Ngoài ra chất lượng
giáo dục không chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra mà còn phụ thuộc quá trình thực hiện.
Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, khái niệm năng lực
được sử dụng như sau:
- Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: mục tiêu dạy học được
mô tả thông qua các năng lực cần hình thành;
- Trong các môn học, những nội dung và hoạt động cơ bản được liên kết với nhau
nhằm hình thành các năng lực;
- Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn...;
- Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức độ
quan trọng và cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động và hành động dạy học về mặt
phương pháp;
- Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tình huống:
ví dụ như đọc một văn bản cụ thể ... Nắm vững và vận dụng được các phép tính cơ bản;
- Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên môn tạo thành nền tảng chung
cho công việc giáo dục và dạy học;
- Mức độ đối với sự phát triển năng lực có thể được xác định trong các chuẩn: Đến
một thời điểm nhất định nào đó, HS có thể/phải đạt được những gì?
Sau đây là bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng nội
dung và chương trình định hướng năng lực:
Chương trình định hướng
nội dung
Chương trình định hướng
năng lực
Mục tiêu
giáo dục
Mục tiêu dạy học được mô tả
không chi tiết và không nhất
thiết phải quan sát, đánh giá
được
Kết quả học tập cần đạt được mô tả
chi tiết và có thể quan sát, đánh giá
được; thể hiện được mức độ tiến bộ
của HSmột cách liên tục
Nội dung
giáo dục
Việc lựa chọn nội dung dựa vào các
khoa học chuyên môn, không gắn
với các tình huống thực tiễn. Nội
dung được quy định chi tiết trong
chương trình.
Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được
kết quả đầu ra đã quyđịnh, gắn với các
tình huống thực tiễn. Chương trình chỉ
quy định những nội dung chính, không
quy định chi tiết.
Phương
pháp
dạy học
GV là người truyền thụ tri thức,
là trung tâm của quá trình dạy
học. HS tiếp thu thụ động những
tri thức được quy định sẵn.
- GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ
HS tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức.
Chú trọng sự phát triển khả năng giải
quyết vấn đề, khả năng giao tiếp,…;
- Chú trọng sử dụng các quan điểm,
phương pháp và kỹthuật dạyhọc tích cực;
cácphươngphápdạyhọc thínghiệm,thực
hành
Hình
thức dạy
học
Chủ yếu dạy học lý thuyết trên
lớp học
Tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú
ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,
nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng
tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và
học
Đánh giá
kết quả
học tập
của HS
Tiêu chí đánh giá được xây dựng
chủ yếu dựa trên sự ghi nhớ và tái
hiện nội dung đã học.
Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra,
có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học
tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các
tình huống thực tiễn.
3. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của HS
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực
hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề
gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí
tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới
quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát
triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các
môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng
lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học các môn học
thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là:
- Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát
triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin,...),
trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.
- Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc
thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng
phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với
sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
- Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học.
Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ
chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn
bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng
thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học.
- Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định.
Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và
phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên được thể hiện qua bốn đặc trưng
cơ bản sau:
(i) Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp học sinh
tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức
được sắp đặt sẵn. Theo tinh thần này, giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh
tiến hành các hoạt động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận
dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn,...
(ii) Chú trọng rèn luyện cho học sinh những tri thức phương pháp để họ biết cách
đọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có,
biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới,... Các tri thức phương pháp
thường là những quy tắc, quy trình, phương thức hành động, tuy nhiên cũng cần coi
trọng cả các phương pháp có tính chất dự đoán, giả định (ví dụ: các bước cân bằng
phương trình phản ứng hóa học, phương pháp giải bài tập toán học,...). Cần rèn luyện
cho học sinh các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá,
tương tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo của họ.
(iii) Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm
“tạo điều kiện cho học sinh nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”.
Điều đó có nghĩa, mỗi học sinh vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt
chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới. Lớp học trở
thành môi trường giao tiếp thầy – trò và trò – trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh
nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.
(iv) Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình
dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển
kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo
lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm
được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.
4. Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học
4.1. Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống
Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập luôn
là những phương pháp quan trọng trong dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học không
có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu
bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Để nâng
cao hiệu quả của các phương pháp dạy học này người giáo viên trước hết cần nắm
vững những yêu cầu và sử dung thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị
cũng như tiến hành bài lên lớp, chẳng hạn như kỹ thuật mở bài, kỹ thuật trình bày, giải
thích trong khi thuyết trình, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm
thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học
truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền
thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học mới, đặc biệt là những phương
pháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh. Chẳng hạn
có thể tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh trong thuyết trình, đàm thoại
theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề.
4.2. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học
Không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội
dung dạy học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhựơc điểm và
giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức
dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính
tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi
và dạy học cá thể là những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi
một hình thức có những chức năng riêng. Tình trạng độc tôn của dạy học toàn lớp và
sự lạm dụng phương pháp thuyết trình cần được khắc phục, đặc biệt thông qua làm
việc nhóm.
Trong thực tiễn dạy học ở trường trung học hiện nay, nhiều giáo viên đã cải tiến
bài lên lớp theo hướng kết hợp thuyết trình của giáo viên với hình thức làm việc nhóm,
góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Tuy nhiên hình thức làm việc
nhóm rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen
kẽ trong bài thuyết trình, mà còn có những hình thức làm việc nhóm giải quyết những
nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học, sử dụng những phương pháp
chuyên biệt như phương pháp đóng vai, nghiên cứu trường hợp, dự án. Mặt khác, việc
bổ sung dạy học toàn lớp bằng làm việc nhóm xen kẽ trong một tiết học mới chỉ cho
thấy rõ việc tích cực hoá ”bên ngoài” của học sinh. Muốn đảm bảo việc tích cực hoá
”bên trong” cần chú ý đến mặt bên trong của phương pháp dạy học, vận dụng dạy học
giải quyết vấn đề và các phương pháp dạy học tích cực khác.
4.3. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề
Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết
vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và
giải quyết vấn đề. Học được đặt trong một tình huống có vấn đề, đó là tình huống chứa
đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp học sinh lĩnh hội tri
thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ
bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình
thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của học sinh.
Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn, cũng có thể
là những tình huống gắn với thực tiễn. Trong thực tiễn dạy học hiện nay, dạy học giải
quyết vấn đề thường chú ý đến những vấn đề khoa học chuyên môn mà ít chú ý hơn
đến các vấn đề gắn với thực tiễn. Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng việc giải quyết các vấn
đề nhận thức trong khoa học chuyên môn thì học sinh vẫn chưa được chuẩn bị tốt cho
việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Vì vậy bên cạnh dạy học giải quyết vấn đề, lý
luận dạy học còn xây dựng quan điểm dạy học theo tình huống.
4.4. Vận dụng dạy học theo tình huống
Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ
chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề
nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện cho
học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội của việc học tập.
Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nội dung liên quan đến nhiều
môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn. Trong nhà trường, các
môn học được phân theo các môn khoa học chuyên môn, còn cuộc sống thì luôn diễn
ra trong những mối quan hệ phức hợp. Vì vậy sử dụng các chủ đề dạy học phức hợp
góp phần khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa học chuyên môn, rèn
luyện cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, liên môn.
Phương pháp nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học điển hình của
dạy học theo tình huống, trong đó học sinh tự lực giải quyết một tình huống điển hình,
gắn với thực tiễn thông qua làm việc nhóm.
Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng
để gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình
trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà trường phổ thông.
Tuy nhiên, nếu các tình huống được đưa vào dạy học là những tình huống mô
phỏng lại, thì chưa phải tình huống thực. Nếu chỉ giải quyết các vấn đề trong phòng
học lý thuyết thì học sinh cũng chưa có hoạt động thực tiễn thực sự, chưa có sự kết hợp
giữa lý thuyết và thực hành.
4.5. Vận dụng dạy học định hướng hành động
Dạy học định hướng hành động là quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạt động trí
óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong quá trình học tập, học sinh
thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm hành động, có sự kết hợp
linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân. Đây là một quan điểm dạy học
tích cực hoá và tiếp cận toàn thể. Vận dụng dạy học định hướng hành động có ý nghĩa
quan trong cho việc thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư
duy và hành động, nhà trường và xã hội.
Dạy học theo dự án là một hình thức điển hình của dạy học định hướng hành động,
trong đó học sinh tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn
với các vấn đề thực tiễn, kết hợp lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể
công bố. Trong dạy học theo dự án có thể vận dụng nhiều lý thuyết và quan điểm dạy
học hiện đại như lý thuyết kiến tạo, dạy học định hướng học sinh, dạy học hợp tác, dạy
học tích hợp, dạy học khám phá, sáng tạo, dạy học theo tình huống và dạy học định
hướng hành động.
4.6. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý trong
dạy học
Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy
học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học. Việc sử
dụng các phương tiện dạy học cần phù hợp với mối quan hệ giữa phương tiện dạy học
và phương pháp dạy học. Hiện nay, việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho các
trường phổ thông từng bước được tăng cường. Tuy nhiên các phương tiện dạy học tự
làm của giáo viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy.
Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện
dạy học trong dạy học hiện đại. Đa phương tiện và công nghệ thông tin có nhiều khả
năng ứng dụng trong dạy học. Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương
tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các phương
pháp dạy học sử dụng mạng điện tử (E-Learning). Phương tiện dạy học mới cũng hỗ
trợ việc tìm ra và sử dụng các phương pháp dạy học mới. Webquest là một ví dụ về
phương pháp dạy học mới với phương tiện mới là dạy học sử dụng mạng điện tử, trong
đó học sinh khám phá tri thức trên mạng một cách có định hướng.
4.7. Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo
Kỹ thuật dạy học là những cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong
các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ
thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có những kỹ thuật
dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từngphương pháp dạy học, ví dụ kỹ
thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử dụng
các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như “động não”,
“tia chớp”, “bể cá”, XYZ,...
4.8. Tăng cường các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn
Phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học. Vì vậy
bên cạnh những phương pháp chung có thể sử dụng cho nhiều bộ môn khác nhau thì
việc sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù có vai trò quan trọng trong dạy học bộ
môn. Các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn được xây dựng trên cơ sở lý luận dạy
học bộ môn. Ví dụ: Thí nghiệm là một phương pháp dạy học đặc thù quan trọng của
các môn khoa học tự nhiên; các phương pháp dạy học như trình diễn vật phẩm kỹ thuật,
làm mẫu thao tác, phân tích sản phẩm kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, lắp ráp mô hình, các
dự án là những phương pháp chủ lực trong dạy học kỹ thuật; phương pháp “Bàn tay
nặn bột” đem lại hiệu quả cao trong việc dạy học các môn khoa học;…
4.9. Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh
Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực
hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Có những phương pháp nhận thức chung như
phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, phương
pháp làm việc nhóm, có những phương pháp học tập chuyên biệt của từng bộ môn.
Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tập cho học sinh các phương pháp học tập
chung và các phương pháp học tập trong bộ môn.
Tóm lại có rất nhiều phương hướng đổi mới phương pháp dạy học với những cách
tiếp cận khác nhau, trên đây chỉ là một số phương hướng chung. Việc đổi mới phương
pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và tổ
chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý.
Ngoài ra, phương pháp dạy học còn mang tính chủ quan. Mỗi giáo viên với kinh
nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải tiến phương
pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân.

