SlideShare a Scribd company logo
HIẾU HỌC
HIẾU TRI
HIẾU HỌC
HIẾU TRI
T H Á N G 0 9 / 2 0 1 3
Mục lục
Lời mở đầu..........................................................................................................................................................3
“Nhất tự vi sư”đã hết thời..............................................................................................................................4
Tôi học để cứu mình..................................................................................................................................... 10
Trung thực - Một cam kết chất lượng.................................................................................................... 14
Xây dựng một ngành học mới: Đam mê và thách thức................................................................. 16
Giới thiệu chương trình cao đẳng quốc tế
Hợp tác với cao đẳng Manchester và tổ chức Edexcel.................................................................... 18
Hãy đến với Khoa học & Công nghệ....................................................................................................... 24
Service learning............................................................................................................................................. 28
Nghề dạy học, chia sẻ và kỳ vọng........................................................................................................... 30
Sử dụng portfolio trong giảng dạy Tiếng Anh.................................................................................... 36
Giới thiệu phương pháp học tập cho tân sinh viên: Phương pháp P.O.W.E.R......................... 38
Thư gửi các bạn tân sinh viên................................................................................................................... 40
Đôi điều chia sẻ cùng bạn.......................................................................................................................... 42
Đại học, hành trình trưởng thành và khám phá................................................................................ 44
Sống như sinh viên....................................................................................................................................... 46
Danh hiệu“Sinh viên 5 tốt”........................................................................................................................ 48
Quãng thời gian đã làm thay đổi cuộc đời tôi.................................................................................... 52
Trưởng thành từ Đội văn nghệ xung kích............................................................................................ 56
Hai năm đầu tiên đối với Sinh viên Hoa Sen....................................................................................... 58
Tính chủ động của Sinh viên Hoa Sen................................................................................................... 61
Trải nghiệm quốc tế với chương trình trao đổi sinh viên tại Arteveldehogeschool
(Artevelde University College Ghent).................................................................................................... 64
Muscot và cuộc thi“Sinh viên toàn cầu về sáng tạo
và tinh thần kinh doanh tại Đại Học Bách Khoa Hong Kong......................................................... 68
Nghĩ về chữ“Lễ”............................................................................................................................................. 72
Bàn luận về tinh thần Hiếu học, Hiếu tri và Nghiên cứu khoa học.............................................. 76
HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM - NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC
A2 - 261 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
ĐT: 04. 3 926 0024 - Email: nhaxuatbanhongduc@yahoo.com
BẢN TIN HOA SEN THÁNG 09/2013
Chịu trách nhiệm xuất bản: BÙI VIỆT BẮC
Biên tập: BÙI TRÂN THÚY - TRẦN HÀ PHƯƠNG THẢO
Vẽ bìa & Trình bày: TRẦN ĐẠI ĐÔNG HIỆP
Sửa bản in: TRẦN THÙY TRANG
In 2000 cuốn, khổ 14 x 20 cm. In tại Nhà in Lê Quang Lộc.
Số: ĐKKHXB : 341-2013/CXB/57/02-10/HĐ.
In xong nộp lưu chiểu quý III năm 2013.
Đối với các tân sinh viên, chặng đường
mới này vô cùng quan trọng. 18 tuổi
là tuổi trưởng thành, là tuổi của một
công dân, là tuổi của biết bao kỳ vọng,
ước mơ và những khát khao, trăn trở.
Trường đại học đang rộng mở, đón
chào các bạn vừa vượt qua những thử
thách cam go trong kỳ tuyển sinh. Các
bạn sắp được làm quen với một môi
trường mới, với những tri thức, những
phương pháp học tập mới. Chắc chắn
sẽ có nhiều suy nghĩ… Liệu thầy cô có
còn bảo bọc, chở che,“cầm tay chỉ việc”,
cha mẹ có còn chờ đợi, đón đưa ở cổng
trường, bạn bè có ngày ngày chia sẻ
buồn vui…
Mong muốn giúp các bạn an tâm
hơn khi bắt đầu trở thành sinh viên
Hoa Sen, Bản tin số 7 kỳ này với chủ
đề “Hiếuhọc,hiếutri” giới thiệu
những kinh nghiệm giảng dạy, những
suy tư về việc dạy và học của các thầy
cô thuộc nhiều môn học khác nhau,
những ghi nhận của các sinh viên đã
và đang học tại Hoa Sen từng tham
Mộtnămhọcmớilạisắpbắtđầuvớinhữngrộnràngvàcảnhững
loâu.Khôngthểkhôngsuynghĩvềhiệntrạnggiáodụcchưalàm
hài lòng phụ huynh, người đi học và cả xã hội nữa. Càng không
thểkhôngbănkhoănkhibảnthâncácbạnlàngườitrựctiếpthụ
hưởng nền giáo dục ấy.Vượt qua chặng đường dài từ mẫu giáo,
đếntrunghọcrồibâygiờlàCaođẳng,Đạihọcbạnsẽnhậnđược
những gì?
gia các chương trình trao đổi ở nước ngoài, các kỳ thi
quốc tế và những trải nghiệm thực tế.
Học cao đẳng, đại học không giống như học phổ
thông; đòi hỏi của thầy cô đối với những người
trưởng thành, dĩ nhiên, cũng sẽ cao hơn. Nếu các bạn
hiểu phương pháp học để nhanh chóng tiếp cận,
chủ động và nỗ lực học tập, chắc chắn các bạn sẽ
thành công.Với vai trò là người hướng dẫn, thầy cô sẽ
giúp các bạn tìm hiểu và làm chủ tri thức, để có thể
làm chủ hành trình cuộc đời của mình sau này.Tâm
tình của những bạn đã từng học ở Hoa Sen sẽ giúp
các bạn dễ dàng và tự tin hơn khi vận dụng phương
pháp học tập mới, có những mối quan hệ bạn bè mới
cùng những khám phá lý thú.
Trao gửi niềm tin yêu đến các bạn bằng những chia
sẻ chân tình, chúng tôi hy vọng, các bạn sẽ vững
bước trên con đường đã chọn, nhanh chóng thích
nghi với một môi trường học tập mới: Đại học Hoa
Sen, nơi mà“Hiếu học, hiếu tri”là một trong những
giá trị cốt lõi đã và đang được thể hiện trong
phương châm hoạt động của trường.
Ban Biên Tập
LỜI MỞ ĐẦU
“Nhấttựvisư”đãlỗithời
Sau hơn chục năm“mài đũng quần”
ở các đại học bên Mỹ và Pháp, cộng
thêm gần 20 năm“gõ đầu trẻ”bậc đại
học, một hành trình hơn 45 năm sinh
sống ở nước ngoài, đến nay nhìn lại
và so sánh hai nền giáo dục Đông-Tây,
tôi không thể không kết luận là nền
giáo dục của Việt Nam phải thay đổi
từ cốt lõi thì dân tộc ta mới bắt kịp với
thế giới trong thế kỷ 21 này (1)
. Điểm
then chốt là chúng ta cần dạy cho
học sinh biết cộng tác, biết tự tìm tòi,
biết học suốt đời và biết đánh giá, lựa
chọn con đường đi cho chính mình.
Như bao nhiêu học sinh khác, lúc còn
nhỏ, tôi chỉ biết học là học, học để
thuộc bài, thi cho đậu, lấy được bằng
cấp… Môn nào thích thì học lấy học
để, học không chán, đôi khi còn bỏ ăn
bỏ ngủ… Những môn không thích,
hoặc yếu kém, thì tìm hết cách tránh
né, chỉ học lấy lệ, đủ để thi cho đậu là được rồi; sau đó
thì“chữ thầy giả thầy”ngay.
Mãi đến qúa nửa thế kỷ tuổi đời, tôi mới“vỡ nhẽ”
ra là việc học có hai phần chính: học để“làm việc”
và học để“làm người”. Và cái học“làm người”quan
trọng hơn cái kia nhiều; đến nỗi nhiều người thật
giỏi chuyên môn, sáng chế nhiều sản phẩm giúp
nhân loại, nhưng đến lúc sắp lìa đời vẫn còn áy náy
là mình chưa“thành người.”
Thường thì môn học nào cũng có thể ứng dụng cho
cả hai. MônToán chẳng hạn, phần lớn dùng để“làm
việc”, nhưngToán cũng dạy phân biệt rõ ràng cái
đúng/sai…Từ đó, có thể giúp người đang trưởng
thành phần nào biết tự kỷ luật. Ngược lại,Triết lý
hoặc Xã hội học giúp tự hiểu mình, hiểu người, từ đó,
hy vọng là sẽ biết xử sự, biết“làm người”. Điều này
cũng có thể ứng dụng vào công việc, chính sách xã
hội. Môn Khảo cổ học, tuy có vẻ khô khan, nhưng lại
rất hứng thú khi nó giúp tìm lại được nguồn gốc của
chính mình, của cha ông, rồi từ đó, định vị được mình
là ai trong thế giới này.
GS. Vũ-Đức Vượng
Giám đốc Chương trình Giáo dục Tổng quát, ĐH Hoa Sen
4 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013
KhổngTửvàcáihọctừchương
ỞViệt Nam, chịu ảnh hưởngTrung Quốc, và nhất
là KhổngTử hơn 2.000 năm nên giáo dục đã thành
nề nếp, rập theo lối học của ngườiTàu. Thời đô hộ,
không nói làm gì, vì ta không có quyền lựa chọn;
nhưng sau khi độc lập, nhà Lý cũng vẫn tiếp tục
đường lối học và dạy của ngườiTàu. Năm 1010, vua
LýTháiTổ dời đô vềThăng Long; và chỉ 60 năm sau,
QuốcTử Giám,“đại học đầu tiên”củaViệt Nam, đã
được dựng lên, và từ đó, ta“nhập cảng”toàn bộ lối
giáo dục từ chương củaTàu (2)
.
Đến bây giờ, mỗi lần đưa sinh viên nước
ngoài đi thămVăn Miếu, tôi vẫn phải cắt
nghĩa cả“hai chiều”của di tích này. Ý
nghĩa tích cực là thúc đẩy bao nhiêu thế
hệ ngườiViệt chăm chỉ học để có cơ hội
giúp nước nhà, giúp chính mình. Ca
dao đã từng dạy“Một người làm quan,
cả họ được nhờ”; một phương cách rất
thực tế cho học sinh nghèo thoát ra
khỏi cảnh túng quẫn, có thể báo hiếu
cho cha mẹ, ông bà. Lại còn được“rạng
danh muôn đời.” Đến nay, sinh viênViệt
Nam, trong và ngoài nước, đều học rất
chăm chỉ so với các bạn học từ nhiều nền
văn hóa khác.
Nhưng chính cái hệ thống giáo dục của các
triều đạiViệt Nam đã bóp nghẹt sức sáng tạo
của giới trẻ, đã lên án bất cứ tư duy độc lập
nào dám đi ra ngoài“thánh kinh”của Khổng
Mạnh trong suốt tám thế kỷ sau chiến
thắng Bạch Đằng, để rồi khi người Pháp
đem một ít lính, một ít súng và vài
tàu chiến, cả nướcViệt ngã như
những con cờ Domino được
xếp sẵn. Những cái chết của
Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng, Đề
Thám,Trương Định… và hàng trăm ngàn Khổng Tử - Ảnh: Tư liệu từ Internet
5XÁC ĐỊNH THẾ NÀO HỌC THẬT
chiến sĩ dũng cảm khác, tuy rất đáng phục và tôn
vinh, vẫn là một phí phạm tài nguyên dân tộc. Bất
đắc dĩ, ta phải chết cho tổ quốc, nhưng khôn ngoan
hơn, ta hãy sống cho đất nước, cho dân tộc.
Đây cũng là sự khác biệt căn bản khi ba dân tộc châu
Á tiếp cận với châu Âu:Trung Quốc vàViệt Nam
hoàn toàn khinh thường và nghi kỵ người da trắng,
dẫn đến chính sách bế môn tỏa cảng trong khi Nhật
hoàng MinhTrị, lên ngôi năm 1868, gửi sinh viên ưu
tú đi sang Âu châu với sứ mệnh học hết những gì hay,
mới của người Âu, trong nước thì khuyến khích dịch
các sách khoa học, các bộ kinh điển của châu Âu để
nâng cao tri thức người Nhật.
Lịch sử đã chứng minh rất rõ kết quả của hai chính
sách này:Trung Quốc vàViệt Nam đều bị người Âu
hoặc đô hộ hoặc chia năm xẻ bảy, nhưng Nhật lại trở
thành nước da mầu đầu tiên đánh bại một cường
quốc da trắng trong trận hải chiến năm 1905 với Nga.
Chỉ mất 37 năm để Nhật chuyển từ chế độ phong
kiến thành một cường quốc kỹ nghệ và quân sự. Tư
duy và chiến lược quan trọng ở chỗ đó.
Từ mười thế kỷ nay, nhân tài củaViệt Nam học đi,
học lạiTứ thư, Ngũ kinh… cứ ba năm lại lều chõng
đi thi, và người nào viết bài thơ Đường hay, làm bài
luận tư tưởng KhổngTử giỏi, thì được phong quan,
tiến chức… dù không có chút nào kinh nghiệm về
quản lý, về thu thuế, về chiến thuật quân sự, v.v…
Dĩ nhiên lối học này không khuyến khích học sinh
đặt câu hỏi thách đố những gì KhổngTử dạy; không
tưởng thưởng những ý kiến hoặc phát minh mới
cũng như không coi trọng những thành quả hay văn
hóa bản địa hoặc của các dân tộc anh em.
Đến đầu thế kỷ 20, khi ta chuyển sang quốc ngữ, các
môn học có thay đổi nhiều, nhưng cách học cho tới
nay vẫn không thay đổi mấy. Lúc ở tiểu học, đứa bé
nào chẳng được“nhồi sọ”ngay từ buổi học đầu tiên
câu: “tiênhọclễ,hậuhọcvăn”, và chẳng bao lâu
sau đó được dạy thêm câu: “nhấttự
visư,bántựvisư”.Từ đó, chúng ta
ngoan ngoãn ngồi khoanh tay trên
bàn, đứng dậy mỗi khi trả lời thầy, cô,
và nhất tề giữ đúng tôn chỉ“im lặng là
vàng.”Năm này qua năm khác, người
học sinh chỉ cần học cho thuộc những
gì thầy cô dạy trong lớp, làm bài thi cho
đúng ý thầy cô, và cứ thế, được lên lớp.
Đến khi đi làm thì vâng lời, dễ bảo
–nhưng cũng né tránh trách nhiệm
bằng mọi cách- cách hành xử khuôn
mẫu này đã ăn sâu vào tư duy của đa
số chúng ta. Ngồi họp thì im thin thít,
ít khi tham gia đối thoại hay tranh luận;
Sếp chỉ đâu làm đó chứ ít khi có đề xuất
để giải quyết vấn đề gì; khi có sự cố đột
xuất trong công việc thì ngồi chờ“chỉ
thị”từ cấp trên chứ ít ai“dại”mà hành
động cấp thời; ngay cả trong các sinh
hoạt Đội, Đoàn… người Đoàn viên
“gương mẫu”vẫn là những bạn biết thi
hành chỉ thị chứ không phải là người
đặt nhiều câu hỏi với lãnh đạo.
PhảiápdụngmộtPHƯƠNGPHÁPsư
phạmmới
Sau nhiều năm đi học và dạy học, và
nhất là sau gần hai thập niên làm công
tác xã hội ở nước ngoài, càng ngày tôi
càng hiểu sâu để chấp nhận vai trò
mới, hợp lý hơn của người làm thầy.
Tạm gọi trách nhiệm này có hai nội
dung: truyền bá lại những kiến thức đã
thu thập được, và hướng dẫn học sinh
tìm tòi thêm; quan trọng hơn, là hướng
dẫn cho các em biết chọn lựa và tự
quyết định.
6 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013
Dĩ nhiên, phương pháp sư phạm này
cũng phải thích hợp với từng lớp tuổi.
Khoảng từ ba tới mười tuổi, các em
còn trong giai đoạn hấp thụ hoàn toàn:
người thầy giáo, cũng như cha mẹ, phải
chỉ dẫn cho các con em từng li từng tí
một. Nhưng khoảng từ tám tuổi trở
đi, cả cha mẹ lẫn các thầy cô đều phải
bắt đầu tập cho các em biết chọn lựa,
và từ từ biết phán đoán. Khả năng biết
chọn lựa một cách sáng suốt sẽ là“khí
giới tùy thân”quan trọng nhất cho mỗi
người trong suốt cuộc đời sau này.
Lên đến bậc trung học, nhất là vào cấp
ba, người thầy giáo sẽ chuyển vai trò
của mình từ việc“dậy”sang việc“hướng
dẫn”các em, để các em biết cách tìm
ra những kiến thức cập nhật nhất, biết
tập phán đoán một cách nghiêm túc.
Người thầy đứng bên cạnh, để hướng
dẫn, nâng đỡ các em khi các em làm sai;
nhưng các em phải biết được cái sai, và
biết sửa sai.
Trong gia đình cũng vậy, khoảng từ
tuổi 12, 13 trở lên, cha mẹ cũng phải
từ từ lùi lại, nhường bước cho con cái
tập phán đoán và tự chọn lựa, để các
con quen dần với các quyết định cho
cuộc đời mình.
Xin đơn cử vài thí dụ. Trong gia đình,
nhiều em khoảng 8, 9 tuổi thường
hay xin bố mẹ cho nuôi chó hay mèo.
Thông thường thì bố mẹ quyết định,
dựa trên yếu tố tiện lợi cho cả nhà; và
con phải vâng lời thôi. Nhưng nếu cha
mẹ tương kế, tựu kế, dùng cơ hội này,
bảo con đi tìm tòi thêm về các giống
chó, xem giống nào hợp với hoàn cảnh
của gia đình, và nhất là con phải tự nguyện sẽ chăm
sóc con chó, chứ không dựa vào bố mẹ hay anh chị…
Như vậy, bố mẹ đã dạy con được những bài học thực
tế rất hay: biết tìm thông tin, dữ kiện… giúp cho việc
học hành sau này; biết tự nhận lấy trách nhiệm và sẽ
phải thi hành; hiểu thêm về chính mình: muốn chăm
sóc chó hay muốn dành thì giờ để chơi; biết hậu qủa
hành động của mình; và tập phán đoán, chọn lựa có
suy nghĩ, chứ không phải bốc đồng.
Trong lớp học cũng vậy. Học sinh đặt một câu hỏi có
vẻ“căn bản”, người thầy có thể trả lời cặn kẽ, hoặc lấy
lệ, hoặc cho học sinh giải đáp mà không cắt nghĩa
gì, hoặc để dành cắt nghĩa ở lớp học thêm tại gia.
Nhưng hay hơn, thầy có thể giao cho học sinh, hoặc
một nhóm học sinh nghiên cứư thêm về câu hỏi này;
rồi trình bày cho cả lớp, và thầy chỉ cần hướng dẫn để
các em khỏi đi sai đường thôi. Một công, ba bốn việc:
biết tìm tòi, tự tin, biết cộng tác với nhau, chứ không
chỉ ganh đua với nhau để lấy điểm cao; có thói quen
trình bày trước lớp ...
Ngay từ lúc còn rất nhỏ, bố mẹ cũng đã phải giáo dục
con cái mình theo hướng phát huy tính tự lập, biết tự
chăm sóc. Tôi thường thấy khó chịu khi chứng kiến
những người mẹ hay bà theo đuổi con, cháu 4-5 tuổi
để đút cơm. Nhiều người còn phải van lơn để chúng
há miệng ra. Sao lại phải như vậy? Khi một cháu biết
đi, biết ngồi, biết nói thì cháu cũng có thể ngồi ăn
cơm với cả gia đình. Lúc đầu, có thể ăn bằng muỗng,
cũng có những em 2-3 tuổi đã biết cầm đũa. Ngồi ăn
với cả gia đình, các em biết được vị trí của mình, biết
cách ăn uống cũng như ăn nói cho lịch sự, văn minh
ở bàn cơm, … và những“kỹ năng”này sẽ là những lợi
thế cho các em khi lớn lên và phải đương đầu với
thế giới.
7XÁC ĐỊNH THẾ NÀO HỌC THẬT
Ápdụngsuốtđời
Khác với lối học từ chương, cách giáo
dục hiện đang được áp dụng ở nhiều
nước trên thế giới, sẽ giúp học sinh vừa
“làm việc”và vừa“làm người.” Ngành
học nào cũng đang tiến rất nhanh, vì
thế, đã có hàng ngàn tạp chí chuyên
ngành để trao đổi những nghiên cứu,
phát minh mới. Không có bác sĩ nào
giỏi mà dám lơ là không theo dõi
những tiến bộ trong nghề; không có
kinh tế gia nào có thể xem thường
những thống kê thị trường; không có
nhà sinh vật học nào không theo dõi
những phát minh của các đồng nghiệp
khác trên thế giới. Ngay trong hai bộ
môn tôi thường dạy là chính trị và xã
hội học, không ngày nào là không phải
theo dõi tin tức để cập nhật những
biến chuyển trong xã hội, ngay trong
khu phố mình đang ở hay cách xa một
nửa địa cầu.
Chúngtaphảidạychohọcsinhlàởthế
kỷnày,ngườichuyênnghiệpnàocũng
sẽphảitựhọcsuốtđời. Xãhộikhông
giậmchântạichỗnữa,vàlàmnghềgì
cũngnhưlàchèothuyềnngượcdòng:
nếukhôngchèoliêntục,sẽtụthậungay.
Ngoài ra, khả năng biết phán đoán
ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp ta sống
hạnh phúc hơn: từ những việc đơn
giản như: giữ gìn sức khỏe, ăn ngủ
đầy đủ, chọn bạn bè, đầu tư thời gian
hay tiền bạc… cho đến những vấn đề
lớn hơn như chọn ngành học, chọn
người bạn đời, làm việc, sinh sống
ở đâu, ngay cả chọn tôn giáo (hoặc
không tôn giáo) phù hợp cho mình …
Từ xa xưa, người Á châu ta thường hay dạy con đức
tính vâng lời tuyệt đối. Câu châm ngôn“cha mẹ đặt
đâu, con ngồi đấy”được áp dụng vào nhiều hoàn
cảnh chứ không chỉ trong hôn nhân: con học trường
nào, ở đâu, học võ hay học đàn, học bơi hay học vẽ,
chọn môn gì, làm nghề gì, v.v. nhất nhất con phải
nghe lời bố mẹ, nếu không, con bất hiếu. Bao nhiêu
cuộc tình đã đổ vỡ, bao nhiêu tài năng đã phải hy
sinh để làm vừa lòng cha mẹ, và bao nhiêu người đã
sống bực bội suốt đời chỉ vì chọn một nghề không
hợp với khả năng, sở thích…
Thếkỷcủacácem
Năm 1986,Viêt Nam bắt đầu mở cửa ra với thế giới.
Năm 1995, Mỹ vàViệt Nam thiết lập bang giao chính
thức, chấm dứt 20 năm cấm vận. Từ cuối năm 2006,
khiViệt Nam gia nhậpTổ Chức Mậu Dịch QuốcTế
(WTO –WorldTrade Organization), chúng ta đã“nhảy
vào trong hồ bơi rồi”, không còn ngồi bên bờ, nhúng
chân vào thế giới bên ngoài nữa. Và từ nay, tất cả
chúng ta đều phải cạnh tranh với các thế lực bên
ngoài, từ những tập đoàn xuyên quốc gia và những
đại gia trên thế giới cho đến những nông dânThái
trồng lúa, Inđô trồng cà phê, hoặc công nhânTrung
Quốc may quần áo, giầy dép.
Sang đầu năm 2015, cả khối Đông Nam Á (ASEAN)
sẽ thành một thị trường chung: chúng ta có quyền đi
tìm việc làm ở các quốc gia lân cận và ngược lại. Các
công ty, hội đoàn, và ngay cả chính phủ nữa sẽ phải
làm việc trên bình diện quốc tế, và chắc chắn họ sẽ
tìm những sinh viên tốt nghiệp không những là giỏi
ngoại ngữ mà còn phải biết phán đoán, biết làm việc
nhóm, thông thạo các“kỹ năng mềm”chứ không
chọn những người“chân chỉ hạt bột”,“ngoan ngoãn
dễ bảo”theo khuôn khổ KhổngTử.
Thêm vào đó, bao nhiêu luồng tư tưởng, văn hóa,
giải trí…đang quét quanh khắp thế giới, như
những cơn gió lốc. Trong mấy năm gần đây, một
8 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013
số bạn trẻ Việt ngồi khóc cái chết của Michael
Jackson hoặc hôn chiếc ghế đã được một tài tử
Hàn ngồi lên, hay đua nhau đi đón Nick Vujicic
nhưng không biết có mấy ai đưa tiễn Phạm
Duy hay biết đến hiệp sĩ tin học Công Hùng?
Trong bối cảnh phức tạp này, nếu chính chúng ta
còn chưa biết rõ mình muốn gì, chưa đủ tự tin để
dám từ chối cái không hợp với mình, chưa biết
chọn lựa đúng đắn, thì rất có thể chúng ta lại bị
thế lực bên ngoài xâm chiếm, không phải bằng vũ
lực mà bằng kinh tế và văn hóa.
Hơn ba năm nay, về dạy học ởViệt Nam, lúc đầu,
cho học sinh cấp ba từ Mỹ sang học vềViệt Nam
và bây giờ trực tiếp với sinh viênViệt tại Đại học
Hoa Sen, tôi có dịp tiếp cận với cả hai phương
pháp giáo dục và làm việc trực tiếp với sinh viên,
học sinh Mỹ vàViệt Nam trên đấtViệt. Tôi cũng có
cơ hội theo dõi sát hơn các biến chuyển về giáo
dụcViệt Nam, từ cuối năm 2012 biên tập Bản tin
giáo dục“Trồng người”của Hoa Sen.
Với kinh nghiệm sống, làm việc cũng như giảng
dạy ởViệt Nam và ở nước ngoài, tôi lo sợ nếu
chúng ta còn chần chừ, chưa quyết tâm cải tổ nền
giáo dục của nước ta từ“từ chương”sang“thực
dụng”, từ“nhai lại”sang“sáng kiến”, và từ“cạnh
tranh”sang“cộng tác”,Việt Nam sẽ có nguy cơ mất
cơ hội tìm được chỗ đứng vững vàng, ngang hàng
với các nước láng giềng trong thế kỷ này.
Một viễn tượng không mấy lạc quan trong những
ngày đầu năm học mới, nhưng cũng là một thông
điệp cô đọng và chân tình gửi đến sinh viên Hoa
Sen, năm nay và sau này. Thế kỷ này là của các
em, do các em định đoạt; chỉ tiếc là di sản các thế
hệ trước để lại cho các em không được phong
phú, dồi dào và minh triết cho lắm.
Sài Gòn, tháng 8, 2013
CHÚ THÍCH
(1) Một tình cờ thú vị, khi đang viết bài
này thì Phó Chủ tịch Nước Nguyễn thị
Doan cũng phát biểu tương tự tại một
hội nghị về cải tổ giáo dục do Mặt trận Tổ
quốc VN tổ chức ngày 31-7-2013:
“Để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao
thì cái đầu tiên phải có nhân cách của con
người VN, sau đó là trình độ chuyên môn.
… Nếu chúng ta xác định mục tiêu của
các cấp học là số lượng, bằng cấp và nặng
về lý thuyết thì chúng ta cứ giữ đào tạo
như hiện nay, việc gì phải đổi mới?”
 “Chúng ta cần phải thay đổi sản phẩm
giáo dục. Hiện nay sinh viên ra trường
không làm được việc, phải đào tạo lại rất
tốn kém. Tôi thống nhất với nhiều ý kiến
là xuất phát từ mục tiêu đào tạo của mỗi
cấp học để có phương pháp, chương trình
cho hợp lý. Nếu giảng dạy mà cứ đọc chép,
độc thoại, không có phòng thí nghiệm,
không có các cuộc đi thực tế… thì sẽ tạo ra
sản phẩm như hiện nay”.
“Chúng ta có lỗi rất nhiều trong nội dung,
chương trình đào tạo” 
http://tuoitre.vn/Giao-duc/561403/chung-
ta-co-loi-nhieu-trong%C2%A0noi-dung-
%C2%A0chuong-trinh-dao-tao%C2%A0.
html#ad-image-0
Lê Kiên tường trình.
(2) Để tiện so sánh, Đại học Bologna ở Ý
thành lập năm 1088, ĐH Oxford ở Anh
khoảng năm 1096, trường Sorbonne,
gốc của ĐH Paris, được ông Robert de
Sorbon lập năm 1257, và ĐH Harvard
của Mỹ năm 1636 ở Massachusetts.
9XÁC ĐỊNH THẾ NÀO HỌC THẬT
Nguyễn Bích Lan sinh năm 1976 tạiThái Bình. Bị
bệnh loạn dưỡng cơ chưa có thuốc chữa, chị đã
tự học và trở thành một dịch giả, nhà văn chuyên
nghiệp. Chị đã được trao giải thưởng của Hội Nhà
vănViệt Nam năm 2010 với tác phẩm dịch“Triệu
phú khu ổ chuột”, và là dịch giả của 3 cuốn tự truyện
của NickVujicic. Chị cũng là 1 trong 8 người phụ nữ
đương đại tiêu biểu được tôn vinh tại Bảo tàng Phụ
nữViệt Nam.
Chúng tôi giới thiệu bài viết này nhằm mục đích
khẳng định: tự học chính là học thật và với dịch giả
Nguyễn Bích Lan, tự học đã mang đến những kết
quả tuyệt vời cho chính chị cũng như cho xã hội, góp
phần thúc đẩy việc tự học hiện đang bị lãng quên.
TÔI HỌC
ĐỂ CỨU MÌNH
Nguyễn Bích Lan
10 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013
Chị Nguyễn Bích Lan
Ảnh do nhân vật cung cấp
11XÁC ĐỊNH THẾ NÀO HỌC THẬT
Là dịch giả và tác giả của 27 cuốn
sách tôi được mọi người gọi là“một
dịch giả, một nhà văn đặc biệt”của
văn đàn Việt Nam. Với đa số bạn đọc
một người mới chỉ học hết lớp 8 như
tôi lại có thể trở thành một dịch giả
văn học chuyên nghiệp, một tác giả
của những cuốn sách bán chạy là một
điều kỳ diệu. Nhưng đó không phải
là một điều kỳ diệu xảy ra chỉ sau một
đêm mà là kết quả của một quá trình
dài tự học với sự bền bỉ, kiên nhẫn,
sáng tạo và quyết tâm.
13 tuổi, đang là một học sinh chuyên
văn, tôi bị mắc căn bệnh nan y không
có thuốc chữa, khiến tôi không thể đi
lại bình thường và phải chịu những đợt
khủng hoảng sức khỏe triền miên. Căn
bệnh cũng đã cắt đứt hẳn con đường
đến trường của tôi.Trong căn phòng
nhỏ, ở một làng quê nghèo nơi không
có một hiệu sách, tôi đã bắt đầu quá
trình tự học bằng cách nghe em trai
phát âm những từ tiếng Anh rồi nhẩm
đi nhẩm lại trong đầu cho đến khi tôi
thuộc làu những gì tôi nghe được. Vào
những lúc em không dùng đến sách
giáo khoa, tôi sử dụng cuốn sách đó
để dò tìm mặt chữ của những từ tôi
đã biết phát âm. Bằng cách đó tôi đã
học thuộc cả một cuốn sách giáo khoa
tiếng Anh lớp 10 cho đến khi tôi mượn
được những cuốn sách khác, những
bộ giáo trình tiếng Anh với lượng kiến
thức phong phú hơn.
Tôi lập ra một thời khóa biểu cho
việc tự học và khép mình vào kỷ luật
nghiêm khắc nhất để có thể đi từ ngày
tự học này sang ngày tự học khác. Mỗi
ngày tôi dành 6 tiếng cho việc học
tiếng Anh, dù đau đớn, mệt mỏi đến
mức nào tôi vẫn không dừng việc học.
Gần như lúc nào tôi thức thì đầu óc
tôi cũng bị xâm chiếm bởi những từ,
những câu tiếng Anh. Mỗi tối trước khi
nhắm mắt ngủ tôi đều tự buộc mình
phải hình dung lại tất cả những kiến
thức mới mà mình đã học được trong
ngày. Mỗi tháng tôi tự sát hạch kiến
thức một lần, tự làm giám thị, giám
khảo của chính mình. Mỗi cuốn sách
dành cho người học tiếng Anh mà tôi
nhận được từ bạn bè và người thân
đều trở thành những người thầy của
tôi. Các chương trình đài BBC,VOA
cũng vậy.Tôi học được từ những người
thầy ấy không chỉ kiến thức mà cả bài
học về cách trân trọng những gì mình
có. Chỉ có thể quanh quẩn trong căn
phòng 10 mét tôi đã phải tự sáng tạo
ra các cơ hội và môi trường để có thể
thực hành vốn tiếng Anh mà mình học
được, thậm chí tôi đã tưởng tượng ra
một người bạn nói tiếng Anh mà tôi
đặt tên là Mr. Hope. Hằng ngày, tôi trò
chuyện với người bạn ảo đó chỉ cốt
để mình có thể nói và diễn đạt ý nghĩ
bằng tiếng Anh.
Nhờ tự học nghiêm túc và bền bỉ mà
tôi tích lũy được những kiến thức cần
