SlideShare a Scribd company logo
1 of 19
Download to read offline
Bảng lãi suất ngân hàng Sacombank mới nhất 2018
Bạn đang muốn biết bảng lãi suất ngân hàng Sacombank mới nhất năm 2018? Những ưu điểm nào khi
gửi lãi suất tiền gửi tại ngân hàng Sacombank.
Bài viết này sẽ cho các bạn câu trả lời.
Cập nhật bảng lãi suất ngân hàng Sacombank năm 2018
Bảng lãi suất ngân hàng Sacombank được cập nhật mới nhất vào ngày 25 tháng 8 năm 2018 cho thấy. Theo bảng lãi suất tiền gửi sacombank lên đến 7,8%/năm. Mức
lãi suất này cao hơn 0,1% so với năm 2017 là 7,6%/năm. Mức lãi suất này thuộc tốp cao trong bang lai suat cac ngan hang năm 2018.
Bảng lãi suất ngân hàng Sacombank mới nhất.
Theo các kỳ hạn từ 1 tháng, 2 tháng, … đến 24 tháng, 36 tháng sẽ có các mức lãi suất khác nhau.
Cụ thể, lãi suất tiết kiệm hàng tháng kỳ hạn 1 tháng 4,7%; 2 tháng là 5,2%. Lãi suất 3 tháng 4 tháng và 5 tháng là 5,3%.
Lãi suất 6 tháng, 7 tháng và 8 tháng là 6,1%. Lãi suất 9 tháng, 10 tháng và 11 tháng là 6,2%.
Lãi suất 1 năm (12 tháng) vượt lên đến 6,9% theo bảng lãi suất ngân hàng Sacombank.
Lãi suất 13 tháng áp dụng cho món huy động VND mức gửi tối thiểu 100 tỷ đồng đạt cao nhất là 7,8%.
Lãi suất 15 tháng, 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng lần lượt là 7,5%, 7,2%, 7,3% và 7,4%.
Có thể thấy với mức lãi suất mới nhất của ngân hàng Sacombank đạt mức cao để mọi người chọn gửi.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo các bảng lãi suất ngân hàng mới nhất của các ngân hàng khác để so sánh.
=> Tham khảo điều kiện và thủ tục vay thế chấp ngân hàng Vietcombank.
Những ưu điểm khi sử dụng dịch vụ ngân hàng sacombank
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank là một trong nhiều ngân hàng có uy tín. Được khách hàng tin tưởng khi gửi tiền tiết kiệm.
Những ưu điểm sau đây để mọi người lựa chọn sử dụng các dịch vụ các Sacombank:
Bảng lãi suất Sacombank có kỳ hạn trực tuyến.
Hồ cơ thủ tục đơn giản, linh hoạt.•
Ngoài hình thức mở tài khoản tại quầy. Khách hàng có thể lựa chọn các hình thức mở khoản khác linh hoạt như mở trực tuyến.•
Lãi suất tiền gửi ưu đãi lên đến 7,8%/năm.•
Lãi suất tiền gửi ưu đãi lên đến 7,8%/năm.•
Mức lãi suất cập nhật trong bảng lãi suất ngân hàng sacombank đều đặn thường xuyên.•
Sacombank có nhiều chương trình khuyến mại trong năm dành cho khách hàng.•
Các hình thức gửi tiết kiệm đa dạng, và hình thức lãi đa dạng theo cuối kỳ, hàng tháng, hàng quý hoặc trả trước.•
Để gửi tiết kiệm tại ngân hàng sacombank khách hàng đáp ứng như điều kiện đơn giản. Cá nhân Việt Nam và người nước ngoài sinh sống hoạt động hợp pháp tại Việt
Nam. Khi thực hiện giao dịch khách hàng chỉ cần có CMTND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
Khách hàng chưa đủ 15 tuổi, hoặc mất hành vi dân sự cần có người giám hộ hoặc người đại diện pháp luật để thực hiện giao dịch.
Trên đây là những thông tin Kinhtethitruong.net cập nhật bảng lãi suất ngân hàng Sacombank mới nhất. Mọi người cùng tham khảo để lựa chọn hình thức và mức kỳ
hạn để gửi tiết kiệm nhé.
Các Tin Khác
Vì sao những sản phẩm kỹ thuật số không được người mua trả giá cao
Thông thường những sản phẩm kỹ thuật số có rất nhiều ưu điểm và tiện dụng cho người dùng. Tuy
nhiên, chúng lại không được người mua đánh giá cao và ưu tiên chọn mua nhiều bằng loại hàng hóa hữu
hình. Vì sao vậy? Cùng tìm hiểu những nguyên nhân qua bài viết sau.
Mỗi ngày chúng ta tương tác với hai loại hình hàng hóa. Loại thứ nhất có thể được mua và chia sẻ tức thời, vô hình, không bị hư hỏng, dễ sửa đổi theo yêu cầu của từng
cá nhân và không thể mất đi. Loại thứ hai đòi hỏi chúng ta phải di chuyển để mua và chia sẻ chúng, khó sửa đổi các tính năng của chúng, cồng kềnh, dễ bị mất hay hư
hỏng theo nhiều cách khác nhau. Chỉ có số ít hàng hóa loại này có thể nhét vào được một chiếc giỏ.
Cuộc sống hiện đại đã được thay đổi bằng kỹ thuật số hóa hàng loạt mặt hàng tiêu dùng, từ sách báo, âm nhạc, điện ảnh, vé máy bay cho đến máy tính. Hình ảnh kỹ
thuật số vốn được thương mại hóa lần đầu tiên vào năm 1990 nay đang được sử dụng thường xuyên hơn hình ảnh in ấn.
Thế nhưng, các công ty lại nhận thấy rằng dù có nhiều ưu điểm hơn như nói trên, loại hàng hóa thứ nhất (các sản phẩm kỹ thuật số) lại không được người mua đánh giá
cao và ưu tiên chọn mua nhiều bằng loại hàng thứ hai (hàng hóa hữu hình).
Trên thực tế, sách in vẫn thống lĩnh thị trường và doanh số bán đĩa Blu- ray hay DVD vẫn tăng lên mặc cho sự tràn ngập của âm nhạc số trên mạng internet cũng như các
thiết bị lưu trữ và phát loại nhạc này. Ozgun Atasoy, tiến sĩ của Trường Đại học Basel và Carey K. Morewedge, giáo sư thỉnh giảng khoa Tiếp thị của Trường Kinh doanh
Questrom đã cùng thực hiện một nghiên cứu để lý giải cho hiện tượng này.
Hai tác giả nói trên đã thực hiện một thử nghiệm với du khách tham quan theo tuyến đường Freedom Trail (một tuyến du lịch màu đỏ đi qua 16 địa điểm lịch sử quan
trọng của Mỹ) vào một ngày mùa hè tại Boston. Những du khách này được tặng một bức ảnh kỷ niệm có hình của một diễn viên ăn mặc như Paul Revere (một trong
những vị anh hùng có ảnh hưởng nhất trong lịch sử nước Mỹ vào thế kỷ XVIII), với điều kiện du khách ấy sẽ góp tiền cho nhóm bảo trì nhà thờ Old North Church.
Họ được phân thành hai nhóm, một nhóm nhận được hình ảnh nói trên dưới dạng kỹ thuật số qua email. Nhóm còn lại nhận một bức ảnh vẫn còn đang trong giai đoạn
in ấn theo kỹ thuật Polaroid. Kết quả cho thấy, nhóm nhận ảnh kỹ thuật số chỉ đóng góp bình quân 2,29 USD, trong khi nhóm nhận được ảnh in Polaroid đóng góp bình
quân 3,38 USD, tức cao hơn 48%.
Atasoy và Morewedge cho rằng, dù các sản phẩm kỹ thuật số có nhiều ưu điểm hơn nhưng người ta vẫn đánh giá các sản phẩm vật lý cao hơn. Sở dĩ như vậy là khi một
sản phẩm vật lý như sách in, ảnh in hay đĩa DVD được số hóa, chúng mất đi một số giá trị đối với người mua.
Các tác giả đã tiến hành một số thử nghiệm và rút ra rằng yếu tố chính làm cho một sản phẩm đã được số hóa mất đi giá trị không nằm ở giá trị của mặt hàng ấy khi nó
được bán lại, chi phí để làm ra, thời gian sử dụng hay vấn đề nó là một mặt hàng thông thường hay độc đáo.
Nguyên nhân chính là sản phẩm kỹ thuật số không đem lại cảm giác sở hữu cho người tiêu dùng như sản phẩm vật lý.
Các nhà nghiên cứu giải thích thêm, cũng chính tính phi vật chất, một tính chất đặc thù của các sản phẩm kỹ thuật số, làm cho cảm giác được sở hữu của con người giảm
xuống. Bởi không thể sờ, nắm và kiểm soát sản phẩm kỹ thuật số như cách tương tác với sản phẩm vật lý, nên chúng ta không có cảm giác đang sở hữu chúng. Chỉ khi
có cảm giác đang sở hữu một vật, về mặt tâm lý, chúng ta mới “thổi phồng” giá trị của nó lên.
Trong những thử nghiệm khác mà Atasoy và Morewedge đã thực hiện với các sinh viên kinh doanh và những sản phẩm dùng thử trực tuyến, các tác giả cũng rút ra kết
luận tương tự.
Cụ thể, nếu để sinh viên tham gia khảo sát tự do chọn mua loại hình sản phẩm nào giữa sản phẩm kỹ thuật số và vật lý với cùng một nội dung thì họ sẽ chọn mua sản
phẩm vật lý nếu cả hai được bán cùng giá. Dự toán của người tiêu dùng về chi phí sản xuất và giá bán lẻ, giá trị khi được bán lại của hai loại hình sản phẩm này cũng là
một lý do khác khiến họ ưu tiên sản phẩm vật lý hơn.
Trong khi đó, các tác giả cho rằng những giải thích khác như sản phẩm vật lý có thể tồn tại lâu hơn và đem lại cho con người nhiều niềm vui hơn đều không có cơ sở.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng cảm giác về sự sở hữu giữa các sản phẩm kỹ thuật số và sản phẩm vật lý là nguyên nhân chính giải thích cho hiện tượng người mua
đánh giá sản phẩm vật lý cao hơn. Khoảng cách về giá trị giữa hai loại hình sản phẩm này theo nhận thức của người mua sẽ mất đi nếu họ không còn cảm giác sở hữu.
Chẳng hạn, cũng trong thử nghiệm nói trên, nếu các sinh viên phải trả lại sách cho nhà trường như hình thức thuê thì họ sẽ ưu tiên chọn phiên bản kỹ thuật số với cùng
một chi phí bỏ ra.
Xem thêm: Update những xu hướng tiêu dùng của người Châu Á năm 2018
Cuộc chiến giữa các hệ sinh thái công nghệ tại Trung Quốc
Deng Shuang, bà mẹ 34 tuổi, muốn rủ một người khác cùng mua giày cho con trên trang thương mại điện tử Taobao thông qua ứng dụng nhắn tin Wechat. Thay nhấn
nút “chia sẻ” trực tiếp trên Taobao, Deng sao chép đường link sản phẩm trên Taobao và dán vào Wechat.
Rào cản trong việc chia sẻ thông tin giữa hai gã khổng lồ công nghệ tại Trung Quốc đang gây khó khăn cho hàng triệu người dùng hàng ngày. Đây không phải là lỗ
hổng công nghệ có thể vá được dễ dàng mà là bức tường mà các công ty công nghệ dựng lên để cạnh tranh.
Nhiều người cho rằng Internet ở Trung Quốc là một thế giới có tính gắn kết cao nhưng thực chất trong thế giới này tồn tại nhiều hệ sinh thái riêng biệt với sự kết nối
lỏng lẻo. Cuộc cạnh tranh trên Internet tại đây không chỉ xảy ra giữa các công ty công nghệ, mà là giữa các hệ sinh thái sản phẩm khổng lồ.
Siêu ứng dụng và hệ sinh thái
“Các công ty Internet ở Mỹ và châu Âu thường tập trung vào một lĩnh vực và cố gắng trở thành người dẫn đầu. Tuy nhiên, với cùng một xuất phát điểm, các công ty