More Related Content

What's hot

Giáo trình sinh học phân tử - Nguyễn Hoàng Lộc (Chủ biên)
Giáo trình sinh học phân tử - Nguyễn Hoàng Lộc (Chủ biên)Giáo trình sinh học phân tử - Nguyễn Hoàng Lộc (Chủ biên)
Giáo trình sinh học phân tử - Nguyễn Hoàng Lộc (Chủ biên)
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hóa học hóa lý polymer (ts. nguyễn quang khuyến) chương 1 481724
Hóa học hóa lý polymer (ts. nguyễn quang khuyến)   chương 1 481724Hóa học hóa lý polymer (ts. nguyễn quang khuyến)   chương 1 481724
Hóa học hóa lý polymer (ts. nguyễn quang khuyến) chương 1 481724
vinhnguyen710
 
So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...
So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...
So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Chuong 3(5)
Chuong 3(5)Chuong 3(5)
Giao trinh sinh_hoc_dai_cuong
Giao trinh sinh_hoc_dai_cuongGiao trinh sinh_hoc_dai_cuong
Giao trinh sinh_hoc_dai_cuong
Bs. Nhữ Thu Hà
 
Nhập môn Công nghệ sinh học - Phạm Đình Hổ
Nhập môn Công nghệ sinh học - Phạm Đình HổNhập môn Công nghệ sinh học - Phạm Đình Hổ
Nhập môn Công nghệ sinh học - Phạm Đình Hổ
Tài liệu sinh học
 
Báo cáo hóa sinh
Báo cáo hóa sinhBáo cáo hóa sinh
Báo cáo hóa sinh
Thao Truong
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Bee Bee
 
Peroxisome không bào-ti thể
Peroxisome không bào-ti thểPeroxisome không bào-ti thể
Peroxisome không bào-ti thể
Cat Anh Nguyen Ngoc
 