thiết không chỉ về tiếng Anh mà về
nhiều lĩnh vực khác giúp tôi trở thành
cô giáo dạy tiếng Anh cho hàng trăm
học sinh ở vùng quê của mình. Sau đó,
bước vào con đường dịch thuật và dịch
thành công ngay từ cuốn sách đầu tiên.
Bây giờ, dù rất bận với việc dịch sách,
sáng tác văn học và làm báo nhưng
mỗi ngày tôi vẫn dành một lượng thời
12 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013
gian nhất định cho việc tự học.Tôi học
để làm mới mình mỗi ngày.
Đa số các bạn trẻ thời nay có điều
kiện tốt hơn điều kiện của tôi khi tôi
bắt đầu tự học. Nhiều bạn đã có máy
tính nối mạng Internet, một phương
tiện học tập mà sau 12 năm tự học tôi
mới được tiếp cận.Trên Internet, có rất
nhiều trang học tiếng Anh miễn phí
phù hợp với mọi xuất phát điểm của
người học. Bạn chỉ cần chọn cho mình
một chương trình học phù hợp, đặt ra
một lịch học phù hợp và rèn cho mình
tinh thần kỷ luật để tuân thủ lịch học
đó một cách nghiêm túc thì chắc chắn
khả năng sử dụng tiếng Anh của bạn
sẽ được cải thiện. Nếu mỗi ngày, thay
vì chơi game, bạn hãy dành khoảng
30 phút để học một bài học tiếng Anh
ngắn gọn và thú vị trên Internet thì
trong khoảng 3 năm, bạn sẽ có được
cái mà bạn có thể tự hào gọi là“biết
tiếng Anh”, một khả năng thực sự chứ
không phải cái kiểu“biết”khiến bạn
lúng túng, ngượng nghịu khi gặp phải
một người nói tiếng Anh và cần phải
giao tiếp với người ấy.Với các môn
học khác cũng vậy, nếu bạn chưa thực
sự hiểu một vấn đề nào đó trong bài
giảng của giáo viên ở lớp, thì bạn có
thể theo dõi bài giảng của một giáo
viên khác về chính vấn đề đó qua các
video, các bài giảng bằng chữ có sẵn
trong các kho học liệu trên Internet.
Nếu việc mở rộng kiến thức cho bản
thân theo hướng chủ động trở thành
thói quen thì chắc chắn bạn sẽ tiến bộ
rõ rệt trong học tập, sẽ tự tin trong lớp
học, trên giảng đường và cả khi bước
vào đời.
Qua những gì tôi kể chắc hẳn các bạn
có thể thấy việc tự học đã cứu cuộc đời
tôi như thế nào.Tôi đã tìm thấy niềm
vui trong việc tự học để có thể chống
chọi với bệnh tật nghiệt ngã.Và hơn
thế, nhờ tự học tôi có thể vươn tới cuộc
sống mà tôi mong muốn: Một cuộc
sống cho phép tôi phát triển và sử
dụng tài năng của mình một cách hữu
ích, một cuộc sống đầy ắp đam mê và
những điều mới mẻ. Nếu bạn muốn
đạt được thành công, muốn sống hữu
ích, muốn đóng góp cho xã hội, bạn
phải trang bị cho mình một nền tảng
kiến thức nhất định đủ để bạn có thể
làm được một công việc nào đó. Hầu
hết chúng ta không phải là thần đồng,
và để thành thạo một kỹ năng chúng ta
đều phải tìm hiểu và rèn luyện kỹ năng
đó trong một khoảng thời gian nhất
định. Bạn hãy học và tự học một cách
kiên nhẫn, siêng năng, bền bỉ và đầy
quyết tâm từ xuất phát điểm của mình.
Dù xuất phát điểm ấy có khiêm tốn
đến mức nào, nó cũng là sự khởi đầu
của những điều lớn lao hơn, ý nghĩa
hơn mà bạn sẽ gây dựng được nếu
bạn thực sự cố gắng. Có sức khỏe bình
thường, có phương tiện học tập đầy đủ
là một sự may mắn, một món quà lớn
lao. Nếu bạn đang sở hữu món quà đó,
thì đừng lãng phí nó.
13XÁC ĐỊNH THẾ NÀO HỌC THẬT
Sự trung thực trong học thuật là nền tảng cho bất
kỳ một trường đại học đàng hoàng nào.Với cam
kết thực hiện một nền giáo dục đại học đúng nghĩa
được quốc tế công nhận, Đại học Hoa Sen đã nêu
cao tính trung thực như một giá trị cốt lõi trong mọi
hoạt động của mình, từ công tác quản lý cho đến
học tập, giảng dạy và nghiên cứu.
TRUNGTHỰC
MỘT CAM KẾT CHẤT LƯỢNG
TS. Phạm Quốc Lộc - Trưởng khoa Ngôn ngữ văn hóa học, ĐH Hoa Sen
SinhviênĐHHoaSen
Ảnh:BanbiêntậpBảntinHoaSen
14 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013
Nếu không có sự trung thực thì mọi mục tiêu giáo
dục đều sẽ tan vỡ. Mỗi bài tập được giao về nhà, bài
luận mà sinh viên viết, bài báo cáo hay nghiên cứu
mà sinh viên thực hiện trong thời gian học đại học
đều nhắm đến mục tiêu rèn luyện kỹ năng và trau dồi
kiến thức. Nếu chúng ta gian dối và không tự thân
thực hiện những hoạt động này đúng như yêu cầu
thì dù đạt điểm cao, chúng ta cũng đã tự mình từ chối
cơ hội được học tập đàng hoàng để có kỹ năng và
kiến thức thức phục vụ cho cuộc sống của bản thân
về sau.
Trong những năm gần đây, nhận thấy tính trung thực
trong giáo dục đang bị huỷ hoại bởi những giá trị
thực dụng như điểm số và bằng cấp, Đại học Hoa Sen
nỗ lực hơn nữa trong việc phát huy và tái tạo niềm tin
vào giá trị lâu dài của sự học thật. Cụ thể, tại Đại học
Hoa Sen, đạo văn là một hành vi không được chấp
nhận. Đạo văn là sao chép câu chữ hay ý tưởng của
người khác mà không trích dẫn nguồn đầy đủ.
Doanh nghiệp, nhà tuyển dụng cần những con người
có kỹ năng thật: kỹ năng viết, tổ chức và trình bày ý
tưởng, kỹ năng tiếp thu, phân tích, tổng hợp, nhận
xét thông tin. Đây là một số kỹ năng cơ bản mà bất
kỳ một người lao động cao cấp nào cũng phải có, bất
chấp ngành nghề. Mỗi một báo cáo, bài luận, đề án
mà giảng viên yêu cầu thực hiện đều là một cơ hội để
sinh viên đào luyện những kỹ năng này. Nếu chúng
ta chỉ đơn thuần làm động tác“copy”rồi“paste”thông
tin từ internet chẳng hạn, thì giống như một cơ bắp
lâu ngày không sử dụng, khả năng tư duy của chúng
ta sẽ bị thui chột.Và như vậy, cái mà xã hội và người
tuyển dụng cần chúng ta sẽ không có. Dù bảng điểm
ra trường có thể đẹp, nhưng không có kỹ năng thật,
chúng ta không thể phát triển xa trong sự nghiệp.
Tại Đại học Hoa Sen, chúng tôi tạo
những điều kiện tốt nhất để sinh viên
phát huy việc học thật: tìm tòi, học
hỏi và sáng tạo, bằng chính nỗ lực của
mình, để có thể vươn cao hơn. Một
trong những điều kiện đó là những hỗ
trợ, truyền thông, tập huấn, hướng dẫn
bằng nhiều hình thức khác nhau mà
đội ngũ giảng viên và nhân viên của
nhà trường luôn sẵn sàng cung cấp cho
sinh viên.
Bước chân vào Đại học Hoa Sen, dành
thời gian bốn năm quan trọng nhất
trong cuộc đời của mình cho nơi này,
chúng ta hãy cùng nhau làm những
điều có ý nghĩa. Một trường đại học
đàng hoàng không thể chấp nhận
“copy”và“paste”để lấy điểm và bằng
cấp. Một con người chân chính, có tầm
nhìn đúng đắng cho bản thân, gia đình,
và xã hội sẽ không bỏ thời gian và tiền
bạc chỉ để“copy”và“paste”.
Bốn năm ở đại học sẽ là một khoản đầu
tư rất lớn về thời gian cũng như tiền
bạc mà kết quả mong đợi của sự đầu
tư này không gì khác hơn là năng lực
tư duy, kỹ năng sống, làm việc, và có
kiến thức chuyên môn. Đạo văn sẽ huỷ
hoại công trình đầu tư này. Đạo văn sẽ
huỷ hoại bốn năm quan trọng nhất,
đẹp nhất của một đời người, huỷ hoại
tương lai của bản thân, của cả nền giáo
dục, của cả một dân tộc.
15XÁC ĐỊNH THẾ NÀO HỌC THẬT
XÂY DỰNG MỘT
NGÀNH HỌC MỚI:
ĐAM MÊ
VÀTHÁCHTHỨC
TS. Hồ Tố Phương
16 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013
Khi nhận trách nhiệm xây dựng một ngành học mới:
Ngành Quản lý công nghệ truyền thông, trước hết,
chúng tôi luôn tâm niệm phải đào tạo nguồn nhân
lực cho ngànhTruyền thôngViệt Nam, vốn còn rất
trẻ nhưng cũng đang phát triển nhanh.
Đối với chúng tôi, xây dựng một ngành học mới là một dự án kinh doanh mới, vì thế, phải bắt
đầu từ khâu tìm hiểu nhu cầu thực của xã hội về ngành nghề. Chúng tôi phải tạo dựng tất cả: từ
danh xưng, công việc, đến con đường sự nghiệp... cho những người sẽ bước chân vào lĩnh vực
mới mẻ này.
Ngành Quản trị Công nghệTruyền thông mặc dù chưa từng được đào tạo ở bậc Đại họcViệt
Nam, nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp truyền thông lại có nhu cầu lớn về nhân sự có
chuyên môn tham gia tổ chức sản xuất. Nhận định này khiến chúng tôi mạnh dạn“khởi nghiệp”
từ mô hình của các chương trình ngắn hạn, đào tạo theo chức danh rõ ràng. Mô hình nhỏ này
đã thành công sau 1 năm rưỡi hoạt động với 6 khóa sinh viên tốt nghiệp và đã được các doanh
nghiệp tiếp nhận làm việc.Từ đó, chúng tôi như được tiếp thêm“lửa”để tiếp tục chặng đường
mới, không ít khó khăn: xây dựng và vận hành chương trình Cử nhân Quản trị Công nghệ
Truyền thông. Chúng tôi tin tưởng sẽ đóng góp hiệu quả vào sự phát triển chuyên nghiệp của
lĩnh vựcTruyền thông tạiViệt Nam.
17DẠY HỌC VỚI NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI
Như các ngành học mới khác, chúng tôi đã
trải qua nhiều thách thức khi thông qua
chương trình cũng như tuyển sinh. Khó khăn
đầu tiên là: giải thích tên ngành; đề xuất
mã ngành, xác định đối tượng người học;
phương thức tuyển sinh phù hợp… Lại thêm
một khó khăn nữa từ cái nhìn của xã hội: vì
ngành mới nên rất nhiều phụ huynh bạn trẻ
không nắm được thông tin cụ thể như: chi
tiết chương trình đào tạo, học xong sẽ đảm
nhận được những công việc gì, làm việc tại
đâu, vì thế, họ không mạnh dạn cho con em
theo học. Chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp
phụ huynh lầm tưởng đây là ngành học sẽ
tiếp cận giới showbiz, dễ sinh ra hư hỏng…
Hoặc có phụ huynh chưa hiểu rõ tên ngành
nên không an tâm về tương lai sự nghiệp của
con em.Trước những khó khăn ấy, chúng tôi
vẫn luôn vững tin ở việc mình làm, kiên trì giải
thích để đón nhận các bạn trẻ đến từ nhiều
điều kiện, hoàn cảnh khác nhau.
Nhưng rồi điều kỳ diệu đã xảy ra ngay trong
kỳ tuyển sinh đầu tiên: tuyển sinh vượt chỉ
tiêu. Càng vui hơn, chúng tôi lại được đón
thêm nhiều bạn trẻ, với niềm đam mê đã
chuyển từ ngành khác sang theo học.
Trong quá trình vận hành, chúng tôi hào hứng
nhận ra: niềm hứng thú học tập của các bạn
trẻ đến từ chính các bạn. Khi đã tự mình vượt
qua những định kiến, chọn một ngành học
cònxalạ,mớimẻđểthểhiệnmình,cácbạntrẻ
đã mang đến cho ngành một sức sống mãnh
liệt.Trong 3 học kỳ đầu tiên, sinh viên gần như
không có thời gian nghỉ, các bạn liên tục tham
gia và còn tạo thêm các hoạt động cho ngành:
các cuộc thi phim ngắn, liên hoan phim tài
liệu, triển lãm bài tập, tham quan, kiến tập, gặp
gỡ doanh nghiệp… Các hoạt động dày đặc,
được tổ chức suốt năm nhưng vẫn luôn được
các bạn trẻ hưởng ứng nhiệt thành.
Bên cạnh đó, để thu hút sự quan tâm của
xã hội, chúng tôi đã đưa sinh viên đến với
doanh nghiệp từ rất sớm và kiên trì cùng
doanh nghiệp suy nghĩ, tìm tòi những hoạt
động kết hợp có lợi cho nhà trường và thị
trường. Cố gắng của chúng tôi đã được đền
bù xứng đáng không chỉ qua số lượng khách
mời từ doanh nghiệp đến trao đổi với sinh
viên, số lượt sinh viên được đến tham quan,
kiến tập tại doanh nghiệp mà còn ở những
thỏa thuận hợp tác. Những hợp tác này đã
cho phép doanh nghiệp giới thiệu trực tiếp
các chuyên gia, đưa các dữ liệu, phần mềm
vào môi trường Đại học.Trường có những cơ
hội quý giá gửi sinh viên đi học tập từ thực tế.
Các đối tác hiện nay của chúng tôi:Tập đoàn
Kantana, Kantar Media, Saigon Media, Hãng
phim Giải phóng, kênh truyền hìnhTodayTV,
FBNC,YanTV…
Kết thúc năm học 2012-2013, sinh viên
ngành Quản trị Công nghệTruyền thông đã
đi những bước đầu tiên trên hành trình nghề
nghiệp với 2 môn học:Tổng quan vềTruyền
thông nghe nhìn, Cảm thụ nghệ thuật nghe
nhìn. Sinh viên đã có thể thực hiện những bài
tập thể hiện được cảm thụ nghệ thuật của cá
nhân qua các học phần: Nhiếp ảnh, Âm nhạc,
Điện ảnh. Niềm đam mê của sinh viên giờ đây
không chỉ là những mơ ước xa vời mà đã dần
trở thành hiện thực khi các bạn có thể tự cầm
máy ảnh, máy quay để thực hiện những
thước phim. Đã có nhiều bài tập đạt điểm
9, 10. Sinh viên đã thực sự tìm thấy niềm
vui, sự hứng khởi khi theo học ngành Quản
lý công nghệ truyền thông.
Th.S Nguyễn Tiến Khang tổng hợp
18 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013
Môi trường học tập quốc tế với nền giáo dục hiện đại Anh quốc
Ảnh: Chương trình hợp tác quốc tế
Chúng tôi đang tiếp cận với một nền giáo dục Anh
quốc hiện đại.Trên con đường đến với tri thức, thầy
cô và sinh viên của Khoa đào tạo chuyên nghiệp đang
được truyền cảm hứng để ngày càng say mê với việc
giảng dạy và học tập. Chương trình Cao đẳng quốc tế,
hợp tác vớiTrường Cao đẳng Manchester vàTổ chức
khảo thí Edexcel, Anh Quốc đã được xây dựng và đang
vận hành. Chương trình xác định phải xây dựng một
môi trường học tập tiên tiến, nơi mà sinh viên được
xem là trung tâm của hoạt động giáo dục và người
thầy trở thành người truyền cảm hứng, hướng dẫn
học trò khám phá nguồn tri thức vô tận của thời đại.
GIỚITHIỆU
CHƯƠNG TRÌNH
CAO ĐẲNG QUỐC TẾ
HỢP TÁC VỚI CAO ĐẲNG MANCHESTER
VÀ TỔ CHỨC EDEXCEL
19DẠY HỌC VỚI NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI
Tiếp thu bề dày kinh nghiệm của trường Cao đẳng Manchester, một trường cao đẳng lâu đời
nhất Anh quốc, áp dụng chặt chẽ khung đào tạo và các tiêu chuẩn giáo dục của tổ chức khảo
thí Edexcel, Khoa Đào tạo chuyên nghiệp đang từng bước tạo dựng một môi trường giáo dục
quốc tế: sử dụng Anh ngữ trong giao tiếp, giúp cho sinh viên tiếp cận với nhiều nguồn tri thức
phong phú, đa dạng. Qua đó, các bạn được rèn luyện tính chủ động học tập, biết làm việc
nhóm, có tư duy phản biện, cải thiện kỹ năng Anh ngữ, một trong những kỹ năng quan trọng
khẳng định sự thành công trong tương lai.
Sau gần ba năm hoạt động, chương trình đang tạo nên một diện mạo mới cho môi trường hiếu
học hiếu tri tại Hoa Sen, với những yếu tố khác biệt đến từ nền giáo dục Anh quốc hiện đại.
Hãy cùng lướt qua những gương mặt nổi bật của chương trình để cảm nhận sự hào hứng mà
các thành viên đang chia sẻ.
ĐỖ NGUYỄN HÀ SƠN – Sinh viên
khóa 01, xếp loại Xuất sắc sau năm I
(Distinction student of Foundation year) –
chụp hình trong buổi lễ phát thưởng tháng
11/2012 chung với Elmer Ferrer Cierva
– Giảng viên kiêm Điều phối học vụ của
chương trình.
Ảnh: Chương trình hợp tác quốc tế
“ChươngtrìnhcủaĐạihọcHoaSenhợptácvớiCao
đẳngManchesterđãgiúptôithêmnhiềukinhnghiệm
mớimẻvànhiềuđiềutốtđẹp.Sinhviênkhôngphải
làmbàithiđểđượcvàohọcchươngtrình,nhưngkhi
đãvàohọcthìsinhviênphảinỗlựcthậtsự.Tôicóấn
tượngsâusắcđốivớiviệcchươngtrìnhchútrọng
giảngdạynhữngkiếnthứctốtnhất,songsongđólà
việcghinhậnrấtcôngbằngnhữngnỗlựchọctậpcủa
sinhviên.Ngoàira,tôithấycácthầycôđềucókiến
thứcchuyênsâuvềkinhdoanhcũngnhưcónhiều
kinhnghiệmthựctiễnphongphú.Vìthế,đãtạonhiều
điềukiệntốtđểsinhviêntiếpcậnvớimôitrườnglàm
việcthựcthụ.Sinhviêncóthểtiếnbộhơnnữavìđã
đượccácgiảngviêntâmhuyết,cókinhnghiệmtrong
thươngtrườngchiasẻ.Sinhviênđượchọctậptheo
phongcáchcủaChâuÂunêncóthểchủđộngtìm
hiểuvềthếgiớikinhdoanhvớinhữngcáchthứcmới
mẻ.Phươngpháp nàycũnggiúpsinhviêncóthểchủ
độnglựachọnngànhhọcvàsựnghiệptrongtương
lai.Chươngtrìnhcóhệthốngtínhđiểm,phương
phápgiámsátchặtchẽtrongsuốtquátrìnhhọc,
kếtquảđánhgiásinhviênđềuchínhxácvàcông
bằngvớitấtcảsinhviên.”
20 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013
[Dịch – Michael Evans]
“Tôirấtvinhdựvàtựhào vìcócơhộiđượctiếptục
làmđạidiệnchoTrườngCaođẳngManchestertạiĐại
họcHoaSen,tiếptụcconđườngpháttriểnchương
trìnhkinhdoanhquốctếtạiThànhphốHồChíMinh.
Độingũquảnlýhọcvụvàgiảngviênluônrấtthân
thiện,nhiệttình.Vàđiềunàycũngđúngvớitínhcách
củarấtnhiềungườidânViệtNammàtôiđãcódịp
gặptrongsuốthơnhainămqua.Tấtcảcácnhânviên
tạitrườnglàmviệcrấtchuyênnghiệpvàchămchỉ.
Sinhviêncũngnhậnthấyđượcđiềunàyvàtôntrọng
côngsứccủatấtcảgiảngviêntrongviệcgiúpđỡsinh
viênvượtquamộtchươngtrìnhhọcđầythửtháchvà
nhiềuphầnthưởngđikèm.
CácđồngnghiệpcủatôiởAnhthỉnhthoảngcóhỏi
làtạisaotôitiếptụctrởlạivàlàmviệcởViệtNam,đi
làmviệcxanhànhưthế,nhưngtôitiếptụcbởivìđiều
đóxứngđángkhinhìnthấyđượchànhtrìnhcácbạn
sinhviênViệtNamtốtnghiệpchươngtrìnhnày,các
bạnđicònxahơnbảnthântôivàvượtquanhữngthử
tháchcủabảnthântrênconđườngđếnthànhcông.”
Michael Evans – Giảng viên Kế toán
và Chị Trần Huyền Chiêu Trân – Tư
vấn tuyển sinh của trường Cao đẳng
Manchester, hai trong số những thành
viên tích cực đã góp phần tạo nên môi
trường học tập khác biệt của chương trình
- Ảnh: Chương trình hợp tác quốc tế
ThS. Trương Thiện Trí – Quản lý Chất
lượng đào tạo của chương trình Cao đẳng
quốc tế, Giảng viên của chương trình. -
Ảnh: Chương trình hợp tác quốc tế
“Làngườiquảnlýchấtlượngchươngtrìnhđàotạo,
tôirấttựhàokhiđượclàmviệcvớiđộingũnhânviên
chuyênnghiệpvàlựclượnggiảngviênđầytâmhuyết
củatrườngĐạihọcHoaSenvàtrườngCaođẳng
Manchester(TMC).Chấtlượngchươngtrìnhkhông
ngừngđượcnângcaovàkhẳngđịnhvớisựhỗtrợvà
huấnluyệnđịnhkỳtừtrườngTMC.Điểmkhácbiệt
đángchúýởđâylàmộtquitrìnhkiểmsoátvàđánh
giáchấtlượngchặtchẽgiữaHSU,TMC,vàEdexcel
nhằmcôngnhậngiátrịthựchọccủasinhviên.Nội
dungđàotạođượcthiếtkếrấthợplý,cótínhthực
tiễntrongbốicảnhnềnkinhtếthịtrườngnăngđộng
vànhiềubiếnchuyểnnhưhiệnnaynhằmtrangbị
chosinhviênkiếnthứcchuyênmônvữngvàng,có
khảnăngthíchnghivàsựchuyênnghiệpsaukhitốt
21DẠY HỌC VỚI NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI
nghiệp.Mặcdùcònnhiềutháchthứctrongquátrìnhpháttriểnnhưngbảnthântôimạnhdạn
tintưởngrằngchúngtôilànhữngthànhviênsẽchungtaymanglạimộthìnhảnhmớivềmột
chươngtrìnhhợptácquốctếcóchấtlượnghàngđầutạiViệtNam.”
Tháng 06/2013, Bà Yvonne Davies-Sinjou, Thanh tra của
Tổ chức khảo thí Edexcel, đã đến thăm và làm việc với
Khoa. - Ảnh: Chương trình hợp tác quốc tế
Tháng 06/2013, BàYvonne Davies-Sinjou,Thanh tra củaTổ chức
khảo thí Edexcel, đã đến thăm và làm việc với Khoa.
Nhiệm vụ của bà tại trường là kiểm định chất lượng chương trình,
tiếp xúc và lắng nghe phản hồi của sinh viên, đồng thời, đưa ra
nhiều khuyến nghị để chất lượng chương trình được nâng cao hơn.
Theo nhận xét của bà, trong chuyến làm việc, tất cả nhân viên của
chương trình đều cho thấy sự háo hức muốn phát triển chương
trình hơn nữa, bà tin rằng đội ngũ giảng viên có chuyên môn và
kinh nghiệm xuất sắc. Sinh viên luôn được quan tâm lắng nghe
ý kiến và hỗ trợ, đồng thời có cơ hội tham quan thực tế doanh
nghiệp. (Lược dịch trong báo cáo International Quality Report
Form)
Những nhận xét tích cực của một đại diện từ Edexcel là minh chứng
rõ nhất về môi trường học tập tiên tiến, giúp sinh viên thay đổi và
hoàn thiện hơn.
22 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013
Riêng đối với Elmer Ferrer Cierva, thời
gian hơn 1 năm làm việc và giảng dạy
trong chương trình này đã cho anh một
góc nhìn toàn cảnh, khách quan về
quá khứ, hiện tại cũng như định hướng
tương lai của chương trình.
“Chuyểnsanglĩnhvựcgiáodụcđãcho
tôicơhộiquaytrởvềtrườnghọc-nơi
tôiđãcónhiềukỉniệmđẹp.Vàtôirất
bấtngờ.Môitrườnggiáodụcđãthay
đổingoạnmục,mangđậmtínhcạnh
tranhmàlạibámsátvớinhữngthách
thứccủatoàncầuhóa.Đólàhoàncảnh
rađờicủachươngtrìnhCaođẳngquốc
tếcủakhoaĐàotạochuyênnghiệp.
Bằngnhữngthỏathuậnhợptácvới
TrườngCaođẳngManchestervàtổ
chứcgiáodụcEdexcelởAnh,chương
trìnhnàymangđếnmộtnềngiáodục
quốctếchocácbạnhọcviênViệtNam.Cácmônhọc
đượcthiếtkếrấttốt,cungcấpchosinhviêncáckỹ
năngvềnghềnghiệpđểchuẩnbịchocôngviệcsau
này,vàcảnhữngkiếnthứcđểnghiêncứucaohơn.Tất
cảcácbàihọcđềuđượcgiảngdạybằngtiếngAnh,
giúpchonhữnggìsinhviênhọcđềucótínhphổquát
toàncầu.
  Giảngviêncủachúngtacócơhộiđượclàmviệcvới
giảngviênnướcngoàinhiềukinhnghiệm(thông
quacácchuyếnthămthườngxuyêncủatrường
CĐManchester)vàcóthêmnhiềuphươngphápđể
nângcaotaynghề.Chươngtrìnhtuânthủtheocác
tiêuchuẩncaocủanềngiáodụcAnhquốc,trong
đókếtquảđiểmluônđược Khoa vàđốitácthẩm
địnhkỹcàng.Quảnlýchấtlượnglàmộtphầnkhông
thểthiếucủahệthống.Hiệntạichươngtrìnhđang
đượckiểmtrađịnhkỳbởiEdexcel-tổchứckhảothí
lớnnhấtcủaVươngquốcAnh.Từđó,chấtlượngcủa
chươngtrìnhliêntụcđượcnângcao.
  Làngườiphốihợpcáchoạtđộnghỗtrợsinhviên,
tôithấycấutrúccủachươngtrìnhrấthiệuquả.Tôi
đãchứngkiếnsựthayđổicủacácbạnsinhviên-từ
nhữngcậubé,côbénhútnhát(thậmchíkhôngthể
nói“xinchào”)- đãtrưởngthànhhơntrongcách
hànhxử,kỹnăngvàthựcsựđãtựtin.Saumộtnăm
thamgiachươngtrìnhvớinhiềuvaitròkhácnhau,tôi
tinrằngtầmnhìncủachươngtrìnhcóthểđượchiện
thựchóa:tạora“nhữngsinhviêntốtnghiệpmàKhu
vựcđangcần”
 Chương trình còn non trẻ và còn nhiều thử thách.
Nhưng cũng giống như một nụ sen vươn mình lên
trên mặt nước bùn lầy, chắc chắn hứa hẹn những
điều tươi đẹp sẽ đến.  Với niềm đam mê và cam kết
của tất cả mọi người, tôi lạc quan, tin tưởng chương
trình và các bạn sinh viên của chúng ta sẽ thành công
trong nay mai.”
Elmer Ferrer Cierva – Giảng viên kiêm
Điều phối học vụ của chương trình -
Ảnh: Chương trình hợp tác quốc tế
23DẠY HỌC VỚI NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI
Conđườngphíatrước
Vẫn còn non trẻ và còn nhiều thử thách, như lời Elmer đã nói, chương trình Cao đẳng quốc tế
đang tiếp tục hành trình đào tạo nguồn nhân lực hữu ích cho cộng đồng, doanh nghiệp và
cho bản thân sinh viên. Năng lượng để đi về phía trước chính là nguồn cảm hứng và sự tự hào
về chất lượng đào tạo, phương pháp đánh giá tiên tiến, và môi trường học tập quốc tế.Trong
tương lai, một đội ngũ trẻ sẽ tốt nghiệp chương trình Cao đẳng quốc tế và bắt đầu sự nghiệp
với hành trang vững vàng, được trau giồi, rèn luyện trong môi trường giáo dục Anh quốc ngay
tại Khoa Đào tạo chuyên nghiệp. Chắc chắn, đó sẽ là một diện mạo mới, góp thêm nét đẹp vào
bức tranh thành tựu của trường.
Chào mừng các bạn tân sinh viên, một năm học mới đang bắt đầu.
Cáchoạtđộngcủasinhviên
Môitrườngthânthiện
Thuyết trình tại lớp
Học nhóm tại lớp
Làm việc nhóm
Từ thiện đêm Giáng
sinh 2012
Tự tin khi đến thăm doanh nghiệp
(Nhà máy Kinh Đô 06/2012)
Tham quan học
tập tại Singapore
06/2012
Ảnh: Chương trình
hợp tác quốc tế
21 năm đã trôi qua kể từ ngày trường Đại
học Hoa Sen thành lập, đó cũng chính là
cột mốc hình thành và phát triển của khoa
Khoa học và Công nghệ. Khoa được khai
sinh với tên gọi là Khoa Công nghệ thông
tin, mong muốn của Ban Giám hiệu và Ban
chủ nhiệm khoa là xây dựng những chương
trình sử dụng công nghệ và kỹ thuật để đào
tạo nguồn nhân lực có chất lượng, phục vụ
nhu cầu hiện đại hóa của đất nước trong
thời kỳ hội nhập và đổi mới.
HÃY ĐẾNVỚI
KHOAHỌC
&CÔNGNGHỆ
24 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013
Giờ thực hành
Ảnh: Khoa Khoa học Công nghệ
25DẠY HỌC VỚI NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI
“Trồng người”là sứ mệnh quan trọng
của những người theo đuổi sự nghiệp
giáo dục và với chúng tôi, những giảng
viên đã gắn bó với Khoa trong suốt
thời gian qua, thì đào tạo luôn phải đi
đôi với sáng tạo, đổi mới. Chương trình
cũng cần phải được cập nhật kịp thời
những tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
Ngay từ khi còn là trường Cao đẳng
bán công Hoa Sen, phương châm của
Khoa là phổ cập tin học đến mọi đối
tượng, và ngay khi nguồn tài chính còn
hạn hẹp và gặp bao khó khăn, Khoa
và nhà trường vẫn cố gắng cung cấp:
“Mỗi sinh viên một máy tính”. Muôn vàn
khó khăn, nhưng chúng tôi vẫn kiên
trì theo đuổi điều này vì chúng tôi cho
rằng, người học chỉ có thể có những
trải nghiệm thực sự khi được thực hành
trực tiếp trên máy tính. Đây cũng là
điều kiện giúp chúng tôi cập nhật kịp
thời những thay đổi trong công nghệ
để sinh viên dễ dàng thích nghi khi đi
làm việc.
Thấm thoát đã hơn hai mươi năm trôi qua, khoa học
và kỹ thuật phát triển hơn rất nhiều, thời kỳ đổi mới
với nhiều thách thức hơn, cùng lúc lại có sự xuất hiện
của nền kinh tế thị trường và cuộc cạnh tranh chất
xám giữa các lĩnh vực: khoa học cơ bản, tài chính
ngân hàng, du lịch khách sạn, văn hóa ngoại ngữ…
Khi đại đa số các bạn trẻ chạy theo sự tăng trưởng
vượt bậc của các nền kinh tế mới thì khoa học công
nghệ vẫn như một kho tàng sách thầm lặng chuyển
mình với bao phát minh và cải tiến vĩ đại. Cả thế giới
hiện đang vận hành với một guồng máy khổng lồ
mà đứng phía sau, chính là khoa học công nghệ. Có
thể nói, các ứng dụng của nền khoa học cơ bản này
có mặt ở khắp mọi nơi và giữ vai trò điều tiết các lĩnh
vực khác. Cùng nhìn về những quốc gia có nền công
nghệ phát triển vượt bậc như Ấn Độ và Nhật Bản thì
có thể nhận thấy rằng, công nghệ thông tin đã trở
thành một nền công nghiệp dịch vụ phát triển bậc
nhất, đưa nền kinh tế của hai quốc gia này lên những
thứ hạng đầu tiên của bảng xếp hạng trên thế giới.
Riêng vớiViệt Nam, phát triển khoa học kỹ thuật đã
và sẽ là một sứ mệnh quan trọng trong việc đào tạo
nguồn nhân lực cao phục vụ nhu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Để có được một triệu
nhân lực chuyên sâu về công nghệ thông tin vào
năm 2020 theo mục tiêu đề ra của Đảng và Nhà nước,
các trường Đại học và Học viện trên phạm vi toàn
quốc rất cần tập trung đào tạo chuyên sâu.Và đó
cũng là bức tranh nghề nghiệp lý tưởng với những
ngành nghề đa dạng để các bạn sinh viên đam mê
công nghệ theo đuổi. Đồng thời, đây cũng là cơ hội
để các cơ sở đào tạo như ĐH Hoa Sen có thêm động
lực đầu tư và phát triển các công nghệ tiên tiến nhằm
bắt kịp xu hướng chung của thế giới.
26 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013
Xin chia sẻ thêm với các bạn trẻ - những người chủ
tương lai của đất nước rằng, khoa học cơ bản không
chỉ là công nghệ và kỹ thuật, không chỉ là những
phát minh dựa trên máy móc mà còn là những nhóm
ngành nghề truyền thống có từ lâu đời, nay được cải
tiến và ứng dụng
với các phát minh của nền công nghệ mới. Chúng
tôi muốn nhấn mạnh đến vị trí và sứ mệnh của
những ngành học truyền thống chủ lực của Việt
Nam từ xa xưa như: Toán, Môi trường, Quản lý tài
nguyên… Những ngành học đó hiện đang được
tập trung với việc ứng dụng những cải tiến từ khoa
học công nghệ để tiết kiệm“sức người, sức của”và
từng bước trở thành những tiền đề quan trọng để
phát triển đất nước.
Đó chính là lý do mà khoa Công nghệ thông tin được
đổi tên thành Khoa Khoa học và Công nghệ trường
ĐH Hoa Sen không ngừng đầu tư và đẩy mạnh trang
thiết bị, cơ sở vật chất cũng như nguồn lực giảng viên
để xây dựng và phát triển các nhóm ngành như:Toán
ứng dụng, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Quản lý
tài nguyên và môi trường bên cạnh các ngành học
chủ lực: Công nghệ thông tin,Truyền thông và mạng
máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin
quản lý…
Hằng năm, khoa Khoa học và Công nghệ đón chào
hàng trăm sinh viên nhập học và cũng trong cùng
thời điểm đó, sinh viên các khóa trước tốt nghiệp và
bắt đầu hành trình theo đuổi ước mơ nghề nghiệp tại
rất nhiều công ty lớn như: Microsoft, HTP,Vinagame,
Gameloft,TMA Solutions, Logigear, FPT… với mức
lương khởi điểm hấp dẫn. Nghề nghiệp sẽ là một con
đường dài, có bao khúc quanh trắc trở, nhưng với
kinh nghiệm của những người đi trước, chúng tôi tin
rằng, đam mê công nghệ, chấp nhận thử thách, nỗ
lực không ngừng sẽ giúp các bạn trẻ luôn thành công
với nghề nghiệp mà mình đã chọn lựa.
Đối với các bạn bắt đầu theo đuổi các
chương trình thuộc các nhóm ngành
khoa học công nghệ, khi học tại Hoa
Sen, bạn sẽ được làm quen với nhiều
kiến thức mới lạ cùng đội ngũ giảng
viên tâm huyết, được thử sức với những
cuộc thi học thuật danh tiếng như“Sát
hạch công nghệ thông tin theo chuẩn
kỹ sư Nhật Bản FE”,“Imagine Cup”do
tập đoàn Microsoft tổ chức hằng năm
hay các kỳ thi Olympic toán quốc tế…
Mỗi ngành học, mỗi kỳ thi sẽ là một
chặng đường mà các bạn cần vượt qua
để đến với đích cuối cùng đã chọn lựa.
Và để vượt qua được những thử thách
đó, các bạn hãy tự tin và đừng quên
không ngừng tiếp tục tự học, trau dồi
ngoại ngữ để có thể vững vàng khi bắt
đầu vào đời.
Chúc các bạn luôn thành công.
TM. Ban chủ nhiệm khoa
PhóTrưởngkhoaKhoahọcvàCôngnghệ
ThS. Nguyễn Trọng Duy
27DẠY HỌC VỚI NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI
SERVICE
LEARNINGPhan Ngọc Tâm Đan tổng hợp
Trích bài viết của ban tổ chức Đề án Service Learning 2013
(https://www.facebook.com/servicelearning2013/info)
Mô hình Service Learning
được hiểu đơn giản là vừa làm
vừa học, vận dụng kiến thức,
kinh nghiệm của mình để
giúp đỡ người khác thông qua
các hoạt động xã hội, phục vụ
cộng đồng.Từ đó, tích lũy kinh
nghiệm sống, nâng cao nhận
thức và tinh thần trách nhiệm
của công dân đối với xã hội.
Mô hình này đã và đang được
áp dụng với những hình thức
khác nhau ởViệt Nam và rất
nhiều nơi trên thế giới.
Năm học 2012-2013, lần đầu tiên Khoa Ngôn Ngữ
vàVăn hóa học (NNVHH) áp dụng mô hình này
vào trong môn học đề án có tên gọi Đề án“Service
Learning”, với mong muốn, sau khi hoàn thành đề
án, sinh viên của Khoa sẽ biết tự lập kế hoạch và thực
hiện các hoạt động xã hội.
Để chuẩn bị cho đề án này, Khoa đã kết hợp với Eco
Vietnam Group – Một tổ chức tình nguyện phi chính
phủ, phi lợi nhuận, tập hợp những bạn trẻ tâm huyết
với các công việc vì cộng đồng (http://www.ecoviet-
namgroup.org/vi/gioi-thieu/eco-vietnam-group).
Nhắm đến mục tiêu giúp cho sinh viên làm quen
với mô hình học tập mới, khơi gợi tinh thần trách
nhiệm đối với xã hội và nuôi dưỡng nhiệt huyết vì
cộng đồng trong tập thể các bạn trẻ ở Hoa Sen, Khoa
NNVHH mong muốn duy trì đề án“Service Learning”
như một hoạt động mà hàng năm sinh viên Khoa
NNVHH đều thực hiện. Đồng thời, Khoa sẽ phát triển
thêm nhiều hình thức khác.
Trong hoạt động tuyên truyền lần này, các thành viên
trong nhóm đề án đã gặp để trao đổi và học hỏi kinh
nghiệm từ các thành viên của nhóm EcoVietnam.
Vừa qua, nhóm đề án có một chuyến đi thực địa đầu
28 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013
tiên lên Xã Gia Bắc, nơi mà EcoVietnam Group đang
có dự án xây thư viện cộng đồng cho trẻ em ở đây.
Nói là chuyến đi đầu tiên của nhóm, nhưng thầy phụ
trách hướng dẫn nhóm đề án đã đến đây trước để
xem điều kiện sinh hoạt, chuẩn bị nơi ở cho cả đoàn
gần 30 sinh viên Hoa Sen, và cung cấp thông tin cho
cả đoàn để khỏi bỡ ngỡ khi đến nơi.
Tôi cũng có cơ hội đi cùng với các bạn sinh viên trong
chuyến đi này. Có thể nói Xã Gia Bắc, Huyện Di Linh,
Tỉnh Lâm Đồng là một trong những xã nghèo của
Việt Nam, cư dân đa số là người dân tộc K’Ho với địa
hình đồi núi, đất đỏ Bazan, và rừng tự nhiên. Nghe
không bằng thấy, đến đây rồi mới biết, cuộc sống
của người dân hết sức nghèo khó, thiếu thốn đủ thứ,
nhà ở thưa thớt, biệt lập, điều kiện sinh hoạt thấp,
cùng với thói quen từ lâu đời nên chẳng có mấy nhà
xây dựng nhà vệ sinh. Các bạn EcoVietnam Group
cho biết có nhiều đoàn tình nguyện của sinh viên
Singapore vàViệt Nam đã đến Gia Bắc tham gia lao
động xây nhà vệ sinh cho người dân, dạy tiếng Anh,
tổ chức sinh hoạt vui chơi đọc sách cho trẻ em.
Thời gian ở Gia Bắc lần này của đoàn chỉ có vài ngày,
tuy chưa giúp được gì nhiều ngoài việc tặng cho thư
viện một số sách mà BanTuThư của trường Hoa Sen
đã thu thập được, nhưng tôi rất mong đợi thông qua
mô hình Service Learning này, rồi đây sẽ có nhiều
đoàn sinh viên Hoa Sen tham gia phục vụ cộng đồng
không những ở Gia Bắc mà còn nhiều nơi khác nữa.
“Ở đâu đó trong lòng chúng tôi, luôn ước mong rằng,
một khi bạn đã đi cùng chúng tôi, cho dù là đi đâu,
nếu bạn có thể cười thoải mái, vui vẻ, học được thật
nhiều thứ, làm quen và kết thân với thật nhiều người,
khi nhìn thấy sự khó khăn, thiếu thốn của người khác,
bạn cảm thấy bản thân mình quả thật may mắn,
hạnh phúc và bắt đầu nhen nhóm ngọn lửa“vì cộng
đồng”, thì đối với chúng tôi, việc đưa các bạn đến với
Gia Bắc, đã là quá sức thành công!”
Thư viện cộng đồng
tại Gia Bắc - Lâm Đồng
Ảnh: dự án Service Learning
29DẠY HỌC VỚI NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI
Khi chọn nghề dạy học, giảng viên đều hiểu rằng
đây là một nghề gian khổ, đòi hỏi không chỉ trách
nhiệm mà còn có cả niềm đam mê để không ngừng
trao đổi, học hỏi, cải tiến. Ở mỗi môn học, đều có
những đặc thù mà người dạy học, muốn thành
công, phải có những phương pháp riêng.
Ban Biên tập giới thiệu cùng các tân sinh viên một số phương pháp
đang được thầy cô áp dụng tại Hoa Sen, chúng tôi đã thực hiện
phỏng vấn này với các câu hỏi chung sau đây:
Anhchịthườngápdụngnhữngphươngphápgiảngdạynào?Chia
sẻnhữngthànhcôngvàthấtbạicủaanh,chị.
Anh,chịđặtkỳvọnggìchosinhviêncủamình?
Chọn lựa phương pháp phù hợp là điều mà các thầy cô luôn phải
cân nhắc sao cho phù hợp với môn học, nội dung bài giảng. Chúng
tôi ghi nhận được những phương pháp mà các thầy cô thường sử
dụng, dĩ nhiên, có cả thành công lẫn thất bại.
NGHỀDẠYHỌC,
CHIA SẺVÀ KỲVỌNG
Th.S Bùi Trân Thúy thực hiện
30 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013
Thuyếtgiảng
Đây là cách thức khá quen thuộc của
các thầy cô ở các bậc học, tuy nhiên,
tùy theo đối tượng tiếp nhận, thầy cô
sẽ vận dụng khác nhau.
Đối với côPhanTrịnhHoàngDạThy,
Th.S.Tâmlýhọc(GVcủaChươngtrình
Giáodụctổngquát)phụ trách các môn:
Truyền thông, Phương pháp học Đại
học,Tâm lý học…đã chọn cách đưa
ra một chủ đề, từ đó, SV sẽ nêu một
số câu hỏi xuất hiện ngay để cả lớp
cùng tổng hợp lại thành một vài vấn
đề nhỏ. Sau đó, SV trình bày trước lớp.
Với những nội dung chưa có câu trả lời,
GV thuyết giảng theo cách quy nạp.
Thuyết giảng một cách sinh động chỉ
có thể thực hiện nếu có sự tương tác
của SV, muốn vậy, SV cần chuẩn bị bài
chu đáo trước khi đến lớp.
Sửdụngslide
TS.Xácsuấtthốngkê TrầnVũĐức(GV
củaKhoaKhoahọcvàcôngnghệ)đang
dạy các môn: Xác suất thống kê, Phân
tích hồi quy, Phân tích chuỗi thời gian,
Phương pháp số…đã sử dụng slide
bài giảng để diễn đạt, gợi ý các câu hỏi
cho SV. Có thể nghĩ rằng việc sử dụng
slide bài giảng không có gì mới mẻ
nhưng đối với các môn học căn bản
(Xác suất thống kê với SV nhiều ngành
khác nhau học cùng một lớp), thì điều
SV quan tâm nhiều là công thức và kỹ
năng giải toán, không phải là tư duy,
nên việc dùng slide để giải thích công
thức lại được ưa chuộng hơn là diễn
đạt quá nhiều.
Bàitậpnhómvàthảoluận
Để phát triển tư duy của SV, tập cho SV có thói quen
trình bày quan điểm, ý kiến của mình trước lớp, tại
Hoa Sen, hầu như với tất cả các môn, SV đều phải
làm bài tập được giao cho một nhóm (khoảng 4 đến
7 SV). Sau quá trình cùng nhau tìm hiểu đề tài, SV sẽ
thuyết trình về những vấn đề đã tích lũy được. Bước
đầu, có thể kết luận, đề xuất các giải pháp theo quan
điểm của nhóm. Đây là một trong những loại hình
bài tập mà SV có phần e ngại, vì không quen làm
việc với một nhóm gồm những bạn chưa quen biết,
tất cả đều chưa có kinh nghiệm. Đặc biệt, trình bày
đề tài, trả lời chất vấn của GV và các SV khác là một
thử thách lớn mà SV phải vượt qua.Tuy nhiên , chỉ
cần sau vài bài tập, SV sẽ tự tin, dạn dĩ hẳn và hứng
thú. CôLêThịNgọcHuyên,Th.S.Toán(GVcủaKhoa
Khoahọcvàcôngnghệ)phụ trách các môn:Toán rời
rạc, Xác suất thống kê,Toán kinh doanh,Thiết lập mô
hình tài chính… thường cho SV một đề tài để khảo
sát, nghiên cứu và báo cáo kết quả. Một số đề tài đã
được SV khai thác với những kết quả thú vị: tình hình
hút thuốc lá của SV, mức độ hài lòng của SV đối với
việc học tập…
Với Th.S.LêNgọcĐức,ChuyênngànhQuảntrịkinh
doanh,(GVthuộcKhoaKinhtếthươngmại),phụ
trách các môn: Lý thuyết trò chơi, Kinh tếVi mô, Kinh
tếVĩ mô, Kinh tế Đại cương…thì việc thảo luận nhóm
của SV được xem là cách: Suynghĩ–chiasẻ–thảo
luận. Dựa trên lý thuyết và thực tiễn, GV cung cấp cho
SV vấn đề cần giải quyết để SV làm việc theo nhóm,
cá nhân, trình bày, cũng như bảo vệ và phản biện các
ý kiến. Ngoài việc thảo luận bằng cách tranh luận trực
tiếp, SV còn được khuyến khích viết trên giấy và
trao đổi với nhau, chia sẻ trên các diễn đàn cũng
như mạng xã hội (facebook, ..).
31NGHỀ DẠY HỌC, CHIA SẺ VÀ KỲ VỌNG
Thuyếttrình
Đây là một trong những
kỹ năng cần thiết cho SV
khi đi làm việc mà muốn
tự tin khi trình bày một
vấn đề với người khác,
SV cần được rèn luyện kỹ
năng thuyết trình ngay
khi học.Vì thế, hầu hết
các môn học đều có yêu
cầu này đối với SV, SV có
thể thuyết trình bằng
tiếngViệt hoặc tiếng
Anh. Cũng thể sử dụng
hình thức này để chia sẻ
với cả lớp về một vấn đề
thời sự, một vấn đề đang
được quan tâm. Thầy
LêNgọcĐức đã dùng
15 phút đầu tiết học
để yêu cầu SV trình bày
Bản tin kinh tế nổi bật
trong tuần của đài truyền
thanh hoặc truyền hình
(môn Kinh tế học); trình
bày tóm tắt phim và tình
huống trò chơi (môn Lý
thuyết trò chơi).
Thựchànhbằngcôngviệcthựctế
CôTrầnThịHoàngPhượng,chuyênmônKếtoán,kiểmtoán(GV
thuộcKhoaĐàotạochuyênnghiệp), phụ trách các môn: Nguyên
lý kế toán, Hạch toán giao dịch tài chính, Chứng từ, sổ sách và báo
cáo kế toán… nhiều năm cho hệ Kỹ thuật viên vàTrung cấp chuyên
nghiệp, do đặc thù của hệ đào tạo, luôn chú ý đến việc huấn luyện
từ kỹ năng làm việc, đến kỹ năng giải quyết các công việc kế toán,
không quên giáo dục cho SV đạo đức nghề nghiệp và truyền cảm
hứng công việc cho SV. Nội dung bài giảng được thiết kế tập trung,
cô đọng (dưới dạng slide ), có nhấn mạnh những vấn đề cơ bản,
cốt lõi mà SV cần nắm vững. Phải chuẩn bị các tình huống thực tiễn
(case study) đã từng xảy ra ở doanh nghiệp. Ngoài ra, GV cũng đã
giúp SV thực hành “theohướngmôphỏngmột tổchứcởtạimột
doanhnghiệp”: Mỗi SV đóng vai là một kế toán với những công việc
cụ thể (kế toán thanh toán, kế toán kho, kế toán thuế,…) để thực
hiện công việc với sự hướng dẫn, giám sát và sửa sai của GV. Nhờ
vậy, SV có thể hiểu, giải quyết được công việc của một nhân viên kế
toán mà không cần đến doanh nghiệp.
Cũng với việc mô phỏng thực tế: thầyLêNgọcĐứcđã hỗ trợ SV tổ
chức Ngày hội SV (dịp khai giảng), SV đã áp dụng toàn bộ kiến thức
đã học của môn Kinh tế học và Đề án ứng dụng kinh doanh 1 và
2 để triển khai một hoạt động kinh doanh có thu lợi nhuận (năm
2012, thu khoảng 15.000.000đ với 15 gian hàng, năm 2013 với 30
gian hàng đã tạo ra doanh thu gần 30 triệu đồng) trong một ngày
hoạt động.
Là một GV thực hành, thầyNgôHùngDũng,CửnhânCôngNghệ
ThôngTin(GVthuộcKhoaĐàotạochuyênnghiệp)đã giảng dạy
các môn: Lắp ráp, cài đặt máy tính thiết bị ngoại vi, Sửa chữa máy
tính và các thiết bị ngoại vi,Thiết bị văn phòng…đã hướng dẫn SV
xem phim, trình chiếu bài giảng bằng slides, hướng dẫn sử dụng
internet, elearning … , cho SV thao tác trên các máy fax, máy in,
máy scanner để các em ít bỡ ngỡ khi ra đời làm việc. Ngoài ra, GV
còn để các bài học trên trang elearning của trường để SV có thể
xem lại bài và làm bài tập ở nhà.
32 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013
Đềánmônhọc:
Là một trong những môn học thực hành được SV
thích thú với những khám phá mới vì đã vận dụng
được lý thuyết để có thể lập kế hoạch, cùng nhau
thực hiện một công việc với những kết quả rõ ràng.
ThầyLêMinhThành,thạcsĩQuảntrịkinhdoanh,(GV
thuộcKhoaNgônngữvănhóahọc), hiện đang phụ
trách các môn: Kế hoạch thiết kế nhà hàng, Phát triển
nhân sự trong khách sạn nhà hàng, Chăm sóc khách
hàng trong môi trường toàn cầu…. cho rằng phương
pháp học tập gắn với môi trường thực tế như việc
thựchiệnđềán, được thiết kế như một môn học đã
thu hút SV tham gia hào hứng.
Nhữngnghiêncứumới
Nhiều thầy cô tâm huyết với những nghiên cứu
nhằm cải tiến phương pháp để việc giảng dạy ngày
càng hiệu quả hơn.
ThầyNguyễnTrùngLập,NghiêncứusinhngànhKhoa
họctrithứctạiViệnKhoahọcvàCôngnghệtiêntiến
NhậtBản–JAIST,(GVthuộcKhoaKhoahọcvàCông
nghệ). Dự án đang được triển khai tại ĐH Hoa Sen:
ứng dụng eportfolio vào giảng dạy (website: www.
eportfolio.vn). Phương pháp giảng dạy dựa trên mô
hình“Self-regulated learning” là phương pháp lấy
SV làm trung tâm, SV chủ động hình thành phương
pháp tự học dựa trên những nội dung đã học trước
đó, có sự định hướng, hỗ trợ của GV. SV phải tự giám
sát, đánh giá kết quả học tập, năng lực của mình, từ
đó đưa ra những thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả
học tập trong tương lai, dựa vào mục tiêu, kế hoạch
của cá nhân, với sự định hướng, hỗ trợ từ bên ngoài
(GV, SV khác, môi trường,…)
CôPhanTrịnhHoàngDạThyđã có một số công trình
đã nghiên cứu như“Ứng dụng Seminar trong giảng
dạy tại các trường Sư Phạm tạiTP.HCM”,“Kỹ năng giải
quyết vấn đề của SV khi thực tập”…
KỳvọngcủaGiảngviênHoaSen
Tất cả thầy cô, khi dạy học, đều nỗ lực
trong truyền đạt kiến thức, tìm kiếm,
cập nhật những phương pháp hiệu
quả với mong muốn SV của mình trở
thành những nhân viên có thể hội
nhập nhanh với môi trường doanh
nghiệp, vận dụng được kiến thức, kỹ
năng đã học vào công việc một cách
hiệu quả. Muốn đạt được điều này,
trước hết, SV phải hiểu môi trường học
tập ở Đại học khác hẳn Phổ thông, vì
thế, cần phải có nhận thức đúng đắn
về quá trình học tập và nghiên cứu ở
Đại Học. Quan trọng nhất là phải thay
đổi thói quen đã có ở phổ thông: học-
học- học và thi. SV cần chịu khó nghiên
cứu, đọc trước tài liệu và chuẩn bị kỹ
càng trước khi đến lớp. (CôPhanTrịnh
HoàngDạThy)
Đối với ThầyNguyễnTrùngLập thì một
SV thành công trước hết phải biết cách
học, sau đó là xác định được động lực,
và có được niềm vui trong học tập. Bởi
vì, khi đã xác định được động cơ, mục
đích học tập thì SV mới chấp nhận
những thử thách, khó khăn để đạt
được kết quả học tập.
Sự chủ động là vô cùng cần thiết mà
hầu hết các thầy cô đều chờ đợi ở SV.
Chủ động để có thể tự học, biết cách
học tập theo nhóm, hỏi trực tiếp
giảng viên, biết xác định nguồn lực
học tập phù hợp cũng như tự xây
dựng các khối kiến thức cho môn
học (ThầyLêNgọcĐức).
33NGHỀ DẠY HỌC, CHIA SẺ VÀ KỲ VỌNG
Giờ thực hành
Ảnh: Đại học Hoa Sen
34 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013
ThạcsĩKếtoánPhùngThếVinh(GVthuộcKhoaKinh
tếthươngmại)đã giảng dạy tại: Nguyên lý kế toán,
Kế toán quản trị, Kiểm toán…thì luôn mong muốn
SV có kết quả học tập tốt, giỏi ngoại ngữ, có khả năng
vận dụng kiến thức chuyên môn, tiếp tục phát triển
nghề nghiệp, học tập nâng cao để trở thành những
nhân sự giỏi trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và các
lĩnh vực liên quan.
Mong muốn của ThầyNgôHùngDũngkhông dừng
lại khi SV có việc làm sau khi tốt nghiệp mà SV phải
tiếp tục tự đào luyện để ngày càng giỏi hơn, tốt hơn
về tài năng lẫn đức hạnh.
ThầyLêMinhThành thì cho rằng một SV thành công
là người luôn biết mình sẽ cần phải làm gì tiếp sau
những thành tích đã đạt được với một sự tự tin.
Với CôTrầnThịHoàngPhượng, SV không phải chỉ cần
hội nhập nhanh với công việc thực tiễn mà phải luôn
chủ động tham gia vào công việc, thực hiện đúng,
giảm thiểu tối đa tình trạng sai sót, thì mới chứng tỏ
được bản lĩnh cá nhân.
CôTrầnHữuĐức khẳng định: sự chủ động chính là
điều mà cô kỳ vọng ở SV, cụ thể là SV biết mình đang
học những nội dung gì, cần phải và bằng cách nào
nắm những kiến thức, kỹ năng cần thiết mà không
cần GV phải yêu cầu. Ngoài ra, SV cũng phải hiểu,
GV không chỉ truyền thụ kiến thức, mà còn dạy cả
phương pháp tư duy, cách giải quyết vấn đề, rèn cho
SV tính kiên nhẫn, trung thực, chính xác. Đây chính
là nền tảng để học các môn chuyên ngành. SV cũng
không nên xem thường bất kỳ môn học nào mà hãy
cố gắng chinh phục nó để làm phong phú hơn vốn
kiến thức.
Giảng viên Hoa Sen sẽ vô cùng hạnh phúc nếu SV
tích cực suy nghĩ (tư duy) trong quá trình học, có đủ
“hoài nghi”để đặt nhiều câu hỏi cho GV rồi cùng
nhau thảo luận về một hay nhiều vấn đề, đừng biến
GV thành những người“độc thoại”(Cô
PhanTrịnhHoàngDạThy) . Mỗi giờ học
trôi qua phải là niềm say mê, hứng thú
đối với SV, lớp học phải là diễn đàn để
trao đổi, phản biện những ý kiến, luận
điểm cá nhân và chân trời kiến thức
phải mở ra đối với tất cả SV sau khi rời
khỏi lớp học.
Trên đây là đôi điều chia sẻ của một số
giảng viên Hoa Sen về những phương
pháp giảng dạy, học tập với những kỳ
vọng dành cho tân sinh viên Hoa Sen.
Hy vọng các bạn sẽ vững bước và vững
tin để thể hiện chính mình trên con
đường đến với tri thức.
35NGHỀ DẠY HỌC, CHIA SẺ VÀ KỲ VỌNG
Bài viết này là một nội dung trong nghiên cứu mà cô
BiệnThịThanh Mai sẽ báo cáo tại Hội nghị giảng dạy
tiếng Anh của châu Á được tổ chức tại Philippines
vào tháng 11/2013
SỬDỤNGPORTFOLIO
TRONG GIẢNG DẠY
TIẾNGANH
Là một giảng viên ngành Ngôn ngữ Anh thuộc Khoa
Ngôn ngữ và văn hóa học, một trong các kỹ năng
tiếng Anh mà tôi dành nhiều thời gian nghiên cứu và
có nhiều tài liệu cũng như kinh nghiệm giảng dạy là
kỹ năngViết tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh trong
môi trường học thuật.Trong bối cảnh giao tiếp toàn
cầu hiện nay, tôi cho rằng đây là một trong những kỹ
năng quan trọng nhất để có thể thành công trong
môi trường làm việc quốc tế.
Th.S Biện Thị Thanh Mai
Cô Biện Thị Thanh Mai
Ảnh: Do nhân vật cung cấp
36 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013
Viết tiếng Anh ở bậc Đại học là một trong những kỹ
năng“khó nuốt”đối với sinh viên. Một phần là do
sinh viên ít chịu khó viết, ngay cả trong tiếngViệt,
một phần là do kỹ năng viết tiếng Anh ở phổ thông
hầu như chỉ ngừng lại ở cấp độ viết câu.Việc giảng
dạy của giáo viên cũng gặp không ít khó khăn do
sinh viên đã hình thành cách học viết văn thụ động
trước đây: thầy giảng trò chép, nặng về thi cử, vv…
Nhằm giúp các tân sinh viên cải thiện khả năng viết
tiếng Anh, tôi đặt ra ba mục tiêu cho các em: xóa bỏ
tính thụ động, hình thành tinh thần trách nhiệm và
tạo hứng thú học tập.
Để thực hiện các mục tiêu này tôi giới thiệu với sinh
viên việc sử dụng portfolio trong môn học. Một số
điểm đặc biệt của phương pháp này là: sinh viên
được khuyến khích viết nhiều bản nháp cho một đề
tài, mỗi bản nháp sẽ được giáo viên và bạn bè đọc và
góp ý, sau đó sinh viên viết lại cho đến khi nào vừa
ý mới thôi; các em sẽ tự chọn và đưa vào portfolio
những bài viết mà mình tâm đắc nhất…
Một bài tập đặc biệt gây hứng thú cho sinh viên là
đọc các truyện tiếng Anh và viết tóm tắt trong 100 từ.
Với một số lượng từ hạn chế như thế, sinh viên vừa
phải đảm bảo nội dung câu chuyện, vừa phải đảm
bảo yêu cầu về việc sử dụng ngôn ngữ thì quả là một
bài tập đầy thách thức. Nhưng bài tập này đã tạo
nhiều hứng thú cho sinh viên.
Đến cuối khóa, tinh thần học tập của
các bạn đã thay đổi hoàn toàn.Tuy kỹ
năng viết có bạn tiến bộ nhiều, nhưng
có bạn vẫn còn vất vả khi phải sắp xếp
ý để viết thành câu cho đúng.Tôi vui
mừng vì hầu hết các bạn đã đạt được
mục tiêu ban đầu đặt ra. Các bạn ngày
càng chủ động hơn trong việc học tập
của mình.Thành quả cuối cùng của
các bạn là tập hồ sơ portfolio làm minh
chứng cho sự năng động, tinh thần
trách nhiệm và sự hứng thú của các
bạn trong môn học.
Trước cánh cửa Đại học đang rộng mở
đón chào các bạn đến với một chặng
đường mới để chuẩn bị vào đời, tôi hi
vọng các bạn luôn làm chủ, có trách
nhiệm đối với việc học tập của mình,
và nhất là có được niềm đam mê, hứng
thú trong quá trình tìm kiếm và thu
nhặt kiến thức cho bản thân.
Những nỗ lực của các bạn, chắc chắn
sẽ được đền bù xứng đáng.
37GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TẠI HOA SEN
Khi mới bước chân vào Đại
học, không ít sinh viên năm
thứ nhất lúng túng, lo lắng,
băn khoăn cho giai đoạn học
tập mới này: học như thế nào,
học sao cho có kết quả vì
phương pháp học ở Đại học
không giống như ở bậc phổ
thông !Trong phạm vi bài viết
này, tôi xin phép được đề cập
tới một phương pháp học tập
– phương pháp POWER – do
giáo sư Robert Feldman (ĐH
Massachusetts) chủ xướng
nhằm hướng dẫn sinh viên
(SV), đặc biệt là SV năm 1, cách
học tập đạt kết quả khả quan
nhất.
Power có thể được tách ra làm 5 từ chỉ năm yếu
tố cơ bản của một phương pháp học tập. Đó là P
(Prepare), O (Organize),W (Work), E (Evaluate) và
R (Rethink).
Prepare(chuẩnbị,sửasoạn):
Quá trình học tập ở Đại học là một quá trình“tự đào
tạo”, nó không phải chỉ bắt đầu ở giảng đường khi SV
nghe thầy giáo giảng bài hoặc trao đổi, tranh luận
với các bạn cùng lớp. Quá trình này chỉ thật sự bắt
đầu khi SV chuẩn bị một cách tích cực các điều kiện
cần thiết để tiếp cận môn học như: đọc trước giáo
trình, tìm tại liệu có liên quan. Sự chuẩn bị tư liệu này
càng trở nên hiệu quả hơn khi đi liền với nó là một sự
chuẩn bị về mặt tâm lý để có thể tiếp nhận kiến thức
một cách chủ động và sáng tạo.Với sự chuẩn bị như
thế, SV có thể chủ động tự đặt trước một số câu hỏi
liên quan đến nội dung sẽ được học trên lớp, thậm
chí có thể tự tạo cho mình một cái“ khung tri thức”để
trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học một cách có hệ
thống. Nếu có sự chuẩn bị tích cực thì, tri thức mà SV
có được không phải là một thứ tri thức được truyền
đạt một chiều từ phía người dạy mà còn do chính SV
tự tạo ra bằng cách chuẩn bị các điều kiện thuận lợi
cho sự tiếp nhận tri thức. Phương pháp học này là
một quá trình hợp tác giữa người dạy và người học.
GIỚITHIỆU PHƯƠNG PHÁP
HỌCTẬP CHOTÂN SINHVIÊN
PHƯƠNGPHÁP
POWERTS.Lương Văn Tám*
* TS.Triết học , tốt nghiệp năm 2003
tại Học viện chính trị quốc gia HCM.
Tham gia giảng dạy các môn Lí luận
chính trị tại Hoa Sen từ năm 2001. -
Ảnh: Do nhân vật cung cấp
38 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013
Organize(tổchức):
Sự chuẩn bị nói trên sẽ được nâng cao hơn nữa khi
SV bước vào giai đoạn thứ hai, giai đoạn người SV
biết tổ chức, sắp xếp quá trình học tập của mình một
cách có mục đích, hệ thống và khoa học. Biết cách
tổ chức việc học tập của mình, sẽ giúp SV tránh được
sự bị động trong quá trình học tập, có phương pháp
học để chiếm lĩnh kiến thức, và sự tiếp thu kiến thức
sẽ được hình thành trên nền tảng của một chương
trình làm việc có hệ thống, có mục đích, bền vững và
sáng tạo.
Work(làmviệc):
Một trong những sai lầm của phương pháp học tập
cũ là tách rời việc học tập ra khỏi lao động: lao động
(làm việc) chính là một quá trình học tập có hiệu quả
nhất.Trong giai đoạn này, SV phải biết làm việc một
cách có ý thức và có phương pháp ở trong lớp hoặc
trong thư viện cũng như thực hành ở xã hội. Các hình
thức kết hợp“học với hành”trong môi trường Đại học
rất đa dạng, phong phú: lắng nghe và ghi chép bài
giảng, thuyết trình hoặc thảo luận, truy cập thông tin,
xử lý các dữ liệu, bài tập, thực tập các thí nghiệm…
tất cả đều đòi hỏi phải làm việc thật nghiêm túc, có
hiệu quả. Các hình thức này làm gia tăng đáng kể vai
trò chủ động của SV trong việc tiếp nhận kiến thức.
Evaluate(đánhgiá)
Ngoài hệ thống đánh giá của nhà trường, SV còn phải
biết tự đánh giá chính bản thân cũng như sản phẩm
do mình tạo ra trong quá trình học tập. Chỉ có đánh
giá một cách trung thực thì SV mới biết mình đang ở
vị trí, thứ bậc nào và cần làm gì để có thể cải thiện vị
trí, thứ bậc đó.Tự đánh giá cũng là một hình thức tự
phản tỉnh để qua đó nâng cao trình độ và ý thức học
tập. Có nhiều cách tự đánh giá: làm bài tập, tham gia
tranh luận, thuyết trình… lắng nghe ý kiến đóng góp
của giảng viên, bạn cùng lớp, tham gia nghiên cứu
khoa học, viết tiểu luận... Những việc
này đòi hỏi sinh viên phải có ý thức tự
giác, tính kỷ luật cao, phải biết sắp xếp,
bố trí việc học và sinh hoạt sao cho hợp
lý, khoa học.
Rethink(suynghĩlại)
Khả năng suy nghĩ lại giúp SV luôn biết
cách cải thiện điều kiện, phương pháp
và kết quả học tập của mình.Về bản
chất, tư duy Đại học không phải là một
thứ tư duy đơn tuyến, một chiều mà đó
chính là một hình thức tư duy đa tuyến,
phức hợp đòi hỏi người học cũng như
người dạy, người nghiên cứu phải có
tính sáng tạo cao, luôn luôn biết cách
lật ngược vấn đề cũng như đặt vấn đề
từ những khía cạnh chưa ai đề cập đến.
Khả năng suy nghĩ lại này cũng gắn liền
với khả năng làm lại (Redo) và tái tạo
quá trình học tập trên căn bản nhận
thức mới đối với vấn đề và kết quả
đặt ra. Ở lĩnh vực này, quan hệ truyền
thống“dọc”giữa người dạy và người
học chuyển sang quan hệ“ngang”,
người dạy trở thành người hỗ trợ và
người học trở thành chủ động.
Và cuối cùng, để SV phát huy tốt nhất
sự chủ động của mình trong học tập,
người thầy cũng phải có ý thức mới về
sự thay đổi vai trò của mình. Sự thay
đổi này đòi hỏi chúng ta phải phá vỡ
những cơ cấu cứng nhắc, truyền
thống: thầy giảng, trò nghe và ghi
chép; những kiến thức thầy truyền
đạt luôn tối ưu, trò chỉ phải học
thuộc lòng những kiến thức đó.
39GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TẠI HOA SEN
Thân gửi các em thương yêu,
Chào các em! Chị xin tự giới thiệu, chị tên Lâm Bích
Nghi, sinh viên năm cuối ngành Quản trị Du lịch –
Khách sạn – Nhà hàng (Khoa Ngôn ngữ vàVăn hóa
học).
Chị rất vui vì có được viết vài dòng gửi đến các em tân
sinh viên yêu quý để chia sẻ niềm vui của chị trong
suốt quá trình gắn bó với đại học Hoa Sen.
Chọn Hoa Sen là nơi để đầu tư cho tương lai của
mình là một trong những lựa chọn sáng suốt nhất
của cuộc đời chị (tin rằng các em cũng sẽ thấy như
thế!). Mặc dù vậy nhưng những ngày đầu tiên bước
chân vào đây, chị bị choáng ngợp, về nhiều thứ lắm.
Tín chỉ là gì? Đăng ký môn học online làm sao?Tại sao
học môn nào cũng phải làm báo cáo, báo cáo là cái
gì vậy? Làm báo cáo xong còn phải thuyết trình nữa
sao? Rồi lại còn làm việc nhóm nữa, toàn là những
người bạn hoàn toàn xa lạ thì phải làm sao đây?
Lâm Bích Nghi
Ảnh: Do nhân vật cung cấp
THƯGỬICÁCBẠN
TÂNSINHVIÊN
40 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri
Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

More Related Content

What's hot

Bản tin Hoa Sen số 11
Bản tin Hoa Sen số 11Bản tin Hoa Sen số 11
Bản tin Hoa Sen số 11
Hoa Sen University
 
Đại học Hoa Sen: Thách thức - Ước mơ
Đại học Hoa Sen: Thách thức - Ước mơĐại học Hoa Sen: Thách thức - Ước mơ
Đại học Hoa Sen: Thách thức - Ước mơ
Hoa Sen University
 
Những thói quen xấu của-sinh-viên-và-cách-khắc-phục
Những thói quen xấu của-sinh-viên-và-cách-khắc-phụcNhững thói quen xấu của-sinh-viên-và-cách-khắc-phục
Những thói quen xấu của-sinh-viên-và-cách-khắc-phục
Alynk Chan
 
Tom tat 50 dieu truong hoc khong day ban
Tom tat 50 dieu truong hoc khong day banTom tat 50 dieu truong hoc khong day ban
Tom tat 50 dieu truong hoc khong day ban
Phạm Minh Ngọc Hà
 
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017Cẩm nang Hướng nghiệp 2017
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017
Hoa Sen University
 
Người giỏi không bởi học nhiều
Người giỏi không bởi học nhiềuNgười giỏi không bởi học nhiều
Người giỏi không bởi học nhiều
Hải Finiks Huỳnh
 

What's hot (19)

Bản tin Hoa Sen số 11
Bản tin Hoa Sen số 11Bản tin Hoa Sen số 11
Bản tin Hoa Sen số 11
 
Đại học Hoa Sen: Thách thức - Ước mơ
Đại học Hoa Sen: Thách thức - Ước mơĐại học Hoa Sen: Thách thức - Ước mơ
Đại học Hoa Sen: Thách thức - Ước mơ
 
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
Bản tin Hoa Sen số 9 - Học bằng Trải nghiệm
 
Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen
Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa SenBản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen
Bản tin Hoa Sen số 4: Vòng quanh Đại học Hoa Sen
 
Khám phá Đại học Hoa Sen 2015
Khám phá Đại học Hoa Sen 2015Khám phá Đại học Hoa Sen 2015
Khám phá Đại học Hoa Sen 2015
 
Những thói quen xấu của-sinh-viên-và-cách-khắc-phục
Những thói quen xấu của-sinh-viên-và-cách-khắc-phụcNhững thói quen xấu của-sinh-viên-và-cách-khắc-phục
Những thói quen xấu của-sinh-viên-và-cách-khắc-phục
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
 
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015
 
Xu ly cac tinh huong su pham
Xu ly cac tinh huong su phamXu ly cac tinh huong su pham
Xu ly cac tinh huong su pham
 
Một số tình huống sư phạm thường gặp
Một số tình huống sư phạm thường gặpMột số tình huống sư phạm thường gặp
Một số tình huống sư phạm thường gặp
 
Skkn cô bích đài nh 2014 2015
Skkn cô bích đài nh 2014 2015Skkn cô bích đài nh 2014 2015
Skkn cô bích đài nh 2014 2015
 
Skkn co ly nam hoc 2014 2015
Skkn co ly nam hoc 2014 2015Skkn co ly nam hoc 2014 2015
Skkn co ly nam hoc 2014 2015
 
Ky nang hoc hieu qua
Ky nang hoc hieu quaKy nang hoc hieu qua
Ky nang hoc hieu qua
 
Tom tat 50 dieu truong hoc khong day ban
Tom tat 50 dieu truong hoc khong day banTom tat 50 dieu truong hoc khong day ban
Tom tat 50 dieu truong hoc khong day ban
 
Làm thế nào để trẻ thơ tiếp nhận giáo dục phẩm đức
Làm thế nào để trẻ thơ tiếp nhận giáo dục phẩm đứcLàm thế nào để trẻ thơ tiếp nhận giáo dục phẩm đức
Làm thế nào để trẻ thơ tiếp nhận giáo dục phẩm đức
 
Nguoi gioi ko boi hoc nhieu
Nguoi gioi ko boi hoc nhieuNguoi gioi ko boi hoc nhieu
Nguoi gioi ko boi hoc nhieu
 
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017Cẩm nang Hướng nghiệp 2017
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017
 
Người giỏi không bởi học nhiều
Người giỏi không bởi học nhiềuNgười giỏi không bởi học nhiều
Người giỏi không bởi học nhiều
 
Giao tiếp kinh doanh
Giao tiếp kinh doanhGiao tiếp kinh doanh
Giao tiếp kinh doanh
 

Viewers also liked

Bản tin Hoa Sen số 12
Bản tin Hoa Sen số 12Bản tin Hoa Sen số 12
Bản tin Hoa Sen số 12
Hoa Sen University
 
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016Khám phá Đại học Hoa Sen 2016
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016
Hoa Sen University
 
Sh 8.3.2011
Sh 8.3.2011Sh 8.3.2011
Sh 8.3.2011
lunemo
 
Drawing and printmaking
Drawing and printmaking Drawing and printmaking
Drawing and printmaking
Carmel Torres
 
Designate Credentials
Designate CredentialsDesignate Credentials
Designate Credentials
Dean Harvey
 

Viewers also liked (11)

Bản tin Sống đẹp số 1
Bản tin Sống đẹp số 1Bản tin Sống đẹp số 1
Bản tin Sống đẹp số 1
 
Bản tin Hoa Sen số 12
Bản tin Hoa Sen số 12Bản tin Hoa Sen số 12
Bản tin Hoa Sen số 12
 
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016Khám phá Đại học Hoa Sen 2016
Khám phá Đại học Hoa Sen 2016
 
Cách Đọc Bản Vẽ Xây Dựng Nhanh Chóng, Chính Xác, Hiệu Quả Cao
Cách Đọc Bản Vẽ Xây Dựng Nhanh Chóng, Chính Xác, Hiệu Quả CaoCách Đọc Bản Vẽ Xây Dựng Nhanh Chóng, Chính Xác, Hiệu Quả Cao
Cách Đọc Bản Vẽ Xây Dựng Nhanh Chóng, Chính Xác, Hiệu Quả Cao
 
Sách Sap Pro Sách dạy phần mềm tính toán kết cấu bằng phần mềm Sap 2000
Sách Sap Pro Sách dạy phần mềm tính toán kết cấu bằng phần mềm Sap 2000Sách Sap Pro Sách dạy phần mềm tính toán kết cấu bằng phần mềm Sap 2000
Sách Sap Pro Sách dạy phần mềm tính toán kết cấu bằng phần mềm Sap 2000
 
Sh 8.3.2011
Sh 8.3.2011Sh 8.3.2011
Sh 8.3.2011
 
Drawing and printmaking
Drawing and printmaking Drawing and printmaking
Drawing and printmaking
 
Aristotle
AristotleAristotle
Aristotle
 
การบินไทย
การบินไทยการบินไทย
การบินไทย
 
Designate Credentials
Designate CredentialsDesignate Credentials
Designate Credentials
 
Assignment4
Assignment4Assignment4
Assignment4
 

Similar to Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

10, a xuân bộ giáo trình khởi nghiệp- cty cổ phần thương mại đầu tư tầm nhì...
10, a xuân   bộ giáo trình khởi nghiệp- cty cổ phần thương mại đầu tư tầm nhì...10, a xuân   bộ giáo trình khởi nghiệp- cty cổ phần thương mại đầu tư tầm nhì...
10, a xuân bộ giáo trình khởi nghiệp- cty cổ phần thương mại đầu tư tầm nhì...
leminh8x
 
www.SinhVienLangSon.com Tu luyen phuong phap doc nhanh
www.SinhVienLangSon.com Tu luyen phuong phap doc nhanhwww.SinhVienLangSon.com Tu luyen phuong phap doc nhanh
www.SinhVienLangSon.com Tu luyen phuong phap doc nhanh
luudiecthu
 

Similar to Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri (20)

Studii - Hướng nghiệp và du học
Studii - Hướng nghiệp và du họcStudii - Hướng nghiệp và du học
Studii - Hướng nghiệp và du học
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
 
40 de vat ly phien ban 2014 GSTT
40 de vat ly phien ban 2014 GSTT40 de vat ly phien ban 2014 GSTT
40 de vat ly phien ban 2014 GSTT
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và vận dụng tư tưởng đó trong việc học tập của...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và vận dụng tư tưởng đó trong việc học tập của...Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và vận dụng tư tưởng đó trong việc học tập của...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và vận dụng tư tưởng đó trong việc học tập của...
 
Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University
Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT UniversityTạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University
Tạp chí công nghệ giáo dục số 3 - LTIT - FPT University
 
Luận văn: Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông ...
Luận văn: Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông ...Luận văn: Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông ...
Luận văn: Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông ...
 
10, a xuân bộ giáo trình khởi nghiệp- cty cổ phần thương mại đầu tư tầm nhì...
10, a xuân   bộ giáo trình khởi nghiệp- cty cổ phần thương mại đầu tư tầm nhì...10, a xuân   bộ giáo trình khởi nghiệp- cty cổ phần thương mại đầu tư tầm nhì...
10, a xuân bộ giáo trình khởi nghiệp- cty cổ phần thương mại đầu tư tầm nhì...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
 
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn QuốcLuận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Ebook Hay nhất về "đời sinh viên" P1
Ebook Hay nhất về "đời sinh viên" P1Ebook Hay nhất về "đời sinh viên" P1
Ebook Hay nhất về "đời sinh viên" P1
 
ứNg dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng bài tập nhằm củng cố một số kỹ...
ứNg dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng bài tập nhằm củng cố một số kỹ...ứNg dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng bài tập nhằm củng cố một số kỹ...
ứNg dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng bài tập nhằm củng cố một số kỹ...
 
Đề tài: Xây dựng bài tập củng cố kỹ năng sống cho trẻ, HAY
Đề tài: Xây dựng bài tập củng cố kỹ năng sống cho trẻ, HAYĐề tài: Xây dựng bài tập củng cố kỹ năng sống cho trẻ, HAY
Đề tài: Xây dựng bài tập củng cố kỹ năng sống cho trẻ, HAY
 
Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017
Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017
Văn hóa phật giáo, số 270, ngày 01 04 2017
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và vận dụng tư tưởng đó trong việc học tập của...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và vận dụng tư tưởng đó trong việc học tập của...Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và vận dụng tư tưởng đó trong việc học tập của...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và vận dụng tư tưởng đó trong việc học tập của...
 
www.SinhVienLangSon.com Tu luyen phuong phap doc nhanh
www.SinhVienLangSon.com Tu luyen phuong phap doc nhanhwww.SinhVienLangSon.com Tu luyen phuong phap doc nhanh
www.SinhVienLangSon.com Tu luyen phuong phap doc nhanh
 
Nhu Cầu Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Trường Trung Học Phổ Thông 
Nhu Cầu Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Trường Trung Học Phổ Thông Nhu Cầu Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Trường Trung Học Phổ Thông 
Nhu Cầu Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Trường Trung Học Phổ Thông 
 
Tap chi cong nghe giao duc so 03.
Tap chi cong nghe giao duc so 03.Tap chi cong nghe giao duc so 03.
Tap chi cong nghe giao duc so 03.
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Omotenashi - Văn Hóa Phục Vụ Bằng Trái Tim Của Người Nhật
Khóa Luận Tốt Nghiệp Omotenashi - Văn Hóa Phục Vụ Bằng Trái Tim Của Người NhậtKhóa Luận Tốt Nghiệp Omotenashi - Văn Hóa Phục Vụ Bằng Trái Tim Của Người Nhật
Khóa Luận Tốt Nghiệp Omotenashi - Văn Hóa Phục Vụ Bằng Trái Tim Của Người Nhật
 

More from Hoa Sen University

Cao đẳng Quốc gia Anh - BTEC 2016
Cao đẳng Quốc gia Anh -  BTEC 2016Cao đẳng Quốc gia Anh -  BTEC 2016
Cao đẳng Quốc gia Anh - BTEC 2016
Hoa Sen University
 

More from Hoa Sen University (10)

Cao đẳng Quốc gia Anh - BTEC 2016
Cao đẳng Quốc gia Anh -  BTEC 2016Cao đẳng Quốc gia Anh -  BTEC 2016
Cao đẳng Quốc gia Anh - BTEC 2016
 
Chương trình Thạc sĩ Kinh doanh (MBA) - ĐH Hoa Sen
Chương trình Thạc sĩ Kinh doanh (MBA) - ĐH Hoa Sen Chương trình Thạc sĩ Kinh doanh (MBA) - ĐH Hoa Sen
Chương trình Thạc sĩ Kinh doanh (MBA) - ĐH Hoa Sen
 
Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp
Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp
Bản tin số 8 Vào đời Khởi nghiệp
 
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghềBản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề
Bản tin Hoa Sen số 6 - Trăm nẻo đường nghề
 
Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu
Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châuBản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu
Bản tin Hoa Sen số 5: Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu
 
Cẩm nang tuyển sinh 2012
Cẩm nang tuyển sinh 2012Cẩm nang tuyển sinh 2012
Cẩm nang tuyển sinh 2012
 
Hướng nghiệp 2011-2012_Đại học Hoa Sen
Hướng nghiệp 2011-2012_Đại học Hoa SenHướng nghiệp 2011-2012_Đại học Hoa Sen
Hướng nghiệp 2011-2012_Đại học Hoa Sen
 
Cẩm nang hướng nghiệp 2012 Full
Cẩm nang hướng nghiệp 2012 FullCẩm nang hướng nghiệp 2012 Full
Cẩm nang hướng nghiệp 2012 Full
 
Sổ tay sinh học_Đại học Hoa Sen
Sổ tay sinh học_Đại học Hoa SenSổ tay sinh học_Đại học Hoa Sen
Sổ tay sinh học_Đại học Hoa Sen
 
Kỷ yếu tốt nghiệp Đại học Hoa Sen 12.2011
Kỷ yếu tốt nghiệp Đại học Hoa Sen 12.2011Kỷ yếu tốt nghiệp Đại học Hoa Sen 12.2011
Kỷ yếu tốt nghiệp Đại học Hoa Sen 12.2011
 

Recently uploaded

GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
hoangphuc12ta6
 

Recently uploaded (18)

TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 

Bản tin Hoa Sen số 7 - Hiếu học - Hiếu Tri

  • 1. HIẾU HỌC HIẾU TRI HIẾU HỌC HIẾU TRI T H Á N G 0 9 / 2 0 1 3
  • 2. Mục lục Lời mở đầu..........................................................................................................................................................3 “Nhất tự vi sư”đã hết thời..............................................................................................................................4 Tôi học để cứu mình..................................................................................................................................... 10 Trung thực - Một cam kết chất lượng.................................................................................................... 14 Xây dựng một ngành học mới: Đam mê và thách thức................................................................. 16 Giới thiệu chương trình cao đẳng quốc tế Hợp tác với cao đẳng Manchester và tổ chức Edexcel.................................................................... 18 Hãy đến với Khoa học & Công nghệ....................................................................................................... 24 Service learning............................................................................................................................................. 28 Nghề dạy học, chia sẻ và kỳ vọng........................................................................................................... 30 Sử dụng portfolio trong giảng dạy Tiếng Anh.................................................................................... 36 Giới thiệu phương pháp học tập cho tân sinh viên: Phương pháp P.O.W.E.R......................... 38 Thư gửi các bạn tân sinh viên................................................................................................................... 40 Đôi điều chia sẻ cùng bạn.......................................................................................................................... 42 Đại học, hành trình trưởng thành và khám phá................................................................................ 44 Sống như sinh viên....................................................................................................................................... 46 Danh hiệu“Sinh viên 5 tốt”........................................................................................................................ 48 Quãng thời gian đã làm thay đổi cuộc đời tôi.................................................................................... 52 Trưởng thành từ Đội văn nghệ xung kích............................................................................................ 56 Hai năm đầu tiên đối với Sinh viên Hoa Sen....................................................................................... 58 Tính chủ động của Sinh viên Hoa Sen................................................................................................... 61 Trải nghiệm quốc tế với chương trình trao đổi sinh viên tại Arteveldehogeschool (Artevelde University College Ghent).................................................................................................... 64 Muscot và cuộc thi“Sinh viên toàn cầu về sáng tạo và tinh thần kinh doanh tại Đại Học Bách Khoa Hong Kong......................................................... 68 Nghĩ về chữ“Lễ”............................................................................................................................................. 72 Bàn luận về tinh thần Hiếu học, Hiếu tri và Nghiên cứu khoa học.............................................. 76 HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM - NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC A2 - 261 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội ĐT: 04. 3 926 0024 - Email: nhaxuatbanhongduc@yahoo.com BẢN TIN HOA SEN THÁNG 09/2013 Chịu trách nhiệm xuất bản: BÙI VIỆT BẮC Biên tập: BÙI TRÂN THÚY - TRẦN HÀ PHƯƠNG THẢO Vẽ bìa & Trình bày: TRẦN ĐẠI ĐÔNG HIỆP Sửa bản in: TRẦN THÙY TRANG In 2000 cuốn, khổ 14 x 20 cm. In tại Nhà in Lê Quang Lộc. Số: ĐKKHXB : 341-2013/CXB/57/02-10/HĐ. In xong nộp lưu chiểu quý III năm 2013.
  • 3. Đối với các tân sinh viên, chặng đường mới này vô cùng quan trọng. 18 tuổi là tuổi trưởng thành, là tuổi của một công dân, là tuổi của biết bao kỳ vọng, ước mơ và những khát khao, trăn trở. Trường đại học đang rộng mở, đón chào các bạn vừa vượt qua những thử thách cam go trong kỳ tuyển sinh. Các bạn sắp được làm quen với một môi trường mới, với những tri thức, những phương pháp học tập mới. Chắc chắn sẽ có nhiều suy nghĩ… Liệu thầy cô có còn bảo bọc, chở che,“cầm tay chỉ việc”, cha mẹ có còn chờ đợi, đón đưa ở cổng trường, bạn bè có ngày ngày chia sẻ buồn vui… Mong muốn giúp các bạn an tâm hơn khi bắt đầu trở thành sinh viên Hoa Sen, Bản tin số 7 kỳ này với chủ đề “Hiếuhọc,hiếutri” giới thiệu những kinh nghiệm giảng dạy, những suy tư về việc dạy và học của các thầy cô thuộc nhiều môn học khác nhau, những ghi nhận của các sinh viên đã và đang học tại Hoa Sen từng tham Mộtnămhọcmớilạisắpbắtđầuvớinhữngrộnràngvàcảnhững loâu.Khôngthểkhôngsuynghĩvềhiệntrạnggiáodụcchưalàm hài lòng phụ huynh, người đi học và cả xã hội nữa. Càng không thểkhôngbănkhoănkhibảnthâncácbạnlàngườitrựctiếpthụ hưởng nền giáo dục ấy.Vượt qua chặng đường dài từ mẫu giáo, đếntrunghọcrồibâygiờlàCaođẳng,Đạihọcbạnsẽnhậnđược những gì? gia các chương trình trao đổi ở nước ngoài, các kỳ thi quốc tế và những trải nghiệm thực tế. Học cao đẳng, đại học không giống như học phổ thông; đòi hỏi của thầy cô đối với những người trưởng thành, dĩ nhiên, cũng sẽ cao hơn. Nếu các bạn hiểu phương pháp học để nhanh chóng tiếp cận, chủ động và nỗ lực học tập, chắc chắn các bạn sẽ thành công.Với vai trò là người hướng dẫn, thầy cô sẽ giúp các bạn tìm hiểu và làm chủ tri thức, để có thể làm chủ hành trình cuộc đời của mình sau này.Tâm tình của những bạn đã từng học ở Hoa Sen sẽ giúp các bạn dễ dàng và tự tin hơn khi vận dụng phương pháp học tập mới, có những mối quan hệ bạn bè mới cùng những khám phá lý thú. Trao gửi niềm tin yêu đến các bạn bằng những chia sẻ chân tình, chúng tôi hy vọng, các bạn sẽ vững bước trên con đường đã chọn, nhanh chóng thích nghi với một môi trường học tập mới: Đại học Hoa Sen, nơi mà“Hiếu học, hiếu tri”là một trong những giá trị cốt lõi đã và đang được thể hiện trong phương châm hoạt động của trường. Ban Biên Tập LỜI MỞ ĐẦU
  • 4. “Nhấttựvisư”đãlỗithời Sau hơn chục năm“mài đũng quần” ở các đại học bên Mỹ và Pháp, cộng thêm gần 20 năm“gõ đầu trẻ”bậc đại học, một hành trình hơn 45 năm sinh sống ở nước ngoài, đến nay nhìn lại và so sánh hai nền giáo dục Đông-Tây, tôi không thể không kết luận là nền giáo dục của Việt Nam phải thay đổi từ cốt lõi thì dân tộc ta mới bắt kịp với thế giới trong thế kỷ 21 này (1) . Điểm then chốt là chúng ta cần dạy cho học sinh biết cộng tác, biết tự tìm tòi, biết học suốt đời và biết đánh giá, lựa chọn con đường đi cho chính mình. Như bao nhiêu học sinh khác, lúc còn nhỏ, tôi chỉ biết học là học, học để thuộc bài, thi cho đậu, lấy được bằng cấp… Môn nào thích thì học lấy học để, học không chán, đôi khi còn bỏ ăn bỏ ngủ… Những môn không thích, hoặc yếu kém, thì tìm hết cách tránh né, chỉ học lấy lệ, đủ để thi cho đậu là được rồi; sau đó thì“chữ thầy giả thầy”ngay. Mãi đến qúa nửa thế kỷ tuổi đời, tôi mới“vỡ nhẽ” ra là việc học có hai phần chính: học để“làm việc” và học để“làm người”. Và cái học“làm người”quan trọng hơn cái kia nhiều; đến nỗi nhiều người thật giỏi chuyên môn, sáng chế nhiều sản phẩm giúp nhân loại, nhưng đến lúc sắp lìa đời vẫn còn áy náy là mình chưa“thành người.” Thường thì môn học nào cũng có thể ứng dụng cho cả hai. MônToán chẳng hạn, phần lớn dùng để“làm việc”, nhưngToán cũng dạy phân biệt rõ ràng cái đúng/sai…Từ đó, có thể giúp người đang trưởng thành phần nào biết tự kỷ luật. Ngược lại,Triết lý hoặc Xã hội học giúp tự hiểu mình, hiểu người, từ đó, hy vọng là sẽ biết xử sự, biết“làm người”. Điều này cũng có thể ứng dụng vào công việc, chính sách xã hội. Môn Khảo cổ học, tuy có vẻ khô khan, nhưng lại rất hứng thú khi nó giúp tìm lại được nguồn gốc của chính mình, của cha ông, rồi từ đó, định vị được mình là ai trong thế giới này. GS. Vũ-Đức Vượng Giám đốc Chương trình Giáo dục Tổng quát, ĐH Hoa Sen 4 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013
  • 5. KhổngTửvàcáihọctừchương ỞViệt Nam, chịu ảnh hưởngTrung Quốc, và nhất là KhổngTử hơn 2.000 năm nên giáo dục đã thành nề nếp, rập theo lối học của ngườiTàu. Thời đô hộ, không nói làm gì, vì ta không có quyền lựa chọn; nhưng sau khi độc lập, nhà Lý cũng vẫn tiếp tục đường lối học và dạy của ngườiTàu. Năm 1010, vua LýTháiTổ dời đô vềThăng Long; và chỉ 60 năm sau, QuốcTử Giám,“đại học đầu tiên”củaViệt Nam, đã được dựng lên, và từ đó, ta“nhập cảng”toàn bộ lối giáo dục từ chương củaTàu (2) . Đến bây giờ, mỗi lần đưa sinh viên nước ngoài đi thămVăn Miếu, tôi vẫn phải cắt nghĩa cả“hai chiều”của di tích này. Ý nghĩa tích cực là thúc đẩy bao nhiêu thế hệ ngườiViệt chăm chỉ học để có cơ hội giúp nước nhà, giúp chính mình. Ca dao đã từng dạy“Một người làm quan, cả họ được nhờ”; một phương cách rất thực tế cho học sinh nghèo thoát ra khỏi cảnh túng quẫn, có thể báo hiếu cho cha mẹ, ông bà. Lại còn được“rạng danh muôn đời.” Đến nay, sinh viênViệt Nam, trong và ngoài nước, đều học rất chăm chỉ so với các bạn học từ nhiều nền văn hóa khác. Nhưng chính cái hệ thống giáo dục của các triều đạiViệt Nam đã bóp nghẹt sức sáng tạo của giới trẻ, đã lên án bất cứ tư duy độc lập nào dám đi ra ngoài“thánh kinh”của Khổng Mạnh trong suốt tám thế kỷ sau chiến thắng Bạch Đằng, để rồi khi người Pháp đem một ít lính, một ít súng và vài tàu chiến, cả nướcViệt ngã như những con cờ Domino được xếp sẵn. Những cái chết của Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng, Đề Thám,Trương Định… và hàng trăm ngàn Khổng Tử - Ảnh: Tư liệu từ Internet 5XÁC ĐỊNH THẾ NÀO HỌC THẬT
  • 6. chiến sĩ dũng cảm khác, tuy rất đáng phục và tôn vinh, vẫn là một phí phạm tài nguyên dân tộc. Bất đắc dĩ, ta phải chết cho tổ quốc, nhưng khôn ngoan hơn, ta hãy sống cho đất nước, cho dân tộc. Đây cũng là sự khác biệt căn bản khi ba dân tộc châu Á tiếp cận với châu Âu:Trung Quốc vàViệt Nam hoàn toàn khinh thường và nghi kỵ người da trắng, dẫn đến chính sách bế môn tỏa cảng trong khi Nhật hoàng MinhTrị, lên ngôi năm 1868, gửi sinh viên ưu tú đi sang Âu châu với sứ mệnh học hết những gì hay, mới của người Âu, trong nước thì khuyến khích dịch các sách khoa học, các bộ kinh điển của châu Âu để nâng cao tri thức người Nhật. Lịch sử đã chứng minh rất rõ kết quả của hai chính sách này:Trung Quốc vàViệt Nam đều bị người Âu hoặc đô hộ hoặc chia năm xẻ bảy, nhưng Nhật lại trở thành nước da mầu đầu tiên đánh bại một cường quốc da trắng trong trận hải chiến năm 1905 với Nga. Chỉ mất 37 năm để Nhật chuyển từ chế độ phong kiến thành một cường quốc kỹ nghệ và quân sự. Tư duy và chiến lược quan trọng ở chỗ đó. Từ mười thế kỷ nay, nhân tài củaViệt Nam học đi, học lạiTứ thư, Ngũ kinh… cứ ba năm lại lều chõng đi thi, và người nào viết bài thơ Đường hay, làm bài luận tư tưởng KhổngTử giỏi, thì được phong quan, tiến chức… dù không có chút nào kinh nghiệm về quản lý, về thu thuế, về chiến thuật quân sự, v.v… Dĩ nhiên lối học này không khuyến khích học sinh đặt câu hỏi thách đố những gì KhổngTử dạy; không tưởng thưởng những ý kiến hoặc phát minh mới cũng như không coi trọng những thành quả hay văn hóa bản địa hoặc của các dân tộc anh em. Đến đầu thế kỷ 20, khi ta chuyển sang quốc ngữ, các môn học có thay đổi nhiều, nhưng cách học cho tới nay vẫn không thay đổi mấy. Lúc ở tiểu học, đứa bé nào chẳng được“nhồi sọ”ngay từ buổi học đầu tiên câu: “tiênhọclễ,hậuhọcvăn”, và chẳng bao lâu sau đó được dạy thêm câu: “nhấttự visư,bántựvisư”.Từ đó, chúng ta ngoan ngoãn ngồi khoanh tay trên bàn, đứng dậy mỗi khi trả lời thầy, cô, và nhất tề giữ đúng tôn chỉ“im lặng là vàng.”Năm này qua năm khác, người học sinh chỉ cần học cho thuộc những gì thầy cô dạy trong lớp, làm bài thi cho đúng ý thầy cô, và cứ thế, được lên lớp. Đến khi đi làm thì vâng lời, dễ bảo –nhưng cũng né tránh trách nhiệm bằng mọi cách- cách hành xử khuôn mẫu này đã ăn sâu vào tư duy của đa số chúng ta. Ngồi họp thì im thin thít, ít khi tham gia đối thoại hay tranh luận; Sếp chỉ đâu làm đó chứ ít khi có đề xuất để giải quyết vấn đề gì; khi có sự cố đột xuất trong công việc thì ngồi chờ“chỉ thị”từ cấp trên chứ ít ai“dại”mà hành động cấp thời; ngay cả trong các sinh hoạt Đội, Đoàn… người Đoàn viên “gương mẫu”vẫn là những bạn biết thi hành chỉ thị chứ không phải là người đặt nhiều câu hỏi với lãnh đạo. PhảiápdụngmộtPHƯƠNGPHÁPsư phạmmới Sau nhiều năm đi học và dạy học, và nhất là sau gần hai thập niên làm công tác xã hội ở nước ngoài, càng ngày tôi càng hiểu sâu để chấp nhận vai trò mới, hợp lý hơn của người làm thầy. Tạm gọi trách nhiệm này có hai nội dung: truyền bá lại những kiến thức đã thu thập được, và hướng dẫn học sinh tìm tòi thêm; quan trọng hơn, là hướng dẫn cho các em biết chọn lựa và tự quyết định. 6 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013
  • 7. Dĩ nhiên, phương pháp sư phạm này cũng phải thích hợp với từng lớp tuổi. Khoảng từ ba tới mười tuổi, các em còn trong giai đoạn hấp thụ hoàn toàn: người thầy giáo, cũng như cha mẹ, phải chỉ dẫn cho các con em từng li từng tí một. Nhưng khoảng từ tám tuổi trở đi, cả cha mẹ lẫn các thầy cô đều phải bắt đầu tập cho các em biết chọn lựa, và từ từ biết phán đoán. Khả năng biết chọn lựa một cách sáng suốt sẽ là“khí giới tùy thân”quan trọng nhất cho mỗi người trong suốt cuộc đời sau này. Lên đến bậc trung học, nhất là vào cấp ba, người thầy giáo sẽ chuyển vai trò của mình từ việc“dậy”sang việc“hướng dẫn”các em, để các em biết cách tìm ra những kiến thức cập nhật nhất, biết tập phán đoán một cách nghiêm túc. Người thầy đứng bên cạnh, để hướng dẫn, nâng đỡ các em khi các em làm sai; nhưng các em phải biết được cái sai, và biết sửa sai. Trong gia đình cũng vậy, khoảng từ tuổi 12, 13 trở lên, cha mẹ cũng phải từ từ lùi lại, nhường bước cho con cái tập phán đoán và tự chọn lựa, để các con quen dần với các quyết định cho cuộc đời mình. Xin đơn cử vài thí dụ. Trong gia đình, nhiều em khoảng 8, 9 tuổi thường hay xin bố mẹ cho nuôi chó hay mèo. Thông thường thì bố mẹ quyết định, dựa trên yếu tố tiện lợi cho cả nhà; và con phải vâng lời thôi. Nhưng nếu cha mẹ tương kế, tựu kế, dùng cơ hội này, bảo con đi tìm tòi thêm về các giống chó, xem giống nào hợp với hoàn cảnh của gia đình, và nhất là con phải tự nguyện sẽ chăm sóc con chó, chứ không dựa vào bố mẹ hay anh chị… Như vậy, bố mẹ đã dạy con được những bài học thực tế rất hay: biết tìm thông tin, dữ kiện… giúp cho việc học hành sau này; biết tự nhận lấy trách nhiệm và sẽ phải thi hành; hiểu thêm về chính mình: muốn chăm sóc chó hay muốn dành thì giờ để chơi; biết hậu qủa hành động của mình; và tập phán đoán, chọn lựa có suy nghĩ, chứ không phải bốc đồng. Trong lớp học cũng vậy. Học sinh đặt một câu hỏi có vẻ“căn bản”, người thầy có thể trả lời cặn kẽ, hoặc lấy lệ, hoặc cho học sinh giải đáp mà không cắt nghĩa gì, hoặc để dành cắt nghĩa ở lớp học thêm tại gia. Nhưng hay hơn, thầy có thể giao cho học sinh, hoặc một nhóm học sinh nghiên cứư thêm về câu hỏi này; rồi trình bày cho cả lớp, và thầy chỉ cần hướng dẫn để các em khỏi đi sai đường thôi. Một công, ba bốn việc: biết tìm tòi, tự tin, biết cộng tác với nhau, chứ không chỉ ganh đua với nhau để lấy điểm cao; có thói quen trình bày trước lớp ... Ngay từ lúc còn rất nhỏ, bố mẹ cũng đã phải giáo dục con cái mình theo hướng phát huy tính tự lập, biết tự chăm sóc. Tôi thường thấy khó chịu khi chứng kiến những người mẹ hay bà theo đuổi con, cháu 4-5 tuổi để đút cơm. Nhiều người còn phải van lơn để chúng há miệng ra. Sao lại phải như vậy? Khi một cháu biết đi, biết ngồi, biết nói thì cháu cũng có thể ngồi ăn cơm với cả gia đình. Lúc đầu, có thể ăn bằng muỗng, cũng có những em 2-3 tuổi đã biết cầm đũa. Ngồi ăn với cả gia đình, các em biết được vị trí của mình, biết cách ăn uống cũng như ăn nói cho lịch sự, văn minh ở bàn cơm, … và những“kỹ năng”này sẽ là những lợi thế cho các em khi lớn lên và phải đương đầu với thế giới. 7XÁC ĐỊNH THẾ NÀO HỌC THẬT
  • 8. Ápdụngsuốtđời Khác với lối học từ chương, cách giáo dục hiện đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, sẽ giúp học sinh vừa “làm việc”và vừa“làm người.” Ngành học nào cũng đang tiến rất nhanh, vì thế, đã có hàng ngàn tạp chí chuyên ngành để trao đổi những nghiên cứu, phát minh mới. Không có bác sĩ nào giỏi mà dám lơ là không theo dõi những tiến bộ trong nghề; không có kinh tế gia nào có thể xem thường những thống kê thị trường; không có nhà sinh vật học nào không theo dõi những phát minh của các đồng nghiệp khác trên thế giới. Ngay trong hai bộ môn tôi thường dạy là chính trị và xã hội học, không ngày nào là không phải theo dõi tin tức để cập nhật những biến chuyển trong xã hội, ngay trong khu phố mình đang ở hay cách xa một nửa địa cầu. Chúngtaphảidạychohọcsinhlàởthế kỷnày,ngườichuyênnghiệpnàocũng sẽphảitựhọcsuốtđời. Xãhộikhông giậmchântạichỗnữa,vàlàmnghềgì cũngnhưlàchèothuyềnngượcdòng: nếukhôngchèoliêntục,sẽtụthậungay. Ngoài ra, khả năng biết phán đoán ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp ta sống hạnh phúc hơn: từ những việc đơn giản như: giữ gìn sức khỏe, ăn ngủ đầy đủ, chọn bạn bè, đầu tư thời gian hay tiền bạc… cho đến những vấn đề lớn hơn như chọn ngành học, chọn người bạn đời, làm việc, sinh sống ở đâu, ngay cả chọn tôn giáo (hoặc không tôn giáo) phù hợp cho mình … Từ xa xưa, người Á châu ta thường hay dạy con đức tính vâng lời tuyệt đối. Câu châm ngôn“cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”được áp dụng vào nhiều hoàn cảnh chứ không chỉ trong hôn nhân: con học trường nào, ở đâu, học võ hay học đàn, học bơi hay học vẽ, chọn môn gì, làm nghề gì, v.v. nhất nhất con phải nghe lời bố mẹ, nếu không, con bất hiếu. Bao nhiêu cuộc tình đã đổ vỡ, bao nhiêu tài năng đã phải hy sinh để làm vừa lòng cha mẹ, và bao nhiêu người đã sống bực bội suốt đời chỉ vì chọn một nghề không hợp với khả năng, sở thích… Thếkỷcủacácem Năm 1986,Viêt Nam bắt đầu mở cửa ra với thế giới. Năm 1995, Mỹ vàViệt Nam thiết lập bang giao chính thức, chấm dứt 20 năm cấm vận. Từ cuối năm 2006, khiViệt Nam gia nhậpTổ Chức Mậu Dịch QuốcTế (WTO –WorldTrade Organization), chúng ta đã“nhảy vào trong hồ bơi rồi”, không còn ngồi bên bờ, nhúng chân vào thế giới bên ngoài nữa. Và từ nay, tất cả chúng ta đều phải cạnh tranh với các thế lực bên ngoài, từ những tập đoàn xuyên quốc gia và những đại gia trên thế giới cho đến những nông dânThái trồng lúa, Inđô trồng cà phê, hoặc công nhânTrung Quốc may quần áo, giầy dép. Sang đầu năm 2015, cả khối Đông Nam Á (ASEAN) sẽ thành một thị trường chung: chúng ta có quyền đi tìm việc làm ở các quốc gia lân cận và ngược lại. Các công ty, hội đoàn, và ngay cả chính phủ nữa sẽ phải làm việc trên bình diện quốc tế, và chắc chắn họ sẽ tìm những sinh viên tốt nghiệp không những là giỏi ngoại ngữ mà còn phải biết phán đoán, biết làm việc nhóm, thông thạo các“kỹ năng mềm”chứ không chọn những người“chân chỉ hạt bột”,“ngoan ngoãn dễ bảo”theo khuôn khổ KhổngTử. Thêm vào đó, bao nhiêu luồng tư tưởng, văn hóa, giải trí…đang quét quanh khắp thế giới, như những cơn gió lốc. Trong mấy năm gần đây, một 8 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013
  • 9. số bạn trẻ Việt ngồi khóc cái chết của Michael Jackson hoặc hôn chiếc ghế đã được một tài tử Hàn ngồi lên, hay đua nhau đi đón Nick Vujicic nhưng không biết có mấy ai đưa tiễn Phạm Duy hay biết đến hiệp sĩ tin học Công Hùng? Trong bối cảnh phức tạp này, nếu chính chúng ta còn chưa biết rõ mình muốn gì, chưa đủ tự tin để dám từ chối cái không hợp với mình, chưa biết chọn lựa đúng đắn, thì rất có thể chúng ta lại bị thế lực bên ngoài xâm chiếm, không phải bằng vũ lực mà bằng kinh tế và văn hóa. Hơn ba năm nay, về dạy học ởViệt Nam, lúc đầu, cho học sinh cấp ba từ Mỹ sang học vềViệt Nam và bây giờ trực tiếp với sinh viênViệt tại Đại học Hoa Sen, tôi có dịp tiếp cận với cả hai phương pháp giáo dục và làm việc trực tiếp với sinh viên, học sinh Mỹ vàViệt Nam trên đấtViệt. Tôi cũng có cơ hội theo dõi sát hơn các biến chuyển về giáo dụcViệt Nam, từ cuối năm 2012 biên tập Bản tin giáo dục“Trồng người”của Hoa Sen. Với kinh nghiệm sống, làm việc cũng như giảng dạy ởViệt Nam và ở nước ngoài, tôi lo sợ nếu chúng ta còn chần chừ, chưa quyết tâm cải tổ nền giáo dục của nước ta từ“từ chương”sang“thực dụng”, từ“nhai lại”sang“sáng kiến”, và từ“cạnh tranh”sang“cộng tác”,Việt Nam sẽ có nguy cơ mất cơ hội tìm được chỗ đứng vững vàng, ngang hàng với các nước láng giềng trong thế kỷ này. Một viễn tượng không mấy lạc quan trong những ngày đầu năm học mới, nhưng cũng là một thông điệp cô đọng và chân tình gửi đến sinh viên Hoa Sen, năm nay và sau này. Thế kỷ này là của các em, do các em định đoạt; chỉ tiếc là di sản các thế hệ trước để lại cho các em không được phong phú, dồi dào và minh triết cho lắm. Sài Gòn, tháng 8, 2013 CHÚ THÍCH (1) Một tình cờ thú vị, khi đang viết bài này thì Phó Chủ tịch Nước Nguyễn thị Doan cũng phát biểu tương tự tại một hội nghị về cải tổ giáo dục do Mặt trận Tổ quốc VN tổ chức ngày 31-7-2013: “Để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao thì cái đầu tiên phải có nhân cách của con người VN, sau đó là trình độ chuyên môn. … Nếu chúng ta xác định mục tiêu của các cấp học là số lượng, bằng cấp và nặng về lý thuyết thì chúng ta cứ giữ đào tạo như hiện nay, việc gì phải đổi mới?”  “Chúng ta cần phải thay đổi sản phẩm giáo dục. Hiện nay sinh viên ra trường không làm được việc, phải đào tạo lại rất tốn kém. Tôi thống nhất với nhiều ý kiến là xuất phát từ mục tiêu đào tạo của mỗi cấp học để có phương pháp, chương trình cho hợp lý. Nếu giảng dạy mà cứ đọc chép, độc thoại, không có phòng thí nghiệm, không có các cuộc đi thực tế… thì sẽ tạo ra sản phẩm như hiện nay”. “Chúng ta có lỗi rất nhiều trong nội dung, chương trình đào tạo”  http://tuoitre.vn/Giao-duc/561403/chung- ta-co-loi-nhieu-trong%C2%A0noi-dung- %C2%A0chuong-trinh-dao-tao%C2%A0. html#ad-image-0 Lê Kiên tường trình. (2) Để tiện so sánh, Đại học Bologna ở Ý thành lập năm 1088, ĐH Oxford ở Anh khoảng năm 1096, trường Sorbonne, gốc của ĐH Paris, được ông Robert de Sorbon lập năm 1257, và ĐH Harvard của Mỹ năm 1636 ở Massachusetts. 9XÁC ĐỊNH THẾ NÀO HỌC THẬT
  • 10. Nguyễn Bích Lan sinh năm 1976 tạiThái Bình. Bị bệnh loạn dưỡng cơ chưa có thuốc chữa, chị đã tự học và trở thành một dịch giả, nhà văn chuyên nghiệp. Chị đã được trao giải thưởng của Hội Nhà vănViệt Nam năm 2010 với tác phẩm dịch“Triệu phú khu ổ chuột”, và là dịch giả của 3 cuốn tự truyện của NickVujicic. Chị cũng là 1 trong 8 người phụ nữ đương đại tiêu biểu được tôn vinh tại Bảo tàng Phụ nữViệt Nam. Chúng tôi giới thiệu bài viết này nhằm mục đích khẳng định: tự học chính là học thật và với dịch giả Nguyễn Bích Lan, tự học đã mang đến những kết quả tuyệt vời cho chính chị cũng như cho xã hội, góp phần thúc đẩy việc tự học hiện đang bị lãng quên. TÔI HỌC ĐỂ CỨU MÌNH Nguyễn Bích Lan 10 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013
  • 11. Chị Nguyễn Bích Lan Ảnh do nhân vật cung cấp 11XÁC ĐỊNH THẾ NÀO HỌC THẬT
  • 12. Là dịch giả và tác giả của 27 cuốn sách tôi được mọi người gọi là“một dịch giả, một nhà văn đặc biệt”của văn đàn Việt Nam. Với đa số bạn đọc một người mới chỉ học hết lớp 8 như tôi lại có thể trở thành một dịch giả văn học chuyên nghiệp, một tác giả của những cuốn sách bán chạy là một điều kỳ diệu. Nhưng đó không phải là một điều kỳ diệu xảy ra chỉ sau một đêm mà là kết quả của một quá trình dài tự học với sự bền bỉ, kiên nhẫn, sáng tạo và quyết tâm. 13 tuổi, đang là một học sinh chuyên văn, tôi bị mắc căn bệnh nan y không có thuốc chữa, khiến tôi không thể đi lại bình thường và phải chịu những đợt khủng hoảng sức khỏe triền miên. Căn bệnh cũng đã cắt đứt hẳn con đường đến trường của tôi.Trong căn phòng nhỏ, ở một làng quê nghèo nơi không có một hiệu sách, tôi đã bắt đầu quá trình tự học bằng cách nghe em trai phát âm những từ tiếng Anh rồi nhẩm đi nhẩm lại trong đầu cho đến khi tôi thuộc làu những gì tôi nghe được. Vào những lúc em không dùng đến sách giáo khoa, tôi sử dụng cuốn sách đó để dò tìm mặt chữ của những từ tôi đã biết phát âm. Bằng cách đó tôi đã học thuộc cả một cuốn sách giáo khoa tiếng Anh lớp 10 cho đến khi tôi mượn được những cuốn sách khác, những bộ giáo trình tiếng Anh với lượng kiến thức phong phú hơn. Tôi lập ra một thời khóa biểu cho việc tự học và khép mình vào kỷ luật nghiêm khắc nhất để có thể đi từ ngày tự học này sang ngày tự học khác. Mỗi ngày tôi dành 6 tiếng cho việc học tiếng Anh, dù đau đớn, mệt mỏi đến mức nào tôi vẫn không dừng việc học. Gần như lúc nào tôi thức thì đầu óc tôi cũng bị xâm chiếm bởi những từ, những câu tiếng Anh. Mỗi tối trước khi nhắm mắt ngủ tôi đều tự buộc mình phải hình dung lại tất cả những kiến thức mới mà mình đã học được trong ngày. Mỗi tháng tôi tự sát hạch kiến thức một lần, tự làm giám thị, giám khảo của chính mình. Mỗi cuốn sách dành cho người học tiếng Anh mà tôi nhận được từ bạn bè và người thân đều trở thành những người thầy của tôi. Các chương trình đài BBC,VOA cũng vậy.Tôi học được từ những người thầy ấy không chỉ kiến thức mà cả bài học về cách trân trọng những gì mình có. Chỉ có thể quanh quẩn trong căn phòng 10 mét tôi đã phải tự sáng tạo ra các cơ hội và môi trường để có thể thực hành vốn tiếng Anh mà mình học được, thậm chí tôi đã tưởng tượng ra một người bạn nói tiếng Anh mà tôi đặt tên là Mr. Hope. Hằng ngày, tôi trò chuyện với người bạn ảo đó chỉ cốt để mình có thể nói và diễn đạt ý nghĩ bằng tiếng Anh. Nhờ tự học nghiêm túc và bền bỉ mà tôi tích lũy được những kiến thức cần thiết không chỉ về tiếng Anh mà về nhiều lĩnh vực khác giúp tôi trở thành cô giáo dạy tiếng Anh cho hàng trăm học sinh ở vùng quê của mình. Sau đó, bước vào con đường dịch thuật và dịch thành công ngay từ cuốn sách đầu tiên. Bây giờ, dù rất bận với việc dịch sách, sáng tác văn học và làm báo nhưng mỗi ngày tôi vẫn dành một lượng thời 12 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013
  • 13. gian nhất định cho việc tự học.Tôi học để làm mới mình mỗi ngày. Đa số các bạn trẻ thời nay có điều kiện tốt hơn điều kiện của tôi khi tôi bắt đầu tự học. Nhiều bạn đã có máy tính nối mạng Internet, một phương tiện học tập mà sau 12 năm tự học tôi mới được tiếp cận.Trên Internet, có rất nhiều trang học tiếng Anh miễn phí phù hợp với mọi xuất phát điểm của người học. Bạn chỉ cần chọn cho mình một chương trình học phù hợp, đặt ra một lịch học phù hợp và rèn cho mình tinh thần kỷ luật để tuân thủ lịch học đó một cách nghiêm túc thì chắc chắn khả năng sử dụng tiếng Anh của bạn sẽ được cải thiện. Nếu mỗi ngày, thay vì chơi game, bạn hãy dành khoảng 30 phút để học một bài học tiếng Anh ngắn gọn và thú vị trên Internet thì trong khoảng 3 năm, bạn sẽ có được cái mà bạn có thể tự hào gọi là“biết tiếng Anh”, một khả năng thực sự chứ không phải cái kiểu“biết”khiến bạn lúng túng, ngượng nghịu khi gặp phải một người nói tiếng Anh và cần phải giao tiếp với người ấy.Với các môn học khác cũng vậy, nếu bạn chưa thực sự hiểu một vấn đề nào đó trong bài giảng của giáo viên ở lớp, thì bạn có thể theo dõi bài giảng của một giáo viên khác về chính vấn đề đó qua các video, các bài giảng bằng chữ có sẵn trong các kho học liệu trên Internet. Nếu việc mở rộng kiến thức cho bản thân theo hướng chủ động trở thành thói quen thì chắc chắn bạn sẽ tiến bộ rõ rệt trong học tập, sẽ tự tin trong lớp học, trên giảng đường và cả khi bước vào đời. Qua những gì tôi kể chắc hẳn các bạn có thể thấy việc tự học đã cứu cuộc đời tôi như thế nào.Tôi đã tìm thấy niềm vui trong việc tự học để có thể chống chọi với bệnh tật nghiệt ngã.Và hơn thế, nhờ tự học tôi có thể vươn tới cuộc sống mà tôi mong muốn: Một cuộc sống cho phép tôi phát triển và sử dụng tài năng của mình một cách hữu ích, một cuộc sống đầy ắp đam mê và những điều mới mẻ. Nếu bạn muốn đạt được thành công, muốn sống hữu ích, muốn đóng góp cho xã hội, bạn phải trang bị cho mình một nền tảng kiến thức nhất định đủ để bạn có thể làm được một công việc nào đó. Hầu hết chúng ta không phải là thần đồng, và để thành thạo một kỹ năng chúng ta đều phải tìm hiểu và rèn luyện kỹ năng đó trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn hãy học và tự học một cách kiên nhẫn, siêng năng, bền bỉ và đầy quyết tâm từ xuất phát điểm của mình. Dù xuất phát điểm ấy có khiêm tốn đến mức nào, nó cũng là sự khởi đầu của những điều lớn lao hơn, ý nghĩa hơn mà bạn sẽ gây dựng được nếu bạn thực sự cố gắng. Có sức khỏe bình thường, có phương tiện học tập đầy đủ là một sự may mắn, một món quà lớn lao. Nếu bạn đang sở hữu món quà đó, thì đừng lãng phí nó. 13XÁC ĐỊNH THẾ NÀO HỌC THẬT
  • 14. Sự trung thực trong học thuật là nền tảng cho bất kỳ một trường đại học đàng hoàng nào.Với cam kết thực hiện một nền giáo dục đại học đúng nghĩa được quốc tế công nhận, Đại học Hoa Sen đã nêu cao tính trung thực như một giá trị cốt lõi trong mọi hoạt động của mình, từ công tác quản lý cho đến học tập, giảng dạy và nghiên cứu. TRUNGTHỰC MỘT CAM KẾT CHẤT LƯỢNG TS. Phạm Quốc Lộc - Trưởng khoa Ngôn ngữ văn hóa học, ĐH Hoa Sen SinhviênĐHHoaSen Ảnh:BanbiêntậpBảntinHoaSen 14 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013
  • 15. Nếu không có sự trung thực thì mọi mục tiêu giáo dục đều sẽ tan vỡ. Mỗi bài tập được giao về nhà, bài luận mà sinh viên viết, bài báo cáo hay nghiên cứu mà sinh viên thực hiện trong thời gian học đại học đều nhắm đến mục tiêu rèn luyện kỹ năng và trau dồi kiến thức. Nếu chúng ta gian dối và không tự thân thực hiện những hoạt động này đúng như yêu cầu thì dù đạt điểm cao, chúng ta cũng đã tự mình từ chối cơ hội được học tập đàng hoàng để có kỹ năng và kiến thức thức phục vụ cho cuộc sống của bản thân về sau. Trong những năm gần đây, nhận thấy tính trung thực trong giáo dục đang bị huỷ hoại bởi những giá trị thực dụng như điểm số và bằng cấp, Đại học Hoa Sen nỗ lực hơn nữa trong việc phát huy và tái tạo niềm tin vào giá trị lâu dài của sự học thật. Cụ thể, tại Đại học Hoa Sen, đạo văn là một hành vi không được chấp nhận. Đạo văn là sao chép câu chữ hay ý tưởng của người khác mà không trích dẫn nguồn đầy đủ. Doanh nghiệp, nhà tuyển dụng cần những con người có kỹ năng thật: kỹ năng viết, tổ chức và trình bày ý tưởng, kỹ năng tiếp thu, phân tích, tổng hợp, nhận xét thông tin. Đây là một số kỹ năng cơ bản mà bất kỳ một người lao động cao cấp nào cũng phải có, bất chấp ngành nghề. Mỗi một báo cáo, bài luận, đề án mà giảng viên yêu cầu thực hiện đều là một cơ hội để sinh viên đào luyện những kỹ năng này. Nếu chúng ta chỉ đơn thuần làm động tác“copy”rồi“paste”thông tin từ internet chẳng hạn, thì giống như một cơ bắp lâu ngày không sử dụng, khả năng tư duy của chúng ta sẽ bị thui chột.Và như vậy, cái mà xã hội và người tuyển dụng cần chúng ta sẽ không có. Dù bảng điểm ra trường có thể đẹp, nhưng không có kỹ năng thật, chúng ta không thể phát triển xa trong sự nghiệp. Tại Đại học Hoa Sen, chúng tôi tạo những điều kiện tốt nhất để sinh viên phát huy việc học thật: tìm tòi, học hỏi và sáng tạo, bằng chính nỗ lực của mình, để có thể vươn cao hơn. Một trong những điều kiện đó là những hỗ trợ, truyền thông, tập huấn, hướng dẫn bằng nhiều hình thức khác nhau mà đội ngũ giảng viên và nhân viên của nhà trường luôn sẵn sàng cung cấp cho sinh viên. Bước chân vào Đại học Hoa Sen, dành thời gian bốn năm quan trọng nhất trong cuộc đời của mình cho nơi này, chúng ta hãy cùng nhau làm những điều có ý nghĩa. Một trường đại học đàng hoàng không thể chấp nhận “copy”và“paste”để lấy điểm và bằng cấp. Một con người chân chính, có tầm nhìn đúng đắng cho bản thân, gia đình, và xã hội sẽ không bỏ thời gian và tiền bạc chỉ để“copy”và“paste”. Bốn năm ở đại học sẽ là một khoản đầu tư rất lớn về thời gian cũng như tiền bạc mà kết quả mong đợi của sự đầu tư này không gì khác hơn là năng lực tư duy, kỹ năng sống, làm việc, và có kiến thức chuyên môn. Đạo văn sẽ huỷ hoại công trình đầu tư này. Đạo văn sẽ huỷ hoại bốn năm quan trọng nhất, đẹp nhất của một đời người, huỷ hoại tương lai của bản thân, của cả nền giáo dục, của cả một dân tộc. 15XÁC ĐỊNH THẾ NÀO HỌC THẬT
  • 16. XÂY DỰNG MỘT NGÀNH HỌC MỚI: ĐAM MÊ VÀTHÁCHTHỨC TS. Hồ Tố Phương 16 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013 Khi nhận trách nhiệm xây dựng một ngành học mới: Ngành Quản lý công nghệ truyền thông, trước hết, chúng tôi luôn tâm niệm phải đào tạo nguồn nhân lực cho ngànhTruyền thôngViệt Nam, vốn còn rất trẻ nhưng cũng đang phát triển nhanh. Đối với chúng tôi, xây dựng một ngành học mới là một dự án kinh doanh mới, vì thế, phải bắt đầu từ khâu tìm hiểu nhu cầu thực của xã hội về ngành nghề. Chúng tôi phải tạo dựng tất cả: từ danh xưng, công việc, đến con đường sự nghiệp... cho những người sẽ bước chân vào lĩnh vực mới mẻ này. Ngành Quản trị Công nghệTruyền thông mặc dù chưa từng được đào tạo ở bậc Đại họcViệt Nam, nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp truyền thông lại có nhu cầu lớn về nhân sự có chuyên môn tham gia tổ chức sản xuất. Nhận định này khiến chúng tôi mạnh dạn“khởi nghiệp” từ mô hình của các chương trình ngắn hạn, đào tạo theo chức danh rõ ràng. Mô hình nhỏ này đã thành công sau 1 năm rưỡi hoạt động với 6 khóa sinh viên tốt nghiệp và đã được các doanh nghiệp tiếp nhận làm việc.Từ đó, chúng tôi như được tiếp thêm“lửa”để tiếp tục chặng đường mới, không ít khó khăn: xây dựng và vận hành chương trình Cử nhân Quản trị Công nghệ Truyền thông. Chúng tôi tin tưởng sẽ đóng góp hiệu quả vào sự phát triển chuyên nghiệp của lĩnh vựcTruyền thông tạiViệt Nam.
  • 17. 17DẠY HỌC VỚI NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI Như các ngành học mới khác, chúng tôi đã trải qua nhiều thách thức khi thông qua chương trình cũng như tuyển sinh. Khó khăn đầu tiên là: giải thích tên ngành; đề xuất mã ngành, xác định đối tượng người học; phương thức tuyển sinh phù hợp… Lại thêm một khó khăn nữa từ cái nhìn của xã hội: vì ngành mới nên rất nhiều phụ huynh bạn trẻ không nắm được thông tin cụ thể như: chi tiết chương trình đào tạo, học xong sẽ đảm nhận được những công việc gì, làm việc tại đâu, vì thế, họ không mạnh dạn cho con em theo học. Chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp phụ huynh lầm tưởng đây là ngành học sẽ tiếp cận giới showbiz, dễ sinh ra hư hỏng… Hoặc có phụ huynh chưa hiểu rõ tên ngành nên không an tâm về tương lai sự nghiệp của con em.Trước những khó khăn ấy, chúng tôi vẫn luôn vững tin ở việc mình làm, kiên trì giải thích để đón nhận các bạn trẻ đến từ nhiều điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Nhưng rồi điều kỳ diệu đã xảy ra ngay trong kỳ tuyển sinh đầu tiên: tuyển sinh vượt chỉ tiêu. Càng vui hơn, chúng tôi lại được đón thêm nhiều bạn trẻ, với niềm đam mê đã chuyển từ ngành khác sang theo học. Trong quá trình vận hành, chúng tôi hào hứng nhận ra: niềm hứng thú học tập của các bạn trẻ đến từ chính các bạn. Khi đã tự mình vượt qua những định kiến, chọn một ngành học cònxalạ,mớimẻđểthểhiệnmình,cácbạntrẻ đã mang đến cho ngành một sức sống mãnh liệt.Trong 3 học kỳ đầu tiên, sinh viên gần như không có thời gian nghỉ, các bạn liên tục tham gia và còn tạo thêm các hoạt động cho ngành: các cuộc thi phim ngắn, liên hoan phim tài liệu, triển lãm bài tập, tham quan, kiến tập, gặp gỡ doanh nghiệp… Các hoạt động dày đặc, được tổ chức suốt năm nhưng vẫn luôn được các bạn trẻ hưởng ứng nhiệt thành. Bên cạnh đó, để thu hút sự quan tâm của xã hội, chúng tôi đã đưa sinh viên đến với doanh nghiệp từ rất sớm và kiên trì cùng doanh nghiệp suy nghĩ, tìm tòi những hoạt động kết hợp có lợi cho nhà trường và thị trường. Cố gắng của chúng tôi đã được đền bù xứng đáng không chỉ qua số lượng khách mời từ doanh nghiệp đến trao đổi với sinh viên, số lượt sinh viên được đến tham quan, kiến tập tại doanh nghiệp mà còn ở những thỏa thuận hợp tác. Những hợp tác này đã cho phép doanh nghiệp giới thiệu trực tiếp các chuyên gia, đưa các dữ liệu, phần mềm vào môi trường Đại học.Trường có những cơ hội quý giá gửi sinh viên đi học tập từ thực tế. Các đối tác hiện nay của chúng tôi:Tập đoàn Kantana, Kantar Media, Saigon Media, Hãng phim Giải phóng, kênh truyền hìnhTodayTV, FBNC,YanTV… Kết thúc năm học 2012-2013, sinh viên ngành Quản trị Công nghệTruyền thông đã đi những bước đầu tiên trên hành trình nghề nghiệp với 2 môn học:Tổng quan vềTruyền thông nghe nhìn, Cảm thụ nghệ thuật nghe nhìn. Sinh viên đã có thể thực hiện những bài tập thể hiện được cảm thụ nghệ thuật của cá nhân qua các học phần: Nhiếp ảnh, Âm nhạc, Điện ảnh. Niềm đam mê của sinh viên giờ đây không chỉ là những mơ ước xa vời mà đã dần trở thành hiện thực khi các bạn có thể tự cầm máy ảnh, máy quay để thực hiện những thước phim. Đã có nhiều bài tập đạt điểm 9, 10. Sinh viên đã thực sự tìm thấy niềm vui, sự hứng khởi khi theo học ngành Quản lý công nghệ truyền thông.
  • 18. Th.S Nguyễn Tiến Khang tổng hợp 18 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013 Môi trường học tập quốc tế với nền giáo dục hiện đại Anh quốc Ảnh: Chương trình hợp tác quốc tế Chúng tôi đang tiếp cận với một nền giáo dục Anh quốc hiện đại.Trên con đường đến với tri thức, thầy cô và sinh viên của Khoa đào tạo chuyên nghiệp đang được truyền cảm hứng để ngày càng say mê với việc giảng dạy và học tập. Chương trình Cao đẳng quốc tế, hợp tác vớiTrường Cao đẳng Manchester vàTổ chức khảo thí Edexcel, Anh Quốc đã được xây dựng và đang vận hành. Chương trình xác định phải xây dựng một môi trường học tập tiên tiến, nơi mà sinh viên được xem là trung tâm của hoạt động giáo dục và người thầy trở thành người truyền cảm hứng, hướng dẫn học trò khám phá nguồn tri thức vô tận của thời đại. GIỚITHIỆU CHƯƠNG TRÌNH CAO ĐẲNG QUỐC TẾ HỢP TÁC VỚI CAO ĐẲNG MANCHESTER VÀ TỔ CHỨC EDEXCEL
  • 19. 19DẠY HỌC VỚI NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI Tiếp thu bề dày kinh nghiệm của trường Cao đẳng Manchester, một trường cao đẳng lâu đời nhất Anh quốc, áp dụng chặt chẽ khung đào tạo và các tiêu chuẩn giáo dục của tổ chức khảo thí Edexcel, Khoa Đào tạo chuyên nghiệp đang từng bước tạo dựng một môi trường giáo dục quốc tế: sử dụng Anh ngữ trong giao tiếp, giúp cho sinh viên tiếp cận với nhiều nguồn tri thức phong phú, đa dạng. Qua đó, các bạn được rèn luyện tính chủ động học tập, biết làm việc nhóm, có tư duy phản biện, cải thiện kỹ năng Anh ngữ, một trong những kỹ năng quan trọng khẳng định sự thành công trong tương lai. Sau gần ba năm hoạt động, chương trình đang tạo nên một diện mạo mới cho môi trường hiếu học hiếu tri tại Hoa Sen, với những yếu tố khác biệt đến từ nền giáo dục Anh quốc hiện đại. Hãy cùng lướt qua những gương mặt nổi bật của chương trình để cảm nhận sự hào hứng mà các thành viên đang chia sẻ. ĐỖ NGUYỄN HÀ SƠN – Sinh viên khóa 01, xếp loại Xuất sắc sau năm I (Distinction student of Foundation year) – chụp hình trong buổi lễ phát thưởng tháng 11/2012 chung với Elmer Ferrer Cierva – Giảng viên kiêm Điều phối học vụ của chương trình. Ảnh: Chương trình hợp tác quốc tế “ChươngtrìnhcủaĐạihọcHoaSenhợptácvớiCao đẳngManchesterđãgiúptôithêmnhiềukinhnghiệm mớimẻvànhiềuđiềutốtđẹp.Sinhviênkhôngphải làmbàithiđểđượcvàohọcchươngtrình,nhưngkhi đãvàohọcthìsinhviênphảinỗlựcthậtsự.Tôicóấn tượngsâusắcđốivớiviệcchươngtrìnhchútrọng giảngdạynhữngkiếnthứctốtnhất,songsongđólà việcghinhậnrấtcôngbằngnhữngnỗlựchọctậpcủa sinhviên.Ngoàira,tôithấycácthầycôđềucókiến thứcchuyênsâuvềkinhdoanhcũngnhưcónhiều kinhnghiệmthựctiễnphongphú.Vìthế,đãtạonhiều điềukiệntốtđểsinhviêntiếpcậnvớimôitrườnglàm việcthựcthụ.Sinhviêncóthểtiếnbộhơnnữavìđã đượccácgiảngviêntâmhuyết,cókinhnghiệmtrong thươngtrườngchiasẻ.Sinhviênđượchọctậptheo phongcáchcủaChâuÂunêncóthểchủđộngtìm hiểuvềthếgiớikinhdoanhvớinhữngcáchthứcmới mẻ.Phươngpháp nàycũnggiúpsinhviêncóthểchủ độnglựachọnngànhhọcvàsựnghiệptrongtương lai.Chươngtrìnhcóhệthốngtínhđiểm,phương phápgiámsátchặtchẽtrongsuốtquátrìnhhọc, kếtquảđánhgiásinhviênđềuchínhxácvàcông bằngvớitấtcảsinhviên.”
  • 20. 20 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013 [Dịch – Michael Evans] “Tôirấtvinhdựvàtựhào vìcócơhộiđượctiếptục làmđạidiệnchoTrườngCaođẳngManchestertạiĐại họcHoaSen,tiếptụcconđườngpháttriểnchương trìnhkinhdoanhquốctếtạiThànhphốHồChíMinh. Độingũquảnlýhọcvụvàgiảngviênluônrấtthân thiện,nhiệttình.Vàđiềunàycũngđúngvớitínhcách củarấtnhiềungườidânViệtNammàtôiđãcódịp gặptrongsuốthơnhainămqua.Tấtcảcácnhânviên tạitrườnglàmviệcrấtchuyênnghiệpvàchămchỉ. Sinhviêncũngnhậnthấyđượcđiềunàyvàtôntrọng côngsứccủatấtcảgiảngviêntrongviệcgiúpđỡsinh viênvượtquamộtchươngtrìnhhọcđầythửtháchvà nhiềuphầnthưởngđikèm. CácđồngnghiệpcủatôiởAnhthỉnhthoảngcóhỏi làtạisaotôitiếptụctrởlạivàlàmviệcởViệtNam,đi làmviệcxanhànhưthế,nhưngtôitiếptụcbởivìđiều đóxứngđángkhinhìnthấyđượchànhtrìnhcácbạn sinhviênViệtNamtốtnghiệpchươngtrìnhnày,các bạnđicònxahơnbảnthântôivàvượtquanhữngthử tháchcủabảnthântrênconđườngđếnthànhcông.” Michael Evans – Giảng viên Kế toán và Chị Trần Huyền Chiêu Trân – Tư vấn tuyển sinh của trường Cao đẳng Manchester, hai trong số những thành viên tích cực đã góp phần tạo nên môi trường học tập khác biệt của chương trình - Ảnh: Chương trình hợp tác quốc tế ThS. Trương Thiện Trí – Quản lý Chất lượng đào tạo của chương trình Cao đẳng quốc tế, Giảng viên của chương trình. - Ảnh: Chương trình hợp tác quốc tế “Làngườiquảnlýchấtlượngchươngtrìnhđàotạo, tôirấttựhàokhiđượclàmviệcvớiđộingũnhânviên chuyênnghiệpvàlựclượnggiảngviênđầytâmhuyết củatrườngĐạihọcHoaSenvàtrườngCaođẳng Manchester(TMC).Chấtlượngchươngtrìnhkhông ngừngđượcnângcaovàkhẳngđịnhvớisựhỗtrợvà huấnluyệnđịnhkỳtừtrườngTMC.Điểmkhácbiệt đángchúýởđâylàmộtquitrìnhkiểmsoátvàđánh giáchấtlượngchặtchẽgiữaHSU,TMC,vàEdexcel nhằmcôngnhậngiátrịthựchọccủasinhviên.Nội dungđàotạođượcthiếtkếrấthợplý,cótínhthực tiễntrongbốicảnhnềnkinhtếthịtrườngnăngđộng vànhiềubiếnchuyểnnhưhiệnnaynhằmtrangbị chosinhviênkiếnthứcchuyênmônvữngvàng,có khảnăngthíchnghivàsựchuyênnghiệpsaukhitốt
  • 21. 21DẠY HỌC VỚI NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI nghiệp.Mặcdùcònnhiềutháchthứctrongquátrìnhpháttriểnnhưngbảnthântôimạnhdạn tintưởngrằngchúngtôilànhữngthànhviênsẽchungtaymanglạimộthìnhảnhmớivềmột chươngtrìnhhợptácquốctếcóchấtlượnghàngđầutạiViệtNam.” Tháng 06/2013, Bà Yvonne Davies-Sinjou, Thanh tra của Tổ chức khảo thí Edexcel, đã đến thăm và làm việc với Khoa. - Ảnh: Chương trình hợp tác quốc tế Tháng 06/2013, BàYvonne Davies-Sinjou,Thanh tra củaTổ chức khảo thí Edexcel, đã đến thăm và làm việc với Khoa. Nhiệm vụ của bà tại trường là kiểm định chất lượng chương trình, tiếp xúc và lắng nghe phản hồi của sinh viên, đồng thời, đưa ra nhiều khuyến nghị để chất lượng chương trình được nâng cao hơn. Theo nhận xét của bà, trong chuyến làm việc, tất cả nhân viên của chương trình đều cho thấy sự háo hức muốn phát triển chương trình hơn nữa, bà tin rằng đội ngũ giảng viên có chuyên môn và kinh nghiệm xuất sắc. Sinh viên luôn được quan tâm lắng nghe ý kiến và hỗ trợ, đồng thời có cơ hội tham quan thực tế doanh nghiệp. (Lược dịch trong báo cáo International Quality Report Form) Những nhận xét tích cực của một đại diện từ Edexcel là minh chứng rõ nhất về môi trường học tập tiên tiến, giúp sinh viên thay đổi và hoàn thiện hơn.
  • 22. 22 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013 Riêng đối với Elmer Ferrer Cierva, thời gian hơn 1 năm làm việc và giảng dạy trong chương trình này đã cho anh một góc nhìn toàn cảnh, khách quan về quá khứ, hiện tại cũng như định hướng tương lai của chương trình. “Chuyểnsanglĩnhvựcgiáodụcđãcho tôicơhộiquaytrởvềtrườnghọc-nơi tôiđãcónhiềukỉniệmđẹp.Vàtôirất bấtngờ.Môitrườnggiáodụcđãthay đổingoạnmục,mangđậmtínhcạnh tranhmàlạibámsátvớinhữngthách thứccủatoàncầuhóa.Đólàhoàncảnh rađờicủachươngtrìnhCaođẳngquốc tếcủakhoaĐàotạochuyênnghiệp. Bằngnhữngthỏathuậnhợptácvới TrườngCaođẳngManchestervàtổ chứcgiáodụcEdexcelởAnh,chương trìnhnàymangđếnmộtnềngiáodục quốctếchocácbạnhọcviênViệtNam.Cácmônhọc đượcthiếtkếrấttốt,cungcấpchosinhviêncáckỹ năngvềnghềnghiệpđểchuẩnbịchocôngviệcsau này,vàcảnhữngkiếnthứcđểnghiêncứucaohơn.Tất cảcácbàihọcđềuđượcgiảngdạybằngtiếngAnh, giúpchonhữnggìsinhviênhọcđềucótínhphổquát toàncầu.   Giảngviêncủachúngtacócơhộiđượclàmviệcvới giảngviênnướcngoàinhiềukinhnghiệm(thông quacácchuyếnthămthườngxuyêncủatrường CĐManchester)vàcóthêmnhiềuphươngphápđể nângcaotaynghề.Chươngtrìnhtuânthủtheocác tiêuchuẩncaocủanềngiáodụcAnhquốc,trong đókếtquảđiểmluônđược Khoa vàđốitácthẩm địnhkỹcàng.Quảnlýchấtlượnglàmộtphầnkhông thểthiếucủahệthống.Hiệntạichươngtrìnhđang đượckiểmtrađịnhkỳbởiEdexcel-tổchứckhảothí lớnnhấtcủaVươngquốcAnh.Từđó,chấtlượngcủa chươngtrìnhliêntụcđượcnângcao.   Làngườiphốihợpcáchoạtđộnghỗtrợsinhviên, tôithấycấutrúccủachươngtrìnhrấthiệuquả.Tôi đãchứngkiếnsựthayđổicủacácbạnsinhviên-từ nhữngcậubé,côbénhútnhát(thậmchíkhôngthể nói“xinchào”)- đãtrưởngthànhhơntrongcách hànhxử,kỹnăngvàthựcsựđãtựtin.Saumộtnăm thamgiachươngtrìnhvớinhiềuvaitròkhácnhau,tôi tinrằngtầmnhìncủachươngtrìnhcóthểđượchiện thựchóa:tạora“nhữngsinhviêntốtnghiệpmàKhu vựcđangcần”  Chương trình còn non trẻ và còn nhiều thử thách. Nhưng cũng giống như một nụ sen vươn mình lên trên mặt nước bùn lầy, chắc chắn hứa hẹn những điều tươi đẹp sẽ đến.  Với niềm đam mê và cam kết của tất cả mọi người, tôi lạc quan, tin tưởng chương trình và các bạn sinh viên của chúng ta sẽ thành công trong nay mai.” Elmer Ferrer Cierva – Giảng viên kiêm Điều phối học vụ của chương trình - Ảnh: Chương trình hợp tác quốc tế
  • 23. 23DẠY HỌC VỚI NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI Conđườngphíatrước Vẫn còn non trẻ và còn nhiều thử thách, như lời Elmer đã nói, chương trình Cao đẳng quốc tế đang tiếp tục hành trình đào tạo nguồn nhân lực hữu ích cho cộng đồng, doanh nghiệp và cho bản thân sinh viên. Năng lượng để đi về phía trước chính là nguồn cảm hứng và sự tự hào về chất lượng đào tạo, phương pháp đánh giá tiên tiến, và môi trường học tập quốc tế.Trong tương lai, một đội ngũ trẻ sẽ tốt nghiệp chương trình Cao đẳng quốc tế và bắt đầu sự nghiệp với hành trang vững vàng, được trau giồi, rèn luyện trong môi trường giáo dục Anh quốc ngay tại Khoa Đào tạo chuyên nghiệp. Chắc chắn, đó sẽ là một diện mạo mới, góp thêm nét đẹp vào bức tranh thành tựu của trường. Chào mừng các bạn tân sinh viên, một năm học mới đang bắt đầu. Cáchoạtđộngcủasinhviên Môitrườngthânthiện Thuyết trình tại lớp Học nhóm tại lớp Làm việc nhóm Từ thiện đêm Giáng sinh 2012 Tự tin khi đến thăm doanh nghiệp (Nhà máy Kinh Đô 06/2012) Tham quan học tập tại Singapore 06/2012 Ảnh: Chương trình hợp tác quốc tế
  • 24. 21 năm đã trôi qua kể từ ngày trường Đại học Hoa Sen thành lập, đó cũng chính là cột mốc hình thành và phát triển của khoa Khoa học và Công nghệ. Khoa được khai sinh với tên gọi là Khoa Công nghệ thông tin, mong muốn của Ban Giám hiệu và Ban chủ nhiệm khoa là xây dựng những chương trình sử dụng công nghệ và kỹ thuật để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, phục vụ nhu cầu hiện đại hóa của đất nước trong thời kỳ hội nhập và đổi mới. HÃY ĐẾNVỚI KHOAHỌC &CÔNGNGHỆ 24 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013
  • 25. Giờ thực hành Ảnh: Khoa Khoa học Công nghệ 25DẠY HỌC VỚI NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI
  • 26. “Trồng người”là sứ mệnh quan trọng của những người theo đuổi sự nghiệp giáo dục và với chúng tôi, những giảng viên đã gắn bó với Khoa trong suốt thời gian qua, thì đào tạo luôn phải đi đôi với sáng tạo, đổi mới. Chương trình cũng cần phải được cập nhật kịp thời những tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Ngay từ khi còn là trường Cao đẳng bán công Hoa Sen, phương châm của Khoa là phổ cập tin học đến mọi đối tượng, và ngay khi nguồn tài chính còn hạn hẹp và gặp bao khó khăn, Khoa và nhà trường vẫn cố gắng cung cấp: “Mỗi sinh viên một máy tính”. Muôn vàn khó khăn, nhưng chúng tôi vẫn kiên trì theo đuổi điều này vì chúng tôi cho rằng, người học chỉ có thể có những trải nghiệm thực sự khi được thực hành trực tiếp trên máy tính. Đây cũng là điều kiện giúp chúng tôi cập nhật kịp thời những thay đổi trong công nghệ để sinh viên dễ dàng thích nghi khi đi làm việc. Thấm thoát đã hơn hai mươi năm trôi qua, khoa học và kỹ thuật phát triển hơn rất nhiều, thời kỳ đổi mới với nhiều thách thức hơn, cùng lúc lại có sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường và cuộc cạnh tranh chất xám giữa các lĩnh vực: khoa học cơ bản, tài chính ngân hàng, du lịch khách sạn, văn hóa ngoại ngữ… Khi đại đa số các bạn trẻ chạy theo sự tăng trưởng vượt bậc của các nền kinh tế mới thì khoa học công nghệ vẫn như một kho tàng sách thầm lặng chuyển mình với bao phát minh và cải tiến vĩ đại. Cả thế giới hiện đang vận hành với một guồng máy khổng lồ mà đứng phía sau, chính là khoa học công nghệ. Có thể nói, các ứng dụng của nền khoa học cơ bản này có mặt ở khắp mọi nơi và giữ vai trò điều tiết các lĩnh vực khác. Cùng nhìn về những quốc gia có nền công nghệ phát triển vượt bậc như Ấn Độ và Nhật Bản thì có thể nhận thấy rằng, công nghệ thông tin đã trở thành một nền công nghiệp dịch vụ phát triển bậc nhất, đưa nền kinh tế của hai quốc gia này lên những thứ hạng đầu tiên của bảng xếp hạng trên thế giới. Riêng vớiViệt Nam, phát triển khoa học kỹ thuật đã và sẽ là một sứ mệnh quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cao phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để có được một triệu nhân lực chuyên sâu về công nghệ thông tin vào năm 2020 theo mục tiêu đề ra của Đảng và Nhà nước, các trường Đại học và Học viện trên phạm vi toàn quốc rất cần tập trung đào tạo chuyên sâu.Và đó cũng là bức tranh nghề nghiệp lý tưởng với những ngành nghề đa dạng để các bạn sinh viên đam mê công nghệ theo đuổi. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để các cơ sở đào tạo như ĐH Hoa Sen có thêm động lực đầu tư và phát triển các công nghệ tiên tiến nhằm bắt kịp xu hướng chung của thế giới. 26 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013
  • 27. Xin chia sẻ thêm với các bạn trẻ - những người chủ tương lai của đất nước rằng, khoa học cơ bản không chỉ là công nghệ và kỹ thuật, không chỉ là những phát minh dựa trên máy móc mà còn là những nhóm ngành nghề truyền thống có từ lâu đời, nay được cải tiến và ứng dụng với các phát minh của nền công nghệ mới. Chúng tôi muốn nhấn mạnh đến vị trí và sứ mệnh của những ngành học truyền thống chủ lực của Việt Nam từ xa xưa như: Toán, Môi trường, Quản lý tài nguyên… Những ngành học đó hiện đang được tập trung với việc ứng dụng những cải tiến từ khoa học công nghệ để tiết kiệm“sức người, sức của”và từng bước trở thành những tiền đề quan trọng để phát triển đất nước. Đó chính là lý do mà khoa Công nghệ thông tin được đổi tên thành Khoa Khoa học và Công nghệ trường ĐH Hoa Sen không ngừng đầu tư và đẩy mạnh trang thiết bị, cơ sở vật chất cũng như nguồn lực giảng viên để xây dựng và phát triển các nhóm ngành như:Toán ứng dụng, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Quản lý tài nguyên và môi trường bên cạnh các ngành học chủ lực: Công nghệ thông tin,Truyền thông và mạng máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin quản lý… Hằng năm, khoa Khoa học và Công nghệ đón chào hàng trăm sinh viên nhập học và cũng trong cùng thời điểm đó, sinh viên các khóa trước tốt nghiệp và bắt đầu hành trình theo đuổi ước mơ nghề nghiệp tại rất nhiều công ty lớn như: Microsoft, HTP,Vinagame, Gameloft,TMA Solutions, Logigear, FPT… với mức lương khởi điểm hấp dẫn. Nghề nghiệp sẽ là một con đường dài, có bao khúc quanh trắc trở, nhưng với kinh nghiệm của những người đi trước, chúng tôi tin rằng, đam mê công nghệ, chấp nhận thử thách, nỗ lực không ngừng sẽ giúp các bạn trẻ luôn thành công với nghề nghiệp mà mình đã chọn lựa. Đối với các bạn bắt đầu theo đuổi các chương trình thuộc các nhóm ngành khoa học công nghệ, khi học tại Hoa Sen, bạn sẽ được làm quen với nhiều kiến thức mới lạ cùng đội ngũ giảng viên tâm huyết, được thử sức với những cuộc thi học thuật danh tiếng như“Sát hạch công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ sư Nhật Bản FE”,“Imagine Cup”do tập đoàn Microsoft tổ chức hằng năm hay các kỳ thi Olympic toán quốc tế… Mỗi ngành học, mỗi kỳ thi sẽ là một chặng đường mà các bạn cần vượt qua để đến với đích cuối cùng đã chọn lựa. Và để vượt qua được những thử thách đó, các bạn hãy tự tin và đừng quên không ngừng tiếp tục tự học, trau dồi ngoại ngữ để có thể vững vàng khi bắt đầu vào đời. Chúc các bạn luôn thành công. TM. Ban chủ nhiệm khoa PhóTrưởngkhoaKhoahọcvàCôngnghệ ThS. Nguyễn Trọng Duy 27DẠY HỌC VỚI NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI
  • 28. SERVICE LEARNINGPhan Ngọc Tâm Đan tổng hợp Trích bài viết của ban tổ chức Đề án Service Learning 2013 (https://www.facebook.com/servicelearning2013/info) Mô hình Service Learning được hiểu đơn giản là vừa làm vừa học, vận dụng kiến thức, kinh nghiệm của mình để giúp đỡ người khác thông qua các hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng.Từ đó, tích lũy kinh nghiệm sống, nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của công dân đối với xã hội. Mô hình này đã và đang được áp dụng với những hình thức khác nhau ởViệt Nam và rất nhiều nơi trên thế giới. Năm học 2012-2013, lần đầu tiên Khoa Ngôn Ngữ vàVăn hóa học (NNVHH) áp dụng mô hình này vào trong môn học đề án có tên gọi Đề án“Service Learning”, với mong muốn, sau khi hoàn thành đề án, sinh viên của Khoa sẽ biết tự lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động xã hội. Để chuẩn bị cho đề án này, Khoa đã kết hợp với Eco Vietnam Group – Một tổ chức tình nguyện phi chính phủ, phi lợi nhuận, tập hợp những bạn trẻ tâm huyết với các công việc vì cộng đồng (http://www.ecoviet- namgroup.org/vi/gioi-thieu/eco-vietnam-group). Nhắm đến mục tiêu giúp cho sinh viên làm quen với mô hình học tập mới, khơi gợi tinh thần trách nhiệm đối với xã hội và nuôi dưỡng nhiệt huyết vì cộng đồng trong tập thể các bạn trẻ ở Hoa Sen, Khoa NNVHH mong muốn duy trì đề án“Service Learning” như một hoạt động mà hàng năm sinh viên Khoa NNVHH đều thực hiện. Đồng thời, Khoa sẽ phát triển thêm nhiều hình thức khác. Trong hoạt động tuyên truyền lần này, các thành viên trong nhóm đề án đã gặp để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm từ các thành viên của nhóm EcoVietnam. Vừa qua, nhóm đề án có một chuyến đi thực địa đầu 28 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013
  • 29. tiên lên Xã Gia Bắc, nơi mà EcoVietnam Group đang có dự án xây thư viện cộng đồng cho trẻ em ở đây. Nói là chuyến đi đầu tiên của nhóm, nhưng thầy phụ trách hướng dẫn nhóm đề án đã đến đây trước để xem điều kiện sinh hoạt, chuẩn bị nơi ở cho cả đoàn gần 30 sinh viên Hoa Sen, và cung cấp thông tin cho cả đoàn để khỏi bỡ ngỡ khi đến nơi. Tôi cũng có cơ hội đi cùng với các bạn sinh viên trong chuyến đi này. Có thể nói Xã Gia Bắc, Huyện Di Linh, Tỉnh Lâm Đồng là một trong những xã nghèo của Việt Nam, cư dân đa số là người dân tộc K’Ho với địa hình đồi núi, đất đỏ Bazan, và rừng tự nhiên. Nghe không bằng thấy, đến đây rồi mới biết, cuộc sống của người dân hết sức nghèo khó, thiếu thốn đủ thứ, nhà ở thưa thớt, biệt lập, điều kiện sinh hoạt thấp, cùng với thói quen từ lâu đời nên chẳng có mấy nhà xây dựng nhà vệ sinh. Các bạn EcoVietnam Group cho biết có nhiều đoàn tình nguyện của sinh viên Singapore vàViệt Nam đã đến Gia Bắc tham gia lao động xây nhà vệ sinh cho người dân, dạy tiếng Anh, tổ chức sinh hoạt vui chơi đọc sách cho trẻ em. Thời gian ở Gia Bắc lần này của đoàn chỉ có vài ngày, tuy chưa giúp được gì nhiều ngoài việc tặng cho thư viện một số sách mà BanTuThư của trường Hoa Sen đã thu thập được, nhưng tôi rất mong đợi thông qua mô hình Service Learning này, rồi đây sẽ có nhiều đoàn sinh viên Hoa Sen tham gia phục vụ cộng đồng không những ở Gia Bắc mà còn nhiều nơi khác nữa. “Ở đâu đó trong lòng chúng tôi, luôn ước mong rằng, một khi bạn đã đi cùng chúng tôi, cho dù là đi đâu, nếu bạn có thể cười thoải mái, vui vẻ, học được thật nhiều thứ, làm quen và kết thân với thật nhiều người, khi nhìn thấy sự khó khăn, thiếu thốn của người khác, bạn cảm thấy bản thân mình quả thật may mắn, hạnh phúc và bắt đầu nhen nhóm ngọn lửa“vì cộng đồng”, thì đối với chúng tôi, việc đưa các bạn đến với Gia Bắc, đã là quá sức thành công!” Thư viện cộng đồng tại Gia Bắc - Lâm Đồng Ảnh: dự án Service Learning 29DẠY HỌC VỚI NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI
  • 30. Khi chọn nghề dạy học, giảng viên đều hiểu rằng đây là một nghề gian khổ, đòi hỏi không chỉ trách nhiệm mà còn có cả niềm đam mê để không ngừng trao đổi, học hỏi, cải tiến. Ở mỗi môn học, đều có những đặc thù mà người dạy học, muốn thành công, phải có những phương pháp riêng. Ban Biên tập giới thiệu cùng các tân sinh viên một số phương pháp đang được thầy cô áp dụng tại Hoa Sen, chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn này với các câu hỏi chung sau đây: Anhchịthườngápdụngnhữngphươngphápgiảngdạynào?Chia sẻnhữngthànhcôngvàthấtbạicủaanh,chị. Anh,chịđặtkỳvọnggìchosinhviêncủamình? Chọn lựa phương pháp phù hợp là điều mà các thầy cô luôn phải cân nhắc sao cho phù hợp với môn học, nội dung bài giảng. Chúng tôi ghi nhận được những phương pháp mà các thầy cô thường sử dụng, dĩ nhiên, có cả thành công lẫn thất bại. NGHỀDẠYHỌC, CHIA SẺVÀ KỲVỌNG Th.S Bùi Trân Thúy thực hiện 30 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013
  • 31. Thuyếtgiảng Đây là cách thức khá quen thuộc của các thầy cô ở các bậc học, tuy nhiên, tùy theo đối tượng tiếp nhận, thầy cô sẽ vận dụng khác nhau. Đối với côPhanTrịnhHoàngDạThy, Th.S.Tâmlýhọc(GVcủaChươngtrình Giáodụctổngquát)phụ trách các môn: Truyền thông, Phương pháp học Đại học,Tâm lý học…đã chọn cách đưa ra một chủ đề, từ đó, SV sẽ nêu một số câu hỏi xuất hiện ngay để cả lớp cùng tổng hợp lại thành một vài vấn đề nhỏ. Sau đó, SV trình bày trước lớp. Với những nội dung chưa có câu trả lời, GV thuyết giảng theo cách quy nạp. Thuyết giảng một cách sinh động chỉ có thể thực hiện nếu có sự tương tác của SV, muốn vậy, SV cần chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. Sửdụngslide TS.Xácsuấtthốngkê TrầnVũĐức(GV củaKhoaKhoahọcvàcôngnghệ)đang dạy các môn: Xác suất thống kê, Phân tích hồi quy, Phân tích chuỗi thời gian, Phương pháp số…đã sử dụng slide bài giảng để diễn đạt, gợi ý các câu hỏi cho SV. Có thể nghĩ rằng việc sử dụng slide bài giảng không có gì mới mẻ nhưng đối với các môn học căn bản (Xác suất thống kê với SV nhiều ngành khác nhau học cùng một lớp), thì điều SV quan tâm nhiều là công thức và kỹ năng giải toán, không phải là tư duy, nên việc dùng slide để giải thích công thức lại được ưa chuộng hơn là diễn đạt quá nhiều. Bàitậpnhómvàthảoluận Để phát triển tư duy của SV, tập cho SV có thói quen trình bày quan điểm, ý kiến của mình trước lớp, tại Hoa Sen, hầu như với tất cả các môn, SV đều phải làm bài tập được giao cho một nhóm (khoảng 4 đến 7 SV). Sau quá trình cùng nhau tìm hiểu đề tài, SV sẽ thuyết trình về những vấn đề đã tích lũy được. Bước đầu, có thể kết luận, đề xuất các giải pháp theo quan điểm của nhóm. Đây là một trong những loại hình bài tập mà SV có phần e ngại, vì không quen làm việc với một nhóm gồm những bạn chưa quen biết, tất cả đều chưa có kinh nghiệm. Đặc biệt, trình bày đề tài, trả lời chất vấn của GV và các SV khác là một thử thách lớn mà SV phải vượt qua.Tuy nhiên , chỉ cần sau vài bài tập, SV sẽ tự tin, dạn dĩ hẳn và hứng thú. CôLêThịNgọcHuyên,Th.S.Toán(GVcủaKhoa Khoahọcvàcôngnghệ)phụ trách các môn:Toán rời rạc, Xác suất thống kê,Toán kinh doanh,Thiết lập mô hình tài chính… thường cho SV một đề tài để khảo sát, nghiên cứu và báo cáo kết quả. Một số đề tài đã được SV khai thác với những kết quả thú vị: tình hình hút thuốc lá của SV, mức độ hài lòng của SV đối với việc học tập… Với Th.S.LêNgọcĐức,ChuyênngànhQuảntrịkinh doanh,(GVthuộcKhoaKinhtếthươngmại),phụ trách các môn: Lý thuyết trò chơi, Kinh tếVi mô, Kinh tếVĩ mô, Kinh tế Đại cương…thì việc thảo luận nhóm của SV được xem là cách: Suynghĩ–chiasẻ–thảo luận. Dựa trên lý thuyết và thực tiễn, GV cung cấp cho SV vấn đề cần giải quyết để SV làm việc theo nhóm, cá nhân, trình bày, cũng như bảo vệ và phản biện các ý kiến. Ngoài việc thảo luận bằng cách tranh luận trực tiếp, SV còn được khuyến khích viết trên giấy và trao đổi với nhau, chia sẻ trên các diễn đàn cũng như mạng xã hội (facebook, ..). 31NGHỀ DẠY HỌC, CHIA SẺ VÀ KỲ VỌNG
  • 32. Thuyếttrình Đây là một trong những kỹ năng cần thiết cho SV khi đi làm việc mà muốn tự tin khi trình bày một vấn đề với người khác, SV cần được rèn luyện kỹ năng thuyết trình ngay khi học.Vì thế, hầu hết các môn học đều có yêu cầu này đối với SV, SV có thể thuyết trình bằng tiếngViệt hoặc tiếng Anh. Cũng thể sử dụng hình thức này để chia sẻ với cả lớp về một vấn đề thời sự, một vấn đề đang được quan tâm. Thầy LêNgọcĐức đã dùng 15 phút đầu tiết học để yêu cầu SV trình bày Bản tin kinh tế nổi bật trong tuần của đài truyền thanh hoặc truyền hình (môn Kinh tế học); trình bày tóm tắt phim và tình huống trò chơi (môn Lý thuyết trò chơi). Thựchànhbằngcôngviệcthựctế CôTrầnThịHoàngPhượng,chuyênmônKếtoán,kiểmtoán(GV thuộcKhoaĐàotạochuyênnghiệp), phụ trách các môn: Nguyên lý kế toán, Hạch toán giao dịch tài chính, Chứng từ, sổ sách và báo cáo kế toán… nhiều năm cho hệ Kỹ thuật viên vàTrung cấp chuyên nghiệp, do đặc thù của hệ đào tạo, luôn chú ý đến việc huấn luyện từ kỹ năng làm việc, đến kỹ năng giải quyết các công việc kế toán, không quên giáo dục cho SV đạo đức nghề nghiệp và truyền cảm hứng công việc cho SV. Nội dung bài giảng được thiết kế tập trung, cô đọng (dưới dạng slide ), có nhấn mạnh những vấn đề cơ bản, cốt lõi mà SV cần nắm vững. Phải chuẩn bị các tình huống thực tiễn (case study) đã từng xảy ra ở doanh nghiệp. Ngoài ra, GV cũng đã giúp SV thực hành “theohướngmôphỏngmột tổchứcởtạimột doanhnghiệp”: Mỗi SV đóng vai là một kế toán với những công việc cụ thể (kế toán thanh toán, kế toán kho, kế toán thuế,…) để thực hiện công việc với sự hướng dẫn, giám sát và sửa sai của GV. Nhờ vậy, SV có thể hiểu, giải quyết được công việc của một nhân viên kế toán mà không cần đến doanh nghiệp. Cũng với việc mô phỏng thực tế: thầyLêNgọcĐứcđã hỗ trợ SV tổ chức Ngày hội SV (dịp khai giảng), SV đã áp dụng toàn bộ kiến thức đã học của môn Kinh tế học và Đề án ứng dụng kinh doanh 1 và 2 để triển khai một hoạt động kinh doanh có thu lợi nhuận (năm 2012, thu khoảng 15.000.000đ với 15 gian hàng, năm 2013 với 30 gian hàng đã tạo ra doanh thu gần 30 triệu đồng) trong một ngày hoạt động. Là một GV thực hành, thầyNgôHùngDũng,CửnhânCôngNghệ ThôngTin(GVthuộcKhoaĐàotạochuyênnghiệp)đã giảng dạy các môn: Lắp ráp, cài đặt máy tính thiết bị ngoại vi, Sửa chữa máy tính và các thiết bị ngoại vi,Thiết bị văn phòng…đã hướng dẫn SV xem phim, trình chiếu bài giảng bằng slides, hướng dẫn sử dụng internet, elearning … , cho SV thao tác trên các máy fax, máy in, máy scanner để các em ít bỡ ngỡ khi ra đời làm việc. Ngoài ra, GV còn để các bài học trên trang elearning của trường để SV có thể xem lại bài và làm bài tập ở nhà. 32 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013
  • 33. Đềánmônhọc: Là một trong những môn học thực hành được SV thích thú với những khám phá mới vì đã vận dụng được lý thuyết để có thể lập kế hoạch, cùng nhau thực hiện một công việc với những kết quả rõ ràng. ThầyLêMinhThành,thạcsĩQuảntrịkinhdoanh,(GV thuộcKhoaNgônngữvănhóahọc), hiện đang phụ trách các môn: Kế hoạch thiết kế nhà hàng, Phát triển nhân sự trong khách sạn nhà hàng, Chăm sóc khách hàng trong môi trường toàn cầu…. cho rằng phương pháp học tập gắn với môi trường thực tế như việc thựchiệnđềán, được thiết kế như một môn học đã thu hút SV tham gia hào hứng. Nhữngnghiêncứumới Nhiều thầy cô tâm huyết với những nghiên cứu nhằm cải tiến phương pháp để việc giảng dạy ngày càng hiệu quả hơn. ThầyNguyễnTrùngLập,NghiêncứusinhngànhKhoa họctrithứctạiViệnKhoahọcvàCôngnghệtiêntiến NhậtBản–JAIST,(GVthuộcKhoaKhoahọcvàCông nghệ). Dự án đang được triển khai tại ĐH Hoa Sen: ứng dụng eportfolio vào giảng dạy (website: www. eportfolio.vn). Phương pháp giảng dạy dựa trên mô hình“Self-regulated learning” là phương pháp lấy SV làm trung tâm, SV chủ động hình thành phương pháp tự học dựa trên những nội dung đã học trước đó, có sự định hướng, hỗ trợ của GV. SV phải tự giám sát, đánh giá kết quả học tập, năng lực của mình, từ đó đưa ra những thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả học tập trong tương lai, dựa vào mục tiêu, kế hoạch của cá nhân, với sự định hướng, hỗ trợ từ bên ngoài (GV, SV khác, môi trường,…) CôPhanTrịnhHoàngDạThyđã có một số công trình đã nghiên cứu như“Ứng dụng Seminar trong giảng dạy tại các trường Sư Phạm tạiTP.HCM”,“Kỹ năng giải quyết vấn đề của SV khi thực tập”… KỳvọngcủaGiảngviênHoaSen Tất cả thầy cô, khi dạy học, đều nỗ lực trong truyền đạt kiến thức, tìm kiếm, cập nhật những phương pháp hiệu quả với mong muốn SV của mình trở thành những nhân viên có thể hội nhập nhanh với môi trường doanh nghiệp, vận dụng được kiến thức, kỹ năng đã học vào công việc một cách hiệu quả. Muốn đạt được điều này, trước hết, SV phải hiểu môi trường học tập ở Đại học khác hẳn Phổ thông, vì thế, cần phải có nhận thức đúng đắn về quá trình học tập và nghiên cứu ở Đại Học. Quan trọng nhất là phải thay đổi thói quen đã có ở phổ thông: học- học- học và thi. SV cần chịu khó nghiên cứu, đọc trước tài liệu và chuẩn bị kỹ càng trước khi đến lớp. (CôPhanTrịnh HoàngDạThy) Đối với ThầyNguyễnTrùngLập thì một SV thành công trước hết phải biết cách học, sau đó là xác định được động lực, và có được niềm vui trong học tập. Bởi vì, khi đã xác định được động cơ, mục đích học tập thì SV mới chấp nhận những thử thách, khó khăn để đạt được kết quả học tập. Sự chủ động là vô cùng cần thiết mà hầu hết các thầy cô đều chờ đợi ở SV. Chủ động để có thể tự học, biết cách học tập theo nhóm, hỏi trực tiếp giảng viên, biết xác định nguồn lực học tập phù hợp cũng như tự xây dựng các khối kiến thức cho môn học (ThầyLêNgọcĐức). 33NGHỀ DẠY HỌC, CHIA SẺ VÀ KỲ VỌNG
  • 34. Giờ thực hành Ảnh: Đại học Hoa Sen 34 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013
  • 35. ThạcsĩKếtoánPhùngThếVinh(GVthuộcKhoaKinh tếthươngmại)đã giảng dạy tại: Nguyên lý kế toán, Kế toán quản trị, Kiểm toán…thì luôn mong muốn SV có kết quả học tập tốt, giỏi ngoại ngữ, có khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn, tiếp tục phát triển nghề nghiệp, học tập nâng cao để trở thành những nhân sự giỏi trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và các lĩnh vực liên quan. Mong muốn của ThầyNgôHùngDũngkhông dừng lại khi SV có việc làm sau khi tốt nghiệp mà SV phải tiếp tục tự đào luyện để ngày càng giỏi hơn, tốt hơn về tài năng lẫn đức hạnh. ThầyLêMinhThành thì cho rằng một SV thành công là người luôn biết mình sẽ cần phải làm gì tiếp sau những thành tích đã đạt được với một sự tự tin. Với CôTrầnThịHoàngPhượng, SV không phải chỉ cần hội nhập nhanh với công việc thực tiễn mà phải luôn chủ động tham gia vào công việc, thực hiện đúng, giảm thiểu tối đa tình trạng sai sót, thì mới chứng tỏ được bản lĩnh cá nhân. CôTrầnHữuĐức khẳng định: sự chủ động chính là điều mà cô kỳ vọng ở SV, cụ thể là SV biết mình đang học những nội dung gì, cần phải và bằng cách nào nắm những kiến thức, kỹ năng cần thiết mà không cần GV phải yêu cầu. Ngoài ra, SV cũng phải hiểu, GV không chỉ truyền thụ kiến thức, mà còn dạy cả phương pháp tư duy, cách giải quyết vấn đề, rèn cho SV tính kiên nhẫn, trung thực, chính xác. Đây chính là nền tảng để học các môn chuyên ngành. SV cũng không nên xem thường bất kỳ môn học nào mà hãy cố gắng chinh phục nó để làm phong phú hơn vốn kiến thức. Giảng viên Hoa Sen sẽ vô cùng hạnh phúc nếu SV tích cực suy nghĩ (tư duy) trong quá trình học, có đủ “hoài nghi”để đặt nhiều câu hỏi cho GV rồi cùng nhau thảo luận về một hay nhiều vấn đề, đừng biến GV thành những người“độc thoại”(Cô PhanTrịnhHoàngDạThy) . Mỗi giờ học trôi qua phải là niềm say mê, hứng thú đối với SV, lớp học phải là diễn đàn để trao đổi, phản biện những ý kiến, luận điểm cá nhân và chân trời kiến thức phải mở ra đối với tất cả SV sau khi rời khỏi lớp học. Trên đây là đôi điều chia sẻ của một số giảng viên Hoa Sen về những phương pháp giảng dạy, học tập với những kỳ vọng dành cho tân sinh viên Hoa Sen. Hy vọng các bạn sẽ vững bước và vững tin để thể hiện chính mình trên con đường đến với tri thức. 35NGHỀ DẠY HỌC, CHIA SẺ VÀ KỲ VỌNG
  • 36. Bài viết này là một nội dung trong nghiên cứu mà cô BiệnThịThanh Mai sẽ báo cáo tại Hội nghị giảng dạy tiếng Anh của châu Á được tổ chức tại Philippines vào tháng 11/2013 SỬDỤNGPORTFOLIO TRONG GIẢNG DẠY TIẾNGANH Là một giảng viên ngành Ngôn ngữ Anh thuộc Khoa Ngôn ngữ và văn hóa học, một trong các kỹ năng tiếng Anh mà tôi dành nhiều thời gian nghiên cứu và có nhiều tài liệu cũng như kinh nghiệm giảng dạy là kỹ năngViết tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh trong môi trường học thuật.Trong bối cảnh giao tiếp toàn cầu hiện nay, tôi cho rằng đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất để có thể thành công trong môi trường làm việc quốc tế. Th.S Biện Thị Thanh Mai Cô Biện Thị Thanh Mai Ảnh: Do nhân vật cung cấp 36 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013
  • 37. Viết tiếng Anh ở bậc Đại học là một trong những kỹ năng“khó nuốt”đối với sinh viên. Một phần là do sinh viên ít chịu khó viết, ngay cả trong tiếngViệt, một phần là do kỹ năng viết tiếng Anh ở phổ thông hầu như chỉ ngừng lại ở cấp độ viết câu.Việc giảng dạy của giáo viên cũng gặp không ít khó khăn do sinh viên đã hình thành cách học viết văn thụ động trước đây: thầy giảng trò chép, nặng về thi cử, vv… Nhằm giúp các tân sinh viên cải thiện khả năng viết tiếng Anh, tôi đặt ra ba mục tiêu cho các em: xóa bỏ tính thụ động, hình thành tinh thần trách nhiệm và tạo hứng thú học tập. Để thực hiện các mục tiêu này tôi giới thiệu với sinh viên việc sử dụng portfolio trong môn học. Một số điểm đặc biệt của phương pháp này là: sinh viên được khuyến khích viết nhiều bản nháp cho một đề tài, mỗi bản nháp sẽ được giáo viên và bạn bè đọc và góp ý, sau đó sinh viên viết lại cho đến khi nào vừa ý mới thôi; các em sẽ tự chọn và đưa vào portfolio những bài viết mà mình tâm đắc nhất… Một bài tập đặc biệt gây hứng thú cho sinh viên là đọc các truyện tiếng Anh và viết tóm tắt trong 100 từ. Với một số lượng từ hạn chế như thế, sinh viên vừa phải đảm bảo nội dung câu chuyện, vừa phải đảm bảo yêu cầu về việc sử dụng ngôn ngữ thì quả là một bài tập đầy thách thức. Nhưng bài tập này đã tạo nhiều hứng thú cho sinh viên. Đến cuối khóa, tinh thần học tập của các bạn đã thay đổi hoàn toàn.Tuy kỹ năng viết có bạn tiến bộ nhiều, nhưng có bạn vẫn còn vất vả khi phải sắp xếp ý để viết thành câu cho đúng.Tôi vui mừng vì hầu hết các bạn đã đạt được mục tiêu ban đầu đặt ra. Các bạn ngày càng chủ động hơn trong việc học tập của mình.Thành quả cuối cùng của các bạn là tập hồ sơ portfolio làm minh chứng cho sự năng động, tinh thần trách nhiệm và sự hứng thú của các bạn trong môn học. Trước cánh cửa Đại học đang rộng mở đón chào các bạn đến với một chặng đường mới để chuẩn bị vào đời, tôi hi vọng các bạn luôn làm chủ, có trách nhiệm đối với việc học tập của mình, và nhất là có được niềm đam mê, hứng thú trong quá trình tìm kiếm và thu nhặt kiến thức cho bản thân. Những nỗ lực của các bạn, chắc chắn sẽ được đền bù xứng đáng. 37GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TẠI HOA SEN
  • 38. Khi mới bước chân vào Đại học, không ít sinh viên năm thứ nhất lúng túng, lo lắng, băn khoăn cho giai đoạn học tập mới này: học như thế nào, học sao cho có kết quả vì phương pháp học ở Đại học không giống như ở bậc phổ thông !Trong phạm vi bài viết này, tôi xin phép được đề cập tới một phương pháp học tập – phương pháp POWER – do giáo sư Robert Feldman (ĐH Massachusetts) chủ xướng nhằm hướng dẫn sinh viên (SV), đặc biệt là SV năm 1, cách học tập đạt kết quả khả quan nhất. Power có thể được tách ra làm 5 từ chỉ năm yếu tố cơ bản của một phương pháp học tập. Đó là P (Prepare), O (Organize),W (Work), E (Evaluate) và R (Rethink). Prepare(chuẩnbị,sửasoạn): Quá trình học tập ở Đại học là một quá trình“tự đào tạo”, nó không phải chỉ bắt đầu ở giảng đường khi SV nghe thầy giáo giảng bài hoặc trao đổi, tranh luận với các bạn cùng lớp. Quá trình này chỉ thật sự bắt đầu khi SV chuẩn bị một cách tích cực các điều kiện cần thiết để tiếp cận môn học như: đọc trước giáo trình, tìm tại liệu có liên quan. Sự chuẩn bị tư liệu này càng trở nên hiệu quả hơn khi đi liền với nó là một sự chuẩn bị về mặt tâm lý để có thể tiếp nhận kiến thức một cách chủ động và sáng tạo.Với sự chuẩn bị như thế, SV có thể chủ động tự đặt trước một số câu hỏi liên quan đến nội dung sẽ được học trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho mình một cái“ khung tri thức”để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học một cách có hệ thống. Nếu có sự chuẩn bị tích cực thì, tri thức mà SV có được không phải là một thứ tri thức được truyền đạt một chiều từ phía người dạy mà còn do chính SV tự tạo ra bằng cách chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho sự tiếp nhận tri thức. Phương pháp học này là một quá trình hợp tác giữa người dạy và người học. GIỚITHIỆU PHƯƠNG PHÁP HỌCTẬP CHOTÂN SINHVIÊN PHƯƠNGPHÁP POWERTS.Lương Văn Tám* * TS.Triết học , tốt nghiệp năm 2003 tại Học viện chính trị quốc gia HCM. Tham gia giảng dạy các môn Lí luận chính trị tại Hoa Sen từ năm 2001. - Ảnh: Do nhân vật cung cấp 38 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013
  • 39. Organize(tổchức): Sự chuẩn bị nói trên sẽ được nâng cao hơn nữa khi SV bước vào giai đoạn thứ hai, giai đoạn người SV biết tổ chức, sắp xếp quá trình học tập của mình một cách có mục đích, hệ thống và khoa học. Biết cách tổ chức việc học tập của mình, sẽ giúp SV tránh được sự bị động trong quá trình học tập, có phương pháp học để chiếm lĩnh kiến thức, và sự tiếp thu kiến thức sẽ được hình thành trên nền tảng của một chương trình làm việc có hệ thống, có mục đích, bền vững và sáng tạo. Work(làmviệc): Một trong những sai lầm của phương pháp học tập cũ là tách rời việc học tập ra khỏi lao động: lao động (làm việc) chính là một quá trình học tập có hiệu quả nhất.Trong giai đoạn này, SV phải biết làm việc một cách có ý thức và có phương pháp ở trong lớp hoặc trong thư viện cũng như thực hành ở xã hội. Các hình thức kết hợp“học với hành”trong môi trường Đại học rất đa dạng, phong phú: lắng nghe và ghi chép bài giảng, thuyết trình hoặc thảo luận, truy cập thông tin, xử lý các dữ liệu, bài tập, thực tập các thí nghiệm… tất cả đều đòi hỏi phải làm việc thật nghiêm túc, có hiệu quả. Các hình thức này làm gia tăng đáng kể vai trò chủ động của SV trong việc tiếp nhận kiến thức. Evaluate(đánhgiá) Ngoài hệ thống đánh giá của nhà trường, SV còn phải biết tự đánh giá chính bản thân cũng như sản phẩm do mình tạo ra trong quá trình học tập. Chỉ có đánh giá một cách trung thực thì SV mới biết mình đang ở vị trí, thứ bậc nào và cần làm gì để có thể cải thiện vị trí, thứ bậc đó.Tự đánh giá cũng là một hình thức tự phản tỉnh để qua đó nâng cao trình độ và ý thức học tập. Có nhiều cách tự đánh giá: làm bài tập, tham gia tranh luận, thuyết trình… lắng nghe ý kiến đóng góp của giảng viên, bạn cùng lớp, tham gia nghiên cứu khoa học, viết tiểu luận... Những việc này đòi hỏi sinh viên phải có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, phải biết sắp xếp, bố trí việc học và sinh hoạt sao cho hợp lý, khoa học. Rethink(suynghĩlại) Khả năng suy nghĩ lại giúp SV luôn biết cách cải thiện điều kiện, phương pháp và kết quả học tập của mình.Về bản chất, tư duy Đại học không phải là một thứ tư duy đơn tuyến, một chiều mà đó chính là một hình thức tư duy đa tuyến, phức hợp đòi hỏi người học cũng như người dạy, người nghiên cứu phải có tính sáng tạo cao, luôn luôn biết cách lật ngược vấn đề cũng như đặt vấn đề từ những khía cạnh chưa ai đề cập đến. Khả năng suy nghĩ lại này cũng gắn liền với khả năng làm lại (Redo) và tái tạo quá trình học tập trên căn bản nhận thức mới đối với vấn đề và kết quả đặt ra. Ở lĩnh vực này, quan hệ truyền thống“dọc”giữa người dạy và người học chuyển sang quan hệ“ngang”, người dạy trở thành người hỗ trợ và người học trở thành chủ động. Và cuối cùng, để SV phát huy tốt nhất sự chủ động của mình trong học tập, người thầy cũng phải có ý thức mới về sự thay đổi vai trò của mình. Sự thay đổi này đòi hỏi chúng ta phải phá vỡ những cơ cấu cứng nhắc, truyền thống: thầy giảng, trò nghe và ghi chép; những kiến thức thầy truyền đạt luôn tối ưu, trò chỉ phải học thuộc lòng những kiến thức đó. 39GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TẠI HOA SEN
  • 40. Thân gửi các em thương yêu, Chào các em! Chị xin tự giới thiệu, chị tên Lâm Bích Nghi, sinh viên năm cuối ngành Quản trị Du lịch – Khách sạn – Nhà hàng (Khoa Ngôn ngữ vàVăn hóa học). Chị rất vui vì có được viết vài dòng gửi đến các em tân sinh viên yêu quý để chia sẻ niềm vui của chị trong suốt quá trình gắn bó với đại học Hoa Sen. Chọn Hoa Sen là nơi để đầu tư cho tương lai của mình là một trong những lựa chọn sáng suốt nhất của cuộc đời chị (tin rằng các em cũng sẽ thấy như thế!). Mặc dù vậy nhưng những ngày đầu tiên bước chân vào đây, chị bị choáng ngợp, về nhiều thứ lắm. Tín chỉ là gì? Đăng ký môn học online làm sao?Tại sao học môn nào cũng phải làm báo cáo, báo cáo là cái gì vậy? Làm báo cáo xong còn phải thuyết trình nữa sao? Rồi lại còn làm việc nhóm nữa, toàn là những người bạn hoàn toàn xa lạ thì phải làm sao đây? Lâm Bích Nghi Ảnh: Do nhân vật cung cấp THƯGỬICÁCBẠN TÂNSINHVIÊN 40 BẢN TIN HOA SEN - THÁNG 9/2013