SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ TÌNH
MỐI QUAN HỆ GIỮA THỰC HÀNH NGÂN HÀNG XANH,
HÀNH VI XANH CỦA NHÂN VIÊN VÀ HÌNH ẢNH THƯƠNG
HIỆU XANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN
ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH
MÃ TÀI LIỆU: 81194
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
i
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên đề tài luận văn: Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh
của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn
Tp. Hồ Chí Minh.
Tóm tắt luận văn: Sau khoảng 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã trở
thành một trong các nền kinh tế đang phát triển thành công trên thế giới. Lĩnh vực ngân
hàng tại Việt Nam đang cố gắng điều chỉnh các hoạt động của mình tiệm cận theo chuẩn
mực của ngân hàng thế giới. Một trong những thách thức của hệ thống ngân hàng hiện
nay là tập trung tài chính cho lĩnh vực bảo vệ môi trường, có lợi cho xã hội. Hành vi xanh
là một cách tiếp cận sống thân thiện với môi trường đã trở thành một xu hướng được
chấp nhận rộng rãi bởi cả cấp độ cá nhân lẫn doanh nghiệp, các tổ chức như ngân hàng
phải phát huy vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường để đạt được hiệu quả kinh
doanh bền vững.
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định sự tác động
của thực hành ngân hàng xanh tới thương hiệu ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân
viên tại các ngân hàng thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua kết quả nghiên
cứu này, các ngân hàng và các nhà quản trị có thể xem xét điều chỉnh các hoạt động để
đem lại những ảnh hưởng tích cực trong việc áp dụng các thực hành ngân hàng xanh tại
các ngân hàng thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh.
Từ khóa: Thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên, hình ảnh thương hiệu
xanh
ii
ABSTRACT
Dissertation title: The relationship between green banking practices, employee green
behavior and green brand image at commercial banks in Ho Chi Minh City.
Dissertation summary: After about 30 years of international economic integration,
Vietnam has become one of the successful developing economies in the world. The
banking sector in Vietnam is trying to adjust its operations to the standards of the World
Bank. One of the challenges of the current banking system is to focus finance on
environmental protection and social benefits. Green behavior is an environmentally
friendly approach to living that has become a widely accepted trend by both individuals
and businesses, organizations such as banks must play an important role in environmental
protection to achieve sustainable business performance.
The thesis uses quantitative research method to test the impact of green banking practices
on green bank brand, green behavior of employees at commercial banks in Ho Chi Minh
City. Through the results of this study, managers can consider adjusting activities to bring
about positive effects in the application of green banking practices in commercial banks
in Ho Chi Minh City.
Keywords: Green banking practice; Green behavior of employees; Green brand image
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AVE: Tổng phương sai trích CR:
Hệ số tin cậy tổng hợp CSR:
Trách nhiệm xã hội
GB: Hành vi xanh của nhân viênGI:
Hình ảnh thương hiệu xanh
GL: Tín dụng xanh
NHNN: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NHTM Ngân hàng thương mại
PG: Chính sách và mục tiêu về môi trường
PGB: Thực hành ngân hàng xanh
PP: Quy trình vận hành xanh
PS: Sản phẩm và dịch vụ xanh
SEM: Mô hình cấu trúc tuyến tính
SRI: Lý thuyết đầu tư có trách nhiệm với xã hội
iv
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ...............................................................................1
1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1
2. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................4
3.1 Mục tiêu tổng quát..............................................................................................4
3.2 Mục tiêu cụ thể...................................................................................................4
4. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................5
7. Bố cục của đề tài.......................................................................................................5
8. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu.........................................................................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................7
1.1 Các khái niệm nghiên cứu liên quan ......................................................................7
1.1.1 Thực hành ngân hàng xanh .............................................................................7
1.1.1.1 Khái niệm...................................................................................................7
1.1.1.2 Vai trò của ngân hàng xanh .......................................................................7
1.1.1.3 Những thách thức của ngân hàng xanh....................................................... 9
1.1.2 Hành vi xanh của nhân viên..........................................................................11
1.1.3 Hình ảnh thương hiệu xanh...........................................................................12
1.2 Tổng quan về thực hành ngân hàng xanh.............................................................15
1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan.............................................................15
1.2.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới.....................................................................15
1.2.1.2 Nghiên cứu về ngân hàng xanh ở Việt Nam.............................................16
1.3 Các lý thuyết nền..................................................................................................17
1.3.1 Lý thuyết đầu tư có trách nhiệm với xã hội ..................................................17
1.3.2 Lý thuyết xử lý thông tin xã hội....................................................................19
1.4 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất...........................................................19
1.4.1 Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh và hành vi xanh.....................19
v
1.4.2 Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh và hình ảnh thương hiệu
xanh .......................................................................................................................21
1.4.3 Mối quan hệ giữa hành vi xanh và hình ảnh thương hiệu xanh....................22
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................26
2.1 Quy trình nghiên cứu............................................................................................26
2.2 Nghiên cứu định tính xây dựng thang đo.............................................................27
2.2.1 Thang đo thực hành ngân hàng xanh ............................................................27
2.2.2 Thang đo hành vi xanh của nhân viên...........................................................30
2.2.3 Thang đo hình ảnh thương hiệu xanh............................................................30
2.3 Nghiên cứu định lượng.........................................................................................31
2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu .......................................................................31
2.3.2 Mẫu nghiên cứu.............................................................................................31
2.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu......................................................................32
2.4 Nghiên cứu định lượng sơ bộ..............................................................................34
2.4.1 Mô tả mẫu khảo sát sơ bộ..............................................................................34
2.4.2 Đánh giá mô hình đo lường...........................................................................34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................38
3.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu chính thức ....................................................................38
3.1.1 Cỡ mẫu nghiên cứu chính thức .....................................................................38
3.1.2 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu chính thức.................................................38
3.2 Đánh giá mô hình đo lường..................................................................................39
3.3 Đánh giá mô hình cấu trúc....................................................................................43
3.3.1 Đánh giá hệ số xác định có điều chỉnh (R2
hiệu chỉnh) ................................43
3.3.2 Đánh giá mức độ ảnh hưởng (f2) ..................................................................44
3.4 Kiểm định Bootstrap.............................................................................................45
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................48
4.1 Tóm tắt nội dung nghiên cứu................................................................................48
4.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu ..............................................................................49
4.2.1 Thảo luận về kết quả kiểm định ....................................................................49
4.2.2 Thảo luận về kết quả nghiên cứu ..................................................................50
vi
4.3 Hàm ý quản trị......................................................................................................51
4.4 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo......................................52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thang đo về thực hành ngân hàng xanh ..............................................28
Bảng 2.2. Thang đo về hành vi xanh của nhân viên.............................................30
Bảng 2.3. Thang đo về hình ảnh thương hiệu xanh..............................................31
Bảng 2.4. Quy trình phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng chính thức .33
Bảng 2.5. Hệ số tải ngoài của các nhân tố đơn lẻ outer loading ..........................35
Bảng 2.6. Độ tin cậy và giá trị hội tụ của thang đo..............................................36
Bảng 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu chính thức .................................................37
Bảng 3.2. Hệ số tải ngoài của các nhân tố đơn lẻ outer loading ..........................39
Bảng 3.3. Độ tin cậy và giá trị hội tụ của thang đo..............................................40
Bảng 3.4. Hệ số HTMT........................................................................................40
Bảng 3.5. Hệ số tải chéo (cross - loading)............................................................41
Bảng 3.6. Đánh giá mức độ phù hợp mô hình.....................................................42
Bảng 3.7. Bảng mức độ ảnh hưởng (f2
)................................................................43
Bảng 3.8. Ước lượng hệ số đường dẫn và khoảng tin cậy ...................................44
Bảng 3.9. Kết quả kiểm định giả thuyết...............................................................44
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất.................................................................25
Hình 2.1. Các bước xử lý và phân tích dữ liệu.....................................................27
Hình 3.1. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc.....................................................42
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong thời gian gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường đang gây ảnh hưởng
không chỉ đến con người mà còn cả môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Những
thách thức đặt ra như hiệu ứng nhà kính, chất lượng không khí suy giảm đang đòi hỏi
các tổ chức phải cùng chung tay trong việc bảo vệ hành tinh, cùng với đó là mốiquan
tâm của công chúng về tình trạng môi trường đã tăng lên đáng kể. Chính vì vậy,hành
vi xanh đã trở thành một xu hướng được chấp nhận rộng rãi bởi cả cấp độ cá nhân
lẫn doanh nghiệp. Hành vi xanh là một cách tiếp cận sống thân thiện với môi trường
đòi hỏi các tổ chức như ngân hàng phải phát huy vai trò quan trọng trong việcbảo vệ
môi trường để đạt được hiệu quả kinh doanh bền vững. Xu hướng mới đòi hỏicập nhật
hệ thống ngân hàng truyền thống với chiến lược ngân hàng xanh, nhân viênngân hàng
đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các thông lệ ngân hàng tốt hơn,thân thiện
hơn với môi trường để đạt được hoạt động bền vững của ngân hàng (Norton và cộng
sự, 2014).
Sau khoảng 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã trở thành một trong
các nền kinh tế đang phát triển thành công trên thế giới. Lĩnh vực ngân hàng tại Việt
Nam đang cố gắng điều chỉnh các hoạt động của mình tiệm cận theo chuẩn mực của
ngân hàng thế giới. Một thách thức khác của hệ thống ngân hàng là tập trung tài chính
cho lĩnh vực bảo vệ môi trường, một hoạt động có nhiều lợi ích cho xã hội. Đó không
phải là một nhiệm vụ dễ dàng khi phải đảm bảo thực thi đồng thời các mục tiêu về
kinh tế.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội ngày nay đang phải đối mặt với những vấn đề phức tạp, một trong đó
là vấn đề biến đổi khí hậu. Con người ngày càng quen thuộc hơn với hiện tượng nóng
lên toàn cầu và những tác động xấu của nó đối với đời sống con người. Do đó, những
thay đổi trong chính sách là cần thiết để bảo vệ môi trường một cách bền vững vì nó
2
rất quan trọng cho sự sống còn. Đó không chỉ là mối quan tâm của chính phủ và
những người chịu trách nhiệm trực tiếp về ô nhiễm, mà còn của các bên liên quan
khác, chẳng hạn như các tổ chức tài chính, thực hiện vai trò chủ chốt trong việc bảo
vệ môi trường thông qua ngân hàng xanh. Ngân hàng là một trong những nguồn tài
trợ chính cho các dự án công nghiệp tạo ra nhiều khí thải carbon như thép, giấy, xi
măng, hóa chất, phân bón, điện. Vì vậy, các ngân hàng có thể đóng vai trò trung gian
trong việc bảo vệ môi trường bằng cách thúc đẩy đầu tư bền vững và có trách nhiệm
với xã hội.
Ngân hàng xanh là một phần của hệ sinh thái phát triển nghiên cứu các mối
quan hệ hoặc tương tác qua lại tốt giữa sự phát triển và sinh vật hoặc môi trường.
Tuy nhiên, khác với các ngân hàng thông thường, ngân hàng xanh tập trung đặc biệt
vào các yếu tố môi trường. Mục đích của họ là cung cấp kinh doanh môi trường và
xã hội tốt thông qua việc kiểm tra tất cả các yếu tố trước khi cho vay, đảm bảo dự án
có tính thân thiện với môi trường và có giá trị trong tương lai. (Deka, 2015).
Ngân hàng xanh quản lý rủi ro môi trường bằng cách thiết kế hệ thống quản
lý môi trường phù hợp để đánh giá các rủi ro liên quan đến đầu tư dự án. Các rủi ro
có thể được nội bộ hóa bằng cách áp dụng lãi suất chênh lệch và các kỹ thuật khác.
Hơn nữa, các ngân hàng có thể tự rút lui khỏi việc tài trợ cho các khoản rủi ro cao
của dự án. Một thành phần quan trọng của ngân hàng xanh yêu cầu tạo ra các sản
phẩm tài chính và các dịch vụ hỗ trợ phát triển thương mại với lợi ích môi trường,
bao gồm đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, bảo tồn đa dạng sinh học, hiệu quả
năng lượng, đầu tư vào quy trình và công nghệ sản xuất sạch hơn, trái phiếu và quỹ
tương hỗ dành cho đầu tư môi trường (Bihari, 2011).
Ngân hàng xanh còn được gọi là ngân hàng có đạo đức, ngân hàng có trách
nhiệm với môi trường, có trách nhiệm với xã hội. Họ xem xét tất cả các yếu tố xã hội
và môi trường hoặc sinh thái nhằm mục đích bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên
thiên nhiên (Kaur, 2014).
Ngân hàng xanh còn được gọi là ngân hàng có đạo đức hoặc bền vững, chịu
sự điều chỉnh của các cơ quan quản lý tương tự, nhưng tập trung hơn vào việc chăm
sóc môi trường. Giống như một ngân hàng thông thường, nó xem xét tất cả các yếu
3
tố xã hội và môi trường/sinh thái với mục đích bảo vệ môi trường và bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên. Nó được gọi là một ngân hàng có đạo đức hoặc bền vững (Jain,
2013).
Ngân hàng xanh ngụ ý hoạt động của các ngân hàng, các biện pháp khuyến
khích cho các hoạt động môi trường và giảm lượng khí thải carbon, chẳng hạn như:
khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ xanh; áp đặt các tiêu chuẩn
môi trường khi khoản vay được chấp thuận hoặc cấp tín dụng ưu đãi cho các dự án
giảm CO2, năng lượng tái tạo ... Ngân hàng xanh hoạt động giống như một ngân
hàng truyền thống và cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư và khách hàng trong khi
triển khai các chương trình hữu ích cho cộng đồng và môi trường. Ngân hàng xanh
không phải là một hoạt động kinh doanh thuần túy dành cho trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp (CSR), cũng không hoàn toàn là kinh doanh thuần túy vì lợi nhuận; nó
là một sự kết hợp mới để đảm bảo sự hài hòa và bền vững về kinh tế - môi trường -
xã hội. Do đó, khái niệm sẽ có những lợi ích cho cả ngân hàng, các ngành công
nghiệp và nền kinh tế, đặc biệt là với một nền kinh tế mới nổi như Việt Nam.
Nâng cao nhận thức về lợi ích của thực hành ngân hàng xanh giữa các nhân
viên của ngân hàng được coi là quan trọng cho việc đảm bảo khả năng ứng dụng
nhiều hơn cho ngân hàng xanh. Khi nhân viên hiểu các giá trị và ý nghĩa của các hoạt
động ngân hàng xanh, họ sẽ hoạt động hiệu quả hơn và cố gắng phát triển các sản
phẩm và các dịch vụ tài chính sáng tạo vì điều này sẽ góp phần bảo vệ môi trường,
cũng chính là bảo vệ nơi họ sống. Nhận thức về các mối đe dọa môi trường giữa
khách hàng do các sản phẩm và dịch vụ khác nhau gây ra đã thúc đẩy các công ty kết
hợp các thuộc tính thân thiện với môi trường vào sản phẩm của họ và đáp ứng nhu
cầu của khách hàng (Deka, 2015).
Việc khắc sâu các nguyên tắc ngân hàng xanh trong tư duy của nhân viên có
thể dẫn đến hành vi tích cực của họ đối với môi trường và xã hội. Nó cũng có thể dẫn
đến giảm việc sử dụng các nguồn tài nguyên sẵn có và tiêu thụ năng lượng. đồng thời
sẽ thúc đẩy họ truyền bá kiến thức về tầm quan trọng của ngân hàng xanh và các mối
đe dọa nếu không được tuân thủ, cuối cùng dẫn đến việc cải thiện hình ảnh của ngân
4
hàng và cuối cùng sẽ cải thiện sự công nhận của ngân hàng, dẫn đến hiệu suất tốt hơn
và nhiều lợi nhuận hơn.
Từ những lý do trên tác giả nhận thấy chủ đề thực hành ngân hàng xanh là cần
thiết tại Việt Nam nên chọn đề tài “Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh,
hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng
thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh”
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Kiểm định mô hình thể hiện mối quan hệ giữa các thực hành ngân hàng xanh, hành
vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh trong các Ngân hàng thương
mại (NHTM) trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
1) Hệ thống hóa các yếu tố trong thực tiễn hoạt động ngân hàng xanh.
2) Kiểm định mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh và hành vi xanh,
hình ảnh thương hiệu xanh tại các NHTM trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
3) Kiểm định mối quan hệ giữa hành vi xanh của nhân viên ngân hàng và hình
ảnh thương hiệu xanh tại các NHTM trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
4) Kiểm định vai trò trung gian của hành vi xanh trong mối quan hệ giữa thực
hành ngân hàng xanh và hình ảnh thương hiệu xanh tại các NHTM trên địa
bàn Tp. Hồ Chí Minh.
5) Đề xuất hàm ý chính sách từ kết quả nghiên cứu.
4. Câu hỏi nghiên cứu
1) Các yếu tố ảnh hưởng trong thực tiễn hoạt động ngân hàng xanh là gì?
2) Mức độ tác động giữa thực hành ngân hàng xanh và hành vi xanh, hình ảnh
thương hiệu xanh tại các NHTM trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh?
3) Mức độ tác động giữa hành vi xanh của nhân viên ngân hàng và hình ảnh
thương hiệu xanh tại các NHTM trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
5
4) Có tồn tại vai trò trung gian của hành vi xanh trong mối quan hệ giữa thực
hành ngân hàng xanh và hình ảnh thương hiệu xanh tại các NHTM trên địa
bàn Tp. Hồ Chí Minh không?
5) Hàm ý chính sách gì rút ra từ nghiên cứu?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi
xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các NHTM trên địa bàn Tp.
Hồ Chí Minh.
Đối tượng khảo sát: người lao động đang làm việc tại các ngân hàng thương
mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng trả lời các bảng hỏi đang làm
việc tại các phòng có liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng.
Thời gian nghiên cứu: 07/2022-02/2023.
6. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính: Phỏng vấn nhóm tập trung để hoàn thiện mô hình nghiên
cứu và điều chỉnh bảng câu hỏi, thang đo cho phù hợp thực tiễn nghiên cứu của đề
tài.
Nghiên cứu định lượng: Sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính thông qua phần
mềm Smart PLS để kiểm định mô hình đo lường.
7. Bố cục của đề tài
Kết cấu luận văn gồm có năm phần như sau:
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6
8. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu
Kết quả của đề tài nghiên cứu của luận văn này có thể giúp người đọc nhận
biết được tác động các thực hành ngân hàng xanh tới thương hiệu ngân hàng xanh,
hành vi xanh của nhân viên tại các ngân hàng thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, thông qua kết quả nghiên cứu này thì các ngân hàng và các nhà quản
trị có thể sử dụng như một tài liệu tham khảo trong việc quản trị ngân hàng theo định
hướng các thực hành ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại tại thành phố Hồ
Chí Minh.
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Các khái niệm nghiên cứu liên quan
1.1.1.Thực hành ngân hàng xanh
1.1.1.1 Khái niệm
Ngân hàng xanh là lĩnh vực ngân hàng lấy tư tưởng bảo vệ môi trường làm
nền tảng cho hoạt động ngân hàng với tư cách là một thực thể có ý thức. Nó thuyết
phục khách hàng tham gia vào các dự án xanh và khuyến khích các dự án thông qua
việc cho vay cùng với việc thực hiện các hoạt động bảo tồn - sử dụng năng lượng
mặt trời hoặc năng lượng tái tạo. Các hoạt động ngân hàng xanh thúc đẩy sự đổi mới
công nghệ và thay đổi hành vi của khách hàng cũng như nâng cao các hoạt động thân
thiện với môi trường, giảm lượng khí thải carbon từ hoạt động ngân hàng; dựa vào
các giao dịch trực tuyến/điện tử nhằm tiết kiệm tài nguyên.
Theo Biswas (2011), ngân hàng xanh là nỗ lực của các ngân hàng nhằm tạo ra
các tổ chức phát triển bền vững và phục hồi môi trường tự nhiên.
Thực hành ngân hàng xanh là thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ các hoạt
động của các ngân hàng nhằm giảm thiểu lượng khí thải carbon từ các hoạt động
ngân hàng hàng ngày và hỗ trợ cho các hoạt động thân thiện với môi trường. Các
thực hành ngân hàng xanh thông qua hoạt động đầu tư và cho vay nhằm duy trì sự
phát triển bền vững giúp khôi phục môi trường tự nhiên (Deka, 2015).
1.1.1.2 Vai trò của ngân hàng xanh
Hệ thống ngân hàng chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của mỗi
quốc gia. Nó đóng một vai trò cơ bản trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia và
là cốt lõi của thị trường tiền tệ ở một nước. Trong thời gian gần đây, lĩnh vực ngân
hàng trên toàn thế giới đã trải qua rất nhiều thay đổi do việc bãi bỏ nhiều hạn chế,
đổi mới công nghệ, xu hướng toàn cầu hóa, yếu tố môi trường, v.v. Lĩnh vực ngân
hàng tại Việt Nam đang cố gắng điều chỉnh các hoạt động của mình tiệm cận theo
chuẩn mực của ngân hàng thế giới. Một thách thức khác của hệ thống ngân hàng là
tập trung tài chính cho lĩnh vực bảo vệ môi trường, có lợi cho xã hội. Đó không phải
là một nhiệm vụ dễ dàng vì các ngân hàng cũng quan tâm đến lợi nhuận.
8
Những thách thức đặt ra như hiệu ứng nhà kính, chất lượng không khí suy
giảm đang đòi hỏi các tổ chức phải cùng chung tay trong việc bảo vệ hành tinh, cùng
với đó là mối quan tâm của công chúng về tình trạng môi trường đã tăng lên đáng kể
trong thời gian qua. Các ngân hàng giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống kinh tế
do nó có thể ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế thông qua
các hoạt động tài trợ. Ngân hàng xanh không chỉ nâng cao tiêu chuẩn của mình mà
còn ảnh hưởng đến hành vi có trách nhiệm với xã hội của các doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên, nếu ngân hàng xanh chỉ đơn giản làm tăng chi phí của một ngân hàng, nó
có thể không bao giờ được chấp nhận như các thông lệ kinh doanh phổ biến của
ngành ngân hàng toàn cầu.
Theo Biswas (2011), ngân hàng xanh có thể hưởng lợi từ hiệu quả hoạt động
và giảm chi phí trong hoạt động ngân hàng. Giảm chi phí do ngân hàng xanh mang
lại bao gồm giảm chi phí liên quan đến văn phòng phẩm và giảm chi phí liên quan
đến việc thuê thêm nhân viên để loại bỏ lãng phí và phế liệu. Tuy nhiên, mối quan
hệ tích cực giữa chiến lược ngân hàng xanh và lợi nhuận không phải lúc nào cũng
đúng. Về mặt xã hội, các ngân hàng có trách nhiệm với môi trường cũng có thể thành
công về mặt tài chính và thậm chí tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh thông thường
của họ.
Ngân hàng xanh là việc tiến hành hoạt động kinh doanh ngân hàng theo cách
giúp giảm tổng thể phát thải carbon ra bên ngoài. Nó thúc đẩy các hoạt động thân
thiện với môi trường bằng cách giảm lượng khí thải carbon từ hoạt động ngân hàng.
Điều này có nhiều hình thức như sử dụng ngân hàng trực tuyến thay vì ngân hàng
trực tiếp, thanh toán hóa đơn trực tuyến thay vì gửi chúng qua đường bưu điện, v.v.
Ngân hàng xanh giúp tạo ra hiệu quả và khả năng tiếp cận sâu rộng các giải pháp dựa
trên thị trường để giải quyết một loạt các vấn đề môi trường bao gồm biến đổi khí
hậu, phá rừng, các vấn đề chất lượng không khí và suy giảm đa dạng sinh học đồng
thời xác định và đảm bảo các cơ hội có lợi cho khách hàng.
9
1.1.1.3 Những thách thức của ngân hàng xanh
Các ngân hàng có thể đóng một vai trò quan trọng trong phát triển bền vững
và bảo vệ môi trường. Điều đó có thể đạt được bằng cách áp đặt lãi suất cho vay cao
hơn đối với các dự án mà nó tạo mối đe dọa đối với môi trường (Miah và cộng sự,
2020). Khuyến khích cho vay đối với lĩnh vực công nghệ xanh và các dự án giảm
thiểu ô nhiễm. Sự phát triển các chính sách hỗ trợ tín dụng xanh là cần thiết và cung
cấp trợ cấp cho việc sản xuất năng lượng tái tạo có thể được coi là một bước quan
trọng mà các ngân hàng có thể sử dụng để cải thiện môi trường tài chính xanh. Các
ngân hàng đôi khi có thể gặp sự cố với không đủ tài liệu được cung cấp bởi các công