Ly thuyet gian do pha
Ly thuyet gian do phaLy thuyet gian do pha
Ly thuyet gian do pha
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình sinh học phân tử.pdf
Giáo trình sinh học phân tử.pdfGiáo trình sinh học phân tử.pdf
Giáo trình sinh học phân tử.pdf
Man_Ebook
 
Hoá sinh enzym
Hoá sinh enzymHoá sinh enzym
Hoá sinh enzymBongpet
 
Những nguyên lý nhiệt động lực học và các ứng dụng trong các môi trường
Những nguyên lý nhiệt động lực học và các ứng dụng trong các môi trườngNhững nguyên lý nhiệt động lực học và các ứng dụng trong các môi trường
Những nguyên lý nhiệt động lực học và các ứng dụng trong các môi trường
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trải lời bài tập phần 1 (2012 2013)
Trải lời bài tập phần 1 (2012 2013)Trải lời bài tập phần 1 (2012 2013)
Trải lời bài tập phần 1 (2012 2013)
Canh Dong Xanh
 
Mô Thực Vật
Mô Thực VậtMô Thực Vật
Mô Thực Vật
Danh Lợi Huỳnh
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhcongatrong82
 
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếtư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếthapxu
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Võ Thùy Linh
 
Tài liệu Nấm men
Tài liệu Nấm menTài liệu Nấm men
Tài liệu Nấm men
visinh11012
 

What's hot (20)

Giáo trình sinh học phân tử - Nguyễn Hoàng Lộc (Chủ biên)
Giáo trình sinh học phân tử - Nguyễn Hoàng Lộc (Chủ biên)Giáo trình sinh học phân tử - Nguyễn Hoàng Lộc (Chủ biên)
Giáo trình sinh học phân tử - Nguyễn Hoàng Lộc (Chủ biên)
 
Hóa học hóa lý polymer (ts. nguyễn quang khuyến) chương 1 481724
Hóa học hóa lý polymer (ts. nguyễn quang khuyến)   chương 1 481724Hóa học hóa lý polymer (ts. nguyễn quang khuyến)   chương 1 481724
Hóa học hóa lý polymer (ts. nguyễn quang khuyến) chương 1 481724
 
So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...
So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...
So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...
 
Chuong 3(5)
Chuong 3(5)Chuong 3(5)
Chuong 3(5)
 
Giao trinh sinh_hoc_dai_cuong
Giao trinh sinh_hoc_dai_cuongGiao trinh sinh_hoc_dai_cuong
Giao trinh sinh_hoc_dai_cuong
 
Nhập môn Công nghệ sinh học - Phạm Đình Hổ
Nhập môn Công nghệ sinh học - Phạm Đình HổNhập môn Công nghệ sinh học - Phạm Đình Hổ
Nhập môn Công nghệ sinh học - Phạm Đình Hổ
 
Báo cáo hóa sinh
Báo cáo hóa sinhBáo cáo hóa sinh
Báo cáo hóa sinh
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
 
Peroxisome không bào-ti thể
Peroxisome không bào-ti thểPeroxisome không bào-ti thể
Peroxisome không bào-ti thể
 
Ly thuyet gian do pha
Ly thuyet gian do phaLy thuyet gian do pha
Ly thuyet gian do pha
 
Giáo trình sinh học phân tử.pdf
Giáo trình sinh học phân tử.pdfGiáo trình sinh học phân tử.pdf
Giáo trình sinh học phân tử.pdf
 
Hoá sinh enzym
Hoá sinh enzymHoá sinh enzym
Hoá sinh enzym
 
Chuong4 taibansuachuadna
Chuong4 taibansuachuadnaChuong4 taibansuachuadna
Chuong4 taibansuachuadna
 
Những nguyên lý nhiệt động lực học và các ứng dụng trong các môi trường
Những nguyên lý nhiệt động lực học và các ứng dụng trong các môi trườngNhững nguyên lý nhiệt động lực học và các ứng dụng trong các môi trường
Những nguyên lý nhiệt động lực học và các ứng dụng trong các môi trường
 
Trải lời bài tập phần 1 (2012 2013)
Trải lời bài tập phần 1 (2012 2013)Trải lời bài tập phần 1 (2012 2013)
Trải lời bài tập phần 1 (2012 2013)
 
Mô Thực Vật
Mô Thực VậtMô Thực Vật
Mô Thực Vật
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
 
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếtư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
 
Tài liệu Nấm men
Tài liệu Nấm menTài liệu Nấm men
Tài liệu Nấm men
 

Similar to In 1 mot so van de ve day hoc phat trien nl

Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non
Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non
Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non
nataliej4
 
79858892767173
7985889276717379858892767173
79858892767173
Nguyễn Văn Huỳnh
 
Tài Liệu Tập Huấn Kỹ Năng Xây Dựng Và Tổ Chức Các Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng ...
Tài Liệu Tập Huấn Kỹ Năng Xây Dựng Và Tổ Chức Các Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng ...Tài Liệu Tập Huấn Kỹ Năng Xây Dựng Và Tổ Chức Các Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng ...
Tài Liệu Tập Huấn Kỹ Năng Xây Dựng Và Tổ Chức Các Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng ...
nataliej4
 
Tập Huấn Dạy Học Tiếng Việt Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Tiểu Học
Tập Huấn Dạy Học Tiếng Việt Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Tiểu Học Tập Huấn Dạy Học Tiếng Việt Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Tiểu Học
Tập Huấn Dạy Học Tiếng Việt Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Tiểu Học
nataliej4
 
Lyluandayhoc download copy
Lyluandayhoc download copyLyluandayhoc download copy
Lyluandayhoc download copy
Tuan Tran
 
Ly luan day hoc
Ly luan day hocLy luan day hoc
Ly luan day hoc
Tìm Em Nơi Đâu
 
Các kỹ năng cần thiết dành cho học sinh trung học tại Việt Nam - TS Lại Thế L...
Các kỹ năng cần thiết dành cho học sinh trung học tại Việt Nam - TS Lại Thế L...Các kỹ năng cần thiết dành cho học sinh trung học tại Việt Nam - TS Lại Thế L...
Các kỹ năng cần thiết dành cho học sinh trung học tại Việt Nam - TS Lại Thế L...
Lại Thế Luyện
 
N1_HDNNTHGT.pptx
N1_HDNNTHGT.pptxN1_HDNNTHGT.pptx
N1_HDNNTHGT.pptx
Edot2
 
Đề tài: Phát triển năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn THPT, HAY
Đề tài: Phát triển năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn THPT, HAYĐề tài: Phát triển năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn THPT, HAY
Đề tài: Phát triển năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn THPT, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1
Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1
Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1Giang Văn
 
