SlideShare a Scribd company logo
Tổ Lý – Hoá - Sinh
Ngày soạn: 10/8/2011
Tiết: 1
PHẦN NĂM : DI TRUYỀN HỌC
CHƯƠNG I : CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
BÀI 1 : GEN , MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
- Học sinh phát biểu được khái niệm gen, mô tả được cấu trúc chung của gen cấu trúc.
- Nêu được khái niệm và đặc điểm chung của mã di truyền.
- Từ mô hình tự nhân đôi ADN, mô tả các bước của quá trình tự nhân đôi ADN, làm
cơ sở cho sự nhân đôi NST.
II.Thiết bị dạy học:
- Hình 1.1 , bảng 1 mã di truyền SGK
- Sơ đồ cơ chế tự nhân đôi của ADN
III. Phương pháp:
Hỏi đáp, giải thích minh hoạ.
VI. Tiến trình tổ chức bài học:
1 . Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Gen là gì ? cho ví dụ ?
GV giới thiệu cho HS cấu trúc
không gian và cấu trúc hoá học của
ADN
Hoạt động 1: Tìm hiểu về gen
GV cho HS quan sát hình 1.1
? Hãy mô tả cấu trúc chung của 1
gen cấu trúc.
? Chức năng chủa mỗi vùng.
GV giới thiệu cho HS biết gen có
nhiều loại như gen cấu trúc, gen
điều hoà,,…
Hoạt đông 2 : Tìm hiểu về mã di
truyền
GV cho hs nghiên cứu mục II
? Mã di truyền là gì
I.Gen:
1. Khái niệm:
Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông
tin mã hoá 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử A RN
2.Cấu trúc chung của gen cấu trúc:
3' 5'
5' 3'
* Gen cấu trúc có 3 vùng :
- Vùng điều hoà đầu gen : mang tín hiệu khởi
động
- Vùng mã hoá : mang thông tin mã hoá a.a
- Vùng kết thúc :nằm ở cuối gen mang tín hiệu
kết thúc phiên mã
II. Mã di truyền:
1. Khái niệm:
* Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit trong gen
quy định trình tự các a.a trong phân tử prôtêin
Giáo án Sinh học 12 CB 1
Vùng ĐH
hoàđi
Vùng mã hoá Vùng KT
Tổ Lý – Hoá - Sinh
? Tại sao mã di truyền là mã bộ ba.
HS nêu được : Trong ADN chỉ có 4
loại nu nhưng trong prôtêin lại có
khoảng 20 loại a.a
* nếu 1 nu mã hoá 1 a.a thì có 41
=4 tổ hợp chưa đủ để mã hoá cho
20 a.a
*nếu 2 nu mã hoá 1 a.a thì có 42=
16 tổ hợp
*Nếu 3 nu mã hoá 1 a.a thì có 43=
64 tổ hợp thừa đủ để mã hoá cho
20 a.a
- Mã di tuyền có những đặc điểm gì
?
Hoạt động 3 :Tìm hiểu về quá
trình nhân đôi của ADN
Gv cho hs nghiên cứu mục III kết
hợp qua sát hình 1.2
? Qúa trình nhân đôi ADN xảy ra
chủ yếu ở những thành phần nào
trong tế bào ?
? ADN được nhân đôi theo nguyên
tắc nào ? Giải thích?
? Có những thành phần nào tham
gia vào quá trình tổng hợp ADN ?
? Mạch nào được tổng hợp liên
tục? Mạch nào tổng hợp từng đoạn ?
Vì sao ?
? Các giai đoạn chính tự sao ADN là
gì ?
2. Đặc điểm :
- Mã di truyền là mã bộ ba : nghĩa là cứ 3 nu
đứng kế tiếp nhau mã hoá cho 1 a.a hoặc làm
nhiệm vụ kết thúc chuỗi pôlipeptit
- Mã di truyền được đọc theo 1 chiều 5’ 3’
- Mã di truyền được đọc liên tục theo từng cụm 3
nu, các bộ ba không gối lên nhau
-Mã di truyền là đặc hiệu , không 1 bộ ba nào mã
hoá đồng thời 2 hoặc 1 số a.a khác nhau
- Mã di truyền có tính thoái hoá : mỗi a.a được
mã hoá bởi 1 số bộ ba khác nhau
- Mã di truyền có tính phổ biến : các loài sinh vật
đều được mã hoá theo 1 nguyên tắc chung ( từ
các mã giống nhau )
III. Qúa trình nhân đôi của ADN
* Thời điểm : trong nhân tế bào , tại các NST, ở
kì trung gian giữa 2 lần phân bào
*Nguyên tắc: nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung
và bán bảo toàn.
* Thành phần tham gia: ADN khuôn, các loại
nuclêôtit tự do, các loại enzim.
* Diễn biến :
+ Dưới tác đông của enzim ADN-pôlimêraza và
1 số enzim khác, 1 đoạn ADN duỗi xoắn , 2 mạch
đơn tách nhau ra.
+ Cả 2 mạch đều làm khuôn, mạch từ 3'→5' được
tổng hợp liên tục, còn mạch từ 5'→3' thì tổng hợp
từng đoạn.
Giáo án Sinh học 12 CB 2
Tổ Lý – Hoá - Sinh
? Các nu tự do môi trường liên kết
với các mạch gốc phải theo nguyên
tắc nào ?
? Kết quả tự nhân đôi của ADN như
thế nào.
? Ý nghĩa của quá trình tự nhân đôi
ADN.
+ Mỗi nu trong mạch gốc liên kết với 1 nu tự do
theo nguyên tắc bổ sung :
A gốc = T môi trường
T gốc = A môi trường
G gốc = X môi trường
X gôc = G môi trưòng
* Kết quả :
1 phân tử ADN mẹ qua một lần tự sao tạo ra
2 phân tử ADN con
*Ý nghĩa :
Là cơ sở cho NST tự nhân đôi , giúp bộ NST
của loài giữ tính đặc trưng và ổn định
4. Củng cố :
Câu hỏi 1: Giả sử một gen chỉ được cấu tạo từ 2 loại nuclêôtit A và G, vậy trên mạch gốc
của gen đó có tối đa bao nhiêu mã bộ ba ?
Câu hỏi 2: Hãy giải thích tại sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch tổng hợp liên tục,
còn mạch kia tổng hợp gián đoạn ?
Câu hỏi 3: Một phân tử ADN ban đầu tự nhân đôi 4 lần, hỏi có bao nhiêu ADN con được
tạ ra. Biết ADN ban đầu có 3600 nuclêôtit, cho biết số nuclêôtit trên tất cả các ADN con là
bao nhiêu ?
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị câu hỏi và bài tập trang 10 SGK , đọc trước bài 2
- Tìm hiểu cấu trúc không gian và cấu trúc hoá học, chức năng của ADN
Ngày soạn : 15/8/2011
Tiết : 2
BÀI 2 : PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
- Trình bày được cơ chế phiên mã (tổng hợp mARN trên khuôn AND).
- Mô tả được quá trình tổng hợp prôtêin.
II. Thiết bị dạy học:
Giáo án Sinh học 12 CB
ADN mẹ
Enzim mở xoắn
ARN polimeraza
tổng hợp mồi
Đoạn Okazaki
Mạch mới tổng hợp
Enzim nối
ADN polimeraza
Enzim mở xoắn
Đoạn
mồi
ADN polimeraza
3
Tổ Lý – Hoá - Sinh
Hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 SGK Sinh học 12 phóng to.
III. Phương pháp:
Thảo luận nhóm, hỏi đáp.
IV. Tiến trình tổ chức bài học:
1. Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Mã di truyền là gì ? vì sao mã di truyền là mã bộ ba ?
- Nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn thể hiện như thế nào trong cơ chế tự sao của
ADN?
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
? Phiên mã là gì?
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về phiên mã
- GV đặt vấn đề : ARN có những loại nào ?
Chức năng của nó ?
Yêu cầu học sinh đọc SGK và hoàn thành
phiếu học tập sau
mARN tARN rARN
Cấu trúc
Chức
năng
* Hoạt động 2 :Tìm hiểu cơ chế phiên
mã
- Gv cho hs quan sát hinh 2.2 và đọc mục
I.2
? Hãy cho biết có những thành phần nào
tham gia vào quá trình phiên mã
? ARN được tạo ra dựa trên khuôn mẫu
nào?
I. Phiên mã:
Là quá trình tổng hợp ARN trên khuôn
AND.
1. Cấu trúc và chức năng của các loại
ARN:
* mARN:
+ Cấu trúc: một mạch thẳng, đầu 5' chứa
một đoạn nu có trình tự đặc hiệu để nhận
biết ribôxôm.
+ Chức năng: làm khuôn cho quá trình dịch
mã.
* tARN:
+ Cấu trúc: một mạch, có đoạn liên kết bổ
sung, có đoạn cuộn tròn. Đầu 3' có gắn aa,
một đầu mang bộ 3 đối mã.
+ Chức năng: vận chuyển aa đến ribôxôm
tham gia quá trình dịch mã.
* rARN:
+ Cấu trúc: Cấu trúc một mạch, có đoạn
liên kết bổ sung.
+ Chức năng: kết hợp với prôtêin tạo thành
ribôxôm.
2.Cơ chế phiên mã:
* Thời điểm : xảy ra trước khi tế bào tổng
hợp prôtêin.
*Thành phần tham gia: Các loại enzim, các
loại nuclêôtit tự do (A, U, G, X)
Một phân tử AND khuôn.
* Diễn biến:
Giáo án Sinh học 12 CB 4
Tổ Lý – Hoá - Sinh
? Chiều của mạch khuôn tổng hợp mARN ?
? Quan sát hình, nêu diễn biến của quá
trình phiên mã ?
? Các nu trong môi trường liên kết với
mạch gốc theo nguyên tắc nào ?
? Kết quả của quá trình phiên mã là gì.
? Hiện tượng xảy ra khi kết thúc quá trình
phiên mã
* Hoạt động 3 :
GV nêu vấn đề : phân tử prôtêin được
hình thành như thế nào ?
*? Qúa trình dịch mã có những thành phần
nào tham gia.
? a.a được hoạt hoá nhờ gắn với chất nào?
Nhằm mục đích gì ?
Dưới tác dụng của enzim ARN-
pôlimêraza, 1 đoạn phân tử ADN duỗi xoắn
và 2 mạch đơn tách nhau ra
+ Chỉ có 1 mạch làm mạch khuôn.(3'→5')
+ Mỗi nu trong mỗi mạch gốc kết hợp với 1
nu tự do theo NTBS.
Agốc - Umôi trường
Tgốc - Amôi trường
Ggốc – Xmôi trường
Xgốc – Gmôi trường
→ Chuỗi pôlinuclêôtit có cấu trúc bậc 1.
nếu là tARN , rARN thì tiếp tục hình thành
cấu trúc ko gian bậc cao hơn
+ Sau khi hình thành ARN chuyển qua
màng nhân tới tế bào chất, ADN xoắn lại
như cũ.
* Kết quả : một đoạn pt ADN→ 1 Pt ARN
* Ý nghĩa : hình thành ARN trực tiếp tham
gia vào quá trình sinh tổng hợp prôtêin quy
định tính trạng
II. Dịch mã
1. Hoạt hoá a.a:
+ ATP → aa hoạt hoá
+ →
aa hoạt hoá tARN Phức hợp aa -
tARN
- Dưới tác động của 1 số enzim, các a.a tự
Giáo án Sinh học 12 CB 5
Tổ Lý – Hoá - Sinh
GV nêu câu hỏi: Quan sát hình 2.3, trả lời
các câu hỏi sau.
? mARN từ nhân tế bào chất kết hợp với
ribôxôm ở vị trí nào ?
? tARN mang a.a thứ mấy tiến vào vị trí
đầu tiên của ribôxôm? Liên kết nào được
hình thành ?
? Ribôxôm có hoạt động nào tiếp theo?
Kết quả cuả hoạt động đó.
? Sự chuyển vị của ri đến khi nào thì kết
thúc.
do trong môi trường nội bào được hoạt hoá
nhờ gắn với hợp chất ATP
- Nhờ tác dụng của enzim đặc hiệu, a.a
được hoạt hoá liên kết với tARN tương
ứng→ phức hợp a.a – tARN.
2. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit:
+ mARN tiếp xúc với ribôxôm ở vị trí mã
đầu (AUG), tARN mang a.a mở
đầu(Met)→ ribôxôm, đối mã của nó khớp
với mã của a.a mở đầu/mARN theo NTBS
+ a.a1- tARN→ tới vị trí bên cạnh, đối mã
của nó khớp với mã của a.a1/mARN theo
NTBS, liên kết peptit được hình thành giữa
a.a mở đầu và a.a1
Ribôxôm dịch chuyển 1 bộ ba/mARN làm
cho tARN của aa mở đầu rời khỏi
ribôxôm, a.a2-tARN → ribôxôm, đối mã
của nó khớp với mã của a.a2/mARN theo
NTBS, liên kết peptit được hình thàn giữa
a.a1 và a.a2
Giáo án Sinh học 12 CB 6
Tổ Lý – Hoá - Sinh
? Sau khi dc tổng hợp có những hiện tượng
gì xảy ra ở chuỗi polipeptit?
? Nếu có 10 ri trượt hết chiều dài mARN
thì có bao nhiêu phân tử prôtêin được hình
thành ? Chúng thuộc bao nhiêu loại?
? Cấu trúc hình bên được gọi là gì ?
? Nêu cơ chế của hiện tượng di truyền ở
cấp độ phân tử ?
- Sự chuyển vị lại xảy ra đến khi ribôxôm
tiếp xúc với mã kết thúc/mARN thì tARN
cuối cùng rời khỏi ribôxôm và chuỗi
polipeptit được giải phóng.
- Nhờ tác dụng của enzim đặc hiệu, a.a mở
đầu tách khỏi chuỗi polipeptit, tiếp tục hình
thành cấu trúc bậc cao hơn để tạo thành
phân tử prôtêin hoàn chỉnh.
*Lưu ý : mARN được sử dụng để tổng hợp
vài chục chuỗi pôlipeptit cùng loại rồi tự
huỷ, còn ribôxôm được sủ dụng nhiều lần.
→ pôliribôxôm
4. Củng cố:
Câu hỏi 1: Trình bày diễn biến và kết quả của quá trình phiên mã.
Câu hỏi 2: Quá trình dịch mã diễn ra như thế nào ?
Câu hỏi 3: Nêu vai trò của pôliribôxôm trong quá trình tổng hợp prôtêin.
5. Dặn dò:
- Học thuộc bài đã học.
- Làm bài tập cuối bài.
- Đọc trước bài 3 trang 15, SGK Sinh học 12.
Giáo án Sinh học 12 CB 7
ENZIM
aa mở đầu
ADN ARN prôtêin:tính trạng
Sao mã Giải mã
Tổ Lý – Hoá - Sinh
Ngày soạn: 17/8/2011
Tiêt: 3
BÀI 3: ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
- Nêu được khái niệm và các cấp độ điều hoà hoạt động gen.
- Trình bày được cơ chế điều hoà hoạt động của các gen qua opêron ở sinh vật nhân sơ.
- Nêu được ý nghĩa điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ.
II. Thiết bị dạy học
hình 3.1, 3.2a, 3.2b SGK phóng to.
III. Phương pháp:
Thảo luận nhóm, hỏi đáp.
IV. Tiến trình tổ chức bài học:
1. Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: trình bày diễn biến và kết quả của quá trình phiên mã
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò nội dung
GV nêu câu hỏi :
? Điều hoà hoạt động gen là gì ?
? Điều hoà hoạt động của gen có ý
nghĩa như thế nào đối với cơ thể sinh
vật ?
? Điều hoà hoạt động gen gồm các
I. Khái quát về điều hoà hoạt động của gen:
- Điều hoà hoạt động của gen chính là điều hoà
lượng sản phẩm của gen được tạo ra trong tế bào
nhằm đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào
phù hợp với điều kiện môi trường cũng như sự
phát triển bình thường của cơ thể.
- Điều hoà hoạt động gen ở sinh vật rất phức
tạp gồm nhiều mức độ: điều hoà phiên mã, điều
hoà dịch mã, điều hoà sau dịch mã.
Giáo án Sinh học 12 CB 8
Tổ Lý – Hoá - Sinh
cấp độ nào ?
* hoạt động 1 : tìm hiểu điều hoà
hoạt động của gen ở sinh vật nhân
sơ
GV yêu cầu học sinh nghiên cứu mục
II.1 và quan sát hình 3.1
? Ôperon là gì ?
? dựa vào hình 3.1 hãy mô tả cấu trúc
của ôpe ron Lac.
* hoạt động 2 :gv yêu cầu học sinh
nghiên cứu mục II.2 và quan sát hình
3.2a và 3.2b
? quan sát hình 3.2a mô tả hoạt động
của các gen trong ôperon Lac khi môi
trường không có lactôzơ
? khi môi trường không có chất cảm
ứng lactôzơ thì gen điều hoà ( R) tác
động như thế nào để ức chế các gen
cấu trúc không phiên mã.
? quan sát hình 3.2b mô tả hoạt động
của các gen trong ôpe ron Lac khi môi
trường có lactôzơ?
? tại sao khi môi trường có chất cảm
ứng lactôzơ thì các gen cấu trúc hoạt
đông phiên mã.
II. Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật
nhân sơ:
1. mô hình cấu trúc opêron Lac:
- các gen có cấu trúc liên quan về chức năng
thường được phân bố liền nhau thành từng cụm
và có chung 1 cơ chế điều hoà gọi chung là
ôperon.
- Cấu trúc của 1 ôperon gồm :
+ Z,Y,A : các gen cấu trúc
+ O( operator) : vùng vận hành
+ P( prômter) : vùng khởi động
+R: gen điều hoà
2. sự điều hoà hoạt động của ôperon lac:
* khi môi trường không có lactôzơ:
Gen điều hoà R tổng hợp prôtêin ức chế ,
prôtêin ức chế gắn vào gen vận hành O làm ức
chế phiên mã của gen cấu trúc ( các gen cấu trúc
không biểu hiện)
* khi môi trường có lactôzơ:
Gen điều hoà R tổng hợp prôtêin ức chế,
lactôzơ như là chất cảm ứng gắn vào và làm thay
Giáo án Sinh học 12 CB
Vùng vận
hành
Vùng khởi động
Z Y A
Gen điều hoà
ADN OPRP
Opêron
Các gen cấu trúc (Z, Y, A)
có liên quan về chức năng
I. ỨC
CHẾ
II. HOẠT ĐỘNG
Chất cảm ứng
(lactôzõ)
Prôtêin ức chế
bị bất hoạt
Các prôtêin đýợc tạo thành bởi
các gen Z, Y, A
mARN
ADN
ADNZ Y A
Z Y A
(Khi môi
trường
không có
lactôzơ)
(Khi môi
trường có
lactôzơ)
9
Tổ Lý – Hoá - Sinh
? Khi lactôzơ bị phân giải hết thì
hiện tượng gì sẽ xảy ra tiếp theo ?
đổi cấu hình prôtêin ức chế, prôtêin ức chế bị bất
hoạt không gắn được vào gen vận hành O nên
gen được tự do vận hành hoạt động của các gen
cấu trúc A,B,C giúp chúng phiên mã và dịch mã
( biểu hiện)
4. Củng cố:
Hãy hoàn thành bài tập sau:
Các thành phần cấu trúc Đặc điểm hoạt động
Gen điều hoà R Tổng hợp…………..………
Prôtêin ức chế ..……….. với vùng chỉ huy(O)
Các gen cấu trúc Z, Y, A Không ………..
Các thành phần cấu trúc Đặc điểm hoạt động
Gen điều hoà R ………… prôtêin ức chế
Prôtêin ức chế Gắn với ……….., bị bất hoạt
Các gen cấu trúc Z, Y, A ……………tổng hợp prôtêin
( các enzim sử dụng lactôzơ)
5. Bài tập về nhà:
- Học thuộc bài đã học.
- Làm bài tập cuối bài.
- Xem trước bài 4 trang 19, SGK Sinh học 12.
Giáo án Sinh học 12 CB 10
Sự điều hòa hoạt động của opêron Lac
a. Khi môi trường không có lactôzơ
b. Khi môi trường có lactôzơ
TỪ ĐỂ CHỌN: không hoạt động; kết hợp; prôtêin ức chế; lipit ; phiên mã;
tương tác; tổng hợp; lactôzơ; prôtêin; hoạt động; không tổng hợp.
Tổ Lý – Hoá - Sinh
ngày soạn : 20/8/2011
Tiết: 4
BÀI 4 : ĐỘT BIẾN GEN
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
- Nêu được khái niệm và cơ chế phát sinh đột biến gen.
- Nêu được hậu quả chung và ý nghĩa của đột biến gen.
II.Thiết bị dạy học:
hình 4.1,4.2 sách giáo khoa
III. Phương pháp:
Thảo luận nhóm, hỏi đáp.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Kiểm tra sĩ số:
2. kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi: thế nào là điều hoà hoạt động của gen ? Giải thích cơ chế điều hoà hoạt động của
ôperon Lac.
3. bài mới :
hoạt động của thầy và trò nội dung
* tìm hiểu về đột biến gen.
? Đột biến gen là gì ?
? nguyên nhân nào gây nên đôt biến
gen.
? vậy nguyên nhân nào làm tăng các
tác nhân đột biến có trong môi trường
?
? Đột biến gen có luôn được biểu
hiện ra kiểu hình.
? vậy thể đột biến là gì.
* Tìm hiểu các dạng đột biến gen
Cho HS quan sát tranh về các dạng
đột biến gen : yêu cầu HS hoàn thành
I. Đột biên gen:
1. khái niệm:
- là những biến đổi trong cấu của gen liên quan đến
1 (đột biến điểm ) hoặc một số cặp nuclêôtit.
- tác nhân gây đột biến gen:
+ Tác nhân vật lí: tia tử ngoại, tia phóng xạ, sốc
nhiệt.
+ Tác nhân hoá học: 5 Brôm - Uraxin
+ Tác nhân sinh học: như virut.
- Trong tự nhiên, tần số đột biến trung bình 10-6
–
10-4
. Tần số đột biến phụ thuộc vào tác nhân đột
biến.
* thể đột biến: là những cá thể mang đột biến đã
biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể.
Ví dụ: Người bị bạch tạng do gen lặn (a) quy định.
Aa, AA : bình thường
aa : biểu hiện bạch tạng→ thể đột biến
2.các dạng đột biến gen ( chỉ đề cập đến đột biến
điểm)
Giáo án Sinh học 12 CB 11
Tổ Lý – Hoá - Sinh
phiếu học tập.
dạng ĐB Khái niệm hậu quả
Thay thê 1
cặp nu
Thêm
hoặc mất
1 cặp nu
gv: Tại sao cùng la đột biến thay thế
cặo nu mà có trường hợp ảnh hưởng
đến cấu trúc của prôtêin ,có trường
hợp không,yếu tố quyết định là gì ?
* nếu bộ ba mở đầu ( AUG) hoặc bộ
ba kết thúc(UGA) bị mất 1 cặp nu →
không tổng hợp prôtêin hoặc kéo dài
sự tổng hợp.
* Tìm hiểu cơ chế phát sinh đột biến
gen
GV cho HS đọc mục II.1 giải thích
các trạng thái tồn tại của bazơnitơ:
dạng thường và dạng hiếm.
hs quan sát hình 4.1 SGK
? hình này thể hiện điều gì ? Cơ chế
của quá trình đó.
* gv : Đột biến phát sinh sau mấy lần
ADN tái bản ? Yêu cầu HS điền tiếp
vào phần nhánh dòng kẻ còn để trống
trong hình, đó là cặp nu nào?
- hs đọc muc II.2 nêu các nhân tố gây
đột biến và kiểu đột biến do chúng
gây ra.
- thay thê một cặp nu
- thêm hoặc mất một cặp nu
II. Cơ chế phát sinh đột biến gen
1. sự kêt cặp không đúng trong nhân đôi AND:
* Cơ chế : bazơ niơ thuộc dạng hiếm ,có những vị
trí liên kết hiđrô bị thay đổi khiến chúng kết cặp
không đúng khi tái bản.
2. tác động của các nhân tố đột biến
Giáo án Sinh học 12 CB 12
Tổ Lý – Hoá - Sinh
* Tìm hiểu về hậu quả chung và ý
nghĩa của đột biến gen
Hs đọc mục III.1
? loại đột biến nào có ý nghĩa trong
tiến hóa.
? Đột biến gen có vai trò như thế nào.
? tại sao nói đột biến gen là nguồn
nguyên liệu quan trọng cho tiến hoá
và chọn giống trong khi đa số đột
biến gen có hại, tần số đột biến gen
rất thấp
- tác nhân vật lí ( tia tử ngoại)
- tác nhân hoá học( 5BU) : thay thế cặp A-T bằng
G-X
- Tác nhân sinh học( 1 số virut) : đột biến gen
III. Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen
1. hậu quả của đôt biến gen
- Đột biến gen làm biến đổi cấu trúc mARN biến
đổi cấu trúc prôtêin thay đổi đột ngột về 1 hay 1 số
tính trạng.
- Đa số có hại, giảm sức sống, gen đột biến làm rối
loạn quá trình sinh tổng hợp protein.
- một số có lợi hoặc trung tính
2. vai trò và ý nghĩa của đột biến gen
a. Đối với tiến hoá
-Làm xuất hiện alen mới
-Cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá
b. Đối với thực tiễn
Cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tạo
giống.
IV. Củng cố
- phân biệt đột biến và thể đột biến.
- Đột biến gen là gì ? Cơ chế phát sinh đột biến gen.
- mối quan hệ giữa ADN – A RN – Prôtêin và tính trạng. Hậu quả của đột biến gen.
V. Bài tập về nhà
- sưu tầm tài liệu về đột biến ở sinh vật
- Đọc trước bài 5 trang 23, SGK Sinh học 12.
- Đọc mục em có biết trang 23 sách giáo khoa.
*bổ sung: minh hoạ cho những hậu quả của các dang đột biến gen bằng sơ đồ
Mạch gốc : - XGA – GAA –TTT –XGA -
m A RN -GXU –XUU –AAA –GXU-
a.a -ala –leu –lys –ala-
Giáo án Sinh học 12 CB 13
Tổ Lý – Hoá - Sinh
thay A=X
Mạch gốc : -XGA –GXA –TTT –XGA
-GXU –XGU –AAA –GXU
a.a -ala –arg –lys –ala
Ngày soạn: 23/8/2011
Tiết: 5
BÀI 5 : NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST
I.Mục tiêu:
Sau khi học ong bài này, học sinh cần:
- mô tả được cấu trúc và chức năng của NST ở sinh vật nhân thực
- trình bày khái niệm về đột biến cấu trúc NST. Kể các dạng đột biến cấu trúc NST
và hậu quả.
II. Thiết bị dạy học:
- Hình 5.1, 5.2 SGK phóng to.
- Phiếu học tập
dạng đột biến Khái niệm Hậu quả Ví dụ
1. mất đoạn
Giáo án Sinh học 12 CB 14
Tổ Lý – Hoá - Sinh
2. lặp đoạn
3. đảo đoạn
4. chuyển đoạn
III. Phương pháp:
Thảo luận nhóm, hỏi đáp.
III. Tiến trình tổ chức bài học:
1. Kiểm tra sĩ số:
2. kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Đột biến gen là gì? Đột biến gen được phát sinh như thế nào? Hậu quả của đột
biến gen.
3. Bài mới:
hoạt động của thầy và trò nội dung
GV nêu câu hỏi:
? ở sinh vật có nhân chính thức,VCDT ở
cấp độ tế bào là gì ?
*tìm hiểu hình thái, cấu trúc NST
? quan sát hình 5.1 SGK hãy mô tả cấu
trúc hiển vi của NST ?
? tâm động có chức năng gì.
* HS đọc mục I.1 tìm hiểu về vật chất cấu
tạo nên NST, tính đặc trưng của bộ NST
mỗi loài, trạng thái tồn tại của các NST
trong tế bào xôma.
* gv yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ về
phân bào? Hình thái NST qua các kì phân
bào và đưa ra nhận xét:
? Bộ NST ở các loài khác nhau có khác
nhau không?
*tìm hiểu về cấu trúc siêu hiển vi của NST
GV cho HS quan sát tranh hình 5.2 SGK
* hình vẽ thể hiện điều gì?( mức độ xoắn)
GV đặt vấn đề: trong nhân mỗi tế bào đơn
bội chứa 1m ADN, bằng cách nào lượng
ADN khổng lồ này có thể xếp gọn trong
nhân
I. Nhiễm sắc thể
1. hình thái NST:
- NST được cấu tạo từ AND và protein
loại histôn.
- NST điển hình có thể quan sát rõ nhất
vào kì giữa nguyên phân gồm tâm động và
hai cánh.
- Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về
số lượng, hình thái và cấu trúc. Trong tế
bào, NST tồn tại thành từng cặp tương
đồng.
Người ta thường chia NST thành 2 loại:
NST thường và NST giới tính.
2. Cấu trúc siêu hiển vi của NST:
Thành phần : ADN và prôtêin histon
* các mức cấu trúc:
+ sợi cơ bản( mức xoắn 1)
+ sợi chất nhiễm sắc( mức xoắn 2)
+ crômatit ( mức xoăn 3)
* mỗi NST có 3 bộ phận chủ yếu
Giáo án Sinh học 12 CB 15
NhiÔms¾c
thÓ
Axit
nuclªic
Pr«tªin
Tổ Lý – Hoá - Sinh
HS:ADN được xếp vào 23 NST và được
gói gọn theo các mức độ xoắn cuộn khác
nhau làm chiều dài co ngắn lại hàng nghìn
lần
? NST được cấu tạo từ những thành phần
nào?
?trật tự sắp xếp của pt ADN và các khối
cầu prôtêin
? cấu tạo của 1 nuclêoxôm
? chuỗi poli nuclêôxôm
? đường kính của sợi cơ bản ,sợi nhiễm sắc
?dựa vào cấu trúc hãy nêu chức năng của
NST ?
-lưu giữ ,bảo quản và truyền đạt TTDT
( lưu giữ nhờ mang gen, bảo quản vì ADN
liên kết với histon và các mức độ xoắn
khác nhau. truyền đạt vì có khả năng tự
nhân đôi, phân li ,tổ hợp )
*tìm hiểu đột biến cấu trúc NST
* GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK nêu
khái niệm đột biến cấu trúc NST
? có thể phát hiện đột biến cấu trúc NST
bằng cách nào ?
gv phát PHT cho hs yêu cầu hoàn thành
PHT
*tại sao dang đột biến đảo đoạn ít hoặc
không ảnh hưởng đến sức sống
( Không tăng, không giảm VCDT ,chỉ làm
tăng sự sai khác giữa các NST)
*tại sao dạng đột biến chuyển đoạn thường
gây hậu quả nghiêm trọng?
( do sự chuyển đoạn có thay đổi lớn trong
cấu trúc, khiến cho các NST trong cặp mất
trạng thái tương đồng → khó khăn trong
phát sinh giao tử )
+ tâm động:
+ Đầu mút
+trình tự khởi đầu nhân đôi ADN
3. chức năng của NST
-lưu giữ , bảo quản và truyền đạt thông tin
di truyền
II. Đột biến cấu trúc NST
1. Khái niệm
Là những biến đổi trong cấu trúc của NST,
có thể làm thay đổi hình dạng và cấu trúc
NST
2. các dạng đột biến cấu trúc NST và
hậu quả của chúng
* nguyên nhân:
- tác nhân vật lí, hoá học, sinh học
Đáp án phiếu học tập
dạng đột
biến
Khái niệm hậu quả Ví dụ
1. mất
đoạn
Sự rơi rụng từng đoạn
NST,làm giảm số lưọng
gen trên đó
Thường gây chết, mất
đoạn nhỏ không ảnh
hưởng
Mất đoạn NST 22 ở
người gây ung thư
máu
2. lặp 1 đoạn NST bị lặp lại 1 lần Làm tăng hoặc giảm Lặp đoạn ở ruồi
Giáo án Sinh học 12 CB 16
Tổ Lý – Hoá - Sinh
đoạn hay nhiều lần làm tăng số
lưọng gen trên đó
cường độ biểu hiện của
tính trạng
giấm gây hiện
tượng mắt lồi , mắt
dẹt
3. đảo
đoạn
1 đoạn NST bị đứt ra rồi
quay ngược 1800 làm thay
đổi trình tự gen trên đó
Có thể ảnh hưởng hoặc
không ảnh hưởng đến
sức sống
ở ruồi giấm thấy có
12 dạng đảo đoạn
liên quan đến khả
năng thích ứng
nhiệt độ khác nhau
của môi trường
4.
chuyển
đoạn
Là sự trao đổi đoạn giữa
các NST không tương
đồng ( sự chuyển đổi gen
giữa các nhóm liên kết )
- Chuyển đoạn lớn
thường gây chết hoặc
mất khả năng sinh sản.
đôi khi có sự hợp nhất
các NST làm giảm số
lượng NST của loài, là
cơ chế quan trọng hình
thành loài mới.
- Chuyển đoạn nhỏ
không ảnh hưởng gì.
4.Củng cố:
- cấu trúc phù hợp với chức năng của NST
- 1 NST bị đứt thành nhiều đoạn sau đó nối lại nhưng không giống cấu trúc cũ, đó có
thể là dạng đột biến nào
Bài tâp.
Trong 1 quần thể ruồi giấm người ta phát hiện NST số III có các gen phân bố theo những
trình tự khác nhau như sau
1. ABCGFEDHI
2. ABCGFIHDE
3. ABHIFGCDE
Cho biết đây la những đột biên đảo đoạn NST. Hãy gạch dưới những đoạn bị đảo và thử
xác định mối liên hệ trong quá trình phát sinh các dạng bị đảo đó
5. Dặn dò:
- Học thuộc bài đã học.
- Xem trước bài 6 trang 27 SGK Sinh học 12.
Giáo án Sinh học 12 CB 17
Tổ Lý – Hoá - Sinh
Ngày soạn : 25/8/2011
Tiết: 6
BÀI 6 : ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
I.Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
- Trình bày được khái niệm đột biến số lượng NST.
- Nêu được khái niệm, phân loại, cơ chế hình thành, các đặc điểm của lệch bội và ý
nghĩa của nó.
- Phân biệt được thể tự đa bội và thể dị đa bội và cơ chế hình thành.
- Nêu được hậu quả và vai trò của đa bội thể.
II. Thiết bị dạy học
- hình 6.1,6.2,6.3,6.4 sách giáo khoa
- hình ảnh về các dạng biểu hiện của đột biến số lưọng NST
III. Phương pháp:
Hỏi đáp.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. kiểm tra bài cũ:
2. Kiểm tra sĩ số:
- Đột biến cấu trúc NST là gì? có những dạng nào, nêu ý nghĩa
3. bài mới:
hoạt động của thầy và trò nội dung
GV yêu cầu HS đọc SGK
? Đột biến số lượng NST là gì, có
mấy loại?
* tìm hiểu đột biến lệch bội:
- gv cho HS quan sát hình 6.1 SGK
? Trong tế bào sinh dưỡng bộ NST
tồn tại như thế nào ?
( thành từng cặp tương đồng)
GV nêu ví dụ: NST của ruồi giấm
2n=8, có 4 cặp NST tương đồng.
Nhưng có khi lại gặp 2n=7, 2n=9,
2n=6 → đột biến lệch bội.
? vậy thế nào là đột biến lệch bội (dị
Là sự thay đổi về số lượng NST trong tế bào :
lệch bội, tự đa bội , dị đa bội
I. Đột biến lệch bội
Giáo án Sinh học 12 CB 18
Tổ Lý – Hoá - Sinh
bội).
? nếu trong tế bào sinh dưỡng có 1
cặp NST bị thiếu 1 chiếc, bộ NST sẽ là
bao nhiêu ( 2n-1)
? quan sát hình vẽ SGK cho niết đó là
dạng đột biến lệch bội nào? Phân biệt
các thể đột biến trong hình đó.
* tìm hiểu cơ chế phát sinh đột biến
lệch bội:
? Nguyên nhân làm ảnh hưởng đến
quá trình phân li của NST (do rối loạn
phân bào).
? trong giảm phân NST được phân li ở
kì nào? (kì sau).
vậy nếu sự không phân li xảy ra ở kì sau
1 hoặc kì sau 2 cho kết quả đột biến có
giống nhau ko?
( gv giải thích thêm về thể khảm)
? Hãy viết sơ đồ đột biến lệch bội xảy ra
với cặp NST giới tính
(gv cung cấp thêm về biểu hiện kiểu
hình ở nguời ở thể lệch bội với cặp NST
giới tính).
? theo em đột biến lệch bội gây hậu
quả gì.
? Ý nghĩa của thể lệch bội?
- Là đột biến làm biến đổi số lượng NST chỉ
xảy ra ở 1 hay 1 số cặp NST tương đồng
- Phân loại
+ Thể không nhiễm (2n-2)
+ Thể một nhiễm (2n-1)
+ Thể một nhiễm kép (2n-1-1)
+ Thể ba nhiễm (2n + 1)
+ Thể bốn nhiễm (2n + 2)
+ Thể bốn nhiễm kép (2n +2 +2)