Trung Quốc lại mở rộng hệ sinh thái ra tất cả các lĩnh vực”, William Bao Bean – Giám đốc điều hành Chinaccelerator từng nói với Technode trong một bài phỏng vấn gần
đây.
Các công ty công nghệ Trung Quốc, đặc biệt là những công ty công nghệ cao như Baidu, Alibaba và Tencent, hay còn gọi là bộ ba BAT, bắt đầu từ một sản phẩm nhỏ
nhưng lại có tham vọng tăng trưởng cực lớn. Tham vọng này khiến sản phẩm của họ dần phát triển thành mô hình “siêu ứng dụng và hệ sinh thái” và muốn thống trị
toàn thị trường.
Thời gian đầu, các công ty công nghệ tạo ra một siêu ứng dụng cung cấp rất nhiều dịch vụ như mỏ neo để ràng buộc người dùng. Chẳng hạn ứng dụng nhắn tin OTT và
mạng xã hội WeChat hiện cho phép chơi game, thanh toán online, dò bản đồ, kết bạn bốn phương… Hiện WeChat có hơn một tỷ người sử dụng, chiếm thị phần cao
nhất tại Trung Quốc, đưa công ty mẹ Tencent trở thành gã thống trị trên thị trường ứng dụng OTT.
Tencent hoạt động ở đa dạng lĩnh vực, bao phủ khắp cuộc sống của người tiêu dùng Trung Quốc. Ảnh: WSJ.
Ở giai đoạn tiếp theo, khi doanh nghiệp bắt đầu tăng trưởng, hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ đầu thành hình. Mỗi khi có một xu hướng mới manh nha trong cộng đồng
người dùng, các hệ sinh thái lập tức theo đuổi. Alibaba là một ví dụ, họ thành lập Alipay để giải quyết vấn đề thanh toán trên Taobao. Còn Cainiao thì cung cấp dịch vụ
giao hàng nhanh vốn song hành cùng sự phát triển của ngành thương mại điện tử.
Dù mỗi ông lớn đều khởi đầu ở những địa hạt riêng, nhưng khi phát triển, họ đều dần rời xa lĩnh vực ban đầu. Các sản phẩm, dịch vụ của họ dần trở nên chồng chéo
nhau, cho đến khi xuất hiện một sản phẩm mạnh nhất, trở thành át chủ bài của doanh nghiệp.
Khi các ứng dụng gọi xe qua di động bùng nổ vào năm 2013, Alibaba và Tencent lần lượt đầu tư vào Kuaidi và Didi, hai công ty tăng trưởng nhanh nhất trong ngành này
nhằm đón đầu sự phát triển của lĩnh vực mới. Tiếp sau đó, Baidu bước vào cuộc chiến bằng việc đầu tư vào Uber. Ban đầu sản phẩm chỉ là một ứng dụng gọi xe, về sau,
hệ sinh thái dần mở rộng sang các lĩnh vực thanh toán, game, mạng xã hội, mua sắm trên di động… Các hãng công nghệ tập hợp đầy đủ tất cả các ứng dụng và dịch vụ
trong hệ sinh thái. Nhờ đó, họ có thể giữ chân khách hàng.
Đế chế hình thành
Các công ty mở rộng hệ sinh thái bằng cách gọi thêm vốn, mua lại công ty khác hoặc tự thân vận động. Thời gian đầu, một số ông trùm công nghệ Trung Quốc, ví dụ
như Tencent, mang điều tiếng xấu khi sao chép ý tưởng từ các startup và giết chết họ bởi nguồn lực, kinh nghiệm và số lượng người dùng khổng lồ.
như Tencent, mang điều tiếng xấu khi sao chép ý tưởng từ các startup và giết chết họ bởi nguồn lực, kinh nghiệm và số lượng người dùng khổng lồ.
Tuy nhiên khi các hệ sinh thái đã đạt đến mức độ vững mạnh nhất định, việc cạnh tranh ngày càng khắt khe hơn, ngay cả với bộ ba BAT. Thay vì tốn nguồn lực tự thân để
phát triển sản phẩm mới, các ông lớn công nghệ Trung Quốc gia tăng đầu tư và thâu tóm công ty nhỏ hơn.
Alibaba và Tencent là những nhà đầu tư tích cực nhất trong những năm gần đây. Số liệu từ công ty ITJuzi cho thấy Tencent đứng đầu danh sách đầu tư mạo hiểm năm
2017 tại Trung Quốc với 127 thương vụ, Alibaba đứng thứ tư với con số 77. Trong khi đó, Baidu có vẻ thận trọng hơn.
Alibaba là một trong những công ty tích cực đầu tư cho các startup nhất tại Trung Quốc. Ảnh: Getty Images.
Ảnh hưởng của việc này đã biến thế giới công nghệ ở Trung Quốc thành những phân khu khác nhau. Theo dữ liệu từ Ctoutiao, hơn một nửa startup kỳ lân tại đây được
sáng lập hay đầu tư bởi BAT và 90% công ty có vốn hóa thị trường từ 5 tỷ USD trở lên có liên quan đến ba công ty này.
Mỗi công ty lại có khẩu vị đầu tư riêng. Alibaba có xu hướng nắm giữ số cổ phần lớn hoặc cổ phần chi phối và tham gia sâu vào hoạt động vận hành ty. Tencent lại chỉ
đầu tư cổ phần nhỏ để thực hiện được nhiều thương vụ hơn. Cách tiếp cận này khiến công ty gặp rắc rối. Một bài viết trên Wechat được cộng đồng mạng chia sẻ nhiều
hồi đầu năm chỉ trích Tencent “đánh mất chính giấc mơ của mình” và dành thời gian tìm kiếm ứng dụng để đầu tư thay vì tập trung vào sản phẩm riêng.
Lợi ích cho startup
Sức mạnh của siêu ứng dụng và tầm quan trọng của việc gia nhập hệ sinh thái thể hiện rõ ở trường hợp của ứng dụng mua sắm trên di động Pinduoduo. Startup này đạt
mốc giá trị 100 tỷ Nhân dân tệ trong chưa đầy 3 năm thành lập. Trong khi Taobao phải mất 5 năm và JD mất 10 năm mới đạt được mức giá trị này.
Sự tăng trưởng của Pinduoduo một phần đến từ chiến lược gia nhập hệ sinh thái mạng xã hội WeChat. Thông qua WeChat, Pinduoduo mang đến cho người dùng toàn
bộ dịch vụ đi kèm như thanh toán, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội…
“Nếu các dịch vụ Tencent cung cấp cho chúng tôi bị hạn chế, kém hiệu quả, đắt đỏ… việc kinh doanh của chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng. Nếu chúng tôi không duy trì mối
quan hệ tốt đẹp với Tencent, điều đó cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng”, công ty này thừa nhận trong một báo cáo.
Mất sự hỗ trợ của người khổng lồ có thể gây bất lợi. Đơn cử như câu chuyện ổ phiếu của công ty cho vay nhỏ lẻ Qudianplunged rớt xuống mức thấp nhất kể từ khi niêm
yết ngay sau khi Ant Financial tuyên bố ngừng hợp tác với đơn vị này.
Những bức tường cao hơn
Khi sự cạnh tranh khốc liệt hơn, các đại gia công nghệ Trung Quốc xây cao bức tường cô lập hệ sinh thái khép kín của họ bằng cách chặn các dịch vụ bên ngoài hoặc gia
tăng quyền lợi cho khách hàng trung thành.
Hồi tháng 5, Wechat tuyên bố siết quy định chia sẻ thông tin trên mạng xã hội này. Theo đó các thành viên bị cấm chia sẻ đường link nghe nhạc và xem phim không
thuộc hệ sinh thái của Tencent. Bị phản ứng, lệnh cấm được gỡ bỏ ba ngày sau đó. Tuy nhiên trong phần điều khoản đăng ký dịch vụ cho người dùng mới, công ty ghi rõ
quy định chỉ sử dụng các dịch vụ trong hệ sinh thái của hãng này.
Trong khi đó Alibaba từng công bố kế hoạch phát triển cộng đồng khách hàng trung thành. Theo đó chương trình 88VIP dựa vào số điểm tích lũy từ hoạt động giao dịch
của khách hàng để phân chia hạng mức thành viên. Qua đó, thành viên nào xếp hạng cao hơn sẽ được hưởng những đặc quyền như giảm giá mua sắm, ưu đãi… trong
hệ sinh thái của doanh nghiệp này.
hệ sinh thái của doanh nghiệp này.
“Chúng tôi tin rằng chỉ khi tạo ra một hệ sinh thái cởi mở, hợp tác và thuận tiện, cho phép các thành viên tham gia đầy đủ thì mới có thể thật sự giúp các khách hàng là
doanh nghiệp nhỏ và người bán hàng nhỏ lẻ. Với tư cách là người quản trị hệ sinh thái này, chúng tôi dành sự tập trung, nỗ lực, thời gian và năng lượng vào những sáng
kiến mang lợi ích tốt hơn cho hệ sinh thái và người tham gia”, Chủ tịch Jack Ma từng viết trong một bức thư được công bố trước thời điểm Alibaba IPO vào 2014.
Triết lý của Jack Ma cho thấy cách các ông lớn công nghệ điều hướng doanh nghiệp. Hệ sinh thái của Tencent và Alibaba vẫn là những nơi phát triển mạnh nhất, kế đến
là Baidu. Các công ty công nghệ khác như Xiaomi, Didi Chuxing, ByteDance, Meituan đang mài giũa hệ sinh thái của mình trong các lĩnh vực riêng về phần cứng thông
minh, di động, nội dung và O2O (online to offline) nhưng họ vẫn đang trong những cuộc rượt đuổi. Didi và Meituan dù đã trở thành kỳ lân nhưng cũng ít nhiều nhận vốn
đầu tư từ Alibaba và Tencent.
Trương Sanh (theo Technote)
Nguồn: http://startup.vnexpress.net/tin-tuc/xu-huong/cuoc-chien-giua-cac-he-sinh-thai-cong-nghe-tai-trung-quoc-3808608.html
Mua điện thoại trả góp là gì? Có nên mua điện thoại trả góp hay không?
Mua điện thoại trả góp là hình thức mua hàng mà không cần thanh toán hết toàn bộ số tiền cùng một lúc. Hiện nay có nhiều hình thức trả góp, bạn có thể dựa
trên số tiền trả trước lần đầu tiên của người mua hàng. Tuy nhiên nhiều người vẫn không biết mua trả góp là gì? Có nên mua điện thoại trả góp hay không?
Mua điện thoại trả góp là gì?
Mua điện thoại trả góp
Như đã nói ở trên mua điện thoại trả góp là hình thức mua hàng mà không cần thanh toán toàn bộ số tiền cùng một lúc. Bạn chỉ cần trả trước 1 phần và lựa chọn hình
thức trả góp dựa trên số tiền trả trước lần đầu của mình. Theo đó số tiền còn lại sẽ được chia đều hàng tháng tùy theo lựa chọn số tháng trả góp của bạn.
Để được mua điện thoại trả góp bạn cần có các điều kiện như: Bạn là công dân Việt Nam đủ 20 tuổi trở lên và có nguồn thu nhập ổn định. Ngoài ra mua trả góp điện
thoại còn tùy vào công ty tài chính, địa chỉ nào hợp tác với đại lý bán sản phẩm mà người mua lựa chọn.
Theo đó trước khi mua điện thoại trả góp bạn cần chuẩn bị: Chứng minh nhân dân và hộ khẩu, giấy phép lái xe. Đối với trường hợp vay mua trả góp với những sản phẩm
có giá trị lên tới vài chục triệu thì cần phải có chứng minh nhân dân + Hộ khẩu + Hóa đơn điện/nước + Giấy tờ chứng minh thu nhập….
Có nên mua điện thoại trả góp hay không?
Có nên mua điện thoại trả góp hay không?