Bài Giảng Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo
Bài Giảng Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Bài Giảng Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo
Bài Giảng Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo
nataliej4
 
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy HọcNội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
Võ Linh
 
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11Võ Linh
 
Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học phổ thông
Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học phổ thôngTình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học phổ thông
Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học phổ thông
jackjohn45
 
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Đọc Chữ Tiếng Việt Của Học Sinh Lớp 1 Người Dân Tộc
Cơ Sở Lý Luận  Kỹ Năng Đọc Chữ Tiếng Việt Của Học Sinh Lớp 1 Người Dân TộcCơ Sở Lý Luận  Kỹ Năng Đọc Chữ Tiếng Việt Của Học Sinh Lớp 1 Người Dân Tộc
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Đọc Chữ Tiếng Việt Của Học Sinh Lớp 1 Người Dân Tộc
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Đọc Chữ Tiếng Việt Của Học Sinh Lớp 1 Người Dân Tộc
Cơ Sở Lý Luận  Kỹ Năng Đọc Chữ Tiếng Việt Của Học Sinh Lớp 1 Người Dân TộcCơ Sở Lý Luận  Kỹ Năng Đọc Chữ Tiếng Việt Của Học Sinh Lớp 1 Người Dân Tộc
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Đọc Chữ Tiếng Việt Của Học Sinh Lớp 1 Người Dân Tộc
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
so sanh dgnl-dgtt-hc
so sanh dgnl-dgtt-hcso sanh dgnl-dgtt-hc
so sanh dgnl-dgtt-hc
LHng207
 
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinhĐề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to In 1 mot so van de ve day hoc phat trien nl (20)

Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non
Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non
Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non
 
79858892767173
7985889276717379858892767173
79858892767173
 
Intel
IntelIntel
Intel
 
Tài Liệu Tập Huấn Kỹ Năng Xây Dựng Và Tổ Chức Các Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng ...
Tài Liệu Tập Huấn Kỹ Năng Xây Dựng Và Tổ Chức Các Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng ...Tài Liệu Tập Huấn Kỹ Năng Xây Dựng Và Tổ Chức Các Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng ...
Tài Liệu Tập Huấn Kỹ Năng Xây Dựng Và Tổ Chức Các Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng ...
 
Tập Huấn Dạy Học Tiếng Việt Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Tiểu Học
Tập Huấn Dạy Học Tiếng Việt Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Tiểu Học Tập Huấn Dạy Học Tiếng Việt Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Tiểu Học
Tập Huấn Dạy Học Tiếng Việt Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Tiểu Học
 
Lyluandayhoc download copy
Lyluandayhoc download copyLyluandayhoc download copy
Lyluandayhoc download copy
 
Ly luan day hoc
Ly luan day hocLy luan day hoc
Ly luan day hoc
 
Các kỹ năng cần thiết dành cho học sinh trung học tại Việt Nam - TS Lại Thế L...
Các kỹ năng cần thiết dành cho học sinh trung học tại Việt Nam - TS Lại Thế L...Các kỹ năng cần thiết dành cho học sinh trung học tại Việt Nam - TS Lại Thế L...
Các kỹ năng cần thiết dành cho học sinh trung học tại Việt Nam - TS Lại Thế L...
 
N1_HDNNTHGT.pptx
N1_HDNNTHGT.pptxN1_HDNNTHGT.pptx
N1_HDNNTHGT.pptx
 
Đề tài: Phát triển năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn THPT, HAY
Đề tài: Phát triển năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn THPT, HAYĐề tài: Phát triển năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn THPT, HAY
Đề tài: Phát triển năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn THPT, HAY
 
Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1
Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1
Pham Van Giang - Nhóm 1 - Phương pháp dạy học 1
 
Bài Giảng Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo
Bài Giảng Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Bài Giảng Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo
Bài Giảng Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo
 
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy HọcNội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
Nội Dung Tự Nghiên Cứu - Lý Luận Dạy Học
 
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
Noi dungtunghiencuu hocphan1-nhom11
 
Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học phổ thông
Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học phổ thôngTình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học phổ thông
Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh trung học phổ thông
 
Intel
IntelIntel
Intel
 
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Đọc Chữ Tiếng Việt Của Học Sinh Lớp 1 Người Dân Tộc
Cơ Sở Lý Luận  Kỹ Năng Đọc Chữ Tiếng Việt Của Học Sinh Lớp 1 Người Dân TộcCơ Sở Lý Luận  Kỹ Năng Đọc Chữ Tiếng Việt Của Học Sinh Lớp 1 Người Dân Tộc
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Đọc Chữ Tiếng Việt Của Học Sinh Lớp 1 Người Dân Tộc
 
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Đọc Chữ Tiếng Việt Của Học Sinh Lớp 1 Người Dân Tộc
Cơ Sở Lý Luận  Kỹ Năng Đọc Chữ Tiếng Việt Của Học Sinh Lớp 1 Người Dân TộcCơ Sở Lý Luận  Kỹ Năng Đọc Chữ Tiếng Việt Của Học Sinh Lớp 1 Người Dân Tộc
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Đọc Chữ Tiếng Việt Của Học Sinh Lớp 1 Người Dân Tộc
 
so sanh dgnl-dgtt-hc
so sanh dgnl-dgtt-hcso sanh dgnl-dgtt-hc
so sanh dgnl-dgtt-hc
 
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinhĐề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
 

Recently uploaded

GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
linhlevietdav
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
nnguyenthao204
 
Giải phẫu sinh lý Hệ sinh sản DH Y duoc TPHCM
Giải phẫu sinh lý Hệ sinh sản DH Y duoc TPHCMGiải phẫu sinh lý Hệ sinh sản DH Y duoc TPHCM
Giải phẫu sinh lý Hệ sinh sản DH Y duoc TPHCM
LinhChu679649
 
vật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptx
vật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptxvật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptx
vật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptx
LinhTrn115148
 
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
HngNguyn2390
 
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
williamminerva131
 
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdfCD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
Nguyntrnhnganh
 
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docxTừ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Nguyntrnhnganh
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
Luận Văn Uy Tín
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Ngon ngu hoc doi chieu Nguyen van Huy.ppt
Ngon ngu hoc doi chieu Nguyen van Huy.pptNgon ngu hoc doi chieu Nguyen van Huy.ppt
Ngon ngu hoc doi chieu Nguyen van Huy.ppt
linhlevietdav
 
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
gorse871
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
thanhluan21
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
 
Giải phẫu sinh lý Hệ sinh sản DH Y duoc TPHCM
Giải phẫu sinh lý Hệ sinh sản DH Y duoc TPHCMGiải phẫu sinh lý Hệ sinh sản DH Y duoc TPHCM
Giải phẫu sinh lý Hệ sinh sản DH Y duoc TPHCM
 
vật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptx
vật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptxvật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptx
vật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptx
 