ty đang tìm kiếm tài chính cho các dự án năng lượng sạch. Do đó, điều này làm cho
họ không thể quyết định đầu tư vào các dự án phù hợp.
Bên cạnh những lợi ích mang lại cho ngân hàng, ngân hàng xanh còn phải đối
mặt với nhiều thách thức đối đầu, có thể bao gồm như sau:
i. Giảm dòng tiền đối với các khoản đầu tư / dự án xanh trong ngắn hạn: Các
khoản đầu tư / dự án xanh thường có thời gian hoàn vốn dài hạn với dòng tiền
thấp hơn trong ngắn hạn. Trước khi cho vay, các ngân hàng nên đánh giá
những rủi ro này thông qua phân tích dòng tiền hoặc phân tích chi phí và lợi
ích đối với các khoản đầu tư / dự án xanh này. Việc này sẽ mất thời gian và
gây tốn kém cho ngân hàng; do đó, có thể khó tài trợ cho nhiều dự án cùng
một lúc.
ii. Những thách thức đối với các ngân hàng đang xây dựng các khoản đầu tư / dự
án xanh là thiếu dữ liệu đáng tin cậy để đánh giá tác động môi trường của các
khoản đầu tư/ dự án này. Thông thường, các dữ liệu đáng tin cậy không có sẵn
cho các ngân hàng, và việc tự mình đánh giá độ tin cậy của dữ liệu là không
khả thi. Họ cũng có thể cần các đánh giá chuyên môn của các kiểm toán viên
môi trường độc lập.
iii. Một trong những hạn chế của hoạt động ngân hàng xanh là thời gian khởi động
dài hơn và số lượng khách hàng thấp hơn so với các hoạt động thông thường.
Hoạt động ngân hàng xanh đòi hỏi nhiều thời gian để chuẩn bị và triển khai,
và cần có sự đầu tư về nhân lực, tài chính và công nghệ. Do đó, số lượng khách
10
hàng của ngân hàng xanh thường thấp hơn so với các hoạt động thông thường
và cần thời gian để xây dựng mối quan hệ và tăng cường sự tin tưởng từ khách
hàng.
iv. Các ngân hàng xanh thường thẩm định các dự án của khách hàng dựa trên các
tiêu chuẩn môi trường cụ thể. Việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nghiêm
ngặt có thể làm hạn chế số lượng khách hàng của ngân hàng. Các khách hàng
không đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường thì sẽ không được chấp nhận
vay vốn hoặc được hỗ trợ từ ngân hàng.
v. Lợi nhuận trong ngắn hạn thấp: Mục tiêu chính của ngân hàng xanh là hỗ trợ
các dự án / đầu tư “xanh” với trọng tâm là thúc đẩy phát triển bền vững và bảo
vệ môi trường. Các dự án / khoản đầu tư này có thể không tập trung vào việc
tạo ra lợi nhuận. Điều này sẽ dẫn đến lợi nhuận của các ngân hàng thấp hơn.
vi. Chi phí hoạt động cao hơn: Các ngân hàng xanh cần đầu tư nhiều vốn vào việc
đào tạo và thường xuyên đào tạo đội ngũ nhân viên ngân hàng chuyên sâu, tài
năng và có kỹ năng để đánh giá tác động môi trường của các khoản đầu tư /
dự án. Nhân viên ngân hàng cũng cần có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong
việc xử lý các khoản đầu tư / dự án xanh. Ngoài ra, các ngân hàng đôi khi cần
đầu tư vào các công nghệ hiện đại để đánh giá tác động môi trường của các dự
án / đầu tư xanh.
vii. Rủi ro về danh tiếng: Tập trung vào ngân hàng xanh giúp các ngân hàng nâng
cao uy tín về dài hạn. Tuy nhiên, do khó đánh giá tác động môi trường của các
dự án / khoản đầu tư, các ngân hàng cũng phải đối mặt với rủi ro tài trợ cho
các dự án “bẩn” không được coi là “xanh” hoặc có thể gây tổn hại đến môi
trường và sự phát triển bền vững. Danh tiếng tổng thể của các ngân hàng sẽ bị
ảnh hưởng khi tài trợ cho những dự án kiểu này.
viii. Thiếu các hướng dẫn chính thức về ngân hàng xanh: Ngân hàng xanh là một
khái niệm mới trong ngành ngân hàng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển
như Việt Nam. Do đó, một khung pháp lý chính thức về ngân hàng xanh vẫn
chưa được Chính phủ ban hành. Ngoài ra, khung pháp lý để đánh giá các dự
11
án “xanh” không được chính thức thiết lập và hợp nhất giữa các cơ quan chính
phủ.
1.1.2 Hành vi xanh của nhân viên
Hành vi xanh được định nghĩa là hành động của nhân viên để bảo vệ môi
trường, chẳng hạn như tái chế, sử dụng tài nguyên hiệu quả và tham gia các hoạt
động bảo vệ môi trường. Khái niệm này còn được gọi là hành vi thân thiện với môi
trường, bao gồm một loạt các hành động thúc đẩy bảo vệ môi trường (De Roeck và
Farooq, 2017)
Hành vi xanh đề cập đến bất kỳ hành vi nào có lợi cho môi trường hoặc giảm
thiểu tác hại đến môi trường, với việc thực hiện chiến lược phát triển bền vững doanh
nghiệp, hành vi xanh của nhân viên tại nơi làm việc ngày càng được chú trọng (Wang
và cộng sự, 2019). Theo các tiêu chuẩn hành vi tự chủ, hành vi xanh có thể được chia
thành hai khía cạnh như sau: (1) Hành vi xanh trong trách nhiệm: Đây là những hành
vi xanh liên quan đến nhiệm vụ được thực hiện trong phạm vi trách nhiệm của nhân
viên; (2) Hành vi xanh bên ngoài trách nhiệm: Đây là những hành vi xanh được thực
hiện bên ngoài phạm vi trách nhiệm của nhân viên, nhằm thúc đẩy tư duy và hành
động xanh trong cộng đồng và xã hội.
Theo các tiêu chuẩn hành vi tự chủ (của tổ chức và sự tự quyết định của cá
nhân), hành vi xanh gồm hai khía cạnh: hành vi xanh liên quan đến nhiệm vụ được
thực hiện trong trách nhiệm của nhân viên và hành vi xanh chủ động được thực hiện
bên ngoài trách nhiệm của nhân viên (Bissing-Olson và cộng sự, 2013). Hành vi xanh
được thực hiện bởi nhân viên để hoàn thành các nhiệm vụ công việc cốt lõi mà tổ
chức yêu cầu (chẳng hạn như trách nhiệm bảo vệ môi trường được quy định trong
việc thực hiện nhiệm vụ, tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường). Hành vi xanh chủ động
đề cập đến hành vi tùy ý và thân thiện với môi trường không được hệ thống khen
thưởng chính thức công nhận một cách rõ ràng (Bissing-Olson và cộng sự, 2013),
chẳng hạn như việc nhắc nhở đồng nghiệp tiết kiệm năng lượng.
12
1.1.3. Hình ảnh thương hiệu xanh
Sản phẩm xanh: Định nghĩa về sản phẩm xanh không còn mới và rất phổ biến
đối với lĩnh vực kinh tế nói chung cũng như đối với khách hàng quan tâm về vấn đề
môi trường nói riêng. Có nhiều nghiên cứu đề suất khái niệm về sản phẩm xanh:
Sản phẩm xanh là sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng mà không
gây tổn hại đến môi trường và góp phần hướng tới một thế giới bền vững hơn hơn.
(Shamdasami và cộng sự, 1993).
Sản phẩm xanh có thể là quy trình sản xuất phù hợp với môi trường, có trách
nhiệm khi sử dụng sản phẩm, hay loại bỏ sản phẩm, mà người tiêu dùng so sánh với
những sản phẩm cạnh tranh (Hartmann và Apaolaza Ibanez, 2006). Theo một nghĩa
chặt chẽ, không có sản phẩm xanh hoặc bền vững thực sự, vì tất cả các sản phẩm
chúng ta sử dụng và loại bỏ trong đời sống hằng ngày đều có sự ảnh hưởng tiêu cực
nhất định đến môi trường ở một số giai đoạn trong chu kỳ sống của chúng.
Tóm lại, sản phẩm xanh được định nghĩa là ít tác động tiêu cực hơn cho hệ
sinh thái và môi trường. Vì vậy, sản phẩm xanh không mang tính tuyệt đối, là định
nghĩa miêu tả các sản phẩm với sự tác động đến môi trường ít hơn các sản phẩm hoặc
lựa chọn thay thế. Trong dài hạn, nếu các công ty kinh doanh định hướng phát triển
bền vững bằng việc sử dụng hay sản xuất sản phẩm xanh thì nó cũng là một lợi thế
cạnh tranh.
Hình ảnh thương hiệu: Định nghĩa hình ảnh thương hiệu là niềm tin tri giác
về các liên kết thuộc tính, lợi ích và thái độ của thương hiệu, thường được xem là cơ
sở để đánh giá tổng thể hoặc thái độ đối với thương hiệu. Vì vậy, hình ảnh thương
hiệu là một cấu trúc tổng thể được hình thành từ tất cả các yếu tố, đặc điểm cấu tạo
nên thương hiệu (Keller, 1993).
Theo Anwar và cộng sự (2011), hình ảnh thương hiệu có vai trò như là dấu
hiệu quan trọng để người tiêu dùng phân biệt một thương hiệu với các đối thủ của nó
khi rất khó so sánh các thương hiệu bằng cách sử dụng các đặc điểm thực tế. Hình
ảnh thương hiệu được xem là một trong những tài sản vô hình quan trọng nhất có tác
động đến nhận thức của người tiêu dùng đối với công ty, nó định hình nên những
13
hình ảnh về thương hiệu căn cứ vào sự tương tác và thông qua quá trình trải nghiệm
của chính họ với các sản phẩm của thương hiệu.
Thương hiệu xanh: Hartmann và Apaolaza Ibanez (2006) đã định nghĩa
thương hiệu xanh được xem là một nhóm các thuộc tính và lợi ích cụ thể của thương
hiệu liên quan đến việc giảm thiểu ảnh hưởng xấu hoặc tạo tác động tốt đến môi
trường. Như vậy, thương hiệu xanh giúp khách hàng có ý thức hơn về môi trường và
để xây dựng được thương hiệu xanh thành công thì nó phải có lợi ích đáng kể so với
thương hiệu khác và định hướng người tiêu dùng coi trọng các vấn đề về môi trường.
Hình ảnh thương hiệu xanh: Theo Chen (2010) thì hình ảnh thương hiệu
xanh là một tập hợp các nhận thức về thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng có
liên quan đến các cam kết về môi trường và các mối quan tâm về môi trường. Hình
ảnh thương hiệu xanh được chứng minh là có ảnh hưởng đến ý định mua hàng của
người tiêu dùng do nó giải thích, đánh giá, nhận thức của người tiêu dùng về hình
ảnh sản phẩm. Hình ảnh thương hiệu xanh được hình thành dựa trên tâm trí người
tiêu dùng thông qua một loạt nhận thức. Các lý thuyết trước đây giải thích rằng hình
ảnh thương hiệu xanh được thực hiện từ một số đánh giá từ người tiêu dùng. Đánh
giá liên quan đến mức độ khác biệt với các thương hiệu khác (Gupta và Kumar,
2013), mức độ danh tiếng của công ty với tư cách là người làm ra sản phẩm thân
thiện môi trường, mức độ hoạt động của công ty được đánh giá tốt trong việc làm ra
sản phẩm thân thiện với môi trường, mức độ chú ý của công ty đối với sản phẩm thân
thiện với môi trường và mức độ tin cậy của khách hàng đối với công ty (Chen, 2010).
Hình ảnh của tổ chức cho biết mức độ tin cậy dành cho mọi người có trong
đó. Các công ty có hình ảnh công ty tích cực có xu hướng nhận được sự trung thành
cao từ các bên liên quan của họ và chủ yếu là khách hàng của họ. Vì vậy, điều cần
thiết là phải tích cực làm việc để duy trì hình ảnh của tổ chức để đảm bảo lợi nhuận
tối đa và mức cam kết cao về phía nó. Theo Worcester (1997), hình ảnh tổ chức được
định nghĩa là kết quả ròng của sự tương tác của tất cả các trải nghiệm, ấn tượng, niềm
tin và kiến thức mà mọi người có về tổ chức. Hình ảnh có tầm quan trọng hàng đầu
đối với các công ty dịch vụ và ở một mức độ lớn được xác định bởi đánh giá của
khách hàng về các dịch vụ mà họ nhận được.
14
Liên quan đến hình ảnh công ty xanh, người ta tin rằng xây dựng một hình ảnh
công ty xanh đòi hỏi có thái độ tích cực đối với các vấn đề môi trường vì điều này
giúp tạo ra một hình ảnh thân thiện với môi trường (Mayer và cộng sự, 2012). Do đó,
quản lý hình ảnh của ngân hàng gần như là trách nhiệm của tất cả mọi người thamgia
vào các hoạt động điều hành của ngân hàng (Worcester, 1997). Các ngân hàng có
hình ảnh xanh được hưởng lợi từ việc giảm quá trình giám sát với chính phủ và các
tổ chức phi chính phủ khác, bên cạnh đó hoạt động ngân hàng xanh xây dựng một
hình ảnh xanh giúp tăng sự tin tưởng của những người khác về tổ chức. Nó đượcchứng
minh rằng hình ảnh ngân hàng xanh ảnh hưởng đến lòng tin và lòng trung thành đối
với ngân hàng.
Các công ty có hình ảnh xanh được kỳ vọng sẽ đạt được nhiều hơn sự tin tưởng
từ khách hàng của họ và giao tiếp tích cực hơn với thế giới bên ngoài. Khách hàng
duy trì mối quan hệ trung thành với các công ty có hình ảnh công ty xanh nên nó đòi
hỏi một quá trình lâu dài để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao với
mối quan hệ tốt với khách hàng. Các công ty có thể có nhiều lợi ích từ việc có hình
ảnh phù hợp. Trên hết là xây dựng nền tảng cho việc cạnh tranh bền vững và có lợi
thế so với các đối thủ trên thị trường. Lập luận của Grönroos (1984) cho rằng hình
ảnh công ty chủ yếu được xây dựng bằng chất lượng kỹ thuật, tức là dịch vụ mà
khách hàng được trải nghiệm. Các hoạt động ngân hàng xanh được coi là rất quan
trọng đối với các ngân hàng, điều này là do khi các ngân hàng tuân thủ chính sách
ngân hàng xanh sẽ giúp nâng cao danh tiếng của họ. Theo Sharmeen và cộng sự
(2019), việc tuân thủ các chính sách ngân hàng xanh nâng cao uy tín về trách nhiệm
giải trình và lợi nhuận của các ngân hàng hơn các ngân hàng thông thường. Thúc đẩy
các cam kết môi trường thể hiện hình ảnh xanh giúp công ty cải thiện đáng kể hình
ảnh của mình.
Lợi ích xã hội từ việc bảo vệ môi trường còn cao hơn nếu trong cộng đồng có
nhiều người tự nhận thức về các hoạt động xanh. Chính vì thế dường như có một mối
quan hệ giữa khái niệm về hình ảnh xanh và hình ảnh công ty. Điều này thúc đẩy các
công ty đầu từ vào hoạt động bảo vệ thiên nhiên và môi trường nhằm xây dựng hình
ảnh doanh nghiệp (Bansal, 2005). Nhận thức cũng được coi là một yếu tố cần thiết
15
trong việc phát triển hình ảnh ngân hàng và cần được lan tỏa trong khách hàng và
nhân viên.
1.2 Tổng quan về thực hành ngân hàng xanh
1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan
1.2.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu của Biswas (2011): Nhấn mạnh sự cần thiết của cách tiếp cận ngân
hàng xanh bền vững, nêu bật những lợi ích và khía cạnh chiến lược của nó. Nghiên
cứu lưu ý rằng mặc dù vai trò tích cực của các ngân hàng trong nền kinh tế của Ấn
Độ, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều sáng kiến hướng tới ngân hàng xanh. Nghiên cứu
gợi ý rằng các ngân hàng nên đóng vai trò chủ động trong việc thúc đẩy các nguyên
tắc về môi trường và sinh thái, điều này sẽ giúp thúc đẩy các ngành công nghiệp đầu
tư vào quản lý môi trường, sử dụng các công nghệ và hệ thống quản lý phù hợp.
Nghiên cứu cũng xác định một số lợi ích của ngân hàng xanh, bao gồm cải thiện nhận
thức của công chúng, giảm chi phí hoạt động và quản lý rủi ro được cải thiện. Nghiên
cứu cũng xác định thêm một số thách thức đối với việc triển khai ngân hàng xanh,
chẳng hạn như thiếu nhận thức, đào tạo không đầy đủ và khung pháp lý không đầy
đủ. Các ngân hàng cần áp dụng cách tiếp cận ngân hàng xanh bền vững, điều này sẽ
giúp thúc đẩy các nguyên tắc môi trường và sinh thái, giảm chi phí hoạt động và cải
thiện quản lý rủi ro.
Nghiên cứu của Chowdhury (2014): Nghiên cứu xem xét các mô hình và kênh
ngân hàng xanh khác nhau được ngành ngân hàng ở Ấn Độ áp dụng, tập trung vào
tính bền vững của môi trường. Nghiên cứu cho thấy rằng các ngân hàng đã không
hoàn toàn chấp nhận khái niệm ngân hàng xanh, với các ngân hàng khu vực công thể
hiện sự quan tâm nhiều hơn so với các ngân hàng khu vực tư nhân. Nghiên cứu gợi
ý rằng để thúc đẩy tính bền vững, các ngân hàng nên kết hợp thông tin môi trường
vào các hoạt động ngân hàng, cho vay và các quyết định đầu tư của họ. Điều này sẽ
giúp cải thiện tính bền vững của môi trường và tạo ra giá trị lâu dài cho doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Galpin và cộng sự (2015): Nghiên cứu đã trình bày một mô
hình có thể đóng vai trò là hướng dẫn cho các nhà quản lý trong lĩnh vực ngân hàng
để thiết lập và duy trì văn hóa bền vững. Nghiên cứu cho thấy các hoạt động ngân
16
hàng xanh có tác động tích cực và trực tiếp đến tính bền vững của ngân hàng. Do đó,
ngân hàng nào càng thực hiện nhiều hành động thân thiện với môi trường thì ngân
hàng đó có thể tiến gần hơn tới một tương lai bền vững, có thể mang lại lợi ích cho
cả ngân hàng và môi trường toàn cầu.
1.2.1.2 Nghiên cứu về ngân hàng xanh ở Việt Nam
Hiện tại, có rất ít nghiên cứu về ngân hàng xanh ở Việt Nam. Hong (2013) đã
chỉ ra hai thách thức cơ bản đối với việc triển khai tài chính và ngân hàng xanh ở
Việt Nam: Thứ nhất là nhận thức của xã hội về hoạt động tài chính và ngân hàng còn
hạn chế, và tăng trưởng xanh được coi là cái giá phải trả cho môi trường hơn là cơ
hội kinh doanh; và thứ hai là thiếu các quy định và luật pháp về tài chính ngân hàng
xanh và thiếu cơ chế hỗ trợ sự phát triển của các tổ chức tài chính và ngân hàng xanh.
Một nghiên cứu độc lập của PanNature (2012) đã kiểm tra 19 ngân hàng thương mại
lớn tại Việt Nam (dựa trên vốn và tài sản) cho thấy chỉ duy nhất Sacombank tự mình
xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tín dụng đối với môi trường và xã hội. Theo đó, dự
án giới thiệu với Sacombank được phân loại dựa trên mức độ tác động đến môi
trường, cho phép ngân hàng đưa ra quyết định cấp tín dụng cho dự án và lập kế hoạch
giám sát, thỏa thuận thử nghiệm với khách hàng nhằm giảm thiểu tác động của dự án
đối với môi trường (PanNature, 2012).
Tran và Tran (2015) đã phân tích thực trạng ngân hàng xanh và cho rằng có
rất ít nghiên cứu chuyên sâu về ngân hàng xanh được thực hiện tại Việt Nam và chưa
có nghiên cứu nào đề xuất mô hình ngân hàng xanh phù hợp cho các ngân hàng Việt
Nam. Theo một cuộc khảo sát thực hiện vào tháng 6/2012 của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam (NHNN) đối với 54 ngân hàng thương mại cho thấy, 91% trong số đó chưa
có chính sách rõ ràng ở cấp ngân hàng về tăng trưởng xanh, trong khi 35% thì không
hiểu biết về các định nghĩa của môi trường và các vấn đề xã hội. Đặc biệt, 89% thừa
nhận rằng các quy định của NHNN vẫn còn thiếu việc quản lý môi trường xã hội
trong ngành tài chính. Nhìn chung, giữa các ngân hàng Việt Nam còn thiếu kinh
nghiệm về công nghệ mới, điều này khiến họ gặp rắc rối với tín dụng năng lượng
mới như thiên vị về đánh giá rủi ro đối với các dự án xanh. Ở Việt Nam hiện chưa
17
có ngân hàng nào được coi là ngân hàng xanh; tuy nhiên, có một số sản phẩm xanh
dành cho đầu tư xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Nghiên cứu quốc tế trước đây cho thấy có nhiều định nghĩa và hình thức ngân
hàng xanh khác nhau (Kaeufer, 2010). Kaeufer (2010) đã chứng minh năm cấp độ
phát triển của ngân hàng xanh và cho rằng các định nghĩa về ngân hàng xanh thay
đổi theo cách tương đương với năm cấp độ phát triển. Việc hiểu rõ các định nghĩa về
ngân hàng xanh là cơ sở để các ngân hàng áp dụng các hoạt động ngân hàng xanh.
Nếu các ngân hàng thương mại Việt Nam xác định được các định nghĩa về ngân hàng
xanh, thì chắc chắn họ có thể tuân theo các thông lệ ngân hàng xanh. Do đó, tác giả
cho rằng việc hiểu rõ các định nghĩa về ngân hàng xanh sẽ có tác động tích cực đến
sự sẵn lòng của các ngân hàng Việt Nam trong việc áp dụng các thực hành ngân hàng
xanh.
1.3 Các lý thuyết nền
1.3.1 Lý thuyết đầu tư có trách nhiệm với xã hội (Socially Responsible
Investment Theory - SRI)
Lý thuyết đầu tư có trách nhiệm với xã hội (SRI) được thúc đẩy bởi nhu cầu
đầu tư đáp ứng tiêu chuẩn về mặt đạo đức, lý thuyết này được cho là đã tồn tại từ rất
lâu (Renneboog và cộng sự, 2008) nhưng đến nay nó vẫn được coi là một lý thuyết
khá phức tạp nên vẫn chưa tìm được sự đồng thuận. Các thuật ngữ như đạo đức, tính
bền vững, xã hội, môi trường, đầu tư xanh,. đã được sử dụng như một tiền tố cho SRI
(Chatzitheodorou và cộng sự, 2019). Lý thuyết SRI tập trung vào việc tích hợp giá
trị cá nhân và phúc lợi xã hội là những yếu tố quan trọng cần được xem xét khi đánh
giá lựa chọn đầu tư. Nhiều nghiên cứu đã xem SRI là một khoản đầu tư có tác động
xã hội dưới dạng SRI trực tiếp hoặc SRI gián tiếp, với cả hai loại tác động này đều
nâng cao đáng kể lợi ích xã hội của nhà đầu tư và cho cả cộng đồng (Sturm và Field,
2018).
Lý thuyết SRI tập trung vào việc khuyến khích sử dụng tài chính trong các
hoạt động mang lại mục tiêu khác cho cuộc sống (Lee và Miller, 2012), và các công
ty tài chính có động cơ xã hội, chẳng hạn như các tổ chức tài chính vi mô, trong
những năm qua, được sử dụng để giải quyết các thách thức về môi trường, tạo việc
18
làm và phát triển khu vực nông thôn (Cervelló-Royo và cộng sự, 2019). Hơn nữa, lý
thuyết SRI đã được xem xét theo kinh nghiệm từ các khía cạnh xã hội, môi trường
và tính bền vững (Chatzitheodorou và cộng sự, 2019). Khía cạnh xã hội tập trung
vào việc sử dụng tài chính để hoàn thành đồng thời cả giá trị tài chính đơn thuần và
giá trị xã hội. Khía cạnh môi trường nhằm mục đích khám phá các lợi ích tài chính
bằng cách áp dụng các khoản đầu tư cho việc bảo vệ môi trường (Bergek và cộng sự,
2013), khía cạnh bền vững tập trung vào sự tham gia của các doanh nghiệp nhằm
thúc đẩy các lợi ích về tài chính, xã hội và môi trường (Dorfleitner và Nguyen, 2016)
Lý thuyết SRI đóng vai trò như một cấu trúc được sử dụng để tăng cường mối
quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh và hành vi xanh của nhân viên, hình ảnh
thương hiệu xanh, niềm tin ngân hàng, lòng trung thành với ngân hàng và tập trung
vào trách nhiệm xã hội như một phương tiện để cải thiện hoạt động bền vững đã được
coi là lợi thế cho cả các nhà hoạch định chính sách và nhà quản lý (Korzeb và
Samaniego, 2019). Một trong những điều kiện tiên quyết cần thiết của một ngân hàng
xanh là chịu trách nhiệm xã hội bằng cách xem xét tác động của các dự án dự kiến
hoặc hiện tại đối với sự an toàn của môi trường trong ngắn hạn và dài hạn trướckhi
phê duyệt các khoản vay (Bihari, 2011). Điều này là do nhu cầu cao từ các bên liên
quan ngày nay đã vượt ra ngoài các yếu tố như lợi tức đầu tư và rủi ro. Các nhàđầu
tư hiện có thái độ tích cực đối với SRI vì tính xã hội và lợi ích môi trường của nó
(Borgers và Pownall, 2014). Đây cũng được coi là một cách tiếp cận quan trọng mà
các công ty có thể sử dụng trong việc thiết lập một hình ảnh tích cực, đổi lại có thể
là công cụ để giữ chân nhân viên và trong việc tăng cường mối quan hệ giữa doanh
nghiệp với khách hàng và chính phủ (Borghesi và cộng sự, 2014). Thêm vào đó, ưu
tiên cho các lợi ích xã hội và môi trường được coi là có ảnh hưởng đáng kể đến quyết
định đầu tư của các bên liên quan, có thể được hỗ trợ bởi sự tự nguyện củacác bên liên
quan để đánh đổi một phần đáng kể lợi nhuận tài chính của họ từ các khoản đầu tư,
vì lợi ích xã hội.
19
1.3.2 Lý thuyết xử lý thông tin xã hội
Bối cảnh của môi trường xã hội khác nhau có thể ảnh hưởng đến thái độ và
hành vi của một các nhân, điều này được lý giải trong lý thuyết xử lý thông tin xã
hội (Salancik và Pfeffer, 1978). De Roeck và Farooq (2017) cho rằng thái độ và hành
vi của một cá nhân thực chất là kết quả của việc xử lý các tín hiệu thông tin từ môi
trường xung quanh họ nên nó có thể bị ảnh hưởng bởi nhận thức của chính các nhân
đó về môi trường làm việc của bản thân. Lý thuyết xử lý thông tin xã hội (Salancik
và Pfeffer, 1978) cho rằng môi trường làm việc gần gũi nhất với nhân viên đóng một
vai trò quan trọng trong việc hình thành thái độ và hành vi của họ. Điều này ngụ ý
rằng nhân viên áp dụng những gì họ cho là hành vi phù hợp tại nơi làm việc bằng
cách xử lý các tín hiệu nhận được từ môi trường làm việc (Salancik và Pfeffer, 1978).
Nhận thức của nhân viên về các sáng kiến xanh của công ty có liên quan trực tiếp
đến hành vi của họ tại nơi làm việc. Điều này có thể khuyến khích họ tham gia vào
các hành động tích cực và có lợi cho công ty (De Roeck và Farooq, 2017).
1.4 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất
1.4.1 Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh và hành vi xanh của nhân
viên ngân hàng
Ngân hàng xanh tập trung vào phát triển nhân tố môi trường và chiến lược cần
thiết, nó tập trung chủ yếu vào việc đầu tư tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nhằm
đảm bảo sự an toàn cho cộng đồng và môi trường xung quanh. Khách hàng cảm thấy
an toàn hơn với các ngân hàng áp dụng ngân hàng xanh thực hành các hoạt động của
họ vì chúng được coi là có đạo đức ngân hàng ở một mức độ nào đó. Do đó, bên cạnh
việc xem xét khía cạnh an toàn cho các khoản tiền gửi và đầu tư thì khách hàng còn
cân nhắc thêm việc đảm bảo cải thiện môi trường và tiêu chuẩn cuộc sống. Vì vậy,
họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm ngân hàng xanh (Chen và cộng sự, 2006).
Việc chuyển đổi hướng tới nền kinh tế các bon thấp sẽ thúc đẩy đổi mới, tăng năng
suất và tạo ra việc làm với thu nhập cao (Bhardwaj và Malhotra, 2013).
Lý thuyết SRI tập trung vào việc thúc đẩy việc sử dụng tài chính trong các nỗ
lực phục vụ các mục tiêu cuộc sống (Lee và Miller, 2012). Trong thời gian gần đây,
các tổ chức tài chính với động cơ xã hội, bao gồm cả các tổ chức tài chính vi mô, đã
20
được sử dụng để giải quyết các khó khăn về sinh thái, tạo việc làm và thúc đẩy các
khu vực nông thôn (Cervelló-Royo và cộng sự, 2019). Ngoài ra, lý thuyết SRI đã
được xem xét kỹ lưỡng thông qua các quan điểm về xã hội, môi trường và tính bền
vững (Chatzitheodorou và cộng sự, 2019). Lý thuyết SRI đóng vai trò như một cấu
trúc được sử dụng để tăng cường mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh và
hành vi xanh của nhân viên thông qua việc tập trung vào trách nhiệm xã hội như một
phương tiện để cải thiện hoạt động bền vững đã được coi là lợi thế cho cả các nhà
hoạch định chính sách và nhà quản lý (Korzeb và Samaniego, 2019).
Theo lý thuyết xử lý thông tin xã hội, thái độ và hành vi của một cá nhân có
thể bị ảnh hưởng trực tiếp từ bối cảnh và môi trường xã hội của họ (Salancik và
Pfeffer, 1978). Dựa trên lý thuyết này, có thể thấy rằng thái độ và hiệu suất công việc
của nhân viên bị ảnh hưởng bởi đánh giá của họ về môi trường làm việc. Do đó, các
hoạt động bảo vệ môi trường được công nhận là thúc đẩy các hành vi có trách nhiệm
xã hội của nhân viên (De Roeck và Farooq, 2017), bao gồm cả những nhân viên nỗ
lực mang lại lợi ích hoặc giảm tác hại của môi trường. Từ đó tác giả đề xuất giả
thuyết sau:
H1: Có một mối quan hệ tích cực giữa thực hành ngân hàng xanh và hành vi
xanh của nhân viên Ngân hang
1.4.2 Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh và hình ảnh thương hiệu
xanh
Các nghiên cứu cho thấy tác động đáng kể của nhận thức về sản phẩm xanh,
lợi ích của sản phẩm xanh tới ý định của khách hàng. Các nhà đầu tư đánh giá hiệu
suất tổ chức dựa trên các tiêu chuẩn hiệu quả môi trường sinh thái của nó (Derwall
và cộng sự 2005). Đánh giá này dẫn đến sự ra đời của các tổ chức đầu tư vào các dự
án xanh, phát triển thị phần và giảm thiểu tác hại tới môi trường, đồng thời thu được
nhiều danh tiếng và lợi nhuận hơn.
Để có được sự tin tưởng cao giữa các bên liên quan như nhân viên, khách hàng
và các công ty bên ngoài, các ngân hàng phải từng bước tạo ra các sản phẩm và dịch
vụ tài chính xanh nhằm bảo vệ môi trường bằng cách thúc đẩy tài trợ cho các dự án
21
tạo ra ít carbon hơn. Họ cũng cần tuyên truyền nhận thức về lợi ích của ngân hàng
xanh, thúc đẩy nhân viên nhằm tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ xanh, và chính các
hành động đó có thể tác động tích cực đến hiệu suất tổng thể của ngân hàng. Nó cũng
có thể giúp cải thiện hình ảnh của các ngân hàng đối với các bên liên quan và các
công ty bên ngoài, giành được sự tôn trọng từ chính phủ và các cơ quan bảo vệ môi
trường, đồng thời tăng lợi nhuận. Do đó, việc xem xét mối quan hệ giữa các thực
hành ngân hàng xanh và hình ảnh thương hiệu xanh là cần thiết.
Để tạo ra một tương lai tươi sáng hơn, các phương pháp tiếp thị mới và cách
tiếp cận sáng tạo nhằm hạn chế tác động của các cuộc khủng hoảng tài chính và kinh
tế, cũng như biến đổi khí hậu và môi trường. Thị trường dịch vụ tài chính cũng đã
thay đổi đòi hỏi nguồn cảm hứng và kỹ năng tiếp thị mới. Với khủng hoảng tín dụng,
chức năng và hoạt động của các ngân hàng truyền thống đòi hỏi tích hợp thêm các