Để biết được có nên mua điện thoại trả góp hay không? Hãy cùng tìm hiểu về ưu và nhược điểm của hình thức mua sắm này.
* Ưu điểm của mua điện thoại trả góp
– Sớm có điện thoại để sài, được dùng điện thoại ngay khi không đủ tiền
– Thủ tục mua điện thoại trả góp đơn giản, nhanh chóng, bạn có thể đăng ký tại nơi bán hoặc trực tuyến qua website. Bạn chỉ cần CMND và bằng lái xe, hoặc CMND và
sổ hộ khẩu ….hoặc các giấy tờ chứng minh thu nhập nếu vậy mua sản phẩm có giá trị lớn.
– Lãi xuất mua điện thoại di động trả góp, thậm chí bạn không phải trả lãi suất. Hiện có nhiều công ty tài chính cho vay với mức lãi suất rất thấp chẳng hạn như 1.49%
một tháng hoặc thậm chí có nơi áp dụng mức lãi suất 0%.
* Hạn chế của mua điện thoại trả góp
Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính thì thực tế, vay mua trả góp thường có lãi suất cao hơn bình thường. Theo đó hình thức lãi auất thấp thậm trí là 0% khi mua
điện thoại trả góp thì chỉ là thời gian đầu mà thôi. Nhiều đại lý bán điện thoại với khẩu hiệu là mua trả góp lãi suất này rất hấp dẫn nhưng thực tế thì không như vậy. Và
chính vấn đề lãi suất cũng chính là nhược điểm lớn nhất khi mua hàng trả góp.
Ngoài ra số tiền gốc của sản phẩm người mua buộc phải trả thêm một số khoản phí bao gồm phí thu hộ, bảo hiểm và lãi suất, số tiền này được cộng lại và chia đều ra
hàng tháng. Khoản tiền này là bạn phải trả cho phía công ty tài chính. Sau khi mua hàng, người mua có nghĩa vụ trả tiền góp hàng tháng cho công ty tài chính theo như
thỏa thuận trong hợp đồng.
Theo như tiến sĩ Lê Thẩm Dương cho biết lãi suất mà các công ty cho vay áp dụng cũng ngang ngửa lãi suất mà các tiệm cầm đồ, cho vay nặng lãi áp dụng. Do vậy trước
khi ký hợp đồng, khách hàng nên tính riêng phần giá điện thoại và phần lãi suất mà mình phải trả xem mức trả có hợp lý không. Đặc biệt chú ý, thời gian vay càng dài thì
mức lãi phải trả để sở hữu một chiếc điện thoại trả góp càng nhiều. Do đó, trước khi mua điện thoại trả góp bạn cần tính toán kỹ chênh lệch giữa lãi suất và tổng số tiền
phải trả.
Vậy có nên mua điện thoại trả góp hay không? Tùy thuộc vào điều kiện nhu cần và khả năng chi trả của bạn. Bạn nên mua điện thoại trả góp khi không có điều kiện trả
dứt điểm sẽ có cơ hội sở hữu một chiếc điện thoại ưng ý mà không cần phải chờ đợi bằng việc mua trả góp.
Lưu ý là: Bạn phải đọc kĩ các điều khoản hợp đồng và nên thăm dò, so sánh giá cả và lãi suất tại nhiều nơi bán điện thoại, vì cùng một sản phẩm nhưng mỗi nơi lại có
một mức giá khác nhau.
XEM THÊM: Những sai lầm cần tránh khi mua hàng trả góp không thể bỏ qua
Startup Trung Quốc ra mắt nền tảng gọi vốn Blockchain
DeepBrain Chain, nhà phát triển nền tảng điện toán AI vừa có buổi gặp gỡ các doanh nghiệp, nhà đầu tư và chuyên gia AI tại Hà Nội ngày 12/9. Tại sự kiện, công ty cho
giới thiệu với nhà đầu tư Việt Nam nền tảng điện toán đám mây phi tập trung và sàn giao dịch Blockchain dành cho công ty AI.
Ông He Yong, Nhà đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của công ty DeepBrain Chain nhận định, dù lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh, các công ty công nghệ AI
toàn cầu vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức.
“Các công ty AI cần thu thập, phân tích và xử lý lượng dữ liệu khổng lồ cũng như cần tuyển các kỹ sư, chuyên gia, nhà lập trình các thuật toán AI phức tạp. Tất cả các điều
trên ngốn của doanh nghiệp chi phí không nhỏ. Chưa kể đến các vấn đề vốn, thời gian xử lý và bảo mật dữ liệu, thông tin…”, nhà sáng lập công ty cho biết.
He Yong là một trong những người phát triển lĩnh vực AI tại Trung Quốc từ sớm với việc tham gia vào ngành công nghiệp này từ năm 2012. Ông là người phụ trách
nghiên cứu và phát triển ứng dụng trợ lý ảo Smart 360 tại Trung Quốc với gần 20 triệu người dùng.
CEO He Yong giới thiệu về hai sản phẩm Blockchain cho AI là DeepBrain Chain và DeepToken trước các nhà đầu tư, chuyên gia và người quan tâm tại Hà Nội. Ảnh:
Bigcoin Việt Nam
Từ nửa cuối năm 2017, ông cùng các cộng sự bắt tay xây dựng lên DeepBrain Chain. Đây là nền tảng điện toán AI trên thế giới được hỗ trợ bởi Blockchain. Theo nhà
sáng lập, bằng việc tập hợp hàng triệu node trên toàn thế giới thông qua nền tảng Blockchain phân tán và phi tập trung, DeepBrain Chain có thể giúp các công ty AI tiết
kiệm 70% chi phí năng lượng tính toán.
Việc sử dụng hợp đồng thông minh cũng tạo ra môi trường an toàn cho giao dịch và đào tạo dữ liệu, nơi những người cung cấp dữ liệu và những người mua dữ liệu có
thể giao dịch thoải mái với nhau mà không phải lo vấn đề bảo mật và lạm dụng dữ liệu cá nhân.
Tầm nhìn của công ty là cung cấp nền tảng điện toán trí tuệ nhân tạo phi tập trung với chi phí thấp, bảo vệ tính riêng tư, linh hoạt và an toàn cho các sản phẩm AI. Tới
nay, công ty đã thực hiện thành công ba mô hình về đào tạo Trí tuệ nhân tạo và Học máy trong mạng thử nghiệm của mình là “Nhận dạng hình ảnh”, “NLP” và “Phân loại
và dự đoán dữ liệu”. Đây được đánh giá là bước tiến đáng kể hướng tới mục tiêu thương mại hóa của công ty.
Vài năm trở lại đây, Trung Quốc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như giao thông, an ninh, quản lý
công…với tham vọng vươn lên thành một trong những quốc gia AI.
Theo đó, AI được ứng dụng trong công nghệ nhận diện khuôn mặt (SenseTime), duyệt tin tức báo chí (Jinri Toutiao)…Vì vậy, số lượng các công ty phát triển AI của quốc
gia tỷ dân ngày càng bùng nổ.
Theo nghiên cứu của DeepBrain Chain, khoảng 10.000 công ty AI đang hoạt động trên toàn cầu. Trong đó, Trung Quốc đóng góp 5.000 công ty, chiếm 50%. Riêng Thung
lũng Silicon ở Mỹ là nơi đặt văn phòng của 2.000 doanh nghiệp mảng Trí tuệ nhân tạo. Điều này thúc đẩy các công ty triển khai giải pháp cho AI ra đời để phục vụ doanh
nghiệp công nghệ này trong hệ sinh thái. Công ty DeepBrain Chain là một trong số đó.
Với mục tiêu mở rộng toàn cầu và trở thành nhà cung cấp trong lĩnh vực điện toán đám mây cho AI bên cạnh các tên tuổi Google Cloud, Huobi Cloud, công ty đã thành
lập phòng nghiên cứu ở thung lũng Silicon vào tháng 2/2018.
Startup này cũng hoàn thành việc đào tạo AI trên mạng lưới P2P, ra mắt bản chạy thử Skynet và mạng lưới đào tạo AI Skynet. Token DBC cũng được sử dụng trong hệ
thống để mua bán năng lượng tính toán AI từ ngày 8/8. Theo lộ trình phát triển, cuối năm nay, công ty sẽ ra mắt Mainnet.
Gặt hái được những thành công ban đầu với DeepBrain Chain nhưng He Yong cùng đội ngũ vẫn không dừng lại. Nhóm tiếp tục nghiên cứu và sắp tới sẽ ra mắt sản
Gặt hái được những thành công ban đầu với DeepBrain Chain nhưng He Yong cùng đội ngũ vẫn không dừng lại. Nhóm tiếp tục nghiên cứu và sắp tới sẽ ra mắt sản
phẩm DeepToken – sàn giao dịch tài sản số dành riêng cho lĩnh vực AI.
DeepToken là sàn giao dịch tài sản số dành riêng cho các công ty trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo. Đồ họa: DBC
Với sản phẩm này, mục đích của nhà sáng lập là giúp hỗ trợ, gia công cho các dự án AI chất lượng trên toàn cầu để tăng khả năng huy động vốn, phát triển sản phẩm.
Ngoài ra, sàn giao dịch cũng muốn tăng sự lựa chọn cho các nhà đầu tư có quan tâm tới các mô hình kinh doanh sử dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo.
Áp dụng cơ chế “Bầu chọn thay vì đào” (Voting is Mining), token DPT là cơ sở để tổ chức xây dựng hệ sinh thái của nền tảng và cộng đồng tự chủ, minh bạch và chất
lượng trong đầu tư cũng như đánh giá, xếp hạng, ủng hộ các dự án AI nổi bật.
Chia sẻ với VnExpress, chuyên gia He Yong cho biết dù thị trường tiền mã hóa suy giảm, các công ty công nghệ Blockchain, dự án ICO đang thận trọng quan sát xu
hướng rồi mới quyết định thời điểm ra mắt, ông lại tin rằng đây mới là lúc thích hợp để giới thiệu và huy động vốn.
“Chính những thời điểm như thế này mới là bài kiểm tra đích thực cho các công ty công nghệ Blockchain có sản phẩm chất lượng. Chúng tôi không ngại thị trường đi
xuống bởi quan tâm đến sự phát triển của công nghệ, vấn đề thiết thực mà công ty đang giải quyết. Các nhà đầu tư cũng như các dự án sẽ có thời gian để suy nghĩ, tìm
hiểu, không bị cuốn theo cơn lốc thổi giá để xác định được đâu mới là giá trị cốt lõi mà mình tìm kiếm”, nhà sáng lập DeepBrain Chain khẳng định.
Về kế hoạch phát triển tại Việt Nam, vị giám đốc cho biết ông đánh giá Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng và hấp dẫn ở cả mảng công nghệ Blockchain
lẫn AI. Trong tương lai, với hướng phát triển Chính phủ điện tử, Thành phố thông minh, He Yong nhận định các công nghệ AI, IoT (Internet Vạn Vật), Blockchain sẽ còn
được đẩy mạnh ứng dụng hơn nữa để xây dựng nền kinh tế số, Chính phủ số. Vì vậy, DeepBrain Chain mong muốn tìm kiếm và kết nối với những nhà phát triển công
nghệ 4.0 trong nước, đặc biệt ở mảng AI là lĩnh vực startup Trung Quốc đang có thế mạnh và sản phẩm thực tế để triển khai.
Vũ Hoàng
Nguồn: http://startup.vnexpress.net/tin-tuc/y-tuong-moi/startup-trung-quoc-ra-mat-nen-tang-goi-von-blockchain-3808394.html
Nguồn: http://kinhtethitruong.net/bang-lai-suat-ngan-hang-sacombank-moi-nhat-2018/

More Related Content

What's hot

C2 hanh vi kh dien tu finished 1
C2 hanh vi kh dien tu  finished 1C2 hanh vi kh dien tu  finished 1
C2 hanh vi kh dien tu finished 1hoatuy
 
Bao cao-chi-so-tmdt-ebi-2014
Bao cao-chi-so-tmdt-ebi-2014Bao cao-chi-so-tmdt-ebi-2014
Bao cao-chi-so-tmdt-ebi-2014BBcom
 
Chuong V E Payment
Chuong V E PaymentChuong V E Payment
Chuong V E PaymentDuy Trung
 
Báo cáo Kinh tế Lượng - CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM ONLINE – KHẢO...
Báo cáo Kinh tế Lượng - CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM ONLINE – KHẢO...Báo cáo Kinh tế Lượng - CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM ONLINE – KHẢO...
Báo cáo Kinh tế Lượng - CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM ONLINE – KHẢO...Nguyen Vu Quang
 
Thương mại điện tử - Chương 2
Thương mại điện tử - Chương 2Thương mại điện tử - Chương 2
Thương mại điện tử - Chương 2Duy Trung
 
Tổng quan thương mại điện tử 2017
Tổng quan thương mại điện tử 2017Tổng quan thương mại điện tử 2017
Tổng quan thương mại điện tử 2017Huynh Huu Tai
 
Cách pinduoduo vượt alibaba thành trang mua sắm hàng đầu trung quốc
Cách pinduoduo vượt alibaba thành trang mua sắm hàng đầu trung quốcCách pinduoduo vượt alibaba thành trang mua sắm hàng đầu trung quốc
Cách pinduoduo vượt alibaba thành trang mua sắm hàng đầu trung quốcKallos Vietnam
 
Cuộc chiến giữa các hệ sinh thái công nghệ tại Trung Quốc
Cuộc chiến giữa các hệ sinh thái công nghệ tại Trung QuốcCuộc chiến giữa các hệ sinh thái công nghệ tại Trung Quốc
Cuộc chiến giữa các hệ sinh thái công nghệ tại Trung Quốckinhtethitruong
 
Tình hình thương mại điện tử Việt Nam
Tình hình thương mại điện tử Việt NamTình hình thương mại điện tử Việt Nam
Tình hình thương mại điện tử Việt NamCat Van Khoi
 
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...Viện Quản Trị Ptdn
 
B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến
B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyếnB2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến
B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyếnXuân Lan Nguyễn
 
Thương mại điện tử và ứng dụng
Thương mại điện tử và ứng dụngThương mại điện tử và ứng dụng
Thương mại điện tử và ứng dụngTung Van
 
Thương mại điện tử - Chương 3: Marketing điện tử
Thương mại điện tử - Chương 3: Marketing điện tửThương mại điện tử - Chương 3: Marketing điện tử
Thương mại điện tử - Chương 3: Marketing điện tửShare Tài Liệu Đại Học
 
Giáo trình thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp
Giáo trình thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp Giáo trình thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp
Giáo trình thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp Cat Van Khoi
 

What's hot (18)

C2 hanh vi kh dien tu finished 1
C2 hanh vi kh dien tu  finished 1C2 hanh vi kh dien tu  finished 1
C2 hanh vi kh dien tu finished 1
 
Bao cao-chi-so-tmdt-ebi-2014
Bao cao-chi-so-tmdt-ebi-2014Bao cao-chi-so-tmdt-ebi-2014
Bao cao-chi-so-tmdt-ebi-2014
 
Chuong V E Payment
Chuong V E PaymentChuong V E Payment
Chuong V E Payment
 
Báo cáo Kinh tế Lượng - CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM ONLINE – KHẢO...
Báo cáo Kinh tế Lượng - CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM ONLINE – KHẢO...Báo cáo Kinh tế Lượng - CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM ONLINE – KHẢO...
Báo cáo Kinh tế Lượng - CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM ONLINE – KHẢO...
 
Thương mại điện tử - Chương 2
Thương mại điện tử - Chương 2Thương mại điện tử - Chương 2
Thương mại điện tử - Chương 2
 
Tổng quan thương mại điện tử 2017
Tổng quan thương mại điện tử 2017Tổng quan thương mại điện tử 2017
Tổng quan thương mại điện tử 2017
 
Cách pinduoduo vượt alibaba thành trang mua sắm hàng đầu trung quốc
Cách pinduoduo vượt alibaba thành trang mua sắm hàng đầu trung quốcCách pinduoduo vượt alibaba thành trang mua sắm hàng đầu trung quốc
Cách pinduoduo vượt alibaba thành trang mua sắm hàng đầu trung quốc
 
Đề tài: Phân tích chiến lược bán hàng trực tuyến Lazada
Đề tài: Phân tích chiến lược bán hàng trực tuyến LazadaĐề tài: Phân tích chiến lược bán hàng trực tuyến Lazada
Đề tài: Phân tích chiến lược bán hàng trực tuyến Lazada
 
TMDT_Alibaba
TMDT_AlibabaTMDT_Alibaba
TMDT_Alibaba
 
Cuộc chiến giữa các hệ sinh thái công nghệ tại Trung Quốc
Cuộc chiến giữa các hệ sinh thái công nghệ tại Trung QuốcCuộc chiến giữa các hệ sinh thái công nghệ tại Trung Quốc
Cuộc chiến giữa các hệ sinh thái công nghệ tại Trung Quốc
 
Tình hình thương mại điện tử Việt Nam
Tình hình thương mại điện tử Việt NamTình hình thương mại điện tử Việt Nam
Tình hình thương mại điện tử Việt Nam
 
Ch1
Ch1Ch1
Ch1
 
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...
 
B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến
B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyếnB2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến
B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến
 
Thương mại điện tử và ứng dụng
Thương mại điện tử và ứng dụngThương mại điện tử và ứng dụng
Thương mại điện tử và ứng dụng
 
Thương mại điện tử - Chương 3: Marketing điện tử
Thương mại điện tử - Chương 3: Marketing điện tửThương mại điện tử - Chương 3: Marketing điện tử
Thương mại điện tử - Chương 3: Marketing điện tử
 
Chuong 2
Chuong 2Chuong 2
Chuong 2
 
Giáo trình thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp
Giáo trình thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp Giáo trình thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp
Giáo trình thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp
 

Similar to Bảng lãi suất ngân hàng Sacombank mới nhất 2018

Đề tài thực trạng và giải pháp xúc tiến hỗn hợp cho sản phẩm thẻ ghi nợ HAY
Đề tài  thực trạng và giải pháp xúc tiến hỗn hợp cho sản phẩm thẻ ghi nợ HAYĐề tài  thực trạng và giải pháp xúc tiến hỗn hợp cho sản phẩm thẻ ghi nợ HAY
Đề tài thực trạng và giải pháp xúc tiến hỗn hợp cho sản phẩm thẻ ghi nợ HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tu
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tuXay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tu
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tuViet Nam
 
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tu
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tuXay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tu
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tuDuy Vọng
 
TLHVKH NHOM07.docx
TLHVKH NHOM07.docxTLHVKH NHOM07.docx
TLHVKH NHOM07.docxngTunAnh19
 
Không phải vì tiền vì sao 0 đô la là tương lia của ngành kd
Không phải vì tiền vì sao 0 đô la là tương lia của ngành kdKhông phải vì tiền vì sao 0 đô la là tương lia của ngành kd
Không phải vì tiền vì sao 0 đô la là tương lia của ngành kdXuan Le
 
7 MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ
7 MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ7 MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ
7 MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ SỐHuynh Huu Tai
 
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nộiPhát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nộitaothichmi
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Hàng Thời Trang Trực Tuyến Của Người ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Hàng Thời Trang Trực Tuyến Của Người ...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Hàng Thời Trang Trực Tuyến Của Người ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Hàng Thời Trang Trực Tuyến Của Người ...Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tiêu Dùng Của Khách Hàng Tại Các Cửa Hàng Ti...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tiêu Dùng Của Khách Hàng Tại Các Cửa Hàng Ti...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tiêu Dùng Của Khách Hàng Tại Các Cửa Hàng Ti...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tiêu Dùng Của Khách Hàng Tại Các Cửa Hàng Ti...luanvantrust
 