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
 
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
 
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
 
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
 
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdfCD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
 
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docxTừ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
 
Ngon ngu hoc doi chieu Nguyen van Huy.ppt
Ngon ngu hoc doi chieu Nguyen van Huy.pptNgon ngu hoc doi chieu Nguyen van Huy.ppt
Ngon ngu hoc doi chieu Nguyen van Huy.ppt
 
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠ...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
 

In 1 mot so van de ve day hoc phat trien nl

  • 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 1. Một số vấn đề chung về năng lực 1.1. Năng lực, năng lực người học Phạm trù năng lực thường được hiểu theo những cách khác nhau và mỗi cách hiểu có những thuật ngữ tương ứng: (1) Năng lực (Capacity/Ability) hiểu theo nghĩa chung nhất là khả năng (hoặc tiềm năng) mà cá nhân thể hiện khi tham gia một hoạt động nào đó ở một thời điểm nhất định. Chẳng hạn, khả năng giải toán, khả năng nói tiếng Anh, ... thường được đánh giá bằng các trắc nghiệm trí tuệ (ability tests); (2) Năng lực (Compentence) thường gọi là năng lực hành động: là khả năng thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ/một hành động cụ thể, liên quan đến một lĩnh vực nhất định dựa trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và sự sẵn sàng hành động. Năng lực hành động (Compentence): là “khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống” (Québec- Ministere de l’Education, 2004); Người học có năng lực hành động về một loại/lĩnh vực hoạt động nào đó cần hội đủ các dấu hiệu cơ bản sau: • Có kiến thức hay hiểu biết hệ thống/chuyên sâu về loại/lĩnh vực hoạt động đó. • Biết cách tiến hành hoạt động đó hiệu quả và đạt kết quả phù hợp với mục đích (bao gồm xác định mục tiêu cụ thể, cách thức/phương pháp thực hiện hành động/ lựa chọn được các giải pháp phù hợp,... và cả các điều kiện, phương tiện để đạt mục đích). • Hành động có kết quả, ứng phó linh hoạt, hiệu quả trong những điều kiện mới, không quen thuộc. Từ các cách hiểu trên, có nhiều định nghĩa khác nhau về Năng lực (NL). Ví dụ: Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể” (OECD, 2002). Năng lực được xây dựng trên cơ sở tri thức, thiết lập qua giá trị, cấu trúc như là các khả năng, hình thành qua trải nghiệm/củng cố qua kinh nghiệm, hiện thực hóa qua ý chí (John Erpenbeck 1998). Năng lực là các khả năng và kỹ năng nhận thức vốn có ở cá nhân hay có thể học được… để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực cũng hàm chứa trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể sử dụng một cách thành công và có trách nhiệm các giải pháp… trong những tình huống thay đổi (Weinert, 2001).
  • 2. Năng lực của người học là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ... phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống (Nguyễn Công Khanh, 2013). Năng lực của HS là một cấu trúc động (trừu tượng), có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kỹ năng,... mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội... thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của các em trong môi trường học tập phổ thông và những điều kiện thực tế đang thay đổi của xã hội. 1.2. Cấu trúc của năng lực Khái niệm năng lực hành động (competence) và khái niệm kỹ năng (skills) không có sự tương đồng. Kỹ năng chỉ được định nghĩa như là khả năng thực hiện dễ dàng, chính xác một hành động có tính phức hợp và khả năng thích ứng trong các điều kiện đang thay đổi. Trong khi năng lực hành động được định nghĩa như là một khái niệm định hướng theo chức năng, một hệ thống phức hợp hơn, toàn diện hơn, có sự kết hợp của nhiều thành tố như các khả năng nhận thức, kĩ năng, thái độ và chứa cả các thành phần phi nhận thức như động cơ, xúc cảm, giá trị, đạo đức... trong một bối cảnh có ý nghĩa. Cấu trúc của năng lực được trình bày trong sơ đồ 11 : vòng tròn nhỏ ở tâm là năng lực (định hướng theo chức năng); vòng tròn giữa bao quanh vòng trong nhỏ là các thành tố của năng lực: kiến thức, các khả năng nhận thức, các khả năng thực hành/năng khiếu, thái độ, xúc cảm, giá trị, đạo đức, động cơ; vòng tròn ngoài là bối cảnh (điều kiện/hoàn cảnh có ý nghĩa). Sơ đồ 1: Định hướng chức năng và cấu trúc đa thành tố của năng lực VD: Năng lực sử dụng ngôn ngữ thường gồm các năng lực thành phần như đọc hiểu, nghe hiểu, nói, viết... định hướng thực hiện chức năng giao tiếp, tư duy, kết nối trong nó cả thái độ và các thành tố khác như xúc cảm, giá trị, niềm tin... trong một bối cảnh có ý nghĩa (VD: học tập trên lớp). 1 T. Lobanova, Yu. Shunin. Competence-based education - A common European strategy. Computer Modelling and New Technologies, 2008, Vol.12, No.2, p 48.
  • 3. Như vậy năng lực không phải là cấu trúc bất biến, mà là một cấu trúc động (trừu tượng), có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kỹ năng,... mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội... thể hiện ở tính sẵn sàng hành động trong những điều kiện thực tế, hoàn cảnh thay đổi. 1.3. Năng lực của học sinh Năng lực của học sinh là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ... phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống. Từ định nghĩa này, có 3 dấu hiệu quan trọng cần được giáo viên, phụ huynh lưu ý:  Năng lực của học sinh phổ thông không chỉ là khả năng tái hiện tri thức, thông hiểu tri thức, kỹ năng học được..., mà quan trọng là khả năng hành động, ứng dụng/vận dụng tri thức, kỹ năng học được để giải quyết những vấn đề của cuộc sống đang đặt ra với chính các em.  Năng lực của học sinh không chỉ là vốn kiến thức, kỹ năng, thái độ sống phù hợp với lứa tuổi mà là sự kết hợp hài hòa của cả 3 yếu tố này thể hiện ở khả năng hành động (thực hiện) hiệu quả, muốn hành động và sẵn sàng hành động đạt mục đích đề ra (gồm động cơ, ý chí, tự tin, trách nhiệm xã hội...).  Năng lực của học sinh được hình thành, phát triển trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trong lớp học và ngoài lớp học. Nhà trường được coi là môi trường giáo dục chính thống giúp học sinh hình thành những năng lực chung, năng lực chuyên biệt phù hợp với lứa tuổi, song đó không phải là nơi duy nhất. Những môi trường khác như: gia đình, cộng đồng,... cùng góp phần bổ sung và hoàn thiện các năng lực của các em. 2.1.4. Hệ thống năng lực chung Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội. Năng lực này được hình thành và phát triển do nhiều môn học, liên quan đến nhiều môn học. Vì thế có nước gọi là năng lực xuyên chương trình. Mỗi năng lực chung cần: a) Góp phần tạo nên kết quả có giá trị cho xã hội và cộng đồng; b) Giúp cho các cá nhân đáp ứng được những đòi hỏi của một bối cảnh rộng lớn và phức tạp; c) Chúng có thể không quan trọng với các chuyên gia, nhưng rất quan trọng với tất cả mọi người. Chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam sau 2015, sẽ được cấu trúc theo định hướng phát triển năng lực. Theo Đỗ Ngọc Thống và nhóm tác giả (2014), dự thảo
