SlideShare a Scribd company logo
T H Á N G 0 5 / 2 0 1 3
Lời mở đầu.............................................................................................. 3
Những ngẫu nhiên của cuộc đời.................................................... 6
Giới thiệu Dự án Hướng nghiệp Hoa Sen..................................10
Tản mạn về nghề................................................................................14
Đa dạng hệ thống ngành nghề....................................................18
Tổng quan thị trường lao động trên địa bàn TP.HCM............24
Khởi nghiệp bằng những lối đi riêng..........................................28
Chọn nghề nên bắt đầu từ sự yêu thích....................................31
Hãy luôn hết mình với những gì mình đã chọn......................33
Chấp nhận mọi thử thách...............................................................35
Hãy đứng lên và bước tiếp..............................................................36
Chọn nghề: Có phải một cơ duyên?............................................39
Cứ kiên trì rồi mùa hoa trái sẽ tới..................................................47
Bắt đầu từ những con chữ..............................................................53
Bước ngoặt giữa ước mơ và thực tế.............................................57
HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC
A2 - 261 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Điện thoại: 04. 39260024
Email: nhaxuatbanhongduc@yahoo.com
BẢN TIN HOA SEN THÁNG 05/2013
Chịu trách nhiệm xuất bản: BÙI VIỆT BẮC
Biên tập: BÙI TRÂN THÚY
	 TRẦN HÀ PHƯƠNG THẢO
Vẽ bìa & Trình bày: TRẦN ĐẠI ĐÔNG HIỆP
Sửa bản in: TRẦN THÙY TRANG
In 2000 cuốn, khổ 14X20cm. In tại Nhà in Lê Quang Lộc. Số ĐKKHXB:
341-2013/CXB/57/01-10/HĐ Quyết định xuất bản số: 314-2013/QĐ-HĐ.
In xong nộp lưu chiểu quý I năm 2013.
Mụclục
Việc chọn cho mình một nghề nghiệp vô
cùng quan trọng với các bạn trẻ.Thế giới
ngày càng phát triển, nhu cầu nhân lực
biến đổi liên tục, ngành nghề ngày càng
đa dạng. Đó là điều thuận lợi nhưng
cũng không phải là không ít khó khăn.
“Lắm thầy, nhiều ma”, khi có vô số những
lựa chọn, dễ khiến người ta phân vân,
đắn đo mà sự lựa chọn nào cũng có cái
giá phải trả.
Nghề nghiệp vững chắc, sự đam mê,
sáng tạo trong công việc tạo nên cuộc
sống ổn định, niềm hạnh phúc để vui
sống.Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ
dàng đạt được điều đó.
Trong Bản tin Hoa Sen số 6, với chủ đề
“Trăm nẻo đường nghề”, chúng tôi xin
được chia sẻ với quý độc giả những tâm
tình của một số nhà báo, nhà văn, dịch
giả, đạo diễn, nhà thiết kế… khá nổi
tiếng. Họ hiện là những người đã thành
đạt; nhưng họ cũng từng là những người
trẻ có không ít băn khoăn, ưu tư khi chọn
nghề, trước khi thành công, cũng nhiều
va vấp nhưng cuối cùng, vẫn đứng vững trên đôi chân
của mình.
Chúng tôi giới thiệu những nhóm ngành nghề hiện có,
các cơ sở đào tạo, để giúp các bạn có những thông tin
chính xác trước khi chọn nghề. Dự án“Hoa Sen hướng
nghiệp”đang khởi động cũng được giới thiệu. Ngoài ra,
chúng tôi cũng chú ý đến những nghề truyền thống,
những nghề đã và đang tồn tại khá vững chắc trong xã
hộiViệt Nam. Bên cạnh đó, là những nghề không đòi
hỏi chuyên môn cao mà người hành nghề tưởng chừng
đó chỉ là“nghề tay trái”nhưng từ lòng yêu nghề, từ trách
nhiệm đối với công việc của mình, tay nghề ngày càng
được nâng cao hơn và họ vẫn có thể trở thành lao động
chính để nuôi sống gia đình với mức thu nhập khá cao.
“Nghề”cótrămvạnnẻo“đường”,đólàduyênmaynhư
“sốphận”,nhưnhữngngẫunhiên,tìnhcờhaylàsựchọn
lựa,cócânnhắcthiệthơn,cóđắnđo,suytính.“Mưusựtại
nhân,thànhsựtạithiên”,cóđúngnhưvậykhông?Yếutố
quyếtđịnhthànhcôngphảichăngchínhlà“cáitâm”mà
bấtcứngườithànhđạtnàocũngphảiđặtvàocôngviệc
củamìnhbằngtấtcảlòngyêuthương,sựtrântrọng?
Mời quý độc giả cùng chia sẻ.
Ban Biên tập.
Lời
Mở đầuTrên vạn nẻo đường và trong mọi ngõ ngách của cuộc đời,
có một con đường mà hầu như ai cũng phải bước đi. Đó
là đường đi đến với nghề nghiệp, phương tiện mà tất cả
chúng ta đều cần để có thể sinh tồn.
www.hoasen.edu.vn
Làng nghề gốm truyền thống
Ảnh: Tư liệu từ Internet
4 Bàn luận về hướng nghiệp
www.hoasen.edu.vn
5Bàn luận về hướng nghiệp
Những
ngẫu nhiên
của
cuộc đờiGS. Vũ-Đức Vượng - CT Giáo dục Tổng quát, ĐH Hoa Sen
Tôi vốn ghét những cái mà tôi thường chủ quan cho là“mê
tín dị đoan” trong cuộc đời. Bao nhiêu doanh nghiệp đã
từng bỏ ra khối tiền để thuê thầy địa lý chọn cơ sở cho đúng
hướng, thuê các nhà thiết kế trang bị cho hợp“phong thủy”
rồi lại thuê thầy cúng về làm lễ khai trương, múa sư tử và
đốt pháo loạn xạ lên... chỉ vì tin là nếu làm đúng theo phong
thủy thì tiền sẽ vào như nước. Thế mà vẫn sạt nghiệp.
TácgiảvàđạodiễnĐặngNhậtMinh(bênphải)
photobyNguyễnVănBiên
6 Bàn luận về hướng nghiệp
Hồi năm 2007, năm gọi là“heo vàng”, mấy đứa cháu
tôi cũng như bao nhiêu cặp vợ chồng trẻ thi nhau sinh
con trong năm ấy, tin là con mình sẽ được lợi thế và
may mắn cả đời nó sau này. Lợi đâu chưa thấy, chỉ biết
là năm đó sinh nhiều con nít quá nên năm nay, bố mẹ
đang phải chạy sốt vó lên tìm trường cho con học đây.
Và chừng 15-20 năm nữa, lại một phen khổ sở đi tìm vợ
cho chúng nó, vì quá nhiều bố mẹ chỉ muốn con trai
“heo vàng”thôi.
Các vua nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng
của nước ta, tốn bao nhiêu công sức, tiền của, và bắt
bao nhiêu dân nghèo đi phục dịch để xây những lăng
tẩm hoành tráng, hy vọng không những là được an nghỉ
ngàn thu mà hậu duệ của họ cũng được may mắn trị vì
lâu năm. Chỉ thấy là chính các ông vua này cũng không
dám chôn ngay trong lăng, sợ bị ăn trộm, và con cháu
họ cũng mất nước vào tay quân Pháp. Có mấy ông còn
bị đi tù nữa chứ.
Mỗi lần đi ăn cưới ai tôi cũng biết chắc là hai gia đình
đã so sánh tử vi kỹ lưỡng, đã chọn“ngày lành tháng tốt”
để làm đám cưới, đã lựa giờ hoàng đạo để rước dâu...
nhưng bao nhiêu cặp vẫn“cơm chẳng lành, canh chẳng
ngọt”và cũng khá nhiều cặp đã bỏ nhau.
Thế đấy.
Nhưng có một loại hoàn cảnh trong đời mà cho đến nay
tôi vẫn chưa có lời giải đáp: tại sao có những người thật
may mắn trong sự nghiệp và ngược lại có những người
khác xui xẻo hết chỗ nói.
Có lẽ ta không nên đem chuyện những người xui xẻo ra
bàn ở đây nhỉ? Họ đã khổ sở đủ rồi, mình tạm để cho họ
hai chữ bình yên đi. Vậy tôi đơn cử vài trường hợp may
mắn nhé.
Trong số báo này, các bạn đã đọc một chút về đạo diễn
Đặng Nhật Minh, vì sao ông ta đến với nghề làm phim
ảnh. Nhưng đó chưa hết câu chuyện. Thân phụ ông
Minh là bác sĩ ĐặngVăn Ngữ, người rất có công với nền
y tế nước nhà và cũng là người từng du
học ở Nhật. Khi còn nhỏ ông Minh sống
với gia đình ở chiến khuViệt Bắc. Ông
được cử sang học tạiTrườngThiếu nhi
VN ở bênTrung Quốc. Cuối nămTrung
học cả trường được lệnh cử 100 học sinh
sang Liên xô học tiếng Nga. Ông Minh
không có tên trong danh sách đó. Ông
thuộc nhóm ở lại để học tiếp ởTrung
Quốc. Mọi thứ chuẩn bị đã sẵn sàng; vào
phút chót, có một học sinh trong đoàn đi
Nga bị loại, thành ra thiếu một suất.. Ông
Minh được chuyển từ nhóm điTrung
Quốc sang nhóm đi Nga học. Sau khi
học xong tiếng Nga, ông trở về nước làm
việc dịch phim từ tiếng Nga sang tiếng
Việt. Mối nhân duyên của ông với điện
ảnh bắt nguồn từ đó. Nhưng ta thử hỏi,
nếu ông Minh đi học ởTQ, rất có thể ông
đã trở thành một kỹ sư cơ khí hay một
thuyền trưởng tầu viễn dương như người
ta đã dự tính, thì làm sao ngày nay chúng
ta có được những tuyệt tác như“Bao giờ
cho đến tháng Mười”, “Cô gái bên sông”,
“Thương nhớ đồng quê“,“Mùa ổi”, hay
“Đừng đốt”? Đấy chẳng phải là sự ngẫu
nhiên của số phận sao ?
Khoảng từ hai năm nay, cả nước ta hãnh
diện về thành quả của giáo sư Ngô Bảo
Châu khi ông đoạt giải Fields về toán học.
Thủ tướng trao tặng một căn hộ hạng
sang để ông có chỗ tá túc mỗi khi về
nước (ông dạy học ở ĐH Chicago); Bộ GD
lập hẳn ra một viện nghiên cứuToán học
cấp cao để ông có môi trường hướng
dẫn các tài năng trẻ trong nước; và cứ vài
tháng các trường ĐH lại luân phiên mời
GS. Châu về giao lưu, chia sẻ với các sinh
viên trong nước.
www.hoasen.edu.vn
7Bàn luận về hướng nghiệp
Nhưng có một câu chuyện ít ai biết tới là việc GS. Châu
học thành tài ở Pháp cũng là do một sự ngẫu nhiên
của số phận. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông thi đại
học đạt điểm cao và đã được phân đi học ở Hungari .
Ông mất một năm học tiếng Hung ở Hà Nội; nhưng vào
mùa hè năm ấy, tình cờ có một giáo sư người Pháp sang
thămViệt Nam, biết thành tích học tập xuất sắc của
Châu và mời anh sang Pháp học.
Ta thử tưởng tượng nếu không có sự tình cờ ngẫu nhiên
trên, rất có thể là GS. Châu cũng đã học toán ở Hungari,
nhưng chắc chắn không như một GS. Châu được đào
tạo ở Pháp, và gần như chắc chắn cũng đã không có Giải
Fields như chúng ta đều biết, mặc dù nước Hung cũng
có rất nhiều người đoạt giải Nobel về khoa học.
Thêm một câu chuyện“cơ duyên”ở nước ngoài nhé.
Không biết có bạn nào đã xem phim “Harold and Kumar
Go toWhite Castle” với hai diễn viên người gốc Á, John
Cho và Kal Penn (http://www.imdb.com/title/tt0366551/)
Một lần tôi nghe cậu John kể chuyện vào nghề phim
ảnh như thế này.
Hồi ấy cậu ta đang học dự bịY khoa (Pre-Med) ở ĐH
Berkeley (giống như bao nhiêu sinh viên gốc Á châu
khác). Một hôm đang xếp hàng ăn trưa ở căn tin (caf-
eteria) bỗng có người đứng sau gõ vào vai và hỏi anh:
“cậu cao thước mấy và nặng bao nhiêu cân?” Câu hỏi
hơi kỳ cục, đúng không? Và có phần hơi“vô duyên”nữa.
Nhưng chàng John hôm ấy cũng vui vẻ
trả lời; và người kia hỏi tiếp“cậu có muốn
làm diễn viên kịch của trường không?”
Thế là từ cậu sinh viên dự bịY khoa, John
bị“Nàng Kịch”quyến rũ, rồi sau đó thành
diễn viên điện ảnh. Đến nay, John đã
đóng vai chính trong 3 phim.
Mãi sau này, John mới biết là trong đoàn
kịch của trường năm đó, có một diễn
viên bỏ cuộc, sau khi đã tập dượt và
y phục đã may xong. Đoàn không có
nhiều giờ hay nhiều tiền để kiếm người
mới thay thế và may y phục mới, nên
câu hỏi đầu tiên là để xem cậu này có
mặc vừa được bộ đã may không. Ngẫu
nhiên hay cơ duyên chỉ có thế, và một
sự nghiệp mới đã khởi đầu. Thế giới mất
đi một bác sĩ nhưng lại được thêm một
diễn viên điện ảnh.
Tôi tin chắc là nếu bạn đọc nghĩ trong
đầu xem những ai mình quen biết đã
GS. Ngô Bảo Châu
Ảnh: Tư liệu từ Internet
Diễn viên John Cho (trái) và Kal Penn (phải)
Ảnh: Tư liệu từ internet
8 Bàn luận về hướng nghiệp
bước vào“sự nghiệp”như thế nào, có lẽ hơn quá nửa sẽ nhớ lại một cơ duyên nào đó, và chính cái đó
đã thay đổi toàn diện cuộc đời cũng như sự nghiệp của họ.
Tháng trước, khi nhận giải thưởng văn hóa Phan ChâuTrinh về giáo dục, cô Hiệu trưởng BùiTrân
Phượng đã kể lại câu chuyện cô vào học trường Marie Curie như sau:
“Năm 10 tuổi, do một nguyên cớ
ngẫu nhiên – trong cái rủi có cái
may – vì không được thi vô đệ thất
trường công mà tôi rẽ ngang từ tiểu
học Việt sang trung học Pháp. Là
con nhà dân thường, tôi được hưởng
nền giáo dục lúc đó chủ yếu dành
cho tầng lớp trung-thượng lưu của
xã hội; cùng với một số ít học sinh
khác, tôi đã hưởng học bổng của Hội
Phụ huynh học sinh trường Marie
Curie suốt 6 năm trung học. Tôi hiểu
giá trị đổi đời của những học bổng
tạo công bằng cơ hội... ”
Riêng cá nhân tôi, một cơ duyên cũng đã thay đổi toàn diện cuộc đời tôi và mở ra một thế giới mà
trước đó tôi chỉ dám mơ ước tới. Nhưng để dành câu chuyện này vào dịp khác nghe.
Vậy kết luận bài này sao đây?
Thứ nhất, cuộc đời vẫn còn những“phép lạ”mà ta chưa giải thích được. Thứ hai, khi“cơ duyên”
tới, có người nắm bắt ngay được và tận dụng, nhưng cũng có người để vượt tầm tay rồi sau này
hối tiếc. Thứ ba, khi may mắn thành công, không nên tự đắc quá cũng như khi thất bại, không
nên mất hết hy vọng, vì tất cả không phải hoàn toàn do bàn tay ta dựng nên.
TS. Bùi Trân Phượng - Ảnh: Nhân vật cung cấp
Nguyễn CôngTrứ có lẽ kết luận hay hơn cả,
trong kho tàng văn hóaViệt:
	 “Lúc làm quan không lấy làm vinh,
	 Khi làm lính không lấy làm nhục”
www.hoasen.edu.vn
9Bàn luận về hướng nghiệp
LÝ DO HÌNHTHÀNH DỰ ÁN:
•	 Thực trạng: trẻ em Việt rất ít được khuyến khích
độc lập trong suy nghĩ, cũng không được đồng
tình ủng hộ trong quyết định lựa chọn cuộc sống
cá nhân (chọn nghề nghiệp, bạn đời, trường học,
nơi sinh sống…)
•	 Suy nghĩ“truyền thống”của phụ huynh: “con nít mà
biết gì, cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy, con cãi cha mẹ
trăm đường con hư…”
•	 Các trường Phổ thông chỉ bắt đầu hướng nghiệp
cho học sinh từ lớp 10, như vậy, đã bỏ lỡ hàng chục
năm trước đó.Vì thế, thời gian để cho phụ huynh
cũng như trẻ tìm hiểu về các ngành nghề, nhu cầu
của xã hội, năng lực của bản thân quá ngắn (3 năm)
dẫn đến việc bỏ lỡ nhiều cơ hội
•	 Việc hướng nghiệp đã được quan tâm trong những
năm gần đây nhưng hiệu quả của nó dường như
vẫn còn mờ nhạt
•	 Thị trường lao động: ngày càng đa dạng trên toàn
thế giới cũng như tạiViệt Nam
•	 Cuộc sống đang toàn cầu hóa
•	 Sức cạnh tranh trong thị trường nhân lực ngày càng
gay gắt, yêu cầu đối với người lao động cũng ngày
càng cao
MỤC ĐÍCH CỦA DỰ ÁN:	
•	 Giúp giới trẻ VN có những hiểu
biết đúng đắn, được cập nhật về
các ngành nghề cũng như nhu cầu
nhân lực
•	 Từ đó, có thể định hướng nghề
nghiệp sớm và đúng đắn. Đồng thời
cũng có đủ hiểu biết để thương thảo,
tranh luận (nếu cần thiết) với phụ
huynh, thầy cô khi xảy ra những bất
đồng trong việc chọn nghề của các
em
•	 Giúp phụ huynh và con em có thể đối
thoại cởi mở với nhau, nâng cao hiệu
quả của việc chọn nghề nghiệp
•	 Quảng bá thương hiệu ĐH HOA SEN
với thế hệ trẻ
ĐỐITƯỢNG HƯỚNG ĐẾN:
•	 Học sinh, sinh viên từ 5-25 tuổi trong
cả nước
•	 Phụ huynh và giáo viên phổ thông
Giới thiệu dự án
HƯỚNG NGHIỆP
HOA SEN( H S U H N )
B a n d ự á n H S U H N
10 Bàn luận về hướng nghiệp
THỜI ĐIỂMTHỰC HIỆN DỰ ÁN:
•	 Khởi động: hè 2013
•	 Chính thức vận hành: năm học
2013-2014
THÀNH PHẦN BAN DỰ ÁN
•	 Giám đốc Chương trình Giáo dục
tổng quát chịu trách nhiệm chính
trong việc mời người tham gia, điều
phối mọi hoạt động của dự án
•	 Các GV Hoa Sen đã tham gia hướng
nghiệp cho hoc sinh phổ thông
•	 Các giáo viên trường phổ thông tâm
huyết với dự án
•	 Hội đồng tư vấn gồm:
•	 Những người có hiểu biết đầy
đủ, chuyên sâu về những ngành
nghề mà họ đang đảm trách
•	 Các cựu sinh viên, sinh viên
Hoa Sen
•	 Các chủ nhiệm chương trình của
Hoa Sen
PHƯƠNGTHỨCTHỰC HIỆN
•	 Giải đáp tất cả các thắc mắc của
người hỏi (học sinh-phụ huynh, giáo
viên) theo các phương tiện mà người
hỏi chọn bất cứ lúc nào nhằm tạo
điềi kiện thuận lợi nhất để người hỏi
có thể nêu mọi thắc mắc và an tâm
về những giải đáp chu đáo, kịp thời
•	 Lập“kho tài liệu”trên website hoặc
library, là nơi lưu trữ (có cập nhật, bổ
sung) những thông tin liên quan đến
ngành nghề (Học cái gì?Yêu cầu cơ
bản cần có để theo học.Tốt nghiệp sẽ
làm được những việc gì, ở những nơi
nào? Cơ sở và hệ đào tạo)
•	 Các công việc được thực hiện thường xuyên, suốt
năm học
•	 Đến các trường phổ thông để hướng nghiệp cho
học sinh khi được yêu cầu
•	 Phối hợp với một vài tờ báo để thường xuyên có tin
về HSUHN…
HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
•	 Việc hướng nghiệp đi vào thực chất với những hiệu
quả thiết thực
•	 Giúp học sinh có một địa chỉ đáng tin cậy, thân thiện,
miễn phí, không phê phán mà sẵn sàng tiếp nhận
mọi yêu cầu của các em để hỗ trợ
•	 Tạo được thương hiệu Hoa Sen về một cách hướng
nghiệp mới được thực hiện dài lâu, có kết hợp với
nhiều thành viên trong và ngoài trường
•	 Góp phần quảng bá Đại học Hoa Sen, góp phần vào
việc thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm
•	 Tạo được kho tư liệu chung mà nhiều người có thể
sử dụng lâu dài, một trong những phương tiện hỗ
trợ hiệu quả cho công tác tư vấn hướng nghiệp
•	 LàmộttrongnhữngđónggópcủaHoaSenchoxãhội
Rất mong sẽ đón nhận được những ý kiến quý báu cũng
như sự hưởng ứng và đóng góp của toàn thể đội ngũ
Hoa Sen cho dự án này. Mọi thông tin, vui lòng liên lạc
với: vuong.vuduc@hoasen.edu.vn
Tư vấn Hướng nghiệp tại trường PTTH Marie Curie
Ảnh: Phòng Truyền thông - ĐH Hoa Sen
www.hoasen.edu.vn
11Bàn luận về hướng nghiệp
Công tác Hướng nghiệp
Ảnh: Phòng Truyền thông - ĐH Hoa Sen
12 Bàn luận về hướng nghiệp
www.hoasen.edu.vn
13Bàn luận về hướng nghiệp
Nghe như điều đó là chân lý sắt đá, nhưng vẫn có tiếng
nói khác thường.Thi sĩ Hoelderlin (Đức) có lẽ là người
duy nhất không coi trọng nghề nghiệp và sự nghiệp
khi ông nói:“Đã đành cuộc sống đầy sự nghiệp, nhưng
hãy ở đời như một thi sĩ”. Mà“làm thi sĩ nghĩa là ru với
gió/ Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”(Xuân Diệu).
Thi sĩ không màng, không tham dự vào việc biến đổi
thế giới này. Nhưng một quan niệm như thế giờ cũng
đã lạc hậu. Làm thơ, làm thi sĩ giờ đây đã trở thành một
nghề hẳn hoi, chuyên nghiệp.Thơ của họ thực sự đóng
góp vào thế giới tinh thần của nhiều người. Những buổi
đọc thơ của họ giúp nâng cao trí tuệ và cảm xúc của
người yêu thơ.Và họ được vinh danh, được trả tiền cho
công việc của mình. Ngoài ra, họ còn dạy làm thơ nữa.
Và công việc phức tạp cao cấp đó rõ ràng là một nghề
chuyên môn. Ngẫm nghĩ lại chúng ta thấy hình như ông
Hoelderlin muốn đề cao việc làm thơ, làm thi sĩ như là
một siêu nghề nghiệp, siêu chuyên môn, chứ không
TẢN MẠN VỀ
NGHỀM a i S ơ n
I - Có một nghề trong tay, đó là dấu hiệu của một người đã
trưởng thành, là tấm giấy thông hành để vào đời. Không có
nghề nghiệp, hay vô công rỗi nghề, có thể coi là điều nhục nhã
của một người, chắc hẳn vì anh ta/ chị ta cảm thấy mình bị đẩy
ra bên lề xã hội, không được hòa nhập vào cộng đồng nhân
loại. Nói chung, chúng ta phải tồn tại như một người có nghề
nghiệp, không phải chỉ để mưu sinh, mà còn là, và chủ yếu là để
hiện thực hóa bản tính làm người của mình.
Mai Sơn
Ảnh: Nhân vật cung cấp
14 Bàn luận về hướng nghiệp
hẳn là bác bỏ việc người ta nên có một
nghề nghiệp hay sự nghiệp.
Tương tự, có lẽ cũng rất ít người nghĩ
rằng tu sĩ và các vị hành đạo cũng là
một nghề.Trái lại, họ là những người lo
phần linh hồn và thế giới tâm linh cho
những người mộ đạo. Không có họ,
nhiều người không biết làm gì lúc chiều
xuống, đêm về sau khi mọi việc gia đình
xã hội đã xong, và những xao xuyến siêu
hình trong lòng họ dậy lên. Ai sẽ an ủi
họ khi họ kề cận cái chết và những hoàn
cảnh khắc nghiệt khác nếu không phải
là những người có“chuyên môn”và“kỹ
thuật”đặc biệt.
Chúng ta thường dễ nhận ra sự trống
rỗng trong một ngôi nhà, trong một ngôi
làng, những sự thiếu thốn vật chất, tiện
nghi chung quanh mình chứ ít khi cảm
thức được sự trống rỗng về tinh thần, về
linh hồn trong một con người và những
hậu quả ghê gớm nó gây ra cho người
ấy, và vì vậy chúng ta không quen nghĩ
đến những“nghề nghiệp”có khả năng
lấp đầy những vực thẳm chết chóc đó.
Nhưng ta sẽ không bàn sâu chuyện đó
ở đây.
II
Nghề nghiệp của mỗi người thường bắt nguồn từ
năng khiếu (natural gift) hay thiên hướng (vocation) của
người đó. Nhưng thiên hướng hay năng khiếu không
thể tự nhiên theo thời gian mà biến thành một nghề
nghiệp. Người ta phải học tập để lấy kiến thức bên
ngoài bổ sung củng cố, vun bồi nó để nó phát triển lên,
đúc kết dần dần thành một chuyên môn điêu luyện
của riêng ta. Có thiên hướng xuất chúng xuất hiện rõ
ràng ngay từ rất sớm ở một số người khi còn nhỏ.Và ta
thường gọi đó là thần đồng, chẳng hạn thần đồng âm
nhạc Mozart. Nhưng đó chỉ là ngoại lệ hiếm hoi. Phần
đông chúng ta không nhận thấy rõ thiên hướng của
mình mà phải nhờ đến cha mẹ, thầy giáo và những
người từng trải phát hiện chỉ ra giúp.Và đó là nguồn cội
của giáo dục. Như vậy có thể nói mục đích của giáo dục
là vun trồng cho muôn loài kỳ hoa dị thảo, mà ta là một
trong số đó , nảy nở ngập tràn trên trần gian này.
Một khi chúng ta đã thấy rõ năng khiếu và thiên hướng
của mình rồi, ta thấy con đường trước mặt ta dường như
mở ra thênh thang vô tận. Hãy đi theo con đường đó
cho đến khi bạn thành thạo đến độ có thể nhắm mắt
mà đi vẫn tới đích. Có nghĩa là hãy làm đúng cái nghề
mà bạn có khả năng nhất vốn đã bộc lộ ngay từ khi bạn
còn nhỏ. Bạn sẽ thấy hạnh phúc vì được là mình, được
trở nên chính mình, như triết gia Đức Martin Heidegger
từng nói:“Deviens ce que tu es”hay gần đây là lời kêu
gọi của ban nhạc huyền thoại Bee Gees:“Be who you
are”. (Cả hai câu nói đều có nghĩa gần giống nhau là:
“Hãy trở nên chính mình”). Đến đây, dường như chúng
ta đã chạm tới một câu ngạn ngữViệt Nam:“Nhất nghệ
tinh, nhất thân vinh”.
Câu nói ấy thời nay còn đúng nữa không?
Thường thì chúng ta không được trời cho cùng lúc
nhiều năng khiếu hay thiên hướng khác nhau. Mỗi
người chỉ có một dấu hiệu nổi trội, ban đầu còn mờ
nhạt, dần dần theo thời gian mà rõ lên. Có thể diễn dịch
www.hoasen.edu.vn
15Bàn luận về hướng nghiệp
câu ngạn ngữViệt đó theo hướng này:
khi đã tinh thông một nghề, thì cái“thân”
hay“bản ngã”(identity) của ta được vinh
hiển, tức là ta được làm người trọn vẹn.
Cái từ“làm người”trong tiếngViệt rất
hay. Không phải“to be human”mà là:
làm người. Nghĩa là tính cách“người”
luôn gắn với tính cách“làm”, tức là làm
người và làm nghề là một. Nói cách
khác, không“làm”hay chưa làm một
nghề tinh thông, ta chưa xứng đáng với
bản tính người của ta.Ta không thể hình
dung ra một người trưởng thành về lý trí
mà lại không có nghề. Nếu có một người
như thế, hẳn đó là một người không
may, họ bị khuyết tật từ nhỏ. Càng tinh
thông một nghề, sự hiện diện của ta
trong xã hội, trong cộng đồng càng rõ
ràng và độc đáo. Đó có thể là ý nghĩa của
chữ“vinh”.
Nhưng đấy có thể chỉ là cái nhìn trừu
tượng. Nhìn dưới diễn trình lịch sử,
nhiều người sẽ phản đối quan điểm đó.
Vì trong thực tế, sự phát triển của công
nghệ - máy móc ngày càng làm cho
nhiều người trở nên vô dụng, mất công
ăn việc làm, nhiều ngành nghề truyền
thống bị mai một, chẳng hạn, những
nghề thủ công mỹ nghệ… Một số người
lành nghề (nghệ tinh) trong các địa hạt
ấy không thấy mình vinh hiển (thân vinh)
nữa. Họ chỉ còn ngậm ngùi nghĩ về một
thời vang bóng.
Một lần nữa, vấn đề không phải hoàn
toàn như vậy. Có rất nhiều nghề thủ
công không bao giờ có thể mất đi được,
ví dụ: nghề làm kim hoàn, sửa đồng hồ,
hớt tóc, đan len, trồng hoa, trang điểm…
III
Làm bất cứ nghề gì mà mỗi ngày đều cố gắng làm tốt
hơn, hoặc giữ không để cho nghề mình bị bị xuống cấp,
thì đều đáng tôn trọng, dù đó là công việc khó khăn
phức tạp của một bác sĩ phẫu thuật hay công việc đơn
giản của một người phục vụ quán cà phê. Họ là những
người tự trọng, tức là biết tôn trọng cái nghề nuôi sống
mình, đóng góp cho xã hội, và là cái bản tính thứ hai
của mình. Người Anh có câu: It’s NOT the job you DO,
It’s HOW you DO the job. Đó chính là sự chuyên nghiệp.
Người Pháp thì nói: Il n’y a pas de sot métier (Không có
nghề nào xấu.) Là một người thợ mộc và đóng những
chiếc ghế gỗ vừa đẹp, vừa chắc chắn để có thề sử dụng
lâu dài thì đáng kính trọng hơn một chính trị gia tham
nhũng và đưa ra những chính sách sai lầm. Đơn giản là
hãy làm một người thợ mộc lương thiện trong sáng thay
vì một chính khách bụng dạ đen tối. Có một người thợ
mộc như thế tên là Giu-se ở một vùng đất hẻo lánh xa
xôi trên đất DoThái thời xa xưa. Ông Giu-se sống tử tế,
làm nghề đàng hoàng khiến“đức Chúa trời”cảm động
và người đã cho con một yêu dấu của mình là Jesus
xuống đầu thai trong lòng bà Maria, vợ của ông Giu-se.
Mặt khác, từng có những nhà chính trị khét tiếng xấu xa
vì lợi ích riêng tư mà phạm tội để rồi mãi mãi bị người
đời sau phỉ nhổ. Họ đã không yêu nghề của họ, mà chỉ
lợi dụng nghề đề mưu lợi riêng tư.
***
Có một nghề trong tay là sự khởi đầu công cuộc làm
người của mình, hoặc nói cách khác, với một nghề trong
tay, chúng ta như một cái bình rỗng được rót đầy. Nghề
nghiệp là cánh tay nối dài của ta, để ta nắm bắt được
nhiều hơn cuộc sống, thu lượm được nhiều hơn hoa trái,
và cũng để giúp đỡ nhiều hơn mọi người chung quanh.
16 Bàn luận về hướng nghiệp
Phòng thực hành của ngành Thiết kế đồ họa
Ảnh: Khoa Đào tạo chuyên nghiệp, ĐH Hoa Sen
www.hoasen.edu.vn
17Bàn luận về hướng nghiệp
Vì hệ thống nghề nghiệp trong xã hội có số lượng
nghề và chuyên môn nhiều như vậy nên người ta gọi
hệ thống đó là“thế giới nghề nghiệp”. Nhiều nghề chỉ
thấy có ở nước này nhưng lại không thấy ở nước khác.
Hơn nữa, các nghề trong xã hội luôn ở trong trạng thái
biến động do sự phát triển của khoa học và công nghệ.
Nhiều nghề cũ mất đi hoặc được thay đổi về nội dung
cũng như về phương pháp vận hành. Nhiều nghề mới
xuất hiện rồi phát triển theo hướng đa dạng hóa.
Theo thống kê gần đây, trên thế giới mỗi năm có tới 500
nghề bị đào thải và khoảng 600 nghề mới xuất hiện.
Ở nước ta, mỗi năm ở cả 3 loại hình trường (Dạy nghề,
Trung học chuyên ngiệp và Cao đẳng - Đại học) đào tạo
trên dưới 300 nghề bao gồm hàng nghìn chuyên môn
khác nhau.
Do đó, để phân loại nghề một cách tương đối, người ta
tạm thời phân chia dựa vào các tiêu chí sau:
PHÂN LOẠI NGHỀTHEO ĐÀOTẠO:
Cách phân loại này nhằm thống kê hệ thống ngành
nghề theo tiêu chí chung là quá trình đào tạo người
lao động theo nghề qua trường lớp và không qua
trường lớp.Theo nhiều chuyên gia thống kê thì có
hai nhóm nghề chính:
Nghề được đào tạo
Khi trình độ sản xuất và khoa
học, công nghệ được nâng cao,
dân cư được phân bố đồng đều
trong cả nước thì số nghề cần có
sự đào tạo qua các trường lớp sẽ
tăng lên. Ngược lại quốc gia nào
có trình độ dân trí thấp, trình độ
sản xuất, khoa học và công nghệ
chậm phát triển, dân cư phân tán
thì tỉ lệ nghề không qua đào tạo
rất cao.
Trên thế giới hiện nay có trên dưới 2000 nghề với hàng
chục nghìn chuyên môn. Ở Liên Xô trước đây, người ta đã
thống kê được 15.000 chuyên môn, còn ở nước Mỹ, con số
đó lên tới 40.000.