Đề tài: Nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Nghiên Cứu Sự Ảnh Hƣởng Của Mạng Xã Hội Facebook Đến Quyết Định Mua ...
Luận Văn Nghiên Cứu Sự Ảnh Hƣởng Của Mạng Xã Hội Facebook Đến Quyết Định Mua ...Luận Văn Nghiên Cứu Sự Ảnh Hƣởng Của Mạng Xã Hội Facebook Đến Quyết Định Mua ...
Luận Văn Nghiên Cứu Sự Ảnh Hƣởng Của Mạng Xã Hội Facebook Đến Quyết Định Mua ...sividocz
 
Kinh te-vi-mo---pgs.ts-le-the-gioi diendandaihoc.vn-08110510112011
Kinh te-vi-mo---pgs.ts-le-the-gioi diendandaihoc.vn-08110510112011Kinh te-vi-mo---pgs.ts-le-the-gioi diendandaihoc.vn-08110510112011
Kinh te-vi-mo---pgs.ts-le-the-gioi diendandaihoc.vn-08110510112011Viet Nam
 
TL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.com
TL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.comTL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.com
TL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.com希夢 坂井
 
BITCOIN TANG CUONG CAC HOAT DONG CHINH TRI
BITCOIN TANG CUONG CAC HOAT DONG CHINH TRIBITCOIN TANG CUONG CAC HOAT DONG CHINH TRI
BITCOIN TANG CUONG CAC HOAT DONG CHINH TRITiền Điện Tử
 

Similar to Bảng lãi suất ngân hàng Sacombank mới nhất 2018 (20)

Đề tài thực trạng và giải pháp xúc tiến hỗn hợp cho sản phẩm thẻ ghi nợ HAY
Đề tài  thực trạng và giải pháp xúc tiến hỗn hợp cho sản phẩm thẻ ghi nợ HAYĐề tài  thực trạng và giải pháp xúc tiến hỗn hợp cho sản phẩm thẻ ghi nợ HAY
Đề tài thực trạng và giải pháp xúc tiến hỗn hợp cho sản phẩm thẻ ghi nợ HAY
 
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tu
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tuXay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tu
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tu
 
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tu
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tuXay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tu
Xay dung dich_vu_thuong_mai_dien_tu
 
c2 kts.docx
c2 kts.docxc2 kts.docx
c2 kts.docx
 
TLHVKH NHOM07.docx
TLHVKH NHOM07.docxTLHVKH NHOM07.docx
TLHVKH NHOM07.docx
 
Không phải vì tiền vì sao 0 đô la là tương lia của ngành kd
Không phải vì tiền vì sao 0 đô la là tương lia của ngành kdKhông phải vì tiền vì sao 0 đô la là tương lia của ngành kd
Không phải vì tiền vì sao 0 đô la là tương lia của ngành kd
 
7 MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ
7 MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ7 MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ
7 MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ
 
Bai hoan thanh_5959
Bai hoan thanh_5959Bai hoan thanh_5959
Bai hoan thanh_5959
 
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nộiPhát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Hàng Thời Trang Trực Tuyến Của Người ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Hàng Thời Trang Trực Tuyến Của Người ...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Hàng Thời Trang Trực Tuyến Của Người ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Hàng Thời Trang Trực Tuyến Của Người ...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tiêu Dùng Của Khách Hàng Tại Các Cửa Hàng Ti...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tiêu Dùng Của Khách Hàng Tại Các Cửa Hàng Ti...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tiêu Dùng Của Khách Hàng Tại Các Cửa Hàng Ti...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tiêu Dùng Của Khách Hàng Tại Các Cửa Hàng Ti...
 
PPNC.docx
PPNC.docxPPNC.docx
PPNC.docx
 
Đề tài: Nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng, 9 ĐIỂM!
 
Quản lý marketing online cho các thương hiệu đặc sản Việt nam
Quản lý marketing online cho các thương hiệu đặc sản Việt namQuản lý marketing online cho các thương hiệu đặc sản Việt nam
Quản lý marketing online cho các thương hiệu đặc sản Việt nam
 
Quản lý marketing online cho các thương hiệu đặc sản của Việt nam
Quản lý marketing online cho các thương hiệu đặc sản của Việt namQuản lý marketing online cho các thương hiệu đặc sản của Việt nam
Quản lý marketing online cho các thương hiệu đặc sản của Việt nam
 
Luận Văn Nghiên Cứu Sự Ảnh Hƣởng Của Mạng Xã Hội Facebook Đến Quyết Định Mua ...
Luận Văn Nghiên Cứu Sự Ảnh Hƣởng Của Mạng Xã Hội Facebook Đến Quyết Định Mua ...Luận Văn Nghiên Cứu Sự Ảnh Hƣởng Của Mạng Xã Hội Facebook Đến Quyết Định Mua ...
Luận Văn Nghiên Cứu Sự Ảnh Hƣởng Của Mạng Xã Hội Facebook Đến Quyết Định Mua ...
 
coursera
courseracoursera
coursera
 
Kinh te-vi-mo---pgs.ts-le-the-gioi diendandaihoc.vn-08110510112011
Kinh te-vi-mo---pgs.ts-le-the-gioi diendandaihoc.vn-08110510112011Kinh te-vi-mo---pgs.ts-le-the-gioi diendandaihoc.vn-08110510112011
Kinh te-vi-mo---pgs.ts-le-the-gioi diendandaihoc.vn-08110510112011
 
TL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.com
TL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.comTL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.com
TL Thương mại điện tử - Tìm hiểu Udacity.com
 
BITCOIN TANG CUONG CAC HOAT DONG CHINH TRI
BITCOIN TANG CUONG CAC HOAT DONG CHINH TRIBITCOIN TANG CUONG CAC HOAT DONG CHINH TRI
BITCOIN TANG CUONG CAC HOAT DONG CHINH TRI
 

More from kinhtethitruong

Lãi suất tiền gửi: Tăng giảm đan xen
Lãi suất tiền gửi: Tăng giảm đan xenLãi suất tiền gửi: Tăng giảm đan xen
Lãi suất tiền gửi: Tăng giảm đan xenkinhtethitruong
 
Khách sạn khu vực kinh tế sẽ phát triển hơn nữa: Giám đốc điều hành
Khách sạn khu vực kinh tế sẽ phát triển hơn nữa: Giám đốc điều hànhKhách sạn khu vực kinh tế sẽ phát triển hơn nữa: Giám đốc điều hành
Khách sạn khu vực kinh tế sẽ phát triển hơn nữa: Giám đốc điều hànhkinhtethitruong
 
Sáp nhập PGBank và HDBank, và Petrolimex lãi 1.000 tỉ đồng
Sáp nhập PGBank và HDBank, và Petrolimex lãi 1.000 tỉ đồngSáp nhập PGBank và HDBank, và Petrolimex lãi 1.000 tỉ đồng
Sáp nhập PGBank và HDBank, và Petrolimex lãi 1.000 tỉ đồngkinhtethitruong
 
Giấc mơ làm nệm của đôi bạn Việt kiều
Giấc mơ làm nệm của đôi bạn Việt kiềuGiấc mơ làm nệm của đôi bạn Việt kiều
Giấc mơ làm nệm của đôi bạn Việt kiềukinhtethitruong
 

More from kinhtethitruong (6)

Lãi suất tiền gửi: Tăng giảm đan xen
Lãi suất tiền gửi: Tăng giảm đan xenLãi suất tiền gửi: Tăng giảm đan xen
Lãi suất tiền gửi: Tăng giảm đan xen
 
Khách sạn khu vực kinh tế sẽ phát triển hơn nữa: Giám đốc điều hành
Khách sạn khu vực kinh tế sẽ phát triển hơn nữa: Giám đốc điều hànhKhách sạn khu vực kinh tế sẽ phát triển hơn nữa: Giám đốc điều hành
Khách sạn khu vực kinh tế sẽ phát triển hơn nữa: Giám đốc điều hành
 
#MTNC20…
#MTNC20…#MTNC20…
#MTNC20…
 
#MTNC049…
#MTNC049…#MTNC049…
#MTNC049…
 
Sáp nhập PGBank và HDBank, và Petrolimex lãi 1.000 tỉ đồng
Sáp nhập PGBank và HDBank, và Petrolimex lãi 1.000 tỉ đồngSáp nhập PGBank và HDBank, và Petrolimex lãi 1.000 tỉ đồng
Sáp nhập PGBank và HDBank, và Petrolimex lãi 1.000 tỉ đồng
 
Giấc mơ làm nệm của đôi bạn Việt kiều
Giấc mơ làm nệm của đôi bạn Việt kiềuGiấc mơ làm nệm của đôi bạn Việt kiều
Giấc mơ làm nệm của đôi bạn Việt kiều
 

Bảng lãi suất ngân hàng Sacombank mới nhất 2018

  • 1.
  • 2. Bảng lãi suất ngân hàng Sacombank mới nhất 2018 Bạn đang muốn biết bảng lãi suất ngân hàng Sacombank mới nhất năm 2018? Những ưu điểm nào khi gửi lãi suất tiền gửi tại ngân hàng Sacombank. Bài viết này sẽ cho các bạn câu trả lời. Cập nhật bảng lãi suất ngân hàng Sacombank năm 2018 Bảng lãi suất ngân hàng Sacombank được cập nhật mới nhất vào ngày 25 tháng 8 năm 2018 cho thấy. Theo bảng lãi suất tiền gửi sacombank lên đến 7,8%/năm. Mức lãi suất này cao hơn 0,1% so với năm 2017 là 7,6%/năm. Mức lãi suất này thuộc tốp cao trong bang lai suat cac ngan hang năm 2018.
  • 3. Bảng lãi suất ngân hàng Sacombank mới nhất. Theo các kỳ hạn từ 1 tháng, 2 tháng, … đến 24 tháng, 36 tháng sẽ có các mức lãi suất khác nhau. Cụ thể, lãi suất tiết kiệm hàng tháng kỳ hạn 1 tháng 4,7%; 2 tháng là 5,2%. Lãi suất 3 tháng 4 tháng và 5 tháng là 5,3%. Lãi suất 6 tháng, 7 tháng và 8 tháng là 6,1%. Lãi suất 9 tháng, 10 tháng và 11 tháng là 6,2%. Lãi suất 1 năm (12 tháng) vượt lên đến 6,9% theo bảng lãi suất ngân hàng Sacombank. Lãi suất 13 tháng áp dụng cho món huy động VND mức gửi tối thiểu 100 tỷ đồng đạt cao nhất là 7,8%. Lãi suất 15 tháng, 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng lần lượt là 7,5%, 7,2%, 7,3% và 7,4%. Có thể thấy với mức lãi suất mới nhất của ngân hàng Sacombank đạt mức cao để mọi người chọn gửi.
  • 4. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo các bảng lãi suất ngân hàng mới nhất của các ngân hàng khác để so sánh. => Tham khảo điều kiện và thủ tục vay thế chấp ngân hàng Vietcombank. Những ưu điểm khi sử dụng dịch vụ ngân hàng sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank là một trong nhiều ngân hàng có uy tín. Được khách hàng tin tưởng khi gửi tiền tiết kiệm. Những ưu điểm sau đây để mọi người lựa chọn sử dụng các dịch vụ các Sacombank: Bảng lãi suất Sacombank có kỳ hạn trực tuyến. Hồ cơ thủ tục đơn giản, linh hoạt.• Ngoài hình thức mở tài khoản tại quầy. Khách hàng có thể lựa chọn các hình thức mở khoản khác linh hoạt như mở trực tuyến.• Lãi suất tiền gửi ưu đãi lên đến 7,8%/năm.•
  • 5. Lãi suất tiền gửi ưu đãi lên đến 7,8%/năm.• Mức lãi suất cập nhật trong bảng lãi suất ngân hàng sacombank đều đặn thường xuyên.• Sacombank có nhiều chương trình khuyến mại trong năm dành cho khách hàng.• Các hình thức gửi tiết kiệm đa dạng, và hình thức lãi đa dạng theo cuối kỳ, hàng tháng, hàng quý hoặc trả trước.• Để gửi tiết kiệm tại ngân hàng sacombank khách hàng đáp ứng như điều kiện đơn giản. Cá nhân Việt Nam và người nước ngoài sinh sống hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Khi thực hiện giao dịch khách hàng chỉ cần có CMTND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực. Khách hàng chưa đủ 15 tuổi, hoặc mất hành vi dân sự cần có người giám hộ hoặc người đại diện pháp luật để thực hiện giao dịch. Trên đây là những thông tin Kinhtethitruong.net cập nhật bảng lãi suất ngân hàng Sacombank mới nhất. Mọi người cùng tham khảo để lựa chọn hình thức và mức kỳ hạn để gửi tiết kiệm nhé. Các Tin Khác Vì sao những sản phẩm kỹ thuật số không được người mua trả giá cao Thông thường những sản phẩm kỹ thuật số có rất nhiều ưu điểm và tiện dụng cho người dùng. Tuy nhiên, chúng lại không được người mua đánh giá cao và ưu tiên chọn mua nhiều bằng loại hàng hóa hữu hình. Vì sao vậy? Cùng tìm hiểu những nguyên nhân qua bài viết sau. Mỗi ngày chúng ta tương tác với hai loại hình hàng hóa. Loại thứ nhất có thể được mua và chia sẻ tức thời, vô hình, không bị hư hỏng, dễ sửa đổi theo yêu cầu của từng cá nhân và không thể mất đi. Loại thứ hai đòi hỏi chúng ta phải di chuyển để mua và chia sẻ chúng, khó sửa đổi các tính năng của chúng, cồng kềnh, dễ bị mất hay hư hỏng theo nhiều cách khác nhau. Chỉ có số ít hàng hóa loại này có thể nhét vào được một chiếc giỏ.
  • 6. Cuộc sống hiện đại đã được thay đổi bằng kỹ thuật số hóa hàng loạt mặt hàng tiêu dùng, từ sách báo, âm nhạc, điện ảnh, vé máy bay cho đến máy tính. Hình ảnh kỹ thuật số vốn được thương mại hóa lần đầu tiên vào năm 1990 nay đang được sử dụng thường xuyên hơn hình ảnh in ấn. Thế nhưng, các công ty lại nhận thấy rằng dù có nhiều ưu điểm hơn như nói trên, loại hàng hóa thứ nhất (các sản phẩm kỹ thuật số) lại không được người mua đánh giá cao và ưu tiên chọn mua nhiều bằng loại hàng thứ hai (hàng hóa hữu hình). Trên thực tế, sách in vẫn thống lĩnh thị trường và doanh số bán đĩa Blu- ray hay DVD vẫn tăng lên mặc cho sự tràn ngập của âm nhạc số trên mạng internet cũng như các thiết bị lưu trữ và phát loại nhạc này. Ozgun Atasoy, tiến sĩ của Trường Đại học Basel và Carey K. Morewedge, giáo sư thỉnh giảng khoa Tiếp thị của Trường Kinh doanh Questrom đã cùng thực hiện một nghiên cứu để lý giải cho hiện tượng này. Hai tác giả nói trên đã thực hiện một thử nghiệm với du khách tham quan theo tuyến đường Freedom Trail (một tuyến du lịch màu đỏ đi qua 16 địa điểm lịch sử quan trọng của Mỹ) vào một ngày mùa hè tại Boston. Những du khách này được tặng một bức ảnh kỷ niệm có hình của một diễn viên ăn mặc như Paul Revere (một trong những vị anh hùng có ảnh hưởng nhất trong lịch sử nước Mỹ vào thế kỷ XVIII), với điều kiện du khách ấy sẽ góp tiền cho nhóm bảo trì nhà thờ Old North Church.
  • 7. Họ được phân thành hai nhóm, một nhóm nhận được hình ảnh nói trên dưới dạng kỹ thuật số qua email. Nhóm còn lại nhận một bức ảnh vẫn còn đang trong giai đoạn in ấn theo kỹ thuật Polaroid. Kết quả cho thấy, nhóm nhận ảnh kỹ thuật số chỉ đóng góp bình quân 2,29 USD, trong khi nhóm nhận được ảnh in Polaroid đóng góp bình quân 3,38 USD, tức cao hơn 48%. Atasoy và Morewedge cho rằng, dù các sản phẩm kỹ thuật số có nhiều ưu điểm hơn nhưng người ta vẫn đánh giá các sản phẩm vật lý cao hơn. Sở dĩ như vậy là khi một sản phẩm vật lý như sách in, ảnh in hay đĩa DVD được số hóa, chúng mất đi một số giá trị đối với người mua. Các tác giả đã tiến hành một số thử nghiệm và rút ra rằng yếu tố chính làm cho một sản phẩm đã được số hóa mất đi giá trị không nằm ở giá trị của mặt hàng ấy khi nó được bán lại, chi phí để làm ra, thời gian sử dụng hay vấn đề nó là một mặt hàng thông thường hay độc đáo. Nguyên nhân chính là sản phẩm kỹ thuật số không đem lại cảm giác sở hữu cho người tiêu dùng như sản phẩm vật lý. Các nhà nghiên cứu giải thích thêm, cũng chính tính phi vật chất, một tính chất đặc thù của các sản phẩm kỹ thuật số, làm cho cảm giác được sở hữu của con người giảm xuống. Bởi không thể sờ, nắm và kiểm soát sản phẩm kỹ thuật số như cách tương tác với sản phẩm vật lý, nên chúng ta không có cảm giác đang sở hữu chúng. Chỉ khi có cảm giác đang sở hữu một vật, về mặt tâm lý, chúng ta mới “thổi phồng” giá trị của nó lên. Trong những thử nghiệm khác mà Atasoy và Morewedge đã thực hiện với các sinh viên kinh doanh và những sản phẩm dùng thử trực tuyến, các tác giả cũng rút ra kết luận tương tự. Cụ thể, nếu để sinh viên tham gia khảo sát tự do chọn mua loại hình sản phẩm nào giữa sản phẩm kỹ thuật số và vật lý với cùng một nội dung thì họ sẽ chọn mua sản phẩm vật lý nếu cả hai được bán cùng giá. Dự toán của người tiêu dùng về chi phí sản xuất và giá bán lẻ, giá trị khi được bán lại của hai loại hình sản phẩm này cũng là một lý do khác khiến họ ưu tiên sản phẩm vật lý hơn. Trong khi đó, các tác giả cho rằng những giải thích khác như sản phẩm vật lý có thể tồn tại lâu hơn và đem lại cho con người nhiều niềm vui hơn đều không có cơ sở. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng cảm giác về sự sở hữu giữa các sản phẩm kỹ thuật số và sản phẩm vật lý là nguyên nhân chính giải thích cho hiện tượng người mua đánh giá sản phẩm vật lý cao hơn. Khoảng cách về giá trị giữa hai loại hình sản phẩm này theo nhận thức của người mua sẽ mất đi nếu họ không còn cảm giác sở hữu. Chẳng hạn, cũng trong thử nghiệm nói trên, nếu các sinh viên phải trả lại sách cho nhà trường như hình thức thuê thì họ sẽ ưu tiên chọn phiên bản kỹ thuật số với cùng một chi phí bỏ ra. Xem thêm: Update những xu hướng tiêu dùng của người Châu Á năm 2018 Cuộc chiến giữa các hệ sinh thái công nghệ tại Trung Quốc
  • 8. Deng Shuang, bà mẹ 34 tuổi, muốn rủ một người khác cùng mua giày cho con trên trang thương mại điện tử Taobao thông qua ứng dụng nhắn tin Wechat. Thay nhấn nút “chia sẻ” trực tiếp trên Taobao, Deng sao chép đường link sản phẩm trên Taobao và dán vào Wechat. Rào cản trong việc chia sẻ thông tin giữa hai gã khổng lồ công nghệ tại Trung Quốc đang gây khó khăn cho hàng triệu người dùng hàng ngày. Đây không phải là lỗ hổng công nghệ có thể vá được dễ dàng mà là bức tường mà các công ty công nghệ dựng lên để cạnh tranh. Nhiều người cho rằng Internet ở Trung Quốc là một thế giới có tính gắn kết cao nhưng thực chất trong thế giới này tồn tại nhiều hệ sinh thái riêng biệt với sự kết nối lỏng lẻo. Cuộc cạnh tranh trên Internet tại đây không chỉ xảy ra giữa các công ty công nghệ, mà là giữa các hệ sinh thái sản phẩm khổng lồ. Siêu ứng dụng và hệ sinh thái “Các công ty Internet ở Mỹ và châu Âu thường tập trung vào một lĩnh vực và cố gắng trở thành người dẫn đầu. Tuy nhiên, với cùng một xuất phát điểm, các công ty Trung Quốc lại mở rộng hệ sinh thái ra tất cả các lĩnh vực”, William Bao Bean – Giám đốc điều hành Chinaccelerator từng nói với Technode trong một bài phỏng vấn gần đây. Các công ty công nghệ Trung Quốc, đặc biệt là những công ty công nghệ cao như Baidu, Alibaba và Tencent, hay còn gọi là bộ ba BAT, bắt đầu từ một sản phẩm nhỏ nhưng lại có tham vọng tăng trưởng cực lớn. Tham vọng này khiến sản phẩm của họ dần phát triển thành mô hình “siêu ứng dụng và hệ sinh thái” và muốn thống trị toàn thị trường. Thời gian đầu, các công ty công nghệ tạo ra một siêu ứng dụng cung cấp rất nhiều dịch vụ như mỏ neo để ràng buộc người dùng. Chẳng hạn ứng dụng nhắn tin OTT và mạng xã hội WeChat hiện cho phép chơi game, thanh toán online, dò bản đồ, kết bạn bốn phương… Hiện WeChat có hơn một tỷ người sử dụng, chiếm thị phần cao nhất tại Trung Quốc, đưa công ty mẹ Tencent trở thành gã thống trị trên thị trường ứng dụng OTT.
  • 9. Tencent hoạt động ở đa dạng lĩnh vực, bao phủ khắp cuộc sống của người tiêu dùng Trung Quốc. Ảnh: WSJ. Ở giai đoạn tiếp theo, khi doanh nghiệp bắt đầu tăng trưởng, hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ đầu thành hình. Mỗi khi có một xu hướng mới manh nha trong cộng đồng người dùng, các hệ sinh thái lập tức theo đuổi. Alibaba là một ví dụ, họ thành lập Alipay để giải quyết vấn đề thanh toán trên Taobao. Còn Cainiao thì cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh vốn song hành cùng sự phát triển của ngành thương mại điện tử. Dù mỗi ông lớn đều khởi đầu ở những địa hạt riêng, nhưng khi phát triển, họ đều dần rời xa lĩnh vực ban đầu. Các sản phẩm, dịch vụ của họ dần trở nên chồng chéo nhau, cho đến khi xuất hiện một sản phẩm mạnh nhất, trở thành át chủ bài của doanh nghiệp. Khi các ứng dụng gọi xe qua di động bùng nổ vào năm 2013, Alibaba và Tencent lần lượt đầu tư vào Kuaidi và Didi, hai công ty tăng trưởng nhanh nhất trong ngành này nhằm đón đầu sự phát triển của lĩnh vực mới. Tiếp sau đó, Baidu bước vào cuộc chiến bằng việc đầu tư vào Uber. Ban đầu sản phẩm chỉ là một ứng dụng gọi xe, về sau, hệ sinh thái dần mở rộng sang các lĩnh vực thanh toán, game, mạng xã hội, mua sắm trên di động… Các hãng công nghệ tập hợp đầy đủ tất cả các ứng dụng và dịch vụ trong hệ sinh thái. Nhờ đó, họ có thể giữ chân khách hàng. Đế chế hình thành Các công ty mở rộng hệ sinh thái bằng cách gọi thêm vốn, mua lại công ty khác hoặc tự thân vận động. Thời gian đầu, một số ông trùm công nghệ Trung Quốc, ví dụ như Tencent, mang điều tiếng xấu khi sao chép ý tưởng từ các startup và giết chết họ bởi nguồn lực, kinh nghiệm và số lượng người dùng khổng lồ.
  • 10. như Tencent, mang điều tiếng xấu khi sao chép ý tưởng từ các startup và giết chết họ bởi nguồn lực, kinh nghiệm và số lượng người dùng khổng lồ. Tuy nhiên khi các hệ sinh thái đã đạt đến mức độ vững mạnh nhất định, việc cạnh tranh ngày càng khắt khe hơn, ngay cả với bộ ba BAT. Thay vì tốn nguồn lực tự thân để phát triển sản phẩm mới, các ông lớn công nghệ Trung Quốc gia tăng đầu tư và thâu tóm công ty nhỏ hơn. Alibaba và Tencent là những nhà đầu tư tích cực nhất trong những năm gần đây. Số liệu từ công ty ITJuzi cho thấy Tencent đứng đầu danh sách đầu tư mạo hiểm năm 2017 tại Trung Quốc với 127 thương vụ, Alibaba đứng thứ tư với con số 77. Trong khi đó, Baidu có vẻ thận trọng hơn.
  • 11. Alibaba là một trong những công ty tích cực đầu tư cho các startup nhất tại Trung Quốc. Ảnh: Getty Images. Ảnh hưởng của việc này đã biến thế giới công nghệ ở Trung Quốc thành những phân khu khác nhau. Theo dữ liệu từ Ctoutiao, hơn một nửa startup kỳ lân tại đây được sáng lập hay đầu tư bởi BAT và 90% công ty có vốn hóa thị trường từ 5 tỷ USD trở lên có liên quan đến ba công ty này. Mỗi công ty lại có khẩu vị đầu tư riêng. Alibaba có xu hướng nắm giữ số cổ phần lớn hoặc cổ phần chi phối và tham gia sâu vào hoạt động vận hành ty. Tencent lại chỉ đầu tư cổ phần nhỏ để thực hiện được nhiều thương vụ hơn. Cách tiếp cận này khiến công ty gặp rắc rối. Một bài viết trên Wechat được cộng đồng mạng chia sẻ nhiều hồi đầu năm chỉ trích Tencent “đánh mất chính giấc mơ của mình” và dành thời gian tìm kiếm ứng dụng để đầu tư thay vì tập trung vào sản phẩm riêng. Lợi ích cho startup Sức mạnh của siêu ứng dụng và tầm quan trọng của việc gia nhập hệ sinh thái thể hiện rõ ở trường hợp của ứng dụng mua sắm trên di động Pinduoduo. Startup này đạt mốc giá trị 100 tỷ Nhân dân tệ trong chưa đầy 3 năm thành lập. Trong khi Taobao phải mất 5 năm và JD mất 10 năm mới đạt được mức giá trị này. Sự tăng trưởng của Pinduoduo một phần đến từ chiến lược gia nhập hệ sinh thái mạng xã hội WeChat. Thông qua WeChat, Pinduoduo mang đến cho người dùng toàn bộ dịch vụ đi kèm như thanh toán, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội… “Nếu các dịch vụ Tencent cung cấp cho chúng tôi bị hạn chế, kém hiệu quả, đắt đỏ… việc kinh doanh của chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng. Nếu chúng tôi không duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Tencent, điều đó cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng”, công ty này thừa nhận trong một báo cáo. Mất sự hỗ trợ của người khổng lồ có thể gây bất lợi. Đơn cử như câu chuyện ổ phiếu của công ty cho vay nhỏ lẻ Qudianplunged rớt xuống mức thấp nhất kể từ khi niêm yết ngay sau khi Ant Financial tuyên bố ngừng hợp tác với đơn vị này. Những bức tường cao hơn Khi sự cạnh tranh khốc liệt hơn, các đại gia công nghệ Trung Quốc xây cao bức tường cô lập hệ sinh thái khép kín của họ bằng cách chặn các dịch vụ bên ngoài hoặc gia tăng quyền lợi cho khách hàng trung thành. Hồi tháng 5, Wechat tuyên bố siết quy định chia sẻ thông tin trên mạng xã hội này. Theo đó các thành viên bị cấm chia sẻ đường link nghe nhạc và xem phim không thuộc hệ sinh thái của Tencent. Bị phản ứng, lệnh cấm được gỡ bỏ ba ngày sau đó. Tuy nhiên trong phần điều khoản đăng ký dịch vụ cho người dùng mới, công ty ghi rõ quy định chỉ sử dụng các dịch vụ trong hệ sinh thái của hãng này. Trong khi đó Alibaba từng công bố kế hoạch phát triển cộng đồng khách hàng trung thành. Theo đó chương trình 88VIP dựa vào số điểm tích lũy từ hoạt động giao dịch của khách hàng để phân chia hạng mức thành viên. Qua đó, thành viên nào xếp hạng cao hơn sẽ được hưởng những đặc quyền như giảm giá mua sắm, ưu đãi… trong hệ sinh thái của doanh nghiệp này.
  • 12. hệ sinh thái của doanh nghiệp này. “Chúng tôi tin rằng chỉ khi tạo ra một hệ sinh thái cởi mở, hợp tác và thuận tiện, cho phép các thành viên tham gia đầy đủ thì mới có thể thật sự giúp các khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và người bán hàng nhỏ lẻ. Với tư cách là người quản trị hệ sinh thái này, chúng tôi dành sự tập trung, nỗ lực, thời gian và năng lượng vào những sáng kiến mang lợi ích tốt hơn cho hệ sinh thái và người tham gia”, Chủ tịch Jack Ma từng viết trong một bức thư được công bố trước thời điểm Alibaba IPO vào 2014. Triết lý của Jack Ma cho thấy cách các ông lớn công nghệ điều hướng doanh nghiệp. Hệ sinh thái của Tencent và Alibaba vẫn là những nơi phát triển mạnh nhất, kế đến là Baidu. Các công ty công nghệ khác như Xiaomi, Didi Chuxing, ByteDance, Meituan đang mài giũa hệ sinh thái của mình trong các lĩnh vực riêng về phần cứng thông minh, di động, nội dung và O2O (online to offline) nhưng họ vẫn đang trong những cuộc rượt đuổi. Didi và Meituan dù đã trở thành kỳ lân nhưng cũng ít nhiều nhận vốn đầu tư từ Alibaba và Tencent. Trương Sanh (theo Technote) Nguồn: http://startup.vnexpress.net/tin-tuc/xu-huong/cuoc-chien-giua-cac-he-sinh-thai-cong-nghe-tai-trung-quoc-3808608.html Mua điện thoại trả góp là gì? Có nên mua điện thoại trả góp hay không? Mua điện thoại trả góp là hình thức mua hàng mà không cần thanh toán hết toàn bộ số tiền cùng một lúc. Hiện nay có nhiều hình thức trả góp, bạn có thể dựa trên số tiền trả trước lần đầu tiên của người mua hàng. Tuy nhiên nhiều người vẫn không biết mua trả góp là gì? Có nên mua điện thoại trả góp hay không? Mua điện thoại trả góp là gì?
  • 13. Mua điện thoại trả góp Như đã nói ở trên mua điện thoại trả góp là hình thức mua hàng mà không cần thanh toán toàn bộ số tiền cùng một lúc. Bạn chỉ cần trả trước 1 phần và lựa chọn hình thức trả góp dựa trên số tiền trả trước lần đầu của mình. Theo đó số tiền còn lại sẽ được chia đều hàng tháng tùy theo lựa chọn số tháng trả góp của bạn. Để được mua điện thoại trả góp bạn cần có các điều kiện như: Bạn là công dân Việt Nam đủ 20 tuổi trở lên và có nguồn thu nhập ổn định. Ngoài ra mua trả góp điện thoại còn tùy vào công ty tài chính, địa chỉ nào hợp tác với đại lý bán sản phẩm mà người mua lựa chọn. Theo đó trước khi mua điện thoại trả góp bạn cần chuẩn bị: Chứng minh nhân dân và hộ khẩu, giấy phép lái xe. Đối với trường hợp vay mua trả góp với những sản phẩm có giá trị lên tới vài chục triệu thì cần phải có chứng minh nhân dân + Hộ khẩu + Hóa đơn điện/nước + Giấy tờ chứng minh thu nhập…. Có nên mua điện thoại trả góp hay không?
  • 14. Có nên mua điện thoại trả góp hay không? Để biết được có nên mua điện thoại trả góp hay không? Hãy cùng tìm hiểu về ưu và nhược điểm của hình thức mua sắm này. * Ưu điểm của mua điện thoại trả góp – Sớm có điện thoại để sài, được dùng điện thoại ngay khi không đủ tiền – Thủ tục mua điện thoại trả góp đơn giản, nhanh chóng, bạn có thể đăng ký tại nơi bán hoặc trực tuyến qua website. Bạn chỉ cần CMND và bằng lái xe, hoặc CMND và sổ hộ khẩu ….hoặc các giấy tờ chứng minh thu nhập nếu vậy mua sản phẩm có giá trị lớn. – Lãi xuất mua điện thoại di động trả góp, thậm chí bạn không phải trả lãi suất. Hiện có nhiều công ty tài chính cho vay với mức lãi suất rất thấp chẳng hạn như 1.49% một tháng hoặc thậm chí có nơi áp dụng mức lãi suất 0%. * Hạn chế của mua điện thoại trả góp Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính thì thực tế, vay mua trả góp thường có lãi suất cao hơn bình thường. Theo đó hình thức lãi auất thấp thậm trí là 0% khi mua điện thoại trả góp thì chỉ là thời gian đầu mà thôi. Nhiều đại lý bán điện thoại với khẩu hiệu là mua trả góp lãi suất này rất hấp dẫn nhưng thực tế thì không như vậy. Và chính vấn đề lãi suất cũng chính là nhược điểm lớn nhất khi mua hàng trả góp.
  • 15. Ngoài ra số tiền gốc của sản phẩm người mua buộc phải trả thêm một số khoản phí bao gồm phí thu hộ, bảo hiểm và lãi suất, số tiền này được cộng lại và chia đều ra hàng tháng. Khoản tiền này là bạn phải trả cho phía công ty tài chính. Sau khi mua hàng, người mua có nghĩa vụ trả tiền góp hàng tháng cho công ty tài chính theo như thỏa thuận trong hợp đồng. Theo như tiến sĩ Lê Thẩm Dương cho biết lãi suất mà các công ty cho vay áp dụng cũng ngang ngửa lãi suất mà các tiệm cầm đồ, cho vay nặng lãi áp dụng. Do vậy trước khi ký hợp đồng, khách hàng nên tính riêng phần giá điện thoại và phần lãi suất mà mình phải trả xem mức trả có hợp lý không. Đặc biệt chú ý, thời gian vay càng dài thì mức lãi phải trả để sở hữu một chiếc điện thoại trả góp càng nhiều. Do đó, trước khi mua điện thoại trả góp bạn cần tính toán kỹ chênh lệch giữa lãi suất và tổng số tiền phải trả. Vậy có nên mua điện thoại trả góp hay không? Tùy thuộc vào điều kiện nhu cần và khả năng chi trả của bạn. Bạn nên mua điện thoại trả góp khi không có điều kiện trả dứt điểm sẽ có cơ hội sở hữu một chiếc điện thoại ưng ý mà không cần phải chờ đợi bằng việc mua trả góp. Lưu ý là: Bạn phải đọc kĩ các điều khoản hợp đồng và nên thăm dò, so sánh giá cả và lãi suất tại nhiều nơi bán điện thoại, vì cùng một sản phẩm nhưng mỗi nơi lại có một mức giá khác nhau. XEM THÊM: Những sai lầm cần tránh khi mua hàng trả góp không thể bỏ qua Startup Trung Quốc ra mắt nền tảng gọi vốn Blockchain
  • 16. DeepBrain Chain, nhà phát triển nền tảng điện toán AI vừa có buổi gặp gỡ các doanh nghiệp, nhà đầu tư và chuyên gia AI tại Hà Nội ngày 12/9. Tại sự kiện, công ty cho giới thiệu với nhà đầu tư Việt Nam nền tảng điện toán đám mây phi tập trung và sàn giao dịch Blockchain dành cho công ty AI. Ông He Yong, Nhà đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của công ty DeepBrain Chain nhận định, dù lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh, các công ty công nghệ AI toàn cầu vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. “Các công ty AI cần thu thập, phân tích và xử lý lượng dữ liệu khổng lồ cũng như cần tuyển các kỹ sư, chuyên gia, nhà lập trình các thuật toán AI phức tạp. Tất cả các điều trên ngốn của doanh nghiệp chi phí không nhỏ. Chưa kể đến các vấn đề vốn, thời gian xử lý và bảo mật dữ liệu, thông tin…”, nhà sáng lập công ty cho biết. He Yong là một trong những người phát triển lĩnh vực AI tại Trung Quốc từ sớm với việc tham gia vào ngành công nghiệp này từ năm 2012. Ông là người phụ trách nghiên cứu và phát triển ứng dụng trợ lý ảo Smart 360 tại Trung Quốc với gần 20 triệu người dùng.
  • 17. CEO He Yong giới thiệu về hai sản phẩm Blockchain cho AI là DeepBrain Chain và DeepToken trước các nhà đầu tư, chuyên gia và người quan tâm tại Hà Nội. Ảnh: Bigcoin Việt Nam Từ nửa cuối năm 2017, ông cùng các cộng sự bắt tay xây dựng lên DeepBrain Chain. Đây là nền tảng điện toán AI trên thế giới được hỗ trợ bởi Blockchain. Theo nhà sáng lập, bằng việc tập hợp hàng triệu node trên toàn thế giới thông qua nền tảng Blockchain phân tán và phi tập trung, DeepBrain Chain có thể giúp các công ty AI tiết kiệm 70% chi phí năng lượng tính toán. Việc sử dụng hợp đồng thông minh cũng tạo ra môi trường an toàn cho giao dịch và đào tạo dữ liệu, nơi những người cung cấp dữ liệu và những người mua dữ liệu có thể giao dịch thoải mái với nhau mà không phải lo vấn đề bảo mật và lạm dụng dữ liệu cá nhân. Tầm nhìn của công ty là cung cấp nền tảng điện toán trí tuệ nhân tạo phi tập trung với chi phí thấp, bảo vệ tính riêng tư, linh hoạt và an toàn cho các sản phẩm AI. Tới nay, công ty đã thực hiện thành công ba mô hình về đào tạo Trí tuệ nhân tạo và Học máy trong mạng thử nghiệm của mình là “Nhận dạng hình ảnh”, “NLP” và “Phân loại và dự đoán dữ liệu”. Đây được đánh giá là bước tiến đáng kể hướng tới mục tiêu thương mại hóa của công ty. Vài năm trở lại đây, Trung Quốc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như giao thông, an ninh, quản lý công…với tham vọng vươn lên thành một trong những quốc gia AI. Theo đó, AI được ứng dụng trong công nghệ nhận diện khuôn mặt (SenseTime), duyệt tin tức báo chí (Jinri Toutiao)…Vì vậy, số lượng các công ty phát triển AI của quốc gia tỷ dân ngày càng bùng nổ. Theo nghiên cứu của DeepBrain Chain, khoảng 10.000 công ty AI đang hoạt động trên toàn cầu. Trong đó, Trung Quốc đóng góp 5.000 công ty, chiếm 50%. Riêng Thung lũng Silicon ở Mỹ là nơi đặt văn phòng của 2.000 doanh nghiệp mảng Trí tuệ nhân tạo. Điều này thúc đẩy các công ty triển khai giải pháp cho AI ra đời để phục vụ doanh nghiệp công nghệ này trong hệ sinh thái. Công ty DeepBrain Chain là một trong số đó. Với mục tiêu mở rộng toàn cầu và trở thành nhà cung cấp trong lĩnh vực điện toán đám mây cho AI bên cạnh các tên tuổi Google Cloud, Huobi Cloud, công ty đã thành lập phòng nghiên cứu ở thung lũng Silicon vào tháng 2/2018. Startup này cũng hoàn thành việc đào tạo AI trên mạng lưới P2P, ra mắt bản chạy thử Skynet và mạng lưới đào tạo AI Skynet. Token DBC cũng được sử dụng trong hệ thống để mua bán năng lượng tính toán AI từ ngày 8/8. Theo lộ trình phát triển, cuối năm nay, công ty sẽ ra mắt Mainnet. Gặt hái được những thành công ban đầu với DeepBrain Chain nhưng He Yong cùng đội ngũ vẫn không dừng lại. Nhóm tiếp tục nghiên cứu và sắp tới sẽ ra mắt sản
  • 18. Gặt hái được những thành công ban đầu với DeepBrain Chain nhưng He Yong cùng đội ngũ vẫn không dừng lại. Nhóm tiếp tục nghiên cứu và sắp tới sẽ ra mắt sản phẩm DeepToken – sàn giao dịch tài sản số dành riêng cho lĩnh vực AI.
  • 19. DeepToken là sàn giao dịch tài sản số dành riêng cho các công ty trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo. Đồ họa: DBC Với sản phẩm này, mục đích của nhà sáng lập là giúp hỗ trợ, gia công cho các dự án AI chất lượng trên toàn cầu để tăng khả năng huy động vốn, phát triển sản phẩm. Ngoài ra, sàn giao dịch cũng muốn tăng sự lựa chọn cho các nhà đầu tư có quan tâm tới các mô hình kinh doanh sử dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo. Áp dụng cơ chế “Bầu chọn thay vì đào” (Voting is Mining), token DPT là cơ sở để tổ chức xây dựng hệ sinh thái của nền tảng và cộng đồng tự chủ, minh bạch và chất lượng trong đầu tư cũng như đánh giá, xếp hạng, ủng hộ các dự án AI nổi bật. Chia sẻ với VnExpress, chuyên gia He Yong cho biết dù thị trường tiền mã hóa suy giảm, các công ty công nghệ Blockchain, dự án ICO đang thận trọng quan sát xu hướng rồi mới quyết định thời điểm ra mắt, ông lại tin rằng đây mới là lúc thích hợp để giới thiệu và huy động vốn. “Chính những thời điểm như thế này mới là bài kiểm tra đích thực cho các công ty công nghệ Blockchain có sản phẩm chất lượng. Chúng tôi không ngại thị trường đi xuống bởi quan tâm đến sự phát triển của công nghệ, vấn đề thiết thực mà công ty đang giải quyết. Các nhà đầu tư cũng như các dự án sẽ có thời gian để suy nghĩ, tìm hiểu, không bị cuốn theo cơn lốc thổi giá để xác định được đâu mới là giá trị cốt lõi mà mình tìm kiếm”, nhà sáng lập DeepBrain Chain khẳng định. Về kế hoạch phát triển tại Việt Nam, vị giám đốc cho biết ông đánh giá Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng và hấp dẫn ở cả mảng công nghệ Blockchain lẫn AI. Trong tương lai, với hướng phát triển Chính phủ điện tử, Thành phố thông minh, He Yong nhận định các công nghệ AI, IoT (Internet Vạn Vật), Blockchain sẽ còn được đẩy mạnh ứng dụng hơn nữa để xây dựng nền kinh tế số, Chính phủ số. Vì vậy, DeepBrain Chain mong muốn tìm kiếm và kết nối với những nhà phát triển công nghệ 4.0 trong nước, đặc biệt ở mảng AI là lĩnh vực startup Trung Quốc đang có thế mạnh và sản phẩm thực tế để triển khai. Vũ Hoàng Nguồn: http://startup.vnexpress.net/tin-tuc/y-tuong-moi/startup-trung-quoc-ra-mat-nen-tang-goi-von-blockchain-3808394.html Nguồn: http://kinhtethitruong.net/bang-lai-suat-ngan-hang-sacombank-moi-nhat-2018/