2. cơ chế phát sinh
* trong giảm phân: một hay vài cặp ST nào đó
không phân li tạo giao tử thừa hoặc thiếu một
vài NST. Các giao tử này kết hợp với giao tử
bình thường sẽ tạo các thể lệch bội.
Cơ thể 2n GP bất thường
→ giao tử (n-1) và giao tử
(n+1)
- Giao tử (n + 1) + giao tử n → (2n+1)
- Giao tử (n - 1) + giao tử n → (2n- 1)
* trong nguyên phân (tế bào sinh dưỡng):
một phần cơ thể mang đột biến lệch bội và
hình thành thể khảm
Đột biến lệch bội trên NST giới tính:
P : XX x XY
G:
2
1
XX :
2
1
O
2
1
X :
2
1
Y
F:
4
1
XXX :
4
1
XXY :
4
1
OX :
4
1
OY
3. Hậu quả:
mất cân bằng toàn bộ hệ gen, thường giảm
sức sống, giảm khả năng sinh sản hoặc chết.
Ví dụ: Ở người, trong số các ca xẩy thai tự
nhiên có bất thường NST thì tỉ lên thể 3 là
53,7%, thể 1 là 15,3%.
Thể lệch bội cũng gặp ở thực vật: cà độc
dược.
4. ý nghĩa
- Cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá
- sử dụng lệch bội để đưa các NST theo ý
muốn vào 1 giống cây trồng nào đó
II. Đột biến đa bội
1. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể tự đa
Giáo án Sinh học 12 CB 19
Tổ Lý – Hoá - Sinh
* Tìm hiểu đột biến đa bội:
? Thể tự đa bội là gì ? Có mấy dạng
đột biến đa bội.
GV hướng dẫn HS quan sát hình 6.2
? hình vẽ thể hiện gì.
?thể tam bội được hình thành như thế
nào.
? thể tứ bội được hình thành như thế
nào.
? các giao tử n và 2n được hình thành
như thế nào, nhờ qúa trình nào.
? ngoài cơ chế trên thể tứ bội còn có thể
hình thành nhờ cơ chế nào nữa
*? sự khác nhau giữa thể tự đa bội và
thể lệch bội
( lệch bội xảy ra với 1 hoặc 1 vài cặp
NST , tự đa bội xảy ra với cả bộ NST )
GV hướng dẫn HS quan sát hình 6.3
? phép lai trong hình gọi tên là gì
?cơ thể lai xa có đặc điểm gì.
? bộ NST của cơ thể lai xa trước và sau
khi trở thành thể tứ bội
? phân biệt hiện tượng tự đa bội và dị
đa bội.
? thế nào là song dị bội
? trạng thái tồn tại của NST ở thể tự đa
bội và dị đa bội.
bội:
a. khái niệm:
là đột biến làm tăng một nguyên lần số NST
đơn bội của cùng 1 loài.
+ Đa bội chẵn : 4n ,6n, 8n
+ Đa bội lẻ:3n ,5n, 7n
b. cơ chế phát sinh:
- thể tam bội: sự kết hợp của giao tử n và giao
tử 2n trong thụ tinh → 3n
- thể tứ bội: sự kết hợp giữa 2 giao tử 2n hoặc
cả bộ NST không phân li trong lần nguyên
phân đầu tiên của hợp tử → 4n
2. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể dị đa
bội:
a. khái niệm:
Là hiện tượng làm gia tăng số bộ NST đơn
bội của 2 loài khác nhau trong một tế bào.
b. cơ chế phát sinh:
- phát sinh ở con lai khác loài (lai xa) và cơ
thể lai xa bất thụ do không tạo được giao tử
hữu thụ.
- ở 1 số loài thực vật các cơ thể lai bất thụ
tạo được các giao tử lưõng bội do sự không
Giáo án Sinh học 12 CB 20
Tổ Lý – Hoá - Sinh
**gv giải thích : tại sao cơ thể đa bội có
những đặc điểm trên
( hàm lượng ADN tăng gấp bội, quá
trình sinh tổng hợp các chất xảy ra
mạnh mẽ, trạng thái tồn tại của NST
không tương đồng, gặp khó khăn trong
phát sinh giao tử.
phân li của NST không tương đồng, giao tử
này có thể kết hợp với nhau tạo ra thể tứ bội
hữu thụ.
3 . hậu quả và vai trò của đa bội thể
- tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển
khoẻ, chống chịu tốt
- các thể tự đa bội lẻ không sinh giao tử bình
thường
- khá phổ biến ở thực vật, ít gặp ở động vật do
cơ chế xác định giới tính ở động vật bị rối loạn
ảnh hưởng đến quá trình sinh sản.
IV. Củng cố
- Đột biến xảy ra ở NST gồm những dạng chính nào ? phân biệt các dạng này về
lượng vật chất di truyền và cơ chế hình thành
- một loài có 2n=20 NST sẽ có bao nhiêu NST ở:
a. thể một nhiễm
b. thể ba nhiễm
c. thể bốn nhiễm
d. thê không nhiễm
e. thể tứ bội
f. thể tam bội
g. thể tam nhiễm kép
h. thể một nhiễm kép
V. Hướng dẫn về nhà
chuẩn bị thực hành: châu chấu đực 2 con. 1 nhóm 6 em
ngày soạn: 27/8/2011
Tiết: 7
BÀI 7 : THỰC HÀNH
QUAN SÁT CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN
SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ TRÊN TIÊU BẢN CỐ ĐỊNH
VÀ LÀM TIÊU BẢN TẠM THỜI
I. Mục tiêu
- học sinh quan sát được hình thái và đếm số lượng NST của người bình thường và các
dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định
- vẽ hình thái và thống kê số lượng NST đã quan sát trong các trường hợp
-có thể là được tiêu bản tạm thời đẻ xác định hình thái và đếm số lượng NST ở châu chấu
đực
- rèn luyện kỹ năng làm thực hành, ý thức làm việc khoa học, cẩn thận chính xác
II. Chuẩn bị
cho mỗi nhóm 6 em
- kính hiển vi quang học
- hộp tiêu bản cố định bộ NST tế bào của người
Giáo án Sinh học 12 CB 21
Tổ Lý – Hoá - Sinh
- châu chấu đực, nước cất,ooxein, axetic 4-5/100 ,lam. la men, kim phân tích, kéo
III.Tiến trình bài dạy
1 tổ chức
chia nhóm hs cử nhóm trưởng, kiểm tra sự chuẩn bị của hs, trong 1 nhóm cử mỗi thành
viên thực hiện 1 nhiệm vụ: chọn tiêu bản quan sát, lên kính và qua sát, đém số lượng NST ,
phân biệt các dang đột biến với dạng bình thường, chọn mẫu mổ, làm tiêu bản tạm thời
2. kiểm tra sự chuẩn bị
3. nội dung và cách tiến hành
hoạt động của thầy và trò nội dung
*hoạt động 1
Gv nêu mục đích yêu cầu của nội dung
thí nghiệm : hs phải quan sát thấy , đếm
số lượng, vẽ dc hình thái NST trên các
tiêu bản có sẵn
* gv hướng dẫn các bước tiến hành và
thao tác mẫu
- chú ý : điều chỉnh để nhìn dc các tế
bào mà NST nhìn rõ nhất
Hs thực hành theo hướng dẫn từng
nhóm
*hoạt động 2
*gv nêu mục đích yêu cầu của thí
nghiệm nội dung 2
Hs phải làm thành công tiêu bản tạm
thời NST của tế bào tinh hoàn châu
chấu đực
Gv hướng dẫn hs các bước tiến hành và
thao tác mẫu lưu ý hs phân biệt châu
chấu đẹc và châu chấu cái, kỹ thuật mổ
tránh làm nát tinh hoàn
? điều gì giúp chúng ta làm thí nghiệm
này thành công?
1. nội dung 1
Quan sát các dang đột biến NST trên tiêu bản
cố định
a) gv hướng dẫn
- đặt tiêu bản trên kính hiển vi nhìn từ ngoài để
điều chỉnh cho vùng mẫu vật trên tiêu bản vào
giữa vùng sáng
- quan sat toàn bộ tiêu bản từ đàu này đến đầu
kia dưới vật kính để sơ bộ xác định vị trí những
tế bào ma NST đã tung ra
- chỉnh vùng có nhiều tế bào vào giữa trường
kính và chuyển sang quan sát dưới vật kính 40
b. thực hành
- thảo luận nhóm để xá định kết quả quan sát
được
- vẽ hình thái NST ở một tế bào uộc mỗi loại
vào vở
- đếm số lượng NST trong mổi yế bào và ghi
vào vở
2. nội dung 2: làm tiêu bản tạm thời và quan sát
NST
a. gV hướng dẫn:
- dùng kéo cắt bỏ cánh và chân châu chấu đực
- tay trái cầm phần đâug ngực, tay phải kéo
phần bụng ra, tinh hoàn sẽ bung ra
- đưa tinh hoan lên lam kính, nhỏ vào đó vài
giọt nước cất
- dùng kim phân tích tách mỡ xung quanh tinh
hoàn , gạt sạch mỡ khỏi lam kính
-nhỏ vài giọt o oc xein a xetic lên tinh hoàn để
nhuộm trong thời gian 15- 20 phút
- Đậy lamen, dùng ngón tay ấn nhẹ lên mặt
lamen cho tế bào dàn đều và vỡ để NST bung ra
- Đưa tiêu bản lên kính để quan sát : lúc đầu bội
Giáo án Sinh học 12 CB 22
Tổ Lý – Hoá - Sinh
GV tổng kết nhận xét chung. đánh giá
những thành công của từng cá nhân,
những kinh nghiệm rút ra từ chính thực
tế thực hành của các em
giác nhỏ ,sau đó bội giác lớn
b. hs thao tác thực hành
- làm theo hướng dẫn
- Đêm số lượng và quan sát kỹ hình thái từng
NST để vẽ vào vở
IV. Hướng dẫn về nhà
từng HS viết báo cáo thu hoạch vào vở
stt Tiêu bản kết quả quan sát giải thích
1 người bình thường
2 bệnh nhân đao
3 …………….
4 ……..
2. mô tả cách làm tiêu bản tạm thời và quan sát NST ở tế bào tinh hoàn châu chấu đực
Giáo án Sinh học 12 CB 23
Tổ Lý – Hoá - Sinh
Ngày soạn : 30/8/2011
Tiết: 8
CHƯƠNG II : TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
BÀI 8 : QUY LUẬT MENĐEN : QUY LUẬT PHÂN LI
I. Mục tiêu:
Sau khi học bài này, học sinh cần:
- Giải thích được và sau Menđen thành công trong việc phát hiện ra các quy luật di
truyền.
- Rèn luyện kĩ năng suy luận logic và khả năng vận dụng kiến thức toán học trong
việc giải quyết vấn đề của sinh học.
II. Thiết bị dạy học
- Hình vẽ 8.2 sgk phóng to
- Phiếu học tập số 1 và số 2 cùng đáp án
Phiếu học tập số 1
Quy trình thí nghiệm
Kết quả thí nghiệm
Phiếu học tập số 2
Giải thích kết quả
(Hình thành giả thuyết
)
Kiểm định giả thuyết
III. Phương pháp:
Thảo luận nhóm, hỏi đáp.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Giáo án Sinh học 12 CB 24
Tổ Lý – Hoá - Sinh
* Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu di
truyền học của Men đen:
* GV yêu cầu học sinh đọc mục I SGK và
thảo luận nhóm tìm hiểu phương pháp
nghiên cứu đẫn đến thành công của Menđen
thông qua việc phân tích thí nghiệm của ông
thong qua việc hoàn thành phiếu học tập
Quy trình thí
nghiệm
Kết quả thí nghiệm
? Nét độc đáo trong thí nghiệm của
Menđen.
( Menđen đã biết cách tạo ra các dòng thuần
chủng khác nhau dùng như những dòng đối
chứng
Biết phân tích kết quả của mỗi cây lai về
từng tính tạng riêng biệt qua nhiều thế hệ
-Lặp lại thí nghiệm nhiều lần để tăng độ
chính xác.
- Tiến hành lai thuận nghịch để tìm hiểu vai
trò của bố mẹ trong sự di truyền tính trạng.
- Lựa chọn đối tượng nghiên cứu thích hợp.
*Tìm hiểu hình thành học thuyết khoa học
- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II SGK
thảo luận nhóm và hoàn thành phiêu học tập
số 2
Giải thích kết quả
Kiểm định giả
I.Phương pháp nghiên cứu di truyền học
của Menđen
- Trước Menđen đã có nhiều nhà khoa học
nghiên cứu di truyền nhưng không thành
công.
- Menđen đã dung phương pháp lai giống
và phân tích cơ thể lai. Gồm các bước:
(1). Tạo dòng thuần chủn về nhiều thế hệ.
(2). Lai các dòng thuần chủng khác biệt về 1
hoặc 2 tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở
F1, F2, F3.
(3).Sử dụng toán xác suất để phân tích kết
quả lai sau đó đưa ra giả thuyết để giải thích
kết quả.
(4). Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho
giả thuyết.
- Nội dung thí nghiệm:
II. Hình thành giả thuyết
1. Nội dung giả thuyết
a. Mỗi tính trạng đều do một cặp nhân tố di
truyền quy định . trong tế bào nhân tố di
truyền không hoà trộn vào nhau.
b. Bố ( mẹ) chỉ truyền cho con ( qua giao
tử ) 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di
Giáo án Sinh học 12 CB 25
Tổ Lý – Hoá - Sinh
thuyết
Kết hợp quan sát bảng 8
? Tỉ lệ phân li KG ở F2 ( 1:2:1 ) được giải
thích dựa trên cơ sở nào.
? Hãy đề xuất cách tính xác suất của mỗi
loại hợp tử được hình thành ở thế hệ F2
* GV : theo em Menđen đã thực hiện phép
lai như thế nào để kiểm nghiệm lại giả
thuyết của mình ?
( Lai cây dị hợp tử cới cây đồng hợp tử
aa)
***? Hãy phát biểu nội dung quy luật phân
li theo thuật ngữ của DT học hiện đại?
Phát biểu nội dung quy luật phân li ?
*Tìm hiểu cơ sở khoa học của quy luật
phân li:
GV cho HS quan sát hình 8.2 trong SGK
phóng to.
? Hình vẽ thể hiện điều gì? Vị trí của alen
A so với alen a trên NST.
? Sự phân li của NST và phân li của các
truyền
c. Khi thụ tinh các giao tử kết hợp với nhau
một cách ngẫu nhiên tạo nên các hợp tử
♂
♀ 1/2A 1/2a
1/2A
1/4AA
(Hoa đỏ)
1/4Aa
(Hoa đỏ)
1/2a
1/4Aa
(Hoa đỏ)
1/4aa
(Hoa trắng)
2. Kiểm tra giả thuyết
Bằng phép lai phân tích ( lai kiểm nghiệm )
đều cho tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 1:1 như dự
đoán của Međen.
TH1 TH2
P AA x aa Aa x aa
G A ; a 1/2A: 1/2a ;
a
FB Aa 1/2 Aa : 1/2
aa
100% tréi 50% tréi: 50%
lÆn
3. Nội dung của quy luật
Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định,
một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc
từ mẹ. Các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế
bào của cơ thể con một cách riêng ré, không
hoà trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử,
các thành viên của một cặp alen phân li
đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử
chứa alen này còn 50% giao tử chứa alen
kia.
III. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li:
- Trong tế bào sinh dưỡng, các gen và các
NST luôn tồn tại thành từng cặp, các gen
nằm trên các NST.
-Khi giảm phân tạo giao tử, các NST tương
Giáo án Sinh học 12 CB 26
Tổ Lý – Hoá - Sinh
gen trên đó như thế nào.
? Tỉ lệ giao tử chứa alen A và tỉ lệ giao tử
cứa alen a như thế nào ( ngang nhau )
điều gì quyết định tỉ lệ đó ?
đồng phân li đồng đều về giao tử , kéo theo
sự phân li đồng đều của các alen trên nó
4. Củng cố:
a . Nếu bố mẹ đem lai không thuần chủng , các alen của một gen không có quan hệ trội
lặn hoàn toàn (đồng trội ) thì quy luật phân li của Menden con đúng nữa hay không ?
b . Cần làm gì để biết chính xác KG của một cá thể có kiểu hình trội.
5. Bài tập:
a) Bằng cách nào để xác định được phương thức di truyền của một tính trạng
b) nêu vai trò của phương pháp phan tinchs giống lai của menđen
Ngày soạn : 1/9/2011
Tiết: 9
BÀI 9: QUY LUẬT MEĐEN –QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP
I.Mục tiêu:
Học xong bài này HS có khả năng:
- Giải thích được tại sao Menđen suy ra được quy luật các cặp alen phân li độc lập với
nhau trong quá trình hình thành giao tử.
- Biết vận dụng các quy luật xác suất để dự đoán kểt quả lai.
- Biết cách suy luận ra KG của sinh vật dựa trên kết quả phân li kiểu hình của các phép
lai.
- Nêu được công thức tổng quát về tỉ lệ giao tử, tỉ lệ kiểu gen ,kiểu hình trong các phép
lai nhiều cặp tính trạng.
Giáo án Sinh học 12 CB 27
Tổ Lý – Hoá - Sinh
- Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.
II. Thiết bị dạy học
- Tranh phóng to hình 9 SGK.
- Bảng 9 SGK.
III. Phương pháp:
Hỏi đáp, giải thích minh hoạ.
IV. Tiến trình tổ chức bài dạy:
1. Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Phát biểu nội dung của dịnh luật phân li. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li
Câu hỏi: Trong phép lai 1 cặp tính trạng , để cho đời sau có tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 3 trội : 1
lặn thì cần có điều kiện gì?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
? Thế nào là lai 2 cặp tính trạng
* Tìm hiểu về thí nghiệm lai 2 tính trạng
GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I sau đó
GV treo hình mô tả thí nghiệm của
Menđen và phân tích nội dung thí nghiệm.
? Menđen làm thí nghiệm này cho kết
quả F1 như thế nào.
? Sau khi có F1 Menđen tiếp tục lai như
thế nào , kết quả F2 ra sao?
? F2 xuất hiện mấy loại KH giống P
mấy loại KH khác P
(Lưu ý: cây F1 mọc lên từ hạt trong quả ở
cây P, cây F2 mọc lên từ hạt trong quả ở
cây F1 )
? Thế nào là biến dị tổ hợp.
? Nếu xét riêng từng cặp tính trạng thì tỉ
lệ phân tính ở F2 như thế nào, tỉ lệ này
tuân theo định luật nào của Menđen?
? Như vậy sự DT của 2 cặp tính trạng
I.Thí nghiệm lai hai tính trạng:
1. Thí nghiệm:
- Đối tượng thí nghiệm: đậu Hà lan
- Tính trạng theo dõi: màu sắc và hình dạng
hạt.
Lai 2 thứ đậu Hà Lan thuần chủng.
PTC : Vàng - Trơn x Xanh - Nhăn
F1 : 100% Vàng - Trơn
F1 tự thụ phấn
F2 : 315 vàng ,trơn
101 vàng ,nhăn
108 xanh ,trơn
32 xanh, nhăn
2. Nhận xét kết quả thí nghiệm
- Tỉ lệ phân li KH chung ở F2 : 9:9:3:1
- Xét riêng từng cặp tính trạng
+ Màu sắc: vàng/xanh = 3/1
+ Hình dạng: trơn/nhăn = 3/1
Giáo án Sinh học 12 CB 28
Tổ Lý – Hoá - Sinh
này có phụ thuộc nhau không.
? Hãy giải thích tại sao chỉ dựa trên KH
của F2 Menđen lại suy được các cặp nhân
tố di truyền quy định các cặp tính trạng
khác nhau phân li độc lập trong quá trình
hình thành giao tử
( Menđen quan sát tỉ lệ phân li kiểu hình
cua từng tính trạng riêng biệt )
**Hãy phát biểu nội dung định luật
GV nêu vấn đề: vì sao có sự di truyền độc
lập các cặp tính trạng
+ Tính trạng do yếu tố nào quy định
+ Khi hình thành giao tử và thụ tinh yếu
tố này vận động như thế nào?→ HĐ
*Hoạt động : Tìm hiểu cơ sở tế bào học
của định luât
GV yêu cầu HS quan sát hình 9 SGK
phóng to.
? Hình vẽ thể hiện điều gì.
? Khi P hình thành giao tử sẽ cho những
loại giao tử có NST như thế nào.
? Khi F1 hình thành giao tử sẽ cho những
loại giao tử nào?
? Tại sao mỗi loại giao tử lại ngang nhau.
? Khi thụ tinh các giao tử này kết hợp
như thế nào ( tổ hợp tự do).
? Sự phân li của các NST trong cặp tương
đồng và tổ hợp tự do của các NST khác
cặp có ý nghĩa gì ?
- Tỉ lệ phân li KH nếu xét riêng từng cặp tính
trạng đều = 3: 1
- Mối quan hệ giữa các kiểu hình chung va
riêng : tỉ lệ KH chung được tính bằng tích các
tỉ lệ KH riêng
F2 : (3 : 1)(3 : 1) = 9: 9: 3: 1
Hướng dẫn HS áp dụng quy luật nhân xác
suất thông qua một vài ví dụ
3. Nội dung định luật:
Các cặp nhân tố di truyền quy định các
tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá
trình hình thành giao tử.
II. Cơ sở tế bào học
1. Các gen quy định các tính trạng khác
nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác
nhau. Khi giảm phân các cặp NST tương đồng
phân li về các giao tử một cách độc lập và tổ
hợp tự do với NST khác cặp→ kéo theo sự
phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen
trên nó
2. Sự phân li của NST theo 2 trường hợp
với xác suất ngang nhau nên tạo 4 loại giao tử
với tỉ lệ ngang nhau.
3. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao
tử trong quá trình thụ tinh làm xuất hiện nhiều
Giáo án Sinh học 12 CB 29
Tổ Lý – Hoá - Sinh
* Tìm hiểu ý nghĩa của các quy luật
Menđen:
GV hướng dẫn HS quay lại thí nghiệm
của Menđen
? Nhận xét số KG, KH ở F2 so với thế
hệ xuất phát.
( 4 KH, 2KH giống P, 2KH khác P)
? Các KH khác bố mẹ có khác hoàn
toàn không. ( không, mà là sự tổ hợp lại
những tính trạng của bố mẹ theo một cách
khác→ biến dị tổ hợp)
*HS tự tính toán ,thảo luận đưa ra công
thức tổng quát ( hướng dẫn HS đưa các
con số trong bảng về dạng tích luỹ )
tổ hợp gen khác nhau
III. Ý nghĩa của các quy luật Menđen
- Dự đoán được kết quả phân li ở đời sau
- Tạo nguồn biến dị tổ hợp, giải thích được sự
đa dạng của sinh giới.
Xét phép lai từ F1 → F2.
F1 x F1: Vàng, trơn x Vàng, trơn
AaBb AaBb
G:
4
1
AB:
4
1
Ab:
4
1
aB:
4
1
ab
4
1
AB:
4
1
Ab:
4
1
aB:
4
1
ab
F2: 9 vaøng,trôn : 3 vaøng, nhaên9 vaøng,trôn : 3 vaøng, nhaên
3 xanh,trôn : 1 xanh, nhaên3 xanh,trôn : 1 xanh, nhaên
KG: 1AABB; 2AaBB; 1aaBBKG: 1AABB; 2AaBB; 1aaBB
2AABb; 4AaBb; 2aaBb2AABb; 4AaBb; 2aaBb
1AAbb; 2Aabb; 1aabb1AAbb; 2Aabb; 1aabb
Nhận xét:Nhận xét:
FF11 có 2 cặp dị hợpcó 2 cặp dị hợp
+ Số loại kiểu hình: 4 = 2+ Số loại kiểu hình: 4 = 222
+ Số loại kiểu gen: 9 = 3+ Số loại kiểu gen: 9 = 322
+ Số loại giao tử F+ Số loại giao tử F11 : 4 = 2: 4 = 222
+ Tỉ lệ kiểu hình ở F+ Tỉ lệ kiểu hình ở F22 : (3 + 1): (3 + 1)22
Hoàn thành bảng 9
4. Củng cố:
Câu 1: Trong một bài toán lai, làm thế nào để phát hiện hiện tượng phân li độc lập
Câu 2: Hãy đưa ra điều kiện cần để áp dụng định luật PLĐL của Menđen
Giáo án Sinh học 12 CB 30
Tổ Lý – Hoá - Sinh
( Mỗi gen quy định một tính trạng, mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng
khác nhau )
Bài tập về nhà
ở chuột lang, màu lông được quy định bởi một số alen
Cb : Đen
Cc : màu kem
Cs: màu bạc
Cz: màu bạch tạng.
Hãy phân tích các kết qủa phép lai sau đây và xác định mối quan hệ trội lặn giữa các alen
này
Phép lai Kiểu hình Kiểu hình của đời con
Đen Bạc Màu kem Bạch tạng
1 Đen × Đen 22 0 0 7
2 Đen ×Bạch tạng 10 9 0 0
3 Kem × Kem 0 0 0 0
4 Bạc × Kem 0 23 11 12
5. Dặn dò:
- Học thuộc bài đã học.
- Xem trước bài 10, SGK Sinh học 12.
Ngày soạn : 1/9/2011
Tiết: 10
BÀI 10 : TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
I. Mục tiêu:
Học xong bài này HS có khả năng:
- Giải thích được khái niệm tương tác gen.
- Biết cách nhận biết tương tác gen thong qua sự biến đổi tỉ lệ phân li kiểu hình của
Menđen thông qua phép lai hai cặp tính trạng.
- Giải thích được thế nào là tương tác cộng gộp và nêu được vai trò của gen cộng gộp
trong việc quy định tính trạng số lượng.
- Giải thích được một gen có thể quy định nhiều tính trạng khác nhau thong qua một
ví dụ cụ thể.
II. Thiết bị dạy học
Tranh phóng to hình 10.1 và hình 10.2 SGK
III. Phương pháp:
Giải thích minh hoạ.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Nêu các điều kiện cần để khi lai các cá thể khác nhau về 2 tính trạng ta thu được
đời con có tỉ lệ phân li KH xấp xỉ 9:3:3:1
Câu hỏi: Giả sử gen A : quy định hạt vàng, a: hạt xanh
B: quy định hạt trơn, b: hạt nhăn
Giáo án Sinh học 12 CB 31
Tổ Lý – Hoá - Sinh
Hãy viết sơ đồ của phép lai P: AaBb x AaBb
Xác định kết quả KG, KH ở F1 trong trường hợp các gen PLĐL
3. Bài mới:
GV nêu vấn đề : trong thực tế đã gặp trường hợp 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST nhưng
không phải trội lặn hoàn toàn mà chúng tương tác với nhau để cùng quy định 1 tính trạng
hoặc 1 cặp gen có thể quy định nhiều cặp tính trạng → tương tác gen.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
* Tìm hiểu khái niệm tương tác gen:
GV yêu cầu HS đọc SGK
? Tương tác gen là gì ?
? Sự tương tác giữa các alen thuộc các
gen khác nhau thực chất là gì.
* Tìm hiểu tương tác bổ sung:
GV yêu cầu học sinh đọc mục I.1 SGK tìm
hiểu thí nghiệm.
? Mô tả thí nghiệm ở SGK.
? Hãy nhận xét thí nghiệm trên dựa vào số
kiểu tổ hợp, số cặp gen quy định cặp tính
trạng đang xét.
? So sánh với hiện tượng trong quy luật
của Menđen
( Giống số kiểu tổ hợp, số loại và tỉ lệ kiểu
gen, khác tỉ lệ phân li KH ở F2 )
*? Hãy giải thích sự hình thành tính trạng
màu hoa.
( dựa vào tỉ lệ phân li KG trong quy luật
phan li của Menđen
*GV yêu cầu HS tham khảo sơ đồ lai trong
SGK và viết theo thí nghiệm trên.
I.Tương tác gen
- Là sự tác động qua lại giữa các gen trong
quá trình hình thành kiểu hình.
- Thực chất là sự tương tác giữa các sản
phẩm của chúng ( prôtêin) để tạo kiểu hình.
1. Tương tác bổ sung:
* Thí nghiệm
Lai các cây thuộc 2 dòng thuần hoa trắng→
F1 toàn cây hoa đỏ
F1 tự thụ phấn.
F2 có tỷ lệ KH 9 đỏ : 7 trắng
* Nhận xét
- F2 có 16 kiểu tổ hợp, chứng tỏ F1 cho 4
loại giao tử → F1 chứa 2 cặp gen dị hợp
quy định 1 tính trạng→ có hiện tượng
tương tác gen.
* Giải thích:
- Sự có mặt của 2 alen trội nằm trên 2 NST
khác nhau quy định hoa đỏ (A-B-)
- Khi chỉ có 1 trong 2 gen trội hoặc không
có gen trội nào quy định hoa màu trắng ( A-
bb, aaB-, aabb )
* Viết sơ đồ lai kiểm chứng:
PTC: Hoa trắng 1 x Hoa trắng 2
AAbb ↓ aaBB
G: Ab aB
F1: AaBb
(100% Hoa đỏ)
F1x F1: Hoa đỏ x Hoa đỏ
AaBb ↓ AaBb
G:
4
1
AB:
4
1
Ab:
4
1
Ab:
4
1
ab
4
1
AB:
4
1
Giáo án Sinh học 12 CB 32
Tổ Lý – Hoá - Sinh
GV: Thực tế hiện tượng tương tác gen là
phổ biến, hiện tượng 1 gen quy định 1 tính
trạng theo Menđen là rất hiếm.
*Tìm hiểu tương tác cộng gộp:
HS đọc khái niệm mục I.2 SGK
GV hướng dẫn hs quan sát hình 10.1 phân
tích và đưa ra nhận xét
? Hình vẽ thể hiện điều gì.
? So sánh khả năng tổng hợp sắc tố ở
những cơ thể mà KG chứa từ 0 đế 6 gen
trội )
? Nếu số lượng gen quy định 1 tính trạng
tăng lên thì hình dạng đồ thị sẽ như thế nào
* Nếu sơ đồ lai như trường hợp tương tác
bổ sung và phân li độc lập, tỉ lệ phân li KH
như thế nào trong trường hợp tương tác cộng
gộp ?
(tỷ lệ 1:4:6:4:1 thay cho 9:7 hoặc 9:3:3:1)
? *Theo em những tính trạng loại nào ( số
lượng hay chất lượng) thường do nhiều gen
quy định? Cho VD ? Nhận xét ảnh hưởng
của môi trường sống đối với nhóm tính trạng
này? Ứng dụng trong sản xuất chăn nuôi
trồng trọt.
* Tìm hiểu tác động đa hiệu của gen
*HS đọc mục II nêu khái niệm tác động đa
hiệu của gen? Cho VD minh hoạ.
*GV hướng dẫn hs nghiên cứu hinh 10.2
? Hình vẽ thể hiện điều gì
Tại sao chỉ thay đổi 1 nu trong gen lại có
thể gây ra nhiều rối loạn bệnh lí đến thế?
- Hãy đưa ra kết luận về tính phổ biến của
hiện tượng tác động gen đa hiệu với hiện
tượng 1 gen quy định 1 tính trạng
( Hiện tượng 1 gen quy định nhiều tính trạng
là phổ biến )
*** Phát hiện 1 gen quy định nhiều tính
trạng có ý nghĩa gì trong chọn giống? cho ví
Ab:
4
1
Ab:
4
1
ab
F2: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
9 hoa đỏ : 7 hoa trắng
2. Tương tác cộng gộp:
* Khái niêm:
Khi các alen trội thuộc 2 hay nhiều
lôcut gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi
alen trội ( bất kể lôcut nào) đều làm tăng sự
biểu hiện của kiểu hình lên một chút.
* Ví dụ:
Màu da của người do ít nhất 3 gen (A, B
và C nằm trên 3 cặp NST tương đồng khác
nhau quy định) tương tác cộng gộp.
+ KG càng có nhiều gen trội thì khả năng
tổng hợp sắc tố mêlanin càng cao , da càng
đen, không có gen trội nào thì da trắng nhất.
* Những tính trạng số lượng thường do
nhiều gen quy định, chịu ảnh hưởng nhiều
của môi trường: sản lượng sữa. khối lượng ,
số lượng trứng
II. Tác động đa hiệu của gen:
* Khái niệm:
Là hiện tượng 1 gen tác động đến sự biểu
hiện của nhiều tính trạng khác nhau
*Ví dụ:
Ở người, gen HbA quy định tổng hợp
chuỗi β- hemoglobin bình thường gồm 146
aa. Gen đột biến HbS cũng quy định chuỗi
β- hemoglobin gồm 146 aa nhừn khác aa ở
vị trí số 6. Hậu quả hồng cầu hình liềm trở
thành hình dĩa lõm 2 mặt nên làm xuất hiện
hang loạt rối loạn bệnh lí trong cơ thể.
Giáo án Sinh học 12 CB 33
Tổ Lý – Hoá - Sinh
dụ minh hoạ?
*** Tương tác gen đa hiệu có phủ nhận học
thuyết của Menđen không? tại sao?
4. Củng cố:
1. Cách nhân biết tương tác gen: lai 1 cặp tính trạng mà cho tỷ lệ kiểu hình ở con lai
bằng hoặc biến dạng của 9:3:3:1,tổng số kiểu tổ hợp là 16
2. Hãy chọn câu trả lời đúng
Thế nào là đa hiêu gen
a.Gen tạo ra nhiều loại mA RN
b Gen điều khiển sự hoạt động của gen khác
c. Gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng
d. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả cao
5. Dặn dò:
- Học thuộc bài đã học.
- Xem trước bài 11, SGK Sinh học 12.
Ngày soạn: 5/9/2011
Tiết: 11
BÀI 11 : LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN
Giáo án Sinh học 12 CB 34
TB hồng cầu
bình thường
TB hồng cầu hình lưỡi
liềm.
Tổ Lý – Hoá - Sinh
I. Mục tiêu:
Học xong bài này học sinh có khả năng:
- Nhận biết được hiện tượng liên kết gen.
- Giải thích được cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen.
- Nêu được ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen.
II.Thiết bị dạy học:
Phiếu học tập.
Sơ đồ lai viết trên giấy A0.
III. Phương pháp:
Thảo luận nhóm
Vấn đáp
Giải thích minh hoạ.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
GV yêu cầu HS làm bài tập sau:
Cho ruồi giấm thân xám ,cánh dài lai với thân đen cánh cụt được F1 toàn thân
xám, cánh dài. Tiếp tục đem con đực F1 lai với con cái thân đen cánh ngắn thì có kết
quả như thế nào? Biêt V: xám, b: đen, V: dài, v: cụt
Hoạt động của thấy và trò Nội dung
GV phát phiếu học tập 1 và yêu cầu HS
nghiên cứu và hoàn thành phiếu học tập,
sau đó ghi kết quả lên SĐL chuẩn bị sẵn
của GV.
Sau đó GV thông báo kết quả thí
nghiệm của Moocgan, và yêu cầu HS so
sánh hai kết quả và rút ra nhận xét về số
cặp tính trạng đem lai, số loại giao tử ở
F1. Sau đó, GV yêu cầu HS nhận xét:
hai cặp gen quy định 2 cặp tính trạng
có thể nằm trên mấy cặp gen ?
Từ nhận xét của HS GV thông báo:
trên thực tế có nhiều trường hợp nhiều
gen cùng nằm trên một cặp NST di
truyền cùng nhau → LKG.
* Tìm hiểu Liên kết gen:
GV nêu câu hỏi: Thế nào là liên kết
gen?
? Trong tế bào, số nhóm gen lien kết
được tính như thế nào.
*Một loài có bộ NST 2n= 24 có bao
I. Liên kết gen:
- Khái niệm: các gen trên cùng một NST luôn
di truyền cùng nhau được gọi là một nhóm gen
liên kết.