nguyên tắc đạo đức lý tưởng vào quy trình ngân hàng (San-Jose và cộng sự, 2009).
Vì vậy, hầu hết các ngân hàng hiện nay đều xem xét tính bền vững và minh bạch hơn
trong báo cáo của họ và cung cấp các sản phẩm tài chính phù hợp với vấn đề này.
Bằng cách đầu tư vào các khu vực nhạy cảm với khí hậu, ngành ngân hàng đóng góp
cho việc giảm thiểu rủi ro khí hậu và hỗ trợ phục hồi môi trường (Park và Kim, 2020).
Hiện nay, các ngân hàng thân thiện với môi trường và ngân hàng xanh trở nên phổ
biến và đồng nghĩa với tính bền vững lâu dài. Các ngân hàng đã công khai các sáng
kiến về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) của họ. Tiếp thị ngân hàng xanh
là một phần của khái niệm CSR lớn hơn. Các ngân hàng đóng vai trò quan trọng
trong việc cấp vốn cho các dự án có lợi cho môi trường, cũng như đóng góp cho xã
hội. Các nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu về ngân hàng xanh và các chiến lược
ngân hàng xanh đã được thực hiện bởi cả ngân hàng khu vực công và tư nhân. (Bihari,
2011). Hơn nữa, các ngân hàng trên khắp thế giới đang tạo ra lợi nhuận đáng kể bằng
cách đầu tư vào các chiến lược xanh để tạo ra một hình ảnh xanh (Evangelinos vaf
cộng sự, 2009). Từ đó tác giả đề xuất giả thuyết sau:
H2: Có một mối quan hệ tích cực giữa thực hành ngân hàng xanh và hình ảnh
thương hiệu xanh của ngân hàng.
22
1.4.3 Mối quan hệ giữa hành vi xanh của nhân viên ngân hàng và hình ảnh
thương hiệu xanh
Hoạt động quản lý bao gồm việc thiết lập các nguyên tắc, giá trị và quyết định
mối quan hệ giữa các người lao động trong tổ chức. Các hành vi của nhân viên thường
bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như các giá trị, truyền thống, phong tục,
quy tắc, các quy định và chính sách được quyết định từ trước. Các ngân hàng có kế
hoạch áp dụng các thực hành ngân hàng xanh sẽ cần sự ủng hộ nhiệt tình từ nhân
viên của họ. Vì vậy, nếu không có phản ứng tích cực hướng tới các hoạt động xanh,
sẽ thực sự là một thách thức đảm bảo cho sự thành công. Nhân viên đóng một vai trò
quan trọng trong việc sáng tạo và phát triển của các sản phẩm và dịch vụ xanh cần
thiết cho việc bảo vệ môi trường cũng như việc thực hiện các chính sách do ban lãnh
đạo đề ra. Tuy nhiên, điều này sẽ không đạt được trừ khi có sự hỗ trợ từ tổ chức với
một tầm nhìn rõ ràng để có hình ảnh ngân hàng xanh tốt hơn, làm tăng mức độ niềm
tin giữa các bên liên quan và tăng mức độ thu nhập cho cả ngân hàng và người lao
động. Hành vi của con người có xu hướng được định hình tùy thuộc vào môi trường
xung quanh. Mọi người nói chung và nhân viên của ngân hàng nói riêng đều dành
nhiều thời gian ở nơi làm việc của họ và hành động theo các quy tắc và quy định
được áp dụng từ ban lãnh đạo. Chính vì vậy họ là nhân tố quyết định thúc đẩy hành
vi xanh của tổ chức vào thực tế (Ruepert và cộng sự, 2016).
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng môi trường làm việc có mối liên hệ
đáng tin cậy với thái độ và hành vi của nhân viên (Kuenzi và Schminke, 2009). Có
nghĩa là, tùy thuộc vào môi trường làm việc, các nhân viên sẽ cư xử tương xứng. Các
tổ chức có định hướng xanh sẽ có nhiều nhân viên chấp nhận các thực hành ngân
hàng xanh hơn và ngược lại. Hành vi xanh tại nơi làm việc của nhân viên được định
nghĩa là một loạt các hành vi trong tổ chức có liên quan đến tính bền vững của môi
trường (Paillé và Mejía-Morelos, 2014). Khi nhân viên nhận thức định hướng tích
cực của các tổ chức của họ đối với sự bền vững về môi trường, từ đó sẽ hình thành
các chuẩn mực hành vi ứng xử vì lợi ích đối với môi trường. Ngoài ra, khi một nhân
viên nhận ra nơi làm việc thân thiện với môi trường, thì nhân viên của tổ chức đó sẽ
hình thành tiêu chuẩn cư xử theo cách tích cực đối với môi trường (Norton và cộng
23
sự, 2014). Nhân viên hành động vì môi trường có xu hướng làm việc nhằm duy trì
tính bền vững, tránh gây hại, ảnh hưởng đến người khác (Iqbal và cộng sự, 2018).
Nhân viên tăng cường cải tiến hiệu suất của tổ chức, hỗ trợ cân bằng các mục tiêu
kinh tế với các mục tiêu môi trường và cuối cùng là giúp đạt được sự phát triển bền
vững.
Mặc dù vậy, nghiên cứu của Ramus và Steger (2000) đã cho rằng không nhất
thiết phải luôn có mối quan hệ tích cực giữa các chính sách của tổ chức và hành vi
của nhân viên. Hành vi xanh chủ yếu là tự nguyện, tuy nhiên, hành vi được liên kết
với nhiệm vụ công việc cũng rất cần thiết. Nói chung, hành vi xanh liên quan đến
xác định thái độ và hành vi, nó có thể được sử dụng để phát triển các ý tưởng về sản
phẩm xanh và đòi hỏi các ngân hàng tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường
cho các nhân viên của họ để đảm bảo thực hiện các khía cạnh thực hành một cách
suôn sẻ (Owino và Kwasira, 2016). Khi các thông tin xanh cần thiết được chuyển
cho nhân viên, nó có thể tạo ra ý định về hành vi xanh và sau đó áp dụng hành vi
xanh tương tự.
Một tổ chức có thể chuyển tải trực tiếp hoặc gián tiếp tầm nhìn về các khái
niệm bảo vệ môi trường và các giá trị xanh. Theo đó, nhân viên lựa chọn hành vi
xanh sau khi nhận được thông tin này. Theo Norton và cộng sự (2014), có hai loại
hành vi xanh tại nơi làm việc, thứ nhất là hoàn thành theo trách nhiệm của công việc,
hệ thống khen thưởng và trừng phạt của tổ chức, chẳng hạn như tiết kiệm nước và
các nguồn tài nguyên khác. Và cái thứ hai có vai trò bổ sung của hành vi xanh tại nơi
làm việc không phải là tuân theo các tiêu chuẩn chính thức của tổ chức, chẳng hạn
như dựa trên khả năng phán đoán cá nhân để đưa ra những hành vi xanh tự nguyện.
Nhân viên cũng có thể quyết định làm vượt ra ngoài những gì được tổ chức yêu cầu.
Nó có thể liên quan đến một sáng kiến cá nhân vượt quá kỳ vọng của tổ chức, chẳng
hạn như ưu tiên các lợi ích môi trường, khởi xướng các chương trình và chính sách
môi trường. Điều này có liên quan chặt chẽ đối với các khái niệm về hiệu suất theo
ngữ cảnh và hành vi công dân, đề cập đến các hành vi hỗ trợ môi trường tổ chức, xã
hội và tâm lý trong thực hiện nhiệm vụ.
24
Theo De Roeck và Farooq (2017), nhận thức của nhân viên về môi trường làm
việc có thể ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của họ. Thực tế, thái độ và hành vi của
mỗi cá nhân là kết quả của việc xử lý thông tin từ môi trường xung quanh. Lý thuyết
xử lý thông tin xã hội (Salancik và Pfeffer, 1978) cho rằng môi trường làm việc gần
gũi nhất với nhân viên có vai trò quan trọng trong việc hình thành thái độ và hành vi
của họ. Điều này cho thấy nhân viên sẽ áp dụng những hành vi mà họ cho là phù hợp
tại nơi làm việc dựa trên việc xử lý thông tin từ môi trường làm việc (Salancik và
Pfeffer, 1978). Do đó, nhận thức của nhân viên về các sáng kiến xanh của công ty có
liên kết mật thiết với hành vi của họ tại nơi làm việc, khuyến khích họ tham gia vào
các hành động tích cực và có lợi cho công ty (De Roeck và Farooq, 2017).
Theo lý thuyết SRI, hành vi xanh của nhân viên giúp tạo ra các sản phẩm và
dịch vụ tài chính xanh nhằm bảo vệ môi trường sẽ tăng cường tính bền vững và minh
bạch hơn cho các hoạt động ngân hàng, từ đó giúp ngân hàng có được sự tin tưởng
cao giữa các bên liên quan như nhân viên, khách hàng và các công ty bên ngoài thông
qua hình ảnh thương hiệu xanh. Bên cạnh đó, cơ sở lý thuyết SRI cho thấy thực hành
ngân hàng xanh giúp cung cấp các sản phẩm tài chính phù hợp với vấn đề bảo vệ môi
trường nâng cao hình ảnh thương hiệu xanh, điều này sẽ được thúc đẩy thông qua
các yếu tố nội tại của tổ chức. Trong khi đó hành vi xanh của nhân viên chuyển tải
trực tiếp hoặc gián tiếp tầm nhìn về các khái niệm bảo vệ môi trường và các giá trị
xanh ra bên ngoài sẽ thúc đẩy hình ảnh thương hiệu xanh (Norton và cộng sự, 2014).
Từ đó tác giả đề xuất giả thuyết sau:
H3: Có một mối quan hệ tích cực giữa hành vi xanh của nhân viên ngân hàng và
hình ảnh thương hiệu xanh của ngân hàng
H3a: Hành vi xanh của nhân viên đóng vai trò trung gian giữa thực hành ngân
hàng xanh và hình ảnh thương hiệu xanh của ngân hàng.
25
Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Các giả thuyết nghiên cứu:
H1: Có một mối quan hệ tích cực giữa thực hành ngân hàng xanh và hành vi
xanh của nhân viên ngân hàng
H2: Có một mối quan hệ tích cực giữa thực hành ngân hàng xanh và hình ảnh
thương hiệu xanh của ngân hàng.
H3: Có một mối quan hệ tích cực giữa hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh
thương hiệu xanh của ngân hàng
H3a: Hành vi xanh của nhân viên đóng vai trò trung gian giữa thực hành ngân
hàng xanh và hình ảnh thương hiệu xanh của ngân hàng.
Tóm tắt chương 1:
Trong chương một, tác giả đã trình bày hai lý thuyết chính được sử dụng trong
đề tài gồm lý thuyết đầu tư có trách nhiệm với xã hội (SRI) và lý thuyết xử lý thông
tin xã hội. Các khái niệm nghiên cứu được trình bày, gồm có: Thực hành ngân hàng
xanh, hành vi xanh của nhân viên, hình ảnh thương hiệu xanh. Dựa trên cơ sở các lý
thuyết và khái niệm, tác giả đề xuất bốn giả thuyết nghiên cứu từ đó đưa ra mô hình
nghiên cứu làm cơ sở cho nghiên cứu ở các chương tiếp theo.
H3
H2
Hình ảnh thương
hiệu xanh
Thực hành ngân
hàng xanh
H1
Hành vi xanh của
nhân viên
Sản phẩm và dịch
vụ xanh
Quy trình vận hành
xanh
Tín dụng xanh
Chính sách và mục
tiêu về môi trường
26
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu trong luận văn này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn
hợp được thiết kế bao gồm hai giai đoạn được minh họa như hình 3.1 như sau:
Giai đoạn 1 - Nghiên cứu định tính: Quá trình nghiên cứu bắt đầu bằng việc
tổng hợp lý thuyết, thông qua việc tìm hiểu các đề tài nghiên cứu đã được công bố
trước đó và khám phá các lý thuyết cơ bản để hiểu rõ và phân tích xu hướng nghiên
cứu về thực hành xanh trong các tổ chức. Qua đó, định hình được hướng nghiên cứu
của luận văn. Một mô hình cấu trúc được sử dụng để mô tả mối quan hệ giữa các
biến tiềm ẩn và các biến đo lường tương ứng (các biến được quan sát). Các lý thuyết
đo lường và mô hình cấu trúc được sử dụng để hình thành mô hình đo lường, nơi mà
các biến được đo lường được xác định và mô tả. Sau đó, các giả thuyết nghiên cứu
được kiểm định dựa trên mô hình này. Kết thúc giai đoạn 1, mô hình giả thuyết ban
đầu, mô hình đo lường và thang đo được hình thành.
Giai đoạn 2 - Nghiên cứu định lượng: Thực hiện việc nghiên cứu định lượng
sơ bộ nhằm đánh giá thang đo, dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi điều tra
với cách thức chọn mẫu thuận tiện phi xác suất. Khi các thang đo được khẳng định
là phù hợp sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức, quá trình thực hiện gồm
các bước cơ bản: mô hình đo lường, mô hình cấu trúc và các giả thuyết nghiên cứu
được đánh giá bằng kỹ thuật Smart PLS.
27
Hình 2.1. Các bước xử lý và phân tích dữ liệu
2.2 Nghiên cứu định tính xây dựng thang đo
Tác giả đã tổng hợp các lý thuyết liên quan để làm cơ sở đề suất mô hình lý thuyết
và xây dựng thang đo nháp. Mặc dù trong nghiên cứu này, tác giả kế thừa sử dụng
các thang đo đã được áp dụng tại các nghiên cứu ở nước ngoài, tuy nhiên việc khác
nhau về văn hóa cũng như ngôn ngữ đòi hỏi quá trình chuyển ngữ phải xem xét để
có sự điều chỉnh, bổ sung phù hợp. Tác giả đã thảo luận với các chuyên gia và người
lao động trong lĩnh vực ngân hàng nhằm hiệu chỉnh dịch thuật, xác định thang đo
cho phù hợp với bối cảnh và ngôn ngữ Việt Nam. Nhóm chuyên gia tham gia thảo
luận gồm có bảy người, họ đều là những người có chuyên môn về lĩnh vực ngân hàng
cũng như có quan tâm và hiểu biết về lĩnh vực ngân hàng xanh. Trong quá trình thảo
luận, tác giả ghi lại tất cả các nội dung thảo luận.
Quy trình thảo luận với chuyên gia:
 Liên hệ chuyên gia.
 Giới thiệu về nội dung chủ đề thảo luận.
Thông tin cơ bản về các chuyên gia
Chuyên gia Học vị Nơi công tác Ghi chú
28
CG1 PGS.TS Đại học Ngân hàng Tp.HCM
CG2 ThS Ngân hàng Quân Đội
CG2 ThS Ngân hàng Vietcombank
CG4 ThS Ngân hàng ACB
CG5 Học viên cao học Ngân hàng Đông Á
CG6 ThS Ngân hàng Tiên Phong
CG7 Học viên cao học Ngân hàng Quân Đội
Tác giả giới thiệu mục đích nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu, các nội dung cần
đánh giá thông qua các quan điểm, nhận xét và thảo luận với từng chuyên gia.
Chuyên gia sẽ đánh giá, phân tích từng khái niệm với tác giả để giúp tìm được
khái niệm bao quát nhất, rõ ràng nhất về mặt ngữ nghĩa. Thông qua thảo luận, các thang
đo được hiệu chỉnh cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
2.2.1 Thang đo thực hành ngân hàng xanh
Dựa trên nghiên cứu và thang đo gốc của Arulraja và Senthilnathan (2020) để
phát triển thang đo lường cho khái niệm ngân hàng xanh. Thang đo lường bao gồm
21 biến quan sát, với nội dung đo lường 4 nhân tố: chính sách và mục tiêu về môi
trường (gồm 8 biến quan sát), tín dụng xanh (gồm 5 biến quan sát), sản phẩm và dịch
vụ xanh (gồm 3 biến quan sát) và quy trình vận hành xanh (gồm 5 biến quan sát).
Các biến quan sát được thu thập từ người lao động tại các ngân hàng theo thang đo
Likert năm điểm, từ 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (Hoàn toàn đồng ý). Thang
đo này được trình bày cụ thể trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Thang đo về thực hành ngân hàng xanh
Yếu tố Kí hiệu Câu hỏi khảo sát Nguồn
Chính
sách và
mục
tiêu về
PG1
Kiểm soát môi trường được thực hiện thường xuyên tại
ngân hàng của chúng tôi
Arulraja
và
Senthilna
PG2 Ngân hàng của chúng tôi có chính sách môi trường
(xanh) và các kế hoạch ngăn ngừa ô nhiễm
29
môi
trường
PG3 Ngân hàng của chúng tôi đào tạo và huấn luyện nhân
viên về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng
than
(2020)
PG4 Ngân hàng của chúng tôi có nhân sự phụ trách về các
vấn đề môi trường
PG5 Ngân hàng của chúng tôi thường xuyên có các nghiên
cứu và phát triển về các vấn đề môi trường
PG6 Ngân hàng của chúng tôi có thỏa thuận về môi trường
với các bên liên quan (nhà cung cấp, khách hàng, v.v.)
PG7 Ngân hàng của chúng tôi có các chương trình khuyến
khích cho các đề xuất áp dụng về môi trường
PG8 Ngân hàng của chúng tôi có các hoạt động đánh giá
hiệu quả môi trường xanh (môi trường bền vững, biện
pháp tiết kiệm năng lượng)
Tín
dụng
xanh
GL1 Việc thăm quan địa điểm triển khai dự án được thực
hiện trước khi cho vay
Arulraja
và
Senthilna
than
(2020)
GL2 Ngân hàng của chúng tôi thẩm định hồ sơ môi trường
của khách hàng trước khi cho vay
GL3 Ngân hàng của chúng tôi có đánh giá báo cáo của bên
thứ ba (Cơ quan môi trường) trước khi cho vay
GL4 Ngân hàng của chúng tôi có chính sách ưu đãi cho các
dự án liên quan đến bảo vệ môi trường và tiết kiệm
năng lượng
GL5 Ngân hàng của chúng tôi thúc đẩy và tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp hướng tới môi trường thông qua các
khoản tài trợ, cho vay
Sản
phẩm
và dịch
vụ xanh
PS1 Ngân hàng của chúng tôi đã phát triển ngân hàng điện
tử và giao dịch trực tuyến
Arulraja
và
Senthilna
PS2 Ngân hàng của chúng tôi đã đầu tư vào ứng dụng ngân
hàng trên điện thoại
30
PS3 Ngân hàng của chúng tôi thúc đẩy việc đơn giản hóa
quy trình giao dịch
than
(2020)
Quy
trình
vận
hành
xanh
PP1
Ngân hàng của chúng tôi có quy định quản lý rác thải
điện tử
Arulraja
và
Senthilna
than
(2020)
PP2 Ngân hàng của chúng tôi quan tâm đến việc thiết lập
các chi nhánh xanh (tòa nhà hiệu quả năng lượng / tòa
nhà xanh)
PP3 Ngân hàng của chúng tôi giảm bớt thủ tục giấy tờ bằng
cách sử dụng các phương tiện thay thế, ví dụ như email
PP4 Ngân hàng của chúng tôi có các hoạt động ngân hàng
thân thiện với môi trường (e-mail, internet, báo cáo
điện tử, hệ thống phê duyệt trực tuyến, v.v.)
PP5 Ngân hàng của chúng tôi đã đầu tư các thiết bị tiết kiệm
năng lượng, giải pháp hệ thống và thực hành
2.2.2 Thang đo hành vi xanh của nhân viên
Dựa trên nghiên cứu và thang đo gốc của của Arulraja và Senthilnathan
(2020), trong nghiên cứu này tác giả sẽ sử dụng thang đo để đo lường hành vi xanh
của nhân viên bao gồm 5 biến quan sát. Đáp viên sẽ đánh giá từng biến quan sát bằng
thang đo Likert 5 điểm, từ 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (Hoàn toàn đồng ý).
Chi tiết thang đo tại Bảng 2.2.
Bảng 2.2. Thang đo về hành vi xanh của nhân viên
Yếu tố Kí hiệu Câu hỏi khảo sát Nguồn
Tôi đưa ra các đề xuất và ý tưởng mới về các hoạt Arulraja
Hành vi GB1 động thân thiện với môi trường cho ngân hàng của và
xanh của mình Senthilna
nhân viên GB2 Trong công việc, tôi tham gia vào các hoạt động thân than
thiện với môi trường (2020)
31
GB3 Tôi chia sẻ kiến thức của mình về môi trường với đồng
nghiệp
GB4 Tại nơi làm việc, tôi đặt câu hỏi về những cách làm có
thể gây tổn hại đến môi trường
GB5 Tại nơi làm việc, tôi thực hiện các nhiệm vụ thân thiện
với môi trường mà nó mang lại lợi thế hơn cho ngân
hàng của chúng tôi
2.2.3 Thang đo hình ảnh thương hiệu xanh
Dựa trên nghiên cứu và thang đo gốc của Makanyeza và Chikazhe (2017),
trong nghiên cứu này tác giả sẽ sử dụng thang đo để đo lường hành vi xanh của nhân
viên bao gồm 5 biến quan sát. Đáp viên sẽ đánh giá từng biến quan sát bằng thang
đo Likert 5 điểm, từ 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (Hoàn toàn đồng ý). Chi tiết
thang đo tại Bảng 2.3.
Bảng 2.3. Thang đo về hình ảnh thương hiệu xanh
Yếu tố Kí hiệu Câu hỏi khảo sát Nguồn
Hình ảnh
thương
hiệu xanh
GI1
Ngân hàng của chúng tôi thành công và có một
tương lai tươi sáng Makanyez
a và
Chikazhe
(2017)
GI2 Ngân hàng của chúng tôi luôn đổi mới và tiên phong
GI3 Ngân hàng của chúng tôi được nhiều người biết đến
GI4 Ngân hàng của chúng tôi có đạo đức kinh doanh
GI5 Ngân hàng của chúng tôi có uy tín
2.3 Nghiên cứu định lượng
2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu được thu thập thông qua bảng hỏi được thực hiện trực tiếp và gửi phiếu
khảo sát qua email. Các khái niệm nghiên cứu sử dụng thang đo Likert-5 với quy ước
1 - Hoàn toàn không đồng ý; đến 5 - Hoàn toàn đồng ý.
32
Luận văn sử dụng đơn vị phân tích là cá nhân, đối tượng phỏng vấn là người
lao động đang làm việc tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh. Đối tượng trả lời các bảng hỏi đang làm việc tại các phòng có liên quan trực
tiếp đến hoạt động tín dụng.
2.3.2 Mẫu nghiên cứu
Hair và cộng sự (2017) cho rằng, kích cỡ mẫu tối thiểu để áp dụng mô hình
PLS-SEM phải gấp 10 lần số lượng đường dẫn trong mô hình. Với số lượng đường
dẫn trong mô hình là bốn (tương ứng với bốn giả thuyết) thì số mẫu tối thiểu là 4 x
10 = 40 mẫu. Bên cạnh đó, phương pháp R2
tối thiểu được nhiều nhà nghiên cứu sử
dụng để ước tính cỡ mẫu tối thiểu. Với R2
tối thiểu là 0,1 với mức ý nghĩa 5% và số
lượng mũi tên hướng đến một biến tối đa là 2 thì ta có số mẫu tối thiểu là 158 (Hair
và cộng sự, 2017)
Tuy nhiên, độ tin cậy của nghiên cứu sẽ tăng lên khi cỡ mẫu lớn hơn do sai
lệch do lấy mẫu sẽ giảm đi khi mẫu càng lớn so với cận tối thiểu. Để đáp ứng các
yêu cầu về cỡ mẫu nghiên cứu cho luận văn này, tác giả đã lên kế hoạch nhằm thực
hiện việc phát hành 250 bảng câu hỏi, mong muốn sau khi loại đi các bảng hỏi không
đạt yêu cầu sẽ thu thập được trên 180 bảng trả lời đáp ứng các yêu cầu. Trong nghiên
cứu sơ bộ, tác giả sẽ tiến hành đánh giá sơ bộ thang đo với kích thước mẫu thu thập
khoảng 100.
2.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu
Trong nghiên cứu định lượng, tác giả thực hiện hai giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Tiến hành nghiên cứu định lượng sơ bộ với cỡ mẫu là 100, việc
phân tích và đánh giá thông qua những tiêu chí:
Độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha: Nếu hệ số Cronbach’s alpha
nằm trong khoảng [0,75 – 0,95] là một thang đo có độ tin cậy tốt; một thang đo có
thể chấp nhận được khi hệ số Cronbach’s alpha >= 0,6 (Nunnally và Bernstein, 1994).
Giá trị hội tụ: Thang đo đạt được giá trị hội tụ khi hệ số tải (outer loading) đều
lớn hơn 0,7 và có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) (Henseler và cộng sự, 2015).
Phương sai trích bình quân (AVE) ≥ 0,5.
33
Giai đoạn 2: Tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức. Trong phần này,
luận văn trình bày quy trình, kỹ thuật, các chỉ số được dùng để đánh giá mô hình đo
lường, bao gồm đánh giá độ tin cậy, giá trị phân biệt, giá trị hội tụ.
Đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến: Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến
độc lập có mối tương quan rất mạnh, thậm chí có tương quan hoàn toàn với nhau
(Hair và cộng sự, 2017). Hiện tượng đa cộng tuyến hoàn toàn không xảy ra nếu VIF
<2; VIF < 5 là có thể chấp nhận được, tức không vi phạm đa cộng tuyến hoàn toàn.
Đánh giá mô hình cấu trúc: Việc đánh giá nhằm kiểm định mối quan hệ của
các biến trong mô hình, thông qua đánh giá mô hình cấu trúc, tác giả có thể kiểm tra
trực quan các mối quan hệ tồn tại giữa các biến trong mô hình.
Hệ số xác định (R2
): Đây là chỉ ѕố thống kê tổng hợp khả năng giải thích của
một phương trình hay mức độ phù hợp của dữ liệu và mô hình. Các giá trị R2
ở mức
0,67; 0,33 và 0,19 trong các mô hình kiểm định PLS lần lượt là các mức mạnh, trung
bình và yếu (Henseler và cộng sự, 2015). Khi R2
càng gần 0, khả năng giải thích càng
kém ᴠà điều ngược lại ѕẽ đúng khi các giá trị của nó tiến dần tới 1.
34
thức
Bảng 2.4. Quy trình phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng chính
Đánh giá mức độ tác động của quy mô hệ số f2
(Hair và cộng sự (2017):
0.02 ≤ f2
< 0.15: mức tác động nhỏ.
0.15 ≤ f2
< 0.35: mức tác động trung bình.
f2
≥ 0.35: mức tác động lớn.
35
2.4 Nghiên cứu định lượng sơ bộ
2.4.1 Mô tả mẫu khảo sát sơ bộ
Kết quả thống kê mẫu trong khảo sát sơ bộ cho thấy số lượng đáp viên nam
cao hơn số đáp viên nữ tham gia khảo sát (54% so với 46%). Về nhóm tuổi, nhóm có
tỷ lệ cao nhất trong mẫu là 30-39 tuổi (53%), nhóm tuổi tiếp theo dưới 30 tuổi cótỷ
lệ 27%, còn lại là các nhóm tuổi khác. Về trình độ học vấn, nhóm có trình độ họcvấn
đại học có tỷ lệ cao nhất (83%), kế đến là sau đại học 10%, còn lại là trình độ khác.
Xét về kinh nghiệm làm việc, nhóm có kinh nghiệm từ 6 năm – 10 năm chiếm
tỷ lệ cao nhất (53%), kế đến là nhóm có kinh nghiệm từ 11 năm – 15 năm chiếm
24%, trên 15 năm chiếm 16% và còn lại là nhóm có kinh nghiệm từ 5 năm trở xuống.
2.4.2 Đánh giá mô hình đo lường
Trong luận văn này, để đánh giá mô hình đo lường nghiên cứu sơ bộ tác giả
sử dụng các hệ số tổng phương sai trích AVE, hệ số tin cậy tổng hợp CR, Cronbach’s
alpha và hệ số tải nhân tố đơn lẻ (outer loading).
Trong kết quả chạy dữ liệu lần đầu cho thấy 2 biến quan sát (GI3, PP3) có hệ
số tải nhân tố đơn lẻ < 0,7. Các biến này đã bị loại bỏ và tác giả tiến hành chạy lần
hai. Bảng 2.5 thể hiện các chỉ số nhân tố đơn lẻ của các biến quan sát trong lần chạy
thứ hai đều lớn hơn 0,7. Kết quả phân tích được trình bày trong Bảng 3.6 cho thấy
các thang đo lường đều có hệ số Cronbach's alpha và độ tin cậy tổng hợp cao (trên
0,7). Tổng phương sai trích của mỗi thang đo đều lớn hơn 0,5 và hệ số tải nhân tố
của từng biến quan sát đều lớn hơn 0,7.
36
Bảng 2.5. Hệ số tải ngoài của các nhân tố đơn lẻ outer loading
GB GI GL PG PP PS
GB1 0,855
GB2 0,844
GB3 0,848
GB4 0,799
GB5 0,813
GI1 0,791
GI2 0,841
GI4 0,755
GI5 0,761
GL1 0,754
GL2 0,809
GL3 0,777
GL4 0,771
GL5 0,777
PG1 0,764
PG2 0,805
PG3 0,776
PG4 0,735
PG5 0,756
PG6 0,746
PG7 0,825
PG8 0,832
PP1 0,730
PP2 0,865
PP4 0,825
PP5 0,850
PS1 0,815
PS2 0,854
PS3 0,746
37
Bảng 2.6. Độ tin cậy và giá trị hội tụ của thang đo
Thang đo thành phần
Cronbach's
Alpha
Độ tin cậy
tổng hợp CR
Phương sai
trích
(AVE)
Hành vi xanh của nhân viên 0,889 0,918 0,692
Hình ảnh thương hiệu xanh 0,800 0,867 0,620
Thực hành ngân hàng xanh 0,949 0,954 0,501
Tín dụng xanh 0,837 0,884 0,605
Chính sách và mục tiêu về môi
trường
0,908 0,926 0,609
Quy trình vận hành xanh 0,835 0,890 0,671
Sản phẩm và dịch vụ xanh 0,731 0,848 0,650
Qua kết quả phân tích các chỉ số hệ số tải nhân tố, độ tin cậy tổng hợp và
phương sai trích của các thang đo, có thể kết luận các thang đo cho các khái niệm
đều đạt yêu cầu về độ tin cậy và độ giá trị hội tụ.
Tóm tắt chương 2
Trong Chương 2, các tác giả đã phác thảo các quy trình và phương pháp được
sử dụng trong nghiên cứu, bao gồm cách thiết kế thang đo cho các khái niệm, chọn
mẫu và thu thập dữ liệu. Nghiên cứu định lượng sử dụng PLS-SEM để đánh giá các
thang đo và kiểm định mô hình nghiên cứu. Một nghiên cứu sơ bộ với 100 quan sát
chỉ ra rằng các thang đo đạt yêu cầu, vì vậy các thang đo này được sử dụng trong
nghiên cứu định lượng chính thức.
38
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu chính thức
3.1.1 Cỡ mẫu nghiên cứu chính thức
Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Sau 2 tháng tiến hành
khảo sát, tổng số phát ra 250 bảng câu hỏi, số lượng phản hồi thu được là 220. Sau
khi loại các phản hồi thiếu thông tin hoặc trả lời qua loa khi đánh giá giống nhau cho
hầu hết các câu hỏi, kích thước mẫu chính thức cho nghiên cứu này là 184.
3.1.2 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu chính thức
Bảng 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu chính thức
Phân loại Tần số % Tích lũy (%)
Giới tính
Nam 98 53 53
Nữ 86 47 100
Độ tuổi
Dưới 30 52 28 28
30-39 101 55 83
Trên 39 tuổi 31 17 100
Bằng cấp
Đại học 147 80 80
Sau đại học 33 18 98
Khác 4 2 100
Kinh nghiệm
Tới 5 năm 9 5 5
6 năm – 10 năm 101 55 60
11năm -15 năm 44 24 84
Trên 15 năm 30 16 100
Tổng 184 100
Kết quả thống kê mẫu trong khảo sát chính thức cho thấy số lượng đáp viên
nam cao hơn số đáp viên nữ tham gia khảo sát (53% so với 47%). Về nhóm tuổi,
nhóm có tỷ lệ cao nhất trong mẫu là 30-39 tuổi (55%), nhóm tuổi tiếp theo dưới 30
39
tuổi có tỷ lệ 28%, còn lại là các nhóm tuổi khác. Về trình độ học vấn, nhóm có trình
độ học vấn đại học có tỷ lệ cao nhất (80%), kế đến là sau đại học 18%, còn lại là trình
độ khác.
Xét về kinh nghiệm làm việc, nhóm có kinh nghiệm từ 6 năm – 10 năm chiếm
tỷ lệ cao nhất (55%), kế đến là nhóm có kinh nghiệm từ 11 năm – 15 năm chiếm
24%, trên 15 năm chiếm 16% và còn lại là nhóm có kinh nghiệm từ 5 năm trở xuống.
3.2. Đánh giá mô hình đo lường
Trong luận văn này, để đánh giá mô hình đo lường nghiên cứu chính thức tác
giả sử dụng các hệ số tổng phương sai trích AVE, hệ số tin cậy tổng hợp CR,
Cronbach’s alpha và hệ số tải nhân tố đơn lẻ (outer loading).
Trong kết quả chạy dữ liệu lần đầu cho thấy 2 biến quan sát (PG1, PG4) có hệ
số tải nhân tố đơn lẻ < 0,7. Các biến này đã bị loại bỏ và tác giả tiến hành chạy lần
hai. Bảng 3.2 thể hiện các chỉ số nhân tố đơn lẻ của các biến quan sát trong lần chạy
thứ hai đều lớn hơn 0,7. Kết quả phân tích được trình bày trong Bảng 3.3 cho thấy
các thang đo lường đều có hệ số Cronbach's alpha và độ tin cậy tổng hợp cao (trên
0,7). Tổng phương sai trích của mỗi thang đo đều lớn hơn 0,5 và hệ số tải nhân tố
của từng biến quan sát đều lớn hơn 0,7.
Từ kết quả các chỉ số được thể hiện trong bảng 3.2 và 3.3 có thể kết luận các
thang đo cho các khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu chính thức đều đạt yêu
cầu giá trị hội tụ và về độ tin cậy.
Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh

More Related Content

What's hot

200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AGRIBANK
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AGRIBANKLuận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AGRIBANK
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AGRIBANK
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docxBáo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt ...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt ...Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt ...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Luận Văn Phát Triển Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Quốc Tế Vib.
Luận Văn Phát Triển Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Quốc Tế Vib.Luận Văn Phát Triển Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Quốc Tế Vib.
Luận Văn Phát Triển Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Quốc Tế Vib.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149
 
Bài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HAY
Bài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HAYBài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HAY
Bài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8
Đề tài  phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8Đề tài  phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8
Đề tài phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hộiLuận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật về cho vay của ngân hàng thương mại, HOT
Luận văn: Pháp luật về cho vay của ngân hàng thương mại, HOTLuận văn: Pháp luật về cho vay của ngân hàng thương mại, HOT
Luận văn: Pháp luật về cho vay của ngân hàng thương mại, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ SMART BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ P...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ SMART BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ P...PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ SMART BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ P...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ SMART BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ P...
nataliej4
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank, HAYĐề tài: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DI ĐỘNG - TẢI FREE...
SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DI ĐỘNG - TẢI FREE...SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DI ĐỘNG - TẢI FREE...
SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DI ĐỘNG - TẢI FREE...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, HAY
Đề tài: hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, HAYĐề tài: hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, HAY
Đề tài: hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
 
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AGRIBANK
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AGRIBANKLuận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AGRIBANK
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AGRIBANK
 
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
 
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docxBáo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docx
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt ...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt ...Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt ...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt ...
 
Luận Văn Phát Triển Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Quốc Tế Vib.
Luận Văn Phát Triển Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Quốc Tế Vib.Luận Văn Phát Triển Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Quốc Tế Vib.
Luận Văn Phát Triển Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Quốc Tế Vib.
 