  • 4. chương trình giáo dục phổ thông mới2 đã tạm xác định các năng lực chung cốt lõi của học sinh khi kết thúc chương trình giáo dục phổ thông là: - Năng lực học tập (tự học, học suốt đời) - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tư duy sáng tạo - Năng lực tự quản lý, phát triển bản thân - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông - Năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực tính toán. Các năng lực chung Biểu hiện 1. Nănglực tựhọc a) Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện. b) Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nề nếp; thực hiện các cách học: Hình thành cách ghi nhớ của bản thân; phân tích nhiệm vụ học tập để lựa chọn được các nguồn tài liệu đọc phù hợp: các đề mục, các đoạn bài ở sách giáo khoa, sách tham khảo, internet; lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt với đề cương chi tiết, bằng bản đồ khái niệm, bảng, các từ khóa; ghi chú bài giảng của GV theo các ý chính; tra cứu tài liệu ở thư viện nhà trường theo yêu cầu của nhiệm vụ học tập. c) Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua lời góp ý của GV, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập. 2. Năng lực giải quyết vấn đề a) Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập. 2 Đỗ Ngọc Thống và nhóm tác giả (2014). Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam, sau 2015.
  • 5. b) Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề. c) Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện. 3. Năng lực sáng tạo a) Đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng; xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau. b) Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp; so sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất. c) Suy nghĩ và khái quát hoá thành tiến trình khi thực hiện một công việc nào đó; tôn trọng các quan điểm trái chiều; áp dụng điều đã biết vào tình huống tương tự với những điều chỉnh hợp lý. d) Hứng thú, tự do trong suy nghĩ; chủ động nêu ý kiến; không quá lo lắng về tính đúng sai của ý kiến đề xuất; phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến khác. 4. Năng lực tự quản lý a) Nhận ra được các yếu tố tác động đến hành động của bản thân trong học tập và trong giao tiếp hàng ngày; kiềm chế được cảm xúc của bản thân trong các tình huống ngoài ý muốn. b) Ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình; xây dựng và thực hiện được kế hoạch nhằm đạt được mục đích; nhận ra và có ứng xử phù hợp với những tình huống không an toàn. c) Tự đánh giá, tự điều chỉnh những hành động chưa hợp lý của bản thân trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày. d) Đánh giá được hình thể của bản thân so với chuẩn về chiều cao, cân nặng; nhận ra được những dấu hiệu thay đổi của bản thân trong giai đoạn dậy thì; có ý thức ăn uống, rèn luyện và nghỉ ngơi
  • 6. phù hợp để nâng cao sức khoẻ; nhận ra và kiểm soát được những yếu tố ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và tinh thần trong môi trường sống và học tập. 5. Năng lực giao tiếp a) Bước đầu biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp; b) Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp; nhận ra được bối cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp; c) Diễn đạt ý tưởng một cách tự tin; thể hiện được biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp. 6. Năng lực hợp tác a) Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao các nhiệm vụ; xác định được loại công việc nào có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm với quy mô phù hợp; b) Biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công việc cụ thể; phân tích nhiệm vụ của cả nhóm để nêu được các hoạt động phải thực hiện, trong đó tự đánh giá được hoạt động mình có thể đảm nhiệm tốt nhất để tự đề xuất cho nhóm phân công; c) Nhận biết được đặc điểm, khả năng của từng thành viên cũng như kết quả làm việc nhóm; dự kiến phân công từng thành viên trong nhóm các công việc phù hợp; d) Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; chia sẻ, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm; e) Biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hoạt động chung của nhóm; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm. 7. Năng lực sử dụng công nghệ a) Sử dụng đúng cách các thiết bị ICT để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể; nhận biết các thành phần của hệ thống ICT cơ bản; sử dụng được các phần mềm hỗ trợ học tập thuộc các lĩnh vực khác
  • 7. thông tin và truyền thông nhau; tổ chức và lưu trữ dữ liệu vào các bộ nhớ khác nhau, tại thiết bị và trên mạng. b) Xác định được thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ học tập; tìm kiếm được thông tin với các chức năng tìm kiếm đơn giản và tổ chức thông tin phù hợp; đánh giá sự phù hợp của thông tin, dữ liệu đã tìm thấy với nhiệm vụ đặt ra; xác lập mối liên hệ giữa kiến thức đã biết với thông tin mới thu thập được và dùng thông tin đó để giải quyết các nhiệm vụ học tập và trong cuộc sống; 8. Năng lực sử dụng ngôn ngữ a) Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các bài đối thoại, chuyện kể, lời giải thích, cuộc thảo luận; nói chính xác, đúng ngữ điệu và nhịp điệu, trình bày được nội dung chủ đề thuộc chương tŕnh học tập; đọc hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các văn bản, tài liệu ngắn; viết đúng các dạng văn bản về những chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân ưa thích; viết tóm tắt nội dung chính của bài văn, câu chuyện ngắn; b) Phát âm đúng nhịp điệu và ngữ điệu; hiểu từ vựng thông dụng được thể hiện trong hai lĩnh vực khẩu ngữ và bút ngữ, thông qua các ngữ cảnh có nghĩa; phân tích được cấu trúc và ý nghĩa giao tiếp của các loại câu trần thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu cảm thán, câu khẳng định, câu phủ định, câu đơn, câu ghép, câu phức, câu điều kiện; c) Đạt năng lực bậc 2 về 1 ngoại ngữ 9. Năng lực tính toán a) Sử dụng được các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa, khai căn) trong học tập và trong cuộc sống; hiểu và có thể sử dụng các kiến thức, kĩ năng về đo lường, ước tính trong các tình huống quen thuộc. b) Sử dụng được các thuật ngữ, kí hiệu toán học, tính chất các số và của các hình hình học; sử dụng đýợc thống kê toán học trong học tập và trong một số tình huống đơn giản hàng ngày; hình
  • 8. dung và có thể vẽ phác hình dạng các đối tượng, trong môi trường xung quanh, nêu được tính chất cơ bản của chúng. c) Hiểu và biểu diễn được mối quan hệ toán học giữa các yếu tố trong các tình huống học tập và trong đời sống; bước đầu vận dụng được các bài toán tối ưu trong học tập và trong cuộc sống; biết sử dụng một số yếu tố của lôgic hình thức để lập luận và diễn đạt ý tưởng. d) Sử dụng được các dụng cụ đo, vẽ, tính; sử dụng được máy tính cầm tay trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày; bước đầu sử dụng máy vi tính để tính toán trong học tập. Đây là cơ sở ban đầu cho hoạt động xây dựng và phát triển chương trình các môn học cụ thể, phát triển chương trình nhà trường, nối kết các kiến thức, giúp người học hình thành năng lực cần thiết ở đầu ra. 2. Phân biệt chương trình giáo dục định hướng nội dung dạy học và định hướng năng lực 2.1. Chương trình giáo dục định hướng nội dung dạy học Chương trình dạy học truyền thống có thể gọi là chương trình giáo dục ”định hướng nội dung” dạy học hay ”định hướng đầu vào” (điều khiển đầu vào). Đặc điểm cơ bản của chương trình giáo dục định hướng nội dung là chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn học đã được quy định trong chương trình dạy học. Những nội dung của các môn học này dựa trên các khoa học chuyên ngành tương ứng. Người ta chú trọng việc trang bị cho người học hệ thống tri thức khoa học khách quan về nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên chương trình giáo dục định hướng nội dung chưa chú trọng đầy đủ đến chủ thể người học cũng như đến khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn. Mục tiêu dạy học trong chương trình định hướng nội dung được đưa ra một cách chung chung, không chi tiết và không nhất thiết phải quan sát, đánh giá được một cách cụ thể nên không đảm bảo rõ ràng về việc đạt được chất lượng dạy học theo mục tiêu đã đề ra. Việc quản lý chất lượng giáo dục ở đây tập trung vào ”điều khiển đầu vào” là nội dung dạy học.