Giáo án Sinh học 12 CB 35
Tổ Lý – Hoá - Sinh
nhiêu nhóm gen liên kết.
n =12 vậy có 12 nhóm gen liên kết
GV nêu lại thí nghiệm của Moocgan,
yêu cầu học sinh nhận xét thí nghiệm.
? So sánh số tổ hợp của LKG với số tổ
hợp trong trường hợp gen phân li độc
lập.
GV yêu cầu HS xác định kiểu gen của
thế hệ P và viết SĐL từ P → F2.
GV phát phiếu học tập 2 và yêu cầu
HS hoàn thành.
GV thông báo kết quả thu được trong
thí nghiệm của Moocgan, yêu cầu HS so
sánh và rút ra nhận xét.
*GV : có phải các gen trên 1 NST lúc
nào cũng di truyền cùng nhau ?
GV mô tả thí nghiệm của Moocgan.
- Số lượng nhóm gen liên kết của một loài
thường bằng số lượng NST trong bộ NST đơn
bội.
Ví dụ: ruồi giấm 2n = 8, có 4 nhóm gen liên
kết.
1. Thí nghiệm:
2. Nhận xét :
- Phép lai hai cặp tính trạng.
- Lai phân tích Fb có hai tổ hợp.
- F1 chỉ tạo ra 2 loại giao tử. → hai cặp gen
nằm trên một cặp NST di truyền liên kết gen.
- Số kiểu tổ hợp giảm, số kiểu hình giảm, do
các gen trên cùng 1 NST luôn đi cùng nhau
trong quá trình sinh giao tử, hạn chế sự tổ hợp
tự do của các gen
* Sơ đồ lai: bảng giấy Ao.
II. Hoán vị gen
1. Thí nghiệm của Moogan và hiện tượng
hoán vị gen:
* Nội dung thí nghiệm:
Giáo án Sinh học 12 CB 36
Tổ Lý – Hoá - Sinh
Hoạt động:
* HS nghiên cứu thí nghiệm của
Moocgan trên ruồi giấm thảo luận nhóm
và nhận xét kết quả về
- Số loại kiểu hình :
- Tỉ lệ kiểu hình :
GV chiếu sơ đồ cơ chế hiện tượng
HVG, yêu cầu hoàn thành phiếu học tập.
HS quan sát hình thảo luận:
? Sơ đồ mô tả hiện tượng gì , xảy ra như
thế nào
? Có phải ở tất cả các crômatit của cặp
NST tương đồng không
( Chú ý vị trí phân bố của gen trên mỗi
NST ban đầu và sau khi xảy ra hiện
tượng đó )
? Hiện tượng diễn ra vào kì nào của
phân bào giảm phân? Kết quả của hiện
tượng?
? Tại sao tấn số HVG không vượt quá
50%
*GV : Em hãy nhận xét về sự tăng giảm
số tổ hợp ở LKG và đưa ra kết luận
( giảm số kiểu tổ hợp ).
Từ đó nêu ý nghĩa của hiện tượng
LKG đặc biệt trong chọn giống vật nuôi
cây trồng
*GV: nhận xét sự tăng giảm số kiểu tổ
hợp ở HVG và đưa ra kết luận ( tăng số
* Nhận xét:
- Số loại kiểu hình : 4
- Tỉ lệ kiểu hình : 0,415 : 0,415 : 0,085 :
0,085 # 1 : 1 : 1 : 1
- ♂ thân đen, cánh cụt chỉ cho 1 loại giao tử,
vậy ♀ F1 phải cho 4 loại giao tử với tỉ lệ
0,415 : 0,415 : 0,085 : 0,085 → LKG có
HVG
- Thân xám, cánh dài; thân đen, cánh cụt
mang kiểu hình LKG
- Xám, cụt ; đen, dài mang kiểu hình HVG
2. Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị
gen
- Cho rằng gen quy định hình dạng cánh và
mầu săc thân cùng nằm trên 1 NST, khi giảm
phân chúng đi cùng nhau nên phần lớn con
giống bố hoặc mẹ
- ở một số tế bào cơ thể cái khi giảm phân xảy
ra TĐC giữa các NST tương đồng khi chúng
tiếp hợp dẫn đến đổi vị trí các gen xuất hiện tổ
hợp gen mới ( HVG)
* Cách tính tần số HVG
- Bằng tỷ lệ phần trăm số cá thể có kiểu hình tái
tổ hợp trên tổng số cá thể ở đời con
- Tần số HVG nhỏ hơn hoặc bằng 50% không
vượt quá
III. Ý nghĩa của hiện tượng LKG và HVG
1. Ý nghĩa của LKG
- Duy trì sự ổn định của loài.
- Nhiều gen tốt được tập hợp và lưu giữ trên 1
NST, đảm bảo sự di truyền bền vững của nhóm
gen quý có ý nghĩa trọng chọn giống
Giáo án Sinh học 12 CB 37
Tổ Lý – Hoá - Sinh
kiểu tổ hợp)
? cho biết ý nghĩa của hiện tượng HVG
*? Khoảng cách giữa các gen nói lên
điều gì ( các gen càng xa nhau càng dễ
xảy ra hoán vị )
* Biết tần số HVG có thể suy ra khoảng
cách giữa các gen đó trên bản đồ di
truyền và ngược lại
2. Ý nghĩ của HVG
- Tạo nguồn biến dị tổ hợp, nguyên liệu cho
tiến hoá và chọn giống.
- Các gen quý có cơ hội được tổ hợp lại trong 1
gen.
- Thiết lập được khoảng cách tương đối của các
gen trên NST. đơn vị đo khoảng cách được tính
bằng 1% HVG hay 1CM
- Biết bản đồ gen có thể dự đoán trước tần số
các tổ hợp gen mới trong các phép lai, có ý
nghĩa trong chọn giống( giảm thời gian chọn
đôi giao phối một cách mò mẫm ) và nghiên
cứu khoa học
4. Củng cố
1. Làm thế nào để biết 2 gen đó liên kết hay phân li độc lập.
2. Ý nghĩa của LKG và HVG.
5. Dặn dò:
- Học thuộc bài đã học.
- Xem trước bài 12 trang 50, SGK Sinh học 12.
Ngày soạn :
Ngày soạn : 6/9/2011
Tiết: 12
BÀI 12 : DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH
VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN
I. Mục tiêu:
Học xong bài này học sinh có khả năng:
- Nêu được các đặc điểm di truyền của các gen nằm trên NST giới tính (X và Y).
- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cách thức di truyền của các
gen nằm trên NST thường với gen nằm trên NST giới tính.
- Nêu được một số ứng dụng của sự di truyền liên kết với giới tính.
II. Thiết bị dạy học
- Hình vẽ 12.1 , hình 12.2 trong SGK phóng to
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
Giáo án Sinh học 12 CB
D ng bình thý ngạ ờ
D ng tạ độ
bi nế
Râu ngắn
Râu
dài
Thân
xám
Thân đen Mắt
đỏ thẫm
Mắt đỏ Cánh
dài
Cánh
ngắn
Mắt đỏ
Mắt nâu
54.5 67
38
Tổ Lý – Hoá - Sinh
- Cơ sở của hiện tượng hoán vị gen? tần số HVG phụ thuộc vào điều gì?
- Điều kiện đối với các gen để có thể xảy ra LKG hay HVG
2.Bài mới
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
GV đặt vấn đề: người ta đã nhận thấy giới
tính được quy định bởi 1 cặp NST gọi là
NST giới tính→ GV giới thiệu bộ NST của
ruồi giấm.
Hoạt động 1 : tìm hiểu về NST giới tính
GV cho HS quan sát hình 12.1 và trả lời câu
hỏi
? Hãy cho biết đặc điểm của các gen nằm
trên vùng tương đồng hoặc không tương
đồng.
( Về trạng thái tồ tại của các alen, có cặp
alen không? Sự biểu hiện thành kiểu hình
của các gen tại vùng đó )
? Thế nào là NST giới tính.
? NST thường và NST giới tính khác nhau
như thế nào
* GV hướng dẫn học sinh đọc mục I.1.b
? Bộ NST giới tính của nam và nữ có gì
giống và khác nhau
? Tế bào sinh trứng giảm phân cho mấy loại
trứng
** GV lưu ý HS trước khi làm các bài tập
về di truyền LK với giới tính cần chú ý đến
đối tượng ng/cứu và kiểu xác định đúng cặp
NST giới tính của đối tượng đó
*Hoạt động 2: tìm hiểu về quy luật di
truyền liên kết vời giới tính
-GV yêu cầu HS đọc mục I.1.a trong SGK
và thảo luận về kết quả 2 phép lai thuận
nghịch của Moocgan
? Kết qủa ở F1 , F2
? Kết qua đó có gì khác so với kết quả thí
nghiệm phép lai thuận nghịch của Međen.
* HS quan sát hình vẽ 12.2 giải thích hình
vẽ.
( gen quy định màu mắt nằm trên NST giới
I. Di truyền liên kết với giới tính:
1. NST giới tính và cơ chế tế bào học xác
định giới tính bằng NST:
a) NST giới tính:
- Là loại NST có chứa gen quy định giới
tính ( có thể chứa các gen khác)
- Cặp NST giới tính XX gồm 2 chiếc tương
đồng, cặP XY có vùng tương đồng , có vùng
không tương đồng
b) Một số cở chế TB học xác đinh giới tính
bằng NST:
* Kiểu XX, XY
- Con cái XX, con đực XY: động vật có
vú,,,,, ruồi giấm, người
- con cái XY, con đực XX : chim, bướm, cá,
ếch nhái
* Kiểu XX, XO:
- Con cái XX, con đực XO: châu chấu, rệp,
bọ xit
- con cái XO, con đực XX : bọ nhậy
2. Di truyền liên kết với giới tính:
a. Gen trên NST X:
* Thí nghiệm: SGK
*Nhận xét :
Kết quả của 2 phép lai thuận nghịch của
Moocgan là khác nhau và khác kết quả của
phép lai thuận nghịch của Menđen
* giải thích :
Gen quy định tính trạng màu mắt chỉ có
trên NST X mà không có trên Y→ vì vậy cá
thể đực ( XY) chỉ cần 1 gen lặn nằm trên
Giáo án Sinh học 12 CB 39
Tổ Lý – Hoá - Sinh
tính nào ?)
? Hãy nhận xét đặc điểm di truyền cua gen
trên NST X ( chú ý sự di truyền tính trặng
màu mắt trắng cho đời con ở phép lai
thuận )
*Hoạt động 3: tìm hiểu các gen trên NST
Y
- HS nghiên cứu SGK nêu 1 số VD về hiện
tượng di truyền của 1 só tính trạng do gen
nằm trên NST Y quy định.
? Là thế nào để biết gen quy định tính trạng
đang xét nằm trên Y.
? Tính chất di truyền của gen nằm trên NST
Y.
GV: nếu đã biết các gen trên NST giới tính
X, có thể phát hiện gen trên NST X ,nếu
không thấy có hiện tượng di truyền thẳng
của tính trạng đang xét ( nghĩa là gen không
nằm trên Y )
? Vậy thế nào là di truyền LK với giới tính
? Ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết
với giới tính
**Hoạt động 4 : tìm hiểu di truyền ngoài
nhân
GV cho HS đọc mục II phân tích thí nghiệm
GV giới thiệu về ADN ngoài nhân: trong
TBC cũng có 1 số bào quan chứa gen gọi là
gen ngoài NST, bản chất của gen ngoài NST
cũng là AND.
? Hãy nhận xét đặc điểm biểu hiện kiểu hình
của F1 so với KH của bố mẹ trong 2 phép
lai thuận nghịch
? Hãy giải thích hiện tượng trên.
NST X đã biểu hiện ra KH
* Đặc điểm di truyền của gen trên NST X:
di truyền chéo
b) gen trên NST Y:
VD : người bố có túm lông tai sẽ truyền
đặc điểm này cho tất cả các con trai mà con
gái thì không bị tật này.
* Giải thích : gen quy định tính trạng nằm
trên NST Y, không có alen tương ứng trên
X→ Di truyền cho tất cả cá thể mang kiểu
gen XY trong dòng họ
* Đặc điểm : di truyền thẳng
c) Khái niệm:
Di truyền liên kết với giới tính là hiện
tượng di truyền các tính trạng mà các gen
xác định chúng nằm trên NST giới tính.
d) Ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết
với giới tính:
- Điều khiển tỉ lệ đực cái theo ý muốn trong
chăn nuôi trồng trọt
- Nhận dạng được đực cái từ nhỏ đẻ phân
loại tiện cho việc chăn nuôi
- Phát hiện được bệnh do rối loạn cơ chế
phân li, tổ hợp của cặo NST giới tính
II. Di truyền ngoài nhân
1. Hiện tượng:
- Thí nghiệm của Coren 1909 với 2 phép lai
thuận nghịch trên đối tượng cây hoa bốn
giờ.
- F1 luôn có KH giống bố mẹ
* Giải thích:
- Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân
mà không truyền TBC cho trứng, do vậy các
gen nằm trong TBC ( trong ty thể hoặc lục
lạp ) chỉ được mẹ truyền cho qua TBC của
trứng.
Giáo án Sinh học 12 CB 40
Tổ Lý – Hoá - Sinh
? Di truyền qua nhân có đặc điểm gì
? Kết quả thí nghiệm này có gì khác so với
phép lai thuận nghịch ở thí nghiệm phát
hiện di truyền liên kết với giới tính và
PLĐL của Menđen
? Từ nhận xét đó đưa ra pp xác định quy
luật di truyền cho mỗi trường hợp trên
*? Hiện tượng di truyền theo dòng mẹ được
giải thích như thế nào?
* Đặc điểm di truyền ngoài nhân:
- Các tính trạng di truyền qua TBC được di
truyền theo dòng mẹ.
- Các tính trạng di truyền qua TBC không
tuân theo các định luật chặt chẽ như sự di
truyền qua nhân.
** Phương pháp phát hiện quy luật di
truyền
- DT liên kết với giới tính: kết qủa 2
phép lai thuận nghịch khác nhau
- DT qua TBC : kết quả 2 phép lai
thuận nghịch khác nhau và con luôn có KH
giống mẹ
- DT phân li độc lập: kết quả 2 phép
lai thuân nghịch giống nhau
4.Củng cố:
- Nếu kết quả của phép lai thuận nghịch khác nhau ở 2 giới (ở loài có cơ chế xác định giới
tính kiểu XX,XY thì kết luận nào dưới đây là đúng
a. Gen quy định tính trạng nằm trên NST X
b. Gen quy định tính trạng nằm tring ti thể
c. Gen quy định tính trang nằm trên NST Y
d. Không có kết luận nào trên đúng
5. Bài tập:
Bệnh mù màu đỏ - xanh lục ở người do 1 gen lặm nằm trên NST Y quy định, một phụ
nữ bình thường có em trai bị bệnh mù màu lấy 1 người chồng bình thường, xác suất cặp vợ
chồng này sinh con trai đầu lòng bình thường là bao nhiêu? Biết bố mẹ của cặp vợ chồng
này không bị bệnh.
Giáo án Sinh học 12 CB 41
Tổ Lý – Hoá - Sinh
Ngày soạn : 7/9/2011
Tiết: 13
BÀI 13 : ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG
LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN
I.Mục tiêu:
Học xong bài này HS có khả năng:
- Hình thành khái niệm về mức phản ứng, sự mềm dẻo về kiểu hình và ý nghĩa của
chúng.
- Thấy được vai trò của kiểu gen và vai trò cua môi trường đối với kiểu hình
- Nêu được mối qua hệ giữa kiểu gen , môi trường trong sự hình thành tính trạng cỉa
cơ thể sinh vật và ý nghĩa của mối quan hệ đó trong sản xuất và đời sống
- Hình thành năng lực khái quát hoá.
II. Thiết bị dạy học
- Hình 13 trong SGK phóng to.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đặc điểm di truyền của gen liên kết với giới tính.
- Tại sao có hiện tượng con sinh ra luôn giống mẹ.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
GV : Tính trạng trên cơ thể sinh vật là do
gen quy định có hoàn toàn đúng hay
không ?
HS đọc mục I và thảo luận nhóm
GV: Thực tế con đườn từ gen tới tính trạng
rất phức tạp.
*Hoạt động 1: tìm hiểu về sự tương tác
gữa KG và MT
I. Con đường từ gen tới tính trạng:
Gen ( ADN) → mARN →Prôtêin → tính
trạng
- Qúa trình biểu hiện của gen qua nhiều
bước nên có thể bị nhiều yếu tố môi trường
bên trong cũng như bên ngoài chi phối
II.Sự tương tác giữa kiểu gen và môi
trường:
* Hiện tượng:
-Ở thỏ: + Tại vị trí đầu mút cở thể ( tai, bàn
Giáo án Sinh học 12 CB 42
Tổ Lý – Hoá - Sinh
- HS đọc mục II , thảo luận và nhận xét về
sự hình thành tính trạng màu lông thỏ
? Biểu hiện màu lông thỏ ở các vị trí khác
nhau trên cơ thể phụ thuộc vào những yếu
tố nào
( Chú ý vai trò của KG và MT )
? Nhiệt độ cao có ảnh hưởng đến sự biểu
hiện của gen tổng hợp melanin như thế nào
*? Từ những nhận xét trên hãy kết luận về
vai trò của KG và ảnh hưởng của môi
trường đến sự hình thành tính trạng
GV : như vậy bố mẹ không truyền đạt cho
con tính trạng có sẵn mà truyền một KG.
*? Hãy tìm thêm các ví dụ về mức độ biểu
hiện của KG phụ thuộc vào môi trường
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về mức phản
ứng của kiểu gen
HS đọc mục III thảo luận về sơ đồ hình vẽ
mối qua hệ giữa 1 KG với các MT khác
nhau trong sự hình thành các KH khác nhau
? Vậy mức phản ứng là gì.
? Tìm 1 hiện tượng thực tế trong tự nhiên để
minh hoạ.
( VD: KH của con tắc kè hoa thay đổi theo
môi trường)
GV : mỗi KG có mức phản ứng khác nhau
*? Mức phản ứng được chia làm mấy loại.
? Đặc điểm của từng loại.
**? Giữa tính trạng số lượng và tính trạng
chất lượng thì loại nào có mức phản ứng
rộng hơn? hãy chứng minh
( HS lấy VD: ở gà
- Nuôi bình thường: 2kg, lông vàng
- Nuôi tốt : 2.5kg, lông vàng
- Nuôi rất tôt : 3kg, lông vàng
- Nuôi không tốt: 1kg
→ Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến P
nhưng ít ảnh hưởng đến màu lông)
*? Có thể dễ dàng xác định mức phản ứng
chân, đuôi, mõm) có lông màu đen
+ Ở những vị trí khác lông trắng
muốt
* Giải thích:
- Tại các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ
thấp hơn nên có khả năng tổng hợp được sắc
tố mêlanin làm cho lông màu đen.
- Các vùng khác có nhiệt độ cao hơn không
tổng hợp mêlanin nên lông màu trắng.
→ Làm giảm nhiệt độ thì vùng lông trắng sẽ
chuyển sang màu đen.
• Kết luận :
- Môi trường có thể ảnh hưởng đến sự
biểu hiện của KG
III. Mức phản ứng của KG
1. Khái niệm:
Tập hợp các kiểu hình của cùng 1 KG
tương ứng với các môi trườnghác nhau gọi
là mức phản ứng cua 1 KG
VD:Con tắc kè hoa
- Trên lá cây: da có hoa văn màu xanh
của lá cây
- Trên đá: màu hoa rêu của đá
- Trên thân cây: da màu hoa nâu
2. Đặc điểm:
- Mức phản ứng do gen quy định, trong
cùng 1 KG mỗi gen có mức phản ứng riêng.
- Có 2 loại mức phản ứng: mức phản ứng
rộng và mức phản ứng hẹp, mức phản ứng
càng rộng sinh vật càng dễ thích nghi.
- Di truyền được vì do KG quy định
- Thay đổi theo từng loại tính trạng
3. Phương pháp xác định mức phản ứng:
( * Để xác định mức phản ứng của 1 kiểu
gen cần phải tạo ra các cá thể sinh vật có
cùng 1 kiểu hình, với cây sinh sản sinh
dưỡng có thể xác đinh MPU bằng cách cắt
đồng loạt cành của cùng 1 cây đem trồng và
theo dõi đặc điểm của chúng )
4. Sự mềm dẻo về kiểu hình:
* Hiện tượng một KG có thể thay đổi KH
trước những điều kiện MT khác nhau gọi là
sự mềm dẻo về KH.
Giáo án Sinh học 12 CB 43
Tổ Lý – Hoá - Sinh
của một KG hay không.
? Hãy đề xuất 1 phương pháp để xác định
mức phản ứng của một KG
- Do sự tự điều chỉnh về sinh lí giúp sv thích
nghi với những thay đổi của MT.
- Mức độ mềm dẻo về kiểu hình phụ thuộc
vào KG.
- Mỗi KG chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình
của mình trong 1 phạm vi nhất định.
IV.Củng cố
- Nói : cô ấy được mẹ truyền cho tính trạng má lúm đồng tiền có chính xác không?
Tại sao ? Nếu cần thì phải sửa lại câu nói đó như thế nào ?
- Tại sao các nhà khoa học khuyên nông dân không n ên trồng 1 giống lúa duy nhất
trên một diện tích rộng trong 1 vụ ( cho dù đó là giống có năng suất cao)
- Tại sao cần đặc biệt quan tâm đế bà mẹ khi mang thai.
Ngày soạn: 9/9/2011
Tiết: 14
BÀI 14 : THỰC HÀNH LAI GIỐNG
I. Mục tiêu:
Giáo án Sinh học 12 CB 44
Tổ Lý – Hoá - Sinh
- Học sinh làm quen với các thao thác lai hữu tính, biết cách bố trí thí nghiệm thực
hành lai giống, đánh giá kết qua thí nghiệm bằng phương pháp thống kê
- Thực hiện thành công các bước tiên hành lai giống trên 1 số đối tượng cây trồng ở
địa phương
II. Chuẩn bị:
1. Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
- Cây cà chua bố mẹ
- Kẹp, kéo, kim mũi mác, đĩa kính đồng hồ, bao cách li, nhãn, bút chì, bút lông,
bông ,hộp pêtri.
2. Chuẩn bị cây bố mẹ:
- Chọn giống: chọn các giống cây khác nhau rõ ràng về hình dạng hoặc màu sắc quả
để có thể phân biệt dể dàng bằng mắt thường.
- Gieo hạt những cây dùng làm bố trước những cây dùng làm mẹ từ 8 đến 10 ngày.
- Khi cây bố ra hoa thì tỉa bớt số hoa trong chùm và ngắt bỏ những quả non để tập
trung lấy phấn được tốt.
- Khi cây mẹ ra được 9 lá thì bấm ngọn và chỉ để 2 cành, mỗi cành lấy 3 chùm hoa,
mỗi chùm hoa lấy từ 3 đến 5 quả.
III.Cách tiến hành:
1. GV hướng dẫn thực hành:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
*GV nêu câu hỏi:
? Tại sao phải gieo hạt
những cây làm bố trước
những cây làm mẹ?
Mục đích của việc ngắt bỏ
những chùm hoa và quả non
trên cây bố, bấm ngọn và
ngắt tỉa cành, tỉa hoa trên cây
mẹ
GV hướng dẫn HS thực
hiện thao tác khử nhị trên
cây mẹ
? Tại sao cần phải khử nhị
trên cây mẹ
GV thực hiện mẫu : kỹ thuật
chọn nhị hoa để khử, các
thao tác khi khử nhị.
GV nêu câu hỏi:
* Mục đích của việc dùng
HS nghiên cứu trả lời câu
hỏi của GV.
HS lắng nghe GV hướng
dẫn, ghi chép để thực hiện.
HS quan sát thao tác của
GV, ghi nhớ và thực hiện.
HS nghiên cứu trả lời câu
hỏi.
1. Khử nhị trên cây mẹ:
- Chọn những hoa còn là nụ
có màu vàng nhạt để khử nhị
( hoa chưa tự thụ phấn).
- Dùng kim mũi mác tách 1
bao phấn ra nếu phấn còn là
chất trắng sữa hay màu xanh
thì được. Nếu phấn đã là hạt
màu trắng thì không được.
- Dùng ngón trỏ và ngón cái
của tay để giữ lấy nụ hoa
- Tay phải cầm kẹp tách bao
hoa ra, tỉa từng nhị một , cần
làm nhẹ tay tránh để đầu
nhuỵ và bầu nhuỵ bị thương
tổn.
- Trên mỗi chùm chọn 4 đến
6 hoa cùng lúc và là những
hoa mập để khử nhị, cắt tỉa
bỏ những hoa khác.
- Bao các hoa đã khử nhị
bằng bao cách li.
2. Thụ phấn:
- Chọn những hoa đã nở xoà,
Giáo án Sinh học 12 CB 45
Tổ Lý – Hoá - Sinh
bao cách li sau khi đã khử nhị
?
* GV hướng dẫn học sinh
chọn hoa trên cây mẹ để thụ
phấn.
GV thực hiện các thao tác
mẫu.
+ Không chọn những hoa
đầu nhuỵ khô, màu xanh nhạt
nghĩa là hoa còn non, đầu
nhuỵ màu nâu và đã bắt đầu
héo thụ phấn không có kết
quả.
+ Có thể thay bút lông bằng
những chiếc lông gà.
GV hướng dẫn học sinh
phương pháp thu hoạch và
cất giữ hạt lai.
* GV hướng dẫn học sinh
nghiên cứu phương pháp xử
lý kết quả lai theo phương
pháp thống kê được giới thiệu
trong sách giáo khoa.
Việc xử lý thống kê không
bắt buộc học sinh phải làm
nhưng gv nên hướng dẫn hs
khá giỏi yêu thích khoa học
kiểm tra đánh giá kết quả thí
nghiệm và thông báo cho
toàn lớp
HS lắng nghe hướng dẫn
của GV, ghi chép và quan
sát thao tác thực hiện.
HS lắng nghe hướng dẫn
của GV, ghi chép và quan
sát thao tác thực hiện.
HS ghi chép và nghiên
cứu SGK để xử lí thống kê.
đầu nhị to màu xanh sẫm, có
dịch nhờn.
- Thu hạt phấn trên cây bố:
chọn hoa vừa nở, cánh hoa
và bao phấn vàng tươi, khi
chín hạt phấn chín tròn và
trắng.
- Dùng kẹp ngắt nhị bỏ vào
đĩa đồng hồ.
- Dùng bút lông chà nhẹ trên
các bao phấn để hạt phấn
bung ra.
-Dùng bút lông chấm hạt
phấn cây bố lên đầu nhuỵ
hoa của cây mẹ đã khử nhị.
- Bao chùm hoa đã thụ phấn
bằng túi cách li, buộc nhãn,
ghi ngày và công thức lai.
3.Chăm sóc và thu hoạch
- Tưới nước đầy đủ.
- Khi quả lai chín thì thu
hoạch, cẩn thận tránh nhầm
lẫn các công thức lai.
- Bổ từng quả trải hạt lên tờ
giấy lọc ghi công thức lai và
thứ tự quả lên tờ giấy đó.
- Phơi khô hạt ở chổ mát khi
cầ gieo thì ngâm tờ giấy đó
vào nước lã hạt sẽ tách ra.
4. Xử lí kết qủa lai:
Kết qủa thí nghiệm được tổ
hợp lại và xử lí theo phương
pháp thống kê
2. Học sinh thực hành:
- Từng nhóm học sinh tiến hành thao tác theo hướng dẫn.
- GV quan sát và chỉnh sửa thao tác sai của HS.
- HS ghi nhận kết quả thực hành để viết báo cáo.
3. Viết báo cáo:
Giáo án Sinh học 12 CB 46
Tổ Lý – Hoá - Sinh
Học sinh viết báo cáo về các bước tiến hành thí nghiệm và kết quả nhận được.
IV. Dặn dò:
- Nộp báo cáo vào tuần sau.
- Chuẩn bị bài tập chương I.
________________________________________
Ngày soạn: 10/9/2011
Tiết: 15
Bài 15 : BÀI TẬP CHƯƠNG
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
- Khắc sâu các kiến thức đã học về phần di truyền, cơ chế di truyền và biến dị.
- Biết cách giải một số bài tập cơ bản về cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ
phân tử và cấp độ tế bào.
- Biết cách giải một số bài tập cở bản về quy luật di truyền.
II. Tiến trình tổ chức bài học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra bài tường trình về quy trình thực hành lai giống của học sinh.
2. Bài mới:
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
Nội dung
*Hoạt động 1: khái quát
đặc điểm gen, cơ chế tự
sao, phiên mã, dịch mã:
GV: khái quát nội dung
kiến thức và cho học sinh
xây dựng các công thức.
HS lắng nghe câu hỏi
kiểm tra kiến thức cũ của
GV viên, thảo luận nhóm
nhanh và trả lời.
1. Cấu trúc của gen, phiên
mã dịch mã:
- Mỗi gen có 1 mạch chứa
thông tin gọi là mạch khuôn.
- Các gen ở sinh vật nhân sơ
có vùng mã hóa liên tục, phần
lớn các gen ở sinh vật nhân
thực có vùng mã hóa không
Giáo án Sinh học 12 CB 47
Tổ Lý – Hoá - Sinh
Câu hỏi:
? Mã di truyền là gì ?
? Cho biết bộ ba mở đầu,
bộ ba kết thúc.
? Khối lượng phân tử trung
bình của mỗi nuclêôtit là
bao nhiêu ?
? Chiều dài mỗi nu là bao
nhiêu ?
* Công thức tính toán số
nu của từng loại trong
ADN
+ Công thức tính sô nu môi
trường nội bào cung cấp khi
gen tự sao n đợt.
+ Công thức tính số nu môi
trường cung cấp khi gen sao
mã k đợt.
+ Mối quan hệ giữa các đại
lượng giữa ADN, ARN và
Prôtêin
mối tương quan giữa tự sao,
sao mã, dịch mã có thể biểu
diễn qua sơ đồ nào ?
- GV: cho HS trình bày các
cách giải bài tập khác nhau,
sau đó tự HS phân tích cách
nào là dễ nhận biết và
nhanh cho kết quả nhất
- GV: lưu ý HS các vấn đề
sau:
+ Đọc kĩ thông tin và yêu
cầu của đề bài.
+ Tìm mối liên hệ giữa
- Mã di truyền là mã bộ 3.
HS trả lời nhanh câu hỏi
của GV.
- Mỗi nu có khối lượng
phân tử trung bình là
300đvC.
- Mỗi nu có chiều dài bằng
3,4A0
.
HS ghi công thức.
- HS dựa vào kiến thức đã
học nêu sơ đồ mối tương
quan giữa các quá trình tự
sao, phiên mã và dịch mã.
HS lắng nghe và ghi chép
những điểm cần chú ý mà
GV đã nêu.
liên tục.
- Mã di truyền là mã bộ 3, tức
là cứ 3 nuclêôtit trong AND
mã hóa 1 axit amin trong phân
tử prôtêin.
- Bộ ba AUG là mã mở đầu,
còn các bộ ba: UAA, UAG,
UGA là mã kết thúc.
- Công thức :
+ N=
300
M
→ M =300 × N
+ N= 4,3
2L
→ L =
2
N
×
3,4A0
+ Về số lượng và tỉ lệ phần
trăm:
A+G =T+X =
2
N
A+G= T+X =50%
* Cơ chế tự sao :
số Nu mỗi loại môi trường
cung cấp khi gen tự sao liên
tiếp n đợt
A’=T’= (2n
-1)A =(2n
-1)T
G’=X’= (2n
-1) G= (2n
-1) X
- Tổng số Nu môi trường cung
cấp khi gen tự sao liên tiếp n
đợt
N’= (2n
-1)N
* Cơ chế sao mã :
số ri nu mỗi loại môi trường
cung cấp khi gen sao mã k đợt
A=kAm, U=kUm, G=kXm,
X=kXm
* tương quan giữa ADN và
ARN, prôtein
ADN mARN protein
tÝnh tr¹ng
Giáo án Sinh học 12 CB 48
Tổ Lý – Hoá - Sinh
thông tin và yêu cầu của
đề bài, tìm đáp số.
*Hoạt động 3: Tìm hiểu
đột biến gen, các dạng
bài tập ĐBG
* Đối với bài tập các phép
lai đã cho biết tỉ lệ phân li
KH -> tìm KG và sơ đồ lai
thì ta phải tiến hành các
bước sau:
+ Xác định tính trạng đã
cho là do 1 hay nhiều gen
quy định ?
+ Vị trí của gen có quan
trọng hay không? (gen
quy định tính trạng nằm
trong nhân hay trong tế
bào chất? Nếu trong nhân
thì trên NST thường hay
NST giới tính ?)
+ Nếu 1 gen quy định 1
tính trạng thì gen đó là
trội hay lặn, nằm trên
NST thường hay NST giới
tính?
+ Nếu đề bài ra liên quan
đến 2 hoặc nhiều gen thì
xem các gen phân li độc
lập hay liên kết với nhau ?
Nếu liên kết thì tần số
hoán vị gen bằng bao
nhiêu?
+ Nếu 2 gen cùng quy
định 1 tính trạng thì dấu
hiệu nào chứng tỏ điều
đó? Kiểu tương tác gen đó
là gì?
HS lắng nghe và ghi chép
những điểm cần chú ý mà
GV đã nêu.
HS nghiên cứu câu hỏi
trả lời câu hỏi của GV.
HS nêu cơ chế đột biến
NST.
HS nêu hậu quả của đột
biến NST.
2. Đột biến gen:
- Thay thế nuclêôtit này bằng
nuclêôtit khác, dẫn đến biến
đổi codon này thành codon
khác, nhưng:
+ Vẫn xác định axit amin cũ
-> đột biến đồng nghĩa
+ Xác định axit amin khác ->
đồng biến khác nghĩa
+ Tạo ra codon kết thúc ->
đột biến vô nghĩa
- Thêm hay bớt 1 nulclêôtit
-> đột biến dịch khung đọc
3. Đột biến NST:
- Sự biến đổi số lượng NST
có thể xảy ra ở 1 hoặc vài cặp
NST tương đồng -> lệch bội,
hay tất cả các cặp NST tương
đồng -> đa bội
- Cơ chế: do sự không phân li
của các cặp NST trong phân
bào
- Các thể đa bội lẻ hầu như
không có khả năng sinh sản
bình thường; các thể tứ bội chỉ
tạo ra các giao tử lưỡng bội có
khả năng sống do sự phân li
ngẫu nhiên của các cặp NST
tương đồng trong giảm phân.
* HƯỚNG DẪN GIẢI CÁC BÀI TẬP TRONG SGK:
Bài tập chương 1:
1. a)
3’ … TAT GGG XAT GTA ATG GGX …5’ (mạch khuôn có nghĩa của gen )
Giáo án Sinh học 12 CB 49
Tổ Lý – Hoá - Sinh
5’ … ATA XXX GTA XAT TAX XXG …3’ (mạch bổ sung )
5’ … AUA XXX GUA XAU UAX XXG…3’ (mARN )
b) Có 18/3 = 6 codon trên mARN
c) Các bộ ba đối mã của tARN đối với mỗi codon: UAU , GGG, XAU, GUA,
AUG, GGX
2. Đoạn chuỗi polipeptit : Arg Gly Ser Phe Val Asp Arg
mARN 5’ AGG GGU UXX UUX GUX GAU XGG 3’
ADN mạch khuôn 3’ TXX XXA AGG AAG XAG XTA GXX 5’
mạch bổ sung 5’ AGG GGT TXX TTX GTX GAT XGG 3’
3. Từ bảng mã di truyền:
a) Các cođon GGU, GGX, GGA, GGG trong mARN đều mã hóa glixin
b) Có 2 cođon mã hóa lizin:
- Các cođon trên mARN : AAA, AAG
- Các cụm đối mã trên tARN: UUU, UUX
c) Cođon AAG trên mARN được dịch mã thì lizin được bổ sung vào chuỗi polipeptit.
Ngày soạn: 20/9/2011
Tiết:17
BÀI 16: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
- Giải thích được thế nào là một quần thể sinh vật cùng các đặc trưng di truyền của
quần thể.
- Biết cách tính tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.
- Nêu được xu hướng thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao
phối gần.
- Vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất chăn nuôi.
II. Phương tiện dạy học:
Bảng 1: Sự biến đổi tỉ lệ thể dị hợp và thể đồng hợp trong quần thể tự thụ phấn
Thế hệ Tỷ lệ KG đồng hợp Tỷ lệ KG dị hợp Kiểu gen
0 0 100(1) Aa
1
2
3
……….
50% (1- 1/2)
75%
87,5%
50%(1/2)
25%
12,5%
n
Bảng 16 sách giáo khoa.
Giáo án Sinh học 12 CB 50
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam
Giao an sinh 12 ca nam