Bài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HAY
Bài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HAYBài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HAY
Bài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HAY
 
Đề tài phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8
Đề tài  phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8Đề tài  phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8
Đề tài phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8
 
Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hộiLuận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
 
Luận văn: Pháp luật về cho vay của ngân hàng thương mại, HOT
Luận văn: Pháp luật về cho vay của ngân hàng thương mại, HOTLuận văn: Pháp luật về cho vay của ngân hàng thương mại, HOT
Luận văn: Pháp luật về cho vay của ngân hàng thương mại, HOT
 
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ SMART BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ P...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ SMART BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ P...PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ SMART BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ P...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ SMART BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ P...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
 
Đề tài: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank, HAYĐề tài: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank, HAY
 
SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DI ĐỘNG - TẢI FREE...
SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DI ĐỘNG - TẢI FREE...SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DI ĐỘNG - TẢI FREE...
SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG DI ĐỘNG - TẢI FREE...
 
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
 
Đề tài: hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, HAY
Đề tài: hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, HAYĐề tài: hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, HAY
Đề tài: hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, HAY
 
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
 

Similar to Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh

Luận văn nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người dân
 Luận văn nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người dân Luận văn nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người dân
Luận văn nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người dân
Luanvantot.com 0934.573.149
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Man_Ebook
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Man_Ebook
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Man_Ebook
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Nhận Thức Rủi Ro Đến Ý Định Mua Hàng Trực Tuyến
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Nhận Thức Rủi Ro Đến Ý Định Mua Hàng Trực TuyếnLuận Văn Ảnh Hưởng Của Nhận Thức Rủi Ro Đến Ý Định Mua Hàng Trực Tuyến
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Nhận Thức Rủi Ro Đến Ý Định Mua Hàng Trực Tuyến
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầ...
Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầ...Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầ...
Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầ...
Man_Ebook
 
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh NghiệpLuận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Đề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng
Đề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàngĐề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng
Đề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...
Đề tài KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...Đề tài KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...
Đề tài KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...
PinkHandmade
 
Luận văn: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Luận văn: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Luận văn: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Luận văn: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến...
Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến...Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến...
Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến...
nataliej4
 
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thươn...
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thươn...Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thươn...
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thươn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân HàngLuận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docxĐề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng.
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng.Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng.
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng.
Nhận Viết Thuê Đề Tài Vietkhoaluan.com / Zalo : 0917.193.864
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục Tiêu
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục TiêuLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục Tiêu
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục Tiêu
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Trực Tuyến
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Trực TuyếnLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Trực Tuyến
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Trực Tuyến
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân Hàng HDbank, HAY, 9 điểm!
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân Hàng HDbank, HAY, 9 điểm!Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân Hàng HDbank, HAY, 9 điểm!
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân Hàng HDbank, HAY, 9 điểm!
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh (20)

Luận văn nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người dân
 Luận văn nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người dân Luận văn nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người dân
Luận văn nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người dân
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Nhận Thức Rủi Ro Đến Ý Định Mua Hàng Trực Tuyến
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Nhận Thức Rủi Ro Đến Ý Định Mua Hàng Trực TuyếnLuận Văn Ảnh Hưởng Của Nhận Thức Rủi Ro Đến Ý Định Mua Hàng Trực Tuyến
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Nhận Thức Rủi Ro Đến Ý Định Mua Hàng Trực Tuyến
 
Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầ...
Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầ...Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầ...
Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầ...
 
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
 
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Nắm Giữ Các Tài Sản Có Tính Thanh Khoản Đến Tỷ Suấ...
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh NghiệpLuận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
 
Đề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng
Đề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàngĐề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng
Đề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng
 
Đề tài KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...
Đề tài KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...Đề tài KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...
Đề tài KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PH...
 
Luận văn: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Luận văn: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Luận văn: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Luận văn: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến...
Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến...Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến...
Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến...
 
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thươn...
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thươn...Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thươn...
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thươn...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân HàngLuận Văn  Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Chênh Lệch Thu Nhập Ròng Của Ngân Hàng
 
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docxĐề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
Đề tài luận văn 2024 Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh.docx
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng.
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng.Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng.
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng.
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục Tiêu
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục TiêuLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục Tiêu
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Điều Chỉnh Tỷ Lệ Nợ Tiến Về Mục Tiêu
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Trực Tuyến
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Trực TuyếnLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Trực Tuyến
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Trực Tuyến
 
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân Hàng HDbank, HAY, 9 điểm!
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân Hàng HDbank, HAY, 9 điểm!Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân Hàng HDbank, HAY, 9 điểm!
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân Hàng HDbank, HAY, 9 điểm!
 

More from luanvantrust

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
luanvantrust
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
luanvantrust
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
luanvantrust
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
luanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
luanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
luanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
luanvantrust
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
luanvantrust
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
luanvantrust
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
luanvantrust
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
luanvantrust
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
luanvantrust
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
luanvantrust
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
luanvantrust
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
luanvantrust
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
luanvantrust
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
luanvantrust
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
luanvantrust
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
luanvantrust
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
luanvantrust
 

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦNNHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
Luận Văn Uy Tín
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
gorse871
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
linhlevietdav
 
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docxTừ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Nguyntrnhnganh
 
vật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptx
vật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptxvật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptx
vật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptx
LinhTrn115148
 
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Man_Ebook
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
HngNguyn2390
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
huynhanhthu082007
 
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.docBài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
phamvanchinhlqd
 
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdfCD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
Nguyntrnhnganh
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
Luận Văn Uy Tín
 
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
williamminerva131
 

Recently uploaded (20)

NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦNNHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
 
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docxTừ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
 
vật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptx
vật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptxvật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptx
vật lý 1 k23 cuối kì c10-11- Nam Lê.pptx
 
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
 
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
Những khó khăn của sinh viên năm nhất Học viện Hành chính Quốc gia trong quá ...
 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
 
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
 
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.docBài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
 
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdfCD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
 