Quản trị Mạng - Nghề được đào tạo
Ảnh: Khoa KHCN, ĐH Hoa Sen
Đa dạng
HỆ THỐNG
ngành nghềP h ư ơ n g T h ả o ( t ổ n g h ợ p )
18 Giới thiệu một số ngành nghề
Nghề không được đào tạo:
Nước ta đã có danh mục các
nghề được đào tạo, còn các nghề
không được đào tạo rất khó
thống kê. Bên cạnh đó, còn có rất
nhiều nghề được truyền từ đời
này sang đời khác trong các dòng
họ hoặc gia đình. Những nghề
này rất đa dạng và trong nhiều
trường hợp được giữ bí mật được
gọi là“nghề gia truyền”. Do vậy,
những nghề này được đào tạo
trong gia đình và cũng thường chỉ
liên quan đến người được chọn
để nối tiếp nghề của cha ông.
Hệ thống những ngành nghề
này tạo thành các“làng nghề gia
truyền”nổi tiếng ở nước ta.Theo
thống kê,Việt Nam có gần 2.000
làng nghề thuộc các nhóm nghề
chính như: sơn mài, gốm sứ, vàng
bạc, thêu ren, mây tre đan, cói,
dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá...
Có thể kể ra những tên làng nghề
quen thuộc gắn liền với nhiều địa
danh như: Làng gốm sứ BátTràng
(Gia Lâm, Hà Nội), làng tranh dân
gian Đông Hồ (ThuậnThành, Bắc
Ninh), làng đá mỹ nghệ Non Nước
(Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), làng
nấu rượu Kim Sơn (Ninh Bình),
làng lụa Nội Duệ (Tiên Du, Bắc
Ninh), làng chiếu cói Lâm Xuân
(QuảngTrị…), làng nemThủ Đức
(TP.Hồ Chí Minh)…
Bên cạnh những tổ hợp làng
nghề truyền thống có quy mô
rộng và được phổ biến rộng rãi ở
mức độ làng, xã thì nước ta vẫn
còn đó những nghề không trải
qua đào tạo, nhưng được truyền
miệng và học theo kinh nghiệm về cách thức
thực hiện, tìm khách hàng, làm sao để có lợi
nhuận, tăng doanh thu…Với nhóm nghề này,
chúng ta sẽ dễ nhận ra hình thức tổ chức cực kỳ
đơn giản của nó, chỉ có thể là một gánh rau tươi
xanh và lời rao trong vắt cất lên trong những con
hẻm nhỏ vào buổi sáng tinh sương đã tạo thành
“nghề bán rau”. Hay cũng có thể với một tiếng
rao rất“đặc trưng”cùng với những công cụ là
một chiếc xe đạp, vài miếng đá mài dao, vài con
dao sắc đã tạo thành“nghề mài dao”. Một ống
bơm đặt bên vệ đường, những vỏ xe đã hỏng, bộ
đồ nghề với vài con ốc vít, cờ lê, mỏ lết, tuốc nơ
vít… cũng có thể tạo thành“nghề sửa xe”mà ta
dễ dàng bắt gặp trên hè phố Sài Gòn…
Nhịp sống hối hả với những ngành nghề đa
dạng nhằm phục vụ cuộc sống của con người.
Trong xã hộiViệt Nam hiện đang tồn tại song
song những nghề có tên gọi và không tên khiến
cho bức tranh nghề nghiệp ngày càng đa dạng
và phong phú.
Làng chài Việt Nam - Ảnh: Tư liệu từ Internet
www.hoasen.edu.vn
19Giới thiệu một số ngành nghề
mang tính sự vụ, biết giữ trật tự, nghiêm túc khi
làm việc. Ngoài ra họ cần thành thạo công việc
viết và soạn thảo văn bản, am hiểu cách phân
loại, cách sắp xếp tài liệu ngăn nắp. Có năng lực
nhận xét, phê phán, cách chấp hành và thực hiện
các thủ tục giấy tờ một cách khoa học.
Hiện tại, những trường ĐH, CĐ trên địa bàn
TPHCM chuyên sâu về đào tạo nhóm ngành nghề
này có thể kể đến như ĐH Khoa học xã hội và
nhân văn (ngànhThư viện –Thông tin, ngành Lưu
trữ học – bậc Đại học), ĐH Hoa Sen (ngành Quản
trị nhân lực – bậc Đại học, ngành Quản trị văn
phòng – bậc Cao đẳng, ngànhThư ký y khoa,Thư
ký văn phòng – bậc Kỹ thuật viên), ĐH Sài Gòn
(ngànhThư viện – thông tin – bậc Đại học)…
Nhữngnghềthuộc lĩnhvực tiếp xúcvới conngười
Ở đây, ta có thể kể đến những nhân viên bán
hàng, những thầy thuốc, thầy giáo, những người
phục vụ khách sạn, những cán bộ tổ chức…
Những người này luôn phải có thái độ ứng xử
hòa nhã, chân thành, tế nhị, tinh ý, mềm mỏng,
linh hoạt, ân cần, cởi mở… để dễ dàng tiếp cận
với đối tượng khách hàng tiềm năng.
Hệ thống nghề nghiệp thuộc lĩnh vực này rất
phong phú với nhiều trường ĐH, CĐ lớn đào tạo.
Những trường chuyên biệt về nghề thầy thuốc
PHÂN LOẠI NGHỀTHEOYÊU CẦU CỦA
NGHỀ ĐỐIVỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
Những nghề thuộc lĩnh vực
hành chính
Công việc trong nghề hành chính
mang tính chất sắp đặt, bố trí,
trình bày, phân loại, lưu trữ... các
loại hồ sơ, giấy tờ. Cán bộ nhân
viên trong những nghề này
thường phải hệ thống hóa, phân
loại, xử lý các tài liệu, công văn, sổ
sách. Lĩnh vực này đã tạo thành
các ngành nghề quen thuộc như
nhân viên văn phòng, thư ký, kế
toán, nhân viên thống kê, lưu trữ,
kiểm tra, chấm công...
Nghề hành chính đòi hỏi con
người hành nghề phải: bình tĩnh,
thận trọng, chín chắn, chu đáo.
Mọi thói quen, tác phong xấu như
tính cẩu thả, bừa bãi, thiếu ngăn
nắp, đại khái, qua loa, thờ ơ, lãnh
đạm... đều không phù hợp với
công việc hành chính.
Người làm nghề hành chính
phải có tinh thần kỷ luật trong
việc chấp hành những công việc
Kế toán: nghề thuộc lĩnh vực hành chính
Ảnh: Tư liệu từ Internet
Bác sĩ: Nghề thuộc lĩnh vực tiếp xúc con người
Ảnh: Tư liệu từ Internet
20 Giới thiệu một số ngành nghề
thì có thể tìm thấy ở trường ĐHY DượcTPHCM,
ĐHY khoa Phạm NgọcThạch, KhoaY thuộc ĐH
Quốc giaTPHCM với thời gian đào tạo từ 6 đến 7
năm dành cho bậc ĐH và 2,5 năm dành cho bậc
Trung cấp chuyên nghiệp.
Nhóm ngành liên quan đến nguồn nhân lực
phục vụ cho lĩnh vực giáo dục thì có thể tìm đến
với các trường ĐH có bề dày đào tạo lâu đời như
ĐH Sư phạmTPHCM, ĐH Sài Gòn…
Những bạn trẻ yêu thích lĩnh vực bán hàng,
khách sạn – nhà hàng thì theo học các bậcTrung
cấp, Cao đẳng, Đại học ở nhiều trường uy tín như
ĐH Kinh tếTPHCM, ĐHTôn ĐứcThắng, ĐHTài
chính – Marketing, ĐH Hoa Sen, ĐH Kỹ thuật –
Công nghệTPHCM, ĐHVăn Lang…
Những nghề thợ (công nhân)
Tính chất nội dung lao động của nghề thợ rất
đa dạng, có những người thợ làm việc trong
các ngành công nghiệp (thợ dệt, thợ tiện, thợ
phay, thợ nguội, thợ chỉnh công cụ…), trong
các ngành tiểu thủ công nghiệp (thợ thêu, thợ
làm mây tre đan, sơn mài…), trong lĩnh vực dịch
vụ (cắt tóc, sửa chữa đồ dùng gia đình…) và rất
nhiều loại thợ khác như lái tàu hỏa, ô tô, xe điện,
in ấn, xây dựng, khai thác tài nguyên…
Nghề thợ đại diện cho nền sản xuất công nghiệp
do đó tác phong công nghiệp, tư duy kỹ thuật,
sự khéo tay… là những yếu tố tâm lý cơ bản
không thể thiếu được ở người thợ.
Đào tạo thợ với mục đích đem đến cho xã hội
những người lao động lành nghề, thành thạo
các kỹ năng nghề nghiệp, đi theo thiên hướng
thực hành nhiều hơn lý thuyết. Nghề thợ có thể
dễ dàng tìm thấy trong danh mục đào tạo của
các trườngTrung cấp nghề hay trường Cao đẳng
nghề như Cao đẳng nghềTP.HCM, Cao đẳng
nghề Hàng hảiTp.HCM, Cao đẳng nghề Công
nghệ thông tin, Cao đẳng nghề
Du lịch Sài Gòn, Cao đẳng nghề
NguyễnTrườngTộ…
Những nghề trong lĩnh vực
kỹ thuật
Nghề kỹ thuật rất gần với nghề
thợ, đó là nghề của các kỹ sư
thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất.
Nghề kỹ thuật đòi hỏi người lao
động lòng say mê với công việc
thiết kế và vận hành kỹ thuật,
nắm chắc những tri thức khoa
học hiện đại, có khả năng tiếp cận
với công nghệ mới. Người làm
nghề kỹ thuật ngoài việc phải có
nhiệt tình và óc sáng tạo trong
công việc thì còn phải có năng lực
tổ chức và quản lý công việc.
Kiến trúc sư: Nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật
Ảnh: Tư liệu từ Internet
Thợ xây - Ảnh: Tư liệu từ Internet
www.hoasen.edu.vn
Những ngành nghề kỹ thuật hiện nay đang
được đào tạo phần lớn ở các trường ĐH lớn tại
địa bànTPHCM như ĐH Bách Khoa, ĐH Sư phạm
kỹ thuật, ĐHTôn ĐứcThắng, ĐH Kỹ thuật – Công
nghệ…
Nhữngnghềtronglĩnhvựcvănhọcvànghệthuật
Văn học, nghệ thuật là một lĩnh vực hoạt động
đa dạng mà tính sáng tạo là một đặc trưng nổi
bật.Tính không lặp lại, tính độc đáo và riêng biệt
trở thành yếu tố tiên quyết trong mỗi sản phẩm
thơ văn, âm nhạc, phim ảnh, biểu diễn nghệ
thuật…Trong hoạt động văn học và nghệ thuật,
ta thấy có rất nhiều gương mặt nhà văn, nhà thơ,
nhà soạn nhạc, nhà viết kịch, nhà ảo thuật, các
diễn viên điện ảnh, xiếc, ca nhạc, nhà nhiếp ảnh,
nhà đạo diễn phim, người trang trí sân khấu và
trang trí cửa hàng…Yêu cầu chung của nghề
nghiệp đối với họ là phải có cảm hứng sáng tác,
sự tinh tế và nhạy bén trong cảm thụ cuộc sống,
lối sống có cá tính, gắn bó với cuộc sống lao
động của quần chúng. Ngoài ra, người làm công
tác văn học, nghệ thuật phải có năng lực diễn
đạt tư tưởng và tình cảm, năng lực tác động đến
người khác bằng ngôn ngữ cũng như khả năng
giao tiếp tinh tế.
Nhữngtrườngđàotạochuyênsâuvềlĩnhvựcvăn
họcnghệthuậtcóthểkểlàĐHMỹthuật,ĐHKiến
trúc,ĐHSânkhấuđiệnảnhTPHCM,ĐHKhoahọc
xãhộivànhânvăn,ĐHVănhóaTPHCM,
ĐHSưphạmTPHCM…
Những nghề thuộc lĩnh vực nghiên
cứu khoa học
Đó là những nghề tìm tòi, phát
hiện những quy luật trong đời
sống xã hội, trong thế giới tự
nhiên cũng như trong tư duy
con người. Người làm công tác
nghiên cứu khoa học phải say
mê tìm kiếm chân lý, luôn luôn
học hỏi, tôn trọng sự thật, thái
độ thật khách quan trước đối
tượng nghiên cứu, người nghiên
cứu khoa học phải rèn luyện tư
duy logic, tích lũy tri thức, độc
lập sáng tạo… Ngoài ra, họ còn
phải là con người thực sự khiêm
tốn, trung thực, bảo vệ chân lý
đến cùng.
Ở nước ta, bất cứ trường ĐH nào
cũng đều đẩy mạnh công tác
nghiên cứu khoa học trong hoạt
động học thuật của sinh viên,
giảng dạy của giảng viên và xem
đây là một trong những tiêu chí
quan trọng trong việc đẩy mạnh
vai trò của việc dạy và học.
Họa sĩ: Nghề thuộc lĩnh vực văn học và nghệ thuật
Ảnh: Tư liệu từ Internet
NhàKhoahọc
Ảnh:TưliệutừInternet
Những nghề có điều kiện lao động đặc biệt
Thuộc lĩnh vực lao động này, ta thấy có những
công việc như lái máy bay thí nghiệm, du hành
vũ trụ, khai thác tài nguyên dưới đáy biển, thám
hiểm… Những người làm nghề này phải có lòng
quả cảm, ý chí kiên định, say mê với tính chất
mạo hiểm của công việc, không ngại khó khăn,
gian khổ, không ngại hi sinh, thích ứng với cuộc
sống không ổn định.
Nhóm ngành nghề
này tạiViệt Nam hiện
tại chưa được đào tạo
chuyên sâu vì
những
hạn chế
về điều kiện
cơ sở vật chất
cũng như về khoa học
công nghệ.
Những nghề tiếp xúc với
thiên nhiên
Đó là những nghề chăn nuôi gia
súc, gia cầm, thuần dưỡng súc
vật, nghề trồng trọt, khai thác
gỗ, trồng rừng, trồng hoa và cây
cảnh… Muốn làm những nghề
này, con người phải yêu thích
thiên nhiên, say mê với thế giới
thực vật và động vật. Mặt khác, họ
phải cần cù, chịu đựng khó khăn,
thích nghi với hoạt động ngoài
trời, thận trọng và tỉ mỉ.
Nhóm ngành nghề này được
đào tạo chuyên sâu tại các
trường ĐH lớn như ĐH Nông
Lâm TPHCM, ĐH Tài nguyên và
Môi trường TPHCM.
Ngườinôngdân
Ảnh:TưliệutừInternet
Thay lời kết: Hệ thống ngành nghề tại nước ta rất đa dạng với nhiều loại hình đào tạo hấp dẫn,
do đó, thế giới nghề nghiệp sẽ luôn rộng cửa chào đón sự lựa chọn của các bạn trẻ. Chọn một
nghề phù hợp trước tiên nên bắt đầu từ thực lực của bản thân, từ sự yêu thích cũng như những
nỗ lực, và chắc chắc thành quả ngọt ngào sẽ đến với những ai có được niềm đam mê, nhiệt
huyết từ chính sự lựa chọn của mình.
www.hoasen.edu.vn
23Giới thiệu một số ngành nghề
Theo bài tham luận hội thảo“Thị trường lao động ngành
nghề Quản trị nhân sự”tổ chức tại ĐH Hoa Sen ngày
12.01.2013 của diễn giả Trần Anh Tuấn - Phó giám đốc Trung
tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao
động TP.HCM thì đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế
đang là nhu cầu cấp bách. Tuy tỷ lệ lao động đã qua đào tạo
và đang làm việc trên địa bàn TP.HCM là 59% lao động, cao
so với cả nước, nhưng lại rất thấp (đặc biệt nhu cầu về số
lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao) so với
yêu cầu chung của sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa
của thành phố trong giai đoạn 2012 - 2015 và giai đoạn tiếp
theo đến năm 2020.
TỔNG QUAN
THỊTRƯỜNG
LAO ĐỘNG
T R Ê N Đ Ị A B À N T P. H C M
Trần Anh Tuấn
Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và
Thông tin thị trường lao động TP.HCM
ÔngTrầnAnhTuấn
Ảnh:Nhânvậtcungcấp
24 Giới thiệu một số ngành nghề
Theo quy hoạch phát triển nhân lực TP.HCM giai đoạn
2011 - 2020, thành phố Hồ Chí Minh ưu tiên phát triển
nhânlựcchonhữngngànhcóhàmlượngcôngnghệcao,
giátrịgiatăngcao,đảmbảonhucầulaođộngchấtlượng
cao cho 9 ngành dịch vụ, 4 ngành công nghiệp chủ lực
(cơ khí chế tạo chính xác và tự động hóa, điện tử và công
nghệthôngtin,chếbiếnthựcphẩmtheohướngtinhchế,
hóa chất - hóa dược và mỹ phẩm). Những nhóm ngành
nghề có nhu cầu lao động nhiều, chiếm tỷ lệ trên 80%
tổng nhu cầu nhân lực tại thành phố như quản lý kinh
tế - kinh doanh - quản lý chất lượng; du lịch - nhà hàng
- khách sạn, Marketing - nhân viên kinh doanh; tài chính
- ngân hàng (nhân lực chuyên môn cao, ở cấp độ quản
lý) - kế toán - kiểm toán; tư vấn - bảo hiểm; pháp lý - luật;
nghiên cứu - khoa học; quản lý nhân sự - tổ chức…
Ngoài ra, theo khảo sát của Trung tâm dự báo nguồn
nhân lựcTPHCM thì thị trường lao động thành phố tiếp
tụccósựchênhlệnhcung–cầu,mộtsốngànhnghềbiểu
hiện tương đối rõ nét sự chênh lệch cung – cầu như:
•	 Tài chính – Ngân hàng: là ngành nghề có số lượng
người tìm việc làm luôn luôn vượt so với nhu cầu
tuyển dụng của các doanh nghiệp trong những năm
trở lại đây. Năm 2012, nhiều ngân hàng thực hiện tái
cơ cấu bộ máy nhân sự, hàng loạt thay đổi nhân sự
không chỉ ở vị trí cao cấp mà còn ở các cấp trung và
thấp, nhiều ngân hàng cắt giảm nhân sự, tuy nhiên
đa số các ngân hàng vẫn tiếp tục việc tuyển dụng
mới nhân sự, nhân sựTài chính – Ngân hàng có kinh
nghiệm và chuyên môn giỏi là yêu cầu cần thiết của
nhiều doanh nghiệp về nhu cầu tuyển dụng năm
2012 và các năm tới để đáp ứng được việc tái cơ cấu
bộ máy nhân sự của hệ thống ngân hàng.
•	 Kế toán – Kiểm toán: Ngành nghề có nhiều biến
động về nhân sự, đặc biệt là nhân sự có chuyên môn
giỏi, tuy là nhóm ngành nghề liên tục được tuyển
dụng và có nhu cầu, nhưng nhân lực tìm việc trong
nhóm ngành nghề này luôn cao hơn so với nhu cầu
tuyển dụng ở tất cả các trình độ.
•	 Cơ khí: Tuy nhu cầu tuyển dụng
năm 2012 giảm so năm 2011, nhưng
nguồn cung nhân lực chỉ đáp ứng
50% nhu cầu tuyển dụng, đặc biệt
ở trình độ từ trung cấp đến Đại học.
Các doanh nghiệp luôn không tuyển
đủ người, cho dù đã đặt hàng đào
tạo và không yêu cầu quá cao về tay
nghề, trình độ… Năm 2012, chỉ tiêu
tuyển sinh của các trường đào tạo
chỉ khoảng 9.000 sinh viên, học sinh
nhưng chỉ tuyển đạt dưới 50%.
•	 Xây dựng – Kiến trúc: Cùng với sự
khó khăn của nền kinh tế, thị trường
bất động sản cũng không mấy sáng
sủa, hàng loạt doanh nghiệp trong
ngành kiến trúc - xây dựng tạm
ngưng hoặc ngưng hoạt động, đặc
biệt những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Vì vậy, trong năm 2012 nhu cầu tuyển
dụng giảm gần 50% so năm 2011, tỷ
lệ người lao động trong ngành kiến
trúc - xây dựng thất nghiệp cũng khá
cao.Sốchỗlàmviệctrốngchỉđápứng
được 50% nhu cầu tìm việc làm ở các
trình độTrung cấp, Cao đẳng, Đại học.
•	 Côngnghệthôngtin:Nhucầutuyển
dụng trong năm 2012 tăng 66,22% so
với năm 2011, đặc biệt nhu cầu tuyển
dụng trình độ Trung cấp, Cao đẳng,
Đại học chuyên ngành như lập trình
viên,kỹsưhệthốngmạng,kỹsưphần
cứng,tester,nhânviênpháttriểnphần
mềm, thiết kế lập trình web, lập trình
mobile… nhưngnguồncungnhânlực
chỉđápứng70%nhucầutuyểndụngvà
nguồncungđasốlàsinhviêntốtnghiệp
Đại học, Cao đẳng còn hạn chế về kỹ
năng, chưa phù hợp yêu cầu chuyên
ngànhkểcảkiếnthứcngoạingữ.
www.hoasen.edu.vn
25Giới thiệu một số ngành nghề
•	 Marketing – Nhân viên kinh doanh, Bán hàng,
Dịch vụ - Phục vụ: Năm 2012 nhu cầu tuyển dụng
chiếm 44,70% tổng nhu cầu tuyển dụng, trong đó
nhu cầu lao động thời vụ chiếm khoảng 30%. Đặc
biệt ngành nghề Bán hàng, Dịch vụ - Phục vụ có xu
hướng tăng nhu cầu nhân lực vào thời điểm cuối
năm. Xu hướng tuyển dụng trong nhóm ngành này
ngày càng chú trọng về chất lượng và trình độ.
•	 Đối với các nhóm ngành nghề khác, thì nhu cầu
tuyển về công nhân kỹ thuật lành nghề, nhân lực có
trình độ cao, nhân lực quản lý cũng luôn là yêu cầu
cấp thiết của các doanh nghiệp.
12nhómngànhnghềcónhucầunhânlựcnhiềunhất
trong năm 2013 tạiTP HCM như sau:
1.	 Marketing – kinh doanh – bán hàng (27,08%)
2.	 Du lịch – nhà hàng – khách sạn – dịch vụ - phục vụ
(19,92%)
3.	 Công nghệ thông tin – điện tử - viễn thông (7,79%)
4.	 Quản lý - hành chính-nhân sự – giáo dục – đào tạo
(7,54%)
5.	 Dệt – may – giày da (7,16%)
6.	 Tài chính - kế toán – kiểm toán - đầu tư - bất động
sản - chứng khoán (6,50%)
7.	 Tư vấn - bảo hiểm (3,74%)
8.	 Cơ khí – luyện kim – công nghệ ô tô (2,77%)
9.	 Hóa – y tế, chăm sóc sức khỏe (2,67%)
10.	Xây dựng – kiến trúc – giao thông vận tải (2,51%)
11.	Điện – điện công nghiệp – điện lạnh (2,00%)
12.	Kho bãi - vật tư - xuất nhập khẩu (1,54%)
Ngày hội việc làm dành cho sinh viên
AIESEC Career Fair 2012
Ảnh: Tư liệu từ Internet
26 Giới thiệu một số ngành nghề
www.hoasen.edu.vn
27Giới thiệu một số ngành nghề
KHỞI NGHIỆP BẰNG
NHỮNG
LỐI ĐI
RIÊNG
Nối nghiệp gia đình: Học may áo dài từ mẹ
Nghề gia truyền từ lâu đã trở thành một đề tài quen
thuộc của giới nghiên cứu ngành nghề bởi nhiều đặc
điểmthúvịnhư:cósựtiếpnốigiữanhiềuthếhệgiađình,
tạođượcnhiềutiếngtămbởinghềcó tínhổnđịnh,được
truyền miệng, chỉ dạy tận tình nên dễ dàng tạo được
niềm tin cho khách hàng. Do vậy, rất nhiều nghề truyền
thống đã trở thành“thương hiệu gia đình”và được gìn
giữ thế hệ này sang thế hệ khác. Trò chuyện với anh Võ
NgọcTuấn, chủ tiệm may áo dài Ngọc Châu (trên đường
NguyễnThiệnThuật, Q.3), người viết càng hiểu rõ hơn về
sứcmạnhcủatìnhyêunghềgiatruyền:“Mẹtôivốnlàthợ
Kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2013 đang
gần kề, có lẽ mỗi bạn trẻ đều đã có sự lựa chọn
riêng cho mình. Tuy nhiên, Đại học không phải là
cánh cửa duy nhất để đi đến thành công. Cuộc
sống sẽ còn vô vàn điều thú vị khác và chắc chắn
sẽ có một cánh cửa dành riêng cho bạn, một cái
đích mà bạn phải hướng đến. Dù nối nghiệp gia
đình, tự kinh doanh, thi Đại học, học Trung cấp
chuyên nghiệp, học nghề… Hãy mạnh dạn bước
qua những thử thách phía trước bằng chính
niềm tin, ý chí và nghị lực.
Anh Võ Ngọc Tuấn
Chủ tiệm may áo dài Ngọc Châu
Ảnh: Bích Thủy
B ì n h M i n h
28 Giới thiệu một số ngành nghề
mayáodài.Cácanh,chịcủatôi,tôivàngaycảvợtôilần
lượtcũngnốinghiệpmẹmayáodài”
May áo dài là nghề truyền thống của cả gia đình anh
Tuấn.TiệmmayNgọcChâunàydomẹanhtạodựngnăm
1967.Từ nhỏ, anhTuấn và các anh chị em khác trong gia
đình đã được mẹ truyền nghề. Hiện nay anhTuấn và anh
trai của anh, anh Võ Ngọc Châu đang là chủ tiệm, kiêm
thợ may chính của hai tiệm áo dài lớn.Từ năm 1990 đến
nay, anh Tuấn tiếp quản tiệm may Ngọc Châu của mẹ,
cònanhtraianhthìcómộttiệmmaykếbên.VợanhTuấn,
chịHồThịKimPhượngcũngtrởthànhmộtthợmaykhéo
léo nhờ“học nghề”từ mẹ chồng và chồng.
TiệmmayNgọcChâutrởthànhmộtthươnghiệugiađình
được nhiều khách hàng ưu chuộng vì đa dạng dịch vụ
như: may áo dài cho giáo viên, học sinh, áo dài cưới với
giá cả phải chăng. Ngoài ra, tiệm còn đạt được những
chuẩn mực hết sức khắt khe của nghề may áo dài như:
lựa chọn kiểu may, màu sắc, chất liệu vải, họa tiết trang
trí... May áo dài khó nhất có lẽ là may những đường luôn
(đường tà), nghĩa là phải khâu đường tà sao cho mũi kim
chỉ tròn nhỏ xíu như trứng con nhện, thậm chí dùng mũi
chỉ trắng khâu đường tà cho áo màu đen cũng không
được nhìn thấy...Tuy nhiên có đường tà đẹp vẫn chưa đủ
mà việc đo và cắt sao cho“ngang canh thẳng sợi”cũng
là một trong những bí quyết góp phần làm cho những
chiếcáodàimềmmạihơn,thathướtvàthựcsựquyếnrũ
hơn.ChịPhượngchiasẻ:“Nghềmayvàthêuthùa,thựcra
đòihỏi sựkhéoléo,nóhợpvớiphụnữhơn.Tuynhiên,so
vớianh TuấnvàanhChâuthìtôithuaxa.Haianhcắtáo
dàigiỏilắm,maynhanhvàđẹpnữa.”
Đối với hai vợ chồng ông chủ tiệm áo dài
Ngọc Châu, họ luôn yêu quý và giữ gìn
nghề may áo dài như một“của để dành”
quý giá mà gia đình đã truyền lại, bởi
lẽ: “Hình ảnh người phụ nữ trong trang
phục áo dài với các sắc màu trang nhã
đã trở thành biểu tượng duyên dáng
của phụ nữ Việt Nam. Chúng tôi luôn
tự hào với cái nghề máy áo dài của gia
đìnhmìnhvìcóthểgiúpphụnữđẹphơn,
duyên dáng hơn”.
Tạo một hướng đi riêng: Làm bánh
tráng trộn có“thương hiệu”
Chỉ tốt nghiệp lớp 6, nhưng anh Tô Tiến
Thành hiện là chủ nhân của gánh bánh
tráng trộn có thu nhập khá cao trên góc
đường Hòa Hảo giao với Sư Vạn Hạnh
(gần Trần Nhân Tông, đối diện chung
cư Ngô Gia Tự lô R). Từ khâu chọn, mua
nguyênvậtliệuvàchếbiếnđềudoanhtự
làm lấy và tạo ra những“nét riêng”mà có
thể các gánh bánh tráng trộn khác ở Sài
Gòn này không có.Vì vậy, khách hàng đã
ăn một lần luôn quay trở lại, có khi khách
phải gọi điện thoại đặt trước 15-30 phút.
Mỗi ngày, anhThành chỉ bán khoảng 5-6
tiếng, anh tâm sự:“Mỗingàytôibánđược
200 - 300 bọc bánh tráng, số tiến kiếm
được từ gánh bánh tráng trộn trung bình
một ngày khoảng 1 - 2 triệu đồng và với
tôiđólàmộtnghềcóthểkiếmsốngđược”
Bánh tráng trộn vốn là món ăn bình dân
được bán trên khắp các vỉa hè ở Sài Gòn
hơn 10 năm trở lại đây và gần như trở
thành món ăn vặt không thể thiếu của
cácbạnhọcsinh,sinhviênvàkểcảnhững
người làm việc văn phòng… Trung bình
một túi bánh tráng trộn của các gánh
Chị Hồ Thị Kim Phượng - Ảnh: Bích Thủy
www.hoasen.edu.vn
29Giới thiệu một số ngành nghề
bánhtráng khác có giá từ5.000 - 10.000đ,
trong khi giá bánh của anh Thành là
20.000đ/túi bánh. Anh Thành chia sẻ:
“Nếu so với mặt bằng chung ở TPHCM
thìgiámỗitúibánhtrángtôilàmbángiá
cao gấp đôi. Ban đầu ai đến mua nghe
giá bánh cũng than bánh tráng đắt quá
nhưngkhiănrồimớibiếttiềnnàocủanấy
và quay trở lại, thậm chí giới thiệu thêm
bạnbèkhác”
Nóivềconđườngnghềnghiệpcủamình,
anh Thành tâm sự: “Quê tôi ở Bến Tre, từ
nhỏkhônghọchànhgìnhiều.Tốtnghiệp
lớp 6 xong, tôi rời quê lên Sài Gòn và làm
đủnghềđểkiếmsống:phụquáncơm,phụ
hồ… Chuyển qua bán bánh tráng trộn là
mộtýtưởngtìnhcờvìtôithấycôcháugái
nhỏ hằng ngày ăn bánh tráng thay cơm;
thấy lạ, tôi thử tìm hiểu món này có gì
ngon và hấp dẫn mà cháu mình mê đến
vậy và tôi nảy ra ý định sao mình không
thử làm bán xem sao”. Chia sẻ bí quyết
tạo “thương hiệu” riêng cho gánh bánh
tráng trộn và giữ chân khách hàng trong
nhiều năm qua, anhThành cho biết: “Nếu
chỉnhìntúibánhtrángtrộnởchỗkhácvà
bánh tráng tôi trộn mà chưa ăn qua, mọi người sẽ thấy
túinàocũngnhưtúinào.Tuynhiên,kháchănrồimớibiết
bánhcủatôikhácbiệtlắm,từchấtlượngbánhtrángđến
khô bò, xoài băm, hành phi, nước tắc, khô nai, khô mực,
đậu phộng… vì tôi chọn lựa nguyên liệu rất kỹ và tự chế
biến theo cách riêng của mình qua quá trình quan sát,
tổng hợp từ các gánh bánh tráng khác. Ví dụ, khô bò, tôi
không mua lẻ từng bọc nhỏ mà mua cả cây về, sau đó,
tước ra từng sợi nhỏ rồi chế biến, nêm nếm lại cho vừa
ăn, xoài mua trái to và chế ra máy bào xoài để làm cho
thật nhanh... Ra làm ăn buôn bán, tôi hiểu “khách hàng
luôn là thượng đế” nên tôi luôn quan sát, tìm hiểu và để
ý khách thích món gì, khẩu vị ra sao… để làm bánh cho
hợpýkhách”
Tính đến nay, anhThành đã trở thành“ông chủ nhỏ”của
gánhbánhtrángtrộnnàyhơn10năm.Từmộtgánhbánh
tráng trộn nhỏ, không ai biết đến, giờ đây khi nhắc đến
bánh tráng trộn Sài Gòn, hầu như ai cũng nhớ đến“gánh
bánh tráng trộn bộn tiền”, “bánh tráng trộn bạc triệu”
hoặc có người còn ví von “bánh tráng chảnh” của anh
chàngmiềnTâyhiềnlành,chấtphácnày.Kháchđếnmua
bán tráng không chỉ vì bánh ngon mà còn ấn tượng bởi
ông chủ nhỏ này: Đôi tay trộn bánh tráng thoăn thoắt,
luôn đeo tai nghe để nhận điện thoại khách đặt hàng và
luôn nhỏ nhẹ hướng dẫn đường đi cho khách tìm đến
gánh bánh của mình…
Anh Tô Tiến Thành - Ảnh: Bích Thủy
30 Giới thiệu một số ngành nghề
Sài Gòn những ngày tháng 3 bắt đầu
xuất hiện những cơn mưa đầu mùa,
tưởng chừng sẽ làm dịu mát cái oi bức
của thành phố vốn ồn ào tấp nập này.
Khó khăn lắm tôi mới tìm đến được
ngôi nhà của người bạn cũ ở trong
hẻm nhỏ của chợ Huỳnh Văn Chính
quận Tân Phú. Tại đây, tôi đã có dịp gặp
gỡ và tìm hiểu thêm về con đường
chọn nghề của cô bé người An Giang
với nét dịu dàng nữ tính đậm chất
Nguyễn Thị Nho - Ảnh: Trương Văn Tân
miền Tây: Nguyễn Thị Nho,
19 tuổi. Em đã có khoảng
thời gian gần hai năm sống
ở Sài Gòn theo học và làm
nghề may, cuộc trò chuyện
đã cho tôi nhiều xúc cảm để
viết về niềm yêu thích công
việc thiết kế, may vá của em.
Chọn nghề:
NÊN BẮT ĐẦU
từ sự yêu thíchTr ư ơ n g Vă n Tâ n
www.hoasen.edu.vn
31Giới thiệu một số ngành nghề
Nghề chọn người
Tốt nghiệp THCS, con đường học vấn
không phải là lựa chọn của Nho vì khi
tiếp tục theo đuổi sự học thì gánh nặng
đè lên vai ba má và cả những đứa em
nhỏ cần tới trường. Trong khi bạn bè
cùng trang lứa phân vân lựa chọn thi
vào trường cấp 3 nào, học ở huyện hay
lên thị xã thì Nho cũng đắn đo giữa
những nghề nghiệp phải chọn cho
bước đường tương lai sắp tới.
Nghỉ học, ở nhà phụ má chăm lo ruộng
đồng một thời gian, Nho mới xin đi phụ
bán hàng tạp hóa cho người bà con.
Vốn tính cách hiền lành lại có phần
rụt rè nên công việc buôn bán và ngày
ngày tiếp xúc với nhiều người không
thích hợp với em chút nào. Biết tính con
gái thích vẽ vời, thêu thùa may vá, ba
má mới hỏi chuyện và tìm cách xin cho
Nho đi theo nghề may.Vì dù sao có một
nghề trong tay thì cuộc sống sẽ tốt hơn
so với việc bươn chải bằng nghề buôn
bán. Vả lại nghề may lại phù hợp với
bản tính và cả sở thích của Nho.
Quyết định lên Sài Gòn theo học nghề
may là cả một quyết định lớn trong
cuộc đời cô bé mới 17 tuổi chập chững
vào đời. “Em còn nhớ mẹ giấu nước mắt
sau vạt áo khi tiễn em ra xe nghẹn ngào
không nói lên lời…” - Nguyễn Thị Nho
rụt rè kể trong nỗi nhớ gia đình da diết.
Thành công là khi được sẻ chia vất vả
với ba má
Thời gian đầu lên Sài Gòn theo học
nghề may, nỗi nhớ gia đình dường như
làm cho cô bé càng trở nên rụt rè hơn.
Tuy nhiên khi được tiếp xúc với công việc yêu thích thì
niềm đam mê với đường kim mũi chỉ đã giúp em vơi đi
phần nào nỗi nhớ ấy. Em kể về niềm hạnh phúc khi lần
đầu tiên em tự cắt và may mẫu áo dành cho trẻ trên 6
tuổi được ông chủ và đầu mối áo quần ở chợ Tân Bình
khen là mẫu may đẹp mắt, ưa nhìn. Tuy nhiên, nghề