More Related Content

What's hot

Chuong 2 phan tich cac thuat toan sap xep va tim kiem
Chuong 2  phan tich cac thuat toan sap xep va tim kiemChuong 2  phan tich cac thuat toan sap xep va tim kiem
Chuong 2 phan tich cac thuat toan sap xep va tim kiem
gaconne1985
 
Binary tree
Binary treeBinary tree
Binary tree
LAAVAANYAA
 
BÀI 22: MỘ SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN CỦA INTERNET
BÀI 22: MỘ SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN CỦA INTERNETBÀI 22: MỘ SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN CỦA INTERNET
BÀI 22: MỘ SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN CỦA INTERNETTrần Nhân
 
S3 classes and s4 classes
S3 classes and s4 classesS3 classes and s4 classes
S3 classes and s4 classes
Ashwini Mathur
 
DNA strucutre and Replication
DNA strucutre and ReplicationDNA strucutre and Replication
DNA strucutre and ReplicationVictor Castilla
 
protien synthesis (1).pptx
protien synthesis (1).pptxprotien synthesis (1).pptx
protien synthesis (1).pptx
FatmaEhab7
 
fundamentals of XML
fundamentals of XMLfundamentals of XML
fundamentals of XML
hamsa nandhini
 
DNA Fingerprinting
DNA FingerprintingDNA Fingerprinting
DNA Fingerprinting
Disha Bedi
 
Basics of IP Addressing
Basics of IP AddressingBasics of IP Addressing
Basics of IP Addressing
Kushal Sheth
 
Advanced Encryption Standard (AES)
Advanced Encryption Standard (AES)Advanced Encryption Standard (AES)
Advanced Encryption Standard (AES)
Hardik Manocha
 
DNA computing
DNA computingDNA computing
DNA computing
Vikrant Dubey
 
Explaining Black-Box Machine Learning Predictions - Sameer Singh, Assistant P...
Explaining Black-Box Machine Learning Predictions - Sameer Singh, Assistant P...Explaining Black-Box Machine Learning Predictions - Sameer Singh, Assistant P...
Explaining Black-Box Machine Learning Predictions - Sameer Singh, Assistant P...
Sri Ambati
 
Computer Networking: Internet Protcol (IP) and IP Addressing
Computer Networking: Internet Protcol (IP) and IP AddressingComputer Networking: Internet Protcol (IP) and IP Addressing
Computer Networking: Internet Protcol (IP) and IP Addressing
Bisrat Girma
 
Aspect Based Sentiment Analysis
Aspect Based Sentiment AnalysisAspect Based Sentiment Analysis
Aspect Based Sentiment AnalysisGaurav kumar
 
An Overview of Identity Based Encryption
An Overview of Identity Based EncryptionAn Overview of Identity Based Encryption
An Overview of Identity Based Encryption
Vertoda System
 
PCR_2017.pptx
PCR_2017.pptxPCR_2017.pptx
PCR_2017.pptx
lalvarezmex
 
Dna fingerprinting
Dna fingerprintingDna fingerprinting
Dna fingerprinting
Jacky Lss Annamalai
 
Pcr
PcrPcr

What's hot (20)

Chuong 2 phan tich cac thuat toan sap xep va tim kiem
Chuong 2  phan tich cac thuat toan sap xep va tim kiemChuong 2  phan tich cac thuat toan sap xep va tim kiem
Chuong 2 phan tich cac thuat toan sap xep va tim kiem
 
Binary tree
Binary treeBinary tree
Binary tree
 
BÀI 22: MỘ SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN CỦA INTERNET
BÀI 22: MỘ SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN CỦA INTERNETBÀI 22: MỘ SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN CỦA INTERNET
BÀI 22: MỘ SỐ DỊCH VỤ CƠ BẢN CỦA INTERNET
 
S3 classes and s4 classes
S3 classes and s4 classesS3 classes and s4 classes
S3 classes and s4 classes
 
DNA strucutre and Replication
DNA strucutre and ReplicationDNA strucutre and Replication
DNA strucutre and Replication
 
Translation
TranslationTranslation
Translation
 
protien synthesis (1).pptx
protien synthesis (1).pptxprotien synthesis (1).pptx
protien synthesis (1).pptx
 
fundamentals of XML
fundamentals of XMLfundamentals of XML
fundamentals of XML
 
DNA Fingerprinting
DNA FingerprintingDNA Fingerprinting
DNA Fingerprinting
 
Basics of IP Addressing
Basics of IP AddressingBasics of IP Addressing
Basics of IP Addressing
 
Dna Fingerprinting
Dna FingerprintingDna Fingerprinting
Dna Fingerprinting
 
Advanced Encryption Standard (AES)
Advanced Encryption Standard (AES)Advanced Encryption Standard (AES)
Advanced Encryption Standard (AES)
 
DNA computing
DNA computingDNA computing
DNA computing
 
Explaining Black-Box Machine Learning Predictions - Sameer Singh, Assistant P...
Explaining Black-Box Machine Learning Predictions - Sameer Singh, Assistant P...Explaining Black-Box Machine Learning Predictions - Sameer Singh, Assistant P...
Explaining Black-Box Machine Learning Predictions - Sameer Singh, Assistant P...
 
Computer Networking: Internet Protcol (IP) and IP Addressing
Computer Networking: Internet Protcol (IP) and IP AddressingComputer Networking: Internet Protcol (IP) and IP Addressing
Computer Networking: Internet Protcol (IP) and IP Addressing
 
Aspect Based Sentiment Analysis
Aspect Based Sentiment AnalysisAspect Based Sentiment Analysis
Aspect Based Sentiment Analysis
 
An Overview of Identity Based Encryption
An Overview of Identity Based EncryptionAn Overview of Identity Based Encryption
An Overview of Identity Based Encryption
 
PCR_2017.pptx
PCR_2017.pptxPCR_2017.pptx
PCR_2017.pptx
 
Dna fingerprinting
Dna fingerprintingDna fingerprinting
Dna fingerprinting
 
Pcr
PcrPcr
Pcr
 

Viewers also liked

191 câu trắc nghiệm chương 1, 2 - Sinh học 12
191 câu trắc nghiệm chương 1, 2 - Sinh học 12191 câu trắc nghiệm chương 1, 2 - Sinh học 12
191 câu trắc nghiệm chương 1, 2 - Sinh học 12
Van-Duyet Le
 
Cristian Camilo Quiroga Rodríguez
Cristian Camilo Quiroga RodríguezCristian Camilo Quiroga Rodríguez
Cristian Camilo Quiroga Rodríguezcriscaquiro
 
Avlis u r&d in the world
Avlis u r&d in the worldAvlis u r&d in the world
Avlis u r&d in the world
Vasaru Gheorghe
 
TEVIZZ Politiczz Popularity (15 Feb - 24 April)
TEVIZZ Politiczz Popularity (15 Feb -  24 April)TEVIZZ Politiczz Popularity (15 Feb -  24 April)
TEVIZZ Politiczz Popularity (15 Feb - 24 April)
Tevizz
 
Shannon fisher textual analysis of 2 soap opera trailers
Shannon fisher textual analysis of 2 soap opera trailersShannon fisher textual analysis of 2 soap opera trailers
Shannon fisher textual analysis of 2 soap opera trailersEleanor Stapleton
 
Havas Match Study / SOCIAL TV from September 1st to November 17th 2013
Havas Match Study / SOCIAL TV from September 1st to November 17th 2013Havas Match Study / SOCIAL TV from September 1st to November 17th 2013
Havas Match Study / SOCIAL TV from September 1st to November 17th 2013
Tevizz
 
Polynomials (mathematics)
Polynomials (mathematics)Polynomials (mathematics)
Polynomials (mathematics)
Advetya Pillai
 
How to decide your furure ?
How to decide your furure ?How to decide your furure ?
How to decide your furure ?
Advetya Pillai
 
Social TV - Top Chef M6 S05 EP02 by TEVIZZ
Social TV - Top Chef M6 S05 EP02 by TEVIZZSocial TV - Top Chef M6 S05 EP02 by TEVIZZ
Social TV - Top Chef M6 S05 EP02 by TEVIZZ
Tevizz
 
Social TV - Top Chef M6 S05 EP03 by TEVIZZ
Social TV - Top Chef M6 S05 EP03 by TEVIZZSocial TV - Top Chef M6 S05 EP03 by TEVIZZ
Social TV - Top Chef M6 S05 EP03 by TEVIZZ
Tevizz
 
DoSomething.org and the VH1 Save The Music Foundation Release Crowd-Sourced M...
DoSomething.org and the VH1 Save The Music Foundation Release Crowd-Sourced M...DoSomething.org and the VH1 Save The Music Foundation Release Crowd-Sourced M...
DoSomething.org and the VH1 Save The Music Foundation Release Crowd-Sourced M...
rainycap8744
 
Reincalzirea globala a Terrei si efectele sale
Reincalzirea globala a Terrei si efectele saleReincalzirea globala a Terrei si efectele sale
Reincalzirea globala a Terrei si efectele sale
Vasaru Gheorghe
 
ΤΟ ΠΟΡΤΡΕΤΟ ΤΗΣ ΕΛΕΝΗΣ-Μπλέ ομάδα
ΤΟ ΠΟΡΤΡΕΤΟ ΤΗΣ ΕΛΕΝΗΣ-Μπλέ ομάδαΤΟ ΠΟΡΤΡΕΤΟ ΤΗΣ ΕΛΕΝΗΣ-Μπλέ ομάδα
ΤΟ ΠΟΡΤΡΕΤΟ ΤΗΣ ΕΛΕΝΗΣ-Μπλέ ομάδαkoudouni
 
το πορτρέτο της ελένης, κόκκινη ομάδα
το πορτρέτο της ελένης, κόκκινη ομάδατο πορτρέτο της ελένης, κόκκινη ομάδα
το πορτρέτο της ελένης, κόκκινη ομάδαkoudouni
 
το πορτρέτο της ελένης ομαδα 1
το πορτρέτο της ελένης ομαδα 1το πορτρέτο της ελένης ομαδα 1
το πορτρέτο της ελένης ομαδα 1koudouni
 

Viewers also liked (20)

191 câu trắc nghiệm chương 1, 2 - Sinh học 12
191 câu trắc nghiệm chương 1, 2 - Sinh học 12191 câu trắc nghiệm chương 1, 2 - Sinh học 12
191 câu trắc nghiệm chương 1, 2 - Sinh học 12
 
Cristian Camilo Quiroga Rodríguez
Cristian Camilo Quiroga RodríguezCristian Camilo Quiroga Rodríguez
Cristian Camilo Quiroga Rodríguez
 
Avlis u r&d in the world
Avlis u r&d in the worldAvlis u r&d in the world
Avlis u r&d in the world
 
TEVIZZ Politiczz Popularity (15 Feb - 24 April)
TEVIZZ Politiczz Popularity (15 Feb -  24 April)TEVIZZ Politiczz Popularity (15 Feb -  24 April)
TEVIZZ Politiczz Popularity (15 Feb - 24 April)
 
Manucare
ManucareManucare
Manucare
 
Production Log
Production LogProduction Log
Production Log
 
Shannon fisher textual analysis of 2 soap opera trailers
Shannon fisher textual analysis of 2 soap opera trailersShannon fisher textual analysis of 2 soap opera trailers
Shannon fisher textual analysis of 2 soap opera trailers
 
Havas Match Study / SOCIAL TV from September 1st to November 17th 2013
Havas Match Study / SOCIAL TV from September 1st to November 17th 2013Havas Match Study / SOCIAL TV from September 1st to November 17th 2013
Havas Match Study / SOCIAL TV from September 1st to November 17th 2013
 
Polynomials (mathematics)
Polynomials (mathematics)Polynomials (mathematics)
Polynomials (mathematics)
 
How to decide your furure ?
How to decide your furure ?How to decide your furure ?
How to decide your furure ?
 
Recsolar Presentation
Recsolar PresentationRecsolar Presentation
Recsolar Presentation
 
Ellie goulding
Ellie gouldingEllie goulding
Ellie goulding
 
Social TV - Top Chef M6 S05 EP02 by TEVIZZ
Social TV - Top Chef M6 S05 EP02 by TEVIZZSocial TV - Top Chef M6 S05 EP02 by TEVIZZ
Social TV - Top Chef M6 S05 EP02 by TEVIZZ
 
Social TV - Top Chef M6 S05 EP03 by TEVIZZ
Social TV - Top Chef M6 S05 EP03 by TEVIZZSocial TV - Top Chef M6 S05 EP03 by TEVIZZ
Social TV - Top Chef M6 S05 EP03 by TEVIZZ
 
Storyboard Group 3
Storyboard Group 3Storyboard Group 3
Storyboard Group 3
 
DoSomething.org and the VH1 Save The Music Foundation Release Crowd-Sourced M...
DoSomething.org and the VH1 Save The Music Foundation Release Crowd-Sourced M...DoSomething.org and the VH1 Save The Music Foundation Release Crowd-Sourced M...
DoSomething.org and the VH1 Save The Music Foundation Release Crowd-Sourced M...
 