  • 9. Ưu điểm của chương trình dạy học định hướng nội dung là việc truyền thụ cho người học một hệ thống tri thức khoa học và hệ thống. Tuy nhiên ngày nay chương trình dạy học định hướng nội dung không còn thích hợp, trong đó có những nguyên nhân sau: - Ngày nay, tri thức thay đổi và bị lạc hậu nhanh chóng, việc quy định cứng nhắc những nội dung chi tiết trong chương trình dạy học dẫn đến tình trạng nội dung chương trình dạy học nhanh bị lạc hậu so với tri thức hiện đại. Do đó việc rèn luyện phương pháp học tập ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị cho con người có khả năng học tập suốt đời. - Chương trình dạy học định hướng nội dung dẫn đến xu hướng việc kiểm tra đánh giá chủ yếu dựa trên việc kiểm tra khả năng tái hiện tri thức mà không định hướng vào khả năng vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn. - Do phương pháp dạy học mang tính thụ động và ít chú ý đến khả năng ứng dụng nên sản phẩm giáo dục là những con người mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và năng động. Do đó chương trình giáo dục này không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội và thị trường lao động đối với người lao động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo và tính năng động. 2.2. Chương trình giáo dục định hướng năng lực Chương trình giáo dục định hướng năng lực (định hướng phát triển năng lực) nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học. Giáo dục định hướng năng nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức. Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là ”sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển ”đầu vào” sang ”điều khiển đầu ra”, tức là kết quả học tập của HS.
  • 10. Chương trình dạy học định hướng năng lực không quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo dục, trên cở sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn. Trong chương trình định hướng năng lực, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong muốn thường được mô tả thông qua hệ thống các năng lực (Competency). Kết quả học tập mong muốn được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được. HS cần đạt được những kết quả yêu cầu đã quy định trong chương trình. Việc đưa ra các chuẩn đào tạo cũng là nhằm đảm bảo quản lý chất lượng giáo dục theo định hướng kết quả đầu ra. Ưu điểm của chương trình giáo dục định hướng năng lực là tạo điều kiện quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của HS. Tuy nhiên nếu vận dụng một cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học thì có thể dẫn đến các lỗ hổng tri thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức. Ngoài ra chất lượng giáo dục không chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra mà còn phụ thuộc quá trình thực hiện. Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, khái niệm năng lực được sử dụng như sau: - Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: mục tiêu dạy học được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành; - Trong các môn học, những nội dung và hoạt động cơ bản được liên kết với nhau nhằm hình thành các năng lực; - Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn...; - Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức độ quan trọng và cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động và hành động dạy học về mặt phương pháp; - Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tình huống: ví dụ như đọc một văn bản cụ thể ... Nắm vững và vận dụng được các phép tính cơ bản; - Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên môn tạo thành nền tảng chung cho công việc giáo dục và dạy học;
  • 11. - Mức độ đối với sự phát triển năng lực có thể được xác định trong các chuẩn: Đến một thời điểm nhất định nào đó, HS có thể/phải đạt được những gì? Sau đây là bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng nội dung và chương trình định hướng năng lực: Chương trình định hướng nội dung Chương trình định hướng năng lực Mục tiêu giáo dục Mục tiêu dạy học được mô tả không chi tiết và không nhất thiết phải quan sát, đánh giá được Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được; thể hiện được mức độ tiến bộ của HSmột cách liên tục Nội dung giáo dục Việc lựa chọn nội dung dựa vào các khoa học chuyên môn, không gắn với các tình huống thực tiễn. Nội dung được quy định chi tiết trong chương trình. Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quyđịnh, gắn với các tình huống thực tiễn. Chương trình chỉ quy định những nội dung chính, không quy định chi tiết. Phương pháp dạy học GV là người truyền thụ tri thức, là trung tâm của quá trình dạy học. HS tiếp thu thụ động những tri thức được quy định sẵn. - GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ HS tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp,…; - Chú trọng sử dụng các quan điểm, phương pháp và kỹthuật dạyhọc tích cực; cácphươngphápdạyhọc thínghiệm,thực hành Hình thức dạy học Chủ yếu dạy học lý thuyết trên lớp học Tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học
  • 12. Đánh giá kết quả học tập của HS Tiêu chí đánh giá được xây dựng chủ yếu dựa trên sự ghi nhớ và tái hiện nội dung đã học. Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn. 3. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của HS Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học các môn học thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là: - Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin,...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. - Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”. - Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học. - Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên được thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau: (i) Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức
  • 13. được sắp đặt sẵn. Theo tinh thần này, giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn,... (ii) Chú trọng rèn luyện cho học sinh những tri thức phương pháp để họ biết cách đọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới,... Các tri thức phương pháp thường là những quy tắc, quy trình, phương thức hành động, tuy nhiên cũng cần coi trọng cả các phương pháp có tính chất dự đoán, giả định (ví dụ: các bước cân bằng phương trình phản ứng hóa học, phương pháp giải bài tập toán học,...). Cần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo của họ. (iii) Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm “tạo điều kiện cho học sinh nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”. Điều đó có nghĩa, mỗi học sinh vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới. Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy – trò và trò – trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung. (iv) Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót. 4. Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học 4.1. Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập luôn là những phương pháp quan trọng trong dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học này người giáo viên trước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dung thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, chẳng hạn như kỹ thuật mở bài, kỹ thuật trình bày, giải thích trong khi thuyết trình, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học mới, đặc biệt là những phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh. Chẳng hạn