nào cũng có những vất vả của riêng nó.Với nghề may,
công việc chủ yếu ở trong nhà, có khi ngồi suốt một
chỗ từ sáng tới tối dễ khiến người ta đau lưng nhức
mỏi và dễ bị chóng mặt. Yêu lấy cái nghề mang lấy
cái nghiệp vào thân, em tự động viên sẽ luôn cố gắng
vượt qua tất cả vì chỉ khi có nghề nghiệp ổn định thì
cuộc sống của em mới tốt hơn, mới đỡ đần được cho
ba má và sau này mới có được cuộc sống gia đình ổn
định.
Hai năm gắn bó giờ thì tay nghề em đã vững vàng.
Không chỉ thành thạo trong từng đường cắt, mũi kim
mà em còn là thợ may chính cho cái xưởng may đồ trẻ
em của người anh bà con xa. Bây giờ thì em cắt may
được cả áo quần người lớn.Thu nhập vì thế cũng tăng
lên, niềm vui của em bây giờ là mỗi tháng tích góp
được 1 triệu đồng gửi về phụ ba má lo cho hai đứa
nhỏ ở nhà ăn học. Với Nho, thành công và hạnh phúc
trong cuộc sống không phải là những điều gì lớn lao
mà thành công chính là khi em có được một nghề
nghiệp ổn định, lo được cho cuộc sống và sẻ chia bớt
khó khăn cùng ba má. Cuộc sống người làm nghề may
như em dù còn nhiều vất vả, khó khăn nhưng giữa lúc
mọi thứ của đời sống kinh tế nói chung khó khăn như
thế này thì được làm việc và làm đúng việc yêu thích
thì đó là niềm hạnh phúc rất đỗi bình dị và lớn lao!
Nhịp sống Sài Gòn vẫn tấp nập hối hả. Bên bàn may
vẫn lặng lẽ, nhịp nhàng từng mũi kim, Nho đã lựa
chọn cho mình con đường mà ở đó em gửi vào tình
yêu nghề thiết tha. Đơn giản vì nó nuôi sống em mỗi
ngàyvàcócơhộidànhdụmgửivềquê chiasẻcùngba
má lo cho các em ở nhà ăn học. Ước mơ sống với nghề
của em cũng giản dị lắm: “Dành dụm đủ, em sẽ về quê
mở tiệm may ở nhà. Lúc đó tha hồ thiết kế thời trang,
tha hồ may theo những gì em muốn.”
32 Giới thiệu một số ngành nghề
Lựa chọn học ngành Thư ký văn phòng tại trường Đại
học Hoa Sen đối với tôi chỉ là một cơ duyên. Sau khi
tốt nghiệp Đại học ngành Ngữ văn Anh tại trường
Đại học Mở, vốn kiến thức ngoại ngữ tích lũy được
cũng giúp tôi tìm được một việc làm phù hợp – Thư
ký Kinh Doanh – phụ trách các hợp đồng thương mại
Anh – Việt và các cuộc thương thảo kinh doanh có sử
dụng tiếng Anh. Công việc cũng giúp tôi học hỏi được
nhiều trong các công tác hỗ trợ đội nhóm Giám đốc
kinh doanh. Tuy nhiên suốt quá trình làm việc, tôi đã
luôn suy nghĩ và trăn trở để hoàn thiện công việc của
mình hơn nữa.Vì thế, tôi quyết định học
ngành Thư ký văn phòng hệ Kỹ thuật
viên tại trường Đại học Hoa Sen. Sự lựa
chọn đó không là lựa chọn đầu tiên,
nhưng đó là sự lựa chọn có giá trị nhất
trong các chọn lựa mà tôi đã tìm kiếm.
Vận dụng kiến thức đã học trong thời
gian làm việc tại công ty, sau này là làm
việc tại trường Đại học Hoa Sen, tôi có
Lê Thị Vân Anh (bìa trái) - Phòng HTSV - Ảnh: Nhân vật cung cấp
Lê Thị Vân Anh (P. HTSV - ĐH Hoa Sen)
“HÃY LUÔN
HẾT LÒNG
VỚI NHỮNG GÌ MÌNH ĐÃ CHỌN”
www.hoasen.edu.vn
33Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?
thể khẳng định: ngành Thư ký văn phòng và Quản trị hành chính tại trường Đại học Hoa Sen là
một trong những chương trình đào tạo có chất lượng thật và thật sự giúp ích cho người học. Tôi
cảm thấy mình may mắn khi được các thầy cô có nhiều kinh nghiệm hướng dẫn và giải đáp các
thắc mắc từ thực tế công việc mà chúng tôi khó tìm thấy trong sách vở. Niềm tin càng vững chắc
hơn khi được biết, để xây dựng chương trình Hành chính - Quản trị văn phòng tại trường Đại học
Hoa Sen, TS. Bùi Trân Phượng - hiện là Hiệu trưởng nhà trường, đã đích thân nghiên cứu và soạn
thảo sau khi bản thân đã thực hiện công việc của một người thư ký tại Pháp. Tôi thật sự không
biết nói gì hơn, và ước gì tất cả các giảng viên đại học đều có được sự dấn thân đó đối với môn
học mà mình tham gia giảng dạy.
Như một duyên may, tôi được trở lại trường làm việc. Mặc dù không chỉ đơn thuần làm công việc của
một thư ký, nhưng kiến thức đã học giúp tôi trở thành - nói một cách chính xác- một người quản lý
văn phòng (Office Manager).Vì từ những ngày học tại trường, tôi đã hình thành được một kiến thức
nền về hành chánh, tư duy logic, và phương pháp học tập chủ động.
Việc làm thư ký văn phòng – người quản lý văn phòng tại thời điểm đó đối với tôi thật sự là một
thử thách, nhất là vào thời điểm Phòng Hợp tác quốc tế của trường vừa bước vào giai đoạn hoàn
thiện. Tôi phải biết lịch của người Trưởng phòng, hướng dẫn nhân viên mới, phụ trách các sự kiện
của Phòng, hỗ trợ các sự kiện của trường. sắp xếp các công tác ngoại giao, quản lý văn phòng
phẩm thiết bị của phòng... Người mà tôi phải phục vụ lúc này không chỉ là một người sếp trực tiếp,
mà là tất cả đối tượng liên quan đến công việc của mình như: giảng viên, sinh viên, khách tham
quan, doanh nghiệp...Đôi khi tôi bối rối đến mức muốn bỏ cuộc vì sự khác biệt quá lớn trong yêu
cầu của từng đối tượng.
Tuy nhiên, sau tất cả những điều ấy, những áp lực, những thử thách, tôi lại tìm thấy niềm vui vì
cảm nhận được mình đang làm việc trong một tổ chức năng động, tôi đã học và được chỉ dẫn và
được hỗ trợ rất nhiều. Tôi thật sự trưởng thành hơn trong bề bộn những khó khăn và thuận lợi ấy.
Và mỗi lúc lắng lòng sau mỗi công việc vừa hoàn tất, tôi cảm thấy mình không có gì để hối tiếc.
Tôi chỉ muốn chia sẻ với các bạn một điều – điều mà cô Bùi Trân Thúy – giảng viên môn Truyền
thông và cũng là người sếp tận tâm, trìu mến của tôi đã nhắn nhủ chúng tôi:“Hãy luôn hết lòng
với những gì mình đã chọn”.
34 Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?
Chọn nghề Quản trị mạng, tôi có chủ đích rõ ràng
từ ban đầu, mặc dù xuất phát điểm có đôi chút lệch
hướng.Tôi theo học ngành Công nghệ thông tin trước
khi quyết định vào học ngành Mạng máy tính tại
trường Đại học Hoa Sen. Có lẽ, giữa tôi và nghề nghiệp
này có một “duyên may” nào đó và nghề đã chọn tôi
sau thời gian được đào tạo tại giảng đường Đại học.
Sau quá trình học, tiếp thu kiến thức và trải qua hai kỳ
thực tập, tôi đủ tự tin để bước vào nghề làm IT Quản
trị Hệ thống mạng, đồng thời tôi nhận ra rằng, lựa
chọn một nghề nào đó mà mình yêu thích đồng nghĩa
với việc mình phải đủ nhẫn nại để vượt qua những áp
lực và thử thách của nghề, nhất là khi nơi làm việc của
tôi hiện tại là một ngân hàng quốc tế tại Việt Nam.
Nói về nghề Mạng máy tính trong môi trường ngân
hàng, tôi cho rằng trong thời đại thông tin và số hóa
ngày nay, tất cả mọi vấn đề về dữ liệu, giao dịch,
truyền tải đều phụ thuộc vào Hệ thống mạng – một
hệ thống bao gồm rất nhiều thiết bị, đường truyền,
máy tính… Vì thế, nếu đột nhiên hệ thống này ngưng
hoạt động, thì cả ngân hàng cũng buộc phải ngừng
hoạt động để chờ IT khắc phục sự cố. Đây là một trong
những vấn đề nan giải cho người quản trị. Nếu bạn
không vững vàng, sẽ rất dễ lạc vào một mớ dữ liệu
hỗn độn cùng thiết bị và không tìm ra được giải pháp.
Tuy nhiên, đó chỉ là những rủi ro không
thể không xảy ra. Song song đó, bạn sẽ
có cảm giác rất tuyệt vời khi xây dựng
đươc những nền tảng vững chắc cho
hệ thống mà mình quản lý, điều khiển
được mọi sự cố, kiểm soát được mọi rủi
ro có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Và tôi
luôn đi tìm cảm giác đó, bằng cách, tôi
buộc mình luôn không ngừng học hỏi,
cập nhật thông tin và các kiến thức mới.
Luôn làm mới mình và đồng hành cùng
sự phát triển của công nghệ, luôn đặt ra
mục tiêu để theo đuổi, điều này khiến
tôi cảm thấy rất thích thú với công việc
hiện tại và luôn sẵn sàng đương đầu với
những thử thách mới và dĩ nhiên, tôi sẽ
ngày càng yêu công việc mà mình đã
chọn lựa hơn.Từ những trải nghiệm của
bản thân, tôi tin rằng, nếu bạn đã tìm ra
một nghề nghiệp nào đó mà bạn yêu
thích thì hãy theo đuổi nó đến cùng,
chắc chắn bạn sẽ nhận được những
thành quả tuyệt vời.
Trần Ngọc Long
IT Networking Excecutive, Maybank HCMC.
Ảnh: Nhân vật cung cấp
CHẤP NHẬN MỌI
THỬ
THÁCH…
www.hoasen.edu.vn
35Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?
Hãy đứng lên
và bước tiếp
Tr ầ n T h ị Á n h N g u y ệ t
Tôi vẫn thường nghĩ, cuộc sống giống như khi bạn ngồi
lên chiếc xe của bạn và chạy. Có những người sẽ biết
trước đích đến, có những người hoàn toàn chưa biết
nhưng cứ đi với mong mỏi sẽ tìm được cho mình một
đích để đến, có thể tốt hơn là mình đã dự định.Trên
đường đi, một số người sẽ vượt qua bạn, và chính bạn
cũng sẽ vượt qua được một số người. Có đôi người may
mắn sẽ có phương tiện tốt để đi, một số người khác sẽ
vất vả hơn.Và nhất định sẽ có lúc bạn phân vân, liệu con
đường mình đang đi có thật sự đúng và đây có phải là
con đường tốt nhất hay không?
Hết lớp 12, tôi bắt đầu con đường của riêng mình ở một
vùng đất lạ, tôi tự nghĩ ngành Công nghệ thông tin mà
tôitheohọclàconđườngtôiđangbướcđinhưngkhông
biết mình phải đi bằng cách nào? Đích đến là gì? Tôi có
đủ sức để về đến đích hay không?Tôi đăng ký thi chỉ với
một lý do là tôi thấy ngành này điểm đầu
vào cao so với các ngành khác, chắc đây là
nghề“hot”. Tôi có phương tiện tốt để đi, vì
tôi là học sinh giỏi từ khi học phổ thông, và
ba mẹ luôn cố gắng chăm chút để tôi tập
trungchoviệchọchành.Sựchuẩnbịlànhư
thế nhưng tôi lại không mang theo hành
trang quan trọng nhất trên con đường của
mình - đó là ước mơ. Vì cho đến lúc ấy, tôi
chưa hề tự xác định xem“Tôi là ai?”và“Tôi
có thể làm được gì?”.
Rồi tôi có cú ngã đầu tiên, sau năm thứ hai
đại học tôi không được tiếp tục giai đoạn
chuyênngànhvìnợ16tínchỉ.Tôiphảidành
nửa năm học để học lại 4 môn của giai đoạn đại cương.
Đó là quãng thời gian khủng khiếp nhất đối với tôi. Sự sợ
hãivàhoảngloạnđeobámtheotôingaycảtrongnhững
giấcmơ.Tôinghĩđếnchuyệnbỏcuộc,quayvềđiểmkhởi
đầu để bắt đầu lại. Nhưng trách nhiệm và sự mong mỏi
củanhữngngườitôithươngyêukhôngchophéptôilàm
như vậy. Và cũng chính lúc ấy, tôi tìm thấy được ước mơ
khi đang cố gắng để đứng lên sau thất bại.
Tôi lại bắt đầu đến trường ĐH Khoa
học Tự nhiên để hoàn thành các môn
đại cương, và tôi thường đi đường tắt
qua ĐH Sư phạm để đến trường mình.
Trong một phút bốc đồng pha chút tò
mò khi thấy trường Sư phạm có một lớp
học Photoshop, tôi rẽ vào đăng ký, rồi
tiếp tục đăng ký khóa thứ 2 cao hơn,
rồi lại đăng ký khóa học thiết kế web và
cuối cùng là Flash.
Việc học thiết kế mang lại cho tôi niềm
hứng khởi mạnh mẽ.Tôi yêu thích những
khoảng thời gian được ngồi trước máy
tính,vẽlênthếgiớicủamình,ởđótôimặc
sức vẫy vùng và cảm nhận mọi thứ hiện
lên sinh động. Tôi yêu thích việc sắp đặt
nhữnghìnhảnh,nhữngkhốimàu,những
câu chữ…, đến đúng nơi của nó. Tôi say
sưa với việc mang lại cho khách hàng của
mìnhnhữngsảnphẩmkhiếnhọmỉmcười
hài lòng.
Song song với học đại học, tôi đăng ký
học chuyên sâu hơn về thiết kế đồ họa.
Nhưng với kết quả học lẹt đẹt của tôi ở
trường đại học, ba tôi nhất định không
Trần Thị Ánh Nguyệt
Ảnh: Nhân vật cung cấp
www.hoasen.edu.vn
37Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?
cho phép và muốn tôi tập trung thời gian để học tốt
hơn.Tôi tiếp tục thuyết phục ba và cuối cùng, tôi học cả
hai nơi, mặc cho mẹ tôi đã có lần gợi ý“Hay là con thi lại
trường khác”. Nhưng tôi đã học đến năm thứ 3, đã đi gần
hết đoạn đường, vì vậy tôi quyết tâm sẽ tiếp tục. Đúng
là tôi đã tìm thấy ước mơ và bắt đầu thực hiện ước mơ,
nhưng song song, tôi vẫn phải tốt nghiệp đại học. Lần
lượt, tôi nhận được bằng đồ họa và bằng cử nhân Công
nghệ thông tin.
Môi trường đại học mang lại cho tôi nhiều kỹ năng,
nhiều kiến thức nền tảng để tôi không chỉ đơn thuần
là một người biết vẽ, mà từ vốn liếng ấy, tôi tạo cho
mình sự khác biệt với các Designer khác bởi khả năng
làm việc tốt của lập trình viên. Tôi cũng đã trở thành
Web Designer và UI Designer.
Trong hơn năm năm làm việc, chưa bao giờ tôi cảm thấy
chán công việc của mình mà càng thấy yêu thích hơn
với cảm giác mình có thể điều khiển được mọi thứ trong
công việc. Thỉnh thoảng, tôi tự hào vì mình có thể tìm
kiếmđượccáchgiảiquyếtnhữngvấnđềkhó.Thiếtkếđồ
họa mang lại cho tôi công việc đầy tính mới mẻ vì công
nghệ luôn luôn đổi mới, và kỹ năng của người thiết kế
ngày càng phải được nâng cao.
Có một người bạn đã nói nhỏ với tôi:“Bạn rất thích công
việc thiết kế phải không? Tớ thấy mỗi lần nói đến công
việc,dườngnhưluôncólửatrongmắtcủabạn!”.Tôihạnh
phúc biết chừng nào!
Vậy còn bạn, bạn đã tìm thấy ngọn lửa của riêng mình
chưa ? Tôi thật sự muốn chia sẻ những trải nghiệm của
mình cho những ai chưa tìm thấy ước mơ – Bạn hãy cứ
bước đi rồi sẽ thấy. Những ai đang vấp ngã và thất vọng,
xinđừngngồiyênmộtchỗ,biếtđâuchỉcầnbạnđứnglên
và bước tiếp bạn sẽ thấy ước mơ của cả đời mình. 	
38 Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?
Dù thực sự đam mê để chọn lựa và theo đuổi hay do một
duyên may, trong thực tế cuộc sống, mỗi người đều mong
muốn có một nghề.
Với nghề nghiệp ấy, người ta có thể thành công hoặc
ngược lại.
Chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn với những thân hữu Hoa
Sen, những thành viên đã và đang làm việc tại Hoa Sen. Họ
là những người thành đạt, dù đường đi đến thành công,
không ít chông gai.
Mời quý độc giả chia sẻ với những con người thật, những
cuộc đời thật…
Chúng tôi đặt câu hỏi chung này cho mỗi người:
CHỌN NGHỀ,
CÓ PHẢI MỘT
CƠ DUYÊN?GS. Vũ Đức Vượng thực hiện
www.hoasen.edu.vn
39Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?
tôi bị bắt buộc rời khỏi báo Tuổi trẻ, công việc và nghề
nghiệptôiưathích,đểđếnmộtcơquanchuyênlàmxúc
tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp.Tôi từng nghĩ, tôi
sẽvẫnlàmnghềbáovìđólàphẩmgiácủamình.Nhưng
tôi là“công chức”và nhà nước chuyển tôi làm việc khác.
Lúc đầu, tôi thấy khó và nản. Nhưng nghề nào cũng có
ý nghĩa phục vụ của nó và cũng có những thách thức
phải chinh phục. Tôi thích cái mới, thích tự mình vượt
lên, không sợ áp lực và cường độ của công việc, có lẽ
những động lực thầm lặng đó đã biến cái hoang mang,
ngán ngại lúc đầu thành niềm say mê nghề nghiệp sau
chỉ vài năm. Tôi có nhiều bạn mới trong lãnh vực mới,
và nhiều nỗi cảm thông chia sẻ, nhiều sự gửi gắm tin
cậy. Tôi vẫn viết báo, vẫn tích lũy thông tin, tư liệu cho
nghề nghiệp suốt đời của tôi, nhưng tôi cũng hết sức,
hết lòng với công việc mới.Tôi cũng đưa ra thêm những
sáng kiến đầy cảm hứng và say mê. Niềm đam mê với
nghề báo vẫn còn nguyên, nhưng ngọn lửa vẫn tiếp tục
được thắp lên trên hành trình của nghề nghiệp mới. Vì
sao? Có khi là vì tinh thần trách nhiệm, vì tình cảm
gắn bó với những doanh nghiệp, tôi tự thấy có trách
CHỊ/ANH CHỌN HAY BẮT ĐẦU NGHỀ TRONG ĐỜI CỦA MÌNH NHƯ THẾ NÀO?
Bà Vũ Kim Hạnh, hiện nay là chủ tịch
Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất
lượng cao, (nguyên là Tổng biên tập
báo Tuổi Trẻ), mở đầu:
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, nhiều
bạn trẻ phải chọn đi chọn lại nghề
nghiệp nhiều lần trong đời. Vậy điều gì
giữ lại trong bạn niềm vui sống, niềm
hăng say với chức trách, công việc? Bạn
phải tự tìm ra những cột mốc thách đố
mình, những giá trị có khi khá cụ thể, và
không phải lớn lao đến nỗi bất khả thi,
để mình phấn đấu mỗi ngày. Bạn cần
lặng lẽ rèn luyện ý chí bằng xác định
mục tiêu rõ, trách nhiệm cao, những
điều này sẽ“neo”bạn với nghề nghiệp
mà có khi chẳng có hào quang danh
vọng hay tiếng vỗ tay ồn ào.
Đôi khi người ta cũng rơi vào tình
cảnh: nghề chọn mình. Năm 41 tuổi,
“Khi chọn nghề, người ta thường dựa trên ba yếu
tố sau: sở thích-năng khiếu và nhu cầu xã hội. Tôi
thấy các bạn trẻ hiện nay thường quan tâm tới
sở thích trước nhưng vì đời sống ngày càng khó
khăn, các bạn ngày càng bị chi phối bởi miếng
cơm manh áo, nên cũng thường chọn nghề theo
“phongtrào”.Yếutốítđượcchúýhơnlàkhảnăng,
năng lực mình. Yếu tố càng ít được chú ý là: lý
tưởng xã hội hay xu hướng nối nghiệp gia đình.
Giáo dục gia đình và nền giáo dục mà các bạn
được hưởng có ảnh hưởng rất sâu sắc trong việc
chọnnghềcủanhữngngườiưutú,còncóvẻđasố
các gia đình ngày nay chỉ muốn con, cháu mình
có một cái nghề mưu sinh, kiếm sống. “
(Kim Hạnh)
Bà Vũ Thị Kim Hạnh
Ảnh: Tư liệu từ Internet
40 Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?
nhiệm đồng hành với họ,
và nhất là vì niềm say mê
khám phá cái mới, cái
mình chưa biết, cái mình
cần học ở những chân
trời xa hấp dẫn.
Tôi cảm động chia sẻ điều
mà giáo sư Ngô Bảo Châu
nói, bản năng của con
người là bản năng hướng
thiện. Hướng thiện đã
thôi thúc con người tiến
bộ, và đó là động lực để
con người luôn phải học
tập để tiến bộ. Suốt buổi
nói chuyện của ông với
sinh viên thành phố Hồ
Chí Minh về “học như
thế nào?”, tôi không
nghe ông dùng hai từ“lý
tưởng”. Nhưng ông nói
đến mục đích của cuộc
sống con người và những
phẩm chất không thể
thiếu của một con người,
một công dân, một người
chuyên nghiệp trong
công việc của mình.
Luôn luôn tự đặt áp lực
cho mình, đặt những cột
mốc mới cho mình, luôn
giữ sự chuyên cần, nhẫn
nại ngay cả cho những
việc nhỏ nhất hàng ngày,
chắc chắn bạn sẽ tìm
thấy sự tiến bộ và niềm
vui to lớn mà bình dị của
nghề nghiệp.
Chuyển sang một nghề khác, nghề đạo diễn phim, chúng tôi đã thực
hiện phỏng vấn với đạo diễn tài năng và nổi tiếng nhất của Việt Nam
trong thế kỷ 20 là ông Đặng Nhật Minh:
Việc vào nghề của tôi rơi vào một giai đoạn hơi đặc biệt một chút.
Đó là vào những năm sau Hòa bình lập lại ở Miền Bắc. Hồi đó tốt
nghiệp phổ thông xong ai học gì, học ngành nào đều doTổ chức nhà
trường phân công, căn cứ vào thành phần lý lịch của gia đình và nhu
cầu của xã hội vào thời điểm đó.
Tôi được phân công học tiếng Nga (vì thời gian đó các cơ quan cần
phiên dịch tiếng Nga). Học xong về công tác ở đâu cũng lại do Tổ
chức phân công . Tôi được về công tác tại Bộ Văn hóa . Tổ chức Bộ
VH lại phân tôi về công tác tại Phát hành phim Trung Ương , dịch lời
thoại trong các phim Liên xô từ tiếng Nga sang tiếngViệt.Vậy là tình
cờ tôi rơi vào điện ảnh.
Khi học phổ thông tôi khá về các môn tự nhiên, nên mấy lần xin cơ
quan cho đi thi vào Đại học Bách khoa... Nhưng Tổ chức cơ quan
không cho phép vì chưa có cống hiến gì. Ngày ấy ai muốn thi đại học
phải có giấy giới thiệu của cơ quan (nếu là cán bộ cơ quan) và giấy
cho phép của công an nếu là dân thường. Không có con đường nào
khác tôi đành gắn bó với điện ảnh…
Trong cuộc đời nhiều khi những sự tình cờ đóng vai trò rất quan
trọng. Nhưng quan trọng hơn là dù làm nghề gì , cũng phải phấn
đấu hết mình cho nghề đó. Còn được đến đâu là do Trời.
Đạo diễn Đặng Nhật Minh
Ảnh: Nhân vật cung cấp
www.hoasen.edu.vn
41Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?
Một nghề khá đặc biệt khác là nghề
thông dịch. Nếu ta nhớ lại, khoảng
cuối thế kỷ 19, khi nước Nhật quyết
định mở cửa và học những cái hay của
phương Tây, công việc đầu tiên mà giới
trí thức Nhật lăn xả vào là dịch các sách
kinhđiểncũngnhưchuyênmôncủacác
nước châu Âu. Nhờ đó, nước Nhật canh
tân mau lẹ và sang đầu thế kỷ 20 – một
thời gian không tới 40 năm – Nhật Bản
đã thành một cường quốc ngang hàng
với các nước văn minh nhất ở Âu và Mỹ
châu.
Dịch giả Phạm Viêm Phương cũng theo
con đường ấy sau khi “cơ duyên” đã đưa
đẩy ông :
Với tôi, có lẽ“nghề chọn tôi”hơn là“tôi
chọn nghề” nhưng mọi diễn biến luôn
có cơ duyên của nó.
Cái duyên của tôi với chữ nghĩa nảy
sinh từ thời trung học.Thế hệ chúng tôi
thời đó chưa bị lôi cuốn vì truyền hình,
internet, điện thoại di động, video…
nên món ăn tinh thần chủ yếu là
sách, và tôi đến với văn học khá sớm
(khoảng lớp 9). Sau đó tôi đọc lan
man sang biên khảo văn học, triết
học rồi sử học. Lúc học lớp 11 và 12,
tôi bắt đầu làm báo trong trường, tập
tành viết văn làm thơ, và thấy thích
nghề báo từ đó.
Tuy vậy, tôi lại thi vào Đại học sư phạm
(khoa Sử) vì 2 lý do: (1) nghề giáo
được miễn quân dịch, và (2) ra trường
chắc chắn có việc làm. Tôi thích môn
Sử nhưng hoàn toàn chẳng yêu nghề
giáo dù rằng khi dạy học thì cũng cố
hết sức.
Tôi ra trường, dạy Sử 10 năm tại một trường PTTH
thuộc vùng sâu rồi thấy ước muốn nghiên cứu Sử
nguội lạnh dần. Thời đó, giờ dạy rất ít (vì ở vùng sâu ít
học sinh), tôi tự học tiếng Anh và lao vào văn học nước
ngoài. Tôi đọc được những tác phẩm khiến mình mở
mắt và chấn động (tôi còn nhớ những tác giả đó: F.
Dostoyevsky, L. Tolstoy, F. Kafka, Lâm Ngữ Đường, và
G. Orwell), và tôi quyết định dịch chúng cho bạn bè
cùng đọc.Thế là tôi rơi vào dịch thuật, như một nỗ lực
giết thời gian trống và rèn luyện ngôn ngữ.
Khoảng 1984, tôi tình cờ đọc được tờ báo của Hội văn
nghệ Cửu Long (này là Vĩnh Long), và thấy họ phải
đăng lại những truyện dịch đã in thành sách hoặc
trên những báo khác. Nghĩa là ở Vĩnh Long không có
ai dịch truyện cả. Tôi bèn dịch truyện và gởi cho tờ
báo đó. Được chừng 5 truyện thì họ rủ tôi về làm báo
và chuyên viên dịch thuật cho Hội văn nghệ. Máu mê
làm báo ở thời trung học sống lại, tôi rời khỏi ngành
giáo dục ngay.
Ở Hội văn nghệ Vĩnh Long, tôi in được ba dịch phẩm
và bắt đầu cộng tác với các báo ở Saigon, cho đến khi
một ông bạn nghe nói về tôi và rủ tôi về làm tờ Phát
triển kinh tế cho ĐH Kinh tếTp.HCM.Tôi về đó khoảng
Dịch giả Phạm Viêm Phương - Ảnh: Nhân vật cung cấp
42 Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?
1993 và hai năm sau bắt
đầu làm bản tiếng Anh
cho tờ báo đó.
Như thế tôi làm hai công
việc: dịch tài liệu kinh tế
từ Việt sang Anh, và dịch
văn học từ Anh sang Việt.
Hai việc này khiến tôi có
nhiều cơ hội rèn luyện
ngôn ngữ và tôi nhận ra
kiến thức mà chúng đem
lại cho tôi, cộng với chút
hiểu biết về triết và sử
học hồi trẻ, đã giúp tôi rất
nhiều trong nghề dịch.
Lòng yêu mến chữ nghĩa
đã đẩy tôi đến với những
công việc chữ nghĩa và tôi
hạnh phúc vì được làm
những việc hợp sở trường
và sở thích. Có được điều
đó thì chuyện tiền bạc
bỗng nhẹ như không.
Ở Việt Nam, khi nói đến
thiết kế thời trang, ít ai
không nghĩ ngay đến
ông Lê Sĩ Hoàng. Ông
cũng trải qua một cuộc
đời sự nghiệp nhiều màu
sắc: từ đi dạy, sang sáng
tạo, rồi hòa hợp được cả
dạy và sáng tạo với công
ty Creative Art ngày nay.
Ông kể:
Năm 1978 lúc 16 tuổi, tôi
nhận dạy bổ túc văn hóa
lớp 3 cho trường Hai Bà
Trưng, gần chợTân Định.
Thời ấy mọi người
đều khó khăn như
nhau, nhưng mỗi
tối sau khi tan lớp,
thường thấy trong
giỏ xe của mình khi thì quả ổi, lúc là mớ rau, con cá, một ổ bánh
mì… của những học trò ban ngày bán buôn ở chợ để dành lại và tối
đi học“lén”bỏ vào giỏ xe tặng thầy. Không biết có phải do những ấn
tượng và kỷ niệm đẹp từ lớp học bổ túc, sau này tuy tốt nghiệp Đại
học Mỹ thuật nhưng tôi vẫn muốn trở thành một giáo viên.
Tốt nghiệp Thủ khoa 1987, nhận quyết định về Bộ môn Mỹ thuật
trường Đại học Kiến trúc Tp.HCM, những ngày đầu còn là một giáo
viên thực tập mới về trường, mỗi sáng đều phải đến sớm để quét
dọn, pha trà, chuẩn bị họa thất cho sinh viên học... Sau này được
đề bạt làm Phó Bộ môn Mỹ thuật rồi Trưởng khoa Mỹ thuật Công
nghiệp, tôi mới nghiệm ra rằng: để có thể dạy và làm công tác quản
lý tốt, bên cạnh chuyên môn thật giỏi, phải luôn dành sự nghiệp
nghiên cứu sâu và rộng vào chuyên ngành phụ trách, đồng thời phải
là người hiểu cặn kẽ trong tổ chức nhân sự để có được một sự đồng
cảm và phối hợp trong công việc.
Năm 2002, dù vẫn tìm thấy lý tưởng ở nghề giáo nhưng tôi nghĩ
sức sáng tạo nghệ thuật của con người ở mỗi thời điểm mỗi khác,
nếu không “tận dụng” cơ hội và điều kiện ở những thời điểm thích
hợp thì khi lớn tuổi sợ không thể làm được nữa. Con người ta khó
Nhà thiết kế Sĩ Hoàng
Ảnh: Nhân vật cung cấp
www.hoasen.edu.vn
43Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?
thể cùng một lúc làm tốt cả nhiều việc được. Quyết
tâm chuyển hướng và dành nhiều thời gian cống
hiến cho sáng tạo nghệ thuật, đến tháng 08.2002,
Công ty Sĩ Hoàng ra đời. Khoảng thời gian mười mấy
năm đi dạy, kiến thức tích lũy cộng với kinh nghiệm
thực tiễn, thêm vào đó là phương pháp làm việc
khoa học, tư duy cũng giúp tôi rút ra được nhiều điều
trong công việc kinh doanh cũng như sáng tạo nghệ
thuật sau này.
10 năm sau đó với sự sáng tạo và làm việc liên tục 16
giờ một ngày bất kể lễ tết, tôi thành tựu sự nghiệp về
mỹ thuật với thương hiệu áo dài Sĩ Hoàng, 17 thiết
kế được trưng bày vĩnh viễn tại Museum San Jose
of QUILTS & TEXTILLES - Mỹ. Tác phẩm tranh thảm
“Cội nguồn”với kích thước 3m x 5 m đạt Giải thưởng
Mỹ thuật Quốc gia, cùng thành tựu sự
nghiệp về văn hóa với việc tạo dựng
Nhà vườn Long Thuận, được sự đón
nhận của công chúng và giới nghiên
cứu về giá trị của một không gian sống
đậm chất Việt.
Năm 2012, tôi thành lập Công ty cổ phần
Đầu tư Giáo dục Quốc tế IEG sở hữu
thương hiệu Creative Art – là hệ thống
trung tâm giúp trẻ em từ 4-14 tuổi phát
triển tối ưu tư duy sáng tạo (CQ) và thông
minh cảm xúc (EQ) thông qua hệ thống
chương trình giáo dục nghệ thuật (Art
Education system), với sự hỗ trợ từ CCE
(Creativity Culture Education) là Quỹ Giáo
dục, Văn hóa, Sáng tạo do chính phủ
Vương quốc Anh tài trợ. CCE được thành
lập với tầm nhìn giúp trẻ em nuôi dưỡng
và phát triển tư duy sáng tạo trong và
ngoài trường học.
Chúc các bạn sinh viên, trước ngưỡng
cửa cuộc đời chuyên nghiệp, giữ
vững niềm tin vào chính mình, giữ
niềm đam mê về một vài khía cạnh
của cuộc đời, và nhất là giữ một con
tim và cái đầu thông thoáng để nhận
ra cơ hội và bắt lấy nó. Nói cách khác,
chúc các bạn hạnh phúc với mình,
với người và với nghề mình chọn.
“Người ta thường nói mình phải tự hài lòng với
những cái đang có, điều đó đúng và tôn giáo
cũng dạy như thế. Nhưng tôi là con người sống
sáng tạo, tôi được sinh ra để làm người sáng
tạo, tôi được đào tạo để làm người sáng tạo có
phương pháp và tôi thành đạt bởi sự sáng tạo
của mình, cho nên vấn đề của tôi là không bao
giờ bằng lòng với những điều mình đã làm ra.
Tôi thành công bởi sự sáng tạo của mình. Sống
không phải là để lại một cái tên-mà để lại một
giá trị“
(Sĩ Hoàng)
44 Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