Reincalzirea globala a Terrei si efectele sale
Reincalzirea globala a Terrei si efectele saleReincalzirea globala a Terrei si efectele sale
Reincalzirea globala a Terrei si efectele sale
 
ΤΟ ΠΟΡΤΡΕΤΟ ΤΗΣ ΕΛΕΝΗΣ-Μπλέ ομάδα
ΤΟ ΠΟΡΤΡΕΤΟ ΤΗΣ ΕΛΕΝΗΣ-Μπλέ ομάδαΤΟ ΠΟΡΤΡΕΤΟ ΤΗΣ ΕΛΕΝΗΣ-Μπλέ ομάδα
ΤΟ ΠΟΡΤΡΕΤΟ ΤΗΣ ΕΛΕΝΗΣ-Μπλέ ομάδα
 
το πορτρέτο της ελένης, κόκκινη ομάδα
το πορτρέτο της ελένης, κόκκινη ομάδατο πορτρέτο της ελένης, κόκκινη ομάδα
το πορτρέτο της ελένης, κόκκινη ομάδα
 
το πορτρέτο της ελένης ομαδα 1
το πορτρέτο της ελένης ομαδα 1το πορτρέτο της ελένης ομαδα 1
το πορτρέτο της ελένης ομαδα 1
 

Similar to Giao an sinh 12 ca nam

Luyện thi đại học - môn Sinh
Luyện thi đại học - môn SinhLuyện thi đại học - môn Sinh
Luyện thi đại học - môn Sinh
duhiep
 
Đề cương ôn thi Sinh học 2017 mới nhất và đầy đủ nhất
Đề cương ôn thi Sinh học 2017 mới nhất và đầy đủ nhấtĐề cương ôn thi Sinh học 2017 mới nhất và đầy đủ nhất
Đề cương ôn thi Sinh học 2017 mới nhất và đầy đủ nhất
Maloda
 
Tong ket-kien-thuc-va-bai-tap-sinh-hoc-12-theo-chuong
Tong ket-kien-thuc-va-bai-tap-sinh-hoc-12-theo-chuongTong ket-kien-thuc-va-bai-tap-sinh-hoc-12-theo-chuong
Tong ket-kien-thuc-va-bai-tap-sinh-hoc-12-theo-chuong
dolethu
 
Nhân đôi ADN và tổng hợp ARN
Nhân đôi ADN và tổng hợp ARNNhân đôi ADN và tổng hợp ARN
Nhân đôi ADN và tổng hợp ARN
Bạn Nguyễn Ngọc
 
Tom tat ly thuyet sinh 12
Tom tat ly thuyet sinh 12Tom tat ly thuyet sinh 12
Tom tat ly thuyet sinh 12Nguyễn Tùng
 
CHINH PHỤC CÂU HỎI LÝ THUYẾT SINH HỌC THEO CHỦ ĐỀ ÔN THI THPT - PHAN KHẮC NGH...
CHINH PHỤC CÂU HỎI LÝ THUYẾT SINH HỌC THEO CHỦ ĐỀ ÔN THI THPT - PHAN KHẮC NGH...CHINH PHỤC CÂU HỎI LÝ THUYẾT SINH HỌC THEO CHỦ ĐỀ ÔN THI THPT - PHAN KHẮC NGH...
CHINH PHỤC CÂU HỎI LÝ THUYẾT SINH HỌC THEO CHỦ ĐỀ ÔN THI THPT - PHAN KHẮC NGH...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU VẬN DỤNG CAO ÔN THI THPT MÔN SINH HỌC BỘ 1900 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CH...
TÀI LIỆU VẬN DỤNG CAO ÔN THI THPT MÔN SINH HỌC BỘ 1900 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CH...TÀI LIỆU VẬN DỤNG CAO ÔN THI THPT MÔN SINH HỌC BỘ 1900 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CH...
TÀI LIỆU VẬN DỤNG CAO ÔN THI THPT MÔN SINH HỌC BỘ 1900 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CH...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
BÀI 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃBÀI 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
BÀI 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃHue Nguyen
 
Ly thuyet chuyen de 1
Ly thuyet chuyen de 1Ly thuyet chuyen de 1
Ly thuyet chuyen de 1
onthi360
 
Sinh học phân tử.docx
Sinh học phân tử.docxSinh học phân tử.docx
Sinh học phân tử.docx
HongHi91
 
Gene, dien di, pcr
Gene, dien di, pcrGene, dien di, pcr
Gene, dien di, pcr
Hạnh Hiền
 
1. bài 1. gen, mã dt
1. bài 1. gen, mã dt1. bài 1. gen, mã dt
1. bài 1. gen, mã dt
HanaNoYuri
 
TÀI LIỆU VẬN DỤNG CAO MÔN SINH HỌC LỚP 12 CHUYÊN ĐỀ THEO 4 MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CÓ...
TÀI LIỆU VẬN DỤNG CAO MÔN SINH HỌC LỚP 12 CHUYÊN ĐỀ THEO 4 MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CÓ...TÀI LIỆU VẬN DỤNG CAO MÔN SINH HỌC LỚP 12 CHUYÊN ĐỀ THEO 4 MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CÓ...
TÀI LIỆU VẬN DỤNG CAO MÔN SINH HỌC LỚP 12 CHUYÊN ĐỀ THEO 4 MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CÓ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI CỦA ADN
BÀI 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI CỦA ADNBÀI 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI CỦA ADN
BÀI 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI CỦA ADNHue Nguyen
 
Bài giảng về DNA và RNA
Bài giảng về DNA và RNABài giảng về DNA và RNA
Bài giảng về DNA và RNA
Anh Gently
 
HK1 - Giáo án sinh 12 theo hướng phát triển năng lực HS
HK1 - Giáo án sinh 12 theo hướng phát triển năng lực HSHK1 - Giáo án sinh 12 theo hướng phát triển năng lực HS
HK1 - Giáo án sinh 12 theo hướng phát triển năng lực HS
Tài liệu sinh học
 
[123doc.vn] bai-giang-tai-lieu-chuan-kien-thuc-sinh-hoc-12
[123doc.vn]   bai-giang-tai-lieu-chuan-kien-thuc-sinh-hoc-12[123doc.vn]   bai-giang-tai-lieu-chuan-kien-thuc-sinh-hoc-12
[123doc.vn] bai-giang-tai-lieu-chuan-kien-thuc-sinh-hoc-12
Huỳnh Thúc
 
S12 bai 2 sinh 12
S12 bai 2  sinh 12S12 bai 2  sinh 12
S12 bai 2 sinh 12kienhuyen
 

Similar to Giao an sinh 12 ca nam (20)

Luyện thi đại học - môn Sinh
Luyện thi đại học - môn SinhLuyện thi đại học - môn Sinh
Luyện thi đại học - môn Sinh
 
Đề cương ôn thi Sinh học 2017 mới nhất và đầy đủ nhất
Đề cương ôn thi Sinh học 2017 mới nhất và đầy đủ nhấtĐề cương ôn thi Sinh học 2017 mới nhất và đầy đủ nhất
Đề cương ôn thi Sinh học 2017 mới nhất và đầy đủ nhất
 
Tong ket-kien-thuc-va-bai-tap-sinh-hoc-12-theo-chuong
Tong ket-kien-thuc-va-bai-tap-sinh-hoc-12-theo-chuongTong ket-kien-thuc-va-bai-tap-sinh-hoc-12-theo-chuong
Tong ket-kien-thuc-va-bai-tap-sinh-hoc-12-theo-chuong
 
Nhân đôi ADN và tổng hợp ARN
Nhân đôi ADN và tổng hợp ARNNhân đôi ADN và tổng hợp ARN
Nhân đôi ADN và tổng hợp ARN
 
Tom tat ly thuyet sinh 12
Tom tat ly thuyet sinh 12Tom tat ly thuyet sinh 12
Tom tat ly thuyet sinh 12
 
CHINH PHỤC CÂU HỎI LÝ THUYẾT SINH HỌC THEO CHỦ ĐỀ ÔN THI THPT - PHAN KHẮC NGH...
CHINH PHỤC CÂU HỎI LÝ THUYẾT SINH HỌC THEO CHỦ ĐỀ ÔN THI THPT - PHAN KHẮC NGH...CHINH PHỤC CÂU HỎI LÝ THUYẾT SINH HỌC THEO CHỦ ĐỀ ÔN THI THPT - PHAN KHẮC NGH...
CHINH PHỤC CÂU HỎI LÝ THUYẾT SINH HỌC THEO CHỦ ĐỀ ÔN THI THPT - PHAN KHẮC NGH...
 
TÀI LIỆU VẬN DỤNG CAO ÔN THI THPT MÔN SINH HỌC BỘ 1900 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CH...
TÀI LIỆU VẬN DỤNG CAO ÔN THI THPT MÔN SINH HỌC BỘ 1900 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CH...TÀI LIỆU VẬN DỤNG CAO ÔN THI THPT MÔN SINH HỌC BỘ 1900 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CH...
TÀI LIỆU VẬN DỤNG CAO ÔN THI THPT MÔN SINH HỌC BỘ 1900 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CH...
 
BÀI 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
BÀI 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃBÀI 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
BÀI 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
 
Ly thuyet chuyen de 1
Ly thuyet chuyen de 1Ly thuyet chuyen de 1
Ly thuyet chuyen de 1
 
ADN SLIDE
ADN SLIDEADN SLIDE
ADN SLIDE
 
Sinh học phân tử.docx
Sinh học phân tử.docxSinh học phân tử.docx
Sinh học phân tử.docx
 
Gene, dien di, pcr
Gene, dien di, pcrGene, dien di, pcr
Gene, dien di, pcr
 
Tai lieu on thi tn mon sinh 2014
Tai lieu on thi tn mon sinh 2014Tai lieu on thi tn mon sinh 2014
Tai lieu on thi tn mon sinh 2014
 
1. bài 1. gen, mã dt
1. bài 1. gen, mã dt1. bài 1. gen, mã dt
1. bài 1. gen, mã dt
 
TÀI LIỆU VẬN DỤNG CAO MÔN SINH HỌC LỚP 12 CHUYÊN ĐỀ THEO 4 MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CÓ...
TÀI LIỆU VẬN DỤNG CAO MÔN SINH HỌC LỚP 12 CHUYÊN ĐỀ THEO 4 MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CÓ...TÀI LIỆU VẬN DỤNG CAO MÔN SINH HỌC LỚP 12 CHUYÊN ĐỀ THEO 4 MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CÓ...
TÀI LIỆU VẬN DỤNG CAO MÔN SINH HỌC LỚP 12 CHUYÊN ĐỀ THEO 4 MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CÓ...
 
BÀI 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI CỦA ADN
BÀI 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI CỦA ADNBÀI 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI CỦA ADN
BÀI 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI CỦA ADN
 
Bài giảng về DNA và RNA
Bài giảng về DNA và RNABài giảng về DNA và RNA
Bài giảng về DNA và RNA
 
HK1 - Giáo án sinh 12 theo hướng phát triển năng lực HS
HK1 - Giáo án sinh 12 theo hướng phát triển năng lực HSHK1 - Giáo án sinh 12 theo hướng phát triển năng lực HS
HK1 - Giáo án sinh 12 theo hướng phát triển năng lực HS
 
[123doc.vn] bai-giang-tai-lieu-chuan-kien-thuc-sinh-hoc-12
[123doc.vn]   bai-giang-tai-lieu-chuan-kien-thuc-sinh-hoc-12[123doc.vn]   bai-giang-tai-lieu-chuan-kien-thuc-sinh-hoc-12
[123doc.vn] bai-giang-tai-lieu-chuan-kien-thuc-sinh-hoc-12
 
S12 bai 2 sinh 12
S12 bai 2  sinh 12S12 bai 2  sinh 12
S12 bai 2 sinh 12
 

More from Oanh MJ

Phân tích kỹ thuật thị trường chứng khoán
Phân tích kỹ thuật thị trường chứng khoánPhân tích kỹ thuật thị trường chứng khoán
Phân tích kỹ thuật thị trường chứng khoán
Oanh MJ
 
Đầu tư và phân tích cơ bản thị trường chứng khoán
Đầu tư và phân tích cơ bản thị trường chứng khoánĐầu tư và phân tích cơ bản thị trường chứng khoán
Đầu tư và phân tích cơ bản thị trường chứng khoán
Oanh MJ
 
Guide Best Dropshipping Niches
Guide Best Dropshipping NichesGuide Best Dropshipping Niches
Guide Best Dropshipping Niches
Oanh MJ
 
Chiếc Lexus và cây Ô Liu - Ebook
Chiếc Lexus và cây Ô Liu - EbookChiếc Lexus và cây Ô Liu - Ebook
Chiếc Lexus và cây Ô Liu - Ebook
Oanh MJ
 
Tôi tài giỏi bạn cũng thế - Ebook (I Am Gifted, So Are You)
Tôi tài giỏi bạn cũng thế - Ebook (I Am Gifted, So Are You)Tôi tài giỏi bạn cũng thế - Ebook (I Am Gifted, So Are You)
Tôi tài giỏi bạn cũng thế - Ebook (I Am Gifted, So Are You)
Oanh MJ
 
10 Dạng tích phân thi đại học
10 Dạng tích phân thi đại học10 Dạng tích phân thi đại học
10 Dạng tích phân thi đại họcOanh MJ
 
Tích phân hàm phân thức hữu tỷ (part 2)
Tích phân hàm phân thức hữu tỷ (part 2)Tích phân hàm phân thức hữu tỷ (part 2)
Tích phân hàm phân thức hữu tỷ (part 2)Oanh MJ
 
Tích phân hàm phân thức hữu tỷ (part 1)
Tích phân hàm phân thức hữu tỷ (part 1)Tích phân hàm phân thức hữu tỷ (part 1)
Tích phân hàm phân thức hữu tỷ (part 1)Oanh MJ
 
999 trắc nghiệm lý thuyết hóa vô cơ
999 trắc nghiệm lý thuyết hóa vô cơ999 trắc nghiệm lý thuyết hóa vô cơ
999 trắc nghiệm lý thuyết hóa vô cơOanh MJ
 
40 Đề hóa thi thử Đại học - Gia sư trực tuyến
40 Đề hóa thi thử Đại học - Gia sư trực tuyến40 Đề hóa thi thử Đại học - Gia sư trực tuyến
40 Đề hóa thi thử Đại học - Gia sư trực tuyếnOanh MJ
 
Tóm tắt lý thuyết Vật Lý 12 - Thi Đại học
Tóm tắt lý thuyết Vật Lý 12 - Thi Đại họcTóm tắt lý thuyết Vật Lý 12 - Thi Đại học
Tóm tắt lý thuyết Vật Lý 12 - Thi Đại học
Oanh MJ
 
ứng dụng của tích phân
ứng dụng của tích phânứng dụng của tích phân
ứng dụng của tích phânOanh MJ
 
ứng dụng tích phân giải bài toán tổ hợp
ứng dụng tích phân giải bài toán tổ hợpứng dụng tích phân giải bài toán tổ hợp
ứng dụng tích phân giải bài toán tổ hợpOanh MJ
 
Cấu trúc V + Ving & to V
Cấu trúc V + Ving & to VCấu trúc V + Ving & to V
Cấu trúc V + Ving & to VOanh MJ
 
Tiếng anh cơ bản luyện thi TOEFL
Tiếng anh cơ bản luyện thi TOEFLTiếng anh cơ bản luyện thi TOEFL
Tiếng anh cơ bản luyện thi TOEFLOanh MJ
 
Các thì trong tiếng anh
Các thì trong tiếng anhCác thì trong tiếng anh
Các thì trong tiếng anh
Oanh MJ
 
Quy tắc đánh dấu trọng âm
Quy tắc đánh dấu trọng âmQuy tắc đánh dấu trọng âm
Quy tắc đánh dấu trọng âmOanh MJ
 
75 cấu trúc tiếng anh cơ bản thường gặp ở thpt
75 cấu trúc tiếng anh cơ bản thường gặp ở thpt75 cấu trúc tiếng anh cơ bản thường gặp ở thpt
75 cấu trúc tiếng anh cơ bản thường gặp ở thptOanh MJ
 
de va dap an thi thu toan a,a1 lan 1 truong thpt ly thai to nam hoc 2013 2014
de va dap an thi thu toan a,a1 lan 1 truong thpt ly thai to nam hoc 2013 2014de va dap an thi thu toan a,a1 lan 1 truong thpt ly thai to nam hoc 2013 2014
de va dap an thi thu toan a,a1 lan 1 truong thpt ly thai to nam hoc 2013 2014Oanh MJ
 
thi thu dh nam 2013 thpt trieu son-4
thi thu dh nam 2013 thpt trieu son-4thi thu dh nam 2013 thpt trieu son-4
thi thu dh nam 2013 thpt trieu son-4Oanh MJ
 

More from Oanh MJ (20)

Phân tích kỹ thuật thị trường chứng khoán
Phân tích kỹ thuật thị trường chứng khoánPhân tích kỹ thuật thị trường chứng khoán
Phân tích kỹ thuật thị trường chứng khoán
 
Đầu tư và phân tích cơ bản thị trường chứng khoán
Đầu tư và phân tích cơ bản thị trường chứng khoánĐầu tư và phân tích cơ bản thị trường chứng khoán
Đầu tư và phân tích cơ bản thị trường chứng khoán
 
Guide Best Dropshipping Niches
Guide Best Dropshipping NichesGuide Best Dropshipping Niches
Guide Best Dropshipping Niches
 
Chiếc Lexus và cây Ô Liu - Ebook
Chiếc Lexus và cây Ô Liu - EbookChiếc Lexus và cây Ô Liu - Ebook
Chiếc Lexus và cây Ô Liu - Ebook
 
Tôi tài giỏi bạn cũng thế - Ebook (I Am Gifted, So Are You)
Tôi tài giỏi bạn cũng thế - Ebook (I Am Gifted, So Are You)Tôi tài giỏi bạn cũng thế - Ebook (I Am Gifted, So Are You)
Tôi tài giỏi bạn cũng thế - Ebook (I Am Gifted, So Are You)
 
10 Dạng tích phân thi đại học
10 Dạng tích phân thi đại học10 Dạng tích phân thi đại học
10 Dạng tích phân thi đại học
 
Tích phân hàm phân thức hữu tỷ (part 2)
Tích phân hàm phân thức hữu tỷ (part 2)Tích phân hàm phân thức hữu tỷ (part 2)
Tích phân hàm phân thức hữu tỷ (part 2)
 
Tích phân hàm phân thức hữu tỷ (part 1)
Tích phân hàm phân thức hữu tỷ (part 1)Tích phân hàm phân thức hữu tỷ (part 1)
Tích phân hàm phân thức hữu tỷ (part 1)
 
999 trắc nghiệm lý thuyết hóa vô cơ
999 trắc nghiệm lý thuyết hóa vô cơ999 trắc nghiệm lý thuyết hóa vô cơ
999 trắc nghiệm lý thuyết hóa vô cơ
 
40 Đề hóa thi thử Đại học - Gia sư trực tuyến
40 Đề hóa thi thử Đại học - Gia sư trực tuyến40 Đề hóa thi thử Đại học - Gia sư trực tuyến
40 Đề hóa thi thử Đại học - Gia sư trực tuyến
 
Tóm tắt lý thuyết Vật Lý 12 - Thi Đại học
Tóm tắt lý thuyết Vật Lý 12 - Thi Đại họcTóm tắt lý thuyết Vật Lý 12 - Thi Đại học
Tóm tắt lý thuyết Vật Lý 12 - Thi Đại học
 
ứng dụng của tích phân
ứng dụng của tích phânứng dụng của tích phân
ứng dụng của tích phân
 
ứng dụng tích phân giải bài toán tổ hợp
ứng dụng tích phân giải bài toán tổ hợpứng dụng tích phân giải bài toán tổ hợp
ứng dụng tích phân giải bài toán tổ hợp
 
Cấu trúc V + Ving & to V
Cấu trúc V + Ving & to VCấu trúc V + Ving & to V
Cấu trúc V + Ving & to V
 
Tiếng anh cơ bản luyện thi TOEFL
Tiếng anh cơ bản luyện thi TOEFLTiếng anh cơ bản luyện thi TOEFL
Tiếng anh cơ bản luyện thi TOEFL
 
Các thì trong tiếng anh
Các thì trong tiếng anhCác thì trong tiếng anh
Các thì trong tiếng anh
 
Quy tắc đánh dấu trọng âm
Quy tắc đánh dấu trọng âmQuy tắc đánh dấu trọng âm
Quy tắc đánh dấu trọng âm
 
75 cấu trúc tiếng anh cơ bản thường gặp ở thpt
75 cấu trúc tiếng anh cơ bản thường gặp ở thpt75 cấu trúc tiếng anh cơ bản thường gặp ở thpt
75 cấu trúc tiếng anh cơ bản thường gặp ở thpt
 
de va dap an thi thu toan a,a1 lan 1 truong thpt ly thai to nam hoc 2013 2014
de va dap an thi thu toan a,a1 lan 1 truong thpt ly thai to nam hoc 2013 2014de va dap an thi thu toan a,a1 lan 1 truong thpt ly thai to nam hoc 2013 2014
de va dap an thi thu toan a,a1 lan 1 truong thpt ly thai to nam hoc 2013 2014
 
thi thu dh nam 2013 thpt trieu son-4
thi thu dh nam 2013 thpt trieu son-4thi thu dh nam 2013 thpt trieu son-4
thi thu dh nam 2013 thpt trieu son-4
 

Giao an sinh 12 ca nam

  • 1. Tổ Lý – Hoá - Sinh Ngày soạn: 10/8/2011 Tiết: 1 PHẦN NĂM : DI TRUYỀN HỌC CHƯƠNG I : CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ BÀI 1 : GEN , MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh cần: - Học sinh phát biểu được khái niệm gen, mô tả được cấu trúc chung của gen cấu trúc. - Nêu được khái niệm và đặc điểm chung của mã di truyền. - Từ mô hình tự nhân đôi ADN, mô tả các bước của quá trình tự nhân đôi ADN, làm cơ sở cho sự nhân đôi NST. II.Thiết bị dạy học: - Hình 1.1 , bảng 1 mã di truyền SGK - Sơ đồ cơ chế tự nhân đôi của ADN III. Phương pháp: Hỏi đáp, giải thích minh hoạ. VI. Tiến trình tổ chức bài học: 1 . Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Gen là gì ? cho ví dụ ? GV giới thiệu cho HS cấu trúc không gian và cấu trúc hoá học của ADN Hoạt động 1: Tìm hiểu về gen GV cho HS quan sát hình 1.1 ? Hãy mô tả cấu trúc chung của 1 gen cấu trúc. ? Chức năng chủa mỗi vùng. GV giới thiệu cho HS biết gen có nhiều loại như gen cấu trúc, gen điều hoà,,… Hoạt đông 2 : Tìm hiểu về mã di truyền GV cho hs nghiên cứu mục II ? Mã di truyền là gì I.Gen: 1. Khái niệm: Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử A RN 2.Cấu trúc chung của gen cấu trúc: 3' 5' 5' 3' * Gen cấu trúc có 3 vùng : - Vùng điều hoà đầu gen : mang tín hiệu khởi động - Vùng mã hoá : mang thông tin mã hoá a.a - Vùng kết thúc :nằm ở cuối gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã II. Mã di truyền: 1. Khái niệm: * Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các a.a trong phân tử prôtêin Giáo án Sinh học 12 CB 1 Vùng ĐH hoàđi Vùng mã hoá Vùng KT
  • 2. Tổ Lý – Hoá - Sinh ? Tại sao mã di truyền là mã bộ ba. HS nêu được : Trong ADN chỉ có 4 loại nu nhưng trong prôtêin lại có khoảng 20 loại a.a * nếu 1 nu mã hoá 1 a.a thì có 41 =4 tổ hợp chưa đủ để mã hoá cho 20 a.a *nếu 2 nu mã hoá 1 a.a thì có 42= 16 tổ hợp *Nếu 3 nu mã hoá 1 a.a thì có 43= 64 tổ hợp thừa đủ để mã hoá cho 20 a.a - Mã di tuyền có những đặc điểm gì ? Hoạt động 3 :Tìm hiểu về quá trình nhân đôi của ADN Gv cho hs nghiên cứu mục III kết hợp qua sát hình 1.2 ? Qúa trình nhân đôi ADN xảy ra chủ yếu ở những thành phần nào trong tế bào ? ? ADN được nhân đôi theo nguyên tắc nào ? Giải thích? ? Có những thành phần nào tham gia vào quá trình tổng hợp ADN ? ? Mạch nào được tổng hợp liên tục? Mạch nào tổng hợp từng đoạn ? Vì sao ? ? Các giai đoạn chính tự sao ADN là gì ? 2. Đặc điểm : - Mã di truyền là mã bộ ba : nghĩa là cứ 3 nu đứng kế tiếp nhau mã hoá cho 1 a.a hoặc làm nhiệm vụ kết thúc chuỗi pôlipeptit - Mã di truyền được đọc theo 1 chiều 5’ 3’ - Mã di truyền được đọc liên tục theo từng cụm 3 nu, các bộ ba không gối lên nhau -Mã di truyền là đặc hiệu , không 1 bộ ba nào mã hoá đồng thời 2 hoặc 1 số a.a khác nhau - Mã di truyền có tính thoái hoá : mỗi a.a được mã hoá bởi 1 số bộ ba khác nhau - Mã di truyền có tính phổ biến : các loài sinh vật đều được mã hoá theo 1 nguyên tắc chung ( từ các mã giống nhau ) III. Qúa trình nhân đôi của ADN * Thời điểm : trong nhân tế bào , tại các NST, ở kì trung gian giữa 2 lần phân bào *Nguyên tắc: nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn. * Thành phần tham gia: ADN khuôn, các loại nuclêôtit tự do, các loại enzim. * Diễn biến : + Dưới tác đông của enzim ADN-pôlimêraza và 1 số enzim khác, 1 đoạn ADN duỗi xoắn , 2 mạch đơn tách nhau ra. + Cả 2 mạch đều làm khuôn, mạch từ 3'→5' được tổng hợp liên tục, còn mạch từ 5'→3' thì tổng hợp từng đoạn. Giáo án Sinh học 12 CB 2
  • 3. Tổ Lý – Hoá - Sinh ? Các nu tự do môi trường liên kết với các mạch gốc phải theo nguyên tắc nào ? ? Kết quả tự nhân đôi của ADN như thế nào. ? Ý nghĩa của quá trình tự nhân đôi ADN. + Mỗi nu trong mạch gốc liên kết với 1 nu tự do theo nguyên tắc bổ sung : A gốc = T môi trường T gốc = A môi trường G gốc = X môi trường X gôc = G môi trưòng * Kết quả : 1 phân tử ADN mẹ qua một lần tự sao tạo ra 2 phân tử ADN con *Ý nghĩa : Là cơ sở cho NST tự nhân đôi , giúp bộ NST của loài giữ tính đặc trưng và ổn định 4. Củng cố : Câu hỏi 1: Giả sử một gen chỉ được cấu tạo từ 2 loại nuclêôtit A và G, vậy trên mạch gốc của gen đó có tối đa bao nhiêu mã bộ ba ? Câu hỏi 2: Hãy giải thích tại sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch tổng hợp liên tục, còn mạch kia tổng hợp gián đoạn ? Câu hỏi 3: Một phân tử ADN ban đầu tự nhân đôi 4 lần, hỏi có bao nhiêu ADN con được tạ ra. Biết ADN ban đầu có 3600 nuclêôtit, cho biết số nuclêôtit trên tất cả các ADN con là bao nhiêu ? 5. Dặn dò: - Chuẩn bị câu hỏi và bài tập trang 10 SGK , đọc trước bài 2 - Tìm hiểu cấu trúc không gian và cấu trúc hoá học, chức năng của ADN Ngày soạn : 15/8/2011 Tiết : 2 BÀI 2 : PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh cần: - Trình bày được cơ chế phiên mã (tổng hợp mARN trên khuôn AND). - Mô tả được quá trình tổng hợp prôtêin. II. Thiết bị dạy học: Giáo án Sinh học 12 CB ADN mẹ Enzim mở xoắn ARN polimeraza tổng hợp mồi Đoạn Okazaki Mạch mới tổng hợp Enzim nối ADN polimeraza Enzim mở xoắn Đoạn mồi ADN polimeraza 3
  • 4. Tổ Lý – Hoá - Sinh Hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 SGK Sinh học 12 phóng to. III. Phương pháp: Thảo luận nhóm, hỏi đáp. IV. Tiến trình tổ chức bài học: 1. Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: - Mã di truyền là gì ? vì sao mã di truyền là mã bộ ba ? - Nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn thể hiện như thế nào trong cơ chế tự sao của ADN? 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Phiên mã là gì? * Hoạt động 1: Tìm hiểu về phiên mã - GV đặt vấn đề : ARN có những loại nào ? Chức năng của nó ? Yêu cầu học sinh đọc SGK và hoàn thành phiếu học tập sau mARN tARN rARN Cấu trúc Chức năng * Hoạt động 2 :Tìm hiểu cơ chế phiên mã - Gv cho hs quan sát hinh 2.2 và đọc mục I.2 ? Hãy cho biết có những thành phần nào tham gia vào quá trình phiên mã ? ARN được tạo ra dựa trên khuôn mẫu nào? I. Phiên mã: Là quá trình tổng hợp ARN trên khuôn AND. 1. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN: * mARN: + Cấu trúc: một mạch thẳng, đầu 5' chứa một đoạn nu có trình tự đặc hiệu để nhận biết ribôxôm. + Chức năng: làm khuôn cho quá trình dịch mã. * tARN: + Cấu trúc: một mạch, có đoạn liên kết bổ sung, có đoạn cuộn tròn. Đầu 3' có gắn aa, một đầu mang bộ 3 đối mã. + Chức năng: vận chuyển aa đến ribôxôm tham gia quá trình dịch mã. * rARN: + Cấu trúc: Cấu trúc một mạch, có đoạn liên kết bổ sung. + Chức năng: kết hợp với prôtêin tạo thành ribôxôm. 2.Cơ chế phiên mã: * Thời điểm : xảy ra trước khi tế bào tổng hợp prôtêin. *Thành phần tham gia: Các loại enzim, các loại nuclêôtit tự do (A, U, G, X) Một phân tử AND khuôn. * Diễn biến: Giáo án Sinh học 12 CB 4
  • 5. Tổ Lý – Hoá - Sinh ? Chiều của mạch khuôn tổng hợp mARN ? ? Quan sát hình, nêu diễn biến của quá trình phiên mã ? ? Các nu trong môi trường liên kết với mạch gốc theo nguyên tắc nào ? ? Kết quả của quá trình phiên mã là gì. ? Hiện tượng xảy ra khi kết thúc quá trình phiên mã * Hoạt động 3 : GV nêu vấn đề : phân tử prôtêin được hình thành như thế nào ? *? Qúa trình dịch mã có những thành phần nào tham gia. ? a.a được hoạt hoá nhờ gắn với chất nào? Nhằm mục đích gì ? Dưới tác dụng của enzim ARN- pôlimêraza, 1 đoạn phân tử ADN duỗi xoắn và 2 mạch đơn tách nhau ra + Chỉ có 1 mạch làm mạch khuôn.(3'→5') + Mỗi nu trong mỗi mạch gốc kết hợp với 1 nu tự do theo NTBS. Agốc - Umôi trường Tgốc - Amôi trường Ggốc – Xmôi trường Xgốc – Gmôi trường → Chuỗi pôlinuclêôtit có cấu trúc bậc 1. nếu là tARN , rARN thì tiếp tục hình thành cấu trúc ko gian bậc cao hơn + Sau khi hình thành ARN chuyển qua màng nhân tới tế bào chất, ADN xoắn lại như cũ. * Kết quả : một đoạn pt ADN→ 1 Pt ARN * Ý nghĩa : hình thành ARN trực tiếp tham gia vào quá trình sinh tổng hợp prôtêin quy định tính trạng II. Dịch mã 1. Hoạt hoá a.a: + ATP → aa hoạt hoá + → aa hoạt hoá tARN Phức hợp aa - tARN - Dưới tác động của 1 số enzim, các a.a tự Giáo án Sinh học 12 CB 5
  • 6. Tổ Lý – Hoá - Sinh GV nêu câu hỏi: Quan sát hình 2.3, trả lời các câu hỏi sau. ? mARN từ nhân tế bào chất kết hợp với ribôxôm ở vị trí nào ? ? tARN mang a.a thứ mấy tiến vào vị trí đầu tiên của ribôxôm? Liên kết nào được hình thành ? ? Ribôxôm có hoạt động nào tiếp theo? Kết quả cuả hoạt động đó. ? Sự chuyển vị của ri đến khi nào thì kết thúc. do trong môi trường nội bào được hoạt hoá nhờ gắn với hợp chất ATP - Nhờ tác dụng của enzim đặc hiệu, a.a được hoạt hoá liên kết với tARN tương ứng→ phức hợp a.a – tARN. 2. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit: + mARN tiếp xúc với ribôxôm ở vị trí mã đầu (AUG), tARN mang a.a mở đầu(Met)→ ribôxôm, đối mã của nó khớp với mã của a.a mở đầu/mARN theo NTBS + a.a1- tARN→ tới vị trí bên cạnh, đối mã của nó khớp với mã của a.a1/mARN theo NTBS, liên kết peptit được hình thành giữa a.a mở đầu và a.a1 Ribôxôm dịch chuyển 1 bộ ba/mARN làm cho tARN của aa mở đầu rời khỏi ribôxôm, a.a2-tARN → ribôxôm, đối mã của nó khớp với mã của a.a2/mARN theo NTBS, liên kết peptit được hình thàn giữa a.a1 và a.a2 Giáo án Sinh học 12 CB 6
  • 7. Tổ Lý – Hoá - Sinh ? Sau khi dc tổng hợp có những hiện tượng gì xảy ra ở chuỗi polipeptit? ? Nếu có 10 ri trượt hết chiều dài mARN thì có bao nhiêu phân tử prôtêin được hình thành ? Chúng thuộc bao nhiêu loại? ? Cấu trúc hình bên được gọi là gì ? ? Nêu cơ chế của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử ? - Sự chuyển vị lại xảy ra đến khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc/mARN thì tARN cuối cùng rời khỏi ribôxôm và chuỗi polipeptit được giải phóng. - Nhờ tác dụng của enzim đặc hiệu, a.a mở đầu tách khỏi chuỗi polipeptit, tiếp tục hình thành cấu trúc bậc cao hơn để tạo thành phân tử prôtêin hoàn chỉnh. *Lưu ý : mARN được sử dụng để tổng hợp vài chục chuỗi pôlipeptit cùng loại rồi tự huỷ, còn ribôxôm được sủ dụng nhiều lần. → pôliribôxôm 4. Củng cố: Câu hỏi 1: Trình bày diễn biến và kết quả của quá trình phiên mã. Câu hỏi 2: Quá trình dịch mã diễn ra như thế nào ? Câu hỏi 3: Nêu vai trò của pôliribôxôm trong quá trình tổng hợp prôtêin. 5. Dặn dò: - Học thuộc bài đã học. - Làm bài tập cuối bài. - Đọc trước bài 3 trang 15, SGK Sinh học 12. Giáo án Sinh học 12 CB 7 ENZIM aa mở đầu ADN ARN prôtêin:tính trạng Sao mã Giải mã
  • 8. Tổ Lý – Hoá - Sinh Ngày soạn: 17/8/2011 Tiêt: 3 BÀI 3: ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh cần: - Nêu được khái niệm và các cấp độ điều hoà hoạt động gen. - Trình bày được cơ chế điều hoà hoạt động của các gen qua opêron ở sinh vật nhân sơ. - Nêu được ý nghĩa điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ. II. Thiết bị dạy học hình 3.1, 3.2a, 3.2b SGK phóng to. III. Phương pháp: Thảo luận nhóm, hỏi đáp. IV. Tiến trình tổ chức bài học: 1. Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: trình bày diễn biến và kết quả của quá trình phiên mã 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò nội dung GV nêu câu hỏi : ? Điều hoà hoạt động gen là gì ? ? Điều hoà hoạt động của gen có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể sinh vật ? ? Điều hoà hoạt động gen gồm các I. Khái quát về điều hoà hoạt động của gen: - Điều hoà hoạt động của gen chính là điều hoà lượng sản phẩm của gen được tạo ra trong tế bào nhằm đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào phù hợp với điều kiện môi trường cũng như sự phát triển bình thường của cơ thể. - Điều hoà hoạt động gen ở sinh vật rất phức tạp gồm nhiều mức độ: điều hoà phiên mã, điều hoà dịch mã, điều hoà sau dịch mã. Giáo án Sinh học 12 CB 8
  • 9. Tổ Lý – Hoá - Sinh cấp độ nào ? * hoạt động 1 : tìm hiểu điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ GV yêu cầu học sinh nghiên cứu mục II.1 và quan sát hình 3.1 ? Ôperon là gì ? ? dựa vào hình 3.1 hãy mô tả cấu trúc của ôpe ron Lac. * hoạt động 2 :gv yêu cầu học sinh nghiên cứu mục II.2 và quan sát hình 3.2a và 3.2b ? quan sát hình 3.2a mô tả hoạt động của các gen trong ôperon Lac khi môi trường không có lactôzơ ? khi môi trường không có chất cảm ứng lactôzơ thì gen điều hoà ( R) tác động như thế nào để ức chế các gen cấu trúc không phiên mã. ? quan sát hình 3.2b mô tả hoạt động của các gen trong ôpe ron Lac khi môi trường có lactôzơ? ? tại sao khi môi trường có chất cảm ứng lactôzơ thì các gen cấu trúc hoạt đông phiên mã. II. Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ: 1. mô hình cấu trúc opêron Lac: - các gen có cấu trúc liên quan về chức năng thường được phân bố liền nhau thành từng cụm và có chung 1 cơ chế điều hoà gọi chung là ôperon. - Cấu trúc của 1 ôperon gồm : + Z,Y,A : các gen cấu trúc + O( operator) : vùng vận hành + P( prômter) : vùng khởi động +R: gen điều hoà 2. sự điều hoà hoạt động của ôperon lac: * khi môi trường không có lactôzơ: Gen điều hoà R tổng hợp prôtêin ức chế , prôtêin ức chế gắn vào gen vận hành O làm ức chế phiên mã của gen cấu trúc ( các gen cấu trúc không biểu hiện) * khi môi trường có lactôzơ: Gen điều hoà R tổng hợp prôtêin ức chế, lactôzơ như là chất cảm ứng gắn vào và làm thay Giáo án Sinh học 12 CB Vùng vận hành Vùng khởi động Z Y A Gen điều hoà ADN OPRP Opêron Các gen cấu trúc (Z, Y, A) có liên quan về chức năng I. ỨC CHẾ II. HOẠT ĐỘNG Chất cảm ứng (lactôzõ) Prôtêin ức chế bị bất hoạt Các prôtêin đýợc tạo thành bởi các gen Z, Y, A mARN ADN ADNZ Y A Z Y A (Khi môi trường không có lactôzơ) (Khi môi trường có lactôzơ) 9
  • 10. Tổ Lý – Hoá - Sinh ? Khi lactôzơ bị phân giải hết thì hiện tượng gì sẽ xảy ra tiếp theo ? đổi cấu hình prôtêin ức chế, prôtêin ức chế bị bất hoạt không gắn được vào gen vận hành O nên gen được tự do vận hành hoạt động của các gen cấu trúc A,B,C giúp chúng phiên mã và dịch mã ( biểu hiện) 4. Củng cố: Hãy hoàn thành bài tập sau: Các thành phần cấu trúc Đặc điểm hoạt động Gen điều hoà R Tổng hợp…………..……… Prôtêin ức chế ..……….. với vùng chỉ huy(O) Các gen cấu trúc Z, Y, A Không ……….. Các thành phần cấu trúc Đặc điểm hoạt động Gen điều hoà R ………… prôtêin ức chế Prôtêin ức chế Gắn với ……….., bị bất hoạt Các gen cấu trúc Z, Y, A ……………tổng hợp prôtêin ( các enzim sử dụng lactôzơ) 5. Bài tập về nhà: - Học thuộc bài đã học. - Làm bài tập cuối bài. - Xem trước bài 4 trang 19, SGK Sinh học 12. Giáo án Sinh học 12 CB 10 Sự điều hòa hoạt động của opêron Lac a. Khi môi trường không có lactôzơ b. Khi môi trường có lactôzơ TỪ ĐỂ CHỌN: không hoạt động; kết hợp; prôtêin ức chế; lipit ; phiên mã; tương tác; tổng hợp; lactôzơ; prôtêin; hoạt động; không tổng hợp.
  • 11. Tổ Lý – Hoá - Sinh ngày soạn : 20/8/2011 Tiết: 4 BÀI 4 : ĐỘT BIẾN GEN I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh cần: - Nêu được khái niệm và cơ chế phát sinh đột biến gen. - Nêu được hậu quả chung và ý nghĩa của đột biến gen. II.Thiết bị dạy học: hình 4.1,4.2 sách giáo khoa III. Phương pháp: Thảo luận nhóm, hỏi đáp. III. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Kiểm tra sĩ số: 2. kiểm tra bài cũ : Câu hỏi: thế nào là điều hoà hoạt động của gen ? Giải thích cơ chế điều hoà hoạt động của ôperon Lac. 3. bài mới : hoạt động của thầy và trò nội dung * tìm hiểu về đột biến gen. ? Đột biến gen là gì ? ? nguyên nhân nào gây nên đôt biến gen. ? vậy nguyên nhân nào làm tăng các tác nhân đột biến có trong môi trường ? ? Đột biến gen có luôn được biểu hiện ra kiểu hình. ? vậy thể đột biến là gì. * Tìm hiểu các dạng đột biến gen Cho HS quan sát tranh về các dạng đột biến gen : yêu cầu HS hoàn thành I. Đột biên gen: 1. khái niệm: - là những biến đổi trong cấu của gen liên quan đến 1 (đột biến điểm ) hoặc một số cặp nuclêôtit. - tác nhân gây đột biến gen: + Tác nhân vật lí: tia tử ngoại, tia phóng xạ, sốc nhiệt. + Tác nhân hoá học: 5 Brôm - Uraxin + Tác nhân sinh học: như virut. - Trong tự nhiên, tần số đột biến trung bình 10-6 – 10-4 . Tần số đột biến phụ thuộc vào tác nhân đột biến. * thể đột biến: là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể. Ví dụ: Người bị bạch tạng do gen lặn (a) quy định. Aa, AA : bình thường aa : biểu hiện bạch tạng→ thể đột biến 2.các dạng đột biến gen ( chỉ đề cập đến đột biến điểm) Giáo án Sinh học 12 CB 11
  • 12. Tổ Lý – Hoá - Sinh phiếu học tập. dạng ĐB Khái niệm hậu quả Thay thê 1 cặp nu Thêm hoặc mất 1 cặp nu gv: Tại sao cùng la đột biến thay thế cặo nu mà có trường hợp ảnh hưởng đến cấu trúc của prôtêin ,có trường hợp không,yếu tố quyết định là gì ? * nếu bộ ba mở đầu ( AUG) hoặc bộ ba kết thúc(UGA) bị mất 1 cặp nu → không tổng hợp prôtêin hoặc kéo dài sự tổng hợp. * Tìm hiểu cơ chế phát sinh đột biến gen GV cho HS đọc mục II.1 giải thích các trạng thái tồn tại của bazơnitơ: dạng thường và dạng hiếm. hs quan sát hình 4.1 SGK ? hình này thể hiện điều gì ? Cơ chế của quá trình đó. * gv : Đột biến phát sinh sau mấy lần ADN tái bản ? Yêu cầu HS điền tiếp vào phần nhánh dòng kẻ còn để trống trong hình, đó là cặp nu nào? - hs đọc muc II.2 nêu các nhân tố gây đột biến và kiểu đột biến do chúng gây ra. - thay thê một cặp nu - thêm hoặc mất một cặp nu II. Cơ chế phát sinh đột biến gen 1. sự kêt cặp không đúng trong nhân đôi AND: * Cơ chế : bazơ niơ thuộc dạng hiếm ,có những vị trí liên kết hiđrô bị thay đổi khiến chúng kết cặp không đúng khi tái bản. 2. tác động của các nhân tố đột biến Giáo án Sinh học 12 CB 12
  • 13. Tổ Lý – Hoá - Sinh * Tìm hiểu về hậu quả chung và ý nghĩa của đột biến gen Hs đọc mục III.1 ? loại đột biến nào có ý nghĩa trong tiến hóa. ? Đột biến gen có vai trò như thế nào. ? tại sao nói đột biến gen là nguồn nguyên liệu quan trọng cho tiến hoá và chọn giống trong khi đa số đột biến gen có hại, tần số đột biến gen rất thấp - tác nhân vật lí ( tia tử ngoại) - tác nhân hoá học( 5BU) : thay thế cặp A-T bằng G-X - Tác nhân sinh học( 1 số virut) : đột biến gen III. Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen 1. hậu quả của đôt biến gen - Đột biến gen làm biến đổi cấu trúc mARN biến đổi cấu trúc prôtêin thay đổi đột ngột về 1 hay 1 số tính trạng. - Đa số có hại, giảm sức sống, gen đột biến làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp protein. - một số có lợi hoặc trung tính 2. vai trò và ý nghĩa của đột biến gen a. Đối với tiến hoá -Làm xuất hiện alen mới -Cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá b. Đối với thực tiễn Cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tạo giống. IV. Củng cố - phân biệt đột biến và thể đột biến. - Đột biến gen là gì ? Cơ chế phát sinh đột biến gen. - mối quan hệ giữa ADN – A RN – Prôtêin và tính trạng. Hậu quả của đột biến gen. V. Bài tập về nhà - sưu tầm tài liệu về đột biến ở sinh vật - Đọc trước bài 5 trang 23, SGK Sinh học 12. - Đọc mục em có biết trang 23 sách giáo khoa. *bổ sung: minh hoạ cho những hậu quả của các dang đột biến gen bằng sơ đồ Mạch gốc : - XGA – GAA –TTT –XGA - m A RN -GXU –XUU –AAA –GXU- a.a -ala –leu –lys –ala- Giáo án Sinh học 12 CB 13
  • 14. Tổ Lý – Hoá - Sinh thay A=X Mạch gốc : -XGA –GXA –TTT –XGA -GXU –XGU –AAA –GXU a.a -ala –arg –lys –ala Ngày soạn: 23/8/2011 Tiết: 5 BÀI 5 : NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST I.Mục tiêu: Sau khi học ong bài này, học sinh cần: - mô tả được cấu trúc và chức năng của NST ở sinh vật nhân thực - trình bày khái niệm về đột biến cấu trúc NST. Kể các dạng đột biến cấu trúc NST và hậu quả. II. Thiết bị dạy học: - Hình 5.1, 5.2 SGK phóng to. - Phiếu học tập dạng đột biến Khái niệm Hậu quả Ví dụ 1. mất đoạn Giáo án Sinh học 12 CB 14
  • 15. Tổ Lý – Hoá - Sinh 2. lặp đoạn 3. đảo đoạn 4. chuyển đoạn III. Phương pháp: Thảo luận nhóm, hỏi đáp. III. Tiến trình tổ chức bài học: 1. Kiểm tra sĩ số: 2. kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Đột biến gen là gì? Đột biến gen được phát sinh như thế nào? Hậu quả của đột biến gen. 3. Bài mới: hoạt động của thầy và trò nội dung GV nêu câu hỏi: ? ở sinh vật có nhân chính thức,VCDT ở cấp độ tế bào là gì ? *tìm hiểu hình thái, cấu trúc NST ? quan sát hình 5.1 SGK hãy mô tả cấu trúc hiển vi của NST ? ? tâm động có chức năng gì. * HS đọc mục I.1 tìm hiểu về vật chất cấu tạo nên NST, tính đặc trưng của bộ NST mỗi loài, trạng thái tồn tại của các NST trong tế bào xôma. * gv yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ về phân bào? Hình thái NST qua các kì phân bào và đưa ra nhận xét: ? Bộ NST ở các loài khác nhau có khác nhau không? *tìm hiểu về cấu trúc siêu hiển vi của NST GV cho HS quan sát tranh hình 5.2 SGK * hình vẽ thể hiện điều gì?( mức độ xoắn) GV đặt vấn đề: trong nhân mỗi tế bào đơn bội chứa 1m ADN, bằng cách nào lượng ADN khổng lồ này có thể xếp gọn trong nhân I. Nhiễm sắc thể 1. hình thái NST: - NST được cấu tạo từ AND và protein loại histôn. - NST điển hình có thể quan sát rõ nhất vào kì giữa nguyên phân gồm tâm động và hai cánh. - Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc. Trong tế bào, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. Người ta thường chia NST thành 2 loại: NST thường và NST giới tính. 2. Cấu trúc siêu hiển vi của NST: Thành phần : ADN và prôtêin histon * các mức cấu trúc: + sợi cơ bản( mức xoắn 1) + sợi chất nhiễm sắc( mức xoắn 2) + crômatit ( mức xoăn 3) * mỗi NST có 3 bộ phận chủ yếu Giáo án Sinh học 12 CB 15 NhiÔms¾c thÓ Axit nuclªic Pr«tªin
  • 16. Tổ Lý – Hoá - Sinh HS:ADN được xếp vào 23 NST và được gói gọn theo các mức độ xoắn cuộn khác nhau làm chiều dài co ngắn lại hàng nghìn lần ? NST được cấu tạo từ những thành phần nào? ?trật tự sắp xếp của pt ADN và các khối cầu prôtêin ? cấu tạo của 1 nuclêoxôm ? chuỗi poli nuclêôxôm ? đường kính của sợi cơ bản ,sợi nhiễm sắc ?dựa vào cấu trúc hãy nêu chức năng của NST ? -lưu giữ ,bảo quản và truyền đạt TTDT ( lưu giữ nhờ mang gen, bảo quản vì ADN liên kết với histon và các mức độ xoắn khác nhau. truyền đạt vì có khả năng tự nhân đôi, phân li ,tổ hợp ) *tìm hiểu đột biến cấu trúc NST * GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK nêu khái niệm đột biến cấu trúc NST ? có thể phát hiện đột biến cấu trúc NST bằng cách nào ? gv phát PHT cho hs yêu cầu hoàn thành PHT *tại sao dang đột biến đảo đoạn ít hoặc không ảnh hưởng đến sức sống ( Không tăng, không giảm VCDT ,chỉ làm tăng sự sai khác giữa các NST) *tại sao dạng đột biến chuyển đoạn thường gây hậu quả nghiêm trọng? ( do sự chuyển đoạn có thay đổi lớn trong cấu trúc, khiến cho các NST trong cặp mất trạng thái tương đồng → khó khăn trong phát sinh giao tử ) + tâm động: + Đầu mút +trình tự khởi đầu nhân đôi ADN 3. chức năng của NST -lưu giữ , bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền II. Đột biến cấu trúc NST 1. Khái niệm Là những biến đổi trong cấu trúc của NST, có thể làm thay đổi hình dạng và cấu trúc NST 2. các dạng đột biến cấu trúc NST và hậu quả của chúng * nguyên nhân: - tác nhân vật lí, hoá học, sinh học Đáp án phiếu học tập dạng đột biến Khái niệm hậu quả Ví dụ 1. mất đoạn Sự rơi rụng từng đoạn NST,làm giảm số lưọng gen trên đó Thường gây chết, mất đoạn nhỏ không ảnh hưởng Mất đoạn NST 22 ở người gây ung thư máu 2. lặp 1 đoạn NST bị lặp lại 1 lần Làm tăng hoặc giảm Lặp đoạn ở ruồi Giáo án Sinh học 12 CB 16
  • 17. Tổ Lý – Hoá - Sinh đoạn hay nhiều lần làm tăng số lưọng gen trên đó cường độ biểu hiện của tính trạng giấm gây hiện tượng mắt lồi , mắt dẹt 3. đảo đoạn 1 đoạn NST bị đứt ra rồi quay ngược 1800 làm thay đổi trình tự gen trên đó Có thể ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đến sức sống ở ruồi giấm thấy có 12 dạng đảo đoạn liên quan đến khả năng thích ứng nhiệt độ khác nhau của môi trường 4. chuyển đoạn Là sự trao đổi đoạn giữa các NST không tương đồng ( sự chuyển đổi gen giữa các nhóm liên kết ) - Chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc mất khả năng sinh sản. đôi khi có sự hợp nhất các NST làm giảm số lượng NST của loài, là cơ chế quan trọng hình thành loài mới. - Chuyển đoạn nhỏ không ảnh hưởng gì. 4.Củng cố: - cấu trúc phù hợp với chức năng của NST - 1 NST bị đứt thành nhiều đoạn sau đó nối lại nhưng không giống cấu trúc cũ, đó có thể là dạng đột biến nào Bài tâp. Trong 1 quần thể ruồi giấm người ta phát hiện NST số III có các gen phân bố theo những trình tự khác nhau như sau 1. ABCGFEDHI 2. ABCGFIHDE 3. ABHIFGCDE Cho biết đây la những đột biên đảo đoạn NST. Hãy gạch dưới những đoạn bị đảo và thử xác định mối liên hệ trong quá trình phát sinh các dạng bị đảo đó 5. Dặn dò: - Học thuộc bài đã học. - Xem trước bài 6 trang 27 SGK Sinh học 12. Giáo án Sinh học 12 CB 17
  • 18. Tổ Lý – Hoá - Sinh Ngày soạn : 25/8/2011 Tiết: 6 BÀI 6 : ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ I.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh cần: - Trình bày được khái niệm đột biến số lượng NST. - Nêu được khái niệm, phân loại, cơ chế hình thành, các đặc điểm của lệch bội và ý nghĩa của nó. - Phân biệt được thể tự đa bội và thể dị đa bội và cơ chế hình thành. - Nêu được hậu quả và vai trò của đa bội thể. II. Thiết bị dạy học - hình 6.1,6.2,6.3,6.4 sách giáo khoa - hình ảnh về các dạng biểu hiện của đột biến số lưọng NST III. Phương pháp: Hỏi đáp. III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. kiểm tra bài cũ: 2. Kiểm tra sĩ số: - Đột biến cấu trúc NST là gì? có những dạng nào, nêu ý nghĩa 3. bài mới: hoạt động của thầy và trò nội dung GV yêu cầu HS đọc SGK ? Đột biến số lượng NST là gì, có mấy loại? * tìm hiểu đột biến lệch bội: - gv cho HS quan sát hình 6.1 SGK ? Trong tế bào sinh dưỡng bộ NST tồn tại như thế nào ? ( thành từng cặp tương đồng) GV nêu ví dụ: NST của ruồi giấm 2n=8, có 4 cặp NST tương đồng. Nhưng có khi lại gặp 2n=7, 2n=9, 2n=6 → đột biến lệch bội. ? vậy thế nào là đột biến lệch bội (dị Là sự thay đổi về số lượng NST trong tế bào : lệch bội, tự đa bội , dị đa bội I. Đột biến lệch bội Giáo án Sinh học 12 CB 18
  • 19. Tổ Lý – Hoá - Sinh bội). ? nếu trong tế bào sinh dưỡng có 1 cặp NST bị thiếu 1 chiếc, bộ NST sẽ là bao nhiêu ( 2n-1) ? quan sát hình vẽ SGK cho niết đó là dạng đột biến lệch bội nào? Phân biệt các thể đột biến trong hình đó. * tìm hiểu cơ chế phát sinh đột biến lệch bội: ? Nguyên nhân làm ảnh hưởng đến quá trình phân li của NST (do rối loạn phân bào). ? trong giảm phân NST được phân li ở kì nào? (kì sau). vậy nếu sự không phân li xảy ra ở kì sau 1 hoặc kì sau 2 cho kết quả đột biến có giống nhau ko? ( gv giải thích thêm về thể khảm) ? Hãy viết sơ đồ đột biến lệch bội xảy ra với cặp NST giới tính (gv cung cấp thêm về biểu hiện kiểu hình ở nguời ở thể lệch bội với cặp NST giới tính). ? theo em đột biến lệch bội gây hậu quả gì. ? Ý nghĩa của thể lệch bội? - Là đột biến làm biến đổi số lượng NST chỉ xảy ra ở 1 hay 1 số cặp NST tương đồng - Phân loại + Thể không nhiễm (2n-2) + Thể một nhiễm (2n-1) + Thể một nhiễm kép (2n-1-1) + Thể ba nhiễm (2n + 1) + Thể bốn nhiễm (2n + 2) + Thể bốn nhiễm kép (2n +2 +2) 2. cơ chế phát sinh * trong giảm phân: một hay vài cặp ST nào đó không phân li tạo giao tử thừa hoặc thiếu một vài NST. Các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường sẽ tạo các thể lệch bội. Cơ thể 2n GP bất thường → giao tử (n-1) và giao tử (n+1) - Giao tử (n + 1) + giao tử n → (2n+1) - Giao tử (n - 1) + giao tử n → (2n- 1) * trong nguyên phân (tế bào sinh dưỡng): một phần cơ thể mang đột biến lệch bội và hình thành thể khảm Đột biến lệch bội trên NST giới tính: P : XX x XY G: 2 1 XX : 2 1 O 2 1 X : 2 1 Y F: 4 1 XXX : 4 1 XXY : 4 1 OX : 4 1 OY 3. Hậu quả: mất cân bằng toàn bộ hệ gen, thường giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản hoặc chết. Ví dụ: Ở người, trong số các ca xẩy thai tự nhiên có bất thường NST thì tỉ lên thể 3 là 53,7%, thể 1 là 15,3%. Thể lệch bội cũng gặp ở thực vật: cà độc dược. 4. ý nghĩa - Cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá - sử dụng lệch bội để đưa các NST theo ý muốn vào 1 giống cây trồng nào đó II. Đột biến đa bội 1. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể tự đa Giáo án Sinh học 12 CB 19
  • 20. Tổ Lý – Hoá - Sinh * Tìm hiểu đột biến đa bội: ? Thể tự đa bội là gì ? Có mấy dạng đột biến đa bội. GV hướng dẫn HS quan sát hình 6.2 ? hình vẽ thể hiện gì. ?thể tam bội được hình thành như thế nào. ? thể tứ bội được hình thành như thế nào. ? các giao tử n và 2n được hình thành như thế nào, nhờ qúa trình nào. ? ngoài cơ chế trên thể tứ bội còn có thể hình thành nhờ cơ chế nào nữa *? sự khác nhau giữa thể tự đa bội và thể lệch bội ( lệch bội xảy ra với 1 hoặc 1 vài cặp NST , tự đa bội xảy ra với cả bộ NST ) GV hướng dẫn HS quan sát hình 6.3 ? phép lai trong hình gọi tên là gì ?cơ thể lai xa có đặc điểm gì. ? bộ NST của cơ thể lai xa trước và sau khi trở thành thể tứ bội ? phân biệt hiện tượng tự đa bội và dị đa bội. ? thế nào là song dị bội ? trạng thái tồn tại của NST ở thể tự đa bội và dị đa bội. bội: a. khái niệm: là đột biến làm tăng một nguyên lần số NST đơn bội của cùng 1 loài. + Đa bội chẵn : 4n ,6n, 8n + Đa bội lẻ:3n ,5n, 7n b. cơ chế phát sinh: - thể tam bội: sự kết hợp của giao tử n và giao tử 2n trong thụ tinh → 3n - thể tứ bội: sự kết hợp giữa 2 giao tử 2n hoặc cả bộ NST không phân li trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử → 4n 2. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể dị đa bội: a. khái niệm: Là hiện tượng làm gia tăng số bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau trong một tế bào. b. cơ chế phát sinh: - phát sinh ở con lai khác loài (lai xa) và cơ thể lai xa bất thụ do không tạo được giao tử hữu thụ. - ở 1 số loài thực vật các cơ thể lai bất thụ tạo được các giao tử lưõng bội do sự không Giáo án Sinh học 12 CB 20
  • 21. Tổ Lý – Hoá - Sinh **gv giải thích : tại sao cơ thể đa bội có những đặc điểm trên ( hàm lượng ADN tăng gấp bội, quá trình sinh tổng hợp các chất xảy ra mạnh mẽ, trạng thái tồn tại của NST không tương đồng, gặp khó khăn trong phát sinh giao tử. phân li của NST không tương đồng, giao tử này có thể kết hợp với nhau tạo ra thể tứ bội hữu thụ. 3 . hậu quả và vai trò của đa bội thể - tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khoẻ, chống chịu tốt - các thể tự đa bội lẻ không sinh giao tử bình thường - khá phổ biến ở thực vật, ít gặp ở động vật do cơ chế xác định giới tính ở động vật bị rối loạn ảnh hưởng đến quá trình sinh sản. IV. Củng cố - Đột biến xảy ra ở NST gồm những dạng chính nào ? phân biệt các dạng này về lượng vật chất di truyền và cơ chế hình thành - một loài có 2n=20 NST sẽ có bao nhiêu NST ở: a. thể một nhiễm b. thể ba nhiễm c. thể bốn nhiễm d. thê không nhiễm e. thể tứ bội f. thể tam bội g. thể tam nhiễm kép h. thể một nhiễm kép V. Hướng dẫn về nhà chuẩn bị thực hành: châu chấu đực 2 con. 1 nhóm 6 em ngày soạn: 27/8/2011 Tiết: 7 BÀI 7 : THỰC HÀNH QUAN SÁT CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ TRÊN TIÊU BẢN CỐ ĐỊNH VÀ LÀM TIÊU BẢN TẠM THỜI I. Mục tiêu - học sinh quan sát được hình thái và đếm số lượng NST của người bình thường và các dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định - vẽ hình thái và thống kê số lượng NST đã quan sát trong các trường hợp -có thể là được tiêu bản tạm thời đẻ xác định hình thái và đếm số lượng NST ở châu chấu đực - rèn luyện kỹ năng làm thực hành, ý thức làm việc khoa học, cẩn thận chính xác II. Chuẩn bị cho mỗi nhóm 6 em - kính hiển vi quang học - hộp tiêu bản cố định bộ NST tế bào của người Giáo án Sinh học 12 CB 21
  • 22. Tổ Lý – Hoá - Sinh - châu chấu đực, nước cất,ooxein, axetic 4-5/100 ,lam. la men, kim phân tích, kéo III.Tiến trình bài dạy 1 tổ chức chia nhóm hs cử nhóm trưởng, kiểm tra sự chuẩn bị của hs, trong 1 nhóm cử mỗi thành viên thực hiện 1 nhiệm vụ: chọn tiêu bản quan sát, lên kính và qua sát, đém số lượng NST , phân biệt các dang đột biến với dạng bình thường, chọn mẫu mổ, làm tiêu bản tạm thời 2. kiểm tra sự chuẩn bị 3. nội dung và cách tiến hành hoạt động của thầy và trò nội dung *hoạt động 1 Gv nêu mục đích yêu cầu của nội dung thí nghiệm : hs phải quan sát thấy , đếm số lượng, vẽ dc hình thái NST trên các tiêu bản có sẵn * gv hướng dẫn các bước tiến hành và thao tác mẫu - chú ý : điều chỉnh để nhìn dc các tế bào mà NST nhìn rõ nhất Hs thực hành theo hướng dẫn từng nhóm *hoạt động 2 *gv nêu mục đích yêu cầu của thí nghiệm nội dung 2 Hs phải làm thành công tiêu bản tạm thời NST của tế bào tinh hoàn châu chấu đực Gv hướng dẫn hs các bước tiến hành và thao tác mẫu lưu ý hs phân biệt châu chấu đẹc và châu chấu cái, kỹ thuật mổ tránh làm nát tinh hoàn ? điều gì giúp chúng ta làm thí nghiệm này thành công? 1. nội dung 1 Quan sát các dang đột biến NST trên tiêu bản cố định a) gv hướng dẫn - đặt tiêu bản trên kính hiển vi nhìn từ ngoài để điều chỉnh cho vùng mẫu vật trên tiêu bản vào giữa vùng sáng - quan sat toàn bộ tiêu bản từ đàu này đến đầu kia dưới vật kính để sơ bộ xác định vị trí những tế bào ma NST đã tung ra - chỉnh vùng có nhiều tế bào vào giữa trường kính và chuyển sang quan sát dưới vật kính 40 b. thực hành - thảo luận nhóm để xá định kết quả quan sát được - vẽ hình thái NST ở một tế bào uộc mỗi loại vào vở - đếm số lượng NST trong mổi yế bào và ghi vào vở 2. nội dung 2: làm tiêu bản tạm thời và quan sát NST a. gV hướng dẫn: - dùng kéo cắt bỏ cánh và chân châu chấu đực - tay trái cầm phần đâug ngực, tay phải kéo phần bụng ra, tinh hoàn sẽ bung ra - đưa tinh hoan lên lam kính, nhỏ vào đó vài giọt nước cất - dùng kim phân tích tách mỡ xung quanh tinh hoàn , gạt sạch mỡ khỏi lam kính -nhỏ vài giọt o oc xein a xetic lên tinh hoàn để nhuộm trong thời gian 15- 20 phút - Đậy lamen, dùng ngón tay ấn nhẹ lên mặt lamen cho tế bào dàn đều và vỡ để NST bung ra - Đưa tiêu bản lên kính để quan sát : lúc đầu bội Giáo án Sinh học 12 CB 22
  • 23. Tổ Lý – Hoá - Sinh GV tổng kết nhận xét chung. đánh giá những thành công của từng cá nhân, những kinh nghiệm rút ra từ chính thực tế thực hành của các em giác nhỏ ,sau đó bội giác lớn b. hs thao tác thực hành - làm theo hướng dẫn - Đêm số lượng và quan sát kỹ hình thái từng NST để vẽ vào vở IV. Hướng dẫn về nhà từng HS viết báo cáo thu hoạch vào vở stt Tiêu bản kết quả quan sát giải thích 1 người bình thường 2 bệnh nhân đao 3 ……………. 4 …….. 2. mô tả cách làm tiêu bản tạm thời và quan sát NST ở tế bào tinh hoàn châu chấu đực Giáo án Sinh học 12 CB 23
  • 24. Tổ Lý – Hoá - Sinh Ngày soạn : 30/8/2011 Tiết: 8 CHƯƠNG II : TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN BÀI 8 : QUY LUẬT MENĐEN : QUY LUẬT PHÂN LI I. Mục tiêu: Sau khi học bài này, học sinh cần: - Giải thích được và sau Menđen thành công trong việc phát hiện ra các quy luật di truyền. - Rèn luyện kĩ năng suy luận logic và khả năng vận dụng kiến thức toán học trong việc giải quyết vấn đề của sinh học. II. Thiết bị dạy học - Hình vẽ 8.2 sgk phóng to - Phiếu học tập số 1 và số 2 cùng đáp án Phiếu học tập số 1 Quy trình thí nghiệm Kết quả thí nghiệm Phiếu học tập số 2 Giải thích kết quả (Hình thành giả thuyết ) Kiểm định giả thuyết III. Phương pháp: Thảo luận nhóm, hỏi đáp. III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Giáo án Sinh học 12 CB 24
  • 25. Tổ Lý – Hoá - Sinh * Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu di truyền học của Men đen: * GV yêu cầu học sinh đọc mục I SGK và thảo luận nhóm tìm hiểu phương pháp nghiên cứu đẫn đến thành công của Menđen thông qua việc phân tích thí nghiệm của ông thong qua việc hoàn thành phiếu học tập Quy trình thí nghiệm Kết quả thí nghiệm ? Nét độc đáo trong thí nghiệm của Menđen. ( Menđen đã biết cách tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau dùng như những dòng đối chứng Biết phân tích kết quả của mỗi cây lai về từng tính tạng riêng biệt qua nhiều thế hệ -Lặp lại thí nghiệm nhiều lần để tăng độ chính xác. - Tiến hành lai thuận nghịch để tìm hiểu vai trò của bố mẹ trong sự di truyền tính trạng. - Lựa chọn đối tượng nghiên cứu thích hợp. *Tìm hiểu hình thành học thuyết khoa học - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II SGK thảo luận nhóm và hoàn thành phiêu học tập số 2 Giải thích kết quả Kiểm định giả I.Phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menđen - Trước Menđen đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu di truyền nhưng không thành công. - Menđen đã dung phương pháp lai giống và phân tích cơ thể lai. Gồm các bước: (1). Tạo dòng thuần chủn về nhiều thế hệ. (2). Lai các dòng thuần chủng khác biệt về 1 hoặc 2 tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở F1, F2, F3. (3).Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai sau đó đưa ra giả thuyết để giải thích kết quả. (4). Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết. - Nội dung thí nghiệm: II. Hình thành giả thuyết 1. Nội dung giả thuyết a. Mỗi tính trạng đều do một cặp nhân tố di truyền quy định . trong tế bào nhân tố di truyền không hoà trộn vào nhau. b. Bố ( mẹ) chỉ truyền cho con ( qua giao tử ) 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di Giáo án Sinh học 12 CB 25
  • 26. Tổ Lý – Hoá - Sinh thuyết Kết hợp quan sát bảng 8 ? Tỉ lệ phân li KG ở F2 ( 1:2:1 ) được giải thích dựa trên cơ sở nào. ? Hãy đề xuất cách tính xác suất của mỗi loại hợp tử được hình thành ở thế hệ F2 * GV : theo em Menđen đã thực hiện phép lai như thế nào để kiểm nghiệm lại giả thuyết của mình ? ( Lai cây dị hợp tử cới cây đồng hợp tử aa) ***? Hãy phát biểu nội dung quy luật phân li theo thuật ngữ của DT học hiện đại? Phát biểu nội dung quy luật phân li ? *Tìm hiểu cơ sở khoa học của quy luật phân li: GV cho HS quan sát hình 8.2 trong SGK phóng to. ? Hình vẽ thể hiện điều gì? Vị trí của alen A so với alen a trên NST. ? Sự phân li của NST và phân li của các truyền c. Khi thụ tinh các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên các hợp tử ♂ ♀ 1/2A 1/2a 1/2A 1/4AA (Hoa đỏ) 1/4Aa (Hoa đỏ) 1/2a 1/4Aa (Hoa đỏ) 1/4aa (Hoa trắng) 2. Kiểm tra giả thuyết Bằng phép lai phân tích ( lai kiểm nghiệm ) đều cho tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 1:1 như dự đoán của Međen. TH1 TH2 P AA x aa Aa x aa G A ; a 1/2A: 1/2a ; a FB Aa 1/2 Aa : 1/2 aa 100% tréi 50% tréi: 50% lÆn 3. Nội dung của quy luật Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con một cách riêng ré, không hoà trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này còn 50% giao tử chứa alen kia. III. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li: - Trong tế bào sinh dưỡng, các gen và các NST luôn tồn tại thành từng cặp, các gen nằm trên các NST. -Khi giảm phân tạo giao tử, các NST tương Giáo án Sinh học 12 CB 26
  • 27. Tổ Lý – Hoá - Sinh gen trên đó như thế nào. ? Tỉ lệ giao tử chứa alen A và tỉ lệ giao tử cứa alen a như thế nào ( ngang nhau ) điều gì quyết định tỉ lệ đó ? đồng phân li đồng đều về giao tử , kéo theo sự phân li đồng đều của các alen trên nó 4. Củng cố: a . Nếu bố mẹ đem lai không thuần chủng , các alen của một gen không có quan hệ trội lặn hoàn toàn (đồng trội ) thì quy luật phân li của Menden con đúng nữa hay không ? b . Cần làm gì để biết chính xác KG của một cá thể có kiểu hình trội. 5. Bài tập: a) Bằng cách nào để xác định được phương thức di truyền của một tính trạng b) nêu vai trò của phương pháp phan tinchs giống lai của menđen Ngày soạn : 1/9/2011 Tiết: 9 BÀI 9: QUY LUẬT MEĐEN –QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP I.Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng: - Giải thích được tại sao Menđen suy ra được quy luật các cặp alen phân li độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử. - Biết vận dụng các quy luật xác suất để dự đoán kểt quả lai. - Biết cách suy luận ra KG của sinh vật dựa trên kết quả phân li kiểu hình của các phép lai. - Nêu được công thức tổng quát về tỉ lệ giao tử, tỉ lệ kiểu gen ,kiểu hình trong các phép lai nhiều cặp tính trạng. Giáo án Sinh học 12 CB 27
  • 28. Tổ Lý – Hoá - Sinh - Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập. II. Thiết bị dạy học - Tranh phóng to hình 9 SGK. - Bảng 9 SGK. III. Phương pháp: Hỏi đáp, giải thích minh hoạ. IV. Tiến trình tổ chức bài dạy: 1. Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Phát biểu nội dung của dịnh luật phân li. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li Câu hỏi: Trong phép lai 1 cặp tính trạng , để cho đời sau có tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 3 trội : 1 lặn thì cần có điều kiện gì? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Thế nào là lai 2 cặp tính trạng * Tìm hiểu về thí nghiệm lai 2 tính trạng GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I sau đó GV treo hình mô tả thí nghiệm của Menđen và phân tích nội dung thí nghiệm. ? Menđen làm thí nghiệm này cho kết quả F1 như thế nào. ? Sau khi có F1 Menđen tiếp tục lai như thế nào , kết quả F2 ra sao? ? F2 xuất hiện mấy loại KH giống P mấy loại KH khác P (Lưu ý: cây F1 mọc lên từ hạt trong quả ở cây P, cây F2 mọc lên từ hạt trong quả ở cây F1 ) ? Thế nào là biến dị tổ hợp. ? Nếu xét riêng từng cặp tính trạng thì tỉ lệ phân tính ở F2 như thế nào, tỉ lệ này tuân theo định luật nào của Menđen? ? Như vậy sự DT của 2 cặp tính trạng I.Thí nghiệm lai hai tính trạng: 1. Thí nghiệm: - Đối tượng thí nghiệm: đậu Hà lan - Tính trạng theo dõi: màu sắc và hình dạng hạt. Lai 2 thứ đậu Hà Lan thuần chủng. PTC : Vàng - Trơn x Xanh - Nhăn F1 : 100% Vàng - Trơn F1 tự thụ phấn F2 : 315 vàng ,trơn 101 vàng ,nhăn 108 xanh ,trơn 32 xanh, nhăn 2. Nhận xét kết quả thí nghiệm - Tỉ lệ phân li KH chung ở F2 : 9:9:3:1 - Xét riêng từng cặp tính trạng + Màu sắc: vàng/xanh = 3/1 + Hình dạng: trơn/nhăn = 3/1 Giáo án Sinh học 12 CB 28
  • 29. Tổ Lý – Hoá - Sinh này có phụ thuộc nhau không. ? Hãy giải thích tại sao chỉ dựa trên KH của F2 Menđen lại suy được các cặp nhân tố di truyền quy định các cặp tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử ( Menđen quan sát tỉ lệ phân li kiểu hình cua từng tính trạng riêng biệt ) **Hãy phát biểu nội dung định luật GV nêu vấn đề: vì sao có sự di truyền độc lập các cặp tính trạng + Tính trạng do yếu tố nào quy định + Khi hình thành giao tử và thụ tinh yếu tố này vận động như thế nào?→ HĐ *Hoạt động : Tìm hiểu cơ sở tế bào học của định luât GV yêu cầu HS quan sát hình 9 SGK phóng to. ? Hình vẽ thể hiện điều gì. ? Khi P hình thành giao tử sẽ cho những loại giao tử có NST như thế nào. ? Khi F1 hình thành giao tử sẽ cho những loại giao tử nào? ? Tại sao mỗi loại giao tử lại ngang nhau. ? Khi thụ tinh các giao tử này kết hợp như thế nào ( tổ hợp tự do). ? Sự phân li của các NST trong cặp tương đồng và tổ hợp tự do của các NST khác cặp có ý nghĩa gì ? - Tỉ lệ phân li KH nếu xét riêng từng cặp tính trạng đều = 3: 1 - Mối quan hệ giữa các kiểu hình chung va riêng : tỉ lệ KH chung được tính bằng tích các tỉ lệ KH riêng F2 : (3 : 1)(3 : 1) = 9: 9: 3: 1 Hướng dẫn HS áp dụng quy luật nhân xác suất thông qua một vài ví dụ 3. Nội dung định luật: Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử. II. Cơ sở tế bào học 1. Các gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Khi giảm phân các cặp NST tương đồng phân li về các giao tử một cách độc lập và tổ hợp tự do với NST khác cặp→ kéo theo sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen trên nó 2. Sự phân li của NST theo 2 trường hợp với xác suất ngang nhau nên tạo 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau. 3. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh làm xuất hiện nhiều Giáo án Sinh học 12 CB 29
  • 30. Tổ Lý – Hoá - Sinh * Tìm hiểu ý nghĩa của các quy luật Menđen: GV hướng dẫn HS quay lại thí nghiệm của Menđen ? Nhận xét số KG, KH ở F2 so với thế hệ xuất phát. ( 4 KH, 2KH giống P, 2KH khác P) ? Các KH khác bố mẹ có khác hoàn toàn không. ( không, mà là sự tổ hợp lại những tính trạng của bố mẹ theo một cách khác→ biến dị tổ hợp) *HS tự tính toán ,thảo luận đưa ra công thức tổng quát ( hướng dẫn HS đưa các con số trong bảng về dạng tích luỹ ) tổ hợp gen khác nhau III. Ý nghĩa của các quy luật Menđen - Dự đoán được kết quả phân li ở đời sau - Tạo nguồn biến dị tổ hợp, giải thích được sự đa dạng của sinh giới. Xét phép lai từ F1 → F2. F1 x F1: Vàng, trơn x Vàng, trơn AaBb AaBb G: 4 1 AB: 4 1 Ab: 4 1 aB: 4 1 ab 4 1 AB: 4 1 Ab: 4 1 aB: 4 1 ab F2: 9 vaøng,trôn : 3 vaøng, nhaên9 vaøng,trôn : 3 vaøng, nhaên 3 xanh,trôn : 1 xanh, nhaên3 xanh,trôn : 1 xanh, nhaên KG: 1AABB; 2AaBB; 1aaBBKG: 1AABB; 2AaBB; 1aaBB 2AABb; 4AaBb; 2aaBb2AABb; 4AaBb; 2aaBb 1AAbb; 2Aabb; 1aabb1AAbb; 2Aabb; 1aabb Nhận xét:Nhận xét: FF11 có 2 cặp dị hợpcó 2 cặp dị hợp + Số loại kiểu hình: 4 = 2+ Số loại kiểu hình: 4 = 222 + Số loại kiểu gen: 9 = 3+ Số loại kiểu gen: 9 = 322 + Số loại giao tử F+ Số loại giao tử F11 : 4 = 2: 4 = 222 + Tỉ lệ kiểu hình ở F+ Tỉ lệ kiểu hình ở F22 : (3 + 1): (3 + 1)22 Hoàn thành bảng 9 4. Củng cố: Câu 1: Trong một bài toán lai, làm thế nào để phát hiện hiện tượng phân li độc lập Câu 2: Hãy đưa ra điều kiện cần để áp dụng định luật PLĐL của Menđen Giáo án Sinh học 12 CB 30
  • 31. Tổ Lý – Hoá - Sinh ( Mỗi gen quy định một tính trạng, mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng khác nhau ) Bài tập về nhà ở chuột lang, màu lông được quy định bởi một số alen Cb : Đen Cc : màu kem Cs: màu bạc Cz: màu bạch tạng. Hãy phân tích các kết qủa phép lai sau đây và xác định mối quan hệ trội lặn giữa các alen này Phép lai Kiểu hình Kiểu hình của đời con Đen Bạc Màu kem Bạch tạng 1 Đen × Đen 22 0 0 7 2 Đen ×Bạch tạng 10 9 0 0 3 Kem × Kem 0 0 0 0 4 Bạc × Kem 0 23 11 12 5. Dặn dò: - Học thuộc bài đã học. - Xem trước bài 10, SGK Sinh học 12. Ngày soạn : 1/9/2011 Tiết: 10 BÀI 10 : TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN I. Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng: - Giải thích được khái niệm tương tác gen. - Biết cách nhận biết tương tác gen thong qua sự biến đổi tỉ lệ phân li kiểu hình của Menđen thông qua phép lai hai cặp tính trạng. - Giải thích được thế nào là tương tác cộng gộp và nêu được vai trò của gen cộng gộp trong việc quy định tính trạng số lượng. - Giải thích được một gen có thể quy định nhiều tính trạng khác nhau thong qua một ví dụ cụ thể. II. Thiết bị dạy học Tranh phóng to hình 10.1 và hình 10.2 SGK III. Phương pháp: Giải thích minh hoạ. III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Nêu các điều kiện cần để khi lai các cá thể khác nhau về 2 tính trạng ta thu được đời con có tỉ lệ phân li KH xấp xỉ 9:3:3:1 Câu hỏi: Giả sử gen A : quy định hạt vàng, a: hạt xanh B: quy định hạt trơn, b: hạt nhăn Giáo án Sinh học 12 CB 31
  • 32. Tổ Lý – Hoá - Sinh Hãy viết sơ đồ của phép lai P: AaBb x AaBb Xác định kết quả KG, KH ở F1 trong trường hợp các gen PLĐL 3. Bài mới: GV nêu vấn đề : trong thực tế đã gặp trường hợp 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST nhưng không phải trội lặn hoàn toàn mà chúng tương tác với nhau để cùng quy định 1 tính trạng hoặc 1 cặp gen có thể quy định nhiều cặp tính trạng → tương tác gen. Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Tìm hiểu khái niệm tương tác gen: GV yêu cầu HS đọc SGK ? Tương tác gen là gì ? ? Sự tương tác giữa các alen thuộc các gen khác nhau thực chất là gì. * Tìm hiểu tương tác bổ sung: GV yêu cầu học sinh đọc mục I.1 SGK tìm hiểu thí nghiệm. ? Mô tả thí nghiệm ở SGK. ? Hãy nhận xét thí nghiệm trên dựa vào số kiểu tổ hợp, số cặp gen quy định cặp tính trạng đang xét. ? So sánh với hiện tượng trong quy luật của Menđen ( Giống số kiểu tổ hợp, số loại và tỉ lệ kiểu gen, khác tỉ lệ phân li KH ở F2 ) *? Hãy giải thích sự hình thành tính trạng màu hoa. ( dựa vào tỉ lệ phân li KG trong quy luật phan li của Menđen *GV yêu cầu HS tham khảo sơ đồ lai trong SGK và viết theo thí nghiệm trên. I.Tương tác gen - Là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành kiểu hình. - Thực chất là sự tương tác giữa các sản phẩm của chúng ( prôtêin) để tạo kiểu hình. 1. Tương tác bổ sung: * Thí nghiệm Lai các cây thuộc 2 dòng thuần hoa trắng→ F1 toàn cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn. F2 có tỷ lệ KH 9 đỏ : 7 trắng * Nhận xét - F2 có 16 kiểu tổ hợp, chứng tỏ F1 cho 4 loại giao tử → F1 chứa 2 cặp gen dị hợp quy định 1 tính trạng→ có hiện tượng tương tác gen. * Giải thích: - Sự có mặt của 2 alen trội nằm trên 2 NST khác nhau quy định hoa đỏ (A-B-) - Khi chỉ có 1 trong 2 gen trội hoặc không có gen trội nào quy định hoa màu trắng ( A- bb, aaB-, aabb ) * Viết sơ đồ lai kiểm chứng: PTC: Hoa trắng 1 x Hoa trắng 2 AAbb ↓ aaBB G: Ab aB F1: AaBb (100% Hoa đỏ) F1x F1: Hoa đỏ x Hoa đỏ AaBb ↓ AaBb G: 4 1 AB: 4 1 Ab: 4 1 Ab: 4 1 ab 4 1 AB: 4 1 Giáo án Sinh học 12 CB 32
  • 33. Tổ Lý – Hoá - Sinh GV: Thực tế hiện tượng tương tác gen là phổ biến, hiện tượng 1 gen quy định 1 tính trạng theo Menđen là rất hiếm. *Tìm hiểu tương tác cộng gộp: HS đọc khái niệm mục I.2 SGK GV hướng dẫn hs quan sát hình 10.1 phân tích và đưa ra nhận xét ? Hình vẽ thể hiện điều gì. ? So sánh khả năng tổng hợp sắc tố ở những cơ thể mà KG chứa từ 0 đế 6 gen trội ) ? Nếu số lượng gen quy định 1 tính trạng tăng lên thì hình dạng đồ thị sẽ như thế nào * Nếu sơ đồ lai như trường hợp tương tác bổ sung và phân li độc lập, tỉ lệ phân li KH như thế nào trong trường hợp tương tác cộng gộp ? (tỷ lệ 1:4:6:4:1 thay cho 9:7 hoặc 9:3:3:1) ? *Theo em những tính trạng loại nào ( số lượng hay chất lượng) thường do nhiều gen quy định? Cho VD ? Nhận xét ảnh hưởng của môi trường sống đối với nhóm tính trạng này? Ứng dụng trong sản xuất chăn nuôi trồng trọt. * Tìm hiểu tác động đa hiệu của gen *HS đọc mục II nêu khái niệm tác động đa hiệu của gen? Cho VD minh hoạ. *GV hướng dẫn hs nghiên cứu hinh 10.2 ? Hình vẽ thể hiện điều gì Tại sao chỉ thay đổi 1 nu trong gen lại có thể gây ra nhiều rối loạn bệnh lí đến thế? - Hãy đưa ra kết luận về tính phổ biến của hiện tượng tác động gen đa hiệu với hiện tượng 1 gen quy định 1 tính trạng ( Hiện tượng 1 gen quy định nhiều tính trạng là phổ biến ) *** Phát hiện 1 gen quy định nhiều tính trạng có ý nghĩa gì trong chọn giống? cho ví Ab: 4 1 Ab: 4 1 ab F2: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng 2. Tương tác cộng gộp: * Khái niêm: Khi các alen trội thuộc 2 hay nhiều lôcut gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi alen trội ( bất kể lôcut nào) đều làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình lên một chút. * Ví dụ: Màu da của người do ít nhất 3 gen (A, B và C nằm trên 3 cặp NST tương đồng khác nhau quy định) tương tác cộng gộp. + KG càng có nhiều gen trội thì khả năng tổng hợp sắc tố mêlanin càng cao , da càng đen, không có gen trội nào thì da trắng nhất. * Những tính trạng số lượng thường do nhiều gen quy định, chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường: sản lượng sữa. khối lượng , số lượng trứng II. Tác động đa hiệu của gen: * Khái niệm: Là hiện tượng 1 gen tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau *Ví dụ: Ở người, gen HbA quy định tổng hợp chuỗi β- hemoglobin bình thường gồm 146 aa. Gen đột biến HbS cũng quy định chuỗi β- hemoglobin gồm 146 aa nhừn khác aa ở vị trí số 6. Hậu quả hồng cầu hình liềm trở thành hình dĩa lõm 2 mặt nên làm xuất hiện hang loạt rối loạn bệnh lí trong cơ thể. Giáo án Sinh học 12 CB 33
  • 34. Tổ Lý – Hoá - Sinh dụ minh hoạ? *** Tương tác gen đa hiệu có phủ nhận học thuyết của Menđen không? tại sao? 4. Củng cố: 1. Cách nhân biết tương tác gen: lai 1 cặp tính trạng mà cho tỷ lệ kiểu hình ở con lai bằng hoặc biến dạng của 9:3:3:1,tổng số kiểu tổ hợp là 16 2. Hãy chọn câu trả lời đúng Thế nào là đa hiêu gen a.Gen tạo ra nhiều loại mA RN b Gen điều khiển sự hoạt động của gen khác c. Gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng d. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả cao 5. Dặn dò: - Học thuộc bài đã học. - Xem trước bài 11, SGK Sinh học 12. Ngày soạn: 5/9/2011 Tiết: 11 BÀI 11 : LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN Giáo án Sinh học 12 CB 34 TB hồng cầu bình thường TB hồng cầu hình lưỡi liềm.
  • 35. Tổ Lý – Hoá - Sinh I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh có khả năng: - Nhận biết được hiện tượng liên kết gen. - Giải thích được cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen. - Nêu được ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen. II.Thiết bị dạy học: Phiếu học tập. Sơ đồ lai viết trên giấy A0. III. Phương pháp: Thảo luận nhóm Vấn đáp Giải thích minh hoạ. IV. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: GV yêu cầu HS làm bài tập sau: Cho ruồi giấm thân xám ,cánh dài lai với thân đen cánh cụt được F1 toàn thân xám, cánh dài. Tiếp tục đem con đực F1 lai với con cái thân đen cánh ngắn thì có kết quả như thế nào? Biêt V: xám, b: đen, V: dài, v: cụt Hoạt động của thấy và trò Nội dung GV phát phiếu học tập 1 và yêu cầu HS nghiên cứu và hoàn thành phiếu học tập, sau đó ghi kết quả lên SĐL chuẩn bị sẵn của GV. Sau đó GV thông báo kết quả thí nghiệm của Moocgan, và yêu cầu HS so sánh hai kết quả và rút ra nhận xét về số cặp tính trạng đem lai, số loại giao tử ở F1. Sau đó, GV yêu cầu HS nhận xét: hai cặp gen quy định 2 cặp tính trạng có thể nằm trên mấy cặp gen ? Từ nhận xét của HS GV thông báo: trên thực tế có nhiều trường hợp nhiều gen cùng nằm trên một cặp NST di truyền cùng nhau → LKG. * Tìm hiểu Liên kết gen: GV nêu câu hỏi: Thế nào là liên kết gen? ? Trong tế bào, số nhóm gen lien kết được tính như thế nào. *Một loài có bộ NST 2n= 24 có bao I. Liên kết gen: - Khái niệm: các gen trên cùng một NST luôn di truyền cùng nhau được gọi là một nhóm gen liên kết. Giáo án Sinh học 12 CB 35
  • 36. Tổ Lý – Hoá - Sinh nhiêu nhóm gen liên kết. n =12 vậy có 12 nhóm gen liên kết GV nêu lại thí nghiệm của Moocgan, yêu cầu học sinh nhận xét thí nghiệm. ? So sánh số tổ hợp của LKG với số tổ hợp trong trường hợp gen phân li độc lập. GV yêu cầu HS xác định kiểu gen của thế hệ P và viết SĐL từ P → F2. GV phát phiếu học tập 2 và yêu cầu HS hoàn thành. GV thông báo kết quả thu được trong thí nghiệm của Moocgan, yêu cầu HS so sánh và rút ra nhận xét. *GV : có phải các gen trên 1 NST lúc nào cũng di truyền cùng nhau ? GV mô tả thí nghiệm của Moocgan. - Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng NST trong bộ NST đơn bội. Ví dụ: ruồi giấm 2n = 8, có 4 nhóm gen liên kết. 1. Thí nghiệm: 2. Nhận xét : - Phép lai hai cặp tính trạng. - Lai phân tích Fb có hai tổ hợp. - F1 chỉ tạo ra 2 loại giao tử. → hai cặp gen nằm trên một cặp NST di truyền liên kết gen. - Số kiểu tổ hợp giảm, số kiểu hình giảm, do các gen trên cùng 1 NST luôn đi cùng nhau trong quá trình sinh giao tử, hạn chế sự tổ hợp tự do của các gen * Sơ đồ lai: bảng giấy Ao. II. Hoán vị gen 1. Thí nghiệm của Moogan và hiện tượng hoán vị gen: * Nội dung thí nghiệm: Giáo án Sinh học 12 CB 36
  • 37. Tổ Lý – Hoá - Sinh Hoạt động: * HS nghiên cứu thí nghiệm của Moocgan trên ruồi giấm thảo luận nhóm và nhận xét kết quả về - Số loại kiểu hình : - Tỉ lệ kiểu hình : GV chiếu sơ đồ cơ chế hiện tượng HVG, yêu cầu hoàn thành phiếu học tập. HS quan sát hình thảo luận: ? Sơ đồ mô tả hiện tượng gì , xảy ra như thế nào ? Có phải ở tất cả các crômatit của cặp NST tương đồng không ( Chú ý vị trí phân bố của gen trên mỗi NST ban đầu và sau khi xảy ra hiện tượng đó ) ? Hiện tượng diễn ra vào kì nào của phân bào giảm phân? Kết quả của hiện tượng? ? Tại sao tấn số HVG không vượt quá 50% *GV : Em hãy nhận xét về sự tăng giảm số tổ hợp ở LKG và đưa ra kết luận ( giảm số kiểu tổ hợp ). Từ đó nêu ý nghĩa của hiện tượng LKG đặc biệt trong chọn giống vật nuôi cây trồng *GV: nhận xét sự tăng giảm số kiểu tổ hợp ở HVG và đưa ra kết luận ( tăng số * Nhận xét: - Số loại kiểu hình : 4 - Tỉ lệ kiểu hình : 0,415 : 0,415 : 0,085 : 0,085 # 1 : 1 : 1 : 1 - ♂ thân đen, cánh cụt chỉ cho 1 loại giao tử, vậy ♀ F1 phải cho 4 loại giao tử với tỉ lệ 0,415 : 0,415 : 0,085 : 0,085 → LKG có HVG - Thân xám, cánh dài; thân đen, cánh cụt mang kiểu hình LKG - Xám, cụt ; đen, dài mang kiểu hình HVG 2. Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen - Cho rằng gen quy định hình dạng cánh và mầu săc thân cùng nằm trên 1 NST, khi giảm phân chúng đi cùng nhau nên phần lớn con giống bố hoặc mẹ - ở một số tế bào cơ thể cái khi giảm phân xảy ra TĐC giữa các NST tương đồng khi chúng tiếp hợp dẫn đến đổi vị trí các gen xuất hiện tổ hợp gen mới ( HVG) * Cách tính tần số HVG - Bằng tỷ lệ phần trăm số cá thể có kiểu hình tái tổ hợp trên tổng số cá thể ở đời con - Tần số HVG nhỏ hơn hoặc bằng 50% không vượt quá III. Ý nghĩa của hiện tượng LKG và HVG 1. Ý nghĩa của LKG - Duy trì sự ổn định của loài. - Nhiều gen tốt được tập hợp và lưu giữ trên 1 NST, đảm bảo sự di truyền bền vững của nhóm gen quý có ý nghĩa trọng chọn giống Giáo án Sinh học 12 CB 37
  • 38. Tổ Lý – Hoá - Sinh kiểu tổ hợp) ? cho biết ý nghĩa của hiện tượng HVG *? Khoảng cách giữa các gen nói lên điều gì ( các gen càng xa nhau càng dễ xảy ra hoán vị ) * Biết tần số HVG có thể suy ra khoảng cách giữa các gen đó trên bản đồ di truyền và ngược lại 2. Ý nghĩ của HVG - Tạo nguồn biến dị tổ hợp, nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống. - Các gen quý có cơ hội được tổ hợp lại trong 1 gen. - Thiết lập được khoảng cách tương đối của các gen trên NST. đơn vị đo khoảng cách được tính bằng 1% HVG hay 1CM - Biết bản đồ gen có thể dự đoán trước tần số các tổ hợp gen mới trong các phép lai, có ý nghĩa trong chọn giống( giảm thời gian chọn đôi giao phối một cách mò mẫm ) và nghiên cứu khoa học 4. Củng cố 1. Làm thế nào để biết 2 gen đó liên kết hay phân li độc lập. 2. Ý nghĩa của LKG và HVG. 5. Dặn dò: - Học thuộc bài đã học. - Xem trước bài 12 trang 50, SGK Sinh học 12. Ngày soạn : Ngày soạn : 6/9/2011 Tiết: 12 BÀI 12 : DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh có khả năng: - Nêu được các đặc điểm di truyền của các gen nằm trên NST giới tính (X và Y). - Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cách thức di truyền của các gen nằm trên NST thường với gen nằm trên NST giới tính. - Nêu được một số ứng dụng của sự di truyền liên kết với giới tính. II. Thiết bị dạy học - Hình vẽ 12.1 , hình 12.2 trong SGK phóng to III. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Giáo án Sinh học 12 CB D ng bình thý ngạ ờ D ng tạ độ bi nế Râu ngắn Râu dài Thân xám Thân đen Mắt đỏ thẫm Mắt đỏ Cánh dài Cánh ngắn Mắt đỏ Mắt nâu 54.5 67 38
  • 39. Tổ Lý – Hoá - Sinh - Cơ sở của hiện tượng hoán vị gen? tần số HVG phụ thuộc vào điều gì? - Điều kiện đối với các gen để có thể xảy ra LKG hay HVG 2.Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV đặt vấn đề: người ta đã nhận thấy giới tính được quy định bởi 1 cặp NST gọi là NST giới tính→ GV giới thiệu bộ NST của ruồi giấm. Hoạt động 1 : tìm hiểu về NST giới tính GV cho HS quan sát hình 12.1 và trả lời câu hỏi ? Hãy cho biết đặc điểm của các gen nằm trên vùng tương đồng hoặc không tương đồng. ( Về trạng thái tồ tại của các alen, có cặp alen không? Sự biểu hiện thành kiểu hình của các gen tại vùng đó ) ? Thế nào là NST giới tính. ? NST thường và NST giới tính khác nhau như thế nào * GV hướng dẫn học sinh đọc mục I.1.b ? Bộ NST giới tính của nam và nữ có gì giống và khác nhau ? Tế bào sinh trứng giảm phân cho mấy loại trứng ** GV lưu ý HS trước khi làm các bài tập về di truyền LK với giới tính cần chú ý đến đối tượng ng/cứu và kiểu xác định đúng cặp NST giới tính của đối tượng đó *Hoạt động 2: tìm hiểu về quy luật di truyền liên kết vời giới tính -GV yêu cầu HS đọc mục I.1.a trong SGK và thảo luận về kết quả 2 phép lai thuận nghịch của Moocgan ? Kết qủa ở F1 , F2 ? Kết qua đó có gì khác so với kết quả thí nghiệm phép lai thuận nghịch của Međen. * HS quan sát hình vẽ 12.2 giải thích hình vẽ. ( gen quy định màu mắt nằm trên NST giới I. Di truyền liên kết với giới tính: 1. NST giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST: a) NST giới tính: - Là loại NST có chứa gen quy định giới tính ( có thể chứa các gen khác) - Cặp NST giới tính XX gồm 2 chiếc tương đồng, cặP XY có vùng tương đồng , có vùng không tương đồng b) Một số cở chế TB học xác đinh giới tính bằng NST: * Kiểu XX, XY - Con cái XX, con đực XY: động vật có vú,,,,, ruồi giấm, người - con cái XY, con đực XX : chim, bướm, cá, ếch nhái * Kiểu XX, XO: - Con cái XX, con đực XO: châu chấu, rệp, bọ xit - con cái XO, con đực XX : bọ nhậy 2. Di truyền liên kết với giới tính: a. Gen trên NST X: * Thí nghiệm: SGK *Nhận xét : Kết quả của 2 phép lai thuận nghịch của Moocgan là khác nhau và khác kết quả của phép lai thuận nghịch của Menđen * giải thích : Gen quy định tính trạng màu mắt chỉ có trên NST X mà không có trên Y→ vì vậy cá thể đực ( XY) chỉ cần 1 gen lặn nằm trên Giáo án Sinh học 12 CB 39
  • 40. Tổ Lý – Hoá - Sinh tính nào ?) ? Hãy nhận xét đặc điểm di truyền cua gen trên NST X ( chú ý sự di truyền tính trặng màu mắt trắng cho đời con ở phép lai thuận ) *Hoạt động 3: tìm hiểu các gen trên NST Y - HS nghiên cứu SGK nêu 1 số VD về hiện tượng di truyền của 1 só tính trạng do gen nằm trên NST Y quy định. ? Là thế nào để biết gen quy định tính trạng đang xét nằm trên Y. ? Tính chất di truyền của gen nằm trên NST Y. GV: nếu đã biết các gen trên NST giới tính X, có thể phát hiện gen trên NST X ,nếu không thấy có hiện tượng di truyền thẳng của tính trạng đang xét ( nghĩa là gen không nằm trên Y ) ? Vậy thế nào là di truyền LK với giới tính ? Ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính **Hoạt động 4 : tìm hiểu di truyền ngoài nhân GV cho HS đọc mục II phân tích thí nghiệm GV giới thiệu về ADN ngoài nhân: trong TBC cũng có 1 số bào quan chứa gen gọi là gen ngoài NST, bản chất của gen ngoài NST cũng là AND. ? Hãy nhận xét đặc điểm biểu hiện kiểu hình của F1 so với KH của bố mẹ trong 2 phép lai thuận nghịch ? Hãy giải thích hiện tượng trên. NST X đã biểu hiện ra KH * Đặc điểm di truyền của gen trên NST X: di truyền chéo b) gen trên NST Y: VD : người bố có túm lông tai sẽ truyền đặc điểm này cho tất cả các con trai mà con gái thì không bị tật này. * Giải thích : gen quy định tính trạng nằm trên NST Y, không có alen tương ứng trên X→ Di truyền cho tất cả cá thể mang kiểu gen XY trong dòng họ * Đặc điểm : di truyền thẳng c) Khái niệm: Di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng di truyền các tính trạng mà các gen xác định chúng nằm trên NST giới tính. d) Ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính: - Điều khiển tỉ lệ đực cái theo ý muốn trong chăn nuôi trồng trọt - Nhận dạng được đực cái từ nhỏ đẻ phân loại tiện cho việc chăn nuôi - Phát hiện được bệnh do rối loạn cơ chế phân li, tổ hợp của cặo NST giới tính II. Di truyền ngoài nhân 1. Hiện tượng: - Thí nghiệm của Coren 1909 với 2 phép lai thuận nghịch trên đối tượng cây hoa bốn giờ. - F1 luôn có KH giống bố mẹ * Giải thích: - Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà không truyền TBC cho trứng, do vậy các gen nằm trong TBC ( trong ty thể hoặc lục lạp ) chỉ được mẹ truyền cho qua TBC của trứng. Giáo án Sinh học 12 CB 40
  • 41. Tổ Lý – Hoá - Sinh ? Di truyền qua nhân có đặc điểm gì ? Kết quả thí nghiệm này có gì khác so với phép lai thuận nghịch ở thí nghiệm phát hiện di truyền liên kết với giới tính và PLĐL của Menđen ? Từ nhận xét đó đưa ra pp xác định quy luật di truyền cho mỗi trường hợp trên *? Hiện tượng di truyền theo dòng mẹ được giải thích như thế nào? * Đặc điểm di truyền ngoài nhân: - Các tính trạng di truyền qua TBC được di truyền theo dòng mẹ. - Các tính trạng di truyền qua TBC không tuân theo các định luật chặt chẽ như sự di truyền qua nhân. ** Phương pháp phát hiện quy luật di truyền - DT liên kết với giới tính: kết qủa 2 phép lai thuận nghịch khác nhau - DT qua TBC : kết quả 2 phép lai thuận nghịch khác nhau và con luôn có KH giống mẹ - DT phân li độc lập: kết quả 2 phép lai thuân nghịch giống nhau 4.Củng cố: - Nếu kết quả của phép lai thuận nghịch khác nhau ở 2 giới (ở loài có cơ chế xác định giới tính kiểu XX,XY thì kết luận nào dưới đây là đúng a. Gen quy định tính trạng nằm trên NST X b. Gen quy định tính trạng nằm tring ti thể c. Gen quy định tính trang nằm trên NST Y d. Không có kết luận nào trên đúng 5. Bài tập: Bệnh mù màu đỏ - xanh lục ở người do 1 gen lặm nằm trên NST Y quy định, một phụ nữ bình thường có em trai bị bệnh mù màu lấy 1 người chồng bình thường, xác suất cặp vợ chồng này sinh con trai đầu lòng bình thường là bao nhiêu? Biết bố mẹ của cặp vợ chồng này không bị bệnh. Giáo án Sinh học 12 CB 41
  • 42. Tổ Lý – Hoá - Sinh Ngày soạn : 7/9/2011 Tiết: 13 BÀI 13 : ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN I.Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng: - Hình thành khái niệm về mức phản ứng, sự mềm dẻo về kiểu hình và ý nghĩa của chúng. - Thấy được vai trò của kiểu gen và vai trò cua môi trường đối với kiểu hình - Nêu được mối qua hệ giữa kiểu gen , môi trường trong sự hình thành tính trạng cỉa cơ thể sinh vật và ý nghĩa của mối quan hệ đó trong sản xuất và đời sống - Hình thành năng lực khái quát hoá. II. Thiết bị dạy học - Hình 13 trong SGK phóng to. III. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: - Đặc điểm di truyền của gen liên kết với giới tính. - Tại sao có hiện tượng con sinh ra luôn giống mẹ. 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV : Tính trạng trên cơ thể sinh vật là do gen quy định có hoàn toàn đúng hay không ? HS đọc mục I và thảo luận nhóm GV: Thực tế con đườn từ gen tới tính trạng rất phức tạp. *Hoạt động 1: tìm hiểu về sự tương tác gữa KG và MT I. Con đường từ gen tới tính trạng: Gen ( ADN) → mARN →Prôtêin → tính trạng - Qúa trình biểu hiện của gen qua nhiều bước nên có thể bị nhiều yếu tố môi trường bên trong cũng như bên ngoài chi phối II.Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường: * Hiện tượng: -Ở thỏ: + Tại vị trí đầu mút cở thể ( tai, bàn Giáo án Sinh học 12 CB 42
  • 43. Tổ Lý – Hoá - Sinh - HS đọc mục II , thảo luận và nhận xét về sự hình thành tính trạng màu lông thỏ ? Biểu hiện màu lông thỏ ở các vị trí khác nhau trên cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào ( Chú ý vai trò của KG và MT ) ? Nhiệt độ cao có ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen tổng hợp melanin như thế nào *? Từ những nhận xét trên hãy kết luận về vai trò của KG và ảnh hưởng của môi trường đến sự hình thành tính trạng GV : như vậy bố mẹ không truyền đạt cho con tính trạng có sẵn mà truyền một KG. *? Hãy tìm thêm các ví dụ về mức độ biểu hiện của KG phụ thuộc vào môi trường * Hoạt động 2: Tìm hiểu về mức phản ứng của kiểu gen HS đọc mục III thảo luận về sơ đồ hình vẽ mối qua hệ giữa 1 KG với các MT khác nhau trong sự hình thành các KH khác nhau ? Vậy mức phản ứng là gì. ? Tìm 1 hiện tượng thực tế trong tự nhiên để minh hoạ. ( VD: KH của con tắc kè hoa thay đổi theo môi trường) GV : mỗi KG có mức phản ứng khác nhau *? Mức phản ứng được chia làm mấy loại. ? Đặc điểm của từng loại. **? Giữa tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng thì loại nào có mức phản ứng rộng hơn? hãy chứng minh ( HS lấy VD: ở gà - Nuôi bình thường: 2kg, lông vàng - Nuôi tốt : 2.5kg, lông vàng - Nuôi rất tôt : 3kg, lông vàng - Nuôi không tốt: 1kg → Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến P nhưng ít ảnh hưởng đến màu lông) *? Có thể dễ dàng xác định mức phản ứng chân, đuôi, mõm) có lông màu đen + Ở những vị trí khác lông trắng muốt * Giải thích: - Tại các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nên có khả năng tổng hợp được sắc tố mêlanin làm cho lông màu đen. - Các vùng khác có nhiệt độ cao hơn không tổng hợp mêlanin nên lông màu trắng. → Làm giảm nhiệt độ thì vùng lông trắng sẽ chuyển sang màu đen. • Kết luận : - Môi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của KG III. Mức phản ứng của KG 1. Khái niệm: Tập hợp các kiểu hình của cùng 1 KG tương ứng với các môi trườnghác nhau gọi là mức phản ứng cua 1 KG VD:Con tắc kè hoa - Trên lá cây: da có hoa văn màu xanh của lá cây - Trên đá: màu hoa rêu của đá - Trên thân cây: da màu hoa nâu 2. Đặc điểm: - Mức phản ứng do gen quy định, trong cùng 1 KG mỗi gen có mức phản ứng riêng. - Có 2 loại mức phản ứng: mức phản ứng rộng và mức phản ứng hẹp, mức phản ứng càng rộng sinh vật càng dễ thích nghi. - Di truyền được vì do KG quy định - Thay đổi theo từng loại tính trạng 3. Phương pháp xác định mức phản ứng: ( * Để xác định mức phản ứng của 1 kiểu gen cần phải tạo ra các cá thể sinh vật có cùng 1 kiểu hình, với cây sinh sản sinh dưỡng có thể xác đinh MPU bằng cách cắt đồng loạt cành của cùng 1 cây đem trồng và theo dõi đặc điểm của chúng ) 4. Sự mềm dẻo về kiểu hình: * Hiện tượng một KG có thể thay đổi KH trước những điều kiện MT khác nhau gọi là sự mềm dẻo về KH. Giáo án Sinh học 12 CB 43
  • 44. Tổ Lý – Hoá - Sinh của một KG hay không. ? Hãy đề xuất 1 phương pháp để xác định mức phản ứng của một KG - Do sự tự điều chỉnh về sinh lí giúp sv thích nghi với những thay đổi của MT. - Mức độ mềm dẻo về kiểu hình phụ thuộc vào KG. - Mỗi KG chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong 1 phạm vi nhất định. IV.Củng cố - Nói : cô ấy được mẹ truyền cho tính trạng má lúm đồng tiền có chính xác không? Tại sao ? Nếu cần thì phải sửa lại câu nói đó như thế nào ? - Tại sao các nhà khoa học khuyên nông dân không n ên trồng 1 giống lúa duy nhất trên một diện tích rộng trong 1 vụ ( cho dù đó là giống có năng suất cao) - Tại sao cần đặc biệt quan tâm đế bà mẹ khi mang thai. Ngày soạn: 9/9/2011 Tiết: 14 BÀI 14 : THỰC HÀNH LAI GIỐNG I. Mục tiêu: Giáo án Sinh học 12 CB 44
  • 45. Tổ Lý – Hoá - Sinh - Học sinh làm quen với các thao thác lai hữu tính, biết cách bố trí thí nghiệm thực hành lai giống, đánh giá kết qua thí nghiệm bằng phương pháp thống kê - Thực hiện thành công các bước tiên hành lai giống trên 1 số đối tượng cây trồng ở địa phương II. Chuẩn bị: 1. Vật liệu và dụng cụ cần thiết: - Cây cà chua bố mẹ - Kẹp, kéo, kim mũi mác, đĩa kính đồng hồ, bao cách li, nhãn, bút chì, bút lông, bông ,hộp pêtri. 2. Chuẩn bị cây bố mẹ: - Chọn giống: chọn các giống cây khác nhau rõ ràng về hình dạng hoặc màu sắc quả để có thể phân biệt dể dàng bằng mắt thường. - Gieo hạt những cây dùng làm bố trước những cây dùng làm mẹ từ 8 đến 10 ngày. - Khi cây bố ra hoa thì tỉa bớt số hoa trong chùm và ngắt bỏ những quả non để tập trung lấy phấn được tốt. - Khi cây mẹ ra được 9 lá thì bấm ngọn và chỉ để 2 cành, mỗi cành lấy 3 chùm hoa, mỗi chùm hoa lấy từ 3 đến 5 quả. III.Cách tiến hành: 1. GV hướng dẫn thực hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung *GV nêu câu hỏi: ? Tại sao phải gieo hạt những cây làm bố trước những cây làm mẹ? Mục đích của việc ngắt bỏ những chùm hoa và quả non trên cây bố, bấm ngọn và ngắt tỉa cành, tỉa hoa trên cây mẹ GV hướng dẫn HS thực hiện thao tác khử nhị trên cây mẹ ? Tại sao cần phải khử nhị trên cây mẹ GV thực hiện mẫu : kỹ thuật chọn nhị hoa để khử, các thao tác khi khử nhị. GV nêu câu hỏi: * Mục đích của việc dùng HS nghiên cứu trả lời câu hỏi của GV. HS lắng nghe GV hướng dẫn, ghi chép để thực hiện. HS quan sát thao tác của GV, ghi nhớ và thực hiện. HS nghiên cứu trả lời câu hỏi. 1. Khử nhị trên cây mẹ: - Chọn những hoa còn là nụ có màu vàng nhạt để khử nhị ( hoa chưa tự thụ phấn). - Dùng kim mũi mác tách 1 bao phấn ra nếu phấn còn là chất trắng sữa hay màu xanh thì được. Nếu phấn đã là hạt màu trắng thì không được. - Dùng ngón trỏ và ngón cái của tay để giữ lấy nụ hoa - Tay phải cầm kẹp tách bao hoa ra, tỉa từng nhị một , cần làm nhẹ tay tránh để đầu nhuỵ và bầu nhuỵ bị thương tổn. - Trên mỗi chùm chọn 4 đến 6 hoa cùng lúc và là những hoa mập để khử nhị, cắt tỉa bỏ những hoa khác. - Bao các hoa đã khử nhị bằng bao cách li. 2. Thụ phấn: - Chọn những hoa đã nở xoà, Giáo án Sinh học 12 CB 45
  • 46. Tổ Lý – Hoá - Sinh bao cách li sau khi đã khử nhị ? * GV hướng dẫn học sinh chọn hoa trên cây mẹ để thụ phấn. GV thực hiện các thao tác mẫu. + Không chọn những hoa đầu nhuỵ khô, màu xanh nhạt nghĩa là hoa còn non, đầu nhuỵ màu nâu và đã bắt đầu héo thụ phấn không có kết quả. + Có thể thay bút lông bằng những chiếc lông gà. GV hướng dẫn học sinh phương pháp thu hoạch và cất giữ hạt lai. * GV hướng dẫn học sinh nghiên cứu phương pháp xử lý kết quả lai theo phương pháp thống kê được giới thiệu trong sách giáo khoa. Việc xử lý thống kê không bắt buộc học sinh phải làm nhưng gv nên hướng dẫn hs khá giỏi yêu thích khoa học kiểm tra đánh giá kết quả thí nghiệm và thông báo cho toàn lớp HS lắng nghe hướng dẫn của GV, ghi chép và quan sát thao tác thực hiện. HS lắng nghe hướng dẫn của GV, ghi chép và quan sát thao tác thực hiện. HS ghi chép và nghiên cứu SGK để xử lí thống kê. đầu nhị to màu xanh sẫm, có dịch nhờn. - Thu hạt phấn trên cây bố: chọn hoa vừa nở, cánh hoa và bao phấn vàng tươi, khi chín hạt phấn chín tròn và trắng. - Dùng kẹp ngắt nhị bỏ vào đĩa đồng hồ. - Dùng bút lông chà nhẹ trên các bao phấn để hạt phấn bung ra. -Dùng bút lông chấm hạt phấn cây bố lên đầu nhuỵ hoa của cây mẹ đã khử nhị. - Bao chùm hoa đã thụ phấn bằng túi cách li, buộc nhãn, ghi ngày và công thức lai. 3.Chăm sóc và thu hoạch - Tưới nước đầy đủ. - Khi quả lai chín thì thu hoạch, cẩn thận tránh nhầm lẫn các công thức lai. - Bổ từng quả trải hạt lên tờ giấy lọc ghi công thức lai và thứ tự quả lên tờ giấy đó. - Phơi khô hạt ở chổ mát khi cầ gieo thì ngâm tờ giấy đó vào nước lã hạt sẽ tách ra. 4. Xử lí kết qủa lai: Kết qủa thí nghiệm được tổ hợp lại và xử lí theo phương pháp thống kê 2. Học sinh thực hành: - Từng nhóm học sinh tiến hành thao tác theo hướng dẫn. - GV quan sát và chỉnh sửa thao tác sai của HS. - HS ghi nhận kết quả thực hành để viết báo cáo. 3. Viết báo cáo: Giáo án Sinh học 12 CB 46
  • 47. Tổ Lý – Hoá - Sinh Học sinh viết báo cáo về các bước tiến hành thí nghiệm và kết quả nhận được. IV. Dặn dò: - Nộp báo cáo vào tuần sau. - Chuẩn bị bài tập chương I. ________________________________________ Ngày soạn: 10/9/2011 Tiết: 15 Bài 15 : BÀI TẬP CHƯƠNG I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần: - Khắc sâu các kiến thức đã học về phần di truyền, cơ chế di truyền và biến dị. - Biết cách giải một số bài tập cơ bản về cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử và cấp độ tế bào. - Biết cách giải một số bài tập cở bản về quy luật di truyền. II. Tiến trình tổ chức bài học: 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tường trình về quy trình thực hành lai giống của học sinh. 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung *Hoạt động 1: khái quát đặc điểm gen, cơ chế tự sao, phiên mã, dịch mã: GV: khái quát nội dung kiến thức và cho học sinh xây dựng các công thức. HS lắng nghe câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ của GV viên, thảo luận nhóm nhanh và trả lời. 1. Cấu trúc của gen, phiên mã dịch mã: - Mỗi gen có 1 mạch chứa thông tin gọi là mạch khuôn. - Các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục, phần lớn các gen ở sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không Giáo án Sinh học 12 CB 47
  • 48. Tổ Lý – Hoá - Sinh Câu hỏi: ? Mã di truyền là gì ? ? Cho biết bộ ba mở đầu, bộ ba kết thúc. ? Khối lượng phân tử trung bình của mỗi nuclêôtit là bao nhiêu ? ? Chiều dài mỗi nu là bao nhiêu ? * Công thức tính toán số nu của từng loại trong ADN + Công thức tính sô nu môi trường nội bào cung cấp khi gen tự sao n đợt. + Công thức tính số nu môi trường cung cấp khi gen sao mã k đợt. + Mối quan hệ giữa các đại lượng giữa ADN, ARN và Prôtêin mối tương quan giữa tự sao, sao mã, dịch mã có thể biểu diễn qua sơ đồ nào ? - GV: cho HS trình bày các cách giải bài tập khác nhau, sau đó tự HS phân tích cách nào là dễ nhận biết và nhanh cho kết quả nhất - GV: lưu ý HS các vấn đề sau: + Đọc kĩ thông tin và yêu cầu của đề bài. + Tìm mối liên hệ giữa - Mã di truyền là mã bộ 3. HS trả lời nhanh câu hỏi của GV. - Mỗi nu có khối lượng phân tử trung bình là 300đvC. - Mỗi nu có chiều dài bằng 3,4A0 . HS ghi công thức. - HS dựa vào kiến thức đã học nêu sơ đồ mối tương quan giữa các quá trình tự sao, phiên mã và dịch mã. HS lắng nghe và ghi chép những điểm cần chú ý mà GV đã nêu. liên tục. - Mã di truyền là mã bộ 3, tức là cứ 3 nuclêôtit trong AND mã hóa 1 axit amin trong phân tử prôtêin. - Bộ ba AUG là mã mở đầu, còn các bộ ba: UAA, UAG, UGA là mã kết thúc. - Công thức : + N= 300 M → M =300 × N + N= 4,3 2L → L = 2 N × 3,4A0 + Về số lượng và tỉ lệ phần trăm: A+G =T+X = 2 N A+G= T+X =50% * Cơ chế tự sao : số Nu mỗi loại môi trường cung cấp khi gen tự sao liên tiếp n đợt A’=T’= (2n -1)A =(2n -1)T G’=X’= (2n -1) G= (2n -1) X - Tổng số Nu môi trường cung cấp khi gen tự sao liên tiếp n đợt N’= (2n -1)N * Cơ chế sao mã : số ri nu mỗi loại môi trường cung cấp khi gen sao mã k đợt A=kAm, U=kUm, G=kXm, X=kXm * tương quan giữa ADN và ARN, prôtein ADN mARN protein tÝnh tr¹ng Giáo án Sinh học 12 CB 48
  • 49. Tổ Lý – Hoá - Sinh thông tin và yêu cầu của đề bài, tìm đáp số. *Hoạt động 3: Tìm hiểu đột biến gen, các dạng bài tập ĐBG * Đối với bài tập các phép lai đã cho biết tỉ lệ phân li KH -> tìm KG và sơ đồ lai thì ta phải tiến hành các bước sau: + Xác định tính trạng đã cho là do 1 hay nhiều gen quy định ? + Vị trí của gen có quan trọng hay không? (gen quy định tính trạng nằm trong nhân hay trong tế bào chất? Nếu trong nhân thì trên NST thường hay NST giới tính ?) + Nếu 1 gen quy định 1 tính trạng thì gen đó là trội hay lặn, nằm trên NST thường hay NST giới tính? + Nếu đề bài ra liên quan đến 2 hoặc nhiều gen thì xem các gen phân li độc lập hay liên kết với nhau ? Nếu liên kết thì tần số hoán vị gen bằng bao nhiêu? + Nếu 2 gen cùng quy định 1 tính trạng thì dấu hiệu nào chứng tỏ điều đó? Kiểu tương tác gen đó là gì? HS lắng nghe và ghi chép những điểm cần chú ý mà GV đã nêu. HS nghiên cứu câu hỏi trả lời câu hỏi của GV. HS nêu cơ chế đột biến NST. HS nêu hậu quả của đột biến NST. 2. Đột biến gen: - Thay thế nuclêôtit này bằng nuclêôtit khác, dẫn đến biến đổi codon này thành codon khác, nhưng: + Vẫn xác định axit amin cũ -> đột biến đồng nghĩa + Xác định axit amin khác -> đồng biến khác nghĩa + Tạo ra codon kết thúc -> đột biến vô nghĩa - Thêm hay bớt 1 nulclêôtit -> đột biến dịch khung đọc 3. Đột biến NST: - Sự biến đổi số lượng NST có thể xảy ra ở 1 hoặc vài cặp NST tương đồng -> lệch bội, hay tất cả các cặp NST tương đồng -> đa bội - Cơ chế: do sự không phân li của các cặp NST trong phân bào - Các thể đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh sản bình thường; các thể tứ bội chỉ tạo ra các giao tử lưỡng bội có khả năng sống do sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân. * HƯỚNG DẪN GIẢI CÁC BÀI TẬP TRONG SGK: Bài tập chương 1: 1. a) 3’ … TAT GGG XAT GTA ATG GGX …5’ (mạch khuôn có nghĩa của gen ) Giáo án Sinh học 12 CB 49
  • 50. Tổ Lý – Hoá - Sinh 5’ … ATA XXX GTA XAT TAX XXG …3’ (mạch bổ sung ) 5’ … AUA XXX GUA XAU UAX XXG…3’ (mARN ) b) Có 18/3 = 6 codon trên mARN c) Các bộ ba đối mã của tARN đối với mỗi codon: UAU , GGG, XAU, GUA, AUG, GGX 2. Đoạn chuỗi polipeptit : Arg Gly Ser Phe Val Asp Arg mARN 5’ AGG GGU UXX UUX GUX GAU XGG 3’ ADN mạch khuôn 3’ TXX XXA AGG AAG XAG XTA GXX 5’ mạch bổ sung 5’ AGG GGT TXX TTX GTX GAT XGG 3’ 3. Từ bảng mã di truyền: a) Các cođon GGU, GGX, GGA, GGG trong mARN đều mã hóa glixin b) Có 2 cođon mã hóa lizin: - Các cođon trên mARN : AAA, AAG - Các cụm đối mã trên tARN: UUU, UUX c) Cođon AAG trên mARN được dịch mã thì lizin được bổ sung vào chuỗi polipeptit. Ngày soạn: 20/9/2011 Tiết:17 BÀI 16: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần: - Giải thích được thế nào là một quần thể sinh vật cùng các đặc trưng di truyền của quần thể. - Biết cách tính tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể. - Nêu được xu hướng thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần. - Vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất chăn nuôi. II. Phương tiện dạy học: Bảng 1: Sự biến đổi tỉ lệ thể dị hợp và thể đồng hợp trong quần thể tự thụ phấn Thế hệ Tỷ lệ KG đồng hợp Tỷ lệ KG dị hợp Kiểu gen 0 0 100(1) Aa 1 2 3 ………. 50% (1- 1/2) 75% 87,5% 50%(1/2) 25% 12,5% n Bảng 16 sách giáo khoa. Giáo án Sinh học 12 CB 50