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
 

Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ TÌNH MỐI QUAN HỆ GIỮA THỰC HÀNH NGÂN HÀNG XANH, HÀNH VI XANH CỦA NHÂN VIÊN VÀ HÌNH ẢNH THƯƠNG HIỆU XANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH MÃ TÀI LIỆU: 81194 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  • 2.
  • 3. i TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài luận văn: Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Tóm tắt luận văn: Sau khoảng 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã trở thành một trong các nền kinh tế đang phát triển thành công trên thế giới. Lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam đang cố gắng điều chỉnh các hoạt động của mình tiệm cận theo chuẩn mực của ngân hàng thế giới. Một trong những thách thức của hệ thống ngân hàng hiện nay là tập trung tài chính cho lĩnh vực bảo vệ môi trường, có lợi cho xã hội. Hành vi xanh là một cách tiếp cận sống thân thiện với môi trường đã trở thành một xu hướng được chấp nhận rộng rãi bởi cả cấp độ cá nhân lẫn doanh nghiệp, các tổ chức như ngân hàng phải phát huy vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường để đạt được hiệu quả kinh doanh bền vững. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định sự tác động của thực hành ngân hàng xanh tới thương hiệu ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên tại các ngân hàng thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua kết quả nghiên cứu này, các ngân hàng và các nhà quản trị có thể xem xét điều chỉnh các hoạt động để đem lại những ảnh hưởng tích cực trong việc áp dụng các thực hành ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ khóa: Thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên, hình ảnh thương hiệu xanh
  • 4. ii ABSTRACT Dissertation title: The relationship between green banking practices, employee green behavior and green brand image at commercial banks in Ho Chi Minh City. Dissertation summary: After about 30 years of international economic integration, Vietnam has become one of the successful developing economies in the world. The banking sector in Vietnam is trying to adjust its operations to the standards of the World Bank. One of the challenges of the current banking system is to focus finance on environmental protection and social benefits. Green behavior is an environmentally friendly approach to living that has become a widely accepted trend by both individuals and businesses, organizations such as banks must play an important role in environmental protection to achieve sustainable business performance. The thesis uses quantitative research method to test the impact of green banking practices on green bank brand, green behavior of employees at commercial banks in Ho Chi Minh City. Through the results of this study, managers can consider adjusting activities to bring about positive effects in the application of green banking practices in commercial banks in Ho Chi Minh City. Keywords: Green banking practice; Green behavior of employees; Green brand image
  • 5. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AVE: Tổng phương sai trích CR: Hệ số tin cậy tổng hợp CSR: Trách nhiệm xã hội GB: Hành vi xanh của nhân viênGI: Hình ảnh thương hiệu xanh GL: Tín dụng xanh NHNN: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại PG: Chính sách và mục tiêu về môi trường PGB: Thực hành ngân hàng xanh PP: Quy trình vận hành xanh PS: Sản phẩm và dịch vụ xanh SEM: Mô hình cấu trúc tuyến tính SRI: Lý thuyết đầu tư có trách nhiệm với xã hội
  • 6. iv MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ...............................................................................1 1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1 2. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1 3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................4 3.1 Mục tiêu tổng quát..............................................................................................4 3.2 Mục tiêu cụ thể...................................................................................................4 4. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................5 6. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................5 7. Bố cục của đề tài.......................................................................................................5 8. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu.........................................................................................5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................7 1.1 Các khái niệm nghiên cứu liên quan ......................................................................7 1.1.1 Thực hành ngân hàng xanh .............................................................................7 1.1.1.1 Khái niệm...................................................................................................7 1.1.1.2 Vai trò của ngân hàng xanh .......................................................................7 1.1.1.3 Những thách thức của ngân hàng xanh....................................................... 9 1.1.2 Hành vi xanh của nhân viên..........................................................................11 1.1.3 Hình ảnh thương hiệu xanh...........................................................................12 1.2 Tổng quan về thực hành ngân hàng xanh.............................................................15 1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan.............................................................15 1.2.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới.....................................................................15 1.2.1.2 Nghiên cứu về ngân hàng xanh ở Việt Nam.............................................16 1.3 Các lý thuyết nền..................................................................................................17 1.3.1 Lý thuyết đầu tư có trách nhiệm với xã hội ..................................................17 1.3.2 Lý thuyết xử lý thông tin xã hội....................................................................19 1.4 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất...........................................................19 1.4.1 Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh và hành vi xanh.....................19
  • 7. v 1.4.2 Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh và hình ảnh thương hiệu xanh .......................................................................................................................21 1.4.3 Mối quan hệ giữa hành vi xanh và hình ảnh thương hiệu xanh....................22 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................26 2.1 Quy trình nghiên cứu............................................................................................26 2.2 Nghiên cứu định tính xây dựng thang đo.............................................................27 2.2.1 Thang đo thực hành ngân hàng xanh ............................................................27 2.2.2 Thang đo hành vi xanh của nhân viên...........................................................30 2.2.3 Thang đo hình ảnh thương hiệu xanh............................................................30 2.3 Nghiên cứu định lượng.........................................................................................31 2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu .......................................................................31 2.3.2 Mẫu nghiên cứu.............................................................................................31 2.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu......................................................................32 2.4 Nghiên cứu định lượng sơ bộ..............................................................................34 2.4.1 Mô tả mẫu khảo sát sơ bộ..............................................................................34 2.4.2 Đánh giá mô hình đo lường...........................................................................34 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................38 3.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu chính thức ....................................................................38 3.1.1 Cỡ mẫu nghiên cứu chính thức .....................................................................38 3.1.2 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu chính thức.................................................38 3.2 Đánh giá mô hình đo lường..................................................................................39 3.3 Đánh giá mô hình cấu trúc....................................................................................43 3.3.1 Đánh giá hệ số xác định có điều chỉnh (R2 hiệu chỉnh) ................................43 3.3.2 Đánh giá mức độ ảnh hưởng (f2) ..................................................................44 3.4 Kiểm định Bootstrap.............................................................................................45 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................48 4.1 Tóm tắt nội dung nghiên cứu................................................................................48 4.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu ..............................................................................49 4.2.1 Thảo luận về kết quả kiểm định ....................................................................49 4.2.2 Thảo luận về kết quả nghiên cứu ..................................................................50
  • 8. vi 4.3 Hàm ý quản trị......................................................................................................51 4.4 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo......................................52 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Thang đo về thực hành ngân hàng xanh ..............................................28 Bảng 2.2. Thang đo về hành vi xanh của nhân viên.............................................30 Bảng 2.3. Thang đo về hình ảnh thương hiệu xanh..............................................31 Bảng 2.4. Quy trình phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng chính thức .33 Bảng 2.5. Hệ số tải ngoài của các nhân tố đơn lẻ outer loading ..........................35 Bảng 2.6. Độ tin cậy và giá trị hội tụ của thang đo..............................................36 Bảng 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu chính thức .................................................37 Bảng 3.2. Hệ số tải ngoài của các nhân tố đơn lẻ outer loading ..........................39 Bảng 3.3. Độ tin cậy và giá trị hội tụ của thang đo..............................................40 Bảng 3.4. Hệ số HTMT........................................................................................40 Bảng 3.5. Hệ số tải chéo (cross - loading)............................................................41 Bảng 3.6. Đánh giá mức độ phù hợp mô hình.....................................................42 Bảng 3.7. Bảng mức độ ảnh hưởng (f2 )................................................................43 Bảng 3.8. Ước lượng hệ số đường dẫn và khoảng tin cậy ...................................44 Bảng 3.9. Kết quả kiểm định giả thuyết...............................................................44 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất.................................................................25 Hình 2.1. Các bước xử lý và phân tích dữ liệu.....................................................27 Hình 3.1. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc.....................................................42
  • 10.
  • 11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong thời gian gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường đang gây ảnh hưởng không chỉ đến con người mà còn cả môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Những thách thức đặt ra như hiệu ứng nhà kính, chất lượng không khí suy giảm đang đòi hỏi các tổ chức phải cùng chung tay trong việc bảo vệ hành tinh, cùng với đó là mốiquan tâm của công chúng về tình trạng môi trường đã tăng lên đáng kể. Chính vì vậy,hành vi xanh đã trở thành một xu hướng được chấp nhận rộng rãi bởi cả cấp độ cá nhân lẫn doanh nghiệp. Hành vi xanh là một cách tiếp cận sống thân thiện với môi trường đòi hỏi các tổ chức như ngân hàng phải phát huy vai trò quan trọng trong việcbảo vệ môi trường để đạt được hiệu quả kinh doanh bền vững. Xu hướng mới đòi hỏicập nhật hệ thống ngân hàng truyền thống với chiến lược ngân hàng xanh, nhân viênngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các thông lệ ngân hàng tốt hơn,thân thiện hơn với môi trường để đạt được hoạt động bền vững của ngân hàng (Norton và cộng sự, 2014). Sau khoảng 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã trở thành một trong các nền kinh tế đang phát triển thành công trên thế giới. Lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam đang cố gắng điều chỉnh các hoạt động của mình tiệm cận theo chuẩn mực của ngân hàng thế giới. Một thách thức khác của hệ thống ngân hàng là tập trung tài chính cho lĩnh vực bảo vệ môi trường, một hoạt động có nhiều lợi ích cho xã hội. Đó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng khi phải đảm bảo thực thi đồng thời các mục tiêu về kinh tế. 2. Tính cấp thiết của đề tài Xã hội ngày nay đang phải đối mặt với những vấn đề phức tạp, một trong đó là vấn đề biến đổi khí hậu. Con người ngày càng quen thuộc hơn với hiện tượng nóng lên toàn cầu và những tác động xấu của nó đối với đời sống con người. Do đó, những thay đổi trong chính sách là cần thiết để bảo vệ môi trường một cách bền vững vì nó
  • 12. 2 rất quan trọng cho sự sống còn. Đó không chỉ là mối quan tâm của chính phủ và những người chịu trách nhiệm trực tiếp về ô nhiễm, mà còn của các bên liên quan khác, chẳng hạn như các tổ chức tài chính, thực hiện vai trò chủ chốt trong việc bảo vệ môi trường thông qua ngân hàng xanh. Ngân hàng là một trong những nguồn tài trợ chính cho các dự án công nghiệp tạo ra nhiều khí thải carbon như thép, giấy, xi măng, hóa chất, phân bón, điện. Vì vậy, các ngân hàng có thể đóng vai trò trung gian trong việc bảo vệ môi trường bằng cách thúc đẩy đầu tư bền vững và có trách nhiệm với xã hội. Ngân hàng xanh là một phần của hệ sinh thái phát triển nghiên cứu các mối quan hệ hoặc tương tác qua lại tốt giữa sự phát triển và sinh vật hoặc môi trường. Tuy nhiên, khác với các ngân hàng thông thường, ngân hàng xanh tập trung đặc biệt vào các yếu tố môi trường. Mục đích của họ là cung cấp kinh doanh môi trường và xã hội tốt thông qua việc kiểm tra tất cả các yếu tố trước khi cho vay, đảm bảo dự án có tính thân thiện với môi trường và có giá trị trong tương lai. (Deka, 2015). Ngân hàng xanh quản lý rủi ro môi trường bằng cách thiết kế hệ thống quản lý môi trường phù hợp để đánh giá các rủi ro liên quan đến đầu tư dự án. Các rủi ro có thể được nội bộ hóa bằng cách áp dụng lãi suất chênh lệch và các kỹ thuật khác. Hơn nữa, các ngân hàng có thể tự rút lui khỏi việc tài trợ cho các khoản rủi ro cao của dự án. Một thành phần quan trọng của ngân hàng xanh yêu cầu tạo ra các sản phẩm tài chính và các dịch vụ hỗ trợ phát triển thương mại với lợi ích môi trường, bao gồm đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, bảo tồn đa dạng sinh học, hiệu quả năng lượng, đầu tư vào quy trình và công nghệ sản xuất sạch hơn, trái phiếu và quỹ tương hỗ dành cho đầu tư môi trường (Bihari, 2011). Ngân hàng xanh còn được gọi là ngân hàng có đạo đức, ngân hàng có trách nhiệm với môi trường, có trách nhiệm với xã hội. Họ xem xét tất cả các yếu tố xã hội và môi trường hoặc sinh thái nhằm mục đích bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên (Kaur, 2014). Ngân hàng xanh còn được gọi là ngân hàng có đạo đức hoặc bền vững, chịu sự điều chỉnh của các cơ quan quản lý tương tự, nhưng tập trung hơn vào việc chăm sóc môi trường. Giống như một ngân hàng thông thường, nó xem xét tất cả các yếu
  • 13. 3 tố xã hội và môi trường/sinh thái với mục đích bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Nó được gọi là một ngân hàng có đạo đức hoặc bền vững (Jain, 2013). Ngân hàng xanh ngụ ý hoạt động của các ngân hàng, các biện pháp khuyến khích cho các hoạt động môi trường và giảm lượng khí thải carbon, chẳng hạn như: khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ xanh; áp đặt các tiêu chuẩn môi trường khi khoản vay được chấp thuận hoặc cấp tín dụng ưu đãi cho các dự án giảm CO2, năng lượng tái tạo ... Ngân hàng xanh hoạt động giống như một ngân hàng truyền thống và cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư và khách hàng trong khi triển khai các chương trình hữu ích cho cộng đồng và môi trường. Ngân hàng xanh không phải là một hoạt động kinh doanh thuần túy dành cho trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), cũng không hoàn toàn là kinh doanh thuần túy vì lợi nhuận; nó là một sự kết hợp mới để đảm bảo sự hài hòa và bền vững về kinh tế - môi trường - xã hội. Do đó, khái niệm sẽ có những lợi ích cho cả ngân hàng, các ngành công nghiệp và nền kinh tế, đặc biệt là với một nền kinh tế mới nổi như Việt Nam. Nâng cao nhận thức về lợi ích của thực hành ngân hàng xanh giữa các nhân viên của ngân hàng được coi là quan trọng cho việc đảm bảo khả năng ứng dụng nhiều hơn cho ngân hàng xanh. Khi nhân viên hiểu các giá trị và ý nghĩa của các hoạt động ngân hàng xanh, họ sẽ hoạt động hiệu quả hơn và cố gắng phát triển các sản phẩm và các dịch vụ tài chính sáng tạo vì điều này sẽ góp phần bảo vệ môi trường, cũng chính là bảo vệ nơi họ sống. Nhận thức về các mối đe dọa môi trường giữa khách hàng do các sản phẩm và dịch vụ khác nhau gây ra đã thúc đẩy các công ty kết hợp các thuộc tính thân thiện với môi trường vào sản phẩm của họ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng (Deka, 2015). Việc khắc sâu các nguyên tắc ngân hàng xanh trong tư duy của nhân viên có thể dẫn đến hành vi tích cực của họ đối với môi trường và xã hội. Nó cũng có thể dẫn đến giảm việc sử dụng các nguồn tài nguyên sẵn có và tiêu thụ năng lượng. đồng thời sẽ thúc đẩy họ truyền bá kiến thức về tầm quan trọng của ngân hàng xanh và các mối đe dọa nếu không được tuân thủ, cuối cùng dẫn đến việc cải thiện hình ảnh của ngân
  • 14. 4 hàng và cuối cùng sẽ cải thiện sự công nhận của ngân hàng, dẫn đến hiệu suất tốt hơn và nhiều lợi nhuận hơn. Từ những lý do trên tác giả nhận thấy chủ đề thực hành ngân hàng xanh là cần thiết tại Việt Nam nên chọn đề tài “Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh” 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Kiểm định mô hình thể hiện mối quan hệ giữa các thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh trong các Ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. 3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 1) Hệ thống hóa các yếu tố trong thực tiễn hoạt động ngân hàng xanh. 2) Kiểm định mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh và hành vi xanh, hình ảnh thương hiệu xanh tại các NHTM trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. 3) Kiểm định mối quan hệ giữa hành vi xanh của nhân viên ngân hàng và hình ảnh thương hiệu xanh tại các NHTM trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. 4) Kiểm định vai trò trung gian của hành vi xanh trong mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh và hình ảnh thương hiệu xanh tại các NHTM trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. 5) Đề xuất hàm ý chính sách từ kết quả nghiên cứu. 4. Câu hỏi nghiên cứu 1) Các yếu tố ảnh hưởng trong thực tiễn hoạt động ngân hàng xanh là gì? 2) Mức độ tác động giữa thực hành ngân hàng xanh và hành vi xanh, hình ảnh thương hiệu xanh tại các NHTM trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh? 3) Mức độ tác động giữa hành vi xanh của nhân viên ngân hàng và hình ảnh thương hiệu xanh tại các NHTM trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
  • 15. 5 4) Có tồn tại vai trò trung gian của hành vi xanh trong mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh và hình ảnh thương hiệu xanh tại các NHTM trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh không? 5) Hàm ý chính sách gì rút ra từ nghiên cứu? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh tại các NHTM trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Đối tượng khảo sát: người lao động đang làm việc tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng trả lời các bảng hỏi đang làm việc tại các phòng có liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng. Thời gian nghiên cứu: 07/2022-02/2023. 6. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định tính: Phỏng vấn nhóm tập trung để hoàn thiện mô hình nghiên cứu và điều chỉnh bảng câu hỏi, thang đo cho phù hợp thực tiễn nghiên cứu của đề tài. Nghiên cứu định lượng: Sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính thông qua phần mềm Smart PLS để kiểm định mô hình đo lường. 7. Bố cục của đề tài Kết cấu luận văn gồm có năm phần như sau: PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
  • 16. 6 8. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu Kết quả của đề tài nghiên cứu của luận văn này có thể giúp người đọc nhận biết được tác động các thực hành ngân hàng xanh tới thương hiệu ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên tại các ngân hàng thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, thông qua kết quả nghiên cứu này thì các ngân hàng và các nhà quản trị có thể sử dụng như một tài liệu tham khảo trong việc quản trị ngân hàng theo định hướng các thực hành ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh.
  • 17. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Các khái niệm nghiên cứu liên quan 1.1.1.Thực hành ngân hàng xanh 1.1.1.1 Khái niệm Ngân hàng xanh là lĩnh vực ngân hàng lấy tư tưởng bảo vệ môi trường làm nền tảng cho hoạt động ngân hàng với tư cách là một thực thể có ý thức. Nó thuyết phục khách hàng tham gia vào các dự án xanh và khuyến khích các dự án thông qua việc cho vay cùng với việc thực hiện các hoạt động bảo tồn - sử dụng năng lượng mặt trời hoặc năng lượng tái tạo. Các hoạt động ngân hàng xanh thúc đẩy sự đổi mới công nghệ và thay đổi hành vi của khách hàng cũng như nâng cao các hoạt động thân thiện với môi trường, giảm lượng khí thải carbon từ hoạt động ngân hàng; dựa vào các giao dịch trực tuyến/điện tử nhằm tiết kiệm tài nguyên. Theo Biswas (2011), ngân hàng xanh là nỗ lực của các ngân hàng nhằm tạo ra các tổ chức phát triển bền vững và phục hồi môi trường tự nhiên. Thực hành ngân hàng xanh là thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ các hoạt động của các ngân hàng nhằm giảm thiểu lượng khí thải carbon từ các hoạt động ngân hàng hàng ngày và hỗ trợ cho các hoạt động thân thiện với môi trường. Các thực hành ngân hàng xanh thông qua hoạt động đầu tư và cho vay nhằm duy trì sự phát triển bền vững giúp khôi phục môi trường tự nhiên (Deka, 2015). 1.1.1.2 Vai trò của ngân hàng xanh Hệ thống ngân hàng chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Nó đóng một vai trò cơ bản trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia và là cốt lõi của thị trường tiền tệ ở một nước. Trong thời gian gần đây, lĩnh vực ngân hàng trên toàn thế giới đã trải qua rất nhiều thay đổi do việc bãi bỏ nhiều hạn chế, đổi mới công nghệ, xu hướng toàn cầu hóa, yếu tố môi trường, v.v. Lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam đang cố gắng điều chỉnh các hoạt động của mình tiệm cận theo chuẩn mực của ngân hàng thế giới. Một thách thức khác của hệ thống ngân hàng là tập trung tài chính cho lĩnh vực bảo vệ môi trường, có lợi cho xã hội. Đó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng vì các ngân hàng cũng quan tâm đến lợi nhuận.
  • 18. 8 Những thách thức đặt ra như hiệu ứng nhà kính, chất lượng không khí suy giảm đang đòi hỏi các tổ chức phải cùng chung tay trong việc bảo vệ hành tinh, cùng với đó là mối quan tâm của công chúng về tình trạng môi trường đã tăng lên đáng kể trong thời gian qua. Các ngân hàng giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống kinh tế do nó có thể ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế thông qua các hoạt động tài trợ. Ngân hàng xanh không chỉ nâng cao tiêu chuẩn của mình mà còn ảnh hưởng đến hành vi có trách nhiệm với xã hội của các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, nếu ngân hàng xanh chỉ đơn giản làm tăng chi phí của một ngân hàng, nó có thể không bao giờ được chấp nhận như các thông lệ kinh doanh phổ biến của ngành ngân hàng toàn cầu. Theo Biswas (2011), ngân hàng xanh có thể hưởng lợi từ hiệu quả hoạt động và giảm chi phí trong hoạt động ngân hàng. Giảm chi phí do ngân hàng xanh mang lại bao gồm giảm chi phí liên quan đến văn phòng phẩm và giảm chi phí liên quan đến việc thuê thêm nhân viên để loại bỏ lãng phí và phế liệu. Tuy nhiên, mối quan hệ tích cực giữa chiến lược ngân hàng xanh và lợi nhuận không phải lúc nào cũng đúng. Về mặt xã hội, các ngân hàng có trách nhiệm với môi trường cũng có thể thành công về mặt tài chính và thậm chí tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh thông thường của họ. Ngân hàng xanh là việc tiến hành hoạt động kinh doanh ngân hàng theo cách giúp giảm tổng thể phát thải carbon ra bên ngoài. Nó thúc đẩy các hoạt động thân thiện với môi trường bằng cách giảm lượng khí thải carbon từ hoạt động ngân hàng. Điều này có nhiều hình thức như sử dụng ngân hàng trực tuyến thay vì ngân hàng trực tiếp, thanh toán hóa đơn trực tuyến thay vì gửi chúng qua đường bưu điện, v.v. Ngân hàng xanh giúp tạo ra hiệu quả và khả năng tiếp cận sâu rộng các giải pháp dựa trên thị trường để giải quyết một loạt các vấn đề môi trường bao gồm biến đổi khí hậu, phá rừng, các vấn đề chất lượng không khí và suy giảm đa dạng sinh học đồng thời xác định và đảm bảo các cơ hội có lợi cho khách hàng.
  • 19. 9 1.1.1.3 Những thách thức của ngân hàng xanh Các ngân hàng có thể đóng một vai trò quan trọng trong phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Điều đó có thể đạt được bằng cách áp đặt lãi suất cho vay cao hơn đối với các dự án mà nó tạo mối đe dọa đối với môi trường (Miah và cộng sự, 2020). Khuyến khích cho vay đối với lĩnh vực công nghệ xanh và các dự án giảm thiểu ô nhiễm. Sự phát triển các chính sách hỗ trợ tín dụng xanh là cần thiết và cung cấp trợ cấp cho việc sản xuất năng lượng tái tạo có thể được coi là một bước quan trọng mà các ngân hàng có thể sử dụng để cải thiện môi trường tài chính xanh. Các ngân hàng đôi khi có thể gặp sự cố với không đủ tài liệu được cung cấp bởi các công ty đang tìm kiếm tài chính cho các dự án năng lượng sạch. Do đó, điều này làm cho họ không thể quyết định đầu tư vào các dự án phù hợp. Bên cạnh những lợi ích mang lại cho ngân hàng, ngân hàng xanh còn phải đối mặt với nhiều thách thức đối đầu, có thể bao gồm như sau: i. Giảm dòng tiền đối với các khoản đầu tư / dự án xanh trong ngắn hạn: Các khoản đầu tư / dự án xanh thường có thời gian hoàn vốn dài hạn với dòng tiền thấp hơn trong ngắn hạn. Trước khi cho vay, các ngân hàng nên đánh giá những rủi ro này thông qua phân tích dòng tiền hoặc phân tích chi phí và lợi ích đối với các khoản đầu tư / dự án xanh này. Việc này sẽ mất thời gian và gây tốn kém cho ngân hàng; do đó, có thể khó tài trợ cho nhiều dự án cùng một lúc. ii. Những thách thức đối với các ngân hàng đang xây dựng các khoản đầu tư / dự án xanh là thiếu dữ liệu đáng tin cậy để đánh giá tác động môi trường của các khoản đầu tư/ dự án này. Thông thường, các dữ liệu đáng tin cậy không có sẵn cho các ngân hàng, và việc tự mình đánh giá độ tin cậy của dữ liệu là không khả thi. Họ cũng có thể cần các đánh giá chuyên môn của các kiểm toán viên môi trường độc lập. iii. Một trong những hạn chế của hoạt động ngân hàng xanh là thời gian khởi động dài hơn và số lượng khách hàng thấp hơn so với các hoạt động thông thường. Hoạt động ngân hàng xanh đòi hỏi nhiều thời gian để chuẩn bị và triển khai, và cần có sự đầu tư về nhân lực, tài chính và công nghệ. Do đó, số lượng khách
  • 20. 10 hàng của ngân hàng xanh thường thấp hơn so với các hoạt động thông thường và cần thời gian để xây dựng mối quan hệ và tăng cường sự tin tưởng từ khách hàng. iv. Các ngân hàng xanh thường thẩm định các dự án của khách hàng dựa trên các tiêu chuẩn môi trường cụ thể. Việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt có thể làm hạn chế số lượng khách hàng của ngân hàng. Các khách hàng không đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường thì sẽ không được chấp nhận vay vốn hoặc được hỗ trợ từ ngân hàng. v. Lợi nhuận trong ngắn hạn thấp: Mục tiêu chính của ngân hàng xanh là hỗ trợ các dự án / đầu tư “xanh” với trọng tâm là thúc đẩy phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Các dự án / khoản đầu tư này có thể không tập trung vào việc tạo ra lợi nhuận. Điều này sẽ dẫn đến lợi nhuận của các ngân hàng thấp hơn. vi. Chi phí hoạt động cao hơn: Các ngân hàng xanh cần đầu tư nhiều vốn vào việc đào tạo và thường xuyên đào tạo đội ngũ nhân viên ngân hàng chuyên sâu, tài năng và có kỹ năng để đánh giá tác động môi trường của các khoản đầu tư / dự án. Nhân viên ngân hàng cũng cần có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc xử lý các khoản đầu tư / dự án xanh. Ngoài ra, các ngân hàng đôi khi cần đầu tư vào các công nghệ hiện đại để đánh giá tác động môi trường của các dự án / đầu tư xanh. vii. Rủi ro về danh tiếng: Tập trung vào ngân hàng xanh giúp các ngân hàng nâng cao uy tín về dài hạn. Tuy nhiên, do khó đánh giá tác động môi trường của các dự án / khoản đầu tư, các ngân hàng cũng phải đối mặt với rủi ro tài trợ cho các dự án “bẩn” không được coi là “xanh” hoặc có thể gây tổn hại đến môi trường và sự phát triển bền vững. Danh tiếng tổng thể của các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng khi tài trợ cho những dự án kiểu này. viii. Thiếu các hướng dẫn chính thức về ngân hàng xanh: Ngân hàng xanh là một khái niệm mới trong ngành ngân hàng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Do đó, một khung pháp lý chính thức về ngân hàng xanh vẫn chưa được Chính phủ ban hành. Ngoài ra, khung pháp lý để đánh giá các dự
  • 21. 11 án “xanh” không được chính thức thiết lập và hợp nhất giữa các cơ quan chính phủ. 1.1.2 Hành vi xanh của nhân viên Hành vi xanh được định nghĩa là hành động của nhân viên để bảo vệ môi trường, chẳng hạn như tái chế, sử dụng tài nguyên hiệu quả và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Khái niệm này còn được gọi là hành vi thân thiện với môi trường, bao gồm một loạt các hành động thúc đẩy bảo vệ môi trường (De Roeck và Farooq, 2017) Hành vi xanh đề cập đến bất kỳ hành vi nào có lợi cho môi trường hoặc giảm thiểu tác hại đến môi trường, với việc thực hiện chiến lược phát triển bền vững doanh nghiệp, hành vi xanh của nhân viên tại nơi làm việc ngày càng được chú trọng (Wang và cộng sự, 2019). Theo các tiêu chuẩn hành vi tự chủ, hành vi xanh có thể được chia thành hai khía cạnh như sau: (1) Hành vi xanh trong trách nhiệm: Đây là những hành vi xanh liên quan đến nhiệm vụ được thực hiện trong phạm vi trách nhiệm của nhân viên; (2) Hành vi xanh bên ngoài trách nhiệm: Đây là những hành vi xanh được thực hiện bên ngoài phạm vi trách nhiệm của nhân viên, nhằm thúc đẩy tư duy và hành động xanh trong cộng đồng và xã hội. Theo các tiêu chuẩn hành vi tự chủ (của tổ chức và sự tự quyết định của cá nhân), hành vi xanh gồm hai khía cạnh: hành vi xanh liên quan đến nhiệm vụ được thực hiện trong trách nhiệm của nhân viên và hành vi xanh chủ động được thực hiện bên ngoài trách nhiệm của nhân viên (Bissing-Olson và cộng sự, 2013). Hành vi xanh được thực hiện bởi nhân viên để hoàn thành các nhiệm vụ công việc cốt lõi mà tổ chức yêu cầu (chẳng hạn như trách nhiệm bảo vệ môi trường được quy định trong việc thực hiện nhiệm vụ, tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường). Hành vi xanh chủ động đề cập đến hành vi tùy ý và thân thiện với môi trường không được hệ thống khen thưởng chính thức công nhận một cách rõ ràng (Bissing-Olson và cộng sự, 2013), chẳng hạn như việc nhắc nhở đồng nghiệp tiết kiệm năng lượng.
  • 22. 12 1.1.3. Hình ảnh thương hiệu xanh Sản phẩm xanh: Định nghĩa về sản phẩm xanh không còn mới và rất phổ biến đối với lĩnh vực kinh tế nói chung cũng như đối với khách hàng quan tâm về vấn đề môi trường nói riêng. Có nhiều nghiên cứu đề suất khái niệm về sản phẩm xanh: Sản phẩm xanh là sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng mà không gây tổn hại đến môi trường và góp phần hướng tới một thế giới bền vững hơn hơn. (Shamdasami và cộng sự, 1993). Sản phẩm xanh có thể là quy trình sản xuất phù hợp với môi trường, có trách nhiệm khi sử dụng sản phẩm, hay loại bỏ sản phẩm, mà người tiêu dùng so sánh với những sản phẩm cạnh tranh (Hartmann và Apaolaza Ibanez, 2006). Theo một nghĩa chặt chẽ, không có sản phẩm xanh hoặc bền vững thực sự, vì tất cả các sản phẩm chúng ta sử dụng và loại bỏ trong đời sống hằng ngày đều có sự ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến môi trường ở một số giai đoạn trong chu kỳ sống của chúng. Tóm lại, sản phẩm xanh được định nghĩa là ít tác động tiêu cực hơn cho hệ sinh thái và môi trường. Vì vậy, sản phẩm xanh không mang tính tuyệt đối, là định nghĩa miêu tả các sản phẩm với sự tác động đến môi trường ít hơn các sản phẩm hoặc lựa chọn thay thế. Trong dài hạn, nếu các công ty kinh doanh định hướng phát triển bền vững bằng việc sử dụng hay sản xuất sản phẩm xanh thì nó cũng là một lợi thế cạnh tranh. Hình ảnh thương hiệu: Định nghĩa hình ảnh thương hiệu là niềm tin tri giác về các liên kết thuộc tính, lợi ích và thái độ của thương hiệu, thường được xem là cơ sở để đánh giá tổng thể hoặc thái độ đối với thương hiệu. Vì vậy, hình ảnh thương hiệu là một cấu trúc tổng thể được hình thành từ tất cả các yếu tố, đặc điểm cấu tạo nên thương hiệu (Keller, 1993). Theo Anwar và cộng sự (2011), hình ảnh thương hiệu có vai trò như là dấu hiệu quan trọng để người tiêu dùng phân biệt một thương hiệu với các đối thủ của nó khi rất khó so sánh các thương hiệu bằng cách sử dụng các đặc điểm thực tế. Hình ảnh thương hiệu được xem là một trong những tài sản vô hình quan trọng nhất có tác động đến nhận thức của người tiêu dùng đối với công ty, nó định hình nên những
  • 23. 13 hình ảnh về thương hiệu căn cứ vào sự tương tác và thông qua quá trình trải nghiệm của chính họ với các sản phẩm của thương hiệu. Thương hiệu xanh: Hartmann và Apaolaza Ibanez (2006) đã định nghĩa thương hiệu xanh được xem là một nhóm các thuộc tính và lợi ích cụ thể của thương hiệu liên quan đến việc giảm thiểu ảnh hưởng xấu hoặc tạo tác động tốt đến môi trường. Như vậy, thương hiệu xanh giúp khách hàng có ý thức hơn về môi trường và để xây dựng được thương hiệu xanh thành công thì nó phải có lợi ích đáng kể so với thương hiệu khác và định hướng người tiêu dùng coi trọng các vấn đề về môi trường. Hình ảnh thương hiệu xanh: Theo Chen (2010) thì hình ảnh thương hiệu xanh là một tập hợp các nhận thức về thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng có liên quan đến các cam kết về môi trường và các mối quan tâm về môi trường. Hình ảnh thương hiệu xanh được chứng minh là có ảnh hưởng đến ý định mua hàng của người tiêu dùng do nó giải thích, đánh giá, nhận thức của người tiêu dùng về hình ảnh sản phẩm. Hình ảnh thương hiệu xanh được hình thành dựa trên tâm trí người tiêu dùng thông qua một loạt nhận thức. Các lý thuyết trước đây giải thích rằng hình ảnh thương hiệu xanh được thực hiện từ một số đánh giá từ người tiêu dùng. Đánh giá liên quan đến mức độ khác biệt với các thương hiệu khác (Gupta và Kumar, 2013), mức độ danh tiếng của công ty với tư cách là người làm ra sản phẩm thân thiện môi trường, mức độ hoạt động của công ty được đánh giá tốt trong việc làm ra sản phẩm thân thiện với môi trường, mức độ chú ý của công ty đối với sản phẩm thân thiện với môi trường và mức độ tin cậy của khách hàng đối với công ty (Chen, 2010). Hình ảnh của tổ chức cho biết mức độ tin cậy dành cho mọi người có trong đó. Các công ty có hình ảnh công ty tích cực có xu hướng nhận được sự trung thành cao từ các bên liên quan của họ và chủ yếu là khách hàng của họ. Vì vậy, điều cần thiết là phải tích cực làm việc để duy trì hình ảnh của tổ chức để đảm bảo lợi nhuận tối đa và mức cam kết cao về phía nó. Theo Worcester (1997), hình ảnh tổ chức được định nghĩa là kết quả ròng của sự tương tác của tất cả các trải nghiệm, ấn tượng, niềm tin và kiến thức mà mọi người có về tổ chức. Hình ảnh có tầm quan trọng hàng đầu đối với các công ty dịch vụ và ở một mức độ lớn được xác định bởi đánh giá của khách hàng về các dịch vụ mà họ nhận được.
  • 24. 14 Liên quan đến hình ảnh công ty xanh, người ta tin rằng xây dựng một hình ảnh công ty xanh đòi hỏi có thái độ tích cực đối với các vấn đề môi trường vì điều này giúp tạo ra một hình ảnh thân thiện với môi trường (Mayer và cộng sự, 2012). Do đó, quản lý hình ảnh của ngân hàng gần như là trách nhiệm của tất cả mọi người thamgia vào các hoạt động điều hành của ngân hàng (Worcester, 1997). Các ngân hàng có hình ảnh xanh được hưởng lợi từ việc giảm quá trình giám sát với chính phủ và các tổ chức phi chính phủ khác, bên cạnh đó hoạt động ngân hàng xanh xây dựng một hình ảnh xanh giúp tăng sự tin tưởng của những người khác về tổ chức. Nó đượcchứng minh rằng hình ảnh ngân hàng xanh ảnh hưởng đến lòng tin và lòng trung thành đối với ngân hàng. Các công ty có hình ảnh xanh được kỳ vọng sẽ đạt được nhiều hơn sự tin tưởng từ khách hàng của họ và giao tiếp tích cực hơn với thế giới bên ngoài. Khách hàng duy trì mối quan hệ trung thành với các công ty có hình ảnh công ty xanh nên nó đòi hỏi một quá trình lâu dài để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao với mối quan hệ tốt với khách hàng. Các công ty có thể có nhiều lợi ích từ việc có hình ảnh phù hợp. Trên hết là xây dựng nền tảng cho việc cạnh tranh bền vững và có lợi thế so với các đối thủ trên thị trường. Lập luận của Grönroos (1984) cho rằng hình ảnh công ty chủ yếu được xây dựng bằng chất lượng kỹ thuật, tức là dịch vụ mà khách hàng được trải nghiệm. Các hoạt động ngân hàng xanh được coi là rất quan trọng đối với các ngân hàng, điều này là do khi các ngân hàng tuân thủ chính sách ngân hàng xanh sẽ giúp nâng cao danh tiếng của họ. Theo Sharmeen và cộng sự (2019), việc tuân thủ các chính sách ngân hàng xanh nâng cao uy tín về trách nhiệm giải trình và lợi nhuận của các ngân hàng hơn các ngân hàng thông thường. Thúc đẩy các cam kết môi trường thể hiện hình ảnh xanh giúp công ty cải thiện đáng kể hình ảnh của mình. Lợi ích xã hội từ việc bảo vệ môi trường còn cao hơn nếu trong cộng đồng có nhiều người tự nhận thức về các hoạt động xanh. Chính vì thế dường như có một mối quan hệ giữa khái niệm về hình ảnh xanh và hình ảnh công ty. Điều này thúc đẩy các công ty đầu từ vào hoạt động bảo vệ thiên nhiên và môi trường nhằm xây dựng hình ảnh doanh nghiệp (Bansal, 2005). Nhận thức cũng được coi là một yếu tố cần thiết
  • 25. 15 trong việc phát triển hình ảnh ngân hàng và cần được lan tỏa trong khách hàng và nhân viên. 1.2 Tổng quan về thực hành ngân hàng xanh 1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan 1.2.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới Nghiên cứu của Biswas (2011): Nhấn mạnh sự cần thiết của cách tiếp cận ngân hàng xanh bền vững, nêu bật những lợi ích và khía cạnh chiến lược của nó. Nghiên cứu lưu ý rằng mặc dù vai trò tích cực của các ngân hàng trong nền kinh tế của Ấn Độ, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều sáng kiến hướng tới ngân hàng xanh. Nghiên cứu gợi ý rằng các ngân hàng nên đóng vai trò chủ động trong việc thúc đẩy các nguyên tắc về môi trường và sinh thái, điều này sẽ giúp thúc đẩy các ngành công nghiệp đầu tư vào quản lý môi trường, sử dụng các công nghệ và hệ thống quản lý phù hợp. Nghiên cứu cũng xác định một số lợi ích của ngân hàng xanh, bao gồm cải thiện nhận thức của công chúng, giảm chi phí hoạt động và quản lý rủi ro được cải thiện. Nghiên cứu cũng xác định thêm một số thách thức đối với việc triển khai ngân hàng xanh, chẳng hạn như thiếu nhận thức, đào tạo không đầy đủ và khung pháp lý không đầy đủ. Các ngân hàng cần áp dụng cách tiếp cận ngân hàng xanh bền vững, điều này sẽ giúp thúc đẩy các nguyên tắc môi trường và sinh thái, giảm chi phí hoạt động và cải thiện quản lý rủi ro. Nghiên cứu của Chowdhury (2014): Nghiên cứu xem xét các mô hình và kênh ngân hàng xanh khác nhau được ngành ngân hàng ở Ấn Độ áp dụng, tập trung vào tính bền vững của môi trường. Nghiên cứu cho thấy rằng các ngân hàng đã không hoàn toàn chấp nhận khái niệm ngân hàng xanh, với các ngân hàng khu vực công thể hiện sự quan tâm nhiều hơn so với các ngân hàng khu vực tư nhân. Nghiên cứu gợi ý rằng để thúc đẩy tính bền vững, các ngân hàng nên kết hợp thông tin môi trường vào các hoạt động ngân hàng, cho vay và các quyết định đầu tư của họ. Điều này sẽ giúp cải thiện tính bền vững của môi trường và tạo ra giá trị lâu dài cho doanh nghiệp. Nghiên cứu của Galpin và cộng sự (2015): Nghiên cứu đã trình bày một mô hình có thể đóng vai trò là hướng dẫn cho các nhà quản lý trong lĩnh vực ngân hàng để thiết lập và duy trì văn hóa bền vững. Nghiên cứu cho thấy các hoạt động ngân
  • 26. 16 hàng xanh có tác động tích cực và trực tiếp đến tính bền vững của ngân hàng. Do đó, ngân hàng nào càng thực hiện nhiều hành động thân thiện với môi trường thì ngân hàng đó có thể tiến gần hơn tới một tương lai bền vững, có thể mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và môi trường toàn cầu. 1.2.1.2 Nghiên cứu về ngân hàng xanh ở Việt Nam Hiện tại, có rất ít nghiên cứu về ngân hàng xanh ở Việt Nam. Hong (2013) đã chỉ ra hai thách thức cơ bản đối với việc triển khai tài chính và ngân hàng xanh ở Việt Nam: Thứ nhất là nhận thức của xã hội về hoạt động tài chính và ngân hàng còn hạn chế, và tăng trưởng xanh được coi là cái giá phải trả cho môi trường hơn là cơ hội kinh doanh; và thứ hai là thiếu các quy định và luật pháp về tài chính ngân hàng xanh và thiếu cơ chế hỗ trợ sự phát triển của các tổ chức tài chính và ngân hàng xanh. Một nghiên cứu độc lập của PanNature (2012) đã kiểm tra 19 ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam (dựa trên vốn và tài sản) cho thấy chỉ duy nhất Sacombank tự mình xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tín dụng đối với môi trường và xã hội. Theo đó, dự án giới thiệu với Sacombank được phân loại dựa trên mức độ tác động đến môi trường, cho phép ngân hàng đưa ra quyết định cấp tín dụng cho dự án và lập kế hoạch giám sát, thỏa thuận thử nghiệm với khách hàng nhằm giảm thiểu tác động của dự án đối với môi trường (PanNature, 2012). Tran và Tran (2015) đã phân tích thực trạng ngân hàng xanh và cho rằng có rất ít nghiên cứu chuyên sâu về ngân hàng xanh được thực hiện tại Việt Nam và chưa có nghiên cứu nào đề xuất mô hình ngân hàng xanh phù hợp cho các ngân hàng Việt Nam. Theo một cuộc khảo sát thực hiện vào tháng 6/2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đối với 54 ngân hàng thương mại cho thấy, 91% trong số đó chưa có chính sách rõ ràng ở cấp ngân hàng về tăng trưởng xanh, trong khi 35% thì không hiểu biết về các định nghĩa của môi trường và các vấn đề xã hội. Đặc biệt, 89% thừa nhận rằng các quy định của NHNN vẫn còn thiếu việc quản lý môi trường xã hội trong ngành tài chính. Nhìn chung, giữa các ngân hàng Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm về công nghệ mới, điều này khiến họ gặp rắc rối với tín dụng năng lượng mới như thiên vị về đánh giá rủi ro đối với các dự án xanh. Ở Việt Nam hiện chưa
  • 27. 17 có ngân hàng nào được coi là ngân hàng xanh; tuy nhiên, có một số sản phẩm xanh dành cho đầu tư xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Nghiên cứu quốc tế trước đây cho thấy có nhiều định nghĩa và hình thức ngân hàng xanh khác nhau (Kaeufer, 2010). Kaeufer (2010) đã chứng minh năm cấp độ phát triển của ngân hàng xanh và cho rằng các định nghĩa về ngân hàng xanh thay đổi theo cách tương đương với năm cấp độ phát triển. Việc hiểu rõ các định nghĩa về ngân hàng xanh là cơ sở để các ngân hàng áp dụng các hoạt động ngân hàng xanh. Nếu các ngân hàng thương mại Việt Nam xác định được các định nghĩa về ngân hàng xanh, thì chắc chắn họ có thể tuân theo các thông lệ ngân hàng xanh. Do đó, tác giả cho rằng việc hiểu rõ các định nghĩa về ngân hàng xanh sẽ có tác động tích cực đến sự sẵn lòng của các ngân hàng Việt Nam trong việc áp dụng các thực hành ngân hàng xanh. 1.3 Các lý thuyết nền 1.3.1 Lý thuyết đầu tư có trách nhiệm với xã hội (Socially Responsible Investment Theory - SRI) Lý thuyết đầu tư có trách nhiệm với xã hội (SRI) được thúc đẩy bởi nhu cầu đầu tư đáp ứng tiêu chuẩn về mặt đạo đức, lý thuyết này được cho là đã tồn tại từ rất lâu (Renneboog và cộng sự, 2008) nhưng đến nay nó vẫn được coi là một lý thuyết khá phức tạp nên vẫn chưa tìm được sự đồng thuận. Các thuật ngữ như đạo đức, tính bền vững, xã hội, môi trường, đầu tư xanh,. đã được sử dụng như một tiền tố cho SRI (Chatzitheodorou và cộng sự, 2019). Lý thuyết SRI tập trung vào việc tích hợp giá trị cá nhân và phúc lợi xã hội là những yếu tố quan trọng cần được xem xét khi đánh giá lựa chọn đầu tư. Nhiều nghiên cứu đã xem SRI là một khoản đầu tư có tác động xã hội dưới dạng SRI trực tiếp hoặc SRI gián tiếp, với cả hai loại tác động này đều nâng cao đáng kể lợi ích xã hội của nhà đầu tư và cho cả cộng đồng (Sturm và Field, 2018). Lý thuyết SRI tập trung vào việc khuyến khích sử dụng tài chính trong các hoạt động mang lại mục tiêu khác cho cuộc sống (Lee và Miller, 2012), và các công ty tài chính có động cơ xã hội, chẳng hạn như các tổ chức tài chính vi mô, trong những năm qua, được sử dụng để giải quyết các thách thức về môi trường, tạo việc
  • 28. 18 làm và phát triển khu vực nông thôn (Cervelló-Royo và cộng sự, 2019). Hơn nữa, lý thuyết SRI đã được xem xét theo kinh nghiệm từ các khía cạnh xã hội, môi trường và tính bền vững (Chatzitheodorou và cộng sự, 2019). Khía cạnh xã hội tập trung vào việc sử dụng tài chính để hoàn thành đồng thời cả giá trị tài chính đơn thuần và giá trị xã hội. Khía cạnh môi trường nhằm mục đích khám phá các lợi ích tài chính bằng cách áp dụng các khoản đầu tư cho việc bảo vệ môi trường (Bergek và cộng sự, 2013), khía cạnh bền vững tập trung vào sự tham gia của các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy các lợi ích về tài chính, xã hội và môi trường (Dorfleitner và Nguyen, 2016) Lý thuyết SRI đóng vai trò như một cấu trúc được sử dụng để tăng cường mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh và hành vi xanh của nhân viên, hình ảnh thương hiệu xanh, niềm tin ngân hàng, lòng trung thành với ngân hàng và tập trung vào trách nhiệm xã hội như một phương tiện để cải thiện hoạt động bền vững đã được coi là lợi thế cho cả các nhà hoạch định chính sách và nhà quản lý (Korzeb và Samaniego, 2019). Một trong những điều kiện tiên quyết cần thiết của một ngân hàng xanh là chịu trách nhiệm xã hội bằng cách xem xét tác động của các dự án dự kiến hoặc hiện tại đối với sự an toàn của môi trường trong ngắn hạn và dài hạn trướckhi phê duyệt các khoản vay (Bihari, 2011). Điều này là do nhu cầu cao từ các bên liên quan ngày nay đã vượt ra ngoài các yếu tố như lợi tức đầu tư và rủi ro. Các nhàđầu tư hiện có thái độ tích cực đối với SRI vì tính xã hội và lợi ích môi trường của nó (Borgers và Pownall, 2014). Đây cũng được coi là một cách tiếp cận quan trọng mà các công ty có thể sử dụng trong việc thiết lập một hình ảnh tích cực, đổi lại có thể là công cụ để giữ chân nhân viên và trong việc tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và chính phủ (Borghesi và cộng sự, 2014). Thêm vào đó, ưu tiên cho các lợi ích xã hội và môi trường được coi là có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đầu tư của các bên liên quan, có thể được hỗ trợ bởi sự tự nguyện củacác bên liên quan để đánh đổi một phần đáng kể lợi nhuận tài chính của họ từ các khoản đầu tư, vì lợi ích xã hội.
  • 29. 19 1.3.2 Lý thuyết xử lý thông tin xã hội Bối cảnh của môi trường xã hội khác nhau có thể ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của một các nhân, điều này được lý giải trong lý thuyết xử lý thông tin xã hội (Salancik và Pfeffer, 1978). De Roeck và Farooq (2017) cho rằng thái độ và hành vi của một cá nhân thực chất là kết quả của việc xử lý các tín hiệu thông tin từ môi trường xung quanh họ nên nó có thể bị ảnh hưởng bởi nhận thức của chính các nhân đó về môi trường làm việc của bản thân. Lý thuyết xử lý thông tin xã hội (Salancik và Pfeffer, 1978) cho rằng môi trường làm việc gần gũi nhất với nhân viên đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành thái độ và hành vi của họ. Điều này ngụ ý rằng nhân viên áp dụng những gì họ cho là hành vi phù hợp tại nơi làm việc bằng cách xử lý các tín hiệu nhận được từ môi trường làm việc (Salancik và Pfeffer, 1978). Nhận thức của nhân viên về các sáng kiến xanh của công ty có liên quan trực tiếp đến hành vi của họ tại nơi làm việc. Điều này có thể khuyến khích họ tham gia vào các hành động tích cực và có lợi cho công ty (De Roeck và Farooq, 2017). 1.4 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất 1.4.1 Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh và hành vi xanh của nhân viên ngân hàng Ngân hàng xanh tập trung vào phát triển nhân tố môi trường và chiến lược cần thiết, nó tập trung chủ yếu vào việc đầu tư tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nhằm đảm bảo sự an toàn cho cộng đồng và môi trường xung quanh. Khách hàng cảm thấy an toàn hơn với các ngân hàng áp dụng ngân hàng xanh thực hành các hoạt động của họ vì chúng được coi là có đạo đức ngân hàng ở một mức độ nào đó. Do đó, bên cạnh việc xem xét khía cạnh an toàn cho các khoản tiền gửi và đầu tư thì khách hàng còn cân nhắc thêm việc đảm bảo cải thiện môi trường và tiêu chuẩn cuộc sống. Vì vậy, họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm ngân hàng xanh (Chen và cộng sự, 2006). Việc chuyển đổi hướng tới nền kinh tế các bon thấp sẽ thúc đẩy đổi mới, tăng năng suất và tạo ra việc làm với thu nhập cao (Bhardwaj và Malhotra, 2013). Lý thuyết SRI tập trung vào việc thúc đẩy việc sử dụng tài chính trong các nỗ lực phục vụ các mục tiêu cuộc sống (Lee và Miller, 2012). Trong thời gian gần đây, các tổ chức tài chính với động cơ xã hội, bao gồm cả các tổ chức tài chính vi mô, đã
  • 30. 20 được sử dụng để giải quyết các khó khăn về sinh thái, tạo việc làm và thúc đẩy các khu vực nông thôn (Cervelló-Royo và cộng sự, 2019). Ngoài ra, lý thuyết SRI đã được xem xét kỹ lưỡng thông qua các quan điểm về xã hội, môi trường và tính bền vững (Chatzitheodorou và cộng sự, 2019). Lý thuyết SRI đóng vai trò như một cấu trúc được sử dụng để tăng cường mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh và hành vi xanh của nhân viên thông qua việc tập trung vào trách nhiệm xã hội như một phương tiện để cải thiện hoạt động bền vững đã được coi là lợi thế cho cả các nhà hoạch định chính sách và nhà quản lý (Korzeb và Samaniego, 2019). Theo lý thuyết xử lý thông tin xã hội, thái độ và hành vi của một cá nhân có thể bị ảnh hưởng trực tiếp từ bối cảnh và môi trường xã hội của họ (Salancik và Pfeffer, 1978). Dựa trên lý thuyết này, có thể thấy rằng thái độ và hiệu suất công việc của nhân viên bị ảnh hưởng bởi đánh giá của họ về môi trường làm việc. Do đó, các hoạt động bảo vệ môi trường được công nhận là thúc đẩy các hành vi có trách nhiệm xã hội của nhân viên (De Roeck và Farooq, 2017), bao gồm cả những nhân viên nỗ lực mang lại lợi ích hoặc giảm tác hại của môi trường. Từ đó tác giả đề xuất giả thuyết sau: H1: Có một mối quan hệ tích cực giữa thực hành ngân hàng xanh và hành vi xanh của nhân viên Ngân hang 1.4.2 Mối quan hệ giữa thực hành ngân hàng xanh và hình ảnh thương hiệu xanh Các nghiên cứu cho thấy tác động đáng kể của nhận thức về sản phẩm xanh, lợi ích của sản phẩm xanh tới ý định của khách hàng. Các nhà đầu tư đánh giá hiệu suất tổ chức dựa trên các tiêu chuẩn hiệu quả môi trường sinh thái của nó (Derwall và cộng sự 2005). Đánh giá này dẫn đến sự ra đời của các tổ chức đầu tư vào các dự án xanh, phát triển thị phần và giảm thiểu tác hại tới môi trường, đồng thời thu được nhiều danh tiếng và lợi nhuận hơn. Để có được sự tin tưởng cao giữa các bên liên quan như nhân viên, khách hàng và các công ty bên ngoài, các ngân hàng phải từng bước tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh nhằm bảo vệ môi trường bằng cách thúc đẩy tài trợ cho các dự án
  • 31. 21 tạo ra ít carbon hơn. Họ cũng cần tuyên truyền nhận thức về lợi ích của ngân hàng xanh, thúc đẩy nhân viên nhằm tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ xanh, và chính các hành động đó có thể tác động tích cực đến hiệu suất tổng thể của ngân hàng. Nó cũng có thể giúp cải thiện hình ảnh của các ngân hàng đối với các bên liên quan và các công ty bên ngoài, giành được sự tôn trọng từ chính phủ và các cơ quan bảo vệ môi trường, đồng thời tăng lợi nhuận. Do đó, việc xem xét mối quan hệ giữa các thực hành ngân hàng xanh và hình ảnh thương hiệu xanh là cần thiết. Để tạo ra một tương lai tươi sáng hơn, các phương pháp tiếp thị mới và cách tiếp cận sáng tạo nhằm hạn chế tác động của các cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế, cũng như biến đổi khí hậu và môi trường. Thị trường dịch vụ tài chính cũng đã thay đổi đòi hỏi nguồn cảm hứng và kỹ năng tiếp thị mới. Với khủng hoảng tín dụng, chức năng và hoạt động của các ngân hàng truyền thống đòi hỏi tích hợp thêm các nguyên tắc đạo đức lý tưởng vào quy trình ngân hàng (San-Jose và cộng sự, 2009). Vì vậy, hầu hết các ngân hàng hiện nay đều xem xét tính bền vững và minh bạch hơn trong báo cáo của họ và cung cấp các sản phẩm tài chính phù hợp với vấn đề này. Bằng cách đầu tư vào các khu vực nhạy cảm với khí hậu, ngành ngân hàng đóng góp cho việc giảm thiểu rủi ro khí hậu và hỗ trợ phục hồi môi trường (Park và Kim, 2020). Hiện nay, các ngân hàng thân thiện với môi trường và ngân hàng xanh trở nên phổ biến và đồng nghĩa với tính bền vững lâu dài. Các ngân hàng đã công khai các sáng kiến về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) của họ. Tiếp thị ngân hàng xanh là một phần của khái niệm CSR lớn hơn. Các ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc cấp vốn cho các dự án có lợi cho môi trường, cũng như đóng góp cho xã hội. Các nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu về ngân hàng xanh và các chiến lược ngân hàng xanh đã được thực hiện bởi cả ngân hàng khu vực công và tư nhân. (Bihari, 2011). Hơn nữa, các ngân hàng trên khắp thế giới đang tạo ra lợi nhuận đáng kể bằng cách đầu tư vào các chiến lược xanh để tạo ra một hình ảnh xanh (Evangelinos vaf cộng sự, 2009). Từ đó tác giả đề xuất giả thuyết sau: H2: Có một mối quan hệ tích cực giữa thực hành ngân hàng xanh và hình ảnh thương hiệu xanh của ngân hàng.
  • 32. 22 1.4.3 Mối quan hệ giữa hành vi xanh của nhân viên ngân hàng và hình ảnh thương hiệu xanh Hoạt động quản lý bao gồm việc thiết lập các nguyên tắc, giá trị và quyết định mối quan hệ giữa các người lao động trong tổ chức. Các hành vi của nhân viên thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như các giá trị, truyền thống, phong tục, quy tắc, các quy định và chính sách được quyết định từ trước. Các ngân hàng có kế hoạch áp dụng các thực hành ngân hàng xanh sẽ cần sự ủng hộ nhiệt tình từ nhân viên của họ. Vì vậy, nếu không có phản ứng tích cực hướng tới các hoạt động xanh, sẽ thực sự là một thách thức đảm bảo cho sự thành công. Nhân viên đóng một vai trò quan trọng trong việc sáng tạo và phát triển của các sản phẩm và dịch vụ xanh cần thiết cho việc bảo vệ môi trường cũng như việc thực hiện các chính sách do ban lãnh đạo đề ra. Tuy nhiên, điều này sẽ không đạt được trừ khi có sự hỗ trợ từ tổ chức với một tầm nhìn rõ ràng để có hình ảnh ngân hàng xanh tốt hơn, làm tăng mức độ niềm tin giữa các bên liên quan và tăng mức độ thu nhập cho cả ngân hàng và người lao động. Hành vi của con người có xu hướng được định hình tùy thuộc vào môi trường xung quanh. Mọi người nói chung và nhân viên của ngân hàng nói riêng đều dành nhiều thời gian ở nơi làm việc của họ và hành động theo các quy tắc và quy định được áp dụng từ ban lãnh đạo. Chính vì vậy họ là nhân tố quyết định thúc đẩy hành vi xanh của tổ chức vào thực tế (Ruepert và cộng sự, 2016). Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng môi trường làm việc có mối liên hệ đáng tin cậy với thái độ và hành vi của nhân viên (Kuenzi và Schminke, 2009). Có nghĩa là, tùy thuộc vào môi trường làm việc, các nhân viên sẽ cư xử tương xứng. Các tổ chức có định hướng xanh sẽ có nhiều nhân viên chấp nhận các thực hành ngân hàng xanh hơn và ngược lại. Hành vi xanh tại nơi làm việc của nhân viên được định nghĩa là một loạt các hành vi trong tổ chức có liên quan đến tính bền vững của môi trường (Paillé và Mejía-Morelos, 2014). Khi nhân viên nhận thức định hướng tích cực của các tổ chức của họ đối với sự bền vững về môi trường, từ đó sẽ hình thành các chuẩn mực hành vi ứng xử vì lợi ích đối với môi trường. Ngoài ra, khi một nhân viên nhận ra nơi làm việc thân thiện với môi trường, thì nhân viên của tổ chức đó sẽ hình thành tiêu chuẩn cư xử theo cách tích cực đối với môi trường (Norton và cộng
  • 33. 23 sự, 2014). Nhân viên hành động vì môi trường có xu hướng làm việc nhằm duy trì tính bền vững, tránh gây hại, ảnh hưởng đến người khác (Iqbal và cộng sự, 2018). Nhân viên tăng cường cải tiến hiệu suất của tổ chức, hỗ trợ cân bằng các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu môi trường và cuối cùng là giúp đạt được sự phát triển bền vững. Mặc dù vậy, nghiên cứu của Ramus và Steger (2000) đã cho rằng không nhất thiết phải luôn có mối quan hệ tích cực giữa các chính sách của tổ chức và hành vi của nhân viên. Hành vi xanh chủ yếu là tự nguyện, tuy nhiên, hành vi được liên kết với nhiệm vụ công việc cũng rất cần thiết. Nói chung, hành vi xanh liên quan đến xác định thái độ và hành vi, nó có thể được sử dụng để phát triển các ý tưởng về sản phẩm xanh và đòi hỏi các ngân hàng tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường cho các nhân viên của họ để đảm bảo thực hiện các khía cạnh thực hành một cách suôn sẻ (Owino và Kwasira, 2016). Khi các thông tin xanh cần thiết được chuyển cho nhân viên, nó có thể tạo ra ý định về hành vi xanh và sau đó áp dụng hành vi xanh tương tự. Một tổ chức có thể chuyển tải trực tiếp hoặc gián tiếp tầm nhìn về các khái niệm bảo vệ môi trường và các giá trị xanh. Theo đó, nhân viên lựa chọn hành vi xanh sau khi nhận được thông tin này. Theo Norton và cộng sự (2014), có hai loại hành vi xanh tại nơi làm việc, thứ nhất là hoàn thành theo trách nhiệm của công việc, hệ thống khen thưởng và trừng phạt của tổ chức, chẳng hạn như tiết kiệm nước và các nguồn tài nguyên khác. Và cái thứ hai có vai trò bổ sung của hành vi xanh tại nơi làm việc không phải là tuân theo các tiêu chuẩn chính thức của tổ chức, chẳng hạn như dựa trên khả năng phán đoán cá nhân để đưa ra những hành vi xanh tự nguyện. Nhân viên cũng có thể quyết định làm vượt ra ngoài những gì được tổ chức yêu cầu. Nó có thể liên quan đến một sáng kiến cá nhân vượt quá kỳ vọng của tổ chức, chẳng hạn như ưu tiên các lợi ích môi trường, khởi xướng các chương trình và chính sách môi trường. Điều này có liên quan chặt chẽ đối với các khái niệm về hiệu suất theo ngữ cảnh và hành vi công dân, đề cập đến các hành vi hỗ trợ môi trường tổ chức, xã hội và tâm lý trong thực hiện nhiệm vụ.
  • 34. 24 Theo De Roeck và Farooq (2017), nhận thức của nhân viên về môi trường làm việc có thể ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của họ. Thực tế, thái độ và hành vi của mỗi cá nhân là kết quả của việc xử lý thông tin từ môi trường xung quanh. Lý thuyết xử lý thông tin xã hội (Salancik và Pfeffer, 1978) cho rằng môi trường làm việc gần gũi nhất với nhân viên có vai trò quan trọng trong việc hình thành thái độ và hành vi của họ. Điều này cho thấy nhân viên sẽ áp dụng những hành vi mà họ cho là phù hợp tại nơi làm việc dựa trên việc xử lý thông tin từ môi trường làm việc (Salancik và Pfeffer, 1978). Do đó, nhận thức của nhân viên về các sáng kiến xanh của công ty có liên kết mật thiết với hành vi của họ tại nơi làm việc, khuyến khích họ tham gia vào các hành động tích cực và có lợi cho công ty (De Roeck và Farooq, 2017). Theo lý thuyết SRI, hành vi xanh của nhân viên giúp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh nhằm bảo vệ môi trường sẽ tăng cường tính bền vững và minh bạch hơn cho các hoạt động ngân hàng, từ đó giúp ngân hàng có được sự tin tưởng cao giữa các bên liên quan như nhân viên, khách hàng và các công ty bên ngoài thông qua hình ảnh thương hiệu xanh. Bên cạnh đó, cơ sở lý thuyết SRI cho thấy thực hành ngân hàng xanh giúp cung cấp các sản phẩm tài chính phù hợp với vấn đề bảo vệ môi trường nâng cao hình ảnh thương hiệu xanh, điều này sẽ được thúc đẩy thông qua các yếu tố nội tại của tổ chức. Trong khi đó hành vi xanh của nhân viên chuyển tải trực tiếp hoặc gián tiếp tầm nhìn về các khái niệm bảo vệ môi trường và các giá trị xanh ra bên ngoài sẽ thúc đẩy hình ảnh thương hiệu xanh (Norton và cộng sự, 2014). Từ đó tác giả đề xuất giả thuyết sau: H3: Có một mối quan hệ tích cực giữa hành vi xanh của nhân viên ngân hàng và hình ảnh thương hiệu xanh của ngân hàng H3a: Hành vi xanh của nhân viên đóng vai trò trung gian giữa thực hành ngân hàng xanh và hình ảnh thương hiệu xanh của ngân hàng.
  • 35. 25 Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Các giả thuyết nghiên cứu: H1: Có một mối quan hệ tích cực giữa thực hành ngân hàng xanh và hành vi xanh của nhân viên ngân hàng H2: Có một mối quan hệ tích cực giữa thực hành ngân hàng xanh và hình ảnh thương hiệu xanh của ngân hàng. H3: Có một mối quan hệ tích cực giữa hành vi xanh của nhân viên và hình ảnh thương hiệu xanh của ngân hàng H3a: Hành vi xanh của nhân viên đóng vai trò trung gian giữa thực hành ngân hàng xanh và hình ảnh thương hiệu xanh của ngân hàng. Tóm tắt chương 1: Trong chương một, tác giả đã trình bày hai lý thuyết chính được sử dụng trong đề tài gồm lý thuyết đầu tư có trách nhiệm với xã hội (SRI) và lý thuyết xử lý thông tin xã hội. Các khái niệm nghiên cứu được trình bày, gồm có: Thực hành ngân hàng xanh, hành vi xanh của nhân viên, hình ảnh thương hiệu xanh. Dựa trên cơ sở các lý thuyết và khái niệm, tác giả đề xuất bốn giả thuyết nghiên cứu từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu làm cơ sở cho nghiên cứu ở các chương tiếp theo. H3 H2 Hình ảnh thương hiệu xanh Thực hành ngân hàng xanh H1 Hành vi xanh của nhân viên Sản phẩm và dịch vụ xanh Quy trình vận hành xanh Tín dụng xanh Chính sách và mục tiêu về môi trường
  • 36. 26 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Quy trình nghiên cứu Nghiên cứu trong luận văn này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp được thiết kế bao gồm hai giai đoạn được minh họa như hình 3.1 như sau: Giai đoạn 1 - Nghiên cứu định tính: Quá trình nghiên cứu bắt đầu bằng việc tổng hợp lý thuyết, thông qua việc tìm hiểu các đề tài nghiên cứu đã được công bố trước đó và khám phá các lý thuyết cơ bản để hiểu rõ và phân tích xu hướng nghiên cứu về thực hành xanh trong các tổ chức. Qua đó, định hình được hướng nghiên cứu của luận văn. Một mô hình cấu trúc được sử dụng để mô tả mối quan hệ giữa các biến tiềm ẩn và các biến đo lường tương ứng (các biến được quan sát). Các lý thuyết đo lường và mô hình cấu trúc được sử dụng để hình thành mô hình đo lường, nơi mà các biến được đo lường được xác định và mô tả. Sau đó, các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định dựa trên mô hình này. Kết thúc giai đoạn 1, mô hình giả thuyết ban đầu, mô hình đo lường và thang đo được hình thành. Giai đoạn 2 - Nghiên cứu định lượng: Thực hiện việc nghiên cứu định lượng sơ bộ nhằm đánh giá thang đo, dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi điều tra với cách thức chọn mẫu thuận tiện phi xác suất. Khi các thang đo được khẳng định là phù hợp sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức, quá trình thực hiện gồm các bước cơ bản: mô hình đo lường, mô hình cấu trúc và các giả thuyết nghiên cứu được đánh giá bằng kỹ thuật Smart PLS.
  • 37. 27 Hình 2.1. Các bước xử lý và phân tích dữ liệu 2.2 Nghiên cứu định tính xây dựng thang đo Tác giả đã tổng hợp các lý thuyết liên quan để làm cơ sở đề suất mô hình lý thuyết và xây dựng thang đo nháp. Mặc dù trong nghiên cứu này, tác giả kế thừa sử dụng các thang đo đã được áp dụng tại các nghiên cứu ở nước ngoài, tuy nhiên việc khác nhau về văn hóa cũng như ngôn ngữ đòi hỏi quá trình chuyển ngữ phải xem xét để có sự điều chỉnh, bổ sung phù hợp. Tác giả đã thảo luận với các chuyên gia và người lao động trong lĩnh vực ngân hàng nhằm hiệu chỉnh dịch thuật, xác định thang đo cho phù hợp với bối cảnh và ngôn ngữ Việt Nam. Nhóm chuyên gia tham gia thảo luận gồm có bảy người, họ đều là những người có chuyên môn về lĩnh vực ngân hàng cũng như có quan tâm và hiểu biết về lĩnh vực ngân hàng xanh. Trong quá trình thảo luận, tác giả ghi lại tất cả các nội dung thảo luận. Quy trình thảo luận với chuyên gia:  Liên hệ chuyên gia.  Giới thiệu về nội dung chủ đề thảo luận. Thông tin cơ bản về các chuyên gia Chuyên gia Học vị Nơi công tác Ghi chú
  • 38. 28 CG1 PGS.TS Đại học Ngân hàng Tp.HCM CG2 ThS Ngân hàng Quân Đội CG2 ThS Ngân hàng Vietcombank CG4 ThS Ngân hàng ACB CG5 Học viên cao học Ngân hàng Đông Á CG6 ThS Ngân hàng Tiên Phong CG7 Học viên cao học Ngân hàng Quân Đội Tác giả giới thiệu mục đích nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu, các nội dung cần đánh giá thông qua các quan điểm, nhận xét và thảo luận với từng chuyên gia. Chuyên gia sẽ đánh giá, phân tích từng khái niệm với tác giả để giúp tìm được khái niệm bao quát nhất, rõ ràng nhất về mặt ngữ nghĩa. Thông qua thảo luận, các thang đo được hiệu chỉnh cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. 2.2.1 Thang đo thực hành ngân hàng xanh Dựa trên nghiên cứu và thang đo gốc của Arulraja và Senthilnathan (2020) để phát triển thang đo lường cho khái niệm ngân hàng xanh. Thang đo lường bao gồm 21 biến quan sát, với nội dung đo lường 4 nhân tố: chính sách và mục tiêu về môi trường (gồm 8 biến quan sát), tín dụng xanh (gồm 5 biến quan sát), sản phẩm và dịch vụ xanh (gồm 3 biến quan sát) và quy trình vận hành xanh (gồm 5 biến quan sát). Các biến quan sát được thu thập từ người lao động tại các ngân hàng theo thang đo Likert năm điểm, từ 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (Hoàn toàn đồng ý). Thang đo này được trình bày cụ thể trong Bảng 2.1. Bảng 2.1. Thang đo về thực hành ngân hàng xanh Yếu tố Kí hiệu Câu hỏi khảo sát Nguồn Chính sách và mục tiêu về PG1 Kiểm soát môi trường được thực hiện thường xuyên tại ngân hàng của chúng tôi Arulraja và Senthilna PG2 Ngân hàng của chúng tôi có chính sách môi trường (xanh) và các kế hoạch ngăn ngừa ô nhiễm
  • 39. 29 môi trường PG3 Ngân hàng của chúng tôi đào tạo và huấn luyện nhân viên về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng than (2020) PG4 Ngân hàng của chúng tôi có nhân sự phụ trách về các vấn đề môi trường PG5 Ngân hàng của chúng tôi thường xuyên có các nghiên cứu và phát triển về các vấn đề môi trường PG6 Ngân hàng của chúng tôi có thỏa thuận về môi trường với các bên liên quan (nhà cung cấp, khách hàng, v.v.) PG7 Ngân hàng của chúng tôi có các chương trình khuyến khích cho các đề xuất áp dụng về môi trường PG8 Ngân hàng của chúng tôi có các hoạt động đánh giá hiệu quả môi trường xanh (môi trường bền vững, biện pháp tiết kiệm năng lượng) Tín dụng xanh GL1 Việc thăm quan địa điểm triển khai dự án được thực hiện trước khi cho vay Arulraja và Senthilna than (2020) GL2 Ngân hàng của chúng tôi thẩm định hồ sơ môi trường của khách hàng trước khi cho vay GL3 Ngân hàng của chúng tôi có đánh giá báo cáo của bên thứ ba (Cơ quan môi trường) trước khi cho vay GL4 Ngân hàng của chúng tôi có chính sách ưu đãi cho các dự án liên quan đến bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng GL5 Ngân hàng của chúng tôi thúc đẩy và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hướng tới môi trường thông qua các khoản tài trợ, cho vay Sản phẩm và dịch vụ xanh PS1 Ngân hàng của chúng tôi đã phát triển ngân hàng điện tử và giao dịch trực tuyến Arulraja và Senthilna PS2 Ngân hàng của chúng tôi đã đầu tư vào ứng dụng ngân hàng trên điện thoại
  • 40. 30 PS3 Ngân hàng của chúng tôi thúc đẩy việc đơn giản hóa quy trình giao dịch than (2020) Quy trình vận hành xanh PP1 Ngân hàng của chúng tôi có quy định quản lý rác thải điện tử Arulraja và Senthilna than (2020) PP2 Ngân hàng của chúng tôi quan tâm đến việc thiết lập các chi nhánh xanh (tòa nhà hiệu quả năng lượng / tòa nhà xanh) PP3 Ngân hàng của chúng tôi giảm bớt thủ tục giấy tờ bằng cách sử dụng các phương tiện thay thế, ví dụ như email PP4 Ngân hàng của chúng tôi có các hoạt động ngân hàng thân thiện với môi trường (e-mail, internet, báo cáo điện tử, hệ thống phê duyệt trực tuyến, v.v.) PP5 Ngân hàng của chúng tôi đã đầu tư các thiết bị tiết kiệm năng lượng, giải pháp hệ thống và thực hành 2.2.2 Thang đo hành vi xanh của nhân viên Dựa trên nghiên cứu và thang đo gốc của của Arulraja và Senthilnathan (2020), trong nghiên cứu này tác giả sẽ sử dụng thang đo để đo lường hành vi xanh của nhân viên bao gồm 5 biến quan sát. Đáp viên sẽ đánh giá từng biến quan sát bằng thang đo Likert 5 điểm, từ 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (Hoàn toàn đồng ý). Chi tiết thang đo tại Bảng 2.2. Bảng 2.2. Thang đo về hành vi xanh của nhân viên Yếu tố Kí hiệu Câu hỏi khảo sát Nguồn Tôi đưa ra các đề xuất và ý tưởng mới về các hoạt Arulraja Hành vi GB1 động thân thiện với môi trường cho ngân hàng của và xanh của mình Senthilna nhân viên GB2 Trong công việc, tôi tham gia vào các hoạt động thân than thiện với môi trường (2020)
  • 41. 31 GB3 Tôi chia sẻ kiến thức của mình về môi trường với đồng nghiệp GB4 Tại nơi làm việc, tôi đặt câu hỏi về những cách làm có thể gây tổn hại đến môi trường GB5 Tại nơi làm việc, tôi thực hiện các nhiệm vụ thân thiện với môi trường mà nó mang lại lợi thế hơn cho ngân hàng của chúng tôi 2.2.3 Thang đo hình ảnh thương hiệu xanh Dựa trên nghiên cứu và thang đo gốc của Makanyeza và Chikazhe (2017), trong nghiên cứu này tác giả sẽ sử dụng thang đo để đo lường hành vi xanh của nhân viên bao gồm 5 biến quan sát. Đáp viên sẽ đánh giá từng biến quan sát bằng thang đo Likert 5 điểm, từ 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (Hoàn toàn đồng ý). Chi tiết thang đo tại Bảng 2.3. Bảng 2.3. Thang đo về hình ảnh thương hiệu xanh Yếu tố Kí hiệu Câu hỏi khảo sát Nguồn Hình ảnh thương hiệu xanh GI1 Ngân hàng của chúng tôi thành công và có một tương lai tươi sáng Makanyez a và Chikazhe (2017) GI2 Ngân hàng của chúng tôi luôn đổi mới và tiên phong GI3 Ngân hàng của chúng tôi được nhiều người biết đến GI4 Ngân hàng của chúng tôi có đạo đức kinh doanh GI5 Ngân hàng của chúng tôi có uy tín 2.3 Nghiên cứu định lượng 2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu được thu thập thông qua bảng hỏi được thực hiện trực tiếp và gửi phiếu khảo sát qua email. Các khái niệm nghiên cứu sử dụng thang đo Likert-5 với quy ước 1 - Hoàn toàn không đồng ý; đến 5 - Hoàn toàn đồng ý.
  • 42. 32 Luận văn sử dụng đơn vị phân tích là cá nhân, đối tượng phỏng vấn là người lao động đang làm việc tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng trả lời các bảng hỏi đang làm việc tại các phòng có liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng. 2.3.2 Mẫu nghiên cứu Hair và cộng sự (2017) cho rằng, kích cỡ mẫu tối thiểu để áp dụng mô hình PLS-SEM phải gấp 10 lần số lượng đường dẫn trong mô hình. Với số lượng đường dẫn trong mô hình là bốn (tương ứng với bốn giả thuyết) thì số mẫu tối thiểu là 4 x 10 = 40 mẫu. Bên cạnh đó, phương pháp R2 tối thiểu được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để ước tính cỡ mẫu tối thiểu. Với R2 tối thiểu là 0,1 với mức ý nghĩa 5% và số lượng mũi tên hướng đến một biến tối đa là 2 thì ta có số mẫu tối thiểu là 158 (Hair và cộng sự, 2017) Tuy nhiên, độ tin cậy của nghiên cứu sẽ tăng lên khi cỡ mẫu lớn hơn do sai lệch do lấy mẫu sẽ giảm đi khi mẫu càng lớn so với cận tối thiểu. Để đáp ứng các yêu cầu về cỡ mẫu nghiên cứu cho luận văn này, tác giả đã lên kế hoạch nhằm thực hiện việc phát hành 250 bảng câu hỏi, mong muốn sau khi loại đi các bảng hỏi không đạt yêu cầu sẽ thu thập được trên 180 bảng trả lời đáp ứng các yêu cầu. Trong nghiên cứu sơ bộ, tác giả sẽ tiến hành đánh giá sơ bộ thang đo với kích thước mẫu thu thập khoảng 100. 2.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu Trong nghiên cứu định lượng, tác giả thực hiện hai giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Tiến hành nghiên cứu định lượng sơ bộ với cỡ mẫu là 100, việc phân tích và đánh giá thông qua những tiêu chí: Độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha: Nếu hệ số Cronbach’s alpha nằm trong khoảng [0,75 – 0,95] là một thang đo có độ tin cậy tốt; một thang đo có thể chấp nhận được khi hệ số Cronbach’s alpha >= 0,6 (Nunnally và Bernstein, 1994). Giá trị hội tụ: Thang đo đạt được giá trị hội tụ khi hệ số tải (outer loading) đều lớn hơn 0,7 và có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) (Henseler và cộng sự, 2015). Phương sai trích bình quân (AVE) ≥ 0,5.
  • 43. 33 Giai đoạn 2: Tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức. Trong phần này, luận văn trình bày quy trình, kỹ thuật, các chỉ số được dùng để đánh giá mô hình đo lường, bao gồm đánh giá độ tin cậy, giá trị phân biệt, giá trị hội tụ. Đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến: Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập có mối tương quan rất mạnh, thậm chí có tương quan hoàn toàn với nhau (Hair và cộng sự, 2017). Hiện tượng đa cộng tuyến hoàn toàn không xảy ra nếu VIF <2; VIF < 5 là có thể chấp nhận được, tức không vi phạm đa cộng tuyến hoàn toàn. Đánh giá mô hình cấu trúc: Việc đánh giá nhằm kiểm định mối quan hệ của các biến trong mô hình, thông qua đánh giá mô hình cấu trúc, tác giả có thể kiểm tra trực quan các mối quan hệ tồn tại giữa các biến trong mô hình. Hệ số xác định (R2 ): Đây là chỉ ѕố thống kê tổng hợp khả năng giải thích của một phương trình hay mức độ phù hợp của dữ liệu và mô hình. Các giá trị R2 ở mức 0,67; 0,33 và 0,19 trong các mô hình kiểm định PLS lần lượt là các mức mạnh, trung bình và yếu (Henseler và cộng sự, 2015). Khi R2 càng gần 0, khả năng giải thích càng kém ᴠà điều ngược lại ѕẽ đúng khi các giá trị của nó tiến dần tới 1.
  • 44. 34 thức Bảng 2.4. Quy trình phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng chính Đánh giá mức độ tác động của quy mô hệ số f2 (Hair và cộng sự (2017): 0.02 ≤ f2 < 0.15: mức tác động nhỏ. 0.15 ≤ f2 < 0.35: mức tác động trung bình. f2 ≥ 0.35: mức tác động lớn.
  • 45. 35 2.4 Nghiên cứu định lượng sơ bộ 2.4.1 Mô tả mẫu khảo sát sơ bộ Kết quả thống kê mẫu trong khảo sát sơ bộ cho thấy số lượng đáp viên nam cao hơn số đáp viên nữ tham gia khảo sát (54% so với 46%). Về nhóm tuổi, nhóm có tỷ lệ cao nhất trong mẫu là 30-39 tuổi (53%), nhóm tuổi tiếp theo dưới 30 tuổi cótỷ lệ 27%, còn lại là các nhóm tuổi khác. Về trình độ học vấn, nhóm có trình độ họcvấn đại học có tỷ lệ cao nhất (83%), kế đến là sau đại học 10%, còn lại là trình độ khác. Xét về kinh nghiệm làm việc, nhóm có kinh nghiệm từ 6 năm – 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (53%), kế đến là nhóm có kinh nghiệm từ 11 năm – 15 năm chiếm 24%, trên 15 năm chiếm 16% và còn lại là nhóm có kinh nghiệm từ 5 năm trở xuống. 2.4.2 Đánh giá mô hình đo lường Trong luận văn này, để đánh giá mô hình đo lường nghiên cứu sơ bộ tác giả sử dụng các hệ số tổng phương sai trích AVE, hệ số tin cậy tổng hợp CR, Cronbach’s alpha và hệ số tải nhân tố đơn lẻ (outer loading). Trong kết quả chạy dữ liệu lần đầu cho thấy 2 biến quan sát (GI3, PP3) có hệ số tải nhân tố đơn lẻ < 0,7. Các biến này đã bị loại bỏ và tác giả tiến hành chạy lần hai. Bảng 2.5 thể hiện các chỉ số nhân tố đơn lẻ của các biến quan sát trong lần chạy thứ hai đều lớn hơn 0,7. Kết quả phân tích được trình bày trong Bảng 3.6 cho thấy các thang đo lường đều có hệ số Cronbach's alpha và độ tin cậy tổng hợp cao (trên 0,7). Tổng phương sai trích của mỗi thang đo đều lớn hơn 0,5 và hệ số tải nhân tố của từng biến quan sát đều lớn hơn 0,7.
  • 46. 36 Bảng 2.5. Hệ số tải ngoài của các nhân tố đơn lẻ outer loading GB GI GL PG PP PS GB1 0,855 GB2 0,844 GB3 0,848 GB4 0,799 GB5 0,813 GI1 0,791 GI2 0,841 GI4 0,755 GI5 0,761 GL1 0,754 GL2 0,809 GL3 0,777 GL4 0,771 GL5 0,777 PG1 0,764 PG2 0,805 PG3 0,776 PG4 0,735 PG5 0,756 PG6 0,746 PG7 0,825 PG8 0,832 PP1 0,730 PP2 0,865 PP4 0,825 PP5 0,850 PS1 0,815 PS2 0,854 PS3 0,746
  • 47. 37 Bảng 2.6. Độ tin cậy và giá trị hội tụ của thang đo Thang đo thành phần Cronbach's Alpha Độ tin cậy tổng hợp CR Phương sai trích (AVE) Hành vi xanh của nhân viên 0,889 0,918 0,692 Hình ảnh thương hiệu xanh 0,800 0,867 0,620 Thực hành ngân hàng xanh 0,949 0,954 0,501 Tín dụng xanh 0,837 0,884 0,605 Chính sách và mục tiêu về môi trường 0,908 0,926 0,609 Quy trình vận hành xanh 0,835 0,890 0,671 Sản phẩm và dịch vụ xanh 0,731 0,848 0,650 Qua kết quả phân tích các chỉ số hệ số tải nhân tố, độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích của các thang đo, có thể kết luận các thang đo cho các khái niệm đều đạt yêu cầu về độ tin cậy và độ giá trị hội tụ. Tóm tắt chương 2 Trong Chương 2, các tác giả đã phác thảo các quy trình và phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu, bao gồm cách thiết kế thang đo cho các khái niệm, chọn mẫu và thu thập dữ liệu. Nghiên cứu định lượng sử dụng PLS-SEM để đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình nghiên cứu. Một nghiên cứu sơ bộ với 100 quan sát chỉ ra rằng các thang đo đạt yêu cầu, vì vậy các thang đo này được sử dụng trong nghiên cứu định lượng chính thức.
  • 48. 38 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu chính thức 3.1.1 Cỡ mẫu nghiên cứu chính thức Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Sau 2 tháng tiến hành khảo sát, tổng số phát ra 250 bảng câu hỏi, số lượng phản hồi thu được là 220. Sau khi loại các phản hồi thiếu thông tin hoặc trả lời qua loa khi đánh giá giống nhau cho hầu hết các câu hỏi, kích thước mẫu chính thức cho nghiên cứu này là 184. 3.1.2 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu chính thức Bảng 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu chính thức Phân loại Tần số % Tích lũy (%) Giới tính Nam 98 53 53 Nữ 86 47 100 Độ tuổi Dưới 30 52 28 28 30-39 101 55 83 Trên 39 tuổi 31 17 100 Bằng cấp Đại học 147 80 80 Sau đại học 33 18 98 Khác 4 2 100 Kinh nghiệm Tới 5 năm 9 5 5 6 năm – 10 năm 101 55 60 11năm -15 năm 44 24 84 Trên 15 năm 30 16 100 Tổng 184 100 Kết quả thống kê mẫu trong khảo sát chính thức cho thấy số lượng đáp viên nam cao hơn số đáp viên nữ tham gia khảo sát (53% so với 47%). Về nhóm tuổi, nhóm có tỷ lệ cao nhất trong mẫu là 30-39 tuổi (55%), nhóm tuổi tiếp theo dưới 30
  • 49. 39 tuổi có tỷ lệ 28%, còn lại là các nhóm tuổi khác. Về trình độ học vấn, nhóm có trình độ học vấn đại học có tỷ lệ cao nhất (80%), kế đến là sau đại học 18%, còn lại là trình độ khác. Xét về kinh nghiệm làm việc, nhóm có kinh nghiệm từ 6 năm – 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (55%), kế đến là nhóm có kinh nghiệm từ 11 năm – 15 năm chiếm 24%, trên 15 năm chiếm 16% và còn lại là nhóm có kinh nghiệm từ 5 năm trở xuống. 3.2. Đánh giá mô hình đo lường Trong luận văn này, để đánh giá mô hình đo lường nghiên cứu chính thức tác giả sử dụng các hệ số tổng phương sai trích AVE, hệ số tin cậy tổng hợp CR, Cronbach’s alpha và hệ số tải nhân tố đơn lẻ (outer loading). Trong kết quả chạy dữ liệu lần đầu cho thấy 2 biến quan sát (PG1, PG4) có hệ số tải nhân tố đơn lẻ < 0,7. Các biến này đã bị loại bỏ và tác giả tiến hành chạy lần hai. Bảng 3.2 thể hiện các chỉ số nhân tố đơn lẻ của các biến quan sát trong lần chạy thứ hai đều lớn hơn 0,7. Kết quả phân tích được trình bày trong Bảng 3.3 cho thấy các thang đo lường đều có hệ số Cronbach's alpha và độ tin cậy tổng hợp cao (trên 0,7). Tổng phương sai trích của mỗi thang đo đều lớn hơn 0,5 và hệ số tải nhân tố của từng biến quan sát đều lớn hơn 0,7. Từ kết quả các chỉ số được thể hiện trong bảng 3.2 và 3.3 có thể kết luận các thang đo cho các khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu chính thức đều đạt yêu cầu giá trị hội tụ và về độ tin cậy.