More Related Content

What's hot

Chicken soup for the soul v3
Chicken soup for the soul v3Chicken soup for the soul v3
Chicken soup for the soul v3
Đặng Phương Nam
 
Truyen hai ngam ma cuoi 10
Truyen hai ngam ma cuoi 10Truyen hai ngam ma cuoi 10
Truyen hai ngam ma cuoi 10truyentranh
 
Chuyện rằng
Chuyện rằngChuyện rằng
Chuyện rằng
Quoc Nguyen
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
Đặng Phương Nam
 
Kesachkinhdoanh
KesachkinhdoanhKesachkinhdoanh
Kesachkinhdoanh
XUAN THU LA
 
Truyen trinh tham buc hoa chet nguoi
Truyen trinh tham buc hoa chet nguoi Truyen trinh tham buc hoa chet nguoi
Truyen trinh tham buc hoa chet nguoi
thám tử tư uy tín
 
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 9 hoc ki 2 de 3
Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 9  hoc ki 2 de 3Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 9  hoc ki 2 de 3
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 9 hoc ki 2 de 3
Dân Phạm Việt
 
1001 Câu Tiếng Anh Thông Dụng Nhất - Phần 3
1001 Câu Tiếng Anh Thông Dụng Nhất - Phần 31001 Câu Tiếng Anh Thông Dụng Nhất - Phần 3
1001 Câu Tiếng Anh Thông Dụng Nhất - Phần 3Vaj Tsab
 
Sách "Tuyển tập truyện cười song ngữ Hàn Việt"
Sách "Tuyển tập truyện cười song ngữ Hàn Việt"Sách "Tuyển tập truyện cười song ngữ Hàn Việt"
Sách "Tuyển tập truyện cười song ngữ Hàn Việt"
Nguyễn Sáu
 
Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015
Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015
Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015
casahanoi
 
Hoa phuong
Hoa phuongHoa phuong
Hoa phuong
seophuong
 
Cánh én mùa xuân
Cánh én mùa xuânCánh én mùa xuân
Cánh én mùa xuân
Thi đàn Việt Nam
 
Truyen 18+ hay nhat
Truyen 18+ hay nhatTruyen 18+ hay nhat
Truyen 18+ hay nhat
thanh mom
 
Donner Sans Compter
Donner Sans CompterDonner Sans Compter
Donner Sans Compter
thanhtoai_nguyen
 
Thu gui con trai 2
Thu gui con trai 2Thu gui con trai 2
Thu gui con trai 2
Nam Ninh Hà
 
Dịch test-8
Dịch test-8Dịch test-8
Dịch test-8
Nguyễn Tài
 

What's hot (17)

Chicken soup for the soul v3
Chicken soup for the soul v3Chicken soup for the soul v3
Chicken soup for the soul v3
 
Truyen hai ngam ma cuoi 10
Truyen hai ngam ma cuoi 10Truyen hai ngam ma cuoi 10
Truyen hai ngam ma cuoi 10
 
Chuyện rằng
Chuyện rằngChuyện rằng
Chuyện rằng
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
 
Kesachkinhdoanh
KesachkinhdoanhKesachkinhdoanh
Kesachkinhdoanh
 
Truyen trinh tham buc hoa chet nguoi
Truyen trinh tham buc hoa chet nguoi Truyen trinh tham buc hoa chet nguoi
Truyen trinh tham buc hoa chet nguoi
 
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 9 hoc ki 2 de 3
Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 9  hoc ki 2 de 3Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 9  hoc ki 2 de 3
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 9 hoc ki 2 de 3
 
1001 Câu Tiếng Anh Thông Dụng Nhất - Phần 3
1001 Câu Tiếng Anh Thông Dụng Nhất - Phần 31001 Câu Tiếng Anh Thông Dụng Nhất - Phần 3
1001 Câu Tiếng Anh Thông Dụng Nhất - Phần 3
 
Sách "Tuyển tập truyện cười song ngữ Hàn Việt"
Sách "Tuyển tập truyện cười song ngữ Hàn Việt"Sách "Tuyển tập truyện cười song ngữ Hàn Việt"
Sách "Tuyển tập truyện cười song ngữ Hàn Việt"
 
Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015
Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015
Nhật ký Casa Hanoi tháng 7/2015
 
Hoa phuong
Hoa phuongHoa phuong
Hoa phuong
 
Cánh én mùa xuân
Cánh én mùa xuânCánh én mùa xuân
Cánh én mùa xuân
 
Truyen 18+ hay nhat
Truyen 18+ hay nhatTruyen 18+ hay nhat
Truyen 18+ hay nhat
 
Donner Sans Compter
Donner Sans CompterDonner Sans Compter
Donner Sans Compter
 
Donner Sans Compter
Donner Sans CompterDonner Sans Compter
Donner Sans Compter
 
Thu gui con trai 2
Thu gui con trai 2Thu gui con trai 2
Thu gui con trai 2
 
Dịch test-8
Dịch test-8Dịch test-8
Dịch test-8
 

Viewers also liked

Vietnam Mobile VAS Market Review
Vietnam Mobile VAS Market ReviewVietnam Mobile VAS Market Review
Vietnam Mobile VAS Market Review
action.vn
 
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)
Ngukita Nguyen
 
Neu Con Co Ngay Mai
Neu Con Co Ngay MaiNeu Con Co Ngay Mai
Neu Con Co Ngay MaiRobin Thieu
 
Hoạt cảnh giáng sinh
Hoạt cảnh giáng sinhHoạt cảnh giáng sinh
Hoạt cảnh giáng sinh
Nguyen Quoc Dung
 
[Slide] SmileNet Barcamp Hanoi 20120422
[Slide] SmileNet Barcamp Hanoi 20120422[Slide] SmileNet Barcamp Hanoi 20120422
[Slide] SmileNet Barcamp Hanoi 20120422
Trung Vu
 
Bullying
BullyingBullying
Bullying
marelyne_s
 
Data oriented design
Data oriented designData oriented design
Data oriented designSangwook Kwon
 
Можливості foursquare для бізнесу
Можливості foursquare для бізнесуМожливості foursquare для бізнесу
Можливості foursquare для бізнесу
artiom_sue
 
5 Worst States for Identity Theft
5 Worst States for Identity Theft5 Worst States for Identity Theft
5 Worst States for Identity Theft
IDT911
 
Halifax Gateway - Make the Connection
Halifax Gateway - Make the ConnectionHalifax Gateway - Make the Connection
Halifax Gateway - Make the Connection
Halifax_Gateway
 
Presentatie SOP
Presentatie SOPPresentatie SOP
Presentatie SOP
Khlim Genk
 
เศรษฐกิจไทย...ใครๆก็เข้าใจได้
เศรษฐกิจไทย...ใครๆก็เข้าใจได้เศรษฐกิจไทย...ใครๆก็เข้าใจได้
เศรษฐกิจไทย...ใครๆก็เข้าใจได้
Ake Saroj
 
North Carolina-Clarence and Isaiah
North Carolina-Clarence and IsaiahNorth Carolina-Clarence and Isaiah
North Carolina-Clarence and Isaiah
klei8103
 
Chile.
Chile. Chile.
Chile.
Karina Flores
 
Bsy marketing plan aug12 (malaysia).
Bsy marketing plan aug12 (malaysia).Bsy marketing plan aug12 (malaysia).
Bsy marketing plan aug12 (malaysia).
gck888
 

Viewers also liked (20)

Vietnam Mobile VAS Market Review
Vietnam Mobile VAS Market ReviewVietnam Mobile VAS Market Review
Vietnam Mobile VAS Market Review
 
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)
Thần đô huyền nhiệm (Cuộc đời Đức Mẹ)
 
Neu Con Co Ngay Mai
Neu Con Co Ngay MaiNeu Con Co Ngay Mai
Neu Con Co Ngay Mai
 
Hoạt cảnh giáng sinh
Hoạt cảnh giáng sinhHoạt cảnh giáng sinh
Hoạt cảnh giáng sinh
 
[Slide] SmileNet Barcamp Hanoi 20120422
[Slide] SmileNet Barcamp Hanoi 20120422[Slide] SmileNet Barcamp Hanoi 20120422
[Slide] SmileNet Barcamp Hanoi 20120422
 
Ctcg05
Ctcg05Ctcg05
Ctcg05
 
Bullying
BullyingBullying
Bullying
 
For men kareesthe
For men kareestheFor men kareesthe
For men kareesthe
 
Data oriented design
Data oriented designData oriented design
Data oriented design
 
Можливості foursquare для бізнесу
Можливості foursquare для бізнесуМожливості foursquare для бізнесу
Можливості foursquare для бізнесу
 
Institut Bonanova
Institut BonanovaInstitut Bonanova
Institut Bonanova
 
5 Worst States for Identity Theft
5 Worst States for Identity Theft5 Worst States for Identity Theft
5 Worst States for Identity Theft
 
El cos huma
El cos humaEl cos huma
El cos huma
 
Halifax Gateway - Make the Connection
Halifax Gateway - Make the ConnectionHalifax Gateway - Make the Connection
Halifax Gateway - Make the Connection
 
Presentatie SOP
Presentatie SOPPresentatie SOP
Presentatie SOP
 
Slides lab
Slides labSlides lab
Slides lab
 
เศรษฐกิจไทย...ใครๆก็เข้าใจได้
เศรษฐกิจไทย...ใครๆก็เข้าใจได้เศรษฐกิจไทย...ใครๆก็เข้าใจได้
เศรษฐกิจไทย...ใครๆก็เข้าใจได้
 
North Carolina-Clarence and Isaiah
North Carolina-Clarence and IsaiahNorth Carolina-Clarence and Isaiah
North Carolina-Clarence and Isaiah
 
Chile.
Chile. Chile.
Chile.
 
Bsy marketing plan aug12 (malaysia).
Bsy marketing plan aug12 (malaysia).Bsy marketing plan aug12 (malaysia).
Bsy marketing plan aug12 (malaysia).
 

Similar to Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.OrgKỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Dailyf5.com
 
Noi san thang4.2016 - I CAN DO IT
Noi san thang4.2016 - I CAN DO IT Noi san thang4.2016 - I CAN DO IT
Noi san thang4.2016 - I CAN DO IT
Banmaischool
 
Những tràng trai nhật bản huyền thoại tập 2
Những tràng trai nhật bản huyền thoại tập 2 Những tràng trai nhật bản huyền thoại tập 2
Những tràng trai nhật bản huyền thoại tập 2
Xephang Daihoc
 
Học theo lời dạy của Thánh Hiền để thay đổi vận mệnh cuộc đời
Học theo lời dạy của Thánh Hiền để thay đổi vận mệnh cuộc đờiHọc theo lời dạy của Thánh Hiền để thay đổi vận mệnh cuộc đời
Học theo lời dạy của Thánh Hiền để thay đổi vận mệnh cuộc đời
camnanggiaoduc
 
Vo cung tan nhan vo cung yeu thuong sara imas
Vo cung tan nhan vo cung yeu thuong sara imasVo cung tan nhan vo cung yeu thuong sara imas
Vo cung tan nhan vo cung yeu thuong sara imas
Quang Đại Phạm
 
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO ITBMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
Banmaischool
 
Tự truyện diễn giả trần đăng khoa
Tự truyện diễn giả trần đăng khoaTự truyện diễn giả trần đăng khoa
Tự truyện diễn giả trần đăng khoaĐình Tuấn Phạm
 
Tâm thành và lộc đời
Tâm thành và lộc đờiTâm thành và lộc đời
Tâm thành và lộc đời
zerouse18
 
Những người trẻ lạ lùng - BS. Đỗ Hồng Ngọc
Những người trẻ lạ lùng - BS. Đỗ Hồng Ngọc Những người trẻ lạ lùng - BS. Đỗ Hồng Ngọc
Những người trẻ lạ lùng - BS. Đỗ Hồng Ngọc
nataliej4
 
Thu gui chau gai 5
Thu gui chau gai 5Thu gui chau gai 5
Thu gui chau gai 5
Nam Ninh Hà
 
[Sách] Mười điều tạo nên số phận
[Sách] Mười điều tạo nên số phận[Sách] Mười điều tạo nên số phận
[Sách] Mười điều tạo nên số phận
Đặng Phương Nam
 
Hướng đạo hạng nhất
Hướng đạo hạng nhấtHướng đạo hạng nhất
Hướng đạo hạng nhất
Scout
 
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016
nataliej4
 
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docxHÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
TOAN Kieu Bao
 
Cho tôi xin 1 vé đi tuổi thơ
Cho tôi xin 1 vé đi tuổi thơCho tôi xin 1 vé đi tuổi thơ
Cho tôi xin 1 vé đi tuổi thơ
Hằng Six
 
So 12
So 12So 12
Tam @ quốc thành quân ức
Tam @ quốc   thành quân ứcTam @ quốc   thành quân ức
Tam @ quốc thành quân ứcLinh Hoàng
 
Cho toi mot ve di tuoi tho
Cho toi mot ve di tuoi thoCho toi mot ve di tuoi tho
Cho toi mot ve di tuoi thonhatthai1969
 
Săn sóc sự học của các con
Săn sóc sự học của các conSăn sóc sự học của các con
Săn sóc sự học của các con
Luyến Kiều
 

Similar to Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề (20)

Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.OrgKỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
Kỷ yếu ngành Nữ GĐPT Việt Nam 2012 | AoLam.Org
 
Noi san thang4.2016 - I CAN DO IT
Noi san thang4.2016 - I CAN DO IT Noi san thang4.2016 - I CAN DO IT
Noi san thang4.2016 - I CAN DO IT
 
Những tràng trai nhật bản huyền thoại tập 2
Những tràng trai nhật bản huyền thoại tập 2 Những tràng trai nhật bản huyền thoại tập 2
Những tràng trai nhật bản huyền thoại tập 2
 
Học theo lời dạy của Thánh Hiền để thay đổi vận mệnh cuộc đời
Học theo lời dạy của Thánh Hiền để thay đổi vận mệnh cuộc đờiHọc theo lời dạy của Thánh Hiền để thay đổi vận mệnh cuộc đời
Học theo lời dạy của Thánh Hiền để thay đổi vận mệnh cuộc đời
 
Vo cung tan nhan vo cung yeu thuong sara imas
Vo cung tan nhan vo cung yeu thuong sara imasVo cung tan nhan vo cung yeu thuong sara imas
Vo cung tan nhan vo cung yeu thuong sara imas
 
T@m quoc
T@m quocT@m quoc
T@m quoc
 
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO ITBMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
 
Tự truyện diễn giả trần đăng khoa
Tự truyện diễn giả trần đăng khoaTự truyện diễn giả trần đăng khoa
Tự truyện diễn giả trần đăng khoa
 
Tâm thành và lộc đời
Tâm thành và lộc đờiTâm thành và lộc đời
Tâm thành và lộc đời
 
Những người trẻ lạ lùng - BS. Đỗ Hồng Ngọc
Những người trẻ lạ lùng - BS. Đỗ Hồng Ngọc Những người trẻ lạ lùng - BS. Đỗ Hồng Ngọc
Những người trẻ lạ lùng - BS. Đỗ Hồng Ngọc
 
Thu gui chau gai 5
Thu gui chau gai 5Thu gui chau gai 5
Thu gui chau gai 5
 
[Sách] Mười điều tạo nên số phận
[Sách] Mười điều tạo nên số phận[Sách] Mười điều tạo nên số phận
[Sách] Mười điều tạo nên số phận
 
Hướng đạo hạng nhất
Hướng đạo hạng nhấtHướng đạo hạng nhất
Hướng đạo hạng nhất
 
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016
 
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docxHÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
 
Cho tôi xin 1 vé đi tuổi thơ
Cho tôi xin 1 vé đi tuổi thơCho tôi xin 1 vé đi tuổi thơ
Cho tôi xin 1 vé đi tuổi thơ
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Tam @ quốc thành quân ức
Tam @ quốc   thành quân ứcTam @ quốc   thành quân ức
Tam @ quốc thành quân ức
 
Cho toi mot ve di tuoi tho
Cho toi mot ve di tuoi thoCho toi mot ve di tuoi tho
Cho toi mot ve di tuoi tho
 
Săn sóc sự học của các con
Săn sóc sự học của các conSăn sóc sự học của các con
Săn sóc sự học của các con
 

More from Hoa Sen University

Đại học Hoa Sen: Thách thức - Ước mơ
Đại học Hoa Sen: Thách thức - Ước mơĐại học Hoa Sen: Thách thức - Ước mơ
Đại học Hoa Sen: Thách thức - Ước mơ
Hoa Sen University
 
Từ nơi này tôi đã trưởng thành 12/2015
Từ nơi này tôi đã trưởng thành 12/2015Từ nơi này tôi đã trưởng thành 12/2015
Từ nơi này tôi đã trưởng thành 12/2015
Hoa Sen University
 
Chuyên đề Hoa Sen 9/2015
Chuyên đề Hoa Sen 9/2015Chuyên đề Hoa Sen 9/2015
Chuyên đề Hoa Sen 9/2015
Hoa Sen University
 
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen University
 
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017Cẩm nang Hướng nghiệp 2017
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017
Hoa Sen University
 
Bản tin Hoa Sen 16 - Đại học: Thách thức - Ước mơ
Bản tin Hoa Sen 16 - Đại học: Thách thức - Ước mơBản tin Hoa Sen 16 - Đại học: Thách thức - Ước mơ
Bản tin Hoa Sen 16 - Đại học: Thách thức - Ước mơ
Hoa Sen University
 
Cao đẳng Quốc gia Anh - BTEC 2016
Cao đẳng Quốc gia Anh -  BTEC 2016Cao đẳng Quốc gia Anh -  BTEC 2016
Cao đẳng Quốc gia Anh - BTEC 2016
Hoa Sen University
 
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016Khám phá Đại học Hoa Sen 2016
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016
Hoa Sen University
 
Chương trình Thạc sĩ Kinh doanh (MBA) - ĐH Hoa Sen
Chương trình Thạc sĩ Kinh doanh (MBA) - ĐH Hoa Sen Chương trình Thạc sĩ Kinh doanh (MBA) - ĐH Hoa Sen
Chương trình Thạc sĩ Kinh doanh (MBA) - ĐH Hoa Sen
Hoa Sen University
 
Bản tin Hoa Sen số 15 (12/2015)
Bản tin Hoa Sen số 15 (12/2015)Bản tin Hoa Sen số 15 (12/2015)
Bản tin Hoa Sen số 15 (12/2015)
Hoa Sen University
 
Bản tin Hoa Sen số 14
Bản tin Hoa Sen số 14Bản tin Hoa Sen số 14
Bản tin Hoa Sen số 14
Hoa Sen University
 
Bản tin Hoa Sen số 12
Bản tin Hoa Sen số 12Bản tin Hoa Sen số 12
Bản tin Hoa Sen số 12
Hoa Sen University
 
Bản tin Hoa Sen số 11
Bản tin Hoa Sen số 11Bản tin Hoa Sen số 11
Bản tin Hoa Sen số 11
Hoa Sen University
 
Khám phá Đại học Hoa Sen 2015
Khám phá Đại học Hoa Sen 2015Khám phá Đại học Hoa Sen 2015
Khám phá Đại học Hoa Sen 2015
Hoa Sen University
 
Bản tin Sống đẹp số 1
Bản tin Sống đẹp số 1Bản tin Sống đẹp số 1
Bản tin Sống đẹp số 1
Hoa Sen University
 
Bản tin Hoa Sen _ Số 10
Bản tin Hoa Sen _ Số 10 Bản tin Hoa Sen _ Số 10
Bản tin Hoa Sen _ Số 10
Hoa Sen University
 
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Hoa Sen University
 
Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp
Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp
Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp
Hoa Sen University
 
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu TriBản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Hoa Sen University
 

More from Hoa Sen University (20)

Đại học Hoa Sen: Thách thức - Ước mơ
Đại học Hoa Sen: Thách thức - Ước mơĐại học Hoa Sen: Thách thức - Ước mơ
Đại học Hoa Sen: Thách thức - Ước mơ
 
Từ nơi này tôi đã trưởng thành 12/2015
Từ nơi này tôi đã trưởng thành 12/2015Từ nơi này tôi đã trưởng thành 12/2015
Từ nơi này tôi đã trưởng thành 12/2015
 
Chuyên đề Hoa Sen 9/2015
Chuyên đề Hoa Sen 9/2015Chuyên đề Hoa Sen 9/2015
Chuyên đề Hoa Sen 9/2015
 
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
Hoa Sen vì Cộng đồng 5/2015
 
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017Cẩm nang Hướng nghiệp 2017
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017
 
Bản tin Hoa Sen 16 - Đại học: Thách thức - Ước mơ
Bản tin Hoa Sen 16 - Đại học: Thách thức - Ước mơBản tin Hoa Sen 16 - Đại học: Thách thức - Ước mơ
Bản tin Hoa Sen 16 - Đại học: Thách thức - Ước mơ
 
Cao đẳng Quốc gia Anh - BTEC 2016
Cao đẳng Quốc gia Anh -  BTEC 2016Cao đẳng Quốc gia Anh -  BTEC 2016
Cao đẳng Quốc gia Anh - BTEC 2016
 
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016Khám phá Đại học Hoa Sen 2016
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016
 
Chương trình Thạc sĩ Kinh doanh (MBA) - ĐH Hoa Sen
Chương trình Thạc sĩ Kinh doanh (MBA) - ĐH Hoa Sen Chương trình Thạc sĩ Kinh doanh (MBA) - ĐH Hoa Sen
Chương trình Thạc sĩ Kinh doanh (MBA) - ĐH Hoa Sen
 
Bản tin Hoa Sen số 15 (12/2015)
Bản tin Hoa Sen số 15 (12/2015)Bản tin Hoa Sen số 15 (12/2015)
Bản tin Hoa Sen số 15 (12/2015)
 
Bản tin Hoa Sen số 14
Bản tin Hoa Sen số 14Bản tin Hoa Sen số 14
Bản tin Hoa Sen số 14
 
Bản tin Hoa Sen số 12
Bản tin Hoa Sen số 12Bản tin Hoa Sen số 12
Bản tin Hoa Sen số 12
 
Bản tin Hoa Sen
Bản tin Hoa Sen Bản tin Hoa Sen
Bản tin Hoa Sen
 
Bản tin Hoa Sen số 11
Bản tin Hoa Sen số 11Bản tin Hoa Sen số 11
Bản tin Hoa Sen số 11
 
Khám phá Đại học Hoa Sen 2015
Khám phá Đại học Hoa Sen 2015Khám phá Đại học Hoa Sen 2015
Khám phá Đại học Hoa Sen 2015
 
Bản tin Sống đẹp số 1
Bản tin Sống đẹp số 1Bản tin Sống đẹp số 1
Bản tin Sống đẹp số 1
 
Bản tin Hoa Sen _ Số 10
Bản tin Hoa Sen _ Số 10 Bản tin Hoa Sen _ Số 10
Bản tin Hoa Sen _ Số 10
 
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
 
Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp
Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp
Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp
 
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu TriBản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
 

Recently uploaded

Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 

Recently uploaded (18)

Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 

Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề

  • 1. T H Á N G 0 5 / 2 0 1 3
  • 2. Lời mở đầu.............................................................................................. 3 Những ngẫu nhiên của cuộc đời.................................................... 6 Giới thiệu Dự án Hướng nghiệp Hoa Sen..................................10 Tản mạn về nghề................................................................................14 Đa dạng hệ thống ngành nghề....................................................18 Tổng quan thị trường lao động trên địa bàn TP.HCM............24 Khởi nghiệp bằng những lối đi riêng..........................................28 Chọn nghề nên bắt đầu từ sự yêu thích....................................31 Hãy luôn hết mình với những gì mình đã chọn......................33 Chấp nhận mọi thử thách...............................................................35 Hãy đứng lên và bước tiếp..............................................................36 Chọn nghề: Có phải một cơ duyên?............................................39 Cứ kiên trì rồi mùa hoa trái sẽ tới..................................................47 Bắt đầu từ những con chữ..............................................................53 Bước ngoặt giữa ước mơ và thực tế.............................................57 HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC A2 - 261 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội Điện thoại: 04. 39260024 Email: nhaxuatbanhongduc@yahoo.com BẢN TIN HOA SEN THÁNG 05/2013 Chịu trách nhiệm xuất bản: BÙI VIỆT BẮC Biên tập: BÙI TRÂN THÚY TRẦN HÀ PHƯƠNG THẢO Vẽ bìa & Trình bày: TRẦN ĐẠI ĐÔNG HIỆP Sửa bản in: TRẦN THÙY TRANG In 2000 cuốn, khổ 14X20cm. In tại Nhà in Lê Quang Lộc. Số ĐKKHXB: 341-2013/CXB/57/01-10/HĐ Quyết định xuất bản số: 314-2013/QĐ-HĐ. In xong nộp lưu chiểu quý I năm 2013. Mụclục
  • 3. Việc chọn cho mình một nghề nghiệp vô cùng quan trọng với các bạn trẻ.Thế giới ngày càng phát triển, nhu cầu nhân lực biến đổi liên tục, ngành nghề ngày càng đa dạng. Đó là điều thuận lợi nhưng cũng không phải là không ít khó khăn. “Lắm thầy, nhiều ma”, khi có vô số những lựa chọn, dễ khiến người ta phân vân, đắn đo mà sự lựa chọn nào cũng có cái giá phải trả. Nghề nghiệp vững chắc, sự đam mê, sáng tạo trong công việc tạo nên cuộc sống ổn định, niềm hạnh phúc để vui sống.Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng đạt được điều đó. Trong Bản tin Hoa Sen số 6, với chủ đề “Trăm nẻo đường nghề”, chúng tôi xin được chia sẻ với quý độc giả những tâm tình của một số nhà báo, nhà văn, dịch giả, đạo diễn, nhà thiết kế… khá nổi tiếng. Họ hiện là những người đã thành đạt; nhưng họ cũng từng là những người trẻ có không ít băn khoăn, ưu tư khi chọn nghề, trước khi thành công, cũng nhiều va vấp nhưng cuối cùng, vẫn đứng vững trên đôi chân của mình. Chúng tôi giới thiệu những nhóm ngành nghề hiện có, các cơ sở đào tạo, để giúp các bạn có những thông tin chính xác trước khi chọn nghề. Dự án“Hoa Sen hướng nghiệp”đang khởi động cũng được giới thiệu. Ngoài ra, chúng tôi cũng chú ý đến những nghề truyền thống, những nghề đã và đang tồn tại khá vững chắc trong xã hộiViệt Nam. Bên cạnh đó, là những nghề không đòi hỏi chuyên môn cao mà người hành nghề tưởng chừng đó chỉ là“nghề tay trái”nhưng từ lòng yêu nghề, từ trách nhiệm đối với công việc của mình, tay nghề ngày càng được nâng cao hơn và họ vẫn có thể trở thành lao động chính để nuôi sống gia đình với mức thu nhập khá cao. “Nghề”cótrămvạnnẻo“đường”,đólàduyênmaynhư “sốphận”,nhưnhữngngẫunhiên,tìnhcờhaylàsựchọn lựa,cócânnhắcthiệthơn,cóđắnđo,suytính.“Mưusựtại nhân,thànhsựtạithiên”,cóđúngnhưvậykhông?Yếutố quyếtđịnhthànhcôngphảichăngchínhlà“cáitâm”mà bấtcứngườithànhđạtnàocũngphảiđặtvàocôngviệc củamìnhbằngtấtcảlòngyêuthương,sựtrântrọng? Mời quý độc giả cùng chia sẻ. Ban Biên tập. Lời Mở đầuTrên vạn nẻo đường và trong mọi ngõ ngách của cuộc đời, có một con đường mà hầu như ai cũng phải bước đi. Đó là đường đi đến với nghề nghiệp, phương tiện mà tất cả chúng ta đều cần để có thể sinh tồn. www.hoasen.edu.vn
  • 4. Làng nghề gốm truyền thống Ảnh: Tư liệu từ Internet 4 Bàn luận về hướng nghiệp
  • 6. Những ngẫu nhiên của cuộc đờiGS. Vũ-Đức Vượng - CT Giáo dục Tổng quát, ĐH Hoa Sen Tôi vốn ghét những cái mà tôi thường chủ quan cho là“mê tín dị đoan” trong cuộc đời. Bao nhiêu doanh nghiệp đã từng bỏ ra khối tiền để thuê thầy địa lý chọn cơ sở cho đúng hướng, thuê các nhà thiết kế trang bị cho hợp“phong thủy” rồi lại thuê thầy cúng về làm lễ khai trương, múa sư tử và đốt pháo loạn xạ lên... chỉ vì tin là nếu làm đúng theo phong thủy thì tiền sẽ vào như nước. Thế mà vẫn sạt nghiệp. TácgiảvàđạodiễnĐặngNhậtMinh(bênphải) photobyNguyễnVănBiên 6 Bàn luận về hướng nghiệp
  • 7. Hồi năm 2007, năm gọi là“heo vàng”, mấy đứa cháu tôi cũng như bao nhiêu cặp vợ chồng trẻ thi nhau sinh con trong năm ấy, tin là con mình sẽ được lợi thế và may mắn cả đời nó sau này. Lợi đâu chưa thấy, chỉ biết là năm đó sinh nhiều con nít quá nên năm nay, bố mẹ đang phải chạy sốt vó lên tìm trường cho con học đây. Và chừng 15-20 năm nữa, lại một phen khổ sở đi tìm vợ cho chúng nó, vì quá nhiều bố mẹ chỉ muốn con trai “heo vàng”thôi. Các vua nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta, tốn bao nhiêu công sức, tiền của, và bắt bao nhiêu dân nghèo đi phục dịch để xây những lăng tẩm hoành tráng, hy vọng không những là được an nghỉ ngàn thu mà hậu duệ của họ cũng được may mắn trị vì lâu năm. Chỉ thấy là chính các ông vua này cũng không dám chôn ngay trong lăng, sợ bị ăn trộm, và con cháu họ cũng mất nước vào tay quân Pháp. Có mấy ông còn bị đi tù nữa chứ. Mỗi lần đi ăn cưới ai tôi cũng biết chắc là hai gia đình đã so sánh tử vi kỹ lưỡng, đã chọn“ngày lành tháng tốt” để làm đám cưới, đã lựa giờ hoàng đạo để rước dâu... nhưng bao nhiêu cặp vẫn“cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”và cũng khá nhiều cặp đã bỏ nhau. Thế đấy. Nhưng có một loại hoàn cảnh trong đời mà cho đến nay tôi vẫn chưa có lời giải đáp: tại sao có những người thật may mắn trong sự nghiệp và ngược lại có những người khác xui xẻo hết chỗ nói. Có lẽ ta không nên đem chuyện những người xui xẻo ra bàn ở đây nhỉ? Họ đã khổ sở đủ rồi, mình tạm để cho họ hai chữ bình yên đi. Vậy tôi đơn cử vài trường hợp may mắn nhé. Trong số báo này, các bạn đã đọc một chút về đạo diễn Đặng Nhật Minh, vì sao ông ta đến với nghề làm phim ảnh. Nhưng đó chưa hết câu chuyện. Thân phụ ông Minh là bác sĩ ĐặngVăn Ngữ, người rất có công với nền y tế nước nhà và cũng là người từng du học ở Nhật. Khi còn nhỏ ông Minh sống với gia đình ở chiến khuViệt Bắc. Ông được cử sang học tạiTrườngThiếu nhi VN ở bênTrung Quốc. Cuối nămTrung học cả trường được lệnh cử 100 học sinh sang Liên xô học tiếng Nga. Ông Minh không có tên trong danh sách đó. Ông thuộc nhóm ở lại để học tiếp ởTrung Quốc. Mọi thứ chuẩn bị đã sẵn sàng; vào phút chót, có một học sinh trong đoàn đi Nga bị loại, thành ra thiếu một suất.. Ông Minh được chuyển từ nhóm điTrung Quốc sang nhóm đi Nga học. Sau khi học xong tiếng Nga, ông trở về nước làm việc dịch phim từ tiếng Nga sang tiếng Việt. Mối nhân duyên của ông với điện ảnh bắt nguồn từ đó. Nhưng ta thử hỏi, nếu ông Minh đi học ởTQ, rất có thể ông đã trở thành một kỹ sư cơ khí hay một thuyền trưởng tầu viễn dương như người ta đã dự tính, thì làm sao ngày nay chúng ta có được những tuyệt tác như“Bao giờ cho đến tháng Mười”, “Cô gái bên sông”, “Thương nhớ đồng quê“,“Mùa ổi”, hay “Đừng đốt”? Đấy chẳng phải là sự ngẫu nhiên của số phận sao ? Khoảng từ hai năm nay, cả nước ta hãnh diện về thành quả của giáo sư Ngô Bảo Châu khi ông đoạt giải Fields về toán học. Thủ tướng trao tặng một căn hộ hạng sang để ông có chỗ tá túc mỗi khi về nước (ông dạy học ở ĐH Chicago); Bộ GD lập hẳn ra một viện nghiên cứuToán học cấp cao để ông có môi trường hướng dẫn các tài năng trẻ trong nước; và cứ vài tháng các trường ĐH lại luân phiên mời GS. Châu về giao lưu, chia sẻ với các sinh viên trong nước. www.hoasen.edu.vn 7Bàn luận về hướng nghiệp
  • 8. Nhưng có một câu chuyện ít ai biết tới là việc GS. Châu học thành tài ở Pháp cũng là do một sự ngẫu nhiên của số phận. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông thi đại học đạt điểm cao và đã được phân đi học ở Hungari . Ông mất một năm học tiếng Hung ở Hà Nội; nhưng vào mùa hè năm ấy, tình cờ có một giáo sư người Pháp sang thămViệt Nam, biết thành tích học tập xuất sắc của Châu và mời anh sang Pháp học. Ta thử tưởng tượng nếu không có sự tình cờ ngẫu nhiên trên, rất có thể là GS. Châu cũng đã học toán ở Hungari, nhưng chắc chắn không như một GS. Châu được đào tạo ở Pháp, và gần như chắc chắn cũng đã không có Giải Fields như chúng ta đều biết, mặc dù nước Hung cũng có rất nhiều người đoạt giải Nobel về khoa học. Thêm một câu chuyện“cơ duyên”ở nước ngoài nhé. Không biết có bạn nào đã xem phim “Harold and Kumar Go toWhite Castle” với hai diễn viên người gốc Á, John Cho và Kal Penn (http://www.imdb.com/title/tt0366551/) Một lần tôi nghe cậu John kể chuyện vào nghề phim ảnh như thế này. Hồi ấy cậu ta đang học dự bịY khoa (Pre-Med) ở ĐH Berkeley (giống như bao nhiêu sinh viên gốc Á châu khác). Một hôm đang xếp hàng ăn trưa ở căn tin (caf- eteria) bỗng có người đứng sau gõ vào vai và hỏi anh: “cậu cao thước mấy và nặng bao nhiêu cân?” Câu hỏi hơi kỳ cục, đúng không? Và có phần hơi“vô duyên”nữa. Nhưng chàng John hôm ấy cũng vui vẻ trả lời; và người kia hỏi tiếp“cậu có muốn làm diễn viên kịch của trường không?” Thế là từ cậu sinh viên dự bịY khoa, John bị“Nàng Kịch”quyến rũ, rồi sau đó thành diễn viên điện ảnh. Đến nay, John đã đóng vai chính trong 3 phim. Mãi sau này, John mới biết là trong đoàn kịch của trường năm đó, có một diễn viên bỏ cuộc, sau khi đã tập dượt và y phục đã may xong. Đoàn không có nhiều giờ hay nhiều tiền để kiếm người mới thay thế và may y phục mới, nên câu hỏi đầu tiên là để xem cậu này có mặc vừa được bộ đã may không. Ngẫu nhiên hay cơ duyên chỉ có thế, và một sự nghiệp mới đã khởi đầu. Thế giới mất đi một bác sĩ nhưng lại được thêm một diễn viên điện ảnh. Tôi tin chắc là nếu bạn đọc nghĩ trong đầu xem những ai mình quen biết đã GS. Ngô Bảo Châu Ảnh: Tư liệu từ Internet Diễn viên John Cho (trái) và Kal Penn (phải) Ảnh: Tư liệu từ internet 8 Bàn luận về hướng nghiệp
  • 9. bước vào“sự nghiệp”như thế nào, có lẽ hơn quá nửa sẽ nhớ lại một cơ duyên nào đó, và chính cái đó đã thay đổi toàn diện cuộc đời cũng như sự nghiệp của họ. Tháng trước, khi nhận giải thưởng văn hóa Phan ChâuTrinh về giáo dục, cô Hiệu trưởng BùiTrân Phượng đã kể lại câu chuyện cô vào học trường Marie Curie như sau: “Năm 10 tuổi, do một nguyên cớ ngẫu nhiên – trong cái rủi có cái may – vì không được thi vô đệ thất trường công mà tôi rẽ ngang từ tiểu học Việt sang trung học Pháp. Là con nhà dân thường, tôi được hưởng nền giáo dục lúc đó chủ yếu dành cho tầng lớp trung-thượng lưu của xã hội; cùng với một số ít học sinh khác, tôi đã hưởng học bổng của Hội Phụ huynh học sinh trường Marie Curie suốt 6 năm trung học. Tôi hiểu giá trị đổi đời của những học bổng tạo công bằng cơ hội... ” Riêng cá nhân tôi, một cơ duyên cũng đã thay đổi toàn diện cuộc đời tôi và mở ra một thế giới mà trước đó tôi chỉ dám mơ ước tới. Nhưng để dành câu chuyện này vào dịp khác nghe. Vậy kết luận bài này sao đây? Thứ nhất, cuộc đời vẫn còn những“phép lạ”mà ta chưa giải thích được. Thứ hai, khi“cơ duyên” tới, có người nắm bắt ngay được và tận dụng, nhưng cũng có người để vượt tầm tay rồi sau này hối tiếc. Thứ ba, khi may mắn thành công, không nên tự đắc quá cũng như khi thất bại, không nên mất hết hy vọng, vì tất cả không phải hoàn toàn do bàn tay ta dựng nên. TS. Bùi Trân Phượng - Ảnh: Nhân vật cung cấp Nguyễn CôngTrứ có lẽ kết luận hay hơn cả, trong kho tàng văn hóaViệt: “Lúc làm quan không lấy làm vinh, Khi làm lính không lấy làm nhục” www.hoasen.edu.vn 9Bàn luận về hướng nghiệp
  • 10. LÝ DO HÌNHTHÀNH DỰ ÁN: • Thực trạng: trẻ em Việt rất ít được khuyến khích độc lập trong suy nghĩ, cũng không được đồng tình ủng hộ trong quyết định lựa chọn cuộc sống cá nhân (chọn nghề nghiệp, bạn đời, trường học, nơi sinh sống…) • Suy nghĩ“truyền thống”của phụ huynh: “con nít mà biết gì, cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy, con cãi cha mẹ trăm đường con hư…” • Các trường Phổ thông chỉ bắt đầu hướng nghiệp cho học sinh từ lớp 10, như vậy, đã bỏ lỡ hàng chục năm trước đó.Vì thế, thời gian để cho phụ huynh cũng như trẻ tìm hiểu về các ngành nghề, nhu cầu của xã hội, năng lực của bản thân quá ngắn (3 năm) dẫn đến việc bỏ lỡ nhiều cơ hội • Việc hướng nghiệp đã được quan tâm trong những năm gần đây nhưng hiệu quả của nó dường như vẫn còn mờ nhạt • Thị trường lao động: ngày càng đa dạng trên toàn thế giới cũng như tạiViệt Nam • Cuộc sống đang toàn cầu hóa • Sức cạnh tranh trong thị trường nhân lực ngày càng gay gắt, yêu cầu đối với người lao động cũng ngày càng cao MỤC ĐÍCH CỦA DỰ ÁN: • Giúp giới trẻ VN có những hiểu biết đúng đắn, được cập nhật về các ngành nghề cũng như nhu cầu nhân lực • Từ đó, có thể định hướng nghề nghiệp sớm và đúng đắn. Đồng thời cũng có đủ hiểu biết để thương thảo, tranh luận (nếu cần thiết) với phụ huynh, thầy cô khi xảy ra những bất đồng trong việc chọn nghề của các em • Giúp phụ huynh và con em có thể đối thoại cởi mở với nhau, nâng cao hiệu quả của việc chọn nghề nghiệp • Quảng bá thương hiệu ĐH HOA SEN với thế hệ trẻ ĐỐITƯỢNG HƯỚNG ĐẾN: • Học sinh, sinh viên từ 5-25 tuổi trong cả nước • Phụ huynh và giáo viên phổ thông Giới thiệu dự án HƯỚNG NGHIỆP HOA SEN( H S U H N ) B a n d ự á n H S U H N 10 Bàn luận về hướng nghiệp
  • 11. THỜI ĐIỂMTHỰC HIỆN DỰ ÁN: • Khởi động: hè 2013 • Chính thức vận hành: năm học 2013-2014 THÀNH PHẦN BAN DỰ ÁN • Giám đốc Chương trình Giáo dục tổng quát chịu trách nhiệm chính trong việc mời người tham gia, điều phối mọi hoạt động của dự án • Các GV Hoa Sen đã tham gia hướng nghiệp cho hoc sinh phổ thông • Các giáo viên trường phổ thông tâm huyết với dự án • Hội đồng tư vấn gồm: • Những người có hiểu biết đầy đủ, chuyên sâu về những ngành nghề mà họ đang đảm trách • Các cựu sinh viên, sinh viên Hoa Sen • Các chủ nhiệm chương trình của Hoa Sen PHƯƠNGTHỨCTHỰC HIỆN • Giải đáp tất cả các thắc mắc của người hỏi (học sinh-phụ huynh, giáo viên) theo các phương tiện mà người hỏi chọn bất cứ lúc nào nhằm tạo điềi kiện thuận lợi nhất để người hỏi có thể nêu mọi thắc mắc và an tâm về những giải đáp chu đáo, kịp thời • Lập“kho tài liệu”trên website hoặc library, là nơi lưu trữ (có cập nhật, bổ sung) những thông tin liên quan đến ngành nghề (Học cái gì?Yêu cầu cơ bản cần có để theo học.Tốt nghiệp sẽ làm được những việc gì, ở những nơi nào? Cơ sở và hệ đào tạo) • Các công việc được thực hiện thường xuyên, suốt năm học • Đến các trường phổ thông để hướng nghiệp cho học sinh khi được yêu cầu • Phối hợp với một vài tờ báo để thường xuyên có tin về HSUHN… HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN • Việc hướng nghiệp đi vào thực chất với những hiệu quả thiết thực • Giúp học sinh có một địa chỉ đáng tin cậy, thân thiện, miễn phí, không phê phán mà sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu của các em để hỗ trợ • Tạo được thương hiệu Hoa Sen về một cách hướng nghiệp mới được thực hiện dài lâu, có kết hợp với nhiều thành viên trong và ngoài trường • Góp phần quảng bá Đại học Hoa Sen, góp phần vào việc thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm • Tạo được kho tư liệu chung mà nhiều người có thể sử dụng lâu dài, một trong những phương tiện hỗ trợ hiệu quả cho công tác tư vấn hướng nghiệp • LàmộttrongnhữngđónggópcủaHoaSenchoxãhội Rất mong sẽ đón nhận được những ý kiến quý báu cũng như sự hưởng ứng và đóng góp của toàn thể đội ngũ Hoa Sen cho dự án này. Mọi thông tin, vui lòng liên lạc với: vuong.vuduc@hoasen.edu.vn Tư vấn Hướng nghiệp tại trường PTTH Marie Curie Ảnh: Phòng Truyền thông - ĐH Hoa Sen www.hoasen.edu.vn 11Bàn luận về hướng nghiệp
  • 12. Công tác Hướng nghiệp Ảnh: Phòng Truyền thông - ĐH Hoa Sen 12 Bàn luận về hướng nghiệp
  • 14. Nghe như điều đó là chân lý sắt đá, nhưng vẫn có tiếng nói khác thường.Thi sĩ Hoelderlin (Đức) có lẽ là người duy nhất không coi trọng nghề nghiệp và sự nghiệp khi ông nói:“Đã đành cuộc sống đầy sự nghiệp, nhưng hãy ở đời như một thi sĩ”. Mà“làm thi sĩ nghĩa là ru với gió/ Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”(Xuân Diệu). Thi sĩ không màng, không tham dự vào việc biến đổi thế giới này. Nhưng một quan niệm như thế giờ cũng đã lạc hậu. Làm thơ, làm thi sĩ giờ đây đã trở thành một nghề hẳn hoi, chuyên nghiệp.Thơ của họ thực sự đóng góp vào thế giới tinh thần của nhiều người. Những buổi đọc thơ của họ giúp nâng cao trí tuệ và cảm xúc của người yêu thơ.Và họ được vinh danh, được trả tiền cho công việc của mình. Ngoài ra, họ còn dạy làm thơ nữa. Và công việc phức tạp cao cấp đó rõ ràng là một nghề chuyên môn. Ngẫm nghĩ lại chúng ta thấy hình như ông Hoelderlin muốn đề cao việc làm thơ, làm thi sĩ như là một siêu nghề nghiệp, siêu chuyên môn, chứ không TẢN MẠN VỀ NGHỀM a i S ơ n I - Có một nghề trong tay, đó là dấu hiệu của một người đã trưởng thành, là tấm giấy thông hành để vào đời. Không có nghề nghiệp, hay vô công rỗi nghề, có thể coi là điều nhục nhã của một người, chắc hẳn vì anh ta/ chị ta cảm thấy mình bị đẩy ra bên lề xã hội, không được hòa nhập vào cộng đồng nhân loại. Nói chung, chúng ta phải tồn tại như một người có nghề nghiệp, không phải chỉ để mưu sinh, mà còn là, và chủ yếu là để hiện thực hóa bản tính làm người của mình. Mai Sơn Ảnh: Nhân vật cung cấp 14 Bàn luận về hướng nghiệp
  • 15. hẳn là bác bỏ việc người ta nên có một nghề nghiệp hay sự nghiệp. Tương tự, có lẽ cũng rất ít người nghĩ rằng tu sĩ và các vị hành đạo cũng là một nghề.Trái lại, họ là những người lo phần linh hồn và thế giới tâm linh cho những người mộ đạo. Không có họ, nhiều người không biết làm gì lúc chiều xuống, đêm về sau khi mọi việc gia đình xã hội đã xong, và những xao xuyến siêu hình trong lòng họ dậy lên. Ai sẽ an ủi họ khi họ kề cận cái chết và những hoàn cảnh khắc nghiệt khác nếu không phải là những người có“chuyên môn”và“kỹ thuật”đặc biệt. Chúng ta thường dễ nhận ra sự trống rỗng trong một ngôi nhà, trong một ngôi làng, những sự thiếu thốn vật chất, tiện nghi chung quanh mình chứ ít khi cảm thức được sự trống rỗng về tinh thần, về linh hồn trong một con người và những hậu quả ghê gớm nó gây ra cho người ấy, và vì vậy chúng ta không quen nghĩ đến những“nghề nghiệp”có khả năng lấp đầy những vực thẳm chết chóc đó. Nhưng ta sẽ không bàn sâu chuyện đó ở đây. II Nghề nghiệp của mỗi người thường bắt nguồn từ năng khiếu (natural gift) hay thiên hướng (vocation) của người đó. Nhưng thiên hướng hay năng khiếu không thể tự nhiên theo thời gian mà biến thành một nghề nghiệp. Người ta phải học tập để lấy kiến thức bên ngoài bổ sung củng cố, vun bồi nó để nó phát triển lên, đúc kết dần dần thành một chuyên môn điêu luyện của riêng ta. Có thiên hướng xuất chúng xuất hiện rõ ràng ngay từ rất sớm ở một số người khi còn nhỏ.Và ta thường gọi đó là thần đồng, chẳng hạn thần đồng âm nhạc Mozart. Nhưng đó chỉ là ngoại lệ hiếm hoi. Phần đông chúng ta không nhận thấy rõ thiên hướng của mình mà phải nhờ đến cha mẹ, thầy giáo và những người từng trải phát hiện chỉ ra giúp.Và đó là nguồn cội của giáo dục. Như vậy có thể nói mục đích của giáo dục là vun trồng cho muôn loài kỳ hoa dị thảo, mà ta là một trong số đó , nảy nở ngập tràn trên trần gian này. Một khi chúng ta đã thấy rõ năng khiếu và thiên hướng của mình rồi, ta thấy con đường trước mặt ta dường như mở ra thênh thang vô tận. Hãy đi theo con đường đó cho đến khi bạn thành thạo đến độ có thể nhắm mắt mà đi vẫn tới đích. Có nghĩa là hãy làm đúng cái nghề mà bạn có khả năng nhất vốn đã bộc lộ ngay từ khi bạn còn nhỏ. Bạn sẽ thấy hạnh phúc vì được là mình, được trở nên chính mình, như triết gia Đức Martin Heidegger từng nói:“Deviens ce que tu es”hay gần đây là lời kêu gọi của ban nhạc huyền thoại Bee Gees:“Be who you are”. (Cả hai câu nói đều có nghĩa gần giống nhau là: “Hãy trở nên chính mình”). Đến đây, dường như chúng ta đã chạm tới một câu ngạn ngữViệt Nam:“Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Câu nói ấy thời nay còn đúng nữa không? Thường thì chúng ta không được trời cho cùng lúc nhiều năng khiếu hay thiên hướng khác nhau. Mỗi người chỉ có một dấu hiệu nổi trội, ban đầu còn mờ nhạt, dần dần theo thời gian mà rõ lên. Có thể diễn dịch www.hoasen.edu.vn 15Bàn luận về hướng nghiệp
  • 16. câu ngạn ngữViệt đó theo hướng này: khi đã tinh thông một nghề, thì cái“thân” hay“bản ngã”(identity) của ta được vinh hiển, tức là ta được làm người trọn vẹn. Cái từ“làm người”trong tiếngViệt rất hay. Không phải“to be human”mà là: làm người. Nghĩa là tính cách“người” luôn gắn với tính cách“làm”, tức là làm người và làm nghề là một. Nói cách khác, không“làm”hay chưa làm một nghề tinh thông, ta chưa xứng đáng với bản tính người của ta.Ta không thể hình dung ra một người trưởng thành về lý trí mà lại không có nghề. Nếu có một người như thế, hẳn đó là một người không may, họ bị khuyết tật từ nhỏ. Càng tinh thông một nghề, sự hiện diện của ta trong xã hội, trong cộng đồng càng rõ ràng và độc đáo. Đó có thể là ý nghĩa của chữ“vinh”. Nhưng đấy có thể chỉ là cái nhìn trừu tượng. Nhìn dưới diễn trình lịch sử, nhiều người sẽ phản đối quan điểm đó. Vì trong thực tế, sự phát triển của công nghệ - máy móc ngày càng làm cho nhiều người trở nên vô dụng, mất công ăn việc làm, nhiều ngành nghề truyền thống bị mai một, chẳng hạn, những nghề thủ công mỹ nghệ… Một số người lành nghề (nghệ tinh) trong các địa hạt ấy không thấy mình vinh hiển (thân vinh) nữa. Họ chỉ còn ngậm ngùi nghĩ về một thời vang bóng. Một lần nữa, vấn đề không phải hoàn toàn như vậy. Có rất nhiều nghề thủ công không bao giờ có thể mất đi được, ví dụ: nghề làm kim hoàn, sửa đồng hồ, hớt tóc, đan len, trồng hoa, trang điểm… III Làm bất cứ nghề gì mà mỗi ngày đều cố gắng làm tốt hơn, hoặc giữ không để cho nghề mình bị bị xuống cấp, thì đều đáng tôn trọng, dù đó là công việc khó khăn phức tạp của một bác sĩ phẫu thuật hay công việc đơn giản của một người phục vụ quán cà phê. Họ là những người tự trọng, tức là biết tôn trọng cái nghề nuôi sống mình, đóng góp cho xã hội, và là cái bản tính thứ hai của mình. Người Anh có câu: It’s NOT the job you DO, It’s HOW you DO the job. Đó chính là sự chuyên nghiệp. Người Pháp thì nói: Il n’y a pas de sot métier (Không có nghề nào xấu.) Là một người thợ mộc và đóng những chiếc ghế gỗ vừa đẹp, vừa chắc chắn để có thề sử dụng lâu dài thì đáng kính trọng hơn một chính trị gia tham nhũng và đưa ra những chính sách sai lầm. Đơn giản là hãy làm một người thợ mộc lương thiện trong sáng thay vì một chính khách bụng dạ đen tối. Có một người thợ mộc như thế tên là Giu-se ở một vùng đất hẻo lánh xa xôi trên đất DoThái thời xa xưa. Ông Giu-se sống tử tế, làm nghề đàng hoàng khiến“đức Chúa trời”cảm động và người đã cho con một yêu dấu của mình là Jesus xuống đầu thai trong lòng bà Maria, vợ của ông Giu-se. Mặt khác, từng có những nhà chính trị khét tiếng xấu xa vì lợi ích riêng tư mà phạm tội để rồi mãi mãi bị người đời sau phỉ nhổ. Họ đã không yêu nghề của họ, mà chỉ lợi dụng nghề đề mưu lợi riêng tư. *** Có một nghề trong tay là sự khởi đầu công cuộc làm người của mình, hoặc nói cách khác, với một nghề trong tay, chúng ta như một cái bình rỗng được rót đầy. Nghề nghiệp là cánh tay nối dài của ta, để ta nắm bắt được nhiều hơn cuộc sống, thu lượm được nhiều hơn hoa trái, và cũng để giúp đỡ nhiều hơn mọi người chung quanh. 16 Bàn luận về hướng nghiệp
  • 17. Phòng thực hành của ngành Thiết kế đồ họa Ảnh: Khoa Đào tạo chuyên nghiệp, ĐH Hoa Sen www.hoasen.edu.vn 17Bàn luận về hướng nghiệp
  • 18. Vì hệ thống nghề nghiệp trong xã hội có số lượng nghề và chuyên môn nhiều như vậy nên người ta gọi hệ thống đó là“thế giới nghề nghiệp”. Nhiều nghề chỉ thấy có ở nước này nhưng lại không thấy ở nước khác. Hơn nữa, các nghề trong xã hội luôn ở trong trạng thái biến động do sự phát triển của khoa học và công nghệ. Nhiều nghề cũ mất đi hoặc được thay đổi về nội dung cũng như về phương pháp vận hành. Nhiều nghề mới xuất hiện rồi phát triển theo hướng đa dạng hóa. Theo thống kê gần đây, trên thế giới mỗi năm có tới 500 nghề bị đào thải và khoảng 600 nghề mới xuất hiện. Ở nước ta, mỗi năm ở cả 3 loại hình trường (Dạy nghề, Trung học chuyên ngiệp và Cao đẳng - Đại học) đào tạo trên dưới 300 nghề bao gồm hàng nghìn chuyên môn khác nhau. Do đó, để phân loại nghề một cách tương đối, người ta tạm thời phân chia dựa vào các tiêu chí sau: PHÂN LOẠI NGHỀTHEO ĐÀOTẠO: Cách phân loại này nhằm thống kê hệ thống ngành nghề theo tiêu chí chung là quá trình đào tạo người lao động theo nghề qua trường lớp và không qua trường lớp.Theo nhiều chuyên gia thống kê thì có hai nhóm nghề chính: Nghề được đào tạo Khi trình độ sản xuất và khoa học, công nghệ được nâng cao, dân cư được phân bố đồng đều trong cả nước thì số nghề cần có sự đào tạo qua các trường lớp sẽ tăng lên. Ngược lại quốc gia nào có trình độ dân trí thấp, trình độ sản xuất, khoa học và công nghệ chậm phát triển, dân cư phân tán thì tỉ lệ nghề không qua đào tạo rất cao. Trên thế giới hiện nay có trên dưới 2000 nghề với hàng chục nghìn chuyên môn. Ở Liên Xô trước đây, người ta đã thống kê được 15.000 chuyên môn, còn ở nước Mỹ, con số đó lên tới 40.000. Quản trị Mạng - Nghề được đào tạo Ảnh: Khoa KHCN, ĐH Hoa Sen Đa dạng HỆ THỐNG ngành nghềP h ư ơ n g T h ả o ( t ổ n g h ợ p ) 18 Giới thiệu một số ngành nghề
  • 19. Nghề không được đào tạo: Nước ta đã có danh mục các nghề được đào tạo, còn các nghề không được đào tạo rất khó thống kê. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều nghề được truyền từ đời này sang đời khác trong các dòng họ hoặc gia đình. Những nghề này rất đa dạng và trong nhiều trường hợp được giữ bí mật được gọi là“nghề gia truyền”. Do vậy, những nghề này được đào tạo trong gia đình và cũng thường chỉ liên quan đến người được chọn để nối tiếp nghề của cha ông. Hệ thống những ngành nghề này tạo thành các“làng nghề gia truyền”nổi tiếng ở nước ta.Theo thống kê,Việt Nam có gần 2.000 làng nghề thuộc các nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ, vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá... Có thể kể ra những tên làng nghề quen thuộc gắn liền với nhiều địa danh như: Làng gốm sứ BátTràng (Gia Lâm, Hà Nội), làng tranh dân gian Đông Hồ (ThuậnThành, Bắc Ninh), làng đá mỹ nghệ Non Nước (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), làng nấu rượu Kim Sơn (Ninh Bình), làng lụa Nội Duệ (Tiên Du, Bắc Ninh), làng chiếu cói Lâm Xuân (QuảngTrị…), làng nemThủ Đức (TP.Hồ Chí Minh)… Bên cạnh những tổ hợp làng nghề truyền thống có quy mô rộng và được phổ biến rộng rãi ở mức độ làng, xã thì nước ta vẫn còn đó những nghề không trải qua đào tạo, nhưng được truyền miệng và học theo kinh nghiệm về cách thức thực hiện, tìm khách hàng, làm sao để có lợi nhuận, tăng doanh thu…Với nhóm nghề này, chúng ta sẽ dễ nhận ra hình thức tổ chức cực kỳ đơn giản của nó, chỉ có thể là một gánh rau tươi xanh và lời rao trong vắt cất lên trong những con hẻm nhỏ vào buổi sáng tinh sương đã tạo thành “nghề bán rau”. Hay cũng có thể với một tiếng rao rất“đặc trưng”cùng với những công cụ là một chiếc xe đạp, vài miếng đá mài dao, vài con dao sắc đã tạo thành“nghề mài dao”. Một ống bơm đặt bên vệ đường, những vỏ xe đã hỏng, bộ đồ nghề với vài con ốc vít, cờ lê, mỏ lết, tuốc nơ vít… cũng có thể tạo thành“nghề sửa xe”mà ta dễ dàng bắt gặp trên hè phố Sài Gòn… Nhịp sống hối hả với những ngành nghề đa dạng nhằm phục vụ cuộc sống của con người. Trong xã hộiViệt Nam hiện đang tồn tại song song những nghề có tên gọi và không tên khiến cho bức tranh nghề nghiệp ngày càng đa dạng và phong phú. Làng chài Việt Nam - Ảnh: Tư liệu từ Internet www.hoasen.edu.vn 19Giới thiệu một số ngành nghề
  • 20. mang tính sự vụ, biết giữ trật tự, nghiêm túc khi làm việc. Ngoài ra họ cần thành thạo công việc viết và soạn thảo văn bản, am hiểu cách phân loại, cách sắp xếp tài liệu ngăn nắp. Có năng lực nhận xét, phê phán, cách chấp hành và thực hiện các thủ tục giấy tờ một cách khoa học. Hiện tại, những trường ĐH, CĐ trên địa bàn TPHCM chuyên sâu về đào tạo nhóm ngành nghề này có thể kể đến như ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ngànhThư viện –Thông tin, ngành Lưu trữ học – bậc Đại học), ĐH Hoa Sen (ngành Quản trị nhân lực – bậc Đại học, ngành Quản trị văn phòng – bậc Cao đẳng, ngànhThư ký y khoa,Thư ký văn phòng – bậc Kỹ thuật viên), ĐH Sài Gòn (ngànhThư viện – thông tin – bậc Đại học)… Nhữngnghềthuộc lĩnhvực tiếp xúcvới conngười Ở đây, ta có thể kể đến những nhân viên bán hàng, những thầy thuốc, thầy giáo, những người phục vụ khách sạn, những cán bộ tổ chức… Những người này luôn phải có thái độ ứng xử hòa nhã, chân thành, tế nhị, tinh ý, mềm mỏng, linh hoạt, ân cần, cởi mở… để dễ dàng tiếp cận với đối tượng khách hàng tiềm năng. Hệ thống nghề nghiệp thuộc lĩnh vực này rất phong phú với nhiều trường ĐH, CĐ lớn đào tạo. Những trường chuyên biệt về nghề thầy thuốc PHÂN LOẠI NGHỀTHEOYÊU CẦU CỦA NGHỀ ĐỐIVỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG Những nghề thuộc lĩnh vực hành chính Công việc trong nghề hành chính mang tính chất sắp đặt, bố trí, trình bày, phân loại, lưu trữ... các loại hồ sơ, giấy tờ. Cán bộ nhân viên trong những nghề này thường phải hệ thống hóa, phân loại, xử lý các tài liệu, công văn, sổ sách. Lĩnh vực này đã tạo thành các ngành nghề quen thuộc như nhân viên văn phòng, thư ký, kế toán, nhân viên thống kê, lưu trữ, kiểm tra, chấm công... Nghề hành chính đòi hỏi con người hành nghề phải: bình tĩnh, thận trọng, chín chắn, chu đáo. Mọi thói quen, tác phong xấu như tính cẩu thả, bừa bãi, thiếu ngăn nắp, đại khái, qua loa, thờ ơ, lãnh đạm... đều không phù hợp với công việc hành chính. Người làm nghề hành chính phải có tinh thần kỷ luật trong việc chấp hành những công việc Kế toán: nghề thuộc lĩnh vực hành chính Ảnh: Tư liệu từ Internet Bác sĩ: Nghề thuộc lĩnh vực tiếp xúc con người Ảnh: Tư liệu từ Internet 20 Giới thiệu một số ngành nghề
  • 21. thì có thể tìm thấy ở trường ĐHY DượcTPHCM, ĐHY khoa Phạm NgọcThạch, KhoaY thuộc ĐH Quốc giaTPHCM với thời gian đào tạo từ 6 đến 7 năm dành cho bậc ĐH và 2,5 năm dành cho bậc Trung cấp chuyên nghiệp. Nhóm ngành liên quan đến nguồn nhân lực phục vụ cho lĩnh vực giáo dục thì có thể tìm đến với các trường ĐH có bề dày đào tạo lâu đời như ĐH Sư phạmTPHCM, ĐH Sài Gòn… Những bạn trẻ yêu thích lĩnh vực bán hàng, khách sạn – nhà hàng thì theo học các bậcTrung cấp, Cao đẳng, Đại học ở nhiều trường uy tín như ĐH Kinh tếTPHCM, ĐHTôn ĐứcThắng, ĐHTài chính – Marketing, ĐH Hoa Sen, ĐH Kỹ thuật – Công nghệTPHCM, ĐHVăn Lang… Những nghề thợ (công nhân) Tính chất nội dung lao động của nghề thợ rất đa dạng, có những người thợ làm việc trong các ngành công nghiệp (thợ dệt, thợ tiện, thợ phay, thợ nguội, thợ chỉnh công cụ…), trong các ngành tiểu thủ công nghiệp (thợ thêu, thợ làm mây tre đan, sơn mài…), trong lĩnh vực dịch vụ (cắt tóc, sửa chữa đồ dùng gia đình…) và rất nhiều loại thợ khác như lái tàu hỏa, ô tô, xe điện, in ấn, xây dựng, khai thác tài nguyên… Nghề thợ đại diện cho nền sản xuất công nghiệp do đó tác phong công nghiệp, tư duy kỹ thuật, sự khéo tay… là những yếu tố tâm lý cơ bản không thể thiếu được ở người thợ. Đào tạo thợ với mục đích đem đến cho xã hội những người lao động lành nghề, thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp, đi theo thiên hướng thực hành nhiều hơn lý thuyết. Nghề thợ có thể dễ dàng tìm thấy trong danh mục đào tạo của các trườngTrung cấp nghề hay trường Cao đẳng nghề như Cao đẳng nghềTP.HCM, Cao đẳng nghề Hàng hảiTp.HCM, Cao đẳng nghề Công nghệ thông tin, Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn, Cao đẳng nghề NguyễnTrườngTộ… Những nghề trong lĩnh vực kỹ thuật Nghề kỹ thuật rất gần với nghề thợ, đó là nghề của các kỹ sư thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất. Nghề kỹ thuật đòi hỏi người lao động lòng say mê với công việc thiết kế và vận hành kỹ thuật, nắm chắc những tri thức khoa học hiện đại, có khả năng tiếp cận với công nghệ mới. Người làm nghề kỹ thuật ngoài việc phải có nhiệt tình và óc sáng tạo trong công việc thì còn phải có năng lực tổ chức và quản lý công việc. Kiến trúc sư: Nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật Ảnh: Tư liệu từ Internet Thợ xây - Ảnh: Tư liệu từ Internet www.hoasen.edu.vn
  • 22. Những ngành nghề kỹ thuật hiện nay đang được đào tạo phần lớn ở các trường ĐH lớn tại địa bànTPHCM như ĐH Bách Khoa, ĐH Sư phạm kỹ thuật, ĐHTôn ĐứcThắng, ĐH Kỹ thuật – Công nghệ… Nhữngnghềtronglĩnhvựcvănhọcvànghệthuật Văn học, nghệ thuật là một lĩnh vực hoạt động đa dạng mà tính sáng tạo là một đặc trưng nổi bật.Tính không lặp lại, tính độc đáo và riêng biệt trở thành yếu tố tiên quyết trong mỗi sản phẩm thơ văn, âm nhạc, phim ảnh, biểu diễn nghệ thuật…Trong hoạt động văn học và nghệ thuật, ta thấy có rất nhiều gương mặt nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc, nhà viết kịch, nhà ảo thuật, các diễn viên điện ảnh, xiếc, ca nhạc, nhà nhiếp ảnh, nhà đạo diễn phim, người trang trí sân khấu và trang trí cửa hàng…Yêu cầu chung của nghề nghiệp đối với họ là phải có cảm hứng sáng tác, sự tinh tế và nhạy bén trong cảm thụ cuộc sống, lối sống có cá tính, gắn bó với cuộc sống lao động của quần chúng. Ngoài ra, người làm công tác văn học, nghệ thuật phải có năng lực diễn đạt tư tưởng và tình cảm, năng lực tác động đến người khác bằng ngôn ngữ cũng như khả năng giao tiếp tinh tế. Nhữngtrườngđàotạochuyênsâuvềlĩnhvựcvăn họcnghệthuậtcóthểkểlàĐHMỹthuật,ĐHKiến trúc,ĐHSânkhấuđiệnảnhTPHCM,ĐHKhoahọc xãhộivànhânvăn,ĐHVănhóaTPHCM, ĐHSưphạmTPHCM… Những nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học Đó là những nghề tìm tòi, phát hiện những quy luật trong đời sống xã hội, trong thế giới tự nhiên cũng như trong tư duy con người. Người làm công tác nghiên cứu khoa học phải say mê tìm kiếm chân lý, luôn luôn học hỏi, tôn trọng sự thật, thái độ thật khách quan trước đối tượng nghiên cứu, người nghiên cứu khoa học phải rèn luyện tư duy logic, tích lũy tri thức, độc lập sáng tạo… Ngoài ra, họ còn phải là con người thực sự khiêm tốn, trung thực, bảo vệ chân lý đến cùng. Ở nước ta, bất cứ trường ĐH nào cũng đều đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong hoạt động học thuật của sinh viên, giảng dạy của giảng viên và xem đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đẩy mạnh vai trò của việc dạy và học. Họa sĩ: Nghề thuộc lĩnh vực văn học và nghệ thuật Ảnh: Tư liệu từ Internet NhàKhoahọc Ảnh:TưliệutừInternet
  • 23. Những nghề có điều kiện lao động đặc biệt Thuộc lĩnh vực lao động này, ta thấy có những công việc như lái máy bay thí nghiệm, du hành vũ trụ, khai thác tài nguyên dưới đáy biển, thám hiểm… Những người làm nghề này phải có lòng quả cảm, ý chí kiên định, say mê với tính chất mạo hiểm của công việc, không ngại khó khăn, gian khổ, không ngại hi sinh, thích ứng với cuộc sống không ổn định. Nhóm ngành nghề này tạiViệt Nam hiện tại chưa được đào tạo chuyên sâu vì những hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất cũng như về khoa học công nghệ. Những nghề tiếp xúc với thiên nhiên Đó là những nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuần dưỡng súc vật, nghề trồng trọt, khai thác gỗ, trồng rừng, trồng hoa và cây cảnh… Muốn làm những nghề này, con người phải yêu thích thiên nhiên, say mê với thế giới thực vật và động vật. Mặt khác, họ phải cần cù, chịu đựng khó khăn, thích nghi với hoạt động ngoài trời, thận trọng và tỉ mỉ. Nhóm ngành nghề này được đào tạo chuyên sâu tại các trường ĐH lớn như ĐH Nông Lâm TPHCM, ĐH Tài nguyên và Môi trường TPHCM. Ngườinôngdân Ảnh:TưliệutừInternet Thay lời kết: Hệ thống ngành nghề tại nước ta rất đa dạng với nhiều loại hình đào tạo hấp dẫn, do đó, thế giới nghề nghiệp sẽ luôn rộng cửa chào đón sự lựa chọn của các bạn trẻ. Chọn một nghề phù hợp trước tiên nên bắt đầu từ thực lực của bản thân, từ sự yêu thích cũng như những nỗ lực, và chắc chắc thành quả ngọt ngào sẽ đến với những ai có được niềm đam mê, nhiệt huyết từ chính sự lựa chọn của mình. www.hoasen.edu.vn 23Giới thiệu một số ngành nghề
  • 24. Theo bài tham luận hội thảo“Thị trường lao động ngành nghề Quản trị nhân sự”tổ chức tại ĐH Hoa Sen ngày 12.01.2013 của diễn giả Trần Anh Tuấn - Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM thì đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế đang là nhu cầu cấp bách. Tuy tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và đang làm việc trên địa bàn TP.HCM là 59% lao động, cao so với cả nước, nhưng lại rất thấp (đặc biệt nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao) so với yêu cầu chung của sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa của thành phố trong giai đoạn 2012 - 2015 và giai đoạn tiếp theo đến năm 2020. TỔNG QUAN THỊTRƯỜNG LAO ĐỘNG T R Ê N Đ Ị A B À N T P. H C M Trần Anh Tuấn Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM ÔngTrầnAnhTuấn Ảnh:Nhânvậtcungcấp 24 Giới thiệu một số ngành nghề
  • 25. Theo quy hoạch phát triển nhân lực TP.HCM giai đoạn 2011 - 2020, thành phố Hồ Chí Minh ưu tiên phát triển nhânlựcchonhữngngànhcóhàmlượngcôngnghệcao, giátrịgiatăngcao,đảmbảonhucầulaođộngchấtlượng cao cho 9 ngành dịch vụ, 4 ngành công nghiệp chủ lực (cơ khí chế tạo chính xác và tự động hóa, điện tử và công nghệthôngtin,chếbiếnthựcphẩmtheohướngtinhchế, hóa chất - hóa dược và mỹ phẩm). Những nhóm ngành nghề có nhu cầu lao động nhiều, chiếm tỷ lệ trên 80% tổng nhu cầu nhân lực tại thành phố như quản lý kinh tế - kinh doanh - quản lý chất lượng; du lịch - nhà hàng - khách sạn, Marketing - nhân viên kinh doanh; tài chính - ngân hàng (nhân lực chuyên môn cao, ở cấp độ quản lý) - kế toán - kiểm toán; tư vấn - bảo hiểm; pháp lý - luật; nghiên cứu - khoa học; quản lý nhân sự - tổ chức… Ngoài ra, theo khảo sát của Trung tâm dự báo nguồn nhân lựcTPHCM thì thị trường lao động thành phố tiếp tụccósựchênhlệnhcung–cầu,mộtsốngànhnghềbiểu hiện tương đối rõ nét sự chênh lệch cung – cầu như: • Tài chính – Ngân hàng: là ngành nghề có số lượng người tìm việc làm luôn luôn vượt so với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong những năm trở lại đây. Năm 2012, nhiều ngân hàng thực hiện tái cơ cấu bộ máy nhân sự, hàng loạt thay đổi nhân sự không chỉ ở vị trí cao cấp mà còn ở các cấp trung và thấp, nhiều ngân hàng cắt giảm nhân sự, tuy nhiên đa số các ngân hàng vẫn tiếp tục việc tuyển dụng mới nhân sự, nhân sựTài chính – Ngân hàng có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi là yêu cầu cần thiết của nhiều doanh nghiệp về nhu cầu tuyển dụng năm 2012 và các năm tới để đáp ứng được việc tái cơ cấu bộ máy nhân sự của hệ thống ngân hàng. • Kế toán – Kiểm toán: Ngành nghề có nhiều biến động về nhân sự, đặc biệt là nhân sự có chuyên môn giỏi, tuy là nhóm ngành nghề liên tục được tuyển dụng và có nhu cầu, nhưng nhân lực tìm việc trong nhóm ngành nghề này luôn cao hơn so với nhu cầu tuyển dụng ở tất cả các trình độ. • Cơ khí: Tuy nhu cầu tuyển dụng năm 2012 giảm so năm 2011, nhưng nguồn cung nhân lực chỉ đáp ứng 50% nhu cầu tuyển dụng, đặc biệt ở trình độ từ trung cấp đến Đại học. Các doanh nghiệp luôn không tuyển đủ người, cho dù đã đặt hàng đào tạo và không yêu cầu quá cao về tay nghề, trình độ… Năm 2012, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đào tạo chỉ khoảng 9.000 sinh viên, học sinh nhưng chỉ tuyển đạt dưới 50%. • Xây dựng – Kiến trúc: Cùng với sự khó khăn của nền kinh tế, thị trường bất động sản cũng không mấy sáng sủa, hàng loạt doanh nghiệp trong ngành kiến trúc - xây dựng tạm ngưng hoặc ngưng hoạt động, đặc biệt những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, trong năm 2012 nhu cầu tuyển dụng giảm gần 50% so năm 2011, tỷ lệ người lao động trong ngành kiến trúc - xây dựng thất nghiệp cũng khá cao.Sốchỗlàmviệctrốngchỉđápứng được 50% nhu cầu tìm việc làm ở các trình độTrung cấp, Cao đẳng, Đại học. • Côngnghệthôngtin:Nhucầutuyển dụng trong năm 2012 tăng 66,22% so với năm 2011, đặc biệt nhu cầu tuyển dụng trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học chuyên ngành như lập trình viên,kỹsưhệthốngmạng,kỹsưphần cứng,tester,nhânviênpháttriểnphần mềm, thiết kế lập trình web, lập trình mobile… nhưngnguồncungnhânlực chỉđápứng70%nhucầutuyểndụngvà nguồncungđasốlàsinhviêntốtnghiệp Đại học, Cao đẳng còn hạn chế về kỹ năng, chưa phù hợp yêu cầu chuyên ngànhkểcảkiếnthứcngoạingữ. www.hoasen.edu.vn 25Giới thiệu một số ngành nghề
  • 26. • Marketing – Nhân viên kinh doanh, Bán hàng, Dịch vụ - Phục vụ: Năm 2012 nhu cầu tuyển dụng chiếm 44,70% tổng nhu cầu tuyển dụng, trong đó nhu cầu lao động thời vụ chiếm khoảng 30%. Đặc biệt ngành nghề Bán hàng, Dịch vụ - Phục vụ có xu hướng tăng nhu cầu nhân lực vào thời điểm cuối năm. Xu hướng tuyển dụng trong nhóm ngành này ngày càng chú trọng về chất lượng và trình độ. • Đối với các nhóm ngành nghề khác, thì nhu cầu tuyển về công nhân kỹ thuật lành nghề, nhân lực có trình độ cao, nhân lực quản lý cũng luôn là yêu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp. 12nhómngànhnghềcónhucầunhânlựcnhiềunhất trong năm 2013 tạiTP HCM như sau: 1. Marketing – kinh doanh – bán hàng (27,08%) 2. Du lịch – nhà hàng – khách sạn – dịch vụ - phục vụ (19,92%) 3. Công nghệ thông tin – điện tử - viễn thông (7,79%) 4. Quản lý - hành chính-nhân sự – giáo dục – đào tạo (7,54%) 5. Dệt – may – giày da (7,16%) 6. Tài chính - kế toán – kiểm toán - đầu tư - bất động sản - chứng khoán (6,50%) 7. Tư vấn - bảo hiểm (3,74%) 8. Cơ khí – luyện kim – công nghệ ô tô (2,77%) 9. Hóa – y tế, chăm sóc sức khỏe (2,67%) 10. Xây dựng – kiến trúc – giao thông vận tải (2,51%) 11. Điện – điện công nghiệp – điện lạnh (2,00%) 12. Kho bãi - vật tư - xuất nhập khẩu (1,54%) Ngày hội việc làm dành cho sinh viên AIESEC Career Fair 2012 Ảnh: Tư liệu từ Internet 26 Giới thiệu một số ngành nghề
  • 28. KHỞI NGHIỆP BẰNG NHỮNG LỐI ĐI RIÊNG Nối nghiệp gia đình: Học may áo dài từ mẹ Nghề gia truyền từ lâu đã trở thành một đề tài quen thuộc của giới nghiên cứu ngành nghề bởi nhiều đặc điểmthúvịnhư:cósựtiếpnốigiữanhiềuthếhệgiađình, tạođượcnhiềutiếngtămbởinghềcó tínhổnđịnh,được truyền miệng, chỉ dạy tận tình nên dễ dàng tạo được niềm tin cho khách hàng. Do vậy, rất nhiều nghề truyền thống đã trở thành“thương hiệu gia đình”và được gìn giữ thế hệ này sang thế hệ khác. Trò chuyện với anh Võ NgọcTuấn, chủ tiệm may áo dài Ngọc Châu (trên đường NguyễnThiệnThuật, Q.3), người viết càng hiểu rõ hơn về sứcmạnhcủatìnhyêunghềgiatruyền:“Mẹtôivốnlàthợ Kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2013 đang gần kề, có lẽ mỗi bạn trẻ đều đã có sự lựa chọn riêng cho mình. Tuy nhiên, Đại học không phải là cánh cửa duy nhất để đi đến thành công. Cuộc sống sẽ còn vô vàn điều thú vị khác và chắc chắn sẽ có một cánh cửa dành riêng cho bạn, một cái đích mà bạn phải hướng đến. Dù nối nghiệp gia đình, tự kinh doanh, thi Đại học, học Trung cấp chuyên nghiệp, học nghề… Hãy mạnh dạn bước qua những thử thách phía trước bằng chính niềm tin, ý chí và nghị lực. Anh Võ Ngọc Tuấn Chủ tiệm may áo dài Ngọc Châu Ảnh: Bích Thủy B ì n h M i n h 28 Giới thiệu một số ngành nghề
  • 29. mayáodài.Cácanh,chịcủatôi,tôivàngaycảvợtôilần lượtcũngnốinghiệpmẹmayáodài” May áo dài là nghề truyền thống của cả gia đình anh Tuấn.TiệmmayNgọcChâunàydomẹanhtạodựngnăm 1967.Từ nhỏ, anhTuấn và các anh chị em khác trong gia đình đã được mẹ truyền nghề. Hiện nay anhTuấn và anh trai của anh, anh Võ Ngọc Châu đang là chủ tiệm, kiêm thợ may chính của hai tiệm áo dài lớn.Từ năm 1990 đến nay, anh Tuấn tiếp quản tiệm may Ngọc Châu của mẹ, cònanhtraianhthìcómộttiệmmaykếbên.VợanhTuấn, chịHồThịKimPhượngcũngtrởthànhmộtthợmaykhéo léo nhờ“học nghề”từ mẹ chồng và chồng. TiệmmayNgọcChâutrởthànhmộtthươnghiệugiađình được nhiều khách hàng ưu chuộng vì đa dạng dịch vụ như: may áo dài cho giáo viên, học sinh, áo dài cưới với giá cả phải chăng. Ngoài ra, tiệm còn đạt được những chuẩn mực hết sức khắt khe của nghề may áo dài như: lựa chọn kiểu may, màu sắc, chất liệu vải, họa tiết trang trí... May áo dài khó nhất có lẽ là may những đường luôn (đường tà), nghĩa là phải khâu đường tà sao cho mũi kim chỉ tròn nhỏ xíu như trứng con nhện, thậm chí dùng mũi chỉ trắng khâu đường tà cho áo màu đen cũng không được nhìn thấy...Tuy nhiên có đường tà đẹp vẫn chưa đủ mà việc đo và cắt sao cho“ngang canh thẳng sợi”cũng là một trong những bí quyết góp phần làm cho những chiếcáodàimềmmạihơn,thathướtvàthựcsựquyếnrũ hơn.ChịPhượngchiasẻ:“Nghềmayvàthêuthùa,thựcra đòihỏi sựkhéoléo,nóhợpvớiphụnữhơn.Tuynhiên,so vớianh TuấnvàanhChâuthìtôithuaxa.Haianhcắtáo dàigiỏilắm,maynhanhvàđẹpnữa.” Đối với hai vợ chồng ông chủ tiệm áo dài Ngọc Châu, họ luôn yêu quý và giữ gìn nghề may áo dài như một“của để dành” quý giá mà gia đình đã truyền lại, bởi lẽ: “Hình ảnh người phụ nữ trong trang phục áo dài với các sắc màu trang nhã đã trở thành biểu tượng duyên dáng của phụ nữ Việt Nam. Chúng tôi luôn tự hào với cái nghề máy áo dài của gia đìnhmìnhvìcóthểgiúpphụnữđẹphơn, duyên dáng hơn”. Tạo một hướng đi riêng: Làm bánh tráng trộn có“thương hiệu” Chỉ tốt nghiệp lớp 6, nhưng anh Tô Tiến Thành hiện là chủ nhân của gánh bánh tráng trộn có thu nhập khá cao trên góc đường Hòa Hảo giao với Sư Vạn Hạnh (gần Trần Nhân Tông, đối diện chung cư Ngô Gia Tự lô R). Từ khâu chọn, mua nguyênvậtliệuvàchếbiếnđềudoanhtự làm lấy và tạo ra những“nét riêng”mà có thể các gánh bánh tráng trộn khác ở Sài Gòn này không có.Vì vậy, khách hàng đã ăn một lần luôn quay trở lại, có khi khách phải gọi điện thoại đặt trước 15-30 phút. Mỗi ngày, anhThành chỉ bán khoảng 5-6 tiếng, anh tâm sự:“Mỗingàytôibánđược 200 - 300 bọc bánh tráng, số tiến kiếm được từ gánh bánh tráng trộn trung bình một ngày khoảng 1 - 2 triệu đồng và với tôiđólàmộtnghềcóthểkiếmsốngđược” Bánh tráng trộn vốn là món ăn bình dân được bán trên khắp các vỉa hè ở Sài Gòn hơn 10 năm trở lại đây và gần như trở thành món ăn vặt không thể thiếu của cácbạnhọcsinh,sinhviênvàkểcảnhững người làm việc văn phòng… Trung bình một túi bánh tráng trộn của các gánh Chị Hồ Thị Kim Phượng - Ảnh: Bích Thủy www.hoasen.edu.vn 29Giới thiệu một số ngành nghề
  • 30. bánhtráng khác có giá từ5.000 - 10.000đ, trong khi giá bánh của anh Thành là 20.000đ/túi bánh. Anh Thành chia sẻ: “Nếu so với mặt bằng chung ở TPHCM thìgiámỗitúibánhtrángtôilàmbángiá cao gấp đôi. Ban đầu ai đến mua nghe giá bánh cũng than bánh tráng đắt quá nhưngkhiănrồimớibiếttiềnnàocủanấy và quay trở lại, thậm chí giới thiệu thêm bạnbèkhác” Nóivềconđườngnghềnghiệpcủamình, anh Thành tâm sự: “Quê tôi ở Bến Tre, từ nhỏkhônghọchànhgìnhiều.Tốtnghiệp lớp 6 xong, tôi rời quê lên Sài Gòn và làm đủnghềđểkiếmsống:phụquáncơm,phụ hồ… Chuyển qua bán bánh tráng trộn là mộtýtưởngtìnhcờvìtôithấycôcháugái nhỏ hằng ngày ăn bánh tráng thay cơm; thấy lạ, tôi thử tìm hiểu món này có gì ngon và hấp dẫn mà cháu mình mê đến vậy và tôi nảy ra ý định sao mình không thử làm bán xem sao”. Chia sẻ bí quyết tạo “thương hiệu” riêng cho gánh bánh tráng trộn và giữ chân khách hàng trong nhiều năm qua, anhThành cho biết: “Nếu chỉnhìntúibánhtrángtrộnởchỗkhácvà bánh tráng tôi trộn mà chưa ăn qua, mọi người sẽ thấy túinàocũngnhưtúinào.Tuynhiên,kháchănrồimớibiết bánhcủatôikhácbiệtlắm,từchấtlượngbánhtrángđến khô bò, xoài băm, hành phi, nước tắc, khô nai, khô mực, đậu phộng… vì tôi chọn lựa nguyên liệu rất kỹ và tự chế biến theo cách riêng của mình qua quá trình quan sát, tổng hợp từ các gánh bánh tráng khác. Ví dụ, khô bò, tôi không mua lẻ từng bọc nhỏ mà mua cả cây về, sau đó, tước ra từng sợi nhỏ rồi chế biến, nêm nếm lại cho vừa ăn, xoài mua trái to và chế ra máy bào xoài để làm cho thật nhanh... Ra làm ăn buôn bán, tôi hiểu “khách hàng luôn là thượng đế” nên tôi luôn quan sát, tìm hiểu và để ý khách thích món gì, khẩu vị ra sao… để làm bánh cho hợpýkhách” Tính đến nay, anhThành đã trở thành“ông chủ nhỏ”của gánhbánhtrángtrộnnàyhơn10năm.Từmộtgánhbánh tráng trộn nhỏ, không ai biết đến, giờ đây khi nhắc đến bánh tráng trộn Sài Gòn, hầu như ai cũng nhớ đến“gánh bánh tráng trộn bộn tiền”, “bánh tráng trộn bạc triệu” hoặc có người còn ví von “bánh tráng chảnh” của anh chàngmiềnTâyhiềnlành,chấtphácnày.Kháchđếnmua bán tráng không chỉ vì bánh ngon mà còn ấn tượng bởi ông chủ nhỏ này: Đôi tay trộn bánh tráng thoăn thoắt, luôn đeo tai nghe để nhận điện thoại khách đặt hàng và luôn nhỏ nhẹ hướng dẫn đường đi cho khách tìm đến gánh bánh của mình… Anh Tô Tiến Thành - Ảnh: Bích Thủy 30 Giới thiệu một số ngành nghề
  • 31. Sài Gòn những ngày tháng 3 bắt đầu xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, tưởng chừng sẽ làm dịu mát cái oi bức của thành phố vốn ồn ào tấp nập này. Khó khăn lắm tôi mới tìm đến được ngôi nhà của người bạn cũ ở trong hẻm nhỏ của chợ Huỳnh Văn Chính quận Tân Phú. Tại đây, tôi đã có dịp gặp gỡ và tìm hiểu thêm về con đường chọn nghề của cô bé người An Giang với nét dịu dàng nữ tính đậm chất Nguyễn Thị Nho - Ảnh: Trương Văn Tân miền Tây: Nguyễn Thị Nho, 19 tuổi. Em đã có khoảng thời gian gần hai năm sống ở Sài Gòn theo học và làm nghề may, cuộc trò chuyện đã cho tôi nhiều xúc cảm để viết về niềm yêu thích công việc thiết kế, may vá của em. Chọn nghề: NÊN BẮT ĐẦU từ sự yêu thíchTr ư ơ n g Vă n Tâ n www.hoasen.edu.vn 31Giới thiệu một số ngành nghề
  • 32. Nghề chọn người Tốt nghiệp THCS, con đường học vấn không phải là lựa chọn của Nho vì khi tiếp tục theo đuổi sự học thì gánh nặng đè lên vai ba má và cả những đứa em nhỏ cần tới trường. Trong khi bạn bè cùng trang lứa phân vân lựa chọn thi vào trường cấp 3 nào, học ở huyện hay lên thị xã thì Nho cũng đắn đo giữa những nghề nghiệp phải chọn cho bước đường tương lai sắp tới. Nghỉ học, ở nhà phụ má chăm lo ruộng đồng một thời gian, Nho mới xin đi phụ bán hàng tạp hóa cho người bà con. Vốn tính cách hiền lành lại có phần rụt rè nên công việc buôn bán và ngày ngày tiếp xúc với nhiều người không thích hợp với em chút nào. Biết tính con gái thích vẽ vời, thêu thùa may vá, ba má mới hỏi chuyện và tìm cách xin cho Nho đi theo nghề may.Vì dù sao có một nghề trong tay thì cuộc sống sẽ tốt hơn so với việc bươn chải bằng nghề buôn bán. Vả lại nghề may lại phù hợp với bản tính và cả sở thích của Nho. Quyết định lên Sài Gòn theo học nghề may là cả một quyết định lớn trong cuộc đời cô bé mới 17 tuổi chập chững vào đời. “Em còn nhớ mẹ giấu nước mắt sau vạt áo khi tiễn em ra xe nghẹn ngào không nói lên lời…” - Nguyễn Thị Nho rụt rè kể trong nỗi nhớ gia đình da diết. Thành công là khi được sẻ chia vất vả với ba má Thời gian đầu lên Sài Gòn theo học nghề may, nỗi nhớ gia đình dường như làm cho cô bé càng trở nên rụt rè hơn. Tuy nhiên khi được tiếp xúc với công việc yêu thích thì niềm đam mê với đường kim mũi chỉ đã giúp em vơi đi phần nào nỗi nhớ ấy. Em kể về niềm hạnh phúc khi lần đầu tiên em tự cắt và may mẫu áo dành cho trẻ trên 6 tuổi được ông chủ và đầu mối áo quần ở chợ Tân Bình khen là mẫu may đẹp mắt, ưa nhìn. Tuy nhiên, nghề nào cũng có những vất vả của riêng nó.Với nghề may, công việc chủ yếu ở trong nhà, có khi ngồi suốt một chỗ từ sáng tới tối dễ khiến người ta đau lưng nhức mỏi và dễ bị chóng mặt. Yêu lấy cái nghề mang lấy cái nghiệp vào thân, em tự động viên sẽ luôn cố gắng vượt qua tất cả vì chỉ khi có nghề nghiệp ổn định thì cuộc sống của em mới tốt hơn, mới đỡ đần được cho ba má và sau này mới có được cuộc sống gia đình ổn định. Hai năm gắn bó giờ thì tay nghề em đã vững vàng. Không chỉ thành thạo trong từng đường cắt, mũi kim mà em còn là thợ may chính cho cái xưởng may đồ trẻ em của người anh bà con xa. Bây giờ thì em cắt may được cả áo quần người lớn.Thu nhập vì thế cũng tăng lên, niềm vui của em bây giờ là mỗi tháng tích góp được 1 triệu đồng gửi về phụ ba má lo cho hai đứa nhỏ ở nhà ăn học. Với Nho, thành công và hạnh phúc trong cuộc sống không phải là những điều gì lớn lao mà thành công chính là khi em có được một nghề nghiệp ổn định, lo được cho cuộc sống và sẻ chia bớt khó khăn cùng ba má. Cuộc sống người làm nghề may như em dù còn nhiều vất vả, khó khăn nhưng giữa lúc mọi thứ của đời sống kinh tế nói chung khó khăn như thế này thì được làm việc và làm đúng việc yêu thích thì đó là niềm hạnh phúc rất đỗi bình dị và lớn lao! Nhịp sống Sài Gòn vẫn tấp nập hối hả. Bên bàn may vẫn lặng lẽ, nhịp nhàng từng mũi kim, Nho đã lựa chọn cho mình con đường mà ở đó em gửi vào tình yêu nghề thiết tha. Đơn giản vì nó nuôi sống em mỗi ngàyvàcócơhộidànhdụmgửivềquê chiasẻcùngba má lo cho các em ở nhà ăn học. Ước mơ sống với nghề của em cũng giản dị lắm: “Dành dụm đủ, em sẽ về quê mở tiệm may ở nhà. Lúc đó tha hồ thiết kế thời trang, tha hồ may theo những gì em muốn.” 32 Giới thiệu một số ngành nghề
  • 33. Lựa chọn học ngành Thư ký văn phòng tại trường Đại học Hoa Sen đối với tôi chỉ là một cơ duyên. Sau khi tốt nghiệp Đại học ngành Ngữ văn Anh tại trường Đại học Mở, vốn kiến thức ngoại ngữ tích lũy được cũng giúp tôi tìm được một việc làm phù hợp – Thư ký Kinh Doanh – phụ trách các hợp đồng thương mại Anh – Việt và các cuộc thương thảo kinh doanh có sử dụng tiếng Anh. Công việc cũng giúp tôi học hỏi được nhiều trong các công tác hỗ trợ đội nhóm Giám đốc kinh doanh. Tuy nhiên suốt quá trình làm việc, tôi đã luôn suy nghĩ và trăn trở để hoàn thiện công việc của mình hơn nữa.Vì thế, tôi quyết định học ngành Thư ký văn phòng hệ Kỹ thuật viên tại trường Đại học Hoa Sen. Sự lựa chọn đó không là lựa chọn đầu tiên, nhưng đó là sự lựa chọn có giá trị nhất trong các chọn lựa mà tôi đã tìm kiếm. Vận dụng kiến thức đã học trong thời gian làm việc tại công ty, sau này là làm việc tại trường Đại học Hoa Sen, tôi có Lê Thị Vân Anh (bìa trái) - Phòng HTSV - Ảnh: Nhân vật cung cấp Lê Thị Vân Anh (P. HTSV - ĐH Hoa Sen) “HÃY LUÔN HẾT LÒNG VỚI NHỮNG GÌ MÌNH ĐÃ CHỌN” www.hoasen.edu.vn 33Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?
  • 34. thể khẳng định: ngành Thư ký văn phòng và Quản trị hành chính tại trường Đại học Hoa Sen là một trong những chương trình đào tạo có chất lượng thật và thật sự giúp ích cho người học. Tôi cảm thấy mình may mắn khi được các thầy cô có nhiều kinh nghiệm hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc từ thực tế công việc mà chúng tôi khó tìm thấy trong sách vở. Niềm tin càng vững chắc hơn khi được biết, để xây dựng chương trình Hành chính - Quản trị văn phòng tại trường Đại học Hoa Sen, TS. Bùi Trân Phượng - hiện là Hiệu trưởng nhà trường, đã đích thân nghiên cứu và soạn thảo sau khi bản thân đã thực hiện công việc của một người thư ký tại Pháp. Tôi thật sự không biết nói gì hơn, và ước gì tất cả các giảng viên đại học đều có được sự dấn thân đó đối với môn học mà mình tham gia giảng dạy. Như một duyên may, tôi được trở lại trường làm việc. Mặc dù không chỉ đơn thuần làm công việc của một thư ký, nhưng kiến thức đã học giúp tôi trở thành - nói một cách chính xác- một người quản lý văn phòng (Office Manager).Vì từ những ngày học tại trường, tôi đã hình thành được một kiến thức nền về hành chánh, tư duy logic, và phương pháp học tập chủ động. Việc làm thư ký văn phòng – người quản lý văn phòng tại thời điểm đó đối với tôi thật sự là một thử thách, nhất là vào thời điểm Phòng Hợp tác quốc tế của trường vừa bước vào giai đoạn hoàn thiện. Tôi phải biết lịch của người Trưởng phòng, hướng dẫn nhân viên mới, phụ trách các sự kiện của Phòng, hỗ trợ các sự kiện của trường. sắp xếp các công tác ngoại giao, quản lý văn phòng phẩm thiết bị của phòng... Người mà tôi phải phục vụ lúc này không chỉ là một người sếp trực tiếp, mà là tất cả đối tượng liên quan đến công việc của mình như: giảng viên, sinh viên, khách tham quan, doanh nghiệp...Đôi khi tôi bối rối đến mức muốn bỏ cuộc vì sự khác biệt quá lớn trong yêu cầu của từng đối tượng. Tuy nhiên, sau tất cả những điều ấy, những áp lực, những thử thách, tôi lại tìm thấy niềm vui vì cảm nhận được mình đang làm việc trong một tổ chức năng động, tôi đã học và được chỉ dẫn và được hỗ trợ rất nhiều. Tôi thật sự trưởng thành hơn trong bề bộn những khó khăn và thuận lợi ấy. Và mỗi lúc lắng lòng sau mỗi công việc vừa hoàn tất, tôi cảm thấy mình không có gì để hối tiếc. Tôi chỉ muốn chia sẻ với các bạn một điều – điều mà cô Bùi Trân Thúy – giảng viên môn Truyền thông và cũng là người sếp tận tâm, trìu mến của tôi đã nhắn nhủ chúng tôi:“Hãy luôn hết lòng với những gì mình đã chọn”. 34 Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?
  • 35. Chọn nghề Quản trị mạng, tôi có chủ đích rõ ràng từ ban đầu, mặc dù xuất phát điểm có đôi chút lệch hướng.Tôi theo học ngành Công nghệ thông tin trước khi quyết định vào học ngành Mạng máy tính tại trường Đại học Hoa Sen. Có lẽ, giữa tôi và nghề nghiệp này có một “duyên may” nào đó và nghề đã chọn tôi sau thời gian được đào tạo tại giảng đường Đại học. Sau quá trình học, tiếp thu kiến thức và trải qua hai kỳ thực tập, tôi đủ tự tin để bước vào nghề làm IT Quản trị Hệ thống mạng, đồng thời tôi nhận ra rằng, lựa chọn một nghề nào đó mà mình yêu thích đồng nghĩa với việc mình phải đủ nhẫn nại để vượt qua những áp lực và thử thách của nghề, nhất là khi nơi làm việc của tôi hiện tại là một ngân hàng quốc tế tại Việt Nam. Nói về nghề Mạng máy tính trong môi trường ngân hàng, tôi cho rằng trong thời đại thông tin và số hóa ngày nay, tất cả mọi vấn đề về dữ liệu, giao dịch, truyền tải đều phụ thuộc vào Hệ thống mạng – một hệ thống bao gồm rất nhiều thiết bị, đường truyền, máy tính… Vì thế, nếu đột nhiên hệ thống này ngưng hoạt động, thì cả ngân hàng cũng buộc phải ngừng hoạt động để chờ IT khắc phục sự cố. Đây là một trong những vấn đề nan giải cho người quản trị. Nếu bạn không vững vàng, sẽ rất dễ lạc vào một mớ dữ liệu hỗn độn cùng thiết bị và không tìm ra được giải pháp. Tuy nhiên, đó chỉ là những rủi ro không thể không xảy ra. Song song đó, bạn sẽ có cảm giác rất tuyệt vời khi xây dựng đươc những nền tảng vững chắc cho hệ thống mà mình quản lý, điều khiển được mọi sự cố, kiểm soát được mọi rủi ro có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Và tôi luôn đi tìm cảm giác đó, bằng cách, tôi buộc mình luôn không ngừng học hỏi, cập nhật thông tin và các kiến thức mới. Luôn làm mới mình và đồng hành cùng sự phát triển của công nghệ, luôn đặt ra mục tiêu để theo đuổi, điều này khiến tôi cảm thấy rất thích thú với công việc hiện tại và luôn sẵn sàng đương đầu với những thử thách mới và dĩ nhiên, tôi sẽ ngày càng yêu công việc mà mình đã chọn lựa hơn.Từ những trải nghiệm của bản thân, tôi tin rằng, nếu bạn đã tìm ra một nghề nghiệp nào đó mà bạn yêu thích thì hãy theo đuổi nó đến cùng, chắc chắn bạn sẽ nhận được những thành quả tuyệt vời. Trần Ngọc Long IT Networking Excecutive, Maybank HCMC. Ảnh: Nhân vật cung cấp CHẤP NHẬN MỌI THỬ THÁCH… www.hoasen.edu.vn 35Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?
  • 36. Hãy đứng lên và bước tiếp Tr ầ n T h ị Á n h N g u y ệ t
  • 37. Tôi vẫn thường nghĩ, cuộc sống giống như khi bạn ngồi lên chiếc xe của bạn và chạy. Có những người sẽ biết trước đích đến, có những người hoàn toàn chưa biết nhưng cứ đi với mong mỏi sẽ tìm được cho mình một đích để đến, có thể tốt hơn là mình đã dự định.Trên đường đi, một số người sẽ vượt qua bạn, và chính bạn cũng sẽ vượt qua được một số người. Có đôi người may mắn sẽ có phương tiện tốt để đi, một số người khác sẽ vất vả hơn.Và nhất định sẽ có lúc bạn phân vân, liệu con đường mình đang đi có thật sự đúng và đây có phải là con đường tốt nhất hay không? Hết lớp 12, tôi bắt đầu con đường của riêng mình ở một vùng đất lạ, tôi tự nghĩ ngành Công nghệ thông tin mà tôitheohọclàconđườngtôiđangbướcđinhưngkhông biết mình phải đi bằng cách nào? Đích đến là gì? Tôi có đủ sức để về đến đích hay không?Tôi đăng ký thi chỉ với một lý do là tôi thấy ngành này điểm đầu vào cao so với các ngành khác, chắc đây là nghề“hot”. Tôi có phương tiện tốt để đi, vì tôi là học sinh giỏi từ khi học phổ thông, và ba mẹ luôn cố gắng chăm chút để tôi tập trungchoviệchọchành.Sựchuẩnbịlànhư thế nhưng tôi lại không mang theo hành trang quan trọng nhất trên con đường của mình - đó là ước mơ. Vì cho đến lúc ấy, tôi chưa hề tự xác định xem“Tôi là ai?”và“Tôi có thể làm được gì?”. Rồi tôi có cú ngã đầu tiên, sau năm thứ hai đại học tôi không được tiếp tục giai đoạn chuyênngànhvìnợ16tínchỉ.Tôiphảidành nửa năm học để học lại 4 môn của giai đoạn đại cương. Đó là quãng thời gian khủng khiếp nhất đối với tôi. Sự sợ hãivàhoảngloạnđeobámtheotôingaycảtrongnhững giấcmơ.Tôinghĩđếnchuyệnbỏcuộc,quayvềđiểmkhởi đầu để bắt đầu lại. Nhưng trách nhiệm và sự mong mỏi củanhữngngườitôithươngyêukhôngchophéptôilàm như vậy. Và cũng chính lúc ấy, tôi tìm thấy được ước mơ khi đang cố gắng để đứng lên sau thất bại. Tôi lại bắt đầu đến trường ĐH Khoa học Tự nhiên để hoàn thành các môn đại cương, và tôi thường đi đường tắt qua ĐH Sư phạm để đến trường mình. Trong một phút bốc đồng pha chút tò mò khi thấy trường Sư phạm có một lớp học Photoshop, tôi rẽ vào đăng ký, rồi tiếp tục đăng ký khóa thứ 2 cao hơn, rồi lại đăng ký khóa học thiết kế web và cuối cùng là Flash. Việc học thiết kế mang lại cho tôi niềm hứng khởi mạnh mẽ.Tôi yêu thích những khoảng thời gian được ngồi trước máy tính,vẽlênthếgiớicủamình,ởđótôimặc sức vẫy vùng và cảm nhận mọi thứ hiện lên sinh động. Tôi yêu thích việc sắp đặt nhữnghìnhảnh,nhữngkhốimàu,những câu chữ…, đến đúng nơi của nó. Tôi say sưa với việc mang lại cho khách hàng của mìnhnhữngsảnphẩmkhiếnhọmỉmcười hài lòng. Song song với học đại học, tôi đăng ký học chuyên sâu hơn về thiết kế đồ họa. Nhưng với kết quả học lẹt đẹt của tôi ở trường đại học, ba tôi nhất định không Trần Thị Ánh Nguyệt Ảnh: Nhân vật cung cấp www.hoasen.edu.vn 37Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?
  • 38. cho phép và muốn tôi tập trung thời gian để học tốt hơn.Tôi tiếp tục thuyết phục ba và cuối cùng, tôi học cả hai nơi, mặc cho mẹ tôi đã có lần gợi ý“Hay là con thi lại trường khác”. Nhưng tôi đã học đến năm thứ 3, đã đi gần hết đoạn đường, vì vậy tôi quyết tâm sẽ tiếp tục. Đúng là tôi đã tìm thấy ước mơ và bắt đầu thực hiện ước mơ, nhưng song song, tôi vẫn phải tốt nghiệp đại học. Lần lượt, tôi nhận được bằng đồ họa và bằng cử nhân Công nghệ thông tin. Môi trường đại học mang lại cho tôi nhiều kỹ năng, nhiều kiến thức nền tảng để tôi không chỉ đơn thuần là một người biết vẽ, mà từ vốn liếng ấy, tôi tạo cho mình sự khác biệt với các Designer khác bởi khả năng làm việc tốt của lập trình viên. Tôi cũng đã trở thành Web Designer và UI Designer. Trong hơn năm năm làm việc, chưa bao giờ tôi cảm thấy chán công việc của mình mà càng thấy yêu thích hơn với cảm giác mình có thể điều khiển được mọi thứ trong công việc. Thỉnh thoảng, tôi tự hào vì mình có thể tìm kiếmđượccáchgiảiquyếtnhữngvấnđềkhó.Thiếtkếđồ họa mang lại cho tôi công việc đầy tính mới mẻ vì công nghệ luôn luôn đổi mới, và kỹ năng của người thiết kế ngày càng phải được nâng cao. Có một người bạn đã nói nhỏ với tôi:“Bạn rất thích công việc thiết kế phải không? Tớ thấy mỗi lần nói đến công việc,dườngnhưluôncólửatrongmắtcủabạn!”.Tôihạnh phúc biết chừng nào! Vậy còn bạn, bạn đã tìm thấy ngọn lửa của riêng mình chưa ? Tôi thật sự muốn chia sẻ những trải nghiệm của mình cho những ai chưa tìm thấy ước mơ – Bạn hãy cứ bước đi rồi sẽ thấy. Những ai đang vấp ngã và thất vọng, xinđừngngồiyênmộtchỗ,biếtđâuchỉcầnbạnđứnglên và bước tiếp bạn sẽ thấy ước mơ của cả đời mình. 38 Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?
  • 39. Dù thực sự đam mê để chọn lựa và theo đuổi hay do một duyên may, trong thực tế cuộc sống, mỗi người đều mong muốn có một nghề. Với nghề nghiệp ấy, người ta có thể thành công hoặc ngược lại. Chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn với những thân hữu Hoa Sen, những thành viên đã và đang làm việc tại Hoa Sen. Họ là những người thành đạt, dù đường đi đến thành công, không ít chông gai. Mời quý độc giả chia sẻ với những con người thật, những cuộc đời thật… Chúng tôi đặt câu hỏi chung này cho mỗi người: CHỌN NGHỀ, CÓ PHẢI MỘT CƠ DUYÊN?GS. Vũ Đức Vượng thực hiện www.hoasen.edu.vn 39Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?
  • 40. tôi bị bắt buộc rời khỏi báo Tuổi trẻ, công việc và nghề nghiệptôiưathích,đểđếnmộtcơquanchuyênlàmxúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp.Tôi từng nghĩ, tôi sẽvẫnlàmnghềbáovìđólàphẩmgiácủamình.Nhưng tôi là“công chức”và nhà nước chuyển tôi làm việc khác. Lúc đầu, tôi thấy khó và nản. Nhưng nghề nào cũng có ý nghĩa phục vụ của nó và cũng có những thách thức phải chinh phục. Tôi thích cái mới, thích tự mình vượt lên, không sợ áp lực và cường độ của công việc, có lẽ những động lực thầm lặng đó đã biến cái hoang mang, ngán ngại lúc đầu thành niềm say mê nghề nghiệp sau chỉ vài năm. Tôi có nhiều bạn mới trong lãnh vực mới, và nhiều nỗi cảm thông chia sẻ, nhiều sự gửi gắm tin cậy. Tôi vẫn viết báo, vẫn tích lũy thông tin, tư liệu cho nghề nghiệp suốt đời của tôi, nhưng tôi cũng hết sức, hết lòng với công việc mới.Tôi cũng đưa ra thêm những sáng kiến đầy cảm hứng và say mê. Niềm đam mê với nghề báo vẫn còn nguyên, nhưng ngọn lửa vẫn tiếp tục được thắp lên trên hành trình của nghề nghiệp mới. Vì sao? Có khi là vì tinh thần trách nhiệm, vì tình cảm gắn bó với những doanh nghiệp, tôi tự thấy có trách CHỊ/ANH CHỌN HAY BẮT ĐẦU NGHỀ TRONG ĐỜI CỦA MÌNH NHƯ THẾ NÀO? Bà Vũ Kim Hạnh, hiện nay là chủ tịch Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, (nguyên là Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ), mở đầu: Trong bối cảnh xã hội hiện nay, nhiều bạn trẻ phải chọn đi chọn lại nghề nghiệp nhiều lần trong đời. Vậy điều gì giữ lại trong bạn niềm vui sống, niềm hăng say với chức trách, công việc? Bạn phải tự tìm ra những cột mốc thách đố mình, những giá trị có khi khá cụ thể, và không phải lớn lao đến nỗi bất khả thi, để mình phấn đấu mỗi ngày. Bạn cần lặng lẽ rèn luyện ý chí bằng xác định mục tiêu rõ, trách nhiệm cao, những điều này sẽ“neo”bạn với nghề nghiệp mà có khi chẳng có hào quang danh vọng hay tiếng vỗ tay ồn ào. Đôi khi người ta cũng rơi vào tình cảnh: nghề chọn mình. Năm 41 tuổi, “Khi chọn nghề, người ta thường dựa trên ba yếu tố sau: sở thích-năng khiếu và nhu cầu xã hội. Tôi thấy các bạn trẻ hiện nay thường quan tâm tới sở thích trước nhưng vì đời sống ngày càng khó khăn, các bạn ngày càng bị chi phối bởi miếng cơm manh áo, nên cũng thường chọn nghề theo “phongtrào”.Yếutốítđượcchúýhơnlàkhảnăng, năng lực mình. Yếu tố càng ít được chú ý là: lý tưởng xã hội hay xu hướng nối nghiệp gia đình. Giáo dục gia đình và nền giáo dục mà các bạn được hưởng có ảnh hưởng rất sâu sắc trong việc chọnnghềcủanhữngngườiưutú,còncóvẻđasố các gia đình ngày nay chỉ muốn con, cháu mình có một cái nghề mưu sinh, kiếm sống. “ (Kim Hạnh) Bà Vũ Thị Kim Hạnh Ảnh: Tư liệu từ Internet 40 Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?
  • 41. nhiệm đồng hành với họ, và nhất là vì niềm say mê khám phá cái mới, cái mình chưa biết, cái mình cần học ở những chân trời xa hấp dẫn. Tôi cảm động chia sẻ điều mà giáo sư Ngô Bảo Châu nói, bản năng của con người là bản năng hướng thiện. Hướng thiện đã thôi thúc con người tiến bộ, và đó là động lực để con người luôn phải học tập để tiến bộ. Suốt buổi nói chuyện của ông với sinh viên thành phố Hồ Chí Minh về “học như thế nào?”, tôi không nghe ông dùng hai từ“lý tưởng”. Nhưng ông nói đến mục đích của cuộc sống con người và những phẩm chất không thể thiếu của một con người, một công dân, một người chuyên nghiệp trong công việc của mình. Luôn luôn tự đặt áp lực cho mình, đặt những cột mốc mới cho mình, luôn giữ sự chuyên cần, nhẫn nại ngay cả cho những việc nhỏ nhất hàng ngày, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy sự tiến bộ và niềm vui to lớn mà bình dị của nghề nghiệp. Chuyển sang một nghề khác, nghề đạo diễn phim, chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn với đạo diễn tài năng và nổi tiếng nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20 là ông Đặng Nhật Minh: Việc vào nghề của tôi rơi vào một giai đoạn hơi đặc biệt một chút. Đó là vào những năm sau Hòa bình lập lại ở Miền Bắc. Hồi đó tốt nghiệp phổ thông xong ai học gì, học ngành nào đều doTổ chức nhà trường phân công, căn cứ vào thành phần lý lịch của gia đình và nhu cầu của xã hội vào thời điểm đó. Tôi được phân công học tiếng Nga (vì thời gian đó các cơ quan cần phiên dịch tiếng Nga). Học xong về công tác ở đâu cũng lại do Tổ chức phân công . Tôi được về công tác tại Bộ Văn hóa . Tổ chức Bộ VH lại phân tôi về công tác tại Phát hành phim Trung Ương , dịch lời thoại trong các phim Liên xô từ tiếng Nga sang tiếngViệt.Vậy là tình cờ tôi rơi vào điện ảnh. Khi học phổ thông tôi khá về các môn tự nhiên, nên mấy lần xin cơ quan cho đi thi vào Đại học Bách khoa... Nhưng Tổ chức cơ quan không cho phép vì chưa có cống hiến gì. Ngày ấy ai muốn thi đại học phải có giấy giới thiệu của cơ quan (nếu là cán bộ cơ quan) và giấy cho phép của công an nếu là dân thường. Không có con đường nào khác tôi đành gắn bó với điện ảnh… Trong cuộc đời nhiều khi những sự tình cờ đóng vai trò rất quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là dù làm nghề gì , cũng phải phấn đấu hết mình cho nghề đó. Còn được đến đâu là do Trời. Đạo diễn Đặng Nhật Minh Ảnh: Nhân vật cung cấp www.hoasen.edu.vn 41Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?
  • 42. Một nghề khá đặc biệt khác là nghề thông dịch. Nếu ta nhớ lại, khoảng cuối thế kỷ 19, khi nước Nhật quyết định mở cửa và học những cái hay của phương Tây, công việc đầu tiên mà giới trí thức Nhật lăn xả vào là dịch các sách kinhđiểncũngnhưchuyênmôncủacác nước châu Âu. Nhờ đó, nước Nhật canh tân mau lẹ và sang đầu thế kỷ 20 – một thời gian không tới 40 năm – Nhật Bản đã thành một cường quốc ngang hàng với các nước văn minh nhất ở Âu và Mỹ châu. Dịch giả Phạm Viêm Phương cũng theo con đường ấy sau khi “cơ duyên” đã đưa đẩy ông : Với tôi, có lẽ“nghề chọn tôi”hơn là“tôi chọn nghề” nhưng mọi diễn biến luôn có cơ duyên của nó. Cái duyên của tôi với chữ nghĩa nảy sinh từ thời trung học.Thế hệ chúng tôi thời đó chưa bị lôi cuốn vì truyền hình, internet, điện thoại di động, video… nên món ăn tinh thần chủ yếu là sách, và tôi đến với văn học khá sớm (khoảng lớp 9). Sau đó tôi đọc lan man sang biên khảo văn học, triết học rồi sử học. Lúc học lớp 11 và 12, tôi bắt đầu làm báo trong trường, tập tành viết văn làm thơ, và thấy thích nghề báo từ đó. Tuy vậy, tôi lại thi vào Đại học sư phạm (khoa Sử) vì 2 lý do: (1) nghề giáo được miễn quân dịch, và (2) ra trường chắc chắn có việc làm. Tôi thích môn Sử nhưng hoàn toàn chẳng yêu nghề giáo dù rằng khi dạy học thì cũng cố hết sức. Tôi ra trường, dạy Sử 10 năm tại một trường PTTH thuộc vùng sâu rồi thấy ước muốn nghiên cứu Sử nguội lạnh dần. Thời đó, giờ dạy rất ít (vì ở vùng sâu ít học sinh), tôi tự học tiếng Anh và lao vào văn học nước ngoài. Tôi đọc được những tác phẩm khiến mình mở mắt và chấn động (tôi còn nhớ những tác giả đó: F. Dostoyevsky, L. Tolstoy, F. Kafka, Lâm Ngữ Đường, và G. Orwell), và tôi quyết định dịch chúng cho bạn bè cùng đọc.Thế là tôi rơi vào dịch thuật, như một nỗ lực giết thời gian trống và rèn luyện ngôn ngữ. Khoảng 1984, tôi tình cờ đọc được tờ báo của Hội văn nghệ Cửu Long (này là Vĩnh Long), và thấy họ phải đăng lại những truyện dịch đã in thành sách hoặc trên những báo khác. Nghĩa là ở Vĩnh Long không có ai dịch truyện cả. Tôi bèn dịch truyện và gởi cho tờ báo đó. Được chừng 5 truyện thì họ rủ tôi về làm báo và chuyên viên dịch thuật cho Hội văn nghệ. Máu mê làm báo ở thời trung học sống lại, tôi rời khỏi ngành giáo dục ngay. Ở Hội văn nghệ Vĩnh Long, tôi in được ba dịch phẩm và bắt đầu cộng tác với các báo ở Saigon, cho đến khi một ông bạn nghe nói về tôi và rủ tôi về làm tờ Phát triển kinh tế cho ĐH Kinh tếTp.HCM.Tôi về đó khoảng Dịch giả Phạm Viêm Phương - Ảnh: Nhân vật cung cấp 42 Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?
  • 43. 1993 và hai năm sau bắt đầu làm bản tiếng Anh cho tờ báo đó. Như thế tôi làm hai công việc: dịch tài liệu kinh tế từ Việt sang Anh, và dịch văn học từ Anh sang Việt. Hai việc này khiến tôi có nhiều cơ hội rèn luyện ngôn ngữ và tôi nhận ra kiến thức mà chúng đem lại cho tôi, cộng với chút hiểu biết về triết và sử học hồi trẻ, đã giúp tôi rất nhiều trong nghề dịch. Lòng yêu mến chữ nghĩa đã đẩy tôi đến với những công việc chữ nghĩa và tôi hạnh phúc vì được làm những việc hợp sở trường và sở thích. Có được điều đó thì chuyện tiền bạc bỗng nhẹ như không. Ở Việt Nam, khi nói đến thiết kế thời trang, ít ai không nghĩ ngay đến ông Lê Sĩ Hoàng. Ông cũng trải qua một cuộc đời sự nghiệp nhiều màu sắc: từ đi dạy, sang sáng tạo, rồi hòa hợp được cả dạy và sáng tạo với công ty Creative Art ngày nay. Ông kể: Năm 1978 lúc 16 tuổi, tôi nhận dạy bổ túc văn hóa lớp 3 cho trường Hai Bà Trưng, gần chợTân Định. Thời ấy mọi người đều khó khăn như nhau, nhưng mỗi tối sau khi tan lớp, thường thấy trong giỏ xe của mình khi thì quả ổi, lúc là mớ rau, con cá, một ổ bánh mì… của những học trò ban ngày bán buôn ở chợ để dành lại và tối đi học“lén”bỏ vào giỏ xe tặng thầy. Không biết có phải do những ấn tượng và kỷ niệm đẹp từ lớp học bổ túc, sau này tuy tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật nhưng tôi vẫn muốn trở thành một giáo viên. Tốt nghiệp Thủ khoa 1987, nhận quyết định về Bộ môn Mỹ thuật trường Đại học Kiến trúc Tp.HCM, những ngày đầu còn là một giáo viên thực tập mới về trường, mỗi sáng đều phải đến sớm để quét dọn, pha trà, chuẩn bị họa thất cho sinh viên học... Sau này được đề bạt làm Phó Bộ môn Mỹ thuật rồi Trưởng khoa Mỹ thuật Công nghiệp, tôi mới nghiệm ra rằng: để có thể dạy và làm công tác quản lý tốt, bên cạnh chuyên môn thật giỏi, phải luôn dành sự nghiệp nghiên cứu sâu và rộng vào chuyên ngành phụ trách, đồng thời phải là người hiểu cặn kẽ trong tổ chức nhân sự để có được một sự đồng cảm và phối hợp trong công việc. Năm 2002, dù vẫn tìm thấy lý tưởng ở nghề giáo nhưng tôi nghĩ sức sáng tạo nghệ thuật của con người ở mỗi thời điểm mỗi khác, nếu không “tận dụng” cơ hội và điều kiện ở những thời điểm thích hợp thì khi lớn tuổi sợ không thể làm được nữa. Con người ta khó Nhà thiết kế Sĩ Hoàng Ảnh: Nhân vật cung cấp www.hoasen.edu.vn 43Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?
  • 44. thể cùng một lúc làm tốt cả nhiều việc được. Quyết tâm chuyển hướng và dành nhiều thời gian cống hiến cho sáng tạo nghệ thuật, đến tháng 08.2002, Công ty Sĩ Hoàng ra đời. Khoảng thời gian mười mấy năm đi dạy, kiến thức tích lũy cộng với kinh nghiệm thực tiễn, thêm vào đó là phương pháp làm việc khoa học, tư duy cũng giúp tôi rút ra được nhiều điều trong công việc kinh doanh cũng như sáng tạo nghệ thuật sau này. 10 năm sau đó với sự sáng tạo và làm việc liên tục 16 giờ một ngày bất kể lễ tết, tôi thành tựu sự nghiệp về mỹ thuật với thương hiệu áo dài Sĩ Hoàng, 17 thiết kế được trưng bày vĩnh viễn tại Museum San Jose of QUILTS & TEXTILLES - Mỹ. Tác phẩm tranh thảm “Cội nguồn”với kích thước 3m x 5 m đạt Giải thưởng Mỹ thuật Quốc gia, cùng thành tựu sự nghiệp về văn hóa với việc tạo dựng Nhà vườn Long Thuận, được sự đón nhận của công chúng và giới nghiên cứu về giá trị của một không gian sống đậm chất Việt. Năm 2012, tôi thành lập Công ty cổ phần Đầu tư Giáo dục Quốc tế IEG sở hữu thương hiệu Creative Art – là hệ thống trung tâm giúp trẻ em từ 4-14 tuổi phát triển tối ưu tư duy sáng tạo (CQ) và thông minh cảm xúc (EQ) thông qua hệ thống chương trình giáo dục nghệ thuật (Art Education system), với sự hỗ trợ từ CCE (Creativity Culture Education) là Quỹ Giáo dục, Văn hóa, Sáng tạo do chính phủ Vương quốc Anh tài trợ. CCE được thành lập với tầm nhìn giúp trẻ em nuôi dưỡng và phát triển tư duy sáng tạo trong và ngoài trường học. Chúc các bạn sinh viên, trước ngưỡng cửa cuộc đời chuyên nghiệp, giữ vững niềm tin vào chính mình, giữ niềm đam mê về một vài khía cạnh của cuộc đời, và nhất là giữ một con tim và cái đầu thông thoáng để nhận ra cơ hội và bắt lấy nó. Nói cách khác, chúc các bạn hạnh phúc với mình, với người và với nghề mình chọn. “Người ta thường nói mình phải tự hài lòng với những cái đang có, điều đó đúng và tôn giáo cũng dạy như thế. Nhưng tôi là con người sống sáng tạo, tôi được sinh ra để làm người sáng tạo, tôi được đào tạo để làm người sáng tạo có phương pháp và tôi thành đạt bởi sự sáng tạo của mình, cho nên vấn đề của tôi là không bao giờ bằng lòng với những điều mình đã làm ra. Tôi thành công bởi sự sáng tạo của mình. Sống không phải là để lại một cái tên-mà để lại một giá trị“ (Sĩ Hoàng) 44 Chọn nghề: Duyên may hay sự lựa chọn?