  • 14. có thể tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề. 4.2. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học Không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhựơc điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể là những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng. Tình trạng độc tôn của dạy học toàn lớp và sự lạm dụng phương pháp thuyết trình cần được khắc phục, đặc biệt thông qua làm việc nhóm. Trong thực tiễn dạy học ở trường trung học hiện nay, nhiều giáo viên đã cải tiến bài lên lớp theo hướng kết hợp thuyết trình của giáo viên với hình thức làm việc nhóm, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Tuy nhiên hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài thuyết trình, mà còn có những hình thức làm việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học, sử dụng những phương pháp chuyên biệt như phương pháp đóng vai, nghiên cứu trường hợp, dự án. Mặt khác, việc bổ sung dạy học toàn lớp bằng làm việc nhóm xen kẽ trong một tiết học mới chỉ cho thấy rõ việc tích cực hoá ”bên ngoài” của học sinh. Muốn đảm bảo việc tích cực hoá ”bên trong” cần chú ý đến mặt bên trong của phương pháp dạy học, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề và các phương pháp dạy học tích cực khác. 4.3. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Học được đặt trong một tình huống có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của học sinh. Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn. Trong thực tiễn dạy học hiện nay, dạy học giải quyết vấn đề thường chú ý đến những vấn đề khoa học chuyên môn mà ít chú ý hơn đến các vấn đề gắn với thực tiễn. Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng việc giải quyết các vấn đề nhận thức trong khoa học chuyên môn thì học sinh vẫn chưa được chuẩn bị tốt cho
  • 15. việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Vì vậy bên cạnh dạy học giải quyết vấn đề, lý luận dạy học còn xây dựng quan điểm dạy học theo tình huống. 4.4. Vận dụng dạy học theo tình huống Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội của việc học tập. Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nội dung liên quan đến nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn. Trong nhà trường, các môn học được phân theo các môn khoa học chuyên môn, còn cuộc sống thì luôn diễn ra trong những mối quan hệ phức hợp. Vì vậy sử dụng các chủ đề dạy học phức hợp góp phần khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa học chuyên môn, rèn luyện cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, liên môn. Phương pháp nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học điển hình của dạy học theo tình huống, trong đó học sinh tự lực giải quyết một tình huống điển hình, gắn với thực tiễn thông qua làm việc nhóm. Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, nếu các tình huống được đưa vào dạy học là những tình huống mô phỏng lại, thì chưa phải tình huống thực. Nếu chỉ giải quyết các vấn đề trong phòng học lý thuyết thì học sinh cũng chưa có hoạt động thực tiễn thực sự, chưa có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. 4.5. Vận dụng dạy học định hướng hành động Dạy học định hướng hành động là quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạt động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong quá trình học tập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân. Đây là một quan điểm dạy học tích cực hoá và tiếp cận toàn thể. Vận dụng dạy học định hướng hành động có ý nghĩa quan trong cho việc thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội. Dạy học theo dự án là một hình thức điển hình của dạy học định hướng hành động, trong đó học sinh tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với các vấn đề thực tiễn, kết hợp lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể công bố. Trong dạy học theo dự án có thể vận dụng nhiều lý thuyết và quan điểm dạy học hiện đại như lý thuyết kiến tạo, dạy học định hướng học sinh, dạy học hợp tác, dạy
  • 16. học tích hợp, dạy học khám phá, sáng tạo, dạy học theo tình huống và dạy học định hướng hành động. 4.6. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý trong dạy học Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học. Việc sử dụng các phương tiện dạy học cần phù hợp với mối quan hệ giữa phương tiện dạy học và phương pháp dạy học. Hiện nay, việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho các trường phổ thông từng bước được tăng cường. Tuy nhiên các phương tiện dạy học tự làm của giáo viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy. Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại. Đa phương tiện và công nghệ thông tin có nhiều khả năng ứng dụng trong dạy học. Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử (E-Learning). Phương tiện dạy học mới cũng hỗ trợ việc tìm ra và sử dụng các phương pháp dạy học mới. Webquest là một ví dụ về phương pháp dạy học mới với phương tiện mới là dạy học sử dụng mạng điện tử, trong đó học sinh khám phá tri thức trên mạng một cách có định hướng. 4.7. Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo Kỹ thuật dạy học là những cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từngphương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, XYZ,... 4.8. Tăng cường các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn Phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học. Vì vậy bên cạnh những phương pháp chung có thể sử dụng cho nhiều bộ môn khác nhau thì việc sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù có vai trò quan trọng trong dạy học bộ môn. Các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn được xây dựng trên cơ sở lý luận dạy học bộ môn. Ví dụ: Thí nghiệm là một phương pháp dạy học đặc thù quan trọng của các môn khoa học tự nhiên; các phương pháp dạy học như trình diễn vật phẩm kỹ thuật, làm mẫu thao tác, phân tích sản phẩm kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, lắp ráp mô hình, các dự án là những phương pháp chủ lực trong dạy học kỹ thuật; phương pháp “Bàn tay nặn bột” đem lại hiệu quả cao trong việc dạy học các môn khoa học;…
  • 17. 4.9. Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Có những phương pháp nhận thức chung như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, phương pháp làm việc nhóm, có những phương pháp học tập chuyên biệt của từng bộ môn. Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tập cho học sinh các phương pháp học tập chung và các phương pháp học tập trong bộ môn. Tóm lại có rất nhiều phương hướng đổi mới phương pháp dạy học với những cách tiếp cận khác nhau, trên đây chỉ là một số phương hướng chung. Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý. Ngoài ra, phương pháp dạy học còn mang tính chủ quan. Mỗi giáo viên với kinh nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải tiến phương pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân.