SlideShare a Scribd company logo
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
            Chương 1 - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
                                         NỘI DUNG ÔN TẬP
              1. Vấn đề cơ bản về văn hóa
              1.1. Khái niệm văn hóa
              1.2. Vai trò của văn hóa
              1.3. Chức năng của văn hóa
              2. Văn hóa kinh doanh
              2.1. Khái niệm văn hóa kinh doanh
              2.2. Vai trò của văn hóa kinh doanh
              2.3. Nhân tố tác động đến văn hóa kinh doanh
              3. Giới thiệu chung về văn hóa doanh nghiệp
              3.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
              3.2. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp
              3.3. Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp- Theo quan điểm của Edgar Henry Schein
              3.4. Các loại hình văn hóa doanh nghiệp theo sự phân cấp quyền lực


     1. Vấn đề cơ bản về văn hóa
     1.1. Khái niệm văn hóa
        “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn,
vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa
đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị,
truyền thống và đức tin” (UNESCO, 2002)
     1.2. Vai trò của văn hóa
       - Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển XH bởi VH chi phối toàn bộ hoạt động của con
người, cung cấp năng lượng tinh thần cho con người, làm cho con người ngày càng hoàn thiện.
     Con người tồn tại, không chỉ cần những sản phẩm vật chất mà còn có nhu cầu hưởng thụ sản
phẩm văn hóa tinh thần, con người và xã hội loài người càng phát triển thì nhu cầu văn hóa tinh
thần đòi hỏi ngày càng cao. Đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần đó chính là đảm bảo sự phát triển
ngày càng nhiều của cải vật chất cho con người và xã hội.


VHDN                                     Page 1                            4/12/2013
- Văn hóa là động lực của sự phát triển XH bởi VH khơi dậy và nhân lên mọi tiềm năng
sáng tạo, huy động sức mạnh nội sinh to lớn trong con người đóng góp vào sự phát triển XH.
     Trước đây, để phát triển kinh tế, người ta thường nhấn mạnh và khai thác yếu tố lao động
của con người cho sự phát triển. Ngày nay, trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ hiện đại, yếu tố quyết định cho sự phát triển là trí tuệ, là thông tin, là sáng tạo và đổi mới
không ngừng nhằm tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu đa
dạng và phong phú của mỗi người cũng như của toàn xã hội.
         - Văn hóa là linh hồn và hệ điều tiết của sự phát triển XH bởi VH phát huy mặt tích
cực, hạn chế mặt tiêu cực, bảo đảm cho sự phát triển được hài hòa, cân đối, lâu bền.
     Trong nền kinh tế thị trường:
     •          Một mặt, văn hóa dựa vào chuẩn mực của nó là chân, thiện, mỹ (cái đúng, cái tốt,
cái đẹp) để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ
thuật, nâng cao tay nghề, sản xuất hàng hóa với số lượng ngày càng nhiều với chất lượng ngày
càng cao, đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng lên của xã hội
     •          Mặt khác, văn hóa sử dụng sức mạnh của các giá trị truyền thống, của đạo lý, dân
tộc để hạn chế xu hướng tiêu cực của hàng hóa và đồng tiền.
     1.3. Chức năng của văn hóa
         - Chức năng giáo dục: Làm cho con người dần dần có những phẩm chất và năng lực
theo những chuẩn mực xã hội đề ra.
     Văn hoá thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định là truyền
thống văn hoá mà còn bằng cả những giá trị đang hình thành. Các giá trị này tạo thành một hệ
thống chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ vậy, văn hoá đóng vai trò quyết định trong việc
hình thành nhân cách ở con người, trong việc "trồng người ".
         - Chức năng nhận thức: phát huy tiềm năng và làm cho con người có những hành
động văn hóa
     Là chức năng đầu tiên, tồn tại trong mọi hoạt động văn hoá. Bởi, con người không có nhận
thức thì không thể có bất cứ một hành động văn hoá nào. Nhưng quá trình nhận thức này của con
người trong các hoạt động văn hóa lại được thông qua đặc trưng, đặc thù của văn hóa. Nâng cao
trình độ nhận thức của con người chính là phát huy những tiềm năng ở con người.


VHDN                                  Page 2                              4/12/2013
- Chức năng thẩm mỹ: phát triển sự sáng tạo của con người theo quy luật của cái đẹp
và hướng tới cái đẹp.
     Cùng với nhu cầu hiểu biết, con người còn có nhu cầu hưởng thụ, hướng tới cái đẹp. Con
người nhào nặn hiện thực theo quy luật của cái đẹp cho nên văn hóa phải có chức năng này. Nói
cách khác, văn hoá là sự sáng tạo của con người theo quy luật của cái đẹp, trong đó, văn học nghệ
thuật là biểu hiện tập trung nhất sự sáng tạo ấy. Với tư cách là khách thể của văn hóa, con người
tiếp nhận chức năng này của văn hóa và tự thanh lọc mình theo hướng vươn tới cái đẹp và khắc
phục cái xấu trong mỗi người .
       - Chức năng giải trí: giúp cho con người phát triển toàn diện và lao động sáng tạo có
hiệu quả hơn.
     Trong cuộc sống, ngoài hoạt động lao động và sáng tạo, con người còn có nhu cầu giải trí.
Các hoạt động văn hoá, câu lạc bộ, bảo tàng, lễ hội, ca nhạc,... sẽ đáp ứng được các nhu cầu ấy.
Như vậy, sự giải trí bằng các hoạt động văn hoá là bổ ích, cần thiết, góp phần giúp cho con người
lao động sáng tạo có hiệu quả hơn và giúp con người phát triển toàn điện.
     Với các chức năng trên, chứng tỏ văn hoá có một đời sống riêng, quy luật hoạt động riêng
nhưng lại không nằm ngoài kinh tế và chính trị. Vì sự phát triển và hoàn thiện con người và xã hội
là mục tiêu cao cả của văn hoá.
     2. Văn hóa kinh doanh
     2.1. Khái niệm văn hóa kinh doanh
       - “Văn hóa kinh doanh là toàn bộ các nhân tố văn hóa được chủ thể kinh doanh chọn
lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của
chủ thể đó”
       - Bản chất của văn hóa kinh doanh là làm cho cái lợi ích gắn bó chặt chẽ với cái đúng, cái
tốt và cái đẹp.
     2.2. Vai trò của văn hóa kinh doanh
       - Là phương thức phát triển sản xuất KD bền vững bởi chỉ với phương thức kinh doanh
có VH mới có thể kết hợp được hiệu quả cao và phát triển bền vững của chủ thể KD




VHDN                                  Page 3                                4/12/2013
- Là nguồn lực phát triển kinh doanh, thể hiện trong tổ chức và quản lý kinh doanh;
trong giao lưu, giao tiếp kinh doanh và trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của chủ thể kinh
doanh
        - Là điều kiện đẩy mạnh kinh doanh quốc tế bởi giao lưu văn hóa có thể mở ra thị
trường mới cho nhà sản xuất.
     2.3. Một số nhân tố tác động đến VHKD
        - Nền văn hóa xã hội
     VD: Văn hóa kinh doanh Mỹ đề cao chủ nghĩa cá nhân, Văn hóa kinh doanh Nhật đề cao
chủ nghĩa tập thể.
        - Thể chế xã hội ( thể chế chính trị, kinh tế, hành chính, văn hóa, các chính sách của chính
phủ….)
        - Sự khác biệt và giao lưu văn hóa
        - Quá trình toàn cầu hóa
        - Khách hàng
     3. Giới thiệu chung về văn hóa doanh nghiệp
     3.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
        “Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong
doanh nghiệp học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với
môi trường xung quanh”
     3.2. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp
        - Đối với hoạt động quản lý của doanh nghiệp
        + Là công cụ, phương tiện mà qua đó nhà quản trị thực hiện công việc quản lý. Đồng thời,
VHDN ảnh hưởng đến quyết định và định hình phong cách lãnh đạo của họ
        + Tham gia vào quá trình cải biến cơ chế quản lý theo hướng tích cực và tiến bộ, tạo ra uy
tín và ảnh hưởng XH, giúp DN tự biểu hiện và khẳng định mình
        - Đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
     + Tạo động cơ
     + Phối hợp và kiểm soát
     + Giảm rủi ro trong công việc hàng ngày


VHDN                                   Page 4                              4/12/2013
+ Góp phần xây dựng khối đoàn kết
     + Tăng lợi thế cạnh tranh (…)
         - Đối với xã hội
     + VHDN liên kết và gia tăng các giá trị của từng nguồn lực, làm cho Lợi-Ích gắn chặt với
Chân-Thiện-Mỹ
     + Góp phần nâng cao chất lượng, giá trị SP hàng hóa, năng suất lao động xã hội, từ đó làm
tăng lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế
     Mục đích tối thượng của kinh doanh không phải chỉ đơn giản là kiếm tiền, nó cũng không
đơn thuần là hệ thống sản xuất và buôn bán các loại hàng hóa.
     3.3. Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp - Theo quan điểm của Edgar Henry Schein




         - Các giá trị trực quan: bao gồm những hiện tượng và sự vật mà một người có thể nhìn,
nghe và cảm nhận thấy khi tiếp xúc với một doanh nghiệp ngay cả khi có quan hệ hoặc không có
quan hệ với doanh nghiệp đó.
     •      Đặc điểm: - Ảnh hưởng bởi tính chất kinh doanh của doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ.
                       - Quan điểm của nhà lãnh đạo
                       - Dễ thay đổi và ít khi thể hiện được những giá trị thực sự của VHDN
         - Các giá trị tuyên bố: bao gồm những quy định, nguyên tắc, mục tiêu… được DN công
bố rộng rãi ra công chúng.
     •      Bao gồm: - Chiến lược dài hạn
                       - Mục tiêu
                       - Triết lý của DN
     •      Đặc điểm: - Kim chỉ nam cho mọi hoạt động của DN
                       - Được công bố rộng rãi ra công chúng

VHDN                                       Page 5                         4/12/2013
- Mang tính hữu hình vì có thể nhận biết và diễn đạt chúng rõ ràng, chính xác
            - Các giá trị nền tảng: bao gồm niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm mặc nhiên được
công nhận trong DN
        •      Bao gồm: - Những ý nghĩa, niềm tin
                          - Nhận thức của các thành viên
                          - Tính kế thừa của doanh nghiệp qua các thời kì
                          - Tồn tại thời gian dài
        VD: Các nước chậm phát triển, nghèo : Trả lương theo thâm niên
        Các nước phát triển, các nước Phương Tây : trả lương theo năng lực, sáng tạo.


        3.4. Các loại hình văn hóa doanh nghiệp - Theo sự phân cấp quyền lực
            + Mô hình văn hóa nguyên tắc là loại hình VHDN dựa trên những nguyên tắc và quy
định. Phù hợp với những DN có quy mô tương đối lớn như các NHTM
            + Mô hình văn hóa quyền hạn là loại hình VHDN mà trong đó quyền lực xuất phát nhà
lãnh đạo, phù hợp với DN nhỏ, thường là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 TV
            + Mô hình văn hóa đồng đội là loại hình VHDN mà sự hỗ trợ và hợp tác trong nội bộ
được coi là giá trị quan trọng, phù hợp với DN vừa và nhỏ.
            + Mô hình văn hóa sáng tạo là loại hình VHDN mà sự sáng tạo và hăng hái trong công
việc là giá trị quan trọng, phù hợp với DN vừa và nhỏ.
        •      Tóm tắt đặc điểm:
 Mô
 hình              Nguyên tắc                 Quyền hạn                    Đồng đội                  Sáng tạo
 VH
             - Quản lý dựa vào         - Quản lý dựa trên cơ sở     - Quản lý là việc tiếp     - Quản lý được coi
             công việc hơn là dựa      quyền lực cá nhân lãnh đạo   tục giải quyết vấn đề      như là việc hành chính
             vào phẩm chất cá nhân     - Cấu trúc dựa vào sự        - Cơ cấu linh hoạt         lặt vặt
             - Không linh hoạt         tiếp cận lao động            hơn là cứng nhắc           - Các cấu trúc dựa
             - Các quyết định đưa      - Các quyết định dựa trên    - Các quyết định ban       trên cơ sở tinh thông
             ra trên cơ sở quy trình   cơ sở những gì lãnh đạo sẽ   hành trên cơ sở tài năng   nghiệp vụ
             và hệ thống               làm trong các tình huống     chuyên môn của các cá      - Các quyết định
Đặc          - Thăng tiến nếu tuân     tương tự                     nhân                       được ban hành trên cơ
tính cơ      thủ các nguyên tắc        - Thăng tiến đạt được        - Thăng tiến thông         sở hợp tác lẫn nhau
bản          - Tổ chức khách quan      thông qua việc tỏ rõ lòng    qua sự thực thi công       - Đạt được thăng tiến
             và khẳng định.            trung thành với lãnh đạo     việc                       do có nhiều đóng góp
                                       - Được xem như là câu        - Tài năng là cơ sở        - Thường coi trọng


VHDN                                         Page 6                                   4/12/2013
lạc bộ của những người      của quyền lực              con người hơn là lợi
                                  cùng chí hướng              - Tập trung vào kết        nhuận
                                                              quả
       - Ổn định, trật tự và      - Thời gian phản ứng        - Động cơ làm việc         - Hợp tác và hỗ trợ ở
       chắc chắn                  nhanh nhất là lúc khủng     cao và khuyến khích        mức độ cao
       - Chất lượng vững          hoảng                       không khí làm việc         - Đem lại kết quả tốt
Sức    chắc và số lượng đầu ra    - Lãnh đạo đem lại sự ổn    - Sử dụng tối đa tài       cho công việc
mạnh   được duy trì               định và sự rõ rang          năng và kỹ năng của        - Cung cấp cho
tiềm   - Dòng thong tin và        - Ban hành quyết định       cán bộ                     khách hàng dịch vụ có
năng   quyền lực rõ rang          thường dựa trên những gì    - Giám sát và theo         chuẩn mực cao
       - Xung đột được hạn        lãnh đạo muốn               dõi cán bộ                 - Tăng cường thông
       chế thấp nhất do áp        - Có thể kiểm soát được     - Cán bộ có cơ hội để      tin tốt
       dụng thường xuyên các      xung đột                    phát triển hàng loạt các
       nguyên tắc                                             kỹ năng và kiến thức
       - Chậm phản ứng với        - Không có hiệu quả và      - Không khí ganh           - Nhu cầu của cán bộ
       những thay đổi trên thị    tắc nghẽn trở nên thường    đua và nhẫn tâm            được đưa ra ưu tiên
       trường                     xuyên                       - Khó kiểm soát trực       theo nhu cầu nhiệm vụ
       - Cán bộ tuân thủ          - Những tin xấu được        tiếp đối với các thành     - Ban hành quyết
Điểm   nguyên tắc hơn là đưa ra   lãnh đạo giữ lại            viên                       định chậm
yếu    những quyết định hiệu      - Kết quả phụ thuộc vào     - Thường có tính           - Tính sáng tạo và
tiềm   quả                        kỹ năng và kinh nghiệm      cách kiêu ngạo, tự cao,    kết quả của cá nhân bị
năng   - Cán bộ tập trung         của lãnh đạo                tự đắc                     hạn chế
       vào họp hành               - Cán bộ cố gắng làm vui    - Cạnh tranh thiếu         - Xung đột làm giảm
       - Sáng tạo bị kìm hãm      lòng lãnh đạo là thể hiện   xây dựng giữa các          năng suất lao động
                                  những quyết định đúng đắn   nhóm công tác




                           Chương 2 - XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
                                  VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
                                       NỘI DUNG ÔN TẬP
          1. Các quan điểm xây dựng văn hóa doanh nghiệp
          1.1. VHDN gắn liền với người khởi tạo
          1.2. VHDN là tài sản tinh thần do các thành viên tạo nên
          1.3. VHDN gắn liền với văn hóa quốc gia
          1.4. VHDN phải mang bản sắc riêng
          2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành VHDN
          2.1. Văn hóa dân tộc
          2.2. Nhà lãnh đạo
          2.3. Giá trị văn hóa học hỏi được
          3. Nội dung xây dựng văn hóa doanh nghiệp
          3.1. Triết lý kinh doanh


VHDN                                    Page 7                                  4/12/2013
3.2. Đạo đức kinh doanh
                3.3. Văn hóa doanh nhân
                4. Văn hóa doanh nghiệp Việt nam
                4.1. Tính hai mặt của văn hóa doanh nghiệp Việt nam
                4.2. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế thị trường


        1. Các quan điểm xây dựng văn hóa doanh nghiệp
        1.1. VHDN gắn liền với người khởi tạo
            Quan điểm này cho rằng:
        -    Người khởi tạo doanh nghiệp - trong vai trò là nhà lãnh đạo - là người tạo ra những đặc
thù của văn hóa doanh nghiệp, ghi dấu ấn đậm nét nhất lên văn hóa doanh nghiệp.
        -    Họ xây dựng tầm nhìn, lựa chọn hướng đi, môi trường hoạt động, các nguyên tắc của
doanh nghiệp
        -    Họ là người trực tiếp đối mặt với những thách thức đầu tiên.
        1.2. VHDN - Tài sản tinh thần do thành viên tạo nên
            Quan điểm này cho rằng:
        -    Văn hóa doanh nghiệp là cách ứng xử, hành vi trong những hoạt động hiện có của một tổ
chức.
        -    VHDN được thể hiện ở chính những mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp.
        -    Do đó, văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp, ảnh hưởng lớn
đến chất lượng công việc.
        VD: Trận động đất sóng thần ở Nhật Bản làm cho nhiều doanh nghiệp vốn đã chịu tổn thất
lớn sẽ còn đeo đẳng mối lo về lâu dài. Hoàn cảnh này càng đòi hỏi các doanh nghiệp cùng làm
việc để giảm thiểu các tác động tiêu cực này.
        1.3. VHDN phải gắn liền với văn hóa quốc gia
        Quan điểm này cho rằng:
        -         Văn hóa dân tộc in đậm dấu ấn trong cách thức cai trị, quản lý đất nước, quản lý
doanh nghiệp của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền.




VHDN                                       Page 8                               4/12/2013
-           Do đó, văn hóa doanh nghiệp không thể tách rời văn hóa của cộng đồng vì các
thành viên của các doanh nghiệp cũng đồng thời là các thành viên của gia đình và xã hội.
     -           Chính VHDT đó quay lại điều chỉnh hành vi, cử trỉ của VHDN đó cho phù hợp với
sự phát triển của XH.
     1.4. VHDN phải có bản sắc riêng
     Quan điểm này cho rằng:
     -        Văn hóa doanh nghiệp là những “giá trị đặc biệt” của mỗi tổ chức.
     -        Là thứ “tài sản vô hình” có giá trị hơn bất cứ tài sản nào.
     -        Do đó, mỗi doanh nghiệp đều có nét văn hóa riêng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả
kinh doanh của tổ chức.
     2. Yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành VHDN
     2.1. Văn hóa dân tộc
         Sự phản chiếu của VH dân tộc lên VHDN là tất yếu vì bản thân VHDN là một nền tiểu VH
nằm trong VH dân tộc và mỗi cá nhân trong nền VHDN cũng thuộc vào một nền VH dân tộc cụ
thể, với một phần nhân cách tuân theo các giá trị VH dân tộc. Khi tập hợp thành một DN, các cá
nhân sẽ mang theo những nhân cách này và tổng hợp những nét nhân cách sẽ làm nên một phần
nhân cách doanh nghiệp
     Xem xét ảnh hưởng của yếu tố VH dân tộc có thể dựa vào một số tiêu chí như:
        Tiêu chí Khoảng cách quyền lực
        Tiêu chí Chủ nghĩa cá nhân
        Tiêu chí Đặc tính nam quyền
        Tiêu chí Né tránh bất ổn
     2.2. Nhà lãnh đạo
         Ảnh hưởng của yếu tố Nhà lãnh đạo được xem xét theo mức độ ảnh hưởng của 2 đối tượng
lãnh đạo đối với sự hình thành văn hóa doanh nghiệp:
        Sáng lập viên - Người quyết định việc hình thành hệ thống giá trị văn hóa căn bản của
doanh nghiệp
        Nhà lãnh đạo kế cận - Thay đổi văn hóa doanh nghiệp, tạo ra những giá trị khác so với nhà
lãnh đạo trước


VHDN                                     Page 9                             4/12/2013
2.3. Giá trị văn hóa học hỏi được
         Hình thức của các giá trị học hỏi được thường rất phong phú, trong đó phổ biến là:
        Kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp
        Giá trị học hỏi từ doanh nghiệp khác
        Giá trị tiếp nhận trong quá trình giao lưu với nền VH #
        Giá trị do thành viên mới mang lại
        Giá trị tiếp nhận từ xu hướng hoặc trào lưu xã hội
     3. Nội dung xây dựng văn hóa doanh nghiệp
     3.1. Triết lý kinh doanh
     3.1.1 Khái niệm
         “Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh thông
qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn
cho hoạt động kinh doanh”
     3.1.2 Vai trò của triết lý kinh doanh trong quản lý , phát triển doanh nghiệp
     •      Triết lý doanh nghiệp là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp, tạo ra phương thức
phát triển bền vững của nó.
      - Triết lý doanh nghiệp là cái ổn định, rất khó thay đổi, nó phản ánh cái tinh thần - ý thức
của doanh nghiệp ở trình độ bản chất, có tính khái quát, cô đọng và hệ thống hơn so với các yếu tố
ý thức đời thường và tâm lý xã hội.
     - Triết lý doanh nghiệp ít hiện hữu với xã hội bên ngoài, nó là tài sản tinh thần của doanh
nghiệp , là cái tinh thần “ thấm sâu vào toàn thể doanh nghiệp, từ đó hình thành một sức mạnh
thông nhất, tạo ra một hợp lực hướng tâm chung.
         VD: Triết lý trong kinh doanh của Sony luôn là: “Doanh nghiệp sẽ thành công nếu mọi
nhân viên trong doanh nghiệp đều có đầy đủ những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc
theo đúng yêu cầu”. Sony có một chính sách công bằng: nhân viên đều được đối xử bình đẳng như
nhau. Họ sẽ không bao giờ có cảm giác bị phân biệt đối xử và luôn cảm thấy mình là thành viên
trong đại gia đình Sony. Điều quan trọng hơn nữa là mọi người đều cảm thấy mình là đồng nghiệp
quý giá và thân thiết của ông Chủ tịch hãng.



VHDN                                    Page 10                            4/12/2013
• Triết lý doanh nghiệp là công cụ định hướng và cơ sở để quản lý chiến lược kinh
doanh của doanh nghệp
     a, Triết lý kinh doanh là một lực lượng hướng dẫn tạo sức mạnh to lớn cho thành công
của doanh nghiệp.
     - Thiết lập một tiếng nói chung hoặc môi trường của doanh nghiệp.Đảm bảo nhất trí về mục
đích trong doanh nghiệp.Định rõ mục đích của doanh nghiệp và chuyển dịch các mục đích này
thành các mục tiêu cụ thể.
     - Nội dung triết lý kinh doanh rõ ràng là điều kiện hết sức cần thiết để thiết lập các mục tiêu
và soạn thảo các chiến lược một cách có hiệu quả.
     - Triết lý kinh doanh cung cấp cơ sở hoặc tiêu chuẩn để phân phối nguồn lực của tổ chức
     VD: Triết Lý hoạt động của Canon là “Sống và Làm Việc cùng nhau vì Lợi Ích
Chung”.Chính triết lý này đã hướng Canon đi vào công việc kinh doanh và cống hiến cho xã hội
và môi trường. Canon đã không ngừng theo đuổi triết lý kinh doanh của mình thông qua việc nêu
ra những sự bất cân bằng như không bình đẳng trong kinh doanh…. Canon có niềm tin vào mối
quan hệ hài hoà không chỉ với khách hàng mà còn cả với các quốc gia và môi trường để mang đến
sự giầu mạnh cho thế giới và hạnh phúc cho nhân loài
     b, Triết lý kinh doanh là một lực lượng hướng dẫn tạo sức mạnh to lớn cho thành công
của doanh nghiệp
     Đối với tầng lớp cán bộ quản trị, triết lý doanh nghiệp là một văn bản pháp lý và cơ sở văn
hóa để họ có thể đưa ra các quyết định quản lý quan trong, có tính chiến lược.
     VD: "Nếu anh coi trọng đồng tiền hơn sản phẩm của mình thì nó sẽ tiêu diệt sản phẩm của
anh và phá hủy nền tảng các dịch vụ", “Nếu anh chỉ nghĩ đến đồng tiền trước mắt mà không quan
tâm đến sản phẩm của mình thì anh sẽ luôn sợ bị thất bại và nỗi sợ hãi đó sẽ cản trở việc kinh
doanh”. Henry Ford - Người sáng lập Tập đoàn Ôtô Ford chia sẻ.
     • Triết lý doanh nghiệp là phương tiện để giáo dục phát triển nguồn nhân lực và tạp
ra một phong cách làm việc đặc thù của doanh nghiệp
      - Triết lý doanh nghiệp cung cấp các giá trị, chuẩn mực hành vi nhằm tạo nên một phong
cách làm việc sinh hoạt chung của doanh nghiệp, đậm chất bản sắc văn hóa của nó.



VHDN                                  Page 11                             4/12/2013
- Với việc vạch ra lý tưởng và mục tiêu kinh doanh, triết lý kinh doanh giáo dục cho công
nhân viên chức đầy đủ về lý tưởng, về công việc và trong một môi trường văn hóa tốt, nhân viên
sẽ tự giác hoạt động , phấn đấu vươn lên, ở họ có lòng trung thành và tinh thần lao động hết mình
vì doanh nghiệp.
     - Do triết lý kinh doanh để ra một hệ giá trị đạo đức chuẩn làm căn cứ đánh giá hành vi của
mọi thành viên nên nó có vai trò điều chỉnh hành vi của nhân viên việc xác định bổn phận, nghĩa
vụ của mỗi thành viên đối với doanh nghiệp với thị trường khu vực nói chung
     - Nhờ có hệ thống giá trị được tôn trọng, triết lý doanh nghiệp còn có tác dụng bảo vệ nhân
viên của doanh nghiệp- những người dễ bị tổn thương, thiệt thòi khi người quản lý của họ lạm
dụng chức quyền hoặc ác ý tư thù.
     3.1.3 Cách thức xây dựng triết lý kinh doanh
     + Cách 1: Hình thành từ kinh nghiệm kinh doanh và thực tiễn thành công của người sáng lập
và lãnh đạo doanh nghiệp sau một thời gian dài làm kinh doanh và quản lý.
     + Cách 2: Tạo lập theo kế hoạch, thông qua sự thảo luận của ban lãnh đạo và toàn bộ nhân
viên trong DN

     3.2. Đạo đức kinh doanh
     3.2.1 Khái niệm
     “Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh,
đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh”
     3.2.2 Vai trò của đạo đức kinh doanh
     • Điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh : theo khuôn khổ pháp luật và các chuẩn
mực đạo đức XH
     Tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế…nếu bị phát hiện sẽ bị pháp luật điều chỉnh, lúc này “Hiện
tượng kiện tụng buộc người ta phải cư sử có đạo đức”
     Hành vi kinh doanh thể hiện tư cách của DN, và chính tư cách ấy tác động trực tiếp đến sự
thành bại của tổ chức.
     • Cải thiện chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp




VHDN                                 Page 12                            4/12/2013
Phần thưởng cho trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm xã hội trong các quyết định kinh
doanh bao gồm:
     -      Hiệu quả trong các hoạt động hàng ngày tăng cao
     -      Sự tận tâm của các nhân viên, chất lượng sản phẩm được cải thiện
     -      Đưa ra quyết định đúng đắn hơn
     -      Sự trung thành của khách hàng và lợi ích về kinh tế hơn.
     Các tổ chức phát triển được một môi trường trung thực và công bằng sẽ gây dựng được
nguồn lực đáng quý có thể mở rộng cánh cửa dẫn đến thành công.
     • Gia tăng sự cam kết và tận tâm của nhân viên
     -      Sự tận tâm của nhân viên xuất phát từ việc các nhân viên tin rằng tương lai của họ gắn
liền với tương lai của DN.
     -      DN càng quan tâm tới nhân viên bao nhiêu thì các nhân viên càng tận tâm với DN bấy
nhiêu.
     -      Sự cam kết làm điều thiện và tôn trọng nhân viên thường tăng cường sự trung thành
của nhân viên đối với tổ chức và sự ủng hộ của họ với các mục tiêu của tổ chức.
     -      Môi trường đạo đức trong tổ chức có tiến bộ, nhân viên sẽ tận tâm hơn.
     • Làm hài lòng khách hàng
     Hành vi có đạo đức và sự hài lòng của khách hàng có mối quan hệ chặt chẽ. Các hành vi đạo
đức có thể lôi cuốn khách hàng đến với công ty. Ngược lại hành vi vô đạo đức có thể làm giảm
lòng trung thành của KH
     • Tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp
     Việc phát triển các chương trình đạo đức có hiệu quả trong kinh doanh không chỉ giúp ngăn
chặn các hành vi sai trái mà còn mang lại những lợi thế kinh tế.
     Chỉ mình đạo đức không thôi sẽ không thể mang lại những thành công về tài chính nhưng
đạo đức sẽ giúp hình thành và phát triển bền vững văn hóa tổ chức phục vụ cho tất cả các cổ đông.
     • Góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia
     Các thể chế xã hội, đặc biệt là các thể chế thúc đẩy tính trung thực, là yếu tố vô cùng quan
trọng để phát triển sự phồn vinh về kinh tế của một xã hội.



VHDN                                  Page 13                             4/12/2013
Các nước phát triển ngày càng trở nên giàu có hơn vì có một hệ thống các thể chế, bao gồm
đạo đức kinh doanh để khuyến khích năng suất.
          Ví dụ vai trò của đạo đức kinh doanh :Tham nhũng và sự phát triển của nền kinh tế
     Có thể thấy rõ, những nước càng có tỷ lệ tham nhũng ít thì nền kinh tế càng phát triển.
Điểm khác biệt giữa sự vững mạnh và ổn định về kinh tế của các nước này cho ta một minh chứng
là đạo đức đóng một vai trò chủ chốt trong công cuộc phát triển kinh tế. Tiến hành kinh doanh
theo một cách có đạo đức và có trách nhiệm tạo ra niềm tin và dẫn tới các mối quan hệ giúp tăng
cường năng suất và đổi mới.
     3.2.3 Chuẩn mực đạo đức trong hoạt động của DN
        Tuân thủ pháp luật về kinh doanh
        Cạnh tranh hợp pháp
        Bảo vệ quyền lợi của người sản xuất, tiêu dùng
        Thực hiện khai báo kinh doanh
        Tôn trọng hợp đồng đã kí
        Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
        Thực hiện trợ cấp lao động trong doanh nghiệp
        Tham gia cứu trợ xã hội
     VD: Đạo đức kinh doanh của công ty cà phê Starbucks: Công ty cà phê Starbucks đối
xử với các nhân viên công bằng
      Kinh nghiệm của công ty cà phê Starbucks ủng hộ ý kiến rằng đối xử với các nhân viên
công bằng sẽ nâng cao năng suất và lợi nhuận. Starbucks đã đưa ra những lợi ích về y tế tuyệt
vời và kế hoạch cổ phần hoá sở hữu cho tất cả các nhân viên, thâm chí ngay cả khi hầu hết họ
đều là những công nhân làm việc bán thời gian. Starbucks còn thể hiện sự tận tâm với các nhân
viên của mình trong các điều khoản của công ty “chúng ta nên đối xử với nhau với lòng tôn trọng
và danh dự”.Công ty này cũng làm rõ với các cổ đông là công ty phải tìm ra cách xây dựng các
giá trị cho nhân viên của mình.
     3.2.4 Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
     • Khái niệm trách nhiệm xã hội:



VHDN                                   Page 14                         4/12/2013
“Trách nhiệm xã hội theo Hội đồng kinh doanh thế giới về Phát triển bền vững: “CSR là
cam kết của công ty đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ
chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả
lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng… theo cách có lợi cho
cả công ty cũng như phát triển chung của xã hội”.


     •   Các khía cạnh của TNXH (Các nghĩa vụ trong trách nhiệm xã hội của DN):
     Ngày nay một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội liên quan đến mọi khía cạnh vận hành
của một doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội bao gồm 4 khía cạnh: kinh tế, pháp lý, đạo đức và
lòng bác ái.
     - Khía cạnh kinh tế
     Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuất hàng hóa
và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy và làm thỏa
mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát
hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; là phân phối
các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội
     Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt động
của doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hoá thành các
nghĩa vụ pháp lý.
     Ví dụ: Sản phẩm muối i-ốt của Unilever: vì đã phát triển một chiến lược đúng đắn, gắn kết
sản phẩm của mình với sức khỏe cộng đồng thông qua hợp tác với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
(UNICEF), nên trong một thời gian ngắn đã chiếm 35% thị trường ấn Độ và ở nhiều nước khác
     - Khía cạnh pháp lý
     Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệp phải thực
hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan. Những điều luật như
thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công
bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp
lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm 5 khía cạnh:
     (1) Điều tiết cạnh tranh


VHDN                                 Page 15                            4/12/2013
(2) Bảo vệ người tiêu dùng
       (3) Bảo vệ môi trường
       (4) An toàn và bình đẳng
       (5) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.
       Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được
chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của
mình
       - Khía cạnh đạo đức
       Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi và hoạt
động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống luật pháp,
không được thể chế hóa thành luật.
       Khía cạnh này liên quan tới những gì các công ty quyết định là đúng, công bằng vượt qua cả
những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các thành viên của tổ
chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng không được viết
thành luật.
       Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên
tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty.
       Ví dụ: Doanh nghiệp có triêt lý kinh doanh đề cao vai trò của CSR:Vietinbank
       - An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế;
       - Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội;
       - Sự thịnh vượng của khách hàng là sự thành công của VietinBank.
       - Khía cạnh nhân văn (lòng bác ái, từ thiện)
       Khía cạnh nhân văn trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi và
hoạt động thể hiện những mong muốn đóng góp và hiến dâng cho cộng đồng và xã hội. Ví dụ như
thành lập các tổ chức từ thiện và ủng hộ các dự án cộng đồng là các hình thức của lòng bác ái và
tinh thần tự nguyện của công ty đó.
       Ví dụ: Các hoạt động hỗ trợ cộng đồng của Unilever Vietnam
       1. Chăm sóc sức khỏe và và vệ sinh cộng đồng
       - Chương trình bảo vệ nụ cười Việt Nam của P/S


VHDN                                   Page 16                            4/12/2013
- Dự án “Cho đôi mắt sáng của trẻ thơ”
     2. Giáo dục
     - Tăng cường năng lực đào tạo nghề (tổng ngân sách 4,5 tỷ đồng)
     - Nhà tài trợ xây dựng “Trung tâm đào tạo nghề cho người khuyết tật và mồ côi tại thành
phố Hồ Chí Minh”
     3. Bảo vệ môi trường - Dự án “Tự hào Hạ Long”
     4. Đưa cánh tay trợ giúp những người cần
     - Làng Hy Vọng
     - Xây dựng ngôi nhà tình nghĩa cho người nghèo do OMO tài trợ
     • Mối quan hệ giữa đạo đức KD và trách nhiệm XH:
     - Là hai khái niệm khác biệt nhau
     Khái niệm “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội” thường hay bị sử dụng lẫn lộn.
Trên thực tế, khái niệm trách nhiệm xã hội được nhiều người sử dụng như là một biểu hiện của
đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, hai khái niệm này có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.


           Trách nhiệm xã hội                         Đạo đức kinh doanh
           Là những nghĩa vụ một doanh nghiệp         Là những quy định và các tiêu chuẩn chỉ
    hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội đạo hành vi trong thế giới kinh doanh.
    nhằm đạt được nhiều nhất những tác động           Bao gồm các quy định rõ ràng về các
    tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu phẩm chất đạo đức của tổ chức kinh doanh,
    cực đối với xã hội                          chúng sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra quyết định
           Được xem như một cam kết với xã của những tổ chức ấy.
    hội.                                               Đạo đức kinh doanh liên quan đến các
            Trách nhiệm xã hội quan tâm tới nguyên tắc và quy định chỉ đạo những quyết
    hậu quả của những quyết định của tổ chức định của cá nhân và tổ chức; thể hiện những
    tới xã hội; thể hiện những mong muốn, kỳ mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong.
    vọng xuất phát từ bên ngoài.




VHDN                                Page 17                            4/12/2013
- Có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
        Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ chặt chẽ với
nhau.
        - Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội, vì tính liêm chính và sự tuân
thủ đạo đức của các tổ chức phải vượt xa cả sự tuân thủ các luật lệ và quy định.
        - Đôi khi trách nhiệm xã hội bao hàm cả đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện
trong hoạt động đó.
        - Chỉ khi các công ty có những mối quan tâm về đạo đức trong cơ sở và các chiến lược
kinh doanh của mình thì khi đó trách nhiệm xã hội, như một quan niệm, mới có thể có mặt trong
quá trình đưa ra quyết định hàng ngày được.
        - Các vụ tranh cãi về các vấn đề đạo đức hoặc trách nhiệm đạo đức thường được dàn xếp
thông qua những hành động pháp lí dân sự.
        - Khi doanh nghiệp xem đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội là trọng tâm của các
hoạt động sản xuất kinh doanh thì các cơ hội và lợi ích chiến lược sẽ đến với DN.
        Ví dụ: Nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện một cách nghiêm túc trách nhiệm xã hội
của mình. Điều đó thể hiện ở các hành vi gian lận trong kinh doanh, báo cáo tài chính, không
bảo đảm an toàn lao động, sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng, cố ý gây ô nhiễm môi
trường. Điển hình là các vụ xả nước thải không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
cho các dòng sông và cộng đồng dân cư
        3.2.6 Xây dựng đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp
        Trong giai đoạn hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp ra đời, sự cạnh tranh để tồn tại
và phát triển giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt. Để có thể đứng vững và có đủ
khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau như: tuân thủ pháp
luật, nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ, giảm giá thành, ứng dụng công nghệ mới… và đặc
biệt là phải xây dựng được cho mình một chuẩn mực đạo đức kinh doanh rõ ràng, chính xác. Để
có thể xây dựng cho mình một nền tảng đạo đức kinh doanh đúng đắn, doanh nghiệp cần thực
hiện các bước sau:
           Xây dựng chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả



Văn hóa doanh nghiệp                   Page 18                             4/12/2013
Doanh nghiệp lập ra một ban chịu trách nhiệm xây dựng chương trình đạo đức cho doanh
nghiệp. Ban này cần có sự tham gia và chịu trách nhiệm của ban giám đốc hoặc các nhà quản lý
cao cấp. Chương trình đạo đức doanh nghiệp đề ra các nguyên tắc, quy định... phù hợp với các
chuẩn mực đạo đức kinh doanh, với văn hóa, với mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp. Các
nguyên tắc, quy định cần phải rõ ràng, cụ thể, cần cho nhân viên biết rõ hành vi nào được chấp
nhận, hành vi nào không được chấp nhận trong doanh nghiệp.
       - Thiết lập hệ thống các chuẩn mực hành vi đạo đức: là những hướng dẫn, quy định tiêu
chuẩn về hành vi đạo đức của doanh nghiệp được biên soạn thành tài liệu chính thức và sử dụng
để các thành viên doanh nghiệp ra quyết định khi hành động và giúp doanh nghiệp đánh giá
hành vi các thành viên.
       - Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn giao ước về đạo đức: là các chuẩn mực đạo đức của
doanh nghiệp trong từng nhiệm vụ, công việc cơ bản, cho từng vị trí công tác.
       - Xây dựng các chương trình đạo đức gồm các hoạt động, kế hoạch hay chương trình hành
động nhằm phổ biến và giáo dục cho người lao động về hệ thống chuẩn mực các hành vi đạo
đức.
       - Xây dựng hệ thống thanh tra đạo đức như thiết lập hệ thống giám sát, thanh tra và trình
báo về các hành vi sai trái như thiết lập đường dây nóng, lập các trang Web, … nối với các bô
phận chịu trách nhiệm về đạo đức.
          Xây dựng và truyền đạt (phổ biến) hiệu quả các tiêu chuẩn đạo đức
       Doanh nghiệp phổ biến bản quy định về đạo đức cho tất cả các nhân viên, các doanh
nghiệp con, doanh nghiệp liên kết...đảm bảo mọi thành viên trong doanh nghiệp đều chấp nhận
và thực hiện theo. Có thể áp dụng nhiều hình thức khác nhau: thông qua các chương trình đào
tạo, các buổi gặp mặt truyền thống, các buổi hướng dẫn, trao đổi trực tiếp với nhân viên.
          Thiết lập hệ thống điều hành thực hiện, kiểm tra, tăng cường tiêu chuẩn và việc
tuân thủ đạo đức
       Trước hết, bản thân ban giám đốc, lãnh đạo phải là người thực hiện những quy định về đạo
đức đầu tiên, họ phải có một cái nhìn đúng đắn và chính xác về đạo đức kinh doanh và văn hóa
doanh nghiệp. Nếu những người đứng đầu doanh nghiệp hành động vô đạo đức thì rất khó tạo ra
và phát triển một môi trường đạo đức trong doanh nghiệp.


Văn hóa doanh nghiệp                   Page 19                            4/12/2013
Doanh nghiệp hướng dẫn nhân viên thực hiện theo những quy định đã được đề ra. Bản quy
định về đạo đức cần trở thành đạo đức nghề nghiệp của mọi nhân viên, trở thành một bộ phận
của văn hóa công ty.
     Doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá xem việc thực hiện các nguyên tắc, quy định của các
thành viên đạt tới đâu. Trong quá trình đánh giá, cần có mức thưởng công bằng đối với những
người làm tốt và nhắc nhở kịp thời những người làm chưa tốt.
        Cải thiện liên tục chương trình tuân thủ đạo đức
     Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, bản chương trình đạo đức cũng cần phát triển và
hoàn thiện dần. Doanh nghiệp cam kết phục vụ khách hàng tốt hơn, quan tâm tới đời sống nhân
viên hơn, có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng hơn nữa...Tất cả những hoạt động đó cần được
duy trì và phát triển gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp.


     3.3. Văn hóa doanh nhân
     3.3.1 Khái niệm văn hóa doanh nhân
         TS. Đỗ Thị Phi Hoài:
         “Doanh nhân: Là người làm kinh doanh, là chủ thể lãnh đạo, chịu trách nhiệm và đại
diện cho doanh nghiệp trước xã hội và pháp luật. Doanh nhân có thể là một chủ doanh
nghiệp, là người sở hữu và điều hành, chủ tịch công ty, giám đốc công ty hoặc là cả hai”
         Theo quan điểm của PGS. Hồ Sĩ Quý:
         “Văn hóa doanh nhân là tập hợp của những giá trị căn bản nhất, những khuôn mẫu
văn hóa xác lập nên nhân cách của con người doanh nhân, đó là con người của khát vọng
làm giàu, biết cách làm giàu và dấn thân để làm giàu, dám chịu trách nhiệm, dám chịu rủi ro
đem toàn bộ tâm hồn, nghị lực và sự nghiệp của mình ra để làm giàu cho mình, cho doanh
nghiệp và cho xã hội”
         Theo quan điểm của TS. Đỗ Thị Phi Hoài:
         “Văn hóa doanh nhân là toàn bộ các nhân tố văn hóa mà các doanh nhân chọn lựa,
tạo ra và sử dụng trong hoạt động kinh doanh của mình”.
     3.3.2 Vai trò của doanh nhân trong sự phát triển kinh tế



Văn hóa doanh nghiệp                  Page 20                         4/12/2013
•   Là lực lượng chủ yếu làm ra của cải vật chất, giải quyết công ăn, việc làm cho người
lao động.
        •   Kết hợp và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả nhất, tối ưu nhất
        Họ cần lựa chọn phương án tối ưu nhất để giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi ích.
        •   Là người sáng tạo ra sản phẩm, dịch vụ, phương thức sản xuất mới: bởi họ hội tụ hai
yếu tố quan trọng: tư duy sáng tạo và tinh thần táo bạo dám chấp nhận rủi ro để kiếm lấy thời cơ
kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
        •   Mở rộng thị trường, thúc đẩy giao lưu kinh tế, VH xã hội
        Doanh nhân là người đi đầu trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ và khám phá những
nhu cầu mới.
           Giáo dục, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực
        Doanh nhân không ngừng đào tạo kỹ năng làm việc cho nhân viên và phong cách làm việc
trong môi trường doanh nghiệp để sử dụng nguồn nhân lực tối ưu cho quá trình sản xuất kinh
doanh.
        •   Tham mưu cho Chính phủ về đường lối, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế xã
hội
        •   Thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển theo định hướng XHCN dưới sự kiểm soát
của Chính phủ.
        3.3.3 Một số nhân tố tác động đến văn hóa doanh nhân
           Nhân tố văn hóa.
        Những doanh nhân trong những nền văn hóa khác nhau phải thích nghi với môi trường văn
hóa khác nhau, môi rường tự nhiên cũng khác nhau hình thành nên văn hóa doanh nhân cũng
khác nhau.
        Vậy môi trường văn hóa là nhân tố quyết định tới sự hình thành và hoàn thiện nhân cách
của các doanh nhân.
        Tóm lại, văn hóa có vai trò như một hệ điều tiết quan trọng đối với lối sống và hành vi của
mỗi doanh nhân hay có ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành và phát triển của văn hóa doanh
nhân.
           Nhân tố kinh tế.


Văn hóa doanh nghiệp                    Page 21                             4/12/2013
Nhân tố kinh tế có ảnh hưởng quyết định đến việc hình thành và phát riển đội ngũ doanh
nhân. Do vậy, văn hóa của doanh nhân hình thành và phát triển phụ thuộc vào mức độ phát triển
của nên kinh tế và mang đặc thù của lĩnh vực mà doanh nhân hoạt động kinh doanh trong đó.
        Bên cạnh đó, hoạt động của các hình thái đầu tư cũng là một trong số những nhân tố quyết
định đến văn hóa của đội ngũ doanh nhân.
           Nhân tố chính trị, pháp luật.
        Với mỗi chế độ chính trị, pháp luật khác nhau, giai cấp thống trị lại có quan điểm, cách
nhìn nhận khác nhau về việc quản lý xã hội rồi việc lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế đất
nước. Các quan điểm này được hiện thực hóa bằng các thể chế. Hoạt động kinh doanh của
doanh nhân phải tuân theo hệ thống thể chế chính trị pháp luật ấy, bên cạnh đo có thể chế hành
chính trong đó có thể chế quản lý nhà nước về kinh tế, tức là các nguyên tắc, chế độ, thủ tục
hành chính. Do đó, các thể chế này cho phép lực lượng doanh nhân phát riển hay không, khuyến
khích hay hạn chế ở lĩnh vực nào.
        Môi trường kinh doanh lành mạnh cũng là điều kiện cần thiết cho việc hình thành lực
lượng doanh nhân. Môi trường này cần được bảo vệ bởi một hệ thống pháp lý rõ ràng, công
bằng.


        3.3.4 Các bộ phận cấu thành văn hóa doanh nhân
        1. Năng lực của doanh nhân
        •         Năng lực của doanh nhân là năng lực làm việc trong đó bao gồm năng lực làm
 việc trí óc và năng lực làm việc thể chất.
        •         Đó là khả năng hoạch định, tổ chức, điều hành, phối hợp và kiểm tra trong bộ
 máy doanh nghiệp, đưa ra các phương án lựa chọn, phương án tối ưu, quyết định đúng đắn.
        •         Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh khốc liệt, để có thể khẳng định mình,
 kinh nghiệm, tố chất, năng lực của một doanh nhân là điều không thể thiếu, nó sẽ giúp doanh
 nhân “tồn tại” hay “không tồn tại” trên thương trường.
        Năng lực doanh nhân biểu hiện trên các mặt sau:




Văn hóa doanh nghiệp                        Page 22                       4/12/2013
a/ Trình độ chuyên môn: yếu tố quan trọng giúp doanh nhân giải quyết vấn đề trong
điều hành công việc, thích ứng và tìm ra giải pháp hợp lý cho những vướng mắc có thể xảy
ra.
      + Bằng cấp
      + Kiến thức chuyên môn
      + Kiến thức xã hội
      + Kiến thức kỹ thuật nghiệp vụ
      + Kiến thức ngoại ngữ…
      =>Tuy nhiên đây chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Để phát triển doanh nhán cần phải
liên tục nâng cao trình độ của bản thân, thường xuyên củng cố, phát triển các kỹ năng. Đồng
thời nhận thức được rằng, học hỏi suốt đời, không ngừng thu thập kiến thức mới, kinh nghiệm
mới, tự làm mới mình.
      b/ Năng lực lãnh đạo
      Năng lực lãnh đạo là khả năng định hướng và điều khiển người khác hành động để
thực hiện những mục đích nhất định.
      Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người để làm cho họ nhiệt tình, phấn đấu đạt được
các mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo là hướng dẫn, điều khiển, ra lệnh và làm gương.
      =>Vai trò lãnh đạo của doanh nhân rất quan trọng và gây ảnh hưởng lớn tới các thành viên
trong doanh nghiệp.
      Năng lực lãnh đạo thể hiện ở những khía cạnh sau:
      -Năng lực thuyết phục: khơi dậy động lực cho con người và dẫn dắt họ hướng tới các
mục tiêu
      -Tầm nhìn chiến lược: có định hướng cho mục tiêu lâu dài, thực thi chiến lược đó bằng
một kế hoạch rõ ràng. Đồng thời đó là việc phát hiện ra những ý tưởng mới để tìm ra cơ hội và
thách thức cho doanh nghiệp.
      -Khả năng chèo lái con thuyền: bằng cách tác động tới nhân viên và thay đổi suy nghĩ
của họ, phát huy toàn bộ năng lực, tiềm năng của nhân viên nhẳm thực hiện mục tiêu chung của
công ty.
       c/ Trình độ quản lý kinh doanh


Văn hóa doanh nghiệp                   Page 23                         4/12/2013
Hiệu quả kinh doanh là thước đo đúng đắn của các giải pháp và thước đo tài năng
của doanh nhân. Năng lực quản lý kinh doanh thể hiện rõ hơn khi công ty gặp khó khăn, sự cố
nhưng cũng ko thể thiếu vắng khi công ty phát triển.
         Người quản lý doanh nghiệp là người tạo dựng nên hình tượng công ty. Người quản lý
kinh doanh có năng lực thì doanh nghiệp mới hoạt động hiệu quả và đạt được những lợi
ích mong muốn.
   2. Tố chất của doanh nhân
     a/ Tầm nhìn chiến lược
        Thất bại hay thành công của một doanh nghiệp bắt nguồn từ chiến lược phù hợp
hay không. Vì vậy vai trò trước tiên của người lãnh đạo đứng đầu công ty là xác định một kế
hoạch rõ rang và đặt ra một định hướng chiến lược cho công ty của mình.
        Không chỉ dừng lại ở việc vạch ra kế hoạch chiến lược mà họ còn phải tiếp xúc trao đổi
với nhân viên nhằm thay đổi suy nghĩ của nhân viên để thực hiện những cam kết của mình
về hướng phát triển mới của công ty.
     => Tầm nhìn là yếu tố đầu tiên để nhận biết một người có khả năng lãnh đạo hay
không.
     “Nếu ví doanh nghiệp như con tàu thì vai trò của lãnh đạo hay các doanh nhân như
thuyền trưởng”.
     b/ Khả năng thích ứng với môi trường, nhạy cảm, linh hoạt, sáng tạo
      - Khả năng quan sát, độ nhạy bén, phản ứng nhanh, khả năng thích nghi với sự thay
đổi và tập trung cao độ với sức chịu đựng tốt. Trong đó năng lực quan sát tốt và độ nhạy bén
là 2 yếu tố cơ bản đặt nền móng vững chắc cho công việc kinh doanh.
      - Nhạy cảm trong kinh doanh là khả năng cảm nhận tương đối chính xác cơ hội kinh
doanh
      - Sáng tạo là khả năng tư duy tạo ra cái mới, cái khác lạ có giá trị đối với bản thân và
xã hội, cải tạo cái cũ, cái lạc hậu để gia tăng giá trị.
      - Môi trường thay đổi thường xuyên và có những sự cố xảy ra đòi hỏi tính linh hoạt
trong kinh doanh là tất yếu. Việc hoạch định chiến lược càng linh hoạt bao nhiêu thì nguy cơ
thua thiệt, thất bại càng nhỏ bấy nhiêu.


Văn hóa doanh nghiệp                   Page 24                            4/12/2013
c/ Tính độc lập, quyết đoán, tự tin
     *Sự thành bại của doanh nghiệp thể hiện vai trò chính của nhà lãnh đạo, chứ ko phải
ai khác. Việc lựa chọn phương án kinh doanh, thực hiện các quyết định về chiến lược, tài chính
là sự sống còn của doanh nghiệp. Một người ưa thích lệ thuộc ko thể là một doanh nhân
thành đạt.
      Tuy nhiên ko phải vì tính độc lập, quyết đoán mà họ ko biết cách lắng nghe và làm việc
với những người khác. Một nhà lãnh đạo tốt ko đc có tư tưởng bảo thủ, phải biết thừa nhận
những điểm yếu kém của mình và yêu cầu sự giúp đỡ.
      * Trong kinh doanh, sự thành công hay thất bại được chi phối bởi nhiều yếu tố bên ngoài.
Vì vậy để thích ứng và phát triển thì doanh nhân phải là người tự tin. Tự tin ko phải là sự
cố chấp mù quáng , nó dựa trên năng lực sẵn có của con người. Từ đó ng lãnh đạo sẽ nhìn thấy
được cơ hội kiếm lợi mà ng khác ko thấy được, thiết lập được cơ bản lòng tin tưởng. Đây là yếu
tố quan trọng tạo nên một doanh nhân thành đạt.
     d/ Năng lực quan hệ xã hội
      Năng lực quan hệ xã hội là khả năng tham gia các quan hệ , khả năng động viên,
thấu hiểu nhiều quan điểm khác nhau.
      Quan hệ xã hội tốt giúp gắn bó mọi người trong công ty với lãnh đạo doanh nghiệp;
gắn kết với khách hang, cộng đồng, cơ quan quản lý nhà nước; kết hợp với đối tác.
     e/ Có nhu cầu cao về sự thành đạt
      Những người ko có nhu cầu cao về sự thành đạt, ko có khát vọng chinh phục, dễ thỏa
mãn…nói một cách đơn giản đó là ko có sự cầu tiến thì sẽ ko thể trở thành một doanh nhân
thành công được.
      Những doanh nhân thành đạt luôn thích cạnh tranh, lập những kỷ lục mới và làm những
chuyện mới mẻ.
     f/ Say mê, yêu thích kinh doanh, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, có đầu óc kinh doanh
      Đam mê kinh doanh tạo ra cá tính mạnh liệt và hăng hái của các doanh nhân. Nó
tiếp sức cho các doanh nhân theo đuổi một mục tiêu hay dự định.




Văn hóa doanh nghiệp                Page 25                            4/12/2013
Sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, chuẩn bị các phương án, tính toán kỹ lưỡng những
phương án rủi ro. Một doanh nhân thực thụ sẽ lấy thất bại đúc kết thành kinh nghiệm, tiếp tục
sự nghiệp với mục tiêu đã định.
      Lòng say mê kinh doanh là tình cảm đối với hoạt động kinh doanh thì đặc tính có đầu óc
kinh doanh là đặc tính thể hiện những suy nghĩ và cách giải quyết các vấn đề dựa trên lý
trí có tính toán lợi ích, cân nhắc 1 cách thân trọng và nhanh chóng.


   3. Đạo đức của doanh nhân
     a/ Đạo đức của một con người
     Mỗi doanh nhân là một cá thể nên vấn đề đạo đức trước hết phải là đạo đức của một
con người.
     - Thiện tâm
     - Trách nhiệm với công viêc, với lời nói, với bản thân
     - Nghĩa vụ với người khác trong mối quan hệ xã hội, gia đình và tổ chức.
       Đạo đức của việc ra quyết định quản trị thường phức tạp và những nhà quản trị thường
không thống nhất về những gì tạo nên một quyết định có đạo đức. Vì thế có 2 vấn đề đặt ra là:
     - Cơ sở để nhà quản trị căn cứ vào đó mà xác định nên chọn phương án nào trong
một tình huống ra quyết định
     - Các tổ chức có thể làm gì để đảm bảo chắc chắn rằng nhiều nhà quản trị sẽ tuân
theo những tiêu chuẩn đạo đức trong việc ra quyết định.
     b/ Xác định hệ thống giá trị đạo đức làm nền tảng hoạt động
      Nguyên tắc cơ bản:
      - Làm giàu cho mình đi đôi với làm giàu cho xã hội, đất nước, người lao động
      - Cạnh tranh nhưng ko làm hại cho xã hội
      - Bình đẳng, song phẳng trong các lợi ích kinh tế với nhà nước, người làm thuê
      - Trung thực với bạn hang, người tiêu dùng
      - Đảm bảo chữ tín trong kinh doanh
      - Kinh doanh những thứ pháp luật ko cấm, ko ảnh hưởng đến an ninh tổ quốc và tính
mạng con người.


Văn hóa doanh nghiệp                 Page 26                            4/12/2013
c/ Nỗ lực vì sự nghiệp chung
      - Nỗ lực làm việc vì sự nghiệp chung toàn thể doanh nghiệp.
      - Thấy được cái lợi của mình trong cái lợi của của doanh nghiệp, xã hội và cộng đồng
      - Phù hợp với giá trị đạo đức mà văn hóa xã hội thừa nhận
     => Doanh nhân là người luôn gắn liền và cùng tồn tại với doanh nghiệp.
     d/ Kết quả công việc và mức độ đóng góp cho xã hội
     Một doanh nhân kinh doanh có đạo đức phải biết kết hợp lợi ích cá nhân với lợi ích đất
nước. Đó là sáng tạo và nâng cao giá trị vật chất cho xã hội, trách nhiệm đóng góp vào các hoạt
động chung của xã hội.


     4.       Phong cách doanh nhân
     - Các doanh nhân đều có những thế mạnh, khuynh hướng của mình trong suy nghĩ, cách
quản lý mang bản sắc cá nhân tạo nên phong cách của doanh nhân.
     - Phong cách lãnh đạo của doanh nhân ko chỉ thể hiện về mặt khoa học và tổ chức lãnh
đạo, quản lý mà còn thể hiện tài năng, chí hướng, nghệ thuật điểu khiển, tác động tới người
khác của người lãnh đạo DN  Được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ.
     - Để tìm hiểu phong cách doanh nhân ko chỉ xét đến mặt chủ quan mà nó còn phụ thuộc
vào yếu tố môi trường xã hội.
          Phong cách doanh nhân = Cá tính x Môi trường
     Phong cách doanh nhân được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua
lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của doanh nhân và yếu tố môi trường xã hội
trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp
      a/ Những yếu tố làm nên phong cách doanh nhân
     - Văn hóa cá nhân: cho doanh nhân biết học đang theo đuổi một công việc, một sự nghiệp
là vì giá trị gì, nhờ giá trị đó họ được khẳng định và cống hiến cho xã hội.
     - Tâm lý cá nhân: tâm lý mở, hoạt hóa, chinh phục, tự khẳng định-đó là phẩm chất cần
thiết cho một doanh nhân. Ngược lại, tâm lý khép kín, yếm thế, phân thân sẽ dẫn đến phong
cách tiêu cực của doanh nhân.
     - Kinh nghiệm cá nhân: khuynh hướng giải quyết vấn đề theo chiều hướng nhằm giảm


Văn hóa doanh nghiệp                   Page 27                             4/12/2013
thiểu rủi ro và chi phí cơ hội. Kinh nghiệm của doanh nhân trong lĩnh vực đang hoạt động là tài
sản vô hình, là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nhân.
     - Nguồn gốc đào tạo: lĩnh vực chuyên môn mà doanh nhân được đào tạo sẽ trang bị cho
họ kiến thức để nhìn nhận đánh giá, giải quyết vấn đề thiên lệch về lĩnh vực đó, xem nhẹ các
lĩnh vực khác.
     - Môi trường xã hội: ý thức hệ, tập quán, văn hóa, đạo đức, luật pháp…ảnh hưởng ko nhỏ
đến phong cách lãnh đạo của doanh nhân.
     b/ Những nguyên tắc định hình một phong cách tốt của doanh nhân
     Thế nào là một phong cách tốt? Dựa trên 1 số guyên tắc định hình:
     - Luôn bị thôi thúc bởi sự hoàn hảo
     - Vượt qua mọi rào cản để tìm ra chân lý một cách nhanh chóng
     - Vận dụng mọi khả năng và dồn mọi nỗ lực của mình cho công việc
     - Biến công việc thành nhu cầu và sở thích của mọi người
     - Hiểu được và biết dự liệu đến những tiểu tiết
     - Không tự thỏa mãn.
     c/ Một số phong cách điển hình
     • Theo quan niệm phương Tây:
     1.      Phong cách quản lý dân chủ
     2.      Phong cách quản lý mệnh lệnh
     3.      Phong cách quản lý tự do
     3.3.5 Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nhân và văn hóa doanh nghiệp
     Như một trào lưu, các doanh nghiệp đua nhau xây dựng văn hóa doanh nghiệp,
nhưng điểm lại, không mấy doanh nghiệp thành công. Vì sao như vậy?
     Trước hết, sự thất bại nằm ở ngay chính bản thân những người lãnh đạo cao nhất doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp thường cử người đi học về văn hóa doanh nghiệp, nhưng những
người lãnh đạo cao nhất thì không bao giờ đến lớp - một phần vì quá bận rộn với công việc,
phần khác, nhiều hơn, là vì sĩ diện cá nhân. Hệ quả là, chính người cần khởi xướng và dẫn dắt
quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp lại không hiểu hết về vấn đề này.



Văn hóa doanh nghiệp                 Page 28                            4/12/2013
Thứ hai, rất quan trọng và đóng vai trò quyết định, đó là doanh nghiệp tìm cách xây dựng
văn hóa doanh nghiệp, nhưng chính doanh nhân - người chủ doanh nghiệp lại không chịu xây
dựng văn hóa cho mình.
     Như vậy, để thành công thì trước khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân - người
chủ doanh nghiệp nên bắt tay xây dựng văn hóa cho chính mình.
     Doanh nhân là linh hồn của doanh nghiệp và là người góp phần chính tạo nên văn
hóa doanh nghiệp.
     •   Văn hóa doanh nghiệp và văn hóa doanh nhân không thể tách rời nhau. Một doanh
nghiệp có cả hai loại văn hóa đó hòa quyện vào nhau sẽ làm nên sức mạnh của DN.
     •   Văn hóa doanh nhân là yếu tố hàng đầu, tác động rất lớn và góp phần quyết định
tạo nên sự thành công hay thất bại của văn hóa doanh nghiệp.
     Một doanh nhân có nếp sống phù hợp, sẽ góp phần tạo nên một văn hóa doanh nghiệp phù
hợp. Ngược lại, nếu người chủ doanh nghiệp có cách sống, cách hành xử phi văn hóa, cả doanh
nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng và rất khó có hy vọng xây dựng được một văn hóa doanh nghiệp
lành mạnh.
     Không thể xây dựng văn hóa doanh nghiệp khi chưa có một văn hóa doanh nhân
lành mạnh, phù hợp với các giá trị của xã hội, đất nước, dân tộc. Hiện nay, không ít doanh
nhân đang dùng quyền để thúc ép, áp đặt cho nhân viên những kiểu “văn hóa” không phù hợp.
Một thứ văn hóa áp đặt, thúc ép, thiếu cơ sở cho niềm tin của nhân viên sẽ dẫn đến thất bại
không tránh khỏi.
     Văn hóa doanh nghiệp phản ánh rõ văn hóa của người lãnh đạo của doanh nghiệp.
Họ không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ của doanh nghiệp, mà còn là
người sang tạo ra các biểu tượng, ý thức hệ, ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ và huyền thoại của
doanh nghiệp.
     Doanh nhân là người sáng tạo ra môi trường cho các cá nhân khác phát huy tinh
thần sáng tạo, họ là người mang đến không gian tự do, bầu không khí ấm cúng trong donah
nghiệp. Họ là những người quyết định văn hóa doanh nghiệp thong qua việc kết hợp hài hòa các
lợi ích kinh tế để doanh nghiệp trở thành ngôi nhà chung, con thuyền vận mệnh của tất cả mọi
người.


Văn hóa doanh nghiệp                Page 29                           4/12/2013
Doanh nhân là người nghệ sĩ đóng vai trò vẽ lên hình ảnh của doanh nghiệp thông
qua vai trò đại diện cho doanh nghiệp


      4. Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam
      - Sơ lược Văn hóa doanh nghiệp Việt nam
       Đại hội IX của Đảng nhận định: Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam được hình thành là một
phần quan trọng của văn hóa Việt Nam được lưu truyền và bồi đắp từ thế hệ này đến thế hệ khác
mà chúng ta cần gìn giữ và bồi đắp tiếp trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay
và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
      4.1 Tính hai mặt của VHDN Việt nam
       Tính hai mặt của VHDN Việt Nam thể hiện qua:
       - Mục đích kinh doanh: thường có hai điểm chung là Đạt hiệu quả cao và Có tính nhân
văn
       - Phương pháp kinh doanh (phong cách kinh doanh): nghĩa là doanh nghiệp đạt tới mục
đích bằng con đường nào và với những nguồn lực nào.
      4.2 Xây dựng VHDN VN trong thời kỳ hội nhập
       - Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng văn hóa kinh doanh và văn
hóa doanh nghiệp
       - Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
       - Khai thác các giá trị tinh thần thích hợp cho công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp

       - Thiết lập các điều kiện tiền đề cho xây dựng VHDN


      Chương 3 - QUẢN LÝ VẤN ĐỀ THAY ĐỔI VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

                                      NỘI DUNG ÔN TẬP
                 1. Khái quát chung về thay đổi văn hóa doanh nghiệp
                 1.1. Khái niệm thay đổi văn hóa doanh nghiệp
                 1.2. Nhận diện vấn đề thay đổi văn hóa doanh nghiệp
                 1.3. Xác định thời điểm thay đổi văn hóa doanh nghiệp


Văn hóa doanh nghiệp                    Page 30                          4/12/2013
2. Nhà quản lý và vấn đề thay đổi văn hóa doanh nghiệp
                  Nguyên tắc thay đổi văn hóa doanh nghiệp
                  3. Một số cách thức thay đổi văn hóa doanh nghiệp
                  3.1. Thay đổi tự giác
                  3.2. Thay đổi tổng thể và chi tiết
                  3.3. Thay đổi bằng cách nhân rộng điển hình
                  3.4. Thay đổi thông qua phát triển doanh nghiệp
                  3.5. Thay đổi nhờ áp dụng công nghệ mới
                  3.6. Thay đổi nhờ thay thế các vị trí trong doanh nghiệp
                  3.7. Một số cách thức thay đổi khác




     1. Khái quát chung về thay đổi văn hóa doanh nghiệp
     1.1. Khái niệm thay đổi văn hóa doanh nghiệp
         “Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là thay đổi một số hoặc toàn bộ các yếu tố tạo nên
văn hóa doanh nghiệp như quan niệm về giá trị, tiêu chuẩn đạo đức, triết lý kinh doanh,
phương thức quản lý, các nội quy, chính sách... đã được các thành viên trong doanh nghiệp
chấp nhận và tuân theo”
     1.2. Nhận diện vấn đề thay đổi văn hóa doanh nghiệp
         - Thay đổi VHDN là một trong những thách thức của DN, nhất là với những doanh
nghiệp tồn tại lâu đời với một nền văn hoá khá thành công.
         - Thay đổi VHDN là quá trình củng cố và phát triển văn hóa doanh nghiệp để đạt được
các mục tiêu chung đề ra.
         - Thay đổi văn hóa để nền văn hóa phù hợp hơn với sự phát triển của doanh nghiệp.
     1.3. Xác định thời điểm thay đổi văn hóa doanh nghiệp
        Khi 2 hay nhiều DN tiến hành sát nhập với nhau
        Khi phân chia doanh nghiệp
        Khi DN chuyển sang lĩnh vực hoạt động mới



Văn hóa doanh nghiệp                      Page 31                            4/12/2013
   Khi DN hoạt động lâu năm & cách thức hoạt động đã lỗi thời, trì trệ, sức cạnh tranh suy
giảm
       2. Nhà quản lý và vấn đề thay đổi văn hóa doanh nghiệp
       • Nguyên tắc thay đổi văn hóa doanh nghiệp
       - Nguyên tắc Thời gian: Thay đổi văn hóa liên quan nhiều tới yếu tố tâm lý, nên DN cần
có thời gian chuẩn bị kĩ càng.
       - Nguyên tắc Người lãnh đạo: Nhà lãnh đạo cần phải làm gương, thực hiện thay đổi đầu
tiên để các thành viên noi theo
       - Nguyên tắc Tính thống nhất: Cách tốt nhất để thực hiện thay đổi VHDN hiệu quả là tìm
được sự thống nhất của thành viên. Để làm được điều đó, nhà lãnh đạo phải giải thích họ hiểu rõ
lợi ích của việc thay đổi và lôi kéo họ thực hiện.
       3. Một số cách thức thay đổi văn hóa doanh nghiệp
       3.1. Thay đổi bằng tinh thần tự nguyện
           Nhà lãnh đạo không “áp đặt” những giá trị văn hoá mới mà phải làm cho mọi nhân viên
trong doanh nghiệp tự ý thức được việc cần phải thay đổi và kiểm soát quá trình thay đổi.
       3.2. Thay đổi tổng thể và chi tiết
       - Mức độ tổng thể: Cấp độ 1 & 2 được phát triển ở mức độ cao hơn, đa dạng hoá và đổi
mới hơn; Cấp độ 3 về cơ bản vẫn được giữ nguyên.
       - Mức độ chi tiết: Thay đổi ở một số bộ phận trong doanh nghiệp (thay đổi các nền tiểu
văn hoá) cho phù hợp với những điều kiện mới.
       3.3. Thay đổi bằng cách nhân rộng điển hình
           Nhà lãnh đạo tìm ra và sử dụng cá nhân điển hình có những quan niệm chung phù hợp, có
khả năng tạo ra thay đổi trong DN để tạo ảnh hưởng tới các thành viên khác. Phong cách làm
việc của họ dần dần sẽ có ảnh hưởng đến toàn doanh nghiệp và hướng nền văn hoá phát triển
theo hướng đã định.
       3.4. Thay đổi thông qua phát triển doanh nghiệp
       - Sự phát triển DN có thể định nghĩa như một quá trình thay đổi có kế hoạch, được chỉ đạo
từ trên xuống, bao gồm cả thay đổi về cơ sở vật chất lẫn con người.



Văn hóa doanh nghiệp                    Page 32                            4/12/2013
- Do đó, để thực hiện thay đổi, DN có thể xây dựng hệ thống thử nghiệm song song nhằm
truyền bá, giáo dục những giá trị văn hoá mới
      3.5. Thay đổi nhờ áp dụng công nghệ mới
          Nhà lãnh đạo nhờ vào ảnh hưởng của công nghệ mới để thay đổi các giá trị của nền văn
hoá doanh nghiệp như: Sử dụng thư điện tử; Tự động hóa; Chú trọng xây dựng trang web giới
thiệu dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp…
      3.6. Thay đổi nhờ thay thế vị trí trong doanh nghiệp
      Những giá trị văn hoá có thể thay đổi nếu DN đổi mới cấu trúc các nhóm hoặc nhà lãnh
đạo
      - Có thể bằng cách thay đổi giám đốc điều hành
      - Có thể bằng cách đưa một số người bên ngoài vào các vị trí lãnh đạo bên dưới cấp cao
nhất và tạo điều kiện cho họ thay đổi dần lề lối suy nghĩ của cấp trên.
      3.7. Một số cách thức thay đổi khác
         Thay đổi do các vụ scandal và việc phá vỡ các huyền thoại, biểu tượng
         Thay đổi nhờ phát huy một cách có trật tự những nền tiểu văn hoá tiêu biểu


                 Chương 4 - VĂN HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
                                        NỘI DUNG ÔN TẬP
                   1. Văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp
                   1.1. Vai trò và biểu hiện của văn hóa ứng xử
                   1.2. Tác động của văn hóa ứng xử
                   1.3. Những điều cần tránh trong văn hóa ứng xử
                   2. Văn hóa trong xây dựng và phát triển thương hiệu
                   2.1. MQH giữa VHDN & thương hiệu
                   2.2. Khía cạnh VH trong xây dựng & phát triển thương hiệu




      1. Văn hoá ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp
      1.1. Vai trò và biểu hiện của văn hóa ứng xử nội bộ


Văn hóa doanh nghiệp                     Page 33                               4/12/2013
1.1.1 Vai trò của văn hóa ứng xử
     • Văn hóa ứng xử giúp cho Doanh nghiệp dễ dàng thành công hơn
     Khi cách ứng xử của các thành viên trong Doanh nghiệp được mọi người hưởng ứng, lúc
đó sẽ dễ đạt dược những kết quả chắc chắn hơn, như dành được sự nâng đỡ, cộng tác, tạo thêm
những tín hiệu mới, thu thập được nhiều khách hàng hơn và bản than giữ được sự yên lành. Và
ngay những lúc khó khăn đi nữa thì những người này cũng vì bạn dến cùng.
     • Văn hóa ứng xử làm đẹp thêm hình tượng của công ty
     Letitia basldrige là một chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực ứng xử tại Mỹ cho rằng:” phép
ứng xử khéo léo là hiệu quả có giá trị, chúng làm tăng phẩm chất của đời sống, đóng góp cho
đạo đức người lãnh đạo tốt nhât làm đẹp thêm hình tượng của công ty, và do đó nó đóng một
vai trò chủ yếu trong vấn đề phát sinh lợi nhuận. Mặt khác, việc ứng xử tồi, dốt nát, không cẩn
thận thì làm đánh mất đi nhân cách con người, cũng như sự thăng tiến và ngay cả việc làm”.
Như vậy cách ứng xử của cấp trên, cấp dưới trong nội bộ doanh nghiệp có tác động qua lại với
nhau trên tinh thần hợp tác thiện chí và cùng có phản ứng tích cực như nhau ở tất cả các cá nhân,
bộ phận trước những vấn đề cần giải quyết của doanh nghiệp. Nếu mối quan hệ này được kết
hợp hài hòa với mục tiêu vì lợi ích chung của doanh nghiệp sẽ tạo nên sức mạnh đưa doanh
nghiệp tiến lên phía trước.
     • Văn hóa ứng xử tạo điều kiện phát huy dân chủ cho mọi thành viên
     Mọi người nhận được sự tín nhiệm và hỗ trợ cần thiết dựa trên những giá trị, chuẩn mực đã
được thiết lập của doanh nghiệp để chủ động tiến hành công việc được giao phó, sáng tạo, chịu
trách nhiệm cá nhân cao hơn về công việc quan hệ trên dưới chan hòa, được chia sẻ thông tin để
có cơ hội tham gia sâu hơn vào các quyết định của doanh nghiệp.
     • Văn hóa ứng xử củng cố và phát triển địa vị của mỗi cá nhân trong nội bộ doanh
nghiệp
     Mỗi cá nhân khi tham gia vào công việc kinh doanh của doanh nghiệp đều có cơ hội tham
gia sâu hơn vào các quyết định của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân khi tham gia vào công việc kinh
doanh của doanh nghiệp đều có vị trí nhất định. Văn hóa ứng xử không những giúp họ hoành




Văn hóa doanh nghiệp                 Page 34                             4/12/2013
thành tốt nhiệm vụ được giao mà còn xây dựng làng tin đối với lãnh đạo và đồng nghiệp, từ đó
tạo cơ hội thăng tiến cho họ


       1.1.2 Biểu hiện của văn hóa ứng xử
          Văn hóa ứng xử của cấp trên đối với cấp dưới
       Là người đứng đầu doanh nghiệp, nhà lãnh đạo có vai trò rất quan trọng trong quá trình
xây dựng văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp.
       - Tuyển chọn, dùng người đúng việc, đúng chỗ: Khi nhà lãnh đạo tuyển chọn đúng người
và dùng đúng người, đúng việc sẽ phát huy được tiềm năng của nhân viên, tạo cho nhân viên
niềm say mê trong công việc.
       - Chế độ thưởng phạt công minh: Khi khiển trách, nhà lãnh đạo phải dựa trên lợi ích của
tập thể, của doanh nghiệp. Khiển trách cũng đòi hỏi phải có nghệ thuật, sao cho nhân viên vui vẻ
chấp nhận và phấn đấu làm tốt hơn. Khi nhân viên làm tốt, hãy khen thưởng nhân viên trước tập
thể.
       - Thu phục nhân viên dưới quyền: Nhà lãnh đạo phải có nghệ thuật, am hiểu tâm lý con
người để thu phục các nhân viên tự nguyện đi theo mình.
       - Quan tâm tới thông tin phản hồi từ nhân viên
           - Quan tâm đến cuộc sống riêng tư của nhân viên nhưng không nên quá tò mò: Cấp trên
hãy cố gắng nhớ được tên họ của nhân viên cấp dưới, khi gọi nhân viên có cảm tình hơn. Đã là
cấp trên phải tâm lý, giỏi vận dụng các yếu tố đánh vào tình cảm để khích lệ nhiệt tình làm việc
của cấp dưới khiến họ làm việc hết mình.
       - Khen cũng là một nghệ thuật: sử dụng lời khen có hiệu quả sẽ khơi dậy tinh thần làm
việc của nhân viên. Lời khen cần xuất phát từ tấm lòng.“ Người khen có thể quên lời khen,
nhưng người được khen sẽ giữ mãi trong lòng lời khen đó”.
       - Giải quyết những xung đột, mâu thuẫn nội tại có hiệu quả: Trước hết, hãy giúp các nhân
viên tự giải quyết những mâu thuẫn của mình. Khi mâu thuẫn, xung đột lên cao, nhà lãnh đạo
phải biết tìm ra cách giải quyết sao cho không ảnh hưởng tới công việc chung, và các bên liên
quan đều thỏa mãn
          Văn hóa ứng xử của cấp dưới đối với cấp trên


Văn hóa doanh nghiệp                   Page 35                           4/12/2013
- Cấp dưới phải thể hiện được vai trò của mình: Trước hết, nhân viên phải hoàn thành tốt
công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Họ cũng phải mạnh dạn thử sức với
những công việc mới, thách thức để chứng tỏ khả năng của mình với nhà lãnh đạo. Khi thể hiện
được vai trò của mình, mỗi nhân viên sẽ tự nâng giá trị cá nhân của mình lên. Doanh nghiệp sẽ
gắn kết các giá trị riêng lẻ với nhau trong giá trị chung của doanh nghiệp.
     - Tôn trọng và cư xử đúng mực với cấp trên: Là cấp dưới, bạn phải cố gắng làm cho cấp
trên thay đổi quan điểm và đánh giá cao hơn ý kiến của bạn đề xuất chứ không nên gây xung
đột. Để đạt được điều đó, bạn phải biết rõ cấp trên cũng như hiểu những gì mà cấp trên mong
đợi, từ đó lựa chọn cách đưa ra ý kiến, dẫn dắt nó về điều mà cấp trên quan tâm với một thái độ
đúng mực, tôn trọng.
     - Làm tốt công việc của bạn: khi bạn làm tốt công việc của bạn nghĩa là bạn đang làm lợi
cho công ty và cấp trên của mình. Không một ông chủ nào không đánh giá cao nhân viên của
mình khi anh ta không những thể hiện được năng lực, trình độ mà còn làm việc có trách nhiệm,
hoàn thành tốt công việc được giao, không để ảnh hưởng đến phần việc của người khác.
     - Chia sẻ, tán dương: hãy để cấp trên của bạn tín nhiệm những việc bạn đã, đang và sẽ
làm. Hãy cố gắng để cấp trên nhận ra những hiệu quả mà bạn đạt được trong công việc và khen
thưởng cho bạn xứng đáng. Nhưng nhớ rằng, đừng giành lấy ánh hào quang cho riêng mình dù
đó là thành công của riêng bạn mà hãy chia sẻ thành công với cấp trên của bạn, điều này sẽ làm
cho cấp trên chia sẻ những cơ hội công việc về sau.
     - Nhiệt tình: hãy cố gằng hoàn thành phận sự của mình hoàn hảo hơn sự kì vọng của cấp
trên. Bên cạnh đó, hãy chấp nhận những thử thách mới. Đôi khi cách tạo ra những điểm mạnh
tôt nhất là thử những điểm mới.
        Văn hóa ứng xử giữa các đồng nghiệp
     - Sự lôi cuốn lẫn nhau: qua giao tiếp gây được ấn tượng ban đầu, từ đó dễ tiếp xúc, dễ
chan hòa, dễ cảm nhận nhân cách của nhau, tìm được sự tương đồng về thái độ làm việc.
     - Xây dựng tình bạn, tình đồng nghiệp: cơ sở lâu dài trong việc xây dựng tình bằng hữu
trong nội bộ doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào văn hóa doanh nghiệp và cơ chế cạnh tranh mà
doanh nghiệp đã áp dụng. Việc sử dụng con người như thế nào, coi cái gì là quan trọng trong đối



Văn hóa doanh nghiệp                  Page 36                                 4/12/2013
nhân xử thế của nhà lãnh đạo doanh nghiệp là tác nhân trực tiếp hình thành nên quan hệ bằng
hữu, thân ái, tin cậy lẫn nhau trong nội bộ doanh nghiệp.
     - Xây dựng thái độ cởi mở, hợp tác với nhau: Năng động, có khả năng tư duy độc lập, có
kinh nghiệm...vẫn chưa đủ tạo nên tác phong làm việc chuyên nghiệp. Mọi thành viên trong
doanh nghiệp phải có tinh thần cởi mở, hợp tác với các đồng nghiệp. Sự phối hợp ăn ý sẽ tạo
nên hiệu quả công việc cao nhất. Chỉ khi có thái độ cởi mở, chia sẻ thông tin cho nhau, thẳng
thắn góp ý và tiếp nhận ý kiến phản hồi của nhau..doanh nghiệp mới xây dựng được các mối
quan hệ tin cậy trong nội bộ.
        Văn hóa ứng xử với công việc
     - Thứ nhất, cẩn trọng trong cách ăn mặc.
     - Thứ hai, tôn trọng lĩnh vực của người khác.
     - Thứ ba, mở rộng kiến thức của bạn.
     - Thứ tư, tôn trọng giờ giấc làm việc.
     - Thứ năm, thực hiện công việc đúng tiến độ.
     - Thứ sáu, lắng nghe.
     - Thứ bảy, làm việc siêng năng.
     - Thứ tám, giải quyết vấn đề riêng của bạn.


     1.2. Tác động của văn hóa ứng xử trong nội bộ DN
     • Xây dựng thái độ an tâm công tác:
     An tâm công tác là một nhân tố hàng đầu trong việc xây dựng thái độ lao động của nhân
viên. Thiếu an tâm công tác làm giảm hiệu quả lao động, giảm sự gắn bó với doanh nghiệp, với
tập thể lao động.
     Sự an tâm công tác này được tạo ra bởi các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp như
quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới và ngược lại, quan hệ của những người đồng cấp.
     Một số yếu tố khác tác động đến thái độ an tâm trong nội bộ doanh nghiệp như: khoảng
cách đi lại thuận tiện, phương tiện đưa đón của doanh nghiệp, sự phân công công việc, nhiệm vụ
phù hợp, khen thưởng, đề bạt…
     • Mang lại hiệu quả công việc cao

Văn hóa doanh nghiệp                   Page 37                         4/12/2013
“Chỉ cần ánh mắt thân thiện, một cái bắt tay nhiệt tình, những lời khuyến khích tự tin của
người quản lý, bạn sẽ thấy hiệu quả công việc các nhân viên mang lại nâng cao một cách đáng
ngạc nhiên”-Christophe Wood, Chủ tịch công ty Estee Lauder Group tại Nhật Bản tâm đắc nói.
     • Tạo hứng khởi làm việc trong toàn doanh nghiệp
     Tinh thần làm việc của mỗi nhân viên luôn tạo sự thành công của mỗi công ty. Để có được
đội ngũ nhân viên năng động, làm việc “hết mình” thì mỗi công ty ngoài hệ thống tiền lương
hợp lý cũng cần có những biện pháp kích thích khả năng của các nhân viên. Người lãnh đạo
doanh nghiệp giỏi luôn biết kết hợp tình thân thiện hay một lời khen thưởng, một lời hỏi thăm
chân thành… cũng có tác dụng động viên, khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên. Bởi
con người ngoài những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống còn có nhu cầu xã hội, nhu cầu được
khẳng định mình. Từ tinh thần làm việc hăng hái, hồ hởi của mọi người vì sự phát triển của
doanh nghiệp được phát huy.
     • Xây dựng và củng cố tinh thần hợp tác
     Sự hợp tác này trên tinh thần thiện chí và cùng có phản ứng tích cực như nhau ở tất cả các
cá nhân, các bộ phận trong doanh nghiệp trước các vấn đề cần giải quyết của doanh nghiệp.
Điều này không có nghĩa là mọi cá nhân trong doanh nghiệp phải giống nhau về quan điểm hay
cách thức giải quyết những vấn đề phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp mà quan trọng nhất ở chỗ: Trước đòi hỏi của tình thế, những khó khăn và các vấn đề nảy
sinh, tất cả các thành viên trong doanh nghiệp đều có thái độ thiện chí, tích cực, chung vai gắng
sức, gắn kết với nhau giải quyết triệt để theo chức năng , cương vị và nhiệm vụ của mình để đưa
doanh nghiệp của mình tiến lên phía trước.
     • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp có bản sắc riêng
     Xây dựng những nét văn hóa riêng có trong doanh nghiệp, làm cho các thành viên cảm
nhận được tình cảm gắn bó lẫn nhau trong một gia đình lớn là doanh nghiệp. Ngoài giờ lao
động, họ có nhiều lý do để giao tiếp ứng xử. Có thể xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp qua
việc truyền thống thể hiện sự quan tâm đến nhau như nhân ngày sinh, ngày cưới… mọi người
cùng đến để chia vui, để hỏi thăm khi đồng nghiệp đau ốm…
     1.3. Những điều cần tránh trong văn hóa ứng xử



Văn hóa doanh nghiệp                 Page 38                             4/12/2013
đề Cương vhdn
đề Cương vhdn

More Related Content

What's hot

Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên
Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung NguyênPhong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên
Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên
luanvantrust
 
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích nội dung quyết định nhãn hiệu
Phân tích nội dung quyết định nhãn hiệuPhân tích nội dung quyết định nhãn hiệu
Phân tích nội dung quyết định nhãn hiệu
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Đề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAY
Đề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAYĐề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAY
Đề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Văn hóa doanh nghiệp - Catcom
Văn hóa doanh nghiệp - CatcomVăn hóa doanh nghiệp - Catcom
Văn hóa doanh nghiệp - Catcom
Catcom VN
 
Quản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trịQuản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trị
Han Nguyen
 
Triết lý và Đạo đức kinh doanh
Triết lý và Đạo đức kinh doanhTriết lý và Đạo đức kinh doanh
Triết lý và Đạo đức kinh doanhNgọc Yến Lê Thị
 
Tiểu luận môn quản trị rủi ro đề tài rủi ro nguồn nhân lực công ty sm enter...
Tiểu luận môn quản trị rủi ro   đề tài rủi ro nguồn nhân lực công ty sm enter...Tiểu luận môn quản trị rủi ro   đề tài rủi ro nguồn nhân lực công ty sm enter...
Tiểu luận môn quản trị rủi ro đề tài rủi ro nguồn nhân lực công ty sm enter...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựcBài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựctú Tinhtế
 
Chương ii nhaan dang VHDN
Chương ii nhaan dang VHDNChương ii nhaan dang VHDN
Chương ii nhaan dang VHDN
Việt Liên Hương Nguyễn
 
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN  TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN    TS. BÙI QUANG XUÂNĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN    TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN  TS. BÙI QUANG XUÂN
Bùi Quang Xuân
 
Quản trị sản xuất (Full version)
Quản trị sản xuất (Full version)Quản trị sản xuất (Full version)
Quản trị sản xuất (Full version)
Le Nguyen Truong Giang
 
Chính sách sản phẩm
Chính sách sản phẩmChính sách sản phẩm
Chính sách sản phẩm
Lan Anh Nguyễn
 
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh ĐôHạt Mít
 
Nhóm 9 _ TH True milk
Nhóm 9 _ TH True milkNhóm 9 _ TH True milk
Nhóm 9 _ TH True milk
ynhong797826
 
Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê Dream Coffee
Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê Dream CoffeeLập kế hoạch kinh doanh quán cà phê Dream Coffee
Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê Dream Coffee
avocadoicream
 
Giáo trình quản trị chất lượng
Giáo trình quản trị chất lượngGiáo trình quản trị chất lượng
Giáo trình quản trị chất lượng
Share Tài Liệu Đại Học
 

What's hot (20)

Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên
Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung NguyênPhong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên
Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên
 
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
 
Phân tích nội dung quyết định nhãn hiệu
Phân tích nội dung quyết định nhãn hiệuPhân tích nội dung quyết định nhãn hiệu
Phân tích nội dung quyết định nhãn hiệu
 
Đề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAY
Đề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAYĐề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAY
Đề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAY
 
Văn hóa doanh nghiệp - Catcom
Văn hóa doanh nghiệp - CatcomVăn hóa doanh nghiệp - Catcom
Văn hóa doanh nghiệp - Catcom
 
Quản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trịQuản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trị
 
Triết lý và Đạo đức kinh doanh
Triết lý và Đạo đức kinh doanhTriết lý và Đạo đức kinh doanh
Triết lý và Đạo đức kinh doanh
 
Văn hóa kinh doanh của Viettel
Văn hóa kinh doanh của ViettelVăn hóa kinh doanh của Viettel
Văn hóa kinh doanh của Viettel
 
Tiểu luận môn quản trị rủi ro đề tài rủi ro nguồn nhân lực công ty sm enter...
Tiểu luận môn quản trị rủi ro   đề tài rủi ro nguồn nhân lực công ty sm enter...Tiểu luận môn quản trị rủi ro   đề tài rủi ro nguồn nhân lực công ty sm enter...
Tiểu luận môn quản trị rủi ro đề tài rủi ro nguồn nhân lực công ty sm enter...
 
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
 
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựcBài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
 
Chương ii nhaan dang VHDN
Chương ii nhaan dang VHDNChương ii nhaan dang VHDN
Chương ii nhaan dang VHDN
 
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN  TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN    TS. BÙI QUANG XUÂNĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN    TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN  TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Quản trị sản xuất (Full version)
Quản trị sản xuất (Full version)Quản trị sản xuất (Full version)
Quản trị sản xuất (Full version)
 
Chính sách sản phẩm
Chính sách sản phẩmChính sách sản phẩm
Chính sách sản phẩm
 
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
 
Tiểu luận quản trị
Tiểu luận quản trịTiểu luận quản trị
Tiểu luận quản trị
 
Nhóm 9 _ TH True milk
Nhóm 9 _ TH True milkNhóm 9 _ TH True milk
Nhóm 9 _ TH True milk
 
Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê Dream Coffee
Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê Dream CoffeeLập kế hoạch kinh doanh quán cà phê Dream Coffee
Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê Dream Coffee
 
Giáo trình quản trị chất lượng
Giáo trình quản trị chất lượngGiáo trình quản trị chất lượng
Giáo trình quản trị chất lượng
 

Viewers also liked

Văn hóa doanh nghiệp ppt
Văn hóa doanh nghiệp pptVăn hóa doanh nghiệp ppt
Văn hóa doanh nghiệp pptVita-Share
 
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Xây dựng văn hóa doanh nghiệpXây dựng văn hóa doanh nghiệp
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Vũ Hồng Phong
 
Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệpVăn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp
Doanh Nhân Việt
 
Chương 5 đạo đức doanh nghiệp
Chương 5 đạo đức doanh nghiệpChương 5 đạo đức doanh nghiệp
Chương 5 đạo đức doanh nghiệpNgọc Yến Lê Thị
 
Các biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệp
Các biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệpCác biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệp
Các biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệpLê Tưởng
 
Chuyên đề: Văn hóa doanh nghiệp
Chuyên đề: Văn hóa doanh nghiệpChuyên đề: Văn hóa doanh nghiệp
Chuyên đề: Văn hóa doanh nghiệp
Thai Lam Toan
 
Nguyen long van
Nguyen long vanNguyen long van
Nguyen long vananthao1
 
Bài giảng văn hóa kinh doanh
Bài giảng văn hóa kinh doanh  Bài giảng văn hóa kinh doanh
Bài giảng văn hóa kinh doanh
Nguyễn Duy Bình
 
Trắc nghiệm qth
Trắc nghiệm qthTrắc nghiệm qth
Trắc nghiệm qthhungphan2912
 
7.nguyen thi tra vinh
7.nguyen thi tra vinh7.nguyen thi tra vinh
7.nguyen thi tra vinhanthao1
 
Dao duc kinh doanh (Ethical business)
Dao duc kinh doanh (Ethical business)Dao duc kinh doanh (Ethical business)
Dao duc kinh doanh (Ethical business)Kenny Nguyen
 
Xây dựng tư duy toàn cầu hoá cho làng báo Việt Nam
Xây dựng tư duy toàn cầu hoá cho làng báo Việt NamXây dựng tư duy toàn cầu hoá cho làng báo Việt Nam
Xây dựng tư duy toàn cầu hoá cho làng báo Việt Nam
An Nguyen
 
Slide phản biện đề tài Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới lòng trung thành c...
Slide phản biện đề tài Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới lòng trung thành c...Slide phản biện đề tài Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới lòng trung thành c...
Slide phản biện đề tài Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới lòng trung thành c...
Ngọc Hưng
 
Triết lý kinh doanh
Triết lý kinh doanhTriết lý kinh doanh
Triết lý kinh doanh
Deep So
 
Kỹ thuật đánh giá thực hành 5 s tại doanh nghiệp
Kỹ thuật đánh giá thực hành 5 s tại doanh nghiệpKỹ thuật đánh giá thực hành 5 s tại doanh nghiệp
Kỹ thuật đánh giá thực hành 5 s tại doanh nghiệp
Hung Vu
 
Quản trị mối quan hệ khách hàng
Quản trị mối quan hệ khách hàngQuản trị mối quan hệ khách hàng
Quản trị mối quan hệ khách hàng
lehaiau
 

Viewers also liked (18)

Văn hóa doanh nghiệp ppt
Văn hóa doanh nghiệp pptVăn hóa doanh nghiệp ppt
Văn hóa doanh nghiệp ppt
 
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Xây dựng văn hóa doanh nghiệpXây dựng văn hóa doanh nghiệp
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
 
Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệpVăn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp
 
Chương 5 đạo đức doanh nghiệp
Chương 5 đạo đức doanh nghiệpChương 5 đạo đức doanh nghiệp
Chương 5 đạo đức doanh nghiệp
 
Các biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệp
Các biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệpCác biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệp
Các biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệp
 
Chuong 3
Chuong 3Chuong 3
Chuong 3
 
Chuyên đề: Văn hóa doanh nghiệp
Chuyên đề: Văn hóa doanh nghiệpChuyên đề: Văn hóa doanh nghiệp
Chuyên đề: Văn hóa doanh nghiệp
 
Nguyen long van
Nguyen long vanNguyen long van
Nguyen long van
 
Bài giảng văn hóa kinh doanh
Bài giảng văn hóa kinh doanh  Bài giảng văn hóa kinh doanh
Bài giảng văn hóa kinh doanh
 
Trắc nghiệm qth
Trắc nghiệm qthTrắc nghiệm qth
Trắc nghiệm qth
 
7.nguyen thi tra vinh
7.nguyen thi tra vinh7.nguyen thi tra vinh
7.nguyen thi tra vinh
 
Dao duc kinh doanh (Ethical business)
Dao duc kinh doanh (Ethical business)Dao duc kinh doanh (Ethical business)
Dao duc kinh doanh (Ethical business)
 
Xây dựng tư duy toàn cầu hoá cho làng báo Việt Nam
Xây dựng tư duy toàn cầu hoá cho làng báo Việt NamXây dựng tư duy toàn cầu hoá cho làng báo Việt Nam
Xây dựng tư duy toàn cầu hoá cho làng báo Việt Nam
 
Slide phản biện đề tài Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới lòng trung thành c...
Slide phản biện đề tài Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới lòng trung thành c...Slide phản biện đề tài Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới lòng trung thành c...
Slide phản biện đề tài Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới lòng trung thành c...
 
Triết lý kinh doanh
Triết lý kinh doanhTriết lý kinh doanh
Triết lý kinh doanh
 
Kỹ thuật đánh giá thực hành 5 s tại doanh nghiệp
Kỹ thuật đánh giá thực hành 5 s tại doanh nghiệpKỹ thuật đánh giá thực hành 5 s tại doanh nghiệp
Kỹ thuật đánh giá thực hành 5 s tại doanh nghiệp
 
Quản trị mối quan hệ khách hàng
Quản trị mối quan hệ khách hàngQuản trị mối quan hệ khách hàng
Quản trị mối quan hệ khách hàng
 
Hành vi tổ chức
Hành vi tổ chứcHành vi tổ chức
Hành vi tổ chức
 

Similar to đề Cương vhdn

Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Xây dựng giá trị văn hóa doanh nghiệp của công ty điện tử
Đề tài: Xây dựng giá trị văn hóa doanh nghiệp của công ty điện tửĐề tài: Xây dựng giá trị văn hóa doanh nghiệp của công ty điện tử
Đề tài: Xây dựng giá trị văn hóa doanh nghiệp của công ty điện tử
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Cơ sở lý luận về phát triển văn hoá doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về phát triển văn hoá doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về phát triển văn hoá doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về phát triển văn hoá doanh nghiệp.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Slide Chương 1 .pptx
Slide Chương 1 .pptxSlide Chương 1 .pptx
Slide Chương 1 .pptx
namphuong65
 
Slide Chương 1ădqwfdefwefwefwgrgfwg .pptx
Slide Chương 1ădqwfdefwefwefwgrgfwg .pptxSlide Chương 1ădqwfdefwefwefwgrgfwg .pptx
Slide Chương 1ădqwfdefwefwefwgrgfwg .pptx
quanghuy07022003
 
Chuong 1(s a)
Chuong 1(s a)Chuong 1(s a)
Chuong 1(s a)
kimtreehien
 
Bài mẫu tiểu luận văn hóa doanh nghiệp, HAY
Bài mẫu tiểu luận văn hóa doanh nghiệp, HAYBài mẫu tiểu luận văn hóa doanh nghiệp, HAY
Bài mẫu tiểu luận văn hóa doanh nghiệp, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Bàn về yếu tố văn hoá trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập
Bàn về yếu tố văn hoá trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhậpBàn về yếu tố văn hoá trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập
Bàn về yếu tố văn hoá trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập
hieu anh
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.docx
Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Tiểu luận - Tìm hiểu và phân tích mô hình văn hóa của một doanh nghiệp.doc
Tiểu luận - Tìm hiểu và phân tích mô hình văn hóa của một doanh nghiệp.docTiểu luận - Tìm hiểu và phân tích mô hình văn hóa của một doanh nghiệp.doc
Tiểu luận - Tìm hiểu và phân tích mô hình văn hóa của một doanh nghiệp.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Văn hóa kinh doanh.ppt
Văn hóa kinh doanh.pptVăn hóa kinh doanh.ppt
Văn hóa kinh doanh.ppt
ssuserf7b6fa1
 
Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.
Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.
Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.
Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.
Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM 256150
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM 256150VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM 256150
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM 256150
nataliej4
 
Khóa Luận Văn Hoá Trong Doanh Nghiệp Việt Nam.doc
Khóa Luận Văn Hoá Trong Doanh Nghiệp Việt Nam.docKhóa Luận Văn Hoá Trong Doanh Nghiệp Việt Nam.doc
Khóa Luận Văn Hoá Trong Doanh Nghiệp Việt Nam.doc
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

Similar to đề Cương vhdn (20)

Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 
Đề tài: Xây dựng giá trị văn hóa doanh nghiệp của công ty điện tử
Đề tài: Xây dựng giá trị văn hóa doanh nghiệp của công ty điện tửĐề tài: Xây dựng giá trị văn hóa doanh nghiệp của công ty điện tử
Đề tài: Xây dựng giá trị văn hóa doanh nghiệp của công ty điện tử
 
Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về phát triển văn hoá doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về phát triển văn hoá doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về phát triển văn hoá doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về phát triển văn hoá doanh nghiệp.docx
 
Slide Chương 1 .pptx
Slide Chương 1 .pptxSlide Chương 1 .pptx
Slide Chương 1 .pptx
 
Slide Chương 1ădqwfdefwefwefwgrgfwg .pptx
Slide Chương 1ădqwfdefwefwefwgrgfwg .pptxSlide Chương 1ădqwfdefwefwefwgrgfwg .pptx
Slide Chương 1ădqwfdefwefwefwgrgfwg .pptx
 
Chuong 1(s a)
Chuong 1(s a)Chuong 1(s a)
Chuong 1(s a)
 
Chuong 1(s a)
Chuong 1(s a)Chuong 1(s a)
Chuong 1(s a)
 
Bài mẫu tiểu luận văn hóa doanh nghiệp, HAY
Bài mẫu tiểu luận văn hóa doanh nghiệp, HAYBài mẫu tiểu luận văn hóa doanh nghiệp, HAY
Bài mẫu tiểu luận văn hóa doanh nghiệp, HAY
 
Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp.docx
 
Bàn về yếu tố văn hoá trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập
Bàn về yếu tố văn hoá trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhậpBàn về yếu tố văn hoá trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập
Bàn về yếu tố văn hoá trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.docx
 
Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp.docx
 
Tiểu luận - Tìm hiểu và phân tích mô hình văn hóa của một doanh nghiệp.doc
Tiểu luận - Tìm hiểu và phân tích mô hình văn hóa của một doanh nghiệp.docTiểu luận - Tìm hiểu và phân tích mô hình văn hóa của một doanh nghiệp.doc
Tiểu luận - Tìm hiểu và phân tích mô hình văn hóa của một doanh nghiệp.doc
 
Văn hóa kinh doanh.ppt
Văn hóa kinh doanh.pptVăn hóa kinh doanh.ppt
Văn hóa kinh doanh.ppt
 
Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.
Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.
Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.
 
Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.
Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.
Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng.
 
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM 256150
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM 256150VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM 256150
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM 256150
 
Khóa Luận Văn Hoá Trong Doanh Nghiệp Việt Nam.doc
Khóa Luận Văn Hoá Trong Doanh Nghiệp Việt Nam.docKhóa Luận Văn Hoá Trong Doanh Nghiệp Việt Nam.doc
Khóa Luận Văn Hoá Trong Doanh Nghiệp Việt Nam.doc
 

More from Nhí Minh

Test 3 completed
Test 3 completedTest 3 completed
Test 3 completed
Nhí Minh
 
Ngu phap tieng anh
Ngu phap tieng anhNgu phap tieng anh
Ngu phap tieng anhNhí Minh
 
Báo cáo thực tập lần 1
Báo cáo thực tập lần 1Báo cáo thực tập lần 1
Báo cáo thực tập lần 1Nhí Minh
 
đòN bẩy tài chính
đòN bẩy tài chínhđòN bẩy tài chính
đòN bẩy tài chínhNhí Minh
 
1 so gioi_tu_thuong_gap_9463
1 so gioi_tu_thuong_gap_94631 so gioi_tu_thuong_gap_9463
1 so gioi_tu_thuong_gap_9463Nhí Minh
 
Cach viet cau_tieng_anh_2924_9491
Cach viet cau_tieng_anh_2924_9491Cach viet cau_tieng_anh_2924_9491
Cach viet cau_tieng_anh_2924_9491Nhí Minh
 
Bai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiBai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiNhí Minh
 
5 kiem toan_3605
5 kiem toan_36055 kiem toan_3605
5 kiem toan_3605Nhí Minh
 
Bai tap quan_tri_ton_quy_8854
Bai tap quan_tri_ton_quy_8854Bai tap quan_tri_ton_quy_8854
Bai tap quan_tri_ton_quy_8854Nhí Minh
 
Cau va tu hoi thoai tieng han quoc
Cau va tu hoi thoai tieng han quocCau va tu hoi thoai tieng han quoc
Cau va tu hoi thoai tieng han quocNhí Minh
 

More from Nhí Minh (11)

Test 3 completed
Test 3 completedTest 3 completed
Test 3 completed
 
Ngu phap tieng anh
Ngu phap tieng anhNgu phap tieng anh
Ngu phap tieng anh
 
Báo cáo thực tập lần 1
Báo cáo thực tập lần 1Báo cáo thực tập lần 1
Báo cáo thực tập lần 1
 
đòN bẩy tài chính
đòN bẩy tài chínhđòN bẩy tài chính
đòN bẩy tài chính
 
Slide
SlideSlide
Slide
 
1 so gioi_tu_thuong_gap_9463
1 so gioi_tu_thuong_gap_94631 so gioi_tu_thuong_gap_9463
1 so gioi_tu_thuong_gap_9463
 
Cach viet cau_tieng_anh_2924_9491
Cach viet cau_tieng_anh_2924_9491Cach viet cau_tieng_anh_2924_9491
Cach viet cau_tieng_anh_2924_9491
 
Bai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiBai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giai
 
5 kiem toan_3605
5 kiem toan_36055 kiem toan_3605
5 kiem toan_3605
 
Bai tap quan_tri_ton_quy_8854
Bai tap quan_tri_ton_quy_8854Bai tap quan_tri_ton_quy_8854
Bai tap quan_tri_ton_quy_8854
 
Cau va tu hoi thoai tieng han quoc
Cau va tu hoi thoai tieng han quocCau va tu hoi thoai tieng han quoc
Cau va tu hoi thoai tieng han quoc
 

đề Cương vhdn

  • 1. ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC Chương 1 - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NỘI DUNG ÔN TẬP 1. Vấn đề cơ bản về văn hóa 1.1. Khái niệm văn hóa 1.2. Vai trò của văn hóa 1.3. Chức năng của văn hóa 2. Văn hóa kinh doanh 2.1. Khái niệm văn hóa kinh doanh 2.2. Vai trò của văn hóa kinh doanh 2.3. Nhân tố tác động đến văn hóa kinh doanh 3. Giới thiệu chung về văn hóa doanh nghiệp 3.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp 3.2. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp 3.3. Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp- Theo quan điểm của Edgar Henry Schein 3.4. Các loại hình văn hóa doanh nghiệp theo sự phân cấp quyền lực 1. Vấn đề cơ bản về văn hóa 1.1. Khái niệm văn hóa “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin” (UNESCO, 2002) 1.2. Vai trò của văn hóa - Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển XH bởi VH chi phối toàn bộ hoạt động của con người, cung cấp năng lượng tinh thần cho con người, làm cho con người ngày càng hoàn thiện. Con người tồn tại, không chỉ cần những sản phẩm vật chất mà còn có nhu cầu hưởng thụ sản phẩm văn hóa tinh thần, con người và xã hội loài người càng phát triển thì nhu cầu văn hóa tinh thần đòi hỏi ngày càng cao. Đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần đó chính là đảm bảo sự phát triển ngày càng nhiều của cải vật chất cho con người và xã hội. VHDN Page 1 4/12/2013
  • 2. - Văn hóa là động lực của sự phát triển XH bởi VH khơi dậy và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo, huy động sức mạnh nội sinh to lớn trong con người đóng góp vào sự phát triển XH. Trước đây, để phát triển kinh tế, người ta thường nhấn mạnh và khai thác yếu tố lao động của con người cho sự phát triển. Ngày nay, trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, yếu tố quyết định cho sự phát triển là trí tuệ, là thông tin, là sáng tạo và đổi mới không ngừng nhằm tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của mỗi người cũng như của toàn xã hội. - Văn hóa là linh hồn và hệ điều tiết của sự phát triển XH bởi VH phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, bảo đảm cho sự phát triển được hài hòa, cân đối, lâu bền. Trong nền kinh tế thị trường: • Một mặt, văn hóa dựa vào chuẩn mực của nó là chân, thiện, mỹ (cái đúng, cái tốt, cái đẹp) để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề, sản xuất hàng hóa với số lượng ngày càng nhiều với chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng lên của xã hội • Mặt khác, văn hóa sử dụng sức mạnh của các giá trị truyền thống, của đạo lý, dân tộc để hạn chế xu hướng tiêu cực của hàng hóa và đồng tiền. 1.3. Chức năng của văn hóa - Chức năng giáo dục: Làm cho con người dần dần có những phẩm chất và năng lực theo những chuẩn mực xã hội đề ra. Văn hoá thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định là truyền thống văn hoá mà còn bằng cả những giá trị đang hình thành. Các giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ vậy, văn hoá đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách ở con người, trong việc "trồng người ". - Chức năng nhận thức: phát huy tiềm năng và làm cho con người có những hành động văn hóa Là chức năng đầu tiên, tồn tại trong mọi hoạt động văn hoá. Bởi, con người không có nhận thức thì không thể có bất cứ một hành động văn hoá nào. Nhưng quá trình nhận thức này của con người trong các hoạt động văn hóa lại được thông qua đặc trưng, đặc thù của văn hóa. Nâng cao trình độ nhận thức của con người chính là phát huy những tiềm năng ở con người. VHDN Page 2 4/12/2013
  • 3. - Chức năng thẩm mỹ: phát triển sự sáng tạo của con người theo quy luật của cái đẹp và hướng tới cái đẹp. Cùng với nhu cầu hiểu biết, con người còn có nhu cầu hưởng thụ, hướng tới cái đẹp. Con người nhào nặn hiện thực theo quy luật của cái đẹp cho nên văn hóa phải có chức năng này. Nói cách khác, văn hoá là sự sáng tạo của con người theo quy luật của cái đẹp, trong đó, văn học nghệ thuật là biểu hiện tập trung nhất sự sáng tạo ấy. Với tư cách là khách thể của văn hóa, con người tiếp nhận chức năng này của văn hóa và tự thanh lọc mình theo hướng vươn tới cái đẹp và khắc phục cái xấu trong mỗi người . - Chức năng giải trí: giúp cho con người phát triển toàn diện và lao động sáng tạo có hiệu quả hơn. Trong cuộc sống, ngoài hoạt động lao động và sáng tạo, con người còn có nhu cầu giải trí. Các hoạt động văn hoá, câu lạc bộ, bảo tàng, lễ hội, ca nhạc,... sẽ đáp ứng được các nhu cầu ấy. Như vậy, sự giải trí bằng các hoạt động văn hoá là bổ ích, cần thiết, góp phần giúp cho con người lao động sáng tạo có hiệu quả hơn và giúp con người phát triển toàn điện. Với các chức năng trên, chứng tỏ văn hoá có một đời sống riêng, quy luật hoạt động riêng nhưng lại không nằm ngoài kinh tế và chính trị. Vì sự phát triển và hoàn thiện con người và xã hội là mục tiêu cao cả của văn hoá. 2. Văn hóa kinh doanh 2.1. Khái niệm văn hóa kinh doanh - “Văn hóa kinh doanh là toàn bộ các nhân tố văn hóa được chủ thể kinh doanh chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của chủ thể đó” - Bản chất của văn hóa kinh doanh là làm cho cái lợi ích gắn bó chặt chẽ với cái đúng, cái tốt và cái đẹp. 2.2. Vai trò của văn hóa kinh doanh - Là phương thức phát triển sản xuất KD bền vững bởi chỉ với phương thức kinh doanh có VH mới có thể kết hợp được hiệu quả cao và phát triển bền vững của chủ thể KD VHDN Page 3 4/12/2013
  • 4. - Là nguồn lực phát triển kinh doanh, thể hiện trong tổ chức và quản lý kinh doanh; trong giao lưu, giao tiếp kinh doanh và trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của chủ thể kinh doanh - Là điều kiện đẩy mạnh kinh doanh quốc tế bởi giao lưu văn hóa có thể mở ra thị trường mới cho nhà sản xuất. 2.3. Một số nhân tố tác động đến VHKD - Nền văn hóa xã hội VD: Văn hóa kinh doanh Mỹ đề cao chủ nghĩa cá nhân, Văn hóa kinh doanh Nhật đề cao chủ nghĩa tập thể. - Thể chế xã hội ( thể chế chính trị, kinh tế, hành chính, văn hóa, các chính sách của chính phủ….) - Sự khác biệt và giao lưu văn hóa - Quá trình toàn cầu hóa - Khách hàng 3. Giới thiệu chung về văn hóa doanh nghiệp 3.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp “Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong doanh nghiệp học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh” 3.2. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp - Đối với hoạt động quản lý của doanh nghiệp + Là công cụ, phương tiện mà qua đó nhà quản trị thực hiện công việc quản lý. Đồng thời, VHDN ảnh hưởng đến quyết định và định hình phong cách lãnh đạo của họ + Tham gia vào quá trình cải biến cơ chế quản lý theo hướng tích cực và tiến bộ, tạo ra uy tín và ảnh hưởng XH, giúp DN tự biểu hiện và khẳng định mình - Đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp + Tạo động cơ + Phối hợp và kiểm soát + Giảm rủi ro trong công việc hàng ngày VHDN Page 4 4/12/2013
  • 5. + Góp phần xây dựng khối đoàn kết + Tăng lợi thế cạnh tranh (…) - Đối với xã hội + VHDN liên kết và gia tăng các giá trị của từng nguồn lực, làm cho Lợi-Ích gắn chặt với Chân-Thiện-Mỹ + Góp phần nâng cao chất lượng, giá trị SP hàng hóa, năng suất lao động xã hội, từ đó làm tăng lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế Mục đích tối thượng của kinh doanh không phải chỉ đơn giản là kiếm tiền, nó cũng không đơn thuần là hệ thống sản xuất và buôn bán các loại hàng hóa. 3.3. Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp - Theo quan điểm của Edgar Henry Schein - Các giá trị trực quan: bao gồm những hiện tượng và sự vật mà một người có thể nhìn, nghe và cảm nhận thấy khi tiếp xúc với một doanh nghiệp ngay cả khi có quan hệ hoặc không có quan hệ với doanh nghiệp đó. • Đặc điểm: - Ảnh hưởng bởi tính chất kinh doanh của doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ. - Quan điểm của nhà lãnh đạo - Dễ thay đổi và ít khi thể hiện được những giá trị thực sự của VHDN - Các giá trị tuyên bố: bao gồm những quy định, nguyên tắc, mục tiêu… được DN công bố rộng rãi ra công chúng. • Bao gồm: - Chiến lược dài hạn - Mục tiêu - Triết lý của DN • Đặc điểm: - Kim chỉ nam cho mọi hoạt động của DN - Được công bố rộng rãi ra công chúng VHDN Page 5 4/12/2013
  • 6. - Mang tính hữu hình vì có thể nhận biết và diễn đạt chúng rõ ràng, chính xác - Các giá trị nền tảng: bao gồm niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm mặc nhiên được công nhận trong DN • Bao gồm: - Những ý nghĩa, niềm tin - Nhận thức của các thành viên - Tính kế thừa của doanh nghiệp qua các thời kì - Tồn tại thời gian dài VD: Các nước chậm phát triển, nghèo : Trả lương theo thâm niên Các nước phát triển, các nước Phương Tây : trả lương theo năng lực, sáng tạo. 3.4. Các loại hình văn hóa doanh nghiệp - Theo sự phân cấp quyền lực + Mô hình văn hóa nguyên tắc là loại hình VHDN dựa trên những nguyên tắc và quy định. Phù hợp với những DN có quy mô tương đối lớn như các NHTM + Mô hình văn hóa quyền hạn là loại hình VHDN mà trong đó quyền lực xuất phát nhà lãnh đạo, phù hợp với DN nhỏ, thường là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 TV + Mô hình văn hóa đồng đội là loại hình VHDN mà sự hỗ trợ và hợp tác trong nội bộ được coi là giá trị quan trọng, phù hợp với DN vừa và nhỏ. + Mô hình văn hóa sáng tạo là loại hình VHDN mà sự sáng tạo và hăng hái trong công việc là giá trị quan trọng, phù hợp với DN vừa và nhỏ. • Tóm tắt đặc điểm: Mô hình Nguyên tắc Quyền hạn Đồng đội Sáng tạo VH - Quản lý dựa vào - Quản lý dựa trên cơ sở - Quản lý là việc tiếp - Quản lý được coi công việc hơn là dựa quyền lực cá nhân lãnh đạo tục giải quyết vấn đề như là việc hành chính vào phẩm chất cá nhân - Cấu trúc dựa vào sự - Cơ cấu linh hoạt lặt vặt - Không linh hoạt tiếp cận lao động hơn là cứng nhắc - Các cấu trúc dựa - Các quyết định đưa - Các quyết định dựa trên - Các quyết định ban trên cơ sở tinh thông ra trên cơ sở quy trình cơ sở những gì lãnh đạo sẽ hành trên cơ sở tài năng nghiệp vụ và hệ thống làm trong các tình huống chuyên môn của các cá - Các quyết định Đặc - Thăng tiến nếu tuân tương tự nhân được ban hành trên cơ tính cơ thủ các nguyên tắc - Thăng tiến đạt được - Thăng tiến thông sở hợp tác lẫn nhau bản - Tổ chức khách quan thông qua việc tỏ rõ lòng qua sự thực thi công - Đạt được thăng tiến và khẳng định. trung thành với lãnh đạo việc do có nhiều đóng góp - Được xem như là câu - Tài năng là cơ sở - Thường coi trọng VHDN Page 6 4/12/2013
  • 7. lạc bộ của những người của quyền lực con người hơn là lợi cùng chí hướng - Tập trung vào kết nhuận quả - Ổn định, trật tự và - Thời gian phản ứng - Động cơ làm việc - Hợp tác và hỗ trợ ở chắc chắn nhanh nhất là lúc khủng cao và khuyến khích mức độ cao - Chất lượng vững hoảng không khí làm việc - Đem lại kết quả tốt Sức chắc và số lượng đầu ra - Lãnh đạo đem lại sự ổn - Sử dụng tối đa tài cho công việc mạnh được duy trì định và sự rõ rang năng và kỹ năng của - Cung cấp cho tiềm - Dòng thong tin và - Ban hành quyết định cán bộ khách hàng dịch vụ có năng quyền lực rõ rang thường dựa trên những gì - Giám sát và theo chuẩn mực cao - Xung đột được hạn lãnh đạo muốn dõi cán bộ - Tăng cường thông chế thấp nhất do áp - Có thể kiểm soát được - Cán bộ có cơ hội để tin tốt dụng thường xuyên các xung đột phát triển hàng loạt các nguyên tắc kỹ năng và kiến thức - Chậm phản ứng với - Không có hiệu quả và - Không khí ganh - Nhu cầu của cán bộ những thay đổi trên thị tắc nghẽn trở nên thường đua và nhẫn tâm được đưa ra ưu tiên trường xuyên - Khó kiểm soát trực theo nhu cầu nhiệm vụ - Cán bộ tuân thủ - Những tin xấu được tiếp đối với các thành - Ban hành quyết Điểm nguyên tắc hơn là đưa ra lãnh đạo giữ lại viên định chậm yếu những quyết định hiệu - Kết quả phụ thuộc vào - Thường có tính - Tính sáng tạo và tiềm quả kỹ năng và kinh nghiệm cách kiêu ngạo, tự cao, kết quả của cá nhân bị năng - Cán bộ tập trung của lãnh đạo tự đắc hạn chế vào họp hành - Cán bộ cố gắng làm vui - Cạnh tranh thiếu - Xung đột làm giảm - Sáng tạo bị kìm hãm lòng lãnh đạo là thể hiện xây dựng giữa các năng suất lao động những quyết định đúng đắn nhóm công tác Chương 2 - XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NỘI DUNG ÔN TẬP 1. Các quan điểm xây dựng văn hóa doanh nghiệp 1.1. VHDN gắn liền với người khởi tạo 1.2. VHDN là tài sản tinh thần do các thành viên tạo nên 1.3. VHDN gắn liền với văn hóa quốc gia 1.4. VHDN phải mang bản sắc riêng 2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành VHDN 2.1. Văn hóa dân tộc 2.2. Nhà lãnh đạo 2.3. Giá trị văn hóa học hỏi được 3. Nội dung xây dựng văn hóa doanh nghiệp 3.1. Triết lý kinh doanh VHDN Page 7 4/12/2013
  • 8. 3.2. Đạo đức kinh doanh 3.3. Văn hóa doanh nhân 4. Văn hóa doanh nghiệp Việt nam 4.1. Tính hai mặt của văn hóa doanh nghiệp Việt nam 4.2. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế thị trường 1. Các quan điểm xây dựng văn hóa doanh nghiệp 1.1. VHDN gắn liền với người khởi tạo Quan điểm này cho rằng: - Người khởi tạo doanh nghiệp - trong vai trò là nhà lãnh đạo - là người tạo ra những đặc thù của văn hóa doanh nghiệp, ghi dấu ấn đậm nét nhất lên văn hóa doanh nghiệp. - Họ xây dựng tầm nhìn, lựa chọn hướng đi, môi trường hoạt động, các nguyên tắc của doanh nghiệp - Họ là người trực tiếp đối mặt với những thách thức đầu tiên. 1.2. VHDN - Tài sản tinh thần do thành viên tạo nên Quan điểm này cho rằng: - Văn hóa doanh nghiệp là cách ứng xử, hành vi trong những hoạt động hiện có của một tổ chức. - VHDN được thể hiện ở chính những mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp. - Do đó, văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp, ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc. VD: Trận động đất sóng thần ở Nhật Bản làm cho nhiều doanh nghiệp vốn đã chịu tổn thất lớn sẽ còn đeo đẳng mối lo về lâu dài. Hoàn cảnh này càng đòi hỏi các doanh nghiệp cùng làm việc để giảm thiểu các tác động tiêu cực này. 1.3. VHDN phải gắn liền với văn hóa quốc gia Quan điểm này cho rằng: - Văn hóa dân tộc in đậm dấu ấn trong cách thức cai trị, quản lý đất nước, quản lý doanh nghiệp của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền. VHDN Page 8 4/12/2013
  • 9. - Do đó, văn hóa doanh nghiệp không thể tách rời văn hóa của cộng đồng vì các thành viên của các doanh nghiệp cũng đồng thời là các thành viên của gia đình và xã hội. - Chính VHDT đó quay lại điều chỉnh hành vi, cử trỉ của VHDN đó cho phù hợp với sự phát triển của XH. 1.4. VHDN phải có bản sắc riêng Quan điểm này cho rằng: - Văn hóa doanh nghiệp là những “giá trị đặc biệt” của mỗi tổ chức. - Là thứ “tài sản vô hình” có giá trị hơn bất cứ tài sản nào. - Do đó, mỗi doanh nghiệp đều có nét văn hóa riêng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của tổ chức. 2. Yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành VHDN 2.1. Văn hóa dân tộc Sự phản chiếu của VH dân tộc lên VHDN là tất yếu vì bản thân VHDN là một nền tiểu VH nằm trong VH dân tộc và mỗi cá nhân trong nền VHDN cũng thuộc vào một nền VH dân tộc cụ thể, với một phần nhân cách tuân theo các giá trị VH dân tộc. Khi tập hợp thành một DN, các cá nhân sẽ mang theo những nhân cách này và tổng hợp những nét nhân cách sẽ làm nên một phần nhân cách doanh nghiệp Xem xét ảnh hưởng của yếu tố VH dân tộc có thể dựa vào một số tiêu chí như:  Tiêu chí Khoảng cách quyền lực  Tiêu chí Chủ nghĩa cá nhân  Tiêu chí Đặc tính nam quyền  Tiêu chí Né tránh bất ổn 2.2. Nhà lãnh đạo Ảnh hưởng của yếu tố Nhà lãnh đạo được xem xét theo mức độ ảnh hưởng của 2 đối tượng lãnh đạo đối với sự hình thành văn hóa doanh nghiệp:  Sáng lập viên - Người quyết định việc hình thành hệ thống giá trị văn hóa căn bản của doanh nghiệp  Nhà lãnh đạo kế cận - Thay đổi văn hóa doanh nghiệp, tạo ra những giá trị khác so với nhà lãnh đạo trước VHDN Page 9 4/12/2013
  • 10. 2.3. Giá trị văn hóa học hỏi được Hình thức của các giá trị học hỏi được thường rất phong phú, trong đó phổ biến là:  Kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp  Giá trị học hỏi từ doanh nghiệp khác  Giá trị tiếp nhận trong quá trình giao lưu với nền VH #  Giá trị do thành viên mới mang lại  Giá trị tiếp nhận từ xu hướng hoặc trào lưu xã hội 3. Nội dung xây dựng văn hóa doanh nghiệp 3.1. Triết lý kinh doanh 3.1.1 Khái niệm “Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh” 3.1.2 Vai trò của triết lý kinh doanh trong quản lý , phát triển doanh nghiệp • Triết lý doanh nghiệp là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp, tạo ra phương thức phát triển bền vững của nó. - Triết lý doanh nghiệp là cái ổn định, rất khó thay đổi, nó phản ánh cái tinh thần - ý thức của doanh nghiệp ở trình độ bản chất, có tính khái quát, cô đọng và hệ thống hơn so với các yếu tố ý thức đời thường và tâm lý xã hội. - Triết lý doanh nghiệp ít hiện hữu với xã hội bên ngoài, nó là tài sản tinh thần của doanh nghiệp , là cái tinh thần “ thấm sâu vào toàn thể doanh nghiệp, từ đó hình thành một sức mạnh thông nhất, tạo ra một hợp lực hướng tâm chung. VD: Triết lý trong kinh doanh của Sony luôn là: “Doanh nghiệp sẽ thành công nếu mọi nhân viên trong doanh nghiệp đều có đầy đủ những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu”. Sony có một chính sách công bằng: nhân viên đều được đối xử bình đẳng như nhau. Họ sẽ không bao giờ có cảm giác bị phân biệt đối xử và luôn cảm thấy mình là thành viên trong đại gia đình Sony. Điều quan trọng hơn nữa là mọi người đều cảm thấy mình là đồng nghiệp quý giá và thân thiết của ông Chủ tịch hãng. VHDN Page 10 4/12/2013
  • 11. • Triết lý doanh nghiệp là công cụ định hướng và cơ sở để quản lý chiến lược kinh doanh của doanh nghệp a, Triết lý kinh doanh là một lực lượng hướng dẫn tạo sức mạnh to lớn cho thành công của doanh nghiệp. - Thiết lập một tiếng nói chung hoặc môi trường của doanh nghiệp.Đảm bảo nhất trí về mục đích trong doanh nghiệp.Định rõ mục đích của doanh nghiệp và chuyển dịch các mục đích này thành các mục tiêu cụ thể. - Nội dung triết lý kinh doanh rõ ràng là điều kiện hết sức cần thiết để thiết lập các mục tiêu và soạn thảo các chiến lược một cách có hiệu quả. - Triết lý kinh doanh cung cấp cơ sở hoặc tiêu chuẩn để phân phối nguồn lực của tổ chức VD: Triết Lý hoạt động của Canon là “Sống và Làm Việc cùng nhau vì Lợi Ích Chung”.Chính triết lý này đã hướng Canon đi vào công việc kinh doanh và cống hiến cho xã hội và môi trường. Canon đã không ngừng theo đuổi triết lý kinh doanh của mình thông qua việc nêu ra những sự bất cân bằng như không bình đẳng trong kinh doanh…. Canon có niềm tin vào mối quan hệ hài hoà không chỉ với khách hàng mà còn cả với các quốc gia và môi trường để mang đến sự giầu mạnh cho thế giới và hạnh phúc cho nhân loài b, Triết lý kinh doanh là một lực lượng hướng dẫn tạo sức mạnh to lớn cho thành công của doanh nghiệp Đối với tầng lớp cán bộ quản trị, triết lý doanh nghiệp là một văn bản pháp lý và cơ sở văn hóa để họ có thể đưa ra các quyết định quản lý quan trong, có tính chiến lược. VD: "Nếu anh coi trọng đồng tiền hơn sản phẩm của mình thì nó sẽ tiêu diệt sản phẩm của anh và phá hủy nền tảng các dịch vụ", “Nếu anh chỉ nghĩ đến đồng tiền trước mắt mà không quan tâm đến sản phẩm của mình thì anh sẽ luôn sợ bị thất bại và nỗi sợ hãi đó sẽ cản trở việc kinh doanh”. Henry Ford - Người sáng lập Tập đoàn Ôtô Ford chia sẻ. • Triết lý doanh nghiệp là phương tiện để giáo dục phát triển nguồn nhân lực và tạp ra một phong cách làm việc đặc thù của doanh nghiệp - Triết lý doanh nghiệp cung cấp các giá trị, chuẩn mực hành vi nhằm tạo nên một phong cách làm việc sinh hoạt chung của doanh nghiệp, đậm chất bản sắc văn hóa của nó. VHDN Page 11 4/12/2013
  • 12. - Với việc vạch ra lý tưởng và mục tiêu kinh doanh, triết lý kinh doanh giáo dục cho công nhân viên chức đầy đủ về lý tưởng, về công việc và trong một môi trường văn hóa tốt, nhân viên sẽ tự giác hoạt động , phấn đấu vươn lên, ở họ có lòng trung thành và tinh thần lao động hết mình vì doanh nghiệp. - Do triết lý kinh doanh để ra một hệ giá trị đạo đức chuẩn làm căn cứ đánh giá hành vi của mọi thành viên nên nó có vai trò điều chỉnh hành vi của nhân viên việc xác định bổn phận, nghĩa vụ của mỗi thành viên đối với doanh nghiệp với thị trường khu vực nói chung - Nhờ có hệ thống giá trị được tôn trọng, triết lý doanh nghiệp còn có tác dụng bảo vệ nhân viên của doanh nghiệp- những người dễ bị tổn thương, thiệt thòi khi người quản lý của họ lạm dụng chức quyền hoặc ác ý tư thù. 3.1.3 Cách thức xây dựng triết lý kinh doanh + Cách 1: Hình thành từ kinh nghiệm kinh doanh và thực tiễn thành công của người sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp sau một thời gian dài làm kinh doanh và quản lý. + Cách 2: Tạo lập theo kế hoạch, thông qua sự thảo luận của ban lãnh đạo và toàn bộ nhân viên trong DN 3.2. Đạo đức kinh doanh 3.2.1 Khái niệm “Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh” 3.2.2 Vai trò của đạo đức kinh doanh • Điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh : theo khuôn khổ pháp luật và các chuẩn mực đạo đức XH Tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế…nếu bị phát hiện sẽ bị pháp luật điều chỉnh, lúc này “Hiện tượng kiện tụng buộc người ta phải cư sử có đạo đức” Hành vi kinh doanh thể hiện tư cách của DN, và chính tư cách ấy tác động trực tiếp đến sự thành bại của tổ chức. • Cải thiện chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp VHDN Page 12 4/12/2013
  • 13. Phần thưởng cho trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm xã hội trong các quyết định kinh doanh bao gồm: - Hiệu quả trong các hoạt động hàng ngày tăng cao - Sự tận tâm của các nhân viên, chất lượng sản phẩm được cải thiện - Đưa ra quyết định đúng đắn hơn - Sự trung thành của khách hàng và lợi ích về kinh tế hơn. Các tổ chức phát triển được một môi trường trung thực và công bằng sẽ gây dựng được nguồn lực đáng quý có thể mở rộng cánh cửa dẫn đến thành công. • Gia tăng sự cam kết và tận tâm của nhân viên - Sự tận tâm của nhân viên xuất phát từ việc các nhân viên tin rằng tương lai của họ gắn liền với tương lai của DN. - DN càng quan tâm tới nhân viên bao nhiêu thì các nhân viên càng tận tâm với DN bấy nhiêu. - Sự cam kết làm điều thiện và tôn trọng nhân viên thường tăng cường sự trung thành của nhân viên đối với tổ chức và sự ủng hộ của họ với các mục tiêu của tổ chức. - Môi trường đạo đức trong tổ chức có tiến bộ, nhân viên sẽ tận tâm hơn. • Làm hài lòng khách hàng Hành vi có đạo đức và sự hài lòng của khách hàng có mối quan hệ chặt chẽ. Các hành vi đạo đức có thể lôi cuốn khách hàng đến với công ty. Ngược lại hành vi vô đạo đức có thể làm giảm lòng trung thành của KH • Tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp Việc phát triển các chương trình đạo đức có hiệu quả trong kinh doanh không chỉ giúp ngăn chặn các hành vi sai trái mà còn mang lại những lợi thế kinh tế. Chỉ mình đạo đức không thôi sẽ không thể mang lại những thành công về tài chính nhưng đạo đức sẽ giúp hình thành và phát triển bền vững văn hóa tổ chức phục vụ cho tất cả các cổ đông. • Góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia Các thể chế xã hội, đặc biệt là các thể chế thúc đẩy tính trung thực, là yếu tố vô cùng quan trọng để phát triển sự phồn vinh về kinh tế của một xã hội. VHDN Page 13 4/12/2013
  • 14. Các nước phát triển ngày càng trở nên giàu có hơn vì có một hệ thống các thể chế, bao gồm đạo đức kinh doanh để khuyến khích năng suất. Ví dụ vai trò của đạo đức kinh doanh :Tham nhũng và sự phát triển của nền kinh tế Có thể thấy rõ, những nước càng có tỷ lệ tham nhũng ít thì nền kinh tế càng phát triển. Điểm khác biệt giữa sự vững mạnh và ổn định về kinh tế của các nước này cho ta một minh chứng là đạo đức đóng một vai trò chủ chốt trong công cuộc phát triển kinh tế. Tiến hành kinh doanh theo một cách có đạo đức và có trách nhiệm tạo ra niềm tin và dẫn tới các mối quan hệ giúp tăng cường năng suất và đổi mới. 3.2.3 Chuẩn mực đạo đức trong hoạt động của DN  Tuân thủ pháp luật về kinh doanh  Cạnh tranh hợp pháp  Bảo vệ quyền lợi của người sản xuất, tiêu dùng  Thực hiện khai báo kinh doanh  Tôn trọng hợp đồng đã kí  Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên  Thực hiện trợ cấp lao động trong doanh nghiệp  Tham gia cứu trợ xã hội VD: Đạo đức kinh doanh của công ty cà phê Starbucks: Công ty cà phê Starbucks đối xử với các nhân viên công bằng Kinh nghiệm của công ty cà phê Starbucks ủng hộ ý kiến rằng đối xử với các nhân viên công bằng sẽ nâng cao năng suất và lợi nhuận. Starbucks đã đưa ra những lợi ích về y tế tuyệt vời và kế hoạch cổ phần hoá sở hữu cho tất cả các nhân viên, thâm chí ngay cả khi hầu hết họ đều là những công nhân làm việc bán thời gian. Starbucks còn thể hiện sự tận tâm với các nhân viên của mình trong các điều khoản của công ty “chúng ta nên đối xử với nhau với lòng tôn trọng và danh dự”.Công ty này cũng làm rõ với các cổ đông là công ty phải tìm ra cách xây dựng các giá trị cho nhân viên của mình. 3.2.4 Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội • Khái niệm trách nhiệm xã hội: VHDN Page 14 4/12/2013
  • 15. “Trách nhiệm xã hội theo Hội đồng kinh doanh thế giới về Phát triển bền vững: “CSR là cam kết của công ty đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng… theo cách có lợi cho cả công ty cũng như phát triển chung của xã hội”. • Các khía cạnh của TNXH (Các nghĩa vụ trong trách nhiệm xã hội của DN): Ngày nay một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội liên quan đến mọi khía cạnh vận hành của một doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội bao gồm 4 khía cạnh: kinh tế, pháp lý, đạo đức và lòng bác ái. - Khía cạnh kinh tế Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; là phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hoá thành các nghĩa vụ pháp lý. Ví dụ: Sản phẩm muối i-ốt của Unilever: vì đã phát triển một chiến lược đúng đắn, gắn kết sản phẩm của mình với sức khỏe cộng đồng thông qua hợp tác với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), nên trong một thời gian ngắn đã chiếm 35% thị trường ấn Độ và ở nhiều nước khác - Khía cạnh pháp lý Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan. Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm 5 khía cạnh: (1) Điều tiết cạnh tranh VHDN Page 15 4/12/2013
  • 16. (2) Bảo vệ người tiêu dùng (3) Bảo vệ môi trường (4) An toàn và bình đẳng (5) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái. Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình - Khía cạnh đạo đức Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật. Khía cạnh này liên quan tới những gì các công ty quyết định là đúng, công bằng vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các thành viên của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng không được viết thành luật. Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty. Ví dụ: Doanh nghiệp có triêt lý kinh doanh đề cao vai trò của CSR:Vietinbank - An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế; - Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội; - Sự thịnh vượng của khách hàng là sự thành công của VietinBank. - Khía cạnh nhân văn (lòng bác ái, từ thiện) Khía cạnh nhân văn trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi và hoạt động thể hiện những mong muốn đóng góp và hiến dâng cho cộng đồng và xã hội. Ví dụ như thành lập các tổ chức từ thiện và ủng hộ các dự án cộng đồng là các hình thức của lòng bác ái và tinh thần tự nguyện của công ty đó. Ví dụ: Các hoạt động hỗ trợ cộng đồng của Unilever Vietnam 1. Chăm sóc sức khỏe và và vệ sinh cộng đồng - Chương trình bảo vệ nụ cười Việt Nam của P/S VHDN Page 16 4/12/2013
  • 17. - Dự án “Cho đôi mắt sáng của trẻ thơ” 2. Giáo dục - Tăng cường năng lực đào tạo nghề (tổng ngân sách 4,5 tỷ đồng) - Nhà tài trợ xây dựng “Trung tâm đào tạo nghề cho người khuyết tật và mồ côi tại thành phố Hồ Chí Minh” 3. Bảo vệ môi trường - Dự án “Tự hào Hạ Long” 4. Đưa cánh tay trợ giúp những người cần - Làng Hy Vọng - Xây dựng ngôi nhà tình nghĩa cho người nghèo do OMO tài trợ • Mối quan hệ giữa đạo đức KD và trách nhiệm XH: - Là hai khái niệm khác biệt nhau Khái niệm “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội” thường hay bị sử dụng lẫn lộn. Trên thực tế, khái niệm trách nhiệm xã hội được nhiều người sử dụng như là một biểu hiện của đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, hai khái niệm này có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Trách nhiệm xã hội Đạo đức kinh doanh Là những nghĩa vụ một doanh nghiệp Là những quy định và các tiêu chuẩn chỉ hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội đạo hành vi trong thế giới kinh doanh. nhằm đạt được nhiều nhất những tác động Bao gồm các quy định rõ ràng về các tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu phẩm chất đạo đức của tổ chức kinh doanh, cực đối với xã hội chúng sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra quyết định Được xem như một cam kết với xã của những tổ chức ấy. hội.  Đạo đức kinh doanh liên quan đến các  Trách nhiệm xã hội quan tâm tới nguyên tắc và quy định chỉ đạo những quyết hậu quả của những quyết định của tổ chức định của cá nhân và tổ chức; thể hiện những tới xã hội; thể hiện những mong muốn, kỳ mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong. vọng xuất phát từ bên ngoài. VHDN Page 17 4/12/2013
  • 18. - Có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau. - Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội, vì tính liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của các tổ chức phải vượt xa cả sự tuân thủ các luật lệ và quy định. - Đôi khi trách nhiệm xã hội bao hàm cả đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện trong hoạt động đó. - Chỉ khi các công ty có những mối quan tâm về đạo đức trong cơ sở và các chiến lược kinh doanh của mình thì khi đó trách nhiệm xã hội, như một quan niệm, mới có thể có mặt trong quá trình đưa ra quyết định hàng ngày được. - Các vụ tranh cãi về các vấn đề đạo đức hoặc trách nhiệm đạo đức thường được dàn xếp thông qua những hành động pháp lí dân sự. - Khi doanh nghiệp xem đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội là trọng tâm của các hoạt động sản xuất kinh doanh thì các cơ hội và lợi ích chiến lược sẽ đến với DN. Ví dụ: Nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện một cách nghiêm túc trách nhiệm xã hội của mình. Điều đó thể hiện ở các hành vi gian lận trong kinh doanh, báo cáo tài chính, không bảo đảm an toàn lao động, sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng, cố ý gây ô nhiễm môi trường. Điển hình là các vụ xả nước thải không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các dòng sông và cộng đồng dân cư 3.2.6 Xây dựng đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp Trong giai đoạn hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp ra đời, sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt. Để có thể đứng vững và có đủ khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau như: tuân thủ pháp luật, nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ, giảm giá thành, ứng dụng công nghệ mới… và đặc biệt là phải xây dựng được cho mình một chuẩn mực đạo đức kinh doanh rõ ràng, chính xác. Để có thể xây dựng cho mình một nền tảng đạo đức kinh doanh đúng đắn, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:  Xây dựng chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả Văn hóa doanh nghiệp Page 18 4/12/2013
  • 19. Doanh nghiệp lập ra một ban chịu trách nhiệm xây dựng chương trình đạo đức cho doanh nghiệp. Ban này cần có sự tham gia và chịu trách nhiệm của ban giám đốc hoặc các nhà quản lý cao cấp. Chương trình đạo đức doanh nghiệp đề ra các nguyên tắc, quy định... phù hợp với các chuẩn mực đạo đức kinh doanh, với văn hóa, với mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp. Các nguyên tắc, quy định cần phải rõ ràng, cụ thể, cần cho nhân viên biết rõ hành vi nào được chấp nhận, hành vi nào không được chấp nhận trong doanh nghiệp. - Thiết lập hệ thống các chuẩn mực hành vi đạo đức: là những hướng dẫn, quy định tiêu chuẩn về hành vi đạo đức của doanh nghiệp được biên soạn thành tài liệu chính thức và sử dụng để các thành viên doanh nghiệp ra quyết định khi hành động và giúp doanh nghiệp đánh giá hành vi các thành viên. - Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn giao ước về đạo đức: là các chuẩn mực đạo đức của doanh nghiệp trong từng nhiệm vụ, công việc cơ bản, cho từng vị trí công tác. - Xây dựng các chương trình đạo đức gồm các hoạt động, kế hoạch hay chương trình hành động nhằm phổ biến và giáo dục cho người lao động về hệ thống chuẩn mực các hành vi đạo đức. - Xây dựng hệ thống thanh tra đạo đức như thiết lập hệ thống giám sát, thanh tra và trình báo về các hành vi sai trái như thiết lập đường dây nóng, lập các trang Web, … nối với các bô phận chịu trách nhiệm về đạo đức.  Xây dựng và truyền đạt (phổ biến) hiệu quả các tiêu chuẩn đạo đức Doanh nghiệp phổ biến bản quy định về đạo đức cho tất cả các nhân viên, các doanh nghiệp con, doanh nghiệp liên kết...đảm bảo mọi thành viên trong doanh nghiệp đều chấp nhận và thực hiện theo. Có thể áp dụng nhiều hình thức khác nhau: thông qua các chương trình đào tạo, các buổi gặp mặt truyền thống, các buổi hướng dẫn, trao đổi trực tiếp với nhân viên.  Thiết lập hệ thống điều hành thực hiện, kiểm tra, tăng cường tiêu chuẩn và việc tuân thủ đạo đức Trước hết, bản thân ban giám đốc, lãnh đạo phải là người thực hiện những quy định về đạo đức đầu tiên, họ phải có một cái nhìn đúng đắn và chính xác về đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp. Nếu những người đứng đầu doanh nghiệp hành động vô đạo đức thì rất khó tạo ra và phát triển một môi trường đạo đức trong doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp Page 19 4/12/2013
  • 20. Doanh nghiệp hướng dẫn nhân viên thực hiện theo những quy định đã được đề ra. Bản quy định về đạo đức cần trở thành đạo đức nghề nghiệp của mọi nhân viên, trở thành một bộ phận của văn hóa công ty. Doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá xem việc thực hiện các nguyên tắc, quy định của các thành viên đạt tới đâu. Trong quá trình đánh giá, cần có mức thưởng công bằng đối với những người làm tốt và nhắc nhở kịp thời những người làm chưa tốt.  Cải thiện liên tục chương trình tuân thủ đạo đức Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, bản chương trình đạo đức cũng cần phát triển và hoàn thiện dần. Doanh nghiệp cam kết phục vụ khách hàng tốt hơn, quan tâm tới đời sống nhân viên hơn, có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng hơn nữa...Tất cả những hoạt động đó cần được duy trì và phát triển gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp. 3.3. Văn hóa doanh nhân 3.3.1 Khái niệm văn hóa doanh nhân TS. Đỗ Thị Phi Hoài: “Doanh nhân: Là người làm kinh doanh, là chủ thể lãnh đạo, chịu trách nhiệm và đại diện cho doanh nghiệp trước xã hội và pháp luật. Doanh nhân có thể là một chủ doanh nghiệp, là người sở hữu và điều hành, chủ tịch công ty, giám đốc công ty hoặc là cả hai” Theo quan điểm của PGS. Hồ Sĩ Quý: “Văn hóa doanh nhân là tập hợp của những giá trị căn bản nhất, những khuôn mẫu văn hóa xác lập nên nhân cách của con người doanh nhân, đó là con người của khát vọng làm giàu, biết cách làm giàu và dấn thân để làm giàu, dám chịu trách nhiệm, dám chịu rủi ro đem toàn bộ tâm hồn, nghị lực và sự nghiệp của mình ra để làm giàu cho mình, cho doanh nghiệp và cho xã hội” Theo quan điểm của TS. Đỗ Thị Phi Hoài: “Văn hóa doanh nhân là toàn bộ các nhân tố văn hóa mà các doanh nhân chọn lựa, tạo ra và sử dụng trong hoạt động kinh doanh của mình”. 3.3.2 Vai trò của doanh nhân trong sự phát triển kinh tế Văn hóa doanh nghiệp Page 20 4/12/2013
  • 21. Là lực lượng chủ yếu làm ra của cải vật chất, giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động. • Kết hợp và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả nhất, tối ưu nhất Họ cần lựa chọn phương án tối ưu nhất để giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi ích. • Là người sáng tạo ra sản phẩm, dịch vụ, phương thức sản xuất mới: bởi họ hội tụ hai yếu tố quan trọng: tư duy sáng tạo và tinh thần táo bạo dám chấp nhận rủi ro để kiếm lấy thời cơ kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận. • Mở rộng thị trường, thúc đẩy giao lưu kinh tế, VH xã hội Doanh nhân là người đi đầu trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ và khám phá những nhu cầu mới.  Giáo dục, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực Doanh nhân không ngừng đào tạo kỹ năng làm việc cho nhân viên và phong cách làm việc trong môi trường doanh nghiệp để sử dụng nguồn nhân lực tối ưu cho quá trình sản xuất kinh doanh. • Tham mưu cho Chính phủ về đường lối, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế xã hội • Thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển theo định hướng XHCN dưới sự kiểm soát của Chính phủ. 3.3.3 Một số nhân tố tác động đến văn hóa doanh nhân  Nhân tố văn hóa. Những doanh nhân trong những nền văn hóa khác nhau phải thích nghi với môi trường văn hóa khác nhau, môi rường tự nhiên cũng khác nhau hình thành nên văn hóa doanh nhân cũng khác nhau. Vậy môi trường văn hóa là nhân tố quyết định tới sự hình thành và hoàn thiện nhân cách của các doanh nhân. Tóm lại, văn hóa có vai trò như một hệ điều tiết quan trọng đối với lối sống và hành vi của mỗi doanh nhân hay có ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành và phát triển của văn hóa doanh nhân.  Nhân tố kinh tế. Văn hóa doanh nghiệp Page 21 4/12/2013
  • 22. Nhân tố kinh tế có ảnh hưởng quyết định đến việc hình thành và phát riển đội ngũ doanh nhân. Do vậy, văn hóa của doanh nhân hình thành và phát triển phụ thuộc vào mức độ phát triển của nên kinh tế và mang đặc thù của lĩnh vực mà doanh nhân hoạt động kinh doanh trong đó. Bên cạnh đó, hoạt động của các hình thái đầu tư cũng là một trong số những nhân tố quyết định đến văn hóa của đội ngũ doanh nhân.  Nhân tố chính trị, pháp luật. Với mỗi chế độ chính trị, pháp luật khác nhau, giai cấp thống trị lại có quan điểm, cách nhìn nhận khác nhau về việc quản lý xã hội rồi việc lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Các quan điểm này được hiện thực hóa bằng các thể chế. Hoạt động kinh doanh của doanh nhân phải tuân theo hệ thống thể chế chính trị pháp luật ấy, bên cạnh đo có thể chế hành chính trong đó có thể chế quản lý nhà nước về kinh tế, tức là các nguyên tắc, chế độ, thủ tục hành chính. Do đó, các thể chế này cho phép lực lượng doanh nhân phát riển hay không, khuyến khích hay hạn chế ở lĩnh vực nào. Môi trường kinh doanh lành mạnh cũng là điều kiện cần thiết cho việc hình thành lực lượng doanh nhân. Môi trường này cần được bảo vệ bởi một hệ thống pháp lý rõ ràng, công bằng. 3.3.4 Các bộ phận cấu thành văn hóa doanh nhân 1. Năng lực của doanh nhân • Năng lực của doanh nhân là năng lực làm việc trong đó bao gồm năng lực làm việc trí óc và năng lực làm việc thể chất. • Đó là khả năng hoạch định, tổ chức, điều hành, phối hợp và kiểm tra trong bộ máy doanh nghiệp, đưa ra các phương án lựa chọn, phương án tối ưu, quyết định đúng đắn. • Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh khốc liệt, để có thể khẳng định mình, kinh nghiệm, tố chất, năng lực của một doanh nhân là điều không thể thiếu, nó sẽ giúp doanh nhân “tồn tại” hay “không tồn tại” trên thương trường. Năng lực doanh nhân biểu hiện trên các mặt sau: Văn hóa doanh nghiệp Page 22 4/12/2013
  • 23. a/ Trình độ chuyên môn: yếu tố quan trọng giúp doanh nhân giải quyết vấn đề trong điều hành công việc, thích ứng và tìm ra giải pháp hợp lý cho những vướng mắc có thể xảy ra. + Bằng cấp + Kiến thức chuyên môn + Kiến thức xã hội + Kiến thức kỹ thuật nghiệp vụ + Kiến thức ngoại ngữ… =>Tuy nhiên đây chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Để phát triển doanh nhán cần phải liên tục nâng cao trình độ của bản thân, thường xuyên củng cố, phát triển các kỹ năng. Đồng thời nhận thức được rằng, học hỏi suốt đời, không ngừng thu thập kiến thức mới, kinh nghiệm mới, tự làm mới mình. b/ Năng lực lãnh đạo Năng lực lãnh đạo là khả năng định hướng và điều khiển người khác hành động để thực hiện những mục đích nhất định. Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người để làm cho họ nhiệt tình, phấn đấu đạt được các mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo là hướng dẫn, điều khiển, ra lệnh và làm gương. =>Vai trò lãnh đạo của doanh nhân rất quan trọng và gây ảnh hưởng lớn tới các thành viên trong doanh nghiệp. Năng lực lãnh đạo thể hiện ở những khía cạnh sau: -Năng lực thuyết phục: khơi dậy động lực cho con người và dẫn dắt họ hướng tới các mục tiêu -Tầm nhìn chiến lược: có định hướng cho mục tiêu lâu dài, thực thi chiến lược đó bằng một kế hoạch rõ ràng. Đồng thời đó là việc phát hiện ra những ý tưởng mới để tìm ra cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp. -Khả năng chèo lái con thuyền: bằng cách tác động tới nhân viên và thay đổi suy nghĩ của họ, phát huy toàn bộ năng lực, tiềm năng của nhân viên nhẳm thực hiện mục tiêu chung của công ty. c/ Trình độ quản lý kinh doanh Văn hóa doanh nghiệp Page 23 4/12/2013
  • 24. Hiệu quả kinh doanh là thước đo đúng đắn của các giải pháp và thước đo tài năng của doanh nhân. Năng lực quản lý kinh doanh thể hiện rõ hơn khi công ty gặp khó khăn, sự cố nhưng cũng ko thể thiếu vắng khi công ty phát triển. Người quản lý doanh nghiệp là người tạo dựng nên hình tượng công ty. Người quản lý kinh doanh có năng lực thì doanh nghiệp mới hoạt động hiệu quả và đạt được những lợi ích mong muốn. 2. Tố chất của doanh nhân a/ Tầm nhìn chiến lược Thất bại hay thành công của một doanh nghiệp bắt nguồn từ chiến lược phù hợp hay không. Vì vậy vai trò trước tiên của người lãnh đạo đứng đầu công ty là xác định một kế hoạch rõ rang và đặt ra một định hướng chiến lược cho công ty của mình. Không chỉ dừng lại ở việc vạch ra kế hoạch chiến lược mà họ còn phải tiếp xúc trao đổi với nhân viên nhằm thay đổi suy nghĩ của nhân viên để thực hiện những cam kết của mình về hướng phát triển mới của công ty. => Tầm nhìn là yếu tố đầu tiên để nhận biết một người có khả năng lãnh đạo hay không. “Nếu ví doanh nghiệp như con tàu thì vai trò của lãnh đạo hay các doanh nhân như thuyền trưởng”. b/ Khả năng thích ứng với môi trường, nhạy cảm, linh hoạt, sáng tạo - Khả năng quan sát, độ nhạy bén, phản ứng nhanh, khả năng thích nghi với sự thay đổi và tập trung cao độ với sức chịu đựng tốt. Trong đó năng lực quan sát tốt và độ nhạy bén là 2 yếu tố cơ bản đặt nền móng vững chắc cho công việc kinh doanh. - Nhạy cảm trong kinh doanh là khả năng cảm nhận tương đối chính xác cơ hội kinh doanh - Sáng tạo là khả năng tư duy tạo ra cái mới, cái khác lạ có giá trị đối với bản thân và xã hội, cải tạo cái cũ, cái lạc hậu để gia tăng giá trị. - Môi trường thay đổi thường xuyên và có những sự cố xảy ra đòi hỏi tính linh hoạt trong kinh doanh là tất yếu. Việc hoạch định chiến lược càng linh hoạt bao nhiêu thì nguy cơ thua thiệt, thất bại càng nhỏ bấy nhiêu. Văn hóa doanh nghiệp Page 24 4/12/2013
  • 25. c/ Tính độc lập, quyết đoán, tự tin *Sự thành bại của doanh nghiệp thể hiện vai trò chính của nhà lãnh đạo, chứ ko phải ai khác. Việc lựa chọn phương án kinh doanh, thực hiện các quyết định về chiến lược, tài chính là sự sống còn của doanh nghiệp. Một người ưa thích lệ thuộc ko thể là một doanh nhân thành đạt. Tuy nhiên ko phải vì tính độc lập, quyết đoán mà họ ko biết cách lắng nghe và làm việc với những người khác. Một nhà lãnh đạo tốt ko đc có tư tưởng bảo thủ, phải biết thừa nhận những điểm yếu kém của mình và yêu cầu sự giúp đỡ. * Trong kinh doanh, sự thành công hay thất bại được chi phối bởi nhiều yếu tố bên ngoài. Vì vậy để thích ứng và phát triển thì doanh nhân phải là người tự tin. Tự tin ko phải là sự cố chấp mù quáng , nó dựa trên năng lực sẵn có của con người. Từ đó ng lãnh đạo sẽ nhìn thấy được cơ hội kiếm lợi mà ng khác ko thấy được, thiết lập được cơ bản lòng tin tưởng. Đây là yếu tố quan trọng tạo nên một doanh nhân thành đạt. d/ Năng lực quan hệ xã hội Năng lực quan hệ xã hội là khả năng tham gia các quan hệ , khả năng động viên, thấu hiểu nhiều quan điểm khác nhau. Quan hệ xã hội tốt giúp gắn bó mọi người trong công ty với lãnh đạo doanh nghiệp; gắn kết với khách hang, cộng đồng, cơ quan quản lý nhà nước; kết hợp với đối tác. e/ Có nhu cầu cao về sự thành đạt Những người ko có nhu cầu cao về sự thành đạt, ko có khát vọng chinh phục, dễ thỏa mãn…nói một cách đơn giản đó là ko có sự cầu tiến thì sẽ ko thể trở thành một doanh nhân thành công được. Những doanh nhân thành đạt luôn thích cạnh tranh, lập những kỷ lục mới và làm những chuyện mới mẻ. f/ Say mê, yêu thích kinh doanh, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, có đầu óc kinh doanh Đam mê kinh doanh tạo ra cá tính mạnh liệt và hăng hái của các doanh nhân. Nó tiếp sức cho các doanh nhân theo đuổi một mục tiêu hay dự định. Văn hóa doanh nghiệp Page 25 4/12/2013
  • 26. Sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, chuẩn bị các phương án, tính toán kỹ lưỡng những phương án rủi ro. Một doanh nhân thực thụ sẽ lấy thất bại đúc kết thành kinh nghiệm, tiếp tục sự nghiệp với mục tiêu đã định. Lòng say mê kinh doanh là tình cảm đối với hoạt động kinh doanh thì đặc tính có đầu óc kinh doanh là đặc tính thể hiện những suy nghĩ và cách giải quyết các vấn đề dựa trên lý trí có tính toán lợi ích, cân nhắc 1 cách thân trọng và nhanh chóng. 3. Đạo đức của doanh nhân a/ Đạo đức của một con người Mỗi doanh nhân là một cá thể nên vấn đề đạo đức trước hết phải là đạo đức của một con người. - Thiện tâm - Trách nhiệm với công viêc, với lời nói, với bản thân - Nghĩa vụ với người khác trong mối quan hệ xã hội, gia đình và tổ chức. Đạo đức của việc ra quyết định quản trị thường phức tạp và những nhà quản trị thường không thống nhất về những gì tạo nên một quyết định có đạo đức. Vì thế có 2 vấn đề đặt ra là: - Cơ sở để nhà quản trị căn cứ vào đó mà xác định nên chọn phương án nào trong một tình huống ra quyết định - Các tổ chức có thể làm gì để đảm bảo chắc chắn rằng nhiều nhà quản trị sẽ tuân theo những tiêu chuẩn đạo đức trong việc ra quyết định. b/ Xác định hệ thống giá trị đạo đức làm nền tảng hoạt động Nguyên tắc cơ bản: - Làm giàu cho mình đi đôi với làm giàu cho xã hội, đất nước, người lao động - Cạnh tranh nhưng ko làm hại cho xã hội - Bình đẳng, song phẳng trong các lợi ích kinh tế với nhà nước, người làm thuê - Trung thực với bạn hang, người tiêu dùng - Đảm bảo chữ tín trong kinh doanh - Kinh doanh những thứ pháp luật ko cấm, ko ảnh hưởng đến an ninh tổ quốc và tính mạng con người. Văn hóa doanh nghiệp Page 26 4/12/2013
  • 27. c/ Nỗ lực vì sự nghiệp chung - Nỗ lực làm việc vì sự nghiệp chung toàn thể doanh nghiệp. - Thấy được cái lợi của mình trong cái lợi của của doanh nghiệp, xã hội và cộng đồng - Phù hợp với giá trị đạo đức mà văn hóa xã hội thừa nhận => Doanh nhân là người luôn gắn liền và cùng tồn tại với doanh nghiệp. d/ Kết quả công việc và mức độ đóng góp cho xã hội Một doanh nhân kinh doanh có đạo đức phải biết kết hợp lợi ích cá nhân với lợi ích đất nước. Đó là sáng tạo và nâng cao giá trị vật chất cho xã hội, trách nhiệm đóng góp vào các hoạt động chung của xã hội. 4. Phong cách doanh nhân - Các doanh nhân đều có những thế mạnh, khuynh hướng của mình trong suy nghĩ, cách quản lý mang bản sắc cá nhân tạo nên phong cách của doanh nhân. - Phong cách lãnh đạo của doanh nhân ko chỉ thể hiện về mặt khoa học và tổ chức lãnh đạo, quản lý mà còn thể hiện tài năng, chí hướng, nghệ thuật điểu khiển, tác động tới người khác của người lãnh đạo DN  Được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ. - Để tìm hiểu phong cách doanh nhân ko chỉ xét đến mặt chủ quan mà nó còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường xã hội. Phong cách doanh nhân = Cá tính x Môi trường Phong cách doanh nhân được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của doanh nhân và yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp a/ Những yếu tố làm nên phong cách doanh nhân - Văn hóa cá nhân: cho doanh nhân biết học đang theo đuổi một công việc, một sự nghiệp là vì giá trị gì, nhờ giá trị đó họ được khẳng định và cống hiến cho xã hội. - Tâm lý cá nhân: tâm lý mở, hoạt hóa, chinh phục, tự khẳng định-đó là phẩm chất cần thiết cho một doanh nhân. Ngược lại, tâm lý khép kín, yếm thế, phân thân sẽ dẫn đến phong cách tiêu cực của doanh nhân. - Kinh nghiệm cá nhân: khuynh hướng giải quyết vấn đề theo chiều hướng nhằm giảm Văn hóa doanh nghiệp Page 27 4/12/2013
  • 28. thiểu rủi ro và chi phí cơ hội. Kinh nghiệm của doanh nhân trong lĩnh vực đang hoạt động là tài sản vô hình, là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nhân. - Nguồn gốc đào tạo: lĩnh vực chuyên môn mà doanh nhân được đào tạo sẽ trang bị cho họ kiến thức để nhìn nhận đánh giá, giải quyết vấn đề thiên lệch về lĩnh vực đó, xem nhẹ các lĩnh vực khác. - Môi trường xã hội: ý thức hệ, tập quán, văn hóa, đạo đức, luật pháp…ảnh hưởng ko nhỏ đến phong cách lãnh đạo của doanh nhân. b/ Những nguyên tắc định hình một phong cách tốt của doanh nhân Thế nào là một phong cách tốt? Dựa trên 1 số guyên tắc định hình: - Luôn bị thôi thúc bởi sự hoàn hảo - Vượt qua mọi rào cản để tìm ra chân lý một cách nhanh chóng - Vận dụng mọi khả năng và dồn mọi nỗ lực của mình cho công việc - Biến công việc thành nhu cầu và sở thích của mọi người - Hiểu được và biết dự liệu đến những tiểu tiết - Không tự thỏa mãn. c/ Một số phong cách điển hình • Theo quan niệm phương Tây: 1. Phong cách quản lý dân chủ 2. Phong cách quản lý mệnh lệnh 3. Phong cách quản lý tự do 3.3.5 Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nhân và văn hóa doanh nghiệp Như một trào lưu, các doanh nghiệp đua nhau xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nhưng điểm lại, không mấy doanh nghiệp thành công. Vì sao như vậy? Trước hết, sự thất bại nằm ở ngay chính bản thân những người lãnh đạo cao nhất doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường cử người đi học về văn hóa doanh nghiệp, nhưng những người lãnh đạo cao nhất thì không bao giờ đến lớp - một phần vì quá bận rộn với công việc, phần khác, nhiều hơn, là vì sĩ diện cá nhân. Hệ quả là, chính người cần khởi xướng và dẫn dắt quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp lại không hiểu hết về vấn đề này. Văn hóa doanh nghiệp Page 28 4/12/2013
  • 29. Thứ hai, rất quan trọng và đóng vai trò quyết định, đó là doanh nghiệp tìm cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nhưng chính doanh nhân - người chủ doanh nghiệp lại không chịu xây dựng văn hóa cho mình. Như vậy, để thành công thì trước khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân - người chủ doanh nghiệp nên bắt tay xây dựng văn hóa cho chính mình. Doanh nhân là linh hồn của doanh nghiệp và là người góp phần chính tạo nên văn hóa doanh nghiệp. • Văn hóa doanh nghiệp và văn hóa doanh nhân không thể tách rời nhau. Một doanh nghiệp có cả hai loại văn hóa đó hòa quyện vào nhau sẽ làm nên sức mạnh của DN. • Văn hóa doanh nhân là yếu tố hàng đầu, tác động rất lớn và góp phần quyết định tạo nên sự thành công hay thất bại của văn hóa doanh nghiệp. Một doanh nhân có nếp sống phù hợp, sẽ góp phần tạo nên một văn hóa doanh nghiệp phù hợp. Ngược lại, nếu người chủ doanh nghiệp có cách sống, cách hành xử phi văn hóa, cả doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng và rất khó có hy vọng xây dựng được một văn hóa doanh nghiệp lành mạnh. Không thể xây dựng văn hóa doanh nghiệp khi chưa có một văn hóa doanh nhân lành mạnh, phù hợp với các giá trị của xã hội, đất nước, dân tộc. Hiện nay, không ít doanh nhân đang dùng quyền để thúc ép, áp đặt cho nhân viên những kiểu “văn hóa” không phù hợp. Một thứ văn hóa áp đặt, thúc ép, thiếu cơ sở cho niềm tin của nhân viên sẽ dẫn đến thất bại không tránh khỏi. Văn hóa doanh nghiệp phản ánh rõ văn hóa của người lãnh đạo của doanh nghiệp. Họ không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ của doanh nghiệp, mà còn là người sang tạo ra các biểu tượng, ý thức hệ, ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ và huyền thoại của doanh nghiệp. Doanh nhân là người sáng tạo ra môi trường cho các cá nhân khác phát huy tinh thần sáng tạo, họ là người mang đến không gian tự do, bầu không khí ấm cúng trong donah nghiệp. Họ là những người quyết định văn hóa doanh nghiệp thong qua việc kết hợp hài hòa các lợi ích kinh tế để doanh nghiệp trở thành ngôi nhà chung, con thuyền vận mệnh của tất cả mọi người. Văn hóa doanh nghiệp Page 29 4/12/2013
  • 30. Doanh nhân là người nghệ sĩ đóng vai trò vẽ lên hình ảnh của doanh nghiệp thông qua vai trò đại diện cho doanh nghiệp 4. Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam - Sơ lược Văn hóa doanh nghiệp Việt nam Đại hội IX của Đảng nhận định: Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam được hình thành là một phần quan trọng của văn hóa Việt Nam được lưu truyền và bồi đắp từ thế hệ này đến thế hệ khác mà chúng ta cần gìn giữ và bồi đắp tiếp trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. 4.1 Tính hai mặt của VHDN Việt nam Tính hai mặt của VHDN Việt Nam thể hiện qua: - Mục đích kinh doanh: thường có hai điểm chung là Đạt hiệu quả cao và Có tính nhân văn - Phương pháp kinh doanh (phong cách kinh doanh): nghĩa là doanh nghiệp đạt tới mục đích bằng con đường nào và với những nguồn lực nào. 4.2 Xây dựng VHDN VN trong thời kỳ hội nhập - Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp - Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại - Khai thác các giá trị tinh thần thích hợp cho công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp - Thiết lập các điều kiện tiền đề cho xây dựng VHDN Chương 3 - QUẢN LÝ VẤN ĐỀ THAY ĐỔI VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NỘI DUNG ÔN TẬP 1. Khái quát chung về thay đổi văn hóa doanh nghiệp 1.1. Khái niệm thay đổi văn hóa doanh nghiệp 1.2. Nhận diện vấn đề thay đổi văn hóa doanh nghiệp 1.3. Xác định thời điểm thay đổi văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp Page 30 4/12/2013
  • 31. 2. Nhà quản lý và vấn đề thay đổi văn hóa doanh nghiệp Nguyên tắc thay đổi văn hóa doanh nghiệp 3. Một số cách thức thay đổi văn hóa doanh nghiệp 3.1. Thay đổi tự giác 3.2. Thay đổi tổng thể và chi tiết 3.3. Thay đổi bằng cách nhân rộng điển hình 3.4. Thay đổi thông qua phát triển doanh nghiệp 3.5. Thay đổi nhờ áp dụng công nghệ mới 3.6. Thay đổi nhờ thay thế các vị trí trong doanh nghiệp 3.7. Một số cách thức thay đổi khác 1. Khái quát chung về thay đổi văn hóa doanh nghiệp 1.1. Khái niệm thay đổi văn hóa doanh nghiệp “Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là thay đổi một số hoặc toàn bộ các yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp như quan niệm về giá trị, tiêu chuẩn đạo đức, triết lý kinh doanh, phương thức quản lý, các nội quy, chính sách... đã được các thành viên trong doanh nghiệp chấp nhận và tuân theo” 1.2. Nhận diện vấn đề thay đổi văn hóa doanh nghiệp - Thay đổi VHDN là một trong những thách thức của DN, nhất là với những doanh nghiệp tồn tại lâu đời với một nền văn hoá khá thành công. - Thay đổi VHDN là quá trình củng cố và phát triển văn hóa doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu chung đề ra. - Thay đổi văn hóa để nền văn hóa phù hợp hơn với sự phát triển của doanh nghiệp. 1.3. Xác định thời điểm thay đổi văn hóa doanh nghiệp  Khi 2 hay nhiều DN tiến hành sát nhập với nhau  Khi phân chia doanh nghiệp  Khi DN chuyển sang lĩnh vực hoạt động mới Văn hóa doanh nghiệp Page 31 4/12/2013
  • 32. Khi DN hoạt động lâu năm & cách thức hoạt động đã lỗi thời, trì trệ, sức cạnh tranh suy giảm 2. Nhà quản lý và vấn đề thay đổi văn hóa doanh nghiệp • Nguyên tắc thay đổi văn hóa doanh nghiệp - Nguyên tắc Thời gian: Thay đổi văn hóa liên quan nhiều tới yếu tố tâm lý, nên DN cần có thời gian chuẩn bị kĩ càng. - Nguyên tắc Người lãnh đạo: Nhà lãnh đạo cần phải làm gương, thực hiện thay đổi đầu tiên để các thành viên noi theo - Nguyên tắc Tính thống nhất: Cách tốt nhất để thực hiện thay đổi VHDN hiệu quả là tìm được sự thống nhất của thành viên. Để làm được điều đó, nhà lãnh đạo phải giải thích họ hiểu rõ lợi ích của việc thay đổi và lôi kéo họ thực hiện. 3. Một số cách thức thay đổi văn hóa doanh nghiệp 3.1. Thay đổi bằng tinh thần tự nguyện Nhà lãnh đạo không “áp đặt” những giá trị văn hoá mới mà phải làm cho mọi nhân viên trong doanh nghiệp tự ý thức được việc cần phải thay đổi và kiểm soát quá trình thay đổi. 3.2. Thay đổi tổng thể và chi tiết - Mức độ tổng thể: Cấp độ 1 & 2 được phát triển ở mức độ cao hơn, đa dạng hoá và đổi mới hơn; Cấp độ 3 về cơ bản vẫn được giữ nguyên. - Mức độ chi tiết: Thay đổi ở một số bộ phận trong doanh nghiệp (thay đổi các nền tiểu văn hoá) cho phù hợp với những điều kiện mới. 3.3. Thay đổi bằng cách nhân rộng điển hình Nhà lãnh đạo tìm ra và sử dụng cá nhân điển hình có những quan niệm chung phù hợp, có khả năng tạo ra thay đổi trong DN để tạo ảnh hưởng tới các thành viên khác. Phong cách làm việc của họ dần dần sẽ có ảnh hưởng đến toàn doanh nghiệp và hướng nền văn hoá phát triển theo hướng đã định. 3.4. Thay đổi thông qua phát triển doanh nghiệp - Sự phát triển DN có thể định nghĩa như một quá trình thay đổi có kế hoạch, được chỉ đạo từ trên xuống, bao gồm cả thay đổi về cơ sở vật chất lẫn con người. Văn hóa doanh nghiệp Page 32 4/12/2013
  • 33. - Do đó, để thực hiện thay đổi, DN có thể xây dựng hệ thống thử nghiệm song song nhằm truyền bá, giáo dục những giá trị văn hoá mới 3.5. Thay đổi nhờ áp dụng công nghệ mới Nhà lãnh đạo nhờ vào ảnh hưởng của công nghệ mới để thay đổi các giá trị của nền văn hoá doanh nghiệp như: Sử dụng thư điện tử; Tự động hóa; Chú trọng xây dựng trang web giới thiệu dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp… 3.6. Thay đổi nhờ thay thế vị trí trong doanh nghiệp Những giá trị văn hoá có thể thay đổi nếu DN đổi mới cấu trúc các nhóm hoặc nhà lãnh đạo - Có thể bằng cách thay đổi giám đốc điều hành - Có thể bằng cách đưa một số người bên ngoài vào các vị trí lãnh đạo bên dưới cấp cao nhất và tạo điều kiện cho họ thay đổi dần lề lối suy nghĩ của cấp trên. 3.7. Một số cách thức thay đổi khác  Thay đổi do các vụ scandal và việc phá vỡ các huyền thoại, biểu tượng  Thay đổi nhờ phát huy một cách có trật tự những nền tiểu văn hoá tiêu biểu Chương 4 - VĂN HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NỘI DUNG ÔN TẬP 1. Văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp 1.1. Vai trò và biểu hiện của văn hóa ứng xử 1.2. Tác động của văn hóa ứng xử 1.3. Những điều cần tránh trong văn hóa ứng xử 2. Văn hóa trong xây dựng và phát triển thương hiệu 2.1. MQH giữa VHDN & thương hiệu 2.2. Khía cạnh VH trong xây dựng & phát triển thương hiệu 1. Văn hoá ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp 1.1. Vai trò và biểu hiện của văn hóa ứng xử nội bộ Văn hóa doanh nghiệp Page 33 4/12/2013
  • 34. 1.1.1 Vai trò của văn hóa ứng xử • Văn hóa ứng xử giúp cho Doanh nghiệp dễ dàng thành công hơn Khi cách ứng xử của các thành viên trong Doanh nghiệp được mọi người hưởng ứng, lúc đó sẽ dễ đạt dược những kết quả chắc chắn hơn, như dành được sự nâng đỡ, cộng tác, tạo thêm những tín hiệu mới, thu thập được nhiều khách hàng hơn và bản than giữ được sự yên lành. Và ngay những lúc khó khăn đi nữa thì những người này cũng vì bạn dến cùng. • Văn hóa ứng xử làm đẹp thêm hình tượng của công ty Letitia basldrige là một chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực ứng xử tại Mỹ cho rằng:” phép ứng xử khéo léo là hiệu quả có giá trị, chúng làm tăng phẩm chất của đời sống, đóng góp cho đạo đức người lãnh đạo tốt nhât làm đẹp thêm hình tượng của công ty, và do đó nó đóng một vai trò chủ yếu trong vấn đề phát sinh lợi nhuận. Mặt khác, việc ứng xử tồi, dốt nát, không cẩn thận thì làm đánh mất đi nhân cách con người, cũng như sự thăng tiến và ngay cả việc làm”. Như vậy cách ứng xử của cấp trên, cấp dưới trong nội bộ doanh nghiệp có tác động qua lại với nhau trên tinh thần hợp tác thiện chí và cùng có phản ứng tích cực như nhau ở tất cả các cá nhân, bộ phận trước những vấn đề cần giải quyết của doanh nghiệp. Nếu mối quan hệ này được kết hợp hài hòa với mục tiêu vì lợi ích chung của doanh nghiệp sẽ tạo nên sức mạnh đưa doanh nghiệp tiến lên phía trước. • Văn hóa ứng xử tạo điều kiện phát huy dân chủ cho mọi thành viên Mọi người nhận được sự tín nhiệm và hỗ trợ cần thiết dựa trên những giá trị, chuẩn mực đã được thiết lập của doanh nghiệp để chủ động tiến hành công việc được giao phó, sáng tạo, chịu trách nhiệm cá nhân cao hơn về công việc quan hệ trên dưới chan hòa, được chia sẻ thông tin để có cơ hội tham gia sâu hơn vào các quyết định của doanh nghiệp. • Văn hóa ứng xử củng cố và phát triển địa vị của mỗi cá nhân trong nội bộ doanh nghiệp Mỗi cá nhân khi tham gia vào công việc kinh doanh của doanh nghiệp đều có cơ hội tham gia sâu hơn vào các quyết định của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân khi tham gia vào công việc kinh doanh của doanh nghiệp đều có vị trí nhất định. Văn hóa ứng xử không những giúp họ hoành Văn hóa doanh nghiệp Page 34 4/12/2013
  • 35. thành tốt nhiệm vụ được giao mà còn xây dựng làng tin đối với lãnh đạo và đồng nghiệp, từ đó tạo cơ hội thăng tiến cho họ 1.1.2 Biểu hiện của văn hóa ứng xử  Văn hóa ứng xử của cấp trên đối với cấp dưới Là người đứng đầu doanh nghiệp, nhà lãnh đạo có vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp. - Tuyển chọn, dùng người đúng việc, đúng chỗ: Khi nhà lãnh đạo tuyển chọn đúng người và dùng đúng người, đúng việc sẽ phát huy được tiềm năng của nhân viên, tạo cho nhân viên niềm say mê trong công việc. - Chế độ thưởng phạt công minh: Khi khiển trách, nhà lãnh đạo phải dựa trên lợi ích của tập thể, của doanh nghiệp. Khiển trách cũng đòi hỏi phải có nghệ thuật, sao cho nhân viên vui vẻ chấp nhận và phấn đấu làm tốt hơn. Khi nhân viên làm tốt, hãy khen thưởng nhân viên trước tập thể. - Thu phục nhân viên dưới quyền: Nhà lãnh đạo phải có nghệ thuật, am hiểu tâm lý con người để thu phục các nhân viên tự nguyện đi theo mình. - Quan tâm tới thông tin phản hồi từ nhân viên - Quan tâm đến cuộc sống riêng tư của nhân viên nhưng không nên quá tò mò: Cấp trên hãy cố gắng nhớ được tên họ của nhân viên cấp dưới, khi gọi nhân viên có cảm tình hơn. Đã là cấp trên phải tâm lý, giỏi vận dụng các yếu tố đánh vào tình cảm để khích lệ nhiệt tình làm việc của cấp dưới khiến họ làm việc hết mình. - Khen cũng là một nghệ thuật: sử dụng lời khen có hiệu quả sẽ khơi dậy tinh thần làm việc của nhân viên. Lời khen cần xuất phát từ tấm lòng.“ Người khen có thể quên lời khen, nhưng người được khen sẽ giữ mãi trong lòng lời khen đó”. - Giải quyết những xung đột, mâu thuẫn nội tại có hiệu quả: Trước hết, hãy giúp các nhân viên tự giải quyết những mâu thuẫn của mình. Khi mâu thuẫn, xung đột lên cao, nhà lãnh đạo phải biết tìm ra cách giải quyết sao cho không ảnh hưởng tới công việc chung, và các bên liên quan đều thỏa mãn  Văn hóa ứng xử của cấp dưới đối với cấp trên Văn hóa doanh nghiệp Page 35 4/12/2013
  • 36. - Cấp dưới phải thể hiện được vai trò của mình: Trước hết, nhân viên phải hoàn thành tốt công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Họ cũng phải mạnh dạn thử sức với những công việc mới, thách thức để chứng tỏ khả năng của mình với nhà lãnh đạo. Khi thể hiện được vai trò của mình, mỗi nhân viên sẽ tự nâng giá trị cá nhân của mình lên. Doanh nghiệp sẽ gắn kết các giá trị riêng lẻ với nhau trong giá trị chung của doanh nghiệp. - Tôn trọng và cư xử đúng mực với cấp trên: Là cấp dưới, bạn phải cố gắng làm cho cấp trên thay đổi quan điểm và đánh giá cao hơn ý kiến của bạn đề xuất chứ không nên gây xung đột. Để đạt được điều đó, bạn phải biết rõ cấp trên cũng như hiểu những gì mà cấp trên mong đợi, từ đó lựa chọn cách đưa ra ý kiến, dẫn dắt nó về điều mà cấp trên quan tâm với một thái độ đúng mực, tôn trọng. - Làm tốt công việc của bạn: khi bạn làm tốt công việc của bạn nghĩa là bạn đang làm lợi cho công ty và cấp trên của mình. Không một ông chủ nào không đánh giá cao nhân viên của mình khi anh ta không những thể hiện được năng lực, trình độ mà còn làm việc có trách nhiệm, hoàn thành tốt công việc được giao, không để ảnh hưởng đến phần việc của người khác. - Chia sẻ, tán dương: hãy để cấp trên của bạn tín nhiệm những việc bạn đã, đang và sẽ làm. Hãy cố gắng để cấp trên nhận ra những hiệu quả mà bạn đạt được trong công việc và khen thưởng cho bạn xứng đáng. Nhưng nhớ rằng, đừng giành lấy ánh hào quang cho riêng mình dù đó là thành công của riêng bạn mà hãy chia sẻ thành công với cấp trên của bạn, điều này sẽ làm cho cấp trên chia sẻ những cơ hội công việc về sau. - Nhiệt tình: hãy cố gằng hoàn thành phận sự của mình hoàn hảo hơn sự kì vọng của cấp trên. Bên cạnh đó, hãy chấp nhận những thử thách mới. Đôi khi cách tạo ra những điểm mạnh tôt nhất là thử những điểm mới.  Văn hóa ứng xử giữa các đồng nghiệp - Sự lôi cuốn lẫn nhau: qua giao tiếp gây được ấn tượng ban đầu, từ đó dễ tiếp xúc, dễ chan hòa, dễ cảm nhận nhân cách của nhau, tìm được sự tương đồng về thái độ làm việc. - Xây dựng tình bạn, tình đồng nghiệp: cơ sở lâu dài trong việc xây dựng tình bằng hữu trong nội bộ doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào văn hóa doanh nghiệp và cơ chế cạnh tranh mà doanh nghiệp đã áp dụng. Việc sử dụng con người như thế nào, coi cái gì là quan trọng trong đối Văn hóa doanh nghiệp Page 36 4/12/2013
  • 37. nhân xử thế của nhà lãnh đạo doanh nghiệp là tác nhân trực tiếp hình thành nên quan hệ bằng hữu, thân ái, tin cậy lẫn nhau trong nội bộ doanh nghiệp. - Xây dựng thái độ cởi mở, hợp tác với nhau: Năng động, có khả năng tư duy độc lập, có kinh nghiệm...vẫn chưa đủ tạo nên tác phong làm việc chuyên nghiệp. Mọi thành viên trong doanh nghiệp phải có tinh thần cởi mở, hợp tác với các đồng nghiệp. Sự phối hợp ăn ý sẽ tạo nên hiệu quả công việc cao nhất. Chỉ khi có thái độ cởi mở, chia sẻ thông tin cho nhau, thẳng thắn góp ý và tiếp nhận ý kiến phản hồi của nhau..doanh nghiệp mới xây dựng được các mối quan hệ tin cậy trong nội bộ.  Văn hóa ứng xử với công việc - Thứ nhất, cẩn trọng trong cách ăn mặc. - Thứ hai, tôn trọng lĩnh vực của người khác. - Thứ ba, mở rộng kiến thức của bạn. - Thứ tư, tôn trọng giờ giấc làm việc. - Thứ năm, thực hiện công việc đúng tiến độ. - Thứ sáu, lắng nghe. - Thứ bảy, làm việc siêng năng. - Thứ tám, giải quyết vấn đề riêng của bạn. 1.2. Tác động của văn hóa ứng xử trong nội bộ DN • Xây dựng thái độ an tâm công tác: An tâm công tác là một nhân tố hàng đầu trong việc xây dựng thái độ lao động của nhân viên. Thiếu an tâm công tác làm giảm hiệu quả lao động, giảm sự gắn bó với doanh nghiệp, với tập thể lao động. Sự an tâm công tác này được tạo ra bởi các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp như quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới và ngược lại, quan hệ của những người đồng cấp. Một số yếu tố khác tác động đến thái độ an tâm trong nội bộ doanh nghiệp như: khoảng cách đi lại thuận tiện, phương tiện đưa đón của doanh nghiệp, sự phân công công việc, nhiệm vụ phù hợp, khen thưởng, đề bạt… • Mang lại hiệu quả công việc cao Văn hóa doanh nghiệp Page 37 4/12/2013
  • 38. “Chỉ cần ánh mắt thân thiện, một cái bắt tay nhiệt tình, những lời khuyến khích tự tin của người quản lý, bạn sẽ thấy hiệu quả công việc các nhân viên mang lại nâng cao một cách đáng ngạc nhiên”-Christophe Wood, Chủ tịch công ty Estee Lauder Group tại Nhật Bản tâm đắc nói. • Tạo hứng khởi làm việc trong toàn doanh nghiệp Tinh thần làm việc của mỗi nhân viên luôn tạo sự thành công của mỗi công ty. Để có được đội ngũ nhân viên năng động, làm việc “hết mình” thì mỗi công ty ngoài hệ thống tiền lương hợp lý cũng cần có những biện pháp kích thích khả năng của các nhân viên. Người lãnh đạo doanh nghiệp giỏi luôn biết kết hợp tình thân thiện hay một lời khen thưởng, một lời hỏi thăm chân thành… cũng có tác dụng động viên, khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên. Bởi con người ngoài những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống còn có nhu cầu xã hội, nhu cầu được khẳng định mình. Từ tinh thần làm việc hăng hái, hồ hởi của mọi người vì sự phát triển của doanh nghiệp được phát huy. • Xây dựng và củng cố tinh thần hợp tác Sự hợp tác này trên tinh thần thiện chí và cùng có phản ứng tích cực như nhau ở tất cả các cá nhân, các bộ phận trong doanh nghiệp trước các vấn đề cần giải quyết của doanh nghiệp. Điều này không có nghĩa là mọi cá nhân trong doanh nghiệp phải giống nhau về quan điểm hay cách thức giải quyết những vấn đề phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà quan trọng nhất ở chỗ: Trước đòi hỏi của tình thế, những khó khăn và các vấn đề nảy sinh, tất cả các thành viên trong doanh nghiệp đều có thái độ thiện chí, tích cực, chung vai gắng sức, gắn kết với nhau giải quyết triệt để theo chức năng , cương vị và nhiệm vụ của mình để đưa doanh nghiệp của mình tiến lên phía trước. • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp có bản sắc riêng Xây dựng những nét văn hóa riêng có trong doanh nghiệp, làm cho các thành viên cảm nhận được tình cảm gắn bó lẫn nhau trong một gia đình lớn là doanh nghiệp. Ngoài giờ lao động, họ có nhiều lý do để giao tiếp ứng xử. Có thể xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp qua việc truyền thống thể hiện sự quan tâm đến nhau như nhân ngày sinh, ngày cưới… mọi người cùng đến để chia vui, để hỏi thăm khi đồng nghiệp đau ốm… 1.3. Những điều cần tránh trong văn hóa ứng xử Văn hóa doanh nghiệp Page 38 4/12/2013